text
stringlengths 23
21.9k
|
---|
Biển xâm thực 'nuốt' nhiều ha đất Bờ biển thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ hơn ba tháng gần đây đang xảy ra hiện tượng sạt lở, xâm thực nặng. Dãy rừng phòng hộ hàng nghìn cây phi lao chạy dọc Trạm kiểm soát Biên phòng Lạch Hới cũng dần bị nuốt chửng. Trên bờ biển ngổn ngang gốc cây, thân cây bị sóng đánh dạt vào bờ.Tình trạng xâm thực đã làm mất đất ở của ba hộ dân ở thôn Tân Xuân và một phần khuôn viên Trạm Biên phòng Lạch Hới, với khoảng 1.000 m2. Hiện tình trạng sạt lở vẫn tiếp diễn.Để bảo vệ đất đai và tài sản, nhiều hộ dân đã tự bỏ tiền xây tường bao, be bờ, đổ cát đá làm kè nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện. Sau cơn bão Noru vừa qua, nhiều đoạn tường bao bê tông, đá tảng đã bị sóng đánh trơ khung, đổ nát...Bà Bùi Thị Thương (thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ) cho hay trước đây mép nước cách làng 300-400 m, giờ đã tiến vào rất gần công trình, nhà cửa. "Chưa năm nào thấy tình trạng biển xâm thực mạnh như năm nay. Bà con rất lo lắng khi sóng biển mỗi ngày lại ngoạm sâu, cuốn trôi nhiều cây cối và đất đai bờ bãi...", bà Thương nói.Theo UBND huyện Hoằng Hóa, trước đây, khu vực bờ biển tiếp giáp cửa sông Mã thuộc thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ từng xảy ra hiện tượng sạt lở do nước biển xâm thực nhưng với mức độ không đáng kể. Tuy nhiên thời gian gần đây, đặc biệt vào khoảng tháng 6-7 và ảnh hưởng của cơn bão Noru khiến triều cường dâng cao gây sạt lở mạnh hơn trước rất nhiều.Theo ghi nhận của nhà chức trách, sóng lớn đã làm sạt lở tuyến bờ biển dài hơn 1,5 km, lấn sâu vào đất liền khoảng 50 m, có điểm hơn 100m. Hiện tượng xâm thực đã làm mất khoảng 7,5 ha đất rừng sản xuất, diện tích nuôi trồng thuỷ sản và đất bãi bồi, đất ở của người dân và đất biên phòng.Ngày 15/10, ông Lê Văn Cường, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, cho hay huyện đã chỉ đạo UBND xã Hoằng Phụ phối hợp với lực lượng biên phòng theo dõi chặt chẽ diễn biến xâm thực, xây dựng các phương án đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa vừa kiểm tra hiện trường, đánh giá hiện trạng nhằm tìm giải pháp xử lý tình trạng xâm thực tại xã Hoằng Phụ. Phát triển không đi cùng với bảo vệ. |
Đề xuất 6 nhóm vấn đề chất vấn thành viên Chính phủ Báo cáo về việc tổ chức chất vấn tại kỳ họp thứ tư được Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường gửi Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hôm 14/10.Nhóm vấn đề thứ nhất ông Cường đề xuất chất vấn thuộc lĩnh vực nội vụ, gồm sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện cải cách chính sách tiền lương; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xử lý vi phạm của cán bộ, công chức và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.Nội dung thuộc nhóm vấn đề này còn có nguyên nhân, giải pháp để giải quyết tình trạng công chức viên chức nghỉ việc; khó khăn bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách; việc đảm bảo đảm biên chế cho ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu dạy và học.Nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực xây dựng, gồm thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị; xây nhà ở xã hội; việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô TP Hà Nội; quản lý thị trường bất động sản, xử lý vi phạm trong giao dịch, huy động vốn kinh doanh bất động sản; trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong ban hành thực hiện đơn giá, định mức trong xây dựng cơ bản; kiểm soát giá nguyên vật liệu xây dựng, nguồn nguyên vật liệu cho công trình dự án quốc gia.Nhóm vấn đề thứ 3 thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, gồm ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, xây dựng chính phủ số, chính quyền số; xây dựng kết nối, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia; việc quản lý các thuê bao đầu số của nhà mạng, kiểm tra quản lý trang thông tin điện tử và nền tảng trực tuyến. Lĩnh vực này còn có nội dung xử lý cá nhân tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự; thu thập mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân.Nhóm vấn đề thứ 4 thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ. Nội dung chất vấn gồm chiến lược phát triển khoa học công nghệ quốc gia, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào cuộc sống, phát triển kinh tế xã hội; hoạt động nghiên cứu; quản lý, sử dụng ngân sách cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao kết quả nghiên cứu ra thị trường của đơn vị nghiên cứu, viện, trường; cơ chế chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.Nhóm vấn đề thứ 5 thuộc lĩnh vực thanh tra, gồm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật, biện pháp xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra, việc xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Nhóm vấn đề này cũng có chất vấn về giải pháp ngăn chặn xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng; khắc phục chồng chéo trung lập trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.Nhóm vấn đề 6 thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp, gồm việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; giải pháp đảm bảo tiến độ chất lượng và hồ sơ thủ tục đề án, dự án Chính phủ trình Quốc hội; hạn chế, bất cập trong thi hành án dân sự; giải pháp khắc phục tình trạng chậm ban hành và những thiếu sót, sai phạm trong ban hành văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội.Theo Tổng thư ký Quốc hội, 6 nhóm vấn đề chất vấn nêu trên được đề xuất trên cơ sở tổng hợp thông tin, thống kê hoạt động chất vấn, nội dung chất vấn trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; ý kiến kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ tư qua báo cáo của Mặt trận Tổ quốc; những vấn đề nổi lên qua báo cáo của Chính phủ, ý kiến của cơ quan thẩm tra về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội...Từ 6 đề xuất này, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến để chọn 5 nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn. Sau đó, đại biểu Quốc hội sẽ cho ý kiến để quyết định 4 nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn tương ứng.Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/10, bế mạc ngày 15/11; trong đó hoạt động chất vấn diễn ra 2,5 ngày, từ chiều 3/11 đến hết 5/11. |
Hàng nghìn nhà dân ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam ngập sâu Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca đi vào Đà Nẵng - Quảng Nam rạng sáng nay, hoàn lưu trước và trong bão gây mưa diện rộng từ Quảng Trị tới Quảng Nam. Trong đó tâm mưa là Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế.Tại Thừa Thiên Huế, các tuyến đường trung tâm thành phố ngập sâu. Sân vận động Tự Do - sân duy nhất trong nước có đường lòng chảo kiên cố dành cho các cuộc đua xe đạp lẫn đua môtô - như một hồ chứa nước sau một đêm.Sáng 15/10, nước sông Hương lên cao khi hồ Tả Trạch điều tiết nước về hạ du kết hợp với mưa lớn gây ngập cục bộ thành phố Huế và vùng phụ cận. Có khoảng 11.200 nhà ngập 0,3-0,8 m.Từ 0h ngày 14/10 đến 3h ngày 15/10, lượng mưa trung bình trên địa bàn 400-550 mm, có nơi cao hơn như Thủy Yên 735 mm; Khe Tre 710 mm, Lộc Tiến 620 mm, Hương Sơn 590 mm, Truồi 560 mm.Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca đi vào Đà Nẵng - Quảng Nam rạng sáng nay, hoàn lưu trước và trong bão gây mưa diện rộng từ Quảng Trị tới Quảng Nam. Trong đó tâm mưa là Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế.Tại Thừa Thiên Huế, các tuyến đường trung tâm thành phố ngập sâu. Sân vận động Tự Do - sân duy nhất trong nước có đường lòng chảo kiên cố dành cho các cuộc đua xe đạp lẫn đua môtô - như một hồ chứa nước sau một đêm.Sáng 15/10, nước sông Hương lên cao khi hồ Tả Trạch điều tiết nước về hạ du kết hợp với mưa lớn gây ngập cục bộ thành phố Huế và vùng phụ cận. Có khoảng 11.200 nhà ngập 0,3-0,8 m.Từ 0h ngày 14/10 đến 3h ngày 15/10, lượng mưa trung bình trên địa bàn 400-550 mm, có nơi cao hơn như Thủy Yên 735 mm; Khe Tre 710 mm, Lộc Tiến 620 mm, Hương Sơn 590 mm, Truồi 560 mm.Hàng trăm nhà dân ở đường Nguyễn Công Trứ phường Phú Hội bị ngập sâu hơn một mét, các xe không thể di chuyển.Hàng trăm nhà dân ở đường Nguyễn Công Trứ phường Phú Hội bị ngập sâu hơn một mét, các xe không thể di chuyển.Nước lũ, rác thải tràn vào nhà người dân ở đường Võ Thị Sáu gây ngập phương tiện, tài sản.Nước lũ, rác thải tràn vào nhà người dân ở đường Võ Thị Sáu gây ngập phương tiện, tài sản.Hiện nước lũ tại Thừa Thiên Huế tiếp tục dâng cao. Để đảm bảo an toàn cho người dân, Công an TP Huế tiếp tục tổ chức di dời dân ở các khu vực xung yếu dọc sông Như Ý ở phường Xuân Phú.Hiện nước lũ tại Thừa Thiên Huế tiếp tục dâng cao. Để đảm bảo an toàn cho người dân, Công an TP Huế tiếp tục tổ chức di dời dân ở các khu vực xung yếu dọc sông Như Ý ở phường Xuân Phú.Quảng Nam sáng nay trời đã hửng nắng, ngập lụt chỉ tập trung ở huyện rốn lũ Đại Lộc, nơi ghi nhận lượng mưa từ 19h ngày 14/10 đến 5h ngày 15/10 khoảng 150-200 mm. Cụ thể, xã Đại Sơn 205 mm, cầu Hà Tân 200 mm, Đại Hiệp 190 mm, Đại Đồng 170 mm.Do mưa và thủy điện điều tiết nước, lũ sông Vu Gia đã đạt đỉnh 9,12 m, trên báo động 3 (mức cao nhất) là 12 cm. Hàng nghìn ngôi nhà thấp trũng ngập 0,2-1 m.Quảng Nam sáng nay trời đã hửng nắng, ngập lụt chỉ tập trung ở huyện rốn lũ Đại Lộc, nơi ghi nhận lượng mưa từ 19h ngày 14/10 đến 5h ngày 15/10 khoảng 150-200 mm. Cụ thể, xã Đại Sơn 205 mm, cầu Hà Tân 200 mm, Đại Hiệp 190 mm, Đại Đồng 170 mm.Do mưa và thủy điện điều tiết nước, lũ sông Vu Gia đã đạt đỉnh 9,12 m, trên báo động 3 (mức cao nhất) là 12 cm. Hàng nghìn ngôi nhà thấp trũng ngập 0,2-1 m.Đường Huỳnh Ngọc Huệ, thị trấn Ái Nghĩa, ngập hơn 0,5 m, giao thông tê liệt. Hai người ở xã Đại Hiệp, làm việc ở Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía bắc, sau ca trực phải lội nước về nhà.Đại Lộc là vùng thấp trũng của Quảng Nam, có 17 xã và một thị trấn. Tối 14/10, Thủy điện Đăk Mi 4, A Vương và Sông Bung nằm ở thượng nguồn sông Vu Gia điều tiết lũ xả về hạ du, lúc cao nhất hơn 1.500 m3/s. Sau khoảng 5 giờ xả lũ, nước từ sông tràn vào khu dân cư. Đến sáng nay, các thủy điện xả hơn 700 m3/s nên nước lũ bắt đầu rút xuống chậm.Đường Huỳnh Ngọc Huệ, thị trấn Ái Nghĩa, ngập hơn 0,5 m, giao thông tê liệt. Hai người ở xã Đại Hiệp, làm việc ở Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía bắc, sau ca trực phải lội nước về nhà.Đại Lộc là vùng thấp trũng của Quảng Nam, có 17 xã và một thị trấn. Tối 14/10, Thủy điện Đăk Mi 4, A Vương và Sông Bung nằm ở thượng nguồn sông Vu Gia điều tiết lũ xả về hạ du, lúc cao nhất hơn 1.500 m3/s. Sau khoảng 5 giờ xả lũ, nước từ sông tràn vào khu dân cư. Đến sáng nay, các thủy điện xả hơn 700 m3/s nên nước lũ bắt đầu rút xuống chậm.Tận dụng cầu cao, người dân đậu kín ôtô tránh lũ trên cầu Ái Nghĩa bắc qua sông Vu Gia. Tận dụng cầu cao, người dân đậu kín ôtô tránh lũ trên cầu Ái Nghĩa bắc qua sông Vu Gia. Nhà bên sông Vu Gia bị ngập 40 cm, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, thị trấn Ái Nghĩa nằm nghỉ trên giường để canh nước lên để chuyển tài sản tránh ngập. "Nước lũ tràn về gây nhà lúc 4h. Trong đêm tôi đã dọn đồ đạc đưa lên cao trú tránh nên không bị thiệt hại", ông nói và cho biết đợt lũ này là lần thứ hai trong năm, so với lần trước cao hơn đợt trước 10 cm.Nhà bên sông Vu Gia bị ngập 40 cm, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, thị trấn Ái Nghĩa nằm nghỉ trên giường để canh nước lên để chuyển tài sản tránh ngập. "Nước lũ tràn về gây nhà lúc 4h. Trong đêm tôi đã dọn đồ đạc đưa lên cao trú tránh nên không bị thiệt hại", ông nói và cho biết đợt lũ này là lần thứ hai trong năm, so với lần trước cao hơn đợt trước 10 cm.Một chuồng nuôi thỏ được kê cao tránh nước lũ.Sáng nay, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên đất liền các tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi. Cơ quan khí tượng dự báo, từ hôm nay đến hết ngày mai, khu vực từ phía nam Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi tiếp tục mưa, tâm mưa là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.Một chuồng nuôi thỏ được kê cao tránh nước lũ.Sáng nay, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên đất liền các tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi. Cơ quan khí tượng dự báo, từ hôm nay đến hết ngày mai, khu vực từ phía nam Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi tiếp tục mưa, tâm mưa là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Miền Trung luôn là nơi bị ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, thương lắm miền Trung ơi :'(( Cần Thơ nghỉ cả tuần nay vì nước ngập rồi. |
Tổng bí thư: Hoan nghênh cán bộ từ chức khi có khuyết điểm Sáng 15/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1 TP Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Hai Bà Trưng, Ba Đình và Đống Đa, trước kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.Sau khi lắng nghe ý kiến cử tri, Tổng bí thư đánh giá cả 7 ý kiến đều ngắn gọn, sâu sắc và sát thực tiễn. Tổ đại biểu sẽ tiếp thu đầy đủ và tổng hợp, báo cáo Quốc hội. Nhắc lại ý kiến cử tri về việc kiểm soát quyền lực, ông cho biết nội dung này sẽ tiếp tục được quan tâm nhiều hơn, bởi có quyền trong tay nhưng không ai giám sát sẽ "dẫn đến tự tung, tự tác, thậm chí bè cánh, móc ngoặc trở thành lợi ích nhóm, vô cùng nguy hiểm".Dẫn ví dụ xử lý một số cán bộ ở Hải Dương liên quan kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, Tổng bí thư cho biết không phải một người vi phạm mà nhiều người móc ngoặc với nhau, "từ Bí thư Tỉnh ủy cho đến chủ tịch tỉnh, cán bộ các cấp và còn móc với cán bộ trên trung ương"."Sắp tới cơ quan chức năng sẽ làm mấy vụ tồn từ lâu, thậm chí chạy trốn đi rồi nhưng tôi bảo không thể trốn được", Tổng bí thư nói, cho biết "không ai có thể bao che được những sai phạm đó vì sẽ xử lý cả người bao che".Theo Tổng bí thư, Trung ương mới có quy định để cán bộ thấy có khuyết điểm thì tự nhận và xin thôi. Khi tự xin từ chức thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định cho thôi. Ai có điều kiện, sức khỏe, trình độ, khả năng có thể tham gia vào công việc khác phù hợp thì có thể bố trí.Theo Tổng bí thư, quy định này là bước tiến trong công tác phòng chống tham nhũng, "không cần xử mà cho anh tự xử". Thực tế, tại hội nghị Trung ương 6 vừa qua, đã có mấy cán bộ xin tự thôi, Trung ương đồng ý và hoan nghênh tinh thần không làm được việc thì xin cho thôi, có thể chuyển sang làm việc khác thích hợp hơn.Trước đó, sau phiên khai mạc hội nghị Trung ương 6 khóa XIII sáng 3/10, Trung ương đã thảo luận và quyết định một số nội dung về công tác cán bộ. Trong đó, căn cứ quyết định hiện hành, ý kiến của các cơ quan liên quan và chủ trương của Bộ Chính trị về bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật; trên cơ sở đề nghị của cấp ủy, tổ chức đảng, ý kiến của các cơ quan chức năng và xem xét nguyện vọng của cán bộ; Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu quyết, thống nhất để ba Ủy viên Trung ương Đảng thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.Đó là các ông Nguyễn Thành Phong (Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương), Bùi Nhật Quang (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Huỳnh Tấn Việt (Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương). Trước đó, ba ông Phong, Quang, Việt đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo.Võ Hải |
Lũ chặt đứt đường ven biển, gây sạt lở ở Đà Nẵng Do ảnh hưởng của bão Sơn Ca, Đà Nẵng mưa đặc biệt lớn. Tại khu vực Suối Đá, quận Sơn Trà, từ 7h đến 22h ngày 14/10, lượng mưa lên đến 720 mm, gây sạt lở khu vực xung quanh. Đường Hoàng Sa dẫn lên bán đảo Sơn Trà, có một mương thoát nước dẫn từ Suối Đá ra biển, bị mưa lũ gây sạt lở, chỉ trơ lại dầm bê tông. Theo ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, đoạn đường này bị hư hỏng do lượng nước từ Suối Đá chảy xuống quá mạnh.Do ảnh hưởng của bão Sơn Ca, Đà Nẵng mưa đặc biệt lớn. Tại khu vực Suối Đá, quận Sơn Trà, từ 7h đến 22h ngày 14/10, lượng mưa lên đến 720 mm, gây sạt lở khu vực xung quanh. Đường Hoàng Sa dẫn lên bán đảo Sơn Trà, có một mương thoát nước dẫn từ Suối Đá ra biển, bị mưa lũ gây sạt lở, chỉ trơ lại dầm bê tông. Theo ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, đoạn đường này bị hư hỏng do lượng nước từ Suối Đá chảy xuống quá mạnh.Ở vỉa hè bên phải của cầu, hướng từ đường Hoàng Sa về Võ Nguyên Giáp, cũng bị mưa lũ chặt đứt toàn bộ hệ thống thoát nước, đường điện.Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi, đặc điểm mưa lũ là lên nhanh và rút rất nhanh ra biển. Đêm qua, toàn bộ 6 quận và huyện Hòa Vang bị ngập 0,5-1,5 m, có nơi ở quận Liên Chiểu gần 2 m, đến trưa nay còn một số khu vực ngập 0,5 m do nằm gần hồ điều hòa và vùng trũng thấp. Ở vỉa hè bên phải của cầu, hướng từ đường Hoàng Sa về Võ Nguyên Giáp, cũng bị mưa lũ chặt đứt toàn bộ hệ thống thoát nước, đường điện.Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi, đặc điểm mưa lũ là lên nhanh và rút rất nhanh ra biển. Đêm qua, toàn bộ 6 quận và huyện Hòa Vang bị ngập 0,5-1,5 m, có nơi ở quận Liên Chiểu gần 2 m, đến trưa nay còn một số khu vực ngập 0,5 m do nằm gần hồ điều hòa và vùng trũng thấp. Đoạn cuối đường ven biển Lương Hữu Khánh, tiếp giáp với đoạn đường Hoàng Sa, cũng bị sạt lở nặng nề, lũ cuốn cả một vệt đường dài, gần đến tường nhà dân.Đoạn cuối đường ven biển Lương Hữu Khánh, tiếp giáp với đoạn đường Hoàng Sa, cũng bị sạt lở nặng nề, lũ cuốn cả một vệt đường dài, gần đến tường nhà dân.Cầu Trần Quang Khải dẫn lên trạm xá quân y và nhà máy nước Sơn Trà bị lũ cuốn gây sạt lở. Con đường phía trước trạm xử lý nước Sơn Trà cũng bị nước lũ từ trên núi đổ xuống cuốn phăng một đoạn.Cầu Trần Quang Khải dẫn lên trạm xá quân y và nhà máy nước Sơn Trà bị lũ cuốn gây sạt lở. Con đường phía trước trạm xử lý nước Sơn Trà cũng bị nước lũ từ trên núi đổ xuống cuốn phăng một đoạn.Một đoạn đường ven bán đảo Sơn Trà bị sạt lở, đất bị cuốn phăng tạo thành hàm ếch lớn.Một đoạn đường ven bán đảo Sơn Trà bị sạt lở, đất bị cuốn phăng tạo thành hàm ếch lớn.Lực lượng chức năng huy động nhiều xe múc cỡ lớn để khai thông tuyến đường lên bán đảo Sơn Trà.Lực lượng chức năng huy động nhiều xe múc cỡ lớn để khai thông tuyến đường lên bán đảo Sơn Trà.Nhân viên Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà, dân quân và cán bộ phường Thọ Quang phải dựng rào chắn, ngăn không cho người dân đi lên bán đảo Sơn Trà bị sạt lở.Chiều nay, UBND TP Đà Nẵng sẽ có đánh giá tổng thể thiệt hại. Hiện tại, cơ quan chức năng ghi nhận có ít nhất 4 người tử vong, do đuối nước và tai nạn trong mưa lũ.Nhân viên Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà, dân quân và cán bộ phường Thọ Quang phải dựng rào chắn, ngăn không cho người dân đi lên bán đảo Sơn Trà bị sạt lở.Chiều nay, UBND TP Đà Nẵng sẽ có đánh giá tổng thể thiệt hại. Hiện tại, cơ quan chức năng ghi nhận có ít nhất 4 người tử vong, do đuối nước và tai nạn trong mưa lũ. Khủng khiếp quá, đuối nước tại nhà, chia buồn cùng người thân những nạn nhân không may mắn! Đau lòng. Xin chia buồn cùng Đà Nẵng Thấy lũ lụt hoành hành trên quê mẹCon thấy lòng đau xót quá mẹ ơiTìm cái ăn, phải vất vưởng xứ ngườiĐêm trăn trở dưới đường đèn vàng vọtQua bao năm, con tha phương cầu thựcXa đói nghèo và lánh hẳn bão giôngNhìn về quê, nay nghe dậy bão lòngÔi thương lắm bao người nơi chốn cũ! cảm ơn đội cứu hộ và những ng đã giúp đỡ nhau trong hoạn nạn Nhà mình ở đường Trưng Nữ Vương, nước lên nhanh ko kịp trở tay. 17h chiều lội nước ngập gần tới bụng ra trường dẫn con về, may về nhà an toàn chứ nước càng lúc càng dâng cao. ở những vùng thường xuyên lũ lụt bão, nên trang bị kiến thức sinh tồn.Lúc bão lũ không nên chốt cửa khi nước bắt đầu tràn vào nhà,vì nếu khóa cửa ko cứu hộ được,kể cả khép nhưng nước ngập họ cũng ko mở nổi cánh cửa ra đâu,làm gi có trộm đâu mà khóa ?Sợ nước trôi đồ thì làm cái lưới mỏng quấn ngang cửa là xong.Đèn pin cầm tay rất vướng khi chạy lụt,nên mua đèn đeo trên đầu.Cần đeo còi lỡ rơi xuống nước trời tối thổi lên để cứu hộ biết.Phải chuẩn bị kết phao bằng gỗ, chuối,can,,làm cọc neo buộc gần nóc nhà khi cần thiết chui lên bám vào đó chờ cứu hộ.Và thật sự nên di tản khi ở nhà cấp 4 dự báo mưa rất to và lâu trên 100ml.Nếu có điều kiện nên làm nhà nổi vài mét thả sẵn trên nóc trần nhà, nước lên thì nhà nổi.Tôi nghĩ những điều nêu trên không quá khả năng,chỉ cần mọi người chuẩn bị tốt trước đi là sẽ giảm thiệt hại bản thân và gia đình mình.Trận lụt hôm qua rất nhiều nhà đã không chuẩn bị kĩ. Thương bà con miền Trung cực khổ trăm bề, năm nay phải hứng chịu thời tiết cực đoan và nhiều thiên tai nặng nề quá, vừa gặp phải cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm, nay lại bị mưa lớn ngập lụt chưa từng có trong lịch sử. Nhà cửa bị bão tàn phá còn chưa sửa xong, bây giờ đồ đạc tài sản lại ngập nước hư hỏng hết rồi...buồn quá :( CỐ LÊN ĐÀ NẴNG QUÊ TÔI ƠI Đã có mất mát đến người thật buồn, chỉ mưa thêm 1h nữa chắc tôi cung Đưa mẹ và các cháu đi qua Nhà xóm ( dù ở trung tâm và có gác nhưng không có đường thoát ra )xin chia buồn cùng gia đình Xin chia buồn với gia đình các nạn nhân. Thật đau xót. Xin chia buồn với các nạn nhân và người nhà ạ. Thương bà con miền Trung quá, năm nào cũng oằn mình gánh mưa lũ :( Thương tâm quá, sáng đọc mà chảy nước mắt. Thương quá miền trung của tui Khổ thân người dân ở các tỉnh miền trung, đặc biệt là Quảng Nam Đà Nẵng lúc này. Chia buồn cùng người thân của các nạn nhân không được may mắn... nỗi khổ của mỗi người, thật thương xót! Cầu mong tất cả mọi người được bình yên. |
Đề xuất bảo hiểm y tế thanh toán phí sàng lọc ung thư Tại hội nghị Thủ tướng đối thoại với phụ nữ Việt Nam sáng 15/10, bà Trần Thị Huyền Thương, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Trung Nghĩa (Hưng Yên), nêu vấn đề các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ có mối liên quan với chức năng sinh sản, duy trì nòi giống. Khả năng chi trả điều trị của các gia đình và phụ nữ mắc ung thư gặp rất nhiều khó khăn. Nếu họ được khám, tầm soát sớm, có thể sẽ giúp quá trình điều trị tốt hơn, cũng như giảm chi phí cho bệnh nhân.Tuy nhiên, các chi phí sàng lọc sớm một số bệnh của phụ nữ như ung thư vú, ung thư cổ tử cung... không thuộc phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế. Vì vậy, bà Huyền Thương đề nghị Chính phủ đưa chi phí tầm soát một số bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ vào danh mục chi trả của bảo hiểm y tế, góp phần bảo đảm mục tiêu về công tác y tế dự phòng.Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, nếu có sức khỏe tốt thì mới đạt được mục tiêu phát triển phụ nữ, "sức khỏe là vốn quý nhất của con người". Thời gian qua, nhiều chính sách được ban hành để ưu tiên chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em gái. Bà Lan đồng tình nếu phòng bệnh tốt thì các chi phí khám, chữa, điều trị bệnh "sẽ rẻ hơn rất nhiều".Giữa tháng 8, Chính phủ ban hành Nghị quyết bổ sung một số loại vaccine vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Theo đó, từ năm 2026, trẻ em gái sẽ được tiêm phòng ung thư cổ tử cung miễn phí. "Nguồn ngân sách để thực hiện việc này rất lớn, thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ của Chính phủ dành cho chăm sóc phụ nữ, trẻ em gái", bà Lan nói và nêu thêm, chi hội phụ nữ các cấp cũng tập trung trong khám, sàng lọc ung thư cho phụ nữ.Hiện Bảo hiểm y tế chi trả phí khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, chăm sóc thai sản định kỳ và sinh con. Chính phủ đang giao Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, nhằm mở rộng hơn phạm vi quyền lợi của người tham gia; hướng tới mục tiêu thanh toán phí sàng lọc một số loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, như bà Huyền Thương nêu.Tại hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết công tác bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ luôn được quan tâm. Tỷ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt tham gia cơ quan Nhà nước ở Trung ương đạt 23%; cấp tỉnh 38%; cấp huyện 40%.Tuy nhiên, Bộ trưởng Trà thừa nhận với một số chỉ tiêu như 60% cơ quan hành chính nhà nước có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ thì chưa đạt được. Để đạt mục tiêu này, bà Trà nêu nhiều giải pháp, như tổng rà soát thể chế, cơ chế, chính sách. Các cấp chính quyền nâng cao trách nhiệm, phấn đấu đạt mục tiêu 60% cơ quan hành chính nhà nước có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ năm 2025.Bộ trưởng Trà chia sẻ mong muốn phụ nữ Việt Nam sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức, nỗ lực học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức, cũng như tự tin, bản lĩnh hoàn thành nhiệm vụ. "Đó là những căn cứ rất quan trọng để đảm bảo được tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo và giữ chức vụ chủ chốt", bà Trà nói. Mở rộng phạm vị bảo hiểm là rất tốt, còn ung thư thì không kể nam hay nữ, già hay trẻ. Nữ có một số ung thư khác nam giới, nam cũng có một số ung thư khác nữ giới. Vấn đề là loại ung thư nào được liệt kê danh mục được bảo hiểm? BH cùng chi trả bao nhiêu %? Quá đúng và chính xác chính sách bảo hiểm vẫn còn nhiều hạn chế với người mua.nên mở rộng sàng lọc với cả nam và nữ và tất cả các lứa tuổi Đã gọi là bảo hiểm, thì cứ ra viện khám hay điều trị, thì được hưởng quyền lợi, sao lại phân chia là sao, Quá hợp lý. Tiện thể mình đề xuất luôn là 1 năm 1 lần khám sàng lọc miễn phí cho phụ nữ trên 40 tuổi. Thật tuyệt vời Nên mở rộng phạm vi các danh mục được khám miễn phí bảo hiểm cho bệnh nhân. Tầm soát bệnh gì cũng nên đc bảo hiểm chi trả.Vì nếu biết sớm tiền chữa trị thấp hơn nhiều Chính sách nào có lợi cho dân thì cứ làm , không ai phản đối đâu. Tôi yêu Tổ Quốc tôi. Quá hay! Tăng phí cũng được nhưng hãy làm cho cái thẻ nó hữu ích hơn đi. Nên phát triển mạnh y tế tuyến huyện , người nghèo sẻ bớt khổ hơn tôi ủng hộ luôn. tốt Cho các chị các mẹ. em. 1 ý tưởng rất nhăn văn ạ, nhưng còn rất nhiều đối tượng như ung thư máu ở trẻ em, tim bẩm sinh ở trẻ em, ung thư ở đối tượng chính sách,... Đúng vậy. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.Mong Bộ Y Tế xúc tiến việc này từ khâu sàng lọc và khám sức khỏe định kỳ đến khâu dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe, an toàn trong sản xuất và sử dụng thực phẩm, phát huy việc sử dụng thuốc nam (người Việt dùng thuốc Việt) đến mọi người dân.Đặc biệt là tập trung đầu tư vào cải tạo y tế tuyến dưới (làng, xã, huyện lị) để giảm bớt gánh nặng chữa bệnh cho tuyến trung ương.Lấy tuyến xã phường làm mũi nhọn để đi ngược lại với những gì người dân đang sử dụng dịch vụ y tế ở Việt Nam một cách thụ động khi có bệnh mới lo đi chữa. |
Nghiên cứu ghi danh áo dài là văn hóa phi vật thể quốc gia Sáng 15/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với phụ nữ Việt Nam, chủ đề Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội. Hội nghị có hơn 300 đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Nội và 5.000 cán bộ, hội viên phụ nữ, nữ doanh nhân, trí thức, lực lượng vũ trang tham dự trực tuyến tại các địa phương.Đặt câu hỏi với Thủ tướng, bà Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Công ty May SH (Thừa Thiên Huế), đề nghị người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo cơ quan chức năng tích cực triển khai thủ tục để công nhận và ghi danh áo dài Việt Nam là văn hóa phi vật thể quốc gia.Trả lời, Thủ tướng cho rằng áo dài giản dị, chi phí vừa phải, phù hợp. Áo dài tôn vinh lên rất nhiều vẻ đẹp của phụ nữ, được lựa chọn trong các dịp quan trọng. Vì vậy, áo dài "rất xứng đáng được ghi danh, tôn vinh trong nền văn hóa Việt Nam".Theo Thủ tướng, nhiều khách nữ quốc tế đến Việt Nam cũng lựa chọn áo dài. Vì vậy, ông yêu cầu, nếu các quy định của pháp luật không phù hợp thì cần nghiên cứu, sửa đổi để phù hợp với thực tiễn và lòng dân. "Vướng thể chế thì gỡ thể chế, nếu vướng thủ tục thì gỡ thủ tục", Thủ tướng chỉ đạo.GS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, đặt câu hỏi về giải pháp thu hút và sử dụng nhà khoa học nữ tham gia tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.Thủ tướng trả lời, với thiên chức của mình, phụ nữ có vai trò người mẹ, người vợ, người bà trong gia đình. Vì vậy họ có những khó khăn, nhọc nhằn, vất vả hơn khi nghiên cứu khoa học. Do đó, ngoài chính sách chung, cần suy nghĩ thêm chính sách riêng cho họ. Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị liên quan rà soát, đề xuất cơ chế khuyến khích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực này, với các tiêu chí cụ thể."Chúng ta tránh phân biệt đối xử, nhưng nếu phụ nữ khó khăn, nhọc nhằn hơn thì phải có chính sách riêng để họ đỡ khó khăn, nhọc nhằn, thế mới là bình đẳng", Thủ tướng nói.Trước băn khoăn của PGS Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn Kova, về những giải pháp để Việt Nam phát triển hơn nữa, Thủ tướng nêu rõ, đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc là mục tiêu cao nhất của Đảng, Nhà nước.Việt Nam trải qua gần một thế kỷ vật lộn với chiến tranh để giành lại độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất Tổ quốc, sau đó là nhiều năm cấm vận. Nhưng sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, "đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay".Quy mô nền kinh tế đất nước từ 4 tỷ USD khi bắt đầu đổi mới tăng lên 400 tỷ USD trong năm nay, tức là tăng 100 lần; thu nhập bình quân đầu người khoảng 4.000 USD. Trong điều kiện thế giới khó khăn vừa qua, Việt Nam vẫn giữ ổn định kinh tế, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, đó là nền tảng để đất nước vươn lên.Theo Thủ tướng, những ý kiến của PGS Nguyễn Thị Hòe cho thấy sự trăn trở, băn khoăn, lo lắng đầy trách nhiệm trước sự phát triển của đất nước. Đây cũng là suy nghĩ của nhiều người. "Chúng ta phải cố gắng hơn nữa để những băn khoăn đó giảm bớt đi và đến lúc nào đó không còn nữa. Chúng ta tin tưởng rằng sẽ làm được", Thủ tướng nói.Sau khi cùng lãnh đạo bộ ngành giải đáp nhiều câu hỏi của đại biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, qua cuộc đối thoại bản thân ông học hỏi được nhiều điều, có thêm thông tin cho việc chỉ đạo, điều hành.Thủ tướng nhấn mạnh, mỗi phụ nữ Việt Nam là bông hoa đẹp, lan tỏa tình yêu thương, nhân ái, ấm áp, khát vọng cống hiến trong gia đình và xã hội. Hình ảnh người mẹ là biểu tượng cao đẹp nhất của phụ nữ Việt Nam, người nuôi dưỡng, dẫn dắt cảm xúc, hành động và là tượng đài của mỗi người. Họ là biểu tượng của đức hi sinh, hiền hậu, đảm đang.Hai năm chống Covid-19, phụ nữ có nhiều vất vả, hi sinh, lo toan, nhọc nhằn. Họ vừa gánh vác vai trò trong gia đình, vừa đóng góp xây dựng đất nước."Khi nói đến phụ nữ người ta hay gọi là phái yếu bởi sự tinh tế, dịu dàng, nhẹ nhàng và hiền hậu... Nhưng ẩn sâu trong sự yếu đuối đó, tôi muốn nhấn mạnh sức mạnh mềm của sự kiên cường, bền bỉ, dẻo dai, khả năng chống chịu và vượt qua khó khăn của phụ nữ", Thủ tướng chia sẻ.Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng định kiến giới và những rào cản về văn hóa, chính sách đang ảnh hưởng đến sự phát triển của phụ nữ. Nhiều phụ nữ nghèo gặp khó khăn khi tiếp cận kiến thức, đào tạo nghề, thiếu vốn sản xuất. Nhiều người làm việc trong khu kinh tế phi chính thức đối mặt rủi ro, thiếu an toàn, khó khăn về nhà ở. Trẻ em thiếu trường học."Chúng ta vẫn nghe đến những câu chuyện đau lòng khi bé gái bị xâm hại hoặc phụ nữ bị bạo lực gia đình, tuy không phổ biến nhưng vẫn còn", Thủ tướng nêu thực trạng.Vì vậy, Chính phủ sẽ nghiên cứu chính sách đảm bảo an sinh cho phụ nữ, nhất là nhóm đặc thù, làm việc trong khu công nghiệp; trong đó có chính sách về lao động, đào tạo, bảo hiểm, nhà ở, trường học. Thủ tướng yêu cầu các đơn vị chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, để họ có điều kiện làm tốt vai trò công dân, người lao động, người mẹ, người vợ, người bà, người thầy đầu tiên của con. ủng hộ nghiên cứu này, k phải mình người VN mà khen, nhưng trang phục áo thì quá tuyệt, vừa kín đáo vừa tôn lên vẻ đẹp phụ nữ. Quái, người ta không hiểu phi vật thể là như thế nào. Cái áo dài là một vật thể mắt thấy, tay sờ được sao lại phi vật thể? vật thể rõ ràng sao thành phi vật thể đc Áo dài là sản phẩm hữu hình thì ghi nhận đó là di sản văn hoá chứ sao lại là văn hoá phi vật thể được nhỉ? Tôi cũng không hiểu định nghĩa về phi vật thể Có phải em mang trong áo bayHai phần gió thổi một phần mâyHay là em gói mây lên áo?Rồi thở cho tà áo trắng bay...- Thơ: Nguyên Sa Rất thích phụ nữ VN mặc áo dài truyền thống, mình cũng ủng hộ nước nhà ghi danh áo dài là văn hóa phi vật thể. Công ước 2003 của UNESCO bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới. (Nguồn wikipedia) |
Cảnh sát vượt lũ đưa sản phụ đi đẻ 3h30 ngày 15/10, chị Ngọc, 24 tuổi, trú xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, trở dạ. Do trời mưa lớn, người nhà vẫy ôtô tải cỡ nhỏ nhờ chở chị Ngọc đến Bệnh viện Trung ương Huế. Đến đoạn qua xã Lộc Bổn, nước ngập bánh xe, ôtô tải không thể chạy tiếp.Thời điểm trên, tổ công tác của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Thừa Thiên Huế) đang làm nhiệm vụ tại khu vực này đã dùng xe chuyên dụng chở chị Ngọc di chuyển qua đoạn đường ngập.Lịch trình ban đầu là đến Bệnh viện Trung ương Huế đóng tại TP Huế. Tuy nhiên, do quốc lộ 1 nước ngập sâu xấp xỉ nửa mét, chạy được hơn 12 km, đến thị xã Hương Thủy thấy nước lũ bủa vây, tổ công tác đã liên hệ với Trung tâm Y tế thị xã Hương Thủy để đưa sản phụ vào sinh nở.Hơn 4h30 cùng ngày, chị Ngọc sinh được bé trai nặng 3,5 kg. Sức khỏe mẹ và con hiện ổn định, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.Một cảnh sát giao thông chia sẻ, khi thấy chị Ngọc đau quặn thắt từng cơn thì rất lo lắng. Sau khi trấn an người nhà, anh báo cho chỉ huy để lên phương án hỗ trợ. "Chúng tôi rất vui khi thấy mẹ tròn con vuông", cán bộ cho hay.Đại diện gia đình chị Ngọc nói trong tình thế bị nước lũ bủa vây đã nghĩ tới điều bất trắc, may mắn được cảnh sát giao thông trợ giúp kịp thời.Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca đi vào Đà Nẵng - Quảng Nam rạng sáng nay, hoàn lưu trước và trong bão gây mưa diện rộng từ Quảng Trị tới Quảng Nam. Trong đó tâm mưa là Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế.Từ 0h ngày 14/10 đến 3h ngày 15/10, lượng mưa trung bình ở Thừa Thiên Huế 400-550 mm, một số nơi cao hơn như: Thủy Yên 735 mm; Khe Tre 710 mm, Lộc Tiến 620 mm, Hương Sơn 590 mm, Truồi 560 mm..., gây ngập cục bộ TP Huế và vùng phụ cận. Chẳng biết tôi có phải người hay lo xa không,nên đôi khi đưa ra những cái lo xa khác người khiến có thể mọi người không thích.Nhưng tôi có ý kiến rằng,trừ lốc soáy và động đất ra,còn thời đại bây giờ công nghệ thông tin rất tốt,bão và mưa lớn thường được báo trước khá là sớm, vậy những ai có thai gần ngày dự sinh(sinh có hạn mà)thì nên thu xếp đi viện sản trước giờ bão mưa,xin vào nằm trong viện chờ cho yên tâm(trước 1 vài ngày có sao đâu,nhiều người nằm chờ cả chục ngày ấy)Điều này rất hữu ích cho các bạn sắp sinh nếu gặp phải bão mưa như này cần có kĩ năng chuẩn bị cho mẹ con chu đáo,để bão vào mới đi trong mưa lớn tôi cho rằng các bạn đã rất chủ quan.Các bạn cần tính trước cả vấn đề tâm lí áp lực khiến chưa sinh mà phải sinh vì sợ hãi khi thấy bão to, mưa lớn, nước dâng nữa nhé. Hành động đẹp Dự đoán em bé tên là : Sơn Ca hihi Rất hoan nghênh tinh thần cứu người của các đ/c cảnh sát và cách xử lý kịp thời, hiệu quả. Song cũng đáng trách gia đình sản phụ sắp đến ngày sinh mà không lo vào viện trước 1-2 hôm trong khi biết bão lũ đang đến. Đặt tên con là Hoài Bão luôn :') :') :') |
Bốn người chết trong đêm mưa ngập ở Đà Nẵng Báo cáo Thành ủy Đà Nẵng sáng 15/10, ông Phan Văn Dũng, Phó giám đốc Công an thành phố, cho biết bốn nạn nhân gồm: Sinh viên quê Quảng Bình bị đuối nước tại đường Mẹ Suốt; người đàn ông 58 tuổi chết đuối khi đi đánh cá; một phụ nữ ở đường Trưng Nữ Vương đuối nước tại nhà và cán bộ công an phường Thọ Quang gặp tai nạn giao thông, tử vong trên đường đi cấp cứu.Hoàn lưu bão Sơn Ca gây mưa đặc biệt lớn ở Đà Nẵng. Từ 19h ngày 13/10 đến 6h sáng 15/10, mưa tại Sơn Trà 775 mm; Thanh Khê 610 mm; Hải Châu 520 mm; Ngũ Hành Sơn 450 mm. Cá biệt trạm Suối Đá chỉ từ 7h đến 22h hôm qua đã 720 mm. Tất cả 6 quận và huyện Hòa Vang bị ngập, sâu nhất là Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ, khoảng 0,5-1,5 m.Tại quận Cẩm Lệ, toàn bộ 6 phường ngập từ 0,6 đến 1,5 m, chỗ sâu nhất 2 m. Ban chỉ huy quân sự quận phải điều xe đặc chủng, xe múc chuyên dụng hỗ trợ tiếp cận nơi ngập sâu, sơ tán 100 hộ dân tới nơi an toàn. 8 người dân đi đường bị nước cuốn được cứu hộ kịp thời.Lực lượng cứu hộ quận Thanh Khê phải đưa thuyền thúng, thuyền phao vào khu trũng thấp Khe Cạn đưa người dân ra ngoài. Nhiều tuyến đường lên bán đảo Sơn Trà bị sạt lở, chính quyền hướng dẫn du khách đến chùa Linh Ứng trú tránh.Sáng nay, mưa đã ngừng, nước rút dần trên các tuyến đường từ trung tâm đến ngoại ô, song nhiều nơi vẫn ngập gần một mét. Tại hẻm 96 Điện Biên Phủ và khu dân cư đường Hà Huy Tập (đoạn từ Điện Biên Phủ về Huỳnh Ngọc Huệ), người dân chỉ có thể lội nước đi lại.Thành phố ghi nhận 2.524 trạm biến áp bị mất điện, ảnh hưởng tới hơn 200.000 hộ dân. Hiện hơn 71.000 hộ dân đã có điện trở lại, số còn lại phần lớn ở quận Sơn Trà, một phần ở quận Hải Châu, Thanh Khê và Hòa Vang vẫn mất điện.Các hầm khu chung cư đã được bơm nước ra ngoài. Thiệt hại đang được thống kê, trong đó có thể nhìn thấy hàng trăm ôtô, xe máy hư hỏng vì ngập nước, nằm la liệt trên đường chờ đưa đi sửa.>>Đà Nẵng ngập một mét, nhiều người dân kêu cứuBà Nguyễn Thị Êm, 51 tuổi, trú Khe Cạn, quận Thanh Khê, nói đêm qua "tưởng mình đã chết" vì nước ngập 2 m, ba mẹ con ngồi trên gác lửng. May mắn đến 3h nước bắt đầu rút.Khu vực Khe Cạn thấp trũng đêm qua có hàng chục người mắc kẹt. Nước ngập vào nhà 2 m, chảy xiết, không thể bơi ra ngoài mở cửa để báo cho lực lượng cứu hộ bên ngoài. Có nhà dân phải phá tường, đưa vợ và ba con, cháu nhỏ nhất 5 tuổi, ra ngoài để lực lượng cứu hộ đưa phao vào chuyển đến trường tiểu học Lê Văn Tám trú tạm. Sáng nay, nước vẫn ngập ngoài hẻm đến nửa bắp chân.Dự báo hôm nay và ngày mai, Đà Nẵng tiếp tục mưa 80-150 mm, có nơi trên 220 mm. Các sông trên địa bàn sẽ xuất hiện đợt lũ với đỉnh lên báo động 3, mức cao nhất. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp ven sông và khu đô thị.Tại Quảng Nam, lúc 9h ngày 15/10, nước lũ tràn về khiến phía sau nhà anh Hồ Xuân Thơ, xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc, ngập hơn một mét. Cửa sau ngôi nhà không đóng nên con trai anh Thơ hơn 2 tuổi đi ra chơi, ngã xuống nước tử vong.Ngập lụt ở Quảng Nam tập trung tại huyện rốn lũ Đại Lộc, nơi ghi nhận lượng mưa từ 19h ngày 14/10 đến 5h ngày 15/10 khoảng 150-200 mm. Nước lũ trên sông Vu Gia đã đạt đỉnh 9,12 m, trên báo động 3 là 12 cm khiến hàng nghìn ngôi nhà vùng thấp trũng ngập 0,2-1 m.Đến trưa nay, trời tạnh ráo, nước lũ rút chậm, vì các thủy điện thượng nguồn điều tiết nước xuống sông Vu Gia.Tại Quảng Trị, lượng mưa hôm qua phổ biến 100-250 mm, một số nơi cao hơn như Mỹ Chánh 320 mm, A Bung 370 mm, Tà Rụt 370 mm, đập thủy điện La Tó 420 mm. Hiện, lũ trên sông Ô Lâu, Thạch Hãn lên báo động 2-3. Tỉnh đã di dời 161 hộ dân với 560 người, chủ yếu ở huyện Đakrông, Hướng Hóa và Hải Lăng.Ông Thái Ngọc Châu, Chủ tịch huyện Đakrông, cho hay mưa to, nước lên nhanh khiến cầu tràn vào 6 xã bị ngập, chia cắt. Từ tối 14 đến sáng 15/10, huyện đã di dời 150 hộ dân ở vùng thấp trũng đến nơi an toàn. Nhà chức trách tiếp tục sơ tán các hộ dân ở vùng xung yếu. Đường Hồ Chí Minh qua Đakrông bị ngập tại Km13 và Km23 0,5-1 m, không thể lưu thông.Chủ tịch huyện Hải Lăng Lê Đức Thịnh cho biết, nhiều tuyến đường thuộc các xã Hải Phong, Hải Sơn bị ngập sâu 0,8-1 m, ảnh hưởng tới 620 hộ dân. Toàn huyện đưa 184 hộ dân sơ tán tại chỗ. Trong ngày 15/10, huyện dự kiến sơ tán hơn 1.800 hộ dân đến nơi an toàn. Nhà chức trách khuyến cáo người dân hạn chế tham gia giao thông tại các tỉnh lộ 582 qua xã Hải Định, 584 đi qua xã Hải Trường, đường liên xã Hải Sơn - Hải Phong...Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca đã đi vào Đà Nẵng - Quảng Nam lúc 4h sáng nay. Hoàn lưu trước và trong bão gây mưa to cho các tỉnh thành từ Quảng Trị đến Quảng Nam mưa lớn, trọng tâm là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, nhiều nơi vượt 700 mm trong 24 giờ.Dự báo hôm nay và ngày mai, các tỉnh từ Quảng Trị tới Quảng Nam tiếp tục mưa. Lũ trên sông Bồ tại Phú Ốc, Thừa Thiên Huế, có khả năng lên 5,1 m, trên báo động 3 là 0,6 m. Lũ trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa, Quảng Nam, có khả năng đạt đỉnh 9,2 m, trên báo động 3 là 0,2 m, sau đó xuống.Nhóm phóng viên Khủng khiếp quá, đuối nước tại nhà, chia buồn cùng người thân những nạn nhân không may mắn! Đau lòng. Xin chia buồn cùng Đà Nẵng Thấy lũ lụt hoành hành trên quê mẹCon thấy lòng đau xót quá mẹ ơiTìm cái ăn, phải vất vưởng xứ ngườiĐêm trăn trở dưới đường đèn vàng vọtQua bao năm, con tha phương cầu thựcXa đói nghèo và lánh hẳn bão giôngNhìn về quê, nay nghe dậy bão lòngÔi thương lắm bao người nơi chốn cũ! cảm ơn đội cứu hộ và những ng đã giúp đỡ nhau trong hoạn nạn Nhà mình ở đường Trưng Nữ Vương, nước lên nhanh ko kịp trở tay. 17h chiều lội nước ngập gần tới bụng ra trường dẫn con về, may về nhà an toàn chứ nước càng lúc càng dâng cao. ở những vùng thường xuyên lũ lụt bão, nên trang bị kiến thức sinh tồn.Lúc bão lũ không nên chốt cửa khi nước bắt đầu tràn vào nhà,vì nếu khóa cửa ko cứu hộ được,kể cả khép nhưng nước ngập họ cũng ko mở nổi cánh cửa ra đâu,làm gi có trộm đâu mà khóa ?Sợ nước trôi đồ thì làm cái lưới mỏng quấn ngang cửa là xong.Đèn pin cầm tay rất vướng khi chạy lụt,nên mua đèn đeo trên đầu.Cần đeo còi lỡ rơi xuống nước trời tối thổi lên để cứu hộ biết.Phải chuẩn bị kết phao bằng gỗ, chuối,can,,làm cọc neo buộc gần nóc nhà khi cần thiết chui lên bám vào đó chờ cứu hộ.Và thật sự nên di tản khi ở nhà cấp 4 dự báo mưa rất to và lâu trên 100ml.Nếu có điều kiện nên làm nhà nổi vài mét thả sẵn trên nóc trần nhà, nước lên thì nhà nổi.Tôi nghĩ những điều nêu trên không quá khả năng,chỉ cần mọi người chuẩn bị tốt trước đi là sẽ giảm thiệt hại bản thân và gia đình mình.Trận lụt hôm qua rất nhiều nhà đã không chuẩn bị kĩ. Thương bà con miền Trung cực khổ trăm bề, năm nay phải hứng chịu thời tiết cực đoan và nhiều thiên tai nặng nề quá, vừa gặp phải cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm, nay lại bị mưa lớn ngập lụt chưa từng có trong lịch sử. Nhà cửa bị bão tàn phá còn chưa sửa xong, bây giờ đồ đạc tài sản lại ngập nước hư hỏng hết rồi...buồn quá :( CỐ LÊN ĐÀ NẴNG QUÊ TÔI ƠI Đã có mất mát đến người thật buồn, chỉ mưa thêm 1h nữa chắc tôi cung Đưa mẹ và các cháu đi qua Nhà xóm ( dù ở trung tâm và có gác nhưng không có đường thoát ra )xin chia buồn cùng gia đình Xin chia buồn với gia đình các nạn nhân. Thật đau xót. Xin chia buồn với các nạn nhân và người nhà ạ. Thương bà con miền Trung quá, năm nào cũng oằn mình gánh mưa lũ :( Thương tâm quá, sáng đọc mà chảy nước mắt. Thương quá miền trung của tui Khổ thân người dân ở các tỉnh miền trung, đặc biệt là Quảng Nam Đà Nẵng lúc này. Chia buồn cùng người thân của các nạn nhân không được may mắn... nỗi khổ của mỗi người, thật thương xót! Cầu mong tất cả mọi người được bình yên. |
Giám đốc CDC Đăk Nông bị cảnh cáo Theo quyết định kỷ luật được Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đăk Nông công bố ngày 15/10, ông Thành bị xác định thực hiện không đúng quy định đấu thầu các gói mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, kit xét nghiệm, thuốc phòng Covid -19 năm 2020-2021.Theo kết luận thanh tra, trong năm 2020-2021, CDC Đăk Nông mua sắm 22 gói thầu hóa chất, sinh phẩm. Trong đó, có 4 gói thầu của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, với 1.502 kit test giá hơn 743 triệu đồng. Trình tự, thủ tục mua sắm 4 gói thầu này có một số vi phạm như: chưa công khai kết quả chỉ định thầu, chỉ định thầu những công ty chưa có kinh nghiệm tư vấn, thẩm định...Liên quan đến vi phạm mua sắm kit test, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đăk Nông cũng kỷ luật khiển trách ông Võ Quang Hợp, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế và Đảng ủy Sở Y tế nhiệm kỳ 2015-2020, và 2020-2025.Hơn 7 tháng qua, từ khi vụ án Việt Á bị phanh phui, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và công an các địa phương đã khởi tố hơn 90 người.Ngọc Oanh |
Dễ có 'cú sốc' chính sách khi giảm mức hưởng BHXH một lần Tại cuộc họp mới đây của Ủy ban Xã hội Quốc hội, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nói sắp tới khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tính kỹ phương án nhận trợ cấp một lần. Trong đó, cần tính phương án lao động chỉ rút phần mình đóng vào quỹ BHXH, tức 8% (so với lương), còn phần của người sử dụng lao động đóng, chiếm 14% sẽ để lại quỹ và sử dụng theo nguyên tắc sẻ chia. Phương án này cũng được cơ quan BHXH một số địa phương nêu ra khi Ủy ban Xã hội Quốc hội giám sát hoạt động của quỹ.PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Nghiên cứu đời sống xã hội (Social Life), cho rằng cách thức chỉ cho người lao động rút BHXH một lần phần mình đóng sẽ đem lại tác dụng phụ. Bởi tập tính của đa số công nhân – chiếm số đông trong nhóm rút BHXH một lần, an toàn tức là "tiền phải ở trong túi", việc đóng vào quỹ bảo hiểm là khoản tiết kiệm họ có thể rút ra khi cần. Vì vậy mọi thay đổi chính sách liên quan khoản trợ cấp một lần đều rất nhạy cảm."Tôi chắc rằng thị trường sẽ có khủng hoảng nhất định nếu đề xuất giảm mức hưởng BHXH như trên được thông qua", ông Lộc nói. Sự xáo trộn có thể chia làm hai giai đoạn trước và sau khi chính sách có hiệu lực. Đầu tiên, sẽ có làn sóng ồ ạt rút một lần, sau đó lao động thỏa thuận với nhà máy ký các hợp đồng dịch vụ ngắn hạn, nhận hết phần đóng bảo hiểm vào lương. Điều này dẫn đến hệ lụy lao động phi chính thức tăng lên nhanh, khiến mọi nỗ lực xây dựng chính sách an sinh, thu hút lao động vào hệ thống BHXH lâu nay thất bại.Đồng quan điểm, ông Đoàn Sỹ Lợi, Giám đốc điều hành Công ty giày Chang Shuen ở Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp (Bình Dương), nói rằng theo quy định, doanh nghiệp phải tham gia BHXH bắt buộc để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Vì vậy việc tách bạch các khoản và giữ lại phần đóng của doanh nghiệp trong quỹ hưu trí, tử tuất là không hợp lý."Doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm đóng vào quỹ, không được thụ hưởng, nên việc gán số tiền đó của người sử dụng lao động đóng rồi giữ lại là ngược với quy định pháp luật", ông Lợi nói.Nhiều năm quản lý doanh nghiệp sản xuất, đau đầu với tình trạng công nhân liên tục nghỉ việc để rút BHXH một lần, ông Lợi cho rằng nguyên nhân không hẳn bởi khó khăn mà họ lo lắng chính sách thay đổi, lương hưu tính trung bình cả quá trình đóng rất thấp, không đủ duy trì cuộc sống."Nhiều người đóng bảo hiểm 19,5 năm còn nghỉ việc để rút một cục. Họ hoàn toàn không nghèo, chỉ là muốn tiền của mình được an toàn nhất", ông Lợi nói. Cho nên nếu luật sửa đổi theo hướng giảm mức hưởng BHXH một lần, nhiều công nhân sẽ chọn rút trước khi chính sách có hiệu lực, doanh nghiệp đối mặt xáo trộn nhân sự lớn.Tương tự, ông Lê Nhật Trường, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Pou Sung Việt Nam ở Khu công nghiệp Bàu Xéo (Đồng Nai), cho biết phương án giảm mức hưởng BHXH một lần, dù phần còn lại được sử dụng như thế nào thì người lao động vẫn xem đây là chính sách gây bất lợi với bản thân."Khi cảm thấy không an toàn với số tiền tích góp, công nhân đương nhiên sẽ rút trước khi chính sách được ban hành", ông Trường nói. Theo tìm hiểu của công đoàn Công ty Pou Sung, trong số những người nghỉ việc ở nhà máy để nhận trợ cấp một lần, chỉ 30% thực sự khó khăn, 20% rút theo phong trào, còn lại một nửa rút vì mơ hồ, thiếu niềm tin vào chính sách.Đặc biệt sau nhiều thay đổi khiến người lao động thấy "phần thiệt đang về mình" như tuổi hưu tăng, thời gian tham gia để được hưởng mức lương hưu tối đa kéo dài... thì việc giảm mức hưởng BHXH một lần sẽ là cú sốc khiến họ dễ rời đi.Nhiều năm nghiên cứu về BHXH, PGS.TS Giang Thanh Long, giảng viên cao cấp của Đại học Kinh tế Quốc dân, nói phương án chỉ cho người lao động rút BHXH một lần phần đóng của mình là chưa ổn. Trước mắt, những người đang lập lờ chưa biết nên tham gia tiếp hay rời đi, khi chính sách này ra đời họ nhận thấy đang bị thiệt, sẽ quyết định rút luôn.Tuy nhiên, cần hiểu vì sao chính sách phải hạn chế rút BHXH một lần. Khi tìm hiểu chính sách bảo hiểm ở các nước châu Âu, ông Long thấy những người rút BHXH một lần khi hết tuổi lao động hầu hết đều trở thành người cao tuổi nghèo, quay lại hưởng trợ cấp xã hội từ ngân sách. Lực lượng lao động lúc đó phải gánh áp lực lớn, đóng thuế nhiều hơn để có nguồn hỗ trợ nhóm không hưu trí.Trong khi đó theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh, đến năm 2035 trở thành quốc gia có dân số già. Khi đó, người đóng thuế càng ngày càng ít nhưng ngân sách phải chi nhiều hơn để lo cho những người đã nhận trợ cấp một lần và "đây là gánh nặng cực kỳ lớn".Ông Long cho biết có thể xem việc giữ lại 14% phần đóng của doanh nghiệp như một phương án để người lao động lựa chọn. Ngoài ra, chính sách cần minh bạch ngay từ đầu số tiền này sẽ được cộng dồn khi lao động quay lại hệ thống hoặc làm căn cứ để chi trả trợ cấp khi lao động đến tuổi hưu."Dù vậy phương án này sẽ nảy sinh thách thức là mức hưởng sẽ không cao, lương hưu không đủ sống và cuối cùng ngân sách vẫn phải bù", ông Long nói và cho rằng cách tốt nhất vẫn là khuyến khích lao động ở lại với hệ thống. Ngoài tăng hỗ trợ để hấp dẫn lao động, với người thu nhập thấp, ngân sách sẽ hỗ trợ một phần để đảm bảo mức đóng tối thiểu, khi về hưu khoản trợ cấp không quá thấp.Theo ông Lê Nhật Trường, để giữ lao động ở lại hệ thống cần điều chỉnh những bất cập để họ an tâm. Điều này sẽ tốt hơn việc ra các quy định nhằm hạn chế rút một lần. Vị cán bộ công đoàn lâu năm đề xuất nên quy định tuổi nghỉ hưu tối thiểu tương tự số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu. Ví dụ với công nhân trực tiếp sản xuất, nữ 55 tuổi được phép về hưu nhưng mức trợ cấp hưu trí thấp hơn người về hưu tuổi 60-62-65. Công nhân còn sức khỏe sẽ tiếp tục làm việc để đạt được mức hưởng tốt hơn."Cho người lao động một điểm tựa an toàn và dễ hướng đến còn hơn đặt mục tiêu quá khó khiến họ dễ bỏ cuộc", ông Trường nói. Quy định tuổi hưu 62 với nam (vào năm 2028) và nữ 60 (năm 2035) với công nhân trực tiếp sản xuất là thời gian rất dài khiến họ dễ bị tác động bởi bất kỳ sự điều chỉnh của chính sách.Lê Tuyết Ko thể lý giải kiểu 2/3 còn lại của doanh nghiệp đóng chứ ko phải người lao động đóng nên giữ lại. Phải hiểu thế này : công ty dự toán cho vị trí A là 10tr, nghĩa là tất cả mọi chi phí liên quan đến lương cho vị trí đó là 10tr, nếu ko phải đóng khoản bảo hiểm nào theo luật doanh nghiệp sẽ trả đủ cho NLĐ hẳn 10tr hàng tháng, nhưng vì đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định nên họ sẽ chỉ trả cho NLĐ khoảng 8tr, phần còn lại sẽ đóng vào bảo hiểm.Điều đó có nghĩa là tất cả tiền dù là trong quỹ BHXH cũng là của người lao động, là công sức lao động của họ chứ ko phải trên trời rơi xuống mà phải chia hay sẻ. Tôi nghĩ quyền lựa chọn chỉ rút BHXH 1 lần phần nên thuộc người lao động vì dù sao toàn bộ số tiền đóng BHXH là tài sản thuộc về người lao động, họ có quyền quyết định về tài sản của mình. Có chăng thì Quỹ BHXH nên linh hoạt, minh bạch và tăng cường thông tin để người dân hiểu biết, tin tưởng hơn! Tôi thực sự khó hiểu khi BHXH lên phương án giữ lại phần doanh nghiệp đóng cho NLĐ. Đã không cho rút thì không cho cho luôn. Làm gì mà nửa này nửa nọ? Tiền đó hoàn toàn là của NLĐ mà. NLĐ không đi làm thì sao doanh nghiệp phải hỗ trợ đóng BH? Vậy nên,tiền ấy phải là của NLĐ chứ,sao lại tách? Phương án này mà được thông qua thì sẽ là cú sốc thật sự với công nhân, những người lao động chân tay. Bởi những người này đa phần không thể làm và đóng bảo hiểm cho đến khi về hưu. Nên nhớ rằng phần kia (14%) cũng là tiền của người lao động. Bởi vì khi xây dựng hợp đồng lao động, chắc chắn rằng bên sử dụng lao động đã giảm trừ tiền lương một phần để đóng khoản BHXH này. Do đó, đề xuất không chi trả khoản tiền này sẽ gặp phải sự phản đối và có thể có nhiều hệ lụy phức tạp. Phải hỏi ý kiến của người lao động như chúng tôi chứ. NLĐ nên được hưởng phần DN đóng, vì nó tính vào bảng lương rồi! Khi chính sách BHXH đúng nghĩa là an sinh XH thật sự (có lợi cho NLĐ nhiều) thì NLĐ sẽ không rút BHXH 1 lần.Hôm nay giảm mức hưởng, tôi thiết nghĩ sẽ không ai còn thiết tha BHXH nữa, kéo theo hệ lụy không nhỏ trong XH.Bên cạnh đó, hãy giảm tuổi hưu xuống cho phù hợp, vd đến 50 tuổi hoặc đóng đủ 20 năm tùy điều kiện nào đến trước, nam nữ như nhau, để càng nhiều năm hoặc đóng thêm thì quyền lợi nhiều hơn. Đợi tới hơn 60 tuổi cảm giác như vắc kiệt sức lao động rồi mới được hưởng là không hợp lý. Tôi đồng tình với phương án hưởng lương hưu sớm sẽ thấp hơn người hưởng muộn. Hãy cho NLD điểm tựa an toàn hơn là cứ nghĩ đến phương án đẩy người lao động vào sự ràng buộc. An sinh xã hội mà cho người ta thấy sự an toàn chứ Số tiền được hưởng khi tham gia BHXH của người nào thì hãy để cho người đấy tự quyết định. Cần phải có chính sách giảm tuổi nghỉ hưu cho người lao động. Xoay kiểu gì cũng chỉ có chừng ấy tiền của người lao động đóng góp. Trừ các chi phí quản lý ra thì tính trung bình người lao động sẽ nhận được ít hơn số tiền bỏ vào. Ấy là chưa kể một số người có hệ số cao hoặc tuổi thọ cao sẽ được hưởng nhiều hơn thì số còn lại sẽ hưởng ít đi thôi. Nếu cố gắng tăng số tiền hưởng lên thì quỹ BHXH sẽ hao hụt dần và tới lúc nào đó sẽ không đủ trả cho những người hưởng đời sau. Để giảm tình trạng rút BHXH một lần theo tôi nên cho phép người lao động rút khi cần sau nghỉ hưu trong trường hợp họ cần tiền chữa bệnh. Ngoài ra những người mất sớm thì số tiền còn lại chưa hưởng sẽ được trả cho người thân với tỉ lệ nào đó. Như thế người ta sẽ yên tâm để lại chứ lỡ tới tuổi nghỉ hưu mà không tranh thủ rút thì hết cơ hội, nếu họ mắc bệnh hiểm nghèo thì coi như mất trắng Tiền BHXH là của ai? Phần dôi dư khi giảm tiền của người lao động sẽ thuộc về ai? Phải có chính sách dài hơi để an sinh. Chứ mình thấy cách tính BHXH thay đổi liên tục thế này thì không ổn định tâm lý. |
