text
stringlengths 23
21.9k
|
---|
Sinh ra lớn lên ở Hà Nội, nhưng quê vẫn là Nam Định "Quê cháu ở đâu?", bác bán trái cây hỏi tôi, trong lúc bác chọn ra những trái xoài chín nhất để vào túi nylon cho tôi. Chúng tôi đang ở một góc khu phố cổ Hà Nội, ba ngày sau khi tôi trở lại Việt Nam."Quê cháu ở Nam Định", vừa dứt lời, tôi chợt nhận ra đã lâu lắm rồi mình mới lại được nói câu ấy. Ở Mỹ, khi mọi người hỏi tôi là người nước nào, tôi luôn nói với họ rằng tôi đến từ Việt Nam với không chút do dự, như thể tiếng mẹ đẻ của tôi lúc ấy là tiếng Anh vậy.Phần khó là khi mọi người hỏi tôi đến từ đâu ở Việt Nam. "Tôi đến từ Hà Nội". Tôi thường trả lời, vì tôi biết hầu hết những ai bên Mỹ khi nhắc tới Việt Nam đều biết rằng Hà Nội là thủ đô của nước mình.Tuy vậy, mặc dù tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, bố mẹ tôi đều quê ở Nam Định. Vì vậy, có thể nói rằng tôi cũng là một người quê ở Nam Định. Ông bà tôi hiện vẫn đang sinh sống ở Nam Định, cũng như nhiều cô, chú, bác và họ hàng tôi.Gia đình tôi thường về thăm quê mỗi năm hai lần. Thú vị thay, sau khi nghe tôi trả lời rằng tôi quê Nam Định, bác bán trái cây tỏ vẻ hài lòng, quay ánh mắt trở lại vào túi xoài và bắt đầu hỏi tôi về trường học.Cuộc nói chuyện giữa tôi và bác về quê tôi kết thúc ở đó, bởi vì tôi đã cho bác một câu trả lời bác mong đợi. Lý do cho điều này đến từ những giả định người Việt sẵn có về quê quán của nhau.Điều tôi nhận thấy ở người Việt mình, đặc biệt là đối với những người thuộc thế hệ trước, là khi họ nghĩ về quê hương, hình ảnh thành phố thường không xuất hiện trong đầu họ.Thay vào đó, những gì họ thường liên tưởng tới là cánh đồng lúa chín vàng, là cây đa nơi đầu làng, là những ngôi nhà cũ kỹ xây từ thời chiến, những đường mòn quanh co, hay đơn giản là những tiếng cười nói đầy ấm áp và chân thành.Lý do cho điều này là vì các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn là nơi mà người dân từ các vùng miền khác nhau trên tổ quốc đến làm ăn, trong khi những vùng nông thôn, nơi vẫn còn ghi dấu chiến tranh, nơi họ sinh ra và lớn lên, mới thực sự là quê của họ.Ở Nam Định, đường sá đều đã được trải bê tông và hầu hết các ngôi nhà từ ngày xưa đã được sửa sang lại, nhưng những tòa nhà mang kiến trúc Pháp và những chiếc xe máy cổ tràn ngập trên đường phố khiến dấu vết lịch sử không thể bị xóa nhòa.Và mặc dù hình ảnh này không quá quen thuộc với lứa tuổi thuộc thế hệ trẻ như tôi, nó vẫn "sống" trong thế hệ cũ, trong tiềm thức ông bà và bố mẹ tôi, và trong cả bác bán trái cây tôi nói chuyện cùng ở phố cổ.Hình ảnh quê hương dường như gợi lên trong lòng những người lớn tuổi một nỗi bâng khuâng khó tả. Bất cứ khi nào chúng tôi về Nam Định, bố tôi đều dẫn tôi đi thăm đường sá, thi thoảng lại chỉ xung quanh. "Ngày xưa bà hay bắt bố đi giặt quần áo ở con sông này. Hồi đấy sông này vừa trong vừa sạch, bố toàn mải bơi quên cả giặt đồ. Về kiểu gì cũng bị ăn chửi." Trí nhớ bố tôi quả thực đáng kinh ngạc. "Ngày xưa lúc bố đang ngồi dưới cái cây này, thì có ông lão đi qua bảo lòng bàn chân bố phẳng quá, không làm nông dân được, sau này nên lên thành phố làm việc".Có khi, bố lại chỉ vào một nơi chẳng còn tồn tại. "Thấy cái nhà bỏ hoang kia không? Nó từng là tiệm bán bánh mì. Lần đầu tiên được bà cho tiền, bố đã mua một ổ bánh mì đen ở tiệm này. Nhưng vừa cắn thử miếng đã thấy vừa khô vừa nhạt. Đúng là không gì bằng được cơm gạo".Mặc dù cả bố và tôi đều quê Nam Định, trải nghiệm của chúng tôi ở quê rất khác nhau. Trong khi Nam Định nuôi nấng bố tôi và lưu giữ kỷ niệm thời thơ ấu của ông, nơi ấy đối với tôi chỉ đơn thuần là nhà ông bà và là nơi của các bữa ăn gia đình.Mỗi khi tôi không về Việt Nam ăn Tết, Nam Định trong tôi lại vang vọng những tiếng nói đầy thất vọng của ông bà về việc tôi không thể về thăm họ thường xuyên. Chẳng bao lâu nữa, Nam Định sẽ chỉ còn tồn tại trong tôi qua những kỷ niệm. Tuy vậy, mặc dù tôi không sinh ra và lớn lên ở Nam Định, nơi ấy đối với tôi vẫn là một nơi đầy quý giá. Hai lần trong năm tôi về thăm quê là Tết Nguyên đán và ngày giỗ ông cố.Trong hai dịp đó, sự có mặt của mỗi thành viên trong gia đình quan trọng đến mức nó gần như là một quy luật của gia đình. Tuy vậy, đó là một quy luật tôi luôn vui vẻ tuân theo, bởi vì tôi luôn cảm thấy được là chính mình khi được vây quanh bởi gia đình và người thân. Tết và ngày giỗ ông cố luôn rộn ràng với khuôn mặt những người tôi mến yêu, tiếng cười nói rôm rả và tiếng đũa bát leng keng.Tiếng leng keng đó đã ăn sâu vào trí não tôi đến nỗi một lần khi tôi nghe thấy tiếng đó trong một nhà hàng bên Mỹ, tôi đã dừng mọi việc đang làm và ngơ ngác nhìn xung quanh. Vì vậy, tôi biết rằng dù có xa Nam Định bao lâu, Nam Định vẫn luôn là nơi tôi tìm về mỗi khi lạc lối, bởi tôi biết rằng ở nơi đó sẽ luôn có những vòng tay sẵn sàng chào đón tôi.Trong khi đó, thành phố Hà Nội mặc dù là nơi tôi sinh ra và lớn lên, nhưng với tiếng ồn ào không ngớt và nhịp sống hối hả, Hà Nội có thể là người bạn tri kỷ của tôi nhưng chứ không bao giờ là điều gì đó ăn sâu vào trái tim tôi như cái cách mà Nam Định đã làm.Ở bên Mỹ, nhiều người Mỹ gốc Á thường thấy khó xử khi được hỏi về quê hương mình: họ thường không biết nên trả lời rằng họ là người Mỹ, hay là người từ nước mà họ (hoặc bố mẹ họ) được sinh ra.Tôi nhận ra rằng người trẻ Việt mình cũng thấy bối rối với câu hỏi này. Dường như câu trả lời "Cháu quê ở Hà Nội" nghe có vẻ xa lạ đối với những người lớn tuổi. Việc sinh ra và lớn lên ở những nơi nông thôn trong chiến tranh đã ăn quá sâu vào tâm trí họ khiến họ khó có thể chấp nhận rằng những người trẻ như tôi bây giờ đang được nuôi nấng ở các thành phố lớn sầm uất. Mặc dù điều đó là dễ hiểu, nhưng khi Việt Nam tiếp tục đô thị hóa, những nơi mang đậm chất quê hương sẽ sớm chỉ còn tồn tại trong những cuốn sách Lịch sử.Nhưng nếu những người lớn tuổi không thể phai mờ hình ảnh quê hương xưa trong họ, thì thay vào đó, điều chúng ta có thể làm là giải nghĩa câu hỏi "Quê cháu ở đâu?" khác đi. Tôi nói với bác bán trái cây rằng tôi quê Nam Định không phải vì Nam Định có tên trong giấy tờ của tôi, cũng chẳng phải vì câu trả lời đó nghe "vừa tai" đối với bác.Tôi nói với bác tôi quê Nam Định vì Nam Định là nơi tôi luôn được là chính mình, như thể việc nói rằng tôi đến từ Nam Định cũng giống như nói rằng tôi đến từ chính tôi. Nói cách khác, tôi đến từ những bữa cơm gia đình đầy tiếng nói cười, từ bếp lửa than cháy đỏ về đêm và tất cả những điều khiến tôi cảm thấy như đang ở nhà. Bởi vậy, câu hỏi "Quê cháu ở đâu" đối với tôi giờ đây không còn là câu hỏi mang tính địa lý nữa, thay vào đó, nó sẽ là "Cháu đi đến đâu để tìm lại chính mình?".Nguyễn Ngọc Nhi>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây. Tôi nghĩ nên bỏ cái nguyên quán đi. Ông bà cha mẹ có thể sinh ở địa phương khác nhưng sau này làm ăn di cư vào địa phương nọ con được sinh ra rồi lại lấy nguyên quán của cha mẹ. mai mốt cháu đẻ ra không biết là nguyên quán ở nơi đang sống hay là của ông bà nữa Chỉ cần trường thông tin Nơi sinh ra là được rồi, ko hiểu giữ cái nguyên quán làm gì ko biết. Ông nội mình sinh ra ở Khoái Châu Hưng yên, lên Tuyên Quang làm ăn và lấy vợ trên đó. Giờ con trai mình sinh ra lúc khai giấy khai sinh cũng chả biết là nên viết ở đâu nữa thành ra lại viết luôn theo nguyên quán là ở Khoái Châu, Hưng yên. Mà bản thân mình từ lúc sinh ra đến giờ chưa từng đặt chân đến nguyên quán một lần nào. Bỏ là đúng rồi, rất mong các nhà làm luật xem xét và cho áp dụng luôn. Tôi đồng ý. Nguyên tắc khai quê quán là theo quê ông, nhưng cha cũng ghi theo ông, nên đến đời cháu thì chả còn ai ở quê vẫn phải ghi theo đời ông mình. Mục nguyên quán là không cần thiết, hoặc ít nhất không cần thiết hiển hiện trên Căn cước, ghi nơi sinh còn hợp lý hơn. Về nguyên quán, quê quán tốt nhất là nên bỏ, còn nếu phải có thì theo tôi nên quy định (thành luật) gọn như vầy cho dễ hiểu dễ nhớ:- Nguyên quán: nơi ông nội sinh ra.- Quê quán: nơi cha sinh ra- Nơi sinh: nơi mình sinh ra.Nghĩa là cha mình quê quán ở đâu thì đó là nguyên quán của mình. Bình thường mà. Chẳng lẽ 10 đời sau cũng cùng 01 quê quán. nếu buộc phải ghi nguyên quán thì tôi cho rằng nguyên quán của người con là nơi người cha thường trú là hợp lý như thế mới có sự cập nhập phù hợp thực tế. Chứ đời con ghi giống đời cha, rồi đời cha ghi giống ông nội, ông nội giống ông cố... tức là đời con giống đời ông cố là không hợp lý...; không phù hợp. Hiểu một cách đơn giản nhất, nguyên quán của một người được xác định căn cứ theo nguồn gốc, xuất xứ (nơi sinh) của ông bà nội hoặc ông bà ngoại.Còn quê quán của một người thì xác định theo nguồn gốc, xuất xứ của cha mẹ.Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch. Do đó, quê quán của người được khai sinh sẽ xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.Trường hợp đứa trẻ được sinh ra mà không xác định được cha hoặc mẹ, quê quán của đứa bé sẽ được xác định theo nơi sinh và được ghi nhận trong giấy khai sinh. Tôi không biết ghi quê quán để làm gì, thậm chí nơi sinh cũng không có ý nghĩa đối với cha con tôi. Tôi thì do chiến tranh nên sinh ra ở Vĩnh Phú, nơi mẹ tôi đi sơ tán, 1 thời gian dài tôi cứ lẫn lộn nơi sinh là Vĩnh Phúc hay Phú Thọ vì tôi chẳng biết đến nơi này, tôi sống ở Vĩnh Long từ nhỏ cách xa nơi ấy hàng ngàn cây số. Còn con tôi nơi sinh là TP HCM, chỉ vì vợ tôi sinh con trong thời gian đi công tác ở TPHCM chứ cũng chẳng có liên quan gì với TP HCM cả. Giờ mà về cái gọi là "nguyên quán" để tìm thông tin của gia đình tôi, nếu có mới là lạ. Có một điều mà nhiều người muốn bỏ vì không sang.Ví dụ quê quán mà ở các tp lớn thì ai cũng muốn giữ.Còn quê quán tỉnh là không thích. Tới giờ tôi vẫn chưa hiểu nguyên quán là gì luôn. Là nơi tôi sinh ra hay nơi tổ tiên tôi sinh ra. Quê quán con theo cha, cha theo ông nội, ông nội theo cụ sau vài đời sẽ chẳng còn ý nghĩa gì về pháp lý khi mà ở quê đến ông nội mình còn chẳng ai biết thì mình sẽ là ai. Theo tôi chỉ cần thông tin về nơi sinh (nơi làm khai sinh) của bản thân. Còn về mục quê quán nếu cần thì khai theo nơi sinh của cha (hoặc mẹ) để theo dõi, thẩm tra lý lịch bổ sung trong một số trường hợp đặc biệt. Như vậy, quê quán có thể viết thành nơi sinh của mẹ (cha) hoặc giữ nguyên quê quán nhưng có chú thích là được. Nguyên quán là lấy theo hộ khẩu khi người đó được sinh ra CÒN quê quán lấy từ nguồn gốc của một ai đó giữ được giấy tờ tuỳ thân hoặc khi làm lại giấy bị mất vào thời điểm đóVà cứ thế các thế hệ sau tuyền lại cho nhau (được gọi cha truyền con nối) nên chẳng ai dám chắc mình đúng dòng họ thực của mình cả Tôi y chang, thậm chí ba tôi (nay 72 tuổi) mang quê quán (nguyên quán) của ông nội tôi. Còn tôi thì chưa từng biết cái gọi là "nguyên quán" là gì. Và đến con tôi cũng vậy. Thậm chí đăng ký thông tin công dân điện tử cũng không có nơi đó trong danh sách để chọn. Đúng là tự làm khổ nhau. |
'Người Việt nên tạo thói quen lập di chúc khi còn trẻ' Tôi xin bắt đầu bài viết bằng một vài câu chuyện: Có một gia đình ở Gia Lâm, Hà Nội, khi bố mẹ còn sống, người anh cả ở riêng tại căn nhà năm tầng mặt phố, người em trai ở cùng bố mẹ trong xóm. Giá đất trong làng khi ấy chỉ bằng một phần nhỏ so với căn nhà mặt phố. Khi bố mẹ mất, người em vẫn ở căn nhà đó để trông nom, thờ cúng.Những năm 2007-2009, giá đất tại Hà Nội tăng cao, do diện tích mảnh đất bố mẹ để lại rộng nên có giá trị gấp nhiều lần căn nhà mặt phố. Người anh bắt đầu nghĩ mình là con trưởng nên phải được thừa hưởng đất đai. Người anh gọi người em tới và nói: "Bố mẹ mất rồi, anh cắt cho chú 30 m2 đất ở vườn để làm nhà, còn nhà này anh sẽ về để thờ cúng bố mẹ". Người em không đồng ý nên hai anh em từ mặt nhau và kiện nhau ra tòa.Lại có một gia đình khác ở Hàng Bài, Hà Nội, các cụ ngày xưa để lại một căn nhà trên tầng hai của một biệt thự kiểu Pháp cũ. Do không có di chúc nên số người thừa kế là 40 người con, cháu. Không thể cứ để mãi thế nên gia đình quyết định bán đi để chia tiền. Nhưng bán nhà cũng rất khó vì khách thấy căn nhà phức tạp, chỉ trả giá rẻ. Phải sau rất nhiều năm, gia đình mới bán được nhà.Mới đây, bốn mẹ con ở Hưng Yên tranh giành thừa kế dẫn tới việc các con gái tưới xăng đốt khiến cả bốn mẹ con bỏng nặng. Với văn hóa của người Việt Nam, cha mẹ thường cho con trai cả toàn bộ tài sản, con thứ và con gái gần như không được gì, nên ít người có thói quen viết di chúc. Thậm chí, khi con cái nói bố mẹ nên làm di chúc, có người sẽ nghĩ: "Chắc nó muốn mình chết sớm để hưởng tài sản".>> Con giàu - con nghèo vì tiền thừa kế cha mẹNgày nay, khi chồng mất mà không có di chúc, người vợ sẽ là chủ sở hữu 50% tài sản của hai vợ chồng. 50% còn lại sẽ chia đều cho vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của chồng. Bình thường, chúng ta chỉ nghĩ tài sản là nhà và đất, nhưng nó còn bao gồm tiền, nhà đất, cây cối, vốn góp, trang sức... nên để phân chia là chuyện rất phức tạp.Việc lập di chúc thực tế không hề rắc rối, cũng không cần công khai. Người lập di chúc có thể tự viết di chúc và lên xã, phường hoặc ra phòng công chứng để xác nhận di chúc. Khi cần thay đổi, người làm di chúc viết lại và lên xã, phường hoặc phòng công chứng để hủy bản di chúc cũ, thay thế bằng di chúc mới. Do không công khai nên không ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng hay con cái.Do đó, theo tôi, để tránh các vấn đề tranh chấp tài sản thừa kế và các thủ tục phân chia tài sản phức tạp sau này, tất cả chúng ta đều nên lập di chúc từ khi còn trẻ.>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Ông Leonard de Vinci là 1 quý tộc và là 1 "đứa con sống tầm gửi vào tài sản thừa kế của cha mẹ". Ông được thừa kế 1 tòa lâu đài và nhiều ruộng vườn xung quanh tòa lâu đài ấy. Cả cuộc đời của ông không làm gì ra tiền. Ông làm thơ, viết văn, vẽ vời linh tinh trong đó có bức họa Mona Lisa nổi tiếng và đốt tiền vào những thứ mà ngày nay ta gọi là "khoa học". Ai có thể là người nghèo chứ khoa học gia thời trung cổ chưa bao giờ là người nghèo. Hầu hết những người này đều là người sống bằng tài sản thừa kế. Người nghèo chạy ăn từng bữa thì có thể để lại cho đời được tác phẩm nghệ thuật hay thành tựu khoa học gì ? Con cái lớn lên như thế nào, phần lớn là cách gia đình, cha mẹ giáo dục con cái. Nhiều gia đình bao bọc con quá mức dẫn đến con cái có tư tưởng ỷ lại, lười tư duy, lười vận động. Thay vì để con nghĩ nhà mình giàu nên con không cần phải cố gắng, phấn đấu. Thì cha mẹ nên dạy con để con biết điều kiện gia đình là bệ phóng, vạch xuất phát tốt để con phát triển hơn nữa. Tôi vẫn giữ quan điểm, tiền của bạn nên bạn làm gì với nó là quyền của bạn. Tuy nhiên, trường hợp con cái bạn sống tầm gửi, ko ý chí, ko nỗ lực mà bạn lại cho hết tài sản của mình từ thiện, ko để lại chút gì cho con thì đó là bạn vô trách nhiệm.Điều vô trách nhiệm đầu tiên là đối với con bạn. Bạn đã ko dạy dỗ nó thành một công dân có ích cho xã hội, một đứa trẻ lớn về tuổi nhưng ko lớn dc tư duy. Điều kèm theo là vô trách nhiệm với con mình sinh ra, ko dạy dỗ đường hoàng mà cũng ko để tài sản cho con dựa đó mà sống.Cuối cùng là vô trách nhiệm với xã hội, tạo gánh nặng cho xã hội khi tạo ra một con người như vậy.Nói như các bạn vậy con các tỷ phú chắc là hỏng hết phải ko. Ăn thua nhau ở cách giáo dục. Ngày xưa, chiến tranh kết thúc, dân ai cũng nghèo, ko "vượt khó" thì chỉ có chìm trong nghèo khổ. Mà "học sinh nghèo vượt khó" hồi đó ko có internet, ko có video game, hiếm có tivi, đồng hồ,...., chỉ có thể tụ tập bạn bè chơi trò chơi xong lại về phụ giúp gia đình. Khi đó thị trường mới mẻ, ít người cạnh tranh, nắm bắt dc cơ hội thì nhiều khả năng bạn có của ăn của để. Còn bây giờ, internet, game, độ xe...nhiều thứ cám dỗ trên con đường phát triển của trẻ; chỉ cần lơ là thì trẻ có thể lầm lạc và ỷ lại. Cho nên việc giáo dục trẻ bây giờ là ko hề dễ dàng, và cha mẹ đừng có đưa ra cái lý luận hồi đó tôi thế này tôi thế kia, nghe nó ko thực tế chút nào.Thay vào đó cha mẹ hãy dạy con mình trở thành "học sinh giàu vượt sướng". Đó mới là cách để cho gia đình mình "giàu bền vững". Người ta nói có đức mặc sức mà ăn là vậy. Cha mẹ họ có điều kiện thì họ hưởng chứ ghen ăn tức ở được gì, càng sân si ganh ghét càng thấy nặng trĩu trong lòng thôi bạn à. Bao giờ cha mẹ mình cũng có điều kiện, và mình ra công chứng, từ chối thừa kế, để lại toàn bộ tài sản thừa kế cho anh chị em thì hãy chê bai mỉa mai người khác nha! mỗi cây mỗi hoa,mỗi nhà mỗi cảnh,đúng với mình nhưng chưa chắc đúng với họ.bố mẹ muốn cho,con cái muốn nhận,họ có điều kiện họ ỷ lại,không điều kiện đói ăn đầu gối phải bò.chả có gì nên hay không nên cả.phân tích nhiều chi cho mệt.biết mình nên làm gì là được rồi. Nghe chuyện thấy con người tính toán chi li thiệt hơn rồi!có bản lĩnh tự kiếm tiền trước đã!bố mẹ cho hay không cho cũng không nhìn vào đó mà sống chứ?con cháu sau này cũng nhìn như vậy mà sống theo thế hệ cha mẹ thôi! cho từ thiện hết :D Quan trọng là bạn dạy con bạn cách sống tự lập được hay không?? Nếu 1 đứa trẻ không đc dạy về giá trị lao động thì có cho nó tiền hay không thì nó vẫn cứ mãi nghèo như thường. TG và bạn nguyen thanh ở bài trước chỉ nhìn thấy đc tài sản thừa kế của 1 người rồi phán vì tài sản kếch xù nên sinh ra ỷ lại. Còn tôi khẳng định luôn, nếu 1 đứa trẻ đc dạy dỗ về lối sống tự lập thì kể cả khi nó sa cơ lỡ vận thì nó cũng sẽ tự tìm ra cách xoay sở để không làm phiền cha mẹ, người thân. Còn 1 đứa trẻ đc bao bọc từ bé đến lớn sẽ luôn dựa vào người khác. Nói chung những người sống bám vào cha mẹ kiểu này biết rõ nhà mình có điều kiện, nên họ nghĩ chẳng việc gì phải làm lụng.- bạn chỉ nhìn đc phần ngọn là tài sản thừa kế của họ. Còn cái gốc là cha mẹ giáo dục họ thế nào?? Bắt con lao động để kiếm tiền hay bao bọc từ nhỏ đến lớn?? Bài viết đã khái quát được hoàn cảnh giàu nghèo ;cách sử lý chung tóm lại tuỳ suy nghĩ của mỗi người ;còn chây lười thì hết thuốc dù giàu hay. Nghèo trứơc sau cũng ra đường bye Kệ người ta đi, lo cho gia đình mình tốt vào. Đừng ý kiến lung tung gia đình người khác làm gì con nhà giàu người ta làm mấy chuyện cao siêu, dân nghèo sao hiểu được. họ tạo ra công ăn việc làm cho dân nghèo, họ góp phần phát minh ra những thứ để nâng cao đời sống xh, nên so sánh với dân nhà giàu chỉ khổ bản thân thôi. Ai còn cha mẹ thì cứ vui mừng. Có tiền bạc mà đánh đổi lấy sự mất mát của họ thì vui gì nữa. Có tiền thì cuộc sống vui vẻ nhưng có người thân thì cuộc sống mới hạnh phúc. |
5 bài tập giảm đau lưng tại nhà Nhiều người bị đau lưng có xu hướng ngại tập thể dục vì lo sợ tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm. Theo BS.CKI Đỗ Thị Hồng Ánh, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, đối với hầu hết các vấn đề về lưng, vận động sẽ là kích thích cơ chế tự điều trị của cơ thể, đồng thời tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của cơ bắp vùng lưng, từ đó giảm đau hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng này tái phát.Một số bài tập đơn giản, có thể thực hiện tại nhà, giúp giảm đau lưng như:Tư thế cây cầuĐây là bài tập giúp giảm triệu chứng nhức mỏi do ngồi lâu, đặc biệt là ở vùng thắt lưng. Ngoài ra, tư thế cây cầu còn có kéo căng nhẹ nhàng vùng bụng, ngực, vai, tăng cường sức mạnh cơ lưng, mông và đùi, từ đó giúp giảm nguy cơ cong vẹo cột sống.Bước 1: Nằm ngửa, hai tay để dưới mông, co đầu gối, lòng bàn chân chạm đất.Bước 2: Hít sâu vào, dồn lực lên gót chân và nâng phần sau của đùi, phần dưới mông lên cao. Giữ hai đùi song song với nhau, đảm bảo tạo thành một đường thẳng từ vai đến đầu gối.Bước 3: Thở ra, thả lỏng tay và hạ cơ thể xuống sàn, để lưng về trạng thái nghỉ ngơi.Tư thế rắn hổ mangDù thao tác đơn giản nhưng tư thế này mang lại hiệu quả thư giãn cơ xương khớp cao, giúp giảm nhức mỏi và cải thiện các triệu chứng xảy ra do ngồi lâu nhanh chóng.Bước 1: Nằm sấp, hai chân mở rộng bằng hông, hai tay đặt cạnh xương sườn.Bước 2: Duỗi thẳng bàn chân ra sau, ấn 10 ngón chân xuống sàn để kích hoạt cơ tứ đầu.Bước 3: Xoay đùi trong về phía trần nhà để mở rộng lưng dưới.Bước 4: Đẩy người lên, cong nhẹ ở khuỷu tay, đưa vai ra sau. Nâng đầu lên sao cho vai cách xa tai.Bước 5: Thả lỏng cơ thể và từ từ trở về tư thế ban đầu.Bài tập nâng chân và cánh tayBài tập này tác động trực tiếp vào cột sống, giúp cải thiện tư thế và giảm triệu chứng đau thắt lưng. Ngoài ra, khi thực hiện bài tập này, cần sự kết hợp của toàn bộ cơ thể, do đó có tác dụng tăng cường cơ bắp và phạm vi chuyển động.Bước 1: Quỳ gối và chống hay tay lên mặt sàn.Bước 2: Vận động cơ bụng để ổn định cột sống, di chuyển hai xương bả vai lại gần nhau.Bước 3: Đồng thời nâng cao và duỗi thẳng cánh tay phải, chân trái, sao cho vai và hông song song với sàn nhà. Giữ nguyên tư thế này trong vài giây sau đó đưa cơ thể trở lại tư thế ban đầu.Bước 4: Lặp lại với cánh tay và chân còn lại.Tư thế con bướmĐây là bài tập chữa đau lưng phù hợp với mọi đối tượng, có tác dụng giảm căng cơ ở vùng hông, tăng cường sự linh hoạt và cải thiện tình trạng nhức mỏi do ngồi lâu.Bước 1: Ngồi trên sàn với tư thế hai lòng bàn chân ép sát vào nhau.Bước 2: Kéo hai lòng bàn chân sát vào hông. Ấn đầu gối xuống sàn. Hít sâu vào, kéo căng và thẳng cột sống, đưa cằm về phía ngực.Bước 3: Thở ra và đưa cơ thể trở về trạng thái thư giãn.Bước 4: Thực hiện lặp lại các động tác trên.Tư thế siêu nhânĐây là bài tập kết hợp hầu hết các cơ quan phía sau, giúp tăng cường sức mạnh các cơ cột sống từ bả vai đến mông. Do đó, tư thế này rất có lợi đối với chức năng vận động hàng ngày và giảm đau lưng hiệu quả.Bước 1: Nằm sấp với hai cánh tay đưa ra trước mặt.Bước 2: Từ từ nâng đầu, ngực, đùi, bàn tay và bàn chân lên, cúi mặt xuống, sao cho chỉ có bụng và xương chậu chạm sàn.Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong vòng từ 3 – 5 giây hoặc lâu hơn.Bác sĩ Hồng Ánh khuyến cáo, để tăng cường hiệu quả giảm đau và phòng tránh chấn thương, người bệnh cần khởi động đầy đủ trước khi thực hiện các bài tập này; đảm bảo luyện tập ở cường độ vừa phải, từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt, người bệnh cần tránh những bài tập có thể làm các triệu chứng đau nhức trở nên trầm trọng hơn như tư thế gập người, chạm tay vào ngón chân; nằm xuống và ngồi lên liên tục...Phi Hồng |
Khi nào nên đưa trẻ mắc cúm B vào viện? Câu 1: Bệnh cúm B là gì?A: Một loại cúm mùa có 4 type gồm A, B, C, DB: Một bệnh đường hô hấp giống như viêm phế quảnC: Bệnh cảm lạnh |
Triệu chứng ung thư cổ tử cung qua 4 giai đoạn Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào của cổ tử cung (phần dưới của tử cung nối với âm đạo). TS.BS Vũ Hữu Khiêm - Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, HPV (virus gây u nhú ở người), được chứng minh có mối liên quan với ung thư cổ tử cung, nhất là các chủng nguy cơ cao như HPV 16, HPV 18... Khi phơi nhiễm với HPV, thông thường hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ ngăn chặn virus gây bệnh. Tuy nhiên, virus có thể tồn tại nhiều năm trong cơ thể người nhiễm và góp phần gây bệnh.Ung thư cổ tử cung được chia thành 4 giai đoạn theo thứ tự từ I đến IV. Giai đoạn càng thấp thì bệnh ung thư càng ít di căn. Ở giai đoạn cao hơn, chẳng hạn như giai đoạn IV, có nghĩa là bệnh đã tiến triển hơn.Nếu sinh thiết cho thấy có tế bào ung thư, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số chẩn đoán hình ảnh nhất định để xác định giai đoạn ung thư như soi bàng quang, soi cổ tử cung, chụp X-quang ngực, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)...Ung thư cổ tử cung thường được phân giai đoạn theo hệ thống phân giai đoạn của Hiệp hội Sản phụ khoa Quốc tế (FIGO).Giai đoạn ITế bào ung thư lan từ niêm mạc cổ tử cung vào mô sâu hơn của tử cung và chưa xâm lấn các cơ quan khác. Giai đoạn này được chẩn đoán bằng khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học.Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn này bao gồm ra máu bất thường giữa các kỳ kinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, ra máu âm đạo sau mãn kinh, chảy máu sau khi quan hệ tình dục, tăng tiết dịch bất thường âm đạo.Giai đoạn IIUng thư đã lan ra ngoài tử cung đến các khu vực lân cận như âm đạo hoặc mô gần cổ tử cung, nhưng vẫn ở bên trong vùng chậu, chưa di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Các triệu chứng giai đoạn này bao gồm đau lưng, đau chân hoặc vùng chậu dai dẳng; sụt cân, mệt mỏi, chán ăn. Tiết dịch có mùi hôi và khó chịu ở âm đạo, sưng chân hoặc cả hai chi dưới cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo.Giai đoạn IIIKhối u xâm lấn 1/3 dưới của âm đạo và/ hoặc đã lan đến thành chậu; gây thận ứ nước; và/hoặc liên quan đến các hạch bạch huyết lân cận, chưa di căn xa.Khi ung thư cổ tử cung tiến triển giai đoạn 3, các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn bao gồm đau lưng thường xuyên; đau, sưng chân kéo dài; đau xương chậu dai dẳng. Người bệnh còn có thể bị sụt cân không rõ nguyên nhân; thể trạng mệt mỏi; ăn không ngon miệng, chán ăn. Các triệu chứng khác như dịch tiết âm đạo có mùi hôi, cảm thấy khó chịu ở âm đạo.Giai đoạn IVUng thư đã lan đến bàng quang hoặc trực tràng, chưa hoặc đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Theo bác sĩ Khiêm, những dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn IV điển hình như ra máu bất thường âm đạo, đau xương chậu, đau và phù chân, đau rát âm đạo, âm đạo tiết dịch nhiều, có mùi hôi, màu sắc bất thường... Người bệnh còn gặp nhiều dấu hiệu khác ở những nơi các tế bào ác tính di căn như đau ở vùng trực tràng, rối loạn tiêu hóa; tiểu khó, đau buốt khi đi tiểu, nước tiểu lẫn máu khi ung thư di căn thận...Dựa vào thông tin từ cơ sở dữ liệu SEER do Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI), Hiệp hội Ung thư Mỹ đã cung cấp số liệu thống kê về khả năng sống còn của các loại ung thư khác nhau, trong đó, có ung thư cổ tử cung. Cơ sở dữ liệu SEER theo dõi tỷ lệ sống thêm tương đối 5 năm đối với ung thư cổ tử cung ở Mỹ, dựa trên mức độ di căn của ung thư. Theo đó, tỷ lệ sống thêm 5 năm theo từng giai đoạn gồm giai đoạn I khoảng 95%, giai đoạn II (70%), giai đoạn III (40%) và giai đoạn IV (15%).Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2020 đã có khoảng 604.000 ca mắc mới và 342.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Khoảng 90% trong số này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Hầu hết các trường hợp tử vong là do phát hiện muộn, khi bệnh tiến xa di căn hạch và di căn xa tới các cơ quan, đã xâm lấn vào các hạch bạch huyết và các cơ quan trong cơ thể.Tầm soát, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung giúp điều trị hiệu quả, giảm tỷ lệ tái phát, tăng tỷ lệ sống còn và chất lượng sống cho người bệnh.Nguyên Phương |
Lưu ý tập thể dục cho người bị gout Tập thể dục đóng vai trò quan trọng đối với những người phải sống chung với bệnh gout. Không chỉ giúp làm giảm axit uric trong máu, một vài nghiên cứu cũng cho thấy, tập thể dục đều đặn giúp kéo dài thêm từ 4 - 6 năm tuổi thọ với những người có nồng độ axit uric trong máu cao.Việc tăng cân, béo phì cũng làm tăng nồng độ axit uric, do đó, kiểm soát cân nặng giúp giảm nguy cơ xuất hiện các đợt bùng phát bệnh gout cấp tính. Ngoài ra tập thể dục cường độ nhẹ được chứng minh có tác dụng giảm tình trạng viêm. Tập luyện và một chế độ ăn ít calo được coi là một trong những biện pháp can thiệp không dùng thuốc hiệu quả nhất đối với các triệu chứng gout.Thêm vào đó, tập thể dục giúp phục hồi sức mạnh và sự linh hoạt của người bệnh sau các đợt viêm cấp tính. Trong các giai đoạn này, cơn đau làm giảm mức độ vận động, người bệnh không cử động quá nhiều, các khớp có thể trở nên cứng và kém linh hoạt.Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, những người bị bệnh gout thường xuyên vận động sẽ ít có nguy cơ phát triển các nốt tophi (những nốt sần phát triển vào giai đoạn cuối của bệnh gout mạn tính).Tránh tập giai đoạn bệnh phát tácCác bác sĩ cho biết, trong giai đoạn đang bị đau, người bệnh không nên vận động thể dục thể thao, thay vào đó nên nghỉ ngơi, chườm đá vào vị trí đau, kê cao chân nếu cơn đau do gout xảy ra ở một trong các khớp thuộc phần dưới của cơ thể.Trong suốt các đợt phát tác của gout, quá trình viêm đang ở mức độ tồi tệ nhất. Việc gia tăng vận động ở các vùng khớp này sẽ làm trầm trọng thêm quá trình viêm. Thêm vào đó, trong các đợt cấp tính, những loại vận động như đứng và đi bộ có thể gây ra cảm giác đau đớn.Các bác sĩ cho rằng trong giai đoạn này, người bệnh cần kiểm soát tình trạng viêm và giảm nồng độ axit uric, hạn chế các bài tập nặng, cần sử dụng những khớp đang bị đau. Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện các bài tập thể dục cường độ thấp, không chịu sức nặng của cơ thể.Lưu ý khi tập luyệnCác chuyên gia cho biết, sau các đợt đau khớp, người bệnh cần tập luyện trở lại bình thường nhưng với nhịp độ tăng dần. Nếu trước đó, hay chạy bộ, bạn nên tiếp tục lại với các bài tập cường độ từ thấp đến trung bình.Nên tránh các bài tập cường độ cao vì có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, gây nên các đợt bùng phát khác. Bài tập cường độ cao nên tránh bao gồm chạy nước rút, HITT, đạp xe... Lưu ý uống nước đầy đủ, tránh đồ uống có đường.Người bệnh nên bắt đầu tập luyện một cách từ từ với một chương trình nhất quán. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bị gout nên tập luyện ít nhất 150 phút với cường độ vừa phải mỗi tuần. Đây cũng là mức độ tốt để duy trì cân nặng và sức khoẻ tim mạch.Nếu gặp khó khăn khi duy trì tập luyện thể thao song song với việc kiểm soát bệnh gout hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tiến hành vật lý trị liệu nếu cần.Khi tập trung vào việc giảm cân, người bị gout nên tập thể dục kết hợp với ăn kiêng. Giảm cân đột ngột cũng có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao.Tập thể dục cường độ vừa phải đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm soát và điều trị gout. Liệu pháp này giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể cũng như nồng độ axit uric. Người bệnh nên sớm trở lại tập luyện ngay sau các đợt đau khớp bùng phát. Lưu ý lựa chọn các bài tập không làm tăng các cơn đau nhưng vẫn cho phép hoạt động di chuyển nhẹ nhàng.Loại hình tập luyện tốt nhất cho người bị goutCác bài tập vận động hệ tim mạch như đi bộ, bơi lội... là cách tốt nhất để kiểm soát nồng độ axit uric và trọng lượng cơ thể.Ngoài ra những người thường xuyên bùng phát các cơn đau do gout có thể gặp phải tình trạng thay đổi vĩnh viễn ở khớp, khiến phạm vi chuyển động bị hạn chế. Các bài tập tác động thấp như bơi lội, thể dụng nhịp điệu dưới có thể giúp giảm căng thẳng cho khớp.Các bài tập vận động linh hoạt nhìn chung cũng rất hữu ích. Yoga giúp duy trì khả năng vận động. Một số nghiên cứu cho rằng bộ môn này cũng cải thiện các cơn đau do gout.Mai Mai |
Những thực phẩm dễ làm tăng nặng triệu chứng phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gây ra bởi các cơn tắc nghẽn đường thở tiến triển nặng dần. Bệnh có biểu hiện như ho khạc đờm mạn tính, khó thở tăng dần. Tình trạng tắc nghẽn này là hậu quả của quá trình viêm tại phổi do tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, bụi, chất khói, khí độc hại. Ngoài không khí, người bệnh cũng có thể bị trầm trọng thêm các triệu chứng do thức ăn hằng ngày. Dưới đây là các loại thực phẩm có thể gây kích ứng cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Đồ chiênThực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh có thể khiến người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mất nhiều thời gian hơn cho việc tiêu hóa. Quá trình này dẫn đến sự phân hủy chất béo diễn ra lâu hơn trong hệ tiêu hóa và tạo nên cảm giác chướng bụng; gây khó chịu cho người bệnh. Do đó, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở, hết hơi vì cơ hoành bị đau do dịch tiêu hóa tiết ra nhiều khí hơn.Thực phẩm chiên rán cũng liên quan đến việc dễ tăng cân. Phần mỡ thừa này thường tích tụ ở khu vực xung quanh giữa thân, gây áp lực lên cơ hoành; gây khó chịu cho người bệnh trong quá trình thở. Một số thực phẩm nên tránh bao gồm khoai tây chiên, hành tây, gà rán, cá rán, jalapeno poppers và dưa chua rán.Đồ uống có gaNước ngọt, soda, nước tăng lực thường bao gồm chất bảo quản, chất tạo ngọt và màu nhân tạo. Theo chuyên gia y tế, những hóa chất này không có chất nào tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bên cạnh đó, áp lực do khí carbon dioxide cũng góp phần ảnh hưởng đến khả năng thở của bệnh nhân.Rượu biaTheo Cleveland Clinic, uống quá nhiều rượu sẽ làm chậm nhịp thở và khiến cho việc ho ra chất nhầy trở nên khó khăn. Hơn nữa, rượu có thể tương tác với các loại thuốc của người bệnh đang dùng, đặc biệt là steroid đường uống.Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Alcohol Research cũng cho thấy uống nhiều rượu bia có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm viêm phổi, nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) và hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS).Muối Một chút muối iốt là điều cần thiết để duy trì sự cân bằng natri lành mạnh trong cơ thể. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều loại gia vị này lại có thể dẫn đến giữ nước trong cơ thể; gây phù nề. Đặc biệt, đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lượng nước dư thừa hoạt động giống như lớp mỡ thừa xung quanh cơ hoành, khiến bệnh nhân khó thở.Vì vậy, chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên giảm hàm lượng muối trong thức ăn để giảm lượng nước giữ lại và hạn chế tối đa việc gây hại cho phổi. Nếu muốn tạo hương vị cho thực phẩm, các loại thảo mộc hoặc gia vị khác như nước cốt chanh, giấm,...Chế phẩm từ sữaSữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa chua có thể khiến chất nhầy của người bệnh trở nên đặc hơn. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nguyên nhân do lượng casomorphin xảy ra trong quá trình phân hủy và tiêu hóa sữa. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ làm tăng chất nhầy được tạo ra trong ruột; dẫn đến lượng đờm tiết ra nhiều hơn và gây khó thở.Rau cảiCác loại rau họ cải thường được tiêu thụ bao gồm súp lơ, bông cải xanh, củ cải, cải bruxen, cải ngọt, bắp cải, rau cải xanh, cải xoăn và rau arugula có thể khiến bệnh nhân COPD bị khó tiêu, đầy hơi do có thêm khí được tạo ra trong hệ thống. Tình trạng chướng bụng gây khó thở cho người bệnh. Vì lý do này, người bệnh nên hạn chế loại rau họ cải trong chế độ ăn uống của họ.Ngoài ra, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tránh ăn các loại trái cây gây dễ đầy hơi như đào, dưa, quả mơ, táo, cây họ đậu hoặc trái cây thuộc họ cam quýt.Huyền My (Theo Cleveland Clinic, News Medical) |
Tiểu không tự chủ ở nam giới cảnh báo bệnh gì? TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Tiết Niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, tiểu không tự chủ ở nam giới là tình trạng són nước tiểu bất thường do bàng quang bị mất kiểm soát, không có khả năng trữ nước hoặc đào thải như bình thường. Tuy nhiên, đây không phải là một loại bệnh mà có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, phì đại tiền liệt tuyến...Triệu chứng tiểu không tự chủ ở nam giới sẽ khác nhau tùy vào từng loại, bao gồm:Tiểu gấp không kiểm soát: Nguyên nhân chủ yếu do bàng quang hoạt động quá mức. Triệu chứng bao gồm: cảm giác buồn tiểu xuất hiện đột ngột, cần phải đi vệ sinh ngay lập tức và đôi khi không kịp phản ứng; không kiềm được tình trạng nước tiểu thải ra ngoài; tiểu trong lúc ngủ; một số trường hợp mắc tiểu ngay khi chạm vào nước lạnh hoặc ở trong môi trường nhiệt độ thấp.Tiểu không kiểm soát khi gắng sức: Là tình trạng nước tiểu xuất tiết không theo ý muốn. Triệu chứng dễ nhận biết như són tiểu khi ho, hắt hơi, cười, đi bộ, nâng vật nặng, tập thể dục...Tiểu không kiểm soát do tràn đầy: Đây là tình trạng tiểu không tự chủ phổ biến ở nam giới, xảy ra khi bàng quang chứa quá nhiều nước tiểu, tràn ra ngoài gây rò rỉ. Một số triệu chứng dễ nhận biết như đi tiểu thường xuyên, bất kể ngày hay đêm; khó tiểu; dòng nước tiểu yếu; cảm giác bàng quang luôn đầy ngay cả khi vừa đi tiểu; căng tức vùng bụng dưới.Tiểu không kiểm soát hỗn hợp: Nguyên nhân gây ra loại tiểu này vẫn chưa được xác định chính xác. Triệu chứng gặp phải có thể bao gồm tất cả các các dấu hiệu của những loại trên.Bác sĩ Đức cho biết, tiểu không tự chủ thường xảy ra phổ biến ở nam giới, đặc biệt là nam giới lớn tuổi. Phụ thuộc vào nguyên nhân, tiểu không kiểm soát có thể xuất hiện tạm thời hoặc kéo dài dai dẳng. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Rắc rối này cũng là nguyên nhân gây trầm cảm với tỷ lệ cao ở nam giới.Điều trị bệnh tiểu không tự chủ cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện, dùng thuốc hoặc phẫu thuật nếu tình trạng nặng.Cụ thể, người bệnh nên duy trì việc uống nước đều đặn bằng cách chia nhỏ thành nhiều cữ uống trong ngày; duy trì thói quen có lợi cho bàng quang như đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, không nhịn tiểu, giảm uống rượu và các loại đồ uống chứa caffeine....Thực hiện các bài tập tăng cường cơ sàn chậu và tập thể dục đều đặn giúp duy trì mức cân nặng hợp lý, ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực lên bàng quang và hệ thống đường tiết niệu.Phòng ngừa táo bón; điều trị dứt điểm bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang nhằm giảm tác động lên hoạt động bài tiết của cơ thể. Tuân theo việc điều trị bằng thuốc.Cũng theo bác sĩ Đức, phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi tình trạng tiểu không tự chủ ở nam giới đã tiến triển nghiêm trọng và không thể cải thiện bằng các phương pháp điều trị nội khoa. Một trong những phẫu thuật đem lại hiệu quả cao, khắc phục vấn đề cho người bệnh là kỹ thuật cơ thắt nhân tạo (AUS). Bác sĩ thực hiện bằng cách sử dụng một chiếc vòng nhỏ chứa đầy chất lỏng để cấy xung quanh cổ bàng quang. Kỹ thuật này giữ cơ vòng tiết niệu luôn đóng cho đến khi đi tiểu. Khi có nhu cầu đi vệ sinh, người bệnh chỉ cần nhấn van được đặt dưới da để nước tiểu chảy ra.Song song với phòng bệnh, nam giới nên đi khám bác sĩ tiết niệu ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường liên quan đến tiết niệu để được bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.Hoàng Trang |
Lợi ích của thủ dâm với sức khỏe phụ nữ Thủ dâm (hoặc tự thỏa mãn tình dục) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe phụ nữ. Tương tự như tập thể dục hoặc massage, tự kích thích bản thân là cách để phái đẹp thư giãn tinh thần, thể chất.Giảm đau trong kỳ kinh nguyệt Trong kỳ kinh nguyệt, tử cung co bóp để làm bong lớp niêm mạc, có thể gây ra những cơn đau quặn thắt. Cực khoái làm tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục, giải phóng chất giảm đau tự nhiên - endorphin có thể làm giảm chuột rút. Điều này tương tự như tập thể dục có thể giúp loại bỏ chứng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.Giảm triệu chứng khó chịu thời kỳ mãn kinh - tiền mãn kinh Mãn kinh xảy ra khi mức độ hormone như estrogen và progesterone do buồng trứng sản xuất xuống thấp đến mức cơ thể không còn chu kỳ kinh nguyệt. Tuổi mãn kinh trung bình khoảng 51 tuổi. Chị em cắt bỏ tử cung hoặc điều trị ung thư như hóa trị có thể mãn kinh sớm hơn.Ngoài việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, estrogen còn giúp thúc đẩy quá trình bôi trơn âm đạo. Vì vậy, khi hormone này giảm dẫn đến tiền mãn kinh - mãn kinh phụ nữ có thể đối diện với hiện tượng teo âm đạo. Điều này có nghĩa là âm đạo có thể khô hơn bình thường, dẫn đến khó chịu (đặc biệt trong quan hệ tình dục).Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau bao gồm dùng chất bôi trơn và kem dưỡng ẩm vùng kín. Tuy nhiên, duy trì hoạt động tình dục có thể hữu ích vì làm tăng lưu lượng máu đến cơ quan này, thúc đẩy bôi trơn nhiều hơn. Thủ dâm cũng có thể giúp giảm bớt tình trạng khó chịu.Thúc đẩy ham muốnNhiều người gặp tình trạng ham muốn tình dục thấp vào một thời điểm cụ thể trong đời. Theo Mayo Clinic, có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn, bao gồm trầm cảm, đau khi quan hệ , uống quá nhiều rượu, bệnh mạn tính và mệt mỏi. Một phụ nữ đang tìm cách tăng ham muốn được khuyến khích thủ dâm vì có thể dẫn đến suy nghĩ, phản ứng tình dục tốt hơn.Giảm căng thẳng, ngủ sâu giấc Khi cơ thể đạt cực khoái, não sẽ hoạt động chăm chỉ để tạo ra nhiều hormone, hóa chất thần kinh khác nhau bao gồm serotonin và dopamine. Hormone oxytocin cũng được giải phóng, có thể mang lại cho nữ giới cảm giác an lành, gần gũi, giảm lo lắng, ngủ ngon hơn.Đồng thời, khi đạt cực khoái, nhịp tim tăng lên, mặc dù không thể so sánh với việc chạy bộ nửa giờ nhưng điều này tốt cho sức khỏe tim mạch. Tương tự, chị em sẽ cảm nhận các cơn co thắt khi lên đỉnh, đây có thể là cách để tập thể dục, tăng cường sức mạnh cho sàn chậu. Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng, cực khoái có thể làm tăng chức năng miễn dịch.Lê Nguyễn (Theo Mayo Clinic, insider) |
13 nguyên nhân khiến tai nghe kém Tiếng ồn trong công việc: Suy giảm thính lực là tình trạng rất thường gặp, không chỉ do quá trình lão hóa tự nhiên. Một trong những nguyên nhân là do tiếng ồn lớn ở nơi làm việc như tiếng máy móc, tiếng xe, dụng cụ điện... Những người thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn nên thường xuyên nghỉ giải lao, đeo nút tai hoặc thiết bị bảo vệ tai.Chấn thương đầu: Tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng có thể làm trật khớp xương tai giữa hoặc làm hỏng các dây thần kinh, dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn. Những thay đổi đột ngột về áp suất khi đi máy bay hoặc lặn biển cũng không tốt cho màng nhĩ, tai giữa hoặc tai trong. Tổn thương trong màng nhĩ thường lành trong vài tuần. Nhưng nếu tai trong bị thương nặng, người bệnh có thể phải phẫu thuật. Người lớn, trẻ nhỏ không nên nhét tăm bông hoặc các vật dụng khác vào tai vì có thể làm rách màng nhĩ và gây ra tổn thương vĩnh viễn.Dùng thuốc: Mất thính lực có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc điều trị ung thư và thuốc rối loạn cương dương. Bác sĩ có thể sẽ theo dõi thính giác của người bệnh trong khi dùng các loại thuốc này. Tuy nhiên, một số trường hợp mất thính giác có thể là vĩnh viễn. Các loại thuốc khác có thể làm mất thính giác tạm thời như aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc cho bệnh cao huyết áp, thuốc chống sốt rét.Bệnh mạn tính: Một số bệnh kéo dài dù không liên quan trực tiếp đến tai nhưng có thể gây mất thính lực. Bởi những bệnh lý tim, đột quỵ, huyết áp cao, bệnh tiểu đường... có thể làm gián đoạn lưu lượng máu đến tai trong hoặc não. Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp cũng có liên quan đến mất thính giác.Điếc thần kinh giác quan đột ngột: Tình trạng này xảy ra khi bạn bị mất thính lực đột ngột hoặc trong một vài ngày. Nó thường chỉ ảnh hưởng đến một bên tai. Chấn thương, thuốc men hoặc một số tình trạng y tế có thể khiến điếc thần kinh giác quan đột ngột. Nhưng trong 90% trường hợp, bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân. Điều trị có thể bảo vệ thính giác của người bệnh.Khối u: Sự phát triển của khối u không phải ung thư như khối u xương, mô sẹo và u nang có thể chặn ống tai của bạn và khiến mất thính giác. Đôi khi, việc loại bỏ phần khối u tăng trưởng sẽ phục hồi thính giác. Một khối u hiếm gặp là u thần kinh âm thanh phát triển trên thính giác và các dây thần kinh cân bằng trong tai trong của người bệnh. Cùng với mất thính lực, nó có thể gây ra các vấn đề về thăng bằng, tê mặt và ù tai. Điều trị đôi khi có thể giúp người bệnh khôi phục khả năng nghe.Tiếng nổ: Đạn pháo, tiếng súng nổ và các vụ nổ khác tạo ra sóng âm thanh mạnh có thể làm vỡ màng nhĩ hoặc làm hỏng tai trong. Điều này có thể dẫn đến mất thính lực đột ngột, tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trong một số trường hợp có thể biết trước, bạn nên đeo thiết bị bảo vệ tai và đứng càng xa nguồn phát ra tiếng ồn càng tốt để bảo vệ thính giác.Buổi hòa nhạc: Mức decibel trung bình ở buổi biểu diễn nhạc rock 110 decibel đủ để sát thương tai trong vòng chưa đến 5 phút. Bất kỳ tiếng ồn nào trên 85 decibel đều có thể ảnh hưởng đến thính giác của người nghe. Tai của bạn có thể bị ù sau một buổi hòa nhạc. Ù tai có thể kéo dài hàng giờ, hàng tuần hoặc mãi mãi. Để ngăn ngừa ù tai, bạn có thể đeo nút tai và hạn chế tiếp xúc với âm thanh lớn.Dùng tai nghe với âm lượng lớn: Nếu người bên cạnh có thể nghe thấy âm thanh qua tai nghe của bạn thì bạn đang bật âm lượng quá mức cần thiết. Nghe âm thanh lớn, trong thời gian dài có thể khiến mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nhạc càng to và nghe càng lâu thì rủi ro càng lớn. Để nghe an toàn hơn, bạn nên chỉnh âm lượng không hơn 60% mức âm lượng tối đa và không nên nghe hơn một giờ mỗi lần.Tích tụ ráy tai: Ráy tai bảo vệ ống tai, chống lại bụi bẩn và vi khuẩn. Nhưng nó có thể tích tụ, cứng lại và ảnh hưởng đến thính giác. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thính lực có thể điều trị được. Khi ráy tai bị tắc, bạn không nên cố gắng loại bỏ chúng, đưa tăm bông hoặc bất cứ vật gì vào ống tai. Các bác sĩ có thể giúp bạn loại bỏ ráy tai tích tụ nhanh chóng và an toàn.Nhiềm trùng tai: Nhiều bệnh thường gặp ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến thính giác. Khi nhiễm trùng tai, tai giữa có thể chứa đầy chất lỏng, gây mất thính lực tạm thời. Các bệnh khác có thể làm tổn thương tai giữa hoặc tai trong và dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn như thủy đậu, viêm não, bệnh cúm, bệnh sởi, viêm màng não, quai bị. Vaccine có thể giúp trẻ phòng tránh một số căn bệnh này.Khiếm thính bẩm sinh: Một số trẻ đã bị khiếm thính bẩm sinh. Trường hợp này thường xảy ra trong gia đình, có thể di truyền. Tuy nhiên, trẻ bị khiếm thính bẩm sinh cũng có thể do người mẹ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, nhiễm trùng khi mang thai. Sinh non hoặc chấn thương trong khi sinh, vàng da... cũng có thể khiến trẻ sơ sinh mất thính lực.Tuổi tác: Khả năng nghe suy giảm khi già đi do quá trình lão hóa ngay cả khi bạn chú trọng chăm sóc và bảo vệ đôi tai. Đến 75 tuổi, gần một nửa số người bị mất thính giác. Có những cách giúp người cao tuổi nghe tốt hơn như máy trợ thính, cấy ghép điện cực ốc tai... Bậc cao niên có thể nói chuyện với bác sĩ để xem xét phương pháp phù hợp.Kim Uyên(Theo Webmd) |
Cụ bà hồi phục sau ba ngày mổ ung thư dạ dày Bác sĩ Hồ Văn Phước, Khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ngày 4/11 cho biết ca mổ an toàn và bệnh nhân hồi phục sớm như vậy là nhờ bệnh viện áp dụng quy trình ERAS, được triển khai gần đây. Quy trình này đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, xây dựng trên nhiều tiêu chí, phối hợp của nhiều chuyên khoa với mục đích tối ưu hóa tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau mổ, từ đó giảm các tác động do cuộc mổ và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.Cụ bà nhập viện do chứng trào ngược dạ dày, được chẩn đoán ung thư dạ dày, chỉ định mổ. Các bác sĩ chuẩn bị chu đáo cho cuộc mổ vì bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, tiểu đường, suy thận mạn, viêm phế quản, rối loạn lo âu, trầm cảm...Cụ bà trải qua ca mổ kéo dài bốn giờ để cắt bán phần dạ dày, nạo sạch các hạch di căn. Trong 24 giờ sau mổ, bà đã ngồi dậy, uống nước, sữa và nước súp. Một ngày sau đó, bà đã ăn cháo, tập đi lại; ngày thứ ba xuất viện. Tái khám một tuần sau mổ, bà được cắt chỉ trong tình trạng ổn định về tinh thần và thể chất.TS.BS Lê Huy Lưu, Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa, cho biết thông thường khi thực hiện các ca phẫu thuật liên quan đến hệ thống tiêu hóa như dạ dày, ruột, bệnh nhân phải nhịn ăn, nhịn uống, nằm nghỉ... Tuy nhiên, y học chứng minh rằng cách thức nhịn như thế này làm chậm quá trình phục hồi của bệnh nhân, đặc biệt là ở người lớn tuổi.Với quy trình ERAS, bệnh nhân không cần nhịn ăn qua đêm, có thể ăn nhẹ cho đến 6 giờ trước phẫu thuật, uống nước đường cho đến hai giờ trước phẫu thuật. Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp xâm lấn tối thiểu thay vì vết mổ lớn, sau mổ 6 giờ bệnh nhân bắt đầu uống nước, hạn chế dịch truyền tĩnh mạch, tránh hoặc loại bỏ sớm các ống dẫn lưu, vận động sớm và có chế độ ăn ngay trong ngày phẫu thuật....Hiện, bệnh viện triển khai quy trình này cho các bệnh nhân phẫu thuật dạ dày, thực quản, đại trực tràng, gan mật tụy... Sau một thời gian áp dụng, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân giảm đáng kể tỷ lệ biến chứng, tỷ lệ tái nhập viện, rút ngắn thời gian nằm viện từ 30 đến 50%, giảm chi phí, sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp nhất trong số các loại ung thư của đường tiêu hóa và là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 25.000 đến 35.000 người mỗi năm. Trên thế giới, hàng năm có khoảng 600.000 đến 700.000 trường hợp ung thư dạ dày mới được phát hiện. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 40-60, nam gấp hai lần nữ.Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày là chế độ ăn giàu thức ăn mặn và hun khói, chế độ ăn ít trái cây và rau quả, ăn các loại thực phẩm bị nhiễm nấm mốc aflatoxin, lịch sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, nhiễm HP, viêm dạ dày mạn tính, thiếu máu ác tính, hút thuốc, polyp dạ dày...Bác sĩ Lưu khuyến cáo nên đến chuyên khoa tiêu hóa khám khi có các biểu hiện như ăn uống kém, chán ăn; khó chịu hoặc đau ở bụng; chướng hơi dạ dày sau khi ăn; toàn thân mệt mỏi, giảm khả năng lao động, da xanh niêm mạc nhợt biểu hiện của sự mất máu rỉ rả từ tổ chức ung thư, gầy sút cân nhanh...Hiện, kỹ thuật nội soi ống mềm có sinh thiết giúp cải thiện kết quả chẩn đoán sớm ung thư dạ dày. Điều trị sớm giúp thời gian sống thêm trên 5 năm sau mổ của bệnh nhân ung thư dạ dày là 80-90%. Nếu chẩn đoán muộn, thời gian sống thêm sau mổ trên 5 năm khoảng 10-15%.Lê Phương |
Chiếc vòng tránh thai ra đời thế nào Theo tài liệu y khoa, chiếc vòng tránh thai đầu tiên của con người do tiến sĩ Richard Richter phát minh năm 1909. Ông sử dụng tơ từ ruột tằm, cuốn thành vòng và đưa chúng vào tử cung, điều chỉnh hai đầu của chiếc vòng để loại bỏ tinh trùng hiệu quả hơn.Giữa những năm 1920, hai chuyên gia người Đức là Karl Prust và Ernest Graefenberg giới thiệu phiên bản vòng tránh thai tương tự, song họ không đề cập đến nghiên cứu của Richter. Theo hai nhà khoa học, nguyên lý hoạt động của vòng tránh thai là đưa vật thể lạ vào tử cung, tạo phản ứng viêm khiến tinh trùng không thể sống sót.Tiến sĩ Graefenberg sau đó điều chỉnh thu nhỏ kích thước chiếc vòng vì lo ngại tình trạng nhiễm trùng. Tỷ lệ có thai khi dùng thiết bị này là khoảng 3%.Một thời gian sau, ông tiếp tục cải tiến loại vòng tránh thai này bằng cách bọc bạc nguyên chất xung quanh và trở thành loại vòng tránh thai đầu tiên được phụ nữ sử dụng. Tỷ lệ có thai lúc này giảm xuống còn 1,6%. Thiết bị được bán rộng rãi ở Anh và tất cả nước thuộc địa của Anh lúc bấy giờ, song không xuất hiện ở châu Âu hay Mỹ.Thế chiến II nổ ra cũng là lúc các nghiên cứu về biện pháp tránh thai chững lại. Thực tế, cả Đức và Nhật Bản đều cấm người dân sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong thời kỳ chiến tranh. Tuy nhiên, năm 1949, tiến sĩ Mary Halton, nhà nghiên cứu bệnh học người Mỹ, một lần nữa giới thiệu phiên bản vòng tránh thai bằng tơ tằm. Bà cuốn chiếc vòng quanh ngón tay, ngâm nó trong gelatin, sau đó từ từ đưa chiếc vòng vào tử cung người phụ nữ. Lúc này, gelatin hóa lỏng và các sợi tơ bung ra. Tỷ lệ mang thai của công cụ là 1,1%, thấp nhất tính tới thời điểm đó.Trong nhiều năm, các bác sĩ trên khắp thế giới nghiên cứu về các biến thể của dụng cụ tránh thai. Một số người lo ngại phần "đuôi" vòng tránh thai làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng chậu của phụ nữ. Vì vậy, hầu hết dụng cụ chế tạo sau đó đều không có đuôi khiến việc lấy vòng tránh thai khỏi tử cung trở nên khó khăn hơn.Để khắc phục điều đó, năm 1960, tiến sĩ Lazar Margulies phát triển vòng tránh thai có hình dạng một cuộn dây, làm bằng polyethylene. Phần cuối của thiết bị nhô ra ngoài qua cổ tử cung. Người đầu tiên thử nghiệm dụng cụ này là vợ ông.Năm 1962, tiến sĩ Jack Lippes đã giúp vòng tránh thai trở nên phổ biến hơn tại Mỹ. Ông tạo ra vòng nhựa polyethylene mềm dẻo (tương tự dụng cụ của tiến sĩ Margulies), được đẩy vào cơ thể phụ nữ một cách dễ dàng qua ống nội soi. Chiếc vòng có kích thước phù hợp với khoang tử cung của từng người, tùy thuộc vào việc họ đã mang thai bao nhiêu lần. Thiết bị này sau đó trở thành tiêu chuẩn cho các loại vòng tránh thai khác.Năm 1969 là khoảng thời gian vòng tránh thai có nhiều cải tiến quan trọng. Trong nỗ lực giảm thiểu tình trạng chuột rút và chảy máu ở nhiều phụ nữ, tiến sĩ Howard Tatum, Đại học Emory, đã cố gắng thu nhỏ kích thước vòng tránh thai.Ông tạo ra một loại vòng tránh thai hình chữ T, gần giống với vòng tránh thai hiện đại. Tiến sĩ Tatum cho biết hình dạng này giảm tỷ lệ đào thải vòng khỏi cơ thể. Tuy nhiên, tỷ lệ mang thai khi dùng thiết bị khá cao, khoảng 18%.Năm 1970, tiến sĩ Antonio Scommegna phát minh loại vòng tránh thai hình chữ T khác, có gắn thêm viên nang bán thấm chứa hormone progesterone (hormone steroid nội sinh trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai và phát triển phôi thai của người)i. Thiết bị này được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép, trở nên phổ biến trên thị trường đến những năm 2000.Một trong những loại vòng tránh thai "tai tiếng" nhất ra mắt năm 1971, được nhà sản xuất AH Robins tiếp thị rầm rộ như phương tiện ngừa thai hiệu quả cao, giá cả phải chăng. Tuy nhiên, chỉ ba năm sau, nó bị thu hồi vì khiến vi khuẩn xâm nhập, gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng chậu, nhiễm trùng huyết và vô sinh. AH Robins đối mặt với hơn 300.000 vụ kiện và phải nộp đơn phá sản.Năm 1988, loại vòng tránh thai bằng đồng đầu tiên xuất hiện. Thiết bị này được nhà khoa học Jaime Zipper, người Chile, đặt nền móng từ năm 1969. Khi ấy, ông phát hiện đồng là chất diệt tinh trùng hiệu quả. Đặt một sợi dây đồng vào sừng tử cung của thỏ sẽ ngăn ngừa quá trình mang thai. Đây được coi là cuộc cách mạng của các công cụ tránh thai. Vòng tránh thai có tên gọi TCu200, phiên bản cải tiến sau này là TCu308A.Ban đầu, FDA phê duyệt sử dụng nó trong 4 năm. Tuy nhiên, do có nhiều dữ liệu về hiệu quả lâm sàng, cơ quan quyết định kéo dài thời gian phê duyệt lên 10 năm.Hiện nay, có hai loại vòng tránh thai chính: vòng đồng và vòng nội tiết. Vòng tránh thai nội tiết giải phóng progestin - phiên bản tổng hợp của hormone estrogen tự nhiên và thuốc, khiến chất nhầy ở cổ tử cung dày hơn, tạo thành hàng rào chống tinh trùng.Cả hai hình thức tránh thai đều có thể gây chảy máu, chuột rút ngay sau khi đặt vòng. Phiên bản vòng tránh thai đồng được cho là gây chuột rút nặng nề hơn và làm tăng lượng máu trong kỳ kinh nguyệt. Trong một số trường hợp hiếm gặp, vòng tránh thai có thể làm thủng tử cung.Thục Linh (Theo Reproductive Access, Smithsonian Mag) |
