text
stringlengths 23
21.9k
|
---|
Thông cổ thụ đè biệt thự trăm tuổi ở Đà Lạt Sáng 28/10, cơn lốc mạnh làm cây thông cao 15 m bật gốc đè lên ngôi biệt thự rộng khoảng 300 m2, ở đường Huỳnh Thúc Kháng, phường 4. Sự cố không gây thương vong, song khiến tòa nhà trăm tuổi, đang được doanh nghiệp thuê, bị hỏng nặng phần mái cùng một số đồ đạc bên trong.Cùng thời điểm, gió mạnh cũng khiến một cây thông cao hơn 10 m trên đường Trần Thái Tông, phường 10, bị ngã, đè trúng ôtô bán tải đang đậu bên đường. Lúc sự việc xảy ra trên xe không có người.Ông Nguyễn Đức Cứ, Trưởng phòng Kinh tế Đà Lạt, cho biết sau sự cố chính quyền đã cử người đến thu dọn, khắc phục sự cố. Ngành chức năng cũng lên kế hoạch rà soát, cưa hạ các cây nguy cơ ngã trong mùa mưa bão cuối năm.Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, mỗi năm đón hàng triệu khách du lịch. Thành phố nổi tiếng với nhiều tòa biệt thự cổ, rừng thông nhiều năm tuổi. Tuy nhiên thời gian gần đây một số cây đã già cỗi, dễ ngã đổ khi gió lớn. Thông thường mọc từng hàng, che đỡ cho nhau khi gió bão, ít khi bị ngã. Bây giờ thông bị đốn hạ nhiều quá, nhiều cây đứng đơn độc nên không chống nổi bão mạnh. Trong thành phố nên trồng thông từng cụm. Đà Lạt cần thông, mất thông, Đà Lạt không còn là Đà Lạt nữa. Làm ơn đừng cưa, đốn hạ cây nữa, thiệt hại do cây đổ vẫn quá nhỏ so với lợi ích cây cao to mang lại |
Đề xuất tổng rà soát bằng tiến sĩ của cán bộ Tham gia thảo luận tại Quốc hội chiều 28/10, ông Lê Thanh Vân (Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách) nói, vừa qua cơ quan đảng các cấp đã kỷ luật nhiều cán bộ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nơi được coi là "lò ấp" đào tạo và cấp bằng tiến sĩ. Vì vậy, ông đề xuất kiểm tra toàn bộ bằng tiến sĩ, thạc sĩ của cán bộ nhằm sàng lọc, đảm bảo chất lượng quản lý, điều hành của hệ thống chính trị.Đại biểu Vân cũng kiến nghị ban hành quyết định thành lập Ban chỉ trung ương đạo cải cách thể chế. Nguyên nhân là dù cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra ba đột phá chiến lược, trong đó có thể chế, nhưng qua nhiều nhiệm kỳ, vấn đề này chưa được giải quyết căn bản. Trong khi đó, thể chế có vai trò rất quan trọng, là nền tảng kiến tạo phát triển trong quản trị quốc gia.Các vấn đề Ban chỉ đạo cần tập trung tháo gỡ là thể chế Nhà nước như phân công kiểm soát quyền lực, tránh lạm quyền, phân cấp phân quyền, hướng tới Nhà nước kiến tạo phục vụ nhân dân.Bệnh viện tự chủ cần được tự quyết thu nhập của nhân viên y tếTheo ông Vân, Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ban hành nghị quyết riêng về tự chủ toàn diện với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành giáo dục và y tế trên bốn phương diện. Đó là độc lập, tự chủ về mô hình và phương thức hoạt động; vấn đề nhân sự; tài chính ngân sách; đầu tư."Làm vậy mới có đột phá về chất lượng nhân sự và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Chứ trao quyền nửa vời thì khó phát huy được tính năng động, sáng tạo", ông Vân nói, cho rằng nghị quyết kỳ họp nên có nội dung cho phép chào giá cạnh tranh để cơ sở y tế mua trang thiết bị, thuốc chữa bệnh vì đây là vấn đề rất cấp bách.Chung ý kiến, GS Nguyễn Thiện Nhân (đoàn TP HCM) cho rằng, bệnh viện đã tự chủ chi thường xuyên thì cần được tự quyết định mức thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế. "Nhà nước không cấp chi phí thường xuyên cho các bệnh viện, đơn vị tự chủ nhưng lại quy định việc trả lương là không hợp lý. Nên để cho bệnh viện quyết định, miễn sao giữ được người tài, hoạt động hiệu quả", ông nói.Để khắc phục các điểm nghẽn với bệnh viện công lập, GS Nhân đề xuất để các đơn vị này hoạt động trong điều kiện cơ chế thị trường. Những quy định hiện nay không phù hợp hoặc trái với cơ chế thị trường cần thay đổi. Đơn cử như về đấu thầu, Thông tư năm 2019 quy định giá đấu thầu của năm nay không được cao hơn giá thắng thầu năm ngoái. Điều này là phi thị trường bởi giá đấu thầu tại thời điểm nào do thị trường thời điểm đó quyết định.Ông Nhân cũng đề nghị Nhà nước thể hiện trách nhiệm bằng cách đầu tư cho các bệnh viện vì hầu hết bệnh viện tham gia tự chủ về chi phí thường xuyên chứ không tự chủ chi phí đầu tư. Nhưng Nhà nước hầu như không bố trí ngân sách cho các bệnh viện. Như vậy, các cơ sở y tế sẽ không mua được máy móc, thiết bị mới, buộc phải thuê, đặt máy để làm dịch vụ."Tôi đề nghị khi chưa bố trí được kinh phí năm 2020-2021 cho các bệnh viện thì họ được tiếp tục thuê máy, đặt máy cho đến khi có kinh phí đầu tư để hoạt động không bị gián đoạn", ông Nhân nói, thêm rằng năm 2022, ngành y tế mới giải ngân được 12% vốn đầu tư công, cần chuyển phần còn lại sang năm 2023.Hồi tháng 9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định Ban thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã có nhiều vi phạm, trong đó có thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát. Hậu quả là để xảy ra nhiều vi phạm, như trong quản lý nghiên cứu khoa học; đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.Những vi phạm này đã được các tổ chức đảng cấp trên chỉ ra nhưng không kịp thời sửa chữa, để kéo dài nhiều năm, gây hậu quả nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ, bức xúc trong cán bộ, đảng viên. Chủ tịch và hai Phó chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đều bị kỷ luật. Trong đó, ông Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện, bị Bộ Chính trị cảnh cáo. Ngày 3/10, Trung ương thống nhất để ông Quang thôi tham gia Ban chấp hành Trung ương khóa XIII.Viết Tuân - Sơn Hà Kiểm tra văn bằng chỉ có thể phát hiện ra bằng thật, hay giả. Xong trên thực tế, rất sẵn các cá nhân vẫn có văn bằng thật, nhưng trình độ không có (vì họ không học thật, mà chạy để lấy bằng). Công chức thì có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, có học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư làm gì? Cần sớm loại bỏ các yêu cầu/tiêu chuẩn về bằng cấp sau đại học và học hàm đối với việc bổ nhiệm công chức. Viên chức thì OK, ai làm chuyên môn nào cần thì đến bằng cấp thì tốt, nhưng học hàm thì phần lớn là không cần trừ viên chức làm giáo dục và NCKH. Rất đồng tình với đại biểu Vân.! Trách nhiệm đầu tiên của những tấm bằng kém chất lượng chính là những người thầy hướng dẫn và chấm phản biện. Ủng hộ ý kiến xác đáng của đại biểu Lê Thanh Vân Rất đồng tình và ủng hộ đại biểu vân, Đề nghị rà soát luôn và ngay Rà soát bằng tiến sĩ cán bộ nhưng ai giám sát việc này mới quan trọng Nếu làm được thì là trong sạch hóa hàng ngũ Tiến sĩ và Thạc sĩ của đất nước Rất đồng tình rà soát lại. Chính xác ! Tổng rà soát toàn bộ bằng đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Hồi đi học Cao học thì học từ thứ 2 đến thứ 7; nay có nhiều nơi lại học CH thứ 7 và chủ nhật, còn các ngày khác đi làm! Sợ nhất là bằng thật nhưng học lại không thật! Sao phải rà soát, bỏ tiêu chuẩn bằng cấp đi, bổ nhiệm theo năng lực công tác là ok Rất đồng tình ý kiến của đại biểu quốc hội . Tôi ủng hộ hai tay luôn |
Xe tải lật đè chết người Trưa 28/10, xe tải biển số Đồng Nai chở nhiều bao cám đi trên quốc lộ 1 theo hướng Bình Thuận - TP HCM. Khi gần đến trạm thu phí xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, ôtô bất ngờ lật ngang, đè lên người phụ nữ chạy xe bên cạnh.Sự cố khiến nhiều bao cám trên xe tràn xuống đường, vùi lấp nạn nhân. Người dân tới di dời thùng xe tải, bốc các bao cám ra ngoài cứu nạn nhân nhưng không kịp. Xe máy bị ôtô tải đè lên hư hỏng, nhiều bộ phận vỡ nát. Tài xế xe tải bị thương nhẹ. Vụ tai nạn khiến quốc lộ 1 qua khu vực kẹt xe nhiều giờ.Xe tải chở hàng bị lật đè chết người đã từng xảy ra. Hồi tháng 7, xe chở đất trên đường Hồ Chí Minh (tỉnh Hòa Bình) lật đè bẹp ôtô 4 chỗ khiến ba người chết. Hay gần đây một ôtô container khi đang leo đèo ở huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) bị lật, đè chết hai người. Theo cơ quan chức năng, phần lớn vụ ôtô tải bị lật do chở quá tải, thùng xe bị cơi nới để chở hàng nhiều hơn cho phép.Phước Tuấn Cần làm rõ nguyên nhân để chủ xe hay tài xế phải chịu trách nhiệm cả vật chất và pháp luật. Tham gia giao thông ở Việt Nam luôn trong tâm thế lo lắng và rất căng thẳngXin được chia buồn đến gia đình nạn nhân xấu số. Nam mô a di đà Phật Khi chay ngang mấy xe tải lớn thật ám ảnh quá. Đề nghị kiểm tra xe đã quá hạn sử dụng hay chưa? Chia buồn cùng gia đình, nguyện hương linh em siêu thoát. Mong CA điều tra rõ nguyên nhân gây ra tai nạn chết người này Cái xe máy bị đè nát như thế kia thì người ở dưới làm sao mà sống được. Lật kiểu này có thể do cơi nới thùng hàng rồi. Nếu là cơi nới thật thì đề nghị phạt THẬT NẶNG. TRỜI ƠI, đang yên đang lành, tự dưng chết oan uổng. Nên xem xét có chở đúng tải trọng không. Chia buồn gia đình người bị nạn. Tôi thấy rất nhiều xe tải, container, xe khách chạy rất ẩu. Bộ cần nghiên cứu biện pháp để xử lý nghiêm khắc mới hy vọng giảm bớt tai nạn thương tâm cho người đi xe máy. Chạy tốc độ cao hay sao mà lật được nhỉ? Hay do cơi nới thùng? Này mình nghĩ khả năng là chở vượt cân nặng Không biết đường nào mà tránh. Xin chia buồn cùng gia đình ! Nhiều khả năng cơi nới thùng Nhìn chiếc xe máy bẹp như vậy thì người nào chịu nỗi! Chia buồn với gia đình nạn nhân. |
Đại biểu đề nghị thuyên chuyển cán bộ có hiệu quả công việc thấp Sáng 28/10, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Quốc hội, đại biểu Tạ Thị Yên (Phó ban Công tác đại biểu) nêu thực trạng tiến độ giải ngân đầu tư công gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội còn chậm. Đây được xem là kênh phục hồi kinh tế quan trọng để kích cầu đầu tư, nhưng lại chưa phát huy hiệu quả tích cực như được thiết kế và kỳ vọng.Theo đại biểu tỉnh Điện Biên, giải ngân chậm có nguyên nhân từ vướng mắc trong quy trình, thủ tục triển khai, do phân bổ vốn chậm, chuẩn bị đầu tư chưa kỹ. Tuy nhiên, yếu tố chủ quan của con người, bộ máy vẫn là khâu quyết định. Vì vậy, bà không đồng tình với những cán bộ có suy nghĩ "thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử".Phó ban Công tác đại biểu nói, Quốc hội làm việc ngày đêm để các chủ trương, chính sách mới sớm đi vào cuộc sống, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất xa so với kỳ vọng và mục tiêu. Thủ tướng cũng nhiều lần phê bình tâm lý sợ sai không dám làm việc và từng nói "ai không làm thì đứng sáng một bên"."Từ các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Quốc hội thể chế hóa và Chính phủ đã điều hành quyết liệt. Nhưng cấp cơ sở lại có tâm lý e ngại, sợ sai, đùn đẩy, sợ trách nhiệm. Như vậy thì làm sao có thể thúc đẩy xã hội phát triển", bà Yên nói, cho rằng nếu cán bộ làm đúng quy định, trong sáng, vì nước, vì dân thì không có gì phải ngại, vì đằng sau mỗi cán bộ là tập thể lãnh đạo và cơ chế bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.Nữ đại biểu đề nghị Chính phủ siết chặt kỷ luật hành chính, kỷ cương công vụ, đánh giá cán bộ theo kết quả công việc cụ thể. Ai không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, làm việc không hiệu quả thì phải xem xét lại việc bố trí hoặc thuyên chuyển sang công việc khác phù hợp với năng lực.Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh) cho rằng, về lâu dài, Chính phủ, Quốc hội hoặc Ban chấp hành Trung ương cần ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, liêm chính, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ."Như vậy mới xây dựng được đội ngũ nhân lực khu vực công chuyên nghiệp, đủ mạnh, không còn tồn tại những người sợ trách nhiệm với tư tưởng thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng kỷ luật. Khi ấy mới có thể tháo gỡ hàng loạt bất cập, điểm nghẽn để xây dựng đất nước tự cường, thịnh vượng", đại biểu Tuấn nhấn mạnh.GS Nguyễn Anh Trí (Chủ tịch Hội Huyết học và Truyền máu Việt Nam) thì trăn trở khi chưa bao giờ cán bộ, công chức bị phát hiện vi phạm quy định nhiều như hiện nay. "Chưa khi nào có nhiều cán bộ quản lý từ cấp thấp đến cao, thậm chí rất cao bị xử lý như bây giờ. Qua đó chúng ta tin tưởng vào quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, nhưng những con số cũng khiến nhiều người buồn, lo lắng", ông Trí nói.Để hạn chế những sai sót, ông đề nghị tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đồng thời nâng cao sự giám sát của người dân để phát hiện sớm các vi phạm của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, khi xem xét kỷ luật cán bộ cần có lý, có tình, nhất là với vấn đề mới, chưa có tiền lệ.Trước đó sáng 27/10, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Phó đoàn Bình Thuận), nêu thực trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có lãnh đạo quản lý đang có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, làm cầm chừng. Có cán bộ tâm sự "thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử". Nguyên nhân là hệ thống pháp luật chưa đồng bộ. Cùng một vấn đề, áp dụng luật này thì đúng, nhưng khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra áp dụng luật khác thì thành sai; thời điểm này thì có thể đúng, khi kiểm tra ở thời điểm khác lại sai.Nguyên nhân thứ hai khiến cán bộ bất an, sợ sai, sợ trách nhiệm, là dù Bộ Chính trị đã ban hành kết luận về cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, nhưng chủ trương đúng đắn này chưa được cụ thể bằng văn bản quy phạm pháp luật. Cán bộ chỉ làm cầm chừng, không dám đột phá.Ngay sau đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ đã tranh luận, nếu chỉ nêu vướng mắc về pháp luật thì chưa đủ, mà "nguyên nhân chính là con người, công tác tổ chức thực hiện, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu".Theo ông Hạ, có ba trường hợp cán bộ không dám làm. Thứ nhất là cán bộ năng lực hạn chế nên sợ làm sẽ sai. Thứ hai là cán bộ có năng lực nhưng ý thức, tinh thần hạn chế nên chỉ nghe ngóng, né tránh. Thứ ba là nhóm cán bộ sợ làm sẽ phát sinh vấn đề do không khớp với chỉ đạo của những người tiền nhiệm. Nhưng định nghĩa làm việc hiệu quả thấp rất khó.VD: trong cùng cơ quan, nhiều vị trí làm rất nhiều việc, có vị trí lại ít việc.Nhưng cũng có người giỏi bị giao hết việc, người dở giao ít việc.Làm nhiều thì sai nhiều, đánh giá người sai nhiều là kém hiệu quả thì chưa chắc là đúng. Muốn biết cán bộ làm được việc hay không thì phải phân công rõ ràng những việc vị trí đó phải làm như doanh nghiệp mới có mục tiêu cán bộ phấn đấu và căn cứ lãnh đạo đánh giá ai làm được ai không . Nếu làm việc không hiệu quả do vị trí công tác chưa phù hợp dù có năng lực thì nên luân chuyển, còn nếu không có hiệu quả do không có năng lực thì nên sa thải để tăng hiệu quả hoạt động chung của cả bộ máy. Theo ý kiến của tôi thì cán bộ lo lắng là hoàn toàn đúng, gốc rễ của vấn đề nằm ở các văn bản pháp luật còn chồng chéo và nhiều văn bản luật còn có nhiều cách hiểu khác nhau, mỗi cơ quan lại áp dụng luật, văn bản theo một cách khác nhau. Nếu tháo gỡ được nút thắt này, không những cán bộ có thể mạnh dạn làm việc mà người dân cũng được hưởng lợi bởi sự rõ ràng trong các quy định của nhà nước. Làm công tác địa chính mà luân chuyển thì không hợp lý. Địa chính mới về phải thời gian dài mới năm bắt được địa bàn. Có việc liên quan cần hỏi thì trả lời mới chuyển về chưa nắm được. Sao phải thuyên chuyển? Qua chỗ khác hiệu quả cũng thấp. Hiệu quả thấp thì phải nghỉ việc Làm được thì tốt quá. |
'Bức tử' cây xanh ở Thủ đô Giai đoạn 2016-2020, Hà Nội đặt mục tiêu trồng mới một triệu cây xanh và đã sớm hoàn thành từ năm 2018. Những cây mới trồng được cố định bằng giá đỡ thép hoặc gỗ.Tại đường Phạm Văn Đồng mở rộng (quận Bắc Từ Liêm), hàng nghìn cây xà cừ đã được thay bằng nhiều loại cây khác, chủ yếu là giáng hương. Cây lúc mới trồng đã cao hơn 5 m, đường kính hơn 30 cm, được đỡ bằng trụ sắt.Giai đoạn 2016-2020, Hà Nội đặt mục tiêu trồng mới một triệu cây xanh và đã sớm hoàn thành từ năm 2018. Những cây mới trồng được cố định bằng giá đỡ thép hoặc gỗ.Tại đường Phạm Văn Đồng mở rộng (quận Bắc Từ Liêm), hàng nghìn cây xà cừ đã được thay bằng nhiều loại cây khác, chủ yếu là giáng hương. Cây lúc mới trồng đã cao hơn 5 m, đường kính hơn 30 cm, được đỡ bằng trụ sắt.Sau 5 năm, cây phát triển nhưng vòng sắt bao quanh thân cây không được tháo dỡ hay nới rộng. Những cây hoa phượng trên đường Láng Hạ (quận Đống Đa) bị vòng sắt siết chặt khiến một đoạn thân cây biến dạng.Sau 5 năm, cây phát triển nhưng vòng sắt bao quanh thân cây không được tháo dỡ hay nới rộng. Những cây hoa phượng trên đường Láng Hạ (quận Đống Đa) bị vòng sắt siết chặt khiến một đoạn thân cây biến dạng.Cây bàng Đài Loan (bàng lá nhỏ) trồng ở dải phân cách trên quốc lộ 5 qua quận Long Biên và huyện Gia Lâm đã bị bung vòng sắt bao quanh.Tình trạng trên diễn ra tại nhiều tuyến đường được thay thế cây trong những năm qua, như Phạm Văn Đồng, Láng Hạ, Trần Khát Chân, Xã Đàn, Vành đai 2, Võ Chí Công.Cây bàng Đài Loan (bàng lá nhỏ) trồng ở dải phân cách trên quốc lộ 5 qua quận Long Biên và huyện Gia Lâm đã bị bung vòng sắt bao quanh.Tình trạng trên diễn ra tại nhiều tuyến đường được thay thế cây trong những năm qua, như Phạm Văn Đồng, Láng Hạ, Trần Khát Chân, Xã Đàn, Vành đai 2, Võ Chí Công.Hàng cây trên đường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) bị quấn đèn trang trí từ gốc lên đến giữa thân. Một số hộ dân còn tận dụng thân cây để treo ống thoát nước.Hàng cây trên đường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) bị quấn đèn trang trí từ gốc lên đến giữa thân. Một số hộ dân còn tận dụng thân cây để treo ống thoát nước.Đầu phố Lò Sũ (quận Hoàn Kiếm), một số hộ kinh doanh đóng đinh vào thân cây làm móc treo, bày bán balô, túi xách.Đầu phố Lò Sũ (quận Hoàn Kiếm), một số hộ kinh doanh đóng đinh vào thân cây làm móc treo, bày bán balô, túi xách.Cây xà cừ trên phố Lê Phụng Hiểu (quận Hoàn Kiếm) bị đóng những thanh sắt to bằng ngón tay.Cây xà cừ trên phố Lê Phụng Hiểu (quận Hoàn Kiếm) bị đóng những thanh sắt to bằng ngón tay.Trên phố Cầu Gỗ (quận Hoàn Kiếm), cây chết khô, bong tróc vỏ nhưng chưa được cơ quan chức năng đánh chuyển, thay thế.Trên phố Cầu Gỗ (quận Hoàn Kiếm), cây chết khô, bong tróc vỏ nhưng chưa được cơ quan chức năng đánh chuyển, thay thế.Dịp cuối năm, tuyến phố Láng Hạ được đào xới để hạ ngầm đường điện, cáp thông tin, cải tạo hệ thống thoát nước, mặt hè khiến các rễ phát triển ngang của cây bị chặt đứt. Dịp cuối năm, tuyến phố Láng Hạ được đào xới để hạ ngầm đường điện, cáp thông tin, cải tạo hệ thống thoát nước, mặt hè khiến các rễ phát triển ngang của cây bị chặt đứt. Những đống gạch cao khoảng 2 m quây kín gốc cây ở phố Lương Yên (quận Hai Bà Trưng).Những đống gạch cao khoảng 2 m quây kín gốc cây ở phố Lương Yên (quận Hai Bà Trưng).Gốc cây bị đổ bêtông trên hè đường Nguyễn Văn Cừ, quận Gia Lâm.Gốc cây bị đổ bêtông trên hè đường Nguyễn Văn Cừ, quận Gia Lâm.Một cây bàng trên phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm) bị dây cáp viễn thông, dây diện chăng như tơ nhện từ gốc tới ngọn.Một cây bàng trên phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm) bị dây cáp viễn thông, dây diện chăng như tơ nhện từ gốc tới ngọn.Trong khi nhiều cây trên đường phố bị đóng đinh để gắn số thì tại vườn Bách Thảo, cây xanh đang được thí điểm gắn QR code, cung cấp thông tin cơ bản về loài cây. Những bảng QR code được cố định trên thân cây bằng vòng lò xo, có thể giãn rộng theo quá trình phát triển của cây.Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, ngay sau khi có thông tin về tình trạng nhiều cây xanh bị ảnh hưởng bởi các trụ và vòng cố định, Sở đã giao các đơn vị chuyên môn rà soát trên toàn thành phố. Những cây đã đủ điều kiện phát triển, giá đỡ sẽ được tháo bỏ; những cây bị chết, sinh trưởng kém sẽ được thay thế. Sở cũng rà soát các hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển cây xanh.Trong khi nhiều cây trên đường phố bị đóng đinh để gắn số thì tại vườn Bách Thảo, cây xanh đang được thí điểm gắn QR code, cung cấp thông tin cơ bản về loài cây. Những bảng QR code được cố định trên thân cây bằng vòng lò xo, có thể giãn rộng theo quá trình phát triển của cây.Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, ngay sau khi có thông tin về tình trạng nhiều cây xanh bị ảnh hưởng bởi các trụ và vòng cố định, Sở đã giao các đơn vị chuyên môn rà soát trên toàn thành phố. Những cây đã đủ điều kiện phát triển, giá đỡ sẽ được tháo bỏ; những cây bị chết, sinh trưởng kém sẽ được thay thế. Sở cũng rà soát các hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển cây xanh. Nhìn chỉ muốn khóc. Bài viết rất hay và ý nghĩa, mong rằng cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng khắc phục và giải quyết, bộ mặt chung của đô thị cần được cải thiện!!! Đối xử với cây xanh như vậy thì tới lúc cây trụi , chết, ko có cây lọc không khí, thải oxy thì lúc đó mới biết tiền có mua được không khí hay ko nhé Ai đứng ra chịu trách nhiệm Như bị dị tật còn bó như bị thương mang nạng nữa chứ. Hôm nay đọc được bài báo này tôi thấy rất vui vì có người đã để ý đến việc này, thiết nghĩ trồng cây phải đi đôi với chăm sóc và bảo vệ. Rất cảm ơn tác giả Tôi đi đường rất hay để ý nhiều cây bị buộc dây thép để treo quảng cáo. Nhưng đến lúc gỡ các băng rôn, appic quảng cáo ng ta ko gỡ dây thép này đi. Qua thời gian cây lớn, những dây thép, đinh này ăn sâu vào thân cây, làm cho thân cây bị thít lại, bị mục dễ gây gẫy đổ, ngây nguy hiểm cho con người. Đã có lúc tôi đã lên mạng kêu gọi mn gỡ các dây thép hoặc đinh này đi nhưng không có người ủng hộ. Thật buồn Cây cũng biết khóc đấy, nhưng không thể khóc bằng tiếng người nên không ai nghe. Thực sự cây đau lắm! Mình yêu cây, nên nhìn mấy cái hình tội cho mấy cái cây quá... Nhất là cái cây bị cái vòng sắt vòng lúc nhỏ Không chỉ riêng Hà Nội mà nhiều nơi cũng vậy. Cái hố trồng cây vốn đã nhỏ, nhiều người dân còn tự ý xây bịt nốt không còn kẽ hở. Rồi thì quấn đèn led, nếu trời mưa hoặc ngập lụt hở điện ra thì rất nguy hiểm cho người đi đường Con người là nguyên nhân chính chứ k phải do tác động tự nhiên trông cứ thương thương kiểu gì í, cảm giác cũng đau đơn như động vật. Những vết sẹo đau đớn của lá phổi xanh thành phố Nhìn mà xót quá. Muốn tránh kẻ trộm cây thì làm hệ thống camera cũng đc mà. Bản chất của các loài cây là nó đã có thể tự chống chọi với thiên nhiên để tồn tại và phát triển rồi không hiểu sao còn đeo thêm cái gông vào nữa. |
Phó thủ tướng: Cần hàng chục năm giải quyết vấn đề y tế, giáo dục Chiều 28/10, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có 15 phút để làm rõ các vấn đề nóng trong lĩnh vực y tế và giáo dục mà đại biểu quan tâm, trong hai ngày thảo luận về kinh tế - xã hội tại Quốc hội. Ông Đam đã xin thêm 5 phút để giải trình và chia sẻ vì đây là hai lĩnh vực còn nhiều vướng mắc và bản thân cũng trăn trở.Hơn một năm trước, trong lúc tình hình rất căng thẳng, Chính phủ đã có Nghị quyết 128 để chuyển sang tâm thế mới, thích ứng linh hoạt. Đến nay, thế giới chưa công bố hết dịch Covid-19 và Việt Nam cũng vậy. Nhưng đất nước có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt, đặc biệt là vaccine, nên tâm thế tự tin để thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn, lấy lại những gì đã mất hai năm qua."Tối muộn hôm qua, có bác sĩ nói với tôi là đã theo dõi nội dung họp Quốc hội và rất mừng vì những khó khăn của ngành y được nhiều đại biểu chia sẻ. Dù vấn đề có thể chưa được giải quyết ngay, sự thấu hiểu của đại biểu là nguồn động viên rất lớn", Phó thủ tướng nói.Theo ông, hai lĩnh vực giáo dục và y tế thời gian qua đều đã phát triển và có hiệu quả sử dụng nguồn lực cao. Giáo dục phổ thông Việt Nam đứng top 50 quốc gia hàng đầu, đại học phấn đấu ở top 70, giáo dục nghề nghiệp có tiến bộ. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá hệ thống y tế Việt Nam có tiến bộ hơn các nước có cùng thu nhập.Tuy nhiên, kỳ vọng vào giáo dục và y tế ở tất cả các nước luôn rất căng thẳng. Có vị bộ trưởng nước bạn mới đây dự Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN kể rằng, khi làm Bộ trưởng Công Thương (dù rất xuất sắc) vẫn có hàng nghìn người muốn ông bị thay thế. Đến khi ông làm Bộ trưởng Giáo dục thì con số này đã lên vài triệu.Việt Nam là dân tộc hiếu học nên người dân đặt nhiều kỳ vọng và đòi hỏi cao hơn về y tế và giáo dục. Nhưng nguồn ngân sách của Việt Nam hàng năm phải dành 30% để chi đầu tư hạ tầng nên phần chi cho giáo dục, y tế không bằng các nước. Việt Nam cũng có số lượng biên chế nhận lương từ ngân sách rất lớn, khoảng 2 triệu người, trong đó giáo dục 1,1 triệu, y tế 250.000.Việt Nam không có năng lực để trả lương cao như các nước. Vì vậy, y tế và giáo dục luôn trong tình trạng căng thẳng. "Chúng ta dù có hứa, có nói gì thì vấn đề căng thẳng này cũng không thể được giải quyết trong một hai năm mà phải tính bằng hàng chục năm, và đây là điều rất bình thường trên thế giới", Phó thủ tướng nói.Các nước tiên tiến chỉ có khoảng 20 học sinh một lớp. Việt Nam đang phấn đấu 35 học sinh một lớp nhưng vẫn thiếu giáo viên. Ngành y tế cũng trong tình trạng tương tự, khi ở các nước phát triển mỗi bác sĩ có 3-4 điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân, thậm chí tại Nhật mỗi bác sĩ có 9 điều dưỡng, nhưng ở Việt Nam tỷ lệ trung bình là 1,5. Nếu đảm bảo tỷ lệ cao như các nước thì Việt Nam cần tăng gấp đôi biên chế ngành y, trong khi chủ trương chung là giảm.Về học phí, viện phí, với nguồn kinh phí không nhiều nhưng Việt Nam vẫn đảm bảo chất lượng tốt hơn so với các nước có cùng mức chi. Tuy nhiên, không thể đòi hỏi chất lượng dịch vụ tốt nhất thế giới trong khi thu nhập của người dân và chi ngân sách cho dịch vụ đó thấp nhất. "Chúng ta khéo nằm thì no, khéo co thì ấm vì chỉ có từng đấy tiền thôi. Chúng ta buộc phải tăng mệnh giá bảo hiểm y tế, nhưng cũng mới bằng 1/10, 1/30 các nước phát triển, trong khi thuốc, máy móc thì phải như các nước phát triển", ông Đam trăn trở.Lĩnh vực giáo dục cũng tương tự. Hiện nay các trường phổ thông được hưởng 60% từ học phí để chi chuyên môn. Vừa qua, Chính phủ đưa ra chủ trương không tăng học phí, tức phần tăng mà người dân lẽ ra phải đóng góp thì ngân sách sẽ bù vào để các trường vận hành. Chính phủ đang làm những bước cuối cùng để ban hành nghị quyết theo hướng này.Về tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, ông Đam đánh giá đây là vấn đề rất khó khăn từ nhiều năm nay. Cả nước còn 48.000 đơn vị sự nghiệp công lập. Câu chuyện đặt ra là làm sao có cơ chế quản trị các đơn vị này, trong đó chủ yếu là trường học và bệnh viện.Trên thế giới, quản trị bệnh viện và trường học xuất phát từ yêu cầu chuyên môn, được phát huy tính tự chủ, sáng tạo của cơ sở, nên họ được quyền tự chủ về bộ máy, nhân sự, đầu tư, lương, các khoản chi. Nhưng vì Việt Nam thiếu tiền, nên thiết kế theo hướng lấy tài chính làm tiêu chí đầu tiên. Nếu đơn vị nào lo được hết cả chi đầu tư và chi thường xuyên thì mới cho tự chủ hoàn toàn, còn không thì tự chủ một phần; ngoài ra là các đơn vị không tự chủ được.Trong khi đại học ở Đức tự chủ nhưng ngân sách nhà nước vẫn lo 85%, thì ở Việt Nam, nếu nhà nước còn lo thì không có tự chủ. "Chúng tôi rất mong thay đổi", ông Đam nói và cho biết sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu, rà soát hệ thống pháp luật để có đổi mới căn bản hơn.Phó thủ tướng cho rằng, trong lúc khó khăn Việt Nam đã nhìn rõ được những bất cập có từ lâu, từ đó tìm cách giải quyết. "Như tôi đã nói, dù có nỗ lực thì cũng cần một thời gian dài mới khắc phục được triệt để", ông nói. Sau hai ngày thảo luận về kinh tế - xã hội, có 85 đại biểu phát biểu, 8 người tranh luận, còn 40 đại biểu đã đăng ký nhưng không còn thời gian. Ngoài Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, 10 Bộ trưởng, trưởng ngành đã tham gia giải trình các vấn đề mà đại biểu đặt ra.Viết Tuân - Sơn Hà Tôi chỉ mong giáo dục trong tương lai giảm tải chương trình học. Tập trung cho con người học đạo đức và học tinh thần khởi nghiệp làm giàu. Bớt mấy kiến thức không cần thiết cho cuộc sống Phải giảm tải giáo dục, phân luồng giáo dục sớm thì mới dẫn tới giảm học cho học sinh đồng thời cũng giảm và nâng cao quỹ lương giáo viên...Tôi thấy có rất nhiều môn học ko cần thiết, và chưa cần thiết đã dạy đại trà cho trẻ từ quá sớm... Sách giáo khoa mỗi lần biên soạn mới lại càng đồ sộ nhọc nhằn, đánh đố hơn trước... tham lam và ôm đồm quá nhiều kiến thức ko hẳn là đã tốt cho trẻ nhỏ. Ai giàu thì cho con vào trường quốc tế, ai bình thường thì hãy tìm cách thích nghi với trường công, kêu than mãi cũng vậy thôi, tiền nào của nấy. Tương tự với vấn đề của bệnh viện. Vấn đề chỉ nằm ở những người sống ở VN mà nghĩ mình như đang ở trời Tây, trong khi tiền bạc của cải họ đã gom góp cả mấy trăm năm từ cả thế giới, có thực mới vực được đạo, khi quý vị giàu có như họ tự khắc quý vị sẽ có tiện nghi như họ. Cần đến 10 năm thì quá dài ạ. Vấn đề giáo dục và y tế cần ưu tiên hàng đầu. Nền giáo dục VN cần phải thay đổi ngay như là cắt những môn học không cần thiết theo từng lứa tuổi của học sinh. Chương trình hiện tại quá nặng, các nước phương Tây họ học rất nhẹ nhàng, thay vào đó là kỹ năng sống rất tốt. Điều mà đa số phụ huynh mong muốn là trẻ phát triển thể chất và kỹ năng sống. Những môn học mang tính chất hình thức và lý thuyết nên lược bỏ đối với học sinh. Cần trao dồi kỹ năng chuyên môn của giáo viên để trẻ học được chất lượng. Giáo dục cần cắt bớt kiến thức 1 năm, cho các em rèn luyện thể chất và kỹ năng sống. Sách giáo khoa 10 năm tu chỉnh bổ sung 1 lần. In sách và cho mượn, cho thuê. Các gia đình có thu nhập ở mức nào đó nên có học phí cho con. Thu nhập quá thấp và vùng sâu vùng xa miễn phí. Bao hoài không nổi đâu.Y tế thì phức tạp quá, không nắm tình hình để góp ý. Đọc phần trả lời của Phó thủ tướng - Vũ Đức Đam mới càng thấy khó khăn như thế nào, dù tôi cũng đã biết một phần nào đó sự khó khăn của Giáo dục và Y tế. Tất cả cũng chỉ xoay quanh kinh tế, các nước phát triển và giàu có vì thu thuế của họ rất cao và chi cho giáo dục và y tế nhiều hơn rất nhiều. Cảm ơn ông Đam đã nói rõ cho người dân hiểu hơn về những vấn đề gai góc này. Phải thay đổi từ chất lượng GV , nhà QL. Sao phải cần nhiều thời gian quá vậy? Nghe kỹ thấy PTT nói rất thuyết phục, cần thiết phải thay đổi từ gốc của vấn đề và có lẽ phải hàng chục năm thì mới đổi thay căn bản vấn đề của Giáo dục và Y tế, 2 lĩnh vực quan trọng bậc nhất của mọi quốc gia. Lời giải thích nầy đầy ý nghĩa và thực tế. Thì còn chờ gì nữa Làm ngay đi thôi Hay quá ạ. Bác nói rất đúng ạ Lương của giáo viên nói là thấp nhưng thu nhập thì quá cao đó ạ ý kiến của PTT rất đúng và trúng, đề nghị nhân cơ hội này hai nghành Y tế và giáo dục nên làm cuộc cải tổ sâu rộng cả về cấu trúc thượng tầng và hạ tầng cơ sở để nghành y tế tổ chức tinh gọn và hiện đại, phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân theo triết lý "Hiện đại, khoa học và chất lượng - thầy thuốc như mẹ hiền", nghành giáo dục có điều kiện để cấu trúc lại cấp học cả về nội dung và cơ cấu, chuyên ban và đào tạo chuyên sâu. giảm tải chương trình cho phù hợp với cấp học tiết kiệm thời gian học và tiết kiệm nhân lực.với triết lý giáo dục "Truyền thống, khai sáng và khoa học" Tôi đã trải qua các cấp học từ vỡ lòng đến đại học, nay đã nghỉ hưu. Một thực tiễn là học 100 chưa áp dụng đến 1. Ngược lại, đến khi nhiều công việc thì chưa được học chúng tôi đã tự tìm hiểu, tra cứu. Nay các cháu kiến thức nhiều hơn. Nên điều cần là giảm tải, cái cần là tư duy logic và phương pháp luận. ngân sách không thể tăng thì không thể giải quyết được vì cơ bán đều là vấn đề tiền, kinh tế, tài chính mà thôi |
'140 chuyến xe khách bỏ bến Miền Đông mới ra chạy dù' Thông tin được Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Võ Khánh Hưng cho biết chiều 28/10, khi đề cập bến xe Miền Đông mới, TP Thủ Đức, mỗi ngày hụt gần 300 chuyến sau khi nâng lên 100 tuyến hoạt động.Theo ông Hưng, trong gần 300 chuyến xe nêu trên có khoảng 160 chuyến dời sang bến khác ở thành phố như Miền Tây, An Sương, Ngã Tư Ga. Còn lại chừng 140 chuyến, nhà xe không chấp hành dời từ bến xe Miền Đông cũ qua địa điểm mới mà đón khách ở bãi xe số 397 Đinh Bộ Lĩnh đối diện bến xe Miền Đông cũ, điểm gần cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh), dọc các cây xăng trên quốc lộ 13, ngã tư Bình Phước (TP Thủ Đức)..."Những xe này ra ngoài đón khách là vi phạm quy định kinh doanh vận tải", ông Hưng nói và cho biết đã chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông Vận tải kiểm tra. Các trường hợp vi phạm ngoài việc không được vào bến hoạt động, còn nguy cơ bị dừng cấp phép kinh doanh vận tải ở địa bàn.Giải thích lý do xe ở bến Miền Đông mới vẫn được qua bến khác, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải nói những xe này nằm trong danh mục tuyến đã quy hoạch, doanh nghiệp có thể đăng ký hoạt động. Riêng những tuyến đề nghị mở mới, chưa có trong quy hoạch, Sở Giao thông Vận tải hiện chưa xem xét vì lo ngại ảnh hưởng giao thông, giảm hiệu quả khai thác ở các bến xe trên địa bàn.Trước việc bến xe Miền Đông mới bị cho xa nội đô, theo Sở Giao thông Vận tải, ngoài các tuyến xe buýt cùng ôtô trung chuyển hiện đã được bố trí, từ nay đến cuối năm ngành giao thông thành phố tiếp tục tăng mạng lưới buýt ở đầu mối vận tải này. Hiện, bến xe đã được lắp đặt các tiện ích, bổ sung dịch vụ như ăn uống, nhà vệ sinh không thu phí... nhằm thu hút khách.Cho rằng tình trạng "xe dù, bến cóc" ở thành phố vẫn phức tạp, Sở Giao thông Vận tải khẳng định sẽ "làm mạnh hơn", đặc biệt đoạn từ bến xe Miền Đông cũ qua bến mới. Ngành giao thông thành phố cho biết cuối năm nay sẽ hoàn chỉnh phương án cấm ôtô giường nằm vào nội đô để trình UBND thành phố. Đây được cho là giải pháp hạn chế xe dù, bến cóc cũng như giảm ùn tắc ở khu trung tâm.Bến xe Miền Đông mới có tổng đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một khoảng 740 tỷ đồng, trên diện tích 16 ha thuộc TP Thủ Đức và TP Dĩ An, Bình Dương. Đây là bến xe lớn nhất nước, có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm. Tháng 10/2020, bến được khai thác nhưng hai năm qua luôn vắng khách.Gia Minh Mình làm sai sao trách nhà xe chi mô rứa. BX miền đông mới quá xa khu trung tâm, các tuyến Bus lại hạn chế. Mà người đã đi ra bến xe, đồ đạc lỉnh kỉnh chả ai lại muốn vác lên vác xuống xe bus nhiều lần đâu. Mà tính ra BX cũ ở đấy cũng chả ảnh hưởng giao thông mấy. Ít nhất thì BX k phải nguyên nhân tắc đường, kẹt xe. Nhà chức trách nên giải quyết vấn đề ở giao lộ Bạch Đằng-Đinh Bộ Lĩnh và Bạch Đằng- Xô Viết Nghệ Tĩnh. 2 chiều cầu Bình Triệu lưu lượng rất nhiều, nhưng ở các cổng bx chưa bjo kẹt cả. Bất tiện cho khách và cho nhà xe nên mới xảy ra như vậy. Trước khi làm bến mới kg nghiên cứu cho kỹ Nhìn lại xem quy hoạch bến xe mới phù hợp với người dân chưa? Các nước đều qui hoạch bx tai các cửa ngõ ra vào tp đia điểm kg quá xa trung tâm góp một phần giảm ùn tăc vấn đề thứ hai nên di dời các bv lớn trong trung tâm tp ra đia điểm phù hợp Chuyện nhỏ như vậy mà làm không được .Có khó gì đâu, xe chạy tuyến nào ,khi xuất bến phải có giấy phép của ban Quản lý bến xe đó đóng dấu lúc mấy giờ, bao nhiêu khách, nếu không làm đúng, khi bị CSGT hoặc thanh tra giao thông kiểm tra không có thì bị phạt, nếu tái phạm thì tịch thu giấy phép kinh doanh , như vậy mới tránh được tình trạng xe dù bến cốc. Tiền đi xe ra bến gấp mấy lần tiền vé thì ai mà đi Hông hiểu sao người dân tp hcm lại phải sử dụng bến xe ở tỉnh bình dương ??? Như tôi có nhu cầu đi xe thì giá vé rẻ nhất là xe phương trang từ tp hcm về miền trung là 330k thêm tiền grab cho đi xuống tới bên từ quận 7 qua tới cái nơi gọi là bxmđ mới thì mất gần 200k thêm chi phí ăn uống khi đi xe nữa thì tôi quyết định đi tàu lửa hoặc vé máy bay giá rẻ cũng bằng với chi phí đi xe khách . Thật sự bất tiện và trải nghiệm ở bxmđ mới TỆ Cuối năm rồi phải làm mạnh tay lên thôi chứ ko Tết này tình trạng xe dù hoành hành dữ dội còn mệt nữa nên cấm để giao thông đỡ phức tạp từ lâu rồi Đóng cửa bến xe miền Đông cũ, cấm xe khách vào nội thành 24/24 trừ xe đoàn khách du lịch vẫn biết là cần thời gian để sắp xếp nhưng mong ban ngành nhanh chóng giải quyết kết nối các tuyến xe trung chuyển ra BXMĐ mới thì mới mong có người tới Đi lại là phải đảm bảo yếu tố Thuận Tiện, tiếc là bến xe miền Đông mới này lại không đảm bảo yếu tố đó và tất nhiên, hậu quả là vắng khách, vắng xe. Muốn đi về miền Trung mà phải đi xe bus trung chuyển mười mấy km nữa thì quả là không ổn, vừa tăng chi phí đi lại, vừa bất ổn cho người dân. Có chăng là có những chuyến xe miễn phí để đưa đón khách từ trung tâm đi đến bến xe này thì họa may...vớt vát! Nếu là tôi vào Tp HCM tôi cũng sẽ chọn xe đi những tuyến phù hợp chứ không chọn bến xe mới Mình chạy xe công nghệCó cuốc xe đi bên xe miền đông cũ còn chạyChứ có cuốc bến miền đông mới xin hủy, lên ko có khách về ai mà chạyCòn khách thì xin thưa quá xa , cước phí quá cao , tiền đi xe công nghệ quá caoNhà nước xem xét có tuyến xe cố định 24 /24 giá tốt như xe buýt ra vào trung tâmNhà xe và người đi ko còn gánh nặng chi phí trung chuyểnÝ kiến cá nhân ...... |
Sập mỏ titan 4 người chết do 'không có phương án di dời cát' Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam, nói tại buổi giao ban báo chí tỉnh Bình Thuận, chiều 28/10, liên quan vụ sập mỏ khai thác titan cách đây gần hai tuần, ở xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam.Ngoài ra, cơ quan chức năng xác định các công nhân làm việc tại khu mỏ xảy ra sự cố không được trang bị các phương tiện, thiết bị bảo hộ lao động. Hiện, cơ quan công an thu thập tài liệu, chứng cứ xử lý những người liên quan. Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị UBND tỉnh dừng hoạt động mỏ titan.Trước đó chiều 15/10, khi di dời cát ở mỏ titan bằng phương pháp dùng máy bơm, sự cố sập mỏ xảy ra, vùi lấp 4 công nhân. Hơn 100 người cùng 12 máy đào, 3 máy ủi... tìm kiếm. Sau ba ngày, thi thể cuối cùng được tìm thấy.Mỏ titan nói trên được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác từ 2015, với diện tích hơn 515 ha. Năm 2016, mỏ này từng gây lũ cát tràn vào khu du lịch, làm hư hỏng nhà dân, sau đó bị dừng hoạt động 3 tháng.Việt Quốc miền Nam đang thiếu cát trầm trọng , sao không có phương án chuyển về vùng này . |
Tìm thấy thi thể kỹ sư vụ sạt lở thủy điện sau 18 ngày Chiều 28/10, ông Đặng Minh Thảo, Bí thư huyện Trà Bồng, cho biết thi thể nam kỹ sư đang được đưa từ dưới hầm lên, sau đó giao cho gia đình an táng. Trước đó, sự cố sạt lở núi vì mưa to vào tối 10/10 đã vùi lấp nam nhân viên khi đang kiểm tra tổ máy phát điện.Hàng trăm bộ đội, công an và nhiều máy móc, chó nghiệp vụ, flycam... được huy động tìm kiếm. Lực lượng cứu hộ nhận định nam kỹ sư ở dưới hầm chứa tuabin, nên đã hút nước ở khu vực này, múc lớp bùn dày khoảng 7 m dưới hầm, tìm thấy thi thể nạn nhân.Thủy điện Kà Tinh tổng mức đầu tư trên 437 tỷ đồng, tổng công suất 12 MW, do Công ty cổ phần thủy điện Trà Bồng làm chủ đầu tư, hoạt động từ năm 2020.Linh Phạm Cầu xin trời Phật cho em sớm được siêu thoát.A di đà Phật Em ra đi khi tuổi đời trẻ quá! Bao người tiếc thương em. Cầu mong em sớm siêu thoát về miền cực lạc. Thương em quá Xin chia buồn cùng gia đình kỹ sư quá trẻ, quá tội nghiệp. Yên nghỉ em nhé ! Nên trồng cây có tán cao, xử lý các bờ dốc xung quanh nhà máy để vận hành an toàn. Sản lượng điện không nhiều nhưng chi phí để sửa chữa nhà năng lượng, đường ống, máy móc khi mùa mưa đến thì cao. Nên để chi phí làm nhà máy này để làm điện gió, điện mặt trời thì hay hơn chia buồn cùng gia đình em A Di Đà Phật sinh nghề tử nghiệp |
Ngày mai bão Nalgae vào Biển Đông Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, với tốc độ 15-20 km/h, khoảng 1-3h sáng mai bão vào Biển Đông, trở thành cơn bão thứ bảy ở vùng biển này. Bão sau đó đổi hướng, chếch lên phía bắc, đến 19h ngày mai cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 620 km, mạnh cấp 10-11, giật cấp 13.Những giờ sau đó bão theo hướng bắc tây bắc, tốc độ 10 km/h. Đến 19h ngày 31/10, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 540 km, sức gió mạnh nhất cấp 11, giật cấp 13.Đài khí tượng Nhật Bản hôm nay dự báo sau khi vào Biển Đông, bão chếch về đảo Hải Nam (Trung Quốc) thay vì vào khu vực giữa Đài Loan và Hong Kong như nhận định hôm qua. Đài Hong Kong cũng dự báo tương tự, bão sẽ vào khu vực bắc đảo Hải Nam.Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia), nhận định từ ngày 31/10 trở đi, khối không khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống. Do tương tác với không khí lạnh, nhiều khả năng bão suy yếu và tan trên biển, ít nguy cơ ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam.Bắc và giữa Biển Đông sẽ có gió mạnh dần từ cấp 7 đến 11, giật cấp 13, sóng biển cao 5-7 m, vùng gần tâm bão 7-9 m.Trước đó sáng 29/10, khi đổ bộ đảo chính Philippines, bão Nalgae gây lũ quét và lở đất khiến ít nhất 72 người chết, hàng chục người bị thương.Từ đầu năm tới nay, Biển Đông xuất hiện 6 cơn bão, 2 cơn áp thấp nhiệt đới. Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ. Biển đông bão lại đến rồiCầu mong bão nhỏ cho đời bớt loKhắp nơi đừng có mưa toLũ lụt chẳng đến để cho yên lành ! Bão không vào đất liền Việt Nam là đỡ lo rồi. |
Biển xâm thực đe dọa rừng phòng hộ Cuối tháng 10, bờ biển thuộc các thôn Tân Ninh Châu, Hội Tiến và Hội Thủy, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân bị sóng đánh mạnh, nước cuồn cuộn chảy vào rừng phòng hộ rộng hơn 10 ha. Biển đã xâm thực vào đất liền khoảng 50 m. Hiện có hơn 10 vị trí hở hàm ếch, chờ sập mỗi khi sóng lớn.Dọc bờ biển, hàng chục cây phi lao và dứa dại trồng trước đê Hội Thống bị sóng đánh bật gốc, đổ ngổn ngang. Phi lao bật gốc cao 7-10 m, đường kính 15-30 cm, người dân đã cưa phần thân, còn gốc chưa thu dọn.Ông Phan Văn Viện, 60 tuổi, trú thôn Tân Ninh Châu, cho biết những năm trước, bờ biển cách mép sóng 50-60 m, nhưng gần đây chỉ còn 25-30 m. Mỗi khi triều cường dâng cao, sóng lại khoét sâu vào đất liền."Nếu tình trạng xâm thực bờ biển diễn biến nghiêm trọng, rừng phi lao chắn sóng nguy cơ bị xóa sổ, nhà của hơn 600 hộ dân trong vùng bị đe dọa. Rất mong chính quyền sớm xây kè chắn sóng để mọi người yên tâm", ông Viện nói.Theo ông Trịnh Quang Luật, Chủ tịch xã Xuân Hội, tình trạng biển xâm thực diễn ra từ tháng 10/2020 đến nay. Xã rất lo lắng, nhiều lần kiến nghị cấp trên để có phương án bảo vệ rừng phòng hộ và tuyến đê bên trong, song chưa có kết quả.Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân cho hay, ngoài rừng phòng hộ bị đe dọa, bờ biển bị xâm thực cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến tuyến đê Hội Thống dài gần 18 km. Tuyến đê này đóng vai trò bảo vệ cho hơn 22.000 người dân và gần 4.000 ha đất tự nhiên các xã ven biển Xuân Hội, Đan Trường, Xuân Phổ, Xuân Hải cùng một số vùng phụ cận.Huyện đã lên kế hoạch xây dựng đê biển giảm sóng tại bờ biển xã Xuân Hội, kinh phí hơn 15 tỷ đồng, đang gửi tờ trình lên tỉnh phê duyệt. Đây được xem là một trong bốn công trình phòng chống thiên tai cấp bách của huyện năm 2022, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp huyện Nghi Xuân cho biết.Thời gian qua, biển xâm thực gây sạt lở ở nhiều tỉnh miền Trung. Tại Thanh Hóa, nhiều ha đất ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, bị sạt lở. Ở Thừa Thiên Huế, bờ biển xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, bị xâm thực dài hơn 400 m, còn bờ biển xã Giang Hải, huyện Phú Lộc nguy cơ mở cửa biển mới.Giữa tháng 10, hoàn lưu bão Nesat khiến sóng biển dâng cao, đánh sập nhiều nhà, hàng quán ở TP Hội An (Quảng Nam). Quảng Ngãi cũng ghi nhận hơn một km bờ biển ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, bị xâm thực, có nơi hơn 20 m. Chỉ có 15 tỷ thì làm cái gì kiên cố được, chỉ làm vài cái tạm bợ, năm sau bão vào nó sẽ cuốn ra biển, phải có chương trình lớn người dân vùng này mới an tâm. |
Tiếp nhận 67 lao động Việt được giải cứu ở Campuchia Bốn hôm trước, lực lượng chức năng tỉnh Preah Sihanouk, Campuchia, kiểm tra trụ sở Công ty K99 Group, giải cứu 65 lao động Việt Nam bị ép lao động bất hợp pháp tại đây. Hai người Việt bị lừa bán sang Campuchia được giải cứu ngay sau đó.Tất cả lao động nói trên được Campuchia giao cho Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sihanoukville, để phối hợp Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, chính quyền Kiên Giang đưa về nước. Mọi người được hỗ trợ bữa ăn, chỗ nghỉ trong quá trình chờ làm thủ tục. Từ đầu năm 2022, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên tiếp nhận 700 người Việt từ Campuchia.Thời gian qua, các cửa khẩu biên giới với Campuchia ở Tây Ninh, Long An, An Giang, Kiên Giang, Bộ đội biên phòng liên tục tiếp nhận công dân, người lao động được giải cứu từ các công ty lừa đảo, casino. Phần lớn những người này bị dụ dỗ sang Campuchia, sau đó bị ép lừa đảo người Việt qua mạng.Ngọc Tài Tất cả lao động nói trên được Campuchia giao cho Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sihanoukville, để phối hợp Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, chính quyền Kiên Giang đưa về nước Ai cũng ước mơ có được công việc không quá vất vả và đồng lương xứng đáng. Nhưng sang Campuchia làm việc nhẹ lương cao là không khả thi |
Tìm thấy thi thể du khách ở Tà Cú sau hai tuần mất tích Ông Võ Hữu Phương, Giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn Tà Cú, cho biết vị trí tìm thấy nạn nhân là vực sâu dưới khe suối, cách nơi bị mất tích chừng 400 mét về hướng xã Tân Thuận. Khu vực này là rừng rậm, nhiều núi đá, vực sâu hiểm trở, người lạ không quen đường dễ trượt chân.Hiện thi thể nạn nhân đã được lực lượng cứu nạn cứu hộ khiêng lên khu vực chùa núi, chờ cơ quan điều tra và pháp y khám nghiệm, sau đó bàn giao cho gia đình. Cơ quan công an đang làm rõ nguyên nhân du khách đi lạc, rớt dưới khe sâu.Hôm 13/10, nạn nhân cùng đoàn 8 người (3 nam, 5 nữ; tuổi 55-79) ở Đồng Nai tham quan núi Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Trưa cùng ngày, mọi người không thấy bà Chung nên đi tìm, báo cơ quan chức năng. Hơn 100 người được huy động tìm kiếm nạn nhân suốt những ngày qua.Núi Tà Cú nằm cách Phan Thiết chừng 30 km, là thắng cảnh nổi tiếng với tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á, thu hút du khách đến du lịch, vãn cảnh.Tư Huynh Xin chia buồn, đi núi không nên một mình đi lung tung ngoài tầm nhin. Chia buồn cùng gia đình Nguyên nhân không biết tại sao Cầu cho cô sớm siêu thoát và mau vãng sanh về cõi niết bàn ! Xin chia buồn cùng gia đình nạn nhân 8 người già đi để mất tích một người, thật đau lòng và khó hiểu quá (?), họ phải đi sát nhau và đi chậm vì đường núi hiểm trở, chỉ cần kêu to mọi người đã nghe hết rồi, Đây là bài học sâu sắc cho mọi người khi đi du lịch. Đã không có kỳ tích xảy ra. Mong bà an nghỉ. Xin chia buồn cùng gia đình! Vậy là không có phép màu rồi! Tôi cũng từng nhiều lần đi bộ từ dưới lên tới chùa (không đi cáp treo), thấy cũng thường thôi. Vì núi đây cũng không có gì phức tạp ( chắc do tôi lúc nhỏ hay chăn bò lên núi ở ngoài Ninh Hoà, núi nối núi nên thấy núi này bình thường). Khi đọc tin vẫn mong người nhiều sẽ tìm thấy! Xin Chia buồn gia đình người gặp nạn. Cách đây 3 tháng mình có đưa gia đi du lịch nơi đây , nói thật cảnh đẹp , hùng vĩ , ko thiếu phần nguy hiểm , vách núi cao hiểm trở , lên tới đỉnh không khí mát lạnh như ở Đà Lạt , đứng ra nhìn thấy biển mênh mông , cáp treo cao nhìn xuống muốn hơi sợ sợ kỹ năng sinh tồn, kỹ năng thoát nạn lứa tuổi nào cũng nên biết Sao chị ấy ko mang theo điện thoại nhỉ??? Khu vực này luôn có sóng các nhà mạng mà??? thật sự khó hiểu khi nạn nhân tách đoàn và mất tích, khi tìm thấy thi thể thì lại ở vực sâu cách chùa Linh Sơn tới 400m, địa hình nơi này theo như trên báo nói tới rất hiểm trở và cách xa chùa, tại sao nạn nhân lại đến đây 1 mình rồi trượt chân thiệt mạng? Và cái tuổi U50 là lứa tuổi đã qua rồi sự hào hứng, tò mò khám phá mạo hiểm, tuổi này rất là cẩn trọng, chắc chắn phải có nội tình gì đó mà cơ quan điều tra cần phải làm sáng tỏ Xin gởi lời chia buồn đến gia đình |
Vỡ hồ chứa chất thải rộng 5.000 m2 Hồ chứa chất thải lót bạt của chi nhánh Công ty TNHH sản xuất thương mại Đại Nam, ở Khu xử lý chất thải tập trung bị rò rỉ, vỡ bờ bao chiều 28/10. Tại hiện trường, một đoạn tường bêtông vài chục mét bị sập, bờ bao cao 5 m, dài khoảng 3 m bị vỡ.Hàng nghìn m3 chất thải lỏng trong hồ tràn ra khu đất liền kề của một doanh nghiệp rồi chảy vào suối Giao Kèo - nơi có hàng trăm hộ dân sống dọc hai bên. Từ tối qua, người dân phản ánh dòng nước suối màu nâu đen, sủi bọt, bốc mùi hôi thối không chịu nổi.Đại diện UBND thị xã Phú Mỹ cho biết hồ bị vỡ chứa chất thải sinh hoạt của con người, được đưa về đây xử lý, tạo phân bón. Doanh nghiệp được yêu cầu huy động xe cuốc đắp suối Giao Kèo, bơm hút, hạn chế chất thải tràn ra xung quanh. Cơ quan chức năng lấy mẫu phân tích, lập hồ sơ xử lý doanh nghiệp để sự cố.Suối Giao Kèo dài chừng 10 km, chảy từ ngọn núi ở xã Tóc Tiên qua xã Châu Pha, rồi đổ ra sông Dinh. Người dân sống gần con suối này từng phản ánh tình trạng ô nhiễm nguồn nước liên quan một số doanh nghiệp cạnh suối.Trường Hà Tại sao lại chọn gần con suối? Chưa mường tượng ra, hồ lót bạt âm dưới đất mà lại bị vỡ tràn ra ngoài bề mặt là thế nào nhỉ??? ai chịu trách nhiệm về môi trường.. Ôi trời, còn j môi trường xung quanh Không thể tưởng nổi. Chất thải thì nên xử lý, xây hồ chắc chắn đảm bảo tiêu chuẩn. Sao chơi bể tạm bệ vậy nay dòng nước chảy tràn thấm ra ngoài lãnh đủ thì đúng rồi. Qui hoạch như thế nào mà lại hồ chưa chất thải như vậy vỡ tràn ra kênh ra suối nhỉ. Thông thường, việc qui hoạch ban đầu các nhà thiết kế thường nghĩ ngay đến rủi ro sự cố, đối với các qui hoạch về chất thải, nước thải họ còn có phương án dự phòng nếu sự cố như vậy thì sẽ tràn qua hồ chứa phụ... Ngoài ra, cơ quan nào đã thẩm định, kiểm định để hồ này vận hành đến nay? Thật là khó hiểu. Hồ chứa chất thải? Lần đầu tôi biết có dạng hồ như này thật tội cho những người sống xung quanh, còn gì là không khí trong lành, phát tán dơ bẩn kinh khủng. Cá nhân tôi nghĩ...bắt phải bỏ tiền gấp nhiều lần khắc phục và nếu "vỡ" lần thứ hai là cấm hoạt động vĩnh viễn. Chứ vỡ mà không chịu trách nhiệm thì sẽ thành tiền lệ cho nhiều cty khác...vỡ theo. "hồ bị vỡ chứa chất thải sinh hoạt của con người". Sao không nói rõ chất thải thuộc nhóm nào. Cụ thể là chất thải rắn, hay hữu cơ hoặc vô cơ....? Chất thải sinh hoạt con người thì nhiều thứ kinh dị lắm ... Ko phải ảnh hưởng hàng trăm hộ dân, mà còn hơn thế nữa sao lại cho phép quy hoạch hồ chứa ngay cạnh bờ suối thế này. chất thải này nếu nguy hại sẽ ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sống của người dân và hủy hoại sinh vật ở đây. Tính toán hồ chứa như thế nào mà để bị vỡ, ko hiểu nổi. Cơ quan chức năng cần can thiệp và chấn chỉnh hành vi trên Trường hợp này có bị phạt hành vi gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường không à? |
Giải cứu đàn khỉ đuôi lợn Chiều 28/10, Hạt Kiểm lâm huyện Hàm Thuận Nam phối hợp Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú thả 7 con khỉ đuôi lợn và một con cầy vòi hương về với môi trường tự nhiên. Tất cả là động vật quý hiếm thuộc nhóm IIB trong sách đỏ Việt Nam.Trước đó hai hôm, trong lúc tuần tra trên đường liên xã tại thôn Ba Bàu, Công an xã Hàm Thạnh phát hiện Trần Mạnh Hưng (31 tuổi, người địa phương) vận chuyển trái phép 8 con khỉ đuôi lợn (một con đã chết) và một con cầy vòi hương, nên đã chặn bắt, lập biên bản thu giữ.Hưng khai số động vật quý hiếm trên được anh ta mua từ một người buôn bán thú rừng không rõ lai lịch, để bán lại kiếm lời. Đàn khỉ và cầy vòi hương sau đó được bàn giao cho Hạt kiểm lâm Hàm Thuận Nam.Tư Huynh Xin chân thành cảm ơn các chú đã giải cứu bầy khỉ này. Đó là một việc làm vô cùng ý nghĩa trong việc bảo tồn động vật hoang dã.Xin hãy trừng trị nghiêm minh những người tham gia săn bắt động vật hoang dã và năng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên.Loài người chúng ta đã có đủ nguồn lương thực, thực phẩm, không cần thiết vì sự tham lam mà sát hại những loài động vật khác. Quá tuyệt vời Không biết các chuyên gia có gắn định vị theo dõi sức khỏe trong giai đoạn động vật hòa nhập tự nhiên không Trông chúng yếu ớt lắm, chắc bị đói khát, sợ hãi và đau khi sập bẫy Ở nước ngoài người ta đem nuôi dưỡng, khi khoẻ mạnh mới thả. Ta thả như này không biết chúng sống nổi không. Khó nhỉ tết vừa rồi tôi thấy 1 con culy nằm trong danh sách nguy cơ tuyệt chủng ở trong vườn nhà(khu dân cư) nhưng không biết báo cho ai vì không biết sđt của cơ quan bảo vệ động vật nào Thương quá |