Nước lũ tràn vào kinh thành Huế Anh hưởng của hoàn lưu bão Sơn Ca, các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam mưa to, trong đó tâm mưa là Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận mưa từ đêm 14/10 đến 8h ngày 15/10 trung bình 500-600 mm khiến TP Huế và vùng phụ cận bị ngập. Anh hưởng của hoàn lưu bão Sơn Ca, các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam mưa to, trong đó tâm mưa là Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận mưa từ đêm 14/10 đến 8h ngày 15/10 trung bình 500-600 mm khiến TP Huế và vùng phụ cận bị ngập. Nằm bên sông Hương, di tích Nghinh Lương Đình bị ngập sâu hơn nửa mét. Công trình này cùng với Phu Văn Lâu là hai di tích được in trên tờ tiền 50.000 đồng.Nằm bên sông Hương, di tích Nghinh Lương Đình bị ngập sâu hơn nửa mét. Công trình này cùng với Phu Văn Lâu là hai di tích được in trên tờ tiền 50.000 đồng.Xung quanh Hoàng thành Huế bị ngập hơn nửa mét. Nhiều tuyến đường xung quanh như Lê Huân, Đặng Thái Thân ngập 0,3-0,5 m.Xung quanh Hoàng thành Huế bị ngập hơn nửa mét. Nhiều tuyến đường xung quanh như Lê Huân, Đặng Thái Thân ngập 0,3-0,5 m.Mưa lớn gây ngập úng cầu Trung Đạo đi qua hồ Thái Dịch trước điện Thái Hòa. Để ngăn đàn cá koi, cá chép hồ Thái Dịch theo dòng nước lũ ra ngoài, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã rào chắn.Mưa lớn gây ngập úng cầu Trung Đạo đi qua hồ Thái Dịch trước điện Thái Hòa. Để ngăn đàn cá koi, cá chép hồ Thái Dịch theo dòng nước lũ ra ngoài, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã rào chắn.Tuyến đường Lê Thánh Tôn nằm trong kinh thành Huế bị ngập sâu gần một mét, nhiều nhà dân chìm trong biển nước.Tuyến đường Lê Thánh Tôn nằm trong kinh thành Huế bị ngập sâu gần một mét, nhiều nhà dân chìm trong biển nước.Cách kinh thành khoảng 100 m, đường Nguyễn Chí Thanh ở phường Gia Hội cũng ngập tới ngực, người dân phải di chuyển bằng thuyền.Cách kinh thành khoảng 100 m, đường Nguyễn Chí Thanh ở phường Gia Hội cũng ngập tới ngực, người dân phải di chuyển bằng thuyền.Nhiều người dân đã đưa ôtô lên khu vực Eo Bầu trước mặt Hoàng thành Huế để tránh nước lũ.Nhiều người dân đã đưa ôtô lên khu vực Eo Bầu trước mặt Hoàng thành Huế để tránh nước lũ.Nằm ở hạ lưu ven sông Hương, nhiều nhà dân ở khu phố cổ Bao Vinh, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, cũng đang bị ngập khoảng một mét.Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế cho biết, trong ngày 15/10, do nước sông lên cao và cường suất mưa lớn đã gây ngập khoảng 19.910 nhà người dân ở 7/9 huyện thị (trừ huyện A Lưới và Nam Đông) với độ sâu 0,3-0,8 m. Hiện tỉnh chưa ghi nhận thiệt hại về người.Dự báo, đêm nay đến sáng mai, địa bàn tiếp tục mưa 30-50 mm, có nơi trên 60 mm, tình trạng ngập lụt có thể mở rộng.Nằm ở hạ lưu ven sông Hương, nhiều nhà dân ở khu phố cổ Bao Vinh, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, cũng đang bị ngập khoảng một mét.Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế cho biết, trong ngày 15/10, do nước sông lên cao và cường suất mưa lớn đã gây ngập khoảng 19.910 nhà người dân ở 7/9 huyện thị (trừ huyện A Lưới và Nam Đông) với độ sâu 0,3-0,8 m. Hiện tỉnh chưa ghi nhận thiệt hại về người.Dự báo, đêm nay đến sáng mai, địa bàn tiếp tục mưa 30-50 mm, có nơi trên 60 mm, tình trạng ngập lụt có thể mở rộng. Chẳng biết tôi có phải người hay lo xa không,nên đôi khi đưa ra những cái lo xa khác người khiến có thể mọi người không thích.Nhưng tôi có ý kiến rằng,trừ lốc soáy và động đất ra,còn thời đại bây giờ công nghệ thông tin rất tốt,bão và mưa lớn thường được báo trước khá là sớm, vậy những ai có thai gần ngày dự sinh(sinh có hạn mà)thì nên thu xếp đi viện sản trước giờ bão mưa,xin vào nằm trong viện chờ cho yên tâm(trước 1 vài ngày có sao đâu,nhiều người nằm chờ cả chục ngày ấy)Điều này rất hữu ích cho các bạn sắp sinh nếu gặp phải bão mưa như này cần có kĩ năng chuẩn bị cho mẹ con chu đáo,để bão vào mới đi trong mưa lớn tôi cho rằng các bạn đã rất chủ quan.Các bạn cần tính trước cả vấn đề tâm lí áp lực khiến chưa sinh mà phải sinh vì sợ hãi khi thấy bão to, mưa lớn, nước dâng nữa nhé. Hành động đẹp Dự đoán em bé tên là : Sơn Ca hihi Rất hoan nghênh tinh thần cứu người của các đ/c cảnh sát và cách xử lý kịp thời, hiệu quả. Song cũng đáng trách gia đình sản phụ sắp đến ngày sinh mà không lo vào viện trước 1-2 hôm trong khi biết bão lũ đang đến. Đặt tên con là Hoài Bão luôn :') :') :') |
Kênh thủy lợi bị trồi lên nửa mét Ngày 15/10, Công ty khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi, đơn vị quản lý kênh Thạch Nham đã cùng chủ đầu tư kiểm tra đoạn kênh thủy lợi bị hư hỏng ở xã Tịnh Trà. Trong cơn mưa lớn tối qua, người dân nghe một tiếng động lớn, sau đó bờ kênh nổi lên. Một lượng nước lớn từ ngọn đồi phía đông đổ về đáy kênh tràn vào khu dân cư. Nhiều người dân dùng ván, bạt nylon để ngăn nước vào nhà."Kênh nặng vậy mà còn bị nâng lên, tôi sợ căn nhà cũng bị đội lên, nên cả gia đình bỏ chạy ra ngoài cho an toàn", chị Nguyễn Thị Nguyệt ở gần kênh nói và cho biết đến sáng nay, đoạn kênh hạ xuống dần, nhưng vẫn còn cao hơn bình thường. Bờ kênh phía đông cao hơn phía tây khiến nước chỉ chảy một bên.Ông Hà Thế Vinh, Giám đốc công ty khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi, cho biết đoạn kênh bị hư hỏng khoảng 200 m nằm trên kênh B3, thuộc hệ thống thủy lợi Thạch Nham, dài 14,5 km, cung cấp nước tưới cho một số xã của huyện Sơn Tịnh và Bình Sơn. Kênh hình chữ nhật với đáy bằng bêtông. Do lượng nước mưa lớn từ ngọn đồi phía đông kênh đổ về lòn phía dưới đáy kênh nên đã tạo lực đẩy nổi.Hôm nay Quảng Ngãi không có mưa, nước rút dần nên kênh đang hạ xuống. Ngoài cây cầu nhỏ bắc qua bị gãy, kênh còn bị nứt ở một số vị trí. Ông Vinh cho biết công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh đang cùng chủ đầu tư khắc phục. "Về lâu dài cần có giải pháp để nước tràn vào kênh, không bị áp lực đẩy nổi", ông Vinh nói. Nghe không hợp lý lắm. Nước đẩy thì gãy luôn, chứ sao nổi được. Kênh beton chứ có phải cái phao đâu. Ý là bằng 1 cách nào đólực nước đẩy theo phương ngang. Cái mương không vỡ mà chỉ bị xô nghiêng 1 bên. Theo hướng từ trên núi xuống. Cái nhà cạnh cái mương trong video cũng sợ sập mà chạy ra ngoài. Nguyên nhân có thể là do nước nhiều quá. Lòng mương chứa không hết. Nước chảy bên ngoài xô vào 1bên mương làm kênh lên. Tiếng ầm là âm thanh khi bề mặt bê tông tách khỏi nền đất. Hoặc cũng có thể là tiếng cầu bê tông nhà chị kia bị bẻ gãy. Muốn biết thì thử bẻ gãy thanh cầu bê tông xem âm thanh có giống không là biết. Đúng là do hiện tượng đẩy nổi, khả năng khi thi công đã không trừ lỗ thoát nước đáy rồi. Tội nghiệp bà con mình quá, năm nay mưa bão lũ lụt quá nặng nề! Kênh nằm dưới mặt đất ở mức nhất định là thiết kế phải tính lực đẩy nổi rồi, nếu không thì việc kênh bị đẩy nổi chỉ là vấn đề thời gian, có khi chưa cần mưa, vì vậy cách để nước tràn vào kênh không phải là giải pháp triệt để. Sao nó nổi lên được nhỉ , khó hiểu định luật vật lý nước đầy năng bê tông lên cao Áp lực đẩy nổi. Cái này chuyên ngành Thủy Lợi nên nhiều bạn thấy ngạc nhiên. Chắc mưa lớn, áp lực đẩy nổi vượt mức thiết kế thôi. Tôi chỉ nói 2 từ : Kênh tốt chứ kênh kém thì xong rồi ! Lạ nhỉ, xưa n ay nghe lún sụt chứ trồi lên lần đầu nghe. Nước lòn qua thì kênh sụp xuống chứ sao nổi lên đc, vì kênh bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép đứng trên nền bằng bê tông lót hoặc nền đất, mà trọng lượng riêng của nước nhẹ hơn đất, cát, xi măng, đá, ,làm sao đẩy nổi hay vậy chỉ có sụp, gãy Vùng đất nơi đó bị lún xuống chứ không phải kênh trồi lên , chứng tỏ con kênh thi công đạt chất lượng . Có thể kênh bị đóng nắp chặn nên khi lũ tràn về bên ngoài, lúc này cả cái kênh bê tông như 1 cái phao. Giải pháp thi công hầm vượt sông Sài Gòn, hoặc người dân Cà Mau xây dựng cống ở 1 nơi sau đó bịt miệng, lai dắt dưới sông đến nơi cần thì mở miệng cho nó chìm xuống. Ai trong ngành xây dựng với cầu đường thì tình huống này quá hiểu. Chứ không phải siêu nhiên gì đâu. Lực đẩy ạc-si-met. Hai bên kên nên đắp đất thấp hơn thành bê-tông 10cm, rộng 1.5m nhìn nhấp nhô thế kia khác gì cái Sà làng Chắc mấy hôm mưa to nước bên ngoài kênh ngập, trong khi nước bên trong ít, làm cho toàn bộ kênh giống như chiếc thuyền sẽ bị nâng nổi lên trên. Lẽ ra 2 bên kênh cần lấp đầy đất |
Nhiều dự án công viên ở Hà Nội chậm tiến độ Hà Nội đặt mục tiêu đến 2025 xây dựng xong 9 công viên mới với tổng diện tích hơn 320 ha, song những dự án này đều đang chậm tiến độ.Công viên hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội (hơn 10 ha) hiện mới hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn một, còn trên 9.000 m2 chưa giải phóng. Chủ đầu tư đề xuất xây dựng thêm ba tầng hầm với chức năng chính là khu thương mại ngầm và bãi đỗ xe ngầm phục vụ khu công viên, nhưng đến nay cơ quan chức năng chưa xem xét.Công viên hồ điều hòa CV1 ở quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm (27,7 ha) hiện có một gói thầu đã hoàn thành (thi công cống hộp), gói thầu thi công công trình đạt hơn 92%, việc cung cấp lắp đặt thiết bị đạt hơn 71%. Dự án vẫn còn hơn 1.300 m2 đất chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng; việc kết nối giao thông, thoát nước theo quy hoạch với hạ tầng xung quanh gặp khó khăn.Công viên khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An ở huyện Thanh Trì (50,9 ha) có 5 dự án thành phần. Ba dự án đã hoàn thành bàn giao gồm: Xây dựng đường vào phía đông khu tưởng niệm (ngân sách thành phố); tôn tạo, tu bổ chùa Quang Ân (vốn xã hội hóa); tôn tạo, tu bổ đình thờ lão tướng Phạm Tu (ngân sách thành phố).Hai dự án đang triển khai gồm xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tưởng niệm và xây các công trình kiến trúc tượng đài, nhà tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, nhà khách, cùng các công trình kiến trúc khác. Việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng tượng đài danh nhân Chu Văn An với tổng mức đầu tư dự kiến 130 tỷ đồng gặp nhiều khó khăn nên cơ quan chuyên môn đề xuất chuyển sang đầu tư công.Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (100 ha) ở Đông Anh, đã giải phóng được trên 99 ha, diện tích còn lại vướng khu đất khu nghĩa trang và vướng đường điện 110kV, 35kV, 22kV. Việc thu hồi đất đường giao thông với gần 4.000 m2 đoạn nối dẫn từ quốc lộ 3 đến đường 5 kéo dài vẫn chưa được thực hiện. Các thủ tục liên quan đến xác định đơn giá tiền thuê đất hàng năm cũng đang được các cơ quan chức năng xem xét.Công viên hồ Phùng Khoang (11 ha) thuộc quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân đã đạt khoảng 80% hạng mục hồ điều hòa và đường dạo, rào chắn, cây xanh. Dự án phải tạm dừng do điều chỉnh quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài (đường Tố Hữu) tỷ lệ 1/500 phục vụ xây dựng trạm biến áp 220/110kV Thanh Xuân. Việc đấu nối hệ thống thoát nước từ công viên hồ Phùng Khoang sang mương Mễ Trì đang được triển khai nhưng bị vướng do phải cắt đường, di chuyển cây xanh.Công viên văn hóa, vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông (98 ha) chưa triển khai do chưa lựa chọn nhà đầu tư. Hiện, diện tích được quy hoạch xây dựng công viên có 12 đơn vị quản lý sử dụng. Chỉ có một đơn vị là Công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Đông chấp hành dừng khai thác, thanh lý hợp đồng. Còn 11 nhà đầu tư không đồng ý thanh lý hợp đồng do số tiền đầu tư của họ không nhỏ, thời gian hoạt động ngắn, chưa kịp thu hồi vốn, nếu thanh lý chấm dứt hợp đồng thì phải có mức bồi thường theo quy định.Công viên thiên văn học - khu đô thị Dương Nội ở quận Hà Đông (8 ha) cơ bản đã hoàn thiện, nhưng chưa nghiệm thu, bàn giao để hoạt động do còn vướng mắc về các chỉ tiêu quy hoạch, thủ tục giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai, vi phạm trật tự xây dựng.Công viên Hữu nghị quận Bắc Từ Liêm (16 ha) chưa triển khai, hiện trạng là đất trống. Dự án đã tạm dừng thực hiện từ năm 2016 do vướng thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư và thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và không tiếp tục được bố trí vốn. Tháng 6/2022, Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ tướng chấp thuận chuyển nhiệm vụ đầu tư dự án cho thành phố.Công viên Văn hóa - Thể thao - Vui chơi Đống Đa giai đoạn 1 (7 ha) chậm triển khai do quy hoạch chi tiết được phê duyệt từ những năm 1998, quá trình thực hiện dự án kéo dài và những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Đến nay, trong phạm vi ranh giới đã có những dự án khác được cấp có thẩm quyền thu hồi đất, cho phép triển khai và đưa vào khai thác.Bên cạnh đó, khu vực xây dựng dự án có các hộ dân ở đã lâu, phần lớn là đất không có giấy tờ hợp pháp, qua thời gian các công trình đã tự cải tạo không phép. Theo quy định, khi nhà nước thu hồi thì phần lớn các hộ này không được đền bù về đất nên người dân không hợp tác làm thủ tục giải phóng mặt bằng.Cùng với xây mới, bốn công viên Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo, Hòa Bình do thành phố quản lý cũng được lên kế hoạch cải tạo. Trong đó, công viên Thống Nhất (48 ha) được quy hoạch chi tiết 1/500 theo hướng công viên mở kết hợp dịch vụ. Phần diện tích đất công viên có mục đích công cộng (không thu phí) thực hiện theo hình thức đầu tư công, còn phần diện tích công viên có mục đích kinh doanh (có thu phí) thì đầu tư theo hình thức xã hội hóa.Việc cải tạo công viên Thủ Lệ (18 ha) khó khăn do nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm chỉ được thực hiện cho sửa chữa nhỏ. Để nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, Vườn thú Hà Nội cần được thực hiện theo tính chất của dự án đầu tư.Công viên Bách Thảo (10 ha) sau nhiều năm khai thác, nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng. Cầu sang đảo sàn gỗ bị mục, trụ cầu sắt bị rỉ; hệ thống các chuồng nuôi cũng rỉ, mái che bị mục, không đảm bảo điều kiện nuôi nhốt theo quy chuẩn. Công viên cũng thiếu hệ thống đèn chiếu sáng, đèn cảnh quan, chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động.Hiện nay, phần phục vụ công ích do Sở Xây dựng quản lý; khu vực các công trình nhà điều hành, dịch vụ do Công ty Công viên cây xanh quản lý và khu vực di tích lịch sử đền Núi Sưa do UBND quận Ba Đình quản lý. Việc có ba đơn vị quản lý các công năng khác nhau của công viên gây khó khăn cho duy tu, cải tạo.Theo Sở Xây dựng Hà Nội, các công viên cây xanh phục vụ công ích (công trình kiến trúc mật độ 5%) thuộc trách nhiệm nhà nước đầu tư, duy trì phục vụ nhân dân không thu phí. Do ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư nên từ năm 2013 HĐND thành phố có nghị quyết khuyến khích đầu tư theo hình thức xã hội hóa.Tuy nhiên, việc xây mới, cải tạo công viên chưa thu hút nhà đầu tư do xây công viên phải bỏ vốn rất lớn; sau khi hoàn thành, nhà đầu tư chỉ được khai thác kinh doanh phần công trình xây dựng mật độ 5% để thu hồi vốn, nhưng phải tự duy tu, duy trì, quản lý vận hành toàn bộ công viên.Ngoài ra, việc đề xuất khai thác không gian ngầm cho nhà đầu tư khó đáp ứng các quy định hiện hành vì không phải công viên nào cũng phù hợp làm không gian ngầm. Để khai thác không gian ngầm cần đáp ứng yêu cầu khắt khe của luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, kỹ thuật, như phòng cháy chữa cháy, thoát nạn...Võ Hải Mong Hà Nội và SG làm nhiều công viên hơn nữa, 1 tp đáng sống là nơi có nhiều công viên cho người dân đi bộ, hít thở, tập thể dục... Công viên cứ chậm xây, chờ chuyển đổi quy hoạch, rồi cao tầng, chung cư lại mọc lên.. mong nhà nước sơm hoàn thành xây dựng công viên và cấm triệt để việc chuyển đổi đất quy hoạch để dân có đất mà thở!! Công viên văn hoá thể thao Hà Đông ban đầu chỉ là cho khai thác tạm , nhưng bên thuê đã tự ý xây dựng công trình kiên cố ở đó , trái với quy định , ngoài ra nơi đó nếu chưa thi thi công làm công viên thì cứ để cỏ mọc hoang cây mọc hoang như trước cũng rất đẹp , cò bay đến hàng đàn mỗi ngày rất đẹp . Từ khi cho thuê không biết được bao nhiêu tiền cho ngân khố nhưng dân xung quanh thì vô cùng khổ , ồn ào bụi bặm , nhìn từ trên xuống thì nó giống một bãi phế liệu . Mong thành phố sớm triên khai Ý tưởng về công viên Thống nhất rất hay. Tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ về vấn đề hàng rào để không bị biến tướng, lấn chiếm làm bãi đỗ xe, hàng quán Công viên Thống Nhất hàng rào mới đầu tư 20 năm nay vẫn đẹp, vẫn chắc chắn sao phải cải tạo bỏ bờ rào đi, theo tôi không nên bỏ hàng rào, vẫn để nguyên và người dân vẫn đi cổng chính vào. Các công trình công cộng nên đầu tư dài hạn có sức sống chất lượng 40-50 năm, cứ 10-20 năm cải tạo vừa tốn kém tiền của dân, vừa manh mún chắp vá. Công viên Văn hóa, vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông (98 ha) chưa triển khai do chưa lựa chọn nhà đầu tư. Hiện tại, diện tích được quy hoạch xây dựng công viên có 12 đơn vị quản lý sử dụng. Chỉ có một đơn vị là Công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Đông chấp hành dừng khai thác, thanh lý hợp đồng. Còn 11 nhà đầu tư không đồng ý thanh lý hợp đồng do số tiền đầu tư của họ không nhỏ, thời gian hoạt động ngắn, chưa kịp thu hồi vốn; nếu thanh lý chấm dứt hợp đồng thì phải có mức bồi thường theo quy định. |
5 ôtô tông liên hoàn trên cao tốc TP HCM - Trung Lương Khoảng 17h, ôtô 7 chỗ chạy trên cao tốc TP HCM - Trung Lương, hướng từ Long An về TP HCM. Khi đến đoạn thuộc xã Tân Túc, xe bất ngờ tông ôtô con phía trước, rồi tiếp tục va chạm với ba xe khác thành chuỗi tai nạn liên hoàn.Tại hiện trường, các xe bị hư hỏng nằm gối lên nhau chắn ngang làn đường khiến cao tốc ùn tắc hơn 2 km trong hơn hai giờ. Một số ôtô bị biến dạng phần đầu, bung nắp capo, túi khí. Sự cố không gây thương vong.Cảnh sát sau đó đã phân luồng giảm ùn tắc và di dời các xe gặp nạn. Theo một lãnh đạo phòng hướng dẫn tuần tra kiểm soát (Cục Cảnh sát giao thông), vụ tai nạn xảy ra do tài xế không giữ khoảng cách.Cao tốc TP HCM - Trung Lương dài gần 62 km, 4 làn xe, khai thác từ năm 2010, là cao tốc đầu tiên ở miền Nam nối TP HCM với tỉnh Long An, Tiền Giang; vận tốc tối đa 100 km/h.Đầu năm 2019, cao tốc dừng thu phí, lượng xe sau đó tăng trên 30%, 40.000-50.000 lượt xe mỗi ngày đêm, khiến mặt đường quá tải, hư hỏng. Hơn 200 vụ tai nạn xảy ra kể từ khi cao tốc dừng thu phí.Đình Văn Tôi rất sợ các bác tài lái xe trên cao tốc mà ko nắm luật , cứ tranh giành mạnh ai nấy đi. Xe đi chậm cứ đi vào làn vượt , nhá đèn xin đường cũng mặc kệ , bắt buộc phải vượt phải . Khi 2 xe đi chậm song song với nhau trên cao tốc rất khó chịu dễ gây tai nạn Từ ngày bàn giao lại, chất lượng mặt đường, vạch sơn phân làn, đèn chiếu sáng... của cao tốc này xuống cấp đến tệ. Đã có nhiều vụ tai nạn trên CT, sao họ vẫn thích bám đuôi nhau không hiểu nổi Phóng vù vù 80-100km , nhưng luôn bám sát đuôi nhau chừng 10m. Nếu ai muốn giũ khoảng cách thì lập tức có xe khác chen ngay vào phía trước... Kết quả là ủi đít nhau dính chùm thôi. Chẳng hiểu sao các tai nạn do tài xế khi chạy cao tốc hoặc quốc lộ không giữ khoảng cách an toàn vẫn thường xuyên xảy ra. Cần xem lại vấn đề bằng lái xe của các tài xế đó. Đi cao tốc này đường quá nhỏ hẹp, cao tốc mà có 4 làn thì sao gọi là cao tốc, tốc độ cũng chỉ dám đi 80km xe nhiều đường hẹp là nguyên nhân gây nhiều tai nạn Chỉ cần cho xe tải chạy 1 lane thôi là bảo đảm đường thông thoáng, giảm hẳn tai nạn trên cao tốc này Trên cao tốc có các biển báo 0 - 50 - 100 là để làm chuẩn canh khoãng cách với xe phía trước , nếu các Bác tài không nhớ cách canh giữ khoãng cách an toàn với xe phía trước trong khi học luật có dạy thì hãy nhớ qui tắc 3 giây nhé , khi ta đang chạy xe mà nhìn và chọn một điểm đứng yên phía trước mặt và đếm nhẫm 3 giây mà chưa chạy đến điểm đó thì an toàn đủ thời gian để ta xử lý , có ai hiểu tui nói gì không ta , nghĩa là lấy xe phía trước làm điểm chuẩn và mình suy nghĩ xem nếu chiếc xe làm chuẩn đó tự nhiên đứng yên thì 3 giây sau chiếc xe mình đang lái có tông vô đít nó không , nếu có thì giữ khoãng cách xa hơn nữa nha , hiểu không ta Cao tốc này đi thấy xe chạy bát nháo vô cùng giữ khoảng cách là có tay khác chen vô liền nên bám đuôi kiểu đó xe trước thắng gấp là ăn cả đám. Chẳng hiểu sao đường này đáng lẽ phải duy trì thu phí thì lại không thu, 1 số xe do miễn phí nên cũng tranh thủ vào nên gây quá tải Bị cúp điện hay sao đèn đường ko sáng Đây là hệ quả của bằng lái kém trong thời gian dài. Lần nào đi cao tốc tôi cũng thấy các tài cho xe đi giữa 2 làn để tiện chuyển và đảo làn liên tục. Thật bức xúc Không biết có ai tin không chứ tui thì không tin là BẤT NGỜ xe sau tông vào xe trước. Trên đường cao tốc (đã biến thành thấp tốc) nhìn cảnh tượng mấy ông tài lượn qua lượn lại để vượt bất chấp luật lệ mà phát ngán luôn! Xe hơi bây giờ rất nhiều tài xế thì nóng vội đi cho nhanh nên dễ dàng đụng nhau hàng loạt trên các cũng đường rộng. Cao tốc này đi tối rất nguy hiểm vì không có đèn chiếu sáng |
'Nhà vệ sinh mới giúp xoá bỏ ám ảnh của học sinh' Anh Phú Rất thiết thực, rất tốt ! Thương các Trường Học còn khó khăn.Thấy các Thầy Cô và các cháu mừng vui HP, tui cũng mừng muốn khóc. NVS ko cần thật sang trọng, mà quan trọng nhất là sạch sẽ. Ngoài việc xây NVS, cần dạy HS cách sử dụng, thuê vài nhân công dọn dẹp thường xuyên..những việc này ko quá khó. Nhìn nụ cười hạnh phúc của các em mà nhói lòng. Xin cảm ơn tấm lòng của độc giả VNExpress. Và nếu nhà vệ sinh có xà phòng rửa tay nữa thì rất tốt. |
Trung ương đồng ý điều chỉnh tiền lương trong năm 2023 Chiều 9/10, Ban Tuyên giáo Trung ương phát thông báo về Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, trong đó cho biết Trung ương đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận, đóng góp ý kiến vào các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước ba năm 2023-2025; phương án điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2023.Sau khi thảo luận, Ban chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương và báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị, chỉ đạo tiếp thu, hoàn chỉnh, ban hành kết luận. Đồng thời, Bộ Chính trị chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ hoàn chỉnh các báo cáo nêu trên, trong đó có phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.Sáng cùng ngày, trong phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình về các vấn đề kinh tế, xã hội, ngân sách, quy hoạch và phương án điều chỉnh tiền lương.Theo Nghị quyết 27 năm 2018 của Trung ương, việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang dự kiến thực hiện vào tháng 7/2021. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 kéo dài, chủ trương này liên tục phải lùi. Tháng 11/2021, Quốc hội đồng ý lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương; đồng thời, chưa nâng lương cho người thu nhập thấp, mới đi làm trong năm 2022; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm (hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34) sẽ nhận lương 3.486.600 đồng.Tại phiên họp tháng 6/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng phương án, chuẩn bị nguồn lực, sớm trình Quốc hội quyết định cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm thích hợp.Ngày 29/9, tiếp xúc cử tri Hải Phòng trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ, trong ba năm gần đây, do nguyên nhân khách quan, nhất là tác động của dịch bệnh Covid-19, lộ trình cải cách tiền lương bị chậm lại. Tuy nhiên, đây là vấn đề cấp thiết, do đó Quốc hội sẽ bàn vấn đề này tại kỳ họp thứ tư vào cuối năm. Rất mong chờ những thay đổi mới trong đợt điều chỉnh tiền lương lần này, giúp cho người lao động nói chung có thể đảm bảo, nâng cao chất lượng cuộc sống. |
Cuộc sống người Cần Thơ đảo lộn do triều cường Sáng 10/10, nước từ sông Hậu tràn vào hàng loạt khu vực ở quận Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Ô Môn, gây ngập sâu, ảnh hưởng việc đi lại, sinh hoạt, buôn bán của người dân. Hơn 8h, nước ngập khiến doàn xe ùn ứ nối dài trên đường Mậu Thân, quận Ninh Kiều.Nước sông dâng cao tác động cuộc sống người dân nhiều ngày qua. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn TP Cần Thơ, cho biết đỉnh triều rơi vào ngày 10 đến 12/10 (15-17/9 âm lịch), có khả năng lên mức 2,2-2,25 m, cao hơn mức báo động 3 từ 0,2 đến 0,25 m, xấp xỉ đỉnh triều cường lịch sử năm 2019 (2,25 m).Tháng 9/2019, nước sông dâng cao khiến hơn 100 tuyến đường ở quận Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn... ngập nặng, có nơi ngập sâu đến 0,6 m.Sáng 10/10, nước từ sông Hậu tràn vào hàng loạt khu vực ở quận Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Ô Môn, gây ngập sâu, ảnh hưởng việc đi lại, sinh hoạt, buôn bán của người dân. Hơn 8h, nước ngập khiến doàn xe ùn ứ nối dài trên đường Mậu Thân, quận Ninh Kiều.Nước sông dâng cao tác động cuộc sống người dân nhiều ngày qua. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn TP Cần Thơ, cho biết đỉnh triều rơi vào ngày 10 đến 12/10 (15-17/9 âm lịch), có khả năng lên mức 2,2-2,25 m, cao hơn mức báo động 3 từ 0,2 đến 0,25 m, xấp xỉ đỉnh triều cường lịch sử năm 2019 (2,25 m).Tháng 9/2019, nước sông dâng cao khiến hơn 100 tuyến đường ở quận Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn... ngập nặng, có nơi ngập sâu đến 0,6 m.Nguyễn Hoàng Duy, 23 tuổi, tham gia đội hỗ trợ mùa nước ngập Cần Thơ, cho biết trong sáng nay nhóm 5 người đã đẩy gần 100 xe máy qua khu vực ngập sâu trên đường Mậu Thân.Nguyễn Hoàng Duy, 23 tuổi, tham gia đội hỗ trợ mùa nước ngập Cần Thơ, cho biết trong sáng nay nhóm 5 người đã đẩy gần 100 xe máy qua khu vực ngập sâu trên đường Mậu Thân.Tại đường Thủ Khoa Huân, nước ngập lút bánh khiến nhiều xe chết máy, lực lượng dân quân được huy động giúp xe người dân qua đường ngập.Tại đường Thủ Khoa Huân, nước ngập lút bánh khiến nhiều xe chết máy, lực lượng dân quân được huy động giúp xe người dân qua đường ngập.Một cửa hàng trên đường Mậu Thân, quận Ninh Kiều, dùng bạt nylon che chắn, ngăn nước tràn vào.Một cửa hàng trên đường Mậu Thân, quận Ninh Kiều, dùng bạt nylon che chắn, ngăn nước tràn vào.Bà nguyễn Thị Thu Hồng, 55 tuổi, bán chè hơn 20 năm trên đường Nguyễn Trãi, cho biết 4 năm qua mới thấy trận ngập lớn thế này. "Gần 9h nước mới rút. Chè còn ế nhiều lắm chứ thông thường các ngày rằm, cứ 8h tôi bán đã hết sạch", bà Hồng nói.Bà nguyễn Thị Thu Hồng, 55 tuổi, bán chè hơn 20 năm trên đường Nguyễn Trãi, cho biết 4 năm qua mới thấy trận ngập lớn thế này. "Gần 9h nước mới rút. Chè còn ế nhiều lắm chứ thông thường các ngày rằm, cứ 8h tôi bán đã hết sạch", bà Hồng nói.Cảnh sát giao thông được huy động dùng ôtô chuyên dụng chở xe máy của người dân qua đoạn ngập sâu trên đường Cách Mạng Tháng Tám.Thống kê sơ bộ, có khoảng 150 tuyến đường ở các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn bị ngập trong sáng nay.Cảnh sát giao thông được huy động dùng ôtô chuyên dụng chở xe máy của người dân qua đoạn ngập sâu trên đường Cách Mạng Tháng Tám.Thống kê sơ bộ, có khoảng 150 tuyến đường ở các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn bị ngập trong sáng nay.Hàng loạt xe chết máy khi qua đoạn ngập sâu, dừng lại dưới chân cầu Rạch Ngỗng trên đường Mậu Thân, để sửa chữa.Hàng loạt xe chết máy khi qua đoạn ngập sâu, dừng lại dưới chân cầu Rạch Ngỗng trên đường Mậu Thân, để sửa chữa. Đừng đổ lỗi cho triều cường , do tầm nhìn qui hoạch kém , cao độ mặt bằng quá thấp . Bình thường thì mặt đường cũng không cao hơn mặt sông bao nhiêu . Sao có mỗi Cần Thơ ngập nặng mãi thế nhỉ, các tỉnh miền Tây khác cũng đâu nghiêm trọng kéo dài nhiều năm như vậy? Thật khó chịu và bức xúc khi chẳng có giải pháp hiệu quả nào mà cứ phải sống chung với triều cường như vậy. Kẹt xe thì không làm cầu vượt, Ngập thì không chịu cải tạo kênh hay cống. Không hiểu nổi Do con người cả thôi. Giờ ở đâu cũng thủy lợi nội đồng. "Nước không vào đồng thì nước lên phố thị". Thử nghiên cứu thực hiện không trồng lúa những tháng này, cứ thả nước vào đồng. Lúc đó thì "Nước về ruộng ngập phù sa, thành thị khô ráo nhà nhà yên vui". Ngày nào mình cũng trãi nghiệm cảm giác này nó là thật kinh khủng ,mình đi làm từ 5 h sáng trên đoạn đường CMT8 ,đoạn đường ngập sâu nhất của Tp Cần thơ. Phù sa bị thuỷ điện cản lại ở hạ nguồn lại bơm hút cát quá mức thì chìm nghỉm. Đô thị hóa, bê tông hóa,...phá vỡ kết cấu tầng địa chất vốn rất yếu ở khu vực Miền Tây dẫn đến lún dần hàng năm; trung bình mỗi năm Miền Tây lún 5cm - 7cm. Từ nay trở đi thì Miền Tây sẽ phải sống chung với nước ngập thành phố trong nhiều tháng. Chỉ có ở đỉnh của đỉnh mới ko sợ ngập, chứ giờ nơi nào cũng ngập.. ^_^ Tương lại chống ngập kiểu gì khi triều cường ngày càng cao và tốc độ đất lún nhanh do khai thác nước ngầm và nhiều nguyên nhân khác nữa ??? Ngày trước khi mình còn học ở Đại học Cần Thơ không có cảnh ngập lụt như thế này. Nói chung là vùng đồng bằng sông Cửu Long tương lai thành vùng đầm lầy trũng hết cả, ai có dự định mua đất xây nhà thì cân nhắc, kể cả có chọn khu đất cao nhưng xung quanh đó bị ngập thì cũng không thể ở lâu được đâu. Có khi không bằng thời hạn sở hữu chung cư 50 năm, chưa đến 30 năm nữa có khi thành đầm lầy quanh năm lội bì bõm rồi. Minh chứng rõ ràng rằng nước mình là một trong 10 quốc gia có tốc độ chìm sâu nhanh nhất xuống dưới mực nước biển ! Mỗi năm toàn thành phố lún xuống khoảng 2-7cm tùy nơi... nên ngập làm sớm muộn. Hiện chẳng có cách nào.... Rất may, tôi đã chuyển chỗ ở từ Cần thơ lên núi rồi. ĐÚNG CHẤT MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC, MỖI NHÀ PHẢI CÓ GHE THUYỀN CHỨ NHỈ? Không ngờ xe chuyên dụng hữu ích thế này! |
Miền Trung mưa lớn, nhiều thủy điện xả lũ Do gió mùa đông bắc tràn về, trong 24 giờ qua (từ 7h ngày 9/10), các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa mưa lớn. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia ghi nhận một số nơi mưa đặc biệt lớn, như Minh Hóa (Quảng Bình) 250 mm, Ba Lòng (Quảng Trị) 240 mm, Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 500 mm, Bà Nà (Đà Nẵng) 450 mm, Hà Thanh (Quảng Nam) 360 mm, Hòa Đồng (Phú Yên) 200 mm. Lũ các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi lên báo động một và hai.Dự báo trong hôm nay, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa tiếp tục mưa. Trong đó các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Bình Định mưa 30-70 mm, có nơi trên 100 mm; khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi và tỉnh Phú Yên mưa 50-120 mm, có nơi trên 180 mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc, sụt lún đất tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa.Do mưa lớn, nước từ núi Bạch Mã đổ về nhanh khiến quốc lộ 1 đoạn qua xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, ngập 30-40 cm. Một số nhà dân thôn Hòa Mậu ở xã Lộc Trì; thôn Thủy Yên Thượng, Thủy Cam ở xã Lộc Thủy, nằm dưới chân núi Bạch Mã, bị nước lũ tràn vào, nhiều hộ ngập 0,5 m. Nước đổ về hồ thủy điện Hương Điền ở thượng nguồn sông Bồ hơn 2.000 m3/s khiến mực nước lúc 7h sáng 10/10 là 54,08 m. Để đảm bảo an toàn công trình, 11h30 hôm nay, thủy điện Hương Điền bắt đầu điều tiết nước lũ qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần (500-1.000 m3/s).Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế Phan Thanh Hùng cho biết, hiện mực nước sông Hương, sông Bồ ở báo động một. Dự báo, nước sông Bồ trưa nay sẽ lên báo động hai khi hồ thủy điện Hương Điền điều tiết nước về hạ du. Một số xã thấp trũng ở huyện Quảng Điền, Phong Điền có nguy cơ bị ngập.Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu Công ty cổ phần thủy điện Hương Điền thông báo cho vùng hạ du; theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước trên sông Bồ. Các huyện thị hạ du hồ thủy điện Hương Điền được yêu cầu nghiêm cấm hoạt động thuyền bè, vớt củi, câu cá... trên sông, thông báo để người dân chủ động phòng tránh.Hương Điền là hồ thủy điện lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích lưu vực hơn 700 km2, mực nước dâng bình thường 58 m, dung tích thiết kế hơn 820 triệu m3. Nhà máy thủy điện có 3 tổ máy phát điện với công suất 81 MW.Tương tự tại Quảng Nam, rạng sáng 10/10, bốn thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn gồm A Vương, Sông Bung 4, Đăk Mi 4, Sông Tranh 2 vận hành điều tiết hồ chứa xả lũ với tổng lưu lượng gần 2.000 m3/s xuống hạ du.Trong sáng nay, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có công điện gửi các tỉnh thành từ Quảng Bình đến Phú Yên yêu cầu theo dõi chặt chẽ mưa lũ, sơ tán người dân ở nơi có nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa, vùng hạ du.Võ Thạnh - Đắc Thành Đến hẹn lại lên miên trung lại sống chung với lũ. Miền Trung bắc đầu gồng mình phòng tránh lũ 2022 |
Đề xuất cấm xe chạy dưới cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh Đề xuất này nằm trong phương án đảm bảo an toàn cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh vừa được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (TCIP) trình Sở Giao thông vận tải, sau hơn hai tuần phát hiện công trình bị đứt cáp khiến mặt cầu võng xuống, kèm nhiều vết nứt.Theo đó, dự kiến đơn vị thi công sẽ dùng hệ dàn giáo tạo khung chống toàn bộ nhịp chính cầu vượt và gia cố nền đường để đảm bảo an toàn, sau đó, căng cáp tạm và đào đất để thay thế hệ thống bị đứt. Việc thi công sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình giao thông khu vực nên ngoài việc cấm xe qua cầu vượt, sẽ phải cấm xe chạy dưới cầu.Để hạn chế ùn tắc, TCIP đề xuất cải tạo nơi quay đầu xe bên hông cầu vượt làm đường tạm cho hướng từ Nguyễn Hữu Cảnh ra xa lộ Hà Nội. Trong đó, đơn vị thi công sẽ mở dải phân cách tại hẻm 602 Điện Biên Phủ (D1 nối dài) qua khu VinHomes Tân Cảng thành ngã tư, điều tiết bằng đèn tín hiệu. Ngoài ra, một số khu vực trên các tuyến Điện Biên Phủ, Nguyễn Hữu Cảnh, đường nội bộ khu VinHomes... sẽ lắp thêm các bảng chỉ dẫn.Trước đó, khi cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh cấm xe từ tối 29/9, khu vực cửa ngõ vào TP HCM đã thường xuyên bị ùn tắc trong giờ cao điểm.Ba tuần trước, khi đào thăm dò, cơ quan chức năng phát hiện 4 bó cáp dự ứng lực ngầm của cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh bị đứt tại nơi giao cắt với cống hộp của hệ thống thoát nước, thuộc dự án sửa đường cắt qua. Hệ thống này đã hoàn thành tháng 3 năm ngoái, nên các đơn vị nghi sự cố đứt cáp có thể đã xảy ra từ hơn một năm trước. Sở Giao thông Vận tải đã đề xuất chỉ định tư vấn độc lập giám định chất lượng cầu vượt để tìm nguyên nhân, thiệt hại, trách nhiệm các bên liên quan.Nằm trên trục giao thông chính kết nối khu đông vào trung tâm TP HCM, cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh dài hơn 600 m, rộng gần 13 m, trọng tải 30 tấn, đưa vào khai thác cách đây 20 năm. Công trình từng bị hư hỏng nặng năm 2016, được sửa với kinh phí hơn 12 tỷ đồng.Gia Minh Có cái đường D1 cắt Điện Biên Phủ tự dưng chặn con lương giữa, con lương này mở ra để giải quyết nhu cầu đi lại cho người dân, trách ùn tắc và tiết kiệm chi phí thời gian đi lại cho người dân 2 bên đường. Đề nghị mở con lương giao nhau D1 (cũ) và ĐBP. Mệt mỏi với giao thông rồi đây, lại sắp hết năm rồi Tết.. có làm kịp không nữa... Nên thay nhịp cầu vượt mới luôn, trình độ làm cầu vượt đã khác xưa rồi... Dự là nếu cấm xe thì ngã tư hàng xanh giờ tan tầm khỏi di chuyển Tốt nhất xây dựng cầu vượt mới. An toan hơn và có thể sẽ thẩm mỹ hơn. Cầu hiện tại thiết kế quá xấu, cửa ngõ thành phố mà có cây cầu quá kém thẩm mỹ Ủng hộ cấm chui qua nhịp Cầu này.Tính toán ngay giải pháp tháo dỡ thay mới,nguy hiểm rình rập ngày đêm, không nên tận dụng cái cũ dù nó mơới được tu bổ. Không thể tiếp tục dùng bó Cáp như kiểu cũ nữa, ai chịu trách nhiệm nếu nó đứt lần 2, lần 3 ..?. Một lần không tốn, Bốn lần không xong là cách mà chúng ta phải suy tính để thay mới cách xây dựng lại Nhịp cầu hư này. Người dân mong chờ Chính quyền cả về thời gian thi công lẫn độ an toàn , ít nhất cũng như các cây cầu Vượt bằng Thép mà Thành phố đã triển khai rất tốt.! Lại chuẩn bị được thưởng thức tiết mục kẹt xe! An toàn là trên hết Kẹt xe Khủng Khiếp Đề nghị phá bỏ cầu cũ vì quá xấu về thiết kế và quá tệ vì thi công cẩu thả, xây lại cầu mới thẩm mỹ và bảo đảm chất lượng kỹ thuật hơn thì nhanh và hiệu quả! |
Cháy năm ca nô du lịch ở bến Cửa Đại Hơn 3h, trời giông sét, đám cháy xuất hiện tại một tàu, sau đó lan ra các tàu và ca nô chở khách du lịch ra đảo Cù Lao Chàm ở bến Cửa Đại. Các phương tiện chứa nhiều nhiên liệu, khi gặp gió lớn bốc cháy mạnh, cột khói lửa cao vài chục mét.Đồn Biên phòng Cửa Đại đã điều 30 cán bộ, chiến sĩ và 2 ca nô tham gia ứng cứu.Các phương tiện sau đó trôi dạt về phía xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, cách vị trí neo đậu khoảng một km. Lực lượng biên phòng đã báo động cho chủ phương tiện tại bến cá An Lương di chuyển, tránh nguy cơ tàu cháy tấp vào gây thiệt hại.Đến 7h, đám cháy được khống chế, không có thương vong, song các phương tiện gần như bị thiêu rụi. Tổng thiệt hại ước tính 20 tỷ đồng.Sáng nay, lửa bao trùm căn nhà cấp bốn là tiệm sửa xe ở xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu (An Giang) khi bên trong có 7 người. Sáu người kịp thoát ra ngoài, riêng bà Trần Thị Lẹ (69 tuổi, bệnh tai biến nằm một chỗ) được đưa tới bệnh viện nhưng không qua khỏi. Hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn ngôi nhà và ảnh hưởng hai căn bên cạnh.Đắc Thành - Ngọc Tài Nói gì thì nói, ai đã từng đi trên những chuyến cano như này đều kinh hoàng không dám đi lại nữa, họ phóng bạt mạng cho dù hành khách yêu cầu đi chậm. Chẳng phải ở đây đâu, gần như là chỗ nào có cano du lịch đều như vậy, tôi cũng đã từng đi những chuyến cano như thế, giờ nghĩ lại thật KHỦNG KHIẾP. Có hai câu hỏi cần giải đáp khi đọc báo:1/ Phía sau ca nô bị lật khi đi vào của Đại do sóng to còn có hai ca nô nữa không bị lật. Hai ca nô chạy tới cứu hô cũng không bị lật?2/ Tại sao chỉ có mũi ca nô bị vỡ toang mà hai bên thành không vỡ. Vật thể nào đã va chạm mạnh có thể làm vỡ mũi ca nô trong khi sóng va chạm vào mũi ca nô trong suốt hành trình đi và về thì không bị vỡ. Sóng mà làm vở được tàu vậy chất lượng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của tàu là gì? Vụ này làm mình nhớ đến đợt đi Phú Quốc.Bác tài tàu ca nô cao tốc rất hay thể hiện bằng cách vào cua, bẻ lái gấp ở tốc độ cao, làm cho tàu nghiêng gần lật.Đây là hành vi chơi đùa với tính mạng của hành khách.Ai thích cảm giác mạnh thì thích chứ tôi ko thích Cách đáy có 3m sao sóng lại mạnh như vậy nhỉ Dự báo thời tiết chỉ là dự báo, chưa hẳn đã đúng. Vậy tại sao lại cứ cứng nhắc dựa vào dự báo thời tiết mà không dựa vào thực tế thời tiết tại khu vực đó, tại thời điểm đó. Nếu tại khu vực có gió to sóng lớn thì đó là thực tế phải dựa vào để quyết định có cho tàu chạy không. Đây là bài học mà nếu không học được thì sẽ còn xảy ra những tai nạn thương tâm tương tự.Nếu loại tàu này đã xảy ra tai nạn, chưa điều tra được nguyên nhân; đồng thời rất khó cứu hộ người bị nạn thì nên cho dừng lại chờ đến khi kết quả điều tra & chờ cải tiến để việc cứu hộ được dễ dàng. Tôi làm trong xưởng đóng tàu Fiberglass và tàu sắt tại bắc mỹ hơn 30 năm ,nhìn vào các tấm hình đã đăng,tôi nhận thấy có chiếc tàu này có thể có nhửng khuyết điểm sau : 1-phần mũi tàu đã bể nên không biết ở đó họ có đắp cái đà ngang để chịu lực khi nhảy sóng hay không chiếc đà này sẽ đắp như bức tường từ mạn tàu bên trái qua bên phải để chịu lực ,2-phần composite nhìn rất khô và rời( loại phiên bản xưa ,rẻ tiền ,họ dùng loại 32 oz rời rồi tới lớp vải mat cho thấm keo,loại mới sau này 2 trong 1 ,làm cho keo sẽ thấm đều tới lớp 32 oz ,32oz là sương sống của vỏ tàu ,nó có chắc chắn thì vỏ tàu mới bền ,3-và điểm cuối cùng là ,khi đóng tàu làm phương tiện công cộng ,điều kiện an toàn bắt buộc là trên nóc tàu ,chúng tôi làm những cái nắp che dọc theo nóc tàu mổi cái tầm nửa thuớc vuông để che nắng và che nước ,nhưng khi khẩn cấp chỉ việc giật cái chốt là nắp sẽ bung ra ,và ngay ở nắp đó có hình huớng dẩn chổ và cách giựt nắp khi khẩn cấp ! Việc cải hoán từ mui trần thành mui kín sẽ phát sinh vấn đề về kỹ thuật khiến cano dễ bị lật chìm hơn. Cụ thể là xuồng sẽ bị tăng tải trọng do phần mui làm thêm trong khi số lượng người tốt đa trên thuyền vẫn như cũ. Thêm nữa việc thêm mui cũng làm trọng tâm của thuyền cao hơn nên cũng sẽ dễ bị lật hơn. Quan điểm cá nhân. Nhìn cái mũi tác hoác mà rùng mình Cano gì mà sóng đánh vỡ được đơn giản như vậy thì ai dám đi nữa. sóng nào đánh mà vỡ cả lớp vỏ ở mũi tàu dày cộp thế kia nhỉ? Ai biết giải thích hộ tôi Đề nghị loại bỏ kiểu Ca Nô này. Dù người biết bơi + Mặc áo Phao cũng chết vì bị nhốt trong khoan. Mà chỉ có 1 lối thoát hiểm. Sóng đáng vào mạn trái làm vỡ cano nước tràn vào lật cano. Vậy sao mũi cano vỡ nát ra như vậy đc nhỉ? Một lý do mà sẽ ko ai phải chịu trách nhiệm ngoài gđ nạn nhân ! Sóng mà phá vỡ được kết cấu của tàu vậy tiêu chuẩn an toàn là gì?? |
Hàng trăm xe máy của công nhân bị thiêu rụi Đầu giờ sáng, khi công nhân Công ty Youngor Smart Shirts Vietnam vào phân xưởng làm việc được ít phút thì bất ngờ phát hiện đám cháy tại một trong ba nhà để xe trong khuôn viên công ty. Ngọn lửa sau đó lan rộng, cột khói bốc cao 30-40 m kèm tiếng nổ dữ dội.Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đóng tại khu công nghiệp Mỹ Trung dùng vòi rồng khống chế. Hỏa hoạn được dập tắt sau khoảng 30 phút.Công an cho hay, hỏa hoạn không gây thiệt hại về người nhưng khoảng 250 xe máy các loại của cán bộ, công nhân đã bị thiêu rụi; một khu lán để xe rộng hàng trăm mét vuông cũng bị đổ sập phần mái tôn.Lực lượng chức năng bước đầu xác định lửa xuất phát từ một xe để tại bãi, sau đó lan sang phương tiện ở gần.Công ty Youngor Smart Shirts Vietnam là doanh nghiệp nước ngoài chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Cơ sở chính đặt tại khu công nghiệp Mỹ Trung, hoạt động từ năm 2006, hiện có gần 3.000 lao động. cả gia tài chứ có phải ít đâu... chia buồn với các bạn. gom góp bao nhiêu năm trời mua được chiếc xe đi làm thế là thành mây khói... Tôi đã thấy nhiều người vô bãi giữ xe nhưng miệng còn phì phèo thuốc lá , rồi ném mẩu thuốc xuống nhưng tuyệt nhiên không di , không dụi mà cũng không một bảo vệ nào nhắc nhở , hệ thống pccc thì chỉ vài bình nhỏ còn sử dụng được hay không thì không biết , thuốc lá cũng là nguyên nhân hàng đầu nhưng mọi người coi thường vì nó quá nhỏ. "Lực lượng chức năng bước đầu xác định ngọn lửa xuất phát từ một trong số các xe tại bãi. Chiếc xe được cho là tự bốc cháy, sau đó lan sang các phương tiện ở gần."Tối nào mình cũng nơm nớp lo về vấn đề này vì cái bãi xe chung cư. Bảo hiểm có đền ko ta? Xe tự bốc cháy thì chỉ có độ đèn tá lả. Nào là đèn lái chớp chớp liên tục, chạy sau nó nhức mắt, muốn lấy cây sắt đập cho bể. Rồi đèn dây tóc/halogen thay sang led, ... rất nhiều xe của công nhân đang trả góp. cả một gia tài của họ. Khổ thân công nhân quá, nhiều người làm lụng, chắt bóp bao năm mới mua được cái xe máy. Thương :( Xem bảo hiểm lần này có bồi thường cho mọi người không Rất không vui khi luôn phải chia buồn với Nam Định Quan trọng là bảo hiểm hay công ty có đến cho họ không nhỉ mọi người? Công ty phải có trách nhiêm hỗ trợ công nhân mua sắm lại xe để họ có phương tiện đi làm Đại lý bảo hiểm đâu lên tiếng đi chứ? Không biết những xe có bảo hiểm có đc đền bù không nhỉ Hy vọng công ty có chế độ hỗ trợ đối với công nhân bị cháy mất xe. |
Đê sông Mã sạt lở hơn một km Sáng 10/10, UBND TP Thanh Hóa và Chi cục Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa cắt cử lực lượng ứng trực tại bờ đê sông Mã, đoạn qua xã Hoằng Đại, để theo dõi diễn biến và sẵn sàng xử lý sự cố. Một nhóm cán bộ chuyên môn đo vẽ hiện trường, nhóm khác đóng cọc tre, đắp đất, phủ bạt tại các điểm xung yếu quanh thân đê.Nhà chức trách đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm, cấm ôtô tải trọng từ 10 tấn trở lên và xe khách lưu thông qua đoạn đê sạt lở để đảm bảo an toàn.Trước đó từ ngày 28/9 đến ngày 4/10, do ảnh hưởng hoàn lưu bão Noru, tỉnh Thanh Hóa mưa lớn. Đê tả sông Mã qua xã Hoằng Đại bị sạt lở. Cung sạt khoảng một km, đoạn nặng nhất dài 60 m, độ sâu có chỗ tới 1,3 m.Ngày 9/10, đoàn công tác của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai đã kiểm tra sự cố sụt lún đê tả sông Mã. Nhận định đây là sự cố nghiêm trọng, gây mất an toàn chống lũ, ông Phạm Đức Luận, Phó tổng cục trưởng Phòng chống thiên tai, đã đề nghị tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố, sẵn sàng vật tư, phương tiện, nhân lực để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.Ông Luận đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa sớm ban bố tình huống khẩn cấp, đồng thời khẩn trương xây dựng phương án bảo vệ, khảo sát, đánh giá nguyên nhân sự cố, đề xuất giải pháp xử lý phù hợp, đảm bảo ổn định lâu dài cho tuyến đê.Đê tả sông Mã là đê cấp 2, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Đê được đắp bằng đất, bề mặt đổ bê tông rộng khoảng 4 m cho phương tiện lưu thông.Tuyến đê có nhiệm vụ bảo vệ cho khoảng 29.000 người dân của 5 xã Hoằng Đại, Hoằng Trạch, Hoằng Tân, Hoằng Châu, Hoằng Phong vùng tả ngạn sông Mã, thuộc một phần huyện Hoằng Hóa và TP Thanh Hóa. |
Làm rõ trách nhiệm các bên liên quan dự án BOT Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 10/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại phiên họp này, Thường vụ sẽ cho ý kiến về giải pháp xử lý vướng mắc tại một số trạm thu phí, dự án BOT (hợp đồng xây dựng - kinh doanh chuyển giao).Theo ông Huệ, vấn đề này cần bám sát Luật Đối tác công tư; hợp đồng giữa Chính phủ và nhà đầu tư để làm rõ căn cứ pháp lý và thẩm quyền trong các dự án, trạm thu phí BOT. Muốn giải quyết vướng mắc thì phải căn cứ vào hợp đồng, quyền hạn của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ và Quốc hội.Bên cạnh đó, các cơ quan cần xác định rõ vướng mắc của dự án bắt nguồn từ phía đại diện Nhà nước, doanh nghiệp hay trách nhiệm của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư thực hiện hợp đồng không nghiêm, đẩy trách nhiệm cho Chính phủ, Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh thì không hợp lý."Không chỉ một mà có nhiều dự án vướng mắc. Nếu có chủ trương dùng ngân sách các cấp để xử lý thì cũng không có vốn để bố trí ngay", Chủ tịch Quốc hội nói.Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ giải pháp xử lý bất cập tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hợp đồng BOT do Bộ quản lý. Theo đó, một số dự án BOT đã hoàn thành đưa vào khai thác, nhưng chưa được thu phí hoặc không thể thu phí do mất an ninh trật tự, phương án tài chính bị phá vỡ. Có dự án đã thu phí song doanh thu thực tế chỉ đạt 30% so với hợp đồng...Bộ Giao thông Vận tải đã lựa chọn 8 dự án BOT có bất cập, đề xuất hướng xử lý sau khi đã thống nhất với nhà đầu tư. Theo tính toán sơ bộ, nguồn vốn nhà nước dự kiến cần bố trí để xử lý vướng mắc, bất cập khoảng 13.115 tỷ đồng.Theo ông Huệ, tại phiên họp thứ 16, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4. Đó là việc kiện toàn chức danh Tổng kiểm toán Nhà nước và một số vị trí bộ trưởng, trưởng ngành trong bộ máy Chính phủ theo đề nghị của Thủ tướng.Ngoài ra, Thường vụ cũng xem xét Nghị quyết 30 của Quốc hội quy định những chính sách đặc thù, đặc cách, đặc biệt cho Chính phủ trong phòng chống dịch Covid-19; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá. Phải có ai đó chịu trách nhiệm, không chỉ có các trạm BOT được nêu tên mà còn nhiều trạm BOT rất bất cập, vô lý, gây thiệt hại cho chủ phương tiện tham gia giao thông. Ủng hộ bác Huệ. Phải đặt lợi ích của dân lên hàng đầu Vần đề Là BOT đặt trạm không hợp lý thôi. Các dự án này đều đã được Nhà đầu tư xem xét, cân nhắc trên các góc độ: sự cần thiết đầu tư, phương án vốn đầu tư, phương an tài chính thực hiện dự án ... và thường được trình duyệt và được đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng với Nhà đầu tư. Nếu như vướng mắc về cơ chế, chính sách ... thì nên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và chia sẻ kinh phí 50/50 của hợp đồng BOT giữa Nhà nước và Nhà đầu tư. Ngoài trường hợp này ra thì lỗi ở khâu nào thì khâu đó phải chịu. Quá đúng |