Bị sốt xuất huyết 'hành' khốn khổ Ngày 3/11, nam bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương với tiểu cầu hạ sâu. Tuấn nằm trên giường bệnh, cánh tay cắm kim truyền dịch, đôi mắt nhắm nghiền, thều thào: "Cả người tôi đau lắm, đầu cũng rất đau, rất khó chịu, khốn khổ hơn cả khi mắc Covid-19". Anh ít nói chuyện, trả lời các câu hỏi của bác sĩ rất ngắn gọn vì quá mệt mỏi, thậm chí không thể ngồi dậy hay ăn uống.Bác sĩ điều trị cho biết nam bệnh nhân xét nghiệm dương tính sốt xuất huyết Dengue, có dấu hiệu cảnh báo trở nặng. Khi đến bệnh viện, anh đã ở ngày thứ 4 của bệnh, từ đó sốt cao liên tục, có dấu hiệu đau bụng vùng gan, chảy máu mũi, chân răng, tràn dịch màng phổi, ổ bụng. Kết quả xét nghiệm cho thấy Tuấn bị cô đặc máu, bệnh trở nặng nhanh so với trước, được truyền tiểu cầu, theo dõi sát tình hình."Vật vã vì bệnh, kinh khủng hơn so với mắc Covid-19" là lời tâm sự của nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết thời gian gần đây. Như chị Nhuệ, 42 tuổi, trú tại Thanh Xuân (Hà Nội), mắc sốt xuất huyết một tuần, cho biết chưa từng bị căn bệnh nào làm cho khốn khổ đến vậy."Lúc nào tôi cũng thấy đau đầu, cứ như có hàng chục khẩu pháo hoa nổ lụp bụp, nổ chỗ nào thì ôm đầu ở chỗ đó, phát khóc như trẻ con", chị kể.Hai tuần trước, khi đang đi công tác, người phụ nữ thấy hơi mỏi mệt, sau đó rét lạnh toàn thân, run rẩy đến nỗi hàm răng va vào nhau lập cập. Tuy nhiên, chị nghĩ bị trúng gió nên đắp chăn và mặc thêm vài lớp áo. Hết rét lạnh, cơ thể chuyển sang nóng như hòn than, hai hốc mắt của chị đau nhức đến mức không thể nhìn màn hình điện thoại."Tôi nằm bệt trên giường, không thể làm được gì", chị nói và cho biết khi trở về Hà Nội, sau xét nghiệm tại nhà, chị mới biết mắc sốt xuất huyết, tiểu cầu hạ còn 161 đơn vị. Nhân viên y tế khuyên chị điều trị tại nhà do bệnh viện đã kín giường. Tuy nhiên tình trạng đau đầu cứ kéo dài, chị Nhuệ đến bệnh viện tư nhân gần nhà thăm khám, được truyền dịch và uống thuốc giảm đau, thuốc bổ thần kinh...Tương tự, Vy (25 tuổi, ở Đà Nẵng) cũng đau đầu dữ dội khi mắc bệnh sốt xuất huyết vào ngày 22/10. Ban đầu, Vy cảm thấy mệt, nhức đầu, ăn kém. Nghĩ bản thân bị kiệt sức, cô bèn pha nước cam và oresol uống để nhanh hồi tỉnh. Trưa, cô gái bắt đầu sốt cao hơn 39 độ C, đầu nhức như thể có vật gì ở trong trán, chỉ hơi lắc nhẹ cũng "buốt như kim châm". Cô nói cơ thể mệt mỏi nên cầm ly nước hay vật nhẹ cũng cảm thấy khó khăn, còn hai đầu gối ở chân giống như bị đau khớp, cơn đau tăng dần mỗi ngày.Vy uống thuốc hạ sốt để giảm triệu chứng, nhưng các cơn đau ở đầu và toàn thân không đỡ. "Cả người cứ mệt lả, mệt nhất trong số các lần tôi bị sốt. Tôi không ăn được dù rất muốn ăn, cái miệng rất khó chịu, cảm giác không còn sức sống, chỉ có thể vắt nước cam để uống", Vy nói.Cô gái thường tỉnh lúc 3h sáng. Khi đó thuốc hạ sốt đã hết tác dụng, cảm giác cơ thể tê bì, đặc quánh, ý thức mê man, luẩn quẩn với ý nghĩ bản thân là ai, ở đâu, ngủ nhiều để làm gì. Cứ thế, Vy sốt ba ngày, triệu chứng đau đầu kéo dài bốn ngày. Sau đó, các nốt đỏ li ti xuất hiện dưới da, cô mới biết bản thân bị sốt xuất huyết.Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, dịch đang diễn biến phức tạp trên toàn quốc, số mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục tăng do cao điểm mùa dịch hàng năm bắt đầu từ tháng 7 đến hết năm. Hiện, cả nước đã ghi nhận hơn 270.000 ca mắc, 108 ca tử vong, tính từ đầu năm 2022. Ca mắc tăng 4,8 lần so với cùng kỳ 2021, số tử vong tăng 87 ca.Riêng tại TP HCM, số ca tử vong do sốt xuất huyết cao nhất trong 10 năm qua, còn tại Hà Nội, số mắc mới trong 10 tháng năm 2022 cao gấp 4 lần so với cùng kỳ.Tiến sĩ, bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết triệu chứng sốt xuất huyết tương tự với Covid-19 và cúm trong vòng ba ngày đầu, ví dụ cùng có biểu hiện sốt, ho, đau mỏi người, mỏi toàn thân... Người bệnh khó phân biệt triệu chứng, từ đó không có phương án chăm sóc, theo dõi phù hợp. Bác sĩ Hùng khuyến cáo người dân nên đến các cơ sở y tế khi có triệu chứng để tìm ra căn nguyên gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp, tránh nhầm lẫn.Sốt xuất huyết kéo dài khoảng hơn một tuần, mỗi thời kỳ có một diễn biến khác nhau. Trong đó, bệnh thường trở nặng từ ngày 4 đến 7, có thể có dấu hiệu cảnh báo như sốt cao bất thường, đau tức vùng gan, rối loạn ý thức, có biểu hiện xuất huyết. Lúc này, người bệnh cần nhập viện để được theo dõi, điều trị.Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho sốt xuất huyết, chủ yếu là trị triệu chứng và biện pháp chăm sóc tích cực khi trở nặng. Người bệnh chỉ được truyền dịch khi không thể ăn uống và biện pháp này cần thực hiện ở cơ sở y tế chuyên khoa. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt bọ gậy, tránh để nước đọng, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, mặc áo dài tay, dùng kem bôi tránh muỗi, ngủ màn kể cả ban ngày và ban đêm...Chi Lê tháng 7 năm ngoái tôi bị sốt xuát huyết đúng ngay thời điểm dịch covid - 19 bùng phát mạnh, TP bắt đầu cách li giãn cách xã hội. đi viện không cho nhập viện vì viện quá tải. sau khi xet nghiệm kết quả dương tính sốt xuất huyết thì bác sĩ cho thuốc về và tôi năm ở nhà 1 mình 10 ngày trời. 5 ngày đầu sốt 40-41 độ. đau nhức khắp mình mẩy chân tay không có sức. sang ngày thứ 5-7 bắt đầu đỡ sốt còn 38-39 và toàn cơ thể bắt đầu nổi những nốt đỏ, ngày thứ 8-10 ngứa toàn thân.trong 10 ngày tôi uống hết 48 lit nước điện giải. và chỉ ăn cháo lỏng bỏng như nước để cầm cự (ở 1 mình phải cô lết mà nấu)sau này hết dịch đi khám bệnh có kể bác sĩ là bị bệnh sốt xuất huyết, phải nằm ở nhà 1 mình, thì bác nào cũng phán số mình còn sống là rất may mắn.cảm tạ trời phật con còn sống. Mình từng bị 2 lần vào tháng 8/2018 và tháng 4/2022 . Sau lần bị đầu tiên thì mình có thể nhận biết được sốt xuất huyết khi mắc bệnh này ngay ngày sốt đầu tiên . Sốt xuất huyết nó khác với sốt cảm khác là rất đau cơ , sốt rất cao kèm lạnh dữ dội , cơ thể rất mệt mỏi sau khi sốt và các cơn sốt xuất hiện định kì đều đặn sau vài giờ !Bệnh này cực kì nguy hiểm nên mọi người không được chủ quan . Khi có dấu hiệu sốt thì nên nhanh chóng đi xét nghiệm máu nếu đúng là sốt xuất huyết thì cần nhập viện ngay chứ không nên chủ quan tự điều trị tại nhà . Nhiều người điều trị tại nhà đến ngày sốt thứ 5 , 6 thì bệnh quá nặng mới nhập viện khiến tính mạng nguy hiểm hoặc để lại di chứng !!! Sốt xuất huyết thật sự nguy hiểm và đáng sợ. Tôi đã bị cả Covid nhưng so với sốt xuất huyết covid chẳng bằng 1 phần. Ai đã từng bị sốt xuất huyết sẽ hiểu, ai chưa từng bị thì lại có cảm giác coi thường nên sốt xuất huyết nó nguy hiểm là vậy. Nguy hiểm hơn khi tiểu cầu giảm mà ăn nhiều tới mấy cũng không tăng, rồi chảy máu trong...quê tôi chết mất mấy người vì nó. Dù là người rất cẩn thận, luôn luôn ngủ mắc màn, dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng thế mà mình vẫn bị sốt xuất huyết 2 lần. Công nhận là bị hành vật vã bởi những cơn sốt, mệt lừ đừ, việc đơn giản như đánh răng, vệ sinh cá nhân mà mình phải vịn tường đi, tay không còn chút sức lực để cầm nắm bất cứ thứ gì. Mình phải mất 2 tuần mới có thể hồi phục thể trạng ban đầu. Thế nên mọi người hãy cẩn thận, phòng bệnh không bao giờ là thừa. Mình vừa bị sốt xuất huyết xong, triệu chứng y hệt như trên kèm theo bị tràn dịch màng phổi. Còn mệt hơn so với covid nhiều. Đã từng bị mơi hiểu cảm giác mệt mỏi và đau nhức cỡ nào, minh bị trở nặng và đi ngoài ra cả máu, lúc đó năm viện đên tận 15 ngày, cứ tưởng qua không khỏi.Chúc những người bị bệnh mau khỏe và không nên chủ quan đối với bệnh này.Thân. Bản thân đã từng bị sxh, sốt 1 ngày thôi mà nó đau đầu, đau 2 hóc mắt, toàn thân ê ẩm, tối nằm k ngủ được chỉ mong tới sáng. Ăn k ăn dc ngủ k ngủ được. Từ thứ 3 tới thứ 7 bị sút 2,5kg, quá mệt mỏi, quá sợ hãi Mình đã từng mắc sốt xuất huyết, 1 tuần nằm nhà đến nguy kịch, rồi chở đi viện nằm 1 tuần. Bác sỹ cứ túc trực ngày đêm bên giường bệnh vì sợ mình ko qua nổi nên mình rất thấu hiểu sự mệt mỏi kiệt sức của bệnh nhân bị sốt xuất huyết.(Mình cũng bị covid, cũng nặng vô cùng).Tóm lại không ai muốn mắc bệnh truyền nhiễm, lỡ dính vào tâm dịch đành chịu, chăm sóc cho kỹ lưỡng và cầu trời Mình đã từng bị hồi 10/2021, mình cũng điều trị tại nhà mất 2 tuần, may mắn là mình bị nhẹ ko sao. Ra viện tư gần nhà, họ bảo về nhà điều trị theo dõi. Họ cũng thường xuyên ngày hỏi thăm tình trạng của mình hàng ngày. Tuy nhẹ nhưng cũng thật kinh khủng với bệnh này. 3,4 ngày đầu mình sốt cao li bì, đầu choáng, đau như búa bổ. Sau đỡ sốt thì bắt đầu phát ban đỏ người, chân tay. Ngứa điên người, không ngủ được chút nào mất mấy ngày. May mình bị phát ban nhẹ lốm đốm thưa thưa, chứ không mảng đỏ bầm như mọi người. Hậu quả sau 1-3 tháng bị rụng tóc gần hết sạch. Lúc đó mình sợ tóc sẽ rụng trọc. Suýt thì phải cắt tóc đầu con trai. Phải vừa uống tpcn vừa uống thuốc bắc để phục hồi sk và phục hồi tóc. Cty mình có mấy người bị SXH đều bị rụng tóc như mình. Nghĩ lại thấy vẫn sợ. Mình còn đang cảm thấy vậy, nên nhìn mấy bé nhỏ bị thương lắm. Nên mọi người đừng chủ quan. Cứ đi viện cho chắc. Giữ gìn, uống nước nhiều, cố ăn ít nào thì ăn, qua ngày thứ 5 là thành công. lý do mình thích ở chung cư là vì muỗi Đã từng bị, đau đầu kinh khủng, sốt cao hết hơi thuốc lại lên 40 độ, chảy máu mũi, nôn oẹ, mệt kinh khủng mặc dù cơ thể cường tráng cũng k bê xê lết Mới bị hồi trung thu, quá ám ảnh. Sốt cao nóng lạnh, đau nhức toàn thân ko còn sức lực, miệng đắng ko nuốt nổi thứ gì.... Mới hồi tháng 6 cả nhà thì vợ bị con trai 3tuổi bị ,thế là đem đi viện mỗi mẹ con nơi .1 mình ko thể chăm sóc được 2 ngày ,nghĩ nó cơ cực . Cảm nhận của mình cũng giống các bệnh nhân trong bài viết, thực sự sốt xuất huyết nó đau và mệt hơn rất nhiều so với covid. |
Ngủ ban đêm có thể đốt 400 calo Calo về bản chất là năng lượng, giúp duy trì sự sống dù ở trong trạng thái nào. Cơ thể luôn ở trong trạng thái tiêu hao calo. Lượng calo này gọi là tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR), bao gồm lượng calo đốt cháy qua đêm.Tiến sĩ Ramiz Fargo, chuyên gia y học về giấc ngủ, chủ nhiệm khoa chăm sóc phổi tại Đại học Y tế Loma Linda, cho biết một người bình thường đốt trung bình 50 calo mỗi giờ trong khi ngủ. Như vậy, nếu ngủ đủ 8 tiếng, cơ thể tiêu thụ khoảng 400 calo, tương đương 85% lượng calo đốt trong khi thức và đứng yên.Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản và lượng calo tiêu hao khi nghỉ ngơi thay đổi dựa trên các yếu tố như tuổi tác, giới tính, di truyền, mức độ hoạt động và thể trạng sức khỏe.Hiện tượng tiêu hao calo xảy ra bởi ngay cả khi đang ngủ, cơ thể vẫn "làm việc chăm chỉ". Theo tiến sĩ Fargo, tim, phổi, não, gan, thận và nhiều cơ quan khác vẫn hoạt động bình thường."Khi não và bất kỳ cơ quan nào vận hành, các tế bào của cơ quan đó vẫn cần ‘thức ăn' dưới dạng ATP, gián tiếp tạo ra từ lượng calo tiêu thụ trong chế độ ăn uống, chẳng hạn carbohydrate như glucose", tiến sĩ Rajkumar Dasgupta, chuyên gia giấc ngủ tại Keck Medicine, Đại học Nam California, cho biết.Bộ não của bạn là cơ quan cần nhiều "thức ăn" dạng glucose nhất, đặc biệt là trong giai đoạn ngủ (REM). Đây là giai đoạn não bộ tạo ra những giấc mơ sống động, củng cố trí nhớ dài hạn và ngắn hạn. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, giấc ngủ REM chiếm khoảng 20-25% tổng thời gian ngủ.Tiến sĩ Dasgupta cho biết quá trình trao đổi chất tăng lên trong nửa sau giấc ngủ đêm. Điều này có nghĩa chỉ cần ngủ đủ 7 đến 9 tiếng như khuyến nghị, cơ thể sẽ đốt cháy nhiều calo nhất có thể.Cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng là cách để tiêu hao nhiều calo. Theo tiến sĩ Dasgupta, chất lượng giấc ngủ bao gồm thời lượng ngủ REM (vì đây là lúc đốt nhiều calo nhất) và số giờ ngủ.Để có một giấc ngủ sâu, các chuyên gia khuyến nghị tạo môi trường ngủ lý tưởng, tức là giữ cho phòng ngủ ngăn nắp, sạch sẽ, yên tĩnh và đặc biệt tối. Lúc này, bộ não sản xuất melatonin để phản ứng với bóng tối. Việc thư giãn trong phòng ngủ ít ánh đèn sẽ báo hiệu cho cơ thể biết rằng đã đến giờ đi ngủ.Mọi người cần hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi đi ngủ. Việc nhìn vào màn hình điện thoại hoặc máy tính có thể ức chế sản xuất melatonin, gây mất ngủ.Việc giữ lịch ngủ cố định cũng rất hữu ích, ngay cả trong những ngày cuối tuần. Thói quen này giúp ổn định đồng hồ sinh học của cơ thể.Thục Linh (Theo Insider) |
Tỷ lệ nam giới Việt Nam đột quỵ cao gấp 1,5 lần nữ Kết quả được PGS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai, công bố tại Hội nghị Đột quỵ Quốc tế 2022, ngày 5/11. Đây là cuộc nghiên cứu về đột quỵ đa trung tâm lớn nhất Việt Nam, với số lượng bệnh nhân tham gia lớn nhất từ trước đến nay là 2.310.Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ phổ biến (77%); đột quỵ do nhồi máu não chiếm 76%, do chảy máu não là 24%.Nhóm bệnh nhân bị đột quỵ dưới 45 tuổi chiếm 7,2%, trong đó tỷ lệ đột quỵ do chảy máu não có xu hướng tăng, 46%. Điều này cho thấy tỷ lệ đột quỵ do xuất huyết ở Việt Nam cao hơn tỷ lệ báo cáo tại quốc tế nói chung.Khoảng hơn 30% số người đột quỵ đến viện trong thời gian vàng, tức dưới 6 giờ; 23% đến viện dưới 4,5 giờ kể từ khi khởi phát bệnh. Do đó, tỷ lệ bệnh nhân được điều trị tái tưới máu thấp, ở mức 14% - nguy cơ bị di chứng hoặc tử vong cao. PGS. Tôn cho biết đến viện sớm, người bệnh sẽ được điều trị bằng cách sử dụng tiêu huyết khối qua đường tĩnh mạch, hoặc dùng dụng cụ lấy huyết khối đường động mạch."Kết quả của nghiên cứu này có giá trị lớn trong thực hành lâm sàng và tuyên truyền, theo đó người bị đột quỵ cần đến viện sớm nhất có thể", ông Tôn nói, đánh giá nghiên cứu này cho bức tranh tương đối đầy đủ về tỷ lệ các yếu tố nguy cơ đột quỵ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục điều trị ban đầu.Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Việt Nam cũng như các nước phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật kép, gồm các bệnh truyền nhiễm mới nổi cũng như bệnh lưu hành và sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Các báo cáo khoa học hàng năm cho thấy hàng năm tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 74% ca tử vong nói chung. Đây là con số rất lớn trong điều kiện kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.Các bệnh không lây nhiễm chính có 4 nhóm gồm: Tim mạch (trong đó có đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp), ung thư, bệnh hô hấp mạn tính và đái tháo đường. Đây đều là bệnh/nhóm bệnh gây những hậu quả nặng nề do tỷ lệ tử vong và tàn phế khá cao.Theo Thứ trưởng, đột quỵ não là bệnh không lây nhiễm thường gặp. Hàng năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ, giống như các bệnh mạn tính khác, con số này đang có chiều hướng gia tăng.Theo Hội Đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi. Mỗi năm có 6,5 triệu ca tử vong do đột quỵ với hơn 6% trong số đó là người trẻ."Con số này thật đáng báo động, vì nhóm người trẻ tuổi là lực lượng lao động chính của mỗi gia đình và xã hội", Thứ trưởng Thuấn nói.Người bệnh đột quỵ cần được điều trị nhanh chóng tối đa, bao gồm chẩn đoán và xử trí cấp cứu, đặc biệt là tiêu huyết khối trong 4-5 giờ đầu. Đồng thời, bệnh nhân cần được điều trị phối hợp các chuyên khoa như Chẩn đoán hình ảnh để can thiệp nội mạch lấy huyết khối cấp cứu, Phẫu thuật thần kinh cấp cứu cho người chảy máu não, chảy máu dưới nhện, nhồi máu diện rộng...Hiện tuyến y tế Trung ương có 4 trung tâm đột quỵ thuộc 4 bệnh viện, 27 đơn vị đột quỵ tại các cơ sở y tế. Tuyến tỉnh có hai bệnh viện thành lập trung tâm đột quỵ, 5 viện có khoa đột quỵ. Tại tuyến huyện, chỉ hai bệnh viện có khoa đột quỵ. Theo Bộ Y tế, mỗi bệnh viện tuyến tỉnh cần xây dựng một trung tâm hoặc khoa điều trị đột quỵ, từ nay đến năm 2025.Lê Nga |
Bệnh viện 'chưa thuyết phục đến cùng' khi cho đưa bệnh nhân về nhà lo hậu sự Ngày 5/11, Sở Y tế TP HCM yêu cầu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương rút kinh nghiệm khi trao đổi thông tin với người bệnh, thuyết phục điều trị đến cùng, sau vụ việc.Bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết bệnh nhân Nguyễn Đình Khánh được Bệnh viện huyện Bình Chánh chuyển đến khuya 22/10, tình trạng nhồi máu cơ tim, trên đường đến viện bị ngưng tim ngưng thở, được hồi sức tim phổi ngay trên xe cấp cứu. Khi đến viện, bác sĩ tiếp tục hồi sức tim phổi nâng cao với khoảng 5 lần sốc điện.Sau khoảng một giờ hồi sức tích cực, tim bệnh nhân đập lại, huyết áp đo được nhưng rất thấp, kíp điều trị sử dụng nhiều loại thuốc hỗ trợ tim và nâng huyết áp với liều rất cao. Đánh giá đây là trường hợp nhồi máu cơ tim cấp diễn tiến nặng, đã ngưng tim thời gian dài ngoài bệnh viện, các bác sĩ chuẩn bị ê kíp để sẵn sàng can thiệp động mạch vành cấp cứu, bởi nhiều bệnh nhân được cứu sống nếu động mạch vành được can thiệp tái thông kịp thời.Theo bác sĩ Chiến, về mặt chuyên môn, bệnh nhân ngưng tim do nhồi máu cơ tim cấp, một khi đã hồi sức tim phổi thành công, vấn đề can thiệp tái thông động mạch vành không quá khó khăn. Tuy nhiên, bệnh nhân ngưng tim và phải hồi sức tim phổi kéo dài, có khả năng tổn thương não do thiếu máu nuôi. Đây là nguyên nhân giải thích cho một số trường hợp dù can thiệp tái thông mạch vành thành công nhưng bệnh nhân vẫn không hồi phục và tử vong sau đó.Những vấn đề này bác sĩ phải giải thích rõ ràng cho gia đình trước khi thực hiện thủ thuật. "Khi bác sĩ giải thích cho người nhà về các lợi ích cũng như tiên lượng của bệnh nhân, gia đình không đồng ý ký giấy xác nhận để bác sĩ can thiệp điều trị, xin đưa bệnh nhân về nhà", bác sĩ Chiến cho hay.Theo lãnh đạo bệnh viện, chi phí ca can thiệp mạch vành trong nhồi máu cơ tim tại bệnh viện từ trước đến nay khoảng 30 triệu đồng nếu có bảo hiểm y tế và khoảng 70 triệu đồng nếu không có bảo hiểm y tế. "Bệnh viện lấy làm tiếc khi người nhà người bệnh không hỏi lại cho rõ về giá dịch vụ kỹ thuật mà xin đưa về nhà", bác sĩ Chiến cho biết.Sau đó, trên đường về quê ở Quảng Nam, người nhà thấy bệnh nhân có dấu hiệu cử động tay chân trở lại nên đưa vào Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam và được bác sĩ tại đây can thiệp mạch vành cứu sống.Đánh giá lại quy trình, Sở Y tế TP HCM cho rằng kíp trực cần kiên trì thuyết phục người nhà yên tâm và chấp thuận để bệnh nhân được tiếp tục điều trị với tinh thần còn nước còn tát. Bác sĩ khi thông tin với người bệnh và thân nhân về tình trạng bệnh nhân và hướng điều trị cần chính xác, rõ ràng, nhất là khi thông tin về giá các dịch vụ kỹ thuật.Đồng thời, Sở Y tế yêu cầu lãnh đạo viện phải bổ sung quy trình xử lý các tình huống. Trong đó, khi không thuyết phục được người nhà và bệnh nhân, trưởng kíp trực cần mời hội chẩn lãnh đạo bệnh viện với sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa liên quan và chuyên viên phòng xã hội của bệnh viện để có quyết định phù hợp nhất có thể.Lê Phương Về giá dịch vụ chữa bệnh bác sỹ phải có trách nhiệm nói rõ cho gia đình bệnh nhân . Chứ không phải bệnh nhân phải hỏi , phải tìm hiểu ... Y tế Quảng Nam - Đà Nẵng - Huế hiện nay đã gần bằng với Hà Nội và TP HCM , chỉ có ca quá nặng mới đi Chợ Rẫy còn lại bà con phải tin tưởng vào tay nghề bác sĩ địa phương . Khám chữa ở bệnh viên tư địa phương thì bệnh viện lại càng có tiền để sắm thuốc tốt và máy móc hiện đại . Cá nhân tôi đánh giá cao bệnh viện ở địa phương . Có thể là do gia đình thấy chi phí cao quá, không có khả năng lo cho bệnh nhân vì nghèo. Nên chăng bệnh viện nên làm hết khả năng chứ đừng chăm chăm vào việc thu phí cao để rồi lỡ đi 1 mạng người. Không lẽ người không có tiền thì không được sống ? Đây là trường hợp hy hữu chớ tôi thấy đột quỵ với nhồi máu cơ tim ai được bệnh viện cho về lo hậu sự thì toàn về luôn. Bệnh viện tuyến trên mà xử lý tình huống như vầy là không ổn rồi Chúc mừng bệnh nhân và gia đình, cảm ơn các bác sĩ bv quê nhà "Bệnh viện lấy làm tiếc khi người nhà người bệnh không hỏi lại cho rõ về giá dịch vụ kỹ thuật mà xin đưa về nhà". Bác sĩ có trách nhiệm, lương tâm giải thích cho rõ. Nỗ lực cứu người đến cùng chứ thân nhân họ bối rối biết thế nào mà hỏi cho rõ. |
Mắc sốt xuất huyết có nên uống nước dừa, nước điện giải? Trả lời:Sốt xuất huyết đang tăng cao ở Hà Nội và nhiều địa phương cả nước. Khuyến cáo hiện tại và được áp dụng tại bệnh viện là bệnh nhân nên uống các dung dịch có kèm điện giải, ví dụ oresol. Oresol không chỉ cung cấp nước mà còn cung cấp các chất điện giải kèm theo, cân bằng nội môi tốt.Tuy nhiên nhiều người không uống được oresol, trong đó có trẻ em. Khi ấy, mọi người có thể thay thế bằng nước khác, ví dụ nước dừa, nước cam, nước chanh. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến cáo uống dung dịch điện giải.Bên cạnh đó, chúng tôi gặp nhiều bệnh nhân có tâm lý rằng "sản phẩm này công dụng tốt" nên pha đặc vào uống cho bổ, đây là quan niệm sai. Mọi người lưu ý là các dung dịch bù nước, điện giải đều phải pha đúng tỷ lệ được nhà sản xuất khuyến cáo.Một số người tự ý truyền dịch, mua test nhanh về nhà để xét nghiệm và tự điều trị. Chúng tôi cũng không khuyến cáo tự ý thực hiện như vậy, bởi người bệnh có thể bị tràn dịch màng phổi, màng bụng, gây suy hô hấp hoặc suy tuần hoàn.Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hải NinhTrưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương |
Người đàn ông bị tràn máu màng phổi do vỡ kén khí Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu ngày 3/11 trong tình trạng khó thở, đau tức ngực và vai trái, sốt nóng thành cơn. Kết quả chụp CT cho thấy phổi của bệnh nhân đông đặc, kính mờ, dày kẽ phổi trái, tràn dịch, tràn khí khoang màng phổi trái. Các bác sĩ nhận định bệnh nhân đứt dây chằng đỉnh phổi và vỡ kén khí, phẫu thuật nội soi lồng ngực xử trí tổn thương.Bác sĩ Hoàng Văn Quyết, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, cùng ê kíp đã phẫu thuật hút được gần một lít dịch máu lẫn máu cục trong khoang màng phổi bệnh nhân, phát hiện máu đang chảy ra từ dây chằng đỉnh phổi và từ thùy trên phổi trái.Các bác sĩ đã cầm máu, cắt và khâu lại kén khí vỡ, bơm rửa sạch và dẫn lưu khoang màng phổi. Hiện tại sau một ngày phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.Bác sĩ Hoàng Văn Quyết cho biết tràn máu, tràn khí màng phổi do vỡ kén khí và đứt dây chằng đỉnh phổi là một thể bệnh hiếm gặp, tỷ lệ 22/100.000 người. Đây là tình trạng cần được phát hiện và xử trí kịp thời do nguy cơ gây suy hô hấp, mất máu cấp gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.Bác sĩ Quyết khuyến cáo người dân khi có biểu hiện đau tức ngực, khó thở cần đến cơ sở y tế để khám và xử lý kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng, nguy hiểm đến tính mạng.Lê Thanh Tân |
Sáu lãnh đạo sở ngành của Hà Nội được luân chuyển Chiều 3/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội công bố quyết định luân chuyển, điều động lãnh đạo một số đơn vị.Ông Lê Anh Quân, 55 tuổi, thôi giữ chức Bí thư Huyện ủy Gia Lâm để đảm nhiệm chức Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.Ông Nguyễn Phi Thường, 51 tuổi, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội nhiệm kỳ 2018-2023, được điều động làm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải. Ông Nguyễn Việt Hà, 43 tuổi, thôi giữ chức Bí thư Quận ủy Thanh Xuân để nhận nhiệm vụ Bí thư Huyện ủy Gia Lâm, nhiệm kỳ 2020-2025.Ông Nguyễn Quốc Khánh, 45 tuổi, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội được điều động đến nhận công tác tại Quận ủy Hoàn Kiếm.Ông Đinh Hồng Phong, 51 tuổi, Phó bí thư Thường trực Quận ủy Hoàn Kiếm, được điều động đến nhận công tác tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội và được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Sở.Ông Bùi Duy Cường, 49 tuổi, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được điều động đến nhận công tác tại Huyện ủy Sóc Sơn. Chức vụ cụ thể của ông Cường chưa được công bố.Trước đó ngày 2/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội công bố quyết định điều động, luân chuyển nhân sự các chức danh Trưởng ban Dân vận, Trưởng ban Tuyên giáo, Bí thư quận ủy Thanh Xuân. Dự kiến các nhân sự khác sẽ tiếp tục được công bố quyết định luân chuyển, điều động trong những ngày tới.Theo lãnh đạo Thành ủy Hà Nội, việc luân chuyển, điều động cán bộ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển của thủ đô trong giai 2021-2025 và những năm tiếp theo. Đến nay đã có 30 cán bộ được điều động, luân chuyển theo chủ trương của Thành ủy.Võ Hải |
Thanh tra toàn bộ doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm Theo lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, kế hoạch thanh tra chia làm nhiều đợt trong năm, thực hiện tại nhiều tỉnh thành, có thanh tra phụ trách các vùng và Sở Lao động Thương binh và Xã hội địa phương cùng tham gia. Thời gian, danh sách doanh nghiệp thanh tra được công khai, đơn vị vi phạm quy định sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật.Thống kê đến hết tháng 9/2022, doanh nghiệp cả nước chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải tính lãi lên gần 14.600 tỷ đồng, chiếm gần 3,4% số phải thu. Chậm đóng xảy ra ở tất cả loại hình doanh nghiệp do chây ì, dùng tiền cho hoạt động kinh doanh khác thay vì đóng BHXH.Đơn cử tại Hà Nội, doanh nghiệp nợ đóng BHXH hơn 5.100 tỷ đồng (chiếm 8,8% số tiền cần thu). Trong đó hơn 3.500 đơn vị nợ kéo dài từ hai năm trở lên. Đại diện một số doanh nghiệp cho hay tình trạng nợ, chậm đóng do khó khăn trong sản xuất hoặc làm ăn thua lỗ. Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã nhiều lần gửi văn bản lẫn làm việc trực tiếp nhưng doanh nghiệp vẫn chưa đóng.Ông Lê Hùng Sơn, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho hay việc xử lý các đơn vị cố tình trốn đóng BHXH theo Điều 216, Bộ luật Hình sự gặp khó khăn. Bốn năm qua, cơ quan Bảo hiểm xã hội kiến nghị khởi tố 382 vụ trốn đóng BHXH, nhưng chưa vụ nào bị xử lý, 186 vụ trong đó bị cơ quan điều tra xác định không khởi tố vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Khi công an tới làm việc, một số doanh nghiệp nộp tiền nên không khởi tố nữa. Một số chưa đủ yếu tố cấu thành tội, doanh nghiệp nói "chưa kịp đóng chứ không trốn".Hồng Chiêu Không những không đòi được mà là ko đòi. Cty tôi nợ bhxh cả năm nay không đóng, người lao động ko nói được, ai không muốn thì nghĩ, công đoàn bất lực,còn bhxh không thấy làm gì cả, đáng lẽ là cơ quan quản lý phải mạnh mẽ ép buộc doanh nghiệp chứ người lao động sao đòi nổi. Công ty vợ tôi mỗi tháng phải thanh toán tầm 1.5 tỷ tiền BHXH, vậy mà tháng nào phần tạm nộp thiếu chỉ tầm 5 triệu so với thông báo là cũng bị dừng chốt sổ cho người lao độngTrong khi nhiều doanh nghiệp nợ BHXH đến mấy năm thì chẳng thấy bị sao hết, vẫn hoạt động bình thườngNhiều khi thấy rất vô lý Trách nhiệm thuộc cơ quan BHXH thôi, tại để nợ dây dưa kéo dài không có biện pháp thu nợ dứt khoát nên phải gánh để bảo vệ quyền lợi của người lao động ! Tôi thấy việc đóng BHLĐ quy định chưa chặt chẽ nên các doanh nghiệp lợi dụng chầy bửa ... cuối cùng thì làm khổ NLĐ. công đoàn ở đâu sao không bảo vệ người lao động .Cần có luật kiểm tra tiền nộp bhxh hàng tháng ,công khai cho người lao động biết ,nợ quá 3 tháng đưa ra tòa ngay Tôi nghỉ làm một Cty đã 3 năm mà đến giờ vẫn chưa chốt BHXH cho tôi, rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè của tôi cũng như vậy. Đề nghị xử lý dứt điểm cho chúng tôi. Sao ko phong toả tài khoản Tôi cũng là lao động đao bị nợ BHXH, tôi đề nghị BHXH nên có chế tài để truy thu bảo hiểm như cơ quan ThuếTức là, khi doanh nghiệp nợ BHXH từ 90 ngày trở lên thì sẽ phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp để tự thu nợ, như vậy mới mong thu được tiền bảo hiểm và đảm bảo được quyền lợi cho ngườ lao động.Việc này Thuế đã và đang làm rất có hiệu quả, tại sao BHXH lại không làm được? Khoảng bhxh trừ trực tiếp trên lương của nld nhưng doanh nghiệp lại bảo chưa có tiền là hoàng toàn KHÔNG THUYẾT PHỤC. Phần bị trừ của nld đâu rồi? Dn có tình chiếm đoạt của nld như vậy đã phù hợp với điều 175 bộ luật hình sự tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản rồi. Sao lại cho nợ BHXH???.Rồi bây giờ kêu than???.Cũng vì luật kg chặt chẽ nên doanh nghiệp mới nợ dc. Cty không đóng, trốn đóng BHXH làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ thế mà CQ không làm gì được, kỳ vậy ta. Tôi thấy có những công ty vận tải những năm 2000 thị phần và doanh thu, và cả số người lao động rất lớn, giờ làm ăn èo uột, công nhân nhiều người làm sắp được nghỉ hưu, giờ đi làm mấy tháng không có lương, nghỉ không giám nghỉ bảo hiểm thì đang nợ. Đề nghị cơ quan chức năng xử lý triệt để để giảm rủi do cho người lao động, và tạo thêm gánh nặng cho xã hội. Phải có luật rõ ràng, đóng vào ngày 1-10 trong tháng, chậm từ 1-15 ngày tính lãi suất, ba tháng không nộp sẽ thu hồi giấy phép, đóng cửa cơ sở kinh doanh. Chắc chắn họ sẽ phải thực hiện nếu muốn làm ăn chân chính Cuối cùng người chịu thiệt vẫn là người dân lao động. Để một cục nợ rất bô lý, đành rằng các đơn vị nợ BHXH là sai nhưng ngành BHXH phải có biện pháp chứ, sau 12 tháng doanh nghiệp không đóng thì tự động khóa không cho nợ tiếp chứ tại sao để nợ đến hàng trăm tháng , Đây là việc giữa doanh nghiệp và BHXH không phải bởi người lao động nên không thể để ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động được.Họ hoàn toàn vô can. |
Bộ trưởng Xây dựng: Điều chỉnh tùy tiện sẽ phá vỡ quy hoạch Chiều 3/11, trong lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhận nhiều câu hỏi về bất cập trong quy hoạch thời gian qua, đặc biệt là tại đô thị lớn như thủ đô Hà Nội.Đại biểu Lý Văn Huấn (Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Thái Nguyên) bức xúc với thực trạng quy hoạch nhà cao tầng bất hợp lý, điển hình như sai phạm xây dựng nhà hai bên đường Lê Văn Lương (Hà Nội). Ông cho rằng vi phạm này "phá vỡ quy hoạch tầm chiến lược và mất cảnh quan đô thị", đề nghị lãnh đạo ngành xây dựng nêu giải pháp.Đại biểu Dương Khắc Mai (Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh Đăk Nông) cũng lo lắng khi những sai phạm trong lĩnh vực quy hoạch trên cả nước diễn biến phức tạp, nhiều nơi chất lượng không đảm bảo, đặc biệt là tình trạng quy hoạch "treo" và không ít nơi "treo bền vững"."Thực trạng này gây lãng phí nguồn lực xã hội, cản trở sự phát triển chung của đất nước, gây bức xúc trong dư luận và người dân, nhất là những người dân ở trong vùng quy hoạch treo", ông Mai nói.Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận trong quá trình điều chỉnh quy hoạch ở một số địa phương, có trường hợp tùy tiện, chưa đảm bảo yêu cầu, quy chuẩn dẫn đến phá vỡ quy hoạch.Nguyên nhân là việc rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch chưa kịp thời, nội dung chưa đầy đủ, thấu đáo. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong điều chỉnh quy hoạch cũng không chú ý đúng mức, nặng hình thức. Có tình trạng điều chỉnh quy hoạch, nhất là quy hoạch cục bộ do mong muốn thu hút đầu tư hoặc áp lực từ phía nhà đầu tư. Việc này dẫn đến không tính toán sự phù hợp, khả năng đáp ứng của hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị, điển hình như ở Hà Nội.Bộ trưởng Nghị cho rằng trách nhiệm thuộc về cơ quan lập, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch. Còn với trách nhiệm quản lý Nhà nước, Bộ Xây dựng đã thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát, phát hiện cũng như hướng dẫn địa phương thận trọng trong điều chỉnh quy hoạch."Bộ chưa kịp thời rà soát, bổ sung quy định pháp luật, đảm bảo quy định chặt chẽ hơn trong điều chỉnh quy hoạch cũng như thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm", ông Nghị nói, cho biết thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục bổ sung chính sách về điều chỉnh quy hoạch; quy định rõ hơn việc thanh kiểm tra, xử lý vi phạm.Đại biểu Ma Thị Thúy (Phó đoàn Tuyên Quang) cho rằng hiện nay quy hoạch tại một số địa phương còn thiếu tầm nhìn, thiếu khả thi, không tính toán đầy đủ nguồn lực thực hiện. Bà Nguyễn Thị Việt Nga (Phó đoàn Hải Dương) dẫn lời các chuyên gia đánh giá, kiến trúc và quy hoạch Việt Nam phát triển lộn xộn, kể cả ở nông thôn và đô thị, thiếu dấu ấn đặc trưng dân tộc, vùng miền và giai đoạn. Hai nữ đại biểu đề nghị Bộ trưởng Xây dựng giải thích nguyên nhân, trách nhiệm và nêu giải pháp khắc phục.Ông Nghị cho hay, hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng nhà ở, quy hoạch phát triển đô thị không thống nhất và đồng bộ. Công cụ quản lý cũng chưa kiểm soát hiệu quả, trong khi trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trong lĩnh vực này còn hạn chế. Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện quy định về lập, điều chỉnh quy hoạch cũng như thành phần, trách nhiệm của Hội đồng thẩm định. Bộ sẽ bổ sung quy định, yêu cầu đồng bộ quy hoạch giữa các cấp độ; bổ sung nội dung ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong các loại quy hoạch...Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, chiều nay đã có 36 đại biểu đặt câu hỏi, một đại biểu tranh luận và 4 bộ trưởng, trưởng ngành tham gia trả lời. Quốc hội có ý định dành 10 phút cho Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo thêm về trách nhiệm của thành phố trong thực hiện Quyết định 130 của Thủ tướng. Tuy nhiên, do yêu cầu đột xuất, ông Trần Sỹ Thanh đã đi công tác vào cuối giờ nên không thể báo cáo.Sáng mai 4/11, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị còn 40 phút trả lời chất vấn của đại biểu. Sau đó, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn. Buổi chiều, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực nội vụ.Sơn Hà - Viết Tuân Tôi thấy nhà cao tầng dọc Lê văn Lương chưa thấm tháp gì so với đoạn Tố Hữu.Chỉ sợ tầm 10-15 năm nữa, khi các tòa cao ốc dọc trục Lê Văn Lương - Tố Hữu hoàn thành, lúc đó Tố Hữu trở thành tuyến phố đi bộ mất Thành thị còn đỡ, chứ nông thôn thì mạnh ai nấy cất. Bát nháo!! Chỉ khi tất cả khu nhà cao tầng xong xuôi thì mới thấy bất cập, lạ thật. Đâu phải riêng đường Lê văn Lương ? Quận Hoàn Kiếm chả bao giờ tắc. |
Nguy cơ suy giảm số voi ở Nghệ An Từ tháng 6 đến nay, con voi cái già đã 3 lần về xã Nam Sơn (huyện Quỳ Hợp), quật chết một con bò, phá hỏng nhiều ha lúa, tài sản của người dân. Trước đó voi hàng chục lần về khu dân cư ở xã Nam Sơn và Bắc Sơn, gây thiệt hại khoảng 150 triệu đồng. Các xã đã lập tổ phản ứng nhanh để gõ chiêng, đốt lửa xua đuổi, tuyên truyền người dân không làm tổn thương voi.Cách xã Nam Sơn hơn 60 km, 10 ngày trước hai mẹ con voi rừng đã tới xã Châu Phong (Quỳ Châu), dẫm gãy keo, nằm qua đêm mới chịu vào rừng sau khi liên tục bị người dân xua đuổi.Thống kê của ngành kiểm lâm, Nghệ An có từ 14 đến 16 voi voi hoang dã, đứng thứ ba cả nước sau Đăk Lăk và Đồng Nai. Trong đó vùng lõi và vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát (nằm trên 3 huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương) có 3 đàn, 11-13 con; xã Bắc Sơn (Quỳ Hợp) có một con và huyện Quỳ Châu hai con.Nguyên nhân chính khiến voi về bản phá hoa màu là sinh cảnh bị thu hẹp, các khu rừng nguyên sinh bị chuyển sang rừng sản xuất, từ đó voi thiếu hành lang di chuyển, thiếu thức ăn và muối. Ngoài ra, một số voi sống đơn lẻ, thiếu bạn tình nên vào mùa động dục thường trở nên hung dữ. Năm 2016, con voi cái sống cô độc ở huyện Con Cuông từng giữ trâu đực của người dân trong rừng.Ông Võ Công Anh Tuấn, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (Vườn quốc gia Pù Mát, đánh giá trong 5 đàn thì đàn ở xã Phúc Sơn (Anh Sơn) là tốt nhất với 8-9 con và có khả năng phát triển, vì có con đực, con cái. Đàn voi sinh sản được 2 con vào năm 2013 và 2016. Các đàn khác đều là cá thể đơn lẻ nên không thể tăng số lượng.Để đàn voi sinh sản, tránh nguy cơ suy giảm, việc sáp nhập đàn đã được chính quyền Nghệ An tính đến, tuy nhiên gặp khó vì khoảng cách địa lý giữa các đàn rất xa. Phải mất hai ngày đường, vượt qua nhiều sông suối thì voi từ Quỳ Châu, Quỳ Hợp mới tới được vườn Pù Mát. Hoặc voi cái sống đơn lẻ ở khu vực xã Chi Khê, Lục Dạ (Con Cuông) muốn nhập với đàn ở Phúc Sơn (Anh Sơn) lại đang bị ngăn cách bởi sông Giăng.Theo ông Tuấn, có thể bắn thuốc mê, bắt voi thả vào đàn khác, nhưng biện pháp này cũng rủi ro. Sau khi bắn thuốc mê cho tới lúc thuốc có tác dụng thì voi đã chạy được quãng đường dài, có thể bị rơi xuống vực nếu bị mê trên đoạn đường hiểm trở, vực sâu. Cũng có thể con vật chạy vào rừng sâu mất dấu, hoặc nếu phát hiện thì cũng không có đường để phương tiện tiếp cận di chuyển voi."Trường hợp bắn thuốc vào làm voi bị mê ngay thì cũng phải dụ voi ra vùng có địa hình thuận lợi rồi mới bắn, nhưng cũng không chắc sẽ dẫn dụ được voi", ông Tuấn giải thích thêm. Một tình huống khác, giả sử di chuyển được thì cũng có thể voi đơn lẻ không hợp với sinh cảnh nơi mới để tồn tại.Bà Võ Thị Nhung, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, cho biết việc sáp nhập voi sang vườn quốc gia Pù Mát đã được chính quyền bàn bạc từ nhiều năm trước, song chưa có giải pháp khả thi. Sở đang đề xuất các viện, trung tâm nghiên cứu bảo tồn động vật hoang dã khảo sát, điều tra đầy đủ về các yếu tố cần và đủ để di chuyển voi.Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và cán bộ vườn quốc gia Pù Mát đều cho rằng giải pháp trước mắt là ưu tiên bảo tồn tại chỗ các cá thể đơn lẻ và đàn phát triển.Voi là động vật có vú thuộc họ Elephantidae, là động vật trên cạn lớn nhất hiện nay. Voi ở Nghệ An là loài voi châu Á (Elephas maximus) bộ có vòi (Proboscidea), thường sống ở rừng hỗn giao tre nứa. Vào mùa khô hiếm nước và thức ăn, một ngày voi có thể di chuyển trên 30 km.Hải Chi Thời gian còn ít mà cứ sợ thế này đến bao giờ xong. Mong Nhà Nước quan tâm và phát triển được các loài động vật hoang dã. Nhìn đẹp quá, nhưng thật khó bảo tồn và phát triển... Sao cái gì họ cũng đưa ra sự khó khăn, nếu ko làm đc thì thuê chuyên gia nước ngoài họ làm đc hết Thật tội. chỉ vì con người phá hết rừng mà dân số voi bị tiêu diệt hix |
Tân Bộ trưởng Giao thông Vận tải: Nghiên cứu dùng cát biển xây cao tốc Chiều 3/11, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, đại biểu Trần Văn Sáu (Phó đoàn Đồng Tháp) nêu thực trạng đến năm 2045, Đồng bằng sông Cửu Long cần hoàn thành khoảng 400 km đường cao tốc với nhu cầu 39 triệu m3 cát san lấp, chưa kể các công trình công cộng, dân sinh khác.Do đó, nhu cầu cát san lấp rất lớn, nhưng tiếp tục khai thác sẽ gây sạt lở, sụt lún, bức xúc trong xã hội. Ông Sáu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp đáp ứng nhu cầu các dự án cũng như phương án thay thế cát sông.Nội dung này được Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương (điều hành phiên họp) yêu cầu tân Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng - người vừa được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm bộ trưởng 12 ngày trước, trả lời.Ông Thắng cho biết, số lượng cát sông để xây cao tốc sẽ thiếu rất nhiều. Nhu cầu cát sông làm vật liệu cho công trình giao thông tại đồng bằng sông Cửu Long là 39 triệu m3, nhưng khu vực chỉ có 26 triệu m3.Để khắc phục, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu dùng cát biển thay thế cát sông. Đây là vấn đề cấp thiết nên các đơn vị đã lấy mẫu để nghiên cứu. Nếu dùng cát biển, riêng đồng bằng sông Cửu Long đã có hàng tỷ m3, không chỉ đáp ứng nhu cầu dùng cho vùng mà còn cho cả nước.Tuy nhiên, Bộ trưởng Thắng cho biết đến cuối năm 2023 mới có kết quả nghiên cứu có thể dùng cát biển thay thế cát sông được hay không. Dù vậy, nghiên cứu ban đầu cho thấy rất khả thi, và nhiều nước như Nhật Bản, Singapore đã áp dụng thành công. Bộ Giao thông Vận tải đã cho phép nhà thầu có thể dùng tro xỉ làm vật liệu đắp nền thay thế cho cát sông.Tại phiên chất vấn, đại biểu Trần Văn Lâm hỏi nguyên nhân gây ngập lụt đô thị ở khắp nơi như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ... Tình trạng kẹt xe cũng xảy ra ở nhiều nơi. Các vấn đề này đã xuất hiện từ lâu nhưng chưa có hướng giải quyết.Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nêu ba nguyên nhân khiến các đô thị ngập lụt thời gian gần đây. Đầu tiên là các khu đô thị cũ được xây dựng từ lâu thường có cốt nền thấp, nhưng khi sửa chữa đường nội đô đã dùng phương pháp cũ là trải thảm đường mới lên thảm cũ, khiến cốt đường cao hơn, các đô thị dễ ngập lụt. Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các đơn vị áp dụng phương thức sửa đường mới là bóc thảm cũ ra rồi mới trải thảm mới lên.Nguyên nhân thứ hai là hệ thống cống rãnh, tiêu thoát nước ở các đô thị cũ trước đây được xây dựng chưa đồng bộ, không đáp ứng yêu cầu. Thứ ba là các khu đô thị mới ngập do kết nối với hạ tầng giao thông, hạ tầng khác chưa đồng bộ. Nhiều khu đô thị mới xây dựng ở những nơi đường sá, cầu cống chưa có. Ngoài ra, quá trình vận hành, có nơi chưa quan tâm xử lý vướng mắc về hệ thống giao thông, cống rãnh thoát nước.Về tình trạng tắc nghẽn giao thông tại các đô thị, tân Bộ trưởng Giao thông Vận tải lý giải có nhiều nguyên nhân, nhưng "chủ yếu do áp lực phương tiện giao thông rất lớn trong khi hạ tầng chưa phát triển kịp"."Cần quản lý chặt chẽ quy hoạch đô thị, không vì lợi nhuận mà xây nhà cao tầng phá vỡ quy hoạch. Hệ thống giao thông công cộng cần phát triển nhanh hơn. Việc di dời công trình, trụ sở ra khỏi nội đô cần tiến hành đồng bộ", lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải nhấn mạnh.Sáng mai 4/11, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị còn 40 phút trả lời chất vấn của đại biểu. Sau đó, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn. Buổi chiều, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực nội vụ.Viết Tuân - Sơn Hà Vấn đề là cát biển có muối, và muối sẽ phá vỡ kết cấu xi măng và sắt thép. Ví dụ sắt thép tiếp xúc với muối nhanh chóng bị ăn mòn, lớp xi măng tiếp xúc với muối cũng bị mục. Trên thế giới chưa nước nào lấy cát biển làm công trình xây dựng được,hy vọng Việt Nam là nước đầu tiên. Vấn đề cát xây dựng tôi đã thấy nhiều năm nay. Vì vậy tôi luôn không ủng hộ việc betong hóa trong xây dựng và giao thông, kể cả đường betong trong chương trình nông thôn mới. Sử dụng cát với ximăng vô tội vạ như hiện nay là nguy hại. Chỉ sử dụng cát và xi măng khi thật cần thiết nếu không ta phải trả giá bằng sạt lỡ, ngập mặn, ngập úng đô thị hóa do betong gây ra việc không thấm hút được (trên ngập mà dưới lại khô, nước ngầm thì mất mà mặt đường thì ngâp) "Nếu dùng cát biển, riêng Đồng bằng sông Cửu Long đã có hàng tỷ m3, không chỉ đáp ứng nhu cầu dùng cho vùng mà còn cho cả nước." Nếu đã dùng cát biển để san lấp, tại sao chỉ khai thác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long để dùng cho cả nước? Sao lại khai thác cát vùng ĐBSCL để đáp ứng nhu cầu cả nước trong khi cả nước đều có đường bờ biển như nhau !!!!! Thực tế thì cát biển có thể xây dựng khi được xử lý loại bỏ muối và sàng lọc độ mịn cũng như tạp chất. Điều này giúp cát đạt được kích thước tiêu chuẩn của cát xây dựng, đồng thời loại bỏ tính ăn mòn của muối. Điều tôi lăn tăn nhất là giá thành. Có lẽ vì thế mà các quốc gia khác không xử lý cát biển mà đi nhập khẩu vì tính hiệu quả chăng? Vì thực tế là biển rất rất nhiều. Theo tôi không nên dùng cát biển để đắp nền đường bộ ĐBSCL. Xây đường ở nơi toàn bộ thấp trũng và cốt nền yếu như ĐBSCL cần thể tích cực lớn vật liệu để đắp cốt nền lên tương đối rất cao rất tốn kém để chống ngập nước. Cát biển có hạt mịn và quá tròn không gai sắc nên không thể cài bám vào nhau như cát sông. Cho dù đã nện nén từng lớp mỏng đủ chặt cứng thì cát biển vẫn trượt chạy ngang mặt nhau, khiến mặt đường dễ bị lún ở giữa và trồi lên 2 bên làn bánh xe. Nếu dùng cát biển thì phải rửa sạch muối chloride và xây 2 đê tường bê tông dày cứng hai bên lề đường để ngăn cát trượt sạt ra ngang hông hai bên lề đường, sẽ rất tốn kém mà chất lượng khó bảo đảm.Hiện tại tôi xin đề nghị đào 2 con kênh mới song song để tăng cường cho kênh Chợ Gạo dẫn ghe tàu từ sông Vàm Cỏ vào sông Tiền, và kênh Măng Thít từ sông Tiền vào sông Hậu. Kênh Chợ Gạo và Măng Thít là điểm thắt cổ chai của mạng lướng vận tải thuỷ ĐBSCL nhưng cả hai kênh đều quá tải nghiêm trọng. ĐBSCL rất nhiều sông rạch nhưng đều chảy theo một hướng dốc từ tây-bắc xuống đông-nam theo mặt đất dốc tự nhiên, rất hiếm luồng giao thông thủy vuông góc với số đông dòng chảy tự nhiên như kênh Chợ Gạo và Măng Thít. Đào mới 2 luồng giao thông thủy thẳng tắp to rộng hiện đại thì sẽ có rất nhiều đất cát để đắp đường cao tốc mới. Ngoài ra nạo vét mở rộng hệ thống kênh bàn cờ hiện tại trên ĐBSCL cũng có khối lượng đất cát rất khủng để xây đường bộ. Cát nền thì dùng cát biển được quá miễn là không liên quan đến sắt thép bê tông ĐBSCL chuẩn bị xây dựng nhiều công trình giao thông lớn tuy nhiên khu vực này hiện nay chỉ sử dụng cát sông làm vật liệu đắp, vật liệu khan hiếm đẩy giá thành lên cao vậy lên nghiên cứu cho dùng cát biển hoặc đá nghiền thay cho cát sông thì mới đáp ứng được khối lượng. Nếu nghiên cứu chúng ta mất nhiều thời gian và có khả năng phải bỏ giữa chừng, Các nước như Nhật - Sing - Hàn họ đã áp dụng lâu rồi, thì nghiên cứu chi cho mất thời gian tại sao chúng ta không hợp tác chuyển giao công nghệ hai bên cùng có lợi ! Ai học xây dựng hay vật liệu chả biết là không dùng được. Muối vừa ăn mòn cốt sắt vừa làm giảm độ chịu lực của bê tông. Mà rửa thì tốn kém. Không ai làm vì nghiên cứu thấy nó kém chứ đâu phải không nghĩ ra. Đã có quốc gia tiên tiến nào trên thế giới làm chưa ạ Nếu cát biển khó sử dụng cho xây dựng sao không hút cát sông lên rồi sau đó bơm cát biển vào bù đấp cho phần cát sông đã khai thác ý kiến tuyệt vời..mong nghiên cứu thành công..chắc chắn thành công Sao không sử dụng phương án cột bê tông và làm cao tốc trên cao, lúc đó thì ko cần quan tâm đến vấn đề san lấp, các nước trêm thế giới đều làm kiểu này, chứ cứ san lấp vừa tốn kém vừa phá hoại thiên nhiên |
Lọc dầu Nghi Sơn đề nghị nhận chìm hơn 1,4 triệu m3 bùn thải Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, vừa ký văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét đề nghị của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn về việc xin nhận chìm chất nạo vét trong quá trình duy tu cảng ra vào nhà máy tại khu kinh tế Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn.Lãnh đạo công ty trước đó gửi kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép nhận chìm số bùn thải nói trên, song do vượt quá thẩm quyền nên địa phương đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định.Đây là lần thứ ba trong hai năm qua Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn xin nhận chìm bùn thải khối lượng lớn (lần thứ nhất hơn 7 triệu m3, lần thứ hai vào tháng 5/2022 1,8 triệu m3) song đều chưa được chính quyền địa phương chấp thuận.Theo Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn, cảng của nhà máy được thiết kế để tiếp nhận tàu trọng tải trên 40.000 tấn, công suất nhập cảng 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm. Từ lần nạo vét gần nhất năm 2019 đến nay, khu vực luồng tàu bị sa bồi, không bảo đảm độ sâu để có thể tiếp nhận tàu dầu như thiết kế, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tải trọng tàu đã giảm còn 30.000 tấn khi nước lớn và 15.000 tấn khi nước ròng.Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn, được Bộ Tài Nguyên và Môi trường phê duyệt, nêu rõ công tác nạo vét duy tu là thiết yếu cho vận hành nhà máy. Vật liệu nạo vét được Bộ đánh giá phù hợp với nhận chìm biển và không phù hợp cho san lấp mặt bằng hay vật liệu xây dựng bởi thành phần cơ lý chất nạo vét chủ yếu là bùn, sét, tỷ lệ cát thấp.Tuy nhiên, theo đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường Thanh Hóa, hiện nay vùng biển Nghi Sơn đã được chấp thuận nhận chìm cho ba dự án nạo vét cảng biển và luồng hàng hải gồm: Dự án của Ban Quản lý Hàng hải giai đoạn 2021-2024, khối lượng 3,5 triệu m3; dự án cảng Long Sơn 2,8 triệu m3 và dự án của Tổng công ty Đảm bảo an toàn hàng hải miền Bắc 423.000 m3.Do đó việc Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn tiếp tục đề xuất nhận chìm lượng lớn bùn thải sẽ "vượt quá sức chịu tải môi trường của vùng biển Nghi Sơn, ảnh hưởng đến ngư trường đánh bắt gần bờ của ngư dân địa phương".Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn vận hành thương mại từ cuối năm 2018, có tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9 tỷ USD, diện tích gần 400 ha trên bờ và hơn 900 ha mặt nước, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm, gần gấp đôi Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi). Nạo vét lấy bùn ở chỗ luồng có nhiều tàu đi qua, chuyển đến chỗ biển sâu hơn và không có tàu đi qua, bản chất việc đó không làm biển ô nhiễm thêm chút nào, cũng là cách làm lâu nay của cả thế giới. Bùn đó cũng không thể làm vật liệu san lấp vì chúng chứa quá nhiều muối, lại không ổn định, chờ lún mất rất nhiều năm. Bùn này có thể sản xuất xi măng không nhỉ? Đề nghị có phương án sử dụng bùn thải làm vật liệu san lấp nền cho giao thông, công trình, vì các công trình đang thiếu trầm trọng vật liệu san lấp UBND tỉnh đề nghị đổ thải lên bờ là hợp lý, nếu đổ xuống biển thì cách khu vực đảo mê 70-100km để không ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, rạn san hô đảo Mê. Nạo vét luồng xong đem đổ bùn đất ra biển là đúng nếu kiểm soát hoạt động nạo vét và đổ thải đúng với hợp đồng công việc! |
