text
stringlengths
23
21.9k
Cháy nhà kho, một người chết Lửa bốc lên lúc 7h tại nhà kho nằm trong chợ 365 phường Hà Cầu. Mỗi kho rộng khoảng 400 m2, được quây và lợp mái tôn. Do kho chứa nhiều vật dụng dễ cháy như túi xách, sơn..., cộng với gió lớn nên lửa nhanh chóng lan rộng.Ít nhất 7 xe chữa cháy cùng khoảng 50 chiến sĩ được điều động tới hiện trường. Để chống cháy lan, cảnh sát phải đập tường, phá lớp tôn quây xung quanh, liên tục phun nước vào bên trong.9h, lửa cơ bản được khống chế, song cột khói đen vẫn bốc cao hàng chục mét. Hậu quả nhà kho đổ sụp, các vật dụng phía trong bị thiêu rụi, thiệt hại đang được thống kê.Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an Hà Nội, cho biết khu vực cháy bị tạm đình chỉ hoạt động từ năm 2020. Nhưng thực tế các kho vẫn hoạt động.Việt An Nhà kho nằm trong chợ 365 bị đình chỉ từ 2020 tại sao vẫn còn hoạt động giờ ai là người chịu trách nhiệm đây. Chính quyền cần tăng cường kiểm soát các công trình tạm trên đất dự án treo. Nhà xưởng, kho bãi, nhà ở tạm và bãi xe mọc lên không phép, rất mất an toàn về PCCC và an ninh trật tự. Khu này được quy hoạch làm công viên, vậy mà bao nhiêu năm nay cho thuê kho, dịch vụ, hàng quán sầm uất gây ồn ào, nhếch nhác Sao thế nhỉ???nhà kho+xưởng sx sản phẩm dễ cháy và độc hại như sơn vẫn đc tồn tại hoạt động trong khu dân cư,lại gần chợ nữa chứ...xin chia buồn vs gia đình người bảo vệ... Ban đàu khu này là cây xanh hồ nước thể thao, thế mà không biết ra sao mà lại thêm được từ "dịch vụ". Và từ đó nhà hàng mọc lên như nấm, rồi thì kho bãi, nhà xưởng..Ngay đầu vào là hai nhà hàng bia to, rực rỡ đèn hoa. Không biết bao giờ người dân ở Hà Đông được hưởng thụ giá trị đích thực ban đầu: Khu công viên cây xanh, để được thư dãn tập thể dục, hít thở bầu không khí trong lành và văn minh hiện đại. "khu vực cháy bị tạm đình chỉ hoạt động từ năm 2020. Nhưng thực tế các kho vẫn hoạt động". Trách nhiệm của ai, đơn vị nào vậy? Có ai giải thích cho tôi rõ không? Toàn các dự án treo mấy chục năm ko làm gì người ta thuê làm nhà xưởng tạm bợ thôi Làm sao để giảm sự cố cháy nổ cho các doanh nghiệp bây giờ.
Dự án sửa đường 3.600 tỷ đồng thi công ì ạch Quốc lộ 19 dài 243 km, là tuyến nối các tỉnh Tây Nguyên, song nhỏ hẹp, nhiều đoạn xuống cấp, xe chạy khó khăn. Giữa năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải triển khai dự án nâng cấp, sửa chữa gần 150 km trên tuyến, dự kiến hoàn thành năm 2023.Quốc lộ 19 dài 243 km, là tuyến nối các tỉnh Tây Nguyên, song nhỏ hẹp, nhiều đoạn xuống cấp, xe chạy khó khăn. Giữa năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải triển khai dự án nâng cấp, sửa chữa gần 150 km trên tuyến, dự kiến hoàn thành năm 2023.Tuyến đường từ cảng Quy Nhơn (Bình Định) đến cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai), giúp kết nối vùng Tây Nguyên với Duyên hải miền Trung. Đồ họa: Khánh HoàngTuyến đường từ cảng Quy Nhơn (Bình Định) đến cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai), giúp kết nối vùng Tây Nguyên với Duyên hải miền Trung. Đồ họa: Khánh HoàngSau hơn 15 tháng, dự án mới đạt 27% khối lượng thi công. Nhiều đoạn nhà thầu chỉ mới múc đất lên rồi để đó, cây cỏ mọc um tùm, nước mưa đọng vũng lớn. Một số đoạn thiếu cọc tiêu hướng dẫn, dây phản quang, rào chắn cảnh báo; biển báo đặt chưa đúng nơi quy định và không có người điều tiết xe qua lại khi đang thi công...Sau hơn 15 tháng, dự án mới đạt 27% khối lượng thi công. Nhiều đoạn nhà thầu chỉ mới múc đất lên rồi để đó, cây cỏ mọc um tùm, nước mưa đọng vũng lớn. Một số đoạn thiếu cọc tiêu hướng dẫn, dây phản quang, rào chắn cảnh báo; biển báo đặt chưa đúng nơi quy định và không có người điều tiết xe qua lại khi đang thi công...Cầu tạm đoạn qua xã K'dang, huyện Đăk Đoa, thường ùn tắc nhưng không có người trực hướng dẫn phân luồng giao thông.Cầu tạm đoạn qua xã K'dang, huyện Đăk Đoa, thường ùn tắc nhưng không có người trực hướng dẫn phân luồng giao thông.Mương nước bị vỡ, sắt thép chỏng chơ bên đường.Mương nước bị vỡ, sắt thép chỏng chơ bên đường.Đợt mưa lớn hồi tháng 8 cuốn trôi đất đá tràn ra quốc lộ gây ách tắc giao thông.Ông Lê Tuấn Mạnh, Phó giám đốc Ban quản lý dự án 2, cho biết quá trình thi công gặp nhiều khó khăn do địa bàn thường xuyên mưa lớn, nước và đất đá tràn vào nhà dân. Có khoảng 1.000 khối đá cấp phối đã bị nước cuốn trôi.Ngoài ra dự án chậm trễ, bầy hầy còn do nhà thầu yếu kém. "Bên bảo hiểm đang đánh giá, thẩm định, cái nào lỗi do thi công sẽ đền bù cho người dân", ông Mạnh nói.Đợt mưa lớn hồi tháng 8 cuốn trôi đất đá tràn ra quốc lộ gây ách tắc giao thông.Ông Lê Tuấn Mạnh, Phó giám đốc Ban quản lý dự án 2, cho biết quá trình thi công gặp nhiều khó khăn do địa bàn thường xuyên mưa lớn, nước và đất đá tràn vào nhà dân. Có khoảng 1.000 khối đá cấp phối đã bị nước cuốn trôi.Ngoài ra dự án chậm trễ, bầy hầy còn do nhà thầu yếu kém. "Bên bảo hiểm đang đánh giá, thẩm định, cái nào lỗi do thi công sẽ đền bù cho người dân", ông Mạnh nói.Sợ nước tràn vào nhà, nhiều hộ dân hai bên đường đóng cọc, dùng bao đất, cát chắn trước cửa nhà. Theo UBND xã K'Dang, đợt mưa hôm 15/9, 38 hộ dân trong xã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nước lớn, chảy xiết cuốn đất, đá vào nhà, làm nhiều tủ lạnh, máy giặt của người dân hư hỏng.Sợ nước tràn vào nhà, nhiều hộ dân hai bên đường đóng cọc, dùng bao đất, cát chắn trước cửa nhà. Theo UBND xã K'Dang, đợt mưa hôm 15/9, 38 hộ dân trong xã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nước lớn, chảy xiết cuốn đất, đá vào nhà, làm nhiều tủ lạnh, máy giặt của người dân hư hỏng.Nắp mương thoát nước vứt nghiêng ngả khắp nơi.Theo Ban quản lý dự án 2, đến nay tổng khối lượng thi công chưa đạt 1/3 dự án, chủ yếu cầu, rãnh dọc, cống. Nhiều tháng qua nhà thầu không thể thi công do Gia Lai đang mùa mưa, khiến hai gói đoạn qua huyện Đăk Đoa và Mang Yang chậm tiến độ."Còn 7 tháng, Ban thường xuyên tăng cường đúc thốc nhà thầu hoàn thành tiến độ", ông Lê Tuấn Mạnh, Phó giám đốc Ban quản lý dự án 2 nói.Nắp mương thoát nước vứt nghiêng ngả khắp nơi.Theo Ban quản lý dự án 2, đến nay tổng khối lượng thi công chưa đạt 1/3 dự án, chủ yếu cầu, rãnh dọc, cống. Nhiều tháng qua nhà thầu không thể thi công do Gia Lai đang mùa mưa, khiến hai gói đoạn qua huyện Đăk Đoa và Mang Yang chậm tiến độ."Còn 7 tháng, Ban thường xuyên tăng cường đúc thốc nhà thầu hoàn thành tiến độ", ông Lê Tuấn Mạnh, Phó giám đốc Ban quản lý dự án 2 nói.Tuyến đường xuất hiện hàng trăm ổ voi, ổ gà gây nguy hiểm, nhất là vào ban đêm. Trước đó, các nhà thầu bị Cục Đường bộ xử phạt do tuyến phát sinh nhiều vị trí hư hỏng, ổ gà, bong tróc (trên mặt đường cũ) nhưng không được vá sửa, bảo đảm an toàn.Tuyến đường xuất hiện hàng trăm ổ voi, ổ gà gây nguy hiểm, nhất là vào ban đêm. Trước đó, các nhà thầu bị Cục Đường bộ xử phạt do tuyến phát sinh nhiều vị trí hư hỏng, ổ gà, bong tróc (trên mặt đường cũ) nhưng không được vá sửa, bảo đảm an toàn. đường gia lai đi bình định rất ức chế đoạn từ dưới chân đèo đến quy nhơn, đường thì hẹp nên cấm vượt, xe tải nổi đuôi nhau 3 chiếc chạy như rùa bò thì đời nào mà kinh tế 2 vùng phát triển nổi. Các chỗ nào cấm vượt thì mở rộng đủ cho người ta vượt, đỡ tốn biến bao nhiêu thời gian và xăng dầu. Đường huyết mạch mà làm có 11m là quá tạm bợ Muốn dẫn đầu đông nam Á phải phát triển giáo thông Đường quoc lộ 19 là con đường huyêt mạch nối các tinh miền trung và cao nguyên nối cữa khẩu Lệ Thanh đi quốc tế mà là có 11met là quá nhỏ Tôi mới thấy quốc lộ 19 được sửa chữa nâng cấp cách đây vài ba năm mà sao nay lại làm nữa, tính toán cho kỹ rồi làm một lần cho thật tốt, cứ 2,3 năm lại làm đường tốn kém lắm. Chỉ có nước ta mới làm vậy, đường vừa làm xong đã hư hỏng, nhỏ hẹp không đủ lượng xe lưu thông..., vậy bao giờ cho giàu được. Làm với vốn ODA có khi được quản lý chặt chẽ tất cả mọi mặt,nhất là chất lượng.QL19 cũng làm hơn 50km BOT nhưng sau vài tháng đã có chỗ bị bong lên,tạo thành ổ gà.Trước đây cũng tu sửa một số đoạn nhưng chất lượng rất kém. Mong lần này làm đạt chất lượng để sử dụng lâu dài vì tuyến đường này lưu lượng xe lớn và thường xuyên chở quá tải. Đường huyết mạch mà 11m nhỏ quá không đáp ứng được nhu cầu
Dự kiến tăng lương cơ sở từ giữa năm 2023 Sáng 20/10, báo cáo với Quốc hội kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp khiến một bộ phận thôi việc, chuyển việc, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục.Tại phiên họp Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hôm qua, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, để khắc phục tình trạng công chức, viên chức thôi việc, Ban cán sự đảng Chính phủ đã trình hội nghị Trung ương 6 khóa XIII điều chỉnh lương cơ sở từ 1,49 lên 1,8 triệu đồng (tăng 20,8%).Lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ tính lương của cán bộ, công chức, viên chức... trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác. Trước đây, việc điều chỉnh tăng lương được thực hiện hàng năm, nhưng 3 năm qua không thể thực hiện do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, đời sống cán bộ, công chức, viên chức gặp nhiều khó khăn.Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm (hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34) sẽ nhận lương 3.486.600 đồng.Theo Thủ tướng, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Ban cán sự Đảng Chính phủ sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 sẽ được triển khai, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều.Chính phủ cũng sẽ có giải pháp nâng cao trình độ dân trí, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đồng thời triển khai đề án xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội.Lãnh đạo Chính phủ khẳng định sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế; tăng cường y tế cơ sở, dự phòng, đảm bảo năng lực khám, chữa bệnh, phòng chống dịch của hệ thống y tế; cơ chế tài chính y tế tiếp tục được đổi mới; thực hiện lộ trình phù hợp tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.Các công trình giao thông trọng điểm quốc gia, liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, đường sắt đô thị sẽ được ưu tiên đẩy nhanh tiến độ. Nguồn lực xã hội được huy động đầu tư kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là hình thức hợp tác công tư. Năm 2023, Chính phủ phấn đấu hoàn thành, đưa vào sử dụng một số đoạn cao tốc như: quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2.Nhiều dự án sẽ được khởi công, như vành đai 3 TP HCM; vành đai 4 Hà Nội; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1; Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; Đăk Nông - Bình Phước; Nam Định - Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng; Kon Tum - Quảng Ngãi; Lạng Sơn - Cao Bằng...Một số sân bay cũng được dự kiến nâng cấp mở rộng, khai thác lưỡng dụng như Phan Thiết, Thành Sơn, Chu Lai, Lào Cai, Nà Sản, Vinh; nghiên cứu mở rộng theo phương thức PPP để khai thác lưỡng dụng sân bay Biên Hòa, Gia Lâm.Đến năm 2022, khoảng 565 km cao tốc đã được hoàn thành; trong đó đưa vào khai thác 365 km và thông tuyến 200 km. Cuối năm 2022, sẽ có 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam được khởi công, với chiều dài gần 730 km.Dù đạt nhiều kết quả, Thủ tướng thừa nhận, kỷ luật hành chính có nơi chưa nghiêm; một số cán bộ công chức vi phạm quy định, bị xử lý. Một số tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em, mất an toàn lao động, cháy nổ, lừa đảo qua mạng còn diễn biến phức tạp. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh chưa được xử lý dứt điểm... Nên tăng lương cơ sở tháng 1/2023 luôn "Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm (hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34) sẽ nhận lương 3.486.600 đồng". Mức lương này bằng mức sống thời sinh viên. Mong đề án tăng lương cơ sở thành hiện thực, thời gian tăng sớm hơn để CB CCVC được tăng thu nhập, yên tâm công tác Nếu tăng lương được từ 1/4/2023 thì nhiều CBCCVC sẽ rất vui mừng, nhất là CB y tế, giáo dục. mong muốn tăng càng sớm càng tốt Lâu quá, công viên chức mong tăng luôn từ tháng 1/2023 vì 3 năm qua lương vẫn đứng yên Việc tăng lương cơ sở này so với chạy theo lạm phát thì như cầm đèn chạy trước ô tô. Với tư cách là người lao động, và chắc chắn rất nhiều người mong muốn như tôi. Thứ nhất, áp lương cơ sở theo từng ngành và khối lượng công việc. Thứ hai, tinh giản biên chế để nâng lương cơ sở ngành. Rõ ràng có nhiều ngành nghề làm việc từ 7 giờ đến 8-9 giờ sáng đã hết việc, lại có ngành làm liên tục 24 tiếng mà lương cơ sở vẫn như nhau, rõ ràng là bất cập và gây tâm lý bất mãn với nguời lao động. Cũng bù mấy lần chưa tăng thôi. Nhưng cũng động viên tinh thần. Tôi đề nghị tăng ngay 1/1/2023 Nên tăng lương tháng 1/2023 Tăng từ đầu năm luôn đi Tôi thắc mắc là lương tối thiểu vùng I là 4.680.000 đồng mà lương công chức đại học bậc 1 lại chỉ có 3.486.600 đồng như vậy có phải là sai hay không? Lương còn thấp hơn lương tối thiểu thì sao mà sống được? Vật giá thì leo thang nhanh hơn tăng lương nữa. Người dân sống chật vật Nên tăng lương cho tất cả các đối tượng từ ngày 01/01/2023. Vì giá cả trượt lắm rồi. CCVC yên tâm công tác. Người nghỉ hưu cũng đỡ phần khó khăn . 3 năm rồi do dịch nên không tăng được, giờ có dự kiến tăng thì vẫn theo lộ trình 1/7, vẫn biết khó khăn là chung nhưng thực sự giá cả leo thang mức lương không đủ trang trải dù đang lương chuyên viên chính bậc 2 nên rất mong có thể đẩy thời gian lên sớm hơn để đỡ khó khăn trong sinh hoạt Tin vui với công nhân viên chức nhà nước, đã 3 năm rồi mà đồng lương vẫn vậy trong khi mọi thứ đều leo thang. Giờ cầm 500k đi chợ vèo cái là hết :( (nghe mẹ với vợ kể vậy).
Nghiên cứu coi Covid-19 là bệnh đặc hữu Sáng 20/10, thẩm tra báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết chính sách về dịch bệnh của Thái Lan và một số nước là kinh nghiệm tốt cho Việt Nam trong việc chuyển bệnh truyền nhiễm từ nhóm A sang nhóm B, trong đó có Covid-19.Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế xảy ra tại bệnh viện công ở nhiều địa phương đang ảnh hưởng rất lớn tới công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo Bộ Y tế, 28 địa phương, 12/21 bệnh viện tuyến trung ương thiếu thuốc; 26 địa phương và 15/21 bệnh viện tuyến trung ương thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất. Nguy cơ thiếu thuốc sẽ tiếp diễn năm 2023 khi khoảng 14.000 thuốc sẽ hết hiệu lực đăng ký lưu hành.Các nguyên nhân được chỉ ra là hành lang pháp lý về mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế chưa hoàn thiện, gây nhiều cách hiểu khi thực hiện. Việc xử lý vi phạm của một bộ phận công chức, viên chức y tế đã tạo ra tâm lý e ngại, sợ sai, sợ chịu trách nhiệm, không dám mua sắm; khó khăn trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc theo quy định tại Luật Dược năm 2016.Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ theo dõi diễn biến dịch bệnh trên thế giới để có kịch bản, phương án ứng phó kịp thời, tránh bị động, bất ngờ. Vướng mắc trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế cần được giải quyết, để chấm dứt ngay tình trạng thiếu trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế; đồng thười có giải pháp thúc đẩy công nghiệp dược và sản xuất thuốc trong nước."Tình trạng thiếu bác sĩ tại bệnh viện công cũng cần khắc phục", ông Thanh nói, cho rằng Chính phủ phải nghiên cứu lộ trình phù hợp, tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế phù hợp; có giải pháp khắc phục tình trạng bệnh viện tự chủ nhưng thu không đủ bù chi.Từ đầu năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần yêu cầu các đơn vị tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu. Chương trình phòng chống dịch Covid-19 (2022-2023) được Chính phủ ban hành giữa tháng 3 nêu Việt Nam sẽ nghiên cứu chuyển biện pháp phòng chống Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng, tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ nguyên nhân gây bệnh) sang nhóm B (bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong).Hồi tháng 8/2022, dù toàn quốc đã tiêm đủ hai mũi vaccine cho người từ 12 tuổi, Bộ Y tế đề xuất Thủ tướng chưa xem Covid-19 là bệnh lưu hành, chưa công bố hết Covid-19 tại Việt Nam. Bộ Y tế cũng đề xuất Thủ tướng chưa chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.
Du khách bị sóng cuốn, phải bám đá 25 phút Chiều 19/10, do ảnh hưởng của hoàn lưu trước bão Nesat, bờ biển thị xã Cửa Lò sóng lớn cao khoảng 2-4 m, đánh mạnh lên bờ kè, xô ngã và kéo du khách xuống biển. Nạn nhân biết bơi nên đã bám vào mỏm đá cách bờ chừng 7 m.Hai lính cứu hộ sau đó mang dây thừng bơi ra tiếp cận, buộc dây vào người nạn nhân. Bốn lính cứu hộ khác trên bờ dùng thanh gỗ kết nối từ bờ bê tông với mỏm đá làm lối di chuyển.Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ và Phòng chống thiên tai thị xã Cửa Lò, cho biết khoảng 15 phút từ khi tiếp cận, lực lượng cứu hộ đã đưa được nạn nhân lên bờ an toàn. Đây là lần đầu trung tâm giải cứu du khách gặp nạn trong tình huống đặc biệt như vậy.Bão Nesat khi tiến gần bờ biển miền Trung đã suy yếu nhanh do tương với không khí lạnh mạnh. 7h sáng nay, tâm áp thấp nhiệt đới ở trên vùng biển Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, sức gió còn 39-61 km/h, cấp 6-7.Dự báo, hôm nay áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu, rất ít khả năng gây gió mạnh trên cấp 6 tại vùng đất liền ven biển. Chúng ta quá nhỏ bé trước mẹ thiên nhiên. Mưa báo anh kia còn ngắm cảnh gì vậy. Làm khổ bao nhiêu người Biết bão sắp đến mọi người có một chút ý thức tránh xa khu vực công suối bờ biển để tránh mất an toàn cho mình cũng như tránh thêm công việc cho lực lượng cứu hộ ôi rất may cho ông vì đã bám được mỏm đá, sóng cao và mạnh có thể đẩy ông đi rất xa ! may mà đây là đàn ông, còn biết bơi nữa. Chứ nếu là phụ nữ và không biết bơi thì không biết sẽ thế nào. hú vía, bác cũng lớn tuổi rồi, mà k để ý sóng gió đi ra ngoài chi, khả năng lại là sống ảo, nhưng tai nạn lại thật Chuẩn đang bão mà còn mộng mơ ngắm cảnh làm gì để làm khổ bao nhiêu người. Anh này đi du lịch được kiểu ảnh để đời!" Du lịch ôm bãi đá" Mới nhìn tưởng cảnh đầu phim Tây du kí Ông đã 56 tuổi mà còn hiếu động như con nít vậy. Cứu hộ thô sơ quá, sao ko đều xe cẩu lên. Được bài học nhớ đời nhé !. Chỉ vì thú vui ngắm cảnh lạ đời mà khổ người khácĐang lúc ảnh hưởng bão, sóng to gió lớn vẫn đi ngắm cảnh thì chịu rồi Đã có bão rồi mà Cụ còn muốn ngắm Biển! Ở Cửa lò Nghệ An có đảo Lan Châu này rất đặc biệt, ai ko biết thì tìm hiểu sự đặc biệt nhé (nhất là về việc khó khăn nếu đi tàu ra đảo ️) Chúc mừng anh đã trở về từ cõi chết
Cử tri lo lắng khi 'giá dịch vụ tăng nhưng tiền lương chưa tăng' Sáng 20/10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến báo cáo Quốc hội ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước.Theo phản ánh, hàng loạt khó khăn đang bủa vây cuộc sống người dân. Giá cả leo thang, nỗi lo tăng học phí, khoản đóng góp đầu năm. Việc sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa trong các trường phổ thông (thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội) cũng tạo nên "cuộc chiến thương mại giữa các nhà sách"...Vì vậy, cử tri đề xuất Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm chỉ đạo, chuẩn bị các điều kiện để cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII nhằm cải thiện thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động."Cán bộ, công chức, viên chức rất vui mừng khi Hội nghị Trung ương 6 đã đồng ý chủ trương và tại kỳ họp này theo đề nghị của Chính phủ, Quốc hội sẽ bàn và quyết định điều chỉnh nâng mức lương cơ sở", ông Chiến nói.Theo Chủ tịch Mặt trận, cử tri và nhân dân bày tỏ tin tưởng vào quyết tâm của Đảng và Nhà nước, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cử tri cũng đánh giá cao việc hoàn thiện thể chế, kiên quyết xử lý theo kỷ luật Đảng và kỷ luật Nhà nước đối với các tập thể, cá nhân vi phạm trong thời gian gần đây, đặc biệt là với những người giữ cương vị cao trong bộ máy Đảng, Nhà nước ở cả Trung ương và địa phương.Các vụ án tham nhũng lớn, cả trong Nhà nước và khu vực tư nhân đã được điều tra, truy tố, xét xử. Cán bộ sai phạm, kể cả cán bộ cấp cao trong các vụ án đều bị xử lý nghiêm, như vụ nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Á; vụ đưa và nhận hối lộ khi tổ chức các chuyến bay đưa người Việt Nam ở nước ngoài về nước trong đại dịch; vụ án thao túng thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu trái pháp luật ở một số tập đoàn như Vạn Thịnh Phát...Dù vậy, người dân chưa hài lòng khi tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp; hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chưa cao.Theo Báo cáo về phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật của Chính phủ, từ ngày 1/10/2021 đến ngày 31/7/2022, cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 4.300 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, giảm 36,6%; song tỷ lệ phạm tội về tham nhũng và chức vụ tăng 33,3% (với 396 vụ) so với cùng kỳ năm trước.Cử tri và nhân dân mong muốn Đảng và Nhà nước tiếp tục phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật. Cần có giải pháp phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, báo chí và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Cử tri đề nghị Nhà nước sớm hoàn thành việc điều tra để đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng, làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành, các cấp và người đứng đầu trong những dự án lớn bị thua lỗ, gây thất thoát tài sản của Nhà nước và công khai kết quả xét xử cho người dân biết, theo dõi, giám sát.Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cho biết, cử tri và nhân dân mong muốn các cấp, các ngành nhanh chóng xem xét, xử lý nghiêm hành vi khi người dân đã nộp tiền mua đất, mua nhà ở nhưng chưa được giao đất, chưa được cấp giấy chứng nhận nhận quyền sử dụng đất, chưa được xây nhà ở để ổn định cuộc sống."Cử tri cũng kiến nghị xử lý tình trạng dự án đã được giao đất nhưng không triển khai hoặc chậm, gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, lãng phí tài nguyên đất, các tài nguyên, khoáng sản khác...", ông Chiến nói. Từ khi biết kiếm tiền đến giờ, chưa bao giờ mức lương đảm bảo được mức sống nếu ko làm nhiều việc! Khi giá xăng tăng thì giá các sản phẩm/dịch vụ cũng tăng theo, người lao động cũng đòi tăng lương. Khi xăng giảm giá thì không thấy dấu hiệu nào cho thấy giảm giá các sản phẩm/dịch vụ, còn khi đã tăng lương thì chắc chắn không có chuyện giảm. Giờ một ổ bánh mì đã ít nhất 15-20k, cơm 25-30k theo giá bình dân, hủ tiếu, bún, phở phải ngoài 30k cho vùng ven. Chưa tính tiền nhà, nhưng với mức lương của người công nhân hay nhân viên văn phòng là không thể nào tính luỹ được. Đã vậy bây giờ giáo dục, y tế gây áp lực kinh khủng với giới phụ huynh. Ước mơ xa hơn là ngôi nhà tạm bợ
Bốn cây cầu lớn ở Thủ Đức thi công lại đầu năm 2023 Thông tin được Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng đưa ra tại buổi kiểm tra tình hình thực hiện 4 cây cầu trên, ngày 20/10. Những dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng, nằm trên các trục giao thông huyết mạch ở TP Thủ Đức, song chậm tiến độ nhiều năm qua do vướng mặt bằng.Trong đó, lớn nhất là cầu Nam Lý dài 650 m, rộng 20 m trên đường Đỗ Xuân Hợp, tổng mức đầu tư gần 920 tỷ đồng, được xây dựng để thay cầu Cống đập Rạch Chiếc nhỏ hẹp và xuống cấp. Dự án khởi công cách đây 6 năm nhưng phải dừng khi mới hoàn thành khoảng 39% khối lượng do vướng mặt bằng. Tại công trường, vật liệu xây dựng đang chất đống, rào chắn ngổn ngang sau thời gian dài ngưng trệ.Cách đó khoảng 4 km, cầu Tăng Long dài gần 800 m, tính cả đường dẫn, bắc qua rạch Trau Trảu trên đường Lã Xuân Oai cũng trong tình trạng tương tự. Các nhịp cầu đã xây xong từ lâu nằm trơ trọi, sắt thép hoen rỉ. Dự án này khởi công cách đây 5 năm, nhưng hiện mới đạt 30% khối lượng do vướng mặt bằng.Trong khi đó, hai công trình khác cũng nằm trên địa bàn TP Thủ Đức là cầu Ông Nhiêu trên đường Nguyễn Duy Trinh và cầu Ông Bồn ở tuyến Bưng Ông Thoàn, tổng vốn đầu tư hơn 800 tỷ đồng chưa thể thực hiện vì phải chờ hoàn tất thu hồi đất.Theo ông Tùng, các dự án hạ tầng chậm trễ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân cũng như phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Do vậy, Thủ Đức đang đẩy nhanh xác minh nguồn gốc, hiện trạng pháp lý đất ở từng hộ dân, doanh nghiệp trong phạm vi dự án để sớm bồi thường, giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư khởi động lại các công trình này.Chủ tịch TP Thủ Đức cũng cho biết việc đền bù, giải phóng mặt bằng ở các dự án sẽ được địa phương vận dụng theo chính sách, cơ chế tốt nhất để người dân đồng thuận, cũng như giúp họ sớm ổn định sau khi giao đất cho các công trình.Ông Lê Ngọc Hùng, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (TCIP - chủ đầu tư), cho rằng giải phóng mặt bằng ở nhiều công trình chậm trễ do giá bồi thường hiện chưa sát thị trường, nên nhiều người dân chưa đồng thuận di dời. Do vậy, thời gian qua đơn vị này và các bên liên quan triển khai nhiều phương án để tham mưu, trình duyệt giá đất tiếp cận gần hơn để người dân bàn giao."Sau khi địa phương giao mặt bằng, các dự án trên có thể hoàn thành sau 12-15 tháng thi công", ông Hùng nói và cho biết chủ đầu tư sẽ phối hợp chặt cùng địa phương, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng sau khi có mặt bằng.Trước đó, Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cũng cho biết trong kiến nghị Luật Đất đai sắp tới, thành phố lưu ý chính sách bồi thường sẽ không lệ thuộc khung giá đất mà sẽ có bảng giá do chính quyền địa phương ban hành. Bảng giá này sẽ theo đặc điểm dân cư, đô thị, vị trí dự án, sát với thị trường để người dân dễ đồng thuận.Gia Minh Lại là dự kiến nữa à .... mong tiến hành thi công đúng như dự kiến, đừng để người dân mừng hụt nhé. Hy vọng đến năm 2035 các công trình này hoàn thành. Nghe tin mà mừng rơi nước mắt. Còn cầu Long đại nữa. Sao ko làm luôn nhỉ
Mưa lớn gây ngập, sạt lở núi ở Vũng Tàu Khoảng 11h30, nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Vũng Tàu như Lê Hồng Phong, Đường 30 Tháng 4, Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám... bị ngập nặng. Một số chỗ ngập hơn 30 cm, nước rút chậm khiến xe chạy khó khăn.Bì bõm dắt xe qua điểm ngập, chị Lê Hoài Nương, ở phường 5, cho biết để tránh các điểm ngập, chị chạy lòng vòng hơn 20 phút trên quãng đường gần 5 km. Khi gần đến chỗ làm trên đường Lê Hồng Phong, xe gặp đoạn ngập sâu, chết máy.Gần đó anh Nguyễn Trí, nhà trong hẻm phường 4, đang kê đồ đạc lên cao khi nước tràn vào nhà. "Cơn mưa to kéo dài nửa giờ, nước không thoát kịp, tràn vào nhà ngập 30 cm, khiến một số đồ đạc bị ướt, hư hỏng", anh nói và cho biết xe máy để ngoài sân chưa kịp đưa vào bị ngập nước, không thể khởi động.Mưa lớn cũng khiến triền núi Nhỏ trên đường Hạ Long (phường 2, TP Vũng Tàu) sạt lở vào chiều nay. Một đoạn tường dài gần 20 m, cao 2 m ở đầu hẻm 66 bị sập, nhiều khối đất đá tràn xuống đường Hạ Long, không gây thương vong, song hai xe máy bị đất đá vùi lấp.Chính quyền căng dây cảnh báo, huy động xe múc đến thu dọn, đưa xe máy ra ngoài. Theo đại diện chính quyền, việc giải phóng đống đất đá không thể làm ngay vì khu vực đã no nước, đào bới sẽ khiến đất sạt xuống. Sự cố khiến các hộ dân ở hẻm trên triền núi không thể đi xuống. Họ chỉ có thể đi bộ tới bậc tam cấp sát cơ sở kinh doanh gần đó để ra đường Hạ Long.Cách đó hơn 4 km, trên đường Trần Phú (phường 5) đoạn chạy ven biển, một tảng đá nặng hàng chục tấn ở độ cao 5 m trên triền núi Lớn bị sập xuống. Khu vực này không có nhà dân, thời điểm sạt lở mưa to vắng người chạy qua nên không xảy ra thương vong.Ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Đài khí tượng thuỷ văn Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết áp thấp ở Biển Đông gây mưa lớn tại TP Vũng Tàu về chiều và tối. Tổng lượng mưa từ đo được trong 24 giờ qua hơn 98 mm. Mưa sẽ giảm từ chiều hôm nay và những ngày tiếp theo do rãnh áp thấp dịch dần về phía miền Tây.Theo ông Tài, lượng mưa này tại TP Vũng Tàu chưa lớn và không bất thường. Tuy nhiên, thành phố ngập sâu do đô thị hóa nhanh, hệ thống thoát nước không đáp ứng được. "Mấy năm nay, Vũng Tàu mưa trên 50 mm đã ngập một số nơi", ông Tài nói. Hiện, thành phố ghi nhận 10 điểm ngập khi mưa lớn.Trường Hà Hãy trồng thêm cây xanh, hãy bảo vệ rừng, đừng phá rừng, đừng dùng đồ gỗ từ cây lâu năm, đừng lấy đất núi, đất rừng làm dự án bất động sản. Đó là cách duy nhất giúp chúng ta không phải trả giá. Thiên tai, mưa lũ, sạt lở giờ ở khắp mọi nơi.Thiên nhiên không có lỗi, mọi thứ đều do con người gây ra. Thành phố Biển bị ngập là sao? Thiên tai hay nhân tai? Tp Vũng Tàu được bao quanh bởi biển mà thoát nước không kịp? Nhiều khu vực cách bờ biển chưa tới 100-200m mà ngập tới 20cm. Lại là căn bệnh: tốc độ đô thị hóa nhanh! TP vũng tàu xung quanh là biến mà cũng ngập.Góp ý đo thi1-Giữ gìn ao hồ sông rạch, cong rãnh thông thoáng. Nơi nào bị lẫn chiếm phải khôi phục lại.2-Moi công trình hạ tầng như lòng lề đường, sân bãi , các công viên phải làm bằng vật liệu có khả năng thấm nước xuống tầng đất bên dưới.3- Không cho xây dựng các công trình gây ảnh hưởng việc thẩm thấu nước và thoát nước4- phat nặng các hành vi vi phạm về thoát nước Tây Ninh , Long Khánh , Củ Chi , Chưa từng thấy ngập , bởi vì ít bê tông hoá , vườn cây , rừng cây bao phủ khắp nơi . nước mưa thấm phần lớn vào đất . Đô thị nào cũng cứ mưa là ngập ,rõ ràng bê tông hoá là nguyên chính ,cùng với một số kênh rạch ao hồ bị lấp để xây dựng cũng là yếu tố góp phần gây thảm hoạ lụt lội do nước mưa không có lối thoát và chứa nước. Vậy các nhà hoạch định sẽ giải quyết nó như thế nào? Những đô thị mới ròi sẽ có đi theo vết xe đổ của những đô thị đã hình thành trước. 2 ngày nay mưa to và lâu Do hệ thống thoát nước kém thôi, hồi nhỏ mình ở Vũng Tàu đây, đường lớn mà nước ngập tràn cả vào nhà mặc dù cách biển chỉ hơn 2km. Hậu quả không riêng gì VT mà tất cả các Tp trong cả nước VN. Đó là cứ xây trên mà không bao giờ lo xây dưới. Hệ thống thoát nước yếu và kém dẫn đến ngập lụt ngày càng nhiều và xảy ra liên tục! Bên Mỹ, chỉ cái nền nhà; lối xe ra/vào (driveway) và vỉa hè (sidewalk) là bê tông thôi. Còn sân trước, sân sau và khoảng cách 2 bên hông nhà phải trồng cỏ, cây, hoa....Đổ bê tông, lát gạch sẽ bị phạt và buộc tháo bỏ. Để cỏ mọc um tùm, quá cao cũng bị phạt. Thành phố nhìn đẹp, xanh mát và ít bị ngập nước khi mưa nhiều. Ở VN bây giờ, nhiều nơi tìm một miếng đất trồng bụi hoa lài cũng không có. Bên trên toàn song sắt, dưới đất phủ kín bê tông, nước mưa không thấm được, phải xếp hàng chờ được chảy xuống lỗ cống nhỏ hẹp ! Tôi là dân VT, qua Mỹ định cư hơn 40 năm, bây giờ nghỉ hưu trở về, nhìn đường phố mỗi khi mưa...kinh khủng quá ! Phân lô , tách thửa nhỏ và liền kề , làm nhà kiểu nhà ống là thứ nên loại bỏ khỏi quy hoạch đất đai . Chính những cái đó khiến mặt đất bê tông hóa hết nên ngập là tất yếu . Nên trồng thêm nhiều cây trên mấy ngọn núi này, như cây si nhiều rể, cây nem chịu hạn, để giữ đất.
Chủ tịch TP Đà Nẵng bị khiển trách Theo thông cáo phát chiều 20/10, tại kỳ họp thứ 21 (ngày 18-19/10), Ủy ban Kiểm tra Trung ương khiển trách Ban cán sự đảng UBND TP Đà Nẵng các nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026 và ông Huỳnh Đức Thơ, nguyên Phó bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch thành phố.Các ông Hồ Kỳ Minh, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Phó bí thư Ban cán sự đảng, Phó chủ tịch thường trực thành phố; Trần Văn Miên, nguyên Thành ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó chủ tịch thành phố; Nguyễn Văn Phụng, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính cũng bị khiển trách.Bà Ngô Thị Kim Yến, thành ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó chủ tịch UBND thành phố, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Y tế, bị cảnh cáo.Ông Tôn Thất Thạnh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố, bị khai trừ khỏi Đảng.Cơ quan kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng kiểm điểm, rút kinh nghiệm; chỉ đạo khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; xử lý kỷ luật và xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.Ủy ban Kiểm tra Trung ương "ghi nhận và đánh giá cao" nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, góp phần kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.Tuy nhiên, cơ quan kiểm tra cho rằng, trong lãnh đạo, chỉ đạo, Ban cán sự đảng UBND TP Đà Nẵng đã vi phạm quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND thành phố và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong mua sắm, quản lý, sử dụng sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế; trong quản lý, sử dụng các nguồn hỗ trợ; để xảy ra vụ án tại CDC thành phố.Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên có nguy cơ thất thoát lớn ngân sách nhà nước, gây dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của cấp ủy và chính quyền thành phố.Trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng UBND TP Đà Nẵng và ông bà Lê Trung Chinh, Huỳnh Đức Thơ, Hồ Kỳ Minh, Ngô Thị Kim Yến, Trần Văn Miên, Nguyễn Văn Phụng, Tôn Thất Thạnh. Liên quan đến vấn đề này còn có trách nhiệm của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và một số tổ chức đảng, đảng viên.
Bất an vì sạt lở bờ sông Sáng 20/10, chính quyền huyện Đại Lộc huy động hơn 200 người cùng ba máy đào cho đất cát vào bao tải bỏ xuống đoạn sông Quảng Huế, đoạn qua thôn Phú Nghĩa, xã Đại An, để gia cố tạm thời chống sạt lở. Khu vực này bị nước lũ cuốn trôi hơn 1,5 ha đất sản xuất tạo thành vòng tròn với vách đứng cao gần 10 m. Nước sông chảy vào tạo vùng xoáy mạnh, đất tiếp tục bị cuốn trôi.Nhà cách điểm sạt lở hơn 10 m, ông Ngô Uyên, 58 tuổi, ở thôn Phú Nghĩa, cho biết sông Quảng Huế có vai trò dẫn nước, chia bớt lũ cho hai sông Vu Gia và Thu Bồn. Năm 1999, mưa lũ làm sạt lở bờ sông Quảng Huế. Một năm sau chính quyền xây bờ kè bảo vệ đất sản xuất và nhà dân. Từ đó, mỗi mùa mưa lũ, sạt lở không đáng kể nên cuộc sống, sản xuất của người dân ổn định.Tuy nhiên, từ năm 2013, TP Đà Nẵng vào mùa khô bị nhiễm mặn, chính quyền hai địa phương cho đắp một đập bằng đá, bảo tải đất cát để ngăn nước từ sông Vu Gia không cho về Quảng Huế. Khi đập hình thành, nước chảy về Đà Nẵng để phục vụ sinh hoạt, vì nơi đây thiếu nước ngọt.Mỗi khi mưa lũ, nước chảy qua đập tạo dòng xoáy gây sạt lở. "Ban đầu nước lũ gây xói dưới chân bờ kè tạo hàm ếch, sau đó nhiều đợt lũ khác cuốn bay bờ kè. Năm 2020 nước lũ bắt đầu gây sạt lở đất sản xuất", ông Uyên nói.Trong tháng 10 này, hai trận lũ trên báo động 3 (mức cao nhất) đã cuốn trôi đất sản xuất ven sông Quảng Huế. Sạt lở cách nhà dân nơi gần nhất 10 m, nơi xa 50 m, cách đường dân sinh 4 m. Lo sợ lũ về gây sập nhà dân, chính quyền di dời 7 hộ dân, gần 10 hộ dân khác ở thôn Phú Nghĩa sẵn sàng sơ tán khi mưa lớn.Móng nhà cách chỗ sạt lở 50 m, ông Ngô Thôi, 63 tuổi, nói chưa từng thấy mỗi đêm nước lũ cuốn trôi hơn 20 m đất. Tiếng đất lở ầm ầm khiến ông không thể ngủ. Nếu chính quyền không có giải pháp thì một vài trận lũ, sạt lở đến nhà ông."Mất đất sản xuất thì đi làm thuê, song cả đời người tích góp xây dựng được căn nhà, giờ mất thì sống ở đâu", ông nói và cho rằng để di dời cần số tiền rất lớn xây dựng nơi ở mới, nhưng mức hỗ trợ của nhà nước thấp.Ông Uyên, ông Thôi và hầu hết người dân thôn Phú Nghĩa mong chính quyền sớm xây dựng bờ kè bê tông bảo vệ đất và có phương án xây dựng đập ngăn nước đưa về Đà Nẵng không gây sạt lở khi mùa mưa lũ đến.Phản hồi kiến nghị của người dân, Chủ tịch huyện Đại Lộc Lê Văn Quang cho biết tạm thời dùng bao tải cát, đóng cọc tre để bảo vệ sạt lở đất trong mùa mưa lũ này. Về lâu dài, huyện đã xuất UBND tỉnh Quảng Nam đầu tư xây dựng bờ kè bê tông phục hồi khu vực sạt lở và bảo vệ nhà dân.Huyện Đại Lộc cũng đề xuất tỉnh nghiên cứu xây dựng tuyến đập dẫn nước về Đà Nẵng. "Đập xây lên đưa nước về Đà Nẵng vào mùa khô, đến mùa mưa sẽ không tạo thành cái thác gây xói lở bờ sông Quảng Huế như hiện nay", ông Quang nói. Về lâu dài phải trồng cây, trồng lại rừng khẩn trương, trồng ở mọi nơi, cứ có đất trống là trồng, trồng ngay bây giờ. Chỉ khổ người dân, mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường, Mẹ Thiên Nhiên không thể chống lại được đâu! Trời việc nhỏ.Tháo bỏ con đập kia để dòng nước chảy tự nhiên hết xoáy. Quy luật của tự nhiên là dòng sông bên lở bên bồi.Tự nhiên xây đập, nắn dòng chảy ở 1 vị trí thì tất nhiên vị trí khác phải lính hậu quả. cái được nhỏ hơn cái mất nhiều lần. Ở thượng nguồn, những đập thủy điện nhỏ lẻ phá nát rừng, gây lũ lụt.....vẫn chưa sợ. Làm gì cũng chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt, lợi cục bộ mà không biết lo cái hại lâu dài. Dân mất nhà, mất đất thì ở đâu? Sống bằng gì?
Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Quang Thuấn bị cảnh cáo Tại kỳ họp thứ 21 (ngày 18-19/10), Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục xem xét một số đảng viên liên quan đến vi phạm của Ban thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngoài ông Thuấn bị cảnh cáo, ông Phùng Ngọc Tấn, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên quyền Trưởng ban Tổ chức cán bộ, bị khai trừ Đảng.Ba người khác bị khiển trách, gồm ông Phạm Văn Đức, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Phó chủ tịch Viện Hàn lâm, nguyên Giám đốc Học viện Khoa học xã hội; Võ Quang Trọng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; Trần Minh Tuấn, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm, nguyên Trưởng ban Tổ chức cán bộ, nguyên Phó giám đốc Học viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).Hồi tháng 9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định Ban thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát; thực hiện không nghiêm chỉ đạo, kết luận của các tổ chức đảng cấp trên. Hậu quả để xảy ra nhiều vi phạm trong công tác cán bộ; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đầu tư công; quản lý nghiên cứu khoa học; đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; giải quyết khiếu nại, tố cáo.Những vi phạm nêu trên đã được các tổ chức đảng cấp trên chỉ ra, nhưng không kịp thời sửa chữa, để kéo dài nhiều năm, gây hậu quả nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ, bức xúc trong cán bộ, đảng viên.Ủy ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và ông Đặng Xuân Thanh (Phó bí thư, Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy, Phó chủ tịch Viện).Ông Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đã bị Bộ Chính trị cảnh cáo. Ngày 3/10, Trung ương thống nhất để ông Quang thôi tham gia Ban chấp hành Trung ương khóa XIII.Ngày 13/10, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giao tiến sĩ Đặng Xuân Thanh tạm thời phụ trách điều hành Viện.
Chủ tịch Hà Nội đề nghị khởi điểm 100 triệu đồng khi đấu giá biển số ôtô Thảo luận tại tổ sáng 26/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ủng hộ đấu giá biển số ôtô để tránh đầu cơ và cho rằng mức khởi điểm đấu giá ở Hà Nội, TP HCM 40 triệu đồng, các địa phương còn lại 20 triệu đồng là thấp. "Nếu bước giá 5 triệu đồng thì đấu giá mấy ngày mới đến giá thật?", ông băn khoăn.Theo Chủ tịch Hà Nội, những nơi như Hà Nội, TP HCM nên để giá khởi điểm 100 triệu, các tỉnh còn lại 50 triệu đồng. Cùng với đó, bước đấu giá tại Hà Nội nên là 20, 40, 50 triệu đồng. Như vậy "có khi chỉ 10 phút là đấu giá xong"."Nên giao HĐND địa phương quyết định mức giá khởi điểm, bước giá khi đấu giá biển số ôtô. Nghị quyết của Quốc hội chỉ quy định giá tối thiểu", ông Thanh nói, cho rằng không nên lo ngại giá khởi điểm cao, vì "Nhà nước có thể nghèo chứ dân không nghèo, như ở Đăk Lăk xe sang còn nhiều hơn Đà Nẵng". Ông Thanh cũng đề nghị tiền thu từ đấu giá biển số xe đưa về ngân sách địa phương.Đại biểu Trần Công Phàn (Phó chủ tịch chuyên trách kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam) cho rằng dự thảo chưa đưa ra tiêu chí cụ thể số xe nào sẽ được đưa ra đấu giá và ai là quyết định. Ban soạn thảo cần quy định tiêu chí rõ ràng, ví dụ trong một dãy số thì số nào là đẹp để đấu giá.Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy nhận xét, một số nội dung trong dự thảo nghị quyết còn mâu thuẫn với quy định hiện hành. Ví dụ đề xuất cho phép chuyển nhượng, mua bán biển số sau khi trúng đấu giá là chưa phù hợp, có thể gây vướng khi triển khai vì Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm việc mua bán biển số xe cơ giới.Hay dự thảo đề xuất người dân được đấu giá biển số ở tất cả tỉnh, thành trên cả nước, nhưng quy định hiện hành yêu cầu việc đăng ký và cấp biển số xe phải theo địa bàn, tức là theo hộ khẩu. "Một người ở Cà Mau đấu giá biển số xe ở Hà Nội và gắn biển số Hà Nội, chạy ở Cà Mau thì quản lý sẽ rất phức tạp, cần có quy định về việc đăng ký để quản lý theo địa bàn", bà Thủy nói.Nữ đại biểu cũng đề nghị Bộ Công an lý giải cụ thể về cách thức quản lý phương tiện giao thông, cụ thể là ôtô thay đổi thế nào để phù hợp với quy định đấu giá trên cả nước sẽ thực hiện sắp tới.Đây cũng là băn khoăn của đại biểu Nguyễn Danh Tú (Thường trực Ủy ban Tư pháp) vì hiện nay Nhà nước quản lý biển số ôtô theo đầu số đại diện cho mỗi địa phương. "Khi người dân tự do đấu giá biển số ở tất cả địa phương thì Công an tỉnh Kiên Giang có thể cấp biển số đầu 29 của Hà Nội không? Nếu thí điểm này thì việc quản lý biển số xe theo các tỉnh có còn ý nghĩa hay không", ông Tú nói.Trong khi đó, luật sư Trương Trọng Nghĩa cho rằng Việt Nam vẫn còn khoảng cách giàu nghèo. Người nghèo đã không được đi xe đẹp như người giàu, khi đấu giá biển số, họ sẽ không còn cơ hội sở hữu biển số đẹp thông qua bấm số ngẫu nhiên. Điều này có thể tạo ra sự bất bình đẳng.Ông Nghĩa đề nghị ban soạn thảo tham khảo rộng rãi ý kiến của người dân và làm rõ các vấn đề liên quan đến thừa kế biển số xe trúng đấu giá. Đơn cử vợ chồng bỏ ra tiền tỷ để mua biển số, vậy khi ly hôn sẽ giải quyết thế nào?Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Cần Thơ) cũng đặt ra hàng loạt vấn đề như người dân bình thường không tham gia đấu giá thì quyền của họ ra sao? Nếu đưa hết những số trong kho dự kiến cấp trong thời gian nhất định lên để đấu giá thì khoảng thời gian đó, những người không muốn đấu giá, chỉ muốn bấm biển số bình thường, sẽ thực hiện thế nào?"Tiêu chí chọn số đưa lên kho số bán đấu giá là gì, cần quy định chặt chẽ để không ảnh hưởng tới quyền của người dân", ông Phương nói.Đại biểu Dương Ngọc Hải (Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM) cũng băn khoăn "làm sao đảm bảo công bằng khi đấu giá biển số xe". Thực tế, nhiều người muốn sở hữu biển số đẹp nhưng không có nhiều tiền để tham gia đấu giá. "Nếu quay số ngẫu nhiên, họ vẫn hy vọng sẽ quay được số đẹp. Còn khi đấu giá, chỉ người giàu mới có được", ông nói.Theo dự thảo nghị quyết, biển số đấu giá nền trắng, chữ, số màu đen và chưa được đăng ký, nằm trong cơ sở dữ liệu của Bộ Công an. Việc đấu giá được thực hiện trực tuyến, mức khởi điểm chia làm hai vùng. Vùng 1 gồm Hà Nội và TP HCM 40 triệu đồng; vùng 2 các địa phương còn lại 20 triệu đồng.Không đấu giá đối với biển số cấp cho xe mua sắm từ ngân sách Nhà nước, xe của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng, xe của doanh nghiệp quân đội làm kinh tế, xe của tổ chức doanh nghiệp nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và người nước ngoài làm việc trong cơ quan, tổ chức đó hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.Theo chương trình kỳ họp, ngày 7/11, dự thảo nghị quyết về đấu giá biển số sẽ được các đại biểu thảo luận hội trường, và Quốc hội xem xét thông qua chiều 15/11.Viết Tuân - Sơn Hà - Hoài Thu Người ít tiền, mua được xe là mừng lắm rồi, họ không quá cần biển số phải thật đẹp, còn ai muốn biển số thật đẹp thì phải trả thêm tiền cho cái biển số này, thế mới là công bằng chứ. Đấu là chủ trương đúng vì không đấu thì xe của người nghèo cũng không mơ bấm trúng biển đẹp, cứ trên đường là thấy Ít tiền thì chỉ mua xe xấu. Hi vọng có biển đẹp để bán lại giá cao. Lợi ích cá nhân.Đấu giá biển số, ngân sách thu được một khoản, vì người nhiều tiền có nhu cầu. Lợi ích quốc gia. Không đấu giá công khai mới dễ phát sinh tiêu cực, mất bình đẳng. Chẳng có lựa chọn nào hoàn hảo, người giàu trả tiền cao cho số đẹp, tiền đó để đầu tư công hỗ trợ người yếu thế thì ủng hộ Hãy đơn giản như cách làm biển số xe bên Mỹ , thêm tên địa phương trên biển và chủ xe tự lựa số có cả số và chữ . Khỏi bấm số phiền phức tiêu cực . Kho số sẽ mở rộng khỏi phải đoán số tỉnh này tỉnh nọ mệt óc. Để thời gian suy nghĩ làm ăn mọi người ơi. Cứ đấu giá tiền thu được nộp ngân sách nhà nước là OK.. người có tiền thì có biển số xe đẹp ( mất tiền) người ít tiền thì bốc số bình thường ( không mất tiền) thế thôi. Ai, cơ quan nào, tiêu chí nào để xác định đó là biển số đẹp, trên cơ sở nào để đưa ra mức giá khởi điểm. Biển số xe chỉ là một con số thứ tự, không nên mua bán hoặc đấu giá với mọi hình thức !. Như vậy rẻ quá, không tương xứng giá trị biển, dễ tiêu cực, đề nghị giá khởi điểm ở HN, TPHCM là 500 triệu, các tỉnh khác là 200 triệu. Công bằng là đấu giá công khai, còn đòi công bằng giữa người ít tiền và nhiều tiền là không thể. thế nào là biển đẹp? Xe sang biển xấu rất ít. Xe xấu biển đẹp cũng rất hiếm. Vậy nên đấu giá biển đẹp là phương cách giúp tăng ngân sách Đã đấu giá thì còn lo gì bất bình đẳng chứ ?? Quan trọng thế nào là đẹp? đẹp với người này có đẹp với người khác không?Nên theo tôi tất cả các biển số đều để ở mức 0 đồng, bước giá không giới hạn. cho tất cả các bộ số.
Phạt hơn 450 ôtô đi vào làn khẩn cấp vành đai 3 Chiều 20/10, thượng tá Lê Quang Hòa, Trưởng phòng Hướng dẫn, điều khiển giao thông và dẫn đoàn, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), cho biết kết thúc một tháng tăng cường tuần tra kiểm soát vành đai 3, cảnh sát đã ghi hình 457 ôtô vi phạm, trong đó 451 xe đi vào làn khẩn cấp. Tổ tuần tra đã lập biên bản tại chỗ 27 trường hợp, tạm giữ 3 xe môtô. "Thực tế, lượng ôtô đi vào làn khẩn cấp lớn hơn. Khi thấy tổ tuần tra, họ đi đúng làn nhưng khi tổ đi qua thì lại vi phạm. Hơn 450 trường hợp trên có đủ căn cứ về biển báo, vạch kẻ đường để phạt nguội", thượng tá Hòa nói.Đại diện Cục Cảnh sát giao thông đánh giá, vành đai 3 được thiết kế là tuyến đường tránh nhưng hiện lưu lượng phương tiện lưu thông quá lớn, bao gồm nhiều ôtô tải trọng, khổ lớn và có nhiều điểm lên xuống khiến xe chỉ đi trong nội đô cũng lên tuyến tránh này."Chỉ đoạn từ nút giao Nam Thăng Long đến nút giao Lĩnh Nam dài 20 km nhưng có đến 10 điểm lên, xuống một chiều gây cản trở, xung đột giao thông", thượng tá Hòa dẫn chứng và cho rằng việc tổ chức giao thông trên tuyến chưa hoàn chỉnh, thiếu hệ thống biển báo dẫn tới thiếu căn cứ xử phạt. Tuyến đường có 39 camera nhưng theo Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đều đang hư hỏng dẫn tới không có hình ảnh phạt nguội.Cục Cảnh sát giao thông đã khắc phục một số điểm bất hợp lý trên tuyến này như tổ chức lại giao thông trên cầu Thanh Trì, thu hẹp dải phân cách mềm để mở rộng đủ làn đường cho ôtô, một làn cho môtô...Từ ngày 20/9, Cục Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra trên tuyến vành đai 3 với chiều dài hơn 20 km gồm cả đoạn trên cao và dưới thấp (từ cầu Thanh Trì đến cầu Thăng Long). Cảnh sát lái môtô chuyên dụng tuần tra khép kín dọc tuyến, khi phát hiện phương tiện vi phạm thì dùng máy quay ghi hình phục vụ phạt nguội đồng thời phát loa để phương tiện chấm dứt vi phạm.Vành đai 3 dài 65 km, đoạn trên cao dài hơn 10 km, có điểm đầu từ nút giao Pháp Vân, quận Hoàng Mai và điểm cuối tại cầu Mai Dịch, quận Cầu Giấy. Tuyến đường được thiết kế chuẩn cao tốc, có ba làn xe mỗi bên, trong đó một làn khẩn cấp, được đưa vào hoạt động 10 năm qua.Thời điểm khánh thành năm 2010, vành đai 3 trên cao khá thông thoáng, ôtô được phép chạy tối đa 90 km/h. Nhiều năm sau, do đường xuống cấp, lưu lượng phương tiện đông, Hà Nội đã điều chỉnh giảm còn 80 km/h. Các đồng chí cứ ghi nhận clip người dân gửi và chia 5% số tiền phạt cho người tố cáo, đảm bảo tiết kiệm hơn cam phạt nguội và đi tuần tra. Mình đi từ cầu thanh trì đến đại lộ thăng long gặp ít nhất trên 100 xe đi vào. Mà 1 tháng mới đc 451 xe Ủa sao phải chạy quay hình? lắp hệ thống camera không bỏ sót chiếc nào thì thu hồi vốn siêu cấp tốc, chắc 1 tháng là thu hồi vốn. Trang bị flycam ghi hình đỡ tốn công, và bắt được xa, tài xế k thấy sẽ sợ thôi. Camera phạt nguội sao vẫn chưa lắp trên tuyến đường hiện đại nhất VN này? Từ khi xử phạt xe đi vào làn khẩn cấp thì đường vành đai 3 càng tắc, sáng trưa chiều tối, nắng cũng như mưa đều tắc, đường cao tốc mà lần nào tôi đi cũng chỉ 10-20km/h, thật sự rất bất cập, bao nhiêu thời gian, nhiên liệu, của cải của người dân bị mất trên đường vành đai 3 này. Kết quả là đường vành đai 3 lúc nào cũng tắc Từ hồi tăng cường giám sát trên vành đai 3, đường tắc hơn rất nhiều. Hoan nghênh csgt phạt nhiều vào.Cứ đúng luật mà đi sợ gì csgt các bạn hay ý kiến ý cò toàn vi phạm nên bị phạt là đáng lắm Lắp thêm nhiều camera dọc tuyến đường nửa là giải quyết được tình trạng lái xe đi vào làng đường khẩn cấp ngay. Không chỉ vành đai 3, mà tất cả các tuyến cao tốc đều cần lắp camera phạt nguội, và cần sửa quy định tăng thêm mức phạt để nâng cao ý thức lái xe, Tôi hay đi trên vành đai 3 nên có ý kiến thế nay: camera mới chỉ lắp đặt tại các nút lên xuống nên các xe vẫn vi phạm tại các đoạn không có cam. Thứ 2, xe khách là loại hay vi phạm nhất, chắc phải hơn 1/10 như con số kể trên. Chúng ta chỉ cần lắp camera phạt nguội cứ 1km một cái là xong, CSGT đỡ phải tuần tra bằng moto ghi hình, vừa ko liên tục và lại nguy hiểm. Nút giao Thanh Trì xuống Lĩnh Nam thường xuyên tắc do thời gian thoát đèn đỏ không phù hợp, quá ngắn để giải tỏa phương tiện. Hầu hết các nút xuống đều bị vấn đề tương tự. tìm cách làm thông thoáng các nút lên xuống, giảm ùn tắc trên vành đai 3, đi có mấy km trên vành đai 3 mà hôm nào mình cũng mất hơn 1h.
Hà Nội xây dựng hai phương án bắn pháo hoa dịp Tết Ngày 26/10, tại cuộc họp về kế hoạch triển khai các hoạt động của thành phố dịp Tết Quý Mão, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô xây dựng hai phương án bắn pháo hoa để báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy.Những năm trước đại dịch Covid-19, dịp Tết Nguyên đán TP Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa 31 điểm ở tất cả 30 quận, huyện, thị xã (quận Hoàn Kiếm có hai điểm bắn đều ở Hồ Gươm), kinh phí từ nguồn xã hội hóa.Năm 2020, để phòng dịch nên Hà Nội chỉ tổ chức bắn ở một điểm công viên Thống Nhất và tường thuật trực tiếp trên hệ thống truyền hình của thành phố để nhân dân theo dõi.Năm 2021, kế hoạch ban đầu tổ chức bắn pháo hoa một điểm tại công viên Thống Nhất, nhưng sau đó thành phố hủy để phòng, chống dịch Covid 19.Võ Hải Có mỗi việc bắn pháo hoa hàng năm mà phải xây dựng hai phương án? 31 điểm phung phí quá..! khoảng 4 hoặc 5 điểm chính như tphcm là ok,!! nhiều điểm gần nhau quá chả ra cái gì..! Theo tôi các thành phố lớn trực thuộc TW 2 điểm bắn pháo hoa là đủ, còn các tỉnh thành khác chỉ cần 1 điểm. Hà Nội 31điểm là quá nhiều, chắc trên thế giới khg có nơi nào bắn pháo hoa nhiều điểm như Hà Nội. Bắn 31 điểm hơi ít! theo tôi bắn khoảng 60 điểm cho dân khỏi tập trung 1 chỗ! Ăn ,mặc , giáo dục ,y tế, điện ,nước.... bao nhiêu lĩnh vực người dân còn thiếu thốn , . Giải trí 15 phút pháo hoa gây ra bao nhiêu ô nhiễm môi trường. Dân lại đốt một đống xăng ,dầu để tụ tập. Hãy đưa hoa về cho trẻ em vùng cao, tiền này giúp cho trẻ vùng cao có cái tết ấm áp như hoa nở trên môi.
