text
stringlengths
23
21.9k
Đề xuất thu hồi đất ngay khi có quy hoạch Tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, sáng 6/10, Trưởng ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố (Hepza) Hứa Quốc Hưng nói rằng các Luật Đất đai 2003, 2013 và dự thảo mới nhất đều chỉ yêu cầu thu hồi đất để thực hiện dự án. Trong khi nhiều công trình từ lúc quy hoạch đến thực hiện mất cả chục năm khiến nhiều dự án gặp khó vì chi phí bồi thường lớn nhưng nguồn lực tài chính hạn chế."Nên chăng thu hồi đất ngay từ khâu quy hoạch, tức khi đồ án được duyệt, để có quỹ đất sạch cho đấu giá, đấu thầu hoặc thực hiện dự án hạ tầng bằng vốn ngân sách", ông đặt vấn đề.Ông Hưng lấy ví dụ dự án được quy hoạch từ 2022 nhưng 10 năm sau mới thực hiện, lúc đó giá trị bồi thường đã tăng lên rất nhiều lần. Nếu cho thu hồi đất trên cơ sở quyết định quy hoạch, lập dự án bồi thường với thủ tục như quy định có thể hạn chế được tình trạng "quy hoạch treo" ở nhiều dự án hiện nay.Ủng hộ đề xuất này, ông Hoàng Ngọc Tuân, Trưởng phòng Kỹ thuật, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM (Maur), cho rằng thu hồi đất sau khi đã phê duyệt dự án, thậm chí điều 92 dự thảo luật mới còn yêu cầu sau khi phê duyệt phương án bồi thường, là tạo điều kiện cho nhà đầu cơ. Bởi, họ thấy dự án đã quy hoạch sẽ gom đất. Còn dự án giao thông, hạ tầng kỹ thuật phải 5-10 năm sau mới làm, giá đất đã hoàn toàn khác.Bên cạnh đó, theo ông Tuân phạm vi thu hồi đất theo luật hiện hành cũng gây nhiều bất cập cho dự án giao thông. Cụ thể, giá trị thặng dư của công trình giao thông không phát sinh trong phạm vi thực hiện dự án, mà ở quỹ đất xung quanh. Ví dụ, tuyến Metro Số 1 diện tích thu hồi lớn nhất là 26 m hai bên, nhưng toàn bộ phạm vi 500 m đến một cây số xung quanh mới phát sinh giá trị thặng dư.Theo tính toán chưa đầy đủ của MAUR, tuyến Metro Số 1 (dài 20 km) còn khoảng 500 ha đất dọc tuyến thuộc sở hữu nhà nước, lấy giá khoảng 100 triệu mỗi m2 thì tổng giá trị diện tích này là 50.000 tỷ (tính phạm vi bán kính khoảng 500 m xung quanh tuyến). Số tiền này dư để xây một tuyến metro mà không cần đi vay vốn như hiện nay."Chưa kể, từ khi dự án khởi công đến nay, giá đất dọc tuyến metro có nơi tăng 15 lần. Tuy nhiên, thực tế toàn bộ giá trị thăng dư đầy tiềm năng xung quanh các dự án giao thông chưa được quản lý", ông Tuân nói và cho rằng bất cập trong thời điểm và phạm vi thu hồi đất đã tạo điều kiện cho nhà đầu cơ trong và nước ngoài "đi trước một bước", nắm quy hoạch và mua đất xung quanh dự án.Một đề xuất khác được ông Hứa Quốc Hưng nêu ra là cho phép chủ đầu tư thực hiện dự án dựa trên diện tích đã bồi thường liền khoanh liền thửa, không da beo, thay vì chờ thu hồi hết 100% như hiện nay. Ông cho biết hiện Hepza có dự án 99 ha, chỉ còn hơn một ha chưa bồi thường được mà toàn bộ số đất đã thu hồi bị bỏ không sẽ gây lãng phí. Trong khi đó, ước tính theo giá trị thiết kế mỗi ha đất của dự án có thể thu hút đầu tư khoảng 6,7 triệu USD, chưa kể đóng thuế hàng năm cho ngân sách nhà nước."Tôi không đặt vấn đề thu hồi 100% mới làm, hay trên 80% thì cưỡng chế thu hồi nốt, mà xin đặt ngược vấn đề là bồi thường xong 80% thì triển khai hoặc cho thuê đất, giao đất 80% đó. 20% còn lại tiếp tục thương lượng, thoả thuận", ông nói.Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM Văn Thị Bạch Tuyết cho biết sẽ ghi nhận các kiến nghị của các đại biểu để gửi ban soạn thảo và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời góp ý trong kỳ họp Quốc hội tới. Dự thảo Luật Đất đai được xem xét, thông qua theo quy trình ba kỳ họp. Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4 khai mạc trong tháng 10.Thu Hằng Đền bù thoả đáng cho người dân. Tự khắc họ sẽ giao đất khỏi cần nói nhiều Những người đã từng bị giải tỏa mới biết nỗi khổ này. Tiền đền bù chẳng bao giờ mua được đất tương xứng, ở mặt tiền thì vào hẻm hóc mà mua mới được, với lại xây cất, di chuyển đủ thứ, chỉ khổ cho người dân, cầu mong được tạo quyền lợi cho người dân ổn định cuộc sống. Quy hoạch có khi hơn cả chục năm thì nếu thu hồi ngay mà không sử dụng để đất hoang à ? Khi đó dân không có đất sản xuất, không thể ở tiếp trên căn nhà mình (đợi tới ngày quy hoach giao đất triển khai) thì biết tới bao giờ Đất nhà tôi quy hoạch làm đường năm 2000 cắt hết đất, 10 năm sau quy hoạch lại rút còn 6m, 10 năm sau nữa rút còn 4m. Giờ năm 2022 đường nhà tôi vẫn y nguyên như năm 2000. :)) Chuẩn. Nhưng khi có quy hoạch mà không triển khai thì sao. Cứ đền bù bằng giá thị trường là được hết. Vậy hãy xây khu tái định cư ngay khi có quy hoạch . Đồng ý, đã thu hồi bồi thường giải phóng cũng phải làm đồng bộ triệt để, ko cuốn chiếu, ko chia tách giai đoạn. Có vậy mới công tâm công bằng Giá đền bù bằng giá thị trường thì không cần phải thu hồi đất khi có quy hoạch??? Dân nào ở đâu cũng ủng hộ dự án cả thôi??!! Được vậy mừng quá, cư dân Thanh Đa bị quy hoạch treo gần 30 năm rồi mà vẫn chưa được thu hồi đất, xây sửa gì trên đất cũng không được. ^_^ Đề nghị ưu tiên đất đổi đất ,nhà đổi nhà sau đó mới tính chuyện chi tiền để bồi thường Nhà tôi xây năm 2007 ,năm 2010 thành phố cho cái quy hoạch cây xanh ,muốn đổi chỗ ở bán không ai dám mua khu quy hoạch. Nước ta không thiếu gì những gia đình cùng hoàn cảnh như gia đình tôi .Đề nghị nhà nước nếu quy hoạch thì thu hồi đất ngay đền bù để chúng tôi đi tìm chỗ an cư ,đời người không được bao nhiêu mà treo quy hoạch hơn chục năm ,có nơi mấy chục năm phải sống trong bất ổn .Còn nếu không có điều kiện tài chính để thực hiện quy hoạch thì phải thông báo xoá quy hoạc,không thể kéo dài quy hoạch treo ,gần như treo cả cuộc đời của tôi ở nơi đây mãi thế này ! Hiện nay có bao nhiêu cái qui hoạch treo để đó chưa thực hiện hoặc chờ giải tỏa?Thu lúc nào thì tuỳ miễn sao bồi thường tương đương giá thị trường tại thời điểm đó. Vậy hủy quy hoạch rồi có trả lại đất cho chủ cũ ko? Vậy quy hoạch treo thì sao, dân không có chổ ở, đất thì bỏ hoang.
Thông xe quốc lộ 7 sau bốn ngày lũ ống Ông Ngô Viết Hưng, Phó trưởng văn phòng đại diện Quản lý đường bộ II.2 (Khu quản lý đường bộ II), cho biết quốc lộ 7 thông xe vào tối qua, nhưng chỉ được một lối nhỏ dành cho xe bốn chỗ. Dự tính nếu thời tiết thuận lợi, phải thêm nhiều tuần nữa mới khắc phục xong tuyến này.Những ngày qua, lực lượng cứu hộ huy động 10 máy xúc, 15 ôtô tải, hàng chục công nhân chia thành nhiều mũi làm việc xuyên đêm để giải phóng hàng nghìn khối đất đá trên mặt đường.Sau khi bão Noru đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam rạng sáng 28/9, Nghệ An mưa rất to, gây ngập lụt hơn 17.400 hộ dân tại 13 huyện, thành, thị. Sáng 2/10, hàng chục vị trí trên quốc 7 từ thị trấn Mường Xén tới cửa khẩu Nậm Cắn có trên 60 điểm sạt lở. Trong đó, điểm sạt tại địa bàn giáp ranh giữa thị trấn Mường Xén với xã Tà Cạ dài hàng trăm mét.Quốc lộ 7 dài 220 km, rộng 8-13 m, xuất phát từ điểm giao với quốc lộ 1A tại huyện Diễn Châu, kết thúc tại cửa khẩu Nậm Cắn. Mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe qua Lào và ngược lại tại cửa khẩu Nậm Cắn.
BOT Cai Lậy thu phí lại sau 5 năm Từ sáng sớm, nhiều cảnh sát giao thông, trật tự túc trực hai đầu trạm thu phí BOT Cai Lậy, quốc lộ 1. Hàng chục nhân viên bảo vệ cũng được tăng cường, ba xe cứu hộ đậu sẵn tại khu vực trạm, sẵn sàng hỗ trợ các ôtô gặp sự cố.Tại trạm có ba làn thu phí tự động và một làn hỗn hợp, ở mỗi hướng đều có nhân viên điều tiết phân luồng. Theo hướng dẫn, xe chưa dán thẻ ETC phải đi vào làn hỗn hợp trong cùng. Tuy nhiên, trong buổi sáng, nhiều tài xế vẫn trả tiền mặt tại các làn thu phí tự động khiến nhiều ôtô phía sau phải xếp hàng chờ.Bên cạnh đó, do thu phí theo hình thức liên trạm, xe đi qua hai trạm nhưng chỉ thu một lần nên nhiều tài xế vẫn còn bỡ ngỡ. Anh Trần Văn Đông, 42 tuổi, cho biết anh chạy xe gia đình chủ yếu khu vực miền Tây, thỉnh thoảng mới đi TP HCM nên khá bất ngờ khi qua trạm sáng nay. "Tôi tưởng qua hai trạm sẽ phải trả tiền hai lần nên phải dừng lại để hỏi nhân viên. Sau khi trả tiền mặt, tôi được hướng dẫn dán thẻ ETC ở đầu trạm BOT", anh nói.Ngoài ra, hệ thống thu phí tự động thỉnh thoảng xảy ra lỗi, một số tài xế có dán thẻ ETC phải dừng tại trạm khoảng 30 giây mới qua được. Dù vậy, trong ngày đầu thu phí cả hai trạm ở quốc lộ 1 lẫn tuyến tránh chưa ghi nhận tình trạng ùn ứ.Ông Lê Trung Duy, Giám đốc Trung tâm Điều hành Trạm BOT Cai Lậy, nói do trạm dừng hoạt động đã lâu nên nhiều tài xế vẫn còn bỡ ngỡ. "Chúng tôi đã yêu cầu nhân viên hỗ trợ tài xế dán thẻ ETC để việc lưu thông thuận tiện hơn, có thể trong vài ngày tới tình trạng sẽ được cải thiện", ông Duy nói.Dự án xây dựng quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy dài 38,5 km, tổng mức đầu tư ban đầu hơn 1.390 tỷ đồng, bao gồm tăng cường mặt đường hơn 26 km, và xây tuyến tránh dài 12 km.Trạm BOT Cai Lậy ban đầu đặt trên quốc lộ 1 để thu phí cho hai tuyến đường. Tuy nhiên, từ khi trạm hoạt động ngày 1/8/2017, nhiều tài xế đã phản ứng, tụ tập đông người người gây ùn tắc, mất an ninh trật tự nên phải dừng thu. Sau đó, tỉnh Tiền Giang chỉ đạo nhà đầu tư xây thêm trạm mới để thu phí cho tuyến này. Trạm cũ thu hoàn vốn cho phần tăng cường mặt quốc lộ 1, đoạn qua Tiền Giang. Mức phí ở trạm BOT Cai Lậy:Xe cá nhân của người dân ở 41 xã, phường nằm trong bán kính 10 km quanh trạm thu phí thuộc thị xã Cai Lậy và 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước được miễn vé qua cả hai trạm.Riêng ôtô kinh doanh tại các địa phương này cũng được giảm. Cụ thể giá vé qua trạm trên quốc lộ 1 cho 5 nhóm xe giảm thấp nhất 6.000 đồng, cao nhất 59.000 đồng mỗi lượt. Giá vé qua trạm trên tuyến tránh giảm thấp nhất 11.000 đồng, cao nhất 69.000 đồng mỗi lượt.Hoàng Nam tại sao thu ở QL1? QL1 có phí đường bộ rồi mà làm đường tránh thì thu đường tránh thôi. Xây tuyến tránh thì phải thu ở tuyến tránh chứ nhỉ? Đề nghị chỉ thu tuyến tránh. Có thể yêu cầu xe trên 16 chỗ, trên 2,5t đi tuyến tránh. QL mà đi thu phí thì vô lý. Sau lại thu phí ở quốc lộ vậy ta quốc lộ với tuyến tránh khác nhau mà.vậy phí đường bộ đóng hàng năm đâu? Quốc lộ sao lại thu phí ? QL1 đã thu phí đường bộ mà vẫn thu phí ? Tại sao lại thu phí chỗ QL1? Tôi đã đóng phí đường bộ rồi, không đi đường tránh thì tại sao phải đóng phí đường tránh? quốc lộ đã có phí đường bộ thu hàng năm rồi Làm đường tránh nhưng có phần cải tạo, nâng cấp QL1 nữa, nhiều người không biết vẫn thắc mắc Đã gọi là quốc lộ thì hằng năm đã đóng phí duy tu bảo trì rồi Xe ô tô, xe tải có đóng phí đường bộ hàng tháng rồi . Tại sao lại thu nữa, chất lượng đường cũng tệ quá. phí đường bộ tui đóng hàng năm, giờ sửa lại thu phí nữa là sao?
Đề xuất tư vấn độc lập giám định cầu Nguyễn Hữu Cảnh Đề xuất vừa được Sở Giao thông Vận tải gửi UBND TP HCM, sau hơn hai tuần phát hiện cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, bị đứt 4 bó cáp dự ứng lực ngầm, khiến nhịp chính công trình bị võng xuống, kèm nhiều vết nứt. Cáp dự ứng lực là những bó dây trợ lực, hỗ trợ kết nối các khối bêtông với nhau, sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng, giúp giảm tác động từ bên ngoài.Ngoài đảm bảo năng lực, kinh nghiệm kiểm tra các công trình bị sự cố tương tự, để đảm bảo khách quan, đơn vị kiểm định được chọn sẽ là tư vấn độc lập với chủ đầu tư (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông - TCIP) dự án sửa đường Nguyễn Hữu Cảnh - công trình có cống thoát nước cắt qua hệ thống cáp.Kinh phí kiểm định khoảng 490 triệu đồng, lấy từ nguồn duy tu giao thông. Sau khi có báo cáo giám định chất lượng công trình từ tư vấn và kết quả của tổ điều tra nguyên nhân, Sở Giao thông Vận tải sẽ xác định thiệt hại, trách nhiệm các bên liên quan và yêu cầu khắc phục sự cố.Hôm 19/9, khi đào thăm dò, cơ quan chức năng phát hiện 4 bó cáp dự ứng lực ngầm của cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh bị đứt tại nơi giao cắt với cống hộp của hệ thống thoát nước, thuộc dự án sửa đường cắt qua. Hệ thống này đã hoàn thành tháng 3 năm ngoái, nên các đơn vị nghi ngờ sự cố có thể đã xảy ra từ hơn một năm trước. Để bảo đảm an toàn, từ ngày 29/9 toàn bộ xe bị cấm qua cầu vượt.Sở Giao thông Vận tải thành phố cũng yêu cầu chủ đầu tư dừng thanh toán hợp đồng với các nhà thầu thi công dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh, nhằm đảm bảo việc xử lý, khắc phục sau khi xác định được trách nhiệm các bên liên quan.Trước đó, TCIP đã đề xuất phương án khắc phục sự cố đứt cáp, tuy nhiên Sở Giao thông Vận tải chưa đồng ý vì cho rằng chưa khả thi và lo ngại ảnh hưởng tình hình giao thông ở cửa ngõ thành phố... Do đó, chủ đầu tư được yêu cầu cùng đơn vị tư vấn thu thập hồ sơ liên quan công trình, đồng thời kiểm định, khảo sát hiện trạng... để hoàn chỉnh phương án sửa chữa; phương án phân luồng tránh ùn tắc...Nằm trên trục giao thông chính kết nối khu đông vào trung tâm TP HCM, cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh dài hơn 600 m, rộng gần 13 m, đưa vào khai thác cách đây 20 năm với tuyến đường cùng tên. Công trình từng bị hư hỏng nặng năm 2016, được sửa với kinh phí hơn 12 tỷ đồng.Gia Minh Cầu đường của ta làm chất lượng thấp mà giá thành làm đường lại rất cao Chưa thấy cầu nào khổ như cầu này Cầu võng xuống đọng nước như cái ao thế kia... Nên kiểm tra, nếu có thể phá bỏ xây mới . Ai sẽ chịu trách nhiệm ??? Kiểm định tư vấn thiết kế, thẩm định thiết kế và tư vấn giám sát trướcCòn lại làm sau Phải nói là kiểu thiết kế dự ứng lực của cây cầu này khá dị. Trước nay DUL thường là trong dầm phía trên, còn ở đây là ở dưới đất, tác dụng chống chuyển vị các trụ cầu. Nếu là kết cấu thép mà trũng xuống như thế có thể là do thiêt kế thi công sai phương pháp hàn liên kết sàn. Cầu thiết kế đã được thẩm định mà để xảy ra hiện tượng thế là một dấu hỏi lớn cho các cơ quan quản lý và trách nhiệm ? Người thân của tôi là một kỹ sư cầu đường lâu năm cho rằng đây là một cây cầu có thiết kế rất độc đáo cũng như hiếm có tại Việt Nam, vậy nên các sự cố xảy ra trong vòng 20 năm cây cầu được sử dụng hoàn toàn là điều dễ hiểu, cơ quan chức năng có thể nên tính đến việc xây dựng một cây cầu mới vì với độ võng có thể nhìn thấy bằng mắt thường như vậy chắc chắn đã có tác động đáng kể đến "sức khoẻ" của cây cầu, không còn đảm bảo an toàn khi sử dụng. Chưa thấy cầu nào, con đường nào nhiều tai tiếng và vấn đề như con đường NHC này. Nhìn cây cầu uốn lượn thế kia, thì đủ hiểu chất lượng thế nào rồi đấy.. Phải rồi! Đây là việc nên làm vì an toàn của người dân. Cầu đã sử dụng khá lâu thôi thì sẵn dịp làm luôn cầu mới cho tiện
Hai chung cư cũ nát ở Hà Nội được xây mới Khu tập thể Hóa chất và Rau quả nông sản nằm ở số 135 Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên. Năm 1988, người dân bắt đầu chuyển về sống tại dãy tập thể Hóa chất, hai năm sau tới lượt tập thể Rau quả nông sản. Xen giữa hai tòa nhà là khoảng sân rộng đang được trưng dụng làm chỗ trông ôtô.Gắn bó với tập thể có tuổi đời hơn 30 năm, 100% các hộ dân sống hai khu đều mong muốn phá dỡ để cải tạo, xây dựng chung cư mới.Khu tập thể Hóa chất và Rau quả nông sản nằm ở số 135 Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên. Năm 1988, người dân bắt đầu chuyển về sống tại dãy tập thể Hóa chất, hai năm sau tới lượt tập thể Rau quả nông sản. Xen giữa hai tòa nhà là khoảng sân rộng đang được trưng dụng làm chỗ trông ôtô.Gắn bó với tập thể có tuổi đời hơn 30 năm, 100% các hộ dân sống hai khu đều mong muốn phá dỡ để cải tạo, xây dựng chung cư mới.Nằm phía trong là khu tập thể Rau quả nông sản được xây 5 tầng, với 40 hộ dân và gần 200 nhân khẩu.Ông Vũ Đình Khang, Trưởng ban quản trị tòa nhà, cho biết do được xây dựng chủ yếu là vôi vữa, ít xi măng, chịu lực chính bằng tường nên hiện khu tập thể đã xuống cấp, có tình trạng thấm dột khi những ống nước bằng sứ đều nứt vỡ.Nằm phía trong là khu tập thể Rau quả nông sản được xây 5 tầng, với 40 hộ dân và gần 200 nhân khẩu.Ông Vũ Đình Khang, Trưởng ban quản trị tòa nhà, cho biết do được xây dựng chủ yếu là vôi vữa, ít xi măng, chịu lực chính bằng tường nên hiện khu tập thể đã xuống cấp, có tình trạng thấm dột khi những ống nước bằng sứ đều nứt vỡ.Gạch chống nóng trên mái nhà bong tróc, bị cày xới để lắp đặt các thiết bị như điều hòa, dây cáp, ống nước...Gạch chống nóng trên mái nhà bong tróc, bị cày xới để lắp đặt các thiết bị như điều hòa, dây cáp, ống nước...Ông Nguyễn Sỹ Hoàn, 57 tuổi, ở phòng 105, chuyển tới khu tập thể Rau quả nông sản sống từ năm 1990, thuộc lớp những người đầu tiên ở khu tập thể này. Nhiều năm gần đây căn phòng xuống cấp, mưa dột khiến mốc loang khắp trần phòng trong và ngoài dù hàng năm vẫn làm mới để tránh rêu mốc.Theo ông, ngôi nhà hiện chưa quá nguy cấp so với nhiều nhà tập thể khác, nhưng nếu thành phố, chủ đầu tư thống nhất được với dân thì ông mong tỷ lệ đề bù là 1,8 (một m2 đang ở sau khi xây xong người dân phải được nhận từ 1,8 m2).Ông Nguyễn Sỹ Hoàn, 57 tuổi, ở phòng 105, chuyển tới khu tập thể Rau quả nông sản sống từ năm 1990, thuộc lớp những người đầu tiên ở khu tập thể này. Nhiều năm gần đây căn phòng xuống cấp, mưa dột khiến mốc loang khắp trần phòng trong và ngoài dù hàng năm vẫn làm mới để tránh rêu mốc.Theo ông, ngôi nhà hiện chưa quá nguy cấp so với nhiều nhà tập thể khác, nhưng nếu thành phố, chủ đầu tư thống nhất được với dân thì ông mong tỷ lệ đề bù là 1,8 (một m2 đang ở sau khi xây xong người dân phải được nhận từ 1,8 m2).Mở cửa sổ để đón ánh nắng từ ngoài vào cho ngôi nhà đỡ ẩm ướt, bà Nguyễn Thị Huyền, 64 tuổi, ở tầng 5 tập thể, cho biết năm 2008 đã ký vào đơn đồng thuận cải tạo xây mới ngôi nhà. Trước đó vài năm phần mái nhà chống thấm kém đi nên cứ mưa là dột."Đi ra khỏi nhà là phải cuộn hết đồ dùng sinh hoạt để lên cao, chậu nhựa, xoong nồi đặt khắp nơi trong nhà để nếu có mưa thì nhà không bị lênh láng nước", bà Huyền nói, cho biết những mảng tường bong tróc theo thời gian đang mở rộng diện tích.Mở cửa sổ để đón ánh nắng từ ngoài vào cho ngôi nhà đỡ ẩm ướt, bà Nguyễn Thị Huyền, 64 tuổi, ở tầng 5 tập thể, cho biết năm 2008 đã ký vào đơn đồng thuận cải tạo xây mới ngôi nhà. Trước đó vài năm phần mái nhà chống thấm kém đi nên cứ mưa là dột."Đi ra khỏi nhà là phải cuộn hết đồ dùng sinh hoạt để lên cao, chậu nhựa, xoong nồi đặt khắp nơi trong nhà để nếu có mưa thì nhà không bị lênh láng nước", bà Huyền nói, cho biết những mảng tường bong tróc theo thời gian đang mở rộng diện tích.Giống như nhà tập thể Rau quả nông sản, khu tập thể này cũng chịu cảnh thấm dột khi trời mưa. Sống trên tầng 5, bà Nguyễn Thu Hường, 43 tuổi, cảm nhận rõ nhất sự xuống cấp. Để tránh nước mưa tràn vào nhà, bà phải căng bạt ở phần trần, sau đó chọc hai lỗ nhỏ để nước mưa chảy xuống. Nhiều hôm mưa to, tấm bạt hứng nước căng như muốn trút xuống. Tường ngấm, nhiều hôm điện hở giật tê tay.Giống như nhà tập thể Rau quả nông sản, khu tập thể này cũng chịu cảnh thấm dột khi trời mưa. Sống trên tầng 5, bà Nguyễn Thu Hường, 43 tuổi, cảm nhận rõ nhất sự xuống cấp. Để tránh nước mưa tràn vào nhà, bà phải căng bạt ở phần trần, sau đó chọc hai lỗ nhỏ để nước mưa chảy xuống. Nhiều hôm mưa to, tấm bạt hứng nước căng như muốn trút xuống. Tường ngấm, nhiều hôm điện hở giật tê tay.Phần mái nhà bị nứt dài, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Theo kế hoạch UBND TP Hà Nội, thời gian phá dỡ hai khu tập thể dự kiến từ quý III năm 2023.Hiện nay, Hà Nội có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954, hầu hết đã hết niên hạn sử dụng, trong đó có nhiều nhà chung cư cũ xuống cấp. Sau gần 20 năm, thành phố mới chỉ có 1% chung cư cũ được cải tạo, sửa chữa.Phần mái nhà bị nứt dài, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Theo kế hoạch UBND TP Hà Nội, thời gian phá dỡ hai khu tập thể dự kiến từ quý III năm 2023.Hiện nay, Hà Nội có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954, hầu hết đã hết niên hạn sử dụng, trong đó có nhiều nhà chung cư cũ xuống cấp. Sau gần 20 năm, thành phố mới chỉ có 1% chung cư cũ được cải tạo, sửa chữa. Toàn bộ 100% Hộ dân đồng thuận ủng hộ phá chung cư cũ xây chung cư mới là nét văn hoá giúp nhanh xây dựng chỉnh trang đô thị và Các Hộ sẽ được tái định cư ở đúng vị trí cũ ( Thiên thời địa lợi ) đã sống 35-50 năm rồiMong tất cả các chung cư cũ của thành phố Việt Nam! Hết hạn sử dụng xuống cấp được các hộ định cư đồng lòng thống nhất chọn Phượng án và bàn giao cho Nhà nước đấu thầu xây chung cư cao cấp cho các hộ tái định cư (mong làm đúng kế hoạch và tiến độ đảm bảo An toàn và nếp sống văn hoá hiện đại Hôm trước ghé nhà đứa bạn ở chung cư chơi, nó mua lại cách đây 4 năm với mức giá trung bình và được xây dựng cách đây gần 20 năm, thật sự nói là chất lượng quá tệ, từ hệ thống nước đến cách âm đến chống thấm, ngồi ở dưới mà nghe nhà ở trên chạy nhảy rõ luôn, các mảng tường, la phông trong tolet đều thấm nước bong tróc. Tin vui cho bà con. Chúc mừng bà con Rất hoan nghênh người dân và chủ đầu tư chính quyền đã có tiếng nói chung Có cho tôi ở nhà tập thể cũ tôi cũng ko dám ở. Khu thanh xuân, thành công, ... nhìntchung cư cũ mà phát sợ Hệ số 1:1,8, tức là 1 căn cũ đổi sang 1 căn mới rộng gần gấp đôi. Chưa kể đến tiền thuê nhà cho hộ dân trong 3 năm. Biết rằng chủ đầu tư sẽ xây tầng cao hơn, bán ngoài phần đền bù đi để kiếm lợi nhuận. Nhưng thế cũng có nghĩa là sẽ có thêm rất nhiều "chủ sở hữu" chung cư đó. Vậy sau này chung cư này xuống cấp phải xây mới lại thì sao? K lẽ khi đó lại xây cao hơn nữa à? Nên mình thấy luật chung cư có thời hạn là rất hợp lý. ông mong tỷ lệ đền bù là 1,8 (1m2 đang ở sau khi xây xong người dân phải được nhận từ 1,8m2). Lại còn được 6tr thuê nhà x 36 tháng hơn 200tr.Với cách đền bù này thì tôi nghĩ những chung cư cao tầng sau này sẽ chả bao giờ được xây lại vì chẳng còn dư địa sinh lời cho cđt. Đáng lẽ phải đổi ngang 1m2 thành 1m2 và còn phải bù thêm chi phí xây dựng, phí quản lý.....chỉ nên xây như hiện trạng cũ hoặc hơn tí thôi. Chung cư thấp tầng cđt xây còn có lời do làm thành cao tầng và thêm tiện ích. Sau này chung cư cao tầng cần sửa lại thì chắc không ai dám xây. Than ^ Đồng thuận được các điều khoản để xây mới là điều quá tuyệt vời, sau 3 năm người dân có ngôi nhà mới, diện mạo thành phố cũng trở nên trẻ trung và hiện đại hơn. Chúc mừng bà con và chủ đầu tư đã tìm được tiếng nói chung. Sau khi nhận nhà mới chắc chắn bà con sẽ thấy sướng hơn biết bao. Rất mong các khu tập thể khác cũng vậy. nói thì đơn giản, nhưng nếu các hộ đòi nhận lại diện tích tương đương 180% như trong bài thì tòa nhà cũ 5 tầng khi xây lại đã mất 9 tầng tái định cư, để hòa vốn xây dựng phải xây cao hai mấy tầng, để bù được các chi phí thủ tục, vay vốn, quản lý, bán hàng và có lãi thì phải ba mấy tầng. không có nhiều nhà đầu tư đủ tiềm lực và hứng thú làm việc này. Nên xem xét và nâng cấp hoặc xây lại toàn bộ những khu tập thể đã xuống cấp. Có thể để nhà đầu tư xây lên nhiều tầng hơn để làm thương mại bán những căn hộ khác để thu hút đầu tư. Thậm chí có thể chia lại lợi nhuận cho chủ hiện tại ở những căn hộ mới nếu có (giả sử xây thêm 5 tầng), để khuyến khích họ chấp nhận dự án mới. Nhưng có chút phân vân là sợ ảnh hưởng các khu nhà xung quanh, hệ thống cơ sở hạ tầng không đủ cho lượng người mới. Ngoài ra có thể chi phí quản lí chung cư sẽ cao lên (nhiều người không đủ chi trả), tuy nói họ có thể bán và chung cư khác ít chi phí hơn vì dù sao căn hộ của họ cũng sẽ có giá hơn hiện tại rất nhiều, nhưng không phải ai cũng muốn chuyển, và muốn tìm nhà khác cũng ko dễ. 1 đổi 1.8 thì tôi nghĩ ai cũng muốn đổi, lợi đủ đường, nếu không tính các hộ tầng 1. Nhà mới, an toàn hơn, sạch sẽ hơn, không phải mất công mất tiền sửa nhà cũ mốc. Nếu đổi như này bảo sao các khu chung cư trong nội thành chưa tư nhân nào dám làm, lại còn hạn chế số tầng xây mới thì càng khó. Các khu chung cư ở trung tâm thì dễ giả quyết rồi. Người dân không phải bỏ đồng nào vẫn có nhà mới. Chủ đầu tư trồng cao lên bán còn lãi chán. Chứ khu ở xa trung tâm khó mà có ai chịu bỏ vốn ra xây mới. Chu kỳ quá ngắn cho tòa chung cư. Tòa chung cư này sẽ được xây thêm nhiều tầng để định cư cho cư dân tại đó, phần còn lại là kinh doanh thương mại. Đợt này các căn hộ tái đinh cư ở đó chắc không phải đóng thêm tiền, nhưng chu kỳ tiếp theo 50 năm nữa liệu có phải đóng 100% tiền xây dựng? Hà Nội còn nhiều chung cư xuống cấp trầm trọng nữa. Nên đập hết xây lại, vừa chốn ở an toàn vừa làm đẹp Hà Nội. Thậm chí nếu cần nên tái định cư các hộ dân đến nơi ở mới để qui hoạch lại không gian hiện đại cho Hà Nộo.
Chủ tịch nước gửi thư khen người dân dũng cảm cứu nạn trong lũ Trong thư gửi ngày 6/10, Chủ tịch nước biểu dương hành động quả cảm, giàu tình nghĩa của anh Vi Văn Truyền (trưởng bản Hòa Sơn), anh Lê Minh Hương cùng nhiều người dân, đã cứu nạn thành công những người bị mắc kẹt, cô lập giữa dòng nước lũ tại bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An."Tôi biểu dương việc làm của các anh. Các anh là tấm gương sáng về tinh thần, trách nhiệm..., xứng đáng được khen ngợi và lan tỏa", lãnh đạo Nhà nước viết.Ông cũng gửi lời chia sẻ với những mất mát của người dân bị thiệt hại do bão, lũ vừa qua; đồng thời đánh giá cao và mong muốn các cấp ủy, chính quyền tiếp tục nỗ lực khắc phục hậu quả, chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe của người dân, hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản.Trước đó, sáng 2/10, lũ ống đổ về xã Tà Cạ và một phần thị trấn Mường Xén, làm 55 nhà bị sập và cuốn trôi cùng nhiều vật dụng, nhiều nhà khác sạt lở. Trong thời khắc lũ dâng, anh Vi Văn Truyền, Lê Minh Hương và một số thanh niên khác trú xã Tà Cạ phát hiện 9 người bị kẹt tại một ngôi nhà trọ ở bản Hòa Sơn. Họ đã bơi qua dòng nước chảy xiết, căng dây thừng, cùng nhau dìu những người mắc kẹt vào nơi an toàn."Lúc đó chỉ nghĩ làm sao cứu được người bị nạn nhanh nhất, không kịp nghĩ tới an toàn của bản thân", anh Truyền kể.Vài ngày trước, Chủ tịch huyện Kỳ Sơn Nguyễn Hữu Minh cũng tặng giấy khen cho anh Truyền và anh Minh về hành động dũng cảm nói trên. Quá xúc động. Cảm ơn 2 anh đã quá dũng cảm
Máy bay hạ cánh khẩn cấp để cấp cứu hành khách Theo đại diện Vietnam Airlines, chuyến bay xuất xuất phát tối 6/10. Quá trình bay, hành khách 18 tuổi, quốc tịch Đức, gặp vấn đề sức khỏe, phi hành đoàn đã kêu gọi sự hỗ trợ của một bác sĩ và một y tá tình nguyện trên chuyến bay. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của hành khách không được cải thiện.Phi hành đoàn quyết định hạ cánh xuống sân bay gần nhất là Baku Heydar Aliyev sau 4 tiếng 35 phút bay, vào rạng sáng 7/10 (giờ Việt Nam).Vietnam Airlines đã phối hợp với bộ phận dịch vụ mặt đất của sân bay Baku Heyda Aliyev hỗ trợ hành khách làm thủ tục nhập cảnh, xin visa và chuyển đi cấp cứu. Máy bay Boeing 787 tiếp tục cất cánh đi TP HCM sau 3 giờ tạm dừng.Máy bay Vietnam Airlines từng hạ cánh khẩn cấp đối với một số hành khách gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Gần nhất là tháng 8/2022, máy bay hành trình Hà Nội - Tokyo quyết định quay về sân bay Hà Nội sau gần hai giờ cất cánh để cấp cứu một trẻ em quốc tịch Nhật Bản bị chảy máu không ngừng. Hoan hô tính nhân văn của Hãng Vietnamairline. Xứng đáng là Hãng hàng không quốc gia. Quyết định và hành động nhanh, kịp thời cứu người càng làm tăng thêm uy tín cho Vietnam Airlines! hoan nghênh ê kip bay Vietnam airline Tuyệt vời VNA. GOOD ACTION & GOOD BEHAVIOR :VN: <3 :^* Rất ấn tượng. Một quyết định mang tính nhân văn, kịp thời. Chúc hãng bay của đất nước phát triển hơn nữa. Hết lòng vì khách hàng thật ấn tượng Việt Nam Airline Mình đi VNA nhiều, chưa bao giờ thất vọng Đi một vài nơi và một vài hãng khác nhau nhưng tôi thấy vietnamairlines là tuyệt vời nhất . Chúc các anh chị phi hành đoàn luôn thật nhiều sức khỏe để mang đến cho khách hàng những chuyến bay an toàn và niềm vui trong cả hành trình bay . Rất nhân văn! Tổ bay và hãng hàng không VNA đáng được khen ngợi! Tuyệt vời Vietnam airline . Tính mạng con người là trên hết. Tuyệt vời, Việt Nam Airlines luôn là lựa chọn số 1 của tôi. Xử lý chuyên nghiệp, kịp thời! Cảm ơn VNAir
Đầu tư 55 triệu USD giúp hành khách tiếp cận metro Nhổn - ga Hà Nội Việc cải tạo hạ tầng là một trong ba hợp phần của Dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án metro Nhổn - ga Hà Nội, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông làm chủ đầu tư.Dự án bao gồm xây dựng các điểm trung chuyển tại ga số 8 (Cầu Giấy) và ga số 9 (Ngọc Khánh); cải tạo vỉa hè, lòng đường, cây xanh, chiếu sáng, bãi đỗ phương tiện giao thông cá nhân, công trình dịch vụ và tiện ích; cải tạo đồng bộ hè, đường, tổ chức giao thông từ Nhổn đến Xuân Thủy (từ ga số 1 đến ga số 6).Ngoài ra, chủ đầu tư cũng đưa ra các giải pháp giao thông công cộng như thí điểm sử dụng loại xe buýt có lượng phát thải thấp và công nghệ mới (xe điện); sử dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) trên xe buýt và hệ thống thông tin kiểm soát vận hành; đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ bảo dưỡng, hạ tầng dịch vụ, hệ thống trạm sạc (depot) tại Trạm trung chuyển đa phương thức, điểm đỗ xe công cộng và điểm đầu cuối xe buýt tại phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm.Để khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng, giảm thiểu nguy cơ phát thải, chủ đầu tư cũng đặt mục tiêu nghiên cứu và đưa ra các chính sách hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận với đường sắt đô thị.Phát lệnh khởi công dự án, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu các đơn vị liên quan tuân thủ quy định về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, thi công công trình theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; kịp thời giải quyết những vướng mắc trong thi công dự án; hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến người dân trong khu vực.Dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án tuyến metro được đầu tư bằng nguồn vốn thành phố và vốn ODA của Quỹ Môi trường do Ngân hàng Phát triển châu Á quản lý. Thời gian hoàn thành toàn bộ dự án đến năm 2025.Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, dài 12,5 km, gồm 8,5 km trên cao và 4 km ngầm. Dự kiến, sau khi vận hành, tuyến đường có tốc độ khai thác thương mại 35 km/h; 8 đoàn tàu cùng hoạt động; một đoàn tàu dự bị phục vụ giờ cao điểm; một đoàn tàu cứu hộ.Đến hết tháng 8, tiến độ tổng thể chung của dự án đạt khoảng 75%, trong đó đoạn tuyến trên cao đạt 96,3%. Dự kiến đoạn trên cao hoạt động từ cuối năm 2022, toàn tuyến hoạt động vào năm 2027.Võ Hải Cần khởi công tiếp các tuyến còn lại theo quy hoạch, hệ thống tàu điện chỉ phát huy dc tối đa hiệu quả khi hoạt động theo mạng lưới phủ khắp nội thành, kết hợp cùng hệ thống xe buýt trung chuyển Sắp tới tuyến trên cao Nhổn - ĐH GTVT đã hoàn thiện nên đưa vào vận hành chính thức, từ đó giảm lượng xe Bus đang lưu thông trên tuyến này, như vậy mới phát huy được tác dụng tích cực của đường sắt trên cao, giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao ATGT cho tuyến đường này. TP HCM cũng cần phải kết nối metro số 1 với các Trường ĐH và các khu công nghiệp ở TP Thủ Đức để tạo điều kiện thuận lợi cho Sinh viên và NLĐ (vì đây là lực lượng sẽ đi metro nhiều nhất) Mong cuối năm nay tuyến này sẽ hoạt động chính thức đoạn trên cao. Tôi thấy hệ thống chân cầu và hông cầu và mặt cầu nhách nhác, cần sơn lại mới hơn. Tuyến đường 32 (Sơn Tây- Hà Nội) quá đông, rồi cũng như Tuyến Yên nghĩa - Cát linh.Vì vậy nên có kế hoạch mở rộng đường hoặc kéo dài tuyến đường sắt lên Sơn Tây hãy đầu tư làm phẳng lại mặt đường. 1- đảm bảo chất lượng, an toàn... 2- không đội vốn.... 3- đúng tiến độ thời gian... được như vậy là ok. Có thể làm lại mặt đường dọc theo tuyến đường sắt này được không ạ? Chứ mặt đường dọc theo tuyến đường sắt này nó xấu quá xấu, nó tệ quá tệ rồi!! Một số quốc gia giàu có nhát nhì thế giới vẫn đang dùng tàu điện. Nó là điều tất yếu cần được nghiên cứu bài bản để phát huy hết giá trị của nó. Dự kiến cuối năm 2022 đoạn trên cao 8,5 km sẽ được khai thác. Tại sao công trình nào cũng dự kiến đưa vào sử dụng? Không ai khẳng định thời gian đó phải được đưa vào sử dụng. cầu đẹp Tôi nghĩ các nhà hoạch định đã dự kiến tiến tới việc cấm phương tiện cá nhân vào nội thành Hà Nội và Sài Gòn khi xây dựng Metro Đâm lao thì phải theo lao thôi Thêm ngàn mấy trăm tỷ nữa chớ mấy, rồi có đội vốn thành hai ngàn mấy không đây.
Quy định 'tháng liền kề' làm lệch nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp Ông Nguyễn Đăng Tiến, nguyên Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM, cho hay khái niệm "tháng liền kề" trước khi mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp mới được nhận trợ cấp lần đầu xuất hiện tại Thông tư 04 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành ngày 1/3/2013. Văn bản này hướng dẫn thực hiện Nghị định 127 của Chính phủ về bảo hiểm thất nghiệp.Từ thời điểm Thông tư 04 ra đời, các hồ sơ đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp nhưng chủ doanh nghiệp nợ, chậm đóng bảo hiểm đều bị Trung tâm dịch vụ việc làm (thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) từ chối. Ngay cả lao động nghỉ thai sản, ốm đau từ 14 ngày trở lên, nghỉ không hưởng lương cũng không được giải quyết."Quan điểm của tôi và Bảo hiểm xã hội TP HCM thời điểm đó không đồng tình với quy định này, đã nhiều lần đề nghị sửa đổi", ông Tiến nói. Sau đó, các quy định về bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Luật Việc làm (năm 2013). Tuy nhiên, các nghị định hướng dẫn vẫn thực hiện quy định "tháng liền kề".Mới đây, Nghị định 61 sửa đổi đã chấp nhận các trường hợp ốm đau, thai sản, nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, người lao động làm việc ở các đơn vị để nợ bảo hiểm vẫn bị từ chối."Để nợ bảo hiểm là lỗi của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhưng cuối cùng người lao động phải gánh. Đó là không công bằng", ông Tiến nói và cho rằng các quỹ bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, y tế phải đảm bảo quyền lợi cho người đóng dù doanh nghiệp để nợ. Bởi thực tế hàng tháng, người lao động đều bị trích lương đóng vào quỹ nhưng do doanh nghiệp chiếm dụng, chế tài không đủ mạnh, cơ quan quản lý chưa làm hết trách nhiệm mới để nợ.Theo ông Tiến, nguồn kinh phí hỗ trợ cho người lao động có thể được bù đắp từ các khoản đầu tư sinh lợi của các quỹ bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, y tế. Sau đó, Bảo hiểm xã hội, ngành lao động vận dụng các quy định pháp luật để đòi số tiền mà doanh nghiệp nợ.Quỹ bảo hiểm thất nghiệp có hai chức năng chính là chi trả trợ cấp thất nghiệp và tìm việc mới cho người lao động. Nguồn kết dư của quỹ được hình thành dựa trên sự đóng góp của ba bên gồm người lao động, doanh nghiệp và nhà nước. Tuy nhiên, quy định "tháng liền kề" khiến quỹ không chi trả, dừng hỗ trợ người lao động mất việc dù họ đóng góp vào quỹ. Điều này đã "vi phạm nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp".Ngoài ra, về lý thuyết nếu người lao động không đảm bảo điều kiện "tháng liền kề", khoản trợ cấp thất nghiệp không bị mất đi, thời gian tham gia sẽ được cộng dồn vào quá trình đóng tiếp theo. Tuy nhiên một khi họ đã bị mất việc, đi đăng ký để được nhận trợ cấp tức đang rất cần số tiền đó nhưng lại không được chi trả, như vậy bảo hiểm thất nghiệp chưa làm tròn vai.Chưa kể mức hưởng tối đa hiện nay không quá 12 tháng thì quy định cộng dồn không có ý nghĩa với những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ năm thứ 13 trở đi. "Điều này cũng khiến lao động cảm thấy không hài lòng, giảm lòng tin vào chính sách", ông Tiến nói.Ông Lê Đình Quảng, Phó ban Quan hệ lao động (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), cho rằng hiện nay chỉ cần doanh nghiệp để nợ bảo hiểm xã hội thì tất cả quyền lợi của người lao động đều bị ngưng, trong đó có khoản hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến tháng 6, tổng số nợ bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp trên cả nước hơn 24.500 tỷ đồng. Trong đó hơn 3.500 tỷ đồng là nợ "khó đòi", tức thuộc các doanh nghiệp đã bị phá sản, giải thể, không có khả năng trả nợ. Hơn 206.000 lao động bị ảnh hưởng quyền lợi, tức không được chi trả trợ cấp thai sản, thất nghiệp, ốm đau...Ông Quảng cho rằng đối với bảo hiểm thất nghiệp, nghị định hướng dẫn thi hành chưa thực sự phù hợp với thực tiễn. Cụ thể ở đây quy định "tháng liền kề" đã hạn chế quyền được tiếp cận các chính sách hỗ trợ từ quỹ. "Tuy nhiên nghị định có trái với Luật Việc làm hay không phải đánh giá kỹ", ông Quảng nói. Tổ chức công đoàn đang nghiên cứu để cho ý kiến sửa đổi Luật Việc làm, những điều khoản không phù hợp sẽ đề nghị đưa vào xem xét.Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), nói rằng Luật Việc làm ra đời từ năm 2013, thị trường lao động thời điểm đó và hiện tại có nhiều thay đổi. Do đó, một số điều khoản của luật không còn phù hợp. Đơn vị đang nghiên cứu, tập hợp các đề xuất, kiến nghị để đưa vào thảo luận các điều khoản sửa đổi."Sau 10 năm chắc chắn sẽ có những quy định không còn phù hợp", ông Bình nói. Đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp không chỉ bù đắp thu nhập khi người lao động mất việc mà còn giúp họ tiếp tục tham gia thị trường lao động thông qua các hoạt động xúc tiến và tạo việc làm.Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến cuối năm 2021, quỹ bảo hiểm thất nghiệp kết dư hơn 61.400 tỷ đồng. Số tiền này cao hơn hai lần tổng chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giải thích lý do kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp lớn vì số người tham gia tăng nhanh qua từng năm và mức lương làm căn cứ đóng được điều chỉnh tăng.Lê Tuyết Đồng tình với quan điểm trên. Tại sao người lao động khi đóng tiền thì dễ còn nhận BH thất nghiệp quá nhiều thủ tục ông nói quá chính xác Bài báo viết rất hay, rất có lý lẽ. Bài báo nhận xét rất đúng. Và cũng khá phổ biến với những người bị thất nghiệp. Bài viết rất hay. Bảo hiểm thất nghiệp đóng trên mức lương thực tế và không quá 20 lần lương tối thiểu. Ngày xưa hưởng 60% hay 65% của mức đóng, nay hưởng không vượt quá 60% của 29,800,000 VND. Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp nộp muộn ngoài 3 tháng lại bị từ chối. BHXH cần xem lại. Quyền lợi ngày một giảm. Nhẽ ra khi nào tôi thất nghiệp và cần hỗ trợ thì tôi mới nộp đơn, cần gì thời hạn 3 tháng? Giờ thì nhiều bạn đã hiểu vì sao rất rất nhiều người chọn rút BH một lần. Để nợ bảo hiểm là lỗi của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhưng cuối cùng người lao động phải gánh. Đó là không công bằng", ông Tiến nói và cho rằng các quỹ bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, y tế phải đảm bảo quyền lợi cho người đóng dù doanh nghiệp để nợ. Bởi thực tế hàng tháng, người lao động đều bị trích lương đóng vào quỹ nhưng do doanh nghiệp chiếm dụng, chế tài không đủ mạnh, cơ quan quản lý chưa làm hết trách nhiệm mới để nợÔng nói quá chính xác. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn thì theo tôi nên áp dụng cơ chế đóng BHXH theo hướng tự nguyện là tốt nhất và phải theo nguyên tắc đảm bảo 100%quyền lợi cho người tham gia. Còn như hiện tại thì khác gì cơ quan quản lý và doanh nghiệp là 1 bên còn người lao động là một bên. Buồn cho người lao động Nên thay đổi quy định thời hạn nộp hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp, thời hạn 3 tháng là không đủ vì sau khi nghỉ việc thì nơi sử dụng lao động hầu hết chốt sổ BHXH rất chậm từ 1.5-2 tháng để nhận sổ BHXH và giấy tờ liên quan để đến cơ quan bhxh để làm thủ tục và phải chờ duyệt từ 15_20 ngày và khi hồ sơ có sai sót hay điều chỉnh bổ sung thì thời hạn 3 tháng để làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp là quá ngắn. Bài phân tích rất hay. Và đóng bảo hiểm càng lâu phải càng được lợi từ số tiền mình đóng. Còn đằng này quy định mức trần giới hạn. Không phù hợp. Quá hay. Bảo hiểm thất nghiệp phải trả cho người lao động đủ thời gian họ đóng là hợp lý nhất./. Ở góc độ nào đó, khi xây dựng BHTN rất hay mang tính nhân văn. Tuy nhiên, quy định còn nhiều nhiêu khê, Cụ thể: Tại sao trong vòng 3 tháng phải nộp hồ sơ nếu không bị từ chối? Rõ ràng đây là quyền lợi của người lao động, thì theo lẽ thường họ có quyền lựa chọn thời điểm thích hợp để nộp tránh những nhiêu khê (làm việc khác sau 6 tháng...); Và nữa khi đã hưởng thì đương nhiên hết phần đã đóng đâu có thể hưởng trùng lặp đâu? Tại sao lại thế!Một ý kiến của người đã vì dịch bệnh Covid -19 hạn chế đi lại mà bị từ chối vì hết thời hiệu. "Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến cuối năm 2021, quỹ bảo hiểm thất nghiệp kết dư hơn 61.400 tỷ đồng". Số tiền này bao gồm tiền của nhiều người lao động đóng mà không lãnh được, có thể họ bỏ luôn. Đóng thì dễ, rút thì đủ quy định bất lợi cho người đóng.
Công nhân thiếu chỗ gửi con Tại hội thảo ngày 6/10, đại diện Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết cả nước có khoảng 4,1 triệu công nhân đang làm việc tại 291 khu, cụm công nghiệp. Gia tăng lao động tại các thành phố lớn tạo áp lực lên mạng lưới trường lớp mầm non. Công nhân phần lớn phải mang con đi gửi nhóm trẻ hoặc trường tư vì không có hộ khẩu.TP Hải Phòng có 16 khu cụm công nghiệp, song không có nhà trẻ mẫu giáo, trong khi hơn 308.000 lao động đang làm việc và 190.000 trong số đó là nữ (chiếm 60%). Công nhân phần lớn trong tuổi sinh sản, nhu cầu gửi con ở nhà trẻ rất lớn. Bà Phạm Thu Thưởng, Phó ban Tuyên giáo nữ công Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng, nói "việc gửi con ở đâu để đi làm trở thành nỗi lo hàng ngày của công nhân".Quy hoạch lẫn mạng lưới mầm non công lập của Hải Phòng hiện không đáp ứng đủ nhu cầu. Với 330 trường mầm non (238 công lập, 92 ngoài công lập); 280 nhóm lớp độc lập tư thục được cấp phép và hơn 4.300 nhóm lớp, nhưng thành phố có tới hơn 115.200 trẻ mầm non đến trường. Nhiều giáo viên mầm non công lập thôi việc vì lương, chế độ phúc lợi chưa thỏa đáng.Theo bà Thưởng, công nhân nhập cư chỉ có giấy tạm trú rất khó xin cho con vào cơ sở công lập vì trường phải ưu tiên cho con của lao động định cư trên địa bàn. Mầm non công lập cũng không phải là lựa chọn hàng đầu của công nhân vì họ thường xuyên tăng ca, trong khi trường chỉ giữ trẻ giờ hành chính. Trường tư thì chi phí cao, lương công nhân lại thấp buộc họ phải gửi con vào nhóm trẻ.Giữa trường tư với nhóm lớp trông trẻ có sự chênh lệch rất lớn về cơ sở vật chất lẫn trình độ chuyên môn. Giáo viên ở nhóm lớp thường thu nhập thấp, thiếu chế độ phúc lợi và thường không được, hoặc không có nhu cầu đầu tư học tập nâng cao trình độ. Sự chênh lệch dẫn tới trẻ gửi ở những cơ sở này có nguy cơ bị bạo hành lớn hơn ở nơi khác.Để bù đắp những thiếu hụt trên, công đoàn thành phố đã vận động một số doanh nghiệp lập nhà trẻ cho con lao động hoặc hỗ trợ tiền trông 50.000-250.000 đồng mỗi tháng; cộng dồn giờ nghỉ hàng ngày để có thêm ngày nghỉ trong tháng cho lao động nữ đang nuôi con nhỏ. Công đoàn cũng nhiều lần kiến nghị UBND dành quỹ đất xây trường mầm non, khu nhà ở, công trình dịch vụ cho công nhân, tính điện nước giá thấp và có thêm đãi ngộ cho giáo viên mầm non...TP HCM đối mặt với sự thiếu hụt điểm trông trẻ trầm trọng hơn. Bà Lê Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố, cho biết gần 170.000 lao động nữ đang làm việc tại các khu công nghiệp, chế xuất và 35% trong số này nuôi con dưới 6 tuổi.Thành phố hiện có trên 1.300 trường mầm non (468 cơ sở công lập) chủ yếu nằm ở địa bàn đông dân cư; có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp và công nghệ cao, nhưng chỉ 24 trường mầm non ở vị trí liền kề và bên trong khuôn viên các khu này, trông hơn 8.800 cháu là con công nhân và mới đáp ứng được một phần.Theo bà Thúy, do nhu cầu lao động, từ năm 2014 công đoàn thành phố đã kiến nghị với UBND TP HCM có chính sách thí điểm giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân các khu công nghiệp, chế xuất. Thời gian tăng thêm từ 16h30 đến 17h30 thứ hai đến thứ sáu mỗi tuần. Chính sách thực hiện ở một số địa bàn đông công nhân và dần mở rộng, song điều này bất cập cho đội ngũ giáo viên khi họ khó tái tạo sức lao động.Ngoài nỗi lo thiếu nơi gửi trẻ, đại diện công đoàn còn chỉ ra nhiều bất cập trong Nghị định 105/2020 về chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó có hỗ trợ cho con em công nhân. Theo nghị định này, giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định ở địa bàn có khu công nghiệp, bảo đảm điều kiện sẽ được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng mỗi tháng. Trẻ em đang học tại đây, có cha, mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp có ký hợp đồng lao động thì được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng một tháng.Tuy nhiên, cơ sở giáo dục cần có từ 30% trẻ là con công nhân lao động làm việc trong khu công nghiệp mới được hỗ trợ khiến nhiều cơ sở mầm non dân lập, tư thục không đủ điều kiện. Thống kê của công đoàn cho thấy nhiều tỉnh đã có quyết định hỗ trợ, nhưng chưa có giáo viên hay trẻ nào nhận được tiền.Ông Trần Kim Long, Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình, cho biết toàn tỉnh có 150.000 lao động đang làm việc; 146 trường mầm non, gần 2.100 nhóm lớp mẫu giáo. Nếu chiếu theo quy định trên, Ninh Bình chỉ có 9 cơ sở đủ điều kiện được hỗ trợ trang thiết bị đồ chơi với tổng kinh phí 180 triệu đồng, trong khi thủ tục thụ hưởng rất rườm rà.Chung quan điểm, bà Lê Thị Kim Thúy, Liên đoàn Lao động TP HCM, cũng cho rằng không phải cơ sở nào cũng đảm bảo được "30% trẻ là con công nhân". Thành phố hiện còn hơn 2.000 trẻ và 97 giáo viên đã lập danh sách hưởng trợ cấp vẫn chờ duyệt.Bà Cù Thị Thủy, Vụ phó Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nói ngành giáo dục khi xây dựng chính sách này mong muốn con công nhân lẫn giáo viên trong khu công nghiệp được hưởng quyền lợi và cân đối trên cả nước. Tuy vậy, bà thừa nhận tiêu chí trên là rào cản và tạo nên sự không công bằng trong một trường khi có giáo viên được hỗ trợ còn người khác thì không.Tham gia khảo sát tại nhiều khu công nghiệp, bà nghe công nhân phản ánh làm hồ sơ phải xin xét duyệt qua nhiều tầng nấc khiến họ nản lòng. Thêm nữa, năm học thường kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau, nhưng ngân sách chi của địa phương lại theo năm tài chính. Vì vậy, bà ghi nhận ý kiến phản ánh của công đoàn và sẽ nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tế.Hồng Chiêu Nếu để những đứa trẻ phải lớn lên với ông bà hoặc ko có nhà trẻ công tốt thì chúng ta sẽ đi theo vết xe đổ của TQ . Thế hệ tiếp theo 20 năm nữa sẽ ko muốn sinh con khi chúng ko được lớn lên trong tình yêu của người thân . Và rồi lúc đó dân số sẽ già hóa như Nhật,Hàn và các nước phát triển ...đánh đổi phát triển kinh tế thì giảm dân số trẻ ,tăng dân số già sẽ đè nặng y tế .Cuối cùng đời là màu đen đối với những đứa trẻ sống thiếu tình yêu và xã hội cho dù nhiều tiền như Nhật nhưng khó khăn chồng chất về nhân lực . Thực sự làm công nhân ở các thành phố lớn thì quá vất vả. Nhà cửa không có, phải đi thuê trọ. Con cái cũng ko có nơi học ổn định. Đi làm tăng ca đến tối, cả cuối tuần, thời gian còn lại cũng chỉ ngủ ở nhà trọ Ở Bình Dương có số lượng công nhân phải nói lớn nhất cả nước, tuy nhiên tỉnh có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân, kể cả lao động nhập cư chỉ có tạm trú. Do đó mức phát triển của BD rất tốt. Các địa phương khác nên học hỏi nơi này. Khu công nghiệp phải được lấp đầy thì mới hiệu quả, muốn lấp đầy thì hàng loạt chuỗi vấn đề đặt ra là:nguồn cung lao động, hạ tầng giao thông, chỗ ở cho lao động, hạ tầng chăm sóc y tế , hạ tầng giáo dục và các dịch vụ khác. Ai trong chúng ta cũng hiểu con cái cần lớn lên trong sự chăm sóc của cha mẹ, nên việc để con ở quê là không ổn. Đây cũng là nguyên nhân suy giảm dân số ở các thành phố lớn Ngay cả người dân thành phố kiếm chỗ học cho con cũng đã khó nói gì đến những người lao động nhập cư. Xin hỏi gửi trường công đón con về lúc 4h30. Có công nhân nào đón được không? Nên có chủ trương khuyến khích các khu công nghiệp xây dựng nhà nghỉ công nhân, trường mẫu giáo cho con em công nhân. Công nhân khu công nghiệp sẽ yên tâm làm việc hơn. Thêm trường công, thêm giáo viên, thêm giờ làm của giáo viên để thích ứng với giờ làm của công nhân. Kéo theo thêm lương giáo viên, tăng học phí và phụ phí Chúng ta chỉ lo Khu công nghiệp mà không đầu tư cụm dân cư phục vụ cho công nghiệp tại các Tp lớn thì thật là thiếu xót. Chỗ tôi KĐT Đặng Xá Gia Lâm Hà Nội lại có nghịch cảnh một nửa người dân trong khu đô thị phải gửi con ở trường công cách đó gần 2km, mặc dù có trường công xây dựng ngay trong khuôn viên khu đô thị cách vài bước chân chỉ vì khu đô thị được chia địa giới hành chính làm 2 xã. Mà trường trong khu thì lại thuộc xã Đặng Xá vậy nên những người thuộc xã Cổ Bi phải cho con đi học cách đó gần 2km. Rõ ràng là trường học, xây dựng trong khuôn viên để phục vụ người dân trong khu mà lại không được hưởng tiện ích. Những gia đình có trẻ đến tuổi học mầm non bố mẹ đi làm công ty, ca kíp không đưa đón được con đúng giờ, nhờ ông bà già yếu thì không đi được xa nên đành chấp nhận gửi con ở trường tư gần với chi phí cao. Trẻ con đi học xa thì trời nắng mưa đến thương, mặc dù ở nhà hàng ngày nhìn thấy các bạn chơi trong lớp qua cửa sổ.