Đề nghị quy hoạch Nhân Cơ là sân bay chuyên dùng Tuần qua, Bộ Giao thông Vận tải góp ý kiến vào dự thảo Quy hoạch tỉnh Đăk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh nội dung "Quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng sân bay Nhân Cơ trở thành sân bay lưỡng dụng", thành "Quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng sân bay Nhân Cơ trở thành sân bay lưỡng dụng với tính chất chuyên dùng".Sân bay chuyên dùng chỉ sử dụng cho máy bay, thủy phi cơ, trực thăng hoạt động để phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, không phải vận chuyển công cộng. Sân bay chuyên dùng bảo đảm hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chủ quyền và phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế.Bộ Giao thông Vận tải đồng tình quy mô mở rộng sân bay hiện tại (khoảng 14 ha) lên 200-250 ha, đạt tiêu chuẩn 3C, có thể đón các loại máy bay như ATR, Embraer.Để bảo đảm tính mở trong quy hoạch, Bộ cũng đề nghị tỉnh bổ sung nội dung "nghiên cứu khả năng chuyển sân bay Nhân Cơ thành cảng hàng không trong trường hợp đủ điều kiện và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc".Trước đó, UBND tỉnh Đăk Nông từng hai lần đề nghị bổ sung cảng hàng không lưỡng dụng Nhân Cơ vào quy hoạch cảng hàng không toàn quốc. Trước mắt là đầu tư xây dựng sân bay quân sự trên cơ sở mở rộng sân bay Nhân Cơ trước đây để phục vụ cho mục đích quốc phòng và dân sự trong giai đoạn 2030-2050.Theo lãnh đạo Đăk Nông, tỉnh chỉ có một phương thức vận tải là đường bộ. Đường thủy không khai thác được, còn đường sắt, hàng không chưa được đầu tư. Đây là hạn chế rất lớn trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh với vị trí đầu mối kết nối giữa Tây Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và duyên hải Nam Trung Bộ.Sân bay Nhân Cơ nằm xã Nhân Cơ, huyện Đăk R'Lấp, cách thành phố Gia Nghĩa khoảng 20 km, hiện phục vụ quốc phòng. Sân bay đang có một đường băng dài hơn 800 m, có thể tiếp nhận máy bay chở khách loại nhỏ và trực thăng.Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ. Trong đó, sân bay Nhân Cơ không có tên trong hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nên xây dựng lại sân bay Nhơn cơ vì tính cấp thiết của nó. Ngày nay với sự phát triển của Dăk Nông cần phải có sân bay này để những ai cần đầu tư, vận chuyển lâm, thổ sản, phát triển các khu công nghiệp, du khách có thể di chuyển nhanh thay vì đi đường bộ. Vào thăm nội không còn vất vả nữa rồi. Rất ủng hộ Không quá cần thiết...việc xây dựng sân bay là gần như quá thừa thải so với nhu cầu của người dân và các hạng mục cơ sở cần được xây dựng, chỉnh sửa khác tại địa phương. du lịch Đắk Nông không quá nổi bật và thu hút, đầu tư vào du lịch chưa nhiều, khách du lịch ngày một ít, di sản, danh lam thắng cảnh gần như chìm sâu...chủ yếu là đầu cơ tiềm năng du lịch để nâng giá đất tại một số địa phương, việc xây sân bay là không phù hợp so với phát triển đường cao tốc Đăk Nông với các tỉnh phía nam và bắc tây nguyên là thuận lợi cho giao thương đường bộ(cũng là loại hình đường giao thương phổ biến và ít tốn kém, phù hợp nhất cho một tỉnh nam tây nguyên) nhu cầu và mức chi tiêu cho hàng không của người dân vẫn chưa cao có thể dẫn đến lãng phí và âm vốn đầu tư. Tôi nghĩ việc xây sân bay DakNong ko nhất thiết vì lượng khách nội địa hay du lịch quá ít nên sẽ rất phí tiền bạc để vận hành và xây dựng |
Triển lãm ảnh kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô Triển lãm giới thiệu hàng trăm ảnh tư liệu, hiện vật, hình vẽ... tái hiện chặng đường chiến đấu của quân và dân Hà Nội những năm kháng chiến chống Pháp.Không gian trưng bày gồm ba chủ đề: Bền bỉ kháng chiến, Ngày về chiến thắng và Hà Nội của ta. Triển lãm giới thiệu hàng trăm ảnh tư liệu, hiện vật, hình vẽ... tái hiện chặng đường chiến đấu của quân và dân Hà Nội những năm kháng chiến chống Pháp.Không gian trưng bày gồm ba chủ đề: Bền bỉ kháng chiến, Ngày về chiến thắng và Hà Nội của ta. Bức ảnh khắc họa những người lính tự vệ thủ đô nổ mìn, ngả cột điện trên đường phố để cản xe cơ giới của địch, tháng 12/1946.Bức ảnh khắc họa những người lính tự vệ thủ đô nổ mìn, ngả cột điện trên đường phố để cản xe cơ giới của địch, tháng 12/1946.Ngày 6/10/1954, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Hà Nội. Văn Điển là nơi đầu tiên ở ngoại thành được giải phóng, tiếp đến là thị xã Hà Đông. Ngày 7/10/1954, những đơn vị bộ đội chủ lực theo nhiều tuyến đường tiến về tiếp quản Thủ đô. Ở những khu vực được tiếp quản, nhân dân chăng khẩu hiệu, dựng cổng chào, treo đèn kết hoa.Ngày 6/10/1954, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Hà Nội. Văn Điển là nơi đầu tiên ở ngoại thành được giải phóng, tiếp đến là thị xã Hà Đông. Ngày 7/10/1954, những đơn vị bộ đội chủ lực theo nhiều tuyến đường tiến về tiếp quản Thủ đô. Ở những khu vực được tiếp quản, nhân dân chăng khẩu hiệu, dựng cổng chào, treo đèn kết hoa.Tiểu đoàn Binh ca trên cầu Đuống tiến về Hà Nội, ngày 8/10/1954.Sau các Hiệp định về hành chính, quân sự, Chính phủ Việt Nam đã chủ động phối hợp kiểm kê, tiếp quản toàn bộ các vị trí quân sự, công sở, công trình công cộng, xí nghiệp, bệnh viện, trường học... ở Thủ đô.Tiểu đoàn Binh ca trên cầu Đuống tiến về Hà Nội, ngày 8/10/1954.Sau các Hiệp định về hành chính, quân sự, Chính phủ Việt Nam đã chủ động phối hợp kiểm kê, tiếp quản toàn bộ các vị trí quân sự, công sở, công trình công cộng, xí nghiệp, bệnh viện, trường học... ở Thủ đô.Những lính Pháp cuối cùng qua cầu Long Biên, rút khỏi Hà Nội vào 16h ngày 9/10/1954.Những lính Pháp cuối cùng qua cầu Long Biên, rút khỏi Hà Nội vào 16h ngày 9/10/1954.Ngoài ảnh tư liệu, Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò tái hiện hoạt cảnh người dân đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về thủ đô ngày 10/10/1954. Tại đây, còn có các nhân chứng là cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò, chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Thủ đô năm 1954, cán bộ, chiến sĩ E30, Trung đoàn 600 (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ)…Ngoài ảnh tư liệu, Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò tái hiện hoạt cảnh người dân đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về thủ đô ngày 10/10/1954. Tại đây, còn có các nhân chứng là cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò, chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Thủ đô năm 1954, cán bộ, chiến sĩ E30, Trung đoàn 600 (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ)…"Từ ngày giải phóng thủ đô đến nay, thành phố phát triển hơn nhiều. Hà Nội rộng lớn hơn, nhiều quận huyện, kinh tế, đời sống phát triển. Tôi tự hào vì góp phần nhỏ bé của mình vào việc giải phóng Thủ đô và sau này tham gia xây dựng, phát triển thành phố ngày càng vững mạnh", ông Đỗ Đăng Long, tù chính trị Nhà tù Hoả Lò tháng 11/1951-3/1952, nói.Triển lãm "Khúc ca khải hoàn" sẽ mở cửa đến hết tháng 10."Từ ngày giải phóng thủ đô đến nay, thành phố phát triển hơn nhiều. Hà Nội rộng lớn hơn, nhiều quận huyện, kinh tế, đời sống phát triển. Tôi tự hào vì góp phần nhỏ bé của mình vào việc giải phóng Thủ đô và sau này tham gia xây dựng, phát triển thành phố ngày càng vững mạnh", ông Đỗ Đăng Long, tù chính trị Nhà tù Hoả Lò tháng 11/1951-3/1952, nói.Triển lãm "Khúc ca khải hoàn" sẽ mở cửa đến hết tháng 10. Cảm ơn bạn. Công việc của các bạn rất có ý nghĩa Thật tuyệt vời vì có những người như anh tham gia bảo vệ động vật hoang dã. Ai từng và đang sinh sống ở những nước phát triển sẽ cảm nhận được tình yêu thương động vật hoang dã và ý thức tôn trọng môi trường thiên nhiên của mỗi người dân như thế nào. Trẻ em được giáo dục, khuyến khích và có môi trường tiếp xúc với thế giới tự nhiên và từ đó các em phát triển tình yêu thương động vật một cách rất tự nhiên và có trách nhiệm.Cảm ơn và rất trân trọng những việc Harold đang làm cho Vietnam, sự tận tuỵ của bạn đang truyền cảm hứng thiện lành cho chúng tôi. Mong bạn có 1 cuộc sống an vui và khoẻ mạnh Rất cám ơn anh vì tấm lòng đẹp, hy sinh tất cả vì hạnh phúc của tất cả! Xin cám ơn bạn. Cảm ơn bạn. Những người như bạn thật đáng quý. Thật ra ở VN mình chỉ cần dẹp các quán thú rừng/chim trời, giáo dục, tuyên truyền thêm là dần dần sẽ xây dựng được môi trường tốt hơn. Xưa kia đói khổ nên cái gì cũng bỏ vào mồm chứ nay kinh tế khá rồi, bảo tồn thiên nhiên cho cuộc sống lâu dài, môi trường xanh sạch. Rất đáng tuyên dương. Cảm ơn bạn! Cảm ơn Harold. Tuyệt vời, cảm ơn Bạn, chắc chắn chúng tôi sẽ thay đổi, Bạn đã truyền cảm hứng cho Tôi và nhiều người Việt! Bất kể mưa hay nắng, dù khoảng cách 50km vẫn đi sớm 30 phút trước giờ làm việc. Thật đáng học hỏi ở tinh thần, thái độ làm việc của anh. Trung tâm có cho thăm quan ko bạn TUYỆT VỜI Rất trân trọng việc làm của anh, Người từ nước Anh xa xôi đã đến Việt Nam truyền cảm hứng và động lực để Người việt yêu quý và bảo tồn thiên nhiên, động vật. Chúc mừng Harold! Cảm ơn anh đã tâm huyết với công việc và đóng góp rất nhiều cho trung tâm. Chúc anh nhiều sức khỏe để tiếp tục hành trình đầy ý nghĩa này! |
'Thu nhập không phải là vấn đề quyết định để hút người tài' Quan điểm trên được TS Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM đưa ra tại Hội thảo chính sách thu hút nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt cho thành phố do Học viện Cán bộ tổ chức, chiều 10/10.Đề án thu hút nhân tài được TP HCM thí điểm từ giai đoạn 2014-2018 với mức lương tối đa là 150 triệu đồng mỗi tháng, tuyển được 17 chuyên gia về làm việc. Tuy nhiên, giai đoạn chính thức từ 2019 mức thu nhập giảm còn 13-15 triệu đồng và chỉ thu hút được ba người làm tại Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP HCM.Theo ông Dũng, chính sách thu hút nhân tài của thành phố từ giai đoạn thí điểm đến chính thức còn nhiều bất cập. Ngoài mức lương không phù hợp, quy trình thực hiện cũng "hết sức phức tạp", một chuyên gia mất tới 18 tháng từ lúc có nhu cầu mới ký được hợp đồng. Việc sở ngành cũng đăng ký thu hút chuyên gia như cơ quan nghiên cứu, trường đại học là không phù hợp thực tiễn."Giả sử một giáo sư vô làm ở Sở Kế hoạch và Đầu tư chẳng hạn, việc này cũng như thuê Lionel Messi về mà xung quanh không có ai, làm sao đá?", ông Dũng nói và cho rằng người làm khoa học quan trọng là phải có môi trường nghiên cứu.Quá trình đặt hàng của thành phố với chuyên gia cũng được cho chưa hệ thống, thiếu tầm nhìn dài hạn và sự chuẩn bị chu đáo. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố, nêu ví dụ để xây dựng một chính sách từ nay đến 2045 mà chỉ mở một hội thảo khoa học, đòi hỏi chuyên gia nghiên cứu trong vài tháng là không ổn. Chưa kể, các kênh đặt hàng còn tản mạn, chưa có đầu mối nào tổng hợp, hệ thống các kết quả đó.Đề xuất giải pháp, TS Nguyệt Việt Dũng cho rằng TP HCM cần thay đổi phương pháp luận trong thu hút nhân tài sang đổi mới sáng tạo mở. Nghĩa là không phải thu hút chuyên gia, mà là thu hút tính chuyên gia, tức tất cả ý tưởng đổi mới sáng tạo của cả cộng đồng để tạo ra hệ sinh thái mở của khu vực công.Đồng quan điểm, TS Võ Kim Cương, Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị TP HCM, cho rằng nhân tài cần có "đất dụng võ". Thu hút người tài chỉ là cái ngọn ban đầu, muốn dùng được phải có chiến lược bài bản, đi từng bước. Thành phố cần tạo môi trường nghiên cứu mới trọng dụng được năng lực của người tài.Trong khi đó, TS Nguyễn Đăng Quân, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM, nói rằng thu nhập cũng là vấn đề quan trọng trong việc thu hút chuyên gia, nhà khoa học. Bởi cơ quan ông từng mời được 4 nhân tài về làm việc giai đoạn thành phố thí điểm chính sách thu hút, nhưng đến năm 2019, khi đề án áp dụng chính thức thì không còn giữ chân họ. "Mức thu nhập từ 150 triệu xuống còn 13-15 triệu thì không thể thu hút được ai", ông nêu thực tế.Các ý kiến tại hội thảo sẽ được tổng hợp, gửi Thành uỷ, UBND TP HCM nhằm góp ý cho chính sách thu hút nhân tài trong dự thảo về cơ chế đặc thù cho thành phố, thay thế Nghị quyết 54 sẽ hết hiệu lực cuối năm nay.Thu Hằng Thu nhập không phải là vấn đề quyết định để hút người tài và câu này đã được lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Vấn đề quyết định là người tài không ai làm cho những nơi có thu nhập thấp. Có thực mới vực được đạo. Nhân tài là con người, họ cần được đãi ngộ xứng đáng thì mới cống hiến được. Chỉ áp dụng với người độc thân k gia đình k vướng bận ai. Chứ áp lực cơm áo gạo tiền thì nhân tài cũng phải gác lại đam mê để chạy đua với cuộc sống thôi Người giỏi đi du học, lúc đạt tới tầm cao tri thức mấy ai trở về? Vậy thì điều gì đã làm họ ở lại xứ người> Mức lương vẫn là quan trọng nhất, kế đến là môi trường làm việc và phát triển. Không đủ sống thì vô làm việc phải chạy thêm thôi. Mà 2 bài toán này chắc rằng đa số đều chưa nhìn thấy. 'Thu nhập không phải là vấn đề quyết định để hút người tài' nhưng thu nhập là một yếu tố quan trọng để thu hút nhân tài. Thu nhập là điều kiện cần nhưng đất vụng võ mới là điều kiện đủ để họ mới tận lực cống hiến . Nếu thiếu một trong hai điều kiện đó thì khó thu hút nhân tài ! Chưa hiểu nhân tài ở việt nam được định nghĩa thế nào mà lương họ chỉ được 13-15 triêụ? Làm việc là phải công bằng trong công việc, giỏi được thăng tiến, ko làm được việc thì cắt giảm. Chứ ko phải thăng tiến là do làm lâu năm hay có mối quan hệ, nhiều người có tài nhưng họ ko muốn kiềm kẹp của cấp trên và soi mói của đồng nghiệp... và còn nhiều thứ khác Mức thu nhập từ 150 triệu xuống còn 13-15 triệu thì không thể thu hút được ai", ông nêu thực tế.Chất xám thu nhập thấp hơn lao động chân tay?. Người tài 40 50 tuổi cũng phải có team riêng của họ, để họ tự do lựa chọn những ai mà họ thấy phù hợp, tự đặt ra luật chơi và chơi như thế nào. Đừng có đưa người tài về, bắt họ theo khuôn khổ của mình, bảo gì làm đó, thế thì chả khác gì tìm nhân công chất lượng cao. Tiền không những là vấn đề, mà còn là vấn đề lớn. Ah với tôi thì thu nhập cao sẽ làm hết mình Thu nhập không là vấn để quyết định để hút người tài... nhưng mà người tài lại xem thu nhập để quyết định m nên làm ở đâu phải không? |
Tàu hỏa tông xe tải Hơn 3h, đoàn tàu SE4 hướng đi từ ga Sài Gòn ra Bắc, đến địa phận giữa ga Lương Sơn (Nha Trang) và ga Phong Thạnh (TX Ninh Hòa) đã tông vào xe tải biển Khánh Hòa đang mắc kẹt trên đường ray.Cú va chạm không gây thương vong, song khiến ôtô vướng vào thành toa khách, bị kéo lê một đoạn, hư hỏng nặng. Hai toa tàu bị cong bậc lên xuống, đầu máy kéo tàu vỡ kính. Ông Lê Anh Đăng, Trưởng phòng giám sát an toàn chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh (đơn vị quản lý đường sắt ở khu vực), cho biết điểm tai nạn là đường ngang dân sinh, lối đi hẹp, xe tải không được chạy qua.Sau khi di dời ôtô ra khỏi phạm vi đường sắt, tàu được lái tới ga Lương Sơn để thay đầu máy. Sự cố làm đường sắt ở khu vực gián đoạn 38 phút.Tai nạn ở điểm giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không hiếm, nhất là vị trí chưa có chắn, thiết bị cảnh báo hay người trực. Theo số liệu thống kê, cả nước có hơn 3.100 km đường sắt, với hơn 5.700 vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, trong đó hơn 4.300 đường ngang dân sinh không có chắn, cảnh báo.Tại nơi đường bộ giao với đường sắt không có tín hiệu, rào chắn, người đi đường phải quan sát hai phía, không có tàu mới được qua. Trường hợp vi phạm bị phạt từ 200 nghìn đồng đến 5 triệu đồng, tịch thu bằng lái nếu đi ôtô, xe máy...Bùi Toàn - Gia Minh Tàu chỉ cần đánh lái 1 chút là tránh được tai nạn rồi 30 năm trước tôi đã được học an toàn giao thông với đường sắt. Tôi biết rằng tàu hỏa luôn được ưu tiên đi đúng tốc độ trong mọi trường hợp. Người đi đường bộ khác luôn phải nhường đường cho tàu hỏa. Đoạn kết của bài đã trả lời câu hỏi cho bác nào thắc mắc sao không có gác chắn hay đèn nhé. Qua đường sắt auto phải quan sát, không có tàu mới được qua, đến xe ưu tiên theo luật định còn phải tuân thủ chứ đừng nói là xe thường Chiếc xe tải bị kẹt khi vượt qua đường tàu vì độ dốc đột ngột và khá cao, làm xe chết máy. Trong khi đó đoàn tàu từ phía xa đang chạy tới.Trong tình huống khẩn cấp này, hãy cài về số một và đề lại, sức mạnh của bình ac quy sẽ đủ sức đấy chiếc xe trườn qua con dốc, tránh được nguy hiểm cho cả xe và tàu. Tất cả các phương tiện giao thông mặt đất đều phải nhường tàu hỏa. Tàu hỏa, duy nhất, nhường máy bay ! Thời buổi này cái cảm biến tàu nó đơn giản và rẻ, kết nối tự động với rào chắn và đèn thì đâu có thảm cảnh như vậy Rất nhiều tài xế ô tô xem thường tính mạng của chính mình và người khác khi điều khiển phương tiện giao thông băng qua đường sắt dù đã được cảnh báo. May mắn không có ai bị thương. Chúc các bác tài bình an! |
Nước tràn vào nhà dân ngày TP HCM triều cường Từ 16h30 trên đường Trần Xuân Soạn (quận 7), nước từ Kênh Tẻ bắt đầu dâng tràn vào bờ. Khoảng một tiếng sau, cả con đường dài hơn một km mênh mông nước khi triều cường đạt đỉnh.Nhiều con đường khác như Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Tôn Thất Thuyết (quận 4), Nguyễn Văn Hưởng (TP Thủ Đức), Lê Văn Lương (Nhà Bè)... cũng ngập, gây khó khăn cho đi lại của người dân.Từ 16h30 trên đường Trần Xuân Soạn (quận 7), nước từ Kênh Tẻ bắt đầu dâng tràn vào bờ. Khoảng một tiếng sau, cả con đường dài hơn một km mênh mông nước khi triều cường đạt đỉnh.Nhiều con đường khác như Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Tôn Thất Thuyết (quận 4), Nguyễn Văn Hưởng (TP Thủ Đức), Lê Văn Lương (Nhà Bè)... cũng ngập, gây khó khăn cho đi lại của người dân.Trẻ em được phụ huynh cõng về nhà trong giờ tan trường trên đường Trần Xuân Soạn.Trẻ em được phụ huynh cõng về nhà trong giờ tan trường trên đường Trần Xuân Soạn.Trên đường Huỳnh Tấn Phát, nước ngập vào giờ cao điểm gây ùn tắc kéo dài, dòng xe bồn chở xăng dầu từ các kho Nhà Bè đến đây nhích từng chút một.Trên đường Huỳnh Tấn Phát, nước ngập vào giờ cao điểm gây ùn tắc kéo dài, dòng xe bồn chở xăng dầu từ các kho Nhà Bè đến đây nhích từng chút một.Nước dâng 10-20 cm tại hẻm 81 trên đường Trần Xuân Soạn, đồ đạc của người dân ở đây phải kê cao.Nước dâng 10-20 cm tại hẻm 81 trên đường Trần Xuân Soạn, đồ đạc của người dân ở đây phải kê cao.Bà Nguyễn Thị Gết tát nước trước hiên nhà ở hẻm 81. "Tôi ở đây hơn 15 năm nay, chưa bao giờ thoát cảnh ngập. Nước tràn vô hẻm như vậy ít nhất 3 ngày nữa mới rút hết nếu không mưa", người phụ nữ 58 tuổi nói.Bà Nguyễn Thị Gết tát nước trước hiên nhà ở hẻm 81. "Tôi ở đây hơn 15 năm nay, chưa bao giờ thoát cảnh ngập. Nước tràn vô hẻm như vậy ít nhất 3 ngày nữa mới rút hết nếu không mưa", người phụ nữ 58 tuổi nói.Một số cửa hàng bên đường Trần Xuân Soạn nước tràn vào nhà, ảnh hưởng đến việc buôn bán. Tiệm cơm của bà Thương thường xuyên chịu cảnh ngập nước mỗi khi triều cường, mưa lớn. "Bao nhiêu năm nay cứ vào thời điểm cuối năm thì tháng nào cũng ít nhất một tuần ngập, buôn bán ế ẩm lắm", chủ tiệm nói.Một số cửa hàng bên đường Trần Xuân Soạn nước tràn vào nhà, ảnh hưởng đến việc buôn bán. Tiệm cơm của bà Thương thường xuyên chịu cảnh ngập nước mỗi khi triều cường, mưa lớn. "Bao nhiêu năm nay cứ vào thời điểm cuối năm thì tháng nào cũng ít nhất một tuần ngập, buôn bán ế ẩm lắm", chủ tiệm nói.Bà Nguyễn Thị Kim Ngân bán cháo trong một con hẻm trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7. "Một tháng thì nước giữa tháng ngập 1 tuần, cuối tháng ngập một tuần còn buôn bán gì được, như hôm nay là ế chắc", bà Ngân nói.Bà Nguyễn Thị Kim Ngân bán cháo trong một con hẻm trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7. "Một tháng thì nước giữa tháng ngập 1 tuần, cuối tháng ngập một tuần còn buôn bán gì được, như hôm nay là ế chắc", bà Ngân nói.Bé Nhi, con gái bà Ngân học lớp 3, chuẩn bị đi học thêm thì cô giáo thông báo nghỉ do nhà cô ngập, xe không vào được.Bé Nhi, con gái bà Ngân học lớp 3, chuẩn bị đi học thêm thì cô giáo thông báo nghỉ do nhà cô ngập, xe không vào được.Lê An đi từ hẻm 709 ra đường Huỳnh Tấn Phát mang balô chứa chú mèo đi gửi nhà người thân. Đường ngập không thể đi xe, cô đành lội bộ ra đường chính.Lê An đi từ hẻm 709 ra đường Huỳnh Tấn Phát mang balô chứa chú mèo đi gửi nhà người thân. Đường ngập không thể đi xe, cô đành lội bộ ra đường chính.Một nhà xưởng trên đường Huỳnh Tấn Phát, gần chân cầu Phú Mỹ, nước ngập khắp sân.Một nhà xưởng trên đường Huỳnh Tấn Phát, gần chân cầu Phú Mỹ, nước ngập khắp sân.Đến 18h, nước dần rút nhưng khu vực chợ Phú Thuận (quận 7) còn ngập.Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai lên nhanh và ở mức cao trong 24 giờ qua. Sáng nay, mực nước cao nhất tại trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền), trạm Phú An (sông Sài Gòn) đồng loạt ở mức 1,64 m (trên báo động 3 là 0,04 m), tiếp tục cao trong hai ngày tới. Đỉnh triều đợt này vào ngày 11-12/10 (tức 16 và 17 tháng 9 âm lịch), ở mức 1,65-1,7 m tại trạm Phú An và Nhà Bè (cao hơn báo động 3 từ 0,05 đến 0,1 m).Hơn 10 năm qua, triều cường tại TP HCM năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2009, mức triều 1,57 m vào tháng 11, cao nhất trong 50 năm. Năm 2013, triều cường lập kỷ lục mới với mức 1,68 m, năm 2014 là 1,7 m, năm 2017 mức 1,72 m; năm 2019 đạt đỉnh 1,8 m.Đến 18h, nước dần rút nhưng khu vực chợ Phú Thuận (quận 7) còn ngập.Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai lên nhanh và ở mức cao trong 24 giờ qua. Sáng nay, mực nước cao nhất tại trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền), trạm Phú An (sông Sài Gòn) đồng loạt ở mức 1,64 m (trên báo động 3 là 0,04 m), tiếp tục cao trong hai ngày tới. Đỉnh triều đợt này vào ngày 11-12/10 (tức 16 và 17 tháng 9 âm lịch), ở mức 1,65-1,7 m tại trạm Phú An và Nhà Bè (cao hơn báo động 3 từ 0,05 đến 0,1 m).Hơn 10 năm qua, triều cường tại TP HCM năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2009, mức triều 1,57 m vào tháng 11, cao nhất trong 50 năm. Năm 2013, triều cường lập kỷ lục mới với mức 1,68 m, năm 2014 là 1,7 m, năm 2017 mức 1,72 m; năm 2019 đạt đỉnh 1,8 m. Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏĐèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn luMỹ Tho mưa lớn êm ruSài Gòn mưa lớn giống như Tháp MườiTrai Thủ Đức năm canh thức đủGái Đồng Tranh sáu khắc đành trôngThương anh muốn lấy làm chồngNhưng nhìn lũ quét nên lòng đắn đoGái Bình Thạnh xe hư thành bịnhTrai Tân Bình lội nước Bình TânMuốn qua chăm sóc ân cầnXe hư chết máy chôn chân giữa đườngEm yêu ơi đừng hờn anh nhéMai anh qua tặng bé đóa hồngQuê mình khắp chốn bê tôngNước không lối thoát ngập không lối về. Mình về quê có vẻ ổn hơn Sài Gòn. 10 năm bôn ba k dc gì ngoài tắc đường, ngập nước. Mong người dân Sài Gòn bớt khổ. Mưa 20-30mm mà ngập như thế này ư, thế mới thấy trận mưa ở Hàn quốc hôm trước 800mm nó lớn như thế nào. Từ ngày lên tp Thủ Đức thấy ngập nhiều hơn trước. Hôm nay trời lại mưa toSài Gòn ngập nước dân lo quá trờiMỗi khi mưa nặng hạt rơiPhố thành sông nước buồn tơi bao ngày ... chuyện nhỏ, vài ngày hết mưa hết ngập Sợ nhất mưa SG, ngập kẹt xe cứng ngắt! Khung cảnh quá quen thuộc sau cơb mưa lớn! Tôi nói vầy ai buồn tôi chịu chứ nguyên nhân ngập là do ý thức kém! Rác khắp nơi nghẹt cống và tôi thường xuyên phải đi móc từng túi nilong, cái khăn tấm bạt hư ! Sau 5 phút cạn rõ rệt! với sự vô cảm của một vài anh tài xế chạy vô tư để vừa lạnh vừa ướt khi nước tạt đầy mặt mũi và người vì phải cúi thấp để móc rác Do dân xả rác làm nghẹt cống thoát nước chậm RÁC THẢI LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU CHO VIỆC NGẬP LỤT. Bởi vì đơn giản một điều miệng cống thoát toàn rác bám và đất, thứ 2 là cô g thoát đi trục chính đã chứa đầy rác và đất thì thoát kiểu gj, chô cty tôi miệng cống toàn đất bám không có 1 lổ nào thoát xuống dc miệng cống, tự hỉu đi nhé! Mở nắp cống và lượm rác để nước rút nhanh: vậy thì xả rác bừa bãi cũng là một nguyên nhân gây ngập. Cơ sở hạ tầng quá yếu kém. Cần nhiều tuyến metro gấp Mưa to... vượt thiết kế! |
Gần 20 nhà dân bị tốc mái do lốc xoáy Chiều 10/10, lốc xoáy trong cơn mưa dông làm nhiều ngôi nhà ở thôn Vĩnh Tuy, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh bị tốc mái, phần lớn là các nhà cấp lợp ngói. Ngói vỡ rơi xuống làm hư hỏng các vật dụng trong nhà. Một ngôi nhà bị lốc xoáy giật sập gian bếp. Người dân tránh trú kịp thời nên không thiệt hại về người. Địa phương huy động lực lượng giúp người dân khắc phục thiệt hạiCơn mưa từ tối qua đến chiều nay làm nước các sông dâng cao, gây ngập lụt nhiều khu dân cư. Ở huyện Nghĩa Hành, các xã Hành Dũng, Hành Nhân, Hành Đức và Hành Tín Tây bị ngập gần một mét, nhiều nơi đã bị chia cắt do lũ. Địa phương đã di dời khẩn 84 hộ dân với gần 150 người. Học sinh các xã này được nghỉ học từ chiều nay.Ở thị xã Đức Phổ, lũ trên sông Trà Câu đang dâng cao. Hơn 300 nhà ở các xã, phường Phổ Văn, Phổ Ninh, Phổ Minh, Phổ Thuận bị ngập. Các lực lượng ở địa phương giúp người dân kê dọn đồ đạc, gia súc lên cao để ứng phó với lũ. Còn ở huyện Trà Bồng, thôn Nguyên, xã Trà Hiệp xảy ra sạt lở núi cạnh đường đi, nguy cơ đất đá lở xuống đường.Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, từ đêm qua đến chiều nay, tỉnh có mưa rất lớn, lượng mưa phổ biến 150-390 mm. Một số nơi như Trà Thanh: 418 mm, Sơn Kỳ 370 mm, Ba Điền: 334 mm, Long Môn 330 mm, Sơn Hải 329 mm. Chiều tối nay, sông Trà Câu tại trạm Trà Câu cao 6 m, trên mức báo động 3, sông Vệ tại trạm Sông Vệ 4 m, trên báo động 3...Trước tình hình mưa lũ, Chủ tịch UBND Quảng Ngãi Đặng Văn Minh yêu cầu các địa phương di dời người dân vùng trũng thấp, lũ quét, sạt lở; bố trí lực lượng trực, cắm biển cấm ở khu vực nguy hiểm. Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo các trường chủ động cho học sinh nghỉ học. Chủ đầu tư các công trình ven sông, suối, biển, cửa sông tạm dừng việc thi công, di dời máy móc...Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Bộ, gió mùa đông bắc kết hợp không khí lạnh nên miền Trung 24 giờ qua mưa to. Dự báo, mưa từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi đến hết ngày 11/10. Nơi mưa lũ,nơi thì lốc xoáy.Người dân miền trung sao khổ quá vậy trời! |
Đề nghị có cơ chế riêng xử lý sai phạm lúc cấp bách chống dịch Chiều 10/10, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết 30/2021 về một số giải pháp cấp bách trong phòng chống Covid-19.Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Nghị quyết 30 cho phép Chính phủ thực hiện biện pháp chưa được luật quy định hoặc khác với quy định để đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, có các quyết định liên quan đến cấp phép, đăng ký lưu hành, sản xuất, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất...Tuy nhiên, sau khi áp dụng biện pháp đặc biệt, đặc cách, đặc thù, quá trình thanh tra, kiểm tra, quyết toán lại không xem xét yếu tố cấp bách, tính nghiêm trọng của tình huống mà chỉ áp dụng văn bản quy phạm pháp pháp luật hiện hành trong điều kiện bình thường để đối chiếu, xem xét xử lý."Việc này gây ra tâm lý hoang mang cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trong lĩnh vực y tế và thanh quyết toán của cơ quan ở cơ sở, tiềm ẩn tác động bất lợi khi phải quyết định các giải pháp ứng phó với tình huống khẩn cấp sau này", bà Thúy Anh nói.Vì vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng nghiên cứu cơ chế đặc thù để xử lý những vi phạm khi thực hiện biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời tiếp tục đánh giá, phân tích, nhận định đúng bản chất, nguyên nhân chủ quan, khách quan và phân tích các vấn đề tiêu cực, lãng phí trong phòng chống dịch thời gian qua.Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết tâm lý lo ngại, sợ sai sau vụ tiêu cực liên quan đến trục lợi trong mua sắm trang thiết bị y tế xảy ra thời gian qua đã gây nên tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, ảnh hưởng đến phòng, chống dịch.Theo Nghị quyết 30 của Quốc hội, biện pháp cấp bách phục vụ phòng, chống Covid-19 được thực hiện đến hết 31/12/2022. Tuy nhiên, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện một số biện pháp đến hết 31/12/2023 nhằm tiếp tục duy trì vững chắc thành quả phòng, chống dịch và dự phòng nguy cơ dịch bệnh diễn biến phức tạp.Chính phủ đề nghị Quốc hội tiếp tục cho phép áp dụng một số chính sách đặc biệt, đặc thù, đặc cách về khám, chữa bệnh, thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng, chống dịch và chăm sóc sức khỏe nhân dân.Dự báo tình hình Covid-19 còn có nguy cơ hiện hữu, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép trong trường hợp dịch bệnh bùng phát mà các chính sách, quy định hiện hành chưa kịp sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và trong thời gian Quốc hội không họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định về phòng, chống dịch khác với quy định của luật theo quy định tại Nghị quyết số 30. Đồng ý, rất rõ ràng trong điều kiện cấp bách chống dịch nếu làm đúng luật các vấn đề về thuốc và trang thiết bị thì chắc chắn sẽ bị trễ và điều đó không phù hợp với thực tế. Vì ý do đó nên có cơ chế luật đặc thù khi xẩy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh bất thường.. rất đồng ý với ý kiến của bà, trong lúc nước sôi lửa bỏng khó tránh khỏi sai sót, chữa cháy, cấp cứu trong luật được ưu tiên, tình huống khẩn cấp quốc gia cũng cần có cơ chế đặc thù phù hợp. tránh những tình huống tương tự sau này không ai dám hành động. Hoàn toàn đúng ! Giá lúc khan hiếm mà so với bình thường là sao nhỉ ??? Thay vì tạo cơ chế riêng gây thêm phức tạp, chồng chéo đến lúc triển khai lại vướng mắc tùm lum, hãy xây dựng hoàn thiện những thứ ta đang có. Trường hợp khẩn cấp (thiên tai bão lũ, dịch bệnh) cấp nào thì kích hoạt cấp ứng phó tương ứng, mỗi cấp ứng phó sẽ giao thẩm quyền tới đâu, quyết định của ban ngành nào. Đến lúc xảy ra, chỉ cần kích hoạt cấp ứng phó số mấy là xong cứ theo quy trình thực hiện. đúng vậy, xử lý tình huống cấp bách cần có cơ chế ưu tiên, tránh tình trạng cống hiến, lăn xả nhiệt tình rồi sai phạm lúc nào không hay. Nên có Luật về tình trạng khẩn cấp (thiên tai, địch hoạ , dịch bệnh, ....) |
Lũ cuồn cuộn làm ngập nhiều cầu Sáng 10/10, nhiều người dân chạy xe trên đường ĐH 72, đến cầu Tầm Linh ở xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, phải quay lại khi nước lũ đỏ ngầu tràn qua cầu. Mưa với lượng trên 100 mm làm ngập gần một mét ở cầu Sơn Giang - Sơn Linh. Tại đây đang thực hiện dự án làm cầu mới với tổng đầu tư khoảng 100 tỷ đồng, hàng chục ống bêtông nằm ngổn ngang giữa dòng nước lũ.Tại huyện Trà Bồng, cầu qua sông Giang, nối xã Trà Tân và Trà Bùi, nước đã tràn qua. Suối Nang qua trung tâm thị trấn Trà Xuân nước chảy cuồn cuộn, hai bên bờ có kè nhưng người dân vẫn lo lắng. Lãnh đạo huyện Trà Bồng yêu cầu người dân tuyệt đối không ra suối đánh cá, vớt củi khi lũ dâng cao, chảy xiết...Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hai huyện trên yêu cầu các xã kiểm tra khu vực nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, vùng trũng thấp để di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn; đồng thời chủ động vận hành các công trình thủy lợi để tiêu úng, thoát lũ.Từ đêm qua đến sáng nay, nhiều khu vực ở tỉnh Bình Thuận mưa lớn (100-170 mm) làm một số vùng ngập nặng. Đường Trần Phú nơi có trụ sở Huyện ủy và UBND huyện Hàm Thuận Nam ngập nặng gần nửa mét. Hàng trăm học sinh ở thị trấn Thuận Nam không thể đến trường bởi trên đường nước lũ chảy xiết.Tại xã Tân Lập, cách đó 5 km nước lũ từ hệ thống sông suối và hồ thủy lợi đổ về không kịp thoát, gây ngập hơn 50 căn nhà. Hơn 100 ha thanh long đang chong điện bị chìm trong biển nước. Trong đó, phần lớn diện tích này nông dân vừa bón phân và phủ rơm vào gốc cho lứa chạy điện. Nhiều ao cá mới thả giống của người dân bị nước lũ tràn qua, cuốn sạch.Tại Quảng Trị, mưa lớn khiến nhiều xã ở huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị cô lập cục bộ, giao thông chia cắt. Sáng 10/10, tại cầu tràn vào xã Ba Lòng, huyện Đakrông, trên tỉnh lộ 588A, nhóm 7 giáo viên trường Tiểu học và THCS Ba Lòng không thể vào trường học do cầu tràn bị ngập 1-1,5 m.Tương tự, nhiều người dân từ trung tâm huyện Đakrông không thể tiếp cận xã Ba Lòng. Hai bên cầu tràn, nhà chức trách đã căng dây, cắm biển cảnh báo nước lũ dâng cao, cấm mọi người và phương tiện qua lại.Ông Trần Đình Bắc, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đakrông, cho hay mưa lớn từ 20h tối 9/10 đến sáng nay với lượng 80-120 mm khiến các ngầm tràn bị ngập 1,2-1,5 m, 7 xã bị cô lập. Các xã đã bố trí người chốt chặn, không cho bà con và phương tiện qua lại, đồng thời tuyên truyền không vớt củi dọc sông suối.Tại nhiều xã ở huyện Hướng Hóa như Húc, Thuận..., nước lũ chảy xiết, gây cô lập. Tại xã Húc, tỉnh lộ 587 qua thôn Ván Ri bị ngập, chảy xiết.Từ 13h ngày 9/10 đến 13h ngày 10/10, Quảng Nam mưa rất to, phổ biến 150-350 mm, một số nơi lớn hơn như: Giao Thủy 520 mm, Câu Lâu 400 mm, Ái Nghĩa 470 mm, Nông Sơn 380 mm. Các vùng thấp trũng ở huyện Duy Xuyên, Đại Lộc bị chia cắt. Tuyến đường 14H qua xã Duy Trinh ngập gần một mét.Trước đó chiều 9/10, anh Hồ Văn Tiến, 37 tuổi xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, cùng vợ và em gái Hồ Thị Dâu, 28 tuổi đi làm về. Khi qua sông Na, nước chảy xiết, anh Tiến và chị Dâu bị cuốn trôi.Ông Trần Văn Mẫn, Phó chủ tịch huyện Nam Trà My, cho biết lực lượng chức năng xã Trà Cang cùng người thân, nhân viên vận hành nhà máy thủy điện Trà Linh 1, Trà Linh 3 đã tổ chức tìm kiếm. "Hiện do nước lũ chảy xiết, nước sông dâng cao nên việc tìm kiếm gặp khó khăn. Đến chiều nay, anh Tiến và chị Dậu vẫn mất tích", ông Mẫn nói.Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, miền Trung mưa lớn. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, từ tối nay đến đêm mai, Trung và Nam Trung Bộ, phía bắc Tây Nguyên sẽ có mưa, riêng khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định mưa rất to (trên 100 mm/24 giờ).Dự báo trong 12 giờ tới, lũ các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi lên báo động 2-3, có sông trên báo động 3, mức cao nhất. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở trung du, vùng núi, ven sông và ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định và Kon Tum.Chiều nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND các tỉnh thành Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên theo dõi diễn biến mưa lũ, sơ tán dân ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất.Các địa phương bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết; bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân tại nơi có nguy cơ bị chia cắt.Nhóm phóng viên Lũ lại tàn phá quê tôi, thương quá. Giờ đây bất cứ nơi đâu trên khắp đất nước này hễ cứ mưa lớn là ngập, nước cứ đỗ xuống nhưng dường như không còn lối thoát nữa rồi. Trị thuỷ quá kém Phải bố trí đào hồ chứa nước cho mỗi vùng miền,chứ nhìn đâu cũng nhà cũng vườn một mặt phẳng thì úng lụt là đúng quá rồi còn gi nữa. Miền trung mưa lũ ngập , thành phố mưa cũng ngập nước - Dân tp giờ cũng khốn khổ như dân Tỉnh... Mưa tí là Ngập và Lũ! Chán thật Sông ngòi ở VN lúc nào cũng như sắp tràn nên không đáp ứng được mùa mưa lũ.Tôi ở bên Nhật Bản các dòng sông khi bình thường chỉ chảy mỗi lòng sông, khi lũ thì cả con sông mới chảy. Trong một ngày là rút hết, cảm giác rất an toàn. những năm nắng nhiều bão ít thực sự sợ khi mà 3 4 tháng cuối năm bão luôn to và dồn dập . Giống như 2020 vậy Cẩn thận, an toàn là trên hết, không vượt qua vùng nước chảy xiết, cần thiết phải mặt áo phao chắc chắn; không đứng gần triền đồi núi sợ bị sạt lở. |
Vinh danh 10 công dân thủ đô ưu tú Bà Bùi Thị An, 79 tuổi, từng là Viện trưởng Kỹ thuật nhiệt đới; Viện trưởng Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng; Phó chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội; hiện là Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Hà Nội.Khi là đại biểu HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2011 và đại biểu Quốc hội khóa 13 (2011-2016), bà An đã đóng góp nhiều ý kiến với HĐND thành phố, Quốc hội. Sau khi nghỉ hưu năm 2003, bà đã tham gia 29 đề tài, dự án về tài nguyên môi trường, trong đó 20 đề tài, dự án được triển khai ở Hà Nội.Bà An chia sẻ: "Tình yêu Hà Nội với tôi rất tha thiết. Tôi đã chứng kiến những thăng trầm, các phong trào học tốt, dạy tốt của thủ đô. Hà Nội là nơi ghi nhận sự trưởng thành của tôi, là động lực để tôi cống hiến, đóng góp sức mình".Người cao tuổi nhất được vinh danh hôm nay là trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Quốc Thước, 96 tuổi. Ông nguyên là Ủy viên Trung ương, Tư lệnh quân khu 4, đại biểu Quốc hội. Sau khi nghỉ chế độ, ông tích cực tham gia ý kiến xây dựng văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng bộ địa phương, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ...Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nói từ năm 1992, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước phát động phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt". 30 năm qua, phong trào đã trở thành nếp sống văn hóa, bản sắc của Thủ đô.Đến nay, Hà Nội đã có gần 30.000 cá nhân được tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt", 119 cá nhân có đóng góp tích cực, tiêu biểu trên các lĩnh vực được tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú". Tại hội nghị hôm nay, thành phố tiếp tục tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" cho 747 cá nhân, tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" cho 10 cá nhân tiêu biểu.Phát động phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt" năm 2023, ông Thanh nói làm việc tốt cho cộng đồng chính là "nhân lên niềm vui và hạnh phúc cho chính mình. Cho đi, sẻ chia và cống hiến bằng những việc làm thiết thực, cho dù được hay chưa được ghi nhận, nhưng tất cả đều rất đáng trân trọng".10 công dân Thủ đô ưu tú năm 2022 gồm:Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Quốc Thước, hội viên Hội Cựu chiến binh phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình.Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Quang Phùng, hội viên Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.PGS.TS Bùi Thị An, Ủy viên Thường vụ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội.Thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Bá Hiền, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Marie Curie.Vận động viên Đinh Phương Thành, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục, thể thao Hà Nội.Ông Nguyễn Ngọc Hoài, công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam.Bà Đặng Thị Cuối, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Tiêu thụ rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao Cuối Quý, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng.Trung tá Phạm Như Trường, Đội trưởng Đội Phòng ngừa, đấu tranh chống tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an TP Hà Nội.Võ Hải Chúc mừng 10 người con ưu tú của thủ đô Hà Nội !!! Vinh dự lắm mới đạt được danh hiệu này, mong các anh chị cống hiến nhiều hơn nữa để xây dựng thủ đô ngày càng giàu mạnh,xứng đáng hai chữ "ƯU TÚ" được ban tặng !!! Nên công khai những thành tích mà họ đã đạt được, để lan tỏa tính tích cực, và người dân thấy việc vinh danh là xứng đáng Cháu và gia đình xin chúc mừng bác Nguyễn Quốc Thước và các công dân đã được TP Hà Nội vinh danh công dân thủ đô ưu tú. Kính chúc bác và mọi người luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. |
Hai người bị lũ cuốn trôi Gần 18h, chị Lương Thị Linh, 37 tuổi, ở xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, chở con gái bằng xe máy đến nhà mẹ. Khi băng qua đoạn đường ngập nước gần nửa mét, xe máy đổ, chị Linh bị nước cuốn, con gái đứng trên đường.Người dân tìm mọi cách cứu chị Linh song bất thành. Sau 30 phút, chính quyền huy động lực lượng vớt được thi thể nạn nhân gần khu vực gặp nạn.Chị Linh đang là giáo viên mẫu giáo tại một trường ở xã Tam Mỹ Tây. Gia cảnh nạn nhân khó khăn, chồng thường xuyên đau ốm, có ba con nhỏ.Cách Tam Mỹ Tây khoảng 40 km về phía bắc, ông Dương Văn Tuấn, Chủ tịch phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ, cho biết lực lượng chức năng đang tìm kiếm ông Đoàn Văn Hương, trú khối phố Đông Trà.Chiều 10/10, ông Hương nghe thông tin một học sinh bị nước cuốn trôi ở gần nhà nên nhảy xuống cứu, không may bị nước lũ cuốn mất tích. Riêng nam sinh khi đang trôi thì may mắn được một người đàn ông phát hiện cứu sống.Về hai người bị lũ cuốn mất tích chiều 9/10 ở xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết chiều nay anh Hồ Văn Tiến, 37 tuổi, đã thoát khỏi dòng nước lũ và trở về nhà. Hiện còn chị Hồ Thị Dâu, 28 tuổi, mất tích.Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, từ 16h ngày 9 đến 16h ngày 10/10, Quảng Nam mưa rất to, phổ biến 150-350 mm, một số nơi lớn hơn như: Tam Lãnh 580 mm; Tam Trà 530 mm; Đại Hiệp 515 mm; hồ Thạch Bàn 510 mm, Duy Phú 500 mm... Các vùng thấp trũng ở huyện Duy Xuyên, Đại Lộc bị ngập, chia cắt. Lũ lại tàn phá quê tôi, thương quá. Giờ đây bất cứ nơi đâu trên khắp đất nước này hễ cứ mưa lớn là ngập, nước cứ đỗ xuống nhưng dường như không còn lối thoát nữa rồi. Trị thuỷ quá kém Phải bố trí đào hồ chứa nước cho mỗi vùng miền,chứ nhìn đâu cũng nhà cũng vườn một mặt phẳng thì úng lụt là đúng quá rồi còn gi nữa. Miền trung mưa lũ ngập , thành phố mưa cũng ngập nước - Dân tp giờ cũng khốn khổ như dân Tỉnh... Mưa tí là Ngập và Lũ! Chán thật Sông ngòi ở VN lúc nào cũng như sắp tràn nên không đáp ứng được mùa mưa lũ.Tôi ở bên Nhật Bản các dòng sông khi bình thường chỉ chảy mỗi lòng sông, khi lũ thì cả con sông mới chảy. Trong một ngày là rút hết, cảm giác rất an toàn. những năm nắng nhiều bão ít thực sự sợ khi mà 3 4 tháng cuối năm bão luôn to và dồn dập . Giống như 2020 vậy Cẩn thận, an toàn là trên hết, không vượt qua vùng nước chảy xiết, cần thiết phải mặt áo phao chắc chắn; không đứng gần triền đồi núi sợ bị sạt lở. |
Rau VietGAP phải bán giá chợ Những ngày đầu tháng 10, người trồng rau xã Văn Đức hối hả hơn do bắt đầu vào vụ sản xuất lớn nhất trong năm. Trên những ruộng xu hào, bắp cải, cải thảo, súp lơ..., người dân tỉ mẩn nhặt cỏ, bắt sâu bằng tay.Từ hơn 10 năm nay, toàn bộ 250 ha trồng rau của xã Văn Đức được chuyển qua trồng theo tiêu chuẩn rau an toàn, trong đó 37,9 ha theo quy trình VietGAP. Nông dân trồng rau theo quy trình chuẩn, đất không bị nhiễm độc, nước tưới không bị ô nhiễm, giống cây nguồn gốc rõ ràng, phân bón nằm trong danh mục được phép, không dùng thuốc hóa học bị cấm và ưu tiên dùng thảo mộc hoặc sinh học.Quá trình thu hoạch, sơ chế, vận chuyển nông dân cũng phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt như loại bỏ lá héo, dị dạng; từ khi đóng gói tới người tiêu dùng thường trong 2 tiếng, bảo quản ở 20 độ C và lưu kho không quá 2 ngày. Mỗi túi rau VietGAP được dán tem, ghi địa chỉ sản xuất, mã QR Code để truy xuất nguồn gốc.Theo ước tính, mỗi năm vựa rau Văn Đức cho thu hoạch 37.000 tấn, trong đó khoảng 5.000 tấn rau VietGAP, song chỉ 20% đi vào siêu thị. Số còn lại nông dân phải bỏ mác rau an toàn, rau VietGAP để bán cho các thương lái đổ về chợ đầu mối trong và ngoài Hà Nội.Cặm cụi ngồi nhổ cỏ trên ruộng súp lơ mới trồng, ông Chử Văn Tuấn bảo từng nghĩ sẽ đổi đời khi chuyển hướng sang trồng rau VietGAP, nhưng giờ không còn mơ tới điều đó. Làm rau an toàn chi phí đầu vào ngang với sản xuất rau bình thường, nhưng vất vả hơn, nhổ cỏ hay bắt sâu chủ yếu thủ công; làm đất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phải được sự cho phép từ phía hợp tác xã.Vậy nhưng đến khi thu hoạch, rau không được lên kệ siêu thị, phải bán ra chợ giống như rau bình thường. "Rõ ràng mình trồng rau an toàn VietGAP nhưng giá lại không tương xứng với công sức bỏ ra và giá trị thật của rau. Thật sự xót xa, giống đem viên cương bán ra chợ đen", ông Tuấn nói.Ông Nguyễn Văn Thắng, người trồng rau ở xã Văn Đức, kể nhiều hôm mang rau có tem mác VietGAP ra chợ bán, nhưng lại bị hoài nghi. Nhiều người nghĩ là rau ế, đưa vào siêu thị không được nên mang ra chợ bán. "Chúng tôi phải tháo tem mác, bao bì để bán như rau bình thường. Người ta bán 1.000 đồng thì chúng tôi cũng phải bán như vậy, rất thiệt thòi", ông Thắng nói.Theo bà Đinh Thị Luyến, Phó giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ Văn Đức, rau an toàn của xã đã vào các siêu thị lớn ở Hà Nội và bán cao hơn ngoài chợ khoảng 3.000 đồng/kg. Nhưng siêu thị không tiêu thụ được nhiều, mỗi ngày mỗi nơi chỉ khoảng 2 tấn, trong khi lượng rau của Văn Đức rất lớn, khoảng 50 tấn/ngày.Vì thế người dân phải mang rau ra ngoài chợ hoặc bán cho thương lái và đa số bỏ tem mác, bỏ đóng gói theo 300, 500 gram như ở siêu thị để tiết giảm chi phí, công sức. Bản thân các thương lái khi mua rau ở các chợ đầu mối cũng sẽ chọn hàng rẻ hơn, chứ không ham rau VietGAP.Bà Luyến cho rằng việc rau Văn Đức phải bỏ tem mác để bán ra chợ là nghịch lý, gây thiệt thòi cho nông dân và cả người tiêu dùng. Vì người tiêu dùng cũng khó phân biệt được đâu là rau an toàn khi mua ở ngoài chợ. "Chúng tôi mong có chính sách để giúp bà con tiêu thụ rau VietGAP, như liên kết được với các bếp ăn, trường học, khu công nghiệp", bà Luyến nói.Ông Chú Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, ghi nhận tình trạng rau VietGAP phải bán giá chợ như ở Văn Đức. Với vai trò quản lý, Sở đã chủ động giới thiệu vùng rau an toàn cho các siêu thị. Tuy nhiên, siêu thị nhập rau hạn chế vì bán không có lãi. Người dân mua rau ở chợ 5.000 đồng, vào siêu thị 10.000 đồng nên họ chọn mua bên ngoài. "Rau sáng tươi, chiều héo. Nếu không bán được trong ngày thì hôm sau rau sẽ hỏng nên siêu thị chủ yếu bán rau cho phong phú, chứ không mặn mà", ông Mỹ nói.Dưới góc độ chuyên gia, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, nói việc rau an toàn bán giá chợ có thể khiến chí tiến thủ của người sản xuất bị suy giảm. Hiện đầu ra rau an toàn bị nghẽn, trong đó chủ yếu nằm ở việc số kệ, số siêu thị đáp ứng chỉ 15% hàng tươi sống (trong đó 7% là dành cho rau xanh), còn lại 85% là chợ dân sinh và cửa hàng rau. Ngoài ra, một số siêu thị đòi chiết khấu cao, có nơi lên tới 30% khiến người sản xuất rau an toàn không có lãi.Hiện Hà Nội có hơn 23.000 ha trồng rau, sản lượng 533.000 tấn mỗi năm. Ngoài Văn Đức, một số nơi như Yên Mỹ (Thanh Trì), Thanh Đa (Phúc Thọ)... cũng trồng rau an toàn theo quy trình VietGAP.Phạm Chiểu Ngược lại thì hàng triệu người dân các thành phố lớn hàng ngày phải ăn rau bẩn đội lốt VIETGAP. Trách nhiệm quản lý ở đâu? Rau chợ, rau bẩn thì dán mác VietGAP bán trong siêu thị, rau sạch VietGAP thì bán ở ngoài chợ, cảm thấy buồn cho nông dân chân chính Chính những người làm rau bẩn đội lốt VietGap đã làm cho người tiêu dùng không còn niềm tin ở tiêu chuẩn VietGap. Vì vậy, cần phải có hình phạt thật nặng cho những hành vi gian lận như thế. Bởi hậu quả của sự gian lận đó ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Rau VietGap thật thì không vào được siêu thị. Rau VietGap dỏm thì vào được rất nhiều siêu thị. Liệu có gì ẩn khuất sau tình trạng này không? Cứ tiếp diễn thì sức khoẻ nhiều người Việt chúng ta sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Hóa ra lấy rau ngoài chợ rồi gắn mác Vietgap là có lý của nó đấy. Cơ bản là giá rau trong Siêu thị đắt, đắt từ 50% so với giá rau ngoài chợ. Mà cũng chẳng ai rỗi hơi chạy vào siêu thị mua mớ rau rồi lại chạy ra ngoài chợ mua thịt cá cả. Cũng không phải ai cũng dư dả để 100% bữa ăn hàng ngày là hàng mua ở siêu thị, trừ khi họ là những người tiêu dùng không thèm nhìn giá. Thời buổi lạm phát, cái gì cũng tăng chỉ trừ lương, một bó Cải Chíp 8,9k được 6 ngọn, trong khi ngoài chợ 10k 2 bó 20 ngọn. Các bác cứ thích chơi trò tâm lý rau sạch, nó chỉ hơn nhau ở cái mác thôi, còn chất lượng thì vẫn thế. Thực tế, hàng Việt vào siêu thị không phải dễ, nếu không chạy hoặc có quen biết. Hơn nữa nông sản Vietgap chưa mang lại liềm tin cho người tiêu dùng nên tiêu thụ không lớn, các siêu thị ngại nhập. Vì phí vào siêu thị chát quá, muốn lên kệ đâu dễ, nên rau bẩn rẻ đội lốt VietGap mới chịu nổi phí này, còn VietGap thật thì chịu thua. Cứ đòi rau sạch, giá rẻ thì ở đâu ra. Ông nào hôm nọ đòi sạch và rẻ thì tự ngẫm, thời buổi thật giả lẫn lộn, hàng siêu thị mang về rửa vẫn bẩn vô cùng. ^_^ ^_^ ^_^ Một nghịch lý chỉ có ở Xứ ta rau sạch bán ở chợ và rau bẩn vào siêu thị Quan trọng nhất là những cty cung cấp rau cho siêu thị,họ bán sản phẩm nào có lời nhiều họ sẽ làm,bởi vậy mới có rau không sạch được lên kệ siêu thị.Nếu cơ quan quản lý mà không làm nghiêm thì người tiêu dùng bị thiệt nhiều. "phải" bán ra chợ nghĩa là sao?! nói vậy thì rau an toàn chỉ để bán siêu thị và xuất khẩu thôi, còn người dân đi chợ thì chỉ được ăn rau không an toàn hoặc rau không đủ tiêu chuẩn hay sao? Nếu tất cả nông dân đều vô chuẩn, thế thì ko ai bàn cãi về giá rau. Trong khi người tiêu dùng muốn mua rau Vietgap ngoài thị trường thì không có (rau siêu thị thường bị héo)Còn những nơi bán rau Vietgap thì cũng chả có gì đảm bảo có phải rau đạt tiêu chuẩn hay không Trồng rau hữu cơ thì phải trồng trong nhà lưới ngăn côn trùng, chứ không trồng ngoài trời như thế kia.phân bón hữu cơ là loại phân bón được từ xác động thực vật như cá, bã đậu, vỏ trái cây. mấy cái này rất thu hút côn trùng đến. muốn tránh côn trùng thì lại phải phun tinh dầu hữu cơ đuổi côn trùng còn tốn kém hơn cả nhà lưới. |
Đường ven biển chậm tiến độ do thiếu cát Dự án xây dựng đường bộ ven biển qua TP Hải Phòng dài 20,7 km, qua Thái Bình dài 9 km, có vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng theo hình thức BOT. Đến nay, các đơn vị thi công đã thực hiện 47% giá trị hợp đồng.TP Hải Phòng cũng phê duyệt dự án mở rộng tuyến đường, đoạn qua thành phố với tổng đầu tư hơn 940 tỷ đồng. Nền đường mở rộng từ 12 m lên 24 m, thi công cùng dự án BOT. Đến nay, dự án thực hiện được hơn 36% giá trị hợp đồng.Theo kế hoạch, việc đắp nền đường phải hoàn thành trong tháng 9, nhưng đến nay mới đạt hơn 40% khối lượng công việc. Nguyên nhân là thiếu cát. Hiện mỗi ngày công trường thi công dự án chỉ được cung cấp khoảng 2.000 m3 cát, đạt 10% yêu cầu, ông Đỗ Tuấn Anh, Tổng giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng, cho biết.Để giải quyết, UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng nhà thầu thi công rà soát các mỏ cát đang khai thác trên địa bàn Hải Phòng, đề nghị chủ mỏ ưu tiên cung cấp cát cho dự án. Một số mỏ cát cho biết sau 16/10 sẽ thông tin lại kế hoạch cung cấp. "Nếu được cấp cát ồ ạt, chúng tôi hy vọng việc đắp nền sẽ xong trong tháng 11 để công việc khác triển khai cho kịp tiến độ", ông Tuấn Anh nói.UBND TP Hải Phòng đã thống nhất ngày 15/1/2023 thông xe từ đường Phạm Văn Đồng đến đường 212 huyện Tiên Lãng và thông xe toàn tuyến vào tháng 5/2023.Đường ven biển đi qua TP Hải Phòng nằm trong tuyến đường bộ ven biển Việt Nam, được Thủ tướng phê duyệt ngày 18/1/2010. Tuyến đường đi sát biển nhằm khai thác tài nguyên biển, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Tuyến đường cũng sẽ rút ngắn khoảng cách từ các địa phương ven biển đến TP Hải Phòng, giảm tải cho các quốc lộ, giảm thiểu tai nạn giao thông.Lê Tân HP và các địa phương nên học hỏi Quảng Ninh, làm đường rất nhanh và rất đẹp. Có đoạn đường chục năm không xong. Sao không sử dụng cát biển mà cứ phải cát sông mới được nhỉ? Sắt mà để thế kia thì có bảo đảm không??? |