Tổng bí thư: Phát triển Tây Nguyên xanh, giàu bản sắc văn hóa Ngày 14/10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 10 và Kết luận của Bộ Chính trị, hạ tầng kinh tế - xã hội Tây Nguyên, nhất là giao thông đã được đầu tư, cải thiện kết nối giữa các tỉnh trong vùng và với cả nước. Một số địa phương phát triển bứt phá, tạo điểm sáng.Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng vẫn thiếu bền vững, có xu hướng chậm lại. Thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân tộc chậm được thu hẹp, giảm nghèo chưa bền vững. Tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số chậm được giải quyết.Tỷ lệ che phủ rừng ở Tây Nguyên cũng giảm mạnh, không đạt được mục tiêu đề ra; rừng tự nhiên bị xuống cấp cả về diện tích và chất lượng. Nguồn nước có nguy cơ suy giảm; nhiều di sản văn hóa dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.Vì vậy, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị yêu cầu xây dựng và phát triển Tây Nguyên hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường; đảm bảo quốc phòng, an ninh. Vùng cũng cần cơ cấu lại kinh tế, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số.Cùng với đó, rừng ở Tây Nguyên phải được khôi phục và phát triển, gắn với ổn định, nâng cao đời sống, sinh kế người dân. Một số lĩnh vực sẽ được ưu tiên phát triển như năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm; hình thành các tuyến du lịch chuyên đề gắn với bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên.Theo Tổng bí thư, phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng số sẽ được coi là động lực phát triển của vùng để đẩy nhanh kết nối với trung tâm kinh tế lớn cả nước và các nước tiểu vùng sông Mekong; đồng thời giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa, truyền thống, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.Bộ Chính trị xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững, dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hoá dân tộc; là điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Vùng sẽ phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn, có thương hiệu quốc tế, gắn với các trung tâm chế biến.Vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết căn bản; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện; hệ sinh thái rừng, nhất là rừng đầu nguồn và đa dạng sinh học, được bảo tồn và phát triển; an ninh nguồn nước được bảo đảm...Tầm nhìn đến năm 2045, Tây Nguyên phát triển bền vững, có kinh tế xanh, tuần hoàn; một số tỉnh thuộc nhóm phát triển khá của cả nước; hệ sinh thái rừng được bảo tồn và phát triển; hình thành một số khu du lịch chất lượng cao, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.Ngoài ra, các vùng sản xuất lớn cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa, trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước cũng được hình thành; hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ; hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bản sắc văn hoá được phát huy và trở thành nền tảng để phát triển.Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu đổi mới tư duy phát triển, nhất là liên kết vùng, tiểu vùng; cơ chế, chính sách đặc thù; phân bổ nguồn lực; giải quyết các vấn đề trọng điểm quốc gia tại Tây Nguyên. Bên cạnh đó, cần khơi dậy, phát huy lòng yêu nước, tinh thần chủ động, sáng tạo và ý thức tự lực, tự cường của cán bộ, đảng viên và nhân dân nơi đây. Các địa phương phải khắc phục tư tưởng bị động, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ Trung ương.Vùng cũng cần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải được đảm bảo chất lượng, số lượng, có sự chuyển giao, kế thừa giữa các thế hệ.Tổng bí thư yêu cầu Ban cán sự đảng Chính phủ nhanh chóng chỉ đạo xây dựng, ban hành Chương trình hành động triển khai Nghị quyết. Trước mắt, Chính phủ ưu tiên sớm hoàn thiện và ban hành Quy hoạch phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo cơ sở để các địa phương trong vùng xây dựng quy hoạch phát triển.Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "tha thiết mong đợi và tin tưởng" các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương sẽ nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị. Tinh thần là "cả nước vì Tây Nguyên, Tây Nguyên vượt khó vươn lên cùng cả nước và vì cả nước".Tây Nguyên có diện tích 54.500 km2, gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Nơi đây có nhiều tài nguyên khoáng sản quý hiếm; có một triệu ha đất đỏ bazan màu mỡ; hơn ba triệu ha rừng (chiếm gần 36% diện tích rừng ca nước); 10 tỷ tấn trữ lượng bô xít (90% trữ lượng cả nước).Với dân số 6 triệu người thuộc tất cả 54 dân tộc, trong đó có 2,2 triệu đồng bào dân tộc thiểu số như Ê đê, Mnông, Giarai, Bana, Tây Nguyên có giá trị lịch sử, văn hoá vật thể và phi vật thể vô giá như cồng chiêng, rượu cần, đàn Tơrưng, sử thi Đam San. Đây cũng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; thuộc tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, là "phên dậu phía Tây của Tổ quốc", "nóc nhà của Đông Dương". |
Thừa Thiên Huế di dời hơn 6.000 người dân Khoảng 18h ngày 14/10, chính quyền huyện Quảng Điền đã di dời hơn 500 hộ dân với hơn 1.000 người ở các xã vùng trũng Quảng Thành, Quảng An.Là một trong những nơi có lượng mưa lớn, huyện Phú Lộc cũng di dời hơn 700 hộ dân với hơn 2.000 người ở xã Lộc Trì, Lộc Thủy. Những được di dời đa số là trẻ em, người già và phụ nữ mang thai. Nhiều khu dân cư, tuyến đường Quốc lộ 1A qua xã Lộc Trì ngập hơn nửa mét.Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh dự báo, từ 14/10 đến ngày 16/10 trên địa bàn sẽ có mưa to đến rất to và giông. Tổng lượng mưa 500-700 mm, có nơi trên 800 mm. Lượng mưa các trạm từ 0h ngày 14/10 đến 18h ngày 14/10 trung bình 150-300 mm, có nơi cao hơn như Lộc Tiến 364 mm, Lăng Cô 313 mm, Thủy Yên 351 mm.Trước tình hình mưa lớn, dự báo nước lũ sông Hương, sông Bồ lên mức báo động 3, tỉnh Thừa Thiên Huế đã lên kế hoạch di dời gần 12.000 hộ dân với hơn 37.000 người dân trước 16h ngày 14/10. Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh mới di dời được hơn 6.000 người dân. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho học sinh trên địa bàn toàn tỉnh nghỉ học trong ngày 15/10.Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay mực nước sông Bồ, sông Hương đã vượt mức báo động 2. Dự báo trong đêm nay và ngày mai, mực nước các sông có thể lên báo động 3. Các xã vùng trũng hạ nguồn sông Bồ ở huyện Quảng Điền, Phong Điền ngập sâu, giao thông đã bị chia cắt.Võ Thạnh Nhà tui ở Quảng Điền, được chính quyền cho di dời sớm. Nên tránh bị ngập đêm nay. |
Nhà hàng ở trung tâm TP HCM cháy ngùn ngụt Hơn 20h, lửa phát ra từ tầng 3 của nhà hàng món Nhật trên đường Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé. Nhiều tiếng nổ phát ra, một số thực khách và nhân viên quán tháo chạy ra ngoài. Ít phút sau, đám cháy bao trùm tầng này, lửa đỏ rực cả khu phố."Tiếng nổ như từ bình gas mini, nhiều người bị ám khói quần áo chạy ra ngoài", anh Minh Khang, chứng kiến vụ cháy nói.4 xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ đến hiện trường. Xe thang được giương lên cao dập lửa. Lính cứu hỏa dùng búa phá mái tôn tiếp cận. Đám cháy được dập tắt trong 15 phút, không gây thương vong, song thiêu rụi nhiều đồ đạc, tài sản.Đình Văn Hên cho tui vừa rời quán trước khi hỏa hoạn xảy ra. Cảm ơn các chiến sĩ pccc May là ko có thiệt hại về người. Sợ lắm những bình ga mini, các quán ăn bây giờ đầu tư các bếp điện từ hoặc bếp cồn cho an toàn Không có thương vong là tốt rồi. Tôi vô quán mà thấy xài bếp gas mini là đánh bài chuồn! Cần kiểm tra lại việc an toàn phòng cháy của các nhà hàng, quán ăn. Chứ thấy dạo này cháy hơi nhiều Tôi đi qua xém bị lửa bén vào người. Hú hồn! |
Mưa lớn trước bão, nhiều tỉnh miền Trung ngập sâu Đà Nẵng có mưa lớn kéo dài từ khoảng 13h. Nhiều tuyến phố chính ở trung tâm thành phố như Lê Duẩn, Hùng Vương, Nguyễn Văn Linh... ngập sâu từ 50 đến 70 cm.Lúc 16h20, trời xám xịt. Tại đường Lê Duẩn, nước ngập lút bánh xe khiến hàng loạt phương tiện chết máy.Đà Nẵng có mưa lớn kéo dài từ khoảng 13h. Nhiều tuyến phố chính ở trung tâm thành phố như Lê Duẩn, Hùng Vương, Nguyễn Văn Linh... ngập sâu từ 50 đến 70 cm.Lúc 16h20, trời xám xịt. Tại đường Lê Duẩn, nước ngập lút bánh xe khiến hàng loạt phương tiện chết máy.Nút giao Lê Duẩn - Hoàng Hoa Thám hỗn loạn. Các phương tiện không dừng xe theo tín hiệu đèn. Một xe cứu thương đưa bệnh nhân về Bệnh viện Đà Nẵng trên đường Quang Trung nhưng bị kẹt lại ở nút giao này, mất khoảng 5 phút mới có thể thoát ra.Nút giao Lê Duẩn - Hoàng Hoa Thám hỗn loạn. Các phương tiện không dừng xe theo tín hiệu đèn. Một xe cứu thương đưa bệnh nhân về Bệnh viện Đà Nẵng trên đường Quang Trung nhưng bị kẹt lại ở nút giao này, mất khoảng 5 phút mới có thể thoát ra.Đường Lê Duẩn (đoạn quận Hải Châu và quận Thanh Khê) ngập nặng, nhiều người dân chọn cách đi lên vỉa hè.Đường Lê Duẩn (đoạn quận Hải Châu và quận Thanh Khê) ngập nặng, nhiều người dân chọn cách đi lên vỉa hè.Tại đường Hàm Nghi, nhân viên trạm xử lý nước thải phải tháo rời một nắp cống để nước thoát, bố trí người đứng canh.Hàm Nghi là con phố thường ngập sâu nhất (có đoạn 60 cm) do có hai hồ điều tiết ở khu vực này, nước từ các nơi khác đổ về khi mưa.Tại đường Hàm Nghi, nhân viên trạm xử lý nước thải phải tháo rời một nắp cống để nước thoát, bố trí người đứng canh.Hàm Nghi là con phố thường ngập sâu nhất (có đoạn 60 cm) do có hai hồ điều tiết ở khu vực này, nước từ các nơi khác đổ về khi mưa.Ngập sâu nhất ở khu vực quanh hồ điều tiết là các đường Quang Dũng, Tô Ngọc Vân, Văn Cao. Một số ôtô bị chết máy, tài xế phải để phương tiện lại giữa đường Tô Ngọc Vân.Đến khoảng 17h, hai hồ điều tiết Thạc Gián và Vĩnh Trung đã đầy nước, không còn khả năng giúp thu gom nước từ các nơi về.Ngập sâu nhất ở khu vực quanh hồ điều tiết là các đường Quang Dũng, Tô Ngọc Vân, Văn Cao. Một số ôtô bị chết máy, tài xế phải để phương tiện lại giữa đường Tô Ngọc Vân.Đến khoảng 17h, hai hồ điều tiết Thạc Gián và Vĩnh Trung đã đầy nước, không còn khả năng giúp thu gom nước từ các nơi về.Đến 18h, tỉnh Thừa Thiên Huế đã di dời hơn 6.000 hộ dân ở vùng thấp trũng, ngập úng đến nơi an toàn.Đập Đá nằm giữa trung tâm TP Huế tràn khi mực nước sông Hương lên 2,34 m vượt báo động 2, hiện nhà chức trách đã cấm xe qua đây.Đến 18h, tỉnh Thừa Thiên Huế đã di dời hơn 6.000 hộ dân ở vùng thấp trũng, ngập úng đến nơi an toàn.Đập Đá nằm giữa trung tâm TP Huế tràn khi mực nước sông Hương lên 2,34 m vượt báo động 2, hiện nhà chức trách đã cấm xe qua đây. Ở Đà nẵng gần 30 năm, lần đầu tiên nước ngập vào nhà @@ Từ bắc đến trung nam,tỉnh thành nào cũng vậy hễ mưa to là ngập.Đây là tình hình chung cả nước rồi,đành chịu thôi chứ biết sao giờ.Mong mưa bão mau qua cho bà con mình bớt khổ. Mưa chi mà mưa dễ sợ, ko thấy ngớt, đường ngập, xe đứng máy. Chắc nhà nào cũng ngập nước Thương miền Trung quá, bão ơi hãy tan đi cho trời thôi mưa, bà con khổ lắm rồi. Năm nào cũng quặn thắt nỗi đau mất mát, thiệt hại do bão lũ mảnh đất miền Trung. Chỉ biết cầu mong cho bão lũ qua nhanh và bà con không bị tổn hại gì. Hết bắc miền trung, rồi đến nam miền Trung lũ lụt. Ôi miền Trung quê ơi biết khi mô mà hết khó. Đã tới lúc VN nên nghiêm túc xem lại quy hoạch nước , cứ mưa là ngập Nhớ hồi 2009 học ở đn ngay chợ đống đa nước ngập đã. Cả năm k bjo h ucf mà bão nước ngập cái dậy thật sớm lội nước tìm quán cf mở cửa để uống. Tôi ở Đà Nẵng lần đầu tiên nước vào nhà hơn 1m, cần cơ quan chức năng trả lời xem liệu có phải xả lũ mà ko thông báo trước cho người dân chuẩn bị? Nước vào rất nhanh trong vòng 40p nên không thể là do mưa lớn vì đã nhiều lần mưa ntn rồi nhưng ko ngập như vậy. Lượng mưa 600 ml ... thì đúng là phải ngập thôi . Tôi chắc chắn một điều hệ thống thoát nước có vấn đề. Khổ quá Thiệt hại lớn hơn bão trước đối với nhà mình, do trở tay không kịp Mới Noru quầng tan nát, giờ tới mưa đổ xối xả, ...ông bà xưa có câu "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" cái quan trọng nhất là Thiên thời thì miền trung không có... thương Người Miền Trung. ÔI MIỀN TRUNG QUÊ TUI. |
Bão Sơn Ca suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 22h, tâm áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 175 km, Quảng Nam khoảng 125 km về phía Đông Đông Nam, sức gió mạnh nhất cấp 7 (60-61 km/h), giật tăng hai cấp.Trong ba giờ tới, áp thấp nhiệt đới đi hướng Tây, tốc độ khoảng 20 km/h, sau đó suy yếu dần. 7h sáng mai, tâm áp thấp nhiệt đới ở trên đất liền ven biển khu vực Đà Nẵng - Quảng Ngãi.Trong khi đó, cơ quan khí tượng Nhật Bản ghi nhận, lúc 22h50 hôm nay, bão Sơn Ca vẫn có gió cấp 8 (64 km/h), giật lên 90 km/h, đi hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ 20 km. Đến 9h ngày 15/10 bão dẫn duy trì sức gió cấp 8. Còn đài Hải Quân Mỹ ghi nhận lúc 19h, bão Sơn Ca có gió cấp 8, tuy nhiên đang suy yếu, đến 7h ngày mai chỉ còn dưới 56 km/h, cấp 7.Trước bão, các tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên và phía Bắc Tây Nguyên đã có mưa lớn. Riêng Quảng Trị đến Quảng Ngãi mưa rất lớn. Lượng mưa cao nhất được ghi nhận tại Suối Đá, Đà Nẵng là 451 mm; 502 mm ở Cù Lao Chàm, 404 mm ở Lộc Tiến, Thừa Thiên Huế.Từ tối nay đến 16/10, các tỉnh Quảng Bình đến Bình Định và Bắc Tây Nguyên có mưa lớn và giông, có nơi mưa rất lớn. Trong đó, dự báo lượng mưa ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam là 200-350 mm, có nơi trên 450 mm. Hiện mưa lớn đã gây ngập sâu nhiều đường, nhà cửa ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế. Rất nhiều người dân đăng tin trên mạng xã hội kêu cứu vì nhà ngập.Lũ trên các sông ở Thừa Thiên Huế đang lên theo điều tiết xả của các hồ chứa thủy điện ở mức trên báo động 2. Từ đêm nay đến 17/10, một đợt lũ có thể xuất hiện trên các sông từ Quảng Bình đến Phú Yên, Kon Tum và Gia Lai. Đỉnh lũ trên các sông chính từ Quảng Trị đến Quảng Nam ở mức báo động 2-3, có sông trên báo động 3.Trước đó, sau bão Noru, hàng nghìn ngôi nhà và nhiều tuyến đường ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi ngập do trận mưa lớn kéo hơn hai ngày, bắt đầu từ đêm 9/10. Tên bão nghe dịu dàng làm sao .. Chúc mừng bà con miền trung nha! |
Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc Đây là lần thứ 10 Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, tổ chức. Trong 100 người có 30 nông dân thành tích nổi bật trong sản xuất kinh doanh; 30 người trong lĩnh vực thúc đẩy liên kết, phát triển hợp tác xã, xây dựng nông thôn mới; 40 nông dân trong lĩnh vực phát minh sáng kiến, chuyển đổi số và khởi nghiệp.Người nhỏ tuổi nhất là anh Nguyễn Ngọc Ánh (31 tuổi, ở Phú Thọ) với mô hình chế biến lâm sản, sản xuất đũa tre xuất khẩu; lớn tuổi nhất là ông Lê Văn Sáu (78 tuổi, ở Hậu Giang) với mô hình trồng sầu riêng. Người có doanh thu cao nhất là anh Trần Văn Thắng (xã Thọ An, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) khi thu 65 tỷ đồng từ mô hình chăn nuôi bò, lợi nhuận 3,6 tỷ đồng.Anh Thắng đang sở hữu trang trại nuôi bò 3B vỗ béo, cứ hai tháng xuất chuồng 200 con bò thương phẩm.Ở lĩnh vực khởi nghiệp, sáng chế, chuyển đổi số, anh Nguyễn Ngọc Sáng (52 tuổi, xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) với mô hình nuôi lợn thảo dược quy mô 5.000 con, doanh thu 50 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 23 tỷ đồng/năm. Trong quá trình nuôi, ông Sáng sử dụng hệ thống làm mát, máng ăn tự động công nghệ cao.Nông dân Dương Quốc Thái (48 tuổi, xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) từ năm 2005 đến nay có 6 sáng chế, cải tiến và sản xuất các thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy đắp bờ, máy đào rãnh; doanh thu hơn 13 tỷ đồng.Lĩnh vực liên kết, hợp tác xã và nông thôn mới, nổi bật là nông dân Nguyễn Thanh Giang (46 tuổi, xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn, An Giang), Giám đốc HTX nông nghiệp Bình Thành. Đây là HTX đầu tiên tham gia mô hình "mặt ruộng không dấu chân" nhờ ứng dụng máy bay không người lái.Phát biểu tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 100 nông dân được tuyên dương đều là những tấm gương năng động, sáng tạo. Đây là những đại diện tiêu biểu cho 3,6 triệu nông dân giỏi từ mọi miền Tổ quốc."Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng vai trò của nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Người đã nói: "Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh". Ngày nay, lời dạy của Người vẫn còn nguyên giá trị và đang được chúng ta hiện thực ngày càng tốt hơn trên khắp các vùng nông thôn", Chủ tịch nước nói.Trong 10 năm qua, chương trình "Nông dân Việt Nam xuất sắc" đã vinh danh 698 người. Trong số này có những nông dân được vinh danh hai lần.Phạm Chiểu Ngày trước thập niên 90 (khi tôi biết)-đầu những năm 2000, nhà nội và ba tui hay nông dân ở dọc sông Sài Gòn cấy lúa Sương Gà, bằng cóc, bằng nâu.Nhớ những đêm khuya, còn say ngủ theo ba đánh xe trâu đi rải mạ trên ruộng, để sáng cho công cấy.Khi cây lúa bén, cũng là lúc hệ sinh thái trong ruộng phát triển, Lia thia, bẩy trầu, sặc, cua, hẹ nước. Ông nội có cái chỉa đùm (nay vẫn còn gác trên mái nhà). Ông cầm chỉa đùm đi hồi về cá cả mẻ kho. Tụi tui con nít cũng lấy chỉa đi bắt, hì chỉ bắt đc cá sặc, vì chúng có bọt nổi đặc trưng, hay mò hang bắt cua đồng.Lúa mùa xạ, giai đoạn đẻ nhánh, ba tui cho cặp trâu bừa một tác, lúa dập/tức mà đẻ nhánh, say bông. Sợ khi bừa qua ổ kiến lửa, nó cắn thì phê phải biết, ba bắt rửa với nước, vài tiếng sau sẽ khỏi. K tửa khả năng bị phòng lỡ nhiễm trùng rất cao.Lúa chiêm lấp ló ngoài đồng, hể nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.Nghịch của tụi con nít tụi tui, khi lúa làm đồng, rút bông lúa non ra ăn, ngọt và thơm lắm à nghen, nhìn cánh đồng lúa mùa mướt con mắt, chỉ thấy đầu trẻ nhấp nhô trên bờ. Lúc lúa chính, chiều theo trâu về với bó bông lúa nặng trĩu trên tay.Hình ảnh cộ đập lúa, bó rơm, cây rơm, bó đuốt vẫn mãi trong ký ức.Bánh bò bông má làm từ gạo Sương Gà rất thơm để sáng đến tối bánh vẫn mềm sốp.Lúa trữ trong bồ, dùng thùng quan để đong, hai quan là giạ lúa (giạ ~22kg hiện nay. Trc Tết đến mùa cấy tiếp theo, trâu bò được tự do trên đồng, cỏ mọc bao la, đi chăn trâu nó sướng lắm, chỉ đi tác cá, đánh trổng. Nhà mình cả đời trồng lúa cũng chưa giàu lên dc. Bà con dưới quê chưa bao giờ giàu lên nhờ trồng cây lúa. Này nói thật. Lúa mùa ngày xưa rất phổ biến ở miền Nam, thời gian đến 6 tháng mới thu hoạch nên sau này dần dần bị thay thế bởi giống lúa ngắn ngày 3 tháng. Chất lượng gạo lúa mùa ngon hơn gạo lúa ngắn ngày nhiều. Nhược điểm của lúa mùa là năng suất thấp nên chỉ phù hợp với thời đất rộng người thưa, bây giờ dân số đông nên các vùng hoang ngập nước ngày càng hiếm, chỗ nào cũng đào kênh thoát nước nên đất biến thành đất vườn. Thiên nhiên thật là vi diệu!Nếu cứ thuận thiên mà sống, không tham lam (tham ăn), biết vừa đủ, thì con người không phải sống vất vả (lo cái ăn, bệnh tật) lắm đâu. Lúa tươi mà bán 16,000/kg là quá tốt?? Riêng khoản phải kiếm nhân công cắt thì 1 ha phải tốn trên10 triệu. Tôi rất thích mô hình trồng lúa mùa. Chắc chắn sản phẩm luôn ngon hơn lúa thần nông vì lúa mùa phát triển thuận thiên ko phân bón hoá học không sâu bệnh nên ko dùng thuốc trừ sâu. Cần khôi phục các cánh đồng ngập nước phục hồi hệ sinh thái khôi phục thủy sản tự nhiên và cũng là cách giảm tải cho hệ thống sông ngòi tham gia chống ngập lụt các đô thị Miền Tây Rất muốn mua loại lúa này để tách vỏ thành gạo lứt ăn rất tốt cho sức khỏe! Cần nghiên cứu máy gặt đập liên hợp dành riêng cho ruộng lúa này vì chi phí thu hoạch chiếm đến 66% trên tổng chi phí là quá nhiều! Ngày xưa nhà tui cũng trồng lúa này. Nhớ ngày xưa quá, nhất là khi chống xuồng thăm lúa, bứt tổ nhền nhện về câu cá lòng tong, hái rau muống đồng vượt nước, nhìn cá lìm kìm rượt đuổi nhau tên mặt nước... Lộc Trời hình như thi shark Tank thì phải. 3 nhà bắt tay nhau thì đúng là quá tuyệt vời. Quan trọng là chất lượng gạo thế nào?Có ngon ko? Đọc bài báo mà thấy vui và háo hức trong lòng. Rất mong có nhiều bài viết như vậy để được thấy cuộc đời vẫn đẹp sao. Gạo lúa mùa thì ngon và dẻo rồi, nhà nông nhàn nhã với cách trồng "quên" để đó nhưng bù lại khó khăn trong thu hoạch và năng suất kém, chi phí nhân công cao nên em này dần mai một. nhìn thơm ngon, độc lạ vậy Nhà mình trồng lúa quy mô hàng trăm Ha đây. Lúa tươi người ta thu có 5-6.000 thôi, càng làm càng lỗ. Mấy khâu khác ăn hết, nông dân mãi nghèo với lúa |
Chủ tịch Hà Nội: 'Năm 2023 phải làm sống lại các công viên' Ý kiến trên được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đưa ra tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các khu đô thị, chiều 14/10.Theo báo cáo của HĐND thành phố, Hà Nội đang triển khai 266 dự án khu đô thị, khu nhà ở quy mô từ 2 ha trở lên, trong đó có tới 168 dự án chưa hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chiếm tỷ lệ 63%.Nhiều hạ tầng kỹ thuật trong các khu đô thị còn chưa được hoàn thiện, bất cập như bãi đỗ xe, trạm xử lý nước thải, hệ thống đèn chiếu sáng và công viên cây xanh.Giải trình với cử tri, Chủ tịch Hà Nội cho hay, thành phố rất quan tâm đến đầu tư hạ tầng phục vụ nhân dân trong các khu đô thị nói riêng và trên địa bàn toàn thành phố. Vừa qua thành phố đã thành lập tổ công tác do một Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban để rà soát, đôn đốc các dự án công viên cây xanh."Năm 2023 phải làm sống lại các công viên ở Hà Nội", ông Thanh nêu quyết tâm và cho hay, thành phố sẽ sớm tìm mô hình, kêu gọi đầu tư xây dựng cải tạo hệ thống công viên cây xanh để người được hưởng lợi.Làm rõ thêm ý kiến về việc công viên Thiên Văn Học (chủ đầu tư là tập đoàn Nam Cường) đã hoàn thành hai năm nhưng chưa đưa vào sử dụng, Phó chủ tịch UBND Dương Đức Tuấn thông tin, việc đầu tư xây dựng công viên này sai với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của khu đô thị mới Dương Nội. Sở Xây dựng cùng các đơn vị liên quan đang xử lý các vấn đề liên quan vi phạm trật tự xây dựng ở dự án này.Ông Tuấn cho hay, rút kinh nghiệm từ việc công viên nước Thanh Hà (tập đoàn Mường Thanh) bị tháo dỡ hoàn toàn sau khi sai phạm, thành phố sẽ cân nhắc phương án giải quyết với công viên Thiên Văn Học.Thành phố giao Sở Quy hoạch Kiến trúc kiểm tra toàn diện việc xây dựng công viên trên thực tế có phù hợp hay không, nếu một số hạng mục không phù hợp với quy hoạch nhưng phù hợp với tổng thể thì vẫn đưa vào sử dụng. Phó chủ tịch thành phố bày tỏ hy vọng sớm giải quyết được vấn đề pháp lý và đưa công viên vào vận hành.Hà Nội hiện có 4 công viên do thành phố quản lý gồm Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo, Hòa Bình. Từ cuối năm 2021 thành phố đã có kế hoạch đầu tư cải tạo các công viên này nhưng báo cáo mới đây của Sở Xây dựng cho thấy việc cải tạo gặp còn nhiều khó khăn.Khoảng 40 công viên vườn hoa do cấp quận, huyện quản lý cũng sẽ được cải tạo trong giai đoạn 2021-2025. Trong đó có các công viên như Linh Đàm, Bắc Linh Đàm, Bán đảo Linh Đàm, Ba Mẫu, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Đền Lừ, Indira Gandhi, Nguyễn Trãi.Bên cạnh đó, thành phố đặt mục tiêu đến 2025 xây dựng mới 9 công viên nhưng đến nay đều đang chậm tiến độ: công viên hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội; công viên CV1 ở quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm; Công viên khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An ở huyện Thanh Trì; Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy ở Đông Anh; Công viên hồ Phùng Khoang thuộc quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân; Công viên văn hóa, vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông...Võ Hải Đồng ý với chủ trương này: " công viên không còn hàng rào, không bán vé và người dân được thụ hưởng' Làm gì thì làm đừng có bê tông hoá công viên là được. Mấy quầy cafe, máy bán hàng tự động là đủ chi trả lương nhân viên rồi. Còn đầu tư mới sửa chữa thì ở đâu trên thế giới chả huy động xã hội hoá từ bên ngoài hoặc chính quyền đầu tư. Ý tưởng tuyệt vời! Phải xoá bỏ ngay việc thu vé vào công viên ngay. Ủng hộ ý kiến này của ông nhưng công viên phải mang đúng nghĩa công viên: có cây xanh, bóng mát, hoa lá, chim muông, không khí trong lành chẳng khác gì lá phổi nhỏ của thành phố chứ cứ xây xong chỉ đơn thuần là chỗ cho các cụ quần đùi tập thể dục, cho mấy bà, mấy cô đi bộ giảm cân, mấy cô mấy cậu dắt chó cưng đi xả thải hay là nơi cho hàng quán bán đồ ăn rác thải bốc mùi thì xin kiếu. Phải dẹp được các hàng quán ăn, quán rong thì mới sạch đẹp được. Cần học hỏi mô hình công viên nước ngoài Khu vực Hà Đông chưa có công viên lớn nào hoạt động trong khi đó số dân rất lớn , cái này rất thiệt thòi cho dân Hà Đông so với những khu vực khác , mong thành phố nhanh triển khai công viên văn hoá thể thao Hà Đông như đã quy hoạch để dân chúng có không gian vui chơi thư giãn . Công viên k hàng rào mà với tình trạng giao thông thế này tắc đường xe máy phi ngập công viên luôn Các thùng thu gom rác thải nằm chình ình trên đường khiến cho giao thông thêm tắc nghẽn. Tôi không hiểu sao một thành phố lớn như Hà Nội không có thiết kế các khu vục dành riêng cho thu gom rác thải mà toàn gộp chung nó vào diện tích giao thông vốn dĩ đã dễ tắc nghẽn vào giờ cao điểm. Công viên phải cần xanh, sạch, an toàn rồi mới đến đẹp, cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Ý tưởng tốt .Vì tất cả các công viên là LÁ PHỔI XANH của Thành phố. Nên phải là không gian MỞ - XANH- SẠCH -ĐẸP ! Cảm ơn. Tôi hoàn toàn nhất trí. Công viên là nơi côgn cộng tuyệt vời cho nghỉ ngơi thư giãn hoặc giao lưu văn hoá quá chuẩn phải làm cho Thủ đô là nơi đáng sống nhất Tuyệt vời, một chủ trương rất thiết thực Điều người dân chờ đợi từ lâu. |
Hai chủ tịch phường ở Cam Ranh bị kỷ luật Quyết định kỷ luật được ông Lê Ngọc Thạch, Chủ tịch UBND TP Cam Ranh, ban hành. Liên quan sai phạm, phó chủ tịch của hai phường nói trên cũng bị khiển trách; ba công chức địa chính – xây dựng (một người ở phường Cam Lộc và hai người ở phường Cam Phú) bị cảnh cáo.Thời gian qua, phía đông núi Hòn Rồng rộng hơn 300 ha, thuộc địa bàn hai phường Cam Lộc và Cam Phú, mọc lên nhiều công trình xây dựng trái phép, xảy ra tình trạng phá rừng, làm biến dạng đất... Sự việc kéo dài, thành phố nhiều lần chỉ đạo giải quyết, song việc xử lý sai phạm chậm trễ, gây bức xúc dư luận.Ngoài kỷ luật nhiều cán bộ liên quan, TP Cam Ranh ban hành 5 quyết định thu hồi và hủy năm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trái pháp luật; buộc phá dỡ 9 công trình xây trên đất rừng, đất trồng cây lâu năm...Bùi Toàn |
Đường sắt mở bán vé tàu Tết từ tháng 10 22 đôi tàu sẽ khai thác dịp Tết gồm 12 đôi chạy thường xuyên hàng ngày và 10 đôi chạy tăng cường trước và sau kỳ nghỉ Tết trên các tuyến.Trong 12 đôi tàu thường xuyên có 6 đôi tàu trên tuyến Bắc Nam và 6 đôi chạy Hà Nội - Vinh, giữa TP HCM và Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.10 đôi tàu tăng cường trước và sau kỳ nghỉ Tết tập trung trên các tuyến Bắc Nam, giữa TP HCM - Vinh, Đồng Hới, Quảng Ngãi, Nha Trang.Theo kế hoạch vừa được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam công bố, để thuận tiện cho hành khách tra cứu thông tin và đăng ký mua vé tàu, lịch chạy tàu Tết được chia thành 3 giai đoạn.Trong đó, trước Tết từ 9/1 (18 tháng Chạp năm Nhâm Dần) đến ngày 20/1/2023 (29 tháng Chạp năm Nhâm Dần); trong Tết từ ngày 21/1 (ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần) đến hết ngày 24/1/2023 (mùng 3 tháng Giêng năm Quý Mão); sau Tết từ ngày 25/1/2023 (mùng 4 tháng Giêng năm Quý Mão) đến hết ngày 5/2/2023 (ngày 15 tháng Giêng năm Quý Mão). Vé tàu gần bằng máy bay, thôi bóp mồn tý đc đi máy bay về trong ngày cho khỏe Giá vé tàu cũng không kém gì máy bay , máy bay đi có hơn 1h là ra tới Hà Nội , tàu đi 2 ngày 1 đêm , mà đi tàu phải chi phí ăn uống mà đi tàu quá ngột ngạt , với giá tàu và chi phí ăn uống thì thêm tý đi máy bay cho khỏe Đi tàu SE 4 vẫn là sướng nhất... Chứng kiến không khí tết ba miền Nam, Trung, Bắc... Tôi đặt vé cả khoang 2 chiều cho gia đình tàu SE rồi. Giá đắt ngang máy bay, chẳng ai ham hố nữa rồi. Xin lỗi.. tôi chưa từng đi tàu về Huế. |
Người có thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ làm thủ tục bay nhanh Ngày 24/10, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, cơ quan này sẽ thử nghiệm ứng dụng thẻ căn cước công dân gắn chip bằng phương pháp nhận dạng khuôn mặt hành khách trước khi ứng dụng chính thức trên toàn quốc. Dự kiến, việc thử nghiệm tại sân bay Nội Bài kéo dài 6 tháng, từ tháng 4/2023.Theo đó, khu vực làm thủ tục và kiểm tra an ninh hàng không sẽ có một làn dành riêng cho hành khách có căn cước công dân gắn chip. Tại đây có thiết bị đọc thẻ căn cước để tự động nhận diện khuôn mặt thay vì nhân viên sân bay kiểm tra giấy tờ thủ công như hiện nay.Việc áp dụng công nghệ đọc thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ rút ngắn thời gian làm thủ tục cho hành khách, giảm bớt tình trạng quá tải tại sân bay và hạn chế tình trạng hành khách sử dụng giấy tờ giả, theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam.Căn cước công dân gắn chip là loại căn cước được gắn thêm một mã QR nằm ở góc trên mặt trước của thẻ và con chip ở mặt sau thẻ. Hai thành phần này giúp thẻ căn cước công dân có thể tích hợp thêm các thông tin cá nhân như hộ khẩu, bảo hiểm, bằng lái xe, số chứng minh nhân dân cũ...; mã hóa các dữ liệu cá nhân cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, đặc điểm nhận dạng. Tôi vẫn chưa hình dung "Việc áp dụng công nghệ đọc thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ rút ngắn thời gian làm thủ tục cho hành khách, giảm bớt tình trạng quá tải tại sân bay" như thế nào. Check in thì có thể làm online. Đi vào khu kiểm tra an ninh thì chỉ đưa CCCD anh công an xem qua rồi cho vào. Đến lúc lên máy bay thì cũng chỉ trình thẻ lên máy bay. Tôi chưa thấy chỗ nào cần nhận diện khuôn mặt trong thủ tục check in & kiểm tra an ninh cả. Bạn nào biết xin chỉ giúp. Cảm ơn. Thẻ lao động của tôi ở Sing chẳng có chip, nhưng mỗi khi nhập cảnh vào Sing thì tôi chỉ cần quẹt vân tay như chấm công ở công ty là xong, cũng chẳng có nhân viên an ninh nào đứng canh hay kiểm tra bất kỳ giấy tờ gì của tôi cả Mong chờ ngành công an tự động làm việc với các bên để tích hợp thông tin bảo hiểm y tế, bằng lái xe, đăng ký xe Máy bay là phương tiện đòi hỏi kiểm tra kỹ lưỡng. Công nghệ không thể thay thế được sự kiểm soát có nghiệp vụ được đào tạo bài bản. Hành khách chấp nhận chờ bởi tất cả đều hiểu an toàn là trên hết! Lỡ máy không nhận diện được khuôn mặt (thí dụ để râu, thay đổi kiểu tóc, nhuôm tóc, ...) thì sao nhỉ? Không đươc bay? Delay chủ yếu là do quá tải sân bay thôi chứ tôi thấy thủ tục vé và checkin bây giờ rất nhanh rồi. Vậy công an phường còn vận động làm định danh điện tử làm gì nhỉ? Tôi còn chưa biết cái CCCD nó như thế nào Chụp ảnh căn cước thì ko đeo kính, cho máy quét thì ko phân biệt được rồi! Lãng phí không cần thiết vì khách đi sử dụng hộ chiếu, trẻ em đi cùng phải có giấy khai sinh hoặc uỷ quyền.... chưa nói đến máy nhận dạng không đúng vì hình trong cccd không đeo kính, tóc râu gọn gàng, không đeo khẩu trang....Khi xảy ra tình trạng này thì rắc rối. Tôi còn chưa biết mã định danh của mình là con số gì,gần 6 tháng để bên hộ tịch kiểm chứng,khi CA khu vực cứ mời lên làm CCCD mãi,có mã định danh đâu mà làm,giờ phía CA phường gặp tôi họ chỉ cười. Sao không thử nghiệm luôn mã định danh điện tử, đỡ mất công mang theo bản CCCD gắn chip. Chậm từng nào, lãng phí lạc hậu từng ấy. ứng dụng được vào hàng không chắc hơi xa! Phải tiến bộ thế mới được, thời buổi này rồi mà cứ làm thủ công thì lạc hậu quá Thật nhân văn, mà làm thủ tục xong rồi thì có phải đợi máy bay không ? |
Bốn xe khách tông liên hoàn, hơn 10 người bị thương Gần 0h ngày 22/10, xe khách giường nằm biển số Bình Định chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Nam - Bắc. Khi đến đoạn qua xã Bình Tân, huyện Bắc Bình, tài xế bất ngờ chạy quặt qua phần đường ngược chiều tại điểm mở dải phân cách cứng, tông vào ba ôtô giường nằm khác (hai xe biển số TP HCM và một Quảng Trị).Tại hiện trường xe khách biển Bình Định và Quảng Trị bị hư hỏng nặng, phần đầu bị bẹp dúm, biến dạng. Hành khách trên 4 xe la ó, hoảng hốt. Hơn chục người trên các xe khách bị thương được đưa vào trạm Y tế gần đó băng bó, sơ cứu. Trong đó, ba người bị đa chấn thương được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận cấp cứu.Vụ tai nạn khiến một phần quốc lộ 1 hướng Bắc - Nam tại xã Bình Tân ùn tắc kéo dài do cả 4 xe nằm chiếm hết phần đường.Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Thuận đã có mặt sau đó điều tiết giao thông, cho xe ở cả hai chiều đi vào phần đường còn lại để giảm ùn tắc.Việt Quốc Chắc tài xế có vấn đề gì rồi. Mỗi lần đi xe là tôi đều niệm phật cho bớt sợ.Ở nhà có ai đi xa là lo đến mất ngủCầu mong mọi bác tài vững tay lái, mọi hành khách đều bình an Mấy ông xe khách về đêm như cá gặp nước. Chạy bạt mạng chẳng quan tâm ai Bình Thuận luôn là điểm nóng tai nạn, vì sao nhỉ??? Rất mong cơ quan chức năng xem xét điều này. Tài xế lái xe khách phải là người có bằng lái hạng rất cao. Ý nghĩa của nó là vì họ nắm giữ sinh mạng của nhiều con người. Thế nhưng giới tài xế xe khách phần lớn lại chỉ phát triển những kỹ năng phóng bạt mạng, vượt ẩu, chèn ép xe nhỏ và vi phạm nhiều lỗi giao thông khác.Chủ các hãng xe vận chuyển hành khách nên thường xuyên bồi dưỡng tư duy cầm lái và đạo đức của tài xế, để họ thấu hiểu ý nghĩa công việc. Ngoài ra, chủ hãng xe không được ép chỉ tiêu, doanh số... gây áp lực khiến lái xe phải làm việc trong điều kiện khó khăn, dẫn đến phạm lỗi. Thực sự ác mộng với xe khách đường dài. Vừa rồi có về Quảng Ngãi trên xe khách. Lúc hơn 23h đang thiêu thiêu như chợt cảm giác bay bay, thức giấc và thấy tốc độ đang chạy tầm 110-120km/h, cảm thấy ớn lạnh và thầm nghĩ sẽ là lần cuối.Hy vọng các bác tài xe khách và lực lượng chức năng cố gắng làm tốt hơn với ý thức trên xe là mấy mươi mạng người.Với tốc độ 120km/h và tình trạng đường Việt Nam hiện tại, thì Diêm Vương phủ vẫn còn mở rộng cửa..... Ông tài xế này chắc đi ẩu quen rồi, đèn đỏ vậy mà còn ráng chạy nhanh để quẹo phải Giờ ra đường sợ nhất là xe khách, họ chạy bạt mạng, lấn lane, cướp đường, thiết nghĩ nên có môn giáo dục đạo đức cho các tài xế xe khách khi cấp bằng, và đánh dấu bằng lái mỗi khi vi phạm, bao nhiêu lần vi phạm thì sẽ bị tước bằng lái như vậy họ mới sợ. Những người này họ nắm trong tay sinh mạng mấy chục người... Mấy tài xế xe khách chạy coi thường mạng sống người khác, chạy ẩu tả vô cùng, đua tốc độ, ai đi rồi không dám đi nữa! Cần có chế tài phạt nặng gấp 3 lần hiện giờ! Chạy quá tốc độ 20% cần tịch thu luôn bằng cấm chạy vĩnh viễn luôn mới sợ! Quá coi thường tính mạng của người khác Đa số tài xế xe khách giường nằm + xe ben chạy ẩu vô tội vạ . Các ông chỉ chạy vì tiền mà chẳng thèm quan tâm sinh mạng trên xe và dưới đường. Tốt nhất nên về mà làm vườn. Bình thuận là tỉnh du lịch nhưng ql1 đoạn qua đây rất hẹp.nhưng đặc biệt là trạm thu phí lại nhiều Chạy đêm lại buồn ngủ rồi, 99% tai nạn đêm khuya toàn nguyên nhân này, ai thích đi xe khách đêm chứ mình thì xin kiếu Ko thương gì cánh lái xe khách. Coi nhẹ tính mạng người khác. Chỉ thương người dân thôi. Tôi thấy chất lượng cũng như ý thức của dân lái xe (ko phải toàn bộ nhưng là phần ko nhỏ) càng ngày càng tồi. Cứ thất nghiệp, ko có việc j làm là đi lái xe. Tôi được đi xe khách đường dài ban đêm ở Tây Ban Nha, đường cao tốc, nhưng họ quy định rõ ràng, cứ khoảng trên dưới 100 km, là xe phải vào trạm dừng nghỉ để khách xuống đi wc, tài xế nghỉ ít phút.Còn ở Mỹ thì quy định chặt chẽ hơn, tài xế ngoài việc dừng nghỉ đúng giờ, đúng nơi, còn phải ghi chép thời gian lái xe rất chi tiết.Chúng ta cần học theo các nước tiên tiến những gì tốt nhất, an toàn nhất trong giao thông |
Tướng không quân được đề xuất đặt tên phố ở thủ đô Ngày 2/10, UBND TP Hà Nội lấy ý kiến lần 2 cho dự thảo nghị quyết đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn năm 2022.41 đường, phố mới được kiến nghị đặt tên (giảm 6 đường, phố so với dự thảo trước đó) và 4 đường, phố dự kiến điều chỉnh độ dài, gồm phố Kỳ Vũ (Bắc Từ Liêm); phố Mai Phúc (Long Biên); phố Hoàng Đạo Thúy (Thanh Xuân) và đường Nguyễn Quý Trị (Gia Lâm).Trong 41 tên đường phố mới, có tên Thượng tướng Đào Đình Luyện (1929-1999). Tướng Luyện từng là Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn Không quân tiêm kích 921, Tư lệnh Binh chủng Không quân, Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân. Ông đã đảm nhiệm chức Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.Phố Đào Đình Luyện (quận Long Biên) sẽ ở đoạn giao cắt phố Đoàn Khuê - Đào Văn Tập tại khu đô thị Vinhomes Riverside đến ngã ba giao cắt đường Nguyễn Văn Linh. Phố dài 1,4 km, rộng 30 m (lòng đường mỗi bên rộng 7,5 m; giải phân cách giữa 3 m; vỉa hè mỗi bên 6 m).Nhà thơ Nông Quốc Chấn được đề xuất đặt tên phố thuộc quận Hà Đông, đoạn từ ngã ba giao đường Vạn Phúc đối diện cổng làng Vạn Phúc đến ngã tư giao cắt đối diện tòa nhà CT5C Khu đô thị Văn Khê. Phố dài 1,2 km, rộng 22,5 m (lòng đường 10, 5m, vỉa hè mỗi bên 6 m).Nông Quốc Chấn tên thật là Nông Văn Quỳnh (1923-2002) người dân tộc Tày, quê Cao Bằng. Tác phẩm tiêu biểu của ông như Tiếng ca người Việt Bắc, Người núi Hoa, Đèo gió, Bước chân Pắc Bó, Suối và biển. Ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.Bác sĩ Vũ Đình Tụng (1895-1973) là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Thương binh và Cựu binh, một nhà trí thức công giáo yêu nước và giàu lòng nhân ái. Phố Vũ Đình Tụng (quận Long Biên) được đề xuất cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường gom vành đai 3, cạnh hầm chui Long Biên - Gia Lâm đến ngã tư giao cắt ngõ 197/3 phố Ngọc Trì, tổ 12 phường Thạch Bàn. Đường dài 540 m, rộng 30 m (lòng đường 15 m, vỉa hè mỗi bên 7, 5 m).Dự thảo nghị quyết về đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn thành phố năm 2022 sẽ được trình tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP Hà Nội, diễn ra từ ngày 5-8/12.Võ Hải Ý nghĩa quá. Đáng lẽ ra làm sớm hơn thì tuyệt. Vì lòng Yêu Biển Đảo Quê Hương tôi ủng hộ. Hay quá. Rất ý nghĩa Ủng hộ 2 tay Lấy tên từng tỉnh thành đặt chéo cho nhau cũng là điều hay, sẽ có cảm giác gần gũi với các địa phương được đặt tên đường. Mong nhà nước cải tạo các bãi nổi ở giữa sông hồng thành các mô hình đảo Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Song Tử... Mình thấy đó là một ý tưởng khá hay đó chứ? Ủng hộ nhiệt liệt! đáng lẽ tên các đảo cao quý như vậy phải để trong nội thành để nhắc nhở mỗi người và giới trẻ ghi nhớ chứ. Chờ các đường mới bên Đông Anh làm thì đặt tên theo dọc trục đường Trường Sa thì hợp lý hơn. Nó có sự gắn kết hơn và thể hiện rõ tầm quan trọng |
Bờ biển Quảng Ngãi bị sóng 'ngoạm' sâu 20 m Ngày 21/10, bờ biển xóm Châu Tân, thôn Châu Me, xã Bình Châu, nhiều đoạn bị sóng đánh sạt lở, ăn sâu 20 m, có nơi đến 30 m. Người dân cho biết đợt triều cường do hoàn lưu bão Nesat, cơn bão thứ sáu ở Biển Đông trong năm, khiến đêm 19/10 và rạng sáng 20/10, sóng lớn nhất từ trước đến nay, gây sạt lở.Ngày 21/10, bờ biển xóm Châu Tân, thôn Châu Me, xã Bình Châu, nhiều đoạn bị sóng đánh sạt lở, ăn sâu 20 m, có nơi đến 30 m. Người dân cho biết đợt triều cường do hoàn lưu bão Nesat, cơn bão thứ sáu ở Biển Đông trong năm, khiến đêm 19/10 và rạng sáng 20/10, sóng lớn nhất từ trước đến nay, gây sạt lở.Dù có hàng phi lao che chắn, đồi cát vẫn bị sóng biển giật xuống, nhiều gốc cây bị hỏng chân, hở rễ.Dù có hàng phi lao che chắn, đồi cát vẫn bị sóng biển giật xuống, nhiều gốc cây bị hỏng chân, hở rễ.Trụ bêtông ở quán nước của anh Cường bị sóng kéo xuống bãi biển.Trụ bêtông ở quán nước của anh Cường bị sóng kéo xuống bãi biển.Bà Nguyễn Thị Lãnh, người dân xóm Châu Tân, cho biết ba hôm trước, đồi cát còn kéo dài đến vị trí cây dứa. Nhưng sau trận triều cường, khoảng 10 m tính từ cây dứa đến thúng bị sóng "ăn" mất.Bà Nguyễn Thị Lãnh, người dân xóm Châu Tân, cho biết ba hôm trước, đồi cát còn kéo dài đến vị trí cây dứa. Nhưng sau trận triều cường, khoảng 10 m tính từ cây dứa đến thúng bị sóng "ăn" mất.Ghế dựa được người dân mang ra quán sát bờ biển chỉ còn cách vị trí sạt lở khoảng 3 m. Hiện vị trí sạt lở chỉ cách khu dân cư chừng 10 mGhế dựa được người dân mang ra quán sát bờ biển chỉ còn cách vị trí sạt lở khoảng 3 m. Hiện vị trí sạt lở chỉ cách khu dân cư chừng 10 mTừ một vùng biển ít được biết đến, vài năm gần đây Châu Tân trở thành bãi biển thu hút nhiều du khách và giới đầu tư bất động sản. Do vậy, đất đai ở vùng biển này có giá trị rất lớn.Để hạn chế triều cường lấn sâu vào bờ, một số người dân mang gạch, bêtông dỡ từ những căn nhà cũ đem ra chắn ở bờ biển.Ông Ung Đình Hiền, Phó chủ tịch huyện Bình Sơn, cho biết bờ biển này dài khoảng 5 km, khu vực bị sạt lở ảnh hưởng gần 130 hộ dân. Về lâu dài, nơi đây cần xây kè nhưng kinh phí vượt quá khả năng địa phương, cần cấp trên hỗ trợ.Từ một vùng biển ít được biết đến, vài năm gần đây Châu Tân trở thành bãi biển thu hút nhiều du khách và giới đầu tư bất động sản. Do vậy, đất đai ở vùng biển này có giá trị rất lớn.Để hạn chế triều cường lấn sâu vào bờ, một số người dân mang gạch, bêtông dỡ từ những căn nhà cũ đem ra chắn ở bờ biển.Ông Ung Đình Hiền, Phó chủ tịch huyện Bình Sơn, cho biết bờ biển này dài khoảng 5 km, khu vực bị sạt lở ảnh hưởng gần 130 hộ dân. Về lâu dài, nơi đây cần xây kè nhưng kinh phí vượt quá khả năng địa phương, cần cấp trên hỗ trợ. Mẹ thiên nhiên sinh ra rừng phi lao là có ý nghĩa. Còn rừng còn đất. Hôm bữa biển xâm lấn ở Huế, có bạn bày phương hướng xây kè đê sâu trong đất liền, chưa 1 đoạn so với bờ biển. Qua hôm sau Quảng Nam bị biển xâm lấn. Hôm qua thì Quảng Ngãi bị biển xâm lấn. Không biết ý của bạn kia được tiếp thu hay không... Vẫn biết là nhu cầu mưu sinh,nhưng nói thật rằng mọi người lấn biển khiếp quá,thi nhau làm nhà,làm quán sát mép biển trong khi không có sự phòng hộ nào trước mặt cả.Đó là việc tự đưa mình vào bất trắc,không nên kêu than gi hết,dám làm dám chịu rủi ro.Nhìn ra thế giới,trước khi làm các tòa nhà kiên cố ven biển(không phải túp lều tạm bợ nha)thì thủ đô thành phố của họ phải làm những bờ kè chắc chắn trường kì cao vượt gấp nhiều lần sóng tràn,bao gồm cả hệ thống ống thoát nước tuôn trào ra biển luôn,khi ấy họ mới làm các tòa nhà cực kì kiên cố nhưng vẫn phải lùi sâu kè vài chục mét để tránh sóng tạt.Nhìn lại vn,các lều nhà đơn sơ mà dám lấn biển làm liều,thì cái kết nhận lại chỉ là đau thương.Đây là sự thật,tốt nhất yếu thì đừng ra gió,lùi một bước trời êm biển lặng.Không đủ điều kiện an toàn thì nên rút lui,bao giờ xây được kè đê chắn biển vững chãi thì muốn làm gi thì làm, nhưng nên nhớ không làm gi khi trước mặt chỉ là biển. |
Những ngành nghề được đưa lao động sang châu Phi Ngày 21/10, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, công bố thông tin trên trước tình trạng người lao động bị lôi kéo đi làm việc ở nước ngoài, gồm châu Phi. Hai năm qua, cơ quan này đã chấp thuận cho 8 công ty đưa lao động đi làm việc tại bốn nước, gồm Algeria, Cameroon, Cộng hòa Djibouti và Cộng hòa Seychells. Danh sách doanh nghiệp hợp pháp được công khai trên website của Cục.Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị người lao động nếu gặp tổ chức, cá nhân tuyển lao động đi làm việc tại châu Phi ngoài những thị trường và doanh nghiệp nằm ngoài danh sách, thì thông tin về Cục để có biện pháp xử lý.Người lao động đi xuất khẩu thông qua công ty dịch vụ cần liên hệ trực tiếp với họ để nắm rõ thông tin về tay nghề, ngoại ngữ chi phí đi từng nước, ngành, nghề và công việc cụ thể. Người lao động đi theo dạng ký hợp đồng trực tiếp với chủ ở nước ngoài cần làm thủ tục đăng ký tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại nơi cư trú, tránh lừa đảo.Bộ Ngoại giao một ngày trước cũng cảnh báo về tình trạng lôi kéo lao động đi làm việc tại châu Phi. Khi có vấn đề phát sinh, công dân cần liên hệ trực tiếp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc qua đường dây nóng bảo hộ công dân.Cả nước có hơn 600.000 lao động làm việc tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, mỗi năm chuyển về gần 4 tỷ USD ngoại tệ theo đường chính ngạch, chưa kể các kênh khác. Trong đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan vẫn là thị trường truyền thống thu hút trên 90% lao động Việt Nam. Lao động xuất khẩu chiếm 7-9% tổng số người được giải quyết việc làm mỗi năm, giúp giảm sức ép tạo việc làm cho lao động trong nướcHồng Chiêu Rất nhiều phụ huynh và học sinh muốn học xong THPT là đi xuất khẩu lao động ngay, nói đến học ngoại ngữ là ngại. Muốn học it, đi nhanh nên chỉ có thể lao động phổ thông với công việc nặng nhọc nguy hiểm độc hại và thu mức lương thấp.Những người học xong bậc cao đẳng rồi mới đi XKLĐ bao giờ cũng có công việc tốt hơn khi ở nước ngoài và khi về nước họ cũng dễ kiếm việc làm ổn định cuộc sống. Thấy người lao động Việt Nam đi sang nước ngoài chủ yếu là làm nông nghiệp nhiều, còn làm việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao thì ít và hầu như k thấy. Thu nhập cao thì người lao động phải có chuyên môn giỏi.Lao động phổ thông lương ko cao . Nhiều gia đình đầu tư cho con em du học nước ngoài học chữ, học nghề cũng mong tìm được việc làm ở nước ngoài có thu nhập cao hơn VN. Biết tiếng, có tay nghề, có bằng cấp đúng chuyên môn thì có khả năng tiềm được công việc lương cao.Còn không có những thứ này thì cho là đi đâu cũng không thể nào có mức lương cao đc Hay quá, xuất khẩu lao động nhưng không hẳn là lao động phổ thông. Ý kiến rất chuẩn: NGOẠI NGỮ đúng là chìa khoá của thành công trong xuất khẩu lao động, nhưng rất tiếc là cả phía người lao động và người tổ chức xuất khẩu còn chưa coi trọng đúng mức. Phát huy, cổ vũ xuất khẩu lao động ra nước ngoài, nhất là các lãnh vực tiên tiến, kỷ thuật cao. Trước khi ra nước ngoài lao động cần giáo dục, tuyên truyền tinh thần học hỏi, cập nhật những văn minh xứ người, tiết kiệm, chịu khó, lòng tự trọng... Hãy nghĩ cách phát triển kinh tế đất nước để thu nhập người lao động cao lên để họ không cần đi xuất khẩu lao động nữa. Đất lành chim đậu. Cần gì tìm ở đâu. nó ở ngay trong hệ thống GDvà ĐT của ta ấy. Người ta không có bằng cấp nên mới đăng kí đi XKLĐ. Chứ nếu có bằng cấp là ở việt nam làm rồi cần gì phải đi xa, vậy mà đòi bằng cấp là sao??? Những người ko có bằng cấp thì người ta mới nghỉ đến chuyện đi XKLĐ thôi Tôi thấy nhiều tỉnh thành xây dựng trường đào tạo nghề rồi bỏ hoang rất chi là lãng phí ngân sách của tỉnh và nhà nước . Trường xây dựng xong không đào tạo đúng ngành nghề mà xã hội cần và thị trường cần . Việt Nam có nguồn lực con người rất lớnChúng ta phải học hỏi các nước có nền công nghiệp phát triển để đào tạo nhân lực , nghề chuyên nghiệp cho người lao động khi doanh nghiệp trong nước cần và cho thị trường xuất khẩu lao động .Lao động được đào tạo nghề chuyên nghiệp và có trình độ thì thu nhập sẽ cao . Nhất là ngành cơ khí doanh nghiệp cần người lao động cần thợ chuyên môn như phay , gọt kim loại, lắp ráp cơ khí , điện tử , hàn xì . Ngành dịch vụ chăm sóc như y tá , hộ lý , điều dưỡng . Tôi đi lao động hàn quốc 10 năm . Khi về cũng muốn xin đi làm tại các cty , nhà máy.. bỏ qua vấn đề đòi lương cao... ra thì điều kiện lao động và máy móc trang bị cũ lạc hậu ---> làm việc vất vả nên tôi chọn công việc tự do Câu chuyện bao nhiêu năm rồi vẫn thế...Lao động thì lười học nghề, chỉ thích đi nhanh, lương cao...Một người làm XKLĐ cho biết...-) 40 năm mà vẫn xuất khẩu lao động phổ thông, tay nghề thấp là do chính sách của chúng ta, chỉ giải quyết đói, nghèo cho 1 bộ phận người dân. Theo tôi Chính phủ nên có chiến lược xuất khẩu lao động như:- Đối học sinh tốt nghiệp THCS: tuyển đào tạo nghề kết hợp đào tạo ngoại ngữ và văn hóa. Ba năm sau cho xuất khẩu lao động.- Đối học sinh học tốt nghiệp hoặc học hết cấp 3: tuyển đào tạo nghề kết hợp đào tạo ngoại ngữ. Sau 2 năm cho xuất khẩu lao động.Chỉ đào tạo nghề có theo yêu cầu kỷ thuật và ngoại ngữ của nước nhạp khẩu.Tuyệt đối không xuất khẩu lao động phổ thông. Cod như vậy mới khuyến khích định hướng cho Hoc sinh, đào tạo đưọc lao động có tay nghề, chuyên môn.vừa giải quyết việc làm |
Di sản lễ giỗ bà thứ phi Hoàng Phi Yến được đổi tên Quyết định được Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký ngày 28/10 nêu rõ, việc đổi tên theo đề nghị của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Cục Di sản văn hóa. Như vậy yếu tố được Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam (con cháu vua triều Nguyễn) cho rằng không đúng lịch sử, là "thứ phi" của vua Gia Long, đã được bỏ khỏi tên gọi di sản.Hồi tháng 6, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đổi tên di sản quốc gia lễ giỗ bà thứ phi Hoàng Phi Yến để tránh hiểu nhầm về một nhân vật lịch sử, hoặc gây xung đột giữa các cộng đồng trong khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.Địa phương cũng cần lược bỏ các yếu tố mới, không xác thực về lịch sử. Nội dung quảng bá di tích lịch sử - văn hóa An Sơn miếu, địa điểm tổ chức lễ giỗ bà Phi Yến hàng năm, cũng cần điều chỉnh.Theo hồ sơ di sản do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng trước đó, bà Phi Yến tên thật là Lê Thị Răm, thứ phi chúa Nguyễn Ánh (sau là hoàng đế Gia Long), hiện thờ tại An Sơn Miếu. Năm 1783, chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, chạy ra Côn Đảo, bà Phi Yến chạy theo. Vì ngăn Nguyễn Ánh cầu viện Pháp, bà bị chồng giam giữ trong hang đá trên đảo hoang. Con trai bà Phi Yến và chúa Nguyễn Ánh là hoàng tử Hội An (hoàng tử Cải) khóc đòi mẹ, bị chúa ném xuống biển, thi thể trôi vào làng Cỏ Ống, được dân làng mang chôn và lập miếu thờ.Vẫn theo hồ sơ di sản, năm 1785, bà Phi Yến được dân làng rước về, do bị xâm phạm danh tiết nên tự vẫn ngày 18/10/1785 âm lịch. Để tỏ lòng thương tiếc, dân làng xây ngôi miếu thờ bà. Năm 1861, Pháp chiếm Côn Đảo, ngôi miếu hư hỏng, sụp đổ. Đến năm 1958, Trưởng ty ngân khố tỉnh Côn Sơn cho xây lại ngôi miếu nhỏ trên nền ngôi miếu xưa, thờ bà Phi Yến, đặt tên An Sơn Miếu. Ngày 17-18/10 âm lịch hàng năm, dân làng An Hải tổ chức lễ giỗ bà Phi Yến.Sau khi lễ giỗ bà thứ phi Hoàng Phi Yến được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hồi đầu năm 2022, ngày 26/4, Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam gửi văn bản đến Thủ tướng, đề nghị thu hồi quyết định này. Hội đồng khẳng định "thứ phi Hoàng Phi Yến chỉ là nhân vật hư cấu". Nguyễn Phúc tộc thế phả và Đại Nam liệt truyện không ghi chép ai là thứ phi vua Gia Long tên Lê Thị Răm, tên thụy Phi Yến. Gia phả hoàng tộc không ghi chép tên hoàng tử Cải là con vua Gia Long. Kết quả khảo cứu sử sách triều Nguyễn cho thấy, chúa Nguyễn Ánh chưa từng đến Côn Đảo.Cuối tháng 5, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cùng xem xét, xử lý kiến nghị của Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam. Rất ủng hộ việc này, cần tôn trọng lịch sử.. "Gió đưa cây cải về trờiRau răm ở lại chịu đời đắng cay."Bạn nào ra thăm mộ bà Phi Yến và Cậu Cải đều nhớ câu thơ này Chuyện thờ cúng tâm linh nên thận trọng. Người dân Côn Đảo đã rất thành tâm cúng lễ nhiều năm nay. Lịch sử cần tôn trọng nhưng tín ngưỡng cũng rất quan trọng. |