Bình Thuận giữ lại rừng ngập mặn giữa lòng Phan Thiết Nội dung được đề cập trong báo cáo phương án điều chỉnh quy hoạch, đầu tư, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tại khu vực công viên Hùng Vương do Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bình Thuận gửi Thường trực Tỉnh ủy, ngày 26/10.Rừng ngập mặn Phan Thiết có từ lâu đời, nằm giữa ba phường: Phú Thủy, Thanh Hải và Phú Hài với tổng diện tích khoảng 32 ha. Sau thời gian bị phá nuôi tôm, khoảng 16 năm trở lại đây, khu rừng này đã tái sinh tạo nên mảng xanh rộng lớn với nhiều loại cây kiểu rừng ngập mặn: mắm, đước, bần... phát triển mạnh. Trong rừng cũng có nhiều loài đặc sản như tôm đất, ba khía, lịch, dộp xanh, cá nước lợ... Gần đây, nhiều loàn chim, cò cũng về trú ngụ nơi đây, tạo nên hệ sinh thái đa dạng.Năm 2019, tỉnh Bình Thuận có chủ trương san lấp rừng ngập mặn, lấy mặt bằng làm khu đô thị mới gồm hai phần: khu dân cư kết hợp thương mại dịch vụ (12 ha) và công viên mới (20 ha). Tuy nhiên, giữa năm ngoái, Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ mới chỉ đạo tạm dừng triển khai dự án và yêu cầu các đơn vị liên quan điều chỉnh lại quy hoạch theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái.Theo đó, UBND tỉnh thống nhất chọn phương án quy hoạch mới không có phân khu đô thị thương mại du lịch trong công viên Hùng Vương như trước. Công viên văn hóa đa chức năng sẽ hình thành dựa trên những điều kiện hiện trạng của khu vực với hệ sinh thái là trung tâm.Tổng diện tích được nghiên cứu quy hoạch hơn 32 ha. Trong đó, khu bảo vệ cây ngập nước chiếm đến gần 26 ha; khu phát triển mới (công trình văn hóa, quảng trường, giao thông, bãi đổ xe) chỉ khoảng 6,4 ha. Khu bảo vệ hệ sinh thái ngập nước gồm các tuyến đường đi dạo, công trình dịch vụ giải khát, bến thuyền, các chòi nghỉ... đều được làm trên cọc. Cách tổ chức này được cho không cản trở dòng chảy, tránh san lấp phá hoại thảm thực vật, đảm bảo đa dạng hóa hệ thực vật, thủy sinh, thủy cầm, cải thiện môi trường nước...Việc giữ lại khu sinh thái rừng ngập mặn Phan Thiết được kỳ vọng sẽ phục vụ hoạt động nghiên cứu, tham quan, dã ngoại và thu hút du khách tìm hiểu hệ sinh thái đặc trưng vùng đất ven biển như: Rú Chá (Thừa Thiên - Huế), Đầm Nại (Ninh Thuận), U Minh Thượng (Kiên Giang), Cần Giờ (TP HCM).Việt Quốc Rừng ngập mặn đã có từ lâu đời,bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn Phan Thiết là hợp lý.Hoàn toàn ủng hộ! Ủng hộ UBND tỉnh Bình Thuận. Một quyết định hợp tình hợp lý , hợp tính nhân văn , hợp với xu thế phát triển XANH của thời đại. QUÁ CHÍNH XÁC. Một quyết định sáng suốt, tuyệt vời.Theo tôi nên kết hợp làm 1 vườn thực vật quốc gia. Nhiều thành phố trên thế giới có những vườn thực vật quốc gia rộng lớn, phong phú, đa dạng, thu hút rất nhiều du khách nước ngoài đến thăm quan Giữ rừng nhưng giải phóng mùi hôi thối của các khu chế biến hải sản.. Đây là lá phổi, là bình oxy mà Tạo Hóa đã cấp miễn phí cho thành phố Phan Thiết nên phải bảo vệ đến cùng. Ủng hộ các cấp cán bộ trong việc giữ lại nó. Quá hợp lý, dân ở tpHCM hay Trung Quốc, Nga đi Phan Thiết ko phải để ngắm mấy khối bê tông mà là vì cảnh quan, sinh thái.Ở Phan Thiết đất trống còn bao la, có biển có núi, có rừng có vịnh đa dạng phong phú ai sẽ đến công viên 20 ha đó làm j Cần phải bảo tồn cảnh quan này vì trên thế giới rất hiếm. Một quyết định đúng đắn và sáng suốt. Hãy gìn giữ tự nhiên cho muôn đời sau ! Đồng ý và ủng hộ ! Nếu như muốn tốt hơn nữa cho khu rừng ngập mặn này ....lắm tôm nhiều cá... ! Thì cần lắm việc kiểm tra chặt vấn đề xử lý và xả thải ra nguồn nước trực tiếp vào môi trường sống của các loài thủy hải sản tại khu vực Phú Hài, Thanh Hải.Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này... tôi cảm nhận được sự ô nhiễm nguồn nước do các cty Hải Sản trong khu vực gây nên.Rất mong chính quyền Tỉnh, T/p Phan Thiết.... cũng như lực lượng chức năng kiểm tra và xem xét lại thực tế việc xả thải của các công ty này, xử lý vi phạm và đưa ra công luận để răn đe, làm gương cho các cty khác ! Có như vậy, dòng sông này sẽ có lại môi trường sinh thải trong lành như xưa. Ai đi phân ô rừng ngập mặn thế này. Hệ động vật trong rừng đã bị ảnh hưởng mạnh rồi còn đâu!!!! 32ha, mới bằng một phần các khu du lịch như Đại Nam, Sơn Tiên....Trong khi KDL họ phải bỏ thêm hàng ngàn tỷ đầu tư thì Phan Thiết có sẵn, chỉ cần chau chuốt, đầu tư và BVMT một chút là có không gian du lịch, lại BVMT Cái gì vốn đã là môi trường sống,xanh thì nên giữ lại.đó là tài sản vô giá Rất ủng hộ.Phan Thiết không thiếu đất để làm đô thị, tạo sân chơi mua-bán BDS cho các tập đoàn kinh doanh. Nếu họ thật sự muốn làm hãy giao cho họ các khu đồi cát & yêu cầu họ làm theo Dubai. Đúng quá. Hoan hô....
Người bạo lực gia đình có thể phải lao động công ích Chiều 26/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).Theo dự thảo, người từ 18 tuổi có hành vi bạo lực gia đình hai lần một năm nhưng chưa đến mức bị xử lý hành chính hoặc đã bị xử phạt hành chính, sẽ bị cộng đồng dân cư góp ý phê bình. Trường hợp người này cố ý vắng mặt, công an cấp xã sẽ hộ tống đến.Tuy nhiên, nếu người bạo lực gia đình tự nguyện làm việc phục vụ cộng đồng thì sẽ không bị áp dụng biện pháp nêu trên. Công việc bao gồm trồng cây, làm sạch nơi công cộng, cải thiện môi trường sống và cảnh quan cộng đồng. Những việc cụ thể do chủ tịch cấp xã quyết định trên cơ sở thảo luận với cộng đồng dân cư.Đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, khi thảo luận, một số đại biểu đề nghị bổ sung biện pháp xử phạt lao động vì lợi ích cộng đồng vào dự thảo luật, rà soát để đảm bảo tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.Thường vụ Quốc hội thấy rằng, bổ sung biện pháp mang tính xã hội nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng là cần thiết để xử lý hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. "Biện pháp này đã được các cơ quan đánh giá và rà soát tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. Báo cáo kết quả tham vấn ý kiến nhóm lãnh đạo, người dân, trẻ em tại 5 tỉnh, thành cho biết đây là biện pháp có tính giáo dục cao và khả thi", bà Thúy Anh nói.Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, dự án Luật đã được sửa theo hướng nêu trên, đồng thời bỏ quy định thời gian thực hiện công việc phục vụ cộng đồng mỗi lần không quá 20 giờ và không quá 4 giờ mỗi ngày.Bà Nguyễn Thị Minh Trang (Phó đoàn đại biểu tỉnh Vĩnh Long) cho rằng quy định người bạo lực gia đình phải lao động phục vụ cộng đồng là điểm mới, có tính răn đe, giáo dục cao. Tuy nhiên, điều khoản này cần thiết kế khoa học, chặt chẽ, tránh phát sinh thêm thủ tục hành chính, các cơ quan cũng cần làm rõ tính tự nguyện lao động vì cộng đồng. "Cần quy định rõ đây là biện pháp hành chính bắt buộc hay là tự nguyện để tránh mâu thuẫn và dẫn đến nhiều cách hiểu, khiến chế tài không nghiêm", bà Trang nói.Nữ đại biểu cũng đề nghị xem lại quy định người bạo lực gia đình phải bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả, bởi phần lớn người bị bạo lực và người bạo lực cùng gia đình, nên việc thực thi sẽ khó khăn.Đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh (Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) cho rằng quy định này mang tính chất tự nguyện, do ý kiến của cộng đồng, nhưng lại được thực hiện bởi quyết định của chủ tịch cấp xã là chưa hợp lý. Nếu giữ nguyên như dự thảo, bà Ánh đề nghị cần thể hiện rõ tính tự nguyện và phục vụ lợi ích cộng đồng.Giải trình ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nói, người bạo lực gia đình được lựa chọn bị phê bình ở cộng đồng dân cư hoặc lao động phục vụ lợi ích công cộng. "Biện pháp này có ý nghĩa giáo dục, giúp người bạo lực gia đình nhận ra được hành vi sai trái để thay đổi", ông Hùng nói.Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) được trình xin ý kiến Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 3, dự kiến thông qua vào ngày 11/11.>>Các hành vi bạo lực gia đình được nêu trong dự thảo luật Rất hoan nghênh hình thức phạt lao động công ích, điều tôi đề xuất từ rất lâu. Hy vọng tương lai hình thức này không chỉ cho bạo lực gia đình mà cho cả các hành vi khác như: vi phạm giao thông mức độ nhẹ, vứt rác bừa bãi, tiểu tiện bừa bãi,... Làm gì mà cần tới 2 lần 1 năm? Lần đầu cho lao động công ích luôn. Gia đình phải là nơi mọi giông bão sau cánh cửa. Cảm ơn bài viết, nếu có những quy định này hy vọng giảm những kẻ dám bạo hành gia đình, làm cho cuộc sống văn minh, hạnh phúc. Phải làm ngay và luôn những việc như sau:1. Bạo lực gia đình nặng truy tố ngay, nhẹ lao động công ích.2. Hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự xuống từ 15 tuổi( Hàn Quốc họ đã hạ xuống 13 tuổi).3. Bạo lực học đường cũng đang diễn ra trên khắp cả nước chẳng khác bạo lực gia đình, bạo lực gia đình là kết quả tiếp nối của bạo lực học đường. Chúng ta cứ quen với kiểu các cháu còn bé, xin lỗi, rút kinh nghiệm, kiểm điểm cho qua nhưng đó lại là mầm mống bạo lực trong tương lại.4. Học sinh đánh nhau đuổi thẳng và cưỡng chế qua trường giáo dưỡng, phạt lao động công ích, truy tố khi đủ tuổi.===>>> mong làm sớm nhất có thể Rất hoan nghênh xử phạt thế này. Phải có thêm hình thức chế tài tăng nặng khi trốn thực hiện.Mong là áp dụng ngay và luôn. Các loại vi phạm khác (vi phạm giao thông, đua xe, gây rối TTCC,) cũng đc áp dụng Cho đi cải tạo tập trung chứ lao động công ích thấm thía gì Phải rõ ràng, bao giờ không đóng phạt hành chính thì  cho lao động công ích. Ngay cả bỏ rác bậy nơi công cộng cũng nên vậy Phạt hình sự, chán mấy ông chồng vũ phu Còn tụi nhóc đánh hội đồng bạo lực bạn bè đâu? Không đề xuất cho tụi nó đi lao động công ích luôn ? Còn hát karaoke ồn ào ảnh hưởng đến xung quanh nữa Sao không phải là ở tù.. Phải hiểu đúng về bạo lực gia đình và phải xác định đúng đối tượng bạo lực gia đình Nên cho đi tù, biết đâu bắt họ lao động xong lại cay cú về trả thù người nhà. Không biết là giữa chọn lựa bị cộng đồng dân cư phê phán và lao động công ích thì hình thức nào nhẹ hơn? Hình thức bị phê phán này là tiến hành ntn?Nên lần đầu thì phê phán, lần 2 là lao động công ích. Cần nhanh chóng áp dụng luôn chứ để đến lần 2 rồi còn cho chọn nghe nó nhẹ tênh quá. Luật này mà ra đời cho vài bà vợ đi lao động cho biết thân, ở đó mà bạo hành chồng.
Ngư dân được thưởng 106 triệu đồng vì lai dắt tàu vô chủ Quyết định thưởng được Chủ tịch tỉnh đưa ra sau đề xuất của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Bình Định. Kinh phí chi thưởng trích từ số tiền 380 triệu đồng bán đấu giá tàu.Trước đó, ngày 31/1/2021, ông Xuân cùng các thuyền viên phát hiện tàu sắt không có người, cách đảo Lý Sơn 62 hải lý (khoảng 110 km) về hướng đông, nên tiếp cận, lai dắt vào bờ biển xã Mỹ Thọ, báo cho cơ quan biên phòng.Cơ quan chức năng xác định đây tàu vận tải dài gần 32 m, rộng 6,8 m, cao 2 m, thân màu xám, cabin màu xanh. Tàu không có tên và số hiệu. Hầm của tàu chứa 71 kiện hàng có kích thước, đặc điểm giống nhau. Trong đó, một kiện hàng bị rách, bên trong chứa nhiều quần áo cũ.Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp cơ quan chức năng điều tra, xác minh tung tích. Tuy nhiên, sau hơn 60 ngày thông báo, không có ai tới nhận, nên tàu được chính quyền bán đấu giá.Phạm Linh Con tàu vậy mà bán đấu giá được có 380 triệu, quá rẻ. Ít nhất mất 280tr còn thực tế còn có thể hơn. Chia buồn ngư dân Tàu to mà đấu giá thấp quá Có gì đó sai saiNgư dân vừa tốn công lai dắt, vừa tốn tiền dầu thì được chia có 106/380 triệuĐáng lẽ phải trừ chi phia lai dắt, còn bao nhiêu thưởng 50% Sao giá rẻ vậy. Tàu này mình nghĩ bèo nhất cũng trên 1 tỷ. Chí phí lai dắt ( giá xăng dầu ) tôi nghĩ không hề thấp và số tiền kia có lẽ vừa đủ. Coi như không công. Giá thực tế hỏi ông mua mới biết,? Căn cứ pháp lý để thưởng như thế nào nhỉ?Vụ này biên phòng Bình Định làm rất hay. Tôi cũng không biết giá cả thế nào nhưng tôi sẵn sàng bỏ ra 500 triệu để mua con tàu này Ai trúng đấu giá tàu này là lời khủng luôn Để yên hiện trạng tôi mua 500tr khỏi cần đấu giá Đủ tiền dầu Theo luật thì tàu vô chủ nên ngư dân sẽ được hưởng 10 tháng lương cơ bản và 50% của phần vượt giá trị 10 tháng lương, ko biết cơ quan chức năng căn cứ vào đâu để thưởng 106tr? Tàu cả tỷ Nhặc được của rơi, không có người nhận, được cho gần 1/3 giá trị...
Đề xuất thay thế cây hoa sữa trên đường Nguyễn Chí Thanh Hiện cây xanh bóng mát tuyến đường Nguyễn Chí Thanh gồm nhiều loại, đa số là hoa sữa, lát hoa và một số không phải cây đô thị do người dân tự trồng. Hàng hoa sữa với mật độ dày gây ảnh hưởng đến khu dân cư mỗi mùa hoa nở.Vì thế, UBND quận Đống Đa đã đề xuất Sở Xây dựng phương án thay thế cây xanh khi chỉnh trang tuyến đường Nguyễn Chí Thanh. Cụ thể, khoảng 80 cây hoa sữa cùng hàng chục cây lát hoa sẽ được chuyển đến công viên, vườn hoa trên địa bàn, trồng thay thế bằng cây hoa ban. Mục đích là tạo điểm nhấn kiến trúc, hạn chế ảnh hưởng đến người dân.Trong văn bản trả lời đầu tháng 10, Sở Xây dựng đề nghị quận Đống Đa không dịch chuyển cây lát hoa để tránh lãng phí. Với cây hoa sữa, Sở lưu ý xem xét, đánh giá mật độ cây trồng cho phù hợp, tránh mùi hoa sữa tỏa nồng nặc. Trường hợp cây hoa sữa có khối lượng lớn có thể trồng tại vùng ảnh hưởng bán kính 500 m ở khu xử lý chất thải Xuân Sơn.Cho rằng việc dịch chuyển, chặt hạ cây xanh là "vấn đề nhạy cảm, phức tạp", Sở Xây dựng đề nghị quận Đống Đa thông tin rộng rãi để việc thay thế cây được người dân ủng hộ.Đường Nguyễn Chí Thanh dài 1,8 km, thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình và phường Láng Thượng, quận Đống Đa, là đường trung tâm của Thủ đô. Cây xanh trên tuyến đường này đã nhiều lần được đánh chuyển, gây ý kiến trái chiều.Năm 2015, khi Hà Nội triển khai đề án thay thế khoảng 6.700 cây trên 190 tuyến phố tại 10 quận nội thành, hàng trăm cây hoa sữa, keo... trên đường Nguyễn Chí Thanh được chặt hạ, đánh chuyển. Trước sự phản đối của dư luận, thành phố đã tạm dừng đề án.Thành phố sau đó trồng cây vàng tâm thay số cây đã được dịch chuyển. Nhưng chỉ vài tháng, toàn bộ số cây mới trồng lại được thay bằng lát hoa, sau cuộc tranh cãi về loại cây mới trồng là mỡ hay vàng tâm. Kết quả giám định cho thấy cây trồng là mỡ, không phải vàng tâm.Năm 2018, thành phố trồng hàng trăm cây phong lá đỏ ở dải phân cách giữa đường Nguyễn Chí Thanh. Loài cây này sinh trưởng không tốt, nhiều cây chết khô và được đánh chuyển toàn bộ giữa năm 2021. Hà Nội sau đó thông qua chủ trương thay thế phong lá đỏ bằng bàng lá nhỏ, nhưng đến nay chưa thực hiện.Hoa sữa là cây dạng thân gỗ, có thể cao 50 m. Bông hoa nhỏ, màu trắng đến vàng nhạt, nở từ tháng 6 đến tháng 11, tỏa mùi thơm. Quả cây dài, có túm lông màu trắng. Toàn TP Hà Nội hiện có khoảng 6.000 cây hoa sữa, được trồng các năm 2000-2004 ở nhiều tuyến phố như Trích Sài, Trung Hòa, Hồ Tùng Mậu, Trần Duy Hưng... Từ năm 2016, hoa sữa không được trồng mới trên tuyến phố.Võ Hải Không nên thay Hoa sữa vì đó là mùa thu Hà Nội Nếu các hộ dân xung quanh không có ý kiến phản đối (vì mùi nồng) thì cứ để nguyên cho mát, chặt rồi lại trồng để làm gì. Làm gì thì làm, phải quy hoạch cụ thể và khoa học. Tôi thấy nhiều địa phương không riêng gì Hà Nội cây trồng cả chục năm xong rồi đốn và trồng cây mới. Còn Hoa sữa nó là đặc trưng của Hà Nội rồi, dân không phản đối thì cứ để hoặc đan xen với cây khác Thay đi chứ hôi kinh khủng, ngửi 1 lúc thì được chứ ngửi ngày này qua này khác có khi viêm mũi mất. mình thích hoa sữa, đừng bỏ hết là được.. ^^ Rất ủng hộ vì mùi hoa sữa rất nhiều người ko chịu được vì mùi thơm quá nồng, nhất là trẻ nhỏ. Nhưng, cây hoa Ban thân thường ko thẳng và ko cao mà đg NCT là trục chính nên dễ bị khuất tầm nhìn. Nên thay thế bằng loại cây thân thẳng, tán cao và thân không giòn Tôi rất thích mùi hoa sữa. Nhà hàng xóm có cây, tôi hay mở cửa sổ để ngửi ké mỗi độ thu về Đang làm ngay tại Nguyễn Chí Thanh. Mỗi tối đi làm về, tuy mệt mỏi nhưng mùi hương hoa sữa ở đó làm lòng thấy nhẹ nhàng. Cảm giác đúng tiết thu HN, vừa lạnh lạnh vừa thơm mùi hoa sữa. 3 Năm làm việc ở Châu Âu, mùa thu bên đó cũng đẹp thật nhưng không thể có cái mùi hoa sữa đặc trung của HN đc. Cơ quan cũ của tôi ở Sài Gòn có 1 cây hoa sữa trồng hơn 10 năm. Tới mùa hoa nở thì ai cũng sợ, nhức đầu chịu không nổi, có người muốn buồn nôn nên thường tránh xa khu vực này. Vậy mà ở đây có cả con đường hoa sữa. Người dân ở con đường này tài thật luôn! Cả khu phố nếu chỉ có 01 cây hoa sữa, đến mùa hoa nở hương thơm thật lãng mạn, nhưng đường phố nào mà có tới mấy chục cây hoa sữa thì quả thật là ác mộng, đã thế loài cây này lại rất dễ gãy đổ gây nguy hiểm cho người đi đường.Cây hoa ban chỉ đẹp nơi hoang dã chứ chẳng phù hợp nơi đô thị bởi dáng cây còi cọc chậm có bóng mát. Thay cây lát hoa bằng cây hoa ban thì thà rằng để như cũ còn hơn. Thời thanh xuân của tôi đạp xe ra Ngoại Thương đi sinh nhật bạn, mùi hoa sữa thoang thoảng làm tôi nhớ mãi những ngày tháng tuổi trẻ chập chững ra thành phố học ĐH :) Hoa sữa mà trồng sát nhau thì khủng khiếp lắm.ai bị xoang hay trẻ con da mẫn cảm nhựa cây hoa sữa vào là nổi mẩn luôn Tùy theo chất đất mà hoa sữa có mùi khác nhau, nồng nặc đậm đặc-hay-thơm dịu ngan ngát hương. Hoa sữa ở Hà Nội dễ ngửi hơn hoa sữa các vùng khác là vì lý do này.Ngay cả quả sấu cũng vậy, sấu Hà Nội dầy cùi hơn rất nhiều, nhất là sấu ở khu vực phố cũ, phố cổ quanh thành cổ HN. Sấu HN vị chua, thanh nhẹ, chứ không chua gắt. Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp Ko nên thay bằng Hoa Ban vì không có bóng mát, thân cây khẳng khiu gầy guộc, mấy tháng no có lá nhìn xấu xí. Nên thay bằng Bàng lá nhỏ, hoặc xen Muồng Hoàng yến nếu có cây gỗ Sao thì tuyệt vời. Cây đô thị cần tán đẹp, xanh tốt, màu sắc tươi mới và an toàn.
Đóng hầm qua sông Sài Gòn để diễn tập chữa cháy Trong khung thời gian trên, xe từ quận 1 qua Thủ Đức theo lộ trình thay thế: đường Võ Văn Kiệt - song hành - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng - cầu Thủ Thiêm 2 - Tố Hữu - Mai Chí Thọ. Hướng ngược lại từ Thủ Đức qua quận 1, xe theo đường Mai Chí Thọ - Tố Hữu - cầu Thủ Thiêm 2 - Lê Duẩn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Văn Kiệt.Theo Sở Giao thông Vận tải, việc cấm xe qua hầm phục vụ diễn tập tương tự các năm trước, do hệ thống chữa cháy tự động lắp đặt trong đường hầm mới thử nghiệm, chưa vận hành chính thức. Công tác diễn tập nhằm chuẩn bị kịch bản giảm thiểu thấp nhất thiệt hại nếu xảy ra sự cố.Trước đó, 23h đến 4h các ngày 23-25/10, hầm Thủ Thiêm bị đóng cả hai hướng để phục vụ thử nghiệm hệ thống chữa cháy tự động. Đây là hệ thống phun sương áp lực cao, tự động phát hiện và chữa cháy khi xảy ra hỏa hoạn.Hầm Thủ Thiêm tổng đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, đưa vào khai thác cách đây 12 năm, là hạng mục quan trọng nhất của đại lộ Đông Tây. Công trình dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m với 6 làn xe (mỗi bên 3 làn cho ôtô và xe máy); tốc độ đạt 60 km/h. Mỗi ngày trung bình có 55.000 ôtô, 300.000 lượt xe máy qua hầm.Gia Minh Tôi rất tự hào là người con Việt Nam. Đặc biệt là Sài Gòn - nơi tôi sinh ra đời ! Rất tuyệt vời,cần diễn tập thật bài bản để phòng khi sự cố xảy ra. Diễn tập mà cấm xe à, cứ để tự nhiên. Khi xảy ra sự cố thì xe vẫn đang lưu thông mà. Diễn tập là động tác giúp quen thuộc hơn khi có hỏa hoạn, cần thực hiện theo định kỳ hàng năm
Cây ngã đè chết tài xế xe ben 15h, tài xế Hà lái xe ben trên tỉnh lộ 715 theo hướng núi Tà Zôn ra ngã ba Sa Ra, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc. Khi đến trước trụ sở Công ty khai thác đá Tà Zôn, xe bất ngờ bị cây xà cừ cao gần 20 m trong khuôn viên công ty ngã ra đường đè trúng.Đầu xe ben bị cây đè bẹp dúm, tài xế mắc kẹt bên trong. Lực lượng chức năng điều xe múc đến dời các nhành cây, phá cabin, đưa tài xế ra ngoài cấp cứu, nhưng ông Hà đã tử vong.Tại hiện trường, phần rễ cây bị bật lên để lại một hố sâu, một phần tường rào bị đổ sập. Công an huyện Hàm Thuận Bắc đang điều tra nguyên nhân tai nạn.Việt Quốc Xe ben mà còn chết. R.I.P Sinh nghề tử nghiệp không biết có đúng trong trường hợp này không, chia buồn cùng nạn nhân. Moi hết đất đá cây lấy gì bám rễ??? Đi qua đoạn đường này là ám ảnh với mấy xe ben trong xí nghiệp khai thác đá Tà Zôn chạy ra. Xin chia buồn đến gia đình nạn nhân xấu số.. Đúng là họa vô đơn chí không biết đâu mà lần..! Nguyên nhân chết do sức nặng của cây đè chết Tội nghiệp bác tài. Đúng là Diêm Vương bảo người canh ba chết, không dám lưu lại đến canh năm. R.I.P Chia buồn cùng gd chứ số hết chịu Xin chia buồn cùng Gia quyến. Cây và tán lớn như vậy mà không tỉa bớt đi thì làm sao trụ vững được khi gió lớn. Xin chia buồn cùng gia đình Phải có lý do cây mới đổ, thân rễ bị mối mọt hay mục rỗng gì đó cây mới đổ chứ. Xin chia buồn cùng gia đình nạn nhân. Cây xà cừ rễ nông, rất dễ bật rễ. Mong các tuyến đường sớm thay thế các loại cây có rễ ăn sâu xuống lòng đất, không phải dạng rễ chùm dễ ngã đổ. Xui :(
Đề nghị tăng lương cơ sở từ 1/1/2023 Theo báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ hôm 22/10 về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách, kế hoạch năm 2023, các đại biểu cho rằng người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ngành giáo dục, y tế và cán bộ, công chức, kể cả cấp xã. Thời điểm tăng lương gần nhất cách đây đã 3 năm.Mong muốn hiện nay của người hưởng lương là Chính phủ cân đối nguồn tăng lương sớm hơn, từ ngày 1/1/2023, góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương. Tổng hợp ý kiến từ 19 tổ đại biểu Quốc hội cũng cho thấy, nhiều người nhất trí với mức tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng một tháng.Đại biểu cũng đề nghị điều chỉnh tăng trợ cấp cho người có công phải đảm bảo cao hơn chuẩn nghèo đô thị; đồng thời điều chỉnh tăng trợ cấp bảo trợ xã hội do hiện tại mức 360.000 đồng/người/tháng khá thấp so với mức chuẩn nghèo ở thành thị và nông thôn. Các mức trợ cấp này cũng cần được điều chỉnh từ ngày 1/7/2023 để bảo đảm tính thống nhất.Báo cáo cũng cho thấy, có đại biểu nhất trí tăng lương tối thiểu, nhưng đề nghị không tăng đồng đều, chỉ tăng cho bộ phận lương thấp; đánh giá lại mức sống cơ bản, mức sống tối thiểu theo vùng miền, khu vực và xem xét không tăng lương cơ sở đối với những đơn vị, địa phương có cơ chế đặc thù.Báo cáo với Quốc hội sáng 20/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp khiến một bộ phận thôi việc, chuyển việc, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Vì vậy, Chính phủ sẽ hoàn thiện và triển khai chính sách về lao động, tiền lương, trong đó có điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1/7/2023.Tại phiên họp Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ngày 19/11, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết để khắc phục tình trạng công chức, viên chức thôi việc, Ban cán sự đảng Chính phủ đã trình hội nghị Trung ương 6 khóa XIII điều chỉnh lương cơ sở từ 1,49 lên 1,8 triệu đồng (tăng 20,8%).Lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ tính lương của cán bộ, công chức, viên chức... trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác. Trước đây, việc điều chỉnh tăng lương được thực hiện hàng năm, nhưng 3 năm qua không thể thực hiện do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm (hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34) sẽ nhận lương 3.486.600 đồng. Từ 01/1/2023 là hợp lý nhất. Đúng rồi, tôi cũng đồng ý nên tăng lương sớm cho viên chức - những người đang hoạt động trong ngành giáo dục và y tế. Hiện nay mức lương của họ đang rất thấp so với mức giá cả vật chất hiện nay. Tăng lương sớm 1 chút để họ bớt cực khổ hơn. Áp lực thì nhiều mà lương thì chẳng là bao. Đề nghị này thật xác đáng, phù hợp với thực tế. Dù tăng không bằng tốc độ tăng giá nhưng dù sao đó vẫn là mong muốn của người làm công ăn lương. Mong được tăng lương sớm và tăng hơn nữa và có chế độ thu nhập cho các nhóm nghề đặc biệt như y tế, giáo dục Tin vui nhất . Tăng càng sớm càng tốt,cớ sao phải đợi đến 6 tháng nữa.Nếu tăng lương cơ sở lên 1.800.000 thì cũng không theo kịp giá tiêu dùng hiện nay nên đã tăng thì tăng ngay thôi,đừng chần chờ nữa. Hoàn toàn hợp lý, gần 4 năm rồi chưa được tăng lương. Quá nhiều vất vả cho GD, Y tế Mong mỏi đến 01/01/2023 sẽ áp dụng, thực tế mức lương hiện tại không đảm bảo chi tiêu trong khi vật giá leo thang từng ngày, đi chợ hiện nay là gánh nặng thật sự. Chả hiểu người làm lương tính kiểu gì? Khi người mới ra trường có hơn 3tr/tháng thử hỏi họ sẽ phải làm gì để sống. Hay là trong lương thường có khoản khác bù vào. Rất mong chờ sẽ tăng lương từ 1/1/2023! Hợp lý! Đã rất lâu rồi CBCC không được tăng lương; trong khi yêu cầu, áp lực công việc ngày càng tăng; chi phí, chi tiêu cuộc sống thì ngày càng đắt hơn. Đồng ý. vì giá cả từ dịp Tết sẽ tăng. Lương tăng sớm để ứng phó giá cả leo thang. đồng thời, chính phủ nên mạnh tay trong việc quản lý giá cả thị trường, đảm bảo nguồn cung xăng dầu đồng đều trong nước. Lương cán bộ học đh ra còn thấp hơn mức lương tối thiểu vùng của công nhân , buồn quá Toàn dân ủng hộ để nghị tăng lương tháng 1 /2023 chờ đợi hơn 3 năm nay khổ lắm rồi Hợp lý, kịp thời và nhân văn. Hy vọng tất cả các cán bộ công chức đều được tăng lương.
Việt Nam sẽ nghiên cứu vaccine phòng ung thư Theo Chương trình đảm bảo nguồn cung ứng vaccine cho tiêm chủng đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu đến 2025 làm chủ công nghệ 10 loại vaccine; sản xuất được 3 loại, trong đó có vaccine năm trong một (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bệnh do Haemophilus Influenzae (Hib) và một trong hai bệnh bại liệt hoặc viêm gan B); năm 2030 làm chủ công nghệ 15 loại vaccine; sản xuất được 5 loại, đạt tiêu chuẩn tương đương quốc tế.Để đẩy mạnh sản xuất các loại vaccine, nhiều chính sách đặc thù sẽ được ban hành. Quy định về cấp phép lưu hành, đấu thầu, mua sắm, cung ứng cũng được xây dựng. Việc chuyển giao công nghệ mới về nghiên cứu, sản xuất vaccine sẽ được nhà nước hỗ trợ. Các chuyên gia trong và ngoài nước về sản xuất vaccine sẽ được bồi dưỡng.Ngoài ra, Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, hỗ trợ của các nước, tổ chức quốc tế trong đào tạo nhân lực; nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất vaccine phòng bệnh mới nổi, nguy hiểm, khả năng lây nhiễm cao hoặc chưa có trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.Tháng 9/2022, GS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, cho hay có hơn 300.000 người Việt Nam đang sống với bệnh ung thư. Năm 2020, toàn quốc có hơn 182.000 người mắc ung thư mới; 122.000 người qua đời vì bệnh này.Nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học thế giới cố gắng nghiên cứu vaccine chống bệnh ung thư. Có hàng chục ứng viên vaccine đang được nghiên cứu trên khắp thế giới, bao gồm vaccine phòng ngừa và điều trị. Trong đó, vaccine điều trị có thể phân biệt tế bào khối u với tế bào bình thường nhằm kích thích phản ứng miễn dịch chống lại chúng. Các nhà nghiên cứu cũng đang xây dựng danh sách thuốc điều trị miễn dịch để tăng cường hiệu quả vaccine. Nếu được vậy thì vui không thể tả, căn bệnh quái ác này tàn phá khủng khiếp! Nếu Vaccine ngừa ung thư ra đời thì nó là dấu son trong nền y học nước nhà và thế giới Hy vọng sẽ sớm có vắc xin phòng ung thư để người dân sống thọ hơn. Một bước đi đúng đắn. Hy vọng Bộ Y tế và các nhà khoa học có nhiều bước tiến trong việc phát hiện và chữa các bệnh ung thư. Hy vọng nghiên cứu sớm có kết quả Thành công thì quá tuyệt
Mộ chum nghìn năm trong lòng hồ thủy lợi Hồ Nước Trong ở huyện Sơn Hà nằm trên sông Tang, tổng diện tích 460 km2, trong đó mặt hồ 12 km2, là một trong bốn hồ thuỷ lợi lớn nhất miền Trung, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khởi công từ 2007.Trong lúc dự án được giải phóng mặt bằng, cơ quan quản lý văn hóa và các nhà khảo cổ phát hiện các di tích cư trú, mộ táng và các đồ đá, đồng, sắt, đồ thủy tinh và đồ gốm ở thung lũng sông Tang thuộc hồ này.Hồ Nước Trong ở huyện Sơn Hà nằm trên sông Tang, tổng diện tích 460 km2, trong đó mặt hồ 12 km2, là một trong bốn hồ thuỷ lợi lớn nhất miền Trung, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khởi công từ 2007.Trong lúc dự án được giải phóng mặt bằng, cơ quan quản lý văn hóa và các nhà khảo cổ phát hiện các di tích cư trú, mộ táng và các đồ đá, đồng, sắt, đồ thủy tinh và đồ gốm ở thung lũng sông Tang thuộc hồ này.Hơn 10 năm trước, 54 mộ táng được khai quật, bó thạch cao trong các thùng gỗ, chuyển về bảo quản ở Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.Hơn 10 năm trước, 54 mộ táng được khai quật, bó thạch cao trong các thùng gỗ, chuyển về bảo quản ở Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.Các mộ chum được chỉnh lý và phục dựng trong năm 2021 và 2022. Quy trình kỹ thuật gồm bóc tách đất bám vào mộ chum, phục dựng, xử lý và bảo quản đồ gốm, đồng, sắt trong mộ; xác định niên đại...Các mộ chum được chỉnh lý và phục dựng trong năm 2021 và 2022. Quy trình kỹ thuật gồm bóc tách đất bám vào mộ chum, phục dựng, xử lý và bảo quản đồ gốm, đồng, sắt trong mộ; xác định niên đại...Mộ chum được khai quật 10 năm trước ở lòng hồ Nước Trong.PGS. TS Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học) cho biết, đây là mộ của cư dân tiền Sa Huỳnh và mộ thuộc nền Văn hóa Sa Huỳnh. Người Sa Huỳnh để mộ gần nơi ở, về sau do sự phát triển của cộng đồng dân cư và thay đổi quan niệm, họ đưa mộ ra cách xa nhà.Hồ Nước Trong cách đầm An Khê (thị xã Đức Phổ) - nơi phát hiện những di chỉ đầu tiên của văn hóa Sa Huỳnh - khoảng 100 km về phía Tây, ở đây cũng có các mộ chum tương tự.Mộ chum được khai quật 10 năm trước ở lòng hồ Nước Trong.PGS. TS Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học) cho biết, đây là mộ của cư dân tiền Sa Huỳnh và mộ thuộc nền Văn hóa Sa Huỳnh. Người Sa Huỳnh để mộ gần nơi ở, về sau do sự phát triển của cộng đồng dân cư và thay đổi quan niệm, họ đưa mộ ra cách xa nhà.Hồ Nước Trong cách đầm An Khê (thị xã Đức Phổ) - nơi phát hiện những di chỉ đầu tiên của văn hóa Sa Huỳnh - khoảng 100 km về phía Tây, ở đây cũng có các mộ chum tương tự.Một mộ chum sau khi được phục dựng.TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, cho biết trong số mộ chum được tìm thấy, có 19 mộ hình quan tài. Loại mộ này chôn theo tro cốt sau khi hỏa táng, kèm công cụ đá, đồ trang sức và đồ gốm.Ngoài 19 mộ quan tài còn có 6 mộ đất, tử thi được chôn thẳng vào đất, nằm thẳng kè gốm xung quanh.Một mộ chum sau khi được phục dựng.TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, cho biết trong số mộ chum được tìm thấy, có 19 mộ hình quan tài. Loại mộ này chôn theo tro cốt sau khi hỏa táng, kèm công cụ đá, đồ trang sức và đồ gốm.Ngoài 19 mộ quan tài còn có 6 mộ đất, tử thi được chôn thẳng vào đất, nằm thẳng kè gốm xung quanh.Chiếc rìu đá là đồ tùy táng trong mộ. Ngoài ra, trong mộ thường có bàn nghiền, bàn đập, chày nghiền vỏ các loại hạt, quả và đồ gốm.Chiếc rìu đá là đồ tùy táng trong mộ. Ngoài ra, trong mộ thường có bàn nghiền, bàn đập, chày nghiền vỏ các loại hạt, quả và đồ gốm.Một trang sức bằng mã não trong mộ táng ở hồ Nước Trong. Đá mã não là dòng đá phổ biến nhất của loại đá chalcedony, thuộc dòng đá thạch anh và được con người khai thác từ hàng nghìn năm trước công nguyên.Một trang sức bằng mã não trong mộ táng ở hồ Nước Trong. Đá mã não là dòng đá phổ biến nhất của loại đá chalcedony, thuộc dòng đá thạch anh và được con người khai thác từ hàng nghìn năm trước công nguyên.Phạm Linh - Đoàn Dương
Sáng nay Quốc hội thảo luận kinh tế - xã hội Theo báo cáo của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng đã đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. 14 trên tổng số 15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội ước đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 8,83% và cả năm ước đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu đề ra (6-6,5%). Thu ngân sách đạt 94% dự toán, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái và ước cả năm vượt 14,3%, tăng 2,9% so với năm 2021. Phát triển doanh nghiệp có nhiều khởi sắc với hơn 163.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại, gấp 1,4 lần số rút khỏi thị trường.Trong 9 tháng, giải ngân các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội đạt hơn 60.000 tỷ đồng, chiếm hơn 20% tổng số vốn của Chương trình. Nhờ đó, khó khăn trong triển khai xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng quốc gia được tháo gỡ. 565 km đường bộ cao tốc cơ bản hoàn thành, trong đó đã đưa vào khai thác 365 km và thông tuyến 200 km.Theo Thủ tướng, trong tháng 12 sẽ phấn đấu khởi công xây dựng 12/12 dự án thành phần với chiều dài 729 km của dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.Lãnh đạo Chính phủ cũng cho hay, việc rà soát, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế được triển khai hiệu quả. Đến nay, các bộ, ngành giảm 7 tổng cục và tương đương; giảm 10 cục (thuộc bộ và thuộc tổng cục); giảm 60 vụ và tương đương (thuộc bộ và thuộc tổng cục); giảm 9 đơn vị sự nghiệp công lập. Dự kiến giảm 17 tổng cục và tương đương, 10 cục và 145 vụ/ban thuộc tổng cục, bộ; 22 đơn vị sự nghiệp và giảm căn bản phòng trong vụ.An sinh xã hội được triển khai hiệu quả, hỗ trợ khoảng 87.000 tỷ đồng cho gần 56 triệu lượt người dân, người lao động và trên 730.000 lượt người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19...Lương thấp, cán bộ công chức nghỉ việc hàng loạtDù đạt nhiều kết quả, Chính phủ cũng nhìn nhận, tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục (gần 40.000 người thôi việc, chiếm 1,94% số biên chế giao năm 2021).Báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu thảo luận kinh tế - xã hội tại tổ ngày 22/10 cho thấy nhiều người lo ngại trước thực trạng nói trên. Theo một số đại biểu, cán bộ, công viên chức thôi việc, chuyển sang khu vực tư trong một thời gian ngắn, với số lượng lớn, ồ ạt và chưa có dấu hiệu dừng lại như hiện nay là điều bất thường. Nguyên nhân là lương, chế độ chính sách chưa đáp ứng được nhu cầu.Cụ thể, chính sách hỗ trợ, trợ cấp đối với lực lượng y tế, giáo dục còn thấp, tiền lương không đủ trang trải cuộc sống khiến họ không yên tâm công tác. Sự tự chủ của các bệnh viện, cơ sở y tế công, cơ sở y tế tuyến dưới gặp nhiều khó khăn. Do đó, một số đại biểu đề nghị có chính sách, cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn cho ngành y, ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám và thu hút nhân tài làm việc cho khu vực công.Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị Chính phủ đánh giá, nhìn nhận khách quan, toàn diện sự thay đổi nhận thức của xã hội đối với sự hấp dẫn vốn có của khu vực công; đánh giá độ tuổi, trình độ chuyên môn của bộ phận thôi việc, để có biện pháp giải quyết. Rất mong nguyện vọng được tăng lương cơ sở từ ngày 01/01/2023 sẽ được ghi nhận! Rất mong QH thống nhất tăng lương từ ngày  1.1.2023 Mong là có đề cập đến việc phát triển thị trường chứng khoán. Đề nghị tăng lương từ 1/1/2023 hy vọng QH thông qua ngay luật đấu giá biển số xe, một vấn đề lớn mà xã hội rất quan tâm.. Rất nhiều cán bộ công chức chức,viên chức mong chính phủ sẽ tăng lương cơ sở từ tháng 1.2023 đề nghị tăng lương từ 1.1.2023 Rất mong được tăng lương cơ sở từ tháng 1.2023 vì giáo viên chúng tôi đã đợi rất lâu rồi. Mong các bác đưa ra nhiều quyết sách phát triển kinh tế nước nhà.
Kiến nghị sửa luật để bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu Ngày 26/10, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tổ về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch năm 2023 (diễn ra bốn ngày trước đó).Một số đại biểu nêu thực trạng Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định hộ chiếu của công dân Việt Nam không có nơi sinh (trước đây có). Việc này ảnh hưởng đến đối ngoại và du lịch. Vì thế hai đại biểu đã đề nghị Chính phủ có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề xuất đưa nội dung sửa Luật Xuất cảnh, nhập cảnh vào chương trình kỳ họp thứ 4 này.Theo đại biểu, cần sửa mục II của Luật, bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu, đồng thời nêu nội dung này trong nghị quyết chung của kỳ họp Quốc hội để bảo đảm tính kịp thời.Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về nội dung chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/8, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết Bộ đã thống nhất với Bộ Ngoại giao trước mắt sẽ ghi bị chú "nơi sinh" vào hộ chiếu mẫu mới khi công dân có đề nghị. Về lâu dài, Bộ Công an sẽ sửa đổi mẫu hộ chiếu, trong đó bổ sung mục "nơi sinh" ở trang nhân thân.Về việc một số nước châu Âu thông báo từ chối cấp thị thực vào hộ chiếu mẫu mới, Bộ trưởng Công an cho biết cơ quan chức năng các bên đã làm việc và xác định "đây là vấn đề mang tính kỹ thuật", do hộ chiếu thiếu nơi sinh sẽ gây khó khăn trong quản lý của các nước sở tại.Theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), thông tin buộc phải có trên hộ chiếu bao gồm: Loại hộ chiếu, họ và tên, số hộ chiếu, quốc tịch, ngày tháng năm sinh, giới tính và ngày hết hạn hộ chiếu. Thông tin nơi sinh tùy thuộc vào từng quốc gia, không bắt buộc.Theo quy định tại khoản 3 điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, thông tin trên hộ chiếu không có nội dung nơi sinh.Hộ chiếu mẫu mới được Bộ Công an cấp từ ngày 1/7, giữ nguyên kích thước so với cũ, nhưng màu sắc ở trang bìa đổi thành xanh tím than và không thể hiện thông tin nơi sinh. Đại sứ quán Đức ngày 19/8 thông báo tạm thời công nhận hộ chiếu Việt Nam mẫu mới với điều kiện thông tin nơi sinh được điền bổ sung. Tây Ban Nha yêu cầu người mang mẫu hộ chiếu mới nộp kèm Chứng minh thư hoặc Căn cước công dân còn hiệu lực để chứng minh nơi sinh.Pháp và Anh thông báo tiếp tục công nhận hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam. Trong khi đó, Mỹ yêu cầu người chuẩn bị nộp hồ sơ xin thị thực hoặc có lịch phỏng vấn đề nghị cơ quan chức năng bổ sung thông tin bị chú về nơi sinh. Cái nguyên quán không cần thiết bằng cái nơi sinh, quản lý công dân bằng nơi sinh là hợp lý. Thật vô lý khi một (người A) sinh ra tại Tp.HCM mà do người cha (sinh ở Nghệ An - lúc 5 tuổi vào Sài Gòn lập nghiệp). Giờ (người A) vẫn ghi nguyên quán Nghệ An. Sau này con của (người A) đó ....sẽ vẫn tiếp tục ghi nguyên quán Nghệ An ? Đa số các nước đều có nơi sinh trong hộ chiếu. Mình không nên thay đổi đột ngột. Sao lại dựa vào quy định của ICAO? Quy định của từng quốc gia khác với quy định của tổ chức quốc tế. Yêu cầu quản lý của mỗi quốc gia khác với yêu cầu quản lý của các tổ chức? Mình sinh ở trạm xá xã, mà trạm xá xã phá rồi. Đưa vào thông tin mã định danh luôn. Có nơi đăng kí khai sinh nhưng không biết nơi sinh. Ông nội sinh ra ở Hà Nội.Ông nội lập nghiệp, sinh bố ở Sài Gòn.Bố sinh lập nghiệp, sinh con ở Đồng Nai.Con lập nghiệp, sinh cháu ở Cần Thơ.Cháu khai quê quán ở Đồng Nai thì rất nhiều cơ quan đơn vị không chịu.Trong khi đó, trong rất nhiều văn tự thì định nghĩa quê hương (quê quán) là nơi chôn nhau cắt rốn.Theo mình nghĩ chỉ nên quản lý nơi sinh của công dân. Nên tách tên và họ riêng ra (first name, last name) mình dùng hộ chiếu vnam ở nước ngoài hoặc mua vé máy bay rất hay gặp lỗi nhấm giữa tên và họ, giải quyết rất mất tgian Tôi có hộ chiếu Thuỵ Sĩ , họ ghi nơi sinh luôn là sinh ở Thuỵ Sĩ mặc dù họ biết tôi được sinh ở VN . Thừa còn hơn thiếu, Có nơi sinh là đúng rồi. Chúng ta có thể làm đúng luật và có ý tốt nhưng làm vậy là gây khó dễ cho việc quản lý của nước sở tại. Các bạn cũng không thể cấm họ kiểm tra ngặt nghèo hơn những người ở một số thành phố so với thành phố khác. Thậm chí có nơi sinh, còn giúp hồ sơ làm nhanh hơn nữa. Họ chỉ kiểm tra khi cần thiết. Tôi đồng ý! Hoàn toàn ủng hộ đề nghị này với đề nghị tăng lương cơ sở từ 01/01/2023! Cũng như cccd thôi ,bây giờ thử bỏ quê quán nơi sinh xem các cơ quan có biết là bạn ở tỉnh nào không,hộ chiếu phải có nơi sinh ,ghi mỗi Việt Nam thì họ khó xác minh lắm ,mình mới làm 2 cuốn cho vợ và con ,cuối cùng vẫn phải ghi bị chú nơi đã sinh ra thì cơ quan nước ngoài họ mới chấp nhận Nói chung hộ khẩu người mẹ đang ở đâu lúc sinh thì ghi nơi sinh ở đó. Người hộ khẩu Bảo Lộc, Lâm Đồng thì cho dù xuống Sài Gòn sinh ở BV Quốc Tế để hưởng dịch vụ tốt hơn nhưng nơi sinh vẫn là Bảo Lộc, Lâm Đồng chứ không thể chấp nhận Nơi sinh là địa chỉ Bệnh Viện phụ sản quốc tế Sài Gòn tại Q1, Tp.HCM được.
Đề xuất xây cầu Sa Đéc hơn 8.000 tỷ đồng qua sông Tiền Đề xuất được UBND tỉnh Đồng Tháp đưa ra tại cuộc họp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và UBND TP Cần Thơ, chiều 26/10.Theo đó, cầu có thiết kế dây văng, bắc qua sông Tiền nối TP Sa Đéc và huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp); phần cầu chính 2,5 km và 11 km đường dẫn; vận tốc thiết kế 80km/h, thực hiện giai đoạn 2026-2031.Tỉnh Đồng Tháp đánh giá việc đầu tư cầu Sa Đéc, cùng cầu Ô Môn (đang đề xuất đầu tư) qua sông Hậu, có thể nâng toàn tuyến thành cao tốc trong tương lai, tăng kết nối giao thông liên vùng, giúp hoàn thiện hạ tầng ở Đồng bằng sông Cửu Long.Ngoài cầu Sa Đéc, địa phương này cũng kiến nghị đầu tư đường bộ khu vực Nam sông Tiền và tuyến kết nối liên vùng giữa Đồng Tháp, Cần Thơ và Kiên Giang. Công trình có tổng mức đầu tư gần 4.600 tỷ đồng, dài hơn 45 km, qua TP Sa Đéc, huyện Lai Vung, Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Thời gian thực hiện 2024-2029, tuyến đường sau khi hoàn thành sẽ tạo trục kết nối từ cầu Sa Đéc qua cầu Ô Môn.Chính quyền Đồng Tháp đề nghị các cơ quan liên quan hỗ trợ sớm triển khai các công trình trên; đồng thời, cam kết, phối hợp các tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang phát huy hiệu quả dự án, cân đối nguồn vốn và khả năng hoàn trả vốn vay.Ngọc Tài Bài học cầu Rạch Miễu còn đó sao không rút kinh nghiệm?!Đề xuất xây cầu Sa Đéc dài 2,5km chỉ với 4 làn xe?! Tầm nhìn xa y như cầu Rạch Miễu, cầu dài, chi phí cao, vừa xây xong kẹt xe liên tục suốt chục năm và giờ lại xây cầu Rạch Miễu 2 để giảm tải. Quá lãng phí và tốn kém tiền của nhân dân, ngân sách quốc gia. quá tuyệt vời nếu có cây cầu này! Mơ đến ngày tất cả các tỉnh miền tây nam bộ đều được kết nối bằng cầu,đường bộ quốc lộ và liên vùng đúng chuẩn.Mà tôi nay đã ngoài đáo tuế rồi. cầu Đại Ngãi dài hơn , quan trọng hơn mà có 8000 tỉ. Ngon lành, Lãnh Đạo ĐT có tầm nhìn chiến lược Bốn làn xe, nghe đã không ưng ý rồi.. Từ đề xuất đến hiện thực chắc có 20 năm đấy. Quá tốt.được kết nối liên vùng.kinh tế phát triển nhanh.mạnh và hiệu quả tối đa cho sự lớn mạnh cho đbscl. Các tỉnh Miền Tây, miền Đông cũng lên Thành Phố hết rồi. Viêc xây dựng thêm nhiều cầu vượt sông là rất cần thiết..! Đường về Miền Tây sẽ thông thoát và nhanh hơn. Tuyệt vời. Có phà là đủ dành quá nhiều tiền cho 1 dự án nên xây dựng xí nghiệp ổn định lao động nông thôn cầu phải xây đi phà lâu quá xây xa quá cũng làm biếng đi
Kiến nghị thu phí qua thẻ ETC với ôtô đỗ dưới lòng đường Đề xuất vừa được Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ công ích Thanh niên xung phong, đơn vị thu phí đỗ ôtô dưới lòng đường, gửi UBND TP HCM. Việc thu phí qua tài khoản ETC dự kiến từ tháng 12 tới thay phần mềm MyParking bị cho có nhiều hạn chế, chưa ổn định... gây phiền hà cho người sử dụng.Công nghệ thu phí không dừng được đánh giá thuận lợi hơn khi khấu trừ trực tiếp qua tài khoản trả trước của chủ xe, giúp doanh thu tăng 30-50%; đồng thời giảm một nửa nhân sự so với thuê phần mềm MyParking, nhân viên thu phí cũng không tiếp xúc trực tiếp tài xế nên hạn chế tiêu cực...Quy trình thu phí bằng hình thức ETC như sau: nhân viên dùng thiết bị cầm tay quét thẻ vào bãi đậu, hệ thống sẽ trừ tiền trong tài khoản chủ xe. Với ôtô chưa có tài khoản nhưng muốn đỗ xe, nhân viên sẽ thông báo đơn vị thu phí đến dán thẻ hoặc hướng dẫn đến địa điểm mở tài khoản. Nếu tài xế không hợp tác sẽ bị xử lý.Ứng dụng ETC có thể cài đặt trên thiết bị di động, cho phép nạp tiền, kiểm tra giao dịch, theo dõi tài khoản giao thông... Hiện, trên thị trường có hai đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng là VETC (do Tasco góp vốn) và VDTC (thuộc Viettel). Hình thức thanh toán này đã áp dụng ở các trạm BOT.UBND TP HCM giao Sở Giao thông Vận tải cùng các đơn vị liên quan xem xét đề xuất của Công ty Thanh niên xung phong, tham mưu thành phố ra quyết định, nhằm đảm bảo hiệu quả công tác thu phí đỗ xe ở các tuyến đường.TP HCM thu phí đỗ ôtô ở 23 đường ở quận 1, 5, 10 (hiện còn 20 tuyến) từ năm 2018 nhằm giảm ùn tắc, tạo nguồn thu cho ngân sách. Mức phí thấp nhất 20.000-25.000 đồng cho giờ đầu tiên, thông qua ứng dụng MyParking, không dùng tiền mặt. Sau thời gian triển khai, tình trạng ôtô đậu "chây ì" trên các đường giảm, song việc thu phí phát sinh nhiều vấn đề như thất thoát, số tiền thu được thấp hơn chi phí quản lý, phần mềm thường bị lỗi...Gia Minh Cần xem xét trường hợp nhân viên cầm máy quét nhầm vào xe đã thu phí trước đó hoặc vảo xe không dừng đỗ, khi đó khách hàng vẫn bị trừ tiền sẽ khiếu nại bằng cách nào!? Đơn vị nào giải quyết! Nên dừng lại vì 2 lý do sau:1. Phải quy hoạch thêm các khu đậu xe công cộng, vì đến giao dịch công việc chứ không rảnh mà chạy lòng vòng tốn xăng2. Thu phí rồi báo lỗ. Vậy thu làm chi cho tốn công? Hẩu hết các quốc gia đều thu phí đậu xe trong nội đô tính theo giờ, qui định theo giờ, giá cả tùy từng tuyến, từng khu, Việt nam nên làm đều này. Bãi đổ xe có nhà dân không? Lỡ người ta có xe ra vào có phải đổ xe chắn lối đi người ta không? Mặt bằng kinh doanh trước cửa nhà giờ đổ xe chủ nhà người ta có chịu không? Rồi thu phí đổ xe trong ngày hay sao? Đổ xe nếu lỡ mất mát gì bên cty có bồi thường không? Việc này làm không khéo sẽ dẫn đến hậu quả khó giải quyết Mình ủng hộ phương pháp này, minh bạch và đỡ bị tiêu cực. Tôi có ý kiến như thế này!K nên thu loại phí này, vị việc dừng hay đỗ xe ở lòng đường hay lề đường sẽ khiến tình trạng ùn tắc tăng caoVà cần quy hoạch các bãi đỗ xe công cộng( có phí)Các cá nhân, tập thể khi đăng kí xe cần xác minh có nơi đỗ xe, k chấp nhận hình thức đỗ xe ở lề đường ngay cả trước nhà mình Thu phí 25k/giờ là quá đắt đỏ. Đây mới chính là mục đích cuối cùng của ETC Thành phố nào cũng quy hoạch rõ lắm trung tâm thương mại , trung cư cao tầng mà không có quy hoạch các bãi đỗ xe. Quá chuẩn, tiện lợi đôi đường, Tp tiết kiệm được người trông coi, chủ xe yên tâm không bị phạtNên có 3 mức thu tiền 2h,4h và nguyên ngày để tránh trường hợp đỗ quá lâu Vậy có kiểm soát được việc người có thu phí khi có thiết bị trên tay, họ có thể tự ý quét thẻ ETC khi gặp bất kỳ ô tô nào khi không đỗ xe ở khu vực bị thu phí không? Chẳng thấy nói đậu bao nhiêu phút trở lên thì bắt đầu thu, và thời gian đậu tối đa là bao lâu thì phải rời đi, thế thì làm sao biết người ta đậu lâu mau để thu cho hợp lý. Nếu đã thu tiền rồi thì xem ra người ta có quyền đậu xe bất kể tình hình giao thông như thế nào hay sao.Cơ mà, việc thu phí này dưới hình thức nào thì vẫn phải sử dụng con người để thực hiện, e rằng sẽ tiếp tục lỗ, thế thì làm để làm gì. Quá chuẩn rồi! Xe nào giờ cũng gắn thẻ ETC, có tài khoản tiền mặt ( bản chất đây là số định danh vì không trùng với ai). Thậm trí bị phạt nguội nếu không đến nộp cũng có thể trừ khi xe lưu thông qua trạm thu phí. Làm luôn và ngay xe nào không dan không cho vào bãi đậu
Ủy ban Kinh tế: Cần cân nhắc việc thu hồi đất xây nhà thương mại Trong báo cáo thẩm tra ngày 26/10, Ủy ban Kinh tế phân tích dự án nhà ở thương mại mang tính chất kinh doanh là chủ yếu, có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhưng lợi ích trước mắt và trực tiếp là chủ đầu tư. Nếu thu hồi đất phục vụ dự án nhà ở thương mại dễ dẫn đến bị lợi dụng và khiếu kiện gia tăng. Trong khi đó, Nghị quyết 18 của Trung ương nêu tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại.Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị đánh giá kỹ lưỡng và cân nhắc thận trọng việc đưa dự án nhà ở thương mại thuộc diện thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Cơ quan soạn thảo cần làm rõ khái niệm, nội hàm, giải thích cụ thể về "dự án đô thị" thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất.Đây là lần thứ hai Ủy ban Kinh tế không đồng tình với đề xuất thu hồi đất để xây nhà ở thương mại. Hồi tháng 9, cơ quan này nêu quan điểm "cơ chế doanh nghiệp và người dân tự thỏa thuận khi chuyển nhượng đất để đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại là phù hợp cả về cơ sở chính trị và thực tiễn".Tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế đề nghị quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chí các trường hợp thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Dự thảo Luật Đất đai đã bổ sung định nghĩa dự án thuộc loại này, nhưng phạm vi rộng, chưa cụ thể. "Cần phân biệt rõ hơn giữa mục đích phát triển vì lợi ích quốc gia, công cộng và kinh tế đơn thuần để minh bạch trong thu hồi đất, tránh bị lạm dụng, gây bức xúc cho người dân", báo cáo nêu.Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát các trường hợp thu hồi để tạo quỹ đất do Nhà nước đầu tư theo hướng tuyến giao thông và các điểm kết nối giao thông theo quy hoạch; dự án nhà ở tập trung cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản; khu dân cư nông thôn...Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị rà soát trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, trong đó cân nhắc trường hợp làm công trình văn hóa, thể thao; nhà an dưỡng; nhà khách của lực lượng vũ trang. Đây là điểm mới so với Luật Đất đai 2013.Ủy ban Kinh tế phân tích, công trình văn hóa, thể thao, nhà an dưỡng, nhà khách của lực lượng vũ trang có thể dùng phục vụ quốc phòng và dân dụng. Nếu thu hồi đất để xây dựng các công trình này, nhưng sau đó sử dụng vào mục đích dân dụng dễ dẫn đến thiếu minh bạch, gây phản ứng tiêu cực trong xã hội.Về nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đảm bảo người dân có chỗ ở, thu nhập, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ, Ủy ban Kinh tế đề nghị định lượng cụ thể, hướng dẫn chi tiết, đảm bảo khả thi.Dự thảo đã bổ sung điều khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuế tăng thêm với các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng cần sửa đổi đồng bộ các luật quy định về thuế sử dụng đất.Về nguyên tắc xác định giá đất phù hợp với giá thị trường trong điều kiện bình thường, cơ quan soạn thảo cần giải thích rõ hơn. Dự thảo đề xuất Chính phủ quy định phương pháp định giá đất, quy trình xây dựng bảng giá đất, định giá đất cụ thể. Nhưng Ủy ban Kinh tế cho rằng cần nêu cụ thể trong luật các phương pháp xác định giá đất.Tính khả thi khi địa phương xây dựng bảng giá đất hàng năm cũng được Ủy ban Kinh tế đề cập. Địa phương xây dựng có ưu điểm là cập nhật kịp thời biến động giá đất trên thị trường, nhưng khả năng có triển khai được không, bởi việc thuê tư vấn, thu thập thông tin, quy trình, thủ tục thẩm định, trình phê duyệt... cần thời gian. Việc này có thể gây lúng túng trong áp dụng giá đất theo bảng giá của địa phương, bởi không xây dựng kịp. Vì vậy, có ý kiến đề nghị không nên xây dựng bảng giá đất hàng năm mà điều chỉnh khi biến động từ 20%.Ngày 1/11, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, thừa ủy quyền của Thủ tướng, sẽ trình bày tờ trình về dự Luật Đất đai (sửa đổi). Quốc hội thảo luận ở tổ ngày 3/11 và tại hội trường ngày 14/11 về dự luật này.Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần ba quy định, các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh gồm: Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; căn cứ quân sự; công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; ga, cảng quân sự; công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; kho tàng của lực lượng vũ trang; trường bắn, thao trường, bãi thử và hủy vũ khí; cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng, cơ sở khám chữa bệnh của lực lượng vũ trang; nhà công vụ, nhà khách của lực lượng vũ trang; cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Công an quản lý.Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng gồm: Công trình đầu tư công hoặc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư; công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; tạo quỹ đất do Nhà nước đầu tư theo hướng tuyến giao thông và các điểm kết nối giao thông theo quy hoạch.Ngoài ra, các dự án khác thuộc diện thu hồi đất là khu tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, công vụ, nhà tập trung cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp; xây dựng công trình thu gom, xử lý chất thải; công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; xây dựng cơ sở tôn giáo; xây chợ tại nông thôn; xây nghĩa trang, nhà tang lễ, hỏa táng; khu công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ cao; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản tập trung; dự án đô thị; khu dân cư nông thông.Dự án nhà thương mại sử dụng loại đất không phải là đất ở; dự án lấn biển; dự án khai thác khoáng sản; dự án chỉnh trang đô thị cũng thuộc diện thu hồi đất, nhưng cần đáp ứng điều kiện nhất định. Rất đồng tình! Thu hồi đất vì mục đích thương mại là không phù hợp vì lợi ích trước hết là của doanh nghiệp, phải để doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân, nhà nước nên tạo khung pháp lý để hài hòa lợi ích các bên, tránh việc thu hồi tràn lan! Chưa cần nói tới việc đánh thuế sở hữu nhiều đất, bỏ hoang nhà đất, chỉ riedng việc bỏ khung giá đất thay bằng "giá thực tế" là đã thay đổi toàn diện lĩnh vực BĐS. Nhà nước không thất thu khi cấp sổ, người dân không khiếu kiện khi bị thu hồi, xã hội ko còn cảnh dự án nào cũng chậm trễ GPMB. Còn việc làm dự án nhà thương mại cũng khác hẳn hiện nay, giờ người ta chạy đua làm dự án vì giá thu hồi đất quá rẻ, nộp thuế chuyển đổi cũng quá rẻ mà giá bán ra theo giá thị trường quá cao, lời lớn nên thi nhau làm. Còn sau này gom đất theo giá thỏa thuận, chuyển đổi nộp thuế theo giá "thị trường" nên nếu bán nền chỉ có lỗ, ăn gì đc nữa. Cái kiểu phân lô bán nền coi như hết đường sống. Dự án chỉ có thể lời bằng những tiện ích hạ tầng, lời trong việc xây dựng nhà cửa để bán. Như vậy dự án sẽ thực chất hơn nhiều và luật nên "mở rộng" ưu đãi để khuyến khích chủ đầu tư làm dự án. Chỉ cho phép thử hồi đất tại những nơi không phát triển được nông nghiệp. Không nên thử hồi đất tại nơi người dân đang làm nông nghiệp bởi dù có đền bù theo giá cả theo quy định cũng không thể duy trì kinh tế lâu dài cho những người bị thu hồi đất bởi họ đã mất đi công cụ sản xuất là đất đai. Nếu thu hồi phải đảm bảo họ được chuyển đổi nghề và có công ăn việc làm lâu dài. Nên làm nhanh, bù lại thời gian hàng chục năm qua. Chỉ trừ mục đích phục vụ công cộng thì nhà nước mới thu hồi đất, còn phục vụ thương mại thì phải thoả thuận với chủ sở hữu nhà đất, kể cả công ty của nhà nước! Nếu đã là dự án của nhà nước thì nên luôn lồng ghép 20-40% là nhà ở xã hội (Do nhà nước quản lý, có thể bán cho người có thu nhập thấp, người chưa có nhà). Và cũng nên có điểu khoản nếu không hoàn thành kế hoạch trong thời hạn nào đó thì buộc phải trả lại đất cho nhà nước. Tránh để tình trạng các doanh nghiệp chỉ làm lợi cho bản thân, và lãng phí tài nguyên để dự án đắp chiếu. Chỉ cần luật hóa cụ thể a_b_c...rõ ràng đúng thực tế nguyên tắc nơi ở mới có thu nhập, điều kiện sống và chỗ ở tối thiểu bằng và hơn nơi cũ khi thu hồi đất thì không người dân nào không đồng ý cả chỉ cần như vậy là đủ để giải quyết mọi vấn đề trong Giải Phóng thu hồi đất rất đồng tình Để có lợi cho đại đa số người dân thì nên thu hồi đất ưu tiên phát triển nhà ở xã hội thì kinh tế mới phát triển bền vững dc Rất đồng tình !