Đề xuất bổ sung gần 72.000 tỷ đồng cho giao thông TP HCM Trong công văn vừa gửi UBND TP HCM, Sở Giao thông Vận tải cho biết kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn nêu trên hiện thành phố bố trí cho lĩnh vực giao thông hơn 52.700 tỷ đồng, chỉ đáp ứng khoảng 19,8% nhu cầu đầu tư các dự án.Trong tổng nguồn vốn đề xuất bổ sung, ngành giao thông dự tính bố trí hơn 66.800 tỷ đồng cho 61 dự án đường bộ; khoảng 1.700 tỷ thực hiện hai chương trình đầu tư công, gồm: tăng năng lực khai thác an toàn giao thông và phòng chống sạt lở sông, rạch trên địa bàn. Hơn 3.100 tỷ đồng còn lại sẽ đầu tư các công trình xây kè, chống sạt lở và nạo vét luồng đường thuỷ. Riêng các dự án đường sắt đô thị ở thành phố sẽ được rà soát và đề xuất sau.Sở Giao thông Vận tải kiến nghị các sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, cùng các bên liên quan tham mưu chính quyền thành phố bổ sung kế hoạch đầu tư công giai đoạn trên, đồng thời có các giải pháp huy động nguồn lực triển khai dự án trọng điểm, chiến lược...Trước đó, theo Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2021-2030, TP HCM dự kiến đầu tư khoảng 454 km các tuyến cao tốc, vành đai, quốc lộ, cầu lớn, trục giao thông chính... với tổng kinh phí trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 266.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách khoảng 92.000 tỷ đồng (chiếm 34,6%), vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư hơn 174.000 tỷ đồng (chiếm 64,3%)...Đề án trên xác định giai đoạn đến năm 2025 thành phố tập trung triển khai dự án cao tốc TP HCM - Mộc Bài (xây mới) và mở rộng hai tuyến TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP HCM - Trung Lương; đầu tư đồng bộ các quốc lộ: 1, 13, 22, 50; khép kín Vành đai 2 và xây dựng Vành đai 3. Thành phố cũng tập trung đầu tư các tuyến chính như đường song hành quốc lộ 50; đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa; cầu đường Nguyễn Khoái... Các cầu lớn vượt sông như Thủ Thiêm 4, Cát Lái, Cần Giờ... được ưu tiên từ giai đoạn này.Gia Minh Xin cho hỏi đoạn đường XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH từ ngã tư Hàng Xanh ra cầu Bình Triệu khi nào mới được mở rộng vậy? Cũng như quốc lộ 13 từ ngã tư Bình Phước đến Bình Triệu và đặc biệt nếu đoạn này chưa mở được gấp sớm thì xin cho mở rộng cầu ông Dầu để tránh thắt cổ chai gây ùn ứ nặng liên tục. Con đường thông thương kết nối huyết mạch mong thành phố nên cho triển khai gấp sớm. Xin cảm ơn! Mong sớm đầu tư cao tốc Mộc Bài- Tphcm, QL22, VĐ 3,4 và các tỉnh lộ 8,9,15... để khu Tây Bắc phát triển, người dân đở vất vả, khu vực này chậm phát triển và tụt hậu so với phần còn lại của Tp dù tiềm năng rất lớn đất rộng người thưa, cao ráo, nền đất cứng và vị trí rất thuận lợi giáp 3 tỉnh LA, TN,BD... Nên sớm khép kín các đường vành đai, xây cầu cát lái, đẩy mạnh mở rộng các tuyến cao tốc qua thành phố trước mắt là thế Rạch xuyên tâm và các công trình bờ kè rạch khác khi nào làm nhỉ? Thời gian còn ngắn, hy vọng hạ tầng giao thông thành phố được nâng cấp. Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) kẹt xe, nhích từng tý như đường trung tâm Q1. Củ Chi là một huyện của TPHCM mà giao thông cứ ngỡ như của một tỉnh nghèo vùng sâu. Giao thương với Cambodia qua cửa khẩu Mộc Bài gặp nhiều khó khăn vì sự độc đạo của QL 22.Cao tốc SG Mộc Bài cần ưu tiên số 1, gấp rút xây dựng! Ùn tắc giao thông tại Tp HCM đang là một rào cản lớn cho sự phát triển KT XH. Mong có những đột phá về vấn đề này. Cao tốc có kẹt đâu mà mở rộng nhỉ ?. Kẹt ở đầu ra bị đèn xanh đèn đỏ thôi. Dựng cầu vượt để các xe thoát khỏi không dừng là được |
Hai xe khách tông nhau, lao vào nhà dân Gần 3h, tài xế Phạm Văn Tuấn, 42 tuổi, lái xe khách 45 chỗ biển số Nam Định, chở 13 người trên đường Ngô Gia Tự. Khi đến ngã tư giao đường Nguyễn Tất Thành, phường Phú Thạnh, xe va chạm với ôtô khách biển số Phú Yên do ông Nguyễn Thanh Tùng (40 tuổi) cầm lái, chở 34 người.Cú tông mạnh khiến một ôtô lao nhanh, húc vào phần mái che nhà dân bên đường. Tài xế Tùng bị thương vùng ngực, được người dân đưa đi cấp cứu. 5 hành khách trên hai xe bị xây xước nhẹ.Tại hiện trường, một phần mái che của nhà dân hư hỏng. Phần đầu hai ôtô biến dạng, cửa kính vỡ toang, thiệt hại tài sản khoảng 90 triệu đồng. Lực lượng chức năng huy động xe kéo thu dọn hiện trường.Bùi Toàn Nhiều xe tới ngã tư vẫn mát ga lắm, nhanh hơn người khác một chút nhưng có khi lại chậm cả đời. Hành khách chỉ bị xây sát nhẹ thật hết sức may mắn. Có thống kê về tỉ lệ dòng xe bị tai nạn không ta? Chắc xe khách giường nằm áp đảo nhỉ Hung thần xa lộ! Chạy trong tp mà vẫn gây tai nạn thì 2 bác tài này ngủ gục rồi. Lái xe khách phải cẩn thận chứ, như vầy ai mà dám đi nữa đây...???. |
Vì sao cứu hộ ngập lụt đô thị gặp khó? Tại buổi làm việc về khắc phục hậu quả mưa lũ chiều 19/10, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đánh giá thành phố đã có phương án ứng phó với bão tốt, nhưng với mưa lụt đô thị thì còn nhiều hạn chế. Về lý thuyết mọi người đều biết cần huy động lực lượng, phương tiện đến ứng cứu, nhưng thực tế gặp rất nhiều khó khăn. "Nước chảy xiết như thác, không phải đơn thuần cứ nghĩ có lực lượng, phương tiện là cứu được dân", ông Quảng nói.Một trong những khó khăn được thiếu tá Lê Quang Hiệp, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn đặc công 409 (Bộ Tư lệnh Quân khu 5), đơn vị trực tiếp cứu hộ hơn 100 hộ dân ở khu Đà Sơn, quận Liên Chiểu, chỉ ra địa hình đô thị nhiều hẻm, kiệt nhỏ và vô số vật cản. Lượng mưa có lúc lên 165 mm/giờ khiến lũ lên nhanh, chảy xiết, cuốn phăng nhiều tài sản, vật dụng sinh hoạt của người dân ra đường.Là đô thị sầm uất, Đà Nẵng có hơn 100.000 ôtô, nhưng hiện thiếu hơn 150 bãi đỗ xe. Ôtô của người dân hầu hết đậu ngoài đường. Trong mưa lũ, chính dòng ôtô nằm la liệt trên đường đã chắn lối đi của xe cứu hộ và phần nào ngăn cản dòng thoát lũ.Phương tiện cứu hộ mưa lũ chủ yếu là xe chuyên dụng của lực lượng cứu hỏa, xe tải gầm cao của quân đội, một số xe thiết giáp và ca nô, xuồng cao su, những thứ thích hợp với cứu hộ ở vùng nông thôn thông thoáng. Theo thiếu tá Hiệp, ở vùng đô thị như Đà Nẵng, khi di chuyển trên đường phố ngập chừng 0,5-1,5 m, ca nô lập tức bị gãy chân vịt vì va vào mặt đường và vật cản khác.Xe thiết giáp chỉ có thể di chuyển khi nước không quá một mét. Loại phương tiện này chạy nhanh vô tình tạo thành sóng lớn trên đường phố, xô ngã người đi di tản hoặc ập vào nhà dân.Nhiều năm bơi cứu hộ, anh Đào Đặng Công Trung, 43 tuổi, cho biết cứu hộ, cứu nạn trong đô thị có thuận lợi là hệ thống sơ cấp cứu gần, dễ hỗ trợ người dân trong tình huống bị thương, nhưng các nhà trong hẻm, kiệt nhỏ rất khó tiếp cận lúc đêm tối, mất điện, nước lũ dâng nhanh. Thống kê của ngành điện lực, đêm 14/10, hơn một nửa khách hàng ở Đà Nẵng bị cúp điện (207.000).Cả khu vực rộng lớn mất điện, ánh sáng chỉ từ đèn pin hoặc đèn sạc nên tầm nhìn hạn chế. Nhiều con hẻm nước lũ cuồn cuộn kéo theo cả xe máy, mái tôn trôi. Nếu người đi cứu không cẩn thận rất dễ bị tôn cắt trúng người hoặc va vào rất nhiều vật cản trên đường.Trong trận mưa lũ, Tiểu đoàn đặc công 409 đã linh hoạt sử dụng xuồng cao su. Khi dùng xuồng cao su tiếp cận nơi ngập sâu, xuồng ngấm nước nên rất nặng. Lính đặc công không thể xả hơi để gấp gọn mà phải cơ động từng nhóm chục người khiêng xuồng băng qua đoạn nước cạn từ hẻm này sang hẻm khác, thả xuống bơi vào trong để kịp cứu người.Lính đặc công bơi giỏi, được huấn luyện bơi cứu nạn, cứu hộ trong lũ. Tuy nhiên, theo thiếu tá Hiệp, không giống như cứu người ở nông thôn, ca nô có thể chạy một mạch đến nơi nhà ngập và di chuyển người dân đến nơi an toàn. Ở đô thị, ca nô không thể hoạt động nên tốc độ cứu dân không thể nhanh hơn.Ở những con hẻm quá nhỏ, đặc công phải buộc dây thừng ngang bụng để bơi vào, trong khi đồng đội đứng bên ngoài ghì chặt dây, nhịp nhàng thả ra hoặc thu về khi đã cứu được người. Người lớn, bộ đội có thể dìu đi, riêng trẻ em phải cõng, địu. "Khi cứu một em nhỏ 6 tháng tuổi, chúng tôi nghĩ ra cách đặt một chiếc chậu lên trên phao hình tròn, lót áo phao làm chỗ nằm cho bé và che mưa phía trên để kéo ra nơi xuồng cao su đợi sẵn", thiếu tá Hiệp kể.Điện thoại bị mất sóng nên dù số người cầu cứu để lại trên mạng xã hội nhưng khi bộ đội đến nơi không gọi được, phải tự tìm kiếm. Bộ đàm có nhưng không thể sử dụng vì nguy cơ ngâm trong nước. Tiếp cận được nhà dân bị ngập, nhưng việc thuyết phục họ lên xuồng dời đi cũng không dễ. "Họ sợ đi sơ tán sẽ không trông coi được tài sản. Có người lớn bơi ra ngoài, bám vào cổng kêu cứu nhưng không chịu lên xuồng vì sợ sẽ bỏ lại vợ con. Chúng tôi cam kết cứu bằng hết thành viên trong nhà, họ mới chịu đi", thiếu tá Hiệp kể.Thiếu tá Hiệp và anh Trung kiến nghị ngoài lực lượng cứu hộ phải có kinh nghiệm, được diễn tập cho tình huống lũ ở đô thị thì nên có các xuồng cao su cỡ nhỏ phù hợp đặc thù kiệt, hẻm nhỏ; đầu tư máy bơm, máy phát điện công suất lớn hỗ trợ cho quá trình cứu hộ, cứu nạn. Thành phố cần có phương án hỗ trợ thức ăn, quần áo tức thời cho dân vì lũ lên mọi tài sản của người dân đã hư hỏng, nhiều người đói và rét vì ngâm trong nước nhiều giờ.Ghi nhận những góp ý của lực lượng cứu hộ, lãnh đạo thành phố đánh giá trong đợt mưa lũ vừa qua, nếu không có quân đội, công an thì thiệt hại về người ở Đà Nẵng sẽ rất lớn. Thành phố đã rút ra nhiều bài học về công tác ứng phó, trong đó cần có phương tiện phù hợp để tiếp cận được người dân trong đô thị chật hẹp.Đêm 14, rạng sáng 15/10, mưa lũ do hoàn lưu bão Sơn Ca khiến gần 70.000 nhà dân ở Đà Nẵng bị ngập, 29 nhà bị sập, 6 người chết, 2.000 ôtô và 30.000 xe máy hư hỏng..., thiệt hại vật chất gần 1.500 tỷ đồng. Các anh đã rất cố gắng, nhưng cần chuẩn bị phương tiện phù hợp Theo tôi nên tuyên truyền phương châm 4 tại chỗ (chủ động kê cao tài sản; chuẩn bị sẵn lương thực thuốc men; sẵn sàng giúp đỡ những nhà xung quanh; chính quyền chủ động hướng dẫn giúp đỡ bà con khi cần) khi có bão lũ sảy ra; mới ngập thôi mà đã rối hết cả lên... Đây cũng là hệ lụy của việc tập trung phát triển vùng ven mà bỏ quên việc chỉnh trang lại khu vực trung tâm thành phố ở các nước phát triển sẽ ko có ngõ ngách hẻm nhỏ, tất cả đều thông nhau hết |
Hôm nay Bộ Giao thông Vận tải, Y tế có bộ trưởng mới Công tác nhân sự sẽ được Quốc hội thực hiện xen kẽ trong cả ngày làm việc hôm nay. Buổi sáng, Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Văn Thể theo nguyện vọng cá nhân; miễn nhiệm Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Trần Sỹ Thanh do đã chuyển công tác.Sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Y tế, Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội dự kiến nhân sự để bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026. Quốc hội thảo luận ở đoàn về các dự kiến nhân sự nêu trên.Buổi chiều, Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán nhà nước; phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Y tế, Giao thông Vận tải bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua các nghị quyết về nội dung này.Đầu tháng 10, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII đã cho ý kiến về nhân sự để Bộ Chính trị giới thiệu Quốc hội bầu chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước và phê chuẩn Bộ trưởng Y tế, Giao thông Vận tải.Bộ Y tế hiện có quyền Bộ trưởng là bà Đào Hồng Lan. Ngày 15/7, bà Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, được Bộ Chính trị điều động làm Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế; Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng Y tế. Bà là người đứng đầu Bộ Y tế duy nhất không phải là bác sĩ hay dược sĩ, trong số 14 bộ trưởng Y tế từ năm 1945 đến nay.Kiểm toán Nhà nước hiện nay do Phó tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn phụ trách. Ngày 24/7, Bộ Chính trị điều động, phân công ông Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, thôi tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2020-2025, để chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau đó ra nghị quyết bổ nhiệm ông Ngô Văn Tuấn giữ chức Phó tổng Kiểm toán, phụ trách Kiểm toán Nhà nước.Trong ngày làm việc hôm nay, Quốc hội nghe ba tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ôtô thông qua đấu giá; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức; báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.Ngoài ra, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện. Sau đó, các đại biểu thảo luận ở hội trường về nội dung còn ý kiến khác nhau.Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV dự kiến làm việc trong 21 ngày, bế mạc ngày 15/11. |
Hai nguyên lãnh đạo huyện ở Khánh Hòa vi phạm về đất đai Tại kỳ họp thứ 21 (ngày 18-19/10), sau khi xem xét báo cáo của Tỉnh ủy Khánh Hòa, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Nguyễn Hữu Hảo, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, nguyên Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm và ông Lương Dự, nguyên Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch HĐND huyện Cam Lâm, đã vi phạm nguyên tắc, quy chế làm việc, quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.Hai ông còn bị xác định vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục, nguy cơ thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến quy hoạch, hạ tầng, quản lý đất đai, trật tự xây dựng và sự phát triển của địa phương. Vi phạm này gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật các ông Nguyễn Hữu Hảo và Lương Dự về những vi phạm nêu trên.Trước đó ngày 11/8, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Khánh Hòa cảnh cáo ông Nguyễn Tấn Đạt, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Cam Lâm; Huỳnh Quốc Dũng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện; khiển trách ông Mai Như Chi, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.Ngoài ra, cơ quan kiểm tra Tỉnh ủy đề nghị kỷ luật các ông Lương Dự; Nguyễn Hữu Hảo; Nguyễn Trí Tuân (nguyên phó chủ tịch huyện, hiện Phó chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh); Lê Phạm Thùy Ngân (Phó chủ tịch huyện); Lê Anh Tùng (Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện).Tại kỳ họp, khi xem xét báo cáo của Tỉnh ủy Hòa Bình, cơ quan Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Hà Quang Dĩnh, nguyên Chánh án TAND tỉnh Hòa Bình đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Ông Dĩnh cũng vi phạm trong hoạt động tố tụng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và TAND tỉnh Hòa Bình.Do đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Hà Quang Dĩnh.Xem xét kết quả giám sát tại Bắc Ninh, cơ quan Kiểm tra Trung ương cho rằng, bên cạnh những ưu điểm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy đã có một số vi phạm, khuyết điểm trong ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát. Hậu quả là một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ; quản lý, sử dụng đất đai; thực hiện các dự án đầu tư công và mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các thành viên Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc; tập trung lãnh đạo khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Bên cạnh đó, Thường vụ Tỉnh ủy cần chỉ đạo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với các Đảng ủy: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương. |
Ông Nguyễn Văn Thể rời ghế Bộ trưởng Giao thông Vận tải Tỷ lệ đại biểu tán thành phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể là 92% (có 459/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành; 2 người không tán thành và 2 người không biểu quyết).Ông Thể được Quốc hội khóa XIV phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Giao thông Vận tải vào kỳ họp tháng 10/2017. Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đánh giá, trong quá trình công tác, ông Thể đã cùng tập thể lãnh đạo triển khai tốt các nhiệm vụ được Nhà nước, Chính phủ giao phó. Trong các phiên chất vấn của Quốc hội, ông cũng thể hiện hình ảnh Bộ trưởng trách nhiệm, sâu sát.Ông Nguyễn Văn Thể, 56 tuổi, quê Đồng Tháp là tiến sĩ Khoa học kỹ thuật giao thông, kỹ sư cầu đường. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (dự khuyết), XII, XIII.Ông Thể có thời gian dài công tác tại nhiều đơn vị của tỉnh Đồng Tháp, trong đó từng giữ chức Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Bí thư huyện ủy Tân Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh. Từ tháng 6/2013, ông làm Thứ trưởng Giao thông Vận tải.Tháng 10/2015, ông luân chuyển làm Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, sau đó trở về Trung ương đảm nhiệm cương vị đứng đầu ngành Giao thông Vận tải từ tháng 10/2017. Chia sẻ với báo chí hồi tháng 6/2022, ông cho biết rất áp lực trên cương vị Bộ trưởng Giao thông Vận tải.Quốc hội cũng đã phê chuẩn miễn nhiệm Tổng kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Trần Sỹ Thanh, tỷ lệ đại biểu tán thành 94% (472 đại biểu tham gia biểu quyết đều tán thành).Giữa tháng 7, Bộ Chính trị đã điều động, phân công ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Bí thư ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước để chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ và giữ chức Phó bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025. Sau đó, HĐND TP Hà Nội bầu ông Thanh giữ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.Ngay sau khi phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể và Tổng kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh, Quốc hội bắt đầu quy trình phê chuẩn bổ nhiệm và bầu nhân sự mới kế nhiệm. Kết quả bỏ phiếu kín được công bố chiều nay. |
Bí thư Điện Biên được giới thiệu làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải Thủ tướng Phạm Minh Chính trình nhân sự đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm sau khi Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, sáng 21/10.Ông Nguyễn Văn Thắng 49 tuổi, quê Hà Nội, là tiến sĩ Tài chính lý thuyết tiền tệ, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII (dự khuyết), XIII.18 năm làm việc tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), ông Thắng trải qua nhiều vị trí như: Giám đốc VietinBank chi nhánh Hà Nội, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank.Tháng 7/2018, ông làm Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, sau đó làm Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. Ông Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên từ tháng 10/2020.Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, làm Bộ trưởng Y tế nhiệm kỳ 2021-2026.Bà Lan 51 tuổi, quê Hải Dương, là thạc sĩ kinh tế, Ủy viên Trung ương khóa XIII. Bà từng là cán bộ tư vấn Trung tâm Xúc tiến việc làm thanh niên Hà Nội (Thành Đoàn Hà Nội); chuyên viên Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội); Phó vụ trưởng Bảo hiểm xã hội, Phó chánh Văn phòng, Chánh văn phòng, Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội.Tháng 3/2018, bà Lan được Bộ Chính trị luân chuyển, chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2015-2020.Tháng 9/2020, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh thống nhất bầu bà Lan giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa XX. Bà trở thành nữ Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Bắc Ninh kể từ khi tỉnh này được tái lập năm 1997.Tháng 7/2022, bà Lan được Bộ Chính trị điều động làm Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế; Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng Y tế. Bà là người đứng đầu Bộ Y tế duy nhất không phải là bác sĩ hay dược sĩ, trong số 14 bộ trưởng Y tế từ năm 1945 đến nay.Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bầu ông Ngô Văn Tuấn, Phó tổng kiểm toán phụ trách Kiểm toán Nhà nước, làm Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026.Ông Tuấn 51 tuổi, quê tỉnh Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kinh tế. Trong thời gian công tác tại Bộ Tài chính, ông trải qua các cương vị Phó phòng của Vụ Chính sách tài chính; Phó chánh Văn phòng kiêm trợ lý bộ trưởng; Vụ trưởng Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.Năm 2017, ông được bổ nhiệm làm Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương; tháng 6/2019 được điều động giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình. Từ tháng 10/2020, ông là Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình.Tháng 7/2022, Bộ Chính trị điều động, phân công ông Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, thôi tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2020-2025, để chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau đó ra nghị quyết bổ nhiệm ông Ngô Văn Tuấn giữ chức Phó tổng Kiểm toán, phụ trách Kiểm toán Nhà nước.Sau khi nghe các tờ trình, đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về nội dung nhân sự nói trên. Buổi chiều, Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026; phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 bằng hình thức bỏ phiếu kín. |
Chủ tịch tỉnh Hải Dương bị khiển trách Theo quyết định ngày 20/10, Thủ tướng cũng xóa tư cách nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2016-2021 với ông Nguyễn Dương Thái. Ông Lương Văn Cầu, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hải Dương, bị khiển trách.Trước đó ngày 3/10, Ban Chấp hành Trung ương đã khai trừ Đảng với ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Ông Thăng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an quyết định khởi tố, tạm giam để điều tra tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.Ngày 16/9, Ban Bí thư khiển trách Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021-2026 và các ông Triệu Thế Hùng, Lương Văn Cầu; cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2016-2021; cách chức Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2020-2025 đối với ông Nguyễn Trọng Hưng (nguyên Giám đốc Sở Tài chính); cách chức tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Dương Thái (nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch tỉnh); khai trừ Đảng đối với ông Phạm Mạnh Cường (Giám đốc Sở Y tế).Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nêu rõ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương nhiệm kỳ 2020-2025 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; ban hành nhiều văn bản kết luận có nội dung trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cơ quan này còn thiếu kiểm tra, giám sát, không kịp thời phát hiện các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh, UBND tỉnh và nhiều tổ chức đảng, đảng viên trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương các nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra. Hậu quả, UBND tỉnh và một số tổ chức, cá nhân có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong phòng, chống dịch Covid-19; để huyện Tứ Kỳ vi phạm Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng. |
Đăk Nông yêu cầu đánh sập mỏ vàng trong rừng sâu Nội dung được ông Lê Trọng Yên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông thông tin tại buổi họp báo, chiều 20/10. UBND huyện Đăk G'long được yêu cầu cần chặt đứt các tuyến đường vào mỏ vàng trái phép. Nếu để xảy ra việc khai thác, huyện cần xem xét trách nhiệm lãnh đạo xã Quảng Hoà.Động thái trên được đưa ra sau hơn một thập kỷ tình trạng khai thác khoáng sản ở trong rừng sâu thuộc tiểu khu 1660 do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quảng Sơn quản lý (xã Quảng Hoà) diễn biến phức tạp.Khu vực này không sóng điện thoại, lợi dụng mùa mưa, đường đi khó khăn, sự lơ là, chủ quan trong công tác tuần tra, quản lý, nhiều người mang máy móc thô sơ vào dựng lán trại để khai thác vàng. Cho tôi hỏi sao gọi là khai thác vàng trái phép? Mọi người giải thích dùm tôi. Cảm ơn Sau nhà tui có mỏ vàng, tôi đi thông báo chính quyền địa phương hay tui tự khai thác? Nếu tui tự khai thác mà chưa có giấy phép thì có gọi là khai thác trái phép không? Vàng trái phép có đạt chất lượng không? Ai tiêu thụ nó? |
Tặng vàng cho công nhân trong lễ cưới tập thể Đám cưới của 23 gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn được tổ chức tại trung tâm tiệc cưới ở TP Thái Nguyên. Chiều cùng ngày, họ đã dâng hương tại khu di tích Thanh niên xung phong Đội 91 Bắc Thái và chụp ảnh lưu niệm tại quảng trưởng Võ Nguyên Giáp.Bà Chu Thị Xuân Hảo, Trưởng ban Tuyên giáo Nữ công, Liên đoàn Lao động Thái Nguyên, cho hay vàng cưới là quà mừng truyền thống, thiết thực cho công nhân để dành hoặc lấy vốn làm ăn sau này. Ngoài quà mừng, các đôi được hỗ trợ chụp ảnh cưới, trang phục, trang điểm và nhận vé trăng mật tại khu du lịch trên địa bàn.23 cặp được chọn trong số 60 hồ sơ gửi về và đều có hoàn cảnh đặc biệt. Có công nhân mồ côi cha mẹ; người nặng gánh nuôi em câm điếc bẩm sinh, mẹ già, cha ốm nặng nên chưa có tiền làm đám cưới. Có cặp dành dụm hết tiền lương chạy chữa hiếm muộn, không còn tích lũy. Có gia đình con đã lớn khôn, cô dâu mới sinh và cũng có người đang mang bầu vài tháng.Đám cưới có đại diện công đoàn làm chủ hôn, cha mẹ, họ hàng hai bên và con cái của công nhân. Theo bà Hảo, lễ cưới ngoài mục đích chia sẻ với người lao động còn để họ yên tâm sản xuất. Bởi không phải ai cũng có điều kiện tổ chức lễ cưới tươm tất, nhất là lao động xa quê.Cô dâu Trần Thị Thanh Hương, 35 tuổi, đứng trong hôn trường rưng rưng nước mắt nắm chặt tay chú rể Đào Xuân Tuyến, 37 tuổi. Được mặc váy cưới là niềm mong ước của nữ công nhân suốt 13 năm qua.Vợ chồng chị đăng ký kết hôn từ năm 2009. Nhưng cách đám cưới 9 ngày, anh trai ruột chị Hương qua đời nên họ đành hoãn cưới để tổ chức đám tang. Gia đình sau đó làm vài mâm cơm báo hỷ mà chưa thể có đám cưới trọn vẹn. Hai con gái, trai lần lượt ra đời cùng việc chăm sóc mẹ già khiến vợ chồng bàn nhau tích cóp dựng nhà trước. Chị làm công nhân, anh phụ hồ, thu nhập mỗi tháng vừa đủ nuôi mẹ già, con nhỏ.Nhiều lần dự đám cưới đồng nghiệp hay người quen, chị Hương lại ao ước khi nhìn cô dâu mặc váy trắng. Nhưng chị chưa bao giờ nói thành lời với chồng. Hồi yêu rồi xác định cưới, chị Hương biết anh mang di chứng da cam. Thương anh tính thật thà, chị vẫn quyết lấy. Phần anh Tuyến, bao năm vẫn luôn thấy mình có lỗi khi chưa thể cho vợ một đám cưới tươm tất."Vợ chồng cùng nhau nếm trải vui buồn, sướng khổ quan trọng hơn một đám cưới linh đình. Chờ các con lớn chút nữa, dành dụm thêm chút tiền tổ chức sau cũng được", chị từng động viên anh.Khi công đoàn công ty thông báo nộp hồ sơ làm đám cưới tập thể, chị Hương gửi đăng ký và không nghĩ được duyệt khi thấy còn nhiều đồng nghiệp khó khăn hơn. Cuối tháng 9 nhận được tin mừng, hai vợ chồng không ngủ vì hạnh phúc. Hôm thử váy cưới, chị Hương thấy mình như trẻ lại.Nắm chặt tay vợ trên sân khấu, anh Tuyến thay mặt 23 đôi vợ chồng cảm ơn các bên đã tổ chức cho họ đám cưới trọn vẹn, hứa sẽ cùng vun đắp hạnh phúc gia đình. Anh hy vọng chương trình được duy trì mỗi năm để công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khác được san sẻ.Năm 2019-2022, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên tổ chức đám cưới tập thể cho hơn 60 gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.Hồng Chiêu Đây mới đúng là mái ấm của công nhân, cảm ơn Công đoàn Thái Nguyên vì việc làm ý nghĩa này! Chương trình rất ý nghĩa và nhân văn, hy vọng chương trình này được lan tỏa trên toàn quốc. Chúc các bạn trăm năm hạnh phúc, bách niên giai lão ! Vừa thiết thực, vừa ý nghĩa! Chương trình này hay quá, có ý nghĩa vô cùng, mong các địa phương triển khai như vậy để các cặp đôi khó khăn có cơ hội làm đám cưới Ngày trọng đại, ai cũng muốn bạn đời của mình đẹp nhất, được mặc áo cưới như mọi người, được mọi người Chúc Phúc. Điều ấy tưởng chừng đơn giản nhưng lại quá khó với những con người chất phác làm ăn tiền nhận được không đủ để trang trải những khó khăn nên họ hứa hẹn với nhau sẽ bù đắp điều đó khi kinh tế khá hơn.Mong rằng những chương trình như thế này luôn được thực hiện để những mong ước này thành hiện thực. Mang đến niềm vui và hạnh phúc!Chúc Các đôi bạn luôn hạnh phúc!Biết ơn Công Đoàn Thái Nguyên! Tuyệt vời. Chúc tất cả các cặp đôi luôn hạnh phúc. Một chương trình ý nghĩa quá! Tôi nghĩ các tỉnh khác cũng nên tổ chức những hoạt động như vậy tuyệt vời! việc làm thật ý nghĩa Điểm chung là họ đều khó khăn. Đây là việc làm rất nhân văn mong là họ sẽ có cuộc sống tốt hơn trong tương lai. |
Hạn chế quyền lợi người trúng đấu giá biển số để tránh đầu cơ Sáng 21/10, Bộ trưởng Công an Tô Lâm thay mặt Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ôtô thông qua đấu giá.Theo ông Tô Lâm, biển số đấu giá nền trắng, chữ, số màu đen và chưa được đăng ký, nằm trong cơ sở dữ liệu của Bộ Công an. Việc đấu giá được thực hiện trực tuyến, mức khởi điểm chia làm 2 vùng. Vùng 1 gồm Hà Nội và TP HCM 40 triệu đồng; vùng 2 các địa phương còn lại 20 triệu đồng.Người trúng đấu giá được cấp văn bản xác nhận biển số trúng đấu giá; được đăng ký biển số gắn với ôtô thuộc sở hữu của mình; được giữ lại biển số khi chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế xe để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình; được chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số theo xe, nhưng người nhận biển số theo xe sẽ không có những quyền trên.Trong 12 tháng kể từ ngày có văn bản xác nhận biển số đấu giá, nếu người trúng đấu giá chết nhưng biển số chưa đăng ký gắn với xe thì được hoàn trả số tiền trúng đấu giá đã nộp sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá theo quy định. Người thừa kế của người trúng đấu giá tiếp nhận số tiền này.Người đấu giá thắng phải nộp đủ tiền sau 15 ngày và đăng ký gắn biển số với xe trong 12 tháng từ khi được xác nhận trúng đấu giá. Quá thời hạn nêu trên, cơ quan có thẩm quyền thu hồi biển số trúng đấu giá.Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới cho biết cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí với quyền, nghĩa vụ người trúng đấu giá. Biển số ôtô vừa là tài sản cá nhân, vừa là công cụ quản lý nhà nước nên cần thiết hạn chế một số quyền tài sản của người trúng đấu giá vì lý do quản lý nhà nước về an ninh, trật tự."Việc này còn nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ biển số và tránh gây phức tạp trong việc xử lý hệ quả thí điểm đối với các biển số ôtô được cấp thông qua đấu giá", ông Lê Tấn Tới cho hay.Ủy ban Quốc phòng An ninh cũng nhất trí với thời hạn đăng ký xe sau khi trúng đấu giá là 12 tháng để thu hút được nhiều người tham gia hơn và phù hợp với thực tiễn nhiều loại xe sau khi đặt mua phải chờ đợi lâu.Tuy nhiên, việc quy định giá khởi điểm khác nhau giữa các địa phương theo Ủy ban là không có ý nghĩa khi người tham gia đấu giá trên phạm vi toàn quốc. Cơ quan thẩm tra đề xuất áp dụng thống nhất một mức giá khởi điểm là 40 triệu đồng.Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị đại biểu Quốc hội nghiên cứu, tham gia ý kiến tập trung vào loại biển số ôtô đưa ra đấu giá; giá khởi điểm, tiền đặt trước và mức giá; hình thức, trình tự, thủ tục đấu giá biển số; quyền, nghĩa vụ của người trúng đấu giá và người nhận chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số ôtô theo xe.Việc đấu giá biển số xe đẹp được Cục Cảnh sát giao thông đề xuất từ năm 1993, tuy nhiên gặp bế tắc vì Luật Đấu giá tài sản không đưa biển số xe vào danh mục tài sản đấu giá, các bộ liên quan không có căn cứ pháp lý triển khai. Hải Phòng, Bình Thuận, Nghệ An từng "vượt rào" tổ chức đấu giá biển số xe, thu hàng tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo, nhưng đã bị Bộ Tài chính, Bộ Công an "tuýt còi".Tháng 12/2019, Văn phòng Chính phủ đã làm việc với Bộ Công an và thống nhất đẩy nhanh tiến độ, đưa việc đấu giá lên Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn).Theo chương trình kỳ họp, ngày 26/10, nghị quyết về đấu giá biển số sẽ được các đại biểu thảo luận tại tổ, sau đó thảo luận tại hội trường ngày 7/11 và thông qua chiều 15/11. Tôi có 1 thắc mắc là: tại sao khi ra đường nhìn các xe ô tô và xe máy đắt tiền đều mang biển số đẹp? trong khi bấm biển số hiện nay là thông qua hệ thống tự động quay số ngẫu nhiên? Ai biết trả lời giúp ạ. biển số xe đẹp là tài sản đặc thù, nó ko phải là những tài sản như bất động sản, hay xăng dầu....người có tiền thì mua biển đẹp, người ko có tiền thì dùng biển btg không sao, việc đầu cơ biển số đẹp là lo lắng không cần thiết, kể cả có đầu cơ thì cũng chả sao cả thì cứ công khai minh bạch người ta đấu giá là tài sản riêng muốn làm gì thì làm chứ thì cần chế tài nếu sang tên bán cho người khác thì đánh thuế lúc sang tên. Hạn chế quyền để tránh đầu cơ là rất đúng , tránh việc mua bán biển số khi đã đấu giá .Nên có qui định các biển số chưa đấu giá nếu chuyển chủ xe thì phải thay biển số mới , phải tham gia đấu giá biển mới, làm như vậy tiến đến sẽ chỉ có biển đấu giá , ko còn biển ko đấu giá , tạo sự minh bạch và tăng nsnn Theo tôi biển đấu giá có giá khởi điểm như vậy là thấp giá khởi điểm phải thống nhất là từ 50tr .Người xác định đấu giá biển đẹp họ không thiếu tiền Tôi nghĩ không cần phải hạn chế, tạo cơ chế cho giao dịch thoải mái để tăng tính thanh khoản, nhà nước thu được nhiều thuế hơn. Nói chung biển số xe nên để người dân tự đăng ký, nhà nước chỉ nên quy định số, chữ nhất định (bỏ mã tỉnh như hiện nay) và thu một mức phí tượng trưng nếu cho người dân tự chọn và duy trì như cách làm các nước. Riêng biển số đẹp theo quan niệm lâu nay thì nên có định nghĩa và khi có 2 người trở lên cùng quan tâm là cho đấu giá tăng thu NSNN. Những biển đẹp, độc thì nên đấu giá công khai, còn chuyện họ mua để đầu cơ hay gì gì là việc của họ, NN thu phí duy trì thêm hàng năm. Như vậy mới gia tăng giá trị của biển số dẹp. Sao lại hạn chế, người có xe chưa có bản số thì mới được quyền tham gia đấu giá, sau này vì một lý do nào đó không còn sử dụng thì yêu cầu tổ chức đấu giá biển số này để cơ quan chức năng biết chính xác giá chuyển nhượng để thu thuế và có cơ sở lập giá để đấu giá. Cho đấu giá mà còn hạn chế đầu cơ vậy thì khi đấu giá giá sẽ rất thấp và hiệu quả thu thuế là không cao Vậy như thế nào là biển đẹp ? Có bao nhiêu loại biển đẹp ? Cách suy luận biển đẹp căn cứ vào cơ sở nào ? Sao cái này không làm giống như SIM (viễn thông), nó rõ ràng đã quản lý được và đơn giản! Biển số đã cho đấu giá thì không cần hạn chế số lượng, cứ đấu giá công khai trên mạng ai trả cao hơn trúng. Người có tiền muốn trúng bao nhiêu cũng được miễn là giá cao. Tôi ủng hộ, tránh như sim điện thoại. Cho hỏi thế biển không đẹp thì giá sao ạ? Cứ biển số theo người như cccd là được ấy mà |
Đề xuất kéo dài thời hiệu kỷ luật hành chính với cán bộ, công chức Sáng 21/10, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng sẽ trình bày Tờ trình dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.Trong báo cáo gửi Quốc hội trước đó, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, hiện nay quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đảng và thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức còn khác nhau. Cùng là khiển trách, thời hiệu kỷ luật đảng là 5 năm, kỷ luật hành chính là 2 năm. Hay cảnh cáo, thời hiệu kỷ luật đảng là 10 năm, còn hành chính là 5 năm.Do có sự khác nhau nên thực tế phát sinh một số trường hợp đã bị kỷ luật đảng nhưng khi xem xét kỷ luật hành chính thì các cơ quan kiến nghị không xử lý do đã hết thời hiệu theo quy định của luật. Điều này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện Quy định số 69 của Trung ương về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.Trong đó, kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước, đoàn thể.Vướng mắc này cũng ảnh hưởng đến chủ trương kỷ luật nghiêm, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai" của Đảng trong thời gian qua.Để khắc phục, Bộ Nội vụ cho rằng cần sửa đổi các quy định có liên quan của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Tuy nhiên, quy trình sửa đổi luật cần có thời gian vì phải thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định.Sau khi xin ý kiến và được sự thống nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 4. Trong đó, quyết nghị việc áp dụng ngay thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với quy định xử lý kỷ luật của Đảng trong thời gian nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi các luật có liên quan.Dự thảo nghị quyết nêu: Áp dụng thời hiệu kỷ luật 5 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải cảnh cáo trở lên. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.Cơ quan thẩm tra, Ủy ban Pháp luật cũng cho rằng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức tại Luật Cán bộ, công chức (Điều 80) và Luật Viên chức (Điều 53) chưa bảo đảm sự thống nhất với quy định mới về kỷ luật của Đảng. Điều này làm giảm tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm theo pháp luật của Nhà nước. Do đó, Ủy ban tán thành với tờ trình của Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4 theo trình tự, thủ tục rút gọn.Theo chương trình kỳ họp, ngày 22/10, nội dung này sẽ được các đại biểu thảo luận tại tổ trước khi thảo luận tại hội trường. Dự thảo nghị quyết sẽ được Quốc hội thông qua ngày 15/11. |
Cháy quán nhậu cạnh chung cư ở Vũng Tàu Khoảng 9h30, cột khói cao hàng chục mét từ quán Ocean Beer trước toà nhà cao hơn 20 tầng ở lô C, chung cư DIC Phonenix. Nhân viên quán và người dân dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa, đồng thời báo lực lượng PCCC.Hỏa hoạn được khống chế sau khoảng 10 phút, trước khi lực lượng chữa cháy tiếp cận, không gây thương vong, song khói bốc cao khiến một số người dân ở chung cư hoảng hốt.Một lãnh đạo Cảnh sát PCCC tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết quán bia đang ngừng hoạt động để sửa chữa. Đám cháy khởi phát và thiêu rụi phần lớn mái che làm bằng nhựa rộng hàng trăm m2, không lan sang các vật dụng bên trong. Nguyên nhân ban đầu nghi chập điện.Chung cư DIC Phoenix nằm ở trung tâm đô thị Chí Linh, gồm ba tòa cao hơn 20 tầng, tổng số hơn 1.200 căn hộ.Trường Hà Ôi tại Sài gòn đang có rất nhiều nhà hàng, quán ăn ở dưới chung cư. Mình thấy rất nguy hiểm cho việc cháy nổ. Vì các nhà hàng quán ăn này dùng than có bếp gas có, mà sợ nhất là mọi lần họ xào món mì mà để chảo cháy dầu không biết có an toàn trong công tác phòng chống cháy nổ không nữa? |
Ôtô lao vào cửa hàng điện máy Rạng sáng 21/10, ôtô 7 chỗ chạy trên đường Tân Hoà Đông, hướng về vòng xoay Phú Lâm. Khi đến gần Trạm y tế phường 14 (quận 6), xe lao lên vỉa hè làn đường ngược lại, tông một cây xanh rồi đâm vào cửa hàng điện máy.Sự cố không gây thương vong cho nhân viên cửa hàng, song làm hư hỏng 5 máy giặt, tủ lạnh trưng bày trước tiệm, cửa sắt của tiệm bị tông ngã. Ôtô móp đầu, vỡ kính chắn gió, tài xế bị thương được đưa vào bệnh viện.Đình Văn Bác tài mua 1 lúc 5 cái máy giặt tủ lạnh liền, thiết nghĩ cửa hàng nên chiết khấu cho bác ấy Thấy túi khí lại ko bung ra nhỉ? Rồi xong! Con Vios ko bung túi khí làm txe bị thương kìa. |
Ông Nguyễn Văn Thể làm Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Chiều 21/10, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Văn Thể.Theo bà Trương Thị Mai, quá trình công tác, ông Nguyễn Văn Thể nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng tập thể các cơ quan, đơn vị phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao. Đến nay, trên cơ sở nguyện vọng chính đáng của cá nhân, yêu cầu nhiệm vụ và công tác cán bộ, Bộ Chính trị đã cân nhắc kỹ lưỡng, quyết định điều động, phân công ông Thể làm Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.Bà Mai tin tưởng với kinh nghiệm, phẩm chất đã có, ông Thể sẽ là hạt nhân đoàn kết cùng tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy Khối tiếp tục lãnh đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Văn Thể cảm ơn Bộ Chính trị, đặc biệt là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xem xét hoàn cảnh, điều kiện của cá nhân để quyết định bố trí công việc mới cho ông.Ông Thể nói sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ Đại hội Đảng XIII và nghị quyết Đại hội của Đảng ủy khối cơ quan Trung ương đặt ra; tiếp thu ý kiến đóng góp liên quan đến hạn chế, yếu kém, thực hiện tốt phòng chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ Đảng, Nhà nước. "Là đảng viên, tôi rất trân trọng công tác Đảng, thực sự phấn đấu để tham gia công tác Đảng", ông Thể nói.Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương có 61 đơn vị trực thuộc, gồm 27 đảng ủy cơ sở và 34 đảng ủy trên cơ sở, cùng hơn 77.400 đảng viên, trong đó có nhiều người là lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, các cơ quan Trung ương. Ông Thể nói từng làm Bí thư Huyện ủy, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải, nhưng nhiệm vụ mới mang tính đặc thù và tầm quan trọng đặc biệt nên sẽ tiếp tục rèn luyện, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ.Ông Nguyễn Văn Thể 56 tuổi, quê Đồng Tháp, trình độ tiến sĩ Khoa học kỹ thuật giao thông, kỹ sư cầu đường. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (dự khuyết), XII, XIII.Ông Thể trải qua thời gian dài công tác tại nhiều đơn vị của tỉnh Đồng Tháp, từng giữ chức Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Bí thư Huyện ủy Tân Hồng, Phó chủ tịch tỉnh. Từ tháng 6/2013, ông làm Thứ trưởng Giao thông Vận tải.Tháng 10/2015, ông luân chuyển làm Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, sau đó trở về Trung ương đảm nhiệm cương vị đứng đầu ngành Giao thông Vận tải từ tháng 10/2017. Chia sẻ với báo chí hồi tháng 6/2022, ông cho biết rất áp lực trên cương vị Bộ trưởng Giao thông Vận tải.Sáng nay, ông được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân.Ngày 3/10, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII quyết định cho thôi chức Ủy viên Trung ương với ông Huỳnh Tấn Việt, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương. Trước đó, ông Việt đã bị Bộ Chính trị cảnh cáo. |
Đóng hầm Thủ Thiêm ba đêm để thử hệ thống chữa cháy Trong khung giờ này, xe từ quận 1 qua Thủ Đức đi theo lộ trình: đường Võ Văn Kiệt - song hành - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng - cầu Thủ Thiêm 2 - Tố Hữu - Mai Chí Thọ. Hướng ngược lại từ Thủ Đức qua quận 1, xe theo đường Mai Chí Thọ - Tố Hữu - cầu Thủ Thiêm 2 - Lê Duẩn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Văn Kiệt.Hiện, ôtô được chạy qua hầm 24/24h và xe máy bị cấm từ 23h đến 4h hôm sau. Do vậy việc cấm xe theo thông báo trên chỉ ảnh hưởng đến các loại ôtô.Dự án lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động trong hầm Thủ Thiêm được khởi công năm ngoái với kinh phí khoảng 95 tỷ đồng. Đây là hệ thống phun sương áp lực cao, tự động phát hiện và chữa cháy khi hỏa hoạn mới bùng phát. Hệ thống có thể phân chia khu vực sự cố thành các vùng nhỏ để tăng độ chính xác khi xử lý và tự động điều khiển đầu phun theo kịch bản được lập trình.Ông Đoàn Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị (chủ đầu tư), cho biết dự án đã cơ bản hoàn thành, sau khi hoàn tất thử nghiệm, nghiệm thu sẽ bắt đầu khai thác. "Việc tự động khống chế và dập lửa khi mới phát sinh giúp tăng khả năng kiểm soát, hạn chế cháy lan, góp phần bảo vệ kết cấu công trình", ông Tấn nói.Hầm Thủ Thiêm thông xe năm 2011 và là hạng mục quan trọng nhất của đại lộ Đông Tây (trục đường Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ). Công trình dài gần 1,5 km, rộng 33 m, cao 9 m với 6 làn xe (mỗi bên 3 làn cho ôtô và xe máy). Hầm còn có hai làn thoát hiểm hai bên. Hiện mỗi ngày trung bình khoảng 55.000 ôtô, 300.000 lượt xe máy đi qua hầm.Gia Minh Qúa hợp lý, phải chạy thực tế và thường xuyên vận hành, bảo trì thì mới đảm bảo hệ thống hoạt động tốt khi có cháy xảy ra. |
5 năm ông Nguyễn Văn Thể làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải Sáng 21/10, ông Nguyễn Văn Thể được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải theo nguyện vọng cá nhân sau khi đã trải qua được 1,5 năm của nhiệm kỳ thứ hai.Đang là Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, tháng 10/2017 ông Thể được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Giao thông Vận tải, thay ông Trương Quang Nghĩa đã được phân công làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.Ông Thể phải triển khai cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn 2017-2020. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, quy mô xây dựng 654 km cao tốc, tổng mức đầu tư hơn 97.660 tỷ đồng, chia thành 11 dự án thành phần. Trong đó, 6 đoạn sử dụng vốn đầu tư công và 5 đoạn theo phương thức đối tác công tư (PPP).Thời gian đầu, nguồn vốn xã hội hóa cho hạ tầng giao thông hạn chế, phần lớn doanh nghiệp khó khăn, ngân hàng thắt chặt cho vay trung và dài hạn. Bộ Giao thông Vận tải phải tìm cách thu hút doanh nghiệp như bàn giao quỹ đất sạch, gia hạn tìm nguồn vốn. Nhờ đó, 3 trong 5 dự án được đầu tư theo hình thức PPP là Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Diễn Châu - Bãi Vọt.Hai dự án không có nhà đầu tư là quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu đã được Bộ đề xuất chuyển sang đầu tư công. Sau khi được Quốc hội phê chuẩn, các thủ tục đầu tư thực hiện nhanh chóng nên hai dự án này chỉ khởi công chậm khoảng 10 tháng so với các dự án đã thực hiện.Quá trình thi công, các đơn vị xây dựng cao tốc đối mặt nhiều vấn đề như thiếu hụt mỏ vật liệu, bão giá nguyên vật liệu, tác động bởi mưa lũ, thời tiết bất thường, dịch Covid-19, chậm giải phóng mặt bằng... Bộ trưởng Thể và lãnh đạo bộ xuống công trường đôn đốc triển khai, cùng địa phương xử lý vướng mắc của nhà thầu.Đến nay, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn (Ninh Bình) đã hoàn thành, 4 dự án đầu tư công là Cam Lộ - La Sơn (Quảng Trị - Thừa Thiên Huế), Mai Sơn - quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây dự kiến xong cuối năm nay.6 dự án còn lại là cầu Mỹ Thuận 2, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ hoàn thành vào năm 2023 theo kế hoạch. Sau khi các dự án hoàn thành, cao tốc Bắc Nam sẽ dài khoảng 1.300 km.Các tuyến cao tốc cũng được kiểm soát chất lượng. Chia sẻ với VnExpress tháng 1/2022, Bộ trưởng Thể nói: "Tôi khẳng định không có đơn vị nào dám làm ẩu cao tốc Bắc Nam, vì dự án hoàn thành sau 10-15 năm vẫn phải chịu trách nhiệm". Theo ông, cái quý nhất của Bộ lúc này là cán bộ thay đổi tư duy, không còn trì trệ, trông chờ. Người đứng đầu được gắn trách nhiệm tại từng dự án, đơn vị sẽ bị thu hồi vốn, điều chuyển cán bộ nếu để trì trệ kéo dài.Để nối thông cao tốc Bắc Nam - trục xương sống của cả nước dài khoảng 2.000 km, đầu năm 2022, Chính phủ tiếp tục giao Bộ Giao thông Vận tải đầu tư xây dựng 12 dự án cao tốc phía đông giai đoạn 2021-2025. Tổng chiều dài cao tốc Bắc Nam giai đoạn này là 729 km, gồm các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km). Dự án có tổng vốn 146.990 tỷ đồng, theo hình thức đầu tư công.Bộ trưởng Thể đã chỉ đạo cơ quan liên quan lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo khả thi các dự án trong 4-5 tháng, thiết kế kỹ thuật trong 3-4 tháng. Lãnh đạo Bộ thường xuyên đến các địa phương phối hợp, đôn đốc giải phóng mặt bằng để đảm bảo khởi công 12 dự án vào cuối năm nay. Dự kiến đến hết năm 2025, 12 dự án sẽ hoàn thành, nối thông toàn bộ tuyến huyết mạch cao tốc Bắc Nam.Thời gian đương nhiệm, Bộ trưởng Thể đã đốc thúc vận hành thương mại tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông - dự án đã phải 4 lần gia hạn tiến độ; khởi công sân bay Long Thành; khai thác cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (dự án bị đình trệ nhiều năm); hoàn thành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - công trình từng sửa chữa hai lần không thành công. Các dự án sửa chữa đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất đạt tiến độ trong điều kiện vừa thi công vừa khai thác bay.Bộ Giao thông Vận tải đứng top đầu về giải ngân trong các bộ ngành; hoàn thành 4 trong 5 quy hoạch chuyên ngành quốc gia về đường bộ, hàng hải, đường sắt, đường thủy, sớm hơn so với yêu cầu của Chính phủ.Trong 5 năm qua, Bộ Giao thông Vận tải đã góp phần kéo giảm số vụ, giảm số người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2017, toàn quốc xảy ra 20.000 vụ tai nạn, làm chết hơn 8.200 người, bị thương 17.000 người. Đến năm 2021, số vụ giảm còn hơn 11.000, khoảng 5.800 người chết và 8.000 người bị thương. Lần đầu tiên, số người chết vì tai nạn giao thông xuống dưới 6.000.Ngoài nguyên nhân khách quan là giãn cách xã hội do Covid, mật độ giao thông giảm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu tăng chất lượng đào tạo và sát hạch giấy phép lái xe, kiểm định phương tiện xe cơ giới, thay đổi các quy định như tăng mức phạt lái xe uống rượu bia, xe chở quá tải.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hồi tháng 6 đánh giá, ông Nguyễn Văn Thể là một trong các bộ trưởng có kinh nghiệm, nắm chắc vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý. Khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, với tinh thần cầu thị, Bộ trưởng đã trả lời đầy đủ, thẳng thắn các câu hỏi, mỗi vấn đề đều có định hướng, đề xuất phương án cụ thể để xử lý trong thời gian tới.Dù để lại dấu ấn với ngành giao thông vận tải, ông Thể rời cương vị Bộ trưởng khi nhiều công trình vẫn dang dở. Cao tốc Bắc Nam chưa hoàn thành; tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) chưa được nối thông, 8 dự án BOT gặp vướng mắc chưa được xử lý. Những lời hứa khi trả lời chất vấn, như xử lý dứt điểm vướng mắc tại các dự án BOT trong 2022, xem xét tịch thu xe quá tải 20%, ông Thể phải gửi lại cho người kế nhiệm. |
Cảnh sát giao thông mở rộng tuần tra lưu động ở Hà Nội, TP HCM Sáng 21/10, thượng tá Phạm Quang Huy, Cục phó Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), cho biết cảnh sát sẽ dành 7 ngày đầu để tuyên truyền, nhắc nhở người dân, từ ngày 1/11 sẽ ghi hình, xử phạt các hành vi vi phạm giao thông.Tại TP Hà Nội, ngoài duy trì tuần tra trên tuyến vành đai 3, cảnh sát sẽ bổ sung tuyến Lê Duẩn - Giải Phóng (đoạn từ Cửa Nam đến bến xe Nước Ngầm). Tại TP HCM, cảnh sát sẽ tuần tra lưu động tại quốc lộ 22, đoạn từ ngã tư An Sương tới ngã ba Hồng Châu, và một số tuyến cửa ngõ khi phát sinh ùn tắc.Ở cả hai thành phố, Cục Cảnh sát giao thông yêu cầu công an địa phương bố trí ít nhất 2 môtô chuyên dụng, 4 chiến sĩ tuần tra lưu động khép kín. Cục cũng sẽ huy động 8 chiến sĩ cùng 4 môtô ở mỗi địa phương để tăng cường hỗ trợ.Thượng tá Nguyễn Văn Bình, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông TP HCM, cho biết kế hoạch tăng cường tuần tra kiểm soát là cần thiết do tuyến đường dài 10 km từ cầu An Hạ đến ngã tư An Sương có tới 45 giao lộ, thường xuyên ùn tắc. Đường đã được xây cách đây 20 năm nên hẹp, trong khi đây là cửa ngõ duy nhất từ hướng tây bắc đi vào trung tâm TP HCM.Trước đó từ ngày 20/9 đến 20/10, Cục Cảnh sát giao thông thí điểm tuần tra lưu động trên vành đai 3 Hà Nội. Trong một tháng, cảnh sát đã ghi hình xử phạt 457 trường hợp, chủ yếu là lỗi đi vào làn khẩn cấp. Cục đánh giá kế hoạch bước đầu ghi nhận kết quả, giảm tình trạng đi vào làn khẩn cấp, giảm ùn tắc. Nên tăng cường xử phạt việc học sinh điều khiển xe 100cc trở lên ra đường, giờ có cả học sinh cấp 2 cũng đi nữa . Và nên dẹp vấn nạn đêm đến mang hung khí làm náo loạn đường phố nữa ở Bình Dương mỗi lần đến giờ cao điểm sáng và chiều đều có lực lượng csgt đứng ở các ngã tư để điều tiết giao thông, và tôi thấy có di chuyển chậm nhưng không bị kẹt xe, các tỉnh khác nên học hỏi. Vành đai 3 ở HN thì có giảm hiện tương đi vào làn khẩn cấp, nhưng ùn tắc thì tăng thêm. Nên chăng chỉ coi VĐ3 là đường nội đô, bỏ làn dừng khẩn cấp, cho lưu thông cả 3 làn, để giảm tải. Với tình hình ùn tắc giao thông hiện nay và ý thức chấp hành của ng giao thông , kể cả xe máy . Cần làm thường xuyên tại các tuyến đường , điểm ùn tắc ngay cắt nội đô.NHẰM HÌNH THÀNH Ý THỨC GIAO THÔNG TỐT CHO CẢ NG LÁI Ô TÔ VÀ XE MÁY Dạo này ở TpHcm giờ sáng đi làm và giờ chiều tan tầm tình trạng kẹt xe xảy ra nhiều, mong có Csgt có mặt để điều tiết Ở tp HCM theo tôi tuyến từ An Suơng đến cầu An Hạ csgt có tuần tra luu động cũng chỉ giảm kẹt chút ít Vì thực tế lưu lượng xe ôtô,tải nặng,Congterner các khu công nghiệp Đức Hoà,Tây bắc,CủChi,Tây Ninh đổ về quốc lộ 22 điểm giao cắt kẹt nặng nhất là ngã 4 Hóc Môn, kéo theo 2 ngã 4 Giếng Nước và Hồng Châu! Giải pháp :cấm ô tô rẽ trái từ Hóc môn ra ql22 Lý t Kiệt Bà Triệu (Rẽ trái:Ng t Hà, Hồng Châu) Cho ôtô rẽ phải liên tục các ngã 4 như Ng v Bứa ,Tr v Muời Giải tỏa các đảo , nhà dân góc cắt trong khi chưa mở được đường lớn . Đề nghị chụp ảnh, lập biên bản và bắt di chuyển ngay với ô tô đỗ sau biển cấm dừng + đỗ ở biển cấm đổ, nhất là các tuyến phố nhỏ hẹp như Hàng Bông, Thợ Nhuộm, Kim Mã... Bình thạnh chợ bà chiểu và quanh khu vực bệnh viện ung bướu Bình thạnh liên tục mấy tuần nay kẹt xe kéo dài hàng giờ trong khu vực. Mong các anh có hướng phân luồng tốt hơn cho các em đi học. Nhất là giờ cao điểm. |