Phó bí thư thường trực tỉnh Ninh Bình nghỉ hưu trước tuổi Chiều 10/10, tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, ông Mai Văn Tuất, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, công bố quyết định nêu trên của Ban Bí thư.Phát biểu ý kiến, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Bí thư Tỉnh ủy, ghi nhận ông Quảng có đóng góp quan trọng trong lãnh đạo Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.Đáp lại, ông Quảng cảm ơn lãnh đạo tỉnh, nhân dân đã tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, mong muốn tập thể lãnh đạo tỉnh đoàn kết, để địa phương ngày càng phát triển.Ông Trần Hồng Quảng 59 tuổi, là Phó bí thư thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình từ tháng 6/2018. Tháng 3/2022, ông bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong quản lý đầu tư, xây dựng và công tác cán bộ.Đầu tháng 9/2022, Bộ Chính trị ban hành kết luận khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu cán bộ thuộc diện nói trên không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm. |
Đường 4 km làm bảy năm chưa xong Dự án nằm ở xã Hòa Tâm (thị xã Đông Hòa) với mục tiêu phục vụ các dự án đầu tư tại Khu kinh tế Nam Phú Yên, dự kiến hoàn thành năm 2017. Tuy nhiên 7 năm qua, cả tuyến chỉ công trình cầu vượt đã hình thành nhưng chưa có đường dẫn đi lên. Xung quanh cầu ngổn ngang gạch đá cùng vài nhà dân chưa chịu di dời.Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Đông Hòa, toàn dự án có 154 hộ bị ảnh hưởng, trong đó đã phê duyệt phương án bồi thường cho 148 hộ. Hiện, 87 hộ đã nhận tiền bồi thường, còn lại chưa đồng ý. Sáu hộ chưa được phê duyệt phương án hỗ trợ tái định cư. Đa phần các hộ dân chưa chịu di dời vì cho rằng mức bồi thường chưa thỏa đáng.Bà Trương Thị Hoà nói gia đình có hơn 400 m2 ảnh hưởng bởi dự án. Chính quyền khi thu hồi đất áp dụng mức giá năm 2013, nhưng tái định cư lại tính giá đất năm 2022 dẫn đến chênh lệch quá lớn. Nếu đồng ý bồi thường, bà chỉ được cấp lô đất 250 m2 và phải đóng thêm tiền đất. Cho rằng việc hỗ trợ bồi thường khiến gia đình thiệt thòi, bà Hoà không đồng ý nhận tiền đền bù.Ông Đinh Thuận, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Đông Hòa, cho biết dự án đã triển khai được 83% khối lượng thi công xây lắp công trình với mức đầu tư 330 tỷ đồng. Các đơn vị liên quan đã đề ra kế hoạch giải quyết dứt điểm phần mặt bằng ở hai đầu cầu, dài khoảng 300 m để thi công.Ngoài ra, chính quyền đang tập hợp ý kiến liên quan vướng mắc mặt bằng, báo cáo, đề xuất lên UBND thị xã Đông Hòa giải quyết cho các hộ dân. Việc này nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án và bảo đảm nguồn vốn xây dựng công trình.Bùi Toàn Nếu cứ áp dụng phương thức "đền bù rẻ tiền - đi tái định cư mắc tiền". Thì tình trạng "dần xây" (vừa xây vừa chờ giải phóng mặt bằng) sẽ mãi mãi diễn ra. Đây là điểm nghẽn bao đời nay nhưng chưa thấy khắc phục. Mức tính áp chi phí đền bù thấp và rồi lấn cấn thì dự án mãi không xong theo thời gian, chi phí và thiệt hại khi không đưa vào được để khai thác sử dụng còn gấp ngàn lần chi phí đền bù. Có mỗi cái hầm vượt các ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ Q7 TpHCM làm (200m) mà 03 năm chưa xong dân tình và các CSGT trực ở ngã tư này đến khổ vì kẹt xe và điều tiết giao thông mệt mõi chưa nói đây nè! Đi qua QL1A địa phận Phú Yên là biết. Giờ toàn ổ trâu, ổ voi chứ ko còn là ổ gà nữa. Hải phòng có dự án đường Quán mau nối đường Hồ sen dài khoảng gần 2km mà làm hơn 20 năm rồi mới chỉ được một nửa! cái lạ nhất là cứ làm dự án là đền bù rẻ,tại sao không công bằng giá thị trường mà làm,đền rẻ rồi dân đi mua mắc,cuối cùng thành hộ nghèo lại phải lo cho hộ nghèo nữa. Muốn dự án nhanh đúng tiến độ, trước mắt phải giải quyết cấp bách là cấp đất tái định cư và đền bù tiền cho họ xây nhà mới. chứ cứ cưỡng chế rồi đền bù với giá rẻ mạt thì dân chổ đâu mà sống làm sao có thể an cư lạc nghiệp. Nhà tôi có sổ hồng đất thổ cư đàng hoàng, giải phóng trước nhà một chút đất làm đường , nếu vận động hiến đất tôi ok ngay đằng này lại áp giá đất nông nghiệp để bồi thường mặc dù đang ở q.BT, vô lý là thế. Vướng mặt bằng là gì? Chúng ta cần bao nhiêu năm nữa để khắc phục hạn chế do vướng mặt bằng làm chậm tiến độ các công trình? Rất ủng hộ những bài viết như này. HN cũng có rất nhiều như cầu vượt gần Viện K Tân Triều, cầu vượt Chùa Bộc... |
Thu hồi hơn 16 ha đất làm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất Quyết định phê duyệt kế hoạch thu hồi khu đất vừa được Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi ký sau khi hoàn tất các thủ tục. Dự kiến trong tháng 10, Bộ Quốc phòng sẽ bàn giao khu đất theo hai đợt: đợt đầu giao trước khoảng 14,7 ha, phần còn lại gần 1,3 ha sẽ giao trước 30/10 khi hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và chi trả.Khu đất hơn 16 ha hiện do Quân chủng Phòng không - không quân, Bộ Quốc phòng, quản lý. Đơn vị này trước đó tính toán kinh phí đền bù khoảng 1.152 tỷ đồng, trong đó 952 tỷ đồng dùng cho việc di dời Trung đoàn 918 về sân bay Biên Hoà (Đồng Nai) và xây dựng các công trình của Sư đoàn 370 tại Tân Sơn Nhất. Phần còn lại dùng để sửa chữa các công trình hiện có ở sân bay Biên Hoà và Tân Sơn Nhất, nhằm bố trí vị trí đóng quân tạm cho bộ đội thực hiện nhiệm vụ.Ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được Chính phủ duyệt chủ trương đầu tư hai năm trước với kinh phí gần 11.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn của Tổng công ty hàng không (ACV). Nhà ga có quy mô 20 triệu khách mỗi năm, khi công trình hoàn thành, cùng với hai ga hiện hữu T1 và T2 nâng tổng công suất khai thác ở sân bay lên 50 triệu khách.Trước đó, ga T3 dự kiến khởi công từ cuối năm ngoái, nhưng do vướng mắc thủ tục trong việc thu hồi đất quốc phòng... nên chưa triển khai. Trong chuyến khảo sát sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 7, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn tất thủ tục để khởi công dự án nhà ga trong quý 3 năm nay, hoàn thành sau hai năm.Gia Minh Sao không lấy lại sân Golf để mở rộng, khu đấy đâu có nhiều hạ tầng giảm được nhiều chi phí! Hãy mở thêm cổng ra vô bên mé Tân Sơn- Phạm Văn Bạch để giảm ùn ứ kẹt xe cho đường Trường Sơn. Rất thiết thực và hợp lý, đáng lẽ phải làm từ lâu rồi. Chủ trương đúng đắn phù hợp với sự phát triển của TP rất hợp lý, hy vọng sau 2 năm nhà ga T3 cùng với sân bay Long thành sẽ giải quyết được tình trạng tắc nghẽn tại sân bay Tân Sơn Nhất! Xây dựng sân bay Long Thành kế bên rồi thì có cần nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất không ta !? Quan trọng nhất ở đây là giao thông xung quanh Tân Sơn Nhất . Giờ có xây chục nhà ga mà giao thông kẹt cứng ngắc, thiếu hầm chui cầu vượt v.v thì cũng căng. Mình chưa có tầm nhìn cả vùng, số tiền đó nên để làm nhà ga cho Sân bay Biên Hòa. SB Tân Sơn Nhất giờ quá tải ko chỉ trong sân bay mà cả ngoài sân bay. Còn sân bay Biên Hòa để không, đường rộng thênh thang chả có ai đến sân bay cả. Nếu làm sớm SB Biên Hòa, người dân Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, BRVT sẽ đi SB này. SB Tân Sơn Nhất sẽ giảm áp lực cả trong và ngoài sân bay Cần phải mở rộng các đường kết nối như: Tân Sơn, Phạm Văn Bạch, Quang Trung,... Bởi ta nói, sân bay Long Thành còn xa xa dữ lắm Nâng công suất khai thác lên 50 triệu khách thì sẽ kèm theo đặc sản kẹt xe nếu không phát triển thêm cơ sở hạ tầng đồng bộ. Đường thì đã kẹt mà còn làm thêm cái nhà ga T3 cho chắc chắn là kẹt luôn hay gì? hoặc định đập cái T1 đi chứ nó cũ quá rồi. Cái Long Thành làm gì mà ko làm nhanh đi? Hơn 2 năm rồi, mọi việc vẫn còn trên bàn giấy, trong khi nhu cầu đi lại ngày càng tăng, nhà ga hiện tại quá tải.Mong sao CP hãy thúc đẩy nhanh dự án này. Mong chờ T3. Hy vọng kiến trúc sẽ mãn nhãn. Nên làm đường đi nội bộ bằng xe bus để khách có thể check in từ nhiều đầu rồi di chuyển nội bộ các nhà ga với nhau như vậy sẽ giảm được lưu lượng xe giao thông chéo giữa Cộng Hoà, Quang Trung, Trường Sơn... :) |
Sạt lở núi vùi lấp tổ máy thủy điện Ông Đặng Minh Thảo, Bí thư huyện Trà Bồng, cho biết vụ sạt lở núi xảy ra lúc 18h30. Đoàn công tác của huyện đang cố gắng tiếp cận hiện trường nhưng chỉ đến được cách vị trí sạt lở 300 m do trời tối, mưa lớn."Công trường dự án tối mịt, điện chiếu sáng bị cắt toàn bộ nên khó xác định vị trí sạt lở. Huyện đang lên phương án tiếp cận", ông Thảo nói.Theo báo cáo của cán bộ địa phương, có một công nhân trực tổ máy nhưng hiện chưa liên lạc được.Từ tối 9/10, Quảng Ngãi có mưa lớn, đặc biệt ở các địa phương miền núi. Trong đó, huyện Trà Bồng ghi nhận lượng mưa lớn nhất, điển hình như Trà Thanh 418 mm, Trà Hiệp 391 mm.Dự án thủy điện Kà Tinh ở huyện Trà Bồng khai thác theo hình thức hai thủy điện bậc thang, gồm thủy điện Kà Tinh 1 (công suất 7 MW) và Nhà máy thủy điện Kà Tinh 2 (công suất 5 MW). Tổng vốn đầu tư khoảng 440 tỷ đồng; điện năng trung bình 41,5 triệu kWh/năm.Năm 2018, thủy điện Kà Tinh được Bộ Công Thương bổ sung vào quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, Thủy điện Kà Tinh 1 ở xã Trà Lâm, đã vận hành từ năm 2020, điện lượng trung bình năm là 23,84 triệu KWh. Còn thủy điện Kà Tinh 2 thi công năm 2019, vận hành từ năm nay. Núi đồi gì toàn cây tạp....không có cây gỗ cổ thụ, gỗ lâu năm gì hết....nên sạt lỡ là điều khó tránh khỏi. |
Quốc lộ 1 ngập gần nửa mét Sáng nay, trời tạnh mưa, nước lũ rút chậm. Tuy nhiên, quốc lộ 1 qua huyện Phú Ninh và Thăng Bình bị ngập ở ba đoạn qua các xã Tam Đàn, Tam An và Bình An, mỗi đoạn kéo dài khoảng 200 m, sâu 30-40 cm.Do nước chảy xiết, cảnh sát giao thông phải bố trí lực lượng chốt chặn hai đầu đoạn ngập, cấm xe máy và ôtô gầm thấp lưu thông. Vì thế hàng nghìn công nhân đến khu công nghiệp Tam Thăng (nằm sát với xã Tam An) phải quay về.Với các phương tiện khác, cảnh sát giao thông hướng dẫn ôtô đi cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, xe máy đi theo đường ven biển Quảng Nam để tránh ngập.Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, miền Trung mưa rất to. Tại Quảng Nam, từ 1h ngày 10 đến 1h ngày 1/10, mưa phổ biến 200-450 mm, một số nơi lớn hơn như Xuân Bình 570 mm, Ái Nghĩa 460 mm, Tiên Phước 460 mm.Nước lũ trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa đã đạt đỉnh 8,98 m, dưới báo động 3 (mức cao nhất) là 2 cm; sông Thu Bồn tại Hội An 2,07 m, trên báo động 3 là 7 cm. Hàng nghìn ngôi nhà vùng thấp trũng ở Duy Xuyên, Đại Lộc, Hội An, Tam Kỳ, Điện Bàn bị ngập, đường sá chia cắt.Mưa lũ khiến hai người ở Quảng Nam tử vong, một người mất tích. |
Không gian nhà của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 Không gian phòng khách tiêu biểu của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 được tái hiện.Đại diện Bảo tàng Hà Nội cho biết trước khi trưng bày, đơn vị đã đi khảo cứu, nghiên cứu những nếp nhà truyền thống người dân còn giữ được để hình thành câu chuyện. Có những tư liệu phải liên hệ với nhiều bảo tàng bên Pháp để xin.Không gian phòng khách tiêu biểu của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 được tái hiện.Đại diện Bảo tàng Hà Nội cho biết trước khi trưng bày, đơn vị đã đi khảo cứu, nghiên cứu những nếp nhà truyền thống người dân còn giữ được để hình thành câu chuyện. Có những tư liệu phải liên hệ với nhiều bảo tàng bên Pháp để xin.Bộ bàn trà làm bằng gỗ gụ, sơn nâu với 5 món gồm bàn, ghế dài, hai ghế tựa và đôn. Bề mặt được khảm trai, chạm trổ hoa lá, chim bướm, bầu rượu, túi thơ. Phần chân bàn được uốn cong theo phong cách Louis.Bộ bàn trà làm bằng gỗ gụ, sơn nâu với 5 món gồm bàn, ghế dài, hai ghế tựa và đôn. Bề mặt được khảm trai, chạm trổ hoa lá, chim bướm, bầu rượu, túi thơ. Phần chân bàn được uốn cong theo phong cách Louis.Bộ khay chén gồm một khay gỗ và 4 chén sứ làm bằng gốm men trắng vẽ lam, trang trí nhân vật, phong cảnh, chữ Hán.Người Hà Nội khi có khách thường hay pha trà. Pha trà xong thường rót ra một chén to khác, gọi là chén tống, sau đó mới rót ra những chén nhỏ mời khách. Nhà văn Nguyễn Tuân từng viết "trà ngon, nước phải trong xanh, ngửi như có hương cốm non, dư vị đọng mãi trong cổ".Bộ khay chén gồm một khay gỗ và 4 chén sứ làm bằng gốm men trắng vẽ lam, trang trí nhân vật, phong cảnh, chữ Hán.Người Hà Nội khi có khách thường hay pha trà. Pha trà xong thường rót ra một chén to khác, gọi là chén tống, sau đó mới rót ra những chén nhỏ mời khách. Nhà văn Nguyễn Tuân từng viết "trà ngon, nước phải trong xanh, ngửi như có hương cốm non, dư vị đọng mãi trong cổ".Ngoài bàn trà, phòng khách còn có sập gụ, tủ chè. Sập làm bằng gỗ, khảm trai đề tài ngũ phúc bổng thọ. Sập thường dùng để nằm ngủ, ăn cơm, uống trà và tiếp khách...Ngoài bàn trà, phòng khách còn có sập gụ, tủ chè. Sập làm bằng gỗ, khảm trai đề tài ngũ phúc bổng thọ. Sập thường dùng để nằm ngủ, ăn cơm, uống trà và tiếp khách...Ngoài ra, phòng khách còn có tranh cành vàng lá ngọc với mặt sau viết chữ Hán dạng chữ triện; tủ chè bằng gỗ làm theo kiểu chồng diềm 2 tầng 8 mái, trang trí nhiều bình sứ, men trắng vẽ nhiều màu...Ngoài ra, phòng khách còn có tranh cành vàng lá ngọc với mặt sau viết chữ Hán dạng chữ triện; tủ chè bằng gỗ làm theo kiểu chồng diềm 2 tầng 8 mái, trang trí nhiều bình sứ, men trắng vẽ nhiều màu...Theo truyền thống xưa, mỗi gia đình đều dành nơi trang trọng nhất, trung tâm nhất của ngôi nhà để đặt bàn thờ gia tiên. Thông thường đó là một chiếc bàn hay tủ thờ được chạm khắc, sơn son, thếp vàng. Ngai, bài vị những người đã khuất được đặt ở giữa, xung quanh bày đồ thờ như bát hương, mâm bồng, lọ hoa, chân nến... Phía trên thường treo bức hoành phi câu đối. Đồ thờ làm bằng đồng, gốm hoặc gỗ sơn son.Theo truyền thống xưa, mỗi gia đình đều dành nơi trang trọng nhất, trung tâm nhất của ngôi nhà để đặt bàn thờ gia tiên. Thông thường đó là một chiếc bàn hay tủ thờ được chạm khắc, sơn son, thếp vàng. Ngai, bài vị những người đã khuất được đặt ở giữa, xung quanh bày đồ thờ như bát hương, mâm bồng, lọ hoa, chân nến... Phía trên thường treo bức hoành phi câu đối. Đồ thờ làm bằng đồng, gốm hoặc gỗ sơn son.Trong đợt trưng bày này, Bảo tàng Hà Nội cũng giới thiệu tới công chúng bộ quần áo của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ. Bộ quần áo này ông hay mặc trong các buổi biểu diễn nghệ thuật và ngày đón đoàn quân tiếp quản thủ đô 10/10/1954.Trong đợt trưng bày này, Bảo tàng Hà Nội cũng giới thiệu tới công chúng bộ quần áo của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ. Bộ quần áo này ông hay mặc trong các buổi biểu diễn nghệ thuật và ngày đón đoàn quân tiếp quản thủ đô 10/10/1954.Phòng trưng bày của Bảo tàng Hà Nội (nằm trên phố Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) sẽ kéo dài đến hết năm nay.Phòng trưng bày của Bảo tàng Hà Nội (nằm trên phố Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) sẽ kéo dài đến hết năm nay. Nhìn bộ bàn ghế thật đẹp, sang trọng, tinh tế trong từng chi tiết nhỏ. Sau 100 năm, dường như gu thẩm mỹ về đồ gỗ nói chung và nhưng bộ bàn ghế (khách) riêng trong gia đình người Việt có vẻ như đi xuống rất nhiều, thích chuộng những thứ "to", "khủng", có vẻ ngoài phô trương, chạy theo một lối hình thức phong trào, ngộ nghễ, trọc phú. Nhìn qua có vẻ ghê gớm, nhưng ngắm kỹ lại hóa chả có nét gì nổi bật, hay gửi gắm được ý nghĩa tinh thần nào. Đẹp, sắc xảo, thanh nhã. Nhất là bộ tràng kỷ nhỏ nhắn vừa dạng người Á Đông.Ngày nay bộ tràng kỷ thợ mộc làm to, thô , lưng dựa, tay vịn to như bắp cày, không trang nhã mà lại tốn gỗ. Tôi vẫn mê mẩn với phong cách này đẹp dịu dàng , bắt mắt , cổ kính mà sang trọng . Quá đẹp và tuyệt vời. Tôi sẽ đến! Mình thấy rất đẹp và đặc biệt, độc đáo vì không giống bất cứ nơi nào khác, gian thờ cũng đẹp và thanh tao quá đi chứ, không có vẻ đồ sộ như bây giờ nhưng mà nhìn thích lắm Nhìn rất đẹp, sáng trọng và ấm cúng. Tuy nhiên không gian này đầu thế kỷ 20 thì chỉ có ở những giá đình rất giàu. một không gian đầy hoài niệm, rất đẹp. xưa khổ n là những ký ức ko thể quên. Cần nhiều buổi triển lãm như vậy để giới trẻ hiểu hơn về thế hệ ông cha chúng nhằm vun đúc tình yêu đất nước, dân tộc. trân quý những giá trị truyền thống tốt đẹp Những đồ vật của nhà giàu Hà Nội Những đồ nội thất này mà có vào đầu thế kỷ 20 thì chỉ có những gia đình giầu có mới đủ tiền sở hữu. Rất đẹp! Phải giàu lắm mới có được những món đồ như thế này ở trong ngày, giai đoạn đầu thế kỷ XX Cho dù đên 2050 tôi vẫn thich Giờ nhà mình vẫn vậy thôi. Nhưng bàn ghế đơn giản hơn. Nhà mình ở quê, cũng vẫn còn giữ nguyên phong cách như này <3 Tủ chè quá đẹp |
Cán bộ bị kỷ luật không được đi học nước ngoài bằng ngân sách Ban chỉ đạo thực hiện kết luận 39 của Bộ Chính trị (Ban chỉ đạo) hôm 5/10 ban hành quy chế bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.Cán bộ được tuyển chọn phải đáp ứng 6 tiêu chuẩn chung, bao gồm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật; nội dung của khóa bồi dưỡng phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đang công tác hoặc vị trí lãnh đạo, quản lý được quy hoạch; có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng.Mỗi cán bộ được cử đi bồi dưỡng không quá hai lần một năm, không tham gia bồi dưỡng trong hai năm liên tiếp. Cán bộ bồi dưỡng ngắn hạn chỉ được tham gia một lần, trường hợp cần thiết do lãnh đạo Ban chỉ đạo quyết định.Cán bộ tham gia bồi dưỡng phải cam kết thực hiện bảy nội dung, trong đó có nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, pháp luật của nước sở tại; thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật của Đảng và các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ. Cán bộ không được tự ý lập hoặc tham gia hội, tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động mang tính chất chính trị khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam...Theo Ban chỉ đạo, bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý, vị trí việc làm; gắn với quy hoạch và sử dụng cán bộ, phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực.Người được cử đi bồi dưỡng ngắn hạn (khoảng hai tuần) gồm cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; lãnh đạo cấp tổng cục và tương đương; lãnh đạo cấp cục, vụ và tương đương của ban, bộ ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và tương đương. Những người này phải còn thời gian làm lãnh đạo, quản lý ít nhất 18 tháng.Cán bộ được cử đi bồi dưỡng trung hạn (khoảng ba tháng) thuộc diện như trên, có thêm cán bộ lãnh đạo cấp sở và tương đương trở lên ở địa phương. Thời gian làm lãnh đạo của những người này phải còn ít nhất 24 tháng; có năng lực học trực tiếp bằng ngoại ngữ; đạt yêu cầu vòng phỏng vấn.Cán bộ được cử đi bồi dưỡng ngoại ngữ (4 tháng trong nước và 4 tháng ở nước ngoài) là người thường xuyên dùng ngoại ngữ trong công việc, liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, ngoại vụ; hợp tác quốc tế, an ninh quốc phòng; đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch, quản lý các khu kinh tế... Những cán bộ này phải còn thời công tác ít nhất 24 tháng; đáp ứng về yêu cầu ngoại ngữ đầu vào, đầu ra.Các cơ quan sẽ đình chỉ học tập người không đủ điều kiện, giả mạo hồ sơ; sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; nghỉ học liên tục từ ba ngày mà không có lý do chính đáng, cán bộ bị đình chỉ công tác, vi phạm pháp luật, có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật, không còn công tác trong hệ thống chính trị. Cán bộ vi phạm quy chế nhưng chưa đến mức đình chỉ học tập, tùy theo mức độ cụ thể, sẽ bị khiển trách hoặc cảnh cáo.Cục Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (Ban Tổ chức Trung ương) là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; chiêu sinh, thẩm định, tuyển chọn cán bộ tham gia các khóa bồi dưỡng; tổng hợp danh sách báo cáo Ban chỉ đạo.Tháng 7/2022, Bộ Chính trị ban hành kết luận 39 về chủ trương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Mục tiêu là từ nay đến 2025 mỗi năm cử khoảng 400 cán bộ đi nước ngoài bồi dưỡng, trong đó trung hạn 40 người, ngắn hạn 250, ngoại ngữ 120; giai đoạn 2026-2030, mỗi năm cử khoảng 500 cán bộ ra nước ngoài bồi dưỡng, gồm trung hạn 50 người, ngắn hạn 300, ngoại ngữ 150.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Ban Chỉ đạo thực hiện kết luận 39 cuối tháng 9, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh, để chủ trương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước có hiệu quả thì chất lượng bồi dưỡng cần thực chất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nội dung, chương trình cho từng đoàn phải được xây dựng phù hợp, không trùng lắp đối tượng được cử đi bồi dưỡng... |
Tai nạn chực chờ ở đường nối TP HCM - Bình Dương - Đồng Nai Sáng 12/10, quốc lộ 1K đoạn gần nút giao Mỹ Phước - Tân Vạn (Bình Dương) huyên náo bởi tiếng động cơ, còi hơi của dòng xe ben, container... nối đuôi nhau trên cả hai chiều. Mặt đường nhiều đoạn bị bong tróc, lổn nhổn đá dăm, đất cát, nên mỗi khi ôtô lớn chạy qua bụi mù mịt, hắt thẳng vào người đi xe máy cùng nhà dân sát bên.Bà Thanh, 50 tuổi, sống bên quốc lộ, nói mỗi ngày phải tưới nước trước cửa cả chục lần nhưng đồ đạc, vật dụng trong nhà vẫn bám đầy bụi. Khu vực trên có nhiều mỏ đá, nhà xưởng, khu công nghiệp... nên xe tải nặng qua lại liên tục cả ngày lẫn đêm. Nhiều xe chở đất cát không che chắn làm vật liệu rơi vãi, mặt đường xuống cấp ít được sửa chữa, nên ngoài ảnh hưởng sinh hoạt, buôn bán, mỗi khi ra đường bà đều thấy bất an."Cách đây hơn hai năm khi quốc lộ còn thu phí, tuyến đường được duy tu, quét dọn nên ít xảy ra tai nạn. Gần hai năm nay, đường xuống cấp nên va quẹt xảy ra như cơm bữa", bà Thanh nói.Theo hướng về Bình Dương và TP HCM, người dân dọc quốc lộ 1K cũng lo sợ tai nạn do thiếu đèn chiếu sáng; một số giao lộ không đèn tín hiệu hoặc hư hỏng nhưng chậm sửa. Đoạn qua giao lộ với đường Lồ Ô, Thống Nhất... (Bình Dương), tín hiệu giao thông không hoạt động nên nhiều ôtô chạy bạt mạng. Trong khi từ các đường nhánh ra quốc lộ, người đi xe máy cũng lộn xộn di chuyển. Họ nhìn trước ngó sau, rồi phi thẳng sang bên kia đường, khiến xe đang chạy nhanh trên quốc lộ phải thắng gấp, bóp còi inh ỏi..."Nhất là ở nút giao với đường số 9 đoạn qua TP HCM, không có đèn tín hiệu nên ôtô, xe máy loạn xạ qua đường. Ngoài dễ xảy ra tai nạn, các xe mạnh ai nấy chạy làm khu vực thường xuyên ùn tắc", tài xế Văn Thắng, 35 tuổi, thường chở hàng qua quốc lộ 1K, nói.Trong khi đó, hai trạm thu phí trên quốc lộ 1K sau khi dừng hoạt động đang bỏ trống, trở thành vật cản trên đường. Các làn xe qua trạm nhỏ hẹp nên ôtô không dám chạy nhanh. Nhiều xe bất chấp lấn qua phần đường xe máy, khiến giao thông thêm lộn xộn. Chưa kể, khu vực trạm thu phí còn tình trạng nhiều xe máy thay vì đi vòng 500 m tới điểm quay đầu đã chạy ngược chiều, dễ xảy ra tai nạn.Quốc lộ 1K dài hơn 21 km, rộng 20-23 m, từ ngã tư Linh Xuân (TP HCM) qua Bình Dương đến ngã ba Hố Nai - quốc lộ 1, Đồng Nai. Trong đó, đoạn qua TP HCM dài gần hai km, Bình Dương khoảng 5 km, còn lại qua địa bàn Đồng Nai. Là trục huyết mạch nối liền ba tỉnh thành lớn ở Đông Nam bộ nên mỗi ngày, quốc lộ có hàng chục nghìn xe qua lại.Cách đây 15 năm, sau khi hoàn thành dự án nâng cấp quốc lộ 1K theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), trạm thu phí được đặt ở hai vị trí thuộc địa phận Đồng Nai và Bình Dương. Tháng 10/2020, hai trạm dừng thu sau khi hoàn vốn cho nhà đầu tư, song đến nay không được di dời do chưa hoàn tất giải quyết các thủ tục của dự án."Từ ngày ngừng thu phí, ban đêm ở khu vực trạm thường không có đèn nên xe đi qua rất nguy hiểm", bà Trần Thị Phượng, 54 tuổi, nhà sát trạm ở đoạn qua tỉnh Bình Dương nói và cho biết đã chứng kiến nhiều vụ ôtô va vào các ụ bêtông ở trạm thu phí.Theo Ban An toàn giao thông Bình Dương, Đồng Nai, hai năm qua công tác bảo trì, duy tu mặt đường, hệ thống điện chiếu sáng, đèn tín hiệu... trên tuyến bị "bỏ quên" khiến nguy cơ tai nạn giao thông rất cao.Năm 2021, đoạn quốc lộ 1K đi qua Bình Dương xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông, làm 6 người chết và 14 người bị thương; riêng 6 tháng đầu năm nay có 14 vụ, làm 4 người chết, 10 người bị thương. Trong khi tại TP HCM, từ cuối năm 2021 đến tháng 9 năm nay, chỉ gần hai km tuyến quốc lộ đi qua địa bàn nhưng xảy ra 4 vụ tai nạn làm ba người chết (tăng 300% so với cùng kỳ).Qua phân tích các vụ tai nạn giao thông trên tuyến, cơ quan chức năng nhận định ngoài lỗi chủ quan của tài xế, việc mặt đường xuống cấp, hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu giao thông không hoạt động cũng là những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tai nạn. Bình Dương và TP HCM đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải bàn giao quyền quản lý quốc lộ 1K đi qua địa bàn để chủ động duy tu, sửa chữa và tổ chức giao thông.Theo Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương Nguyễn Thanh Thuận, nhà đầu tư và Tổng cục Đường bộ chưa giải quyết xong hợp đồng BOT quốc lộ 1K nên không thể bàn giao cho nhà nước quản lý. "Chúng tôi đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải có giải pháp giải quyết các trạm thu phí cũng như bảo trì hệ thống đèn đường nhằm đảm bảo an toàn nhưng chưa nhận được phản hồi", ông Thuận nói.Ở phía Đồng Nai, ông Bùi Văn Tuấn, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh, cũng cho biết tại trạm thu phí bỏ không trên địa bàn, một số vụ tai nạn đã xảy ra thời gian qua. Vì vậy địa phương đã kiến nghị đơn vị quản lý duy tu, bảo trì các tuyến đã dừng thu phí, tăng hệ thống chiếu sáng, đèn cảnh báo, tháo dỡ trạm BOT... để đảm bảo an toàn.Ông Nguyễn Văn Thành, Cục trưởng Quản lý đường bộ 4 (Tổng cục Đường bộ) cho biết sau khi quốc lộ 1K dừng thu phí năm 2020, tuyến được giao cho đơn vị quản lý. Các trạm thu phí hiện chưa di dời do chờ làm các thủ tục quyết toán, quyền sở hữu... Hai năm qua, đơn vị đã nhiều lần duy tu các đoạn hư hỏng trên tuyến, nhưng kinh phí hạn chế nên chưa thể giải quyết triệt để.Trong khi đó, một lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho biết mới đây đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải khi hoàn tất các thủ tục liên quan dự án BOT sẽ chuyển toàn bộ tuyến quốc lộ 1K cho các địa phương quản lý, khai thác. Trước mắt, tổng cục xin bố trí kinh phí cho công tác sửa chữa đột xuất trên tuyến, nhằm khắc phục tình trạng hư hỏng, xuống cấp, giúp xe chạy an toàn hơn."Sau khi Bộ Giao thông Vận tải quyết định chuyển quốc lộ 1K thành đường địa phương, chúng tôi sẽ phối hợp các bên lập hồ sơ đăng ký, kê khai tài sản và trình cấp thẩm quyền xem xét, trước khi giao các tỉnh thành quản lý", đại diện Tổng cục Đường bộ cho biết.Gia Minh - Phước Tuấn Các ngã 3 giao đường số 8 và đường số 9 khu vực P. Linh Xuân vào các giờ cao điểm là kẹt cứng do không có đèn giao thông, mạnh ai nấy chạy rẽ trái rẽ phải loạn xị. Ban đêm thì đoạn vào địa phận Bình Dương qua tới Đồng Nai phần lớn không có đèn đường, tối thui, mặt đường thì lởm chởm rất dễ xảy ra tai nạn. Tai nạn chết người liên tục, mỗi ngày đi qua con đường này thật sự ám ảnh. Mong các cấp quản lý sớm bàn giao quyền quản lý cho địa phương để khắc phục tình trạng này. Đoạn từ cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn đến cầu xe lửa (cầu hang) bên phía Đồng Nai là nguy hiểm nhất bởi đường sá hư hỏng nặng, xe tải nặng lưu thông nhiều, khói bụi hỗn tạp... Ngoài ra, đoạn rẽ vào chùa núi Châu Thới có mấy trụ điện nằm gần giữa đường rất nguy hiểm khi lưu thông nhưng chẳng thấy di dời. Bụi mù mịt là do xe chở đá từ các mỏ đá làm đổ đầy đường Đường này hơn 10 năm qua đều lúc nào cũng hố gà , bụi dơ chứ có phải mới mấy năm gần đây đâu. Xe tải, xe ben từ mấy mỏ đá chạy vương vãi đá ra đầy đường, lần nào có việc phải đi đồng nai là phát ngán. Quốc lộ 51 từ ngã tư Vũng Tàu đến bò sữa Long Thành còn ghê gớm hơn. Quốc lộ 1K: con đường tử thần hơn 20 năm qua. Con đường đi làm mỗi ngày của mình, thường thì hay về tối muộn mà đường thì lúc nào cũng tối không có đèn đường, nhiều khi có người qua đường rất khó nhìn thấy. Đặc biệt là những ngày trời mưa thì cực kỳ nguy hiểm. Hi vọng đây là con đường huyết mạch thì sớm được đầu tư, sửa chữa để người dân đi đường được an toàn hơn. Đoạn đường này có mỏ đá xe trọng tải lớn thường xuyên chở đất đá ra vào làm rơi vải xuống đường gây mất an toàn cho các phương tiện khác. Tại sao quốc lộ 1k không bật đèn đường, để xảy ra tai nạn nhiều như vậy 1 lần xuống Đồng Nai, 1 lần đi Vũng Tàu. Đường quá là bụi và không hiểu sao m.n có thể sống trong cảnh bụi mù mịt như thế được Nhưng tình trạng xe máy đi ngược chiều mới là đặc sản chính của tuyến đường này nói riêng và người ở tỉnh Bình Dương nói chung. Mình đi rất nhiều nơi nhưng chưa thấy ở đâu đi ngược chiều nhiều như ở Bình Dương cả. Từ ngày bỏ trạm thu phí , con đường này xe container và xe chở đá trong bãi khai thác đá Hóa An lưu thông rất nhiều . Do không còn bảo dưỡng chắc sẽ xuống cấp nhanh , mỗi lần đi trên con đường này vừa đông vừa bụi nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao nếu không cẩn thận Việc vướng thủ tục là chuyện giữa cơ quan quản lý và chủ BOT, người dân đề nghị tháo gỡ nếu xảy ra tai nạn do trời tối và các cản trở do trạm BOT thì ai chịu trách nhiệm đây? đã bao nhiêu khuyến cáo rồi vẫn dậm chân tại chỗ thì rủi ro thuộc về người dân khá lớn Mong ngóng bài viết này lâu lắm rồi. Rất cảm ơn tác giả bài báo này ạ. Đoạn giao giữa TPHCM và Bình Dương còn bán hàng lề đường, người dân dừng xe ngay lòng đường quốc lộ để mua rau, cá, thịt, gà, trái cây các kiểu. Ngày nào cũng đi qua đoạn đó mà lúc nào cũng sợ tai nạn. Thiết nghĩ cần chính quyền dẹp buôn bán lề đường quốc lộ như vậy. Đang đi mà dùng xe ngay dưới lòng đường mua rau mà đường thì hẹp, xe công thì nhiều. Con đường huyết mạch nhìn kinh |
TP HCM có tân Phó chủ tịch UBND Sáng 11/10, ông Cường được HĐND TP HCM khoá X bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND thành phố với tỷ lệ phiếu 80/85.Ông Cường quê Ninh Bình, là tiến sĩ xây dựng công trình, kỹ sư cầu đường, thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ hành chính công. Ông từng làm Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải, rồi giữ chức Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2015. Sau đó, ông làm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải trong 4 năm.Năm 2019, ông Cường được điều động trở lại làm Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM, thay ông Lê Nguyễn Minh Quang - xin nghỉ việc.Dự kiến, ông Cường phụ trách lĩnh vực đô thị của UBND TP HCM. Trong chương trình hành động, ông cam kết ưu tiên ba việc chính: đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng hiện hữu phù hợp đặc điểm lịch sử, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thu hút các nguồn lực xã hội tham gia đề án phát triển đô thị của thành phố; triển khai chiến lược quản trị dữ liệu phục vụ quản lý, quy hoạch đô thị.Tân Phó chủ tịch UBND thành phố đánh giá việc triển khai một số đề án, chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ thành phố còn chậm, một số dự án hạ tầng chưa được thực hiện hoặc chậm tiến độ. Ông cam kết sẽ có giải pháp cải thiện các lĩnh vực: đầu tư xây dựng; quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị; quản lý đất đai; giao thông vận tải, cấp thoát nước; quản lý nhà...Trước đó, cuối tháng 3, Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM Lê Hoà Bình (phụ trách đô thị) đã qua đời vì tai nạn giao thông. Vị trí này bỏ trống từ đó đến nay. Như vậy, Thường trực UBND TP HCM hiện đủ nhân sự, gồm: Chủ tịch UBND Phan Văn Mãi và 5 Phó chủ tịch UBND là các ông Võ Văn Hoan, Ngô Minh Châu, Dương Anh Đức, Bùi Xuân Cường và bà Phan Thị Thắng.Thu Hằng Chỉ mong ông có những ý tưởng hay giúp Thành Phố có một hạ tầng bền vững để đời. Chúc mừng ông. Phó chủ tịch UBND TP HCM Xin chúc mừng ông.Rất nhiều điểm siêu kẹt xe mong ông xử lý dứt điểm sớm. Chúc mừng ông .Hy vọng ông đã trải qua nhiều cương vị được thử thách theo thời gian như trưởng phòng kỹ thuật giao thông ,Phó giám đốc sở giao thông ,Giám đốc sở giao thông ,Trưởng ban quản lý đường sắt,ông sẽ phát huy năng lực chuyên môn của mình để cống hiến cho giao thông và những mảng liên quan của thành phố HCM ngày một phát triển bền vững. Chúc Mừng Đ/C Cường được giao trọng trách mới !!! Hy vọng Đ/C Cường bằng nhiệt huyết và chuyên môn của mình anh sẽ giúp cho TPHCM phát triển mạnh và nhanh công tác xây dựng cơ sở hạ tầng để xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước !!! Chúc mừng anh nhận cương vị mới, chúc anh luôn mạnh khoẻ và phát huy trí lực sẵn có để đóng góp ngày càng hiệu quả cho sự phát triển của Thành phố Chúc mừng ông Cường. mong ông làm tốt nhiệm vụ được giao. Chúc mừng ông Bùi Xuân Cường trúng cử chức Phó Chủ tịch UBND/TP.HCM , Kì vọng ông làm tốt vai trò chức trách của mình nhân dân Thành phố. Chúc ông mạnh khỏe hoàn thành thật tốt nhiệm vụ Phó Chủ tịch UBND/TP.HCM. |
Hàng loạt dự án đường sắt chậm triển khai Ngày 11/10, Bộ trưởng Giao thông Vận tải thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình triển khai dự án đường sắt quốc gia và đô thị. Được đánh giá thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, kết nối giữa các vùng miền do vận chuyển khối lượng lớn, song việc triển khai các dự án đường sắt đều chậm so với kế hoạch.Với các tuyến đường sắt quốc gia, quy hoạch năm 2015 đề ra mục tiêu cải tạo, nâng cấp 7 tuyến là Hà Nội - TP HCM, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn, Kép - Chí Linh, Kép - Lưu Xá.Tuy nhiên, đến nay ngành giao thông mới cải tạo, nâng cấp các điểm xung yếu của 2 trong 7 tuyến là Hà Nội - TP HCM, Hà Nội - Lào Cai. Các nút thắt lớn về vận tải trên tuyến đường sắt Bắc Nam chưa được cải tạo như khu vực đèo Hải Vân, đèo Khe Nét, khu gian Hòa Duyệt - Thanh Luyện.Đối với các dự án xây dựng mới, mục tiêu là sử dụng toàn tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân dài 129 km, tuy nhiên hiện nay mới hoàn thành xây dựng mới đoạn Hạ Long - Cái Lân dài 5,6 trong 41 km, đạt 14%, đoạn còn lại bị treo do thiếu vốn.Với tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đang được Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét, chưa được trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.Các tuyến đường sắt quan trọng như vành đai phía đông Hà Nội, Biên Hòa - Vũng Tàu, kết nối cảng biển Hải Phòng - Lạch Huyện mới dừng ở nghiên cứu.Đặc thù phát triển đường sắt đòi hỏi nguồn lực lớn, dài hạn, lợi thế thương mại so với các lĩnh vực khác thấp nên chủ đạo vẫn từ đầu tư công. Chính phủ cho biết, trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn cần cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt là hơn 15.460 trong tổng số 272.700 tỷ đồng kế hoạch vốn.Tuy nhiên, năm 2022, nguồn vốn đầu tư dành cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt được bố trí qua Bộ Giao thông Vận tải là hơn 1.830 trong 50.320 tỷ đồng. Vốn ngân sách dành cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt là 3.000 tỷ đồng, đạt khoảng 40% so với nhu cầu.Chính phủ đã kiến nghị Quốc hội xem xét ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển lĩnh vực đường sắt trong từng giai đoạn của kế hoạch trung hạn, đặc biệt ưu tiên dành nguồn lực đầu tư riêng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, huy động nguồn lực của các địa phương để tham gia dự án.Với đường sắt đô thị, trên địa bàn TP Hà Nội và TP HCM đang có 6 tuyến cần triển khai. Ngoại trừ tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được đưa vào khai thác từ tháng 10/2021 thì 5 tuyến còn lại đều đang giai đoạn xây dựng hoặc chuẩn bị đầu tư dù đã được khởi động 5-10 năm trước.Tại Hà Nội, dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội được triển khai từ năm 2009, phê duyệt điều chỉnh dự án năm 2019, 2020 với tổng mức đầu tư 1.176 triệu Euro. Đến nay, tiến độ chung dự án đạt khoảng 75%, tiến độ đoạn trên cao Nhổn - Kim Mã đạt 96%. Đến nay, 9/10 hợp đồng các gói thầu cần phải ký kết các phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thực hiện và bổ sung chi phí.Hà Nội đang rà soát, đề xuất Chính phủ phê duyệt điều chỉnh kéo thời gian thực hiện dự án đến năm 2027, trong đó vận hành đoạn trên cao từ cuối năm 2022; vận hành toàn tuyến từ năm 2027. Đồng thời, tổng mức đầu tư tăng từ 32.910 lên hơn 34.820 tỷ đồng (tăng thêm 1.910 tỷ đồng), trong đó phần vốn ngân sách thành phố tăng 3.895 tỷ đồng, vốn vay ODA giảm hơn 1.970 tỷ đồng.Hai dự án khác là tuyến số 1 đoạn Yên Viên - Ngọc Hồi và tuyến 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vẫn đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Cụ thể, tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi đã được phê duyệt đầu tư năm 2008, điều chỉnh dự án vào năm 2017 với tổng vốn hơn 19.040 tỷ đồng. Dự án bị chậm do gặp nhiều vướng mắc liên quan đến vị trí, phương án kiến trúc cầu đường sắt mới vượt sông Hồng, hướng tuyến đoạn ga Gia Lâm đến ga Nam Long Biên, giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật khó khăn.Tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được phê duyệt dự án đầu tư năm 2008 với tổng mức đầu tư 19.555 tỷ đồng. Hiện Hà Nội triển khai rà soát, hoàn thiện báo cáo đề xuất Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án gồm: Điều chỉnh phương án vị trí, tổng mặt bằng ga ngầm C9 khỏi vùng bảo vệ II để giảm thiểu ảnh hưởng đến di tích Hồ Gươm, tăng tổng mức đầu tư từ 19.555 tỷ đồng lên hơn 35.670 tỷ đồng (tăng hơn 16.120 tỷ đồng).Tại TP HCM, tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên được UBND TP HCM phê duyệt năm 2007, điều chỉnh 4 lần với tổng mức đầu tư hơn 43.750 tỷ đồng. Toàn dự án đạt khối lượng khoảng 92%, TP HCM đang đề xuất điều chỉnh thời gian hoàn thành thi công là cuối quý IV/2023, kết thúc dự án từ năm 2024 đến hết năm 2028.Tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương được phê duyệt năm 2010, điều chỉnh hai lần sau đó với tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng. Đến nay, dự án giải ngân vốn được hơn 4.610 tỷ đồng, đạt 35% trên tổng vốn đầu tư. TP HCM kiến nghị điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, hoàn thành khai thác năm 2030.Theo Chính phủ, đối với đường sắt quốc gia, hiện thị phần vận tải chỉ đạt mức 1-2% về hành khách và 1-3% về hàng hóa, không đạt chỉ tiêu đề ra do chất lượng kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập.Đối với đường sắt đô thị, thị phần chưa đáp ứng được 15-20% nhu cầu vận tải hành khách công cộng như quy hoạch đề ra. Ai cũng biết Vận tải đường sắt quan trọng như thế nào trong giao thông vận tải, lưu thông hàng hóa của một đất nước. Nên tư nhân hóa để phát triển ngành quan trọng này. chủ đạo vẫn là GPMB, cứ giao mặt bằng sạch thì chả mấy mà xong, đây chưa có mặt bằng vừa làm vừa giải phóng thì chậm là phải Cát Linh - Hà Đông đã đi vào hoạt động. Rất tuyệt. Tôi luôn tin tưởng vào các công trình do Nhật Bản thực hiện. Công nghệ đưa vào lại là công nghệ mới ( tiếp điện dưới) chứ không phải loại cổ xưa với hai cái râu thò lên tiếp điện trên. Hy vọng các tuyến khác sớm đi vào hoạt động. Cần gấp rút triển khai ko được chậm tiến độ nữa. Đường sắt rất quan trọng, hi vọng trong tương lai gần đường sắt nước nhà sẽ ngày càng phát triển. Có thể dồn nguồn lực lại làm cho xong các công trình trọng điểm không. Tuyến HN-HP hiện nay nhu cầu người dân đi tầu rất nhiều, không gian, ghế ngồi tầu cùng đc cải thiện rất tốt, chỉ có điều là đi rất chậm. có thể do đường tầu chưa được nâng cấp. Nghĩ mà chán! Nghe chán nhỉ nên giảm đầu tư với triết lý làm thì thà làm ít mà tốt hơn làm nhiều mà đội vốn chậm tiến độ Giao thông đường sắt VN quá tệ, đang tụt lùi quá xa. Giao thông đường biển cũng kém. Hai lợi thế giao thông này nếu phát triển tốt thì đất nước phát triển mạnh hơn nữa. đẩy nhanh tiến độ đi. |
TP HCM chi gần 500 tỷ đồng hoàn thiện cầu Tân Kỳ - Tân Quý Nghị quyết đồng ý chi 491 tỷ đồng để hoàn thành cầu Tân Kỳ - Tân Quý được HĐND TP HCM khoá X thông qua tại kỳ họp thứ 7, sáng 11/10. Dự án thực hiện trong giai đoạn 2022-2025, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố làm chủ đầu tư. Như vậy, dự án sẽ chấm dứt hợp đồng BOT, chuyển qua đầu tư công.Đầu năm 2018, cầu Tân Kỳ - Tân Quý ở cửa ngõ Tây Nam TP HCM khởi công theo hợp đồng BOT, tổng mức đầu tư hơn 312 tỷ đồng, sau nâng lên 668 tỷ đồng do tính cả lãi vay trong thời gian thi công, chờ thu phí hoàn vốn. Cầu dài hơn 80 m cùng đoạn đường dẫn 145 m, có 4 làn xe và cầu thang, lề bộ hành cho người đi bộ rộng 1,5 m, được xây để thay cầu cũ bắc qua kênh Tham Lương - Bến Cát.Tháng 12/2018, cầu Tân Kỳ - Tân Quý đã xong 70% khối lượng nhưng phải ngưng thi công do chưa hoàn tất bồi thường giải phóng mặt bằng. Dự án còn đường dẫn đầu cầu, đường gom, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh chưa thi công hoặc mới làm một phần, dự kiến hoàn thành trong 4 tháng nếu có mặt bằng. Thành phố cũng dừng hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với nhà đầu tư - Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng (IDICO-IDI) do dự án không phù hợp Nghị quyết 437 của Quốc hội (không được làm trên đường hiện hữu).Dự kiến, năm 2023 thành phố sẽ thanh toán các chi phí đã thực hiện cho Công ty IDICO-IDI. Sau đó, cơ quan chức năng sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật và hoàn thành công trình vào năm 2025.Cũng tại kỳ họp, hai dự án bị chậm tiến độ cũng được HĐND thành phố cho tăng tổng mức đầu tư. Cụ thể là Khu dân cư Cá Cháy, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, tăng từ 100 tỷ lên 112 tỷ đồng, lùi thời gian hoàn thành vào 2023. Dự án xây dựng tuyến kè bảo vệ khu dân cư ấp Bình Mỹ, xã Bình Khánh, vốn tăng từ gần 114 tỷ đồng lên 121 tỷ đồng, lùi thời gian hoàn thành vào năm 20203, thay vì 2020.HĐND TP HCM cũng đồng ý bố trí vốn cho nhiều dự án cấp bách khác, gồm: chống ngập Khu trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè (60 tỷ đồng); nhà tạm giữ Công an quận 7 (49 tỷ); xây dựng ban chỉ huy quân sự xã Đa Phước (8 tỷ đồng) và xã Quy Đức (8 tỷ đồng).Thành phố cũng ưu tiên vốn cho các dự án thuộc lĩnh vực văn hoá mang ý nghĩa lịch sử, gồm: sửa chữa, trùng tu di tích Đình Tân Túc (gần 42 tỷ đồng); Đình Phú Lạc (gần 27 tỷ đồng); Đình Bình Trường (gần 11 tỷ đồng).Trước đó, tại kỳ họp hồi tháng 7, HĐND TP HCM đã đồng ý tăng vốn cho 16 dự án kéo dài nhiều năm với tổng kinh phí hơn 6.100 tỷ đồng, trong đó có công trình vốn tăng hơn ba lần.Thu Hằng Cây cầu chỉ dài có 80 mét mà mất tới nửa nghìn tỷ đồng ? Có mỗi cây cầu dài khoảng 20 m mà làm tới 4 năm ? Đến bao giờ tphcm mới thay đổi diện mạo Nhìn cây cầu và thời gian 3 năm dự kiến hoàn thành thì đủ thấy khả năng xây dựng cầu đường ở Vn ở mức nào rồi. Cây cầu bắc qua con rạch mà xây dựng cả 10 năm nay vẩn chưa xong hỏi sao không đội vốn. Cầu ngay tỉnh lộ 10 phường Tân Tạo A hướng ra Trần Văn Giàu. Đoạn đường chưa được 1km mà toàn lô cốt, ngập nước, kẹt xe và dự án cầu treo hơn 3 năm Tổng chiều dài cầu và đường dẫn là 225 mét. Với chi phí chưa tính lãi là 312 tỉ. Tính ra trung bình gần 1.39 tỉ/ mét. So với cây cầu Kerch trên biển dài 18.1km của Nga xây dựng thì chỉ có 452 triệu/ mét, mà bao gồm cả hai đường dành cho tàu hoả và đường bộ, lại xây trên biển nữa.Thắc mắc nãy giờ mà chưa có câu trả lời, có ai giải thích giúp được không ạ? Cầu Kerch khởi công năm 2015, cầu Tân Kỳ Tân Quý khởi công năm 2018. Cây cầu này bắc qua cái Kênh rộng khoảng 25 Mét , bị SẬP Năm 2016 vậy mà mãi đến hôm nay gần hết năm 2022 vẫn chỉ là đang dự kiến để Thi công và hoàn thành .Không biết đến khi nào với được nhìn thấy Khánh thành Cây cầu này - cũng như các Cây cầu khác đang mòn mỏi nằm ngóng chờ ... Chỉ biết kêu trời! Phương án thiết kế kém khiến cây cầu bắc qua 1 khúc kênh nhỏ tiêu tốn gần 1 nghìn tỷ đồng. Cây cầu nhỏ xíu mà đến 500ty đồng Không nghe ý kiền gì về cầu tăng long nhỉ Tin vui, tôi ở gần đây, nhìn cây cầu mà ngán ngẩm. Rất rất mong có một giải pháp Cầu Vượt, hầm chui, đường trên cao hay một cái gì đó để giải phóng điểm kẹt xe khủng khiếp nút giao thông Cộng Hòa - Trường Chinh Thành phố hồ chí minh. Hai nhịp cầu ở hai bên để làm gì vậy. |
Người Cần Thơ khổ vì triều cường cao nhất 4 năm qua Sáng 13/10, triều cường đạt 2,22 m kết hợp mưa to khiến hàng loạt tuyến đường ở quận trung tâm Ninh Kiều ngập sâu. Trong đó nặng nhất là đoạn gần một km đường Cách Mạng Tháng Tám ngập từ 0,3 đến 0,7 m, khiến giao thông hỗn loạn.Nước sông dâng mấy ngày qua khiến hơn 150 đường ở các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn bị ngập. Trước đó, tháng 9/2019, nước sông dâng cao khiến hơn 100 tuyến đường ở quận Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn... chìm trong nước, có nơi ngập sâu đến 0,6 m.Sáng 13/10, triều cường đạt 2,22 m kết hợp mưa to khiến hàng loạt tuyến đường ở quận trung tâm Ninh Kiều ngập sâu. Trong đó nặng nhất là đoạn gần một km đường Cách Mạng Tháng Tám ngập từ 0,3 đến 0,7 m, khiến giao thông hỗn loạn.Nước sông dâng mấy ngày qua khiến hơn 150 đường ở các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn bị ngập. Trước đó, tháng 9/2019, nước sông dâng cao khiến hơn 100 tuyến đường ở quận Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn... chìm trong nước, có nơi ngập sâu đến 0,6 m.Tối 12/10, triều cường trên sông Hậu tại Cần Thơ đạt mức 2,27 m, vượt 27 cm so báo động 3 và cao hơn 2 cm so mốc lịch sử năm 2019. Tại đường Nguyễn Trãi lúc 21h vẫn ngập sâu, xe cộ đi lại khó khăn.Tối 12/10, triều cường trên sông Hậu tại Cần Thơ đạt mức 2,27 m, vượt 27 cm so báo động 3 và cao hơn 2 cm so mốc lịch sử năm 2019. Tại đường Nguyễn Trãi lúc 21h vẫn ngập sâu, xe cộ đi lại khó khăn.Một ôtô du lịch được xe cứu hộ đưa qua đoạn ngập sâu trên đường Nguyễn Trãi.Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn TP Cần Thơ, cho biết khi triều lên cao, thời tiết có mưa lớn do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, kết hợp có sự thay đổi hướng gió về phía biển, đẩy nước triều dâng cao. Dự kiến sau ngày 15/10, triều cường mới xuống thấp.Triều cường dâng cao, ảnh hưởng đời sống người dân còn xảy ra ở nhiều tỉnh miền Tây như Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang...Một ôtô du lịch được xe cứu hộ đưa qua đoạn ngập sâu trên đường Nguyễn Trãi.Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn TP Cần Thơ, cho biết khi triều lên cao, thời tiết có mưa lớn do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, kết hợp có sự thay đổi hướng gió về phía biển, đẩy nước triều dâng cao. Dự kiến sau ngày 15/10, triều cường mới xuống thấp.Triều cường dâng cao, ảnh hưởng đời sống người dân còn xảy ra ở nhiều tỉnh miền Tây như Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang... VỀ MIỀN TÂYRời Saigon ta xuống đâyKhởi đầu chuyến phượt ngất ngây rộn ràngLong xuyên Châu đốc An giangBên đường từng khóm hoa vàng đung đưaMấy cây thốt nốt lưa thưaThất sơn Bảy núi bóng dừa lam xanhRừng tràm Trà sư lượn quanhHoa vàng chen lẫn cây xanh ven đườngDòng kênh Vĩnh tế thân thươngDài theo đất nước cung đường miền TâyLần đầu tiên ta đến đâyTây Nam cực cuối trắng mây xanh trờiĐảo Ngọc Phú quốc biển khơiHà tiên yêu mến đất trời Tây NamTiếng cười tươi rói dòn tanXe qua Hòn đất Kiên giang lúc chiềuNơi nào cũng rất đáng yêuDẻo thơm cơm Việt giữa chiều quá trưaNhư thấy ánh mắt người xưaCơm muộn quá bữa vẫn chưa đói lòngXe Tour bon chạy lòng zòngCần thơ chợ nổi trên dòng Hậu giangThuyền ghe tàu xuồng dọc ngangMiệt vườn cây trái dịu dàng mời muaQuả ngọt cùng mấy trái chuaĂn rồi anh nói xin thua cưng àSông sâu sóng xô cầu phàKênh xanh ba lá vương tà áo bayBánh xèo bánh cống trái câyNước trong gạo trắng miền Tây quê mìnhChỗ nào cũng đẹp lung linhKhăn rằn tung gió thiệt tình đốn timTa về ta quay lại tìmCái hình dáng ấy vừa nhìn biết ngayCười hiền trìu mến cầm tayAnh đi du lịch miền Tây...cưng à Đây là hình ảnh tương lai của các quận thấp trũng ở tp HCM , dù trời nắng chang chang vẫn cứ được lội sông . Không lâu đâu 10 - 30 năm sau lần lượt các bạn sẽ được trải nghiệm . Sáng sớm nay cũng được đi trên một đoạn đường ngập nổi tiếng của CT ở Nguyễn Văn Cừ. Nhưng mặc dù triều cường nước dâng cao ngập gần hết bánh xe, kèm theo mưa to nhưng trộm vía rất hiếm xe nào bị chết máy hay phải dắt bộ. Cảm thấy nước sạch và xăng tốt:) Cần Thơ gạo trắng nước trongĐến mùa nước nổi lông bông mọi ngườiĐường xá ngập lụt khắp nơiMà thôi cũng kệ cho đời cá tôm !(P/S : Cần Thơ và dân miền tây nói chung năm nào không ngập lụt thì dân rất buồn vì không có nhiều cá tôm, mưu sinh sẽ vất vả . Tôi là người Cần Thơ nhà ở trung tâm nhưng đã từng chứng kiến bao mùa lũ lụt nước vào tận nhà thậm chí lên tới gần vạt giường nên cũng đã quá quên với cảnh này . ) Cao độ mặt bằng Cần Thơ quá thấp . Nếu ngập vì hệ thống thoát nước kém thì Cần Thơ còn hy vọng. Vì cái này ta khắc phục được. Còn đổ thừa cho thiên nhiên thì mãi mãi không khắc phục được rồi Những TP này trong tương lai sẽ còn nghập sâu hơn. Trung tâm TP ngập như vậy khó xử lý nếu nâng các con đường lên cả mét thì khổ cho nhà cửa người dân Chen chúc nhau ở thành phố thì cái ngày này là tất yếu. Đất thì tăng chóng mặt còn dân thì bơi lội tung tăng Đề nghị nâng kích cỡ đường cống trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Năm nào cũng đào lên rồi lại lắp xuống kích cỡ y như nhau thì có tác dụng gì đâu Đến hôm 10-13 tháng này đi sắm xuồng nhe bà con. Chuẩn bị đi là vừa. Thiết nghĩ cần xây dựng con đê ngăn triều cường, khu trung tâm tp Cần Thơ thì giờ đô thị hoá nhiều nên cũng ít ai làm nông nghiệp nữa đâu mà cần phù sa. Xây con đê bao quanh và thiết kế con đê thành địa điểm du lịch, checkin thu hút khách tới tham quan Trên cao thì lũ cuốn sạt lở đất, dưới thấp thì nước triều cường lên, thôi thì phải cố gắng vượt qua vậy VN nên tìm ra cách khoa học để hạn chế triều cường gây ngập lụt ô nhiễm tùm lum. Sáng nay mình đi làm sớm từ đường CMT 8 tới Đại lộ Hòa bình mà trong bụng vái trời phật cho xe đừng tắt máy giữa đường ,ta nói như sông luôn ,xe lớn mà chạy ngược chiều một cái muốn ngã xe luôn .Hơn mười mấy năm ở Cần thơ năm nay mưa nhiều nhất, nước cũng ngập sâu nhất luôn. |