'Cán bộ thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử' Sáng 27/10, thảo luận về kinh tế - xã hội tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Phó đoàn đại biểu tỉnh Bình Thuận) cho biết, có cán bộ tâm sự với ông "thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử". Nguyên nhân là hệ thống pháp luật chưa đồng bộ. Cùng một vấn đề, áp dụng luật này thì đúng, nhưng khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra áp dụng luật khác thì thành sai; thời điểm này thì có thể đúng, khi kiểm tra ở thời điểm khác lại sai.Ông Thông nói dễ sai nhất là xác định giá đất. Theo quy định hiện hành, việc xác định giá đất hầu như bằng yếu tố giả định nên khó đảm bảo chính xác. Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc từng nói phương pháp xác định giá đất hiện nay không chính xác, cần sửa đổi. Trong khi đó, nhiều địa phương có dự án lớn mà chưa xác định được giá đất để triển khai đầu tư. "Nếu Chính phủ không tháo gỡ được vấn đề này thì khó đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2023", ông Thông nói.Nguyên nhân thứ hai khiến cán bộ bất an, sợ sai, sợ trách nhiệm, theo đại biểu Thông, là dù Bộ Chính trị đã ban hành kết luận về cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, nhưng chủ trương đúng đắn này chưa được cụ thể bằng văn bản quy phạm pháp luật. Cán bộ chỉ làm cầm chừng, không dám đột phá. Vì vậy, ông đề nghị các bộ ngành thường xuyên rà soát cơ chế, chính sách để điều chỉnh cho đồng bộ, sát thực tiễn.Tranh luận với đại biểu Nguyễn Hữu Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ cho rằng cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu chỉ nêu nguyên nhân do vướng mắc về pháp luật thì chưa đủ, mà "nguyên nhân chính là con người, công tác tổ chức thực hiện, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu".Theo ông Hạ, có ba trường hợp cán bộ không dám làm. Thứ nhất là cán bộ năng lực hạn chế nên sợ làm sẽ sai. Thứ hai là cán bộ có năng lực nhưng ý thức, tinh thần hạn chế nên chỉ nghe ngóng, né tránh. Thứ ba là nhóm cán bộ sợ làm sẽ phát sinh vấn đề do không khớp với chỉ đạo của những người tiền nhiệm."Tôi đặt câu hỏi vì sao Luật Đất đai và Luật Đấu thầu được ban hành năm 2013 nhưng trước đây không thấy nêu nhiều vướng mắc như hiện nay? Một số người thẳng thắn nói rằng trước đây làm ẩu, làm không đúng, thiếu trách nhiệm, nên nếu bây giờ làm đúng thì sẽ phát sinh vấn đề, do đó họ chỉ làm cầm chừng, né tránh", ông Hạ nói.Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục đề nghị Chính phủ có giải pháp cho thực trạng trên thì Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, họp ngày họp đêm, nhưng ở dưới lại có tư tưởng cầm chừng.Công chức thôi việc đặt ra yêu cầu hoàn thiện quản trịLo ngại về tình trạng gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc trong 2,5 năm qua, đại biểu Tô Văn Tám (Thường trực Ủy ban Pháp luật) cho rằng vấn đề này là cơ hội để Chính phủ đánh giá, hoàn thiện hoạt động quản trị.Theo ông Tám, cán bộ rời khu vực công sang tư không chỉ là xu hướng ở Việt Nam mà còn nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Những người này sang khu vực tư vẫn cống hiến cho đất nước và xã hội. Nguyên nhân khiến họ dịch chuyển là lương thấp, thường phản ứng chậm, có độ trễ trước yêu cầu tăng thu nhập của thực tiễn bởi ràng buộc pháp lý. Nhiều người rời đi vì áp lực công việc quá lớn, hoặc ưu tiên phát triển bản thân hơn là ngồi ổn định một chỗ."Khu vực công và tư đều yêu cầu tri thức, tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, hiệu quả. Nhưng khu vực công còn yêu cầu trách nhiệm trước nhân dân nên cần hài hòa về thu nhập để cán bộ làm công bộc của dân", ông Tám nói.Đại biểu tỉnh Kon Tum đề nghị Chính phủ thực hiện lề lối làm việc theo hướng phân cấp mạch lạc theo thứ bậc hành chính. Vấn đề biên chế, tổ chức bộ máy cần hợp lý; bổ sung cơ chế giải quyết công việc, môi trường làm việc, cống hiến, cơ hội thăng tiến công bằng, minh bạch.Ngoài ra, Chính phủ cũng phải hoàn thiện quy định thi tuyển công chức, viên chức và tuyển chọn lãnh đạo quản lý. Thu nhập của cán bộ, công chức phải được quan tâm đúng mức, bằng cơ chế lương thích hợp, linh hoạt, dựa trên giá trị lao động, tri thức và hiệu quả công việc. Cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm phải được luật hóa.Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Bí thư Huyện ủy Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) phản ánh thực trạng đời sống người lao động, cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang đang gặp nhiều khó khăn, nhất là ở cơ sở. Nguyên nhân là từ tháng 7/2019 đến nay lương cơ sở chưa được tăng, trong khi hàng năm chỉ số giá tiêu dùng vẫn tăng 4%, làm cho tiền lương thực tế và đời sống giảm tương ứng. "Đây cũng là nguyên nhân chuyển dịch lao động, cán bộ công chức từ công sang tư", ông nói.Để khắc phục, ông Phương đề nghị đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát để tạo tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cho cán bộ, công chức trên cả nước.Quốc hội sẽ thảo luận tình hình kinh tế - xã hội tại hội trường Diên Hồng trong hai ngày 27 và 28/10. Làm cán bộ đầu tiên cần có đạo đức, trình độ, và phải am hiểu pháp luật. Nếu đáp ứng được như vậy thì nên làm cán bộ, đáp ứng được như vậy thì sao phải sợ sai, sao lại bất an. Nếu không làm được thì hãy mạnh dạn đứng sang một bên để người khác làm, không nên tiếp tục chiếm chỗ cản trở công cuộc phát triển đất nước. Pháp luật phải nghiêm minh, cán bộ phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Hiện tại, nếu con cháu tôi học giỏi, có năng lực, ...chắc tôi cũng khuyên cháu xin việc ở cty tư nhân hoặc cty nước ngoài. Làm việc ở đâu cũng cực nhọc. Nhưng thà cực cái xác, còn hồi hộp suốt thì cho em xin...! Người làm nghề kế toán, bảo làm xong nhưng khi thanh tra kiểm toán vẫn sai. Tôi khẳng định là chỉ sai những lỗi rất nhỏ, còn sai lớn đa số là cố ý sai. Không thể đổ lỗi do hoàn cảnh được, nếu không tham nhũng, vụ lợi, làm đúng quy định pháp luật thì chỉ có những sai nhỏ thôi.Còn cán bộ không làm được dù luôn khẳng định chuyên môn, bằng cấp cao, hoặc không dám làm thì có thể nghỉ. Chúng ta hoàn toàn có thể tuyển mới được các chuyên gia bên ngoài vào làm lĩnh vực công Làm ít sai ít, làm nhiều sai nhiều, không làm không sai. Làm việc nặng, khó sẽ rủi ro cao nhưng nếu không có qui định bảo vệ thật rõ ràng, cụ thể thì Ai dám làm? Còn 1 nguyên nhân nữa ĐB Huỳnh Thanh Phương chưa đề cập đến đó là khối lượng công việc tăng, trong khi biên chế giảm, CB, CC, VC phải làm ngoài giờ hành chính, không có ngày nghỉ, không có thời gian chăm sóc gia đình,.... Luật của chúng ta rất nhiều, nhưng chồng chéo, nhiều chỗ thiếu tính thống nhất, làm chỗ này sẽ vướng chỗ kia, dẫn chiếu dễ làm sai, dẫn đến tình trạng ngại làm. Quả thật, "đứng trước hội đồng kỷ luật vẫn hơn đứng trước hội đồng xét xử"! Cần cán bộ dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm trước Pháp luật Thực trạng sợ trách nhiệm đã hiện hữu.! Nếu không có giải pháp thì công việc, dự án, phát triển XH sẽ chậm lại! Cán bộ làm vì công việc chung, vì lợi ích của Cơ quan, tổ chức, vì lợi ích của Nhân dân, đặt lợi ích chung của đất nước lên hàng đầu thì làm sao mà phải lo đứng trước Tòa? Nói thì dễ nhưng khi bắt đầu cái quy trình xử lý vi phạm thì tâm lý, tinh thần không như đại biểu nói đâu. Đừng tham nhũng, đừng làm trái pháp luật thì không cán bộ nào phải lo gì. Đúng rồi, trong đợt dịch vừa qua ngoài nhân viên ngành y tế thì cán bộ, công chức cấp xã là cực nhất nhưng lương vẫn bèo bọt, tất cả các nguồn lực của cấp xã đều ưu tiên cho phòng chống dịch nên cũng không hỗ trợ được gì nhiều cho đời sống cán bộ. Đề nghị nên tăng lương sớm, chí ít cũng tăng sớm cho y tế, giáo dục và cấp xã. Ai không dám làm thì có thể xin nghỉ, để người khác làm. Chính xác. Chính vì Ko có sự linh hoạt cho nên chỉ việc thay đổi nhỏ trong chủ trương đầu tư mà các sở ban ngành vẫn yêu cầu điều chỉnh chủ trương (quá tốn thời gian lẫn tốn kém) dẫn tới dự án bị chậm tiến độ. Đây là điều tôi rất bức xúc khi làm tư vấn hỗ trợ nhà đầu tư.
Tăng lương sớm sẽ tạo tiền đề cải cách tiền lương Chính phủ đang trình Quốc hội tăng lương cơ sở từ 1,49 lên 1,8 triệu đồng mỗi tháng, thực hiện từ 1/7/2023. Nếu thông qua, mức lương cơ sở trong khu vực nhà nước sẽ tăng thêm 20,8% sau 3 năm không điều chỉnh. Song nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tăng sớm từ 1/1 thay vì 1/7 như đề xuất để tháo gỡ khó khăn cho ngành giáo dục, y tế.Nghị quyết 27 năm 2018 của Trung ương cũng đề ra lộ trình cải cách tiền lương, song hai năm chưa thể thực hiện một phần do đại dịch. Trong khi thu nhập của công chức, lao động khu vực công chịu tác động của bão giá, dịch bệnh... khiến hơn 39.500 người rời khỏi hệ thống từ năm 2020 đến nay.Tăng lương cơ sở từ 1/1/2023 là hợp lýÔng Lê Đình Quảng, Phó ban Chính sách Pháp luật, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cho biết việc áp dụng tăng lương cơ sở vào giữa năm dường như trở thành thông lệ sau khi nghị định tăng lương ban hành năm 2013. Đây là năm đầu tiên chia tách lương tối thiểu chung thành lương cơ sở áp dụng trong khu vực nhà nước với lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp. Không có văn bản nào quy định bắt buộc lấy mốc giữa năm để điều chỉnh, nhưng nếu áp dụng ngay từ đầu năm sẽ tạo thuận lợi cho việc làm kế hoạch cũng như chính sách.Lương cơ sở được điều chỉnh dựa trên khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng CPI và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Xét ba yếu tố hiện tại đều đủ điều kiện để tăng lương sớm. Ông Quảng phân tích, các đợt trước bình quân tăng 7-9% nên nay tăng 20,8% (thêm 310.000 đồng) chỉ tương đương với mức của ba năm chưa điều chỉnh cộng lại. Nếu xét ngân sách thì con số trên "cũng là phù hợp". Còn tính tới CPI và GDP thì chưa đủ bù đắp do bão giá cũng như chưa đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động ở khu vực công."Vì vậy cần bù đắp bằng thời điểm tăng lương cơ sở sớm hơn, từ 1/1 chứ không đợi đến 1/7", ông Quảng nói, thêm rằng tăng lương sớm còn góp phần hạn chế tình trạng công chức rời khu vực nhà nước. Công chức rời đi do nhiều nguyên nhân mà lương không đủ sống là yếu tố quyết định trực tiếp.>> Đề nghị tăng lương cơ sở từ 1/1/2023Nguyên Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cũng đồng tình tăng lương từ đầu năm 2023 vì "tăng sớm ngày nào tốt ngày ấy khi đời sống đang chịu tác động của vật giá". Song bài toán khó là tiền bởi điều chỉnh sớm nửa năm thì ngân sách chi cho khoản này sẽ đội gấp đôi, chưa kể phần cho lương hưu, trợ cấp xã hội cũng tăng theo.Mức tăng 310.000 đồng đủ bù trượt giá để tiền lương thực tế của công chức, viên chức không hao hụt nhiều chứ chưa thể xóa chênh lệch giữa lương khu vực công và tư. Ông Huân nhận định thu nhập công chức làm việc 6-7 năm mới đạt 60-70% so với mức lương lao động trình độ tương đương ở doanh nghiệp. Sự cào bằng đã triệt tiêu động lực của người làm trong khu vực công khi giải quyết công việc hiệu quả, sáng tạo đến mấy cũng chỉ được trả lương từng ấy.Tạo tiền đề khởi động đề án cải cách tiền lươngChuyên gia nhấn mạnh tăng lương chỉ là biện pháp trước mắt song sẽ tạo tiền đề khởi động đề án cải cách tiền lương đề ra từ 5 năm trước. Chính sách được Trung ương đặt ra trong Nghị quyết 27 năm 2018, dự kiến thực hiện từ tháng 7/2021. Song lộ trình cải cách lùi sang 1/7/2022 rồi sau năm 2022 và đến giờ chưa rõ thời điểm thực hiện. Mới nhất hôm 20/10 Chính phủ tiếp tục trình Quốc hội chưa cải cách tiền lương trong năm 2023.Theo ông Huân, bốn vấn đề của cải cách tiền lương là nguồn ngân sách; tổ chức bộ máy biên chế hợp lý thông qua chọn người năng lực; thiết kế hệ thống lương và cuối cùng là cơ chế chi trả. Khu vực tư nhân thu hút được người giỏi vì ngoài trả lương đúng năng lực, vị trí còn có cơ chế khuyến khích trả lương gắn với hiệu suất công việc, chế độ đãi ngộ, thăng tiến, môi trường làm việc không gò bó.Để khởi động đề án cải cách tiền lương, ông Huân cho rằng cần tiếp tục tinh giản bộ máy, sắp xếp đúng vị trí việc làm. Có những vị trí đảm nhiệm rất nhiều việc, nhưng cũng có những cơ quan số lượng công chức có chức năng chồng chéo thì nên cắt giảm, từ đó mới có nguồn cho tăng lương hàng năm.Ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia chính sách công, cho rằng nhà nước cần sớm tính tới phần sau tăng lương hơn là nhích mỗi năm một mức chỉ giải quyết được phần ngọn. Muốn cải cách tiền lương trước tiên phải có tiền và xử lý đồng thời hai khâu: Tăng hiệu quả công việc và giảm số lượng người xuống.Tinh giản biên chế không phải nói là làm được ngay mà phải chọn lọc nhóm nào cần giảm trước. Ông Đồng đánh giá sẽ rất khó cắt giảm công chức vì khối lượng công việc hành chính nhà nước ngày càng tăng. Khi các hoạt động kinh tế đa dạng, phức tạp hơn thì giao dịch sẽ nhiều thêm và nhu cầu quản lý điều hành của nhà nước tăng chứ không giảm.Vì vậy giảm quy mô khu vực công có thể bắt đầu từ nhóm viên chức, những người chủ yếu cung cấp dịch vụ công. Lâu dài Nhà nước cần cho tư nhân đấu thầu cung cấp dịch vụ công nhằm giảm sự tham gia của nhà nước xuống. Ông Đồng tin rằng cùng dịch vụ công song để tư nhân cung cấp thì chất lượng hơn và chi phí rẻ hơn, tiết kiệm được một phần ngân sách cho tăng lương. Một phần nguồn tiền còn đến từ tiết kiệm chi thường xuyên, quy định cắt giảm hội họp, in ấn giấy mời, tăng ứng dụng công nghệ thông tin như họp trực tuyến.Đề án cải cách tiền lương tiến tới xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Bảng lương mới bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, trong đó bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể. Thiết kế cơ cấu tiền lương mới khu vực công gồm lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương), các khoản phụ cấp (chiếm 30%); bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).Hồng Chiêu Rất hợp lòng dân! Ủng hộ 100% đồng tình quan điểm tăng từ 1/1/2023 Tăng lương liền và luôn đi ạ, quá đuối rồi ! Đề nghị tăng lương cho công chức, viên chức càng sớm càng tốt. Lương hiện tại đang quá thấp, chi phí sinh hoạt gia đình vô cùng khó khăn, chật hẹp ...!!! Đề xuất tăng sớm vì 3 năm nay để phù hợp với điều kiện xã hội đời sống và giá cả tăng cao chứ không giảm. 03 năm cùng cấp chính quyền chung tay nỗ lực phòng chống covid nên tạo điều kiện để cán bộ viên chức yên tâm làm việc, đảm bảo đời sống tối thiểu và phù hợp với lộ trình của lương tối thiểu vùng khu vực tư. Tăng từ đầu năm 2023 là phù hợp, tại sao phải chờ tới 1/7/2023 trong khi công chức- NLĐ mòn mỏi chờ đợi điều chỉnh suốt 3 năm rồi Ủng hộ 2 tay: 1/1/2023 tăng lương. Vật giá cái gì cũng tăng chóng mặt mỗi lương chưa tăng. Nên tăng từ 1/1/2023 tạo động lực để cán bộ công chức ổn định cuộc sống tối thiểu. Tăng từ 1/1/2023 ngay và luôn. Tôi sắp về hưu rồi. Mong là sẽ tăng lương từ đầu năm 2023 vợ tôi bên giáo dục lương khởi điểm có 4 triệu trong khi tiền thuê nhà 1,5triệu/tháng, tiền xăng 600.000đ/tháng, bỉm sữa 1,5 triệu/tháng, chi phí hiếu hỉ 500.000đ/tháng... còn ăn uống, quần áo, chi phí sinh hoạt khác bám chồng (công chức có thâm niên 12 năm: 8 triệu/tháng) thử hỏi sống làm sao ? Lương năm 2000 so với 2022 tính về con số là tăng nhưng giá trị tăng không là bao nhiêuVí dụ năm 2000 vàng 9999 có giá khoảng 400 nghìn/1 chỉ. Sau 22 năm vàng tăng lên 6 triệu về lý thuyết lương tăng 17 lần vàng tăng cũng gấp 15 lần như vậy là hòa . Năm 2000 viên chức mới ra trường trình độ trung cấp 1 tháng lương mua được 1 chỉ vàng. Nhưng hiện nay viên chức trình độ đại học 2 tháng lương mới mua được 1 chỉ vàng. Ngạc nhiên chưa Theo tôi việc tinh giảm biên chế nhanh nhất là giảm các mảng dịch vụ công, hãy để cho khối tư nhân làm. Cái gì tư nhân làm tốt hơn được chuyển cho họ làm, vừa giảm biên chế, giảm nguồn chi mà tư nhân họ lại có thể phục vụ người dân tốt hơn. Nhà nước chỉ tập trung vào xây dựng chính sách và quản lý. Ví dụ như giáo dục hay y tế có thể xã hội hoá mạnh, hiện nay đang trợ cấp thì sau này khi xã hội hoá chu cấp 1 nửa hiện tại cho tư nhân, thêm nguồn lực tự thân của khối tư nhân họ sẽ phát triển tốt. Nhà nước thì giảm nguồn chi mà hiệu quả xã hội lại tăng. 100% dân lao động đồng tình ủng hộ tăng lương 1/1/2023 đã hơn 3 năm qua rồi khổ lắm rồi Ý kiến hợp lý, rất mong được thực hiện
Quảng Ngãi dừng dự án điện mặt trời ở vùng lõi văn hóa Sa Huỳnh Ngày 27/10, UBND Quảng Ngãi đã giao Sở Công thương tham mưu tỉnh để báo cáo Bộ Công thương không bổ sung hai dự án điện mặt trời trên đầm An Khê vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, với mong muốn bảo tồn di sản văn hóa ở địa phương.Cùng với việc dừng dự án, tỉnh chỉ đạo ngành văn hóa hoàn chỉnh hồ sơ khoa học để tham mưu UBND tỉnh trước ngày 30/11, sau đó đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình Thủ tướng công nhận văn hóa Sa Huỳnh là di tích quốc gia đặc biệt. Trước đó, dự án điện khiến hồ sơ đề xuất của tỉnh Quảng Ngãi bị gác lại.Đầm An Khê rộng 350 ha, nằm ven biển Sa Huỳnh, thuộc xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ. Năm 2017, Công ty TNHH Phát triển công nghệ hệ thống đề xuất đầu tư hai nhà máy điện mặt trời với tổng vốn 2.000 tỷ đồng ở đây. Khi đó, UBND Quảng Ngãi đánh giá dự án mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp chiến lược phát triển năng lượng tái tạo.Tuy nhiên, nhà máy điện ở đầm An Khê vấp phải sự phản đối của các nhà khoa học. Bởi họ cho rằng khu vực đầm là vùng lõi của nền Văn hóa Sa Huỳnh có từ 2.000-3.000 năm trước. Dự án triển khai sẽ phá vỡ không gian văn hóa của một trong ba nền văn minh cổ ở Việt Nam (Sa Huỳnh, Đông Sơn, Óc Eo).Phạm Linh Ôi đầm An Khê của tôi. Bao năm dầm mưa dãi nắng bắt cá vớt rong. Bao nhiêu đêm, bao nhiêu hừng đông vừa kéo lưới vất vã nhưng vẫn không quên tranh thủ ngắm vẻ đẹp như trong tranh của miền quê ven biển. Hãy giữ cho đầm An Khê vẻ đẹp hoang sơ ấy, một vẻ đẹp dù đi xa thì năm nào tôi cũng phải về nơi đây nghỉ dưỡng để lấy lại năng lượng.
Xe tải cháy ngùn ngụt trên quốc lộ Khoảng 7h20, ông Từ Quốc Huy, 46 tuổi, quê Lâm Đồng lái xe tải chở hàng gia dụng như: nồi cơm điện, khăn, bánh, nước ngọt, bình xịt muỗi... đi trên quốc lộ 20, hướng TP HCM về Lâm Đồng.Khi đến xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, ông Huy phát hiện khói và lửa bốc ra từ thùng sau nên dừng xe, cùng người dân dùng bình chữa cháy mini dập lửa song bất thành. Khoảng 30 phút sau, lửa bao trùm toàn bộ xe kèm nhiều tiếng nổ.Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Đồng Nai điều động hai xe chữa cháy cùng 6 cán bộ, chiến sĩ cùng Công an xã Phú Sơn dập lửa. Đến 8h30, đám cháy được dập tắt. Thiệt hại tài sản ước tính khoảng 200 triệu đồng.Phước Tuấn sợ quá
Tài xế phản đối thu phí ở trạm phụ BOT cầu Rạch Miễu Trưa 26/10, chạy ôtô từ hướng Tiền Giang xuống dốc cầu Rạch Miễu ở phía Bến Tre, tài xế Nguyễn Anh Vũ cho xe rẽ phải vào đường dân sinh về hướng xã Phú Túc, huyện Châu Thành, liền bị barie trạm phụ chống thất thu chặn lại, yêu cầu nộp phí. Được giải thích việc thu phí để hoàn vốn cho dự án nâng cấp quốc lộ 60, song anh Vũ không khỏi bức xúc bởi cho rằng xe của mình không đi trên tuyến đường này.Tương tự, anh Nguyễn Thành Đạt nói nhà ở xã Phú Túc, huyện Châu Thành, nhưng làm việc ở TP Mỹ Tho (Tiền Giang). Hàng ngày ôtô của anh chỉ di chuyển từ địa điểm này, không đi trên đoạn dự án nâng cấp quốc lộ 60, song vẫn phải đóng phí là "rất vô lý". Nhiều lần anh đã phản ánh việc này với chủ đầu tư nhưng việc thu phí ở trạm phụ vẫn diễn ra.Hai tài xế trên nằm trong những người phản đối hai trạm thu phí đặt gần chân cầu Rạch Miễu ở phía Bến Tre. Hai trạm này cùng với trạm chính trên quốc lộ 60, hai trạm phụ ở cù lao Thới Sơn (TP Mỹ Tho, Tiền Giang, hiện đã dừng thu) hoạt động từ năm 2009 để thu phí dự án BOT cầu Rạch Miễu tổng vốn 1.187 tỷ đồng, bắc qua sông Tiền, nối Tiền Giang với Bến Tre. Sau 12 năm vận hành, tháng 7 năm ngoái, dự án đã hết thời gian thu phí theo hợp đồng.Tuy nhiên trước đó từ tháng 6/2016, với lý do quốc lộ 60 xuống cấp, Công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu được giao đầu tư nâng cấp một số đoạn trên tuyến với tổng chiều dài 22 km, vốn đầu tư 1.752 tỷ đồng. Dự án được đưa vào thu phí từ tháng 7/2021 (thời gian thu dự kiến 7 năm 7 tháng) ở trạm chính trên quốc lộ 60 và hai trạm phụ ở chân cầu Rạch Miễu.Nhiều tài xế cho rằng việc thu phí ở hai trạm phụ là bất hợp lý với người dân từ phía tỉnh Tiền Giang qua cầu Rạch Miễu sang Bến Tre do không đi đến đoạn đang nâng cấp, mở rộng nhưng vẫn bị tính phí. Điều này dẫn đến một số người tìm cách né trạm hoặc không chịu đóng phí.Ông Nguyễn Văn Sáu, Trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu, thông tin tình trạng tài xế vượt trạm diễn ra từ đầu tháng đến nay, trung bình mỗi ngày có hơn 190 lượt ôtô "né phí". Các xe không chịu đóng nếu dùng dịch vụ thu phí không dừng (ETC) sẽ bị truy thu. Còn những xe chưa dán ETC, nếu lần sau đi qua trạm chính sẽ bị truy thu trực tiếp."Doanh thu một ngày chỉ 4-5 triệu đồng, nhưng việc duy trì hai trạm chống thất thu là cần thiết. Bởi nếu không lập hai trạm này, ôtô sẽ dồn vào các tuyến đường dưới cầu để né phí trên trạm chính", ông Sáu nói, cho biết việc thu phí tại trạm BOT Rạch Miễu xuyên suốt từ trước đến nay, chưa có văn bản nào thể hiện tách rời các giai đoạn của dự án.Trước thực trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, cho hay tỉnh sẽ rà soát việc thu phí ở các trạm liên quan quốc lộ 60 để có giải pháp phù hợp.Cầu Rạch Miễu dài hơn 8,3 km. Những năm gần đây, lượng xe trên quốc lộ 60 tăng cao khiến cầu thường xuyên kẹt. Cuối năm ngoái, Thủ tướng phê duyệt xây cầu Rạch Miễu 2, cách cầu Rạch Miễu hiện hữu 3,8 km. Dự án có tổng vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng, khởi công cuối tháng 3/2023, dự kiến hoàn thành sau ba năm.Hoàng Nam Nên cho các loaik oto tải năng qua phà, và phà nên mở hết công suất từ đây đến tết. Chiếc cầu được xem như biểu tượng của thành phố Bến Tre, nhưng lại quá hẹp Lúc hoàn thành cây cầu này Tôi đã nghĩ tới việc tương lai sẽ phải xây cầu Rạch 2 vì cầu Rạch Miễu 1 quá hẹp. Đây là cây cầu treo hẹp nhất Việt Nam. Cũng như sg rất nhiều con đường đang làm mới lại vì lúc đầu thiết kế quá hẹp so với thực tại, và sau này sẽ tiếp tục nới rộng thêm vì lại hẹp so với hiện tại. các bạn đừng cho bức xúc việc cầu hẹp nữa. Nên nhớ lại là câu xây cách đây 2002-2009, lúc đó khảo sát mật độ giao thông thấp, giờ bùng nổ phương tiện hơn dự tính (chứ xây dựng ai cũng tính toán cả). Thứ 2 là đây là cây cầu đầu tiên do kỹ sư việt nam làm chủ công nghệ (sau khi học hỏi vài cây cầu khác). Do đó hãy ngừng chỉ trích. Thiết kế cây cầu Rạch Miễu đúng là mới ra trường... Nó thể hiện tầm nhìn lúc làm dự án xây cầu. Không giải quyết được kẹt xe thì chọn giải pháp cấm? Không ổn chút nào, cứ chọn giải pháp dễ mà ảnh hưởng đến lưu thông hàng hoá phát triển kinh tế thì đó không gọi là phải pháp hiệu quả được
Tàu hàng va chạm tàu cá, 3 người chết Tàu Trường Thành chở clinker hành trình từ cảng Cửa Việt (Quảng Trị) đến Cẩm Phả (Quảng Ninh). Hơn 20h ngày 26/10, khi đến vùng biển Cửa Nhượng, cách bờ khoảng 9 hải lý, tàu hàng va chạm với tàu cá do ông Nguyễn Văn Tình, 45 tuổi, trú xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên, làm thuyền trưởng.Hậu quả tàu cá bị chìm, 6 ngư dân rơi xuống biển. Thuyền trưởng Tình cùng hai thuyền viên Lê Văn Sang, 34 tuổi và Trần Văn Chính, 32 tuổi, mắc kẹt trong tàu.Nhận tin báo, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng và nhiều tàu thuyền ở khu vực này đã tổ chức tìm kiếm, cứu được 3 ngư dân Lê Văn Hiệu, 55 tuổi; Lê Văn Hòa, 36 tuổi; và Lê Văn Hùng, 30 tuổi, đang chới với trên biển, đưa về cảng Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh. Sau khi được sơ cứu, sức khỏe họ hiện ổn định.Đến 18h cùng ngày, các lực lượng đã tiếp cận được tàu chìm, phát hiện ông Tình, anh Sang và Chính tử vong trong khoang tàu. Thi thể ba nạn nhân được nhà chức trách đưa về huyện Cẩm Xuyên, bàn giao cho gia đình làm lễ mai táng.Nguyên nhân vụ va chạm đang điều tra.Từ đêm 24/10, miền Trung từ Thanh Hóa đến Phú Yên chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường và gió đông trên độ cao 1.500-5.000 m nên sóng biển lớn, gió đông bắc cấp 5-6, mưa diện rộng.
Đại biểu đề nghị cải cách chính sách tiền lương năm 2024 Thảo luận tại Quốc hội sáng 27/10, đại biểu Nguyễn Huy Thái (Phó đoàn Bạc Liêu) cho biết cử tri, người lao động rất lo lắng về lương, giá cả thị trường. Giá xăng, lương thực, thực phẩm, học phí tăng đã dồn gánh nặng lên đôi vai người lao động, chen chân và chi phối từng bữa cơm của gia đình họ. Vì vậy, tăng lương cơ sở, cải cách tiền lương chỉ có giá trị khi Chính phủ thực hiện thành công các giải pháp bình ổn giá cả thị trường.Theo ông Thái, cán bộ công chức và nhân dân rất vui khi Chính phủ trình Quốc hội tăng lương cơ sở, bởi lần tăng gần nhất cách đây đã ba năm. Đây là sự cố gắng lớn vì nếu tăng 20,8% như phương án trình thì Chính phủ phải cân đối khoản chi 44.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, để niềm vui của người làm công ăn lương trọn vẹn và bù đắp nhanh trượt giá của đồng lương thời gian qua, ông Thái đề nghị tăng lương cơ sở từ ngày 1/1/2023."Nếu đề xuất này được Quốc hội chấp thuận sẽ là món quà rất ý nghĩa với người làm công ăn lương gần ba năm qua gồng mình chống chọi và nguồn sống bị bào mòn bởi đại dịch toàn cầu", ông nói.Mặc dù vậy, Phó đoàn Bạc Liêu nhận định, tăng lương cơ sở là đáng mừng nhưng chưa phải giải pháp dài hơi để công chức gắn bó với khu vực công. Đẩy nhanh cải cách tiền lương mới là giải pháp căn cơ. Lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng từ 2023 giúp đời sống người làm công ăn lương được cải thiện, song chưa đáp ứng nhu cầu đời sống.Cán bộ, công chức, viên chức nhận lương thấp sẽ không phản ánh hết những giá trị, đóng góp của họ trong công việc. Lương thấp cũng không đủ bù đắp tái sản xuất và giúp họ toàn tâm toàn ý với công việc. Do đó, ông Thái đề nghị năm 2023 tăng lương cơ sở và sang năm 2024 nếu đất nước tăng trưởng kinh tế tốt thì nên cải cách chính sách tiền lương để xóa bỏ chênh lệch lương khu vực công và tư, lương nhà nước và thị trường."Nhà nước cần tăng sức cạnh tranh, giữ chân người tài, có năng lực, tâm huyết ở khu vực công bằng chính sách tiền lương phù hợp. Lương đủ sống, cán bộ sẽ làm việc theo đúng giá trị", ông Thái nói.Chung lo lắng với ông Thái, đại biểu Thái Thu Xương (Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hậu Giang) đề nghị Chính phủ có giải pháp để kìm giá thị trường, tránh tình trạng lương chưa tăng giá đã tăng, hay lương tăng một đồng, giá cả tăng hai đồng.Theo bà Thu Xương, gần đây khi Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp thì giá cả mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, sách giáo khoa, học phí, viện phí, thuốc, xăng dầu... liên tục tăng. Trong khi lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2019 đến nay chưa tăng; lương tối thiểu vùng của người lao động chỉ tăng 6%, thấp hơn nhiều so với trượt giá.Nhiều cán bộ, công chức, viên chức phải chịu áp lực công việc lớn. Có người phải làm việc hơn 10 tiếng mỗi ngày, trong môi trường nguy hiểm, nguy cơ mắc bệnh cao, nguy hiểm tính mạng. Nhiều giáo viên chịu áp lực khi thay đổi cách giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ và chính sách tiền lương chưa tương xứng với công sức họ bỏ ra.Tranh luận với các đại biểu, bà Nguyễn Thị Thủy (Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp) đồng tình nguyên nhân chủ yếu khiến nhân viên y tế thôi việc là lương thấp, nhưng bên cạnh đó còn do áp lực công việc và môi trường công tác.Các bệnh viện công đều trong tình trạng quá tải. Mỗi ngày, Bệnh viện Bạch Mai có 9.000 người đến khám và 4.000 bệnh nhân nội trú. Nhiều bệnh viện bác sĩ phải có mặt 6h sáng, mỗi ngày khám vài trăm bệnh nhân nên rất áp lực. Do thường xuyên phải làm việc quá tải, bác sĩ chỉ đủ sức quan tâm căn bệnh chứ chưa phải người bệnh, trong khi lẽ ra họ cần có thời gian để lắng nghe và tìm hiểu kỹ hơn về bệnh tình của từng người.Khi dịch bệnh ập đến, bác sĩ ở xã phường vừa phải đi khắp nơi lấy mẫu xét nghiệm, quản lý ca nhiễm, điều tra dịch tễ..., vừa phải đảm bảo các chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng lương chỉ 5 triệu đồng mỗi tháng. Các bác sĩ phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế, thiếu điều kiện cần thiết để khám chữa bệnh, trong khi môi trường làm việc chưa thực sự tạo cơ hội để họ cống hiến hết mình."Dịch chuyển nhân lực là bình thường với bất cứ ngành nghề nào, nhưng với số lượng lớn và chưa có dấu hiệu dừng lại như y tế thời gian qua thì cần đánh giá đúng, đủ nguyên nhân, giải pháp căn cơ", bà Thủy nói, nhấn mạnh y tế là ngành đặc biệt nên cần đào tạo, đãi ngộ đặc biệt. Bất cứ ai cũng "rất khó gồng gánh, nuôi dưỡng đam mê khi áp lực cao nhưng thu nhập không đủ trang trải cuộc sống". LƯƠNG VÀ GIÁỞ Việt Nam ta đóCó anh chàng tên LươngVõ công rất bình thườngNhưng có nhiều đối thủNào thịt, rau, đậu phụNào mắm muối, rau dưaÔng Điện cũng chẳng vừaĐánh thắng Lương mấy bậnRồi ông Xăng cực chấtVõ công hạng siêu saoThường cho Lương "nốc - ao"Khi so găng thi đấuHắn là loại ... xương xẩuLo lắm ông Lương ơiÔng có leo lên trờiCũng khó lòng chạy thoátChỉ sợ nghe tiếng quátBà con đã rụng rờiNào giá cả khắp nơiĐuổi theo Lương tức khắcDù Lương tăng vài cắcNhưng vẫn chẳng ăn thuaLương tăng tựa cụ rùaGiá tăng như ... tên lửa! Chính xác là lương luôn chạy theo nhưng sẽ khó theo kịp giá,vì giá tăng lương mới tăng theo Nhưng lương tăng giá cũng sẽ lại tăng theo lương và cuộc đua giữa lương và giá này sẽ không có hồi kết dù lương có tăng. Lương ơi sao mãi không lớn thế hả? Xung quanh bạn các bạn cao to hết cả rồi Anh Lương còm cõi  nên luôn đi sau là phải. Khi sức lao động là hàng hóa, thì chất lượng hàng hóa sẽ phù hợp với giá. Mong Chính phủ quan tâm tăng lương từ 01/01/2023 Giá lương như thỏ với rùaTheo chuyện cổ tích chẳng đùa được đâuTăng lương sao thấy phát rầuGiá phi chóng mặt ưu sầu lương tôiNgày nay cổ tích xưa rồiThỏ về cán đích lương ôi nơi nào ... ? ý kiến hết sức xác đáng Thực trạng của chúng ta hiện giờ là người nông dân trực tiếp nuôi trồng không có không gian để bán lẻ theo thời vụ. Mà chỉ biết bán rẻ cho thương lái, thương lái bảo nhau đẩy giá thành cao Đúng với nguyện vọng của đạo đa số nhân dân. Cần áp dụng tăng lương sớm để hỗ trợ người lai động đang gồng mình gánh giá. Ngành y tế cần quan tâm đặc biệt từ đồng lương đúng với sức lao động động và áp lực của họ và thay đổi lại chính sách môi trường làm việc bên cạnh đó ngành dược cần phải làm mới mình và chủ động nghiên cứu sản xuất những sản phẩm thiết yếu tránh lệ thuộc nước ngoài giảm giá thành. Cảm ơn các bác đã nói lên nổi lòng của đại đa số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức hiện nay. Mong là chính phủ và các đại biểu khác cũng thấy được sự khó khăn thật sự của cbccvc và thống nhất cho tăng lường từ 01/01/2023. Nếu không tăng lương từ 1/1/23 thì sẽ là sự kiện buồn nhất trong năm 2022. Chúng ta cần tạo điều kiện để người trực tiếp chăn nuôi, trồng chọt trực tiếp bán hàng cho người mua bằng cách quy hoạch chợ thôn, xã có nhiều gian hàng cho nông dân thuê mặt bằng vé ngày. Ai đến sớm đc chọn chỗ sớm. Làm sai quản lý chợ chịu trách nhiệm. Để tránh chợ từ nông thôn đến thành thị toàn là gian hàng của thương lái thuê dài hạn, mà họ đua nhau làm giá. Người dân quá cực với giá tăng cao theo ngày Những điều mà các Đại biểu nói cũng là lời của tôi và người dân muốn nói. Cán bộ tốt có tâm mà thu nhập thấp, trách nhiệm lại cao thì hoàn toàn bất hợp lý. Mong đẩy nhanh chính sách thu nhập sao cho ngang hoặc hơn khối tư nhân. Vậy mới giữ đuợc nguời tài.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai: Tư duy nhiệm kỳ gây lãng phí đất đai Sáng 27/10, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Quốc hội, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách) nói, khác với nhiều nước sở hữu tư nhân, Việt Nam quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý. Vì vậy, quyền lực được trao gửi cho bộ máy nhà nước rất lớn.Dù đạt một số kết quả, công tác quản lý đất đai đang đối mặt nhiều thách thức, hiệu quả sử dụng không cao. Thu ngân sách về đất liên tục tăng, nhưng chủ yếu là thị trường sơ cấp, trong đó 67% từ tiền sử dụng đất, 12% từ tiền thuê đất. Số thu tăng thêm từ đầu tư trên đất không cao.Báo cáo của Bộ Tài chính cho hay, toàn quốc có 743 triệu m2 đất hoang hóa, sử dụng sai mục đích, tiền thu được rất thấp, chỉ 286 tỷ đồng. Giám sát 7 địa phương cho thấy có hơn 1.700 dự án treo, tương đương 12.000 ha đất hoang. Sự thật "rất đau lòng và gây bức xúc với người dân".Nữ đại biểu cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có hệ thống pháp luật và trách nhiệm quản lý nhà nước. "Tư duy nhiệm kỳ là một trong những nguyên nhân gây lãng phí đất rất lớn. Qua giám sát, bên cạnh địa phương tích cực thu hồi đất hoang hóa, còn những nơi sau mỗi nhiệm kỳ số dự án treo lại tăng thêm", Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách nói.Nguyên nhân thứ hai theo bà Mai là tình trạng lạm dụng quyền lực để trục lợi cá nhân từ đất. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy có biểu hiện lợi ích nhóm ở một số địa phương, vi phạm về đấu thầu, giao đất không qua đấu giá. Thứ ba là trách nhiệm của bộ máy công quyền một số nơi không cao. Bên cạnh những người ngày đêm cống hiến, còn bộ phận thờ ơ, thiếu trách nhiệm.Để giải quyết các vấn đề nói trên, cần sự vào cuộc của các bộ ngành, bên cạnh trách nhiệm địa phương. Tuy nhiên khi vướng mắc, địa phương gửi câu hỏi cho bộ ngành thì luôn được trả lời là "cứ thực hiện theo quy định pháp luật", ngay cả khi pháp luật chưa quy định hoặc có nhưng khác nhau. "Như vậy vướng mắc không thể giải quyết, gây bức xúc và thất vọng cho địa phương", nữ đại biểu nói.Bên cạnh đó, tâm lý e dè tạo sức ì và trì trệ rất lớn trong cơ quan công quyền. Điều này giải thích vì sao có dự án trải qua hàng chục năm vẫn vướng, trong đó nhiều cái vướng là hệ quả của giai đoạn trước.Khẳng định đất đai là vấn đề phức tạp, không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, bà Mai mong chính quyền xử lý quyết liệt vướng mắc, đưa ra lộ trình, thời hạn cụ thể, được nghị quyết hóa vì đó là thước đo mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan công quyền."Các cơ quan cần đề cao trách nhiệm, cơ chế minh bạch, ranh giới đúng sai rõ ràng để bảo vệ người trong bộ máy công quyền, khơi thông tâm lý e dè, lo lắng. Trách nhiệm giám sát cũng cần được tăng cường để tránh trục lợi cá nhân", bà Mai nói.Đại biểu Phan Viết Lượng (Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục) cho biết, qua tiếp xúc cử tri, người dân mong muốn Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục quyết liệt chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém kéo dài, gây bức xúc dư luận. Đơn cử xử lý các công trình, dự án treo, thua lỗ, di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô thành phố Hà Nội.Theo đại biểu Phạm Hùng Thắng (Phó đoàn đại biểu tỉnh Hà Nam), sửa đổi các Luật Đất đai, Đấu thầu, giá và một số luật khác sẽ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển. Nhưng việc sửa luật cần gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.Theo chương trình kỳ họp, ngày 1/11, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, thừa ủy quyền của Thủ tướng, sẽ trình bày tờ trình về dự Luật Đất đai (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ ngày 3/11 và tại hội trường ngày 14/11. Ý kiến hay! Qui hoạch treo là lãng phí, kìm hãm phát triển kinh tế, gây bức xúc cho người dân. Địa phương tôi qui hoạch gần mười năm nay, tôi cũng rất bức xúc. Thuế đất cao bất động sản thứ hai là điều cần thiết làm ngay lập tức. Hiệu quả đã được tất cả những nước phát triển trên thế giới áp dụng. Đồng thời giúp tăng nguồn thu ngân sách đền bù thỏa đáng giải phóng mặt bằng quy hoạch tp đồng đều. Tầm nhìn ngắn hạn thì sẽ gặp những khó khăn về thu thuế. Tuy nhiên về lâu dài chính sách tăng thuế là rất hiệu quả. Một thạc sỹ kinh tế Mỹ như tôi đã học và nghiên cứu rất nhiều mô hình và chính sách nhận thấy đây là điều cần phải làm. Ai mà bảo khó thì người đó thiếu nặng lực. Đền bù thoả đáng theo thoả thuận thì sẽ ko còn dự án treo và kéo dài cả chục năm.
TP HCM đề nghị lùi tiến độ Metro số 1 đến cuối năm 2023 Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa báo cáo Quốc hội tình hình triển khai các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP HCM.Về tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, Bộ trưởng Thể cho biết căn cứ theo tiến độ thực tế của dự án đã được các nhà tài trợ thống nhất, UBND TP HCM đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh thời gian hoàn thành thi công dự án là cuối quý IV/2023.Lý giải việc lùi thời gian hoàn thành, Bộ trưởng Thể cho rằng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp gây nhiều khó khăn, cộng với một số thay đổi về trình tự, quy định, pháp lý trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự toán phát sinh.Ngoài ra, công tác nghiệm thu, thử nghiệm theo các tiêu chuẩn nước ngoài kéo dài. Dự án liên quan nhiều lĩnh vực, triển khai đầu tiên tại Việt Nam nên cần rà soát thận trọng, nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.Theo báo cáo, lũy kế khối lượng tổng thể của toàn dự án đạt 92,19%, dự kiến đến cuối năm 2022 đạt 93%. Lũy kế giải ngân kế hoạch vốn vay ODA từ đầu dự án đến tháng 9 là hơn 20.600 tỷ đồng, đạt 53,95%.Metro Bến Thành - Suối Tiên khởi công tháng 8/2012, có tuyến chính dài 19,7 km, 14 ga và một depot. Dự án được điều chỉnh nhiều lần vào các năm 2008, 2011, 2019, 2021. Ban đầu, thời gian thực hiện từ năm 2007 đến 2021.Đối với tuyến metro Bến Thành - Tham Lương, Bộ trưởng Thể cho biết dự án có diện tích chiếm dụng 251.130 m2 với 603 hộ bị ảnh hưởng, đã bàn giao mặt bằng đạt 85,15%.Dự án cũng đang vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn ODA (mới đạt 2,5% tổng vốn đầu tư). Trên cơ sở tiến độ thực tế, UBND TP HCM kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh thời gian hoàn thành và đưa vào khai thác là năm 2030.Nguyên nhân điều chỉnh do gói thầu xây dựng đoạn đi ngầm phải hủy thầu để đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, dẫn đến không thể trao thầu theo kế hoạch.Công tác đàm phán Phụ lục Hợp đồng cho các công việc phát sinh không đạt được dẫn đến chậm tiến độ.Dự án metro Bến Thành - Tham Lương dài hơn 9 km, đi qua các quận 1,3, 10, 12, Tân Phú, Tân Bình. Tổng mức đầu tư 47.890,8 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án theo kế hoạch ban đầu là từ năm 2021 đến 2026. Lúc khởi công mình nghĩ sau này con học đại học sẽ được đi tuyến metro này. Giờ thì hy vọng cháu nội mình sẽ được đi :-/ Metro là RẤT quan trọng trong một thành phố mật độ cao như TPHCM. Nhưng lại cứ lùi mãi khi nào mới xong thật đây? Từ 2007 đến 2017 = 10 năm, từ 2017 đến 2027 không biết xong không. Vậy là 20 năm cái đường sắt đô thị có lạc hậu không. Nghe mà ngán ngẫm quá, chờ mê mang luôn chớ mê trô gì nữa? metro Bến Thành - Tham Lương dài hơn 9 km. Có 9km mà bây giờ phải dời đến thêm 8 năm nữa là 2030 mới hoàn thành, còn chưa biết sẽ dời lại thêm bao nhiêu lâu nữa Nghe mà thấy chán. Giờ muốn lui bao nhiêu cũng được. Người ta bỏ 10 năm và 40 tỷ đô là nghiên cứu ra luôn tàu siêu tốc. Mình bỏ cùng số tiền và thời gian để đổi lại tuyến cao tốc lạc hậu Lùi một bước để rồi lùi tiếp 5-6 bước. Mình sẽ chống gậy để tham gia lễ cắt băng khánh thành Chỉ thấy "lùi" chẳng thấy "tiến"! Thôi thì dời đến 2030 cho tròn. Thật chả biết dùng từ nào để nói về dự án này luôn. Dân đã quá ngán khi nói thêm về dự án này rồi. Thà là bỏ đi hết ta làm lại từ đầu, thua kém thế giới nhiều quá rồi Lùi, lùi nữa, lùi mãi. Con trai mình còn nhỏ nhưng hi vọng cháu nội mình sẽ được đi học đại bằng các tuyến metro này. Ơi hời ! Quá chán ! Tuyến số 2 thành lập khi tôi 29 tuổi, theo tôi tính thì đến khi về hưu sẽ đi metro số 2 xuống quận 1 uống café, tôi sẽ là hành khách đầu tiên vì lúc đó rảnh
Bộ trưởng Y tế: Bệnh viện thành con nợ vì bị chậm thanh toán bảo hiểm Tham gia giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội chiều 27/10, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, nguyên nhân chậm thanh toán bảo hiểm y tế là vướng mắc liên quan Luật Bảo hiểm y tế và Nghị định 146. Một số nội dung quy định chưa thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến khó khăn khi áp dụng tổng mức thanh toán của bảo hiểm y tế. "Không được thanh toán là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh viện gặp khó khăn trong mua sắm, đấu thầu", bà Lan nói.Để tháo gỡ, Chính phủ đã giao Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu sửa Nghị định 146. Hiện dự thảo được Bộ Tư pháp thẩm định. Trong thời gian chờ nghị định mới, Bộ Y tế đã trình Chính phủ nghị quyết đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bộ cũng phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh, hạn chế lạm dụng trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế để đảm bảo an toàn quỹ.Trước đó, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM) nêu thực trạng nhiều người đến bệnh viện khám, phàn nàn về chất lượng nhất là khi dùng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, bệnh viện than thở "lực bất tòng tâm", bởi thiếu rất nhiều thứ, từ nhân lực, thuốc chất lượng đến trang thiết bị.Quỹ Bảo hiểm y tế được lập ra với mục tiêu tốt là để người không có bệnh góp lo cho người có bệnh. Nhưng vì khó tăng thu quỹ nên các cơ quan tìm cách giảm chi từ quỹ. "Các bệnh viện bị ép giảm chi bảo hiểm y tế từ giá dịch vụ, thuốc, vật tư đến mức không đúng với giá của nó. Ép càng rẻ càng tốt. Nhưng khi thanh toán vẫn không dễ dàng", bà Phong Lan phản ánh.Bà dẫn chứng, các bệnh viện tại TP HCM đang bị Quỹ Bảo hiểm y tế từ chối thanh toán 1.400 tỷ đồng vì tổng mức thanh toán bị vượt quá. Nguyên nhân là số bệnh nhân tăng. Đó là thực tế "rất vô lý"."Không biết đến bao giờ ước mơ bình thường của cán bộ y tế thành hiện thực là được tập trung vào chuyên môn khám chữa bệnh, không phải hàng ngày đối phó với quy trình mua sắm, thanh toán, nguy cơ bị xử lý hành chính, hình sự", nữ đại biểu TP HCM nói.Liên quan đến việc thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng có hai yếu tố quan trọng là cấp giấy đăng ký lưu hành và mua sắm, đấu thầu. Thời gian qua, việc cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc gặp khó khăn do dịch bệnh, doanh nghiệp chưa kịp chuẩn bị hồ sơ, cơ quan thẩm định chưa đánh giá được thực tế, nhà máy sản xuất, chuyên gia bị ảnh hưởng.Vì vậy, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết giải quyết đăng ký lưu hành thuốc. Bộ Y tế đã công bố danh mục hơn 10.000 thuốc hết hạn lưu hành trong năm 2022, tiếp tục được gia hạn đến cuối năm. Vì vậy, nguồn cung ứng thuốc trên thị trường được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.Tuy nhiên, ở một số bệnh viện vẫn xảy ra thiếu thuốc cục bộ. Bộ Y tế đã đánh giá, đưa ra giải pháp, tham mưu phù hợp. Luật Dược và các quy định liên quan đang được nghiên cứu sửa đổi. Nhiều quy định rất rõ nhưng một số nơi thực hiện lúng túng, nên Bộ Y tế sẽ tăng cường hướng dẫn.Giải thích về tình trạng nhân viên y tế thôi việc, chuyển từ khu vực công sang tư, Bộ trưởng Y tế nói đây là xu hướng chung của nhiều nước sau đại dịch. Tổ chức Y tế thế giới ước tính trong năm 2022, toàn cầu thiếu 15 triệu nhân lực y tế. Việt Nam không nằm ngoài làn sóng này, nhưng có điểm đặc biệt là thuộc nhóm các nước có tỷ lệ nhân viên y tế thấp hơn trung bình thế giới (trung bình 10.000 dân có 10 bác sĩ, 13 điều dưỡng)."Quy mô nhân viên y tế thôi việc diễn ra ở nhiều cấp, nhiều tuyến, từ cơ sở, bệnh viện địa phương đến trung ương", bà Lan nói, cho biết Bộ Y tế đã trình Chính phủ sửa đổi quy định để tăng trợ cấp với nhân viên y tế.Ngày mai, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Đó là lý do tại sao người dân không mặn mà đi khám bảo hiểm y tế, bệnh viện cũng không nhiệt tình khám bảo hiểm, chi phí bỏ ra biết tới khi nào lấy lại. Tiền tươi thóc thật bệnh viện có chi phí hoạt động. Làm ơn cải tổ lại khâu thanh toán bảo hiểm để người dân an tâm mua bảo hiểm, bệnh viện yên tâm khám và điều trị bệnh ( danh sách thuốc và dịch vụ được bảo hiểm ngày càng giảm + chậm thanh toán cho bệnh viện, làm sao có chất lượng điều trị tốt được) Hàng ngàn tỷ đồng mà bên bảo hiểm chi trả chậm cho Bệnh viện sẽ tạo ra lãi suất khổng lồ hàng tháng. Nhưng hậu quả gây ra khiến bệnh viện thiếu tiền mua thuốc và vật tư y tế, thiếu tiền trả lương. Tiền bảo hiểm thu thì nhanh lắm, tới lúc chi thì chậm chạp. Chả trách nào khám bảo hiểm thì bệnh viện không mặn mà. Cần giải quyết dứt điểm. Bệnh viện cần được ứng trước một năm kinh phí hoạt động và mua sắm thuốc vật tư y tế để đáo nợ mới có thể hoạt động không ngừng nghỉ . Về thanh toán bảo hiểm không chậm trễ và thoáng hơn theo hoạt động của bệnh viện . Hiện nay bệnh viện hoạt động theo bảo hiểm vì bảo hiểm là người cầm tiền của bệnh viện và chi cho các hoạt động của bệnh viện ! Tại sao vậy ! Người mua bảo hiểm luôn trả tiền trước cơ mà ! Cuối cùng thiệt nhất cũng là người bệnh Nếu cứ tranh cái thì chẳng giải quyết được vấn đề. Nên xây dựng 1 Quy trình chuẩn cho hoạt động này là xong. Trong quy trình nên quy định rõ người - rõ việc- rõ cách làm - rõ trách nhiệm Nên đưa BHYT qua bộ y tế quản lý luôn cho bớt chồng chéo tốn thời gian. "Các bệnh viện bị ép giảm chi bảo hiểm y tế từ giá dịch vụ, thuốc, vật tư đến mức không đúng với giá của nó. Ép càng rẻ càng tốt." Bất cứ bảo hiểm gì khi thanh toán cũng nhiêu khê,chứ không chỉ bảo hiểm y tế,ví dụ,bh thân vỏ,vật chất ô tô ,xe máy... Công cụ quản lý ở đâu vô bệnh viện khám BH ,bác sĩ cho toa kêu ra ngoài mua thuốc bệnh viện ko có thuốc,nãn luôn cả nhà ạ Doanh nghiệp phải nộp 100% bảo hiểm vào cuối mỗi tháng cho cơ quan bảo hiểm nên cơ quan bảo hiểm cần đẩy nhanh việc thanh toán lại cho các cá nhân, tổ chức. Thực chất cơ quan bảo hiểm chỉ là trung gian cho việc này, nhận của người lao động và chi lại cho người lao động, tổ chức nên cần xem đây là dịch vụ chứ không phải cơ quan cầm cân, nảy mực, gây cảm giác xin cho như hiện nay. Học Bác sỹ mất 6 năm, ra trường còn phải đi thực hành thêm ở B/viện 18 tháng mới được hành nghề Y, trong khi Lương 2,34 cũng giống như các ngành nghề khác, ngày Lễ tết cũng phải đi trực
Hải Dương có tân Bí thư Tỉnh ủy Phát biểu tại hội nghị công bố quyết định chiều nay ở Hải Dương, bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nói thời gian qua Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực vượt đại dịch để phát triển kinh tế. Bà mong ông Trần Đức Thắng sớm ổn định công tác, cùng Đảng bộ, nhân dân đưa tỉnh phát triển mạnh mẽ.Cho rằng đây là vinh dự song cũng là trách nhiệm nặng nề, ông Trần Đức Thắng cam kết không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, tận tâm, tận lực, hết lòng vì sự phát triển của tỉnh Hải Dương. Ông mong có sự đoàn kết thống nhất, cố gắng của mỗi cá nhân trong toàn hệ thống chính trị tỉnh Hải Dương, trước hết là trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ.Ông Thắng 49 tuổi, quê Vĩnh Phúc, trình độ tiến sĩ, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII. Ông từng đảm nhận vị trí Phó cục trưởng rồi Cục trưởng Quản lý công sản, Bộ Tài chính, đến tháng 10/2018 được bầu làm Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đến năm 2020 là Phó chủ nhiệm Ủy ban này.Ông Trần Đức Thắng thay thế vị trí của ông Phạm Xuân Thăng - cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, người đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự. Ông Thăng bị cơ quan điều tra cáo buộc chỉ đạo làm trái trong đấu thầu để Công ty Việt Á thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn, gây thiệt hại tài sản Nhà nước.Ngày 3/10, hai tuần sau khi bị khởi tố, tạm giam, ông Thăng bị Ban Chấp hành Trung ương khai trừ khỏi Đảng vì suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.Lê Tân
Hơn 800 lao động Việt ở Campuchia về nước Ngày 27/10, đại tá Lê Hồng Vương, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Tây Ninh, cho biết lượng lao động từ Campuchia về Việt Nam tăng mạnh, đặc biệt ở cửa khẩu Mộc Bài (huyện Gò Dầu) và Xa Mát (huyện Tân Biên). Nhiều người trong số này làm việc ở các casino ở Campuchia, không có giấy tờ hợp pháp.Theo ông Vương, nhiều người Việt về nước do phía Campuchia tiếp tục ra quân truy quét những công ty sử dụng lao động bất hợp pháp, không có giấy tờ để xử lý. Bộ đội biên phòng Tây Ninh phối hợp chính quyền, công an tạo điều kiện để lao động Việt Nam tại Campuchia sớm trở về địa phương.Thời gian qua, các cửa khẩu biên giới với Campuchia ở Tây Ninh, Long An, An Giang, Bộ đội biên phòng liên tục tiếp nhận công dân, người lao động được giải cứu từ các công ty lừa đảo, casino. Phần lớn những người này bị dụ dỗ sang Campuchia, sau đó bị ép lừa đảo người Việt qua mạng.Hôm 24/10, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Xa Mát tiếp nhận 171 người được nhà chức trách Campuchia giải cứu từ công ty kinh doanh cờ bạc. Trước đó hai tuần, hơn 80 người Việt về nước qua cửa khẩu Mộc Bài. Theo Lãnh sự quán Việt Nam tại Campuchia, đầu năm 2022 đến nay, hơn 600 trường hợp ra khỏi cơ sở lao động trái phép trở về nước.Phước Tuấn Hy vọng đây sẽ là bài học cho các bạn trẻ ham lương cao với công việc nhạn nhã.