Sóng biển đánh sập nhiều nhà dân ở Cửa Đại Những ngày này bờ biển Cửa Đại đoạn sau UBND phường Cẩm An đến biển An Bàng dài 2 km tiếp tục sạt lở. Tại khối Tân Thịnh, phường Cẩm An, bốn ngôi nhà và một quán nhậu bị nước biển xâm thực gần 15 m, tạo hàm ếch dưới nền nhà, gây sập một phần.Nguyên nhân là tối 19/10, do hoàn lưu bão Nesat, cơn bão thứ sáu ở Biển Đông trong năm nay, sóng biển dâng cao tràn lên bờ, gây sạt lở.Những ngày này bờ biển Cửa Đại đoạn sau UBND phường Cẩm An đến biển An Bàng dài 2 km tiếp tục sạt lở. Tại khối Tân Thịnh, phường Cẩm An, bốn ngôi nhà và một quán nhậu bị nước biển xâm thực gần 15 m, tạo hàm ếch dưới nền nhà, gây sập một phần.Nguyên nhân là tối 19/10, do hoàn lưu bão Nesat, cơn bão thứ sáu ở Biển Đông trong năm nay, sóng biển dâng cao tràn lên bờ, gây sạt lở.Tường nhà phía trước của ông Nguyễn Phụng bị nứt rộng 10 cm, dài hơn 5 m. Phía sau ngôi nhà bị nước khoét trơ chân móng nên sập xuống."Bão Noru và Sơn Ca sóng đánh chỉ gây sạt lở nhẹ, tối 19/10 ảnh hưởng của bão Nesat nước biển dâng tràn vào nhà đã cuốn trôi 15 m đất. Sau một đêm, phía dưới nên nhà bị xé toang, tường nhà phía sau bị cuốn trôi", ông Phụng kể.Tường nhà phía trước của ông Nguyễn Phụng bị nứt rộng 10 cm, dài hơn 5 m. Phía sau ngôi nhà bị nước khoét trơ chân móng nên sập xuống."Bão Noru và Sơn Ca sóng đánh chỉ gây sạt lở nhẹ, tối 19/10 ảnh hưởng của bão Nesat nước biển dâng tràn vào nhà đã cuốn trôi 15 m đất. Sau một đêm, phía dưới nên nhà bị xé toang, tường nhà phía sau bị cuốn trôi", ông Phụng kể.Cách nhà ông Phụng khoảng 10 m là căn nhà cấp 4 bị sóng đánh sập phía sau, từng mảng tường đổ xuống và trôi ra biển. Móng nhà bị khoét sâu hơn một mét, dài gần 10 m.Cách nhà ông Phụng khoảng 10 m là căn nhà cấp 4 bị sóng đánh sập phía sau, từng mảng tường đổ xuống và trôi ra biển. Móng nhà bị khoét sâu hơn một mét, dài gần 10 m.Một nhà vệ sinh của quán nhậu bị cuốn trôi ra bờ biển.Một nhà vệ sinh của quán nhậu bị cuốn trôi ra bờ biển.Đường bê tông ở khối phố Tân Thịnh, phường Cẩm An, bị sóng biển xé toang.Đường bê tông ở khối phố Tân Thịnh, phường Cẩm An, bị sóng biển xé toang.Ông Nguyễn Văn Tài (áo xanh), chủ một nhà hàng, cùng nhân công bưng bao cát thả xuống làm bờ kè. "Mỗi lần biển xâm thực mất nhiều bao cát nên phải bù vào để giữ nhà hàng. Nếu không làm, nước ăn sâu vào và sẽ cuốn trôi", ông Tài nói và mong Nhà nước sớm có phương án phục hồi bờ biển để người dân làm ăn, buôn bán.Ông Nguyễn Văn Tài (áo xanh), chủ một nhà hàng, cùng nhân công bưng bao cát thả xuống làm bờ kè. "Mỗi lần biển xâm thực mất nhiều bao cát nên phải bù vào để giữ nhà hàng. Nếu không làm, nước ăn sâu vào và sẽ cuốn trôi", ông Tài nói và mong Nhà nước sớm có phương án phục hồi bờ biển để người dân làm ăn, buôn bán.Cũng trên bờ biển Cửa Đại, chính quyền Quảng Nam đã xây hơn 2 km đê ngầm chắn sóng. Đê ngầm cao trung bình 4,5 m, chân rộng 12 m, chóp rộng 1,5 m, cách bờ 250 m.Thân đê kết cấu phía trong bằng đá hộc, mỗi hòn nặng 700-1.200 kg; phía ngoài lát bê tông khối, mỗi hòn nặng 5 tấn. Sóng ngoài khơi đổ vào bị đê ngăn lại, đến bờ gặp bãi cát tiêu sóng nên giảm cường độ đánh vào bờ. Ba trận bão vừa qua, khu vực có đê ngầm ít sạt lở.Nằm trong dự án làm đê ngầm, đoạn bờ biển trước đường Âu Cơ, phường Cửa Đại, được bơm cát vào. Mặc dù bị nước biển tràn vào, bãi cát không bị mất đi.Cũng trên bờ biển Cửa Đại, chính quyền Quảng Nam đã xây hơn 2 km đê ngầm chắn sóng. Đê ngầm cao trung bình 4,5 m, chân rộng 12 m, chóp rộng 1,5 m, cách bờ 250 m.Thân đê kết cấu phía trong bằng đá hộc, mỗi hòn nặng 700-1.200 kg; phía ngoài lát bê tông khối, mỗi hòn nặng 5 tấn. Sóng ngoài khơi đổ vào bị đê ngăn lại, đến bờ gặp bãi cát tiêu sóng nên giảm cường độ đánh vào bờ. Ba trận bão vừa qua, khu vực có đê ngầm ít sạt lở.Nằm trong dự án làm đê ngầm, đoạn bờ biển trước đường Âu Cơ, phường Cửa Đại, được bơm cát vào. Mặc dù bị nước biển tràn vào, bãi cát không bị mất đi.Bãi biển Cửa Đại dài gần 7 km, từng đứng trong top 25 bãi biển đẹp nhất châu Á, nhưng từ năm 2014 bị nước biển xâm thực. Đến nay, ba dự án đã triển khai, xây dựng 2,3 km đê ngầm và bơm cát tạo bãi biển. Với 4,5 km bờ biển sạt lở còn lại, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam đã lập xong dự án, đang làm việc với Cơ quan Phát triển Pháp vay 145 triệu euro (hơn 1.000 tỷ đồng) để xây đê ngầm và hút khoảng 2 triệu m3 cát tạo bãi. Lần đầu thấy chính quyền quan tâm đến việc tôn tạo lại bãi biển. Mặc dù tốn kém nhưng đúng là công trình có ý nghĩa rất to lớn trong viêc bảo tồn bãi biển Cửa Đại Hy vọng dự án đê ngầm giúp biển Cửa Đại, nơi tôi đã từng rất thích, được sống lại mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy du lịch địa phương. Rất tuyệt vời! Cảm ơn những người đã làm việc này! wow quá đẹp, chúc mừng biển cửa Đại Công nghệ giỏi quá. Chúc mừng Cửa Đại Đã từng có dịp tắm biển Cửa Đại trước khi bị xâm thực. Lần trước vào Hội An thấy bãi biển biến mất thấy rất xót xa hụt hẫng. Nay bờ biển được khôi phục như vậy thật tuyệt vời. Tôi đến cửa Đại lần đầu vào T6-2011, choáng ngợp vì đẹp và hoang sơ, xanh ngắt. Việc đầu tư là rất xứng đáng để giữ lại bãi biển đẹp cho Quảng Nam. Tuyệt vời Hội An đã hồi sinh sau Đại sóng thần Covid 19 và Đại Dương! Cảm ơn những ai góp phần cho cuộc hồi sinh này. Sáng sớm đọc mấy tin này mà thấy vui thay bà con Đầu tư bây giờ để thu hút khách du lich nhiều năm sau. Bãi Cháy ở Quảng Ninh cũng nhờ phương án đổ cát này mà tạo ra môt khu vui chơi tắm biển rất đẹp. giá trị từ du lịch sẽ lớn hơn nhiều chi phí bỏ ra mà bảo vệ được tài sản của dn người dân. Công trình vậy là ok rồi! Sạt lỡ là hiện tượng tự nhiên (Trừ việc con người gây ra), cho nên tốt nhất là tìm bãi tắm phù hợp mà thiên nhiên ban tặng thì mới bền vững. Cải tạo kiểu này tôi nghĩ công trình đang lấn biển xây thùng rác lớn cho mọi người, vì thiếu dòng chảy tự nhiên tái tạo môi trường nước ở đấy! Công trình này khó khăn, nguy hiểm hơn nhiều, phục vụ mục đích rất lớn nhưng giá quá rẻ. Cảm ơn và chúc mừng QN. qua vài cơn bão mới chắc được hiệu quả bãi biển cửa đại tắm rất nguy hiểm , lên việc cải tạo là rất cần thiết nếu ko địa phương sẽ mất đi 1 lượng khách du lịch hàng năm là rất lớn , mất đi công ăn việc làm của rất nhiều người , chính quyền cần đầu tư hơn nữa để đảm bảo cho khách du lịch quay lại với bãi biển này |
Công trường metro tái lập mặt bằng trước chợ Bến Thành Tại hướng nhìn về đường Trần Hưng Đạo, đèn chiếu sáng, các đảo giao thông, trạm xăng và bến xe buýt từng tồn tại ở đây đang được tái lập. 5 năm trước, bến xe buýt được dời về khu vực đường Hàm Nghi, cách đó khoảng 400 m.Tại hướng nhìn về đường Trần Hưng Đạo, đèn chiếu sáng, các đảo giao thông, trạm xăng và bến xe buýt từng tồn tại ở đây đang được tái lập. 5 năm trước, bến xe buýt được dời về khu vực đường Hàm Nghi, cách đó khoảng 400 m.Các cống trước chợ Bến Thành dần hoàn thiện, đấu nối hệ thống thoát nước của thành phố.Các cống trước chợ Bến Thành dần hoàn thiện, đấu nối hệ thống thoát nước của thành phố.Ngày 20/10, hơn 20 người tất bật công việc tái lập mặt bằng. Công trường sau khi tháo dỡ tôn quây được che tạm bằng rào chắn gỗ để tiện di chuyển, đi lại của công nhân, máy móc.Ngày 20/10, hơn 20 người tất bật công việc tái lập mặt bằng. Công trường sau khi tháo dỡ tôn quây được che tạm bằng rào chắn gỗ để tiện di chuyển, đi lại của công nhân, máy móc.Các công nhân chia thành ba ca, làm việc từ sáng đến tối.Các công nhân chia thành ba ca, làm việc từ sáng đến tối.Các xe lu, ủi, cần cẩu... liên tục di chuyển để lu nền, trải thảm nhựa đường.Các xe lu, ủi, cần cẩu... liên tục di chuyển để lu nền, trải thảm nhựa đường.Ở góc đường Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão, một phần mặt bằng nơi đây đã tái lập. Công nhân tiến hành tháo dỡ đoạn rào chắn ở đây để tiếp tục thi công các hạng mục khác.Ở góc đường Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão, một phần mặt bằng nơi đây đã tái lập. Công nhân tiến hành tháo dỡ đoạn rào chắn ở đây để tiếp tục thi công các hạng mục khác.Nam công nhân dùng máy cắt các trụ sắt ở rào chắn để tiện mang lên xe di chuyển. Khi rào chắn khu vực này được tháo dỡ, người dân có thể đi xe thẳng đường Phạm Ngũ Lão ra chợ Bến Thành.Nam công nhân dùng máy cắt các trụ sắt ở rào chắn để tiện mang lên xe di chuyển. Khi rào chắn khu vực này được tháo dỡ, người dân có thể đi xe thẳng đường Phạm Ngũ Lão ra chợ Bến Thành.Tại đoạn giao đường Huỳnh Thúc Kháng - Hàm Nghi, lối lên xuống của ga ngầm Bến Thành được rào chắn để tiếp tục thi công. Thời gian sắp tới sẽ lắp đặt hệ thống điện, chiếu sáng, trồng xây xanh, bồn hoa, kẻ vạch giao thông...Tại đoạn giao đường Huỳnh Thúc Kháng - Hàm Nghi, lối lên xuống của ga ngầm Bến Thành được rào chắn để tiếp tục thi công. Thời gian sắp tới sẽ lắp đặt hệ thống điện, chiếu sáng, trồng xây xanh, bồn hoa, kẻ vạch giao thông...Lộ trình tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Đồ họa: Khánh HoàngLà dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP HCM, Metro số 1 tổng đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, dài gần 20 km từ Bến Thành đến depot Long Bình và dự kiến chạy thương mại vào quý 4 năm tới.Lộ trình tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Đồ họa: Khánh HoàngLà dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP HCM, Metro số 1 tổng đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, dài gần 20 km từ Bến Thành đến depot Long Bình và dự kiến chạy thương mại vào quý 4 năm tới. Lúc trước có người yêu, hứa là sẽ cùng nhau đi tàu cao tốc Metro. Nhưng giờ em ấy có chồng có 2 đứa con rồi mà vẫn chưa thấy bến Metro đâu. Thật là buồn... Đẳng cấp thật. Sau 10 năm thì chúng ta cũng sắp hoàn thành giấc mơ số 1 cho cả HN và TP.HCM. Cái gì lúc bắt đầu cũng sẽ khó khăn và vất vả, sau 2 tuyến này tôi tin rằng các tuyến sau của của chúng ta thời gian sẽ rút ngắn đi rất nhiều qua những kinh nghiệm quý báu thu được. Thú thật là tôi đang hình dung ra khung cảnh những người bán hàng rong, vé số rảo khắp nơi; rác tứ tung, nhà vệ sinh hôi dơ, tường bị bôi bẩn...như các bến xe hiện tại.Nên hy vọng những depot này sẽ được quản lý thật tốt để đảm bảo mỹ quan, văn minh. Mười năm ga mới hình thànhChặng đường khó cực gian nan qua rồiSài Gòn đông đúc khắp nơiCó thêm lựa chọn cho người dân đi ! Gấp rút quy hoạch nhiều tuyến metro và đi vào hoạt động an toàn giao thông giảm thiểu tắc đường. Mong sớm được khánh thành để được trải nghiệm Nhà Ga trông hiện đại quá! Chúng ta cố gắng giữ gìn sạch sẽ để TP.HCM cứ thế duy trì và phát triển. Luôn trễ tiến độ là căn bệnh kinh niên của các dự án! Rồi khi nào chạy được Ga thiếu đường ra cho người đi bộ. nên có thêm những cây cầu vượt cho người đi bộ đi vào Đoạn đường 20km có 11 nhà ga, vận tốc trung bình toàn tuyến chắc chậm hơn xe buýt? 10 năm trời quá lâu, khi hoàn thành thì nó sẽ lạc hậu so với thế giới rồi Em mong đến ngày được dắt cháu nội đi chơi Metro Số 1, nhưng giờ vợ em đã lập được nhóm Tam Ca Áo Trắng nhí tiểu học và vẫn chưa có thằng nhóc nào, thôi chờ cháu ngoại đi cùng vậy. Hy vọng người dân sẽ ý thức được những việc nhỏ nhỏ như người muốn lên tàu sẽ đứng sang 2 bên chờ người xuống tàu ra rồi lên, v.v. Làm xong thì công nghệ cũng đã cũ, công trình cũng xuống cấp. |
Gấp rút thi công nút giao gần 1.000 tỷ đồng ở Quảng Ninh Nút giao Hạ Long Xanh khởi công vào tháng 12/2020, tại Km6+700 cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Công trình có vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh Quảng Ninh, mục đích hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư và phát huy lợi thế về đất đai trong khu vực.Dự án được gia hạn một lần từ tháng 3 đến tháng 10/2022. Nhà thầu và chủ đầu tư đang xin gia hạn tiếp, cam kết hoàn thiện dự án vào tháng 10/2023. Nguyên nhân là chưa giải phóng xong mặt bằng và thiếu vật liệu đắp nền đường.Nút giao Hạ Long Xanh khởi công vào tháng 12/2020, tại Km6+700 cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Công trình có vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh Quảng Ninh, mục đích hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư và phát huy lợi thế về đất đai trong khu vực.Dự án được gia hạn một lần từ tháng 3 đến tháng 10/2022. Nhà thầu và chủ đầu tư đang xin gia hạn tiếp, cam kết hoàn thiện dự án vào tháng 10/2023. Nguyên nhân là chưa giải phóng xong mặt bằng và thiếu vật liệu đắp nền đường.Công trình có nút giao khác mức liên thông dạng hoa thị hoàn chỉnh, đường cấp 3 đồng bằng, một cầu vĩnh cửu vượt qua cao tốc Bạch Đằng - Hạ Long, 13 cống thoát nước cùng hệ thống điện chiếu sáng.Hiện hạng mục cầu vượt cao tốc đã hoàn thành thi công kết cấu chính. Trong tháng 10, nhà thầu sẽ trải nhựa mặt đường và lắp lan can cầu.Công trình có nút giao khác mức liên thông dạng hoa thị hoàn chỉnh, đường cấp 3 đồng bằng, một cầu vĩnh cửu vượt qua cao tốc Bạch Đằng - Hạ Long, 13 cống thoát nước cùng hệ thống điện chiếu sáng.Hiện hạng mục cầu vượt cao tốc đã hoàn thành thi công kết cấu chính. Trong tháng 10, nhà thầu sẽ trải nhựa mặt đường và lắp lan can cầu.Cầu vượt dài hơn 360 m, gồm 2 đơn nguyên độc lập cách nhau 2,5 m. Bề rộng mặt cầu mỗi đơn nguyên 16 m, bao gồm 3 làn xe cơ giới, một làn xe hỗn hợp.Cầu vượt dài hơn 360 m, gồm 2 đơn nguyên độc lập cách nhau 2,5 m. Bề rộng mặt cầu mỗi đơn nguyên 16 m, bao gồm 3 làn xe cơ giới, một làn xe hỗn hợp.Một trong 13 cống thoát nước lớn của dự án đã được thi công xong kết cấu. Công nhân đang gia cố thêm cốt nền.Những ngày này, có khoảng 100 công nhân chia làm ba ca làm liên tục từ 6h đến 22h.Một trong 13 cống thoát nước lớn của dự án đã được thi công xong kết cấu. Công nhân đang gia cố thêm cốt nền.Những ngày này, có khoảng 100 công nhân chia làm ba ca làm liên tục từ 6h đến 22h.Ông Trần Hải Đăng, Chỉ huy trưởng dự án xây dựng nút giao Hạ Long Xanh, cho biết việc đắp đất nền đường và xử lý đất yếu đang gặp khó vì thiếu nguồn đất đắp. Mỗi ngày, dự án chỉ có khoảng 3.000 m3 đất, trong khi theo thiết kế phải cần đến 8.000 m3.Thời gian thi công dự kiến 450 ngày. Tuy nhiên, đến nay dự án mới đạt khoảng 65% khối lượng.Ông Trần Hải Đăng, Chỉ huy trưởng dự án xây dựng nút giao Hạ Long Xanh, cho biết việc đắp đất nền đường và xử lý đất yếu đang gặp khó vì thiếu nguồn đất đắp. Mỗi ngày, dự án chỉ có khoảng 3.000 m3 đất, trong khi theo thiết kế phải cần đến 8.000 m3.Thời gian thi công dự kiến 450 ngày. Tuy nhiên, đến nay dự án mới đạt khoảng 65% khối lượng.Cũng theo ông Đăng, máy móc, thiết bị và nhân lực tại công trường luôn đầy đủ và sẵn sàng làm tăng cường để kịp tiến độ nếu có mặt bằng sạch và đủ vật liệu đắp nền.Cũng theo ông Đăng, máy móc, thiết bị và nhân lực tại công trường luôn đầy đủ và sẵn sàng làm tăng cường để kịp tiến độ nếu có mặt bằng sạch và đủ vật liệu đắp nền.Hệ thống trạm trộn bê tông và trải nhựa đã sẵn sàng để đầu tháng 11 trải thảm mặt cầu vượt.Hệ thống trạm trộn bê tông và trải nhựa đã sẵn sàng để đầu tháng 11 trải thảm mặt cầu vượt.Đoạn đường nối nút giao với tỉnh lộ 338 vẫn còn 1,2 km chưa thi công do vướng mắc mặt bằng. 4 hộ dân tại đây chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng. Trong khi khu vực này có nền đất yếu, cần đắp gia tải và chờ lún 6 tháng. UBND tỉnh Quảng Ninh đang lên kế hoạch cưỡng chế các hộ dân trên, ông Đăng cho hay.Đoạn đường nối nút giao với tỉnh lộ 338 vẫn còn 1,2 km chưa thi công do vướng mắc mặt bằng. 4 hộ dân tại đây chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng. Trong khi khu vực này có nền đất yếu, cần đắp gia tải và chờ lún 6 tháng. UBND tỉnh Quảng Ninh đang lên kế hoạch cưỡng chế các hộ dân trên, ông Đăng cho hay.Rừng ngập mặn bên trong dự án sẽ được giữ lại để tạo cảnh quan.Rừng ngập mặn bên trong dự án sẽ được giữ lại để tạo cảnh quan.Vị trí nút giao Hạ Long Xanh. Ảnh: Google MapsVị trí nút giao Hạ Long Xanh. Ảnh: Google Maps Nếu bạn là dân QN bạn sẽ biết khu Quảng Yên được bao quanh bởi rừng ngập mặn rất đẹp và phong Phú, với dự án này phá vỡ hệ sinh thái rất lớn. Ở QN dân số 1,4 triệu dân xây cả khu đô thị đắt đỏ này ??!! Vốn dĩ HL là cô gái rất đẹp ở tuổi 18, hiện nay đang trong giai đoạn phẫu thuật thẩm Mỹ để thành cô gái hiện đại hơn nhưng vẻ đẹp đó có tồn tại lâu dài Vĩnh Cửu. Quảng Ninh ngày nay giàu và đẹp quá Còn nút giao Đại Lộ Thăng Long và Đường Vành đai 3 ở Hà Nội cũng ngàn tỷ nằm trên giấy 5 năm nay rồi. Có hàng núi bãi thải mỏ than mà lại bảo là thiếu vật liệu đắp nền, kể cũng lạ! Cái gì có giá của nó! Đô thị mọc lên. Bao hecta rừng ngập mặn phù du sinh vật chết hết. San gạt ... hihi con người Quảng Ninh có tốc độ thay đổi thật ngoạn mục , có lẽ nó thay đổi diện mạo theo từng tháng từng năm . |
Ba ưu tiên của tân Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng Chiều 21/10, sau khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Nguyễn Văn Thắng khẳng định giao thông vận tải là ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng đất nước. Sắp tới, ông sẽ tập trung vào ba vấn đề ưu tiên.Trước hết, Bộ Giao thông Vận tải sẽ triển khai quyết liệt để hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ các dự án, công trình trọng điểm quốc gia mà Quốc hội, Chính phủ đã đặt ra, đặc biệt là dự án cao tốc Bắc Nam phía đông, cảng hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn một).Thứ hai, Bộ sẽ tập trung rà soát các dự án BOT thời gian qua, từ đó xây dựng giải pháp tháo gỡ khó khăn, tồn tại, đồng thời tiếp tục thu hút nguồn vốn xã hội và nguồn vốn khác. Chủ trương này nhằm thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trong điều kiện ngân sách Nhà nước có hạn.Thứ ba, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục phối hợp với bộ ngành thúc đẩy tiến độ giải ngân dự án đầu tư công, gồm cả của Bộ và địa phương. Những dự án lớn, kết nối liên vùng sẽ được ưu tiên, giúp địa phương có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.Từng 22 năm công tác trong ngành ngân hàng, ông Thắng cho biết hiện nguồn lực xã hội còn rất lớn. "Quan điểm của tôi là cố gắng lấy vốn Nhà nước làm vốn mồi, cùng với đó nghiên cứu, đưa ra biện pháp thu hút vốn ngoài xã hội, đặc biệt từ doanh nghiệp, để xây dựng kết cấu hạ tầng. Đây cũng là kế thừa thành quả trước đây", ông Thắng nói.Khẳng định đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) là chủ trương đúng, trúng của Đảng, Nhà nước, tân Bộ trưởng Thắng nói nhiều công trình, dự án lớn đầu tư theo hình thức này phát huy hiệu quả tốt, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. "Đây là kinh nghiệm, cơ sở để Bộ tiếp tục nghiên cứu, đưa ra giải pháp tập trung thu hút nguồn lực xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án giao thông", ông nói.Bày tỏ cảm ơn Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã tin tưởng giao nhiệm vụ, ông Thắng nói "cảm thấy rất vinh dự, nhưng cũng nhận thức rõ đây là trách nhiệm rất lớn trước Đảng, Nhà nước, nhân dân". Ông khẳng định sẽ nỗ lực hết sức để hoàn thành các nhiệm vụ của cá nhân và ngành trong nhiệm kỳ này.Chiều 21/10, ông Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ tán thành 87,15%.Ông Nguyễn Văn Thắng 49 tuổi, quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ Tài chính lý thuyết tiền tệ, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII (dự khuyết), XIII. 18 năm làm việc tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), ông Thắng trải qua nhiều vị trí như: Giám đốc VietinBank chi nhánh Hà Nội, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank.Tháng 7/2018, ông làm Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, sau đó làm Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh và Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên từ tháng 10/2020. Tôi chỉ chờ xem bao giờ VN có đc hạ tầng giao thông công cộng tiện dụng hơn thôi Mong ông làm được các cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cao tốc Bến Lức Long Thành đã 8 năm rồi chưa xong, mong bộ trưởng quan tâm. Chúc mừng Tân Bộ Trưởng. Mong mọi công trình đảm bảo tiến độ và chất lượng. Mong ông chỉ đạo làm đường sao cho chất lượng, Đừng cứ sập lún là đổi lỗi cho trời mưa to, đất nền yếu. Bộ trưởng xử lý nhanh các tuyến đường, vành đai làm xong 95% còn 5% dính GPMB không xong nổi mong ông quan tâm tới đường xá miền núi, vùng sâu và xoá bỏ nhiều trạm thu phí BOT ,làm nhiều cao tôc Hy vọng từ nay về sau tai nạn xe cộ và tệ nạn vi phạm luật giao thông sẽ giảm rõ rệt hơn bao hết. Người đi bộ được ưu tiên khi băng qua đường.Pham Mảng giao thông vận tải luôn rất nóng, hy vọng tân Bộ Trưởng làm tốt nhiệm vụ được giao Nguồn vốn không quan trọng bằng dự án khi triển khai có đạt chất lượng và tiến độ hay không ? Bởi khi tiến độ chậm , chất lượng kém nó sẽ kéo theo hệ lụy là đội vốn thậm chí gấp đôi , rồi chi phí sửa chữa lớn ! ( đây chính là nguồn vốn ). Mảng ông phụ trách nhiều áp lực, nhiều công trình quan trọng liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội. Hy vọng ông vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ Mong Ông quan tâm biện pháp tìm nguyên nhân tai nạn Giao thông và Giảm nhanh tỷ lệ tai nạn Giao thông hàng năm Chúc bác thành công trên cương vị mới và nâng cao chất lượng đường sá hiện nay. Xuống cấp nhanh quá bác ơi Ngoài ra nên quan tâm đến mặt đường, vì phí bảo trì đường bộ rất nhiều loại, xe cấm tải vậy mà mặt đường rất xấu, nguy cơ tai nạn là rất lớn. Hà Nội có đường Tam Trình mãi không xong |
Nguyên giám đốc Bệnh viện Phú Yên bị cảnh cáo do liên quan Việt Á Quyết định kỷ luật được Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên thông báo chiều 21/10. Bệnh viện đa khoa Phú Yên được cho đã mua số lượng bộ xét nghiệm của Công ty Việt Á ở giai đoạn dịch bùng phát mạnh ở tỉnh, song số lượng đến nay chưa được công bố.Cũng liên quan kit test Việt Á, ông Huỳnh Lê Xuân Bích, Phó giám đốc Sở Y tế kiêm Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bị khiển trách. Năm 2021, cơ quan này mua tổng cộng hơn 25.000 bộ xét nghiệm của Công ty Việt Á.Theo cơ quan kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên, các gói thầu mua kit xét nghiệm nói trên vi phạm các quy định pháp luật về đấu thầu.Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Phú Yên còn cảnh cáo ông Đặng Đình Toại, nguyên phó bí thư Huyện ủy, nguyên chủ tịch UBND huyện Sông Hinh; cảnh cáo ông Lê Ngọc Hải, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Sông Hinh; khiển trách ông Ksor Y Phun, Phó chủ tịch UBND huyện Sông Hinh; cảnh cáo ông Trần Công Chính, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Tây Hòa. Những người này được cho sai phạm về quản lý đất đai ở địa bàn.Ông Phan Doãn Dũng, chi cục trưởng hai Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sông Hinh (2020-2025), huyện Sơn Hòa (2015-2020), bị cách chức bí thư chi bộ hai đơn vị này, do làm trái các quy định liên quan thi hành án.Bùi Toàn nói thật nhé , cái bệnh viện tỉnh phú yên không biết nó là cái bệnh viện hay là cái chợ , vào bệnh viện bạn có thể được mời vé số , trừng vịt lộn , chè đậu đen , vân vân và mây mây . tôi rất ngán ngẩm , ngán lắm . |
Ông Ngô Văn Tuấn giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước Ông Ngô Văn Tuấn 51 tuổi, quê tỉnh Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kinh tế. Trong thời gian công tác tại Bộ Tài chính, ông trải qua các cương vị Phó phòng của Vụ Chính sách tài chính; Phó chánh Văn phòng kiêm trợ lý bộ trưởng; Vụ trưởng Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.Năm 2017, ông được bổ nhiệm làm Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương; tháng 6/2019 được điều động giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình. Từ tháng 10/2020 đến nay, ông là Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình.Ngày 24/7, Bộ Chính trị quyết định điều động, phân công ông Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, thôi tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2020-2025, để chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước.Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau đó ra nghị quyết bổ nhiệm ông Ngô Văn Tuấn giữ chức Phó tổng Kiểm toán, phụ trách Kiểm toán Nhà nước. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết ông Tuấn là cán bộ được đào tạo cơ bản, đã kinh qua các vị trí công tác, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú tại Bộ Tài chính, Ban Kinh tế Trung ương và tỉnh Hòa Bình.Người tiền nhiệm của ông Ngô Văn Tuấn là ông Trần Sỹ Thanh. Hồi giữa tháng 7, Bộ Chính trị điều động, phân công ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Bí thư ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước để chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ và giữ chức Phó bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025. Chiều 22/7, HĐND TP Hà Nội bầu ông Thanh giữ chức Chủ tịch TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026. |
Kiến nghị dừng thu phí BOT ở đường hư hỏng qua Bình Định Ngày 21/10, ông Trần Thái Hòa, Trưởng văn phòng Quản lý đường bộ III.4 (Khu quản lý đường bộ 3), cho biết đã kiến nghị Cục Đường bộ dừng thu phí đối với trạm BOT của Công ty TNHH BOT 36.71 trên quốc lộ 19 qua Bình Định.Theo văn phòng Quản lý đường bộ III.4, thời gian qua đoạn đường này nhiều hư hỏng, gồ ghề, đọng nước, phát sinh ổ gà, đường nứt, lượn sóng, mờ vạch phân làn... gây mất an toàn giao thông, song doanh nghiệp chậm sửa chữa, khắc phục. Do đó, hiện tuyến đường được cho không đáp ứng quy định thu phí của Bộ Giao thông Vận tải.Quốc lộ 19 dài 243 km nối Tây Nguyên và cảng Quy Nhơn (Bình Định). Giữa năm 2016, Công ty TNHH BOT 36.71 thu phí sau khi đầu tư 2.000 tỷ đồng nâng cấp hơn 56 km trên tuyến (33 km qua Bình Định, 23 km qua Gia Lai). Mức phí thấp nhất là 35 nghìn đồng, cao nhất 200 nghìn đồng mỗi lượt; thời gian thu 22 năm. trông còn không bằng đường làng mà thu phí á? 2016 thu phí mà 6 năm sau đã hư hỏng rồi. Đường mới xây 6 năm mà nát như thế này. Đường vậy chạy hư xe, nguy hiểm, chạy trễ giờ mà còn thu BOT sao được? Đường như này phải trả phí lại cho người tham gia giao thông ấy chứ! Thêm trạm rửa xe sau trạm thu phí nữa thì bội thu luôn. Quốc lộ mà cứ thu phí Ối giời, 30.7 tỷ/1km Không chỉ có QL19 mà ngay cả đường cao tốc cũng vậy. Ở ngoài bắc tuyến cao tốc Hà Nội- Lào Cai, và Pháp Vân - Cầu Giẽ mặt đường gồ ghề lồi lõm nhất là những đoạn tiếp nối giữa mặt đường với cống dân sinh hay các đoạn đầu và cuối của cầu vượt mỗi khi xe qua những đoạn đó nếu lái xe chạy nhanh rất dễ gây tai nạn vì làm chao tay lái và mất lái. Chả lẽ cục đường bộ CQ-QLNN lại bó tay với những chủ đầu tư như vậy hay sao? Nâng cấp thôi mà tốn đến 2000 tỉ? Chất lượng nâng cấp thế này nhìn là biết rồi nhé. Đoạn đường này luôn trong tình trạng sửa chữa chắp vá để cố thu phí, mỗi lần lái xe qua đây xe rất bực mình . Nên chăng câc bộ ngành liên quan cho ra bộ tiêu chí chất lượng mặt đường cho các BOT và lập các cơ quan thẩm định độc lập định kỳ - mức giá qua trạm thay đổi theo chất lượng mỗi thời điểm. Có như vậy mới công bằng cho người sử dụng đường BOT. Tại sao không yêu cầu khắc phục luôn và ngay trong 1 thời gian nhất định nếu không hoàn thành sẽ cho dừng thu phí luôn. Đường tệ thế mà đòi thu phí. Mà tại sao thu phí quốc lộ? Có thể nguyên nhân gây hư hỏng bê tông nhựa nhanh là do đá granit có độ dính bám với nhựa đường kém Quyết định quá chậm làm tổn hại đến người dân. Quốc Lộ 5 cũ cũng đã hư hỏng nhiều và đường rất xấu. Mong các cơ quan xem xét |
Bà Đào Hồng Lan làm Bộ trưởng Y tế Chiều 21/10, 434/458 đại biểu đã tham gia biểu quyết tán thành, 16 đại biểu không tán thành (3,21%) và 8 đại biểu không biểu quyết (1,61%).Bà Đào Hồng Lan 51 tuổi, quê Hải Dương, là thạc sĩ kinh tế, Ủy viên Trung ương khóa XIII. Bà từng là cán bộ tư vấn Trung tâm Xúc tiến việc làm thanh niên Hà Nội (Thành Đoàn Hà Nội); chuyên viên Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội); Phó vụ trưởng Bảo hiểm xã hội, Phó chánh Văn phòng, Chánh văn phòng, Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội.Tháng 3/2018, bà Lan được Bộ Chính trị luân chuyển, chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2015-2020.Ngày 25/9/2020, hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh thống nhất bầu bà Lan giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa XX. Bà trở thành nữ Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Bắc Ninh kể từ khi tỉnh này được tái lập năm 1997.Người tiền nhiệm của bà Lan là ông Nguyễn Thanh Long, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Y tế gần hai năm trước với tỷ lệ phiếu tán thành 95,42%. Ngày 7/6, Quốc hội cách chức Bộ trưởng Y tế và bãi nhiệm đại biểu Quốc hội với ông Long. Cùng ngày, ông Long bị khởi tố, tạm giam về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Điều 356 Bộ luật Hình sự.Ngày 15/7, Bộ Chính trị điều động, phân công bà Đào Hồng Lan thôi tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2020-2025, để chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế. Thủ tướng Phạm Minh Chính sau đó quyết định giao quyền Bộ trưởng Y tế cho bà Lan.Thủ tướng cho biết, bà Đào Hồng Lan là cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực, trải qua nhiều cương vị công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ông tin tưởng, trên cương vị mới, dù nhiều thách thức, bà Lan sẽ phát huy năng lực, sở trường để cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên Bộ Y tế vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao phó. Bà Lan chưa được đào tạo ngành y nên các thứ trưởng phải cáng đáng nhiệm vụ chuyên môn, để bà tập trung công tác quản lý.Từ năm 1945 đến nay, Bộ Y tế đã có 14 đời bộ trưởng/người đứng đầu, trong đó duy nhất bà Đào Hồng Lan không có chuyên môn y tế. Bà là nữ lãnh đạo thứ ba của ngành y, sau Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến (8/2002-8/2007) và Nguyễn Thị Kim Tiến (8/2011-11/2019).Bộ Y tế hiện có bốn thứ trưởng là bà Nguyễn Thị Liên Hương và các ông Nguyễn Trường Sơn, Trần Văn Thuấn, Đỗ Xuân Tuyên. Chúc mừng các vị bộ trưởng mới.Mong rằng ngành y tế ngày càng phát triển để phục vụ nhân dân.Viện phí giảm để người dân nghèo được tiếp cận với công nghệ y tế hiện đại. Sớm có giải pháp tốt cho ngành nhé chị! Hy vọng ngành y tế có những bước thay đổi mới |
Bộ trưởng Đào Hồng Lan: 'Mong có chính sách đảm bảo nguồn lực ngành y lâu dài' Chiều 21/10, sau khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Y tế, bà Đào Hồng Lan trả lời báo chí về những giải pháp khắc phục tình trạng nhân viên y tế thôi việc, thiếu thuốc và vật tư y tế.- Hơn ba tháng điều hành Bộ Y tế mà không có chuyên môn ngành y, bà đã giải quyết công việc như thế nào?- Tôi nhận nhiệm vụ ở Bộ Y tế trong bối cảnh rất đặc biệt. Dù không được đào tạo ngành y, tôi quyết tâm làm hết sức, những vấn đề cần chuyên môn thì mời người có chuyên môn lên cùng trao đổi, làm sao giải quyết tốt nhất. Sau ba tháng nắm bắt công việc, tôi xác định thời gian tới có nhiều việc để làm, trong đó cần vượt qua khó khăn, thách thức mà ngành đang đối mặt.Chúng tôi xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ thành quả chống dịch Covid-19 mà hàng triệu y bác sĩ đã rất vất vả để có được. Trong bối cảnh nhiều dịch bệnh mới liên tiếp xuất hiện, cộng với những ảnh hưởng của Covid-19, thì nhiệm vụ này rất quan trọng.Tôi cũng tập trung cho các nhiệm vụ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của người dân. Thời gian qua, chúng tôi chỉ đạo rà soát những mặt làm được và hạn chế, đặc biệt liên quan đến hệ thống cơ sở pháp lý, thể chế trong lĩnh vực y tế để tập trung triển khai trong thời gian tới.- Hệ thống cơ sở pháp lý đó sẽ tác động thế nào đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế hiện nay?- Bộ Y tế đã trình Chính phủ, Quốc hội để hoàn thiện hệ thống pháp lý trong kỳ họp thứ 4 là Luật Khám chữa bệnh sửa đổi; sắp tới sẽ trình Luật Dược sửa đổi. Đây là những căn cứ quan trọng đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, giá tốt nhất đến người dân. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, trong đó mở rộng phạm vi, quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế công bằng, đáp ứng quyền lợi của người tham gia.Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tập trung tháo gỡ vướng mắc trong việc thiếu thuốc, trang thiết bị. Bộ Y tế sẽ cùng với với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, bổ sung các quy định về đấu thầu thuốc, trang thiết bị vật tư khi xây dựng dự án Luật Đấu thầu sửa đổi. Ngành y sẽ đẩy nhanh tốc độ cấp phép giấy gia hạn lưu hành thuốc, trang thiết bị vật tư y tế.Bộ Y tế đang tập trung xây dựng các giải pháp để sớm đưa Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 (tại Hà Nam) đi vào hoạt động. Quá trình thực hiện có những khó khăn mà không phải ngày một, ngày hai có thể giải quyết xong. Bộ Y tế đang phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng phương án tháo gỡ. Vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Bộ, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức. Vấn đề thuộc thẩm quyền Chính phủ, chúng tôi sẽ trình, thậm chí có những vấn đề phải trình lên cấp cao hơn nữa.- Một trong những khó khăn của ngành Y hiện nay là tình trạng cán bộ, nhân viên y tế thôi việc. Bà sẽ giải quyết ra sao?- Cán bộ y tế nghỉ việc do nhiều nguyên nhân. Covid-19 kéo dài khiến nhân viên y tế trải qua thời gian làm việc rất căng thẳng, áp lực. Nhiều người thôi việc vì gia đình muốn nguời thân được nghỉ ngơi. Nhưng cũng nhiều người thôi việc vì chế độ đãi ngộ, phụ cấp, tiền lương chưa đảm bảo nhu cầu cuộc sống, trong khi thời gian làm nhiệm vụ quá nhiều, công việc nặng nề, mức phụ cấp chưa đảm bảo.Bộ Y tế đang xây dựng quy định khuyến khích, động việc cán bộ ngành y vượt qua giai đoạn khó khăn. Đơn cử dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập. Bộ Tư pháp đã cho ý kiến và hoàn thiện, tuần tới chúng tôi sẽ trình Chính phủ.Trong quá trình triển khai Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách tiền lương, Bộ Y tế cũng sẽ có những đề xuất phù hợp, với mong muốn có chính sách đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ ngành y lâu dài. Trong dài hạn, chúng tôi cũng tính tới chính sách thu hút sinh viên, học viên tham gia học tập, bởi đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao. Bộ xác định vừa phải có giải pháp đào tạo nhân lực từ đầu vào, vừa hỗ trợ đội ngũ nhân viên y tế đang làm việc.- Bà chuẩn bị tâm thế như thế nào để giải quyết rất nhiều khó khăn của ngành Y trong thời gian tới?- Tôi xác định rất rõ trách nhiệm của bản thân khi nhận nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Quốc hội giao phó. Với tinh thần quyết tâm cao nhất, tôi sẽ cố gắng đoàn kết nội bộ, cùng tập thể lãnh đạo Bộ và đội ngũ nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ. Với sự đồng lòng của cả hệ thống, từ người làm công việc quản lý đến nhiệm vụ chuyên môn thì các khó khăn sẽ dần được tháo gỡ.Thời gian qua, về vấn đề chuyên môn, tôi rất tin tưởng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp cục, vụ, viện của ngành; lãnh đạo các bệnh viện. Chúng tôi có đội ngũ chuyên môn, chuyên gia rất giỏi và tôi rất tự hào về việc này. Mọi người cũng đã giúp tôi về chuyên môn trong quá trình lãnh đạo, quản lý.Tôi sẽ cùng với lãnh đạo Bộ và cán bộ của ngành cố gắng tháo gỡ khó khăn của từng vấn đề. May mắn là thời gian qua, ngành y tế không đơn độc, chúng tôi luôn nhận được sự ủng hộ của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ban ngành, hỗ trợ cho ngành y tế phục hồi, phát triển.Bà Đào Hồng Lan 51 tuổi, quê Hải Dương, là thạc sĩ kinh tế, Ủy viên Trung ương khóa XIII. Bà từng là chuyên viên Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội); Phó vụ trưởng Bảo hiểm xã hội, Phó chánh Văn phòng, Chánh văn phòng, Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội.Tháng 3/2018, bà Lan được Bộ Chính trị luân chuyển, chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2015-2020. Ngày 25/9/2020, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh thống nhất bầu bà Lan giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Bà trở thành nữ Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Bắc Ninh kể từ khi tỉnh này được tái lập năm 1997. Chờ tăng lương, phụ cấp, đãi ngộ thì cần lộ trình, thời gian rất lâu. Là nhân viên y tế tôi cũng chẳng hi vọng gì, việc thiết thực nhất là BYT hãy ra quy định cứng về thời gian làm việc để NVYT không bị ép làm ngoài giờ nữa là tốt lắm rồi. TÔI MUỐN LÀM 48H/TUẦN THÔI, HÃY GIÚP TÔI !!!! Lương , phụ cấp quá thấp. Bác sĩ mới ra trường lương 6tr, tăng ca 1 tháng dc 600k . tc 6600K. Thời buổi này không biết làm gì với số tiền này thật luôn ý trời..Đấy là mức lương của em gái tôi.Còn tôi làm nvvp thời gian nhàn hơn, mức lương gấp 4 lần cũng chỉ đủ sống thôi .Chả biết học cho nhiều bỏ thời gian công sức ra làm gì, đc cái mác bs .. Các bạn cùng ngành được tăng phụ cấp là điều mừng, nhưng quả thật tuyến dự phòng và tuyến cơ sở công việc so với tuyến trên thì nhàn hơn nhiều, nhưng từ tuyến tỉnh trở đi thì không được tăng phụ cấp. Chưa thấy nhiều thay đổi, tình trạng thiếu vật tư, thuốc, và khó khăn trong công tác đấu thầu, chính sách thu nhập của y bác sỹ |
Ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải Chiều 21/10, Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Nguyễn Văn Thắng. Ông Thắng tiếp quản công việc từ người tiền nhiệm là ông Nguyễn Văn Thể, người vừa được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân. Ông Nguyễn Văn Thắng 49 tuổi, quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ Tài chính lý thuyết tiền tệ, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII (dự khuyết), XIII.18 năm làm việc tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), ông Thắng trải qua nhiều vị trí như: Giám đốc VietinBank chi nhánh Hà Nội, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank.Tháng 7/2018, ông làm Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, sau đó làm Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh. Ông Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên từ tháng 10/2020.Bộ Giao thông Vận tải hiện có 5 thứ trưởng là các ông Lê Đình Thọ, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Duy Lâm, Nguyễn Xuân Sang, Nguyễn Danh Huy. Bộ trưởng là ông Nguyễn Văn Thắng. Chúc tân bộ trưởng sức khỏe và làm được những điều thật nổi bật cho ngành giao thông Mong ông sẽ hành động quyết liệt để hệ thống giao thông của chúng ta có những bước tiến đáng kể, những dự án dở bấy lâu chưa hoàn thành sẽ sớm được hoàn thành và đi vào hoạt động, những dự án mới luôn đảm bảo tiến độ và không đội vốn. Đặc biệt, mong ông sẽ xúc tiến để Luật Giao thông được sửa đổi ngay trong nhiệm kỳ đầu. Mong rằng Tân Bộ Trưởng sẽ quyết liệt dẹp tan kiểu thi công đường xá cẩu thả, bê bối và kém chất lượng |
Bờ biển miền Trung ngập rác Bãi biển xã Hải Dương, TP Huế, dài hơn 4 km tràn ngập rác thải, chủ yếu là củi, cây cỏ và bao nylon. Hơn nửa tháng qua, miền Trung trải qua ba đợt mưa lũ do bão Noru, hoàn lưu bão Sơn Ca, Nesat. Nước biển dâng cao, lũ từ đất liền đổ ra mang theo hàng chục tấn rác.Bãi biển xã Hải Dương, TP Huế, dài hơn 4 km tràn ngập rác thải, chủ yếu là củi, cây cỏ và bao nylon. Hơn nửa tháng qua, miền Trung trải qua ba đợt mưa lũ do bão Noru, hoàn lưu bão Sơn Ca, Nesat. Nước biển dâng cao, lũ từ đất liền đổ ra mang theo hàng chục tấn rác.Xác cá cùng nhiều sinh vật biển dạt vào bờ phân hủy, bốc mùi hôi sau nhiều ngày phơi mưa nắng.Xác cá cùng nhiều sinh vật biển dạt vào bờ phân hủy, bốc mùi hôi sau nhiều ngày phơi mưa nắng.Hiện tượng rác thải tràn vào bờ thường xuyên xảy ra ở các bãi biển sau bão lũ. Hệ thống cống hiện tại thu gom cả nước mưa và nước thải, rác trong cống chảy ra, cộng với rác ở thượng nguồn theo nước lũ đổ về chảy ra biển.Hiện tượng rác thải tràn vào bờ thường xuyên xảy ra ở các bãi biển sau bão lũ. Hệ thống cống hiện tại thu gom cả nước mưa và nước thải, rác trong cống chảy ra, cộng với rác ở thượng nguồn theo nước lũ đổ về chảy ra biển.Tại Quảng Nam, bờ biển Tam Thanh, TP Tam Kỳ, dài gần 10 km rác tấp vào, nhiều nơi xếp lớp dày 30-40 cm. Nhiều loại rác gồm chai nhựa, bao tải, nylon, xốp, khó phân hủy.Tại Quảng Nam, bờ biển Tam Thanh, TP Tam Kỳ, dài gần 10 km rác tấp vào, nhiều nơi xếp lớp dày 30-40 cm. Nhiều loại rác gồm chai nhựa, bao tải, nylon, xốp, khó phân hủy.Người dân xã Tam Tiến đến thu gom phế liệu đem bán. Phần còn lại thường được chất đống đốt tiêu hủy.Người dân xã Tam Tiến đến thu gom phế liệu đem bán. Phần còn lại thường được chất đống đốt tiêu hủy. Mình nghĩ nhà quản lý nên xem lại cách quy hoạch bờ biển. Chúng ta có lợi thế là bờ biển dài và đẹp, tuy nhiên có quá nhiều công trình lấn vào bãi biển, làm mất đi thế mạnh, không an toàn và cũng không đảm bảo mỹ quan, vệ sinh. Tôi từng có dịp ghé Florida, một trong những bãi biển rất đẹp của thế giới. Ở đó, không có nhà hàng hay khách sạn nào được phép xây dựng từ bờ biển vào tới đường đi, trừ những khu công cộng hoàn toàn miễn phí. Bãi biển giữ nguyên vẻ hoang sơ. Những công trình sẽ được xây dựng phía bên kia của đường ven biển. Tất nhiên so sánh thì rất khập khiễng, nhưng vẫn mong có một phương án lâu bền. Đợt rồi về Đà Nãng, không còn thấy lối nào xuống bãi biển nữa, tương tự là Bãi Dài ở Nha Trang Bờ biển nhếch nhác quá .Các bác ơi. làm nhà hàng tạm thời thì được, xây nhà kiêng cố để ở như dãy nhà ở vòng cung thì không nên. nguy hiểm khi có bão mà lại mất mỹ quan. k hiểu sao cho phép xây. ở sát biển thế này quá nguy hiểm, đang đêm ngủ bị cuốn ra biển cũng nên. Ôi vừa đến An Bàng đầu tháng 9 đây, còn ngồi thong thả ăn cháo ngêu nóng hổi, giờ nhìn mà thương bà con quá xây nhà kiểu này các bác phải sang Dubai để học hỏi chứ kè tre bao cát nào mà chịu gì nổi với cuồng phong biển cả Cửa Biển sạt lở !Bờ Sông sạt lở !Núi Đồi sạt lở !Ao Hồ sạt lở !Đồng Bằng sụt lún !!!Tất cả đều do chính con người TÁC ĐỘNG quá nhiều vào môi trường sống tự nhiên. Lấn ra sát tới mép nước giờ bà thủy lấy đi sao thắc mắc được,mấy kiểu hàng quán nhà cửa ra sát mé thế nên bỏ hết đi,vừa giữ được cảnh quan vừa sạch sẽ vệ sinh,ai dám chắc những nhà như vậy không xả thải vô tội vạ...nhìn cái nhà vệ sinh trôi là hiểu rùi,tự những người dân phải có suy nghĩ tốt lên chứ cứ lấy cớ cuộc sống để rồi kéo dài cách sống như vậy là không thể chấp nhận,lợi nhuận nuôi được mấy người trong khi nhếch nhác là của toàn xã hội phải gánh,dân thì nghĩ không tới.Thiết nghĩ tình trạng này còn lâu dài. Nhếch nhác... dọn dẹp hết, trả lại khung cảnh cho bãi biển. Nhà quá sát biển, Nhìn thì chill đấy nhưng thật sự không an toàn Chủ yếu do dòng chảy dọc bờ, phải kè vuông góc với bờ biển, giống bờ biển Nhật Bản ấy |
Kiến nghị chưa phá tường vây ngăn hai tuyến metro ở TP HCM Trong công văn vừa gửi UBND TP HCM, Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR - chủ đầu tư), cho biết đoạn tường vây nêu trên thuộc gói thầu 1A (xây ngầm từ ga Bến Thành đến Nhà hát thành phố) của Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).Tường vây là một trong hạng mục giúp định hình ban đầu của công trình, đồng thời chống thấm, bao bọc các kết cấu bên trong... Đoạn tường được đề xuất chưa dỡ bỏ nằm dưới đường Lê Lợi cắt với Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1. Đây là vị trí giao cắt giữa Metro số 1 và số 4 (Thạnh Xuân - khu đô thị Hiệp Phước).Cách đây 7 năm, UBND thành phố duyệt thiết kế gói thầu 1A của Metro số 1, trong đó phương án thi công tại đoạn giao cắt nói trên sẽ theo hướng phá tường vây, để Metro Số 4 triển khai sau này đi chui xuống phía dưới. Tuy nhiên theo MAUR, tuyến tàu điện này mới ở giai đoạn kêu gọi đầu tư, chưa xác định thời điểm triển khai. Trong khi việc phá dỡ tường cần thông số chính xác về toạ độ giao cắt cũng như chi tiết liên quan thiết kế, thi công, dẫn đến khó thực hiện.Mặt khác, gói thầu 1A của Metro Số 1 đến nay đã hoàn thành hơn 97%, trong đó phần kết cấu đã thi công xong và mặt đường Lê Lợi phía trên cũng được tái lập, hoàn trả... Theo chủ đầu tư, nếu thi công phá dỡ tường vây, nhà thầu sẽ phải đào lại đường Lê Lợi mới có thể thực hiện.MAUR cũng tính toán việc phá dỡ tường vây lúc này cần kinh phí hơn một tỷ yen Nhật (khoảng 202 tỷ đồng) và thời gian thi công gói thầu 1A kéo dài thêm 23 tháng. Trường hợp chuyển hạng mục trên vào hợp đồng triển khai tuyến Metro số 4 sau này, chi phí thực hiện ước tính giảm còn 0,82 tỷ yen Nhật (khoảng 164 tỷ đồng), thời gian thực hiện cũng chỉ 20 tháng. Do vậy, chủ đầu tư đề xuất giữ nguyên đoạn tường vây để không ảnh hưởng tiến độ Metro số 1. Việc phá dỡ sẽ được thực hiện khi tuyến số 4 triển khai.TP HCM được quy hoạch 8 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài khoảng 220 km, tổng mức đầu tư 25 tỷ USD. Trong đó, ngoài tuyến số 1 đang được đẩy nhanh để hoàn thành cuối năm sau, Metro Số 2 (Bến Thành - Tham Lương) dự kiến khởi công năm 2025 và đưa vào khai thác sau 5 năm.Gia Minh Lúc khởi công mình còn trẻ giờ sắp thành ông ngoại rồi, không biết kiếp này có ngồi thử chuyến đi chợ Bến Thành được không :( Metro số 1 khởi công 2010 dự kiến hoàn thành 2023. Metro số 2 dự kiến khởi công 2025, toàn đi trong thành phố thì mơ cũng không thể hoàn thành trong 5 năm, cá nhân tôi thì nghĩ x3 cũng chưa chắc. Sau lúc trước không phá luôn bây giờ lại phải đào lên phá. Cứ cho phá ngay vì nếu để sau này phá khi phát sinh lỗi càng phức tạp thêm. Thường ga tổng nơi là đầu mối các tuyến đã quy hoạch thì khi thi công ta phải làm các nhánh sau này 1 đoạn khoảng 50m và bít đầu hầm nhánh. Sau này khi các tuyến mới thi công người ta khắc tự định vị lại tọa độ và code nền nhánh đó để thiết kế hướng tuyến vào cho đồng bộ, vì làm trước như vậy sau này việc thi công nhánh mới sẽ không ảnh hưởng nhánh cũ và việc rào chắc đào lỗ để xuống phá bít đầu hầm sẽ đơn giản hơn nhiều. Cũng đang thắc mắc sau này thi công tuyến metro số2 bến thành Tham Lương khu vực bùng binh chợ Bến Thành có bị rào lại đào lên không Trước đây khi VN không đủ trình độ thi công công trình cầu dây văng hay hầm xuyên núi, nhưng sau khi các đơn vị nước ngoài thực hiện cầu Mỹ Thuận và hầm Hải Vân, thì các đơn vị VN đã đảm nhận được việc thi công các công trình tương tự. Nhưng không hiểu tại sao đường sắt đô thị lại không áp dụng như trên để giảm chi phí đầu tư, vì thực tế khi thi công các tuyến đường sắt đô thị (tại Hà Nội và Tp. HCM) thì chuyên gia nước ngoài hướng dẫn cho CBKT và CN Việt Nam thi công. |
Chuyên gia: 'Thủ Đức mất 54 triệu USD mỗi năm vì ngập' Ước tính thiệt hại trên được ông Nguyễn Huy Dũng, chuyên gia cao cấp về rủi ro thiên tai của Ngân hàng Thế giới, đưa ra tại hội thảo góp ý đồ án quy hoạch chung TP Thủ Đức đến năm 2040, chiều 21/10.Theo ông Dũng, diện tích ngập do mưa hiện của TP Thủ Đức là 31% và tăng lên 37% vào 2050. Dự báo trong trường hợp xảy ra lũ 1% (lũ 100 năm đến một lần) thì tổng thiệt hại do ngập của TP Thủ Đức hiện ở mức 382 triệu USD và tăng lên 521 triệu USD vào 2050. Còn thiệt hại trung bình mỗi năm của thành phố do ngập nước tăng từ 53 triệu USD (hiện tại) lên 84 triệu USD (2050).Năm 2021, thu ngân sách của TP Thủ Đức là 10.350 tỷ đồng, tương đương hơn 416 triệu USD. Như vậy, mức thiệt hại 54 triệu USD mỗi năm bằng khoảng 13% thu ngân sách thành phố. Còn nếu xảy ra lũ 1%, mức thiệt hại 382 triệu USD, khoảng 92% thu ngân sách thành phố.Giải thích thêm với VnExpress, ông Dũng cho biết số thiệt hại này được tính toán dựa trên hai yếu tố: nước (gồm lũ ngoài sông, triều, mưa) và cơ sở hạ tầng (điện, đường, giao thông). Tuy nhiên, các con số nêu trên mới chỉ là thiệt hại trực tiếp, tức các mất mát về cơ sở hạ tầng, mà chưa bao gồm tổn thất gián tiếp do ảnh hưởng các hoạt động kinh tế, dân sinh."Thường thiệt hại gián tiếp gấp 3-4 lần tổn thất trực tiếp, thậm chí gấp hàng trăm lần", ông Dũng nói, ví dụ năm 2003, thành phố New York từng xảy ra trận bão gây thiệt hại 30 tỷ USD, phần lớn đến từ thị trường chứng khoán và các hoạt động tài chính, kinh tế. Như vậy, nếu tính cả tổn thất gián tiếp, mất mát do ngập của TP Thủ Đức còn nhiều hơn ước tính trên.Theo ông Dũng, giải pháp cho TP Thủ Đức cần quy hoạch dựa trên nguyên tắc "lấy nước làm trung tâm". Nơi đây được bao bọc bởi sông Sài Gòn và sông Đồng Nai nên cần tận dụng tối đa lợi thế tiêu thoát nước sát sông và nhiều kênh rạch. Đây cũng là cơ hội để thành phố tạo ra cảnh quan sống tốt hơn, mang tính bền vững với nhiều không gian xanh, thu hút người dân tới sinh sống, làm việc.Cụ thể hơn, ông kiến nghị TP Thủ Đức cần làm chậm lũ và giảm thiểu dòng chảy từ phía bắc xuống phía nam - thượng lưu về hạ lưu - bằng giải pháp tăng khả năng thấm nước và trữ nước ở thượng nguồn. Như vậy, nước không đổ hết xuống làm tăng áp lực thoát nước và gây ngập cho hạ lưu.Chuyên gia cũng cho rằng TP HCM không nhất thiết phải xây đê bao kín toàn thành phố mà có thể đê bao một phần, còn lại để phát triển tự nhiên nhằm tăng môi trường sống và giảm lũ. Riêng khu vực tây bắc và đông nam tương lai sẽ thiệt hại nhiều hơn vì ngập nên cần điều chỉnh mật độ xây dựng qua kế hoạch sử dụng đất, bố trí hạ tầng phù hợp đặc thù của vùng có tính tổn thương cao.Ông Nguyễn Đỗ Dũng, Giám đốc Công ty tư vấn quốc tế enCity - đơn vị lập đồ án quy hoạch chung cho TP Thủ Đức, đề xuất chiến lược thích ứng với ngập cho TP Thủ Đức dựa trên nguyên lý phân cấp 4 vùng – nguy cơ ngập cao, vừa, thấp và không ngập, cùng 3 lớp kiểm soát ngập - gồm lớp bảo vệ, lớp thích ứng với tác động biến đổi khí hậu và lớp giảm thiểu thiệt hại gây ngập cực đoan.Cụ thể, thành phố xây các hành lang kiểm soát triều nhằm tạo không gian kết hợp nhiều giải pháp công trình ngăn ngập và mặn, trong đó xây dựng các cống ngăn triều tại cửa kênh rạch để khép kín hành lang phòng lũ. Hồ điều tiết là giải pháp được đề xuất để trữ dòng chảy tràn gây ngập do mưa khi hệ thống tiêu thoát nước không thể hoạt động nếu nước sông dâng cao.Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết khả năng quy hoạch chung của TP Thủ Đức được phê duyệt trước quy hoạch chung TP HCM. Do đó, TP Thủ Đức, Sở Quy hoạch và Kiến trúc cùng các đơn vị tư vấn tiếp thu góp ý của các tổ chức, cá nhân, chuyên gia và phải đảm bảo thống nhất với quy hoạch chung của TP HCM. Các nhà quy hoạch cần ưu tiên tính khả thi của đề án để tạo giá trị, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.Dự kiến, đồ án quy hoạch chung TP Thủ Đức được trình UBND TP HCM trong tháng 11, sau đó Bộ Xây dựng phê duyệt, trình Thủ tướng trong tháng 12 năm nay. Dựa trên quy hoạch này, TP Thủ Đức sẽ có khung phát triển cụ thể từng khu vực đến năm 2040.Thu Hằng Các chuyên gia tính dùm cháu 1 năm cửa ngõ ở TP lớn nhất TPHCM tốn bao nhiêu tiền xăng dầu cho việc ùn ứ với ạ Thay vì mất 54 triệu đô mỗi năm sao không dùng số tiền mỗi năm phải mất để nâng cấp hệ thống thoát nước?Nếu chúng ta có hệ thống thoát nước như Nhật thì quá tốt Cái cách đô thị hóa bê tông tất cả toàn thấy nhà với đường, làm đường cống thoát nước bằng cái lổ mũi mưa không ngập mới lạ 10 năm nữa mưa có thể ngập tới cổ họng là không tránh khỏi. Bây giờ không riêng gì thành phố tỉnh nào cũng ngập đó là cái đặc sản của VN quy hoạch cho tầm nhìn giao thông xuồng ba lá trong tương lai. Ngập do hạ tầng quá yếu kém. Hậu quả của việc tập trung phát triển 1 quận là như thế. Nhà cao tầng dày đặc, dẫn tới sụt lún đất nhiều hơn mỗi năm và bê tông hóa nhiều nên nước thoát ở đâu cho kịp. Về cơ bản, vùng giáp sông là dành cho tiêu thoát nước, cảnh quan công cộng. Thế mà các nhà quy hoạch cứ thích duyệt các dự án chung cư cao tầng, du thuyền dọc bờ sông. Khó hiểu! Thủ đức nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung cách biển hàng chục km nhưng vẫn bị ảnh hưởng do triều cường, điều mà trước nay không có, do qui hoạch xây dựng,thoát nước quá kém nếu không nói là cẩu thả. Cần giờ vài chục năm nữa sẽ thành hồ bơi nếu cứ theo qui hoạch như hiện nay , người dân thành phố không cần phải mất thời gian ra Vũng tàu tắm biển mà có thể tắm biển ngay tại chỗ 20 năm trước cũng tốn kém ngàn tỷ chống ngập cho tp,đào bới cả tp,cuối cùng vẫn vậy. Con người kém ý thức , miệng cống bít hết rồi, rác thì đỗ xuống miệng cống Quá hay, quy hoạch phải như vậy mới khoa học và bền vững. Chúng ta gần đây chỉ quan tâm xây thật nhiều khu chung cư vì chỗ ở và lấy kinh tế làm đầu. Thủ Đức là nơi cao nhất TP. HCM... vậy tính luôn cả thành phố mỗi năm mất bao nhiêu ạ. Vậy lấy cái mất để khắc phục thì có được không ạ... Vấn đề ngập lụt của tp hcm cực kỳ đau đầu, nước biển ngày càng dâng cao tp ngày càng bị ngập nhiều và sâu hơn, trong khi đó thì liên tục được mở rộng bất chấp các vùng thấp Nhìn là thấy TP Thủ đức kẹp giữa 2 lưu vực sông ĐN -sông SG, không những ngập mà còn có hiện tượng sông này tràn qua sông kia, chợ Thủ đức nước chảy như lũ ống là thế, tiến về phía đông có thể là 1 thảm hoạ Các bác cứ đào đường để làm cống thì cứ đào làm cống như cho xe tải 1 tấn chạy được trong cống là sẽ thoát nước đảm bảo sẽ ko ngập đường được ,chứ đừng đào làm cống cho chuột chạy được như bây giờ thì sẽ cứ ngập hoài Nếu mỗi vỉa hè đều là hộp cống ngầm. Tôi nghĩ nó sẽ chứa được lượng nước lớn mỗi khi mưa lớn kết hợp triều cường. Nhưng quy hoạch ở ta giờ đường thoát nước bé tẹo. Thế mới có chuyện phố miền núi mà cũng ngập cho được. Hệ thống thoát nước quá bé thì làm sao tải được. Tôi không biết phố cổ mưa lớn có bị ngập không. Chứ Pháp họ làm cách đây hơn trăm năm rồi |
Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, lúc 13h áp thấp nhiệt đới ở bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất 49 km/h, cấp 6, giật tăng hai cấp. Hôm nay, áp thấp nhiệt đới theo hướng tây, tốc độ 15-20 km/h.Đến 13h ngày mai, áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 460 km về phía bắc đông bắc, sức gió mạnh nhất cấp 6-7, giật cấp 9. Sau đó nó theo hướng tây tây nam với tốc độ 15-20 km/h, tiến gần quần đảo Hoàng Sa và đến chiều 24/10 vẫn giữ cường độ cấp 6.Trong 2-3 ngày tới, bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao 3-5 m.Ông Nguyễn Hữu Thành, Phó phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, đưa ra hai kịch bản áp thấp nhiệt đới trong những ngày tới. Kịch bản 1 với xác suất 60-70%, áp thấp nhiệt đới tương tác với không khí lạnh, mạnh nhất sẽ đạt cấp 7 khi vào Biển Đông, khi đến quần đảo Hoàng Sa suy yếu thành vùng áp thấp.Kịch bản 2 với xác suất khoảng 30-40%, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, sức gió mạnh nhất 75-88 km/h, cấp 8-9, duy trì cấp bão 1-2 ngày và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, áp tháp nhiệt đới tiếp tục suy yếu khi vào sát bờ biển miền Trung.Các cơ quan khí tượng quốc tế chưa nhận định về cơn áp thấp nhiệt đới này.Từ đầu năm tới nay, Biển Đông xuất hiện 6 cơn bão, 2 cơn áp thấp nhiệt đới. Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ. Mong áp thấp sẽ bị không khí lạnh triệt tiêu và tan giữa biển, đừng gây mưa lũ cho miền Trung nữa. Lại vào nữa, bà con đã khổ quá rồi Lại hướng vào vào miền Trung!. Trời ơi sao cứ thẳng vào bụng nhắm vậy sao chịu được phát thứ ba rồi. đau. Ồ , Lại có thêm nữa đây. Quay ra giữa Biển Đông đi bão ơi! Cám ơn mi nhé! Lại vào miền Trung nữa, buồn thật, mong nó tan ngoài biển Mưa chiều miền trung. Cái ông bão này đùa dai quá. Mong thành áp thấp và tan giừa biển. Miền trung đã quá khổ rồi. Nam mô a di đà phật Gặp không khí lạnh sẻ giảm thôi |
Không thể xây nhà vì phải chờ kế hoạch sử dụng đất hàng năm Đầu năm 2020, anh Khang đến UBND xã Xuân Thới Thượng đăng ký chuyển mục đích sử dụng 56 m2 đất nông nghiệp sang thổ cư để xây nhà. Hơn một năm sau, xã thông báo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Hóc Môn đã được duyệt, anh Khang lên UBND huyện nộp hồ sơ chuyển mục đích. Thế nhưng, sau hai tháng anh nhận được thông báo lô đất của mình được quy hoạch là đất ở khu dân cư mới nên chưa thể chuyển mục đích, phải chờ thành phố điều chỉnh quy hoạch chung."Tôi phải đăng ký nhu cầu để chờ đưa vào kế hoạch sử dụng đất, nhưng đất có được chuyển mục đích hay không lại phụ thuộc vào quy hoạch. Tôi không biết kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa gì", anh băn khoăn. Tháng 9 vừa qua, theo hướng dẫn của huyện, anh Khang một lần nữa đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất vào năm 2023 với hy vọng thành phố sớm điều chỉnh quy hoạch.Tương tự, bà Nguyễn Thị Mai Lan, đăng ký chuyển khoảng 200 m2 đất trồng cây lâu năm tại phường Long Phước, TP Thủ Đức sang thổ cư từ năm 2020 nhưng sau đó dịch bùng phát nên chưa làm hồ sơ chuyển mục đích. Tháng 9 vừa rồi, bà lại phải đăng ký chuyển mục đích vào kế hoạch sử dụng đất năm 2023, tức phải chờ thêm một năm nữa."Mỗi năm phải đăng ký một lần rất phiền hà. Nếu đã quy hoạch khu này được chuyển sang đất ở thì cứ cho dân chuyển rồi nộp tiền sử dụng đất. Không hiểu sao phải chờ từ năm này sang năm khác", bà bức xúc.Diện tích đất của anh Khang, bà Lan là một phần nhỏ trong hơn 26.000 ha đất nông nghiệp mà TP HCM được phép chuyển đổi mục đích sử dụng giai đoạn 2016-2020 theo phê duyệt của Chính phủ. Tuy nhiên, thống kê đến hết năm 2020, chỉ 25% diện tích nêu trên được chuyển đổi thành công (hơn 5.000 ha). Tức, còn hơn 21.000 ha đất nông nghiệp chưa chuyển đổi mục đích dù nằm trong hạn mức cho phép.Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hàng năm là căn cứ để địa phương giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng và thu hồi thực hiện dự án. Hàng năm, UBND cấp huyện thông báo việc đăng ký kế hoạch sử dụng đất cho năm sau, thường trong khoảng một tháng. Người dân, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất nộp đơn đăng ký, từ đó, chính quyền cấp huyện lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Sau khi kế hoạch được UBND TP HCM phê duyệt, địa phương sẽ công bố để người dân nộp hồ sơ chuyển mục đích.Chủ tịch phường Long Phước, TP Thủ Đức Nguyễn Thị Ngọc Thanh cho biết năm nay địa phương có 105 hộ dân đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích khoảng 9 ha. Mỗi năm, địa phương chỉ mở đợt đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất trong khoảng một tháng, nếu người dân bỏ lỡ, hoặc phát sinh nhu cầu đột xuất sau đó phải chờ đến năm sau."Dù mỗi đợt đăng ký phường đều niêm yết công khai, thông báo trên nhiều kênh khác nhau, nhưng nhiều người vẫn không biết để đến đăng ký", bà nói và cho hay trường hợp người dân vì lý do nào đó chưa thể chuyển mục đích sử dụng đất trong năm đăng ký cũng không được bảo lưu mà phải đăng ký lại vào năm sau.Kế hoạch sử dụng đất hàng năm gây phiền hà cho người dân, nhưng với cơ quan nhà nước thủ tục này không nhiều ý nghĩa. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng cho biết từ bước chuẩn bị đến phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm mất rất nhiều thời gian và gần như không thể ban hành trước 31/12 hàng năm như quy định."Kế hoạch sử dụng đất hàng năm coi chừng là hình thức. Tuy thể chế quy định vậy nhưng thực tiễn không làm được", ông Thắng nói và cho rằng TP HCM đã có quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất 5 năm và 10 năm được Thủ tướng duyệt, UBND thành phố có thể căn cứ trên các quy hoạch này để kiểm soát việc giao, thuê, chuyển mục đích sử dụng đất.Một trong những ý nghĩa của kế hoạch sử dụng đất hàng năm là để quản lý các dự án đầu tư công. Dự án đã duyệt ghi vốn phải được đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm để thu hồi. Nếu sau ba năm, dự án chưa triển khai sẽ huỷ bỏ. Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Võ Phan Lê Nguyễn nêu thực tế nhiều dự án đã ghi vốn nhưng ngân sách chưa có tiền để bố trí, nên có khi 2-3 năm sau địa phương mới được phân bổ vốn, lúc đó lại phải huỷ."Về mặt chính trị, lỗi của cơ quan đầu tư là không sát thực tế. Nếu nâng quan điểm thì người làm còn phải bị phê bình, kiểm điểm vì lập kế hoạch sử dụng đất khác thực tế", ông nêu bất cập.Lãnh đạo Nhà Bè kiến nghị nên bỏ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Hoặc có thể nới lỏng thời gian hết hạn kế hoạch sử dụng đất để xử lý các dự án đầu tư công. Ngoài ra, ông đề xuất không yêu cầu hộ gia đình đăng ký chuyển mục đích sử dụng trên từng thửa cụ thể như hiện nay. Thay vào đó, thành phố duyệt cho địa phương một diện tích ước tính được chuyển đổi hàng năm sẽ linh động cho người dân hơn.Đồng quan điểm, Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân Vũ Chí Kiên cho rằng TP HCM đã có quy hoạch đô thị nên mỗi năm phải làm kế hoạch sử dụng đất vừa tốn kinh phí, thời gian, nhưng lại không cần thiết bởi diễn biến thị trường của thành phố rất nhanh. Khi nhà đầu tư, người dân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất mà phải chờ cả năm để đăng ký sẽ ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, phát triển đô thị.Theo ông Kiên, thủ tục này không còn phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường mà vẫn theo kiểu kế hoạch hoá tập trung như trước kia. Nó làm chậm quá trình phát triển nhiều hơn là giúp củng cố việc quản lý. Do đó, ông kiến nghị thí điểm bỏ kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hàng năm ở TP HCM và các địa phương phát triển như Hà Nội, Đà Nẵng vì có chuyển dịch cơ cấu đất đai nhanh hơn những nơi khác.Ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM Lê Hoàng Châu, cho rằng kế hoạch sử dụng đất hàng năm là rào cản cho khu vực tư nhân vì muốn thực hiện dự án phải chờ cả năm. Bởi dự án đầu tư công có thể căn cứ kế hoạch trung hạn để lên kế hoạch, nhưng công trình của người dân, doanh nghiệp thì không như vậy. Do đó, ông ủng hộ đề xuất bỏ quy định này."Nếu vẫn phải giữ thì khi nhà nước chấp thuận chủ trương đầu tư cho doanh nghiệp phải đồng thời cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất cấp huyện mới có thể gỡ khó cho khu vực tư nhân", ông nói.Liên quan đến kế hoạch sử dụng đất hàng năm, mới đây, làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã đề xuất bỏ quy định này trong Luật Đất đai sửa đổi vì cho rằng việc chuyển mục đích sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trên khu đất phù hợp quy hoạch là quyền của họ.Thu Hằng Ý nghĩa đất nông nghiệp là gì khi xung quanh là dân cư, nhà san sát, khu công nghiệp vậy đất đó có trồng trọt được không ? Chỉ vài chục m2 mà người dân chưa thể an cư. Hiện tại các dự án đô thị đông tây nam bắc chỗ nào cũng có dự án, lập dự án quy hoạch rồi treo đó, có dự án treo 20 năm rồi lại treo tiếp, dân chúng tôi có quyền sử dụng đất không làm gì được, lúc gia đình khó khăn bán cũng không ai mua. Nhà tôi 3 đời có đất có tiền vẫn không được xây dựng vì quy hoạch treo. Khi hết treo thì lại chờ "phù hợp kế hoạch sdd". Nhưng kế hoạch thì lại treo. Thủ tục quá lạc hậu Sao mà khổ quá đi.. Phụ thuộc vào quy hoạch xây dựng nữa ,dù đất thổ cư,quy hoạch khu dân cư nhưng nhà quy hoạch vẽ là khu cao tầng thì coi như mất vì không bán không sửa không xây được và bao nhiêu năm thì không biết... Bỏ quy hoạch treo, bỏ kế hoạch sử dụng đất hằng năm đi ạ, gia đình tôi là tế bào của xã hội để có thể phát triển được, nhà tôi quá tù túng hơn 15 năm nay rồi. Gia đình tôi 5 người ở căn nhà có 20m. Có miếng đất của mẹ cho 200m mà đợi hoài không lên thổ cư được. Cả gia đình phải ở chật chội như vậy gần 10 năm trời. Khổ. Có đất mà không xây được nhà rộng rãi hơn cho các con ở. Máy móc chỉ khổ dân, chẳng hạn khi A được quy hoạch là khu dân cư. Thì đất ở khu đó cho chuyển hết sao cứ phải chờ Đất nông nghiệp mà dân cư xây nhà đến 70% rồi thì làm nông nghiệp kiểu gì. Nhu cầu nhà ở của người dân nghèo còn cao lắm. Hãy cho họ cái quyền được có nhà để ở. Không có kế hoạch rồi bát nháo à? Ai cũng muốn được phần mình thì lợi ích chung để đâu? Nhỏ em tôi có 90m2 gần chỗ anh Khang, cũng đang chờ nè. Muốn nhanh thì mua cái nào đã lên thổ cư rồi ấy. Đó là lý do tại sao lô đất đã lên thổ cư với chưa lên, giá nó cách xa 1 trời 1 vực. Chứ nếu lên được dễ dàng thì người ta đã tự mua về, bỏ thêm chút tiền đóng phí mà lên. Chứ mắc gì đi mua lô đất giá cao cho mệt. Tôi cũng có miếng đất 100m2 ở Bình Chánh TP HCM mà ko lên thổ cư để xây dựng dc vì vướng quy hoạch hơn 10 năm nay. Đợi bỏ quy hoạch hoặc sửa đổi thì chắc 100 năm nữa quá. Nếu không làm gì cả thì để người dân họ xây nhà để ổn định cuộc sống đi, hơn 15 năm nay khu này nhìn không khác gì khu ổ chuột! Như gia đình nhà tôi đây... nguyên dãy diện tích 64m2 thì chưa tách được sổ... nguyên dãy 28m2 thì đã có sổ... chúng tôi đi hỏi đi xin tách thì được trả lời là chưa tách được. Làm khổ dân... mà dân thấy vô lý thì không biết kêu ai, ai gỡ ai giải thích cho vụ vô lý này đây? Xung quanh nhà tôi là khu nhà ở,nhưng có nhiều đất xin chuyển đổi mục đích đến nay cũng không chuyển được.Quỹ đất bao nhiêu thì những người bên mua bán bđs làm chuyển đổi rất nhanh.còn lại dân như nhà tôi cũng 2 năm rồi và vẫn phải chờ tiếp.Khi nào hỏi cũng hết quỹ đất chờ tiếp. Theo tôi là bỏ hoặc thay đổi thế nào cho phù hợp hơn. Như nhà tôi, đất ông bà để lại hơn 500m2 trước đó thì toàn bộ là đất ở nhưng khi cấp lại sổ đỏ năm 2003 thì chỉ còn có 100m2 là đất ở để xây nhà còn lại là đất trồng cây lâu năm (do lúc đó bố mẹ tôi không biết nên không ý kiến gì). Giờ bố mẹ tôi chia lại cho 2 anh em thì phần có đất ở, phần không có. Trong khi đó tôi muốn xây nhà nên làm đơn đề nghị chuyển đổi đất từ năm 2015 đến giờ chưa chuyển đổi được. Hỏi địa chính xã thì bảo là chưa có đợt chuyển đổi, phải chờ. Đến giờ bao nhiêu năm, tôi muốn xây nhà kiên cố mà vẫn chưa chuyển được đất để xây. Thực sự là quá bất cập. Chỗ nào động đến thủ tục hành chính cũng nhiêu khê. Tôi có 288m2 đất nông nghiệp (đất khai hoang có nguồn gốc trước năm 90), nay cấy lúa, trồng ra không hiệu quả, tôi làm đơn lên UBND xã chuyển sang làm trang trại trồng nấm rơm nhưng xã nhất quyết không cho chuyển đổi mặc dù chủ trương chung của huyện là cho chuyển nhưng phải căn cứ vào cấp xã. Mà rào lại trồng cây ăn quả cũng không cho. |
Xe tải bốc cháy sau tai nạn, hai người chết Khoảng 4h, tài xế Chu Văn Hùng, 34 tuổi, lái xe tải loại 5 tấn chạy trên đại lộ Nam Sông Mã. Đến phường Quảng Châu, TP Sầm Sơn, xe tải tông vào xe đầu kéo do anh Nguyễn Đình Cường, 39 tuổi, cầm lái chạy hướng ngược lại.Cả hai phương tiện văng xuống ruộng, cabin biến dạng, tài xế mắc kẹt. Xe đầu kéo phát nổ, bốc cháy dữ dội. Cả hai xe đều không chở hàng.Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn được huy động dập lửa, cắt cabin đưa hai tài xế ra ngoài, song họ đều thiệt mạng.Đến 6h, hiện trường được giải tỏa, giao thông trở lại bình thường. Nguyên nhân tai nạn đang được điều tra. Những loại xe ben nhỏ chở VLXD thường chạy rất láo, gặp là phải hết sức cẩn thận. Xe 5 tấn mà hất cả xe container xuống ruộng thì tốc độ cả hai xe chắc rất kinh hoàng. Cầu nguyện cho người đã khuất !Nhưng thực lòng cũng cạn lời với sự việc 2 xe này chạy đấu đầu với nhau lúc 4h sáng .!? Cánh lái xe luôn có câu truyền miệng xương máu: Nhất nhá nhem - Nhì chạng vạng ! Để nói lên 2 khoảng thời gian rất dễ xảy ra tai nạn đối với người lái ! 4h sáng là giờ mệt mỏi ít tỉnh táo nhất, vì vậy phải thận trọng, tài xế cần có người nói chuyện đề đỡ buồn ngủ.Xin chia buồn cùng hai gia đình ! Tài xế xe đầu kéo tử vong!?! Chắc 2 tài đang chạy với tốc độ Thần chết!?! Bài học "Hai con dê qua cầu" chỉ ở VN mới có và ai cũng được học từ bé, nhưng hầu như không ai áp dụng. Thật buồn! Nếu không lấn làn thì sao đối đầu được nhỉ?Cánh lái xe luôn nên có câu: không lấn làn, không xâm phạm không gian của người khác, sẵn sàng chia sẻ cho dối diện 20 cm không gian thôi cũng được. Quá thương tâm.. Lời cảnh tỉnh cho những bác tài chạy xe ẩu sẽ không tránh khỏi những sự việc đau lòng ntn là điều rất dễ xảy ra..! Xin chia buồn cùng gia đình nạn nhân. Hi vọng nguyên nhân không phải là do 2 tài xế thi độ gan lì Lỗi lớn ở đường 2 chiều không ngăn cách, thứ nhì là do một trong hai lái xe mất lái. Khả năng là vượt xe mà không thấy xe ngược chiều! Chia buồn cùng gia đình các nạn nhân Đại lộ thì phải có giải phân cách cứng, làm sao hai xe lại đấu đầu? |
Bộ trưởng Nội vụ: Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng là hợp lý Sáng 22/10, thảo luận tại tổ ở Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương là từ năm 2021 sẽ cải cách chính sách tiền lương. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương quyết định lùi thời điểm cải cách. Việc tăng lương cơ sở cũng chưa thực hiện được do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.Theo bà Trà, tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ đề xuất Quốc hội tăng lương cơ sở thêm 20%, từ 1/7/2023. Tỷ lệ tăng này tiệm cận chính sách cải cách tiền lương với khung dự kiến thấp nhất là 29%, cao nhất trên 40%. Nếu năm 2023 đất nước phát triển kinh tế - xã hội tốt và năm 2024 tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định thì có thể triển khai được chính sách cải cách tiền lương.Bộ trưởng Nội vụ cho biết, 6 tháng đầu năm, số công chức, viên chức thôi việc trên cả nước là 39.500. Trong đó, công chức hơn 4.000, viên chức 35.500, chủ yếu ở hai ngành giáo dục và y tế. Riêng giáo dục hơn hai năm qua, số người thôi việc là 16.400, trong đó trình độ đại học trở lên chiếm 49%. Y tế có 12.190 người thôi việc, hơn 56% trình độ đại học trở lên."Số liệu báo cáo là 2,5 năm nhưng thực tế công chức, viên chức thôi việc nhiều vào 6 tháng cuối năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022", bà Trà nói.Công chức, viên chức thôi việc chủ yếu ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, có khu công nghiệp, chế xuất lớn như TP HCM, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ. Họ phải chịu áp lực rất lớn, trong khi thu nhập không đáp ứng cuộc sống. Sau dịch, các dịch vụ y tế, giáo dục ngoài công lập có điều kiện phát triển mạnh mẽ, đãi ngộ tốt, hút nhân lực dịch chuyển từ công sang tư.Thảo luận tại đoàn TP HCM, luật sư Trương Trọng Nghĩa nói lương và thu nhập với công chức, viên chức là vấn đề báo động. Lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, chăm lo được cho gia đình và phát triển bản thân. Nhưng mức lương của người lao động Việt Nam nhiều nơi không đảm bảo nhu cầu sống thông thường, thậm chí tối thiểu."Lương không đủ sống là một trong những nguyên nhân khiến một bộ phận công chức, viên chức rời bỏ khu vực công. Lương thấp còn cản trở rất lớn vấn đề nguồn nhân lực", ông Nghĩa nói.Ông đề nghị khi điều chỉnh tiền lương, không nên cào bằng mà chia thành hai nhóm. Thứ nhất, nâng lương trước cho cán bộ, công chức, viên chức đang có thu nhập không đủ sống. Bộ phận này cần được tăng lương nhanh và nhiều hơn. Thứ hai là nhóm hưởng lương cao, có thể điều chỉnh chậm hơn. Lương tối thiểu cũng phải xác định lại để đảm bảo mức sống tối thiểu theo từng nơi. Như TP HCM, từ cắt tóc, đi xe ôm cũng tốn nhiều tiền, thì "lương 7-8 triệu đồng mỗi tháng chưa chắc đã đủ sống".Lương cơ sở dùng làm căn cứ tính lương của cán bộ, công chức, viên chức... trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện chế độ khác. Trước đây, việc điều chỉnh tăng lương được thực hiện hàng năm, nhưng 3 năm qua không thể do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.Lần điều chỉnh lương cơ sở gần nhất là 1/7/2019, tăng từ 1,39 lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm (hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34) sẽ nhận lương 3.486.600 đồng.Viết Tuân - Sơn Hà Mới tốt nghiệp đại học đi làm lĩnh lương gần 3 triệu rưỡi là cao lắm đấy. Nghe nói ở các nước bên Tây, bên Mỹ mới ra trường đi làm lương có 4-5 ngàn thôi! Mong tăng ngay từ 1/1/23 thay vì 1/7 trang trải cuộc sống! Lương công chức và viên chức mới ra trường hiện nay mới chỉ được 3.5tr một tháng nếu tăng thêm 20% thì được khoảng 4.2tr vẫn còn thấp hơn mức lương tối thiểu vùng I ngoài nhà nước. Mức tăng này sẽ không thể đảm bảo đời sống vì chỉ số giá tiêu dùng tăng phi mã như hiện nay. Nên việc thu hút nguồn lực cho dịch vụ công sẽ là một bài toán nan giải. Đã đến lúc lương cần phải tăng theo giá để đảm bảo mức sống của lao động. Lương vậy sao tồn tại nổi ? Ở SG mà lương 10tr thì sống 1 mình may ra đủ còn có gia đình thì đừng nằm mơ. Nên tăng ngày từ đầu năm 2023 để tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức họ đã kiệt sức sau 3 năm chống dịch và 1 năm giá cả leo thang rồi 3 năm tăng 1 lần lên 300 ngàn đồng rất thấp, tính ra mỗi năm được 100 ngàn đồng. Nên xem xét lên từ 1/1/2023 để viên chức phấn khởi tinh thần. Đợi chờ 3 năm rồi, làm việc chân chính, chỉ có lương thôi thì vất vả với vật giá hiện nay. Giáo viên đại học mới ra trường thử việc hưởng 75%Lương= 2,34x1.490.000x1,3x0,75 -( đóng bảo hiểm XH+công đoàn1%+quỹ ủng hộ các loại tương đương 12% lương) = lĩnh 2.981.000. Sau 6 tháng thử việc+ 3 năm hoàn thành nhiệm vụ trở lên tăng thêm 0,33 x1490 thử hỏi đến bao h mới bằng lương phụ hồ! Hy vọng 1/1/2023 áp dụng luôn, chứ 6 tháng lâu lắm Lương Giáo viên và Bác sỹ tối thiểu 20 triệu/tháng. Bác sỹ không cho làm phòng mạch, Giáo viên không cho dạy thêm Theo tôi cái cần tăng hiệu quả công việc, và chấm điểm công việc, từ hiệu quả công việc mà định lương.Vì không có thước đo mức độ hoàn thành công việc, nên người làm tốt và người không làm được việc lương như nhau, có bình bầu cảm tính hiệu quả công việc thấp, nhân sự nhiều, mất nhiều thời gian để giải quyết vấn đề... Hợp lý hơn nữa là được tăng từ 01/01/2023 Lương khởi điểm của công chức viên chức bét nhất khởi điểm từ năm 2023 là 20 triệu. 2030 phải 30 triệu 2040 là 40 triệu . Đơn cử như vậy mới phát triển nổi. Thậm chí 2040 phải lên mức 50 triệu |
Bác sĩ Nguyễn Tri Thức: 'Bệnh viện loay hoay không biết mua sắm thế nào cho đúng' Sáng 22/10, thảo luận tổ ở Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, cho biết từ khi có những phản ánh đầu tiên về tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế đến nay đã hơn 8 tháng. Chính phủ, các bộ ngành đã tổ chức nhiều cuộc họp, gặp gỡ lắng nghe cán bộ y tế, "nhưng đến giờ chúng tôi thấy chưa có thay đổi nào về chính sách".Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, khi dùng các máy cao cấp như máy xạ trị, CT thì phải mua của hãng độc quyền. Một bóng đèn dùng trong máy CT khoảng 3-4 tháng là hỏng, phải thay. Nhưng vì máy độc quyền của một hãng, nên khi thay bóng đèn hoặc các linh kiện kèm theo máy thì phải mua đúng loại của hãng đó mới sử dụng được. Tuy nhiên, nếu ghi rõ là mua bóng đèn của hãng cụ thể, thì sẽ bị coi là vi phạm chỉ định thầu."Theo quy định, khi đấu thầu phải tham khảo ba gói giá. Nhưng khi mua máy cao cấp, chỉ có một hãng độc quyền thì lấy đâu ra gói giá khác để tham khảo?", ông Thức nói, cho hay đang có thực trạng là máy móc cao cấp ở các bệnh viện hư hỏng nhưng rất khó sửa chữa, rất bế tắc.Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy nhấn mạnh, khi máy móc cao cấp ở bệnh viện công hỏng khó sửa chữa thì bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo sẽ chịu thiệt thòi, không đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh. Nguyên nhân là người giàu có thể ra bệnh viện tư chữa trị, nhưng người dân nghèo thì khó chi trả được giá dịch vụ ở bệnh viện tư.Đánh giá đây là vấn đề khẩn thiết, ông Thức đề nghị đại biểu Quốc hội có ý kiến để các bệnh viện sớm có cơ chế sửa chữa máy móc cao cấp khi hư hỏng. "Anh em Bệnh viện Chợ Rẫy như ngồi trên lửa vì máy CT hỏng mà không biết làm sao để mua thiết bị thay thế", ông nói.Ông Thức cũng trăn trở về tình trạng bác sĩ bệnh viện công chuyển sang tư vì đây "chắc chắn đều là tinh hoa ngành y". Nếu không có giải pháp khắc phục thì người nghèo vào bệnh viện không có cơ hội tiếp cận bác sĩ giỏi. Đây là sự bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.Theo Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, tồn dư quỹ bảo hiểm y tế lớn, nhưng việc thanh toán bảo hiểm y tế cho các bệnh viện rất khó khăn. Bệnh viện Chợ Rẫy được "khoanh vùng" bảo hiểm y tế năm 2019 là 283 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay số tiền này chưa được thanh toán hết cho bệnh viện."Trong giai đoạn cấp bách này, Thường vụ Quốc hội cần ra nghị quyết giải quyết tức thì các vấn đề của ngành y trong khi chờ sửa luật", ông Thức đề xuất.Chung lo lắng với ông Thức, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan đánh giá, hệ thống y tế đang có vấn đề rất nghiêm trọng khi nhân viên y tế thôi việc hàng loạt, thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế... Nhiều người dân phản ánh vào bệnh viện điều trị nhưng thiếu từ băng gạc đến thuốc uống, phải tự ra ngoài mua và không được bảo hiểm y tế thanh toán."Như vậy, chúng ta đang tước đi quyền lợi bảo hiểm y tế của người dân và làm giảm hiệu quả của chính sách này", bà Lan nói, thêm rằng kiềng ba chân của ngành y là y tế cơ sở, bệnh viện, cung ứng "đều đang yếu".Theo nữ đại biểu TP HCM, nguyên nhân của thực trạng này là cơ chế, quản lý chưa tốt, tâm lý sợ làm là bị phát hiện sai. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 30 về cơ chế đặc thù chống Covid-19, nhưng khi triển khai, giữa các đơn vị thanh tra, kiểm toán, công an "chưa nhìn nhận lẫn nhau, làm chùn bước những người muốn làm việc hiệu quả".Cũng như ông Thức, bà Lan cho rằng nhân viên y tế rời bệnh viện công sang tư sẽ khiến đa số người dân thiệt thòi trong tiếp cận dịch vụ y tế. Do đó, cần có cơ chế để hệ thống bệnh viện công lập phát triển xứng tầm, đảm bảo an sinh xã hội.Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân nêu thêm, ngành y tế đang rất khó khăn, nhưng mới được giải ngân 12% vốn đầu tư công. Như vậy, còn 88% số tiền được giao mà ngành chưa tiêu được, trong khi rất nhiều vấn đề bức xúc. Bản thân ông Nhân đã đến bệnh viện tuyến Trung ương và thấy rõ cảnh thiếu đủ thứ, thậm chí thuốc xoa ngoài da giảm đau cũng không có.Luật sư Trương Trọng Nghĩa đề xuất Quốc hội có nghị quyết để giải quyết các vấn đề cấp bách về đấu thầu trong y tế và hàng loạt bất cập đang xảy ra trong ngành y. Bệnh viện tư, họ cũng đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Họ trả lương cho nhân viên cao thì phí khám chữa bệnh cũng phải cao. Nhưng có một điều rất thoải mái ở cả cấp lãnh đạo và nhân viên (bác sĩ, y tá, điều dưỡng v.v) là họ chỉ tập trung vào chuyên môn, khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân sao cho tốt để có tiếng tăm, thu hút người đến khám, chữa bệnh. Lãnh đạo thoải mái tìm hiểu, quyết định chọn mua vật tư, máy móc phù hợp với mục đích sử dụng và túi tiền mà không bị ràng buộc hay tác động bởi ai cả. Còn bác sĩ chỉ lo tập trung khám, chữa bệnh mà không phải tốn quá nhiều thời gian cho việc họp : kế hoạch, xét bình chọn A,B, C; phê bình; rút kinh nghiệm; v.v mà chỉ thỉnh thoảng họp để hội chẩn một ca bệnh phức tạp. Đơn giản hóa những gì phức tạp nhất có thể là kim chỉ nam cho sự thành công, phát triển của bệnh viện tư nói riêng và tổ chức, DN nói chung. Nhớ mãi hình ảnh bác sĩ Thức miệt mài xông pha ra Bắc chi viện về Nam chống dịch. Mừng lắm khi thấy bác vẫn an toàn. Chúc bác Thức luôn khoẻ mạnh và mang nguồn sống dạt dào đến cho bệnh nhân. P/s: tôi vừa đi BV nội soi dạ dày và cảm nhận được sự nhiệt tình của các Bs trẻ nơi đây dù ngành y tế đang gặp khó sau đại dịch. Thấu hiểu lắm. Người dân đã tham gia BHYT nhưng mỗi lần chữa bệnh lại phải mua thuốc ngoài là điều không thể chấp nhận được.Không thể tước bỏ quyền lợi của bệnh nhân vì bất cứ lý do gì.Mong BYT sớm có giải pháp để giúp đỡ người bệnh. Mình đã từng làm chuyên gia đấu thầu! Đọc quy định về đấu thầu thuốc, quả thật là không thể nào làm đúng Luật và mua được thuốc và vật tư y tế loại tốt! Cần phải sửa Luật hoặc trao toàn quyền cho Bệnh viện quyết thì may ra giải quyết được vấn đề thiếu thuốc hiện nay! CHỨNG TỎ QUI ĐỊNH VỀ LUẬT CHƯA RÕ RÀNG. Bộ Y Tế loay hoay cả năm nay vẫn chưa giải quyết được các vấn đề trọng tâm, cấp bách nhất. Thật không thể hiểu nổi. Qua đưa người thân vào viện công. Bs kêu phải mua chỉ ngoài để khâu chứ chỉ trong bảo hiểm yt không khâu được. Không biết nói gì hơn ! Đề nghị thay đổi cơ chế quản lý bệnh viện. Phân biệt quản lý và công tác chuyên môn Đơn giản, cứ làm đúng quy trình cộng với trong sạch thì chẳng sao. Giao bộ phận tài chính hoặc thuê tư vấn đấu thầu. Tại sao bác sĩ không làm chuyên môn . Để đội ngũ kế toán , quản trị nhân lực , thủ kho làm việc này . Nhân viên y tế các bệnh viện vẫn loay hoay với chuyện mua sắm, đấu thầu: vụ này là lãnh đạo bv, kế toán & kế hoạch chứ nhân viên ko có trách nhiệm. Đấu thầu, mua bán vật tư y tế thì cứ cái tâm trong sáng,trách nhiệm với bệnh nhân ,không tơ hào lợi ích thì cứ Mạnh dạn mà làm ,có sai thủ tục cũng chẳng ai truy tố, chỉ sợ ko vượt qua được lợi ích cá nhân thôi Có gì khó đâu, hệ thống văn bản khá đầy đủ, nếu cứ công khai, minh bạch thì không có gì khó. |
Lò luyện cốc của Formosa gặp sự cố Đại diện Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, đóng ở khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, xác nhận sự cố xảy ra trên đỉnh tháp lò luyện cốc số 2 lúc hơn 15h ngày 22/10, kéo dài hàng chục phút, không gây thiệt hại về người.Lò cao nằm ở phía đông hướng ra biển, ba phía còn lại là nhà xưởng, cách quốc lộ 1 về hướng tây vài trăm mét.Theo đại diện Formosa, lò cao số 2 được vận hành tự động hóa, công nhân và cán bộ điều khiển từ xa bằng máy móc. Khi sự cố xảy ra, chỉ hệ thống vận hành quạt gió phải ngừng chạy để sửa chữa, các bộ phận khác thuộc lò cao vẫn làm bình thường, hoạt động sản xuất của toàn công ty không bị ảnh hưởng. Dự kiến 0h ngày 23/10, việc sửa chữa sẽ hoàn tất.Hệ thống quạt gió tại lò luyện cốc của công ty này từng vài lần xảy ra sự cố tương tự, song lần này lượng khí xả ra lớn hơn.Thượng tá Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công an Hà Tĩnh, cho biết đã chỉ đạo các lực lượng tiếp cận hiện trường, điều tra nguyên nhân sự cố.Cơ quan chuyên môn sẽ đo nồng độ khí xả ra, xác định mức độ ảnh hưởng môi trường để đưa ra hướng xử lý.Formosa Hà Tĩnh xây dựng lò cao số 1 và số 2 để luyện cốc, vận hành năm 2017-2018. Tháng 5/2017, lò cao số 1 xảy ra sự cố, quá trình hoạt động, thiết bị lọc bụi phát nổ tạo ra tiếng động lớn, khói bốc lên nghi ngút kèm mùi khét. |
Bùng phát ao nuôi tôm trái phép ở Đồng Tháp Mười Những ngày giữa tháng 10, cánh đồng dọc hai bên bờ kênh 79 (Tân Lập, Mộc Hóa) đã đạt đỉnh lũ. Đối lập vẻ tĩnh lặng của những thửa ruộng nước ngập trắng xóa, bên trong bờ bao các ao nuôi tôm rộng hàng chục ha vẫn hoạt động nhộn nhịp bởi tiếng máy chạy, cánh quạt quẩy nước tung tóe. Hàng chục công nhân dùng xe máy chở thức ăn từ các trại đến ao nuôi. Chủ ao ngoài một số là người địa phương, phần lớn từ An Giang, Đồng Tháp đến thuê nuôi.Theo một chủ ao, chi phí cho một ha ao nuôi tôm khoảng 700 triệu đồng. Những năm gần đây tôm có giá, bình quân 120.000-160.000 đồng một kg. Với năng suất 6-7 tấn mỗi vụ, mỗi năm làm hai vụ cũng đã lãi 800 triệu đến một tỷ đồng. Dù nhiều rủi ro như tôm bệnh chết, đầu ra không ổn định, nhưng một ha ao tôm lãi mỗi năm bằng 25 năm trồng lúa.Do lợi nhuận cao, diện tích ao nuôi tôm trên đất trồng lúa xuất hiện "như nấm sau mưa", bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Do nước nuôi tôm phải có độ mặn 4-6 phần nghìn, nên người dân khoan giếng tầng nông lấy nước mặn từ các túi nước biển tích tụ lại từ khi biển thoái hàng nghìn năm trước. Một số hộ còn rải thêm muối khoáng xuống ao với tỷ lệ 100 kg muối cho 1.000 m3 nước.Việc này khiến cho nhiều gia đình trồng lúa ở gần đấy lo lắng. "Cứ đà này chắc năm sau tôi cũng phải bán hoặc cho thuê lại ruộng, chứ nước mặn lỡ rỉ sang khó mà làm lúa hoặc trồng cây ăn trái được", bà Lê Thị Ngọc, chủ một ha ruộng lúa sát khu vực ao nuôi tôm, nói.Ông Trần Văn Danh, Phó chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa, cho biết tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện khoảng 26.000 ha, chủ yếu trồng lúa. Ao nuôi tôm trái phép xuất hiện tại các xã Tân Lập, Tân Thành, Bình Hoa Trung tổng cộng 200 ha. Trong đó, xã Tân Lập là nơi nhiều ao nhất với 170 ha.Theo ông Danh, chế tài còn thấp, bình quân từ hơn 7 triệu đến 50 triệu đồng, cộng với việc lãnh đạo các xã có phần vị nể, chưa sâu sát, chậm phát hiện xử lý nên tình trạng đào ao nuôi tôm trái phép vẫn tiếp diễn. "Nhiều trường hợp đoàn đến phát hiện, ao đã đào xong, chúng tôi yêu cầu các địa phương sắp tới nếu tái diễn sẽ xử lý người đứng đầu", ông Danh nói và cho biết thời gian qua huyện đã phạt 75 trường hợp đào ao nuôi tôm trái phép với số tiền hàng trăm triệu đồng.Trong khi đó, bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Long An, thông tin diện tích ao nuôi tôm nước lợ tại Đồng Tháp Mười tập trung chủ yếu tại ba huyện Mộc Hóa, Tân Hưng và Tân Thạnh với tổng diện tích khoảng 300 ha.Theo bà Khanh, hơn hai năm nay, đơn vị này cùng Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh nhiều lần khuyến cáo các địa phương siết chặt việc nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ tại Đồng Tháp Mười. Hiện, kết quả đo đạc chưa phát hiện ô nhiễm, nhưng khả năng nước mặn, mầm bệnh do việc nuôi tôm phát tán ra khu vực là rất cao."Chúng tôi đã yêu cầu với các ao nuôi mới địa phương phải khoanh vùng lại không cho phát sinh tiếp. Các trường hợp mới xuất hiện phải kiên quyết xử lý ngay từ lúc đào ao", bà Khanh nói và cho biết quan điểm của tỉnh không cho chuyển đổi từ đất lúa sang đào ao nuôi tôm.Theo TS Lê Phát Quới, Trung tâm Khoa học môi trường và Sinh thái TP HCM, vùng Đồng Tháp Mười (Long An) là vùng sinh thái nước ngọt. Khi người dân nuôi tôm thẻ đã khoan giếng tầng nông lấy nước mặn hoặc pha thêm muối khoáng vào nước làm đất nhiễm mặn. Nếu mặn ngấm vào đất sẽ rất khó rửa, muốn san lấp ao để trồng cây hoặc lúa trở lại mất rất nhiều thời gian.Ngoài ra, trong quá trình nuôi thủy sản, các chất thải từ các ao nuôi tôm sẽ di chuyển ra các hệ thống kênh vốn là nơi người dân lấy nước bơm vào đồng ruộng sẽ bị ảnh hưởng. Khi nước kênh ô nhiễm, nhiều thủy sản bị giảm và ảnh hưởng thu nhập của nhiều người dân địa phương.Trước đó, giai đoạn 2017-2019, người dân vùng Đồng Tháp Mười từng ồ ạt bỏ lúa đào ao nuôi cá tra bột với khoảng 3.500 ha. Sau thời gian ngắn, giá cá tra "lao dốc", người dân thua lỗ từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng, phải phơi ao bỏ không hoặc lấp ao trồng lúa trở lại.Hoàng Nam Nông dân làm lúa chỉ đủ ăn thậm chí còn nghèo nữa, do vậy họ chuyển sang nuôi trồng cách khác, tìm hướng đi để thoát nghèo, cũng không trách họ được. Thay đổi khi mô hình để phát triển, để phù hợp với thực tiễn... là chuyện tất yếu Ai ai cũng phải chạy theo kinh tế thôi, người ta muốn thoát nghèo người ta cải tạo, ko lẻ cứ bắt người ta chân lắm tay bùn quanh năm ko đủ ăn hoài sao? nên nhìn vào thực tế xíu đi, nơi nào phù hợp thì nên cho chuyển đổi, đừng cứng nhắc như vậy. Ko ngăn chặn sớmVựa lúa sẽ cạn kiệt Cần có quy hoạch tổng thể, kẻo 30-40 năm nữa chúng ta lại phải nhập khẩu gạo thì gay go lắm. Cần mở những workshop về tài chính, lập kế hoạch sản xuất cho bất kì nông dân nào muốn chuyển đổi sang nuôi trồng mới mà họ không quen thuộc. Chứ không thể để cái hiện tượng người chính thức nuôi trồng lại bán đất bán nhà hoặc gâm hết mọi thứ vào ngân hàng mà vẫn tay trắng. Điều này đáng lẽ không thể nào xảy ra vì nó quá vô lý. Theo quan điểm của tôi,cái gì có giá trị trong nước lẫn quốc tế thì làm,khư khư bám vào làm lúa thì nghèo mãi không có cái để lại cho con cháu luôn chứ.ngay cả nuôi tôm trên diện tích nhỏ thì thu nhập vẫn thua thợ hồ ở SG,mà không cần phải lo rủi ro, sợ chết hàng loạt,xâm mặn,ép giá,...đó là lý do vì sao người trẻ bỏ đi hết là vậy bài viết hay quá rất sâu sắc...cần có quy hoạch tầm vĩ mô, về lâu dài sử dụng đất bền vững đảm bảo an ninh lương thực, để có được 20 cm đất màu sản xuất nồng nghiệp cần một năm, trong 20 năm qua một số tỉnh thành trên cả nước đã bỏ đất lúa làm công nghiệp, đô thị hóa những cánh đồng màu mỡ!!!Thật tiếc cho tương lai không còn nhìn thấy nữa, ô nhiễm từ công nghiệp phát triển nóng phải trả giá gấp 1000 lần cái nó đem lại tức thì!!! Nên SX hai vụ lúa ăn chắc, hạn chế SX lúa quanh năm như hiện nay, đê bao khép kín nước không mang phù sa bồi đắp đồng ruộng như trước, phải để cho đất nghỉ hồi sinh, lương thực không thiếu, giá lúa thấp, năng suất ngày càng giảm...mà vẫn SX mãi lúa quanh năm Phải nghiên cứu đưa ra những quy định, cơ chế, chính sách... nhằm điều chỉnh phân chia lợi nhuận, không thể để phần lớn miếng bánh lọt vào tay thương lái, đại lý, còn người trực tiếp làm ra sản phẩm chỉ được hưởng phần nhỏ. Cảm thấy đáng tiếc nếu ngành nông nghiệp trồng lúa mất đi... Mùa dịch mới thấy, quốc gia, gia đình tự cấp tự phát, ăn chắc mặc bền là ổn nhất... Bài viết nhấn mạnh việc tự chuyển đổi mô hình canh tác, thì về sau khó trở lại như ban đầu được. Rất đáng để nghĩ! Đã từng nghe gia đình làm nông nói, dù biến động bên ngoài, nhưng nhà họ không thiếu cơm gạo trắng! Đủ ăn mặc, không bon chen, là mơ ước của bao nhiêu người, trong đó có mình! Cuộc sống đồng quê, ruộng rẫy, tuy cực nhưng tâm không nặng. Cứ đất bán xây nhà máy, khu công nghiệp, thế giới đóng băng, sân bay không vận chuyển thì chờ nhập khẩu kiểu gì!! Ai giỏi cứ về quê mà thuê ruộng trồng lúa tầm 1-2 vụ là thấy cảnh.Tóm lại ai muốn làm nghề gì tuỳ họ,miễn không phạm pháp là được. nhà tôi cũng trồng lúa, kết thúc vụ chỉ thu lại vừa đủ tiền phân thuốc, coi như hoà vốn :') :')nên nghỉ trồng lúa, ruộng giờ lên liếp trồng dừa :') :') Cơ chế quản lý chứ không phải do người dân tự ý làm sai. Chọn lọc tự nhiên sẽ dần hình thành những hình thái phát triển xã hội phù hợp mà cơ chế quản lý qui cũ. |
Hải đăng 120 tuổi trên bán đảo Sơn Trà Trạm hải đăng Tiên Sa nằm trên núi Sơn Trà, ở độ cao 223 m so với mực nước biển, do người Pháp xây dựng năm 1902. Đây là một trong những hải đăng cổ nhất Việt Nam, cùng với những hải đăng ở Côn Đảo, Hòn Lớn (Nha Trang), Hòn Dấu (Hải Phòng), Núi Nai (Kiên Giang), Hòn Khoai (Cà Mau)...Trạm hải đăng Tiên Sa nằm trên núi Sơn Trà, ở độ cao 223 m so với mực nước biển, do người Pháp xây dựng năm 1902. Đây là một trong những hải đăng cổ nhất Việt Nam, cùng với những hải đăng ở Côn Đảo, Hòn Lớn (Nha Trang), Hòn Dấu (Hải Phòng), Núi Nai (Kiên Giang), Hòn Khoai (Cà Mau)...Hải đăng cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 20 km, nằm bên sườn dốc của núi Sơn Trà và gần như biệt lập với nhịp sống nhộn nhịp của thành phố biển. Ảnh: Google EarthHải đăng cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 20 km, nằm bên sườn dốc của núi Sơn Trà và gần như biệt lập với nhịp sống nhộn nhịp của thành phố biển. Ảnh: Google EarthBảng ghi thời điểm xây dựng trạm hải đăng. Khi xây dựng, do đường bộ chưa được mở, vật liệu từ cát, đá... đều phải vận chuyển bằng đường biển, sau đó khuân vác hàng trăm mét đường dốc đá lên tới đỉnh núi.Bảng ghi thời điểm xây dựng trạm hải đăng. Khi xây dựng, do đường bộ chưa được mở, vật liệu từ cát, đá... đều phải vận chuyển bằng đường biển, sau đó khuân vác hàng trăm mét đường dốc đá lên tới đỉnh núi.Phòng họp giản đơn, kèm nội quy của trạm, trong đó nhân viên tuyệt đối không được uống rượu hoặc sai giờ. Trạm hiện do Công ty Đảm bảo an toàn hàng hải Trung Bộ quản lý, biên chế 6 nhân viên (một trạm trưởng và một trạm phó).Khẩu hiệu trước cửa nhà điều hành là "Còn người, còn đảo. Trái tim còn đập còn ánh sáng".Phòng họp giản đơn, kèm nội quy của trạm, trong đó nhân viên tuyệt đối không được uống rượu hoặc sai giờ. Trạm hiện do Công ty Đảm bảo an toàn hàng hải Trung Bộ quản lý, biên chế 6 nhân viên (một trạm trưởng và một trạm phó).Khẩu hiệu trước cửa nhà điều hành là "Còn người, còn đảo. Trái tim còn đập còn ánh sáng".Hải đăng cao hơn 15 m, rộng 2,7 m. Lối lên ngọn chỉ lọt một người di chuyển.Hải đăng cao hơn 15 m, rộng 2,7 m. Lối lên ngọn chỉ lọt một người di chuyển.Anh Trần Ngọc Anh, Trạm phó Trạm hải đăng Tiên Sa, vận hành tay thiết bị đèn chiếu sáng chính trên ngọn hải đăng. Ngoài ra, trạm còn có một đèn phụ để đảm bảo việc phát tín hiệu cho tàu thuyền không bị gián đoạn. Ngọn hải đăng cổ không có hệ thống điều khiển từ xa.Anh Ngọc Anh 41 tuổi, quê Nghệ An, 19 năm gắn bó với nghề canh "mắt biển", riêng trạm Tiên Sa là 6 năm. Nhân viên gác trạm chủ yếu là người từ các địa phương khác. Do đặc thù công việc phải túc trực thường xuyên nên mỗi năm họ thay phiên nhau nghỉ phép về thăm nhà.Anh Trần Ngọc Anh, Trạm phó Trạm hải đăng Tiên Sa, vận hành tay thiết bị đèn chiếu sáng chính trên ngọn hải đăng. Ngoài ra, trạm còn có một đèn phụ để đảm bảo việc phát tín hiệu cho tàu thuyền không bị gián đoạn. Ngọn hải đăng cổ không có hệ thống điều khiển từ xa.Anh Ngọc Anh 41 tuổi, quê Nghệ An, 19 năm gắn bó với nghề canh "mắt biển", riêng trạm Tiên Sa là 6 năm. Nhân viên gác trạm chủ yếu là người từ các địa phương khác. Do đặc thù công việc phải túc trực thường xuyên nên mỗi năm họ thay phiên nhau nghỉ phép về thăm nhà.Việc vệ sinh được thực hiện thường xuyên để đảm bảo hải đăng không bị gián đoạn khi phát đèn hướng dẫn tàu thuyền. Vì được thiết kế và xây dựng từ hơn 100 năm trước nên các thiết bị khá thô sơ. Mỗi năm, nhân viên trạm phải bảo dưỡng một lần.Do chưa có điện, máy móc của trạm đều phải vận hành bằng máy nổ. Để đáp ứng công suất nghìn kW/h, nhân viên trạm phải thường xuyên kiểm tra để kịp xử lý sự cố, đảm bảo cho đèn hoạt động xuyên đêm.Việc vệ sinh được thực hiện thường xuyên để đảm bảo hải đăng không bị gián đoạn khi phát đèn hướng dẫn tàu thuyền. Vì được thiết kế và xây dựng từ hơn 100 năm trước nên các thiết bị khá thô sơ. Mỗi năm, nhân viên trạm phải bảo dưỡng một lần.Do chưa có điện, máy móc của trạm đều phải vận hành bằng máy nổ. Để đáp ứng công suất nghìn kW/h, nhân viên trạm phải thường xuyên kiểm tra để kịp xử lý sự cố, đảm bảo cho đèn hoạt động xuyên đêm.Anh Ngọc Anh cho biết, các nhân viên ở đây sinh hoạt chung trong khu nhà công vụ, cuộc sống tối giản vì khu vực nằm sâu trong rừng, đường xá khó đi. Hàng tuần, nhân viên trạm xuống núi mua lương thực, thực phẩm. Trên trạm gác hầu như không có sóng điện thoại, mỗi lần gọi điện cho người thân, nhân viên phải lên đỉnh hải đăng hứng sóng."Mỗi ngày 14 tiếng máy nổ hoạt động là có điện để làm việc và sinh hoạt bình thường. Anh em ở đây vẫn thường nói đùa sống chung với 4 không: Không điện, không nước, không sóng điện thoại và không đàn bà", anh Ngọc Anh nói. Anh Ngọc Anh cho biết, các nhân viên ở đây sinh hoạt chung trong khu nhà công vụ, cuộc sống tối giản vì khu vực nằm sâu trong rừng, đường xá khó đi. Hàng tuần, nhân viên trạm xuống núi mua lương thực, thực phẩm. Trên trạm gác hầu như không có sóng điện thoại, mỗi lần gọi điện cho người thân, nhân viên phải lên đỉnh hải đăng hứng sóng."Mỗi ngày 14 tiếng máy nổ hoạt động là có điện để làm việc và sinh hoạt bình thường. Anh em ở đây vẫn thường nói đùa sống chung với 4 không: Không điện, không nước, không sóng điện thoại và không đàn bà", anh Ngọc Anh nói. Nhà điều hành với kiến trúc Pháp, nhìn từ ngọn hải đăng. Mỗi ngày, 6 nhân viên của trạm chia thành 6 ca trực suốt 24/24h để duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa hư hỏng máy móc, kiểm tra đèn dự phòng.Nhà điều hành với kiến trúc Pháp, nhìn từ ngọn hải đăng. Mỗi ngày, 6 nhân viên của trạm chia thành 6 ca trực suốt 24/24h để duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa hư hỏng máy móc, kiểm tra đèn dự phòng.Trạm hải đăng cổ cũng là nơi nhiều du khách tìm đến khám phá và chiêm ngưỡng cảnh đẹp xung quanh.Trạm hải đăng cổ cũng là nơi nhiều du khách tìm đến khám phá và chiêm ngưỡng cảnh đẹp xung quanh.Đêm xuống, đèn hoạt động hướng dẫn cho tàu thuyền di chuyển ra vào cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) cũng như qua vùng biển Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Hải đăng có tầm nhìn 14 hải lý. Trạm là hải đăng cấp độ 1, vận hành bằng động cơ máy dầu, chiếu ánh sáng trắng xa 23 hải lý (tương đương 44 km) với chớp đôi, chu kỳ 10 giây.Theo nhân viên gác trạm, dù công nghệ đã phát triển, các thiết bị rada, định vị hiện đại ra đời, trạm hải đăng vẫn không lỗi thời. Bởi trong ngành hàng hải, dù thiết bị hiện đại đến đâu thì các tàu vẫn cần đèn hải đăng dẫn lối. "Anh có định vị, nhưng muốn đến nhà thì phải có địa chỉ. Đèn hải đăng chính là địa chỉ, là tọa độ chính xác nhất để khách tìm đường, nhất là trong điều kiện mưa bão, sóng to", anh Ngọc Anh giải thích.Đêm xuống, đèn hoạt động hướng dẫn cho tàu thuyền di chuyển ra vào cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) cũng như qua vùng biển Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Hải đăng có tầm nhìn 14 hải lý. Trạm là hải đăng cấp độ 1, vận hành bằng động cơ máy dầu, chiếu ánh sáng trắng xa 23 hải lý (tương đương 44 km) với chớp đôi, chu kỳ 10 giây.Theo nhân viên gác trạm, dù công nghệ đã phát triển, các thiết bị rada, định vị hiện đại ra đời, trạm hải đăng vẫn không lỗi thời. Bởi trong ngành hàng hải, dù thiết bị hiện đại đến đâu thì các tàu vẫn cần đèn hải đăng dẫn lối. "Anh có định vị, nhưng muốn đến nhà thì phải có địa chỉ. Đèn hải đăng chính là địa chỉ, là tọa độ chính xác nhất để khách tìm đường, nhất là trong điều kiện mưa bão, sóng to", anh Ngọc Anh giải thích.Cây xanh trên trạm cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài chim. Những nhân viên trực trạm trồng thêm cây cảnh, nuôi thêm chim coi như thú tiêu khiển giữa rừng, quanh năm chỉ có tiếng gió và sóng biển."Nếu ai cũng chọn cuộc sống phồn hoa, đủ đầy, đoàn viên thì ai sẽ là người duy trì sự cống cho mắt biển của đêm. Chúng tôi đã chọn nghề và gắn bó với niềm tự hào ấy", anh Ngọc Anh nói.Cây xanh trên trạm cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài chim. Những nhân viên trực trạm trồng thêm cây cảnh, nuôi thêm chim coi như thú tiêu khiển giữa rừng, quanh năm chỉ có tiếng gió và sóng biển."Nếu ai cũng chọn cuộc sống phồn hoa, đủ đầy, đoàn viên thì ai sẽ là người duy trì sự cống cho mắt biển của đêm. Chúng tôi đã chọn nghề và gắn bó với niềm tự hào ấy", anh Ngọc Anh nói. Chúc các anh nhiều sức khỏe! Trạm nên làm vài tấm pin năng lượng mặt trời để phục vụ cho công việc và sinh hoạt hàng ngày của nhân viên cho đở tốn kém! Chào anh em đồng nghiệp. Trên trạm có pin mặt trời nhưng chỉ đủ để chiếu sáng. Điện chạy đèn phải dùng máy phát. Nếu điện gió, điện mặt trời đủ dùng thì đã ko phải kéo điện từ đất liền ra Bạch Long Vỹ, Lý Sơn, Côn Đảo. Bây h có năng lượng mặt trời rồi, sao ko ứng dụng mà phải dùng nhiều người cho 1 trạm thế. Cần phải cái tiến. Dùng lập trình, điều khiển từ xa. Cảm ơn những người gác cổng Đông Dương 1 đèn hải đăng nhỏ xíu mà cần đến 6 người duy tu bảo dưỡng ???? Đúng là đồ nước ngoài có khác120 năm chạy tốt Tiếc quá, mình ở Đà Nẵng 40 năm nhưng chưa một lần được đặt chân đến để tham quan. Chúc các anh luôn khỏe để soi đường cho tàu thuyền thông suốt Rất đẹp và chắc chắn, xin cám ơn kỹ sư thời Pháp đã để lại công trình như 1 di sản vĩ đại cho ta. Thật tuyệt vờiCông dụng của những ngọn Đèn Hải đăng này, vẫn trường tồn cùng bao thời gian !!! Cảm ơn tác giả. Chúc các anh luôn mạnh khỏe, công tác tốt. Đường vào xe máy chạy vào được. Nếu lắp tuyến cáp dẫn điện vào vẫn ok nhé. Nếu là trọng điểm thì họ đã không bỏ bê như vậy nếu vẫn là công trình quan trọng thì sao không đầu tư lại các thiết bị, đầu tư lại hạ tầng cho đầy đủ hơn. Thời buổi này mà gác trạm còn không có sống điện thoại, không điện thì khi xảy ra sự cố ứng phó thế nào. Với lại chỉ xài cho trạm mà sao công suất máy phát điện lại lên tới nghìn kw nhỉ. Cuộc sống đơn giản nhưng đầy thú vị Không biết cặp khuyên là tự nhiên hay khuyên nuôi nhỉ |