Chính phủ đề nghị đảm bảo chi 20% ngân sách cho giáo dục Ngày 10/10, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thừa ủy quyền Thủ tướng ký báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về hoạt động giáo dục và thực hiện ngân sách giáo dục năm 2022.Chính phủ kiến nghị Quốc hội đảm bảo tỷ lệ nói trên khi quyết định dự toán ngân sách hàng năm. Trong dự toán chi đầu tư phát triển, cần tách riêng ngành giáo dục để có căn cứ xác định mức chi tối thiểu từ tổng ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này.Theo Chính phủ, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, được coi là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Vì vậy, lĩnh vực này cần phải được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước, đảm bảo nhu cầu tối thiểu để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; xây dựng và đổi mới chương trình giáo dục; hỗ trợ học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu; hỗ trợ học bổng và phương tiện, đồ dùng học tập cho người khuyết tật.Theo báo cáo, dự toán chi thường xuyên lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2022 là 275.700 tỷ đồng, chiếm 15% tổng chi ngân sách nhà nước. Tổng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 cho lĩnh vực giáo dục là 330.700 tỷ đồng (gồm chi thường xuyên và chi đầu tư), tăng 15% so với năm 2021.Năm 2021 tổng chi thường xuyên cả nước giảm 1,9% nhưng lĩnh vực giáo dục đào tạo giảm 3,4%. Trong khi đó, ngành này có đặc thù là phần lớn kinh phí để chi tiền lương - chi cho con người. Vì vậy nếu giảm chi thường xuyên theo Nghị quyết 19 Trung ương thì không đảm bảo kinh phí chi lương và chi cho chuyên môn, cũng như thực hiện chế độ chính sách cho học sinh, sinh viên.Ngành giáo dục cũng không đủ nguồn lực để giải quyết các vấn đề như biên chế giáo viên thiếu, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và thực hiện đổi mới giáo dục.Có những địa phương, cơ sở giáo dục khó khăn chưa cân đối được thu - chi để duy tu, bảo dưỡng, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học, cần ngân sách trung ương ưu tiên bố trí kinh phí. Một số địa phương phải dùng kinh phí chi cho giảng dạy học tập để trả lương nhân viên hợp đồng.Báo cáo dự toán ngân sách cho giáo dục năm 2022 của 63 tỉnh, thành cho thấy chỉ 50% địa phương đạt tỷ lệ chi cho giảng dạy và học tập tối thiểu. Các địa phương khó khăn không đảm bảo tỷ lệ chi chuyên môn tối thiểu, trong đó có những nơi dưới 15% tổng chi ngân sách cho giáo dục, ảnh hưởng đến chất lượng chung của ngành... Tôi làm trong ngành cũng đã lâu, có một thực tế là kinh phí chi cho giáo dục rất nhiều nhưng sử dụng thực chất thì chẳng bao nhiêu!! Nhất là mua sắm các thiết bị không phù hợp, vô cùng lãng phí, trong khi giáo viên lương không đủ sống!!! Tất cả ai cũng từ giáo dục mà đi lên... giáo dục mạnh thì đất nước giàu, vậy chúng ta cần ưu tiên, coi trọng giáo dục là chính sách hàng đầu và là sự thể hiện sức mạnh quốc gia. Tôi đi dạy nay 23 năm rồi và nhận thấy áp lực ngày càng lớn, bao nhiêu thứ bủa vây giáo viên, cả việc dạy dỗ học sinh bây giờ cũng không được như xưa nữa (toàn là con ngoan trò giỏi) trường tôi trên 60 giáo viên nhưng ít có giáo viên nào cho con theo ngành sư phạm, tôi đóng bảo hiểm trên 20 năm rồi nên giờ nghỉ thì không được rút bảo hiểm nên ráng dạy thêm 1 thời gian nữa xem thế nào chứ giờ cho rút bảo hiểm nghỉ là tôi sẽ nghỉ liền Cần lắm cơ chế giám sát, chứ chi nhiều mà không hiệu quả thành lãng phí vô ích. Giáo dục và y tế phải là ưu tiên hàng đầu vì nó phục vụ cho người dân từ trẻ đến già. Nhưng tiền lương cho ngành y tế và giáo dục hiện nay vẫn còn rất thấp chưa tương ứng với công sức mà họ cống hiến cho xã hội. Chỉ khi được tăng lương ở mức hợp lí với công sức họ bỏ ra thì họ mới yên tâm công tác, yên tâm yêu nghề mà cống hiến. Chứ đi làm lương chưa đủ sống, cả ngày đi làm tối về lại làm tìm cách làm thêm mọi việc để mưu sinh thì tâm trí đâu mà tâm huyết với nghề. Quan trọng là phải đến được tay giáo viên. Tăng lương cho giáo viên và hạn chế thay đổi sgk Cấp tiểu học cứ nhồi 50 em/lớp thì sao mà đảm bảo chất lượng được. Người ta nói không tin , giờ chứng kiến giáo viên bán hàng online. Chi đúng chi đủ và không quên phải hiệu quả và tiết kiệm Ưu tiên cho giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12 thôi. Con tôi đi học điều kiện thực hành rất thiếu thốn, học mà ko thực tế thì khó lắm Xây dựng bộ sách số sách điện tử trên internet từ lớp 1 đến lớp tiến sĩ cho các ngành học đồng thời bỏ in sách giáo khoa giấy dồn lực tăng lương cho giáo dục, các phòng học có máy chiếu rồi mỗi học viên chỉ cầm 1 máy di động thông minh đến lớp là học môn gì mở di động ra ko cần sách giấy nữa Ủng hộ chủ trương này, nhà nước đầu tư cho giáo dục quốc gia không bao giờ là thừa Cần tăng lương cho công nhân trong các nhà máy. Họ làm việc vất vả nhưng lương rất thấp. GV giờ lương cũng cao rồi,làm việc cũng nhàn nữa. Lại dạy thêm mỗi tháng mấy chục triệu nữa. |
Diện mạo ga trên cao lớn nhất Metro Số 1 Toàn cảnh nhà ga nhìn theo phương thẳng đứng, bên cạnh là đường Điện Biên Phủ và chân cầu Sài Gòn. Đây là ga duy nhất với 4 làn tàu (các ga khác có 2 làn) vì là điểm kết nối của tuyến Metro Số 1 và Số 5 (cầu Sài Gòn - Ngã tư Bảy Hiền) trong tương lai.Toàn cảnh nhà ga nhìn theo phương thẳng đứng, bên cạnh là đường Điện Biên Phủ và chân cầu Sài Gòn. Đây là ga duy nhất với 4 làn tàu (các ga khác có 2 làn) vì là điểm kết nối của tuyến Metro Số 1 và Số 5 (cầu Sài Gòn - Ngã tư Bảy Hiền) trong tương lai.Ga Tân Cảng gồm tầng trệt và hai tầng lầu, dài 137 m, rộng 46 m và cao 32 m. Ngay lối vào tầng trệt là cầu thang chính dẫn lên khu vực bán vé, sảnh chờ. Tầng này có các hạng mục như khu kỹ thuật, sảnh đón khách, phòng cháy chữa cháy, bãi giữ xe...Ga Tân Cảng gồm tầng trệt và hai tầng lầu, dài 137 m, rộng 46 m và cao 32 m. Ngay lối vào tầng trệt là cầu thang chính dẫn lên khu vực bán vé, sảnh chờ. Tầng này có các hạng mục như khu kỹ thuật, sảnh đón khách, phòng cháy chữa cháy, bãi giữ xe...Tầng trên được thiết kế làm nơi bán và soát vé, phòng hành chính, quầy bán đồ lưu niệm, phòng kỹ thuật... đang thi công.Tầng trên được thiết kế làm nơi bán và soát vé, phòng hành chính, quầy bán đồ lưu niệm, phòng kỹ thuật... đang thi công.Thang bộ và cuốn dẫn lên tầng trên cùng, là nơi tàu đỗ đón trả khách. Toàn nhà ga có 3 thang máy, 3 thang cuốn và 6 thang bộ đang thi công những hạng mục cuối.Thang bộ và cuốn dẫn lên tầng trên cùng, là nơi tàu đỗ đón trả khách. Toàn nhà ga có 3 thang máy, 3 thang cuốn và 6 thang bộ đang thi công những hạng mục cuối.Bên trong tầng trên cùng của ga Tân Cảng với hệ thống mái lợp kín thay vì hở ở giữa như những ga trên cao khác.Bên trong tầng trên cùng của ga Tân Cảng với hệ thống mái lợp kín thay vì hở ở giữa như những ga trên cao khác.Hai bên đường ray ngoài cùng được để hở để lấy ánh sáng, tạo sự thông thoáng cho ga, giúp hành khách dễ tham quan khung cảnh hai bên đường. Phần mái ở bên hông được lợp nhô ra ngoài 5 m để nước mưa không hắt vào trong nhà ga.Hai bên đường ray ngoài cùng được để hở để lấy ánh sáng, tạo sự thông thoáng cho ga, giúp hành khách dễ tham quan khung cảnh hai bên đường. Phần mái ở bên hông được lợp nhô ra ngoài 5 m để nước mưa không hắt vào trong nhà ga.Hai lối đi bên đường ray lát gạch và có thiết kế lối đi màu vàng dành riêng cho người khuyết tật. Lối vào tàu có lắp đặt mỗi bên 96 cửa bằng chất liệu nhôm, kính, nhập từ châu Âu. Dưới lối vào được vẽ các mũi tên chỉ hướng ra, vô cho khách khi tàu dừng.Hai lối đi bên đường ray lát gạch và có thiết kế lối đi màu vàng dành riêng cho người khuyết tật. Lối vào tàu có lắp đặt mỗi bên 96 cửa bằng chất liệu nhôm, kính, nhập từ châu Âu. Dưới lối vào được vẽ các mũi tên chỉ hướng ra, vô cho khách khi tàu dừng.Tầng trên cùng lắp 24 trụ đèn chiếu sáng dạng chùm, cạnh đó là các cột để gắn bảng hiệu thông báo. Ở trên trần và hai bên hông nhà ga sắp tới sẽ hoàn thiện hệ thống cáp, camera, dây tín hiệu...Tầng trên cùng lắp 24 trụ đèn chiếu sáng dạng chùm, cạnh đó là các cột để gắn bảng hiệu thông báo. Ở trên trần và hai bên hông nhà ga sắp tới sẽ hoàn thiện hệ thống cáp, camera, dây tín hiệu...Nhóm công nhân đang thi công hệ thống thông gió, bãi giữ xe, cầu thang... Hiện có khoảng 70 công nhân làm ngày và 30 người ca đêm tất bật thi công những hạng mục khác như hoàn thiện trần, tường trong ngoài, lát gạch sàn, cơ điện ở tầng trệt, hệ thống vệ sinh, bãi xe...Nhóm công nhân đang thi công hệ thống thông gió, bãi giữ xe, cầu thang... Hiện có khoảng 70 công nhân làm ngày và 30 người ca đêm tất bật thi công những hạng mục khác như hoàn thiện trần, tường trong ngoài, lát gạch sàn, cơ điện ở tầng trệt, hệ thống vệ sinh, bãi xe...Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên nhìn từ sông Sài Gòn, hướng về TP Thủ Đức.Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên nhìn từ sông Sài Gòn, hướng về TP Thủ Đức.Lộ trình tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Đồ họa: Khánh HoàngLà dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP HCM, Metro Số 1 tổng đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, dài gần 20 km từ Bến Thành đến depot Long Bình và dự kiến chạy thương mại vào quý 4 năm tới.Lộ trình tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Đồ họa: Khánh HoàngLà dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP HCM, Metro Số 1 tổng đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, dài gần 20 km từ Bến Thành đến depot Long Bình và dự kiến chạy thương mại vào quý 4 năm tới. Nhìn đoàn tàu của Nhật thấy ghiền luôn..So với đoàn tàu Cát linh Hà Đông thấy sao sao đó.. Giống hệt bên nhật. Tốt tuyệt vời Chạy thử trên ray 120km là tốt rồi. Mong sớm được đi tàu thật. Trừ hao hoàn thiện các thứ cho là giữa năm đến cuối năm 2023 là chạy thật ! Sao gần 20 Km mà có tới 14 Ga. thi đi có khoảng gần 1,4Km lại dừng à. Trong khi tốc độ theo thiết kế là 12Km/h Đã có tàu, chỉ cần kéo dài đến KCN Biên Hòa 1 nữa thì tuyến này sẽ giảm tải 80% mật độ giao thông của Xa Lộ Hà Nội. Chờ được trải nghiệm Theo ý kiến của mình khi đưa vào khai thác thương mại thì thời gian đầu nên là 2 phút mỗi chuyến thay vì 4 phút, bởi vì lượng khách hiếu kỳ đi sẽ rất đông. Về sau chỉ khách đi thật nên lượng khách sẽ giảm rất nhiều, 4 phút 1 chuyến hợp lý hơn vì nếu chạy nhiều lỗ nhiều do tàu trống. Ở VN lượng khách dùng phương tiện công cộng chưa nhiều đâu vì mạng lưới còn chưa phủ rộng khắp. |
Mở đường bay thẳng Việt Nam - Kazakhstan Ngày 12/10, Vietjet Air công bố đường bay thẳng từ TP Nha Trang đến Almaty (Kazakhstan). Mỗi tuần sẽ có hai chuyến khứ hồi vào thứ ba và thứ bảy. Trên website, hãng mở bán vé hơn 19 triệu đồng khứ hồi. Các chuyến bay được khai thác bằng máy bay thân rộng A330, gồm 12 ghế thương gia, 365 ghế hạng thường.Sự kiện mở đường bay thẳng nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Kazakhstan. Ông Chu Việt Cường, Phó tổng giám đốc Vietjet, nói hãng tin tưởng đường bay thẳng sẽ góp phần phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch giữa hai nước và các quốc gia lân cận, đáp ứng nhu cầu khách hàng đi du lịch, công tác, học tập, thăm người thân.Năm 2020, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 380,8 triệu USD, bao gồm xuất khẩu từ Kazakhstan 57,3 triệu USD, nhập khẩu vào Kazakhstan 323,4 triệu USD. Khi chưa có đường bay thẳng, khách du lịch, doanh nhân từ Việt Nam thường phải bay nối chuyến nhiều chặng qua Thái Lan, Ấn Độ...Thành phố Almaty là trung tâm kinh tế lớn, địa điểm du lịch nổi tiếng của Kazakhstan, quốc gia vùng Trung Á. Nơi đây vừa có đồng bằng, vừa có rừng núi, các công trình kiến trúc hiện đại. Chúc mừng Vietjet và mối quan hệ giữa 2 nước. Sao không hướng dẫn thủ tục xin visa vào Kazakhstan luôn nhỉ ?? tôi quan tâm Dành cho fans tennis nào năm sau muốn đi xem giải Astana 500 có nhiều tay vợt giỏi tham dự. Chúc mừng khai thác đg bay mới Chỉ bay từ Nha Trang thôi à? Welcome to VN, |
Thủy điện miền Trung xả nước phòng lũ Dự báo đêm 13/10 đến 16/10, hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp không khí lạnh và gió đông có thể gây mưa lớn ở các tỉnh thành từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, Tây Nguyên. Lượng mưa phổ biến 200-500 mm, có nơi trên 600 mm.Các sông xuất hiện lũ với biên độ ở thượng lưu 4-10 m, hạ lưu 1,5-5 m. Đỉnh lũ các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa và Đăk Lăk cao nhất báo động 2; các sông từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai lên báo động 3.Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế, cho biết trước nguy cơ xảy ra ngập lụt khu vực ven sông, suối và ngập úng vùng trũng thấp, khu đô thị, các hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền, hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, sông Bồ đang điều tiết lũ về hạ du.Cụ thể, hồ Bình Điền điều tiết nước về hạ du qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến với khoảng 250-500 m3/s. Hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương điều tiết 400 m3/s. Hồ thủy điện Hương Điền điều tiết qua tràn và tuabin 500-1.000 m3/s, tùy thuộc lưu lượng về đến hồ.Trước nguy cơ xuất hiện mưa lớn, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Nam yêu cầu thủy điện Đak Mi 4, Sông Bung 4, A Vương nằm trên lưu vực sông Vu Gia điều tiết nước các hồ về mức đón lũ thấp nhất trước 10h ngày 14/10; riêng thủy điện Sông Tranh lưu vực sông Thu Bồn trước 17h ngày 13/10.Lúc 10h hôm nay, ba thủy điện Đak Mi 4, Sông Bung 4 và A Vương đã xả nước qua tràn xuống hạ lưu sông Vu Gia hơn 1.600 m3/s. Trên sông Thu Bồn, thủy điện Sông Tranh 2 điều tiết nước qua tràn gần 350 m3/s.Ngoài thủy điện, hồ thủy lợi Phú Ninh được yêu cầu giảm mực nước hồ xuống để đón lũ từ chiều 12/10, với lưu lượng 50-500 m3/s.Ở Quảng Ngãi, Phó chủ tịch tỉnh Trần Phước Hiền trưa 12/10 đã yêu cầu hai chủ hồ chứa thủy điện Đăkđrinh và Nước Trong vận hành xả nước về hạ du.Thủy điện Đăkđrinh được yêu cầu duy trì lượng xả 200-300 m3/s để đưa dần mực nước hồ về tối đa 405 m, giảm 2 m so với lúc chưa xả. Thủy điện Nước Trong xả về hạ du 300-500 m3/s, đưa mực nước hồ về 120 m, giảm 5,6 m.Lãnh đạo Quảng Ngãi đề nghị hai chủ hồ chứa phải phối hợp quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, mực nước tại cầu sông Rin và mức báo động trên sông Trà Khúc, vận hành điều tiết đúng quy trình được duyệt; lập kế hoạch vận hành và xả lũ (về thời điểm, lưu lượng xả). Quá trình vận hành hồ, các bên cần phối hợp trao đổi thông tin để điều chỉnh chế độ cho phù hợp, tham gia giảm lũ hiệu quả cho hạ du và an toàn cho công trình.Hôm qua, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn gửi công điện đến các tỉnh thành từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây nguyên, yêu cầu nhanh chóng khắc phục thiệt hại do đợt mưa lũ vừa qua. Các địa phương theo dõi chặt chẽ mưa lũ, sơ tán người dân ở nơi có nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa, vùng hạ du.Trước đó từ ngày 9 đến 12/10, do gió mùa đông bắc tràn về, miền Trung mưa lớn, lũ dâng cao, hàng nghìn nhà dân bị ngập. Đến nay, lũ các sông đã xuống dưới báo động 1, duy có sông Kôn tại Bình Định là quanh báo động 2 (cao nhất báo động 3). Các địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã hết ngập. Võ Thạnh - Đắc Thành - Phạm Linh Đây nhé, mưa lũ chưa đến và các hồ thủy điện xả bớt nước trong hồ. Đến khi kết thúc lũ thì hồ lại đầy nước, nó chứng minh rằng các hồ thủy điện đã ứng trước 1 lượng nước để giảm lũ, nên các bác hiểu giúp, đừng đổ oan, đổ tội cho chúng em nữa. Xả lũ lúc này là rất hợp lý. Cái cần quan tâm là lưu lượng nước đổ về hạ du bao nhiêu m3/s. Giả sử không có cái đập kia,có mưa thì nước sẽ vẫn đổ về hạ du nhưng 1 tỉ m3 nước sẽ đổ về trong 3 ngày(đây là ví dụ). Còn nếu có anh đập xả lũ thì 1 tỉ m3 sẽ đến trong nửa ngày,tốc độ dòng chảy lớn,phá hoại kinh khủng hơn. Chưa kể anh đập luôn xả lũ vào mùa mưa hoặc đang trong đợt lũ,hạ du chưa kịp rút nước thì lụt dính luôn cái lũ chồng lên. Cái lợi thì dân k được lợi bao nhiêu,riêng cái hại thì dân lãnh đủ. Quê tôi vùng giáp chân đồi núi thuộc huyện Tuy Phước,Bình Định đây,cao hơn mực nước biển cả 3,4m. Ấy vậy mà nửa đêm xả lũ kiểu gì để nước tràn vào ngập luôn cả cái chợ,kêu trời không thấu Chúc toàn thể miền trung vượt qua cơn mưa lũ này. Lo xả dần là vừa Lẽ ra các hồ, đập thủy điện phải xả bớt nước từ ngày 11/10, vì ngày 13 là trời đã bắt đầu mưa. Hôm nay mà các hồ đập thủy điện ở Thừa Thiên Huế còn tiếp tục xả nước nên các xã vùng sâu của huyện Quảng Điền đã bị ngập lên đến 0,5 mét. Quan trọng là trước khi xả lũ thì các bác nhớ báo trước cho dân 2,3 ngày để họ chuẩn bị còn di chuyển đồ đạc đi chỗ khác,chứ đùng một cái các bác xả lũ giữa đêm thì dân chạy bằng trời. Cần đầu tư tiền để nạo vét sông, suối, kênh, mương...chứ bị bồi lắng lâu ngày thì sức chứa nước giảm sẽ gây ngập ngay cả khi lượng nước ít. Và hệ thống thoát nước của đô thị quá kém nên ngay sát biển mà vẫn bị ngập. Đúng ,nghe tin thời tiết để xả nước trước khi áp tháp và bảo vào ,không chờ đến lúc mưa ,gió tới rồi XẢ NƯƠC vào đêm khuya |
Hà Nội nghiên cứu tuyến đường sắt đô thị số 6 UBND TP Hà Nội vừa giao các đơn vị liên quan nghiên cứu dự án tuyến đường sắt đô thị số 6, đoạn Nội Bài - Ngọc Hồi, sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Australia thông qua Ngân hàng Thế giới (WB).Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) là đầu mối tiếp nhận tài trợ để nghiên cứu. MRB có trách nhiệm làm việc với các chuyên gia của WB xác định lại nội dung của dự án hỗ trợ kỹ thuật, lựa chọn công việc phù hợp bảo đảm hiệu quả, tuân thủ các quy định của Việt Nam và kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng lâu dài (phục vụ cho việc chuẩn bị dự án ở các giai đoạn tiếp theo).Hà Nội yêu cầu MRB nghiên cứu, đề xuất các hình thức đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 6 để có thể huy động được nguồn vốn tham gia đầu tư. Trong đó, nghiên cứu áp dụng mô hình TOD (phát triển định hướng giao thông) khai thác không gian ngầm tại các ga đường sắt đô thị, khu đất lân cận, đặc biệt là điểm đầu và điểm cuối. Việc này có thể thu hồi một phần vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước.Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội đến năm 2030, Thủ đô sẽ có 10 tuyến với tổng chiều dài 417 km, trong đó đi trên cao 342 km, đi ngầm 75 km. Hiện chỉ có tuyến Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành và vận hành thương mại sau 10 năm xây dựng.Năm tuyến khác đang triển khai ở các giai đoạn khác nhau. Tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - ga Hà Nội dự kiến khai thác đoạn trên cao cuối năm 2022, toàn tuyến năm 2027; Tuyến số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) đang đề xuất điều chỉnh ga tổng mặt bằng ga C9, cạnh Hồ Gươm.Hai tuyến đường sắt đô thị số 3 (ga Hà Nội đến Hoàng Mai) và tuyến số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Hoà Lạc) được thành phố thông qua chủ trương đầu tư. Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) đang lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật.Thành phố cũng đã giao nhiệm vụ MRB chuẩn bị các tuyến còn lại gồm: Nam Thăng Long - Nội Bài; Trần Hưng Đạo - Thượng Đình; tuyến Cổ Nhuế - Vành Đai 3 - Lĩnh Nam - Bát Tràng - Dương Xá...Võ Hải Hy vọng cháu nội/ngoại tôi sẽ được đi tuyến số 4 để về thăm tôi lúc tuổi già cho đỡ vất vả. Năm nay tôi 30 tuổi, chưa vợ. Hy vọng các tuyến đường sắt trên cao xây dựng sau thời gian thi công sẽ ngắn hơn, chứ cứ 10 năm đến mười mấy năm thế này thì dân đợi lâu quá, đội vốn nhiều, ảnh hưởng đến giao thông đô thị, người dân chịu ảnh hưởng bởi thi công kéo dài. Hy vọng đến năm 2035 hoàn thành được 5 tuyến đường sắt là thành công rồi. Mong muốn Hà Nội sẽ hoàn thành tất cả 10 tuyến đường sắt đô thị nêu trên và mạng lưới xe buýt điện phủ kín Thành phố trước 2030. Cứ xong bằng này tuyến đường sắt thì ko cấm xe máy cũng tự về bãi sắt vụn. Còn thời điểm này ai đó muốn đi tàu điện thì cứ chịu khó mơ thêm 20 năm nữa. 43 km hoàn thành sau 43 năm là ok rồi Hà nội cần nhiều tuyến đường sắt để hạn chế tắc đường Nhìn đường sắt trên cao thực sự thấy chán luôn! "Sắp xong rồi cháu ạ", đấy là tôi khi nói với thằng chắt đích tôn. Cứ dự án cứ làm, nhưng phương án để người dân di chuyển vào nội thành không có, rồi bãi xe, để xe ở đâu nếu đi tau? Nói chung cta toàn làm theo kiểu đến đâu hay đến đó, mãi tốn kém! Tôi mong số 1 xong, số 2 rồi 3,4.5 làm quyết liệt, đúng tiến độ để đưa vào sử dụng, tránh gây ùn tắc giao thông, đội vốn ngân sách! Một tuyến làm tới 10 năm chưa xong mà 2030 có tới 10 tuyến ư? cái kia chưa biết khi nào mới đc đi . Hi vọng đến đời cháu sẽ được đi Muốn giảm lượng phương tiện cá nhân thì Nhà Nước phải mở rộng mạng lưới phương tiện công cộng như tàu điện, xe bus nhất là bus điện phủ kín thì dân đi lại không còn dùng nhiều xe cá nhân nữa. |
Thủ tướng: 'Nghiên cứu rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá xăng' "Chúng ta đã có các cơ chế, chính sách như quỹ bình ổn giá nhưng việc áp dụng, phối hợp giữa các cơ quan phải kịp thời, hiệu quả hơn. Thực tế vừa qua, một số cơ quan phối hợp chưa kịp thời, hiệu quả, cần kiểm điểm lại", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói khi đề cập đến tình trạng khan hiếm xăng dầu tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Ninh Kiều, Cái Răng và huyện Phong Điền, sáng 13/10.Thủ tướng đánh giá tình trạng thiếu nguồn cung xăng dầu vừa qua là vấn đề gây bức xúc cho người dân ở một số nơi. Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan đã vào cuộc xử lý, làm việc với các doanh nghiệp. Theo báo cáo, tại các địa phương như TP HCM, An Giang, Bình Phước, Đăk Lăk..., đến nay tình hình đã cơ bản được giải quyết.Theo người đứng đầu Chính phủ, tình hình thiếu nguồn cung xăng dầu có nguyên nhân khách quan như đứt gãy cung ứng, giá xăng dầu thế giới lên xuống nhanh, khó dự báo, có doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu với giá cao nhưng sau đó giá xuống thấp nên có thể thua lỗ, điều này cần được chia sẻ. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Vừa qua, ông đã yêu cầu các cơ quan rà soát kỹ cơ chế, quy định để sửa đổi, bổ sung phù hợp tình hình.Trong đó, cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá và các quy định liên quan chi phí cấu thành giá xăng dầu...; công tác điều hành, phản ứng chính sách cũng cần phải linh hoạt, nhanh hơn, các bộ ngành phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn. Đồng thời, một số doanh nghiệp thực hiện không đúng quy định thì phải xử lý. Việc thông quan, lưu thông hàng hóa cần khẩn trương, thông suốt, hiệu quả.Liên quan đến vấn đề cải cách tiền lương đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Thủ tướng cho biết việc này được triển khai theo Nghị quyết 27 của Trung ương, nhưng do tác động của nhiều yếu tố, nhất là ảnh hưởng của đại dịch nên chưa thực hiện được. Tuy nhiên, thời gian qua, cơ quan chức năng đã điều chỉnh tiền lương cho người lao động và nâng lương hưu, trợ cấp cho các đối tượng chính sách.Ngày 9/10, tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương đã giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định. Các cơ quan đang đề xuất phương án theo hướng nâng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1,8 triệu đồng (hiện là 1,49 triệu đồng, tăng khoảng 20,8%), thời gian dự kiến thực hiện từ 1/7/2023. Đồng thời, nâng mức phụ cấp với một số ngành nghề, lĩnh vực cho phù hợp.Về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, Thủ tướng cho biết đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan liên quan đang chịu trách nhiệm rút kinh nghiệm để làm tốt hơn. Chính phủ đã cử một phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực tập trung theo dõi, đôn đốc, xử lý vấn đề này."Tôi đã chỉ đạo phân cấp việc đấu giá, chỗ nào làm tốt nhất thì phân cấp chỗ đó. Cần rà soát lại, các địa phương phải đề xuất việc này", Thủ tướng nói và cho rằng cấp nào làm tốt nhất, thuận lợi nhất, vừa đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm vừa phải đảm bảo chất lượng thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị y tế và hiệu quả thì phân cấp, phân quyền cho chỗ đó.Trước đó, các cử tri Cần Thơ kiến nghị nhiều vấn đề với Tổ đại biểu Quốc hội như: tình trạng khan hiếm xăng dầu; việc thiếu thuốc, vật tư y tế nghiêm trọng trên cả nước từ tháng 4; cải cách tiền lương đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông, logistics, cảng biển, đường cao tốc, sân bay trên cả nước và khu vực...Cửu Long Xăng là hàng thiết yếu Dạ, rút ngắn càng sớm càng tốt cho dân! |
Trưng bày 200 kỷ vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh Trưng bày chuyên đề Mỗi kỷ vật một câu chuyện do Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là những hiện vật độc bản, nguyên gốc, gắn với nhiều câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.Một trong số đó là bộ tặng phẩm của Việt kiều Pháp Nguyễn Viết Ty. Ông Ty sang Pháp từ năm 1921. Đến năm 1946, ông trở thành đầu bếp nấu ăn phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn ngoại giao Việt Nam đến Paris trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp.Sau khi đoàn về nước, ông Ty nhờ ông Nguyễn Đức Thọ mang từ Pháp về ba món quà tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh để bày tỏ tình cảm và sự ngưỡng mộ. Đó là huy hiệu Marcel Cachin (chính trị gia người Pháp, người bạn chung lý tưởng của Nguyễn Ái Quốc khi hoạt động tại Pháp những năm 20 của thế kỷ XX); đĩa hát những tiếng hát trong các bưng biền Việt Nam, giới thiệu ca khúc cách mạng do nhà báo Madeleine Riffaud chọn và giới thiệu cho chương trình Những bài hát thế giới của Pháp; và máy chữ Hermes Baby.Bộ sưu tặng phẩm của Việt kiều tại Pháp còn có tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh của họa sĩ, nhà điêu khắc Vũ Cao Đàm. Ông Đàm sinh năm 1908 tại Nam Định, trong gia đình công giáo có truyền thống yêu nước. Ông đam mê nghệ thuật và thể hiện tài năng từ sớm. Năm 1926, ông thi đỗ khoa Điêu khắc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc, ông được nhận học bổng sang Pháp nghiên cứu về tạo hình tại Bảo tàng Louvre. Tên tuổi và tác phẩm của ông được biết đến ở nhiều nước châu Âu.Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Pháp, đã dành nhiều thời gian tiếp xúc với nhân sĩ, trí thức, nghệ sĩ Pháp và Việt Nam, trong đó có ông Vũ Cao Đàm. Ngày 1/7/1946, tại khách sạn Royal Monceau, họa sĩ Vũ Cao Đàm đã đến xin được vẽ và nặn tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thời gian ngắn, ông đã hoàn thành tượng bán thân bằng thạch cao.Tuy nhiên, ông Đàm chưa kịp chuyển tượng về nước thì chiến tranh Pháp - Việt nổ ra. Nghi ngờ gia đình ông Vũ Cao Đàm có liên hệ với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính quyền Pháp nhiều lần cho người đến nhà ông tìm kiếm tài liệu. Để đảm bảo an toàn cho bức tượng, ông Đàm gửi đến nhà một người bạn Pháp sống ở Béziers, thành phố thuộc tỉnh Hérault, miền Nam nước Pháp.Năm 1967, vợ chồng họa sĩ Vũ Cao Đàm tìm lại bức tượng và dự định năm sau sẽ chuyển về Việt Nam. Tuy nhiên, một lần nữa ý định chưa kịp thực hiện thì ở Việt Nam diễn ra cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) nên ông không xin được hộ chiếu.Sau này, để lưu giữ lâu dài, con gái họa sĩ Vũ Cao Đàm là Yanick Vũ đã mang bức tượng sang Tây Ban Nha, tìm cơ sở đúc đồng nổi tiếng để chuyển bức tượng từ chất liệu thạch cao sang đồng. Tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh nặng 35 kg, trong đó phần chân dung làm bằng đồng đen. Năm 1998, bức tượng được gia đình họa sĩ Vũ Cao Đàm tặng lại Bảo tàng Hồ Chí Minh.Trong bộ sưu tập tặng phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có món quà của nguyên soái Diệp Kiếm Anh (Trung Quốc). Năm 1938, nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Hồ Chủ tịch cùng làm việc tại Văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm. Cuối năm 1961, ông Diệp Kiếm Anh dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc sang thăm và dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Dịp này, ông đã tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh bộ đồ dùng văn phòng bằng đá ngọc, quạt Tương Phi, bài từ của Chủ tịch Mao Trạch Đông.Bộ đồ dùng bằng ngọc thạch, màu xanh, gồm một bàn cắm bút để mực, hai chặn giấy, một mài mực, thấm mực, xiên giấy, kẹp tài liệu, dao, gạt tàn. Kèm theo đó là tấm danh thiếp một mặt ghi tiếng Việt, một mặt ghi tiếng Trung "Diệp Kiếm Anh, Trưởng đoàn đại biểu quân sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nguyên soái nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa"...Trưng bày chuyên đề Mỗi kỷ vật một câu chuyện được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh từ ngày 13/10 đến hết tháng 12. |
Nữ hành khách bị nhân viên nhà xe sàm sỡ Chiều 13/10, trên một số diễn đàn mạng xuất hiện video dài 5 phút về nam nhân viên nhà xe Tiến Oanh (trụ sở ở Đăk Lăk) có hành động không đúng mực với khách đi xe. Sự việc xảy ra cuối tháng 9, nam phụ xe bị cho "đè nữ hành khách trên ôtô, làm tay người này chảy máu, bị phản kháng".Nữ hành khách sau đó yêu cầu tài xế dừng ôtô ở trụ sở công an và gọi điện tố hành vi không đúng của nam phục vụ. Người có hành động sàm sỡ liên tục nói lời xin lỗi, giật điện thoại, ngăn cản nữ hành khách.Nhà xe Tiến Oanh đã sa thải nam phụ xe, xin lỗi khách, phối hợp cơ quan chức năng xử lý các bước tiếp theo.Theo Nghị định 144/2021, hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục hoặc khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng bị phạt từ 5 đến 8 triệu đồng.Ngọc Oanh Bạn gái là tấm gương cho phụ nữ hiện đại. Dũng cảm lắm bạn. Đề nghị Công An vào cuộc! Chuyện nhà xe thì nhà xe làm rồi. Giờ tới lúc công an mời anh dê xồm lên phường uống nước nghen. Còn thái độ vô trách nhiệm của tài xế thì sao??? Phạt có mấy triệu thôi á? Bạn gái rất dũng cảm. Tên này không biết tôn trọng hành khách, hành động vô liêm sỉ, cần phải truy tố hành vi cố ý xâm phạm người khác chứ phạt tiền chưa đủ. Đâu chỉ dừng lại ở việc sa thải nhân viên đó là xong!?! phạt thế răn đe sao nổi Tội quấy rối rồi, nhẹ thì phạt hành chính, nặng có thể xem xét trách nhiệm hình sự Mức phạt không đủ răn đe. Thời buổi này quấy rối tình dục mà vẫn còn phạt vài triệu hả, nên bỏ phạt hành chính. Tăng nặng lên hình sự. Tự đập bể nồi cơm của mình bằng hành động đê tiện. Đồng thời, cũng xin nhắc nhở các bạn gái khi ra đường cần ăn mặc lịch sự, gọn gàng. Ăn mặc lịch sự, gọn gàng không có nghĩa là không đẹp.Cá nhân tôi thấy con gái thời nay ăn mặc quá thoáng, quá hở hang và khiêu gợi (gợi dục); có nhiều bạn mặc quần tập gym, mặc quần loại quần mặc trong váy, mặc quần đùi jean sát háng ống rộng,...để ra đường thì quả thật hết ngôn từ để nói. nghe qua lời thoại và hành động của phụ xe thì việc này là chắc chắn đúng với lời nói của cô gái |
Bốn nhà thầu cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ bị cảnh cáo Ngày 12/10, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (đại diện chủ đầu tư) đã cảnh cáo Công ty CP Đầu tư xây dựng ĐMA - nhà thầu phụ thi công gói thầu XL02, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1.Theo chủ đầu tư, đầu tháng 9/2022, nhà thầu trên cam kết trước 20/9 sẽ hoàn thành đắp gia tải giai đoạn 1 đường đầu cầu vượt An Khánh với khối lượng 5.000 m3 đất; ngày 15/10 hoàn thành đắp gia tải giai đoạn 2 khoảng 11.000 m3 và trước 30/9 hoàn thành bêtông bản mặt cầu Đìa Rúng.Tuy nhiên, đến nay tiến độ thi công của nhà thầu vẫn không chuyển biến đáng kể. Đến ngày 28/9, nhà thầu mới thi công đắp cát gia tải giai đoạn 1; cầu Đìa Rúng chưa thi công dầm ngang và bản mặt cầu.Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận khẳng định việc liên tiếp chậm tiến độ thi công thuộc trách nhiệm chủ quan của nhà thầu, ảnh hưởng đến kế hoạch giải ngân, thời gian dỡ tải để thi công kết cấu mặt đường. Công ty CP Đầu tư xây dựng ĐMA chưa nghiêm túc thực hiện kế hoạch do chính đơn vị đề ra.Ngoài ra, còn ba nhà thầu khác cũng bị chủ đầu tư cảnh cáo trong tháng qua do liên tiếp chậm tiến độ thi công, làm ảnh hưởng đến kế hoạch giải ngân và thời gian hoàn thành công trình.Cụ thể, Công ty CP Tập đoàn Thành Huy - đơn vị thầu phụ tại gói thầu XL-02, bị cảnh cáo do chưa thực hiện kế hoạch do chính họ đề ra, đặc biệt là chưa có kế hoạch thi công bản mặt cầu cầu kênh 19/5.Đầu tháng 9, nhà thầu cam kết tiến độ hoàn thành bêtông bản mố M1, mố M2 và bêtông bản mặt cầu kênh 19/5 trước ngày 30/9, đắp gia tải giai đoạn 2 hoàn thành trước 15/9. Tuy nhiên, đến nay tiến độ thi công nhà thầu Thành Huy vẫn không chuyển biến đáng kể.Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn là nhà thầu chính tại gói thầu XL-02 bị cảnh cáo. Tổng công ty cam kết hoàn thành đắp gia tải giai đoạn 2 (khối lượng khoảng 48.500 m3) trước ngày 15/10, cầu Xẻo Lò hoàn thành bêtông xà mũ 9/10, bắt đầu lao dầm ngày 18/10.Song từ 10/9 đến nay, tiến độ thi công nhà thầu vẫn không chuyển biến đáng kể, khối lượng đắp gia tải giai đoạn 2 trên tuyến chính thi công cầm chừng, mới đạt 16.940 m3 trong 48.500 m3, cầu Xẻo Lò chưa hoàn thành bêtông xà mũ.Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cũng cảnh cáo nhà thầu Công ty CP xây dựng Tân Nam vì liên tiếp chậm tiến độ thi công cầu Ông Bầy thuộc gói thầu XL-03. Đơn vị này đã nhiều lần bị đôn đốc, yêu cầu hoàn thành toàn bộ cầu Ông Bầy trước ngày 30/9, nhưng liên tiếp chậm tiến độ và phải lùi mốc thời gian hoàn thành công trình.Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ nằm trong trên tuyến cao tốc từ TP HCM đến Cần Thơ và là dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông. Dự án giai đoạn 1 có quy mô 4 làn xe, rộng 17 m, dài khoảng 22 km. Dự án gồm ba gói thầu xây lắp được khởi công vào tháng 1/2021 và kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2023. Cảnh cáo là xong ư ?Xin chế tài mạnh hơn. Có 22km mà... mỏi mắt đợi trông. Cố tình chậm trễ thi công, gây lãng phí tài sản của xã hội, bảo sao công trình nào cũng đội vốn do trượt giá. Cần hình thức xử lý nghiêm hơn, kể cả cấm tham gia vào hoạt động lĩnh vực giao thông. Nghĩ thấy mà chán.22km làm bao nhiêu năm ko xong. Phạt tiền nặng vào chứ?? Trời ơi! Cảnh cáo vậy thôi sao? Tiền của dân mà. Sao ko lấy lại tiền và đưa cho nhà thầu khác rồi bắt họ phải chịu trách nhiệm chứ. Đề nghị phạt vi phạm hợp đồng, cảnh cáo chưa đủ Cần phải có danh sách hoặc lịch sử các công ty chậm tiến độ hoặc nhận cảnh cáo, đăng trên web của các Bộ Ngành liên quan, lưu vào lịch sử hồ sơ giống như thông tin CIC bên Ngân hàng vậy, để những công ty như thế này biết sợ mà đẩy nhanh tiến độ và hạn chế nhận hồ sơ khi dự thầu |
Áp dụng một mức khởi điểm khi đấu giá biển số ôtô Nội dung được nêu trong thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị quyết thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ôtô thông qua đấu giá, do Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường ký ngày 13/10.Trước đó, trong dự thảo nghị quyết gửi xin ý kiến Thường vụ Quốc hội, Chính phủ thiết kế giá khởi điểm của biển số theo hai vùng. Vùng 1 gồm Hà Nội, TP HCM có mức 40 triệu đồng; vùng 2 các địa phương còn lại mức 20 triệu đồng.Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu một mức giá khởi điểm phù hợp để áp dụng toàn quốc, không cao quá để thu hút người dân tham gia đấu giá. Việc đấu giá nhằm khai thác kho số và đáp ứng một phần nguyện vọng chính đáng của người dân "chứ không phải mục tiêu duy nhất là thu tiền".Trong thông báo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tính toán kỹ thời gian thí điểm để kịp thời luật hóa nội dung này đồng bộ với việc sửa đổi Luật Giao thông đường bộ; nghiên cứu bổ sung quyền, nghĩa vụ của người trúng đấu giá và người nhận chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế cho phù hợp.Chính phủ cũng được yêu cầu xây dựng nghị quyết theo hướng tạo sự hấp dẫn và có lợi cho người dân khi tham gia đấu giá, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng phạm vi thí điểm của Quốc hội, nhất là vấn đề khác văn bản luật hiện hành.Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hồ sơ dự thảo Nghị quyết cơ bản đầy đủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện để trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, khai mạc ngày 20/10.Việc đấu giá biển số xe đẹp được Cục Cảnh sát giao thông đề xuất từ năm 1993, tuy nhiên gặp bế tắc vì Luật Đấu giá tài sản không đưa biển số xe vào danh mục tài sản đấu giá, các bộ liên quan không có căn cứ pháp lý triển khai. Hải Phòng, Bình Thuận, Nghệ An từng "vượt rào" tổ chức đấu giá biển số xe, thu hàng tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo nhưng đã bị Bộ Tài chính, Bộ Công an "tuýt còi".Tháng 12/2019, Văn phòng Chính phủ đã làm việc với Bộ Công an và thống nhất đẩy nhanh tiến độ, đưa việc đấu giá lên Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn). Thật sự có mỗi cái biển số xe thôi mà cũng bàn bạc phức tạp bao nhiêu năm nay,biển số xấu hay đẹp chỉ là ký hiệu về mặt pháp luật cho từng phương tiện.nếu muốn có biển số đẹp thì công khai đấu giá và chỉ một cá nhân đc sở hữu nếu muốn chuyển nhượng xe cho ngừơi khác thì lại đổi biển thế thôi Không cần giá khởi điểm làm gì . Chỉ cần minh bạch là được . Minh bạch là có kế khạch công khai đấu giá theo thứ tự thông báo trước 1 tháng là xong . Tôi bốc được biển số đẹp từ trước rồi thì có được bán lại không? Quy định thế nào là số đẹp nhỉ Tất cả các biển số đẹp thì nn quản lý, đấu giá online không cần định mức sàn hay trần nhưng với điều kiện phải công khai tránh để tình trạng 1 ông ứng cử và rồi 1 ông trúng cử :D :D Biển số 4 số đấu giá bán đc ko? Nên quy định biển cứ tam hoa hay số tiến tương ứng 3 số thì khởi điểm 30 triệu, tứ quý thì 40 triệu, ngũ quý 500 triệu và lục quý khởi điểm 1 tỷ. Dân chơi họ không ngại mưa rơi đâu. Vậy cho hỏi số như thế nào được quy định là đẹp và được đấu giá? Thế các biển số "xấu" có được tặng tiền để có người nhận không? Ví dụ 54K321.00 ấy. Vì nếu không thì cả kho số chỉ dùng được mấy cái biển đẹp! Rồi quy định như thế nào thì được gọi là biển đẹp, họ thích 8888 6666 hay 6789 nhưng tôi lại coi đó là biển số xui mang tới những điều không may mắn. Đề nghị nên gắn chíp vào biển số xe như CCCD của mình luôn, xe thì lấy biển số rồi gắn chíp bên trong đi đâu thì camera quét được dù xe máy, đạp gì đó đều sẽ bị đánh dấu. Quá hay Thay vì đấu giá sẽ khiến phải thay đổi cả 1 hệ thống quản lý và hàng loạt luật thì nên thu phí sử dụng hàng năm or theo thời gian đăng kiểm của xe đối với những biển số chọn theo yêu cầu. Sau ai ko có nhu cầu có thể làm thủ tục xin trả lại biển cũ và cấp biển mới ko thu phí. Sao ko phải để ngẫu nhiên theo thứ tự cấp số xe mà phải bán đấu giá số xe? Đâu tốn công chăm sóc gì để có số đẹp mà đem bán đấu giá cao hơn số khác? Nó là số ngẫu nhiên tới lượt mà thôi. Rất hay. Rồi biển số đẹp sẽ về với những chiếc xe siêu sang. Xe nào biển đó thôi. |
Ôtô lao xuống hồ Xuân Hương, hai du khách tử vong Trời mưa lạnh, vị trí xe lao xuống cách bờ chừng 10 m, gần khu vực cửa xả hồ nên việc trục vớt gặp khó khăn. Đến 20h, cảnh sát cứu hộ trục vớt xe lên bờ, đưa hai người mắc kẹt ra ngoài nhưng đều tử vong. Theo người dân, lúc xảy ra tai nạn, Đà Lạt mưa to.Hồ Xuân Hương rộng 25 ha, dài hơn 2 km, độ sâu trung bình hơn 1,5 m, hình trăng lưỡi liềm, nằm giữa Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là điểm dạo bộ hoặc đi xe ngựa ưa thích của du khách khi tham quan thành phố. 2 người ngồi trước chắc không tháo được dây an toàn. Độ sâu hồ 1.5 mét mà vẫn chết thì do số trời Xin chia buồn đến gia đình các nạn nhân, chính quyền tp cần chú ý hơn đến công tác cứu nạn để hạn chế những trường hợp thương tâm như này A di đà phật!!! Nam mô a di đà phật Đường có nhiều đường vòng cung rất khó chạy nhanh được, không biết sao mà lao xuống hồ được. Hồ Xuân Hương Đà Lạt năm nào cũng mất mấy mạng. xin chia buồn cùng gia đình nạn nhân. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT CHÚ Ý QUAN TRỌNG:Khi xe hơi rơi xuống hồ nước người bên trong xe cố mở cửa đẩy ra nhưng áp lực nước sẽ ép cửa vào nên không thể mở ra được. Do đó tài xế phải bình tĩnh nhanh chóng kịp thời bấm hạ các cửa kính các cánh cửa và cửa sổ giếng trời để từ đó mọi người có thể chui thoát ra ngoài.Khi xe vừa rơi xuống hồ thì hệ thống điện vẫn còn kịp hoạt động nên phải nhanh chóng hạ kinh xuống liền khi đó nước có thể tràn vào nhưng mọi người vẫn còn có chỗ để thoát ra chứ ngồi im thì nước vẫn tràn vào khe cửa và sẽ chìm. Khổ thân quá. Chắc bị lạc tay lái do trời mưa đường dốc ngoằn nghèo chăng? Tội nghiệp ngày nghỉ thành ngày buồn. Nếu tất cả bình tĩnh, không mở cửa ngay, đợi xe thăng bằng rồi đợi cứu hộ, xe sẽ không bị chìm, có thể sẽ không có thương vong? Người ngồi trước cùng với tài xế là Thầy dạy Anh Văn thời cấp 3 của mình... Mong thầy yên nghỉ Xin chia buồn cùng gia đình các nạn nhân!Trời mưa đường trơn, tầm nhìn hạn chế, các bác tài chú ý lái xe cẩn thận! Hồ này sâu bao nhiêu mét nhỉ ? Có một cách đơn giản để phòng tránh tai nạn loại này là làm cái gờ ngăn cách giữa lòng đường và vỉa hè cao lên, dựng đứng vuông góc. Tầm 30 40cm thì không xe ô tô nào lao qua nổi. Tai nạn bất ngờ và thương tâm!Xin chia buồn cùng gia đình các nạn nhân.Cầu cho linh hồn các nạn nhân siêu thoát về miền cực lạc. thành phố nên làm thêm hàng rào lan can xung quanh hồ! lái xe từ An Giang lên Đà Lạt là một chặng đường dài, trời mưa to tầm nhìn giảm đánh lái sơ xuất cái là xuống hồ! cái vỉa hè chỗ đó tương đối thấp với Fortuner, xe đó nó vỉa lên vỉa hè nhẹ nhàng phát một luôn! |
Giải phóng mặt bằng 40.000 hộ dân để xây cao tốc Bắc Nam Ngày 13/9, tại cuộc họp với Phó thủ tướng Lê Văn Thành về tiến độ khởi công xây dựng cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn hai, ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, cho hay ngoài số hộ bị ảnh hưởng, còn 6.600 hộ phải tái định cư do bị lấy gần hết đất. Tuy nhiên, mới có Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau có sẵn khu tái định cư cho dự án. Còn 9 địa phương cần xây dựng 166 khu tái định cư, với tổng diện tích 480 ha.So với tính toán sơ bộ đầu năm thì số hộ dân bị ảnh hưởng tăng lên khoảng 25.000, song số hộ tái định cư đã giảm 5.000.Theo ông Thái, các địa phương đã hoàn thành đo đạc thực địa với tổng diện tích thu hồi 6.300 ha. Tuy nhiên, quá trình giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn; công tác kiểm kê tài sản trên đất và lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm. Một số nơi kiểm đếm còn thấp như tỉnh Quảng Trị đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ, tỉnh Bình Định đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh, tỉnh Phú Yên đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh. 7 tỉnh chưa phê duyệt phương án bồi thường.Các địa phương đã giải ngân được 400 tỷ đồng, trong đó Hà Tĩnh dẫn đầu với hơn 220 tỷ đồng; Bình Định 118 tỷ đồng; Cà Mau 54 tỷ đồng; Quảng Bình 15 tỷ đồng.Ông Thái cũng lo ngại, thủ tục, công việc xây khu tái định cư thường kéo dài, nếu không đẩy nhanh tiến độ sẽ ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng.Đến nay, các chủ đầu tư đã trình hồ sơ thiết kế kỹ thuật được 200 km, dự kiến đến tháng 11 sẽ phê duyệt và dự toán toàn bộ 12 dự án thành phần. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu sẽ hoàn thành trước 20/11; lựa chọn nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát hoàn thành trước 16/12; ký hợp đồng xây lắp hoàn thành trước 20/12; chuẩn bị khởi công các gói thầu đầu tiên vào cuối tháng 12.Tại cuộc họp, các địa phương cam kết bàn giao 70% diện tích mặt bằng trong tháng 11 để khởi công dự án vào cuối năm. Nhiều địa phương đề xuất hỗ trợ bồi thường tái định cư cho công trình quốc phòng; di dời công trình điện cao thế; chuyển đổi đất rừng, đất trồng lúa; thẩm định mỏ vật liệu và bãi đổ thải. "Đây là công trình chỉ định thầu nên phải làm chặt chẽ. Làm chắc chắn nhưng phải nhanh", Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ nói.Bộ đã giao kế hoạch vốn 7.100 tỷ đồng cho các địa phương và tính toán đến việc điều chỉnh, bổ sung kịp thời. "Không để vì thiếu tiền mà không giải phóng mặt bằng được", ông Thọ nói.Sau khi lắng nghe các ý kiến, Phó thủ tướng Lê Văn Thành nêu quyết tâm các dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn hai phải hoàn thành năm 2025. Khối lượng công việc lớn trong khi chỉ còn 3 năm.Nhắc lại bài học triển khai giai đoạn một mất 3 năm để chuẩn bị dự án, ông Thành yêu cầu toàn bộ giai đoạn hai, với chiều dài 720 km, phải hoàn thành đúng tiến độ. Các địa phương chưa phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng phải hoàn thành trong tháng này. Từ nay đến lúc khởi công, dự án nào chậm giải phóng mặt bằng sẽ xem xét trách nhiệm của ban quản lý.Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Kiểm toán Nhà nước để kiểm toán các gói thầu khởi công; đẩy nhanh tiến độ chọn nhà thầu, hoàn thành trong tháng 11.Ngoài ra, Phó thủ tướng lưu ý chuẩn bị mỏ vật liệu cho dự án, "tránh mua đi bán lại qua các khâu trung gian khiến giá bị đội lên".Dự án cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn 2021-2025 gồm các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km). Dự án đi qua 12 tỉnh thành, chia làm 12 dự án độc lập với tổng vốn 146.990 tỷ đồng. Mong từng ngày việc được lái xe từ Bắc vô Nam trên những con đường đẹp, an toàn và nhanh hơn nhiều lần hiện tại. 40.000 hộ dân số tiền Ko nhỏ cùng chi phí đầu tư làm cao tốc nếu thi công ì ạch sẽ đội vốn bao nhiêu. Nếu Ko có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng khi nào mới hoàn thành |
Chủ tịch nước: TP HCM sẽ được thí điểm, đi trước một số lĩnh vực Thông tin được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội với UBND TP HCM về tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội, chiều 13/10.Nghị quyết 54 về cơ chế, chính sách đặc thù cho TP HCM có hiệu lực từ năm 2018 đến hết 2022. Mới đây, Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất kiến nghị Quốc hội cho TP HCM kéo dài cơ chế đến hết 2023. Thành phố cũng đang dự thảo nghị quyết mới thay thế nhằm đề xuất cơ chế vượt trội hơn trước, dự kiến trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm tới.Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết trước khi vào làm việc với TP HCM, ông đã có cuộc hội ý với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Định Huệ, và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, thống nhất tinh thần là phải cho thành phố một cơ chế thuận lợi để có thể năng động hơn. Theo đó, thành phố sẽ được thí điểm, đi trước một số lĩnh vực và có chính sách cụ thể."Ai cũng nói thể chế, cơ chế của siêu đô thị như TP HCM đã quá chật hẹp. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng cũng thấy vấn đề này", ông nói và thông tin thêm sau chuyến làm việc với TP HCM cuối tháng 9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao các cơ quan Trung ương nghiên cứu đề xuất của thành phố.Chủ tịch nước nhận xét thời gian qua thành phố đã thực hiện nhiều nội dung trong Nghị quyết 54 về cơ chế đặc thù, nhưng có chính sách triển khai chậm, chưa phát huy đồng bộ, nên sự phát triển bị kìm hãm. Do đó, chính sách mới cần kết thúc các rào cản hiện tại, đồng bộ pháp lý, bãi bỏ nội dung không phù hợp và bổ sung cơ chế đột phá mới, áp dụng giao quyền mạnh mẽ hơn."Cơ chế mới sẽ phân cấp trên nhiều lĩnh vực như: tự chủ tài khoá, thí điểm đánh thuế bất động sản, bán đấu giá quyền phát triển dự án, phát triển trung tâm tài chính, tạo quỹ đất xây nhà ở xã hội... ", Chủ tịch nước nói.Nói về cơ chế đặc thù, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh vai trò lập trung tâm tài chính quốc tế của TP HCM. Ông cho rằng đề án này "không thể chậm trễ hơn" và phải cố gắng làm nhanh nhất có thể, không để mất cơ hội. Đồng thời, TP HCM có thể nghiên cứu vị trí đặt trung tâm tài chính tại Cần Giờ thay vì Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) như kế hoạch.Ông Dũng cho biết từng thăm dò và thấy Cần Giờ có quỹ đất khoảng 10.000 ha gồm cả một phần huyện Nhà Bè và giáp với Long An. Nếu mở được thành phố tài chính ở đây sẽ nối được trung tâm thành phố hiện nay với trung tâm mới ở Cần Giờ qua sông Soài Rạp. "Cần đánh giá tác động lan toả của trung tâm này với nền kinh tế và cả nước, chứ không chỉ đặt trung tâm ở một vài toà nhà", ông nói.Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lưu ý TP HCM cần tập trung giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông. Ông dẫn chứng thành phố Manila đóng góp 30% GDP của Philippines, nhưng riêng tắc nghẽn giao thông đã làm giảm đi 8% GDP. Tại Việt Nam, chưa có ai tính toán thiệt hại của ùn tắc giao thông đến nền kinh tế. Tuy nhiên, ông cho rằng cần sớm xây dựng chiến lược để quy hoạch lại không gian phát triển, giãn dân thành phố.Với tiềm năng từ các tuyến metro đang triển khai, ông Dũng cũng đề nghị TP HCM nghiên cứu khai thác không gian ngầm. Bởi đây là nguồn lực rất lớn để kêu gọi đầu tư, thu được ngân sách từ các hoạt động thương mại, dịch vụ, đồng thời giảm áp lực ùn tắc trên mặt đất.Đồng quan điểm, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng TP HCM cần quan tâm đến quy hoạch không gian ngầm. Vấn đề này hiện chưa được quan tâm đúng mức. Đồng thời, ông cũng nhắc nhở thành phố cần rà soát lại quy hoạch phân khu, chi tiết để khai thác tốt hơn, điều chỉnh hoặc xoá các quy hoạch treo, không khả thi.Tiếp thu góp ý, Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Văn Nên ví von chỉ cần đủ nhiên liệu và một đường ray an toàn cho tốc độ cao, thì chuyện tăng tốc của "đầu tàu" kinh tế TP HCM là hoàn toàn có thể. Sự mất đà, chậm nhịp thời gian qua có thể được giải quyết bằng cơ chế vượt trội, mang tính đột phá, và là nơi thí điểm các vấn đề mới để Trung ương rút kinh nghiệm.Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi, cho biết tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng đầu năm của TP HCM ước tăng hơn 9,9% so cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 350 nghìn tỷ đồng, đạt 90,5% dự toán năm. Theo ước tính của Tổng Cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2022 của thành phố dự báo tăng 9,44% so cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, quy mô thu hút vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm, chỉ còn 0,6 triệu USD mỗi dự án và chủ yếu là mở rộng sản xuất kinh doanh, ít dự án mới.Thu Hằng |
