text
stringlengths 23
21.9k
|
---|
TP HCM muốn giải phóng mặt bằng Vành đai 3 vượt tiến độ ba tháng Thông tin được Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đưa ra tại buổi ký kết giao ước thi đua trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Vành đai 3 đoạn qua thành phố, chiều 16/10.Vành đai 3 dài hơn 76 km, đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Trong đó địa phận TP HCM, tuyến dài hơn 47 km, đi qua TP Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.Theo kế hoạch, giữa năm 2023 tuyến đường được giao 70% mặt bằng và toàn bộ sau đó 6 tháng. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND TP HCM, các quận huyện dự án đi qua cần phấn đấu hoàn thành sớm hơn kế hoạch trên, với mục tiêu bàn giao toàn bộ mặt bằng cho dự án vào cuối quý 3 năm sau, tức vượt tiến độ ba tháng."Điều này tạo thêm áp lực, nhưng thời gian qua công tác chuẩn bị đã được triển khai kỹ trên thực địa cũng như rà soát hồ sơ...", ông Mãi nói và yêu cầu sắp tới các đơn vị tiếp tục điều tra xã hội học để chuẩn bị tốt hơn, công tác giải phóng mặt bằng sẽ được đẩy nhanh.Lãnh đạo TP HCM cũng cho rằng công tác giải phóng mặt bằng cho Vành đai 3 sẽ rất khó khăn và áp lực, nhưng thành phố xác định việc triển khai ở dự án sẽ làm mẫu cho các công trình khác. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tuyến đang được yêu cầu chặt chẽ từ khâu điều tra xã hội học, pháp lý, giá đền bù... Các trường hợp bị ảnh hưởng được tạo điều kiện bằng hoặc tốt hơn sau khi giao đất.Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (chủ đầu tư), nói sau khi thành phố phê duyệt ranh dự án, đơn vị phối hợp các bên liên quan triển khai cắm mốc ranh giải phóng mặt bằng ở dự án.Dự kiến đến ngày 20/10, toàn bộ hơn 1.900 cọc được cắm xong để bàn giao ranh dài hơn 47 km cho 13 phường, xã, thuộc 4 địa phương tuyến đi qua. Đây là mốc quan trọng, làm cơ sở để triển khai các việc tiếp theo như điều chỉnh quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...Cũng theo ông Phúc, đoạn Vành đai 3 đi qua địa bàn thành phố có hơn 90% là đất nông nghiệp, rất thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng. Do vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương dự án đi qua đang đặt quyết tâm đẩy nhanh hơn công tác thu hồi đất. Tuy nhiên, việc này sẽ phụ thuộc vào công tác chuẩn bị cũng như quá trình vận động người dân bị ảnh hưởng.Theo Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Võ Trung Trực, đến nay ở khu vực TP Thủ Đức, việc đo đạc, kiểm đếm đạt hơn 66% trường hộ bị ảnh hưởng. Ba huyện còn lại cũng đã đạt tỷ lệ 94-98%.Vành đai 3 TP HCM là dự án giao thông lớn nhất từ trước đến nay ở phía Nam, tổng mức đầu tư hơn 75.300 tỷ đồng (giai đoạn một). Giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy mô hoàn chỉnh từ đầu, sau đó làm trước 4 làn cao tốc ở giữa, hai bên xây đường song hành.Tuyến đường được dự kiến khởi công giữa năm 2023, hoàn thành sau ba năm. Đây được xem là cung đường chiến lược, ngoài kết nối giao thông còn tạo hành lang đô thị, công nghiệp không chỉ 4 tỉnh thành dự án đi qua mà tác động cả Vùng kinh tế phía Nam.Gia Minh Chúng ta không nên cấp phép thổ cư cho các lô đất giáp ranh vành đai. Có dân sinh ven đường rất dể kẹt xe và các hệ lụy khác. Mong mỏi lâu rồi hy vọng đúng tiến độ Còn vành đai 2 thì sao đây, chỉ còn gần 2km nữa là khép kín mà sao cứ chờ lâu vậy, dân ở khu vực này chịu ngập ,kẹt xe cũng vì nó. TPHCM có thể phấn đấu giải phóng mặt bằng đúng tiến độ dự án Metro số 2 được không? Rồi dự án Vành đai 2, cầu Long Trường, cầu Nam Lýđều chậm do vướng giải phóng mặt bằng. Cứ đúng tiến độ là OK,cho các việc khác kết hợp.. Vượt cũng không hay nhưng tốt hơn nhiều chậm.. Chúc các dự án từ nay luôn luôn đúng tiến độ... Tín hiệu tốt, cần những cam kết và quyết tâm như này! mong sẽ làm nhanh, chứ cái vành đai 2 tới giờ vẫn chưa xong Vành Đai 3 - hạ tầng trọng điểm - Tuyến đường huyết mạch ngày càng sớm thành hiện thực và thúc đẩy kinh tế Tam Giác Vàng (Dĩ An - Biên Hoà - TP Thủ Đức) và giảm áp lực kẹt xe cho trung tâm Tp.HCM. Mặt bằng giải phóng nhanh sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức, thời gian cũng như chi phí, chỉ cần 1- 2 tháng chờ đợi thì có nguy cơ bị đội cò đất và các công ty bất động sản thổi giá lên liền. Dù biết rằng giá ảo nhưng người dân khi đó vẫn đòi phải đền bù theo mức giá mới, cho nên được là chốt, chuyển tiền và cắm cọc ngay. thành phố phải quyết liệt để đẩy mạnh vùng kinh tế ven ô Cũng chung thắc mắc ? Vành đai 2 đoạn 1 , 2 chừng nào khởi công ? |
Yêu cầu Đồng Nai hoàn tất giải phóng mặt bằng xây sân bay Long Thành Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể thay mặt Chính phủ gửi đến Quốc hội báo cáo tình hình triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, hôm 11/10.Yêu cầu trên đưa ra trong bối cảnh Chính phủ đã tổ chức Đoàn công tác kiểm tra hiện trường, họp kiểm điểm tiến độ Dự án; đôn đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và các đơn vị liên quan, song tình trạng chậm trễ bàn giao mặt bằng cho giai đoạn 1 dự án xây dựng sân bay Long Thành vẫn chưa được giải quyết.Giai đoạn 1 dự án gồm xây dựng đường cất, hạ cánh; nhà ga và hạng mục phụ trợ. Dù mục tiêu đặt ra là trước 15/8, đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai mới bàn giao 2.459 ha mặt bằng, trên tổng số 2.532 ha, đạt 97,12%. Trong đó, mặt bằng đất cần cho xây dựng chưa bàn giao là hơn 44 ha. Dự kiến trong tháng 10, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ bàn giao nốt phần mặt bằng còn lại.Tại dự án thành phần 4, có 9/11 lô đất chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng để giao cho Cảng vụ hàng không miền Nam. Việc chưa có mặt bằng sạch khiến dự án thành phần xây dựng ga hàng hóa, kho giao nhận, khu vệ sinh tàu bay, bảo dưỡng trang thiết bị mặt đất... bị chậm lại.Như vậy đến nay, trong số gần 5.000 ha đất phục vụ dự án Sân bay Long Thành, mới có hơn 4.700 ha được bàn giao, đạt 95%; 4.863 trên tổng số hơn 5.000 hộ đã được xét duyệt tái định cư, hơn 200 hộ còn lại vẫn đang chờ xét duyệt.Lý giải việc giải phóng mặt bằng chậm, Chính phủ cho biết nguyên nhân là tiến độ xây dựng khu tái định cư không đảm bảo; nhiều hộ dân vướng mắc về giấy tờ đất như chuyển nhượng viết tay, đất vô chủ dẫn tới khó khăn trong đền bù.Cuối tháng 7, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Ban chỉ đạo, Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Đồng Nai phấn đấu hoàn thành dự án vào năm 2025. UBND tỉnh Đồng Nai cũng được giao đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư, vận động người dân ủng hộ và hoàn thành trước 15/8.Theo ghi nhận của VnExpress vào đầu tháng 8, nhiều hộ dân vẫn phải sống giữa đại công trường xây dựng sân bay Long Thành "mưa thì sình lầy, nắng thì bụi bay mù trời". Các hộ dân cho biết phải chờ thẩm định hồ sơ, bốc thăm đất tái định cư nên chưa thể di dời.Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư khái toán khoảng 336.630 tỷ đồng, chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 xây một đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.Giai đoạn 2 xây dựng thêm một đường cất hạ cánh cấu hình mở và nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm. Giai đoạn 3 hoàn thành hạng mục còn lại phù hợp với công suất 100 triệu hành khách/năm. Tôi nghe sân bay Long Thành từ lúc học cấp 2. Bây giờ đi làm 10 năm, đã 2 nhóc 5 tuổi. Chắc là đợi tới khi con tôi vào Đại Học thì xong sân bay các bạn nhỉ! Hơn 10 năm vẫn chưa xong. Bó tay. |
Hiện trường vụ cháy quán bar gần chợ Bến Thành Khoảng 9h30, lửa bùng lên tại quán bar District K, số 30 đường Thủ Khoa Huân, phường Bến Thành, cách cổng Bắc khoảng 50 m. Nhìn từ trung tâm thương mại Sài Gòn Centre, khói đen cuộn cuộn bốc lên, bao trùm khu vực chợ Bến Thành. Ảnh: Trúc AnhKhoảng 9h30, lửa bùng lên tại quán bar District K, số 30 đường Thủ Khoa Huân, phường Bến Thành, cách cổng Bắc khoảng 50 m. Nhìn từ trung tâm thương mại Sài Gòn Centre, khói đen cuộn cuộn bốc lên, bao trùm khu vực chợ Bến Thành. Ảnh: Trúc AnhHiện trường đám cháy nhìn từ trên cao.Quán bar gồm một trệt, một lầu, rộng 800 m, là khu phức hợp ẩm thực, giải trí khá nổi tiếng ở TP HCM. Hồi cuối tháng 9, bar bị dừng hoạt động do vi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy, song sau đó cơ quan chức năng phát hiện địa điểm này vẫn đón khách. Sau đó, cơ sở này thông báo ngừng đón khách.Hiện trường đám cháy nhìn từ trên cao.Quán bar gồm một trệt, một lầu, rộng 800 m, là khu phức hợp ẩm thực, giải trí khá nổi tiếng ở TP HCM. Hồi cuối tháng 9, bar bị dừng hoạt động do vi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy, song sau đó cơ quan chức năng phát hiện địa điểm này vẫn đón khách. Sau đó, cơ sở này thông báo ngừng đón khách.Nhân chứng: "Lửa cuộn ra từ quán bar sau mỗi tiếng nổ". Video: Tuấn Việt - Nguyễn Điệp - Đình VănKhói lửa bốc nghi ngút từ đám cháy nhìn từ phía trước chợ Bến Thành. Ảnh: Văn Quốc Hưng Khói lửa bốc nghi ngút từ đám cháy nhìn từ phía trước chợ Bến Thành. Ảnh: Văn Quốc Hưng Gần chục xe chữa cháy được điều đến hiện trường. Nhiều lính cứu hỏa mang mặt nạ phòng độc bình cứu hỏa cố gắng tiếp cận nguồn lửa.Gần chục xe chữa cháy được điều đến