Cuối tuần miền Bắc đón gió mùa đông bắc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, gió mùa đông bắc gây gió mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5. Ngày 9-10/10, miền Bắc mưa phổ biến 30-70 mm, có nơi trên 150 mm.Trang Accuweather của Mỹ dự báo, nhiệt độ Hà Nội chủ nhật dao động 19-26, sang thứ hai giảm còn 19-24 độ, sau đó tăng dần, đến cuối tuần 24-33 độ C. Điểm cao trên 1.500 m so với mực nước biển như Sa Pa (Lào Cai) thứ hai tuần tới nền nhiệt xuống thấp nhất trong đợt gió mùa đông bắc này, còn 12-17 độ C.Gió mùa đông bắc tràn đến miền Trung từ tối 9/10, nhiệt độ Thanh Hóa xuống 19-23 độ C vào thứ hai. Các ngày 9-12/10, các tỉnh từ Thanh Hóa vào đến Quảng Ngãi có thể xuất hiện mưa lớn 150-250 mm, có nơi trên 350 mm. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Cơ quan khí tượng dự báo mùa đông năm nay có khả năng đến sớm, nhiệt độ các tháng đầu mùa có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Cụ thể, Bắc Bộ và Trung Bộ tháng 11-12 phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5-1 độ; tháng 1-2/2023 xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. DỰ BÁO THỜI TIẾTNắng mưa là việc của trờiChúng tôi thông báo tạm thời thế thôiCuối tuần sẽ có mưa rơiNếu như vẫn nắng là trời ... chưa mưaTuần sau nhiệt độ vừa vừaNếu trời mà nóng là chưa ... gió vềDù mưa hay nắng tràn trềThuận chồng, thuận vợ đêm về vẫn vui! Vậy là đã gần hết một năm mà chưa làm ăn được gì cả , nghĩ mà nó chán Ôi .. lại sắp tết rồi Rét để tiết kiệm tiền điện Nhớ Gió lạnh đầu mùa Chưa kịp kiếm người yêu mà gió mùa đã về Nhiều lúc giật mình như tỉnh mộng, năm qua đã làm được gì chưa mà đã đến đông, cuộc đời qua tuổi băm cũng chưa đạt được thành tựu gì, năm hết tết đến, bao thứ bộn bề cần nghĩ suy, cảm thấy nặng lòng quá Nghe từ " Gió mùa đông bắc" về lại nhớ đến con đường làng đã từng đi suốt những năm tháng tuổi thơ. Jo ngồi đây gõ phím, nhớ quê, nhớ Miền Bắc, nhớ con đường làng, đường đê, nhớ về người của năm ấy,... hihi
Bảo tàng cổ vật ở vùng Tây Đô Ông Nguyễn Hải Hưng, 54 tuổi, ở thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, được mệnh danh là "trùm cổ vật" ở vùng Tây Đô, tên gọi cũ của thành nhà Hồ.Hiện ông sở hữu hơn 50.000 cổ vật các loại, niên đại hàng trăm năm. Mỗi ngày ông Hưng dành thời gian lau chùi, ngắm nghía rồi tỉ mẩn sắp xếp số cổ vật theo từng chủng loại, niên đại...Ông Nguyễn Hải Hưng, 54 tuổi, ở thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, được mệnh danh là "trùm cổ vật" ở vùng Tây Đô, tên gọi cũ của thành nhà Hồ.Hiện ông sở hữu hơn 50.000 cổ vật các loại, niên đại hàng trăm năm. Mỗi ngày ông Hưng dành thời gian lau chùi, ngắm nghía rồi tỉ mẩn sắp xếp số cổ vật theo từng chủng loại, niên đại...Số cổ vật được ông Hưng dày công sưu tầm suốt 30 năm qua, hiện được trưng bày trong 5 ngôi nhà dựng trên khuôn viên hơn 4.000 m2. Ông đặt tên cho bảo tàng nhỏ trên sườn núi Đún (Đốn Sơn, cạnh Đàn tế Nam Giao, cách thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía đông nam) là Lâm Sơn Trang.Trong ảnh là ngôi nhà được ông Hưng mua lại của một gia đình ở Yên Bái vào năm 2011. Căn nhà năm gian, thiết kế theo kiểu chồng giường kẻ bảy, toàn bộ mặt tiền được làm bằng gỗ mít, chạm trổ hoa văn tinh xảo. Năm dựng nhà được khắc bằng chữ Hán trên xà nóc - Khải Định tam niên (1918). Trong nhà, ông Hưng trưng bày khoảng 1.000 cổ vật.Số cổ vật được ông Hưng dày công sưu tầm suốt 30 năm qua, hiện được trưng bày trong 5 ngôi nhà dựng trên khuôn viên hơn 4.000 m2. Ông đặt tên cho bảo tàng nhỏ trên sườn núi Đún (Đốn Sơn, cạnh Đàn tế Nam Giao, cách thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía đông nam) là Lâm Sơn Trang.Trong ảnh là ngôi nhà được ông Hưng mua lại của một gia đình ở Yên Bái vào năm 2011. Căn nhà năm gian, thiết kế theo kiểu chồng giường kẻ bảy, toàn bộ mặt tiền được làm bằng gỗ mít, chạm trổ hoa văn tinh xảo. Năm dựng nhà được khắc bằng chữ Hán trên xà nóc - Khải Định tam niên (1918). Trong nhà, ông Hưng trưng bày khoảng 1.000 cổ vật.Chiếm nhiều nhất trong bảo tàng cổ vật của ông Hưng là đồ gốm sứ thời phong kiến Việt Nam và Trung Quốc.Ông Hưng sinh ra ở vùng quê nghèo chiêm trũng huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Gia đình đông con nên học hết lớp 4 ông đã phải bôn ba đi làm thuê khắp nơi kiếm sống. Năm 1985 rời quê hương, ông đến huyện Vĩnh Lộc lập nghiệp với nghề buôn bán gia súc. Khoảng năm 1990, trong một lần đi buôn lợn, ông Hưng tình cờ được một ông chủ buôn đồ cổ nhờ chiếc xe Minsk của mình đi vận chuyển đồ cổ và được trả thù lao hậu hĩnh. Sau đó được thuê thêm nhiều lần chở hàng, ông Hưng nhận thấy nghề này “dễ kiếm ăn hơn nghề lái lợn” nên nảy ra ý tưởng săn tìm đồ cổ bán lại kiếm lời."Từ những chiếc bát, cái chum, đến trống đồng các loại…, hễ nghe tin ở đâu đào được thứ đồ quý tôi lại lân la tìm mua”, ông kể. Cứ thế, ông trở thành người buôn đồ cổ lớn nhất vùng.Chiếm nhiều nhất trong bảo tàng cổ vật của ông Hưng là đồ gốm sứ thời phong kiến Việt Nam và Trung Quốc.Ông Hưng sinh ra ở vùng quê nghèo chiêm trũng huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Gia đình đông con nên học hết lớp 4 ông đã phải bôn ba đi làm thuê khắp nơi kiếm sống. Năm 1985 rời quê hương, ông đến huyện Vĩnh Lộc lập nghiệp với nghề buôn bán gia súc. Khoảng năm 1990, trong một lần đi buôn lợn, ông Hưng tình cờ được một ông chủ buôn đồ cổ nhờ chiếc xe Minsk của mình đi vận chuyển đồ cổ và được trả thù lao hậu hĩnh. Sau đó được thuê thêm nhiều lần chở hàng, ông Hưng nhận thấy nghề này “dễ kiếm ăn hơn nghề lái lợn” nên nảy ra ý tưởng săn tìm đồ cổ bán lại kiếm lời."Từ những chiếc bát, cái chum, đến trống đồng các loại…, hễ nghe tin ở đâu đào được thứ đồ quý tôi lại lân la tìm mua”, ông kể. Cứ thế, ông trở thành người buôn đồ cổ lớn nhất vùng.Chính giữa căn nhà cổ niên đại Thành Thái thất niên là 8 bức họa, được ông mua lại từ một người làng Đa Bút (xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc). Chủ nhân cũ của bức họa kể, tìm thấy số tranh trong thân cây gỗ lớn khi phá bỏ chuồng trâu. Có nhiều người trả giá cao song ông Hưng không đồng ý bán mà để lại nghiên cứu lai lịch.Ông Hưng cho hay, trong 15 năm đầu lúc mới vào nghề chơi đồ cổ, ông chủ yếu mua đi bán lại kiếm lời, nhưng hơn chục năm gần đây chỉ sưu tập để chơi và trưng bày. Ông mong muốn mở rộng bảo tàng nhỏ để thông qua các cổ vật có thể góp phần giới thiệu lịch sử các nền văn hóa đến với nhiều người hơn.Chính giữa căn nhà cổ niên đại Thành Thái thất niên là 8 bức họa, được ông mua lại từ một người làng Đa Bút (xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc). Chủ nhân cũ của bức họa kể, tìm thấy số tranh trong thân cây gỗ lớn khi phá bỏ chuồng trâu. Có nhiều người trả giá cao song ông Hưng không đồng ý bán mà để lại nghiên cứu lai lịch.Ông Hưng cho hay, trong 15 năm đầu lúc mới vào nghề chơi đồ cổ, ông chủ yếu mua đi bán lại kiếm lời, nhưng hơn chục năm gần đây chỉ sưu tập để chơi và trưng bày. Ông mong muốn mở rộng bảo tàng nhỏ để thông qua các cổ vật có thể góp phần giới thiệu lịch sử các nền văn hóa đến với nhiều người hơn.Nổi bật trong số đó là chiếc trống đồng, mặt và thân trống có nhiều họa tiết hoa văn tinh xảo và 6 con ếch đúc nổi, giống với trống đồng Đông Sơn. Mỗi khi được chủ nhân đánh, tiếng trống ngân vang rất xa.Nổi bật trong số đó là chiếc trống đồng, mặt và thân trống có nhiều họa tiết hoa văn tinh xảo và 6 con ếch đúc nổi, giống với trống đồng Đông Sơn. Mỗi khi được chủ nhân đánh, tiếng trống ngân vang rất xa.Một trong số cổ vật được ông Hưng coi là quý nhất trong bộ sưu tập của mình là hai cặp "nhị thụt thống" ông mới mua khi người dân đào được dưới cánh đồng làng Bái Xuân, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc.Hiện vật giống chiếc thống đất nung đang trưng bày tại thành nhà Hồ, được cho liên quan đến triều Hồ (1400-1407), dùng cho nhà vua rửa tay, tẩy trần trước khi cử hành nghi lễ cúng tế trời đất.Một trong số cổ vật được ông Hưng coi là quý nhất trong bộ sưu tập của mình là hai cặp "nhị thụt thống" ông mới mua khi người dân đào được dưới cánh đồng làng Bái Xuân, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc.Hiện vật giống chiếc thống đất nung đang trưng bày tại thành nhà Hồ, được cho liên quan đến triều Hồ (1400-1407), dùng cho nhà vua rửa tay, tẩy trần trước khi cử hành nghi lễ cúng tế trời đất.Bức tượng thần đèn bằng đồng dùng trong nghi lễ cúng tế thời xưa.Bảo tàng cổ vật của ông Hưng thu hút nhiều nhà khảo cổ tới nghiên cứu. Năm 2019, ông được Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen vì có nhiều thành tích trong trưng bày hiện vật phục vụ triển lãm Thanh Hóa xưa và nay, nhân kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa.Bức tượng thần đèn bằng đồng dùng trong nghi lễ cúng tế thời xưa.Bảo tàng cổ vật của ông Hưng thu hút nhiều nhà khảo cổ tới nghiên cứu. Năm 2019, ông được Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen vì có nhiều thành tích trong trưng bày hiện vật phục vụ triển lãm Thanh Hóa xưa và nay, nhân kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa.Căn nhà tranh tre ở góc trái bảo tàng là nơi ông Hưng lưu giữ hơn 45.000 hiện vật gốm sứ các loại. Do diện tích không đủ lớn, chủ nhân phải đem xếp chồng lên nhau hoặc để quanh hiên nhà, tràn cả ra các khoảnh vườn.Ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ, cho hay bảo tàng cổ vật Lâm Sơn Trang của ông Nguyễn Hải Hưng những năm gần đây là điểm tham quan vệ tinh của di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ, thu hút nhiều du khách ghé thăm. Các hiện vật ở đây mang giá trị lịch sử to lớn, giúp người xem thêm am hiểu về các nền văn hóa cổ xưa và có ý nghĩa giáo dục rất lớn.Căn nhà tranh tre ở góc trái bảo tàng là nơi ông Hưng lưu giữ hơn 45.000 hiện vật gốm sứ các loại. Do diện tích không đủ lớn, chủ nhân phải đem xếp chồng lên nhau hoặc để quanh hiên nhà, tràn cả ra các khoảnh vườn.Ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ, cho hay bảo tàng cổ vật Lâm Sơn Trang của ông Nguyễn Hải Hưng những năm gần đây là điểm tham quan vệ tinh của di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ, thu hút nhiều du khách ghé thăm. Các hiện vật ở đây mang giá trị lịch sử to lớn, giúp người xem thêm am hiểu về các nền văn hóa cổ xưa và có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuyệt, nước Việt xưa cũng có nền văn hóa, mỹ thuật, kiến trúc mang đậm dấu ấn thời kỳ, tinh xảo sánh ngang với các nền văn hóa khác cùng thời.Cám ơn tất cả các chuyên gia, nhà khảo cổ, nhà sử học đã giúp hỗ trợ phát hiện, nghiên cứu, và bảo tồn các di sản dân tộc này. Nhìn đẹp và tuyệt vời! Ngày xưa ông cha ta thật sáng tạo và thông minh. Đầu chim phượng có hoạ tiết rất hiện đại, giống các nhân vật hoạt hình của Disney, chứng tỏ tiền nhân cũng đã rất sáng tạo! Nhìn thoáng qua cũng khó phân biệt đầu rồng thời Trần và Hồ nhỉ? Tuyệt vời, đây đều là những di tích lịch sử vô cùng quý giá. Nhìn các cổ vật rất đẹp và tinh xảo, minh chứng cho 1 nền văn minh rạng rỡ của nước Việt ta thời xưa. Oh, hoa văn đẹp quá. Rất nhiều kiến thức, giá trị văn hóa, lịch sử trong các cổ vật này.
Khởi công xây dựng đê chắn sóng cảng Chân Mây Sáng 8/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khởi công đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2 ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc. Đê dài 300 m, cao 7 m với mặt đê kết cấu tường đỉnh, thân mái dốc.Đoạn thân đê sử dụng khối rakuna (dạng kết cấu mới của Nhật Bản được phát minh vào năm 2007) nặng 40 tấn, phía dưới là đá hộc 2-4 tấn; phía cảng dùng khối rakuna 16 tấn, phía dưới là đá hộc 0,8-1,6 tấn. Công trình hoàn thành sẽ kéo dài đê chắn sóng cảng Chân Mây lên thành 750 m.Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, nói đê chắn sóng cảng Chân Mây là công trình trọng điểm bảo vệ cho các cầu cảng. Khi hoàn thành, đê không những tăng năng lực khai thác hàng hóa mà còn từng bước hoàn thiện khu bến cảng biển Chân Mây nói riêng và cảng biển Thừa Thiên Huế nói chung.Võ Thạnh Cần tận dụng trong kè để làm cầu cảng cho tàu có tải trọng nhỏ hơn, mở đường ven ra tiếp nối với kè. Mỗi mét dài đê giá hơn 2 tỷ đồng. Kinh thật
Giám đốc CDC Quảng Ngãi bị kỷ luật Thông tin được nêu trong thông báo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ngãi hôm 6/10. Ban Thường vụ Đảng ủy Sở Y tế Quảng Ngãi cũng bị khiển trách do thực hiện chưa tốt chức năng lãnh đạo trong việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế dẫn đến vi phạm của ông Nên.Ngoài ra, các nguyên bí thư Đảng ủy Sở Y tế nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025, nguyên giám đốc Sở Y tế, giai đoạn 2014-2018 và giai đoạn 2019-2022 bị xem xét, kỷ luật.Trong các đợt bùng phát dịch, CDC Quảng Ngãi đã chi khoảng 60 tỷ đồng mua vật tư, trang thiết bị, sinh hoá phẩm y tế... Trong đó, đơn vị này có ba đợt mua kit xét nghiệm của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á với tổng giá trị hơn 5 tỷ đồng. Giá mua kit xét nghiệm là 509.000 đồng, thấp nhất là 367.000 đồng mỗi bộ; mua vào tháng 7 và 8/2021.Hơn 7 tháng qua, từ khi vụ án Việt Á bị phanh phui, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và công an các địa phương đã khởi tố hơn 90 người.Cũng trong thông báo này, Ủy ban kiểm tra Tỉnh uỷ Quảng Ngãi cũng yêu cầu ông Nguyễn Đức On, Phó giám đốc Sở xây dựng kiểm điểm, rút kinh nghiệm do sai phạm khi còn làm việc ở huyện Nghĩa Hành. Ông On và Ban Thường vụ huyện ủy Nghĩa Hành giai đoạn 2020-2025 bị xác định thiếu kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện, để xảy ra một số sai phạm.
Cứu 4 người kẹt trong đám cháy Gần 1h, khói bốc lên từ tầng một ngôi nhà ba tầng rộng hơn 100 m2 ở đường Kim Đồng, TP Vinh. Đội Cảnh sát chữa cháy số 1, thuộc Phòng Cảnh sát chữa cháy (Công an Nghệ An) điều 16 người cùng phương tiện tiếp cận sau vài phút.Theo lính cứu hỏa, cửa cuốn tại tầng một ngôi nhà bị kẹt, trong khi khói từ đám cháy bốc lên ngùn ngụt. Nạn nhân gọi điện ra ngoài trong trạng thái hoảng loạn, thông báo vợ chồng và hai con 4 và 2 tuổi đang kẹt trong một phòng tại tầng hai.Lính cứu hỏa đã dùng thang tiếp cận ban công tầng hai, phá cửa vào trong. Căn phòng 4 người mắc kẹt rộng hơn chục mét vuông, có cửa thông gió, cửa chính được đóng kín nên khói từ đám cháy chưa vào được nhiều.Khoảng 3 phút sau, tất cả nạn nhân được đưa ra ngoài an toàn. Đám cháy sau đó được dập tắt. Tại hiện trường một số vật dụng bị hư hỏng. Ơn trời! Tất cả các thành viên trong gia đình được cứu an toàn là may rồiMong các gia đình cẩn trọng vì giặc hoả tàn phá tài sản và cướp đi mạng sống nhanh như một cơn gióChúc các chiến sĩ CA PCCC luôn khoẻ và bình an Cứu được cả nhà, chao ôi mừng lắm! Theo mình nghĩ, ko nên lắp cửa cuốn cho nhà, vì khi cháy hệ thống điện bị ngắt sẽ vô hiệu hoá hệ thống cửa, rất nguy hiểm cho gia chủ,,, Tuyệt vời quá! Cảm ơn các chiến sĩ cứu hoả, chúc mừng gia đình đã an toàn! Còn người là còn tất cả! Đừng bao giờ lắp cửa cuốn vừa bí lại khi cúp điện ko mở kịp cho nhà ở,chỉ dùng cho nhà kho thôi..! Xây dựng nhà nên tính toán đường thoát hiểm, không chỉ hỏa hoạn mà còn thoát cho các trường hợp khẩn cấp khác. Các nhà làm cửa cuốn cần thay đổi sớm đi đừng để mất bò mới lo làm chuồng. Mà tại sao tầng hai không có lan can hoặc cửa sổ hoặc cửa ra lan can nhỉ, phải để cứu hộ phá cửa vào trong là sao,tại sao không tự mở cửa nhỉ?lạ thật.
10 dự án cao tốc Bắc Nam đang triển khai đến đâu? Ngày 6/10, Chính phủ gửi báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện dự án xây dựng cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn 2017-2020. Đây là dự án xây dựng 654 km đường bộ với tổng mức đầu tư hơn 97.660 tỷ đồng, được chia thành 11 dự án thành phần, gồm 8 đoạn sử dụng vốn đầu tư công và 3 đoạn theo phương thức đầu tư đối tác công tư (PPP).Trong 11 dự án, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn (Ninh Bình) dài 15 km đã hoàn thành, đưa vào khai thác từ đầu năm 2021. Còn lại 10 dự án đang triển khai, trong đó bốn dự án dự kiến hoàn thành cuối năm nay.Dự án Cam Lộ - La Sơn (Quảng Trị - Thừa Thiên Huế) dài 98 km được khởi công tháng 9/2019 gồm 11 gói thầu xây lắp. Hiện khối lượng dự án đã thực hiện đạt khoảng 94% giá trị hợp đồng, trong đó 6 gói thầu xây lắp cơ bản hoàn thành, đang sơn kẻ mặt đường, 5 gói thầu khác sẽ hoàn thành vào 31/10. Tuyến đường dự kiến được khai thác cuối năm nay.Đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45 dài 63 km, được khởi công tháng 9/2020, gồm 5 gói thầu xây lắp, tổng khối lượng thực hiện đạt khoảng 69%, chậm 1,5% so với kế hoạch. Dự án sẽ hoàn thành xây lắp vào cuối tháng 12.Đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài 100 km, được khởi công tháng 9/2020, có bốn gói thầu đều đang thi công với tổng khối lượng đạt khoảng 50%, chậm 2% so với kế hoạch. Dự án này dự kiến hoàn thành xây lắp vào cuối tháng 12.Đoạn Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km, khởi công cách đây hai năm, gồm bốn gói thầu xây lắp với tổng khối lượng đạt khoảng 56%, dự kiến hoàn thành cuối tháng 12.Sáu dự án có kế hoạch hoàn thành trong hai năm tới, gồm cầu Mỹ Thuận 2 dài 6 km, khởi công tháng 3/2020. Dự án có năm gói thầu xây lắp, trong đó một gói thầu đã hoàn thành, bốn gói thầu đang triển khai, tổng khối lượng đạt khoảng 59%, dự kiến hoàn thành thi công cuối tháng 12/2023.Đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn dài 43 km, ba gói thầu xây lắp đã đạt khối lượng khoảng 52% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 1,7% so với kế hoạch, dự kiến hoàn thành xây lắp vào cuối tháng 8/2023.Dự án Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50 km, được khởi công tháng 7/2021. Dự án có bốn gói thầu, tổng khối lượng đạt khoảng 47%, cơ bản đáp ứng tiến độ, dự kiến hoàn thành xây lắp vào cuối tháng 7/2023.Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt dài 49 km, đầu tư theo hình thức PPP. Hiện tổng khối lượng mới đạt khoảng 13% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 7% so với kế hoạch, dự kiến hoàn thành xây lắp trong tháng 5/2024.Đoạn Nha Trang - Cam Lâm dài 49 km cũng theo hình thức PPP. Hiện tổng khối lượng đạt khoảng 47%, đáp ứng yêu cầu tiến độ. Dự án dự kiến hoàn thành xây lắp trong tháng 9/2023. Nhà đầu tư đã cam kết rút ngắn tiến độ khoảng ba tháng so với kế hoạch.Dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 78 km, đầu tư theo hình thức PPP. Hiện lũy kế tổng khối lượng đạt khoảng 24% tổng giá trị hợp đồng dự án, đang chậm khoảng 1,4% so với kế hoạch. Dự kiến dự án hoàn thành thi công trong tháng 3/2024.Đến ngày 15/9, các chủ đầu tư đã giải ngân khoảng 8.550 tỷ đồng trong tổng số 15.480 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2022, đạt 55% kế hoạch.Lý giải nguyên nhân một số dự án chưa đạt tiến độ yêu cầu, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng do thiếu hụt nguồn cung vật liệu, tác động bởi bão lũ, thời tiết bất thường, dịch Covid-19, chậm trễ giải phóng mặt bằng. Một số nhà thầu chưa huy động kịp thời nhân lực, tài chính, máy móc để thi công bù khối lượng bị chậm.Với các dự án được đầu tư theo hình thức PPP bị chậm, Bộ đánh giá đây là hình thức đầu tư phức tạp, quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có sự thay đổi từ đấu thầu quốc tế sang đấu thầu trong nước. Quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng diễn ra trong thời điểm có nhiều thay đổi về quy định pháp luật dẫn đến bị kéo dài. Một số dự án thành phần có công trình cầu, hầm xuyên núi quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.Để đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Giao thông Vận tải đã thành lập tổ công tác đặc biệt theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm đôn đốc, kiểm tra, giải quyết các điểm nghẽn và xử lý nghiêm các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn đầu tư công.Đoàn Loan - Sơn Hà Bão lụt thì năm nào cũng có, thời tiết bất thường thì biết đã lâu, covid-19 đã diễn ra mấy năm, mặt bằng thì có kế hoạch từ trước. Vậy mà làm như các nguyên nhân này bất ngờ xảy ra không lường trước được hay sao mà lấy làm nguyên nhân cho việc chậm trễ tiến độ? Các nước lân cận như Malaysia làm cao tốc mỗi bên 3 lane + 1 lane đậu khẩn cấp, tổng 2 bên là 8 lane. Cao tốc đi từ Thái Lan đến Singapore cứ cách 5km là có 1 trạm dừng chân trong đó có nhà vệ sinh & hàng quán ăn rất sạch sẽ. Chả hiểu mình quy hoạch kiểu gì ko bài bản từ đầu, sau này cứ đi cải tạo điều chỉnh ah??? Mong rằng chạy đua hoàn thành dự án nhưng phải đảm bảo chất lượng. Mong sống đến khi hoàn thành xong các dự án Quan trọng là giá xây lắp không thấy đề cập đến Việt Nam làm đường cao tốc và các loại đường giao thông giá thành 1 km đường thì cao gần nhất thế giới mà chất lượng đường lại thấp nhất thế giới mặc dù nhân giá nhân công và nguyên liệu rất thấp và tốc độ làm cũng rất chậm
TP HCM tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý thế nào Theo Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn do UBND TP HCM ban hành cuối tháng 9, thay vì bổ nhiệm qua đề bạt, trong năm nay thành phố sẽ thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý với chức danh cấp phòng và tương đương, năm tới sẽ áp dụng với cấp sở, huyện và tương đương.Người được đăng ký dự tuyển phải là cán bộ, công - viên chức, gồm 3 nhóm: nhân sự tại chỗ; từ nơi khác; và được đề cử. Hai nhóm đầu phải nằm trong quy hoạch của chức danh tuyển chọn hoặc tương đương, còn người được đề cử có thể không nằm trong quy hoạch nhưng được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm đề cử.Hội đồng thi tuyển chức danh cấp sở, huyện tối đa 17 người, gồm Chủ tịch UBND TP HCM làm chủ tịch; hai Phó chủ tịch gồm Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ, Phó chủ tịch UBND phụ trách đơn vị có chức danh thi tuyển; mời 1-4 chuyên gia, nhà quản lý (nếu cần). Với thi tuyển chức danh cấp phòng, hội đồng thi do lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm người trong tổ chức, tối đa 11 người, có thể mời thêm chuyên gia. Thành viên hội đồng thi không có quan hệ gia đình với ứng viên, không là người đang bị xem xét xử lý hoặc thi hành kỷ luật.Toàn bộ quy trình tuyển dụng diễn ra trong 75 ngày, tính cả thời gian phúc khảo và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có). Nếu hồ sơ được đánh giá đủ điều kiện, ứng viên phải trải qua hai vòng thi: viết (180 phút) và trình bày đề án (70 phút). Sau hai vòng thi, nếu thí sinh có điểm bằng nhau, Hội đồng thi lấy ý kiến cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm để quyết định, ưu tiên theo 4 tiêu chí: nữ (với đơn vị chưa có lãnh đạo nữ); người giữ chức vụ cao hơn; chức vụ tương đương thì ưu tiên người giữ chức lâu hơn; nếu không giữ chức vụ lãnh đạo thì ưu tiên người thâm niên lâu hơn.Giám đốc Sở Nội vụ Huỳnh Thanh Nhân, cho biết ngay khi còn là dự thảo, đề án đã nhận được hưởng ứng của nhiều cơ quan. Hiện, đã có 8 đơn vị với hơn 10 vị trí đăng ký thi tuyển chức danh cấp phòng gồm các sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công Thương, Ban An toàn giao thông, Viện Nghiên cứu Phát triển, UBND TP Thủ Đức, quận 1 và huyện Hóc Môn."Thi tuyển lãnh đạo, quản lý là nỗ lực của thành phố trong cải cách chế độ công vụ, tạo động lực và giữ chân cán bộ, công, viên chức", ông Nhân nói và cho rằng việc này sẽ nâng tính cạnh tranh, cơ hội thăng tiến cho cán bộ, cải thiện môi trường làm việc.Ở góc nhìn chuyên gia, TS Nguyễn Thị Thiện Trí, Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Đại học Luật TP HCM đánh giá đề án cho thấy quyết tâm đổi mới của chính quyền thành phố, góp phần chuyển đổi mô hình quản lý nhân sự từ chức nghiệp cứng nhắc sang mô hình việc làm, phù hợp xu hướng thế giới. "Một đội ngũ lãnh đạo, quản lý được hình thành qua thi tuyển là bước đầu để tạo lập bộ máy nhân lực có khả năng đề kháng với cám dỗ, tiêu cực", bà nói.Đồng quan điểm, TS Cao Vũ Minh, giảng viên môn Luật Hành chính, Đại học Kinh tế - Luật TP HCM, nói việc thi tuyển lãnh đạo, quản lý sẽ vừa tạo cơ hội cho người bên ngoài đơn vị, vừa tăng tính cạnh tranh và năng lực, phẩm chất của vị trí việc làm."Đây là làn gió mới cần được nhân rộng tại TP HCM", ông nói và cho rằng đề án rất có giá trị trong bối cảnh đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng. Bởi lẽ, một ekip vận hành lâu năm rất dễ xảy ra tiêu cực vì che giấu cho nhau, nhưng khi một người mới tham gia vào hệ thống sẽ tạo sự cạnh tranh sòng phẳng. Cơ chế này giúp kiểm tra, giám sát tốt hơn, hạn chế tình trạng "con quan làm quan, con tướng làm tướng, người ngoài thì không bao giờ có cửa".Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đánh giá đề án của TP HCM còn những hạn chế khiến cơ chế thi tuyển khó tạo bứt phá. Cụ thể, theo TS Trí, việc quy định hầu hết người được thi tuyển phải thuộc diện quy hoạch, hoặc phải đủ điều kiện quy hoạch mới được đề cử cho thấy tiêu chí tuyển chưa tập trung nhiều vào chuyên môn và năng lực, mà chủ yếu là quy hoạch và thâm niên."Phạm vi đối tượng tham gia hẹp thì hạn chế được xáo trộn, nhưng khả năng cạnh tranh rất thấp, việc thi tuyển chỉ là một dạng khác của đề cử, bổ nhiệm mà thôi", bà nói và cho rằng thành phố cần mở rộng nhóm người được thi tuyển để đạt mục đích chính của đề án là thu hút nhân tố mới và hạn chế chạy chức, chạy quy hoạch. Đối tượng mở rộng có thể vẫn là người trong khu vực công, nhưng tập trung nhiều tiêu chí về chuyên môn, năng lực hơn; ngoài ra có thể tính đến người ở khối tư nhân...Bên cạnh đó, theo đề án thi tuyển của thành phố, ứng viên vẫn phải thông qua nhiều ban bệ như khi bổ nhiệm theo đề bạt, thành phần và người có thẩm quyền quyết định cũng không thay đổi so với trước. Trong khi sự tham gia của người ngoài như chuyên gia là không bắt buộc nên quy trình cơ bản vẫn mang tính nội bộ. "Thực tế thi tuyển công chức, viên chức ở phạm vi rộng vẫn có thể phát sinh tiêu cực thì với thi tuyển lãnh đạo, quản lý ở phạm vi hẹp tiêu cực là khó tránh khỏi. Với cơ chế can thiệp ở góc độ chính trị thì rất dễ dẫn đến việc hội đồng thi chỉ mang tính hình thức", bà nói.Theo TS Trí, nếu muốn bứt phá thành phố cần đổi mới nhiều thứ nhưng phải dưới sự cho phép của Trung ương, song vẫn có những thay đổi trong tầm tay. Chẳng hạn, thành phố cho tăng sự tham gia của chuyên gia vào quy trình bổ nhiệm để tăng lá phiếu chuyên môn cũng như hạn chế tiêu cực. Đây có thể là thành phần bắt buộc trong hội đồng thi, và chiếm khoảng 1/3 số thành viên.Tương tự, TS Cao Vũ Minh cũng cho rằng đối tượng thi tuyển nêu trong đề án còn hạn chế khi chỉ giới hạn người đang công tác tại TP HCM. Nếu mở rộng cho cán bộ, công - viên chức từ tỉnh khác và cả khối tư nhân tham gia thì sẽ tìm được nhiều ứng viên tiềm năng hơn. "Đã mở cửa thì phải tạo ra sự cạnh tranh sòng phẳng giữa người trong và ngoài bộ máy, tính toán tất cả điều kiện để họ tham gia đường đua một cách công bằng nhất", ông nói.Thu Hằng vậy thì người tài người giỏi bên ngoài không công chức thi sao dược Điều kiện để được thi là phải quy hoạch, vậy không quy hoạch thì không giỏi, không khả năng sao? Như vậy chưa thu hút đươc người tài, chưa có sự cạnh tranh rõ ràng. Đề nghị mở rộng đối tượng là tất cả người là cbcc có thời gian làm việc 5 năm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đạo đức tốt là cho thi Vậy là thì tuyển có điều kiện? Nên có giáo trình để tất cả người dân có tâm huyết , đam mê làm công chức tham khảo, luyện thi và thi tuyển . Mức lương đã có sẵn cho từng bậc và công việc sẽ phải đảm nhiệm. Nhân tài không thiếu. Để đạt công bằng cao thì công thêm: công khai đề thi và bài làm sau khi thi và phát trực tiếp thuyết trình luôn thì hay nhất. Phải tìm ra được người tài để giúp dân giúp nước. Nhưng chúng ta lại thường gặp phải tình trang người có bằng cấp nhưng chưa chắc đã quản lý được, người quản lý được lại thiếu kiến thức chuyên môn! Sao không mở rộng đối tượng các em sinh viên tốt nghiệp loại giỏi mà chỉ gói gọn trong đối tượng công chức viên chức. Chẳng phải chính họ cũng rời bỏ công việc để ra làm ngoài đó sao. đã là thì tuyển chọn nhân tài vào các chức vụ quản lý, lãnh đạo mà sao chỉ có cán bộ mới được ứng tuyển thi là sao? Vậy cũng như ko!!! Ít nhiều gì cũng tốn thêm kinh phí. Được quy hoạch mới dc thi, thì chọn cho nó nhanh Kiểm soát & giám sát thế nào Rất tốt! Nên công khai tiêu chí và mở rộng đối tượng. ứng viên và, cần có thi trắc nghiệm khách quan ( trên máy tính). Như vậy, vừa chính xác nhanh chóng, đỡ việc cho Hội đồng. Khi ấy, hạt giống cũng tha hồ dự thi, ai đậu sẽ tâm phục, khẩu phục. Hy vọng đây là bước đột phá cho cả nước. Đây mới là thí điểm, sau này sẽ rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn. Rất hoan nghênh việc thi tuyển lãnh đạo quản lý nhưng vấn đề người nào, cơ quan nào làm giám khảo. Hoan nghênh TPHCM. Mong các địa phương khác làm như vậy
Cầu hơn 500 tỷ đồng cửa ngõ Tây Bắc TP HCM trước ngày thông xe Sau gần một năm thi công, nhánh 2 của cầu Bưng bắc qua kênh Tham Lương trên đường Lê Trọng Tấn, đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng trước khi thông xe.Trước đó, nhánh một của cầu hoạt động từ tháng 12/2021 sau 4 năm thi công, giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Công trình có vốn đầu tư 515 tỷ đồng, nhiều lần tạm ngưng vì vướng mặt bằng và Covid-19.Sau gần một năm thi công, nhánh 2 của cầu Bưng bắc qua kênh Tham Lương trên đường Lê Trọng Tấn, đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng trước khi thông xe.Trước đó, nhánh một của cầu hoạt động từ tháng 12/2021 sau 4 năm thi công, giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Công trình có vốn đầu tư 515 tỷ đồng, nhiều lần tạm ngưng vì vướng mặt bằng và Covid-19.Nhánh cầu có kích thước tương đương nhánh một với chiều dài 207, rộng 11 m, cho ôtô, xe máy chạy hai chiều. Một tuần trước khi thông xe, công trình đạt hơn 95% khối lượng. Theo chủ đầu tư, tiến độ hoàn thành nhánh 2 bị chậm hơn một tháng do gặp khó khăn khi thi công dưới đường lưới điện cao thế.Nhánh cầu có kích thước tương đương nhánh một với chiều dài 207, rộng 11 m, cho ôtô, xe máy chạy hai chiều. Một tuần trước khi thông xe, công trình đạt hơn 95% khối lượng. Theo chủ đầu tư, tiến độ hoàn thành nhánh 2 bị chậm hơn một tháng do gặp khó khăn khi thi công dưới đường lưới điện cao thế.Lan cao cầu bằng thép, cao khoảng một mét, đã lắp hoàn thiện. Ngoài phần cầu, dự án làm đường dẫn dài 348 m, rộng 35 m và xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh...Lan cao cầu bằng thép, cao khoảng một mét, đã lắp hoàn thiện. Ngoài phần cầu, dự án làm đường dẫn dài 348 m, rộng 35 m và xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh...Ngày 7/10, công trình có khoảng 50 công nhân đang thi công những hạng mục cuối và dọn dẹp vệ sinh. Ở đoạn gần kênh Tham Lương, công nhân lắp lan can cầu bộ hành dẫn lên nhánh chính. Cạnh đó là đường dẫn dưới dạ cầu đang thi công làm mặt đường, vỉa hè, bờ kè...Ngày 7/10, công trình có khoảng 50 công nhân đang thi công những hạng mục cuối và dọn dẹp vệ sinh. Ở đoạn gần kênh Tham Lương, công nhân lắp lan can cầu bộ hành dẫn lên nhánh chính. Cạnh đó là đường dẫn dưới dạ cầu đang thi công làm mặt đường, vỉa hè, bờ kè...Cả hai nhánh cầu Bưng có 4 cầu chỉ dành cho người đi bộ lên xuống.Cả hai nhánh cầu Bưng có 4 cầu chỉ dành cho người đi bộ lên xuống.Dưới gầm cầu, máy xúc liên tục ra vào cào lớp nhựa đường cũ sau đó thay thế bằng lớp nhựa mới để đảm bảo cao độ.Dưới gầm cầu, máy xúc liên tục ra vào cào lớp nhựa đường cũ sau đó thay thế bằng lớp nhựa mới để đảm bảo cao độ.Cầu Bưng có 6 trụ với tĩnh không đạt 3 m. Hiện khoảng không gian dưới gầm được san phẳng để tạo mảng xanh, cảnh quan cho công trình.Cầu Bưng có 6 trụ với tĩnh không đạt 3 m. Hiện khoảng không gian dưới gầm được san phẳng để tạo mảng xanh, cảnh quan cho công trình.Bên hông cầu đang thi công lát gạch vỉa hè rộng khoảng 3 m ở đoạn đường dẫn.Bên hông cầu đang thi công lát gạch vỉa hè rộng khoảng 3 m ở đoạn đường dẫn.Lòng kênh Tham Lương khu vực này cũng được nạo vét để khơi thông dòng chảy, đồng bộ với hệ thống thoát nước. Hai bờ kênh quanh cầu sẽ được gia cố lại, trồng thêm cây xanh, tạo lối đi cho người dân.Lòng kênh Tham Lương khu vực này cũng được nạo vét để khơi thông dòng chảy, đồng bộ với hệ thống thoát nước. Hai bờ kênh quanh cầu sẽ được gia cố lại, trồng thêm cây xanh, tạo lối đi cho người dân.Vị trí cầu Bưng. Ảnh: Google MapsVị trí cầu Bưng. Ảnh: Google MapsQuỳnh Trần Bên kia cầu là đường Nguyễn Thị Tú quá nhỏ, kẹt xe như cơm bữa, bên này là đường Lê Trọng Tấn nó rộng thênh thang , quy hoạch vô lý, nay lại làm cây cầu Bưng này để làm , nó có thật sự cần thiết chưa trong khi còn rất nhiều tụ điểm khác rất bí bạch cần làm cầu vượt trước thì không làm ví như là ngã tư 4 xã, giờ nó đã là ngã 6 hàng ngày lưu lượng xe đi qua rất lớn, kẹt xe hàng ngày nhưng mãi không thấy 2 quận này làm Bao giờ cầu Tân Kỳ Tân Quý mới làm đây Ngã 3 Hồ Văn Long với Nguyễn thị Tú ngày nào cũng kẹt xe Xác vách nhà mình, cầu bưng xây dựng 2 làn rất rộng rãi bảo đảm không kẹt xe. Nhưng còn 1 hành lang dưới góc khu công nghiệp không biết sao vẫn chưa giải tỏa mặt bằng Chúc mừng công trình hoàn thành sau bao năm chờ đợi, giải quyết nỗi ám ảnh kẹt xe kinh hoàng trước đây, vui sướng biết bao. Hơn 20 năm ở đoạn này không biết kẹt xe là gì, bỗng dưng bỏ 500 tỷ xây cây cầu phí như thế này. Biết bao đoạn cần xây cầu để hạn chế kẹt xe lại không xây. Hic so với cầu vượt ở Hà Nội vừa rồi thì cầu này ngắn hơn mà mất tận 5 năm thi công. Ui là trời ơi Mở đường Tân Kỳ Tân Quí nữa mới thông xe ổn được. Đoạn kẹt xe nó nằm ở bên nguyễn thị tú vì bên đó đường nhỏ. Lẽ ra Tân Phú Bình Tân nên tập trung cho Tân Kì Tân Quý hoặc khu vực ngã 4 bốn xã . Chưa kể cây cầu này làm dòng xe từ bình long muốn về nguyễn thị tú thì buộc phải đánh vòng để lên cầu Quá tuyệt vời Sài Gòn nhé...! Tôi là dân Bến Thành. :) cuối đường Nguyễn Thị Tú , khúc ngã 5 vĩnh lộc kẹt xe 24/7 luôn . đường thì nhỏ mà toàn xe lớn chạy Nhìn quận Bình Tân vô cùng thiếu cây xanh, mạng xanh vậy mà thấy họ suốt ngày đi khắp nơi cắt sạch trùi lũi cây xanh Mô phật đã xong =)) Ông anh, mới nghỉ hưu, lần đầu về nước sau gần 20 năm sống lặng lẽ và nai lưng... đi cày (!) ở nước ngoài để vừa nuôi vợ con, vừa có chút đỉnh gởi về cho mấy em lo cho ba má. Lấy honda, chở ổng đi vòng vòng Sài Gòn từ mấy quận nội đô ra tới ngoại ô, cho ổng coi và để ổng nhớ. Tới đâu, ổng cũng kêu 'trời đất ơi, lạ lắm à nghen'. Lúc mướn xe chở ổng về quê Trà Vinh, ra huyện Duyên Hải thăm mả ông bà nội, ổng cứ im lặng nhìn, không nói năng, dòm cảnh vật hai bên đường, trợn tròng con mắt và... tặc lưỡi ! Có 1 điều nghịch lý là : Lúc chưa xây cầu từ Đường CN1 hướng từ Hương lộ 3 chạy tới cầu giáp ranh ngã tư Lê Trọng tấn Trước đây quẹo trái được nay xây cây cầu thì Quẹo trái ko được ! Bó tay !!!
Cần Thơ ngập vì triều cường cao nhất từ đầu năm Rạng sáng 8/10, nước sông Hậu dâng cao, tràn theo các kênh rạch gây ngập nhiều khu vực ở quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Ô Môn, Cái Răng... Hàng loạt tuyến đường ở trung tâm TP Cần Thơ như: Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Văn Cừ, Mậu Thân, Lý Tự Trọng, Ngô Quyền, hồ Xáng Thổi... chìm trong nước. Một số nơi, nước tràn vào nhà dân, cửa cơ quan công sở... Khoảng 9h, nước rút dần.Ông Nguyễn Minh Trung ở đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, cho biết sáng nay, khi vừa mở cửa ông đã thấy nước ngập lênh láng cả đường và vỉa hè, có nơi hơn 40 cm. "Nhiều năm rồi tôi mới thấy đợt triều cường cao thế này", ông nói.Giám đốc Đài khí tượng thuỷ văn Cần Thơ Phan Thanh Hải, cho biết triều cường kết hợp nước sông Mekong đổ về sau đợt mưa nhiều từ bão Noru vừa qua, cộng với gió mùa đông bắc hoạt động mạnh đẩy nước từ biển vào đất liền khiến mực nước dâng cao. "Đây là mực nước cao nhất từ đầu năm đến nay được ghi nhận", ông Hải nói và cho biết đợt triều cường còn kéo dài 2-3 ngày tới, mực nước cao nhất có thể đạt 2,25 m.Ông Nguyễn Quý Ninh, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ, cho biết dự báo trong tháng 10 sẽ có hai đợt triều cường ở mức rất cao. Mực nước cao nhất từng được ghi nhận tại Cần Thơ là 2,25 m vào năm 2019."Triều cường kết hợp mưa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các vườn cây ăn trái và diện tích lúa...", ông Ninh nói và khuyến cáo người dân và các sở ngành, địa phương cần chủ động các biện pháp giảm thiểu thiệt hại.Cửu Long VỀ MIỀN TÂYRời Saigon ta xuống đâyKhởi đầu chuyến phượt ngất ngây rộn ràngLong xuyên Châu đốc An giangBên đường từng khóm hoa vàng đung đưaMấy cây thốt nốt lưa thưaThất sơn Bảy núi bóng dừa lam xanhRừng tràm Trà sư lượn quanhHoa vàng chen lẫn cây xanh ven đườngDòng kênh Vĩnh tế thân thươngDài theo đất nước cung đường miền TâyLần đầu tiên ta đến đâyTây Nam cực cuối trắng mây xanh trờiĐảo Ngọc Phú quốc biển khơiHà tiên yêu mến đất trời Tây NamTiếng cười tươi rói dòn tanXe qua Hòn đất Kiên giang lúc chiềuNơi nào cũng rất đáng yêuDẻo thơm cơm Việt giữa chiều quá trưaNhư thấy ánh mắt người xưaCơm muộn quá bữa vẫn chưa đói lòngXe Tour bon chạy lòng zòngCần thơ chợ nổi trên dòng Hậu giangThuyền ghe tàu xuồng dọc ngangMiệt vườn cây trái dịu dàng mời muaQuả ngọt cùng mấy trái chuaĂn rồi anh nói xin thua cưng àSông sâu sóng xô cầu phàKênh xanh ba lá vương tà áo bayBánh xèo bánh cống trái câyNước trong gạo trắng miền Tây quê mìnhChỗ nào cũng đẹp lung linhKhăn rằn tung gió thiệt tình đốn timTa về ta quay lại tìmCái hình dáng ấy vừa nhìn biết ngayCười hiền trìu mến cầm tayAnh đi du lịch miền Tây...cưng à Đây là hình ảnh tương lai của các quận thấp trũng ở tp HCM , dù trời nắng chang chang vẫn cứ được lội sông . Không lâu đâu 10 - 30 năm sau lần lượt các bạn sẽ được trải nghiệm . Sáng sớm nay cũng được đi trên một đoạn đường ngập nổi tiếng của CT ở Nguyễn Văn Cừ. Nhưng mặc dù triều cường nước dâng cao ngập gần hết bánh xe, kèm theo mưa to nhưng trộm vía rất hiếm xe nào bị chết máy hay phải dắt bộ. Cảm thấy nước sạch và xăng tốt:) Cần Thơ gạo trắng nước trongĐến mùa nước nổi lông bông mọi ngườiĐường xá ngập lụt khắp nơiMà thôi cũng kệ cho đời cá tôm !(P/S : Cần Thơ và dân miền tây nói chung năm nào không ngập lụt thì dân rất buồn vì không có nhiều cá tôm, mưu sinh sẽ vất vả . Tôi là người Cần Thơ nhà ở trung tâm nhưng đã từng chứng kiến bao mùa lũ lụt nước vào tận nhà thậm chí lên tới gần vạt giường nên cũng đã quá quên với cảnh này . ) Cao độ mặt bằng Cần Thơ quá thấp . Nếu ngập vì hệ thống thoát nước kém thì Cần Thơ còn hy vọng. Vì cái này ta khắc phục được. Còn đổ thừa cho thiên nhiên thì mãi mãi không khắc phục được rồi Những TP này trong tương lai sẽ còn nghập sâu hơn. Trung tâm TP ngập như vậy khó xử lý nếu nâng các con đường lên cả mét thì khổ cho nhà cửa người dân Chen chúc nhau ở thành phố thì cái ngày này là tất yếu. Đất thì tăng chóng mặt còn dân thì bơi lội tung tăng Đề nghị nâng kích cỡ đường cống trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Năm nào cũng đào lên rồi lại lắp xuống kích cỡ y như nhau thì có tác dụng gì đâu Đến hôm 10-13 tháng này đi sắm xuồng nhe bà con. Chuẩn bị đi là vừa. Thiết nghĩ cần xây dựng con đê ngăn triều cường, khu trung tâm tp Cần Thơ thì giờ đô thị hoá nhiều nên cũng ít ai làm nông nghiệp nữa đâu mà cần phù sa. Xây con đê bao quanh và thiết kế con đê thành địa điểm du lịch, checkin thu hút khách tới tham quan Trên cao thì lũ cuốn sạt lở đất, dưới thấp thì nước triều cường lên, thôi thì phải cố gắng vượt qua vậy VN nên tìm ra cách khoa học để hạn chế triều cường gây ngập lụt ô nhiễm tùm lum. Sáng nay mình đi làm sớm từ đường CMT 8 tới Đại lộ Hòa bình mà trong bụng vái trời phật cho xe đừng tắt máy giữa đường ,ta nói như sông luôn ,xe lớn mà chạy ngược chiều một cái muốn ngã xe luôn .Hơn mười mấy năm ở Cần thơ năm nay mưa nhiều nhất, nước cũng ngập sâu nhất luôn.
Giám đốc Nhật Bản ký thông báo sa thải gây phản cảm bị điều về nước Ông Tadashi Terasaka, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Công ty TNHH Liyama Seiki, gửi lời xin lỗi đến toàn thể cán bộ công nhân viên, thông báo đã điều chuyển công tác giám đốc Yoshiharu Jin về công ty mẹ tại Nhật Bản, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, cho biết vào ngày 8/10.Trước đó, anh Trịnh Quang Vinh và Nguyễn Văn Thuấn, công nhân Công ty TNHH Iiyama Seiki Việt Nam trong khu công nghiệp VSIP ở huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, xin nghỉ việc từ 23/9. Công ty đồng ý cho nghỉ từ ngày hôm sau.Chiều 23/9, ông Yoshiharu ký thông báo đã sa thải hai anh với lý do "điều kiện lao động cực kém, không có triển vọng cải thiện, không hoàn thành trách nhiệm công việc của người lao động được quy định trong nội quy". Hình minh họa cho thông báo là một người bị cây kéo cắt ngang cổ. Việc này gây bức xúc cho công nhân vì phản cảm.Nhận được phản ánh, Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng đã làm việc với Ban lãnh đạo công ty và cá nhân có liên quan. Ngày 27/9, ông Yoshiharu Jin, đã biết thư xin lỗi, cho biết hối hận về hành động thô lỗ của mình và hứa sẽ không lặp lại lần thứ hai. Giám đốc người Nhật cũng hứa "sẽ trở thành một người quản lý tốt, luôn bàn bạc với chủ tịch công đoàn và lắng nghe ý kiến của người lao động để xây dựng công ty phát triển, môi trường làm việc vui vẻ".Lê Tân Người của đất nước văn minh mà sao hành xử quá kém. Thất vọng. Giám đốc gì mà quá tệ hại, không biết tôn trọng ai cả, không biết tôn trọng người đã phục vụ mình và công ty. Nản. Vừa lòng lắm Cho nên cái gì cũng phải dựa trên đạo đức. Ở đâu cũng vậy thôi, cũng có người này người kia, không ai là tốt cả. Tôi đọc sách về quản lý của người Nhật thấy họ rất văn minh. Mà thực tế không giống nhỉ. Rủi ro khác biệt về văn hóa của các quốc gia. Về bển ổng lại được trọng dụng thôi, Chắc nghĩ là giả thì không sao, miễn là không cắt cổ thật. Nhưng với một ông giám đốc thì làm thế là to chuyện rồi. sao lại một mình ông này chịu kỷ luật? bộ phận nhân sự & công đoàn của cty này đâu rồi? Công ty Nhật họ làm việc chặt chẽ và có quy trình rõ ràng. Giám đốc người Nhật đó nên xin lỗi người lao động và rút lại các đánh giá không trung thực của mình. Hy vọng về Nhật ông ấy buộc cho thôi việc.
Bè cá quý hiếm trên vịnh Lan Hạ 6h sáng mỗi ngày, khi tàu thuyền đánh cá của ngư dân trên vịnh Lan Hạ, xã Việt Hải, huyện Cát Hải, về bến thì ông Phạm Văn Thìn, 47 tuổi, cán bộ Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Bắc, ra nhận thức ăn cho đàn cá quý đang bảo tồn, lưu giữ ở bè nổi nằm giữa cửa Tùng trên vịnh Lan Hạ.Ông Thìn cùng hai đồng nghiệp đi băng băng trên những cây gỗ bề ngang chỉ 20 cm, hai tay xách hai xô cá đầy, nặng hàng chục kg. "Ngày nào chúng tôi cũng được tập tạ nhờ công việc này. Bắp tay to như bắp chuối", ông Thìn cười nói. Tới tấm phản rộng chừng 20 m2, ông Thìn đổ cá ra, toàn loại nhỏ bằng ngón tay. Sau đó, ông mới phân loại và lại chuyển tới từng lồng cho cá ăn.Gắn bó với bè cá trên vịnh Lan Hạ nhiều năm, ông Thìn hiểu rõ tập tính của từng loài. Hiện bè lưu giữ 16 loài cá, trong đó có 8 loài cá song (song chấm nâu, song dẹt, song chuột, song hổ, song vua, song lai, song chanh, song da báo), cá giò (bớp biển), cá hồng mỹ, cá chim vây vàng, chim vây dài, cá nhụ 4 râu, cá hồng vân bạc, cá rô biển và đặc biệt là đàn cá hồng vằn đã đến độ tuổi cho sinh sản.Đàn cá bố mẹ ít nhất 5 tuổi, có con cá song vua nặng hơn 100 kg. "Con song vua này là minh chứng lịch sử của bè vì con giống được mang về từ Indonesia với thời gian lưu giữ trước cả khi trung tâm được thành lập. Hàng ngày, nó nằm im dưới đáy, chỉ khi được cho ăn mới chầm chậm ngoi lên", ông Thìn kể.Theo ông Cao Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Bắc, đầu những năm 2000, dù có nguồn hải sản tự nhiên phong phú, người dân ven biển miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung vẫn phải phụ thuộc nguồn giống nuôi nhập từ nước ngoài. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định thành lập các trung tâm quốc gia với mục đích nghiên cứu, bảo tồn và nhân giống cá biển quý, có giá trị kinh tế cao để đáp ứng nhu cầu trong nước.Quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, được lựa chọn để đặt trụ sở trung tâm. Trong đó, 21,8 ha tại xã Xuân Đám dành xây dựng phòng thí nghiệm, nhà xưởng và ao sản xuất giống. Bè cá bố mẹ ban đầu đặt ở khu vực cảng Cái Bèo, cách điểm ngày nay 10 km. Tuy nhiên, chất lượng nước ngày càng kém nên đến năm 2003 trung kéo bè ra giữa vịnh Lan Hạ, nơi môi trường tốt hơn cho việc bảo tồn, lưu giữ đàn giống gốc. Đến nay, khu bè nổi hiện có 128 ô lồng, mỗi ô rộng 27 m2.Đưa bè ra vịnh, cá sướng nhưng người chăm lại khổ. Do ở xa bờ, chi phí đi lại, ăn uống của người trên bè cũng đội lên nhiều lần. Cán bộ phụ trách bè phải tiết kiệm bằng cách tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên đánh bắt được trên biển.Là bè lớn nên khi bão không thể kéo vào nơi tránh trú. Thay vào đó, trung tâm phải huy động người dùng dây chằng chống thật kỹ càng. "Năm 2012, hai chiếc tàu cá vào trú bão bị gió to, sóng lớn đánh suýt đâm vào bè. May sao tàu chỉ mắc dây neo rồi dừng lại cách bè vài chục mét. Hơn 20 năm tồn tại, bè cá chưa bị vỡ, chìm lần nào", ông Thìn kể.Mỗi loài cá có khoảng 100-200 con bố mẹ tùy từng loài. Để có nguồn gen đa dạng, cán bộ trung tâm đi khắp cả nước để thu thập cá bố mẹ, thậm chí nhập khẩu nước ngoài. Ở trong nước, họ đặt hàng ngư dân, nếu đánh bắt được loài cá nào hiếm, chất lượng, thường bán được giá thì để lại cho trung tâm giá cao hơn bán ở bên ngoài.Riêng loại cá chim, trung tâm chọn cá bố mẹ ở bốn vùng biển trong nước rồi cho ghép đôi chéo nhau để tìm ra cặp bố mẹ ưng ý nhất cho nhân giống đại trà. Cá mới sẽ được mang về nuôi thử nghiệm để phục vụ nghiên cứu. Sau thời gian bảo tồn, lưu giữ và chọn lọc, đến tuổi sinh sản, đàn cá bố mẹ sẽ được chuyển sang giai đoạn nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo.Trong 16 loài cá ở trung tâm, hồng vằn hiếm nhất, chất lượng thịt thơm ngon, nhu cầu người nuôi rất lớn. Đàn hồng vằn có hơn 100 con bố mẹ, nặng 4-6 kg/con. "Đây là đàn cá bố mẹ duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm này", ông Hạnh tự hào nói.Đầu năm 2022, cán bộ trung tâm nghe ngư dân kể ông Mười ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đang có một đàn hồng vằn nên vội chạy ra mua. "Đang có dịch Covid-19 nên cá đánh bắt không bán được, ông Mười giữ lại nuôi. Lúc chúng tôi ra thì còn 50 con. Anh em mừng quá, mua hết ngay, mỗi con 1,5 triệu đồng. Sau đó, trung tâm còn mua gom từ nhiều nguồn khác để có đàn hồng vằn như ngày nay", ông Thìn, người trực tiếp đi mua cá, chia sẻ.Đàn cá bố mẹ sau khi được 5-6 tuổi là có thể sinh sản, sẽ được bắn PIT tag (loại dấu điện tử mang mã định danh, có thiết bị đọc) để phục vụ công tác quản lý, truy xuất nguồn gốc. Cán bộ trung tâm sẽ chọn lọc từng con để cho ghép cặp.Mùa sinh sản của cá từ tháng 4 đến 7 hàng năm, có loài muộn hơn. Có loài cá song tính, lúc là con cái, lúc là con đực hoặc trong cả quần đàn toàn cá cái. Để chủ động cho việc bảo tồn và nhân giống, cán bộ nghiên cứu sẽ chọn một số cá thể rồi sử dụng hormone chuyển đổi giới tính cho nó.Trứng cá sau đó được đưa về cơ sở nghiên cứu của trung tâm tại xã Xuân Đám chăm sóc. Đối với những giống như chim vây vàng, khi cá giống được khoảng 2 tháng tuổi thì phải đánh dấu. "Chúng tôi sẽ bắn một miếng thép nhỏ vào thân cá để theo dõi. Mỗi phép lai có một điểm bắn khác nhau. Khi đưa qua máy soi, dựa vào vị trí bắn miếng thép để biết cá từ phép lai nào", anh Đỗ Xuân Hải, cán bộ phụ trách đánh dấu cá, cho hay.Việc đánh dấu cá đều thực hiện bằng phương pháp thủ công, đòi hỏi người thực hiện kiên nhẫn, tỉ mỉ, đúng kỹ thuật. Cán bộ trung tâm phải ngồi một chỗ nhiều giờ với sự tập trung cao độ. "Sơ sểnh là có thể bắn chết cá. Nhiều ngày khi làm xong chúng tôi không đứng lên được vì lưng cứng đơ", anh Hải kể.Sau khi đánh dấu, cá giống sẽ được nuôi chung để đánh giá về tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống, từ đó sẽ có được bộ số liệu làm cơ sở lựa chọn đàn cá giống. Đến nay, đã có 12 loài cá được trung tâm sản xuất giống với quy mô thương mại, cung cấp cho người dân. Trong đó, cá song chấm nâu và cá hồng mỹ có thể cung cấp 2 triệu con giống/năm, chim vây vàng một triệu con/năm.Lê Tân Khi đọc những tin như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, trung tâm cứu trợ động vật mình rất vui. Cảm ơn quý báo. Mong rằng sẽ có 1 số lượng cá được thả về tự nhiên. Thật khâm phục cho những bác cá quá kiên nhẫn Mấy năm rồi chưa ra bè chơi thăm các anh em! Anh Thìn, Tuấn, Tường, Lập, Thoả, Sơn cá song là tên gọi khác của cá Mú cho bạn nào không biết. cá hồng Mỹ là cá ngoại nhập không hiếm, háu ăn mau lớn, giá rẻ, nó cũng là thủ phạm cho nhiều người từng nhầm là câu được cá sủ vàng, cá hồng mỹ có chấm đen tròn to ở cuối đuôi, màu không đẹp. Nhìn cảnh xung quanh,ko còn muốn bước ra thế giớ thực nữa Phong cảnh quá đẹp như cõi tiên!
Sạt lở đường ảnh hưởng hàng trăm hộ dân Ông Lê Văn Thôn, Phó chủ tịch UBND xã Hội Xuân cho biết, đoạn sạt lở rộng khoảng 6 m, sâu 4 m. Sự cố không gây thiệt hại nhà cửa, nhưng toàn bộ đoạn đường nhựa bị lở xuống sông, chia cắt tuyến giao thông chính. Hàng trăm hộ dân phải đi đường vòng xa hơn nhiều cây số.Chính quyền địa phương đã đến hiện trường rào chắn hai đầu điểm sạt lở, đặt biển cảnh báo để người dân đi đường khác, sau đó lên phương án gia cố lại khu vực. "Sông Ba Rài có nhiều ghe tàu qua lại cộng với triều cường dân cao khiến nước xoáy sâu vào đất liền, năm ngoái trên tuyến này ở xã lân cận cũng từng bị sạt lở 50 m đường", ông Thôn nói.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang thông tin, toàn tỉnh xảy ra 93 điểm sạt lở dài hơn 4 km, thuộc các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và thị xã Cai Lậy, cần 69 tỷ đồng khắc phục. Địa phương xem xét chi hơn 50 tỷ đồng xử lý 52 điểm sạt lở lớn đe dọa nhà cửa, vườn cây ăn trái của người dân.Sạt lở các khu vực gần bờ sông là tình trạng chung ở các tỉnh miền Tây. Ông Lê Thanh Chương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chỉnh trị sông và phòng chống thiên tai (Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam), cho biết miền Tây có hơn 620 điểm sạt lở với tổng chiều dài khoảng 610 km. Trong đó, gần 150 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, dài 127 km; 137 điểm nguy hiểm, dài 193 km."Nguyên nhân chính gây nên sạt lở sông do dòng chảy đồng bằng, địa chất ven biển mềm yếu, hồ chứa thượng lưu, khai thác cát, xây dựng hạ tầng ven sông và ảnh hưởng giao thông thủy", ông Chương nói. Ở nhiều địa phương, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra do nhu cầu về xây dựng, san lấp rất lớn.Hoàng Nam không nên vì 1 chút lợi nhuận du lịch mà làm đổi dòng chảy của dòng sông, Cái Bè còn nhiều chỗ để làm công viên trái cây cơ mà. Đã có Hội đồng này kia rồi, công trình cũng đã làm tới đó rồi.. Hậu quả thì phải nhiều năm nữa mới biết, trước mắt sẽ có nhiều dự án noi gương ... TP HCM cải tạo vùng trũng thành phố đẹp khang trang giờ ngập thì đổ cho Biến đổi khí hậu... Trên cạn còn đất bao la không chịu làm, chắn dòng chảy tự nhiên của sông thì có ngày sẽ nhận hậu quả :@ ở đồng bằng mà lấn sông để xây dựng vườn trái cây thì đúng là có một không hai. Cát ở đâu?Sạt lở từ đâu?Sắp tới các đại dự án khởi công nữa Hậu quả của việc lấp dòng chảy, hút cát trên các con sông là đề tài nóng của các nhà khoa học! Thành tích hôm nay - hậu quả tương lai. Can thiệp quá thô bạo vào thiên nhiên nhất là dòng chảy thủy lực tự nhiên luôn mang lại hậu quả ngược Bên kia sông thì trống trải ko ai ở.Bên này sông thì dân ở đông đúc rồi giải toả lấn ra.Chắc làm vậy rẻ hơn Không hiểu tại sao vẫn còn nhiều nơi lấn biển, lấn sông làm dự án bên lở bên bồi.Lấp chỗ này sẽ lở chỗ khác thôi. Miền tây vẫn là nơi đất rộng dân thưa, bao nhiêu chổ trên đất liền không xây, nhảy đi lấn sông làm thay đổi dòng chảy, hiện tại có thể chưa có biến động gì nhưng tương lai chờ xem hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Hậu quả thế nào ai cũng biết, vậy mà vẫn tiếp tục lấn chiếm, thật là hay quá hay! CÓ DỊP XUỐNG TIỀN GIANG THẤY LÀM DU LỊCH CHẲNG RA HỒN GÌ, THIẾT NGHỈ TÂY HỌ TÒ MÒ SÔNG NƯỚC MÀ THÔI, CHƯA KỂ ĐI HỌC SÔNG TIỀN MỚI THẤY DÂN ĐÂY ĐỖ BẤT CỨ THỨ GÌ ĐỀU XUỐNG SÔNG, KHÁCH TÂY HỌ NHÌN VÀ NÓI CHUYỆN VỚI NHAU VẺ ĐẦY LO ÂU...... Lấn bên này thì lỡ bên kia hoặc nhánh khác của dòng sông thôi. Lại thêm một Đồng Nai sông thứ 2 chăng? Lấn biển thì được ai đi lấn sông!