Ba ôtô tông nhau ở cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận Khoảng 4h, xe tải biển Kiên Giang chạy trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hướng về miền Tây. Khi qua cầu Một Thước ở địa bàn huyện Cai Lậy, ôtô va chạm với đuôi xe container chạy cùng chiều phía trước.Một xe container chạy cùng chiều phía sau không tránh kịp đã va chạm đuôi xe tải. Sau tai nạn, ôtô tải bị kẹp giữa hai xe container, phần đầu, đuôi ba xe bị hư hại nặng, nhớt tràn ra đường. Tai nạn khiến cao tốc ùn tắc hơn một km nhiều giờ.Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51 km, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 12.000 tỷ đồng, có 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, cho xe chạy từ 30/4 và thu phí từ 9/8 sau 13 năm triển khai. Ngoài giảm tải cho quốc lộ 1, tuyến còn rút ngắn gần nửa thời gian TP HCM đi Mỹ Thuận so với trước.Cao tốc hiện chưa có làn dừng khẩn cấp mà chỉ bố trí 11 điểm dừng khẩn cấp trên toàn tuyến. Sau hai tháng vận hành, cao tốc ghi nhận hơn 40 vụ tai nạn, 3 người chết, 300 ôtô hư hỏng, chết máy, nổ lốp.Tuyến đường đang được đầu tư giai đoạn 2, tổng chi phí hơn 9.500 tỷ đồng sẽ hoàn thành sau 3 năm.Nam An Thôi xong, cái giá này là chỉ thu được ngày lễ thôi còn ngày thường chả ai đi cả vì cao tốc tpHCM-Trung Lương ô tô chỉ có 40 nghìn mà quảng đường như nhau, giờ tăng gấp 2.5 lần thì chả ai đi đâu, cứ quốc lộ mà chiến. Thử hỏi đường quốc lộ chạy được 90km/h còn cao tốc thì 80km/h, vậy cũng gọi là cao tốc không biết bao nhiêu thì mới gọi là cao nữa. Đi 52 km mà phí mất 103k. Cao quá! Lựa chọn quốc lộ 1 cũng nên Làm kinh doanh người ta cần số lượng người mua nhiều & lặp lại. VN làm ngược lại. Đường kém lại thu mức cao & cao hơn cả gấp đôi đoạn đường cũ chất lượng hơn rất rất nhiều. tiền phí nhiều hơn tiền xăng dầu rồi! Ai chê mắc thì cứ đi quốc lộ, vắng mợ thì chợ vẫn đông! 335,000 cho 50km, tức 6,700/km. 2 chiều mất té 670,000 rồi. Lên xe giuờng mằm nằm fẻ. Nếu đi từ bắc vào nam mà 1,600km = 10,720,00 tiền cầu đường. Chao ôi hơn cả đi máy bay. Chưa tính xăng nữa. Thật khủng khiếp Cần phải định nghĩa rõ cao tốc là đường chạy được 120km/h, có làn dừng khẩn cấp. Đường này mà gắn mác cao tốc? Làm thì cho đồng bộ dùm cái.Chạy từ Vĩnh Long đi Đà Nẵng qua mấy làn ETC thắng muốn nhổng bánh sau lên vì hệ thống không nhận thẻ, nhân viên phải nhập biển số bằng tay (lỡ biển số giả thì chủ xe biển thật phải bị mất tiền) Cao tốc thì chưa đủ chuẩn, đường nhỏ, tốc độ thấp mà phí thì thu đắt nhất trong các cao tốc. Không hợp lý. Thu phí cao hơn cả xăng dầu, để kinh doanh vận tải xăng dầu chiếm 30%-40% chi phí cho một chuyến hàng mà bây giờ 50km đường các ông thu cao vậy Quốc lộ được chạy 90 cao tốc TPHCM Trung Lương 100 là đã thấy quá đáng. Huống hồ chi Cao tốc mà chỉ có 80. Vậy thì mọi người cứ quốc lộ mà đi qua thôi. Chạy 80km/h mà cũng gọi là cao tốc, đi ql 1A dám nhanh hơn vì k có làn khẩn cấp kẹt xe phát cứu hộ cứu thương gì cũng không vào đc đâu Chay đoạn đường 100km tốn 6-7 lít xăng (tương đương 175.000đ), tức là 1.750đ/km (tôi đang nói xe 7 chỗ). Phí cao tốc này 2.000đ/km. Nhưng điều đáng nói là cao tốc này kém an toàn, chỉ được chạy 80km/h. Giá cao quá nhỉ Đường cao tốc nhỏ, mà phí cao. |
Bão số 5 hướng vào Đà Nẵng - Quảng Ngãi Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay khi chưa thành bão, áp thấp nhiệt đới cách Bình Định khoảng 310 km về phía Đông, gió cấp 7, giật lên hai cấp, mỗi giờ di chuyển 10-15 km.Đến 7h ngày 15/10, bão có thể suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên bờ biển Đà Nẵng - Quảng Ngãi, gió cấp 6-7, giật lên hai cấp.Ảnh hưởng bão, giữa và bắc biển Đông mưa rào và giông mạnh, gió cấp 6-7 giật lên ba cấp. Vùng biển Quảng Trị đến Phú Yên, gồm đảo Lý Sơn gió Đông Bắc đến Bắc cấp 6-7, giật lên hai cấp. Đến chiều 14/10, gió cấp 7-8, giật lên cấp 10. Ven biển Thừa Thiên Huế đến Phú Yên gió cấp 6-7, giật lên hai cấp.Giữa Biển Đông sóng cao 3-5m, bắc Biển Đông sóng 4-6m, vùng biển Quảng Ngãi - Bình Thuận sóng 2-4m. Nước có thể dâng 0,2-0,4m, kết hợp triều cường gây nguy cơ ngập úng, sạt lở bờ biển.Tổng lượng mưa tích lũy từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực bắc Tây Nguyên phổ biến 200-500 mm, có nơi trên 600 mm. Quảng Trị đến Quảng Ngãi mưa lớn nhất, khoảng 400-600 mm, có nơi trên 800 mm.Trước đó, hồi cuối tháng 9 bão Noru vào Đà Nẵng - Quảng Nam làm hàng nghìn nhà cửa, cây cối hư hại, ngã đổ. Tiếp đó, đợt mưa lớn từ đêm 9/10 gây ngập ở một số tỉnh miền Trung.Phạm Linh Nhìn hướng đi dự báo mà thương miền Trung quá. Chỉ mong bão tan sớm ! Bão dồn dập vậy sao trời. khổ bà con miền trung quá Lại là 3 tỉnh ĐN - Quảng Nam - Quảng Ngãi nữa rồi. Sao dồn dập vậy trời. Mong bình an Thành bão là lên cấp 11-12 luôn ấy. Mà đang sát như vầy rất nguy hiểm khi bị bão đánh úp. Bà con nên cảnh giác như con bão vừa rồi. Cứ thế này người Miền Trung sao sống nổi đây trời.... Dù bảo lớn hay nhỏ cũng đừng chủ quan nha Bà Con ơi ! Tội cho bà con Miền Trung quá. Cầu mong người dân được bình an Mình ở Đà Nẵng, sáng nay mưa rất to, đợt bão vừa rồi mới khắc phục xong lại tới nữa.... đau quá mà. Thôi xin đừng vào mà hãy ra biển chơi với sóng đi bão ơi, bà con vừa đón tiếp bão to như thế giờ còn đang dọn dẹp chưa xong nè. Lại khổ!!! Cứ thiên tai liên tục như thế này thì làm sao có cuộc sống yên ổn đây, tích góp được ít nào thì lại ra đê hết Nhớ những năm còn ở quê, áp thấp nhiệt đới tuy gió không mạnh nhưng mưa tàn khốc kéo dài thời gian tồn tại hơn bão, bão đi qua nhanh chứ áp thấp nhiệt đới quần có khi cả tuần không tan . Chán Mong nó sớm tan đi! |
Vận hành đường dây 220 kV vượt biển dài nhất Đông Nam Á Đây là công trình đường dây vượt biển trên không cấp điện áp 220 kV dài nhất khu vực Đông Nam Á, được triển khai lần đầu tại Việt Nam, do Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tiến hành hơn ba năm trước.Móng trụ điện trên biển được thiết kế với hệ cọc bêtông ly tâm dự ứng lực, đúc sẵn chống nhiễm mặn, liên kết với hệ đài móng rộng 400 m2. Mỗi cột cao 55-87m, khoảng cách giữa các cột trung bình 560 m. Đường dây đảm bảo tĩnh không hàng hải và có hệ thống cảnh báo an toàn hàng không theo quy định.Ông Nguyễn Phước Đức, Tổng giám đốc EVNSPC, cho biết việc đóng điện, vận hành cấp điện áp 110 kV sẽ giúp cải thiện chất lượng cấp điện cho TP Phú Quốc, giảm tổn thất điện, đồng thời san tải cho đường dây cáp ngầm 110 kV đang vận hành ở mức rất cao. "Năng lực cung cấp điện cho đảo Phú Quốc tăng khoảng 6 lần và có thể đáp ứng nhu cầu điện trên đảo đến năm 2035", ông nói.Đồng bộ với công trình Đường dây 220 kV Kiên Bình - Phú Quốc giai đoạn 1, còn có công trình Trạm biến áp 110 kV Nam Phú Quốc.Ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND TP Phú Quốc cho biết công trình có ý nghĩa to lớn, không chỉ cung cấp điện cho nhân dân sử dụng mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố.Cách đây 8 năm, lần đầu tiên nguồn điện lưới Quốc gia được đưa ra Phú Quốc bằng đường cáp ngầm xuyên biển 110 kV Hà Tiên - Phú Quốc dài nhất Đông Nam Á, thay thế hoàn toàn nguồn điện diesel tại chỗ. Từ đó đến nay, nhu cầu phụ tải sử dụng điện trên đảo liên tục tăng nhanh với mức tăng trưởng bình quân trên 35% mỗi năm.Ngọc Tài - Dương Đông So voi nhiều nút giao thông chi phí hàng nghìn tỷ đồng, thì công trình kéo điện qua biển dài hơn 80km này tôi thấy cần thiết hiệu quả rất nhiều. Đất nước Việt Nam ta thay đổi từng ngày trong lòng lâng lâng chuyện vui buồn khó tả. Chúc mừng đất nước nói chung và người dân Phú Quốc. Theo tôi nên triển khai hệ thống điện mặt trời, cho phép tư nhân được gắn điện trên mái nhà để giảm áp lực về điện. Sao không đi ngầm dưới đấy biển để tránh gió bảo mà lại xây trụ lên trời nhỉ. Tuyệt vời.. Xong điện, giờ đến nhà máy xử lý nước biển, rồi nhà máy xử lý tái chế rác nữa thì Phú Quốc mới có thể phát triển mạnh được. Chúc mừng EVN đã hoàn thành đường tải điện cho người dân Huyện đảo, hy vọng VN còn nhiều công trình đem lại lợi ích cho người dân. Chúc mừng bà con đảo Phú Quốc! Quá hoành tráng, chúc mừng Kiên Giang, chúc mừng đảo ngọc Phú Quốc. Đúng là dự án tốt, thật hoàn hảo nếu có thêm con đường ra đảo. Chứng kiến sự phát triển của đất nước thật tuyệt vời! Phú Quốc tương lai sẽ trỗi dậy mạnh mẽ. Mong một ngày có cây cầu kèm đường sắt cao tốc ra đảo nữa là lý tưởng (chắc mình mơ về tương lai 50+ năm nữa). Nhưng cứ mơ thôi! Sao không làm điện gió ngoài Phú Quốc hỉ? Chục trụ trên biển và dần bổ xung thêm... Tháng trước mình có ra Phú Quốc... Phải nói là công trình thật đồ sộ, tàu chạy từ trong đất liền ra đảo, những trụ điện nhìn ngút tầm mắt.. Phú Quốc ngày càng phát triễn nên công trình này thật xứng đáng để nhà nước bỏ tiền ra làm.... :-) Vùng biển tây ít bão, đưa cấp điện ra Phú Quốc vậy là quá tuyệt vời. Về lâu dài thêm điện gió, điện mặt trời nữa là càng tuyệt vời hơn tuyệt |
Nước lũ tràn về vùng trũng ở Thừa Thiên Huế Sáng 14/10, mưa lớn cùng với nước lũ từ thượng nguồn sông Bồ đổ về khi thủy điện Hương Điền xả lũ khiến một số xã ở hạ nguồn như Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng An bị chia cắt. Nước lũ tràn vào nhà dân, ngập tuyến đường tỉnh lộ 4 khiến các phương tiện không thể qua lại. Nhiều trường học tại các xã này cũng bị ngập nên học sinh được nghỉ học để đảm bảo an toàn.Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Phó chủ tịch huyện Quảng Điền cho biết, địa phương đã lên kế hoạch di tản dân khi nước lũ dâng cao.Hai ngày qua, để phòng lũ khi có mưa lớn, ba hồ thủy điện, thủy lợi lớn nhất tỉnh là hồ Tả Trạch, Hương Điền và Bình Điền buộc phải điều tiết nước lũ về hạ du. Trong đó, hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương điều tiết 400 m/s, hồ Bình Điền điều tiết nước về hạ du qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến với khoảng 250-500 m3/s. Hồ thủy điện Hương Điền điều tiết qua tràn và tuabin 500-1.000 m3/s, tùy thuộc lưu lượng về đến hồ.Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết hiện nay mực nước sông Hương tại trạm Kim Long là 1,71 m - dưới báo động 2, sông Bồ tại trạm Phú Ốc 2 m - ở báo động 2. Dự báo trong chiều tối nay, mực nước các sông có thể lên báo động 2, báo động 3 khi mưa lớn xảy ra.Võ Thạnh Mưa lớn vẫn đang tiếp tục,các hồ chứa buộc phải tiếp tục xả lũ.Bà con mình nên chủ động di dời đến nơi an toàn sớm để tránh thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.Chúc mọi người bình an vượt qua mưa lũ! Giận hờn chi rứa Huế ơi, mà mưa xối xả trắng trời thừa thiên Lẽ ra các hồ đập thủy điện phải xả bớt nước sớm hơn, đến bây giờ mưa lớn là nên ngưng xả nước, nếu tiếp tục xả nữa thì vùng hạ du sẽ ngập lớn hơn. Miền trung ôi thương quá đi thôi,đã nghèo lại gặp eo mỗi năm bão, lũ kéo đến người dân chỉ biết ngước mắt lên nhìn trời mà lòng đau tận cắt.làm công vất vả mà vẫn không đủ sống..huhuhu... Thương miền Trung |
Nữ du khách mất tích trên núi Tà Cú Sáng 14/10, nhân viên bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, công an địa phương vẫn tìm kiếm bà Chung mất tích trong rừng. Nữ du khách cùng đoàn 8 người (3 nam, 5 nữ; tuổi 55-79) từ huyện Long Thành, Đồng Nai, tham quan chùa núi Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) vào hôm qua.Ông Lê Tốt, 64 tuổi, một người trong đoàn, nói khoảng 9h hôm qua, họ đến Hàm Thuận Nam, đi cáp treo lên chùa trên núi Tà Cú. Khoảng 11h, sau khi tham quan chùa, tượng phật nằm trong rừng, những người trong đoàn bày mâm cỗ, hoa quả ra cúng Phật cầu bình an."Ít giờ sau đó, mọi người thấy thiếu bà Chung, tìm không ra, nên báo ban quản lý khu du lịch và chính quyền địa phương", ông Lộc nói. Đến chiều tối, việc tìm kiếm nữ du khách vẫn vô vọng, không phát hiện dấu vết liên quan.Lúc mất tích, bà Chung mặc đồ màu cam đậm, bên ngoài khoác áo sọc ca rô, mang khẩu trang màu xanh, đội nón màu đỏ thẫm.Ông Võ Hữu Phương, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, cho biết bà Chung mất liên lạc ở khu vực hang Tổ, nơi rừng cây rậm rạp, núi cheo leo, hiểm trở. Hiện, lực lượng tìm kiếm tăng cường lên hơn 50 người.Núi Tà Cú nằm cách Phan Thiết chừng 30 km. Đây là thắng cảnh nổi tiếng với tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á, thu hút du khách đến du lịch, vãn cảnh.Việt Quốc Mô Phật..Cầu mong cho bà Chung được bình an Hãy nhanh lên mọi người. Lập tức mang đoàn chó cứu hộ đến để tìm cho nhanh. Ta có những phương tiện cứu hộ... cả trực thăng chở nguời bệnh từ đảo xa về bệnh viện cấp cứu tân tiến hiện đại như nước ngoài mà. Nếu qua đêm không biết sẻ ra sao ??? cầu mong lực lượng chức năng sớm tìm thấy cô, mong cô bình an Nơi này có phải là chỗ mà lúc trước báo cũng có đưa tin vụ một phụ nữ lớn tuổi đi chùa một mình trên đỉnh núi nào đó và bị té xuống vực sâu cả tuần không ai biết không nhỉ? Cầu trời phù hộ cho nạn nhân lần này cũng được may mắn như nạn nhân vụ đó Có khả năng bà đi xuống hang tổ. Hang tố rất sâu và tối nhiều đường lắt léo nếu ko phải người quen hang rất dễ lạc trong hang. Dưới hang còn không có sóng để gọi điện được nên mọi người tranh thủ tìm sớm, mong điều tốt lành đến với cô. Cầu mong bà Chung được bình an Mấy bạn làm hướng dẫn viên nhớ chia thành 3 tốp (trên, giữa, dưới cùng) giữ đội hình khi thực hiện tour. Có nhiều người lần đầu tiên đi leo núi sẽ không theo kịp đoàn đâu. Mình cũng từng mất dấu đoàn trên núi Tà Cú. Mong cô sớm được tìm thấy Tui từng làm ở đây hơn nữa năm, trên núi tà cú mùa này ban đêm trời rất lạnh, rất nhiều rắn cạp nông, dốc đá rất hiểm trở Nơi này mình đã đi rồi.núi cao cheo leo lắm sợ có khi cô trượt chân rớt xuống vực.cầu mong cô bình an Mong rằng sẽ tìm được bà an toàn trở về với gia đình. nguyên tắc tránh lạc và sớm được cứu hộ là ngay khi mất phương hướng,bạn phải bình tĩnh lập tức dừng lại tại chỗ ngay.tìm chỗ nghỉ ngơi và chờ đợi.vì càng hoang mang,bạn càng lạc đi xa,càng khó khăn trong việc cứu hộ tìm kiếm. Mình cũng từng đi vô đó. Rất mất phương hướng và ngạt . May là gặp mấy người hái thuốc người ta chỉ. Mong là nhiu bạn trẻ đi phượt trong đó sẽ giúp đỡ Trước đây tôi đi Yên Tử, thấy đi đến chỗ nào cũng có loa đài phát nhạc thiền,không biết nơi này có giống vậy không?nếu có thì phát tín hiệu âm thanh lên, nếu bị lạc vẫn nghe được từ xa để tìm cách đến gần loa phát(kĩ năng sống).Các cứu hộ cần mang còi to thổi lên để người lạc biết hướng tìm , Đêm thì bắn pháo sáng cho người lac nhìn thấy . |
Triều cường cao nhất 4 năm gây thiệt hại nhà vườn miền Tây Vườn bông trang kiểng hơn 2.000 m2 của ông Nguyễn Hoàng Sang (huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) ngập hơn một mét do triều cường và mưa lớn mấy ngày qua. "Lúc máy xúc múc đất lên vườn tôi đã làm cao hơn 0,3 m so với xung quanh và đã chủ động bơm nước ra nhưng vẫn không ăn thua vì triều cường quá cao", chủ vườn kiểng cho biết. Vườn bông trang kiểng hơn 2.000 m2 của ông Nguyễn Hoàng Sang (huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) ngập hơn một mét do triều cường và mưa lớn mấy ngày qua. "Lúc máy xúc múc đất lên vườn tôi đã làm cao hơn 0,3 m so với xung quanh và đã chủ động bơm nước ra nhưng vẫn không ăn thua vì triều cường quá cao", chủ vườn kiểng cho biết. Chiếc máy dầu dùng để bơm chống úng đặt trong vườn kiểng của ông Sang cũng bị nước dâng ngập gần hết động cơ.Chiếc máy dầu dùng để bơm chống úng đặt trong vườn kiểng của ông Sang cũng bị nước dâng ngập gần hết động cơ.Sáng 14/10, ông Sang sửa máy xăng tăng cường bơm thoát úng cho vườn hoa kiểng của mình. "Vốn đầu tư vườn kiểng hàng trăm triệu đồng, trước mắt, tôi cố gắng rút nước cứu được cây kiểng nào hay cây đó", chủ vườn nói. Sáng 14/10, ông Sang sửa máy xăng tăng cường bơm thoát úng cho vườn hoa kiểng của mình. "Vốn đầu tư vườn kiểng hàng trăm triệu đồng, trước mắt, tôi cố gắng rút nước cứu được cây kiểng nào hay cây đó", chủ vườn nói. Gần nhà ông Sang, vườn xoài đang ra trái của ông Dương Hoàng Nam cũng ngập hơn nửa mét. Gần nhà ông Sang, vườn xoài đang ra trái của ông Dương Hoàng Nam cũng ngập hơn nửa mét. "Hai ngày qua máy bơm hoạt động hết công suất, tốn hơn một triệu đồng tiền dầu, nhưng vẫn chưa tháo hết nước", ông Nam nói và cho biết nước ngập sẽ làm cây xoài bị suy kiệt, dễ nhiễm nấm bệnh, giảm năng suất... "Hai ngày qua máy bơm hoạt động hết công suất, tốn hơn một triệu đồng tiền dầu, nhưng vẫn chưa tháo hết nước", ông Nam nói và cho biết nước ngập sẽ làm cây xoài bị suy kiệt, dễ nhiễm nấm bệnh, giảm năng suất... Cách Lấp Vò hơn 20 km, triều cường sông Tiền cũng khiến một số vườn hoa kiểng ở TP Sa Đéc bị ngập sâu. Cách Lấp Vò hơn 20 km, triều cường sông Tiền cũng khiến một số vườn hoa kiểng ở TP Sa Đéc bị ngập sâu. Bà Trần Thị Sáu, ở TP Sa Đéc vớt vát số gừng bị triều cường nhấn chìm, bán gỡ vốn. Bà Trần Thị Sáu, ở TP Sa Đéc vớt vát số gừng bị triều cường nhấn chìm, bán gỡ vốn. Dùng bạt nylon chắn nước nhưng vườn hoa của bà Tám Châu (TP Sa Đéc) vẫn ngập nặng do triều cường.Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết đã chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ kết hợp triều cường… chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tài sản đồng thời lùi thời gian xuống giống vụ Đông Xuân 2022-2023 đến tháng 11/2022.Dùng bạt nylon chắn nước nhưng vườn hoa của bà Tám Châu (TP Sa Đéc) vẫn ngập nặng do triều cường.Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết đã chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ kết hợp triều cường… chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tài sản đồng thời lùi thời gian xuống giống vụ Đông Xuân 2022-2023 đến tháng 11/2022.Tại Vĩnh Long, triều cường gây ảnh hưởng nặng ở các huyện Tam Bình, Bình Tân, Long Hồ, thị xã Bình Minh... Trong những ngày qua, nhiều tuyến đường nội ô tại thị xã Bình Minh bị ngập tới nửa mét.Thống kê sơ bộ, tỉnh này gần 500 ha đất nông nghiệp, hơn 500 căn nhà, hơn 30 km đường bị ngập, tràn; sạt lở 34 đoạn đập và bờ bao, tổng chiều dài hơn 665 m... ước tính thiệt hại hơn 2 tỷ đồng. Tại Vĩnh Long, triều cường gây ảnh hưởng nặng ở các huyện Tam Bình, Bình Tân, Long Hồ, thị xã Bình Minh... Trong những ngày qua, nhiều tuyến đường nội ô tại thị xã Bình Minh bị ngập tới nửa mét.Thống kê sơ bộ, tỉnh này gần 500 ha đất nông nghiệp, hơn 500 căn nhà, hơn 30 km đường bị ngập, tràn; sạt lở 34 đoạn đập và bờ bao, tổng chiều dài hơn 665 m... ước tính thiệt hại hơn 2 tỷ đồng. Quốc lộ 1 đoạn quan TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, bị ngập sâu do triều cường. TP Ngã Bảy, huyện Châu Thành và huyện Phụng Hiệp là các địa phương chịu ảnh hưởng triều cường nhiều nhất. Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết mực nước dâng cao đã gây ngập gần 1.300 ha đất trồng mía, cây ăn trái, rau màu của người dân. Có 5 điểm trường bị ngập 5-20 cm và gần 400 km lộ giao thông, đường ôtô về trung tâm xã cũng ngập 10-20 cm. Quốc lộ 1 đoạn quan TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, bị ngập sâu do triều cường. TP Ngã Bảy, huyện Châu Thành và huyện Phụng Hiệp là các địa phương chịu ảnh hưởng triều cường nhiều nhất. Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết mực nước dâng cao đã gây ngập gần 1.300 ha đất trồng mía, cây ăn trái, rau màu của người dân. Có 5 điểm trường bị ngập 5-20 cm và gần 400 km lộ giao thông, đường ôtô về trung tâm xã cũng ngập 10-20 cm. Tại Cần Thơ, triều cường đạt đỉnh rất cao, 2,27 m (tối 12/10), vượt 27 cm so báo động 3 và cao hơn 2 cm so mốc lịch sử năm 2019. Nước từ sông Hậu theo kênh rạch tràn vào gây ngập sâu hàng trăm tuyến đường ở quận Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Ô Môn. Việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.Tại Cần Thơ, triều cường đạt đỉnh rất cao, 2,27 m (tối 12/10), vượt 27 cm so báo động 3 và cao hơn 2 cm so mốc lịch sử năm 2019. Nước từ sông Hậu theo kênh rạch tràn vào gây ngập sâu hàng trăm tuyến đường ở quận Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Ô Môn. Việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.Chính quyền Cần Thơ huy động lực lượng gia cố bờ bao tại cồn Khương.Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc đài khí tượng thuỷ văn Cần Thơ, cho biết, mực nước trên sông Hậu sáng 14/10 đạt 1,95 m, kém 5 cm so báo động 3. Ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực giữa biển Đông, gió Tây Nam hoạt động trở lại, mực nước đỉnh triều trên các sông rạch TP Cần Thơ sẽ xuống nhanh trong 5 ngày tới… Chính quyền Cần Thơ huy động lực lượng gia cố bờ bao tại cồn Khương.Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc đài khí tượng thuỷ văn Cần Thơ, cho biết, mực nước trên sông Hậu sáng 14/10 đạt 1,95 m, kém 5 cm so báo động 3. Ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực giữa biển Đông, gió Tây Nam hoạt động trở lại, mực nước đỉnh triều trên các sông rạch TP Cần Thơ sẽ xuống nhanh trong 5 ngày tới… Mấy hôm nay mình coi báo thấy nhiều comment nói rằng chỉ có Cần Thơ là bị ngập lụt như vậy còn các tỉnh, thành phố khác của miền tây thì không bị . Các bạn chắc không phải là người miền tây, các bạn nên kiểm nghiệm lại thông tin của mình nhé . Cần Thơ là trung tâm ĐBSCL cho nên các báo chí hay đề cập đến là chuyện thường, vì vậy mọi người chỉ thấy ở CT ngập chứ không thấy ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, ...Vị trí địa lý của miền tây là một trong những vùng chủn nhất của thế giới bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu bây giờ và trong tương lai . Rồ đây chúng ta sẽ còn thấy những con lụt này nó sẽ diễn ra thường xuyên hơn . Cả thế giới đang chung tay ngăn chặn biến đổi khí hậu trong đó có VN để hy vọng rằng thiên tai, lũ lụt, hạn hán sẽ bớt hoành hành con người nữa , chỉ có cách đó mới giúp con người thoát khỏi cảnh này . Ý mà quên, SG cũng đang bị triều cường ngập những vùng thấp đó các bạn ạ ! Cần Thơ chứ đâu cần nước mà nước nhiều thế, không mưa đường vẫn thành sông rồi. Cách đây 3 năm đã đọc thông tin cảnh báo (từ đội ngũ chuyên gia Hà Lan sang) Cần Thơ đang lún với tốc độ 2-4cm, so với mặt bằng chung ĐBSCL là 0,1-2cm/năm..trong khi mực nước biển ngày càng dâng..nguyên nhân lún nhanh: hút nước ngầm, địa chất yếu còn hút cát,đô thị hóa quá nhanh..sau vài chục năm nữa không biết chuyện gì sẽ xãy ra nếu không làm từ bây giờ.. Mấy ngày nay đi làm mỗi ngày như "trời đày" mọi người ơi T-T. Bạn thử tưởng tượng cái combo dưới chân thì nước ngập sâu, trên đầu thì mưa như trút còn xung quanh thì kẹt xe mà xem... Do nước mặn dâng cao nên các hệ thống sông nhỏ ở Miền Tây giờ hầu hết được xây dựng hệ thống cống ngăn mặn. Do đó, khi thủy triều lên nước không được vào các hệ thống sông nhỏ như trước đây nên làm cho nước ở ngoài sông lớn càng dâng cao. Đó là lý do mà nhưng năm gần đây thủy triều làm ngập sâu ở các khu vực gần sông lớn như Cần Thơ và TPHCM. Đăk Lăk quê tôi mưa thuận gió hoà con người thân thiện và đặc biệt không bao giờ bị ngập lụt Do thiên nhiên và do ý thức bảo vệ môi trường của con người thôi. Thấy cảnh này mới thương miền Trung nhiều hơn, vì năm nào cũng phải gánh, thiệt hại còn hơn ở đây gấp chục lần Ký ức ngồi trên giường câu cá rô mùa nước nổi lại ùa về. Đi lại có chút bất tiện nhưng tôm cá thì rất nhiều. Vùng đất tôi yêu!Xin gửi đến quý bà con nơi ấy ngàn lời chia sẻ... những năm gần đây các tỉnh miền tây thường xuyên ngập lụt ....tương lai sẽ còn ngập nặng nữa nếu ko có biện pháp phòng chống Càng ngày miền tây và tphcm sẽ càng ngập nặng mà không có cách giải quyết đâu. người không muốn ở chung với ngập lụt như mình đã bỏ quê lên Bình Dương định cư 6 năm rồi. dự đến 2050 miền tây phải bị 20% diện tích ngập lụt thường xuyên. Loài người đang phải trả giá. Khắp thế giới giờ đây đều thấy thiên tai Có nghiên cứu khoa học của một tổ chức tại Mỹ thì trong vòng 30 năm nữa nhiều vùng trũng thấp ven biển trên thế giới sẽ ngập trong biển do mực nước biển dâng (băng 2 cực tan) và sụt lún. Trong đó đáng chú ý là miền Nam, bao gồm cả TP.HCM. Hi vọng là nghiên cứu sai. Năm sau cao hơn năm trước, Cần Thơ TpHCM nên dời lên cao hơn |
Kiểm tra cơ sở xả thải ra hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải Sáng 14/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết việc kiểm tra sẽ được triển khai từ đầu quý VI. Liên bộ Tài nguyên Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường sẽ thanh kiểm tra các cơ sở có giấy phép do cơ quan trung ương cấp. Chính quyền địa phương thanh kiểm tra chấp hành quy định pháp luật về môi trường đối với đơn vị có giấy phép do địa phương cấp.Tất cả cơ sở có nước thải vào sông chính, sông nhánh của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải sẽ bị kiểm tra, bao gồm các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; làng nghề; khu đô thị, khu dân cư tập trung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hoạt động sản xuất nông nghiệp.Từ nay đến hết năm 2023, các cơ quan môi trường cũng sẽ khảo sát, quan trắc, thống kê các nguồn xả thải vào hệ thống thủy lợi này. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng kiểm tra hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp đã và chưa được đầu tư.Dựa trên số liệu thu thập, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ phân định trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương; của chủ đầu tư, cơ sở, sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung; và trách nhiệm của các cơ quan có xả nước thải vào hệ thống thủy lợi. Bộ cũng sẽ xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt hệ thống Bắc Hưng Hải và cơ chế chính sách cải tạo, phục hồi nguồn nước.Về lâu dài, cơ quan chuyên môn về môi trường sẽ cùng bốn tỉnh, thành gồm Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh đầu tư hạ tầng kỹ thuật để bảo vệ môi trường. Đó là công trình thu gom, xử lý nước thải; trạm quan trắc nước thải liên tục tự động, nạo vét, khơi thông dòng chảy...Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc thanh tra, kiểm tra nhằm kiểm soát có hiệu quả ngay tại nguồn các đơn vị có hoạt động xả thải, từng bước ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị có liên quan trong bảo vệ môi trường.Thời điểm xây dựng năm 1958, Bắc Hưng Hải là hệ thống thủy lợi lớn nhất miền Bắc gồm kênh, đập dài hơn 200 km, trạm bơm, đê điều phục vụ tưới tiêu, thoát úng cho bốn tỉnh, thành là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Gần đây, hệ thống này bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đợt quan trắc tháng 2 của Viện Nước, tưới tiêu và môi trường cho thấy trong 15 điểm quan trắc thì có 7 điểm nước không đạt quy chuẩn; cá, các sinh vật thủy sinh có thể bị chết và nguồn nước này được khuyến cáo không sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tưới tiêu. Nếu đúng thì cấm hoạt động luôn... Nước ô nhiễm quá nặng từ lâu bao người lên tiếng vẫn vô tác dụng.Xử lý nghiêm các doanh nghiệp gây ô nhiễm! Nếu đúng là huỷ hoại môi trường thì phạt thật nặng vào, có thể xử lí hình sự xong tước giấy phép vĩnh viễn thì sẽ không có sự việc tương tự sảy ra Mong cơ quan chức năng sớm thanh tra kiểm tra hệ thống sông bắc hưng hải. Tôi sống ở gần sông, cứ khoảng 10 ngày nước sông lại đen xì, nước thối, cá chết nổi.. Nhà tôi ở Thạch Khôi, TP Hải Dương, trước năm 1995, hệ thống sông rất sạch, mọi người đều lấy nước sông để ăn, cá tôm, hến, trai đầy sông, sau này Công ty chế biến nông sản thực phẩm cho sản xuất dưa chuột muối rồi xả thải thải ra ngoài làm toàn bộ thủy sản chết sạch, nước ô nhiễm trầm trọng, rồi hàng loạt xưởng sản xuất tư nhân ra đời, và thế là con sông bám dọc đường tỉnh lộ ....chết đến tận gần hết huyện Gia Lộc. |
Bão Sơn Ca sẽ gây mưa lớn ở Quảng Trị - Quảng Ngãi Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trưa nay áp thấp nhiệt đới đã phát triển thành bão, tên quốc tế là Sơn Ca, sức gió 62-74 km/h (cấp 8), giật lên hai cấp, theo hướng tây tây bắc, tốc độ 15 km mỗi giờ.Rạng sáng 15/10, bão ở trên vùng biển Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi, cách đất liền Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 90 km, gió cấp 8, giật cấp 10. 13h ngày mai, bão Sơn Ca khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gió cấp 6, giật lên cấp 8, rồi thành vùng áp thấp.Hoàn lưu trước bão gây mưa cho các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên và Tây Nguyên. Chiều tối nay, bão gây mưa ở Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên và khu vực Tây Nguyên 20-40 mm, có nơi trên 80 mm; các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi 50-100 mm, có nơi trên 150 mm. Các địa phương cần đề phòng nguy cơ lũ quét trên sông, suối, vùng núi; sạt lở đất trên sườn dốc, sụt lún.Tổng lượng mưa tích lũy cả đợt từ tối 13/10 đến hết 16/10 ở Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai 150-200 mm, có nơi trên 250 mm; Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam 400-500 mm, có nơi trên 700 mm; Quảng Ngãi 300-400 mm, có nơi trên 500 mm; Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 70-150 mm, có nơi trên 200 mm.Sơn Ca là bão thứ 5 trên Biển Đông. Tên Sơn Ca do Việt Nam đăng ký với Tổ chức Khí tượng Thế giới. Trước đó, đợt nhiễu động nhiệt đới ngày 11/10 phía tây tây nam Manila, Philippines, được Hải quân Mỹ ghi nhận. Đến 13/10, cơ quan khí tượng của Việt Nam, Nhật Bản, Đài Loan nâng cấp lên thành áp thấp nhiệt đới.Đến chiều nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia và các cơ quan khí tượng Nhật Bản, Đài Loan đồng loạt ghi nhận đây là cơn bão với tên quốc tế Sơn Ca.Trước bão Sơn Ca, hồi cuối tháng 9 bão Noru đổ bộ, làm hư hại, ngã đổ hàng nghìn nhà cửa, cây cối ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; mưa lớn gây ngập lụt một số tỉnh miền Trung.Phạm Linh Chà bão trùng tên mình luôn. Hy vọng bão nhè nhẹ cho bà con miền Trung bớt khổ. Lại nữa rồi. Thương lắm miền Trung ơi! Chim sơn ca hót hay nhưng bão không hay chút nào Hy vọng bão giảm cấp khi vào gần đất liền. Mong mọi người bình an qua bão. Lại bão, hy vọng ko bị lụt. Chạy lụt là cực khổ nhất. Tên bão Sơn ca đã quay trở lại từ 2017 (cơn bão số 4, 25-27/7/2017) giờ mà gió cấp 8-10 cũng nguy hiểm rồi, do mưa dầm nhiều ngày, dễ dẫn đến cây ngã, sạt lở rất bất ngờ và nguy hiểm, mọi người khu vực trên nên cẩn trọng khi đi ngoài đường mùa này ạ Cả ngày nay,Đà nẵng mưa to quá to. Ôi khúc ruột miền Trung sao khổ quá, vừa hết bão Noru lại đến bão Sơn Ca. Cầu mong bà con mình an toàn vượt qua khó khăn. Một cái Sơn Ca không muốn đón chờ, miền Trung vừa mưa to nay lại gặp bão nữa. Mong cơn bão nhanh tan gây ít hậu quả cho miền Trung. Nhân dân vùng ảnh hưởng cũng nên đề phòng cao nhất để tránh thiệt hại về kinh tế cũng như con người. Nam mô A di đà Phật! Mong bà con miền trung ruột thịt được an toàn Đà Nẵng ngập dã man. Chưa bao giờ thấy mưa to và lâu như bây giờ. Nghe tên bão thấy hay là hết sức nguy hiểm bà con cẩn thận giống Sơn Tinh năm nào mưa mấy ngày rồi , mưa lớn lắm chắc lại trận lũ mới , sợ ở các huyện miền núi bị lũ quét vs sạt lở |
Ông Đặng Xuân Thanh phụ trách Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Quyết định do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 13/10.Hơn một tháng trước, ông Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam bị Bộ Chính trị cảnh cáo. Ngày 3/10, Trung ương thống nhất để ông Quang thôi tham gia Ban chấp hành Trung ương khóa XIII.Trong điều kiện ông Bùi Nhật Quang chuyển công tác, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chưa có tân Chủ tịch, ông Đặng Xuân Thanh, Phó bí thư Đảng ủy, một trong hai Phó chủ tịch, được giao phụ trách điều hành Viện đến khi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Viện mới.Ông Đặng Xuân Thanh 57 tuổi, quê Nam Định; tiến sĩ toán học. Ông từng trải qua nhiều vị trí công tác tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam như Phó phòng dự báo tổng hợp (Trung tâm Phân tích và Dự báo); Trưởng phòng Nghiên cứu Chính trị thế giới; Viện phó Nghiên cứu Đông Bắc Á; Viện trưởng Nghiên cứu Trung Quốc. Tháng 3/2014, ông được điều động làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, và hơn bốn năm sau trở về giữ chức Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Hồi tháng 9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định Ban thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát; thực hiện không nghiêm chỉ đạo, kết luận của các tổ chức đảng cấp trên. Hậu quả là để xảy ra nhiều vi phạm trong công tác cán bộ; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đầu tư công; quản lý nghiên cứu khoa học; đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; giải quyết khiếu nại, tố cáo.Những vi phạm nêu trên đã được các tổ chức đảng cấp trên chỉ ra nhưng không kịp thời sửa chữa, để kéo dài nhiều năm, gây hậu quả nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ, bức xúc trong cán bộ, đảng viên.Chủ tịch và hai Phó chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đều bị kỷ luật. Cụ thể, Cơ quan kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, kỷ luật Chủ tịch Bùi Nhật Quang; cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và Phó chủ tịch Đặng Xuân Thanh.Phó chủ tịch Nguyễn Đức Minh (Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Đảng ủy), Viện trưởng Dân tộc học Nguyễn Văn Minh (Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy), Viện trưởng Triết học Nguyễn Tài Đông (Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy) bị khiển trách. |
Giông lốc làm chìm ghe, hai người chết Chiều 4/10, ghe chở hải sản do ông Trần Thái Chi (38 tuổi, trú tại thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh) lái theo hướng từ vùng biển Vạn Thắng đến biển Vạn Giã. Trên ghe có vợ ông Chi và một người làm thuê.Khi cách bờ khoảng 500m, dông lốc bất ngờ nổi lên, ghe bị lật và chìm. Cả ba người rơi xuống biển. Người dân địa phương phát hiện, cứu được người làm thuê. Sau đó thi thể vợ ông Chi trôi vào bờ, được trục vớt. Riêng chủ tàu bị mất tích. Hơn 22h, địa phương huy động nhiều lực lượng, tìm thấy thi thể ông Chi cách nơi tàu bị lật khoảng một km.Thời điểm gặp nạn, ghe chở khoảng 700 kg hàu được vợ chồng ông Chi thu hoạch tại bè ở vùng biển xã Vạn Thắng.Bùi Toàn Tội quá, xin chia buồn cùng gia đình và cầu mong anh chị sớm siêu thoát ... rồi còn con cái phải chịu cảnh mồ côi nữa, chúc các cháu vượt qua mọi khó khăn và ăn học nên người. |
Khánh thành hầm chui nút giao Lê Văn Lương - vành đai 3 Hầm có kết cấu bê tông cốt thép, xây dựng trục thông theo hướng đường Lê Văn Lương. Tổng chiều dài hầm và gờ chắn hai đầu là 475 m, trong đó hầm kín dài 95 m, hầm hở và gờ chắn dẫn vào dài 380 m (mỗi bên 190 m).Mặt cắt ngang gồm hai hầm riêng biệt, mỗi hầm rộng 7,75 m, gồm hai làn xe cơ giới, mỗi làn rộng 3,5 m. Phần hầm hở mỗi chiều rộng 7,75 m, phân cách hai chiều bằng dải phân cách rộng một mét.Đơn vị thi công đã xén hè mở rộng đường Lê Văn Lương với chiều dài trên 300 m; xén hè mở rộng đường Tố Hữu khoảng 400 m.Theo phương án phân luồng của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, phương tiện được đi hai chiều trên nút giao hầm chui Lê Văn Lương - vành đai 3 theo hướng đường Lê Văn Lương đi Tố Hữu và ngược lại.Phương tiện trên đường Khuất Duy Tiến (vành đai 3) không được phép rẽ trái đi đường Lê Văn Lương hoặc Tố Hữu mà phải đi thẳng qua nút giao, quay đầu tại hai điểm mở dải phân cách trên đường Khuất Duy Tiến và rẽ phải đi đường Lê Văn Lương hoặc Tố Hữu. Xe thô sơ, người đi bộ, phương tiện cao quá 4,75 m không được đi qua hầm chui Lê Văn Lương.Làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT qua đoạn đường này cũng được khôi phục theo hiện trạng trước khi thi công hầm chui.Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó chủ tịch thành phố Dương Đức Tuấn nói hầm chui Lê Văn Lương là một trong những dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng cho giao thông Thủ đô. Việc khánh thành công trình nhằm giải quyết kịp thời tình trạng ùn tắc, tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian phương tiện lưu thông qua nút.Để hoàn thành những hạng mục cuối như trồng cây xanh, lắp hệ thống chiếu sáng..., những ngày qua trên công trường luôn có khoảng 200 cán bộ, công nhân làm việc. Sau khi hầm hoạt động, các đơn vị liên quan sẽ nghiên cứu điều chỉnh hệ thống đèn giao thông trên tuyến.Hầm chui Lê Văn Lương - vành đai 3 được khởi công tháng 10/2020, nhà thầu thi công là Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 - Công ty cổ phần Fecon - Công ty cổ phần Thương mại, tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng.Đây là hầm chui thứ tư của Hà Nội đi vào hoạt động, trước đó hầm Kim Liên - Xã Đàn khánh thành năm 2009, kết nối đường Trần Khát Chân và Kim Liên, Xã Đàn thuộc vành đai 1. Hầm chui Trung Hòa kết nối đường Trần Duy Hưng với đại lộ Thăng Long và hầm nút giao Thanh Xuân (giữa đường Nguyễn Trãi với vành đai 3) cùng đưa vào sử dụng năm 2016.Võ Hải Tốt nhất nên bỏ làn BRT Đọc tưởng Lê Văn Lương TP HCM. Kẹt xe quanh năm hôm nay có hầm chui hóa ra ngoài Hà Nội. Lê Văn Lương, Phước Kiển Nhà Bè đường Bé. Người bán hàng trái cây kéo xe chiếm đường để bán ngay tại ngã ba không thèm ngồi vỉa hè luôn. Thỉnh thoảng thấy cái xe của UB chạy kéo còi Oe oe cho có lệ xong là về. Công trình trọng điểm , lại được lợi từ đợt Covid hạn chế giao thông. Điểm sáng hiếm hoi trong việc đảm bảo tiến độ. Hầm chui không giải quyết vấn đề gì khi mà lưu lượng phương tiện tham ra quá đông trên tuyến này, đây là việc xử lý tình huống, luổn quẩn, thay vì đầu tư giải quyết giao thông trong nội đô thì kinh phí nên tập trung làm dứt điểm vành đai 2, 3.5 và 4, chuyển một số trường đại học ra ngoại ô Nếu không có điểu chỉnh tốt sẽ gây tắc nghẽn ở nút Hoàng Minh Giám, Khuất Duy Tiến giao Nguyễn Trãi. Nhân tiện đề xuất Sở GTVT xem xét điều chỉnh điểm đỗ xe bus ở khu vực trước và sau hầm chui Khuất Duy Tiến theo hướng dịch điểm đỗ ra xa hai đầu hầm chui để một số tuyến bus trục như 01,02, vinbus có thể đi qua hầm chui để giảm tải khu vực ngã tư cũng như giảm thời gian chạy xe bus, thu hút người dân. Hiện tại, xe buýt mất tầm 10p mới qua được khu vực ngã tư này trong khi số lượng người lên ở hai điểm đầu hầm chiều đi và về không đáng kể. Chuyển từ nút tắc này sang nút tắc khác thôi. Nay điểm KDT bớt tắc thì đến ngã 4 Hoàng Minh Giám lại tắc dã man Giải tỏa được nút giao Khuất Duy Tiến x Lê Văn Lương/Tố Hữu, thì lưu lượng sẽ tập trung vào nút giao Lê văn Lương x Hoàng Minh Giám. Chừng nào giao thông công cộng chưa đáp ứng được, người ngày càng ngày càng đông thì xây bao nhiêu đường, làm bao nhiêu cầu với hầm chui thì vẫn cứ tắc, thông chỗ này thì lại dồn sang tắc chỗ kia thôi. Hy vọng không còn ám ảnh mỗi khi đi làm qua đây như ngày xưa Mong làm cái cầu vượt Hoàng Đạo Thúy cắt Lê Văn Lượng và Nguyễn Tuân sang Nguyễn Chánh cắt Lê Văn Lượng. Khi đó sẽ giảm ùn tắc giao thông. Hai vị trí này làm cả đường Lê Văn Lương tắc Mình vừa đi qua đây, mới thông hướng từ Tố Hữu lên Lê Văn Lương. Vẫn tắc quá!!! Đường Nguyễn Xiển buổi sáng thì bên lẻ , buổi chiều thì bên chẵn xe máy 90% phải đi trên vỉa hè, thoát được qua ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến ngày nào cũng mất gần 30 phút. Tôi xin hỏi chính quyền, các nhà quy hoạch, tổ chức giao thông có giải pháp gì không hay cứ để vậy ? Thật tuyệt vời !!! Hoan hô ban quản lý dự án và nhà thầu đã hoàn thành dự án đúng tiến độ !!! cái nhà chỉ chứa 3 nguòi ỏ , nay cho 10 nguòi ỏ ,diện tích không thay đổi , ,,,,,,bây giờ chẳng có cách nào để giảm kẹt xe ....!!!...nạn kẹt xe luôn xảy ra tại những thành phố lớn trên khắp thế giới vì mọi nguòi đổ dồn về TP đi làm và để ở ... chi phí : 700 tỷ : (475x7,7)x2 = 90tr 1m2- Giấc mơ tàu điện ngầm của người hà nội chắc là thôi. Dự kiến nút tắc ở Lê Văn Lương - Nguyễn Tuân sẽ kinh hoàng ! |
Nghệ An còn 1.000 nhà ngập Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai Nghệ An cho biết, huyện Hưng Nguyên còn hơn 500 nhà ngập, chỗ sâu nhất hơn nửa mét do nằm ven sông Lam. Huyện Nam Đàn, Tân Kỳ và TP Vinh mỗi nơi 150 nhà; rốn lũ Quỳnh Lưu còn 20 nhà ngập.Đỉnh điểm của đợt mưa lũ là chiều 30/9, toàn tỉnh có khoảng 17.400 nhà ngập, tại 13/21 huyện, thị, thành phố, trong đó huyện Quỳnh Lưu nhiều nhất với 6.500 nhà. Mưa lũ làm 8 người chết; 347 nhà bị hư hỏng, tốc mái; hơn 2.000 ha lúa, hàng chục nghìn ha hoa màu, cây công nghiệp và lâu năm bị hỏng; gần 2.000 gia súc, hơn 260.000 gia cầm bị chết hoặc cuốn trôi.Nhà chức trách ước tính đợt mưa lũ từ ngày 28/9 đến nay làm thiệt hại khoảng 800 tỷ đồng. Trong đó, huyện Kỳ Sơn thiệt hại nặng nhất, khoảng 100 tỷ đồng, do lũ ống đổ về xã Tà Cạ và một phần thị trấn Mường Xén sáng 2/10 làm 55 nhà bị sập và cuốn trôi; nhiều nhà bị sạt lở, nước lũ tràn qua.Hôm nay, lực lượng cứu hộ đã tiếp cận được hết các bản bị lũ tàn phá của xã Tà Cạ để tiếp tế nhu yếu phẩm. Tại khối 1 thị trấn Mường Xén, hơn 20 máy múc, xe tải đang dọn hàng trăm nghìn m3 bùn đá cao hơn 2 m do lũ để lại.Sau khi bão Noru đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam rạng sáng 28/9, Nghệ An mưa rất to. Cơ quan khí tượng ghi nhận tại huyện Quỳnh Lưu mưa hơn 600 mm; Thanh Chương 510 mm; Nam Đàn, Đô Lương, thị xã Thái Hòa hơn 400 mm; thị xã Cửa Lò, TP Vinh, huyện Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Anh Sơn và Con Cuông 300-390 mm... Bà con khổ quá . Lũ ống/Lũ quét cũng là do đất không có rừng che phủ " Lâm tặc gây ra chứ đâu " Thương đồng bào Miền Trung Thương quá, năm nào cũng lũ lụt, rồi dân sao chịu nỗi, chưa nói thiệt hại, cái cảnh nhầy nhụa nước mưa nghĩ mà chán nhỉ. Chuyện mỗi năm của người dânở đây đã quen cuộc sống đời thường của miền trung rồi không ngạc nhiên lắm, rồi cũng sẽ qua năm sau tiếp tục cứ thế mà sống thôi. Năm nào cũng bị mưa to lũ lớn, thương xót cho quê hương của tôi |
Du thuyền, nhà nổi ở hồ Tây sẽ bị tháo dỡ Ngày 14/10, UBND quận Tây Hồ lập chốt, điều máy cẩu tới phối hợp với doanh nghiệp tháo dỡ tàu thuyền neo đậu tại khu vực Đầm Bảy, phường Nhật Tân. Khoảng 20 vịt đạp nước và nhiều phao nổi cũng được di chuyển khỏi mặt hồ.Khu vực Đầm Bảy vẫn còn khoảng 7 thuyền cao 2-3 tầng đang neo đậu, chiếm một góc hồ Tây. Tất cả đều trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, cũ nát và không còn giá trị sử dụng.Ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết trong ba tháng cuối năm, bốn tàu, bốn nhà nổi lớn, 30 phương tiện gồm tàu nhỏ, xuồng máy, phao nổi và xe đạp nước ở hồ Tây sẽ được tháo dỡ.Việc tháo dỡ sẽ chia làm ba đợt và hoàn tất cuối năm 2022. Các doanh nghiệp được chủ động tháo dỡ trong tháng 10. Sang tháng 11, 12, cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xử lý."Tháo dỡ những du thuyền lớn rất khó khăn và quận phải bỏ tiền thuê nhân công. Đồ đạc dỡ ra sẽ được trả lại cho doanh nghiệp, nếu họ không đến nhận thì quận sẽ mang về trụ sở theo quy định của pháp luật", ông Khuyến nói.Năm 2016, UBND thành phố Hà Nội có văn bản yêu cầu dừng hoạt động bến thủy nội địa và các hoạt động kinh doanh có liên quan khu vực hồ Tây do không đảm bảo các điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông...Đầu tháng 2/2017, UBND quận Tây Hồ cưỡng chế di dời các nhà nổi, du thuyền trên hồ Tây tại khu vực từ số 2 đến số 10 phố Nguyễn Đình Thi về tập kết tại Đầm Bảy. Tháng 2/2017, Nhà chức trách yêu cầu các doanh nghiệp tháo dỡ công trình nhà nổi, di dời du thuyền ở khu vực hồ Tây, xong trước ngày 20/2, nếu không "sẽ có phương án xử lý".Tháng 11/2021, ba chiếc thuyền neo đậu tại Đầm Bảy đã được tháo dỡ khi nước tràn vào trong khoang, có nguy cơ chìm tàu. Các doanh nghiệp cho biết, việc tháo dỡ ước tính tốn hàng trăm triệu đồng.Việt An Các chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm di dời, nếu không sẽ phải trả tiền chi phí để Chính quyền làm. Thuê đồng nát vào tháo dỡ thì chỉ một tuần là xong. Thành phố để tình trạng kéo dài rất mất mỹ quan và gây ức chế, bức xúc cho người dân và khách du lịch. Việc này lẽ ra làm từ lâu rồi Hãy trả lại môi trường tự nhiên cho hồ Tây. Du thuyền, nhà hàng chiếm giữ không gian quá lâu rồi gây ô nhiễm và làm bẩn cảnh quan. Đừng vì một chút lợi nhuận kinh doanh. Quá chậm chạp, gây ô nhiểm môi trường, cảnh quan hồ Tây mấy năm rồi! Hồ tây nên lắp 1 đài phun nước lớn , phun cao cả chục mét. Vừa làm điểm nhấn vừa tạo thêm oxy cho hồ . Chứ mang tiếng hồ trung tâm thành phố mà chẳng có điểm nhấn gì cả Có dịch vụ nuôi tôm với câu cá thì giữ cũng được :') Mất địa điểm checkin rồi Nhìn chiếc "du thuyền, nhà nổi" này lềnh bềnh trên mặt hồ như ... Một đống rác ! Dẹp luôn cho khỏi vướng tầm mắt. Mấy cái nổi này phải dọn đi từ lâu rồi mới phải. Mất mỹ quan kinh khủng Đồng ý! Tiếc thế |
Đề xuất lập thêm phố ẩm thực ở TP HCM Kiến nghị được nêu trong báo cáo của Sở Công Thương gửi UBND TP HCM ngày 4/10. Phố ẩm thực dự kiến nằm trên trục đường Phan Xích Long dẫn vào Khu dân cư Rạch Miễu, các đường nhánh (mang tên đường hoa), đường Nguyễn Công Hoan, Cù Lao tại phường 1, 2, 7.Cổng chính khu phố ở đầu đường Phan Xích Long giao Phan Đăng Lưu (cổng chính) và tại ngã ba Trường Sa - Hoa Phượng (cổng phụ) có cổng chào. Vỉa hè đường Phan Xích Long được cải tạo, trang trí đèn, sửa chữa cảnh quan. Khu vực có xe điện cho khách, mở bến thuyền du lịch tham quan kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kết nối hai bến hiện hữu ở quận 1 và 3. Khách từ quận Phú Nhuận có thể tham quan về đêm trên sông Sài Gòn, cầu Phú Mỹ, Tân Cảng...Khách tham quan có thể gửi xe máy tại vỉa hè phía trước các cửa hàng, bãi để xe, sân trống của cơ quan, doanh nghiệp và CLB thể dục thể thao Rạch Miễu. Ôtô được bố trí điểm đậu trên đường Hoa Phượng. Các hộ dân ở khu vực được khuyến khích tổ chức giữ xe sau 17h. Kinh phí làm phố ẩm thực từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa; chi phí vận hành dự kiến 500 triệu đồng mỗi năm.Sở Công Thương đánh giá phố ẩm thực này sẽ tạo không gian giải trí, tham quan, vui chơi cho người dân, đẩy mạnh du lịch, phát triển kinh tế đêm. Đường Phan Xích Long tập trung nhiều thương hiệu ẩm thực nổi tiếng, thu hút du khách.TP HCM hiện có một số tuyến phố đi bộ, ẩm thực gồm: phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bùi Viện (quận 1); phố ẩm thực đường Vĩnh Khánh (quận 4), Hậu Giang (quận 6), Quang Trung, Hồ Thị Kỷ (quận 10).Thu Hằng Phố ẩm thực hay thêm phố gì đi nữa thì quan tâm đến: Thứ nhất: nhà vệ sinh; Thứ hai: bảo đảm an toàn thực phẩm; Thứ ba là thùng rác công cộng. Mọi người có để ý khu vực ăn uống sầm uất, phía sau các sạp ăn uống là nơi rửa chén bát, một cái xô nước bé tí mà rửa biết bao nhiêu chén bát, liệu nó có đủ sạch và đảm bảo vệ sinh?, chưa kể là có đủ nước để rửa thực phẩm hay không nữa. Còn nơi đông người lui tới mà đỏ mắt tìm nhà vệ sinh, do vậy khi cần là phải "xả" bậy ở một góc khuất, hơi tối nào đó. Đường xá thì ngày nào cũng kẹt xe, giao thông trì trệ mà cứ phố đi bộ, phố ẩm thực ... Hài ... Rất hợp lý. Phan Xích Long vốn đã luôn là 1 khu phố sầm uất về ẩm thực, nhưng hy vọng ko quá ồn ào nhậu nhẹt như Bùi Viện. Ủng hộ hết mình vì tôi là dân Phú Nhuận! Kết nối với phố ẩm thực Vạn Kiếp đã có sẵn luôn Kinh phí kinh quá, cho em xem bảng kê danh mục đi ạ Phan Xích Long trước giờ là con đường đẹp nhất và an ninh nhất của quận PN với nhiều trường học bệnh viện, và là đây con đường tránh kẹt xe của ngã tư Phú Nhuận và Lăng Ông Bà Chiểu. Việc lập phố ẩm thực ở khu vực này có vẻ hơi sai về quy hoạch cũng như mỹ quan và an ninh của khu vực này Không liên quan nhưng có ai biết cách nào nhớ được đường nào là hoa nào ở khu này không? Lần nào vô khu này tui cũng lạc do phải chạy vòng vòng kiếm đúng loại hoa mình đang cần. Hay khuyến khích dân trồng loại cây theo đúng tên đường luôn đi I love you ..! ai ra ý kiến này..! đúng ý tôi luôn.. làm ơn nhanh lên đi., tôi cũng già rồi! Sao cơ quan chức năng không quy hoạch những nơi đất trống như phía bên kia hầm Thủ Thêm thuộc thành phố Thủ Đức nhỉ? Quy hoạch phố đi bộ hay ẩm thực ở những con đường nhỏ hẹp, sầm uất cảm giác chật chội, nhếch nhác, ... vậy đi bộ đi ăn có thoải mái ko? các tiện ích cho người dân có đảm bảo hay ko(chỗ gửi xe, chi phí gửi xe, đường có thông thoáng)?Nếu quy hoạch ở những nơi đất trống, làm bài bản đầy đủ tiện ích cho người dân thì tôi nghĩ sẽ thành công hơn. Lợi ích mang lại rất lớn...- Tận dụng các bãi đất trống xung quanh làm chỗ giữ xe với mức giá được quy định hợp lý(tôi đi cafe ở Q1, Q3 mà gửi xe máy hết 10k, từ đó hết muốn cafe mấy chỗ đó nữa)- Nơi đó có hạ tầng giao thông phát triển, các quận trung tâm hoặc quận ven đổ về đó sẽ thuận tiện và hạn chế kẹt xe so với việc mở phố đi bộ ở các quận trung tâm.- Có view ngắm thành phố đẹp, có sông nước, ai muốn đi bộ dạo thì ra ngắm, giúp mọi người thư giãn và giải trí.- Trong đó có khu vực ẩm thực, mọi người có thể vào tham quan và thưởng thức hoặc chụp ảnh các thứ...- và nhiều lợi ích khác... Nhiều khu ẩm thực cho thành phố, mọi người sẽ có nhiều lựa chọn và địa điểm ăn uống hơn. Rất hoan nghênh!!!Nhưng hãy nhìn "Khu ẩm thực Hồ Thị Kỷ":- Khu ẩm thực tồn tại trong khu dân cư chật hẹp, uy cơ an toàn khi xảy ra hỏa hoạn gần như "chết chắc"- Một sự mất trật tự, không quản lý của địa phương: ngang nhiên lấn ranh qui định vỉa hè địa phương vạch ra, những bãi giữ xe dưới lòng đường ngang nhiên mọc lên gây ắt tắc giao thông.- Là một trong những điểm Khách nước ngoài đến nhưng rác bỏ bừa bãi không thùng rác không nhà vệ sinh, người nhốn nháo mất trật tự.Mong chính quyền lưu tâm hơn các khu phố ẩm thực. Mình "sinh ra đứa con thì phải chăm sóc nó chứ nhỉ!" Tổ chức ẩm thực được rồi,bạn nghĩ kênh nhiêu lộc có ghe nào lớn qua được đâu mà đòi làm du lịch dưới sông ,đảm bảo an toàn kg mà đưa ra ý tưởng như thế,nên tập trung vào khu ăn uống và vệ sinh sạch sẽ trước đi nhé Rồi đây quận huyện nào cũng có ít nhất vài phố đi bộ và phố ẩm thực ,tha hồ vi vu và ăn thỏa thích . zị là tương lai nhân rộng quận nào cũng phố đi bộ....- cái gòi riết quen đi bộ hết trong các quận trung tâm.... cái gòi sau này chạy xe thì za vùng ven mà chạy nhoa quí zị....!? - Sài Gòn các quận các con đường đều đanh cho đi bộ - đi bằng tàu điện - đi bằng trượt pa tin.... hết kẹt xe nhoa quí zị oh yeah hahahahaha....!? Trước có cái khu ẩm thực quanh chợ bến thành khách đến đó ăn đông như quân nguyên! nay bỏ đi hơi tiếc! |
Hai tỉnh ý kiến trái ngược về dỡ cầu bỏ hoang hơn 20 năm Chiều 4/10, ông Hà Vỹ Sơn, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Đăk Nông cho biết sở xin ý kiến các ngành địa phương sau khi nhận được công văn kiến nghị của tỉnh Đăk Lăk liên quan phá dỡ cầu Quảng Phú.Năm 1999, dự án cầu treo Quảng Phú, xã Ea R'bin, huyện Lăk (Đăk Lăk), bắc qua sông Krông Nô nối xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đăk Nông) được xây dựng. Công trình dài 140 m, kinh phí dự toán hơn 9 tỷ đồng, do Sở Giao thông Vận tải Đăk Lăk làm chủ đầu tư. Quá trình thi công dự án ba lần phải dừng do liên quan các dự án thuỷ điện dọc sông.Đến năm 2004, cầu dừng triển khai khi hoàn thành hai mố cầu, 4 trụ, 4 dầm nhịp 18 m, lắp xong 2 nhịp dẫn dài 18 m và 70% khối lượng đường hai đầu cầu phía Quảng Phú. Tổng giá trị hoàn thành, được phê duyệt quyết toán hơn 6 tỷ đồng.Hiện, lòng sông ở khu vực hai trụ cầu chính đã bị xói lở do tác động dòng chảy. Mố cầu trước đây ở sát bờ nay nằm gần giữa lòng sông. Ngoài ra khổ cầu hẹp, tải trọng thiết kế nhỏ không phù hợp hiện trạng quy hoạch phát triển giao thông và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh giai đoạn hiện nay.Thời gian qua, ở khu vực triển khai một số dự án giao thông kết nối hai tỉnh. Cụ thể, cách cầu Quảng Phú về phía thượng lưu khoảng 8 km, có cầu bêtông giúp việc giao thương Đăk Lăk và Đăk Nông tốt hơn. Cách cầu về phía hạ lưu khoảng 5 km, có cầu treo dân sinh dài 130 m, tải trọng 0,5 tấn.Với những lý do trên, chính quyền Đăk Lăk cho rằng dự án cầu Quảng Phú không còn phù hợp. Vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2026 của tỉnh đã bố trí hết, không đủ kinh phí đầu tư hoàn chỉnh dự án. Chưa kể qua rà soát, tỉnh thấy xây cầu ở thời điểm này không hiệu quả, kinh phí lớn (khoảng 30 tỷ đồng).Từ đó đầu năm nay, tỉnh Đăk Lăk có chủ trương phá bỏ cầu Quảng Phú với kinh phí tháo dỡ 3 tỷ đồng. Địa phương cũng kiến nghị UBND Đăk Nông sau năm 2025 nghiên cứu, đề xuất xây dựng công trình cầu bêtông mới thay thế cầu Quảng Phú.Để tạo sự đồng thuận của người dân, thời gian qua cơ quan chức năng hai tỉnh đã có nhiều cuộc họp bàn tìm phương án. Tuy nhiên, tại cuộc họp hồi tháng 4, phía tỉnh Đăk Nông đề xuất tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án cầu Quảng Phú nhằm phục vụ nhu cầu giao thương của người dân.Ông Đỗ Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú, nói người dân và chính quyền địa phương vẫn mong hai tỉnh hoàn thiện cầu Quảng Phú. "Việc phá dỡ cầu là không cần thiết, gây lãng phí tiền nhà nước", ông Hùng nói, cho biết thêm trong cuộc họp sắp tới (ngày 6/10) với Sở Giao thông Vận tải liên quan cầu Quảng Phú, ông vẫn bảo lưu quan điểm giữ lại.Trần Hoá tháo dỡ hết 3 tỷ thì thôi. Tiền đấy làm bao việc, cứ để cái cầu cũ làm di tích lịch sử cũng được Đất rộng người thưa, giờ chưa cần thiết để lại có làm sao. 3 tỉ kia đem xây trường học đi. Đã mất tiền xây giờ còn mất tiền tháo dỡ. Nếu không ảnh hưởng gì thì cứ để nó đấy có sao đâu. Nên nghiên cứu biến nó thành một điểm tham quan về "lịch sử" hơn là lại tiếp tục lãng phí 3 tỷ. Từ 5 tỷ tới lui dừng vài lần giờ làm 30 tỷ kinh thật. Hai mươi năm trước, xây dựng bao nhiêu đó mất 500 triệu ; giờ phải mất thêm 3 tỉ để giở bỏ. Công tử Bạc Liêu cũng phải chào thua Làm tốn tiền, giờ lại thêm kinh phí tháo gỡ. Quá lãng phí, không biết có ai chịu trách nhiệm không Cái này nếu ở xa khu vực dân cư có thể tính việc đặt thuốc nổ đánh sập cầu và các kết cấu thôi, chứ làm gì kinh phí tháo dỡ lên tới 3 tỷ, có cao quá không nhỉ? Tiền phá quá tiền xây. Thôi, cứ để đấy rồi quảng bá thành điểm du lịch. Lâu dần lại thành danh lam thắng cảnh cũng nên! Thừa tiền.đe cho nhôm nhựa họ tự tháo còn có hơn Rồi ai chịu trách nhiệm thiệt hại này đây?. Vị chi là 9 tỷ, quá lãng phí. Tiền chứ có phải là giấy đâu. Tháo dỡ để làm gì? Có thực sự là cần thiết khi kinh phí tháo dỡ gần 3 tỷ?! Xây cầu 5 tỷ giờ phá dỡ mà hết 3 tỷ.khiếp quá.thuê công binh tới đặt thuốc nổ thì không tốn như vây. Ko hiểu nổi, từ lúc xây cho đến hiện tại ko đưa vào sd được đã là sự lãng phí khủng khiếp rồi, giờ lại còn vứt ra 3 tỷ để phá, 3 tỷ ấy xây được bao nhiêu trường học cho các em vùng cao rồi...Bảo sao.... |