hiện trường. Nhiều lính cứu hỏa mang mặt nạ phòng độc bình cứu hỏa cố gắng tiếp cận nguồn lửa.Cảnh sát đứng trên xe thang cao hơn 20 m phun nước để dập đám cháy.Cảnh sát đứng trên xe thang cao hơn 20 m phun nước để dập đám cháy.Cảnh sát phun nước theo nhiều hướng khác nhau để dập lửa.Cảnh sát phun nước theo nhiều hướng khác nhau để dập lửa.Lực lượng chức năng tất bật điều động chữa cháy, vừa phong tỏa hiện trường trong bán kính khoảng 500 m.Lực lượng chức năng tất bật điều động chữa cháy, vừa phong tỏa hiện trường trong bán kính khoảng 500 m.Các cảnh sát ướt sũng người bước ra từ hiện trường vụ cháy.Theo một cảnh sát, do bên trong quán bar có nhiều vật liệu cách âm, mút xốp, sofa nên công tác chữa cháy ban đầu gặp khó khăn.Các cảnh sát ướt sũng người bước ra từ hiện trường vụ cháy.Theo một cảnh sát, do bên trong quán bar có nhiều vật liệu cách âm, mút xốp, sofa nên công tác chữa cháy ban đầu gặp khó khăn.Nhiều người, nhân viên trong các tòa nhà lân cận đổ xuống đường, đứng ở cửa Bắc theo dõi cảnh sát dập lửa. Bà Thu Hoài, sống gần hiện trường cho biết, trước khi xảy ra cháy bên trong quán có nhiều tiếng nổ phát ra sau đó khói bùng lên mù mịt.Nhiều người, nhân viên trong các tòa nhà lân cận đổ xuống đường, đứng ở cửa Bắc theo dõi cảnh sát dập lửa. Bà Thu Hoài, sống gần hiện trường cho biết, trước khi xảy ra cháy bên trong quán có nhiều tiếng nổ phát ra sau đó khói bùng lên mù mịt.Đến 11h, khói đen vẫn nghi ngút từ quán bar sau một giờ rưỡi cháy. Lính cứu hỏa chưa thể tiếp cận nguồn lửa do khói bao trùm tầng trệt.Cảnh sát PCCC TP HCM cho biết nguyên nhân ban đầu xác định khi sửa chữa quán, thợ hàn cắt kim loại đã để tia lửa bắn vào vật liệu cách âm khiến lửa bùng phát. Diện tích cháy khoảng 300 m2, không gây thương vong, nhiều tài sản bị thiêu rụi.Đến 11h, khói đen vẫn nghi ngút từ quán bar sau một giờ rưỡi cháy. Lính cứu hỏa chưa thể tiếp cận nguồn lửa do khói bao trùm tầng trệt.Cảnh sát PCCC TP HCM cho biết nguyên nhân ban đầu xác định khi sửa chữa quán, thợ hàn cắt kim loại đã để tia lửa bắn vào vật liệu cách âm khiến lửa bùng phát. Diện tích cháy khoảng 300 m2, không gây thương vong, nhiều tài sản bị thiêu rụi. Cháy vào ban ngày nên hy vọng không ai bị gì.Không hiểu hệ thống phòng cháy chữa cháy của các quán bar,vũ trường...như thế nào mà dạo này hay bị cháy vậy nữa. Nguyên nhân lại là mấy ông thợ hàn bị hoài mà không rút kinh nghiệm Cầu mong thương vong không xảy ra. A Di Đà Phật!. Lại là quán Bar, hy vọng không có thương vong và không gây thiệt hại lớn. Bao năm nay sau bao vụ cháy do cắt, hàn gây ra mà cách thi công của thợ vẫn như cũ, hoàn toàn bỏ gần hết các biện pháp phòng chống cháy khi hàn, cắt. Nhất là với nơi có vật liệu cách âm thì khi lửa đã bùng lên rất khó để dập lửa. Hy vọng ko có thiệt hại về người! Cháy vì hàn xì, mãi 1 lý do Lại thợ hàn cắt! Không biết bao nhiêu vụ như thế này rồi mà chủ cả lẫn thợ vẫn không sợ. Cẩn thận củi lửa, nguồn điện và nhiệt sinh hoạt cuối năm bà con hàng xóm ơi ! Đã vi phạm pccc bị bắt đóng cửa và giờ bị cháy thật? Thiết nghĩ dù ko thiệt hại về người vẫn nên truy đến cùng việc quá xem thường pháp luật của chủ quán bar này, ko thể chỉ phạt hành chính rồi bỏ qua được! Nếu bình chọn người dân nào can đảm tui xin bình chọn là dân Việt Nam: Cháy, Oánh Lộn, Cướp có vũ trang... là càng tụ tập đông chứ không có sợ liên lụy bản thân. hàn xì gây bao vụ hỏa hoạn nghiêm trọng rồi mà khg rút ra bài học j à Tỉ lệ rất lớn những vụ cháy nhà dân hay nhà xưởng đều từ việc hàn và bị bén lửa. Phải có cơ chế hay tiêu chuẩn nào đó về an toàn cháy nổ cho thợ Hàn thôi Việc hàn xì đã gây bén lửa và cháy rất nhiều vụ rồi, nhưng có vẻ bọn họ không bao giờ rút kinh nghiệm và thay đổi cách làm! lại là thợ hàn, hồi xưa cũng 1 vụ lớn khủng khiếp cũng do thợ hàn |
Bão Nesat tăng sức gió Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, so với lúc vào Biển Đông hôm qua, sức gió của bão tăng một cấp (chênh lệch một cấp độ là 13 km/h). Ngày và đêm nay, bão theo hướng tây tây nam với tốc độ 15 km/h và có khả năng mạnh thêm. Đến 7h ngày mai, bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km, sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15.Sau đó, bão duy trì hướng đi và cường độ, đến 7h ngày 19/10 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 km, sức gió mạnh nhất cấp 10-11, giật cấp 13.Đài khí tượng Nhật Bản vẫn giữ nhận định bão Nesat đạt cực đại khoảng 145 km/h vào ngày mai, sau đó giảm dần, khi gần bờ biển miền Trung còn khoảng 65 km/h, xuống còn áp thấp nhiệt đới. Đài Hong Kong nhận định bão có cường độ mạnh hơn, đạt cực đại khoảng 155 km/h, khi gần bờ còn 85 km/h.Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, có ba kịch bản về bão Nesat. Thứ nhất với xác suất xảy ra cao nhất (khoảng 50-60%) là bão tương tác với không khí lạnh, suy yếu trước khi đi vào vùng biển Trung Bộ, trở thành vùng áp thấp hoặc áp thấp nhiệt đới khi vào đất liền.Kịch bản thứ hai có nguy cơ ảnh hưởng lớn hơn, khi bão đến phía nam đảo Hải Nam (Trung Quốc) sẽ tương tác với không khí lạnh yếu, sau đó đi thẳng vào miền Trung, giảm còn cấp 9-10.Kịch bản thứ ba bão đến phía nam đảo Hải Nam, tương tác với không khí lạnh mạnh và sẽ yếu đi, tan nhanh trước khi vào đất liền.Do tác động của bão, trong 24-48 giờ tới, bắc Biển Đông (gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh từ cấp 9 đến cấp 13, giật cấp 15. Giữa Biển Đông (gồm cả vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa) có mưa giông mạnh; gió mạnh dần lên từ cấp 6 đến 8, giật cấp 10. Ngày và đêm 18/10, vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.Bắc Biển Đông sóng biển cao 5-7 m, vùng gần tâm bão 8-10 m. Giữa Biển Đông sóng cao 3-5 m; vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi sóng biển cao 2-4 m.Chiều qua, Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống thiên tai và Cứu hộ cứu nạn có công điện yêu cầu các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kiểm đếm tàu thuyền, lồng bè; sẵn sàng phương án cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết để đảm bảo an toàn về người và tài sản cho người dân.Trong hơn 20 ngày qua, Biển Đông đã xuất hiện ba cơn bão gồm Noru, Sơn Ca và Nesat. Gần nhất, bão Sơn Ca suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam vào rạng sáng 15/10, gây mưa từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, trong đó tâm mưa là Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ. E ở đà nẵng trong vòng nữa tháng bão lụt nhà e chẳng còn gì còn mỗi cái nền móng giờ a bão vào e cũng như người vô hồn rồi. Cầu mong a nhẹ nhàng đừng làm nhiều nhà khác phải cảnh màn trời chiếu đất như nhà e Lạy mẹ thiên nhiên thương cho dân nghèo miền trung quê con! Một năm đầy biến động của mẹ thiên nhiên. Nhưng rồi cũng sẽ vượt qua!Cố lên miền Trung ơi Khúc ruột miền trung lại chịu khổ tiếp Mình mới xem vệ tinh,bão bắt đầu xuất hiện mắt bão rất rõ,bão mạnh thường có tâm bão rất rõ ràng ,có vẻ nó đã tăng cấp khá mạnh "Miền trung đất bồi phù sa, người miền trung gian khó nhiều đời qua..." Mưa lũ đã gắn liền quê tôi từ thuở bé, cầu mong điều dữ hóa lành và nhà nhà an vui đón ngày phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10. Cơn bão này gặp không khí lạnh tăng cường xuống chắc sẽ suy yếu và tan trên biển thôi. Con cúi xin mẹ thiên nhiên dừng bước trước khi vào hoành hành miền trung khổ cực. Vào đâu cũng khổ , mong bao tan luôn khi vào biển đông! Thương lắm Miền Trung ơi! chưa phục hồi kinh tế sau covid, lại bão lũ liên tiếp, thật khổ quá, cầu mong bão sẽ suy yếu Bão chưa vào quảng bình tan r may quá |
Dọn bùn sau lũ Chiều 16/10, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế huy động hơn 200 bộ đội, dân quân các xã phường tham gia dọn bùn non trên các tuyến đường ở trung tâm TP Huế sau khi nước lũ rút.Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Sơn Ca, từ đêm 14/10 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế mưa lớn diện rộng, trung bình 500-600 mm. Mưa lớn, nước sông lên cao làm ngập hơn 19.900 nhà dân với độ sâu 0,3-0,8 m. Trong đợt lũ, hầu hết tuyến đường liên tỉnh ngập sâu. Hệ thống đường liên huyện, thị xã bị ngập úng, cô lập...Chiều 16/10, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế huy động hơn 200 bộ đội, dân quân các xã phường tham gia dọn bùn non trên các tuyến đường ở trung tâm TP Huế sau khi nước lũ rút.Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Sơn Ca, từ đêm 14/10 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế mưa lớn diện rộng, trung bình 500-600 mm. Mưa lớn, nước sông lên cao làm ngập hơn 19.900 nhà dân với độ sâu 0,3-0,8 m. Trong đợt lũ, hầu hết tuyến đường liên tỉnh ngập sâu. Hệ thống đường liên huyện, thị xã bị ngập úng, cô lập...Nằm bên sông Đông Ba, đường Huỳnh Thúc Kháng ở phường Đông Ba và đường Bạch Đằng ở phường Gia Hội bị bùn non bám dày hơn 10 cm. Một ngày trước, hai tuyến đường này ngập hơn một mét, nước lũ tràn vào nhà dân.Nằm bên sông Đông Ba, đường Huỳnh Thúc Kháng ở phường Đông Ba và đường Bạch Đằng ở phường Gia Hội bị bùn non bám dày hơn 10 cm. Một ngày trước, hai tuyến đường này ngập hơn một mét, nước lũ tràn vào nhà dân.Tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng ở phường Đông Ba sau dọn rửa đã sạch sẽ trở lại như chưa hề có trận lũ quét qua.Tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng ở phường Đông Ba sau dọn rửa đã sạch sẽ trở lại như chưa hề có trận lũ quét qua.Học sinh trường THPT Gia Hội, TP Huế, cùng nhau dọn dẹp bùn non xung quanh sân trường và tuyến đường Nguyễn Chí Thanh.Khu vực hiện ngập sâu nhất là các xã vùng trũng huyện Quảng Điền, Phong Điền và các phường ven sông Hương của TP Huế như Hương Vinh, Phú Mậu, Phú Thanh và phường Xuân Phú dọc sông Như Ý.Hiện nay, lượng mưa trên địa bàn giảm, mực nước triều cửa sông và nước các sông đang xuống, nhưng chậm và trên báo động 2. Dự báo ngày 17/10, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Thừa Thiên Huế gây mưa to và giông.Học sinh trường THPT Gia Hội, TP Huế, cùng nhau dọn dẹp bùn non xung quanh sân trường và tuyến đường Nguyễn Chí Thanh.Khu vực hiện ngập sâu nhất là các xã vùng trũng huyện Quảng Điền, Phong Điền và các phường ven sông Hương của TP Huế như Hương Vinh, Phú Mậu, Phú Thanh và phường Xuân Phú dọc sông Như Ý.Hiện nay, lượng mưa trên địa bàn giảm, mực nước triều cửa sông và nước các sông đang xuống, nhưng chậm và trên báo động 2. Dự báo ngày 17/10, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Thừa Thiên Huế gây mưa to và giông. Ai ra xứ Huế bây chừSông Hương, núi Ngự đã mù mịt sươngLũ về cuốn áo em thươngBài thơ nón lá cũng buông theo dòng...Cố cung, thành quách buồn lòngVì răng mà đến nổi nông thế này...Áo dài em có còn bay?Cho anh lá trúc che ngang chữ điềnBên sông kia đó còn thuyền?Để trăng lên chở về miền quê emHàng cau còn có nắng lên?Anh xin gửi chút nổi niềm đến nhaĐường xa mơ khách đường xaMãi mong áo trắng không ra anh nhìn...(Xin phép mượn ý tưởng của nhà thơ Hàn Mạc Tử. Xin tạ tội với nhà thơ!) Thương bà con miền Trung quá, tôi vừa từ Huế về cách đây 1 tháng. Người Huế rất dễ mến và giản dị. Đồng ý là thời tiết ngày càng khắc nghiệt, bão lũ khó lường, nhưng có lẽ các nhà khoa học cùng các cơ quan quản lý nên chăng có tính toán, đánh giá và cân nhắc giữa cái được và cái thiệt đối với nền kinh tế, với xã hội của các nhà máy thủy điện ở khu vực miền Trung. Huế thương.... thương Huế.... Quê hương là chùm khế ngọt. Cho con trèo hái mỗi ngày. Nỗi niềm chi rứa Huế ơi. Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên? Tôi lo Hà nội mà mưa 600-800 mm thì sẽ có chỗ ngập trên 1 mét. Không hiểu các cơ quan, xí nghiệp đã tính đến điều này chưa trong quản trị rủi ro ? Du khách nước ngoài có 1 trải nghiệm tuyệt vời, mấy chục năm mới có 1 lần, hiếm lắm nha, tour du lịch này quà lời còn gì. Trời ơi, cho hỏi chút nàoHuế đô sao lũ tuôn trào khắp nơiPhố phường như đảo xa khơiĐường đi xuồng máy ngời ngời dạo qua?Trời rằng: Sao lại hỏi taTa mưa, cấp nước,chẳng qua vì ngườiNắng mưa là việc của TrờiPhố phường ngập lũ do người gây ra!Nơi nơi lấp cống xây nhàPhá rừng làm điện mới ra nỗi này!Thấy lòng đau xót lắm thayNhưng Ta cũng chịu bó tay mất rồi! Hậu quả của việc xây dựng các khu đô thị mới và hồ thủy điện. Thế này thì ngồi trên sập câu cá ở cấm cung là có thật. Huế thương Thương miền trung! Phải hứng chịu mưa bão liên tục Se lòng! |
Cháy quán bar gần chợ Bến Thành Khoảng 9h30, đám cháy bùng lên tại quán District K một trệt một lầu, ở số 30 đường Thủ Khoa Huân, phường Bến Thành, cách cổng phía bắc chợ Bến Thành khoảng 50 m. Khu vực cháy nằm khá gần Dinh Độc Lập, Nhà hát thành phố, phố đi bộ Nguyễn Huệ...Hơn chục xe chữa cháy được điều đến hiện trường. Nhiều lính cứu hoả mang mặt nạ phòng độc, bình CO2 cố gắng tiếp cận nguồn lửa. Xe thang giương cao hơn 20 m phun nước từ mái nhà. Quán bar có nhiều vật liệu cách âm, mút xốp, ghế nệm, khiến lửa bùng dữ dội, công tác chữa cháy gặp khó khăn.Hàng trăm người dân, trong đó có nhiều du khách nước ngoài tập trung gần đám cháy theo dõi. Công an và đội an ninh trật tự liên tục yêu cầu người dân di chuyển ra xa đám cháy để tránh khói độc. Người dân sống gần hiện trường cho trước khi xảy ra cháy bên trong quán phát ra nhiều tiếng nổ, sau đó khói bùng lên mù mịt.Anh Bùi Ngọc Cường, 48 tuổi, khi xảy ra cháy anh đang ở trong kho giấy cách đó khoảng 4 căn nhà. Nghe hàng xóm báo hỏa hoạn, anh tắt cầu dao rồi chạy ra khỏi hẻm. Khói lửa bùng lên rất nhanh, chỉ trong vài phút bao trùm cả quán bar. "Một số thợ đang thi công ở quán đã kịp thoát ra ngoài, người trong hẻm gần quán bar cũng kịp chạy ra hết", anh Cường nói.Đến 11h, khói đen vẫn nghi ngút từ quán bar sau một giờ rưỡi cháy. Trả lời VnExpress, đại diện Cảnh sát PCCC TP HCM cho biết nguyên nhân ban đầu xác định khi sửa chữa quán, thợ hàn cắt kim loại để tia lửa bắn vào vật liệu cách âm khiến hỏa hoạn bùng phát. Diện tích cháy khoảng 300 m2, không gây thương vong, nhiều tài sản bị thiêu rụi."Đến lúc này lửa cơ bản được khống chế, song mút xốp bị cháy tỏa ra nhiều khói độc. Cảnh sát đang phun nước làm mát hiện trường, ngăn lửa bùng lên", đại diện Cảnh sát PCCC TP HCM nói. Tốp thợ được mời về trụ sở công an phường Bến Thành lấy lời khai.Quán District K là khu phức hợp ẩm thực, giải trí khá nổi tiếng ở TP HCM, mở cửa cách đây khoảng 2 năm. Cơ sở bị đình chỉ hoạt động từ tháng 5 do vi phạm về PCCC. Tuy nhiên, theo UBND phường Bến Thành, quán vẫn hoạt động cho đến tối 4/10 bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt, buộc ngừng đón khách. Quán ngưng mở cửa để sửa chữa khoảng một tuần nay.Đình Văn - Thu Hằng Cháy vào ban ngày nên hy vọng không ai bị gì.Không hiểu hệ thống phòng cháy chữa cháy của các quán bar,vũ trường...như thế nào mà dạo này hay bị cháy vậy nữa. Nguyên nhân lại là mấy ông thợ hàn bị hoài mà không rút kinh nghiệm Cầu mong thương vong không xảy ra. A Di Đà Phật!. Lại là quán Bar, hy vọng không có thương vong và không gây thiệt hại lớn. Bao năm nay sau bao vụ cháy do cắt, hàn gây ra mà cách thi công của thợ vẫn như cũ, hoàn toàn bỏ gần hết các biện pháp phòng chống cháy khi hàn, cắt. Nhất là với nơi có vật liệu cách âm thì khi lửa đã bùng lên rất khó để dập lửa. Hy vọng ko có thiệt hại về người! Cháy vì hàn xì, mãi 1 lý do Lại thợ hàn cắt! Không biết bao nhiêu vụ như thế này rồi mà chủ cả lẫn thợ vẫn không sợ. Cẩn thận củi lửa, nguồn điện và nhiệt sinh hoạt cuối năm bà con hàng xóm ơi ! Đã vi phạm pccc bị bắt đóng cửa và giờ bị cháy thật? Thiết nghĩ dù ko thiệt hại về người vẫn nên truy đến cùng việc quá xem thường pháp luật của chủ quán bar này, ko thể chỉ phạt hành chính rồi bỏ qua được! Nếu bình chọn người dân nào can đảm tui xin bình chọn là dân Việt Nam: Cháy, Oánh Lộn, Cướp có vũ trang... là càng tụ tập đông chứ không có sợ liên lụy bản thân. hàn xì gây bao vụ hỏa hoạn nghiêm trọng rồi mà khg rút ra bài học j à Tỉ lệ rất lớn những vụ cháy nhà dân hay nhà xưởng đều từ việc hàn và bị bén lửa. Phải có cơ chế hay tiêu chuẩn nào đó về an toàn cháy nổ cho thợ Hàn thôi Việc hàn xì đã gây bén lửa và cháy rất nhiều vụ rồi, nhưng có vẻ bọn họ không bao giờ rút kinh nghiệm và thay đổi cách làm! lại là thợ hàn, hồi xưa cũng 1 vụ lớn khủng khiếp cũng do thợ hàn |
Xin thôi việc khi vừa nhận quyết định bổ nhiệm Sáng 17/10, UBND tỉnh Đăk Nông công bố quyết định bổ nhiệm bà Thanh Hương, nguyên giám đốc Sở Y tế làm Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, ngay sau khi nhận quyết định, bà Hương trình bày mong muốn thôi việc và cho biết sẽ có đơn xin nghỉ trong hôm nay.Nguyên giám đốc Sở Y tế Đăk Nông cho biết bản thân cũng rất yêu thích ngành lao động vì gắn liền với công tác an sinh, xã hội. Thế nhưng, bà chỉ được đào tạo về y tế, không có chuyên môn ở lĩnh vực vừa được bổ nhiệm nên sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công tác chung của toàn đơn vị."Nếu tôi làm Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ phải cần thời gian để học việc trong khi chỉ còn hơn 3 năm là đến tuổi hưu nên tôi chủ động xin thôi việc", bà Hương nói và cho biết vẫn chấp hành phân công của tỉnh đến khi nguyện vọng được chấp thuận.Cuối năm 2020, bà Hương hết nhiệm kỳ làm Giám đốc Sở Y tế Đăk Nông và chờ bổ nhiệm lại. Ngày 3/12/2020, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đăk Nông có quyết định xem xét kỷ luật bà Hương nên UBND tỉnh dừng việc tái bổ nhiệm. Sau đó, bà bị điều về làm nhân viên phòng Nghiệp vụ y dược, Sở Y tế.Hơn 5 tháng sau, Ủy ban kiểm tra Trung ương kết luận các khuyết điểm của bà Hương chưa đến mức xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, cựu giám đốc Sở Y tế Đăk Nông không được bổ nhiệm lại.Một tháng trước, bà Hương được giới thiệu để bầu chức Phó chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh, song không được Tổng Liên đoàn lao động chấp thuận.Trước đó, bà Hương đã nhiều lần gửi đơn đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đăk Nông và các đơn vị liên quan nêu mong muốn nếu tỉnh không bố trí được vị trí phù hợp với chuyên môn, năng lực thì cho bà thôi việc.Ngọc Oanh Không rõ nguyên nhân nhưng tôi ủng hộ những ai cảm thấy không đủ năng lực thì tự nguyện " từ chức". Một người rất tự trọng! Làm việc nhỏ hay lớn nếu không làm thành tâm vì dân thì cũng không nên làm, ủng hộ quyết định xin thôi việc của bà Nếu đã định thôi việc thì báo cáo với tổ chức chứ ai lại để làm lễ bổ nhiệm xong thì xin thôi việc nhỉ Làm y tế qua làm lao động có đủ chuyên môn và kinh nghiệm hay không? Ủng hộ quyết định cá nhân của bà Hương. Chúc bà sống tốt và thành công trong tương lai! Một quyết định rất sáng suốt, hợp lý của bà Thanh Hương. Chúc bà luôn mạnh khoẻ Chưa biết cụ thể sao nhưng dám đưa ra QĐ như bà cũng là ok MÕI NGƯỜI ĐỀU CÓ THẾ MẠNH VÀ NĂNG LỰC VƯỢT TRỘI Ở MỘT NGHÀNH NGHỀ NHẤT ĐỊNH.VÌ VẬY BÀ HƯƠNG THẤY KHÔNG PHÙ HỢP VỚI CHUYÊN MÔN Ở MÔI TRƯỜNG MỚI VÀ XIN NGHỈ SỚM LÀ ĐIỀU ĐÚNG ĐẮN Nên tôn trọng nguyện vọng của đồng chí Thanh Hương. Không hiểu bổ nhiệm dựa trên tiêu chí như thế nào ạ? Nghỉ ngơi thôi.. Để đưa ra quyết định này chắc chắn chị đã phải cân nhắc rất kỹ rồi. Ủng hộ quyết định của bà. MỘT NGƯỜI RẤT BIẾT TỰ TRỌNG. |