Gác chắn không đóng khi tàu hỏa chạy qua Khoảng 14h, trời đang mưa, nên đường khá vắng, đầu máy chạy từ ga Bình Triệu về ga Sài Gòn. Khi gần đến đoạn giao cắt với đại lộ Phạm Văn Đồng, lái tàu phát hiện gác chắn chưa hạ nên đã cho tàu chạy chậm rồi dừng lại khi đầu máy vừa qua làn đường xe máy.Cùng lúc này, dòng xe chạy trên đường Phạm Văn Đồng (đoạn giao với đường ray xe lửa) cũng kịp thời dừng lại.Theo video do tài xế ghi lại, tàu dừng giữa đường, thanh chắn không được kéo ra nhưng có chuông báo động. Hai nhân viên gác chắn đứng giữa làn đường cảnh báo các xe.Đại diện Công ty cổ phần đường sắt Sài Gòn cho biết, sự cố không gây thương vong và đang điều tra nguyên nhân.Một nhân viên gác chắn ở thành phố cho biết theo quy trình, tàu khi rời ga, trực ban sẽ thông báo hai lần cho nhân viên gác chắn biết thời gian chính xác để đóng barie. Tuy nhiên, tuỳ trường hợp nếu quãng đường từ ga đến gác chắn ngắn, trực ban chỉ báo một lần dự báo thời điểm tàu chạy qua và nhân viên sẽ canh thời gian để hạ gác chắn.Đình Văn - Gia Minh Hoan hô ! Cảm ơn anh lái tàu đã rất tập trung trong công việc, quan sát kỹ lưỡng và xử lý cẩn thận...rất tuyệt vời. Đề nghị rời ga đường sắt Sài Gòn ra ngoài trung tâm, cụ thể ra khu vực bến xe miền đông mới. Tồn tại cái đường sắt vào trung tâm làm không gian Tp thêm chật chội, ô nhiễm môi trường, nhếch nhác khu vực dọc theo đường tàu, nhường không gian tuyến đường cho tàu điện trên cao. Đường Phạm Văn Đồng tốc độ 80km/h, gần sân bay Tân Sơn Nhất nên lúc nào cũng nhiều xe. Nếu có tai nạn thì đúng là thảm họa. Tài xế lái tàu quá chuyên nghiệp Nguy hiểm dữ.Không có phương án dự phòng cho sự cố gác chắn sao ta.!?! Tàu hỏa chỉ nên đến ga cuối là Sóng Thần thôi. Chiếc áo Sài Gòn đã quá chật chội so với mấy chục năm trước rồi. Bây giờ phương tiện giao thông đã rất nhiều rồi, không nhất thiết cứ phải đưa đến tận trung tâm Sài Gòn để kéo theo các con đường nội đô oằn mình gánh kẹt xe. Bến xe liên tỉnh đã dời đi gần hết, Thiết nghĩ đã đến lúc tính đến ga tàu hỏa Sài Gòn. Cái này do tầu chưa chạy nhanh, không thì có mà dừng được Trách nhiệm thuộc về ai? Quá nguy hiểm lỡ mà cả dòng xe đang băng qua mà không dừng tàu kịp thì thật thảm khốc. Nên khen thưởng anh lái tàu, thật là nguy hiểm nếu không dừng lại kịp thời , một người thật có tâm Thời đại 4.0 mà còn thông báo bằng miệng vậy? Rất may không có tai nạn đáng tiếc xảy ra. Thời đại này gác chắn phải tự động hết chứ ai lại dùng gác chắn chạy bằng cơm. Lạc hậu "Một nhân viên gác chắn ở thành phố cho biết theo quy trình, tàu khi rời ga, trực ban sẽ thông báo hai lần cho nhân viên gác chắn biết thời gian chính xác để đóng barie. Tuy nhiên, tuỳ trường hợp nếu quãng đường từ ga đến gác chắn ngắn, trực ban chỉ báo một lần dự báo thời điểm tàu chạy qua và nhân viên sẽ canh thời gian để hạ gác chắn." - An toàn giao thông giửa đường sắt và đường bộ trong đô thị nhất là thành phố lớn, không thể chấp nhận một điều khoảng "tuy nhiên". Nếu lái xe lửa tin vào quy trình và lơ đãng thì có vẽ chúng ta đã có một thãm họa đường sắt cắt đường bộ rồi! Ẩu tả chết người như chơi.!! Một mình đầu máy tàu thì cũng như một xe container chở đầy hàng thôi, nên cũng dễ xử lý, chứ ko như đoàn tàu 18, 19 toa nặng cả ngàn tấn thì rất khó dừng ngay. Tuy nhiên lái tàu rất có trách nhiệm toàn tâm với công việc và luôn có tư tưởng phòng tránh tai nạn, rất đáng khen
Máy bay quay đầu về TP HCM để cấp cứu hành khách Theo đại diện Vietnam Airlines, chiếc Boeing 787 khởi hành lúc 10h sáng nay, sau khi bay được 30 phút, hành khách 44 tuổi ngồi ghế 17H có biểu hiện tăng huyết áp và khó thở. Tổ bay đã hỗ trợ, nhưng tình trạng sức khỏe của khách không cải thiện.Khi bay đến Đăk Nông, phi hành đoàn quyết định đưa máy bay trở lại sân bay Tân Sơn Nhất để cấp cứu hành khách. Máy bay hạ cánh lúc 11h05, hành khách đã được bác sĩ tại sân bay kiểm tra sức khỏe, uống thuốc ổn định huyết áp.Theo đại diện Vietnam Airlines, tình trạng sức khỏe của hành khách ổn định, được tiếp tục theo dõi, nghỉ ngơi tại phòng y tế sân bay. Máy bay Boeing sau đó được nạp thêm nhiên liệu và cất cánh lúc 11h54 đi Hà Nội, hạ cánh tại Nội Bài lúc 14h09, chậm gần hai giờ so với lịch ban đầu.Cũng trong sáng 8/10, một máy bay của Vietnam Airlines khởi hành từ Huế đi Hà Nội, khi chuẩn bị cất cánh đã phải quay trở lại nhà ga để bác sĩ kiểm tra sức khỏe hành khách ngồi ghế 35D.Vị khách này khi lên máy bay đã có nhiều biểu hiện bất thường. Khách được kiểm tra sức khỏe trong nhà ga và về nhà cùng người thân. Máy bay khởi hành lúc 9h24, chậm 20 phút so với kế hoạch.Cách đây hai hôm, máy bay Boeing 787 của Vietnam Airlines từ Đức đến TP HCM đã hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Baku Heydar Aliyev (Azerbaijan) để cấp cứu hành khách quốc tịch Đức.Đoàn Loan Chúc mừng Hành khách tai qua nạn khỏi cùng cám ơn nỗ lực cùng QĐ đúng đắn của tổ lái đã kịp thời! Xin cám ơn tất cả cùng sự may mắn! Sao ko bay ra Hà Nội rồi cấp cứu luôn Tôi đi máy bay nhiều lần phát hiện 01 vài hành khách không tỉnh táo - bước đi không vững - và đôi khi nồng nặc mùi rượu, các vị khách có hơi men thường vào ghế là chìm vào giấc ngủ. Đề nghị kiểm tra kỹ những hành khách có các biểu hiện này tại cửa lên máy bay để tránh các trường hợp phải cấp cứu khi máy bay đang bay. Nhược điểm của máy bay là thiếu sân bay đủ tiêu chuẩn để đáp, nếu chúng ta có hệ thống tàu cao tốc vấn đề này sẽ đơn giản hơn nhiều và những hành khác sẽ không bị ảnh hưởng thời gian chờ đợi như này Thắc mắc mà tại sao không hạ cánh ở sân bay Buôn Mê nhỉ? Lạ thật , sao không xin hạ cánh xuống Đà Lạt , Cam Ranh hay Đà Nẵng nhĩ , đoạn đường gần hơn và đường băng thông thoáng mà Tuyệt vời! xin cảm ơn những người có trách nhiệm. Trên khoang máy bay rất đông người, nguy cơ bệnh này nọ là có, nếu không có nhân viên y tế xử lý ngay thì cũng nguy cho hành khách, hoặc hao tốn... hy vọng tương lai các hãng hàng không có đội y tế phục vụ hành trình bay Hội chứng sợ độ cao.
Tìm thấy ôtô bị lũ cuốn trôi 10 km Chị Vi Hồng Lưu (31 tuổi), trú thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn), cho biết chiếc xe của gia đình bị trôi trong trận lũ ống sáng 2/10 được một số người dân thả lưới trên sông đoạn qua bản Hòm, xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) kéo trúng trong sáng 8/10."Một phần xe ngập dưới bùn, phần còn lại cách mặt nước chừng 1,5 m, cách bờ sông gần chục mét", chị Lưu nói.Gần mép sông nơi phát hiện xe không có dân cư và đường giao thông. Dự kiến ngày mai, gia đình chị Lưu sẽ thuê người tiếp cận, tìm phương án trục vớt.Theo chị Lưu, xe mua 10 năm trước, giá hơn 550 triệu đồng. Sáng 2/10, ôtô để tại gara của một ngân hàng thì bị lũ cuốn trôi. Dòng nước chảy xiết khiến người chứng khiến không thể ứng cứu.Xe sau đó trôi xuống sông Nậm Mộ, một số người đi vớt củi mùa lũ nhìn thấy xe nổi một phần trên sông nhưng bất lực.Sáng 2/10, lũ ống đổ về xã Tà Cạ và một phần thị trấn Mường Xén đã làm một người tử vong; 55 nhà bị sập và cuốn trôi, nhiều nhà sạt lở. Hơn 100 xe máy bị vùi lấp, 10 ôtô bị ngập... Thiệt hại sau trận lũ ước tính 100 tỷ đồng.Hải Chi Xe mua 10 năm trước, thuê trục vớt và sửa chửa chắc hơn giá trị xe May là xe mua 10 năm trc. Ít ra cũng dùng dc 10 năm. Chứ xe mới mua dc vài tháng thì đúng là tiếc từng khúc ruột Okay, tìm thấy, trục vớt được, rồi làm gì nữa? Quá may mắn khi không có người bên trong, và cũng may mắn khi vô tình tìm được nhờ các ngư phủ. Xe vớt được lên chắc không thể sử dụng được nhìn mấy ông cầm cây khều chiếc xe hài quá Bỏ là vừa mua mới thì hợp lý hơn. Thuê trục vớt để không có rác thải dưới sông, sau đó bán ve chai trả tiền trục vớt. 550tr 10 năm trước giờ còn được bao nhiêu? Giờ mới biết Accent có công nghệ tự lái, 10km không tốn xăng. Giá trị xe mua lại thì khoảng 150tr đến 200 triệu, thuê trục vớt với làm lại máy,nội thất có khi nào âm luôn.tốt nhất là trục vớt lên bán luôn về họ tự mổ xẻ lại. Trục vớt nhưng khó cứu sông đc xe. Nhà mất, giấy tờ chôn vùi thì sao có thể còn tiền để sửa xe Bán sắt vụn thôi! Làm phao và neo cho xe, đặt trong gara. Trục vớt được thì bằng tiền mua xe mới! Xe vẫn còn chạy tốt nha mọi người thuê xe cẩu lên thôi. Về sấy rửa nội thất xài đc mà
Nông dân miền Tây sống khoẻ với lúa mùa nổi Cánh đồng hàng trăm ha nằm cạnh kênh Nam T6, xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang, đan xen những thửa lúa mùa nổi và cánh đồng năng ống. Chiều muộn, ông Đinh Văn Trưng men theo con đê sang nhà bạn để tổng kết vụ lúa mùa nổi năm trước.Ông Trưng trồng 5 ha lúa mùa, chi phí sản xuất mỗi ha gần 10 triệu đồng gồm 1,6 triệu lúa giống, 1,2 triệu xới đất, 6,6 triệu thu hoạch. Mỗi ha có năng suất trung bình 2 tấn, bán được 32 triệu đồng, sau khi trừ chi phí ông lãi hơn 20 triệu đồng. "Chúng sinh trưởng tự nhiên không cần chăm sóc, chỉ ra đồng hai lần mỗi vụ, lắm lúc muốn quên miếng ruộng luôn", ông Trưng nói.Lúa mùa nổi chi phí sản xuất thấp, không tốn công rải phân, xịt thuốc mà thu nhập bằng thậm chí cao hơn lúa thần nông (giống ngắn ngày, năng suất cao). Năm nay từ tháng 6 âm lịch, ông Trưng xuống giống lúa mùa khi nghe đài báo nước từ dòng Mekong sẽ về sớm hơn các năm trước. Hiện thửa ruộng sau nhà ông lúa cao hơn 1,5 m, đang vượt theo mực nước lũ về.Trên mặt nước, ngoài bông súng đỏ chủ ruộng trồng các loại thực vật mọc hoang như bông súng tràn, rong, hẹ nước. Nhiều loại chim như còng cọc, cò, vạc còn nán lại trên đồng tìm những con cá trú ngụ dưới ruộng lúa. "Cá tự nhiên từ sông vào, cuối vụ tát bắt được vài trăm kg làm khô ăn dần", ông Trưng chia sẻ.Lúa mùa nổi thời gian sinh trưởng trong vòng 6 tháng hoặc dài hơn tuỳ thời điểm xuống giống. Chúng trổ bông vào đúng tiết trời gió bấc thổi, se lạnh không theo thời gian sinh trưởng như lúa thần nông. Khi nước rút, lúa ngã rạp trên đất, từng lóng trên thân sẽ nảy chồi mới rồi trổ bông.Theo những nông dân trồng lúa, suốt thời gian sinh trưởng đặc tính giống lúa mùa ít bị sâu rầy tấn công, các loại bệnh cũng không xuất hiện. Do đó nông dân không cần phun thuốc. Riêng phân bón một vài nông dân thử nghiệm bổ sung thêm nhưng không thấy khác biệt năng suất nên không bón nữa.Tuy vậy, một trong những khó khăn khi canh tác lúa mùa là khâu thu hoạch khó sử dụng máy gặt đập liên hợp do mặt ruộng bùn nhão nhiều. Nhân công thu hoạch bằng tay, lúa gom về nơi đất gò để tuốt. Tốn nhiều công đoạn, làm bằng sức người nên chi phí cao hơn lúa thần nông 2-3 lần. Đổi lại nông dân có thể tận dụng rơm sạch để trồng nấm, hoa màu, làm chổi rơm, tăng thu nhập.Lúa mùa nổi với các giống: Nàng Pha, Nàng Tây, Tây Đùm, Tàu Binh, Chệch Cụt, Bông Sen... Theo một số tài liệu, những năm 1890 đến đầu những năm 2.000 chủng loại này được trồng phổ biến ở vùng đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long diện tích vẫn còn đến vài nghìn ha. Từ khi lúa thần nông xuất hiện, lúa mùa nổi thu hẹp dần chỉ còn vài chục ha.Cách đây 10 năm, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn, Đại học An Giang thực hiện dự án khôi phục, mở rộng sản xuất lúa mùa nổi với mục tiêu khôi phục, cung cấp giống lúa mùa thuần cho nông dân trồng, kết nối thị trường, tìm đầu ra cho nông dân. Diện tích lúa mùa sau đó tăng lên vài trăm ha.Thạc sĩ Lê Thanh Phong, Phó viện trưởng Viện Biến đổi Khí hậu - Đại học An Giang, cho biết trồng lúa mùa vào vụ Thu Đông, một mặt tận dụng phù sa trong nước lũ, giảm sử dụng hóa chất nông nghiệp mặt khác còn kiến tạo dịch vụ hệ sinh thái để làm nền tảng khôi phục thủy sản tự nhiên.Theo ông, lúa mùa với đặc tính sinh trưởng mạnh, nảy rất nhiều chồi, bụi, chịu ngập, không sử dụng phân hóa học. Ngoài ra, lúa mùa có khả năng thích nghi rộng từ vùng phèn, đến vùng ngập lũ. "Lúa mùa ít đáp ứng với phân bón hóa học, nước lũ có chứa nhiều phù sa và dinh dưỡng cũng đủ để giúp cây phát triển tốt và cho năng suất", ông Phong cho biết.Để nhân rộng, theo chuyên gia này cần cải tiến phương pháp gieo sạ lúa mùa, rút ngắn thời gian sinh trưởng bằng cách chọn thời điểm xuống giống thích hợp sao cho thời gian sinh trưởng ngắn hơn, chừng 4,5 tháng, phù hợp điều kiện canh tác hiện đại.Ngoài ra, ông Phong cho biết cần thúc đẩy các nghiên cứu về giống lúa chịu ngập từ nguồn gen lúa mùa hiện lưu trữ tại các viện, trường. Điều này giúp tái tạo, cải tiến để có giống lúa phù hợp, phát triển mô hình canh tác lúa thuận thiên, đem lại lợi nhuận cho nông dân mà không quá trông chờ vào phân bón hoá học.Từ năm 2021, Tập đoàn Lộc Trời (An Giang) liên kết tiêu thụ gần 300 ha lúa mùa nổi, tại ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ mở rộng diện tích, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể, mã số vùng trồng, mã vạch truy suất nguồn gốc, nâng cao giá trị gạo từ lúa mùa nổi trên thị trường...Ngọc Tài Ngày trước thập niên 90 (khi tôi biết)-đầu những năm 2000, nhà nội và ba tui hay nông dân ở dọc sông Sài Gòn cấy lúa Sương Gà, bằng cóc, bằng nâu.Nhớ những đêm khuya, còn say ngủ theo ba đánh xe trâu đi rải mạ trên ruộng, để sáng cho công cấy.Khi cây lúa bén, cũng là lúc hệ sinh thái trong ruộng phát triển, Lia thia, bẩy trầu, sặc, cua, hẹ nước. Ông nội có cái chỉa đùm (nay vẫn còn gác trên mái nhà). Ông cầm chỉa đùm đi hồi về cá cả mẻ kho. Tụi tui con nít cũng lấy chỉa đi bắt, hì chỉ bắt đc cá sặc, vì chúng có bọt nổi đặc trưng, hay mò hang bắt cua đồng.Lúa mùa xạ, giai đoạn đẻ nhánh, ba tui cho cặp trâu bừa một tác, lúa dập/tức mà đẻ nhánh, say bông. Sợ khi bừa qua ổ kiến lửa, nó cắn thì phê phải biết, ba bắt rửa với nước, vài tiếng sau sẽ khỏi. K tửa khả năng bị phòng lỡ nhiễm trùng rất cao.Lúa chiêm lấp ló ngoài đồng, hể nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.Nghịch của tụi con nít tụi tui, khi lúa làm đồng, rút bông lúa non ra ăn, ngọt và thơm lắm à nghen, nhìn cánh đồng lúa mùa mướt con mắt, chỉ thấy đầu trẻ nhấp nhô trên bờ. Lúc lúa chính, chiều theo trâu về với bó bông lúa nặng trĩu trên tay.Hình ảnh cộ đập lúa, bó rơm, cây rơm, bó đuốt vẫn mãi trong ký ức.Bánh bò bông má làm từ gạo Sương Gà rất thơm để sáng đến tối bánh vẫn mềm sốp.Lúa trữ trong bồ, dùng thùng quan để đong, hai quan là giạ lúa (giạ ~22kg hiện nay. Trc Tết đến mùa cấy tiếp theo, trâu bò được tự do trên đồng, cỏ mọc bao la, đi chăn trâu nó sướng lắm, chỉ đi tác cá, đánh trổng. Nhà mình cả đời trồng lúa cũng chưa giàu lên dc. Bà con dưới quê chưa bao giờ giàu lên nhờ trồng cây lúa. Này nói thật. Lúa mùa ngày xưa rất phổ biến ở miền Nam, thời gian đến 6 tháng mới thu hoạch nên sau này dần dần bị thay thế bởi giống lúa ngắn ngày 3 tháng. Chất lượng gạo lúa mùa ngon hơn gạo lúa ngắn ngày nhiều. Nhược điểm của lúa mùa là năng suất thấp nên chỉ phù hợp với thời đất rộng người thưa, bây giờ dân số đông nên các vùng hoang ngập nước ngày càng hiếm, chỗ nào cũng đào kênh thoát nước nên đất biến thành đất vườn. Thiên nhiên thật là vi diệu!Nếu cứ thuận thiên mà sống, không tham lam (tham ăn), biết vừa đủ, thì con người không phải sống vất vả (lo cái ăn, bệnh tật) lắm đâu. Lúa tươi mà bán 16,000/kg là quá tốt?? Riêng khoản phải kiếm nhân công cắt thì 1 ha phải tốn trên10 triệu. Tôi rất thích mô hình trồng lúa mùa. Chắc chắn sản phẩm luôn ngon hơn lúa thần nông vì lúa mùa phát triển thuận thiên ko phân bón hoá học không sâu bệnh nên ko dùng thuốc trừ sâu. Cần khôi phục các cánh đồng ngập nước phục hồi hệ sinh thái khôi phục thủy sản tự nhiên và cũng là cách giảm tải cho hệ thống sông ngòi tham gia chống ngập lụt các đô thị Miền Tây Rất muốn mua loại lúa này để tách vỏ thành gạo lứt ăn rất tốt cho sức khỏe! Cần nghiên cứu máy gặt đập liên hợp dành riêng cho ruộng lúa này vì chi phí thu hoạch chiếm đến 66% trên tổng chi phí là quá nhiều! Ngày xưa nhà tui cũng trồng lúa này. Nhớ ngày xưa quá, nhất là khi chống xuồng thăm lúa, bứt tổ nhền nhện về câu cá lòng tong, hái rau muống đồng vượt nước, nhìn cá lìm kìm rượt đuổi nhau tên mặt nước... Lộc Trời hình như thi shark Tank thì phải. 3 nhà bắt tay nhau thì đúng là quá tuyệt vời. Quan trọng là chất lượng gạo thế nào?Có ngon ko? Đọc bài báo mà thấy vui và háo hức trong lòng. Rất mong có nhiều bài viết như vậy để được thấy cuộc đời vẫn đẹp sao. Gạo lúa mùa thì ngon và dẻo rồi, nhà nông nhàn nhã với cách trồng "quên" để đó nhưng bù lại khó khăn trong thu hoạch và năng suất kém, chi phí nhân công cao nên em này dần mai một. nhìn thơm ngon, độc lạ vậy Nhà mình trồng lúa quy mô hàng trăm Ha đây. Lúa tươi người ta thu có 5-6.000 thôi, càng làm càng lỗ. Mấy khâu khác ăn hết, nông dân mãi nghèo với lúa
Xe máy nối đuôi đi trên vành đai 3 7h30, ba chiến sĩ của Đội Cảnh sát giao thông số 6 (Công an TP Hà Nội) lập chốt kiểm soát tại điểm từ vành đai 3 trên cao xuống nút giao đại lộ Thăng Long - Trần Duy Hưng. Lúc này, một hàng dài xe máy đang từ vành đai 3 (đường dành riêng cho ôtô) đi xuống đường Phạm Hùng.Cảnh sát giao thông ra tín hiệu yêu cầu một xe máy dừng, song xe này tăng tốc lao về hướng cảnh sát, sau đó lách sang bên trái của ôtô đi cùng chiều để bỏ trốn. Cùng lúc, khoảng 5-6 xe máy phía sau đi cắt ngang dòng phương tiện ở đường Phạm Hùng để tránh bị kiểm tra.Ít phút sau, một đoàn khoảng 10 xe máy từ vành đai 3 đi xuống. Lần này, cảnh sát dừng được một xe máy. Nam thanh niên 24 tuổi ở huyện Mê Linh cho biết sáng nay dậy muộn nên đi làm vội. Khi đến nút giao Mai Dịch, thấy đường phía dưới ùn tắc, trong khi vành đai 3 trên cao vắng nên anh đã chạy xe lên."Tôi biết đã vi phạm luật giao thông khi đi vào đường cấm xe máy, nhưng sợ muộn làm nên vẫn liều", anh nói, thừa nhận chỉ chạy ở làn khẩn cấp nhưng cũng thấy nguy hiểm do có nhiều xe trọng tải lớn chạy nhanh.Trong khoảng một giờ, cảnh sát giao thông đã phát hiện hàng trăm xe máy đi trên vành đai 3.Cách nút giao đại lộ Thăng Long - Trần Duy Hưng khoảng một km, chốt kiểm soát của Đội Cảnh sát giao thông số 7 ở điểm xuống đường Nguyễn Trãi lập lúc 9h, ngoài khung giờ cao điểm sáng, nên ghi nhận số xe máy đi vào vành đai 3 ít hơn. Khi cảnh sát phát hiện hai xe máy vi phạm, ra tín hiệu dừng, cả hai quay đầu bỏ chạy, một xe chở theo tivi va quệt vào ôtô đi cùng chiều.Cảnh sát yêu cầu hai lái xe tắt máy, dắt xe về chốt kiểm soát để kiểm tra giấy tờ. Nam thanh niên 31 tuổi ở quận Nam Từ Liêm cho biết thuê xe máy chở tivi đi bảo hành, khi tới nút giao Mai Dịch, thấy xe chở thuê đi lên vành đai 3 đã nhắc nhở, tuy nhiên tài xế nói đi đường này thoáng và nhanh hơn nên đã đi theo.Đại úy Trần Đoàn, Đội Cảnh sát giao thông số 6, cho biết tình trạng xe máy đi trên vành đai 3 diễn ra nhiều năm, đặc biệt là khi đường bên dưới ùn tắc. Gần đây, khi cơ quan chức năng tuần tra lưu động trên vành đai 3 thì làn khẩn cấp vắng hơn, do đó lượng xe máy đi lên lại nhiều hơn. Theo quy định, các trường hợp vi phạm sẽ bị phạt lỗi xe máy đi vào đường cao tốc, mức phạt 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe bốn tháng và tạm giữ phương tiện.Theo đại úy Đoàn, đi xe máy trên vành đai 3 tiềm ẩn nguy hiểm cho cả người lái xe máy và ôtô, tuy nhiên việc xử lý gặp nhiều khó khăn. "Để đảm bảo an toàn cho người dân, chúng tôi không thể lập chốt, dừng xe trên cao tốc mà phải lập ở các lối xuống. Khi phát hiện lực lượng chức năng, phương tiện đi rất nhanh hoặc quay đầu để tránh kiểm tra, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn", đại úy Đoàn nói.Từ ngày 20/9, Cục Cảnh sát giao thông phối hợp với Công an TP Hà Nội tuần tra lưu động trên tuyến vành đai 3, thời gian một tháng. Sau hai tuần đầu tiên, gần 50 ôtô đi vào làn khẩn cấp đã được ghi hình và lập hồ sơ phạt nguội. Cảnh sát cũng phát hiện nhiều xe máy vi phạm, nhưng để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng chỉ ghi hình, phát loa thông báo hoặc phối hợp với các đội của công an Hà Nội xử lý ở nút xuống.Vành đai 3 dài khoảng 65 km, đi qua 9 quận, huyện của TP Hà Nội, riêng đoạn trên cao 10 km, được thiết kế chuẩn cao tốc, có ba làn xe mỗi bên, trong đó một làn khẩn cấp. Thời điểm khánh thành năm 2010, vành đai 3 trên cao khá thông thoáng, ôtô được phép chạy tối đa 90 km/h. Nhiều năm sau, do đường xuống cấp, lưu lượng phương tiện đông, Hà Nội đã điều chỉnh giảm còn 80 km/h. Đề nghị phạt thật năng, muốn đi trên cao tốc thì về mua oto, chứ để xẩy ra tai nạn lại đổ thừa do số Nên phạt giữ phương tiện và quy định thời gian đến lấy. Trường hợp không đến lấy theo quy định thì thanh lý hoặc tiêu hủy luôn. ... Ai cũng liều, cũng vi phạm giao thông thì trước sau gì cũng gây tai họa cho chính mình và người khác ! Cứ giữ xe thật lâu sau sẽ chừa Xử phạt thật nặng để tăng cao tính tuân thủ pháp luật của người dân Phải phạt thật mạnh tay mới có tính răn đe, chứ nhìn cái ý thức tham gia giao thông thấy chán. Ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau khi ra đường, bất kể phương tiện gì, đó là: Đi đúng phần đường, làn đường đã quy định, tuân thủ biển báo, chỉ báo. Ai cũng đi đúng thì cùng lắm là ùn chứ không tắc. Còn ai cũng muốn nhanh, được việc của mình thì vừa khiến cả trăm, nghìn người cùng bị tắc, lại rủi ro mất an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Nên sửa lại luật giao thông khi xe máy đi vào cao tốc tịch thu phương tiện tiêu hủy và phạt tối thiểu 50 triệu Lý do lý trấu, phạt nặng vào không thì lại tái diễn. Xe máy chạy lên đường VĐ 3 trên cao là ko chấp nhận được rồi. Còn phần ô tô lưu thông vào làn khẩn cấp cũng ko đúng, là vi phạm luật, tôi cũng ko cổ súy cho hành động này. Có điều, cơ quan chức năng nên xem xét lại hiện trạng lúc này, con đường có còn là đường vành đai được lưu thông với tốc độ cao nữa ko? Lưu lượng xe quá lớn, chắc phải gấp cả chục lần con số tính toán khi trc, di chuyển với tốc độ rùa bò, trong khi chình ình 1 làn bỏ không? Thử hỏi cũng Vành đai 3 phía bên PVĐ chỉ có 2 làn, ko làn khẩn cấp, tốc độ chạy cũng 80km mà hiếm khi tắc là vì sao? Chỉ là do lượng xe lưu thông trên đó ít hơn phía từ Thanh trì về mạn Mỹ đình rất nhiều. Vậy nên chăng coi đoạn từ cầu Thanh trì về Mai dịch chỉ là đường đô thị, dẹp bỏ làn khẩn cấp? Vì các vị có thấy, từ khi có thông báo phạt nguội khi đi vào làn này, đường thường xuyên ùn ứ, tắc nghẽn hơn khi trước? Tôi thấy thay đổi này cũng chỉ là giải pháp tạm thời trong tình hình chưa có VD4 hay 3.5 giúp giảm tải lượng xe qua lại vốn ko cần vào nội đô cũng phải đi qua.... Tại sao không có chế tài phạt thật nặng, giá trị bằng mua xe mới. Tịch thu bằng lái vĩnh viễn. Lao động công ích có lợi cho xã hội 3tháng, vì coi thường pháp luật. Xử lý vi phạm giao thông là việc của CSGT, nhưng cách lao ra chặn xe vi phạm quá nguy hiểm, cần nghiên cứu giải pháp xử lý triệt tệ nạn chạy xe máy vào cao tốc một cách an toàn. Vấn đề là tại sao người dân phải đi lên đó, mặc dù biết đó là sai và nguy hiểm. Phạt chỉ là phần ngọn, còn về lâu dài thì phải giải quyết nạn kẹt xe. Nên tăng cường thêm lực lượng và phải xử phạt thật nghiêm những trường hợp này Cần tăng mức phạt vi phạm giao thông đối với xe máy mới hạn chế bớt xe máy vi phạm
Khánh thành đền thờ cậu của chúa Nguyễn Hoàng Đền thờ được xây dựng trong khuôn viên di tích lịch sử quốc gia chúa Nguyễn tại làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong. Công trình khởi công năm 2020, tổng mức đầu tư khoảng 5 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.Hiện công trình hoàn thành giai đoạn một với tổng đầu tư 3 tỷ đồng, gồm đền thờ, sân và đường bê tông, mộ hình con rùa... Đền xây theo lối kiến trúc triều Nguyễn nhằm bảo tồn văn hóa chúa Nguyễn trên đất Triệu Phong.Sau khi đền hoàn thành, bức tượng đồng thái phó Nguyễn Ư Dĩ ở ngôi miếu cũ tại làng Trà Liên được rước vào đền để thờ tự.Tượng Nguyễn Ư Dĩ được đúc bằng đồng ở tư thế ngồi ghế thấp, cao 0,62 m, phần vai rộng 0,3 m. Mặt tượng chữ điền, mũi cao, cằm vuông, râu dài, tai to, đội mũ quan hai lớp, chân đi hia để lộ phần mũi.Toàn thân tượng được khoác tấm áo choàng rộng phủ từ vai xuống, vắt trên hai chân. Hai tay vòng phía trước bụng khuất trong vạt áo choàng chỉ để hở một ngón tay cái của bàn tay phải. Trọng lượng pho tượng ước 200 kg.Pho tượng được một số nhà nghiên cứu cho rằng thuộc phong cách mỹ thuật thời Mạc (thế kỷ 16). Hàng trăm năm qua, người dân làng Trà Liên thờ tự pho tượng này, xem đây là báu vật.Ông Nguyễn Thành Vũ, Phó chủ tịch huyện Triệu Phong, cho hay nhiều năm qua, nhân dân Triệu Phong luôn tìm mọi cách xây dựng đền thờ ngài thái phó Nguyễn Ư Dĩ nhằm tưởng nhớ công ơn. Đến nay, đền hoàn thành, trở thành công trình văn hóa tâm linh, đáp ứng lòng mong mỏi của người dân."Địa phương sẽ khai thác hợp lý, biến nơi đây thành điểm tri ân tiền nhân, giáo dục thế hệ trẻ. Việc khánh thành đền góp phần từng bước phục hồi hệ thống di tích chúa Nguyễn trên đất Triệu Phong", ông Vũ nói.Theo sử sách, thái phó Nguyễn Ư Dĩ là cậu ruột, nuôi dạy Nguyễn Hoàng từ lúc 2 tuổi. Thấy cháu "tướng mạo khôi ngô, vai lân lưng hổ", biết là bậc phi thường nên người cậu khuyên sớm kiến công lập nghiệp. Năm 1558, Nguyễn Hoàng khi ấy 34 tuổi được Nguyễn Ư Dĩ phò tá, mang theo gia quyến và hàng nghìn đồng hương thân tín vào chọn đất Ái Tử (nay là huyện Triệu Phong) lập dinh trại.Nhờ danh tiếng của Nguyễn Ư Dĩ mà hào kiệt tìm về, biến vùng đất này thành nơi màu mỡ, trù phú. Ái Tử trở thành kinh đô đầu tiên của Đàng Trong trong suốt 68 năm (từ 1558 đến 1626), gắn liền với tên tuổi chúa Nguyễn Hoàng và công lao của Nguyễn Ư Dĩ.Khi Nguyễn Ư Dĩ mất đi, ông được đúc tượng đồng để thờ. Trải qua hơn 400 năm, bức tượng trở thành linh vật của làng Trà Liên.
Ông Nguyễn Thành Phong thôi làm đại biểu HĐND TP HCM Sáng 11/10, tại kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố khoá X biểu quyết cho ông Phong, thôi tư cách đại biểu nhiệm kỳ 2021-2026, với tỷ lệ 85/85 phiếu đồng ý. Ông Phong có đơn xin thôi làm đại biểu từ ngày 28/7 do chuyển công tác về Ban Kinh tế Trung ương và sinh sống toàn thời gian tại Hà Nội.Trước đó, ông Phong thuộc tổ đại biểu HĐND TP HCM đơn vị số 4, cùng tổ có bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó bí thư Thường trực Quận ủy quận 1 và bà Trương Thị Mai Hương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố. Từ khi nhận công tác tại Ban Kinh tế Trung ương từ tháng 8/2021 đến nay, ông thường xuyên vắng mặt trong các buổi tiếp xúc cử tri định kỳ của tổ đại biểu.Ông Phong 60 tuổi, quê Bến Tre, trình độ tiến sĩ kinh tế, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Ông từng làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Phó bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP HCM. Cuối tháng 8/2021, ông được điều động giữ chức Phó ban Kinh tế Trung ương.Hôm 3/10, ông Phong được Trung ương Đảng cho thôi tham gia Ban chấp hành Trung ương khoá XIII, sau khi bị Bộ Chính trị cảnh cáo vì có sai phạm trong thời gian làm Chủ tịch UBND TP HCM.Ông Phong bị xác định chịu trách nhiệm người đứng đầu đối với các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng và UBND TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.Vi phạm, khuyết điểm của ông Phong được xác định "đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, làm thất thoát rất lớn tài sản nhà nước".Thu Hằng
Lở núi cô lập hơn 20.000 người dân Sáng 11/10, tỉnh lộ DT 622B qua xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi, bị đất đá núi chắn ngang, xe không thể qua lại. Tuyến đường này nối trung tâm Trà Bồng với 6 xã khu tây của huyện (mới được sáp nhập từ huyện Tây Trà cũ), nên khi sạt lở rất nhiều người dân bị cô lập.Ông Đặng Minh Thảo, Bí thư huyện Trà Bồng, cho biết mưa lớn hôm qua làm một phần quả đồi ập xuống tổ máy phát điện ở thủy điện Kà Tinh, khiến một công nhân mất tích, cùng với đó một lượng lớn đất đá, bùn bao phủ mặt đường. Nhà chức trách huy động 4 xe cẩu, xúc, hàng chục cán bộ, chiến sĩ di chuyển đất đá để thông tuyến.Theo ông Đặng Vỹ Thuyên, Giám đốc nhà máy thủy điện Kà Tinh, công nhân bị mất liên lạc khi tối qua đi kiểm tra lần cuối tổ máy phát điện, nhưng không may lở núi. Còn 5 nhân viên khác ở văn phòng cách nơi lở núi 100 m thoát nạn. Hiện địa bàn mưa to, sạt lở nên việc tìm kiếm người bị nạn gặp khó khăn.Ở huyện An Lão, Bình Định, hai ngày qua mưa lũ đã gây ngập, sạt lở đường ĐT 629, đoạn Trà Cong các cầu tràn các xã An Hòa, An Nghĩa, An Quang, An Vinh. Tại xã An Vinh, sạt lở đất đã ảnh hưởng tới 4 hộ dân, trong đó có hộ gặp nguy hiểm, được địa phương đưa đến nơi an toàn.Ông Đỗ Tùng Lâm, Phó chủ tịch UBND huyện An Lão, cho hay điểm sạt lở suối Tình Cảm nằm trên tuyến đường độc đạo từ xã An Hòa lên xã An Toàn, An Nghĩa. Hai xã có khoảng 400 hộ với gần 2.000 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Địa phương giao phòng kinh tế hạ tầng tiến hành rào chắn cảnh báo người dân, sau mưa sẽ khắc phục.Đêm qua, đường Hồ Chí Minh nhánh tây qua xã Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị bị sạt lở khoảng 7.000m3 đất đá khiến giao thông giữa tỉnh này với Quảng Bình bị chia cắt. Đất đá ở taluy dương đổ ập xuống đường với chiều dài khoảng 60 m, rộng 20 m, cao 6 m. Vụ việc gây tắc đường từ xã Hướng Lập ra hướng Quảng Bình. Thời điểm sạt lở, trên đường không có người nên không xảy ra thương vong, thiệt hại tài sản.Theo Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, gió mùa đông bắc tràn đến miền Trung từ tối 9/10, gây mưa lớn cho các tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên, Bình Thuận. Một số nơi ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi mưa đặc biệt lớn, trên 400 mm, gây ngập, sạt lở đất.Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, mưa lũ đã làm hai người chết, một người mất tích ở Quảng Nam, 72 điểm đường bị ngập, gần 400 ha cây ăn trái, 47 ha thủy sản bị thiệt hại.Thạch Thảo - Hoàng Táo
TP Thủ Đức được tăng quyền Theo quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi, Thủ Đức được tăng quyền trên 4 lĩnh vực: xây dựng - môi trường - đô thị; kinh tế - ngân sách - dự án; tư pháp; văn hoá - giáo dục - thông tin - xã hội - khoa học. Hiệu lực thi hành từ ngày 23/12 đến hết năm 2024. Các văn bản khác của thành phố có nội dung trái với quyết định này bị bãi bỏ.Thủ Đức rộng khoảng 211 km2 với hơn một triệu dân được lập đầu năm 2020, trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức, là mô hình "thành phố trong thành phố" đầu tiên trên cả nước. Nơi đây được kỳ vọng là hạt nhân dẫn đầu, đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP HCM, tương đương 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước. Tuy nhiên, hiện thành phố này chỉ có thẩm quyền tương đương cấp huyện nên gặp khó khăn trong điều hành, quản lý.Theo đó, ở lĩnh vực xây dựng - môi trường - đô thị, TP Thủ Đức được tiến hành các thủ tục trong toàn bộ công tác thu hồi đất, gồm: xây dựng, phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; thông báo thu hồi đất; thu hồi, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.Chính quyền Thủ Đức cũng được phê duyệt tất cả nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết đô thị tỷ lệ 1/500; quản lý và tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.Trong lĩnh vực tư pháp, TP HCM ủy quyền Thủ Đức thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động tổ chức hành nghề luật sư; mua sắm tập trung tài sản công tại địa phương.Với kinh tế - ngân sách - dự án, TP Thủ Đức được trực tiếp quản lý chợ loại 1; lập chợ loại 2, 3; đấu thầu chọn doanh nghiệp khai thác chợ theo chủ trương xã hội hoá. Thành phố cũng được thực hiện một số nhiệm vụ với Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích như: quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư; phát triển thị trường; cơ cấu tổ chức công ty, nhân sự, quỹ lương...Ở lĩnh vực văn hoá - giáo dục - thông tin - xã hội - khoa học, TP Thủ Đức có quyền kiểm tra điều kiện hoạt động của văn phòng đại diện cơ quan báo chí trên địa bàn. Trường hợp không đủ điều kiện, địa phương này có thể yêu cầu cơ quan báo chí ngưng hoạt động văn phòng đại diện và xử lý theo quy định.Chính quyền Thủ Đức cũng được đặt tên công trình công cộng khác ngoài công trình quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng; cho tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn (trừ chương trình thuộc thẩm quyền Trung ương).Thành phố mới cũng được ủy quyền là cơ quan chủ quản trường Cao đẳng Thủ Thiêm TP HCM và Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức để giải quyết khó khăn, thanh, kiểm tra, lập hội đồng trường... Đồng thời, địa phương được quyền công nhận các "trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" trên địa bàn.TP HCM đang hoàn thiện dự thảo về cơ chế đặc thù (thay thế Nghị quyết 54), trong đó dự kiến dành một chương nhằm đề xuất các chính sách riêng cho TP Thủ Đức. Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết yêu cầu Chính phủ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù, phân cấp, phân quyền để TP Thủ Đức phát triển nhanh, bền vững.Thái Anh Tôi chỉ quan tâm là khi nào tôi được phép xây nhà để còn ổn định cuộc sống, treo 2 năm nay rồi, dân như tôi ớn lắm rồi. Hy vọng những cây cầu, những con đường sẽ được làm sớm để dân đỡ khổ Xem xét 3 tháng rà soát 1 lần, những gì bất cập thì xem xét thay đổi sớm.Chúc thành phố ngày càng phát triển. Phải trao quyền quyết định những vấn đề lớn trên cơ sở quy đinh của pháp luật. Nếu làm tốt thì thưởng và nếu làm không tốt thì phạt nên giảm bớt quy hoạch ko cần thiết TPHCM nên lập 1 Ban Hiệu Quả Quản Lý Công để sâu sát đến từng cấp TP, Quận, Huyện giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý. TP cần phải thúc đẩy phát triển nhanh chóng hơn nữa. Thành phố Thủ Đức phải có những chính sách tự chủ, đặc thù riêng để phát triển chứ. đúng rồi!gọi là thành phố mà còn những chính sách tương đương cấp Huyện là bất cập rồi!Mình cũng xem xét lại để tạo dk cho các nơi khác nữa để phát triển!
Lội đầm lầy cắm cọc ranh giải phóng mặt bằng Vành đai 3 Tại TP Thủ Đức, ngày 8/10 công nhân của Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải triển khai cắm mốc ở gần rạch Gò Công. Vành đai 3 đi qua Thủ Đức dài gần 15 km, điểm đầu giáp nút giao cao tốc Long Thành - Dầu Giây; điểm cuối giáp nút giao Tân Vạn, trong đó nhiều đoạn đi qua đồng ruộng. Hơn 600 cọc được cắm ở đây.Vành đai 3 dài hơn 76 km chạy qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Trong đó địa phận TP HCM, tuyến dài hơn 47 km, đi qua TP Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. Ở TP HCM dự tính có hơn 1.900 cọc ranh giới, dự kiến hoàn tất trước ngày 10/10.Tại TP Thủ Đức, ngày 8/10 công nhân của Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải triển khai cắm mốc ở gần rạch Gò Công. Vành đai 3 đi qua Thủ Đức dài gần 15 km, điểm đầu giáp nút giao cao tốc Long Thành - Dầu Giây; điểm cuối giáp nút giao Tân Vạn, trong đó nhiều đoạn đi qua đồng ruộng. Hơn 600 cọc được cắm ở đây.Vành đai 3 dài hơn 76 km chạy qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Trong đó địa phận TP HCM, tuyến dài hơn 47 km, đi qua TP Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. Ở TP HCM dự tính có hơn 1.900 cọc ranh giới, dự kiến hoàn tất trước ngày 10/10.Hướng tuyến Vành đai 3 - dự án tổng mức đầu tư hơn 75.300 tỷ đồng. Mỗi tỉnh thành dự án đi qua đều được chia làm hai dự án thành phần, gồm: giải phóng mặt bằng và xây lắp.Hướng tuyến Vành đai 3 - dự án tổng mức đầu tư hơn 75.300 tỷ đồng. Mỗi tỉnh thành dự án đi qua đều được chia làm hai dự án thành phần, gồm: giải phóng mặt bằng và xây lắp.Khu vực cắm cọc ở rạch Gò Công (TP Thủ Đức) nằm xa đường chính, công nhân phải đi bộ vác các cọc bêtông trên đoạn dài hơn 500 m đến vị trí cắm. Mỗi cọc nặng khoảng 30 kg, cùng hai móng dùng để đóng dưới lòng đất, mỗi móng nặng 45 kg.Khu vực cắm cọc ở rạch Gò Công (TP Thủ Đức) nằm xa đường chính, công nhân phải đi bộ vác các cọc bêtông trên đoạn dài hơn 500 m đến vị trí cắm. Mỗi cọc nặng khoảng 30 kg, cùng hai móng dùng để đóng dưới lòng đất, mỗi móng nặng 45 kg.Rạch Gò Công rừng cây um tùm, chưa có lối đi. Trước khi chuyển các cọc đến vị trí cắm, các kỹ sư phải mang thiết bị luồn sâu vào bên trong đánh dấu. Lối đi bị bao quanh bởi rừng cây, sình lún, gập ghềnh, trên vai lại mang nặng, khiến việc di chuyển rất khó khăn.Rạch Gò Công rừng cây um tùm, chưa có lối đi. Trước khi chuyển các cọc đến vị trí cắm, các kỹ sư phải mang thiết bị luồn sâu vào bên trong đánh dấu. Lối đi bị bao quanh bởi rừng cây, sình lún, gập ghềnh, trên vai lại mang nặng, khiến việc di chuyển rất khó khăn.Để qua những đoạn bùn sâu hơn nửa mét, các công nhân phải dùng đòn gánh, cùng nhau chuyển các khối bêtông đến vị trí đóng. Vừa di chuyển, họ vừa phải phát quang cây cối mở đường. Các kỹ sư, công nhân làm việc từ 7h đến 18h. Nhưng tuỳ điều kiện địa hình, thời tiết, nhóm tự sắp xếp người và thời gian để làm việc hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ. "Nhiều đoạn bùn lầy sâu ngang bụng, không thể mang cọc qua nên chúng tôi phải chặt các cành cây, lá dừa... trải lên trên để giảm lún", anh Nguyễn Trung Tín, quê An Giang (áo xanh) nói.Để qua những đoạn bùn sâu hơn nửa mét, các công nhân phải dùng đòn gánh, cùng nhau chuyển các khối bêtông đến vị trí đóng. Vừa di chuyển, họ vừa phải phát quang cây cối mở đường. Các kỹ sư, công nhân làm việc từ 7h đến 18h. Nhưng tuỳ điều kiện địa hình, thời tiết, nhóm tự sắp xếp người và thời gian để làm việc hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ. "Nhiều đoạn bùn lầy sâu ngang bụng, không thể mang cọc qua nên chúng tôi phải chặt các cành cây, lá dừa... trải lên trên để giảm lún", anh Nguyễn Trung Tín, quê An Giang (áo xanh) nói.Đường đi sụt lún, anh Bùi Tấn Quang, quê Đồng Nai, phải kéo tay hỗ trợ đồng nghiệp đi qua.Đường đi sụt lún, anh Bùi Tấn Quang, quê Đồng Nai, phải kéo tay hỗ trợ đồng nghiệp đi qua.Các công nhân đo đạc, định vị ranh tuyến vành đai trên bản đồ và cắm mốc bằng các cây sơn màu đỏ, sau đó mới đưa cọc bêtông đến cắm.Các công nhân đo đạc, định vị ranh tuyến vành đai trên bản đồ và cắm mốc bằng các cây sơn màu đỏ, sau đó mới đưa cọc bêtông đến cắm.Một cọc bêtông được cắm xong. Các cọc cách nhau 50 m, đoạn đi qua đầm lầy, đồng ruộng có thể thưa hơn, nhưng không quá 100 m. Riêng những đoạn đi qua đô thị hoặc đường cong, vị trí giữa các cọc dày hơn.Một cọc bêtông được cắm xong. Các cọc cách nhau 50 m, đoạn đi qua đầm lầy, đồng ruộng có thể thưa hơn, nhưng không quá 100 m. Riêng những đoạn đi qua đô thị hoặc đường cong, vị trí giữa các cọc dày hơn.Phần móng bằng bêtông được công nhân đưa vào vị trí đã đào, sau đó mới cắm cọc. Tại khu vực địa hình không thuận lợi như gần rạch Gò Công, móng và các cọc bêtông được tập kết bên ngoài, công nhân sau đó đi bộ vận chuyển vào vị trí cắm. Không tính thời gian vận chuyển, việc cắm mỗi cọc mất gần 30 phút.Phần móng bằng bêtông được công nhân đưa vào vị trí đã đào, sau đó mới cắm cọc. Tại khu vực địa hình không thuận lợi như gần rạch Gò Công, móng và các cọc bêtông được tập kết bên ngoài, công nhân sau đó đi bộ vận chuyển vào vị trí cắm. Không tính thời gian vận chuyển, việc cắm mỗi cọc mất gần 30 phút.Sau khi đưa vào vị trí, công nhân tiếp tục gia cố nền đất xung quanh các cọc bêtông để đảm bảo chắc chắn vì xung quanh đều sình lầy.Anh Trần Lê Khống Chế, 42 tuổi (áo sọc), cho biết mới làm ở khu vực này khoảng một tháng. "Công việc vất vả nhưng mỗi ngày công nhân được 500.000-600.000 đồng, giúp trang trải cuộc sống", anh Chế nói.Sau khi đưa vào vị trí, công nhân tiếp tục gia cố nền đất xung quanh các cọc bêtông để đảm bảo chắc chắn vì xung quanh đều sình lầy.Anh Trần Lê Khống Chế, 42 tuổi (áo sọc), cho biết mới làm ở khu vực này khoảng một tháng. "Công việc vất vả nhưng mỗi ngày công nhân được 500.000-600.000 đồng, giúp trang trải cuộc sống", anh Chế nói.Anh Lâm Hữu Giang, 31 tuổi, quê Bạc Liêu (áo xanh), cùng các đồng nghiệp nghỉ mệt khi vừa đưa cọc vào vị trí. Nam công nhân cho biết nhóm của anh gồm 9 người, mỗi ngày đóng hơn 30 cọc. "Ngoài khó khăn do địa hình sình lầy, thành phố đang mùa mưa nên anh em tranh thủ thời gian tập trung làm buổi sáng vì buổi chiều mưa và nước dâng cao", anh Giang nói.Anh Lâm Hữu Giang, 31 tuổi, quê Bạc Liêu (áo xanh), cùng các đồng nghiệp nghỉ mệt khi vừa đưa cọc vào vị trí. Nam công nhân cho biết nhóm của anh gồm 9 người, mỗi ngày đóng hơn 30 cọc. "Ngoài khó khăn do địa hình sình lầy, thành phố đang mùa mưa nên anh em tranh thủ thời gian tập trung làm buổi sáng vì buổi chiều mưa và nước dâng cao", anh Giang nói.Công tác cắm cọc được xem là mốc quan trọng để dự án thực hiện các công việc tiếp theo như điều chỉnh các đồ án quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư... Việc giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh được thực hiện từ giai đoạn một và làm trước 4 làn cao tốc ở giữa, hai bên xây đường song hành...Theo kế hoạch, Vành đai 3 khởi công giữa năm 2023, hoàn thành sau ba năm. Đây được xem là tuyến đường chiến lược, ngoài kết nối giao thông còn tạo hành lang đô thị, công nghiệp không chỉ 4 tỉnh thành dự án đi qua mà tác động cả Vùng kinh tế phía Nam.Công tác cắm cọc được xem là mốc quan trọng để dự án thực hiện các công việc tiếp theo như điều chỉnh các đồ án quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư... Việc giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh được thực hiện từ giai đoạn một và làm trước 4 làn cao tốc ở giữa, hai bên xây đường song hành...Theo kế hoạch, Vành đai 3 khởi công giữa năm 2023, hoàn thành sau ba năm. Đây được xem là tuyến đường chiến lược, ngoài kết nối giao thông còn tạo hành lang đô thị, công nghiệp không chỉ 4 tỉnh thành dự án đi qua mà tác động cả Vùng kinh tế phía Nam.Thanh Tùng - Gia Minh Rất mừng !, nhưng Vành đai 2 chưa xong đã khởi động Vành đai 3 ?.Hy vọng không phải ngổn ngang và kéo dài như Vành đai 2. Cầu mà có 2 làn đường thì dễ tắc lắm . Hy vọng công trình hoàn thành đúng thời hạn và mong sao đoạn Nhơn Trạch nối với cảng Cái Mép - Bà Rịa Vũng Tàu sớm hoàn thành nữa thì QL51 mới giảm kẹt xe. Sao k xây cầu mỗi bên 3,4 làn xe Tin vui nhất trong năm Vành đai 2 thì sao? Hãy giải phóng hết mặt bằng rồi khởi công, đừng để 1 điệp khúc cứ lặp đi lặp lại... Liên kết vùng đã có tín hiệu khởi sắc.Hy vọng sau đó là những bước tiến mạnh mẽ hơn Dự kiến hoàn thành sau 3 năm có lâu quá không?! Mong chờ 20 năm giờ mới khởi công xây cầu. Quy hoạch đường lộ giới 120m nhưng mới xây được cầu có 4 làn xe cho 2 chiều. Mục đích phục vụ giải tỏa ùn tắc cho các tuyến đường đến sân bay Long Thành năm 2025-2026. Cầu mỗi bên 2 làn xe, vậy là giai đoạn 1 không cho xe máy đi rồi, uổng công chờ đợi suốt 20 năm, lại phải tiếp tục đi phà. Xin cho mỗi bên ít nhất 3 làn đi. Hai làn mà có sự cố thì tắc đường dài. Mong chờ những cơ sở hạ tầng giao thông mới của TP.HCM sẽ thúc đẩy kinh tế khu vực trọng điểm miền nam. Xin cho mỗi bên có hai làn xe cơ giới, một làn hỗn hợp và một làn dừng khẩn cấp. Tuy nhiên cái làn hỗn hợp này chỉ nên cho xe mô tô PKL trên 100cc (dự kiến sau này sẽ chấn chỉnh việc cấp biển số xe, trong đó việc cấp BKS xe mô tô PKL trên 100cc sẽ có dạng là XX+A+(1-9), trong đó XX là kí hiệu của địa phương) và xe ô tô lưu thông. Ngoài ra xe mô tô PKL trên 100cc chạy vào làn hỗn hợp trên đường vành đai 3 cũng có thể xem như việc thí điểm xe này vào cao tốc! Cầu Nhơn Trạch nối Tình ĐN với Q9 ( cũ ) ??? - đường sá trong Quận ngoại thành vẫn chưa được mở rộng, thêm dòng xe từ Tỉnh đổ vào thêm tắc đường.... ko hiểu sao mà làm đường rộng 20 đến 26.m mà chỉ có 4 làn xe nhỉ wa lãng phí
Giới thiệu nhân sự Tổng Kiểm toán, Bộ trưởng Y tế, Giao thông Vận tải Sáng 9/10, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII bế mạc sau một tuần làm việc, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.Phát biểu bế mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết tại hội nghị lần này, Trung ương đã xem xét một số nhân sự theo Tờ trình của Bộ Chính trị. Các nhân sự nói trên sẽ được giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ tư, khai mạc ngày 20/10.Bộ trưởng Giao thông Vận tải hiện nay là ông Nguyễn Văn Thể. Trong khi đó, Bộ Y tế có quyền Bộ trưởng là bà Đào Hồng Lan. Ngày 15/7, bà Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, được Bộ Chính trị điều động làm Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế; Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng Y tế. Bà là người đứng đầu Bộ Y tế duy nhất không phải là bác sĩ hay dược sĩ, trong số 14 bộ trưởng Y tế từ năm 1945 đến nay.Kiểm toán Nhà nước hiện nay do Phó tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn phụ trách. Ngày 24/7, Bộ Chính trị điều động, phân công ông Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, thôi tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2020-2025, để chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau đó ra nghị quyết bổ nhiệm ông Ngô Văn Tuấn giữ chức Phó tổng Kiểm toán, phụ trách Kiểm toán Nhà nước.Theo Tổng bí thư, một điểm mới tại Hội nghị lần này là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, quyết định để cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đối với các Uỷ viên Trung ương Đảng Nguyễn Thành Phong, Huỳnh Tấn Việt, Bùi Nhật Quang. Việc này thực hiện theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Quy định số 41 năm 2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Thông báo số 20 năm 2022 về bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật.Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương cũng đã xem xét Tờ trình của Bộ Chính trị và quyết định thi hành kỷ luật ông Phạm Xuân Thăng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Ông Thăng bị xác định vi phạm nghiêm trọng về nguyên tắc tập trung dân chủ, về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp uỷ, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn đến tài sản, ngân sách nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của Đảng, chính quyền địa phương và cá nhân."Đây là sự việc rất đau xót, nhưng vì sự nghiêm minh của kỷ luật đảng, để giáo dục, ngăn ngừa, cảnh tỉnh, răn đe các trường hợp khác và vì sự lớn mạnh của Đảng buộc chúng ta phải làm", Tổng bí thư nói. Ông cho rằng, đây là bài học đắt giá mà mỗi người cần phải rút kinh nghiệm, từ đó gương mẫu trong tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, thực sự là những tấm gương tiêu biểu để cán bộ, đảng viên, nhân dân tin tưởng và noi theo.Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay, trong một tuần làm việc, Trung ương đã thảo luận về nhiều nội dung như tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyềnTheo Tổng bí thư, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cao việc ban hành Nghị quyết về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới". Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, Trung ương yêu cầu quá trình thực hiện Nghị quyết phải luôn luôn bám sát và nắm vững Cương lĩnh của Đảng (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.Các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo gồm: kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; bảo đảm sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Nguyên tắc thực hiện nhất quán là tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự giám sát của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.Bên cạnh đó, yêu cầu về Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật phải được đảm bảo; bám sát thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông giữa đổi mới lập pháp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp... Ban Chấp hành Trung ương cho rằng, xây dựng và kiện toàn bộ máy Nhà nước theo những phương hướng nói trên là một quá trình, với những bước đi tích cực, vững chắc, đặt trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị, gắn với đổi mới và xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Một số chủ trương và nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện trước mắt đã được chỉ ra, như: Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội; nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác lập pháp; Cải cách nền hành chính Nhà nước; Đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án và các cơ quan Tư pháp; Phát huy vai trò và quyền làm chủ của nhân dân; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.Đổi mới phong cách lãnh đạo, lề lối làm việcTổng bí thư cho biết, trên cơ sở tổng kết 15 năm triển khai Nghị quyết Trung ương 5 khoá X, Hội nghị Trung ương lần này đã nhất trí cao ban hành Nghị quyết mới về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới.Trong đó, Trung ương nhấn mạnh việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả quản lý của Nhà nước; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, bảo đảm thực hiện đúng cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ". Trong quá trình này, cần kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ; đẩy mạnh phân công, phối hợp, phân cấp, phân quyền, gắn với nêu cao trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, nhất là người đứng đầu; giữ vững sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, kỷ cương. Nguyên tắc quyền lực đi đôi với trách nhiệm phải được đảm bảo, mọi cán bộ, đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách, nguyên tắc và kỷ luật của Đảng.Trên cơ sở thống nhất cao về nhận thức, Trung ương cho rằng cần phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong tổ chức thực hiện để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới, thực hiện đồng bộ cả 5 phương thức lãnh đạo của Đảng. Cơ sở thực hiện là đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên...Phát triển hành lang kinh tế trục Bắc - Nam và Đông - TâyTheo Tổng bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đã dành thời gian để nghiên cứu, thảo luận, tạo sự thống nhất cao về sự cần thiết phải ban hành và tổ chức thực hiện thật tốt Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Trong việc quy hoạch lần này, Trung ương cho rằng cần tập trung ưu tiên hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia; tập trung vào hạ tầng giao thông, đô thị, năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng bảo vệ môi trường, thuỷ lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới.Quy hoạch cũng phải hướng tới phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng để hình thành các "đầu tàu" lôi cuốn sự phát triển của quốc gia. Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây; kết nối các cảng biển, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng.Chuyển dịch từ gia công, lắp ráp sang sáng tạo, thiết kếTại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định ban hành Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Trung ương về đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trung ương cho rằng cần khai thác và phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng, từng địa phương trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tận dụng và phát huy lợi thế của nước đi sau và đang trong thời kỳ dân số vàng.Đồng thời kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu, thúc đẩy chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang sáng tạo, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; chú trọng dịch vụ hoá các ngành công nghiệp; coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Một số giải pháp được đưa ra như tăng cường liên kết ngành và liên kết vùng để tạo không gian phát triển mới; coi nguồn lực trong nước là cơ bản, chiến lược, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá; doanh nghiệp trong nước là động lực chính, chủ đạo; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng...Tổng bí thư cho biết, trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP đạt hơn 8,8%; thu ngân sách nhà nước đạt 94% dự toán, tăng 22%; vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 559 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu hơn 282,5 tỉ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ, tiếp tục duy trì xuất siêu gần 7 tỷ USD...Dự báo đến hết năm 2022, Việt Nam có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra (chỉ còn 1 chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là có thể không đạt). Trung ương yêu cầu trong những tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023, cả hệ thống phải tiếp tục nêu cao cảnh giác, chủ động kiểm soát có hiệu quả hơn nữa dịch Covid-19 và các dịch bệnh mới phát sinh, tuyệt đối không chủ quan, không để bị động, bất ngờ; bảo đảm năng lực khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh của hệ thống y tế...