Gần 4.700 tiến sĩ, thạc sĩ thôi việc hơn hai năm qua Ngày 28/10, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký báo cáo về nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 4, trong đó đề cập tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, chuyển sang khu vực tư.Thống kê từ ngày 1/1/2020 đến 30/6/2022, số cán bộ, công viên chức thôi việc là 39.552, chiếm 1,94% tổng số biên chế. Trong đó, bộ ngành có 7.102 người, địa phương 32.450 người.Khoảng 50% số người thôi việc có trình độ đại học. Trong đó ngoài gần 4.700 tiến sĩ, thạc sĩ, còn có 133 bác sĩ chuyên khoa II; 1.066 bác sĩ chuyên khoa I. Các ngành có số thôi việc nhiều nhất là giáo dục đào tạo 16.427; y tế 12.198. Hơn 25.610 công chức, viên chức thôi việc từ 40 tuổi trở xuống.Ở chiều ngược lại, 23 bộ, ngành và 63 địa phương đã tuyển dụng được 144.000 công chức, viên chức. Trong đó, viên chức giáo dục đạt gần 74.500 và viên chức y tế hơn 38.000.Bộ Nội vụ đánh giá số công chức, viên chức thôi việc tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, hệ thống dịch vụ khu vực ngoài nhà nước phát triển nên nhiều cơ hội việc làm. Việc dịch chuyển này là xu hướng tích cực "vào - ra theo cơ chế thị trường", xu thế của sự phát triển, vận động của kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.Tuy nhiên, Bộ nhìn nhận thực trạng này cũng đặt ra yêu cầu cần nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý cán bộ, công viên chức để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm tạo động lực thúc đẩy người lao động hăng say làm việc cho tổ chức.Lý giải nguyên nhân khách quan của thực trạng này, Bộ Nội vụ cho rằng việc chuyển dịch từ công sang tư của nhân lực để phù hợp với chuyên môn được đào tạo hoặc muốn thay đổi môi trường làm việc. Cơ chế tự chủ và xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công cũng tạo điều kiện để viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập có nhiều cơ hội thay đổi việc làm, tạo sự cạnh tranh lành mạnh theo quan hệ cung - cầu lao động giữa khu vực công và tư. Hiện tượng này đang diễn ra ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Singapore.Về nguyên nhân chủ quan, Bộ Nội vụ cho rằng nhân lực thôi việc cũng do thu nhập, lương thưởng, chế độ đãi ngộ thấp; công tác xây dựng, quy hoạch đội ngũ nhân lực chất lượng cao, chuyên gia của cơ quan Nhà nước chưa tốt; công viên chức bị áp lực do quá tải công việc trong khi vẫn đang trong giai đoạn tinh giản biên chế...Trước mắt, Bộ Nội vụ cho biết sẽ có biện pháp tổ chức lao động khoa học để bảo đảm sức khỏe thể chất và tinh thần cho lao động và quan tâm cải thiện môi trường làm việc, tạo điều kiện cho công chức, viên chức yên tâm công tác; ưu tiên, hỗ trợ kịp về vật chất đối với công viên chức có hoàn cảnh khó khăn.Về lâu dài, Bộ Nội vụ đề nghị cấp có thẩm quyền và Quốc hội cho thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII. Bộ sớm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và trọng dụng người có tài năng, các chuyên gia cho các ngành, lĩnh vực cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; sớm hoàn thiện cơ chế khuyến khích cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; xây dựng môi trường làm việc năng động, công bằng, chuyên nghiệp, hiện đại.Nội dung chất vấn và trả lời chất vấn kéo dài 2,5 ngày, bắt đầu từ chiều 3/11. Bên cạnh Bộ trưởng Nội vụ, người đừng đầu các bộ ngành Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Tổng Thanh tra Chính phủ và Thủ tướng, các phó thủ tướng sẽ tham gia trả lời chất vấn vấn đề đại biểu, cử tri quan tâm.Nội dung chất vấn của Bộ trưởng Nội vụ bắt đầu từ chiều 4/11, gồm các vấn đề: Sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công lập; việc cải cách chính sách tiền lương. Lãnh đạo Bộ cũng giải trình các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; nguyên nhân, giải pháp trước tình trạng công chức, viên chức thôi việc; việc bảo đảm biên chế cho ngành giáo dục, đáp ứng yêu cầu dạy - học. Những người chủ động nghỉ việc, đa số lại có chuyên môn rất tốt. Thường họ có cơ hội bên ngoài mới quyết định nghỉ việc biên chế, một phần do môi trường làm việc nhiều áp lực và lương rất thấp. Mình cũng là một trong số đó. Cầm tấm bằng tiến sỹ nước ngoài, cùng với hơn chục năm nghiên cứu, và mức lương 3tr450k (năm 2016). Mình cùng vợ đang mang bầu và 02 con không thể biết sẽ sống thế nào nữa. Sau bao đấu tranh, dằn vặt, mình đã xin nghỉ để ra làm ở một trung tâm nghiên cứu của công ty tư nhân với mức khởi điểm bằng 10 lần, sau 6 tháng là gần 20 lần mức lương công chức. Giờ mình vẫn quay về cơ quan khi họp hội đồng hoặc giao lưu, và vẫn rất nhớ môi trường đã gắn bó một phần tuổi thanh xuân, nhưng nếu chọn lại mình vẫn sẽ làm như vậy. Chỉ là chuyển việc thôi. Không cần lo lắng cho họ. Điều cần làm là cải cách tiền lương cho hợp lí. Trong đó có tôi Có thực mới vực được đạo ! Trong số người nghỉ việc có tôi, thạc sĩ. Quyết định nghỉ việc là một trong những quyết định sáng suốt nhất trong đời tôi. Không biết trong 4.700 cán bộ có trình độ này xin nghỉ việc thì có bao nhiêu là được đưa đi đào tạo theo các chương trình sử dụng ngân sách nhà nước nhỉ? Họ đã cống hiến đủ thời gian cam kết khi được cử đi đào tạo chưa?Tôi thấy những năm trước nhiều công ty nước ngoài có cấp học bổng cho sinh viên/cán bộ VN đi học sau đại học nhưng phải cam kết phục vụ cho công ty trong khoảng thời gian bao lâu và họ sẽ giữ luôn bằng đó cho đến khi cống hiến đủ thời gian mới trả. Nhà nước cũng đã có quy định những người làm việc ở cấp quản lý thì sau khi nghỉ việc nhà nước chuyển ra ngoài phải mất vài năm mới được đi làm.Cần rà soát và thực hiện nghiêm những quy định như vậy mới không thất thoát chất xám cũng như lãng phí ngân sách cho đào tạo Tôi cũng là một tiến sĩ chuyển từ vị trí trưởng phòng trong khu vực nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân. Việc đầu tiên tôi được giao là giám đốc một nhà máy 2000 công nhân. Khối lượng công việc tăng 5 lần và lương tăng 20 lần. Nhưng quan trọng nhất là được làm những gì mình muốn và được chủ tôn trọng, đồng nghiệp ủng hộ. Có ông anh học mãi học cao các kiểu đi làm lúc nào cũng thiếu trước hụt sau,nhảy ra ngoài làm vài năm giờ khác hẳn Cứ để những tiến sĩ, thạc sĩ này tham gia vào khối doanh nghiệp tư nhân mới thấm năng lực là như thế nào. Tôi vừa làm tăng con số 653 thành 654. Rất áy náy khi ra đi nhưng định mệnh là như vậy 4.700 tiến sĩ thạc sĩ đó có thực tài, vì đã chứng minh được họ có thể làm việc ở môi trường tư nhân. Số còn lại tôi không muốn nhắc tới. Cái này có thể gọi chảy máu chất xám không nhỉ? Thu nhập của Ths, TS có khi không bằng người học hết THPT thì biết làm sao bây giờ! Cần sớm có cơ chế và chế độ phù hợp để những người có năng lực thực sự ở lại với khối công hoặc cơ chế mở phù hợp để phát huy tối đa năng lực cho người lao động giữa bên công và tư! Tình trạng này kéo dài thì ko ổn! Về góc độ quản lý không thể xem thường là do cơ chế thị trường đc! |
Thứ trưởng Y tế: Nguồn cung thuốc trên thị trường được đảm bảo Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/10, trả lời VnExpress về giải pháp giải quyết tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết từ đầu năm 2022, Bộ đã tập trung mọi nguồn lực cho việc cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc để đảm bảo nguồn cung. Đến nay, cơ quan chức năng đã gia hạn được hơn 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc có hiệu lực đến hết năm 2022.Căn cứ diễn biến tình hình và báo cáo của cơ sở khám chữa bệnh, thông tin về nguồn cung thuốc trên thị trường, Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo đảm bảo cung ứng thuốc, đặc biệt loại hiếm, khó khăn về nguồn cung. Nhờ đó cơ sở khám chữa bệnh nắm được thông tin về nguồn cung thuốc, chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo đủ phục vụ khám, chữa bệnh.Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã giúp các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc nhận diện được xu hướng biến động của thị trường dược phẩm để xây dựng kế hoạch cung ứng, đáp ứng nhu cầu điều trị của các bệnh viện.Theo Thứ trưởng Y tế, thời gian tới, Bộ sẽ đổi mới đăng ký lưu hành thuốc, trong đó báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội sửa đổi Luật Dược theo hướng gia hạn tự động giấy đăng ký lưu hành thuốc nhằm cải cách tối đa thủ tục hành chính. Các đơn vị thẩm định được bổ sung, gồm trường Đại học Dược, Đại học Y dược trực thuộc Bộ Y tế để tăng cường thẩm định và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.Bộ Y tế cũng sẽ kiến nghị Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù về dự trữ đối một số loại thuốc hiếm, thuốc cần thiết cho điều trị các bệnh hiếm gặp; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp dược trong nước sản xuất thuốc hiếm để chủ động nguồn cung. Công nghệ thông tin sẽ được tăng cường để kết nối các cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc nhằm theo dõi nguồn cung, từ đó điều tiết kịp thời.Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế. Bộ cần tiếp tục giải pháp chống Covid-19 và các dịch bệnh khác, đồng thời đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine Covid-19, nhất là với nhóm trẻ từ 5 đến 12 tuổi.Theo Bộ Y tế, giữa năm 2022, toàn quốc có 28/34 sở y tế và 12/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo thiếu thuốc, gồm kháng sinh, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết... 26/34 sở y tế và 15/21 bệnh viện tuyến trung ương có tình trạng thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất. 14/34 sở y tế và 8/21 bệnh viện tuyến trung ương có tình trạng thiếu thiết bị y tế.Ngày 5/8, Bộ Y tế công bố kết quả lựa chọn nhà thầu của ba gói mua thuốc tập trung cấp quốc gia với tổng giá trị gần 6.300 tỷ đồng, được kỳ vọng giải "cơn khát" thuốc điều trị.Các thuốc tổ chức đấu thầu có tỷ trọng sử dụng lớn về giá trị hoặc số lượng tại các cơ sở y tế trên cả nước, chủ yếu là kháng sinh (44 thuốc), thuốc tiêu hóa (19), thuốc tim mạch (16), thuốc điều trị ung thư (11), thuốc điều trị tiểu đường (7) và 9 thuốc thuộc các nhóm khác. Lạ đời là các Bệnh viện thì kêu thiếu thuốc và thiếu nguồn cung, trong khi các Lãnh đạo ngành Y tế thì lại nói là đảm bảo đủ nguồn cung??? Xin kiến nghị thuốc sản xuất giá nên được niêm yết. Hiện các bệnh viện đều thiếu thuốc, chỉ người ốm nằm viện khổ và các bác sĩ thì đau đầu không biết điều trị cho bệnh nhân như thế nào luôn |
Bão Nalgae vào Biển Đông Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, bão đang ở bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất 102 km/h, cấp 10, giật tăng hai cấp. Dự báo, hôm nay bão theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15 km/h. Đến 7h ngày mai, bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580 km, sức gió mạnh nhất cấp 10-11.Những giờ tiếp theo bão đổi hướng bắc tây bắc với tốc độ 10 km/h. Đến 7h ngày 1/11, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550 km, sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 14.Đài khí tượng Nhật Bản nhận định hôm nay và ngày mãi bão đạt cực đại với sức gió gần 110 km/h; sẽ đi theo hướng bắc sau đó chếch sang phía bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Đài Hong Kong nhận định hướng đi tương tự, tuy nhiên sức gió mạnh nhất của bão có thể đạt 120 km/h.Vùng biển phía đông của bắc và giữa Biển Đông đang có gió mạnh cấp 7-8, sau tăng lên cấp 10-11, giật cấp 13, sóng biển cao 5-7 m, vùng gân tâm bão 7-19 m. Vùng biển phía tây của khu vực bắc và giữa Biển Đông (gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió mạnh cấp 6-7.Sáng nay, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có công điện gửi các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tổ chức kiểm đếm tàu thuyền trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng, sẵn sàng lực lượng ứng phó khi cần thiết.Hiện biên phòng các tỉnh thành đã thông báo, hướng dẫn cho hơn 30.460 tàu với 161.560 lao động biết diễn biến của bão để di chuyển phòng tránh, trong đó có 72 tàu với 620 người hoạt động ở vùng biển nguy hiểm bắc và giữa Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa.Từ đầu năm tới nay, biển Đông xuất hiện 6 cơn bão, hai cơn áp thấp nhiệt đới. Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ. Gặp không khí lạnh bão lại quay đầu tan biến :') Hy vọng bão số 7 tan nhanh như cơn bão số 6 và VN không bị ảnh hưởng gió mưa ! Nam mô A di đà Phật! |
Lão nông 'nghiện' khởi nghiệp Ông Hoàng Ngọc Trà, 67 tuổi, trú thôn Xuân Sơn, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, từng tham gia chống Mỹ, là thương binh 3/4. Năm 1978, sau khi kết hôn với bà Phan Thị Lài kém ông 5 tuổi, cả hai chuyển lên vùng đất sình lầy, hoang hóa, cách trung tâm xã Cổ Đạm hàng chục km, để lập nghiệp."Nhiều người khuyên từ bỏ, bởi đây là vùng rừng thiêng nước độc. Thời đó khu vực này lác đác vài hộ dân, xung quanh đồng không mông quạnh, rắn rết đầy vườn, nhìn xa về phía tây là rừng núi rậm rạm, có muông thú. Lập nghiệp chỉ với căn nhà tranh hai gian, đôi lúc nghĩ lại thấy mình liều", ông Trà kể.Bà Lài lần lượt sinh bốn con trai, hai gái, cuộc sống thiếu thốn, bữa rau bữa cháo qua ngày. Đôi lúc thấy bà Lài nản chí, lấp lửng ý định "hay về xuôi, sẽ dễ sống hơn", ông Trà phân tích có thể ban đầu vất vả, nhưng đây là khu vực đầu nguồn, dễ làm nông nghiệp. Nhiều đêm vợ trằn trọc lo nghĩ, ông động viên: "Hãy tin anh, vùng đất này sẽ đẻ ra tiền".Nhưng cũng có lúc ông Trà định buông xôi. Năm 1983, cả gia đình bị sốt rét, phải vay mượn chạy chữa. Cùng lúc bão xô đổ nhà tạm và làm hỏng vườn cây. Thấy chồng muốn về làng cũ, bà Lài lại khuyên: "Thôi đã trót vất vả rồi thì mình cứ tiếp thêm vài năm nữa. Nếu không thành công thì tính tiếp cũng chưa muộn".Với người bình thường chỉ được cấp 2 sào ruộng, ông Trà là cựu binh nên được ưu tiên 4 sào để làm kinh tế mới. Vốn đam mê làm nông nghiệp, ông dành thời gian quan sát vùng đất, chia lô, quy hoạch trồng lúa, lạc, đào ao nuôi cá, trồng cây ăn quả... Suốt 4 năm, vợ chồng ông dùng cuốc cải tạo đất, tranh thủ cả những lúc buổi tối sáng trăng để làm.Trong lúc chờ mô hình vườn - ao - chuồng cho thu hoạch, hàng ngày ông Trà vào rừng chặt củi, đốt than bán lấy tiền lo cho sinh hoạt gia đình, sắm thêm các vật dụng và nông cụ. Sau ba năm đầu mất mùa, từ năm 1982, ông bắt đầu có vốn từ việc bán lúa, khoai, sắn, lạc. Thấy túp lều tranh ọp ẹp, vợ chồng ông tự đào đất làm gạch, xây được căn nhà cấp bốn năm 1985. Đây là căn nhà xây đầu tiên ở thôn, trở thành chỗ tránh trú cho một số hộ dân mỗi khi xuất hiện bão lũ.Giai đoạn 1985-1990, ông Trà tiếp tục khai hoang, mở rộng mô hình nông nghiệp, đến nay sở hữu khoảng 27.000 m2 đất. Ưa mạo hiểm, muốn thử thách giới hạn của bản thân, ông Trà nói thấy "ngứa chân, ngứa tay" khi đứng trong vùng an toàn. Vì vậy, năm 1991, thu nhập từ ruộng vườn đang ổn định, ông quyết định chuyển hướng sang nuôi hươu, là người tiên phong trong xã."Năm đó cả xã chỉ mình tôi có xe máy, nhưng tôi quyết định bán để mua hươu", ông Trà nhớ lại. Đầu tư 58 triệu đồng mua cặp hươu về nuôi lấy sừng, cho sinh sản bán hươu giống, tuy nhiên ông Trà chỉ thuận lợi trong hai năm đầu. Đến năm 1993 bất ngờ hươu trượt giá, phải bán lỗ một con chỉ còn vài triệu đồng.Chờ khoảng nửa năm, khi thấy thị trường hươu ổn định trở lại, ông Trà vay mượn hơn 100 triệu đồng mua thêm nhiều cặp hươu và thành công trong 5 năm kế tiếp khi con giống và sừng đều bán được với giá cao, sinh lời đều.Song song với nuôi hươu, giai đoạn năm 1994-2001, ông Trà nhận thêm hàng nghìn mét vuông đất để trồng rừng, đầu tư chuồng trại nuôi lợn, trâu bò, 200 con dê. Dê một năm xuất 40-50 con, cho thu nhập 1,2 triệu đồng/tạ. Đàn trâu, bò mỗi năm có 15 con sinh sản, lợn cũng cho lãi khá, kinh tế gia đình trở lên khấm khá.Năm 2008, bán hết lứa gia súc, ông Trà khiến mọi người bất ngờ khi không tái đầu tư mà bỏ ra 800 triệu đồng để đào ao, mua 12.000 con ba ba giống về thả. Nhưng vận xui ập đến. Năm 2010, khi ba ba gần cho thu hoạch thì bão đổ bộ huyện Nghi Xuân, gây mưa lớn, ngập lụt diện rộng. Hồ nuôi bị nước tràn vào khiến 2,7 tấn ba ba trôi đi hết, không vớt vát được gì."Lứa ba ba đã có đối tác hẹn đến mua, dự kiến thu về khoảng 1,8 tỷ đồng. Đứng nhìn dòng nước lũ trắng xóa, tôi như gục ngã, lần đầu tư này thua lỗ nặng quá. Họ hàng tiếc của thay tôi, nói sao không chăn nuôi gia súc cho an toàn, cứ đưa vợ con ra làm thí điểm để phải chịu khổ", ông Trà kể.Cảm thấy hết duyên với ba ba, ông Trà sau đó lên kế hoạch chuyển sang trồng hàng chục ha keo tràm và cây hoa đào. Lần này ông bị bà Lài phản đối, nói "nuôi gia súc an toàn hơn, trồng cây biết bao giờ thu lãi". Phân tích nhưng vợ không hiểu, ông nhiều đêm khóc. Thấy chồng quyết tâm, bà Lài phải xuôi theo.Từ năm 2011 trở đi, ông Trà ở hữu 7 ha keo tràm, khoảng 5 năm cho thu nhập một lần, mỗi vụ lời hàng trăm triệu đồng. Với cây đào, ông đi đến nhiều tỉnh thành mua giống, tìm hiểu cách trồng. Đến nay trang trại có hàng trăm gốc đào các loại, mỗi dịp Tết bung nở, đem cưa cành và bứng cả cây bán, thu về hơn nửa tỷ đồng, trừ hết chi phí lời khoảng 400 triệu đồng. Vào vụ thu hoạch keo và đào, ông thuê khoảng 20 lao động thời vụ, trả công hơn 300.000 đồng một ngày.Đến nay ông Trà đã trả hết nợ, xây được căn nhà mới hai tầng khang trang, sắm nhiều vật dụng sinh hoạt đắt tiền, mua được ôtô 5 chỗ đi lại. 6 người con đã ra riêng, kinh tế ổn định, luôn ủng hộ mọi quyết định táo bạo của bố.Ông Trà tâm sự, nếu mua đất kiếm lời thì nay vợ chồng đã sở hữu hàng chục miếng đất mặt đường. Nhưng ông không làm, muốn đầu tư vào những thử nghiệm mới để tạo ra các giá trị lâu dài trong nông nghiệp. Ngoài làm giàu cho gia đình, ông muốn chia sẻ kinh nghiệm, góp ý cho nhiều người dân trong vùng bỏ vốn vào ruộng vườn để cải thiện kinh tế. "Tôi luôn muốn đời sống của ai cũng ngang nhau, cùng đi lên để xóm làng phát triển", ông nói.Lãnh đạo xã Cổ Đạm đánh giá ông Trà rất táo bạo trong làm ăn, luôn tìm cách đổi mới bản thân để làm giàu, hỗ trợ nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo. Từ năm 1992 đến nay, ông Trà nhiều lần được các cấp từ địa phương đến Trung ương tặng bằng khen vì làm ăn kinh tế giỏi. Năm 2017, trang trại của ông ở thôn Xuân Sơn đạt giải nhì cuộc thi vườn mẫu của tỉnh Hà Tĩnh. ....Nếu mua đất kiếm lời thì tôi có hàng chục miếng mặt tiền nhưng tôi muốn thử nghiệm để tạo ra giá trị cho nông nghiệp lâu dài. Bác hay quá bác ạ! Bác giỏi quá. Một quá trình không dễ gì, người đồng hàng cùng bác còn vĩ đại hơn. Nể phục gia đình bác. Quá tuyệt vời. Chúc bác luôn sống an vui và truyền cảm hứng cho nhiều người Việt Nam khác. Hy vọng có dịp được gặp bác. Gần hết 1 đời. Ông thì vui nhưng vợ ông có vui? Bác Trà giỏi quá, em thật khâm phục bác! Cái hay nhất của bác là thua đậm vẫn không nản chí mà vẫn tiếp tục chiến đấu cái mà không ai làm được (KO CÓ CÔNG THỨC CHO MỖI THÀNH CÔNG NHƯNG MỖI NGƯỜI THÀNH CÔNG ĐỀU CÓ CÔNG THỨC RIÊNG CỦA HỌ)QUÁ CHÍ LÝ!...CHÚC BÁC LUÔN MẠNH KHỎE VÀ VIÊN MÃN TRONG CUỘC SỐNG ... Xin chúc mừng bác Cảm thấy bác xứ xoay tua kinh doanh theo cảm hứng vậy Khâm phục con người quê hương hà tĩnh quê tui... Nhưng 2,7 tấn ba ba trôi đi hết ko vớt vát được gì trong lúc đã có đối tác đặt hàng 1,8 tỷ đồng...năm 2010 ba ba có giá gê gớm vậy ta Sướng không thích lại phải khổ! Chỉ có thể là người lính. |
Nhà máy cắt giảm lao động vì thiếu đơn hàng Đầu tháng 10, Công ty TNHH Việt Nam Samho ở Củ Chi bị thương hiệu giày nổi tiếng cắt toàn bộ đơn hàng khiến công suất của nhà máy giảm 30%, tương ứng 3.000 lao động không còn việc để làm. Một số được sắp xếp sang các xưởng khác, phần còn lại phải ngồi không. Nửa tháng trước, doanh nghiệp gửi phương án cắt giảm 1.400 lao động lên Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố, để có phương án phù hợp nhằm đảo bảo quyền lợi cho công nhân.Ông Nguyễn Thanh An, Chủ tịch công đoàn công ty, nói rằng đầu năm nhà máy bỏ rất nhiều chi phí để tuyển mới 1.500 công nhân, tuy nhiên đến nay tình thế đảo ngược hoàn toàn. "Dù giai đoạn này đang rất khó khăn nhưng phía doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực làm việc với các đối tác còn lại để có thêm đơn hàng mới nhằm giữ chân lao động", ông An nói.Người lao động được thông báo về tình hình sản xuất của nhà máy để lựa chọn phù hợp. Khoảng 200 người chủ động nộp đơn nghỉ việc, được công ty trả đủ lương tháng 10. Số khác yêu cầu doanh nghiệp thương lượng đền bù hợp đồng hoặc chờ phương án từ cơ quan chức năng.Theo ông An số lao động thuộc diện cắt giảm mới được ký hợp đồng vào đầu năm, thời gian làm việc tại công ty chưa đủ 12 tháng. Theo quy định, họ không nhận được trợ cấp mất việc từ doanh nghiệp và cũng chưa thuộc diện được quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả. "Công nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn", ông An nói.Tương tự, hai tháng qua Công ty TNHH T.H ở quận Bình Tân không có đơn hàng để sản xuất nên dự kiến cắt giảm gần 1.400 lao động vào tháng 12 tới. Nhà máy T.H quy mô hơn 1.800 lao động, có 100% vốn Đài Loan, chuyên sản xuất giày xuất khẩu, thị trường chủ yếu châu Âu.Hiện, phía liên đoàn lao động quận và công đoàn công ty tham gia thương lượng với lãnh đạo doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ về tiền lương, thưởng Tết... cho công nhân theo quy định. Công đoàn cũng đề nghị công ty không được cắt giảm các trường hợp mang thai và nuôi con nhỏ, hỗ trợ tìm việc cho những người có nhu cầu.Samho, Công ty giày T.H là hai trong số nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về đơn hàng buộc phải cắt giảm lao động. Ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban chính sách pháp luật (Liên đoàn lao động TP HCM), cho biết tình hình chung hiện nay các nhà máy dệt may, da giày, điện tử bị giảm đơn hàng do khó khăn trong tìm kiếm nguyên phụ liệu, hàng khó xuất. Các nhà máy bố trí công nhân làm việc giờ hành chính, không tăng ca, nghỉ luân phiên hoặc giảm lao động."Công đoàn thành phố đang yêu cầu các địa phương nắm tình hình, báo cáo chi tiết để có phương án hỗ trợ", ông Đô nói. Báo cáo của một số quận, huyện cho thấy có công ty cắt giảm hơn 1.000 lao động, số khác vài trăm hoặc vài chục.Theo số liệu Trung tâm dịch vụ việc làm TP HCM, trong tháng 10 có hơn 10.440 người mất việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tổng số người mất việc 10 tháng qua là gần 128.000 người, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.Đối mặt nguy cơ mất việc cũng là tình trạng của khoảng 100 công nhân Công ty TNHH Tashuan, sản xuất nhựa tổng hợp, đóng ở Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân). Do hết đơn hàng và tài chính khó khăn, từ ngày 24/10 doanh nghiệp bố trí cho công nhân nghỉ luân phiên, chỉ làm việc một số ngày trong tuần. Công ty cũng thông báo từ 5/11, nhà máy đóng cửa hai xưởng cho tới khi có đơn hàng.Phía doanh nghiệp cho hay thời gian qua, ban giám đốc đã cố gắng tìm kiếm đơn hàng, duy trì sản xuất để đảm bảo việc làm cho công nhân nhưng không được. Do đó, nhà máy buộc phải dừng hoạt động ba tháng. Trong thời gian này, công nhân muốn nghỉ việc, công ty sẽ giải quyết và chốt sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp chưa tìm được việc làm mới, công ty sẽ hỗ trợ mỗi tháng 2,5 triệu đồng, tương ứng 50% lương cơ bản. Sau thời hạn ba tháng, nếu tiếp tục không có đơn hàng, công ty sẽ cho người lao động nghỉ việc theo quy định.Cắt giảm lao động là việc "cực chẳng đã" và cũng khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu. Bà Phạm Thị Châu, Trưởng phòng hành chính nhân sự Công ty TNHH Vexos Việt Nam ở Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) cho hay hơn tháng qua nhà máy bị thiếu nguyên phụ liệu và không xuất được hàng. Nếu duy trì số lao động như hiện tại, công nhân không còn tăng ca nhiều như trước.Theo bà Châu, trong công ty lúc nào cũng có người "lửng lơ muốn nghỉ", một số người trình bày nguyện vọng thôi việc. Do đó, công ty có phương án trường hợp nghỉ thời điểm này sẽ được hỗ trợ hai tháng lương. Lúc này ra đi hay ở lại là lựa chọn của công nhân. Nhân viên nghỉ sẽ không tuyển mới mà dùng thời gian này để thêm thời gian tăng ca cho lao động còn lại."Tuy nhiên giám đốc cũng chỉ cho nghỉ 3%. Nhà máy đang xoay xở để có việc, đảm bảo thu nhập, giữ chân công nhân", bà Châu nói.Bà Huỳnh Thị Hồng, phụ trách tư vấn, giới thiệu việc làm Khu chế xuất Tân Thuận thuộc Trung tâm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp thành phố, cho biết so với cùng kỳ các năm trước nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp giảm 20-30%. Mọi năm, thời điểm này các nhà máy rất nhiều đơn hàng, tăng ca thường xuyên, tuyển dụng mạnh, sử dụng thêm lao động thời vụ. Tuy nhiên, năm nay nhiều công ty chỉ cho công nhân đi ca hành chính 8 tiếng hoặc phải cắt lao động do thiếu đơn hàng và nguyên phụ liệu.Khi tư vấn tuyển dụng, bà Hồng nhận thấy ngoài việc bị công ty chấm dứt hợp đồng, nhiều lao động chủ động nghỉ việc do chỉ còn làm 8 tiếng, không tăng ca, thu nhập giảm. Theo bà Hồng tình hình doanh nghiệp khó khăn chung, rất ít công ty duy trì làm thêm do đó công nhân nên cân nhắc trước khi đưa đơn bởi tìm việc mới giai đoạn này không dễ và "đi đâu cũng thế". Người lao động có thể làm thêm bên ngoài nhà máy như phục vụ quán ăn, chạy xe công nghệ... để có thêm thu nhập, bù cho phần không tăng ca.Cố gắng giữ lao động cũng là phương án của Công ty TNHH may mặc Triple, quy mô 2.000 lao động ở Củ Chi. Ông Nguyễn Đắc Thời, Chủ tịch công đoàn công ty, cho hay hiện đơn hàng của nhà máy giảm nên phải thu hẹp sản xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ giảm đội ngũ quản lý khoảng 30 người và giữ lại công nhân. "Từ bài học chật vật tuyển lao động đầu năm, nhà máy cố giữ công nhân để chờ đơn hàng phục hồi", ông Thời nói.Lê Tuyết Rất nhiều nhà máy, xí nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng ngày làm ngày nghỉ vì không có đơn hàng. Chưa khi nào thấy khó khăn đến như vậy ngay cả khi dịch bệnh Covid! Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết & sẽ là cái Tết buồn đối với nhiều công nhân. Chuyện này còn nghiêm trọng hơn vào năm 2023, công nhân sẽ về quê vào năm tới, tình hình khủng hoảng đang thấm vào cty ở VN. Hiện đang là mua cao điểm SX XK phục vụ cho kỳ mua sắm Noel và năm mới còn vậy, trong nước thì LS tăng, siết TD, tỷ giá cao ..., qua Tết còn khó khăn nữa, khả năng phải tháng 9 năm sau mới hy vọng phục hồi. Làm công nhân khổ vậy đấy. Hết việc thì bị cắt giảm. Lương thấp phải tăng ca nhiều mới đủ sống và tích luỹ được 1 chút. Hy vọng người trẻ thấy được sự khắc nghiệt của cuộc sống như thế này mà cố gắng học hành để sau này đỡ khổ. Không riêng gì lĩnh vực sản xuất, ngành du lịch khách cũng giảm đi nhiều so với trước dịch covid, có lẽ giai đoạn này là khó khăn chung của cả thế giới. Các fans mùa đông còn đang muốn phương Tây lạnh hơn, giá khí đốt cao hơn, hãy vào đây đọc... mình là làm ở 1 hãng tàu vận tải container ( top 10) ở TPHCM , thực sự đáng ra như mọi năm bây giờ là mùa cao điểm , tàu bè lúc nào cũng đầy , khách hàng năn nỉ xin từng chỗ / từng cont , tuy nhiên năm nay lại khác hoàn toàn. Tàu trống , có những tuyển hàng xuất chỉ fill đc 50-60%. Sales phải chủ động đi xin từng khách , từng cont một. Đúng là... haizz Cận tết mà thất nghiệp thì khổ quá! Công nhân về quê hết 40%. Buôn bán ế ẩm, trả mặt bằng nhiều. Tình trạng đang tiếp tục diễn ra ở khu công nghiệp Nhơn Trạch Đồng Nai. Một phần là hậu quả của những công nhân góp phần vào việc các doanh nghiệp bị các đối tác cắt huỷ hợp tác. Tiếp xúc rồi mới biết đa số công nhân họ làm ẩu, làm cà rởn cà rởn cho có sản phẩm nhưng không có chất lượng sản phẩm, không nghe lời quản lý, hay cãi lại. Hôm bữa thì kêu lao đao vì thiếu lao động hôm nay lại cắt giảm Vẫn biết là khó khăn chung của cả công ty Nhưng năm hết,tết đến rồi giờ lại không có việc làm với những lao động đang ở trọ lại phải nuôi con nhỏ thì số tiền hỗ trợ ít ỏi đó có thấm vào đâu họ sẽ sống thế nào đây.Khổ thật! Duy trì nhân sự chờ đơn hàng phục hồi là nỗ lực rất lớn. Vì đọc nhưng chưa thấy dự báo được chừng nào đơn hàng phục hồi. Thế mới thấy được cái khổ của người làm công nhân.Mình đang làm tại một số tỉnh miền tây. Đồng ruộng thì bạt ngàn mà toàn thấy bỏ hoang thôi, người dân thì đổ xô lên sài Sài Gòn, Bình Dương thôi Lại một cái tết buồn nữa rùi...sống tiết kiệm vẫn là bài học triết lý cho giới trẻ và cho mọi người,...dzo dzo dzo thì còn khổ. |
Hai giải pháp giúp bến xe Miền Đông mới hút khách Sau hai năm vận hành, từ ngày 11/10 bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức) thêm 79 tuyến được dời qua từ bến cũ ở quận Bình Thạnh, nâng tổng số tuyến hoạt động ở đây lên hơn 100. Tuy nhiên, trong khoảng nửa tháng các xe dời về, bến thống kê mỗi ngày hụt gần 300 chuyến so với khi còn ở địa điểm cũ. Điều này cho thấy hiệu quả của bến mới chưa cao so với quy mô được cho lớn nhất nước, khả năng vận chuyển nhiều triệu lượt khách mỗi năm.Ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô khách du lịch TP HCM, nói với số lượng hàng trăm chuyến rời đi phần nào cho thấy vị trí mới chưa thuận tiện với khách cũng như nhà xe. Hiện, bến có một số tuyến buýt kết nối, song chưa giải quyết nhu cầu thực tế cho khách ra vào. Trong đó, xe buýt chủ yếu dành cho người thu nhập thấp, có nhiều thời gian, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu những khách muốn sử dụng dịch vụ tốt hơn. Thành phố nên nghiên cứu phương án bố trí bến bãi nhỏ ở nội thành và tạo mạng lưới trung chuyển như taxi, xe công nghệ... mới đáp ứng nhu cầu."Quy hoạch bến xe ở xa trung tâm phù hợp trong bối cảnh hơn 10 năm trước, khi các loại hình đi lại, kinh tế, công nghệ... chưa phát triển. Hiện, các phương thức vận chuyển rất đa dạng, nhu cầu của khách cũng cao hơn nhiều nên họ sẽ so sánh, chọn cách thuận tiện nhất cho mình", ông Tính nói và cho rằng Sở giao thông Vận tải cùng đơn vị quản lý bến nên thống kê, đánh giá nhu cầu, nguyện vọng của đơn vị vận tải để đưa ra giải pháp giúp bến mới hoạt động hiệu quả.Đồng tình quan điểm trên, ông Lê Văn Đào, Giám đốc điều hành hãng xe Hoa Mai, chạy trên tuyến TP HCM đi Vũng Tàu, cũng cho rằng bến mới ở xa, khó đi lại, nên nếu có lựa chọn tốt hơn khách sẽ không vào. Đặc biệt những tuyến đường ngắn như đi Vũng Tàu, từ khu trung tâm đến bến xe bằng nửa thời gian đi xe khách nên người dân càng khó lựa chọn. Doanh nghiệp dù có thể bố trí xe trung chuyển để khách thuận tiện hơn, nhưng nếu kéo dài cũng "khó duy trì".Vấn đề tăng xe trung chuyển cũng được Tổng công ty cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn TNHH một thành viên (Samco - chủ đầu tư) đưa ra, khi cho rằng đi lại của khách từ nội thành đến bến xe mới chưa thuận lợi. Đơn vị trên so sánh một ôtô giường nằm loại 40 chỗ nếu đủ khách cần ít nhất ba xe 16 chỗ trung chuyển. Điều này ngoài làm tăng chi phí còn ít doanh nghiệp đảm bảo được vì khó đủ vốn đầu tư ôtô trung chuyển vào nội đô đón trả khách.Vì vậy Samco đã đề xuất thí điểm phương án kết hợp một số đơn vị vận tải trung gian thực hiện chuyển tiếp khách từ nội thành đến bến xe. Việc này dự tính chia làm hai giai đoạn, trong đó từ nay đến năm 2025 sẽ phát triển các tuyến trung chuyển qua một khu vực như quận 1, 3, 5, 6 10, Tân Bình, Tân Phú... cùng các bệnh viện, trường học. Sau đó, thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trung chuyển để kết nối bến xe với các khu vực còn lại.Ngoài đẩy mạnh kết nối, việc xử lý "xe dù, bến cóc" cần được thực hiện nghiêm, tạo điều kiện cho xe vào bến Miền Đông mới hoạt động ổn định. Nhiều năm qua, xử lý "xe dù, bến cóc" đã được thành phố lưu tâm, song làm chưa nghiêm, địa bàn vẫn còn nhiều bến tự phát gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng các bến chính. Điển hình là các khu vực trá hình để đón khách ở số 397 Đinh Bộ Lĩnh, đường Điện Biên Phủ đoạn từ ngã tư Hàng Xanh đến cầu Sài Gòn (Bình Thạnh), quốc lộ 1 trước khu du lịch Suối Tiên, nhiều cây xăng dọc quốc lộ 13 (TP Thủ Đức)...Theo Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Võ Khánh Hưng, từ nay đến cuối năm thành phố tập trung xử lý nghiêm tình trạng xe đón trả khách sai phép ở các khu vực trên. Thanh tra giao thông đang điều chỉnh lại vị trí các camera để tăng cường giám sát, phạt nguội xe vi phạm. Hiện, trên các trục đường chính từ bến xe Miền Đông cũ qua bến mới, thanh tra giao thông lập ba đội túc trực ở đường Điện Biên Phủ, quốc lộ 13 và gần khu du lịch Suối Tiên.Cùng với hai giải pháp quan trọng trên, thành phố kỳ vọng Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến hoàn thành cuối năm sau, kết nối đến bến xe giúp khu vực thành đầu mối giao thông với nhiều loại hình vận tải hành khách cỡ lớn, trung chuyển khách đi liên tỉnh và ra vào trung tâm thành phố. Để Metro số 1 đưa vào khai thác, thành phố chuẩn bị triển khai dự án tăng kết nối xe buýt với tuyến đường sắt này, trong đó các tuyến buýt cũng liên kết với bến xe tạo thành mạng lưới giao thông công cộng cho cả khu vực.Bến xe Miền Đông mới tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một khoảng 740 tỷ đồng. Đây là bến xe lớn nhất nước, có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm. Tuy nhiên, từ khi đưa vào khai thác tháng 10/2020, bến vắng khách vì bị cho khá xa trung tâm, kết nối chưa thuận tiện.Gia Minh TÔI VỀ ĐAK LAK 250K TÔI THUÊ XE ÔM LÊN BẾN XE MỚI 180K ÔI ÔI Mạng lưới giao thông chưa đồng bộ đã di dời bến xe quá bất tiện cho người dân Tiền đi từ nhà ra bến xe để về quê còn tốn hơn tiền vé xe. Mau đưa tàu metro vào hoạt động thì bến xe được cứu nhé Không thuận đường xá. Ở quê lên thay vì ở bình thạnh đi khám bệnh ở các quận huyện gần hơn, chi phí xe cộ cũng thấp hơn. Giờ đơi bến xe qua quận 9, bắt xe lên trung tâm khám bệnh cũng mất 200k tiền xe Khách Xe đi các tỉnh Tây Nguyên chạy thêm 13km từ Ngã 4 Bình Phước xuống bến xe mới, rồi khách từ bến xe mới vào TPHCM mất 20km, phát sinh nhiều phí và thời gian vô ích cho cả xe và khách.Bến xe này chỉ phù hợp cho các xe Miền Bắc, Miền Trung đi Quốc Lộ 1 thôiTây Nguyên hy vọng có 1 bến khác nằm ở Bình Phước giáp ranh TPHCM Đơn giản là vị trí không thuận tiện nên ít khách đi bến xe mới. Tổ chức thêm các tuyến trung chuyển có làm tốn thêm tiền người đi?.có tạo thuận tiện cho người đi?.Đây là câu hỏi quan trọng nhất theo tôi.Và kết quả nhiều hay ít tuỳ thuộc hiệu quả giải quyết 2 câu này như thế nào. Đóng cửa bến cũ, bến phát sinh có nhà xe nào thì tịch thu giấy phép kinh doanh của nhà xe đó. Đi từ sân bay đến bến xe miền đông mới mất cả tiếng, đường khó đi kẹt xe như cơm bữa. Đưa bến xe quá xa trung tâm làm mất lợi thế vận chuyển hành khách bằng ô tô Từ nhà - tới nhà vì mọi người phải trung chuyển. Bến xe miền Đông muốn đông khách phải chờ tuyến Metro số 1 được đưa vào hoạt động. Theo đánh giá cá nhân của tôi, bến xe mới chỉ rộng và "MỚI" hơn bến xe cũ 1 xí, thực tế cách 1 tuần tôi đã thử lái xe máy đến đây để bắt xe đi công tác, hầm xe chỉ có 1 tầng để xen kẽ xe máy và xe oto, đảm bảo nếu như dồn bến xe cũ về thì hầm xe này không đáp ứng đủ, hệ thống nhà vệ sinh có khang trang mới vì chưa sử dụng nhiều, nhưng mà vô rất hôi hám và dơ dáy, thùng rác thì đi tìm mỏi mắt ko thấy cái nào, nếu cứ như vậy thì chỉ sau vài tháng hoạt động, cái bến này cũng sẽ trở nên nhếch nhác và hôi hám toàn mùi khai nước tiểu y hết bến cũ mà thôi, thêm nữa là hệ thống giao thông công cộng không có, từ trung tâm thành phố đi vô bến mới chỉ hơi xa thôi, nhưng từ bến mới mà đi vòng ngược lại thành phố thì ôi thôi, xa tít mù khơi, đã vậy đi lúc 4-5h sáng điện đường không mở tối thui phải đi chung đường quốc lộ với mấy chiếc xe công khổng lồ nhìn mà ngao ngán! Còn 1 phương án, dẹp bến cũ dời hết ra bến mới. Khi xây xong sân bay quốc tế Long Thành các chuyến bay quốc tế chuyển từ sân bay TSN ra Long Thành với quãng đường hơn 50km các thánh tha hồ ca thán vì xa quá nhé. Nhìn vị trí là biết vì sao bến xe miền đông ế rồi, biết xe khách rồi, mánh mung lắm, vừa thuận tiện cho khách mà nhà xe có lợi là làm à. |
Bán đảo Sơn Trà sạt lở 'chưa từng có' Bán đảo Sơn Trà, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, nằm cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 10 km về phía đông bắc. Bán đảo rộng hơn 4.400 ha, chu vi khoảng 60 km với ba mặt giáp biển, mặt còn lại giáp đô thị.Sau trận mưa kỷ lục đêm 14, rạng sáng 15/10 do hoàn lưu bão Sơn Ca, bán đảo Sơn Trà có đến 41 điểm sạt lở ở bốn tuyến đường tham quan. Trong đó, tuyến Yết Kiêu - Bãi Bắc có 12 điểm; tuyến Tiên Sa 9 điểm; tuyến Hồ Xanh - Bãi Bắc - Cây đa nghìn năm 18 điểm kéo dài từ ngã ba Lê Văn Lương đến ngã ba Bãi Bắc; tuyến đường nhánh Suối Đá 2 điểm. Hầu hết điểm bị đá lăn, đất sạt xuống cùng cây rừng, trụ điện chắn ngang lối đi.Bán đảo Sơn Trà, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, nằm cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 10 km về phía đông bắc. Bán đảo rộng hơn 4.400 ha, chu vi khoảng 60 km với ba mặt giáp biển, mặt còn lại giáp đô thị.Sau trận mưa kỷ lục đêm 14, rạng sáng 15/10 do hoàn lưu bão Sơn Ca, bán đảo Sơn Trà có đến 41 điểm sạt lở ở bốn tuyến đường tham quan. Trong đó, tuyến Yết Kiêu - Bãi Bắc có 12 điểm; tuyến Tiên Sa 9 điểm; tuyến Hồ Xanh - Bãi Bắc - Cây đa nghìn năm 18 điểm kéo dài từ ngã ba Lê Văn Lương đến ngã ba Bãi Bắc; tuyến đường nhánh Suối Đá 2 điểm. Hầu hết điểm bị đá lăn, đất sạt xuống cùng cây rừng, trụ điện chắn ngang lối đi.Đoạn đường Hoàng Sa phía trên chùa Linh Ứng bị sạt cả hai bên ta luy. Hai tuần qua, lực lượng chức năng huy động máy xúc, máy ủi thông được tuyến đường này lên đến Bãi Bắc. Còn đoạn Bãi Bắc - Cây đa chưa được xử lý.Ông Phan Minh Hải, Phó ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, đánh giá bán đảo Sơn Trà "sạt lở chưa từng có", tất cả các tuyến đường bị chia cắt.Đoạn đường Hoàng Sa phía trên chùa Linh Ứng bị sạt cả hai bên ta luy. Hai tuần qua, lực lượng chức năng huy động máy xúc, máy ủi thông được tuyến đường này lên đến Bãi Bắc. Còn đoạn Bãi Bắc - Cây đa chưa được xử lý.Ông Phan Minh Hải, Phó ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, đánh giá bán đảo Sơn Trà "sạt lở chưa từng có", tất cả các tuyến đường bị chia cắt.Ba điểm sạt lở liên tiếp trên tuyến Tiên Sa và Yết Kiêu. Từ đỉnh Bàn Cờ về đường Yết Kiêu có thể nhìn thấy những mảng rừng bị xé toạc.Ba điểm sạt lở liên tiếp trên tuyến Tiên Sa và Yết Kiêu. Từ đỉnh Bàn Cờ về đường Yết Kiêu có thể nhìn thấy những mảng rừng bị xé toạc.Bảo tàng Đồng Đình bị sạt một phần, đất đá đổ xuống đường đã được thu dọn. Trong đêm 14/10, chủ một ôtô hiệu Mazda đi qua đây đã phải bỏ lại xe và rời đi vì lo ngại nguy hiểm từ lở núi.Bảo tàng Đồng Đình bị sạt một phần, đất đá đổ xuống đường đã được thu dọn. Trong đêm 14/10, chủ một ôtô hiệu Mazda đi qua đây đã phải bỏ lại xe và rời đi vì lo ngại nguy hiểm từ lở núi.Đường Hoàng Sa đoạn qua chùa Linh Ứng bị sạt taluy âm, gần nửa con đường sụt lún. Lực lượng chức năng đã dùng dây cảnh báo khoanh vùng tạm để sửa chữa.Hố tử thần cũng xuất hiện trên đường Hoàng Sa, đoạn dẫn lên khu resort InterContinental Đà Nẵng.Đường Hoàng Sa đoạn qua chùa Linh Ứng bị sạt taluy âm, gần nửa con đường sụt lún. Lực lượng chức năng đã dùng dây cảnh báo khoanh vùng tạm để sửa chữa.Hố tử thần cũng xuất hiện trên đường Hoàng Sa, đoạn dẫn lên khu resort InterContinental Đà Nẵng.Nhiều thảm nhựa trên tuyến Bãi Bắc - Yết Kiêu bị nước lũ làm hư hỏng, biến dạng.Nhiều thảm nhựa trên tuyến Bãi Bắc - Yết Kiêu bị nước lũ làm hư hỏng, biến dạng.Đoạn đường bê tông phía trên resort InterContinental Đà Nẵng bị hư hỏng gần như hoàn toàn.Đoạn đường bê tông phía trên resort InterContinental Đà Nẵng bị hư hỏng gần như hoàn toàn.Anh Trung, 43 tuổi, người thường xuyên lên Sơn Trà nhặt rác, phải khó khăn dắt xe máy qua đoạn đường ở khu vực Suối Ôm. Anh cho biết hơn 10 năm gắn bó với bán đảo này, chưa từng thấy đợt sạt lở nào nghiêm trọng như vừa qua.Anh Trung, 43 tuổi, người thường xuyên lên Sơn Trà nhặt rác, phải khó khăn dắt xe máy qua đoạn đường ở khu vực Suối Ôm. Anh cho biết hơn 10 năm gắn bó với bán đảo này, chưa từng thấy đợt sạt lở nào nghiêm trọng như vừa qua.Ở nhiều sườn núi đã được gia cố lớp bê tông phía trên để chống sạt lở vẫn bị hư hỏng.Ngày 29/10, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà cho biết đã thông được đường từ đầu tuyến Yết Kiêu đến Đỉnh Bàn cờ; từ ngã ba Lê Văn Lương đến ngã ba Bãi Bắc; tuyến đường nhánh Suối Đá. Các tuyến đường chưa lưu thông gồm đoạn từ đỉnh Bàn cờ đến Bãi Bắc, tuyến Tiên Sa, tuyến Bãi Bắc - Cây đa.Ở nhiều sườn núi đã được gia cố lớp bê tông phía trên để chống sạt lở vẫn bị hư hỏng.Ngày 29/10, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà cho biết đã thông được đường từ đầu tuyến Yết Kiêu đến Đỉnh Bàn cờ; từ ngã ba Lê Văn Lương đến ngã ba Bãi Bắc; tuyến đường nhánh Suối Đá. Các tuyến đường chưa lưu thông gồm đoạn từ đỉnh Bàn cờ đến Bãi Bắc, tuyến Tiên Sa, tuyến Bãi Bắc - Cây đa.Một con khỉ kiếm ăn ở khu vực sạt lở núi ven đường Hoàng Sa.Bán đảo Sơn Trà là tổng hòa của hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền biển duy nhất ở Việt Nam, là nơi sinh sống của nhiều loại động vật, trong đó có voọc chà vá chân nâu - nữ hoàng linh trưởng.Một con khỉ kiếm ăn ở khu vực sạt lở núi ven đường Hoàng Sa.Bán đảo Sơn Trà là tổng hòa của hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền biển duy nhất ở Việt Nam, là nơi sinh sống của nhiều loại động vật, trong đó có voọc chà vá chân nâu - nữ hoàng linh trưởng.Nhiều lực lượng đang huy động máy móc để san lấp, ủi đất đá đổ xuống đường; chặt tỉa những cây bị bật gốc để hy vọng nhanh chóng thông lại các tuyến đường lên Sơn Trà. Do quá nhiều điểm hư hỏng, việc khắc phục dự kiến phải kéo dài hàng tháng.Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà đã giăng dây cảnh báo các khu vực sạt lở nguy hiểm và đóng barie không cho khách tham quan bán đảo Sơn Trà từ ngày 15/10 cho đến khi có thông báo mới.Nhiều lực lượng đang huy động máy móc để san lấp, ủi đất đá đổ xuống đường; chặt tỉa những cây bị bật gốc để hy vọng nhanh chóng thông lại các tuyến đường lên Sơn Trà. Do quá nhiều điểm hư hỏng, việc khắc phục dự kiến phải kéo dài hàng tháng.Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà đã giăng dây cảnh báo các khu vực sạt lở nguy hiểm và đóng barie không cho khách tham quan bán đảo Sơn Trà từ ngày 15/10 cho đến khi có thông báo mới.Bán đảo Sơn Trà bị sạt lở ở nhiều đoạn, mất nhiều thời gian khắc phục. Video: Nguyễn Đông DANANG nên xd chung cư để tránh bão lụt , hạn chế nhà thấp tầng.Tầng trệt+ tầng lửng, nếu nước ngập chuyển đồ đạc lên đấy.. |
Ôtô đầu kéo va chạm xe máy, 4 người chết Khoảng 15h, ông Nguyễn Trường Hận (40 tuổi, quê Lâm Đồng) lái xe container chở quặng boxit chạy trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn, hướng về ngã ba Tân Vạn. Khi đến vòng xoay khu du lịch Thuỷ Châu, phường Bình Thắng, xe đầu kéo va chạm xe máy do anh Phạm Văn Luốc (37 tuổi, quê Hậu Giang) chở vợ và hai con chạy cùng chiều phía trước.Va chạm làm anh Luốc cùng vợ là chị Lương Thị Hà, 32 tuổi, quê Thanh Hoá và hai con gái 8 và 3 tuổi ngã xuống, bị bánh xe đầu kéo cán chết. Tại hiện trường, xe máy nằm cách ôtô đầu kéo khoảng 5 m, xung quanh có nhiều mảnh vỡ. Bước đầu kiểm tra, tài xế xe đầu kéo không có nồng độ cồn.Người thân cho biết vợ chồng anh Luốc làm công nhân và ở trọ tại TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Cuối tuần, cả gia đình qua Bình Dương chơi, khi đang quay về thì gặp nạn.Phước Tuấn Thật bi thương,nếu đây là một gia đình trẻ thì thật bi thương.Xin được chia buồn cùng thân nhân người gặp nạn.Thật thảm quá! Mọi người đi xe máy nên chủ động giữ khoảng cách an toàn với xe ô tô. Nhiều người chạy sát, tạt đầu ô tô rất nguy hiểm. Xe đầu kéo vào cua là không còn thấy phía sau nên khi thấy xe xi nhan vào cua là phải dừng lại phía sau giữ khoảng cách an toàn ngay. Đoạn này mình đi nhiều lần và giao thông thấy rất lộn xộn,nếu xe máy muốn đi thẳng về dĩ an thì phải lách trái ra làn xe tải để vào lane đi thẳng.chẳng mai xe tải quẹo phải về mỹ phước rất nguy hiểm khi đường toàn container Quá thương tâm, xin chia buồn với gia đình.A Di Đà Phật. Quá xót xa. Chia buồn cùng gia đình! Trời ơi, con đường tử thần, tội nghiệp 4 nạn nhân đều không thoát khỏi, mong siêu thoát! Xe đầu kéo container rất dài và nặng, luật cũng yêu cầu về giấy phép đặc biệt với loại xe này. Nhưng thực tế thì rất nhiều tài xế chạy rất ẩu, độ tuổi còn rất trẻ nữa, nên chạy bất chấp. Đi đường tôi sợ nhất xe này, kế đến là xe khách đường dài. Chở trẻ em nên tránh các loại xe khổng lồ này đôi khi chạy rất ẩu càng xa càng tốt nếu có thể!. A Di Đà Phật, thật thương tâm, tội cho hai đứa bé. nút giao thông này cực kì nguy hiểm cho người đi xe máy lên Sài Gòn, cần phải có đèn cảnh báo, vạch giảm tốc cho làn xe máy Khu này thì đầu kéo xe ben khỏi nói luôn. Cái vòng xoay này xe máy mà k chú ý cẩn thận thì chầu trời sớm Đọc mà nổi da gà. Thật sự rất đau lòng. Xin chia buồn cùng gia đình. Tôi đã từng làm vận tải trong nhiêu năm nên tôi mong có 1 đề nghị tất cả xe tải trên 5 tấn phải bắt buộc có phụ xe ngồi ghế phụ. Khi điều khiển xe về phía bên trái hoặc khi lùi xe, nếu có phụ xe, phụ xe sẽ thấy và nhắc nhở tài xe những điểm mù cũng như tài xế thiếu sự quan sát khi vận hành. Được như vậy sẽ giảm đi những vụ tai nạn thuong tâm. Cái vòng xoay này cực kì bất cập chỗ đó làm đèn đỏ ko hợp lý tí nào. từ đồng nai về đảm bảo ai cũng sợ cái đèn đỏ đó. lên sửa lại đèn đỏ chỗ đó Quá bị thương và rùng rợn với tai nạn thảm thương như thế này !!! Đọc mà sởn cả tóc gáy luôn! Xin chia buồn cùng Gđ và cầu mong các nạn nhân siêu thoát ! Nam mô a di đà Phật! |
Ôtô lao vào nhà dân Khoảng 5h, nam tài xế 22 tuổi lái ôtô biển số Hà Nội trên đường Phan Văn Hớn, hướng về đường Trường Chinh, bất ngờ lao lên vỉa hè, húc vào quán hủ tiếu. Cú tông mạnh làm sập tường, gãy mái che, hư hỏng nhiều đồ đạc.Tại hiện trường, đầu ôtô biến dạng, hai túi khí bị bung nằm cạnh nhiều mảng bêtông. Theo nhân chứng, tài xế không bị thương nhưng có biểu hiện không tỉnh táo sau tai nạn.Cảnh sát đã đến ghi nhận hiện trường. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận tài xế có nồng độ cồn trong hơi thở. Đến 10h, ôtô được di dời.Đình Văn Đã từng có biết bao nhiêu tai nạn do tài xế sử dụng rượu bia rồi,thế mà tai nạn vì nguyên nhân này mà ra vẫn không giảm.Chán thật. Phải công nhận xe Mỹ mạnh dữ, húc sập tường mà không biến dạng Xe Ford có giàn đồng quá tốt! Sau vụ việc xảy ra như vậy cảnh sát giao thông xử lý thế nào với tài xế, giải quyết thiệt hại của người dân ra sao. Nên tăng mức hình phạt đối với lỗi vi phạm thi tham gia giao thông! Hiện tại chưa đủ sức răn đe. Khi uống anh rất chuẩn, tàn tiệc anh rất tỉnh, ngồi vào xe một lúc thì anh ko biết là anh đã say... 22 tuổi chắc cũng là tài mới mà còn có cồn thì sớm muộn cũng gây tai họa. Đã uống rượu bia mà còn cố tình lái xe những hành vi vi phạm cố ý này nên có hình thức phạt thật nằng như tịch thu bằng lái bắt thi lại toàn bộ thì mới đủ sức răn đe. Mình thấy còn rất nhiều người uống rượu bia xong vẫn chạy xe. Chỉ còn cách tước giấy phép LX vĩnh viễn. Xem ra phải xử mạnh tay hơn, ráo riết hơn đi các bác lãnh đạo đã bảo uống rượu bia thì k lái xe mà lại k nghe...cũng còn may chưa đụng đến người 22 tuổi,ngựa non mà đòi cưỡi ngựa sắt...thì hậu quả đã rõ. May là không ai thương vong. Chắc bị tắt cảnh báo+ thêm say rượu Đề nghị đánh thuế rượu bia thật cao, tăng cường xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông Đúng chuẩn 3 đời bợm nhậu. |
Cháy công ty sản xuất túi nylon Khoảng 11h30, lửa bùng lên ở một góc nhà xưởng công ty chuyên sản xuất băng keo, túi nylon trên đường D10, khu dân cư Thuận Giao, TP Thuận An.Nhân viên cùng bảo vệ công ty dùng phương tiện bình chữa cháy tại chỗ đập lửa song bất thành. Do nhà xưởng có nguyên liệu dễ cháy, ngọn lửa lan nhanh ra khắp công ty, cột khói bốc cao nghi ngút.Cảnh sát chữa cháy Bình Dương điều động gần 10 xe chuyên dụng cùng hàng chục chiến sĩ đến đập lửa. Do khu vực cháy nằm trong khu dân cư nên lực lượng chức năng phải chia ra nhiều hướng tiếp cận, đồng thời di chuyển nhiều đồ đạc gần hiện trường để tránh cháy lan. Đến 13h, đám cháy cơ bản được khống chế.Vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người, song toàn bộ tài sản cùng khu nhà xưởng bị thiêu rụi.Phước Tuấn công nhân đã thất nghiệp rồi mà cty còn gặp họa nữa... Bình Dương cần kiên quyết đưa các xưởng sản xuất đang tồn tại trong các khu dân cư vào các khu cụm công nghiệp, vừa dễ kiểm soát chất thải, vừa giảm ô nhiễm và tiếng ồn ở khu dân cư. |
Khấm khá nhờ trồng thảo dược Tây Bắc Vườn cây xạ đen hai ha, nhà ở kiêm cơ sở sản xuất trà của vợ chồng anh Khánh nằm sâu trong con đường nhỏ ở ấp Mũi Tràm C, cách trung tâm xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, hơn 4 km. Đơn hàng nhiều, những tháng cuối năm vợ chồng anh tất bật thu gom giàn xạ đen đang phơi để tiếp tục các công đoạn sản xuất trà túi lọc.Năm 2009, tốt nghiệp Đại học quốc gia TP HCM, anh Khánh được tuyển dụng làm giáo viên dạy tin học tại Trường THCS Khánh Bình Tây Bắc. Gia đình có ba ha đất trồng lúa nên ngoài giờ đi dạy, anh dành thời gian sản xuất kiếm thêm. "Đất ở đây nhiễm phèn nặng, mỗi năm chỉ làm được một vụ lúa. Tôi có chuyển sang trồng chuối, cây đinh lăng lấy củ đều không hiệu quả", anh Khánh nói.Cơ duyên anh gắn kết cây xạ đen rất tình cờ. Năm 2015, người cha bị bệnh gan, được người quen ở Hòa Bình gửi phương thuốc xạ đen phơi khô để nấu uống. Nhờ đó, sức khỏe của cha anh dần ổn định. Từ đây thầy giáo 36 tuổi ấp ủ trồng cây thuốc quý này vừa giúp cha điều trị vừa kiếm thêm thu nhập.Năm 2016, anh tìm mua giống 1.000 xạ đen từ tỉnh Hòa Bình thuộc vùng Tây Bắc về trồng thử nghiệm. Sau đó, anh mua thêm 10.000 cây giống về trồng trên hai ha đất của gia đình. Tuy nhiên, điều kiện thổ nhưỡng địa phương không phù hợp, ban đầu cây xạ đen anh trồng phát triển không tốt, thậm chí chết rất nhiều."Mỗi cây giống xạ đen được mua với giá 50.000 đồng, trong 11.000 cây tôi mua về trồng, bị chết gần 6.000 cây", anh Khánh nói và cho biết mất hơn một năm nghiên cứu mới tìm ra cách cách thuần dưỡng loại cây này tại vùng đất phèn nặng cực nam tổ quốc. Thấy vườn cây xạ đen của anh xanh tốt, nhiều người địa phương đến mua lá với giá 100.000 đồng mỗi kg về nấu uống như một phương thuốc kháng bệnh.Cách đây 3 năm, anh Khánh mày mò sản xuất trà xạ đen túi lọc. Ban đầu, sản phẩm làm ra, anh giới thiệu ở địa phương và một số người quen. Sau khi nhiều người tin dùng, hai vợ chồng đẩy mạnh sản xuất vẫn không kịp hàng để giao cho khách. Gia đình quyết định đầu tư hơn 100 triệu đồng mua máy đóng túi lọc, máy sấy để sản xuất quy mô lớn.Để trà xạ đen đảm bảo chất lượng, anh Khánh chọn những lá, thân cây đạt chuẩn, bỏ hết phần sâu, bông và trái. Sau khi thu hoạch, nguyên liệu được thái nhỏ rồi phơi khô 4-5 ngày hoặc sấy chừng 5 tiếng, sau đó nghiền nhỏ, cho vào túi lọc. Cứ bốn kg xạ đen tươi cho ra một kg khô, làm được 200 trà túi lọc loại 5 gram.Khi sản phẩm trà xạ đen được nhiều người biết đến, anh đăng ký giấy phép kinh doanh, thiết kế logo, bao bì, mã QR... Hiện, vợ chồng thầy Khánh có khoảng 20.000 cây xạ đen trong vườn nhà. Trung bình mỗi năm, anh bán 25.000 hộp trà túi lọc từ nguồn thảo dược, trừ chi phí thu lời gần 400 triệu đồng. Ngoài bán ở các tỉnh thành với 40 đại lý, sản phẩm còn được giới thiệu ở các điểm trưng bày, du lịch.Năm 2021, trà xạ đen của anh được công nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao của tỉnh. Hồi tháng 9, anh xin nghỉ dạy để tập trung cho công việc làm ăn của gia đình. Ông Triệu Thanh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, cho biết trà túi lọc thảo dược do anh Khánh sản xuất hiện là sản phẩm triển vọng, được địa phương tích cực giới thiệu, quảng bá.An Minh Quá hay Thầy Giáo ơi. Chúng ta nên bảo tồn và nhân rộng các loại cây Thảo Dược tốt cho Sức Khỏe, để dân ta sống khỏe sống lâu. Cám ơn Thầy Giáo nhiều lắm đây đúng thật là tấc đất tất vàng. mong anh vững niềm tin, hãy làm giàu từ những cái này. đất nước cần rất nhiều người như anh trong nhiều lĩnh vực. Chúc mừng em đã bỏ nghề giáo để lập nghiệp kinh doanh với ước mơ của mình. Chúc em thành công. Chúc mừng a! Thầy ơi thầy có bán giống không ạ? Trước mẹ em cũng bị bệnh cũng kiếm xạ đen uống mà mua online nên không biết đúng không? Nếu thấy tin nhắn nhờ thầy phản hồi lại giúp em ạ? Xin cảm ơn Chúc mừng Thầy Giáo, rất tuyệt vời ạ! |