Tìm thấy thêm hai thi thể tại mỏ titan bị sập Đại diện Công ty titan Tân Quang Cường cho biết, lực lượng cứu nạn cứu hộ đã tìm thấy anh Nguyễn Văn Tùng, 26 tuổi, quê Bình Định. Nạn nhân tử vong ở khu vực hồ chứa nước cách điểm sạt lở cát ở khu mỏ titan khoảng 100 m.Chiều nay, thi thể ông Huỳnh Tấn Phước, 48 tuổi, trú TP Phan Thiết, Bình Thuận, được tìm thấy ở gần khu vực bị sạt lở. Đây là nạn nhân thứ ba được phát hiện sau hơn hai ngày tìm kiếm. Trời đang mưa nhưng lực lượng cứu hộ vẫn tích cực tìm nạn nhân cối cùng. Trước đó, lúc 16h ngày 15/10, nhóm công nhân 5 người của Công ty TNHH thương mại Tân Quang Cường khi di chuyển bãi thãi thải đến vị trí khác, mỏ bất ngờ bị sập, chôn vùi 4 người. Tối cùng ngày, thi thể đầu tiên được tìm thấy. Hai ngày qua, hơn 100 người cùng 12 máy đào, 3 máy ủi... được huy động tìm kiếm.Theo Công an huyện Hàm Thuận Nam, điều tra ban đầu cho thấy tai nạn do công ty khai thác mỏ di chuyển cát từ bãi thải đến điểm cách đó chừng 400 m. Khi nước được bơm vào hệ thống ống dẫn, để ba máy hút đưa cát về hồ chứa, bất ngờ bờ cát khổng lồ sập xuống từ độ cao 20 m, vùi nhóm công nhân.Mỏ titan Tân Quang Cường được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác từ 2015, với diện tích hơn 515 ha, nằm trên hai xã Thuận Quý và xã Tân Thành (huyện Hàm Thuận Nam). Năm 2016, mỏ này từng gây lũ cát tràn vào khu du lịch, làm hư hỏng nhà dân, sau đó bị dừng hoạt động 3 tháng.Việt Quốc |
Nuôi cá tầm ở núi rừng Khe San Từ quốc lộ 18C vào ao nuôi cá trong rừng của ông Mạ (42 tuổi, ở xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên) khoảng 5 km nhưng phải đi gần một giờ mới đến vì đường hẹp, dốc và nhiều suối nhỏ cắt ngang. Đây là nơi ông Mạ mất khoảng một năm khảo sát, tìm kiếm vì cá tầm - loài cá có nguồn gốc châu Âu, chỉ nuôi được ở nơi có khí hậu mát mẻ, nguồn nước có nhiệt độ thấp."Ở miền Bắc, Sapa là vùng nuôi cá tầm thành công nhất. Tại Quảng Ninh mới có huyện Bình Liêu nuôi được nên tôi muốn đi tiên phong ở Tiên Yên", ông nói.Chọn được vùng thung lũng khí hậu mát mẻ, cây cối bao bọc xung quanh điều hòa không khí ở vùng núi rừng Khe San - nơi gia đình được giao, người đàn ông trung niên tìm thợ đào ao khởi nghiệp. Sáu ao nước lớn hình thành theo mô hình bậc thang, mỗi ao rộng 300 m2, sâu hơn một mét. Trong đó, 5 ao được phủ bạt lót đáy nuôi cá, một ao để điều tiết nước.Xong hệ thống hạ tầng, giữa năm 2021, khoảng 6.700 con cá tầm giống dài hơn 10 cm được nhập từ Sapa về thả vào ao. Tuy nhiên, việc nuôi loại cá khó tính này không hề dễ dàng. Thời gian đầu, cá chết liên tục, ông Mạ hốt hoảng để vợ ở nhà một mình trông đàn cá, còn bản thân khăn gói lên Bình Liêu học hỏi thêm kinh nghiệm.Đi thực tế ở nơi đã nuôi cá tầm thành công, người đàn ông mới vỡ lẽ, ao cá của mình tuy có được nguồn nước tươi mát nhưng chưa có hệ thống nước ra vào hợp lý. Nước không được thay liên tục khiến ao nhanh ô nhiễm, thiếu oxy. Để khắc phục, ông đặt hệ thống ống dẫn sát đáy để nước ra vào theo hình thác nước. Nước từ trên suối sẽ luân chuyển liên tục vào các ao nuôi như thác tự nhiên, làm tăng lượng oxy trong nước và đảm bảo nhiệt độ từ 18 đến 27 độ C. Tạp chất được lắng lại ở ao số 6, nằm ở vị trí thấp nhất rồi mới tháo ra ngoài.Dù có hệ thống lấy nước từ suối tự động nhưng vợ chồng ông Mạ cũng phải ăn ngủ ở ao nuôi để kịp thời điều tiết lúc nắng, lúc mưa. Khi trời mưa lớn, nước có thể bị đục. Lúc đó, ông Mạ phải lên đầu nguồn kiểm tra, cần thiết thì đóng ống lấy nước nếu không ao cá sẽ bị bẩn. "Có hôm trời mưa vào đêm, sáng ra ao kiểm tra đã thấy cá chết, tiếc đứt ruột", ông Mạ nói.Hay khi trời nắng, nhiệt độ nước lên cao vượt ngưỡng cho phép, cá sẽ chết. Lúc đó, ông Mạ lại phải điều chỉnh ống để nước ra vào hồ nhanh hơn, giảm nhiệt độ trong ao. Mấy tháng đầu ông phải dùng máy đo liên tục, giờ có kinh nghiệm, chỉ sờ tay là biết.Do điều kiện nuôi trên rừng núi, các loại thức ăn tự nhiên cho các tầm như giun quế, cá nhỏ, tôm, tép khó kiếm nên gia đình chủ yếu cho cá ăn cám. Cá lớn nhanh, hạn chế được dịch bệnh. Tuy nhiên, chúng lại có tập tính ăn đêm nên ông bà phải hẹn giờ dậy cho cá ăn. Sau hơn một năm, cá đã đạt từ 2 đến 3 kg, có thể xuất bán."Ba tấn cá đầu tiên chúng tôi bán được hơn 300 triệu đồng, gần đủ số vốn đã bỏ ra. Làm đủ thứ nghề rồi, bây giờ mới thu được số tiền lớn như thế", bà Nịnh Thị Nùng, vợ ông Mạ cho hay.Thời gian gần đây, người tìm đến đặt mua cá ngày càng nhiều nhưng ông bà chưa bán hết do mùa đông là thời điểm cá phát triển ổn định nhất. Bên cạnh bán buôn, ông Mạ đã xây một nhà sàn làm nhà hàng bán các món ăn từ cá tầm do chính mình nuôi, phục vụ du khách đến thác Khe San - một điểm tham quan mới đang được nhiều người tìm đến. Sắp tới, ông sẽ nhập thêm 4.000 con cá tầm giống, đào thêm ao ở gần nhà hàng cho khách trải nghiệm quy trình nuôi cá và tự tay bắt cá lên chế biến món ăn.Ông Phạm Văn Hoài, Phó chủ tịch thường trực UBND huyện Tiên Yên đánh giá rất cao mô hình nuôi cá tầm của ông Mạ. Khi gia đình ông quyết định khởi nghiệp, UBND huyện đã hỗ trợ 200 triệu đồng làm vốn. "Chúng tôi luôn mong muốn đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế bền vững, gắn bó với núi rừng. Để làm được điều đó, cần có những người dám nghĩ, dám đi tiên phong như anh Mạ", ông Hoài nói.Lê Tân Tôi cũng đag lên Sín Mần Hà Giang nuôi cá đây. Hy vọng mọi chuyện hanh thông. Hay quá a ơi. Chúc mừng a rất quý những lao động thế này. thứ nhất tạo công ăn việc làm cho mình và gia đình thừ 2 tạo nguồn thực phẩm cho xã hội. thứ ba bảo tồn thiên nhiên. |
Nhà sập xuống sông, đè chết một người Sau một đêm cứu hộ, 6h ngày 17/10, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy thi thể ông Võ Lợi, 45 tuổi, trú xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị. Ông Lợi bị vùi lấp dưới tấm bê tông lớn nên lực lượng chức năng phải sử dụng cưa, khoan bê tông và cắt sắt mới đưa được thi thể ra ngoài.Trước đó khoảng 22h30 ngày 16/10, bờ sông Thạch Hãn đoạn qua xã Hải Lệ bị sạt lở nghiêm trọng khiến nhà ông Lợi đổ sập xuống sông và hai nhà bên cạnh hư hại.Người dân cho biết thời điểm đó nghe tiếng động lớn, khi chạy đến thì căn nhà đã bị sạt thành bờ dốc xuống sông. Trong nhà lúc này có ông Lợi và một người con trai. Người con không bị mắc kẹt nên đã được cứu ra ngoài.Từ 19h ngày 13/10 đến nay, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Sơn Ca, lượng mưa tại Quảng Trị phổ biến 250-350 mm, một số nơi cao hơn như Mỹ Chánh 575 mm, Hải Tân 480 mm, Ba Lòng 470 mm...Hiện tại, Quảng Trị đã ngừng mưa, nước bắt đầu rút. Mực nước trên sông Thạch Hãn đoạn qua thị xã Quảng Trị đạt đỉnh lúc 17h ngày 15/10 là 6,13 m, trên báo động 3 (mức cao nhất) là 13 cm.Mưa lũ khiến 10 người ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế tử vong. Tội quá, thương cho Miền Trung. Nam Mô A Di Đà Phật. Sống cạnh bờ sông thì tiện lợi nhưng đánh cược với số phận |
Trở về sau 27 năm lưu lạc ở Trung Quốc Căn nhà cấp bốn của ông Trần Xuân Tưởng, thôn Yên Định, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà tối 3/11 rộn tiếng cười nói. Nghe tin chị gái ông là bà Lô, 54 tuổi, trở về sau 27 năm mất tích, rất nhiều người làng đến chia vui.Trước đó, ông Lê Trung Thực, Giám đốc Trung tâm công tác xã hội tỉnh Nghệ An, cho biết bà Lô là nạn nhân của vụ án buôn người, được Công an phường Trường Thi, TP Vinh, bàn giao cho đơn vị chăm sóc hôm 1/11. Bà đã được đưa về Hà Tĩnh cho người thân chăm sóc.Bà Lô là con thứ 5 trong gia đình nông dân có 9 anh em ở xã Thịnh Lộc. Năm 1992, bà cùng gia đình vào huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk, làm kinh tế mới. Theo người thân, bà Lô từ nhỏ tính chậm chạp, có phần đãng trí, tâm lý hơi bất ổn. Năm 1995, khi 27 tuổi, đang ở với em trai, bà bỏ nhà ra đi rồi mất liên lạc từ đó.Ông Nguyễn Đức Điều, 70 tuổi, anh rể bà Lô cho biết, gia đình đã tìm kiếm nhiều nơi, nhờ truyền thông hỗ trợ ròng rã nhiều năm nhưng không có kết quả. Thời gian gần đây, con trai ông Điều là anh Nguyễn Đức Điệp, 35 tuổi, tiếp tục đăng thông tin tìm tung tích bà Lô trên mạng xã hội.Khuya 2/11, anh Điệp nhận được cuộc điện thoại, đầu dây bên kia xưng là "dì Lô". Ông Điều sau đó cùng nghe, nhận ra giọng nói của em vợ Trần Thị Lô nên cùng người thân thuê xe ra Nghệ An đón em.Cơ quan chức năng thông tin, khi tiếp nhận bà Lô từ công an, cán bộ Trung tâm công tác xã hội tỉnh Nghệ đã lên mạng tìm hiểu. Biết anh Điệp đang đăng tin tìm người thân, họ nghi ngờ có liên quan nên liên lạc đối chiếu thông tin. Sau khi thấy trùng khớp một số dữ liệu, cán bộ đưa số điện thoại để bà Lô gọi nói chuyện.Bà Lô cho hay, trong thời gian lưu lạc ở Trung Quốc đã lập gia đình, có 4 người con, nay đã lớn. Bà chỉ nói được vài từ tiếng Trung Quốc, họ hàng thì khi nhớ khi quên. Người phụ nữ 54 tuổi hiện có biểu hiện tâm lý bất ổn. Dù đoàn tụ với người thân song bà Lô liên tục khóc, muốn sang lại Trung Quốc vì nhớ con.Bố mẹ mất từ lâu, anh em đã già, tạm thời bà Lô sống với em trai Trần Xuân Tưởng. Gia đình cho biết sẽ tìm cách giúp bà ổn định tâm lý. Sau khi làm xong các giấy tờ tùy thân, nếu bà Lô có nguyện vọng sang Trung Quốc đoàn tụ với các con thì mọi người sẽ tạo điều kiện.