Bến cá 70 tỷ đồng 'trùm mền' Cửa biển Hố Gùi nằm giữa xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi và xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, tập trung nhiều tàu đánh bắt thủy sản ven bờ. Năm 2015, bến cá được xây ở đây từ vốn vay Ngân hàng Thế giới. Công trình rộng 10.000 m2, gồm bến tàu, luồng, kè bảo vệ, bãi nội bộ, hệ thống cấp nước, khả năng tiếp nhận 50 lượt tàu thuyền mỗi ngày; mỗi năm vận chuyển khoảng 5.000 tấn hàng. Thế nhưng, từ khi hoàn thành năm 2019 đến nay, bến cá không được sử dụng.Ông Phan Hoàng Nhơn, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huân, nêu lý do các tàu không vào vì bến không không có đường kết nối vào hệ thống giao thông địa phương nên không thể hoạt động. Khu vực Hố Gùi có khoảng 80 tàu thuyền cùng hàng trăm vỏ lãi đánh bắt thuỷ sản gần bờ, nhưng từ khi đưa vào hoạt động đến nay, không có chiếc tàu cá nào cặp bến cá này.Năm 2020, UBND tỉnh Cà Mau giao ngành chức năng lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối bến cá Hố Gùi. Sở Giao thông Vận tải Cà Mau phối hợp huyện Đầm Dơi khảo sát quy mô, phương án tuyến đường kết nối dài 2 km, rộng 4,5 m. UBND tỉnh chấp thuận chủ trương xây dựng với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 52 tỷ đồng, nhưng đến nay chưa thể triển khai.Ông Nguyễn Phương Bình, Phó chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, cho biết cơ quan chuyên môn và địa phương đã đề xuất xây dựng tuyến đường, đang chờ phân bổ nguồn vốn. Tuyến đường được đầu tư sẽ khai thác, phát huy tác dụng của bến cá, phục vụ nhu cầu giao thương, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng chống lũ lụt.An Minh Còn những công trình thế này thì đất nước khó giàu lên được Lãng phí là đây chứ đâu. Ai chịu trách nhiệm ? Nghe có vẻ vô lý mà cũng xảy ra thật! không có đường đi giao thông mà vẫn duyệt, vẫn xây bến là sao nhỉ. Thua! Tới chừng có đường thì chắc hết cá, bến cá Hố Gùi sẽ trở thành bến cá Hố Vùi. Có lẽ đợi đến lúc trùng tu mới tính đến chuyện làm đường. Một dự án được nhiều ban ngành phê duyệt mà bị lỗi như vậy. Tiền đầu tư bị chôn vốn thì ai chịu trách nhiệm . Chỗ thì chưa làm đường đã làm cầu, chỗ thì làm bến lại chưa có quy hoạch làm đường... Đã gọi là bến cá ,thì...thuyền bè ra vào chứ.....bến xe đâu mà bảo làm đường cơ. Cứ đợi đấy đi...vài năm nữa cỏ cây um tùm thì có tên là " bến hoang" thôi. Đấy theo kiểu nào, mua xăng trước rồi mới nghĩ là chưa mua ô tô à. Thế này có đc gọi là gây hậu quả nghiêm trọng không nhỉ Ai là người chịu trách nhiệm đây Tình hình chung. Sẽ rút kinh nghiệm cho những công trình tiếp theo. trước khi xây bến cá không nhìn ra không có đường kết nối vào hệ thống giao thông địa phương hay sao??? đến khi xây xong tuyến đường thì bến cá lại hư hại cần tu bổ. cơ quan nào cá nhân nào chịu trách nhiệm??? Tốt nhất nên hỏi chính các chủ Tàu thuyền là " Tại sao không vào? ". " Không có đường", vậy trước khi bỏ tiền xây ko khảo sát.....bó tay, hết chỗ nói! Đất nước thì còn khó khăn mà sao còn nhiều dự án đầu tư hoang phí thế này. Cần điều tra xử lý thật nghiêm. |
Nhiều chuyến bay hủy do bão Đại diện Vietnam Airlines cho biết, trong năm chuyến bay bị hủy có ba chuyến giữa TP HCM - Huế, hai chuyến giữa Hà Nội - Huế.Ngày 15/10, hãng sẽ hủy tiếp bốn chuyến bay giữa TP HCM - Chu Lai và hai chuyến bay giữa Hà Nội - Chu Lai. Đồng thời, nhiều chuyến bay giữa Hà Nội, TP HCM và Quy Nhơn; các chặng khác cũng sẽ bị chậm dây chuyền do lịch khai thác thay đổi.Vietjet Air và Bamboo Airways cũng đang điều chỉnh lịch khai thác các chuyến bay do ảnh hưởng bão. Các hãng khuyến cáo hành khách theo dõi tình hình thời tiết và chủ động lịch trình đi lại khi thời tiết xấu.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, bão Sơn Ca lúc 13h ngày 14/10 cách bờ biển Đà Nẵng - Quảng Nam 250 km, có thể gây mưa 300-700 mm từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi.Rạng sáng 15/10, bão giữ hướng, tốc độ trên vùng biển Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi, cách đất liền Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 90 km về phía Đông, gió cấp 8, giật cấp 10. Khoảng 13h ngày mai, bão Sơn Ca có thể suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gió cấp 6, giật lên cấp 8, rồi thành vùng áp thấp.Mưa lớn ở khu vực từ Quảng Bình đến Bình Định và khu vực Bắc Tây Nguyên có khả năng kéo dài đến hết ngày 16/10. Tui về Dalat cũng bị hủy chuyến.Ngán với thời tiết mưa bão. Chuyến bay bị huỷ thì có được trả lại tiền vé không nhỉ? |
Tôn tạo di tích lịch sử quốc gia địa đạo khu ủy Trị Thiên Huế Các hạng mục được tu bổ gồm 3 cửa hầm địa đạo theo nguyên trạng bằng bê tông cốt thép; phục dựng bếp hoàng cầm của Huyện ủy Hương Trà; phục dựng và tôn tạo hai hầm cảnh vệ số 1 và số 3 với diện tích mỗi hầm 3 m2; xây dựng hệ thống giao thông hào bao quanh theo nguyên trạng; xây mới nhà bia tưởng niệm.Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, đánh giá việc tu bổ, tôn tạo địa đạo khu ủy Trị Thiên Huế là cấp thiết bởi đây là địa chỉ đỏ giáo dục cho thế hệ sau về truyền thống cách mạng. Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với thị xã Hương Trà cần sớm lên kế hoạch hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông để kết nối di tích gần với du khách.Địa đạo khu ủy Trị Thiên Huế nằm trong lòng hồ thủy điện Hương Điền, được khởi công tháng 8/1967 với kết cấu hình chữ Y, có 3 cửa ra vào, nằm trên triền dốc đồi với chiều dài 100 m. Trong lòng địa đạo có phòng ngủ, phòng họp, trụ mắc võng. Nơi đây từng diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng, đưa ra các phương án tấn công và nổi dậy trong chiến dịch Mậu Thân 1968.Năm 1996, địa đạo được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 1997, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh (nay là Bảo tàng Lịch sử) khai thông địa đạo và phát hiện một số hiện vật như bi đông đựng nước, máy khâu, xoong nồi, nắp bếp...Võ Thạnh |
Cử tri đề nghị giám sát chặt chẽ việc kê khai tài sản cán bộ Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong vừa gửi báo cáo đến đại biểu Quốc hội, trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 3.Cử tri TP HCM và Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ giám sát chặt chẽ việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức; ngăn chặn cán bộ sai phạm tẩu tán tài sản cho người nhà và làm rõ nguồn gốc các tài sản không minh bạch. Cử tri cũng đề nghị quy định khung hình phạt cao hơn cho hành vi tham nhũng; hoàn thiện hành lang pháp lý để thu hồi tối đa tài sản tham nhũng.Trả lời, Thanh tra Chính phủ thừa nhận thu hồi tài sản vẫn là một trong những hạn chế của công tác phòng chống tham nhũng. Nguyên nhân chủ yếu là số tiền phải thu hồi rất lớn, song người thi hành án không có tài sản hoặc tài sản bảo đảm giá trị thấp; thời gian giải quyết các vụ án kéo dài nên tài sản bị tẩu tán, che giấu. Cơ chế xử lý tài sản cũng còn vướng mắc, ảnh hưởng đến quá trình thi hành án; một số đối tượng bỏ trốn trong khi tương trợ tư pháp còn gặp nhiều khó khăn...Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, để nâng cao hiệu quả thu hồi, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu, xây dựng đề án về cơ chế thu hồi tài sản phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đề xuất cơ chế xử lý hình sự đối với hành vi làm giàu bất hợp pháp.Cùng với phát hiện, xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, cơ quan chức năng đã chú trọng xác minh, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của các đối tượng phạm tội ngay từ giai đoạn điều tra, không để tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản tham nhũng; khuyến khích người phạm tội tự nguyện giao nộp tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả, thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Nhờ vậy, kết quả thu hồi tài sản năm sau cao hơn năm trước.Để việc thu hồi tài sản theo bản án, quy định của Tòa án đạt hiệu quả, Thanh tra Chính phủ cho rằng cần xử lý nghiêm vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập; đẩy mạnh giao dịch không dùng tiền mặt, nhất là giao dịch tài sản có giá trị lớn để các cơ quan kiểm soát được thu nhập, truy tìm tài sản đã bị tẩu tán.Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trong đó quy định xác minh ngẫu nhiên tài sản của cán bộ. Thủ tướng cũng ban hành Quyết định số 390 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập, làm cơ sở quan trọng để phòng chống tham nhũng. |
Sập giàn giáo trung tâm văn hóa, một công nhân tử vong Khoảng 10h, các công nhân đang bơm bêtông đổ sàn công trình Trung tâm văn hóa, thể thao, truyền hình tại xã Mỹ Hoà, thị xã Bình Minh, bất ngờ giàn giáo bằng sắt chống đỡ bên dưới đổ sập.Sự cố khiến nam công nhân 18 tuổi ở huyện Bình Tân làm việc trên giàn giáo bị cuốn xuống đất, vật liệu xây dựng và sàn sắt rộng 20 m2, nặng hàng trăm kg, ở độ cao khoảng 7 m đè lên người. Nạn nhân được đưa sang bệnh viện tại TP Cần Thơ cấp cứu nhưng không qua khỏi.Dự án Trung tâm nhà văn hóa, thể thao, truyền hình thị xã Bình Minh khởi công tháng 11/2021, vốn đầu tư 99 tỷ đồng, được xây trên diện tích 3.000 m2. Công trình gồm nhà điều hành, nhà đa năng, khu vui chơi thiếu nhi, bể bơi, sân tennis, sân bóng đá mini, dự kiến hoàn thành năm 2023.Cửu Long Không hiểu sao giàn giáo xây dựng dạo này hay đổ, xem lại sự an toàn và kĩ thuật xây dựng! Chia buồn cùng gia đình đã mất đi người con ngoan! Quá cẩu thả. Bao nhiêu vụ sập giàn giáo rồi.... Xót xa cháu trai 18 tuổi ! Cầu mong cháu siêu thoát! Nam mô Adi đà Phật! Cột cao chót vót và mảnh thế kia mà thiết kế không làm cột hành lang tăng cứng thì rất dễ đổ khi chưa lắp khung mái. Tội nghiệp con trai quá. Thương quá. |
Đề xuất Nhà nước thu hồi đất khi 90% người dân đồng ý Đề xuất được các đại biểu đưa ra tại hội thảo góp ý cho dự thảo Luật Đất đai, do Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM tổ chức, sáng 5/10.Trước đó, dự thảo Luật Đất đai quy định Nhà nước thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (trong đó có phát triển khu đô thị, nhà ở thương mại và dự án khác) khi trên 80% người có đất đồng ý. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng 20% chưa đồng ý mà áp dụng cơ chế hành chính để thu hồi là không đúng tinh thần Hiến pháp. Sau đó, dự thảo mới nhất đã bỏ quy định này.Ông Lê Minh Hiếu, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân, nêu thực tế dự án khu dân cư Vĩnh Lộc (110 ha) quy hoạch cách đây 22 năm, đến nay mới thoả thuận được trên 85% hộ dân. Số còn lại do vướng mắc về giá khi làm việc với chủ đầu tư, dân không đồng thuận. Để giải quyết, quận đã áp dụng biện pháp điều chỉnh ranh quy hoạch nhưng chỉ làm được ở một số vị trí giáp ranh, không thể áp dụng toàn bộ.Do đó, đại diện quận Bình Tân đề nghị với dự án không dùng ngân sách thì cho phép nếu trên 90% hộ dân đã đồng thuận phương án bồi thường, Nhà nước được cưỡng chế thu hồi đất phần còn lại để hoàn thành.Tương tự, Phó chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Võ Phan Lê Nguyễn cho biết địa phương có dự án chỉ còn một phần diện tích chưa hoàn thành bồi thường, nhưng người sử dụng đất không chuyển nhượng với bất kỳ giá nào, kể cả hoán đổi đất ở bằng đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, có người mua một vài miếng đất trong dự án phát triển nhà ở nhưng không chịu bán bất kỳ giá nào gây ảnh hưởng tiến độ chung.Theo ông Nguyễn, các trường hợp trên làm ngưng trệ sự phát triển của địa phương, ảnh hưởng quyền lợi các bên liên quan là doanh nghiệp, nhà nước và người dân đã chấp nhận bồi thường. Tuy nhiên, quận đang không biết giải quyết thế nào với tình trạng này."Cơ chế tự thoả thuận là đương nhiên, mà thoả thuận 90% rồi vẫn không làm được gì nữa thì dự án đứng. Quốc hội cần có quy định chính thức để tháo gỡ cho các dự án đang vướng mắc", ông nói và cho rằng cần có cơ chế cho thu hồi đất trong trường hợp này; hoặc cho phép UBND cấp huyện khởi kiện ra toà, cơ quan phán quyết giá sẽ là toà và bên thẩm định giá đất.Chiều nay và ngày mai, đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM tiếp tục lấy ý kiến các sở ngành, chuyên gia cho dự thảo Luật Đất đai để tổng hợp, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Dự thảo Luật Đất đai được xem xét, thông qua theo quy trình ba kỳ họp. Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4 khai mạc trong tháng 10.Thu Hằng 90% người có đất thì không phù hợp, 90% số đất mới đúng. Giả sử có chủ đất nào đó có số đất chiếm 50% tổng diện tích quy hoạch họ vẫn chưa đồng ý, các chủ đất có diện tích nhỏ đồng ý thì bất cập rồi. 90% diện tích trong diện thu hồi đồng ý thì được, chứ 905 số người nhưng có khi chỉ chiếm 10% số đất, 10% số người kia chiếm 90% số đất còn lại thì sao? Cưỡng chế thu hồi chỉ áp dùng với quỹ đất phục phụ an ninh, quốc phòng và công trình công công như điện đường, trường, trạm. Còn đối với phát triển khu đô thị, nhà ở thương mại chỉ mang đến lợi ích cho nhà đầu tư và những người mua để đầu cơ hay buôn bán chứ không mang lại nhiều lợi ích xã hội. Vậy đối với dự án xây nhà nên phải thương lượng với người có đất.Bổ sung: Tình trạng giao thông ách tắc ở các thành phố lớn xét cho cùng thì "chung cư" là một nguyên nhân chủ yếu. Theo tôi thì phải đạt 2 điều kiện: 90% người có đất và 90% đất được người có đất đồng ý. Ngưỡng 90% đồng ý là hài hòa lợi ích tất cả các bênChứ 100% đồng ý, mới được thực hiện thì luôn luôn có 1 vài hộ đòi giá gấp hàng chục lần giá thị trường.Các khu tập thể cũ hiện nay vướng mắc không thể cải tạo vì lý do đòi 100% hộ dân đồng thuận Trừ dự án ưu tiên theo quy định (quốc phòng, an ninh, dự án phục vụ mục đích xã hội) thì các dự án tư nhân / ko dùng ngân sách nhà nước cần phải được 100% đồng ý, vì tài sản nhà / đất của người dân đã được hiến pháp bảo hộ. Muốn thu hồi thì cứ ... thương lượng, bởi thế ở một số nước có những công ty ... chuyên nghề thương lượng để thu hồi giải tỏa đất đai. Cá nhân tôi ủng hộ ý kiến phải có sự đồng thuận 100% của các hộ có đất hợp pháp trong việc đền bù thu hồi đất nhằm mục đích thương mại (VD: thu hồi đất để giao cho nhà đầu tư làm khu công nghiệp số hộ bị ảnh hưởng có thể lên đến 1.000 hộ, 10% là cả 100 hộ con số không phải là nhỏ - nếu ai đã ở trong trường hợp này sẽ thấu hiểu nỗi khổ). Ngoài ra, cần thiết qui định tiêu chí thế nào là thu hồi đất nhằm mục đích thương mại để tránh các nhập nhằng đáng tiếc xảy ra. Theo mình thì tầm 85% đồng ý là cuong chế đuoc rồi. Vì lọi ích chung, áp giá thế nào moi đủ cho nguoi có đất ??? "Cưỡng chế" khi người người dân còn khuất tất, khiếu nại chưa giải quyết thì thật sự không hay. tại sao không phải là có sự đồng thuận 100% Trên đời này làm gì có chuyện 100%. Do vậy để phát triển đất nước giàu đẹp nên quyết định theo nguyên tắc đa số, 80% hay 90% là quá đủ rồi, chứ còn 100% thì hầu như không khả thi đâu. 90% người và cũng đại diện cho 90% diện tích thu hồi thì mới hợp lý Đối với các dự án không do ngân sách nhà nước thực hiện thì phải được 100% hộ dân có đất thu hồi đồng ý thì mới thu hồi. Vì sao lại đề nghị 90% hộ có đất đồng ý thì thực hiện thu hồi, vậy 10% số hộ kia thì sao, nếu 10% hộ không đồng ý nhưng có diện tích đất, tài sản gắn với đất nhiều hơn hoặc gần bằng diện tích đất của 90% hộ dân kia thì sao, chưa nói đến 90% hộ đồng ý có đất trong hẻm, đường đi lại khó khăn..., còn 10% hộ còn lại có đất ở mặt đường, đất ở ngã 3, 4.. Nên theo tôi không thể lấy 90% hộ đồng ý thì được phép bồi thường, triển khai dự án được, mà phải 100% số hộ có đất Thỏa thuận đc 90% với người dân là đã khó rồi, nhưng trên 90% ở đây phải đảm bảo là trên 90% người dân có đất và trên 90% diện tích thu hồi. Tránh việc 90% người dân đồng ý, nhưng 90% người dân này lại chỉ sử dụng khoảng 50% thậm chí ít hơn 50% diện tích đất bị thu hồi thì sao? Nếu đưa vào trường hợp thu hồi đất này thì nên tính tới việc đó. Quan niệm của tôi thì ko đưa trường hợp thu hồi đất này vào luật. Hành chính ra hành chính, dân sự ra dân sự. 90% là dân sự, 10% là mệnh lệnh hành chính là chưa phù hợp Phương án từ 90% trở lên là hợp lý nhất! |
Kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ Sau các cuộc khai quật khảo cổ quy mô lớn gần đây, Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ mới đưa vào trưng bày nhiều cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của kinh thành đá độc đáo, được xây dựng cuối thế kỷ 14.Mỗi ngày, khu trưng bày cổ vật, hiện vật tại thành nhà Hồ thu hút hàng nghìn lượt du khách và các nhà nghiên cứu đến tham quan, tìm hiểu.Sau các cuộc khai quật khảo cổ quy mô lớn gần đây, Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ mới đưa vào trưng bày nhiều cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của kinh thành đá độc đáo, được xây dựng cuối thế kỷ 14.Mỗi ngày, khu trưng bày cổ vật, hiện vật tại thành nhà Hồ thu hút hàng nghìn lượt du khách và các nhà nghiên cứu đến tham quan, tìm hiểu.Chiếm nhiều nhất là nhóm hiện vật được chế tác bằng đá gồm đá tảng xây thành, bi đá, đạn đá hay các quả đối trọng dùng làm súng bắn đá tiêu diệt kẻ địch khi quân đội phòng thủ bảo vệ hoàng thành Tây Đô.Bi đá, đạn đá được tìm thấy nhiều trong lần khai quật đường Hòe Nhai (đường Hoàng Gia) gần cổng nam thành và lần khảo sát ở làng Đồi Mỏ (xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc) năm 2015.Chiếm nhiều nhất là nhóm hiện vật được chế tác bằng đá gồm đá tảng xây thành, bi đá, đạn đá hay các quả đối trọng dùng làm súng bắn đá tiêu diệt kẻ địch khi quân đội phòng thủ bảo vệ hoàng thành Tây Đô.Bi đá, đạn đá được tìm thấy nhiều trong lần khai quật đường Hòe Nhai (đường Hoàng Gia) gần cổng nam thành và lần khảo sát ở làng Đồi Mỏ (xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc) năm 2015.Những viên đạn đá hình tròn được mài nhẵn, đường kính 5-7 cm được đặt bên cạnh mô phỏng những khẩu súng thần công do Hồ Nguyên Trừng, con trai cả Hồ Quý Ly, phát minh cách đây hơn 600 năm.Theo tài liệu lịch sử, đầu thế kỷ 15, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh, nhà Hồ (1400-1407) đã cải tiến vũ khí chiến đấu, cho ra đời súng thần công, còn gọi là thần cơ thương pháo. Súng sử dụng thuốc nổ để bắn các loại đạn đúc bằng chì, gang hoặc đá, có sức công phá tốt, hiệu quả sát thương, uy hiếp tinh thần đối phương rất cao.Những viên đạn đá hình tròn được mài nhẵn, đường kính 5-7 cm được đặt bên cạnh mô phỏng những khẩu súng thần công do Hồ Nguyên Trừng, con trai cả Hồ Quý Ly, phát minh cách đây hơn 600 năm.Theo tài liệu lịch sử, đầu thế kỷ 15, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh, nhà Hồ (1400-1407) đã cải tiến vũ khí chiến đấu, cho ra đời súng thần công, còn gọi là thần cơ thương pháo. Súng sử dụng thuốc nổ để bắn các loại đạn đúc bằng chì, gang hoặc đá, có sức công phá tốt, hiệu quả sát thương, uy hiếp tinh thần đối phương rất cao.Ngoài súng thần công, quân đội nhà Hồ còn chế tạo súng bắn đá hoạt động theo cơ chế vật lý đơn giản.Súng được đặt trên các bức tường thành phía trong, hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy. Phía trước súng gắn xảo đựng bi đá và một sợi dây bền chắc, phần sau sẽ là các quả đối trọng. Khi binh lính tác động lực vào sợi dây và thả tay ra thì đá sẽ bắn ra phía sau. Những biên bi đá bắn xa hay gần phụ thuộc vào lực tác động của con người và quả đối trọng.Ngoài súng thần công, quân đội nhà Hồ còn chế tạo súng bắn đá hoạt động theo cơ chế vật lý đơn giản.Súng được đặt trên các bức tường thành phía trong, hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy. Phía trước súng gắn xảo đựng bi đá và một sợi dây bền chắc, phần sau sẽ là các quả đối trọng. Khi binh lính tác động lực vào sợi dây và thả tay ra thì đá sẽ bắn ra phía sau. Những biên bi đá bắn xa hay gần phụ thuộc vào lực tác động của con người và quả đối trọng.Nhiều viên bi đường kính lớn hơn 20-30 cm ngoài sử dụng cho súng bắn đá còn phục vụ quá trình vận chuyển đá xây thành.Để chuyển những phiến đá lớn, người xưa đã cho xây những con đường lát đá phẳng từ công trường khai thác về tới địa điểm tập kết dưới chân thành. Trên những con đường đá ấy, họ cho xếp dày đặc những con lăn bằng gỗ cứng, mỗi con lăn 2-4 m, đặt xen kẽ là những viên bi đá tạo nên băng chuyền với sự trợ giúp của sức kéo động vật như trâu, ngựa, voi...Nhiều viên bi đường kính lớn hơn 20-30 cm ngoài sử dụng cho súng bắn đá còn phục vụ quá trình vận chuyển đá xây thành.Để chuyển những phiến đá lớn, người xưa đã cho xây những con đường lát đá phẳng từ công trường khai thác về tới địa điểm tập kết dưới chân thành. Trên những con đường đá ấy, họ cho xếp dày đặc những con lăn bằng gỗ cứng, mỗi con lăn 2-4 m, đặt xen kẽ là những viên bi đá tạo nên băng chuyền với sự trợ giúp của sức kéo động vật như trâu, ngựa, voi...Một hũ tiền đồng cổ thời Trần - Hồ được tìm thấy trong thành nhà Hồ.Sử sách ghi lại, từ khi có ý định giành ngôi nhà Trần, Hồ Quý Ly đã dự liệu phải chống lại sự can thiệp của nhà Minh, do đó ông chủ trương thu gom đồng để đúc vũ khí đồng thời đưa vào sử dụng tiền giấy nhằm tập trung tài nguyên cho quân sự. Khi tiền giấy in xong, nhà vua hạ lệnh cho dân đem tiền thực đổi lấy tiền giấy, cứ một quan tiền đồng lấy một quan hai tiền giấy. Triều đình đặt ra quy định bắt buộc dùng tiền giấy, không được dùng tiền đồng, nếu người nào làm giả tiền giấy thì phạt tử hình. Tuy nhiên, việc dùng tiền giấy không được sự ủng hộ của dân chúng và nhà Hồ đã thất bại trong cuộc cải cách tiền tệ này.Một hũ tiền đồng cổ thời Trần - Hồ được tìm thấy trong thành nhà Hồ.Sử sách ghi lại, từ khi có ý định giành ngôi nhà Trần, Hồ Quý Ly đã dự liệu phải chống lại sự can thiệp của nhà Minh, do đó ông chủ trương thu gom đồng để đúc vũ khí đồng thời đưa vào sử dụng tiền giấy nhằm tập trung tài nguyên cho quân sự. Khi tiền giấy in xong, nhà vua hạ lệnh cho dân đem tiền thực đổi lấy tiền giấy, cứ một quan tiền đồng lấy một quan hai tiền giấy. Triều đình đặt ra quy định bắt buộc dùng tiền giấy, không được dùng tiền đồng, nếu người nào làm giả tiền giấy thì phạt tử hình. Tuy nhiên, việc dùng tiền giấy không được sự ủng hộ của dân chúng và nhà Hồ đã thất bại trong cuộc cải cách tiền tệ này.Những viên gạch xây thành khi xưa có kích thước lớn và cấu trúc bền vững. Điều đặc biệt là trên mỗi viên gạch đều in và khắc chữ Hán ghi tên các địa danh đã tham gia sản xuất gạch.Theo số liệu thống kê, có khoảng 300 địa danh sản xuất gạch xây Thành nhà Hồ, tiêu biểu như Vĩnh Lộc, Nông Cống, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Yên Định, Hà Trung, Tuyên Quang, Hưng Yên… Điều này chứng tỏ có sự huy động sức dân rộng rãi trong cả nước khi xây thành, góp phần lý giải tại sao thành nhà Hồ được xây dựng trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng ba tháng là hoàn thành.Những viên gạch xây thành khi xưa có kích thước lớn và cấu trúc bền vững. Điều đặc biệt là trên mỗi viên gạch đều in và khắc chữ Hán ghi tên các địa danh đã tham gia sản xuất gạch.Theo số liệu thống kê, có khoảng 300 địa danh sản xuất gạch xây Thành nhà Hồ, tiêu biểu như Vĩnh Lộc, Nông Cống, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Yên Định, Hà Trung, Tuyên Quang, Hưng Yên… Điều này chứng tỏ có sự huy động sức dân rộng rãi trong cả nước khi xây thành, góp phần lý giải tại sao thành nhà Hồ được xây dựng trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng ba tháng là hoàn thành.Trong lần khai quật năm 2007, các nhà khảo cổ học đã phát hiện chiếc thống đất nung cổ đường kính 78 cm, cao 75 cm. Nó được dùng chứa nước cho nhà vua rửa tay, tẩy trần chuẩn bị cho lễ tế trời đất tại đàn tế Nam Giao.Trong lần khai quật năm 2007, các nhà khảo cổ học đã phát hiện chiếc thống đất nung cổ đường kính 78 cm, cao 75 cm. Nó được dùng chứa nước cho nhà vua rửa tay, tẩy trần chuẩn bị cho lễ tế trời đất tại đàn tế Nam Giao.Đầu chim phượng bằng đất nung có niên đại cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15 với hoa văn trang trí tinh xảo, rõ nét được tìm thấy ở đàn tế Nam Giao thành nhà Hồ. Đây là vật liệu đặc trưng cho kiến trúc Đại Việt cuối giai đoạn Trần - Hồ, được dùng trang trí trên mái cổng lớn ở đàn Nam Giao.Đầu chim phượng bằng đất nung có niên đại cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15 với hoa văn trang trí tinh xảo, rõ nét được tìm thấy ở đàn tế Nam Giao thành nhà Hồ. Đây là vật liệu đặc trưng cho kiến trúc Đại Việt cuối giai đoạn Trần - Hồ, được dùng trang trí trên mái cổng lớn ở đàn Nam Giao.Một viên ngói lá đề còn khá nguyên vẹn. Loại ngói này vốn dùng làm vật trang trí trên bờ nóc, bờ vẩy những cung điện khu vực thành nội cùng với nhiều loại khác như ngói mũi sen, ngói bò, ngói âm dương, ngói đầu đao, đầu rồng, uyên ương...Một viên ngói lá đề còn khá nguyên vẹn. Loại ngói này vốn dùng làm vật trang trí trên bờ nóc, bờ vẩy những cung điện khu vực thành nội cùng với nhiều loại khác như ngói mũi sen, ngói bò, ngói âm dương, ngói đầu đao, đầu rồng, uyên ương...Đầu rồng đá thời Trần - Hồ dùng trang trí kiến trúc bậc thềm cung điện. Hiện vật có màu xanh xám, trang trí một mặt khá tinh xảo.Ông Nguyễn Văn Long, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ, cho hay sau 19 đợt khai quật khảo cổ trong hơn 10 năm qua, các nhà khoa học đã phát hiện hàng trăm nghìn hiện vật liên quan kinh thành này. Tuy nhiên, do nhà trưng bày không đủ diện tích nên số hiện vật còn lại hiện được bảo quản trong kho, số khác ít bị tác động bởi thời tiết như gạch, đá đang được trưng bày ngoài trời.Đầu rồng đá thời Trần - Hồ dùng trang trí kiến trúc bậc thềm cung điện. Hiện vật có màu xanh xám, trang trí một mặt khá tinh xảo.Ông Nguyễn Văn Long, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ, cho hay sau 19 đợt khai quật khảo cổ trong hơn 10 năm qua, các nhà khoa học đã phát hiện hàng trăm nghìn hiện vật liên quan kinh thành này. Tuy nhiên, do nhà trưng bày không đủ diện tích nên số hiện vật còn lại hiện được bảo quản trong kho, số khác ít bị tác động bởi thời tiết như gạch, đá đang được trưng bày ngoài trời.Một góc cổng nam thành nhà Hồ.Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành còn gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô. Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong đã bị phá hủy.Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, thuộc Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris, thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.Một góc cổng nam thành nhà Hồ.Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành còn gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô. Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong đã bị phá hủy.Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, thuộc Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris, thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hy vọng các thế hệ về sau giữ gìn nguyên vẹn,tu bổ hàng năm để không phụ lòng tổ tiện . sao nhìn thô sơ thế, thấy bên trung quốc những công trình cổ hay làng cổ mấy nghìn năm mà đẹp mê hồn |
Chuyên gia Anh được vinh danh 'người tốt Thủ đô' Harold Browning, quốc tịch Anh, đã 8 năm gắn bó với Việt Nam trong vai trò chuyên gia cố vấn phúc lợi động vật, Tổ chức Động vật châu Á. Phúc lợi động vật (animal welfare) được hiểu là đối xử tốt với động vật để con vật có trạng thái tốt về thể chất và tinh thần.Hiện anh làm cố vấn phúc lợi động vật cho khoảng 600 con vật tại trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, nơi hầu hết động vật là tang vật của các vụ án buôn bán; đồng thời tư vấn cho nhiều vườn thú Việt Nam. Ngày 6/9, Harold Browning được UBND TP Hà Nội công nhận là một trong 70 cá nhân "Người tốt, việc tốt" năm 2022.Harold Browning, quốc tịch Anh, đã 8 năm gắn bó với Việt Nam trong vai trò chuyên gia cố vấn phúc lợi động vật, Tổ chức Động vật châu Á. Phúc lợi động vật (animal welfare) được hiểu là đối xử tốt với động vật để con vật có trạng thái tốt về thể chất và tinh thần.Hiện anh làm cố vấn phúc lợi động vật cho khoảng 600 con vật tại trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, nơi hầu hết động vật là tang vật của các vụ án buôn bán; đồng thời tư vấn cho nhiều vườn thú Việt Nam. Ngày 6/9, Harold Browning được UBND TP Hà Nội công nhận là một trong 70 cá nhân "Người tốt, việc tốt" năm 2022.8h hàng ngày, Harold Browning thường kiểm tra một vòng chuồng trại. Tại trung tâm, động vật vào ra thay đổi hàng ngày nên luôn cần cập nhật thông tin về điều kiện chăm sóc, thức ăn, chế độ khôi phục sức khỏe...Trung tâm đang được mở rộng, sắp xếp lại các khu chuồng cho hợp lý. Từng chuồng sẽ được thiết kế khoa học, phù hợp cho từng loài. "Loài chim cần che chắn tránh gió, loài gấu cần khu bán hoang dã có nhiều đồ chơi, loài khỉ vượn có nhiều không gian di chuyển...", Harold Browning nói.8h hàng ngày, Harold Browning thường kiểm tra một vòng chuồng trại. Tại trung tâm, động vật vào ra thay đổi hàng ngày nên luôn cần cập nhật thông tin về điều kiện chăm sóc, thức ăn, chế độ khôi phục sức khỏe...Trung tâm đang được mở rộng, sắp xếp lại các khu chuồng cho hợp lý. Từng chuồng sẽ được thiết kế khoa học, phù hợp cho từng loài. "Loài chim cần che chắn tránh gió, loài gấu cần khu bán hoang dã có nhiều đồ chơi, loài khỉ vượn có nhiều không gian di chuyển...", Harold Browning nói.Những cành cây lớn nhỏ được ráp nối tạo không gian cho chuồng chim. Harold Browning đã tạo ra các khu chuồng đa năng nuôi ghép nhiều loài động vật như sóc lớn (sóc Côn Đảo), nhím, chim hồng hoàng với gà lôi, các loại chim trĩ với công, rùa...Harold Browning chia sẻ, làm việc với động vật phải hiểu mỗi loài ở tự nhiên thường làm gì, có nhu cầu gì, trong môi trường nuôi nhốt hay cứu hộ thì phải làm cho động vật gần nhất với cuộc sống tự nhiên. Nguyên tắc chung là cho động vật sự lựa chọn để tự điều chỉnh hành vi.Động vật hoang dã đã trải qua nhiều ngày bị tách khỏi môi trường tự nhiên nên khi đưa về trung tâm sẽ ở khu cách ly riêng, theo dõi 30 ngày. Nếu sức khỏe tốt, chúng sẽ được sắp xếp vào chuồng phù hợp.Những cành cây lớn nhỏ được ráp nối tạo không gian cho chuồng chim. Harold Browning đã tạo ra các khu chuồng đa năng nuôi ghép nhiều loài động vật như sóc lớn (sóc Côn Đảo), nhím, chim hồng hoàng với gà lôi, các loại chim trĩ với công, rùa...Harold Browning chia sẻ, làm việc với động vật phải hiểu mỗi loài ở tự nhiên thường làm gì, có nhu cầu gì, trong môi trường nuôi nhốt hay cứu hộ thì phải làm cho động vật gần nhất với cuộc sống tự nhiên. Nguyên tắc chung là cho động vật sự lựa chọn để tự điều chỉnh hành vi.Động vật hoang dã đã trải qua nhiều ngày bị tách khỏi môi trường tự nhiên nên khi đưa về trung tâm sẽ ở khu cách ly riêng, theo dõi 30 ngày. Nếu sức khỏe tốt, chúng sẽ được sắp xếp vào chuồng phù hợp.Harold quan sát chim hồng hoàng tại trung tâm. Nhiều năm gần đây, loài chim này mới được nghiên cứu bảo tồn do nạn săn bắt gia tăng.Chim hồng hoàng phân bố ở các vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới ở một số nước Đông Nam Á, Ấn Độ và phía Nam Trung Quốc. Harold quan sát chim hồng hoàng tại trung tâm. Nhiều năm gần đây, loài chim này mới được nghiên cứu bảo tồn do nạn săn bắt gia tăng.Chim hồng hoàng phân bố ở các vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới ở một số nước Đông Nam Á, Ấn Độ và phía Nam Trung Quốc. Harold kiểm tra một con rùa Trung Bộ, loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trước kia, loài này có giá cả chục USD/con nên nhiều người đi săn bắt tận diệt.Ở Việt Nam có nhiều loài rùa. Harold cho biết việc theo dõi độ ẩm nơi rùa sinh sống rất quan trọng. Trong chuồng phải có nhiều không gian nhiệt độ khác nhau, vừa có nắng chiếu vào, vừa có bể nước, khu dưới tán lá ẩm thấp và nền đất tự nhiên để giữ cơ thể rùa mát mẻ.Harold kiểm tra một con rùa Trung Bộ, loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trước kia, loài này có giá cả chục USD/con nên nhiều người đi săn bắt tận diệt.Ở Việt Nam có nhiều loài rùa. Harold cho biết việc theo dõi độ ẩm nơi rùa sinh sống rất quan trọng. Trong chuồng phải có nhiều không gian nhiệt độ khác nhau, vừa có nắng chiếu vào, vừa có bể nước, khu dưới tán lá ẩm thấp và nền đất tự nhiên để giữ cơ thể rùa mát mẻ.Nhiều động vật khi được tiếp nhận trong tình trạng bị thương, hoặc sau khi ghép đàn không hợp có thể đánh, cắn nhau. Harold sẽ cùng các bác sĩ chăm sóc vết thương, giúp con vật hồi phục.Nhiều động vật khi được tiếp nhận trong tình trạng bị thương, hoặc sau khi ghép đàn không hợp có thể đánh, cắn nhau. Harold sẽ cùng các bác sĩ chăm sóc vết thương, giúp con vật hồi phục.Căn phòng gần 10 m2 là nơi làm việc của bộ phận phúc lợi động vật. Đồng nghiệp Nguyễn Lê Thùy Linh cho biết, chuyên ngành ban đầu của Harold là làm phúc lợi cho gấu, nhưng nay bất kỳ động vật nào về trung tâm cũng phải qua tay anh. Với kinh nghiệm nhiều năm, Harold luôn tâm huyết với từng động vật, đặc biệt những con mới đưa về trung tâm. Căn phòng gần 10 m2 là nơi làm việc của bộ phận phúc lợi động vật. Đồng nghiệp Nguyễn Lê Thùy Linh cho biết, chuyên ngành ban đầu của Harold là làm phúc lợi cho gấu, nhưng nay bất kỳ động vật nào về trung tâm cũng phải qua tay anh. Với kinh nghiệm nhiều năm, Harold luôn tâm huyết với từng động vật, đặc biệt những con mới đưa về trung tâm. Một góc làm việc của Harold Browning.Công việc của anh bắt đầu từ 8h đến 16h30, có thời điểm trung tâm nhận nhiều động vật anh phải ở lại trực cả tuần. Mỗi khi vườn thú cả nước cần hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, anh lại lên đường.Một góc làm việc của Harold Browning.Công việc của anh bắt đầu từ 8h đến 16h30, có thời điểm trung tâm nhận nhiều động vật anh phải ở lại trực cả tuần. Mỗi khi vườn thú cả nước cần hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, anh lại lên đường.Hàng ngày, Harold đi xe máy gần 50 km từ trung tâm Hà Nội tới nơi làm việc ở Sóc Sơn, bất kể mưa hay nắng và thường có mặt sớm hơn 30 phút.Harold cho biết sẽ tiếp tục gắn bó với công việc phúc lợi động vật ở Việt Nam. "Những người làm công tác bảo vệ, chăm sóc động vật hoang dã ở đây đang thay đổi rõ ràng, có kỹ năng, hiểu hơn về động vật. Đó là động lực cao nhất để tôi gắn bó", anh nói.Hàng ngày, Harold đi xe máy gần 50 km từ trung tâm Hà Nội tới nơi làm việc ở Sóc Sơn, bất kể mưa hay nắng và thường có mặt sớm hơn 30 phút.Harold cho biết sẽ tiếp tục gắn bó với công việc phúc lợi động vật ở Việt Nam. "Những người làm công tác bảo vệ, chăm sóc động vật hoang dã ở đây đang thay đổi rõ ràng, có kỹ năng, hiểu hơn về động vật. Đó là động lực cao nhất để tôi gắn bó", anh nói. Cảm ơn bạn. Công việc của các bạn rất có ý nghĩa Thật tuyệt vời vì có những người như anh tham gia bảo vệ động vật hoang dã. Ai từng và đang sinh sống ở những nước phát triển sẽ cảm nhận được tình yêu thương động vật hoang dã và ý thức tôn trọng môi trường thiên nhiên của mỗi người dân như thế nào. Trẻ em được giáo dục, khuyến khích và có môi trường tiếp xúc với thế giới tự nhiên và từ đó các em phát triển tình yêu thương động vật một cách rất tự nhiên và có trách nhiệm.Cảm ơn và rất trân trọng những việc Harold đang làm cho Vietnam, sự tận tuỵ của bạn đang truyền cảm hứng thiện lành cho chúng tôi. Mong bạn có 1 cuộc sống an vui và khoẻ mạnh Rất cám ơn anh vì tấm lòng đẹp, hy sinh tất cả vì hạnh phúc của tất cả! Xin cám ơn bạn. Cảm ơn bạn. Những người như bạn thật đáng quý. Thật ra ở VN mình chỉ cần dẹp các quán thú rừng/chim trời, giáo dục, tuyên truyền thêm là dần dần sẽ xây dựng được môi trường tốt hơn. Xưa kia đói khổ nên cái gì cũng bỏ vào mồm chứ nay kinh tế khá rồi, bảo tồn thiên nhiên cho cuộc sống lâu dài, môi trường xanh sạch. Rất đáng tuyên dương. Cảm ơn bạn! Cảm ơn Harold. Tuyệt vời, cảm ơn Bạn, chắc chắn chúng tôi sẽ thay đổi, Bạn đã truyền cảm hứng cho Tôi và nhiều người Việt! Bất kể mưa hay nắng, dù khoảng cách 50km vẫn đi sớm 30 phút trước giờ làm việc. Thật đáng học hỏi ở tinh thần, thái độ làm việc của anh. Trung tâm có cho thăm quan ko bạn TUYỆT VỜI Rất trân trọng việc làm của anh, Người từ nước Anh xa xôi đã đến Việt Nam truyền cảm hứng và động lực để Người việt yêu quý và bảo tồn thiên nhiên, động vật. Chúc mừng Harold! Cảm ơn anh đã tâm huyết với công việc và đóng góp rất nhiều cho trung tâm. Chúc anh nhiều sức khỏe để tiếp tục hành trình đầy ý nghĩa này! |
Hà Nội trình thu phí bảo vệ môi trường với khí thải vào cuối năm Ngày 4/9, Chính phủ gửi Quốc hội báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết 115 về cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội. Theo nghị quyết này, HĐND TP Hà Nội được quyết định áp dụng một số khoản thu phí phù hợp nằm ngoài danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh đối với loại phí được quy định.Chính phủ cho biết, Hà Nội dự kiến đề xuất HĐND thu phí, giá dịch vụ thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường vào cuối năm. Ngoài phí bảo vệ môi trường với nước thải, khí thải, chất thải, thành phố muốn thu phí cung cấp thông tin về đo đạc bản độc, giá dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất, giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải khu vực làng nghề và nông thôn.Về đề án thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, UBND thành phố đã tổ chức họp và cho ý kiến lần một vào tháng 11/2020 và lần hai vào tháng 10/2021. Trên cơ sở đó, Hà Nội sẽ hoàn thiện đề án và trình HĐND thành phố vào thời điểm phù hợp.Ngoài ra, huyện Gia Lâm đề xuất điều chỉnh phí chứng thực bản sao và UBND huyện Hoài Đức đề xuất ban hành bổ sung danh mục phí cấp huyện - phí cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng. Nhưng báo cáo nêu, cả hai địa phương này đều chưa xây dựng được đề án chi tiết.Chính phủ cho hay, sau ba năm thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, HĐND TP Hà Nội đã ban hành nghị quyết sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội; sửa đổi mức thu phí một số khoản phí và lệ phí.Đó là nghị quyết về cơ chế sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp để bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của thành phố. Dự kiến, giai đoạn 2021-2025, nguồn thu này có khoảng 18.000 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch năm 2021 bố trí 2.000 tỷ đồng và năm 2022 bố trí hơn 7.900 tỷ đồng cân đối cho các dự án đầu tư của thành phố.Được sự cho phép của Quốc hội, HĐND thành phố đã sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách thành phố đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. 6.900 tỷ đồng còn dư đã được sử dụng để bổ sung nguồn chi đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó, ngân sách thành phố khoảng 3,76 tỷ đồng, ngân sách các quận 3,14 tỷ đồng, để thực hiện 319 dự án đầu tư phát triển hạ tầng...Sau ba năm thí điểm, Chính phủ cho rằng cơ chế đặc thù giúp Hà Nội huy động nguồn lực tạo bước đột phá về đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung; sử dụng linh hoạt, hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có để đẩy nhanh tiến độ dự án, giải quyết bức xúc về cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường, giao thông...Tuy nhiên, lĩnh vực phí đang được điều chỉnh bởi Luật Phí và lệ phí, cùng nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành. Để đảm bảo được các nguyên tắc đề ra và tránh sự trùng lặp, không thống nhất giữa các văn bản pháp luật về phí, Chính phủ cho rằng cần phải có thời gian nghiên cứu kỹ và đánh giá tác động toàn diện, lấy ý kiến của các chuyên gia, người chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách. Đến nay, UBND thành phố mới báo cáo HĐND thông qua 1/6 đề án phí.Do đó, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép Hà Nội tiếp tục thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô.Cuối tháng 8, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội báo cáo kết quả Chương trình đo kiểm khí thải môtô, xe gắn máy cũ và đề xuất lộ trình kiểm định khí thải. Theo đó, năm 2023 các đơn vị chức năng của thành phố sẽ xây dựng khung pháp lý và ban hành kế hoạch kiểm soát khí thải xe máy; nghiên cứu phân vùng bảo vệ môi trường không khí và hạn chế xe máy. Giai đoạn 2024-2025, thành phố tổ chức thí điểm kiểm định hàng năm với xe máy từ 5 năm sử dụng trở lên, có thể nghiên cứu dán tem để phân biệt. Giai đoạn này cũng bắt đầu áp dụng phân vùng khu vực theo tiêu chuẩn khí thải. Sau thí điểm, từ năm 2026, xe 3-5 năm sử dụng trở lên phải kiểm định khí thải định kỳ, đồng thời hạn chế các xe không đạt tiêu chuẩn khí thải tại khu vực đã phân vùng.Thành phố sẽ nghiên cứu áp dụng thu phí khí thải cho các khu vực theo phân vùng bảo vệ. Hà Nội sẽ xây dựng hệ thống kiểm soát khí thải xe máy bao gồm 170 trạm kiểm định cố định và lưu động; đầu tư hệ thống camera giao thông để phát hiện xe xả khói đen (có thể sử dụng chung với camera giao thông hiện có). Thu xong có cải thiện đc chất lượng không khí, nước không? Lắm phí thế Theo tôi không nên thu phí khi chưa hề có hệ thống sử lý nước sinh hoạt và sản xuất.Trước hết cần phải phát triển nền tảng,quy định về hạn chế khí thải như cấm xe cộ có niên đại quá cũ hay xả khói đen.Cấm xả nước thải ra sông ngòi, xây dựng hệ thống thu nước thải để xử lý tại nhà máy xử lý nước.Nếu chỉ thu phí bảo vệ môi trường mà không có bất cứ giải pháp nào thì không thay đổi được hiện trạng. Thu phí môi trường rồi có đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường sống của người dân không? Hãy thu phí và sử dụng phí đó thật chính xác. Xin hỏi tiền phí bảo vệ môi trường ấy được dùng làm gì? Để xây nhà máy xử lý rác, xây hệ thống giao thông công cộng? Đồng ý với thu phí nước thải, phí rác thải cao lên,nhưng yêu cầu phí đó phải được đầu tư để xử lý nước thải và rác thải làm môi trường sạch sẽ.Xăng dầu đều thu phí bảo vệ môi trường. Liệu có phí chồng phí?? Thu cũng được, nhưng nhớ đừng quên dùng phí đó để bảo vệ môi trường nhé. |
Hai quả bom tạ cách cao tốc Bắc Nam 270 m Ngày 3/10, trong lúc rà phá tại thôn Nam Hiếu 2, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, nhân viên tổ chức PeaceTrees VietNam tìm thấy quả bom lớn nằm trong vườn cao su của người dân.Bom nằm ở độ sâu một mét, là loại M117, đường kính 408 mm, dài 2,06 m, nặng 340 kg. Do phát hiện muộn, đường đi lại khó khăn, có nguy cơ mất an toàn nên các nhân viên rào chắn, cắm biển cảnh báo nguy hiểm.Sáng 4/10, sau khi kiểm tra kỹ tình trạng an toàn của ngòi nổ, đội xử lý, di chuyển bom ra vị trí an toàn.Đến 10h cùng ngày, đội phát hiện thêm quả bom cùng chủng loại M117, sâu 0,9 m và cách quả thứ nhất 70 m. Quả bom này cũng được xử lý an toàn, di chuyển về khu vực tập trung chờ hủy nổ.Hai quả bom nằm trong vùng đất cứng, có nhiều đá, nên rất khó khăn trong việc đào xử lý.Vị trí phát hiện quả bom gần nhất đến cao tốc Bắc Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn khoảng 270 m. Theo PeaceTrees VietNam, bom M117 có thể gây rung chấn ảnh hưởng trong bán kính 1,5 km, mảnh có thể văng xa 134 m.Quảng Trị là tỉnh ô nhiễm bom mìn lớn nhất cả nước, với 83% diện tích. Đến nay, nhiều tổ chức phi chính phủ giúp tỉnh rà phá 27.500 ha đất, xử lý gần 800.000 bom mìn, vật nổ. |
Quy Nhơn muốn rào lưới thép vào núi để chống sạt lở Ngày 5/10, ông Ngô Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn cho biết, đã trình Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh duyệt chủ trương đầu tư dự án khắc phục sạt lở mái taluy núi Bà Hỏa ở đường Nguyễn Tất Thành.Núi Bà Hỏa là địa danh nổi tiếng nằm ở cửa ngõ TP Quy Nhơn, nơi nhiều tuyến đường giao nhau và lượng xe lớn. Tháng 10 năm ngoái, hàng trăm khối đá trên núi rơi xuống khi nhiều xe đang chạy trên đường Nguyễn Tất Thành, làm ba người bị thương. Đến nay, đoạn đường gần núi Bà Hỏa vẫn bị rào chắn một bên, gắn biển cảnh báo sạt lở.Để khắc phục tình trạng trên, đơn vị tư vấn đề nghị giữ nguyên đá hiện hữu, loại bỏ đá lăn lở và mái đất trên đỉnh núi, tìm cách hạn chế nước chảy xuống các vết nứt nẻ vào trong các khối đá.Đồng thời, phía tư vấn cũng đưa ra phương án chống sạt lở bằng lưới thép sức kháng cao kết hợp với đinh neo. Cụ thể, lưới thép sẽ được gắn lên bề mặt đá núi bằng cách đóng đinh vào vách đá. Khi có sự dịch chuyển của khối đá, lưới sẽ giữ lại. Bên ngoài lưới thép sẽ trồng cây dây leo để tạo cảnh quan.Phó Chủ tịch tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh đánh giá, phương án trên khả thi, có thể cơ bản khắc phục sạt lở núi Bà Hoả. Ông yêu cầu thành phố bổ sung số liệu cụ thể, xác định tổng mức đầu tư, lấy ý kiến các đơn vị liên quan để đề xuất tỉnh cho chủ trương. Tạo hố gom và mương thoát nước, vạt taluy theo dốc phù hợp với tiêu chuẩn. Chứ sử dụng lưới kháng cao thì kháng áp lực là bao nhiêu, có nghiên cứu địa tầng của khu vực đó chưa? Đóng đinh vào khu vực bị nứt gãy với sức kháng không bằng sức lăn của đá thì ai chịu trách nhiệm,? phải rõ ràng, sòng phẳng vậy mới không có người làm ẩu. Đá này dạng phong hóa không phải đá granite, thớ trượt của đá thì hướng ra phía ngoài đường nên xu hướng trượt vẫn còn nhiều lắm mà tảng đá to thế kia lưới nào giữ được. Giờ bóc hết tầng phủ và cạy hết lớp đá có nguy cơ trượt đồng thời bổ sung rãnh đỉnh ngăn nước. Không khả thi mấy. Hệ quả của việc sẻ núi. Bền vững hơn nên tăng hành lang an toàn xa chút. Làm hệ thống mương và đê chông sạt lở thì may ra ĐỊA CHẤT KHÔNG ĐỒNG NHẤT BIỆN PHÁP ĐINH NEO KHÔNG MẤY TÁC DỤNG.TỐT NHẤT VẪN PHẠT TA LUY ĐÚNG ĐỘ DỐC VÀ THOÁT NƯỚC TỐT TỪ TRÊN CAO XUỐNG. Đá trượt liên tục là do đá phong hóa, nên biện pháp như vậy là OK rồi.An toàn nhất là bạt cả núi hoặc dịch chuyển tim tuyến, nhưng như vậy rất tốn kém.Tôi đã thấy nhiều hình ảnh của phương pháp này, khá đẹp và hiệu quả chứ không phải như một vài bạn lo ngại đâu, quan trọng là cần đơn vị uy tín, hàng chất lượng thôi... Cái này ở Mỹ làm nhiều lắm và làm lâu lắm rồi, gần như tiểu bang nào có đồi, núi là có làm (Rockfall Protection.) Thiết kế dựa vào địa chất để đưa ra phương án tối ưu nhất. Mình thấy trong ảnh thì nửa trên là đá phong hóa mạnh, xen kẹp vỉa đất, vỉa trượt hướng về phía đường. Nếu dùng neo đinh kết hợp bọc lưới thép thì mái vẫn dịch chuyển. Giả sử mưa bão mái dịch chuyển với khối lượng 500m3 đất đá xuống thì lúc đó đinh neo có giữ nổi không? Đường thành phố mật độ giao thông rất đông đúc sẽ nguy hiểm. Thay vì giải pháp bị động ta dùng giải pháp chủ động ép không cho mái chuyển dịch bằng phương pháp neo DƯL kết hợp khung dầm bê tông cốt thép sẽ hiệu quả hơn. Dù không thích nhưng vẫn nên học hỏi bên Trung Quốc, họ làm rất chuyên nghiệp đóng đinh vào sẽ lở từng mảng lớn, vô tình tác động đinh làm rạn nứt các mối liên kết. chân núi bị đục khoét sâu vào sạt lở là không thể tránh, hãy cắt gọt phần thân và đỉnh gọn lại như ( kim tự tháp ) không bao giờ sạt lở nữa nhé... Phương án không khả thi, chỉ có cách làm bê tông cốt thép mới đảm bảo an toàn Phương án này không khả thi vì khối lượng đá rất lớn, vách đá dựng đứng nếu sụt thì neo cái gì mà khả thi? Cả một khối lượng đất đá như vậy kết cấu yếu không có liên kết nếu sụt lần nữa sẽ sụt cả mảng lớn neo móc nào chịu được Theo tôi cho múc sâu vào giật cấp lên trên như làm đường cao tổ xuyên qua đồi vậy. Phần cấp dưới cùng cách mép đường NTT 5-10 m để nếu có lăn thì xuống đó thì được các cấp giữ lại cấp cuối không ra đường được, sau đó trên các thành cấp phun xi măng cấy móc sắt giữ đá như các đường cao tổ hay làm. Làm như vậy mới chắc chắn an toàn lâu dài mà còn tạo cảnh quan đẹp đầu ngõ TP. Kinh phí cao nhưng đẹp và an toàn lâu dài. Bóc bớt lớp ngoài cho giảm độ dốc và làm rãnh thoát nước chủ động sẽ khắc phục được lâu dài. Các biện pháp khác chỉ là tình thế bất khả kháng. lưới thì sợ là khó giữ được Núi lở do địa chất ??? Ý tưởng hay !! |