Người lao động nghỉ 3 ngày Tết Dương lịch 2023 Bộ luật Lao động quy định người lao động được nghỉ một ngày, hưởng nguyên lương dịp Tết Dương lịch hàng năm. Song ngày 1/1/2023 rơi vào chủ nhật nên người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp, tức thứ hai 2/1/2023.Sau Tết Dương lịch ba tuần sẽ đến kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023. Hiện số ngày lẫn thời điểm nghỉ chưa được chốt. Trong khi đó, ngành đường sắt bắt đầu bán vé tàu Tết hôm 25/10.Cuối tháng 9, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tổng hợp góp ý về lịch nghỉ Tết Quý Mão sau gần một tháng lấy ý kiến từ 16 cơ quan, bộ ngành. Trong hai phương án nghỉ 7 ngày (từ 29 tháng chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 5 tháng giêng năm Quý Mão, tức 20/1/2023 đến hết 26/1/2023) và 9 ngày (từ 30 tháng chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 8 tháng giêng năm Quý Mão, tức 21/1/2023 đến hết 29/1/2023), nhiều bộ ngành chọn phương án một.Riêng Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị nghỉ 8 ngày, từ 28 tháng chạp tới hết mùng 5 tháng giêng, đi làm bù thứ bảy (19-26/1/2023, làm bù 28/1/2023).Từ năm 2021, Việt Nam có 11 ngày nghỉ lễ, Tết chính thức. Số ngày nghỉ tăng thêm một vào trước hoặc sau kỳ Quốc khánh 2/9 hàng năm, do Chính phủ quy định. Nếu ngày lễ rơi vào cuối tuần, lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp, thuận tiện cho kế hoạch nghỉ ngơi, về quê hoặc đi du lịch.Người lao động nếu làm thêm giờ, làm việc ban đêm vào kỳ nghỉ lễ, Tết hưởng lương ít nhất bằng 300%. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài 11 ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền và một ngày Quốc khánh của nước họ.Hồng Chiêu Nghỉ mỗi năm 10 ngày, 5 ngày trước Tết, 5 ngày sau Tết. Không nghỉ bù. Cứ nghỉ từ 25 đến 10 tháng giêng là được. Trước và sau cứ theo lịch bình thường. Cứ trước tết một tuần, sau tết một tuần thế là xong, không phải bàn. Các doanh nghiệp tùy tình hình kinh doanh chủ động bố trí. Cứ cố định, nghĩ từ 26 tết tới hết mùng 6 tết, năm nào như năm nấy là được rồi. Không cần cứ mỗi năm mỗi bàn. Hoặc 23 tết tới hết mùng 3, nghĩ trước tết cho người ta có thời gian chuẩn bị đoán tết (cảm giác đó mới vui nhất), chứ qua tết đâu đâu cũng đóng cửa, toàn ở nhà ăn nhậu không. Ko cần cố định. Nhưng nên phê duyệt 1 lần cho vài năm. Để người dân và nhất là doanh nghiệp chủ động có kế hoạch làm việc Bây giờ mình đi làm ăn xa mới thấy quý ngày tết như thế nào, Tết là thời gian duy nhất mình có thể về ở nhà dài ngày và cùng trải nghiệm sinh hoạt với mọi người trong gia đình Tại sao Việt Nam mình cứ phải bàn ngày nghỉ suốt thế nhỉ. Cứ quy định ngày nghỉ. Nếu trùng vào cuối tuần thì nghỉ bù ngày tương ứng vào đầu tuần tiếp theo. Có lẽ các nhà quy hoạch lên cố định lịch nghỉ tết, lịch nghỉ tết sẽ phù hợp hơn bắt đầu nghỉ tết từ ngày 25/12 âm lịch đến 06/01 âm lịch, để nhiều gia đình xa quê có thời gian sắp xếp công việc và đi lại nó không vất vả. Nên cố định 10 ngày nghỉ tết (5 trước 5 sau), 5 ngày nghỉ có lương 5 ngày nghỉ không lương. Về việc mùng 6, 7 hoặc 25,26 âm lịch vào thứ 7, chủ nhật thì 2 ngày đó sẽ làm việc bình thường thay cho 5 ngày nghỉ không phép kia, hoặc sẽ do chủ doanh nghiệp quy định! nước mình sống bằng nghề gia công làm thuê cho nước ngoài để sống nên ngày nghỉ phù hợp với nhu cầu sản xuất tiêu dùng của thế giới , nghỉ lễ tết mấy ngày không biết chứ công nhân, người làm khối tư nhân phải làm tăng ca để bù cho ngày nghỉ, có những tháng công nhân nghỉ ở nhà chơi vì không còn việc để làm do nước ngoài bước vào mùa nghỉ đông cả tháng Theo tôi nghỉ Tết 15 ngày là hợp lý, nhiều người đi làm xa cả năm về 1 lần và nghỉ dài để phát triển công nghiệp dịch vụ. ^_^ Chuyện nghỉ tết phải nhất quán và cố định để mọi người dân và doanh nghiệp biết trước và có thể chuẩn bị kế hoạch kinh doanh sản xuất hợp lý. Việc luật khi xưa đã quy định rất rõ ràng và chi tiết. Quy định đã có trước đó là: nghỉ tết 5 ngày gồm 1 ngày cuối năm và 4 ngày năm mới, nếu ngày nghỉ tết trùng ngày nghỉ thì sẽ nghỉ bù ngày kế tiếp liền kề. Với quy định này ai cũng có thể hiểu và dễ dàng thực hiện. Đề nghị làm đúng như vậy là đủ. Sao lại ko thể cố định cơ chứ?Tôi thấy cố định nghỉ tết 5 ngày là tốt nhất, cứ thế hàng năm mà áp dụng.Mùng 1 tết Cha, mùng 2 tết Mẹ, mùng 3 tết Thầy, cộng với ngày cuối năm - ngày Tất niên, cộng thêm 1 ngày trước ngày cuối năm là ngày đc nghỉ Tết (nếu năm đó có 29 ngày thì nghỉ ngày 28 và 29, còn tháng chạp có 30 ngày thì nghỉ 29-30).Cố định như vậy cho đỡ phải phấp phỏm chờ đợi.Nếu thứ 7, cn trùng vào 1 trong 5 ngày trên thì nghỉ bù vào mùng 4, mùng 5.Cứ vậy mà áp dụng giống như Tết dương lịch mà chúng tôi đang đc nghỉ ở nước ngoài từ 29 tháng 12 đến ngày 3 tháng 1 hàng năm. Thậm chí ở nước ngoài (Nhật) thì chỉ nghỉ bù nếu mùng 1 vào chủ nhật, chứ các ngày khác vào chủ nhật hay mùng 1 vào thứ 7 thì cũng ko có nghỉ bù.Việc áp dụng lịch cố định sẽ giúp mọi người sẽ tự chủ hơn về kế hoạch, thay vì cứ chờ chờ đợi đợi 9 người thì 10 ý, cứ ra nguyên tắc chung mà làm. Có mỗi lịch nghỉ tết mà năm nào cũng mất thời gian bàn tán.
Yêu cầu xác định trách nhiệm khi thành phố lớn bị ngập lụt Phát biểu tại phiên thảo luận ở Quốc hội ngày 27/10, ông Hoàng Đức Thắng (Phó đoàn Quảng Trị) nói, các thế hệ đi trước đã đúc kết "nhất thủy, nhì hỏa", nhưng công cuộc phòng thủy, phòng hỏa hiện nay còn nhiều bất cập. Hạ tầng kinh tế, kỹ thuật được đầu tư lớn, nhưng chưa đủ trước biến đổi khó lường của thời tiết, khí hậu cực đoan. Hiểm họa "nhất thủy" luôn trực chờ, đe dọa.Theo ông Thắng, khi thiết kế kỹ thuật công trình hạ tầng kinh tế đô thị, các đơn vị ít chú ý đến thoát nước, thoát lũ. Hoặc vì lợi ích trước mắt, các cơ quan bỏ qua những hệ lụy có thể xảy đến trong dài hạn. Mỗi con đường mở ra như những đê chắn nước, ngăn thoát lũ, mỗi khu dân cư, công trình đô thị mọc lên luôn rình rập sự quá tải của hệ thống thoát nước."Như vậy không ngập úng mới là chuyện lạ. Nhưng trách nhiệm thuộc về ai, giải pháp nào cho vấn nạn này", đại biểu tỉnh Quảng Trị đặt câu hỏi.Theo ông, Việt Nam có chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050 với mục tiêu đầy tham vọng. Nhưng dường như sự đầu tư và quyết tâm chưa tương xứng với sức tàn phá của thiên nhiên ngày càng khốc liệt. Vì vậy, ông Thắng đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá đầy đủ tổng thể hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu để nhanh chóng có giải pháp căn cơ, chiến lược bài bản.Trước mắt, Chính phủ cần tập trung nguồn lực giải quyết bài toán về chống ngập lụt tại đô thị; xói lở, sạt ở miền núi, ven biển, ven sông. Trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành, vùng, địa phương nhất thiết phải đặt trọng tâm nhiệm vụ phát triển đi đôi với thích ứng với biến đổi khí hậu; dự báo tầm nhìn dài hạn, giải pháp khả thi nhất và xem đây chính là động lực cho sự tăng trưởng.Bà Lê Đào An Xuân (Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Yên) trăn trở khi thiệt hại do thiên tai gây ra trong 9 tháng đầu năm nay hơn 6.600 tỷ đồng, gấp gần 5 lần cùng kỳ năm trước. Thiên tai liên tục do biến đổi khí hậu, khai thác rừng phòng hộ quá mức, trong khi rừng có vai trò phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ thực vật, dòng chảy đất, giảm tác động của lũ lụt."Phần đông chúng ta hiểu rừng là trảng cây chứ chưa quan tâm đến hệ sinh thái, điều đó lý giải vì sao có rừng nhưng vẫn xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở ngày càng nhiều và khốc liệt hơn", bà Xuân nói, cho rằng cách trồng rừng độc canh, khai thác sớm như hiện nay không tạo được liên kết sinh thái, làm mất khả năng giữ đất, nước.Nguồn tài chính huy động để thích ứng, giảm thiểu thiên tai còn hạn chế, chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Khu vực tư nhân chưa sẵn sàng và thiếu cơ chế tham gia. Doanh nghiệp thiếu nguồn lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đầu tư công nghệ sạch.Nữ đại biểu đề nghị các ngành, địa phương coi rừng là lá chắn biến đổi khí hậu. Nhà nước cần thay đổi ngay định mức về khoán trồng và bảo vệ rừng; bổ sung chính sách trồng rừng gỗ lớn; hạn chế khai thác sớm, trắng rừng để cây đủ sức giữ đất, nước.Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh đề nghị xây dựng chương trình đầu tư tầm quốc gia để ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giai đoạn 2016-2020, chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh đã đầu tư 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA cho 144 dự án.Tuy nhiên, giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho thấy phần lớn nguồn lực này dùng để thích ứng như xây dựng hồ chứa, hệ thống thủy lợi, kè, cống ngăn mặn... Tỷ trọng đầu tư cho giảm phát thải nhà kính rất nhỏ. Nhiều dự án chậm, chưa đạt tiến độ, quy mô nhỏ, chưa tính đến yếu tố liên vùng.Ngân hàng thế giới ước tính biến đổi khí hậu khiến Việt Nam thiệt hại 10 tỷ USD năm 2020, tương đương 3,2% GDP. Nếu không có biện pháp, Việt Nam có thể thiệt hại 12-14,5% GDP mỗi năm do biến đổi khí hậu vào năm 2050. Việt Nam cần đầu tư 368 tỷ USD để ứng phó biến đổi khí hậu. "Vì vậy, cử tri mong có chương trình mang tầm quốc gia để huy động nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu", ông Tuấn Anh kiến nghị.Ngày 14/10, mưa lớn suốt 6 giờ do hoàn lưu trước bão Sơn Ca khiến cả thành phố Đà Nẵng ngập chưa từng có (0,5-1,5 m), một số nơi ở quận Liên Chiểu ngập gần 2 m. Tình trạng ngập lụt cũng thường xuyên xảy ra tại Hà Nội, TP HCM khi mưa lớn kéo dài. Ông trời chịu trách nhiệm Xin cảm ơn một câu hỏi thật hay và ý nghĩa. Cần lắm câu trả lời đúng đích và có hướng giải quyết sớm, chứ gì đâu nào là thuê máy bơm với khối tiền, rồi công trình chống ngập, mà càng thấy ngập nặng, ngập sâu hơn. Chắc ông Sơn Tinh chịu trách nhiệm là chắc rồi Mưa lớn tại ông trời mưa lớn mà không báo trước! Không ai phải chịu trách nhiệm cả! Đây là do thiên thiên, do biến đổi khó lường của khí hậu... Ông trời... Đây là câu hỏi người dân đã hỏi nhiều lần rồi. Phải có ai đó chịu trách nhiệm chứ? mưa lớn, mua nhỏ gần như đô thị nào cũng ngập. Phải xem lại thiết kế hệ thống thoát nước mưa, nước thải , ao hồ , hệ thống bơm.... Vấn đề ngập úng đô thị có thể tóm cơ bản các vấn đề sau:Thứ nhất: Ngập do triều cườngThứ hai: Ngập do mưaThứ ba: Ngập do mưa kết hợp triều cườngCách giải quyết thì cơ bản như sauNâng nền đường, giải toả các nhà dân lấn chiếm lòng sông, khai thông cống rãnh không vứt rác ra kênh gạch,thường xuyên nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy, thiết kế lại và có tính toán vấn đề dân số phát sinh các đường ống thoát nước( đây là cái sai cơ bản nhất của vấn đề thiết kế quy hoạch hiện nay) , xây đê ngăn triều cường ( nếu vấn đề nâng nền không khả thi) hồ điều tiết nước phải có như Sài Gòn ,Hà Nội, các thành phố lớn.góp ý:Vùng Đồng bằng sông cửu long nước ta kể cả Sài Gòn là đất có nền đất thấp nên khi mưa lớn hay triều cường là các thành phố hay bị ngập lụt nhưng lợi thế rất lớn là có rất nhiều kênh gạch chằng chịt ( thoát nước rất tốt khi có mưa to) nhưng các nhà thiết kế, quy hoạch lại không nhận ra nên khi lắp đặt đường ống thoát nước cho thành phố mà không tính đến mật độ dân số,độ dốc, cao độ nền và tình trạng lấn chiếm kênh gạch làm mất khả năng thoát nước, đây là nguyên nhân chính của việc gây ngập lụt do mưa. Ai cũng hay đặt câu hỏi tại sao Sài Gòn mưa cũng ngập mà triều cường cũng ngập dù thành phố làm biết bao phương án mà vẫn không thoát cảnh ngập ? Vấn đề cốt lõi là các nhà quản lý chưa nhận ra gốc của vấn đề nên...mưa vãn ngập và triều vẫn ngập. Ngập lụt do thiên tai là bất khả kháng, sao lại đi tìm người có trách nhiệm?. Rồi khả năng thoát nước trong đô thị cũng bị ảnh hưởng bởi sự xả rác vô ý thức, xây cất lấn chiếm làm ảnh hưởng cống rãnh... Tiền làm cống đề nghị nâng luôn nền lên 4-5m, sống và làm việc trên độ cao mới luôn, hihi đừng cho xây dựng tràn lan Ngập nước, kẹt xe... phải có người chịu trách nhiệm!! Ai làm không được thì để người khác làm Nếu phải xác định trách nhiệm khi thành phố ngập lụt thì cũng mong lắm có thêm việc xác định trách nhiệm khi thành phố liên tục tắc đường.Cùng liên quan đến vấn đề quy hoạch tổng thể, cùng là vấn nạn ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống... Những vấn đề đã diễn ra bao nhiêu năm nhưng ngày càng trầm trọng hơn. nhiều thành phố ven biển mưa còn ngập dc.Từ xa xưa có vậy đâu.Điển hình đà lạt hiện nay cứ mưa cái ngập vs lũ quét ủng hộ
Nhiều nhà đầu tư hạ tầng giao thông nguy cơ phá sản Tại tọa đàm về tháo gỡ bất cập dự án PPP hạ tầng giao thông ở Hà Nội sáng 31/10, ông Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH BOT Phú Hà, cho hay dự án BOT cầu Văn Lang hoàn thành đầu năm 2019. Năm đầu tiên thu phí chỉ đạt 48% phương án tài chính và giảm dần đến nay còn khoảng 25%. Nguồn thu này chỉ đủ trả 30% chi phí lãi vay của dự án, chưa nói đến việc trả vốn gốc.Ngoài ra, nhà đầu tư phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng vận hành, duy tu cầu hàng năm. Dự án lỗ lũy kế trung bình khoảng 75 tỷ đồng mỗi năm, vỡ phương án tài chính. "Chúng tôi ngày càng khó khăn, nguy cơ phá sản hiện hữu. Nhà nước mua lại dự án là phương án tốt nhất", ông Nghĩa kiến nghị.Theo ông Nghĩa, nguyên nhân sụt giảm doanh thu là lưu lượng xe qua cầu bị phân lưu sang các đường phát sinh, như cầu Việt Trì cũ không thu phí xe 9 chỗ trở xuống, thêm đường tránh trạm thu phí BOT Hùng Thắng do tỉnh Phú Thọ đầu tư, thêm nút giao IC7 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.Cùng cảnh ngộ, ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp dự án nâng cấp quốc lộ 91 (Cần Thơ), nói: "Chúng tôi bị ngân hàng đưa vào nợ xấu nhóm 5, lãnh đạo công ty vay tiền cá nhân cũng không được".Dự án BOT cải tạo quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi An Giang hoàn thành 2016, thu phí tại hai trạm T1 và T2 ổn định. Đến năm 2019, cầu Vàm Cống đưa vào khai thác phát sinh vướng mắc tại trạm T2 và phải ngừng thu phí từ 2019 đến nay.Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với địa phương nghiên cứu xóa bỏ trạm T2, nhà đầu tư thu phí trạm T1 để hoàn vốn cho dự án BOT như hợp đồng. Tuy nhiên, phương án này không khả thi do trong khu vực dự án có các tuyến đường song hành, phương tiện được sử dụng không mất phí dẫn đến phân chia lưu lượng, không bảo đảm hiệu quả tài chính của dự án. Hiện nay doanh thu dự án chỉ đạt 15-20%, vỡ phương án tài chính."Nhà nước cần nhanh chóng xử lý dự án này bởi chủ đầu tư phải gánh lãi vay ngân hàng nên càng thua lỗ kéo dài thì nhà đầu tư và nhà nước càng thiệt hại", ông Khang nói.Cầu Văn Lang, nâng cấp quốc lộ 91 là 2 trong số 8 dự án BOT giao thông gặp vướng mắc, cùng với dự án quốc lộ 3 Thái Nguyên - Chợ Mới, hầm Đèo Cả, cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn, dự án đường tránh TP Thanh Hóa, cầu Thái Hà... Các dự án này đang phải dừng thu phí, thu phí thấp dưới 30% so với phương án tài chính. Nguyên nhân khách quan xuất hiện sau khi ký kết hợp đồng, hoặc thay đổi chính sách tại địa phương.Về giải pháp xử lý các dự án, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả, đề nghị các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan nhà nước phê duyệt dự án cùng ngồi để làm rõ, chia sẻ trách nhiệm. Khi chính sách đã thay đổi ảnh hưởng đến dự án thì cần được đàm phán lại hợp đồng. Với dự án có cơ sở pháp lý chặt chẽ, lỗi hoàn toàn do cơ quan nhà nước thì nhà nước phải trả tiền theo nội dung cam kết, cộng thêm lãi suất, hoặc trả lại quyền thu phí cho doanh nghiệp.Với trường hợp chưa có kinh phí mua lại dự án thì các bên cần đàm phán, ví dụ tính toán điều chỉnh lãi vay, dừng xử lý nợ xấu đối với doanh nghiệp vì "nợ xấu là hệ lụy từ nhà nước song hiện nay bắt nhà đầu tư phải chịu", hoặc trước mắt nhà nước trả lại vốn chủ sở hữu nhà đầu tư đã góp.Theo PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư hạ tầng giao thông (VARSI), các nhà đầu tư đã hoàn thành trách nhiệm trong hợp đồng, sản phẩm đã mang lại hiệu quả cho xã hội. Khó khăn của dự án là do khách quan và chủ quan của Nhà nước thông qua việc thay đổi chính sách, quy hoạch sau khi dự án BOT đã triển khai. Theo hợp đồng, nhà nước là một bên có trách nhiệm trong thực hiện dự án, chứ không chỉ nhà đầu tư.Hiệp hội sẽ kiến nghị Chính phủ giải quyết dứt điểm sớm các dự án PPP gặp vướng mắc để doanh nghiệp không bị phá sản, tạo niềm tin cho nhà đầu tư tư nhân và ủng hộ phương án hợp tác giữa nhà nước và tư nhân.Giai đoạn 2005-2020, trong bối cảnh ngân sách nhà nước khó khăn, các tuyến quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh... hư hỏng, Bộ Giao thông Vận tải đã huy động khoảng 247.570 tỷ đồng để đầu tư 72 dự án hạ tầng theo phương thức đối tác công tư (PPP). Đến nay, các dự án này đã hoàn thành, đưa vào khai thác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông.Theo hợp đồng ký kết với các dự án hạ tầng, Nhà nước sẽ hỗ trợ, chia sẻ rủi ro khi dự án đạt doanh thu thấp, song qua nhiều năm vướng mắc của các dự án trên vẫn chưa được giải quyết. Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Chính phủ cho phép mua lại 8 dự án với chi phí 13.115 tỷ đồng để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nội dung này. Tôi mở 1 quán ăn, với dự tính ngày bán 200 suất, nhưng do tôi bán quá đắt, chất lượng lại không ngon, nên tôi chỉ bán được 30-50 suất mỗi ngàyKính mong các công ty BOT tư vấn giúp tôi. Lời ăn , lỗ hỏng chịu :)) :-D Ở QL91 trạm T2 đặt sai chỗ y như BOT Cai Lậy. Đúng là phải đặt ở phía đông ngã 3 Lộ Tẻ vào QL80 để chỉ thu phí xe đi QL91 thôi. Các ông đặt phía tây ngã 3 để thu cả xe đi QL80 dù họ chỉ đi vài trăm mét trên đoạn nâng cấp, bị phản ảnh quá phải bỏ trạm T2, giờ trách ai được. Tính toán sai thì lỗ chứ ai chịu cho. Kinh doanh mà, lời ăn lỗ chịu. Đầu tư 1 dự án trong bất kỳ lĩnh vực nào, ở bất kỳ thời điểm nào cũng hàm chứa rủi ro. Lỗ là bình thường.Sẽ ko thiếu như những nhà thầu trong và ngoài nước tham gia trong lĩnh vực cầu đường ở nước ta, ko phải lo! Từ ngày bắt buộc các xe dán thu phí ko dừng thì các BOT than lỗ quá trời Nguy cơ dẫn đến phá sản là hợp lý!.Vì dự án giao thông mà lại chỉ nhằm mục tiêu kinh doanh thu lợi thông qua việc thu phí là chính. Phục vụ, phát triển giao thông là phụ,nên dẫn đến thực trạng này là phù hợp. Khi lập phương án tài chính, chủ đầu tư BOT đã phải nghiên cứu các quy hoạch giao thông của khu vực (các tuyến đường sẽ được xây mới, thời điểm xây mới...) các tuyến đường hiện có (có các đường tránh khác không mất phí) mà xe có thể đi qua để ko mất phí, sau đó dự báo phân bổ lưu lượng vào các tuyến hiện có và quy hoạch, từ đó tính ra lưu lượng xe trên đường BOT. Ngoài ra còn tính các phương án rủi ro khác như lãi vay tăng theo thị trường, lưu lượng xe tăng giảm theo sự phát triển của nền kinh tế....nên không thể nói là không biết việc không đạt được doanh thu kỳ vọng. Lý do để kéo dài thời gian thu phí á? Nhà đầu tư phải nghiên cứu kỷ lưởng trước khi đầu tư chứ, lời ăn lỗ chịu, sao lại than thở. Các ông lỗ thì nghỉ như kinh doanh xăng dầu bây giờ, sao đổ thừa được Việc đầu tiên là kiểm toán chi phí thực tế đầu tư. Công việc tiếp theo là xử lý những tập thể, cá nhân làm sai trong các dự án đó. Thứ 3 là mua lại dự án ( theo giá trị hiện tại). Nếu đặt trạm thu phí đúng vị trí, thu tiền ít ít thì giờ cũng được một ít tiền vốn làm ăn lời ăn lổ chịu chớ than cái gì Cầu Việt Trì cũ nó có từ trước khi cầu Văn Lang xây dựng, đổ tội cho nó hút khách của cầu Văn Lang thì có đúng lắm không? Trong khi hai cái cầu đi hai hướng khác nhau.Giá đắt quá, giảm giá đi người ta sẽ đi.
Tháo dỡ du thuyền Hồ Tây Du thuyền được tháo dỡ là một trong bảy chiếc đậu ở Đầm Bảy, phường Nhật Tân, đoạn ven đường Nhật Chiêu và Sen Hồ Tây (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ). Tất cả đều cũ nát, xuống cấp.Bốn ngày trước, UBND quận Tây Hồ lập chốt, điều máy cẩu tới phối hợp với doanh nghiệp tháo dỡ tàu thuyền neo đậu tại Đầm Bảy. Khoảng 20 vịt đạp nước và nhiều phao nổi cũng được di chuyển khỏi mặt hồ.Du thuyền được tháo dỡ là một trong bảy chiếc đậu ở Đầm Bảy, phường Nhật Tân, đoạn ven đường Nhật Chiêu và Sen Hồ Tây (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ). Tất cả đều cũ nát, xuống cấp.Bốn ngày trước, UBND quận Tây Hồ lập chốt, điều máy cẩu tới phối hợp với doanh nghiệp tháo dỡ tàu thuyền neo đậu tại Đầm Bảy. Khoảng 20 vịt đạp nước và nhiều phao nổi cũng được di chuyển khỏi mặt hồ.Công nhân tháo dỡ phần mái du thuyền.Ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch quận Tây Hồ, cho biết trong ba tháng cuối năm, bốn tàu, bốn nhà nổi lớn, 30 phương tiện gồm tàu nhỏ, xuồng máy, phao nổi và xe đạp nước ở hồ Tây sẽ được tháo dỡ. Việc này sẽ chia làm ba đợt và hoàn tất cuối năm nay. Các doanh nghiệp được chủ động tháo dỡ trong tháng 10.Công nhân tháo dỡ phần mái du thuyền.Ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch quận Tây Hồ, cho biết trong ba tháng cuối năm, bốn tàu, bốn nhà nổi lớn, 30 phương tiện gồm tàu nhỏ, xuồng máy, phao nổi và xe đạp nước ở hồ Tây sẽ được tháo dỡ. Việc này sẽ chia làm ba đợt và hoàn tất cuối năm nay. Các doanh nghiệp được chủ động tháo dỡ trong tháng 10.Nhóm công nhân cho biết, mỗi du thuyền có thể phải tháo dỡ trong 10 ngày mới xong bởi các hạng mục nhiều, việc di chuyển vệ sinh cũng phải cẩn thận để tránh xả rác và gây ô nhiễm Hồ Tây.Nhóm công nhân cho biết, mỗi du thuyền có thể phải tháo dỡ trong 10 ngày mới xong bởi các hạng mục nhiều, việc di chuyển vệ sinh cũng phải cẩn thận để tránh xả rác và gây ô nhiễm Hồ Tây.Hầu hết du thuyền thiết kế hai tầng, chủ yếu là sắt, với những bức tường khung kính cao, bên trong cải tạo trang trí theo mục đích sử dụng riêng. Doanh nghiệp cho biết, việc tháo dỡ ước tính tốn hàng trăm triệu đồng.Hầu hết du thuyền thiết kế hai tầng, chủ yếu là sắt, với những bức tường khung kính cao, bên trong cải tạo trang trí theo mục đích sử dụng riêng. Doanh nghiệp cho biết, việc tháo dỡ ước tính tốn hàng trăm triệu đồng.Gian bếp trên một du thuyền với ngăn nấu nướng và ngăn để chậu rửa.Gian bếp trên một du thuyền với ngăn nấu nướng và ngăn để chậu rửa.Tàu được cách âm bằng vật liệu bông thủy tinh, loại không bắt lửa, không thể đốt cháy.Tàu được cách âm bằng vật liệu bông thủy tinh, loại không bắt lửa, không thể đốt cháy.Tất cả vật dụng, rác tàu khi tháo dỡ sẽ được vận chuyển lên bờ chờ xe đưa đi nơi khác. Công nhân điện và hàn sẽ tháo dỡ hệ thống dây điện và cắt bỏ các giá sắt trước khi đưa thuyền ra khỏi mặt nước.Tất cả vật dụng, rác tàu khi tháo dỡ sẽ được vận chuyển lên bờ chờ xe đưa đi nơi khác. Công nhân điện và hàn sẽ tháo dỡ hệ thống dây điện và cắt bỏ các giá sắt trước khi đưa thuyền ra khỏi mặt nước.Cách đó 200 m, ba chiếc tàu khác nằm gần đường Sen Hồ Tây trong tình trạng xuống cấp, các hạng mục gỗ đã mục nát, vỏ ngoài trơ lớp sắt hoen gỉ, một phần bên trong tàu ngập nước.Cách đó 200 m, ba chiếc tàu khác nằm gần đường Sen Hồ Tây trong tình trạng xuống cấp, các hạng mục gỗ đã mục nát, vỏ ngoài trơ lớp sắt hoen gỉ, một phần bên trong tàu ngập nước.Chiếc tàu nằm sát bờ có phần khoang lái vỡ hết kính, hạng mục sắt thép, phao cứu sinh mục nát.Chiếc tàu nằm sát bờ có phần khoang lái vỡ hết kính, hạng mục sắt thép, phao cứu sinh mục nát.Hai du thuyền lớn cách bờ khoảng 50 m, giáp đường Nhật Chiêu, vốn là hai tàu được cải tạo thành nhà hàng nổi. Năm 2016, UBND TP Hà Nội có văn bản yêu cầu dừng hoạt động bến thủy nội địa và hoạt động kinh doanh có liên quan khu vực Hồ Tây do không đảm bảo điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông...Đầu tháng 2/2017, UBND quận Tây Hồ cưỡng chế di dời các nhà nổi, du thuyền trên hồ Tây tại khu vực từ số 2 đến số 10 phố Nguyễn Đình Thi về tập kết tại Đầm Bảy.Hai du thuyền lớn cách bờ khoảng 50 m, giáp đường Nhật Chiêu, vốn là hai tàu được cải tạo thành nhà hàng nổi. Năm 2016, UBND TP Hà Nội có văn bản yêu cầu dừng hoạt động bến thủy nội địa và hoạt động kinh doanh có liên quan khu vực Hồ Tây do không đảm bảo điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông...Đầu tháng 2/2017, UBND quận Tây Hồ cưỡng chế di dời các nhà nổi, du thuyền trên hồ Tây tại khu vực từ số 2 đến số 10 phố Nguyễn Đình Thi về tập kết tại Đầm Bảy. Hình ảnh Hà Nội 1 thời thực sự đáng tiếc cho việc kinh doanh này vì ở các thành phố lớn đều có sản phẩm tour quanh hồ kiểu này và làm ăn rất tốt, liệu có ai đầu tư chuyên nghiệp vào việc này không nhỉ Một thời những chiếc du thuyền nguy nga tráng lệ ở hồ Tây, được vào đó ăn uống đã là cả một thứ xa xỉ với nhiều người. Hồ tây có chiếc du thuyềnMục nát rỉ sét ưu phiền lao đaoGiờ ta gỡ xuống thật mauĐem bán đồng nát được bao nhiêu tiền ! Các bác cho em hỏi ai trả tiền tháo dỡ đấy nhỉ? Tốn trăm triệu để tháo dỡ cơ à, sao không khoán cho đội sắt vụn nhỉ, đỡ mất tiền mà còn bán được, thời gian cho bốc hơi mấy cái thuyền này lại còn nhanh B) Doanh nghiệp nào đầu tư quy mô nên để họ đt thu hút du lịch, nghĩ cũng tiếc 1 thời nguy nga tráng lệ Mình 2 lần đc đi du thuyền vòng quanh hồ tây và ăn tiệc trên thuyền luôn. Lần gần nhất cũng từ năm 98. 2012 có đi cưới anh bạn, cũng đặt tiệc trên du thuyền đậu gần nguyễn đình thi. 2019 đi ăn sinh nhật đứa cháu ở nhà hàng buffe, năm rồi đi qua thấy nhà hàng đã đóng cửa. Tháo dỡ mấy cái đống sắt gỉ này là đúng là lẽ ra phải làm từ mấy năm trước rồi Hoan hô TP Hà Nội, dọn dẹp các du thuyền để Hồ Tây sạch sẽ thoáng mát. ở 1 nơi đẹp như thế mà để đống rác này tồn tại lộ liễu rõ lâu Để làm mất hết cả cảnh quan. Nếu có thể thì bỏ hết nhà quanh hồ tính từ mép nước vào 100m làm lối đi vãn cảnh thì tốt . Trước đây đứng bờ đông trông bờ Tây xa tít tắp . Giờ nhìn thấy cả nhân viên của khách sạn ven hồ . Phí ! Giữ lại cái khung sắt , ốp lát lại thành nhà nổi bên sông, kéo nó lên bờ cải tạo thành nhà ven sông! Phao bè cứu sinh mà làm bằng ống tôn thì rất khó mà kín nước và dễ bị vỡ khi ném xuống nước và chịu tải trọng. Loại bằng nhựa hoặc foam có bán rất nhiều, sao không đầu tư? Nên phát triển dịch vụ chèo thuyền kayak, thuyền thúng cho người dân ở khu Hồ Tây. Ôi, đã mất đi một thắng cảnh tuyệt vời mà Đà Nẵng chúng ta có mơ cũng chưa có... Tiếc nhỉ!
Cần Giờ sẽ là thành phố biển nghỉ dưỡng Mục tiêu trên được nêu trong Nghị quyết định hướng phát triển Cần Giờ do Thành uỷ TP HCM vừa ban hành. Theo đó, thành phố đặt kế hoạch tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2030 của huyện tăng 20,7% mỗi năm. Đến 2030, ngành dịch vụ chiếm gần 75% tổng giá trị sản xuất của địa phương; toàn bộ đường đô thị được chiếu sáng; tất cả phương tiện giao thông công cộng dùng năng lượng sạch, 100% rác thải được xử lý.Cần Giờ sẽ tập trung phát triển dịch vụ, du lịch biển, kinh tế hàng hải, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản chất lượng cao. Địa phương này được định hướng thành khu du lịch trọng điểm quốc gia với tổng lượng khách giai đoạn 2021-2030 là 49 triệu lượt, tốc độ tăng bình quân 12,5% mỗi năm.Các tuyến du lịch quốc tế sẽ được kết nối với nơi đây qua cảng hành khách trên luồng Sài Gòn - Vùng Tàu. Thành phố cũng sẽ triển khai dự án đầu tư mở rộng Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ; phát triển hệ thống giao thông kết nối các tuyến nhánh với đường Rừng Sác; xây nút giao nối đường Rừng Sác với cao tốc Bến Lức - Long Thành.Hạ tầng logistics ở huyện đảo cũng được thành phố đầu tư gồm các cảng: tổng hợp, hành khách quốc tế, container trung chuyển quốc tế tại nơi tiếp giáp sông Lòng Tàu, luồng Sài Gòn - Vũng Tàu, luồng Cái Mép - Thị Vải; nâng công suất phà Cần Giờ - Vũng Tàu và Cần Giờ - Cần Giuộc; khai thác thêm hai tuyến phà kết nối với huyện Gò Công Đông, Tiền Giang. Nghiên cứu phát triển đường trên cao dọc đường Rừng Sác vào Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.Song song với phát triển kinh tế, TP HCM cũng có chiến lược đưa Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thành hình mẫu về sự hài hoà giữa bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái tự nhiên với nâng cao chất lượng sống cho người dân.Cách trung tâm thành phố khoảng 50 km về phía Đông Nam, Cần Giờ là địa phương duy nhất của TP HCM giáp biển, có rừng phòng hộ, và rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển. Huyện đảo này có diện tích 70.445 ha, chiếm 1/3 tổng diện tích TP HCM, với gần 80.000 dân, giao các cửa sông lớn gồm sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của Cần Giờ ước đạt 69 triệu đồng một người mỗi năm. Thu ngân sách địa phương năm 2021 là 1.240 tỷ đồng.Liên quan đến Cần Giờ, tại buổi làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với TP HCM mới đây, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị thành phố có có thể nghiên cứu vị trí đặt trung tâm tài chính tại huyện đảo này thay vì Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) như kế hoạch.Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết từng thăm dò và thấy Cần Giờ có quỹ đất khoảng 10.000 ha gồm cả một phần huyện Nhà Bè và giáp với Long An. Nếu mở được thành phố tài chính ở đây sẽ nối được trung tâm thành phố hiện nay với trung tâm mới ở Cần Giờ qua sông Soài Rạp.Thái Anh Mong sao nghị quyết sớm đi vào thực tiễn để đời sống bà con đỡ phần cơ cực. Khi quy hoạch người ta đã tính đến chuyện cải tạo bãi biển này rồi các ông ạ Cần Giờ sẽ là thành phố biển của dân Sài Gòn. Với công nghệ hiện tại thì bãi biển nhân tạo sẽ giải quyết tất cả, ngoài ra còn các công trình phụ trợ, đường xá, các khu resort, khách sạn sẽ tạo được cảnh quan cho nơi này. Không nên so sánh với các thành phố biển của các tỉnh miền trung làm gì. Tp.hcm có tiềm lực kinh tế tốt đủ để phát triển nơi này thành tp biển. Đồng tình với chủ trương này, cả TPHCM có mỗi cái biển CG mà bao năm nay không phát triển được, mỗi kỳ nghỉ ngắn ngày chả biết đi đâu, muốn phát triển DL, dịch vụ nâng tầm TP phải quyết thôi, ở ITALY người ta toàn làm hồ, biển nhân tạo!!! Nhìn hình ảnh của Cần Giờ tôi lại nghĩ đến Atlantis Island ở Bahamas với Atlantis resort. Mong rằng Việt Nam quyết tâm xây dựng Cần Giờ để trở thành một nơi du lịch được nhiều người trên thế giới biết đến và để nâng cao mức sống của người dân ở những nơi như thế này. Chờ quá lâu rồi Chê, biển thì toàn bùn, nước tới mắt cá chân. Tôi đến 1 lần k dám đến cho tới giờ. Mời bạn đến Quy Nhơn tôi sẽ cho các bạn thấy thế nào là biển Cần Giờ biển rất đen và hôi, không phù hợp làm thành phố biển nghỉ dưỡng, cái gì đã không có tiền năng thì đừng nên cố! Biển Cần Giờ hoạt động sẽ làm Vũng Tàu, Phan Thiết mất một lượng khách rất lớn từ SG. Hiện tại biển rất dơ, đen do phù sa từ sông Tiền và sông Đồng Nai đổ vào. Để giải quyết các nhà khoa học đã lập ra phương án lấn biển ra xa cửa sông và làm bờ kè 2 bên để ngăn phù sa đổ vào bãi biển. Khi đó nước biển Cần Giờ sẽ xanh như nước biển Vũng Tàu, cát biển trắng được lấy từ miền trung nên bãi biển trắng sạch cộng với việc quy hoạch bài bản sẽ làm khu đô thị lấn biển Cần Giờ đẹp rực rỡ, hiện đại sẽ đem lại nguồn thu ngân sách khổng lồ cho SG. Biển Cần Giờ bùn không, bãi cát đen nhiều rác, còn dân xung quanh bán hải sản hét giá trên trời phải có người quen mua giùm mới ăn nổi. Hải sản ở CG ko rẻ. Chỉ mỗi con hào là giá OK, còn lại là chém, chưa kể cân thiếu và đổi hàng Lại tăng giá đất như bao lần. :') TP. HCM đã là trung tâm kinh tế, khoa học lớn nhất cả nước, không nên nghỉ đến phát triển kinh tế bằng du lịch nghỉ dưỡng. Cần Giờ là Khu dự trữ sinh quyển, cần bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái tự nhiên. Hãy nhìn những gì mà thiên nhiên đã và đang cảnh báo. Biển thì ngay cửa sông, toàn bùn nghỉ dưỡng kiểu gì nhỉ Phát triển phải dựa theo vị trí địa lý mà làm, Cần Giờ vốn không thích hợp phát triển du lịch lắm. Biển gần cửa sông bùn rất là dơ và tanh không thích hợp phát triển du lịch như những vùng biển khác.
Trắng tay sau lũ dữ Hôm nay Đà Nẵng trời hửng nắng. Lối vào nhà anh Trung ở con hẻm nhỏ đường Hoàng Văn Thái, quận Liên Chiểu, lót tạm vài ván gỗ, phía dưới bùn non đỏ quánh còn ngập đến gần đầu gối. Trong khi vợ ra ngõ dọn bùn cùng hàng xóm, anh Trung cứ bần thần đứng giữa đống đổ nát.Ngoài phòng khách, tường gạch đổ sập còn níu lại bằng một thanh sắt nhỏ, tivi treo tường bị lũ cuốn phăng, chỉ còn trơ lại giá sắt trên mảng tường xanh còn ngấn vạch nước chưa khô hết. Bộ bàn ghế gỗ chỉ còn lộ ra phần vai, còn lại chìm trong bùn đất đang dần khô lại. Sách vở của hai con lớp 2 và 5 chỉ còn vài cuốn trên kệ nhưng cũng nhuộm màu bùn.Trong phòng ngủ và dưới nhà bếp, mọi vật dụng đổ nghiêng ngả, bám đầy bùn, chỉ còn chiếc quạt và chiếc loa treo tường tương đối nguyên vẹn. "Tôi không biết bắt đầu dọn dẹp từ đâu, giờ nhà chẳng còn thứ gì. Tiền thì có đâu hơn 2 triệu đồng bỏ trong túi quần ở phòng ngủ, giờ không biết trôi đi mô", anh Trung nói.Anh kể, khoảng 20h30 ngày 14/10, cả khu phố bị cúp điện. Vợ chồng anh và hai con đang ăn cơm bằng ánh sáng từ chiếc đèn sạc ở phòng khách thì nghe tiếng ầm ầm từ phía sau nhà. Trong tích tắc, tường nhà giáp với tường rào trường Tiểu học Hồng Quang đổ sập. Anh Trung bị mảnh tường vỡ đập trúng hông bên phải. Nước lũ "như cơn sóng khổng lồ" ào ào tràn vào nhà.Hai chiếc xe máy, phương tiện để anh đi làm thợ cơ khí, vợ đi bán thuê cho cửa hàng tạp hóa và đưa đón hai con, bị lũ cuốn. Anh Trung cõng con sang đập cửa nhà hàng xóm gửi tạm, rồi quay về xem có vớt vát được gì, nhưng dòng lũ dữ đã nhận chìm tất cả. Hai vợ chồng cả đêm không thể chợp mắt.Tờ mờ hôm sau, anh lội bùn non khi nước rút về nhà thì trước mắt là cảnh tan hoang. Hai xe máy may mắn được nhóm thanh niên tình nguyện bới đất tìm thấy cách nhà gần một km. Vợ chồng nhìn nhau khóc, không biết ở đâu khi căn nhà xây gần 300 triệu đồng 6 năm qua đến nay vẫn còn nợ gần 70 triệu, đã đổ sập.Anh Trung về đường Hoàng Văn Thái mua mảnh đất 80 m2 ở cuối hẻm nhỏ. Phía sau nhà là tường rào trường tiểu học, một bên hông giáp lô đất trống. "Có thể do nước tràn từ đường Hoàng Văn Thái vào, xô đổ tường rào của trường học rồi đổ đè lên tường nhà tôi, gây sập", anh nhận định và cho biết gần 40 năm ở Đà Nẵng chưa từng gặp trận lũ nào kinh hoàng như vậy.Cơn mưa với lưu lượng 300-500 mm, một số nơi 600-700 mm, tập trung 6 tiếng chiều tối 14/10 đã nhấn chìm hơn 3.900 nhà dân ở Đà Nẵng. Khi nước rút, nhiều người lâm cảnh trắng tay vì mọi tài sản trong nhà nếu không bị lũ cuốn thì cũng hư hỏng hoàn toàn. Trên nhiều tuyến phố, không chỉ ôtô xếp hàng dài chờ cứu hộ cẩu đi mà còn chất đầy rác - đều là những vật dụng, đồ dùng bị hư hỏng.Hơn 70 hộ dân ở Khe Cạn, quận Thanh Khê, ba ngày qua dọn dẹp nhưng nhiều nhà giờ trống hoác, chỉ còn bộ bàn ghế gỗ phơi cho ráo rồi đưa vào kê tạm. Hàng chục xe máy dù đã dắt lên những nhà cao nhất để tạm cũng bị ngập. Bà Nguyễn Thị Êm, 51 tuổi, sắp được ít sách vở của con đưa ra phơi, còn tivi, tủ lạnh đành bỏ mặc vì không có tiền sửa."Chúng tôi ở vùng dự án treo nhiều năm qua, nhiều lần xin chính quyền cho nâng nhà lên cao nhưng không được, giờ cứ mưa lớn là ngập, đồ đạc không còn gì", bà Êm nói.Ở vùng ngoại ô, chị Thảo, 33 tuổi, trú xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, nói đồ đạc trong nhà chỉ còn tận dụng được 20%. Laptop chứa dữ liệu công việc, nệm, áo quần cho con gái chưa tròn tuổi, tivi, tủ lạnh, xe máy đều ngâm nước hết. Hôm qua, một số đồng nghiệp biết chuyện, mua vài bộ áo quần lên cho, cháu bé mới có được giấc ngủ ngon.Nhà chị Thảo giáp sông Túy Loan, chập tối khi lũ lên, gia đình đã kê giàn giáo cao gần 2 m để đưa các vật dụng lên. Cả nhà lên gác giáp mái, nơi cất thóc giống, để trú tránh nhưng không thể cầm cự được lâu. Ít giờ sau, lũ cách gác lúa 30 cm, chị Thảo cùng con nhỏ được công an huyện đưa đi sơ tán.Trưa hôm sau, chị về nhà khi lũ đã rút, chứng kiến toàn bộ đồ đạc ngâm trong dòng nước bạc, đàn gà gần 50 con chết sạch, lúa giống bị ngâm nước, nhiều tài sản khác bị lũ cuốn trôi. Chị Thảo nói không muốn kể khổ vì rất nhiều người cùng cảnh ngộ, nhưng những ngày tới chưa biết phải bắt đầu lại như thế nào.Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, nói thiệt hại trong đợt mưa lũ này đang được thống kê, nhưng có thể thấy người dân mất nhiều tài sản nhất. Hàng nghìn ôtô, nhà cửa, vật dụng cần thiết cho sinh hoạt đều bị hư hại và chưa biết đến khi nào người nghèo mới có thể ổn định lại cuộc sống.Cơn mưa chiều tối 14/10 đã làm 6 người ở Đà Nẵng tử vong, trong đó có 2 học sinh. Một trong số đó là nữ sinh 16 tuổi, con chị Huỳnh Thị Nguyên Hương, 38 tuổi. Hai ngày qua, căn nhà cấp 4 của chị trong con hẻm ở phường Hòa Khánh Nam bị bùn non bủa vây tứ bề, tài sản không còn thứ gì đáng giá.Chị Hương kể, vợ chồng từ Quảng Nam ra Đà Nẵng lập nghiệp. Sau dịch Covid-19, chồng ra Quảng Bình làm công nhân, còn chị đi theo công trình nấu ăn thuê để có tiền trang trải và nuôi 4 con ăn học. Khi nghe mưa lớn tối 14/10, chị dặn con kê đồ đạc lên cao rồi tìm nhà nghỉ chờ bố mẹ về.Khi nước dâng cao trong nhà, bốn chị em nghe tiếng lực lượng cứu hộ đến bên ngoài, nhưng không đủ sức gỡ mái tôn kêu cứu. Chị cả sau đó lội xuống nước, cõng theo em ra mở cửa. Cửa vừa mở thì nước ào vào nhà, đẩy bốn chị em dội vào trong. Hai em nhỏ vướng vào mái tôn nhà hàng xóm, em kế bám được vào cửa kêu cứu. Chị gái lớn bị lũ cuốn phăng đi.Đến chiều 17/10, nhịp sống Đà Nẵng dần được khôi phục. Phố xá đã thông thoáng khi xe cẩu được huy động xúc rác, chủ yếu là các vật dụng của người dân bị ẩm, hư hỏng bỏ ra đường, đưa đi xử lý. Hàng nghìn ôtô, xe máy - tài sản của người dân bị ngập - đã được đưa đi sửa chữa.Tuy nhiên, nhiều tòa nhà cao tầng bị ngập nước tầng hầm, trong đó có trung tâm hành chính Đà Nẵng 36 tầng, hệ thống điện chưa khôi phục hoàn toàn, mọi người đi làm phải leo thang bộ. Tuyến đường Hoàng Sa ven biển bị đứt lìa và nhiều điểm sạt lở trên bán đảo Sơn Trà chưa thể khắc phục.Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca, từ tối 13/10 đến sáng 15/10, các tỉnh thành từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi mưa lớn, trong đó Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng là tâm mưa. Toàn khu vực ghi nhận 10 người chết, trong đó Đà Nẵng 6 người, Quảng Nam 2 người và Thừa Thiên Huế 2 người. Thiệt hại vật chất vẫn đang được thống kê. Tôi dân Đà Nẵng, trực tiếp chứng kiến cơn thảm họa này, mà khi đọc báo vẫn thấy lòng quặn thắt trước những hoàn cảnh quá thương tâm. Trái đất nóng lên, biến đổi khí hậu tưởng đâu xa lắm, giờ nó đã tới sát bên rồi! Đọc mà rớt nước mắt. Người nghèo mất hết tài sản biết bắt đầu từ đầu đây Rừng hết cây Nước trên núi xuống mới nhanh vậy bùn đất quá trời. Tội quá. Thiên tai ơi đừng làm khổ ng dân nữa. Cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu mong mọi điều bình an! Mưa to thì nước chỉ dâng lên từ từ, còn ào một cái thì khả năng là do vỡ đê hay vỡ đập ở đâu đó rồi Bé gái thương các em, hi sinh cho các em tội quá cách đây 4 năm tôi từng làm ăn thua lỗ hết sạch tiền. Lúc đó cứ nghĩ rằng mình là người xui xẻo nhất trên đời. Đến bây giờ mới thấy mình vẫn còn rất may mắn hơn nhiều người Với miền Trung bão lũ liên miên, hãy làm nhà siêu nhẹ, nhà vật liệu rẻ tiền. Nếu là tôi, tôi sẽ không xây nhà gạch nữa vì năm nào cũng lũ lụt, trượt đất, thay vào đó làm nhà bằng công te nơ, nhà lắp ráp nhanh gọn. Nếu lũ đến, trượt đất thì chẳng vướng vân gì, cứ bỏ đi vì giá trị khấu hao tầm 3 4 năm là đủ. Xây kiên cố nhưng có chịu nổi bão lũ đâu. Không chỉ bà Em, tôi ở quận trung tâm Hải Châu mà gần như nhiều năm gần đây cũng ngập, đừng nói 700mm như mới đây, mưa 300mm cũng đủ ngập rồi. Hệ thống cống rãnh quá yếu. Tội nghiệp quá! Hoàn cảnh quá! Thương cả hoàn cảnh của mấy e học sinh tử vong do lũ nữa. Bán rẻ về vùng quê mà sống cho nó nhẹ đầu, ở TP hẻm hốc bây giờ chật chội và tương lai là thiên tai và nhân tai liên miên Thương quá thành phố tôi ơi, mình phải đứng dậy và bước tiếp thôi. Xin chia buồn tới những người đã mất trong cơn lũ. Thật đau lòng. Thiên tai miền trung khắc nghiệt thật. Thương dân mình quá. Mình là đàn ông mà đọc bài này cũng thấy cay mắt. Không biết nói gì hơn chỉ mong mn nhanh ổn định dc cuộc sống...
'Chưa tinh giản được bộ phận sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về' Cho ý kiến tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 31/10 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục) đánh giá chủ trương tinh giản biên chế là đúng, nhưng thời gian qua "mới giảm chứ chưa tinh". Đối tượng ra khỏi biên chế chủ yếu ở người đến tuổi nghỉ hưu, chuyển công tác."Chúng ta chưa giảm được những người cần phải đưa ra khỏi bộ máy, người có vị trí nhưng khó bố trí việc làm", nữ đại biểu nói, cho biết biên chế giảm, nhưng công việc không giảm và chưa có giải pháp hỗ trợ để cán bộ, công viên chức có đủ thời gian cống hiến.Thực tế, càng tinh giản biên chế thì áp lực công việc với những người làm được việc càng lớn, trong khi đây lại là bộ phận có ít cơ hội thăng tiến; ngạch, bậc lương vẫn theo thâm niên, bằng cấp chứ không theo vị trí việc làm và mức độ cống hiến. Đây là nguyên nhân khiến cán bộ, công viên chức rời khu vực công sang tư, tìm môi trường làm việc tốt hơn, có cơ hội thăng tiến và chế độ lương bổng cao hơn.Theo số liệu của Bộ Nội vụ, người nghỉ việc dưới 40 tuổi chiếm 64%. Trong bối cảnh số tuyển đầu vào ngày càng ít đi, thu nhập lại rất thấp, thì càng khó để khu vực công thu hút nguồn nhân lực trẻ. Tình trạng già hóa công chức, viên chức trong khu vực công cần phải tính toán. Trong 5-10 năm tới, có thể có độ hẫng thế hệ kế cận và đây là thách thức rất lớn.Trước đây, khu vực công thu hút người lao động nhờ biên chế và công việc ổn định lâu dài, có lương hưu. Giờ đây, người lao động lựa chọn việc làm dựa trên lương bổng, môi trường làm việc. Vì vậy, bà Hoa đề nghị đưa vào nghị quyết chung của Quốc hội nội dung liên quan đến sử dụng, quản lý nguồn nhân lực, đặc biệt là chính sách thu hút, tuyển dụng nhân tài."Cần tôn vinh và sử dụng đúng người tài, trong quá trình cải cách tiền lương phải có nguồn để bồi dưỡng, tạo điều kiện cho người tài được cống hiến", bà Hoa nói, đề nghị chỉ nên tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và 10% viên chức trong 5 năm tới. Việc này cần làm khẩn trương, khoa học.Đại biểu Lưu Bá Mạc (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn) cũng cho rằng việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế thời gian qua vẫn còn hạn chế nhất định. Tinh giản biên chế chủ yếu là giảm cơ học về số lượng, chưa thực sự gắn với nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức, viên chức.Ông đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh lộ trình, phương án cắt giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2030 phù hợp, linh hoạt và hiệu quả hơn. Trong đó, cần gắn với tình hình thực tiễn của từng địa phương trong từng năm và đảm bảo mục tiêu đủ số lượng người làm việc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là đối với biên chế sự nghiệp giáo dục, đào tạo, gắn với định mức, số lượng giáo viên mỗi cấp học.Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Chủ tịch HĐND TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) cũng nêu những hạn chế phát sinh trong quá trình tinh giản biên chế. Đơn cử ngành y tế phải cắt giảm 10% biên chế trong khi nhân lực ngành y đang thiếu so với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân. Ngành giáo dục đang thiếu lớp và thiếu giáo viên do học sinh mầm non và tiểu học tăng mạnh, cũng gặp nhiều áp lực khi phải sắp xếp biên chế. Vì vậy, bà Thanh đề nghị Chính phủ có giải pháp căn cơ, cơ chế đặc thù về tiền lương, phụ cấp cho cán bộ y tế, giáo dục."Việc xây dựng và phê duyệt vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập chưa có hướng dẫn nên triển khai chậm. Chính sách thu hút cán bộ cũng chưa hấp dẫn, đãi ngộ với cán bộ còn hạn chế nên chưa khuyến khích cán bộ phát huy hết năng lực", bà Thanh nói.Sơn Hà - Viết Tuân Còn rất nhiều người làm mất thời gian của người dân và của cơ quan, thí dụ như có hồ sơ chỉ cần giải quyết một lần là xong, nhưng những cán bộ này lại hẹn người dân đến ba, bốn lần mới giải quyết xong. Việc khó nhất là lượng hóa được khối lượng công việc của cán bộ công chức cộng với công tâm của LĐ đơn vị, trên cơ sở đó để đánh giá đúng chất lượng, hiệu quả công việc của từng người, tại mỗi vị trí công việc. Nếu không lượng hóa được thì sẽ vẫn sẽ xảy ra tình trạng vài ba người "gánh team" cho cả 5-7 người (thậm chí là hơn) và không thể tinh giản được biên chế cũng như không khuyến khích được người làm thật. Triệt để áp dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính thì sẽ giảm được rất nhiều nhân sự. Tôi có 1 số bạn bè làm trong cơ quan nhà nước, chính họ nói chỉ cần 1/3 số người cũng đủ hoàn thành công việc.Thế nên hãy mạnh tay cắt giảm biên chế, tăng hiệu suất làm việc đi đôi với tăng lương. có những người cả tháng xuất hiện ở cquan 4-5 lần nhưng vẫn nhận full lương tháng "Sáng cắp ô đi đến cơ quan, trưa cắp ô đi nhậu, chiều cắp ô về nhà", như vầy mới chính xác nè. Mình đề nghĩ cần có hệ thống quản lý giám sát công việc, hiện nay trên thị trường các doanh nghiệp cũng có phần mềm này rồi, ai xử lý bao nhiêu hồ sơ, hồ sơ tới đâu, tất cả đều được nhà quản lý kiểm tra, như vậy sẽ hạn chế việc này. Tuy nhiên, có một cái mình cũng trăn trở đó là những công việc mang tính chất quan hệ thì sẽ đánh giá như thế nào ?Ví dụ cần lấy mối quan hệ của ông A và ông B thì về công việc có thể đánh giá, nhưng còn về thời gian làm sao để ước tính được thời gian có thể lấy được một cái mối quan hệ đó. Ở phường, xã nhiều nơi vẫn còn rất nhiều những công chức trẻ nhưng hiệu quả làm việc vô cùng thấp nhưng không cho nghỉ được; đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân... 1 số chức danh không có thì thiếu, có thì thừa. Lên các cơ quan xã, phường hay cả các sở ban ngành k thiếu những viên chức ngồi lướt mạng cả buổi, sáng đi muộn, chiều về sớm. Còn 1 số người ở khu vực 1 cửa thì làm việc cường độ cao. Tôi hay phải tiếp xúc với hải quan. Chi cục hải quan chỗ cty tôi hay làm thủ tục ở đó nếu có thanh tra nào vào bất chợt kiểm tra thì biết giờ làm việc của họ thế nào và khối lượng công việc ra sao ngay. Cô đại biểu này nói quá đúng có những cán bộ không cần thiết sáng đến cơ quan cho có mặt chiều về sớm đến tháng nhận lương Tình trạng dân số đang già hóa hiện nay, tỷ lệ sinh cũng đang giảm mạnh nhưng tại sao lại nói "thiếu giáo viên do học sinh mầm non và tiểu học tăng mạnh". Ai giải thích hộ tui vấn đề này với. Ý kiến của cô Mai Hoa hoàn toàn chính xác
Đề xuất đầu tư 14.700 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành Là đơn vị quản lý tuyến cao tốc, VEC kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải giao đầu tư mở rộng đoạn từ nút giao vành đai 2 TP HCM đến nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 21,9 km. Trong đó, từ nút giao vành đai 2 đến vành đai 3 mở rộng lên 8 làn xe; từ vành đai 3 đến nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu lên 10 làn xe.Tổng mức đầu tư sơ bộ là 14.780 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng), trong đó chi phí xây dựng gần 10.800 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng gần 800 tỷ đồng, quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác hơn 1.000 tỷ đồng, dự phòng hơn 2.100 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2022 đến quý I/2026.Đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao vành đai 2 dài 4 km và mở rộng nút giao An Phú, VEC kiến nghị để TP HCM đầu tư do đoạn tuyến này đã được bàn giao cho thành phố bảo trì và khai thác.Về phương án đầu tư, VEC đánh giá đầu tư công sẽ có ưu điểm là triển khai ngay được dự án, đẩy nhanh tiến độ. Song sử dụng ngân sách nhà nước sẽ làm tăng trần nợ công, khả năng bố trí ngân sách là rất khó.Hình thức xã hội hóa (PPP) giúp ngân sách nhà nước không bị áp lực song vẫn vẫn đòi hỏi bố trí một phần vốn đầu tư công. Ngoài ra, tuyến TP HCM - Dầu Giây đã được VEC đầu tư trong giai đoạn 1 nên sẽ khó phân chia sản lượng khai thác, doanh thu và trách nhiệm quản lý sau này.Trường hợp thực hiện loại hợp đồng O&M (Kinh doanh - Quản lý), việc huy động vốn sẽ có tính khả thi cao, nhưng Luật PPP và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện còn nhiều quy định chưa cụ thể.Trên cơ sở phân tích, VEC kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải được nghiên cứu đầu tư mở rộng dự án theo hình thức tự huy động vốn, để đáp ứng tiến độ hoàn thành quý I/2026.Doanh nghiệp này đã hoàn thành đề án tái cơ cấu, theo đó vốn điều lệ giai đoạn 2022-2025 dự kiến tăng lên 49.560 tỷ đồng, đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để thực hiện đầu tư dự án.6 năm trước, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km được đưa vào sử dụng, vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng. Tuyến đường giúp kết nối giao thông, kinh tế giữa TP HCM với vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Lưu lượng phương tiện lưu thông liên tục tăng cao, trung bình khoảng 10% mỗi năm.Hiện tuyến cao tốc quy mô 4 làn xe đã quá tải, nhu cầu thông qua hiện vượt 25% so với năng lực của tuyến. Theo đánh giá của VEC, đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu không đáp ứng được nhu cầu vận tải trên tuyến. Đặc biệt, đến năm 2025, sân bay Long Thành khai thác, dự án sẽ không thể đáp ứng khả năng thông hành.Đoạn từ nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến nút giao cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có thể khai thác ổn định đến năm 2030, còn đoạn tiếp nối đến nút giao Dầu Giây có thể khai thác đến năm 2040. Cần giải quyết vướng mắc về nguồn vốn đầu tư dự án đường cao tốc Bến Lức -Long Thành thì giảm tải rất nhiều cho TPHCM - Long Thành, khi nào xong cao tốc Bến Lức - Long Thành và đủ vốn thì tiến hành Rất mong đề xuất này được thực hiện sớm, hiện tại đoạn cao tốc này đang rất đông phương tiện và ít có khi nào trơn tru. Đây là con đường huyết mạch nối các tỉnh tây nam bộ với đông nam bộ, làm bổ sung càng sớm càng mừng Cao tốc Long thành Dầu giây nên bỏ trạm thu phí giữa cao tốc đi. Đang đi giữa đường lại phải dừng lại. Mất thời gian. Nên bố trí ở đầu tuyến, đường dẫn. Cao tốc không tắc mà tắc ở mấy cái nút vào-ra, nên xe không thoát được! Theo tôi thấy chưa cần thiết, trước đó do thu phí thủ công và ùn ứ ở ngã 4 MCTho.Nên để dành tiền cho CT .BL- LT khi đó xong rồi lượng xe miền tây đi LT, VT sẽ giảm áp lực cho HCM - LT ùn ứ chính vẫn là các điểm kết nối dẫn đến kẹt xe cả hệ thống nên cần quan tâm hơn, đặc biệt khu vực điểm giao QL51 tại Long Thành thường xuyên gây tai nạn, người dân địa phương và các bác tài rất bức xúc với giao lộ chỗ này. Cứ tưởng đã đến lúc khởi công rồi chứ, bây giờ còn đề xuất thì mông lung quá! Mở rộng đoạn từ An Phú đến Biên Hoà - Vũng Tàu lên đến 16 làn cũng sẽ bị kẹt bởi nguyên nhân chính nằm ở 3 điểm chính :Một là Trạm thu phí An Phú dưới chân cầu; Hai là Trạm thu phí và ngay lối thoát ra Biên Hoà - Vũng tàu, đoạn này khi vừa thoát ra đường QL51, khoảng 500m là có đèn xanh-đỏ xe bị ùn tắt kéo lan đến đường thoát của cao tốc. Thứ 3 là cầu bắt qua sông Đồng Nai (chỉ có 2 làn mỗi chiều) nhưng yếu tố này phụ không đáng kể bằng 2 điểm trên. Hiện tượng thắt cổ chai này rất phổ biến trong qui hoạnh đường xá tại VN và mấy chục năm rồi vẫn còn rút kinh nghiệm cần phải phối hợp nhanh hơn giữa các bộ ngành vì quỹ đất được giải phóng đã có chỉ cần thi công thôi chứ tình hình ngày nào cũng kẹt thì thiệt hại còn lớn hơn mở Cao tốc to làm gì, khi cửa ngõ từ Cao tốc vào TP kẹt thường xuyên. Thiết nghĩ thay vì mở rộng cao tốc thì nên đầu tư tuyến đường sắt chạy song song sẽ hiệu quả hơn khi sân bay Long Thành hoàn thành. Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây cũng thuộc dạng mới làm xong, mà phải nâng cấp ? Kẹt ở ql51 cũng dậy à. Trước rất thích đi ql51 lên cao tốc long thành-tp hcm. Nhưng nay là nỗi ám ảnh. Cứ ql1 mà đi. Chậm xíu mà đỡ kẹt xe Cao tốc SG-LT giờ không còn quá kẹt do đã thu phí tự động. Vấn đề giờ nằm ở trạm thu phí ở QL51. Mở rộng thêm chỉ khiến càng kẹt thêm ở QL51. Cần xử lý trạm thu phí ở QL51 trước. Đi cao tốc mới thấy đất bỏ không còn rất nhiều. Đất đai không thiếu như mọi người tưởng.