Ông Nguyễn Khắc Phong, Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc, cho biết địa phương đã cử cán bộ đến nắm bắt, hỗ trợ bà Lô thực hiện các quyền công dân, sẽ kêu gọi một số mạnh thường quân, nhà hảo tâm giúp đỡ về kinh tế. Các mạnh thường quân và chính quyền địa phương ở Nghệ An cố gắng giúp đỡ, đặc biệt về mặt kinh tế để bà có điều kiện thăm con ở Trung Quốc. Tội nghiệp quá Nên nâng mức án cho những kẻ buôn người. Thương quá! Được gặp người thân lại nhớ con. Xa xôi cách trở làm sao vẹn được đôi đường. Mong bằng sự giúp đỡ của mạnh thường quân, gia đình và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương giúp Chị thực hiện được mong muốn của mình. Chúc Chị luôn mạnh khỏe và sớm được gặp con và người thân |
Hôm nay Bộ trưởng Thông tin Truyền thông, Nội vụ trả lời chất vấn Đầu giờ sáng, Quốc hội dành 40 phút tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị sau phiên chiều qua. Từ 8h40, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng sẽ đăng đàn trả lời nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực thông tin truyền thông.Các nội dung chất vấn gồm việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số; công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia; việc tiếp cận thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.Người đứng đầu ngành thông tin truyền thông cũng giải đáp về quản lý thuê bao, đầu số của nhà mạng; kiểm tra, quản lý trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác; việc xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên trang thông tin điện tử, thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân.Tham gia trả lời chất vấn có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Công an, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.Trong báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tỷ lệ dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4 hiện nay là 97%; dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ gần 68%; hồ sơ xử lý trực tuyến là 43%, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2021. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, Việt Nam xếp hạng 76/193 quốc gia về chỉ số dịch vụ trực tuyến (OSI - Online Service Index), tăng 5 bậc so với năm 2020.Đến nay, có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia trên cả ba trụ cột Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Bộ định kỳ cập nhật và công bố các nền tảng số quốc gia trên Cổng thông tin Chuyển đổi số quốc gia.Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi nhiệm vụ Chính phủ do Thủ tướng giao đang khẩn trương hoàn thiện. 45 bộ, cơ quan, địa phương đã xây dựng và đưa vào vận hành phân hệ theo dõi tiến độ các nhiệm vụ. Hệ thống Báo cáo điện tử được nhiều bộ, ngành, địa phương đưa vào vận hành để hình thành nguồn thông tin, dữ liệu số phục vụ chỉ đạo, điều hành và tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng đã kết nối, liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của 15 bộ, cơ quan, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và 63 địa phương...Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), đưa vào sử dụng, phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ giữa các bộ ngành, địa phương. Tổng số giao dịch qua NDXP năm 2022 là hơn 570 triệu, tăng gấp ba lần năm 2021; trung bình hàng ngày có 1,9 triệu giao dịch. Việc này góp phần tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng.Sau phiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, từ 14h40, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà sẽ đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực nội vụ. Nội dung được Bộ trưởng làm rõ gồm việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng hệ thống vị trí việc làm gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cải cách chính sách tiền lương; ban hành văn bản thực hiện Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức.Bộ trưởng Nội vụ cũng sẽ giải trình các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xử lý vi phạm; nguyên nhân, giải pháp trước thực trạng công chức, viên chức nghỉ việc gia tăng trong thời gian gần đây; việc bảo đảm biên chế cho ngành giáo dục, đáp ứng yêu cầu dạy - học. Bà Trà cũng sẽ làm rõ giải pháp giải quyết khó khăn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, nhất là công chức cấp xã dôi dư sau sắp xếp.Tham gia trả lời chất vấn cùng bà Trà là Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng các bộ Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội.Trong báo cáo gửi đến đại biểu trước chất vấn, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết từ đầu năm 2020 đến giữa 2022, số cán bộ, công viên chức thôi việc là hơn 39.500, chiếm 1,94% tổng số biên chế. Trong đó, bộ ngành có 7.100 người, địa phương 32.450 người; 650 tiến sĩ, 4.000 thạc sĩ và khoảng 1.200 bác sĩ. Ngành giáo dục đào tạo có số lượng thôi việc nhiều nhất 16.400; y tế gần 12.200. Hơn 25.610 công chức, viên chức thôi việc từ 40 tuổi trở xuống.Trong thời gian này, 23 bộ, ngành và 63 địa phương đã tuyển dụng được 144.000 công chức, viên chức. Trong đó, viên chức giáo dục đạt gần 74.500 và viên chức y tế hơn 38.000.Bộ Nội vụ cho biết số công chức, viên chức thôi việc tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, hệ thống dịch vụ khu vực ngoài nhà nước phát triển nên nhiều cơ hội việc làm. Việc dịch chuyển này là xu hướng tích cực vào - ra theo cơ chế thị trường, xu thế của sự phát triển, vận động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia."Công chức, viên chức thôi việc hàng loạt trong hai năm rưỡi qua là điều cần nhìn nhận nghiêm túc, là vấn đề đáng quan ngại. Khu vực công cũng cần hoàn thiện thể chế, hướng tới đổi mới tiến bộ, công bằng, cạnh tranh lành mạnh", Bộ trưởng Nội vụ nói. Tôi đã phải đổi số điện thoại vì bị quá nhiều cuộc gọi quảng cáo, mời chào. Số mới của tôi cũng không khá hơn mấy!!!! |
Rắc rối dự án cao ốc trên 'đất vàng' trung tâm Sài Gòn Năm 2006, khi bỏ tiền vào căn hộ International Plaza, tại số 343 Phạm Ngũ Lão, dưới dạng hợp đồng thuê 40 năm và hứa bán, chị Nga (đã đổi tên) tính chuyển cả gia đình về đây sinh sống vì chung cư ở trung tâm thành phố, thuận tiện mọi mặt. Toà nhà 18 tầng được thiết kế là khu phức hợp trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, căn hộ, có vị trí đắc địa gần khu phố Tây, mặt tiền rộng hướng ra Công viên 23/9, cách chợ Nguyễn Thái Bình 200 m.Chị Nga tin lời chủ đầu tư hứa bán căn hộ khi cao ốc hoàn thành, và các hộ dân sẽ đủ điều kiện cấp sổ đỏ. Thế nhưng, 16 năm trôi qua, chị "vỡ mộng" vì lời hứa của chủ đầu tư không thành hiện thực. Cư dân đối mặt nhiều rắc rối xoay quanh bản hợp đồng "thuê nhà hứa bán" vì không có sổ đỏ và khó khăn trong quản lý chung cư. Bản thân chị Nga đã cho thuê căn hộ thay vì chuyển về ở như dự tính.Cao ốc International Plaza hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2009 với kinh phí gần 118 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty Liên doanh Văn hoá Thương mại Quốc tế (Công ty Quốc tế) - liên doanh của Đoàn Ca nhạc nhẹ Sài Gòn (Việt Nam) và Công ty Edisoned Industrial Corb (Đài Loan), được cấp giấy phép năm 1994. Sau đó, phía Việt Nam hai lần thay đổi đại diện, từ 2008 đến nay đại diện là Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh thành phố (thuộc Sở Văn hoá Thể thao TP HCM).Sau ba lần thay đổi mục tiêu từ khi được cấp phép, đến năm 2004, dự án có mục tiêu là xây dựng và kinh doanh nhà văn hoá sân khấu biểu diễn đa năng (ca múa, nhạc, kịch, thời trang...), khu vui chơi và cửa hàng văn hoá phẩm, khu văn phòng và căn hộ cho thuê. Tuy nhiên, thực tế toà nhà International Plaza hiện chỉ có khu văn phòng và căn hộ ở.Công ty Quốc tế đã ký 104 hợp đồng cho thuê 40 năm và hứa bán cho 96 căn hộ, 8 mặt bằng. Chị Nga là một trong số đó. Theo hợp đồng này, chủ đầu tư sẽ làm thủ tục xin được bán căn hộ; nếu được phép, doanh nghiệp sẽ làm thủ tục chuyển nhượng cho người mua. Giá bán tương ứng trong hợp đồng (35,2 triệu đồng mỗi m2) và người mua chịu toàn bộ chi phí: dịch vụ, thủ tục, thuế, thuê đất.Năm 2009, khi hợp đồng hứa bán không thành, cư dân liên tục khiếu kiện chủ đầu tư, yêu cầu giải quyết nhưng không có giải pháp. Kể từ đó nhiều rắc rối phát sinh. Chị Nga cho biết 6 năm sau khi nhận nhà, chủ đầu tư mới bàn giao công tác quản lý vận hành cho Ban quản trị. Khi nhận bàn giao, hệ thống PCCC, camera... đã hư hỏng vì không được bảo trì.Công ty Quốc tế và cư dân cũng không thống nhất được việc đóng 2% kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, bởi