Chới với khi mất việc cuối năm Vợ chồng chị Kim Thúy, quê Sóc Trăng, vốn là công nhân lâu năm của Công ty TNHH Ta Shuan, sản xuất nhựa tổng hợp, có nhà xưởng ở Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân). Trước đây, nhà máy thực hiện chính sách đi ca 12 tiếng nên thu nhập hàng tháng của công nhân tương đối tốt. Tuy nhiên, nhiều tháng qua doanh nghiệp gặp khó khăn về đơn hàng nên giảm thời gian làm việc."Ban đầu là nghỉ thứ 7, sau đó mỗi ca chỉ làm 8 tiếng và phải nghỉ luân phiên một số ngày trong tuần", nữ công nhân nói. Khi đi giờ hành chính, công ty chỉ trả lương căn bản mỗi tháng hơn 5 triệu đồng, ngày nghỉ nhận 70%. Thu nhập quá thấp, không đủ lo cho gia đình nên tháng 9 vừa qua, vợ chồng chị lần lượt nộp đơn nghỉ việc.Tuy nhiên, lúc này khó khăn mới lại ập đến, công ty để nợ bảo hiểm xã hội khiến anh chị không nhận được trợ cấp thất nghiệp. Ở tuổi 45, chị Thúy cũng khó tìm được việc làm mới khi các công ty xung quanh hạn chế tuyển người. Nữ công nhân đành xin vào làm thời vụ, nhận lương theo ngày cho một xưởng gia công đồ nhựa trên địa bàn. Chồng chị phụ hồ nhưng các công trình cũng hoạt động cầm chừng nên thu nhập bấp bênh.Từ lúc nghỉ việc, gia đình chị Thúy chỉ kiếm được gần 6 triệu đồng mỗi tháng, đủ trả tiền trọ và xăng xe đi lại cho người con đầu học đại học. Vợ chồng chị còn một con trai học lớp 7 gửi ở quê nhưng mấy tháng qua anh chị không gửi về đồng nào, phó mặc cho bà ngoại lớn tuổi."Tôi cố gắng bám lại thành phố một hoặc hai tháng để đòi các khoản trợ cấp từ công ty rồi sẽ về quê. Gia đình xác định năm nay không có Tết", nữ công nhân nói. Không những vợ chồng chị Thúy, gần 100 lao động của Ta Shuan cũng không còn việc để làm khi công ty sẽ tạm thời đóng cửa ba tháng hai xưởng sản xuất từ ngày 5/11.Tương tự, chị Nguyễn Thị Hằng, 38 tuổi, cũng thất nghiệp gần hai tháng qua do công ty không có đơn hàng. Chị Hằng vốn là công nhân Công ty TNHH Molax Vina, chuyên về may mặc, ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Hơn chục năm gắn bó, người mẹ hai con nói rằng "chưa bao giờ khó như năm nay".Giữa tháng 6, công ty không còn hàng sản xuất nên cho công nhân nghỉ chờ việc, thông báo tháng 7 quay lại nhà máy. Tuy nhiên, đến tháng 9, tình hình không khá hơn nên chị Hằng và nhiều người khác nộp đơn nghỉ việc.Chị Hằng vốn là thợ phụ nên lương căn bản chỉ bằng mức tối thiểu, tức chưa đến 5 triệu đồng, đây cũng là mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng. Mức đóng thấp nên trợ cấp thất nghiệp của chị cũng không cao, khoảng 2,5 triệu đồng. Chồng chị là công nhân xưởng sản xuất túi nilon, lương mỗi tháng hơn 7 triệu đồng."Vợ chồng không dám tiêu đồng nào cho bản thân bởi còn hai con và mẹ già cần chăm sóc", chị Hằng nói.Chị Hằng là một trong hơn 10.440 người trong tháng 10/2022 nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm TP HCM. Tổng số người không có việc làm, đủ điều kiện hưởng trợ cấp được trung tâm ghi nhận 10 tháng qua là gần 128.000 người, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.So với đầu năm, thời điểm này lao động mất việc còn đối mặt thách thức tìm được công việc mới. Chị Nguyễn Ngọc Tuyền, 30 tuổi, mất việc hơn tháng qua do công ty dừng hoạt động, cho biết đã nộp đơn nhiều nơi nhưng vẫn chưa tìm được chỗ mới."Tìm việc phù hợp giai đoạn này thực sự quá khó", người mẹ hai con nói. Vốn có kinh nghiệm trong ngành thực phẩm nên chị mong muốn tìm được công việc tương tự. Hai tuần trước chị Tuyền được một công ty tiếp nhận. Tuy nhiên, gần đến ngày đi làm cán bộ nhân sự đột ngột thông báo doanh nghiệp dừng hoạt động, chưa có kế hoạch mở lại. Nhiều đồng nghiệp của chị cũng lâm cảnh tương tự đành chấp nhận làm thời vụ, bán hàng online...Ông Trần Việt Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM (HUBA), nói rằng ngoài doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ dùng gia đình đơn hàng ổn định, công nhân có việc làm, nhiều ngành khác đang gặp khó khăn. Một số ngành thuộc diện xa xỉ "có cũng được mà không cũng chẳng sao" như nội thất, quần áo, da giày... nhu cầu mua sắm giảm mạnh. Ngành điện tử thiếu nguyên phụ liệu sản xuất.Theo thống kê của Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam, trong quý 4, các doanh nghiệp trong ngành giảm 30% đơn hàng, kim ngạch xuất khẩu của ngành bắt đầu giảm từ tháng 9."Những ngành gặp khó khăn sử dụng lượng lao động khá lớn, đó thực sự là thách thức đối với các doanh nghiệp", ông Việt Anh nói. Tuy nhiên, giai đoạn này với nhiều nhà máy lao động vẫn là ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất. Do đó, các công ty sẽ cố gắng xoay xở để giữ người, chờ thị trường phục hồi, không để thiếu lao động như các đợt bùng dịch vừa qua.Ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách pháp luật (Liên đoàn lao động TP HCM), cho biết công đoàn đã đưa lao động ở các doanh nghiệp bị mất việc, giảm giờ làm, hoàn cảnh khó khăn vào diện được chăm lo dịp Tết sắp đến. Thành phố cũng cử người giám sát chặt chẽ tình hình việc làm của người lao động, trả lương, thưởng tại các công ty, nhất là tại doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu đơn hàng để có phương án hỗ trợ. Một số quận, huyện kết nối việc làm giữa các doanh nghiệp để giới thiệu lao động đến nơi cần tuyển.Lê Tuyết Trong lúc khó khăn này sẽ có nhiều đợt sa thải hàng loạt,các anh em cần có sự chuẩn bị.Trước mắt giáp Tết sẽ cần những công việc vận chuyển hàng hoá,dọn dẹp nhà cửa,chăm sóc cây cảnhTình hình năm sau cũng sẽ ko khá hơn,các anh em cần có mưu tính lâu dài Cách đây vài tháng vừa đọc tin các nhà máy mở rộng sx, tìm công nhân đỏ mắt không ra sao giờ lại vậy. Khó khăn của gia đình chị THÙY trên đây cũng là khó khăn chung của hàng nghìn lao động đang làm việc tại các công ty xí nghiệp.Mong liên đoàn lao động thành phố sớm có kế hoach hỗ trợ để người lao động thoát khỏi cảnh khó khăn này. Những doanh nghiệp nợ BHXH khiến người lao động mất quyền lợi phải bị xử lý nghiêm để giảm tình trạng nợ kéo dài đảm bảo quyền lợi cho người lao động Cần giải quyết triệt để tình trạng doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho công nhân nhưng vẫn trừ tiền hàng tháng để rồi khi nghỉ việc người lao động bị chơi vơi! Nếu có địa chỉ website, ứng dụng, đầu mối nào để tra cứu tình trạng đóng bảo hiểm nhanh nhất, chính xác nhất nên công bố rộng rãi cho người lao động dể người lao động tiện trong việc giám sát doanh nghiệp cũng như đảm bảo quyền lợi của mình thì sẽ thật tuyệt vời! Tình hình kinh tế hiện tại thì sau tết, mọi việc khó khăn hơn nhiều, dự kiến gần cuối năm sau mới hy vọng tốt hơn. Mong mọi người sớm có định hướng, kể cả các công ty. "Chưa bao giờ khó như năm nay".Câu này chắc là được nói nhiều nhất mỗi khi khó khăn.Nhớ năm ngoái dịch,cũng toàn nghe than câu này. Qua bài viết này chúng ta nên chú ý khoản đóng bảo hiểm của doanh nghiệp , chúng ta phải kiểm tra hoặc yêu cầu hoá đơn bảo hiểm từ doanh nghiệp hàng tháng để minh bạch sao không biết đổi nghề khác như đi giao hàng, chạy grap, tối bán thêm bánh mì. đã biết khó khăng thì phải tìm cách vượt qua chứ sao lại bám víu vào vậy. Năm nay khó khăn quá! Mình đi nhiều nhà máy, thấy cắt giảm cả tới 70% nhân lực, mà buồn, thương. Nhưng không có đơn hàng, cũng ko biết sao được. Ngoài ra các ngành khác cũng khó khăn, nhiều người xoay đủ thứ cũng không đủ bữa ăn. Khổ thật sự. Vì cuối năm nhiều người lao động đòi lương tháng 13 thưởng tết âm ....cao thấp .....các doanh nghiệp ngán tận cổ ....thôi chờ năm sau làm lại đỡ thưởng này nọ .... Khó khăn thì giai đoạn này ai mà chả khó, nào là vật giá, chi phí sinh hoạt, lạm phát,....Nhưng trong vai trò những người làm HR, tuyển dụng sẽ thấy:- NLĐ chủ động thất nghiệp: để hưởng các chế độ thất nghiệp, chủ động tìm các việc lương liền, thời vụ, chủ động thời gian,.... (hoặc tâm lý tìm việc nhẹ lương cao,...)- Các nhà máy, xí nghiệp tuyển đầy, mà ko tuyển được người. NLĐ khó khăn thì các DN cũng có khá giả đâu, đơn hàng bị cắt, đơn giá bị giảm do cạnh tranh, chi phí tăng gấp bội.... mà tuyển NLĐ vào công việc chê ổng chê eo, nào lương thấp, tăng ca nhiều, việc nặng nhọc,...(hoặc tâm lý tìm việc nhẹ lương cao,...)- Tuyển được vào thì làm vài hôm, vài tháng lại nghỉ, nhảy việc (có chỗ nào trả lương cao hơn 200k/tháng là sẵn sàng nghỉ việc qua đó làm ngay), rồi làm sao mà ổn định, có thâm niên, tăng thu nhập, thưởng tết,...- MỘNG TƯỞNG việc nhẹ lương cao, bán hàng online, cộng tác viên,.... rồi bị lừa vào đa cấp cũng có.Không tin quý vị cứ thử hỏi những người làm HR, tuyển dụng của các cty sẽ rõ nhé- ý kiến cá nhân - Đời công nhân muôn đời khổ Thị trường doanh nghiệp vn phụ thuộc vào xuất khẩu, tác động hậu covid cả thế giới bị khủng hoảng. Còn thêm chiến tranh, cấm vận. Kinh tế khó khăn toàn cầu.! Có vẻ không chỉ riêng TP HCM mà nó là tình hình chung của tất cả các Khu Công nghiệp. |
Những người truyền cảm hứng từ học tập tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh Chương trình Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2022 diễn ra tối 30/10 mang đến nhiều câu chuyện xúc động từ những cá nhân, tập thể điển hình trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ là giáo viên, chiến sĩ phòng cháy, bộ đội, y bác sĩ, nông dân, người khuyết tật... với điểm chung tài năng, sáng tạo trong xây dựng đất nước, đấu tranh với cái xấu.Sống cạnh lòng hồ thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), cô Quách Thị Bích Nụ, giáo viên trường Mầm non Đồng Ruộng (huyện Đà Bắc) đã 17 năm lái đò trên sông Đà đưa học sinh tới trường, chưa một ngày ngơi nghỉ. Xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng, nằm lọt thỏm trong lòng hồ thủy điện. Lũ trẻ muốn tới trường buộc phải đi thuyền nhưng phần lớn hộ dân không có phương tiện đưa đón con.Cô Nụ bán đi cặp bò mà cha mẹ cho làm của hồi môn, sắm một chiếc thuyền rồi hàng ngày đón học sinh từ hơn 5h sáng. Có hôm hết xăng, thuyền lênh đênh giữa dòng, cô giáo phải chèo tay. Những ngày mưa tầm tã, cô lẫn trò ướt nhẹp. Có hôm ốm nhưng cô không dám nghỉ, bởi ngơi tay chèo đồng nghĩa học sinh cũng phải nghỉ theo.Trên sân khấu tối 30/10, cô Nụ bất ngờ khi gặp là Xa Thị Thanh Ngoan, sinh viên Cao đẳng Hòa Bình, học trò từng 8 năm ngồi đò đến trường. Ngoan mang tặng cô giáo cũ chiếc áo mưa dày để thay chiếc cũ đã mặc suốt nhiều năm đưa đò. "Mình chỉ góp chút sức để sau này học sinh sẽ tiến bộ hơn", cô Nụ ước mong những đứa trẻ Đồng Ruộng sẽ sớm bước chân ra khỏi lòng hồ thủy điện để đi xa hơn.Bước ra sân khấu với xe đẩy bánh mì, thầy Vũ Văn Tùng, giáo viên trường Tiểu học và THCS Đinh Núp (Gia Lai) mang đến câu chuyện về cách thầy cô giữ chân học sinh lại với mái trường. Xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, nơi đặt điểm trường với 90% dân số là đồng bào Ba Na và là một trong những địa bàn khó của cả nước. Thấy học sinh hay trốn về giữa buổi, các thầy cô đến nhà tìm hiểu, ứa nước mắt nhìn trò ăn vội củ sắn nướng hay cơm nguội đã đổi màu. Ngày mùa, cha mẹ thường lên nương rẫy và ở lại cho đến khi thu hoạch xong nên con cái ở nhà sẽ tự lo liệu. Các em vì thế bữa đói bữa no."Phải làm một điều gì đó thôi", thầy Tùng quyết định kể với người bạn là chủ một lò bánh mì. Người đó hứa mỗi tuần sẽ tặng cho học sinh của thầy 60 ổ bánh mì ăn sáng. Nhờ sự lan tỏa của cộng đồng, bữa ăn của 200 học trò có thêm xôi, bánh bao giúp các em no bụng, tiếp tục đến trường. Tiểu học và THCS Đinh Núp là một trong những trường duy trì sĩ số đầy đủ nhất huyện.Nhắc lại lời dạy của Hồ Chủ tịch rằng người thầy phải rèn cả đức lẫn tài, nêu gương cùng với tình thương học trò, thầy Tùng nói đó là động lực để thầy cô trong trường luôn dậy từ 4h sáng mỗi ngày để đi nhận bánh mì, xôi phát cho học sinh kịp ăn để vào học, nhất là mùa mưa.Ở tuổi gần 80, TS Bùi Thị Hồng Tiến, Giám đốc Quỹ khuyến học khuyến tài tỉnh Khánh Hòa, vẫn còn giữ chiếc hộp thiếc được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng năm 1959, khi đến thăm Phủ Chủ tịch. Lời dặn "Các cháu hãy học tập thật tốt để sau này phục vụ nhân dân" của Hồ Chủ tịch in sâu vào tâm trí cô học trò 15 tuổi thuở ấy, trở thành kim chỉ nam cho cuộc đời tận hiến của nữ trí thức sau này. Thay vì nghỉ ngơi khi về hưu, bà Tiến vẫn cùng Hội đồng quản lý quỹ miệt mài kết nối giúp các học sinh nghèo được nhận học bổng tiếp sức đến trường, lan tỏa tri thức cho xã hội.Hay thiếu tá Thào Pù Páo, Phó bí thư Sán Chải (huyện Ma Cai, Lào Cai) với 3.600 ngày gắn bó với biên cương, vận động người dân không vượt biên trái phép, tích cực chăn nuôi trâu bò để thoát nghèo. Chị Nghiêm Thị Thu Hường, chủ cơ sở may ở tỉnh Lạng Sơn, mở xưởng tạo việc làm và thu nhập cho gần 100 người khuyết tật.Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, khẳng định việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến vượt khó.Ông xúc động và trân trọng người giáo viên 80 tuổi không một ngày nghỉ ngơi để khuyến học khuyến tài; cô giáo bản lĩnh băng giữa dòng nước dữ đưa học sinh tới trường; người nông dân ngày đêm trăn trở cho ruộng đồng thêm thóc lúa... Họ đến từ nhiều ngành nghề nhưng có điểm chung là tấm lòng tận hiến. Ông mong các tấm gương tiếp tục lan tỏa những điều tốt đẹp, góp phần làm cho tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tinh thần trong toàn xã hội.Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh sau 35 năm thực hiện đường lối Đổi Mới, đất nước "chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Đời sống nhân dân được nâng cao, an sinh đảm bảo. Sự kiện Việt Nam trúng cử Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 còn là lời khẳng định về nỗ lực và thành quả trong chăm lo đời sống nhân dân, xây dựng chế độ nhân văn vì con người."Đó chính là sự tiếp nối hành trình mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi mở và dẫn đường" ông nói và đề nghị thời gian tới, các cấp ngành cần nghiên cứu mô hình hay, cách làm hiệu quả để nhân rộng trong toàn xã hội.Hồng Chiêu Có Nụ là thầy của trên cả thầy cô nữa, cảm ơn trời sinh ra cô để giúp các em trở thành người hữu dụng cho xã hội. Quá ngưỡng mộ và biết ơn cô! |
Gần 32.000 tỷ đồng bị thất thoát, lãng phí trong 5 năm Ngày 31/10, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.Báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội ngày 11/10 cho thấy, hàng trăm dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư, gây thất thoát, lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư (tổng hợp chưa đầy đủ của các bộ ngành, địa phương). Hơn 3.000 dự án có thất thoát, lãng phí. Trong đó, năm 2016 là 590 dự án, 2017 (840), năm 2018 (422), năm 2019 (125), năm 2020 (923) và 2021 (185).Cùng với đó, hàng nghìn dự án chậm tiến độ và xu hướng tăng dần qua các năm; hầu hết dự án quan trọng quốc gia, các dự án lớn, trọng điểm đều chậm tiến độ. Điển hình là dự án tuyến đường sắt thí điểm thành phố đoạn Nhổn - ga Hà Nội; số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; tuyến đường sắt số 1 Bến Thành - Suối Tiên; số 2 Bến Thành - Tham Lương...Theo đoàn giám sát, tổng số vụ án liên quan đến tham nhũng, lãng phí đã kết luận điều tra là gần 1.300, trong đó đã đưa ra xét xử khoảng 1.100. Tổng giá trị thiệt hại tại các vụ án này khoảng 31.800 tỷ đồng, trong đó tại địa phương 19.500 tỷ, trung ương là 12.300 tỷ. Số tiền đã được thu hồi gần 26.500 tỷ.Thanh tra Chính phủ và bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2016-2021 đã triển khai gần 50.000 cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại hơn 73.200 đơn vị. Qua đó, cơ quan thanh tra phát hiện vi phạm về kinh tế trên 150.100 tỷ đồng với 63.200 ha đất; kiến nghị thu hồi gần 71.800 tỷ, hơn 31.200 ha đất.Một số bộ, ngành, địa phương có vi phạm về kinh tế lớn về đất đai, như Bắc Giang (406 ha), Hà Giang (1.012 ha), Sơn La (745 ha), Đăk Nông (6.076 ha), Gia Lai (900 ha), Thừa Thiên Huế (23.575 ha). Vi phạm về tiền ở Bắc Ninh (580 tỷ đồng), Phú Thọ (695 tỷ đồng), Quảng Ninh (405 tỷ đồng), Đăk Nông (988 tỷ đồng)...Đoàn giám sát đánh giá các vụ việc gây thất thoát, lãng phí, thực hiện không đúng quy định ngày càng tinh vi, phức tạp; xảy ra ở cả các cơ quan của Chính phủ trong chính ngành, lĩnh vực được giao quản lý, tham mưu. Nhiều vụ việc sai phạm trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công được phát hiện và xử lý, thu hồi số vốn, tài sản Nhà nước lớn; nhiều tổ chức, cá nhân đã bị kỷ luật, xử lý hình sự.Nguyên nhân là kỷ luật, kỷ cương, nhận thức pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của một bộ phận cán bộ chưa đầy đủ; còn có hiện tượng buông lỏng quản lý, nể nang, né tránh tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong khi đó, năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ thực thi pháp luật còn hạn chế, một số nơi chưa đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và cơ quan tham mưu. Sự phối hợp giữa các cơ quan ở cả trung ương, địa phương nhiều trường hợp chưa chặt chẽ.Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng làm rõ vi phạm, thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, đất đai, khoáng sản, tài nguyên và trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu; xây dựng kế hoạch và có giải pháp khắc phục hạn chế, vi phạm.Ngoài ra, Chính phủ cần đánh giá kỹ tác động chính sách trong sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Khoáng sản (sửa đổi) báo cáo Quốc hội cho ý kiến và thông qua trong năm 2022, 2023, 2024.Đoàn giám sát cũng đề nghị xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra các vi phạm trong tham mưu, ban hành các quy định vi hiến, trái quy định pháp luật, gây thất thoát lãng phí; quản lý, sử dụng ngân sách, vốn đầu tư công, tài sản công không hiệu quả... |
Bão Nalgae đổi hướng Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, 4h sáng nay tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 590 km về phía đông, sức gió mạnh nhất 102 km/h, cấp 10, giật tăng hai cấp.Dự báo, hôm nay bão theo hướng bắc tây bắc với tốc độ 10 km/h, đến 4h ngày mai cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 530 km về phía đông đông bắc, sức gió mạnh nhất cấp 10-11. Sau đó, bão theo hướng bắc với tốc độ 5-10 km/h, duy trì sức gió cấp 10-11.Đài khí tượng Nhật Bản dự báo hôm nay bão sẽ đạt cực đại với sức gió mạnh nhất khoảng 110 km/h, theo hướng bắc, sau đó quặt hướng tây về khu vực giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Đài Hong Kong dự báo tương tự về sức gió và nhận định bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau khi vào đảo Hải Nam.Vùng biển phía đông của khu vực bắc và giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, sau tăng lên cấp 10-11, giật cấp 13. Vùng biển phía tây của khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió 6-7, giật cấp 8-9. Sóng biển cao 6-8 m, vùng gần tâm bão 9-11 m.Hôm qua, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có công điện gửi các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tổ chức kiểm đếm tàu thuyền trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng, sẵn sàng lực lượng ứng phó khi cần thiết.Hiện biên phòng các tỉnh thành đã thông báo, hướng dẫn cho hơn 30.460 tàu với 161.560 lao động biết diễn biến của bão để di chuyển phòng tránh, trong đó có 52 tàu với 468 người hoạt động ở vùng biển nguy hiểm bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa.Từ đầu năm tới nay, Biển Đông xuất hiện 6 cơn bão, 2 cơn áp thấp nhiệt đới. Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ. Vượt qua đảo LuzonGây ra bao tai hoạTan nát bao cõi lòngBão ơi từ đâu đếnBão có biết hay không?Mong bão thương người ViệtTan ngay giữa Biển Đông! Nhìn hướng bão ớn thiệt chứ, Cầu cho bão suy yếu thành áp thấp! Tháng 11 rồi, mình nghĩ bão thường vào phía nam (Nghệ an trở vào); bà con theo dõi và phòng chống nha... Đúng mùa này bão nhiệt đới nếu vào nước ta nếu không có Nanina hay Nanino thì hay vào vùng biển nóng miền trung trở vào Nam. nhưng do biến đổi khí hậu nước biển phía đông Đài Loan đến phía Đông Nhật bản cũng đang là vùng biển ấm lên bão cũng có thể vòng lên đó |
Siêu xe va chạm xe máy, một người chết Khoảng 4h, chiếc Ferrari biển ngoại giao chạy trên đường Lê Quang Đạo hướng về đường Hồ Tùng Mậu, khi đến trước cổng trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thì va chạm với xe máy Honda Wave.Người điều khiển xe máy là ông Lê Đình Hới, 58 tuổi, trú phường Phú Lương, quận Hà Đông, chết tại chỗ.Tại hiện trường, xe Ferrari móp méo phần đầu bên phải, nằm cách xe máy khoảng 50 m, cách nạn nhân 150 m.Xe máy Honda Wave, phía sau gắn gác chở hàng, bị gãy đôi, nằm sát mép đường Lê Quang Đạo. Mặt đường có vệt bánh của siêu xe dài chừng 150 m.Để phục vụ điều tra, cảnh sát chỉ dành một làn đường để phương tiện đi lại, các làn còn lại bị rào chắn. Giao thông trên đường Lê Quang Đạo, Châu Văn Liêm tắc nghẽn, đến 9h vẫn chưa thông.Đại diện Đội Cảnh sát giao thông số 6 (Công an TP Hà Nội) cho biết, thời điểm tai nạn trên siêu xe có một nam, một nữ. Lái xe là anh Hoàng Bằng Việt, 25 tuổi, trú phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm. Người này đã rời khỏi hiện trường nên chưa thể kiểm tra ma túy, nồng độ cồn.Do tai nạn liên quan đến xe biển kiểm soát ngoại giao nên toàn bộ hồ sơ đã được chuyển cho Đội Cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) thụ lý.Ferrari 488 Pista là dòng xe của Italy, sản xuất năm 2018, tốc độ tối đa 340 km/h, giá ở Việt Nam khoảng 30 tỷ đồng. Tôi cho rằng nhiều tài xế sau khi va chạm giao thông đã cố tình bỏ trốn để không bị kiểm tra nồng độ cồn. Cần có chế tài phạt nặng những hành vi như vậy nếu sau khi kiểm tra có cồn hoặc ma túy. "hiện tài xế xe Ferrari đã rời khỏi hiện trường nên chưa thể kiểm tra ma túy, nồng độ cồn". Vậy khi nào mới kiểm tra được nồng độ cồn của tài xế? Vệt bánh xe 150m, vậy tốc độ xe lúc đó có đến 250km/h không các bác nhỉ? Chắc phải đi tốc độ khủng khiếp lắm mới đâm xe máy bay xa và gẫy làm đôi thế được... đề nghị cơ quan công an phải làm quyết liệt vấn đề tốc độ và nồng độ cồn... Xin chia buồn đến gia quyến chủ xe máy phi nhanh quá.. Những con số biết nói : vạch xe dài 150m , đầu xe cách nạn nhân 50m , cách xe máy 150 , xe máy gãy đôi .. Trích xuất camera tại nơi xẩy ra tai nạn sẽ biết được tốc độ của xe ô tô lúc va chạm, với vệt bánh của xe ô tô là 150m thì tôi đoán lúc xẩy ra va chạm tốc độ sẽ khoảng gần 200km/h, quá khủng khiếp! Ôi, tốc độ.... Siêu xe chạy chậm hơi phí với giá tiền và tiếng tăm của Ferrari 488 Pista, thắng của loại xe này rất tốt và an toàn, dấu phanh dài 150 mét chứng tỏ tốc độ đâu có vừa, tốc độ phải trên 200km/h mới gây chết người. Giờ đó, siêu xe đó, đoạn đường đó thì tốc độ của xe ô tô khó mà hình dung nổi Chia buồn cùng gia đình nạn nhân. Nhưng mà đúng là siêu xe nhỉ, đâm kinh hoàng vậy mà chỉ móp bên phải đầu xe, hoàn toàn k ảnh hưởng đến chỗ ngồi lái. Có tiền lái xe xịn, an tâm tính mạng mình nhưng lại để gây tai nạn thương tâm cho gia đình người khác. Siêu xe chạy tốc độ cao rất an toàn, cái chính là trình độ lái xe thôi, chứ xe này nó lắc như bị được mà vẫn cân bằng! Nhưng ở nước ngoài muốn lái siêu xe phải có bằng riêng! Bằng lái xe cỏ mà lái siêu xe thì nguy hiểm nếu k cẩn thận gặp chú máu chó thì tèo sớm Hic siêu xe chạy nhanh đấy tông gẫy đôi xe máy cơ mà Giờ ra đường càng vắng càng sợ các bác ơi, dừng lại ngó nghiên cũng chưa chắc ăn nếu nó chạy quá nhanh như vậy. Tích tắc là đến mình rồi. gãy vỡ sau va chạm thế kia, hẳn là tốc độ rất cao |
Gần 100 km bờ biển sạt lở Ngày 31/10, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết các điểm sạt lở chủ yếu xảy ra trong tháng 10, khi miền Trung bị ảnh hưởng bởi các cơn bão Sơn Ca và Nesat. So với 10 tháng đầu năm, chiều dài các điểm sạt lở tăng khoảng 40 km.Trong đó có 33 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đê và an toàn của khu dân cư ven biển. Phú Yên ghi nhận 12 điểm sạt, tổng chiều dài 33 km, tiếp theo là Quảng Ngãi với 13 điểm, dài hơn 15 km.Ông Nguyễn Văn Hải, Phó cục trưởng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, nhận định quy mô sạt lở gia tăng gần đây cả về số điểm cũng như phạm vi ảnh hưởng, xảy ra ở cả ven biển, cửa sông, ven sông. Nếu không có giải pháp kịp thời, các địa phương sẽ đối diện với nguy cơ thiệt hại lớn về người và tài sản.Về nguyên nhân, ông Hải cho rằng yếu tố khách quan là chính, cụ thể do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Những năm qua, mưa bão khốc liệt hơn, kỷ lục về mưa liên tục bị phá vỡ. "Chủ quan là chúng ta đã phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng và ở nhiều nơi chưa bền vững, can thiệp quá mức vào tự nhiên, lấn chiếm lòng sông, làm thay đổi quy luật", ông Hải nói.Theo lãnh đạo Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, để giảm nhẹ rủi ro do sạt lở ven biển, ngoài những chỉ đạo, quy định pháp luật ở trung ương thì mấu chốt là địa phương, người dân trong tổ chức thực hiện.Phòng chống thiên tai gồm ba giai đoạn, lần lượt là phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả. Ứng phó đã được tập trung nguồn lực thực hiện, nhưng phòng ngừa lại bị xem nhẹ. Trong khi đó một đồng đầu tư cho phòng ngừa bằng 5 đồng cho ứng phó và khắc phục hậu quả.Người dân phải nâng cao kỹ năng thích ứng với môi trường sống, tránh can thiệp vào tự nhiên để hạn chế tác động của thiên tai, đặc biệt là sạt lở đất.Từ đầu năm đến nay, biển Đông xuất hiện 6 cơn bão, 2 cơn áp thấp nhiệt đới. Trong đó từ ngày 28/9 đến nay, các cơn bão Noru, Sơn Ca và Nesat đã khiến nước biển dâng, mưa lớn, gây sạt lở nhiều nơi.Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ. Nghiên cứu chống sạt lở dùng đê ngầm như biển Cửa Đại . Tôi thấy cực kỳ hiệu quả . Nơi nổi tiếng sạt lở thì đã trở thành bãi biển cực đẹp . Trong đó có 33 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đê và an toàn của khu dân cư ven biển. Phú Yên ghi nhận 12 điểm sạt, tổng chiều dài 33 km, tiếp theo là Quảng Ngãi với 13 điểm, dài hơn 15 km. |
Xe quá tải làm sập cầu ở miền Tây Rạng sáng nay, người dân gần cầu bắc qua kênh Nhất, ở xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, nghe tiếng động lớn, kèm tiếng ôtô rồ ga. Họ chạy ra thấy cầu bêtông dài 20 m, nối đường Tân Hội Trung - Thanh Mỹ bị sập, một phần chân cầu lún sâu xuống dòng kênh. Tài xế đang đề máy ôtô biển Tiền Giang cố vượt qua cầu. Nhịp giữa cầu không gãy hoàn toàn, song bị xe tải choán hết khiến giao thông ách tắc.Tường trình với Công an xã Tân Hội Trung, tài xế Trần Minh Tuấn (31 tuổi) cho biết ôtô làm sập cầu khi đi giao gạo, quãng đường qua cầu Xẻo Quýt gần hơn. Theo tài xế, ôtô trọng tải hơn 12 tấn, chở 300 bao gạo nặng khoảng 15 tấn, trong khi cầu chỉ cho phép xe 5 tấn đi qua, có cắm biển thông báo. Sau sự cố, chính quyền bố trí lực lượng điều tiết giao thông, di dời xe tải. Ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đồng Tháp, cho biết đường Tân Hội Trung - Thanh Mỹ được mở rộng lên 5,5 m năm 2021, song chưa có kinh phí thay cầu qua kênh Nhất xây cách đây gần 20 năm. Đây là tuyến huyết mạch từ huyện Tháp Mười đi Cao Lãnh nên trước mắt sở bắc cầu tạm trong quá trình xin tỉnh xây cầu mới.Ngọc Tài - Nguyễn Khánh Đề nghị khắc phục sự cố, đồng thời xử lý hình sự vì phá hoại tài sản nhà nước Tài xế vừa tham vừa bất chấp, chứ không phải là không có hiểu biết về trọng tải.Cần xử lý mạnh hành vi này, buộc chịu trách nhiệm chi phí khắc phục hậu quả do mình gây ra. Vậy ai chi trả tiền xây lại cầu ??? ĐÚNG LÀ QUÁ CỐ! Tài xế cũng sai nhưng đây là cơ hội để có cơ hội xây lại cầu mới chắc chắn hơn. Mở rộng đường mà cầu thì vẫn 5 tấn 20 năm không thay. Giao thông không đồng bộ thế này trách sao được sự cố này.Đúng là trong cái rủi có cái may. Chúc mừng người dân địa phương sắp có cầu mới để đi. Hài nhỉ, cầu chỉ cho phép xe tải trọng có 5t, chiếc ô tô ko tải đã 12 tấn rồi, đã vậy còn chở hơn 15 tấn gạo nữa mà cũng dám hiên ngang qua cầu, đỉnh cao của sự liều là đây! Bắt chủ xe đền cầu và phạt thật nặng. Đi xe ở miền tây hoảng chết đi đc. Mình ở ngoài bắc vào trong đó lái xe thì chủ yếu nhìn định vị. Rõ là đường ô tô vào đc nhưng đến gần thì là 1 cái cầu nhỏ xíu. Lúc đầu k dám qua. Thấy người địa phương chạy xe qua mới dám chạy. Hihihi trải nghiệm thực sự hú vía. Nhưng cầu mà cho cái xe tải kia đi qua thì không nhiều đâu. Tốt nhất xe trên 3,5 tấn đi vào đó là phải khảo sát trước không có ngày 1 đi 0 trở lại Đề nghị không nên xử phạt tiền lái xe.Chỉ yêu cầu thanh toán tòan bộ chi phí xây cầu mới, và cả chi phí xây cầu tạm trong lúc chờ thi công cầu mới chủ xe bỏ tiến sửa cầu đúng hiện trạng thôi, phạt lỗi quá tải luôn, đúng luật mà làm. Bắt ngay chủ xe chịu bồi thường cầu Đây là một trong những thủ phạm gây ra tình trạng xuống cấp hệ thống hạ tầng giao thông nói chung và mấy cây cầu nói riêng. Phải xử phạt thật nặng Cầu 5 tấn xe 30 tấn dám chạy qua, nể bác tài luôn. Chỉ vì một đoạn đường mà tài xế bất chấp tính mạng, tài sản cho xe qua cầu. Đã bao vụ rồi mà vẫn không biết sợ. Đề nghị xử lý thích đáng, tước GPLX 5 năm cho nhớ. |
Khan hiếm vé tàu Tết về miền Trung Tính đến sáng 2/11, trong hơn 176.000 vé tàu được ngành đường sắt cung ứng dịp Tết Nguyên đán 2023 đã có khoảng 72.000 chỗ khách mua, cả trước và sau Tết. Trong đó, vé đã bán phần lớn theo chiều từ Nam ra Bắc ở thời gian trước Tết. So với năm ngoái, lượng vé tàu Tết năm nay bán ra nhanh hơn, nhiều chặng từ TP HCM đi các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Huế... đã kín chỗ những ngày cao điểm.Anh Thành Đăng, 35 tuổi, ở quận Bình Thạnh, nói từ khi đường sắt vừa mở bán đã lên mạng tìm mua 4 vé về Quảng Ngãi ngày 28/12 Âm lịch (19/1/2023), nhưng hầu hết khoang giường nằm đều có người giữ chỗ, chỉ còn ghế ngồi. Ngoài ra, ở nhiều khoang còn vé nhưng chỉ bán cho các chặng đường dài."Do chưa mua được vé giường nằm ưng ý nên tôi vẫn chờ, hy vọng có chỗ hành khách khác trả lại hoặc đường sắt mở bán thêm", anh nói và cho biết gia đình có con nhỏ nên không dám đi xe khách vì sợ vất vả, còn nếu mua vé máy bay sẽ tốn nhiều tiền hơn.Tương tự, anh Văn Thắng, 30 tuổi tìm mua vé về ga Diêu Trì (Bình Định), nhưng các đoàn tàu đều kín chỗ từ mấy ngày trước, chỉ còn các vé chặng dài hơn, chưa bán. "Tôi cần 6 vé nhưng chỉ mua được hai, đi ngày 27 Tết, nên cho vợ con về trước còn mình sẽ đón ôtô về sau", anh nói.Khảo sát trên website bán vé của ngành đường sắt, chặng từ TP HCM về nhiều tỉnh miền Trung những ngày cao điểm trước Tết 24-29/12 Âm lịch (15-20/1/2023) gần như đều kín chỗ. Trong khi những tuyến dài hơn như về Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, vẫn còn nhiều ghế trống. Đơn cử tàu SE12 từ ga Sài Gòn đi Thanh Hoá ngày 23/12 Âm lịch còn gần 100 chỗ; tàu SE12 đi Vinh ngày 28/12 Âm lịch cũng còn hơn 50 ghế trống, đa phần ở toa ghế ngồi... Do vậy, một số khách đang cân nhắc mua vé ở những chặng này, dù chi phí cao hơn.Ông Thái Văn Truyền, Giám đốc Công ty cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn, cho hay vé tàu Tết các chặng về miền Trung thường có nhu cầu lớn, trong khi thời gian đầu đường sắt chủ yếu bán trước các vé đi tỉnh xa, sau đó mới cắt dần bán chặng ngắn nên nhiều người chưa mua được. Công ty đang rà soát lại để tính toán chạy thêm tàu từ TP HCM về Đà Nẵng, Quảng Ngãi... khi khách tăng cao."Việc cắt chặng dài qua ngắn cũng đang được xem xét, có thể sớm hơn so với kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của khách", ông Truyền nói và cho biết nếu hành khách tiếp tục tăng sẽ mở bán thêm ghế phụ trên các đoàn tàu.Vé tàu Tết năm nay tăng 1-6% so với năm trước, cao nhất khoảng 2,7 triệu đồng, thấp nhất hơn 1,3 triệu đồng mỗi vé, cao hơn các năm trước do ảnh hưởng giá nhiên liệu. Tổng lượng vé tàu được cung ứng trong dịp Tết năm nay tăng 67.000 so với năm ngoái, nhưng giảm 118.000 so với Tết 2019.Ngành đường sắt đang áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi như mua vé trong 10 ngày đầu bán vé Tết được giảm 5-10%, giảm 3% cho các đoàn tàu xuất phát tại ga Sài Gòn ngày 20/1/2023 (29/12 Âm lịch) và đi từ 1.000 km trở lên, giảm 5% giá vé lượt về cho khách mua khứ hồi...Gia Minh Trong khi vé về Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế khan hiếm thì vé về Đông Hà, Đồng Hới, Vinh, Thanh Hoá, Chợ Sy lại vô cùng thừa thải. Vậy là xảy ra tình trạng về Bình Định lại phải mua vé xuống Đông Hà, Thanh Hoá gây tốn kém cho người mua và lãng phí tài nguyên. Tại sao các xí nghiệp đầu máy toa xe không tổ chức lập thêm tàu chặng về trung trung bộ và nam trung bộ, ví dụ cho quay đầu ở Huế, Đà Nẵng để tăng cường năng lực vận tải hành khách dịp Tết, Do dịp Tết đông khách nên ngành đường sắt chỉ muốn bán vé ga đầu đến ga cuối, để được full cả chỗ ngồi và cả giá bán, còn nếu bán chặng giữa chừng thì mất công có khách xuống lại phải có khách lên. Nên hầu như năm nào vé về các tỉnh miền Trung cũng rất khó mua. Nhiều người về miền Trung nhưng vẫn phải mua vé đến ga cuối. 11 năm nay tôi không cần biết tết là gì? THẬT KHỔ CHO BÀ CON MIỀN TRUNG ,MƯA BÃO THIÊN TAI LŨ LỤT TRIỀN MIÊN .GIỜ ĐI LÀM ĂN XA NHÀ MUỐN VỀ QUÊ ĂN TẾT MUA VÉ TÀU CŨNG KHÓ MUA . MONG SAO CÁC CẤP NGHÀNH GTVT HÃY CÓ NHỮNG ƯU ĐÃI CHO BÀ CON MIỀN TRUNG ĐẺ HỌ ĐƯỢC VỀ QUÊ ĐÓN TẾT CÙNG GIA ĐÌNH may quá! mình chưa bao giờ hi vọng vào chuyện mua vé tàu lửa mà v ề quê dù rất thích!thích vì đó là tuổi thơ được đi đường sắt theo chiều dài đất nước, với những bữa cơm ngon ( hồi đó ngoài quê, cơm đường sắt ngon hơn ở nhà mấy lần luôn). rồi ngồi chung với mọi người xung quanh ai cũng vui vẻ nhiệt tình...thích vì thật sự nó tiện, lên ngồi, nằm 1 phát sau đó xuống ga ngay ở quê! chứ đi máy bay phải chạy lên HN, rồi chờ mất cả nửa ngày....Mà cuối cùng sau này lớn, thời gian ít, nhu cầu cao, đường sắt xuống dốc chất lượng đâm ra cứ tiếc hùi hụi!cách đây tầm 10 năm, nhân dịp mới cưới về quê ra mắt có đăng ký đi đường sắt không phải lúc cao điểm, chất lượng đã cải thiện rồi....giá cả cũng ok luôn! tính ra bằng 1/2 hay 1/3 so với máy bay mà đỡ mệt hơn bao nhiêu ( nằm, máy lạnh mỗi bên có 1 tầng thôi!)Nhưng mà giờ nhìn giá thôi là thôi quay xe luôn! "ông Truyền nói và cho biết nếu hành khách tiếp tục tăng sẽ mở bán thêm ghế phụ trên các đoàn tàu.". Có nghĩa là sắp thêm các ghế vào các toa đúng không các bạn ? Vậy giá vé bán lúc đầu đã chốt từ đầu là khoang bao nhiêu giường, bao nhiêu ghế đã giá đó, khách đã mua và giờ chèn thêm ghế, bất tiện hơn, vậy có giảm giá cho những người đã mua lúc đầu không ta ? Người cần mua thì ko mua được, còn phe vé, chợ đen thì mua bao nhiêu cũng có.. Vẫn điệp khúc hết vé, không thể mua :) Đến bao giờ người dân mới đỡ vất vả trong việc di chuyển mùa tết. Thiết nghĩ nên tạo điều kiện và xúc tiến các tỉnh miền Trung thu hút nhiều dự án đầu tư liên quan tới sản xuất hơn. Cũng là một cách mở ra nhiều cơ hội cho người dân có công ăn việc làm tại quê hoặc gần quê. Điều đó cũng sẽ đóng góp đáng kể vào việc giảm tải cho các trung tâm người nhập cư như tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai ... Ra trước cổng Ga..Vé chợ đen bao nhiêu cũng có Lấy miền trung làm trung tâm quay tầu, hn và hcm rất ít người đi, giảm được thời gian di chuyển và giảm chi phí tầu vắng khách Điểm hẹn lại lên, chừng nào chưa có tàu lửa cao tốc Shinkansen kết nối 2 đầu đất nước với miền Trung thì chừng đó vẫn tái diễn tình trạng khan né, làm mình làm mẩy vé tàu xe á. Thất nghiệp 2 tháng nay rồi . Những ghế trống trên các chặng dài đến giờ ko có ai mua thì nên bán lại cho những chặn ngắn ngay từ bây giờ. Vì nếu đã mua thì họ mua từ lâu rồi Mong cho chất lượng phục vụ và vệ sinh trên tàu được nâng cao hơn, tàu thì quá ồn, chạy trên đường ray mà đảo và sốc còn hơn đi xe oto. Bao nhiêu năm rồi mà đi tàu vẫn thấy không thay đổi gì. |
Bụi mịn có mùi hôi bay vào nhà dân Ông Nguyễn Công Thành, ở thôn An Lộc, xã Bình Trị, cho biết bụi mịn màu trắng bay vào nhà đêm 30/10, khi cả gia đình ông chuẩn bị đi ngủ. "Nhà đóng cửa nhưng sáng hôm sau bụi vẫn đóng lớp ngoài hè, có mùi hôi rất khó chịu", ông Thành nói và cho biết việc này chưa từng xảy ra.Nhiều người dân quét nhà, sân ngay trong đêm, nhưng chỉ 30 phút sau bụi tiếp tục bay tới, đóng lớp. Tình trạng này tiếp diễn đến sáng hôm sau, khiến hàng trăm hộ ở xã Bình Trị lo lắng. "Nhà tôi có hai cháu lớp một và mẫu giáo, mấy hôm nay hết giờ đi học tôi cho các con ở trong phòng chứ không dám cho ra ngoài", ông Ngô Văn Dũng, ở thôn An Lộc Nam nói.Bụi mịn màu trắng xám cũng ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân xã Bình Hải kế bên. Ông Ngô Văn Thính, chủ tịch xã này cho biết mùi bụi hít vào gây buồn nôn, nên người dân nghi ngờ các nhà máy ở Khu kinh tế Dung Quất gặp sự cố.Sáng 2/11, UBND huyện Bình Sơn kiểm tra thực địa tại hai xã xuất hiện bụi mịn và làm việc với đại diện ba nhà máy trong Khu kinh tế Dung Quất. Ông Nguyễn Tường Chuẩn, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, nói hiện bụi mịn không còn xuất hiện nhưng cần làm rõ để thông tin đến người dân. Ông đề nghị các nhà máy báo cáo sự cố, nếu có và nhanh chóng khắc phục, song cả ba đơn vị đều cho biết không liên quan.Trước tình hình đó, đại diện ngành tài nguyên môi trường huyện cho biết sẽ gửi mẫu đi giám định, đồng thời yêu cầu ba doanh nghiệp cho đoàn kiểm tra vào nhà máy để có cơ sở đối chiếu kết quả. "Khi tìm ra nguyên nhân, nhà máy nào gây ô nhiễm sẽ phải trả chi phí giám định cũng như chịu trách nhiệm", ông Chuẩn nói.Khu kinh tế Dung Quất rộng 10.300 ha, có hơn 230 doanh nghiệp, trong đó có nhiều công ty trong lĩnh vực công nghiệp nặng. Ở đây từng xảy ra một số sự cố môi trường. Không có nhà máy nào nhận có liên quan Vậy bụi mịn này từ đâu ra đề nghị cơ quan chức năng làm rõ . Cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân Nói không phải tiêu cực nhưng sống ở gần các KCN thì xác định chấp nhận xem có chút lợi nào cho kinh tế thì ở, không thì chuyển đi nơi khác (cũng chỉ đỡ hơn thôi). Chứ đã là KCN sản xuất thì tránh sao được rủi ro ô nhiễm, nhất là khi mà còn tình trạng xả thải chui, quản lý lỏng lẻo. Không nhà máy nào tự nhận vậy khi tìm ra phải phạt thật nặng Xác định nguồn gốc bụi không khó.Phân tích thành phần hạt bụi, rồi xem công công ty nào có các nguyên vật liệu với các thành phần tương ứng là có kết luận. Các nhà máy dùng công nghệ rẻ tiền, cơ quan quản lý thẩm định dễ dàng nên mới ra nông nổi này. Bà con nên gom bụi lại giữ làm mẫu, chứ vài bữa cơ quan chức năng xuống hỏi mẫu ko có lại ko có đường truy ra nơi xả như vụ nước đỏ ngầu hôm nào, cơ quan chức năng xuống thì nước đã rút mấy tháng rồi. Đề nghị Cảnh sát Môi trường điều tra - xử phạt thật nặng. Mùi này là mùi lưu huỳnh, bụi rắn như thế này chỉ có ngành công nghiệp nặng, thành phần nguyên liệu có than, quặng. Khu vực này có nhà máy nào có ống khói xả thải cao thế. Liên kết dữ liệu với các xã lân cận mà người dân kêu cứu lâu nay => không khó để gọi tên doanh nghiệp này. Bụi mịn thì theo hướng gió mà tìm , hóa nghiệm sẽ biết ngay là loại gì , bắt doanh nghiệp đó đền bù, phạt thật nặng cho cho chừa cái này là bụi sơn do mài lớp sơn cũ ra. Cái này mà hít vào phổi thì thôi rồi Ai sẽ chịu trách nhiệm cho sức khỏe người dân khi bụi khói độc hại đó gây ra? Khủng khiếp. Hãy quan sát 24/24 các ông khói của các nhà máy trong khu vực, sẽ tìm ra nguyên nhân Cần khẩn cấp tìm nguyên nhân xử lý ngay. |
Quy định xe công phải sử dụng 20 năm 'là chưa hợp lý' Chiều 31/10, tại phiên thảo luận của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đại biểu Trần Đình Gia (Phó đoàn Hà Tĩnh) cho rằng niên hạn sử dụng xe công còn bất cập. Khi phải sử dụng trong 20 năm, ôtô công sẽ xuống cấp, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa "còn tốn kém hơn mua xe mới"."Nhưng do quy định, chúng tôi vẫn phải sửa chữa để đáp ứng yêu cầu công việc. Số tiền bảo dưỡng không nhỏ, thực chất là rất lãng phí", ông Gia nói, đề nghị sớm điều chỉnh quy định này.Theo Phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh, định mức xe công cũng cào bằng, chưa sát thực tiễn. Cơ quan nhu cầu xe ít thì được bố trí nhiều, trong khi có địa phương quản lý địa bàn rộng, cán bộ đi công tác nhiều, thì chỉ được bố trí 1-2 xe. Có đơn vị thiếu xe phải thuê, mượn, ảnh hưởng đến công việc và phát sinh chi phí.Đại biểu Phạm Văn Hòa (Phó chủ tịch Hội Luật gia Đồng Tháp) cũng cho rằng địa phương không được mua ôtô công mới mà phải dùng xe cũ do chưa hết hạn sử dụng, khiến chi phí sửa chữa rất tốn kém. Mỗi sở, ngành cấp tỉnh chỉ được sử dụng một xe công là bất cập. Cán bộ đi công tác phải thuê xe tư nhân, rồi hợp thức hóa chứng từ.Ông Hòa nói, tiết kiệm và lãng phí luôn song hành, nhưng nội hàm khác nhau. Tiết kiệm chi trên các lĩnh vực, kể cả khu vực công và tư, là cần thiết để tích lũy đầu tư phát triển, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, không nên giảm chi tiêu những thứ cần thiết."Những khoản đáng chi thì phải chi, nhằm mang lại hiệu quả, kích thích lao động sản xuất, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ, công chức, viên chức", đại biểu tỉnh Đồng Tháp nói.Phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hữu Thông cũng đánh giá mua sắm ôtô công hiện còn bất cập. Theo Nghị định năm 2019, văn phòng UBND cấp huyện chỉ được mua một ôtô với mức giá không quá 720 triệu đồng. Trong khi đó, công việc ở địa phương phải đi công tác cơ sở nhiều, một xe không đáp ứng yêu cầu. Mức giá 720 triệu đồng cũng chỉ mua được xe một cầu, không thể đi công tác miền núi."Hiện nay, các địa phương phải thuê xe đi công tác với chi phí khá cao, như vậy chưa tiết kiệm mà còn lãng phí", ông Thông nói.Ngoài ra, quy định chức danh Phó chủ tịch UBND huyện không được sử dụng xe công nếu đi công tác một mình cũng là bất cập, vì mỗi lần đi sẽ phải kèm theo hai người để được điều xe. Trong khi đó, hai người đi cùng có thể không liên quan tới chuyến công tác, như thế là lãng phí.Bộ Tài chính đang dự thảo sửa đổi nghị định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng ôtô công. Ông Thông đề nghị cần quy định sát thực tiễn, trên nguyên tắc bố trí xe phù hợp với nhiệm vụ từng cơ quan, đơn vị. Định mức dùng xe ngoài tính bình quân, còn phải xét đến yếu tố đặc thù. Mức giá xe cũng nên quy định mở cho các địa phương quyết, có thể cao hơn 15-20% nhằm tăng tính tự chủ.Theo chương trình kỳ họp, chiều 15/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021".Sơn Hà - Viết Tuân Quy định hạn sử dụng xe công theo thời gian là chưa hợp lý. Vì trong cùng một khoảng thời gian, có xe được sử dụng nhiều, nhưng có xe được sử dụng ít. Vì vậy, nên quy định hạn sử dụng xe công theo số ki lô mét vận hành là hợp lý nhất. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng tiêu chí chặng đường vận hành để xác định hạn mức sử dụng xe về mặt kỹ thuật phương tiện. Xe tui mua về 5 năm cũ, chạy mổi năm 12.000km, nay gần 300.000 km vẫn đẹp chán Kiểm định còn an toàn là ok Xe công ở nước ngoài được sử dụng đến lúc hết bảo hành máy, sau đó xe được thanh lý qua hình thức đấu giá và người dân mua vẫn có thể đăng ký bình thường. Hầu hết tài sản công cũng được sử dụng, khấu hao, và thanh lý như vậy. Xe là một phương tiện đi lại. Thiết nghĩ cần nghiên cứu lại tính an toàn của xe công, nhất là những xe đã được đưa vào phục vụ từ lâu để có giải pháp thay thế phù hợp. Các ông có biết vì sao trong sổ hướng dẫn bảo dưỡng đa số các hãng xe đều đến mốc 300.000km là hết ko? Người ta có nguyên nhân cả đấy. Câu "Tiền vá quá tiền may" nó nằm ở đấy Chúng ta nên học theo các nước phương tây, xe công chỉ nên dùng tối đa năm 5 và đến năm thứ 3 bắt đầu tìm phương án thay thế đến năm thứ 5 thì đổi xe mới. Xe cũ thì bán rẻ lại cho các doanh nghiệp buôn bán xe Một vấn đề cần là: Qui định cái thiết bị gì trong chiếc xe cũng có giới hạn theo nhà sản xuất. Vậy khi thay đổi nó thì phải có giấy tờ ghi ngày tháng áp dụng nó rõ ràng. Tính theo năm là không hợp lý. Nên tính theo Km đã đi Xe thường khấu hao trong 7 - 8 năm, vậy hết bảo hành, khấu hao cơ bản là cho thanh lý được rồi. Xe công vụ thường đi nhiều, không nên quy định 20 năm, sau 20 năm thanh lý cũng khó, vì xe nát quá rồi. Để đánh giá tình trạng hao mòn sử dụng xe, người ta lấy hai tiêu chí: số năm sử dụng và số Km đã chạy. thông số nào đến trước thì dùng để tính niên hạn. 10 năm là vừa, nhìn xuống cấp quá sẽ rủi ro lắm Nên áp dụng theo cả số km chạy và thời gian sử dụng. Cái nào đến trước thì thanh lý Tôi thấy nên sử dụng xe phổ thông không nên dùng xe sang nếu không cần thiết. Nhiều nơi dùng xe tiêu tốn nhiên liệu nhiều, bảo dưỡng cao không hợp lý cũng không phù hợp đường sá VN nếu biết bảo quản thì tg sử dụng rất lâu, còn nếu xem nó là của chung thì ... Các nước vẫn sử dụng xe cũ đấy thôi, ko quan trọng hóa vấn dề nếu vượt qua được kiểm dịnh, thì xe vẫn lăn bánh bình thường. |
Bình Dương xây cầu trên tuyến Vành đai 3 kết nối TP HCM Thông tin được ông Nguyễn Thanh Thuận, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương cho biết ngày 2/11. Cầu Bình Gởi nối TP Thuận An với quận 12, thuộc Dự án thành phần 5 của Vành đai 3 TP HCM do tỉnh Bình Dương thực hiện. Đây là cây cầu thứ ba bắc qua sông Sài Gòn, nối hai địa phương này, sau cầu Phú Cường và Phú Long.Vành đai 3 đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, chia làm 4 đoạn lớn: Tân Vạn - Bình Chuẩn, Tân Vạn - Nhơn Trạch, Bình Chuẩn - quốc lộ 22 và quốc lộ 22 - Bến Lức. Đây được xem là trục giao thông chiến lược, tạo hành lang đô thị, công nghiệp cho 4 địa phương và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn (một phần đường Mỹ Phước - Tân Vạn thuộc Bình Dương) dài 16 km đã đầu tư hoàn thành.Phần còn lại của Vành đai 3 dài hơn 76 km đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hồi tháng 6 với tổng vốn hơn 75.000 tỷ đồng với 8 dự án thành phần. Tuyến đường dự kiến khởi công giữa năm 2023, hoàn thành sau 3 năm. Riêng đoạn qua Bình Dương (thành phần 5 và 6) gồm nút giao Tân Vạn và cầu Bình Gởi sẽ khởi công tháng 4 năm sau với tổng số vốn hơn 19.000 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 13.500 tỷ đồng.Ngoài cầu Bình Gởi, dự án Vành đai 3 còn có cầu Nhơn Trạch, nối TP HCM và Đồng Nai dài 2,6 km, rộng 19,5 m, kinh phí hơn 1.800 tỷ đồng.Phước Tuấn 4 làn xe lại kẹt như cầu Phú Cường, ngày nào về cũng kẹt xe! Nản! Đã có cầu phú long, lượng xe không nhiều, nên nghiên cứu mở rộng cầu phí cường và tỉnh lộ 8, nổi ám ảnh của tài xế mỗi ngày Công ty tôi làm việc nằm ở mặt tiền tỉnh lộ 8 ngay gần cầu Phú Cường, 1 ngày 24h thì kẹt xe đến 8h, nhất là thời gian sáng, trưa và tan tầm, cánh tài xế xe tải và ô tô rất cực.Đề nghị mở rộng TL8 và cầu Phú Cường Vẫn còn rẻ và hữu hiệu gấp nhiều lần so với cây cầu Tân Kỳ Tân Quý trong TpHCM.https://vnexpress.net/tp-hcm-chi-gan-500-ty-dong-hoan-thien-cau-tan-ky-tan-quy-4521866.html Cầu mới nên chú trọng lối đi bộ rộng ra một chút, như cầu Phú Cường hiện nay quá hẹp và rất nguy hiểm khi đi bộ qua cầu. Đã làm cầu mới, sao Bình Dương, Tp. HCM không kết hợp tăng thêm kinh phí để làm 6 làn, đón đầu vành đai 3, tầm nhìn 15-20 năm là đẹp! Nếu đã xây thì xây 8 - 12 làn cho tương lai gần. Chứ 4 làn vừa xây xong đã kẹt rồi. Kẹt triền miên khi cao điểm sáng trưa chiều.Tỉnh lộ 8 mỗi bên 1 làn xe, cấm vượt cả hành trình 20km. Còn những cây cầu ở Nhà bè , dài hơn trăm mét xây 10 năm không xong, hãi hùng và Nhà bè quá nhiều cầu sắt và thiếu cầu Không biết vành đai 3 hiệu quả thế nào chứ đường nối từ trung tâm ra các hướng cứ kẹt xe thì có và đai 3, 4 cũng chịu thua, chẳng phát triển nổi Xây cầu cao lên để thuận tiện giao thông thuỷ trong tương lai. |
Đại biểu Quốc hội trăn trở vì tài sản công bị lãng phí Sáng 31/10, thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Phó đoàn Hải Dương) băn khoăn việc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được chú trọng, chất lượng từng bước được nâng cao, nhưng lãng phí khu vực công vẫn xảy ra, từ nợ đọng, thất thu thuế đến hàng nghìn dự án chậm tiến độ. Trong nhiều dự án đầu tư công không hiệu quả, có các khu nhà ở, ký túc xá sinh viên.Nguyên nhân là một bộ phận cán bộ có lối sống ích kỷ, thực dụng, chỉ quan tâm đến quyền lợi vật chất của bản thân, không vì tập thể, không nỗ lực vì lợi ích chung. "Tiết kiệm, chống lãng phí khu vực công đòi hỏi con người phải đặt lợi ích cộng đồng, tập thể, quốc gia lên trên hết để nỗ lực trong việc nhỏ nhất là tiết kiệm thời gian, đến những vấn đề lớn hơn là sử dụng hợp lý mọi tài sản công", bà Nga nói.Nữ đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo dứt khoát, sớm đưa các dự án chậm tiến độ vào sử dụng để tránh lãng phí. Các cơ quan cũng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, xét xử; đồng thời đặc biệt chú ý đến nâng cao đạo đức con người, phát triển văn hóa, bởi đây là gốc của chống lãng phí, nhất là khu vực công.Tranh luận với bà Nga, đại biểu Nguyễn Việt Thắng (Phó bí thư Huyện ủy An Biên, Kiên Giang) đồng tình tính ích kỷ là một trong những nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu, xuyên suốt là thể chế liên quan đến tài sản công còn nhiều bất cập.Kết quả giám sát cho thấy việc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật về định mức kỹ thuật đơn giá, kinh tế kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, khiến tài sản nhà nước, đất đai, tài nguyên khoáng sản... bị thất thoát lớn.Năm 2019, các bộ ngành còn nợ 9 văn bản hướng dẫn các luật. Năm 2020, các đơn vị còn nợ 7 nghị định và 30 văn bản quy định chi tiết. Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hàng loạt cơ chế, chính sách với nhiều lĩnh vực như đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng về xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), xây khu đô thị, đất đai, khoáng sản... còn lãng phí.Vì vậy, ông Thắng kiến nghị nghiên cứu chế tài xử lý tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chính phủ cần bổ sung nguồn lực kinh tế xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chú trọng đội ngũ pháp chế. Các cơ quan cần thực hiện nghiêm luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục triệt để tình trạng luật có hiệu lực nhưng chờ văn bản hướng dẫn mới thực hiện được.Lãng phí trụ sở côngĐại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Phó đoàn Vĩnh Phúc) đánh giá, giai đoạn 2016-2021, việc rà soát, thu hồi, điều chuyển trụ sở dôi dư có chuyển biến tích cực. Đến giữa năm 2019, bộ ngành, địa phương đã kê khai và đề xuất xử lý 202.600 cơ sở nhà đất với tổng diện tích 7.200 triệu m2 đất và 276 triệu m2 nhà. Các cấp có thẩm quyền đã phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý đối với trên 150.000 cơ sở.Tuy nhiên, việc bố trí trụ sở làm việc của đơn vị hành chính sau sáp nhập còn bất cập. Có những địa phương trụ sở làm việc bị phân tán do duy trì hai đến ba nơi làm việc như trước sắp xếp. Có địa phương đã hoàn thành sắp xếp, ổn định trụ sở làm việc thì lại chật chội, không đáp ứng yêu cầu do số lượng cán bộ, công chức mới tăng lên, trong khi đó nhiều trụ sở bị sáp nhập lại bỏ không. Việc thanh lý, bán đấu giá tài sản công, dôi dư sau sắp xếp còn gặp khó khăn do nằm ở khu vực có điều kiện kinh tế kém phát triển.Dù một số trụ sở bỏ hoang, có cơ quan ngành dọc Trung ương đóng ở các tỉnh lại rất nhỏ hẹp, không đủ diện tích, ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của cán bộ công chức. Đơn cử một số chi cục thi hành án dân sự cấp huyện trên đã được xây dựng từ năm 2011, với quy mô cho 4-5 biên chế, nay do công việc nhiều hơn nên đã có 10 biên chế nên không gian làm việc chật hẹp. Có đơn vị phải đi thuê kho, trong khi đó là nơi lưu giữ vật chứng phục vụ xét xử, và tạm giữ tài sản thi hành án dân sự.Ngược lại, có cơ quan ngành dọc ở địa phương sau khi được bố trí trụ sở mới nhưng không bàn giao trụ sở cũ cho địa phương. Nhiều khu đất có vị trí đắc địa, là "đất vàng" ở các trung tâm đô thị nhưng bị bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí nguồn lực.Phó đoàn Vĩnh Phúc cho rằng nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là sự thiếu quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của cấp có thẩm quyền. Ông đề nghị Chính phủ chỉ đạo bộ ngành có trụ sở dôi dư nhanh chóng bàn giao cho địa phương để sử dụng, tránh lãng phí nguồn lực; kiên quyết xử lý tổ chức, cá nhân không thực hiện.Chung ý kiến, đại biểu Nguyễn Tạo (Phó đoàn Lâm Đồng) nói nguồn lực về nhà cửa, đất đai đang bị lãng phí rất lớn, không chỉ ảnh hưởng đến nguồn lực phát triển mà còn gây nhiều hệ lụy như tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm, lạm dụng chính sách. Các vụ sai phạm của cán bộ gần đây đều có bóng dáng của quản lý nhà đất.Theo phụ lục báo cáo kết quả giám sát, có 28.000 ha của 900 dự án, công trình chậm, không đưa đất vào sử dụng, nhiều dự án để đất hoang hóa. Trong khi chính sách pháp luật đất đai còn nhiều bất cập, như quy hoạch, quản lý quy hoạch đất đai, tình trạng phân lô bán nền, đầu cơ, sử dụng không đúng mục đích chưa được xử lý kịp thời...Lấy ví dụ ngay tại Lâm Đồng, ông Tạo nói có hai sân bay và một khách sạn thuộc đất quốc phòng, nằm ngay giữa trung tâm hai thành phố lớn là Đà Lạt và Bảo Lộc đã bị lấn chiếm sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí. Đó là sân bay Cam Ly (TP Đà Lạt) có 53 ha thì bị lấn chiếm khoảng 40 ha. Sân bay phường Lộc Phát (TP Bảo Lộc) có 35 ha thì gần như bị lấn chiếm toàn bộ..."Những việc trên đã được kiến nghị 5 năm liên tục nhưng chưa được cơ quan chức năng xử lý, gây bức xúc trong dư luận xã hội và cử tri", ông Tạo nói.Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Một số bộ trưởng, trường ngành sẽ giải trình các vấn đề mà đại biểu nêu.Viết Tuân - Sơn Hà Lý do chậm: trong dự án nào cũng có mục - tính cấp thiết phải đầu tư dự án nhưng vẫn chưa thấy ai phải chịu trách nhiệm về việc dự án bị chậm, dù chậm nhiều hay chậm ít ?! |