Hàng nghìn nhà dân ngập lũ Tại TP Tam Kỳ, Quảng Nam, trời tạnh ráo, nước lũ trên sông Tam Kỳ rút xuống chậm, hiện hơn 1.500 ngôi nhà ở vùng thấp trũng các xã Tam Ngọc, Phước Hòa, An Sơn, Hòa Hương, An Phú, Tân Thạnh và xã Tam Thăng ngập 20-100 cm. Tại TP Tam Kỳ, Quảng Nam, trời tạnh ráo, nước lũ trên sông Tam Kỳ rút xuống chậm, hiện hơn 1.500 ngôi nhà ở vùng thấp trũng các xã Tam Ngọc, Phước Hòa, An Sơn, Hòa Hương, An Phú, Tân Thạnh và xã Tam Thăng ngập 20-100 cm. Cột đo nước lũ ở phường Phước Hòa rạng sáng 11/10 ghi nhận lũ lên 2,32 m, trên báo động 2 là 12 cm. Đến 7h hôm nay, nước rút xuống còn 1,8 m, dưới báo động 2 là 40 cm (cao nhất là báo động 3).Đợt lũ lịch sử năm 1999, mực nước trên sông Tam Kỳ là 3,24 m.Cột đo nước lũ ở phường Phước Hòa rạng sáng 11/10 ghi nhận lũ lên 2,32 m, trên báo động 2 là 12 cm. Đến 7h hôm nay, nước rút xuống còn 1,8 m, dưới báo động 2 là 40 cm (cao nhất là báo động 3).Đợt lũ lịch sử năm 1999, mực nước trên sông Tam Kỳ là 3,24 m.Người dân khối phố 3, phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ, dùng ghe thuyền di chuyển trên đường phố ngập hơn nửa mét.Người dân khối phố 3, phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ, dùng ghe thuyền di chuyển trên đường phố ngập hơn nửa mét.Chị Hương, khối phố 3, phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ, lội nước ra chợ mua thức ăn. Thống kê của phường Phước Hòa, 65% khu dân cư với hơn 420 hộ dân bị ngập dưới nửa mét.Chị Hương, khối phố 3, phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ, lội nước ra chợ mua thức ăn. Thống kê của phường Phước Hòa, 65% khu dân cư với hơn 420 hộ dân bị ngập dưới nửa mét.Nhiều nơi ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, sáng nay ngập sâu 50-100 cm.Từ tối 9/10, Quảng Ngãi mưa lớn, nước sông Trà Khúc, Trà Bồng, Trà Câu dâng cao gây ngập vùng ven sông các huyện Nghĩa Hành, thị xã Đức Phổ, huyện Bình Sơn. Hàng nghìn nhà dân bị ngập sâu khoảng một mét. Địa phương đã sơ tán hơn 1.000 hộ dân khỏi vùng nguy hiểm. Đến trưa nay, mưa ngớt, nước rút dần.Nhiều nơi ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, sáng nay ngập sâu 50-100 cm.Từ tối 9/10, Quảng Ngãi mưa lớn, nước sông Trà Khúc, Trà Bồng, Trà Câu dâng cao gây ngập vùng ven sông các huyện Nghĩa Hành, thị xã Đức Phổ, huyện Bình Sơn. Hàng nghìn nhà dân bị ngập sâu khoảng một mét. Địa phương đã sơ tán hơn 1.000 hộ dân khỏi vùng nguy hiểm. Đến trưa nay, mưa ngớt, nước rút dần.Nước ngập nửa bánh xe tại thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành.Nước ngập nửa bánh xe tại thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành.Ông Nguyễn Tập ở thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, dùng những thanh gỗ chắn tạm trước nhà để ngăn sóng nước tràn vào. "Nhiều xe chạy nhanh quá, sóng mạnh tràn cả vào nhà", ông Tập nói.Ông Nguyễn Tập ở thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, dùng những thanh gỗ chắn tạm trước nhà để ngăn sóng nước tràn vào. "Nhiều xe chạy nhanh quá, sóng mạnh tràn cả vào nhà", ông Tập nói.Trong căn nhà ngập 30 cm ở khối phố 3, phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ, bà Nguyễn Thị Bích Lợi tranh thủ đứng ăn sáng. "Rạng sáng nay nước lũ tràn vào nhà, tài sản đưa lên cao trước khi nước dâng lên không bị hư hỏng", bà nói. Đợt lũ này không cao so với các năm trước, mặc dù mưa lớn nhưng hồ thủy lợi Phú Ninh chưa xả lũ.Trong căn nhà ngập 30 cm ở khối phố 3, phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ, bà Nguyễn Thị Bích Lợi tranh thủ đứng ăn sáng. "Rạng sáng nay nước lũ tràn vào nhà, tài sản đưa lên cao trước khi nước dâng lên không bị hư hỏng", bà nói. Đợt lũ này không cao so với các năm trước, mặc dù mưa lớn nhưng hồ thủy lợi Phú Ninh chưa xả lũ.Ông Huỳnh Tam, 54 tuổi, phường Phước Hòa, cho cả ghe vào nhà để đi lại. Trong mưa lũ, chính quyền TP Tam Kỳ di dời 649 người xã Tam Thăng 640, An Phú 230 người, Tân Thạnh 32 người, Hòa Thuận 47 người, Tam Phú 605 người, An Xuân 130 người, An Sơn 190 người.Ông Huỳnh Tam, 54 tuổi, phường Phước Hòa, cho cả ghe vào nhà để đi lại. Trong mưa lũ, chính quyền TP Tam Kỳ di dời 649 người xã Tam Thăng 640, An Phú 230 người, Tân Thạnh 32 người, Hòa Thuận 47 người, Tam Phú 605 người, An Xuân 130 người, An Sơn 190 người.Một hộ dân ở phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ, dùng giàn giáo cho gia cầm đậu tránh nước lũ.Một hộ dân ở phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ, dùng giàn giáo cho gia cầm đậu tránh nước lũ.Quốc lộ 1 qua huyện Phú Ninh và Thăng Bình, Quảng Nam, ngập ba đoạn, nơi sâu nhất gần nửa mét, phải cấm đường. Cảnh sát giao thông bố trí lực lượng chốt chặn hai đầu đoạn ngập, hướng dẫn tài xế ôtô đi cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, xe máy đi theo đường ven biển Quảng Nam.Quốc lộ 1 qua huyện Phú Ninh và Thăng Bình, Quảng Nam, ngập ba đoạn, nơi sâu nhất gần nửa mét, phải cấm đường. Cảnh sát giao thông bố trí lực lượng chốt chặn hai đầu đoạn ngập, hướng dẫn tài xế ôtô đi cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, xe máy đi theo đường ven biển Quảng Nam.Mưa lớn cũng gây sạt lở núi ở thủy điện Kà Tinh, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi làm một công nhân mất tích. Hiện Trà Bồng và Ba Tơ được đưa vào nguy cơ sạt lở rất cao.Mưa lớn cũng gây sạt lở núi ở thủy điện Kà Tinh, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi làm một công nhân mất tích. Hiện Trà Bồng và Ba Tơ được đưa vào nguy cơ sạt lở rất cao.Nhóm giáo viên không thể tiếp cận xã Ba Lòng, huyện Đakrông, Quảng Trị, do cầu tràn vào xã này bị ngập 112-150 cm. Đến sáng 11/10, cầu tràn vào xã Ba Lòng, vẫn còn ngập, không qua lại được.Gió mùa đông bắc tràn đến miền Trung từ tối 9/10, gây mưa lớn cho các tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên, Bình Thuận. Một số nơi ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi mưa đặc biệt lớn, trên 400 mm, là nguyên nhân gây ngập, sạt lở đất.Thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, mưa lũ đã làm 2 người chết, một người mất tích (đều ở Quảng Nam), 72 điểm đường bị ngập 20-70 cm, gần 400 ha cây ăn trái, 47 ha thủy sản bị thiệt hại. Thủy điện Kà Tinh (Quảng Ngãi) bị sạt lở vùi lấp một tổ máy.Nhóm giáo viên không thể tiếp cận xã Ba Lòng, huyện Đakrông, Quảng Trị, do cầu tràn vào xã này bị ngập 112-150 cm. Đến sáng 11/10, cầu tràn vào xã Ba Lòng, vẫn còn ngập, không qua lại được.Gió mùa đông bắc tràn đến miền Trung từ tối 9/10, gây mưa lớn cho các tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên, Bình Thuận. Một số nơi ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi mưa đặc biệt lớn, trên 400 mm, là nguyên nhân gây ngập, sạt lở đất.Thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, mưa lũ đã làm 2 người chết, một người mất tích (đều ở Quảng Nam), 72 điểm đường bị ngập 20-70 cm, gần 400 ha cây ăn trái, 47 ha thủy sản bị thiệt hại. Thủy điện Kà Tinh (Quảng Ngãi) bị sạt lở vùi lấp một tổ máy. Thương khúc ruột Miền Trung, năm nào cũng gánh chịu nhiều thiên tai. Tôi là người miền tây nhưng từng có thời gian công tác tại miền trung nên tôi cảm nhận và thấu hiểu sự khó khăn của vùng miền, chỉ khi thật sự trãi nghiệm mới thấu hết được. Mong là thiên tai sớm qua và đồng bào bình an! Khi làm đường không tính hết cách thoát nước lũ! Kiểu này đường nhanh vỡ lắm bà con ah! Các tỉnh cần phải đột phá về hạ tầng Đoạn xòm Vạn này năm nào chả ngập, đoạn cầu Cánh Tiên cũng thế. MT khổ thật, năm nào cũng mưa lụt.
Phát hiện bom khi san ủi vườn Quả bom được tìm thấy ngày 10/10, nằm cách nhà dân khoảng 50 m. Chính quyền sau đó cắm biển cảnh báo, cấm người dân tiếp cận.Hôm nay, bộ đội công binh thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An đã đào và đưa quả bom đường kính 20 cm, dài 1,2 m tới bãi tiêu hủy ở xã Tân Long, cách nơi phát hiện chừng 10 km, kích nổ an toàn.Quả bom sót lại từ thời chiến tranh, ký hiệu đã bị mờ, vỏ hoen gỉ, song còn nguyên ngòi nổ.Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Tân Kỳ, nơi có di tích quốc gia đặc biệt Km số 0 đường mòn Hồ Chí Minh, từng hứng chịu nhiều bom đạn. May mắn không có thương vong. Đã bao nhiêu năm trôi qua nhưng hậu quả chiến tranh vẫn còn để lại.
Tổ chức đám cưới tập thể cho 15 đôi bạn trẻ Ngày 11/10, bà Nguyễn Mai Anh, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành đoàn Hà Nội, cho biết đám cưới tập thể là hoạt động ý nghĩa nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới ở thành phố.Thành Đoàn bắt đầu nhận đơn đăng ký của các bạn trẻ từ giữa tháng 9. Để được lựa chọn, các đôi phải là đoàn viên, thanh niên sinh hoạt Đoàn tại địa phương, cơ quan, đơn vị; có thể đã đăng ký kết hôn tuy nhiên chưa tổ chức được lễ cưới do ảnh hưởng bởi Covid-19."Khi được chọn, các đôi cần cam kết không được tổ chức lễ cưới nhiều lần, linh đình, mời quá 300 khách và một số nội dung khác theo Chỉ thị số 11", bà Mai Anh cho biết.Trong 15 đôi trẻ có Trần Hà Ly và Nguyễn Quốc Mạnh ở phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. Cả hai cho biết, thay vì tổ chức đám cưới linh đình, cả hai đã xin phép gia đình tham gia đám cưới tập thể.Ly và chồng quen nhau khoảng 10 năm do sống cùng phố, nhưng nhận lời yêu nhau được 3 năm. Cả hai bén duyên trong những ngày cùng tham gia trực tại các chốt phòng dịch Covid-19. Đăng ký kết hôn hơn một năm trước, nhưng dịch bệnh khiến cả hai không thể tổ chức lễ cưới."Gia đình hai bên đều muốn tổ chức đám cưới thật to để bù đắp thời gian chờ đợi vì dịch, song khi nhận được lời mời từ Thành Đoàn, chúng tôi quyết định đăng ký đám cưới tập thể. Sau khi nói chuyện, bố mẹ cũng tán thành", Ly nói.Phạm Đức Duy và Nguyễn Thị Khánh Ly, cùng quê Nam Định, cho biết rất vui khi được thông báo sẽ góp mặt trong đám cưới tập thể. "Trước khi đăng ký, cả hai đã bàn với nhau làm sao tổ chức một đám cưới đơn giản nhất", Duy chia sẻ. Ly từng đi xin việc và được chồng tương lai trực tiếp phỏng vấn. Quá trình làm việc cùng nhau giúp cả hai vun đắp tình cảm.Trước buổi lễ chính tối 15/10, trong buổi sáng cùng ngày, 15 đôi trẻ sẽ thực hiện nghi lễ dâng hương, dâng cặp bánh cốm phu thê nặng hơn 130 kg tại tượng đài vua Lý Thái Tổ. Sau đó, nhà tài trợ sẽ trao nhẫn cưới cho các đôi, chụp ảnh cưới quanh hồ Hoàn Kiếm. 15 đôi sẽ mặc áo dài truyền thống tại lễ cưới.Từ khi Chỉ thị 11 được Thành ủy Hà Nội ban hành tháng 1/2013, đã có ít nhất hai lần đám cưới tập thể được Thành Đoàn tổ chức. Năm 2013, 10 đôi trẻ tổ chức lễ cưới tại trường Tiểu học Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai. Bốn năm sau, đám cưới cho 20 đôi trẻ theo nếp sống mới và "Đám cưới vàng" cho 20 đôi cụ ông - cụ bà chung sống hạnh phúc từ 50 năm trở lên diễn ra tại công viên Bách Thảo, quận Ba Đình.Vào năm 2004, đám cưới tập thể lần đầu tiên ở Hà Nội được tổ chức với 30 đôi, trong đó có một đôi trên 70 tuổi.Việt An Ngược lại thì hàng triệu người dân các thành phố lớn hàng ngày phải ăn rau bẩn đội lốt VIETGAP. Trách nhiệm quản lý ở đâu? Rau chợ, rau bẩn thì dán mác VietGAP bán trong siêu thị, rau sạch VietGAP thì bán ở ngoài chợ, cảm thấy buồn cho nông dân chân chính Chính những người làm rau bẩn đội lốt VietGap đã làm cho người tiêu dùng không còn niềm tin ở tiêu chuẩn VietGap. Vì vậy, cần phải có hình phạt thật nặng cho những hành vi gian lận như thế. Bởi hậu quả của sự gian lận đó ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Rau VietGap thật thì không vào được siêu thị. Rau VietGap dỏm thì vào được rất nhiều siêu thị. Liệu có gì ẩn khuất sau tình trạng này không? Cứ tiếp diễn thì sức khoẻ nhiều người Việt chúng ta sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Hóa ra lấy rau ngoài chợ rồi gắn mác Vietgap là có lý của nó đấy. Cơ bản là giá rau trong Siêu thị đắt, đắt từ 50% so với giá rau ngoài chợ. Mà cũng chẳng ai rỗi hơi chạy vào siêu thị mua mớ rau rồi lại chạy ra ngoài chợ mua thịt cá cả. Cũng không phải ai cũng dư dả để 100% bữa ăn hàng ngày là hàng mua ở siêu thị, trừ khi họ là những người tiêu dùng không thèm nhìn giá. Thời buổi lạm phát, cái gì cũng tăng chỉ trừ lương, một bó Cải Chíp 8,9k được 6 ngọn, trong khi ngoài chợ 10k 2 bó 20 ngọn. Các bác cứ thích chơi trò tâm lý rau sạch, nó chỉ hơn nhau ở cái mác thôi, còn chất lượng thì vẫn thế. Thực tế, hàng Việt vào siêu thị không phải dễ, nếu không chạy hoặc có quen biết. Hơn nữa nông sản Vietgap chưa mang lại liềm tin cho người tiêu dùng nên tiêu thụ không lớn, các siêu thị ngại nhập. Vì phí vào siêu thị chát quá, muốn lên kệ đâu dễ, nên rau bẩn rẻ đội lốt VietGap mới chịu nổi phí này, còn VietGap thật thì chịu thua. Cứ đòi rau sạch, giá rẻ thì ở đâu ra. Ông nào hôm nọ đòi sạch và rẻ thì tự ngẫm, thời buổi thật giả lẫn lộn, hàng siêu thị mang về rửa vẫn bẩn vô cùng. ^_^ ^_^ ^_^ Một nghịch lý chỉ có ở Xứ ta rau sạch bán ở chợ và rau bẩn vào siêu thị Quan trọng nhất là những cty cung cấp rau cho siêu thị,họ bán sản phẩm nào có lời nhiều họ sẽ làm,bởi vậy mới có rau không sạch được lên kệ siêu thị.Nếu cơ quan quản lý mà không làm nghiêm thì người tiêu dùng bị thiệt nhiều. "phải" bán ra chợ nghĩa là sao?! nói vậy thì rau an toàn chỉ để bán siêu thị và xuất khẩu thôi, còn người dân đi chợ thì chỉ được ăn rau không an toàn hoặc rau không đủ tiêu chuẩn hay sao? Nếu tất cả nông dân đều vô chuẩn, thế thì ko ai bàn cãi về giá rau. Trong khi người tiêu dùng muốn mua rau Vietgap ngoài thị trường thì không có (rau siêu thị thường bị héo)Còn những nơi bán rau Vietgap thì cũng chả có gì đảm bảo có phải rau đạt tiêu chuẩn hay không Trồng rau hữu cơ thì phải trồng trong nhà lưới ngăn côn trùng, chứ không trồng ngoài trời như thế kia.phân bón hữu cơ là loại phân bón được từ xác động thực vật như cá, bã đậu, vỏ trái cây. mấy cái này rất thu hút côn trùng đến. muốn tránh côn trùng thì lại phải phun tinh dầu hữu cơ đuổi côn trùng còn tốn kém hơn cả nhà lưới.
Tiếp nhận 78 người Việt từ Campuchia Thời gian qua, các cửa khẩu biên giới với Campuchia ở Tây Ninh, Long An, An Giang, Bộ đội biên phòng liên tục tiếp nhận công dân, người lao động được giải cứu từ các công ty lừa đảo, casino. Phần lớn những người này bị dụ dỗ sang Campuchia, sau đó bị ép lừa đảo người Việt qua mạng.Theo Lãnh sự quán Việt Nam tại Campuchia, đầu năm 2022 đến nay hơn 600 trường hợp đã ra khỏi những cơ sở lao động trái phép trở về nước. Từ năm 2021 đến nay, hơn 800 công dân được giải cứu tại địa bàn tỉnh Preah Sihanouk. Mừng các bạn trở về, làm lại cuộc đời mình thôi. Hy vọng đây là bài học đắt giá cho các bạn vậy !!! Cho mình hỏi giờ mình muốn gọi nhờ người giúp đưa người nhà ra thì liên hệ ở đâu ạ mọi người cho mình biết đc ko Một cuộc đổi đời đầy nước mắt Việc nhẹ lương cao nên rồi phải lao động trái phép. Việc nhẹ lương cao !! quê hương, gia đình luôn đón các bạn quay về Thời nay nói là bị lừa qua Cam thì chắc chỉ 2-30% trong số những người Việt qua đó. Còn lại đến 6-70% là bản thân họ tự nhìn nhận và chịu trách nhiệm. Không có con đường, không có việc, không có đồng tiền nào là dễ, là nhẹ, là đẹp.
Máy bay ở Tân Sơn Nhất bị sét đánh thủng vỏ Tối qua, máy bay hãng Vietnam Airlines vừa từ Phú Quốc về đậu tại bãi P79 sân bay Tân Sơn Nhất bị sét đánh trúng. Lúc này hai nhân viên Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay (VIAGS) đứng dưới bụng máy bay chờ phục vụ.Sau tiếng sét, hai nhân viên bị choáng, được đưa vào ga quốc nội sơ cứu rồi chuyển tới Bệnh viện 175 (quận Gò Vấp) trong tình trạng nôn ói, xuất huyết. Sáng nay, sức khoẻ hai người đã ổn định. Trong khi đó, tàu bay A321 bị sự cố phải dừng phục vụ để sửa chữa.Đại diện Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết máy bay bị sét đánh khá phổ biến, cả khi đỗ và đang bay, nhưng rất ít khi làm bị thương con người. Trước đó hồi tháng 4 năm ngoái, đường băng ở Tân Sơn Nhất cũng bị sét đánh hư hỏng, phải ngưng khai thác hơn một giờ.Gia Minh Kiểm tra lại hệ thống chống sét, tiếp địa Hệ thống chống sét của sân bay không hoạt động sao? Trời đất không tránh được đâuCũng may đã đáp lo âu bớt nhiều ! Lỡ đang bay bị đánh lủng lỗ thế này thì anh em ngồi bên trong có sao ko cơ trưởng? Làm vỏ máy bay bằng hợp chất các bon cho bớt bị sét đánh có được ko? Ồ !có phải cú chớp sáng loà chừng 20 giờ tối qua (10/10) không nhỉ ?! Tôi ngồi trong nhà đang dùng điện thoại mà ngoài trời chớp sáng chói loà kèm tiếng sét đanh gọn mà suýt rớt điện thoại và nói với con trai là cú sét này kinh hoàng quá ! Thật kinh hoàng luôn các bác nhỉ !? Ghê gớm thật Đúng là bị trời đánh! Năm nào cũng như năm nào! Chuyện bình thường thôi mà !? Tuần trước em bay 4 chuyến A321. Ngon luôn. Trời cũng mưa. Trời đánh thì hên xui dưng mà hên ít xui nhiều. Sao nghe lạ vậy ta! Không có các cột chống sét gần sân bay à? Máy bay họ nói chế tạo khi bị xét đánh thì không sao kể cả khi nó đang bay ?. Vậy cái máy bay này đang đậu bị đánh thủng lỗ vậy là tại sao ? Nếu như nó đang bay cũng bị sét đánh bị thủng lỗ như thế này thì liệu có bị sao không quý vị ?. Nhìn lỗ thủng giống hệt Con mắt Sahara. Tối hôm qua chạy xe dưới trời mưa mà nghe sét đánh hãi hùng. Vừa chạy vừa nghĩ không biết có bị sét đánh trúng không. Thì ra trong lúc đó đã có chiếc máy bay lãnh đạn và 2 người lãnh đủ
Ôtô ngập lút bánh ở Quy Nhơn Tối 11/10, cơn mưa lớn cộng với lượng mưa trước đó gây ngập cục bộ tại TP Quy Nhơn, đặc biệt ở phường Ghềnh Ráng. Nhiều tuyến đường qua phường này ngập một mét, hàng trăm nhà dân ở khu vực cũng ngập nửa mét. Người dân không kịp trở tay khi nước lên nhanh, nhiều đồ đạc bị cuốn trôi.Trụ sở UBND phường Ghềnh Ráng bị nước lũ vây quanh. Còn ở chợ Ghềnh Ráng, nhiều hàng hóa của các tiểu thương cũng bì bõm trong lũ. Người dân cho biết khu vực này gần biển, trước đây không có hiện tượng ngập sâu. Ba năm qua ngập bất thường ảnh hưởng cuộc sống của họ. Ngoài ra, ở các đường Nguyễn Tất Thành, Xuân Diệu, quốc lộ 1D cũng bị ngập đến nửa mét.Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh Bình Định, ngoài TP Quy Nhơn, mưa lớn hai ngày qua làm ngập 250 nhà dân ở huyện Hoài Ân. Còn ở huyện An Lão, nhiều đường sạt lở, chia cắt giao thông. Về nông nghiệp, 43 ha hoa màu, 9 ha cây ăn quả, 162 ha các loại cây trồng khác bị ngập và đổ ngã.Ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, miền Trung mưa to hai ngày qua, làm ngập hàng nghìn nhà dân ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Quốc lộ 1 và nhiều tuyến đường bị chia cắt. Thủy điện Kà Tinh ở Quảng Ngãi bị sạt lở núi vùi lấp tổ máy phát điện, một công nhân mất tích. Hơn hai người chết do mưa lũ. Đi du lịch QN thấy ngay sát biển mà nước lên cao vậy, chứng tỏ mưa ghê gớm. Hình như từ bắc chí nam và cả cao nguyên như Đà Lạt , Hà Giang mưa to đều ngập thành phố sát biển mà nước không thể thoát ra biển Từ thành phố đến thôn quê, từ miền núi, cao nguyên đến đồng bằng, ven biển có chung trải nghiệm cứ mưa là ngập. Cứ mưa là ngập biết đến bao giờ mới chấm dứt Từ thành phố tới miền rừng núi cao.. Giờ Trời mưa khắp nơi nơi đều lo ngập . Ngập là do hệ thống nước thải của mình không chịu nổi với sự ùn tắc rác. Bà con nghiên cứu phương án chuyển lên chung cư ở cho an ninh, an toàn . Cách biển chưa tới 100m mà ngập úng chứng tỏ quy hoạch thoát nước quá kém cỏi quá tệ. Bà con nghiên cứu chuyển lên ở chung cư cho an ninh ,an toàn.
Dự án nút giao hơn 1.300 tỷ đồng thông xe vẫn ùn tắc Tối 11/10, Nha Trang mưa lớn, dòng ôtô, xe máy ùn ứ gần một km trên đường Tố Hữu khi qua nút giao thông Ngọc Hội. Đây là một trong những tuyến đường mà người dân thuộc các xã phía Tây TP Nha Trang như Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, một phần huyện Diên Khánh có thể đi vào trung tâm thành phố sau khi qua nút giao.Trước đó từ đầu tháng 10, dù chưa hoàn thành sau 5 năm thi công, nút giao Ngọc Hội được thông xe một phần để giảm tải cho Vành đai 2 và đường Tố Hữu, tránh ùn tắc tại khu vực. Theo đó, ôtô dưới 16 chỗ, xe máy được chạy một chiều theo hướng từ trên cầu nút giao Ngọc Hội (nhánh N3) - nhánh N2 - Vành đai 2 - đường số 7 (khu đô thị Lê Hồng Phong 2) hoặc từ Vành đai 2 đi thẳng đến nút giao với đường Tố Hữu và cầu Quán Trường.Chị Hoàng Oanh (ở phường Phước Hải) nói thời gian trước nếu đoạn đường chỉ đông xe, nhưng từ khi thông nút giao Ngọc Hội, khu vực này kẹt tứ phía. Nhiều buổi chiều đi qua đây, chị cứ "nghĩ mình đang ở TP HCM vì ùn tắc kéo dài, CSGT phải túc trực phân luồng nhiều giờ liền".Anh Hoàng Trung, tài xế taxi, cho biết đang trên đường đón khách, tới đoạn Tố Hữu thấy ùn tắc nhưng không thể quay đầu xe. Trong gần một giờ, ôtô chỉ nhích được khoảng 250 m, nên anh phải thông báo cho khách hủy chuyến.Theo người dân địa phương, việc phân luồng chưa hợp lý gây khó khăn cho họ khi đi lại. Điển hình như việc bắt các xe phải đi lên nút giao dễ gây ra ùn ứ trong khi xe có thể đi xuyên qua cầu vượt để vào trung tâm thành phố như lâu nay. Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Khánh Hòa cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, xem xét góp ý của dân và điều chỉnh phù hợp. Sắp tới CSGT được tăng cường để điều tiết giao thông tại khu vực nút giao.Bùi Toàn Ủa, 1300 tỉ mà không có nổi cầu vượt. Quản lý hạ tầng giao thông kém quá. Nhìn chóng mặt như cái hũ nút thế kia đi thế nào cho nổi :( Tôi chưa thấy đường nào toàn xe máy đi mà tắc cả nhưng cao tốc Trung Lương thì 100% ô tô đi vẫn tắc. Nói vậy không phải khuyến khích mọi người đi xe máy mà cần nhìn thẳng vào sự thật là giao thông Việt Nan không kịp nhu cầu đi lại hiện đại.Nếu bạn từng quan sát một đàn kiến di chuyển bạn sẽ thấy những gì tôi nói ở trên. Cả đàn đi rất đều và bình thường cho đến khi có 1 con kiến chúa to đùng thì chững lại. Đó là tắc đường.Và để giải quyết tắc thì cách đơn giản mà lại khó thực hiện là làm đường rộng ra, hoặc nhiều tầng chồng lên nhau. Cả 2 đều tốn kém so với ngân sách hiện nay.Vậy để giải quyết tức thời tắc đường thì chỉ còn cách duy nhất: Để đường phục vụ hết công suất cho việc đi lại.Tức là ra đường là phải di chuyển không và tận dụng tối đa diện tích mặt đường cho việc di chuyển.Tôi ví dụ chở 1000 người từ Tân Vạn vào Q.1 bằng 33 xe 60 chỗ chứa đầy. Xe 60 chỗ dài 20, rộng 3. Tức là trên mối mét vuông mặt đường đều chứa 1 người.Nhưng nếu 1000 người đó/ 1000 xe cá nhân, 1 xe cá nhân dài 3m, rộng 2m là 6 mét vuông. 1 người chiếm tận 6m vuông đường (mất đi cơ hội di chuyển của người khác). Đường đã không phát huy dc công năng.Nếu bạn nào hiểu điều tôi muốn nói sẽ tìm ra được phương án tắc đường. 1300 tỷ cho một nút giao thông thì không ít Nút đồng cấp như vậy chẳng tránh đc ùn tắc Khi vẫn còn nhiều người ko đem theo ý thức khi ra đường thì giao thông vẫn hỗn loạn và kẹt xe Sao họ ko làm vòng xoay mà làm như vậy nhỉ NT cuối những năm 2000 khác 1 trời 1 vực với NT bây giờ. Trong ký ức là NT thanh bình, yên tĩnh, đường ko bao giờ đông đúc, thành phố có tý xíu, nhưng yên bình. Giờ NT mở rộng, người tứ phương đổ về, kẹt xe, ngập, bụi, ... bao giờ tìm được Nha Trang nơi tôi đã trãi qua tuổi thơ êm đềm và an bình. Về ngã tư này, coi hình bản đồ thì thấy có đường sắt 1 bên, ga Nha Trang nằm trong thành phố, tàu qua sẽ phải dừng đường rất lâu, dồn 1 đống tiền vào mà ko hiệu quả, thật đau lòng.Ngoài ra ga Nha Trang ai đi tàu sẽ thấy vị thế rất độc (hại ^^), mình nghĩ nên tính di dời là vừa. Thấy ai muốn đi lối nào thì đi thì sao ko kẹt được. Từ đầu dự án đã thấy sai, cầu vượt to đùng xây ngay trung tâm thành phố, sau khi hoàn thiện, sẽ lộ ra nhiều cái sai hơn, phân luồng dự án như miệng phễu, đường vào thì to đùng đến cửa ngõ thành phố thì nhỏ hẹp vô cùng, rồi kẹt xe sẽ diễn ra nhiều hơn khi các xe lớn ra vào cảng theo hướng đó Chính cách đi cố của các lái xe làm tắc đường ngày càng thêm tắc . Thực sự ức chế với những trường hợp dù đã đèn đỏ nhưng vẫn cố lái xe lên nối tiếp vào cái đuôi tắc phía trước làm thành một bức tường sắt giữa ngã 4 , và kết quả là phía còn lại cũng chẳng thể đi nổi . Cứ nhìn bức ảnh trong bài viết là hiểu do đâu mà tắc Tưởng làm cái cầu vượt chứ làm cái ngả tư thế kia thì đúng là nút thắt :') Mật độ xe tham gia thì cao mà đường thì nhỏ!.Chỉ có thể làm hầm chui hay cầu vượt thôi Thực tế ở Nha trang, cứ mỗi khi trời mưa, người ta xử dụng xe hơi nhiều hơn bình thường gần gấp đôi là y như rằng, kẹt xe.Không thể nói kẹt xe là sản phẩm của xe máy.
Đề xuất không hạn chế quyền của người trúng đấu giá biển số Trình bày dự thảo nghị quyết về đấu giá biển số ôtô tại phiên họp của Thường vụ Quốc hội chiều 11/10, Thứ trưởng Công an Nguyễn Văn Long cho biết, biển số đấu giá là biển số nền trắng, chữ và số màu đen trong kho biển số chưa được đăng ký. Giá khởi điểm của biển số được chia làm hai vùng, vùng 1 gồm Hà Nội, TP HCM có mức khởi điểm là 40 triệu đồng; vùng 2 các địa phương còn lại có mức 20 triệu đồng.Người trúng đấu giá được quyền giữ lại biển số nếu bán xe để đăng ký cho xe khác, nhưng không được phép chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế. Người trúng đấu giá cũng được quyền chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế xe có gắn biển số nhưng người nhận không có những quyền trên.Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng không nên hạn chế quyền của người trúng đấu giá và người nhận chuyển nhượng; nên cho phép biển số được chuyển nhượng riêng, có thể gắn với tất các xe. Khi quyền của người trúng đấu giá được mở rộng thì giá trị của biển số sẽ tăng đáng kể, có thể lên đến hàng tỷ đồng cho ngân sách.Tổng thư ký Quốc hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu cho phép đấu giá với biển số nền màu vàng dành cho xe kinh doanh và biển số môtô, vì doanh nghiệp hay người sở hữu xe máy hạng sang cũng có nhu cầu sở hữu biển đẹp và sẵn sàng chi tiền để đấu giá.Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng lại cho rằng đây là vấn đề mới, khi thí điểm chưa hình dung hết được những hệ quả pháp lý nên cần thận trọng, đặc biệt là về quyền của người trúng đấu giá và người nhận chuyển nhượng."Biển số xe không phải là tài sản thông thường mà còn là công cụ phục vụ quản lý Nhà nước, do vậy mục tiêu cao nhất không phải thu được nhiều tiền thông qua đầu giá mà cần có sự hạn chế phù hợp để phục vụ quản lý", ông Tùng nói.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu một mức giá phù hợp để áp dụng toàn quốc, thu hút người dân tham gia đấu giá trực tuyến. "Việc đấu giá nhằm khai thác kho số và đáp ứng một phần nguyện vọng chính đáng của người dân, chứ không phải mục tiêu duy nhất là thu tiền. Do đó, Chính phủ nên nghiên cứu một mức giá khởi điểm phù hợp, không cao quá để tạo sự hấp dẫn", ông Huệ góp ý.Thứ trưởng Công an Nguyễn Văn Long cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra và các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để báo cáo Chính phủ hoàn thiện dự thảo.Việc đấu giá biển số xe đẹp được Cục Cảnh sát giao thông đề xuất từ năm 1993, tuy nhiên gặp bế tắc vì Luật Đấu giá tài sản không đưa biển số xe vào danh mục tài sản đấu giá, các bộ liên quan không có căn cứ pháp lý triển khai. Hải Phòng, Bình Thuận, Nghệ An từng "vượt rào" tổ chức đấu giá biển số xe, thu hàng tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo nhưng đã bị Bộ Tài chính, Bộ Công an "tuýt còi".Tháng 12/2019, Văn phòng Chính phủ đã làm việc với Bộ Công an và thống nhất đẩy nhanh tiến độ, đưa việc đấu giá lên Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn). Biển số xe nên cấp vĩnh viễn, cố định cho mỗi cá nhân, tựa như số căn cước công dân. Khi bán xe phải thu hồi biển, sẽ tránh tình trạng bán xe không sang tên Không nên biến những thứ không giá trị trở thành hàng hóa để trao đổi mua bán. Biển số xe dùng kiểm soát. Làm gì có biển số xấu và đẹp.. Thế ko có nhiều tiền và đi bốc biển số và còn toàn những số 49-53 à? Những phương tiện tham gia giao thông không đánh võng lạng lách, không phóng nhanh vượt ẩu, giữ được an toàn trên mọi nẻo đường, những phương tiện ấy có biển số đẹp nhất. Cuối cùng thì cũng chỉ là một dãy số để phân biệt giữa 1 vật với nhiều vật khác. Mọi con số vốn bình đẳng nhưng một số bộ phận người trong xã hội đã làm biến tướng nó đi thành số đẹp, số xấu. Thật đáng buồn. Những người mà đáng ra phải vươn tới những giá trị thực thay vì sự vô hình, vô nghĩa của những con số... Nên có quy định biển số nào là đẹp, là tài lộc, là phát tài..... Đã dùng tiền để mua thì nó là tài sản.Nếu là tài sản thì chủ sở hữu nên được quyền cho tặng, sang nhượng, thừa kế... Tạo sân chơi cho người giàu, và thu tiền. Còn ngừơi nghèo thì mãi mãi ko bao giờ bốc được biển số đẹp Nếu chỉ có số đẹp thì chưa phong phú, cần có thêm cả chữ cái, ví dụ như biển số có mỗi chữ F và số 1 (F1) có giá tới 20 triệu USD, hoặc biển số chữ cái viết tắt tên của ai đó. Mức khởi điểm 40 triệu/biển là cao, ngoài ra cần biết bước giá tối thiểu khi đấu giá là bao nhiêu. Số nào cũng là số , quan trọng là chạy xe cho cẩn thận , số dễ nhớ quá mỗi lần đi vào quán nhạy cảm phải che biển số lại hén . Chốt châu Âu với Mỹ sao ta vậy. Loanh quanh mãi. Nên cho phép người trúng đấu giá tự do sử dụng và có thể đăng ký sử dụng cho bất kỳ một trong những chiếc xe đang sở hữu. Nên cho phép thừa kế nhưng không được sang nhượng. Biển số xe được cấp để quản lý được thông tin của chủ xe và CẢ THÔNG TIN CỦA CHIẾC XE, đặc biệt là khi có sự cố. Tiền thì ai cũng cần, nhưng tiền không phải là tất cả.
Tháo dỡ hàng trăm kiốt ven biển Cửa Lò Ngoài kiốt hình lục lăng, năm 2010, hàng trăm kiốt cũng được người dân tự xây theo mẫu thiết kế, mỗi căn rộng 200 m2 nằm sát biển để kinh doanh. Tất cả dãy nhà này đều hết hạn từ 9/2020, sau đó thị xã cho gia hạn từng năm.Ngoài kiốt hình lục lăng, năm 2010, hàng trăm kiốt cũng được người dân tự xây theo mẫu thiết kế, mỗi căn rộng 200 m2 nằm sát biển để kinh doanh. Tất cả dãy nhà này đều hết hạn từ 9/2020, sau đó thị xã cho gia hạn từng năm.Kế hoạch giải tỏa 209 kiốt dọc đường Bình Minh được chính quyền thị xã Cửa Lò chia làm ba bước. Bước một, thông báo kế hoạch cho các hộ kinh doanh, hoàn thành vào tháng 9. Bước hai là thanh lý hợp đồng với các chủ kiốt, yêu cầu họ tự tháo dỡ, bàn giao mặt bằng cho thị xã, hoàn thành cuối tháng 10. Bước cuối cùng chính quyền sẽ cho san ủi, vận chuyển toàn bộ rác thải xây dựng ra khỏi khu vực, hoàn trả mặt bằng, dự kiến hoàn thành cuối năm.Kế hoạch giải tỏa 209 kiốt dọc đường Bình Minh được chính quyền thị xã Cửa Lò chia làm ba bước. Bước một, thông báo kế hoạch cho các hộ kinh doanh, hoàn thành vào tháng 9. Bước hai là thanh lý hợp đồng với các chủ kiốt, yêu cầu họ tự tháo dỡ, bàn giao mặt bằng cho thị xã, hoàn thành cuối tháng 10. Bước cuối cùng chính quyền sẽ cho san ủi, vận chuyển toàn bộ rác thải xây dựng ra khỏi khu vực, hoàn trả mặt bằng, dự kiến hoàn thành cuối năm.Tới nay, 68 hộ đã tự tháo dỡ khuôn viên để bàn giao cho các phường; 74 kiốt khác đã chuyển hết vật dụng và đang tự tháo dỡ.Tới nay, 68 hộ đã tự tháo dỡ khuôn viên để bàn giao cho các phường; 74 kiốt khác đã chuyển hết vật dụng và đang tự tháo dỡ."Tôi đồng ý với kế hoạch giải tỏa để chỉnh trang đô thị. Vì vậy chủ động tháo dỡ trước ngày hết hạn. Thời gian tới tôi sẽ tham gia đấu giá khi chính quyền bố trí mặt bằng kinh doanh tại trục đường chính phía tây đường Bình Minh", anh Sơn (47 tuổi), chủ một kiốt nói, khi đang thu dọn vật dụng."Tôi đồng ý với kế hoạch giải tỏa để chỉnh trang đô thị. Vì vậy chủ động tháo dỡ trước ngày hết hạn. Thời gian tới tôi sẽ tham gia đấu giá khi chính quyền bố trí mặt bằng kinh doanh tại trục đường chính phía tây đường Bình Minh", anh Sơn (47 tuổi), chủ một kiốt nói, khi đang thu dọn vật dụng.Các kiốt trong khuôn viên Nhà nghỉ dưỡng 382; công viên thiếu nhi cũng thuộc diện giải tỏa, hoàn thành trước 30/10. Riêng trụ sở Nhà nghỉ 382 và ba tổ chức khác, thị xã Cửa Lò đang lập phương án bồi thường, thực hiện các thủ tục để di dời.Các kiốt trong khuôn viên Nhà nghỉ dưỡng 382; công viên thiếu nhi cũng thuộc diện giải tỏa, hoàn thành trước 30/10. Riêng trụ sở Nhà nghỉ 382 và ba tổ chức khác, thị xã Cửa Lò đang lập phương án bồi thường, thực hiện các thủ tục để di dời.Ông Võ Văn Hùng, Phó chủ tịch thị xã Cửa Lò cho biết, các kiốt, công trình xây dựng đã che chắn tầm nhìn từ đường Bình Minh ra biển. Do đó, xóa bỏ các kiốt nhằm quy hoạch lại, tạo điểm nhấn về đô thị, hạ tầng du lịch, thu hút du khách cho địa phương. Ông Võ Văn Hùng, Phó chủ tịch thị xã Cửa Lò cho biết, các kiốt, công trình xây dựng đã che chắn tầm nhìn từ đường Bình Minh ra biển. Do đó, xóa bỏ các kiốt nhằm quy hoạch lại, tạo điểm nhấn về đô thị, hạ tầng du lịch, thu hút du khách cho địa phương. Bãi tắm Cửa Lò dài gần 8 km, dịp cao điểm ước tính mỗi ngày có 13.000-15.000 người tới tắm biển, ăn uống. Sầm uất nhất là đoạn trải dài hơn 4 km dọc đường Bình Minh - nơi hơn 200 kiốt đang phải giải tỏa.Bãi tắm Cửa Lò dài gần 8 km, dịp cao điểm ước tính mỗi ngày có 13.000-15.000 người tới tắm biển, ăn uống. Sầm uất nhất là đoạn trải dài hơn 4 km dọc đường Bình Minh - nơi hơn 200 kiốt đang phải giải tỏa. Cửa Lò tắm sướng nhưng dịch vụ thì nghèo nàn, nhiều món ăn đặc sản nhưng ko có chủ trương chính sách nên cũng thành ko có gì đặc sắc để khách tìm đến. Hàng quán này mọc lôm nhôm, bỏ đi là đúng. Cửa Lò cần thiết kế các tour ẩm thực ở tại Vinh và Cửa Lò, tour du lịch trong ngày đi quê Bác, đồi chè, làng nghề sản xuất cu đơ, tour 2 ngày Tương Dương, Pù Mát Đi Cửa Lò xuống tắm xong lên ăn con mực là hết chuyện, ko biết làm gì nữa. Túm lại mình có đồ nhưng ko làm thành hàng để bán, Hàn Quốc ko có đồ thì tạo chuyện (marketing) cũng bán được rầm rầm. Quá ủng hộ. lợi ích riêng cần phải dẹp bỏ để phục vụ lợi ích chung cho cộng đồng, cải thiện được hình ảnh du lịch hơn với du khách. Tôi thì thấy ăn uống ở những kiot này ngon và rẻ hơn trong nhà hàng rất nhiều. Ủng hộ việc làm của Nghệ An Hè vừa rồi mình có dịp qua Cửa Lò.Cảm nhận bãi biển đẹp nhưng những dãy lều quán lụp xụp ngày sát bờ biển làm cho bãi biển có cảm giác chật chội,nhếch nhác ,ảnh hưởng đến rất nhiều khung cảnh của bãi biển.Nếu di dời hết sang bên kia đường và lát gạch lại tất cả làm nơi cho người đi ngắm cảnh là đẹp nhất. Rốt cuộc thì cũng nhìn ra vấn nạn và trả lại bãi biển cho người dân! Hãy nhìn Đà Nẵng, một con đường biển dài đẹp sẽ giúp phát triển du lịch Tôi thì lại nghĩ khác một chút. Mỗi bãi biển sẽ cần có một nét đặc sắc riêng để du khách tìm đến. Nếu bãi nào cũng giống nhau thì sẽ chả có gì đặc biệt để đến. Với riêng Cửa Lò, đó là khung cảnh náo nhiệt của những buổi liên hoan tụ họp ngay bên mặt biển, hít làn gió mát từ biển thổi vào, mắt nhìn xa xăm ra biển thật là phê. Thay vì giải toả, hãy chỉnh trang, nâng cấp cho khang trang hiện đại hơn, cho bớt nhêch nhác hơn thì sẽ hợp lý hơn. Dân vừa có chỗ tắm, có chỗ Ăn chơi giải trí, người dân có kế sinh nhai, chính quyền có nguồn thu. Chứ bãi biển giờ trống trơn, nhúng nước xong đi bộ cả cây số mới đến chỗ nghỉ và ăn uống, thì chả ai thèm đến. Biển Cửa Lò chưa bao giờ quá tải ko có chỗ tắm. Và có giải toả cũng không làm cho nó rộng hơn. Làm sao người ta ở lại với bãi biển lâu nhất có thể, cả ngày, tối và đêm mới là thành công, chứ tắm cho đã cũng chỉ được 1 tiếng đồng hồ ban ngày là giải tán. Nó có tự nhiên mọc lên được đâu!? Thiết nghỉ đi tắm biển cửa lò xong lên tắm nước ngọt mà buồn cho một bãi biển đc xem là đẹp nhất miền trung .còn đồ ăn thì ở cạnh biển mà ko có đồ tươi sống mà toàn món ươn .đi cái nhà vệ sinh cũng có người ngồi trước cổng thu tiền ...ngầy thật .như vậy còn gì là văn minh lịch sự nựa. Hoan nghenh .Các ốt che khuất tầm nhìn mất đẹp. Trông nhếch nhác, quy hoạch thiếu tầm nhìn.
Chủ tịch nước: 'Phải giải quyết dứt điểm quy hoạch treo ở Củ Chi' "Không thể cứ nói trên giấy tờ, ở hội trường rất mạnh mẽ, nhưng vào hiện trường thì người dân không thấy sự phát triển, cuối cùng lại là quy hoạch treo và chậm trễ", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói tại buổi tiếp xúc cử tri Củ Chi trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV của tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 10, sáng 12/10.Đơn vị bầu cử số 10 gồm các đại biểu: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Lệ; và thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính uỷ Bộ Tư lệnh TP HCM.Chủ tịch nước nói Củ Chi có nhiều quy hoạch treo trên 10 năm, từ khu công nghiệp đến khu dân cư, đang gây khó, khổ người dân vì họ không sửa được nhà ở, không có đất đai, và phải chờ đợi. Vấn đề này từ kỳ bầu cử hồi tháng 5, ông đã nghe nhiều người phản ánh, nên TP HCM và Củ Chi phải giải quyết rốt ráo, dứt điểm để đảm bảo quyền lợi chính đáng của bà con.Lãnh đạo Nhà nước kể khi đến thăm một gia đình anh hùng thương binh, nhà có 7-8 người con nhưng ở trong một căn nhà chật hẹp, chỉ rộng 4 m chiều ngang. Trong khi đó, xung quanh có mấy hecta đất nông nghiệp thì không tách thửa, xây nhà được vì không thể chuyển mục đích sử dụng đất. Từ ví dụ này, ông đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM sớm tham mưu cơ chế giải quyết cho UBND thành phố.Chủ tịch nước cũng nhắc lại cuộc xúc tiến đầu tư vào Củ Chi và Hóc Môn vừa qua rất thành công khi thu hút được 12 tỷ USD với nhiều dự án quan trọng. Trong đó, nhiều dự án hạ tầng, nhà ở xã hội có thể giúp thay đổi chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Sau đó, UBND huyện Củ Chi đã đeo bám để triển khai, thúc đẩy giải quyết nhiều vấn đề. Tuy nhiên, kết quả vẫn chậm, chưa như mong muốn. Lý do là công tác quy hoạch chưa được giải quyết bài bản, giải phóng mặt bằng còn nhiều vấn đề.Ông dẫn chứng một dự án mẫu mực về đầu tư nông nghiệp hữu cơ, môi trường sinh thái tại huyện Củ Chi được ông đeo đuổi thực hiện kể từ chuyến đi Singapore hồi tháng 2. Tổng thống Singapore rất quan tâm dự án này, muốn khởi công và đã "trao tận tay" mô hình, cách làm, nguồn lực cho Việt Nam, nhưng đến nay chưa thể triển khai. Nguyên nhân do điều chỉnh quy hoạch chưa hoàn thành nên dự án chưa thể khởi công, dù phía Singapore đã chuẩn bị xong hết."Đừng để nửa năm nữa quay lại đây, Đoàn đại biểu Quốc hội lại nghe được những chuyện cử tri đã nói. Có thể không làm được ngay, nhưng phải có chuyển biến", ông nói và nhắc nhở chính quyền Củ Chi và TP HCM "đã hứa phải giữ lời và làm đến nơi đến chốn".Trước đó, ông Lê Văn Thành, Phòng Quản lý đô thị huyện Củ Chi, cho biết sau hội nghị xúc tiến đầu tư vào địa phương, nhiều nhà đầu tư quan tâm đến dự án của huyện. Tuy nhiên, các dự án đã quy hoạch từ lâu, chỉ tiêu xây dựng không còn phù hợp, không có quỹ đất sạch sẵn nên rất khó thu hút. Ông kiến nghị UBND TP HCM sớm điều chỉnh quy hoạch để thu hút nhà đầu tư.Cử tri Huỳnh Văn Tây, xã Hoà Phú phản ánh Khu công nghiệp Đông Nam quy hoạch 14 năm trước nhưng đến nay chưa làm. 77 hộ dân nhận đền bù giá thấp, chịu thiệt thòi nhưng chưa được tái định cư. Ông đề xuất chính quyền TP HCM có hành động cụ thể, không để dự án treo kéo dài gây bức xúc cho dân.Còn bà Phạm Thị Ngọc Dung ở xã Bình Mỹ, nêu thực tế tuyến đê bao bờ hữu sông Sài Gòn hoàn thành từ 2015 nhưng đến nay chưa bàn giao cho đơn vị chuyên môn quản lý, khai thác khiến công trình xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều nơi sụt lún gần một mét, mỗi khi triều cường dâng cao người dân lại nơm nớp lo sợ. Trong khi đối diện là TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, bờ kè kiên cố, đổ nhựa mặt đường và có phố đi bộ cho người dân vui chơi. Do đó, bà đề nghị đại biểu Quốc hội quan tâm giải quyết dự án trên.Thu Hằng Dự án treo, Quy hoạch treo, Hành lang quy hoạch đường giao thông treo,... Khắp nơi ở nước mình, đâu cũng có. Đặc biệt cái hành lang quy hoạch đường giao thông, nó quá nhiều, quá dài, quá phổ biến. Đang từ 100% đất ở lại biến thành 100% đất hành lang quy hoạch đường giao thông, bán đất không ai mua, không được xây nhà ở, không được đền bù để di chuyển chỗ khác,... Vậy tiền ở đâu ra để chuyển chỗ ở cho an cư? Cả gia đình mấy thế hệ cứ ở trong cái túp lều lụp xụp trên mảnh đất ở lâu đời, có sổ sách đầy đủ mà "bỗng dưng bị dính quy hoạch". Khổ tận cùng... Dạ. không riêng gì ở Củ Chi mà cả nước luôn ạ Dự án treo cần có thời hạn 5 năm -10 năm. Quan điểm rõ ràng là tái định cư xong mới thu hồi đất, đảm bảo đời sống cho người dân trước đã! Cần giải quyết sớm cho người dân Không thể để quy hoạch treo cứ trên giấy tờ mãi . 1 là lấy và triển khai- 2 là trả lại đất cho người dân ( bỏ quy hoạch) để người dân có cuộc sống bình thường trước hết phải quy hoạch lại khu dân cư . thì đường sá mới rộng giá trị đất mới tăng tránh tình trạng đất đai măm mún nhỏ lẻ quanh co như hiện tại. nhìn vào hiện tại người giàu không ai quan tâm đến khu vực như vậy. là một huyện mới phát triển cần phải học các quận được quy hoạch bài bản tầm nhìn dài hạn . Dạ ở KP2, phường Tam Phú, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM cũng đang quy hoạch treo hơn 20 năm rồi ạ, mong xem xét cho người dân, để chúng tôi an tâm sinh sống, làm ăn, xây dựng nhà cửa. Mình mua được 100m2 đất thổ cư ở Hóc Môn, được cấp sổ 2015, mình mua lại từ năm 2018 đến giờ không được xin phép xây dựng và xây dựng nhà để ở. Cầu mong Chính Quyền xử lý dứt điểm Bình chánh nữa ạ Mong dứt điểm sớm cho người dân đỡ khổ Mong giải quyết sớm điều chỉnh quy hoạch cho tôi được xây nhà. dự án vành đai 1 đã hoàn thành 97% còn 3% đoạn ngã tư bảy hiền ,tới hương lộ 2 treo từ năm1997 tới h mong UBND thành phố1 là làm tiếp2 là bỏ luôn cho dân nhờĐừng có dỡ dỡ ương ương. Dân khổ lắm rồi,giờ đa lên phương án làm tới vành đai 4 luôn rồi ,sao không làm dứt điểm vành đai 1 đi chứ mỗi vành đai làm một ít ai chịu được. Nhà tôi gần chùa Hoằng Pháp Hóc Môn, quy hoạch gần 20 năm làm đất giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, nhưng gần nhà thuộc cùng ấp và cùng xã lại có 2 trường tiểu học và trung học cơ sở mới xây lên, nhưng đất nhà tôi vẫn còn quy hoạch treo, không biết đến khi nào mới quy hoạch xong vậy hoặc bỏ quy hoạch vậy. Quy hoạch rối rắm nhưng không khu nào hoàn chỉnh. Chỉ là đất thổ cư thôi nhưng quy hoạch nào là đất khu dân cư cải tạo, khu dân cư chỉnh trang, khu dân cư kết hợp sản xuất, khu dân cư mới, khu dân cư hiện hữu...Người dân có đất hoặc mua đất mà không được xây dựng thì làm sao mà an cư. Muốn phát triển thì phải tạo điều kiện để dân cư các nơi đến an cư và xây dựng đúng quy hoạch. Dân cư đông thì mới phát triển kinh doanh sản xuất rồi mới lên quận này thành phố nọ chứ như hiện nay quy hoạch tùm lum cuối cùng đất vẫn để hoang trồng cỏ cho bò thì biết bao giờ Củ Chi phát triển.