nội dung này không có trong hợp đồng. Ngoài ra, một số khu vực theo thiết kế ban đầu là hồ bơi, câu lạc bộ, tiện ích công cộng... đã bị sử dụng sai công năng, và không được bàn giao cho Ban quản trị.Quan trọng nhất, căn hộ không có sổ đỏ nên cư dân không thể tự mua bán, trong khi Công ty Quốc tế không đồng ý ký hợp đồng chuyển nhượng khiến cư dân "mắc kẹt". Đến nay, nhiều người đã chuyển đi chỗ khác, còn căn hộ cho thuê ngắn hạn hoặc kinh doanh homestay. Theo thiết kế, tầng 1 tới 5 là văn phòng; tầng 6 đến 18 là căn hộ ở, nhưng không ít trường hợp vừa ở, vừa làm văn phòng công ty. "Chủ đầu tư giống như đem con bỏ chợ. Mặc kệ cư dân muốn ra sao thì ra", chị Nga bức xúc.Trong công văn gửi UBND TP HCM, Sở Văn hoá và Thể thao cho rằng việc Công ty Quốc tế ký "hợp đồng thuê căn hộ 40 năm và hứa bán" với khách hàng là không đúng, gây ngộ nhận cho người góp vốn và tiềm ẩn mâu thuẫn khó giải quyết. Vì theo giấy phép đầu tư năm 1994, "việc bán căn hộ sẽ được xem xét trên cơ sở tiến độ triển khai dự án và quy hoạch của UBND TP HCM".Cơ quan này cũng cho rằng công ty liên doanh huy động vốn để xây toà nhà, cho thuê căn hộ và hứa bán tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi phần tài sản phía Việt Nam tham gia là đất công, trong khi người thuê đóng tiền một lần cho 40 năm sử dụng không bao hàm giá bán căn hộ (vì chưa tính tiền sử dụng đất). Bên cạnh đó, toà nhà International Plaza hoàn thành và bàn giao cho người thuê từ cuối năm 2008. Tuy nhiên đến nay, chủ đầu tư chưa quyết toán tiền xây lắp và chi phí liên quan. Do đó, không có cơ sở để tạm tính chia lãi cho các bên và nộp thuế hàng năm.Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty Quốc tế Wu Chung Cheng, cho rằng để giải quyết vấn đề đất cho thuê hứa bán, công ty đã xin chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng nhằm xin chuyển quyền sở hữu căn hộ cho khách hàng. Nhưng cơ quan chức năng chưa chấp thuận. Ông cho biết, hơn 25 năm qua, bản thân đã cố gắng rất nhiều để hợp thức hoá cho cư dân, song gặp quá nhiều khó khăn. "Nay tuổi già sức yếu, tôi xin được bàn giao lại dự án cho phía Việt Nam quản lý", ông Wu Chung Cheng nêu trong văn bản gửi Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh thành phố.Thế nhưng, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh cũng xin được rút khỏi liên doanh này. Sở Văn hoá Thể thao thành phố cho rằng để Trung tâm này đại diện phía Việt Nam tham gia quản lý công ty liên doanh là không phù hợp chức năng, nhiệm vụ. Thời gian qua, nhân sự được cử đại diện phần góp vốn nhà nước tham gia Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc Công ty Quốc tế qua các thời kỳ thiếu kinh nghiệm quản lý nên để Tổng giám đốc người nước ngoài thực hiện công việc không đúng giấy phép đầu tư, dùng tiền công ty mua cổ phiếu; chưa đề nghị quyết toán công trình, thanh toán tiền tạm ứng trong thời gian dài, ảnh hưởng đến hiệu quả của công ty liên doanh.Bên cạnh đó, Hội đồng Quản trị công ty liên doanh này hiện khuyết chủ tịch, ba thành viên còn lại trong hội đồng và Tổng giám đốc đều là người nước ngoài. Từ tháng 10/2020, Hội đồng Quản trị và Ban Tổng giám đốc không có đại diện Việt Nam dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi và trách nhiệm phía Việt Nam. Do đó, từ tháng 11/2020 đến nay, Sở Văn hóa và Thể thao có 7 công văn gửi UBND TP HCM và các sở ngành kiến nghị phương án giải quyết khó khăn cho dự án International Plaza, tuy nhiên tới nay chưa có kết luận.Liên quan vấn đề này, hồi tháng 3, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết pháp luật về đất đai không có quy định "hứa mua, hứa bán". Tuy nhiên, thực tế vẫn có tình trạng người dân giao dịch dưới kiểu này. Đây là dạng "tiền hợp đồng" chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất nên không áp dụng quy định của Luật Đất đai và pháp luật liên quan về nhà ở, kinh doanh bất động sản. Thay vào đó, các bên áp dụng quy định Luật Dân sự, công chứng để giải quyết, đồng thời cũng không đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai, nên nhà nước không có cơ sở quản lý.Về giải pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến "hứa mua, hứa bán" trong Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Dân sự và các luật khác. Cùng với đó là cân nhắc quản lý các giao dịch đặt cọc quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo hình thức bắt buộc phải đăng ký để nhà nước quản lý.Thu Hằng Đây là quan hệ dân sự, người dân đã ký hợp đồng với công ty thì cứ theo hợp đồng mà thực hiện. Nếu có ai thực hiện sai thì cứ kiện ra toà. Rõ ràng ở đây cư dân đang nắm đằng lưỡi của con dao, vì hợp đồng không có gì ràng buộc, chỉ hứa thì có thể làm được hoặc không. Pháp lý là ưu tiên hàng đâu, thiếu tùm lum hết sao họ vẫn mua rồi sau này kiện cáo lung tung ảnh hưởng tới chính họ nhỉ.Mua bán những thứ có giá trị cao phải có giấy tờ pháp lý đầy đủ và có 3 bên chứ ta.Còn nếu mà chấp nhận rủi ro cực cao thì cũng phải chấp nhận sẽ mất tất chứ,vừa muốn có lợi nhuận vừa muốn không mất gì chỉ người khác mất thôi thì tôi nghĩ làm gì có trên đời này.Chỉ có phép tương đối chứ làm gì có tuyệt đối. Luật pháp cần phải mạnh tay với chủ đầu tư bảo vệ người dân mua nhà Chỉ thấy thương người dân mua căn hộ. Bỏ ra số tiền lớn thời điểm đó mà đến nay vẫn chưa có được sở hữu của mình Tiền trong túi mình là của mìnhTiền trong túi người ta chưa chắc của mìnhĐưa tiền tin vào lời hứa chủ đầu tư quá dại Tôi thấy TPHCM có rất nhiều mảnh đất, tòa nhà gọi là đất vàng nhưng bỏ hoang phế nhiều năm mà không có bất kỳ giải pháp nào xử lý cả, bỏ cả mấy chục năm chứ không phải ít và làm lãng phí rất lớn. Ngoài ra, những vị trí này tôi thắc mắc sao cứ phải là cao ốc, chung cư, mà không phải là Bãi đậu xe cao tầng ??? Tiền thì thu rồi, không hợp pháp hoá đc quyền lợi của người dân thì bỏ. Chuyện j vậy trời? Mua đất hay nhà, căn hộ gì thì cũng phải đặt cọc, khi nhận sổ đỏ/hồng mới trả đủ tiền. Vậy mà còn nhiều người mất cọc, nói gì mua theo lời hứa. Bạn tôi ở Úc mua nhà qua ngân hàng, chủ nhà và người mua không cần biết nhau, cứ nộp tiền cọc và trả đủ hàng tháng qua ngân hàng, xảy chuyện ngân hàng phải giải quyết cho cả 2 bên. Vì vậy tôi đâu có mua chung cư! 35tr/m, 1 căn trung bình 80m2 là 2 tỉ 8, trong 40 năm là mỗi tháng trả có 5.800.000 VND, quá rẻ cho 1 căn hộ ngay trung tâm, đáng ra mô hình cho thuê lâu dài như này nên được nhân rộng, sai ở đây họa chăng chỉ là do nhập nhằng trong hợp đồng Tham lam, thấy pháp lý như vậy nhưng cứ kí đi vì định ăn lời qua việc bán lại. Nhưng thật đáng tiếc đời không như mơ |
Bờ sông Thạch Hãn sạt lở, kéo sập nhiều nhà dân Sau cơn bão Nesat cuối tháng 10, bờ sông Thạch Hãn đoạn qua thị xã Quảng Trị bị sạt lở 8 điểm, đe dọa cuộc sống hàng trăm hộ dân.Sau cơn bão Nesat cuối tháng 10, bờ sông Thạch Hãn đoạn qua thị xã Quảng Trị bị sạt lở 8 điểm, đe dọa cuộc sống hàng trăm hộ dân.Đoạn này có 8 điểm sạt lở qua các xã Hải Lệ, phường 1 và An Đôn, với tổng chiều dài 4.750 m, cao 4 đến 10 m, đe dọa 142 hộ dân, 28 ha đất nông nghiệp. Ảnh: Gooole MapsTừ năm 2018 đến nay, đoạn sông này được làm 4 tuyến kè do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thị xã Quảng Trị làm chủ đầu tư, dài hơn 2.100 m.Đoạn này có 8 điểm sạt lở qua các xã Hải Lệ, phường 1 và An Đôn, với tổng chiều dài 4.750 m, cao 4 đến 10 m, đe dọa 142 hộ dân, 28 ha đất nông nghiệp. Ảnh: Gooole MapsTừ năm 2018 đến nay, đoạn sông này được làm 4 tuyến kè do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thị xã Quảng Trị làm chủ đầu tư, dài hơn 2.100 m.Nửa tháng sau vụ sạt lở, ông Phạm Bá Chung, 57 tuổi, mới ra bờ sông vớt vát chút tài sản còn sót lại. Cả ba nhà bị đổ sập liền kề nhau, các gia đình có quan hệ ruột thịt gồm nhà ông Chung, em ruột và em vợ.Nửa tháng sau vụ sạt lở, ông Phạm Bá Chung, 57 tuổi, mới ra bờ sông vớt vát chút tài sản còn sót lại. Cả ba nhà bị đổ sập liền kề nhau, các gia đình có quan hệ ruột thịt gồm nhà ông Chung, em ruột và em vợ.Ông Chung mất nhà nên về nhà mẹ ruột gần đó sống tạm. Nơi này vốn là dãy chuồng trại để nuôi heo, được ông Chung cải tạo, quét dọn sạch sẽ, đưa đàn heo ra nơi khác.Mấy hôm nay, ông ra bờ sông lượm lặt tấm tôn, thanh xà gồ đưa vào để nhờ thợ cơ khí hàn lại cửa ngõ, mái che ở dãy chuồng trại.Ông Chung mất nhà nên về nhà mẹ ruột gần đó sống tạm. Nơi này vốn là dãy chuồng trại để nuôi heo, được ông Chung cải tạo, quét dọn sạch sẽ, đưa đàn heo ra nơi khác.Mấy hôm nay, ông ra bờ sông lượm lặt tấm tôn, thanh xà gồ đưa vào để nhờ thợ cơ khí hàn lại cửa ngõ, mái che ở dãy chuồng trại.Đoạn sụt lún ở thôn Như Lệ (xã Hải Lệ) từng được nhà chức trách xây dựng kè dài gần 1.000 m. Sau cơn bão Nesat, đoạn kè này đã biến dạng, vết nứt, sụt lún ngày càng phát triển, có nơi sụt thấp xuống so với ban đầu 0,5 m.Đoạn sụt lún ở thôn Như Lệ (xã Hải Lệ) từng được nhà chức trách xây dựng kè dài gần 1.000 m. Sau cơn bão Nesat, đoạn kè này đã biến dạng, vết nứt, sụt lún ngày càng phát triển, có nơi sụt thấp xuống so với ban đầu 0,5 m.Ngoài hư hỏng bờ kè, điểm sạt lở này cách mép đường liên xã 2,5 m, buộc nhà chức trách cấm xe quá 2,5 tấn qua tuyến đường này, chỉ cho lưu thông ở một làn còn lại.