TP HCM sắp khởi công ba công trình trọng điểm Thông tin được ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (TCIP), cho biết ngày 17/10. Ba dự án trên đang ở bước phê duyệt thiết kế, dự toán bản vẽ thi công, chuẩn bị chọn nhà thầu...Trong đó, lớn nhất là công trình đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, quận Tân Bình, tổng vốn hơn 4.800 tỷ đồng, được xây dựng để kết nối ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất khi khai thác. Dự án có điểm đầu ở nút giao Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện; điểm cuối tại nơi giao giữa các đường C12 - Cộng Hoà - Trường Chinh.Tuyến đường chính rộng 25-48 m với 6 làn xe, cùng hai đoạn đường nhánh kết nối, một cầu cạn dài gần một km, 4 làn xe; hai hầm chui ở nút giao Phan Thúc Duyện - Trần Quốc Hoàn và Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý.Theo ông Phúc, dự án này có hơn 90% đất quốc phòng, trước mắt sẽ khởi công hạng mục hầm chui ở nút giao Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện; các gói thầu còn lại sang năm sẽ triển khai khi toàn bộ mặt bằng được giao. "Tuyến đường nối dự kiến hoàn thành tháng 8/2024, để đồng bộ khai thác ga T3 Tân Sơn Nhất và giảm ùn tắc cho khu vực sân bay", ông Phúc nói.Còn nút giao An Phú, TP Thủ Đức, tổng vốn gần 4.000 tỷ đồng là nút giao lớn ở cửa ngõ phía Đông thành phố, kết nối trực tiếp cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đại lộ Mai Chí Thọ và đường Lương Định Của. Hiện, mỗi ngày có hàng chục nghìn xe chạy qua nên khu vực này thường xuyên ùn tắc.Công trình có 3 tầng gồm: hầm chui hai chiều nối tuyến cao tốc qua đường Mai Chí Thọ (phía hầm Thủ Thiêm), kéo dài qua nút giao Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống. Mặt đất xây đảo, tiểu đảo; trên cao làm hai cầu vượt. Nút giao dự kiến hoàn thành năm 2025, góp phần giảm ùn tắc cho khu vực và đồng bộ kế hoạch mở rộng cao tốc Long Thành - Dầu Giây.Tại cửa ngõ phía Tây, dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 50, huyện Bình Chánh, có tổng đầu tư gần 1.500 tỷ đồng dự kiến hoàn thành năm 2024. Công trình dài gần 7 km, mở rộng từ 7,5 m lên 34 m, chia làm hai đoạn, gồm: 4 km xây đường mới song hành với quốc lộ 50, đoạn còn lại mở rộng đường hiện hữu. Trên tuyến cũng xây hai cầu Bà Lớn và Ông Thìn đồng bộ.Hiện, công trình còn vướng mắc về phương án thiết kế ở nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành. Nguyên nhân là đoạn qua nút giao không thuộc dự án mở rộng, hiện quy mô chỉ 4 làn xe, trong khi quốc lộ 50 sau khi nâng cấp sẽ có 6 làn, tạo "nút thắt cổ chai" nguy cơ gây ùn tắc... Do vậy, Sở Giao thông Vận tải đang đề nghị chủ đầu tư cùng đơn vị liên quan sớm hoàn tất phương án kết nối để khởi công dự án theo kế hoạch.Ngoài các công trình trên,TP HCM đang chuẩn bị để giữa năm sau khởi công Vành đai 3; làm thủ tục trình Chính phủ chủ trương đầu tư cao tốc TP HCM - Mộc Bài để chuẩn bị triển khai. Đây đều là các công trình chiến lược liên kết Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.Gia Minh Cứ nghe khởi công thấy mừng vì thành phố sẽ đẹp hơn. Đô thị hiện đại hơn. Giao thông tốt hơn. Nhưng nghĩ ngày hoàn thành lại thở dài, lại hít sâu chờ đợi Hi vọng các công trình này sẽ làm đúng tiến độ, chất lượng Tin rất tốt cho giao thông Tp. HCM. Nhưng phải giữ đúng lịch trình kế hoạch hoàn thành. Nhiều công trình phục vụ phát triển giao thông làm rất ì ạch, đã đến lúc phải áp dụng kỹ thuật công nghệ mới vào việc xây dựng rồi, ví dụ: sửa 1 đoạn đường 50m thôi, mà đất đá, bụi, cát, lầy lội ..... mù trời, kéo dài hơn 10 ngày chưa xong. Đường Trường Chinh đoạn bigC đến chợ Võ Thành Trang có mấy trăm mét mà 4 cái ngã ba ngã tư ngày nào cũng kẹt, không biết khi nào mới mở rộng hay làm cầu vượt đoạn này Hà Duy Phiên (TL9), Bình Mỹ, Củ Chi. Kẹt xe liên miên. Nó là tuyến nối huyết mạch TPHCM với Bình Dương. Khi nào Tp mới làm đường Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Việt, Bưng Ông Thoàn,...đây ạh! Còn quốc lộ 13 nữa thì sao ? Ngày nào cũng kẹt từ sáng tới tối ! nút giao An Phú nói hoài mà chưa thấy động đậy gì, đi qua đây kẹt khét lẹt. Cầu Nguyễn Khoái nối Q4 sang Q7 giúp giải tỏa giao thông toàn bộ Q1, Q3, Q4, Q7 mới là công trình trọng điểm mà tôi đang mong đợi Muốn kết nối tốt với sân bay TSN nên kết nối với QL1A qua Tân kỳ Tân Quý or Lê Trọng Tấn sẽ giải tỏa tốt ùn tắc giao thông ở cửa ngỏ Sân Bay Hy vọng không chậm tiến độ. Tư tưởng cầu vượt trên + vòng xoay phía dưới không ổn chút nào. Vòng xoay có thể chỉ phù hợp chỗ ít phương tiện giao thông, nông thôn. Chứ ở đô thị thì mạnh ai nấy giành đường, đề nghị loại bỏ vòng xoay thay bằng đèn giao thông xanh, đỏ. Vui quá, Con gái tôi mới gửi học nhà trẻ.Hi vọng sau này nó lấy chồng nó sẽ được đi trên những tuyến đường, công trình sắp khởi công này.Còn đời tôi thì ...thôi bỏ điNhớ còn làm sinh viên thấy Metro xây dựng vui quá. Hi vọng sau khi ra trường đi làm cũng tiệnNay thành ông bố 35 tuổi mà mà năm nào cũng nghe cái câu "Cố gắng hoàn thành đưa vào hoạt động trong... 'năm sau' "Đời tôi sau nghe nhiều từ 'năm sau" quá Quốc lộ 50 chờ mở rộng lâu quá! Cầu Nam Lý ở đường Đỗ Xuân Hợp đã khởi công lâu rồi nhưng chưa thấy hoàn thành
Sáng nay Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Đất đai sửa đổi Hàng loạt vấn đề được Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung để giải quyết các bất cập phát sinh trong thực tiễn và thể chế hóa các chính sách quản lý, sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã nêu tại Nghị quyết số 18 của Trung ương.Trong đó, ba nội dung được cơ quan thẩm tra là Ủy ban Kinh tế đặc biệt quan tâm gồm quy định về thu hồi, trưng dụng đất, xác định giá đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.Minh bạch khi thu hồiTheo dự thảo, Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, trước hết là các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Ngoài dự án xây dựng trụ sở và kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các địa phương được thu hồi đất để làm công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; khu đô thị, nhà ở thương mại, dân cư nông thôn; tái định cư, nhà ở cho sinh viên; nhà ở xã hội, công vụ...Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ rà soát, quy định cụ thể hơn các điều kiện, tiêu chí thu hồi đất, phân biệt rõ mục đích kinh tế đơn thuần với phát triển công trình công cộng để tăng minh bạch khi thu hồi đất, tránh bị lạm dụng, gây bức xúc cho người sử dụng đất, dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện.Cơ quan soạn thảo cũng được đề nghị làm rõ tiêu chí của dự án đô thị; dự án khu dân cư nông thôn; dự án nhà ở thương mại sử dụng loại đất không phải là đất ở; dự án lấn biển... Việc thu hồi đất đối với dự án nhà ở thương mại để tạo quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Nguyên nhân là dự án nhà ở thương mại chủ yếu mang tính chất kinh doanh, mặc dù sẽ tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung nhưng lợi ích trước mắt và trực tiếp sẽ mang lại cho chủ đầu tư thực hiện dự án.Xác định giá đất phù hợp giá thị trườngDự thảo Luật quy định một trong các nguyên tắc định giá đất là "phù hợp với giá trị thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ định nghĩa giá trị thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường là gì. Đồng thời, để bảo đảm tính công khai, minh bạch trong định giá đất, dự thảo cần quy định rõ phương pháp định giá đất và trường hợp áp dụng cụ thể.Theo điều 165, cơ quan quản lý đất đai được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để xác định giá đất cụ thể. Tuy nhiên, để bảo đảm tính độc lập, khách quan, trung thực trong xác định giá đất, Ủy ban Kinh tế đề nghị quy định việc thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất là bắt buộc. Dù có thể áp dụng nhiều phương pháp xác định giá đất, thẩm định giá đất khác nhau nhưng phải chọn phương pháp có kết quả cao nhất để không làm thất thoát ngân sách Nhà nước.Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đấtKhoản 2 điều 97 dự thảo Luật quy định việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ".Cơ quan thẩm tra cho rằng nguyên tắc này cần được định lượng cụ thể hơn, có quy định hướng dẫn chi tiết, bảo đảm khả thi khi thực hiện, để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất, tránh trường hợp người dân không chấp nhận phương án bồi thường do quy định không rõ ràng. Đồng thời, cần có cơ chế và phân công trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thi hành nguyên tắc này để bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả.Khoản 3 điều 97 dự thảo Luật quy định đa dạng các hình thức bồi thường về đất, tạo sự linh hoạt và bảo đảm việc bồi thường phù hợp với nhu cầu của người có đất thu hồi cũng như điều kiện cụ thể của từng địa phương. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới nên Ủy ban Kinh tế đề nghị đánh giá tác động kỹ lưỡng, đồng thời nghiên cứu bảo đảm việc bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi phải có giá trị tương đương để bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân.Ủy ban cũng đề nghị quy định thứ tự ưu tiên trong các hình thức bồi thường về đất, bảo đảm thực hiện bồi thường thỏa đáng, công bằng, không gây ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện. Cơ quan soạn thảo có thể nghiên cứu bổ sung quy định về cơ chế bồi thường linh hoạt trên cơ sở nhu cầu của người có đất thu hồi, tương ứng với quyền, lợi ích của họ được hưởng khi bị thu hồi đất và địa phương, tổ chức có liên quan có khả năng đáp ứng.Cơ quan thẩm tra cho rằng, mục đích sửa luật là khắc phục được các vướng mắc trong thực tiễn nhưng phải bảo đảm tính tổng thể, chiến lược, kế thừa trên tinh thần vì lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng, doanh nghiệp, người dân; tuyệt đối không hợp thức hóa những vướng mắc nhưng có tính chất vi phạm. Không đưa vào Luật những vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhưng mang tính sự vụ, hiện tượng nhỏ lẻ, cá thể; không bị tác động bởi lợi ích nhóm; thực hiện phòng, chống tiêu cực trong xây dựng chính sách, pháp luật. Hy vọng vấn đề sổ hồng chung cư sẽ được lưu tâm. Việc sai phạm của chủ đầu tư, cuối cùng ngươi dân phải gánh chịu. Có những bất cập rất rõ ràng và gây bức xúc mà chưa được xử lý triệt để. Mong chờ bỏ quy hoạch treo tạo tiền đề phát triển đúng nghĩa, giá bds đang giảm, là tiền đề cho việc gỡ bỏ quy hoạch treo ở các vùng trên cả nước. Cơ bản là không thu hồi đất của người dân để giao cho doanh nghiệp để làm dự án kinh doanh. Vậy nên doanh nghiệp cần phải có đất sạch trước khi xin chủ trương đầu tư dự án nên là điều kiện bắt buộc. Phần còn lại thì do thị trường quyết định vẫn là tốt nhất, nếu được vậy thì người dân mới yên tâm đầu tư sản xuất, nhà nước không còn phải đứng ra giải quyết khiếu kiện đất đai nữa. Quan tâm nhất nội dung 2: "Xác định giá đất phù hợp giá thị trường". Lúc đó sẽ có cơ sở để xác đánh giá là giá đắt hay rẻ cho từng khu vực. Nếu triệt để thì sẽ hạn chế được quả Bóng BĐS Dù có xác định giá đất có phù hợp với giá thị trường hay không thì có liên quan gì tới việc đầu cơ, tăng giá bất động sản đẩy người thu nhậo thấp vào thế khó khăn.Tôi nghĩ vấn đề quan trọng nhất bây giờ là trả lời câu hỏi: Làm cách nào lương 5tr/ tháng mua được nhag ở sau 20 năm làm việc?Chỉ có thể là thuế BĐS thật cao thôi. Nên xóa qui hoạch những khu để quá lâu và không khả thi Hãy đề ra quy định khi thu hồi đất để làm các dự án bất động sản cần phải có phương án đền bù cao hơn so với các dự án thu hồi khác tránh cào bằng. Bởi vì đây là các dự án gây bức xúc và khiếu kiện nhiều nhất. đề nghị bổ sung luật đất đai để tháo gỡ khó khăn cho người dân như rất nhiều hộ cùng sống trong một gia đình nhưng không tách được hộ và không được cấp đất ở theo quy đinh như: khi đi tách khẩu thì phải có đất mới tách được khẩu và khi làm thủ tục cấp đất thì phải có bìa hộ khẩu riêng mới cấp được đất. vậy thì cái nào có trước và cái nào có sau. Nên có biện pháp Chế tài Chủ đầu tư BĐS khi bán đất hình thành Nhà ở trong Tương lai phải có Thời gian Cụ thể cấp sổ cho Người mua kể từ khi họ xây xong nhà . Còn vấn đề đánh thuế người sở hữu nhiều bds nữa. Để tránh đầu cơ Thế nào là giá trị thị trường? Quá khó.Cùng 1 khu vực, nhưng yếu tố khác nhau thì giá chênh nhiều lắm: lỗi phong thuỷ (đường đâm, hẹp hậu, gần chùa, đền, nhà thờ, ...), gần đường lớn, rồi còn nhà trên đất, vân vân và mây mây. Cơ bản là rất có lợi cho người dân tuy nhiên cần có quy định chế tài cụ thể quy trách nhiệm đ/v việc thu hồi sai và đùn đẩy trách nhiệm kg xem xét các yếu tố vi phạm pháp luật. Nên để việc định giá đất phù hợp giá thị trường cho Tổng cục đất đai. UBND cấp tỉnh, huyện chỉ là cấp thừa hành để tránh tình trạng: " vừa đá bóng, vừa thổi còi" vừa định giá đất lại vừa đền bù, giải tỏa khi thu hồi đất. Nếu tính giá đất theo giá thị trường, thì người sử dụng đất phải trả tiền thuế đất hàng năm là rất cao, và tiền thuê nhà sẽ cộng thêm vào giá bán hàng hóa, như vậy càng làm tăng giá cả thị trường Đề nghị chỉ có cơ chế thu hồi cho đất vì mục đích công cộng. Xậy dựng khu nhà ở thương mại thì đấu thầu và tự thương lượng với dân.
Ghép tế bào gốc cho bé gái để chặn ung thư di căn xa "Bé đáp ứng thuốc tốt sau truyền, khống chế được ung thư di căn xa, uống thuốc duy trì trong 6 tháng", bác sĩ Nguyễn Hoài Anh, Khoa Ung thư, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết. Đến nay, sức khỏe bé ổn định, tăng cân, ăn được nhiều.Ca ghép tế bào gốc tiến hành ngày 14/7. Mẹ bé, chị Trần Thị Soa 26 tuổi, cho biết sau hơn một tiếng ghép tế bào gốc, bé Trâm nôn, tiêu chảy, đau nhức toàn thân, cảm giác như hàng trăm con kiến cắn mà không thể gãi, bỏ ăn. Bác sĩ nói giai đoạn ghép tế bào gốc là khó khăn nhất đối với Trâm. Bệnh nhân cần truyền hóa chất mạnh, chăm sóc khắt khe hơn, phải nằm phòng cách ly đặc biệt, người chăm sóc cũng cần đảm bảo vô khuẩn, tránh lây nhiễm từ bên ngoài. Bé phải bổ sung dinh dưỡng nhiều do mệt mỏi tăng, chán ăn, đi ngoài, suy dinh dưỡng, sụt cân.U nguyên bào thần kinh là ung thư hệ thần kinh phó giao cảm, một dạng u đặc phổ biến ở trẻ nhỏ. Tùy thuộc từng giai đoạn bệnh và thể trạng của bệnh nhi, bác sĩ đưa ra phác đồ với các liệu trình phù hợp. Trong đó, ghép tế bào gốc được xem như "phao cứu cánh" cho người bệnh, giúp tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư, tái tạo tế bào khỏe mạnh, lui bệnh và giảm tỷ lệ tái phát.Với bé Trâm, theo bác sĩ Anh, do tình trạng nặng, phác đồ điều trị kết hợp nhiều biện pháp gồm phẫu thuật cắt u và xạ trị, truyền hóa chất liều cao kết hợp ghép tế bào gốc, sau đó dùng thuốc duy trì. Ghép tế bào gốc là biện pháp cuối cùng nhằm chặn ung thư di căn xa hơn. Gia đình khó khăn, bé được chương trình Mặt trời Hy vọng hỗ trợ chi phí truyền tế bào gốc.Bệnh nhân u nguyên bào thần kinh được điều trị duy trì, tỷ lệ sống sau 5 năm khá thấp. Hiện nay, sau ghép tế bào gốc, tỷ lệ sống 5 năm của nhiều bệnh nhân khoảng 30-60%, tùy thể trạng của từng người.Trong nhiều trường hợp, u nguyên bào thần kinh có thể được phát hiện khi siêu âm trong thai kỳ. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết trường hợp u nguyên bào thần kinh được phát hiện sau khi ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể như hạch bạch huyết (cơ quan nhỏ hình hạt đậu, giúp chống nhiễm trùng), gan, phổi, xương và tủy xương (mô xốp, đỏ, ở bên trong của những xương lớn).Từ tháng 6/2021, Huyền Trâm thường kêu đau mỏi chân tay, đau răng. Gia đình ở xa, bố mẹ lên bệnh viện tỉnh Nghệ An lấy thuốc về cho con uống. Đến tháng 8/2021, Trâm đau nhiều hơn, sưng mí mắt, có màu thâm đen. Gia đình đưa con đi bệnh viện kiểm tra lại, bác sĩ chẩn đoán thiếu máu, chuyển xuống viện Sản nhi Nghệ An. Tại đây, bác sĩ phát hiện Trâm mắc ung thư nguyên bào thần kinh, đề nghị chuyển ra Hà Nội.Nghĩ lại hơn một năm qua, chị Soa nói cảm giác bàng hoàng, đau đớn khi nhận tin con ung thư đến nay vẫn còn nguyên. Chị không ngừng tự hỏi vì sao con mắc bệnh, bởi gia đình không có ai bị ung thư. "Vừa thương, vừa sợ mất con mà trong nhà chẳng có bao tiền", chị Soa nói.Gia đình chị có 6 người, hai ông bà đã già yếu. Chồng chị, anh Võ Trọng Tài 30 tuổi, làm việc gần nhà, thu nhập bấp bênh. Ngày 6/9/2021, bé chuyển ra Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Ngày đi, chị Soa mang theo vài triệu đồng phòng thân. Đến nay, số tiền hơn cả trăm triệu, vượt ngoài khả năng chi trả của gia đình, nhà cũng chẳng còn gì để bán."Mọi người bảo ung thư là án tử, chữa trị tốn kém. Còn vợ chồng tôi thì nghĩ tốn kém cũng chữa, được ở cạnh con ngày nào là hạnh phúc ngày đó", anh Tài tiếp lời. Hiện, anh Tài là trụ cột tài chính của gia đình."Nghĩ lại quãng thời gian ghép tế bào gốc thực sự cực hình nhưng là cơ hội cuối để cứu con nên cả nhà động viên nhau còn nước, còn tát. Còn 1% cơ hội cũng không từ bỏ", chị Soa nói. Những ngày "sống mòn" ở bệnh viện, chị Soa học được nhiều cách để chăm sóc, dỗ dành khi con đau, nhận biết dấu hiệu con sốt, biến chứng để nhập viện.Hiện, Trâm truyền xong 12 đợt hóa chất, nặng 16,5 kg. Nhiều đêm ôm mẹ ngủ, bé thì thầm động viện ngược: "Cả hai mẹ con cùng cố gắng nhé, con muốn được quay lại trường học". Còn với chị Soa, ước mơ lớn nhất bây giờ là con ăn được, ngủ được như bạn bè, "thay vì cả ngày đau đớn, vật vã với kim truyền, hóa chất".Minh An Đọc bài rồi nhìn hình bé mà rơi nước mắt. Chúc cháu mau khoẻ lại để về nhà mà đi học nhé! con đẹp như thiên thần. cầu mong con vượt qua bạo bệnh, Nam mô A Di Đà Phật! Tội bé quá! Cầu mong phép màu đến để con bình an nhất có thể, nếu ước được mình nghĩ rằng ai cũng muốn căn bệnh quái ác này sớm có thuốc đặc trị, cũng như may mắn hơn thì có vắc xin ngừa như nhà nước đang nghiên cứu, để cuộc sống này nhiều điều tươi đẹp hơn! Thật đau lòng quá đọc mà nước mắt rơi.cùng trang lứa với con mình Giờ đồ uống thức ăn ko như trước kia, mua j cũng toàn chứa hoá chất nên bảo sao ung thư ngày càng trẻ hoá. Tầng 8 của BV Nhi TW, chỉ có người cùng hoàn cảnh mới hiểu hết đc những cung bậc cảm xúc của hành trình tìm sự sống cho Con. Cầu mong cho Các bé đáp ứng thuốc tốt, bình an và trở về bên gia đình. Các Bé đều là những anh hùng Nhí siêu nhất nhất mà mình từng biết. Con sẽ khỏe lại, vì con là cô bé dũng cảm. Chúc con mau chóng lành bệnh, trở lại trường và học thật chăm để sau này thành cô gái mạnh mẽ và tri thức. Chúc con gái và gia đình bước qua khỏi căn bệnh quái ác này. Chúc con nhanh khỏe nhé để bố mẹ yên lòng Cầu mong ơn trên che chở và giúp con vượt qua căn bịnh này.. Chúc con và mẹ thật nhiều sức khỏe! Nhìn hình thôi đã thấy xót xa, ko dám đọc hết bài luôn, chúc con mau khỏe , vượt qua nhé con! Cầu mong con mau bình phục. God Bless You little angel. chúc con mau lành bệnh, thương quá Chúc con gái mau khỏe mạnh, vào lớp 1 cùng học với các bạn bè nha, yêu con. Chúc con gặp nhiều bình an, tai qua nạn khỏi. Mọi điều may mắn nhất sẽ đến với con.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11 Xóa bỏ 4 tổng cục của Bộ Tài nguyên và Môi trườngNghị định số 68/2022 có hiệu lực từ ngày 1/11 quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bốn tổng cục không còn trong cơ cấu tổ chức mới của Bộ, gồm: Môi trường; Địa chất và Khoáng sản; Quản lý Đất đai; Biển và Hải đảo. Bộ này chỉ còn một Tổng cục là Khí tượng Thủy văn.Nhiều đơn vị cấp cục, vụ mới được thành lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể, Tổng cục Môi trường được tách ra, thành lập ba đơn vị gồm: Vụ Môi trường, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.Tổng cục Đất đai được tách thành Vụ Đất đai, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản được tách thành Cục Địa chất và Cục Khoáng sản Việt Nam.Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được thay bằng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Với cơ cấu tổ chức mới, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 27 đơn vị trực thuộc.Người làm việc trong ngành BHXH lương gấp 1,8 lần công chức thông thườngTheo Quyết định 19/2022 của Thủ tướng, từ ngày 10/11, mức chi tiền lương đối với một số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong ngành bảo hiểm sẽ cao gấp 1,8 lần tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức thông thường.Ba nhóm sẽ được điều chỉnh tiền lương gồm: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân; người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành lao động thương binh và xã hội.Số tiền này không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, áp dụng đến khi Chính phủ thực hiện chính sách cải cách tiền lương.11 lĩnh vực người quản lý không được lập doanh nghiệp khi thôi chức vụThông tư 60/2022 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 17/11 cấm lãnh đạo quản lý thuộc 11 lĩnh vực không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong 1-2 năm sau khi thôi giữ chức vụ.Các lĩnh vực gồm: Kế toán, kiểm toán; chứng khoán và thị trường chứng khoán; bảo hiểm; hải quan; giá; thuế, phí, lệ phí và khoản thu khác của ngân sách Nhà nước; tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; dự trữ quốc gia; quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước; quản lý Nhà nước về ngân sách; tài sản công.Tăng mức chi cho người cai nghiện bắt buộcThông tư 62/2022 của Bộ Tài chính hiệu lực từ ngày 19/11 quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước khi áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc.Theo đó, khi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người cai nghiện sẽ được ngân sách nhà nước đảm bảo tiền ăn, chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân; chi phí gồm khám sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm y tế, tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần và điều trị bệnh cơ hội khác (nếu có).Ngoài ra, người điều trị cai nghiện cũng được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh; học văn hóa (người từ 12 đến dưới 18 tuổi); phổ biến, giáo dục pháp luật theo chuyên đề; chi phí học nghề ngắn hạn.Ngân sách Nhà nước cũng chi trả tiền điện, nước sinh hoạt 100.000 đồng/người cai nghiện bắt buộc/tháng (tăng 20.000 đồng với quy định cũ). Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách, báo, xem truyền hình và hoạt động vui chơi giải trí khác ngoài thời gian học tập và lao động tối thiểu với mức 100.000 đồng/người/năm (tăng 30.000 đồng).Người cai nghiện bắt buộc cũng được chi chế độ lao động, lao động trị liệu; chi phí mai táng nếu bị chết trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở mà không có thân nhân hoặc thân nhân không đến nhận; hỗ trợ đưa người cai nghiện bắt buộc trở về địa phương nơi cư trú... Cái nghề lương đã vốn cao rồi nay còn cao nữa còn chưa nói cuối năm thưởng lớn, trong khi y tế ngày đêm cấp cứu bệnh nhân vất vả cơ cực... "Người làm việc trong ngành bảo hiểm xã hội được tăng 80% lương" có gì đó không thể thốt nên lời. Làm trong ngành bảo hiểm xã hội thì mệt nhọc vất vả hơn ngành khác ở chỗ nào mà được tăng lương riêng và sớm, còn những ngành khác đặc biệt là y tế và giáo dục thời gian qua vất vả thì không được điều chỉnh là sao? tại sao trong ngành bảo hiểm thì lại cao hơn , thật khó hiểu... Tăng một lúc 80% lương! Vấn đề giáo dục & y tế không thấy nói đến? cá nhân mình nghĩ người cai nghiện thì gia đình tự chi chứ nhỉ? Nhân viên ngành y kiệt quệ trong hơn 2 năm qua mà ko đk tăng lương thì thật đáng buồn cho họ! quá tội cho các bạn bên y tế giáo dục Nhìn mãi không thấy có chính sách tăng lương từ 01/01/2023. :') Tăng lương cho ngành BH là đúng đắn. Vì ngành này rất áp lực. Hơn nữa ngành BH là ngành lo cho cuộc sống cho các ngành còn lại. Lý do gì nghành BHXH, lại cao vậy có ai biết giải thích hộ cái ??
Dân miền Tây săn cá linh, rắn mùa nước nổi Nước tràn đồng từ giữa tháng 8 ở cánh đồng xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Năm nay nước về sớm và nhiều hơn các năm, ngư dân đầu nguồn trúng đậm mùa đánh bắt kéo dài ba tháng.Mùa nước nổi là nét đặc trưng của miền Tây thường bắt đầu vào tháng 8 đến 11. Nước về giúp nông dân vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại, chuột và bồi bổ phù sa cho đất.Nước tràn đồng từ giữa tháng 8 ở cánh đồng xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Năm nay nước về sớm và nhiều hơn các năm, ngư dân đầu nguồn trúng đậm mùa đánh bắt kéo dài ba tháng.Mùa nước nổi là nét đặc trưng của miền Tây thường bắt đầu vào tháng 8 đến 11. Nước về giúp nông dân vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại, chuột và bồi bổ phù sa cho đất.Một ngư dân bắt cá trên cánh đồng biên giới huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bằng hình thức kéo côn, dùng những thanh sắt cột vào những cây tre dài. Khi xuống nước những thanh kim loại phát ra tiếng động khiến cá sợ chui xuống bùn. Phát hiện những vùng nước đục, sôi bọt khí, người dân chỉ việc mang nơm tiến lại bắt cá.Một ngư dân bắt cá trên cánh đồng biên giới huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bằng hình thức kéo côn, dùng những thanh sắt cột vào những cây tre dài. Khi xuống nước những thanh kim loại phát ra tiếng động khiến cá sợ chui xuống bùn. Phát hiện những vùng nước đục, sôi bọt khí, người dân chỉ việc mang nơm tiến lại bắt cá.Với biệt tài câu ếch không cần lưỡi, anh Đặng Văn Thắng (xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự) kiếm được vài trăm nghìn đồng mỗi ngày.Mồi câu là nhái con, khi săn ếch, Thắng phải rung cần câu liên tục. Những con ếch quan sát thấy con mồi “còn sống” liền nhào ra đớp. Khi đó cần thủ chỉ việc giật cần câu, dùng vợt hứng chiến lợi phẩm, Với biệt tài câu ếch không cần lưỡi, anh Đặng Văn Thắng (xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự) kiếm được vài trăm nghìn đồng mỗi ngày.Mồi câu là nhái con, khi săn ếch, Thắng phải rung cần câu liên tục. Những con ếch quan sát thấy con mồi “còn sống” liền nhào ra đớp. Khi đó cần thủ chỉ việc giật cần câu, dùng vợt hứng chiến lợi phẩm, Ông Phan Văn Vũ, 58 tuổi, chuẩn bị hơn chục lợp tôm (một loại ngư cụ bắt tôm) để ra cánh đồng huyện An Phú, tỉnh An Giang, đánh bắt. Mồi dụ tôm chui vào lợp là cơm dừa.Sau một ngày đêm đặt trên đồng ông sẽ đi thăm, thu chiến lợi phẩm và tìm chỗ mới để đặt lợp. “Nghề này đủ sống mấy tháng mùa nước, chứ không dư dả gì đâu”, ông Vũ chia sẻ. Ông Phan Văn Vũ, 58 tuổi, chuẩn bị hơn chục lợp tôm (một loại ngư cụ bắt tôm) để ra cánh đồng huyện An Phú, tỉnh An Giang, đánh bắt. Mồi dụ tôm chui vào lợp là cơm dừa.Sau một ngày đêm đặt trên đồng ông sẽ đi thăm, thu chiến lợi phẩm và tìm chỗ mới để đặt lợp. “Nghề này đủ sống mấy tháng mùa nước, chứ không dư dả gì đâu”, ông Vũ chia sẻ. Vào mùa nước nổi, ở miền Tây xuất hiện những chợ cá họp giữa đêm còn gọi là chợ "âm phủ", vì người mua và bán chỉ xuất hiện lúc trời tối, trời chưa sáng chợ đã vãn.Chợ cá đồng nằm cặp chân cầu Tha La (TP Châu Đốc, An Giang) tồn tại hơn 30 năm. Những lúc đánh bắt nhộn nhịp chợ họp từ 0h khuya với hàng chục xuồng câu lưới, cặp bến cân cá, cua. Vào mùa nước nổi, ở miền Tây xuất hiện những chợ cá họp giữa đêm còn gọi là chợ "âm phủ", vì người mua và bán chỉ xuất hiện lúc trời tối, trời chưa sáng chợ đã vãn.Chợ cá đồng nằm cặp chân cầu Tha La (TP Châu Đốc, An Giang) tồn tại hơn 30 năm. Những lúc đánh bắt nhộn nhịp chợ họp từ 0h khuya với hàng chục xuồng câu lưới, cặp bến cân cá, cua. Quá hay. Chúng ta chủ động và thích nghi việc phụ thuộc vào thiên nhiên Cá heo nước ngọt đẹp nhỉ! Mình dân sống ở Tân Châu, An Giang. Từ nhỏ vào mùa lũ về cứ cầm dụng cụ đơn sơ mà đi bắt cá. Cá nhiều lắm. Nay đã sống ở Cần Thơ và biết được TS Kiểm nhân được cá linh nuôi là điều đáng quí Nhìn như cá trôi trắng ngoài quê mình vẫn ươm rồi bán khắp miền bắc. Với cách khai thác tự nhiên và sự hữu ý của con người hiện nay, các môi trường sống của vạn vật sẽ thay đổi và dần bị chiếm lĩnh. Chúng ta cần sớm có các phương pháp nhân tạo để bảo tồn chúng. Nếu không nhanh và kịp thời nay mai cá rô đồng cũng tuyệt chủng chứ đừng nói các loài khác. Anh Kiểm là một chuyên gia rất tâm huyết với nghề. Chúc anh khỏe cùng trường ĐH Cần Thơ tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu giúp ngành thuỷ sản phát triển và bà con vùng sông nước ĐBSCL có cuộc sống hạnh phúc. Xin các bộ, các ngành nên hỗ trợ cho bà con nhân dân, để thiết thực hơn ý nghĩa sau này... Năm ngoái có vào Cần Thơ công tác, rất thích ăn lẩu mắm cá linh, lẩu ăn kèm rau đắng, điên điển, bông súng thấy đúng chất dân dã miền tây, có cả cá kèo chiên giòn nữa. Nghĩ lại thấy thèm. Cá heo này đẹp quá nuôi cá cảnh là hốt bạc í! Hèn chi mấy hôm trước mình đi hội chợ, tìm đến gian hàng của An Giang hỏi mua mắm cá linh mà họ không có bán, khiến mình phát bực. Giờ thì mới biết cá linh tươi sống cũng không còn thì lấy gì mà làm mắm chứ! Cá nhỏ kho keo , cho ít lá gừng , tiêu ... Cả tuổi thơ với nó ... Cá linh này nấu lẩu với bông điên điển ăn là nhức nhối tâm can cõi lòng. Bây giờ ngoài tự nhiên thấy toàn cá "vệ sinh" ( cá lau kiếng, cá dọn hồ, cá tỳ bà), chứ các loài cá bản địa dần dần khan hiếm. Kể cả cá chốt ( cá ngạnh, cá ngách) cũng không còn nhiều. Mắm cá linh rất ngon. Cá linh, cá heo là đặc trưng của mùa lũ miền tây, do quá nhiều và quá rẻ. Còn nếu chúng quá ngon thì dân ta đã tìm cách nuôi chúng để có ăn quanh năm rồi. Cá Linh có vòng đời 2 năm nhưng không có chổ sinh nỡ , dưới hạ nguồn bà con ta đánh bắt tận diệt , lớn đem kho nấu nhỏ thì làm mắm hoặc làm mồi cho loài cá khác . Khi lũ cạn đồng cá bị kẹt lại làm mồi cho những đàn vịt hoặc chết khô khi nắng hạn . Vậy thữ hỏi cá Linh làm sao tồn tại được để đánh bắt mùa sau ?
Chủ tịch tỉnh Phú Yên bị thôi chức Nội dung được đại biểu HĐND tỉnh Phú Yên biểu quyết tại kỳ họp sáng 1/11, với tỷ lệ 45/46 phiếu đồng ý. Thường trực HĐND tỉnh được giao hoàn thiện các thủ tục trình Thủ tướng phê chuẩn việc miễn nhiệm trên.Động thái được cơ quan dân cử tỉnh Phú Yên đưa ra sau hơn hai tháng rưỡi ông Thế bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo và hơn một tháng bị Thủ tướng thi hành kỷ luật. Sau khi bị kỷ luật, ông đã viết đơn xin từ chức, được cấp trên đồng ý. Mới đây, Ban Bí thư cho ông Thế thôi chức Phó bí thư Tỉnh ủy.Trước đó, ông Thế cùng nhiều lãnh đạo tỉnh này bị xác định vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát.Hậu quả là Ban cán sự đảng UBND tỉnh, UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý đất đai, tài sản nhà nước; quản lý và bảo vệ rừng, tài nguyên khoáng sản; đầu tư, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế; thi tuyển công chức năm 2017-2018. Một số cán bộ, đảng viên trong đó gồm cả lãnh đạo chủ chốt của UBND tỉnh bị xử lý hình sự.Ông Thế quê Phú Yên, trước khi làm Chủ tịch tỉnh từ tháng 11/2020 đã giữ chức Bí thư Thị ủy Sông Cầu, Phó bí thư Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh. Phú Yên là tỉnh ven biển thuộc Nam Trung Bộ, rộng hơn 5.000 km2, dân số gần một triệu.Bùi Toàn
Sóng đánh chìm tàu cá, ba người rơi xuống biển Khoảng 5h, ông Nguyễn Tươi, 50 tuổi, ở xã Hòa Hiệp Nam, thị xã Đông Hoà, cùng hai ngư dân lái tàu dài gần 8m, công suất 22 CV, từ bến neo đậu tàu khu vực sông Ngọn ra biển đánh cá.Khi đến cửa sông Đà Nông, tàu gặp sóng lớn bị chìm, ba ngư dân rơi xuống biển. Các tàu cá gần đó cứu được ông Tươi và một lao động, người còn lại mất tích. Cơ quan chức năng phối hợp bộ đội biên phòng tìm kiếm, song sóng to, gió lớn khiến công tác cứu hộ gặp khó khăn.Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ảnh hưởng bão Nalgae, trong ngày 1/11 vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận mưa rào và dông, biển động mạnh, gió giật cấp 8-9, sóng cao 3-5 m.Hiện biên phòng các tỉnh thành thông báo, hướng dẫn hơn 30.460 tàu với 161.560 lao động biết diễn biến của bão để phòng tránh, trong đó có 52 tàu với 468 người hoạt động ở vùng biển nguy hiểm bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa.Bùi Toàn
Cao tốc TP HCM - Long Thành ùn tắc 5 km sau tai nạn Khoảng 7h, xe container do nam tài xế chạy trên đường dẫn cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Khi đến gần vòng xoay An Phú, ôtô bất ngờ tông đổ 20 m dải phân cách rồi lao qua làn xe máy.Sự cố làm gãy hàng loạt thanh chắn dải phân cách, thùng hàng 40 feet chắn làn xe máy và một phần làn ôtô. Cao tốc ùn tắc kéo dài nhiều giờ, hàng nghìn xe máy kẹt trên đường dẫn. Hơn 10h, một phần ùn ứ được giải quyết sau khi cảnh sát đến phân luồng, dùng cẩu di dời thùng hàng.Hoạt động từ năm 2015, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài gần 55 km, 4 làn xe. Lưu lượng xe trung bình trên cao tốc vào các ngày cuối tuần lên đến 40.000 - 43.000 lượt. Cuối năm 2020, cao tốc được đề xuất mở rộng gấp đôi trên chiều dài 24 km, vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.Đình Văn Đi xe máy trên đoạn đường này là cả một cơn ác mộng, mặc dù có dải phân cách giữa làn ô tô và xe máy nhưng trước những chiếc container này thì nó mỏng manh chẳng khác gì tờ giấy. Không hiểu sao đường song hành khúc từ An Phú tới Đỗ Xuân Hợp thi công ì ạch mãi không xong dù không thấy vướng mắc gì về mặt bằng. Mong các cơ quan nhanh chóng hoàn thành để người đi xe máy bớt nguy hiểm. Cái đoạn chắn lại cho xe 2 bánh chạy là vô duyên và bất cập nhất của cái CT này Cần dẹp ngay cái đường xe máy trên đường dẫn ctoc, vì phần đường còn lại cho 2 làn oto là không phù hợp Hết ý kiến luôn....Đề nghị CSGT lưu ý vào buổi sáng hàng ngày có các xe bồn chở xăng hướng từ cầu SG về ngã 4 HX chạy cực ẩu + còi xe inh ỏi trong làn xe máy, cần xử lý để tránh tai nạn. Đưa vào khai thác chưa bao lâu đã thành chậm tốc , kẹt cứng . Mình ám ảnh nhất mỗi khi có việc phải di chuyển từ TP.HCM về các tỉnh vào trưa chiều thứ 7 và quay về TP.HCM vào chiều chủ nhật. Sợ hãi! Kẹt liên tục, triền miên. Kinh thật, ngày nào tôi cũng chạy ngang đây, may là lúc này không có xe máy chạy làm bên, nếu không hậu quả thật kinh khủng. Cần làm đường dân sinh song với với cao tốc để xe máy có thể di chuyển ở đoạn đường này, đồng nghĩa với việc dỡ bỏ đoạn phân cách và cấm xe máy trên đường dẫn cao tốc. Mong dự án mở rộng cao tốc sớm hoàn thành để giao thông được thông thoáng. cần điều tra xử lý nghiêm lái xe container làm gương cho tài xế xe container khác , kiểm tra xem có sử dụng chất kích thích không,..... buồn ngủ mà chạy xe to quá nguy hiểm, xem thường tính mạng người khac Ngủ ngon lành! Đi cao tốc mà gặp mấy ông container hay xe tải rất ức chế. Chạy rì rì cứ len trái ngoài cùng mà chạy không chịu chạy lane sát lane khẩn cấp . Có khi gặp 2 ông 1 ông đi mỗi lane nữa chứ. Cao tốc việt nam chật hẹp nên dẹp mấy ông này sang quốc lộ đi đi . Mỗi lần tai nạn lại ùn tắc. Hãy sớm làm đường sắt cao tốc vận tốc cao 350km/h để dân chúng bớt vận chuyển bằng phương tiện cá nhân. Dải phân cách để làm cảnh à? Cần điều tra chất lượng thiết kế và chất lượng thi công dải phân cách Đường này mà cao tốc cái gì? Nó chỉ bằng đường quốc lộ 1 thôi. Khác là không có xe máy đi vào thôi. Phải có đường song hành cho xe máy, xe thô sơ, đi gộp ntn nguy hiểm quá, đoạn cuối cao tốc giao Mai Chí Thọ nên gấp rút làm hầm chui, cầu vượt tránh bị ùn tắc như hiện nay, chiều nào cũng kẹt cứng, làm tiêu tốn công sức, nhiên liệu của xh.
Chuẩn bị thanh tra về phát hành trái phiếu doanh nghiệp Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong ngày 28/10 gửi báo cáo Quốc hội một số vấn đề liên quan nội dung chất vấn.Ông cho biết, nội dung thanh tra thời gian tới ngoài việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn có sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp; quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng cho dự án giao thông trọng điểm quốc gia tại một số địa phương.Cùng với thanh tra theo kế hoạch, cơ quan chức năng sẽ thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Chính phủ, Thủ tướng và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.Trong 9 tháng đầu năm, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc. Ngành cũng hoàn thành thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, thực hiện Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh; đang triển khai thanh tra quản lý nhà nước về xăng dầu.Toàn ngành triển khai 6.300 cuộc thanh tra hành chính và 158.000 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành. Các cơ quan phát hiện vi phạm về kinh tế khoảng 52.400 tỷ đồng, 8.240 ha đất; kiến nghị thu hồi 16.000 tỷ đồng và 147 ha đất.Theo ông Đoàn Hồng Phong, bên cạnh những kết quả đạt được, một số cuộc thanh tra còn chậm ban hành kết luận. Nhiều cuộc có phạm vi và quy mô lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đối tượng, tính chất phức tạp nên cần phải xem xét, xử lý thận trọng, mất nhiều thời gian.Một số quy định của pháp luật còn bất cập, thay đổi qua các thời kỳ, khi áp dụng có nhiều cách hiểu khác nhau, nên mất nhiều thời gian đánh giá, xin ý kiến. Ý thức, trách nhiệm của một số thành viên Đoàn thanh tra chưa cao; trình độ, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm còn hạn chế.Tổng thanh tra Chính phủ cho biết, thời gian tới sẽ tăng cường trách nhiệm của cơ quan thanh tra; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, nhất là thu hồi tài sản và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm; đồng thời xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.Trước đó, tháng 12/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện yêu cầu Bộ Tài chính thanh, kiểm tra việc phát hành, sử dụng vốn thu được từ trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng có liên quan tới doanh nghiệp bất động sản. Việc này phải làm thường xuyên, để có một thị trường minh bạch, góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững, ổn định và phát triển. Nên mở rộng thanh tra các công ty chứng khoán tư vấn bảo lãnh cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu.!
Bão Nalgae sẽ suy yếu trong hai ngày tới Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, hôm nay bão theo hướng bắc tây bắc với tốc độ 10 km/h. Đến 7h ngày mai, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa 540 km về phía bắc đông bắc, sức gió giảm còn 102 km/h, cấp 10.Sau đó bão giữ nguyên tốc độ nhưng đổi hướng tây tây bắc, tiến dần về bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Do tương tác với không khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống nên bão suy yếu nhanh. Đến 7h ngày 3/10, bão giảm cấp thành áp thấp nhiệt đới, sức gió mạnh nhất còn 61 km/h, cấp 7.Đài khí tượng Nhật Bản cho biết bão đang đạt cực đại với sức gió mạnh nhất 126 km/h. Hôm nay bão giữ hướng bắc tây bắc, sau đó rẽ sang hướng tây về phía bán đảo Lôi Châu, cường độ giảm dần. Đài Hong Kong nhận định bão sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi đi qua bán đảo Lôi Châu.Vùng biển phía đông của bắc Biển Đông hôm nay có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-12, giật cấp 14. Vùng biển phía tây của bắc Biển Đông (gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió cấp 6-7, giật cấp 8-9. Sóng biển cao 6-8 m, vùng gần tâm bão 9-11 m.Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã có công điện gửi các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tổ chức kiểm đếm tàu thuyền trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng, sẵn sàng lực lượng ứng phó khi cần thiết.Hiện biên phòng các tỉnh thành đã thông báo, hướng dẫn cho hơn 30.460 tàu với 161.560 lao động biết diễn biến của bão để di chuyển phòng tránh, trong đó có 7 tàu với 48 người hoạt động ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa.Nalgae là cơn bão thứ 7 xuất hiện ở Biển Đông trong năm nay, trước đó có 6 cơn bão, 2 cơn áp thấp nhiệt đới. Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ.>>Bảng cấp độ gió bão Hôm qua về thăm quêVác cần ra câu cáĐược một con cá quảTo như chú cá voiCá vùng vẫy liên hồiLàm đổ cây cổ thụBầy chim đang cư trúVỗ cánh bay rợp trờiChúng bay lượn khắp nơiGió tạo thành cơn bãoChuyện thật không hề xạoBà con hãy tin tôi("Ba Phi" đùa chút thôiKhông phải thật đâu nhéMong bão kia thật nhẹQuay đầu hướng ra khơiMùa màng sẽ tốt tươiĐường về không lo ngậpBão ơi dừng lại gấpChớ có vào Việt Nam !!!) Cầu mong bão không vào miền Trung Vậy là sắp có mưa, mấy hôm nay không khí lạnh tràn xuống. Hi vọng mưa xong một trận thì đỡ lạnh hơn. Dáng như con rắn hổ mang đang tức giận vậy.
Đường tránh TP Pleiku hơn 800 tỷ đồng bị hư hỏng Tuyến tránh Pleiku dài hơn 30 km, điểm đầu nối đường Hồ Chí Minh, điểm cuối giao quốc lộ 19, đi qua các huyện Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông và TP Pleiku. Công trình được triển khai năm 2016, với chi phí hơn 844 tỷ đồng, do Sở Giao thông Vận tải Gia Lai làm chủ đầu tư.Năm 2020, đường được khai thác và đang thời gian bảo hành. Tuy nhiên, sau mùa mưa vừa qua, tuyến xuất hiện nhiều điểm bong tróc rộng, từng mảng nhựa đường bị vỡ. Có điểm bị lún sâu, kéo dài, nhựa trồi lên cao hơn mặt đường khoảng 10 cm. Nhiều vị trí bị bong tróc nhựa chiếm nửa mặt đường.Ông Đoàn Hữu Dũng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Gia Lai, cho biết vị trí hư hỏng do Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức thi công. Sở đã yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục.Trần Hoá "Ông Đoàn Hữu Dũng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Gia Lai, cho biết vị trí hư hỏng do Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức thi công" . Sao nghe tên đơn vị thi công nó chả liên quan gì đến xây dựng. 1km trên 28 tỉ đồng vậy mà mới đưa vào khai thác hơn 2 năm đã hư hỏng thế này có phải nên xem xét lại năng lực của nhà thầu không? Làm thì chậm mà hư thì nhanh Phải tránh đi đường này nên gọi là đường tránh . Chỉ có thể nói: Kém chất lượng! Thảm nhựa gì nà như bùn bốc hơi hết nước vậy? Cần thanh tra lấy mẩu kiểm định chất lượng là rõ Khg thể chấp nhận đc. Cần sử lý nghiêm minh Đồ dỏm nên nhanh hư. tôi cũng từng đi qua con đường này tôi thấy lưu lượng xe qua lại rất vắng vẻ sao mà bong tróc nhanh đến vậy, cần phải xem xét mức độ trách nhiệm của của chất lượng. Ơ bị vấn đề rồi mới đi lên nhà dì hôm 30/4-1/5 chơi xong tính cuối tháng 11 này về ăn cưới người e. Đi xe máy chạy tèn tèn đã lắm.