Hơn 200 căn nhà ở Phú Yên bị ngập Sáng 12/10, các đường đi về trung tâm huyện Đồng Xuân nước ngập sâu, thị trấn La Hai bị cô lập hoàn toàn. Mưa lũ khiến hơn 200 căn nhà ở khu vực bị ngập sâu, trong đó 37 căn ngập hơn một mét. Huyện đã di dời gần 320 hộ với gần 800 người, cùng gần 2.500 gia súc, gia cầm đến nơi an toàn.Nằm gần Đồng Xuân, nhiều hộ dân ở huyện Tuy An cũng bị ngập dù lượng mưa chiều hướng giảm. Từ đêm qua chính quyền địa phương di dời một số hộ dân ở vùng trũng thấp đi tránh trú. Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, nước lũ khiến nhiều tuyến đường bị ngập, có nơi nước dâng cao 2 m, chia cắt giao thông.Hôm nay, Công ty cổ phần thủy điện sông Ba Hạ (huyện Sơn Hòa) xin tỉnh xả lũ vì từ đêm qua, khu vực Tây Nguyên mưa to, lượng nước đổ về hồ chứa thủy điện tăng nhanh. Ông Trần Lý, Tổng giám đốc công ty, nói từ sáng nay công ty tăng lượng xả nước về hạ du lên 900 m3/giây, dự kiến trưa nay mức xả tăng lên 1.500 m3/giây.Thủy điện sông Ba Hạ xả lũ khiến nhiều người lo lắng sẽ gây ngập úng cho vùng đồng bằng Phú Yên, cụ thể là khu vực Tuy Hòa. Bởi cuối năm 2021 việc xả lũ ở thủy điện này khi mưa lớn khiến vùng đồng bằng sông Ba (Đà Rằng) bị ngập sâu, ảnh hưởng đời sống người dân. Nhiều người cho rằng nước lũ lên nhanh, một phần do thủy điện xả lũ nhưng không thông báo, khiến họ bị động, không kịp trở tay.Theo Chủ tịch tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế, mức xả lũ của thủy điện sông Ba Hạ chưa thể gây ngập, bởi vì đến chiều nay lưu lượng xả chỉ khoảng 1.500 m3/giây. Năm 2021, có lúc thủy điện xả lũ tới 9.000 m3/giây, cao gấp 6 lần. Tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương có một số giải pháp phòng chống lũ lụt khi thời tiết bất thường như hiện nay.Mới đây tỉnh Phú Yên và Gia Lai đã thiết lập đường dây nóng nhằm phối hợp, điều hành các hồ chứa thủy điện, thủy lợi ở lưu vực sông Ba để tránh thiệt hại do lũ đến bất ngờ. Hai địa phương thống nhất việc vận hành xả lũ phải tuân thủ trình tự, không gây lũ đột ngột, bất thường, đe dọa tính mạng, tài sản người dân khu vực ven sông ở vùng hạ lưu.Ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, miền Trung mưa to hai ngày qua, làm ngập hàng nghìn nhà dân ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... Quốc lộ 1 và nhiều tuyến đường bị chia cắt. Riêng ở Phú Yên, nước sông đang lên trên báo động 3 (3,9 m) và tiếp tục dâng cao.Bùi Toàn Xây thủy điện để cắt lũ mà cứ lo vỡ đập, lúc này để nước đầy rồi tràn qua đập đi. Vậy phía hạ du mới kịp thoát bớt trước khi nhận thêm nước tràn chứ Chán thiệt,năm nào cũng vạy nói miết ko chịu nghe,vào mùa này là mùa mưa ngày mưa đêm mà ko lo xả lũ trước,toàn để tới phút chót
Ôtô lao vào đám tang, 5 người bị thương Tối 11/10, anh Nguyễn Hữu Lâm (45 tuổi, ngụ TP HCM) lái ôtô từ cầu Rạch Cối ra hướng ngã ba tỉnh lộ 838 (thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ).Khi đến khu phố 4, ôtô bất ngờ lao vào rạp đám tang có đông người, húc đổ 4 xe máy cùng nhiều bàn, ghế. Sau tai nạn, đầu, đèn ôtô bị vỡ nát, biến dạng, các xe máy hư hỏng.Bốn đàn ông cùng một phụ nữ (tuổi từ 47 đến 64, đều ngụ xã Mỹ Thạnh Đông, Đức Huệ) ở đám tang bị thương được đưa đi cấp cứu. Sáng nay ba người bị thương nhẹ đã xuất viện.Cơ quan điều tra cho hay qua kiểm tra tài xế không có nồng độ cồn. Anh này khai lái xe ban đêm bị ngủ gật dẫn đến tai nạn.Nam An Dựng rạp đám tang, tiệc tùng, đám hỏi, đám cưới,....lấn ra giữa phần đường, làn đường tiềm ẩn nhiều rủi ro về tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Rất mong bà con ta khi nhà có việc thì việc dựng rạp chắn phần đường cần để nhiều bảng cảnh báo ở 2 đầu đường cách xa rạp 100 - 200 mét, có vật cản, có đèn chiếu sáng vào ban đêm,... để đảm bảo an toàn cho người nhà và người tham dự. Văn hóa của người dân chúng ta như thế nên cũng khó mà bỏ được. May mắn không có thiệt hại về người,nhưng tôi rất bức xúc khi 1 số gia đình có hiếu, hỉ là chiếm dụng luôn cả con hẻm,làn đường để dựng rạp,ảnh hưởng giao thông chung của mọi người. Ngủ gật vẫn muốn lái xe , tôi 1 đêm thức làm việc sáng hôm sau vẫn thức khỏe re , cùng lắm thì quá mệt mỏi , lúc đó thà dừng xe ngủ 1 tý lấy lại sức rồi đi tiếp , xe oto chứ có phải xe đạp đâu mà chạy thiếu kiểm soát như vậy ý thức người dân dựng rạp chiếm 1/2 diện tích đường ở các tỉnh khá phổ biến và họ coi đó là chuyện bình thường cho những buổi tiệc tùng lễ cưới ma chay. Đến khi xảy ra tai nạn thương tâm thì đã muộn. Trời ơi ! Cầu mong các nạn nhân mau bình phục. Nam mô Adi đà Phật! May mắn không có thiệt hại về người,nhưng tôi rất bức xúc khi 1 số gia đình có hiếu, hỉ là chiếm dụng luôn cả con hẻm,làn đường để dựng rạp,ảnh hưởng giao thông chung của mọi người, những nếp văn hóa như thế này cũng không nên tồn tại. tâm linh không đùa được đâu nha
Đông Anh, Gia Lâm có thể lên quận vào năm 2023 Sáng 12/10, tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm trước kỳ họp thứ tư, ông Dũng cho hay, thành phố đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 có 3-5 huyện lên quận, nhưng "nếu dàn hàng ngang thì khó thành công". Vì thế, thành phố chọn Đông Anh và Gia Lâm. "Lãnh đạo thành phố đang cùng các huyện đánh giá, từng bước báo cáo các cấp thẩm quyền, cố gắng năm 2023 hai huyện sẽ lên quận", ông Dũng nói.Theo chương trình Thành ủy Hà Nội ban hành trước đó, 5 huyện sẽ lên quận giai đoạn 2021-2025 gồm Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng và 3 huyện lên quận giai đoạn 2026-2030 gồm Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh.Qua quá trình xây dựng và phát triển, Hà Nội từ chỗ chỉ có 4 quận lõi gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng đã tăng lên 12 quận như ngày nay (thêm 8 quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ và Thanh Xuân).Huyện Đông Anh diện tích hơn 180 km2, dân số khoảng 380.000, có 23 xã, một thị trấn. Huyện Gia Lâm diện tích gần 115 km2, dân số 280.000, có 20 xã và 2 thị trấn.Tại buổi tiếp xúc, chia sẻ với cử tri về những vấn đề an sinh xã hội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, quá trình phát triển của Thủ đô đã cho thấy rất nhiều bất cập trong đó có vấn đề ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, trường học và phòng cháy chữa cháy.Vừa qua, thành phố chủ yếu phát triển hướng vào trung tâm, cư dân thu hút vào nội đô, gây áp lực cho hạ tầng kinh tế - xã hội. Phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) có tới 90.000 dân, trong khi quy định hiện hành, mỗi xã phường chỉ có một trường tiểu học, một trường trung học và một trạm y tế."Với phường 90.000 dân như vậy thì làm gì chả thiếu trường học, thiếu cơ sở y tế. Cho nên chúng ta phải xem xét lại những vấn đề này", Bí thư Hà Nội nêu.Để giải quyết những bất cập, Hà Nội cùng các cơ quan Trung ương đã tập trung cho việc xây dựng tuyến vành đai 4 vùng Thủ đô, tổng mức đầu tư 87.000 tỷ đồng, dài 112 km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Thành phố cũng đang tập trung giải quyết những dự án giao thông chậm tiến độ.Ông Dũng cho biết, nếu năm 2021, thành phố và các cơ quan Trung ương không quyết tâm thì tuyến đường sắt Cát Linh - Yên Nghĩa không thể khai thác.Với dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, dự kiến đưa vào vận hành hơn 8 km trên cao từ Nhổn đến Voi Phục cuối năm 2022. Phần đi ngầm dài hơn 4 km của tuyến đường sắt này gặp vướng mắc về vấn đề giải phóng mặt bằng, hiện đã được giải quyết. "Đây là dự án quan trọng, bởi nếu không làm đường sắt đô thị thì không giải quyết được vấn đề giao thông, khói bụi, ô nhiễm môi trường", ông Dũng nói.Đề cập về vấn đề thủ tục hành chính của thành phố. ông Dũng nói: "Người ta nói Hà Nội không vội được đâu. Tôi rất trăn trở với câu này, nghĩa đen cũng có, nghĩa bóng cũng có". Ngay trên địa bàn Gia Lâm, muốn xây một ngôi trường cấp 3 mà địa phương xin 3 năm không được.Bí thư Hà Nội thông tin, vừa qua thành phố đã tạo bước đột phá khi phân cấp, ủy quyền đối với 634 thủ tục hành chính. Nhưng đây mới là bước đầu, sắp tới, thành phố sẽ rà soát, phân cấp, ủy quyền mạnh hơn nữa cho các quận, huyện, thị xã.Võ Hải Gia Lâm thì có thể hiểu được chứ Đông Anh vẫn còn đầy đất nông nghiệp thì quận kiểu gì nhỉ ? Đáng nhẽ phải cho Hoài Đức và Thanh Trì lên trước Giá đất lại tăng vù vù. Vẫn chưa hiểu rõ sự khác nhau giữa quận và huyện, sau khi lên quận thì có phải di rời các khu công nghiệp và nhà máy ra khỏi địa bàn không nhỉ? Tôi chỉ ước phường tôi, phố tôi trở vê xã về xóm như xưa, sao cứ phải lên quận nhỉ ? Lên quận chỉ thay đổi tên gọi và pháp lý chứ địa bàn huyện ĐA vẫn ruộng cò bay thẳng cánh Lên quận thì chưa biết hơn cái gì huyện, chỉ thấy giá đất tăng vù vù Quan trọng là chất lượng sống của người dân thôi, cứ lên quận nhưng chất lượng sống lại không thay đổi thì vẫn vậy! Đất còn đầy ở Đông Anh. Di chuyển các trường đại học với bệnh viện ra đó đi Giá đất lại chuẩn bị tăng chóng mặt rồi Trong TP.HCM cũng nên đưa Hóc Môn, Nhà Bè lên quận, hai huyện này dân đông và rất sầm uất, ko hề giống 1 huyện nông thôn chút nào. Điều quan trọng không phải là cái tên gắn vào là thành đô thị mà cần có quy hoạch tổng thể, chi tiết cho các vấn đề như giao thông, y tế, giáo dục, cấp thoát nước, công trình công cộng dành cho cộng đồng, v.v.v.Trước khi lên thành quận, rất mong lãnh đạo hãy quan tâm và có giải pháp cho các vấn đề này để không biến thành một đô thị tự phát, nhếch nhác và hàng loạt các hậu quả mà sau nay người dân phải đối mặt. ôi tôi mong đợi lâu lắm rồi. Mảnh đất của tôi mua mấy trăm triệu thôi ạ. Đông Anh diện tích đất nông nghiệp vẫn còn khá rộng, đây là 1 cơ hội tốt để quy hoạch hạ tầng, giao thông, đô thị đi trước . Sẽ giãn được được cư dân tương đối đang ở nội thành ra sinh sống sẽ giảm bớt được các áp lực cho nội thành . đất cát nơi này lại tăng thôi Hoài Đức sẽ là năm 2024
Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội: Phải xét yếu tố cấp bách chống dịch khi xử lý sai phạm Tại phiên làm việc ngày 10/10 của Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng nghiên cứu cơ chế đặc thù để xử lý vi phạm khi thực hiện biện pháp cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19. VnExpress phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, về đề xuất này.- Vì sao Ủy ban Xã hội lại đề xuất cơ chế riêng để xử lý những vi phạm khi thực hiện biện pháp cấp bách chống dịch?- Trong giai đoạn căng thẳng, nguy hiểm, ta coi chống dịch như chống giặc nên có nhiều việc cấp bách phải giải quyết ngay. Những người làm công việc chống dịch sẽ phải có quyết định khác quy định bình thường, như mượn, mua sắm máy móc, thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị y tế. Các quyết định phải đưa ra trong thời gian ngắn và nếu làm theo đúng trình tự, thủ tục thì vài tháng mới quyết được mua sắm. Như vậy, chúng ta không thể chống được dịch.Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 30 cho phép Chính phủ thực hiện biện pháp chưa được luật quy định, hoặc khác với quy định để đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng, chống Covid-19. Tuy nhiên, sau khi áp dụng biện pháp đặc biệt, đặc cách, đặc thù, quá trình thanh tra, kiểm tra, quyết toán lại không xem xét yếu tố cấp bách, tính nghiêm trọng của tình huống mà chỉ áp dụng văn bản quy phạm pháp pháp luật hiện hành trong điều kiện bình thường để đối chiếu, xem xét xử lý.Cụ thể là khi dịch đã qua giai đoạn nóng bỏng, cơ quan chức năng phát hiện sai phạm, và thời gian đầu đã chưa tính tới yếu tố đặc thù, thời gian cấp bách. Những vụ bị xử lý khi đó đã gây tâm tư cả cho người thực thi nhiệm vụ trong sáng, không vụ lợi cá nhân. Điều này cũng có thể tiềm ẩn tác động bất lợi khi sau này chúng ta phải quyết định giải pháp ứng phó với tình huống khẩn cấp khác.Đề xuất cũng xuất phát từ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm". Trong bối cảnh hiện tại, nếu y, bác sĩ, lực lượng chống dịch ai cũng tâm tư, cũng sợ sai, thì làm sao ta có thể sẵn sàng ứng phó nếu dịch lại bùng phát? Do đó, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng nghiên cứu cơ chế đặc thù để xử lý những vi phạm khi thực hiện biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời tiếp tục đánh giá, phân tích, nhận định đúng bản chất, nguyên nhân chủ quan, khách quan về các vấn đề tiêu cực, lãng phí trong phòng chống dịch thời gian qua.- Theo ông, cơ chế riêng xử lý hành vi vi phạm quy định trong giai đoạn cấp bách chống dịch nên được xây dựng thế nào?- Nghị quyết 30 đưa ra biện pháp đặc thù, đặc cách, dành cho cơ quan, tổ chức, nhưng các cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ không thể lường hết những khó khăn trong chống dịch. Đây là bài học để cơ quan chức năng sửa đổi luật có liên quan.Trong luật xử lý hành chính hay hình sự đều quy định trường hợp bất khả kháng. Do đó, khi xem xét xử lý người có sai phạm, cơ quan chức năng phải phân tích và đặt các quyết định, hành vi đó trong tình huống cấp bách để có thể đưa ra kiến nghị, xử lý cho phù hợp. Cần phân tích rõ, cá thể hóa chứ không thể xử lý giống nhau. Phải biết trường hợp nào vì mục đích trong sáng, trường hợp nào không trong sáng mới xử lý đúng, tạo được niềm tin cho người tham gia chống dịch.Cơ quan chức năng hiện nay chỉ có "thước kẻ" của điều kiện bình thường để đối chiếu, xử lý, như vậy sẽ khiến nhiều người tâm tư. Nếu không có giải pháp phù hợp, sau này có biến cố khác xảy ra sẽ không ai dám làm bất cứ điều gì khác với quy định của luật, dù cấp bách ra sao.- Lộ trình của đề xuất này sẽ được thực hiện thế nào?- Thời gian tới, Quốc hội sẽ có nghị quyết đánh giá việc thực hiện khoản 3, Nghị quyết 30 về một số biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch. Cần nghiên cứu, bổ sung vào nghị quyết này điều khoản về cơ chế xử lý đặc thù, tạo thuận lợi cho cơ quan chức năng xử lý các vi phạm sau này.Ví dụ, ngoài các trường hợp sai phạm đến mức phải truy tố, chứng minh được yếu tố vụ lợi, cá nhân, nghĩa là mức độ đã rất nghiêm trọng, thì dưới đó còn rất nhiều mức xử lý. Chúng ta có thể quy định theo hướng những việc khác với quy định pháp luật, nhưng không gây thiệt hại, không vì mục đích cá nhân, hoặc vụ lợi thì không bị coi là vi phạm, không xem xét xử lý và sau này đưa vào văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh.Việc này sẽ cần đưa ra Quốc hội để lấy ý kiến và thảo luận thêm. Vấn đề căn cơ nhất sẽ được đưa vào luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, như Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp. Trước mắt, Chính phủ cần tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng tất cả khía cạnh của công tác phòng chống dịch, đề xuất cụ thể để sửa đổi những văn bản pháp luật có liên quan, tạo ra khung pháp lý toàn diện để xử lý các vấn đề cho tương lai. Sau đó, Ủy ban Xã hội sẽ báo cáo Quốc hội, thảo luận, đánh giá thêm về vấn đề này.- Những thách thức khi triển khai cơ chế đặc thù là gì vì thực tế ranh giới tư lợi và không tư lợi rất mong manh?- Đây là vấn đề mới, lần đầu được đặt ra, chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến. Việc nhận định tư lợi hay không tư lợi, vì mục đích chung hay riêng cũng là việc khó khăn, phức tạp phải bàn thảo kỹ và cần bám sát quy định của luật.Như tôi đã nói, lộ trình để đề xuất này đi vào thực tế còn nhiều bước. Trước mắt là nhiệm vụ của Chính phủ, tổng kết và bổ sung nội dung này vào báo cáo đánh giá thực hiện Nghị quyết 30 để trình xin ý kiến Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. Thống nhất!Nếu sai phạm nhưng hoàn toàn không có tư lợi cá nhân thì phải giải quyết theo cơ chế đặc thù phòng chống dịch tôi đồng ý với kiến nghị này, vì khi tình trạng cấp bách phòng chống dịch mà chờ văn bản chờ hướng dẫn thì làm sao mà chống dịch. Rõ ràng trong việc cấp bách này anh không được thu lợi bất chính, không vì lợi ích cá nhân, cần phải phân tích nhận định rõ. Chính xác. Trong lúc khẩn cấp mà vẫn áp dụng quan điểm thông thường thì không phù hợp. Tôi đồng tình cao. Song qua thanh tra, kiểm tra mà vì vụ lợi cho cá nhân; lãng phí thì phải xử thật nặng ( nặng hơn) Tôi rất đồng tình với cơ chế đặc thù, đặc cách trong chống dịch. Chỉ cần không lợi dụng, tư lợi trong chống dịch thì cần xe đó là cần thiết vì chống dịch như chống giặc, phải đưa ra quyết định nhanh chóng... Nhưng cũng phải có chế tài để người ta không lợi dụng cấp bách để tư lợi nữa ạ Đồng ý thôi nhưng chỉ các trường hợp không tư lợi, còn ngược lại thì tăng nặng. Quá đúng! Nếu không tư lợi cần xem xét giảm nhẹ hoặc thậm chí không vi phạm Rất đồng ý. Cần có luật định rõ ràng, càng sớm càng tốt về tình trạng khẩn cấp. Đồng ý và xử nghiêm cá nhân trục lợi để tham nhũng, hối lộ, nâng giá, hàng giả. Lòng tin của người dân vào các cơ quan thực thi pháp luật sẽ được nâng cao nếu chúng ta bảo vệ được những người dám làm sai để cứu tính mạng người khác. Nếu ngược lại thì thật bất công và đau xót.
12 năm chuẩn bị, Metro Số 2 chưa rõ ngày khởi công Mấy ngày qua, ông Hữu Việt, 53 tuổi, quận Tân Bình, tỏ sự thất vọng khi đọc thông tin TP HCM tiếp tục xin lùi tiến độ dự án Metro Số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Căn nhà của ông ở mặt tiền đường Cách Mạng Tháng Tám, rộng 56 m2, trong đó 38 m2 được gia đình giải toả, bàn giao cho dự án metro cách đây gần hai năm. Được đền bù khoảng 5 tỷ đồng, ông Việt nói chỉ bằng 70% giá thị trường, nhưng sau nhiều lần chính quyền địa phương vận động và hiểu lợi ích của tuyến metro, gia đình đồng thuận giao đất để sớm làm công trình."Phần diện tích còn lại tuy nhỏ hẹp, ảnh hưởng sinh hoạt nhưng tôi đã sửa lại tươm tất, chỉ mong ngày tuyến metro khởi động để nhanh ổn định cuộc sống, buôn bán, kinh doanh", ông Việt nói và cho rằng không riêng ông, người dân thành phố đều kỳ vọng metro sớm hoàn thành giúp đi lại thuận lợi, khu vực phát triển và gia đình được hưởng lợi nhiều hơn.Ông Việt là một trong gần 600 hộ dân bị ảnh hưởng bởi Metro Số 2, đến nay gần 500 hộ đã giao mặt bằng cho dự án. Nhiều hộ sau giải toả đã chuyển đến nơi khác sống, không ít căn nhà thành "siêu mỏng" khi giao phần lớn diện tích cho tuyến metro. Ngoài chật hẹp hơn trước, nhiều hộ ở mặt tiền cho biết còn mất nguồn thu lớn từ kinh doanh, cho thuê mặt bằng... Do vậy họ càng nóng lòng bởi sau khi cố gắng thu dọn, giao đất, dự án vẫn "bất động".12 năm trước, Metro Số 2, từ chợ Bến Thành đi Tham Lương, dài 11 km, được duyệt với tổng mức đầu tư 1,3 tỷ USD (hơn 26.000 tỷ đồng), trở thành tuyến đường sắt đô thị thứ hai ở TP HCM, sau Metro Số 1. Kế hoạch ban đầu, tuyến sẽ hoàn thành từ năm 2016, nhằm giải quyết nhu cầu đi lại từ khu trung tâm đến cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Song quá trình triển khai, dự án liên tục gặp vướng mắc dẫn tới đình trệ kéo dài.Khó khăn đầu tiên là công tác giải tỏa mặt bằng cho dự án. Tuyến đi qua 6 quận: 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú, tổng diện tích giải toả hơn 251.000 m2 với 603 trường hợp bị ảnh hưởng (hiện còn 586 do 17 hộ không đủ điều kiện lập phương án bồi thường). Sau 5 năm được duyệt, tháng 10/2015 TP HCM mới lập tổ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở dự án. Tuy nhiên một năm sau đó, việc bồi thường phải dừng do dự án điều chỉnh, cập nhật lại kế hoạch tái định cư.Năm 2019, Metro Số 2 được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 2,1 tỷ USD (hơn 47.800 tỷ đồng), kế hoạch hoàn thành cũng lùi đến năm 2026. Từ thời điểm trên, việc giải phóng mặt bằng ở dự án được tập trung triển khai, song đến nay tỷ lệ bàn giao mới hơn 85%. Trong đó, vướng mắc chính ở quận 3 do hệ số giá đất mới chưa được duyệt, một số hộ dân chưa chấp nhận giá bồi thường.Ngoài vướng mắc mặt bằng, quá trình điều chỉnh dự án trước đây kéo dài nên từ tháng 10/2018, hợp đồng tư vấn cho tuyến metro tạm dừng. Điều này dẫn đến các công việc quan trọng như gia hạn các khoản vay, vay mới từ nhà tài trợ; đấu thầu các gói thầu chính... bị chậm trễ bởi điều kiện thực hiện phải có tư vấn.Trước đó, năm 2012 hợp đồng tư vấn cho Metro Số 2 được Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM (MAUR - chủ đầu tư) ký với liên danh Metro Team Line 2 (tư vấn IC, đứng đầu là công ty của Đức). Hợp đồng có hai giai đoạn: giai đoạn A làm thiết kế, hỗ trợ đấu thầu các gói thầu chính; giai đoạn B giám sát thi công. Thời gian thực hiện giai đoạn A đến cuối năm 2015, song dự án kéo dài nên MAUR đã ký với IC 12 phụ lục giải quyết các phần việc phát sinh. Đến phụ lục số 13 (cập nhật các công việc, hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục với các nguồn vay...), hai bên nhiều lần đàm phán không đạt thỏa thuận.Tháng 3 năm nay, tư vấn IC đột ngột thông báo chấm dứt hợp đồng khiến MAUR phải tuyển chọn đơn vị thay thế. Điều này ảnh hưởng tiến độ tuyến Metro Số 2, bởi việc tuyển chọn nhà thầu tư vấn mới cần 12-18 tháng. Vì vậy, tuyến tàu điện ngầm được TP HCM xin lùi thời gian khởi công đến năm 2025, hoàn thành năm 2030, chậm thêm 4 năm so với kế hoạch lúc trước.Metro Số 2 chậm tiến độ dẫn đến 5 hiệp định vay vốn các nhà tài trợ đều hết hạn giải ngân. Trong đó, hai hiệp định vay Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) 240 triệu Euro đang được đề nghị gia hạn. Trong báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị điều chỉnh tiến độ dự án, TP HCM cho biết sẽ tiếp tục trình thẩm định cho vay lại, đề xuất khoản vay cụ thể khi tư vấn CS2B hoàn thành cập nhật thiết kế, dự toán gói thầu, lập hồ sơ mời thầu...Thành phố cũng cho biết Ngân hàng KfW đã xác nhận khoản tài trợ bổ sung 300 triệu Euro, dự kiến giữa năm sau ký kết để tạm ứng cho gói thầu tư vấn CS2B. Ngân hàng ADB cũng đã có biên bản ghi nhớ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tài trợ một tỷ USD cho Metro Số 2, dự tính ký kết từ năm 2025 để giải ngân cho các gói thầu chính dự án.PGS. TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển giao thông vận tải, Đại học Việt Đức, cho rằng sự chậm trễ của Metro Số 2 ngoài ảnh hưởng đời sống người dân còn làm giảm uy tín, cơ hội vay vốn nước ngoài. Nhà tài trợ sẽ so sánh, đắn đo khi chọn đối tác. Bên cạnh đó, dự án càng chậm dễ đội vốn vì áp dụng công nghệ phức tạp; chưa kể chi phí giải phóng mặt bằng, nhân công, vật liệu... cũng tăng.Mặt khác, chuyên gia nhận định việc chậm triển khai Metro Số 2 đã tác động mục tiêu hình thành trục giao thông "xương sống" kết nối trung tâm về phía Tây Bắc, trong bối cảnh các tuyến đường ngày càng quá tải. "Đây là gánh nặng cho xã hội mà hiện chưa đo đếm được qua những con số", ông Tuấn nói, song cho rằng Metro Số 2 không chỉ vấn đề riêng lẻ mà là bài toán chung của phát triển hệ thống đường sắt đô thị trong nước. Theo ông, cần có cơ chế rút ngắn thủ tục cũng như tính toán làm chủ công nghệ, kỹ thuật, giảm chi phí đầu tư cũng tiến độ các dự án được nhanh hơn.Trong khi đó, theo TS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP HCM, thực trạng nhiều năm qua là hầu hết dự án giao thông công cộng lớn thường chậm so kế hoạch. Ông cho rằng mỗi dự án đều vạch ra lộ trình cụ thể từ đầu, nhưng "kỷ luật tiến độ" lại không cao, dẫn đến nhiều công trình liên tục lùi mốc hoàn thành. Do vậy thành phố cần quy trách nhiệm cụ thể, thậm chí chế tài trong quản lý dự án nếu để chậm trễ.Không chỉ Metro Số 2, tuyến tàu điện đầu tiên của TP HCM - Metro Số 1 khởi công từ 10 năm trước liên tục trễ ngày về đích. Dự án ban đầu dự tính hoàn thành năm 2018, sau đó dời đến 2020-2021 và nay thành phố dự kiến cuối năm sau mới khai thác thương mại.Gia Minh Thất vọng tràn trề Số 1 hơn 10 năm vẫn chưa hoạt động thì số 2 nhân đôi lên là vừa Trong các con đường ở trung tâm Thành phố, đường CMT8 có lẽ là con đường lớn không đẹp nhất! Nhà cửa cũ kỷ, dây điện treo thành bó to đùng, đường hẹp do quy hoạch treo. Ai chịu trách nhiệm cho sự chậm trễ đó. Thấy tuyến Metro số 1 đã oải lắm rồi còn làm tuyến số 2 làm gì, vừa tốn kém mà không giải quyết được vấn đề gì vì chỉ được 1 tuyến đường, mỗi lần làm là tiền lại đội lên và thời gian hoàn thành lùi thêm cả chục năm, ngán ngẩm Chắc sẽ không còn dự án một thập kỷ mà sẽ là dự án vài thập kỷ, tui cũng ở CMT8 thấy mọi người nhận đền bù thì thấy mừng vì dự án sẽ khởi công sớm thôi, nhưng rồi lại thông báo chậm và chậm, tôi cũng đã ảnh hưởng do trước đó khg cho xây nhà kêu do Metro chưa có hành lang an toàn, giờ thì dự án này kéo dài thêm , chẳng biết đời mình có được leo lên cái metro đi qua nhà mình không nữa. Chán trả muốn nói Có đoạn vài cây số mà hơn chục năm chưa đi đến đâu. Nếu không thể thi công và hoàn thành trong vòng 5-10 năm tới thì tốt nhất hãy dừng lại. Dùng mặt bằng hiện có để mở rộng thêm 2 làn xe đường CMT8 hoặc làm đường bộ trên cao đoạn vào trung tâm thành phố, hạn chế nút giao cắt đồng mức sẽ giảm tình trạng kẹt xe ít nhất hơn 10 năm nữa. Đến đó người ta đã phát minh ra phương thức di chuyển hiện đại hơn metro. Thân Chán, Công trình trọng điểm của toàn tp mà lại như thế này. Quá thất vọng. Tiền nào chịu nổi đây? Sốt ruột quá! " "kỷ luật tiến độ" lại không cao, dẫn đến nhiều công trình liên tục lùi mốc hoàn thành. Do vậy thành phố cần quy trách nhiệm cụ thể, thậm chí chế tài trong quản lý dự án nếu để chậm trễ".Bác Cương nói quá đúng, mong các nhà chức trách ưu tiên lắng nghe ý kiến hay người trong ngành, để cải thiện cách quản lý trong ngành xây dựng. Con tôi năm nay 10 tuổi, đợi cháu nội tôi đi học đại học được đi tuyến này. Đợi thêm vậy. Hơn mười năm trước khi nghe nói đến các dự án metro ai ai cũng háo hức, và rồi sự háo hức giảm dần theo năm tháng, và bây giờ mọi người tỏ ra dửng dưng ngoại trừ một số ít cảm thấy bực bội
Đề nghị ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai ở Phú Yên Ngày 12/10, ông Nguyễn Phương Đông, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Phú Yên, cho biết đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Phú Yên ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai vì xói lở mố cầu trên quốc lộ 1 và hư hỏng trên nhiều tuyến đường.Động thái này được đưa ra để kịp thời ứng phó, khắc phục hư hỏng ở các công trình ở địa bàn vì mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất thời gian qua. Theo Sở Giao thông Vận tải Phú Yên, mưa lớn làm mố cầu Bà Nam, thuộc xã Xuân Lộc (thị xã Sông Cầu) bị xói lở, tạo hàm ếch sâu vào mặt đường 3-4 m. Tối qua, đất đá trên núi sạt lở lấp mặt đường quốc lộ 1 ở gần khu vực.Trên quốc lộ 1D, đoạn qua xã Xuân Hải (thị xã Sông Cầu), đất đá sạt lấp mặt đường. Nhiều đường thuộc hai huyện Đồng Xuân, Tuy An bị ngập trong nước lụt. Quốc lộ 25, quốc lộ 19 qua tỉnh Phú Yên phát sinh nhiều hư hỏng, ổ gà.Theo Nghị định 66/2021, tình huống khẩn cấp (gồm 5 cấp độ) về thiên tai là sự cố ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe, nhà ở nhiều người, đê điều, hồ đập, sân bay, đường sắt, cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, bến cảng, hế thống điện, khu kinh tế, công nghiệp... Những tình huống này cần huy động các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm ngăn chặn, khắc phục.Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ công bố tình huống khẩn cấp đối với công trình, cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp thiên tai nghiêm trọng diện rộng, vượt khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả của bộ ngành, địa phương, Thủ tướng sẽ xem xét, ban hành tình huống khẩn cấp.Bùi Toàn Trong những đoạn đường từ Bình Định tới TP.HCM thì đoạn đường tỉnh Phú Yên là hư hỏng nặng nhất. đường khu vực từ phú yên đến bình định chất lượng vô cùng xấu, chắp vá lung tung nên sinh ra nhiều ổ voi, ổ trâu. Năm nào cũng vậy. Quốc lộ đoạn qua Phú Yên xuất hiện ổ gà, ổ voi đều đổ thừa do mưa. Tôi là người Phú Yên mà thấy ngán ngẩm. Việc sửa đường trên Quốc lộ 1A thì cho rải xi măng lên nền đường mới cạo, để rồi sau đó 1 tuần mưa to, người và xe đi ngang qua dơ như trâu Một nơi nổi tiếng về việc đường vừa làm xong đã hỏng,ổ gà giăng kín lối đi Tôi vừa có chuyến đi từ Tp.HCM ra Quy Nhơn bằng xe cá nhân(đi ban ngày). Xe Mec C250, tôi chở gia đình nên chạy 70km/h trở lại. Vậy mà ra đến Cam Ranh dính 1 ổ gà bể bánh trước bên phụ, chạy ra đến gần hết đường tránh tp.Tuy Hoà dính 1 ổ nữa bể luôn bánh trước bên tài, ráng lết vào Tp.Tuy Hoà thay tiếp. Đó là tôi đi ban ngày mà ổ gà ổ voi ko thể tránh kịp, vậy vào trời tối mà lỡ có mưa nữa thì không biết sẽ nguy hiểm ra sao.Thật sự với tôi nỗi ám ảnh và sợ hãi mỗi khi đi qua cung đường miền trung thân yêu.
Quốc hội sẽ phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải Chiều 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4 của Quốc hội (khai mạc ngày 20/10, bế mạc 15/11).Theo chương trình dự kiến, công tác nhân sự sẽ được Quốc hội thực hiện từ cuối ngày làm việc đầu tiên. Quốc hội sẽ họp riêng nghe Thường vụ trình Quốc hội việc miễn nhiệm Tổng kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026; nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính trình đề nghị phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021-2026. Sau đó, đại biểu thảo luận ở đoàn nội dung này.Sáng hôm sau, Quốc hội tiếp tục quy trình nhân sự với việc bỏ phiếu kín để miễn nhiệm Tổng kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026; phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Tổng kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026; Thủ tướng trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021-2026.Quy trình bầu Tổng kiểm toán Nhà nước và phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Giao thông Vận tải sẽ được thực hiện trong chiều 21/10.Bộ trưởng Giao thông Vận tải hiện nay là ông Nguyễn Văn Thể. Ông lãnh đạo ngành giao thông từ tháng 10/2017. Chia sẻ với báo chí hồi tháng 6, ông Thể cho biết rất áp lực trên cương vị Bộ trưởng Giao thông Vận tải.Bộ Y tế có quyền Bộ trưởng là bà Đào Hồng Lan. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan được Bộ Chính trị điều động làm Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế; Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng Y tế gần ba tháng trước (ngày 15/7).Kiểm toán Nhà nước hiện nay do Phó tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn phụ trách. Ngày 24/7, Bộ Chính trị điều động, phân công ông Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, thôi tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2020-2025, để chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau đó ra nghị quyết bổ nhiệm ông Ngô Văn Tuấn giữ chức Phó tổng Kiểm toán, phụ trách Kiểm toán Nhà nước.Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 4 sẽ diễn ra trong 2,5 ngày (từ chiều 3/11 đến ngày 5/11). Chính phủ đề nghị bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức để trình Quốc hội xem xét, thông qua. Nghị quyết này nhằm thể chế hóa Quy định số 69 của Trung ương về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm.Theo ông Cường, Chính phủ gửi tài liệu về xử lý vướng mắc, bất cập tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT muộn nên các cơ quan của Quốc hội không đủ thời gian thẩm tra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa kịp cho ý kiến. Do đó, ông đề nghị chưa đưa vào dự kiến chương trình kỳ họp thứ 4.
Huế có thêm phố đi bộ Ngày 12/10, công nhân cắt tỉa cây xanh dọc tuyến đường Hai Bà Trưng, phường Vĩnh Ninh, để chuyển sang trồng nơi khác. Vỉa hè hai bên được xới tung để lắp đặt lại hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng.Theo kế hoạch của TP Huế, đường Hai Bà Trưng dài 850 m sẽ được cải tạo để trở thành tuyến phố đi bộ, hai bên sẽ trồng cây bàng lá nhỏ. Tuyến đường được chia thành 3 khu vực để chỉnh trang.Khu A từ đường Phan Đình Phùng đến đường Nguyễn Huệ sẽ lát đá vỉa hè, thảm bê tông mặt đường, hạ ngầm lưới điện hạ thế, làm mới hệ thống điện chiếu sáng bằng đèn led, bố trí đèn và quấn cây khi có lễ hội...Khu B từ đường Nguyễn Huệ đến đường Ngô Quyền sẽ lát đá toàn bộ vỉa hè và mặt đường, cải tạo hạ tầng kỹ thuật, làm mới hệ thống điện chiếu sáng bằng đèn led, bố trí đèn và quấn cây khi có lễ hội. Thành phố sẽ đầu tư hệ thống camera an ninh, xây dựng các ô cây, bố trí điểm tiện ích công cộng, chỉnh trang công viên.Khu C từ đường Ngô Quyền đến đường Hà Nội sẽ lát đá vỉa hè, thảm bê tông mặt đường, đầu tư hệ thống camera an ninh, bố trí ô cây theo thiết kế.Lãnh đạo TP Huế mong muốn đường Hai Bà Trưng sẽ trở thành tuyến phố đi bộ sầm uất về đêm, bổ sung dịch vụ vui chơi giải trí cho người dân và du khách.Hiện nay, TP Huế đã có hai phố đi bộ là khu phố Tây ở đường Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu và Hoàng thành Huế ở đường Lê Huân, 23 tháng 8.Võ Thạnh Tuyến đường này mình thấy chưa có kì quan, di tích, công trình hay thắng cảnh gì đẹp nổi bật để đi bộ cả. Nó lại nằm ở trục đường chính huyết mạch để vào bệnh viện cấp cứu. Bà con phía Phan Đình Phùng, Nguyễn Huệ dưới sẽ phả đi vòng đường khác thì mình thấy cũng chưa thiết thực lắm. Rồi muốn đi coi phim cũng đi bộ, rạp cinema hơi buồn Nghe bứng cây là ko ưng rồi. Phố đi bộ thường gắn với một địa danh nào đó để người dân hưởng đến.. chứ hai bên bờ Sông Hương mà cải tiến tốt thì không đủ phục vụ rồi. Hiện tôi thấy Sông Hương vẫn chưa khai thác hết công suất. Chúc mừng quê vợ! - Đoạn Ngô Quyền - Nguyễn Huệ dài khoảng 300m là ok rồi.- Đoạn Hà Nội - Ngô Quyền nằm dọc theo BV TƯ Huế (trên đoạn này lại có lối vào BV) là không hợp lý.- Đoạn Nguyễn Huệ - Phan Đình Phùng thì người đi bộ phải băng qua ngã 5 gồm (Nguyễn Huệ x Đống Đa x Hai Bà Trưng) luôn đông người là khá nguy hiểm. Muốn giải quyết nút giao cắt thì làm cầu đi bộ kết hợp cảnh quan, nhưng đoạn này lại không có gì hay để ngắm nên cũng dở. Tôi thấy về cơ bản đường và vỉa hè của tuyến này còn rất tốt, vừa mới được làm lại gần đây. Việc cày lên hết làm lại, trong khi các tuyến khác, có một số tuyến vỉa hè còn rất xấu hoặc đã hư hỏng lại ko được sửa chửa thì thật sự chưa hợp lý. Còn về việc biến nơi này thành phố đi bộ mà vẫn đảm bảo giao thông thuận tiện thì luôn hưởng ứng. Mặc dù chưa biết địa điểm này có hợp lý hay ko. Hãy học những phố đi bộ của Nhật và Hàn. Họ làm rất tốt và hiệu quả.
Mưa rất lớn ở miền Trung, Tây Nguyên từ đêm mai Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một vùng áp thấp vừa hình thành trên biển Đông. Vùng áp thấp đi theo hướng Tây, tốc độ 10 km/h, khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.13h ngày 13/10, tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây khoảng 220 km về phía bắc đông bắc, gió cấp 6-7 (39-61 km/h), giật tăng hai cấp. Giữa Biển Đông gồm phía Bắc quần đảo Trường Sa có mưa rào và giông, gió mạnh; sóng cao nửa mét, biển động mạnh.Từ đêm mai, hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp không khí lạnh và gió đông hoạt động mạnh có thể gây mưa lớn ở các tỉnh Quảng Bình đến Khánh Hòa, khu vực Tây Nguyên. Lượng mưa phổ biến 200-500 mm, có nơi trên 600 mm. Vùng núi nguy cơ bị lũ quét, lở đất, lốc xoáy.Trước đó, từ tối 9/10, gió mùa đông bắc tràn đến miền Trung, gây mưa lớn cho các tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên, Bình Thuận. Quảng Nam, Quảng Ngãi ghi nhận lượng mưa phổ biến 350-500 mm, một số nơi như Tam Lãnh, Tam Trà (Quảng Nam), Sơn Kỳ, Trà Hiệp (Quảng Ngãi) lượng mưa hơn 700 mm.Mưa lũ những ngày qua làm ngập hàng nghìn nhà ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Quốc lộ 1 và nhiều đường bị ngập khiến chia cắt giao thông. Hai người chết trong mưa lũ và một người mất tích do sạt lở nhà máy thuỷ điện.Đến sáng nay, lũ đã rút, người dân các địa phương cùng lực lượng chức năng tổ chức dọn bùn đất ở nhà cửa và các trường học. Chuẩn bị bột mà đổ bánh xèo. Dự báo vậy thì thủy điện có cần xả trước cho giảm bớt tí nước không nhỉ? Nam mô A di đà Phật! mới ngập xong giờ ngập nữa, lại phải vác đồ hazzz Thay mặt muôn dân cầu mong trời đất hãy thương những con người miền trung để ban cho mưa thuận, gió hòa! Miền tây đang đợt lũ đỉnh... Nếu mà với lượng mưa đó thì không biết nói sao nữa... Mong cho vùng bạn đối phó an toàn và may mắn. Địa thế Địa lý vùng nay nó đã vậy rồi,năm nào cũng vậy. nắng thì cháy da cháy thịt, mưa bão thì năm nào cũng ngập lụt , mong khúc ruột miền trung được bình an thương bà con miền trung. Thương người dân miền Trung quá . Không khí lạnh đang tràn về, khả năng cao sẽ vô miền Nam Nhắc mới nhớ là Vùng áp thấp này có liên quan tới mưa. Chuẩn bị cần câu cá thôi anh em
Đề xuất mỗi ôtô có mã định danh, số dư tài khoản Ngày 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 115 cơ chế, chính sách và ngân sách đặc thù với Hà Nội.Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sau 3 năm thí điểm cơ chế đặc thù, nhiều chính sách đã được thực hiện, nhưng vẫn còn tồn tại, như chuyện thu phí dừng, đỗ ôtô. Nếu Hà Nội quản lý tốt phí dừng, đỗ ôtô thì sẽ thu được nguồn lực không ít, thậm chí có thể hạ mức phí này để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, người dân và việc dừng đỗ, thoải mái hơn.Giải thích sau đó, ông Trần Sỹ Thanh nói Hà Nội từng áp dụng thu phí dừng đỗ một thời gian nhưng sau đó vướng mắc về kỹ thuật và dịch Covid-19 nên "bị lơ đãng". Từ thực tế các cơ quan đang đẩy nhanh cấp mã định danh cá nhân, ông Thanh cho rằng, có thể xem xét quy định trong luật hay nghị định việc mỗi ôtô có mã định danh riêng, mỗi xe phải có một thẻ và số dư trong tài khoản.Chủ tịch Hà Nội giải thích nếu có thẻ, tài khoản sẽ làm được rất nhiều việc, kể cả thu phí dừng, đỗ ôtô, hay thu phí vào nội đô các khung giờ cao điểm... "Luật pháp cần yêu cầu mỗi ôtô, bỏ qua xe máy, phải có thẻ và có số dư. Việc này sẽ làm được rất nhiều việc, chứ không chỉ thu phí", ông Thanh nói.Trước ý kiến cho rằng người dân còn khó khăn thì khó có số dư trong tài khoản để quẹt phí, ông Thanh nhìn nhận khó khăn nhưng người dân cũng cần nhận thức đủ về pháp luật. Không nên lấy cớ nghèo để không thực hiện nghĩa vụ.Hiện, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe trên các tuyến đường thuộc thành phố quản lý. UBND quận, huyện, thị xã cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe và cấp phép sử dụng tạm thời hè phố để đỗ xe trên địa bàn quản lý.Năm 2021, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thu phí và nộp ngân sách thành phố trên 46 tỷ đồng. Nửa đầu năm nay số tiền thu phí, nộp vào ngân sách thành phố hơn 20 tỷ đồng. Nếu ô tô cũng cần có mã định danh thì biển số xe để làm gì nhỉ Mỗi xe oto đều có biển số xe riêng, lấy số đó để quản lý giờ thêm mã định danh cho xe làm gì nữa cho rối tung. Biển số không phải là mã số định danh sao? Mã này có trùng được không? Haizzz Xin các bác , xe có biển số, rồi, ng lái xe cũng có tk rồi Tôi đồng ý việc có mã định danh.Nhưng không thể yêu cầu người dân nạp tiền sẵn để "chờ vi phạm"Chỉ cần thực hiện nghiêm túc việc quản lý sang tên đổi chủ, vi phạm sẽ thu được 100% khi đăng kiểm Nên nghĩ tới việc tăng cơ sở hạ tầng cho ô tô ,bến bãi tập trung , hơn là nghĩ tới việc thu phí . Sao lại cứ phải tạo ra những rườm rà không đáng có? Xe đã có biển số để kiểm soát rồi ông đề nghị thêm mã định danh cho xe thêm rối, ở bên Mỹ xe nào vi phạm cảnh sát họ có máy quét biển số là ra hết thông tin abc sao không học họ mà làm vậy ! Trên thế giới này biển số xe là để chứng minh chiếc xe hợp pháp và người đứng tên sở hữu nó . Sao phải có mã số định danh ? Ủa? Chứ biển số ko phải để định danh à? Mỗi xe có 1 biển số xe, mỗi xe giờ cũng có thẻ thu phí không dừng và cũng có số dư trong đó. Vậy mã định danh cho xe làm gì? Có mã riêng rồi còn gì, chính là mã thẻ thu phí không dừng đó, giờ chỉ cần trang bị thiết bị đọc và trừ tiền tại chỗ là được. Sao không sử dụng luôn thẻ thu phí không dừng nhỉ Biển số xe + số tài khoản ETC hiện nay chính là số định danh để trả phí, phạt vi phạm giao thông.,,,! Vậy là đủ rồi Đung luôn biển số xe làm số định danh, dùng tài khoản trả phí cầu đường ETC làm tài khoản thanh toán phí dừng đỗ, phạt nguội Đừng bắt dân phải mở quá nhiều tài khoản, không cần thiết và khó quản lý.
Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng bị kỷ luật Theo quyết định kỷ luật của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng, ông Dân bị xác định đã có vi phạm khi thống nhất hồ sơ năng lực đăng ký làm chủ đầu tư Khu nhà ở thương mại Văn Minh (tại TP Sóc Trăng), gần 10 ha do Công ty TNHH Coffee City làm chủ đầu tư. Dự án này chưa có quyền sử dụng đất, chưa được cấp giấy phép xây dựng... tuy nhiên chủ đầu tư vẫn thi công.Ngoài ra, trong thời gian điều hành, thực hiện dự án đóng cửa bãi rác tại TP Sóc Trăng và dự án xử lý ô nhiễm tại bãi rác ở thị xã Vĩnh Châu, ông Dân bị cho chưa làm hết trách nhiệm của chủ đầu tư khiến các dự án chậm tiến độ.Cơ quan thanh tra Tỉnh ủy Sóc Trăng cũng xác định ông Dân đã ký nghiệm thu thanh toán khối lượng công trình khi công việc chưa thực hiện.An Minh
Trạm phó bảo vệ rừng bị nước cuốn khi tuần tra Khoảng 11h30 ngày 12/10, hai nhân viên Trạm bảo vệ rừng Cầu Khỉ (khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - khe Nước Trong) đi tuần rừng tại bản Mít Cát, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, sau khi nghe tiếng cưa máy, nghi có người chặt trộm gỗ.Khi băng qua suối Thù Lù, anh Phương, 36 tuổi, trú xã Kim Thủy, bị nước cuốn trôi. "Trời không mưa, hai nhân viên chọn đoạn suối hẹp nhất, nước êm. Tuy nhiên, một người qua suối an toàn, người còn lại có thể bị chuột rút nên gặp nạn", lãnh đạo khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - khe Nước Trong cho biết.Đồn biên phòng Làng Ho đã cử 23 cán bộ, chiến sĩ phối hợp chính quyền địa phương, người dân tổ chức tìm kiếm nạn nhân. Đến 14h30 cùng ngày, thi thể nạn nhân được tìm thấy cách vị trí bị nạn khoảng 300 m về phía hạ lưu.Anh Phương có vợ là giáo viên mầm non dạy ở huyện Lệ Thủy, hai con đang học lớp 1 và 3.Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - khe Nước Trong nằm ở vùng sinh thái phía tây nam của tỉnh Quảng Bình, có hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở độ cao gần 700 m so mực nước biển, rộng hơn 22.000 ha. chia buồn cùng gia đình nạn nhân Xin chia buồn với gia đình và đơn vị. Mong anh yên nghỉ. Chia buồn cùng gia đình. Xin chia buồn cùng gia đình và đồng đội. Chia buồn cùng gia đình đồng chí Xin thành kính chia buồn cùng gia đình anh. Nam mô Địa Tạng Vương Bồ tát!Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát!
'Xử lý dứt điểm đảng viên liên quan vụ Việt Á trong 3 tháng tới' Sáng 12/10, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác kiểm tra, giám sát 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ ba tháng cuối năm.Ông Trần Cẩm Tú yêu cầu các cơ quan tiếp tục kiểm tra, xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi. Đơn cử vụ án tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao). Các địa phương tự rà soát, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.Thời gian tới, cơ quan kiểm tra sẽ tiếp tục rà soát để hoàn thiện các quy định, quy trình, hướng dẫn về kiểm tra, giám sát nhằm tạo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện; xây dựng chủ trương phân loại xử lý vi phạm, khuyết điểm của tổ chức đảng, đảng viên trong các vụ án, vụ việc liên quan đến Công ty Việt Á.Hơn 7 tháng qua, từ khi vụ án Việt Á liên quan đến phòng, chống Covid-19 bị phanh phui, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và công an các địa phương đã khởi tố hơn 90 người. Trong đó, có ba Ủy viên Trung ương bị khai trừ Đảng gồm cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng.Theo ông Trần Cẩm Tú, ba tháng cuối năm, các địa bàn, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực hoặc vấn đề nổi cộm, gây bức xúc xã hội sẽ được tăng cường kiểm tra. Đó là công tác xây dựng cán bộ; xây dựng pháp luật; quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; mua bán, chuyển nhượng tài sản công; dự án đầu tư lớn; cổ phần hóa, thoái vốn trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; huy động vốn, phát hành trái phiếu.Việc kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, vi phạm những điều đảng viên không được làm... sẽ được đẩy mạnh. Cơ quan kiểm tra cũng tiếp tục tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng, hoàn thiện thể chế về kiểm tra, giám sát, đảm bảo khoa học và phù hợp thực tiễn.Chín tháng đầu năm, các cơ quan đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 200 tổ chức đảng, hơn 200 đảng viên liên quan đến phòng chống Covid-19. Trong đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật 12 tổ chức đảng và 73 đảng viên; đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật 16 tổ chức đảng và 28 đảng viên. Cấp ủy các cấp và chi bộ đã kỷ luật 231 tổ chức đảng và 8.900 đảng viên; Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 72 tổ chức đảng và 4.170 đảng viên.
Cột khói đen hàng trăm mét bao trùm nhà xưởng Khoảng 8h ngày 3/10, lửa bùng phát tại nhà xưởng của Công ty Vật liệu in ấn Dụ Nguyên Việt Nam, rộng khoảng 300 m2.Anh Vũ Quỳnh, lao động trong xưởng, kể lửa bùng lên từ thùng hàng, mọi người hô hoán dập lửa, nhưng toàn vật liệu dễ cháy nên bất thành. 8 công nhân đang làm việc phía trong tháo chạy ra ngoài.Công an TP Hải Phòng huy động 8 xe cứu hỏa cùng hàng chục chiến sĩ đến hiện trường, phun vòi rồng từ nhiều hướng, ngăn chặn cháy lan sang tổng kho An Hồng.Đến 13h30, vụ cháy cơ bản được khống chế. Bà Trần Thị Dung, Chủ tịch xã An Hồng, cho biết hỏa hoạn không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên, hàng hóa và nhà xưởng rộng 300 m2 đã bị cháy rụi.Cơ quan chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân cháy.Lê Tân Khói từ đám cháy mực in rất độc hại, sau cháy khói bụi lơ lửng rồi rơi xuống đất sau đó ngấm vào thực vật, nguồn nước... Mình xem từ sáng đến trưaNhìn mà kinh quá. 300m2 mà cháy đến 5 tiếng,không có cứu hỏa hay sao vây? PCCC một số doanh nghiệp lơ là , hoặc tiếc số tiền bỏ ra , nhưng đến khi bị hỏa hoạn thì ... phá sản chứ chẳng chơi.
Tổng bí thư: Chưa kiểm soát tốt quyền lực trong công tác cán bộ Sáng 3/10, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Hà Nội, dự kiến kéo dài đến 9/10.Tại hội nghị, Trung ương sẽ xem xét, thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước ba năm 2023-2025; định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Trung ương cũng sẽ thảo luận, cho ý kiến về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị và một số vấn đề quan trọng khác.Phát biểu khai mạc, thay mặt Bộ Chính trị và Ban Bí thư, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói các vấn đề cần bàn và quyết định đều rất quan trọng, nhưng cũng rất khó, phức tạp và nhạy cảm. Nhiều vấn đề đã có chủ trương, chính sách và đã tiến hành từ lâu, nhưng đến nay bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, cần tiếp tục được thực hiện với quyết tâm mới, quyết sách mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, Tổng bí thư cho biết báo cáo tổng kết trình Trung ương đã đánh giá khách quan, toàn diện tình hình thực hiện nghị quyết; đề ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và kiến nghị Trung ương xem xét ban hành nghị quyết mới.Khẳng định đây là nội dung rất quan trọng của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, Tổng bí thư đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu, thảo luận, tạo sự thống nhất cao về đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X và những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đề ra để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; chú ý đến những nhiệm vụ, giải pháp mới, có tính đột phá, khả thi cao.Các giải pháp cần tiếp tục phát huy những kết quả, thành tựu và bài học kinh nghiệm thành công; khắc phục triệt để hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân được rút ra trong quá trình tổng kết để sớm khắc phục. Trong số đó có việc một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc của Đảng trong công tác lãnh đạo, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; vẫn còn tình trạng bao biện, áp đặt, làm thay hoặc né tránh, sợ trách nhiệm, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng.Theo Tổng bí thư, công tác tổ chức, cán bộ và thực hiện trách nhiệm nêu gương của đảng viên có mặt còn hạn chế; chưa thật sự bảo đảm tính dân chủ, minh bạch, thiếu cơ chế phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng, trọng dụng nhân tài; chưa kiểm soát tốt được quyền lực trong công tác cán bộ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp còn thiếu gương mẫu, ảnh hưởng xấu đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng.Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng tuy đã có nhiều đổi mới và đột phá trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua, nhưng Tổng bí thư cho rằng "vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; chất lượng, hiệu quả chưa đều ở các cấp, việc tự kiểm tra, giám sát còn hạn chế"...Về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, Tổng bí thư đề nghị trên cơ sở nhận định, đánh giá đúng tình hình, phân tích rõ nguyên nhân, cần xác định trúng quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2023.Thời gian tới, Việt Nam vừa tiếp tục ứng phó với những tác động tiêu cực từ bên ngoài, vừa phải đẩy nhanh tiến độ xử lý những hạn chế, yếu kém và thách thức từ nội tại của nền kinh tế. Áp lực lạm phát, lãi suất, tỷ giá và nguy cơ suy thoái của kinh tế thế giới vẫn là thách thức lớn nhất đối với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.Hoạt động sản xuất, kinh doanh đã phục hồi, nhưng còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do giá xăng dầu, biến động mạnh giá vật tư đầu vào, chi phí sản xuất tăng cao và thị trường xuất, nhập khẩu bị thu hẹp...Về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tổng bí thư nói cần xác định định hướng, phát triển ngành, lĩnh vực và việc phân bổ, tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường mang tính chiến lược trên toàn lãnh thổ quốc gia, bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.Nội dung của định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia trình Trung ương lần này bao gồm những vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch phát triển nói chung và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quốc gia nói riêng; tập trung nhận định, đánh giá tình hình phát triển và tổ chức không gian phát triển của đất nước thời kỳ 2011-2020; các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo việc lập và tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia...Theo Tổng bí thư, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là chủ trương lớn, nhiệm vụ chiến lược, quan trọng hàng đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong hơn 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm 2011-2020, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đạt bình quân 6,17%/năm, trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, Việt Nam vẫn chưa thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.Thời gian qua, Bộ Chính trị đã chỉ đạo nghiên cứu xây dựng Đề án trình Trung ương tại hội nghị này để xem xét, ban hành Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tổng bí thư đề nghị hội nghị đánh giá khách quan, khoa học về việc xây dựng chính sách và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian qua; chỉ rõ những kết quả, thành tích đạt được; phân tích hạn chế yếu kém và nguyên nhân; đưa ra giải pháp lớn cần triển khai.Tổng bí thư đánh giá, việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Quản lý nhà nước bằng pháp luật được chú trọng và tăng cường; hệ thống pháp luật được từng bước xây dựng, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.Tuy nhiên, bước vào giai đoạn phát triển mới, trước những yêu cầu và nhiệm vụ mới, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định sự cần thiết tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; coi đây "là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị".Tổng bí thư khẳng định, đây là vấn đề rất cơ bản, rộng lớn, phức tạp, nhạy cảm, hệ trọng, liên quan đến sự tồn vong của chế độ, sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, ông đề nghị Trung ương nghiên cứu thật kỹ các tài liệu, thảo luận, đánh giá một cách khách quan, khoa học về những kết quả, thành tựu đã đạt được; đồng thời phân tích sâu sắc những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu và những nhiệm vụ và giải pháp.
Hà Giang muốn có sân bay Theo đề xuất của tỉnh Hà Giang gửi Bộ Giao thông Vận tải cuối tuần qua, vị trí sân bay dự kiến đặt tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang. Đây là sân bay quân sự cấp II và cấp 4C, dùng chung dân dụng và quân sự, diện tích đất khoảng 388 ha.Nếu được Thủ tướng phê duyệt, UBND tỉnh Hà Giang sẽ xác định mốc giới, công bố quy hoạch và quản lý ranh giới, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu xây dựng trước năm 2030. Lãnh đạo tỉnh cho biết đã chuẩn bị quỹ đất, bố trí ngân sách để giải phóng mặt bằng.Hà Giang là tỉnh địa đầu Tổ quốc, có đường biên giới dài hơn 277 km tiếp giáp Trung Quốc. Tỉnh đang có nhiều lợi thế phát triển kinh tế, du lịch, kinh tế cửa khẩu, trong đó có công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.Hiện Hà Giang chỉ có đường bộ kết nối với thủ đô Hà Nội và các tỉnh. Từ trung tâm tỉnh lỵ đến sân bay gần nhất là Nội Bài khoảng 260 km.Đầu năm 2021, tỉnh Hà Giang từng đề xuất quy hoạch cảng hàng không Hà Giang tại xã Tân Quang. Tuy nhiên, trong dự thảo quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được trình Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải chưa đề xuất quy hoạch sân bay này.Gần đây, một số địa phương tiếp tục đề xuất quy hoạch thêm sân bay như tỉnh Kon Tum với Măng Đen, Tuyên Quang với Na Hang, Sơn La với Mộc Châu... Tôi thấy Hà Giang nên chăm lo đời sống cho nhân dân khi tỉnh này vẫn còn nghèo nhất cả nước. Đường xá cầu cống còn thiếu và rất xấu. Trường học trạm xá còn quá thiếu và yếu. Mức thu nhập người dân không cao do không có gì để phát triển kinh tế địa phương. Như Lào Cai cũng như Hà Giang nhưng họ có khoáng sản. Cửa khẩu và du lịch phát triển . nhìn sang Hà Giang thì chưa cần thiết phải đầu tư sân bay Hà Giang mà đi máy bay, thì đi làm gì. Cảnh đẹp Hà Giang là cảnh non nước hữu tình dọc đường. Ngồi ngắm mây trên máy bay thì ở nhà cho khỏe Phát triển du lịch thi đường bộ vẫn thu hút hơn chứ đi máy bay èo cái đến trung tâm rồi về thì mất hết hấp dẫn Giao thông thuận tiện hơn -> Đô thị hoá nhanh hơn -> Sớm mất vẻ đẹp hoang sơ như hiện tại. đúng rồi, từ HN muốn đến Tây Bắc ko có sân bay di chuyển và du lịch quá bất tiện Đặt ở Bắc Mê cho 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn vs Hà Giang và cũng gần Lũng Cú hơn. Đồng tình với ý kiến Hà Giang xây dựng sân bay vì muốn đến Hà Giang hiện tại chỉ duy nhất là đi ô tô, với du khách phía Nam muốn đến với cao nguyên đá Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, sông Nho Quế, Mã Pí Lèng... thì di chuyển bằng máy bay đến Hà Nội rồi đi ô tô rất mất thời gian mà đường ô tô rất nguy hiểm. Những trở ngại đấy làm cho Hà Giang không thu hút được khách du lịch dù Hà Giang rất hút khách. Tỉnh nào cũng có sân bay , đi du lịch khỏe re, đỡ mất thời gian chỉ mất thêm tiền vé máy bay . xây dựng hệ thống tàu cao tốc như Nhật Bản, TQ trên khắp các tỉnh có phải hay không Quan trọng là khi vận hành sân bay có hq ko Hà Giang có sân bay quân sự rồi thì có thể mở rộng thành dân sự kết hợp như sân bay sao vàng. Phát triển kinh tế với quốc phòng. Tuy nhiên nếu đầu tư được như Vân Đồn thì thật tuyệt vời. Hà Giang nên đầu tư phát triển nhiều vào: Cáp Treo, Khinh khí cầu, Máy bay trực thăng, máy bay loại nhỏ nhẹ. chạy vòng vòng quanh tỉnh là chuẩn, vì Hà Giang chỗ nào cũng đẹp, chỗ nào cũng có thể phát triển du lịch khám phá. Sân bay Lào Cai là đủ rồi. Tới nơi thuê xe đi ra Hà Giang. Chứ Lào Cai nhiều khu công nghiệp sxxk xứng đáng có sân bay để tiện việc đi lại làm ăn điều hành! Tôi ủng hộ mỗi tỉnh một sân bay để phát triển du lịch , hãy nhìn thailand họ phát triển du lịch lớn mạnh dù cảnh không đẹp bằng nước ta . Nến làm sân bay trực thăng trước để có cầu hàng không. Khi cầu trực thăng hoạt động tốt, có hiệu quả, tăng nhu cầu vận chuyển thì hẵng làm sân bay lớn.
Người đưa mo cau ra thế giới Quảng Ngãi có hai vùng trồng cau nổi tiếng là "xứ ngàn cau" Sơn Tây, huyện Nghĩa Hành. Thế nhưng nhiều năm qua người dân chỉ thu hoạch trái cau để bán cho các thương lái xuất sang Trung Quốc. Mo cau rơi rụng chỉ được trẻ con lấy làm đồ chơi, hoặc bỏ đi, không mang lại giá trị kinh tế.Hai năm qua, người dân ở xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành có thêm công việc mà họ chưa từng nghĩ tới, đó là nhặt mo cau đổi tiền. Mỗi chiếc mo cau được anh Tuyến thu mua với giá 1.000 đồng. Hàng nghìn chiếc mo cau được chuyển về nhà kính ở khu công nghiệp Đồng Dinh để lưu trữ nguyên liệu. Từ mỗi mo cau, xưởng anh Tuyến cho ra 1-2 sản phẩm chén, đĩa.Tuyến quê gốc Quảng Nam, sinh ra ở Phú Yên, tốt nghiệp Đại học Giao thông Vận tải. Tuy nhiên khi ra trường, anh rẽ sang nghề thu mua, chế biến và xuất khẩu những phế phẩm nông nghiệp. Trước đây, công ty của anh thu gom cùi bắp, bã mía, lá xoài khô xuất sang các nước để làm giá thể sản xuất nông nghiệp. Sau thời gian làm cùng nhóm bạn, anh tách ra làm chuối sấy ở Tây Nguyên.Năm 2019, khi đọc tin tức về việc người dân bán quả cau, Tuyến nghĩ đến việc tận dụng mo cau để làm ra sản phẩm hữu ích. Khi tìm hiểu trên mạng, anh biết được người Ấn Độ đã biến mo cau thành chén đĩa.Việc đầu tiên của Tuyến là chạy ôtô ra Quảng Ngãi khảo sát vùng nguyên liệu. Anh nhẩm tính, tháng 3 đến tháng 10 là thời gian mo cau rụng, một ha cho khoảng 12.500 mo một năm. Nếu thu mua với giá 1.000 đồng, người dân thu thêm 12,5 triệu đồng một ha, bên cạnh việc bán quả.Sau khi khảo sát, anh quyết định đặt nhà máy ở huyện Nghĩa Hành, nhập máy làm chén đĩa từ mo cau của Ấn Độ, thuê 4-5 nhân công. Mo cau sau khi thu gom được chà rửa sạch sẽ, ngâm nước cho mềm, được đưa vào khuôn ép nhiệt khoảng 40 giây. Sau đó, người thợ dùng dao cắt theo đường viền, tạo hình cho sản phẩm.Mỗi ngày, xưởng anh Tuyến cho ra nhiều nhất khoảng 5.000 sản phẩm gồm các chủng loại nhưng đĩa hình chữ nhật, đĩa tròn, thìa, muỗng, chén lớn, nhỏ. Các sản phẩm này đủ độ chắc và không thấm nước, khử khuẩn, đóng gói trong trong bao nylon ép nhiệt, có thể đựng thức ăn, trái cây, mắm, muối, gia vị...Năm 2020, sản phẩm của Tuyến tạo tiếng vang ở các hội chợ nông nghiệp, được một hãng hàng không đưa vào phục vụ cho khoang thương gia. Chén, đĩa mo cau được đánh giá độc đáo, thân thiện môi trường. Sau một năm hoạt động, Tuyến đặt thêm máy để nâng công suất.Anh Tuyến cho biết, chén, đĩa mo cau chỉ có giá vài nghìn đồng đến chục nghìn đồng, lại có thể tái sử dụng nên khách hàng không qua đắn đo về giá. Tuy nhiên, thị trường trong nước vẫn kén tiêu phụ sản phẩm. Chén, đĩa mo cau chủ yếu được xuất ngoại sang một số nước như Ba Lan, Mỹ...Tháng 8 vừa qua, một doanh nghiêp ở Hải Dương đặt anh 200.000 sản phẩm từ mo cau với 16 loại gồm: chén, đĩa, muỗng, ly, quạt, khay, tổng trị giá 400 triệu đồng, để xuất đi Hàn Quốc. Hiện, chủ xưởng nhận đơn hàng với số lượng gấp đôi để xuất sang Canada. Việc sản xuất mới đạt một phần ba công suất nhà xưởng do thiếu nguyên liệu.Anh Tuyến hi vọng sau Covid-19, kinh tế phục hồi sẽ giúp sản phẩm từ mo cau được tiêu thụ và biết đến nhiều hơn. Lúc này, anh tiếp tục nghiên cứu ép lá tra để làm chén đĩa, giúp xưởng thêm doanh thu và nông dân có lý do để bảo vệ loài cây giữ đất ven biển.Ông Phạm Quốc Vương, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Nghĩa Hành, cho biết lâu nay mo cau không mang lại giá trị kinh tế. Do đó nhà máy của anh Tuyến vừa mang lại thu nhập, việc làm cho nông dân ở địa phương được xem là hướng đi mới, đầy triển vọng ở địa phương.Phạm Linh Nên sử dụng các sp tự nhiên như thế này để đựng thức ăn mang đi thay vì đựng trong các túi bóng hoặc hộp xốp rất độc hại sức khỏe. Ngoài ra các sp này còn ko ảnh hưởng môi trường Ôi một thời ăn cơm nắm muối vừng của tui ở đây. A quá giỏi Quá tuyệt vời, mong chúng ta sẽ có thêm nhiều sản phẩm như vậy được tạo ra. Mình chuộng xài tô chén đá và các sản phẩm thân thiện, trước cũng để ủng hộ doanh nghiệp và bà con tha thiết phát triển làng nghề. Rẻ vậy, tôi có mua ở bên ngoài bán. Trời ơi nó đắt, mà ăn uống trang trí nhìn cực đẹp với sang nhaLên hình đẹp lắm mọi người Quá hay. Gia đình tui sống ở nước ngoài, chổ tui bây giờ có siêu thị người dân mang nồi xô của họ đến siêu thị mua hàng, từ nước rửa chén đến muối mọi thứ đều không có bao bì để hạn chế rác thải. Thật là thông minh Trước giờ cứ bị liệt là phế phẩm cùng lắm là được cho vào bếp. Lại trở thành một sản phẩm hữu dụng , đẹp và thuyết phục. Vừa có thể giải quyết được số nguồn lao động vừa trở thành nguồn thu nhập lí tưởng cho người nghiên cứu tìm tòi và đầu tư, hay quá . Thật là có ý nghĩa. Chúc bạn cùng tuổi thành công Tuổi thơ của tôi chơi trò chơi kéo mo cau Đi dã ngoại nên dùng thứ ni mang đi, xài rồi lỡ vứt cũng ko nguy hiểm cho môi trường bằng đồ nhựa. Đắt tí mà bảo vệ moii trường. Quá đỉnh luôn, nếu làm được những sản phẩm từ những sản phẩm chỉ có ở Việt Nam sẽ là ngách lớn khi ra thị trường quốc tế. Chúc mừng bạn. Hãy cố gắng hơn nữa nhé. Đây cũng là ấp ủ của mình nhưng chưa thể thực hiện được. Nếu có điều kiện, mình xin được học hỏi từ bạn. Đúng là làm giàu ko khó, từ lâu tôi đã ko còn dùng sản phẩm nhựa mà thay bằng giấy hết rồi, nhưng sản phẩm mocau có vẻ còn thân thiện với môi trường hơn nữa và tôi rất thích điều này, nếu cùng giá thành tôi chắc chắn sẽ mua mocau.