Thuần rươi, trồng lúa trên ruộng hoang Khu ruộng ông Hiển thuê rộng gần 2 ha nằm ven đê sông Phủ, thuộc khu vực Đồng Tùng, phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Tối 19/10, ông Hiển cùng vợ và con trai đội đèn pin trên đầu, mang xô nhựa, đi bộ men theo bờ ruộng nhỏ đến cửa xả của mương nước để bắt rươi.Đây là vụ thu hoạch rươi thứ hai của gia đình ông Hiển, sau lần đầu thử nghiệm cuối năm 2021. "Ngày thuê ruộng, đắp bờ để tạo lòng chảo làm rươi và trồng lúa, nhiều người bàn tán sau lưng nói đầu óc tôi có vấn đề. Họ lập luận vùng này không có rươi, đầu tư chỉ mất công và tốn tiền, chuốc bực vào thân. Đến bây giờ thì ai cũng hiểu kế hoạch của tôi", người đàn ông 55 tuổi kể.Rươi thường sống ở vùng nước lợ cửa sông, cửa biển. Con trưởng thành dài 7-10 cm, thân hình dẹp ngang khoảng 0,5 cm. Màu rươi hồng hoặc xanh phụ thuộc nguồn nước.Cánh đồng rộng hàng chục ha tại Đồng Tùng xưa nay trồng lúa, song canh tác không hiệu quả nên nhiều hộ bỏ hoang, đất đai cằn cỗi, bờ lầy lội, cỏ um tùm. Trước đây vùng này có rươi, song khi làm hoa màu, thuốc bảo vệ thực vật ngấm vào đất khiến loài này khan hiếm, ít xuất hiện.Ông Hiển cho biết, TP Hà Tĩnh không phải là nơi thích hợp để rươi sinh trưởng và phát triển. Ở Hà Tĩnh, rươi nhiều nhất là ở huyện Nghi Xuân, Đức Thọ. Hơn hai năm trước, trong lần được UBND phường Đại Nài cho đi tham quan mô hình làm rươi ở Hải Phòng, thấy hiệu quả, ông thầm nghĩ "địa phương đang bỏ hoang ruộng, hay mình thử làm thuần phục rươi xem sao".Ý tưởng được sự ủng hộ của gia đình lẫn chính quyền địa phương. Sau nhiều tháng đi thuyết phục người dân, ông Hiển được họ đồng ý cho thuê gần 2 ha ruộng. Đầu năm 2021, ông bắt đầu thuê máy cày xới nhuyễn đất để tạo môi trường sống giúp rươi sinh trưởng, phát triển.Vì rươi chỉ sống trong môi trường nước sạch, ông Hiển tính toán tận dụng nước của sông Phủ bên cạnh ruộng. Thời gian đầu, ròng rã suốt nhiều tháng, ông cùng vợ dầm mình giữa đồng để làm cỏ, đắp bờ cao trên những thửa ruộng đã thuê, tạo thành lòng chảo để nước sông chảy vào nuôi rươi.Được địa phương hỗ trợ kinh phí, ông Hiển trích ra xây cống và mương bê tông dài khoảng 3 m để tạo cửa. Khu vực này sẽ bố trí một bọc lưới lớn, khi thủy triều lên thì đóng cống giữ lại nước. Thủy triều xuống thì mở cống để nước chảy ra, rươi sẽ trôi theo dòng nước về phía cửa, lọt vào bọc lưới đã giăng sẵn."Ngoài gọi điện hỏi kinh nghiệm của những người làm rươi ở miền Bắc, tôi lên mạng tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm. Trong bữa cơm, câu chuyện vợ chồng đề cập luôn là rươi, nhiều hôm nằm ngủ cũng mơ thấy chúng", ông Hiển nói.Tháng 8/2021 bắt đầu thu hoạch vụ rươi đầu tiên, ông Hiển kể rất hồi hộp, thầm nghĩ nếu không thành công thì "sẽ bị chê đến muối mặt, không còn lỗ mà chui". Đêm cuối tháng 8 âm lịch, trời se lạnh, mưa phùn, cả gia đình ông Hiển tập trung ngoài ruộng để theo dõi thành quả.Mở nắp cống, soi đèn giữa ruộng thấy nhiều con rươi bơi nhanh theo dòng nước về cống, ông Hiển nói với vợ "thành công rồi". Vợ chồng nhìn nhau xúc động, tất bật giơ lưới bắt rươi bỏ vào chậu nhựa. Vụ rươi đầu tiên, gia đình ông Hiển thu gần 4 yến rươi, bán một kg 500.000-600.000 đồng, được 20 triệu đồng.Hiện tại ông Hiển bước vào vụ thu hoạch rươi thứ hai, dự kiến kéo dài từ nay cho đến tháng 11 âm lịch. Tùy theo con nước, một tháng ông Hiển ra đồng bắt rươi khoảng một tuần, trung bình mỗi đêm thu 4-5 kg. Dịp này ước tính tiền lời sẽ gấp ba lần vụ trước.Rươi được coi là thực phẩm bổ dưỡng vì chứa nhiều đạm và các loại muối khoáng như canxi, photpho, sắt, kẽm... Ở Hà Tĩnh, con rươi có thể chế biến thành các món ăn như chả rươi, rươi đúc trứng, rươi xào măng... giá bán 250.000-400.000 đồng mỗi đĩa, mắm rươi bán 500.000 đồng một chai 700 ml.Để đất không bị hoang hóa, sau vụ rươi đầu tiên, ông Hiển làm mô hình kết hợp, gieo lúa hữu cơ Nàng Xuân trên các khoảnh ruộng rươi. Lúa trồng mỗi năm một vụ, từ tháng 1 đến 4 âm lịch. Theo ông Hiển, ruộng rươi không có hóa chất, mùn từ rươi tạo ra giúp cây sinh trưởng, vì vậy lúa sẽ rất sạch, an toàn.Vụ lúa đầu tiên, gần 2 ha lúa cho năng suất gần 5 tấn, bán với giá 100.000 đồng một yến, thu về gần 50 triệu đồng. Năng suất trồng lúa bình thường đạt 1,5 tạ một sào, lúa rươi không bón phân, nên mỗi sào chỉ được 1,2 tạ. Với kinh nghiệm tích lũy qua vụ đầu, ông Hiển đặt mục tiêu mỗi năm một sào đạt 1,5 tạ.Rươi và gạo làm ra đều được thương lái, bà con trong vùng mua sử dụng. Hiện ông Hiển đã mở rộng thị trường tiêu thụ những sản phẩm này ra nhiều huyện trong tỉnh.Đến nay ông Hiển đã đầu tư vào mô hình nông nghiệp nuôi rươi và trồng lúa hữu cơ khoảng 100 triệu đồng. Từ chỗ bị nói "làm liều", đến nay ông thở phào khi đã khôi phục được rươi, sản xuất lúa ổn định. Vợ chồng dự tính sắp tới vay tiền mua thêm máy cày để cơ giới hóa, nhằm nâng cao thu nhập.Ông Trần Quang Hưng, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng TP Hà Tĩnh, cho biết phường Đại Nài có nhiều diện tích đất sản xuất kém hiệu quả, việc tích tụ ruộng để thực hiện mô hình như gia đình ông Hiển giúp khai thác quỹ đất bỏ hoang, mang lại hiệu quả kinh tế cao so với làm nông nghiệp truyền thống.Nhiều tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương đã áp dụng mô hình lúa rươi, nhưng với TP Hà Tĩnh thì gia đình ông Hiển là người tiên phong, bước đầu thành công. Sắp tới chính quyền sẽ mở rộng hệ thống cống thoát nước và diện tích làm rươi. Ngoài ra, cán bộ chuyên môn sẽ khảo sát, đánh giá điều kiện của các phường, xã để xây dựng mô hình kinh tế phù hợp như lúa cá, lúa rươi, lúa rạm... kết hợp phát triển dịch vụ du lịch và xây dựng thương hiệu gạo, ông Hưng cho biết. Đúng là đồng Vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn, mừng chú có hậu phương vững chắc và chúc cả gia đình làm ăn tấn tới. Cơ hội đổi đời với những người chịu khó học hỏi. Chúc gia đình bác làm ăn phát đạt! Học tập kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả kinh tế cho chính mảnh đất quê hương mình là một dấu hiệu rất đáng khích lệ cho Hà Tĩnh! Hay quá vì mình nghiện ăn món này Thực sự sáng tạo. Mình đang đi trải nghiệm ở Indo mới thấy bà con nông dân mình giỏi ghê. Từ việc ghép 3 gốc 1 thân cho đến những cải tạo để tạo giá trị tốt hơn như mô hình này. Mình nhìn vẫn thấy ớn chưa dám thử nhưng bố mình nói rất ngon có thể do tâm lý. Mình ăn nhộng tằm thấy ok trong khi người khác thấy có vấn đề. Lúa trồng ở đây chuẩn organic nhờ ruoi và không cần giấy chứng nhận Chúc chú thành công, dám nghĩ dám làm. Chúc mừng vợ chồng bác,chúc bác thành công tốt đẹp Chúc mừng gia đình chú Mình không dám nói là may mắn hay không nhưng quả thực là thấy mừng cho bác ấy, đến vùng có rươi mà có ruộng có ruộng không nữa là... |
Kiến nghị chưa nâng cấp hệ thống thu phí của Metro số 1 Nội dung vừa được Sở Giao thông Vận tải gửi UBND TP HCM, sau khi Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR - chủ đầu tư) đề xuất nâng cấp hệ thống trên, để khắc phục hạn chế giúp Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) khi đưa vào vận hành được hiệu quả.Hệ thống AFC của Metro số 1 được thiết kế cách đây 12 năm, đang tồn tại nhiều bất cập như chỉ hỗ trợ vé lượt, vé ngày và vé tích tiền. Các loại vé này không định danh nên không áp dụng được chính sách giảm giá cho học sinh, sinh viên, người khuyết tật... Việc mua vé, nạp tiền cũng hạn chế như không thể chuyển khoản, ví điện tử, thẻ tín dụng... Ngoài ra, hệ thống không liên thông với các loại hình giao thông khác như xe buýt, BRT...Theo Sở Giao thông Vận tải việc bổ sung chức năng cho hệ thống AFC là cần thiết, giúp đa dạng phương thức thanh toán... nhưng các phương án đề xuất chưa phù hợp. Cụ thể, nếu dùng vốn ODA của Metro số 1 sẽ phát sinh thủ tục, ảnh hưởng tiến độ hoàn thành công trình năm sau. Phương án này cũng có chi phí cao vì phải sử dụng công nghệ, thiết bị của nhà thầu nước ngoài, trong khi đơn vị trong nước có thể cung cấp.Trường hợp dùng ngân sách để nâng cấp hệ thống thu phí cho tuyến metro cũng bị cho khó thực hiện vì sẽ hình thành một dự án đồng thời. Điều này gây chồng chéo, dễ xảy ra tranh chấp kỹ thuật, công nghệ, chất lượng, cũng như trách nhiệm bảo hành hệ thống khi khai thác. Chưa kể, việc dùng ngân sách sẽ phải rà lại kế hoạch vốn, thủ tục đầu tư công nên khó đảm tiến độ tuyến metro.Với phương án sử dụng nguồn xã hội hóa, ngành giao thông vận tải đánh giá song các nội dung đề xuất còn sơ bộ, chưa rõ phương thức đầu tư PPP, nên chưa có cơ sở xem xét.Cũng theo Sở Giao thông Vận tải, các tuyến đường sắt đô thị ở một số nước, giai đoạn đầu khi chưa có hệ thống thu phí tự động đều áp dụng mô hình tương tự Metro số 1. Do vậy để đảm bảo tiến độ công trình, cơ quan này kiến nghị không bổ sung hạng mục nâng cấp hệ thống trên vào dự án metro. Việc nâng cấp sẽ triển khai sau, theo hướng xã hội hóa hoặc thuê dịch vụ, đảm bảo liên thông với hệ thống thanh toán của các loại hình giao thông công cộng khác.Metro số 1 là dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP HCM, dài gần 20 km, kết nối khu trung tâm đến cửa ngõ phía Đông thành phố. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành khoảng 93% khối lượng, dự kiến hoàn thành cuối năm sau.Gia Minh Một công trình phát sinh bao nhiêu tiền bạc, tốn biết bao nhiêu giấy mực, là sự chờ đợi của bao nhiêu thế hệ, công trình của thế kỷ 21!!! Hết lý do này tới lý do khác, làm mắc chán Chậm tiến độ đến mức mà trạm thu phí chưa chạy đã lỗi thời cần phải nâng cấp. Chính xác, hãy để Metro chạy đã, nghiệm thu xong xuôi sẽ làm cũng không muộn. Vẽ vời thêm lại thêm vài năm Kiến nghị của sở GTVT khá hợp lí. Dự án càng kéo dài càng tốn kém, làm xong sớm đạt yêu cầu cơ bản rồi sau đó dần nâng cấp bổ sung thêm các tính năng sau sẽ vừa tránh tốn kém do kéo dài dự án vừa bắt đầu sinh ra dòng tiền cho các mục tiêu tiếp theo. Chưa xây xong đã lạc hậu Tui chỉ cần xong thôi, hệ thống thu phí kiểu gì cũng được! Không biết là hệ thống này có sử dụng công nghệ Nhật Bản hay không mà lại có những vướng mắc rất buồn cười như vậy. Nói rằng thiết kế cách đây 12 năm lạc hậu thì quá vô lý trong khi hệ thống tàu điện Nhật Bản chạy bao nhiêu năm rồi. Công trình chưa đi vào hoạt động đã lạc hậu. Cứ như thế này thì công bị lạc hậu về công nghệ nữa, tốt nhất cứ đưa vào khai thác thương mại đi đã rồi 5-10 năm sau thay đồng bộ một thế.Như CL-HD có mỗi thanh toán bằng tiền mặt, có liên kết được với vé xe bus ,thôi cứ dùng tạm một thời gian đã. Hệ thống thanh toán được thiết kế cách đây 12 năm mà không nâng cấp là điều không thể chấp nhận được.Ở Nhật khi sử dụng thẻ cho xe điện có 2 cách khác nhau.Cách thứ nhất là vé giấy, thứ 2 là thẻ IC (thẻ điện tử, tích lũy tiền trước).Vé giấy sẽ không bao giờ biến mất bởi nó như hình thức để bảo đảm cho tất cả mọi người đều có thể sử dụng dễ dàng, nhất là người lớn tuổi.Thẻ IC thì có thể để tiền vào thẻ trước để xài từ từ,khi nào thiếu hoặc hết sẽ có thể đưa vô máy ở nhà ga và thanh toán cho phần thiếu hoặc để thêm tiền.Thẻ IC có thẻ ICOCA,thẻ Suica hay thẻ IC bằng app được tải về trong smartphone.Ngày nay thẻ IC ở Nhật không chỉ được sử dụng cho hệ thống xe điện mà nó có thể sử dụng trên hệ thống xe buýt,ở những siêu thị tiện lợi, bãi đậu xe tự động.Thẻ IC cũng có thể áp dụng cho học sinh và người đi làm bằng cách mua vé tháng với chi phí rẻ hơn. Người dân đang mong chờ công trình này . Không thể trì hoãn được nữa . Mong nhanh nhanh dùm Đang thắc mắc quãng đường ngắn nhưng số nhà ga lại nhiều đến vậy. Thời gian di chuyển có tiết kiệm nhiều đáng kể không ? Tiến độ lại delay nữa, không biết khi nào mới xong, cuối năm 2021, rồi cuối năm 2022 và giờ là năm 23, làm chán quá. DN làm chậm thì đòi thu hồi... Đưa vào vận hành khai thác sớm đi nàoLâu quá rồi |
Mưa lớn, quốc lộ qua Kon Tum ngập sâu Vị trí ngập nằm ở đoạn đường dài hơn 200 m gần cầu Đăk Uy, chỗ ngập sâu nhất khoảng 60-70 cm. Ôtô bị ùn tắc kéo dài vài trăm mét. Nhiều xe máy chạy qua đoạn ngập bị chết máy, người dân phải dắt bộ.Ông Nguyễn Khắc Sỹ, Chủ tịch UBND thị trấn Đăk Hà, cho biết đoạn đường này là vùng trũng, hệ thống cống thoát nước chưa đảm bảo nên khi mưa to gây ngập. Sau khi mưa ngừng hơn 30 phút, nước rút dần, giao thông qua lại bình thường.Trước đó, cuối tháng 9, quốc lộ 14 mưa lớn kéo dài, nước dâng lên cao làm cây cầu Đăk Long, đoạn qua huyện Đăk Glei, bị ngập khoảng một mét. Xe từ Kon Tum để về Quảng Nam và ngược lại đều phải dừng lại hai bên cầu.Ngọc Oanh Lại ngập nước nửa rồi Đã nói rồi chỗ nào có nước là có ngập mà |
Hơn 170 lao động casino Campuchia được đưa về nước Ngày 22/10, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Xa Mát tiếp nhận các công dân từ Campuchia về nước do Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Battambang (Vương quốc Campuchia) phối hợp cùng cảnh sát nước bạn giải cứu.Những người này bị cưỡng bức lao động tại một công ty kinh doanh đánh bạc trực tuyến (ở TP Samrong, tỉnh Oddar Meancheay) giáp biên giới Thái Lan, được nhà chức trách Campuchia giải cứu từ ngày 11 đến 17/10, theo đề nghị của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Battambang.Sau khi tiếp nhận công dân về từ Campuchia, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Xa Mát phối hợp Công an tỉnh Tây Ninh rà soát, xác minh nhân thân, lai lịch, hoàn tất các thủ tục trước khi trả về địa phương.Thời gian qua, các cửa khẩu biên giới với Campuchia ở Tây Ninh, Long An, An Giang, Bộ đội biên phòng liên tục tiếp nhận công dân, người lao động được giải cứu từ các công ty lừa đảo, casino. Phần lớn những người này bị dụ dỗ sang Campuchia, sau đó bị ép lừa đảo người Việt qua mạng.Hôm 11/10, Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) tiếp nhận 78 người Việt từ Campuchia. Theo Lãnh sự quán Việt Nam tại Campuchia, đầu năm 2022 đến nay, hơn 600 trường hợp ra khỏi cơ sở lao động trái phép trở về nước.Phước Tuấn Bài học đấy , lần sau còn bị lừa nữa thì chịu |
PGS Nguyễn Lân Hiếu: Việt Nam cần tuyên bố kết thúc đại dịch Covid-19 Sáng 22/10, thảo luận tổ ở Quốc hội, PGS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đề nghị Chính phủ tuyên bố chuyển sang giai đoạn chống dịch mới với quy định cụ thể, thay thế các chỉ thị, hướng dẫn trước đây. Việc này nhằm hạn chế tốn kém nguồn lực mà vẫn đảm bảo sẵn sàng nếu Covid-19 bùng phát hoặc dịch bệnh khác xuất hiện.Thực tế, Việt Nam đã giảm mức độ phòng chống Covid-19. Nhiều nơi đã coi như hết dịch. Bằng chứng là tỷ lệ đeo khẩu trang, xét nghiệm Covid-19, các đơn vị điều trị Covid-19 ngày càng giảm. "Chúng ta cũng thấy rõ trong hội trường Quốc hội, không ai đeo khẩu trang. Trong khi nếu theo quy định phòng chống đại dịch thì phải đeo", ông nói.Giám đốc Bệnh viện Đại học Y phân tích, khi chuyển sang giai đoạn chống dịch mới, bệnh nhân Covid-19 sẽ được khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế như bệnh lý thông thường. Các bệnh viện sẽ chủ động thanh toán, không dùng tiền ngân sách như hiện nay.Để chống dịch, nhiều tỉnh đã chi khoản tiền lớn mua thuốc, trang thiết bị, vật tư dự phòng. Tuy nhiên, thuốc, vật tư tiêu hao này đều có hạn sử dụng, cần chuyển nguồn sử dụng, điều trị bệnh lý khác trước khi hết hạn. Các trang thiết bị hiện đại được mua để chống dịch như máy thở ECMO, lọc máu, X-quang di động... cũng cần thống kê, phân bổ để tránh nơi thừa, nơi thiếu."Tôi đi kiểm tra một số tỉnh miền núi phía Bắc thấy nhiều nơi lúc đại dịch chưa kịp mua máy móc hiện đại, trong khi các tỉnh miền Nam có nhiều máy được mua hoặc chuyển từ nơi khác vào, cần phân bổ để sử dụng hiệu quả", ông nói.Quan điểm xem Covid-19 là bệnh thông thường và thích ứng với thời kỳ hậu Covid-19 được bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu nêu từ đầu năm 2022, sau khi Việt Nam phủ đủ hai liều vaccine diện rộng. Ông cho rằng cần xem Covid-19 là bệnh lý chuyên khoa và xử lý như các bệnh lý chuyên khoa khác. Việc này tương tự khi bạn bị bệnh nào thì tìm đến chuyên khoa đó để khám và điều trị.Tháng 6/2022, phát biểu tại Quốc hội, ông Hiếu tiếp tục nêu đề xuất chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng, tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ nguyên nhân gây bệnh) sang nhóm B (bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và gây tử vong).Ngày 20/10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4, thẩm tra báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nghiên cứu kinh nghiệm các nước đã xem Covid-19 là bệnh đặc hữu như Thái Lan, để chuyển bệnh truyền nhiễm từ nhóm A sang B, trong đó có Covid-19. Nên công bố vì hầu như mọi thứ đều đã bình thường. Đồng tình với bác Tôi luôn ủng hộ PGS Lân Hiếu! Đúng vậy, vì hiện tại nếu có bị covid cũng nhẹ như cúm thông thường thôi. Nhiệt liệt ủng hộ. Ngay và luôn dùm. Vừa kích thích kinh tế vùa thu hút du lịch. Ủng hộ ý kiến của PGS Nguyễn Lân Hiếu - 1 người vừa có kiến thức chuyên môn y tế cao vừa có kinh nghiệm quản lý. Nay bình thường rồi mà. Đa phần ai cũng nhiễm 1 lần cả rồi. Trẻ nhỏ hay người già cũng vậy. Tiêm hay chưa cũng nhiễm cả rồi. Điều trị hạ sốt 1 tuần là đỡ. Cách ly thêm 1 tuần là hết. Bác Hiếu có nhận định chính xác. Ủng hộ ý kiến của Bác Đã mở của du lịch trong và ngoài nước thì nên tuyên bố hét dịch covid 19 Anh nói quá chuẩn và rất thời sự! Chúng ta không nên lãng phí ngân sách và vật tư như hiện tại, việc phân bổ lại hoàn toàn hợp lý. Báo hết dịch sẽ giúp du lịch và kinh tế thực sự phát triển trở lại một cách vững chắc. Ủng hộ Việt Nam tuyên bố kết thúc đại dịch. Tôi đồng tình và cần làm ngay Ủng hộ! Ủng hộ bác |
Nước ngập đỏ ngầu ở khu dân cư Sài Gòn Chiều 23/10, sau cơn mưa dài một giờ, nhiều hẻm dọc đường Phan Anh và Tô Hiệu, phường Tân Thới Hoà, bị ngập trong làn nước màu đỏ. Có nơi nước ngập ngang đầu gối, trên mặt nước nổi nhiều váng dầu, bọt trắng, kèm mùi hôi hoá chất. Nhiều hộ ở chỗ trũng bị nước ô nhiễm tràn vào nhà và sân.Bà Trần Thị Hương, 56 tuổi, sống ở khu vực đường Phan Anh hơn 30 năm, cho biết lần đầu thấy hiện tượng này. Nhiều người lội nước bị ngứa chân phải mang ủng.Theo bà Hương, một số xưởng nhuộm vải hoạt động lén lút vào ban đêm gần khu dân cư có thể đã để rò rỉ ống xả.Cách đó 50 m, gia đình chị Diệu Thuý, 35 tuổi, phải đóng cửa, bịt khẩu trang ở trong nhà vì đau đầu, choáng váng bởi mùi hoá chất xộc vào mũi. Vỉa hè, cây cối trước nhà chị bị làn nước "đỏ như máu" bủa vây. Sợ dính nước ô nhiễm sẽ mang bệnh, gia đình chị không dám ra ngoài.Đến gần 19h, nước đã rút bớt nhưng nhiều tuyến đường vẫn còn lênh láng màu đỏ.Ông Nguyễn Minh Trung, Chủ tịch UBND phường Tân Thới Hòa, cho biết khu vực quanh đường Phan Anh và Tô Hiệu không có xưởng nhuộm. Tuy nhiên, nơi này nằm cuối kênh Hiệp Tân, khả năng nước ô nhiễm ở chỗ khác theo hệ thống cống đổ về, mưa to không thoát kịp, tràn ra ngoài. Phường đang làm rõ nguyên nhân.Quận Tân Phú có nhiều xưởng in, nhuộm, cơ khí... bị người dân phản ánh gây ô nhiễm, nằm nhiều nhất ở đường Hoà Bình, phường Hiệp Tân (kề phường Tân Thới Hoà). Cuối năm ngoái, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM kiểm tra đột xuất 8 xưởng trên đường Hoà Bình, ghi nhận 5 cơ sở vi phạm.Đình Văn Hóa chất mà xả thải trực tiếp xuống cống thế này thì bảo sao tôm cá, sông suối không chết chứ! Nước nhiễm hoá chất lênh láng giữa khu dân cư thế này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân rất nhiều Mong chính quyền địa phương sớm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý. Yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xử lý mạnh tay. Gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân. Nước thải độc hại này mà thải ra môi trường. Thử hỏi nếu k có mưa ngập thì sẽ thế nào? Ngập là cơ hội cho các công ty xả thải ra môi trường Tôi không tin là không biết vì xóm tôi ngày xưa làm nghề dệt, nhà nào nhuộm là biết liền, Nhân dân biết, tổ trưởng biết, CA khu vực biết, thuế phường biết,... Đường Phan Văn Trị đoạn Phạm Văn Đồng đến chợ cây Thị cũng bị mùi amoniac dưới cống sộc lên, rồi Cầu Đỏ đường Nguyễn Xí trời mưa to thì bọt trắng xoá đổ ra. Các công ty gần đó thải ra chứ còn nguyên nhân gì khác đâu. Bảo sao ung thư ngày càng tăng mạnh.nếu ý thức người dân ko được cải thiện + ko có chế tài pháp lý đủ sức răn đe thì hệ luỵ là vô cùng lớn. Ngứa chân thì thuốc nhuộm axit, con đường này ngâm 3 tiếng là nát, xe đi qua chịu khó rửa cho kỹ. Mùi hoá chất nồng thì có thuốc nhuộm hoạt tính, dạng này ít hại trực tiếp nhưng hại lâu dài cho nơi xả đến. Phạt thật nặng mới đủ tiền sửa chữa :( Nước thải độc như thế mà không qua xử lý xả thẳng ra môi trường.Ai xả ? Nếu cơ quan chức năng vào cuộc lấy mầu và lần theo dấu vết để điều tra thì kh̀ông khó để mà tìm ra nguò̀n xả.Phạt thật nặng theo đúng luật mới đủ sức răn đe. Những xưởng sx nhỏ có nguy cơ gây ô nhiễm thì cần phải di dời ra khỏi khu dân cư, bắt buộc vào các KCN, ko cần quan tâm là họ có hệ thống xử lý nước thải, khí thải hay là ko. Bởi để hoạt động các hệ thống này cần nhiều chi phí và họ luôn tìm cách lén xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm khu dân cư. Người lại hại người rồi, mong xử lý mạnh tay chứ sao sống giữa đống hóa chất như vậy được, bệnh tật hại người lắm Quản lý ở cơ sơ quá yếu hiện nay Các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa trong thành phố thường không có hệ thống xử lý nước thải mà xả trực tiếp xuống cống. Mấy quán bán hàng ăn uống cũng vậy nên ở thành phố mà ngập thì rất kinh khủng Kênh nước Tô Hiệu đủ màu từ nhiều năm qua! Những năm gần đây đỡ rất nhiều! Cô kia nói 30 năm chưa gặp trường hợp này thì không đúng rồi |
Kiến nghị tăng hơn 16.000 tỷ đồng vốn metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo UBND TP Hà Nội đang hoàn thiện báo cáo, trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.Ông Lê Trung Hiếu, Phó giám đốc Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), cho biết do dự án lập từ năm 2008, đến nay mới triển khai nên phải điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 19.555 lên hơn 35.600 tỷ đồng, lùi thời gian hoàn thành từ 2015 sang 2027.Nội dung điều chỉnh vốn và thời hạn hoàn thành dự án đã được trình từ năm 2016, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định từ năm 2018. Tuy nhiên, do ga ngầm C9 của tuyến khi đó chưa chốt được vị trí nên chưa thể điều chỉnh. "Hiện ga ngầm C9 đã được xác định vị trí nên UBND TP Hà Nội trình lại nội dung này", ông Hiếu nói.Hồi tháng 3, UBND TP Hà Nội thống nhất chuyển vị trí ga ngầm C9 (dự kiến ban đầu đặt cạnh hồ Hoàn Kiếm) ra khỏi vùng bảo vệ để giảm thiểu ảnh hưởng đến di tích hồ theo Luật Di sản văn hóa. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức lấy ý kiến thẩm định các cơ quan liên quan và có báo cáo về kết quả điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.Báo cáo Quốc hội trước kỳ họp thứ 4 (khai mạc ngày 20/10), Bộ Giao thông Vận tải cho hay dự án metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang vướng mắc trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án theo Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và Nghị định về quản lý, sử dụng vốn ODA . Sau hơn 10 năm, việc xác định vị trí, thiết kế ga ngầm C9 còn nhiều ý kiến khác nhau.Tuyến metro được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2008, thời gian thực hiện 2009-2015. Điểm đầu tuyến tại khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài và kết thúc trên phố Huế (ngã tư giao với đường Nguyễn Du).Theo phương án đã được phê duyệt, tuyến đường sắt dài 11,5 km, trong đó đoạn trên cao 2,6 km, đoạn ngầm gần 9 km. Dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước. VỐN: tăng,tăng nữa, tăng mãi.THỜI HẠN: lùi, lùi nữa, lùi mãi.Điệp khúc còn mãi với thời gian. Đoạn ngầm metro số 3 còn nứt lên nứt xuống, đang tự hỏi khi làm đoạn ngầm tuyến này qua phố cổ thì sẽ như thế nào nhi? Tuyến nay 2030 có mà đi đã may lắm rồi, cũng không mong 2027 xong đúng hẹn. Rõ ràng nhìn Cat linh Hà đông thì nhu cầu đi tàu đô thị của Hà Nội rất lớn, đề nghị ưu tiên tối đa cho loại hình này Thế giới chỉ có đúng 1 nước có thể làm metro vừa tốt, vừa nhanh, vừa rẻ. Phải chuyển sang ít nhất là 2037, tốt nhất là 2045. Bây giờ chưa khởi công, cứ cho 2025 khởi công đi thì sẽ mất 20 năm theo kinh nghiệm của tuyến số 1 và số 3. Chưa kể tuyến này khó, phải thi công ở Hồ Gươm, thôi cộng thêm 10 năm nữa, 2055 chắc là xong. Dự án 2015 hoàn thành mà nay 2022 chưa làm dc gì??lại phải tăng rồi.ko biết có tuyến mt nào ko tăng ko?? Tuyến này nên triển khai nhanh. Để giảm cho cò vé xe máy ở quanh hồ. Thu tận 50k một lúc tối. Nhìn Cát Linh - Hà Đông sẽ thấy ý kiến "không ai thèm đi tàu điện" là hoàn toàn sai khi tuyến tàu này liên tập lập những kỷ lục mới về số lượt khách. Chứng tỏ nhu cầu của người dân là hoàn toàn có, thậm chí là rất lớn. Rất mong các lãnh đạo sẽ dành sự quan tâm lớn hơn cho loại hình này. Cố gắng để những tuyến tàu mới trước khi phê duyệt sẽ được xem xét kỹ lưỡng và không để xảy ra tình trạng đội vốn, chậm tiến độ quá nhiều như hiện tại. Nếu dự toán lập năm 2008 là 19555k tỉ, quy đổi tỉ giá usd cùng thời điểm thì tổng dự toán khoảng 1.2 tỉ usd. Hiện tại được điều chỉnh lên 35600k tỉ, tức khoảng 1.4 tỉ usd. Điều này cũng hợp lý với biến động thị trường. Có điều nếu làm thì phải nhanh, lần này đã có kinh nghiệm Cát Linh-Hà Đông rồi mà vẫn còn chậm tiến độ thì lỗi này đừng có đổ cho khách quan nữa. có nối vào tuyến Cat Linh - Ha Đông ko ? Tôi chỉ thấy đội vốn và đội vốn. gánh nặng lại đè lên vai người dân Một sự lãng phí quá lớn ! Rồi còn tăng nữa không?? UBND thành phố Hà Nội nên rà soát và thiết kế lại qui hoạch đường sắt đô thị cho phù hợp, các tuyến hiện nay đi lòng vòng, gẫy khúc, mang tính chắp vá cho đủ các tuyến, mỗi tuyến một công nghệ, mỗi tuyến một nhà đầu tư, vận hành mỗi tuyến một yêu cầu kỹ thuật, qui trình khác nhau. Thật sự là nên làm lại còn hơn cứ nhắm mắt đầu tư sau không sửa được. Tuyệt vời !!! Cả nhà lên phố cổ ngon, chỉ không biết bao giờ xong... |
Xây dựng TP HCM trở thành điểm đến của tầng lớp trung lưu, trí thức Ngày 23/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Vùng Đông Nam Bộ bao gồm TP HCM, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu với phần lớn diện tích là đồng bằng, nửa bình nguyên. Phía bắc tiếp giáp với Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, phía tây và tây nam giáp đồng bằng sông Cửu Long, phía đông và đông nam giáp Biển Đông, phía tây bắc tiếp giáp với Campuchia.Theo Tổng bí thư, Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định vị trí chiến lược và vai trò đặc biệt quan trọng của Đông Nam Bộ - vùng động lực phát triển lớn nhất, đầu tầu kinh tế của cả nước.Đông Nam Bộ cần đổi mới mạnh mẽ, tạo chuyển biến có tính đột phá trong việc tiếp tục xây dựng và phát triển, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu của cả nước và Đông Nam Á. Vùng cần giữ vai trò đầu tầu trong liên kết phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và cả nước.Trong đó, TP HCM là hạt nhân, thành phố kinh tế tri thức, trung tâm tài chính quốc tế, là điểm đến của tầng lớp trung lưu, trí thức, nhất là trí thức trẻ. Trình độ phát triển của TP HCM ngang tầm với thành phố lớn châu Á, một cực tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.Được xây dựng thành vùng có trình độ phát triển cao, người dân Đông Nam Bộ có cuộc sống khá giả, hạnh phúc; có nếp sống văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế. Khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng được thu hẹp.Trả lời câu hỏi vì sao Bộ Chính trị lại bàn và ra nghị quyết mới về vùng Đông Nam Bộ, Tổng bí thư cho rằng đây là vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước, với những tiềm năng, lợi thế vượt trội.Năm 2020, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của vùng Đông Nam Bộ tăng gấp 4,9 lần so với năm 2005 và 2,6 lần so với năm 2010. Vùng Đông Nam Bộ đã đóng góp 32% GDP của cả nước, 44,7% tổng thu ngân sách nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 cao nhất cả nước.Tuy nhiên, kinh tế - xã hội của vùng còn nhiều hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Tốc độ tăng trưởng xu hướng chậm lại và thấp hơn cả nước; đóng góp vào tổng thu ngân sách nhà nước giảm, mạng lưới kết cấu hạ tầng và giao thông yếu, là điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Cùng với đó là một loạt vấn đề dân sinh bức xúc như y tế, môi trường, giáo dục, việc làm...Theo Tổng bí thư, nghị quyết của Bộ Chính trị đã xác định rất rõ mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cụ thể. Đến năm 2030, Đông Nam Bộ phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại; hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực; đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới. Lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển, đứng đầu cả nước.TP HCM phải là thành phố văn minh, hiện đại, năng động, sáng tạo; là nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đến sinh sống và làm việc; trung tâm tài chính quốc tế, phát triển ngang tầm thành phố lớn trong khu vực châu Á.Tầm nhìn đến năm 2045, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới. Chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á.TP HCM tiếp tục là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng; nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trí thức trẻ, đến sinh sống và làm việc; nơi tập trung các định chế tài chính quốc tế, tập đoàn kinh tế lớn của thế giới.Về nhiệm vụ giải pháp, Tổng bí thư yêu cầu xác định rõ tiềm năng, lợi thế và những khó khăn, thách thức, điểm nghẽn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng để đề ra chính sách, biện pháp cụ thể, khả thi cao. "Huy động tối đa nguồn lực cho phát triển của vùng, trong đó xác định lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; kết hợp hài hòa với ngoại lực là quan trọng, đột phá", Tổng bí thư nói.Tổng bí thư đề nghị Chính phủ và cơ quan Trung ương tăng cường phối hợp với địa phương trong vùng, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện luật pháp, chính sách ưu tiên, có tính đặc thù cho phát triển vùng. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện tốt quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng xanh, bền vững và toàn diện; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, bảo đảm tích hợp, đa ngành; gắn kết giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; đô thị với nông thôn mới.Sau hội nghị này, căn cứ vào nghị quyết và kế hoạch của Bộ Chính trị, Tổng bí thư yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan ở Trung ương và cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động, chương trình học tập, quán triệt và triển khai nghị quyết. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo, khẩn trương xây dựng, ban hành Chương trình hành động triển khai nghị quyết, giao nhiệm vụ cụ thể cho bộ, ngành và địa phương trong vùng."Chương trình hành động phải bám sát quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và nội dung của nghị quyết, bảo đảm phù hợp với từng địa phương trong vùng và tiểu vùng", Tổng bí thư yêu cầu. Kẹt xe, ngập nước, vệ sinh môi trường, ý thức cộng đồng của người dân là những vấn đề cần làm gấp. Chưa giải quyết được vấn đề đó thì chưa hy vọng phát triển được. Niềm mong mỏi lớn nhất của chúng tôi, người dân TPHCM, nên có giải pháp khả thi và thiết thực trong việc xử lý ùn tắt giao thông dù di chuyển bằng ô tô hay gắn máy đều ngắt ngư hết. Đường xá bắt đầu kẹt từ điểm cuối của các tuyến cao tốc chạy về TPHCM từ Long Thành - Dầu Giây - TPHCM, Trung Lương - TPHCM. Các tuyến QL 1 đường dẫn đi về 13 tỉnh ĐBSCL, đường dẫn đi Miền Đông và tuyến QL 51 dẫn đi Vũng Tàu cũng kẹt nốt. Các tuyến đường trung tâm thì kẹt thường xuyên nên mỗi lần có việc phải chạy ra đường đều ngán ngẫm và lo lắng. Vì miếng cơm manh áo, chúng tôi buộc phải dầm mình trong nắng mưa, khói bụi và tiếng ồn chưa kể đến những rủi ro tai nạn khi bị ùn ứ và các phương tiện phải nhích từng hút một trên các tuyến đường. Vùng Đông Nam Bộ nên phát triển công nghệ cao thay vì chỉ tập trung vào công nghiệp giá trị gia tăng thấp như trước đây. Bình Dương là thủ phủ công nghiệp nhưng chưa có khu công nghệ sáng tạo. Thu nhập người lao động phải cao thì mọi thu hút được nhân tài. Thành phố mới Bình Dương xây dựng gần 20 năm rồi nhưmg vẫn hàng trăm ha đất vàng bỏ hoang, cần tập trung xây dựng thành trung tâm tài chính, dịch vụ, mua sắm, du lịch. Chỉ công nghiệp thôi chưa đủ. Đòi hỏi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tầm cơ. Như Bình Dương có thể cho mở Casino, trung tâm thể thao, giải trí... Đến bao giờ mới có tàu điện ngầm mà đi Nghe mà mừng dễ sợ!! Quan trọng nhất là phải xây dựng nhiều tuyến metro tàu điện để con người lịch sự văn minh, ko phải lượn lờ xe máy bon chen nguy hiểm. Xây dựng SG phát triển đáp ứng đông người. Mục đích của việc xây dựng hạ tầng là để phục vụ con người. TP HCM có dân số rất đông và đóng góp lớn thì cần được đầu tư hạ tầng giao thông tương xứng là rất hợp lý. Không hiểu sao các công trình giao thông ở TP HCM và trong vùng thời gian qua luôn trì trệ. Cả nước luôn ủng hộ tphcm tiến lên Tôi mong Việt Nam sẽ trở thành điểm đến của Nhân tài Quan trọng đầu tiên là phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghệ cao, khu tài chính quốc tế, khu công nghiệp kỹ thuật, cảng biển, dịch vụ, du lịch ....... Muốn vậy thì hãy đầu tư cơ sở đường xá cho hết kẹt xe trước đã, hãy xây dựng đường cho thông thoáng, ko còn cảnh mưa là biến thành sông ,trời nắng thì xe nối dài trên đường Mình mong là trong 5-10 năm đến sẽ thu hút 1/3 nhân tài thế giới sẽ quy tụ về TPHCMƯớc mơ đơn giản và nhỏ nhoi chỉ vậy thôi. Đầu cho giáo dục, y tế, đạo đức và văn hóa là quan trọng nhất. Thời kỳ phát triển xây dựng đất nước của thế hệ 7x, 8x và 9x đang rực rỡ nhất. Hy vọng thế hệ chúng ta sẽ hoàn thiện tài năng để phục vụ quốc gia.! Cần có một nhạc trưởng cho các vùng trong đó có (vùng Đông Nam Bộ). Như vậy sẽ đồng bộ khi đầu tư và nhanh chóng phát triển. |
Bộ Y tế lên tiếng sau phản ánh của đại biểu Quốc hội Thảo luận tổ tại Quốc hội ngày 22/10, ông Thức cho biết, 8 tháng qua các bác sĩ loay hoay mua sắm, đấu thầu trang thiết bị. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), các linh kiện máy móc cao cấp như máy xạ trị, CT hỏng phải mua đúng loại hãng đó mới sử dụng được. Tuy nhiên, nếu bệnh viện ghi rõ mua linh kiện của hãng cụ thể sẽ bị coi là vi phạm chỉ định thầu. Vì vậy, bác sĩ "như ngồi trên lửa" vì máy CT hỏng mà không biết làm sao mua thiết bị thay thế.Ngày 23/10, ông Lê Thành Công, Vụ phó Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế), cho biết điều 22 Luật Đấu thầu quy định cụ thể về trường hợp nêu trên. Theo đó, chỉ định thầu được áp dụng với gói thầu mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu trước do cần đảm bảo tính tương thích về công nghệ, bản quyền. Như vậy, máy móc tại bệnh viện mua của hãng độc quyền, khi cần thay thế linh kiện, được áp dụng chỉ định thầu.Về phản ánh bệnh viện gặp khó khăn khi mua máy cao cấp độc quyền, vì không có gói giá khác tham khảo, đại diện Bộ Y tế cho biết theo Thông tư 58 của Bộ Tài chính, có năm phương pháp làm căn cứ lập, xác định giá gói thầu. Các bệnh viện có thể áp dụng một trong năm phương pháp này.Thứ nhất, căn cứ vào báo giá hàng hóa của ba đơn vị cung cấp khác nhau trên địa bàn để xác định giá gói thầu; nếu không đủ ba đơn vị trên địa bàn thì có thể tham khảo ở địa bàn khác, đảm bảo đủ ba báo giá.Thứ hai là dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, gồm chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm.Thứ ba là kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp thẩm định giá với loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật Giá.Thứ tư là giá thị trường tại thời điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống, do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố, được khai thác qua Internet.Thứ năm là giá của gói thầu mua sắm loại hàng hóa tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 30 ngày."Điều đó có nghĩa là các bệnh viện không chỉ có lựa chọn duy nhất (ba báo giá) để tham khảo khi mua máy cao cấp độc quyền mà có thể áp dụng một trong các phương pháp còn lại", ông Công nói.Theo ông Công, về cơ bản đã có đủ quy định pháp lý phục vụ mua sắm, đấu thầu. Tuy nhiên, trước phản ánh của Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Bộ Y tế sẽ làm việc trực tiếp với đơn vị để xác định vướng mắc ở khâu nào, từ đó sẽ nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ việc mua sắm trang thiết bị nhằm đạt mục tiêu phục vụ tốt nhất người bệnh.Bộ Y tế cũng đang phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), trong đó bổ sung quy định mang tính đặc thù của lĩnh vực y tế như chỉ định thầu mua thuốc cấp cứu, sinh phẩm, linh kiện thay thế đi kèm máy; cho phép áp dụng xuất xứ để phân loại chất lượng...Ngoài ra, Bộ đang xây dựng nghị quyết của Chính phủ về đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế; thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Các văn bản pháp luật liên quan đến cấp phép lưu hành và đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế cũng đang được sửa đổi. Tiến độ cấp phép lưu hành thuốc, trang thiết bị y tế được đẩy nhanh. Các bệnh viện khắp cả nước đã nêu vấn đề này lâu rồi. BYT nên cử người đến trực tiếp bệnh viện kiểm tra và tháo gỡ vướng mắc. Đã trễ lắm rồi nên nhanh chóng hơn. Rồi cuối cùng làm thế nào? Tình trạng này đã kéo dài từ lâu rồi, mà nay vẫn chưa có quy định rõ ràng để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở y tế. dễ mà lại quá khó Thật ra nhiều người chưa tiếp cận thôi chứ lĩnh vực dụng cụ thiết bị y tế nó đơn giản ngàn lần so những sản phẩm dân dụng khác - chứ chưa nói những sản phẩm chuyên dụng đòi hỏi chính xác cao hơn đâu. ( Nói chung là không gì mà không thể không khắc phục , thay thế được ). Bác sĩ chỉ nên làm chuyên môn Bác sỹ thì làm chuyên môn, đưa nhu cầu xuống bộ phận cung ứng, dược phẩm và đội ngũ kỹ thuật! Họ tự làm được hết! 5 phương pháp đó rất khó áp dụng trong việc xây dựng giá linh phụ kiện hàng tỉ đồng cho thiết bị cao cấp mắt tiền. Thứ nhất do hàng độc quyền không có đủ 3 báo giá. Còn phương pháp thứ 2 và 3 nếu vào chi tiết cũng yêu cầu 3 báo giá và hợp đồng tương tự càng khó hơn. Phương pháp thứ 4, do là hàng độc quyền thông tin chính thống cũng không có. 4 phương pháp đầu không thực hiện được làm gì có mà thực hiện phương pháp thứ 5. Bác sỹ không có chuyên môn đấu thầu nên có bộ phận khác để họ tập trung chuyên môn. Cố gắng càng nhanh để người nghèo đỡ khổ. Rất hoan nghênh ý kiến từ Bộ Y tế. Nên làm việc cụ thể với BV Chợ Rẫy. Vướng của Chợ Rẫy cũng là vướng chung. Giải quyết được vướng này sẽ giải quyết được nhiều điểm nghẽn khác. Văn bản, quy định là do chúng ta viết và chúng ta quy định. Nếu phải sửa thì sửa nhanh. Xử lí chậm chạp thì khổ cho bệnh nhân Cứng nhắc. Khắp nơi cả nước thiếu thuốc thiếu trang thiết bị Y tế nhiều bệnh viện phải đóng cửa. BYT đang làm gì vậy??? Với từng trường hợp cụ thể, khi có vướng mắc không thể giải quyết do ngoài chuyên môn, các cơ quan, đơn vị nên có công văn xin hướng dẫn từ Bộ Tài Chính, Bộ y tế ... để có hướng dẫn cụ thể. Như vậy sẽ an toàn và đảm bảo đúng pháp luật. Đã mua thiết bị chính của hãng nào thì cần mua đúng phụ tùng của hãng đó mới mang lại hiệu quả của bảo dưỡng và sửa chữa. Các hãng đã nghiên cứu để sản xuất máy là người ta đã bỏ tiền trước để đầu tư và thu lợi lâu dài từ phụ tùng độc quyền là chuyện hoàn toàn hợp lý. Việc lấy đủ 3 báo giá chỉ là hình thức và vô nghĩa đôi khi tạo điều kiện bắt doanh nghiệp gian dối thêm 2 báo giá vô nghĩa. Vì có đến 10 nhà báo giá đi nữa thì sản phẩm vẫn là phải của hãng đó sản xuất ra mới đảm bảo. Chúng ta nên hiểu tập quán của nhà nhà sản xuất mà có ứng xử và báo cáo phù hợp. Đừng mất công cãi nhau nữa |
Cứu 11 người thoát khỏi đám cháy chung cư mini Khoảng 19h, lửa xuất phát từ nhà để xe tầng 1 chung cư mini 6 tầng, mặt sàn khoảng 50 m2, tại số 5 ngách 1, ngõ 132 Cầu Giấy, rồi bốc lên các tầng trên.Cư dân trong chung cư chạy xuống dưới nhưng không thể thoát ra ngoài do khói lửa bao trùm nên phải ngược lên tầng trên kêu cứu.Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an quận Cầu Giấy và Đội Phòng cháy chữa cháy khu vực số 2 đã huy động 4 xe chuyên dụng, 20 chiến sĩ tới hiện trường.Một tổ trinh sát nắm quy mô, vị trí, số người mắc kẹt để tổ chức cứu hộ. Cảnh sát sau đó lên tầng thượng của nhà dân bên cạnh, cắt khung sắt và hướng dẫn 11 người thoát nạn.Các nạn nhân đều hoảng loạn, người ám khói. Có người bật khóc khi được cứu thoát.Cùng lúc đó, một tổ cứu hỏa liên tục phun vòi rồng vào tầng 1 dập lửa.Đến 19h30, hỏa hoạn được khống chế. 3 người gồm một lính cứu hỏa bị thương. Nhiều xe máy ở tầng 1 cháy trơ khung, tường nhà tróc lở.Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra. Những trái tim vàng, những anh hùng không cần mặc áo choàng. Thật khâm phục !!! Bức ảnh cảm động quá, xứng đáng ảnh của năm. Cảm ơn chiến sĩ. Cảm ơn các anh . Cám ơn sự dũng cảm và kịp thời của các Anh, nhờ đó mà chung cư mini không lặp lại thảm cảnh như quán Karaoke Bình Dương Nhân dân ghi nhớ CHIẾN CÔNG của các anh! Hình ảnh nhìn mà xúc động quá, cảm ơn các chiến sĩ Tội nghiệp các nạn nhân. Chắc họ hoảng loạn lắm. Cám ơn các anh hùng cứu hoả đã cứu sống tất cả thành công. Cảm ơn các anh cứu hoả, hình ảnh rất xúc động Thật may khi mọi người đều an toàn. Trong guồng quay của cuộc sống, ta luôn cố gắng chạy theo tiền tài và danh vọng, khi thấy được hoàn cảnh như này đã giúp tôi bớt thấy nặng nề khi mình còn nhiều thứ chưa đạt được vì mình và người thân còn mạnh khoẻ và bình an, thì đó là 1 điều rất may mắn rồi. Thương các anh cứu hoả... cố lên các anh nhé Chúc mừng chiến công của các đ/c CS PCCC, mong các đ/c luôn thất nghiệp Năm nay sao giặc lửa nhiều quá vậy ? Mong sao cuộc sống bình yên ! Thật kinh khủng 50 mét vuông xây đến 6 tầng và cả tỷ phòng vs tỷ người nhồi vào ở gọi là chung cư mi ni. Không hệ thông phòng cháy chữa cháy mà vẫn hoạt động nổi Cũng may lúc cháy vào lúc 7h tối, chứ nửa đêm thì nguy to Nhìn bức ảnh chiến sỹ công an phòng cháy chữa cháy ôm trấn an người dân sau khi cứu họ mà mình đã khóc. K thể miêu tả bằng lời. Kính trọng các anh. Chúc các anh luôn mạnh khoẻ, may mắn và bình an trên mọi nẻo đường. Mong các nạn nhân nhanh bình ổn tinh thần. |
Miền Bắc giữa tuần đón không khí lạnh Hai ngày qua, miền Bắc tạnh ráo, trời nắng do không khí lạnh bắt đầu suy yếu. Nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội 14h hôm nay là 34 độ, thấp nhất 22 độ C.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định, hình thái thời tiết trên duy trì ở miền Bắc hết ngày mai. Đến ngày 25/10, đợt không khí lạnh tăng cường cùng với ảnh hưởng của gió đông khiến Đông Bắc Bộ sẽ mưa trở lại trong hai ngày. Từ ngày 27/10, miền Bắc lại tạnh ráo.Trang Accuweather của Mỹ dự báo, thứ hai Hà Nội 23-32 độ, sang thứ ba ban ngày giảm xuống còn 26 độ C. Sau đó nền nhiệt tăng trở lại, khoảng 21-33 độ C. Điểm cao trên 1.500 m so với mực nước biển như Sa Pa (Lào Cai) tuần tới dao động 13-21 độ C.Miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Phú Yên từ đêm mai đến hết ngày 26/10 chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường cùng tác động của gió đông trên độ cao 1.500-5.000 m nên có sẽ mưa diện rộng.Dự báo tổng lượng mưa trong hai ngày 25-26/10 ở khu vực này phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 200 mm. Từ ngày 27/10, không khí lạnh và gió đông yếu dần, miền Trung giảm mưa.Nam Bộ và Tây Nguyên các ngày 26-27/10 khả năng xuất hiện mưa rào và giông. Nền nhiệt cao nhất trong ngày ở Tây Nguyên khoảng 28-31 độ, Nam Bộ 32-33 độ C.Ngoài ra, tuần tới Nam Bộ sẽ xuất hiện triều cường. Mực nước lớn nhất tại Vũng Tàu có thể đạt 4,2-4,3 m vào ngày 26- 27/10, xuất hiện lúc 1-3h và 14-16h. Do ảnh hưởng của triều cường, ven biển Đông Nam Bộ có khả năng ngập úng tại vùng trũng thấp, ven sông và vùng ngoài đê bao.Trên Biển Đông, lúc 17h, áp thấp nhiệt đới tương tác với không khí lạnh đã suy yếu thành vùng áp thấp, những giờ tới sẽ tan. Thời tiết miền Bắc thật là dã man: 1 tuần 2 hôm hanh khô, 3 hôm lạnh, 2 hôm nóng rồi lại mưa lạnh.. Con lại ốm rồi. Thay đổi chóng mặt. Thời tiết giao mùa thu - đông là môi trường lý tưởng cho dịch bệnh hoành hành. Nhiệt độ và độ ẩm tăng giảm đột ngột khiến người già và trẻ con rất khổ. Mọi người nên chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, bổ sung vitamin, ra đường nhớ mang đủ quần áo, khẩu trang, mũ... để giữ sức khỏe. Bây giờ mà ốm thì rất khổ. 21 ,22 độ thì không thể coi là lạnh được có thay đổi mấy đâu nhỉ Cho mình hỏi là có app nào nó Dự báo lượng mưa từng ngày không ạ. Để bà con theo dõi tình hình cho tiện hơn. Chứ mấy app mình tải nó cứ nói là có mưa, nhưng ko biết mưa nhiều hay mưa ít. Em cảm ơn ạ! Thời tiết mùa thu Hà Nội thật là đẹp, hôm nắng chang chang oi bức ngột ngạt, hôm lại mưa phùn ẩm ướt cho muỗi sinh sản. Rất lãng mạn. Thời tiết này dễ ốm lắm |
Cháy cửa hàng đồ nhựa ở Buôn Ma Thuột Sáng 23/10, ngọn lửa bốc ngùn ngụt tại cơ sở kinh doanh ly, hộp nhựa và bao bì rộng khoảng 1.000 m2, ở đường 10-3, xã Cư Êbur. Nhiều người hô hoán, dùng thiết bị chữa cháy tại chỗ dập lửa nhưng không thành. Đám cháy bùng lên dữ dội kèm khói đen cao cả trăm mét, bao trùm cơ sở.Khoảng 70 cán bộ chữa cháy cùng 8 xe cứu hoả được huy động đến hiện trường. Sau hơn 30 phút, ngọn lửa được khống chế song thiêu rụi một ôtô tải và nhiều tài sản của cửa hàng, nhà xưởng.Trên đường dập đám cháy trên, xe cứu hoả tông một người đi xe máy ở đoạn ngã tư Phan Bội Châu và đường 10-3, khiến nạn nhân tử vong. Cơ quan chức năng đang xác định nguyên nhân.Ngọc Oanh Tại nạn trong lúc đi thi hành nhiệm vụ chữa cháy càng làm bi đát thêm cho một ngày mưa buồn phố núi! Dạo này nhiều vụ cháy quá! Thấy người dân và các anh bình an là vui rồi, cảm ơn các anh pccc |
Bộ trưởng Nội vụ: Kéo dài thời hiệu kỷ luật hành chính với cán bộ là cần thiết Chiều 24/10, thảo luận tổ ở Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nói chủ trương của Đảng là siết kỷ luật, kỷ cương với cán bộ, công chức, viên chức. Theo tinh thần Quy định 69 của Bộ Chính trị, khi cán bộ, công chức bị kỷ luật về Đảng thì đồng thời phải kỷ luật về hành chính, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, liên thông.Tuy nhiên, thực tiễn vừa qua đã xuất hiện vướng mắc do quy định của Đảng và hành chính trong kỷ luật cán bộ chưa đồng bộ. Có trường hợp cán bộ bị kỷ luật về Đảng nhưng lại không xử lý được về hành chính do đã hết thời hiệu theo quy định của luật. Đây là cơ sở để Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức tại kỳ họp này.Theo Bộ trưởng Trà, Quy định 69 nêu đảng viên bị kỷ luật về Đảng thì cấp ủy trực tiếp quản lý người đó phải chỉ đạo cơ quan quản lý kỷ luật hành chính trong thời hạn 30 ngày. Vậy nên, việc "hồi tố" có thể áp dụng trong 30 ngày này. Các trường hợp còn lại không thực hiện hồi tố vì sẽ phức tạp cho cơ quan quản lý.Vấn đề hồi tố được đại biểu Phan Thái Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Nam, đặt ra do tờ trình của Chính phủ và thẩm tra của Ủy ban Pháp luật chưa nói đến.Theo ông Bình, Quy định 69 nêu thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng với mức khiển trách là 5 năm, cảnh cáo là 10 năm. Luật Cán bộ, công chức, viên chức quy định thời hiệu cảnh cáo là 2 năm. "Vậy sẽ xảy ra trường hợp trên 3 năm nhưng dưới 5 năm thì có áp dụng Nghị quyết này để xử lý hay không?", ông nói.Phương án ông Bình đưa ra là những hành vi phát sinh trước ngày Quy định 69 có hiệu lực thì vẫn áp dụng để kỷ luật Đảng. Cạnh đó, nghị quyết tại kỳ họp này ban hành có hiệu lực ngay, song những vấn đề xảy ra trước đó vẫn áp dụng, để đồng bộ với Quy định 69. "Cần hướng dẫn kỹ việc này, không thì địa phương sẽ rất khó thực hiện", ông Bình đề nghị.Đại biểu Trần Công Phàn, Phó chủ tịch chuyên trách Hội Luật gia Việt Nam, lại cho rằng thời hiệu kỷ luật hành chính như đề xuất của Chính phủ là quá dài. Xử lý hành chính là thông thường, nhưng thời hiệu như đề xuất thì tương đương thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. "Một cán bộ nghỉ hưu ở tuổi 60, mà 10 năm sau mới bị cảnh cáo, thì không còn nhiều ý nghĩa", ông nói.Ông Lê Văn Dũng, Trưởng đoàn đại biểu Quảng Nam, lại băn khoăn trường hợp bị khiển trách, cảnh cáo phải xuống một cấp nhưng không có hướng dẫn thực hiện, có thể dẫn đến dư thừa cấp phó. "Nếu Chủ tịch bị kỷ luật, phải xuống Phó chủ tịch, nhưng các vị trí phó này đã hết rồi thì làm thế nào? Nếu cán bộ còn dưới 5 năm công tác thì có thể cho nghỉ trước tuổi, nhưng thực hiện chế độ như thế nào thì chưa có quy định", ông Dũng đặt vấn đề.Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, đề xuất áp dụng thời hiệu kỷ luật 5 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải cảnh cáo trở lên. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.Theo chương trình kỳ họp, dự thảo nghị quyết sẽ được Quốc hội xem xét thông qua ngày 15/11. |
GS Hoàng Văn Cường: Cơ chế đang trói buộc bệnh viện công tự chủ Sáng 24/10, góp ý vào dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), GS Hoàng Văn Cường, Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân, cho biết người dân băn khoăn khi hàng chục nghìn cán bộ y tế rời bỏ bệnh viện công, kể cả bệnh viện lớn - nơi nhiều y bác sĩ mong muốn được làm việc.Nhiều người cũng ngỡ ngàng khi bệnh viện lớn như Bạch Mai và K, nơi có đầy đủ điều kiện và thế mạnh để tự chủ, lại xin thôi để quay về được hưởng bao cấp từ ngân sách. Trong khi đó, rất nhiều cơ sở y tế mong chờ được tự chủ và thực tế cơ chế này đang được thực hiện khá thành công ở các đại học.Theo ông Cường, phần lớn bác sĩ mong muốn bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, thuốc và vật tư y tế đúng chủng loại để được toàn quyền lựa chọn thực hiện phác đồ điều trị hữu hiệu nhất. Nếu được hưởng mức thù lao tương xứng với công sức bỏ ra và hiệu quả đóng góp, bác sĩ sẽ toàn tâm toàn ý, dành hết năng lực để khám, chữa bệnh tại bệnh viện, không phải "chân trong chân ngoài", tất bật với phòng khám tư.Đa số người bệnh cũng sẵn sàng trả phí cao hơn để được khám, chữa, điều trị với điều kiện tốt nhất tại bệnh viện công. Tuy nhiên, vì mong muốn này không được đáp ứng nên nhiều người phải ra nước ngoài chữa bệnh hoặc chuyển sang bệnh viện tư, bệnh viện quốc tế có trang thiết bị hiện đại và tiện nghi."Những vấn đề nêu trên đều xuất phát từ nguyên nhân căn bản là cơ chế quản lý đang trói buộc, chưa cho phép bệnh viện công khai thác, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh vốn có", ông Cường nói, kỳ vọng dự Luật Khám bệnh, chữa bệnh sẽ giải quyết thấu đáo các bất cập.Đại biểu Cường đề nghị, dự luật cần quy định rõ tự chủ là trao quyền cho bệnh viện tự quyết định hoạt động khám chữa bệnh; tổ chức bộ máy và con người phù hợp; tài chính của bệnh viện kể cả nguồn thu từ ngân sách. Bệnh viện được tự quyết sử dụng nguồn thu; mức chi trả lương; đầu tư, mua sắm; trích các quỹ đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo.Đồng thời, dự luật cần có cơ chế xác định giá dịch vụ y tế với bệnh viện tự chủ có khác biệt với nơi chưa tự chủ. Nguyên tắc là giá dịch vụ khám, chữa bệnh đảm bảo tính đúng, đủ chi phí, trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật khám chữa bệnh. Định mức của cùng bệnh viện phải đảm bảo mọi bệnh nhân bình đẳng trong tiếp cận phác đồ điều trị cũng như đội ngũ cán bộ y tế. Giá khám chữa bệnh có các mức để bệnh nhân lựa chọn, nhưng chỉ khác nhau ở điều kiện dịch vụ đi kèm và nguồn gốc xuất xứ của thuốc, vật tư trang thiết bị.Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân lưu ý, cần tránh hiểu không đúng bệnh viện tự chủ là khoán trắng cho những nơi này tự lo. Dự luật cần quy định rõ nguồn ngân sách nhà nước dành để chi trả cho việc khám chữa bệnh của bệnh nhân diện xã hội trợ giúp; chi trả thông qua đặt hàng; đầu tư phát triển bệnh viện theo mục tiêu, nhiệm vụ nhà nước giao.Dự luật cần quy định rõ cơ chế quản lý tài sản để bệnh viện chủ động lựa chọn phương thức đầu tư mua sắm, thuê, liên doanh liên kết máy móc, trang thiết bị. "Tôi tin rằng nếu được bổ sung đầy đủ những cơ chế nêu trên sẽ giải quyết được bất cập đang xảy ra trong công tác quản lý bệnh viện. Cơ sở khám chữa bệnh công lập sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng", ông Cường bày tỏ.Theo đại biểu Trần Văn Khải (thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường), giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải được Nhà nước thống nhất quản lý tại Luật giá (sửa đổi) vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Giá khám chữa bệnh cũng có tác động trực tiếp đến Quỹ Bảo hiểm y tế, ngân sách Nhà nước cũng như khả năng chi trả của mỗi bệnh nhân."Tôi đề nghị Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng những quy định liên quan đến giá dịch vụ khám chữa bệnh trong dự thảo Luật Giá (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 này", ông Khải nói, nhấn mạnh phải có khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu. Điều này sẽ mở ra cơ hội tự chủ cho các cơ sở y tế và xã hội hóa ngành y tế.Đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng các quy định về bệnh viện công, xã hội hóa, giá dịch vụ, phân cấp chuyên môn, giấy phép hành nghề, khám chữa bệnh từ xa... đều là vấn đề mới nhưng chưa được làm rõ trong dự thảo. Quy định về phân cấp, trước đây theo tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, xã nhưng dự luật phân cấp theo chuyên môn kỹ thuật là ban đầu, cơ sở, chuyên sâu, chưa làm rõ mối quan hệ giữa các cấp bệnh viện."Từ cấp ban đầu đến cơ sở, chuyên sâu như thế nào? Mối quan hệ giữa bệnh viện công và tư thế nào? Chính sách nhà nước với từng cấp chuyên môn ra sao?", ông Hạ nêu hàng loạt vấn đề.Sau khi thảo luận hội trường, Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), để trình Quốc hội biểu quyết thông qua vào chiều 14/11. Hoàn toàn nhất trí với đại biểu Cường : Tôi vừa phải chuyển việc khám định kỳ tim mạch hàng tháng từ bệnh viện Chợ Rẫy sang bện viện tư vì những bất cập như ý kiến các đại biểu. Dù giá khám VIP tại BV tư là 800.000đ nhưng tôi thấy rất vừa ý và ngay trong một tuần đã giới thiệu 5 người thăm khám. Đối với người bệnh như chúng tôi tiền xếp sau mạng sống. BV Chợ Rẫy thời gian chờ đợi ở tất cả các khâu từ khám, lấy toa thuốc, lấy thuốc quá lâu, người bệnh đi lại quá nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chưa kể việc khám quá nhanh vì bệnh nhân đông làm tâm lý người bệnh không yên tâm vì khám không kỷ. Ý kiến các vị đại biểu vô cùng chính xác cần điều chỉnh ngay. Bệnh viện công mà tự chủ là không tốt đâu Theo ý kiến cá nhân của em thì 2 nghề không nên để nó hoạt động theo quy luật kinh tế thị trường là: Nghề trồng người và nghề cứu ngườiNên đãi ngộ các thầy tốt hơn để các thầy yên tâm hành nghề Ông nói đúng! Tự chủ mà trói buộc bằng hàng hà các qui định thì sao gọi là tự chủ! "Đa số người bệnh cũng sẵn sàng trả phí cao hơn để được khám, chữa, điều trị với điều kiện tốt nhất tại bệnh viện công. Tuy nhiên, vì mong muốn này không được đáp ứng nên nhiều người phải ra nước ngoài chữa bệnh hoặc chuyển sang bệnh viện tư, bệnh viện quốc tế có trang thiết bị hiện đại và tiện nghi." => Có lẽ ông chưa đi viện khám bao giờ? Gì chứ riêng tiền khám theo yêu cầu thấp nhất đã 150k, khám GS là 500k rồi và có rất nhiều bệnh nhân đã đăng ký khám theo yêu cầu, chưa tính các xn cận lâm sàng khác chi phí đã rất nhiều rồi chứ có phải ai cũng khám theo bhyt và kể cả muốn dc khám bhyt thì cũng phải có bệnh rồi nhập viện thì mới được xét tiếp cơ mà.Rõ ràng tiền khám, chữa bệnh hiện nay đã lớn rồi chứ không phải chúng tôi chả có tẹo đâu?Còn vì sao thu lớn lại ko trả lương cao đó là cơ chế của riêng bệnh viện, nào chúng tôi có biết nhưng đừng có mà đòi tăng viện phí lên nữa khi thực tế chúng tôi đã trả rất cao... Tôi cho rằng ngành y tế và nhà nước phải siết chặt kỷ cương mở phòng khám tư nhân và kinh doanh cửa hàng thuốc tràn lan. Nếu bệnh viện tư hiện đại đồng bộ thì cho phép hoạt động còn chỉ phòng khám đơn giản thì dẹp luôn, tất cả các Y, Bác sỹ đang làm việc trong bệnh thì không được mở phòng khám tư tại nhà. Bệnh viện tự chủ thì lãnh đạo phải vất vả lắm. Trách nhiệm, năng động, có kiến thức quản lý kinh tế và quyết tâm cao mới thành công. Tiến sỹ, bác sỹ ngành y thông thường không làm nổi đâu. Các bệnh viện giờ đi khám chữa bệnh đều có những gói nhiều khi thấy giật mình. Hôm rồi em mình đi khám khai có cô bảo làm kiểm tra 5 triệu được rồi nhưng cô khác ca lại bảo phải làm gói 16 triệu. Chẳng hiểu ra làm sao? Cơ chế, chính sách nào cũng chỉ phù hợp với một giai đoạn nhất định; khi nó không còn phù hợp với thực tiễn thì phải thay đổi. Thực tế rất nhiều nguồn lực công tư đều đang lãng phí, chỗ đông nghẹt, chỗ thì vắng hoe, cơ chế không rõ ràng người dân khó đánh giá dịch vụ khám chữa bệnh, kéo theo khám bệnh đơn giản cũng phải vào bệnh viện. Ước gì Y Bác sĩ bệnh viện chỉ chuyên khám và điều trị bệnh cho dân thôi nhỉ. Từ y tế, đến giáo dục, giao thông vận tải, cứ mãi loay hoay. Chỉ khổ cho dân. Bệnh viện tư, những người góp vốn (chủ bệnh viên), họ trực tiếp chọn mua trang thiết bị, xây dựng v.v mà không quan tâm gì khoản hoa hồng hay thất thoát tiền bạc; Còn nhân viên làm việc thì không nhức đầu cho việc lấy lòng cấp trên hay ai đó để được lên lương, thăng chức. Còn bệnh viện công thì khác, sử dụng tiền ngân sách để hoạt động, thì sẽ phải lo tiền thất thoát lớn, nhân viên có thể "chơi xấu" nhau để dành một vị trí nào. Hai việc lớn trên là kiểm soát chặt thu,chi và chọn hiền tài đặt đúng vào vị trí là cần thảo luận, đưa ra giải pháp. Kiểm soat thu, chi, đấu thầu không quá khó, chỉ cần thông tin minh bạch trên web, trên bảng thông tin của bệnh viện, và luôn hiển thị những thắc mắc, phản biện của nhân viên (mà không cần phải nêu rõ tên người nêu ý) lên hệ thống. Còn lãnh đạo tiến cử ai, thì cho tập thể bỏ phiếu bầu chọn dân chủ là ổn. Lãnh đạo bệnh viện cũng vậy, cũng phải bỏ phiếu kín tín nhiệm hàng năm. Làm như vậy, tổ chức sẽ tốt lên thôi. Các đại biểu đưa ý kiến rất hay. Tất cả những gì là công thì chúng ta nên tập trung theo phương pháp công hoàn toàn không xã hội hóa được. Nếu để tự chủ thì phải tự chủ hoàn toàn. Như vậy thì sẽ là tư nhân hóa dựa trên quản lý của nhà nước, từ đó mất tính công trong nội hàm của bản chất. Hiện tại chúng ta đang loay hoay về những vấn đề này. Nên xây dựng ngân sách đúng đủ và có tính phát triển kê thừa. Từ đó xây dựng cơ chế ngân sách để chuẩn bị. Xây dựng cơ chế đấu thầu dựa trên tập quán với nhà sản xuất công nghệ thay vì theo cơ chế thị trường. Đồng nghĩa chúng ta sẽ có quan hệ chiến lược với các nhà sản xuất, phát triển công nghệ tiên tiến trong điều trị bệnh và sản xuất thuốc chứ k thể phát theo kiểu mua bán trên thị trường cạnh tranh hiện tại |