Quảng Trị tìm cách khôi phục bãi tắm đẹp nhất tỉnh Bãi tắm Cửa Tùng nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Trị, cạnh cửa sông Bến Hải, thuộc thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, có hình cánh cung với bãi cát mịn trắng xóa. Thời hoàng kim, bãi dài 700 m, bờ cát rộng 25-30 m, ra xa đến 100 m nước vẫn còn ngang ngực, phía trong là đồi đất đỏ với hàng phi lao xanh tạo nên cảnh quan hài hòa, mát mẻ.Tại hội thảo cuối tháng 10, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị Hà Sĩ Đồng đánh giá bãi tắm có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển tổng thể tỉnh Quảng Trị, là điểm đến nức tiếng của tỉnh, thu hút khách du lịch Thái Lan, Lào... trên hành lang kinh tế Đông Tây. Tuy nhiên, từ 2003 trở lại đây, tỉnh xây dựng nhiều công trình ở cửa sông Bến Hải gồm đê kè chắn sóng phía bắc và nam, cảng cá Cửa Tùng, cầu Cửa Tùng... khiến dòng chảy thay đổi, bãi tắm Cửa Tùng bị xâm thực, cát dần bị cuốn trôi.Hiện nay vào mùa hè, bãi tắm chỉ rộng 5-7 m, bờ cát ngày càng dốc làm giảm lượng khách du lịch, ảnh hưởng đến dân sinh, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Từ năm 2010 đến nay, Quảng Trị mời nhiều nhà khoa học nghiên cứu dòng chảy, tác động của tự nhiên và con người đến bãi tắm, đề xuất phương án khôi phục.Thực hiện hai nghiên cứu vào năm 2010 và 2019, tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận xét, tác động của hai bờ kè nam và bắc cửa sông Bến Hải có thể nhìn thấy rõ rệt. Tại bờ kè phía nam, lượng cát trắng mịn bị bờ kè giữ lại, khiến bãi tắm Cửa Tùng ở phía bắc thiếu hụt lượng cát bổ sung hàng năm, dẫn đến mất hẳn lớp cát trắng mịn, thay vào đó là cát vàng thô, bãi bị xói mòn.Nhóm tiến sĩ Hưng đề xuất nuôi bãi, lấy nguồn cát trắng phía nam cửa sông Bến Hải đổ ở bãi tắm Cửa Tùng với khối lượng 200.000-300.000 m3, kết hợp làm đê chắn sóng ngầm ngoài khơi, dài 100-150 m, cách bờ khoảng 200 m. Diện tích nuôi bãi có hai phương án là 20 và 32 ha nhằm tái tạo cảnh quan cho Cửa Tùng, với thời gian nuôi bãi khá dài.Tương tự, PGS.TS Trần Thanh Tùng (Đại học Thủy lợi) đề xuất giải pháp làm đê chắn sóng và đê ngầm ngoài khơi bãi tắm Cửa Tùng, kết hợp nuôi bãi bằng bổ sung cát. Việc xây dựng đê ngầm ngoài khơi vừa làm giảm năng lượng sóng đánh vào bãi biển, vừa hạn chế vận chuyển cát đi nơi khác, kéo dài tuổi thọ dự án nuôi bãi. Vật liệu khôi phục, tôn tạo bãi biển có thể là cát trắng bị bồi lắng do đê chắn sóng ở phía nam cửa sông Bến Hải.Ông Hà Sĩ Đồng cho hay các ý kiến này có ý nghĩa quan trọng giúp tỉnh Quảng Trị tháo gỡ vướng mắc trong quá trình khắc phục xâm thực bãi tắm Cửa Tùng, từ đó tìm ra giải pháp tối ưu khôi phục. Tỉnh Quảng Trị hiện mới ghi nhận các phương án chứ chưa đưa ra dự án cụ thể.Trong bối cảnh khó khăn về nguồn thu, ông Đồng mong muốn có sự ủng hộ của Chính phủ, các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, chuyên gia, nhà nghiên cứu... chung tay trong việc khắc phục xâm thực bãi tắm Cửa Tùng. Tôi nghĩ không nên phí tiền làm gì. Biển xấu, nước đục đâu có tắm được đâu Đã không giữ ban đầu thì khôi phục làm gì, cứ để tự nhiên rồi nó sẽ hình thành cái khác. Ở mình ngộ cái là thích can thiệp vào thiên nhiên rồi khi bị mất thì lại xin tiền khôi phục lại. Riết rồi cảnh quan đẹp bị lấn bị khai phá gần nát hết luôn rồi. nhìn thấy rừng dương đã hết và các công trình xây dựng ra đến tận biển.Vũng tàu cũng có bãi sau đẹp nhưng rừng dương chặt hết thay vào đó là đường bãi bê tông ,nhà hàng nhà nghỉ.... Vấn đề gốc rễ là do trước đây việc xây dựng các công trình cầu, cảng, đê ở cửa sông không được nghiên cứu kỹ nên hậu quả làm thay đổi dòng chảy nên bây giờ việc đưa ra giải pháp phải hết sức nghiêm túc, đánh giá kỹ hậu quả nếu không giống như vá chỗ này lại lồi chỗ khác, thiên nhiên sẽ lại mang đến hậu quả tàn khốc hơn Xấu quá... nước đục như nước sông.. bãi cát vàng như cát sông... bờ nhỏ... giống y cháng bờ sông. Tôi là người dân Quảng Trị, rất buồn vì thực trạng này của bãi tám cửa tùng, và buồn hơn khi nhiều người không biết vẻ đẹp thực sự của nó mà phán như đúng rồi (các bạn có thểm lên google để tìm hiểu vẽ đẹp trước đây, các bạn có thể thay đổi quan điểm), không phải ngẫu nhiên mà người Pháp xem bãi tắm Cửa Tùng là "Nữ hoàng các bãi tắm" đâu. Vì cái đẹp của các bãi tắm, bãi biển thường vào mùa hè, chứ mùa mưa bão, sóng to, gió lớn thì ở đâu nước biển cũng đục cả. Cái đê chắn sóng thật sự là vấn đề, mục đích ban đầu của đê chắn sóng là nhằm ngăn cát bồi vào cửa sông Bến Hải, vì cứ vài năm là phải nạo vét cửa sông để tàu thuyền ra vào dễ dàng, mọi thứ thay đổi theo chiều hướng xấu đi là từ năm 2003, khi mọc lên 2 cái đê chắn sóng, và khi kết hợp với triều cường (cụ thể ở đây là vào mùa mưa bảo, sóng lớn, gió mùa "gió này thổi từ hướng Bắc vào nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến dòng chảy). Hiện tại bờ Nam (bên phía xã Vĩnh Giang) bãi biển ngày càng được bồi đắp thêm cát, ở đây bải cát trải dài ra xa và rất thoải, cát đó về mặt tự nhiên sẽ bồi vào bãi Cửa Tùng. Các bạn về bãi tắm tại xã Vĩnh Giang vào thời điểm mùa hè thì sẽ thấy được một phần vẽ đẹp xưa kia của bãi Cửa Tùng. Chúng tôi rất quan tâm đến công tác phát triển các ngành du lịch cho các tỉnh của Việt Nam sau đại dịch Covid để khơi dậy tiềm năng vốn có của các địa phương. Chúng tôi cũng đã có phương án đề xuất cho một số địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định... Phương pháp của chúng tôi giúp địa phương có nhu cầu thay đổi bộ mặt du lịch và tăng doanh thu bền vững là: Cải tạo hệ thống nước biển nơi có nhiều cửa sông để đảm bảo nước xanh, sạch hơn do chuyển dòng; Hai là làm tăng tỷ lệ du khách đến các địa điểm du lịch không chỉ trong 3 hoặc 5 tháng mùa du lịch mà khách sẽ đến trong nhiều tháng của một năm. Đồng thời, hướng khách du lịch cũng quay trở lại mỗi năm ít nhất 1 lần. Chúng tôi có những sáng kiến tốt và mong muốn được áp dụng vào Việt Nam trong thời gian tới, góp phần cải thiện doanh thu từ nguồn du lịch trong nước và quốc tế một cách bền vững và tăng trưởng ấn tượng.Xin trân trọng cảm ơn! Còn bãi biển Vĩnh Thái của Vĩnh Linh cũng đẹp lắm mảnh đất con người quảng trị, thật là kiên cường. tôi yêu tất cả những gì thuộc về nơi đây Mình chưa đến nhưng khúc miền trung hứng trực diện biển đông sóng to gió lớn khó tắm. Quảng trị về bản chất thực tại và thiên thời không có tiềm năng về du lịch. 1 cái bãi tắm k làm nên mùa xuân. Nên tập trung tối đa, hết mức về công nghiệp cảng, và công nghiệp gia công, vì nguồn lao động lớn, giá rẽ, cảng biển sâu! K nên tập trung vào nông nghiệp và du lịch vì địa lý và khí hậu khắc nghiệt! Phần ngọn. Cần ý kiến các bác từ các nước có bờ biển sẽ rõ hơn vấn đề này. Khu vực lõm càng ngày càng khoét, khu vực lồi thì càng bồi đắp thêm, nguyên lý nó vậy. Nước quá đục là vấn đề cốt lõi Đổ một lớp bê tông ngầm cách bờ biển khoảng 100m. Tạo một lớp đệm sẽ giúp tiêu lực sóng Biển miền Trung mùa gió Lào rất đẹp, nước trong vắt nhưng nhiều xoáy rất nguy hiểm! Mùa mưa sóng đánh vào bờ rất ghê gây sạt lở vì Bình Trị Thiên là biể bãi ngang khác với ngoài Bắc hoặc Nam Miền Trung trở vào
Hơn 200 kiốt ven bãi tắm Cửa Lò đã được giải tỏa Ngày 1/11, UBND thị xã Cửa Lò cho biết, 4 kiốt còn lại nằm trong khuôn viên nhà nghỉ dưỡng 382 (Bộ Công an) sẽ được tháo dỡ trong những ngày tới. Một số hộ dân chưa đồng thuận đã được chính quyền kiên trì vận động.Trước đó tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 10, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch tỉnh Nghệ An, giải thích thị xã Cửa Lò là đô thị du lịch biển, có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. Việc giải tỏa nhằm sắp xếp, quy hoạch lại không gian phát triển du lịch theo hướng hiện đại.209 kiốt và 20 bãi gửi xe nằm trải dài hơn 4 km dọc đường Bình Minh, thuộc các phường Nghi Thu, Nghi Hương, Thu Thủy, thị xã Cửa Lò. Số kiốt này do chính quyền thị xã xây dựng và một số do người dân tự xây. Tất cả đã hết hạn kinh doanh từ tháng 9/2020, sau đó thị xã gia hạn từng năm.Kế hoạch giải tỏa chia làm ba bước, trong đó bước một thông báo cho các hộ kinh doanh, hoàn thành vào tháng 9. Bước hai là thanh lý hợp đồng với các chủ kiốt, yêu cầu họ tự tháo dỡ, bàn giao mặt bằng cho thị xã, hoàn thành cuối tháng 10. Bước cuối cùng chính quyền sẽ cho san ủi, vận chuyển toàn bộ rác thải xây dựng ra khỏi khu vực, hoàn trả mặt bằng, dự kiến hoàn thành cuối năm. Chờ nghe tin này từ thành phố Vũng Tàu. Rất tốt, Cửa Lò đã có diện mạo mới, chắc chắn du lịch biển Cửa Lò sẽ phát triển nhanh và người dân sẽ có thu nhập và cuộc sống tốt hơn. Hành động kịp thời, đã đến thời đại mà cảnh quan phải được tôn trọng để đem lại môi trường sống cho cộng đồng tại chỗ và thu hút khách du lịch để thế giới thấy rằng VN là một đất nước đẹp và đồng thời là thước đo năng lực quản lý của lãnh đạo địa phương. Đấy chủ động tháo dỡ như vậy có phải hay không còn hộ nào cố tình nhây thì buộc phải cưỡng chế. Du khách rất cần hạ tầng ,cơ sở dịch vụ cho các nhu cầu ăn , chơi, bơi ,nghỉ chân...ven biển. Cửa Lò phát triển rất nhanh nhưng đừng để du khách đi cả km ven biển không tìm nổi nhà vệ sinh. Hy vọng Cửa lò dẹp nạn xe điện chèo kéo, lừa khách nữa là ok
Hiểm nguy rình rập trên đèo Hải Vân Đèo Hải Vân dài 20 km, nối Đà Nẵng với Thừa Thiên Huế, xuất hiện các điểm sạt lở từ đợt mưa ngày 14-15/10 do hoàn lưu bão Sơn Ca. Riêng phía đèo thuộc Đà Nẵng có 5 điểm sạt từ taluy dương xuống taluy âm, đất đá chắn hết đường đi.Một điểm sạt ngay phía trên Làng Vân, đất đá đã tạm thời được san gạt để xe qua lại.Đèo Hải Vân dài 20 km, nối Đà Nẵng với Thừa Thiên Huế, xuất hiện các điểm sạt lở từ đợt mưa ngày 14-15/10 do hoàn lưu bão Sơn Ca. Riêng phía đèo thuộc Đà Nẵng có 5 điểm sạt từ taluy dương xuống taluy âm, đất đá chắn hết đường đi.Một điểm sạt ngay phía trên Làng Vân, đất đá đã tạm thời được san gạt để xe qua lại.Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (đơn vị khai thác, vận hành hầm và đèo Hải Vân) cho biết, quốc lộ 1 qua đèo Hải Vân xảy ra 56 vị trí sạt lở ta luy dương, đá tảng lăn làm lấp rãnh, cống, tràn mặt đường, trong đó có 2 vị trí sạt lở gây tắc đường hoàn toàn, với khối lượng khoảng 150.000 m3. 6 vị trí sạt lở ta luy âm, gây hư hỏng mặt đường, rãnh dọc, hệ thống an toàn giao thông. Công ty đã cùng Khu Quản lý đường bộ 2 và 3 (Cục Đường bộ Việt Nam), huy động nhiều máy xúc, máy ủi để xử lý, thông xe một làn từ ngày 16/10. Tuy nhiên, do khối lượng đất đá quá lớn nên đến nay các điểm sạt lở vẫn chưa được khắc phục xong.Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (đơn vị khai thác, vận hành hầm và đèo Hải Vân) cho biết, quốc lộ 1 qua đèo Hải Vân xảy ra 56 vị trí sạt lở ta luy dương, đá tảng lăn làm lấp rãnh, cống, tràn mặt đường, trong đó có 2 vị trí sạt lở gây tắc đường hoàn toàn, với khối lượng khoảng 150.000 m3. 6 vị trí sạt lở ta luy âm, gây hư hỏng mặt đường, rãnh dọc, hệ thống an toàn giao thông. Công ty đã cùng Khu Quản lý đường bộ 2 và 3 (Cục Đường bộ Việt Nam), huy động nhiều máy xúc, máy ủi để xử lý, thông xe một làn từ ngày 16/10. Tuy nhiên, do khối lượng đất đá quá lớn nên đến nay các điểm sạt lở vẫn chưa được khắc phục xong.Trận mưa từ 6h ngày 14/10 đến 3h ngày 15/10 với lượng mưa 780 mm, là nguyên nhân gây ra sạt lở đất đá khắp các đường đèo từ Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà. Trận lũ quét tràn từ trên núi xuống khiến đất đá bít toàn bộ miệng hầm số 1, 2 phía nam Hải Vân, địa phận TP Đà Nẵng. Phải mất 9 tiếng khắc phục, hầm mới được thông xe hoàn toàn.Theo ông Võ Ngọc Trung, Phó giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả, việc khắc phục mới xong giai đoạn 1 để thông xe, lâu dài phải có giải pháp và thiết kế cụ thể mới thực hiện tiếp giai đoạn 2.Trận mưa từ 6h ngày 14/10 đến 3h ngày 15/10 với lượng mưa 780 mm, là nguyên nhân gây ra sạt lở đất đá khắp các đường đèo từ Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà. Trận lũ quét tràn từ trên núi xuống khiến đất đá bít toàn bộ miệng hầm số 1, 2 phía nam Hải Vân, địa phận TP Đà Nẵng. Phải mất 9 tiếng khắc phục, hầm mới được thông xe hoàn toàn.Theo ông Võ Ngọc Trung, Phó giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả, việc khắc phục mới xong giai đoạn 1 để thông xe, lâu dài phải có giải pháp và thiết kế cụ thể mới thực hiện tiếp giai đoạn 2.Khối lượng lớn đất đá còn ngổn ngang, chờ được xử lý. Ông Trung cho biết, hiện tại mới san gạt, đặt biển cảnh báo để đảm bảo cho phương tiện lưu thông tạm thời.Khối lượng lớn đất đá còn ngổn ngang, chờ được xử lý. Ông Trung cho biết, hiện tại mới san gạt, đặt biển cảnh báo để đảm bảo cho phương tiện lưu thông tạm thời.Hai điểm sạt lở tại đoạn gần khúc cua tay áo phía Đà Nẵng, khiến đất đá tràn xuống thành vệt dài hàng chục mét, xé toang rừng Hải Vân. Khu vực này thường xuyên có các nhóm thanh niên chạy xe máy tốc độ cao, biểu diễn đi qua khúc cua. Nhiều trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ đã bị CSGT TP Đà Nẵng xử lý.Hai điểm sạt lở tại đoạn gần khúc cua tay áo phía Đà Nẵng, khiến đất đá tràn xuống thành vệt dài hàng chục mét, xé toang rừng Hải Vân. Khu vực này thường xuyên có các nhóm thanh niên chạy xe máy tốc độ cao, biểu diễn đi qua khúc cua. Nhiều trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ đã bị CSGT TP Đà Nẵng xử lý. Tôi vừa đi lên đấy. Đến nay là gần 20 ngày nhưng mới cho gạt tạm sang đường. Tôi không hiểu sao một con đường thiên lý trọng yếu như thế nó thuộc cq nào quản lý mà khắc phục hậu quả chậm trễ như vậy Đây là 1 trong những tuyến đường du lịch đẹp tuyệt vời nhất Việt Nam, Đề nghị chính phủ cần có kinh phí duy tu, bảo dưỡng, xanh hóa các con đường đèo này. Cần có hệ thống quan trắc sạt lở xung quanh khu vực đèo để giảm thiệt hại ! Đào hầm là hết nguy hiểm quá nguy hiểm Tu sửa nhiều mà cây cối chưa kịp bén rễ ,giữ nước giữ đá, thì đèo nào cũng bị sạt lở cả.Nên chú trọng vào kè bờ và làm có đánh giá về các khu vực hay sạt lở.Phát triển loại cây có thể trồng và phát triển nhanh để ngăn chặn sạt lở.Vì cây cối bám rễ giữ đá với hút nước nhanh tránh dc và hiệu quả cao tự nhiên và phát triển động.thực vật ở đó. Giờ con người tàn phá thiên nhiên mất cân bằng sinh thái nên hậu quả khó lường Đến giờ mình vẫn chưa hiểu vì sao đường đèo lại làm có lúc lên dốc, lúc xuống dốc nhỉ? Sao ko làm bằng bằng đi?? Nhìn cảnh quan đồi núi k có cây cối đủ sức ngăn sạt nở. Thế nên phá rừng hậu quả rất nghiêm trọng. Đặt biệt như ở Nghệ An vừa rồi việc phá rừng đã làm lũ quét đi qua như thác lũ không gì cản được nếu còn rừng thì xẽ cản được rất nhiều. Hy vọng sau này hãy trồng và bảo vệ rừng tốt hơn Cách đây 1 tháng vừa đi qua con đường này, cảnh đẹp vô bờ, nhìn sạt lở như giờ mà xót xa, lúc ra đi đèo, lúc về đi hầm, nhưng vẫn thích đèo nhất vì rất là đẹp nhìn ghê quá nguy hiểm quá Nguy hiểm thật, nhưng nhìn đèo đẹp quá!
Dự thảo luật dân chủ cơ sở 'tăng chi phí, áp lực cho nhà máy' Dự thảo đang được Quốc hội lấy ý kiến, dự định thông qua ở kỳ họp lần này. Một trong những nội dung được khối doanh nghiệp ngoài nhà nước quan tâm là các tổ chức lao động phải công khai thông tin như tình hình sản xuất, kinh doanh, nội quy lao động, thang bảng lương, quỹ khen thưởng, phúc lợi... Dự thảo cũng đề xuất lập Ban thanh tra nhân dân (3-9 người) nhằm kiểm tra, giám sát chấp hành chính sách pháp luật, thực hiện về dân chủ ở cơ sở...Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Bí thư chi bộ Đảng, Công ty TNHH Juki Việt Nam, 100% vốn Nhật Bản, ở Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) nói việc lập Ban thanh tra nhân dân không cần thiết. Bởi ở Juki, từ việc nhỏ đến lớn doanh nghiệp luôn đề nghị công đoàn tham gia góp ý kiến. Cứ hai tháng, lãnh đạo công ty và tổ chức công đoàn họp định kỳ. Phía doanh nghiệp thông báo về tình hình sản xuất, lợi nhuận để đại diện người lao động nắm rõ. Nhà máy còn họp đột xuất khi có vấn đề cần giải quyết gấp với sự tham gia của công đoàn.Điển hình như việc việc chốt lịch nghỉ Tết 2023, ban đầu nhà máy đề nghị nghỉ 10 ngày, bắt đầu từ ngày 29 tháng Chạp. Tuy nhiên, sau khi lấy ý kiến của tất cả lao động, công đoàn đề nghị nghỉ 11 ngày, từ 28 tháng Chạp, để công nhân đủ thời gian về quê, mua sắm Tết. Phương án này đã được ban giám đốc thông qua.Theo bà Linh, việc thông báo, lấy ý kiến như trên chính là thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại doanh nghiệp. Đây không phải là vấn đề mới vì được Bộ Luật lao động quy định tại Điều 63 và các nghị định hướng dẫn. Các doanh nghiệp thực hiện tốt quy định giải quyết nhanh bức xúc của công nhân, hạn chế tranh chấp lao động. Nếu thêm Ban thanh tra nhân dân với những nhiệm vụ tương tự, sử dụng kinh phí công đoàn theo Điều 53 dự thảo, sẽ gây chồng chéo."Công đoàn đang dồn nguồn lực để chăm lo cho công nhân, ngay các khoản trợ cấp cho cán bộ công đoàn cũng bị cắt giảm, nếu chi thêm cho Ban thanh tra nhân dân có vẻ chưa ổn", bà Linh nói.Tương tự, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch công đoàn Công ty cổ phần cơ khí xây dựng thương mại Đại Dũng ở khu công nghiệp An Hạ (huyện Bình Chánh), nói một số quy định trong dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ phân tán nguồn lực công đoàn tại doanh nghiệp trong khi nội dung công việc không thay đổi. Hiện, nhiều hoạt động liên quan công đoàn còn phải rút gọn vì cán bộ thực hiện kiêm nhiệm, nhận lương từ doanh nghiệp, phải ưu tiên sản xuất.Tại Công ty Đại Dũng, hàng tuần, hàng quý doanh nghiệp đều công bố các thông tin về kinh doanh, hoạt động sản xuất cho quản lý cấp trung, cao để nắm và thực hiện. Báo cáo lợi nhuận, doanh số cả năm sẽ được thông qua tại hội nghị người lao động được tổ chức mỗi năm một lần.Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch HĐQT Công ty Gỗ Lâm Việt kiêm Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (Bifa), nói rằng "thêm một luật là tăng áp lực cho các nhà máy sản xuất", đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp FDI thuộc Bifa bày tỏ không hài lòng với dự luật bởi không phù hợp thông lệ quốc tế. Chưa kể các doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ các quy định khắt khe của đối tác "đã đủ mệt và đau đầu"."Doanh nghiệp nhà nước công khai hoạt động tài chính, nếu lỗ có nhà nước hỗ trợ. Khối tư nhân và FDI khi lỗ kêu công nhân bù vào có được không?", ông Liêm đặt vấn đề và cho rằng phải xác định mục đích của công khai khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh.Theo ông Liêm, lâu nay giám sát hoạt động, thực thi chính sách pháp luật ở doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn, được quy định rõ trong Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn. Việc có thêm Luật thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với Ban thanh tra nhân dân sẽ rất phiền hà và tốn kém."Các khoản chi cho hoạt động của Ban thanh tra nhân dân từ nguồn kinh phí công đoàn nhưng bản chất tiền đó của doanh nghiệp mỗi tháng trích đóng 2% trên mức lương của công nhân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội", ông Liêm nói.Mới đây 9 hiệp hội (thuỷ sản, da giày, lương thực, thực phẩm minh bạch, dệt may, gỗ và lâm sản, chè, Eurocham) gửi kiến nghị lên Quốc hội đề nghị bỏ doanh nghiệp tư nhân ra khỏi dự luật này vì cho rằng không phù hợp, gây ảnh hưởng xấu môi trường đầu tư.Trong khi đó, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng việc thành lập Ban thanh tra nhân dân nhằm đảm bảo quyền làm chủ của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước là rất cần thiết. Khảo sát của cơ quan này, tình hình thực hiện dân chủ ở cơ sở tại doanh nghiệp nhà nước tốt hơn so với các doanh nghiệp khu vực còn lại. "Phải chăng vì ở doanh nghiệp nhà nước đã có Ban thanh tra nhân dân", ông Hiểu đặt vấn đề.Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cũng nêu quan điểm việc thành lập Ban thanh tra nhân dân sẽ không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở. Bởi Điều 80 dự thảo quy định quyền năng của Ban thanh tra nhân dân rất khác luật hiện hành, không trùng lắp nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở.Theo đó, công đoàn cơ sở nhiệm vụ chủ yếu là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Điều này khác với Ban thanh tra nhân dân có các quyền kiểm tra, giám sát, kiến nghị, xác minh vụ việc với những vấn đề ngoài quyền và lợi ích của người lao động như doanh nghiệp trốn thuế, kinh doanh hàng giả... Những quyền năng này cho phép người lao động phát huy quyền làm chủ trong bảo vệ cả lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp.Về kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, ông Hiểu cho rằng cả công đoàn và chủ doanh nghiệp sẽ cùng chia sẻ. Nếu hỗ trợ kinh phí mà doanh nghiệp tốt hơn, công nhân được tôn trọng, phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp của các bên, để có thu nhập cao hơn, thì đó là khoản chi phí cần đầu tư.Dưới góc nhìn chuyên gia, TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam, nói việc thêm một bộ luật sẽ gây chồng chéo và tạo ra sự khó hiểu cho doanh nghiệp, người lao động. Do đó để bảo vệ người lao động tốt nhất, lúc này nhà nước nên nâng cao những thiết chế hiện có, sử dụng các thông lệ quốc tế tốt, phù hợp điều kiện Việt Nam sẽ tốt hơn tạo ra những hình thức mới.Lê Tuyết Người lao động trong doanh nghiệp tư nhân, FDI thì phải xác định là người làm thuê theo hợp đồng, theo Pháp luật sao lại "Xác định quyền làm chủ" ở đây được. Việc giám sát doanh nghiệp trốn thuế, kinh doanh hàng giả... là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Bây giờ lại yêu cầu doanh nghiệp phải tự chi trả chi phí cho ban thanh tra thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan chức năng? Làm ăn đang rất khó khăn, đừng thêm phiền phức cho doanh nghiệp vì những ý tưởng không làm tăng giá trị thiết thực. "Ban thanh tra nhân dân nhằm đảm bảo quyền làm chủ của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước", chưa hiểu lắm nội dung này, vậy trong doanh nghiệp ai là chủ, cổ đông hay người lao động. Nhiều luận điểm quá không biết dựa trên lý thuyết của nhà kinh tế chính trị nào, hay triết học nào? Tôi nghĩ nếu ban này là một tổ chức độc lập không thuộc quản lý của công ty chủ quản thì được còn không thì cũng giống như công đoàn của công ty. Nhưng vấn đề này bất khả thi. Nói thẳng và nói thật công đoàn của nhiều công ty chưa thực hiện đúng chức năng của mình chỉ là công cụ đấu tranh với người lao động để đảm bảo quyền lợi của công ty chứ không phải người lao động chỉ tực hiện tốt chức năng kêu gọi ủng hộ còn lại không có tiếng nói đối với người lao động. Doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước là doanh nghiệp ai là chủ mà đòi "đảm bảo quyền làm chủ của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước" ?? Theo mô hình quản lý DN nước ngoài hay nước phát triển mà làm. Họ quản lý bằng luật pháp, vi phạm pháp luật CÓ hoặc KHÔNG. Chứ không cần thanh tra hay những bộ máy trung gian không cần thiết, không hiệu quả, cồng kềnh, gây khó dễ cho DN vấn đề là ban chấp hành Công Đoàn phải hoạt động hiệu quả, có sức ảnh hưởng với doanh nghiệp và thực hiện đúng chức trách bảo vệ quyền lợi của người lao động, còn thành lập thêm nhiều ban bệ nhưng thành viên trong ban chấp hành thì đều là người của doanh nghiệp. hưởng lương của doanh nghiệp thì cũng vậy thôi có gì hơn Công đoàn được doanh nghiệp trả tiền nên mỗi khi xảy ra tranh chấp thì họ sẽ đứng về phía doanh nghiệp vì họ cũng chỉ làm thuê cho doanh nghiệp mà thôi, sẽ rất khó để họ bảo vệ quyền lợi cho người lao động Người lao động có quyền gì mà giám sát chủ Doanh nghiệp?? Tôi bỏ tiền túi lập công ty thuê lao động làm việc theo các điều khoản hợp đồng lao động trong đó còn ghi rõ chủ sử dụng lao động là tôi. Ủa thế tôi làm chủ Công ty mà lại có câu "quyền làm chủ của người lao động" ở dự thảo này là sao? Cần nhìn lại và so sánh hoạt động công đoàn ở Việt Nam Làm gì thì làmNên nhớ doanh nghiệp họ đầu tư vào Việt Nam, điều quan trọng nhất là chính sách tốt, minh bạch, môi trường đầu tư có lợi cho họ.Nếu quá nhiều ràng buộc và phi thực tế thì khả năng hút vốn đầu tư sẽ giảmNếu vốn đầu tư giảm thì số lượng công việc và nhân công sẽ giảm Nhiều bạn đã có ý kiến rất đúng: Mọi tổ chức ban bệ - kể cả công đoàn, hoạt động dựa vào chi trả của công nhân & người lao động thì mới có hiệu quả như mong muốn của công nhân.Việc này cần nghe ý kiến của doanh nghiệp. Thời gian làm còn phải chú ý năng suất. Còn thanh tra nhân dân cái gì. Công ty có pháp chế, hành chính. Công đoàn thì có công đoàn cấp trên rồi. Tranh chấp gì tư vấn gì đi hỏi luật sư
Bị dây diều cứa cổ khi đang chạy xe máy Ngày 1/11, đại diện bệnh viện Lê Văn Thịnh cho hay, anh Lũy được tiếp nhận trong tình trạng bị chấn thương phần mềm ở cổ và tay. Sau khi phẫu thuật, sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định.Chiều qua, anh Lũy chạy xe trên đường Đại lộ Vòng Cung, phường Thủ Thiêm, bất ngờ bị sợ dây diều vướng vào cổ, kéo ngã. Chị Thắm, vợ anh Lũy lái xe máy ngay phía sau, chạy đến và phát hiện sợi dây cước còn mắc ở cổ chồng.Nhiều người ở quán nước gần đó đã lấy hộp quẹt, dùng dao cắt sợi dây diều, đưa nạn nhân vào bệnh viện Lê Văn Thịnh, cách đó 5 km cấp cứu. "Con diều bay lơ lửng ở tầm thấp làm sợi dây căng ngang đường khiến chồng tôi gặp nạn", chị Thắm nói.Vài năm gần đây, bãi đất trống tại khu đô thị Thủ Thiêm, TP Thủ Đức trở thành nơi thả diều, vui chơi của nhiều người vào buổi chiều. Một số người tràn ra lòng đường, gần đường dây điện tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Hồi tháng 3/2021, một phụ nữ 32 tuổi chạy xe máy ở Đại lộ Vòng Cung cũng bị dây diều cứa ngang cổ gây vết thương dài 12 cm.Ông Nguyễn Văn Kiên chủ tịch UBND phường Thủ Thiêm cho biết, mỗi buổi chiều, lực lượng chức năng thường xuyên đi nhắc nhở, nhiều lần thu giữ diều, xử phạt việc vi phạm trật tự lòng lề đường, song vẫn không thể xử lý triệt để do có đến "hàng nghìn người thả diều"."Khi chúng tôi kiểm tra khu vực này thì người dân thả diều ở khu vực khác hay thu diều lại rồi tiếp tục thả khi lực lượng chức năng rời đi", ông Kiên nói và cho biết để hạn chế tình trạng này, phường đã chặn nhiều lối vào nơi tập trung người dân thả diều và tăng cường kiểm tra.Đình Văn Thả diều vô tội vạ, không có tổ chức rất dễ gây nguy hiểm cho người khác! Tình hình bán hàng rong rất lộn xộn và bát nháo. Bàn ghế kê ra vỉa hè công khai mà không thấy ai dẹp. Đề nghị cơ quan chức năng sớm đi vi hành và chấn chỉnh kịp thời. Thả diều không có địa điểm, ko bảo đảm an toàn, dây diều làm bằng sợi nylon khó đứt nên khi diều hỏng, dây rơi xuống đất, theo gió trải dài trên đường, nếu ko may bị xe máy hay oto cuốn vào thì vô hình chung biến thành " lưỡi dao" tử thần trên đường do ko ai quan sát được và dộ sát thương rất cao. Cách đây tầm 7-8 năm, con gái tôi đi học về bị dây diều cứa vào chân do rơi trên đường (tầm 2-300m) và bị xe máy cuốn vào bánh xe. Cháu bị thương do dây cứa nhiều vết, dù tôi phản ứng nhưng ko kịp do xe máy chạy cách đo 2-300m cũng ko biết. Nghĩ lại vẫn thấy rùng mình. Cấm thả diều nơi cộng cộng và giáo dục người chơi về tác hại của thả diều gây nguy hiểm cho bản thân (điện, sét...) và người khác (dây thả cứa vào người ...). Ở mình, ngã xuống miệng cống, cây đổ vào người, dây diều cứa vào cơ thể...gây chấn thương, chết ko biết bắt đền ai vì ko có ai quản, vô trách nhiệm với tính mạng và sức khoẻ của người khác. Rồi ai sẽ là người đền bù cho người bị thương nhỉ? Thấy những người thả Diều quá vô ý thức luôn! Cách đây vài ngày cũng có một số người bị mắc vào sợi dây thả diều bằng cước ở đoạn đường qua đảo Kim Cương. Rất may là sợi dây chỉ quấn vào xe, không ai bị thương. Khi đó trời đang mưa lớn. Một số người vô ý thức, thả diều xong không thu dọn dây, gặp mưa là bỏ luôn đó để chạy về, mặc cho sợi dây lòng thòng ngay ngang đường. Nhìn nhếch nhác, rác thì xả tứ tung, báo chí đã từng phản ánh mà sao chưa thấy dẹp Trò thả diều trong phố thế này cực kỳ nguy hiểm, như bị chó thả rông cắn, xui không biết đường né luôn.. Nên cấm... Nên dẹp khu này, phạt thật nặng Nhiều người quá rảnh rỗi,còn trẻ mà cứ ngồi phơi nắng để xem thả diều Rồi chủ của con diều gây họa kia có biết thốt ra lời xin lỗi hay cam kết chịu trách nhiệm với nạn nhân không vậy? Vì thú chơi mà tội cho người đi đường, ý kiến cá nhân, khu dân sư nên cấm hay quản lý thật sát, quy trách nhiệm hình sự nếu xảy ra sự cố không mong muốn liên quan đến tính mạng người khác Quá nguy hiểm - tìm ẩn rủi ro mất mạng. quá nguy hiểm dây thả diều sẽ gây nguy hiểm cho bất kỳ ai? chẳng lẽ cơ quan ko có cách nào sao ? Nên xem xét dành 1-2 khu đất làm nơi thả diều cho người dân thư giãn. Ai muốn thả diều thì mua vé vào thả Hic, mình cũng bị dây diều cứa cổ. ko đến mức vào viện vì đi châm nhưng cũng đau mất cả tháng và sẹo chắc theo cả đời. may hôm đó đi chậm chứ đi nhanh chắc gặp ông bà luôn rồi.
Lùi tiến độ cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch Chiều 1/11, ông Bùi Mạnh Cường, Trưởng phòng Quản lý dự án 1, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (chủ đầu tư), cho biết cầu vượt được khởi công vào tháng 10/2021, dự kiến hoàn thành tháng 6/2022. Tuy nhiên, chủ đầu tư phải lùi mốc khánh thành đến cuối năm 2022 vì biến động giá vật liệu xây dựng và khó khăn khi di chuyển công trình cả ngầm và nổi phía đường Phạm Ngọc Thạch. Hiện dự án tiếp tục không đạt tiến độ nên phải lùi sang năm 2023.Phía đường Phạm Ngọc Thạch, nhà thầu đã hoàn thành kết cấu phần dưới vào tháng 10. Phía đường Chùa Bộc đã được khoan 14/14 cọc nhồi và đang thi công mố trụ. Kết cấu dầm phần trên phía đường Phạm Ngọc Thạch đã đủ điều kiện thi công từ tháng 10, thủ tục xin cấp phép vận chuyển dầm đang được thực hiện.Bà Trần Thị Thu Hiền, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất kết cấu thép Thành Long (đơn vị sản xuất dầm thép), cho biết do dầm được đúc tại hai xưởng ở Hải Phòng và một xưởng ở Hưng Yên, việc vận chuyển phải qua Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên nên cần thời gian phối hợp với địa phương.Ngoài ra, dầm thép vượt quá kích thước trạm thu phí trên quốc lộ 5 cũ (kích thước làn xe quá khổ là 6 m, trong khi dầm rộng 6,5 m) nên chủ đầu tư, nhà thầu đang phối hợp với đơn vị quản lý trạm thống nhất phương án vận chuyển. Các bên đang tính tạm dỡ một phần trạm cho xe qua rồi hoàn trả nguyên trạng.Theo kế hoạch của chủ đầu tư, dự kiến ngày 30/11 nhà thầu hoàn thành kết cấu phần dưới phía đường Chùa Bộc; đầu tháng 11 lao lắp dầm thép phía đường Phạm Ngọc Thạch và xong trước ngày 5/12; lao lắp các nhịp dầm thép trong tháng 12 và xong kết cấu phần trên trước Tết Âm lịch; thông xe quý I/2023.Cầu vượt Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch dài hơn 300 m, rộng 9 m, tổ chức giao thông hai chiều cho hai làn xe hỗn hợp gồm ôtô và xe máy. Tổng mức đầu tư dự án gần 150 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách TP Hà Nội.Theo thiết kế, cầu vượt kết cấu thép lắp ghép, trực thông dạng chữ C theo hướng từ Chùa Bộc đến Phạm Ngọc Thạch, tổ chức giao thông hai chiều. Hướng dọc đường Tôn Thất Tùng - Phạm Ngọc Thạch, đường Chùa Bộc - Đông Tác và các nhánh rẽ còn lại sẽ được tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu dưới cầu.Công trình nhằm nâng cao năng lực giao thông qua ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Tôn Thất Tùng - Đông Tác, giải quyết tình trạng ùn tắc lâu nay. Khi mặt đường Tôn Thất Tùng được mở rộng, thành phố sẽ xây dựng bổ sung nhánh cầu trên đường Tôn Thất Tùng và khớp nối với nhánh Phạm Ngọc Thạch, tạo thành cầu vượt chữ Y hoàn chỉnh.Võ Hải Nhà mình ở đoạn giữa đường Phạm Ngọc Thạch, nhờ ơn công trình mà cả năm nay tắc đến ngạt thở mỗi lần đi làm về do 1/2 làn đường phải nhường chỗ cho công trường xây dựng. Bến xe bus đoạn đầu đường cũng phải dỡ bỏ luôn do quá tắc, giờ lại lùi tiến độ trong khi những phương án vận chuyển và thi công phải tính trước khi triển khai rồi mới phải, đúng kiểu nước dâng tới đâu nhảy tới đó, cứ thi công gặp chuyện gì thì xin hoãn tìm cách giải quyết sau :( Ơ? Phải tính và lường trước việc này trong giai đoạn thiết kế chứ. Sao lại lấy lý do này để lùi tiến độ? Lùi tiến độ ngày nào là ngày ấy dân đi lại khổ sở, vất vả cả công an giao thông. Tôi thấy công trình để rỉ sét cả vật tư, máy móc trong bao lâu mà không thấy tiến triển nào. Bây giờ lùi lại tiến độ chỉ mong làm xong sớm Tìm đường khác, xem có còn đường nào mà không có trạm thu phí không? Chắc chắn vẫn tắc vì nút giao và mật độ quá đông... Chuyện như đùa. Từ đầu năm đến giờ chỉ thấy quây tôn chứ bên trong không có ai làm việc, đường thì tắc triền miên. Nói thật vẫn không hiểu nổi cái mục đích làm cầu này, để phục vụ làm cầu thì đã mở rộng đường xén vỉa hè hai bên đường Chùa Bộc rồi, mà nói thật với việc mở rộng đường ra như thế đã thừa sức giải quyết tắc đường ở ngã 4 này rồi, cần gì phải làm cầu vượt cạn. Mà sau này hoàn thiện này cầu chữ Y, không hiểu nổi đoạn giao cắt chữ Y đó ở trên cầu sẽ đi lại kiểu gì? Cắt làn chéo nhau là tất cả đứng chôn chân giữa cầu luôn, không biết thiết kế cầu có tính đến khả năng chịu tải cho một lượng lớn xe cộ đứng im trên cầu không, nếu không thì... Lý do rất chính đáng, do khó vận chuyển nên cầu vượt "tối kiến" chậm hoàn thành. Dân qua đây chịu khó cảnh ù tắc vì các lô cốt nhé? Các công trình giao thông của ta chưa bao giờ được tính xa. Làn xe quá khổ mà chỉ có 6m thì quá bé. Làm sao có thể di dời các công trình lớn? Chưa kể các loại cầu vượt, cầu bộ hành... mà theo quy định của VN thì chỉ có chièu cao tối da 4,75m. Xe chở đồ cao quá 4,75m là khỏi đi. Đổ thừa do vận chuyển là không chính đáng. Việc này đã phải được tính toán cân nhắc khi lập biện pháp và tiến độ thi công. Cần thanh tra xử lí sai phạm nếu có. Nút này là 1 sai lầm. Nó manh mún. Giờ fai làm hầm ngầm và cầu vợt cùng 1 ngã tư. Như vậy mới hết tắc. Luẩn quẩn rồi! Mở thông vành đai 1 từ hoàng cầu ra voi phục thì ng ta vòng xuống làm gì nữa??? Tiền đó làm cầu vượt ở ô chợ dừa là ok??? Chắc chắn vẫn tắc, thậm chí tắc cả trên cầu luôn, không khả thi, tốn kém. 2 con đường ấy vẫn không mở rộng, làm thế này chỉ kéo dài đoạn tắc Đoạn trước bệnh viện trường y Hà nội bị ùn tắc kinh niên do xe ra vào bệnh viện không có cảnh sát điều tiết . Theo quy hoạch thì tuyến đường Tôn Thất Tùng sẽ kéo dài đến vành đai 3 để nối với trục Nguyễn Xiển - Xa La và cả tuyến đường trục phía Nam Hà Nội có MCN rộng đến 40m khi hoàn thành 20km còn lại sẽ đến tận QL1A tại Phú Xuyên. Do đó cái nút giao Chùa Bộc-Tôn Thất Tùng-Trung Tự này đúng ra phải rất thông thoáng mới phù hợp với vai trò là điếm đến của 1 trục đường xuyên tâm. Cái cầu vượt chữ C này chỉ là giải pháp tạm thời trong thời gian chờ có đủ nguồn lực hoàn thành các tuyến đường đúng quy hoạch nên rất mong mọi người chịu khó chờ thêm nhé. Vậy đường sông thì sao nhỉ?
Gần 1.200 công nhân mất việc vì nhà máy hết đơn hàng Trong thông báo gửi người lao động hôm 31/10, Công ty Tỷ Hùng cho hay đối tác nhập khẩu bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi tình hình kinh tế đã không ký kết đơn hàng. Dù tìm mọi biện pháp, doanh nghiệp không thể khôi phục sản xuất như kế hoạch. Công ty phải thu hẹp toàn bộ khối sản xuất và một số đơn vị liên quan, chấm dứt hợp đồng lao động với 1.185 người từ 1/12. Đây là doanh nghiệp đầu tiên ở phía nam cắt giảm nhân công nhiều nhất trong thời gian qua.Sau thời gian này, công ty sẽ trả trợ cấp thôi việc cho những lao động làm việc tại công ty từ năm 2008 trở về trước và trợ cấp hai tháng lương cho toàn bộ lao động bị cắt giảm, trả sổ bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp sẽ chi tiền thưởng năm 2022 là một tháng lương cho người làm đủ 12 tháng, các trường hợp còn lại được tính theo thời gian thực tế làm việc trong năm.Trước đó, khi có thông tin doanh nghiệp khó khăn phải cắt giảm lao động, Liên đoàn lao động quận Bình Tân và công đoàn nhà máy thương lượng với chủ doanh nghiệp về đảm bảo quyền lợi người lao động. Cơ quan chức năng đề nghị công ty không được cắt giảm phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, hỗ trợ tìm việc cho những người có nhu cầu.Công ty Tỷ Hùng quy mô 1.800 lao động, 100% vốn Đài Loan, chuyên sản xuất giày xuất khẩu, thị trường chủ yếu châu Âu, hoạt động tại TP HCM gần 25 năm.Thông tin từ Liên đoàn lao động TP HCM, hiện các nhà máy dệt may, da giày, điện tử bị giảm đơn hàng do khó khăn trong tìm kiếm nguyên phụ liệu, thị trường. Các nhà máy bố trí công nhân làm việc giờ hành chính, không tăng ca, nghỉ luân phiên hoặc giảm lao động. Ghi nhận ở một số quận, huyện, có công ty giảm hơn 1.000 lao động, số khác vài trăm hoặc vài chục.Lê Tuyết Khốn khổ đồng bào tôi cuối năm bao việc phải lo. ngày mai sẽ ra sao? Tôi ở SG có cơ sở nhỏ. Tình hình kinh doanh sau đại dịch quả thật còn rất khó khăn. Công nhân khó tuyển vì người lao động đã đi tứ tán. Công nhân mới thì đủ thứ đòi hỏi từ lương đến điều kiện nhưng bỏ công bỏ của (công nhân mới hay làm hư hàng) chỉ việc xong rồi nghe chỗ khác lương cao là lại nghỉ. Chi phí sx cái gì cũng tăng nhưng hàng giao rồi thu công nợ rất khó, toàn hứa hẹn trong khi lương công nhân thì không thể trễ 1 ngày. Từ nay đến cuối năm và sang 2023 người lao động ngành chế biến gỗ, may mặc, da giầy, điện tử ... mất việc sẽ tăng cao . Những lúc này ai sẽ cứu chủ doanh nghiệp. Hãy trân trọng và bảo vệ doanh nhân trước. Vì họ như máy cái tạo ra giá trị cho xã hội và người lao động. Người làm chủ ai cũng muốn có công ăn việc làm cho công nhân của mình bởi hơn ai hết họ biết rõ đời sống vợ chồng con cái họ sống dựa vào đồng lương và sức lao động chân chính của mình, chưa kể là các anh chị em công nhân còn phải phụ giúp cha mẹ già nội ngoại hai bên sống đươi quê nữa ! Nói thật chứ năm hết tết đến người chủ chỉ mong lo chu toàn cho các anh chị em công nhân gắn bó với mình bao năm, thậm chí người chủ còn phải đi vay nóng để kịp xoay sở đầy đủ một chút dư cho gia đình anh chị em công nhân và các cháu có một chuyến về quê ăn tết an toàn vui vẻ ấm cúng, còn bản thân tổng kết lời lỗ nộp thuế đầy đủ và còn dư chút ít để nghỉ ngơ tự thưởng vui với gia đình sau một năm lo toang đủ thứ đã là hạnh phúc lắm rồi. Chủ doanh nghiệp có khi còn khốn khổ hơn công nhân. Đây là vấn đề đã được nhìn thấy từ trước. Dịch bệnh và chiến tranh chỉ khiến quá trình xảy ra nhanh hơn mà thôiGiày da và may mặc là 2 ngành sẽ thất nghiệp đầu tiên, do chủ yếu là gia công, và đây cũng là 2 ngành có tỷ lệ công nhân cao nhất 1800 lao động cắt giảm gần 1200. Nặng lòng thật... Thật sự năm này suy thoái chung của toàn cầu.mh đang ơ nhật củng vậy.nơi thủ phủ ngành công nghiệp của nhật mà lại không có viêc.nhiều cty còn lm k đủ tuần.1ngay lm không đủ 8tiếng từ lúc dịch covid đến giờ đọc những tin như thế này, tự nhiên m cảm thấy biết ơn công việc m đang làm Mỹ, Châu Âu mà thắt lưng buộc bụng nữa thì xuất khẩu mình còn lao đao hơn nữa Công nhân khổ 1 , chủ DN khổ 10 , đã không ký được đơn hàng mà phải lo đủ thứ chi phí , nợ ngân hàng là điều không tránh khỏi . Thật sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã đẩy những doanh nghiệp, công nhân đến bước đường cùng! Cuối năm bao việc phải lo, mà không có việc làm rồi họ sẽ sống ra sao đây? Đặc biệt là những người lao động xa quê. Rất mong sự hộ trợ của Liên đoàn lao động TP nói riêng và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam nói chung để người lao động bị mất việc có chỗ nương tựa... Khi kinh tế thế giới bị down , và chiến tranh đã làm tăng lạm phát, buộc con người thắt chặt chi tiêu...dẫn đến mất việc. Đọc tin mà buồn quá, buồn cho các công nhân mất việc trong khi tết đang cận kề. Buồn cho công ty đã hoạt động hơn 25 năm giờ lại phải thu nhỏ quy mô vì thị trường suy thoái. Hy vọng công ty đủ sức để bù đắp 1 phần cho các công nhân bị mất việc và cũng hy vọng các công nhân sẽ được hưởng trợ cấp đầy đủ trong thời gian tìm công việc mới.
Bão Nalgae giảm cường độ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định trong 24-48 giờ tới, bão sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi đi vào tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), rất ít khả năng ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam.Nalgae suy yếu nhanh do tương tác với không khí lạnh, có tính chất lạnh, khô từ phương Bắc tràn xuống.Đài khí tượng Nhật Bản và Hong Kong cho biết bão đang suy giảm cường độ, đi dọc bờ biển tỉnh Quảng Đông và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trước khi đến bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).Vùng biển phía bắc của bắc Biển Đông hôm nay gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, sóng biển cao 4-6 m, vùng gần tâm bão 6-8 m.Nalgae là cơn bão thứ 7 ở Biển Đông trong năm nay, đạt cực đại vào sáng 1/11 với sức gió 133 km/h, cấp 12. Trước đó 6 cơn bão, 2 cơn áp thấp nhiệt đới xuất hiện ở vùng biển này.Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ.
Gấp rút thông tuyến quốc lộ 15D Sáng 18/10, ông Trần Ngọc Sơn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Quảng Trị, cho hay ngành đang thi công đồng thời tuyến tránh và tuyến chính quốc lộ 15D, mục tiêu nhanh nhất thông tuyến sau hai ngày quốc lộ 15D bị sụt lún.Ngành giao thông đưa ra phương án làm đường tạm rộng 5,5 m phía trên vết trượt sạt 6-8 m, kế hoạch là xong trước ngày 25/10. Sở Giao thông Vận tải Quảng Trị thi công tuyến chính, nắn đường tránh khỏi khu vực sụt trượt, dài 100-120 m, hoàn thành trước 10/11.Nhà chức trách chi trả 105 triệu đồng tiền đền bù đất cho người dân xã A Ngo, huyện Đakrông, để có mặt bằng khắc phục sự cố sụt lún quốc lộ 15D.Theo đánh giá của Trung tâm Kỹ thuật đường bộ 2, cung trượt có địa chất phức tạp, đang phát triển mạnh, trung bình mỗi ngày sụt sâu thêm 1-2 m, không thể bảo đảm giao thông tạm theo tuyến cũ.Quốc lộ 15D là tuyến duy nhất nối từ nội địa lên cửa khẩu quốc tế La Lay để thông thương với 4 tỉnh nam Lào. Tuyến này cung đường ngắn, thuận lợi, mỗi ngày có khoảng 150-200 lượt xe chở hàng hóa và nhiều xe khách qua lại.Theo Cục Hải quan Quảng Trị, sự cố sụt lún quốc lộ 15D ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế La Lay. Hiện có 60 phương tiện chở gỗ, than đá, sắn, than củi quá cảnh ách tắc tại cửa khẩu. Nhiều xe chở xăng dầu đậu đỗ ở nội địa do đường lên cửa khẩu gián đoạn.Rạng sáng 16/10, quốc lộ 15D lên cửa khẩu quốc tế La Lay sụt lún dài 200 m, sâu 3-5 m, bị đẩy khỏi vị trí cũ khoảng 6 m. Đồn Biên phòng đã phối hợp với hai xã A Bung và A Ngo đóng đường lên La Lay.Từ 19h ngày 13/10 đến 16/10, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca, Đà Nẵng mưa phổ biến 550-600 mm, Thừa Thiên Huế 250-550 m, Quảng Nam 100-400 mm, Quảng Trị 100-300 mm. Mưa lũ làm 10 người chết, trong đó Đà Nẵng 6, Quảng Nam 2 và Thừa Thiên Huế 2. Thiệt hại vật chất chưa được công bố.
Bão Nesat hướng đến quần đảo Hoàng Sa, mạnh cấp 12 Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, hôm nay bão tiếp tục di chuyển chậm 10-15 km/h, chếch về phía nam. Đến 13h ngày mai, tâm bão cách Quảng Bình - Quảng Trị khoảng 350 km, sức gió giảm còn 102 km/h, cấp 10, giật cấp 12.Sau đó, bão giữ hướng đi, tương tác với không khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống nên cường độ giảm nhanh. Đến 13h ngày 20/10, bão trên vùng biển Hà Tĩnh - Quảng Bình, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sức gió giảm còn 61 km/h, cấp 7.Tại cuộc Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai sáng nay, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, đưa ra hai kịch bản bão. Thứ nhất, xác suất 60-69% bão tương tác với không khí lạnh, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới hoặc vùng áp thấp trước khi vào vùng biển Trung Bộ.Kịch bản thứ hai xác suất 30-40%, bão tới phía nam đảo Hải Nam, tương tác mạnh với không khí lạnh mạnh, tan trước khi đi vào đất liền. Đất liền mưa và gió không đáng kể.>>Bảng cấp độ gió bãoĐài khí tượng Nhật Bản cho rằng bão Nesat đang đạt cực đại với sức gió khoảng 145 km/h, khi tiến gần quần đảo Hoàng Sa giữ nguyên cường độ. Tối 19/10, khi áp sát bờ biển Việt Nam, bão giảm còn 100 km/h, cấp 10; sau đó giảm tiếp khi đổ bộ các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình.Đài Hong Kong cho rằng bão sẽ giảm dần cường độ khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trước khi vào miền Trung. Hướng di chuyển của bão các đài Việt Nam và quốc tế tương đối giống nhau.Do ảnh hưởng của bão, trong hôm nay bắc Biển Đông (gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh dần từ cấp 9 đến 12, giật cấp 14, sóng biển cao 6-8 m, vùng gần tâm bão 8-10 m.Vùng biển phía tây bắc khu vực giữa Biển Đông có mưa rào, giông mạnh; gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao 4-6 m. Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 3-5 m.Theo Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, đến 6h30 sáng nay các địa phương đã thông báo, kiểm đếm gần 60.000 tàu thuyền với hơn 270.000 lao động biết về diễn biến của bão. Hiện có 3 tàu Quảng Ngãi với 33 ngư dân đang ở khu vực đảo Đá Lồi của quần đảo Hoàng Sa, là vùng biển nguy hiểm.Trong hơn 20 ngày qua, Biển Đông đã xuất hiện ba cơn bão gồm Noru, Sơn Ca và Nesat. Gần nhất, bão Sơn Ca suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam rạng sáng 15/10, gây mưa từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, trong đó tâm mưa là Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Đà Nẵng đã trải qua đợt ngập lụt chưa từng có làm 6 người chết, hạ tầng giao thông, tài sản của người dân bị mất mát rất nhiều, hiện chưa thể thống kê.Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ. Cứ ở ngoài biển chơi với sóng đi bão ơi, đừng vào nữa bà con cực khổ lắm rồi. Cầu xin Ông trời cho bảo suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, để người dân miền trung của con ko khổ nữa, Nam Mô A Di Đà Phật. Bão này sẽ tăng cấp thêm mong mọi người dân sớm chuẩn bị bão sẽ giảm nhé hướng bão này làm ảnh hưởng từ vùng đông bắc bộ đến nam trung bộ, cụ thể là đến bình thuận. Thời tiết như thế này thì mình tin rằng bão sẽ tan ngay ngoài biểnBởi vì không khí lạnh rất mạnhMong rằng đúng như mình dự đoán Vừa gió mùa vừa ấp thấp, lại mưa lớn rồi!
Kiến nghị hai vị trí xây cầu nối TP HCM - Đồng Nai Nội dung vừa được Sở Giao thông Vận tải gửi UBND TP HCM sau khi làm việc với các đơn vị liên quan. Hai tỉnh thành Đông Nam Bộ hiện kết nối nhau qua ba trục chính là quốc lộ 1, quốc lộ 1K (qua địa phận Bình Dương) và cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Nhiều khu vực khác đang bị cách trở bởi sông Đồng Nai, Lòng Tàu, Đồng Tranh và Thị Vải.Sở Giao thông Vận tải TP HCM đề xuất vị trí xây cầu Cát Lái nối từ huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai qua quận 7, thay vì địa điểm được tính toán ở TP Thủ Đức. Điểm đầu cầu nằm trên đường trục bắc nam TP HCM đi về phía Đông, trùng tuyến Hoàng Quốc Việt, vượt sông Đồng Nai sang xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch. Tổng chiều dài tuyến hơn 13,7 km.Trước đó, dự án cầu được quy hoạch ở vị trí gần phà Cát Lái hiện hữu, sau đó nhà tư vấn đưa ra 5 vị trí xây cầu trên sông Đồng Nai đoạn từ TP Thủ Đức đến huyện Nhà Bè.Sở Giao thông Vận tải đánh giá vị trí mới có nhiều ưu điểm vì cầu tạo mạng lưới giao thông mới, hút xe từ trung tâm thành phố, biển Cần Giờ thông qua Metro số 4 và các trục đường lớn như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Lương Bằng qua huyện Nhơn Trạch, sân bay Long Thành (Đồng Nai) và ngược lại.Ngoài ra, ngành giao thông TP HCM cũng đề xuất bổ sung cầu kết nối từ TP Thủ Đức qua huyện Long Thành, Đồng Nai, theo hai phương án. Phương án đầu tiên, hướng tuyến cầu bắt đầu từ Vành đai 3 tại nút giao Gò Công (phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức), sau đó vượt sông Tắc đến cù lao Long Phước, nối đường ĐT 777B ở xã Tam An. Theo cách này, chiều dài tuyến ở TP HCM khoảng 5,4 km.Phương án thứ hai, hướng tuyến của cầu bắt đầu từ nút giao D1 và nhánh nối xa lộ Hà Nội (phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức), sau đó đi về hướng đông, vượt sông Tắc, nối vào đường ĐT 777B, xã Tam An. Chiều dài tuyến qua địa bàn TP HCM khoảng 6 km.Hai phương án nói trên được TP HCM nghiên cứu sau khi tỉnh Đồng Nai đề nghị xây cầu nằm trong phạm vi đoạn sông dài 15 km, từ cầu Đồng Nai trên quốc lộ 1 đến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải, việc bổ sung quy hoạch hai vị trí cầu ở địa bàn thành phố cần điều chỉnh nhiều quy hoạch ở TP Thủ Đức và quận 7, huyện Nhà Bè. Do vậy, các sở ngành, địa phương liên quan cần rà soát để góp ý về các vị trí trước khi báo cáo UBND TP HCM.Ngoài cầu Cát Lái nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng, hai địa phương còn có hai cây cầu khác đang triển khai, gồm: cầu Phước Khánh trên cao tốc Bến Lức - Long Thành và Nhơn Trạch trên Vành đai 3.Gia Minh Tốt nhất là làm hết các phương án trên, 10 năm không đủ tiền thì 15-20 năm. TPHCM có diện tích giáp ranh với Đồng Nai và Long An rất lớn nên càng nhiều dự án kết nối với 2 tỉnh này thì càng tốt Cầu Cát Lái nối với q7 - Nhơn Trạch là hợp lý Phương án 1 kết nối vành đai 3, Vinhome grand park và aqua city to tùng bên kia sông, lại giúp giảm tải cho cao tốc, kết nối các KCN ở Đồng Nai, khả năng duyệt sẽ rất cao. Đề xuất vị trí xây mới 2 cầu này rất hợp lý Xây 5 cái cầu vẫn không đủ nên cứ làm đi , đừng bàn nữa , 20 năm vẫn chưa chọn xong vị trí , hỏi muốn phát triển sao lại chậm chạp thế Đã là cầu nối quận 7 với nhơn trạch ở đầu xã phú hữu thì gọi tên khác như cầu Phú Hữu. gọi là cầu Cát Lái thì phải đi qua Cát Lái mới đúng nghĩa chứ 2 vị trí giữa phà Cát Lái và cầu dự kiến xây cách nhau đến gần 7km mà không đi qua địa danh Cát Lái thì không nên gọi như vậy Xây tại Cát lái thì vùng Nhơn Trạch phát triển, nên tốt cho Đồng Nai. Xây qua hướng Q7 thì vùng Q7, Nhà Bè phát triển, nên tốt cho TP. HCM. Vụ này xem ra cũng thú vị Cầu Cát Lái thì phải nối từ Cát Lái, còn từ địa điểm khác thì đổi tên đi. Cầu Cát lái với mục đích ban đầu là giảm bớt lượng xe cont từ cảng Cát Lái đi vào TP. Xe đi Nhơn Trạch, Biên Hòa, hố Nai, Long Thành... vẫn phải đi vòng vào TP, tốn xăng, kẹt xe, nhưng bù lại thì trạm thu phí xa lộ HN lại kiếm bộn. Và cái giá phải trả là: Doanh nghiệp, người dân còn khổ dài dài. Ôi bức xúc quá mà tấm thân nhỏ bé, k làm gì được Mở rộng đường khu từ suối tiên qua đồng nai trước đi, vài chỗ thắc nút cổ chai đi xe mắc nản.Cầu lên kế hoạch làm cho giá đất nó tăng 1 xí, chứ trước mắt rẻ nhất vẫn là mở rộng và thêm làn đường. Nói riết không biết khi nào xây. Nối từ vành đai 3 ngay Vinhomes sang Aqua City nối luôn cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hợp lý nhất. Kiến nghị rất hợp lý, mong sớm được thông qua và khởi công để người dân di chuyển thuận tiện Xe tải xe Cont chạy vào khu dân cư banh đường Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng luôn Bao nhiêu năm rồi :@ Làm 2 cầu luôn vì khi làm sẽ tăng kết nối giảm tải quốc lộ 51 đoạn cầu đồng nai và cả trên cao tốc
TP HCM muốn thí điểm nhiều cơ chế mới trong quản lý đất đai Các đề xuất trên được Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đưa ra tại buổi làm việc giữa Thành uỷ thành phố với Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà sáng 18/10.Theo đó, thành phố muốn tự xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình; bỏ lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hàng năm; không thực hiện thủ tục thuê khu vực biển theo quy định tại Luật Biển Việt Nam và Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo như hiện nay với các dự án về cảng biển (kể cả dự án lấn biển)...Liên quan vấn đề giải phóng mặt bằng, thành phố đề xuất được bồi thường bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, hoặc bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi theo tỷ lệ phần trăm; tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án đầu tư công độc lập với các dự án nhóm B; được thu hồi đất dọc dự án hạ tầng để đấu giá thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị.Về bồi thường, TP HCM kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có cơ chế để đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người có đất trong các dự án mà nhà đầu tư đã thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của 80% người dân và 80% diện tích đất dự án trở lên.Trong công tác quản lý, thành phố đề xuất cho UBND các cấp được dùng hình ảnh ghi nhận từ camera, smart phone để xử phạt trực tiếp vi phạm vệ sinh nơi công cộng (xả rác, tiểu tiện không đúng nơi quy định); ngắt điện, nước công đoạn sản xuất trong cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thi hành biện pháp khắc phục hậu quả về bảo vệ môi trường...Với lĩnh vực môi trường, lãnh đạo thành phố muốn Trung ương phân cấp cho TP HCM thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư có cấu phần xây dựng thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng.Chủ tịch UBND TP HCM đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất cho thành phố thí điểm hoặc phân cấp để địa phương tự làm. Các nội dung này dự kiến cũng được TP HCM đưa vào nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 về cơ chế đặc thù cho thành phố sắp tới.Tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá nhiều đề xuất của TP HCM có cơ sở xác đáng và đề nghị lãnh đạo thành phố hoàn thiện các đề xuất để trình Chính phủ. Cũng theo ông Hà, tỷ lệ đất nông nghiệp của TP HCM hiện chiếm 53,4% là rất lớn, thành phố cần tính toán phương án sử dụng đất nông nghiệp đa mục đích, tăng hiệu quả đất đai và giúp dân khai thác hợp lý hơn. "Thành phố không nên xem đất nông nghiệp đơn thuần là kinh tế nông nghiệp, mà đó là không gian môi trường, thương mại, dịch vụ, du lịch, lâm nghiệp, sản xuất dược liệu", ông nói.Trước đó, làm việc với TP HCM hôm 13/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết đã thống nhất với lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội và Thường trực Ban bí thư tinh thần là phải cho thành phố một cơ chế thuận lợi để có thể năng động hơn. Theo đó, thành phố sẽ được thí điểm, đi trước một số lĩnh vực và có chính sách cụ thể.Thái Anh Dạ, bao giờ TP.HCM xóa bỏ được các khu quy hoạch đã treo 15-25 năm ạ? Quận huyện nào cũng có, thậm chí có phường có đến mấy khu quy hoạch bị treo. Nhiều điểm bất cập, đổi đất cùng mục đích sử dụng nhưng đảm bảo phải ngang về giá trị, địa điểm, cơ sở hạ tầng xung quanh thì mới ngang giá. Thứ 2, vì sao được phép thu hồi đất dọc theo đường mới? Để giao cho các bên làm BĐS thương mại, đẩy giá nhà ở lên cao, tuy đẹp thành phố nhưng ko mang lại phúc lợi cho người dân. Đừng để lợi ích các bên dự án BĐS thương mại lên trên lợi ích người dân địa phương. Khu vực nhà tôi ở ngay chân cầu Rạch Tra, Bình Mỹ, Củ Chi. Thấy quy hoạch là khu dân cư kết hợp sản xuất. Người dân xin chuyển mục đích để xây dựng nhà ở thì không cho chuyển mục đích. Đã gọi khu dân cư kết hợp mà không cho là sao? Một đời người 60 năm nhưng con đường quy hoạch treo lộ giới mấy chục năm vẫn chưa làm. Sao không bỏ quy hoạch treo lộ giới cho dân nhờ "Bỏ lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hàng năm" thì không còn quy hoạch treo đở cho bà con phải không ạ?
Việt Nam đối mặt nhiều thách thức an ninh môi trường Sáng 18/10, tại tọa đàm An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra, PGS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặt vấn đề "muốn có được an ninh phi truyền thống với tư cách là sản phẩm của hạnh phúc, chúng ta phải làm gì?".Theo ông Phi, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức an ninh phi truyền thống, trước tiên là môi trường, đất, nước, không khí, tiếng ồn bị ô nhiễm nặng. Đơn cử là các vụ ô nhiễm môi trường ở các doanh nghiệp như Vedan, Formosa, bãi rác Nam Sơn. Sông Tô Lịch (Hà Nội) nhiều năm nước đen, ô nhiễm nặng, mà chưa có giải pháp gì cụ thể. Hàng triệu ao, hồ ở Việt Nam cũng trong tình trạng ô nhiễm. "An ninh môi trường đang là vấn đề đe dọa con người ở Việt Nam", PGS Hoàng Đình Phi nhận định.Hà Nội có thể phát triển nhiều dịch vụ tăng trưởng, nhưng ông Phi cho rằng nếu phải tính chi phí bỏ ra để khôi phục môi trường sẽ rất tốn kém. Các chuyên gia Đức ước tính, thành phố phải tiêu tốn từ 5 đến 10 tỷ USD trong 10 năm mới có thể khôi phục được sông Tô Lịch như trước khi bị ô nhiễm. "Điều đó chứng tỏ rằng hôm nay nếu chúng ta không trả những chi phí quản trị rủi ro thì tương lai con cháu phải trả phí khủng hoảng", ông Phi bày tỏ lo ngại.Ngoài ra, trên cả nước, trẻ em, người già, lao động đang đối diện với nhiều rủi ro, thương tật, tử vong; công nhân bị thương, thiệt mạng; trẻ em chết do bạo lực gia đình, đuối nước, thiếu kỹ năng. An ninh giao thông Hà Nội, TP HCM vô cùng phức tạp. Mỗi tháng toàn quốc có 26-30 người chết vì tai nạn giao thông, nhiều người bị thương nặng. "Đó là những mối đe dọa lớn", ông Phi nói.An ninh lương thực, nguồn nước, sức khỏe do dịch Covid-19; nhiều dịch bệnh khác như ung thư, lao phổi, nhiễm khuẩn ở trẻ em cũng là những thách thức đặt ra. Ngoài ra còn an ninh giáo dục, mạng, kinh tế, tài chính... Tất cả những vấn đề này sẽ đe dọa tới an ninh con người. "An ninh phi truyền thống quyết định sự bền vững của mỗi cá nhân và cần đối phó, tức phải xây dựng chiến lược với từng mối đe dọa. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết, đòi hỏi phải nâng cao nhận thức cả khu vực công và tư", ông Phi nêu quan điểm.GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, nêu thực trạng Việt Nam rất thiếu nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực an ninh phi truyền thống như kinh tế, năng lượng, lương thực, môi trường. Từ lâu, Việt Nam đã có các nghiên cứu về an ninh phi truyền thống và cách quản trị, nhưng đến nay mới có ba đề tài khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu vấn đề mang tính quan điểm chung."Có khoảng 20 vấn đề an ninh phi truyền thống rất cần nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam", ông Yêm nói và đề xuất huy động các bộ ngành, trong đó có Đại học Quốc gia Hà Nội đi tiên phong. Ngoài ra, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Hệ thống pháp luật, đường lối chính sách về an ninh phi truyền thống cần được hoàn thiện để phòng ngừa, ứng phó.Nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cần được đào tạo có chất lượng tốt. "Tôi khuyến nghị Chính phủ đưa chương trình tập huấn về quản trị an ninh phi truyền thống là bắt buộc trong giáo dục quốc phòng an ninh với các cơ quan Đảng, chính quyền, địa phương", GS Nguyễn Xuân Yêm đề xuất.PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học, cảnh báo những vấn đề an ninh phi truyền thống nếu không được ngăn chặn, xử lý, giải quyết kịp thời và đúng đắn, sẽ tích tụ và đến lúc bùng phát mạnh, dẫn đến hậu quả rất lớn về trật tự xã hội, an ninh, sự phát triển của quốc gia. Mỗi ngày pin, ắc quy cũ thải ra rất nhiều. Đề xuất mỗi phường, xã, mỗi chợ, siêu thị nên có chỗ để bỏ pin, ắc quy cũ và các cơ quan liên quan xử lý. Hiện nay người dân k biết bỏ những thứ này đi đâu đành bỏ vào thùng rác chung vô cùng độc hại, làm ô nhiễm đất và nguồn nước, độc hại cho con người. Nếu doanh nghiệp xả thải mà không xử lý được thì hãy dẹp bỏ, cấm hoạt động. Đây là dạng doanh nghiệp rác...Đã đến lúc chúng ta cần sàng lọc lại rồi. Tôi có một thói quen là thường xuyên suy nghĩ về vấn đề môi trường mỗi khi chạy xe trên đường. Nếu chúng ta cứ lấy lý do phát triển, tăng trưởng kinh tế mà xem nhẹ các vấn đề liên quan đến môi trường thì chắc chắn rằng cái giá phải trả sẽ rất lớn, lớn hơn rất nhiều những gì chúng ta kiếm được.Hãy bảo vệ trái đất này trước khi quá muộn Ô nhiễm môi trường nhất là rác thải,chăn nuôi.... nó đã hiện hữu khắp mọi nơi ở vùng quê xa xôi hẻo lánh. Cứ ở gần khu tập trung rác, xử lý rác mới cảm nhận được rõ nhất ! chưa muộn nếu làm mạnh tay
Cầu lún gần nửa mét ở Quảng Nam Tối 1/11, trời không mưa, trụ giữa cầu Quyết Thắng bị sụt lún khiến mặt cầu nghiêng, uốn lượn, thấp gần nửa mét so với trước. Móng trụ cầu bị nước sông xói bay đất đá.Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó chủ tịch huyện Đông Giang, cho biết với tốc độ lún như hiện nay, cầu có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng chốt chặn hai đầu cầu, cắm biển và giăng dây cảnh báo, không cho người và phương tiện đi qua.Chính quyền huyện đang tìm hiểu nguyên nhân, báo cáo Sở Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị phương án khắc phục, ông Tùng cho biết.Cầu Quyết Thắng nằm trên đường ĐH1, bắc qua sông Vàng, nối xã Ba và xã Tư, mỗi ngày có hàng nghìn người qua lại. Công trình dài gần 100 m, rộng 5 m, có 4 nhịp, được hoàn thành năm 1999, tải trọng hơn 10 tấn. Tại vì không áp dụng kỹ thuật "bù lún, chờ lún" khi xây dựng cầu, nên mới xảy ra cớ sự như thế ni ! Có phải công tình chờ lún không? Nếu đúng, Bộ phận kỹ thuật đến khảo sát và chốt "Cầu đã lún".Thời gian trước đây, khi di chuyển trên đường đã bớt thấy biển "Đường / Cầu chờ lún". Gì vậy trời. Ai dám đi nữa. Vừa đọc bài xe quá tải làm sập cầu, lại liên tưởng đến việc lún cầu này không biết trước khi cầu lún bất thường có xe nào lớn chạy qua không?