'Đồng phục thể chế' có thể kéo lùi sự phát triển đất nước Sáng 31/10, thảo luận tại Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương) cho rằng, nếu chỉ đơn thuần đối chiếu, soi rọi các định mức, tiêu chuẩn có phù hợp quy định hay không thì chưa đủ, bởi có những lãng phí vô hình mà chính sách, pháp luật chưa đề cập và khó đo đếm.Theo ông Nhân, báo cáo giám sát nêu nhiều đơn vị tùy tiện, thiếu trách nhiệm trong việc giao chỉ tiêu biên chế và tiếp nhận sử dụng biên chế sai quy định, vượt thẩm quyền là chưa lấy thực tế làm thước đo, đặc biệt ở các tỉnh, thành có kinh tế phát triển."Việc bổ đồng biên chế mà không tính đến quy mô dân số, quy mô kinh tế phải chăng đã làm cho cán bộ, công chức ba năm chưa được nghỉ phép, không có ngày nghỉ, như lời tâm sự của một lãnh đạo phường trên địa bàn TP HCM", ông Nhân nói, dẫn chứng sau 7 năm đại phẫu biên chế, TP HCM còn dôi dư 5.700 công chức, viên chức và là địa phương xếp thứ tư sau Bình Dương, Tiền Giang, Nam Định có tỷ lệ người dân trên cán bộ cao nhất nước.Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương nhấn mạnh, điều đáng nói là 5.700 người dôi dư, chưa được công nhận này đã cùng hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp thành phố đóng góp gần 30% ngân sách quốc gia, hơn 20% GDP cả nước nhiều năm qua. Vì vậy, ông băn khoăn "liệu chúng ta đã thực sự đồng cảm với những khó khăn của TP HCM và các địa phương phát triển hay chưa?". Và với cơ chế chưa phù hợp thì TP HCM và các địa phương phát triển phải làm sao để tiết kiệm, chống lãng phí?"Phải chăng 63 chiếc áo đồng phục thể chế đã làm cho các địa phương đặc thù phải xin cơ chế để thay chiếc áo cũ đã bung rách vì quá chật", ông Nhân nói.Ông dẫn chứng, Bình Dương đang rất cần nguồn nhân lực tài chính để xây dựng khung chiến lược mới, nâng cấp hệ sinh thái cho cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức không gian phát triển. Nhưng câu hỏi đầu tiên mà các nhà tư vấn đặt ra là tìm nguồn lực tài chính ở đâu, khi tỷ lệ ngân sách điều tiết được giữ lại từ 40% xuống 36%, nay chỉ còn 33%.Hay như cả nước hiện có gần 1.200 km đường cao tốc, nhưng Đông Nam Bộ - vùng kinh tế động lực quan trọng của quốc gia chỉ mới có 122 km. Cơ chế, chính sách chưa phù hợp cộng với đầu tư chưa tương xứng tiềm năng đã làm cho Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cạn dần nguồn lực, động lực để tăng trưởng. "Hình thức lãng phí cơ hội tăng trưởng này có cần được nhận diện hay không?"."Việc chậm ban hành cơ chế, chính sách khiến lãng phí cơ hội phát triển thì sự lãng phí này lớn gấp nhiều lần con số có thể định lượng, thậm chí kéo lùi sự phát triển", đại biểu tỉnh Bình Dương nói, đề nghị sớm xây dựng chính sách đặc thù cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bởi tháo bung các nguồn lực tăng trưởng cũng đồng nghĩa với không lãng phí thời cơ phát triển, tiết kiệm được thời gian trên con đường đến thịnh vượng.Lãng phí nguồn nhân lựcLo lắng về lãng phí nguồn nhân lực, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Viện Nghiên cứu Lập pháp) nêu thực trạng Việt Nam đang thời kỳ dân số vàng, lực lượng lao động hùng hậu với 51 triệu người, nhưng chất lượng chưa cao. Tỷ lệ lao động mới đạt 67%; có văn bằng chứng chỉ 27%. "Nếu không có chính sách tận dụng thời cơ, phát huy thế mạnh dân số vàng thì đây là lãng phí rất lớn, tác động tiêu cực về nhiều mặt, kéo dài qua nhiều thế hệ", ông Nghĩa cảnh báo.Do xuất phát điểm thấp, tốc độ tăng trưởng nhanh nên khoảng cách năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước trong khu vực vẫn còn rất xa. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2020, năng suất lao động theo sức mua tương đương của Việt Nam chỉ bằng 9% của Singapore, 26% của Malaysia, 47% của Thái Lan và 69% của Philippines. Báo cáo năm 2020 của Tổ chức năng suất châu Á cũng cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam đi sau Thái Lan 10 năm, Malaysia 40 năm và Nhật bản là 60 năm.Nếu không có giải pháp quyết liệt, năng suất lao động của Việt Nam sẽ bị tụt hậu xa hơn các quốc gia trong khu vực, nguy cơ lãng phí nguồn nhân lực của thời kỳ dân số vàng là hiện hữu. Số liệu của Liên đoàn Công nghiệp Việt Nam năm 2021 cho thấy, mỗi năm cả nước có 38% sinh viên ra trường không có định hướng nghề nghiệp cụ thể, 60% làm trái ngành. Nghiên cứu công bố năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp các ngành công nghệ, kiến trúc, xây dựng làm trái ngành là 32%; ở các ngành nhân văn, nghệ thuật là 63%; nông lâm ngư và thú ý là 67%."Sinh viên dành từ 4 đến 6 năm học đại học cho một chuyên ngành nhưng sau đó một phần không nhỏ lại làm việc ở một lĩnh vực khác, đây là lãng phí cho bản thân sinh viên, gia đình, doanh nghiệp và xã hội", đại biểu tỉnh Lạng Sơn nói.Đại biểu Thạch Phước Bình (Phó đoàn Trà Vinh) cũng nêu, chất lượng lao động là chìa khóa tăng năng suất lao động. Đây cũng là một trong ba đột phá chiến lược kinh tế - xã hội. Thời gian qua, nguồn nhân lực Việt Nam có bước tiến đáng kể, nhưng năng suất lao động so với các nước trong khu vực còn thấp. Nếu không có giải pháp quyết liệt, tình trạng này sẽ gây lãng phí lớn."Sinh viên ra trường làm trái ngành, giáo viên thôi việc là hồi chuông báo động về lãng phí nhân lực ở môi trường giáo dục, thậm chí còn cho thấy lãng phí về niềm tin yêu với nghề nghiệp", ông Bình nói.Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Một số Bộ trưởng, trường ngành sẽ giải trình các vấn đề mà đại biểu nêu.Viết Tuân - Sơn Hà Cám ơn đại biểu Phạm Trọng Nhân, ông phát biểu quá chính xác, quá hay và rất thẳng thắn. Đại biểu Phạm Trọng Nhân nêu rất đúng vấn đề, thể chế phù hợp sẽ tạo động lực tốt cho phát triển. Cơ chế đặc thù cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là rất cần thiết. Thích ý kiến của Đại biểu tỉnh Bình Dương. Mong chính phủ, các bộ ngành nên lắng nghe Việc giáo dục chưa sát với thực tiễn kinh tế sẽ vô hình chung tạo ra 1 lượng lớn sinh viên ra trường không tiếp cận được việc làm. Cần có những số liệu chính xác về nhu cầu việc làm trong từng ngành nghề bao gồm cả hiện tại và dự báo tương lai, từ đó mới phân bổ chỉ tiêu đào tạo từng ngành nghề trong các trường nghề/CĐ/ĐH. Việc làm trái nghề được đào tạo là nguyên nhân chính cho sự thiếu hiệu quả trong lao động, lãng phí nhân lực và làm giảm năng suất lao động. Vấn đề là nếu mỗi tỉnh một phách thì rất khó để các nhà đầu tư thích ứng, chưa kể còn khiến cho các địa phương cạnh tranh thu hút FDI dẫn đến tổng thể cả nước không tối đa hóa được lợi ích của FDI. Chúng ta vẫn cần một chính sách chung cho cả nước, mỗi địa phương sẽ căn cứ các điều kiện tự nhiên xã hội của mình để đề xuất cơ chế đặc thù sẽ phù hợp hơn. ĐB nói quá chuẩn. Nước ta có nhiều vùng khác biệt nhau về nhiều mặt, vậy nên có chính sách đặc thù cho mỗi vùng |
Đề xuất di dời trụ sở 13 bộ, ngành ra tây Hồ Tây và Mễ Trì Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa báo cáo về một số vấn đề chuẩn bị cho phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, trong đó có nội dung về di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô TP Hà Nội.Bộ Xây dựng chia thành hai nhóm trụ sở. Nhóm đề xuất di dời gồm 13 trụ sở bộ, ngành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin Truyền thông; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban Trung ương Mặt trật Tổ quốc Việt Nam.Với nhóm này, Bộ Xây dựng đã tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể khu trụ sở làm việc bộ, ngành tại tây Hồ Tây. Trên cơ sở kết quả thi tuyển, Bộ đang chỉ đạo hoàn thiện đồ án quy hoạch hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, làm cơ sở đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt.Nhóm xây dựng trụ sở tại vị trí mới và cải tạo chỉnh trang tại chỗ gồm 23 cơ quan. Trong đó có 8 cơ quan đã được bố trí quỹ đất, đầu tư xây mới gồm: Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Dân tộc; Trung ương Hội Nông dân (7 cơ quan đã đưa vào sử dụng; trụ sở Bộ Ngoại giao đang hoàn thiện).15 cơ quan giữ nguyên trụ sở gồm Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước; Văn phòng Chính phủ; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học kỹ thuật Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Đoàn; Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Trung ương Hội cựu chiến binh Việt Nam.Bộ Xây dựng cho hay Thủ tướng đã đồng ý chủ trương bố trí hệ thống trụ sở bộ, ngành theo đề xuất của Bộ, trong đó chỉ đạo tập trung phát triển tại khu tây Hồ Tây (khoảng 35 ha) và một phần tại khu Mễ Trì. Bộ đã lấy ý kiến các bộ, ngành, cơ quan có liên quan về đồ án quy hoạch tại hai khu này, lấy ý kiến cộng đồng dân cư tại khu đất thuộc phạm vi ranh giới nghiên cứu lập đồ án quy hoạch phường Mễ Trì và Trung Văn (Nam Từ Liêm), phường Xuân La (Tây Hồ), phường Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm)."Đến ngày 16/9, Bộ Xây dựng đã nhận đủ văn bản góp ý, đa số đồng thuận với nội dung chính của đồ án; một số cơ quan bổ sung, làm rõ nhu cầu sử dụng trong tương lai", báo cáo nêu. Việc này dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 11/2022 và trình Thủ tướng vào cuối năm để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.Về khó khăn trong di dời trụ sở bộ, ngành, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết vướng mắc lớn nhất là nhu cầu vốn ngân sách rất lớn. Ngoài ra các bộ, ngành và TP Hà Nội chưa triển khai đúng tiến độ việc lập quy hoạch và xây dựng đề án di dời theo chỉ đạo của Thủ tướng.Thời gian tới, Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành và TP Hà Nội thúc đẩy tiến độ lập các quy hoạch, xác định danh mục cơ sở cần di dời, lộ trình, biện pháp thực hiện và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ theo nhiệm vụ được Thủ tướng giao.Các bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội được hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội; lập danh mục, xây dựng biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời trong nội thành Hà Nội.Bộ Tài chính phối hợp với bộ, ngành, UBND TP Hà Nội, các tỉnh trong vùng thủ đô xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời, đảm bảo phù hợp với mục tiêu. di dời ra Hồ Tây thì di dời làm gì, sang hẳn Đông Anh cho rộng, thoáng, yên tĩnh. chứ Hồ Tây ko khác gì chỗ cũ cả. Đã mất công di dời thì nên dời xa thêm chút nữa, Hoà Lạc chẳng hạn. Chứ Mễ Trì hay Tây Hồ cũng không xa hơn là bao và vẫn rất tắc nghẽn Xa nữa đi các bán, Mễ Trì tắc lắm rồi ạ. Nếu di dời được các cơ quan Bộ,Ban,Ngành ra khỏi vùng lõi của Thủ Đô sẽ giảm tình trạng tắc đường,kẹt xe và người dân cũng dễ tiếp cận khi đến liên hệ công việc. Sao lại chỉ dời ra Tây Hồ với Mễ trì ? Những chỗ đó cũng đâu có thoáng . Có nên ta nên quy hoạch các trụ sở về 2 chỗ vừa tiện đi lại giấy tờ vừa giảm thiểu tắc đường. Di dời các trường đại học lớn nữa các bác ơi! Sinh viên chỉ học, ngủ và chơi thì ở trung tâm làm gì cho chật chội, thuê nhà tốn kém. Khu trung tâm chỉ nên dành cho thương mại, dịch vụ, toà nhà văn phòng. Đất của các trường này bán hoặc cho thuê lại dư tiền xây trường mới ngoại thành chứ không hề lãng phí. tôi thấy việc di dời ra Cầu Giấy, Tây Hồ càng khiến tắc đường hơn ý chứ. Bình thường khu Ba Đình có mấy khi tắc đâu. Thêm nữa là mấy cơ sở, trụ sở cũ sau khi di dời thì các bộ ngành vẫn thấy giữ sử dụng thì cũng thế. Như Bộ Tư pháp thấy trụ sở hiện tại cổ kính là phù hợp rồi. Di dời cũng tốt ra hẳn Hòa Lạc, Mê linh ,Đông anh....nhưng di dời rồi thì chỗ cũ làm gì ? Di dời về KCNC Hoà Lạc là hợp lý nhất, di dời ra Tây hồ với Mễ trì thì khác gì để nguyên chỗ cũ khéo còn tắc nữa thì đúng toàn cửa ngõ Cho hẳn về Sóc Sơn đi, đỡ tắc đường Nên di dời sang Đông Anh và Mê Linh hay Gia Lâm, Long Biên ý. Tây Hồ cũng đất chật người đông lắm rồi. Càng xa càng tốt và gom vào 1 chỗ đi lại cho tiện Một quyết định chính xác tuy muộn còn hơn không. Cần đưa ra ngoại ô thủ đô và các tỉnh một số trường đại học Việc di dời các bộ ra khu vực này là tương đối hợp lý. Không qua xa trung tâm, liên kết tốt với các bộ ban ngành liên quan. Thực tế người làm trong các bộ này và người đến làm việc trong các bộ không nhiều (bao nhiêu công trình, dự án phải trình và làm việc với cấp bộ???) Mấu chốt của tắc đường là các trường đại học, cơ sở sản xuất mới gây ra tắc nghẽn do lượng người rất lớn, mật độ lưu thông cao nhưng việc này còn quá chậm. Đất Tây Hồ Tây rất đẹp để làm bộ ngành. Đường xá quá tiện cho đi lại lên sân bay hay vào nội đô |
Đà Nẵng lập quy hoạch đô thị sân bay Ngày 2/11, ông Nguyễn Minh Huy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng (cơ quan tổ chức lập quy hoạch), cho biết đã hoàn tất lấy ý kiến cộng đồng khu dân cư về đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu sân bay, tỷ lệ 1/2.000.Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 được Chính phủ phê duyệt năm 2021, phân khu sân bay thuộc vùng lõi xanh, giới hạn bởi các tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh, Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Hữu Thọ.Phạm vi nghiên cứu quy hoạch gần 1.327 ha, dân số khoảng 104.000, bao gồm khu vực cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, diện tích hơn 741 ha; còn lại là diện tích các phường Hòa Cường Bắc, Hòa Thuận Tây (quận Hải Châu); Thạc Gián, Chính Gián, Hòa Khê, An Khê (quận Thanh Khê); Khuê Trung, Hòa Thọ Đông, Hòa Phát (quận Cẩm Lệ).Đại diện Công ty cổ phần Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam (đơn vị tư vấn) giải thích mô hình đô thị sân bay là lấy sân bay làm trung tâm, các khu nhà ở, công trình thương mại, dịch vụ và khu chức năng đô thị khác được bố trí xung quanh. Với định hướng như vậy, phân khu sân bay được chia làm bốn khu vực.Trong đó, khu vực 1 (nằm ở vị trí trung tâm, ký hiệu SB) là cảng hàng không quốc tế, nội địa. Cảng sẽ được mở rộng thêm một đường băng để sẵn sàng phục vụ 30 triệu lượt khách/năm, mở thêm cửa hướng ra đường Trường Chinh với hệ thống hạ tầng dịch vụ, logistics kèm theo.Khu vực 2, diện tích đất hơn 112 ha, dân số hơn 12.000, gồm các ô đất tiếp giáp đường Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Hữu Thọ, định hướng phát triển thương mại dịch vụ, khu vực miễn thuế, đáp ứng cho nhu cầu của hành khách sân bay và người dân TP Nẵng nói chung.Khu vực 3 rộng 130 ha, dân số gần 20.000, gồm các ô đất tiếp giáp đường Cách Mạng Tháng Tám, sẽ được nâng cấp, bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích đô thị. Thành phố từng bước đưa cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho xen lẫn khu dân cư gây ô nhiễm môi trường ở nơi này ra các khu, cụm công nghiệp tập trung, chuyển đổi chức năng đất phục vụ phát triển đô thị.Khu vực 4 rộng hơn 305 ha, dân số hơn 45.000, gồm các ô đất tiếp giáp với đường Điện Biên Phủ và Trường Chinh (quốc lộ 1A), sẽ được chỉnh trang, tái thiết, nâng cấp bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích đô thị phục vụ nhu cầu của người dân.Hệ thống giao thông gồm trục đông tây kết nối tuyến Điện Biên Phủ ở phía bắc, tuyến ngầm Trưng Nữ Vương quy hoạch mới đi qua sân bay nối Lê Trọng Tấn, kết hợp với tuyến tàu điện ngầm, tuyến Lê Đại Hành và Cách Mạng Tháng Tám. Còn trục bắc nam là tuyến đường Trường Chinh ở phía tây và tuyến Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Hữu Thọ ở phía đông.Ngoài ra, thành phố còn có các trục giao thông quan trọng hình thành cấu trúc đô thị như tuyến Ông Ích Đường, Hà Tông Quyền, Nguyễn Phước Tần, Tôn Thất Thuyết... ở phía nam; tuyến Hà Huy Tập, Huỳnh Ngọc Huệ... ở phía bắc.Quy hoạch này cũng nhằm tăng cường kết nối đô thị sân bay với phân khu ven sông Hàn và bờ đông, khu lõi xanh; phân khu ven vịnh Đà Nẵng và khu đổi mới sáng tạo; kết nối các tuyến giao thông công cộng và tuyến đường sắt đô thị.Nhà ga sân bay là công trình điểm nhấn quan trọng của phân khu. Ngoài ra, đơn vị tư vấn đề xuất xây dựng các công trình công cộng thương mại dịch vụ tại các nút giao quan trọng, cửa ngõ ra vào sân bay, để tạo điểm nhấn và đảm bảo các chức năng thương mại dịch vụ, bệnh viện, công cộng...Về không gian ngầm, đơn vị tư vấn cho biết khu vực quy hoạch có hơn 50% là diện tích nằm trong sân bay, khu quân sự nên việc ngầm hóa là cần thiết. Diện tích ngầm sẽ được bố trí tại lô đất thương mại dịch vụ, công cộng, bệnh viện.Toàn bộ đất thương mại dịch vụ và công trình công cộng sẽ được bố trí bãi xe ngầm, tăng diện tích cảnh quan cây xanh trên bề mặt. Các bệnh viện cũng được khuyến cáo có bãi đỗ xe ngầm nhằm tối ưu hóa không gian sử dụng và ngăn cách với khu dân cư bên ngoài khi cần cách ly vì dịch bệnh.Độ sâu không gian ngầm có thể chia làm 3 lớp. Lớp 0-5 m phục vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm như lối vào tầng hầm, hầm đi bộ; 5-15 m xây công trình công cộng, bãi đỗ xe đảm bảo chỉ tiêu 4 m2/người; trên 15 m xây các công trình hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống điện cũng nên ưu tiên ngầm hóa.Theo ông Nguyễn Minh Huy, điều chỉnh quy hoạch phân khu sân bay không chỉ nhằm khai thác tiềm năng của sân bay quốc tế Đà Nẵng mà còn đảm bảo khớp nối đồng bộ các quy hoạch, dự án, phát triển không gian đô thị hài hòa giữa hiện trạng và khu vực đề xuất xây dựng mới; cân đối lợi ích kinh tế của cộng đồng với các đơn vị, tổ chức có liên quan."Quy hoạch và xây dựng hầm chui xuyên qua sân bay là nội dung nằm trong Quyết định điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ Giao thông Vận tải đã ủng hộ, là tiền đề để thực hiện dù ý tưởng này đã được nhiều người đề xuất từ hơn chục năm trước", ông Huy nói.Tuy nhiên, quỹ đất ở tại đô thị, đất công trình dịch vụ - công cộng, đất cây xanh công cộng và đất hạ tầng kỹ thuật đô thị không còn nhiều do hầu hết đã có dân cư sinh sống, không có đất làm khu đô thị sân bay mới. Vì thế, ông Huy cho rằng không có nhiều đột phá khi quy hoạch phân khu này.Theo lộ trình, đồ án sẽ được lấy ý kiến các quận huyện. Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật thành phố tổ chức hội nghị lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức hội thảo phản biện trước khi trình đồ án tới UBND TP Đà Nẵng để thẩm định và phê duyệt.Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, toàn thành phố tổ chức thành 12 phân khu. Ngoài phân khu sân bay, còn có các phân khu ven sông Hàn và bờ đông; phân khu ven vịnh Đà Nẵng; phân khu cảng biển Liên Chiểu; phân khu công nghệ cao... Tốt nhất là chuyển sân bay đi chỗ khác. Đà Nẵng nên tập trung làm tốt các dự án đang triển khai thì hay hơn. Tầm nhìn hạn hẹp về quy hoạch, 2015 sau 3 tháng ở Đà Nẵng nhận ra: các đường trục hướng tâm mặt cắt quá nhỏ, không có đất dự phòng mở rộng, hạ tầng thoát nước kém, Sân Bay bắt buộc phải di dời đi càng sớm càng tốt. Tôi không phải người Đà Nẵng, tôi yêu ĐN và tôi góp ý rất chân thành! Công trình ngầm băng ngang sân bay lưỡng dụng cần đảm bảo an toàn cho công tác hoạt động của sân bay. sân bay thì đem ra ngoài ngoại ô có quỹ đất mà phát triển vùng ven. Cứ nhồi nhét trung tâm chi không biết ! haha Chẳng may đang đi nước tràn vô hầm thì về thủy cung luôn, thấy nước dâng trong 5' trong đợt mưa vừa rồi là khiếp Di dời sân bay ra ngoại ô. Lấy tiền bán đất sân bay cũ đầu tư sân bay mới có khi còn dư. Chỉ ở VN là có sân bay nằm ngay giữa lòng thành phố lớn với khu dân cư đông đúc ! rất đồng tình. Hợp lý ! Đà Nẵng phải làm những điều khác biệt hơn so với các TP khác. Sân bay Chu Lai cách đó ko bao xa cũng chưa thể hoạt động hết công suất, tại sao lại còn đòi thêm sân bay? Chúng ta có nên xây dựng cho mỗi tỉnh một sân bay để tiện lợi cho việc di chuyển ko??? Nên di chuyển sân bay đi chỗ khác được rồi, giờ gần như nằm lọt thỏm trong nội thành rồi... Giá đất lại tăng chóng mặt cho mà xem. theo tôi thì di chuyển sân bay Đà nẵng về Chu lai luôn để thành phố có quỹ đất chứ sân bay ở trong thành phố thì ồn lắm và kẹt xe..... Nên chuyển sân bay để thành phố đẹp và phát triển. |
Sông chảy qua TP Bà Rịa nổi bọt trắng xóa Ngày 2/11, người dân ở phường Tân Hưng và Phước Hưng thấy bọt trắng xóa như tuyết ở đoạn cửa ngăn đập Cầu Đỏ trên sông Dinh, kéo dài vài cây số về phía hạ nguồn. "Nước tràn qua đập, áp lực mạnh khiến bọt nổi kèm mùi hôi khó chịu", ông Minh - người dân sống cạnh sông Dinh nói. Đến trưa nay, lượng bọt trên sông tan ra, chỉ còn nổi từng đám.Ông Trần Thanh Dũng, Chủ tịch UBND TP Bà Rịa, cho biết hiện tượng bọt nổi trên sông Dinh xuất hiện vài ngày qua. Chính quyền cử người khảo sát nhưng dọc hai bên đoạn sông chảy qua thành phố chủ yếu ruộng lúa, không có cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng hóa chất.Từ đó, thành phố nhận định nguyên nhân có thể từ các nhà máy ở thượng nguồn phía Châu Đức và thị xã Phú Mỹ. Cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã lấy mẫu nước để làm rõ nguyên nhân.Sông Dinh dài khoảng 40 km, bắt nguồn từ hồ Kim Long (huyện Châu Đức) chảy theo hướng bắc nam, trên đường có các con suối ở thị xã Phú Mỹ và Châu Đức đổ vào. Sau khi chảy qua TP Bà Rịa, sông Dinh đổ ra vịnh Gành Rái (TP Vũng Tàu).Trường Hà Khiếp đảm môi trường Mới nhìn tưởng sông băng bên hàn hay nhật Từ đó, thành phố nhận định nguyên nhân có thể từ các nhà máy ở thượng nguồn phía Châu Đức và thị xã Phú Mỹ. Cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã lấy mẫu nước để làm rõ nguyên nhân. Vậy là nguyên nhân gì, khi nào người dân mới biết được nguyên nhân hóa chất của doanh nghiệp nào xả ra đây mà ,nên điều tra đến cùng Hãy cứu lấy các loài thuỷ sản, cực lực phản đối tàn phá môi trường Chúng ta cứ để mặc cho công ty họ muốn làm gì thì làm hay sao? Nếu CTY nào cố tình thì phải phạt thật nặng, bồi thường thiệt hại, cấm hoạt động vài tháng... nếu tái phạm thì cấm vĩnh viễn... cần sàn lọc các công ty chuyên phá hoại môi trường. Bà Rịa Vũng Tàu bị ô nhiễm trầm trọng, nhất là khu công nghiệp Phú Mỹ. Chiều chiều trời mưa là các nhà máy thi nhau xả khói, khí độc ra môi trường. Tôi xem chút bị choáng vì đá banh khu vực gần KCN đúng lúc xả thải Đề nghị điều tra và xử lý nghiêm bấy cứ công ty xí nghiệp nào xả thải ra môi trường làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Môi trường là đây nhở môi trường đang bị hủy hoại ác liệt do con người .nên xem xét các biện pháp chế tài thích đáng cho những vấn nạn như thế này. Nếu không thi hành ngay thì hệ quả tai hại ảnh hưởng tới nhiều thế hệ sau này Mong tìm ra thủ phạm và xử lý thật nặng! |
Chủ tịch xã bị cách tất cả chức vụ trong Đảng do đánh dân Ngày 2/11, Ban Thường vụ Thị ủy Nghi Sơn quyết định kỷ luật Đảng ủy xã Phú Lâm và một số lãnh đạo xã này do mắc nhiều vi phạm.Theo kết quả kiểm tra của Thị ủy Nghi Sơn, ông Nguyễn Khắc Anh, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch xã Phú Lâm, vi phạm quy định về đạo đức, nếp sống cán bộ, đảng viên. Tháng 4/2019, khi đang giữ chức Phó chủ tịch xã Phú Lâm, ông Anh đã đánh bị thương ông Nguyễn Văn Hoan, ở xã Tùng Lâm. Tháng 5/2022, ông Anh tiếp tục mâu thuẫn dẫn đến xô xát với bà Lê Thị Cảnh ở cùng thôn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bà này. Sau sự việc, ông Anh không báo cáo cấp trên.Ngoài ra, Thị ủy Nghi Sơn đánh giá gần đây xã Phú Lâm xảy ra nhiều vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng, lấn chiếm đất nông nghiệp trái phép... Lãnh đạo xã thiếu kiểm tra, giám sát khiến tình trạng vi phạm kéo dài, không kịp thời xử lý gây phức tạp tình hình, tạo dư luận không tốt trong nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng.Ban Thường vụ Thị ủy Nghi Sơn đã cách hết chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Khắc Anh; khiển trách Đảng ủy xã Phú Lâm nhiệm kỳ 2020-2025; khiển trách ông Nguyễn Duy Bình, Thị ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lâm; cảnh cáo ông Lê Văn Năm, Phó chủ tịch xã Phú Lâm.Chiều cùng ngày, lãnh đạo UBND thị xã Nghi Sơn cho hay, sau quyết định kỷ luật Đảng, các cá nhân liên quan đang bị xem xét xử lý về mặt chính quyền. Chủ tịch xã mà hành xử kiểu côn đồ thế này lẽ ra nên cách chức ngay. Trễ còn hơn không. Đáng lẽ phải bị cách chức ngay từ lần đầu tiên đánh người. |
Đề xuất huy động 1,1 triệu tỷ đồng xây 1,4 triệu căn nhà ở xã hội Bộ Xây dựng ngày 17/10 trình Thủ tướng đề án đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.Đề án đặt mục tiêu, giai đoạn 2022-2025, cả nước sẽ xây 571.000 căn và 2026-2030 là 845.500 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Các bộ ngành, địa phương cân đối vốn ngân sách để hỗ trợ mục tiêu này. Những thành phố lớn sẽ tập trung phát triển nhà xã hội gồm Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng...Hiện nay, toàn quốc đã hoàn thành hơn 300 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp, quy mô 155.800 căn; 400 dự án đang triển khai, quy mô 454.000 căn.Riêng nhà ở xã hội khu vực đô thị, đã có 175 dự án với 93.000 căn; đang triển khai 274 dự án, với 293.000 căn. Có 126 dự án nhà ở công nhân với 62.700 căn; đang xây dựng 127 dự án với 160.900 căn. Dự báo từ nay đến năm 2030, cả nước cần khoảng 2,4 triệu căn nhà ở xã hội, nhà công nhân.Theo Bộ Xây dựng, việc xây dựng nhà ở xã hội đang có nhiều bất cập. Một số địa phương chưa quan tâm xây dựng, chưa xác định rõ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp.Quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để xây nhà xã hội chưa được thực hiện nghiêm. Một số nơi khó thực hiện như Hà Nội, TP HCM do quỹ đất đô thị hạn hẹp hoặc những địa phương có vị trí, điều kiện khí hậu ven biển thuận lợi phát triển du lịch. Do đó, nhiều nơi kiến nghị Thủ tướng không bố trí 20% quỹ đất nhà thương mại để làm nhà xã hội vì không phù hợp quy hoạch.Chính quyền một số địa phương đùn đẩy trách nhiệm. Các doanh nghiệp bất động sản lớn thời gian qua chỉ tập trung vào phát triển khu đô thị, nhà ở thương mại, khu nghỉ dưỡng cao cấp, chưa quan tâm đầu tư nhà ở xã hội. Hơn nữa, thủ tục đầu tư xây dựng còn phức tạp, kéo dài. Dự án nhà xã hội được miễn tiền sử dụng đất nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục tính tiền sử dụng đất để miễn. Chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư chưa đủ hấp dẫn, không thực chất...Vì vậy, để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 cả nước xây được 1,4 triệu căn nhà xã hội, Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở 2014 đồng bộ với Luật Đất đai sửa đổi, Luật Đấu thầu sửa đổi, Luật Thuế... Nội dung sửa đổi là cơ chế, chính sách cho người thu nhập thấp, trong đó quy định cụ thể nhóm được hưởng chính sách nhà ở xã hội; quy hoạch dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; lựa chọn chủ đầu tư; cơ chế ưu đãi của nhà nước.Bộ Xây dựng kêu gọi doanh nghiệp quan tâm hơn đến nhà ở xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Các thủ tục hành chính trong lập, phê duyệt dự án nhà xã hội, nhà công nhân sẽ được rút ngắn. Bộ đề nghị Bộ Tài chính sớm trình Thủ tướng ban hành quy định về phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu của Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay cá nhân, hộ gia đình mua, thuê mua nhà xã hội, nhà công nhân.Đầu tháng 8, tại hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề xuất xây một triệu căn hộ cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp từ nay đến 2030. Đề xuất này được Thủ tướng đồng ý và giao Bộ Xây dựng lập đề án.Ông Nghị cũng chia sẻ kinh nghiệm một số nước tương đồng với Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore đều đẩy mạnh phát triển nhà ở cho thuê, thông qua các hình thức trực tiếp đầu tư công, giao doanh nghiệp nhà nước đầu tư hoặc có chính sách hỗ trợ chủ đầu tư, người dân thuê, mua nhà xã hội. Theo cá nhân tôi nên tính phương án đứng ra xây dựng nhà xã hội cho người dân thuê lại dài hạn, sau khi hết thời gian sử dụng có thể phá đi xây lại không tạo gánh nặng cho tương lai xử lý các khu nhà ở xuống cấp. Tôi luôn mong người có thu nhập thấp có một ngôi nhà tử tế để ở với giá mềm, không gian mát mẻ sạch sẽ. Mong đất nước phồn vinh và bình an, người người yêu thương nhau Doanh nghiệp đầu tư vào kcn thì địa phương là nơi hưởng lợi đầu tiên từ thu ngân sách. Địa phương lấy nguồn thu đó đứng ra xây dựng và quản lý các khu nhà ở dành cho công nhân giống như các khu tập thể trước đây là hợp lý nhất. Chứ bây giờ kêu gọi doanh nghiệp tư nhân đầu tư mà không tạo điều kiện thuận lợi thì họ làm làm chi cho mất thời gian. Gần 1 tỷ một căn, thôi để Doanh nghiệp tự xây có lẽ sẽ rẻ hơn và giảm mấy chục phần trăm phí linh tinh. 1,4 triệu căn đại khái giúp 2,8 triệu người có nhà giá rẻ, thật tốt Đất thì còn nhiều , cứ xây cho thuê 50 năm thì thu về cho TP HCM bao nhiêu là tiền , xong 50 năm sau đất trả lại cho TP làm dự án mới tiếp nữa mai ra mới thu hút được nhiều công nhân viên chức an tâm học tập và làm việc tại TP HCM với hơn 12 triệu dân số một con số rất lớn Hãy coi đất và không gian vô cùng giá trị nên khi xây một ngôi nhà thì kiến trúc phải đẹp và chất lượng phải tốt. Nếu xây cho xong 10 năm sau đập thì hệ lụy ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Xây ra xây, ở ra ở! nên ưu tiên nhà ở xã hội, siết chặt đầu cơ bất động sảnbiệt thự bỏ hoang là bao nhiêu, người dân nghèo không có nhà ở bao nhiêu?Ai là người được hưởng lợi? |
Hủy nổ 5 quả bom Ngày 2/11, Ban chỉ huy Quân sự huyện Bình Sơn và lực lượng công binh Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi đã hủy năm quả bom ở thao trường thuộc thị xã Đức Phổ.Thiếu tá Phạm Quốc Viễn, trợ lý công binh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi, cho biết bom do Mỹ sản xuất, là bom phá. Mỗi quả đường kính 20 cm, dài 160 cm, nặng 500 pounds (tương đương 226 kg). Số bom này được người dân huyện Bình Sơn phát hiện, giao cho cơ quan chức năng. Đợt này cơ quan quân sự còn hủy nổ mìn, đạn và vật liệu nổ khácQuảng Ngãi có khoảng 20% diện tích đất tự nhiên bị ô nhiễm bom mìn với hơn 17.500 tấn bom còn sót lại trong lòng đất, ao hồ, ven biển. Từ 1975 đến nay, địa phương ghi nhận gần 2.300 người bị tai nạn do bom mìn. để 5 quả bom 1 chỗ di chuyển đến nơi hủy !!! phương pháp này ko tối ưu tí nào !!! lỡ 1 phát là x5 luôn !!! |
Hà Nội luân chuyển lãnh đạo các ban đảng Bà Bùi Huyền Mai, 47 tuổi, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, thôi giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy để nhận nhiệm vụ Bí thư Quận ủy Thanh Xuân nhiệm kỳ 2020-2025.Ông Nguyễn Doãn Toản, 51 tuổi, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, thôi giữ chức Trưởng ban Dân vận Thành ủy, để nhận nhiệm vụ Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy nhiệm kỳ 2020-2025.Ông Đỗ Anh Tuấn, 51 tuổi, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư được điều động, phân công làm Trưởng ban Dân vận Thành ủy nhiệm kỳ 2020-2025.Phát biểu giao nhiệm vụ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết các cán bộ luân chuyển được đào tạo bài bản, kinh qua nhiều vị trí công tác, đều được đánh giá có năng lực và triển vọng phát triển. Ông tin tưởng trên cương vị mới, các cán bộ sẽ giữ vững được phẩm chất, bản lĩnh chính trị, phát huy ưu điểm, góp phần vào sự phát triển chung của Thủ đô.Thời gian tới, Thành ủy Hà Nội tiếp tục luân chuyển, điều động, kiện toàn nhân sự một số đơn vị như Bí thư Huyện ủy Gia Lâm, Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố...Võ Hải |
Lùi thời gian hoàn thành cao tốc Cam Lộ - La Sơn Ngoài tuyến chính, Bộ Giao thông Vận tải còn cho phép Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (đại diện chủ đầu tư) điều chỉnh mốc hoàn thành nút giao, đường gom, đường ngang và hoàn trả đường công vụ cho địa phương. Dự kiến các hạng mục này hoàn thành vào quý I/2023, kế hoạch ban đầu là 30/10/2022.Ban Quản lý dự án được yêu cầu làm rõ các nguyên nhân phải gia hạn tiến độ và trách nhiệm của bên liên quan tại từng gói thầu.Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, bão Sơn Ca, Nesat đã gây mưa lớn kéo dài 33 ngày trong 60 ngày thi công. Mưa xong, nhà thầu mất 2-3 ngày để nền đường khô ráo mới có thể thảm bê tông nhựa. Hiện còn khoảng 26 km bê tông nhựa các lớp và một số hạng mục an toàn giao thông tuyến chính, đường gom, đường ngang, nút giao chưa hoàn thành.Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã kiến nghị gia hạn tiến độ hoàn thành toàn dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn đến hết quý I/2023. Trong đó, tuyến chính gia hạn đến ngày 30/11, nút giao, đường gom, đường ngang đến 31/12; hoàn trả các đường công vụ mượn của địa phương trước 31/3/2023.Cao tốc Cam Lộ - La Sơn là một trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn 2017-2020, dài 98 km. Dự án có tổng mức đầu tư 6.675 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Khởi công vào năm 2019, theo kế hoạch dự án thông xe kỹ thuật toàn tuyến vào tháng 10/2022.Giai đoạn đầu, dự án được đầu tư 2 làn xe, nền đường 12 m, riêng các đoạn vượt quy mô 4 làn xe, nền đường 23 m. Giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc này sẽ có 4 làn xe, nền đường rộng 23 m. |
'Chia sẻ dữ liệu quốc gia giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng' Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 4. Ông cho biết, đến nay các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số đã tương đối đầy đủ, bao trùm.Bộ đã hỗ trợ trực tiếp các địa phương cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tỷ lệ dịch vụ công hiện đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4 là 97%; dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ gần 68%; hồ sơ xử lý trực tuyến là 43%, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2021. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, Việt Nam xếp hạng 76/193 quốc gia về chỉ số dịch vụ trực tuyến (OSI - Online Service Index), tăng 5 bậc so với năm 2020.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá đẩy nhanh chuyển đổi số. Đến nay, có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia trên cả ba trụ cột Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Bộ định kỳ cập nhật và công bố các nền tảng số quốc gia trên Cổng thông tin Chuyển đổi số quốc gia.Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi nhiệm vụ Chính phủ do Thủ tướng giao đang khẩn trương hoàn thiện. 45 bộ, cơ quan, địa phương đã xây dựng và đưa vào vận hành phân hệ theo dõi tiến độ các nhiệm vụ.Hệ thống Báo cáo điện tử được nhiều bộ, ngành, địa phương triển khai và đưa vào vận hành để hình thành nguồn thông tin, dữ liệu số phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; và tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Đến nay, đã có 69/179 chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội được tích hợp hoặc nhập liệu trực tiếp trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng đã kết nối, liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của 15 bộ, cơ quan, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và 63 địa phương; cung cấp thông tin, dữ liệu trực tuyến theo thời gian thực với 210 chỉ tiêu. Bốn bộ chỉ số điều hành, thống kê, theo dõi giám sát, kinh tế xã hội địa phương từng bước hình thành.Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối bốn cấp hành chính và đang tiếp tục được phát triển. Mạng đã kết nối đến tất cả các huyện, gần 97% xã toàn quốc. Trong năm 2022, đã có 117.100 lượt cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng về chuyển đổi số.Thời gian qua, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào khai thác chính thức. Hạ tầng kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia từng bước được hoàn thành, phát huy hiệu quả. Đã có hơn 90 bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; 8 cơ sở dữ liệu, 12 hệ thống thông tin đã kết nối, cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu.Tuy nhiên, nhân lực chuyên trách về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Cán bộ, công chức, viên chức chưa được bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng số phục vụ công việc hiệu quả. Một số cơ sở dữ liệu quốc gia còn chậm triển khai. Vẫn còn tình trạng cát cứ thông tin, dữ liệu trong cơ quan nhà nước. Thói quen xử lý công việc trên mạng chưa thực sự phổ biến.Thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ chuyên trách và toàn bộ công chức, viên chức các cấp chính quyền về chuyển đổi số. Bộ sẽ trình Thủ tướng ban hành Đề án tăng cường, nâng cao năng lực tham mưu và tổ chức thực thi chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương. Các cơ sở dữ liệu quốc gia cốt lõi sẽ được hoàn thiện, tăng cường kết nối, chia sẻ, khai thác hiệu quả.Về xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia, Bộ Công an đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 99 triệu nhân khẩu được thu thập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đạt hơn 99%.Đồng thời, Bộ Công an đã thu thập được hơn 50 triệu hồ sơ cấp căn cước công dân, trong đó nhân khẩu thường trú nhận được hơn 49 triệu hồ sơ; nhân khẩu tạm trú hơn 880.000 hồ sơ; tổng số hồ sơ các địa phương chuyển lên Trung ương gần 35 triệu. Đã có gần 23 triệu hồ sơ được phê duyệt và trả hơn 13 triệu thẻ. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hiện có hơn 1,4 triệu doanh nghiệp tham gia, được kết nối, chia sẻ cho 10 bộ ngành.Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang tích cực thu thập dữ liệu để hình thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Hiện dữ liệu do Bảo hiểm Việt Nam quản lý gồm gần 32 triệu hộ gia đình, 16 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, gần 84 triệu người tham gia bảo hiểm y tế.Ở trung tâm cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai đã vận hành bốn khối dữ liệu là thống kê, kiểm kê đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; điều tra cơ bản về đất đai. Các địa phương đã đầu tư hạ tầng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.Từ năm 2018 đến tháng 9/2022, Facebook gỡ hơn 300 tài khoản giả mạo; hơn 12.600 bài viết sai sự thật; 480 trang (fanpage) quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng; 2.400 link rao bán, quảng cáo sản phẩm bất hợp pháp. Lúc cao điểm chống Covid-19, có hơn 14 tài khoản giả mạo Bộ Y tế và 2.500 bài viết xuyên tạc tình hình chống dịch được gỡ bỏ. Youtube đã gỡ 76.500 video vi phạm; ngăn chặn truy cập từ Việt Nam vào 30 kênh Youtube phản động. TikTok đã gỡ bỏ 1.400 link vi phạm.Hai năm qua, Bộ và các địa phương đã ban hành hơn 590 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với cá nhân, tổ chức đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên mạng xã hội, với tổng số tiền hơn 6,1 tỷ đồng.Theo chương trình kỳ họp, từ 8h40 ngày 4/11, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng sẽ đăng đàn trả lời nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Nội dung chất vấn xoay quanh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số; công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia.Việc tiếp cận thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; quản lý thuê bao, đầu số của nhà mạng; công tác kiểm tra, quản lý trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác; việc xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên trang thông tin điện tử, thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân cũng sẽ được Bộ trưởng thông tin đến đại biểu. |
Công nhân lớn tuổi khó tìm được việc sau khi bị cắt giảm 16h30, Công ty TNHH Tỷ Hùng, chuyên sản xuất giày sang thị trường châu Âu, tan ca. Ra khỏi cổng, chị Hiếu không về phòng trọ mà đạp xe tới một siêu thị gần đó nhặt chai nhựa đến tận khuya, kiếm thêm thu nhập."Chắc chắn một tháng nữa việc phụ này sẽ thành chính", chị Hiếu nói. Chị là một trong gần 1.200 công nhân bị công ty cắt giảm vào ngày 1/12 với lý do thiếu đơn hàng. Tính đến lúc phải chấm dứt hợp đồng, chị có gần 20 năm làm việc ở Tỷ Hùng, lương căn bản đạt 7,3 triệu đồng, tính cả tăng ca gần 10 triệu đồng. Cách đây chừng một tuần khi hay tin nằm trong số thợ bị cắt giảm đợt này, chị cùng nhiều đồng nghiệp không còn tâm trạng làm việc."Nhà xưởng mới xây, công việc bình thường, vậy mà đột ngột cả nghìn người phải nghỉ việc", chị Hiếu thắc mắc và không thể tin mình chỉ còn khoảng một tháng làm việc ở công ty. 23 năm trước, chị rời Nghệ An vào TP HCM mưu sinh. Trải qua vài chỗ, chị nộp đơn vào Tỷ Hùng, khi đó chỉ là xưởng giày nhỏ. Không lập gia đình, chị nhận trách nhiệm chăm sóc mẹ già và nuôi hai cháu là con của em gái đã mất. Mỗi tháng, tùy vào thu nhập chị sẽ gửi về quê 3-5 triệu đồng. Chị mất việc khiến cả "đoàn tàu" phía sau chới với theo."Tôi không thể thất nghiệp được", chị Hiếu nói, đưa ra dự định về Tết sớm, chuẩn bị hồ sơ xin việc, năm sau quay lại thành phố, không làm công nhân sẽ xin làm lao công, quét dọn.Tương tự, chị Nguyễn Thị Kim Nhã, 44 tuổi, thâm niên 19 năm làm việc ở Tỷ Hùng, chưa biết xoay xở ra sao khi đột ngột mất việc cuối năm. Chồng chị bị tai nạn mất sức lao động, con trai đang đi học, cha mẹ lớn tuổi, nhiều bệnh nên mọi chi tiêu trong gia đình một tay chị gồng gánh. Cả nhà 5 người trông vào suất lương 10 triệu đồng của chị."Quanh năm tôi chẳng dám đau ốm để nghỉ một ngày vậy mà bất ngờ mất việc", chị Nhã nói. Sốc, hoang mang, không còn sức để làm việc là cảm giác của nữ công nhân khi lần đầu nghe tin công ty sẽ cho hàng loạt lao động nghỉ việc. Chị kể cách đây một tuần, cán bộ nhà máy loan báo công ty sẽ bồi thường hai tháng lương. Nhiều người không đồng ý vì cho rằng mức đó quá thấp. Các xưởng lấy ý kiến người lao động đề xuất công ty hỗ trợ thêm tháng lương thứ 13. Yêu cầu này sau đó được doanh nghiệp đồng ý.Từ hôm nghe tin nhà máy giảm lao động, chị hay gọi điện cho người thân ở quê hỏi thăm tình hình việc làm. TP Vị Thanh (Hậu Giang) nơi gia đình chị đang sống có một số nhà máy do các doanh nghiệp ở TP HCM về mở chi nhánh. Tuy nhiên, ba tháng qua, công nhân ở quê cũng không có việc. Nhiều người chị quen phải nghỉ luân phiên, giảm lương. Trong khi đó, trên thành phố các công ty quanh Tỷ Hùng đã dừng tuyển người cả tháng qua. Cơ hội tìm được việc làm mới của chị càng mong manh.Với 25 năm Công ty Tỷ Hùng hoạt động ở TP HCM, những công nhân lớn tuổi như chị Nhã, chị Hiếu không phải ít. Trong gần 1.200 công nhân Tỷ Hùng bị mất việc, gần 90% là nữ, trên 31% (khoảng 370 người) là lao động ngoài 40 tuổi, hơn 10 người qua tuổi 50. Chị Nguyễn Thị Âm Nhạc, cán bộ quản lý chuyền, nói rằng 50% lao động trong các chuyền chị từng quản lý đều ngoài 40 tuổi, hầu hết gắn bó công ty 10-15 năm trở lên."Độ tuổi này mong được ổn định để lo cho con cái thì lại thất nghiệp, khó tìm việc mới", chị Nhạc nói. Trường hợp được các công ty tuyển, dù có tay nghề họ phải bắt đầu với mức lương thấp nhất trong nhà máy. Vì vậy nhiều người nản, chấp nhận làm thời vụ, hưởng lương ngày, đợi năm sau rút bảo hiểm xã hội một lần.Công ty Tỷ Hùng lý giải việc cắt giảm nhiều lao động do đối tác nhập khẩu ở châu Âu gặp khó khăn không ký kết đơn hàng. Dù tìm mọi biện pháp, doanh nghiệp không thể khôi phục sản xuất như kế hoạch. Do đó, công ty phải thu hẹp toàn bộ khối sản xuất và một số đơn vị liên quan.Sau thông báo cắt giảm, Tỷ Hùng sẽ trả trợ cấp thôi việc cho những lao động làm việc tại công ty từ năm 2008 trở về trước, trợ cấp hai tháng lương cho toàn bộ lao động bị cắt giảm, trả sổ bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp sẽ chi tiền thưởng năm 2022 là một tháng lương cho người làm đủ 12 tháng, những trường hợp còn lại được tính theo thời gian thực tế làm việc trong năm.Liên đoàn lao động quận Bình Tân cũng hỗ trợ mỗi lao động ở Công ty Tỷ Hùng 500.000 đồng gồm tiền mặt và quà. Ngành chức năng đang phối hợp tìm việc mới cho công nhân. Ngoài ra, doanh nghiệp này có hai chi nhánh ở Đồng Tháp và Bến Tre, những người quê ở các địa phương này nếu hồi hương sẽ được ưu tiên nhận vào làm việc.Hai hôm nay, chị Nhã làm thủ tục giảm trừ gia cảnh, xin xác nhận địa phương bố mẹ không có thu nhập, người phụ thuộc... Cộng tất cả khoản trợ cấp thôi việc cho người làm từ năm 2008 trở về trước, bồi thường hai tháng lương và tháng 13, chị được nhận hơn 40 triệu đồng, sau 20 năm thanh xuân gắn bó với công ty.Lê Tuyết Không riêng ở công ty này và rất nhiều công ty khác cũng viện dẫn lý do để cho công nhân lâu năm nghỉ việc, vì thâm niên và nhiều chi phí tăng lên mà nhiều người bị như thế. Mong nhà nước có những chính sách bảo vệ người lao động để họ không phải bị đẩy ra khỏi công ty. Gần cả đời gắn bó với 1 công ty, tưởng chừng đó là công việc ổn định nhưng thực sự nó lại là công việc kém ổn định nhất, vì 1 khi thất nghiệp là không còn nhiều kỹ năng để đi xin việc khác. Đọc đoạn cuối mà rớt nước mắt. Cả thanh xuân giờ góp nhạt 40 triệu Khi hồi phục lại tuyển người mới lương căn bản bậc 1 khoảng hơn 5 triệu thay vì gần 8 triệu cho những U 50 . Phải chấp nhận chứ biết làm thế nào, công ty họ không có đơn hàng thì họ phải thu hẹp sx thôi Công ty này làm đúng luật quy định họ tuyên bố trả trợ cấp mất việc trã thưởng năm 2022 và cấp thêm 2 tháng lương là họ còn tốt rồi vì thu hẹp sản xuất nên buộc lòng họ phải thực hiện cắt giảm lao động Bốn mấy tuổi đã cho người ta nghĩ việc. Lãnh lương Hưu thì 60-62 tuổi. hỏi sao NLĐ lại rút bảo hiểm 1 lần nhiều ? rồi tới bốn mấy 50 tuổi xin việc ở đâu người ta nhận nữa ? Tích góp sao bạn? Tuỳ hoàn cảnh , nhiều người tích góp cả đời, bị thiên tai địch hoạ có khi phải ăn xin chứ ko có sức nhặt ve chai nữa là.!? Hãy đặt mình vào hoàn cảnh người khác rồi hãy phê phán!.sáng thức dậy chân chạm đất cũng chưa hẳn bình yên hết ngày. Mất việc vào thời điểm này là cú sốc rất lớn đối với người lao động.Đặc biệt như những người đã ngoài 40 cơ hội tìm việc làm mới đối với những người này rất khó. Dù sao cũng chúc mọi người mạnh mẻ để vượt qua khó khăn này. Uả làm việc 20 năm mà không có tích góp? Với lại mới có 46 tuổi vẫn là tuổi lao động tốt, mất việc này ta tìm việc khác chứ cớ gì phải tỏ ra mình đáng thương đi nhặt ve chai?Việc làm thì chẳng thiếu chẳng qua chúng ta đang đặt mục tiêu quá cao cho bản thân mà thôi. Vậy mà đòi tăng tuổi hưu lên và hạn chế rút bảo hiểm 1 lần,trong tình thế này không biết họ cầm cự được bao lâu. Theo BHXH qui định thì tuổi nghỉ hưu cho nam là 63 và nữ là 60.Các doanh nghiệp thường xa thải người lao động ở tuổi từ 40 đến 50.Khi bị xa thải thì người lao động không thể tìm được việc vì các doanh nghiệp không bao giờ tuyển dụng ở độ tuổi này.Người lao động không có tiền để duy trì cuộc sống chờ đến ngày lãnh lương hưu.Đề nghị chính phủ bảo vệ người lao động hoặc qui định tuổi nghỉ hưu 45 cho nữ và 50 cho nam. Đọc thấy buồn quá, mong các chị sớm vượt qua khó khăn này. Tôi sống và làm việc ở hàn quốc đã nhiều năm và được biết bên này công nhân làm việc ở nhà máy không kể tuổi tác kể cả 70-80 tuổi vẫn làm việc ,miễn là sức khỏe đảm bảo công việc.còn vn moi có 45 đã cho nghỉ việc.chỉ thương ngưòi lao động mất việc làm kg có thu nhập .thấy thương Rất nhiều tình trạng như này, công nhân cao tuổi thì bị cho nghỉ việc để tuyển công nhân trẻ hơn, năng suất lao động tốt hơn. ĐI xin chỗ khác ko có người nhận.Rồi đi rút Bảo hiểm xã hội 1 lần thì được đánh giá là thiếu hiểu biết. Các chị tầm 44, 46 tuổi chả lẽ đợi 15 năm sau mới nhận lương hưu à?Nhiều người còn ko đủ số năm bảo hiểm xã hội là 20 năm. |
Thống nhất một đầu mối đảm bảo an toàn thực phẩm Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn lương thực, thực phẩm trong tình hình mới.Theo đó, công tác an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập, trong đó có mô hình quản lý chưa đồng bộ, hiệu quả thấp; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, nhiều kẽ hở. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định. Tình trạng buôn lậu thực phẩm qua biên giới, quảng cáo sai sự thật, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kích thích tăng trưởng diễn biến phức tạp. An toàn thực phẩm khu công nghiệp, trường học chưa đảm bảo.Vì vậy, Ban Bí thư nêu rõ, với tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm, đồng thời với việc thống nhất một đầu mối quản lý, cần phân định rõ trách nhiệm của các ngành. Việc phân cấp cần khoa học, hiệu quả; khắc phục chồng chéo, buông lỏng. Cán bộ làm công tác đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ được nâng cao năng lực và có chế độ phù hợp.Ban Bí thư yêu cầu các cơ quan xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm, truy xuất rõ nguồn gốc. Nhà nước sẽ hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn. Cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm được xây dựng, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành.Ban Bí thư giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo tổng kết Luât An toàn thực phẩm và nghiên cứu kiện toàn bộ máy quản lý theo hướng thống nhất một đầu mối.Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định, trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm ở Trung ương thuộc về ba bộ là Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương.Bộ Y tế quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng.Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối.Bộ Công Thương quản lý quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột. Qua vụ rau chợ vào siêu gắn mác rau sạch , giờ tôi ra chợ luôn rồi . Đồng ý 2 tay luôn vì dễ qui trách nhiệm nếu không làm tốt. Ví dụ ATTP giao cho Bộ Y Tế, xăng dầu giao cho Bộ Công thương... Chính xác, nếu k tốn thất là rất lớn. Sức khỏe, kinh tế... Chưa bao giờ thấy bệnh ung thư nhiều như hiện nay,các cơ quan hãy mạnh tay nhất việc quản lý ATTP Vì thực phẩm không đạt tiêu chuẩn nếu sử dụng cũng khó gây ra triệu chứng hay phát bệnh liền nếu không may dân ăn phải hàng giả hàng nhái hay kém chất lượng hoặc tồn dư thuốc bảo vệ . Nên chế tài phạt thật nặng và cấm hành nghề vĩnh viễn với những đơn vị , pháp nhân vi phạm. Yêu cầu chấn chỉnh lại nạn quảng cáo không đúng sự thật trên youtube , nhất là thuốc uống , ba tôi là nạn nhân của việc quảng cáo sai sự thật này và ô đã ra đi |