Thiếu nhà lưu trú cho công nhân Chị Bùi Thị Bé Loan, 34 tuổi, có thâm niên 10 năm làm tại Công ty TNHH Freetrend II (TP Thủ Đức). Ba năm trước, vợ chồng chị thuê phòng trọ hơn chục m2 ở khu vực giáp ranh Bình Dương với giá 1,2 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, từ khi có con, căn phòng "hộp diêm" không phù hợp. Hết 6 tháng thai sản, chị trở lại xưởng, bà ngoại từ Bến Tre lên chăm cháu, phòng trọ càng trở nên bức bí.Cách đây hai năm, được đồng nghiệp chỉ dẫn, chị tìm đến nhà lưu trú xây trong Khu chế xuất Linh Trung II, cách chỗ làm tầm một km, đăng ký phòng ở. Hơn tháng sau, nữ công nhân thuê được phòng 35 m2, giá cao hơn chỗ cũ gần một triệu đồng, nhưng rộng gấp ba lần, có ban công, nhà vệ sinh khép kín... Khu lưu trú có nhà mẫu giáo với phí gửi trẻ 1,8 triệu đồng mỗi tháng, giữ cả thứ 7 và theo thời gian tăng ca của công nhân. Với thu nhập mỗi tháng của vợ chồng hơn 20 triệu đồng, tiền nhà và gửi con hết 4 triệu đồng, chị vẫn còn tiền để dành.Nhà lưu trú công nhân nơi gia đình chị Loan thuê do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng sản xuất dịch vụ du lịch Thiên Phát xây dựng có 368 căn hộ, diện tích mỗi căn từ 35-38 m2, với hơn 1.000 công nhân sinh sống. Ông Nguyễn Văn Lợi, Tổng giám đốc Thiên Phát, nói sau gần 7 năm hoạt động, khu nhà ở luôn kín chỗ. Doanh nghiệp muốn xây thêm để đáp ứng nhu cầu nhưng rất khó. Công ty có khu đất đối diện khu lưu trú hiện hữu, thời hạn thuê 50 năm, có thể xây 500 căn, sau 14 năm khởi động mới được triển khai.Để có được lễ động thổ vào tháng 4 năm nay, Công ty Thiên Phát trải qua nhiều thủ tục, chứng minh các điều kiện với cơ quan chức năng. Theo quy định, nhà ở cho công nhân thuê thuộc nhà ở xã hội, được tăng 1,5 lần các chỉ tiêu so với quy hoạch chung của khu vực. Doanh nghiệp đã thiết kế đúng chỉ tiêu, nhưng đến phút chót, cơ quan chức năng yêu cầu phải làm đúng quy hoạch 1/2000 của Khu chế xuất Linh Trung II. Lý do, dự án xây trên đất thương mại, dịch vụ nên không được hưởng những tiêu chuẩn nhà ở xã hội.Theo ông Lợi, nếu dự án này được hưởng những chính sách của nhà ở xã hội, giá thuê sẽ giảm phân nửa so với nhà cho thuê thông thường. Tuy nhiên, những kiến nghị của chủ đầu tư để công nhân được hưởng giá thuê thấp hơn đến nay vẫn chưa được giải quyết. Lãnh đạo Thiên Phát nói rằng đem 200 tỷ đồng gửi ngân hàng mỗi tháng lời một tỷ đồng không cần làm gì, trong khi đầu tư nhà lưu trú, mỗi tháng công ty lợi nhuận 200 triệu đồng mà gặp quá nhiều khó khăn.Cũng đầu tư nhà ở công nhân, không ít lần lãnh đạo Công ty TNHH Nissei Electric Việt Nam ở Khu chế xuất Linh Trung I (TP Thủ Đức) "thót tim" dù toàn bộ chi phí do nhà máy bỏ ra. Năm 1999, khi đầu tư vào Việt Nam, Nissei Electric xác định phải lo chỗ ăn, ở cho công nhân để thu hút lao động. Do đó, ngoài đất xây dựng nhà xưởng, công ty thuê gần 9.500 m2 xây ký túc xá. Năm 2005, các khối nhà bắt đầu khởi công với tổng mức đầu tư khoảng 4 triệu USD. Lao động đến ở được công ty "bao" trọn gói từ tiền trọ, điện, nước... Hàng năm, công ty bỏ ra khoảng 240.000 USD để vận hành.Đến năm 2018, Nghị định 82 của Chính phủ ra đời quy định dân cư không được phép sống trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Trường hợp cần thiết chỉ có nhà quản lý, chuyên gia là người nước ngoài mới được tạm trú tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp và phải theo quy định của UBND cấp tỉnh.Ông Mochizuki Daisuke, Tổng giám đốc công ty, cho hay lúc đó doanh nghiệp khá lo lắng bởi đất xây dựng ký túc xá Nissei thuộc khu chế xuất. Nhưng sau đó đơn vị vận hành Khu chế xuất Linh Trung I đã hỗ trợ nên khu nhà ở được duy trì đến nay. Năm ngoái, Chính phủ Việt Nam mới có điều chỉnh bằng Nghị định 35 cho phép từ 15/7/2022, người lao động được tạm trú trong cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp."Khi Covid-19 bùng phát, nhà máy bố trí 1.000 công nhân đến ở khu lưu trú, thực hiện phương án 'một cung đường, hai điểm đến' rất tốt, duy trì 80% công suất", ông Daisuke nói. Ông cũng cho rằng xây chỗ ở cho lao động đem lại nhiều lợi ích nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào tầm nhìn của doanh nghiệp, pháp luật chưa bắt buộc và không có chính sách hỗ trợ như miễn, giảm tiền thuê đất.Năm 1991, TP HCM thành lập Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7). Sau hơn 30 năm, thành phố có 18 khu công nghiệp với gần 1.700 doanh nghiệp, sử dụng ít nhất 320.000 lao động. Riêng công nhân làm trong các nhà máy, toàn thành phố có hơn 1,3 triệu người. Tuy nhiên, đến nay thành phố chỉ có 16 nhà lưu trú dành cho công nhân đáp ứng chỗ ở gần 22.000 người. Số lao động còn lại phải thuê trọ hoặc ở nhờ nhà người quen. Diện tích phòng trọ phổ biến ở mức 12m2, có 2-3 người sinh sống, mỗi người mất 15-20% thu nhập cho chỗ ở.Phía cơ quan quản lý cho rằng ngay từ đầu khi quy hoạch các khu công nghiệp đã không tính đến nhà ở cho công nhân. Hiện, các khu công nghiệp không còn quỹ đất để điều chỉnh quy hoạch thành đất xây nhà lưu trú; nếu điều chỉnh mất nhiều thời gian, công sức do quy trình thủ tục phức tạp.Bên cạnh doanh nghiệp, tổ chức công đoàn gặp không ít khó khăn khi tham gia xây nhà ở cho công nhân. Ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng ban Quản lý dự án (Tổng liên đoàn lao động), cho biết năm 2017, Thủ tướng có Quyết định 655 phê duyệt đề án xây dựng các thiết chế công đoàn, tức khu phức hợp gồm nhà ở, khu vui chơi văn hóa, thể thao, nhà trẻ... ở khu công nghiệp.Tổng liên đoàn đã triển khai dự án đầu tiên ở Hà Nam, tuy nhiên sau khi xong giai đoạn một phải dừng lại để điều chỉnh toàn bộ nội dung công việc do vướng Điều 54-55 Luật Đất đai rằng tổ chức chính trị xã hội trong đó công đoàn không được giao đất làm nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.Sau đó, Thủ tướng có Quyết định 1792 sửa đổi một số điều. Theo quyết định này, đến năm 2025, công đoàn phải hoàn thành 50 thiết chế ở các khu công nghiệp. "Với những rào cản tồn tại, Tổng liên đoàn sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ Thủ tướng giao", ông Nghĩa nói và giải thích đơn vị được 34 tỉnh giới thiệu địa điểm xây dựng. Tuy nhiên khi công đoàn khảo sát lại vướng quy hoạch, mất nhiều thời gian điều chỉnh.Trở ngại nữa nằm ở quy định Tổng liên đoàn phối hợp UBND tỉnh kêu gọi nhà đầu tư và địa phương sẽ quyết định đơn vị thực hiện dự án. Theo ông Nghĩa, khi doanh nghiệp tham gia, họ phải đặt lợi nhuận lên trên kéo theo giá thuê sẽ cao, trong khi mục tiêu của Tổng liên đoàn là giá thuê phải rẻ nhất để hỗ trợ lao động."Công đoàn có kinh phí nên muốn tự đầu tư, vận hành và chỉ cần thu hồi vốn, không cần lợi nhuận nhưng Luật Đất đai và Kinh doanh bất động sản không cho phép", ông Nghĩa nói. Hiện, các dự án của Tổng liên đoàn rất bị động vì phụ thuộc vào nhà đầu tư. Với mục tiêu "nhà ở cho công nhân không lợi nhuận", khó có đơn vị nào tham gia nên các dự án bị trì trệ.Lê Tuyết Tôi từng là người đi làm những thủ tục về dự án cho công ty, tiền chúng tôi có sẵn, không đi vay ưu đãi gì cả, dự án cũng mang lại lợi ích cộng đồng. Nhưng thủ tục, quy định hành chính để có đủ giấy phép thì cực kỳ nhiêu khê. Nhiều khi nản luôn không muốn làm nữa, mang tiền gửi NH cho khỏe. Nhiều chủ đầu tư có tầm nhìn muốn xây nhà giá rẻ cho công nhân thuê ,vướng phải thủ tục kéo dài ,ít nhiều ảnh hưởng đến cơ hội có nơi ăn chốn ở của người lao động .Như chủ đầu tư đã nói đem tiền gửi ngân hàng mỗi tháng lãi cả tỷ ,không nhức đầu tính toán chăm lo ..Nếu vì thủ tục xét duyệt khó khăn ,nó cũng làm người có tâm cũng nản vì chờ đợi .thời gian . Đất thuê nhà nước có thời hạn 50 năm nhưng doanh nghiệp mất 14 năm làm thủ tục, không biết thủ tục có những gì mà mất 14 năm? Xây nhà cho công nhân có thu nhập thấp nhưng bán với giá tỷ mấy! Đúng nghĩa thủ tục hành là chính luôn Tôi có mãnh đất 8x15 nằm trong quy hoạch công viên từ năm 1995 đến nay, nhưng xin phép UBND Phường - Quận 8 để xây 8 nhà trọ cho công nhân thuê 1 tháng 1.200.000đ/thang thì không cho mặc dù tôi có làm cam kết nếu sau này quy hoạch, giải toả tôi chấp hành theo chủ trương của Quận ( bồi thường theo giá đất ) trong khi hằng ngày chứng kiến cảnh các công nhân gần khu công nghiệp đi tìm nhà trọ không có nhà lưu trú hay nhà ở xã hội đều bị "hành chính". À cho mình hỏi khái niệm nhà ở xã hội ở vn có giá trên 1 tỷ là sao nhỉ ??? THôi đi các ông ạ, khu công nghiệp là dịch vụ có hạn, các ông xây nhà trên đất có hạn rồi bán thì ai quản lý cho được. sau này kiện tụng ra tùm lum. Về Bình Dương mua nhà ở xã hội chỉ 200 300tr. Tôi đã có nhà riêng nhưng tôi vẫn luôn mong công nhân có nơi ăn chốn ở tử tế, có không gian cho các con chơi, có cây xanh bóng mát với giá thuê mềm. Nhà nước nên tạo điều kiện cho những dự án nhà ở xã hội. Cái gì mà mang lại lợi ích thấp người ta thường ít muốn làm. Đã vậy thủ tục còn nhiêu khê. Trong khi đó là việc phải làm gấp rút vì số lượng công nhân là rất nhiều. Tỉnh nào cũng công nghiệp hóa, cũng thu hút đầu tư. Đặc biệt là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai mà chỗ ở công nhân không đầu tư thì không thể bền vững. Luật chồng luật. Cuối cùng người dân lao động vẫn là những người khổ và thiệt thòi nhất. Rồi sau khi xây nhà thì sẽ được dành cho công nhân ở hay lại biến tướng thành căn hộ cho thuê, công nhân vẫn phải đi ở trọ mà thôi. Các anh lấy lí do xây nhà ở xã hội, phục vụ công nhân nhưng lại cho thuê giá trên trời, công nhân không tiếp cận được thì lúc đó ai buộc các anh dỡ nhà được chăng? Cơ chế quản lí là có chút khó khăn nhưng cũng có mục đích cả thôi. thủ tục có khó mới nhờ các bạn, dễ thì công nhân cũng làm dc. các bạn chịu khó 1 chút nhưng sẽ có nhiều ngàn người dc nhờ. hãy chịu khó lo thủ tục đi bạn . khó chỗ nào,,,tháo (khâu)chỗ đó. |
Di dời xóm nhà thuyền sau 40 năm tồn tại UBND quận Hồng Bàng thông báo, các hộ dân ở xóm nhà thuyền thuộc phường Minh Khai sẽ di dời trước ngày 27/10 nhằm phục vụ thi công dự án chỉnh trang sông Tam Bạc, đoạn từ cầu Lạc Long đến cầu Hoàng Văn Thụ. "Sau ngày này, nếu người dân không di dời, chúng tôi sẽ lập biên bản vi phạm hành chính vì đoạn sông này cấm dừng, cấm đỗ và chính quyền đã thông báo hơn một năm trước", ông Dương Đức Hoàn, Phó chủ tịch quận Hồng Bàng, cho biết.Xóm nhà thuyền, còn được gọi là mom Thủy Đội, tồn tại khoảng 40 năm. Những người dân nghèo tứ xứ rủ nhau về sinh sống trên những chiếc thuyền bằng bê tông neo cố định sát đường Tam Bạc. Ông Lê Văn Huệ, 48 tuổi, ở xóm nhà thuyền từ năm 1999, giải thích cuộc sống tuy thiếu thốn, chật chội nhưng tiện cho việc lên bờ làm việc, an toàn hơn lênh đênh sông nước.Về mặt hành chính, xóm nhà thuyền không thuộc tổ dân phố nào của phường Minh Khai. Nhiều người dân không có giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, chính quyền vẫn theo dõi di biến động nhân khẩu và hỗ trợ mỗi khi mưa bão. Từ năm 2016, xóm được kéo điện từ trên bờ xuống. Dù vậy, việc tồn tại xóm nhà thuyền chỉ là tạm bợ, gây cản trở dòng chảy của sông Tam Bạc và mất mỹ quan đô thị.Được vận động, nhiều hộ dân đã đồng ý di dời. Bà Nguyễn Thị Gái, 70 tuổi, cho biết sáng nay đã lên phường nhận tiền hỗ trợ, sau đó vào viện dưỡng lão. Bà không có quê, từng sống bằng nghề ăn xin, nay không còn sức để lênh đênh sông nước cùng chiếc thuyền 10 m2. Cũng có người như bà Đỗ Thị Thu, 75 tuổi, không biết đi đâu vì quê không còn nhà cửa, đất đai.Dự án chỉnh trang sông Tam Bạc được khởi công từ ngày 21/10, tổng đầu tư gần 560 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, gồm các hạng mục: Xây dựng tuyến kè dọc sông Tam Bạc và sông Cấm dài 819 m; cải tạo mở rộng đường Tam Bạc, đường Bến Bính, đường Nguyễn Thượng Hiền.Để thực hiện dự án, chính quyền quận Hồng Bàng sẽ giải phóng mặt bằng 5,64 ha của 78 hộ dân và 15 tổ chức với tổng chi phí hơn 200 tỷ đồng. Các hộ dân thuộc xóm nhà thuyền không nằm trong diện được đền bù hay hỗ trợ tái định cư.Lê Tân Đọc 2 câu này: "Nhiều người dân đã đồng thuận với chủ trương di dời", "Các hộ dân thuộc xóm nhà thuyền không nằm trong diện được đền bù hay hỗ trợ tái định cư"--> các bạn nghĩ gì? Thêm nữa: "nhận 10 triệu đồng mỗi hộ để di dời đi nơi khác". Tôi tự hỏi 1 người không còn quê hương vì đã lưu lạc mấy chục năm trên thuyền, khi cầm 10 triệu đồng sẽ xoay sở như thế nào để có chỗ ở, trong ít nhất là 12 tháng? Chỉ đặt 1 câu hỏi như vậy thôi mà thấy lòng nặng trĩu. Đành rằng họ không có hộ khẩu, nhưng mà họ sinh sống ổn định ở đó đến 40 năm, thì nên hỗ trợ cho họ thêm, chứ 10 triệu 1 khẩu thì thấy ít quá Những mảnh đời khốn khổ của cuộc sống hiện đại. Với 10 triệu chỉ bằng một bữa nhậu của những người giàu có. nghe thật xót xa quá.... Người dân khổ không có nhà cửa mới ra ở ngoài thuyền, ghe, hy vọng chính quyền có chính sách hỗ trợ tốt cho họ để sớm hòa nhập với nơi ở mới. Chính quyền nên tạo công ăn việc làm và nơi ở cho những hoàn cảnh của những người này . Đó là sự quan tâm của chính quyền đó Nhận 10 triệu một hộ thì làm họ làm đc gì? Họ đã nghèo ko có đất cắm rùi mới phải sống trên sông. Giờ di dời họ đi mà ko đảm bảo đc cuộc sống cho họ thì họ biết sống thế nào... Tôi khó hiểu ở chổ tại sao lại hỗ trợ 10 triệu để họ dời đi nơi khác mà không phải là giải tỏa và giúp họ có chổ ở trên đất liền? Bây giờ họ không ở đây thì sẽ lại tập trung nơi khác và lại tiếp tục di chuyển đi nơi khác khi bị yêu cầu dời đi không phải sao? Mười triệu đồng biết di dời về đâu?. Tôi nghĩ cần quy hoạch 1 miếng đất tái định cư, xây dựng nhà nhỏ coi như cho họ mượn tạm để ổn định cuộc sống, vì có di dời thì qua địa phương khác vẫn vậy. Yêu cầu họ đóng tiền nhà có sự hỗ trợ của nhà nước. Họ sẽ di dời đi đâu đây? Họ sẽ làm gì với 10 triệu đồng? Hà Nội cũng có xóm nhà thuyền ở nhánh phụ sông Hồng. Mong TP HN có quyết định hợp tình hợp lý để di dời chỉnh trang bộ mặt đô thị ven sông. Các hộ dân thuộc xóm nhà thuyền không nằm trong diện được đền bù hay hỗ trợ tái định cư . Thật là xót xa vì họ đã ở đây trên dưới 40 năm, gần hết đời người. Giờ thì không biết đi đâu về đâu. |
Đề xuất quy định bảng lương riêng cho cán bộ y tế Góp ý vào dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) ngày 24/10, đại biểu Triệu Thị Ngọc Diễm (Phó chủ tịch thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) cho rằng, dự thảo quy định Nhà nước có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề y, nhưng nội dung này chưa cụ thể, sẽ khó áp dụng thực tế.Yếu tố "đãi ngộ đặc biệt" theo bà Diễm cần được làm rõ. Đào tạo càng dài, tiêu chuẩn càng cao thì bảng lương, hệ số lương phải khác so với ngành nghề có thời gian đào tạo ngắn hơn. Với tính chất đặc thù, ngành y sẽ có những nhiệm vụ đặc biệt phát sinh như trong đại dịch Covid-19. Do đó, cần có chính sách đãi ngộ đặc biệt để có thể áp dụng khi cần, ví dụ hưởng 100% phụ cấp thu hút và phụ cấp đặc thù.Đại biểu Ngọc Diễm cũng đề nghị Ban soạn thảo bổ sung cơ chế, chính sách tiền lương phù hợp, xứng đáng cho cán bộ y tế, bác sĩ, nhân viên ngành y; hoặc giao đơn vị chủ trì soạn thảo hướng dẫn cụ thể.Đại biểu Nguyễn Văn An (thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường) cũng đề nghị ban soạn thảo thể hiện rõ chính sách đãi ngộ với lực lượng y tế trong dự luật. Theo báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết 27 của Ban chấp hành Trung ương đã đề cập nội dung về cải cách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang khu vực công, trong đó bao gồm người hành nghề y.Tuy nhiên, theo ông An, giải trình nêu trên chưa thuyết phục. Khi Covid-19 bùng phát, công lao của lực lượng y tế đã được ghi nhận, tôn vinh. Nhưng thời gian qua, hàng chục nghìn nhân viên y tế thôi việc, do đời sống khó khăn. "Nhà nước cần quan tâm đầu tư cả về vật chất và tinh thần cho lực lượng này, giao Chính phủ quy định về chế độ, tiền lương, phụ cấp, trang phục, chế độ đặc thù với người hành nghề y tế bệnh viện công", ông An nói.Chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực ngành y tế cũng được bác sĩ Dương Tấn Quân (Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết là chưa đảm bảo, chưa tương xứng với quá trình đào tạo và thực tế công việc. Trong khi đó, Nghị quyết 20 của Trung ương, Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị nêu rõ nghề y là nghề đặc biệt, nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và có chế độ đãi ngộ đặc biệt.Vì vậy, ông Quân đề nghị Quốc hội và Ban soạn thảo cân nhắc luật hóa, bổ sung chính sách thu hút nhân tài; chế độ đãi ngộ cho cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế vào dự luật. Trước mắt, Chính phủ cần sửa đổi quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề với công chức, viên chức tại bệnh viện công; cân nhắc tăng phụ cấp nghề lên 80-100% với cán bộ y tế.Đại biểu Đào Chí Nghĩa (Phó đoàn Cần Thơ) đề nghị, dự luật cần giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung đãi ngộ đặc biệt với người hành nghề y. HĐND cấp tỉnh tùy theo nguồn lực địa phương, ban hành nghị quyết về chính sách này.Hiện nhân lực y tế đang có làn sóng dịch chuyển mạnh từ cơ sở công lập sang tư nhân, đặc biệt sau hai năm phòng chống Covid-19. Từ đầu năm 2021 đến giữa năm 2022, toàn quốc có gần 10.000 nhân viên y tế thôi việc, trong đó có hơn 3.000 bác sĩ, 2.800 điều dưỡng... Tỷ lệ nhân viên y tế thôi việc cao ở TP HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Đà Nẵng. Ở cơ quan Bộ Y tế, từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2022 có 19 công chức nghỉ việc.Theo quy định, bác sĩ sau khi học 6 năm, thêm 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề. Nếu được tuyển dụng vào bệnh viện công, họ sẽ nhận lương gần 3,5 triệu đồng/tháng, với phụ cấp ưu đãi nghề 40%, tổng thu nhập 4,8 triệu đồng mỗi tháng (chưa trừ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).Vừa qua, Bộ Y tế đã trình Chính phủ đề xuất tăng mức phụ cấp cho cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng 40-70% lên 100%; cùng Bộ Nội vụ hướng dẫn tổ chức trạm y tế theo quy mô dân số; kịp thời khen thưởng người đạt thành tích và huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho cán bộ y tế...Theo chương trình kỳ họp, chiều 14/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Y tế,giáo dục cần được tính riêng thù lao. chính xác, cần phải có bảng lương riêng vì tính đặc thù của công việc liên quan tới tính mạng con người. Ngành nghề gì làm công việc ấy đừng nói ai vất vả hơn ai và ai quan trọng hơn ai. GIÁO DỤC Ư: Mầm non là vất vả nhất, kế đến là cấp 1, câp 2, 3 mỗi ngày đi làm nửa ngày, nửa ngày dậy 4 tiết, cách mỗi tiết nghỉ giải lao, 01 năm được nghỉ 3 tháng có lương + nghỉ phép + mỗi tuần nghỉ 2 ngày + nghỉ Tết + nghỉ giữa kỳ = xin hỏi các vị kêu gì. Công chức khác làm đủ tuần đủ tháng đó. Hãy nhìn vào khối chính quyền đi, người ta chỉ có lương và phụ cấp công vụ 25% thôi đó. Các vị còn dậy thêm ở nhà, ở trường, nếu các vị vì các học sinh thân yêu tôi nghĩ các vị không còn hơi sức đâu mà về nhà dậy thêm được 2 đến 3 ca ở nhà đâu. làm 11 năm lương tổng 6tr4 Dịch COVID bên cạnh bác sỹ tất cả mọi ngành nghề con người đều chung sức từ công an quân đội cá nhân... Vậy tất cả đều được ghi nhận đều được tăng lương ko chỉ y Trong nhân viên y tế thì chỉ có bác sỹ là đào tạo dài và tiêu chuẩn cao thôi chứ các đối tượng khác cũng bình thường như những ngành nghề khác thôi mà. Mấy năm gần đây rất nhiều trường được đào tạo bác sỹ thì tiêu chuẩn ở những trường này cũng không còn quá cao như trước. Thôi đừng bàn thêm bớt này kia . Đã chốt trước là tăng phụ cấp cho y tế rồi. Giáo dục vẫn đợi thôi. nhiều người nói y tế giáo dục thu nhập cao, nhưng thực tế bộ phận có thu nhập cao chỉ là thiểu số, còn đa số là thu nhập thấp không xứng đáng với lượng công việc và trọng trách được giao Không phải bàn cãi gì hơn. Rất hợp lòng dân Xây dựng bảng lương cho ngành y tế sao cho phù hợp đồng thời nâng cao thù lao đừng để như lương công an , bộ đội đứng ở mức riêng biệt, nghỉ hưu sớm lương thì cao ngất ngưởng gấp 2-3 lần các ngành dân sự. Bs mới ra trường nhận tc 4tr5/tháng thì thua anh thợ hồ rồi. A thợ hồ lúc học xong lớp 12 đã vừa đi làm vừa có tiền lo cho pa mẹ. Sau 6 năm có thể tích lũy vốn lập gia đình. Trong khi anh bạn cùng lớp học bs tốn của gia đình khoảng vài trăm triệu, giờ ra trường làm lương chưa tới 5tr. Không cần phải như vậy đâu, chỉ cần quyết định cho tăng lương cơ sở ngay ngày 01/01/2023 (chứ không phải chờ tới 01/7/2023) là người làm công ăn lương vui lắm rồi! Đồng ý, cần phải có bảng lương riêng cho ngành y tế. Học phí cao, học lâu năm, trực ca kíp đủ thứ mà lương đến nản vậy. Không riêng ngành y, một số ngành cũng có công việc đặc thù. Đúng là cần có thang lương riêng với các thầy thuốc từ khởi điểm, không thể cùng mức với các ngành khác |
Bốn điểm còn tranh cãi của dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh Sáng 24/10, Quốc hội thảo luận hội trường về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Trong báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, nhiều nội dung của dự thảo luật vẫn còn có ý kiến khác nhau.Về xã hội hóa trong hoạt động y tế, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 hồi tháng 6, dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hai phương án và gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội. Quá trình lấy ý kiến, đa số lựa chọn phương án 2 là quy định rõ các hình thức xã hội hóa, đặc biệt chỉ rõ hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư chỉ áp dụng trong việc thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, xây dựng cơ sở hạ tầng và giao Chính phủ quy định chi tiết.Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu theo phương án 2 và chỉnh lý tại các khoản cụ thể về nội dung xã hội hóa trong khám bệnh, chữa bệnh. Cụ thể, Điều 107 nêu rõ hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: Đầu tư thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, xây dựng cơ sở hạ tầng; vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế.Ngoài ra, các hình thức thu hút nguồn lực còn có thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, cận lâm sàng; dịch vụ phi y tế; dịch vụ nhà thuốc; quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; mua trả chậm, trả dần đối với thiết bị y tế; tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước...Về giá khám bệnh, chữa bệnh, Thường vụ Quốc hội cho biết, dự án Luật Giá (sửa đổi) đang được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này. Nguyên tắc, phương pháp tính giá cũng như thẩm quyền quyết định giá cần được quy định tại luật chuyên ngành về giá để đảm bảo tính bao quát, toàn diện. Do đó, Điều 108 của dự thảo chỉ quy định về chi phí khám bệnh, chữa bệnh, việc quản lý, kiểm soát chi phí khám chữa bệnh và các yếu tố căn cứ tính giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh...Cụ thể, giá khám chữa bệnh, giá khám chữa bệnh theo yêu cầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước và cơ sở thành lập theo phương thức đối tác công tư được định giá theo quy định của pháp luật về giá.Cơ sở tư nhân quyết định giá khám chữa bệnh và thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, chịu sự kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật về giá. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: Chi phí sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; chi phí sử dụng hàng hóa phục vụ cho việc khám chữa bệnh; và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động này.Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đang có hai luồng ý kiến về giá dịch vụ khám chữa bệnh do cơ sở tư nhân cung cấp. Bên cạnh nhóm đồng tình với quy định trong dự thảo, nhóm ý kiến thứ hai đề nghị Nhà nước cần quy định khung giá dịch vụ như đang thực hiện ở một số nước.Với các hành vi bị nghiêm cấm, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo Luật đã chỉnh lý tên và bổ sung hành vi cấm nhũng nhiễu, lợi dụng uy tín của cá nhân, đăng tải thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra sự cố y khoa mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.Về kiểm tra, đánh giá năng lực khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo quy định việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề sau khi thực hành và do Hội đồng Y khoa thực hiện.Ngoài các vấn đề lớn nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu 9 nhóm nội dung đề nghị đại biểu Quốc hội thảo luận. Đó là chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, các chính sách mới được bổ sung, Hội đồng Y khoa quốc gia, dinh dưỡng trong khám chữa bệnh, cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh...Sau khi thảo luận hội trường, Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật để trình Quốc hội biểu quyết thông qua vào chiều 14/11. Thiết nghĩ để tạo được an sinh xã hội trong y tế tốt, thì ngành y phải tính đúng, tính đủ, nâng mức viện phí lên so với hiện nay, đồng thời nâng giá bảo hiểm, nâng tỷ lệ chi trả bảo hiểm cao hơn 80% so với hiện nayLúc đó người dân sẽ thấy lợi ích của bảo hiểm y tế, tỷ lệ mua sẽ cao hơn Đề nghị bỏ thực hành sau ra trường mới cấp chứng chỉ hành nghề vì học vở trường ra trường là đã được các giáo sư dạy giỗ nhận xét làm việc được mới cho ra trường mới có bằng ! Nhiều người chứng nhận sau ra trường thực tập mang tính hữu danh thôi ! Trong mấy năm vừa qua thực hiện việc này tôi được biết !. Hãy tôn trọng bằng cấp của các trường đào tạo ! |
Hà Nội giao 5 huyện lập đề án lên quận Theo quyết định công bố hôm nay, UBND TP Hà Nội giao 5 huyện thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập đề án. Sở Tài chính bố trí vốn lập đề án và hướng dẫn các huyện thủ tục, trình tự thanh quyết toán. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ theo dõi, tham mưu thành phố giải quyết vướng mắc trong quá trình lập đề án.Thời hạn UBND TP Hà Nội ủy quyền cho các huyện trên lập đề án lên quận từ nay đến hết 31/12/2025.Theo chương trình Thành ủy Hà Nội ban hành trước đó, 5 huyện sẽ lên quận giai đoạn 2021-2025 gồm Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng và 3 huyện lên quận giai đoạn 2026-2030 gồm Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh.Tuy nhiên, hôm 12/10 tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm trước kỳ họp thứ tư, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, thành phố đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 có 3-5 huyện lên quận, nhưng "nếu dàn hàng ngang thì khó thành công". Vì thế, thành phố sẽ hỗ trợ và quyết tâm đưa hai huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào năm 2023.Trong 5 huyện định hướng lên quận, Đông Anh có quy mô lớn nhất với diện tích hơn 180 km2, dân số khoảng 380.000, gồm 23 xã, một thị trấn. Tiếp đến là Gia Lâm gần 115 km2, dân số 280.000, 20 xã và 2 thị trấn.Hoài Đức có diện tích 82 km2, dân số trên 230.000, gồm 19 xã và một thị trấn. Đan Phượng rộng hơn 77 km2, dân số trên 174.000, gồm 15 xã và một thị trấn. Thanh Trì có diện tích nhỏ nhất trong số 18 huyện, thị xã của Hà Nội, với hơn 63 km2, dân số trên 200.000, gồm 15 xã và một thị trấn.Qua quá trình xây dựng và phát triển, Hà Nội từ chỗ chỉ có 4 quận lõi gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng đã tăng lên 12 quận như ngày nay (thêm 8 quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ và Thanh Xuân).Võ Hải Giá BĐS Gia Lâm + Đông Anh lại ngon rồi :)) Đất Gia Lâm, Đông Anh hiện nay đã quá cao rồi, có lên Quận thì chắc cũng vậy thôi không tăng được nữa. Đông Anh lên quận thì mong đánh tên đường, số nhà giùm cái. Rồi tu sửa đường làng cái, xóc như răng bà già. Chỗ tôi xã Hải Bối, Huyện Đông Anh. đất lại đắt rồi Chiến lược mở rộng Thành phố về phía Đông Hà nội là phù hợp Còn Chương Mỹ thì sao nhỉ? Lẻ loi quá Có đề án lên quận cái mấy đất ở vùng ngoại thành giá tăng gấp đôi luôn. Như này không biết bao giờ người dân mua được đất ở. 2 huyện này có nên quận thì đỡ khổ cho người nghèo thôi ( giá đất đền bù nông nghiệp cao hơn một chút mấy huyện) Giá đất lại phi mã, buồn cho người dân biết bao giờ mua được mảnh đất ? Hoài Đức có mật độ dân số và mật độ khu đô thị, đường xá và cây xanh nhiều mà sao mãi chưa lên được quận nhỉ. Hà Nội cần đẩy nhanh phát triển về khu Đông xây dựng thêm các cây cầu kết nối với Đông Anh, Gia Lâm,hiện nay cầu Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy đều quá tải |
Khu dân cư TP HCM ngập sâu do triều cường cao nhất từ đầu năm Cơn mưa kéo dài đêm qua kết hợp cùng triều cường sáng nay khiến khu dân cư ở tổ 35, trên đường Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình Chánh (TP Thủ Đức) ngập kéo dài. Hàng loạt ôtô đậu trước khuôn viên khu dân cư bị ngâm trong nước.Cơn mưa kéo dài đêm qua kết hợp cùng triều cường sáng nay khiến khu dân cư ở tổ 35, trên đường Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình Chánh (TP Thủ Đức) ngập kéo dài. Hàng loạt ôtô đậu trước khuôn viên khu dân cư bị ngâm trong nước.Nhiều đoạn nước ngập nửa bánh xe máy khiến việc đi làm, đưa con đến trường của phụ huynh trong khu dân cư gặp khó khăn.Nhiều đoạn nước ngập nửa bánh xe máy khiến việc đi làm, đưa con đến trường của phụ huynh trong khu dân cư gặp khó khăn.Vừa dắt xe xuống đường thì bị chết máy, anh Bùi Đình Dư cố gắng đẩy bộ đưa con đến trường. "Khu dân cư này ngập hơn 5 năm nay rồi, từ khi đường Phạm Văn Đồng làm xong, chỗ này thành vùng trũng luôn. Có những hôm mưa lớn cùng triều cường làm nước đọng cả mấy ngày chưa rút hết", anh Dư nói.Vừa dắt xe xuống đường thì bị chết máy, anh Bùi Đình Dư cố gắng đẩy bộ đưa con đến trường. "Khu dân cư này ngập hơn 5 năm nay rồi, từ khi đường Phạm Văn Đồng làm xong, chỗ này thành vùng trũng luôn. Có những hôm mưa lớn cùng triều cường làm nước đọng cả mấy ngày chưa rút hết", anh Dư nói.Nhiều đồ đạc của người dân và cửa hàng ở hai bên đường nội bộ khu dân cư ngập nước.Nhiều đồ đạc của người dân và cửa hàng ở hai bên đường nội bộ khu dân cư ngập nước.Phần lớn nhà dân ở đây đã nâng nền cao hơn mặt đường, nhưng nhiều nhà vẫn bị ngập ở hiên, sân vườn.Phần lớn nhà dân ở đây đã nâng nền cao hơn mặt đường, nhưng nhiều nhà vẫn bị ngập ở hiên, sân vườn."Rạng sáng khi triều cường đạt đỉnh, ngập nặng hơn khiến nhiều đồ đạc bị trôi ra, phải đi vớt về", một người dân cho biết."Rạng sáng khi triều cường đạt đỉnh, ngập nặng hơn khiến nhiều đồ đạc bị trôi ra, phải đi vớt về", một người dân cho biết.Xóm trọ trong khu dân cư ngập lênh láng, phải đóng cửa hàng loạt để hạn chế nước vào nhà.Xóm trọ trong khu dân cư ngập lênh láng, phải đóng cửa hàng loạt để hạn chế nước vào nhà.Nước tràn vào bên trong khiến người thuê trọ phải ngủ trên gác xép hoặc kê cao giường lên.Nước tràn vào bên trong khiến người thuê trọ phải ngủ trên gác xép hoặc kê cao giường lên.Gần đó cửa hàng của chị Ly nước ngập suốt đêm qua, gia đình phải thuê khách sạn ngủ. "Sáng tôi về sớm canh nước rút để quét dọn nhà cửa. Mỗi năm ngập nặng nhất vào khoảng tháng 10 và 11. Hôm nào mưa to, cả nhà ra ngoài tìm chỗ ngủ", người phụ nữ nói, trong lúc quét sân.Gần đó cửa hàng của chị Ly nước ngập suốt đêm qua, gia đình phải thuê khách sạn ngủ. "Sáng tôi về sớm canh nước rút để quét dọn nhà cửa. Mỗi năm ngập nặng nhất vào khoảng tháng 10 và 11. Hôm nào mưa to, cả nhà ra ngoài tìm chỗ ngủ", người phụ nữ nói, trong lúc quét sân.Nhà kho để những thùng gạch men của chị Ly không thể kê cao, bị ngấm nước hàng loạt.Nhà kho để những thùng gạch men của chị Ly không thể kê cao, bị ngấm nước hàng loạt.Cách đó hơn 5 km, một trường mầm non trong hẻm 480, đường Bình Quới, ở bán đảo Thanh Đa (phường 28, quận Bình Thạnh) cũng ngập. Người dân trong khu vực cho biết, do khu vực này ba mặt giáp sông, vốn trũng thấp nên thường xuyên bị ảnh hưởng bởi triều cường.Cách đó hơn 5 km, một trường mầm non trong hẻm 480, đường Bình Quới, ở bán đảo Thanh Đa (phường 28, quận Bình Thạnh) cũng ngập. Người dân trong khu vực cho biết, do khu vực này ba mặt giáp sông, vốn trũng thấp nên thường xuyên bị ảnh hưởng bởi triều cường.Một khu dân cư trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) mênh mông nước sáng nay. Ảnh: Tuấn ViệtTheo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai tiếp tục lên theo kỳ triều cường đầu tháng 10 âm lịch những ngày tới, cao nhất ngày 25-27/10. Tại trạm Phú An và Nhà Bè, nước có thể mức 1,67-1,72 m (hơn báo động 3 từ 0,07- 0,12 m), được xem cao nhất từ đầu năm; đỉnh triều lúc 5-7h và 17-19h.Một khu dân cư trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) mênh mông nước sáng nay. Ảnh: Tuấn ViệtTheo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai tiếp tục lên theo kỳ triều cường đầu tháng 10 âm lịch những ngày tới, cao nhất ngày 25-27/10. Tại trạm Phú An và Nhà Bè, nước có thể mức 1,67-1,72 m (hơn báo động 3 từ 0,07- 0,12 m), được xem cao nhất từ đầu năm; đỉnh triều lúc 5-7h và 17-19h.Khu dân cư Sài Gòn quanh năm sống chung triều cường. Video: Tuấn Việt Quá vất vả, quá mệt mỏi! nhìn đáng sợ quá...nhớ 1 thời ở thành phố ngập thường xuyên mà sợ... mình ở chung cư chả bao giờ ngập :)) Hạ tầng của TpHCM cần phải được nâng cấp PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH NGẬP MỚI, TA CỨ CHUNG CƯ MÀ Ở THÔI CÁC BÁC Ạ... khi nào nghe được từ hết ngập đây |
Taxi cháy ngùn ngụt trên đường Khoảng 5h, tài xế Nguyễn Hữu Thái lái ôtô 4 chỗ cùng một hành khách trên đại lộ Phạm Văn Đồng, hướng từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn về TP Thủ Đức. Khi đến giao lộ Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng, anh Thái thấy khói bốc lên từ nắp capo nên dừng xe, cùng khách bung cửa tháo chạy. Ít phút sau, ngọn lửa bùng lên dữ dội, bao trùm đầu xe.Hai xe chữa cháy, cùng nhiều chiến sĩ đến hiện trường dập lửa. Đám cháy được dập trong 5 phút song đầu xe đã cháy trơ khung, táp-lô, vô-lăng và hàng ghế phía trước bị nung chảy.Nguyên nhân được xác định có thể do chập điện động cơ ở đầu xe.Đình Văn May mắn không có thương vong ! Mô Phật! May mắn chạy kịp! Dù sao cũng xin chúc mừng! Bảo Hiểm sẽ đền thiệt hại! Nhiều xe cũ lắm, chạy gần 10 năm, taxi mà chạy như thế rất nguy hiểm vì 1 ngày chạy vài trăm km. Nhiều lần đi taxi truyền thống, lên xe bẩn, hôi, cũ, nội thất nát hết... xịt khói cũng có thể là do thiếu nước chính làm mát Con Vios này không có đồng hồ báo nhiệt độ. Lúc biết quá nhiệt thì đã... thôi xong. chạy nhiều, trời thì nóng, xe chắc không châm nước hạ nhiệt máy đầy đủ hoặc xài nước hạ nhiệt của TQ rồi Cánh taxi nhiều khi chỉ biết ôm chạy nước mát hay quá nhiệt cũng ko quan tâm chạy thì chạy cả trăm km Tôi nghĩ Là do độ nhiều đồ điện lung tung trên xe .... Chạy ròng rã , chạy không ngừng nghỉ , sắt cũng chảy thành nước... Nhìn thì thấy xe đã độ chế; nếu độ gì đó đi dây điện không tốt thì cháy dễ lắm. |
Di tích khảo cổ cấp quốc gia bị lãng quên Di tích nằm trên khu đất rộng 60.000 m2, sát chân núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân. Quần thể bao gồm cồn cát Bãi Cọi và các điểm xung quanh như Bãi Lòi, Bãi Phôi Phối, được Viện Khảo cổ học Việt Nam phát hiện lần đầu năm 1974. Trong đó, cồn cát Bãi Cọi được coi là khu trung tâm, nơi đầu tiên tìm thấy và khai quật.Từ năm 1976 đến 2012, nhiều nhà khảo cổ, đoàn chuyên gia trong và ngoài nước đã về huyện Nghi Xuân tổ chức các đợt thám sát, khai quật, phát hiện kho hiện vật bằng gốm, đồng, sắt, cụm mộ táng, mộ chum, đồ tùy táng... có niên đại khoảng 2.000 năm. Hiện nay, nhiều hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam và Bảo tàng Hà Tĩnh.Giới chuyên môn kết luận, Phôi Phối - Bãi Cọi đủ yếu tố của nền văn hóa Sa Huỳnh và Đông Sơn, cho thấy mảnh đất Hà Tĩnh là vùng đệm, nơi giao thoa của hai nền văn hóa nổi tiếng thời sơ sử. Giá trị văn hóa của di tích khảo cổ này còn tiềm ẩn lớn, tạo sự chú ý đến giới nghiên cứu khảo cổ trong nước và quốc tế. Năm 2013, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng nơi này là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.Được kỳ vọng là địa điểm phát triển văn hóa, du lịch của địa phương, thu hút nhiều du khách, chuyên gia đến tham quan, nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hóa và khảo cổ, song đến nay Phôi Phối - Bãi Cọi gần như bị lãng quên.Hiện di tích khảo cổ này vẫn là bãi đất cát hoang vu, giữa là rừng bạch đàn, cỏ dại mọc um tùm. Các tuyến đường xung quanh không có biển báo chỉ dẫn, giới thiệu về lịch sử, gốc gác. Khuôn viên thiếu hàng rào che chắn, khoanh vùng cắm mốc phân tích ranh giới giữa di tích với đất vườn của người dân, không có phương án trông coi bảo vệ.Ở giữa rừng bạch đàn xuất hiện nhiều hố đất sâu 20-30 cm, do người dân khai thác cát chưa lấp. Một số gốc keo, tràm, bạch đàn cũng bị chặt, cưa gốc nham nhở. Người dân sống trong vùng thường lùa trâu bò vào khu vực này chăn thả.Một Hiệu trưởng THCS trên địa bàn chia sẻ, những giờ ngoại khóa, giáo viên muốn chọn Phôi Phối - Bãi Cọi để giới thiệu cho học sinh hiểu thêm về truyền thống lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, di tích khảo cổ hiện nay chỉ là bãi đất trống, không hiện vật, thiếu nhà trưng bày nên rất khó để các em hình dung.Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hải, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Viên, hàng chục năm trước, sau khi các cơ quan chức năng khai quật và đưa hiện vật đi trưng bày, đến nay chưa có một cơ quan, đơn vị chuyên môn nào vạch kế hoạch định hướng giúp di tích phát triển. Dù rất trăn trở, xã chỉ có thẩm quyền nhắc nhở, khuyên người dân không được khai thác tài nguyên trái phép. Để di sản khảo cổ không bị lãng quên cần sự vào cuộc của các cấp cao hơn.Ông Bùi Việt Hùng, Phó chủ tịch huyện Nghi Xuân, nói địa phương ý thức được giá trị khảo cổ to lớn của di tích Phôi Phối - Bãi Cọi, bởi vùng đất này có nguồn gốc của người Việt cổ từ hàng nghìn năm trước, là nơi giao thoa của nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh, nên đã lên kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị."Huyện đang làm tờ trình gửi lên tỉnh để quy hoạch lại di tích trên diện tích 3 ha. Thời gian triển khai tùy vào quá trình thẩm định, phê duyệt. Khi có vốn, huyện sẽ xây hàng rào bảo vệ khuôn viên, làm nhà trưng bày hiện vật khảo cổ phục vụ tham quan, giáo dục truyền thống văn hóa địa phương", ông Hùng nói.Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh cho biết, hiện tỉnh chưa có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích Phôi Phối - Bãi Cọi. Giai đoạn 2014-2020, mỗi năm Trung ương bố trí một tỷ đồng, tỉnh trích 9-12 tỷ đồng, ngoài ra huy động thêm nguồn xã hội hóa để trùng tu gần 300 lượt di tích."Hai năm gần đây, chương trình mục tiêu quốc gia của Trung ương đã cắt khoản hỗ trợ chống xuống cấp di tích một tỷ đồng mỗi năm. Nguồn vốn hiện tại khó khăn, tỉnh đang mong muốn có thêm sự hỗ trợ", lãnh đạo Sở cho hay.Hà Tĩnh có 86 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và 529 di tích cấp tỉnh. Một số công trình hiện nay xuống cấp, chưa tu bổ. Muốn bảo tồn thì p có tiền, và bảo tồn phải sinh ra tiền, nhưng cách làm du lịch văn hoá ở nước ta chưa phát triển nên giờ ng ta đổ xô đi thăm các công trình mới thôi Còn bãi đất trống cũng là còn, xã tôi có di tích đình hát bây giờ gần như là đất vườn người ta rồi kìa. Thật sự từng mảnh đất trên quê hương Việt Nam mà chúng ta đang sinh sống đều lưu lại bao dấu tích của người xưa, của các bậc tiền nhân khai hoang mở cõi để ngày nay con cháu có được cuộc sống ấm no sung túc. Chỉ còn là bãi đất trống, tất cả di vật có thể còn đang nằm sâu dưới lòng đất. Theo tôi thì bây giờ quây lại thành khu khảo cổ dần dần thôi. Khi có nhiều hiện vật có thể xây 1 nhà trưng bày hoặc bảo tàng,Chứ bây giờ bảo tồn mà chỉ là bãi đất trống thì không biết để làm gì. |
Nguyên giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi bị kỷ luật Quyết định kỷ luật ông Mến, được Tỉnh uỷ Quảng Ngãi đưa ra tại hội nghị chiều 24/10. Hiện, ông Mến là Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi.Ông Mến bị xác định khi còn làm giám đốc Sở Y tế đã chậm chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tham mưu tỉnh trong việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống Covid-19; không báo cáo cấp thẩm quyền để tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm vật tư y tế, sinh phẩm.Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh giai đoạn 2019-2022 cũng bị cho đã thiếu trách nhiệm, để Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) mượn kit test của công ty Việt Á, dẫn đến sau đó phải mua sắm của kit test của công ty này không đúng quy định.Cơ quan chức năng cũng xác định khi làm Phó giám đốc Sở Y tế (năm 2017), ông Mến phải chịu một phần trách nhiệm trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, đấu thầu thuốc, để xảy ra một số sai phạm.Trước đó, cuối năm 2021, ông Mến hai lần bị Chủ tịch UBND Quảng Ngãi phê bình vì chậm lên kế hoạch và tham mưu tỉnh bố trí mua thiết bị y tế.Liên quan đến sai phạm của CDC Quảng Ngãi, đơn vị này có ba đợt mua kit xét nghiệm của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á vào tháng 7-8/2021 với tổng giá trị hơn 5 tỷ đồng. Giá mua kit xét nghiệm là 509.000 đồng, thấp nhất là 367.000 đồng mỗi bộ. Mới đây, ông Hồ Minh Nên, Giám đốc CDC Quảng Ngãi đã bị khiển trách.Cũng trong hội nghị chiều nay, Tỉnh ủy Quảng Ngãi kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Tấn Đức, nguyên giám đốc Sở Y tế, giai đoạn 2014-2018. Hiện ông Đức làm Phó Chủ tịch HĐND Quảng Ngãi.Ông Đức bị xác định chịu trách nhiệm chính trong việc để xảy ra sai phạm trong mua sắm vật tư y tế, đấu thầu thuốc chữa bệnh tại các phòng, đơn vị thuộc Sở Y tế. |
Cần xác định khu lưu trú công nhân là nhà ở xã hội Ông Nguyễn Văn Lợi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng sản xuất dịch vụ du lịch Thiên Phát, cho hay năm 2008 doanh nghiệp thuê đất trong Khu chế xuất Linh Trung II để làm nhà lưu trú cho công nhân. Ba năm sau, công ty khởi công giai đoạn một với 368 căn hộ, diện tích mỗi căn 35-38 m2, với hơn 1.000 công nhân sinh sống. Lúc này dự án được xác định là nhà ở xã hội nên mật độ xây dựng tăng lên 1,5 lần, tức sẽ có nhiều chỗ ở hơn cho công nhân.Lãnh đạo Công ty Thiên Phát cho rằng một hỗ trợ quan trọng khác khi dự án là nhà ở xã hội được vay từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển với lãi suất một nửa thị trường. "Thời điểm đó lạm phát tăng rất cao, lãi suất vay thương mại đến 22%, nếu không được hỗ trợ vốn, chúng tôi không thể làm được", ông Lợi nói. Khi được hỗ trợ theo chính sách nhà ở xã hội, Thiên Phát phải cam kết giá cho thuê thấp, người vào ở phải là công nhân ở khu chế xuất, có hợp đồng lao động.Tuy nhiên khi thực hiện giai đoạn hai quy mô gần 500 căn hộ, chính sách pháp luật thay đổi, dự án được yêu cầu thực hiện theo hình thức nhà ở thương mại. Công ty phải thay đổi thay đổi thiết kế tổng mặt bằng, giảm bớt diện tích vì không được tăng mật độ xây dựng, làm lại hệ thống phòng, chữa cháy tốn 10 tỷ đồng, điều chỉnh quy hoạch 1/500... Dự án cũng không được vay vốn ưu đãi. Theo ông Lợi, với các yêu cầu mới dự án sẽ kéo dài vài năm, tất cả chi phí tăng thêm được tính vào giá thuê, công nhân sẽ phải trả gấp 5 lần mức hiện tại."Trong khi công nhân là nhóm thu nhập thấp, xứng đáng được hưởng ưu đãi từ chính sách nhà ở xã hội. Doanh nghiệp cũng sẽ có động lực đầu tư", ông Lợi nói.Cần xác định rõ khu lưu trú công nhân là nhà ở xã hội cũng là ý kiến của Ban quản lý các khu chế xuất – công nghiệp TP HCM. Cơ quan này cho rằng muốn gỡ khó cho nhà ở công nhân cần làm rõ một số vấn đề liên quan Nghị định 35. Cụ thể, khoản 5 Điều 22 của Nghị định xác định dự án xây nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế được hưởng ưu đãi theo quy định về xây dựng nhà ở xã hội. Như vậy, nhà lưu trú công nhân cần được xem là nhà ở xã hội, để hỗ trợ nhà đầu tư.Từ góc nhìn của doanh nghiệp sản xuất, đơn vị trực tiếp sử dụng lao động, ông Mochizuki Daisuke, Tổng giám đốc Công ty TNHH Nissei Electric Việt Nam ở Khu chế xuất Linh Trung I (TP Thủ Đức), nói rằng thực tế việc đầu tư vào nhà ở cho công nhân mang lại nhiều cái lợi cho nhà máy. Tuy nhiên, lợi ích chưa nhìn thấy ngay và không đo đếm bằng hiện kim. Do đó, để các doanh nghiệp sản xuất tham gia xây nhà ở cho công nhân, pháp luật cần quy định rõ ràng và có những hỗ trợ nhất định như miễn, giảm tiền thuê đất.PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội (Social Life), nói đặc thù của đô thị là dòng người luôn luân chuyển. TP HCM không thể xây nhà chứa hết tất cả lao động nhập cư đến làm việc. Do đó, chính quyền cần thay đổi quan điểm, chính sách đầu tư nhà ở dành cho người lao động, tức chuyển từ xây bán sang cho thuê. Ví dụ doanh nghiệp đầu tư nhà lưu trú cần được miễn, giảm tiền thuê đất, hoặc nếu doanh nghiệp đã trả tiền thì cần khấu trừ vào thuế để tạo động lực phát triển nhà ở cho công nhân.Ngoài ra, theo ông Lộc, khi thành phố cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp nên kèm theo quy định về đảm bảo chỗ ở chứ không phải "mua đứt bán đoạn" như hiện nay. Doanh nghiệp đang được lợi rất lớn từ lao động giá rẻ của Việt Nam, trong khi nhiều công nhân nhận mức lương không đủ sống. Doanh nghiệp khi đầu tư cần đảm bảo chỗ ở, y tế, giáo dục giúp người lao động gắn bó và giảm gánh nặng cho những khu vực có các nhà máy trú đóng.Mới đây khi đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng đề nghị mở rộng nhóm thực hiện nhà lưu trú cho công nhân bao gồm các nhà máy sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, công ty có chức năng kinh doanh nhà ở. Ngoài ra, Bộ Xây dựng đề xuất Tổng liên đoàn lao động phối hợp UBND cấp tỉnh và các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp để triển khai nhà lưu trú công nhân và các thiết chế công đoàn tại khu công nghiệp.Ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng ban Quản lý dự án thiết chế công đoàn (Tổng liên đoàn lao động), cho rằng nếu tổ chức công đoàn được làm chủ đầu tư, quản lý sử dụng nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ chủ động hơn, thúc đẩy các dự án triển khai nhanh hơn.Song song với sửa Luật Nhà ở, theo ông Nghĩa, Luật Kinh doanh bất động sản cần phải điều chỉnh cho phép công đoàn được quản lý vận hành, ký hợp đồng cho thuê với công nhân. Điều này giúp việc phát triển nhà ở cho công nhân bỏ các bước trung gian, giảm chi phí để đưa ra giá thuê thấp nhất.Lê Tuyết Khu lưu trú của công nhân mà ai là chủ sở hữu khu nhà đó? Nếu CTY xây khu nhà ở cho công nhân và là chủ sở hữu của khu nhà đó thì rõ ràng là không phải nhà xã hội. Xây chung cư để bán rẻ cho công nhân làm chủ thì lúc đó mới gọi là nhà xã hội. Nhà ở xã hội mà trên 1 tỷ thì làm công nhân cả đời vẫn không mua được. Công nhân Sài Gòn giờ thuê trọ mất gần 2 triệu 1 tháng. Mức này mất đứt gần 1/3 tháng lương, thử hỏi còn đâu tiền dư nữa. Một thành phố công nghiệp mà mãi không tính được hướng giải quyết chỗ cư trú tạm cho công nhân, người lao động thì rất khó thu hút đầu tư Các cty sử dụng nhiều lao động nên đặt ở vùng có nhiều người làm công nhân, họ ở nhà ra làm nhà máy thì sẽ giải quyết được vấn đề nhà ở của lao động. Nhà ở là nơi an cư, ổn định lâu dài chứ đâu chỉ vài năm làm công nhân. Tôi thấy ý kiến xây cho thuê hợp lý. Trách nhiệm của người chủ và người làm thue phải thỏa đáng, sao lại đổ gánh nặng cho xã hội. Làm 4 năm tháng lương 7 triệu / thang thuê nhà 3 triệu ( điện nước chủ nhà tính giá + tổn hao các phí gấp 2 nhà nước hiện tại thành phố kinh tế phát triển còn công nhân muốn bám thì phải chịu cảnh NOXH là cho người khá giả trở lên mua chứ công nhân thì mua gì nổi, cái này chưa tính tới việc duyệt hồ sơ cho công nhân này nọ rất khó. Tôi đi thuê toàn gặp chủ có 2-3 căn NOXH cùng dự án An cư mới lạc nghiệp. Câu nói luôn đúng. Con người là quan trọng nên phải lo chỗ ở họ yên tâm mới làm việc được. |