Xe khách đâm ôtô đầu kéo vừa cháy, 9 người bị thương Khuya 2/10, ôtô đầu kéo chở bồn chứa xỉ than do ông Lê Quang Việt, 51 tuổi, cầm lái, chạy từ Tuy Phong vào TP HCM, khi đến trung tâm thị trấn Thuận Nam bất ngờ bốc cháy.Tài xế dừng lại, nhảy xuống thoát thân. Lửa cháy ngùn ngụt, phủ khắp đầu xe, cột khói cao hơn 3 m, khiến cả khu vực hoảng loạn. Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn bị ách tắc nhiều giờ.Người dân, tài xế và công an thị trấn dùng vòi nước tưới cây của vựa cây cảnh gần đó cùng bình xịt mini khống chế đám cháy sau khoảng một giờ. Cảnh sát chữa cháy từ Phan Thiết cũng có mặt dập tắt toàn bộ hỏa hoạn.Ôtô đầu kéo bị thiêu rụi phần đầu, trơ khung sắt. Khi xe đang nằm ở hiện trường để lực lượng chức năng khám nghiệm đã bị ôtô khách giường nằm chạy từ Phú Yên tông vào đuôi. Cú va đâm khiến tài xế xe khách gãy chân, 8 hành khách bị thương nhẹ, phần đầu ôtô giường nằm bẹp dúm.Việt Quốc chắc tài xế xe khách buồn ngủ rồi. Chia buồn cùng các nạn nhân. Xe khách là hung thần của các tuyến đường luôn, họ đón trả khách bừa phứa dừng đỗ cả trên cao tốc và đoạn đường cấm dừng đỗ, phóng nhanh vượt ẩu để gối chuyến và tranh khách. Hành động bất chất an toàn của họ gây ra nhiều đau thương cho nhiều gia đình rồi. Chỉ 1 sơ xuất của tài xế thôi là tính mạng của hàng chục hành khách trên xe bị đe doạ, như vậy sao mà họ không chịu hiểu nhỉ. Xe bị cháy đã dựng hiện trường để cơ quan chức năng khám nghiệm là có các cảnh báo từ xa mà vẫn húc vào được thì chịu ông tài xế, ngoài tính mạng của ông còn kéo theo 8 người khác bị thương Mấy thánh tài xế xe khách đường dài chạy cũng bạt mạng lắm chứ không vừa gì! Có thể sau khi bị cháy, xe bồn không được đặt cảnh bảo trong đêm tối nên lái xe khách không phát hiện được từ xa. Tai nạn xẩy ra mà các lực lượng cứu hộ không đặt cảnh báo phía sau hay sao? Không hiểu nổi tài xế xe khách chạy kiểu gì nữa? ông tài xe khách quá ẩu luôn Tài xế xe khách chạy theo quán tính ah Trời, bị cháy rụi xong còn bị đâm nữa? Xe khách được mệnh danh là hung thần có sai bao giờ Trước đây chỉ xử lý tài xế xe chạy ẩu, nhưng có một nguyên nhân sâu xa khác mà cơ quan quản lý chưa quan tâm là đối tượng chủ xe thuê tài xế. Đó là họ ép tài xế chạy không có thời gian nghỉ ngơi nên tài xế hay bị ngũ gật, và tai nạn xảy ra, cần phải có chế tài với chủ xe khi xe gây tai nạn. chắc buồn ngủ rồi tưởng xe trước vẫn đang chạy do buồn ngủ.ngủ mở mắt là vậy! Nghe như đùa mà thật.Chắc lái xe buồn ngủ rồi Khả năng tài xế ngủ gật. Thấy trên hình có cảnh báo chóp nón đặt phía xa.
Cứu 9 ngư dân bị chìm tàu trên biển Khoảng 17h ngày 2/10, tàu cá do ông Nguyễn Đe, 44 tuổi, ở phường Thuận An, TP Huế, làm thuyền trưởng cùng 8 ngư dân rời cửa biển Thuận An ra khơi đánh cá. Khi cách đất liền khoảng 30 km, tàu bị sóng lớn đánh chìm.Cùng lúc đó, tàu cá do ông Lê Quốc Thế, 36 tuổi, ở Nghệ An, làm thuyền trưởng đi ngang, thấy tàu ông Đe gặp nạn đã cứu 9 ngư dân.Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An sau đó huy động hai tàu cá phối hợp cứu nạn. Đến 21h50 cùng ngày, 9 ngư dân được đưa vào bờ, sức khỏe ổn định.Võ Thạnh
Đề xuất gia hạn dự án bãi xe ngầm nghìn tỷ ở TP HCM Đề xuất vừa được Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Không gian ngầm - IUS (nhà đầu tư) gửi Văn phòng Chính phủ, UBND TP HCM cùng các bộ ngành liên quan. Trước đó, tháng 8/2019, chính quyền thành phố đã giao các sở ngành thực hiện thủ tục để chấm dứt hợp đồng BOT và thu hồi dự án.IUS cho rằng, theo quy định, việc thu hồi chủ trương đầu tư do Thủ tướng quyết định, trong khi thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Do vậy, doanh nghiệp này kiến nghị TP HCM xem xét cho gia hạn thời gian thực hiện bãi đậu xe ngầm thêm hai năm.Nhà đầu tư cũng đề xuất thành phố hỗ trợ toàn bộ lãi vay trong tổng số tiền vay cho các dự án bãi đỗ xe ngầm trên địa bàn trong 30 tháng xây dựng và 3% lãi vay mỗi năm trong 10 năm, từ khi khai thác dự án. Việc này nhằm tăng khả thi về tài chính, vì các dự án bãi xe ngầm "mang tính phục vụ cộng đồng", chậm thu hồi vốn.Dự án bãi đậu xe công viên Lê Văn Tám thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), tổng diện tích 11.000 m2 với 4 tầng ngầm, gồm hai khu thương mại và khu đậu xe, sức chứa hơn 2.000 xe máy, gần 1.300 ôtô. Năm 2010, công trình được động thổ nhưng sau đó "án binh bất động" suốt nhiều năm.Nhà đầu tư cho biết dự án chậm triển khai do mất 8 năm điều chỉnh thiết kế, tổng mức đầu tư tăng do trượt giá trong thời gian làm các thủ tục, cùng thay đổi quy mô, giải pháp kỹ thuật... Nhiều năm qua, đơn vị này làm việc với các ngân hàng lớn trong nước tìm nguồn vốn để làm công trình, song tất cả đều từ chối vì tính khả thi thấp. Chỉ riêng Ngân hàng Đông Á hỗ trợ 107 tỷ đồng, với tài sản thế chấp là quyền tài sản (bao gồm cả quyền sử dụng đất) của dự án.Trước đó, khi TP HCM chủ trương chấm dứt hợp đồng, Ngân hàng Đông Á thông báo do IUS không có khả năng thanh toán nợ nên giữ tài sản thế chấp để thu hồi khoản vay. Ngân hàng cùng IUS cũng tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án. Sau đó, thành phố tổ chức các buổi làm việc xem xét các vướng mắc và đề nghị hai bên tự chịu trách nhiệm giải quyết các khoản nợ, lãi vay.Theo quy hoạch, TP HCM có 4 bãi đậu xe ngầm ở khu trung tâm, chứa được khoảng 6.300 ôtô và 4.000 xe máy. Ngoài dự án ở công viên Lê Văn Tám, ba công trình còn lại gồm: sân khấu Trống Đồng, sân vận động Hoa Lư và công viên Tao Đàn đều chưa triển khai. Trong đó, hiện chỉ dự án ở sân khấu Trống Đồng đã có nhà đầu tư, song vẫn chưa thực hiện được do gặp nhiều trở ngại, liên tục phải điều chỉnh, cập nhật theo quy hoạch...Trước tình trạng thiếu bãi đậu xe trầm trọng tại khu trung tâm, Sở Giao thông Vận tải đang nghiên cứu làm bãi đậu thông minh cao tầng ở một số khu vực như công viên: 23 Tháng 9, Lê Văn Tám, Tao Đàn...Gia Minh Làm gì thì làm, đừng phá công viên và cây xanh là được. Bãi xe ngầm hiện nay chỉ cần mưa lớn chút là chứa được nhiều nước, nhà đầu tư thận trọng cũng đúng, bãi xe trên cao khả dĩ hơn. Thôi đừng cho gia hạn nữa! Không làm được thì để người khác làm! Bãi xe này nghe nói mấy năm nay rồi, đến giờ vẫn mãi nằm trên giấy? Haizzz ... Xin đừng đụng vào công viên được không? Sao không giải tỏa các ô phố kém thẩm mỹ để làm bãi đậu xe nhỉ? Nên thêm bãi đỗ xe nổi (1 tầng, nhiều tầng) vào quy hoạch trước rồi làm ngầm.Những bãi nhỏ nhưng bao phủ cả tp rất có lợi. Không cần các bãi lớn băm nát cảnh quan. Không cần công nghệ cao.Tham khảo thiết kế của Singapore Bãi nổi còn chưa có mà nhảy sang ngầm. Hiện thấy chỉ có các bãi không chính thức của cơ quan. Còn vào quy hoạch thì các bãi một tầng (trên bãi đất), bãi cao tầng là cơ bản nhất thì còn chưa có.PS: không cần các bãi khổng lồ xé nát tp, mà là các bãi cơ bản (tham khảo hình Singapore) Nhà đầu tư thế này mà vẫn được cấp phép rồi để dự án treo từ năm này qua năm khác là sao? Thôi đi, xe nổi còn lụt ngập nóc nói chi xe ngầm. Nếu xó bãi ngầm này chắc sau sẽ xảy ra việc hàng nghìn xe ngâm nước vứt đi và chẳng ai chịu trách nhiệm đền cho khách.
Xây phòng cho ốc 'ngủ' thu nhập hàng trăm triệu đồng Hồng Lâm (39 tuổi) học cử nhân Hoá, Đại học Cần Thơ. Sau khi tốt nghiệp chàng trai quê Tiền Giang làm việc cho doanh nghiệp, cơ quan nhà nước tại Đồng Tháp. Một lần tình cờ, anh Lâm đi An Giang mua một túi ốc lác ven đường. Về nhà, anh quên buộc miệng túi, ốc bò khắp nhà, trốn góc bếp.Một năm sau, chủ nhà dọn dẹp phát hiện những con ốc còn sống ở trạng thái ngủ vùi, chế biến ăn rất ngon, giống hương vị ốc gác bếp tuổi thơ. "Ngày nhỏ cha Lâm làm ở nông trường. Cuối mùa nước nổi, cha thường bắt một túi to về để mẹ gác trên bếp, chế biến ăn dần và đãi bạn bè", Lâm nhớ lại.Theo kinh nghiệm người xưa, 6 tháng mùa khô ốc bươu, ốc lác vùi sâu trong đất như trạng thái ngủ đông. Khi mưa xuống, nước dâng lên khiến đất mềm ra, ốc chui lên để sinh sản, kiếm ăn. Trong 6 tháng mùa mưa, chúng ăn để tăng trọng lượng cơ thể vừa tích trữ dinh dưỡng cho những tháng ngủ vùi.Người dân thường bắt ốc vào cuối mùa mưa - tháng 9 âm lịch, lúc ốc chuẩn bị ngủ. Khi gác lên bếp, chúng vẫn sống như lúc vùi trong đất. Sở dĩ người dân chọn bếp để trữ ốc vì nơi này chủ nhà ít dính nước, không đánh thức giấc ngủ của ốc, có thể giữ ốc sống một đến hai năm.Mặt khác, khói bếp xua đuổi côn trùng tấn công, đẻ trứng vào ốc. Trước khi chế biến món ăn, ốc gác bếp được ngâm qua sữa tươi, nước cốt dừa, trứng, tuỳ khẩu vị. Do thiếu nước nhiều tháng, lúc này ốc lập tức hút nhiều nước vào cơ thể nên thịt ốc thơm, ngon hơn.Thưởng thức lại món ốc gác bếp thuở bé, Lâm ấp ủ ý định sản xuất làm món quà đặc sản quê nhà. Năm 2017, mỗi tháng anh trích một phần lương mua ốc về sản xuất thử. Cứ cuối tuần, hàng xóm lại thấy chàng viên chức mang về một bao ốc rồi tìm nguồn đất sạch vùi chúng lại, lấy bao bố trùm lại. Sau hơn nửa tháng, anh đào lên vài con kiểm tra, ốc còn sống, thịt trắng, vỏ mỏng.Sản phẩm đầu tay, Lâm biếu tặng người quen, bạn bè để giới thiệu. Sau đó anh bán hội chợ, chào hàng các khu du lịch, nhà hàng.... Nhận thấy nhu cầu lớn, làm thủ công giá thành cao, hạn chế sản lượng, anh nghiên cứu máy móc để sản xuất quy mô lớn. "Thị trường chưa có dòng máy này, tài liệu về cơ chế ốc ngủ cũng chưa nhiều ngoài kinh nghiệm dân gian của ông bà xưa", Lâm chia sẻ.Quyết tâm làm, Lâm xin nghỉ việc, đổ hết tiền dành dụm khoảng 300 triệu đồng để tìm tòi, nghiên cứu. Anh thuê nhà xưởng tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đào một ao nhỏ sau nhà vừa nuôi ốc vừa quan sát tập tính của chúng: nhiệt độ nào ốc sẽ ngủ, ẩm độ nào chúng bò kiếm ăn, lè lưỡi, thải chất bẩn. Mất vài tháng Lâm nắm được tập tính của ốc.Song song đó, anh tìm đến các xưởng cơ khí, giải thích nguyên lý vận hành loại máy giả lập môi trường cho ốc ngủ, song tất cả đều lắc đầu. Lúc về, đi ngang tiệm bánh mì, Lâm đánh bạo vào hỏi mua một dây chuyền nướng bánh với suy nghĩ cải tạo một số bộ phận, gần giống với loại máy đang cần.Mấy tháng sau đó anh cặm cụi với hàn xì, nhiệt kế, rửa ốc, mang vào máy cho chúng ngủ. Mất hàng chục lần thử nghiệm, đổ bỏ vài tấn ốc anh mới tìm được quy trình chuẩn. Tuy nhiên nhiều khó khăn khác tiếp tục thử thách lòng kiên nhẫn của chàng trai 8X.Một lần sau khi chuẩn bị đầy đủ điều kiện để ốc ngủ nhưng trời bỗng mưa to, mấy thau ốc cứ bò tới, bò lui, nhất quyết không chịu ngủ. Lần khác sau khi rửa ốc, đổ ra vỉ chờ khô người nhà nôn nóng mở quạt để rút ngắn thời gian song chúng lè lưỡi, đơ đơ sau vài ngày rồi chết.Dù hoàn thành quy trình sản xuất công nghiệp song Lâm cho biết khó kiểm soát tỷ lệ ốc chết vì phụ thuộc nguyên liệu đầu vào. Ốc hư vỏ, phơi nắng, dập mình, bị côn trùng ký sinh đều chết trong thời gian cho ốc ngủ. Tỷ lệ hao hụt 30-40% có thể chấp nhận được nhưng nếu chết nhiều hơn người nuôi sẽ lỗ.Đầu năm 2020, từ quy mô máy nướng bánh mì, Lâm chuyển sang phòng "dụ" ốc ngủ với diện tích hơn 20 m2, sản lượng mỗi mẻ một tấn ốc. Phòng được che kín ánh sáng với những kệ nhiều tầng nhằm tăng diện tích trữ ốc cùng một vài thiết bị kiểm soát nhiệt độ... Trước khi đưa vào phòng ngủ, ốc được rửa sạch, chọn con khoẻ mạnh, 30 con một kg, ngâm nước khoảng 10 giờ để ốc thải chất bẩn.Theo Lâm, ba ngày ốc ngủ trong phòng cần lọc ra số ốc chết, tránh lây lan sang con khoẻ. Khi mang ra khỏi phòng mất thêm ba tháng để chúng ổn định, chuyển hóa năng lượng tích trữ, nuôi thân, vỏ. Sản phẩm đạt chất lượng khi thịt ốc trắng, vỏ mỏng, trọng lượng giảm khoảng 10-20%, có thể xuất bán. "Hiện tại ốc được bảo hành ba tháng song chúng có thể sống một đến hai năm với nhiệt độ trong nhà", Lâm cho biết.Năm 2020 vừa sản xuất vừa tìm đầu ra, giá bán lẻ 200.000 -250.000 đồng một kg, anh xuất bán được hơn một tấn ốc, thu nhập hơn 50 triệu đồng. Năm sau do dịch bệnh, đầu ra khó khăn dù xuất bán được 5 tấn song anh Lâm chỉ huề vốn. Năm nay, anh ký được hợp đồng 10 tấn ốc dự kiến lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng. Với quy mô hiện tại, trung bình ba ngày sẽ cho ra một tấn ốc, Lâm sẵn sàng mở rộng sản xuất khi có hợp đồng lớn, tăng thu nhập.Để xây dựng thương hiệu cho món ốc gác bếp, anh Lâm dùng các vật dụng thân thiện với môi trường như giỏ tre, rơm. Ngoài ra, anh đang nghiên cứu để đa dạng sản phẩm bằng cách cho ốc đã ngủ ngâm qua các dưỡng chất từ thiên nhiên sau đó tiếp tục cho chúng ngủ lần hai. Bằng cách này, người tiêu dùng có thể chế biến ốc ngay không phải chờ vài giờ ngâm ốc.Ngọc Tài Thành công chỉ đến với những người có ý tưởng khác với số đông Quá hay...đúng là "nâng cấp chất lượng sán phầm" từ bình dân lên cao cấp ... Chúc anh luôn thành công với sáng kiến tuyệt vời này...Mình đã từng làm món ốc gác bếp. Ngon lắm. Trước vào năm 1995 khi trào lưu nuôi ốc mượn hồn lan đến cổng trường cấp 2 của mình. M đã mua 1 con với giá 1000 đồng về nuôi. Sau nó bò đi mất tìm ko ra. Nửa năm sau chuyển nhà mới phát hiện nó ở góc chân giường nhà mình ( nhà mình nền đất). Khi mang nó ra nó vẫn khoẻ mạnh như bt Bạn phải nghiên cứu để ốc sinh sản, cải thiện đầu vào vì bây giờ người làm nông dùng hóa chất nhiều quá nên ko còn nhiều ốc ngoài đồng ruộng. Giả sử cách nuôi ốc độc đáo này do Nhật Bản phát minh thì với nghệ thuật nâng giá của họ, ốc này phải có giá vài triệu đồng một ký. Mình chỉ giả sử thôi nhé. Lần đầu tiên tui đọc hết một bài viết kiểu này vì chủ đề quá thú vị. Lần đầu mình biết vụ ốc ngủ này. Hay quá. Chúc anh thành công. Ồn ào quá..ốc thức dậy làm sao Nhìn đã thấy ngon Óc này mình biết nè. nó có thể để từ 3 tháng đến 1 năm. Thịt nó trắng lắm, sạch sẽ. Mua quà rất ok. Cái này cho vô nhà hàng là rất ok. Bảo quản đc lâu Giá quá cao mà chất lượng không quá khác biệt so với ốc thường nên sẽ không bán đại trà được. Tệp khách rất hạn chế Ngủ lâu mà không ăn thì sẽ ốm, thịt dai (đúng không nhỉ ?). Còn đang thèm mà mua về lại phải chờ vỗ béo nó trong nước gạo hoặc ..., thì tôi sẽ khô nước dãi mà chết mất ! :( Ốc này gọi là ốc sen, sống nhiều ở cánh đồng Campuchia, ông xã mình đi công tác An Giang hay mua về ăn tại đó 50-70 ngàn/kg nếu về Cần Thơ có chổ bán 100 ngàn, ốc sen trắng mập hơn ốc bươu. Ốc sen không sống dưới mương nước như ốc bươu mà nó thường sống dưới lớp đất ruộng khô cằn mùa khô, sức sống cao. khi người nông dân chuẩn bị vụ mới sẽ cày bừa đất sẽ thấy ốc này. Nói chung ốc này ngon nhé. Cũng đã bỏ vài tấn ốc rồi mới được như hôm nay chứ không hề dễ dàng. chúc mừng anh!
Sạt 200 m taluy trên cao tốc Vân Đồn - Móng Cái Vết sạt trượt trên cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đoạn qua xã Tân Bình, huyện Đầm Hà, xuất hiện từ tháng 8, đến đầu tháng 10 thì toác rộng. Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh, bề rộng cung trượt chỗ lớn nhất 15 m, sâu khoảng 5 m. Khối sạt trượt sau khi dịch chuyển đã hình thành nhiều vết nứt khác với độ rộng 3-5 m, nguy cơ có thể rơi xuống lòng cao tốc.Để khắc phục, từ ngày 3/10, chủ đầu tư cao tốc Vân Đồn - Móng tạm dừng khai thác 1,2 km kể từ km108 làn bên trái theo hướng Móng Cái - Vân Đồn, phân luồng làn bên phải thành hai làn hai chiều. Việc này duy trì đến hết ngày 30/10.Chủ đầu tư sẽ tiếp tục xử lý thu dọn toàn bộ khối lượng đất đá đã phong hóa, bị phân rã và có nguy cơ sạt trượt xuống lòng cao tốc Vân Đồn - Móng Cái để đảm bảo an toàn cho phương tiện lưu thông.Kể từ ngày khánh thành 1/9, đến nay trung bình mỗi ngày cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có hơn 6.000 lượt ôtô lưu thông. Từ ngày 5/10, cao tốc Móng Cái - Vân Đồn sẽ thu phí từ 132.000 đồng đến 512.000 đồng/lượt. Tôi đi qua thấy đoạn Bot taluy đá làm rất cẩn thận và mặt đường đẹp nhưng đoạn đường do tỉnh phụ trách từ Vân đồn đến Tiên Yên hai bên đất đá vét rất nham nhở và đặc biệt là mặt đường đi rất xóc, chỉ chạy tầm 80km/h mà xe đã như muốn nảy lên Giải pháp lâu dài để tránh sạt lở trên địa hình như vậy, nhà đầu tư nên trồng thảm thực vật như cây bụi thấp và hoa cỏ. Thảm thực vật này không những có tác dụng chống hoặc giảm xói mòn mà còn góp phần cải thiện môi trường xung quanh cũng như tăng thêm vẻ đẹp cho cảnh quan. Tại sao các ngọn đồi gần đường lớn không làm.các hệ thống thoát nước để tránh sạt lở nhỉ!ở Mã họ còn làm.đc mà Giao thống cứ phát triển , kinh tế ắt đi lên
Khỉ xổng chuồng tấn công gần chục trẻ em đảo Phú Quý Chiều 3/10, con khỉ cao 60-70 cm, nặng hơn 10 kg, lông xám, chạy vào trường mẫu giáo xã Ngũ Phụng, đảo Phú Quý. Khỉ leo cửa sổ lớp có gần 20 cháu rồi cắn vào tay một bé 4 tuổi. Các cô giáo trông thấy, chạy tới hô hoán, nên khỉ tháo cháy, leo lên cây dương trước sân trường. Cháu bé sau đó được cô giáo đưa vào trung tâm y tế ở đảo sơ cứu, tiêm ngừa phòng bệnh dại.Trước đó, vào buổi sáng UBND xã Ngũ Phụng phát thông báo về tình trạng khỉ xổng chuồng đi quậy phá, cắn người. Chính quyền xã Ngũ Phụng xác định khỉ do một gia đình ở xã Long Hải mua từ đất liền, đưa ra đảo nuôi, bị xổng chuồng hơn một tháng qua. Lúc đầu nó quậy phá ở hai xã Long Hải, Tam Thanh, nay qua xã Ngũ Phụng.Ông Trần Trọng Kim, Phó chủ tịch UBND xã Ngũ Phụng, cho biết chú khỉ rất hung dữ, hay cắn trẻ em. Thấy trẻ nhỏ đang chơi mà không có người lớn trông chừng, khỉ từ cây nhảy xuống tấn công. Một tháng qua, gần chục trẻ (2-13 tuổi) bị khỉ cắn, gây thương tích ở tay, chân, mặt, phải đi tiêm phòng. Ngoài ra, nhiều đồ đạc của người dân cũng bị khỉ cắn phá hư hỏng."Huyện đã dùng lưới, thuốc mê nhưng đến nay chưa bắt được, vì khỉ rất khôn, thoắt ẩn thoắt hiện", ông Kim nói.Ông Đinh Đức Linh, chuyên gia động vật ở Khu bảo tồn Tà Cú (Bình Thuận), cho biết nhìn qua ảnh có khả năng đây là khỉ đuôi lợn nằm trong Sách đỏ Việt Nam.Phú Quý cách đất liền 56 hải lý (khoảng 100 km), rộng hơn 16 km2, chia làm 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải, với hơn 30.000 dân. Trên đảo lâu nay không có khỉ sinh sống trong môi trường tự nhiên.Việt Quốc Đuôi gì cũng nên tiêu diệt nếu có nguy cơ tấn công trẻ em. Chỉ nhằm trẻ con cắn mới sợ chứ. Đi tiêm dại đi,không nguy hiểm lắm. Thường những con vật tấn công con người không nên để tồn tại,đây cũng là cách làm của nhiều nước trên thế giới. Nguy hiểm quá. Đang có dịch đậu mùa khỉ. Cơ quan chức năng nên tư vấn nạn nhân tiêm phòng dại nhé . Nguy cơ dại từ động vật hoang dã . Truy nguồn gốc chủ vật nuôi để xổng chuồng phải chịu trách nhiệm , phạt hành chánh về việc nuôi nhốt động vật hoang dã Chủ khỉ cần bị phạt nặng. Còn cơ quan chức năng cần bắt khỉ nhanh chóng hơn Ngộ Không phá quá vậy con Truy tìm nhà nào nuôi trước đó phạt nặng lấy kinh phí cho đội bắt. 1 con hay 1 đàn khỉ. Cần thông tin chính xác để dân đỡ hoang mang và có biện pháp xử lý phù hợp ! Có kiểm tra được động vật mang vi rút đậu mùa qua dịch ở vết cắn không. Cần thiết ngăn chặn lây lan dịch thì mạnh tay loại trừ ngay.
Cuộc sống đảo lộn vì mưa lũ Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Noru (đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam rạng sáng 28/9), Nghệ An mưa rất to, tâm mưa là huyện Quỳnh Lưu với hơn 600 mm trong ba ngày, làm hơn 6.500 ngôi nhà bị ngập. Trong đó xã Quỳnh Hồng, nơi bà Loan, 47 tuổi, cư trú là tâm lụt của huyện với hơn 1.000 hộ ngập sâu 0,2-2 m.Bà Loan kể, khuya 28/9, địa bàn mưa xối xả, dội xuống căn nhà cấp bốn. Đến 4h ngày 29/9, nước ào ào theo các đợt mưa từ ngoài đường liên thôn, xã chảy vào sân nhà rồi dâng cao.Sau khi cõng bố mẹ già 90 tuổi sang nhà người thân lánh nạn, ông Nguyễn Văn Viện (52 tuổi, chồng bà Loan) trở về dùng thuyền chở con dâu đang mang bầu 8 tháng cùng cháu trai 10 tuổi sang nhà hàng xóm chạy lụt.Hơn 7h, nước trong sân dâng đến ngực, bà Loan vội kê tủ lạnh và hệ thống lò ấp 5.000 quả trứng ở trong nhà lên kệ cao hơn, song bất lực. "Bỏ của chạy lấy người thôi", ông Viện nói lớn. Hai vợ chồng ôm vài bộ đồ, cầm hai điện thoại rồi sang tá túc tại ngôi nhà có nền cao trong xóm.Chờ lúc tạnh mưa, ông Viện đi bộ khoảng 500 m ra trang trại nuôi 2.000 con ngan, vịt và ao nuôi cá rộng một ha, nằm cuối thôn. Hàng rào khuôn viên trang trại bị nước xô đổ, gần một nửa đàn gia cầm bị cuốn trôi, những con còn lại bám mái chòi lá, số ít đậu trên bờ rào. Cá trong ao đã giăng lưới bảo vệ, song nước vượt quá lưới khiến cả đàn trôi theo lũ."Tôi khóc khi gọi điện về kể với vợ. Đầu dây bên kia thút thít, im lặng vài giây rồi tắt máy", ông Viện nhớ lại. Đi tránh lũ song tâm trạng vợ chồng ông nặng trĩu, đầu óc luôn hướng về đàn ngan vịt ngoài đồng cùng những thiết bị đắt tiền như tủ lạnh, máy ấp trứng bị ngập tại nhà riêng.Lo đàn gia cầm còn lại bị lũ cuốn hoặc mất trộm, hàng ngày hai người chia nhau ra đồng, đứng đội mưa, thức xuyên đêm để canh. Ông Viện chân trước đó bị thương nặng ở gót, biết đối mặt với nhiễm trùng nhưng không còn cách nào khác, đôi lúc đói thì ăn tạm mì tôm sống, lương khô. Hiện tay chân ông nổi mẩn ngứa, có dấu hiệu lở loét, phải bôi thuốc.Bà Loan nói đến bữa hàng xóm mới dùng cơm thì miễn cưỡng ngồi vào mâm, ăn không có cảm giác ngon. Những lúc ra đồng thay phiên cho chồng, bà lội xuống dòng nước lũ ngập ngang vai, quan sát những con vịt, ngan đang co ro vì đói. Sau đợt này, đàn gia cầm sẽ đối mặt với bệnh tật, để phục hồi cho chúng sinh sản trở lại phải mất hàng tháng, tốn nhiều chi phí.Thuê đất làm trang trại nuôi gia cầm hơn chục năm nay, thu nhập của vợ chồng bà Loan đủ lo cho cả gia đình 8 người. Năm ngoái bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, thiệt hại 200 triệu đồng, gia đình phải chi tiêu dè sẻn. Chưa đong đếm được hết thiệt hại trong đợt lũ này, song bà Loan lo không biết lấy đâu ra 15 triệu đồng trả lãi, nuôi hai con đang học đại học và tiểu học. Hệ thống trang trại, máy móc cũng cần thêm hàng trăm triệu đồng nữa để sửa chữa sau lũ.Người phụ nữ 47 tuổi chia sẻ bốn ngày qua thực sự là cơn ác mộng đối với gia đình. Đôi lúc vừa chợp mắt, nghĩ tới đàn gia cầm chới với trong nước bà lại tỉnh. Có hôm trằn trọc, bà gọi điện nói với chồng đang ở ngoài trại "cứ mưa lụt thế này có tiếp tục được không". Ông Viện đáp: "Giờ bỏ nghề lấy gì sinh sống, tiền đâu trả lãi, nuôi con, phụng dưỡng bố mẹ"."Trời không thương thì đành chịu chứ biết thế nào. Đâm lao phải theo lao, sắp tới vợ chồng sẽ làm hồ sơ vay ngân hàng thêm vốn để làm lại. Mong nhà nước có những chính sách để hỗ trợ nông dân gượng dậy sau lũ", bà Loan nói.Những ngày qua, nước lũ cũng nhấn chìm 1.000 trong tổng số 1.800 ngôi nhà ở xã vùng trũng Mỹ Thành, huyện Yên Thành, cách xã Quỳnh Hồng hơn 40 km.Khi căn nhà cấp bốn ngập hơn nửa mét vào tối 29/9, bà Nguyễn Thị Hương, hơn 50 tuổi, cùng mẹ già 90 tuổi được lực lượng chức năng điều thuyền đến hỗ trợ, chở đến nhà hàng xóm cùng thôn lánh nạn. Đến nửa đêm, nước đã dâng sát mái nhà. Nghĩ đến nồi cơm điện, quạt, bếp gas, tủ lạnh nhỏ - những tài sản giá trị nhất trong nhà, đang kê trên bàn gỗ cao 70 cm hiện chìm nghỉm, bà Hương nói với đội cứu hộ "hỏng hết rồi, không biết sau lũ tiền đâu mà mua".Gia đình bà Hương là hộ khó khăn của thôn. Bà làm nông nghiệp mưu sinh, nuôi thêm mẹ già, kinh tế eo hẹp. Lũ về nhanh, hàng xóm chưa kịp chuẩn bị gạo tích trữ nên phải dè sẻn, bữa ăn những ngày qua chủ yếu là mì tôm, lương khô từ các đoàn cứu hộ. Bà Hương nói bình thường mỗi sáng dậy nấu cơm để hai mẹ con dùng bữa, ngày lũ cũng dậy sớm, nhưng không thể nấu. Nhìn mẹ già cố ăn bát mì, nuốt miếng lương khô, bà thấy quặn lòng."Quá mệt mỏi và bất lực", bà Hương nói. Hôm qua, ngoài đường nước còn ngập ngang đầu gối, người phụ nữ đánh liều bì bõm lội về quan sát căn nhà. Tường nhà ngấm nước bong tróc từng mảng, hai cánh cửa nhà chính có dấu hiệu mục nát do ngâm trong lũ dài ngày.Bốn ngày qua, người dân vùng lũ Quỳnh Lưu, Yên Thành phải chôn chân trong nhà, nhìn ra ngoài trời là màu trắng xóa bởi mưa tầm tã, màu bạc của dòng nước lũ. Để hỗ trợ láng giềng nhu yếu phẩm, một số quán tạp hóa vẫn mở cửa.Cơ quan khí tượng ghi nhận, ngày 27-29/9, huyện Quỳnh Lưu mưa hơn 600 mm; Thanh Chương 510 mm; Nam Đàn, Đô Lương, thị xã Thái Hòa hơn 400 mm; thị xã Cửa Lò, TP Vinh, huyện Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Anh Sơn và Con Cuông 300-390 mm... 13/21 huyện, thị với hơn 17.000 nhà dân bị ngập; 8 người chết.Đến trưa 3/10, Nghệ An ngớt mưa, nước rút dần, diện ngập lụt giảm còn 6.700 nhà, tập trung ở các huyện Hưng Nguyên 1.600 nhà; Quỳnh Lưu, Yên Thành mỗi huyện hơn 1.300 nhà; Tân Kỳ và Diễn Châu mỗi nơi hơn 500 nhà..Tại huyện Kỳ Sơn, lũ ống đã cuốn trôi 14 nhà, ngập 85 nhà, sạt lở 19 nhà, cô lập 236 hộ và 966 nhân khẩu ở xã Tạ Cà và thị trấn Mường Xén. 2 ôtô bị cuốn trôi (hiện đã vớt được chiếc), 10 ôtô bị vùi lấp. Quốc lộ 7 kết nối từ huyện Diễn Châu lên cửa khẩu Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, bị sạt lở taluy dương tại các xã Tà Cạ, Nậm Cắn, giao thông ngưng trệ. Thương người miền Trung ruột thịt quá trời luôn
950 tỷ đồng nâng cấp đường nối Đồng Tháp - Cần Thơ Dự án nâng cấp tuyến đường nối Đồng Tháp - Cần Thơ vừa được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, thời gian thực hiện từ nay đến năm 2025. Trong đó, kinh phí xây dựng, thiết bị khoảng 767 tỷ đồng, còn lại là phần giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, dự phòng...Điểm đầu công trình tại nút giao An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; điểm cuối nối cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, thuộc địa phận TP Cần Thơ. Trên tuyến chính, mặt đường giữ nguyên bề rộng khoảng 20 m với 6 làn xe, nhưng được bù vênh, thảm bêtông nhựa... đồng thời bổ sung hệ thống đường gom. Riêng khu vực nút giao Lộ Tẻ, đơn vị thi công sẽ xây mới cầu vượt cùng các nhánh rẽ để tăng kết nối với các trục đường khác.Trục Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi thuộc tuyến cao tốc Bắc Nam phía Tây đi qua qua Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài đoạn Cao Lãnh - Lộ Tẻ, đoạn từ Lộ Tẻ đến Rạch Sỏi dài 51 km, nối Cần Thơ qua Kiên Giang 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h được thông xe đầu năm 2021. Đoạn này đang được theo dõi, chờ ổn định độ lún để nâng cấp đạt tiêu chuẩn cao tốc.Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi được đầu tư thành cao tốc, quy mô 6 làn xe. Trục đường này kết nối tuyến Mỹ An - Cao Lãnh và tuyến N2 (Đức Hòa - Mỹ An), được đầu tư thời gian tới tạo thành cao tốc trục dọc phía Tây nối TP HCM về các Đồng bằng sông Cửu Long.Gia Minh Đường này hiện nay toàn là ổ gà! Mới đi cao tốc Lộ Tẻ-Rạch Sỏi về, đi cao tốc mà cứ tưởng đi cỡi trâu các Bác ạ. Đi đc 1 đoạn ko dám đi nữa phải ra QL80 đi thế mà êm hơn nhiều Thật tuyệt vời. Lâu lắm mới thấy nâng cấp tuyến đường ở Miền Tây. Vấn đề là quốc lộ 30 quá hẹp, còn nối Cao Lãnh - Mỹ An - N2 vừa xấu vừa hẹp, trong khi đoạn định đầu tư theo tôi đang khá ổn, khai thác còn tốt. Sau không dành tiền làm N2, QL62? Hoặc đẩy nhanh tuyến tránh Long Xuyên? Đoạn Lộ Tẻ - Rạch sỏi còn tệ hơn đoạn này, đề nghị cho sửa luôn. đường này rộng mật độ giao thông ko lớn. từ từ rồi sửa cũng được để tiền mở rộng tuyến N2 kết nối với cầu Cao Lãnh dù là những tuyến đường huyết mạch, nhưng tuyến quốc N2 và quốc lộ 62, đã nhiều năm nay xuống cấp nghiêm trọng nhưng chẳng thấy nâng cấp. nói chung là đướng sá trên địa bàn Long An vô cùng xấu Có xây đường nối cầu Vàm Cống với QL 91 không? Hay sử dụng đoạn QL 80 cũ vừa hẹp, vừa hỏng, vừa bất tiện, vừa đông dân đây? Mỗi ngày nghe tin tức mở thêm đường hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng là mừng vô cùng đất nước tôi ơi..con đường đến phồn vinh giàu đẹp cho đất nước Việt Nam sẽ không xa nữa. Tuyến đường này rất bất tiện vì từ cầu Cao Lãnh đến cầu Vàm cống không có tuyến đường nhỏ nào kết nối với đường này Đường này ít xe, ít đường gôm, chạy thấy còn rất êm, hầu như không có ổ gà mà chỗ mấy dốc cầu còn cái bậc tưng quá.
Bới bùn đất tìm tài sản sau lũ ống Một góc xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, nơi lũ ống quét qua, sáng 3/10.Ông Vi Như Cường, cán bộ văn hóa xã Tà Cạ, cho biết lũ ống tràn qua xã nhiều đợt, mạnh nhất lúc 2h ngày 2/10, có lúc "lên nhanh không thể tưởng tượng nổi", hơn 10 phút đã dâng hơn một mét.Một góc xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, nơi lũ ống quét qua, sáng 3/10.Ông Vi Như Cường, cán bộ văn hóa xã Tà Cạ, cho biết lũ ống tràn qua xã nhiều đợt, mạnh nhất lúc 2h ngày 2/10, có lúc "lên nhanh không thể tưởng tượng nổi", hơn 10 phút đã dâng hơn một mét.Tại nhiều con suối ở xã Tà Cạ, hiện nước lũ đục ngầu vẫn chảy mạnh về xuôi. Một số điểm, người dân đã dùng cây gỗ chặn nhánh nhỏ của dòng nước, ngăn không cho tràn vào khu dân cư.Ở bản Hòa Sơn, nhà chức trách dùng nhiều cây tre làm cầu tạm qua một con suối nhỏ để lực lượng cứu hộ đi vào bản Sơn Hà tiếp tế lương thực.Ở bản Hòa Sơn, nhà chức trách dùng nhiều cây tre làm cầu tạm qua một con suối nhỏ để lực lượng cứu hộ đi vào bản Sơn Hà tiếp tế lương thực.Anh Lữ Văn Tuấn, trú bản Hòa Sơn, bới bùn đất, gom một số đồ dụng cá nhân từ dưới suối lên bỏ vào chậu nhựa đem đi rửa sạch.Anh Lữ Văn Tuấn, trú bản Hòa Sơn, bới bùn đất, gom một số đồ dụng cá nhân từ dưới suối lên bỏ vào chậu nhựa đem đi rửa sạch.Ông Lô Văn Sơn, trú xã Tà Cạ, đứng bên ngôi nhà cấp bốn bị nước lũ phá gần hết. "Mất hết rồi", ông Sơn nói.Ông Lô Văn Sơn, trú xã Tà Cạ, đứng bên ngôi nhà cấp bốn bị nước lũ phá gần hết. "Mất hết rồi", ông Sơn nói.Bà Tâm, trú xã Hòa Sơn, khóc khi nhặt sách vở của đứa cháu học lớp 6. Ngoài dụng cụ học tập của cháu, nhiều tài sản giá trị trong nhà như tivi, quạt điện, bếp gas... cũng trôi theo dòng nước đục ngầu.Bà Tâm, trú xã Hòa Sơn, khóc khi nhặt sách vở của đứa cháu học lớp 6. Ngoài dụng cụ học tập của cháu, nhiều tài sản giá trị trong nhà như tivi, quạt điện, bếp gas... cũng trôi theo dòng nước đục ngầu.Chính quyền huy động các lực lượng hỗ trợ người dân tìm kiếm tài sản, dọn dẹp bùn đất trong nhà.Chính quyền huy động các lực lượng hỗ trợ người dân tìm kiếm tài sản, dọn dẹp bùn đất trong nhà.Tại thị trấn Mường Xén, cách xã Tà Cả khoảng 4 km, đợt lũ ống quét qua lúc 7h ngày 2/10 khiến nhiều nhà dân, trụ sở, phương tiện bị vùi lấp.Một chiếc ôtô 5 chỗ đặt trong trụ sở ở thị trấn Mường Xén bị bùn vùi lấp gần hết phần đầu. "Chuyến này chắc phải mất từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng để sửa chữa", một người nói.Tại thị trấn Mường Xén, cách xã Tà Cả khoảng 4 km, đợt lũ ống quét qua lúc 7h ngày 2/10 khiến nhiều nhà dân, trụ sở, phương tiện bị vùi lấp.Một chiếc ôtô 5 chỗ đặt trong trụ sở ở thị trấn Mường Xén bị bùn vùi lấp gần hết phần đầu. "Chuyến này chắc phải mất từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng để sửa chữa", một người nói.Lũ ống chỉ xảy ra ở miền núi, nơi có nhiều dãy đồi núi đan xen và kéo dài, giữa chúng là các thung lũng gắn liền với khe suối, sông nhỏ.Ở khe suối, sông nhỏ chảy qua hai bên sườn đồi thung lũng thường bị khép lại, co thắt tại vài điểm. Khi mưa lớn, nước không kịp thoát tại điểm co thắt sẽ dâng nhanh, tạo dòng chảy xiết phía dưới, sinh ra lũ ống.Huyện Kỳ Sơn nằm phía tây tỉnh Nghệ An, có chung 192 km đường biên giới với Lào, sở hữu nhiều dãy núi cao, hiểm trở, hệ thống sông, suối dày đặc, rất dễ hình thành lũ ống, lũ quét khi mưa lớn. Gỗ, đá tảng, bùn đất vùi lấp đến nửa mét trước và trong khuôn viên Trung tâm Chính trị huyện Kỳ Sơn ở thị trấn Mường Xén.Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, nhà công vụ UBND huyện, trụ sở Mặt trận Tổ quốc, Đội thi hành án, Huyện ủy, UBND huyện Kỳ Sơn cũng bị bùn đất từ dòng lũ tràn vào, gây hư hỏng.Theo thống kê, tại huyện Kỳ Sơn, lũ ống đã cuốn trôi 56 nhà, ngập và hư hỏng 186 nhà, cô lập 236 hộ và 966 nhân khẩu ở xã Tạ Cà và thị trấn Mường Xén. 2 ôtô bị cuốn trôi, 10 ôtô bị vùi lấp. Đường từ Mường Xén đi xã Tây Sơn, quốc lộ 7 kết nối từ huyện Diễn Châu lên cửa khẩu Nậm Cắn, Kỳ Sơn, bị sạt lở, gây ách tắc.Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Noru, ngày 27-29/9, nhiều huyện thị ở Nghệ An có mưa lớn, lớn nhất là ở huyện Quỳnh Lưu hơn 600 mm; Thanh Chương 510 mm; Nam Đàn, Đô Lương, thị xã Thái Hòa hơn 400 mm; thị xã Cửa Lò, TP Vinh, huyện Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Anh Sơn và Con Cuông 300-390 mm... 13/21 huyện thị bị ngập, 8 người chết.Gỗ, đá tảng, bùn đất vùi lấp đến nửa mét trước và trong khuôn viên Trung tâm Chính trị huyện Kỳ Sơn ở thị trấn Mường Xén.Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, nhà công vụ UBND huyện, trụ sở Mặt trận Tổ quốc, Đội thi hành án, Huyện ủy, UBND huyện Kỳ Sơn cũng bị bùn đất từ dòng lũ tràn vào, gây hư hỏng.Theo thống kê, tại huyện Kỳ Sơn, lũ ống đã cuốn trôi 56 nhà, ngập và hư hỏng 186 nhà, cô lập 236 hộ và 966 nhân khẩu ở xã Tạ Cà và thị trấn Mường Xén. 2 ôtô bị cuốn trôi, 10 ôtô bị vùi lấp. Đường từ Mường Xén đi xã Tây Sơn, quốc lộ 7 kết nối từ huyện Diễn Châu lên cửa khẩu Nậm Cắn, Kỳ Sơn, bị sạt lở, gây ách tắc.Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Noru, ngày 27-29/9, nhiều huyện thị ở Nghệ An có mưa lớn, lớn nhất là ở huyện Quỳnh Lưu hơn 600 mm; Thanh Chương 510 mm; Nam Đàn, Đô Lương, thị xã Thái Hòa hơn 400 mm; thị xã Cửa Lò, TP Vinh, huyện Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Anh Sơn và Con Cuông 300-390 mm... 13/21 huyện thị bị ngập, 8 người chết. Không xem trọng rừng phòng hộ cũng như khai thác rừng bừa bãi và xây dựng nhà cửa hay các công trình mà không nghiên cứu kỹ thì tương lai sẽ nguy hiểm hơn nữa. Hãy trồng cây nhiều hơn nữa. Làm lụng vất vả, tích lũy khó khăn giờ bị mất hết. Thương đồng bào Miền Trung quá Quá khổ, mong bà con sớm khắc phục được tình trạng hậu lúc lụt để quay lại cuộc sống đời thường Thương miền Trung lắm Rừng và thảm thực vật là bể chứa nước tự nhiên. Hết rừng thì cứ mưa to là có lũ, lũ nhiều sẽ rửa trôi hết lớp đất mặt màu mỡ (hàng trăm hàng ngàn năm mới có được) sẽ là nghèo đói! Tất cả là do hệ lụy của phá rừng. Rừng thì chặt hết , lũ không đổ xuống mới lạ Kinh khủng thật, sự tàn phá của thiên nhiên là vô cùng. Biến đổi khí hậu là khôn lường. Không thể ngày một ngày hai và sự khắc phục là gần như không thể. 1 2 lần còn kêu than chứ 2 3 chục năm nay năm nào cũng bão lũ mà chính quyền và người dân không phối hợp với nhau quy hoạch lại hành lang an toàn bão lũ. Làm những công trình thoát lũ. Để rồi năm nào cũng bị quét sạch. Mình xem trên ứng dụng dự báo thời tiết có thấy dự báo khu vực Bắc Trung Bộ mưa rất to nhiều ngày nhưng có vẻ việc dự báo của VN vẫn chưa bám sát tình hình, thấy bão tan là mọi người có vẻ chủ quan lắm mà không để ý rằng mưa sau bão mới gây thiệt hại nhiều Đã biết năm nào cũng bị thì lo mà khắc phục. Tự cứu mình chứ chờ ai 1 em bé được mẹ bế người mẹ thoát chết em bé 4 tháng tuổi tử vong đau xót quá !!! Phá rừng là lũ thôi Do mưa quá lớn bất thường hay do rừng không giữ nước? Rồi năm sau, các năm sau nữa sẽ ra sao?
Đình chỉ công tác phó phòng ném tiền trong quán ăn Chiều 3/10, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng cho biết đã yêu cầu Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất nhanh chóng xử lý việc Phó phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất bị phản ánh có hành vi thiếu chuẩn mực, to tiếng tại quán bún bò trên đường Chương Dương, quận Ngũ Hành Sơn. Riêng dấu hiệu vi phạm về an ninh trật tự nơi công cộng, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý.Trong bản tường trình, Phó phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất cho biết ngày 1/10 đi ăn tại quán cùng hai con, trong đó có một con chậm nói. Do đợi quán thối tiền lâu nên ông đi làm trước. Đến sáng 2/10, ông thấy nhiều tiền nhàu nát, có cả tiền rách trên kệ nhà mình, hỏi con thì biết do quán thối lại.Bức xúc vì đứa con khuyết tật chịu đối xử không tốt nên đến khoảng 10h ngày 2/10, ông cầm số tiền lẻ cùng con đến quán nói chuyện và xảy ra to tiếng với nhân viên. Ông thừa nhận hành động của mình không chuẩn mực, muốn hòa giải.Anh Hồ Trí, chủ quán bún bò, cho biết nội dung tường trình không đúng. Tối 2/10, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng xuống quán xin video đầy đủ về sự việc. Trong video này, phó phòng đã tát vào mặt anh. Anh Trí đăng clip nhiều người kéo đến quán, trong đó một người tát nhân viên phục vụ.Theo ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, bản tường trình là của cá nhân, cơ quan chức năng sẽ xác minh tính chính xác. Một quyết định đúng đắn. Tiền nào cũng là tiền, đều do công sức mình làm ra, có người còn không có tiền để mà xài nữa. Mang tiếng mình là cán bộ mà hành động như thế thì không coi trọng đồng tiền chút nào !!! Hình ảnh sờ sờ ra đó mà nói do đôi co làm vung tiền. Nguỵ biện!!! Đã làm sai thì phải thành khẩn nhận lỗi đằng này quanh co chối tội rồi đổ cho đứa con bị khuyết tật này nọ, thật không thể chấp nhận được. Hống hách, có tiền mà thiếu văn hóa Tui ước có 25 ngàn tiền sao cũng được để mua trà sữa cho con. Tát vào mặt người khác mà chỉ là hành động không chuẩn mực sao?Cán bộ cậy chức cậy quyền hành xử với dân như một kẻ vô văn hoá vậy đề nghị xử phạt thích đáng. Một phút ra Oai - Đời vụt tắt. Phải phạt và truy cứu trách nhiệm chứ đình chỉ công tác thì nhẹ quá! " Bức xúc vì đứa con bị khuyết tật chịu đối xử không tốt nên đến khoảng 10h ngày 2/10, ông cầm số tiền lẻ cùng con bị chậm nói qua lại quán và xảy ra lời qua tiếng lại với nhân viên " Ủa thối tiền lẻ thì có gì mà chịu đối xử ko tốt ? Ngông cuồng quá thể Các vị công chức nói riêng ở trường hợp này và mọi người nói chung tự điều chỉnh hành vi của mình. Thời đại này camera ở khắp mọi ngõ ngách và không thể che giấu sự thật đâu. Camera rõ ràng thế mà. Tôi có hôm tôi ngồi ăn sáng nhưng quán k có tiền chẵn thối nên đem tiền lẻ ra và nói thông cảm có sao đâu, lẻ chẵn cũng tiền. Sai k chịu nhận lỗi còn cố biện minh Xã hội sẽ không trở nên văn minh, đất nước sẽ không thể phát triển nhanh và mạnh khi có những con người như vậy. hống hách . Cần nghiêm trị Đồng tiền quốc gia dù tiền nhỏ hay tiền to thì đều đáng quý như nhau và cần được tôn trọng.
Gói hỗ trợ tiền trọ giải ngân được hơn 50% Ban hành từ cuối tháng 3, tính toán của cơ quan chuyên môn ban đầu khoảng 3,4 triệu người nhận hỗ trợ với tổng kinh phí 6.600 tỷ đồng. Song đến cuối tháng 9, các địa phương mới giải ngân được gần 3.540 tỷ đồng cho hơn 5,1 triệu lao động (đạt 54,5%) ở 60 tỉnh thành.Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra nhiều lý do khiến việc giải ngân chậm. Cụ thể chính sách ban hành trong bối cảnh hàng triệu người về quê gây thiếu hụt lao động nên tỉnh thành báo cáo nhu cầu lao động cần hỗ trợ cao hơn dự kiến. Kinh phí tính đủ ba tháng thuê nhà nhưng nhiều người chỉ đề nghị 1-2 tháng. Nhiều người e ngại khi lập hồ sơ vì gặp khó trong xin giấy tờ tạm trú.Song lý do phần lớn đến từ địa phương và doanh nghiệp, bởi thống kê cho thấy nhiều địa phương chậm ban hành kế hoạch, bố trí kinh phí phải thông qua HĐND tỉnh thành. Đến tháng 7, nhiều doanh nghiệp mới làm thủ tục vì muốn gộp ba tháng một lần cho đỡ mất công. Hôm 15/8 là hạn cuối cùng tiếp nhận, số hồ sơ doanh nghiệp nộp tăng gấp ba lần số cộng dồn trong bốn tháng (tháng 4-8/2022).Lý do cuối cùng là cán bộ sợ sai và doanh nghiệp sợ hậu kiểm nên thêm thủ tục rườm rà dù chính sách đã đơn giản hóa.Hôm 28/3, Chính phủ thông qua chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho lao động với mức 0,5-1 triệu đồng/người/tháng, tối đa ba tháng. Hai nhóm thụ hưởng là người có hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội đang làm việc trong doanh nghiệp và người quay lại thị trường lao động. Gói hỗ trợ nhằm kéo lao động quay lại doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường đứt gãy, các nhà máy thiếu nhân lực sau Tết Nguyên đán. Nhiều người về quê và không trở lại thành phố.Hồng Chiêu Tôi hji nhớ lời ông và chờ kết quả , xin đừng sau này tuyên bố tại vì yếu tố khách quan ... Có 13 người mà cứ tưởng 13.000 người cơ. Anh giám đốc vui tính quá :') Câu hứa này nghe quen quá. có 13 người mà giờ mới giải ngân thì là quá chậm rồi Công việc nặng nhọc cao cả ha Có 13 công nhân mà giải quyết mấy tháng không xong. Số 13 (người) là xui lắm nhen ^_^ Thực hiện việc hỗ trợ đúng đối tượng quy định là việc cần chú ý ở mọi địa phương.
Xe tải suýt rơi xuống sông Gần 15h, tài xế Lê Hồng Thuận lái xe tải chở hàng chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Bắc Nam, khi đến cầu bắc qua sông Già, giáp ranh giữa xã Thạch Kênh (huyện Thạch Hà) và thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc) thì bị xe đầu kéo tông từ phía sau.Xe tải dồn về phía trước, tông trúng ôtô đang tập lái và đổ nghiêng, nằm chênh vênh trên thành cầu, suýt rơi xuống sông.Những người ngồi trên 3 xe bị choáng váng, trầy xước nhẹ. Sự việc khiến quốc lộ 1 qua đoạn này ùn tắc.Tại hiện trường, xe tải hư hỏng phần đầu, biến dạng phần thùng, hàng hóa bên trong đổ ra đường. Xe đầu kéo móp đầu, ôtô 5 chỗ hỏng phần đuôi.Công an Hà Tĩnh cử cán bộ đến phân luồng giao thông, điều xe cẩu cứu hộ các phương tiện gặp nạn. Đến 18h, hiện trường được giải phóng. Cú sốc đầu đời ( ô tô tập lái)
'Rau chợ dán mác VietGAP không chỉ ở TP HCM' Tại cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiều 3/10, Cục trưởng Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Nguyễn Như Tiệp khẳng định, nhập rau ở chợ rồi dán mác VietGAP để đưa vào siêu thị là vi phạm về ghi nhãn, truy xuất nguồn gốc và gian lận thương mại, lừa dối người tiêu dùng.Do đó, Cục vừa có văn bản gửi Ban An toàn thực phẩm TP HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành; yêu cầu tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, dán mác VietGAP.Liên quan tới việc rau dởm gắn mác VietGAP ở TP HCM gần đây, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo cơ quan chức năng thuộc Bộ rà soát tất cả các tiêu chuẩn, quy định, chế tài, từ đó sửa những nội dung không còn phù hợp. Bộ đã giao Cục Trồng trọt rà soát việc cấp VietGAP, nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm."Mục đích là phải làm minh bạch, tử tế, không chỉ để phục vụ thị trường xuất khẩu, mà là phục vụ thị trường hơn 100 triệu dân trong nước. Rau quả tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu thì đều phải rõ nguồn gốc", ông Tiến nhấn mạnh.Theo Thứ trưởng, tới đây Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản sẽ phối hợp với Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam trình Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn chương trình đưa sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo vệ sinh ATTP vào cửa hàng. Đồng thời, các vùng nguyên liệu có mã vùng trồng cũng được xây dựng, với các thông tin như giống, quy trình canh tác, nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, chế biến...Từ đầu năm tới nay, Cục Bảo vệ Thực Vật đã kiểm tra dư lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật hơn 2.500 mẫu thì chỉ có 40 mẫu vi phạm, chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Kiểm tra vi sinh với 13 mẫu, kết quả không có mẫu nào vi phạm về chỉ tiêu vi sinh. "Điều đó cho thấy chúng ta không buông lỏng quản lý. Nhưng để kiểm soát sâu sát, toàn diện, mật độ dày hơn thì chưa làm được", Thứ trưởng Tiến nói.Hiện Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thuỷ sản đã lấy mẫu giám sát, kiểm soát chất lượng nguồn rau quả đưa vào ba chợ lớn nhất TP HCM là Tân Xuân, Bình Điền, Hóc Môn, sẽ báo cáo kết quả trước 5/10.Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có 45 tổ chức được cấp giấy chứng nhận VietGAP còn hiệu lực. Trong đó, các cơ quan của Bộ cấp cho 14 tổ chức, còn 31 tổ chức do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp. Trong 9 tháng đầu năm, có hơn 8.300 cơ sở trồng trọt áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP và tương đương, với diện tích 480.000 ha.Việt An Người tiêu dùng tin tưởng vào các siêu thị và quản lý của các cơ quan liên quan. Vấn đề ở đây là sự gian dối của các chuỗi siêu thị trong việc đưa thực phẩm sạch đến với khách hàng. Họ dán nhãn Vietgap như vậy thì người tiêu dùng chúng tôi dựa vào đâu để phân biệt hàng thật giả? Mỗi lần đi mua rau lại đem mẫu đi test hay sao ạ? Hãy ngưng đổ lỗi cho người tiêu dùng vì chúng tôi là nạn nhân. Có 2 vấn đề được đặt ra:1. Hàng bày bán có phải là hàng VietGAP?2. Cơ sở sản xuất có chứng nhận VietGAP nhưng có trồng theo tiêu chuẩn VietGAP hay không? Bộ tiêu chuẩn đã có rồi, việc bây giờ là kiểm tra giám sát và đảm bảo thực thi tốt bộ tiêu chuẩn. Cần phát nặng cả chuỗi siêu thị, nhà cung cấp và cơ quan quản lý trực tiếp. Siêu thị bạn có tin được không. Rau chợ đó Chúng tôi không có lựa chọn trong cái ăn vì chúng tôi chưa biết căn cứ vào tiêu chí nào để lựa chọn. Tin vào nhà cung cấp, tin vào chuỗi cung ứng có tên tuổi và uy tín là tiêu chí của chúng tôi. Chỉ có thể là niềm tin. tăng hình phạt cao thật cao với những hàng giả hàng nhái, gây nguy hại sức khỏe, kinh tế cả nước cần mạnh tay ra luật nghiêm túc. Tại sao làm từ chợ cóc, chợ truyền thống trước. Trong khi số lượng chợ truyền thống nhiều hơn, khó kiểm soát hơn, Trong khi siêu thị.. đầu vào rõ ràng, số lượng ít hơn chợ truyền thống, chợ cóc Thiếu trung thực của siêu thị và kg gắt gao kiểm tra của cơ quan quản lý mới dẫn đến việc làm gian dối của doanh nghiệp!! Chỉ mong sao nông sản Việt bán trong nước đảm bảo ATTP bằng 50% so với nông sản xuất khẩu, là dân vui lắm rồi. Cần sự quản lý chật chẽ từ các khâu sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an toàn sức khỏe của nhân dân ! 1. Để người dân giám sát sử dụng thương hiệu VietGAP: bộ làm 1 website thuộc bộ đăng các thương hiệu đạt tiêu chuẩn VietGAP. Các sản phẩm có thương hiệu VietGAP PHẢI IN MÃ QR code link về website này để người dân tự kiểm tra. Điều này đảm bảo việc sử dụng thương hiệu VietGAP lên bao bì.2. Vẫn website đó, đăng danh sách các doanh nghiệp vi phạm An toàn vệ sinh thực phẩm. Và chỉ gỡ xuống khi có chứng cứ khắc phục xong.3. Phạt nặng để răn đe: tạm ngưng kinh doanh 3 tháng cho lần đầu, các lần sau tăng gấp đôi! Điều này đánh trực tiếp vào túi tiền của doanh nghiệp, đảm bảo họ rất cân nhắc khi nghĩ đến vi phạm!Chúng ta cứ đỗ lỗi do nhân lực ít không giám sát hết nhưng các quốc gia khác có nhiều người không? ( trong khi họ quản lý chi phí rất chặt chẽ). Họ xây dựng các giải pháp có sử dụng công nghệ để hỗ trợ giám sát từ cộng đồng!Vì vậy, cơ quan quản lý cần làm 1 website quản lý về ATVSTP: ghi nhận thông tin từ người dân về các nghi ngờ sản phẩm không đảm bảo chất lượng, về cơ sở sản xuất không đảm bảo ATVSTP. Trách nhiệm cơ quan quản lý là ghi nhận và đi kiểm tra (trang bị các thiết bị kiểm tra chất lượng). Đừng kêu gọi các doanh nghiệp làm có trách nhiệm, họ chỉ có trách nhiệm khi túi tiền bị ảnh hưởng mà thôi! Để xảy ra tình trạng này thì trách nhiệm của cơ quan quản lý từ việc cấp, kiểm tra định kỳ vietgap, đến khâu phân phối, thông tin về nguồn gốc hàng hoá đều quá lỏng lẻo ồ! sắp có nhiều rau sạch để ăn như ở Nhật rồi mình cũng từng được hỗ trợ làm theo quy chuẩn VietGap cho vườn, nhưng chuẩn hay ko cũng vào cái tâm của người sản xuất nữa, chứ chứng nhận VietGap cũng chỉ giấy và tiền cho họ là có chứng nhận í mà. Rất ủng hộ, hàng nông sản VN bán cho dân VN phải bằng hoặc tốt hơn hàng xuất khẩu. Phải bỏ suy nghĩ cái ji tốt thì xuất khẩu
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương bị khai trừ Đảng Chiều 3/10, Văn phòng Trung ương Đảng phát thông cáo cho biết Trung ương quyết định kỷ luật ông Phạm Xuân Thăng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương, sau khi cho ý kiến vào Tờ trình của Bộ Chính trị.Trung ương cho rằng, ông Thăng đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.Những vi phạm nêu trên gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước, nhân dân và xã hội; để xảy ra vụ án tham nhũng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương.Ngoài ra, ông Thăng cũng đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an quyết định khởi tố, bắt tạm giam.Ngày 16/9, ông Thăng bị Bộ Chính trị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ các chức vụ trong Đảng và trình Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật. Ông Thăng bị xác định vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc, quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Ông cũng chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương nhiệm kỳ 2020-2025; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; để nhiều tổ chức đảng và đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Ngày 17/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, tạm giam ông Thăng để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự. Ông Thăng bị cơ quan điều tra cáo buộc chỉ đạo làm trái trong đấu thầu để Công ty Việt Á thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.Ông Phạm Xuân Thăng 56 tuổi, từng trải qua nhiều vị trí ở Tỉnh đoàn Hải Dương, sau đó là Bí thư Huyện ủy Bình Giang, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hải Dương. Ông làm Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương từ tháng 10/2020.