Đề nghị 'đền bù xứng đáng' cho người bị thu hồi đất Thảo luận tổ ở Quốc hội sáng 3/11, PGS Phạm Khánh Phong Lan (Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP HCM) cho biết, từ khi xây dựng Luật Đất đai năm 2013, bà và nhiều đại biểu đã nêu quan điểm Nhà nước chỉ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh. "Thực tế chứng minh đa số vụ khiếu kiện, ảnh hưởng an ninh, trật tự xã hội, làm mất niềm tin của người dân đều do thu hồi đất làm kinh tế xã hội", bà Lan nói.Trong đó, khiếu kiện của người dân bị thu hồi đất có nguyên nhân từ giá đất tăng nhanh. Những năm 1970, người ta có thể cho nhau cái nhà mà không tiếc, nhưng bây giờ giá nhà tăng nhiều lần. Nhà nước thu hồi đất thì đền bù giá thấp, khi dự án xây xong, giá đất khu đó lại lên rất cao. Người bị thu hồi đất chắc chắn sẽ rất xót xa.Từ thực tế đó, bà Lan một lần nữa đề nghị Nhà nước chỉ thu hồi đất với các dự án phục vụ mục đích quốc phòng an ninh. Nếu liệt kê dự án thu hồi đất làm kinh tế - xã hội như dự thảo thì rất khó, bởi không thể hết. Nhà nước chỉ nên quy định theo hướng thuận mua vừa bán giữa doanh nghiệp và người dân.Với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, cần đền bù theo giá thị trường để người dân thấy thỏa mãn, tránh phát sinh các vấn đề về sau. "Nếu tiền đền bù thu hồi đất không xứng đáng với giá trị mảnh đất thì sự thịnh vượng khi đất nước phát triển không được chia sẻ với người dân", bà Lan nói, nhấn mạnh dự luật cần thiết kế để tiến tới một xã hội công bằng, người dân bị mất mát ít nhất.Chia sẻ quan điểm của bà Lan, PGS Trần Hoàng Ngân (thư ký Bí thư Thành ủy TP HCM) cũng đề nghị Nhà nước hạn chế tối đa thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội, thay bằng cơ chế doanh nghiệp thương lượng với người dân. Ban soạn thảo cần rà soát, quy định cụ thể tiêu chí các trường hợp Nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, để đảm bảo phù hợp với Hiến pháp và Nghị quyết 18 Trung ương.Theo ông Ngân, rất khó làm rõ khái niệm thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Dự luật liệt kê hàng loạt dự án được thu hồi đất như xây khu đô thị, nhà ở thương mại, cải tạo chung cư cũ..., nhưng sẽ có nhiều khó khăn khi thực thi.Theo dự thảo, khi Nhà nước thu hồi đất phải bồi thường đảm bảo người dân có chỗ ở, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ. Tuy nhiên, ông Ngân cho rằng quy định này rất khó thực hiện. "Người dân khi đi mua nhà đã phải xem tới xem lui, khảo sát thận trọng. Vậy làm cách nào để bồi thường cho người có đất bị thu hồi có chỗ ở, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ?", ông Ngân băn khoăn.Vì vậy, PGS Ngân cho rằng nếu cần thiết phải thu hồi đất với các dự án kinh tế - xã hội thì chỉ xem xét với đất nông nghiệp, hạn chế thu hồi đất phi nông nghiệp, đất ở của dân.Đại biểu Lê Hữu Trí (Phó đoàn Khánh Hòa) đề nghị quy định tiêu chí, điều kiện cụ thể với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất. "Luật hiện hành chưa quy định tiêu chí thu hồi đất nên địa phương lạm dụng, nhất là với đất nông nghiệp, ảnh hưởng tới nông dân", ông Trí nói.Theo ông, giá đất bồi thường luôn thấp, chưa đảm bảo sinh kế cho người dân bị thu hồi đất; chưa quan tâm tạo việc làm, chuyển đổi nghề cho họ. Người dân bị thu hồi đất thường mất việc làm, nhưng lại không có cơ hội, điều kiện tìm việc làm mới. Thực tế còn phát sinh nhiều khiếu kiện do chủ đầu tư thu được địa tô chênh lệch từ các dự án trên đất nông nghiệp bị thu hồi, trong khi nông dân vừa mất tư liệu sản xuất, giá đền bù lại thấp."Các nhà đầu tư làm giàu được từ đất của nông dân. Nếu xem quyền sử dụng đất là tài sản của nông dân thì đáng ra họ phải giàu", ông Trí nói, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu chính sách xác định giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi sát giá thị trường, tính đúng, tính đủ.Đồng tình các quan điểm trên, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh) cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc quy định thu hồi đất để làm nhà ở thương mại vì mục tiêu đầu tiên mà chủ đầu tư hướng tới là lợi nhuận. Nếu quy định như trong dự thảo thì có nguy cơ dẫn đến doanh nghiệp lợi dụng, kéo theo khiếu kiện.Theo ông Tuấn, cần quy định theo hướng tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp. Các dự án có nguồn vốn tư nhân phải đánh giá tác động về mặt xã hội khi thu hồi đất của người dân, đảm bảo minh bạch, tránh lạm dụng, gây bức xúc.Đại biểu tỉnh Trà Vinh cũng đề nghị dự luật quy định rõ điều kiện, tiêu chí thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội đất nước, tránh trường hợp hôm nay thu hồi đất của người dân để xây chợ dân sinh, nhưng ngày mai trong khu chợ lại mọc ra nhà, phố nằm trong chợ.Khác với quan điểm của các đại biểu nêu trên, GS Hoàng Văn Cường (Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân) cho biết, hiện có hai cách là Nhà nước thu hồi và doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân, Nhà nước ra quyết định công nhận. Nếu để doanh nghiệp và người dân tự thỏa thuận, "nghe chừng rất dân chủ, đảm bảo lợi ích người dân, nhưng khi đặt cạnh nhau sẽ thấy bất cập"."Trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh thì giá đất bình thường, nhưng bên cạnh đó là dự án do doanh nghiệp tự thỏa thuận thì trả giá cao, gây bất bình đẳng", ông phân tích, cho rằng đất đai là sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu để thực hiện quyền quản lý. Vì vậy, khi chuyển đất đai từ người này sang người khác cần đưa vào diện Nhà nước thu hồi, không nên giao cho chủ đầu tư tự thỏa thuận.Giải trình ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, rất khó lượng hóa cụ thể các tiêu chí thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, ông mong muốn đại biểu hiến kế cho ban soạn thảo. "Có quan điểm mở rộng hay thu hẹp tối đa Nhà nước thu hồi đất. Chúng tôi cho rằng chỉ thu hồi đất khi chứng minh được đó là dự án công, quốc phòng an ninh, kinh tế xã hội vì mục đích quốc gia công cộng", ông Hà nói.Theo ông, cách hiểu "lợi ích quốc gia công cộng" là người dân sẽ trực tiếp đánh giá xem có tạo ra lợi ích hay không, có tạo khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng không. Trường hợp người dân không đồng ý thì sẽ không thực hiện.Dự án luật Đất đai sửa đổi sẽ được Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình ba kỳ họp. Ngày 14/11, dự luật được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại hội trường.Viết Tuân - Hoài Thu - Sơn Hà Vì "Mục đích phát triển kinh tế"? Mục đích đó là của ai? Phải thừa nhận rằng người dân đang sở hữu miếng đất bị thu hồi đó họ cũng luôn có "mục đích phát triển kinh tế" cho họ và gia đình họ. Vậy mục địch của ai là quan trọng? Tôi ủng hộ quan điểm của các đại biểu. Thu hồi đất mở rộng đường, mở rộng hẻm còn tương đối hợp lý, chứ thu hồi đất giúp các doanh nghiệp thật sự phi lý. Việc cưỡng chế, thu hồi đất vì mục đích thương mại. Chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh. Ý kiến quá hay "Các dự án thu hồi đất làm kinh tế - xã hội" thì tất nhiên là đã tính đến lời lỗ, thì cũng nên đền bù cho dân theo giá thị trường, nếu theo giá TT chắc không có người dân nào phản đối đâu, mặt khác người dân bị dính giải tỏa đã là người thiệt thòi nên phải được đền bù xứng đáng, nếu đúng ra còn phải cao hơn giá thị trường để khuyến khích bàn giao mặt bằng nhanh chống. về mặt tiền để đền bù thì cũng là tiền thuế của dân, và chắc là cũng có phần thuế của người bị giải tỏa! Doanh nghiệp trực tiếp đàm phán với dân, góp vốn bằng đất và chia sẽ lợi nhuận với doanh nghiệp, hưởng quyền rút vốn bằng cách bán lại qsdđ đất đó cho dn đang góp vốn theo giá thị thường khi cần thiết. Tôi rất đồng tình với ý kiến bỏ qui định Nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế và chỉ thu hồi đất phục vụ công trình an ninh quốc phòng và công trình phúc lợi công cộng như đường sá, đào đắp kênh mương thủy lợi tưới tiêu úng thoát nước ủng hộ các đại biểu có ý kiến về luật đền bù đất đai, tôi thấy việc đền bù đất doanh nghiệp chưa được thỏa đáng, người dân chịu thiệt thòi rất lớn, các doanh nghiệp họ chỉ đền bù giá đất rất rẻ sau đó họ quy hoạch phân lô bán đất nền cho những người khác với giá trị gấp 100 lần so với giá đền bù cho người dân, dẫn đến có sự khiếu kiện, uất ức cho những người nông dân. Nghe ý kiến của đại biểu mừng rơi nước mắt luôn, chỉ mong QH đồng ý thông qua! Bà nói rất đúng "Trường hợp người dân không đồng ý thì sẽ không thực hiện".. Xin chỉ rõ như nào thì kết luận người dân không đồng ý, người dân có quyền được nêu quan điểm ý kiến của mình với ai, với cơ quan nào? ý kiến có được ghi nhận hay không? chỉ nên thu hồi đất vì mục đích QP-AN, lợi ích công cộng Ai định nghĩa như thế nào gọi là "chỗ ở, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ".Khi người ta có ngôi nhà cấp 4 rộng rãi, vườn trồng rau nuôi gà, rất thoải mái. Thu hồi đất làm khu đô thi, tái định cư 100m2, vào ở mấy thế hệ, với 4 bức tường...vậy gọi là hơn nơi ở củ??? Thu hồi đất vì mục đích gì cũng vậy, phát triển KT-XH hay quốc phòng an ninh tất cả đều phải có sự thỏa thuận và được sự nhất trí của người dân. Không thể nói lấy đất để xây trụ sở cơ quan và bảo đó là phục vụ quốc phòng an ninh thì không thể được. Thu hồi đất phát triển kinh tế nên để chủ dự án đàm phán giá đền bù , cơ quan nhà nước chỉ tư vấn, tham mưu và hỗ trợ thôi. Có nhiều dự án chủ đầu tư thỏa thuận với chính quyền sở tại giá cao nhưng chính quyền sở tại lại áp giá đền bù thấp dẫn đến tranh chấp kiện tụng, dự án chậm, treo kéo dài, có dự án bỏ không triển khai luôn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Người nông dân, người lao động nghèo, luôn là người bị thiệt |
Khói rơm rạ bủa vây máy bay cất hạ cánh Các xã Thanh Xuân, Quang Tiến, Phú Minh, Phú Cường, Mai Đình (huyện Sóc Sơn) nằm giáp đường băng của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài còn nhiều ruộng đất làm nông nghiệp. Tháng 10 sau thu hoạch lúa vụ mùa, cánh đồng trơ cỏ dại và gốc rạ, người dân ra đồng dọn dẹp, chuẩn bị vụ tiếp theo, từ đầu tháng 11 đến tháng 5. Cách làm sạch ruộng thường áp dụng là đốt bỏ tất cả.Các xã Thanh Xuân, Quang Tiến, Phú Minh, Phú Cường, Mai Đình (huyện Sóc Sơn) nằm giáp đường băng của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài còn nhiều ruộng đất làm nông nghiệp. Tháng 10 sau thu hoạch lúa vụ mùa, cánh đồng trơ cỏ dại và gốc rạ, người dân ra đồng dọn dẹp, chuẩn bị vụ tiếp theo, từ đầu tháng 11 đến tháng 5. Cách làm sạch ruộng thường áp dụng là đốt bỏ tất cả.Trên cánh đồng của xã Quang Tiến, người dân thu gom rạ rồi đốt trên bờ."Đốt rơm gần sân bay ngoài ô nhiễm môi trường sẽ gây khói trên khu vực đường cất hạ cánh, làm ảnh hưởng tầm nhìn của phi công, gây mất an toàn hàng không", đại diện Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết.Trên cánh đồng của xã Quang Tiến, người dân thu gom rạ rồi đốt trên bờ."Đốt rơm gần sân bay ngoài ô nhiễm môi trường sẽ gây khói trên khu vực đường cất hạ cánh, làm ảnh hưởng tầm nhìn của phi công, gây mất an toàn hàng không", đại diện Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết."Rác và cỏ, gốc rạ đều được đốt làm phân bón cho tơi đất. Rơm mang về nhà ủ làm phân bón", bà Nguyễn Thị Trường 60 tuổi, ở xã Hiền Ninh nói."Rác và cỏ, gốc rạ đều được đốt làm phân bón cho tơi đất. Rơm mang về nhà ủ làm phân bón", bà Nguyễn Thị Trường 60 tuổi, ở xã Hiền Ninh nói.Chiều 31/10, khói bốc lên nghi ngút tại khu vực xã Hiền Ninh, cách đường băng của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài hơn một km theo đường chim bay.Theo đại diện sân bay Nội Bài, năm ngoái, sân bay đã phối hợp với chính quyền địa phương yêu cầu người dân không đốt rơm nên năm nay đã giảm nhiều, thi thoảng xảy ra một vài vụ. Ngoài ra, qua thông tin của phi công và nhân viên không lưu, khi có dấu hiệu người dân đốt rơm, nhà chức trách sân bay thường thông báo ngay cho công an xã để ngăn chặn.Chiều 31/10, khói bốc lên nghi ngút tại khu vực xã Hiền Ninh, cách đường băng của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài hơn một km theo đường chim bay.Theo đại diện sân bay Nội Bài, năm ngoái, sân bay đã phối hợp với chính quyền địa phương yêu cầu người dân không đốt rơm nên năm nay đã giảm nhiều, thi thoảng xảy ra một vài vụ. Ngoài ra, qua thông tin của phi công và nhân viên không lưu, khi có dấu hiệu người dân đốt rơm, nhà chức trách sân bay thường thông báo ngay cho công an xã để ngăn chặn.Những chiếc máy bay hạ thấp độ cao để hạ cánh trong làn khói.Điều 41 Nghị định 45/2022, nhà chức trách sẽ phạt tiền từ 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng với hành vi đốt rơm rạ cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.Những chiếc máy bay hạ thấp độ cao để hạ cánh trong làn khói.Điều 41 Nghị định 45/2022, nhà chức trách sẽ phạt tiền từ 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng với hành vi đốt rơm rạ cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.Khói rơm rạ bốc nghi ngút đoạn qua quốc lộ 2, lúc 17h ngày 31/10.Khói rơm rạ bốc nghi ngút đoạn qua quốc lộ 2, lúc 17h ngày 31/10. Ô Nhiễm Mỗi Trường Cũng Một Phần Từ Đây Mà Ra . Ko Hiểu Sao Phường Xã Cứ Để Hết Ngày Này Qua Tháng Khác Cái đồng lúa này nó ra đời trước cái sân bay, từ xưa đến nay họ đã đốt rơm rạ như vậy rồi, chỉ có cách phối hợp giữa người nông dân với chính quyền để làm sao hạn chế thôi, không thể trách người dân được ai cũng phải mưu sinh. Nhìn những máy bay đang hạ cánh trong làn khói dày đặc phía dưới sợ thật, mà chỉ một vài đối tượng như vậy mà CA huyện, xã không nhắc nhở được họ hay sao? Rơm rạ nên thu gom làm thức ăn gia súc, phân hữu cơ, làm nấm... Tại sao lại đốt đi uổng phí thế. Chính quyền nên có quy định ngày giờ được đốt rơm rạ cho người dân vấn đề này là muôn thuở. vì người dân họ làm nông. 1 năm 2 vụ nên xử lý rơm bằng cách đốt chắc chắn là tối ưu nhất trong thời điểm hiện nay . muốn an toàn thì hãng hàng không nên về hỗ trợ họ xử lý hoặc thu mua lại rơm , có khi xin không người ta cũng cho , rồi muốn làm gì thì làm . chứ bây giờ bảo người dân bỏ tiền mua hóa chất xử lý thì chắc bán thóc đi không đủ mua . nên thấy ko an toàn thì đừng bay nữa . còn người dân họ cũng phải sống , họ đi máy bay cũng mua vé chẳng kém đồng nào . nên đừng bắt họ phải hy sinh thêm nữa . Ý kiến cá nhân của tôi là, chính quyền sẽ không thể làm gì. Vì về cơ bản thì người dân vẫn chọn cơm áo gạo tiền và tiện lợi, nên chỉ khi cấm hộ nào đốt thì sẽ không được phép trồng lúa nữa mới hết Cứ theo luật phạt 3 triệu vài vụ là hết ngay. Tại sao có luật mà không phạt, chỉ nhắc nhở thành ra nhờn luật.Khi xảy ra tai nạn biết kêu ai? mình nhớ thuở còn nhỏ gặt xog(gặt tay) rồi đợi nắng hanh khô. Rơm rạ giòn là thậm thành đống to, cả xóm, huyện đốt như thế luôn. Khói thì nhiều bay ko hết vì đốt quá nhiều đến nỗi mắt cay vì khói mấy ngày k hết. năm nào cũng có ý kiến phạt.nhưng vẫn cứ đốt mà không bị ai phạt Trong Nam trước đây cũng vậy và khủng khiếp hơn nữa. Nhưng gần đây rơn rạ đều tận dụng bán cho người dân trồng nấm, ủ gốc cây....(không đủ bán luôn) nên hiện không còn đốt vậy nữa. câu chuyện năm nào cũng nói đi nói lại mà chẳng thấy chính quyền có biện pháp thu gom. Nên thu gom rợm rạ như rác thải sinh hoạt bình thường, tập trung tiêu hủy chứ để tự phát thế này vừa nguy hiểm hàng không, ô nhiễm môi trường. Mấy hôm nay, cứ chiều đến tối là thấy mùi đốt rơm rạ này :( như kiểu vùng ngoại ô hun người trong trung tâm. đối diện nhà mình thường đốt lá cây, mà khói toàn bay vô nhà mình chứ đâu bay vô nhà họ, mình thấy rất mất lịch sự, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe, hít cái mùi mà muốn chết ngạt luôn luật có rồi, sao không thấy xử phạt, đốt rơm rạ gần sân bay còn phạt thêm tội ảnh hưởng cản trở an ninh hàng không. cánh đồng quê hương , nơi của người dân trồng lúa, giờ kêu cấm thì cấm kiểu gì đây, gốc rạ không đốt sao lên vụ mùa mới được |
Sóng lớn đánh sập nhiều nhà dân ở Nha Trang Cồn Nhất Trí (phường Vĩnh Phước) nằm cách trung tâm Nha Trang hai km, rộng hơn 21 ha với khoảng 1.400 hộ, đa số sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản. Nằm ngay cửa sông Cái đổ thẳng ra biển nên các nhà dân mép cồn thường bị sóng cao tác động vào mùa mưa bão.Cồn Nhất Trí (phường Vĩnh Phước) nằm cách trung tâm Nha Trang hai km, rộng hơn 21 ha với khoảng 1.400 hộ, đa số sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản. Nằm ngay cửa sông Cái đổ thẳng ra biển nên các nhà dân mép cồn thường bị sóng cao tác động vào mùa mưa bão.Căn nhà của ông Nguyễn Văn Trung, 58 tuổi, bị sóng đánh sáng 31/10, chỉ còn sót lại những mảng tường. Ông Trung là một trong gần 40 hộ ở xóm cồn Nhất Trí, ảnh hưởng nặng nề nhất trong lần triều cường dâng cao này. Trước đó, ông đã bỏ hơn 20 triệu đồng để mua đá gia cố phần móng nhưng không thể chắn nổi sóng dữ.Căn nhà của ông Nguyễn Văn Trung, 58 tuổi, bị sóng đánh sáng 31/10, chỉ còn sót lại những mảng tường. Ông Trung là một trong gần 40 hộ ở xóm cồn Nhất Trí, ảnh hưởng nặng nề nhất trong lần triều cường dâng cao này. Trước đó, ông đã bỏ hơn 20 triệu đồng để mua đá gia cố phần móng nhưng không thể chắn nổi sóng dữ.Một góc nhà ông Trung ngổn ngang gạch đá, vật dụng sinh hoạt. Những ngày sóng lớn, hiện tượng xâm thực, ô nhiễm môi trường khiến cho cuộc sống của ông Trung và người dân ở xóm cồn đảo lộn. "Làm được bao nhiêu tiền cũng chỉ để chắp vá nhà cửa", chủ nhà nói và mong có bờ kè để cuộc sống ổn định hơn.Một góc nhà ông Trung ngổn ngang gạch đá, vật dụng sinh hoạt. Những ngày sóng lớn, hiện tượng xâm thực, ô nhiễm môi trường khiến cho cuộc sống của ông Trung và người dân ở xóm cồn đảo lộn. "Làm được bao nhiêu tiền cũng chỉ để chắp vá nhà cửa", chủ nhà nói và mong có bờ kè để cuộc sống ổn định hơn.Kế bên nhà ông Trung, căn nhà của ông Nguyễn Bờ (63 tuổi) rộng 115 m2 cũng bị sóng đánh, buộc gia đình phải di dời vật dụng, dùng bao cát chắn, phòng trường hợp sóng đánh sâu vào nhà. "Gia đình tôi bỏ 30 triệu đồng mua đá đắp bờ kè nửa tháng trước, nhưng ba đêm qua bị sóng đánh bay hết. Sóng biển năm nay kinh hoàng quá”, ông Bờ nói.Kế bên nhà ông Trung, căn nhà của ông Nguyễn Bờ (63 tuổi) rộng 115 m2 cũng bị sóng đánh, buộc gia đình phải di dời vật dụng, dùng bao cát chắn, phòng trường hợp sóng đánh sâu vào nhà. "Gia đình tôi bỏ 30 triệu đồng mua đá đắp bờ kè nửa tháng trước, nhưng ba đêm qua bị sóng đánh bay hết. Sóng biển năm nay kinh hoàng quá”, ông Bờ nói.Mặt sàn nhà bếp trong nhà ông Nguyễn Bờ bị sụt lún, hở một đoạn khoảng 3 cm. Bờ tường nhiều chỗ nứt nẻ, bong tróc.Mặt sàn nhà bếp trong nhà ông Nguyễn Bờ bị sụt lún, hở một đoạn khoảng 3 cm. Bờ tường nhiều chỗ nứt nẻ, bong tróc.Bờ kè được ông Bờ đầu tư 30 triệu đồng bị sóng đánh bay.Bờ kè được ông Bờ đầu tư 30 triệu đồng bị sóng đánh bay.Ông Nguyễn Bờ tận dụng những vật liệu bị sóng đánh vỡ để gia cố nhà cửaÔng Nguyễn Bờ tận dụng những vật liệu bị sóng đánh vỡ để gia cố nhà cửaNhững rọ đá được người dân góp tiền mua để gia cố, hạn chế sóng đánh vào nhàNhững rọ đá được người dân góp tiền mua để gia cố, hạn chế sóng đánh vào nhàNgười dân dùng bao cát, cây gỗ tạo ra những hàng rào chắn sóng biển.Người dân dùng bao cát, cây gỗ tạo ra những hàng rào chắn sóng biển.Ông Hồ Quang Quyền (48 tuổi), một hộ dân ở xóm cồn bỏ ra 100 triệu đồng để mua vật liệu, thuê thợ sửa chữa gia cố bờ kè bị sóng đánh sập nhiều đoạn. Ông Quyền cho biết, năm ngoái đã bỏ ra 150 triệu đồng để xây đoạn kè dài hơn 20 m trước nhà để hạn chế thiệt hại.Theo lãnh đạo phường Vĩnh Phước, khu dân cư cồn Nhất Trí từng được quy hoạch thực hiện dự án chỉnh trang nhưng nhà đầu tư đã rút, từ đó ảnh hưởng người dân. Khu vực này cũng được làm bờ kè song chưa thể triển khai vì thiếu vốn và đất tái định cư cho các hộ bị di dời.Ông Hồ Quang Quyền (48 tuổi), một hộ dân ở xóm cồn bỏ ra 100 triệu đồng để mua vật liệu, thuê thợ sửa chữa gia cố bờ kè bị sóng đánh sập nhiều đoạn. Ông Quyền cho biết, năm ngoái đã bỏ ra 150 triệu đồng để xây đoạn kè dài hơn 20 m trước nhà để hạn chế thiệt hại.Theo lãnh đạo phường Vĩnh Phước, khu dân cư cồn Nhất Trí từng được quy hoạch thực hiện dự án chỉnh trang nhưng nhà đầu tư đã rút, từ đó ảnh hưởng người dân. Khu vực này cũng được làm bờ kè song chưa thể triển khai vì thiếu vốn và đất tái định cư cho các hộ bị di dời. Sóng đánh mạnh cho sập nhà như vậy có nghĩa là sóng nhắn nhủ đi chỗ khác xây nhà mà ở đấy, đây là chỗ sóng ở hằng nghìn năm rồi, con người ghé thăm chơi chút xíu thì được chứ đừng giành mất chỗ ở của sóng... Khu này ngay trung tâm thành phố, vị trí rất tốt cho cả an cư và du lịch. Tuy nhiên bị quy hoạch treo mấy chục năm nay. Người dân muốn xây nhà cũng ko đc. Vì vậy toàn nhà tạm bợ ko phép. Nhìn ảnh thấy không còn miếng đất trống nào, toàn nhà với nhà. Điều này cũng là quy luật tự nhiên. Người dân thường lấn mép nước, trước chỉ xây nhà sàn gỗ, sau kiên cố hóa với bê tông. Hàng ngàn, hàng triệu năm trước thì nơi đó vẫn là đường đi của sóng! khổ quá. Kiếm tiền khó nhọc mà đổ sông đổ biển hết cả. Trách mình thôi, kêu làm gì, khi chưa xây đã biết là nó k an toàn rồi. Địa thế đẹp quá, nhưng chỉ thấy chật chội toàn nhà là nhà! Nếu điều kiện địa chất cho phép, xây 8 chung cư cao 30 tầng, bán lại (giá rẽ) cho các chủ căn hộ đó, thì may ra mới dư đất xây bờ kè, xây đường sá công viên. Phát triền chiều RỘNG không được thì phải phát triển chiều CAO thôi ... Mẹ thiên nhiên mà đã lên cơn, thì vài rọ đá kia ăn thua gì NHÌN LÀ BIẾT TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH . MÀ SAO QUY HOẠCH CHÁN QUÁ VẬY . Ven sông ven biển thì chỉ nên làm công viên và hành lang cây rừng chống gió chống bão, làm nhà ở cách bờ sông bờ biển ít nhất 300m và có đường dân sinh cách biệt với hành lang cây xanh, ai cũng cứ nhô ra bờ sông bờ biển ở rồi mưa bảo sập nhà thì lại than khóc một hình ảnh rất xấu sóng ngày càng cao và ngày càng lớn, nên bố trí các khu tái đinh cư cho người dân ra các vùng quen làm nghề đánh bắt thủy sản vẫn được mà. dân ở đông thế, nên tìm cách hỗ trợ để giảm mật độ dân cư ở đây Với việc nhà nhà lấn biển, người người lấn biển như hiện nay, thì khó tránh thiệt hại trong nay mai, chưa kể việc xây dựng phát triển các dự án sát bờ biển đã tước đi cảnh quan và ưu đãi thiên nhiên. Cần có quy định và thực thi chặt chẽ việc quản lý xây dựng các công trình ven biển. vị trí quá đẹp |
Sáng nay Quốc hội thảo luận dự án Luật Đất đai sửa đổi Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo luật đã nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.Dự luật cũng hoàn thiện quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất; quy định cụ thể thẩm quyền, mục đích, phạm vi, tiêu chí thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng...Chính phủ xác định, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư. Giá đất phải xác định theo nguyên tắc thị trường, song song với cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và HĐND trong việc xây dựng bảng giá đất.Dự thảo đề xuất áp dụng mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang; xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai; đồng thời có chế tài ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan nhà nước.Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cơ quan thẩm tra đánh giá, đây là dự án luật phức tạp, phạm vi tác động rộng, nên yêu cầu Chính phủ làm rõ điều kiện trưng dụng, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Cần tách bạch mục đích kinh tế đơn thuần, tránh bị lạm dụng, gây bức xúc cho người sử dụng đất, dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện.Về nguyên tắc bồi thường khi thu hồi đất, Điều 97 dự thảo quy định "Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ". Ủy ban Kinh tế cho rằng nguyên tắc này cần được định lượng cụ thể, có hướng dẫn chi tiết; có cơ chế và phân công trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thi hành nguyên tắc này để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả.Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị ban soạn thảo quy định hạn chế việc giao đất, cho thuê đất không đấu giá, đấu thầu; nghiên cứu quy định hình thức giao đất, cho thuê đất trong trường hợp chấp thuận nhà đầu tư; bổ sung đối tượng giao đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu dự án có sử dụng đất là các công trình văn hóa, di tích lịch sử, di sản văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Dự thảo Luật quy định một trong các nguyên tắc định giá đất là "phù hợp với giá trị thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ định nghĩa giá trị thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường là gì, đồng thời quy định rõ phương pháp định giá đất và trường hợp áp dụng cụ thể.Dự án luật Đất đai sửa đổi sẽ được Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình ba kỳ họp. Ngày 14/11, dự luật được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại hội trường. Theo tôi ngoài giá thuế cũng nên nghiên cứu biện pháp để cđt ko sai phạm tránh thiệt hại cho người dân và người đầu tư. Nhưng yêu cầu cđt đóng tiền sử dụng đất trước nếu muốn lập 1 dự án.Chính quyền công khai dự án ngay tại địa phương dự án làm để tránh tình trạng như nhiều dự án ma. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều đánh mạnh vào thuế bất động sản hoặc thuế dành cho nhóm bất động sản đầu cơ (những người sở hữu từ 4 bất động sản trở lên). Chúng ta hãy áp dụng ngay, không được chậm trễ) Vấn đề bất cập là có một sự chênh lệch quá lớn về lợi ích của chủ đầu tư và người bị thu hồi đất, ngay cả khi tính giá thị trường khi thu hồi đất. Bởi vì trước khi thu hồi đất thì giá thị trường của khu đất đó thường là thấp hơn rất nhiều lần so với giá thị trường sau khi thu hồi đất để làm dự án. Và phần chênh lệch rất lớn này là lợi ích của chủ đầu tư, trong khi người có đất bị thu hồi cảm thấy họ chẳng được lợi gì từ dự án mà họ bị thu hồi đất. Do vậy, cần phải thiết kế luật sao cho người bị thu hồi đất được hưởng một phần chênh lệch giá đất trước và sau khi thu hồi. Hay nói cách khác, cách tính "giá thị trường" phải được xét tới cả 2 mức giá trước và sau khi thu hồi đất. Mong sao luật đi vào cuộc sống và đất đai, nhà cửa về đúng giá trị thực của nó Đấu giá đất nên đấu giá trực tiếp thay vì gián tiếp vì: minh bạch hơn rất nhiều, đỡ tốn chi phí giấy tờ và nên đặt cọc 100% giá đất trước khi tham gia Còn dự án treo thì sao? phải kiên quyết với vấn đề này không thể một sự án mà treo từ năm này qua năm khác, người dân sống ở đó chẳng khác gì tạm bợ ngay trên miếng đất của ông cha để lại. Khi nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội phục vụ quốc phòng an ninh thì cần phải có sự thỏa thuận giữa nhà nước với người dân. khi đưa ra mức giá đền bù phải làm sao sát với giá thị trường, không thể áp đơn giá nhà nước để quy hoạch lấy đất thực hiện dự án. Nếu làm được điều đó trong dự thảo lần này thì tôi nghĩ sẽ không còn kiện tụng, khiếu nại ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, ảnh hưởng đến phát triển KT-XH và nhiều dự án sẽ không bị chậm tiến độ. Mong các bác sửa sao cho:- hạn chế nạn đầu cơ thổi giá- hạn chế việc mua đất thì rẻ, sau đó xây nhà bán thì đắt gấp bội lần- hạn chế việc tranh chấp trong viêc xác định giá đền bù giải phóng mặt bằng- các DN BĐS chân chính luôn làm ăn thuận lợi phát triển bền vững- Phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, tạo môi trường xanh, giảm khí thải, vv và vv "Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ". Mong luật mới làm đc viec nay, qui định này cho ng bị thu hồi đất bớt thiệt thòi Theo tôi để có giá đất theo thị trường thì phương pháp là quản lý giao dịch trong các hợp đồng mua bán phải ghi giá trị thật. Để làm được điều này người mua/bán phải thề trước chúa và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự thật. e có mặt tiền 5 mét bố mẹ để lại cho e , mà bắt phải 12m mặt tiền được chuyển đổi thổ cư, rồi e kiếm đâu ra đây.... mong các bác sửa đổi cho e nhờ với ạ :D Chỉ nên duyệt dự án khu đô thị có xây nhà sẵn, không phê duyệt dự án đất nền, dẫn tới mua về để không. Sau đó, tiến tới chỉ cho phép chủ đầu tư bán nhà hoặc thu tiền từ người mua khi đã nghiệm thu công trình, sẵn sàng đưa dân vào ở. Tiền người mua góp theo tiến độ phải được giữ tại ngân hàng, không cho chủ đầu tư rút ra sớm.Ngoài ra, cần hạn chế việc tách thửa của người dân để bán, chỉ cấp sổ hồng sau khi người dân đã xây nhà hoàn công, hạn chế đất để hoang. Tôi chỉ mong sao luật đi vào thực thế người dân. Như xóm tôi... cũng trong 1 con hẻm, nhà nhỏ thì làm được sổ, nhà có diện tích lớn thì không, mặc dù cũng được lên thổ cư. Tôi không biết đi hỏi ai... hỏi cò thì cò nói... chờ luật sửa đổi Đất đai là tài sản quí giá của mọi gia đình, của mọi công dân. Ủng hộ việc thu thuế cao đối với người sở hữu nhiều bất động sản vừa để có thêm ngân sách vừa giúp giữ ổn định giá nhà đất. |
Giá nhà ở xã hội quá cao so với thu nhập người dân Chiều 3/11, chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, đại biểu Tô Văn Tám (thường trực Ủy ban Pháp luật) nói, mục tiêu xây dựng nhà ở xã hội là hướng tới người có thu nhập thấp, giải quyết nhà ở giá rẻ. Do đó, ông đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân giá nhà quá cao so với thu nhập của người dân. "Có thể đưa giá nhà ở xã hội về đúng với thu nhập của người lao động, công nhân, người thu nhập thấp hay không, thời gian bao lâu?", ông Tám chất vấn.Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận việc phát triển nhà ở xã hội chưa đạt mục tiêu đề ra. Giá nhà đang ở mức cao so với thu nhập của người dân, người lao động. Nhiều nguyên nhân khiến giá cao, như nguồn cung chưa được đảm bảo; quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế; nguồn vốn phát triển chưa đảm bảo; chính sách ưu đãi nhà đầu tư chưa thực sự thu hút; quy trình, thủ tục xây nhà phức tạp."Thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh sửa đổi quy định pháp luật để thu hút nguồn lực, cố gắng đáp ứng mục tiêu đảm bảo nhà ở cho người thu nhập thấp", Bộ trưởng Xây dựng nói, cho biết đề án xây dựng một triệu căn nhà xã hội đã được Bộ trình Thủ tướng, sẽ đảm bảo giá nhà ở xã hội phù hợp với người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp.Đại biểu Nguyễn Thị Lệ đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết các phương án phát triển nhà ở xã hội thời gian tới. Ông Nghị thông tin, hiện nay nhà ở xã hội mới đạt 36% so với nhu cầu; đạt 7,79 triệu m2 so với yêu cầu 12 triệu m2.Quy định pháp luật còn vướng mắc, đặc biệt là Luật Nhà ở và luật khác có liên quan đến trình tự, thủ tục đầu tư, giá nhà, chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư, quy định nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% cho thuê... Việc bố trí nguồn vốn xây nhà xã hội cũng gặp khó khăn khi mới đáp ứng được 35% yêu cầu.Một số địa phương chưa thực sự quan tâm xây dựng nhà ở xã hội, nhà công nhân, nên chưa đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm; chưa xác định rõ quỹ đất; chưa xây dựng hạ tầng kỹ thuật quanh khu vực làm nhà ở xã hội và tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tham gia xây nhà."Thời gian tới, chúng tôi sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ vướng mắc tạo điều kiện nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Các cơ quan sẽ tập trung triển khai đề án phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói.Giá nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp cũng được bà Lệ phát biểu khi thảo luận tại tổ về dự án Luật Đất đai sửa đổi sáng 3/11. Bà Lệ trăn trở khi người dân thu nhập trung bình và thấp thiếu trầm trọng nhà ở vừa túi tiền thì bất động sản phân khúc cao cấp, trung cấp xuất hiện rất nhiều. Điều này sẽ tác động đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội cho đa số người yếu thế trong xã hội, nhất là người thu nhập trung bình thấp ở các đô thị.Bà đề nghị dự án Luật Đất đai sửa đổi cần điều chỉnh chính sách quy hoạch, ưu đãi, sử dụng quỹ đất. Mục tiêu là tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận đất đai, nhà ở. "Cần làm sao để không chỉ doanh nghiệp, người thu nhập cao mà tầng lớp công nhân, người lao động chân tay cũng có điều kiện tìm được nhà ở khu vực trung tâm đô thị, giúp họ thuận tiện đi làm và sinh hoạt", bà Lệ nói.Dự báo từ nay đến năm 2030, cả nước cần khoảng 2,4 triệu căn nhà ở xã hội, nhà công nhân. Ngày 17/10, Bộ Xây dựng có tờ trình gửi Thủ tướng, đề xuất các đơn vị tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động khoảng 1,13 triệu tỷ đồng để xây 1,4 triệu căn nhà ở xã hội, nhà cho công nhân đến năm 2030.Viết Tuân - Sơn Hà Nhà ở xã hội hiện tại thấy có hiện tượng gom hàng và chờ 5 năm có sổ xong là bán với giá cao chót vót (gấp 3-4 lần giá mua vào). Có cách nào kiểm soát đc việc đó ko? Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của đại biểu! Quê tôi Trà Vinh là tỉnh nghèo mà nhà ở xã hội lên đến ít nhất 1 tỷ 1 căn 48m2, người mua ở toàn đi xe hơi thì làm gì người nghèo, người thu nhập thấp có khả năng mua được! Giá nhà ở xã hội cao làm người thu nhập thấp phải cố gắng rất nhiều mới tiếp cận được nhưng cũng đâu dễ mua do những người có tiền bằng cách nào đó họ mua được và bán chênh giá hàng trăm triệu. Tôi tưng mua nhà ở xã hội vài dự án nhưng chỉ có thể mua được ở dự án của chủ đầu tư cù nhầy làm từ 2011 đến 2019 mới bàn giao ko sổ đỏ mà chưa biết bao giờ có sổ, nghĩ uất ức mà ko làm gì được. Vì giá đất quá cao thôi. Phải làm sao kiểm soát giá đất nếu không các ngành khác sẽ chết yểu. Xưa có câu tậu trâu, cưới vợ, làm nhà là 3 việc lớn nhất nhưng nay phải nói là mua đất mới khó chứ làm nhà không khó bằng mua đất. Theo tôi nhà ở xã hội không nên bán vĩnh viễn như hiện nay, mà nên xây nhà ở xã hội cho thuê giá rẻ, hạn tối đa 50 năm, sẽ thu hồi khi người được thuê chuyển chỗ ở hoặc qua đời.Như thế vừa tránh chuyện trục lợi, vừa đảm bảo người thu nhập thấp có chỗ ở ổn địnhChứ hiện nay mặc dù gọi là nhà thu nhập thấp, nhưng mà thực tế vẫn phải bỏ mấy trăm triệu để mua, thực chất là thu nhập trung bình, chứ hộ thu nhập thấp làm gì có số tiền đó Nhà ở xã hội chỉ nên làm chỉ để cho thuê, còn nếu để bán thì sinh ra đầu cơ! Với mức thu nhập của hai vc tui 13,5 triệu tháng, lo hai con học cấp 2, 1 thuê nhà 13m2, có cái gác lửng 3,5 triệu tháng, đến 2322 không biết mua được căn nhà nhỏ chưa |
Hầm chui ở cửa ngõ TP HCM sắp thông xe Ngày 3/11, ông Lê Ngọc Hùng, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (TCIP - chủ đầu tư), cho biết các hạng mục chính của hầm chui đã hoàn thành, nhà thầu đang đẩy nhanh thi công hệ thống chiếu sáng. Dự kiến, việc nghiệm thu sẽ hoàn tất cuối tháng này trước khi cho xe qua hầm.Hầm chui dài 670 m, rộng 8 m, nằm bên phải quốc lộ 1, hướng từ TP HCM đi Đồng Nai. Đây là một hạng mục chính của dự án cầu vượt trước bến xe Miền Đông mới, tổng mức đầu tư hơn 437 tỷ đồng. Khi khai thác, công trình giúp tách dòng xe đi thẳng quốc lộ 1 với hướng ra vào bến Miền Đông mới, đảm bảo an toàn giao thông và giảm ùn ứ ở khu vực.Ngoài hầm chui trên, dự án còn một hầm khác ở đối diện cho xe theo hướng từ Đồng Nai đi TP HCM; một cầu đi bộ băng qua quốc lộ 1 ở gần bến xe và ga Metro Bến Thành - Suối Tiên. Hai hạng mục lớn khác, gồm: một cầu vượt băng qua quốc lộ 1 cho xe hướng từ Đồng Nai vào bến Miền Đông mới, một cầu cho xe từ bến rẽ trái quay đầu vào trung tâm TP HCM và Bình Dương."Theo kế hoạch, quý 2 năm sau dự án sẽ được bàn giao mặt bằng, khi đó việc thi công toàn bộ công trình dự kiến hoàn thành sau khoảng 15 tháng", lãnh đạo TCIP cho biết.Cùng với hầm chui trên, TCIP vừa đưa vào khai thác hạng mục cầu Mỹ Thủy 3, thuộc dự án nút giao Mỹ Thuỷ. Cầu dài 325 m, rộng 12 m, giúp mở rộng mặt đường tại khu vực từ 4 lên 10 làn ôtô, hai làn xe máy ở hai chiều, giúp giảm ùn tắc cửa ngõ cảng Cát Lát - cảng lớn nhất nước về sản lượng hàng hoá.Gia Minh Dự án nút giao An Phú nữa. Sáng nay đi BV Lê Văn Thịnh tôi thấy lũ lượt các loại xe ào ào nước rút sau thời gian dài đợi chờ đèn. Với những ai đi qua đây mỗi ngày chắc chắn sẽ ngao ngán khắc khoải lắm. Khi nào đây hỡi thành phố tôi yêu? Cái hầm được 1 khúc còn sau đó là đường cụt, xe thì đông mà đòi giảm ùn tắc! hầm này bị nút thắt cổ chai khi vừa hết hầm, từ lúc BXMĐ Mới chuyển thêm nhiều tuyến về đây bị kẹt cứng ngắc. Còn cái đường chui từ Ngã 4 khu công nghệ cao đi ra Suối tiên thì dừng mãi không thấy làm tiếp, xe máy cứ phải đi vòng qua phải rất xa thay vì đi thẳng, tại sao vậy ???? |
Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp bị khiển trách Chiều 3/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát thông cáo cho biết, tại kỳ họp thứ 22 (ngày 1-2/11), Ủy ban đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đồng Tháp.Cơ quan Kiểm tra Trung ương quyết định khiển trách Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2021-2026 và các ông Phạm Thiện Nghĩa (Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh), Ngô Hồng Chiều (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Tài chính).Các ông Đoàn Tấn Bửu (Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó chủ tịch UBND tỉnh), Nguyễn Lâm Thái Thuận (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế) bị cảnh cáo.Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc; kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo kết quả về Ủy ban.Theo thông cáo, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, góp phần kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong lãnh đạo, chỉ đạo, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đồng Tháp đã vi phạm quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo.Hậu quả, UBND tỉnh và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ công tác phòng, chống dịch; để xảy ra vụ án tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của tỉnh. Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên có nguy cơ gây thiệt hại lớn ngân sách nhà nước, gây dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của cấp ủy và chính quyền tỉnh.Cơ quan kiểm tra Trung ương xác định, trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2021-2026 và các ông Phạm Thiện Nghĩa, Đoàn Tấn Bửu, Nguyễn Lâm Thái Thuận, Ngô Hồng Chiều. Liên quan đến vấn đề này còn có trách nhiệm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và một số tổ chức đảng, đảng viên.Cũng tại kỳ họp thứ 22, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hàng loạt lãnh đạo Công an, Tòa án, VKS, Bộ đội Biên phòng, Cục Quản lý thị trường, Cục Hải quan tỉnh An Giang.Liên quan đến sai phạm tại CDC Đồng Tháp, hồi tháng 5, ông Trần Văn Hai (59 tuổi, Giám đốc CDC Đồng Tháp) và Nguyễn Thị Lệ Ngọc (39 tuổi, Phó trưởng khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng thuộc CDC Đồng Tháp) bị Công an Đồng Tháp bắt tạm giam về hành vi Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.Ông Hai và bà Ngọc bị cáo buộc sai phạm khi đấu thầu mua sắm thiết bị, sinh phẩm của Công ty Việt Á. |
Hàng loạt lãnh đạo Công an, Tòa án, VKS tỉnh An Giang bị kỷ luật Tại kỳ họp thứ 22 ngày 1-2/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2015-2020.Bốn cá nhân bị cảnh cáo là đại tá Bùi Bé Năm (Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó giám đốc) và các nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó giám đốc, gồm: đại tá Lê Văn Tiền, Nguyễn Tấn Phước và Lâm Thành Sol (hiện là Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng).Hai Phó giám đốc khác là đại tá Nguyễn Nhật Trường (Phó bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy) và đại tá Lâm Minh Hồng (nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh An Giang, hiện là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Long An) bị khiển trách.Ủy ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo Ban cán sự đảng VKSND tỉnh An Giang các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và ông Lê Xuân Hải (Bí thư Ban cán sự đảng, Viện trưởng); Trần Văn Thìn (Phó bí thư Ban cán sự đảng, Viện phó); Nguyễn Văn Thạnh (Ủy viên Ban cán sự đảng, Viện phó); Lê Hồng Bào (nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Viện phó).Ban cán sự đảng TAND tỉnh An Giang các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và các ông La Hồng (Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án), Lý Ngọc Sơn (Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án) bị cảnh cáo. Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và đại tá Phạm Văn Phong (Bí thư Đảng ủy, Chính ủy), đại tá Lý Kế Tùng (Đảng ủy viên, Phó chỉ huy trưởng) bị cảnh cáo. Đại tá Bùi Trung Dũng (Đảng ủy viên, Phó chỉ huy trưởng) bị khiển trách.Ban thường vụ Đảng ủy Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang các nhiệm kỳ 2019-2020, 2020-2025, Chi ủy Văn phòng Chi Cục Quản lý thị trường các nhiệm kỳ 2015-2017, 2017-2019 và các ông bà Huỳnh Ngọc Hồ (Bí thư Đảng ủy, Phó cục trưởng phụ trách), Trần Thị Thu Thanh Thủy (Phó bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng), Phan Lợi (nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Chi Cục trưởng, nguyên Phó giám đốc Sở Công Thương) bị cảnh cáo.Ban Thường vụ Đảng ủy Cục Hải quan tỉnh An Giang các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và ông Trần Quốc Hoàn (Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng) bị khiển trách. Ông Đinh Văn Tươi (Phó bí thư Đảng ủy, Phó cục trưởng); Nguyễn Tấn Bửu (Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng) bị cảnh cáo.Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét kỷ luật thiếu tướng Bùi Bé Tư (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Công an tỉnh) và đại tá Nguyễn Thượng Lễ (nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang).Trước đó tại kỳ họp thứ 20 diễn ra tháng 9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, các Ban cán sự đảng VKSND, TAND, các Ban Thường vụ Đảng ủy Công an, Bộ đội Biên phòng, Cục Hải quan, Đảng ủy Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc.Các đơn vị này không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để nhiều tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.Những vi phạm này đã kéo dài nhiều năm nhưng chậm phát hiện, xử lý, gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiều cán bộ, đảng viên ở các cơ quan trên bị kỷ luật, xử lý hình sự; gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng, tiêu cực; ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức đảng và các ngành chức năng.Cơ quan Kiểm tra Trung ương xác định, trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về các tổ chức đảng và một số lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Công an, VKSND, TAND, Bộ đội Biên phòng, Cục Hải quan và Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang.Cũng tại kỳ họp thứ 22, Ủy ban kiểm tra Trung ương cũng kỷ luật khiển trách Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2021-2026; Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020. |
Không lùi thời gian đào tạo lái xe trên cabin tập lái Ngày 3/11, đại diện Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đã lựa chọn một đơn vị thử nghiệm cabin học lái xe, các trung tâm sẽ có đủ thời gian đưa thiết bị đi thử nghiệm trước 1/1/2023, do đó lộ trình đào tạo lái xe trên cabin vẫn giữ nguyên.Tháng trước, khi chưa có đơn vị thử nghiệm cabin học lái ôtô, chưa có sản phẩm được chứng nhận phù hợp quy chuẩn nên Cục Đường bộ Việt Nam đã kiến nghị Bộ cho phép lùi thời gian đào tạo học viên trên thiết bị này sau ngày 1/1/2023. Một số trung tâm đào tạo lái xe cũng kiến nghị lùi do cần có thời gian kiểm định thiết bị và khó khăn nguồn tài chính.Thông tư số 04/2022 của Bộ Giao thông Vận tải quy định các trung tâm đào tạo phải đầu tư thiết bị cabin tập lái để học viên học từ ngày 1/1/2023. Học viên có tối thiểu 4 giờ thực hành các bài cơ bản như vận hành số xe, lên dốc, đường vuông góc, đường quanh co giống như bài sa hình thi sát hạch và làm quen với các bài về địa hình đồi núi, cao tốc.Do tổng số giờ thực hành giữ nguyên nên học viên sau khi học cabin sẽ giảm số giờ tập trên sân. Phải có đủ thời gian học trên cabin và số km thực hành trên đường học viên mới được thi sát hạch lái xe.Với phần mềm và thiết bị mô phỏng lái xe, học viên sẽ được tập luyện kỹ năng và phản xạ trong điều kiện địa hình, cung đường, thời tiết, tình huống giao thông khác nhau nhằm nâng cao kỹ năng.Ông Trần Văn Toản, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Đông Đô (Bắc Ninh), cho biết sẽ phải bỏ ra 10 tỷ đồng đầu tư 20-30 cabin tập lái, trong khi hiệu quả sử dụng chưa được chứng minh. Ông kiến nghị lùi thời gian lắp đặt cabin và thí điểm tại một số trung tâm của Nhà nước trước. "Người học trên cabin này giống như chơi game hơn là tập lái ôtô, trong khi họ cần được thực hành trên ôtô thật", ông Toản nói.Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cho rằng Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành quy chuẩn cabin điện tử, nhưng chưa có nhà cung cấp được công nhận có sản phẩm hợp quy. Thiết bị này chưa được thử nghiệm để đánh giá tác dụng, sự cần thiết thế nào.Cũng theo ông Quyền, chi phí cho một bộ cabin điện tử khoảng 350-400 triệu đồng, ngang với số tiền đầu tư ôtô tập lái. "Cần thiết cho phép lùi thời hạn áp dụng để có thử nghiệm, đánh giá, nếu cabin điện tử thực sự hiệu quả mới áp dụng đại trà. Việc này sẽ tránh được lãng phí hàng trăm tỷ đồng cho xã hội nếu việc áp dụng không hiệu quả", ông Quyền nói.Trước đó thông tư 04/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2017, cho phép lùi thời gian trang bị và sử dụng cabin học lái xe ôtô đến trước ngày 31/12/2022 thay vì phải áp dụng từ 1/7/2022. Theo tôi nên cho học xe thật, hay hơn mô hình giống chơi game thật. Ông Toản nói có đúng đó.Nên cho học lái xe thật nhiều giờ hơn nữa còn lái thực tế hơn Quá lãng phí và không cần thiết, đã chạy thử và rất nhức đầu. Nên bỏ luôn thi 120 câu mô phỏng luôn, chứ không sát thực tế, chỉ làm khó học viên chứ không có tác dụng thực tế. Lái thật nó khác hẳn với mô hình giả lập. Học kiểu này giống chơi game quá, con tôi nó chơi game đua xe chì 2 coins qua dc 4,5 vòng. Tôi thấy lái trên mô hình này thì mấy đứa trẻ lớp 4 lớp 5 nó còn giỏi hơn người lớn tuổi, vì giống chơi game, đề nghị bỏ món này mà cho đi học lái xe thật Học xe thật nhiều người lái còn chưa xong giờ học cabin phải giảm giờ thực trên đường. Tôi nghĩ đây là phát minh tối kiến, nếu muốn thêm cabin thì ít nhất cũng nên giữ số giờ thực hành ngoài thực như cũ. Tôi thấy 120 tình huống mô phỏng và ca bin học lái như chơi game này chẳng giúp ích gì để kéo giảm tai nạn giao thông cả, chỉ tốn tiền bạc và thời gian thực sự lãng phí. Phải chăng tôi thấy tăng thời gian thực hành lái xe như hiện nay là hợp lý. Đi ngược với xu thế thế giới rồi. Cần lái trên đg nhiều hơn là lái ảo ntn. Cabin điện tử và mô phỏng chẳng có tác dụng gì cả chỉ thêm lãng phí tiền bạc và thời gian của cả thầy lẫn trò Tập xe thật còn chăng ăn ai giờ lại còn tập trong cabin, cái quan trọng là thời gian thực hành lái xe thực tế trên mọi loại cung đường, đường trường, trong phố, đồi núi, kinh nghiệm xử lý và thi thực hành cũng như lý thuyết thực tế chứ ko phải bỏ tiền ra học đc vài buổi rồi chống trượt với mua bằng đâu. Thái độ cũng như ý thức người lái xe ở Việt Nam! Vẫn còn rất thấp. Đúng là nên kiểm nghiệm tính hiệu quả trước khi áp dụng đại trà. Cứ lấy khảo sát của những tài xế lái xe lâu năm hoặc có kinh nghiệm, xem họ trả lời thế nào! Tôi phản đối học lái xe trên cabin! Không biết tập trên cabin có hiệu quả gì không chứ 120 tình huống mô phỏng không giúp được kỹ năng gì cho người tập cả. Mà tập cabin rồi trừ thời gian tập sa hình thì đâu có tốt hơn đâu. Học lái xe ở mô hình cabin là mô hình quá ảo , còn đối với học mô hình đời thật, thì thực tế hơn , khi chúng ta điều khiển chiếc xe lưu thông ra các tuyến đường ở ngoài đời thật ,thì cảm nhận được tự tin hơn . Thấy tập cabin ko bằng ngồi chơi đua xe trong mấy trung tâm thương mại |
'Hổ mang chúa' Su-30 thao diễn trên bầu trời Hà Nội Sáng 3/11, tại sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội, lực lượng Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức bay tập chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022. Buổi thao diễn bắt đầu từ 7h30 đến 11h30, gồm các đơn vị máy bay chiến đấu Su-30MK2 và trực thăng họ Mi.Sáng 3/11, tại sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội, lực lượng Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức bay tập chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022. Buổi thao diễn bắt đầu từ 7h30 đến 11h30, gồm các đơn vị máy bay chiến đấu Su-30MK2 và trực thăng họ Mi.Tiêm kích Su-30 biểu diễn bay theo mô hình biên đội 4 chiếc, sau đó tách làm 2 cặp trên không trung.Tiêm kích Su-30 biểu diễn bay theo mô hình biên đội 4 chiếc, sau đó tách làm 2 cặp trên không trung.Hai chiếc Su-30 cùng gầm rít, nhào lộn trên bầu trời.Triển lãm sẽ diễn ra nhiều hoạt động như trưng bày và trình diễn sản phẩm, kết nối doanh nghiệp và thuyết trình kỹ thuật chuyên sâu giúp cập nhật thông tin, giải đáp các vướng mắc trong quá trình vận hành trang thiết bị và phương tiện chiến đấu chuyên ngành cùng các hoạt động văn hóa giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.Hai chiếc Su-30 cùng gầm rít, nhào lộn trên bầu trời.Triển lãm sẽ diễn ra nhiều hoạt động như trưng bày và trình diễn sản phẩm, kết nối doanh nghiệp và thuyết trình kỹ thuật chuyên sâu giúp cập nhật thông tin, giải đáp các vướng mắc trong quá trình vận hành trang thiết bị và phương tiện chiến đấu chuyên ngành cùng các hoạt động văn hóa giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.Trên bầu trời quận Long Biên, cặp tiêm kích trình diễn màn nhả đạn mồi bẫy nhiệt, loại đạn trang bị trên hầu hết chiến đấu cơ phản lực hiện đại để chống lại các tên lửa phòng không của đối phương. Máy bay nhả đạn mồi bẫy với số lượng lớn sẽ tạo ra nguồn nhiệt trên đường bay của tên lửa khiến hệ thống dò mục tiêu của tên lửa bị loạn mục tiêu và lệch hướng.Trên bầu trời quận Long Biên, cặp tiêm kích trình diễn màn nhả đạn mồi bẫy nhiệt, loại đạn trang bị trên hầu hết chiến đấu cơ phản lực hiện đại để chống lại các tên lửa phòng không của đối phương. Máy bay nhả đạn mồi bẫy với số lượng lớn sẽ tạo ra nguồn nhiệt trên đường bay của tên lửa khiến hệ thống dò mục tiêu của tên lửa bị loạn mục tiêu và lệch hướng.Phi công Su-30 bay bổ nhào, dựng đứng theo tư thế "hổ mang chúa". Su-30MK2 do Nga sản xuất, là loại tiêm kích đa năng, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết ngày lẫn đêm, đơn giản cũng như phức tạp. Đây là máy bay quân sự tốc độ siêu âm, có thể chiến đấu trên không và tấn công mặt đất, mặt nước. Tốc độ bay cao nhất của Su-30MK2 hơn 2.100 km/h, gấp 2 lần vận tốc âm thanh, lượng nguyên liệu đủ hoạt động phạm vi 3.000 km. Chiến đấu cơ có 12 giá treo, mang 8 tấn vũ khí. Giá mỗi chiếc kèm theo khí tài, trang bị lên đến hàng trăm triệu USD.Phi công Su-30 bay bổ nhào, dựng đứng theo tư thế "hổ mang chúa". Su-30MK2 do Nga sản xuất, là loại tiêm kích đa năng, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết ngày lẫn đêm, đơn giản cũng như phức tạp. Đây là máy bay quân sự tốc độ siêu âm, có thể chiến đấu trên không và tấn công mặt đất, mặt nước. Tốc độ bay cao nhất của Su-30MK2 hơn 2.100 km/h, gấp 2 lần vận tốc âm thanh, lượng nguyên liệu đủ hoạt động phạm vi 3.000 km. Chiến đấu cơ có 12 giá treo, mang 8 tấn vũ khí. Giá mỗi chiếc kèm theo khí tài, trang bị lên đến hàng trăm triệu USD.Cùng với máy bay Su-30MK2, các đơn vị trực thăng vận tải họ Mi cũng tham gia luyện tập, thiết lập đội hình trên không.Cùng với máy bay Su-30MK2, các đơn vị trực thăng vận tải họ Mi cũng tham gia luyện tập, thiết lập đội hình trên không.Casa C-295, loại máy bay vận tải quân sự chiến thuật của Không quân Việt Nam, đáp xuống sân bay Gia Lâm.Casa C-295, loại máy bay vận tải quân sự chiến thuật của Không quân Việt Nam, đáp xuống sân bay Gia Lâm.Đội hình trực thăng vận tải họ Mi cùng hạ cánh.Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 do Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì tổ chức, dự kiến diễn ra tại sân bay Gia Lâm từ ngày 8 đến 10/12. Triển lãm nhằm tạo cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước và các nhà cung cấp hàng đầu thế giới giới thiệu hệ thống trang bị, vũ khí, kỹ thuật tiên tiến nhất ngay tại Việt Nam.Đội hình trực thăng vận tải họ Mi cùng hạ cánh.Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 do Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì tổ chức, dự kiến diễn ra tại sân bay Gia Lâm từ ngày 8 đến 10/12. Triển lãm nhằm tạo cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước và các nhà cung cấp hàng đầu thế giới giới thiệu hệ thống trang bị, vũ khí, kỹ thuật tiên tiến nhất ngay tại Việt Nam.Người dân hào hứng xem tiêm kích Su-30 bay huấn luyện. Video: Lộc Chung Tàu ngầm, tàu chiến, máy bayQuân ta nay đã từng ngày tiến lênGiữ cho Tổ quốc vững bềnPhát huy truyền thống cháu tiên, con rồngMột ngày mới đã hừng đôngKhông quân hiện đại, vừa hồng vừa chuyênQuân dân ở khắp mọi miềnCùng nhau chung sức giữ yên biển trời! quá đẹp quá hiện đại 7h sáng các bạn cứ đến đê Xuan Quan - Long Biên là được ngắm nhìn những tiêm kích hiện đại nhất và chiêm ngưỡng. Nghe tiếng động cơ gầm rú mà phê Những tấm hình tuyệt vời! Tuyệt vời Việt Nam. Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng! :VN: Tuyệt vời quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng Để những chiếc máy bay bay trên bầu trời là hàng loạt bộ phận chuẩn bị bảo đảm đủ điều kiện mọi mặt từ con người, phi công, đến kỹ thuật, an toàn bay, dẫn đường, thông tin liên lạc.. |
Bão Nalgae suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, lúc 19h tâm áp thấp nhiệt đới ở vùng biển tỉnh Quảng Đông, sức gió mạnh nhất 61 km/h, cấp 7, giật tăng hai cấp. Đêm nay và ngày mai, áp thấp nhiệt đới theo hướng tây tây bắc với tốc độ 10-15 km/h, tiến sâu vào tỉnh Quảng Đông và suy yếu thành vùng thấp. Như vậy so với 12 tiếng trước, Nalgae đã giảm 3 cấp. Bão suy yếu nhanh do tương tác với không khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống.Vùng biển phía bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8; biển động mạnh, sóng biển cao 3-5m.Các đài quốc tế cũng cho biết, bão Nalgae đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, trong những giờ tới sẽ tiếp tục thành vùng áp thấp.Nalgae là cơn bão thứ 7 ở Biển Đông trong năm nay, đạt cực đại vào sáng 1/11 với sức gió 133 km/h, cấp 12. Trước đó 6 cơn bão, 2 cơn áp thấp nhiệt đới xuất hiện ở vùng biển này.Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ. |
TP HCM bốc thăm 25 cán bộ để xác minh tài sản Việc bốc thăm để xác minh tài sản vừa được thực hiện tại hội nghị triển khai kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập cuối tháng 10 của Thanh tra TP HCM.Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND quận 5, UBND huyện Bình Chánh, mỗi đơn vị có 5 người được chọn; 3 người tại Ban Quản lý dự án Đầu tư - Xây dựng Hạ tầng đô thị và hai người thuộc Tổng Công ty In bao bì Liksin.Người được chọn thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm; chưa thực hiện xác minh tài sản, thu nhập trong 4 năm liền trước đó; không thuộc các trường hợp: đang bị điều tra, truy tố, đang điều trị bệnh hiểm nghèo, đang học tập, công tác ở nước ngoài từ 12 tháng trở lên.Theo Nghị định 130/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, trước 31/1 hàng năm, người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập duyệt nội dung và ban hành kế hoạch xác minh; Chánh thanh tra tỉnh ban hành kế hoạch xác minh hàng năm sau khi trình Chủ tịch UBND tỉnh duyệt.Kế hoạch xác minh hàng năm của Cơ quan kiểm soát tài sản phải bảo đảm 20% số cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát; riêng đối với các bộ Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính phải bảo đảm tối thiểu bằng 10%.Trong 10 ngày, từ khi kế hoạch được ban hành, Cơ quan kiểm soát tài sản chọn ngẫu nhiên người được xác minh. Việc này được thực hiện công khai bằng hình thức bốc thăm hoặc qua phần mềm máy tính. Số người được chọn phải bảo đảm ít nhất 10% số có nghĩa vụ kê khai hàng năm tại mỗi cơ quan được xác minh, trong đó có ít nhất một người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.Thu Hằng Tất cả các thành phần trong diện kê khai bắt buộc phải kê khai chứ việc gì phải bốc thăm. Tham nhũng thì dùng tài khoản ngân hàng của vợ con hoặc người thân trong gia đình chứ không ai dùng tài khoản của mình đâu, điều tra thì điều tra luôn cả gia đình mới thống kê được có hay không việc tham nhũng ăn hối lộ. Ủa? Sao không triển khai đồng bộ có quy trình. Cán bộ ai cũng như ai, xác minh lần lượt. Tại sao ko kiểm tra hết mà phải bốc thăm ? |