Xe cứu thương bị ôtô tải cản đường suốt 4 km Khoảng 17h30 ngày 17/10, xe cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang bật còi ưu tiên trong lúc đưa một bệnh nhân bị trâu húc vỡ gan, tràn dịch màng phổi đi cấp cứu ở Hà Nội.Nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang Nguyễn Bảo Nam cho hay chặng đường tài xế xe tải cản đường không cho xe cứu thương vượt kéo dài khoảng 4 km, trên quốc lộ 2C thuộc địa phận xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương. Nhận được video phản án từ anh Nam, tối cùng ngày, tổ công tác của Phòng cảnh sát giao thông tỉnh xác định người điều khiển ôtô tải là Vũ Thế Phương, 44 tuổi, trú huyện Sơn Dương.Công an cho biết tài xế Phương thừa nhận việc cản đường xe cứu thương. Ông Phương đã bị tạm giữ ôtô, bị phạt hành chính 20 triệu đồng về các hành vi không nhường đường cho xe ưu tiên và không có giấy phép lái xe.Liên quan tới sức khỏe nữ bệnh nhân, đại diện Bệnh viện Việt Đức cho hay chị đã được mổ và đang được theo dõi tại khoa Hồi sức tích cực. 20tr cho 3 lỗi là quá nhẹ. Trường hợp này phải bắt đi học và lao động công ích trong 30 ngày. Thiết nghĩ pháp luật vn nên ban hành thêm luật lao động bắt buộc bổ sung vào hệ thống đối với những hành vi thế này. Nên cấm lái tất cả các loại xe :@ Xem video mà thấy hành vi ngông cuồng ko có ý thức. Khi đọc được bài báo cho biết tài xế không xuất trình được GPLX thì đúng là quá may mắn cho những người tham gia giao thông trên cung đường này. Thiết nghĩ công tác quản lý của các ban ngành liên quan phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa để giảm thiểu rủi do cho chính họ và người dân. Sao phạt ít vậy ! Ý thức quá kém. 44 tuổi, trời ạ. Em đây 38 tuổi, em thấy mình quá già rồi, sao bác lớn hơn em 5 tuổi mà cách hành xử của bác em ngỡ như bác sinh năm 2010 vậy bác? Phạt nặng vào. Nhìn cái mặt ưa không nổi. Ý thức tồi, thói quen xấu về sự thơ ơ, thâm chí thích đùa dỡn trước tính mạng, sức khoẻ của người khác đang bị đe doạ. Xử phạt hành chính đối với những con người này là còn quá nhẹ. Phạt vậy còn ít, phạt mạnh nữa vào, tịch thu cả phương tiện, liên quan đến tính mạng con người mà. Phạt thật nặng những đối tượng này. Đã không có giấy phép lái xe còn ngông ngênh.... sao phạt 20tr nhẹ quá vậy Phạt nặng vào, không có ý thức thì không nên làm bất cứ việc gì Văn hóa giao thông rất kém . Nên tước bằng lái vĩnh viễn cho những hung thần này Lớn tuổi mà hành động như trẻ trâu Cần xử lý nghiêm vì không chỉ luật đã quy định mà còn coi thường tính mạng người khác ( Bệnh nhân) . Nhân đây cũng đề nghị các trường hợp cụ thể phạm luật bất khả kháng để có đường cho xe cứu thương như: vượt qua vạch cấm, đèn đỏ nhưng không đi tiếp miễn phạt .
Đề xuất thu phí vào nội đô từ năm 2024 Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Tramoc) Hà Nội vừa báo cáo Sở Giao thông Vận tải việc xây dựng Đề án "Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào".Cơ quan này đề xuất chia Đề án làm ba giai đoạn triển khai. Giai đoạn thí điểm, sẽ bố trí 15 trạm thu phí tại 9 vị trí trên các trục đường nội đô lưu lượng giao thông lớn, có nguy cơ ùn tắc cao. Đến 30/11/2025 báo cáo tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để làm cơ sở triển khai giai đoạn 2 và 3.Giai đoạn 2 (2026-2030) sẽ mở rộng vùng thu phí bờ nam sông Hồng. Khu vực thu phí mở rộng có ranh giới giới hạn bởi vành đai 3 - cầu Thanh Trì - Pháp Vân - Mai Dịch - Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - vành đai 3.Giai đoạn 3 (sau năm 2031) là giai đoạn mở rộng vùng thu phí phía bờ bắc sông Hồng. Khu vực thu phí mở rộng có ranh giới giới hạn bởi các đường Nguyễn Văn Linh - Trường Sa - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - vành đai 3.Tramoc đề nghị gọi tắt đề án là Phí giảm ùn tắc giao thông. Theo đơn vị này, bản chất việc thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực là một khoản thu mà người sử dụng ôtô sẽ phải chi trả khi đi vào khu vực có nguy cơ ùn tắc trong một khoảng thời gian quy định."Xét về khía cạnh lợi ích thì tất cả chủ thể tham gia giao thông và toàn thể xã hội sẽ được hưởng lợi từ việc tiết kiệm thời gian đi lại và vận chuyển hàng hóa nhờ giảm ùn tắc trong khu vực thu phí", báo cáo nêu.Tramoc cho biết, kết quả điều tra xã hội học cho thấy, mức phí chấp nhận được của người dân là 22.300 đồng. Nếu thu phí ở mức này, sẽ có khoảng 55% người sử dụng phương tiện sẽ chấp nhận trả phí để đi lại nhanh chóng bằng ôtô con, số còn lại sẽ chuyển sang các phương tiện khác được miễn hoặc giảm phí. Vì vậy, mức phí tối thiểu phải lớn hơn mức sẵn sàng chi trả của người dân thì mới có tác dụng điều tiết hành vi giao thông.Kết quả khảo sát trực tuyến về thu phí nội đô trên trang web của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Tramoc, cùng một số kênh cộng đồng cũng như qua mã QR truy cập đường link khảo sát dán tại các nơi công cộng thu được hơn 1.000 phiếu, tính đến 10/10. Trong đó, gần 40% ủng hộ; hơn 33% ủng hộ có điều kiện và 27% không ủng hộ việc thu phí.Tramoc cho hay sẽ tiếp tục lấy ý kiến các sở, ngành từ ngày 24/10 đến 15/11, sau đó hoàn thiện đề án báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét, quyết định vào ngày 15/12.Hà Nội hiện có hơn 7,6 triệu phương tiện, trong đó hơn một triệu ôtô, gần 6,5 triệu môtô các loại, khoảng 180.000 xe máy điện. Con số này chưa bao gồm phương tiện của lực lượng vũ trang, xe biển ngoại giao, biển quốc tế và của các tỉnh khác lưu thông trên thành phố.Năm 2017, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Đề án tăng cường quản lý xe cá nhân đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó xác định nhiệm vụ xây dựng thu phí phương tiện cơ giới vào khu vực có nguy cơ ùn tắc, là một trong các giải pháp để hạn chế xe cá nhân và ô nhiễm môi trường.Võ Hải Trước tiên nên chuyển các trường đại học ra khỏi nội thành đã , vừa giảm được hàng trăm nghìn sinh viên tập trung mỗi năm lại giảm được lượng lớn sinh viên ở lại sinh sống dù có tốt nghiệp hay bỏ dở . Trước khi các trường đi học lại mấy quận nội thành gần như chẳng tắc, kể cả đống đa hay thanh xuân Di dời các bệnh viện và trường học ra khỏi thành phố xem là hết ùn tắc ngay thu phí giảm ùn tắc, nhưng vẫn ùn tắc thì lsao?? Không thu thì không tắc , thu sẽ tắc ngay từ cổng thu vì quy hoạch hiện có không phù hợp để bố trí thêm trạm thu phí , sau này nếu thu phí ta chỉ nên thu phí xe từ ngoài vành đai 4 ( vành đai 4 sự kiến đi vào hoạt động năm 2027 ) .hiện tại là cần làm là cấm hoàn toàn xe máy trong nội đô , bởi thực tế đi phương tiện công cộng ở HN rất dễ và cơ bản là có thể đi bất cứ đâu ( trước kia mình cũng luôn hỏi là cấm xe máy thì đi bằng gì , nhưng qua tìm hiểu thì hoá ra đi phương tiện công cộng rất tiện ) , Ngoài ra HN cần dẹp bỏ mọi hành vi lấn chiếm vỉa hè để nhường đường cho người đi bộ , vi nhiều lần từ bus xuống mà mình thấy đi trên vỉa hè khó chịu vô cùng , đôi khi xe máy đỗ chiếm hết chỗ của người đi bộ nên đành phải cuốc bộ dưới đường ô tô . Tôi đồng ý, mặc dù tôi ko ở nội đô Tôi suy nghĩ tắc đường nhiều nguyên nhân. Trong đó gốc rễ là công tác quy hoạch đô thị, nhà cao tầng mọc như nấm, tỉ lệ giành cho giao thông không đáp ứng. Giải pháp cần đồng bộ: 1. Khẩn trương chấn chỉnh và phải có quy hoạch tổng thể, khoa học, hợp lý, trong khi chờ hoàn chỉnh tạm thời không xây thêm nhà cao tầng; 2. Xây dựng các vành đai, đưa các cơ quan, doanh nghiệpra khỏi vùng lõi; 3. Hoàn thiện mạng lưới giao thông công cộng: Xe buyt điện, đường sắt trên cao tiến tới tàu điện ngầm. Toàn bộ Đường sắt quốc gia, ô tô liên tỉnh đưa ra ngoại ô. Còn chưa có quy hoạch thì giải pháp chưa căn cơ và sẽ gây ách tắc hơn vì người dân chưa có lựa chọn nào khác . người dân có xu hướng chuyển dịch vào sống ở khu vực không thu phí, giá nhà đất lại tăng, mật độ dân số càng tăng Việc thu phí vào nội đô HN theo tôi sẽ không giải quyết được bài toán làm giảm các phương tiện giao thông lưu hành trong thành phố. Những người từ ngoại ô khi có nhu cầu, họ vẫn sẵn sàng mua phí để vào nội đô, dù mức phí đó cao hay thấp. Khi đó vô hình chung HN lại đặt ra thêm 1 loại phí nữa trong hàng chục loại phí khác mà người đi xe phải nộp. Tôi thấy thu phí và ùn tắc ko liên quan gì nhau cả. Thu phí thì vẫn sẽ tắc thôi, vì người cần vào vẫn phải vào. Mà tắc chủ yếu là ng dân, học sinh, sinh viên của Hà Nội đi lại. Thu phí lại làm tăng chi phí, giá cả tiêu dùng ở Hà Nội. Để giảm kẹt xe là các trung tâm hành chính phải dời ra khỏi thành phố, các trường đại học phải dời ra khỏi thành phố là cách duy nhất để không bị kẹt xe và không có xe ôtô vào thành phố nhiều Cơ sở hạ tầng quá tải, cần di chuyển bớt các trụ sở cơ quan trường học ra ngoại thành. Hiện tại giá xăng dầu cao đẩy chi phí nhiều mặt hàng tiêu dùng lên cao, dân thu nhập thấp đã rất khó khăn rồi. Giờ thu phí xe tải nữa thì hàng hoá lại càng tăng lạm phát càng tăng. Có chắc là đi phương tiện công cộng nhanh hơn cá nhân, khi mà cơ sở hạ tầng không đồng bộ. VN mình làm việc doanh nghiệp cá nhân nhiều nên khó phát triển phương tiện công cộng kiểu tập trung công nghiệp. Tôi không ủng hộ. Tại sao không thu phí tất cả các ô tô di chuyển trong nội thành. Bởi vì những ô tô ở sẵn trong nội thành cũng góp phần làm tắc đường mà không bị tính phí thì không công bằng. Trong khi chủ trương là giãn dân ra ngoại thành.Đề xuất: thực hiện thu phí tất cả các ô tô di chuyển trong nội thànhCách thực hiện: tất cả các ô tô khi vào nội thành phải dán thẻ thu phí không dừng. Lắp các trạm thu phí không dừng trên các tuyến đường nội thành (không có barie), các xe di chuyển như bình thường không lo ách tắc. Mỗi xe chỉ bị tính phí 1 lần mỗi ngày Khu vực Tam Trinh, Giải Phóng Hoàng Mai nội đô kiểu gì nhỉ, khi đường 20 chục năm không thay đổi, đường thì bé, bụi bẩn. Nên làm từ giữa 2023. Đồng thời tăng tuyến bus trong nội đô
TP HCM tính thí điểm bãi xe cao tầng ở khu trung tâm Phương án thí điểm được Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Quang Lâm giao Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ nghiên cứu. Nơi xây bãi xe cao tầng trên đường Lê Lai dự tính ở đoạn đang tổ chức cho ôtô đậu có thu phí, giáp công viên 23/9. Việc xây dựng sẽ theo hướng lắp 4 mô-đun dạng xoay tròn cho ôtô đậu và một mô-đun đỗ xe máy.Ngoài khu vực trên, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải giao Trung tâm quản lý giao thông công cộng lên phương án thí điểm hai bãi đậu cao tầng khác ở bến xe quận 8 và chợ Lớn (quận 5). Những nơi này có vị trí thuận lợi, đủ điều kiện làm công trình dạng này.Việc nghiên cứu thí điểm bãi xe cao tầng nằm trong định hướng ngành giao thông thành phố về triển khai các công trình giữ xe ở trung tâm và những nơi thiếu chỗ đậu xe. Các bãi xe cao tầng lắp ghép được cho chiếm ít diện tích, chi phí thấp so với bãi xe ngầm; dễ lắp đặt, thi công nhanh; khi cần có thể tháo dỡ, di dời...Trước đó, phương án xây bãi đậu xe cao tầng ở trung tâm được nhà đầu tư đề xuất năm 2017 nhưng khi đó lãnh đạo thành phố không chấp thuận vì lo ùn tắc, làm giảm không gian công cộng của người dân... Hiện, TP HCM đã có một số bãi đậu cao tầng như công trình số 71 Chế Lan Viên, quận Tân Phú (chứa 2.800 ôtô, xe máy); bãi đậu ở sân bay Tân Sơn Nhất (10.000 ôtô, xe máy, xe đạp)...Ngoài các công trình cao tầng, TP HCM quy hoạch 4 bãi đậu xe ngầm ở công viên Lê Văn Tám, Tao Đàn, sân khấu Trống Đồng, sân vận động Hoa Lư, chứa khoảng 6.300 ôtô, 4.000 xe máy, song đến nay chưa dự án nào triển khai.Gia Minh Sao mình kg sử dụng diện tích của những gầm cầu để làm bãi để xe, thay vì để trống, bị lấn chiếm, ô nhiễm, tệ nạn, tốn kém khi trồng cây...trong khi nhiều nc trên thế giới người ta đã làm điều này từ lâu. Tks Bãi giữ xe chưa bao giờ là đủ đối với mật độ xe dày đặc ở trung tâm lớn như HN, TPHCM. Nên cứ phát triển mạnh. Tôi du lịch Nhật , Singapore , hầu như rất nhiều bãi đỗ xe ôto. Khắp mọi nơi, ngay cả trong các con đường nhỏ. Mà trong khi đó, các tuyến đi bộ , hay phố đi bộ gần như khắp mọi nơi trên đất nước của họ. Xã hội không đứng yên, số lượng ô tô tăng hàng năm là lẽ tất yếu, việc xây bãi đỗ xe cao tầng đáng ra phải đi trước từ lâu nhưng buồn cười là cả nước chưa hề có một bãi đỗ xe cao tầng nào (bãi đỗ 6, 7 tầng hoặc cao tới 20 tầng có thể chứa hàng nghìn xe ô tô) như ở Châu Âu hay Mỹ. Chỉ cần vài bãi đỗ cao tầng như vậy đã giải quyết được rất, rất nhiều thông thoáng cho thành phố khi người dân có chỗ đậu xe lâu dài mà vẫn có nguồn thu. Cần thiết từ rất lâu. Những bãi đỗ có thể nhỏ, nhưng rải rác do dù có giao thông công cộng chăng nữa, xe cá nhân giảm nhưng không biến mất. Nên tham khảo Singapore, họ làm đáp ứng nhu cầu đỗ xe nhưng không xé nát thành phố (như Mĩ).Và phải áp dụng nơi đỗ xe (xe máy, xe đạp, xe ô tô,) vào thiết kế (Như Đài Loan chẳng hạn), hiện có nhiều tuyến đường đỗ xe máy hợp pháp trong vạch trên vỉa hè mà phần còn lại thì có các trụ điện, cây cối nên cũng chắn hết Các gầm cầu nên gắn cam để làm bãi xe miễn phí đi, VN nên tích hợp chip vào biển số xe để phạt nguội, thu phí khi đi xe gắn máy lẫn xe hơi. Ko nên trồng cây dọc đường, nó gây ô nhiễm lẫn khó chịu hơn là môi trường, khuyến kích trồng cây trong nhà. Công viên nên trong cây nhiều vào. Trong sao mà thưa thớt quá. Có 48 chiếc xe ôtô mà phải tính toán cái gì Lần đầu tiên đi Thái Lan đã trố mắt khi thấy xe hơi đậu trên nhiều tầng cao trong thành phố. Xây nhiều vào, xong tầng trệt để xe đạp cho họ đi. Bãi đỗ xe ko bao giờ là đủ. Thêm bãi đổ xe thì số lượng xe sẽ tăng thôi. Hãy nâng cấp hệ thống giao thông công cộng. Nhất là đường sắt. Các tp lớn trên tg đều có hệ thống metro kết nối rất thuận tiện. Hi vọng không được duyệt. Vì càng làm nhiều bãi đậu, càng có nhiều xe sẽ vào nội đô gây ách tắc. Giảm bớt cung (đường, bãi đậu) sẽ giảm nhu cầu sử dụng xe cá nhân. Từ rất lâu, ở Thái họ đã có rất nhiều bãi xe cao tầng khắp nơi ở vị trí rất đẹp như bùng binh ngã tư. Tại sao mình không làm tầng hầm nhỉ? các công viên rất rộng, làm 3-4 tầng hầm ở đó là ok rồi. Chi phí cao, thì mời đầu tư nước ngoài.. Làm tầng trên cao, sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Nói thẳng ra vào trung tâm kiếm được cái chỗ đậu xe ổn một chút thì còn khó hơn lên mây. Tp nên xây dựng các bãi xe lớn giúp người dân thuận tiện trong việc dừng đỗ tránh việc lòng lề đường bị lấn chiếm hiện nay. Cải tạo các khu gầm cầu thành bãi xe máy, khu bãi xe hơi với điều kiện đảm bảo an toàn PCCC và đấu thầu để quản lý. Cả nước ủng hộ TP HCM phát triển tươi đẹp hơn. Nâng cấp đầu tàu đi năm 2022 rồi. Xây bãi xe cao tầng chứa được ... "48" ô tô? Không xứng với trung tâm quận 1!
'Giá đất không gắn với thị trường dễ dẫn đến tham nhũng' GS Lê Hồng Hạnh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) nêu quan điểm trên tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Hội Luật gia Việt Nam và Chi hội Luật gia Văn phòng Quốc hội tổ chức, ngày 18/10.Theo ông Hạnh, một trong những điểm quan trọng dự thảo luật cần bám sát Nghị quyết 18 của Trung ương là cơ chế xác định giá đất gắn với thị trường, với quy luật cung cầu. Theo Nghị quyết, Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương xây dựng bảng giá đất. HĐND cấp tỉnh quyết định và kiểm tra, giám sát thực hiện giá đất.PGS Nguyễn Thị Nga, Trưởng bộ môn Luật Đất đai, Đại học Luật Hà Nội, nói hiện nay quy định về thẩm quyền định giá đất chưa rành mạch dẫn đến "mỗi địa phương một cách hiểu, một cách làm". Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên - Môi trường là cơ quan tham mưu, UBND cấp tỉnh quyết định về giá đất sẽ "không đảm bảo tính độc lập vì hai cơ quan này tuy khác nhau nhưng cơ bản là một".Bà Nga đề nghị bổ sung vai trò của tổ chức tư vấn xác định giá đất độc lập và Sở Tài chính tại các địa phương nhằm bảo đảm tính khách quan của hội đồng thẩm định thay vì giao riêng cho Sở Tài nguyên Môi trường như hiện nay.Tuy nhiên, ông Phạm Hữu Nghị, chuyên gia Viện Nhà nước - Pháp luật, cho rằng xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường là rất khó bởi "quy luật thị trường, quy luật cung cầu về đất đai ở nước ta méo mó". Khi quy hoạch điều chỉnh là giá đất sẽ thay đổi ngay theo.Trong lúc chờ thiết kế lộ trình định giá đất theo nguyên tắc thị trường như mong muốn, ông Nghị đề xuất đảm bảo nguyên tắc độc lập, trung thực, khách quan của các tổ chức định giá, thẩm định, quyết định giá đất. Ông đề nghị cán bộ định giá không được phép thẩm định giá đất và ngược lại, tránh hiện tượng "vừa đá bóng vừa thổi còi".Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho rằng Nghị quyết 18 về đất đai nêu rõ "HĐND cấp tỉnh quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá đất". Tuy nhiên, dự thảo luật lại quy định UBND cùng cấp trình HĐND thông qua và quyết định ban hành bảng giá đất."Nếu đúng tinh thần của Nghị quyết 18, việc vận hành này phải khác ngay. Theo đó HĐND phải ban hành một nghị quyết về khung giá đất chứ không chỉ đơn thuần là thảo luận để UBND quyết định bảng giá đất. Như vậy dự thảo luật chưa bám sát tinh thần của Nghị quyết 18", ông Phúc nêu.Ông Phúc cũng đề nghị cần có quy định cụ thể về trình tự thủ tục để trình HĐND quyết định bảng giá đất và nghiên cứu kỹ thành phần của hội đồng thẩm định để cơ quan này đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động.Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được xem xét, thông qua theo quy trình ba kỳ họp. Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4 khai mạc ngày 20/10. Vấn đề là không biết thế nào để định giá thị trường ! Thị trường đóng băng không có giá thì sao ??? Chính xác.
Các đơn vị chậm thủ tục mở rộng sân bay Côn Đảo bị phê bình Theo Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam và Ban Quản lý dự án Thăng Long đã không quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Liên danh tư vấn ADCC-TEDI không tập trung lực lượng, không chủ động lập dự án và không tham mưu cho chủ đầu tư các nội dung theo trách nhiệm.Đến nay, tư vấn vẫn chưa hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi, chậm khoảng một tháng so với kế hoạch, nguy cơ dự án không thể khởi công vào tháng 6/2023.Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục yêu cầu đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ báo cáo khả thi và trình Bộ xem xét trong tháng 10.Theo quy hoạch đến năm 2030, sân bay Côn Đảo được phê duyệt là cảng hàng không nội địa, dùng chung dân dụng và quân sự, công suất 2 triệu hành khách và 4.400 tấn hàng hóa mỗi năm, 8 vị trí đỗ máy bay.Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Côn Đảo được Bộ Giao thông vận tải giao Cục Hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Thăng Long quản lý dự án. Các công trình như nhà ga, sân đỗ... được giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Ước tính chi phí đầu tư toàn bộ sân bay Côn Đảo theo quy hoạch 4.402 tỷ đồng.Các dự án đang được chuẩn bị đầu tư, để phấn đấu khởi công năm 2023 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2024.Sân bay Côn Đảo hiện khai thác các chặng đi đến từ TP HCM, Hà Nội, Cần Thơ, tần suất 20-22 chuyến một ngày; công suất phục vụ 400.000 khách mỗi năm. Lượng khách những năm qua tăng cao, năm 2019 đã đạt 430.000 hành khách, song hạ tầng chưa đáp ứng nên sân bay chỉ khai thác máy bay nhỏ, không thể bay đêm. Với Sân bay Côn Đảo, quan trọng nhất là làm sao khai thác được các loại tàu bay tầm trung như A321, A320. Hiện tại đường băng quá ngắn, chỉ khai thác được các tàu bay như ATR-72, Embraer chở được rất ít khách.Việc mở rộng lề không giải quyết được vấn đề đặt ra. Nên kéo dài đường băng từ 1800m lên 2480m với chiều rộng 45m (thành sân bay 4C). Kéo dài đường băng về phía biển - công nghệ bây giờ dư làm điều này.
Bàn giao 9 công dân Trung Quốc được ngư dân Việt Nam cứu Lúc 11h45, sau khi hoàn tất các thủ tục với ngành chức năng, 9 công dân Trung Quốc lên chuyến bay của hãng China Southern cất cánh tại cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.Cuối tháng 9, anh Phạm Xuân Hoàng, ngư dân phường An Thới, TP Phú Quốc, phát hiện nhóm người này trôi dạt trên biển cách Gành Dầu khoảng 20 hải lý (gần 40 km). Họ cho biết nhóm có 11 người, đi từ tỉnh Phúc Kiến sang Campuchia đánh bắt hải sản, khi qua biển Phú Quốc bị chìm tàu.Cùng thời gian này, tàu chở 41 người Trung Quốc bị lật ngoài khơi tỉnh Sihanoukville, Campuchia, làm 23 người mất tích. Những người được cứu khai nhóm xuất phát từ tỉnh Quảng Đông. Khi gần đến Campuchia, tàu bị nước tràn vào. Khu vực tàu chìm cách vùng biển Phú Quốc chừng 30 hải lý.Một tuần sau vụ đắm tàu, bờ biển Phú Quốc xuất hiện 7 thi thể trôi dạt. Một số người có căn cước công dân Trung Quốc trong ví. Các nạn nhân sau đó được chính quyền địa phương an táng tại nghĩa trang Phú Quốc, đồng thời lưu giữ, chuyển mẫu AND cho nhà chức trách Trung Quốc xác minh.Ngọc Tài
Kiến nghị mở thêm hai tuyến buýt qua Tân Sơn Nhất Trong công văn vừa gửi Sở Giao thông Vận tải, đơn vị trên cho biết tuyến buýt thứ nhất cự ly gần 9 km. Lộ trình từ bến xe buýt ở công viên Gia Định, quận Gò Vấp, rẽ qua các đường quanh sân bay như Hồng Hà, Bạch Đằng, Trường Sơn... để vào ga quốc tế, quốc nội và ngược lại.Tuyến thứ hai cự ly 12,6 km, từ bến xe buýt Tân Phú theo các đường Trường Chinh, Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Giót, Trường Sơn để vào ga quốc tế, quốc nội, sau đó quay ngược lại bến xe buýt Tân Phú.Hai tuyến buýt này không trợ giá, dùng ôtô 17-40 chỗ (đứng, ngồi) với 91 chuyến mỗi ngày, xe chạy từ 5h đến 20h.Trước đó, Trung tâm quản lý giao thông công cộng đã đề xuất được giao lại khu đất 1.500 m2 ở công viên Gia Định, giáp đường Hồng Hà đang do Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng) quản lý để làm bãi đậu xe buýt. Riêng khu vực bến Tân Phú, xe buýt có thể ra, vào ngay.Hiện, Tân Sơn Nhất có 3 tuyến buýt kết nối trực tiếp. Trong đó, hai tuyến hoạt động ở nội đô gồm: 109 nối đến bến xe buýt Sài Gòn, quận 1 và 152 chạy đến Khu dân cư Trung Sơn, huyện Bình Chánh. Tuyến còn lại mã 72-1 chạy đến Vũng Tàu. Tuy nhiên, các xe đi qua nội đô thành phố thường vắng do cách tổ chức vị trí đón khách, thời gian buýt hoạt động cũng bị cho chưa hợp lý.Cách khu trung tâm khoảng 8 km, sân bay Tân Sơn Nhất rộng 1.500 ha là đầu mối giao thông quan trọng của TP HCM. Mỗi ngày có khoảng 120.000 lượt hành khách đến sân bay nên lượng xe đưa, đón ra vào rất cao. Tình trạng ùn ứ, lộn xộn thường xảy ra ở khu vực đón trả khách trước ga quốc nội.Gia Minh Nên có tuyến bus chạy theo Phạm Văn Đồng lên hướng Thủ Đức , có thể lên tới Suối Tiên vòng lại QL 1 về lại SB vì tuyến đó giờ đông người sử dụng MB đi lại . Mình về Việt Nam có đi tuyến xe buýt từ phi trường Tân Sơn Nhất và ngược lại. Mình thấy hai tuyến này không có dùng tiếng Anh để thông báo khi xe đến các trạm và nhân viên cũng không hoặc ít biết tiếng Anh để giao tiếp với khách hàng người nước ngoài.Theo mình thì nên có thông báo bằng hai ngôn ngữ, Việt và Anh, khi đến các trạm và nếu nhân viên không nói được nhiều tiếng Anh thì nên có những câu thông dụng dịch ra tiếng Anh và in ra một tấm giấy A4 và ép nhựa để nhân viên có thể đưa cho khách nước ngoài họ hiểu. Ví dụ, ông/bà muốn xuống trạm nào? ông/bà cần trả thêm tiền vé vì có thêm hành lý lớn hơn quy định. Có mở thì đề nghị dùng xe điện. Người đi xa mệt mỏi sẽ rất thích đi xe ko có mùi xăng, yên tĩnh sạch sẽ. Đó sẽ là sức hút để chúng tôi đi p tiện xe bus. Buýt nên ổn định 1 chút như có trạm đàng hoàng cho 1 chút chứ đi ra chả thấy trạm riêng của xe buýt đâu đi lòng vòng mệt. VN nên dùng song ngữ để treo biển hiệu có khu vực công cộng tức là tiếng anh và tiếng việt. Các biển hiệu giao thông nên ổn định và không được quá phức tạp như giờ cấm xe chạy qua chạy lại gây khó khăn cho người sử dụng phương tiện giao thông. VN nên có app an toàn đường bộ free tải về khi tham gia giao thông sẽ dùng định vị GPS để thông báo biển hiệu cho các tài xế khi di chuyển. App cũng kết hợp kết nối các người sử dụng phương tiên và các app giao hàng khác.... để tăng an toàn giao thông lẫn chống kẹt xe bằng phần mềm chỉ đường AI chọn hướng đi nào ít kẹt xe nhất. Rất hợp lý và tốt cho thời điểm hiện tại. Tôi Ủng Hộ Tuyến Xe Buýt Này và Nhiều Tuyến Xe Buýt Ra Vào Sân Bay TSN . Tks sao không bổ sung tuyến bến xe Miền Đông, miền Tây về sân bay Tân sơn nhất ? Sân bay TSN là nơi khách đi và đến nhiều nhất Việt Nam! Nên cần có các tuyến xe Bus kết nối từ các bến xe khách bến tàu hỏa , tàu thủy , tàu điện và bến xe bus trung tâm Tp và trung tâm khu vực và thời gian tính theo thời điểm trong ngày từ 5:00 giờ sáng đến 22:00 giờ đêm ngày lễ Tết có thể 24/24 Đồng ý nếu tốt cho môi trường. Nhưng mở thì phải tính phương án để khuyến khích người ta đi. Chứ mở mà chả ai đi rồi lại kêu ế, kêu không hoàn vốn được thì đừng mở. Mình mong có tuyến đi qua Xuân Diệu, Nguyễn Thái Bình, p12 .Vì mỗi khi từ SB về , lái xe rất khó chịu khi tuyến đường mình về chỉ hơn 2 km , dù luôn bồi dưỡng thêm khoảng 50 000đ. Ủng hộ kiến nghị này Sau này tôi sẽ đón xe buýt này ra khỏi sân bay, từ đó đón xe về nhà cũng dễ dàng hơn.
Không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, bộ phận không khí lạnh đang di chuyển từ Trung Quốc xuống, ngày mai sẽ tràn đến miền Bắc và Thanh Hóa. Trang Accuweather của Mỹ dự báo, nhiệt độ Hà Nội ngày mai từ 17 đến 24 độ C, giảm 8 độ so với hôm nay. Đến thứ năm, ban ngày giảm còn 21 độ C. Điểm cao trên 1.500 m so với mực nước biển như Sa Pa (Lào Cai) dao động 13-20 độ C.Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoàn lưu bão Nesat và nhiễu động trong đới gió đông nên từ trưa 19/10 đến ngày 20/10, Hà Nội cũng như các tỉnh Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa giông.Ở miền Trung, tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của không khí lạnh từ chiều tối mai. Nhiệt độ thấp nhất dao động 15-18, cao nhất 18-20 độ C.Ở Nam Bộ, chiều tối có mưa rào, giông, cục bộ có mưa to, khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Các ngày 22-27/10, Tây Nguyên xuất hiện mưa giông về chiều tối.Cơ quan khí tượng nhận định, không khí lạnh hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng đầu mùa Đông ở miền Bắc có thể thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nhiệt độ tháng 11-12 thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5-1 độ C. Cái lạnh đầu mùa rất dễ chịu với dân Xứ Lạng. Đông lại đến mà vẫn chưa có người yêu Saigon gửi nắng cho em... Xin chào người miền Bắc đón cái lạnh đầu đông. biến đổi khí hậu nên thời tiết khắc nghiệt May có gió mùa nên bão mới yếu đi. Coi như là lộc trời! Không thì miền Trung lại khổ. thời tiết mùa này ở ngoài bắc là đẹp nhất. 20- 28 độ. du lịch tây bắc là tuyệt nhất. cuốí thu.
Tìm thấy thi thể cuối cùng trong vụ sập mỏ titan Anh Nam là người cuối cùng được tìm ra trong 4 công nhân bị cát vùi lấp ở sự cố mỏ titan nam Suối Nhum của Công ty TNHH thương mại Tân Quang Cường (thuộc Tập đoàn Rạng Đông) xảy ra chiều 15/10.Nạn nhân được phát hiện dưới lớp bùn cát, cách vị trí bị sạt lở chừng 20 m. Trước đó, trong ngày 16 và 17/10, thi thể ba công nhân được tìm thấy. Công ty đã cử nhân viên, hỗ trợ tất cả chi phí đưa nạn nhân về quê mai táng.Bốn công nhân gặp nạn khi di chuyển cát từ bãi thải đến hồ chứa nước cách đó 400 m. Khi nước được bơm vào hệ thống ống dẫn để ba máy hút đưa cát về hồ, bờ cát khổng lồ sập từ độ cao 20 m, vùi lấp nhóm công nhân.Mỏ titan của Công ty Tân Quang Cường được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác từ tháng 4/2015, rộng hơn 515 ha kéo dài từ xã Thuận Quý đến xã Tân Thành. Sáu năm trước, mỏ từng bị sự cố vỡ bờ moong hồ chứa, gây lũ cát tràn vào khu du lịch, nhà dân.Việt Quốc Quá đau buồn! Cầu mong các anh an nghỉ và sớm siêu thoát về với cõi phật!
Đề xuất đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2 bằng vốn ngân sách Trong kiến nghị gửi Bộ Giao thông Vận tải mới đây, UBND tỉnh Tiền Giang cho rằng đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2 bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương sẽ phù hợp với tình hình thực tế. Các tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu đều được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách.Hình thức đầu tư mà UBND tỉnh Tiền Giang đề xuất đã thay đổi so với phương án hai tháng trước. Hồi tháng 7, lãnh đạo tỉnh này đã làm việc với doanh nghiệp dự án, thống nhất đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2 theo hình thức đối tác công tư (PPP). Dự án dự kiến có tổng vốn đầu tư 9.500 tỷ đồng gồm lãi vay, trong đó, vốn ngân sách khoảng 4.700 tỷ đồng (chiếm khoảng 50% tổng đầu tư), dự kiến giai đoạn 2 sẽ hoàn thành trong năm 2025.Hiện cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được quy hoạch, giải phóng mặt bằng chiều rộng hơn 32 m, đáp ứng xây 6 làn xe và hai làn dừng khẩn cấp trong giai đoạn 2.Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 đã được đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng, với 4 làn xe rộng 3,5m và dải phân cách giữa. Tuyến đường không bố trí làn dừng khẩn cấp mà có điểm dừng xe khẩn cấp ngắt quãng, song giải pháp này không hiệu quả vì xe gặp sự cố không thể tự chạy tới điểm dừng và gây khó khăn cho việc cứu hộ trên đường.Sau khi thu phí từ 9/8, lưu lượng phương tiện giao thông trên tuyến khá lớn. Do quy mô đầu tư giai đoạn 1 được tính toán dựa trên lượng xe cách đây hơn 10 năm nên không còn phù hợp với sự gia tăng của phương tiện, đòi hỏi mở rộng giai đoạn 2.Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là tuyến huyết mạch miền Tây Nam Bộ, kết nối với tuyến TP HCM - Trung Lương, dài 51 km, rộng 16 m, 4 làn xe, đưa vào khai thác giúp giảm tải cho quốc lộ 1, rút ngắn thời gian TP HCM đi Mỹ Thuận từ 3 tiếng còn 1 tiếng 45 phút. Tôi thì mong thảm lại mặt nhựa dùm, chạy 80 mà cà tưng cà tưng nhưng đường cấp 3 đồng bằng ấy. Cao tốc gì mặt nhựa xấu kinh khủng. Tuyến đường này có lượng xe lưu thông rất lớn nên cần sớm đầu tư mở rộng. Bây giờ chạy tuyến này thấy áp lực lắm vì xe đông đường lại nhỏ, quốc lộ 1 thì xuống cấp, mặt đường xấu.. ngoài ra để giảm bớt áp lực cho cao tốc trung Lương-Mỹ Thuận cần khẩn trương nâng cấp quốc lộ 62 và tuyến N2. 2 tuyến này đã xuống cấp nghiêm trọng từ rất lâu.. Đặc điểm làm cao tốc ở miền Tây là chi phí đầu tư lớn, hiệu quả đầu tư không cao, địa chất yếu, khan hiếm vật liệu tại chỗ, thời gian thi công kéo dài nên khó thu hút nhà đầu tư BOT. Nhiều bạn nói đã làm thì làm cho to nhưng hỏi rằng vốn đâu ra, vật liệu thì lấy từ mỏ nào ở trên vùng sình lầy, địa chất thì yếu. Cao tốc Bến Lức - Long Thành là một ví dụ. Xe chay khẩn cấp , bóp còi xin đường chạy là xong . làm gi mà phải làm hẳn một làn đường cho tổn công tổn sức. cả ngày ở đoạn đường này có mấy xe chạy khẩn cấp ???
Nhiều chức danh lãnh đạo nữ được kéo dài tuổi nghỉ hưu Ngày 18/10, Chính phủ ban hành Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, thay thế quy định từ năm 2015 và 2020.So với quy định trước, Chính phủ bổ sung nhiều chức danh lãnh đạo nữ được kéo dài tuổi nghỉ hưu, gồm: Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội và TP HCM; Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Trưởng ban quản lý lăng Chủ tịch HCM; Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Phó bí thư đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; Viện trưởng Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Nhiều chức danh lãnh đạo nữ thuộc diện kéo dài tuổi nghỉ hưu, được giữ như quy định cũ, gồm: Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia HCM, Phó tổng biên tập báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản; Phó chủ tịch MTTQ VN; Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc; Phó chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Thứ trưởng; Phó các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Giám đốc NXB Chính trị Quốc gia Sự thật...Ở địa phương, nữ lãnh đạo được kéo dài tuổi nghỉ hưu gồm Phó bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; Chủ tịch HĐND, UBND cấp tỉnh; Phó chủ tịch HĐND, UBND Hà Nội và TP HCM; Ủy viên Thường vụ kiêm các trưởng ban đảng của Thành ủy Hà Nội và TP HCM; Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.Nghị định mới đã bỏ quy định kéo dài tuổi nghỉ hưu với một số chức danh lãnh đạo nữ, như Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng; sĩ quan trong lực lượng vũ trang có quân hàm cấp tướng.Tuổi nghỉ hưu của các bộ trưởng trở lên; Ủy viên Trung ương; trợ lý, thư ký của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, Phó chủ tịch nước, Phó thủ tướng, Phó chủ tịch Quốc hội, thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.Công chức được bổ nhiệm chức danh thẩm phán TAND Tối cao, VKSND Tối cao, gồm cả nam và nữ, được kéo dài tuổi nghỉ hưu.Nghị định mới nêu rõ, cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức nhưng đảm bảo không vượt quá 65 với nam và 60 tuổi với nữ. Những người được kéo dài tuổi nghỉ hưu vẫn sẽ tiếp tục làm lãnh đạo, quản lý. Trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ có nguyện vọng nghỉ thì được về hưu.Nghị định có hiệu lực từ 20/10.
Bộ Tài chính được giao nhiều biên chế nhất khối Chính phủ Theo quyết định, tổng biên chế công chức của cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; biên chế các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương giai đoạn đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế (không bao gồm Bộ Công an, Quốc phòng). So với năm 2022, con số này giảm hơn 4.200 người.Sau Bộ Tài chính, đơn vị được giao biên chế nhiều tiếp theo là Bộ Tư Pháp với 9.000; Công Thương có 6.100; Kế hoạch và Đầu tư là 5.790; Ngân hàng Nhà nước với 4.900. Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ít nhất với 19 biên chế.Dù có biên chế nhiều nhất khối Chính phủ nhưng so với năm 2022, số công chức thuộc Bộ Tài chính giảm hơn 3.300 người; Bộ Tư pháp giảm hơn 470 người.Biên chế các hội quần chúng ở Trung ương là 686, trong đó Liên minh hợp tác xã Việt Nam nhiều nhất với 172; Hội nghệ sĩ múa Việt Nam, Tổng hội Y học việt Nam, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, đều có số lượng ít nhất với 5 biên chế.Trước đây, Thủ tướng phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách của cơ quan hành chính nhà nước và các hội có tính chất đặc thù, trong đó có cơ quan của HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo từng năm.Từ năm 2022, Bộ Chính trị quyết định tổng biên chế toàn hệ thống chính trị theo từng giai đoạn, trong đó phân chia rõ biên chế công chức thuộc các khối Quốc hội, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước. Biên chế công chức ở các địa phương cũng được tách riêng.Theo quyết định của Bộ Chính trị hồi tháng 7, tổng biên chế của toàn hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026 là 2,234 triệu.
Hơn 600 ngôi mộ ở Đà Nẵng bị đất đá vùi lấp Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, nghĩa trang Hòa Sơn bị sạt lở 6 điểm vào đêm 14/10 với tổng diện tích 22.240 m2, lượng đất đá đổ xuống hơn 15.750 m3. Trong đó 6.120 m3 sạt lở, vùi lấp, làm hư hỏng 610 ngôi mộ. Còn lại là sạt xuống đường bê tông.Nguyên nhân là lượng mưa quá lớn, tập trung trong 6 giờ. Quá trình người dân khai thác cây keo tràm, phát quang tạo ra những con đường mòn, đất trống, tạo dòng chảy xiết khi mưa lớn. Các nghĩa trang Hòa Ninh, Hòa Châu cũng bị ảnh hưởng nhưng mức độ không nhiều như Hòa Sơn.Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết giải pháp khắc phục là tận dụng đá tại chỗ cho vào rọ, xếp tạo thành tường chắn phía chân núi để ngăn tạm thời đất đá trên núi trôi xuống, đồng thời tiêu thoát dòng chảy khi mưa đổ về. Với khu vực có mộ, các bên sẽ xúc và vận chuyển đất đá bằng thủ công ra đường lớn đưa đi xử lý.Sở Xây dựng dự kiến kinh phí 5 tỷ đồng để vận động bộ đội, dân quân tự vệ, người dân và các đơn vị có chức năng vận chuyển đất, đá ra khỏi khu vực mộ và tập kết trên đường, kết hợp với hỗ trợ xếp rọ đá tại vị trí dòng chảy chính.Kiểm tra hiện trường sạt lở tại nghĩa trang Hòa Sơn chiều 18/10, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng giao chính quyền địa phương, với sự hỗ trợ của quân đội, khẩn trương khắc phục và hỗ trợ sửa chữa mộ phần cho người dân, đồng thời đánh giá nguy cơ sạt lở khu vực xung quanh nghĩa trang, nơi có nhà dân sinh sống, để có phương án phù hợp và không để xảy ra sự cố.Ngày 14/10, mưa lớn do hoàn lưu trước bão Sơn Ca khiến cả 7 quận huyện của Đà Nẵng ngập 0,5-1,5 m, một số nơi ở quận Liên Chiểu ngập gần 2 m. Thành phố ghi nhận 6 người chết, gần 3.900 nhà ngập sâu, hơn 200.000 hộ dân mất điện. Thống kê thiệt hại cụ thể đến nay chưa được công bố. Những lúc như vầy mới thấy hỏa táng là cần thiết, tro cốt đem vào chùa để sớm hôm nghe kinh kệ, không thì rải xuống sông hồ, giờ thì ngổn ngang thế kia biết đâu mà tìm, người tìm không yên lòng mà người mất cũng chẳng yên. Hãy chọn hỏa táng vì môi trường và cũng vì những lúc như vầy. Chi phí hỏa táng tầm 20 triệu, nếu chôn thì tiền hòm cũng tầm 25-30 triệu, thêm tiền đất nữa, rồi xây mộ bia hoặc làm nhà mồ. Chi phí là rất nhiều. Hỏa táng chắc chắn tốt hơn cho môi trường so với chôn. Nhưng do phong tục tập quán, đặc biệt là quan niệm, nên nhiều gia đình vẫn chọn phương án chôn. Quá xót xa. :o Nên quy hoạch nghĩa trang có hàng có lối. Có người quản lý có bản đồ, để dễ tìm kiếm. Giờ đi tìm phần mộ của gia đình là điều rất khó khăn, thế nên cố gắng hỏa táng gửi vào chùa là điều an toàn nhất cho các gia đình
TP HCM có dự án bị thu hồi, hủy bỏ nhiều nhất cả nước Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 được Đoàn giám sát gửi đến Quốc hội hôm 11/10.Một trong những nội dung đáng chú ý là kết quả kiểm tra, rà soát và xử lý đối với dự án chậm đưa đất vào sử dụng từ năm 2018 đến năm 2021. Cụ thể, cả nước có 336 trên tổng số 575 dự án, công trình đã có quyết định giao, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ, đã bị thu hồi hoặc hủy bỏ. Tổng diện tích các dự án này là trên 99.500 ha.22 tỉnh, thành phố có dự án thu hồi hoặc hủy bỏ, trong đó TP HCM là địa phương có số dự án, công trình thu hồi nhiều nhất cả nước (121); tiếp đó là Lâm Đồng (61), Thanh Hóa (24). TP HCM cũng đứng đầu cả nước về số dự án, công trình chấm dứt theo giấy phép đầu tư hoặc chủ trương đầu tư với 469 trên tổng số 710 dự án của cả nước.Theo báo cáo, trong giai đoạn này, cả nước có 908 dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng đất với diện tích 28.100 ha. Trong đó, cơ quan chức năng đã thu hồi đất và chấm dứt hoạt động 172 dự án; gia hạn sử dụng đất 226; đang xử lý 106. Có 404 dự án được chưa xử lý.Giai đoạn 2016-2021, cả nước có 743,7 triệu m2 đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa; nhưng đến nay các cơ quan mới xử lý thu hồi được 495,4 triệu m2. Số tiền xử phạt vi phạm cả giai đoạn chỉ đạt 286 tỷ đồng.Đoàn giám sát đánh giá việc thu hồi dự án không triển khai, chậm tiến độ chưa được chú trọng theo đúng quy định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư; chưa có cơ chế hữu hiệu để xử lý dự án chậm hoặc không đưa đất vào sử dụng. Công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu. Số lượng, diện tích đất chưa sử dụng, để lãng phí, hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích còn diễn ra ở hầu hết địa phương, nhiều dự án vi phạm kéo dài nhiều năm, thậm chí hàng chục năm. Vẫn còn nhiều dự án treo trên 15 năm, thậm chí có phường có tới 2 dự án. Bao giờ mới xử lý hết dự án treo từ 15 năm trở lên ạ? Những khu này chậm phát triển hàng thập kỷ rồi. Thu hồi các chủ ĐT làm ăn nhây ra. Lập lại trật tự trong văn hóa đầu tư xây dựng. Quá buồn cho tin này nhà tôi quy hoạch 17 năm rồi, không biết có bỏ được quy hoạch treo bấy lâu nay không ạ ? Cầu Phước long Nhà bè , bao giờ xong, ở Nhà bè mấy cây cầu sắt đã 50 năm chưa thay được, có cây cầu dài hơn trăm mét xây 10 năm không xong
Giám đốc văn phòng nhà đất ở Bình Phước bị đình chỉ công tác Ngày 19/10, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Phước dừng công tác của ông Nguyễn Sỹ Hiền, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lộc Ninh, cùng 6 cán bộ để phục vụ thanh tra hoạt động văn phòng này.Động thái trên được đưa ra sau khi chính quyền huyện Lộc Ninh nhận nhiều phản ánh về việc "cán bộ nhũng nhiễu, nhiều cò chạy giấy tờ pháp lý vô tư ra vào bên cạnh nhân viên tại văn phòng đăng ký đất đai huyện". Còn người dân khi làm thủ tục nhà đất gặp nhiều khó khăn, có người mất vài tháng, đi lại nhiều lần mới xong hồ sơ.Từ đó, UBND huyện đề nghị Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường vào cuộc. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Phước Trần Văn Hướng, cho biết quá trình thanh tra sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm. Sở phối hợp UBND huyện Lộc Ninh điều động nhân sự nơi khác để giải quyết hồ sơ cho người dân.Thời gian qua, Lộc Ninh là một trong số địa bàn ở Bình Phước xảy ra sốt đất ảo do cò và một số công ty bất động diễn trò thổi giá. Hồi tháng 3, một công ty địa ốc bị xử phạt 100 triệu đồng khi đến xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, dựng rạp, kéo khách đến rồi tung hứng việc bán đất "cháy hàng".Phước Tuấn - Văn Trăm
Bão Nesat giảm cấp, hướng đến Nghệ An - Quảng Bình Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, hôm nay bão theo hướng tây với tốc độ 10-15 km/h và tiếp tục suy yếu thành áp thấp nhiệt đới do tương tác với không khí lạnh mạnh từ phương Bắc tràn xuống.Đến 22h hôm nay, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Quảng Bình - Thừa Thiên Huế, sức gió giảm còn 61 km/h, cấp 7. Sau đó nó đổi hướng chếch lên bắc và đến 10h sáng mai giảm còn 49 km/h, cấp 6, đi vào Nghệ An - Quảng Bình.Đài khí tượng Nhật Bản dự báo đêm nay bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau đó đi vào đất liền hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đài Hong Kong cũng có nhận định tương tự về hướng đi và cường độ của bão.Do ảnh hưởng của bão, trong 24-48 giờ tới bắc Biển Đông (gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh từ cấp 7 tăng dần đến cấp 9, biển động mạnh. Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 6-9.Bắc Biển Đông sóng cao 5-7 m; nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi sóng biển cao 2,5-4,5 m.Mưa do áp thấp nhiệt đới không lớn. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định từ chiều nay đến ngày mai, Đông Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình mưa 20-40 mm, riêng nam đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An mưa 40-70 mm, có nơi trên 100 mm.Đến sáng nay, 7 tỉnh, thành phố đã cấm biển gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.Trong hơn 20 ngày qua, Biển Đông xuất hiện ba cơn bão gồm Noru, Sơn Ca và Nesat. Gần nhất, bão Sơn Ca suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam rạng sáng 15/10, gây mưa từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, trong đó tâm mưa là Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Đà Nẵng đã trải qua đợt ngập lụt chưa từng có làm 6 người chết, hạ tầng giao thông, tài sản của người dân bị mất mát, hiện chưa thể thống kê.Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ. Mới sáng mở lên thấy bão giảm cấp mừng rớt nước mắt. Thương lắm đồng bào miền Trung ơi. Ai ở miền trung rồi mới hiểu cảm giác biết là mất mát nhưng con ng vẫn nhỏ bé trước thiên nhiên. Và rồi sau mỗi lần như vậy ng dân miền trung lại hồi sinh cuộc sống mạnh mẽ hơn!Bão giảm cấp rồi, mừng cho đồng bào 1 phần, nhưng vẫn mong mọi ng bình an Nhiều người thường nói người Miền tiết kiệm nhưng mình nghĩ cũng do hoàn cảnh tạo nên. Người miền trung mùa hè thì hạn hán, mùa thì bão lũ, không tiết kiệm lấy gì mà ăn. Lâu dần tính tiết kiệm thành thói quen. Nhưng chính nơi nghèo khó trước đây cũng làm cho con người miền trung sự chịu đựng và ý chí vươn lên. Rất nhiều doanh nhân Đất nước là người Miền trung. Năm nay đúng 1 năm đầy thiên tai và khó khăn, mong người dân miền Trung bình an Tưởng là bão hướng vào Nam chứ vì SG đêm qua mưa gió vù vù sáng nay vẫn còn mưa nhỏ. Cầu mong mẹ thiên tai đừng gây khó cho người dân. Những lúc này không khí lạnh giá trị thế Giảm cấp thì cũng ko vui lắm. Giảm cấp là do gió mùa đông bắc mạnh hơn, đồng nghĩa với mưa sẽ nhiều hơn, lũ sẽ lớn hơn. Cái này nên lo lắng hơn đấy ! Điều kiện khá giống với lũ năm 2020.  nên cẩn trọng đề phòng hơn. Mưa lớn cũng được, chứ bão đừng vào nữa. Nhà em sập mất .:(( Bão ni dự báo yếu từ trước, gặp lạnh là teo ngay bão này vẫn tiếp tục làm ảnh hưởng từ vùng Đông Bắc Bộ đến Bình Thuận trong đó có Tây Nguyên Yếu rồi thì tan dùm luôn đi Theo kinh nghiệm các cụ thì khi gặp kk lạnh bão sẽ đi xuôi vào nam, các tỉnh đã nẵng, quảng nam coi chừng mưa lũ. Muốn mẹ thiên nhiên ít nổi giận, trước hết chúng ta phải biết bảo vệ môi trường, chứ cứ vứt rác bừa bãi, chặt phá rừng, thì đừng có than trách.... Bão kèm gió mạnh 1 xíu nhưng mau qua còn áp thấp hay mang mưa lớn lũ ngập sạt lở mới đáng sợ
Dự kiến các ngày nghỉ lễ, Tết năm 2023 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa trình Chính phủ đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch và Quốc khánh 2/9, trên cơ sở tổng hợp góp ý từ các cơ quan, bộ ngành.Dịp Tết Quý Mão dự kiến nghỉ 7 ngày, kéo dài từ 29 tháng chạp Nhâm Dần đến hết mùng 5 tháng giêng năm Quý Mão (20- 26/1/2023). Lịch nghỉ gồm ba ngày trước Tết, hai ngày sau và hai ngày nghỉ hàng tuần.Dịp Quốc khánh dự kiến nghỉ bốn ngày, từ 1/9 đến 4/9/2023. Các bộ ngành thống nhất chọn nghỉ trước Quốc khánh 2/9 bởi nếu nghỉ sau sẽ trùng với ngày khai giảng.Ba kỳ nghỉ còn lại sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể, dịp Tết Dương lịch nghỉ ba ngày (31/12/2022-2/1/2023). Do ngày đầu năm rơi vào chủ nhật, công chức, người lao động sẽ được nghỉ bù vào thứ hai của tuần kế tiếp.Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) và Ngày thống nhất 30/4 - Quốc tế lao động 1/5 liền kề nhau, rơi vào cuối tuần nên công chức, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc của tuần kế tiếp. Kỳ nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày, từ 29/4 đến hết 3/5.Lịch nghỉ trên áp dụng cho công chức, viên chức, song Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khuyến khích doanh nghiệp áp dụng cho người lao động và báo trước ít nhất 30 ngày.Người lao động nếu làm thêm giờ, làm việc ban đêm vào kỳ nghỉ lễ, Tết hưởng lương ít nhất bằng 300%. Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài 11 ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền và một ngày Quốc khánh của nước họ.Hồng Chiêu Tui là Tết cứ cho nghỉ 27 tết đến mùng 6 đi làm. Khỏi phải trình tới bàn lui gì cả. Năm nào có 29-30 thì người nghỉ sẽ lời, năm nào có 28 người nghỉ sẽ lỗ. Tôi thấy ngày nghỉ lễ tết hơi ít so với nhu cầu của người dân lao động! Nghỉ từ 26-27 rồi m6 đi làm, thứ 7 CN làm bù để người ở xa quê còn có thời gian về và sắm sửa Nghỉ gì mà nhiều thế, còn phải sản xuất kinh doanh nữa. Năng suất lao động không cao mà còn nghỉ nhiều thì sao phát triển nhanh và mạnh được Tuổi trẻ ăn chơi nhiều rồi, giờ tranh thủ mấy ngày lễ này đi cày rồi chở vợ con đi chơi vào lúc khác. Vừa có tiền, vừa không bon chen. Hihi 30/4 nghỉ 5 ngày mà tết ta nghỉ có 7 ngày tôi thấy chưa hợp lý, tết ta người dân còn phải tốn thời gian đi về quê, tầu xe chen chúc rất mất thời gian Nhưng thật sự, 29 mới nghỉ thì hơi muộn. vậy thì nhà cửa dọn dẹp, mn về quê thì tính ntn? Cảm giác mất Tết vì khoảng thời gian hào hứng nhất là trước Giao thừa và những ngày cận Tết. Còn ngay sau Giao thừa coi như Tết đi rồi. Chỉ cần nghỉ 3 ngày mùng 1-2-3 là okie ấy chứ, vì tầm mùng 4 là mn cũng đi chơi đi làm đông vui trở lại rồi. Eo ôi, nghỉ 29, trời ạ. Năm nay thực sự không có cảm giác Tết luôn. Theo tôi :có thể yêu cầu người lao động làm kéo dài thêm 2 ngày 14,15/01/2023 (tức ngày 23,24 tháng Chạp) để được nghỉ dài thêm 2 ngày 27,28/01/2023 (tức mùng 6,7 tháng Giêng) > kỳ nghỉ Tết được kéo dài tận 9,10 ngày, giảm áp lực giao thông, phù hợp nguyện vọng người dân có nhiều thời gian sum họp với gia đình sau một năm làm việc xa quê vất vả.Chẳng qua có muốn hay ko thôi. Nếu muốn thì đều có giải pháp thực hiện. Thân! Tết cứ 27 tháng chạp nghỉ hết mung 6 âm lịch mùng 7 đi làm hợp lý Nên Ấn định luôn từ 27 tết đến mồng 6 tết. Người lao động có lịch rồi sắp xếp công việc dễ hơn không. Nghỉ nhiều nền kinh tế mới phát triển. Lo làm, không có thời gian chi tiêu thì du lịch méo mặt. Nghỉ nhiều ngành du lịch lại bội thu rồi xD cứ quy định hẳn hoi nghỉ 27 tháng chạp đến hết mùng 5 tháng giêng là xong, gì đâu năm nào cũng mang ra thảo luận, rồi 29 tháng chạp nghỉ, xong hết xe về quê, đến lúc về tới nhà, chắc mùng 1 tết, rồi khỏi dọn dẹp gì! Đa phần tết là để người lao động xa quê có dịp về đoàn tụ, ăn tết cùng gia đình. nếu tính lịch trình di chuyển nữa. thì nên cho nghỉ tết 10 ngày thì mới thời gian cho mọi người.Ngoài ra số ngày nghỉ ở VN thực sự ít hơn các nước khác rất nhiều. nghỉ ít chỉ có lợi cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư thôi. theo tui nên nghỉ tết từ 27, mùng 4 bắt đầu đi làm lại là đc rồi. cty nào muốn nghỉ dài hơn thì tùy. không khí tết thực sự là những ngày trước tết, chứ còn sau mùng 1 kể như là tết nhậu rồi chứ ko còn tết cổ truyền nữa.