Chèo thuyền thúng bắt cá Đầu tháng 10, chợ cá biển Tam Tiến dừng hoạt động vì vào mùa mưa bão, song hàng chục thuyền thúng vẫn cập bờ bán cá. Ngư dân Nguyễn Kê, 50 tuổi, trú xã Tam Tiến, kéo lưới lên cạn rồi gỡ từng con cá tươi rói cho vào rổ. Kết quả sau ba giờ đánh bắt gần bờ là 6 kg cá nhỏ các loại, bán được 500.000 đồng.Để có thành quả đó, gần 3h sáng, ông Kê thức dậy ra bãi biển cách nhà khoảng 300 m. Chiếc thuyền thúng nằm trên cát, ông cùng các ngư dân dịch chuyển ra biển. Trong đêm tối, ông chèo lái thuyền thúng vượt qua những con sóng nhẹ bắt đầu một ngày mưu sinh.Thuyền chứa tấm lưới dài gần 1.000 m, cao 3 m, mắt lưới 2 cm. Khi cách bờ khoảng 200 m, ông buông một đầu lưới xuống nước rồi dùng tay chèo. Tấm lưới cước được sắp xếp gọn gàng nên thuyền đi đến đâu tự buông xuống, không phải gỡ. Sau 30 phút, tấm lưới tạo thành đường thẳng trên biển.Trời gần sáng, sóng biển mạnh dần, ông Kê bắt đầu thu lưới đưa vào bờ. Trên bờ, vợ ông chờ sẵn để cùng chồng gỡ cá và bán tại chỗ cho thương lái. "Ngoài các loại cá nhỏ, thi thoảng cá hanh, cá mú cỡ lớn vẫn mắc lưới", ông Kê nói, cho biết giá bán cá to cao gấp đôi so với cá nhỏ.Bờ biển xã Tam Tiến dài hơn 10 km, sau bão Noru nước biển đục, ngoài khơi sóng lớn nên cá thường vào bờ sinh sống. Khoảng 3-5 tiếng mỗi ngày trời ít gió, sóng biển êm, thuận lợi cho việc đánh bắt bằng thuyền thúng thô sơ. Muốn bắt được nhiều cá, ngư dân phải dậy sớm ra biển, vì khi mặt trời lên, sóng to thì thuyền nan nhỏ phải cập bờ, nếu không dễ gặp vùng nước xoáy và bị lật.Cũng đánh bắt cá gần bờ, ông Nguyễn Anh Nhật, xã Tam Tiến, cho biết ngày thường ông theo tàu thuyền ra biển chụp mực. Khi bão Noru xuất hiện thì dừng, chuyển sang đánh bắt gần bờ. Để hành nghề này, ngoài chiếc thuyền thúng, ông đầu tư tấm lưới khoảng 5 triệu đồng, dùng 3 năm mới hư hỏng.Để công việc thuận lợi, ngoài ông Nhật có một đồng nghiệp đi cùng, người chèo thuyền, người buông lưới. "Quá trình đánh bắt một người cũng làm được nhưng hơi cực, hai người khỏe hơn", ông Nhật giải thích.Gỡ được 4 kg cá cho vào rổ, ông Nhật nhẩm tính số tiền thu được khoảng 300.000 đồng, chia đôi cho hai người. "Chuyến biển này tôi không bắt được nhiều. Nghề biển thu nhập không ổn định, hôm may gặp may thu hơn triệu đồng, nhưng có hôm chỉ đủ cá ăn", ông chia sẻ.Đến 7h30, tất cả ngư dân gỡ xong cá, thương lái mang rổ đến các thuyền thu mua, rồi đem phân loại. Giá bán tại biển cá dìa hơn 200.000 đồng, cá liệt 80.000 đồng, cá tràng 70.000 đồng/kg... Thương lái sau đó cho đá lạnh bảo quản cá, đưa lên các chợ bán giá cao hơn 5.000-10.000 đồng/kg.Bà Nguyễn Thị Lam, thương lái ở bãi biển xã Tam Tiến, cho hay mỗi ngày thu mua khoảng 30 kg, đem lên TP Tam Kỳ bán lẻ và nhập cho các đầu mối. "Cá đánh bắt gần bờ thường tươi, được chế biến các món phổ biến như nấu canh chua, cháo, kho... rất ngon", bà nói. không phải là ngao chết hết đâu, nhiều con còn sống, tha hồ mang về ăn, bán. Thuỷ hải sản ở biển Giao Thuỷ Nam Định rất ngon và đậm vị vì đây là nơi giao hoà giữa sông Hồng và Biển Đông, gần vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Ngao giấy này có màu tím nên cũng tạo cảnh quan rất đẹp. Để thêm 1 vài người nữa, chính quyền nên xử lý những con còn sót lại để tránh phân huỷ ô nhiễm. Nghe nói ngao sò dạt vào bờ nhiều sẽ còn mưa bão to. Đây là thảm họa môi trường. Nếu con nào còn sống nên kéo ra biển để cân bằng lại hệ sinh thái. Bão và mưa sau bão gây xáo trộn môi trường, ngoài ra có thể do sóng lớn đánh bật ngao lên bờ. này đem nồi,bếp gas,bia ra ngồi tại chỗ luôn kkkk Đang thèm ngao nướng quá đi không biết trong bão có chất gì không, nguy hiểm quá, ngao ở tầng đáy , trừ phi trong nước có vấn đề
Sẽ tháo dỡ 79 biệt thự xây trái phép ở Phú Quốc Ngày 3/10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh cho biết địa phương đang thực hiện các bước xử phạt hành chính, yêu cầu hoàn trả hiện trạng ban đầu đối với chủ đầu tư của 79 căn biệt thự trái phép ở Phú Quốc. Trường hợp các cá nhân vi phạm không chấp hành, nhà chức trách sẽ cưỡng chế, tháo dỡ theo quy định.Động thái trên được đưa ra vì đã quá thời hạn cuối (ngày 30/9) để chủ nhân các căn biệt thự xây trái phép cung cấp thông tin xác minh nguồn gốc đất, cung cấp hồ sơ mua bán, xây dựng. Tuy nhiên, vẫn không có người nào tới gặp chính quyền địa phương để giải quyết.Số biệt thư này xuất hiện từ 4 năm trước khi Phú Quốc phát triển nóng, giá đất tăng cao. Nhiều người tự ý bao chiếm đất công, xây trái phép, đặc biệt ở giai đoạn Covid-19 bùng phát. Mỗi căn được xây dựng trên diện tích 200-350 m2. Khi phát hiện, chính quyền địa phương nhiều lần mời người vi phạm lên làm việc song họ phớt lờ, đóng cửa biệt thự hàng tháng liền.Về trách nhiệm địa phương và đơn vị liên quan, lãnh đạo Kiên Giang cho biết UBND tỉnh sẽ xem xét sau khi thu hồi đất.Hơn ba tháng trước, UBND tỉnh Kiên Giang lập tổ công tác đặc biệt nhằm xử lý tình trạng bao chiếm đất công, đất rừng gây bức xúc trong thời gian dài. Kết quả tổ này đã kiểm tra, xử lý, thu hồi gần 140 ha đất rừng, đất quy hoạch lâm nghiệp bao chiếm trái phép.Ngoài ra, tại khu bảo tồn biển Phú Quốc rộng hơn 40.000 ha, cơ quan chức năng phát hiện yêu cầu tháo dỡ khoảng 40 công trình lấn chiếm, xây kè, cầu tàu, quầy bar, bungalow không phép,...Đến nay, 11 vụ vi phạm đã được chuyển sang cơ quan điều tra về tội huỷ hoại rừng, đã khởi tố 7 vụ án với 11 bị can, ba vụ đang được củng cố hồ sơ. Hạt kiểm lâm TP Phú Quốc từ đầu năm đến nay đã xử phạt vi phạm hành chính 165 vụ, phạt gần 1,5 tỷ đồng, buộc khắc phục trên 50 ha rừng...Ngọc Tài - Dương Đông Ko hiểu địa phương quản lý thế nào Voi chui lọt, kiến không qua. 79 biệt thự chứ đâu phải căn nhà cấp 4 mà lúc xây dựng không thấy.Tui vừa đổ xe cát xi măng sửa nhà bếp là mấy anh xuống liền. Quá lãng phí, ai cấp phép cho xây dựng? Xây xong lại phá. Cần tịch thu luôn đất đai những công trình cố ý sai phạm mới đủ tính rắn đe. Phải vậy chứ theo tôi ko nên tháo vỡ vì rất lãng phí, nên xử phạt tiền bằng chi phí xây dựng Con voi lọt qua lỗ kim. Xây tới bi nhiêu biệt thự, làm đường nội khu, hoàn chỉnh điện, nước với toàn xe công nghiệp nặng, công trường ồn ào, náo nhiệt bao nhiêu tháng ngày mà làm toàn khu xong xuôi mới "bị" phát hiện!!! Cho hỏi cơ sở nào để công ty cấp điện cấp nước ký hợp đồng cung cấp điện nước với những chỗ này. chính quyền xã, phường để ở đâu sao ko biết Phí phạm nguồn lực vật tư, sức người thật. Sai phạm thì phải dỡ bỏ thôi.Những người đầu tư xây dựng 79 căn biệt thự này nên cảm thấy xấu hổ. Toàn bộ biệt thự xây dựng không phép phải loại bỏ, chi phí chủ đầu tư phải chịu. Xây k phép cứ thế đập hết đi, để người sau họ nhìn thấy mà sợ, chứ k phải để sự đã rồi, họ nghĩ cứ xây rồi k ai phá đâu. Xây biệt thự chứ đâu phải dựng chòi lá đâu mà để đến giờ mới xử lí Mặc dù lãng phí nhưng để răn đe cũng như về lâu về dài, Phú Quốc sẽ được quy hoạch đẹp, phát triền bền vững hơn. Kỷ cương phải thật nghiêm để làm gương.
Hiện trạng vườn hoa hơn 120 tuổi sắp cải tạo ở thủ đô Xung quanh có những con cóc bằng đồng phun nước lên trụ đá, các họa tiết trang trí kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc của phương Đông và phương Tây. Vì thế người Hà Nội quen gọi là vườn hoa Con Cóc. Ngoài ra, vườn hoa còn có hình tượng những con rồng đang chầu hướng về 4 chân trụ đá thể hiện sức mạnh và sự uy nghiêm.Đối với hạng mục đài phun nước Con Cóc, UBND quận Hoàn Kiếm đang thu thập hồ sơ, xin ý kiến các sở ngành, nhà khoa học để thiết lập phương án trùng tu cùng với việc cải tạo vườn hoa.Xung quanh có những con cóc bằng đồng phun nước lên trụ đá, các họa tiết trang trí kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc của phương Đông và phương Tây. Vì thế người Hà Nội quen gọi là vườn hoa Con Cóc. Ngoài ra, vườn hoa còn có hình tượng những con rồng đang chầu hướng về 4 chân trụ đá thể hiện sức mạnh và sự uy nghiêm.Đối với hạng mục đài phun nước Con Cóc, UBND quận Hoàn Kiếm đang thu thập hồ sơ, xin ý kiến các sở ngành, nhà khoa học để thiết lập phương án trùng tu cùng với việc cải tạo vườn hoa.Theo công nhân môi trường, hàng ngày đài phun nước được vớt lá, rác... Năm 2019 từng có đề xuất cải tạo vườn hoa Con Cóc nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Theo công nhân môi trường, hàng ngày đài phun nước được vớt lá, rác... Năm 2019 từng có đề xuất cải tạo vườn hoa Con Cóc nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Vườn hoa có diện tích 4.240 m2, nằm ở phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, vị trí giao giữa các phố Ngô Quyền - Lý Thái Tổ - Lê Phụng Hiểu.Sau nhiều lần chuyển giao các đơn vị quản lý việc duy tu, cải tạo chưa đồng bộ, đến nay các hạng mục hè, đường dạo được lát bằng nhiều loại vật liệu (đá, gạch block, gạch lá dừa), nhiều vi trí đã bong bật, lún sụt. Cây xanh, thảm cỏ còn thiếu, đơn sơ, trang thiết bị đô thị (ghế ngồi, thùng rác...) còn thiếu.Vườn hoa có diện tích 4.240 m2, nằm ở phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, vị trí giao giữa các phố Ngô Quyền - Lý Thái Tổ - Lê Phụng Hiểu.Sau nhiều lần chuyển giao các đơn vị quản lý việc duy tu, cải tạo chưa đồng bộ, đến nay các hạng mục hè, đường dạo được lát bằng nhiều loại vật liệu (đá, gạch block, gạch lá dừa), nhiều vi trí đã bong bật, lún sụt. Cây xanh, thảm cỏ còn thiếu, đơn sơ, trang thiết bị đô thị (ghế ngồi, thùng rác...) còn thiếu.Dự kiến, các hạng mục của vườn hoa sẽ cải tạo gồm: Lát lại hè, đường dạo bằng đá granite, bổ sung cây xanh, trang thiết bị đô thị đồng bộ gồm thùng rác, ghế ngồi, hệ thống chiếu sáng... Dự kiến, các hạng mục của vườn hoa sẽ cải tạo gồm: Lát lại hè, đường dạo bằng đá granite, bổ sung cây xanh, trang thiết bị đô thị đồng bộ gồm thùng rác, ghế ngồi, hệ thống chiếu sáng... Thảm cỏ sẽ trồng các dải cây tầm thấp dọc theo vỉa hè để tách biệt giữa không gian vườn hoa với đường phố; trồng bổ sung các loài cây có tán cao, giải phóng tầm nhìn hướng về mặt tiền công trình trọng điểm.Thảm cỏ sẽ trồng các dải cây tầm thấp dọc theo vỉa hè để tách biệt giữa không gian vườn hoa với đường phố; trồng bổ sung các loài cây có tán cao, giải phóng tầm nhìn hướng về mặt tiền công trình trọng điểm.Một góc khác và phần vỉa hè phía bên cạnh khách sạn Métropole của vườn hoa hiện được trưng dụng làm nơi đỗ xe.Một góc khác và phần vỉa hè phía bên cạnh khách sạn Métropole của vườn hoa hiện được trưng dụng làm nơi đỗ xe.Hiện cơ quan chức năng đã cắm biển sơ đồ quy hoạch và tu sửa lại vườn hoa ở phố Ngô Quyền.UBND quận Hoàn Kiếm cho hay đã thực hiện xong các thủ tục để thi công cải tạo vườn hoa trong tháng 10. Hiện cơ quan chức năng đã cắm biển sơ đồ quy hoạch và tu sửa lại vườn hoa ở phố Ngô Quyền.UBND quận Hoàn Kiếm cho hay đã thực hiện xong các thủ tục để thi công cải tạo vườn hoa trong tháng 10. tại sao cứ phải lát đá... granite, vừa trơn trợt khi trời mưa và đắt tiền . Bên Tây người ta cũng đâu có sang như vậy. Không nên lát bằng đá granite mà nên bằng gạch như hiện nay thì mới phù hợp không gian này Để nguyên trạng, như hiện nay. Chỉ cần gia cố đài chắc thêm là dc. Cổ kính nó phải rêu phong, cỏ cây mọc tự nhiên như vậy mới đẹp. Nên giữ những gì đang có, công trình xưa đã tồn tại trăm năm vẫn tồn tại và đẹp, những công trình mới gần đây tuổi đời ngắn nhanh lỗi thời và xuống cấp nhanh. Cái này một trong những yêu cầu luật kiến trúc, xây dựng nên xem xét bổ sung. Mong tp HN dẹp bãi trông xe máy ở khu vực vỉa hè sát với khu vườn hoa Diên Hồng, tôi thấy nó phá vỡ hết cảnh quan xung quanh công viên này Lại đá Granite, vừa đắt tiền, vừa dễ vỡ, đi lại dễ trơn trượt, ngã mà đập đầu xuống nền đá này thì cũng nguy hiểm lắm. Những gì đang đẹp và có giá trị lịch sử thì để nguyên đi, chỉ cần bổ sung thùng rác là đủ. Làm lại vừa tốn kém vừa mất bớt cây xanh cổ thụ.Ở Việt Nam mình vỉa hè, công trình công cộng hạn chế việc láng betong mà nên lát gạch/đá để thấm nước mưa, tạo thoát nước tự nhiên và tạo hệ thống nước ngầm bên dưới, bớt được việc ngập úng do nước mưa dồn ứ k biết chảy đi đâu. Hà Nội tại sao đẹp và thơ mộng, bởi vì kiến trúc cổ đặc trưng làm nên điều đó. vậy tại sao bây giờ cứ phải làm thay đổi đi cái đó, cái vốn dĩ làm nên vẻ thơ mộng hoài cổ của Hà Nội? vỉa hè hỏng thì lát lại chứ đừng chặt cây xanh Giữ nguyên nét cổ kính đi chứ đào bới lát đá hoa cương làm gì đi chỉ tổ trơn trượt té ngã ra. Tôi thấy cần thiết không kém là các nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch, vui chơi. Hãy dành ngân sách cho việc đó, hãy rà soát thường xuyên việc này Tiêu điểm của vườn hoa chính là đài phun nước , với diện tích và độ cao không có gì là hoành tráng nhưng thật ấn tượng . Nó mang một nét đẹp của Hà nội thanh bình xưa , đây có lẽ là nơi còn sót lại vì nó không náo nhiệt như những khu phố khác . Xung quanh nên bố trí những hàng ghế hình bán nguyệt , chân sắt nan gỗ (hay giả nan gỗ) , tránh đưa loại ghế granito vào vì nó sẽ làm giảm đi rất nhiều vẻ đẹp của nó . Để nguyên trạng thôi, gia cố lại những chỗ hỏng. Bỏ chỗ để xe đi Với cá nhân tôi, đây là một vườn hoa đẹp nhất đất nước mình. Hi vọng rằng Cục di sản văn hóa và các đơn vi liên quan đến dự án cải tạo vườn hoa này sẽ thận trọng và kĩ lưỡng trong công việc này để bảo tồn vườn hoa xứng với giá trị , ý nghĩa của nó. Phối cảnh dự kiến sau khi cải tạo có vẻ không đẹp bằng hiện trạng...!
Phạt hơn 40 xe đi vào làn khẩn cấp vành đai 3 Chiều 3/10, đại diện Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, cho biết 6 trường hợp vi phạm trên vành đai 3 được Cảnh sát giao thông Hà Nội trực tiếp lập biên bản xử lý. 42 xe khác được gửi hình ảnh về Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội để củng cố hồ sơ, ra thông báo phạt nguội.Trong các vi phạm, chủ yếu là đi vào làn đường khẩn cấp với 44 xe bị ghi hình, 4 xe dừng đỗ không đúng quy định.Cục Cảnh sát giao thông đánh giá, vành đai 3 có nhiều điểm xung đột giao thông, đặc biệt là ở điểm lên xuống. Việc ùn tắc xảy ra thường xuyên, không chỉ dịp nghỉ lễ. Nguyên nhân là lượng phương tiện lớn, vượt công suất thiết kế, ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân còn kém.Ngoài ra, tình trạng nhiều phương tiện hỏng trên tuyến đường này, đặc biệt là đoạn từ đầu cầu Thanh Trì đến hồ Linh Đàm và nhiều điểm bất hợp lý về tổ chức giao thông đã dẫn đến ùn tắc.Sau đợt thí điểm, Cục Cảnh sát giao thông dựa vào dữ liệu thực tế sẽ đưa ra phương án giảm ùn tắc trên vành đai 3.Vành đai 3 dài khoảng 65 km, đi qua 9 quận, huyện của TP Hà Nội, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Trước tình trạng trên, Cục Cảnh sát giao thông đã triển khai kế hoạch tăng cường tuần tra, đảm bảo trật tự trên tuyến. Mô hình trên sẽ được nhân rộng ra các tuyến cao tốc ở thành phố lớn nếu hiệu quả. Chỉ cần ngồi đếm 1 tiếng là cỡ 50 xe. Tôi không nói quá vì ngày nào dũng đi trên đoạn từ Thăng Long đến Mai Dịch. Phạt nặng vào giam xe càng tốt,với lỗi bật pha trong phố và những xe độ đèn led nữa!MONG LẮM Rất tốt. Nên phạt nặng để làm gương. Nên lắp camera phạt nguội toàn tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương và Long Thành - Dầu Giây! Đây là nguồn thu rất lớn! Tuy nhiên để tránh tiêu cực thì camera phạt nguội này nên được quản lý và xử phạt bởi Bộ Công An, không nên giao cho địa phương quản lý! Cứ lắp cam phạt nguội 500-1km 1 cái đảm bảo lấy lại vốn trong vòng 1 ngày Hai tuần, hơn 40 xe bị phạt. Tuy rằng không phản ánh đúng thực tế nhưng do CSGT tuần tra nghiêm túc nên số lượng xe vi phạm cũng giảm hẳn. Phải làm sao sau này không có CSGT tuần tra cũng không có xe vi phạm mới đạt yêu cầu. 2 tuần có 40 xe vi phạm thì đâu có nhiều đâu ta? Sao ít xe đi vào làn khẩn cấp thế nhỉ? Nói thật chứ , lái xe như vậy nên tước bằng lái vĩnh viễn ? Chạy rất nhiều mà Phạt chẳng bao nhiêu ? 2 tuần mà ghi nhận được 40 xe đi vào làn khẩn cấp là quá ít.Tôi chỉ đi 1 chiều từ Mai Dịch tới Pháp Vân vào bất kỳ ngày nào cũng có thể bắt gặp ít nhất ngần ấy xe đi sai rồi. Có thể do các tài xế biết đang vào đợt tuần tra liên tục nên họ chấp hành Sao ít thế nhỉ, cam hành trình của tôi đi 1 lúc là có 50 chú Cho đường dây nóng, ngày nào tôi cũng ghi hình dc cả đống, nên cho dg dây nóng cho dân giám sát cùng CSGT Tôi thấy làm vậy càng tắc cầu nhiều hơn. Nên quy định tốc độ hai làn và yêu cầu giám sát xe chạy phù hợp tốc độ làn mình đang chạy. Vì rất nhiều xe chạy chậm nhưng vẫn đi làn trong làm ảnh hưởng đến các xe khác gây tắc đường! Đường thì bé, lại còn làn khẩn cấp! Từ khi cấm các xe đi vào thì thường xuyên ùn tắc giao thông bất kể thời gian nào trong ngày! Cứu hỏa với cứu thương chả thấy chạy trên này lúc nào cả! Phạt nghiêm vào rồi các tài xế cũng quen nề nếp tốt thôi. Quá tuyệt
Ba Ủy viên Trung ương Đảng thôi chức Sau phiên khai mạc hội nghị Trung ương 6 khóa XIII sáng 3/10, Trung ương đã thảo luận và quyết định một số nội dung về công tác cán bộ.Căn cứ quyết định hiện hành, ý kiến của các cơ quan liên quan và chủ trương của Bộ Chính trị về bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật; trên cơ sở đề nghị của cấp ủy, tổ chức đảng, ý kiến của các cơ quan chức năng và xem xét nguyện vọng của cán bộ; Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu quyết, thống nhất để ba Ủy viên Trung ương Đảng gồm ông Nguyễn Thành Phong (Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương), Bùi Nhật Quang (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Huỳnh Tấn Việt (Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương) thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.Theo Thông báo kết luận số 20 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật, Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu không tự nguyện thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định.Trước đó, ba ông Phong, Quang, Việt đều đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo. Cụ thể, ngày 8/7, Bộ Chính trị cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nguyễn Thành Phong. Ông Phong bị xác định trong thời gian giữ chức vụ Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND TP HCM đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương.Ông cũng chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu đối với các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng và UBND TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.Bộ Chính trị đánh giá những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021 "đã gây hậu quả rất nghiêm trọng", vi phạm của ông Phong "đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, làm thất thoát rất lớn tài sản nhà nước". Những vi phạm này gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ, chính quyền, sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cá nhân ông Phong.Ông Phong 60 tuổi, quê Bến Tre, trình độ tiến sĩ kinh tế, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Ông từng kinh qua các chức vụ Bí thư Trung ương Đoàn phụ trách phía Nam; Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn; Bí thư Quận ủy quận 2, TP HCM; Phó bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Phó bí thư Thành ủy TP HCM, Chủ tịch UBND TP HCM. Cuối tháng 8/2021, ông Phong được điều động giữ chức Phó ban Kinh tế Trung ương.Ngày 30/9, Bộ Chính trị cảnh cáo ông Bùi Nhật Quang và đề nghị cơ quan chức năng kỷ luật hành chính với ông Quang đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng. Ông Bùi Nhật Quang chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 (giai đoạn từ tháng 11/2019 đến tháng 8/2020) và nhiệm kỳ 2020-2025.Ông Quang vi phạm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, Quy chế làm việc của Đảng ủy dẫn đến nội bộ Ban Thường vụ Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam mất đoàn kết; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, về trách nhiệm nêu gương, về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; thiếu trách nhiệm, buông lỏng chỉ đạo, quản lý; thiếu kiểm tra, giám sát.Hậu quả là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc có nhiều vi phạm kéo dài trong công tác cán bộ, quản lý sử dụng tài chính, tài sản, đầu tư công; quản lý nghiên cứu khoa học, đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo; không thực hiện nghiêm chỉ đạo, kết luận của các tổ chức đảng cấp trên.Vi phạm, khuyết điểm của ông Bùi Nhật Quang bị đánh giá "gây hậu quả nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ, bức xúc trong cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và bản thân".Ông Bùi Nhật Quang 47 tuổi, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII (dự khuyết), XIII, học hàm phó giáo sư, trình độ tiến sĩ kinh tế. Công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam từ năm 1995, ông Quang trải qua nhiều vị trí, đến năm 2014 thì được điều động giữ chức Phó chủ tịch tỉnh Ninh Thuận; hai năm sau làm Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và tháng 11/2019 được bổ nhiệm làm Chủ tịch Viện.Ngày 22/7, Bộ Chính trị cảnh cáo ông Huỳnh Tấn Việt vì trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng đoàn HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.Những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng đoàn HĐND tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2016-2021, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Phú Yên các nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026 và ông Huỳnh Tấn Việt đã gây hậu quả nghiêm trọng. Những vi phạm trên gây thiệt hại lớn ngân sách nhà nước, làm giảm sút uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương và cá nhân ông Việt, Hiến, gây dư luận xấu, bức xúc trong xã hội.Tháng 5/2021, Công an tỉnh Phú Yên đã khởi tố vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí để điều tra dấu hiệu sai phạm trong đấu giá đất tại khu đô thị Nam Tuy Hòa, TP Tuy Hòa. Gần một tháng sau, ông Nguyễn Chí Hiến bị bắt với cáo buộc sai phạm trong đấu giá 262 lô đất ở khu vực trên.Trước khi vướng lao lý, ông Hiến từng trả lời báo chí phương án đấu giá các lô đất tại khu đô thị Nam Tuy Hòa đã được Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trình xin ý kiến và Thường trực HĐND tỉnh, Ban thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên thống nhất.
Cảnh sát đục tường dập lửa tại quán karaoke Khoảng 11h ngày 4/10, lửa bùng phát tại tầng 4 quán karaoke số 249 đường Nguyễn Tất Thành, phường Thanh Bình, quận Hải Châu. Các nhân viên dùng bình chữa cháy mini xử lý nhưng bất thành.Lửa bén vào vật liệu cách âm trong phòng hát, phát ra nhiều tiếng nổ, khói bốc lên nghi ngút. Thời điểm nay quán không có khách.Công an quận Hải Châu đã điều động 4 xe chuyên dụng cùng hàng chục lính cứu hỏa đến hiện trường, dùng xe thang tiếp cận đám cháy, đục tường cho khói thoát ra ngoài và phun vòi rồng dập lửa. Sau nửa tiếng, đám cháy được dập tắt.Tuy không thiệt hại về người, hỏa hoạn đã thiêu rụi nhiều tài sản. Nguyên nhân đang được điều tra. Karaoke không còn phù hợp tại VN hiện tại. Dẹp bỏ. Nhà nào thích hát hò về nhà mà thiết kế phòng hát đạt chuẩn mà hát. Quá nguy hiểm cho kiểu mô hình này. Tôi hôm trước có đề xuất ý kiến là...mặt tiền toà nhà quán karaoke nên lắp kính, khi cháy CSCC họ tiếp cận nhanh là đập tan tấm kính giúp cho khói độc thoát ra ngoài nhanh chóng, giúp cho việc phun nước vào trong nhanh hơn, giải cứu người cũng nhanh chóng hơn.... Sao ko có qui chuẩn thiết kế nào cho phòng Karaoke nhỉ? tự do xây kín như bưng Nguy hiểm quá. Đề nghị tổng kiểm tra những nơi nhậy cảm thiếu an toàn này nếu quán nào ko chấp hành đúng về pccc thì phạt thật nặng rút gpkd luôn. Thật may không có khách. Các quán karaoke cũng nên thay bằng vật liệu chống cháy cho an toàn. oh, thật nguy hiểm khi ngôi nhà ko đường thoát. may mắn ko có người Chỉ trong vòng vài tháng liên tiếp các vụ cháy quán Karaoke lớn nhỏ liên tiếp diễn ra trong phạm vi cả nước. Thật đáng quan ngại! Lại là quán Karaoke Lại là quán karaoke, may mà thời điểm này ko có khách! Với kiểu karaoke như này sẽ sớm đóng cửa hết thôi. Ai dám vào hát khi nhà ống thiết kế không an toàn như này. tôi thấy quy định về kinh doanh karaoke hiện nay quá dễ giãi .phãi đưa vào danh sách ngành kinh doanh có điều kiện. nên dỡ bỏ hết hệ thống đèn màu trong phòng ca,vì phía sau vách đèn màu đó dây điện chằng chịt,khó kiễm soát,dễ gây chập điện Vẫn còn người đi ka mà. Liều thật
Bình Dương thử nghiệm ôtô không người lái chở khách Xe không người lái được UBND tỉnh Bình Dương cho chạy thử nghiệm từ ngày 3 đến 9/10. Ôtô chạy trên tuyến đường từ tòa nhà Trung tâm hành chính tỉnh đến khu thương mại Hikari nhằm phục vụ khách ở hai tòa nhà này.Ôtô không người lái do Tập đoàn Phenikaa-X Việt Nam nghiên cứu, phát triển vào năm 2021, đã thử nghiệm thành công tại Đại học Phenikaa (Hà Nội). Xe dài 3,5 m, rộng 1,6 m, cao 2,3 m, chở 4-5 người (tối đa 600 kg); thân làm bằng vật liệu composite; tốc độ tối đa 20 km/h, mỗi lần sạc (6 giờ) có thể chạy quãng đường 40 km; chạy được hai chiều; hoạt động an toàn khi trời mưa... Chi phí sản xuất trước đó được Phenikaa-X thông tin khoảng 1,5 tỷ đồng.Theo đại diện nhà sản xuất, các tính năng tự hành của xe đạt đến cấp độ 4 (tiêu chuẩn của Hiệp hội Kỹ sư xe hơi, gồm 5 cấp độ) nhờ trang bị bản đồ 3D, các cảm biến LiDAR và GPS phân giải cao. Các tính năng này cùng với hệ thống an toàn, nhận diện và điều khiển thông minh giúp ôtô ra quyết định rẽ trái, phải, dừng lại, nhường đường, giảm tốc độ khi vào góc cua, gặp vật cản...Ông Oh Dongkun, Tổng giám đốc Công ty TNHH Becamex Tokyu (đơn vị phối hợp dự án thử nghiệm ở Bình Dương), cho biết sau thời gian thử nghiệm, các đơn vị liên quan sẽ xác minh độ an toàn, khả năng xử lý của xe, khảo sát khách sử dụng. Từ dữ liệu thu được, các bên phân tích và nghiên cứu những biện pháp thúc đẩy phát triển đô thị thông minh, trong đó gồm lĩnh vực giao thông.Phước Tuấn Chở dc 5 người, giá 1,6 tỷ, sạc 6 giờ và đi dc 40km. Có vẻ không kinh tế lắm. Xe chạy không người lái nhưng sẽ có người hét " tránh ra, tránh ra" dùm, hihi. Hay. Đã là thành phố thông minh thì nên phát triển những loại hình dịch vụ tự động như thế. Like! Rất ủng hộ các công nghệ mới tiên phong! Phải có quy định rõ ràng khi khai thác loại hình này. Như khi xảy ra tai nạn thì đơn vị nào chịu trách nhiệm? Không phù hợp với giao thông ở Việt Nam. Phải có trước mới có sau chứ. Không có nghiên cứu, sáng tạo và thử nghiệm sao có triển khai đại trà được. Cho Bình Dương 5 sao Cho xe về TPHCM thì đảm bảo nó sẽ đứng im trên đường, không nhúc nhích vì lúc nào cảm biến cũng phát hiện có chướng ngại. Từ Robot Human, nay lại tiến hóa sang Robot Vehicle (RV)... Xem ra phải làm đường dành riêng cho RV. Thật tuyệt vời. Bình Dương có TP thông minh được các tổ chức Châu Âu công nhận.Thủ phủ nên công nghiệp lớn của cả nước.Tỉnh giàu thứ 5/64 tỉnh thành cả nước. Có người lái còn tai nạn huống hồ không người lái, thế giới còn đang thử nghiệm mãi có hiệu quả đâu! xe sản xuất thử nghiệm với số lượng giới hạn thì giá cao là đúng rồi , khi nào thương mại hóa sản xuất đại trà thì giá sẽ giảm đi rất nhiều Phí tiền. Người ngồi trên đó để làm gì nhỉ? Tối đa chỉ 20km/h và 5 người. tiện lợi không cao. Nếu đường dài 10km, thì đi và về chỉ được 2 lượt là phải xạc pin mất 6h. Có vẻ tính khả thi không cao lắm. Dù chỉ là ý tưởng cũng là sự lựa chọn tuyệt vời. Chỉ cần chính quyền đồng lòng người dân ủng hộ để môi trương đc xanh sạch là có thể sx hàng loạt giảm giá thành phương tiện này trên phạm vi rộng.
Phó giám đốc quản lý phà Cát Lái bị đình chỉ công tác Quyết định vừa được Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong (TNXP) đưa ra sau phản ánh nhiều nhân viên thu phí phà Cát Lái (nối TP HCM và Đồng Nai) thu tiền khách nhưng không phát thẻ. Ngoài ông Tuấn, 7 người khác cũng bị xem xét kỷ luật.Trước đó, từ đầu tháng 7, việc thu phí qua bến Cát Lái chuyển từ bán vé giấy sang vé điện tử theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Khách đến phà được nhân viên phát thẻ từ và thu tiền. Sau đó, nhân viên sẽ thu lại thẻ rồi quẹt vào trụ để lên doanh thu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị phản ánh thu tiền nhưng không quẹt thẻ.Sau khi báo chí phản ánh, đại diện đơn vị quản lý phà Cát Lái thừa nhận có thiếu sót vì nhiều thời điểm xe quá đông, trong khi mặt bằng bến phà phía Đồng Nai chật hẹp khó phân luồng riêng nên nhân viên thu phí gặp lúng túng. Chưa kể, nhiều người chạy ngược chiều vào làn ôtô, khiến việc phát và thu lại thẻ để quẹt vào trụ rất khó. Do đó, để tránh gây ùn tắc và lộn xộn, nhân viên phải ra khỏi khu vực nhà chờ để bán vé, sau đó quẹt bù số thẻ chưa quẹt để đảm bảo doanh thu và lưu lại dữ liệu...Công ty TNXP cho biết đã cho bố trí riêng biệt khu vực phát, thu và quẹt thẻ; đồng thời bổ sung camera, mở rộng, lắp thêm mái che, ưu tiên phân luồng cho xe máy xuống phà trước để tránh ùn ứ... Sắp tới, đơn vị sẽ áp dụng nhiều giải pháp công nghệ để quản lý hiệu quả và tăng minh bạch trong việc thu phí qua phà Cát Lái.Phà Cát Lái là một trong trục giao thông chính kết nối TP HCM qua Đồng Nai, hiện mỗi ngày có khoảng 50.000 lượt khách qua đây. Dịp lễ, tết số người qua phà tăng thêm 20.000-30.000 người, khiến hai đầu bến thường xuyên ùn tắc.Hạ Giang Đi phà Cát Lái nhiều lần và cũng thắc mắc như vậy, thu tiền không có phiếu, vé, phát thẻ thì lúc phát lúc không, như vậy làm sao quản lý được doanh thu. Tháng 09 vừa rồi tôi có đi công tác qua phà thấy hiện trạng như báo phản ảnh , thu tiền đưa thẻ không quẹt, lần sau thu tiền trực tiếp luôn . Vé giấy thì lúc đưa lúc không, từ khi đổi sang thẻ từ mình chưa bao giờ nhận thẻ từ nhân viên, mình không nghĩ lý do đông xe vì có nhiều hôm xe vắng cũng k đưa cho khách luôn. tôi từng chứng kiến đường xuống phà ko hề kẹt nhưng nv thu tiền ko xé vé cho khách, thậm chí 1 số xe oto vì ko muốn xếp hàng mất thời gian chọn lối đi hướng chiều xe ngược đi ngược chiều đường ngược lại xong đưa tiền cho nv để khỏi phải đi theo thứ tự. Điều tra là ra ngay thôi Lắp thiết bị đếm lượt phương tiện tại cổng là xong. Việc này về công nghệ chúng ta thừa khả năng thực hiện. Tại sao không bỏ ngay cái phà này đi nhỉ? Bữa đi phà Bình Khánh cũng thấy tình trạng y như vầy! Tôi đến nhơn trạch từ tháng 7 năm ngoái đi lại thường xuyên qua phà hầu như chỉ thấy thu tiền không.mới cách đây 2 3 tuần mới phát thẻ.lúc phát lúc không
Bến Tre đóng cửa nhà máy rác gây ô nhiễm Quyết định xử phạt Công ty cổ phần xử lý rác thải Bến Tre (xã Hữu Định, huyện Châu Thành) vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam ký, sau nhiều lần yêu cầu nhưng đơn vị này không khắc phục tình trạng ô nhiễm.Dự án nhà máy xử lý rác thải Bến Tre rộng gần 4h ha, tổng vốn 200 tỷ đồng khởi công đầu năm 2016, hoạt động từ giữa năm 2018. Theo thiết kế, nhà máy có thể tiếp nhận 200 tấn rác thải mỗi ngày. Tuy nhiên, quá trình vận hành nơi đây chỉ xử lý được khoảng 40% công suất. Sau 4 năm, lượng rác tồn đọng gần 100.000 tấn.Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải, khí thải của nhà máy hoạt động chưa hiệu quả, tro xỉ chưa được thu gom. Tại khu vực bãi chứa, rác chưa được xử lý bốc mùi hôi, nước rỉ chảy ra ngoài ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Hàng chục hộ đã nhiều lần gửi đơn phản ánh đề nghị nhà máy khắc phục ô nhiễm, nhưng tình trạng này vẫn chưa được xử lý.4 tháng trước, chính quyền Bến Tre ra "tối hậu thư" yêu cầu đến cuối tháng 7 nhà máy phải hoàn thiện các hạng mục còn dang dở và giải quyết tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, đến hạn đơn vị này vẫn chưa khắc phục.Hiện, rác thải trên địa bàn tỉnh tạm thời được vận chuyển về bãi rác An Hiệp (An Hiệp, Ba Tri) cách TP Bến Tre 60 km.Hoàng Nam
Bộ Ngoại giao giảm hai đơn vị Ngày 14/10, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao. Theo đó, Bộ Ngoại giao không còn Vụ Thi đua - khen thưởng và Truyền thống ngoại giao.Như vậy, so với hiện nay, cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao giảm 2 đơn vị. Ngoài ra, Trung tâm Biên phiên dịch quốc gia được đổi tên thành Vụ Biên phiên dịch đối ngoại.Vụ châu Âu được tổ chức 5 phòng; các Vụ Tổ chức cán bộ, Luật pháp và Điều ước quốc tế được tổ chức 4 phòng; Vụ châu Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Trung Đông - Châu Phi được tổ chức 3 phòng.Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.Bộ trưởng Ngoại giao trình Thủ tướng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; Ủy ban Biên giới quốc gia; Học viện Ngoại giao; trình Thủ tướng ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Bộ.Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/12.
Tàu Cát Linh đông khách nhất từ trước đến nay Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) Vũ Hồng Trường cho biết khoảng 70% hành khách sử dụng vé tháng. Đây là kỷ lục mới về lượng khách đi tàu trong những ngày làm việc, cao hơn 3.000 lượt so với tuần trước. Vào ngày lễ 2/9 vừa qua, Metro Hanoi đón 55.000 lượt khách.Từ đầu tháng 9, khi nhu cầu khách đi tàu tăng cao, Metro Hanoi tăng thêm 2 đoàn tàu, nâng tổng số lên 9, giờ cao điểm chạy 6 phút/chuyến, giờ bình thường 10 phút/chuyến, thay vì tần suất 10 phút/chuyến như trước.Ông Vũ Hồng Trường cho hay, sinh viên đang có xu hướng thuê nhà ở Hà Đông và sử dụng tàu đi lại hàng ngày vào nội đô. Tuyến đường đang góp phần giảm mật độ phương tiện trên hành lang đường bộ phía tây nam thủ đô, tạo thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng.Thời gian đầu vận hành (tháng 11/2021), do dịch bệnh Covid-19, tàu Cát Linh - Hà Đông chỉ đón khoảng 7.000-8.000 khách mỗi ngày. Sau gần một năm, lượng khách đi lại đã ổn định và tăng cao.Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13 km đi trên cao, có 12 nhà ga. Mỗi đoàn gồm 4 toa, sức chở tối đa 960 người/đoàn, tốc độ tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác 35 km/h. Thời gian đoàn tàu di chuyển toàn tuyến hết 23 phút.Vé tàu được ngân sách thành phố trợ giá, gồm các loại vé lượt 8.000-15.000 đồng theo quãng đường đi, vé tháng 200.000 đồng, vé tháng ưu đãi 100.000 đồng dành cho học sinh, sinh viên. Mong sớm kết nối với tuyến Nhổn, chắc chắn sẽ có nhiều người đi hơn nữa. Rất tiện giờ tôi toàn đi tàu. Gửi xe máy ở bến gần nhất hoặc đi bộ nếu dưới 1,5 km. Hà Nội nên tập trung làm xong các tuyến tàu điện mới. Và kết hợp xe bus điện là ổn mạng lưới giao thông công công. Giải quyết bao nhiêu thứ. Sắp tới mùa đông rồi, nếu thuận tiện điểm đi và đến, đi tàu điện là rất hợp lý cho ngày mùa đông giá rét :) Đi thích lắm Đọc tin này mà thấy trong lòng phấn khởi. Người dân đã thấy lợi ích thiết thực từ giao thông công cộng. còn ai chê nữa k ạ. giờ đầu tư thêm vài ga kết hợp khu dân cư thu nhập trung bình nữa lại chả ngon ah Đến mùa đông, mùa mưa thì còn đông hơn nữa. Chẳng ai muốn giữa trời đông mưa rét đứng đội mưa tắc đường đi làm đâu. Muốn Hà Nội bớt khủng hoảng cơ sở hạ tầng, nên đầu tư vào các thành phố vệ tinh, nhanh chóng xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc nối liền các thành phố vệ tinh với trung tâm Hà Nội. Số tiền làm đường sắt có thể lấy từ việc đấu giá đất ở các điểm ga lên xuống của hệ thống đường sắt cao tốc. Như vậy dân không tập trung quá vào một chỗ, lại phát triển đồng đều các tỉnh phụ cận xung quanh Hà Nội. Tôi thấy nhiều bạn trên mxh chưa đi bao giờ hay chê, chứ nói thật trừ năm ngoái dịch nên mọi người hạn chế, năm nay tôi thấy ngày nào cũng đông. Tàu sạch sẽ mát mẻ đi êm và chuẩn giờ, mỗi tội có ít tuyến nên ko tiện cho các bạn ở cách xa Ga.Hy vọng tgian tới các tuyến hoàn thành và đấu nối, đảm bảo nhiều người sẽ quên xe máy đi ( cách bến 4km đạp xe thoải mái, gửi xe đạp vừa rẻ vừa khỏe vừa tiết kiệm) Tôi đã đi hệ thống tàu điện này ở Malaysia (Không người lái), bên đó có nhiều loại tàu chạy gần như mọi ngóc ngách trong Kuala Lampur, đường đi lại cho người đi bộ có mái che trên và hai bên, gần như chả ai muốn đi xe máy, trừ mấy anh giao gà rán. Ước một ngày chúng ta được như họ. Cực an toàn, tiện lợi văn minh. Nếu ở các chân ga có dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng nữa thì sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Tôi lv ngay tại 1 ga, hàng ngày giờ tầm đông khỏi nói, các giờ lẻ khác luôn người xuống lên và đó là tín hiệu tốt. Các tuyến bus liền kề cũng luôn đông đúc và hoạt động hiệu quả. Hay. Tôi cũng đã đi tàu từ ngày đầu tiên vận hành :D.. Hi vọng sắp có tuyến từ ngoại thành vào thành phố.
Vì sao Đà Nẵng ngập 'chưa từng thấy'? Ngày 14/10, mưa lớn do hoàn lưu trước bão Sơn Ca khiến cả 7 quận huyện của Đà Nẵng ngập 0,5-1,5 m, một số nơi ở quận Liên Chiểu ngập gần 2 m. Sáng hôm sau nước cơ bản rút hết, chỉ còn vài vùng trũng thấp ngập 0,5-1 m. Thành phố ghi nhận 4 người chết, gần 3.900 nhà ngập sâu, hơn 200.000 hộ dân mất điện.Trong cuộc họp khắc phục hậu quả ngày 15/10, lãnh đạo thành phố đánh giá đây là trận mưa "lịch sử và chưa từng xảy ra". Cơ quan chuyên môn và các chuyên gia thời tiết, quy hoạch chỉ ra một số nguyên nhân lớn khiến Đà Nẵng ngập nặng.Mưa đặc biệt lớnGhi nhận của cơ quan khí tượng, từ 7h ngày 14/10 đến 7h ngày 15/10 lượng mưa ở Suối Đá là 795 mm; trung tâm thành phố 630 mm; hồ Thạc Giám 590 mm. Các khu vực khác phổ biến 300-500 mm, tập trung khoảng 6 tiếng chiều tối 14/10. Lượng mưa một ngày đã vượt trung bình cả tháng 10 của Đà Nẵng (610 mm) và bằng 1/3 trung bình cả năm.Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, đánh giá mưa trong 6 tiếng đến 500 mm là đặc biệt lớn. Nguyên nhân là áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca kết hợp với không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới và gió đông trên cao. Đặc điểm địa hình chắn gió ở miền Trung dễ gây mưa lớn khi không khí lạnh tràn về.Địa hình Đà Nẵng độ dốc lớn, núi cao tập trung ở phía tây và tây bắc, đồng bằng ven biển ở phía đông. Bình thường mưa lớn, nước sẽ nhanh chóng đổ ra Biển Đông. Tuy nhiên, đêm qua triều cường dâng cao từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên, trong đó có TP Đà Nẵng, làm chậm quá trình thoát nước ra biển.>>Đà Nẵng ngập một mét, nhiều người dân kêu cứuHệ thống thoát nước quá tảiÔng Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, nói lượng mưa như hai ngày qua vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống thoát nước thành phố. Đà Nẵng đã đầu tư hệ thống thu gom nước thải ven Biển Đông từ Võ Nguyên Giáp đến Hồ Xuân Hương, tách nước thải và nước mưa riêng, nhưng cũng chỉ tính toán cho lượng mưa 100-200 mm/ngày.Chung quan điểm, Giám đốc Sở Xây dựng Phùng Phú Phong cho biết tính toán hệ thống thoát nước cho lượng mưa 100-200 mm/ngày là phổ biến của nhiều đô thị trên thế giới. Đà Nẵng ngập nặng do mưa lớn, nhưng hệ thống thoát nước đã phát huy vai trò. Thực tế sau đêm 14/10, đến sáng hôm sau nước gần như đã rút hết, chỉ còn một số khu rốn lũ chưa khớp nối hạ tầng thoát nước (đã có dự án).Hai khu vực dân cư bị ngập nặng là ở quận Hải Châu và Thanh Khê. Ông Phong nói đây là những khu đô thị chắp vá, phát triển dựa trên đô thị cũ trước đây chứ không phải xây dựng mới hoàn toàn, hệ thống cống thoát nước hiện hữu không thể tải được lượng mưa lớn. Những vùng ngập sâu cốt nền thấp, nhưng thành phố không có điều kiện nâng cốt nền lên cao vì tốn kém.Ông Phong nói thêm, bất lợi của thành phố trong đợt mưa này là trùng với triều cường. Thủy triều dâng cao hơn lượng nước trong cống khiến nước mưa không thể thoát ra qua đường này. Hệ thống máy bơm hoạt động cũng không thể xử lý đẩy nước khi mưa 700 mm.>>Bốn người chết trong đêm mưa ngập ở Đà NẵngĐô thị hóa quá nhanhTiến sĩ Phạm Thành Hưng, giảng viên Khoa Xây dựng Công trình thủy (Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng), nói ngoài lý do mưa lớn cực đoan, nguyên nhân quan trọng khác là bê tông hóa đô thị ngày càng nhiều ở các thành phố lớn như Đà Nẵng. Bề mặt bê tông tăng đồng nghĩa diện tích đất thấm nước, chẳng hạn công viên, bị giảm xuống.So sánh từ 2015 đến 2019, diện tích đô thị Đà Nẵng tăng từ 104,97 lên 106,3 km2 (tương đương 10,81 lên 10,92%), trong khi diện tích rừng giảm từ 716,2 xuống 715,4 km2 (từ 73,74 xuống 73,64%). Đô thị hóa kèm theo dân cư ngày càng tăng, lượng rác thải tăng theo, tiềm ẩn nguy cơ tắc hệ thống thoát nước vốn chủ yếu đang được vận hành thu gom chung nước mưa và nước thải sinh hoạt.Giám đốc Sở Xây dựng Phùng Phú Phong cho rằng quy hoạch đô thị có trách nhiệm, nhưng không thể dành diện tích cho các mương, hồ chứa hay mở rộng lòng cống đáp ứng lượng mưa 700-800 mm, vì như thế phải bỏ ra số tiền rất lớn và không còn đất xây dựng hạ tầng, không gian khác. "Nếu lượng mưa tương tự xảy ra ở TP HCM hay Hà Nội thì phải vài ngày mới thoát hết", ông Phong nói.Ông Phong đề xuất sử dụng thêm hồ điều tiết để ngăn bớt nước từ sân bay Đà Nẵng tràn về trung tâm thành phố. Như hôm 14/10, nước mưa từ sân bay (rộng khoảng 1.000 ha) tràn về theo bốn hướng. Những khu vực thấp trũng được xác định từ trước thì khi mưa lớn cần điều ngay lực lượng quân đội đến di dân.Thiếu kinh nghiệm đối phó mưa lũĐại tá Nguyễn Quang Vinh, Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, cho biết đơn vị đã huy động toàn bộ lực lượng đi cứu hộ ở 7 quận, huyện. Tuy nhiên, số cứu được chỉ được hơn 10 người. Lý do là trời tối, nước ngập sâu, xe thiết giáp gặp nước sâu một mét là không thể di chuyển."Qua lũ lịch sử này, chúng tôi rút kinh nghiệm và có hướng tham mưu cho lãnh đạo thành phố trang bị phương tiện đi kèm với xe ôtô, xe thiết giáp", ông Vinh nói. Xe cơ động đến nơi có người kêu cứu, nếu gặp nước lớn thì lực lượng cứu hộ sẽ đưa ca nô hoặc xuồng xuống tiếp tục chèo, kịp đưa nạn nhân ra xe đến nơi trú tránh, hoặc bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời.Do địa hình cần cứu hộ ngập lụt chủ yếu ở các kiệt, hẻm nhỏ trung tâm thành phố, đại tá Vinh nói cần trang bị thuyền hơi để cơ động. Ngoài ra, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố sẽ tập huấn hàng năm cho lực lượng cứu nạn cứu hộ các kỹ năng sát với môi trường cứu hộ ngập lụt ở đô thị. "Bão thì ngồi trong xe thiết giáp an toàn để đi ứng cứu, nhưng lụt thì cần cơ động hơn", ông nói.Ông Tô Văn Hùng cũng cho rằng hệ thống phương tiện cứu hộ hiện tại của thành phố chưa phù hợp với tình huống ngập lụt diện rộng và những nơi nước chảy xiết. Thành phố chắc chắn sẽ phải tính toán trang bị phương tiện cứu hộ phù hợp, trong đó đặt ra tình huống mất thông tin liên lạc như hôm qua, khi sóng bị gián đoạn, nhiều người hết pin điện thoại."Hình ảnh chiến sĩ quân đội, công an lội nước cứu dân là đáng ghi nhận, nhưng với cách làm hiện nay thì không thể kịp thời và tiềm ẩn rủi ro cho cả người đi cứu hộ và người cần cứu", ông Hùng nói.Còn Giám đốc Sở Xây dựng Phùng Phú Phong thì cho biết, thành phố sẽ lấy dữ liệu từ trận mưa lịch sử với tần suất 100 năm mới có một lần này làm cơ sở để rà soát, đánh giá tổng thể khả năng chống chịu của đô thị, từ đó, xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp cho tương lai.Ngoài xây dựng hệ thống cảnh báo, hạ tầng, quy hoạch đô thị liên quan đến nhiều ngành, thì người dân cũng phải tăng cường khả năng thích ứng với mưa ngập. "Đây cũng là bài học cho thành phố khi làm những khu đô thị mới ở Hoà Vang và các khu vực còn lại", ông Phong nhấn mạnh.Nguyễn Đông - Gia Chính Mưa kinh khủng như vậy thì không có hệ thống thoát nước nào chịu nổi. Ví dụ, trên mái ta làm ống thoát cỡ 100 là thoát thoải mái rồi. Nhưng hôm đó ống cỡ 300 may ra thoát kịp. Vậy nên đừng nói kiểu "quy hoạch", "tầm nhìn"...Những khu ngập nặng cơ bản là khu phố cũ. Còn nếu muốn thành phố không ngập thì chỉ còn cách kê nó lên cỡ 1m nữa so với mặt nước biển thì may ra. Có điều tôi thấy dạo này thành phố đang thí điểm thu rác về ban đêm. Điều này có vẻ không ổn lắm. Vì mùa mưa, vào ban đêm rác rất dễ trôi nổi khi không thu kịp. Mà mưa to lại hay vào buổi chiều, buổi tối. Và tôi cũng thấy vất vả quá cho đội ngũ thu gom... Nhiều nguyên nhân nhưng thấy rõ nhất là các lỗ cống nhỏ rải rác còn tất cả đã bê tông hóa, các nẻo đường ra sông biển đều bị thu hẹp, TP như hồ chứa nước không còn nơi để nước ngấm vào đất, thoát vào cống thì không kịp.... Chứng minh cho sự thay đổi của môi trường ngày càng khốc liệt hơn. Chỉ còn cách trả lại tự nhiên cho thiên nhiên thôi, không còn cách nào khác. Không liên quan, nhưng trong bài trước một vị độc giả đã nhận thấy qua hình ảnh, bà con Đà Nẵng giữ đường phố sạch sẽ, ngập nước không thấy rác. Nhờ vậy mau thoát nước. Lượng mưa lớn như vậy bên Mỹ ,Úc ,châu Âu ...cũng bị ngập nói gì Đà Nẵng . Buồn cười những con người chưa biết đã đặt chân ra Đà Nẵng nghiên cứu lần nào chưa mà cứ đụng chuyện lại phán quy hoạch thoát nước yếu kém, cứ mưa là ngập.Tôi xin nói thẳng là hệ thống thoát nước của Đà Nẵng tốt hơn rất nhiều tỉnh thành Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà Đà Nẵng rất ít ngập lụt dù nằm ngay tâm điểm của miền Trung, từ đổi mới đến nay Đà Nẵng chỉ hứng 3 lần ngập sâu do mưa lớn. Lần kề trước là 9/12/2018 nhưng lúc đó không hề nghiêm trọng như thế này (chỉ ngập sâu ở các tuyến đường trũng của đô thị cũ, lượng mưa nhưng trải đều suốt 3 ngày tạo thế chủ động cho người dân và chính quyền, chứ không đánh úp chỉ trong 6 tiếng như lần này). Hệ thống thoát nước của Đà Nẵng đáp ứng lượng mưa lớn 200 ml, có núi có rừng, có địa hình dốc, có cửa biển lớn. Không hiểu các bạn đòi cái gì nữa nhỉ?Các bạn mang Tokyo, Kualar Lumpur, Singapore... ra so sánh nhưng xin thưa, những thành phố các bạn nói trên đều từng bị ngập lụt với lượng mưa 100-200 ml. Seoul chịu trận với lượng mưa nhỏ hơn Đà Nẵng 4 lần, nhiều bang Mỹ thành biển nước khi chạm trán cơn bão yếu hơn siêu bão Noru,... Những lúc như thế sao không thấy các bạn chê bai hệ thống thoát nước của họ nhỉ? Với lượng mưa mà trong 6 giờ đỉnh điểm đạt tới 500 ml, cùng lúc đó hứng trọn triều cường từ 3 tỉnh khác đổ về như Đà Nẵng thì tôi dám khẳng định chưa có cái hạ tầng thoát nước nào trên thế giới chịu nổi đâu. Thành phố Đà Nẵng rất đáng sống. Mưa cỡ đó mà đến sáng sớm nước đã rút gần như sạch sẽ là đẳng cấp lắm rồi, chính quyền đã chỉ ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục cho lần sau, rất có trách nhiệm. Thượng nguồn thì cây đốn hạ hết thì khi mưa cái là nước nó đổ hết về hạ nguồn. Hạ nguồn thì xây dựng ai ai cũng cố lấn lấp để được rộng và tôn tạo dạng như đắp cái nền đất chắn dòng chảy hoặc thu hẹp dòng chảy tự nhiên để lấy đất xây dựng dạng lấn chiếm ao, hồ, sông... thì đâu còn chỗ mà đựng và thoát nước. Nên tương lai còn ngập dài mà thôi. Thiên nhiên, không thể tiếp tục đổ thừa cho nó mãi nữa, hãy dũng cảm nhìn nhận việc kẹt xe, ngập nước ở Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng... là hậu quả tất yếu của việc quy hoạch, quản lý xây dựng với tầm nhìn ngắn hạn. Nhiều đô thị lớn của Việt Nam như Sài Gòn có hệ thống thoát nước rất nhỏ. Đường cống nhỏ, miệng hố ga thì rất hẹp không đủ để thoát lượng nước mưa lớn. Dù mưa to hay nhỏ đều ngập. Không nên lấy cớ mưa to những nước khác cũng ngập rồi hài lòng với thực tại. Trong tương lai những cơn mưa lớn như vậy sẽ không còn là hiện tượng mà sẽ là thường ngày.Cần nâng cấp hệ thống lên gấp 3 4 lần và tạo ra nhiều khoảng xanh, hồ chứa nước, hãy hào phóng vì đó là đầu tư cho con cháu sau này. Siêu hầm G-Can của Tokyo cũng chỉ chịu được lượng mưa 550mm trong 3 ngày. Mưa như Đà Nẵng hôm qua hơn 500mm trong 6 tiếng thì Tokyo cũng ngập nặng thôi. Toàn các bậc thầy online vào chém gió mà chắc chẳng biết mưa hôm đó nó như thế nào với dân Đà Nẵng chúng tôi. Người dân thì nói : do cống thoát ko được nạo vét dẫn đến nước thoát ra sông biên không kịp gây ngập , do quy hoạch , do đô thị hóa ,..... cán bộ quản lý thì lý giải do lượng mưa quá lớn , có nhà khoa học còn nói đây là cơn mưa mà 500 năm mới có , do đó làm quá tải hệ thống thoát nước ra biển , cùng với triều cường dâng cao ,.... nhưng có 1 vấn đề mà chưa thấy ai nhắc đến , mà cứ đổ thừa cho mưa 100 năm với mưa 500 năm , đó là : ngày 08/12/2018 Đà nẵng cũng đã hứng chịu 1 cơn mưa lịch sử tương tự 100 năm gây ngập diện rộng rồi , hôm qua là cơn mưa 500 năm , rồi năm sau và các năm sau nữa thì sao ???Rõ ràng vấn đề nằm ở sự biến đổi khí hậu gây ra các cơn bão , mưa và hạn hán sẽ khốc liệt hơn và tần xuất sảy ra sẽ nhiều hơn . Vậy các TP ko riêng gì Đà nẵng phải chuẩn bị ngay một kịch bản chống ngập lâu dài để việc ngập úng này không còn xảy ra .Một số mô hinh để tham khảo : TP Tokyo họ xây cả 1 bể ngầm khổng lồ chứa nước mưa để chống ngập , TP Kuala Lumpur họ xây một đường hầm lớn , bình thường dùng để phục vụ giao thông nhưng khi có mưa lũ họ sẽ dùng hầm này là cống để thoát nước , cứu TP bên trên không bị ngập... Thương quá Miền Trung ơi!. Bê tông hóa xây dựng các công trình cao tầng, cơ sở hạ tầng thoát nước quy hoạch kém không đáp ứng :'( Trong vòng 6h nước mưa lên tới 500mm thì đến hệ thống thoát nước số 1 thế giới của Nhật ở Tokyo cũng khóc thét .