Chủ tịch HĐND Bình Dương xin thôi chức Ngày 19/10, HĐND tỉnh Bình Dương thông qua nghị quyết chấp thuận thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh với ông Chánh theo nguyện vọng cá nhân.Ông Chánh, 56 tuổi, quê Bình Dương, trình độ cử nhân quản trị kinh doanh, được bầu Chủ tịch HĐND tỉnh vào tháng 7/2021. Trước đó, ông làm Trưởng công an huyện Phú Giáo, Bí thư Huyện ủy Phú Giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương.Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, khi thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND đương nhiên "thôi các nhiệm vụ khác". Tuy vậy quy trình bầu liên quan Chủ tịch HĐND Bình Dương đang chờ ý kiến các cơ quan Trung ương nên tỉnh chưa thực hiện quy trình với chức danh này.Tại khoản 1, Điều 101 bộ luật nói trên nêu, trong nhiệm kỳ nếu không còn công tác hay cư trú tại nơi mà mình là đại biểu HĐND, hay vì lý do sức khỏe, đại biểu có thể xin thôi nhiệm vụ, việc chấp thuận do HĐND cùng cấp quyết định.Phước Tuấn |
Quốc lộ 51 kẹt xe hơn ba giờ sau tai nạn chết người Hơn 6h, Nguyễn Minh Tỉnh (39 tuổi, quê Bình Định) lái xe container hướng từ Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 đi Đồng Nai.Khi đến ngã tư ở phường Mỹ Xuân, tài xế rẽ phải vào quốc lộ 51 thì cuốn ông Kiều Văn Đắt (57 tuổi, quê Hậu Giang) chạy xe máy cùng chiều vào gầm. Nạn nhân bị kéo lê một đoạn, tử vong tại chỗ.Tai nạn xảy ra vào giờ cao điểm, trời lại mưa khiến quốc lộ bị ùn tắc hơn 3 giờ, các xe xếp hàng dài cả hai chiều.Hai ngày trước, tài xế Tỉnh bị Công an tỉnh Bình Dương lập biên bản tạm giữ bằng lái vì lỗi đi vào đường cấm.Quốc lộ 51 là tuyến độc đạo kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ và Bà Rịa - Vũng Tàu đang bị quá tải, thường xuyên kẹt xe.Trường Hà Tôi thấy rất nhiều người đi xe máy hay đi cặp kè bên hông xe lớn khi đang ôm cua nhằm vượt lên trước mà không hiểu rằng đó là hành động cực kỳ nguy hiểm. Nhanh hơn vài giây chẳng được gì, ai đi xe máy hãy nhớ tránh xa các xe lớn khi ôm cua, nhất là xe container, vì cả 2 phần hông xe đều là điểm mù, tài xế không nhìn thấy được. Xe container có các dãy điểm mù rất lớn, nhất là khi rẽ thì đầu xe bị gập lại nên gương chiếu hậu gắn trên đầu xe không xem được 2 bên hông container. Ai chưa rõ thì nên tra google tìm hiểu về điểm mù của xe container để biết mà tránh nhé. Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ. Vượt đèn vàng. Vào giao lộ với tốc độ cao. Chuyển hướng thiếu quan sát. Tài xế xe công cua phải mà không giảm tốc, chia buồn cùng chú xe máy Lỗi đi vào đường cấm là tước giấy phép lái xe có thời hạn rồi chứ không phải tạm giữ nữa, lái xe khi bị tước giấy phép và gây tai nạn lỗi này nặng đô đấy. Xin chia buồn cùng gia đình . Đi ra đường xin hãy cảnh giác . Hỡi các anh/chị/ông/bà/em đang lái xe 2 bánh, vì tính mạng của mình thì khi tham gia giao thông , lúc băng qua đường xin hãy nhớ rõ 1 điều : quan sát thấy thật an toàn thì hẳn đi qua, và làm ơn xem tín hiệu đèn rẽ của xe lớn và vòng sau đít xe mà đi nhé. Mọi người đừng lấy thân mình mà đi so với khung cỗ sắt thép và suy nghĩ là xe lớn sẽ tránh mình. Trong tình huống trên clip , tôi thấy không lạ vì ngày ngày đi làm di chuyển bằng 4 bánh lúc nào tôi cũng phải căng não với các tình huống như vậy. Quý anh chị chạy xe như đây là đường dành chỉ riêng mình, tha hồ tạt ngang tạt dọc , cúp đầu xe để cố vượt xe lớn, và xe lớn mặc nhiên có nhiệm vụ phải né mình. Nhưng xin thưa, tài xế ngồi trên xe hơi có những điểm mù thực sự không nhìn thấy hết được bên ngoài ngoài tầm kính chiếu hậu, và một khi lên ga thì xe vọt rất nhanh với mã lực gấp bội phần xe máy. Trân trọng. Nhìn hình thấy đèn chuyển đỏ rồi mà sao cả xe công lẫn nạn nhân đều ở giữa đường. Tại nạn từ mình mà ra. Chỉ vì cố đi qua cái đèn đỏ mà gây hậu quả nghiêm trọng. Xe máy đi ngay vào điểm mù của xe container, tính vượt đèn đỏ qua ngã tư. Nhiều người chưa lái ô tô không biết rằng ô tô rất nhiều điểm mù nhất là xe container nên hay tạt đầu xe ô tô rất nguy hiểm. Đèn đã đỏ mà xe container và cả xe máy còn cố vượt qua làm gì.HIện chi phí lắp đặt camera 360 cho xe cơ giới đã giảm nhiều và khá rẻ, tại sao không đưa vào luật yêu cầu lắp camera 360 lên tất cả các xe tải cỡ lớn (> 15 tấn) bao gồm cả xe container? như vậy sẽ giúp giảm được nhiều tai nạn. Giao thông VN còn để xe container, xe tải lớn chạy chung với các phương tiện khác là vẫn còn tai nạn giao thông xảy ra. Trường hợp này xảy ra rất nhiều do ô tô và xe máy đi chung nhau, giao cắt nhau. Ô tô lớn thì nhiều điểm mù, xe máy thì cứ chạy mà không quan sát, thậm chí cắt mặt xe ô tô. Vậy cách nào để giảm thiểu những tai nạn thương tâm này? Theo tôi, các bác tài xe tải, xe container thì khi rẻ trái, rẻ phải nên chạy chậm, bật đèn xi nhan từ xa, có kèn tín hiệu hay bấm kèn (dù sẽ gây khó chịu); các tài xế xe máy thì không chạy cập kè xe lớn, không cắt mặt xe, vượt hẳn hay lùi lại nhường đường. Người đi xe máy lẽ ra cần lấy sát lề phải khi bên hông trái của mình cái xe cont to đùng thế kia tài xế thấy đèn vàng vẫn chạy Xe đầu kéo chạy quá ẩu,xe lớn đến ngã 4 không giảm tốc độ mà còn vượt đèn đỏ Xin chia buồn cùng nạn nhân. Khi tham gia giao thông ngoài tập trung phía trước, chúng ta phải hết sức cảnh giác và tập trung xung quanh và phía sau thông qua kính chiếu hậu nhé, mình thấy quan sát kính chiếu hậu cực kỳ quan trọng nhưng hầu như ít người làm. |
Thừa Thiên Huế sẽ là trung tâm văn hóa của châu Á Ngày 19/10, Phó thủ tướng Lê Văn Thành ký thay Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065. Theo đó, năm 2025 Thừa Thiên Huế sẽ trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.Năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của Đông Nam Á về văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn cả nước về khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân đạt mức cao. Dự kiến dân số đạt 1,5 triệu. Năm 2045, dự kiến dân số địa phương có thể tăng lên 1,85 triệu.Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương; công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá; công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.Thủ tướng yêu cầu kiểm soát phát triển không gian đô thị Huế hiện hữu và phần mở rộng cũng như đô thị vệ tinh; quản lý tầng cao và mật độ khu vực đặc trưng như kinh thành, lân cận điểm di tích, hai bờ sông Hương, ven biển, đầm phá, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.Các vùng đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lập An sẽ được bảo vệ. Vườn quốc gia Bạch Mã, đèo Hải Vân được bảo tồn gắn với phát triển du lịch.Thừa Thiên Huế sẽ phát huy vai trò là cửa ngõ quan trọng ra biển trên hành lang kinh tế Đông Tây với Lào và vùng đông bắc Thái Lan; hình thành cực phát triển mới của vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ; tăng cường sức cạnh tranh đô thị khu vực và quốc tế.Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích gần 5.000 km2, gồm 6 huyện, 2 thị xã, một thành phố. Cuối năm 2019, Bộ Chính trị ban hành nghị quyết, nêu mục tiêu đến năm 2025 Thừa Thiên Huế phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc Trung ương. Môi trường là số 1, kinh tế là số 2. Hãy phát triển Huế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu vực phía đông, khai thác lợi thế kinh tế biển, vùng đầm phá tam giang, cầu hai.. Thừa Thiên Huế có khí hậu không dễ chịu, mùa hè thì nóng oi mồ hôi nhớt da, mùa xuân thì mưa ...mà sao phát triển du lịch được nhỉ... dân trong nước như mình đi 1 lần thì sợ khí hậu oi bức ở đây rồi. Nhận định khách quan và chỉ dựa trên yếu tố khí hậu Chúc mừng Huế. Có động lực để tôi về thăm quê nhiều hơn... Rất tiềm năng nhưng trước hết hãy đảm bảo cho địa điểm giá trị nhất là kinh thành Huế không bị ngập trong bất kỳ hoàn cảnh nào nhé! Vì nếu để điều tồi tệ này xảy ra thì đừng mơ đến hảo danh kia vì điều kiện tối cần thiết là giữ gìn và bảo vệ những giá trị quý giá nhất của lịch sử mà vẫn không đảm bảo thì không còn gì để nói. |
Hàng loạt cây bị cắt trụi Sáng 19/10, hàng cây bàng cao hơn chục mét, đường kính khoảng 50 cm nằm trên đường 751 Tạ Quang Bửu và khuôn viên chung cư Investco trông tiêu điều, thiếu sức sống. Chúng bị cắt hết nhánh, nhiều cây chỉ còn trơ trọi phần thân.Chị Giang, bán đồ ăn sáng dưới hàng cây nói hơn chục ngày trước có tốp công nhân đến yêu cầu chị nghỉ bán 5 ngày để tỉa cành. Đến khi họ làm xong, chị bất ngờ vì hàng cây bị cắt "trụi không khác gì cột điện". Theo chị Giang, trước khi bị cắt, tán cây cao đến tầng 5 của chung cư, giúp tạo bóng mát cho người dân buôn bán, tập thể dục.Tỏ vẻ tiếc nuối vì hàng cây xanh không còn, bà Yến, 56 tuổi, cho biết hàng cây ngày được trồng hơn 15 năm. Khi đó, nhiều cây nhỏ yếu bị ngã, bà cùng nhiều người dân dùng cây chống, cột dây để đứng vững. "Cây bị cắt không còn cành lá như vậy sợ không sống nổi. Trồng cây mới phải mất hơn chục năm sau mới được như bây giờ", bà Yến nói.Một lãnh đạo UBND quận 8 cho biết hàng cây này do chủ đầu tư là Công ty Investco quản lý, chưa bàn giao cho quận. Gần đây, một số cây trong khu dân cư bị ngã, đè trúng người nên quận yêu cầu chủ đầu tư mé nhánh phòng sự cố.Sau đó, chủ đơn vị thuê đơn vị bên ngoài cắt cây không đúng quy cách, bị "lố tay" nên nhìn trơ trọi, đến khi quận kiểm tra, mọi thứ đã xong. Phòng quản lý đô thị quận 8 đã rà soát, lên phương án xử lý.Đình Văn - Gia Minh trồng cây mà không cần tán lá để làm lá phổi lọc không khí, không cần tán lá để che bóng mát, giảm nhiệt. thì tốt nhất cắm mấy cái trụ bê tông sơn phết giống cây thì hàng năm khỏi lo ngã đổ, khỏi lo phải mất chi phí đi cắt cụt thế này. Cắt vậy mà coi được hả trời!!! Nhìn phản cảm thực sự. Nhìn xót quá! K hiểu sao mấy năm gần đây nhiều nơi cứ cắt cây trơ trụi như vậy mà k thấy cơ quan cây xanh, môi trường thành phố chấn chỉnh nhỉ Sao không chừa mỗi nhánh lấy hơn một mét cho còn chút lá cành cho có thẩm mỹ. Chả có quốc gia nào đi tỉa cành như thế cả bất kể là mùa nào. Ở hà Nội cũng vậy, nhiều nơi họ cứ cắt đến trơ trọi, biến cây thành những cái cột điện. Vậy mà chúng ta vẫn kêu gọi phải xây dựng TP Xanh, sạch, Đẹp - Nếu như không có Cây thì TP làm sao Xanh, nếu ko cây Xanh thì làm sao sạch ... ? Làm ăn gì kỳ cục vậy. Cắt đau như này sống sao nổi? tiếc quá Trời! bó tay với kiểu "tỉa cành" như thế này. Thương xót hàng cây quá. Đốn luôn cho rồi để ngứa mắt lắm ,cắt quá tay nghe sao nhẹ nhàng quá . Trồng cây xanh để làm gi? Xin trả lời giúp. Cắt theo kiểu vô trách nhiệm!!! Không hề có ý thức giữ gìn và phát triển!!! Cắt cũng phải cắt đẹp và có thẩm mỹ, cũng phải để một ít chứ ko cắt trụ như thế, nhìn phản cảm quá! cắt kiểu này cây ko chết mới lạ |
Thủ tướng: Đừng lãng phí thời gian, công sức vì thủ tục Phát biểu tại phiên họp Ban chỉ đạo cải cách hành chính sáng 19/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, bên cạnh kết quả tích cực, công tác này còn nhiều hạn chế. Một số bộ, ngành chưa quyết liệt cải cách hành chính. Tiến độ xử lý văn bản pháp luật để tháo gỡ rào cản về thể chế, chính sách tại một số nơi còn chậm. Nợ đọng văn bản quy định chi tiết chưa được giải quyết dứt điểm.Thủ tướng nói thủ tục hành chính một số lĩnh vực như đất đai, giáo dục, y tế, kiểm tra chuyên ngành, xuất nhập khẩu còn rườm rà. Việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh quanh chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy các đơn vị cần lắng nghe, cầu thị trước góp ý của người dân, doanh nghiệp.Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn chậm. Một số đơn vị tỷ lệ xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử thấp."Đây là công việc nặng nề, phức tạp, nhạy cảm vì tác động đến con người và tổ chức, nhưng khó mấy cũng phải làm, vì không làm sẽ cản trở phát triển", Thủ tướng nói và cho rằng lúc khó khăn này cần khơi thông nguồn lực, giảm chi phí đầu vào, chi phí hành chính và không chính thức. Mọi ngành, cấp "đều phải nỗ lực đóng góp vào nhiệm vụ này".Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị quyết liệt thúc đẩy cải cách hành chính và quan tâm bố trí nhân lực, nguồn lực, thời gian cho vấn đề này. Việc phân cấp giữa Chính phủ với các bộ; các bộ với nhau; bộ với địa phương, cần rõ hơn. Những vướng mắc về cơ chế, chính sách phát sinh từ thực tiễn cần điều chỉnh kịp thời.Trước mắt, các đơn vị hoàn thành ngay phương án cắt giảm, đơn giản quy định trong hoạt động kinh doanh và phân cấp giải quyết thủ tục hành chính; chuẩn hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trong tháng 12; kiện toàn bộ phận một cửa các cấp.Chậm nhất đến quý I/2023 cần hoàn thành hợp nhất Cổng Dịch vụ công với Hệ thống thông tin điện tử cấp bộ, tỉnh, để hình thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tập trung duy nhất; hoàn thành chia sẻ dữ liệu kết quả giải quyết thủ tục hành chính.Thông tin mà người dân, doanh nghiệp cần khai báo sẽ được cắt giảm 20%, trên cơ sở tái sử dụng dữ liệu được số hóa. Trong tháng 10, các bộ sẽ hoàn thành sắp xếp bộ máy, đảm bảo tinh gọn.Thủ tướng cũng nêu rõ tiếp tục thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công của Nhà nước cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội đảm nhiệm. "Tinh thần là nơi nào làm tốt, hiệu quả hơn thì giao việc", Thủ tướng nói.Chủ trương tinh giản biên chế tiếp tục được đẩy mạnh; chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài cho nền công vụ sẽ được hoàn thiện.Theo báo cáo tại phiên họp, từ đầu năm đến nay, các cơ quan đã cắt giảm hơn 650 quy định kinh doanh; phê duyệt phương án cắt giảm 180 quy định; cập nhật 17.800 quy định trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh.11.700 bộ phận một cửa các cấp trên cả nước được thành lập (trong đó có 56 trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh); 53 địa phương hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử.Hơn 4.000 thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến (61%) và hoàn thành tích hợp; cung cấp 21/25 dịch vụ công thiết yếu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Làm sao nhận hồ sơ của người dân nhanh chóng để họ làm việc khác chứ ngồi cả ngày chờ đến lượt mình rồi phán hồ sơ không đầy đủ không làm được Chúng tôi là người dân, rất mong chính phủ thực hiện được vấn đề này. Thủ tục rườm rà, nhiêu khê là lực cản nặng nề đối với sự phát triển của xã hội. Ủng hộ chính phủ quyết liệt cải cách thủ tục Tuyệt vời quá bác. ví như câu thời gian là vàng bạc thì ta lãng phí quá nhiều vàng bạc bác ạ. Tôi thấy cccd gắn chíp, dữ liệu dân cư...mọi thứ đều có, nhưng khi nộp hồ sơ khai báo người phụ thuộc đã cung cấp số cccd nhưng cuối cùng bắt nộp bản pho to công chứng....lại tốn ngày xin phép nghỉ để đi công chứng..... Từ đầu năm 2023 bỏ hộ khẩu giấy.Rồi mỗi lần đòi thủ tục, lại chạy ra phường xin xác nhận cư trú, mất 1-3 ngày làm việc mới được cấp, rồi cái xác nhận chỉ có giá trị 1-3 thángChẳng thà giữ nguyên hộ khẩu giấy dân đỡ khổ Bác nói quá chuẩn. Thủ tục hành chính còn rất rờm rà và nhiêu khê mọi thứ. Ngay cả đăng ký kê khai tạm trú thôi cũng đủ mọi loại giấy tờ và còn phải nào là sao y và lên nộp dù đã kê khai thông qua cổng dịch vụ công. Nhất là thủ tục cấp đổi sửa cccd. Tôi sai thông tin cá nhân (lỗi do công an nhập liệu) tôi làm đơn sửa thông tin từ tháng 3 đến giờ chưa được phản hồi, hỏi cán bộ ca xã được biết chờ bộ công an xữ lý. Thực sự tôi bất lực khi không có giấy tờ tuỳ thân Chuẩn! Thủ Tục xnk cũng đang rất rườm rà. Hiện tại, thì thủ tục liên quan đế hộ khẩu cũng thế, rất chán! Mất thời gian, tiền bạc và công sức! Tôi đã chuyển khẩu cùng thành phố và phải đi 7 lần. Gặp 2 đc CA khác nhau và hướng dẫn cũng khác nhau. Làm 3 tháng mới xong. Đúng là sợ hành là chính thật sự Cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội cccd thay cho CMND mà cần phải có giấy khai sinh mà đi trích lục giấy khai sinh thì phải về nơi sinh làm và cần phải có hộ khẩu và cccd bản gốc, rất rờm rà và phức tạp, ủng hộ ý kiến bác Tôi đi làm CCCD lên xuống công an phường 7 lần vẫn chưa xong. Vì thủ tục hoàn thuế VAT nhiêu khê và các quy định khác...! Doanh nghiệp làm ăn chân chính như tôi cũng bỏ không làm xuất khẩu nữa, dù khách nước ngoài lâu lâu vẫn hỏi mua hàng. |
Vướng mắc về kinh phí di dời công trình quốc phòng để làm cao tốc Trường bắn Trung đoàn 841 rộng 6,7 ha, đóng tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên. Kho đạn K19 diện tích hơn 8 ha, đặt tại xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà.Hai công trình cách dự án cao tốc Bắc Nam 200-390 m, không thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng, song Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh cho rằng không đảm bảo các quy định về phạm vi an toàn nên không thể bố trí sử dụng theo mục đích quốc phòng ban đầu, phải di dời ra vị trí khác.Theo kế hoạch, trường bắn sẽ chuyển về khu đất rộng 24 ha tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, cách cao tốc hơn 3 km. Kho đạn sẽ dời tới khu đất hơn 27 ha ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê, cách cao tốc hơn 10 km. Kinh phí ban đầu dự kiến hơn 150 tỷ đồng, trích từ vốn bố trí giải phóng mặt bằng dự án.Hà Tĩnh kiến nghị sau di dời vẫn giữ các khu đất của trường bắn Trung đoàn 841 và kho đạn K19 để sử dụng cho mục đích quốc phòng khác như diễn tập, huấn luyện không sử dụng súng đạn.UBND tỉnh đã gửi văn bản ra Bộ Tài nguyên và Môi trường xin hướng dẫn. Tuy nhiên, Tổng cục Quản lý đất đai trả lời rằng hai công trình này không nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án, nếu bố trí kinh phí để di dời và xây mới là không phù hợp với quy định.Đại diện Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh giải thích, cao tốc quá gần trường bắn và kho đạn, không đảm bảo hành lang an toàn theo quy định. Khi xe cộ chạy nhiều sẽ gây rung chuyển, ảnh hưởng đến hai công trình quân sự. Chưa kể khi quân đội tổ chức diễn tập cũng sẽ ảnh hưởng đến người và phương tiện tham gia giao thông.Ông cho biết, giai đoạn lập quy hoạch, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải về khảo sát, đề cập sẽ bố trí vốn di dời kho đạn vào trường bắn đến nơi khác. Song với nội dung trả lời của đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh đã tham mưu UBND tỉnh kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cơ chế đặc thù để tháo gỡ vướng mắc. Mục tiêu là di chuyển trường bắn và kho đạn trước khi cao tốc hoạt động để đảm bảo an toàn.Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, địa phương đã xin ý kiến của Chính phủ và các bộ ngành nhưng chưa có được phương án cụ thể; và nếu sử dụng vốn ngân sách cho công việc này thì phải là nguồn từ Trung ương "chứ không phải của tỉnh".Tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông có ba dự án thành phần đi qua Hà Tĩnh gồm: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng và Vũng Áng - Bùng, tổng chiều dài hơn 102 km. Tỉnh dự kiến di dời 800 hộ dân, gần 800 mồ mả, xây 25 khu tái định cư, 3 khu nghĩa trang. Nguồn vốn Trung ương bố trí giải phóng mặt bằng hơn 1.200 tỷ đồng, tính đến tháng 10 tỉnh đã kiểm đếm đạt 95%, tiến độ giải ngân là hơn 230 tỷ đồng (đạt hơn 18%). Trường bắn quân sự và kho đạn thì phải đi dời là đúng rồi ...Để gần đường cao tốc quá nguy hiểm .. Tại sao lại quy hoạch, cắm mốc đường qua đấy để không đảm bảo khoảng cách? |
Thay Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc Ngày 19/10, Tỉnh ủy Lâm Đồng chỉ định ông Nguyễn Văn Phương, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Lâm Đồng giữ chức Phó bí thư Thành ủy Bảo Lộc, giới thiệu để bầu làm Chủ tịch thành phố, nhiệm kỳ 2021-2026.Trước đó, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã điều động ông Đoàn Kim Đình, Phó bí thư, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, đến Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Lâm Đồng để chờ bổ nhiệm làm chủ tịch doanh nghiệp này.Trong thời gian chờ HĐND TP Bảo Lộc tổ chức kỳ họp để bầu vị trí chủ tịch UBND, ông Phùng Ngọc Hạp, Phó chủ tịch UBND thành phố được giao điều hành chung công việc của địa phương này.TP Bảo Lộc nằm trọn trên cao nguyên Di Linh, ở phía Tây Nam của tỉnh Lâm Đồng. Địa phương có thế mạnh về ngành công nghiệp sản xuất trà và tơ lụa. Thời gian qua, khi cơn sốt đất xảy ra ở đây, nhiều đồi chè ở Bảo Lộc bị băm nát để phân lô bán nền, ảnh hưởng đến quy hoạch chung. Nhiều cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng và lãnh đạo xã, phường đã bị kỷ luật.Cuối tháng 9, Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng kỷ luật khiển trách Bí thư Thành ủy Bảo Lộc Nguyễn Văn Triệu do thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục, dẫn đến con trai phạm tội, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Phước Tuấn - Hoài Thanh |
Hàng nghìn mét bờ biển Thừa Thiên Huế biến mất Cảnh sát biển cùng tham gia đắp cát chống sạt lở bờ biển thôn An Dương, xã Phú Thuận.Cảnh sát biển cùng tham gia đắp cát chống sạt lở bờ biển thôn An Dương, xã Phú Thuận.Thực địa khu vực sạt lở ở bờ biển xã Phú Thuận ngày 19/10, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu địa phương triển khai các giải pháp cấp bách với tinh thần nhanh nhất có thể, không để nước biển xâm thực sâu thêm, đồng thời trực chiến để nắm chắc diễn biến sạt lở.Thực địa khu vực sạt lở ở bờ biển xã Phú Thuận ngày 19/10, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu địa phương triển khai các giải pháp cấp bách với tinh thần nhanh nhất có thể, không để nước biển xâm thực sâu thêm, đồng thời trực chiến để nắm chắc diễn biến sạt lở.Tại thôn Mỹ Cảnh, xã Giang Hải, huyện Phú Lộc, sóng biển dồn dập đã đánh sập hệ thống bờ cát và cuốn đi hàng dương liễu phòng hộ hàng chục năm tuổi. Nước biển cắt bờ cát phòng hộ rộng hơn 60 m, tràn vào khu nuôi trồng thủy sản của người dân địa phương, có thể hình thành cửa biển mới.Ông Nguyễn Hữu, Chủ tịch UBND xã Gang Hải nói cửa biển mới mở ra ảnh hưởng trực tiếp đến 70 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, 100 ha lúa và hoa màu của dân; đe dọa đời sống 650 hộ với 2.000 nhân khẩu. Tại thôn Mỹ Cảnh, xã Giang Hải, huyện Phú Lộc, sóng biển dồn dập đã đánh sập hệ thống bờ cát và cuốn đi hàng dương liễu phòng hộ hàng chục năm tuổi. Nước biển cắt bờ cát phòng hộ rộng hơn 60 m, tràn vào khu nuôi trồng thủy sản của người dân địa phương, có thể hình thành cửa biển mới.Ông Nguyễn Hữu, Chủ tịch UBND xã Gang Hải nói cửa biển mới mở ra ảnh hưởng trực tiếp đến 70 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, 100 ha lúa và hoa màu của dân; đe dọa đời sống 650 hộ với 2.000 nhân khẩu. Nằm bên cửa biển Thuận An, bờ biển thôn Thai Dương Hạ Bắc ở xã Hải Dương, TP Huế cũng bị sạt lở. Rác tấp vào bờ biển dày đặc. Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, ảnh hưởng hoàn lưu bão Nesat, sóng biển cao 4-5 m, triều cường đang dâng cao. Một số vùng ven biển của Thừa Thiên Huế vẫn ngập úng gần một tuần nay.Nằm bên cửa biển Thuận An, bờ biển thôn Thai Dương Hạ Bắc ở xã Hải Dương, TP Huế cũng bị sạt lở. Rác tấp vào bờ biển dày đặc. Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, ảnh hưởng hoàn lưu bão Nesat, sóng biển cao 4-5 m, triều cường đang dâng cao. Một số vùng ven biển của Thừa Thiên Huế vẫn ngập úng gần một tuần nay. rất trân quý, nhưng nên mua các máy chuyên biệt để hỗ trợ công tácỞ hà lan và Mỹ có mấy máy dọn bùn nhanh lắm. Tiết kiệm được rất nhiều sức người. Giúp nhân dân nhanh chóng ổn định đời sống mình thấy mọi người lùa bùn đất xuống cống thoát nước, điều này lợi bất cập hại , sẽ gây tắc nghẹt cống và mùa mưa năm sau chắc chắn sẽ ngập nước, vì nước không có đường thoát. Mong mọi ng chú ý điều này, nên xúc bùn đất đổ ra khu vực khác sẽ tốt hơn. Thân . "Quân với dân như cá với nước"... Những hình ảnh thật đẹp Tôi xem hình ảnh và thấy 1 điều là thiếu dụng cụ chuyên dụng,đó là cái để cào quét bùn non, nó gần giống cái cào thóc nhưng làm bằng nhựa dẻo ấy. giá chỉ tầm 75k/ cái .Mọi người nên chuẩn bị cho nhà mình dụng cụ đó, lũ lụt xong như này mang ra mà cào bùn non, chứ sẻng cuốc không ăn thua,chỉ dùng khi đất chồng đống to cao,chổi chỉ để quét nước thôi. chỉ lo mới dọn xong dăm ba bữa lại 1 cơn bão. Sức dã tràng vê cát. mà ko dọn thì ko sinh hoạt được :( đem lại phù sa cho đất rất tốt cho cây cối |
Bão Nesat suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, bão suy yếu rất nhanh do tương tác với không khí lạnh mạnh từ phương Bắc tràn xuống. Ngày mai, áp thấp nhiệt đới sẽ theo hướng tây, tốc độ 10-15 km/h, tiếp tục giảm cường độ.Đến 13h ngày mai, áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp, sức gió giảm còn khoảng 40 km/h. Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (gồm huyện đảo Cồn Cỏ và Lý Sơn), vịnh Bắc Bộ hôm nay tiếp tục mưa giông, gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Biển động mạnh, sóng biển cao 2,5-4,5 m.Trên đất liền ven biển miền Trung, áp thấp nhiệt đới rất ít khả năng gây gió mạnh.Các đài quốc tế đều nhận định bão Nesat sau khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sẽ tiếp tục suy yếu nhanh thành vùng áp thấp và tan trên biển, ít có ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam.Mưa do áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh không lớn. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định từ chiều nay đến ngày mai, nam đồng bằng Bắc Bộ (gồm cả Hà Nội), Thanh Hóa, Nghệ An mưa 30-60 mm, có nơi trên 80 mm. Những nơi khác ở Đông Bắc Bộ, Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa 20-40 mm, có nơi trên 50 mm.Lo ngại ảnh hưởng của bão, Cảng vụ Hàng không miền Bắc quyết định đóng cửa tạm thời sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) từ 6h đến 13h ngày 20/10. Một số hãng chiều nay hủy chuyến đến Đồng Hới như Bamboo Airways hủy 4 chuyến và tiếp tuc tạm dừng khai thác vào sáng mai.Nesat là cơn bão thứ sáu xuất hiện ở Biển Đông từ đầu năm đến nay. Bão đạt cực đại vào sáng 18/10 với sức gió 149 km/h, cấp 13, khi cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300 km, sau đó suy yếu dần.Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ. bão giảm cấp và suy yếu. Mừng quá Đây là tin vui buổi sáng, bão tan ngoài biển, dân miền Trung sẽ đỡ khó khăn khi phải chịu đựng mưa lũ, bão tố liên tiếp. Mừng quá, bão suy yếu rồi Nhẹ cả người và vui lòng lắm !!!Ba cơn bão dồn dập đến với bao đau đớn đang gây khó cho khúc ruột miền Trung! May thay bão sẽ tan không ảnh hưởng đến đất Việt! Cám ơn Trời Phật! Vậy là mừng ròi |
Đà Nẵng thiệt hại gần 1.500 tỷ đồng do mưa lũ Báo cáo tại buổi làm việc với Chủ tịch nước Nguyên Xuân Phúc chiều 19/10, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch TP Đà Nẵng, cho biết trận mưa từ 6h ngày 14/10 đến 3h ngày 15/10 với lượng mưa lớn nhất 780 mm xảy ra đúng lúc triều cường đã làm 52/56 xã, phường thuộc 7 quận, huyện bị ngập.Toàn thành phố ghi nhận 6 người chết, gần 70.000 nhà dân bị ngập, nhiều nhất là quận Liên Chiểu 27.320, Hòa Vang 16.040, hai quận Hải Châu và Thanh Khê mỗi nơi hơn 12.000, Cẩm Lệ gần 5.400 nhà... Số nhà ngập gấp nhiều lần so với thống kê ngày 15/10, hơn 3.900 nhà.Một căn nhà ở xã Hòa Nhơn sụp hoàn toàn do sạt hồ Hố Dư; 28 nhà sập một phần; hơn 74 ha hoa màu ngập úng, 60.000 gia súc, gia cầm bị trôi. 2.630 trạm biến áp gặp sự cố khiến gần 208.000 khách hàng bị mất điện, chiếm 59% khách hàng tại Đà Nẵng.Thiệt hại tài sản trong dân rất lớn với hơn 2.000 ôtô, trên 30.000 xe máy bị ngập nước. Đa số hộ dân bị hư hỏng các thiết bị dân dụng như tivi, tủ lạnh, máy quạt, bàn ghế, giường, tủ... Nhiều doanh nghiệp hỏng máy móc sản xuất, hàng hóa, nguyên liệu sản xuất, kinh doanh.14 trường học trên địa bàn bị ngập, làm hư hỏng sổ sách, thiết bị điện tử và dụng cụ dạy học, trong đó 4.000 bộ sách giáo khoa của học sinh bị lũ nhấn chìm. Ngoài ra, nhiều tuyến đường bị sạt lở, hư hỏng. Khoảng 610 ngôi mộ ở nghĩa trang Hòa Sơn lớn nhất thành phố bị đất đá vùi lấp.Ông Chinh cho biết, thiệt hại sơ bộ ban đầu đến chiều 18/10 là 1.480 tỷ đồng. Trong đó, Liên Chiểu hơn 570 tỷ đồng, Hòa Vang 250 tỷ, Cẩm Lệ 180 tỷ, Hải Châu 130 tỷ, Thanh Khê 87 tỷ. Riêng lĩnh vực giao thông thiệt hại hơn 190 tỷ đồng; xây dựng 17 tỷ đồng; y tế gần 11 tỷ đồng.Lý giải nguyên nhân thiệt hại nặng, ông Lê Trung Chinh nói hệ thống cống đảm bảo khả năng thoát nước khoảng 30-50 mm/giờ tùy theo từng vị trí và ảnh hưởng của triều cường. Với trận mưa như ngày 14/10 thì hệ thống thoát nước của thành phố không thể đáp ứng.Việc dự báo lượng mưa chưa cụ thể hóa được mức độ ngập để người dân dễ hình dung ứng phó. "Lâu nay thành phố ít xảy ra sự cố ngập lụt đô thị diện rộng nên có tâm lý chủ quan của một bộ phận cán bộ cũng như nhân dân, không nghĩ có trận mưa lớn như thế. Việc dọn dẹp, xử lý tình huống còn chậm, dẫn đến một số thiệt hại", ông Chinh nói.Ngoài ra, ông Chinh đánh giá người dân có kinh nghiệm phòng chống bão, nhưng chống lũ chưa nhiều. Hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn khi điện mất, sóng điện thoại chập chờn. Thành phố sẽ đánh giá lại để đưa ra biện pháp phù hợp. Nội dung phòng chống thiên tai, đặc biệt là ngập lụt đô thị sẽ được lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; rà soát phương án chống ngập ở trung tâm, ven sông.Phó thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá việc thống kê thiệt hại của các quận huyện, trường học sau bão lũ còn chậm, kéo theo hỗ trợ cho người dân chưa kịp thời. Nếu Trung ương nắm được thông tin nhanh hơn sẽ bố trí kinh phí hỗ trợ ngay cho người dân. Việc khắc phục hậu quả cần nhanh chóng.Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Đà Nẵng trải qua trận mưa lũ lớn nhưng đã hạn chế tối đa thiệt hại về người. Về lâu dài, thành phố cần nâng cao chất lượng quy hoạch, đầu tư bài bản hệ thống thoát nước, làm tốt khâu dự báo và ứng phó các tình huống khẩn cấp.Đến 11h ngày 19/10, các cấp, ngành thành phố đã hỗ trợ người dân bị thiệt hại gần 2,2 tỷ đồng. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó thủ tướng Lê Văn Thành tặng 50 căn nhà cho người thiệt hại sau bão Sơn Ca. Bộ Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ 4.000 bộ sách giáo khoa; Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho 10.000 hộ dân ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi. DANANG nên xd chung cư để tránh bão lụt , hạn chế nhà thấp tầng.Tầng trệt+ tầng lửng, nếu nước ngập chuyển đồ đạc lên đấy.. |
Quốc lộ 1A qua Bình Định, Phú Yên chi chít ổ gà Ngày 19/10, quốc lộ 1A, đoạn qua phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn nhếch nhác, mặt đường bị cào bóc nham nhở, lộ ra một số sụt lún. Nhiều xe container qua đoạn này phải chạy tốc độ "rùa bò", một số xe máy, ôtô bị đụng gầm vì đi nhanh, chủ quan trước các vũng nước đọng.Hiện tượng hư hỏng ở đoạn đường trên xuất hiện nhiều tuần qua, sau những đợt mưa lớn. Hơn mười ngày trước, một người lái xe máy vấp trúng ổ gà ngã xuống đường, bị xe đầu kéo cán qua gây tử vong. "Chúng tôi rất lo lắng vì bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân ở đoạn đường này", chị Pha Li, người dân ở gần khu vực phường Trần Quang Diệu nói.Cách đó khoảng 5 km, mặt đường đoạn qua cầu Ông Đô, huyện Tuy Phước, cũng xuống cấp. Đầu cầu có nút thắt cổ chai khiến một bên làn đường bị hẹp, cộng với quá trình đào xới sửa chữa, lượng lớn đất đá chưa kịp dời đi, nằm ngổn ngang trên mặt cầu "giăng bẫy" người đi đường.Trước tình trạng trên, Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Định đã yêu cầu Khu quản lý đường bộ 3 và các chủ đầu tư dự án quốc lộ 1 qua Bình Định chỉ đạo nhà thầu sửa chữa. Ngoài ra, các đoạn hư hỏng trên quốc lộ 1D, quốc lộ 19 cũng cần được duy tu vì hư hỏng tương tự.Tương tự, quốc lộ 1A qua tỉnh Phú Yên với chiều dài 134 km, những trận mưa lớn đã làm hư hỏng 30.000 m2 mặt đường. Cụ thể, ở đoạn tuyến tránh TP Tuy Hòa giao quốc lộ 25 lộ nhiều ổ voi, ổ gà khiến các xe qua đây phải đi chậm, nhiều tài xế phải chạy ôtô ở rìa đường tránh chỗ hư hỏng.Cứ vài chục mét, đoạn đường này lại có ổ voi, ổ gà. Những ngày mưa lớn, nước ngập các hố, người đi đường không phát hiện kịp dễ bị tai nạn. Người dân sống gần đây cho biết có thời điểm một ngày họ thấy ngã xe máy trên 5 lần. Một số đoạn chính quyền địa phương phải đặt biển cảnh báo tai nạn.Còn ở huyện Tuy An, đoạn gần khu vực dốc Đài, mặt đường bị biến dạng nham nhở, nhiều hố sâu nằm xen kẽ nhau, có những hố sâu hơn 20 cm. Những người đi xe đạp, xe máy yếu tay lái thường phải tắt máy dắt bộ, tránh va chạm với những xe container, ôtô tải đi sát đó.Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Phó giám đốc Khu quản lý đường bộ 3, quốc lộ 1 hư hỏng nhanh do mưa lớn, tần suất dày đặc. Đơn vị bảo trì đã chỉ đạo công nhân gia cố mặt đường xuống cấp bằng đá dăm nhằm đảm an toàn. Khi thời tiết thuận lợi, các đoạn đường hư hỏng sẽ được đào lên để thi công thảm nhựa. Thời gian sửa chữa dự kiến 3 tháng.Phạm Linh - Bùi Toàn Đánh giá lại chất lượng thi công. Đừng đổ lỗi do thời tiết? Một chút thắc mắc to bự của tôi. Tại sao cả miền Trung đều có mưa bão. Thậm chí Quảng Ngãi ra tới Quảng Bình mưa còn nhiều và dai dẳng hơn. Mà chỉ có QL1 đi qua 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên là năm nào cũng hư, năm nào cũng ảnh hưởng đến người dân, thậm chí còn có tai nạn chết người và phải tốn tiền sửa chữa vậy?! năm 2018 tôi đi qua đây thì đã đầy ổ gà rồi. đi xuyên Việt thì thấy quãng đường QL1A tệ nhất cả nước là ở Bình Định. Mới đi qua cách đây 2 hôm, phải nói là mặt đường rất rất xấu!Bình thường đi qua địa phận Phú yên mất khoảng 2,5h vậy mà giờ đi qua mất 4h cho mỗi tỉnh!Riêng đoạn qua Phú Yên thì thôi rồi, vá chằng vá đụp nhìn còn thua cả con đường thôn em nữa Đường hỏng, xuống cấp nhanh ngoài nguyên nhân do mưa, ngập nước thì chất lượng thi công các tuyến đường cũng rất cần phải đặt ra. Tôi sống 18 năm tại đoạn đường thuộc phường trần quang diệu và chứng kiến nhiều bạn bè đã ra đi bởi đoạn đường này, đoạn đường ám ảnh chúng chưa bao giờ hết ổ gà, mặc dù qua rất nhiều lần làm theo dạng chắp vá nham nhỡ. Kính mong cấp ngành xem xét QL1 đoạn đường qua Phú Yên rất xấu từ vài năm nay, mỗi năm tôi đều đánh ô tô đi ngang vào dịp hè và dịp tết, mặt đường hư hỏng, ổ gà, ổ voi, đi ô tô mà cứ như ngồi xe ngựa :'( Tôi thấy chất lượng thi công và sửa chữa đoạn này kém ngay từ ban đầu. Tôi nhớ trước đây trong thời gián bảo hành sau thi công mở rộng đã bắt đầu hư hỏng. Và từ đó, sửa chữa mặt đường vẫn kiểu trải thảm nhựa thủ công, vá những lỗ nhỏ dần thành lỗ to, mặt đường gập gềnh thì xe càng đi càng hỏng. Nên cho đại tu năng cấp hẳn mặt đường với chất lượng cao nhất. BGTVT cũng nên đưa ra quy chuẩn xây dựng và sửa chữa áp dụng cho đường quốc lộ, không được thi công sửa chữa bằng thủ công sơ sài, ko giao cho các nhà thầu không đủ năng lực, trang thiết bị và kỷ thuật. Đừng có đỗ lỗi là trời mưa, do chất lượng công trình kém, đoạn nhà tôi ở Bình Định là đoạn dốc, có mương thoát nước 2 bên đường, thế mà ổ gà ổ voi đầy. Mở rộng quốc lộ 1A mới có 1 năm là năm sau chấp vá tùm lum. Lâu lâu về quê không quen đường chạy rất dễ bị té xe. Mưa ba ngày phải mất 3 tháng để sửa đường. Cần xem lại chất lượng đường, nghe sao vô lý quá. Người dân đã nộp phí thì cần có đường đi an toàn. Thanks Đâu phải mưa chỉ mỗi 1 chỗ đâu mà đổ thừa? Tôi đi qua đoạn này hàng năm và vẫn thấy nó vậy. Đây là đoạn đường quốc lộ xấu nhất mà tôi từng đi. Kiểm tra lại chất lượng nhà thầu, từ giám sát, kiểm tra đến người liên quan phê duyệt. Đừng đỗ cho lỗi do trời mưa mà tội , nó đã như vậy lâu lắm rồi mà nhìn hình thì thấy chất lượng quá kém cũng may là nhờ trời mưa để có cái mà có lý do Mùa mưa này chỉ là giọt nước tràn li, và người ta lấy đó làm cái cớ thôi. sao quốc lộ qua các tỉnh khác cũng mưa lũ thế mà đường không hư hỏng như đoạn Bình Định Phú Yên. Thực tế thì đoạn từ Tuy Hòa ra Bắc Phú yên và đoạn Nam Bình định hư chắp vá mấy năm nay rồi. chất lượng xuống cấp rất trầm trọng. Lái xe đi từ TP HCM ra Đà Nẵng mấy lần không thấy đoạn đường nào mà xấu như đoạn Phú Yên Bình Định cả. |
Nhiều địa phương ở TP HCM không giải ngân được tiền bồi thường Nội dung đề cập trong báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM vừa gửi UBND TP HCM về tiến độ bồi thường ở các dự án đầu tư công được ghi vốn năm 2022. Việc chậm giải ngân tiền bồi thường sẽ ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn dự án vì theo quy định, phải hoàn thành giải phóng mặt bằng mới có thể tthi công xây lắp.Theo đó, năm nay, toàn thành phố có 200 dự án bồi thường đã được ghi gần 10.500 tỷ đồng vốn đầu tư công, ở 21 quận, huyện (trừ quận 6). Đến nay, mới gần 3.000 tỷ đồng được giải ngân, đạt gần 29%. Một số nơi có tỷ lệ giải ngân khá tốt như các quận, huyện: 4, 8, Gò Vấp, Cần Giờ, đạt trên 71%.Trong 7 địa phương giải ngân dưới 1%, hầu hết số vốn giao dưới 500 tỷ đồng. Riêng TP Thủ Đức được ghi vốn bồi thường giải phóng mặt bằng nhiều nhất với 3.460 tỷ đồng (36 dự án), song tỷ lệ giải ngân rất thấp, chỉ hơn 20 tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ chung của thành phố. Nếu không tính TP Thủ Đức, tỷ lệ của toàn thành phố là hơn 42%.Trong 36 dự án, TP Thủ Đức đánh giá 17 dự án (hơn 3.000 tỷ đồng) có thể giải ngân trong nay. Trong đó, có 4 dự án vốn hơn 100 tỷ đồng, gồm: mở rộng đường Nguyễn Thị Định (950 tỷ đồng); cầu Nam Lý (430 tỷ đồng); xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc Vành đai 3 (1.329 tỷ đồng); và cầu Tăng Long (255 tỷ đồng). 13 dự án không thể giai ngân vì hiện vẫn ở khâu chuẩn bị, nên phải trả vốn chuyển sang 2023.Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết nhiều dự án đã được duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ từ lâu nhưng TP Thủ Đức chưa xác lập xong hồ sơ để ban hành quyết định thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Do đó, khả năng phát sinh khiếu nại là rất lớn bởi thời điểm phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất "không khớp" với thu hồi đất (theo Luật Đất đai 2013).Sở cũng đánh giá trong các cuộc họp về giải ngân vốn của Tổ công tác rà soát, giải quyết vướng mắc trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư, TP Thủ Đức báo cáo rất chậm và thường không có lãnh đạo địa phương này dự họp, mà chỉ có Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng và Ban Quản lý đầu tư xây dựng khu vực TP Thủ Đức.Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng các địa phương cần sớm phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Riêng TP Thủ Đức cần nhanh chóng xác lập hồ sơ bồi thường cho dân.Thái Anh Các cơ quan thanh tra nên vào cuộc để làm rõ nguyên nhân tại sao không giải ngân bồi thường được? Để tình trạng như vầy thì các dự án cứ chậm tiến độ, kéo dài từ năm này sang năm khác, dẫn đến tình trạng đội vốn đầu tư, hao tốn tiền ngân sách, của nhân dân. Vấn đề chậm giải ngân bồi thường không phải bây giờ mới có, mà đã xảy ra rất nhiều năm rồi. Điều khó hiểu là không biết rút kinh nghiệm, hoặc không tìm ra giải pháp. Một vấn đề kéo quá dài ảnh hưởng đến nhiều mặt của kinh tế xã hội. Nên xác lập hồ sơ ban hành quyết định thu hồi đất đến đâu thì bồi thường hỗ trợ tái đinh cư đến đó không để kéo dài thời gian để xảy ra chênh lệch giá trị của lô đất làm thiệt hại cho người dân.Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến khiếu nại kéo dài bấy lâu nay. Vành đai 2 hiện tại chưa khép kín, bỏ hoang nhiều năm. Chỉ mong sớm khép kín Dự án Ga Bình Triệu đã treo 20 năm rồi khi nào mới giải ngân đền bù và tái định cư ạ, chúng tôi ở đây không xây dựng cũng không mua bán được thực sự khổ quá ạ Dự án treo thì thiệt thòi nhất vẫn là người dân. Nên tập trung vốn để hoàn thành các dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng nhưng ngưng thi công nhiều năm nay ảnh hưởng đến đời sống người dân và bộ mặt đô thị như dự án : Kênh Tham Lương -Bến Cát - Rạch Nước Lên . Cho tôi biết quận 8 đã giải ngân những dự án nào vậy mà lại được xếp trong nhóm giải ngân cao ! Việc quản lý và sử dụng ngân sách cần phải xem xét lại. Việc sử dụng đồng tiền hiệu quả nhất sẽ làm kinh tế phát triển vượt bậc |
Nữ công nhân lên làm sếp Gần 30 năm trước, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị Huỳnh Thị Ngọc Hà, 25 tuổi, phải bỏ dở giấc mơ giảng đường để đi làm công nhân may. Chị được tuyển vào Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè sau khi vượt qua vòng "sát hạch" may một chiếc áo sơ mi dài tay bằng vải kaki.Thời điểm đó, Hà nghĩ chỉ làm tạm thời công nhân may rồi tìm việc khác. Tuy nhiên nhà máy có nhiều hoạt động, những thử thách trong công việc cần chinh phục đã khiến cô gái trẻ dần yêu thích công xưởng. Vốn nhanh nhẹn, chị bắt nhịp nhanh, được cấp trên giao may các mẫu mới, trong khi nhiều người ngại chuyển công đoạn mới vì không quen tay, năng suất giảm, lương thấp."Cảm giác hoàn thành tốt một công đoạn khó khiến mình rất vui", chị Hà nhớ lại. Lúc đó, để động viên lao động trong xưởng, giám đốc bỏ tiền túi treo thưởng cuối năm cho người xuất sắc nhất. Nhiều năm liền, nữ công nhân đều giành tiền thưởng về tay. Ba năm sau, cấp trên cử thi thợ giỏi cấp thành phố, chị Hà cùng đồng đội nhận về giải ba tập thể. Từ thành tích đó, chị được chuyển sang khối kỹ thuật, chuyên hướng dẫn công nhân may các mẫu mới.Để nâng cao kiến thức, chị đăng ký học cao đẳng công nghệ may. Các mẫu mới được chị triển khai nhanh, hàng xuất đi được đối tác đánh giá cao. Với sự nỗ lực không ngừng, chị được lãnh đạo cất nhắc qua nhiều vị trí từ trưởng ca, quản đốc và hiện là giám đốc khu sản xuất 1 với gần 800 công nhân, chuyên làm hàng veston, sản phẩm cao cấp của may Nhà Bè.Nữ giám đốc Huỳnh Thị Ngọc Hà nói chính xuất phát điểm là công nhân trực tiếp sản xuất đã giúp bản thân luôn trong tâm thế sẵn sàng học hỏi nâng cao trình độ. Trong quản lý, chị đối đãi với cấp dưới chân tình, chú ý phát triển những cá nhân nhiều nỗ lực với công việc. Điều này góp phần giúp tập thể xưởng đồng lòng, luôn hoàn thành đơn hàng đúng tiến độ.Cách may Nhà Bè hơn 20 km, chị Nguyễn Thị Ngọc Trang, 40 tuổi, xưởng trưởng sản xuất quy mô hơn 1.000 công nhân của Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân) cũng bắt đầu từ vị trí công nhân sản xuất tại khâu chặt.Năm 2000, tốt nghiệp phổ thông, gia đình khó khăn, chị đành từ bỏ giấc mơ đại học để làm công nhân. Vốn yêu thích ngoại ngữ, mỗi tối chị đạp xe hơn 10 km từ chỗ ở trọ ở Bình Tân sang quận 6 để học thêm tiếng Anh. Duy trì một thời gian, nhận thấy ở xưởng có nhiều quản lý người Đài Loan, chị chuyển sang học tiếng Hoa để dễ hỏi chuyện mỗi khi gặp vướng mắc công việc.Ngoài giao tiếp tốt, trong công việc chị luôn nỗ lực hoàn thành tiến độ, không ngại khó khi được giao việc mới. Khi tổ trưởng sản xuất nghỉ việc, chị được cất nhắc lên thay rồi trải qua các vị trí phó khoa, trưởng khoa, chủ nhiệm rồi xưởng trưởng sản xuất, tương đương giám đốc khối hành chính.Từ lúc làm tổ trưởng, chị Trang học cách quản lý để mọi người đồng lòng, nỗ lực trong công việc. Xuất thân từ công nhân, chị hiểu những vấn đề lao động quan tâm nên luôn minh bạch đơn giá sản phẩm, chấm công rõ ràng. Ngoài ra, chị chú trọng đào tạo và khuyến khích cấp dưới đi học, nâng cao trình độ, đề xuất nhiều công nhân lên các vị trí cao hơn.Bà Nguyễn Bích Liên, Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam, nói rằng nhờ quản lý tốt, xưởng của chị Trang luôn là tập thể có thành tích ấn tượng trong sản xuất. Chị được công nhân tin tưởng, "tiếng lành đồn xa" nhiều người khi ứng tuyển vào Pou Yuen thường xin về "xưởng chị Trang" làm việc.Theo bà Liên, để có được những quản lý giỏi như chị Trang, nhà máy luôn quan tâm bồi dưỡng đào tạo lao động tại chỗ. Việc này xuất phát từ thực tế, Việt Nam là một trong những nước tốp đầu thế giới về sản xuất giày dép nhưng hơn 20 năm qua, gần như không có trường đào tạo nhân lực cho ngành giày. Để có cán bộ quản lý, công ty phải đào tạo nội bộ, tuyển những người có tay nghề, nhiều kinh nghiệm. Hơn 90% cán bộ và quản lý đều trưởng thành từ công nhân.Để hỗ trợ chuyên môn cho những cán bộ như chị Trang, công ty mẹ - Tập đoàn Pou Chen tổ chức lớp học quản lý sản xuất, tính toán chi phí giá thành. Ngoài ra, công đoàn cũng tổ chức các lớp học nghề, ngoại ngữ, phối hợp với các trường đại học mở các chương trình đào tạo hệ vừa học vừa làm ngay tại nhà máy để người lao động có cơ hội nâng cao trình độ.Tương tự, để phát triển nguồn cán bộ quản lý tại chỗ, ông Nguyễn Ngọc Lân, Tổng giám đốc may Nhà Bè, nói trong quá trình làm việc cán bộ quản lý luôn chú ý những nhân tố mới thông qua tinh thần làm việc, yêu nghề, muốn gắn bó lâu dài với công ty. Doanh nghiệp có những tiêu chí rõ ràng để đánh giá năng lực nhân viên. Ngoài ra, nhà máy mở diễn đàn sáng kiến cải tiến vừa là sân chơi cho công nhân cũng là nơi để cấp trên phát hiện người sáng dạ, chịu khó học hỏi.Để khuyến khích công nhân nâng cao trình độ, may Nhà Bè có chương trình cấp học bổng, hỗ trợ chi phí cho công nhân theo đuổi giấc mơ đại học. "Trường càng danh tiếng, số tiền hỗ trợ càng lớn", ông Lân nói. Người học xong được tăng lương, xếp vào cán bộ nguồn, giúp doanh nghiệp không bị động tìm vị trí lãnh đạo khi nhà máy mở rộng sản xuất. Ngoài chị Ngọc Hà, hàng trăm cán bộ quản lý ở nhà máy đều trưởng thành từ công nhân.Phó chủ tịch công đoàn Dệt may Việt Nam Nguyễn Thị Thủy nói rằng hai ngành dệt may, da giày sử dụng gần 3,5 triệu lao động, song các trường đào tạo nghề cho ngành rất ít. Các nhà máy phải đào tạo tại chỗ, chú trọng phát triển cán bộ quản lý từ công nhân trực tiếp sản xuất mới đáp ứng được nhu cầu.Bà Lê Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch Liên đoàn lao động TP HCM, cho hay thành phố có nhiều chương trình khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề để có chỗ đứng vững chắc trong công việc và nhà máy. Trong đó phải kể đến cuộc thi nâng bậc thợ, tìm kiếm bàn tay vàng, giải thưởng Tôn Đức Thắng vinh danh thợ giỏi, có nhiều sáng kiến công việc. Hơn 20 năm qua, khoảng 230 công nhân được vinh danh, nhiều người lên làm quản lý ở doanh nghiệp.Lê Tuyết Làm nhiều nơi, tôi thấy chỉ những người sếp đi từ vị trí công nhân viên đi lên mới biết coi trọng cấp dưới của mình còn những người đưa tuyển thẳng vào làm sếp thì coi nhân viên mình như cỏ như rác. Đáng khen cho ý chí! Cũng là một hướng phát triển để những người cùng hoàn cảnh tham khảo.Nhưng vẫn phải nhớ, đây là những cá nhân điển hình, chứ không phải mẫu số chung.Nếu hoàn cảnh cho phép - mình nói trong hoàn cảnh cho phép nhé; thì vẫn nên học hành qua trường lớp đàng hoàng. Tôi từng đi làm trường hợp này hiếm lắm. Công nhân cao lắm lên Team leader là hết mức. Còn vị trí cao như sup, ass pro manager, pro manager,... phải có bằng cấp và ngoại ngữ. Những người đi lên từ lao động,họ rất hiểu,người lao động nghĩ gì,cần gì. Nên khuyến khích những người có tâm,có tầm như bài viết đã nêu. Chúc mừng 20/10 tất cả các mẹ,chị,em! Ko có bữa ăn nào miễn phí cả Chị Huỳnh Thị Ngọc Hà. 25 tuổi làm công nhân, 3 năm sau chuyên viên kỹ thuật và sau 30 năm Với sự nỗ lực không ngừng, chị được lãnh đạo cất nhắc qua nhiều vị trí từ trưởng ca, quản đốc và hiện là giám đốc khu sản xuất 1 với gần 800 công nhân, chuyên làm hàng veston, sản phẩm cao cấp của may Nhà Bè.Ps: sự nổ lực và học hỏi không ngừng. Còn công ty của mình thì mình đi xuống chuyền mới biết, muốn làm đc quản lý thì phải có chất giọng tốt. Đi xuống xưởng nghe tiếng mâý cán bộ quản lý la công nhân còn to hơn tiếng máy móc. Mọi người nói vui: "ko biết chửi ko làm quản lý đc đâu". Kakaka đây mới là những tấm gương nên có trên nội dung học cấp 3, người thật việc thật, không phải lúc nào cũng chú trọng vào thi cử, để ra đường đời các em học sinh có khả năng thích ứng thực tế tốt hơn. Tôi thì ngược lại từ Giám đốc về làm Công nhân ,giờ nổ lực để làm lại Gíam đốc , :-/ 11 năm trước chị Hà là giám đốc của mình ở khu 3.chúc chị sức khỏe và thành công. Mọi sự cố gắng đều đáng ghi nhận. Nhưng không nhiều người được như chị, đôi khi nó đi kèm sự may mắn. Không đâu bằng thực tế học hỏi, cần cù, cố gắng phát huy giá trị bản thân. Thực tế học hỏi không ngừng, động với con người có tố chất lãnh đạo thì thành công sẽ đến. rất đáng trân trọng, lớp trẻ ngày nay cần học hỏi những tiền bối Một người Giám đốc Khu NBC luôn đi đầu trong việc dám nghĩ, dám làm ! thường xuyênquan tâm chăm lo đời sống cho Anh chị em công nhân lao động. Chúc mừng Ngọc Hà nhé ! Chỉ tội những người quản lý đi lên từ công nhân thì lương sẽ không bao giờ cao bằng những người có trình độ được tuyển thẳng. |
'Không hợp thức hóa vướng mắc có tính vi phạm khi sửa Luật Đất đai' Sáng 20/10, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự luật Đất đai (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa Nghị quyết 18 của Trung ương về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao.Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu khi thảo luận cần bám sát chủ trương, định hướng của Đảng; thể chế hóa đầy đủ, chính xác thành các quy định cụ thể; chỉ đưa vào luật vấn đề đã chín, đã đủ rõ và đã có định hướng của Trung ương.Dự luật cần kế thừa quy định phù hợp của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ; khắc phục vướng mắc trong thực tiễn nhưng phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, chiến lược, lâu dài. "Không hợp thức hóa những vướng mắc có tính chất vi phạm; không đưa vào dự luật những vấn đề mang tính sự vụ, hiện tượng, nhỏ lẻ, cá thể, không thể hiện đúng bản chất của quan hệ đất đai phát sinh trong thực tiễn", ông Huệ nói.Theo Chủ tịch Quốc hội, dự luật Đất đai sửa đổi cũng cần giải quyết các nút thắt mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất; có phương án xử lý phù hợp nhằm khai thông nguồn lực đất đai, tạo không gian và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.Các quan hệ đất đai mang tính chất công và tư cũng cần tách bạch rõ để đưa vào luật, đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu thống nhất quản lý; phù hợp và đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo điều kiện cho các chủ thể xã hội được tiếp cận, sử dụng công bằng, hiệu quả, bền vững."Dự luật cần cụ thể hóa tối đa nội dung đã được kiểm nghiệm và áp dụng ổn định trong thực tiễn; luật hóa nội dung trong văn bản quy định chi tiết đã được áp dụng phù hợp thực tiễn", lãnh đạo Quốc hội nhấn mạnh.Về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), ông Huệ cho biết vẫn còn có ý kiến khác nhau về các quy định trong dự luật. Do đó, ông đề nghị các đại biểu tập trung cho ý kiến sâu hơn về cơ chế bảo đảm tinh thần "lấy người bệnh làm trung tâm", gắn với công bằng xã hội trong tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh.Dự luật cần quy định cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; định hình hệ thống y tế hiện đại, bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân; xử lý mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội hóa trong hoạt động khám chữa bệnh; cơ chế tự chủ tài chính của cơ sở khám chữa bệnh công lập, trước hết là tự chủ tài chính, hợp tác công tư, giá dịch vụ....Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Theo ông Huệ, đây là nội dung giám sát quan trọng, quy mô lớn, phạm vi rộng, đang nổi lên cấp bách trên nhiều lĩnh vực. Nội dung này được các đại biểu, nhân dân và cử tri cả nước rất quan tâm và gửi gắm nhiều kỳ vọng, mong muốn tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cùng với công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đại biểu chỉ rõ những lĩnh vực, địa bàn, địa chỉ để xảy ra lãng phí nghiêm trọng; làm rõ hạn chế, khó khăn; chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm và kiến nghị giải pháp.Những ngày qua, tình hình mưa bão diễn biến phức tạp, gây ngập lụt trên diện rộng, làm thiệt hại tài sản và tính mạng của người dân miền Trung. "Quốc hội xin gửi lời chia sẻ những khó khăn, mất mát và đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và sự nỗ lực vượt khó của nhân dân để giảm thiểu thiệt hại do bão lũ", ông Huệ nói, mong các địa phương sớm ổn định đời sống của người dân, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo Nghị quyết. Kỳ họp dự kiến bế mạc ngày 15/11, sau 21 ngày làm việc. Những khu vực đất đai ở đâu bị quy hoạch phải có thời gian thực hiện cụ thể không để quy hoạch treo kéo dài gây tổn thất cho dân. Tôi chỉ quan tâm có đánh thuế bất động sản thứ 2 trở lên không. Theo góc nhìn của tôi chỉ cần đánh thuế thật nặng (từ 20% đến n% giá trị đất) sẽ dứt hẳn nạn đầu cơ đất vốn ảnh hưởng xấu tới kinh tế và đẩy người thu nhập thấp vào thế khó khăn. Ngoài ra nếu đánh được thuế này nặng sẽ buộc giá đất thị trường về đúng giá (vì càng ôm nhiều càng thuế nặng) sẽ tạo thuận lợi cho thu hồi, đền bù, giải tỏa, tái định cư của các dự án (vì đất giá rẻ). Từ đó tạo đà cho giải quyết ùn tắc giao thông, phát triển kinh tế... |