Đây là tuyến đường huyết mạch nối xã Hải Lệ với trung tâm thị xã Quảng Trị, cũng là đường cứu hộ cứu nạn bảo vệ công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn (xã Hải Lệ) ở thượng nguồn.Ngoài hư hỏng bờ kè, điểm sạt lở này cách mép đường liên xã 2,5 m, buộc nhà chức trách cấm xe quá 2,5 tấn qua tuyến đường này, chỉ cho lưu thông ở một làn còn lại.Đây là tuyến đường huyết mạch nối xã Hải Lệ với trung tâm thị xã Quảng Trị, cũng là đường cứu hộ cứu nạn bảo vệ công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn (xã Hải Lệ) ở thượng nguồn.Sau vụ sạt lở đêm 16/10, 38 hộ dân dọc bờ sông Thạch Hãn đoạn qua xã Hải Lệ đã được di dời đến nơi khác.Từ năm 1978 đến nay, bờ sông Thạch Hãn bị sạt lở, ăn sâu vào đất liền từ 80 đến 200 m. Những năm gần đây, sạt lở ngày càng nghiêm trọng.Sau vụ sạt lở đêm 16/10, 38 hộ dân dọc bờ sông Thạch Hãn đoạn qua xã Hải Lệ đã được di dời đến nơi khác.Từ năm 1978 đến nay, bờ sông Thạch Hãn bị sạt lở, ăn sâu vào đất liền từ 80 đến 200 m. Những năm gần đây, sạt lở ngày càng nghiêm trọng.Chị Dung cùng mẹ bán cơm ở sát bờ sông, nhưng nay phải chuyển qua phía đối diện, mượn tạm sân người bà con để bán. Không có mái che, chị phải dùng cây dù che nắng. Cơm cũng chỉ bán cho người mang về chứ không thể ăn tại chỗ. "Sắp tới chưa biết giải pháp như nào đây, khó khăn lắm", chị Dung cho hay.Chị Dung cùng mẹ bán cơm ở sát bờ sông, nhưng nay phải chuyển qua phía đối diện, mượn tạm sân người bà con để bán. Không có mái che, chị phải dùng cây dù che nắng. Cơm cũng chỉ bán cho người mang về chứ không thể ăn tại chỗ. "Sắp tới chưa biết giải pháp như nào đây, khó khăn lắm", chị Dung cho hay.Tương tự, bà Ngô Thị Hiền (66 tuổi, trú xã Hải Lệ) sống một mình trong căn nhà rộng 6x12 m. Tại đây, bà Hiền mở một hàng tạp hóa sinh sống. "Tôi sống ở đây 35 năm qua, chưa từng thấy sạt lở kinh hoàng như bây giờ", bà nói.Nhà bà Hiền sát điểm sạt lở khiến một người chết. Bà được chính quyền vận động di dời, buổi tối vào ngủ nhà con trai gần đó, ban ngày ra mở hàng quán kiếm đồng ra đồng vào. Phía đối diện có khoảng sân của hợp tác xã Mỹ Lệ, bà Hiền nhờ đặt hàng hóa nhưng không đủ diện tích nên vẫn phải bám víu vào căn nhà sát mép sông.Từ bức tường cuối nhà đến mép kè chỉ còn hai mét, nhiều mảng tường, móng nhà bị nứt rộng 2-3 cm.Tương tự, bà Ngô Thị Hiền (66 tuổi, trú xã Hải Lệ) sống một mình trong căn nhà rộng 6x12 m. Tại đây, bà Hiền mở một hàng tạp hóa sinh sống. "Tôi sống ở đây 35 năm qua, chưa từng thấy sạt lở kinh hoàng như bây giờ", bà nói.Nhà bà Hiền sát điểm sạt lở khiến một người chết. Bà được chính quyền vận động di dời, buổi tối vào ngủ nhà con trai gần đó, ban ngày ra mở hàng quán kiếm đồng ra đồng vào. Phía đối diện có khoảng sân của hợp tác xã Mỹ Lệ, bà Hiền nhờ đặt hàng hóa nhưng không đủ diện tích nên vẫn phải bám víu vào căn nhà sát mép sông.Từ bức tường cuối nhà đến mép kè chỉ còn hai mét, nhiều mảng tường, móng nhà bị nứt rộng 2-3 cm.Năm 2016, tỉnh Quảng Trị đầu tư 39 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư Cây Trâm (xã Hải Lệ), để di dời 60 hộ ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 5 hộ dân vào đây sinh sống. Mỗi hộ dân vào khu tái định cư được cấp 1.500 m2 đất, trong đó có 300 m2 đất ở và hỗ trợ thêm 20 triệu đồng.Ông Phạm Bá Chung, nhà bị sập, cho hay gia đình không đủ tài chính vào khu tái định cư xây nhà mới. "Giờ xây căn nhà cấp bốn cũng phải 400 triệu đồng, nhưng như thế thì không có mái bằng, không chống chịu được bão. Khoản hỗ trợ chỉ vừa đủ thuê xe vận chuyển tài sản", ông Chung nói.Ông Chung đề nghị nhà nước hỗ trợ cao hơn để dân mạnh dạn vay mượn dựng nhà mới ở khu tái định cư.Năm 2016, tỉnh Quảng Trị đầu tư 39 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư Cây Trâm (xã Hải Lệ), để di dời 60 hộ ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 5 hộ dân vào đây sinh sống. Mỗi hộ dân vào khu tái định cư được cấp 1.500 m2 đất, trong đó có 300 m2 đất ở và hỗ trợ thêm 20 triệu đồng.Ông Phạm Bá Chung, nhà bị sập, cho hay gia đình không đủ tài chính vào khu tái định cư xây nhà mới. "Giờ xây căn nhà cấp bốn cũng phải 400 triệu đồng, nhưng như thế thì không có mái bằng, không chống chịu được bão. Khoản hỗ trợ chỉ vừa đủ thuê xe vận chuyển tài sản", ông Chung nói.Ông Chung đề nghị nhà nước hỗ trợ cao hơn để dân mạnh dạn vay mượn dựng nhà mới ở khu tái định cư.Một thuyền khai thác cát trên sông Thạch Hãn đi qua một điểm sạt lở ở phường An Đôn. Người dân cho rằng việc sạt lở có một phần nguyên nhân từ các mỏ khai thác cát trên sông Thạch Hãn, cách điểm sạt lở gần nhất gần một km.Phó chủ tịch UBND thị xã Quảng Trị Nguyễn Hồng Sơn đề nghị tỉnh chỉ đạo các sở ngành rà soát, đánh giá tác động môi trường và dòng chảy của việc khai thác cát sỏi trên sông Thạch Hãn, từ có phương án điều chỉnh phù hợp.Trước mắt, thị xã Quảng Trị đề nghị bố trí một tỷ đồng xây đoạn kè ở vị trí sạt lở khiến một người chết. Về lâu dài, địa phương này xin bố trí 287 tỷ đồng xây dựng 5 đoạn kè.Một thuyền khai thác cát trên sông Thạch Hãn đi qua một điểm sạt lở ở phường An Đôn. Người dân cho rằng việc sạt lở có một phần nguyên nhân từ các mỏ khai thác cát trên sông Thạch Hãn, cách điểm sạt lở gần nhất gần một km.Phó chủ tịch UBND thị xã Quảng Trị Nguyễn Hồng Sơn đề nghị tỉnh chỉ đạo các sở ngành rà soát, đánh giá tác động môi trường và dòng chảy của việc khai thác cát sỏi trên sông Thạch Hãn, từ có phương án điều chỉnh phù hợp.Trước mắt, thị xã Quảng Trị đề nghị bố trí một tỷ đồng xây đoạn kè ở vị trí sạt lở khiến một người chết. Về lâu dài, địa phương này xin bố trí 287 tỷ đồng xây dựng 5 đoạn kè. Tội quá, thương cho Miền Trung. Nam Mô A Di Đà Phật. Sống cạnh bờ sông thì tiện lợi nhưng đánh cược với số phận |
Đề xuất sơn phản quang màu xanh ở điểm dừng xe buýt Đề xuất vừa được đơn vị này gửi Sở Giao thông Vận tải TP HCM, sau khi thí điểm sơn vạch phản quang các màu xanh, đỏ, cam, tại ba nhà chờ xe buýt trên các tuyến đường ở khu trung tâm gồm: Lê Thánh Tôn, Nguyễn Thái Học, Lê Quý Đôn. Vị trí sơn phản quang dài 12,3 m, rộng 2,3 m.Theo Trung tâm quản lý giao thông công cộng, những màu sơn này tạo điểm nhấn, tăng khả năng nhận diện điểm dừng xe buýt, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông... Ngoài ra, biện pháp thi công đơn giản, chi phí khoảng 354.000 đồng mỗi m2. Trong đó, màu xanh được cho tạo sự thoải mái, dễ chịu hơn, nên trung tâm đề xuất chọn để sơn diện rộng tại các điểm dừng xe buýt (ưu tiên khu vực trường học, bệnh viện, nơi đông dân cư). Các vị trí cụ thể sẽ được đơn vị trên khảo sát và thống nhất thực hiện.Đại diện Sở Giao thông Vận tải thành phố cho biết kiến nghị trên đang được sở xem xét, đánh giá trước khi cho triển khai. Trước đó, hơn 70 vị trí qua đường trước các trường học trên địa bàn cũng được sơn vạch phản quang màu đỏ, lắp biển báo, đèn chớp... giúp tăng nhận diện và an toàn giao thông.Gia Minh Sơn cả mảng thì quá tốn kém, trước sau gì cũng phải sơn lại, sơn cái khung và các vạch chéo là được. Tại sao ko màu vàng? Màu xanh ổn đấy ạ, dịu nhẹ mắt. Tốn kém thêm kinh phí, không cần thiết. Màu xanh mau bẩn lắm, nên sơn màu cam thì hay hơn Lắm lúc tui xuống xe buýt còn có xe máy chạy xẹt qua (lách giữa xe buýt và vỉa hè nơi có trạm xuống), xém bị tông. Nên là tui ủng hộ phương án này Tốn kém mà cũng không hơn là bao. Tốn kém vô ích. Camera đó, cứ phạt nguội khi đăng kiểm, thật nặng vào. Tự khắc nhớ ngay. Chủ yếu là ý thức chứ cầm cái bằng thì biết thừa luật, chẳng qua chống chế hoặc mua bằng! Sơn có miến phí không? Trước giờ có ai dám dậu vào điểm dừng xe buýt đâu. Có sơn màu gì thì những tài xế ý thức kém cũng đậu vào thôi. Có lần tôi đứng chờ xe buýt thấy người ta đậu xe, bèn nhắc nhở, thì bị doạ đánh. Một số nơi qua đường còn sơn màu đỏ một diện tích rất lớn, nhìn không được thẩm mỹ. Thành phố còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là đời sống của công nhân nên dành tiền bạc cho những việc cần thiết trước. Sơn phản quáng tốn kém mặc dù nó có hiệu quả hơn sơn thường thật nhưng giờ tình hình khó khăn nên tui nghĩ dùng sơn thường là được hoặc có thể kêu gọi mấy hãng sơn tài trợ đổi lại sẽ cho họ được vẽ logo của hãng sơn ở góc mỗi trạm ^.^ Ngoài việc cấm các phương tiện đậu xe nơi xe bus đậu mà còn cấm các xe ô tô đi vào làn xe máy và bus trong giờ cao điểm. Nếu muốn dễ dàng nhìn thấy thì phải sơn màu vàng.Nhưng chi phí sẽ tốn kém nên không thật sự cần thiết. |