Năm vấn đề lớn trong dự án Luật Thanh tra sửa đổi Sáng 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.Về hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính, ông Tùng cho biết đa số ý kiến tán thành với dự thảo Luật về việc duy trì hệ thống tổ chức cơ quan thanh tra theo cấp hành chính như hiện hành, gồm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện.Thanh tra huyện đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, nên tiếp tục duy trì nhằm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra là cần thiết, bảo đảm cho chính quyền địa phương cấp huyện thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, kịp thời phát hiện sai phạm ngay từ ở cơ sở.Theo Thường vụ Quốc hội, Thanh tra huyện không chỉ thực hiện nhiệm vụ về thanh tra mà còn là đầu mối tổ chức triển khai nhiều nhiệm vụ được giao trong các luật khác, như Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Khiếu nại; Tố cáo; Phòng, chống tham nhũng... Những bất cập trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện thời gian qua không phải do thiết chế này không còn phù hợp mà là do chưa được quan tâm bố trí đủ nguồn lực để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.Nếu không duy trì Thanh tra huyện, tuy giảm được số lượng lớn cơ quan, nhưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên các địa bàn cấp huyện, nhất là đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao.Về thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, nhiều đại biểu tán thành nhưng đề nghị quy định rõ trong Luật tiêu chí thành lập. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị không thành lập cấp Thanh tra này do e ngại sẽ phát sinh thêm biên chế, không phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương.Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, theo quy định của Luật Thanh tra hiện hành thì tại các Tổng cục, Cục thuộc Bộ không thành lập tổ chức thanh tra chuyên ngành độc lập. Nhưng để đáp ứng yêu cầu quản lý thì Luật Thanh tra cho phép Chính phủ xem xét, quyết định giao một số Tổng cục, Cục thuộc Bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.Thực tế, tại các cơ quan này đã tổ chức các đơn vị tham mưu về công tác thanh tra (như Thanh tra - pháp chế, Thanh tra - kiểm tra...) và bố trí đội ngũ công chức làm việc. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong một số luật đã quy định việc thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục, Cục thuộc Bộ. Do đó, dự thảo Luật quy định thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ là nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.Việc này về thực chất không làm phát sinh tổ chức, biên chế mới do hiện tại ở các cơ quan này đã có bộ máy và biên chế làm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, nên không trái với yêu cầu của Nghị quyết số 18 của Trung ương. Dự Luật cũng quy định rõ ba nguyên tắc thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, gồm: Theo quy định của luật; tại các Tổng cục, Cục thuộc Bộ có phạm vi đối tượng quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ quy định; theo yêu cầu của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.Về xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra và giữa hoạt động thanh tra với kiểm toán, Thường vụ Quốc hội cho biết đã tiếp thu ý kiến đại biểu, chỉ đạo rà soát dự thảo Luật để chỉnh lý, bổ sung các quy định nhằm bảo đảm thống nhất với quy định của Luật Kiểm toán nhà nước; khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, giữa hoạt động thanh tra với kiểm toán. Điều này tránh làm tăng chi phí, gây phiền hà, bức xúc cho đối tượng thanh tra, kiểm toán.Cụ thể, khi tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán, nếu phát hiện trùng lặp, chồng chéo, cơ quan thanh tra phối hợp với cơ quan kiểm toán để xử lý theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và Luật này, bảo đảm tại một thời điểm chỉ có một cơ quan thực hiện.Về mối quan hệ giữa Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thanh tra, để tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan thanh tra, tránh sự can thiệp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, trong dự thảo Luật đã bỏ quy định của Luật hiện hành về thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra, thành lập Đoàn thanh tra của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.Trong quá trình lấy ý kiến, có người đề nghị bổ sung thẩm quyền ra quyết định thanh tra cho thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước nhằm bảo đảm thuận lợi trong quá trình thực hiện, nhất là đối với các cuộc thanh tra có nội dung phức tạp, liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng lần sửa đổi này nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong hoạt động thanh tra và phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn.Do đó, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả. Chỉ thủ trưởng cơ quan thanh tra có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra.Về việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung chức năng, nhiệm vụ phòng chống tiêu cực cho các cơ quan thanh tra. Dự thảo cũng được rà soát kỹ để lược bỏ các quy định có sơ hở, mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu rõ ràng, có thể thực hiện "tùy nghi" để tránh bị lợi dụng, lạm dụng khi áp dụng nhằm thực hiện hành vi tiêu cực.Dự thảo cũng được hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, đoàn thanh tra để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về kiểm soát quyền lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, công tác phòng, chống tham nhũng.Luật Thanh tra hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua năm 2010. Dự án Luật Thanh tra sửa đổi sẽ thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước và Hiến pháp năm 2013 về tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra và khắc phục những hạn chế của các quy định pháp luật về thanh tra hiện nay. Dự kiến Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi) vào ngày 14/11. |
Hai xe container tông nhau, ba người kẹt trong cabin Khoảng 3h, xe container biển Bình Dương chở một phụ nữ cùng cháu bé chạy trên cao tốc TP HCM - Trung Lương hướng về miền Tây. Khi đến xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, ôtô va chạm vào phần hông sau xe đầu kéo mang biển TP HCM đang dừng ở làn khẩn cấp.Tai nạn khiến xe đầu kéo phía sau mất kiểm soát lao sang trái tông sập dải phân cách, sau đó lao về phía bên phải đường đâm gãy gần 10 m taluy. Cabin xe nát bét, bẹp dúm, ba người bị thương mắc kẹt bên trong. Nhiều tài xế dừng xe dùng xà beng cạy cửa đưa các nạn nhân đi cấp cứu. Ôtô đầu kéo dừng ở làn khẩn cấp bị hư hại nhẹ, giao thông ùn ứ khoảng 3 km.Cao tốc TP HCM - Trung Lương dài gần 62 km, 4 làn xe, khai thác từ năm 2010, nối thành phố với tỉnh Long An, Tiền Giang; vận tốc tối đa 100 km/h. Đầu năm 2019, do một số vướng mắc cao tốc dừng thu phí, lượng xe sau đó tăng hơn 30%, đạt 40.000-50.000 lượt xe mỗi ngày, khiến mặt đường hư hỏng. Hơn 200 vụ tai nạn xảy ra kể từ khi cao tốc dừng thu phí.Nam An đi trên cao tốc và cả đường quốc lộ mình thấy rất nhiều tài xế không giữ khoảng cách ,mình mà giữ khoảng cách kiểu gì cũng có xe vượt lên chèn vào .đến khi xảy ra sự cố khi đó mới hối hận không kịp Tại sao 1 tuyến cao tốc huyết mạch như thế này lại không có cơ quan nào quản lý? Xe chạy rất bát nháo, nhiều lúc cả 2 xe container chạy 50km/h song song nhau 1 đoạn dài cũng không ai phạt . Đã vậy đường mới sửa trong mưa vài hôm thì xuất hiện đầy ổ trâu, ổ gà? cao tốc gì mà lane đường hẹp , không có làn khẩn cấp , mỗi lần vượt xe khác mà run luôn Làn đường nhỏ dễ va quẹt. Trên đường cao tốc nhiều biển xanh cảnh báo giử khoảng cách an toàn, những tài xế nào không chấp hành thì tai nạn là kết quả. Mình chạy ôtô con trên cao tốc, chạy tốc độ 60 (vì phải giữ khoảng cách an toàn với xe trước) thế là xe Container chạy phía sau bóp còi in ỏi và chạy sát sau đuôi xe mình, mình thấy vậy bật xi nhan nhường đường cho xe Container, và làn bên kia chiếc xe buýt chạy lên chạy sát đuôi xe mình và lại bóp còi in ỏi. Mình hok hiểu họ có biết an toàn là gì ko? Thiết nghĩ cảnh sát nên lấp camera theo dõi tình trạng tài xế ko giữ khoảng cách an toàn khi chạy trên cao tốc. 2 tháng đưa vào vận hành mà 40 vụ tai nạn, trung bình 1.5 ngày 1 vụ tai nạn ( chỉ 51km) tốc độ tối đa 80km/h thì nguy hiểm quá, không làn dừng khẩn cấp luôn. cao tốc này khá dài mặc dù chỉ cho chạy 80 km/h nhưng phải rất tập trung chạy và "căng mắt ra mà chạy" vì:1/ lưu lượng xe đông, xe tải, xe giường nằm khá nhiều2/ đặc biệt: lane rất hẹp, không có lane khẩn cấp. Chuyển lane phải rất tập trung canh 2 bên, chuyển lane sơ hở là quẹt vào con lương hoặc xe khác ngay.3/ Những điểm dừng khẩn cấp chủ yếu tài xế dừng xe đi vệ sinh. Nhiều người không biết chạy từ xa tưởng đường rộng, đánh lái vào và lại phải đánh lái gấp trở ra, rất nguy hiểm.Tôi chạy khá nhiều lần đường này rồi, vừa hết cao tốc là phải tấp ngay vào quán cafe, quán nước rửa mặt cho tỉnh người lại Tôi tha thiết đề nghị các cơ quan quản lí ban ngành và các bộ phận có liên quan tiến hành phương án thu phí trở lại để duy tu và bảo dưỡng cao tốc này để đảm giao thông được an toàn hơn, và các cơ quan chức năng theo dõi giám sát những hành vi vi phạm để xử lí nghiêm đảm bảo an toàn giao thông cho khu vực này Cao tốc mỗi chiều 2 làn xe.Tai nạn và ùn tắc là chuyện dỉ nhiên xãy ra thôi.Đường vậy mà cũng gọi là cao tốc và thu phí.Bó tay. Làn đường nhỏ và hẹp , Con lươn ở giữa dựng rào chắn bằng sắt cao , chạy vào buổi tối (không có đèn đường chiếu sáng) lái xe dễ bị hoa mắt gây ảo giác rất nguy hiểm Đó nguyên nhân chính gây ra tai nạnCó 1 lần mình đi vào buổi tối trên tuyến đường này , khi chạy được khoảng hơn 20km thì mình bị ảo giác mình đã phải vào làn dừng khẩn cấp luôn , làn dừng khẩn cấp lại quá hẹp nên dừng rất nguy hiểmĐể nghị cơ quan chức năng xem xét và khắc phục lại để giảm tai nạn Cao tốc này chạy xe dễ gây buồn ngủ nhất Sau hai tháng vận hành, cao tốc ghi nhận hơn 40 vụ tai nạn còn đâu là tính an toàn của dự án. Tai nạn giao thông phần lớn là do thiết kế hạ tầng không phù hợp. Nhưng mà, lỗi luôn được đổ cho tài xế là XONG !Nhìn cái tiêu chuẩn của cao tốc này thấy phát mệt ! Chưa biết nguyên nhân thế nào, nhưng các tài xế không giữ khoảng cách an toàn nên tước bằng lái vĩnh viễn |
Nhiều nhà vệ sinh vùng cao 'lột xác' sau 2 tháng Xây mới sạch đẹp đã vậy duy trì cho nó sạch đẹp mãi mới là cái khó. Chưa biết chừng chỉ vài tháng sau nhà vệ sinh tắc nghẽn bẩn thỉu do các em HS chưa có ý thức giữ gìn chưa kể nhà trường không có kinh phí thuê người dọn đẹp vệ sinh. Như tôi ở Nhật Bản các em HS được thầy cô hướng dẫn tự dọn đẹp lâu chùi nhà vệ sinh chứ trường không thuê người dọn đẹp lau chùi. Cách làm của người Nhật Bản giúp các em có ý thức hơn việc giữ gìn vệ sinh chung và đào tạo kỹ năng sống cho các em. Tôi mong bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường học trên cả nước làm việc này nó giống như 1 tiết học "kỹ năng sống" đó là cách làm rất tốt của người Nhật Bản giúp trẻ phát triển toàn diện. Đến đây mới nói ,tôi không hiểu sao các trường học đã được đầu tư xây dựng lại khá khang trang và lớn (to) mà lại không làm được được cái nhà vệ sinh cho học sinh ra hồn? Không biết nhà vệ sinh xây dạng bệt hay xổm ,nếu là dạng bệt thì được mấy hôm là các em sẽ trèo cả dép lên ngồi chồm chỗm mà xem,người đi sau không dám đi tiếp quan trọng là phải dọn vệ sinh bảo trì bảo dưỡng và hướng dẫn các em giữ vệ sinh chung. còn không thì cũng xuống cấp nhanh lắm Mừng cho các con, các thầy cô hướng dẫn các con đi wc sao cho sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh nữa nhé Nếu có nguồn nước dồi dào thì quá tuyệt vời. Vòi nước mà có cần gạt, thay vì vặn, sẽ tiện lợi và hợp vệ sinh hơn. Thêm nữa, gắn sẵn vòi xịt (áp lực cao) để các em tự xịt rửa nhà vệ sinh sẽ khiến các em thích thú. Nhà vệ sinh là nỗi sợ hãi khủng khiếp của lứa học sinh 8x đầu tiên như tôi hi vọng các trường sẽ dọn wc sạch sẽ Mừng cho các con. Hôm trước tôi chê, bây giờ khen rồi. chúc mừng Mừng cho các em. |
3.700 tỷ đồng xây khu công nghiệp thông minh ở Cần Thơ Chứng nhận đầu tư dự án Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh được UBND TP Cần Thơ trao cho đại diện các nhà đầu tư ngày 25/10. Khu công nghiệp quy mô 900 ha, thuận lợi giao thông, liên kết tốt các tỉnh miền Tây nhằm khai thác hiệu quả lợi thế của khu vực.Dự án nằm gần đường dẫn cầu Vàm Cống đi Kiên Giang và TP HCM và dọc theo vị trí quy hoạch dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Riêng cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (đưa vào khai thác từ đầu năm 2021) là trục đi qua dự án.Giai đoạn 1 dự án quy mô hơn 293 ha, được thiết kế để tích hợp công nghệ tiên tiến trong các hoạt động, dự kiến khởi công năm 2023, khi hoàn thành có khả năng tạo việc làm cho 15.000-20.000 lao động.Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết đây là dự án trọng điểm, có sức lan tỏa trong khu vực. Dự án được quy hoạch theo tiêu chí công nghiệp xanh, sạch, thân thiện với môi trường, tạo nguồn thu cho thành phố...Ngoài ra, dự án phù hợp định hướng quy hoạch liên quan các vùng sinh thái công nghiệp Thốt Nốt - Vĩnh Thạnh, các trục giao thông, trung tâm logistics và Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ.TP Cần Thơ hiện có 8 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 2.300 ha, thu hút 256 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 1,65 tỷ USD, thuê gần 400 ha đất.Cửu Long Vĩnh Thạnh quê tôi, hy vọng dự án hoàn thành và triển khai nhanh chóng, sớm hoạt động. |
Thử nghiệm hệ thống chữa cháy tự động hầm vượt sông Sài Gòn Dự án lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động trong hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm), từ TP Thủ Đức qua quận 1, khởi công năm 2021 với kinh phí 95 tỷ đồng. Đây là hệ thống chữa cháy hiện đại lần đầu lắp đặt ở công trình hầm đường bộ, giúp kiểm soát hỏa hoạn nhanh, chính xác. Ông Đoàn Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị (chủ đầu tư), cho biết dự án hiện bước vào giai đoạn thử nghiệm toàn hệ thống, trước khi đưa vào vận hành.Dự án lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động trong hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm), từ TP Thủ Đức qua quận 1, khởi công năm 2021 với kinh phí 95 tỷ đồng. Đây là hệ thống chữa cháy hiện đại lần đầu lắp đặt ở công trình hầm đường bộ, giúp kiểm soát hỏa hoạn nhanh, chính xác. Ông Đoàn Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị (chủ đầu tư), cho biết dự án hiện bước vào giai đoạn thử nghiệm toàn hệ thống, trước khi đưa vào vận hành.23h hôm qua, ngày thứ hai hầm vượt sông Sài Gòn đóng cả hai hướng đến 4h hôm sau, nhằm phục vụ công tác thử nghiệm hệ thống chữa cháy. Việc tổ chức giao thông như trên chỉ ảnh hưởng ôtô, vì thời gian này xe máy không được qua hầm.23h hôm qua, ngày thứ hai hầm vượt sông Sài Gòn đóng cả hai hướng đến 4h hôm sau, nhằm phục vụ công tác thử nghiệm hệ thống chữa cháy. Việc tổ chức giao thông như trên chỉ ảnh hưởng ôtô, vì thời gian này xe máy không được qua hầm.Bên trong hầm vượt sông, hai máy toả nhiệt được đưa vào để thử nghiệm phản ứng báo cháy từ hệ thống. Theo thiết kế, ngoài tự động phát hiện cháy nổ và dập lửa khi mới bùng phát, hệ thống có thể phân chia khu vực sự cố thành các vùng nhỏ để tăng độ chính xác trong xử lý.Bên trong hầm vượt sông, hai máy toả nhiệt được đưa vào để thử nghiệm phản ứng báo cháy từ hệ thống. Theo thiết kế, ngoài tự động phát hiện cháy nổ và dập lửa khi mới bùng phát, hệ thống có thể phân chia khu vực sự cố thành các vùng nhỏ để tăng độ chính xác trong xử lý.Công nhân kiểm tra hệ thống trước khi thử nghiệm. Theo thiết kế, hệ thống chữa cháy gồm nhiều thiết bị như các máy bơm; đường ống cấp nước, đầu phun; hệ thống cấp nguồn... Từng loại thiết bị trước đó đã được nhà thầu thử nghiệm, trước khi cho kết hợp toàn hệ thống với nhau để đảm bảo vận hành thông suốt.Công nhân kiểm tra hệ thống trước khi thử nghiệm. Theo thiết kế, hệ thống chữa cháy gồm nhiều thiết bị như các máy bơm; đường ống cấp nước, đầu phun; hệ thống cấp nguồn... Từng loại thiết bị trước đó đã được nhà thầu thử nghiệm, trước khi cho kết hợp toàn hệ thống với nhau để đảm bảo vận hành thông suốt.Đầu phun sương áp lực cao được thử nghiệm trong đường hầm. Những thiết bị này có thể được điều khiển tự động theo từng kịch bản đã lập trình, phun nước theo phạm vi nhỏ hoặc rộng, giúp tăng độ chính xác.Đầu phun sương áp lực cao được thử nghiệm trong đường hầm. Những thiết bị này có thể được điều khiển tự động theo từng kịch bản đã lập trình, phun nước theo phạm vi nhỏ hoặc rộng, giúp tăng độ chính xác.Kỹ sư khoác áo mưa kiểm tra các đầu phun nước lắp đặt theo ba đường ống dọc hầm vượt sông. Việc lắp như trên giúp tăng khả năng kiểm soát toàn diện suốt chiều dài đường hầm nếu xảy ra cháy."Việc tự động khống chế và dập tắt lửa mới phát sinh giúp tăng khả năng kiểm soát, hạn chế cháy lan, góp phần bảo vệ kết cấu công trình. Điều này cũng giúp hiệu quả hơn khi sơ tán, cứu hộ người bị nạn nếu xảy ra sự cố", kỹ sư ở hiện trường nói.Kỹ sư khoác áo mưa kiểm tra các đầu phun nước lắp đặt theo ba đường ống dọc hầm vượt sông. Việc lắp như trên giúp tăng khả năng kiểm soát toàn diện suốt chiều dài đường hầm nếu xảy ra cháy."Việc tự động khống chế và dập tắt lửa mới phát sinh giúp tăng khả năng kiểm soát, hạn chế cháy lan, góp phần bảo vệ kết cấu công trình. Điều này cũng giúp hiệu quả hơn khi sơ tán, cứu hộ người bị nạn nếu xảy ra sự cố", kỹ sư ở hiện trường nói.Nhóm kỹ sư trao đổi khi kết thúc phần thử nghiệm. Theo kế hoạch, việc thử nghiệm được thực hiện từ 23h hôm nay đến 4h ngày mai, để đảm bảo toàn hệ thống vận hành ổn định trước khi vận hành chính thức.Nhóm kỹ sư trao đổi khi kết thúc phần thử nghiệm. Theo kế hoạch, việc thử nghiệm được thực hiện từ 23h hôm nay đến 4h ngày mai, để đảm bảo toàn hệ thống vận hành ổn định trước khi vận hành chính thức.Nước thoát qua hai bên đường hầm sau khi cho thử nghiệm hệ thống.Nước thoát qua hai bên đường hầm sau khi cho thử nghiệm hệ thống.Trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ bên trong, đèn cảnh báo sẽ phát tín hiệu để người dân theo lối thoát hiểm cạnh đường hầm thoát ra ngoài.Trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ bên trong, đèn cảnh báo sẽ phát tín hiệu để người dân theo lối thoát hiểm cạnh đường hầm thoát ra ngoài.Trước đó, công tác chữa cháy ở hầm vượt sông Sài Gòn chủ yếu theo hình thức thủ công với lực lượng ứng cứu tại chỗ, trước khi đơn vị chuyên nghiệp có mặt. Diễn tập phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn ở đường hầm diễn ra thường niên nhằm chuẩn bị kịch bản giảm thiểu thấp nhất thiệt hại khi có sự cố.Trước đó, công tác chữa cháy ở hầm vượt sông Sài Gòn chủ yếu theo hình thức thủ công với lực lượng ứng cứu tại chỗ, trước khi đơn vị chuyên nghiệp có mặt. Diễn tập phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn ở đường hầm diễn ra thường niên nhằm chuẩn bị kịch bản giảm thiểu thấp nhất thiệt hại khi có sự cố.Hầm vượt sông Sài Gòn tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, thông xe 11 năm trước, là hạng mục quan trọng nhất của đại lộ Đông Tây (trục đường Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ). Công trình dài gần 1,5 km, rộng 33 m, cao 9 m với 6 làn xe (mỗi bên 3 làn cho ôtô và xe máy). Hầm còn có hai làn thoát hiểm hai bên. Hiện, mỗi ngày trung bình khoảng 55.000 ôtô, 300.000 lượt xe máy đi qua hầm.Hầm vượt sông Sài Gòn tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, thông xe 11 năm trước, là hạng mục quan trọng nhất của đại lộ Đông Tây (trục đường Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ). Công trình dài gần 1,5 km, rộng 33 m, cao 9 m với 6 làn xe (mỗi bên 3 làn cho ôtô và xe máy). Hầm còn có hai làn thoát hiểm hai bên. Hiện, mỗi ngày trung bình khoảng 55.000 ôtô, 300.000 lượt xe máy đi qua hầm. Qúa hợp lý, phải chạy thực tế và thường xuyên vận hành, bảo trì thì mới đảm bảo hệ thống hoạt động tốt khi có cháy xảy ra. |
Xóa cồn nổi ở sông Tiền sẽ thu hồi 240.000 m3 cát, sỏi Ngày 25/10, ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tiền Giang cho biết UBND tỉnh vừa công bố danh mục nạo vét thông luồng kết hợp thu hồi cát, sỏi tại khu vực cồn nổi bị sạt lở trên nhánh cù lao Tân Phong.Khu vực nạo vét nói trên dài 1.000 m, rộng 100 m và sâu hơn 5 m, ước tính trữ lượng cát, sỏi sẽ thu hồi khoảng trên 241.000 m3. Thời gian thực hiện dự án từ nay đến năm sau. Sở Tài nguyên và Môi trường được giao hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục nạo vét tận thu theo Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản."Tỉnh sẽ tổ chức đấu thầu, nhà đầu tư khi thực hiện dự án sẽ thu hồi sản phẩm bù chi phí nạo vét", ông Bon nói và cho biết tỉnh tiếp tục yêu cầu đơn vị tư vấn đánh giá ảnh hưởng của dự án đến dòng chảy trước khi triển khai.Theo Nghị định 159, nạo vét thu hồi sản phẩm dự án cho phép phía trúng thầu tận dụng một phần hoặc toàn bộ chất nạo vét sử dụng cho mục đích khác. Đến nay, phương án đầu thầu nạo vét chưa được tỉnh Tiền Giang công bố.Cồn nổi cù lao Tân Phong cách bờ sông Tiền 50 m, trước đây rộng khoảng một ha được người dân xây dựng cơ sở kinh doanh. Sau nhiều năm bị sạt lở, hiện cồn chỉ dài 30 m, rộng 9 m, rộng 270 m2. Cồn không còn nhà cửa, chỉ sót lại vài mảng bêtông từ công trình cũ, chìm dưới sông khiến một số tàu thuyền đi qua mắc cạn, chìm.Hoàng Nam Sao phải xoá cồn nổi chứ? Tự nhiên hãy để nó về với tự nhiên Nếu xóa cồn nổi là đi nghịch với tự nhiên, không tốt Xoá xong sau này chỗ này vẫn tiếp tục bồi thành cồn. Nêu có biển cắm và các biện pháp an toàn hơn như báo hiệu. Vậy lưới rào cao xa vô. Nếu nạo vét vài năm sau lại bồi đặp lại. Phí tiền. Miền Tây là phù sa bồi đắp liên tục. Phá thì Dễ ... tái tạo thì Rất Khó ... nên trân trọng và sống Thuận Theo Tự Nhiên ... Nên để làm du lịch hoặc để đó, nếu ko sẽ ảnh hưởng đến dong chảy Lẽ ra phải bảo vệ không để cồn biến mất, mình đi làm ngược lại nhiều ông cứ thích yêu cầu thuận tự nhiên, trong khi nó gây cản trở GT, ảnh hưởng đến an toàn. Cồn lào này hồi xưa to lắm, dân sinh sống và có cơ sở kinh doanh sản xuất! Do bị dòng chảy nó xói mòn hết rồi, giờ còn trơ lại mấy cục bê tông nền móng của mấy cơ sở hồi xưa, tàu bè dễ mắc cạn. Để lại thì cũng bị xói mòn theo thời gian, mà nguy hiểm cho tàu bè qua lại. Dòng chảy nó tạo nên cồn cát nếu xóa bỏ Nó khác gì nạo vét sông hồ rộng cả công đất mà lở miết giờ chỉ còn bằng cái bàn tay không xóa để cho nhiều người bị tai nạn a? Tại sao phải xoá khi dòng chảy đã tạo ra như vậy? Sao không cấm biển báo, phân luồng di chuyển để tàu bè đi qua thuận lợi? Khi thiên nhiên như vậy rồi nếu xoá đi nó sẽ hình thành chỗ khác hoặc gây xói mòn sạt lỡ nơi khác. Thả 3 phao quanh cồn cảnh báo là thuyền tàu biết. Dòng sông bên lở bên bồi,Hai bên lở hết cồn lồi giữa sông. Ghe mắc cạn và chìm là do họ ko tuân thủ quy định đường sông như chở quá tải,đi ko đúng luồn quy định và ko có thiết bị chiếu sáng và quan sát kém. |
Lửa thiêu rụi kho hàng gần 2.000 m2 Đám cháy bùng lên lúc 2h tại ba kho hàng nằm trong trường Cao đẳng nghề SIMCO Sông Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai. Một nhà kho được xây dựng kiên cố, hai kho còn lại tường và mái đều bằng tôn.Ông Nguyễn Duy Nhu, Chủ tịch xã Bình Minh, cho biết do trong kho chứa nhiều vật liệu dễ bắt lửa như vải, dầu cá, giấy nên đám cháy nhanh chóng lan rộng, cột khói lửa bốc cao cả chục mét.Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn huyện Thanh Oai điều 6 xe chữa cháy, xe téc nước cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến dập lửa. Khoảng 5h, đám cháy cơ bản được khống chế và một tiếng sau dập tắt hoàn toàn.Hỏa hoạn không gây thiệt hại về người, song ba kho hàng bị thiêu rụi, trong đó hai kho tạm đổ sập. Nguyên nhân cháy đang được điều tra.Trong 5 ngày qua, Hà Nội xảy ra 4 vụ cháy. Sáng 20/10, hai nhà kho rộng khoảng 800 m2 tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, bị lửa thiêu rụi, một bảo vệ tử vong.Tối 23/10, chung cư mini 6 tầng ở quận Cầu Giấy bốc cháy, lính cứu hỏa phải tiếp cận từ tầng thượng, hướng dẫn 11 người thoát nạn. Một ngày sau, phòng ngủ của một căn hộ tại tầng 9 chung cư CT13B KĐT Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, bốc cháy, người dân hoảng sợ tháo chạy...Trước tình hình cháy, nổ phức tạp, từ 15/10 đến 15/12, Hà Nội tổng rà soát, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.Lực lượng chức năng sẽ tập trung kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, quy mô lớn, tập trung đông người, có tính chất nguy hiểm, cháy nổ cao như: Khách sạn, nhà trọ, quán karaoke, quán bar, vũ trường, chung cư, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, nhà kho, xưởng sản xuất...Việt An Những trái tim vàng, những anh hùng không cần mặc áo choàng. Thật khâm phục !!! Bức ảnh cảm động quá, xứng đáng ảnh của năm. Cảm ơn chiến sĩ. Cảm ơn các anh . Cám ơn sự dũng cảm và kịp thời của các Anh, nhờ đó mà chung cư mini không lặp lại thảm cảnh như quán Karaoke Bình Dương Nhân dân ghi nhớ CHIẾN CÔNG của các anh! Hình ảnh nhìn mà xúc động quá, cảm ơn các chiến sĩ Tội nghiệp các nạn nhân. Chắc họ hoảng loạn lắm. Cám ơn các anh hùng cứu hoả đã cứu sống tất cả thành công. Cảm ơn các anh cứu hoả, hình ảnh rất xúc động Thật may khi mọi người đều an toàn. Trong guồng quay của cuộc sống, ta luôn cố gắng chạy theo tiền tài và danh vọng, khi thấy được hoàn cảnh như này đã giúp tôi bớt thấy nặng nề khi mình còn nhiều thứ chưa đạt được vì mình và người thân còn mạnh khoẻ và bình an, thì đó là 1 điều rất may mắn rồi. Thương các anh cứu hoả... cố lên các anh nhé Chúc mừng chiến công của các đ/c CS PCCC, mong các đ/c luôn thất nghiệp Năm nay sao giặc lửa nhiều quá vậy ? Mong sao cuộc sống bình yên ! Thật kinh khủng 50 mét vuông xây đến 6 tầng và cả tỷ phòng vs tỷ người nhồi vào ở gọi là chung cư mi ni. Không hệ thông phòng cháy chữa cháy mà vẫn hoạt động nổi Cũng may lúc cháy vào lúc 7h tối, chứ nửa đêm thì nguy to Nhìn bức ảnh chiến sỹ công an phòng cháy chữa cháy ôm trấn an người dân sau khi cứu họ mà mình đã khóc. K thể miêu tả bằng lời. Kính trọng các anh. Chúc các anh luôn mạnh khoẻ, may mắn và bình an trên mọi nẻo đường. Mong các nạn nhân nhanh bình ổn tinh thần. |
Vé tàu Tết đắt khách 8h ngày 25/10, ga Sài Gòn, quận 3, bắt đầu mở bán vé tàu Tết, song nhiều khách đã có mặt từ sớm. Tầng hai nhà ga được bố trí 9 quầy vé bán cho khách theo số thứ tự và thanh toán trực tiếp, trong khi các quầy ở tầng trệt chỉ bán cho khách đi trong ngày. Phần lớn khách mua vé trực tiếp không quen giao dịch online, muốn sớm chủ động có vé.Trước khu vực bán vé Tết, bảng thông tin các đoàn tàu, thời gian đi, giá vé... được nhà ga chuẩn bị sẵn để khách dễ tìm kiếm. Nhân viên đường sắt túc trực hướng dẫn khách lấy số thứ tự, điền các thông tin liên quan, nên việc mua vé tàu của người dân diễn ra thuận lợi, dù một số người phải chờ lâu.Từ huyện Đức Hoà, Long An đến ga Sài Gòn lúc 8h, ông Nguyễn Danh Thắng, 73 tuổi, cho biết khi bốc số thứ tự đã lên tới 191. Hơn ba tiếng ông vẫn chưa mua được vé về Nam Định vì phía trước còn hàng chục người ngồi chờ. "Biết năm nay khách sẽ đông vì không ảnh hưởng dịch như năm ngoái nên tôi đi sớm, song không nghĩ đông người chờ như vậy", ông nói và cho biết năm nay muốn mua 6 vé khứ hồi cho ba người trong gia đình về quê.Tương tự, ông Đình Nhu, 54 tuổi, nói chờ gần ba giờ mới mua được hai vé về Quảng Ngãi ngày 20/1/2023 (29/12 âm lịch), giá mỗi vé khoảng 1,3 triều đồng ghế mềm điều hoà. "Mức giá này cao hơn năm trước, nhưng so với máy bay vẫn thấp hơn, trong khi tôi quen đi tàu nên vẫn chấp nhận mua", ông nói.Thống kê của ngành đường sắt đến 10h cùng ngày, sau hai tiếng mở bán, tổng số chỗ trên các đoàn tàu này được khách đặt thành công hơn 31.500, cho cả thời gian trước và sau Tết. Trong đó, hơn 10.200 vé đã thanh toán, chủ yếu chiều đi trước Tết. Mức này tăng hơn 10 lần năm ngoái, nhưng so với các năm trước dịch chỉ bằng khoảng 60-70%.Đến trưa nay, đường sắt đang ưu tiên bán cho các chặng dài ra bắc. Các ngày cao điểm 24-28/12 âm lịch (15-19/1/2023), hầu hết chỗ mở bán về một số tỉnh thành miền Trung như Quảng Ngãi, Đà Nẵng... đã có người đặt.Ông Thái Văn Truyền, Giám đốc Công ty cổ phận vận tải đường sắt Sài Gòn, cho biết tổng vé Tết năm nay hơn 176.000, tương đương 356 chuyến tàu. So với Tết năm ngoái, số chỗ bán ra tăng khoảng 67.000, nhưng giảm 118.000 vé so với Tết 2019. Năm nay, công ty không chuyển đổi giường tầng một khoang 4 thành ghế ngồi như cao điểm nhiều năm trước. Ghế phụ chỉ bán khi khách tăng cao.Theo ông Truyền, ảnh hưởng giá nhiên liệu nên vé tàu Tết năm nay tăng 1-6% so với năm trước, trong đó cao nhất khoảng 2,7 triệu đồng, thấp nhất hơn 1,3 triệu đồng mỗi vé. Đường sắt áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi như khách mua vé trong 10 ngày đầu bán vé Tết được giảm 5-10%, giảm 3% cho các đoàn tàu xuất phát tại ga Sài Gòn ngày 20/1/2023 (29/12 âm lịch) và đi từ 1.000 km trở lên, giảm 5% giá vé lượt về cho khách mua khứ hồi...Hiện, người dân có thể mua vé tàu Tết qua các website: dsvn.vn, vetau.com.vn, giare.vetau.vn hoặc tại các nhà ga, các điểm bán vé, đại lý thuộc ngành đường sắt. Ngoài ra, vé cũng được bán qua ví điện tử như MoMo, Vimo, ViettelPay... hoặc qua tổng đài.Gia Minh - Đoàn Loan Mua vé Tết để về Đà Nẵng (về ngày 27 âm - vào lại ngày mùng 07 âm) giá vé như sau:- Vé tàu hỏa, loại giường nằm khoang 6 điều hòa, tầng 1, thời gian di chuyển 20 tiếng, giá vé: khoảng 2 triệu đồng.- Vé máy bay, thời gian di chuyển cả làm thủ tục 3 tiếng, giá vé là: 2,5 triệu đồng.- Vé xe khách, loại giường nằm, thời gian di chuyển 17 tiếng, giá vé 900.000 đồng.So sánh giá vé của 3 loại phương tiện trên thì tôi quyết định mua vé máy bay ạ. Tôi vẫn thích đi tàu về Bắc, dù đã 40 tuổi và năm nào cũng về. Không khí về tết trên tàu rất vui vẻ. Tôi đã mua 12 vé cho cả nhà về năm nay. 8h30 có mặt tại Ga Sài Gòn, bốc số thứ tự 221, trong khi mới tới số 55. Tính ko đợi để mai ra sớm mua. Nghĩ đi nghĩ lại cũng 10 năm rồi không được hường không khí đón Giao thừa ở Hà Nội nên ráng đợi. 12h40 cũng mua đc cặp vé tàu SE2/SE1. Thành quả cho sự chờ đợi dài... Vẫn còn ám ảnh dịch vụ WC tàu đường sắt hôm tháng 7-2002 SG-ĐN ... trăm năm chưa khắc phục. Ngày trước toàn đầu tư hơn chục củ về ăn tết . Giờ chưa kiếm ra chục củ thì không phải mất tiền tầu xe ( vì đang ở quê HN ) @@ Đi tàu là một cái cảm giác gì đó rất riêng, phong cảnh đẹp mà chắc chắn đi máy bay hoặc oto bạn sẽ không dc chiêm ngưỡng. Năm rồi ko về, năm nay về thì nhu cầu mới cao May quá năm nay mình đã về quê sống từ tháng 7 rồi nên ko phải lo lắng chộn rộn mua vé máy bay tàu xe nữa. Chúc tất cả mọi người mua được vé đúng ý và về quê đón Tết vui vẻ sum vầy với gia đình nhé. Tết năm ngoái mình đi lên Tàu phải nói là rất bức xúc. trong khoang của mình cói 2 hành khách mang chó theo. Một người thì có ba lô chuyên dụng thì cũng đỡ còn người kia thì để chó tự do bước lên xuống sàn rồi trèo lên ghế còn trống rất dơ bẩn, chẳng hiểu sao lại có thể đưa lên tàu được hay ngành đường sắt không có quy định cụ thể Tôi năm nào cũng về quê an tết. Có cái xe oto cũ khấu hao chắc hết rồi. Nên việc về tết ko đáng ngại. Cả nhà túc tắc lái về, mệt đâu nghỉ đấy mấy năm nay ko phải nghĩ đến việc tàu xe. Xe cũ cứ để ngoài góc bãi ko mất tiền trông. Tôi là người hay đi tàu. Nhiều lúc không thể hiểu nổi tại sao vé tàu có khi mắc hơn cả vé máy bay, thậm chí giá vé không bao gồm ăn, mà thức ăn trên tàu dở tệ. Máy lạnh không thể điều chỉnh được nên phòng rất lạnh. Gối mền thì không thấy thay cho người sau lên tàu. Giường nằm đôi khi tôi thấy cả gián con bò.Tôi mà không sợ độ cao thì tôi đi máy bay cho rồi. Đi tàu cảm nhận được không khí đặc biệt của ngày tết. nhưng giá vé đang quá cao so với dịch vụ. Vé máy bay mắc quá mà. Đâu phải ai cũng mua được, mà mua được thì hết tiền tiêu tết Hết vé Có ai như tôi chọn đi tàu vì nghĩ an toàn, đi máy bay hay xe khi nào xuống đến nơi mới giám thở phào nhẹ nhỏm. |
Đề nghị giải trình các cuộc thanh tra 6-7 năm chưa ra kết luận Sáng 25/10, thảo luận về dự án Luật Thanh tra sửa đổi, đại biểu Tạ Văn Hạ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, cho biết rất băn khoăn về những cuộc thanh tra chậm ban hành kết luận. Có thực trạng người ra quyết định, ký kết luận không tham gia đoàn thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo với người ký quyết định nên đôi khi mâu thuẫn, không thống nhất được nội dung kết luận."Cũng có thể vì nguyên nhân nào đó mà kết luận thanh tra rồi nhưng không ban hành được. Tôi đề nghị lần sửa luật này phải quy định rõ việc công bố kết luận thanh tra trong luật để khắc phục và có chế tài xử lý với các vụ chậm trễ", ông Hạ nói.Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục cũng yêu cầu ban soạn thảo tính đến giải pháp xử lý trường hợp kết luận thanh tra và kiểm toán khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Trách nhiệm của trưởng đoàn, người ra kết luận thế nào?Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, cũng đề nghị dự luật quy định chế tài xử lý với những trường hợp hết thời hạn thanh tra nhưng chưa ban hành kết luận. "Dự thảo chỉ quy định xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện kết luận, còn việc chậm ban hành kết luận bỏ trống", bà nói.Theo nữ đại biểu, hiện nay còn gần 30 cuộc thanh tra của các cơ quan thanh tra trung ương với bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chưa có kết luận. Thời gian chậm ban hành là từ một năm đến hơn sáu năm, không rõ nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai và bao giờ mới ban hành."Tôi từng phát biểu về vấn đề này trên các diễn đàn, đề nghị các cơ quan nếu không tiếp thu thì cần giải trình làm rõ", đại biểu TP Đà Nẵng nói.Đại biểu Huỳnh Thị Phúc, Phó ban Dân vận Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết một địa phương trong 9 tháng đầu năm phải tiếp và làm việc với 29 đoàn thanh tra. Điều này làm hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn bị ảnh hưởng, vì bình quân một cuộc thanh tra 10-30 ngày."Luật Thanh tra sửa đổi phải giải quyết được vấn đề bất cập, phát huy hiệu quả nhất cơ chế kiểm soát, giám sát nhưng không làm lãng phí nguồn lực, thời gian như hiện nay", bà Phúc nói, đề nghị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để chia sẻ, phối hợp thanh tra, xử lý vụ, việc nhằm chống tham nhũng, tiêu cực phát sinh khi đoàn thanh tra làm việc.Phó bí thư Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị dự luật quy định cụ thể việc xử lý trách nhiệm với người có liên quan nếu làm thất thoát tài sản, tiền của nhà nước. Như vậy sẽ tạo điều kiện hơn cho các đoàn cũng như cơ quan thanh tra sau khi thanh tra thì có thể xử lý vi phạm.Giải trình, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết dự thảo luật quy định mỗi bộ, ngành, địa phương chỉ có một kế hoạch thanh tra hàng năm để tránh chồng chéo. Dự thảo cũng quy định trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán nhà nước hàng năm phải đánh giá, tổng kết để làm căn cứ xây dựng kế hoạch năm tiếp theo."Kể cả trường hợp có phát sinh chồng chéo theo phản ánh của địa phương và các bộ, ngành, thì Tổng Thanh tra và Tổng Kiểm toán sẽ ngồi để thống nhất", ông Phong nói.Luật Thanh tra hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua năm 2010. Dự án Luật Thanh tra sửa đổi sẽ thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước và Hiến pháp năm 2013 về tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra và khắc phục những hạn chế của các quy định pháp luật về thanh tra hiện nay. Dự kiến Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi) vào ngày 14/11. |
Miền Trung có thể được chia thành hai tiểu vùng Ngày 25/10, Chính phủ thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Quốc hội xem xét.Sáu vùng kinh tế - xã hội Chính phủ đề xuất giữ nguyên gồm: Trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh), đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành), Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành), Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành) và đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành).Trung du và miền núi phía Bắc dự kiến chia thành hai tiểu vùng là Đông Bắc và Tây Bắc; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chia thành Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.Hồi tháng 8, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, phương án phân cả nước thành 6 vùng được kế thừa qua nhiều giai đoạn, là cơ sở cho việc xây dựng chính sách phát triển, quy hoạch vùng 20 năm qua. Các địa phương trong mỗi vùng cơ bản có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, dân cư; có mối liên hệ khá chặt chẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội, kết cấu hạ tầng.Tuy nhiên, việc phân vùng như hiện nay còn có mặt chưa phù hợp, như khoảng cách vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung quá dài. Phương án chia thành hai tiểu vùng nhằm khắc phục vấn đề trên.Theo quy hoạch, giai đoạn 2021-2030, cả nước phấn đấu tăng trưởng GDP bình quân đạt 7%/năm, trong đó hai vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng tăng khoảng 8-8,5%/năm. Năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 7.500 USD.Hai vùng động lực phía Bắc và phía Nam sẽ hình thành, gắn với hai cực tăng trưởng là Thủ đô Hà Nội và TP HCM, hành lang kinh tế Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Mộc Bài - TP HCM - Vũng Tàu với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào phát triển chung của đất nước.Ước tính quy mô dân số Việt Nam đến năm 2030 đạt 105 triệu; tuổi thọ bình quân 75; thời gian sống khỏe mạnh tối thiểu 68 năm. Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại thành phố đạt 32 m2. Việt Nam sẽ vào nhóm 10 nước có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á; chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Trung bình 10.000 dân sẽ có 260 sinh viên đại học; 35 giường bệnh; 19 bác sĩ.Theo quy hoạch trình Quốc hội, có bốn nhiệm vụ trọng tâm và đột phá để phát triển quốc gia, gồm: Hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, tập trung vào hạ tầng giao thông, năng lượng, đô thị, hạ tầng số...; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và không gian phát triển, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng; phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng; hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây kết nối các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế. Nếu được xin chỉ giữ lại 2 thành phố đặc biệt là Hà Nội và TP HCM còn lại chia nước ta làm 8 tỉnh thôi là được . Miền Trung chia thành Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ trong đó, BTB từ Thanh Hoá đến Huế còn NTB từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Các tỉnh BTB có giọng nói gần giống nhau, đi đâu mà người dân gặp nhau là nói chuyện với nhau dễ nghe được, tập quán giống nhau đều ăn mặn và cay, uống nước chè, ăn cau trầu. Còn các tỉnh NTB cũng gần như nhau mọi thứ, như ăn ngọt và chua. Tôi cảm thấy Bắc Trung Bộ & Nam Trung Bộ sẽ hay & đồng nhất hơn là Bắc Trung Bộ & duyên hải Nam Trung Bộ. Chia sao để dễ phát triển kinh tế là được. Nên quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa cho các tỉnh miền Trung... Cứ như lâu nay là ổn. Miền Trung thì có Huế, Khánh Hòa, Lâm Đồng là 3 tỉnh đầu tàu, dẫn dắt, sau này có thêm Quảng Nam. Nên sáp nhập, giảm bớt số tỉnh vì nay quản lý 4.0 thì không cần chia nhỏ.Giữ nguyên Hà Nội & TPHCM vì đã khá rộng và dân số khá đông.VD có thể sáp nhập:- Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định thành 1 tỉnh.- Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh- Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng-Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang...Mỹ rộng hơn VN mấy chục lần mà số bang cũng gần bằng số tỉnh của ta. Theo tôi, cách chia các miền không ảnh hưởng gì nhiều đối với KT, XH, QP, AN,...Chúng ta nên sát nhập đơn vị hành chính cấp huyện và tỉnh là phù hợp; Việt Nam nên có khoảng 30 tỉnh, thành phố là vừa Giữ các thành phố lớn như HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (mở rộng nếu cần thiết), các tỉnh gộp xác định ranh giới theo hướng bám theo ranh giới vùng kinh tế (khoảng 10 tỉnh) Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ là ổn. Tôi nghĩ không tách Đồng Bằng sông Hồng, cả miền Nam chỉ có miền Đông và miền Tây. Nhìn vào thực tế, thì Khánh Hòa và Nghệ An, tương trợ nhau được gì, có gì chung? Thực tế, khí hậu, địa hình, tập quán, kinh tế, thì các tỉnh từ Huế đến Thanh Hóa tương tự nhau, nên là một vùng; Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, có khí hậu, địa hình và tập quán tương tự như nhau và khác xa các tỉnh từ Huế đến Thanh Hóa, nên có thể chia Miền trung thành Bắc Miền trung và Nam Miền trung, là hợp lý; Chia sao để có tính liên kết trong phát triển kinh tế và ANQP. Hy vọng sẽ tạo môi trường tốt hơn để phát triển. Thanh Hóa nên cho vào miền Bắc vì giọng nói, tập quán giống hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ tính từ Nghệ An trở vào đến T.T. Huế Chia xong xin đừng gộp lại. Chia như vậy là hợp lý cả về điều kiện địa lý, thổ nhưỡng và thế mạnh mỗi vùng. Tuy nhiên 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có thể gọi là Tây Nam Bộ (9 con sông nhưng hiện nay còn 7 con sông) và Bên cạnh 6 tỉnh Đông Nam Bộ Nếu được nhập các tỉnh lại với nhau để tập trung nguồn lực phát triển kinh tế xã hội hơn. vd Duyên Hải Nam Trung bộ chỉ nên có 5 tỉnh thay vì 14 như hiện tại: Thanh Hóa + Nghệ An + Hà Tĩnh, Quảng Bình +Quảng Trị+ Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng+Quảng Nam, Quãng Ngãi + Bình Định + Phú Yên, Khánh Hòa+Ninh Thuận+Bình Thuận. Các tỉnh này có lỗi sống và phong tục tập quán, quy mô kinh tế gần giống nhau nên dễ gộp lại |
Chốt danh sách bốn bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn Ngày 25/10, chương trình chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp 4 được công bố. Bắt đầu từ chiều 3/11, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị sẽ mở màn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực xây dựng.Ông Nghị sẽ trả lời về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn; việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô Hà Nội; xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân lao động, nhất là tại khu kinh tế, khu công nghiệp và thành phố lớn.Bộ trưởng cũng sẽ làm rõ vấn đề quản lý thị trường bất động sản; việc xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản; trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong xây dựng, ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá, định mức trong xây dựng cơ bản; việc kiểm soát giá và bảo đảm nguồn nguyên, vật liệu để xây dựng các công trình, dự án, nhất là dự án quan trọng quốc gia.Tham gia trả lời với Bộ trưởng Xây dựng là Phó thủ tướng Lê Văn Thành và Bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng kiểm toán Nhà nước.Từ 8h40 ngày 4/11, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Nội dung chất vấn xoay quanh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số; công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia.Việc tiếp cận thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; quản lý thuê bao, đầu số của nhà mạng; công tác kiểm tra, quản lý trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác; việc xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên trang thông tin điện tử, thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân cũng sẽ được Bộ trưởng thông tin đến đại biểu.Tham gia trả lời chất vấn cùng Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Công an, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.Từ 14h40 ngày 4/11, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực nội vụ. Nội dung được Bộ trưởng làm rõ gồm việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng hệ thống vị trí việc làm gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức; việc ban hành văn bản thực hiện Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức.Bà Trà cũng sẽ giải trình các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét, đánh giá, xử lý vi phạm; nguyên nhân, giải pháp trước tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc gia tăng trong thời gian gần đây; việc bảo đảm biên chế cho ngành giáo dục, đáp ứng yêu cầu dạy - học.Đồng thời, Bộ trưởng cũng làm rõ các giải pháp giải quyết vấn đề khó khăn, bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, nhất là công chức cấp xã dôi dư sau sắp xếp.Cùng với Bộ trưởng Nội vụ, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Bộ trưởng các bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tham gia trả lời chất vấn.Từ 9h10 ngày 5/11, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực thanh tra. Nội dung gồm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật; biện pháp xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra, việc xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng.Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra; giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng để tạo lòng tin trong nhân dân; công tác phối hợp và giải pháp khắc phục chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cũng sẽ được ông Phong giải trình.Tham gia trả lời chất vấn cùng Tổng Thanh tra Chính phủ là Phó thủ tướng Lê Minh Khái và Bộ trưởng các bộ: Tài chính, Công an, Tư pháp; Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.Theo thông lệ các kỳ họp Quốc hội cuối năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu. Thời gian dành cho người đứng đầu Chính phủ từ 15h10 đến 16h50 ngày 5/11. |
Người Đà Nẵng dầm nước lụt về nhà lúc rạng sáng Hơn 0h ngày 15/10, tại ngã tư Nguyễn Tri Phương - Điện Biên Phủ (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng), người dân vẫn bì bõm trong nước. Nhiều người tan học, tan làm lúc 17h ngày 14/10 và trở về nhà lúc nửa đêm.Hoàn lưu bão Sơn Ca gây mưa đặc biệt lớn. Từ 7h đến 22h ngày 14/10, khu vực Suối Đá mưa gần 730 mm khiến toàn thành phố ngập sâu 0,5-1,2 m.Hơn 0h ngày 15/10, tại ngã tư Nguyễn Tri Phương - Điện Biên Phủ (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng), người dân vẫn bì bõm trong nước. Nhiều người tan học, tan làm lúc 17h ngày 14/10 và trở về nhà lúc nửa đêm.Hoàn lưu bão Sơn Ca gây mưa đặc biệt lớn. Từ 7h đến 22h ngày 14/10, khu vực Suối Đá mưa gần 730 mm khiến toàn thành phố ngập sâu 0,5-1,2 m.Nước ngập sâu khiến xe chết máy, nhiều người phải dắt bộ hàng cây số. Nhiều người Đà Nẵng cho hay "30 năm qua chưa từng chứng kiến trận lụt nào nặng, nước lên nhanh như vậy".Nước ngập sâu khiến xe chết máy, nhiều người phải dắt bộ hàng cây số. Nhiều người Đà Nẵng cho hay "30 năm qua chưa từng chứng kiến trận lụt nào nặng, nước lên nhanh như vậy".Một thanh niên dắt xe máy qua ngã tư Hoàng Hoa Thám - Lê Duẩn (quận Thanh Khê). Khu vực này nằm gần hai hồ Thạc Gián và Vĩnh Trung, lượng nước đổ về quá nhanh khiến hồ không điều tiết kịp, gây ngập sâu.Một thanh niên dắt xe máy qua ngã tư Hoàng Hoa Thám - Lê Duẩn (quận Thanh Khê). Khu vực này nằm gần hai hồ Thạc Gián và Vĩnh Trung, lượng nước đổ về quá nhanh khiến hồ không điều tiết kịp, gây ngập sâu.Nhóm sinh viên hỗ trợ người dân qua đoạn ngập sâu trở về nhà.Nhóm sinh viên hỗ trợ người dân qua đoạn ngập sâu trở về nhà.Lực lượng cứu hộ huy động xe chuyên dụng cùng hàng chục chiến sĩ đến hỗ trợ người dân. Hầu hết xe ngập qua ống xả, chết máy, chỉ còn xe cứu hỏa di chuyển làm nhiệm vụ.Lực lượng cứu hộ huy động xe chuyên dụng cùng hàng chục chiến sĩ đến hỗ trợ người dân. Hầu hết xe ngập qua ống xả, chết máy, chỉ còn xe cứu hỏa di chuyển làm nhiệm vụ.Nhiều chủ xe để lại phương tiện trên đường để tìm nơi trú tránh, chờ nước rút mới di chuyển.Nhiều chủ xe để lại phương tiện trên đường để tìm nơi trú tránh, chờ nước rút mới di chuyển.Trước nhà văn hóa phường Tân Chính, quận Thanh Khê, nhiều người dân mang xô, giỏ ra bắt cá từ các hồ theo nước ngược lên đường.Trước nhà văn hóa phường Tân Chính, quận Thanh Khê, nhiều người dân mang xô, giỏ ra bắt cá từ các hồ theo nước ngược lên đường.Tại hầm chui Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, nước vẫn ngập gần nóc ôtô.Tại hầm chui Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, nước vẫn ngập gần nóc ôtô.Mưa lớn, nước dâng quá nhanh trong đêm khiến toàn thành phố ngập nặng. Nhiều người ở các khu vực Hoàng Văn Thái, Trưng Nữ Vương... lên mạng cầu cứu khi trong nhà toàn người già, trẻ nhỏ chưa kịp sơ tán. Song nhiều người cũng kịp di tản đến nơi khô ráo.Dự báo đêm nay sẽ còn mưa lớn, nhiều nơi ngập sâu và nước chảy xiết. Lãnh đạo Đà Nẵng kêu gọi người dân không chủ quan, không ra đường nếu không có việc cần thiết. Quân đội, công an và chính quyền địa phương đang tập trung cứu hộ, cứu nạn ở khu vực quận Liên Chiểu, ưu tiên đưa người già, trẻ em lên các nhà kiên cố.Mưa lớn, nước dâng quá nhanh trong đêm khiến toàn thành phố ngập nặng. Nhiều người ở các khu vực Hoàng Văn Thái, Trưng Nữ Vương... lên mạng cầu cứu khi trong nhà toàn người già, trẻ nhỏ chưa kịp sơ tán. Song nhiều người cũng kịp di tản đến nơi khô ráo.Dự báo đêm nay sẽ còn mưa lớn, nhiều nơi ngập sâu và nước chảy xiết. Lãnh đạo Đà Nẵng kêu gọi người dân không chủ quan, không ra đường nếu không có việc cần thiết. Quân đội, công an và chính quyền địa phương đang tập trung cứu hộ, cứu nạn ở khu vực quận Liên Chiểu, ưu tiên đưa người già, trẻ em lên các nhà kiên cố.Tối 14/1, Thừa Thiên Huế vẫn mưa tầm tã, hàng loạt tuyến phố ở TP Huế ngập sâu. Lượng mưa ghi nhận từ 7h tới 22h ở hồ Thủy Yên lên tới gần 650 mm.Lưu lượng nước đổ về các hồ chứa Tả Trạch, Hương Điền và Bình Điền rất lớn, 4.000-5.000 m/s. Cơ quan chức năng dự báo mực nước sông Hương, sông Bồ trong sáng 15/10 có thể lên báo động 3 (mức cao nhất) do thượng nguồn vẫn đang mưa lớn.Tối 14/1, Thừa Thiên Huế vẫn mưa tầm tã, hàng loạt tuyến phố ở TP Huế ngập sâu. Lượng mưa ghi nhận từ 7h tới 22h ở hồ Thủy Yên lên tới gần 650 mm.Lưu lượng nước đổ về các hồ chứa Tả Trạch, Hương Điền và Bình Điền rất lớn, 4.000-5.000 m/s. Cơ quan chức năng dự báo mực nước sông Hương, sông Bồ trong sáng 15/10 có thể lên báo động 3 (mức cao nhất) do thượng nguồn vẫn đang mưa lớn.Lực lượng cứu hộ đi từng ngõ, gõ từng nhà người dân trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (phường An Cựu, TP Huế), tổ chức di tản ngay trong đêm.Chiều 14/10, chính quyền cũng đã di dời hơn 6.000 người dân ở các xã vùng trũng thuộc huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc... đến trường học, nhà dân cao ráo để tránh lũ.Lực lượng cứu hộ đi từng ngõ, gõ từng nhà người dân trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (phường An Cựu, TP Huế), tổ chức di tản ngay trong đêm.Chiều 14/10, chính quyền cũng đã di dời hơn 6.000 người dân ở các xã vùng trũng thuộc huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc... đến trường học, nhà dân cao ráo để tránh lũ.Nước bắt đầu dâng ngập bánh ôtô khu vực trung tâm TP Huế lúc nửa đêm. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo khoảng 4h sáng, áp thấp nhiệt đới vào Đà Nẵng - Quảng Nam. Mưa to sẽ duy trì đến hết 16/10 ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và Kon Tum.Nước bắt đầu dâng ngập bánh ôtô khu vực trung tâm TP Huế lúc nửa đêm. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo khoảng 4h sáng, áp thấp nhiệt đới vào Đà Nẵng - Quảng Nam. Mưa to sẽ duy trì đến hết 16/10 ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và Kon Tum. Thương lắm những người dân Đà Nẵng, biết bao nhiêu vất vả họ phải chịu đựng. Mong rằng họ sẽ vượt qua !!! Từ SG xin gửi nỗi lòng chia sẻ đến với bà con ĐN. Mong mưa sớm tạnh để người dân đỡ khổ. Thương lắm miền Trung ơi! Quá kinh khủng. Chưa bao giờ thấy cảnh này trước đây. Cầu cho mọi người tai qua nạn khỏi. Xin trời đừng làm cơn lũ lụt nơi đây. nhói lòng Cơn mưa lớn nhất lịch sử 100 năm qua ở ĐN, nhiều người già nói cả đời họ chưa bao giờ chứng kiến mưa lớn ntn. Nó lớn gấp rưỡi lần trận mưa lịch sử 2018, mưa riêng ngày hôm nay đã gần 40% tổng lượng mưa cả năm của Đà Nẵng. Đà nẵng mưa lớn thật,liên tục. Khu nhà mình ở từ nhỏ giờ chưa thấy nước vào nhà bao giờ. Nhưng tối nay nước vào nhà, ngập khoảng 20cm. Mưa từ 13h đến 20h liên tục không ngừng nghỉ, mưa như trút nước. Nước chảy xuống cống để ra sông mà không chảy kịp. Chỉ cần ngớt mưa 15-30 phút là nước sẽ rút thôi, vậy mà không ngớt một tí nào. Thật kinh khủng, lần đầu trong đời thấy mưa to như vậy. Thủy điện vẫn chưa tính được lượng nước cần xả nên hiện tại đang mưa mà vẫn tiếp tục xả là một trong những nguyên nhân lũ nặng nề.Nguyên nhân thứ hai là dòng chảy bị ngăn cản bởi các công trình của con người.Nguyên nhân thứ ba là không có chỗ để nước thấm xuống đất.Nguyên nhân thứ tư là mưa quá lớn trong thời gian ngắn. Nguyên nhân này khó cải thiện nhất, mà tương lai là thời tiết bất ổn, mưa càng lớn hơn. Nên tốt nhất con người nên xem lại 3 nguyên nhân trước.Lời thật mất lòng. Mưa ơi đừng rơi nữaMẹ vẫn chưa về đâuĐường về nhà xa lắmQua sông chẳng có cầu. Chắn hết đường thoát nước ra biển rồi mưa to chả ngập! Tôi ở quận Sơn Trà một mặt là Biển, một mặt là sông Hàn vậy mà đường ven sông Hàn nước ngập tạo sóng trôi một vài oto xoay ngang đường Nên xem xét nguyên nhân có phải do tuyến cống thu gom xử lý nước thải dọc các tuyến đường ven bờ biển không? Sao năm nay lại ngập dữ vậy? Thương quá ĐN ơi! Cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho đất nước nước ngày ngày bình yên. Cầu cho tất cả ba miền, người dân hạnh phúc đời đời ấm no. Thật khủng khiếp, lũ tràn về nhanh quá mọi người chưa kịp chuẩn bị gì, cầu mong cho tất cả mọi người đều được an toàn, e ở tpHCM mà vẫn cảm giác sock |
Đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1 bị chia cắt Tối 14/10, tại km 748+500 khu gian Lăng Cô - Thừa Lưu (Thừa Thiên Huế), đất đá từ trên núi đổ xuống lòng đường sắt, khu vực ga. Một số đoạn đường sắt trên đèo Hải Vân bị đất đá vùi lấp ray cao 30 cm, phía dưới ray bị sạt lở. Đoạn từ Đà Nẵng đến Huế qua đèo Hải Vân phải phong tỏa, toàn bộ tàu đi qua khu vực này đang phải dừng tại ga Đà Nẵng hoặc ga Huế.Ông Hoàng Gia Khánh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết hiện chưa xác định được khối lượng đất đá vùi lấp. Do địa hình đường sắt qua đèo Hải Vân khá hiểm trở nên sau khi nước rút, thời tiết ổn định, đơn vị mới có thể điều nhân lực vào xử lý điểm sạt, phấn đấu thông đường sớm nhất.Cũng từ tối qua, quốc lộ 1 qua tỉnh Thừa Thiên Huế bị gián đoạn giao thông do một số đoạn ngập 40-90 cm, các đơn vị đã cấm đường từ 20h45.Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan bị sạt lở tại km50, đất đá tràn 2/3 mặt đường. Tại km54, đất đá sạt hết toàn bộ nền mặt đường, đơn vị quản lý đã bố trí máy đào và xúc để cố gắng thông xe sáng 15/10.Hầm Hải Vân tạm đóng cửa từ 20h40 ngày 14/10. Nước lũ, đất đá tràn từ trên đèo Hải Vân xuống quảng trường phía nam, phá hủy các hộ lan, đường dẫn cầu phía Đà Nẵng bị ngập 50cm. Nhiều phương tiện đã phải dừng chờ trên quốc lộ 1 chờ thông hầm.Trong đêm, đơn vị quản lý đã thu gom đất đá trên đường dẫn hầm Hải Vân 2. Đến 6h sáng 15/10, phương tiện có thể lưu thông qua ống hầm số 2 theo từng hướng.Đơn vị quản lý hầm cho biết, khối lượng đất đá trước cửa nam hầm Hải Vân trải dài 200 m, dày một mét và rộng 60 m, khối lượng đất đá vùi lấp khoảng 12.000 m3. Sau khi thông hầm số 2, đơn vị tiếp tục hót dọn khoảng 8.000 m3 trên tuyến Hải Vân 1, dự kiến lưu thông trở lại vào trưa cùng ngày.Phòng Cảnh sát Giao thông (PC08) Quảng Nam cho biết do ảnh hưởng của bão Sơn Ca, quốc lộ 14B qua huyện Đại Lộc có nhiều điểm ngập, sạt lở, hư hỏng mặt đường khiến các phương tiện không thể lưu thông.Từ đêm qua, PC08 Quảng Nam đã phân công ba tổ chiến sĩ phối hợp với công các huyện và đơn vị quản lý đường bộ tổ chức phân luồng, điều tiết phương tiện đi hướng quốc lộ 14E tại ngã 3 Làng Hồi và quay đầu đi cao tốc tại ngã 3 Đại Hiệp. Công an cũng chốt chặn, cảnh báo tại những đoạn đường ngập nước, sạt lở, không để phương tiện đi qua nơi nguy hiểm và không để xảy ra ùn ứ.Đường Hồ Chí Minh qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, bị ngập 0,5-1 m tại Km13 và 23, xe không thể qua lại.Các Khu Quản lý đường bộ 2, 3 đã huy động tối đa nhân lực ứng trực phối hợp với lực lượng chức năng của các địa phương tổ chức cảnh giới, phân luồng giao thông và xử lý sự cố để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Người dân được khuyến cáo không đi vào vùng nước ngập sâu, sạt lở taluy dương, lưu thông tuân thủ sự hướng dẫn của lực lượng chức năng.Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca đã đi vào Đà Nẵng - Quảng Nam lúc 4h sáng nay. Hoàn lưu trước và trong bão gây mưa to cho các tỉnh thành từ Quảng Trị đến Quảng Nam mưa lớn, trọng tâm là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, nhiều nơi vượt 700 mm trong 24 giờ. Toàn TP Đà Nẵng và 8 huyện thị ở Thừa Thiên Huế bị ngập sâu. Nhiều người dân đêm qua đã phải kêu cứu do nước bủa vây.Đoàn Loan - Gia Chính - Hoàng Táo Thương lắm Miền Trung Thiên tai ngày càng dồn dập và dữ dội, bà con mình khổ quá. Mong bão lũ qua mau! Hãy trả lại những cánh rừng. Hãy trả lại hệ thống sông rạch. Xin dừng đô thị hóa thêm nữa chúc bà con miền trung vượt qua bão nhe️️️️️️ |
Nhà thầu được thưởng phải đảm bảo cả tốc độ và chất lượng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến bộ, ngành, địa phương, cùng doanh nghiệp trong ngành xây dựng dự thảo nghị định về chế độ thưởng hợp đồng với các gói thầu giao thông trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và một số dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm ngành giao thông. Theo cơ quan soạn thảo, việc ra cơ chế trên để khuyến khích nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, trong bối cảnh nhiều dự án đang chậm trễ.Ủng hộ đề xuất thưởng cho nhà thầu, PGS. TS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Giám định Nhà nước về chất lượng công trình, Bộ Xây dựng, nhận định dự án giao thông trọng điểm vượt tiến độ sẽ tác động lớn cả nền kinh tế. Do vậy chế độ thưởng là cách động viên nhà thầu đóng góp, khích lệ tinh thần. Ngoài vượt tiến độ, gói thầu được thưởng cần đảm bảo chất lượng, đồng bộ khai thác. Bởi một gói thầu hoàn thành riêng lẻ không có ý nghĩa lớn khi toàn tuyến chưa xong.Ông Chủng cũng cho rằng nhà thầu được thưởng cần phải đánh giá theo các tiêu chí như tổ chức thi công khoa học, hiệu quả, đạt chất lượng, bố trí nhân lực, thiết bị hợp lý theo từng giai đoạn, lường trước các yếu tố phát sinh như tăng giá, thiếu nguyên vật liệu để có hướng dự phòng... Ngoài ra, quy định thưởng không nên đưa vào các yếu tố tác động đến công tác thi công như giải phóng mặt bằng, thay đổi thiết kế kỹ thuật...Đại diện một doanh nghiệp thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45 (Ninh Bình - Thanh Hóa), nói cơ chế thưởng bằng hiện vật là động lực lớn cho các nhà thầu thi công vượt tiến độ. Bởi để đạt mục tiêu trên, các nhà thầu sẽ phải huy động thêm nhân lực, thiết bị, nên khi được bù đắp một phần chi phí sẽ có động lực đẩy nhanh các dự án hạ tầng giao thông.Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp này băn khoăn việc triển khai các gói thầu cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như giải phóng mặt bằng, khảo sát thiết kế kỹ thuật đường, nguồn vật tư, thời tiết, chưa kể thiên tai dịch bệnh... Các yếu tố này luôn hiện diện và diễn biến ngày càng phức tạp. "Ví dụ hoàn thành thủ tục khai thác một mỏ đất ở địa phương mất hơn một năm, sẽ không thể đáp ứng thời gian xây dựng đường trong 24-32 tháng", ông nói.Đồng quan điểm, đại diện Tập đoàn Đèo Cả, nhà thầu dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45, Nghi Sơn - Diễn Châu, cũng cho rằng khi chấm điểm nhà thầu thực hiện công trình vượt tiến độ, cơ quan quản lý cần xác định thời gian thi công từ khi được nhận mặt bằng sạch, đủ nguyên vật liệu... Hồ sơ dự án phải đúng thực tế mới đánh giá sát năng lực, thời gian thi công của nhà thầu.Theo lãnh đạo này, thời gian qua một số dự án cao tốc bắc nam giai đoạn 2017-2020, hồ sơ dự án là có mặt bằng sạch, song nhà thầu sau đó lại phải nhận mặt bằng "xôi đỗ", mỏ vật liệu thiếu sản lượng hoặc không đáp ứng chất lượng làm mất nhiều thời gian xin mở mỏ mới, hoặc mua vật liệu có giá cao. Trong khi đó, dự án đã chốt tiến độ nên nhà thầu đã phải huy động nhiều máy móc, thiết bị, tăng nhân lực làm cả ngày đêm để bù lại khối lượng thi công bị chậm trước đó, chưa kể bão giá vật liệu càng khiến nhà thầu tăng chi phí..."Nhà thầu mong được hỗ trợ bằng cách tính đúng, tính đủ, điều chỉnh đơn giá để bù lại chi phí doanh nghiệp bỏ ra, đó là phần thưởng cho họ", đại diện Đèo Cả nói và góp ý trong cách thức thưởng, nhà nước có thể xem xét bằng việc ưu tiên nhà thầu vượt tiến độ tham gia dự án hạ tầng giao thông khác sẽ khuyến khích đẩy nhanh, thay vì thưởng tiền.Với các dự án cao tốc Bắc - Nam đang triển khai, phía Đèo Cả cho biết đơn vị phấn đấu hoàn thành các gói thầu đạt và vượt tiến độ, mục đích không phải nhận tiền thưởng mà giảm chi phí, sớm phát huy hiệu quả dự án. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng nhận định các dự án đều gặp khó khăn về vật liệu, bão giá, giải phóng mặt bằng, nên khó công trình nào vượt tiến độ.Trong khi đó, đồng tình với cơ chế khen thưởng nhà thầu làm hiệu quả, song một lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM - chủ đầu tư nhiều dự án hạ tầng lớn ở thành phố, cho rằng cần xây dựng quy định cụ thể về mức thưởng, phía được thưởng và thẩm quyền của cơ quan cho phép áp dụng. Việc này nếu không làm chặt chẽ gây khó khăn trong công tác hậu kiểm như thanh, quyết toán hoặc thanh tra, kiểm toán dự án sau này.Trước đó tại buổi ký giao ước thi đua trong công tác giải phóng mặt bằng Vành đai 3 TP HCM, chế độ khen thưởng cũng được Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi đưa ra. Ngoài các chế độ được quy định, ông đề nghị tính thêm phần "khen thưởng đặc biệt", bằng tiền cho đơn vị làm nhanh giải phóng mặt bằng ở dự án. Điều này giúp động viên và khuyến khích đơn vị làm tốt, góp phần đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm quốc gia.Năm 2013, sau khi Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Bắc Hồ Linh Đàm hoàn thành, Ban quản lý dự án Thăng Long từng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải thưởng gần 180 tỷ đồng cho các nhà thầu do đã vượt tiến độ. Cụ thể, liên danh Samwhan (Hàn Quốc) - Cienco 4 được đề nghị thưởng gần 78 tỷ đồng vì sớm hoàn thành gói thầu số 1 (đoạn Mai Dịch - Trung Hòa) trước 263 ngày; nhà thầu Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) được đề xuất thưởng 102 tỷ đồng vì vượt tiến độ gói thầu số 2 (đoạn Trung Hòa - Thanh Xuân) trước 454 ngày.Việc đề xuất thưởng dự án nói trên thực hiện theo điều khoản hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Trong trường hợp vượt tiến độ, nhà thầu được thưởng 1,12% giá trị hợp đồng cho mỗi 28 ngày rút ngắn. Tuy nhiên do vướng mắc về cơ chế, các nhà thầu chỉ nhận được một phần giá trị làm lợi của việc rút ngắn tiến độ từ nguồn vốn còn dư tại dự án.Theo danh mục Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cơ chế thưởng, có 19 dự án lớn như: cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2017-2020 và 2021-2025); Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Vành đai 3 TP HCM; các dự án cao tốc giai đoạn một nối Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột, Biên Hoà - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; đường sắt đô thị Hà Nội, TP HCM; sân bay Long Thành...Về nguồn tiền thưởng, cơ quan soạn dự thảo đề xuất Chính phủ cho phép dùng phần vốn dư sau đấu thầu (bao gồm cả chỉ định thầu) và chi phí tiết kiệm trong quá trình thực hiện gói thầu. Trong đó, phương thức tính là: (số tiền thưởng bằng số tiền dư sau đấu thầu không tính dự phòng) x (tỷ lệ thời gian được rút ngắn) x (hệ số khuyến khích - đang đề xuất là 2).Đoàn Loan - Gia Minh Dù có làm nhanh hay chậm thì việc đảm bảo chất lượng là điều hiển nhiên, cái quan trọng là cơ quan giám định chất lượng có làm đúng nhiệm vụ của mình và tiêu chuẩn chất lượng đó có phù hợp với thực tế không thôi. Lấy ví dụ đường quốc lộ qua các tỉnh miền trung khi trời nắng thì đường lún như mương thoát nước với nguyên nhân đưa ra là do trời tiết nắng nóng, còn khi trời mưa thì thành ổ voi ổ trâu với nguyên nhân mưa nhiều nên nên nhựa không liên kết với nhau được. Với các lý do đó chỉ có nói với những người dân không am hiểu mới tin thôi. Nếu ai là kỹ sư xây dựng có đạo đức nghề nghiệp thì xin hãy nói ra được nguyên nhân giùm cho người dân được biết ? Chất lượng là chuyện bắt buộc theo yêu cầu. Còn tiến độ thì hợp đồng đã rõ ràng. Chế độ thưởng là không hợp lý. Khi đấu thầu bên thi công đã cân nhắc. Phần giá trị vật tư gia tăng bên Chủ đầu tư phải hổ trợ nếu có ràng buộc trong hợp đồng. Chậm là đa số bên phần pháp lý và hồ sơ phê duyệt từ các cơ quan chức năng. E rằng vẫn còn hiện tượng làm chậm khi giá vật tư, nhân công, giờ ca máy móc... không có lợi. Đến giai đoạn nước rút sẽ làm ngày đêm để kiếm thưởng... bất chấp chất lượng. Thưởng vượt tiến độ phải xem xét đến các mốc thời gian hoàn thành từng hạng mục của cả công trình! Đơn vị thi công mong không bị phạt tiến độ là may rồi. Còn chưa bao giờ thấy thưởng cả. Thực ra nhà thầu nào cũng mong muốn được đáp ứng tất cả về mặt bằng sạch, phát sinh chỉnh sửa xử lý thiết kế, thanh toán, bù giá vật tư, nhân công do khách quan, giảm bớt các thủ tục rườm rà. Vì Nhà thầu thi công càng nhanh thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí rồi. Còn thưởng thì tôi nghĩ chắc khó lấy lắm. Vì sao phải thưởng ở đây, nhận thầu là có tính lợi nhuận, rủi ro rồi. Còn chất lượng và đúng tiến độ là Hợp đồng nào cũng mặc định là phải tuân thủ. Chậm thì cũng phải xem xét do nguyên nhân nào dẫn đến chậm ,chứ không nên thấy chậm mà treo thưởng. Chậm mà không có lý do chính đáng còn phải bị phạt mới đúng chế độ thưởng phạt . Thưởng đối với nhà thầu ko quan trọng bằng việc bàn giao chậm. Có trường hợp vật tư tập kết hết ở công trình vẫn phải chờ thi công nên thiệt hại rất nặng, điển hình như tuyến tàu điện ngầm metro là một ví dụ điển hình riêng về bds thì hỡi ôi muốn nhanh cũng ko đc Mong tuyến cao tốc Mỹ thuận Cần thơ sớm đưa vào sử dụng, chia sẻ cho quốc lộ 1A đoạn này quá tải. Được thưởng khi vượt kế hoạch, sớm thời gian là sứng đáng, ngành, nghề nào cũng vậy. Tuy nhiên, cần đảm bảo chất lượng vì cuối năm mưa, miền trung mưa nhiều, sẽ ảnh hưởng chất lượng. Cần bổ sung ko nhỉ: cty nhận thưởng cần tăng số thời gian bảo hành lên theo tỉ lệ loại công việc (tỉ lệ dựa vào gì do các chuyên gia đưa ra) |
Các dự án đường sắt đô thị đội vốn đầu tư Ai cũng biết Vận tải đường sắt quan trọng như thế nào trong giao thông vận tải, lưu thông hàng hóa của một đất nước. Nên tư nhân hóa để phát triển ngành quan trọng này. chủ đạo vẫn là GPMB, cứ giao mặt bằng sạch thì chả mấy mà xong, đây chưa có mặt bằng vừa làm vừa giải phóng thì chậm là phải Cát Linh - Hà Đông đã đi vào hoạt động. Rất tuyệt. Tôi luôn tin tưởng vào các công trình do Nhật Bản thực hiện. Công nghệ đưa vào lại là công nghệ mới ( tiếp điện dưới) chứ không phải loại cổ xưa với hai cái râu thò lên tiếp điện trên. Hy vọng các tuyến khác sớm đi vào hoạt động. Cần gấp rút triển khai ko được chậm tiến độ nữa. Đường sắt rất quan trọng, hi vọng trong tương lai gần đường sắt nước nhà sẽ ngày càng phát triển. Có thể dồn nguồn lực lại làm cho xong các công trình trọng điểm không. Tuyến HN-HP hiện nay nhu cầu người dân đi tầu rất nhiều, không gian, ghế ngồi tầu cùng đc cải thiện rất tốt, chỉ có điều là đi rất chậm. có thể do đường tầu chưa được nâng cấp. Nghĩ mà chán! Nghe chán nhỉ nên giảm đầu tư với triết lý làm thì thà làm ít mà tốt hơn làm nhiều mà đội vốn chậm tiến độ Giao thông đường sắt VN quá tệ, đang tụt lùi quá xa. Giao thông đường biển cũng kém. Hai lợi thế giao thông này nếu phát triển tốt thì đất nước phát triển mạnh hơn nữa. đẩy nhanh tiến độ đi. |
Ba ôtô tông nhau khiến vợ chồng tử vong 1h ngày 26/10, xe tải chở rau củ biển số Bình Thuận do anh Trần Quang Vinh (40 tuổi) điều khiển chở vợ là chị Lê Thị Mỹ Dung (36 tuổi, trú xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc) chạy trên quốc lộ 1A hướng Phan Thiết – Phan Rí.Khi đến đoạn mở dải phân cách tại xã Hàm Đức, ôtô dừng lại để quay đầu về hướng Phan Thiết đã bị xe tải hạng nặng do tài xế Nguyễn Đình Nam (31 tuổi, trú Khánh Hòa) húc từ phía sau.Cú va quẹt làm xe chở rau lao qua phần đường bên kia. Cùng lúc, ôtô đầu kéo do Trịnh Đình Long (30 tuổi, trú Khánh Hòa) cầm lái, chạy tới tông tiếp, đẩy xe chở rau lật nghiêng vào dải phân cách cứng.Tai nạn khiến tài xế xe chở rau văng khỏi cabin, người vợ mắc kẹt trong xe. Cả hai được người dân đưa đi cấp cứu, nhưng tử vong. Hai ôtô còn lại hư phần đầu, quốc lộ 1A qua khu vực ùn tắc kéo dài.Việt Quốc Lại là Bình Thuận nửa. Toàn tai nạn đêm khuya hoặc sáng sớm do thời điểm này các xe chạy rất ẩu, đa phần xe khách đường dài.CHia buồn cũng gia đình nạn nhânMong các bác tài vững tay lái, nhẹ chân ga. Kinh nghiệm quay đầu xe ở khu vực Hàm thuận bắc. Vì đoạn đường này mỗi chiều có 2 làn xe và có dải phân cách cứng nên khi muốn quay đầu xe thì:1. Tấp sát vào lề phải như mình muốn dừng xe. Tuyệt đối không dừng chờ quay đầu trên 1 trong 2 làn đường.2. Quan sát cả 2 chiều không có xe di chuyển thì mới được quay đầu.3. Lấy góc quay đủ rộng để đánh lái 1 lần là đủ quay đầu. Tránh phải đánh lái 2 lần mới quay đầu được. Xe chạy với tốc độ gì mà tông chồng vào nhau chứ ko kịp tránh thế nhỉ. Quá đau lòng ! Xin chia buồn với gia đình nạn nhân ! Sự bất cẩn & chủ quan của những tài xế hay chạy những cung đường quen . cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng. Cần bổ sung luật nghiêm khắc hơn nữa với xe tải hạng nặng, contener , đầu kéo vì lý do VN chạy rất ẩu không nhất thiết theo luật thế giới nhằm mục đích khắc phục dần ý thức họ nâng cao hơn Đọc tới đoạn 2vc người chở rau tử vong, trong đầu tôi hiện lên hình ảnh những đứa con của họ, thật đau lòng. Nên giới hạn tốc độc tối đa đoạn qua Bình thuận là 60km/h với mọi loại xe! Và tổ chức bắn tốc độ hoặc camera ghi hình 24/24. Nam Mô A Di Đà Phật cầu nguyện cho nạn nhân xấu số đc siêu thoát . Thương tâm quá . Cần xem lại quy trình đào tạo lái xe thôi. Q.lộ 1 thật nguy hiểm, tôi đã từng giật mình khi xe trước đang chạy dừng lại chờ qua đường ngay đoạn khe hở Đây là hậu quả của việc khi đến các điểm giao nhau không giảm tốc độ. Mỗi lần rời công ty nằm ngay trên đường quốc lộ, đánh xe qua bên kia đường là cả 1 vấn đề, chiều tối xe tải nối đuôi nhau chạy khiếp vía, mặc cho có biển cảnh báo ngã rẽ. Chia buồn cùng gia đình. Do thiết kế đường thôi. Chỗ quay đầu không có mở rộng thêm làn. Xe quay đứng làn tốc độ cao, xe sau lơ là là không phanh kịp. Vừa ló sang bên kia đường thì cũng đụng ngay làn tốc độ cao chiều ngược lại. Xin chia buồn cùng gia đình Khi dừng chờ quay đầu xe, không nên đánh lái trước rồi chờ mà nên để bánh lái thẳng khi nào bắt đầu di chuyển qua đường mới đánh lái. Mục đích để đề phòng trường hợp có xe húc phía sau thì xe mình chỉ bị tiến về phía trước chứ không bị lao qua đường đối đầu với xe ngược chiều như tai nạn này. |
Không nên chia hai mức khởi điểm đấu giá biển số ôtô Sáng 26/10, Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm cấp quyền lựa chọn biển số ôtô thông qua đấu giá. Theo dự thảo, mức khởi điểm đấu giá biển số ôtô được chia làm hai vùng: Vùng 1 gồm Hà Nội, TP HCM là 40 triệu đồng; vùng 2 là các địa phương còn lại 20 triệu đồng.Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng việc chia hai mức giá khởi điểm theo địa phương chưa hợp lý. "Cơ quan soạn thảo dựa vào những tiêu chuẩn, điều kiện gì để định giá khởi điểm biển số ở Hà Nội, TP HCM cao gấp đôi địa phương khác?", ông Phúc đặt câu hỏi.Theo ông, nếu so về mức sống, thu nhập thì hai đô thị này không khác biệt nhiều so với những thành phố trực thuộc Trung ương như Hải Phòng, Đà Nẵng. Trong khi đó, Hải Phòng và Đà Nẵng có chung mức giá khởi điểm với các tỉnh miền núi phía Bắc. Như vậy, nếu xét theo tiêu chí này thì bất hợp lý.Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng nhận định, người tham gia đấu giá biển số xe "chắc chắn có điều kiện kinh tế". Vì vậy, việc định giá khởi điểm theo mức sống, thu nhập của địa phương là không cần thiết. Dự thảo nghị quyết cũng cho phép người dân tự do đấu giá biển số của tất cả tỉnh, thành phố nên thống nhất một mức khởi điểm chung sẽ tránh phiền toái và đảm bảo công bằng.Đại biểu Lê Thanh Vân (thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách) nói, biển số cùng dãy ký tự mà chuyển từ địa phương này sang địa phương khác giá trị đã tăng gấp đôi sẽ không thuyết phục được người dân. "Giá trị biển số hoàn toàn phụ thuộc vào thị hiếu, yếu tố duy tâm. Mức khởi điểm nên bình đẳng ở mọi địa phương, tránh những vướng mắc không cần thiết khi triển khai", ông Vân nói.Ông cũng cho rằng, đây là nghị quyết thí điểm nên cần giữ một mặt bằng giá, sau khi kết thúc mới tổng kết, điều chỉnh.Cơ quan soạn thảo là Bộ Công an thừa nhận việc xác định giá khởi điểm của biển số ôtô "hết sức phức tạp" do đó là tài sản công đặc thù, giá trị cao hay thấp phụ thuộc vào thị trường và mức độ "đẹp" theo sở thích của người tham gia đấu giá. Tuy nhiên, Bộ cho rằng giá khởi điểm chỉ là mức ban đầu, tính cạnh tranh giữa những người tham gia sẽ quyết định giá trúng đấu giá của biển số đó. Như vậy, giá trị thật của biển số không phụ thuộc vào giá khởi điểm.Vấn đề giá khởi điểm khi đấu giá biển số ôtô trước đó được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Tại kết luận ban hành ngày 13/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất để một mức giá khởi điểm, áp dụng chung cho toàn quốc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng cơ quan soạn thảo nên nghiên cứu một mức giá khởi điểm phù hợp, không cao quá để thu hút người dân tham gia đấu giá.Bên cạnh giá khởi điểm, một số vấn đề về thí điểm đấu giá biển số còn có ý kiến khác nhau, như quyền mua bán, trao đổi, cho tặng biển số sau khi trúng đấu giá; mở rộng thí điểm đấu giá với cả xe máy, biển số xe kinh doanh vận tải, hành khách (biển vàng)...Việc đấu giá biển số xe đẹp được Cục Cảnh sát giao thông đề xuất từ năm 1993, tuy nhiên gặp bế tắc vì Luật Đấu giá tài sản không đưa biển số xe vào danh mục tài sản đấu giá, các bộ liên quan không có căn cứ pháp lý triển khai. Hải Phòng, Bình Thuận, Nghệ An từng "vượt rào" tổ chức đấu giá biển số xe, thu hàng tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo nhưng đã bị Bộ Tài chính, Bộ Công an "tuýt còi".Tháng 12/2019, Văn phòng Chính phủ đã làm việc với Bộ Công an và thống nhất đẩy nhanh tiến độ, đưa việc đấu giá lên Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn).Theo chương trình kỳ họp, sau khi đại biểu thảo luận tổ về nội dung này, chiều 15/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn, sử dụng biển số ôtô thông qua đấu giá.Sáng 26/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự thảo Nghị quyết thí điểm cấp quyền lựa chọn biển số ôtô thông qua đấu giá; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.Buổi chiều, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội dự án Luật Phòng thủ dân sự. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Tại sao lại phải đấu giá biển số xe, việc đấu giá nó có làm cho việc quản lý phương tiện của cơ quan chức năng tốt hơn. Biển số xe cũng chỉ là một con số được gán vào mỗi chiết xe để giúp cơ quan chức năng quản lý hiệu quả hơn thôi, còn định nghĩa đẹp hay xấu là do quan niệm của từng người dân, số đẹp hay xấu không ảnh hưởng đến việc quản lý của cơ quan nhà nước, sao không để việc cấp biển số thuận theo tự nhiên, xem như là là duyên số của mỗi người, nếu đem ra đấu giá đối với những người bình thường chỉ đủ điều kiện mua được chiết xe không bao giờ có được biển số đẹp, còn cơ quan quản lý lại thêm việc quản lý những con số này, vì người ta bỏ tiền ra mua thì phải có lợi ích và quyền lợi trên đó Siêu xe mặc định là có biển số đẹp. Ai giải thích hộ. Bấm số là ngẫu nhiên mà. Tôi xin có vài đề xuất:1. Tất cả biển số xe đều có thể đấu giá. Với rất nhiều biển số, cơ quan quản lý không thấy đẹp nhưng người dân vẫn có thể thấy đẹp và ngược lại. Việc coi tất cả biển số có thể đấu giá tạo ra sự công bằng, minh bạch và không phải tốn kém cho việc chọn ra biển số nào thì đấu giá, biển số nào thì không.2. Giá khởi điểm nên bằng với giá cấp biển bình thường hiện nay. Nếu có người quan tâm giá tự nhiên sẽ được đẩy lên.3. Việc đấu giá cần được đấu thầu online trên mạng để đảm bảo công khai, minh bạch.4. Người giam gia đấu giá phải sử dụng căn cước công dân để đăng nhập. Tên hiển thị trên bảng đấu giá có thể dùng nickname.5. Để tham gia đấu giá, người tham gia phải có số tiền đặt cọc trước qua tài khoản online bằng 20% số tiền đấu giá, nếu không có đủ số tiền này thì phần mềm sẽ không cho đấu giá. Nếu trúng đấu giá mà trong 10 ngày không nộp đủ tiền theo quy định thì sẽ mất số tiền cọc, biển số sẽ được đấu lại.5. Giá đấu của từng người tham gia phải được thể hiện theo thời gian thực để tất cả mọi người nhìn thấy và có thể đưa ra mức giá cao hơn.6. Mỗi loạt biển số đem đấu giá được đấu trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ là một tuần. Hết thời gian này, máy tính sẽ hiển thị người nào trả giá cao nhất là người trúng đấu giá. Riêng bấm biển ô tô ta nên có phương án bấm 3 chọn 1, hoặc bấm 1 lần ra 3 số nhưng sẽ được chọn một số, như vậy sẽ thoải mái hơn cho người nhận biển số, nhà nước cũng không mất thêm gì, trong khi đó dân sẽ không phải nhăn nhó khi không may vào số mình không thích. Đấu giá là áp dụng cơ chế điều tiết giá theo thị trường. Quy định mức giá khởi điểm khác nhau là áp đặt giá. Hai cơ chế này có vẻ đang cãi nhau... Nên tham khảo thêm các bạn cò biển số ở các trung tâm đăng ký xe! Bảo đảm sát thực tế nhất! Còn quan tâm đến biển số, số điện thoại, số tài khoản đẹp thì còn mãi lạc hậu và chậm phát triển Chỉ có người VN quan tâm số đẹp, số xấu của xe. Thật vô nghĩa. Tốt nhất ko nên đấu giá hãy để xe nào mang biển số ấy thì sẽ ko có chuyện này bàn tới bàn lui Nên để cho dân tự do lựa chọn biên số, giống như số điện thoại vậy, ai thích số nào mà chưa gắn lên xe nào thì chọn, còn nhiều người cùng chọn thì đấu giá. Nên cho đăng ký xe ô tô online, chỉ kiểm tra khi giao biển để tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc khi đi đăng ký, cũng như giảm các loại dịch vụ trung gian như hiện nay! Khi chưa đấu giá nó là tự nhiên, bốc may rủi (ý cá nhân) nó mới hiếm, mới quí chứ giờ bỏ tiền ra chọn có khi lại chẳng ai mua hoặc nó cũng không còn giá trị như trước kiểu như mấy số ĐT dạo xưa vậy. Cứ khởi điểm 1tr 2 tr nều biển số đẹp tự khắc giá sẽ lên cao và người tham gia phải cọc 5tr bất kể đấu số nào xem như là tài khoản acc. Và cuối cùng là 3 ngày sau khi trúng phải tiến hành thanh toàn nếu quá thì bị huỷ và vào black list. Vấn đề chính là cần công khai , minh bạch ! Và quyền của người đấu giá với tài sản của mình sau khi đấu giá xong ! Chứ đấu giá xong đến khi chết hoặc bán xe mà bị thu lại thì ko thoả đáng . Sao ko cho người dân chọn số ,tự đặt tên .Cơ quan chức năng chỉ cần giới hạn ký tự và qui định một số kí tự đặc biệt,cho dân check biển số online tránh trùng biển,sau chỉ cần mang số đó ra cơ quan chức năng đăng ký là xong . Số đẹp là số mình thích nên trừ 1 số số đẹp được nhiều người cùng thích có thể đấu giá với giá rất cao thì các số còn lại tùy sở thích người chọn vấn có giá của nó. Cái giá 20-40 triệu cho 1 số đẹp vừa là quá rẻ với các nhóm số được nhiều người thích nhưng lại là quá đắt với nhóm số mà 1 ai đó coi là đẹp. Vậy nên theo mình nên chia thành 2 nhóm: nhóm 1 là những biển số có thể đấu giá ko giới hạn về giá trị thì có thể chuyển cho các nhà đấu giá công khai; nhóm 2 là số theo sở thích người chọn thì giá chỉ nên loanh quanh mức 1tr/biển, có thể bán đứt hoặc giới hạn năm sử dụng là 10 năm hoặc như các nước là thuê biển và trả phí hàng năm. |
Cầu 8.000 tỷ đồng ở miền Tây sẽ khởi công đầu năm 2023 Đề nghị này được Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm đưa tại cuộc họp tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên quốc lộ 60 nối tỉnh Trà Vinh - Sóc Trăng, ngày 25/10.Cầu Đại Ngãi bắc qua sông Hậu từng được khởi công năm 2015, với kinh phí 5.800 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2018, song khó khăn về vốn nên công trình bị đình trệ. Cuối 2019, dự án được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư mới theo nguồn vốn ODA; đầu tư giai đoạn một của công trình hơn 8.000 tỷ đồng.Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm ghi nhận nỗ lực của Ban quản lý dự án 85 (chủ đầu tư) cùng các đơn vị tư vấn trong thời gian qua. Tuy nhiên, lãnh đạo bộ bày tỏ sự sốt ruột vì đây là dự án lớn, có vai trò rất quan trọng đối với hai địa phương và khu vực Tây Nam Bộ, giúp nối thông toàn tuyến quốc lộ 60. Đặc biệt, dự án sử dụng vốn từ chương trình phục hồi kinh tế - xã hội...Ban quản lý dự án 85 phải xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết giải ngân vốn đầu tư, phối hợp các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện các thủ tục, báo cáo đánh giá tác động môi trường, khung chính sách giải phóng mặt bằng. Dự án cần được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt trong năm 2022 và phấn đấu khởi công gói thầu đầu tiên vào quý 1/2023.Theo báo cáo của Ban quản lý dự án 85, đến nay dự án đã hoàn thành việc điều tra, khảo sát hiện trường gồm thu thập số liệu, khảo sát giao thông, địa hình, địa chất, thủy văn... Ban đã hoàn thành công tác khảo sát, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường; hoàn tất việc điều tra, lập khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư...Toàn dự án cầu Đại Ngãi có chiều dài 15,1 km, 5 nút giao và 7 cầu. Trong đó, 5 cầu kết cấu nhịp đơn giản và hai cầu lớn vượt sông Hậu dài khoảng 3,5 km là Đại Ngãi 1 (cầu dây văng) – luồng Định An, Đại Ngãi 2 (cầu đúc hẫng cân bằng) – Luồng Trần Đề. Giai đoạn 1, cầu chính có bốn làn xe, rộng hơn 17,5 m, vận tốc 80 km/h. Giai đoạn 2, đường dẫn hai bên cầu sẽ được nâng lên bốn làn.Công trình dự kiến hoàn thành sau khoảng 48 tháng thi công, giúp rút ngắn khoảng cách 80 km so với đi quốc lộ 1 khi đi từ Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về TP HCM, giảm 1,5- 2 tiếng chờ và di chuyển qua hai phà vượt sông Hậu.Cửu Long - Đoàn Loan Nước ngoài người ta làm công trình lớn rất nhanh, còn vn hể làm là vài năm hay cả chục năm, đọc mà ngao ngán Sao không làm 6-8 làn xe, 4 làn rồi kẹt nữa Cầu chỉ có 4 làn xe thế này sẽ lại kẹt như cầu Rạch Miễu thôi vì phải đáp ứng lưu lượng xe lớn từ Cà Mau, Bạc Liêu đổ về. Thiết kế khá ấn tượng nhưng dự án này triển khai quá chậm. Tiến độ hoàn thành công trình 48 tháng là quá dài trong khi nước ta đã có kinh nghiệm trong việc xây cầu và bên cạnh đó tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới về việc xây dựng thì chúng ta nên học hỏi chia sẽ thêm kinh nghiệm xây dựng từ các nước ( ví dụ Trung Quốc). Ngoài ra với thiết giai đoạn 1 với 4 làn xe chạy là quá trật hẹp thi công xong lại lạc hậu quá tải, vì vậy cần tập trung nguồn lực để đầu tư 8 làn xe để xe lưu thông được thông thoáng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống người dân. Chắc tới lúc gả cháu ngoại mới có cầu đi Tuyệt vời! Chúc mừng người dân Sóc Trăng và Trà Vinh. Giao thông miền tây quá khổ sở, 1 khu vực trù phú đáng lẻ phải có giao thông tốt để thúc đẩy kinh tế phát triển, các kcn hiện cũng ít vì giao thông quá tệ Cầu xây 4 năm mới xong (đó là kế hoạch). Lúc thiết kế thì 4 làn xe, xây xong cây cầu đưa vào vận hành vài năm lại trở thành phiên bản 2 của cầu Rạch Miễu. Rồi lại nghiên cứu, rồi lại khảo sát, lại xây mới cây cầu khác kế bên. Thực sự rất ngán ngẩm với những công trình dù lớn hay nhỏ mà đang xây dựng bị dở dang vì lý do gì đó rồi nay lại tiếp tục xây dựng lại, vài lý do đơn cử: hao tốn thời gian và tiền của đầu tư, cái gì làm liền tù tì một mạch ko sao mà hễ giao thoa nửa mới nửa cũ dở dở ương ương sẽ mất đi sự an toàn, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân... Ví dụ điển hình như lần trước tôi có phản ánh là cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp bên Q.9 cũ nay thuộc Tp.Thủ Đức. Rất phấn khởi với thông tin này. Hy vọng sẽ hoàn thành đúng tiến độ. Nối vui đôi bờ. sao cứ xây 2 làn xe vậy? rồi mai mốt lại như rạch miễu, kẹt tưng bừng mà xem Mỗi bên được 2 làn xe rồi 5-10 năm nữa lại tắc đường rồi lại xây cầu khác nữa à, chót làm thì làm hẳn 3-4 làn mỗi bên để còn có thể phát triển kinh tế về sau, giờ làm 2 làn như vậy cũng giống cầu Rạch Miễu thôi. Rồi cũng kẹt như Rạch Miễu, và phải làm thêm 1 cầu nữa!! Nếu được thì nên xây luôn 4 làn xe,xây 1 lần sử dụng lâu dài,chứ xây xong vài năm sau lại xây tiếp cầu thứ 2 thì mất thời gian và tốn thêm chi phí Cùng với dự án cao tốc bắc nam trong những năm tới còn rất nhiều dự án, mong rằng sẽ nhanh chóng đưa vào sử dụng. |
Quốc lộ bị khoét sâu do mưa lũ Quốc lộ 49B qua huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) bị sạt lở hàng chục km. Tại Km100, đường bị sạt trượt đất từ taluy dương. Quốc lộ 49B qua huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) bị sạt lở hàng chục km. Tại Km100, đường bị sạt trượt đất từ taluy dương. Đơn vị quản lý đã huy động máy móc, nhân sự để dọn đất đá, dự kiến thông xe trong ngày 15/10.Đơn vị quản lý đã huy động máy móc, nhân sự để dọn đất đá, dự kiến thông xe trong ngày 15/10.Đường Hồ Chí Minh qua TP Đà Nẵng cũng bị sạt lở một đoạn, cây đổ gây tắc đường. Đơn vị quản lý đang xử lý, dự kiến thông xe một làn vào trưa 15/10.Đường Hồ Chí Minh qua TP Đà Nẵng cũng bị sạt lở một đoạn, cây đổ gây tắc đường. Đơn vị quản lý đang xử lý, dự kiến thông xe một làn vào trưa 15/10.Hầm Hải Vân phải đóng cửa hầm tối 14/10 do đất đá tràn xuống đường dẫn phía nam. Phương tiện được phân luồng lên tuyến La Sơn - Túy Loan. Đến 6h ngày 15/10, hầm Hải Vân đã thông xe được ống hầm số 2 bên trái, phương tiện được qua hầm theo từng đợt. Ống hầm số 1 vẫn đang được hót dọn đất đá.Hầm Hải Vân phải đóng cửa hầm tối 14/10 do đất đá tràn xuống đường dẫn phía nam. Phương tiện được phân luồng lên tuyến La Sơn - Túy Loan. Đến 6h ngày 15/10, hầm Hải Vân đã thông xe được ống hầm số 2 bên trái, phương tiện được qua hầm theo từng đợt. Ống hầm số 1 vẫn đang được hót dọn đất đá.Các phương tiện từ Đà Nẵng đi Nam Giang hoặc Tam Kỳ đi Nam Giang và ngược lại được hướng dẫn đi quốc lộ 1 hoặc cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Phương tiện đi từ nam ra bắc qua đường Hồ Chí Minh sau đó rẽ vào quốc lộ 14E xuống cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hoặc quốc lộ 1.Các phương tiện từ Đà Nẵng đi Nam Giang hoặc Tam Kỳ đi Nam Giang và ngược lại được hướng dẫn đi quốc lộ 1 hoặc cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Phương tiện đi từ nam ra bắc qua đường Hồ Chí Minh sau đó rẽ vào quốc lộ 14E xuống cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hoặc quốc lộ 1.Sáng nay, lực lượng chức năng dùng đá, rọ sắt khắc phục điểm xói lở quốc lộ 14B đoạn qua suối Mơ. Dự kiến trong hôm nay phương tiện lưu thông.Sáng nay, lực lượng chức năng dùng đá, rọ sắt khắc phục điểm xói lở quốc lộ 14B đoạn qua suối Mơ. Dự kiến trong hôm nay phương tiện lưu thông.Đơn vị đường sắt bố trí nhân lực, phương tiện tiếp cận hiện trường để dọn đất đá trong đêm.Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca đã đi vào Đà Nẵng - Quảng Nam lúc 4h sáng nay. Hoàn lưu trước và trong bão gây mưa to cho các tỉnh thành từ Quảng Trị đến Quảng Nam mưa lớn, trọng tâm là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, nhiều nơi vượt 700 mm trong 24 giờ. Toàn TP Đà Nẵng và 8 huyện thị ở Thừa Thiên Huế bị ngập sâu. Nhiều người dân đêm qua đã phải kêu cứu do nước bủa vây.Đơn vị đường sắt bố trí nhân lực, phương tiện tiếp cận hiện trường để dọn đất đá trong đêm.Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca đã đi vào Đà Nẵng - Quảng Nam lúc 4h sáng nay. Hoàn lưu trước và trong bão gây mưa to cho các tỉnh thành từ Quảng Trị đến Quảng Nam mưa lớn, trọng tâm là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, nhiều nơi vượt 700 mm trong 24 giờ. Toàn TP Đà Nẵng và 8 huyện thị ở Thừa Thiên Huế bị ngập sâu. Nhiều người dân đêm qua đã phải kêu cứu do nước bủa vây. Năm nay thiên tai nhiều quá. Thương lắm miền Trung Quốc lộ gì nền cát không, không có 1 lớp đá cứng nào hết vậy Một đường quốc lộ, giao thông trọng điểm mà không có đá hộc, đá dăm ở phía dưới. Thua đường trong thành phố. Đường gì mà không có lớp đá nào hết.... Thiên tai không thể tránh khỏi. Chúng ta cố gắng hạn chế thiệt hại và khắc phục sớm nhất thôi. Đường quốc lộ mà thấy lớp nhựa lớp đá còn mỏng hơn cái sân nhà mình Lượng mưa 300 đã gây ngập rồi 700 thì kinh thật |
Ôtô chết máy nằm ngổn ngang trên đường Đà Nẵng Trên đường Lê Duẩn, quận Thanh Khê, hàng chục ôtô chết máy bị để lại từ đêm qua đến sáng nay. Vì lượng xe cần cứu hộ quá nhiều, những xe này chưa được đưa đi sửa.Do ảnh hưởng của hoàn lưu trước bão Sơn Ca - cơn bão thứ năm vào Biển Đông trong năm nay với sức gió tối đa 74 km/h (cấp 8), Đà Nẵng mưa từng chập từ sáng 14/10.13h ngày 14/10, khi bão cách Đà Nẵng chừng 250 km, mưa bắt đầu xối xả, kéo dài tới 23h. Các tuyến đường ở cả 6 quận và huyện Hòa Vang bị ngập, giao thông rối loạn.Trên đường Lê Duẩn, quận Thanh Khê, hàng chục ôtô chết máy bị để lại từ đêm qua đến sáng nay. Vì lượng xe cần cứu hộ quá nhiều, những xe này chưa được đưa đi sửa.Do ảnh hưởng của hoàn lưu trước bão Sơn Ca - cơn bão thứ năm vào Biển Đông trong năm nay với sức gió tối đa 74 km/h (cấp 8), Đà Nẵng mưa từng chập từ sáng 14/10.13h ngày 14/10, khi bão cách Đà Nẵng chừng 250 km, mưa bắt đầu xối xả, kéo dài tới 23h. Các tuyến đường ở cả 6 quận và huyện Hòa Vang bị ngập, giao thông rối loạn.Nhiều ôtô bị nước đánh văng lên dải phân cách và vỉa hè đường Lê Duẩn.Nhiều ôtô bị nước đánh văng lên dải phân cách và vỉa hè đường Lê Duẩn.Xe chết máy được kéo đi sửa.Xe chết máy được kéo đi sửa.Sáng nay, hầm chui Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, nước còn ngập gần tới nóc.Sáng nay, hầm chui Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, nước còn ngập gần tới nóc.Nước đã rút ở hầm chui Trần Thị Lý. Ở đây có ba ôtô bị ngập nước, nằm lại từ đêm qua.Nước đã rút ở hầm chui Trần Thị Lý. Ở đây có ba ôtô bị ngập nước, nằm lại từ đêm qua.Đường tránh Nam Hải Vân bị đất đá sạt lở, làm tê liệt giao thông chiều từ Bắc vào Nam. Một xe container nằm chôn chân ở bãi bùn đá. Hiện lực lượng chức năng phải điều tiết, thông xe một chiều hầm Hải Vân, vì hầm số 1 bị đất đá sạt lở bịt kín miệng hầm phía Nam.Đường tránh Nam Hải Vân bị đất đá sạt lở, làm tê liệt giao thông chiều từ Bắc vào Nam. Một xe container nằm chôn chân ở bãi bùn đá. Hiện lực lượng chức năng phải điều tiết, thông xe một chiều hầm Hải Vân, vì hầm số 1 bị đất đá sạt lở bịt kín miệng hầm phía Nam.Các cửa hàng sửa xe máy trên đường Hoàng Hoa Thám đông khách trong sáng nay.Các cửa hàng sửa xe máy trên đường Hoàng Hoa Thám đông khách trong sáng nay.Nước đã rút nhưng nhiều khu vực ở Đà Nẵng vẫn còn ngập sâu."Từ 17h hôm qua, nước ngập vào nhà gần 2 m, đến sáng nay nước chưa rút", bà Nguyễn Thị Hải, ở kiệt 96 Điện Biên Phủ, nói.Nước đã rút nhưng nhiều khu vực ở Đà Nẵng vẫn còn ngập sâu."Từ 17h hôm qua, nước ngập vào nhà gần 2 m, đến sáng nay nước chưa rút", bà Nguyễn Thị Hải, ở kiệt 96 Điện Biên Phủ, nói.Người dân khu vực Khe Cạn, quận Thanh Khê cho biết đêm qua nước tràn vào nhà, dâng 2 m. Một số người không thể mở cửa để lực lượng cứu hộ ứng cứu."Ba mẹ con tôi phải ngồi co ro trên gác lửng suốt đêm, tưởng chết rồi. may sáng nay nước rút", bà Nguyễn Thị Êm, 58 tuổi, nói trong lúc dọn dẹp nhà.Người dân khu vực Khe Cạn, quận Thanh Khê cho biết đêm qua nước tràn vào nhà, dâng 2 m. Một số người không thể mở cửa để lực lượng cứu hộ ứng cứu."Ba mẹ con tôi phải ngồi co ro trên gác lửng suốt đêm, tưởng chết rồi. may sáng nay nước rút", bà Nguyễn Thị Êm, 58 tuổi, nói trong lúc dọn dẹp nhà.Nhiều sách vở, giấy khen của học sinh bị nước lũ cuốn trôi. Khu vực Khe Cạn thường xuyên ngập vì dự án treo, tuy nhiên thành phố chưa dứt khoát việc tiếp tục xây dựng hay cho dân sửa chữa nhà.Nhiều sách vở, giấy khen của học sinh bị nước lũ cuốn trôi. Khu vực Khe Cạn thường xuyên ngập vì dự án treo, tuy nhiên thành phố chưa dứt khoát việc tiếp tục xây dựng hay cho dân sửa chữa nhà.Nhiều người dân ở kiệt 96 Điện Biên Phủ ngồi chờ người thân, chính quyền đến hỗ trợ thực phẩm và chỗ ở.Nhiều người dân ở kiệt 96 Điện Biên Phủ ngồi chờ người thân, chính quyền đến hỗ trợ thực phẩm và chỗ ở.Người dân ở vùng trũng, lên ở nhờ trên đường Lê Duẩn, sáng nay bắt đầu đi bộ về nhà.Người dân ở vùng trũng, lên ở nhờ trên đường Lê Duẩn, sáng nay bắt đầu đi bộ về nhà. Nước lên nhanh là do quy hoạch, do bức tử kênh rạch, sông ngòi, đô thị hoá san lấp nhiều giờ phải trả cái giá vô cùng đắt. Không biết có kết hợp xả lũ không. Chứ mưa nào nước lên nhanh như vậy, tội nghiệp cho người dân Đà Nẵng. mưa chỉ 1 ngày ko bằng mấy năm trước nhưng ngập nước thì chưa từng có trong lịch sử khó hiểu tại sao? Mong bình an đến với toàn dân Đà Nẵng. Thương lắm Thương miền trung, có cả chớp bể lẫn mưa nguồn, mà cứ mưa lớn là lũ lại về bể. Lấp hết sông ngòi, hồ, công viên. Quy hoạch toàn cao tầng mọc nên như nấm thì còn đâu nữa mà chả lụt... Đà Nẵng sát biển mà bị ngập lớn là do hệ thống thoát nước đô thị kém. Không biết có kèm lũ không, nhưng mấy cái cống thoát nước ở VN nó bé tí. Xây mới mà đường cống có nửa mét thì nước thoát sao kịp. Do cửa thoát nước sông Hàn ra biển ngày càng hẹp dần đó thôi. Thương Đà Nẵng quá, cầu mong bà con sớm vượt qua khó khăn. Một chiếc yêu thương và cảm thông từ Hà Nội gửi đến Đà Nẵng nhé! Mỗi năm cứ đến tháng 9, tháng 10 là cả nước lại đau đáu hướng về miền Trung. Gia đình mình bao nhiêu đời đều là người Quảng Nam - Đà Nẵng mà chưa bao giờ thấy nhiều bão lũ nghiêm trọng như trong khoảng 10-15 năm vừa rồi. Miền Trung hứng quá nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu. Hi vọng nước ta sớm chuyển sang năng lượng sạch và bảo vệ rừng, biển, đất để người dân đỡ khổ. Chả hiểu công tác dự báo, phòng chống lụt bão thế nào. Thương bà con quá. Lên cao thế này cẩn thận nhất là trẻ nhỏ và các cụ già. Mong Đà Nẵng nhanh vượt qua!!! Lạ nhỉ, thành phố có một con sông lớn chạy dọc giữa trung tâm và biển trải dài ngay bên cạnh mà nước lại ngập đến cả mét. Thương lắm |
Hầm Hải Vân tê liệt 9 tiếng sau trận lũ quét Trận lũ quét tràn từ trên núi xuống lúc 20h40 ngày 14/10 khiến đất đá bít toàn bộ miệng hầm số 1, 2 phía nam Hải Vân, địa phận TP Đà Nẵng. Giao thông tê liệt, đơn vị vận hành phải đóng cửa hầm.Ông Võ Ngọc Trung, Phó giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (đơn vị khai thác và vận hành hầm), cho biết việc khắc phục kéo dài từ 1h và dự kiến đến 16h hôm nay sẽ thông đường hầm số 1.Trận lũ quét tràn từ trên núi xuống lúc 20h40 ngày 14/10 khiến đất đá bít toàn bộ miệng hầm số 1, 2 phía nam Hải Vân, địa phận TP Đà Nẵng. Giao thông tê liệt, đơn vị vận hành phải đóng cửa hầm.Ông Võ Ngọc Trung, Phó giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (đơn vị khai thác và vận hành hầm), cho biết việc khắc phục kéo dài từ 1h và dự kiến đến 16h hôm nay sẽ thông đường hầm số 1.Hầm số 1 bùn đất ngập khoảng 1m đến gần taluy. Hầm số 2 bị vùi lấp nhẹ hơn, đã được khơi thông từ 6h sáng nay. Đơn vị quản lý hầm cho biết, khối lượng đất đá trước cửa nam hầm Hải Vân trải dài 200 m, dày một mét và rộng 60 m, khối lượng khoảng 12.000 m3.Hầm Hải Vân được xây dựng xuyên núi, trong đó đường hầm số 1 hoàn thành năm 2005, phục vụ cho xe vào hướng Nam; đường hầm số 2 khánh thành năm 2020, phục vụ xe di chuyển về Bắc.Hầm số 1 bùn đất ngập khoảng 1m đến gần taluy. Hầm số 2 bị vùi lấp nhẹ hơn, đã được khơi thông từ 6h sáng nay. Đơn vị quản lý hầm cho biết, khối lượng đất đá trước cửa nam hầm Hải Vân trải dài 200 m, dày một mét và rộng 60 m, khối lượng khoảng 12.000 m3.Hầm Hải Vân được xây dựng xuyên núi, trong đó đường hầm số 1 hoàn thành năm 2005, phục vụ cho xe vào hướng Nam; đường hầm số 2 khánh thành năm 2020, phục vụ xe di chuyển về Bắc.Bùn đất tràn vào bên trong hầm khoảng 100 m khiến nhiều phương tiện chết máy do ngập. Sáng nay, nhân viên cứu hộ của hầm Hải Vân đang hỗ trợ sửa chữa để di chuyển xe ra bên ngoài.Bùn đất tràn vào bên trong hầm khoảng 100 m khiến nhiều phương tiện chết máy do ngập. Sáng nay, nhân viên cứu hộ của hầm Hải Vân đang hỗ trợ sửa chữa để di chuyển xe ra bên ngoài.Đất đá tràn xuống đường dẫn làm hư hỏng một bốt cảnh sát giao thông.Đất đá tràn xuống đường dẫn làm hư hỏng một bốt cảnh sát giao thông.Một phần cống thoát nước phía dưới cầu đường dẫn sạt lở nghiêm trọng.Một phần cống thoát nước phía dưới cầu đường dẫn sạt lở nghiêm trọng.Sáng nay trời đã ngừng mưa, song nước từ trên núi vẫn đổ ầm ầm qua cầu dẫn vào hầm số 1 Hải Vân.Sáng nay trời đã ngừng mưa, song nước từ trên núi vẫn đổ ầm ầm qua cầu dẫn vào hầm số 1 Hải Vân.Các biển cảnh báo ở miệng hầm bị đất đá chôn vùi.Các biển cảnh báo ở miệng hầm bị đất đá chôn vùi.Đất đá tràn xuống khu vực dành cho xe cứu hộ cứu nạn, chỉ còn lộ ra biển cảnh báo.Đất đá tràn xuống khu vực dành cho xe cứu hộ cứu nạn, chỉ còn lộ ra biển cảnh báo.Khoảng 50 công nhân và xe múc được huy động đến hiện trường giải phóng lớp đất đá để sớm lưu thông trở lại.Khoảng 50 công nhân và xe múc được huy động đến hiện trường giải phóng lớp đất đá để sớm lưu thông trở lại.Đơn vị vận hành điều tiết cho xe cộ lưu thông hai chiều phía hầm số 2, song song và cách hầm số 1 khoảng chục mét. Khoảng 30 phút một lượt xe được qua hầm.Đơn vị vận hành điều tiết cho xe cộ lưu thông hai chiều phía hầm số 2, song song và cách hầm số 1 khoảng chục mét. Khoảng 30 phút một lượt xe được qua hầm.Công trường đang được khơi thông, nhìn từ phía trong hầm.Ngoài hầm Hải Vân tê liệt, mưa lũ cũng khiến đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh gián đoạn vì ngập nước, lực lượng chức năng đang tập trung xử lý.Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca đã đi vào Đà Nẵng - Quảng Nam lúc 4h sáng nay. Hoàn lưu trước và trong bão gây mưa to cho các tỉnh thành từ Quảng Trị đến Quảng Nam mưa lớn, trọng tâm là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, nhiều nơi vượt 700 mm trong 24 giờ. Toàn TP Đà Nẵng và 8 huyện thị ở Thừa Thiên Huế bị ngập sâu. Nhiều người dân đêm qua đã phải kêu cứu do nước bủa vây.Công trường đang được khơi thông, nhìn từ phía trong hầm.Ngoài hầm Hải Vân tê liệt, mưa lũ cũng khiến đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh gián đoạn vì ngập nước, lực lượng chức năng đang tập trung xử lý.Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca đã đi vào Đà Nẵng - Quảng Nam lúc 4h sáng nay. Hoàn lưu trước và trong bão gây mưa to cho các tỉnh thành từ Quảng Trị đến Quảng Nam mưa lớn, trọng tâm là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, nhiều nơi vượt 700 mm trong 24 giờ. Toàn TP Đà Nẵng và 8 huyện thị ở Thừa Thiên Huế bị ngập sâu. Nhiều người dân đêm qua đã phải kêu cứu do nước bủa vây. Nước rút và không có rác. Đà Nẵng sạch thật. Bác nào mua xe ô tô cũ sau đợt lũ này biển Đà Nẵng nhớ check xe kỹ nha Thương lắm miền trung ơi, cố lên miền trung nhé. chúc mọi người bình an. ..."Ba mẹ con tôi phải ngồi co ro trên gác lửng suốt đêm, tưởng chết rồi. may sáng nay nước rút", bà Nguyễn Thị Êm, 58 tuổi, nói trong lúc dọn dẹp nhà... 50 năm chưa từng chứng kiến trận lũ lụt kinh hoàng như vậy ở tại Đà Nẵng Mấy cái xe hơi uống no nước. cú này mua xe cũ né mấy em biển 43 ra quá Đồng ý là mưa lớn, nhưng nằm ngay bờ biển mà để ngập là...thua rồi. Quảng nam chỉ có 2 cửa biển, địa hình đồng ruộng , sông, trũng, thuỷ điện nhiều, sông suối nhiều dồn xuống thì không nói, ĐN mà cũng để cho ngập lớn như vậy, thua. Đây là những thống kê về lượng nước mưa hôm qua ập xuống Đà Nẵng từ 19h ngày 13 -> 6h sáng 15/10:- Sơn Trà: 775 mm- Thanh Khê: 610 mm- Hải Châu: 520 mm- Ngũ Hành Sơn: 450 mmNhững thông số trên cho thấy đây là trận mưa lớn nhất từ trước đến nay đổ xuống Đà Nẵng.Theo số liệu báo cáo, hiện tại hệ thống thoát nước mưa của cả thành phố gồm:- 904km cống gộp + cống tròn- 36 km mương hở đậy nắp- 6,9 km mương đất- 22 km kênh, mương hở.Mưa xảy ra trong thời đoạn ngắn với cường suất lớn, đồng thời kết hợp với triều cường thì hệ thống nào mà thoát cho nỗi.Có 1 điều thú vị là khi mưa ngớt thì nước rút rất nhanh, và đường phố không thấy nhiều rác.Đà Nẵng cũng có nhiều hội thảo quy hoạch thoát nước đến năm 2030, với các phương án từ các chuyên gia nước ngoài nên hy vọng trong vài năm tới thành phố sẽ giải quyết dứt điểm bài toán ngập lụt vào mùa mưa như thế này. Hiện nay, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụt chồng chất, kéo dài và liên tục thì hạ tầng dù có quy hoạch cỡ nào cũng khó mà theo kịp. Mọi người cẩn chú ý vì mưa lớn tiếp tục quay lại vào tối nay . Nhà nào cấp 4 nên sơ tán nhờ hàng xóm. Nếu ở lại thì nên ghép phao sẵn như gỗ ,can đèn pin treo đầu , còi đeo cổ để thổi vì đêm cúp điện, cửa nhà không nên khoá , chuẩn bị dụng cụ phá mái khi cần ,các giấy tờ tiền bạc bọc kĩ mang bên người Tâm lý chủ xe sau những biến cố nặng như đâm đụng hay ngập nước thường không còn ưng ý với chiếc xe nữa nên bán đi là điều dễ hiểu, sau đợt này thị trường xe cũ khá sôi động đây Tôi tính rằng nếu có bão mưa to,việc đầu tiên là chạy đua thời gian với bão bằng các phòng chống,di tản nếu ở nhà cấp 4,nếu có xe hơi phải cho an vị chỗ cao,tạm hoãn tất cả các công việc lại ưu tiên cho phòng bão.Chính vậy tôi sẽ không lái xe ra đường bởi như vậy là hao tài sản,hệ lụy dài lâu nếu hỏng xe,mất tiền thuê cẩu thuê sửa và thay bộ phận máy,tắc nghẽn giao thông,công việc đình trệ.Tôi không thích nói từ ''giá như lúc bão không ra đường để đi,,,''thì đâu đến nỗi khổ như bây giờ.Thiên tai dù không muốn nhưng nó vẫn sảy ra,việc của mình cần làm là giảm thiểu thiệt hại về người và của,nói ít và làm nhiều sẽ tốt hơn. Khúc ruột miền Trung lại quặn đau , thương lắm miền Trung ơi . Cầu mong mọi người bình an. Miền quê Đại Lộc năm nào mà không lụt , xem quá bình thường , người Đà Nẵng lâu mới bị nên chưa quen thôi đà nẵng tp sạch đẹp, văn minh mà tiếc là vẫn bị ngập |
Đề xuất lập bãi cho rùa đẻ trên vịnh Nha Trang Đề xuất được ban quản lý vịnh gửi UBND TP Nha Trang nhằm bảo vệ rùa biển và hệ sinh thái tại khu vực Bãi Bàng lớn - nơi được cho là khu vực sinh sản cuối cùng của rùa biển ở vịnh Nha Trang. Việc này nhằm thực hiện chương trình bảo tồn các loại rùa nguy cấp đã được Thủ tướng phê duyệt.Theo ông Huỳnh Bình Thái, Trưởng ban Quản lý vịnh Nha Trang, những năm gần đây vịnh ghi nhận sự xuất hiện của rùa biển trên bãi cát tại Bãi Bàng lớn. Tuy nhiên, một số hoạt động của con người tại khu vực này làm ảnh hưởng việc sinh sản của rùa biển. Quy trình để rùa trưởng thành trở lại vùng biển từ 30 đến 35 năm, nên việc khoanh vùng, lập bãi cho rùa đẻ cần sớm thực hiện.Vịnh Nha Trang rộng gần 250 km2, là một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước. Nơi đây có nhiều san hô và hệ sinh thái phong phú, đa dạng bậc nhất Việt Nam. Hàng chục năm trước, rùa thường xuyên lên đẻ trứng tại các bãi ven bờ và một số đảo như: Hòn Tre, Hòn Mun, nhất là Đầm Tre (thuộc đảo Hòn Tre).Ở Việt Nam, ngoài đề xuất lập bãi đẻ cho rùa vịnh Nha Trang, tại huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng quy hoạch một số bãi để rùa biển tìm về làm tổ đẻ trứng. Rùa con sau khi nở sẽ được thả về biển.Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), đến năm 2002 số lượng rùa biển giảm đến 75%, loài rùa da và đồi mồi giảm sút nghiêm trọng, từ 90-99%. Tất cả loài rùa biển đều nằm trong mức độ CR - rất nguy cấp và EN - nguy cấp trên phạm vi toàn cầu.Bùi Toàn ủng hộ kế hoạch này, mong người dân và chính quyền cùng chung tay bảo vệ , tuyên truyền cho du khách trong và ngoài nước. Ủng hộ! chúng cần có nơi sinh sản để rồi có cơ hội phát triển và lớn lên. Nếu lập bãi cho rùa thì là tạo công lao rất lớn cho xã hội, tạo nghiệp lành cho nhiều đời nhiều kiếp. Thương rùa lắm, môi trường sinh sản của chúng đang cần sự giúp đỡ rất nhiều từ loài người. Nếu thiếu sự đầu tư bài bản, khoa học và không quyết liệt của chính quyền thì thiên nhiên sẽ bị con người tàn phá, các loài có trong sách đỏ sẽ biến mất. Tôi thấy vài bãi biển bên Mỹ họ chỉ rào chắn và gắn biển Ổ Rùa, đại khái để khỏi bị người dẫm lên, thêm vào là các khuyến cáo trên mạng của thành phố. Luật Liên Bang cấm ngay cả đụng chạm vào rùa. |