Ý kiến trái chiều đề xuất giảm mức hưởng BHXH một lần Tại cuộc họp mới đây của Ủy ban Xã hội Quốc hội diễn ra tại TP HCM, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội, nói sắp tới khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tính kỹ phương án nhận trợ cấp một lần. Ở nhiều nước vẫn cho rút BHXH một lần nhưng áp dụng từng trường hợp cụ thể, ví dụ người tham gia định cư nước ngoài, bệnh nặng... Ông Dung cho rằng cần tính phương án lao động chỉ rút phần mình đóng vào quỹ BHXH, tức 8% (so với lương), còn phần của người sử dụng lao động đóng, chiếm 14% sẽ để lại quỹ và sử dụng theo nguyên tắc sẻ chia.Trước đó, tại một số cuộc giám sát của Ủy ban Xã hội Quốc hội, cơ quan BHXH một số địa phương cũng đề xuất điều chỉnh quy định mức hưởng trợ cấp một lần bằng đúng số tiền người lao động đóng vào quỹ. Phần của người sử dụng lao động sẽ được bảo lưu và cộng nối thời gian khi người lao động tiếp tục tham gia BHXH nhằm tích lũy đủ điều kiện hưởng hưu. Việc này nhằm đạt mục tiêu đảm bảo an sinh bền vững cho người dân.Ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Quốc hội, cho rằng giữ lại phần đóng góp của chủ sử dụng lao động vào quỹ BHXH là có lợi cho người lao động và là định hướng khi sửa luật bảo hiểm, cụ thể là Điều 60. "Phương án này tốt cho người lao động chứ không phải tốt cho quỹ", ông Lợi nói. Hiện với mỗi năm tham gia BHXH, người lao động và doanh nghiệp đóng 2,64 tháng lương nhưng khi rút một lần người nhận chỉ hưởng được hai tháng.Ông Lợi cho rằng nếu để lại khoản tiền đó vẫn còn và sẽ được cộng vào quá trình nếu họ quay lại thị trường lao động, tiếp tục tham gia bảo hiểm. Trường hợp người lao động không quay lại thị trường và khi họ đến tuổi hưu sẽ được trả ngay trợ cấp hưu trí tầng một, tức trợ cấp xã hội (hiện nay 360.000 đồng mỗi tháng) mà không phải chờ đến 80 tuổi. Hoặc nếu người lao động chờ đến 80 tuổi, toàn bộ số tiền sẽ được trả một lần cùng với lãi đầu tư..."Tuy nhiên đó là định hướng khi sửa luật còn hiện tại rút BHXH một lần vẫn là quyền của người tham gia", ông Lợi nói và cho rằng quan trọng vẫn phải là tuyên truyền để người lao động không rút một đồng nào và chờ hưởng lương hưu để đảm bảo tuổi già không phụ thuộc con cháu, gánh nặng cho xã hội.Ông Lê Đình Quảng, Phó ban Quan hệ lao động (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), cho rằng đề xuất giữ lại phần đóng góp của chủ sử dụng lao động khi rút BHXH một lần được đặt ra do có nhiều ý kiến nêu mức hưởng hiện nay đang cao và quá đặt nặng nguyên tắc đóng – hưởng trong khi giảm nhẹ nguyên tắc sẻ chia. Do đó, phần giữ lại sẽ bù đắp cho quỹ hưu trí, tử tuất."Đứng dưới góc độ đại diện cho tiếng nói của người lao động, tôi không đồng tình", ông Quảng nói và cho rằng thực tế một khi người lao động đã túng thiếu thì "rút bao nhiêu cũng sẽ chấp nhận và khi đó họ càng thiệt thòi".Đồng quan điểm, ông Mai Đức Chính, nguyên Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, nói khi đã túng thiếu thì dù được 8% hay thấp hơn, người lao động cũng sẽ rút. Tương tự hiện nay, người lao động biết nhận một lần sẽ mất 0,64 tháng lương so với số tiền đóng vào mỗi năm nhưng vẫn chấp nhận. Bởi đa phần người rút BHXH một lần có thu nhập thấp, lương không đủ sống, chẳng có tích lũy. Công nhân lại thiếu nguồn cho vay khi khó khăn nên phần lớn chỉ dựa vào "một cục tiền" bảo hiểm."Do đó chính sách cần đi vào bản chất, không nên nhè quyền lợi của người lao động để đánh vào", ông Chính nói. Nguyên lãnh đạo Tổng liên đoàn cho rằng cơ quan quản lý cần phải xác định rõ tiền đóng vào quỹ BHXH dù là phần đóng góp của lao động hay chủ sử dụng đều là tiền của người lao động. Do đó, họ có quyền quyết định rút ra hay để lại quỹ.Ông Đinh Sỹ Phúc, Chủ tịch công đoàn Công ty cổ phần Taekwang Vina ở Đồng Nai, cho biết mục đích giữ lại phần đóng góp của chủ doanh nghiệp là để người lao động thấy số tiền quá ít, không muốn rút. "Biện pháp hành chính này sẽ đạt được mục tiêu hạn chế nhận người nhận trợ cấp một lần nhưng có bất ổn hay không tôi chưa dám nghĩ tới", đại diện công đoàn công ty có gần 37.000 lao động nói.Dẫn lại câu chuyện ngừng việc của hàng chục nghìn công nhân Pou Yuen 8 năm trước khi phản ứng Điều 60 Luật BHXH, ông Phúc nói luật thời điểm đó cũng tập trung giải quyết cái ngọn khi gần như cấm nhận một lần sau một năm nghỉ việc. Do đó, câu chuyện người lao động rời lưới an sinh cần phải có sự thấu hiểu nguyên nhân công nhân hay "rút một cục" để có giải pháp từ gốc chứ không phải áp dụng các biện pháp cứng rắn là hạn chế hay cấm đoán.Theo ông Mai Đức Chính, nếu quỹ BHXH thực sự là chỗ dựa an sinh, tất cả vì người lao động thì cần tính phương án cho những người đã nhận trợ cấp một lần được đóng trở lại kèm lãi phát sinh nếu họ đến tuổi hưu nhưng lại thiếu năm đóng. "Điều này khả thi và sẽ nhận được đồng thuận cao từ người lao động hơn là giảm mức hưởng khi rút BHXH một lần", ông Chính nói. Hiện, tiền người lao động đóng góp vào quỹ BHXH được đem đi đầu tư, gửi tiết kiệm lấy lãi suất do đó nên chấp thuận cho người lao động được trả lại phần đã rút với lãi tương ứng.Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi Ủy ban Xã hội Quốc hội, năm 2021 số người được giải quyết trợ cấp một lần là hơn 1,06 triệu người, tăng hơn 77.000 người so với năm 2020. 97% người chọn rút một lần là lao động sau một năm nghỉ việc không đóng BHXH. Tỷ lệ này ở nữ giới trên 55%, cao hơn nam giới. Tuổi của lao động rút BHXH một lần ngày càng trẻ, dưới 40, trong đó phần lớn 20-30, chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước.Lê Tuyết Giải pháp nào cũng bất cập. BHXH nên chuyển qua Ngân hàng, tiền đó sẽ nằm trong tài khoản tiết kiệm 20-30 năm, nhận lãi theo lãi suất ngân hàng, họ không được rút hoàn toàn nhưng được phép vay từ ngân hàng và thế chấp bằng khoản tiết kiệm đó, khi đó người lao động mới nhận thấy họ làm chủ số tiền họ làm ra. Tôi năm nay 45t, đóng BHXH được 19 năm, nếu đóng đủ 20 năm và chờ thêm 16 năm nữa thì khi đó nhận được lương hưu là tầm 3,6tr + trượt giá. Trong 16 năm chờ đợi thì vẫn phải đi làm thêm để kiếm sống. Đến 62t lãnh lương, không may bị chết lúc 63 hoặc 64 tuổi, thì tiền thu về chỉ là tiền mai táng, phúng viếng tầm vài ba chục triệu.Nhưng nếu rút 1 lần sẽ được 300tr, tôi gửi ngân hàng 16 năm, tuổi tôi lúc đó là 62, lãi nhận cuối kỳ, sẽ thu về tầm 1 tỷ. Lấy 1 tỷ đó tôi gửi ngân hàng lấy lãi hàng tháng, sẽ được hơn 6 tr 1 tháng. Khi tôi chết, vẫn còn hơn 1 tỷ cho con cháu. Bên hơn bên thiệt thì ai cũng biết. Còn về bảo hiểm y tế, 1 năm chỉ bằng 1/10 tiền lãi suất hàng tháng gửi tk thôi. Hãy nghĩ đến quyền lợi của người lao động. Phần 14 % doanh nghiệp đóng là của người lao động họ đáng được hưởng . Cái mấu chốt vấn đề là tuổi nghỉ hưu tăng, ít NLĐ có thể chờ được đến tuổi nghỉ hưu, thân! Sao cơ quan BHXH không hướng đến mục tiêu quản lý tốt hơn việc đóng BHXH của các Doanh nghiệp? Bao nhiêu doanh nghiệp hiện nay không nộp tiền BHXH dù đã trừ lương của NLĐ, hoặc có đóng nhưng đóng ở mức tối thiểu không đúng quy định gây thiệt hại cho cả quỹ BHXH và người LĐ. Phải làm sao cho họ thấy tham gia BHXH có lợi. Và vấn đề nữa là BHXH chẳng giải quyết được việc doanh nghiệp ko chốt sổ cho NLĐ, thì NLĐ coi như mất trắng vì bản thân NLĐ ko thể tự chốt sổ Bảo hiểm xã hội của chính mình. BHXH là trích từ tiền lương của người lao động, tức là tiền từ sức lao động của người công nhân. Vậy rút hết một lần hay để lại là quyền của họ. Cơ quan quản lý nên nghiên cứu phương án thu và sử dụng khoa học, minh bạch là ok 14% DN đóng thì người lao động họ cũng bỏ công sức ra mới có được. Tiền nào là tiền doanh nghiệp đóng cho Nlđ? 14% đó cũng là tiền của Nlđ cả nhé, thay vì trả cho nlđ thì doanh nghiệp bớt lại để đóng BHXH đó. Tất cả đều là tiền của Nlđ hết. Là một người lao động, tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của ông Quảng và ông Chính. Cảm ơn hai Ông đã đặt mình vào vị trí của người lao động để hiểu tâm lý, khó khăn người lao động chúng tôi. Nói thêm một chút, chúng tôi không ai muốn gặt lúa non cả, cũng chỉ vì cuộc sống và nhiều sự cố phải chấp nhận thôi. 1.Muốn sửa luật như thế nào cũng được, nhưng hãy cho có hiệu lực đối với những người đóng BH sau ngày luật có hiệu lực, những người đã đóng gần 20 năm rồi thì cho họ rút hay không là quyền của họ. Tôi đóng kịch khung quy định, nhưng tình hình là không muốn duy trì và có thể không thể duy trì trong lực lượng lao động đến 60 tuổi được. Tôi không muốn nhận lương hưu vì tôi không thể chấp nhận cái mức lương hưu được chốt cách đó 20 năm (chốt khi tôi 40 tuổi, nhưng 60 tuổi tôi chỉ nhận 45% của cái mức năm tôi 40 tuổi). Tôi không có cỗ máy thời gian để nhận tiền ở tương lai nhưng lại phải bay về quá khứ sống.2. Tất cả các loại BH nên đưa vào tự chọn, ai đóng thì có chế độ, ai không đóng thì tự lo, chứ không để bắt buộc. Đừng nói gánh nặng lên XH ở đây, họ đã đóng rất nhiều loại thuế trong đời cho nhà nước rồi.3. Cứ bảo đóng BH đi có lợi lắm, nhưng không thấy thống kê bao nhiêu người có lợi lắm, nhưng những người thân của tôi và bản thân tôi thì chẳng thấy lợi gì. Tôi đóng BHYT gần 20 năm nhưng nếu có bệnh đều phải ra viện tư nằm và trả tiền túi giá tư nhân vì viện công hết chỗ. Bố tôi đóng BH gần 30 năm và về hưu được 2 năm thì mất không được thanh toán đồng sất nào hết vì yếu tố giấy tờ lệch họ tên 1 chút, vào bệnh viện do bệnh thì cũng bỏ tiền túi vì trái tuyến do phải theo con cái đến Tp ở .Mẹ tôi nội trợ không có chế độ gì cũng chưa hưởng đồng nào từ nhà nước bệnh thì con cái móc túi ra. Tôi đồng ý với ý kiến này" cơ quan quản lý cần phải xác định rõ tiền đóng vào quỹ BHXH dù là phần đóng góp của lao động hay chủ sử dụng đều là tiền của người lao động. Do đó, họ có quyền quyết định rút ra hay để lại quỹ." 80 tuổi không biết được mấy người? BHXH dù là phần đóng góp của lao động hay chủ sử dụng đều là tiền của người lao động. Do đó, họ có quyền quyết định rút ra hay để lại quỹ. Bảo Hiểm vốn là hoạt động KD an sinh. Phần đóng của DN với phần đóng của người lao động thì cũng là người lao động đóng, tất cả đều tính vào chi phí cho người lao động. Tôi không hiểu phân ra vậy để làm gì. Hay ý hiểu của BHXH là phần công ty đóng thay người lao động là không liên quan gì tới người lao động?
Bão Nesat vào Biển Đông trong 24 giờ tới Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, lúc 7h ngày 16/10, tâm bão cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 110 km về phía bắc, sức gió mạnh nhất 102 km/h, cấp 10, giật cấp 12.Hôm nay, bão theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15 km/h. Rạng sáng mai, bão sẽ vào Biển Đông. 7h ngày 17/10, bão mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 650 km và có khả năng mạnh thêm. Sau đó, bão theo hướng tây tây nam với tốc độ 10-15 km/h.Đến 7h ngày 18/10, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330 km về phía đông bắc, cấp 12, giật cấp 14.Do ảnh hưởng của bão Nesat, bắc Biển Đông gió mạnh dần lên từ cấp 7 đến 12, giật cấp 14.Đài khí tượng Nhật Bản dự báo Nesat vào Biển Đông với sức gió gần 110 km/h; ngày mai bão đạt cực đại khoảng 145 km/h, sau đó hướng các tỉnh từ Quảng Bình tới Thừa Thiên Huế. Đài Hong Kong dự báo hướng đi tương tự, nhưng sức gió mạnh nhất của bão chỉ đạt khoảng 130 km/h vào ngày mai.Trong hơn 20 ngày qua, Biển Đông đã xuất hiện ba cơn bão gồm Noru, Sơn Ca và Nesat. Gần nhất, bão Sơn Ca suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam, gây mưa từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, trong đó tâm mưa là Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ. Năm trước bố mất, do dịch nên lúc về phải cách ly, chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ và anh em làng xóm tiễn bố đi. Năm nay mua vé 20/10 về giỗ bố lại nghe tin bão sắp đến. Nhớ bố, thương mẹ, thương cả miền trung thân yêu. Chiều chiều ra đứng ngõ sauNhớ về quê mẹ ruột đau chín chiềuMiền Trung biết mấy thương yêuQuanh năm vất vả chịu nhiều thương đauSuốt đời cấy lúa trồng rauBây giờ bão đến âu sầu ruột ganChỉ mong tới biển bão tanCho dân đỡ cực hoang mang cũng lùi. Quê tôi ở miền biển Trung bộ nên từ nhỏ đã thấu hiểu nỗi đau mất mát vào mùa bão tố. Bản thân chỉ muốn cố gắng bỏ xứ để lập nghiệp nhưng quê hương là chùm khế ngọt đi đâu cũng nhớ về. Nhìn bà con quê mình khó khăn cũng đau lòng lắm. Bão liên tục khổ miền Trung ghê :( Bão ngoài Biển Đông thổi vào Việt Nam nhích lên phía Bắc hay hạ xuống phía Nam, thì Đà Nẵng cũng không tránh dc ! ĐỨC PHẬT TỪ BI... hãy che chở cho chúng con tai qua nạn khỏi... NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT Lại bão nữa hả trời:-/ Bây giờ ko chỉ quan tâm tới sức gió mà còn đặc biệt chú ý lượng mưa. chưa có khu vực nào là nơi hứng bão và chịu ảnh hưởng bão nhiều nhất của Việt Nam như ở vùng đất Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh quê tôi. Các bạn để ý cái miếng đất thò ra như cái sống mũi ở điểm tâm bão như dự đoán đó. Chính là quê tôi. Đó chắc chắn là nơi bão đổ bộ vào đất liền đầu tiên nhiều nhất trong lịch sử VN Tan nhanh, đừng vào miền trung nữa Nesat ơi! Đến mùa của bão rồi , miền trung lại khổ thôi Lại bão nữa rồi. Bão Sơn Ca nghe nhẹ nhàng mà gây ngập lụt lớn. Nếu đặt tên bão Chích Bông thì chắc đạp vịt đi làm mất. Lũ ở Huế cúp điện 2 ngày vẫn chưa có điện Dọn dẹp chưa xong thì lại tiếp tục Mấy ngày mẹ về quêLà mấy ngày bão nổiCon đường mẹ đi vềCơn mưa dài chặn lối.Hai chiếc giường ướt mộtBa bố con nằm chungVẫn thấy trống phía trongNằm ấm mà thao thức.Nghĩ giờ này ở quêMẹ cũng không ngủ đượcThương bố con vụng về...St
Cách chức Phó chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND Khánh Hoà Quyết định kỷ luật vừa được Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hoà thông qua, sau hơn tháng rưỡi ông Tuân bị Ban Thường vụ Tỉnh ủy cách tất cả chức vụ trong Đảng. Ông Tuân làm Phó chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Khánh Hòa từ 1/4/2021.Trước đó khi đương chức Phó chủ tịch thường trực UBND huyện Cam Lâm, ông Tuân cùng nhiều cán bộ huyện bị xác định vi phạm quy chế làm việc và pháp luật đất đai, thiếu trách nhiệm lãnh đạo, kiểm tra, cho phép 114 trường hợp tặng cho, hiến đất tự làm đường để tách 2.350 thửa với tổng diện tích hơn 57 ha.Những sai phạm trên tác động xấu quy hoạch hạ tầng, quản lý đất đai, gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thu ngân sách... Hơn một năm qua, huyện Cam Lâm trở thành điểm nóng "phân lô, bán nền". Một số sàn giao dịch bất động sản, cò đất về đây "vẽ" dự án khiến thị trường nhà đất ở huyện rối loạn.Liên quan sai phạm nói trên, hơn 10 ngày trước bà Lê Phạm Thùy Ngân, Phó chủ tịch UBND huyện Cam Lâm cũng bị cách chức.Bùi Toàn
Jennifer Phạm hướng dẫn học sinh vùng cao tìm hiểu về vệ sinh 14/10, Ngày hội "Vệ sinh học đường" được tổ chức tại trường Tiểu học và THCS Chiềng Khoa, xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ, Sơn La, thu hút hơn 300 học sinh trung học cơ sở tham gia. Đây là hoạt động nằm trong dự án cùng tên do quỹ Hy Vọng triển khai, với mong muốn hướng dẫn các em các kiến thức cơ bản để thực hành vệ sinh cá nhân.Tham dự chương trình, MC - Hoa hậu Jennifer Phạm mang đến phần đố vui về chủ đề vệ sinh, vừa tạo không khí vui nhộn, vừa bổ sung cho các em học sinh một số kiến thức cơ bản. "Có bao nhiêu người trên thế giới không được sử dụng nhà vệ sinh an toàn?", là một trong những câu hỏi được đưa ra. Đáp án 3,6 tỷ người khiến nhiều em bất ngờ. Phần thưởng cho các câu trả lời đúng là những chú gấu bông xinh xắn."Trò chơi cùng những món quà nho nhỏ sẽ nhắc nhở các em thông điệp về vệ sinh cá nhân cũng như cách bảo vệ sức khoẻ cho mình. Tôi thấy các em rất thích thú và đã có những kiến thức cơ bản. Hy vọng thầy cô, bố mẹ sẽ tiếp tục đồng hành để giúp các em trau dồi kiến thức về vệ sinh cá nhân cũng như bảo vệ sức khoẻ của mình", Jennifer Phạm nói.Trong chương trình, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Việt Nam cũng chỉ ra nguyên nhân gây ho, sốt, tiêu chảy khi môi trường không đảm bảo. "Để không bị mắc các bệnh này, chúng ta cần giữ nhà vệ sinh luôn sạch, khô ráo; bàn ghế, dụng cụ sách vở học tập sạch đẹp; luôn ăn chín, uống sôi; rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; tránh dụi tay lên mặt, mũi, miệng", PGS.TS Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh.Các hoạt động trong ngày hội nhận được sự đồng hành của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ, công ty Sanofi và nhãn hàng men ống vi sinh Enterogermina. Tại đây, các thành viên ban lãnh đạo Sanofi Việt Nam nhóm hàng chăm sóc sức khỏe trình diễn điệu nhảy "Bụng khỏe, Bụng vui". Hàng chục học sinh Chiềng Khoa hưởng ứng, nhún nhảy theo những động tác dễ thương trên nền nhạc vui tươi.Sau hơn một tuần phát động, cuộc thi Sáng tạo nội quy nhà vệ sinh công bố danh sách đạt giải. Giải nhất thuộc về học sinh Hà Thị Ngọc Diệp, lớp 4A2, Trường TH và THCS Chiềng Khoa. Tác phẩm của Hà không chỉ thể hiện các bước cần tuân thủ để đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch đẹp, mà còn hình hoạ các nội quy đó bằng nét vẽ sinh động, mang bản sắc văn hoá địa phương. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 2 giải nhì, 2 giải và một giải tập thể cho trường có nhiều bài dự thi xuất sắc nhất.Cuộc thi Sáng tạo nội quy nhà vệ sinh phát động từ đầu tháng 10, dành cho các em học sinh từ 6 đến 15 tuổi thuộc 20 điểm trường thụ hưởng của dự án. Chỉ trong vòng một tuần, cuộc thi đã nhận hơn 100 tác phẩm dự thi, đáp ứng các tiêu chí về nội dung như nội quy bao quát, dễ hiểu, gần gũi, hình ảnh sáng tạo, thẩm mỹ.Ngày hội "Vệ sinh học đường" tổ chức đúng ngày hướng đến cộng đồng Purpose Day của công ty Sanofi, thực hiện vào tháng 10 hàng năm trong chương trình trách nhiệm xã hội #WeCanDoMore. Nhân dịp này, Sanofi đóng 350 túi quà chăm sóc sức khỏe để trao cho các em nhỏ. Mỗi túi quà gồm bình đựng nước, sữa tắm, dung dịch rửa tay...Xem thêm ảnh các hoạt động trong ngày hộiAnh Phú Tuyệt vời Phạm Jennifer! "Để không bị mắc các bệnh này, chúng ta cần giữ nhà vệ sinh luôn sạch, khô ráo; bàn ghế, dụng cụ sách vở học tập sạch đẹp; luôn ăn chín, uống sôi; rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; tránh dụi tay lên mặt, mũi, miệng", nhà mình luôn nhắc các bé hoài
Quốc lộ 15D bị sụt lún 200 m Sáng 16/10, đại diện Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay cho biết, vị trí sụt lún tại Km7+800, đoạn qua bản La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông. Từ hôm qua, mặt đường xuất hiện các vết nứt lớn, đến sáng nay thì sụt lún nghiêm trọng. Quả đồi nằm sát đường cũng có nguy cơ sụt lún cao khi khu vực này đang mưa to.Đồn Biên phòng đã phối hợp với hai xã A Bung và A Ngo đóng đường lên Cửa khẩu quốc tế La Lay, chốt chặn hai đầu không cho người và phương tiện qua lại để đảm bảo an toàn. Các lực lượng cũng thông báo và vận động người dân địa phương không qua lại đoạn sụt lún.Trong đêm 15/10, ứng phó với nguy cơ sạt lở, nhà chức trách đã di dời 42 hộ với 335 nhân khẩu ở bản La Hót (xã A Bung), bản La Lay (xã A Ngo) và cán bộ, nhân viên Chi cục Hải quan La Lay đến nơi trú tránh an toàn.Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca, từ 19h ngày 13/10 tới 7h ngày 16/10, các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam mưa to, tâm mưa là Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế. Cụ thể Đà Nẵng mưa phổ biến 550-600 mm, Thừa Thiên Huế 250-550 mm, Quảng Nam 100-400 mm, Quảng Trị 100-300 mm.Mưa lớn khiến bốn người ở Đà Nẵng tử vong, toàn bộ thành phố ngập 0,4-1,5 m. Thừa Thiên Huế hơn 19.200 nhà ở 7/9 huyện thị bị ngập 0,3-0,8 m. Quảng Trị gần 1.300 nhà ngập 0,3-1 m. Chất lượng thi công kiểu gì thế nhỉ? Nhìn ảnh thấy chất lượng công trình tệ quá, không mưa bão sạt lở thì cũng sẽ sụt lún mà thôi.
Sập mỏ titan, 4 người bị vùi lấp Thông tin trong báo cáo ban đầu của Công an huyện Hàm Thuận Nam trưa 16/10, liên quan vụ sập hầm tại công trường khai thác titan của Công ty TNHH thương mại Tân Quang Cường, làm một người chết, ba người mất tích.Trước đó, lúc 16h ngày 15/10, các công nhân đang làm việc ở mỏ titan Tân Quang Cường, bất ngờ bờ cát hàng khối lượng hàng nghìn m3 đổ xuống khu vực bãi thải làm tràn bùn cát kéo dài 500 m. Bốn người bị cát vùi lấp, gồm: Bùi Quang Trình (ngụ Phú Thọ), Huỳnh Tấn Phước, Nguyễn Văn Nam (đều ở Bình Thuận) và Nguyễn Văn Trung (ở Bình Định).Hàng chục công nhân, lực lượng ở địa phương, cùng 18 máy đào, ba máy ủi được huy động tham gia đào bới, tìm kiếm. Khuya 15/10, thi thể công nhân Bùi Quang Trình được tìm thấy; ba nạn nhân vẫn bị cát vùi lấp. Vị trí các công nhân mất tích nằm ở khu đất được bàn giao mặt bằng để làm đường ven biển ĐT 719B.Theo Công an huyện Hàm Thuận Nam, nguyên nhân ban đầu xảy ra tai nạn do hôm qua công ty khai thác mỏ di chuyển cát từ bãi thải đến điểm cách đó chừng 400 m. Khi nước được bơm vào hệ thống ống dẫn, để ba máy hút đưa cát về hồ chứa, bất ngờ bờ cát khổng lồ sạt lở, sập xuống từ độ cao 20 m, chôn vùi 4 công nhân. Thi thể đầu tiên được tìm thấy tối qua, cách điểm đặt máy bơm khoảng 30 m, bị vùi sâu dưới đất cát một mét.Công an huyện Hàm Thuận đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bình Thuận tiến hành khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai những người làm tại mỏ và quản lý công ty. Đến trưa nay, hơn 100 người tiếp tục tìm kiếm trên công trường rộng hàng chục ha, song chưa thấy dấu hiệu về ba người mất tích.Mỏ titan Tân Quang Cường được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác từ 2015, với diện tích hơn 515 ha, nằm trên hai xã Thuận Quý và xã Tân Thành (huyện Hàm Thuận Nam). Năm 2016, mỏ này từng gây lũ cát tràn vào khu du lịch, làm hư hỏng nhà dân, sau đó bị dừng hoạt động 3 tháng.Bình Thuận là địa phương có nhiều mỏ titan với trữ lượng hàng triệu tấn. Theo Sở Công thương, tỉnh có 8 khu vực được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhưng mới 4 địa điểm hoàn tất thủ tục khai thác với diện tích 1.740 ha, tổng công suất cấp phép hơn 245.00 tấn mỗi năm. Thời gian qua một số mỏ xảy ra sự cố, ảnh hưởng người dân, gây tác động bất lợi cho ngành du lịch, nông nghiệp...Việt Quốc - Đình Văn Xin chia buồn cùng gia đình nạn nhân đã mất Đã từng làm mỏ titan nhiều năm, không thể nói hay trước bất kỳ điều gì, kể cả có đầu tư cho công tác an toàn bao nhiêu. Nhiều khi sự xui xẻo đến từ trên trời rơi xuống, theo đúng nghĩa đen (mưa). RIP các nạn nhân. Mong một phép màu Tội nghiệp quá. Xin chia buồn với các gia đình và công ty.Việc cực khổ mà còn gặp tai nạn . Mong sớm giải cứu được 4 người càng sớm càng tốt. Một thời mình đã làm ở mỏ này. Từng suýt mất mạng cũng vì sập mỏ nên bỏ nghề. Giờ đọc báo lại thêm sự cố nữa. Cảm thấy lạnh sống lưng. Công nhân ngành này và ngành tương tự có thể được trang bị cảm biến định vị không? nếu đeo trong người thì việc báo nguy và tìm kiếm có thể nằm trong thời gian vàng cứu hộ. Thật đau lòng, xin chia buồn với các gia đình nạn nhân. Thương quá. Xót xa ôi thương quá đời công nhân. cầu mong có một phép màu nào đó để các bạn bình an. Nam mô a di Đà phật
Đề xuất chiếu sáng nghệ thuật hồ Xuân Hương ban đêm Động thái vừa được UBND TP Đà Lạt gửi văn bản các sở ngành tỉnh Lâm Đồng xin ý kiến nhằm tạo "sản phẩm du lịch mới" cho thành phố vào ban đêm. Kinh phí đầu tư sẽ được xã hội hóa, hỗ trợ từ doanh nghiệp.Khi triển khai, dự án sẽ xây hệ thống chiếu sáng nghệ thuật công trình bằng đèn led tạo tính mỹ thuật và tiết kiệm năng lượng. Dự án sẽ chiếu sáng cây xanh đồi Cù dài khoảng 700 m, cùng hàng cây nằm trong phạm vi hồ trước mặt đồi Cù.Đồng thời, 5 cầu chữ Y xung quanh thắng cảnh hồ Xuân Hương sẽ được ốp gỗ, bổ sung đèn trang trí, hệ thống phun khói, sương; bổ sung 5 hình tượng hoa anh đào tại các thảm cỏ khu vực quanh hồ.Trong tổng vốn đầu tư, chi phí xây lắp trên 38 tỷ đồng, còn lại là chi phí tư vấn, quản lý và vận hành dự án. Trong kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành trước thời điểm diễn ra Festival hoa Đà Lạt cuối năm 2022.Theo lãnh đạo TP Đà Lạt, dự án sau khi hoàn tất sẽ đưa thắng cảnh hồ Xuân Hương thành điểm nhấn nghệ thuật về đêm, thu hút du lịch và nâng cao giá trị tinh thần cho người dân địa phương, du khách.Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc tỉnh Lâm Đồng, mỗi năm đón hàng triệu khách du lịch. Hồ Xuân Hương rộng 25 ha, dài hơn 2 km, hình trăng lưỡi liềm, nằm ở trung tâm Đà Lạt, được xem là điểm nhấn thu hút du khách.Phước Tuấn Muốn lượng khách du lịch tăng thì đừng bê tông hoá, đừng làm ảnh hưởng rừng thông nữa. Đà Lạt đã quá ô nhiễm ánh sáng, với lại du khách yêu thích Đà Lạt ở sự yên bình, nhẹ nhàng chứ không phải ánh sáng màu sắc. Có chăng chính những đoá hoa đủ màu sắc mới chính là cái thu hút ạ Không phải cứ nhiều đèn, sặc sỡ là đẹp. Ô nhiễm ánh sáng cũng là một dạng ô nhiễm. Hồi xưa Đà Lạt đúng là nơi nghỉ dưỡng.Còn giờ Đà Lạt là nơi bê tông hóa, ngập lụt khi mưa xuống.Nạn chặt chém ở khu vực chợ Đà lạt.Giờ lại thêm mấy cái ánh sáng này nữa .Nó giờ như nồi lẩu thập cẩm. Làm gì cũng được, nhưng mà đừng có đốn cây. Với lại tại sao ở Đà Lạt biểu tượng là cây thông mà lại để hoa anh đào ? Làm cái gì để tăng màu xanh thiên nhiên là được, đừng có hiện đại hóa nữa, đủ lắm rồi! Mấy cái cây, con cá không thích điều này, ngày phục vụ du khách ngắm cảnh đủ mệt rồi, tối đến để tụi nó ngủ yên đi ạ, Đà Lạt không có dự án đèn đuốc này thì cũng đủ đẹp rồi, đừng chặt cây, bớt phá rừng, giảm nhà kính nữa thì tuyệt vời ông mặt trời. Quy hoạch để phát triển du lịch tôi không ý kiến, nhưng làm gì làm cái cốt lỗi mà ĐL thu hút khách du lịch là khí hậu mát mẻ và rừng thông xanh tươi. Tôi chỉ đến Đl để ngắm cảnh trên những cung đường đèo tuyệt đẹp với rừng thông xanh tươi, không còn những thế này thì tôi cũng không đến nữa. Mong các cấp lãnh đạo phát triển du lịch một cách bền vững. Để giữ nét thơ mộng vốn có thì đừng trang trí xanh xanh đỏ đỏ mà nhiều nơi đang áp dụng, cực kỳ sến. Hãy để nó toát lên vẻ đẹp tự nhiên Đà Lạt đã là thành phố sương mù rồi mà còn phun sương phun khói chỗ mấy cái cầu chữ Y làm gì. Bớt màu mè đi để tiết kiệm tiền vào việc khác. Đèn đóm lòe loẹt làm gì nhìn nhức mắt thêm Từ năm 2003 tới 2015 tôi đi Đà Lạt trung bình một năm 7-8 lần và điều tôi thấy rõ về Đà Lạt nhất đó là sự thay đổi "đi xuống"Trước đây lên ĐL chỉ cần tới chân đèo prenn lúc 5,6g sáng là thấy mây bồng bềnh, lên tới chợ ĐL nhìn ra hồ xuân hương là mờ mờ ảo ảo, trời se se lạnh rất đã. Giờ thì ko còn được thấy điều đó, 5-6g sáng mà trời quang đãng, sáng bửng. DL phát triển ko đúng hướng. Lòe loẹt, không cần thiết, quanh hồ chỉ cần làm những trụ đèn vàng là đủ đẹp và sang trọng rồi.Không hiểu sao cứ nhắc tới làm du lịch là cứ phải xanh đỏ tím vàng nhấp nháy mới chịu, nhìn những trụ đèn hoa lá cành đủ màu (do một đơn vị thương mại tài trợ thì phải) trên các con đường mà thấy xót và tiếc. khách du lịch đến đà lạt 1 phần nhờ không khí trong lành mát mẻ và phong cảnh núi rừng suối hồ, cứ khôi phục tự nhiên làm du lịch theo hướng xanh là tốt nhất . Lắng nghe nhịp đập con timLắng nghe từng bước đi tìm tình yêuĐà Lạt ngã bóng xế chiềuDừng chân chỉ có sương mù đón đưaĐêm về đắm đuối trong mơNgàn hoa phủ kín bao giờ từ xưaĐồi thông ru gió trong mưaThác reo trắng xóa lưa thưa núi mờXuân Hương mặt nước đầy thơTình yêu Than Thở ai ngờ biệt lyĐồi cù nhớ những bước điCỏ xanh man mác thầm thì miên man
Thông tuyến đường sắt Bắc Nam qua đèo Hải Vân Ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho hay các đoạn đường sắt bị sạt lở qua đèo Hải Vân đã hoàn thành gia cố nền đường, đảm bảo tàu chạy tốc độ 5 km/h. Sau khi thông tuyến, các chuyến tàu khách Bắc Nam hoạt động bình thường trở lại.Hiện nay, một số đoạn đường sắt khu gian Huế - Văn Xá vẫn bị ngập, song tàu có thể chạy qua. Các đơn vị đường sắt tiếp tục gia cố đường để trả lại tốc độ chạy tàu bình thường trong ngày.Tối 14/10, do mưa lũ, đất đá tràn vào đường ray khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Đà Nẵng, nhiều đoạn trên đèo Hải Vân bị sạt lở taluy nền đường, trôi đá, ngập đường ray khiến nhiều khu gian phải phong tỏa, tạm dừng chạy tàu. Các nhà ga trên tuyến cũng bị hư hỏng nhiều thiết bị điện.Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ga đỉnh đèo - Hải Vân Nam, Hải Vân Nam - Kim Liên và khu gian Thừa Lưu - Lăng Cô. Đoạn từ km709 đến km710 nước ngập đỉnh ray 40 cm, gây xói lở nền đá; đoạn từ km733+460 đến km733+570 bị sạt lở vào đến nền đá và ăn sâu vào thân đường; đoạn km766+936 đất đá sạt lở dài 20 m, cao 1,5 m, lấp một số thiết bị tại ga Hải Vân với khối lượng đất đá khoảng 300 m3.Tại các khu vực này, ngành đường sắt đã huy động nhân lực, vật lực túc trực suốt ngày đêm để triển khai phương án khắc phục.Do đoạn đường sắt bị phong tỏa, nhiều đoàn tàu phải dừng tại các ga để chờ như SE7 phải dừng tại ga Huế (Thừa Thiên Huế); tàu SE1, SE3, SE5 tại ga Đông Hà (Quảng Trị); tàu SE8 và SE22 tại ga Tam Kỳ (Quảng Nam).Ngày 15/10, ngành đường sắt đã chuyển tải hơn 1.200 hành khách trên 8 đoàn tàu giữa các ga trong khu vực Đà Nẵng - Huế bằng đường bộ để hành khách tiếp tục hành trình.Ngoài ra, một số đôi tàu phải hủy trong ngày 15/6 như tàu SE7/8, SE1/2, SE5/6 xuất phát tại Hà Nội và TP HCM.Từ 19h ngày 13/10 tới 7h ngày 15/10, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca, Đà Nẵng mưa phổ biến 550-600 mm, Thừa Thiên Huế 250-550 mm, Quảng Nam 100-400 mm, Quảng Trị 100-300 mm.Mưa lớn làm bốn người ở Đà Nẵng tử vong, toàn bộ thành phố ngập 0,4-1,5 m. Thừa Thiên Huế hơn 19.200 nhà ở 7/9 huyện thị bị ngập 0,3-0,8 m. Quảng Trị gần 700 nhà ngập 0,3-0,5 m. Tội nghiệp đường sắt đã già yếu lắm rồi mà còn gặp hoạn nạn nữa. Đây là tin mừng đối với hành khách. Cảm ơn tổng công ty đg sắt VN đã nỗ lực rất nhiều. Các khối bùn tích tụ trên sườn núi có xu hướng di chuyển xuống dốc dưới tác dụng của thành phần trọng lực! Lý do cho sự xuất hiện của tuyết lở cũng có thể là sự suy yếu của các liên kết cấu trúc trong đất của sườn núi.Thiết kế và tính toán các phòng trưng bày cho việc đi qua tuyết lở trên đường bộ và đường sắt.Giả sử đường cao tốc Nha Trang - Cam Ranh liên tục bị lở, lở! Miễn là không có thương vong về người!
Tập trung thanh tra đất đai, tài chính ngân hàng trong năm 2023 Thay mặt Chính phủ, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong hôm 12/10 có báo cáo gửi Quốc hội về phòng, chống tham nhũng năm 2022, định hướng năm 2023.Theo ông Phong, một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong năm 2023 là thanh tra, kiểm tra tập trung vào lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng như đất đai, tài nguyên khoáng sản; dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; tài chính, ngân hàng; thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài; quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ...Các cơ quan sẽ tăng thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là trong thực hiện dự án đầu tư, kinh doanh gây thất thoát, thua lỗ lớn và bức xúc trong xã hội. Ngành thanh tra sẽ đôn đốc thực hiện kết luận, chỉ đạo sau thanh tra, kiểm tra; chuyển ngay vụ có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra.Theo đánh giá của Chính phủ, việc phát hiện, xử lý và thu hồi tài sản tham nhũng năm 2022 đạt được nhiều kết quả. Cơ quan điều tra thụ lý 687 vụ án, hơn 1.400 bị can phạm tội về tham nhũng. Cơ quan chức năng kết luận và đề nghị truy tố 336 vụ/765 bị can.Thiệt hại trong các vụ án thụ lý gần 3.000 tỷ đồng, hơn 233.000 m2 đất, 21 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Số thu hồi được là 2.350 tỷ đồng, 179.000 m2 đất, hai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hơn 20.000 cổ phiếu và kê biên 10 nhà đất (trị giá khoảng trên 100 tỷ đồng).Tòa án Nhân dân các cấp xét xử 410 vụ/945 bị cáo về các tội tham nhũng, trong đó tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt tù chung thân và tử hình 8 bị cáo; xử phạt tù 15-20 năm đối với 43 bị cáo; 7-15 năm đối với 106 bị cáo...Báo cáo của Chính phủ thừa nhận phòng chống tham nhũng vẫn còn mặt hạn chế. Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ. Một số quy định sơ hở, chồng chéo, dễ nảy sinh tham nhũng, nhưng chậm được sửa đổi như quản lý, sử dụng đất đai; đấu thầu; đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý doanh nghiệp nhà nước...Ngoài ra, phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong một số vụ án chưa tốt. Việc giám định, định giá tài sản còn chậm làm kéo dài thời gian giải quyết. Trong một số vụ án vẫn xảy ra trường hợp bị cáo bỏ trốn; tương trợ tư pháp hình sự còn gặp khó khăn.Theo báo cáo, đến tháng 10, khoảng 7.600 người được xác minh tài sản, thu nhập; hơn 4.900 cơ quan, tổ chức đã được kiểm tra việc thực hiện quy định về kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập. Thông qua xác minh, các cơ quan phát hiện 74 người kê khai chưa đúng quy định, đã chấn chỉnh, xử lý.
Sửa xe miễn phí sau mưa lũ ở Đà Nẵng Ngày 16/10, hàng chục thợ sửa xe ở huyện miền núi Nông Sơn (Quảng Nam) thoăn thoắt "bắt bệnh" cho hàng chục xe máy bị hư hỏng do ngập nước ở gần trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng và khu vực Đà Sơn, quận Liên Chiểu. Đây là những khu vực bị ngập sâu từ 1,5 đến 2 m, nhiều xe máy bị hư hỏng. Họ lau khô bugi, rửa bộ chế hòa khí, thay dầu trong khoang máy, kiểm tra hệ thống điện... Những xe phải thay nhớt, phụ tùng, thợ sửa chỉ lấy giá gốc mua từ hãng.Anh Đặng Ngọc Tĩnh, 38 tuổi, trú huyện Nông Sơn, cho biết sáng 15/10, nhóm thợ ngồi uống cà phê thì đọc được tin ngập lụt ở Đà Nẵng khiến nhiều người phải dắt xe đi bộ, thậm chí bỏ xe ngoài đường. Mọi người đã rủ nhau "xuống núi" để hỗ trợ người dân.Quãng đường từ nhà xuống Đà Nẵng khoảng 70 km nên cả nhóm thuê xe tải chở đồ nghề, còn người thì được một mạnh thường quân lấy ôtô đưa đi. Ngay trong chiều 15/10, những người thợ đầu tiên đã có mặt ở Đà Nẵng, lập tiệm sửa xe dã chiến ở chân cầu vượt Ngã Ba Huế, quận Thanh Khê. Họ góp tiền mua nhớt, các linh kiện cần thiết để bắt tay ngay vào công việc.Khi có hơn chục thợ, nhóm mở rộng địa bàn sang các khu vực lân cận để giúp được nhiều người hơn. Rất đông người dân biết tin đã dắt xe máy đến, xếp hàng chờ đến lượt, trong đó đa số là sinh viên, người lao động nghèo."Sống ở nơi từng chịu nhiều ảnh hưởng do bão lũ nên chúng tôi hiểu sau thiên tai nhiều người cần phương tiện để giải quyết công việc, học hành nên đã hỗ trợ miễn phí cho bà con. Quảng Nam và Đà Nẵng là một khúc ruột mà", anh Nguyễn Nho Hậu, 35 tuổi, nói.Cùng ở Quảng Nam ra Đà Nẵng, một nhóm thợ ở huyện Thăng Bình cũng sửa xe miễn phí cho người dân ở đầu đường Yên Thế, quận Cẩm Lệ. Ngoài ra, nhiều sinh viên Đội SOS Đại học Đông Á Đà Nẵng cũng giúp sửa xe cho sinh viên trong trường.Đoàn trường Đại học Đông Á còn tổ chức ba đội phản ứng nhanh đến các khu nhà trọ đông sinh viên lưu trú để sửa xe tại chỗ. Kinh phí để sửa xe miễn phí được huy động từ nguồn quỹ và ủng hộ của các thầy cô. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Những hành động rất thiết thực và cao cả.Quảng Nam và Đà Nẵng là một khúc ruột mà. Đúng là như vậy!!! Đọc tin mà thấy ấm lòng. Cần những hành động thiết thực, đúng lúc, đúng nơi như thế này. Tuyệt vời những người con đất Quảng Nam quê tôi! Quá tuyệt vời, tinh thần Việt! Ai muốn theo nghề sửa xe máy thì đây cũng là cơ hội để... thử việc Tuyệt vời quá, quyết định và hành động nhanh gọn lẹ, đỡ cho người dân biết bao nhiêu, cảm ơn các anh Tuyệt vời quá các bạn sinh viên Đông Á ơi. Tự hào vì mình từng là sv Đông Á, chúc các bạn sức khỏe và chúc mọi người luôn bình an ️ Tất cả các bạn có một tấm lòng nhân ái biết yêu thương và chia sẻ những khó khăn mà người dân gặp phải thật ngưỡng mộ và khâm phục Chúc tất cả mọi người có thật nhiều sức khỏe và bình an Tuyệt vời! Nhưng tôi tin là ai có kinh phí, đầy đủ cũng sẽ và không nên để các em chịu thiệt. Tuyệt vời quá! Chúc các bạn gặp thật nhiều may mắn trong cuộc sống! "Lá lành đùm lá rách"Lá rách ít đùm lá rách nhiềuBiết rằng cũng chẳng dư dã, giàu có như ai về vật chất nhưng các Em rất giàu về tình người,, sự yêu thương và sự nhiệt thành. Cảm ơn các Em đã mang đến cho cuộc sống nhiều điều ý nghĩa. Làm sống động gam màu cuộc sống!Chúc các Em, mạnh thường quân luôn nhiều sức khỏe, hạnh phúc và đầy yêu thương!Biết ơn rất nhiều! Cần lắm các sự hảo tâm của hãng nhớt Cả suy nghĩ và hành động không chê vào đâu được. Chúc các anh luôn mạnh khỏe nhé.
Bão Nesat cấp 11 vào Biển Đông Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, lúc 16h, bão Nesat cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 950 km về phía đông đông bắc và đang theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15-20 km/h.Đến 16h ngày mai, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 630 km về phía đông bắc, sức gió mạnh nhất cấp 12, giật cấp 15. Bão sau đó theo hướng tây với tốc độ 15 km/h và có khả năng mạnh thêm.16h ngày 18/10, bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km về phía đông bắc, sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 16. Tiếp đó, bão dự kiến theo hướng tây tây nam với tốc độ 15 km/h và tiếp tục mạnh thêm.Do tác động của bão, trong 24-48 giờ tới, bắc Biển Đông (gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh tăng dần từ cấp 9 đến 13, giật cấp 15. Sóng biển cao 5-7 m, vùng gần tâm bão 8-10 m. Giữa Biển Đông (gồm cả vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa) có mưa rào và giông mạnh; gió mạnh dần từ cấp 6 đến 8, giật cấp 10.Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết bão Nesat khi vào Biển Đông gặp vùng biển thoáng, không gặp ma sát địa hình nên cường độ gần như giữ nguyên và mạnh thêm. Hiện, có những đợt không khí lạnh mạnh di chuyển xuống có thể làm hoàn lưu và cường độ bão thay đổi.Trong quá khứ, phần lớn bão khi tương tác với không khí lạnh sẽ có xu hướng yếu đi, song vẫn có trường hợp không khí lạnh không mạnh nên bão yếu đi không nhiều.Ông Hưởng nói, sẽ có ba kịch bản hướng đi và đổ bộ của Nesat.Kịch bản thứ nhất với xác suất xảy ra cao nhất (khoảng 50-60%) là bão tương tác với không khí lạnh, suy yếu trước khi đi vào vùng biển Trung Bộ, trở thành vùng áp thấp hoặc áp thấp nhiệt đới khi vào đất liền.Kịch bản thứ hai có nguy cơ ảnh hưởng lớn hơn, khi bão di chuyển đến phía nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), tương tác với không khí lạnh yếu, di chuyển thẳng vào miền Trung, giảm còn cấp 9-10.Kịch bản thứ ba bão đến phía nam đảo Hải Nam, tương tác với không khí lạnh mạnh, yếu đi và tan nhanh trước khi vào đất liền.Đài Nhật Bản dự báo bão hướng vào Trung Trung Bộ, đến gần bờ vòng ngược lên các tỉnh Bắc Trung Bộ, đạt cực đại ngày 18/10 với sức gió mạnh nhất 145 km/h. Đài Hong Kong có cùng dự báo hướng đi và tốc độ.Chiều nay, Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống thiên tai và Cứu hộ cứu nạn có công điện yêu cầu các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kiểm đếm tàu thuyền, lồng bè, sẵn sàng phương án cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết để đảm bảo an toàn về người và tài sản cho nhân dân.Trong hơn 20 ngày qua, Biển Đông xuất hiện ba cơn bão gồm Noru, Sơn Ca và Nesat. Gần nhất, áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca đổ bộ vào Đà Nẵng - Quảng Nam gây mưa lớn, ngập úng diện rộng.Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ. Mong không khí lạnh sẽ làm bão suy yếu và tan giữa biển. Mấy hôm nay miền Trung đã chịu lũ lụt quá nhiều rồi, hãy tan và đừng gây mưa cho khúc ruột quê hương nữa nhé bão. Bão ơi đi đi. Đừng vào miền Trung quê hương tôi nữa. Quê tôi khổ lắm rồi Bão ơi. Nam mô A di đà Phật! Chỉ lo nó lại tạt vào miền Trung, còn nó đi như vậy thì sẽ bị yếu đi - không còn khả năng gây hại lớn cho vùng Bắc bộ!. Mình thà chịu lạnh chứ đừng có bão mạnh, không khí lạnh ơi lạnh nhiều lên nữa đi cho bão tan :-/ Bão ơi bão hãy lui xaĐể mong Cha Mẹ quê nhà bình an!!! Bão Noru đi qua và bão Sơn Ca lại đến, nước lũ tràn ngập nhà chưa rút. Giờ lại nghe thêm bão về.Ngao ngán. Bão ko đi được hướng kia. Khi vào gần việt nam áp lực khí lạnh đẩy bão đi ra. Còn đi ra đâu thì phải theo dõi thêm Không khí lạnh, gặp bão yếu, miền Trung bị mưa sối sã nữa rồi :'( Không phải chủ quan nhưng khi đã có gió mùa đông bắc bão vào thường cường độ không mạnh lắm Bão mà tan ngoài biển thì cũng gây mưa ở miền trung thôi, lần nào k vậy, địa hình hẹp lại có núi cao đón mưa Hướng di chuyển của cơn bão này tương tự bão Chanchu năm 2006. Mong mọi người bình an. Miền Trung ơi Xin Đừng Mưa Nữa Cái gì nữa vậy trời. Nghe tới bão là nghĩ tới miền trung Mọi người ơi, hãy cố lên, cả nước đã và đang hướng về miền trung, hãy nghe và phối hợp chính quyền tại nơi mình ở để thích nghi với mọi diễn biến của thiên tai
Cầu hơn 500 tỷ đồng ở cửa ngõ TP HCM hoàn thành Chiều 16/10, nhánh cầu bắc qua kênh Tham Lương trên đường Lê Trọng Tấn, nối quận Bình Tân với Tân Phú, cho xe chạy. Đây là nhánh còn lại của dự án cầu Bưng được khai thác, sau khi một nhánh hoàn thành từ tháng 12 năm ngoái. Hai nhánh cầu đều dài 207 m, mỗi bên rộng 11 m. Ngoài phần cầu, dự án làm đường dẫn gần 350 m, rộng 35 m, hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh...Từ trưa, nhiều người dân đã có mặt, chờ thông xe ở nhánh cầu mới. Họ mong đợi cả hai nhánh cầu khi đưa vào khai thác giúp xoá nút thắt cổ chai trên đường Lê Trọng Tấn, giải toả lượng xe ùn ứ ở khu vực giờ cao điểm.Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (TCIP - chủ đầu tư), cho biết công trình cầu Bưng triển khai từ năm 2017, nhằm thay đường cống hộp xuống cấp. Tuy nhiên, quá trình triển khai, dự án hai lần phải ngưng do vướng mặt bằng và ảnh hưởng Covid-19. Hiện, dự án còn hạng mục đường dân sinh ở dạ cầu phía quận Tân Phú vướng giải phóng mặt bằng nên chưa xong, cần được đẩy nhanh.Phó chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường nói hai nhánh cầu đưa vào khai thác góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông khu vực, đặc biệt sắp tới thành phố triển khai dự án kênh Tham Lương - Bến Cát. Lãnh đạo thành phố yêu cầu cần giải quyết dứt điểm vướng mắc ở phần mặt bằng còn lại để hoàn thành toàn bộ công trình trong năm nay, phát huy hiệu quả toàn dự án.Gia Minh Thưa các bác đoạn Âu Cơ - Cộng Hòa - Trường Chinh lúc nào cũng kẹt cứng. Bao nhiêu năm, đi qua thực sự rất ức chế. Cửa ngõ thành phố hàng đầu khu vực. từ Lê Trọng Tấn đi ra hướng QL thì tới đây ko thể quẹo phải vào CN1 được, buồn cười. Đoạn này có kẹt đâu? Làm dầm cầu thì thấp xe tải không lưu thông qua được Năm năm cho một cây cầu. Nói là cầu vượt , nhưng xe tải ko lưu thông dc phía dưới , hướng LETRING TAN ko rẻ phải dưới chân cầu dc là ko phù hợp . Bít ngã CN1 vô KCN Tân Bình lấy gì không kẹt xe Tp còn nhiều điểm kẹt xe, đó là tất yếu! Chúng ta cứ bình tĩnh, Thành phố sẽ giải quyết từng điểm một, thời gian thi công kéo dài chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng! 5 năm! Quá chậm! Xin thưa, cây cầu này ko hề giải quyết ùn tắc. Vì nó kẹt chỗ khác chứ có kẹt chỗ này đâu. Thêm một nhánh giúp giảm tải trục Trường Chinh-Cộng Hòa thì tốt biết bao, chứ giờ phê quá, trục đường huyết mạch toàn bộ hóc môn, q12, củ chi, tây ninh đổ về thành phố. Dân đông quá, kẹt xe là bình thường mà.Phải giãn dân thưa ra bớt thì có khả thi hơn. Hai đầu cầu cắm biển cấm người đi bộ,giữa cầu thì làm cầu bộ hành?ngã tư này làm cống hộp thêm cái vòng xoay là thông thoáng
10 người chết do mưa lũ ở miền Trung Ngày 16/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết, nam sinh trường Tiểu học Lê Quang Sung, sống cùng gia đình trong một hẻm nhỏ trên đường Hoàng Văn Thái; nữ sinh học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên số 2, nhà ở hẻm đường Mẹ Suốt (cùng quận Liên Chiểu) bị nước lũ cuốn trong trận mưa đêm 14/10. Khu vực hai học sinh gặp nạn bị ngập gần 2 m, thi thể đã được tìm thấy.Theo một số nhân chứng, nữ sinh lớp 9 trong đêm mưa lũ ở cùng bốn chị em, không có người lớn ở nhà. Khi được cứu hộ, nữ sinh này đã nhường cho ba em nhỏ ra trước, còn mình di chuyển sau, nhưng không may gặp nước chảy xiết và bị cuốn trôi.Trước đó, Công an TP Đà Nẵng cho biết có bốn người tử nạn gồm một sinh viên bị đuối nước tại đường Mẹ Suốt; người đàn ông 58 tuổi chết đuối khi đi đánh cá; một phụ nữ ở đường Trưng Nữ Vương đuối nước tại nhà và cán bộ công an phường Thọ Quang gặp tai nạn giao thông, tử vong trên đường đi cấp cứu.Cơn mưa lớn tối 14/10 đến rạng sáng hôm sau cũng khiến hàng tấn đất, đá theo lũ ống đổ xuống nghĩa trang Hòa Sơn (lớn nhất thành phố), vùi lấp và cuốn trôi hàng nghìn ngôi mộ. Đến nay, nhiều người chưa thể tìm thấy mộ phần người thân.Việc khắc phục hậu quả sau trận mưa lũ lịch sử đang được các lực lượng ở Đà Nẵng triển khai. Đường đèo Hải Vân nối tỉnh Thừa Thiên Huế với Đà Nẵng đã thông xe chiều nay, sau gần hai ngày công nhân sử dụng máy xúc và xe tải xử lý gần 30 điểm sạt lở.Trong khi đó, đường lên bán đảo Sơn Trà mới xử lý bùn đất sạt lở và thông xe đến resort InterContinental. Hiện chưa thống kê được các điểm sạt lở trên bán đảo do các tuyến đường lên đỉnh đang bị chia cắt. Riêng tuyến đường Hoàng Sa dưới chân bán đảo bị nước xé toang, chưa thể khắc phục.Các tuyến phố của Đà Nẵng đã cơ bản được dọn dẹp. Lượng rác thải của người dân là đồ hư hỏng do ngập nước tập kết dày đặc các tuyến phố. Đến tối nay các công nhân môi trường và xe chở rác vẫn tích cực thu gom. Nhiều ôtô hư hỏng hiện vẫn phải để lại ngoài đường vì các gara quá tải.Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh ghi nhận hai người tử vong. Đó là ông Hồ Thiện (51 tuổi, ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền) đi thăm bà con về bị lật ghe tại cổng nhà và ông Nguyễn Văn Anh (45 tuổi, ở phường Thủy Vân, TP Huế) đi lội nước bị trượt chân.Hoàn lưu bão Sơn Ca đã gây mưa lớn cho Thừa Thiên Huế. Từ đêm 14/10 đến nay, tổng lượng mưa trung bình 500-600 mm, cá biệt Nam Đông 800 mm, Phú Lộc 752 mm. Đỉnh điểm, 2h-8h sáng 15/10, lưu lượng nước về hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thủy điện Hương Điền thượng nguồn sông Bồ và thủy điện Bình Điền rất lớn, 6.500-9.550 m3/s.Nước sông lên cao cùng mưa lớn đã gây ngập hơn 19.900 nhà dân với độ sâu 0,3-0,8 m. Trong đợt lũ, hầu hết tuyến đường liên tỉnh ngập sâu, ách tắc. Hệ thống đường liên huyện, thị xã hầu hết bị ngập úng, cô lập...Theo ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, mực nước các sông đều trên báo động 3 (mức cao nhất), sông Hương thấp hơn đỉnh lũ năm 2020 là 0,17 m, sông Bồ thấp hơn 0,24 m. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã chủ động vận hành điều tiết xả nước về hạ du với 1.500-4.000 m3/s, bảo đảm an toàn hồ và cắt giảm đỉnh lũ cho hạ du.Hiện nay, mưa giảm, triều cửa sông giảm nên nước các sông đang xuống, nhưng còn chậm và ở trên mức báo động 2. Dự báo, ngày 17/10, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Thừa Thiên Huế gây mưa to và giông. Khu vực đang ngập sâu nhất là các xã vùng trũng huyện Quảng Điền, Phong Điền và các phường ven sông Hương của TP Huế như Hương Vinh, Phú Mậu, Phú Thanh, Hương Vinh và phường Xuân Phú dọc sông Như Ý.Tại Quảng Trị, mưa lũ khiến 1.300 nhà dân bị ngập 0,3-1 m, trong đó nặng nhất là huyện Hải Lăng với hơn 900 nhà. Chiều nay, nước lũ sau khi đạt đỉnh đang đứng im.Phó chủ tịch huyện Hải Lăng Dương Viết Hải cho biết, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục kiểm tra vùng ven sông, thấp trũng, có nguy cơ sạt lở đất để chủ động sơ tán dân. Huyện cũng bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục nhanh sự cố.Hiện, nước lũ trên các sông ở Quảng Nam rút xuống dưới báo động 1, chỉ còn sông Vu Gia, huyện Đại Lộc, mực nước 7,01 m, trên báo động 1 khoảng 5 cm. Các thủy điện thượng nguồn sông Vu Gia điều tiết xả nước qua tràn xuống hạ du còn 500 m3/s; thủy điện sông Tranh 2 ngừng xả lũ.Trong ngày, công nhân môi trường và người dân cùng dọn bùn đất. Cơ quan chức năng đã khắc phục đoạn bị xói lở trên quốc 14B qua xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, giúp phương tiện lưu thông được một chiều.Trước đó, mưa lũ khiến hai em nhỏ ở huyện Tiên Phước và Đại Lộc bị đuối nước, một người bị ngã chấn thương khi dọn lũ. Ở huyện Đại Lộc - nơi có gần 2.700 nhà bị ngập dưới một mét, hơn 1.400 nhà ngập 1-3 m, nước bắt đầu rút từ tối qua nên người dân phải trắng đêm dọn dẹp. Tại TP Hội An, nước lũ gây ngập 20-50 cm một ngày đêm các tuyến đường ven sông Hoài, nay cũng đã rút.Từ 19h ngày 13/10 đến nay, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca, Đà Nẵng mưa phổ biến 550-600 mm, Thừa Thiên Huế 250-550 m, Quảng Nam 100-400 mm, Quảng Trị 100-300 mm.Nhóm phóng viên Đau lòng quá, adidaphat. Chia buồn với khúc ruột Miền Trung. Thương quê tôi miền Trung, Cầu mong họ được siêu thoát. Xin chia buồn cùng gia đình :( Cứ nghe tin có người tử vong vì bão lũ cảm thấy thật đau lòng. Thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt hơn, quá đau buồn khi mưa lũ làm quá nhiều tang thương, cầu mong nạn nhân siêu thoát! Thiệt hại bất ngờ quá, xem ra cần dạy bơi cả cho người lớn Nam mô a di đà phật. xin chia buồn cùng gia đình có người thân mất vì mưa lũ . Đọc thấy buồn ghê, đuối nước ngay trong thành phố. Ngập sâu 2m, nước dâng lên từ từ cứ chạy đến chỗ nào trú tạm khi nước bắt đầu dâng cao rồi tính sau. Đau lòng thật. Thiên nhiên khắc nghiệt với người dân miền Trung. Bà con phải tự lực vượt qua khó khăn này thôi. Mong tất cả người dân được Bình An. Mọi người dời đi chỗ nào nước dâng nhẹ rồi quay lại sau vậy. Năm nào cũng y như vậy thì tiền của bỏ vào nhà ng ta hết. Mỗi năm mà tiền sắm đi sắm lại xây đi xây lại.rồi lại thêm tiền bệnh uống thuốc chữa bệnhMùa nào bão lũ thì dời đi rồi quay lại sau. Và đã sống ở vùng lũ thì nên sắm đồ vừa đủ dùng ko nên quá rẻ or quá mắc. Và phải tính ngày cận lũ để tích đồ ăn nước uống. A di đà phật. Cầu cho mưa thuận gió hoà người người được bình an SỰ CỰC ĐOAN CỦA THIÊN NHIÊN ,KHIẾN MỌI NGƯỜI CHÚNG TA CẦN NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐỀ PHÒNG, CẢNH BÁO VÀ CHUẨN BỊ CÁC PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ MẠNH MẼ HƠN TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP...
Phó ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Tĩnh bị cảnh cáo Quyết định được đưa ra tại hội nghị lần thứ 22 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, chiều 16/10.Tháng 6/2018, ông Phạm Đăng Nhật, lúc này đang giữ chức Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh kỷ luật khiển trách, do vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (sinh con thứ ba).Nhà chức trách cho biết, theo quy định, khi đã bị kỷ luật thì trong năm đó đảng viên sẽ bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, cuối năm 2018, khi đánh giá bản thân, ông Nhật tự nhận hoàn thành nhiệm vụ, được tổ chức nơi đang công tác chấp thuận. Việc làm của ông Nhật bị cho là thiếu gương mẫu; còn một số tập thể tại huyện Cẩm Xuyên thì "thiếu tính đấu tranh, còn nể nang".Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh cuối tháng 8 xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với ông Phạm Đăng Nhật đã đánh giá "vi phạm nghiêm trọng, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của bản thân ông và tổ chức Đảng, phải xem xét, thi hành kỷ luật".Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện ủy Cẩm Xuyên nhiệm kỳ 2015-2020 cùng một số tổ chức, chi bộ khác trong huyện cũng vi phạm đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.Ông Phạm Đăng Nhật từng trải qua nhiều vị trí như Giám đốc Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh; Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên; Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên. Tháng 3/2022, ông giữ chức Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Tĩnh.