Nhiều doanh nghiệp chỉ nộp bảo hiểm xã hội khi công an vào cuộc Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến hết tháng 9, doanh nghiệp chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải tính lãi lên gần 14.600 tỷ đồng, chiếm gần 3,4% số phải thu. Việc chậm đóng xảy ra ở tất cả loại hình doanh nghiệp do cố tình chây ì, dùng tiền cho hoạt động kinh doanh khác thay vì đóng BHXH.Ông Phạm Tuấn Cường, Vụ phó Thanh tra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho hay liên ngành công an - bảo hiểm đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra tại địa phương. Sự vào cuộc của công an tạo chuyển biến rõ rệt, giúp thu hồi 500 tỷ đồng nợ đọng BHXH.Trước đây, doanh nghiệp thường né tránh làm việc với cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc cử người đại diện không có thẩm quyền giải quyết. Nhưng khi có công an đi cùng đoàn thanh kiểm tra thì doanh nghiệp lập tức nộp tiền chậm đóng, nợ đọng. Riêng năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thu hồi được gần 4.400 tỷ đồng tiền chậm đóng.Ngoài tăng thanh kiểm tra đột xuất doanh nghiệp nợ đóng từ ba tháng trở lên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã lập hồ sơ chuyển cơ quan điều tra xử lý đơn vị cố tình trốn đóng BHXH theo Điều 216, Bộ luật Hình sự. Song theo ông Cường, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự đang có nhiều vướng mắc về chính sách, thẩm quyền, khó khởi tố với tội danh trốn đóng BHXH, cần sửa đổi một số quy định để tạo đồng bộ giữa pháp luật hành chính và hình sự.Ông Lê Hùng Sơn, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nói thêm đã củng cố hơn 300 hồ sơ vụ doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm chuyển cơ quan công an. Song khi công an địa phương tới làm việc, một số doanh nghiệp lập tức nộp số tiền này nên không khởi tố nữa.Một số hồ sơ do chưa đủ yếu tố cấu thành tội, khó làm rõ thế nào là cố tình trốn đóng. Doanh nghiệp nói "chưa kịp đóng chứ không phải cố tình trốn". Tới đây, khi sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, cơ quan này sẽ đề xuất làm rõ thế nào là cố tình trốn đóng cũng như trách nhiệm pháp nhân để xử lý dứt điểm tình trạng này.Bốn năm qua, cơ quan Bảo hiểm xã hội kiến nghị khởi tố 382 vụ trốn đóng BHXH nhưng chưa vụ nào bị xử lý, 186 vụ trong đó bị cơ quan điều tra xác định không khởi tố vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Hơn 3.200 tỷ đồng nợ BHXH kéo dài nhiều năm khiến hơn 206.000 lao động ảnh hưởng quyền lợi song cơ quan quản lý kêu khó thu hồi.>>Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN bị xử lý thế nào?Hồng Chiêu Không những không đòi được mà là ko đòi. Cty tôi nợ bhxh cả năm nay không đóng, người lao động ko nói được, ai không muốn thì nghĩ, công đoàn bất lực,còn bhxh không thấy làm gì cả, đáng lẽ là cơ quan quản lý phải mạnh mẽ ép buộc doanh nghiệp chứ người lao động sao đòi nổi. Công ty vợ tôi mỗi tháng phải thanh toán tầm 1.5 tỷ tiền BHXH, vậy mà tháng nào phần tạm nộp thiếu chỉ tầm 5 triệu so với thông báo là cũng bị dừng chốt sổ cho người lao độngTrong khi nhiều doanh nghiệp nợ BHXH đến mấy năm thì chẳng thấy bị sao hết, vẫn hoạt động bình thườngNhiều khi thấy rất vô lý Trách nhiệm thuộc cơ quan BHXH thôi, tại để nợ dây dưa kéo dài không có biện pháp thu nợ dứt khoát nên phải gánh để bảo vệ quyền lợi của người lao động ! Tôi thấy việc đóng BHLĐ quy định chưa chặt chẽ nên các doanh nghiệp lợi dụng chầy bửa ... cuối cùng thì làm khổ NLĐ. công đoàn ở đâu sao không bảo vệ người lao động .Cần có luật kiểm tra tiền nộp bhxh hàng tháng ,công khai cho người lao động biết ,nợ quá 3 tháng đưa ra tòa ngay Tôi nghỉ làm một Cty đã 3 năm mà đến giờ vẫn chưa chốt BHXH cho tôi, rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè của tôi cũng như vậy. Đề nghị xử lý dứt điểm cho chúng tôi. Sao ko phong toả tài khoản Tôi cũng là lao động đao bị nợ BHXH, tôi đề nghị BHXH nên có chế tài để truy thu bảo hiểm như cơ quan ThuếTức là, khi doanh nghiệp nợ BHXH từ 90 ngày trở lên thì sẽ phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp để tự thu nợ, như vậy mới mong thu được tiền bảo hiểm và đảm bảo được quyền lợi cho ngườ lao động.Việc này Thuế đã và đang làm rất có hiệu quả, tại sao BHXH lại không làm được? Khoảng bhxh trừ trực tiếp trên lương của nld nhưng doanh nghiệp lại bảo chưa có tiền là hoàng toàn KHÔNG THUYẾT PHỤC. Phần bị trừ của nld đâu rồi? Dn có tình chiếm đoạt của nld như vậy đã phù hợp với điều 175 bộ luật hình sự tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản rồi. Sao lại cho nợ BHXH???.Rồi bây giờ kêu than???.Cũng vì luật kg chặt chẽ nên doanh nghiệp mới nợ dc. Cty không đóng, trốn đóng BHXH làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ thế mà CQ không làm gì được, kỳ vậy ta. Tôi thấy có những công ty vận tải những năm 2000 thị phần và doanh thu, và cả số người lao động rất lớn, giờ làm ăn èo uột, công nhân nhiều người làm sắp được nghỉ hưu, giờ đi làm mấy tháng không có lương, nghỉ không giám nghỉ bảo hiểm thì đang nợ. Đề nghị cơ quan chức năng xử lý triệt để để giảm rủi do cho người lao động, và tạo thêm gánh nặng cho xã hội. Phải có luật rõ ràng, đóng vào ngày 1-10 trong tháng, chậm từ 1-15 ngày tính lãi suất, ba tháng không nộp sẽ thu hồi giấy phép, đóng cửa cơ sở kinh doanh. Chắc chắn họ sẽ phải thực hiện nếu muốn làm ăn chân chính Cuối cùng người chịu thiệt vẫn là người dân lao động. Để một cục nợ rất bô lý, đành rằng các đơn vị nợ BHXH là sai nhưng ngành BHXH phải có biện pháp chứ, sau 12 tháng doanh nghiệp không đóng thì tự động khóa không cho nợ tiếp chứ tại sao để nợ đến hàng trăm tháng , Đây là việc giữa doanh nghiệp và BHXH không phải bởi người lao động nên không thể để ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động được.Họ hoàn toàn vô can.
Bộ Tài chính: Tăng lương sớm sẽ khó kiểm soát lạm phát Tại kỳ họp thứ 4 đang diễn ra, Chính phủ trình Quốc hội tăng lương cơ sở cán bộ công chức, viên chức từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng một tháng, áp dụng từ 1/7/2023.Thảo luận tại tổ ngày 22/10 và nghị trường hôm nay về tình hình kinh tế xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị sớm tăng lương cơ sở từ 1/1/2023, thay vì từ 1/7 năm sau. Giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội tại tổ về thời điểm tăng lương cơ sở, Bộ Tài chính cho rằng, nếu tăng lương sớm từ đầu năm sẽ gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát.Đầu năm gần với Tết dương lịch và Âm lịch, nhu cầu mua sắm của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh. Nếu tăng vào thời điểm này sẽ gây thêm sức ép lên điều hành giá, do tâm lý tăng lương đi kèm tăng giá, gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát. "Trước nguy cơ lạm phát cao, việc cải cách chính sách tiền lương cần được thực hiện thận trọng, hài hòa với các mục tiêu điều hành kinh tế xã hội", Bộ Tài chính nêu quan điểm.Do đó, Chính phủ tiếp tục tham mưu các cấp thẩm quyền chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương trong năm 2023. Thay vào đó, đề xuất tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%). Mức tăng này được Bộ Tài chính đánh giá là cơ bản bù đắp mức độ trượt giá.Giải trình trước Quốc hội chiều nay, Bộ trưởng Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà cũng cho rằng khó tăng lương từ 1/1/2023 và mốc 1/7 là hợp lý trong điều kiện phải chủ động lường trước những vấn đề phát sinh như lạm phát, và các yếu tố khách quan khác.Về đề nghị của đại biểu Quốc hội thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2024, Bộ Tài chính cho hay, tại báo cáo dự toán ngân sách năm 2023 trình Quốc hội, Chính phủ đã báo cáo nhu cầu và nguồn tích luỹ để cải cách tiền lương. Tuy nhiên, bối cảnh thế giới, trong nước đang chịu áp lực lạm phát lớn, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội lùi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 sau năm 2023.Trường hợp áp lực lạm phát giảm, không có biến động lớn về kinh tế - xã hội, cơ quan quản lý ngân khố quốc gia khẳng định, Chính phủ sẽ khẩn trương trình cấp có thẩm quyền lộ trình cải cách tiền lương.Tiếp tục tinh giản biên chế, đổi mới tuyển dụng công chứcTheo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2022, toàn quốc có 39.550 công chức, viên chức thôi việc. Trong đó, lĩnh vực giáo dục có 16.400 người, cao nhất trong các ngành nghề; tiếp sau là y tế 12.200 người. Đa số người nghỉ việc có độ tuổi dưới 40, trong đó hơn nửa có trình độ đại học.Tuy nhiên, trong hai năm rưỡi qua, cả nước tuyển dụng mới gần 144.000 công chức, viên chức. Riêng viên chức giáo dục được tuyển mới gần 74.500 người; y tế 38.100 người. Như vậy, số lượng công chức, viên chức thôi việc so với tổng biên chế là không lớn, nhưng tập trung ở lĩnh vực trọng điểm, liên quan đến yếu tố chăm lo con người.Bà Trà nêu hàng loạt nguyên nhân công chức, viên chức thôi việc, như thị trường lao động phát triển, có kết nối, vận hành đồng bộ, tương tác thông suốt giữa các khu vực, vùng, trong nước và quốc tế. Công chức, viên chức dịch chuyển từ khu vực công sang tư là yếu tố khách quan, trên cơ sở điều tiết của thị trường lao động. Xu hướng này tạo động lực thúc đẩy nhanh hơn sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa khu vực công và tư, tạo động lực để khu vực công cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức.Ngoài nguyên nhân khách quan nói trên, còn có nguyên nhân chủ quan là thu nhập của công chức, viên chức thấp hơn khu vực tư dù có cùng trình độ. Áp lực của họ ngày càng nhiều, môi trường làm việc một số nơi chưa tạo động lực phát huy năng lực. Quản trị khu vực công vẫn theo lề lối cũ, trong khi doanh nghiệp tư nhân có nhiều cách khích lệ lao động, ghi nhận kịp thời cống hiến của họ."Công chức, viên chức thôi việc hàng loạt trong hai năm rưỡi qua là điều cần nhìn nhận nghiêm túc, là vấn đề đáng quan ngại. Khu vực công cũng cần hoàn thiện thể chế, hướng tới đổi mới tiến bộ, công bằng, cạnh tranh lành mạnh", Bộ trưởng Nội vụ nói.Bà Trà thông tin, cùng với tăng lương cơ sở, chuẩn bị các điều kiện để cải cách chính sách tiền lương, các cơ quan sẽ tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy để tinh giản biên chế; đổi mới tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí cán bộ. Tất cả đều đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ. Bộ cũng sớm xây dựng chính sách thu hút, trọng dụng người tài, chuyên gia trong các ngành, lĩnh vực của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.Chính phủ, Bộ Nội vụ cũng xác định xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất, năng lực, uy tín, gương mẫu, tạo niềm tin cho cán bộ, công chức, viên chức. Môi trường làm việc cũng sẽ được đổi mới theo hướng dân chủ, thân thiện, đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại, tạo điều kiện để công chức, viên chức thể hiện tài năng; đồng thời đổi mới lề lối làm việc để phát huy tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.Đề nghị tăng phụ cấp cho giáo viên mầm nonCũng giải trình trước Quốc hội chiều 27/10, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc tăng lương cho giáo viên đã được Chính phủ tính toán nhằm đảm bảo cho thầy cô giáo yên tâm công tác.Tuy nhiên, lãnh đạo ngành giáo dục đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh ngay phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non - lực lượng bỏ việc nhiều nhất thời gian qua (chiếm 40%) và cũng đang thiếu nhiều nhất. Hiện nay, phụ cấp ưu đãi của giáo viên mầm non là 35%, ông Sơn mong muốn họ được nhận phụ cấp tương tự như nhân viên y tế cấp cơ sở (100%), hoặc tối thiểu tăng từ 35% lên 70% - ngang với mức ưu đãi cũ của y tế cấp cơ sở.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, những ngày qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được hơn 200 ý kiến của cử tri gửi tới, bày tỏ lo lắng vì ngành giáo dục đang thiếu giáo viên. Để giải quyết, ngành giáo dục đã phối hợp với nội vụ tính toán và xác định số lượng giáo viên cần phải bù đắp từ nay tới năm 2026 là 107.000, có thể biến động do giáo viên bỏ việc. Con số bù đắp này nhằm duy trì hoạt động dạy và học bình thường, đồng thời thực hiện các mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.Việc thiếu giáo viên được Bộ trưởng Sơn lý giải diễn ra từ lâu, nhưng nay tình trạng trở nên trầm trọng do nhiều người bỏ việc trong thời gian ngắn. Tháng 9/2015, tổng số học sinh khi bắt đầu năm học của cả nước là trên 19 triệu, nhưng đến tháng 9/2022 đã tăng lên 23 triệu. Trong khi đó, số giáo viên ở hai thời điểm là hơn 1,1 triệu và hơn 1,2 triệu. Như vậy, giáo viên chỉ tăng hơn 100.000, trong khi số học sinh đã tăng 3 triệu.Thiếu giáo viên còn do hàng loạt nguyên nhân khác như: biến động dồn dịch về dân số ở một số thành phố, khu công nghiệp; dịch bệnh khiến các trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là nhóm trẻ tư thục; nhu cầu phổ cập mầm non bậc năm tuổi; chuẩn tỷ lệ giáo viên trên học sinh (mỗi giáo viên 35 học sinh mỗi lớp bậc tiểu học và 45 học sinh mỗi lớp bậc trung học)...Vừa qua, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ đã duyệt và giao cho ngành giáo dục 65.000 chỉ tiêu và sẽ tuyển dần từ nay đến năm 2026. Riêng năm 2022 được duyệt 27.850 chỉ tiêu. Các Sở Nội vụ đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị liên quan, bắt đầu tuyển dụng. Lãnh đạo ngành giáo dục đề nghị dồn cho năm học 2023-2024, vì đây là thời điểm nhu cầu giáo viên cho các môn học mới lớn.Bộ trưởng Sơn cho hay, ngoài chỉ tiêu tuyển mới, các tỉnh, thành tuy thiếu giáo viên nhưng vẫn có trên 10.000 chỉ tiêu từ các năm cũ chưa tuyển được. Do đó, ông đề nghị các địa phương vừa tuyển mới, vừa tiếp tục tuyển số cũ để đáp ứng nhu cầu giảng dạy.Ông cũng đề nghị bổ sung chính sách để các tỉnh tăng cường dùng ngân sách địa phương ký hợp đồng với giáo viên không thuộc các chỉ tiêu biên chế. Các tỉnh, thành cần thanh kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng giáo viên, đảm bảo công bằng, công khai, tránh phát sinh tiêu cực. "Nếu để xảy ra tiêu cực thì sẽ rất đáng tiếc vì đó là một trong những lý do khiến nhiều người không muốn ứng tuyển", Bộ trưởng nói. Tại sao tăng lương sớm lại không hợp lý ? Thời gian tăng lương chậm nhưng giá tiền điện , nước , xăng dầu, hàng hóa nói tăng là tăng liền . Tôi ước gì đừng tăng lương cơ sở, mà tăng cường quản lý cho tốt, để mọi mặt hàng trở về giá trị thực của nó theo mình không có gì khó mà có làm hay không thôi! Nên tăng lương cho y tế giáo dục trước Gv mầm non do mới được vào biên chế, số GV trẻ có bằng ĐH mới vào nghề lương thấp. Nhưng dạy mầm non vẫn khỏe, chỉ có lớp trẻ mới khổ thôi, dạy ko áp lực bằng các cấp học khác. Tăng phụ cấp thì tăng cả Tăng từ 01/2023 thì khó khăn, nhưng là khó khăn gì nhỉ? Phí, giá đã tăng và đang đợi bạn lương tăng theo cùng. Bao năm qua lộ trình tăng lương bị hoãn nhưng lạm phát vẫn tăng dần đều. Nên đánh thuế 50% giáo viên môn chính dạy thêm ở các thành phố, thị xã, ở các vùng hiếu học như đồng bằng sông Hồng và dùng số tiền đó để tăng phụ cấp cho các giáo viên mầm non, giáo viên môn phụ, giáo viên hợp đồng , giáo viên hợp đông hay giáo viên vùng khó khăn ở miền Trung hay Tây Bắc.. Làm ơn tăng lương sớm cho cán bộ cômg chức, chúng tôi vất vả lắm rồi! Đa số người có trình độ thực sự mới chuyển được từ công sang tư, ít ai không giỏi mà tư nhận vào làm. Vậy nên việc dịch chuyển từ công sang tư khác hẳn tinh giản hay nghỉ việc đơn thuần. Thứ 2 nữa là khi tuyển mới thì chi phí đào tạo, bồi dưỡng để đến khi đạt được như những người dịch chuyển trên cũng không phải là nhỏ. Việc kiến nghị tăng lương từ 1/1 là hết sức thích đáng. Thay vì để có lý do 2 đợt tăng giá Tết và 1/7 thì tăng vào 1 đợt thôi. Nhân viên Y tế ở cấp cơ sở trong thời dịch bệnh thì rất vất vả nhưng trong thời kỳ bình thường thì ở nhiều nơi cả ngày chẳng có người đến khám bệnh, vậy nên cần có chế độ để đảm bảo lương và việc làm ổn định và phù hợp cho đội ngũ này để họ có việc thường xuyên (như khám và cấp thuốc BHYT cho người bệnh mãn tính theo chế độ v.v... giảm tải cho BV và người dân không phải đi xa), lương đủ sống mới yên tâm công tác được. Những người về hưu năm 2022 thiệt thòi nhất: không được tăng 7,4%; trong thời gian còn công tác, 3 năm liền không được tăng lương cơ sở. Vậy nên năm 2023 tăng cho những người về hưu năm 2022 : 7,4%+12,5%=19,9% thì mới công bằng so với những người về hưu năm 2021 Không nên chỉ 2 ngành khó khăn mà điều chỉnh đại trà, nên thực hiện đồng bộ nhiều chính sách tiền lương, nhà ở, phụ cấp khác Giáo viên mầm non nghỉ việc chủ yếu do không được tuyển dụng vào biên chế, dạy hợp đồng lương thấp bấp bênh, giáo viên mầm non áp lực nhưng giáo viên các cấp khác áp lực cũng không kém, mỗi cấp có tính chất áp lực khác nhau. Nhà nước nên tính toán mức lương phù hợp với trình độ từng cấp, như các nước phát triển.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày Trong tờ trình ngày 26/10, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết phương án được chọn trên cơ sở lấy ý kiến, tổng hợp từ 16 bộ, ngành suốt hai tháng qua. Số ngày nghỉ liên tục không quá dài, hài hòa thời gian nghỉ chính thức 2 ngày trước Tết, 3 ngày sau Tết cộng thêm 2 ngày nghỉ cuối tuần.Có 10 cơ quan đồng tình phương án 7 ngày, nghỉ từ 29 tháng chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 5 tháng giêng năm Quý Mão, tức 20/1/2023 đến hết 26/1/2023. 2 đơn vị chọn 9 ngày, từ 30 tháng chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 8 tháng giêng năm Quý Mão, tức 21/1/2023 đến hết 29/1/2023. Riêng Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất nghỉ 8 ngày (19-26/1/2023, làm bù 28/1/2023) và hai đơn vị chưa góp ý.Phương án nghỉ Tết Âm lịch năm nay gây nhiều tranh cãi. Chuyên gia cho rằng cơ quan chuyên môn nên sắp xếp nghỉ sớm trước Tết để giảm tải giao thông, tạo điều kiện cho lao động về quê sớm. Cả hai phương án 7 và 9 ngày đều có thời gian nghỉ trước Tết ngắn, rơi vào 29 và 30 tháng chạp.Chuyên gia cũng góp ý việc xin ý kiến bộ ngành hiện nay mang tính hình thức, cần thay đổi. Chính phủ nên đưa ra nguyên tắc chung về nghỉ Tết. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội căn cứ vào đó để xây dựng và công bố sớm lịch nghỉ hàng năm cho lao động, doanh nghiệp chủ động sản xuất.Dịp lễ, Tết, người lao động nếu làm thêm giờ, làm việc ban đêm hưởng lương ít nhất bằng 300%. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài 11 ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền và một ngày Quốc khánh của nước họ.Hồng Chiêu Tết Dương lịch nghỉ ba ngàyCả nhà tôi lại về ngay Thái BìnhĐây là quê vợ nhà mìnhNam Hưng, Tiền Hải thắm tình duyên quêTheo con đường nhỏ ven đêRẽ qua đồng lúa, đổ về cuối thônCùng đi trên con đường mònBên nhau ta bước trên con đê dàiCùng đi ngắm ánh ban maiTung tăng trên bãi biển dài quê hươngQuê ta trăm mến, ngàn thươngYêu vợ, yêu cả quê hương Thái Bình! Ngày xưa đi XKLD Nhật, ngày mùng 1 tết của mình nhưng của họ là ngày thường vẫn đi làm bình thường, hôm đó dính ngay quả phải nhảy xuống móc cống thoát nước.Nhớ đời ko bao giờ quên. Năm nay tết ta sớm chỉ cách tết tây khoảng 20 ngày cho nên người dân có thể sẽ không chú trọng nhiều việc đi đây đó ở tết tây chắc chủ yếu nghỉ dưỡng tại chổ chờ tết ta đến để đi tiện thể . Doanh nghiệp tư nhân chỉ được nghỉ 2 ngày thôi, ngày thứ 7 vẫn đi làm bình thường, dù chỉ là làm nửa ngày. Luật là vậy chứ công ty tôi vẫn được nghỉ nhưng không được hưởng lương. Tưởng nghỉ Dương lịch tới 3 ngày, đọc lại thì rỏ nghỉ tết dương lịch có 1 ngày thôi, còn 2 ngày thứ 7 và CN thì đương nhiên được nghỉ, không có tết vẫn nghỉ mà! Ko mong tết đừng tết,1 năm trắng tay tết đến tôi rất buồn Năm nay thị trường diễn biến rất khó khăn, người lao động làm 50% công xuất... Chí phí thì tăng đủ kiểu, giờ nghỉ nhiều nghỉ ích không quan trọng. nghỉ 3 ngày đối với cty được nghỉ T7 thôi, chứ có khác gì với những cty phải làm T7 đâu? Dịp 2/9 đã được nghỉ 2 ngày, mong sao dịp tết DL cũng được nghỉ 2 ngày để mỗi năm có 3 kì nghỉ dài là 30/4, 2/9, 1/1 để người lao động xa nhà có thêm thời gian về quê hoặc đi du lịch. Mình thấy các bộ ngành và chính phủ đang tìm phương án nghỉ tết cổ truyền sao cho hợp lý. Vậy sao mình không dùng ngày nghỉ bù của của tết dương sang cho tết âm lịch nhỉ.Có phương án nghỉ từ thứ 6 (20-01-2023) đến thứ 5 (26-01-2023) một số bộ cho răng phương án này đi làm vào thứ 6 sẽ không hợp lý thì dùng ngày dương lịch bù vào đó. Năm nay tết sớm hơn mọi năm mình thấy cách này vừa khoẻ và phù hợp. Vn nghỉ thì cứ nghỉ tuy nhiên nên có nhiều lựa chọn như làm việc để hưởng thêm lương cũng được. Làm vậy với làm nhiều được. Quy định này dành cho người nước ngoài! Nên tăng ngày nghỉ tết cổ truyền! ...ở bên tây thì công nhân chỉ nghỉ 1 ng lễ vì ngày đầu năm rớt đúng ngày chủ nhật Công nhân lao động đi lm 3 ngày đấy thì đc tính lm.ngày lễ hay là như thế nào
Hơn 270 tỷ đồng xây hai km kè chống sạt lở ở Cần Thơ Theo quyết định giao vốn UBND TP Cần Thơ vừa ban hành, công trình được xây dựng trên sông Trà Nóc, đoạn từ cầu Xẻo Mây đến cầu Rạch Chùa, phường Trà An, quận Bình Thủy, do Chi cục Thủy lợi làm chủ đầu tư. Trong tổng vốn dự án, hơn 100 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phần còn lại là vốn địa phương.Ông Nguyễn Quý Ninh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi TP Cần Thơ, cho biết tuyến kè có cao trình 2,6 m, dự kiến khởi công năm 2023, hoàn thành sau hai năm. Khi hoàn thành, kè hạn chế tình trạng lấn chiếm mặt tiền sông, góp phần chỉnh trang đô thị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội quận Bình Thủy...Sông Trà Nóc là một trong hai con sông lớn ở quận Bình Thủy, điểm đầu tiếp giáp sông Hậu. Bờ sông Trà Nóc đoạn được xây kè đang sạt lở nghiêm trọng. Từ năm 2020 đến nay, khu vực này xảy ra 7 vụ sạt lở, làm sụp đổ và ảnh hưởng gần 40 nhà dân.Cửu Long Gốc rễ của vấn đề này là nạn khai thác cát lậu, không dẹp được thì bao nhiêu tiền bỏ ra khắc phục cũng không đủ Có 2km mà mất 2 năm để làm, tốn 270 tỷ, con số khủng kiếp 270 tỉ cho 2km tính ra là 135tr/1m và là 1,350,000 vnd cho 1cm chiều dài. 270 tỷ thì tính phương án di rời người dân sang chỗ khác. Kè vậy chắc gì đã an toàn! trời 1km 135ti Di dân khỏi bờ kè đó . Để 270 tỷ xây trường học đường đi nông thôn tôi thấy ý nghĩa hơn . Kè này xây xong là lại bị nước cuốn trôi nữa 1m xây mất 135trieu. Con số kinh khủng. 270 ti nen chuyen den cho khac o . Để nhà dân làm nhà lấn sông như hình thì không lở sụp xuống sông mới lạ...với nền đất yếu lại xây dựng công trình nhà ở làm sói mòn đất do nước sinh hoạt hàng ngày thải ra bào mòn,sức nặng công trình, không có cây chắn sóng như dừa nước...khai thác cát, vận tải sông cũng góp phần gây sạt lở...chỉ 2km đã tốn 270 tỷ??? Sông rạch miền nam nhiều vô kể sau này lấy đâu ra tiền của để kè bờ...nên lấy số tiền trên di dời dân đi nơi khác...cho trồng dừa nước một loại cây của miền nam rất tuyệt vời, giá thành rẻ, cải tạo môi trường sống cho thủy sinh tôm, cua, cá...cảnh quan cũng đẹp, đặc sản lá, quả dừa...khai thác bền vững, chống sạt lở hữu hiệu nhất...mong có mô hình nhân rộng khắp miền nam.... Di dân chuyển sang nơi khác ở Đề nghị xem lại chất lượng thi công của công trình. Tôi tin với chi phí 270 tỉ đầu tư thì không có chuyện sạt lở thậm tệ như thế này được. Tôi cũng ở sát bên dòng sông Hậu và các đoạn kè đê bao tuyến sông này 5 năm nay không có sự cố gì. Quê mình ở ven đê sông Hồng, nhà cạnh sông, mùa nước tối nào ngủ cũng nghe tiếng đất lở, bãi giữa sông Hồng từng dài mấy Km mà lở hết sạch, nhà ông bà ngoại thì lở hết sạch vườn vào tới sân, sau khi kè được làm xong thì yên tâm hẳn, nước chỉ mấp mé bờ kè chứ không tràn vào nữa. 135 triệu/1m bờ kè cao trình 2,6m. Nên giao tiền cho các hộ dân thi công và ký cam kết về chất lượng, giám sát kỹ thuật chắc chắn sẽ thành công trình chất lượng tốt hơn. Nếu không hoàn thành sớm hậu quả còn lớn hơn . - Cần ngăn chặn tận gốc nạn khai thác cát sạn ở các lòng sông làm biến đổi dòng chảy, sạt lở bờ. Chứ nếu làm 2 km bờ kè chỗ này sẽ lại sạt lở ở khúc sông khác, người khai thác cát thì siêu lợi nhuận, người dân ven sông lại mất nhà cửa, không ổn định cuộc sống.- Quy hoạch tổng thể để di dời các hộ dân vào vùng đất mới có cơ sở hạ tầng tốt hơn.
Cháy tiệm tạp hóa, ba người chết 0h30, lửa bùng lên từ tiệm bách hóa Bảy Tiến ở ấp An Hưng, xã An Khánh, bên trong có 6 người, do bà Bùi Thị Yến Sương (33 tuổi, ngụ quận 7, TP HCM) làm chủ. Người dân xung quanh dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa nhưng bất thành.Tiệm tạp hóa chứa nhiều hàng hóa, vật dụng dễ cháy, ngọn lửa bùng phát dữ dội. Công an huyện Châu Thành huy động lực lượng tại chỗ, phối hợp cảnh sát PCCC cùng hai xe chữa cháy dập lửa. Sau hai giờ, đám cháy cơ bản được khống chế.Vợ chồng chủ tiệm cùng con trai ngủ ở tầng trệt, gần cửa thoát hiểm, được lực lượng chức năng giải cứu. Ba người còn lại là Nguyễn Thanh Phương (anh chồng chủ tiệm), Ngô Văn Lam và Hoàng Tuấn Anh, đều đến từ TP HCM, ngủ trên gác, tử vong tại chỗ. Theo người dân, trước đó khách và chủ nhà dự đám giỗ gần tiệm.Theo công an, nguyên nhân ban đầu vụ cháy do chập điện.Ngọc Tài Đẫ xảy ra nhiều vụ cháy làm thiệt mạng nhiều người vô cùng thương tâm vì nạn nhân không còn lối thoát.Bản thân gia đình tôi luôn dự phòng vài cái búa cầm tay khoảng 2-3kg/cái để một nơi cố định dễ nhớ. Lỡ khi hỏa hoạn xảy ra, dùng búa này tự phá tường để thoát hiểm, vì với chiếc búa như vậy phá tường để thoát thân rất dễ dàng.Thiết nghĩ, mỗi gia đình nên có trong nhà vài ba cái búa như vậy để phòng khi bất trắc xảy ra. Thương quá . Bạn đến chơi, chuyến đi định mệnh. Chia buồn với gia đình. Cầu mong hương hồn siêu thoát. Ba vị khách ngủ trên gác thiệt mạng, xui cho ba ngươi này quá. Chia buồn cùng gia đình nạn nhân. Thương tâm và xót xa quá ! Xin chia buồn và cầu mong mọi người siêu thoát!Nam mô a di đà Phật! Chia buồn cùng gia đình nạn nhân. mình ghé nhà đồng nghiệp , bạn bè, hàng xóm...thật rất khó để góp ý với người thân quen về an toàn PCCC, phương án thoát hiểm. Vì đề tài này bị coi là trù ẻo, xui xẻo. Mình thấy nhà họ có nguy cơ, nhưng thực sự không dám nói.... Xin chia buồn cùng Gia Đình !! Dự đám giỗ không biết có uống nhiều bia rượu không, khi có sự cố xảy ra thì nguy hiểm thật sự. Xử lý tình huống sẽ không như người không say rượu bia. Thật không may chia buồn cùng gia đình. nhà và tiệm buôn bán ở VN xem thường không quan tâm đường dây và thiết bị điện trong nhà, thợ thầy thì chuyên môn kém + tính cẩu thả, làm ẩu. tóm lại 80% vụ cháy liên quan chập điện....ngoài ra do điều kiện khó khăn nên hộ dân thường để ô tô xe máy trong nhà , không có garage hoặc phòng riêng nên nguy cơ cháy và ô nhiễm nhà ở khá cao.... Tạp hoá là rễ cháy nhất đó vì nhiều đồ mà Vậy là chết 3 người khách hả ? Chia buồn cùng gia đình .... Lại chết thương tâm quá, nhà nên để thoáng, không nên để đồ dễ cháy gần ổ điện rất nguy hiểm khi điện chập Nam mô A Di Đà Phật.
Vì sao bến xe Miền Đông mới hụt 300 chuyến mỗi ngày? Sau hai năm vận hành, từ ngày 11/10, TP HCM dời thêm 79 tuyến với khoảng 1.600 xe từ bến cũ, quận Bình Thạnh, qua bến xe Miền Đông mới, TP Thủ Đức, nâng tổng số tuyến qua đây lên hơn 100. Các tuyến xe mới dời qua đi 15 tỉnh, thành gồm: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Cần Thơ và Cà Mau.Tuy nhiên, sau hơn nửa tháng được bổ sung 79 tuyến, mỗi ngày bến xe mới giảm gần 300 chuyến so với thời gian các tuyến này còn chạy ở địa điểm cũ. Số chuyến thực tế chỉ đạt 20% so với con số doanh nghiệp đã đăng ký. Đa phần xe giảm chuyến trên chặng ngắn từ TP HCM đi một số tỉnh như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định, Lâm Đồng...Ông Lê Văn Đào, Giám đốc điều hành hãng xe Hoa Mai hoạt động trên tuyến TP HCM đi Vũng Tàu, cho biết sau khi dời các tuyến từ bến xe Miền Đông cũ qua nơi mới, lượng khách giảm sâu, dù đơn vị tổ chức xe trung chuyển giữa hai bên. Theo ông, lúc hoạt động ở địa điểm cũ, đơn vị này có hơn 30 đầu xe nhưng sau khi qua bến mới chỉ duy trì khoảng 10 chiếc, dù vậy vẫn phải giảm tần suất xe chạy vì khách vắng, doanh thu sụt giảm."Đặc thù chặng đường từ TP HCM đi Vũng Tàu ngắn, chỉ khoảng hai tiếng di chuyển, trong khi từ nội thành ra bến xe Miền Đông mới mất cả giờ nên đa phần khách không muốn đi mà chuyển qua tìm xe khác", ông Đào nói và cho biết sau hai năm ảnh hưởng bởi dịch, vận tải hành khách hồi phục chậm nên khách vốn đã ít nay càng vắng hơn.Một nhân viên điều hành thuộc nhà xe Toàn Thắng cùng tuyến đi Vũng Tàu cũng cho rằng bến mới ở xa, khách từ nội thành nếu đón xe ôm, taxi, tiền cước phải trả có thể tương đương vé xe khách. Trong khi việc trung chuyển có nhiều bất tiện như khách thường mang nhiều hành lý, xe không dừng dọc đường mà phải đi thẳng hai đầu bến nên tốn thêm thời gian. Nửa tháng qua bến mới, trên tuyến đi Vũng Tàu, đơn vị chỉ chạy khoảng 14 chuyến mỗi ngày, giảm 11 so với trước.Ngoài giảm chuyến, một số đơn vị vận tải đã chuyển qua bến khác hoạt động. Điển hình như nhà xe Minh Thông lúc trước có 4 ôtô hoạt động ở bến Miền Đông cũ, chạy về Tánh Linh (Bình Thuận), nay đã đăng ký cho hai xe qua bến An Sương, quận 12, để đi cùng tuyến trên sau khi được yêu cầu qua bến mới.Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco - chủ đầu tư bến xe Miền Đông mới), trước đó cũng cho biết khi có thông tin dời các tuyến xe qua, nhiều đơn vị vận tải đã chuyển tuyến qua bến khác ở thành phố hoặc đổi từ chạy cố định sang hợp đồng để vào nội đô đón trả khách. Từ tháng 8, đơn vị thống kê có 28 tuyến với 86 chuyến mỗi ngày đã sang bến khác. Ngoài ra, Samco cũng cho rằng nhiều đơn vị xe hợp đồng hoạt động như tuyến cố định, phát sinh "xe dù, bến cóc", gây khó cho nhà xe ở bến xe Miền Đông mới...Thực tế trên cũng được lãnh đạo bến xe Miền Đông cho biết khi ngoài một số đơn vị vận tải dời qua bến khác, nhiều bãi đậu xe ở nội đô gần đây tăng cao ôtô ra vào đón trả khách, hình thành "bến cóc". Trong đó, các địa điểm như số 391, 397 Đinh Bộ Lĩnh, đường Điện Biên Phủ qua trạm xăng Comeco (quận Bình Thạnh)... xe dừng đậu đón trả khách tăng đột biến. Chưa kể, khu vực dạ cầu Sài Gòn cũng bị cho phát sinh "bến cóc" mới.Ông Đoàn Văn Định, chủ một đầu xe thuộc thành viên Hợp tác xã du lịch Sài Gòn, cho rằng người dân nội thành vẫn thích đi xe khách ngay ở trung tâm. Trong khi khu vực bến xe Miền Đông cũ là điểm đón khách quen thuộc của xe đường dài, nên khi dời phần lớn các tuyến qua bến mới, xe "dù" càng có nhiều cơ hội. "Điều này gây cạnh tranh không lành mạnh cho xe hoạt động trong bến, nên cơ quan quản lý cần xử lý triệt để", ông nói.Ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở Giao thông Vận tải TP HCM, cho biết đã yêu cầu phía bến xe Miền Đông mới báo cáo cụ thể từng đơn vị giảm chuyến hoặc ngưng hoạt động để đánh giá tình hình. Tuy nhiên, ông nhận định thời gian đầu các tuyến dời qua bến mới người dân chưa quen, ít khách nên đơn vị vận tải giảm chuyến hoặc tạm ngưng tránh lỗ vốn... Riêng trường hợp xe bỏ bến ra ngoài chạy "dù", theo ông Hải khó xảy ra vì ôtô đã đăng ký tuyến cố định phải có phù hiệu và thông tin cụ thể về phương tiện, lịch trình... Do vậy xe không có lệnh xuất phát đón khách ở ngoài sẽ bị xử lý nặng.Cũng theo đại diện Sở Giao thông Vận tải, phần lớn các tuyến khi dời từ bến cũ qua nơi mới, thời gian đầu phần nào gây xáo trộn hoạt động doanh nghiệp cũng như đi lại của người dân. Trong đó, dù thành phố đã tổ chức các xe buýt trung chuyển nhưng nhiều khách đến nay chưa nắm thông tin, dẫn đến ngại di chuyển xa. Điều này cũng khiến lượng khách ở bến xe Miền Đông mới chưa như kỳ vọng, dù đã hơn 100 tuyến hoạt động.Bến xe Miền Đông mới có tổng đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một khoảng 740 tỷ đồng, trên diện tích 16 ha thuộc TP Thủ Đức và một phần TP Dĩ An, Bình Dương. Đây là bến xe lớn nhất nước, có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm. Trước đó, tháng 10/2020, bến được đưa vào khai thác với hơn 20 tuyến chạy cự ly đến Quảng Trị trở ra Bắc, nhưng suốt hai năm qua nơi này luôn trong tình trạng vắng khách.Gia Minh Làm bến xe tập trung thì phải có phương tiện công cộng đến đó, hoặc xe thu gom. Nếu đi có hàng mà dùng taxi thì giá taxi đến bến xe Miền Đông mới còn đắt hơn nhiều lần giá vé từ bến xe Miền Đông về các tỉnh. Đây là lý do giảm chuyến. Và các nhà xe tư nhân giờ họ đã linh hoạt mở các điểm nhận khách, thu gom hàng hóa trong nội đô. Bến mới quá xa trung tâm đi lại bất tiện Cứ tiếp tục cho mấy ông ở bx cũ thì khi nào mới thực hiện được đề án di dời ra bx mới? Trong khi việc dời các tụ điểm kẹt xe ra khỏi trung tâm TP là việc cấp bách tôi vẫn thấy bến xe miền Đông cũ vẫn thuận tiện lợi hơn Bến xe đưa ra xa thành phố rồi xe tư nhân chạy ầm ầm trong các tuyến đường nhỏ , chẳng khác nào xóa dần bến xe tập trung, Vậy xây chi cho tốn kém. Trước khi làm bến xe mới nhà đầu tư đi thử xe buýt chưa, có tham khảo các nhà xe chưa, bến xe này chắc không bền , người quyết định là khách nhé, vì họ trả tiền Đi Đông Nai, BR-VT, BT..mà ra tận đó mới có xe ..kiểu về tới cổng rồi mới có xe ra đón ấy nhỉ. Thôi đi bộ luôn cho rồi. Lúc xd ko tính toán lường trước. Nên giữ lại bến xe Miền Đông cũ và cho hoạt động bình thường trở lại. Giao thông công cộng thì tệ, làm cái bến xa lắc. Ai mà đi. Nhiều người đặt kỳ vọng quá cao, bến xe miền đông mới ở thành phố Thủ Đức sẽ phục vụ tốt cho những khu dân cư quanh khu vực của Thành phố Thủ Đức, đối với các khu dân cư khác thì cần bến xe khác. Nên dành quỹ đất mỗi khu dân cư để làm hạ tầng giao thông công cộng như bến xe, trạm đỗ, đậu và đón hành khách thuận tiện. Không thuận tiện giao thông, đường vào đường ra chưa kết nối mà chỉ có bến xe thôi thì khách và nhà xe phải tìm chổ khác Quy hoạch xa vời thực tế. nếu 2 người có con nhỏ về bà rịa đi từ gò vấp, taxi ra bến hết 400k, vé xe tiết kiệm mua 2 vé hết 260k, về tới baria bắt taxi về nhà hết 100k nữa tổng 960k, trong khi bắt grab oto về chỉ có 1,1 triệu. xa xôi , bất tiện, hành lý cồng kềnh thì làm sao đi xe bus, chi phí tốn gấp đôi khi di chuyển ra đó, ... giao nhận hàng hóa ký gởi khó khăn vì quá xa tp. đi những tuyến gần thì ra bến xe thiếu điều hết 1/3 hay 1/4 tuyến đường ai đi. khi quy hoạch là bến xe phải nghiên cứu tất cả điều kiện từ vị trí , thói quen hành khách , vận chuyển giao nhận hàng hóa.... chi phí hành khách bỏ ra và điều kiện hk đến bến như thế nào có thuận lợi không. lẽ ra nên chia vùng làm bến xe thì hợp lý hơn không cần phải to nhưng tiện cho hk là tốt nhất.
Bão Nalgae sắp vào Biển Đông Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định, hôm nay và ngày mai, bão theo hướng tây tây bắc, tốc độ 25 km/h, tăng lên cấp 10-11, giật cấp 13. Khoảng sáng 30/10, bão sẽ vào Biển Đông, trở thành cơn bão thứ bảy ở khu vực này trong mùa mưa bão năm nay.Các đài khí tượng Việt Nam, Nhật Bản, Hong Kong đều cho rằng sau khi vào Biển Đông, bão đổi hướng bắc, tiến về phía Hong Kong.Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia), giải thích Biển Đông đang có không khí lạnh nên khoảng 65-75% bão sẽ đổi hướng bắc. Khoảng 30% khả năng bão hướng về đất liền Việt Nam.Ảnh hưởng của bão, từ ngày 29/10, bắc và giữa Biển Đông, ngư trường đánh cá của ngư dân Việt Nam, sẽ có gió mạnh dần từ cấp 7 đến 10, giật cấp 12, sóng biển cao 5-7 m.Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai chiều nay đã có công điện đề nghị các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận theo dõi diễn biến bão, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện ứng cứu sự cố khi cần thiết.Từ đầu năm tới nay, Biển Đông xuất hiện 6 cơn bão, 2 cơn áp thấp nhiệt đới. Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ. Cú bẻ lái mượt đấy Hy vọng nếu vào Việt Nam chỉ còn áp thấp nhiệt đới. Chi chi nữa trời Lại bão nữa hả trời Hên quá
Đề nghị xây dựng nghị quyết cải cách tiền lương Sáng 28/10, phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ông Trương Trọng Nghĩa (đoàn đại biểu TP HCM) nói, nghị quyết cải cách tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức cần xây dựng ngay. Nguyên tắc là lương, thu nhập phải đủ để người lao động tái sản xuất, mở rộng sức lao động và chăm lo một phần cho gia đình. "Trước mắt, cần tăng lương cơ sở từ 1/1/2023", ông Nghĩa nói.Đại biểu Nghĩa cho rằng nếu không đẩy nhanh tăng lương cơ sở, việc vượt thu ngân sách 202.000 tỷ đồng, hay tăng GDP bình quân đầu người từ 3.900 lên 4.075 USD, cùng các thành tích kinh tế - xã hội khác của năm 2022 sẽ không có nhiều ý nghĩa với người dân.Chính phủ cần ưu tiên quan tâm đến hai ngành y tế, giáo dục và những người hưởng lương hưu, trợ cấp thu nhập thấp. Những người thu nhập cao hơn thì có thể tăng chậm và ít hơn để chia sẻ khó khăn chung. Về lâu dài, cần ban hành luật về lương tối thiểu.Riêng với ngành y, bên cạnh tháo gỡ vướng mắc trong đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, cần tăng thu nhập, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ y tế công. "Nếu hệ thống y tế không được củng cố ngay cả về người và cơ sở vật chất, sẽ không đáp ứng được nhiệm vụ đối với hàng chục triệu nhân dân, càng không thể chống chịu được khi dịch bệnh bùng phát hay phát sinh mới", ông Nghĩa lo ngại.Bên cạnh tăng lương, tăng thu nhập, đại biểu TP HCM đề nghị đẩy mạnh kiềm chế lạm phát cũng như nghiêm trị các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, lừa đảo, lũng đoạn thị trường; tiếp tục kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tài sản công.Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng nếu cân đối được ngân sách, nguồn thu năm 2023 đạt cao thì có thể tăng lương cơ sở ngay từ 1/1/2023 như ý kiến của đại biểu Trương Trọng Nghĩa.Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (đại biểu đoàn Hà Nội) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng, bộ, ngành làm rõ nguyên nhân và tìm giải pháp cho tình trạng công chức, viên chức thôi việc hàng loạt và ngày càng nhiều. "Do tiền lương thấp, năng lực cá nhân chưa đáp ứng được yêu cầu công việc hay do thiếu chính sách tái tạo, bồi dưỡng?", Hòa thượng băn khoăn.Thảo luận trước đó, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị sớm tăng lương cơ sở từ 1/1/2023, thay vì từ 1/7 năm sau. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết nếu tăng lương sớm từ đầu năm sẽ gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát.Đầu năm gần với Tết Dương lịch và Âm lịch, nhu cầu mua sắm của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh. Nếu tăng vào thời điểm này sẽ gây thêm sức ép lên điều hành giá, do tâm lý tăng lương đi kèm tăng giá, gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát. "Trước nguy cơ lạm phát cao, việc cải cách chính sách tiền lương cần được thực hiện thận trọng, hài hòa với các mục tiêu điều hành kinh tế xã hội", Bộ Tài chính nêu quan điểm.Do đó, Chính phủ tiếp tục tham mưu các cấp chưa cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương trong năm 2023, đề xuất tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%). Mức tăng này được Bộ Tài chính đánh giá là cơ bản bù đắp mức độ trượt giá.Lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ tính lương của cán bộ, công chức, viên chức... trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác. Trước đây, việc điều chỉnh tăng lương được thực hiện hàng năm, nhưng 3 năm qua không thể thực hiện do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm (hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34) sẽ nhận lương 3.486.600 đồng. Đề nghị tăng lương ngay vào 1/1/2023 như ý kiến đại biểu TT Nghĩa. Đúng rồi đại biểu ơi. Cảm ơn vì đã nói tiếng lòng của người lao động trung bình và khó khăn. Chứ không thể tính thu nhập theo kiểu vừa đủ ăn để sống qua ngày, miễn không nghỉ thở là được như hiện tại. Lương tối thiểu đã được ban hành từng thời kỳ bằng Nghị Định của Chính phủ. Tuy nhiên, lương tối thiểu luôn "lỗi thời" đối với giá cả thị trường nội địa, đặc biệt "tí hon" so với mức thu nhập cùng công việc ở Nhật, Hàn...vì thế người lao động đi xuất khẩu là vậy. Để kích thích dòng tiền nhàn rỗi vào sản xuất, nông nghiệp, công nghệ và hạ tầng, nhà nước cần có những cú hích bằng chính sách, lúc đó mới tạo ra công ăn việc làm, tạo ra của cải cho xã hội. Còn đổ vào bất động sản, thì những lĩnh vực này sử dụng rất ít lao động, không tạo ra giá trị, và tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Tăng lương 01/01/2023 thì sợ lạm phát do sắp đến tết âm lịch. Vậy với mức lương, thưởng cũ thì công chức lại phải đón tết 2023 kiểu gì khi giá cả sẽ tăng, lương thì là lương của vài năm trước. Quy định mức lương tối thiểu chỉ bền vững khi vật giá không leo thang. Còn nếu vật giá leo thang thì quy mức lương tối thiểu theo tỷ lệ giá các mặt hàng thiết yếu, tránh hiện tượng lương tăng một đồng giá tăng hai đồng. Đa số ý kiến của các đại biểu đề xuất tăng lương từ 1/1/2023 là phù hợp với nguyện vọng của mọi người, vì thực tế là cuộc sống của đại bộ phận người làm công ăn lương ở giai đoạn này là quá khó khăn rồi. Thêm được đồng nào quí đồng đó, còn lạm phát vẫn tăng khó kiểm soát thì các bộ ngành liên quan và chính phủ phải có các giải pháp kiên quyết trong quản lý và điều hành như đại biểu Trần trọng Nghĩa và các đại biểu khác đã tham gia ý kiến. CCVC đã đợi đến nay hơn 3 năm rồi. Đợi mòn mỏi đến 1/7/2023 là đúng 4 năm. Tăng 20,8% chỉ có 5%/năm là quá thấp. Hiện tại lương CCVC dưới chuẩn nghèo rồi. Đề nghị các vị đại biểu quốc hội quyết định thời điểm tăng lương phù hợp nhất và cải cách tiền lương vào 1/1/2024 để CCVC an tâm công tác Lương tối thiểu phải đi đôi chặt chẽ với chính sách lâu dài để chống lạm phát.Nếu không thì cũng chẳng có nghĩa lý gì ! Hoan nghênh ý kiến của đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Mức lương như này chỉ đủ cho chi tiêu cá nhân, nếu có 1 vợ 2 con thì không đảm bảo mức sống tối thiểu cho cả gia đình. Vậy thôi khỏi tăng nữa để chống lạm phát Chồng tôi là giảng viên đại học của 1 trường có tiếng, là Tiến sỹ tại châu Âu, kiêm chức vụ quản lý. Lương của anh tổng cộng hàng tháng là hơn 9tr. Thực sự nhìn anh cố gắng phấn đấu vì đam mê, vì NCKH mà phấn đấu hết mình thực sự tôi cảm thấy chạnh lòng. Nhà tôi 3 đứa con, nếu với đồng lương như vậy thì thực sự là chỉ đủ cho chồng chi tiêu sinh hoạt còn con cái thì không thể. Mong sớm có cơ chế tiền lương phù hợp cho người lao động, để họ có thể yên tâm công tác và cống hiến hết mình cho đất nước. Chúng ta hay so giá cả xăng dầu, và các thứ khác với các nước trong khu vực..nhưng có so mức lương tối thiểu của những người làm công ăn lương tại Việt nam với các nước trong khu vực chưa? Chính sách lương tối thiểu. Nhà nước đang tồn tại hai chính sách lương tối thiểu. Đó là lương cơ sở áp dụng cho khu vực hành chính công, doanh nghiệp nhà nước. Còn doanh nghiệp ngoài quốc doanh áp dụng chính sách lương tối thiểu vùng. Do đó mức lương hai khu vực này khác nhau nếu đưa vào chính sách bảo hiểm và ngạch bậc của cán bộ công chức viên chức. Giảm trừ gia cảnh và người phụ thuộc thì áp dụng chung nhưng mức lương lại khác nhau nên đã thấy độ vênh khá lớn. Nếu không thay đổi chính sách tiền lương, lương cơ sở, lương tối thiểu vùng cho hai khu vực kinh tế trên thì các nhà làm chính sách, bảo hiểm còn chạy theo dài dài không đáp ứng được nhu cầu phát triển cũng như đặt lợi ích của người lao động theo sự phát triển đâu ạ. Giờ có tăng lương phải lấy mức sống, giá trị vật giá để làm thước đo, chứ lương tăng thì ít mà vật giá tăng thì nhiều đâu vẫn vào đấy thôi. Lúc này lương tăng cũng không thấm vào đâu. Hiện bay vật giá tăng theo từng ngày, điện nước tăng. Nhưng lương vẫn phải đợi chờ dài cổ, đến khi tăng được rồi thì vật giá không biết tăng đến đâu, đây là bài toán nan giải vẫn đang suy nghĩ...
Sập giàn giáo, một người mất tích Ông Hoàng Văn Vịnh, Chủ tịch UBND xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan, cho biết trưa 27/10, khi đổ bê tông một hạng mục thuộc thủy điện Bản Nhùng, giàn giáo cao khoảng 4 m bị sập khiến ba người rơi xuống sông Kỳ Cùng. Nạn nhân bị mất tích 30 tuổi, thường trú tại tỉnh Hòa Bình. Lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm. Hai người bị thương được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, trong đó một người bị gãy chân.Cả ba nạn nhân đều là người địa phương khác tới và không có hợp đồng lao động. Công trình đang thi công không có người giám sát an toàn lao động.Dự án thủy điện Bản Nhùng bắt đầu khởi công từ năm 2018, sau đó tạm hoãn để chuyển nhà thầu. Thủy điện nằm trên sông Kỳ Cùng, công suất 13 MW, hiện đã hoàn thành khoảng 90%.Việt An Không hiểu sao giàn giáo xây dựng dạo này hay đổ, xem lại sự an toàn và kĩ thuật xây dựng! Chia buồn cùng gia đình đã mất đi người con ngoan! Quá cẩu thả. Bao nhiêu vụ sập giàn giáo rồi.... Xót xa cháu trai 18 tuổi ! Cầu mong cháu siêu thoát! Nam mô Adi đà Phật! Cột cao chót vót và mảnh thế kia mà thiết kế không làm cột hành lang tăng cứng thì rất dễ đổ khi chưa lắp khung mái. Tội nghiệp con trai quá. Thương quá.
Cần cơ chế đặc thù xây nhà ở cho công nhân Thảo luận về kinh tế - xã hội tại Quốc hội sáng 28/10, ông Trần Văn Tuấn (Phó đoàn Bắc Giang) lo ngại trước tình trạng thiếu trầm trọng nhà ở cho công nhân. Nguồn cung nhà ở cho nhóm này chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng.Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng đã quan tâm tháo gỡ cơ chế, chính sách pháp luật liên quan. Giữa tháng 6, Thủ tướng đối thoại trực tuyến với 4.500 công nhân trên toàn quốc. Đầu tháng 8, người đứng đầu Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các bộ ngành, địa phương để thúc đẩy nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp.Tuy nhiên, theo ông Tuấn, công nhân vẫn gặp nhiều khó khăn, các vướng mắc chưa được tháo gỡ. Ông đề nghị Chính phủ và các bộ ngành tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân."Đây là lực lượng quan trọng, có đặc thù so với các nhóm khác. Nhưng quy định hiện hành chưa có chế định riêng về nhà ở cho họ, hoặc quy định còn nằm rải rác trong một số văn bản", ông Tuấn nói.Luật Nhà ở 2014 nêu rõ, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc diện được hưởng chính sách về nhà ở xã hội. Nghị định quy định một trong những điều kiện để được hưởng chính sách này là công nhân chưa có nhà ở hoặc chưa được mua, thuê nhà ở xã hội; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống và làm việc.Phó đoàn đại biểu Bắc Giang đánh giá, quy định trên chưa hợp lý bởi rất nhiều công nhân làm việc tại khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp thuộc diện hộ nghèo, thu nhập thấp. Dù họ đã có nhà, đất ở quê cùng bố mẹ, anh chị em, nhưng rời quê đi làm, phải thuê chỗ ở chật hẹp. Họ rất cần được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, và cần có chế định riêng về nhà ở cho công nhân.Theo ông, các cơ quan phải tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê. Chính phủ đã đề ra mục tiêu đến năm 2030 xây ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp. Để thực hiện được, cần nguồn lực rất lớn, nên phải khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, trong đó không chỉ có các doanh nghiệp mà còn hộ gia đình, cá nhân.Thực tiễn Bắc Giang có 5.000 công trình nhà ở cho công nhân do các hộ gia đình, cá nhân xây dựng, đáp ứng nhu cầu cho 66.000 công nhân thuê. Nhưng từ nay đến năm 2025, địa phương vẫn khuyến khích cá nhân tiếp tục xây nhà, đáp ứng chỗ ở cho 180.000 lao động.Luật sư Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP HCM) cũng đề nghị Chính phủ có ngay chính sách khuyến khích xây và bán, bán trả góp, cho thuê, mua nhà ở cho người thu nhập thấp. Các nhóm cần ưu tiên trước mắt là người lao động, cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức chưa có nhà. Chủ trương này sẽ bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nền kinh tế và khu vực công.Tham gia giải trình, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ quy định nhà nước tạo quỹ đất, không thu tiền sử dụng đất để giá nhà ở xã hội, nhà cho sinh viên và người thu nhập thấp hợp lý hơn.Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, qua đại dịch, đời sống người dân hiện nay được cải thiện, nhưng vẫn còn bộ phận khó khăn. Bình quân thu nhập của người lao động quý III/2022 tăng lên 7,6 triệu đồng/tháng, cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Khu vực dịch vụ có thu nhập hơn 8 triệu đồng/tháng.Theo ông Dung, cuộc sống và thu nhập của người dân đã trở lại bình thường. Các vấn đề về nhà ở, nhà trọ, an sinh, nhu cầu thiết yếu được quan tâm hơn. Lực lượng lao động phục hồi nhanh. Cách đây một năm, cả nước lo ngại trước làn sóng ba triệu lao động di chuyển từ các thành phố về địa phương, có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Nhưng thực tế Việt Nam đã không để xảy ra đứt gãy và trở lại bình thường nhanh hơn dự báo.Dù vậy, Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội thừa nhận công tác đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững của Việt Nam có nhiều thách thức. Cả nước còn 2,4 triệu hộ nghèo và cận nghèo, chiếm 9% tổng số hộ. Theo tiêu chí mới, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn. Lưới an sinh xã hội thực chất còn thấp. Nhà ở xã hội, nhà ở công nhân còn thiếu...Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội. Các bộ trưởng, trưởng ngành sẽ giải trình các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đặt ra.Viết Tuân - Sơn Hà Đơn giản mà, quan trọng có làm hay không thôi. Cứ thu thuế 20%/ năm đối với BĐS thứ 2, 30% đối với BĐS thứ 3, n% đối với bất động sản thứ n. Với cách đó vừa ngăn chặn đầu cơ, ôm đất gây khó khăn người nghèo vừa có tiền thuế dồn hết vào xây nhà ở xã hội. Chỉ xây cho CN thuê thôi, không bán. Vì CN họ chỉ làm một tg ngắn rồi rời đi làm chổ khác. Nếu bán nhà ở thì cứ nối tiếp phải giải quyết tình trạng nhà ở XH mãi Mua nhà ở xã hội mà tiếp cận vốn gói vay mua NƠXH rất khó, trong khi vay với lãi xuất như hiện nay thì thu nhập còn không đủ để đóng lãi. Khu vực dịch vụ có thu nhập hơn 8 triệu đồng/tháng "là rất cao". Con đi học mới lớp lá mỗi tháng tiền học tiền sữa, lặt vặt đã mất gần 5 triệu rồi. Không thắt chặt bất động sản gấp mà để giá leo lên trời thì người lao động chỉ có ở quê làm nông chứ không đi đâu khác được. Làm không đủ tiền thuê nhà. Rất cảm ơn quốc hội đã quan tâm. Tăng thu Thuế Bia, Thuốc Lá lên 500- 700%..trong 1-3 năm... chính phủ nên có chính sách cho vay mềm với các đối tượng hợp lý như sinh viên đi học 4 năm nên được vay và khi ra trường trả lại, đào tạo nhân tài ở nước ngoài cũng ok cứ cho người ta đi nhưng số tiền mà bỏ ra đào tạo thì lấy lại + số % lương ở nước ngoài chạy về việt nam trong 10 hoặc 20 năm. nên có hợp đồng đàng hoàng. Thời điểm này mà tính đến chuyện đánh thuế tài sản BĐS thứ 3 thứ 4 thì không khả thi vì còn nhiều vướng mắc. Ví dụ như 1 người sở hữu căn nhà 50 tỷ và người sở hữu 10 căn 5 tỷ đánh thuế như thế nào khi 1 căn 50 tỷ để ở còn người kia 1 căn ở còn 5 căn cho thuê có đóng thuế hoặc tự kinh doanh góp phần phát triển kinh tế. Hoặc đánh thuế thì các căn hộ ở các khu du lịch như Phú Quốc, Phan Thiếc của các tập đoàn BĐS đang rao bán chắc không ai mua cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kinh tê. Và còn nhiều chuyện khác nữa. Nhà ở công nhân một khía cạnh khác cần quan tâm là làm sao tăng thu nhập càng cao thì càng dễ mua nhà cộng với chính sách hổ trợ về đất đai, lãi suất vay,. Để giá nhà đất không bị đầu cơ theo tôi nên quy định sau 5 đến mười năm không được chuyển nhượng nhà đất cho người khác kể từ ngày mua Muốn có quỹ đất để xây nhà ở xã hội thì cần: 1 là quy hoạch đất công nghiệp phải có đất xây nhà ở xã hội, 2 là đánh thuế cao người có nhiều bđs để hạ nhiệt giá đất. 3 là ưu tiên doanh nghiệp và người dân xây nhà ở xã hội, nhà trọ... cần làm ngay trong luật đất đai sửa đổi lần này Rất mong QH Quan tâm đến giáo viên miền núi Chỉ muốn công nhân có nhà, mỗi căn khoảng 1 tỉ, như vậy khoảng 20 năm làm việc thì có nhà ở, các thành phố lớn muốn phát triển phải có người lao động. Nhà XH cho công nhân . Bài toán khó thế giới chưa làm . Hãy trợ cấp cho cn tiền thuê nhà là hay nhất . Khi nào có cơ chế đặc thù này em cũng bỏ nghề giáo đi làm công nhân.