Người làm dép cao su cuối cùng ở xứ Thanh Sau bữa sáng tháng 10, ông Lê Văn Dung, 63 tuổi, ở phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa, chậm rãi lấy đồ nghề bắt đầu ngày làm việc mới. Xưởng sản xuất chính là phòng khách của gia đình rộng hơn chục mét vuông nằm ngay mặt phố Quang Trung đông đúc.Trong phòng, ngoài bộ bàn ghế trường kỷ đã cũ, còn lại là những chồng cao su đủ loại cùng chiếc máy cắt hoen gỉ được ông xếp gọn ở góc nhà. Một số vật dụng như dao, đục, đá mài... được đựng trong chiếc thùng gỗ nhỏ sát bờ tường.Trước hiên nhà cạnh vỉa hè, ông Dung bày sạp hàng nhỏ bán hàng trăm đôi dép cao su đủ kiểu dáng từ dép xỏ ngón, dép quai hậu, dép lê... với nhiều kích cỡ dành cho cả trẻ em lẫn người lớn.Nguyên liệu đầu vào duy nhất để làm dép là phần ngoài của những chiếc lốp xe tải hạng nặng hay lốp máy bay mới đảm bảo độ dày và dẻo dai cần thiết. Loại lốp thông thường không thể sử dụng do khá mỏng.Trước kia để có nguyên liệu sản suất, ông Dung phải ra cảng Hải Phòng hay vùng than Quảng Ninh mua từng lốp thải loại về cho thợ pha nhỏ làm dép. Có lốp lớn cả chục người khiêng. Gần đây, một số cơ sở sơ chế lốp thành tấm mỏng, ông Dung chỉ cần đặt lấy loại đã gia công theo ý muốn nên đỡ vất vả hơn.Từ những tấm cao su lớn mua về, ông Dung dùng dao pha cắt thành từng miếng nhỏ theo kích cỡ phù hợp, tiếp đến là đo theo size cắt đế, đục lỗ rồi xâu quai dép. Cắt cao su là công đoạn quan trọng và tốn nhiều sức nhất.Ngồi trên chiếc ghế nhỏ cạnh bậc tam cấp, ông Dung dùng tay lách lưỡi dao sắc lẹm chạy theo đường bút chì vẽ trước rồi cắt gọt chi tiết thừa, xẻ rãnh tạo ma sát trên miếng đế dép. Các động tác của người thợ già diễn ra nhịp nhàng, dứt khoát. "Khi cắt, thợ cần đưa tay với lực thật đều, nếu không bề mặt dép sẽ hình thành các vệt lồi lõm rất xấu...", ông giải thích.Ngoài pha lốp, công đoạn phức tạp khác là lên quai dép. Thợ kinh nghiệm phải làm quai dép sao cho đủ độ cong, trơn nhẵn và ôm chân thì người sử dụng mới dễ chịu. Khi làm, thợ liên tục ướm thử vào chân đến khi thấy êm ái, vừa vặn. Điều đặc biệt ở chỗ, giữa quai và đế dép không cần bất cứ thứ keo kết dính nào mà được cố định nhờ sự giãn nở, đàn hồi của cao su.Cứ khoảng vài chục phút, ông Dung lại hoàn thành một đôi dép xăng đan kiểu dáng xinh xắn. Cẩn thận đưa lên ngang tầm mắt ngắm nghía, ông lại hạ xuống sửa sang chỗ chưa ưng cho đến khi hoàn chỉnh, đem xếp lên kệ. "Làm dép lốp thoạt nhìn tưởng đơn giản, nhưng để có được sản phẩm đạt tiêu chí đẹp, êm chân thì không phải ai cũng làm được", ông nói.Ông Dung kể, cách đây hơn nửa thế kỷ, dọc tuyến đường 1A đoạn qua nhà ông, gọi là Tiểu khu Ba Đình, có cả trăm người chuyên sản xuất dép lốp. Ông không biết nghề này du nhập từ đâu, chỉ biết lớn lên đã thấy quanh xóm có nhiều người hành nghề. 12-13 tuổi thạo việc làm dép, nhưng phải đến những năm 1980, sau khi hoàn thành nghĩa vụ thanh niên xung phong, trở về quê lập gia đình thì ông mới chọn nghề làm dép cao su mưu sinh.Từ năm 1990 đến năm 2000, nghề làm dép cao su thịnh hành và dễ kiếm tiền. Mỗi tháng xưởng của gia đình ông Dung bán hàng nghìn đôi dép đi khắp cả nước, xuất khẩu cả sang Lào, Campuchia... Lúc cao điểm, gia đình ông phải thuê thêm 5-7 công nhân làm thợ phụ cũng không đủ hàng giao cho khách."Ngày đó, loại dép này rất được ưa chuộng bởi độ bền, giá rẻ, không ngấm nước mà nguyên liệu cũng dễ kiếm...", ông nói và cho hay công việc sản xuất kinh doanh thuận lợi khiến khu phố Ba Đình thập niên 90 thế kỷ trước rất nhộn nhịp.Nhờ làm dép cao su, ông Dung trang trải được cuộc sống gia đình, nuôi các con ăn học. Tuy nhiên, chỉ được ít năm, các sản phẩm giày dép ngày càng đa dạng về chất liệu, mẫu mã, dép cao su dần không còn chỗ đứng trên thị trường. Cả Tiểu khu Ba Đình cũ (nay là phố Quang Trung) chỉ còn ông làm dép. Hai con trai không ai theo nghề của ông."Hai phần ba cuộc đời lăn lộn với nghề, có lúc hưng lúc tàn như quy luật tất yếu. Giờ tôi cũng chả ăn thua gì nữa, nhưng lửa đam mê còn, tuổi cũng cao nên cứ gắn bó với công việc này đến lúc không còn sức khỏe thì thôi", ông nói.Người thợ già chia sẻ dép cao su với ông đầy ắp ký ức thời bao cấp và những năm tháng chiến tranh bom đạn. "Đôi dép lốp đã đi cùng bao thế hệ cha ông suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ và cả những tháng năm bao cấp sau này, khi đất nước còn khó khăn. Nó sẽ mãi là kỷ vật huyền thoại của dân tộc", ông tâm sự.Hiện do thị trường thu hẹp, mỗi ngày cửa hàng chỉ bán được vài đôi dép, ông Dung cũng sản xuất cầm chừng, chỉ làm 20-30 đôi. Tùy vào kiểu dáng, kích cỡ như dép trẻ em ông bán 20.000-50.000 đồng/đôi, còn dép người lớn 100.000-120.000 đồng/đôi. Chủ yếu làm dép song thi thoảng ông vẫn làm doăng, đệm cao su, đệm giảm xóc ôtô tải, lót ghế da, dây chun...Ngoài các loại dép truyền thống, ông sáng tạo thêm nhiều mẫu mã mới đáp ứng thị hiếu của khách hàng. "Giờ mấy người đi dép lốp nữa, nhưng mình cứ làm coi như giữ lửa nghề. Ai thích thì mua, không cần quảng cáo...", ông nói. Ngưỡng mộ ông !!! Nếu Bác bán online thì hay quá, mọi người sẽ mua ủng hộ, tôi hay mamg dép da, đôi nào cũng hơn 400 ngàn, mang vài hôm là hỏng, ước gì bác bán online con sẽ ủng hộ Xưởng nhà chú cách nhà mình vài trăm mét, trước đông lắm, giờ chủ yếu ng trung niên vs cỡ 7x, 8x như mình mua về ngắm để hoài niệm thời tem phiếu là chính. Vì xưa toàn đi dép rách buộc chằng chịt đôi dép, làm gì có đôi đúc xịn xò này mà đi!! Người thợ già cần mẫn và yêu nghề thật đáng quý ! Chúc bác thật nhiều sức khỏe và nếu có dịp đi ngang qua đây, chắc chắn mình sẽ mua vài đôi làm kỷ niệm. Đã từng đi đôi dép này, thấy chỉ thích hợp đi dạo buổi tối thôi, chứ đi trời nắng cháy da chân đen thui hết. Đế dép thấp cũng là một bất tiện, trọng tâm không đều khó di chuyển lắm. nên ủng hộ một ngành nghề nhằm tái chế vật liệu phế thải nhưng quá có ích cho mọi người. Đã lâu lắm không thể mua được dép cao su....Mong ông giữ và phổ biến nghề. Dép cao su, giờ vẫn rất nhiều người sử dụng mà. Thành niên dùng để tạo nét riêng cho bản thân. Trung niên dùng để hoài niệm về quá khứ, nhưng cũng là vì tính bền - rẻ - tiện lợi của dép cao su. Thế nên nếu đoàn thanh niên địa phương, con cháu hoặc bạn trẻ nào có đầu óc kinh doanh. Sử dụng các phương tiện truyền thông đa dạng bây giờ, để quảng bá sản phẩm thì dép cao su của chú không lo ế. Thậm trí, làm không kịp! Ôi .. tuổi thơ của tôi,buổi trưa đi học về đói dép nặng mang không nổi buộc hai quai vào nhau đeo lên cổ. Dép này đi lâu nó cong lên như miếng cau khô. Tui cũng thích mang dép cao su vì nó bền, đi nước thoải mái và giá rẻ. Nhưng thời buổi này ngoài những yếu tố trên thì cần phải có kiểu dáng đa dạng, đẹp và phù hợp với thị hiếu nữa thì mới bán chạy được. năm 2002 cháu mua đc đôi dép để đi học phổ thông, khi tuột dây còn mua keo về đổ để đi tiếp. 1 đôi cũng đi đc 1 năm học ạ. Thực sự dép cao su đi dẫu hơi cứng nhưng phải nói là bền, không thấm nước, không trơn trượt như dép xốp. Đây cũng là hành động bảo vệ môi trường vì việc tái chế cao su đã không sử dụng. Rất cần những người thợ như thế này. Cảm ơn ông! Mình chính là người chuyên đi dép của bác này đây, thậm chí ngồi để cắt đế giày nhất có thể, đi đỡ ướt chân, dép đi khá nặng, 1 đôi mình đi nặng khoảng 1kg, 1 năm thì về quê thay quai mới với ủi lại đế cho tăng ma sát, điểm yếu của dép này là đi dễ đen chân nếu dính mồ hôi và rất dễ trơn trượt, và cũng đã tưng rơi e điện thoại xuống nước do đi dép này, nhưng dù sao thì vẫn thích đi dép này.Lần gần nhất 27/09/2022 lại mua đôi mới chỗ này, cơ mà bác đòi 140k rồi nhé, Tôi mua một đôi đi từ năm 2015 đến giờ. Có một cửa hàng ở ngã ba Bia. Dép ở đây làm rất dày nên không sợ bị mòn Mình nữ 8x. Trước cũng có đôi rất thích. Giá rất rẻ, mang rất dễ chịu như đc giải phóng chân, cảm giác hơi phong trần, bùi bụi. Sau thì kiểu mẫu rất rườm rà, bất tiện. Cố tình mua 1 đôi về mang đây đó nhưng không như mong muốn nữa. Rất tiếc Thời buổi này giày dép chất lượng cao và rẻ tiền ai mà còn mang loại này nữa vừa nghèo và bị đau cả chân. |
5 ôtô tông nhau, cầu Sài Gòn ùn tắc gần hai km Gần 7h30, xe 4 chỗ khi đang đổ dốc cầu Sài Gòn, quận Bình Thạnh bất ngờ xảy ra va chạm với ôtô phía trước. Lúc này, hai xe 4 chỗ và ôtô 7 chỗ từ phía sau tiếp tục lao tới tạo thành chuỗi va chạm liên hoàn. Sự cố không gây thương vong.Tại hiện trường, 5 xe xếp thành hành dài chắn ngang làn đường khiến giao thông ùn tắc kéo dài khoảng hai km. Một số xe bị hư hỏng, biến dạng phần đầu.Hàng nghìn xe máy phải nối đuôi di chuyển trong giờ cao điểm. Cảnh sát sau đó đã đến xử lý hiện trường, phân luồn giao thông để giải toả ùn tắc. Đến gần 10h, các xe gặp sự cố đã được di dời.Cầu Sài Gòn xây dựng từ năm 1958, dài gần một km, là cầu ở cửa ngõ phía đông nối thành phố với các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Năm 2012, cầu Sài Gòn 2 được xây song song với cầu cũ.Đình Văn Kẹt xe do 1 làn xe tông đã đành, làn còn lại và ngay cả làn ngược chiều 60% tài xế tò mò chậm lại dòm ngó thậm chí chạy quá rồi vẫn còn ngoái lại nhìn gây lưu thông chậm hẳn cả 2 chiều, xe đằng sau thì bị ùn ứ hàng dài, nhưng chạy tới đó tài xế cũng tiếp tục chậm lại dòm ngó ngoẹo cổ, rồi thêm 1 cặp chiều SG-TD vì thế mà đùn nhau thành ra 2 chiều đều có tai nạn. Sáng đưa con qua trường chạy về 2 chiều đều quan sát thấy như thế. Nhiều người thật có nhiều thời gian ghê hì hì. Cái kiểu chạy bám đuôi không giữ khoảng cách an toàn nên mới xẩy ra tại nạn liên hoàn. Ghét nhất mấy ông chạy bám đuôi. Bị dồn hoài vẫn xảy ra hoài. Các xe tai nạn xếp dọc theo làn ngoài cùng bên trái, hướng vào trung tâm, vẫn còn 3 làn oto và làn xe máy trong cùng bên phải không nghẽn, tuy nhiên nghẽn xe chủ yếu do lái xe hiếu kỳ, đi ngang qua vụ tai nạn không tăng tốc mà đại đa số cố gắng đi thật chậm ngắm nghía vụ tai nạn tý, chắc là để lát lên cơ quan có chuyện để hóng hớt. Mình thấy chỉ cần giữ khoảng cách tốt là giải quyết được các nguyên nhân gây va chạm. Những loại tài xế chạy ẩu không giữ khoảng cách an toàn hay sảy ra va chạm như vậy Tông bên làn oto mà, mắc gì kẹt cả làn xe máy? Cái này chắc chắn các tài xế không tuân thủ khoản cách giữa các xe...cố tình nối đuôi xe nhau chắc luôn. Một chiếc ô tô gây tai nạn cho xe khác chạy phía trước, sau đó 3 chiếc chạy sau tông tiếp theo do không thắng kịp, tai nạn gây ùn tắt khoảng 2 giò, may là không có ai bị thương. "do bám đuôi" thôi. xe sau đền xe trước. :P :P Chỉ cần xe hủ tíu quay đầu là kẹt nguyên con đường rồi, đường SG là vậy được cái nhỏ mà đông xe cầu này chia làm nhiều làn cho ô tô trong đó có 2 làn riêng cho phép chạy 70 km/h, nhiều anh lái xe ích kỷ không dám chạy tốc độ cao nhưng thấy làn 70 trống vẫn cố đưa xe vào, một số anh khác chủ quan tay lái cứng, ưa tốc độ cao thì lại chạy vào làn 60, không thay đổi nhận thức và ý thức thì sẽ còn nhiều vụ tai nạn kiểu thế này chứ đừng đổ thừa ai cả. Khoảng cách an toàn là chuyện khó khi đường xá thiếu xa so với số lượng phương tiện giao thông. Chạy bám sát vô đuôi và đạp mạnh ga khi chạy..cứ thế tông cả đoàn. Do đường xá không đủ để lưu thông Sáng chạy bên cạnh anh xe đỏ đây, đường thì đông mà mấy anh chạy như rùa trên cầu, anh xe đỏ phía sau thì cứ thích bám đuôi thế là bụp! Tiếp theo là chuỗi anh xe đen và hai anh dê trắng |
Đưa 62 con rùa quý hiếm ở chùa về trạm cứu hộ Chiều 5/10, nhân viên Kiểm lâm TP HCM cùng tu sĩ tại chùa Phước Hải (Ngọc Hoàng) đưa từng con rùa tại hồ trước lối vào đại sảnh lên bờ. Mỗi con được cân trọng lượng, phân loại trước khi bỏ vào túi đưa về Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi chăm sóc để thả về rừng. Một số con khoẻ mạnh nặng đến 15 kg, được người dân phóng sinh nhiều năm trước.Theo lực lượng kiểm lâm, 62 con rùa gồm 8 loài: hộp lưng đen, đất sê pôn, ba gờ, rùa đất lớn đều thuộc danh mục quý, hiếm. Trong đó, có 11 con rùa núi vàng là loài cực kỳ nguy cấp.Đại diện chùa Ngọc Hoàng cho biết, mặc dù đã khuyến cáo không phóng sinh rùa nhưng nhiều người vẫn thực hiện theo thói quen. "Việc phóng sinh này không những không tạo phúc mà còn tiếp tay cho hành vi mua bán động vật quý hiếm, vi phạm pháp luật", đại diện nhà chùa nói.Theo Nghị định 06/2019, việc nuôi nhốt, buôn bán các loại rùa không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp là vi phạm, có thể bị phạt đến 300 triệu đồng hoặc xử lý hình sự đến 12 năm tù.Hồi tháng 7, nhiều chùa tại TP HCM cũng đã nộp 40 con rùa gồm nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm cho lực lượng chức năng.Đình Văn Rồi không biết khi thả về tự nhiên thì còn được bao nhiêu con? Thông tin khi nào thả và thả chúng ở đâu cần phải giữ kín Có khi nuôi trong chùa nó sẽ được chăm sóc bảo tồn bình an hơn . Về tự nhiên biết sống nổi không nữa Thả 62 em về tự nhiên. Ok . Nhưng có nơi nào an toàn để chúng sống mà không bị kẻ khác bắt lại... Rùa núi vàng ( rùa cạn) thấy trên mạng bán nhiều lắm. Họ nuôi đẻ bán nhiều Đang yên đang lành, dời đi rồi còn mấy con sống? |
Thứ trưởng Y tế: Ca Covid-19 trở nặng có xu hướng tăng Chiều 5/10, tại tọa đàm Nghị quyết 128 - Chuyển hướng chiến lược, ý nghĩa quyết định, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương bày tỏ lo lắng khi tình hình Covid-19 dự báo còn khó lường. Những biến thể mới của virus có thể làm đại dịch phức tạp và gia tăng trở lại.Trong nước, nguy cơ dịch chồng dịch hiện hữu, bởi số ca nhập viện và chuyển nặng gia tăng, trong khi hiệu quả bảo vệ của vaccine giảm theo thời gian. Tỷ lệ tiêm vaccine mũi ba cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và tiêm mũi hai cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi thấp.Hôm nay, toàn quốc ghi nhận gần 1.200 ca nhiễm Covid-19 mới, tăng so với hôm qua; 75 ca đang thở oxy. Một tuần qua, trung bình mỗi ngày có một ca tử vong do Covid-19.Đánh giá Việt Nam đã mở cửa nên các dịch bệnh mới nổi như đậu mùa khỉ, viêm gan xâm nhập là "không thể tránh khỏi", bà Hương cho rằng Chính phủ cần quyết liệt triển khai chống Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác. Vaccine vẫn là biện pháp hữu hiệu nên cần đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng. Các địa phương không chủ quan; xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống dịch bệnh.Việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi sẽ được nghiên cứu, triển khai ngay khi có đủ cơ sở khoa học.Ngoài ra, để tránh tình trạng dịch chồng dịch, bà Hương đề nghị sửa đổi cơ chế, chính sách về chống dịch như mua sắm, đấu thầu; huy động nguồn lực trong điều kiện khẩn cấp, chưa có tiền lệ nhằm phù hợp với thực tiễn. Hệ thống y tế cần nâng cao năng lực, nhất là y tế dự phòng, cơ sở. Việt Nam cần thúc đẩy phát triển công nghiệp dược, sản xuất vaccine, sinh phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc điều trị trong nước để chủ động phòng dịch.Để tạo điều kiện cho nhân viên y tế, Thứ trưởng Hương nói cần điều chỉnh lương cơ bản, tăng phụ cấp nghề cho họ. Đặc biệt, các cơ quan cần tăng cường năng lực, khả năng cung cấp dịch vụ, phạm vi chi trả tại trạm y tế xã để tham gia chống dịch tốt nhất. "Chúng ta cũng cần có chính sách đặc thù, đãi ngộ lực lượng y tế, tuyến đầu có nhiều đóng góp. Lực lượng y tế hy sinh khi làm nhiệm vụ cần được công nhận liệt sĩ", Thứ trưởng Liên Hương nói.Theo bà, cơ chế để y tế tư nhân tham gia chống Covid-19 cần thông thoáng, bình đẳng. Qua các đợt dịch, nhất là đợt thứ tư cho thấy hệ thống y tế tư nhân đóng vai trò quan trọng.Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cũng đồng tình định hướng điều hành của Chính phủ thời gian tới vẫn cần tập trung chống dịch, nhất là thúc đẩy tiêm vaccine. "Chính sách với ngành y tế phải nghiên cứu, tính toán, giải quyết vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế. Các chiến sĩ ở tuyến đầu cần có chế độ đối xử công bằng, bởi hồi chống dịch, họ không khác gì ra mặt trận", ông Dũng nói và bày tỏ chia sẻ với quan điểm của Thứ trưởng Liên Hương.Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cũng cảnh báo, đại dịch Covid-19 chưa kết thúc. Vì vậy, mỗi cá nhân cần áp dụng biện pháp theo khuyến cáo chuyên môn để bảo vệ bản thân và người xung quanh. "Tôi từng bị Covid-19 nhưng triệu chứng nhẹ. Nếu ai đó bị nặng, kéo dài có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chúng ta nên cố gắng để tránh nhiễm bệnh", bà nói.Bà khuyến khích người dân tuân thủ nguyên tắc 2K + plus, đeo khẩu trang nơi đông người, không gian kín; rửa tay thường xuyên; tiêm vaccine. Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục theo dõi diễn biến dịch bệnh, để sẵn sàng năng lực hệ thống y tế trong trường hợp có thể bùng phát mức độ cao. Ngoài ra, Việt Nam cần linh hoạt thích ứng về y tế công cộng để bảo vệ sức khỏe cho nhóm dân số dễ bị tổn thương.Đầu tháng 10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 về "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", trong đó phân loại bốn cấp độ dịch bệnh. Sau đó, Bộ Y tế hướng dẫn các tiêu chí, phương pháp đánh giá và xác định cấp độ dịch. Đã từ lâu tôi quên covid rồi. Tôi vừa bị covid xong, đợt này bị nặng, đầu rất đau như muốn nổ ra, họng rát, như muốn đến cõi chết. Vượt qua được thời gian này bản thân tôi rất mừng Và có lời khuyên nếu ai chưa tiêm thì hãy nên tiêm, bệnh trở nặng rất nhanh. mong mọi người bình yên nhiều sức khỏe Gửi niệm lành cho tất cả Tôi quên covid và giờ không quan tâm nữa. xem như bệnh cảm thôi Bình thường mới rồi Đến giờ tôi vẫn giữ thói quen khẩu trang ở mọi nơi, hiện tại hai vành tai tôi thâm đỏ vì quai khẩu trang nhưng như thế thì vẫn an toàn hơn việc mắc covid Cứ phải thận trọng nếu chủ quan là ôm hận đó nghen... Thứ trưởng nói rất thiết thực. Rất cần thiết trong việc điều chỉnh chính sách trong ngành y để nhân viên ngành y yên tâm cống hiến, cần sớm có những định hướng để kịp thời ứng phó với đại dịch hiện tại và tương lai, người dân không nên chủ quan và cho rằng đại dịch đã qua khỏi. Thời gian gần đây thời tiết diễn biến phức tạp nặng nề...dẫn đến tình trạng nhiều người bị nhiễm bệnh...chuyển nặng nhất là người có bệnh lý người già.. |
Hai xe va chạm, 24 người nhập viện Khoảng 6h, xe khách đón công nhân từ xã Tân Phú theo quốc lộ 48E đến công ty may ở xã Kỳ Tân, cùng huyện Tân Kỳ. Khi qua ngã tư giao với quốc lộ 48D, thuộc xã Tân Phú, xe khách bị xe tải đâm ép vào vệ đường, móp thành bên phải.Công nhân trên xe hoảng loạn kêu khóc, được người dân xung quanh đưa đi cấp cứu.Đại diện Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc, đóng ở huyện Nghĩa Đàn, cho biết 23 người nữ, một nam trên xe chở công nhân được đưa tới viện. Trong đó, 3 bệnh nhân đa chấn thương phải chuyển lên tuyến trên; 6 trường hợp gãy xương, trật khớp; số còn lại bị thương phần mềm.Tại hiện trường, xe khách bị móp bên hông, xe tải bị hư hỏng phần đầu. Mặt đường còn lưu lại vệt phanh kéo dài của xe tải.Thời điểm tai nạn trời không mưa, ngã tư không có đèn tín hiệu giao thông, tầm nhìn thoáng. Công an đang điều tra nguyên nhân tai nạn. các xe tải chở đất đá này thì chạy kinh rồi qua ngã ba ngã tư và những chổ đường cong khuất tầm nhìn thì các bác tài nên bấm một hồi còi dài để báo hiệu cho xe khác biết về sự hiện diện của xe mình tránh tai nạn, rất nhiều người hình như ko biết tác dụng của còi xe Xem clip mới thấy ông xe khách quá ẩu Mình xem video thấy 2 xe chạy qua ngã tư đều nhanh cả. Thường đến khu vực đông người, nơi giao nhau nên giảm tốc độ và còi để cảnh báo. Xe ben là hung thần xa lộ, qua giao lộ thường không giảm tốc độ, tới khi phát hiện nguy cơ xẩy ra tai nạn thì không bao giờ thắng kịp. Cần có giải pháp kỷ thuật để hạn chế tốc độ của các xe ben - xe đầu kéo - xe tải và xe khách. Xem video thấy xe tải chạy nhanh,đã quen đường mà qua ngã tư không giảm tốc độ,không còi báo gì cả.Ra đường sợ nhất mấy ông xe tải này. Nhanh thì ai cũng đi được, biết lo cho mình và xã hội mới khó. Xe taỉ naỳ cơi nơi, phaỉ phạt thật nặng. Xem video thì có vẻ như xe chở công nhân đi sai, vì xe ben đã đi vào khu vực ngã tư trước, mà ngã tư khuất tầm nhìn mà cơ quan chức năng không làm đèn tín hiệu giao thông gì cả. Có nên quy định bắt buộc khi học và thi lấy bằng lái xe (C, D, E) là phải tốt nghiệp 12 không ta? 2 hung thần gặp nhau |
Khởi công hầm chui nút giao vành đai 2,5 với đường Giải Phóng Hầm được xây dựng ở ngã ba Giải Phóng - Kim Đồng, điểm đầu kết nối với dự án vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - quốc lộ 1A; điểm cuối nối với đường Kim Đồng, quận Hoàng Mai.Hầm chui quy mô 4 làn xe, tổng chiều dài hầm và đường dẫn 890 m theo hướng vành đai 2,5, trong đó hầm kín dài 140 m, hầm hở dài 320 m. Tường chắn, đường dẫn vuốt nối vào đường hiện trạng dài 430 m. Đoạn qua hầm mỗi chiều 2 làn xe rộng 3,5 m/làn, đoạn ngoài hầm mỗi chiều 3 làn xe rộng 3,5 m/làn.Tổng đầu tư của dự án 778 tỷ đồng, từ nguồn từ ngân sách TP Hà Nội. Dự án do liên danh Công ty CP Tập đoàn Cienco 4 - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 3 thực hiện. Tư vấn giám sát là liên danh Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình giao thông 2 và Công ty CP Tư vấn đầu tư và Xây dựng đường sắt.Ông Nguyễn Chí Cường, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (chủ đầu tư), cho hay đơn vị xác định việc thi công rất phức tạp do công trình qua ga Giáp Bát, đòi hỏi giải pháp an toàn cho tuyến đường sắt Bắc Nam, không làm gián đoạn vận hành của ga. Ngoài ra, nút giao trên đường Giải Phóng, Kim Đồng có lưu lượng phương tiện lớn, khó tránh khỏi ùn tắc trong quá trình thi công.Hầm chui vành đai 2,5 với đường Giải Phóng là công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021-2025, mục tiêu khắc phục tình trạng ùn tắc giữa vành đai 2,5 với đường Giải Phóng, từng bước hoàn chỉnh tuyến vành đai 2,5 theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo giao thông thông suốt qua ga hàng hóa Giáp Bát.Tại lễ khởi công, Chủ tịch TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị tuân thủ chặt chẽ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng để thi công theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Các sở Giao thông Vận tải, Xây dựng, UBND quận Hoàng Mai phối hợp, hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, không ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân khu vực dự án.Đây là hầm chui thứ năm tại Thủ đô được xây dựng từ năm 2009 đến nay, sau các hầm Kim Liên - Xã Đàn, Trung Hòa, Thanh Xuân, Lê Văn Lương.Võ Hải Thà trải lại nhựa đường các tuyến phố trung tâm đi cho êm ái còn hơn, trục này đâu có đông tới nỗi phải làm hầm đâu . Mặt đường đi còn xóc hơn cả trên núi, chẳng có ngã tư nào là không cắt ngang cắt dọc để chạy điện chạy nước cả Dự án này đã triển khai đền bù GPMB cách đây hơn 20 năm, nay mới khởi công là quá chậm.Mong thực hiện đúng tiến độ. Đúng tuyến đường mình đi làm, bình thường đã tắc rồi. Giờ chắn làm hầm thì còn tắc nữa. Có thể lùi lại 2 năm nữa được ko. Lúc đó chuyển công ty khác. 3 năm để làm gần 900m đường liệu có quá lâu? Ủng hộ làm hầm chui và cầu vượt, dù giờ phải chịu bụi bặm và chật chội nhưng lợi ích tương lai giao thông thông suốt là cực lớn! đường giải phóng mà làm hầm chui đúng cái đoạn kim đồng thì á có mà tắc. bình thường xe khách từ bến giáp bát ra rẽ vào kim đồng để quay đầu đã tắc rồi, giờ lại còn làm giảm diện tích đường ở trên. xong rồi lại kéo dài 3 năm 5 năm 10 năm công trình quây tôn lại, đường đi làm đi ăn lại bị vòng đường khác Về sau làm hầm xong, ngã 4 Kim Đồng Trương Định đã tắc lại còn tắc hơn. Sao làm lâu vậy, mất 3 năm Thành phố lớn thì tỉ này tỉ kia. Tôi thuộc trung tâm thị trấn Eapok huyện Cưmgar tỉnh Daklak. Hàng ngày phải đi trên con đường đá cấp phối lầy lội, đầy ổ gà ổ trâu. Chỉ mong có một con đường bê tông để đi lại thuận lợi thôi. Hầm chui này chỉ cho xe đi phía dưới hầm qua đường sắt còn phía trên thì vẫn duy trì vỉa hè và đường sắt chưa cho kết nối các đường gom cạnh hầm chui phía Đinh Công với đường Giải Phóng. Rất mong thành phố sớm triển khai di dời ga đường sắt Giáp Bát thì mới thông xe đầy đủ phía trên mặt hầm chui từ Định Công kết nối với Giải Phóng. Có một thực tại là nắp cống không bao giờ bằng mặt đường. 3 năm làm cái hầm chui , nản hết chỗ nói Rất hoan nghênh. Chúng tôi đợi cái đường vành đai 2.5 này lâu lắm rồi, cỡ 20 năm mà chưa xong! Làm nhanh lên chứ dự án chậm quá lâu rồi. Cả cái đường vành đai 2,5 nữa, làm xong hầm mà không có đường kết nối thì đi kiểu gi. Đề nghị quyết liệt hoàn thành dứt điểm dự án này K hiểu đến đoạn Đầm Hồng xong các chủ phương tiện bỏ xe xuống thuyền ah? Dự án con đường gì lại chia theo từng quận, quận làm quận không nên thành đường vành đai cụt |
Thủ tướng yêu cầu siết cấp phép kinh doanh karaoke Ngày 5/10, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng cháy chữa cháy hồi giữa tháng 9, yêu cầu Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch rà soát việc cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường. Việc này cần hoàn thành trong quý IV.Bộ Công an được yêu cầu phối hợp với các địa phương tổng kiểm tra, rà soát toàn quốc về an toàn phòng cháy chữa cháy; tập trung vào cơ sở đông người, khu vực nguy cơ cao như chung cư, nhà cao tầng, khu công nghiệp, chợ, nhà kho, quán karaoke, vũ trường, quán bar... Lãnh đạo Chính phủ lưu ý bắt buộc khắc phục với cơ sở đưa vào sử dụng nhưng không đảm bảo an toàn; chống tham nhũng khi kiểm tra, giám sát.Bộ Xây dựng rà soát, sửa đổi, ban hành mới quy chuẩn phòng cháy chữa cháy, trong đó tập trung vào việc thiết kế nhà ở riêng lẻ. Nhà ở riêng lẻ kết hợp mục đích khác cần có tiêu chuẩn an toàn mới về phòng cháy chữa cháy... Tiến độ sửa các quy định nêu trên cần hoàn thành trong quý IV.Lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Công an, Nội vụ, Lao động Thương binh và Xã hội nghiên cứu đề xuất bổ sung cứu hộ cứu nạn và điều chỉnh việc chữa cháy vào danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Lực lượng này cần có chế độ, chính sách đặc thù để phù hợp với tính chất công việc.Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn; huy động nguồn lực hợp tác công tư và xã hội hóa công tác này. Các đơn vị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, công nghệ cao, công nghệ chữa cháy tự động.Thời gian qua, toàn quốc xảy ra nhiều vụ cháy quán karaoke. Tháng 8, vụ cháy quán karaoke 3 An Phú (Bình Dương) làm 32 người chết, 17 người bị thương. Đầu tháng 8, ba cảnh sát đã hy sinh khi tham gia chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại quán karaoke 5 tầng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội.5 năm qua, toàn quốc xảy ra hơn 17.000 vụ cháy, làm 433 người chết, 790 người bị thương; thiệt hại 7.000 tỷ đồng và 7.5000 ha rừng. Ngoài ra, 149 vụ nổ đã xảy ra làm 64 người chết, 190 người bị thương. Địa bàn xảy ra cháy chủ yếu ở thành thị (60%), tập trung khu vực dân cư, nhà dân kết hợp sản xuất kinh doanh; cơ sở sản xuất, kho tàng. Nguyên nhân chủ yếu các vụ cháy do sự cố hệ thống, thiết bị điện (45% số vụ). Karaoke là ngành kinh doanh có điều kiện, vậy nên chăng phải có quy chuẩn cho quán karaoke, từ diện tích phòng, lối đi, thoát hiểm, khoảng cách đến khu dân cư...Tuyệt đối cấm quán karaoke tại khu dân cư, cấm cải tạo từ nhà ởĐại loai kiểu kiểu như cây xăng, cửa hàng kinh doanh gas vậy Như tôi mở quán karaoke là phải rộng thoáng, đướng đi 4 mét, không làm lầu, có 2 lối thoát đủ sức cho xe hơi chạy chứ đừng nói là người, trung tâm có công viên nhỏ 200 mét m2, bình chữa cháy phải đầy đủ, và đặc biệt tuyệt đối cấm không cho khách sử dụng chất kích thích, ai chơi là tắt nhạc mời ra ngoài ngay lập tức, còn chây ỳ thì alo quản lý hành chính TTXH luôn Một quyết định đúng đắn, hoàn toàn ủng hộ. Được như thế xã hội sẽ bớt nhiều tai ương và tệ nạn. Nếu dẹp được luôn thì càng tốt. Xin được giấy phép kinh doanh KS , và karaoke ko dễ. Ai đã làm sẽ hiểu. |
Phó chủ tịch huyện Cam Lâm bị cách chức Quyết định kỷ luật được Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà đưa ra sau hơn một tháng bà Ngân bị Ban thường vụ Tỉnh ủy cách tất cả chức vụ trong Đảng. Thời gian tới, Cam Lâm sẽ giới thiệu, bổ sung vị trí Phó chủ tịch huyện bị khuyết.Trước đó, bà Ngân cùng nhiều cán bộ ở huyện Cam Lâm bị xác định vi phạm quy chế làm việc và pháp luật đất đai, thiếu trách nhiệm lãnh đạo, kiểm tra khi cho phép 114 trường hợp tặng cho đất, hiến đất tự làm đường để tách 2.350 thửa với tổng diện tích hơn 57 ha.Những sai phạm trên tác động xấu quy hoạch hạ tầng, quản lý đất đai, gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thu ngân sách... Hơn một năm qua, huyện Cam Lâm trở thành điểm nóng "phân lô, bán nền". Một số sàn giao dịch bất động sản, cò đất về đây "vẽ" dự án khiến thị trường nhà đất ở huyện rối loạn.Bùi Toàn |
Không được nhận trợ cấp thất nghiệp vì quy định 'tháng liền kề' 5 năm trước, vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Tiên được Công ty TNHH Asia Garment (quận 12) nhận vào làm công nhân, hợp đồng lao động một năm, sau đó là không xác định thời hạn. Hàng tháng, chị đều bị công ty trừ gần 600.000 đồng tiền lương để đóng các khoản bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp. Nữ công nhân nói rằng thu nhập mỗi tháng hơn 6 triệu đồng, thấy trừ nhiều cũng tiếc nhưng nghĩ đến quyền lợi lâu dài nên chấp nhận, cố gắng tăng ca bù vào."Thế nhưng khi đụng chuyện mình không được bất cứ quyền lợi gì", chị Tiên nói. Giữa năm 2020, chị sinh con nhưng chờ mãi không thấy tiền thai sản. Đầu năm sau khi đi làm lại, công ty liên tục chậm lương. Nhiều người bức xúc ngừng việc, khiếu nại cơ quan chức năng mới biết công ty nợ bảo hiểm xã hội hơn 8 tỷ đồng. Trong 4 năm làm việc, vợ chồng chị được công ty đóng đủ các khoản bảo hiểm hơn 1,5 năm. Thất vọng, anh chị và 400 công nhân khác nghỉ việc.Mất việc vừa lúc đợt dịch thứ 4 bùng phát ở TP HCM, vợ chồng chị Tiên không tìm được việc mới. "Con nhỏ, lương bị nợ, dịch đến, khó khăn bao vây", chị nói. Nhớ đến quá trình 1,5 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp, chị đến Trung tâm dịch vụ việc làm chi nhánh quận 12 hỏi thủ tục với hy vọng mỗi người sẽ nhận được ba tháng trợ cấp. Tuy nhiên hồ sơ của vợ chồng chị bị loại "từ vòng gửi xe". Cán bộ tiếp nhận yêu cầu chị đến cơ quan bảo hiểm xã hội chốt quá trình đóng với yêu cầu tháng liền kề trước khi nghỉ việc phải tham gia đầy đủ."Vợ chồng tôi không thể đáp ứng được yêu cầu này vì công ty nợ bảo hiểm nên bỏ cuộc", chị Tiên nói. Mấy tháng thất nghiệp, thành phố lại phong tỏa, vợ chồng chị vay mượn khắp nơi để cầm cự. Quá mệt mỏi nên khi các lệnh giãn cách được gỡ bỏ, cả nhà liền kéo nhau về Đồng Tháp. Giờ đây, chị xin vào làm công nhân một xưởng may gần nhà, không muốn quay lại thành phố.Tương tự, anh Nguyễn Xuân Nghị, 50 tuổi, có 22 năm làm việc tại Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT), quận 1, nhưng đến khi mất việc không nhận được một đồng nào từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.Cuối năm ngoái, công ty liên tục chậm lương nên anh xin nghỉ việc. Kiểm tra trên ứng dụng VssiD của ngành bảo hiểm, anh Nghị thấy rõ quá trình đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp của mình đến tháng 7/2020, tương đương 13 năm 6 tháng. Theo Luật Việc làm, anh nhận được 12 tháng trợ cấp thất nghiệp, mức tối đa cho người thụ hưởng. Tuy nhiên, khi liên hệ trung tâm dịch vụ việc làm, anh bị từ chối do tháng liền kề trước khi nghỉ việc công ty để nợ bảo hiểm.Anh Nghị nói rằng miệt mài đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao năm qua, nếu được giải quyết cũng chỉ nhận được 12 tháng, tức 12 năm như vậy người tham gia đã chịu một phần thiệt. Đằng này với lý do công ty không đóng hai năm, cơ quan quản lý lại từ chối không chi trả cho người thất nghiệp là "quá bất công". Cán bộ giải thích quá trình đóng sẽ được cộng dồn nếu anh tìm được việc mới và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, anh Nghị cho rằng thời gian đóng của bản thân quá dài thì cộng dồn không có ý nghĩa."Tôi thực sự rất thất vọng vì lúc mình khó khăn nhất đã không được giúp đỡ", anh Nghị nói và cho biết bản thân là trụ cột gia đình 5 người với mẹ già 90 tuổi, vợ không đi làm vì chăm hai con nhỏ. Hơn nửa năm thất nghiệp, anh cũng tìm được việc mới với mức lương mỗi tháng hơn 6 triệu đồng. Nếu gắn bó đến lúc nghỉ hưu, anh sẽ không còn cơ hội nhận trợ cấp thất nghiệp vì hết tuổi lao động. Không chỉ anh mà hàng chục đồng nghiệp cũng lâm cảnh tương tự bởi tính đến tháng 8, SPT đã để nợ hơn 34 tỷ đồng bảo hiểm xã hội.Anh Nghị, chị Cẩm Tiên là hai trong số gần 13,4 triệu người hàng tháng trích lương đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến cuối năm 2021, kết dư của quỹ này hơn 61.400 tỷ đồng. Số kết dư cao hơn hai lần tổng chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý nên ngân sách nhà nước không phải hỗ trợ.Theo quy định, hàng tháng chủ doanh nghiệp và người lao động trích 2% tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nhà nước hỗ trợ tối đa 1%. Người lao động mất việc sẽ được trợ cấp ít nhất ba tháng với thời gian tham gia 12-36 tháng, sau đó cứ một năm tham gia sẽ thêm một tháng, tối đa là 12 tháng. Mức hưởng bằng 60% tiền lương trung bình 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.Năm 2021, cả nước có hơn 801.000 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng hơn 37.000 người bị từ chối giải quyết.Lý giải các trường hợp bị từ chối, đại diện Trung tâm dịch vụ việc làm TP HCM (thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội), đơn vị tiếp nhận hồ sơ giải quyết trợ cấp thất nghiệp, cho biết theo Nghị định 61 hướng dẫn thi hành Luật Việc làm, người lao động muốn nhận trợ cấp phải được cơ quan bảo hiểm xã hội chốt sổ đến thời điểm tháng liền kề trước khi lao động nghỉ việc để hoàn thành hồ sơ. Muốn đáp ứng được yêu cầu "tháng liền kề", công ty của lao động làm việc không nợ bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, những người tìm được việc làm trong vòng 15 ngày hoặc quá thời hạn 3 tháng làm hồ sơ cũng không được chi trả.Ông Nguyễn Quốc Thanh, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM, nói nguyên tắc doanh nghiệp đóng đến đâu cơ quan bảo hiểm xác nhận đến đó. Do đó, với doanh nghiệp nợ bảo hiểm, người lao động không được xác nhận "tháng liền kề".Hiện, quy định tháng liền kề trước khi nghỉ việc phải đóng đủ vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp không được nói rõ trong Luật Việc làm nhưng các văn bản hướng dẫn đều nêu cụ thể. Theo quy định người lao động đóng đủ ít nhất 12 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, nhưng nếu công ty nợ bảo hiểm sẽ không được nhận do không đáp ứng được tiêu chí tháng liền kề trước khi nghỉ việc phải đóng đủ vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị định 61.Thống kê, riêng TP HCM, đến cuối tháng 3, ghi nhận gần 44.500 đơn vị, doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội từ một đến trên 12 tháng với tổng số tiền hơn 4.000 tỷ đồng. Ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách pháp luật (Liên đoàn lao động TP HCM), nói hàng tháng người lao động đều bị công ty trích lương đóng vào các quỹ bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp. Doanh nghiệp để nợ bảo hiểm xã hội không phải lỗi của người lao động, song các chế độ liên quan đến họ đều bị ảnh hưởng, trong đó có trợ cấp thất nghiệp."Người lao động mất việc đã khó khăn, khi không được hỗ trợ sẽ càng thiệt thòi", ông Đô nói và đề xuất chính sách nên có thêm tầng hỗ trợ tùy mức độ đối với những lao động ở các doanh nghiệp bị nợ bảo hiểm xã hội. Việc này giúp quỹ bảo hiểm thất nghiệp làm tròn vai trò, là giá đỡ khi lao động thất nghiệp.Luật sư Hồ Nguyên Lễ, Trưởng văn phòng Luật Tín Nghĩa (Đoàn luật sư TP HCM) nói rằng các điều khoản của Luật Việc làm không quy định về "tháng liền kề", nhưng các văn bản hướng dẫn lại bổ sung thêm điều kiện này đã hạn chế người hưởng trợ cấp từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp."Đây là hướng dẫn 'thắt cổ chai', vi phạm quyền lợi chính đáng của người lao động bị thất nghiệp", luật sư Lễ nói và cho rằng căn cứ vào Điều 156 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật " nêu "trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn". Do đó, các cơ quan thẩm quyền cần xem xét quy định trên để áp dụng, tức theo Luật Việc làm, nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, đặc biệt trong bối cảnh quỹ bảo hiểm thất nghiệp kết dư rất lớn.Lê Tuyết Những năm DN làm ăn được đóng đủ cho bảo hiểm, y tế ... thì phải trả cho người ta chứ, anh cho DN nợ, trả chậm là chuyện của anh và doanh nghiệp sao lại kéo người lao động vào. Đọc mà thấy thương người lao động quá, đóng BH bao năm trời lúc thất nghiệp thì lại bơ vơ, bây giờ muốn nhận BH một lần cũng càng ngày càng khó. Ai là người bảo vệ quyền lợi của họ đây??? NLĐ đóng tiền BHXH hàng tháng do công ty tự trừ trên bảng lương => cty chiếm dụng tiền đó và nợ BHXH => NLĐ thì hoàn thành nghĩa vụ mà công ty thì không nhưng cuối cùng hậu quả lại do NLĐ gánh khi không được nhận các chế độ đúng ra thuộc về mình. Có biện pháp gì cho tình trạng này? "Tôi thực sự rất thất vọng vì lúc mình khó khăn nhất đã không được giúp đỡ" Cái này là tiền mình đóng mà lúc đi rút phải nói là " không được giúp đỡ". Nếu chuẩn chỉ thì phải là " được nhận", " được hưởng", " được quyền lợi". Vấn đề ko phải do chế độ BHXH mà là do chế độ hậu kiểm đóng BHXH bắt buộc. Việc này bên BHXH cũng cần có trách nhiệm chứ nhỉ? tạo cơ chế sao cho cty bắt buộc tháng nào đóng tháng đó và chốt thì mới được. Mặc dù là tiền của người lao động, và những người cần số tiền này nhất càng dễ bị tổn thương nhất thì lại rất dễ bị bóp nghẹt nhất. Sáng nay mình vừa đi nộp hồ sơ để nhận BHTN. Nhưng nếu muốn nhận tiền qua tài khoản thì bắt buộc phải sử dụng tài khoản của một ngân hàng A. Nếu chưa có thì sẽ được đưa luôn một tờ đăng ký mở tài khoản của ngân hàng đó. Ngoài ra, mình còn được đưa một tờ đăng ký nhận tư vấn việc làm. Mình nói rằng mình không có nhu cầu nên mình không ký, thì cán bộ giải thích: đây là luật, dù không nhận tư vấn và cũng sẽ không ai gọi điện tư vấn thì vẫn phải ký. Vậy nên mình quyết định không nộp hồ sơ nữa.Ngành BHXH có lẽ nên nhìn sang ngành thuế để học tập. 2 năm liền mình đều nộp hồ sơ hoàn thuế online, nhận tiền hoàn thuế qua tài khoản của ngân hàng nào cũng được.Vậy nên không hiểu vì lý do gì mà bên Bảo hiểm lại có yêu cầu vô lý rằng: chỉ được nhận tiền qua tài khoản của ngân hàng A. Tôi cũng đã từng bị mất bảo hiểm thất nghiệp do doanh nghiệp nợ. BHXH cho doanh nghiệp nợ thì BHXH phải chịu trách nhiệm chứ bắt người lao động gánh chịu là sao? Tôi đã đóng bảo hiểm miệt mài hơn 8 năm trời, rốt cuộc đến khi hỏi bảo hiểm thì cty tôi mới chốt sổ năm thứ 7, và nợ bảo hiểm hơn 1 năm và mất khả năng chi trả. Cuối cùng tôi mất trắng 7 tháng lương thất nghiệp + 1 năm tôi bị trừ BHXH thẳng vào lương. Cho tôi hỏi thế công bằng ở đâu ? Quyền lợi ở đâu ? Cứ bắt người lao động phải đóng, tháng nào cũng trừ vào lương rồi cuối cùng khi xảy ra chuyện, người thiệt thòi vẫn là người lao động. Có ai có thể trả lời cho tôi biết không ? Tại sao khi cty không chịu đóng BH tháng liền kề bên BH lại bắt người đóng BH đi tìm cty cũ để năn nỉ họ đóng, nếu họ muốn đóng và làm đúng nghĩa vụ thì họ đã không làm vậy rồi, phải có mức xử phạt đối với những cty vô trách nhiệm như vậy chứ. BHXH phải báo qua thư cho người LĐ khi không nhận được tiền BH trong một thời gian dài như vậy mới đúng, đằng này quyền quyết định lại nằm trong tay HR của cty, có đóng hay không người LĐ không biết gì hết. Rồi cty họ làm sai luật BHXH phải thì báo cho ai để giải quyết? Luật sư Hồ Nguyễn Lê nói đúng quá, nếu giả sử như Anh Nghị thì đã đóng tới mười mấy năm giờ do mấy tháng công ty không đóng mà không được nhận. Có mấy người lao động muốn nghỉ việc để nhận trợ cấp thất nghiệp nếu không vì hoàn cảnh. Chán thiệt chứ. Người lao động thiệt thòi đủ kiểu, Cty họ trốn đóng (hoặc nợ) bảo hiểm thì người lao động cũng thua. Tội mấy bạn công nhân đã khổ, bị công ty nợ tiền đóng bảo hiểm, đến khi cần tới thì bị loại! Tôi cho rằng nếu doanh nghiệp còn nợ phần nào bhxh của người lao động thì bhxh có quyền treo thời gian nợ lại đó tạm thời ko giải quyết nhưng bắt buộc bhxh phải giải quyết quyền lợi cho người lao động theo thời gian mà doanh nghiệp đã đóng bhxh cho người lao động đóng thì tùy vào hảo tâm doanh nghiệp còn rút hoặc lãnh thì hơi khoai đấy, lên bờ xuống ruộng luôn. câu chuyện không có hồi kết, chỉ tội người lao động. |
Bình Dương xây 300 nhà ở xã hội dạng liền kề Công trình do UBND TX Bến Cát cùng một doanh nghiệp xây tại xã An Điền theo dạng nhà phố liền kề. Người lao động khi mua nhà ở xã hội thuộc dự án này sẽ được trả góp, hỗ trợ vay vốn gói ưu đãi lãi suất 4,8% một năm kèm cam kết hoàn thiện 100% pháp lý.Dự án còn có nhiều tiện ích như: công viên ven sông Thị Tính 4,8 ha, khu vui chơi, thể dục thể thao, trung tâm thương mại, trường học liên cấp INSchool...Trước đó, tỉnh Bình Dương cùng Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD, Bộ Xây dựng) đã khởi công xây 1.000 căn hộ xã hội tại TP Thủ Dầu Một với hệ thống sân vườn, bể bơi, bãi đỗ xe, khu sân chơi... Một tập đoàn khác cũng vừa công bố xây 1.000 căn hộ nhà ở xã hội tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An.Bình Dương có khoảng 2,7 triệu dân với 1,5 triệu lao động. Toàn tỉnh hiện có 25 dự án nhà ở xã hội với trên 1,4 triệu m2 sàn, giá bán 5,6-14,9 triệu đồng mỗi m2. Địa phương còn có 22 dự án nhà ở thương mại dành 20% quỹ đất để xây nhà ở xã hội với tổng diện tích trên 64 ha.Vấn đề nhà ở xã hội được các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đặc biệt quan tâm sau khi Covid-19 bùng phát ảnh hưởng người lao động. Ngoài Bình Dương, mới đây TP HCM có đề án phát triển một triệu căn hộ dành cho người thu nhập thấp. Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025 xây 10.000 căn hộ giá rẻ cho công nhân. Bình Phước vừa ban hành đề án đến năm 2030 thực hiện 18 dự án nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu khoảng 156.000 người.Trong chuyến công tác tại Bình Dương tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đang triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023, trong đó ưu tiên chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Hiện cả nước đã có hơn 300 dự án nhà ở xã hội với khoảng 155.800 căn; hơn 400 dự án với tổng số 450.000 căn đang triển khai.Phước Tuấn Nhà ở xã hội tận ...1,6 tỉ. Tôi bác sĩ ra trường 10 năm hơn chưa mua nổi. Thật không thể tin được. 1.6 tỷ sao mua nổi Cao quá. Là người làm bđs em biết nhiều chỗ rẻ hơn vị trí tốt hơn, pháp lý tốt hơn. Nhà ở xã hội mà tới 1.6 tỷ thì công nhân lao động bình thường chẳng thể gom góp vay mượn đủ tiền để mà mua ở. Nhớ mới năm nào trước dịch có nơi xây nhà ở xã hội giá chỉ một hai trăm triệu cho công nhân lao động nay đâu rồi. Người lao động bình thường chỉ cần căn nhà diện tích vừa đủ, đàng hoàng kiên cố một tí là được, không cần hào nhoáng chi cả. Nhà ở xã hội sao lại xây liền kề, vừa giá cao lại tốn đất? Nhà ở mang danh là nhà ở xã hội mà tận 1.6 tỷ / căn. cơ à Công nhân viên chức dành dụm bao nhiêu năm mới mua được nhỉ ? 1tỉ6 1 căn nhà 60m2! Rẻ thật! nhà ở xã hội 1.6 tỷ! ghê thiệt!tính ra là 4x15chả biết nói sao, nói nhà mắc thì nhìn quanh từ giá vlxd, nhân công các kiểu cũng có cái gì nó rẻ đâu! tính vậy quy ra thì giá thành nhà như vậy lại hợp lýChỉ là 1.6 tỷ thì may ra tầng trung lưu mới mua được chứ đại đa số vẫn còn mơ! Nhà ở xh giá 1.6ty làm cách nào cn lương 10triu mua nổi. Trời! Nhà ở xã hội mà long lanh quá! Không biết người mua là ai?! 1 tỷ 4 cho 60m2 giá hơi chát Tôi ở tỉnh khác tôi muốn đăng kí mua thì phải làm sao? Có ai biết ko? Rất đẹp nhưng giá 1,6 tỷ đồng thì liệu Công nhân VN làm bao lâu mới đủ tiền mua đây>? Đừng thấy hoa nở mà ngỡ xuân về, được bao nhiêu người mua được nhà ở xã hội, hãy thử đi rồi biết, biết bao nhiêu nhà ở XH giá rẻ, nhưng để được đến tay người thu nhập thấp không phải đơn giản đâu. giá này mà là nhà ở xã hội sao :') |
6 sân bay được đề xuất đầu tư mở rộng theo hình thức PPP Bộ Giao thông Vận tải vừa báo cáo Chính phủ công tác đầu tư, khai thác tại một số cảng hàng không. Theo đó, Bộ lựa chọn 6 sân bay để đầu tư mở rộng, nâng cấp theo nhu cầu phát triển của địa phương.Các sân bay dự kiến được đầu tư mới một số hạng mục như nhà ga hành khách, kéo dài đường băng, bổ sung sân đỗ để nâng công suất khai thác và đón máy bay lớn hơn, hoặc mở rộng khu nhà ga hàng hóa, phát triển khu logistic.Công tác nghiên cứu mở rộng sáu sân bay sẽ trải qua các bước như khảo sát hiện trạng, lấy ý kiến địa phương, các bộ ngành...Hiện một số sân bay như Chu Lai, Vinh, Cần Thơ chưa đạt công suất thiết kế, song theo dự thảo quy hoạch đến năm 2030 sẽ được nâng công suất. Một số địa phương như Nghệ An đã kiến nghị mở rộng sân bay Vinh, xây mới nhà ga hành khách T2 công suất 10 triệu hành khách mỗi năm, xây đường cất hạ cánh số 2, xây nhà ga hàng hóa và các hạng mục phụ trợ trước năm 2025.Trừ Nà Sản dừng hoạt động, năm sân bay đang nằm trong số 22 cảng do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý, khai thác. Trong khi nguồn lực của ACV tập trung đầu tư các sân bay lớn thì việc huy động vốn xã hội sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình nâng cấp sân bay nhỏ.Để tạo hành lang pháp lý, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Theo đó, Bộ đề xuất chuyển giao khu bay và ACV chuyển giao các công trình hạ tầng thiết yếu của một số sân bay ở vùng xa cho địa phương quản lý để chủ động huy động nguồn lực đầu tư phát triển.Tuy nhiên, để xã hội hóa hạ tầng hàng không, các quy định có liên quan về sử dụng tài sản công cần được sửa đổi, tạo hành lang pháp lý cho việc chuyển giao, định giá tài sản, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Những sân bay đang khai thác dưới công suất thì mở rộng để làm gì ? PPP là gì vậy ? Sân bay Cần Thơ chưa khai thác đạt 50% công suất thiết kế thì mở rộng để làm gì? Vinh thì còn hợp lý, còn như Chu Lai thì có khách khứa gì đâu mà mở rộng. Thọ xuân mà nâng công xuất với tăng kết nối quốc tế thì chắc nhộn nhịp nhất bắc trung bộ. Năm 2022 rồi mà sao chưa có số liệu sản lượng của năm 2021,sao lại lấy số liệu sản lượng năm 2019,như vậy sao đung với thực tế hiện tế được! Xây làm gì, xây đường sắt cao tốc đi lại thuận tiện hơn nhiều Ủng hộ việc xã hội hóa đầu tư sân bay và đề nghị mở rộng thêm nữa các sân bay sẽ được xã hội hóa. Việc xã hội hóa sẽ đẩy nhanh việc đầu tư hạ tầng góp phần nâng cao sức mạnh của nền kinh tế. |
Còn 4,4 triệu lao động chịu ảnh hưởng của Covid-19 Thông tin về tình hình việc làm ngày 6/10, lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho biết, thị trường tiếp tục khởi sắc, đời sống lao động trở lại trạng thái bình thường mới, thể hiện trên nhiều chỉ số. Lực lượng lao động và thu nhập bình quân tăng, trong khi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm so với quý trước lẫn cùng kỳ năm ngoái.Cụ thể, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tăng hơn 200.000 người so với trước, đạt 51,9 triệu. Tỷ lệ thất nghiệp kéo giảm còn 2,28%, tương ứng gần 1,06 triệu người. Đây là con số thấp nhất sau hai năm chịu tác động của đại dịch.Quý III, thu nhập bình quân lao động cả nước đạt 6,7 triệu đồng, tăng 30% (khoảng 1,6 triệu) so với cùng kỳ năm 2021 (gần 5,2 triệu do đợt dịch thứ tư kéo dài). Lao động công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng thu nhập bình quân cao nhất trong ba khu vực kinh tế, gần 40% và đạt 7,7 triệu đồng; tiếp đến là ngành dịch vụ tăng hơn 29%, đạt 8 triệu và lao động nông lâm ngư thủy sản đạt 3,9 triệu đồng (tăng 16,6%).Các ngành kinh tế đang lần lượt hồi phục, song vẫn gặp nhiều thách thức do thế giới biến động, sức ép lạm phát tăng cao. Tổng cục Thống kê khuyến nghị tiếp tục phương châm "sống chung an toàn với dịch" để chủ động ứng phó với biến chủng mới của Covid-19 và các loại dịch bệnh khác. Đồng thời, các chính sách an sinh phải thực hiện hiệu quả, kết nối cung cầu lao động, cải thiện nguồn nhân lực để tăng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài.Cùng kỳ năm ngoái, khoảng 1,3 triệu người đã rời thành phố về quê tránh dịch (tháng 7-9/2021). Số liệu chưa tính đến dòng người về quê từ đầu tháng 10, khi TP HCM và các tỉnh phía Nam nới lỏng Chỉ thị 16. Trong số trở về, khoảng 34% đang có việc làm; 38% mất việc, không tìm được việc làm do cách ly, giãn cách và số còn lại không có nhu cầu làm việc do e ngại dịch bệnh.Hồng Chiêu Lương cơ bản vẫn đang khoảng 5tr/ tháng. để được mức thu nhập 9tr như trên thì số giờ tăng ca phải phải như thế nào các bạn biết rồi đó. Đồng bằng song cửu long đứng thứ 3 mà cơ sở hạ tầng kém, đầu tư ko đúng như mong đợi. Nếu được đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng với tiềm năng, tôi tin rằng thu nhập đầu người ở khu vực này còn cao hơn nhiều. Tp HCM thu nhập cao hơn nhưng đời sống mọi thứ đều đắt đỏ. Rốt cục người lao động lại chọn về quê hoặc các vùng có đời sống dễ thở hơn tuy lương thấp một chút. Giờ thì muốn người lao động quay lại cũng khó. Tuy nhiên, điều kiện sống vùng Đông Nam Bộ cũng có thể nói là khá kém vì mật độ dân cư, nhà xưởng, giao thông... rất cao, cho nên tình trạng kẹt xe, nhà ở chật chội, giá thuê nhà cao, ăn uống đắt đỏ... thuộc loại nhất cả nước. Vì vậy tôi quyết định sống ở Đông Nam bộ. Dù nhiều lần mẹ giục tôi về quê sống và ở quê tôi cũng đã có nhà riêng. Đây là khu kinh tế trọng điểm đương nhiên thu nhập cao là đúng rồi Nhưng chi phí sinh hoạt cũng đắt đỏ và tăng mạnh nhất so với cả nước "Thu nhập bình quân tháng của người lao động cả nước đạt 6,6 triệu đồng, tăng 206.000 đồng so với quý trước và tăng 542.000 đồng (gần 9%) so với cùng kỳ năm 2021." nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì giá xăng và lương thực thực phẩm tăng bao nhiêu % , cuộc sống của những người công nhân cảm thấy dễ thở hay ngột ngạt hơn thì chưa tính tới những con số vô nghĩa với người lao động, cứ ra chợ hỏi những người bán thịt bán rau mới biết cuộc sống của người lao động, thịt thì bán ít rau và muối bán nhiều, cả xóm trọ chủ nhật êm lặng, ai ở phòng nấy Tổng quan thì lương nước mình vẫn còn thấp nhỉ. Lương cơ bản, tối thiểu CỦA 63 TỈNH THÀNH:Vùng I là 4.680.000 đồng/thángVùng II là 4.160.000 đồng/thángVùng III là 3.640.000 đồng/thángVùng IV là 3.250.000 đồng/tháng...~ 90% số các tỉnh thành rơi vào mức lương Vùng III & Vùng IV... Vậy mức lương bình quân tối thiểu vùng 3 & 4 là: 3.445.000/th...Các tỉnh Đông Nam Bộ, ngoài tp HCM (lương tối thiểu 100% thuộc vùng 1 & 2), còn lại 5 tỉnh như Vũng tàu - Bình dương - Bình phước - Đồng nai - Tây ninh..., các tỉnh thành có mức lương cơ bản của hai vùng 1 & 2 lại chiếm đa số hơn vùng 3 & 4... |
Phá dỡ 12 ụ bêtông trong Tân Sơn Nhất Công tác phá dỡ những ụ bêtông trên do Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) triển khai. Để đẩy nhanh tiến độ, các bên liên quan thống nhất chỉ dỡ bỏ phần nổi của công trình, không phá nền móng và kết cấu bêtông trong lòng ụ do không cản trở máy bay di chuyển. Hôm qua, 4 ụ bêtông đã được dỡ bỏ.Liên quan chi phí tháo dỡ các ụ bêtông trên, đại diện Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải), cho biết sẽ dùng nguồn vốn từ dự án cải tạo, nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất để chuyển trả cho Bộ Quốc phòng. Việc phá dỡ không thực hiện ở phần móng, giúp giảm chi phí so với tính toán lúc trước. Tuy nhiên, do cần sớm phá dỡ các ụ bêtông, nên việc điều chỉnh chi tiết mức giảm đang được tiến hành song song quá trình thi công...Việc tháo dỡ ụ bêtông được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Thủ tướng, sau khi sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành nâng cấp đường băng tổng vốn hơn 2.000 tỷ đồng. Điều này giúp máy bay cỡ lớn hoạt động hiệu quả vì các ụ nằm gần đường lăn W11A. Mỗi ụ dài 20 m, rộng 10 m, cao 3 m, hình chữ U, trước năm1975 làm nơi trú ẩn máy bay quân sự. Các ụ bêtông mới, sức chứa tương đương ụ cũ, sẽ được xây mới ở vị trí khác, có thể phục vụ quân sự và hàng không dân dụngSân bay Tân Sơn Nhất quy hoạch đến năm 2020 công suất 25 triệu lượt khách mỗi năm, nhưng từ năm 2017 đã đón gần 40 triệu lượt. Tăng trưởng quá nhanh khiến sân bay quá tải cả trên trời lẫn dưới đất. Mới đây, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn thành thủ tục để khởi công ga T3, nâng khả năng khai thác ở sân bay lên 50 triệu lượt khách mỗi năm.Gia Minh Nên chuyển hẳn hoạt động quân sự sang sân bay khác hoặc xây dựng mới ra phía cần giờ . Sao không di dời mà lại phá dỡ xong lại xây mới nhỉ Tôi không đồng tình với quan điểm phá dỡ, mà phải di dời sẽ tiết kiệm chi phí nhiều, còn sử dụng chứa máy bay |