Bộ trưởng Giao thông Vận tải được miễn nhiệm 'theo nguyện vọng cá nhân' Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết như trên khi chủ trì họp báo về chương trình dự kiến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 17/10.Trả lời câu hỏi về việc Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, ông Cường cho biết dự kiến tại kỳ họp, Chính phủ sẽ đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể. Việc này đã được Hội nghị Trung ương 6 vừa qua kết luận, quyết định. Các cơ quan Quốc hội sẽ thực hiện đúng quy trình pháp luật.Ông Thể được Quốc hội khóa XIV phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Giao thông Vận tải vào kỳ họp tháng 10/2017. "Trong quá trình công tác, ông Thể đã cùng tập thể lãnh đạo triển khai tốt các nhiệm vụ được Nhà nước, Chính phủ giao phó. Trong các phiên chất vấn của Quốc hội, ta cũng thấy được hình ảnh Bộ trưởng trách nhiệm, sâu sát", ông Cường nói.Theo chương trình dự kiến, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/10, bế mạc 15/11. Công tác nhân sự sẽ được Quốc hội thực hiện từ cuối ngày làm việc đầu tiên. Quốc hội sẽ họp riêng nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính trình đề nghị phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021-2026. Sau đó, đại biểu thảo luận ở đoàn nội dung này.Sáng hôm sau, Quốc hội tiếp tục quy trình nhân sự với việc bỏ phiếu kín để phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Quy trình bầu Bộ trưởng Giao thông Vận tải sẽ được thực hiện trong chiều 21/10.Ông Nguyễn Văn Thể sinh năm 1966, quê Đồng Tháp, là tiến sĩ Khoa học kỹ thuật giao thông. Chia sẻ với báo chí hồi tháng 6, ông Thể cho biết rất áp lực trên cương vị Bộ trưởng Giao thông Vận tải. |
Đồng Nai xây nhà máy đốt rác phát điện hơn 2.200 tỷ đồng Nên làm làm từ lâu.like Cần xây nhiều hơn nữa trên cả nước Làm ơn tổ chức và yêu cầu người dân phân loại rác. Rác thải mà gom chung tất cả là lối xử lý lạc hậu, rất ô nhiễm và lãng phí tài nguyên. Tuyệt vời. Nếu có thành lập được đội vớt rác trên sông nữa thì càng tuyệt hơn. dự kiến hoạt động năm 2030 là đẹp... B) hy vọng như kế hoạch đặt ra Mong là dự án sẽ phát huy tốt như mục tiên đề án đưa ra. |
Lao động Việt ở nước ngoài thiệt vì chênh lệch tỷ giá Hơn năm qua, anh Hoàng Quốc Thắng, 38 tuổi, làm việc tại Nhật theo diện thực tập sinh, không gửi về quê được đồng nào vì yen Nhật liên tục xuống thấp. Hai năm trước, để đi xuất khẩu lao động, anh vay ngân hàng 200 triệu đồng. Trong số này, anh dùng gần 170 triệu đồng đổi 7.900 USD nộp cho công ty môi giới ở Hà Nội, số còn lại trả học phí, chưa kể tiền ăn uống đi lại.Sang Nhật, anh làm nghề hàn, mỗi tháng để dành 11-12 man (1 man bằng 10.000 yen), đổi sang tiền Việt được 21-22 triệu đồng. Hơn một năm ở Nhật, anh đã trả xong khoản vay ngân hàng. Gần hai năm còn lại như hợp đồng, anh nghĩ sẽ tích luỹ được một số vốn làm ăn sau này, song không ngờ đồng yen liên tục rớt giá. So với lúc đi Nhật, giờ đây cứ 10 man gửi về quê, anh mất 5 triệu đồng.Theo anh Thắng, sau hai năm làm việc, lương của anh đã cao hơn lúc mới sang 5-6 man nhưng đồng yen giảm giá mạnh, quy ra tiền Việt cũng không khá hơn. "Cả nhà tôi đang gồng để chờ đồng yen lên giá. Chứ đà này lúc hết hợp đồng phải về nước, tôi mất hơn 200 triệu đồng khi đổi sang tiền Việt", anh Thắng nói.Tương tự, sang Đài Loan được 5 tháng, chị Vũ Thị Trượt, 47 tuổi, quê Bắc Giang có ba tháng chứng kiến đồng Đài tệ trượt giá. Với hợp đồng giúp việc gia đình, mỗi tháng chị Trượt được trả 17.000 Đài tệ. Hai năm trước, chị vay 160 triệu đồng làm chi phí đi xuất khẩu lao động, trong đó nộp cho công ty hơn 2.200 USD và 400 USD cọc chống trốn.Chị Trượt nói lúc vay tiền đóng cho công ty, lương của mình mỗi tháng 17.000 Đài tệ, đổi được hơn 14 triệu đồng nhưng giờ chưa đến 13 triệu đồng. Với những người không phải vay mượn có thể để dành chờ tỷ giá cải thiện mới gửi về Việt Nam. Còn chị cứ đến tháng nhân viên ngân hàng gọi điện đốc thúc nợ nên mỗi kỳ lương đều dồn hết tiền làm được gửi về nước. "Hợp đồng đi ba năm nhưng tình hình này chắc tôi không để dành được nhiều", chị Trượt nói.Nhật Bản và Đài Loan là hai thị trường đông lao động Việt Nam sang làm việc. Theo số liệu của Cục Lao động ngoài nước, từ năm 2019 đến tháng 7/2022, có hơn 131.000 lao động làm việc ở Đài Loan và con số này ở Nhật Bản là 181.600 người. Trong khi đó, đồng tiền của hai nước này liên tục mất giá so với USD. Cụ thể, hồi giữa tháng 10, khoảng 147 yên đổi một USD, được xem mức giảm thấp nhất trong 32 năm qua. Tỷ giá Đài tệ cũng hạ đến mức thấp nhất trong ba năm gần đây khi hồi tháng 9, khoảng 31 Đài tệ mới đổi được một USD.Anh Phan Việt Anh, tác giả tự truyện "Tôi đi Nhật" và là quản trị viên nhóm lao động làm việc tại Nhật với gần 25.000 thành viên, cho hay lạm phát ảnh hưởng đến cả người chuẩn bị đi xuất khẩu lao động và người đang làm việc ở nước ngoài, đặc biệt những trường hợp mới qua.Hiện, các công ty môi giới xuất khẩu lao động đều thu USD, khi đồng tiền này tăng giá quá cao lao động phải bỏ ra nhiều tiền hơn để đổi. Thế nhưng khi ra nước ngoài, đồng tiền nước sở tại lại giảm giá so với USD. Đơn cử lao động đi Nhật, so với thời điểm yen có giá cao nhất, đến nay đồng tiền của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã giảm 30%.Theo anh Việt Anh, trước đây lao động đi Nhật diện thực tập sinh nếu chi tiêu tiết kiệm, sau ba năm trung bình dư được 600 triệu đồng, nhưng giờ đây khi USD tăng, yen giảm tiền để dành chỉ được khoảng 400 triệu đồng. Nhiều người sẽ phải kéo dài thời gian trả khoản vay cho chi phí ra nước ngoài làm việc.Một khảo sát do nhóm anh Việt Anh thực hiện với 80 thực tập sinh tại Nhật cho thấy 76% lao động phải bỏ ra hơn 150 triệu đồng để đi Nhật. 80% số người khảo sát cho biết phải vay mượn tiền để đi và 65% người nói rằng mất trên một năm tích lũy mới trả hết nợ, lạm phát tăng thời gian này kéo dài hơn. Lao động mới qua áp lực trả nợ càng lớn, phải thắt chặt chi tiêu mới có thêm tiền gửi về nước.Trên các nhóm cộng đồng lao động Nhật Bản và Đài Loan, nhiều người chia sẻ kinh nghiệm kiếm việc làm thêm để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên việc này bị pháp luật nước sở tại nghiêm cấm. Đối với Nhật, thực tập sinh làm thêm bên ngoài sẽ bị phạt rất nặng.Bà Lê Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo, chuyển giao lao động và chuyên gia Suleco, nói trong bối cảnh này các doanh nghiệp cần giảm chi phí xuất khẩu hỗ trợ người lao động. Ngoài ra, lao động cần tiết kiệm chi tiêu, chờ đồng tiền ở nước sở tại lên giá. Trường hợp vay ngân hàng đóng phí có thể xin ân hạn gốc và lãi trả 6 tháng một lần, thay vì trả hàng tháng sẽ gặp khó khăn.Lê Tuyết>> Nghe podcast: Lao động Việt khốn đốn vì Yen Nhật mất giá Dù tiền ở các nước có bị trượt giá so với USD nhưng dù sao vẫn có được việc làm,thu nhập vẫn cao hơn nhiều so với lao động trong nước.Người lao động trong nước giờ bị mất việc mới điêu đứng đây,các bạn dù sao vẫn còn may mắn đấy Các công ty môi giới cần giảm lệ phí cho người lao động. Chứ tôi thấy mấy cháu ở quê đi sang Nhật Bản tốn đến cả 200 triệu cho công ty môi giới XKLĐ. Trong khi họ chỉ tốn nước bọt với mấy tờ giấy làm hợp đồng Khó khăn lắm, gửi về 20tr là hạnh phúc rồi Làm việc ở Japan là lỗ nhất. Mới gửi về 120man mà xót đứt hết cả ruột.mất 50-60 củ khoai Dù sao cũng hơn ở trong nước. Lương lao động bèo bọt.Vật giá leo thang . cày ngày cày đêm vẫn không đủ sống.Khó khăn chồng chất Đã trả được 200tr khoản vay ngân hàng rồi, cứ thế mà làm và gửi tiền về thôi! Dù có ít hơn trước nhưng dù sao lương vẫn là cao so với ở VN Nên để Yên không đổi vội qua tiền Việt Cuối năm ở VN doanh nghiệp thì hết đơn hàng, lao động thì mất việc, các bạn còn đi làm ra tiền thì ngon rồi. hết chuyện đi Nhật vào thời điểm này Tuy là đồng ngoại tệ mất giá nhưng lãi suất huy động của ngân hàng VN lại tăng, tính ra cũng ko lỗ mấy hy vọng không có bạn nào giữ tiền suốt mấy năm qua kiếm được bằng tiền Yên Nhật. chứ không là coi như bỏ năm 2022 để bù vào lỗ tỷ giá. Những người đã đang ở Nhật và đóng tiền môi giới lúc trước thì không nói nhưng người sắp đi thì phí môi giới tính theo USD phải giảm (tính theo tiền Việt như cũ) mới đúng chứ. Vì tỷ giá đồng VN và yên Nhật đều giảm so với USD mà chi phí môi giới đi Nhật chỉ phát sinh ở 2 đồng tiền này. Nếu các công ty môi giới vẫn thu bằng USD theo giá cũ thì ăn dày quá rồi. Thu nhập một tháng trong nước như TPHCM một tháng cũng hơn 10 - 15 triệu rồi. Để lại số tiền chi phí cho công ty môi giới mấy trăm triệu làm vốn, hoặc mua đất vùng ven khỏe hơn. Làm trong nước giờ cũng đâu thua kém nhiều, lại phù hợp, còn được đóng BHXH Phải tính trên phần trăm (%) chứ nói số tiền không thì nói lên được gì? Với người có thu nhập 1tỷ/tháng thì số tiền 5tr chả đáng bao nhiêu. |
Cách nào ngăn chặn tin giả, tin xấu trên mạng? Mở đầu phiên chất vấn Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông sáng 4/11, đại biểu Lê Thị Song An đặt vấn đề, thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiều giải pháp để phòng chống tin giả, tin xấu độc trên mạng. Tuy nhiên, việc ngăn chặn, xử lý có lúc còn chậm, tạo cơ hội cho tin giả tồn tại và phát tán rộng, gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, quyền lợi và lợi ích của những tổ chức, cá nhân. Bộ trưởng có giải pháp gì?Đánh giá tin giả trên mạng nếu xử lý chậm sẽ lan truyền rất nhanh và rộng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết vừa qua các cơ quan đã nâng tầm xử lý tin giả từ thông tư lên nghị định. Nghị định quy định rõ hành vi, trách nhiệm các bên liên quan, thời gian các nhà mạng phải hạ thông tin giả, xấu độc từ 48 giờ rút xuống còn 24 giờ, có thông tin đặc biệt chỉ trong 3 giờ.Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, hiện nay việc phạt đưa thông tin giả tại Việt Nam đã tăng lên 3 lần, nhưng so với các nước trong khu vực ASEAN chỉ bằng 1/10. Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục đề nghị Chính phủ xem xét, cân nhắc đưa mức phạt lên đủ sức răn đe, ít nhất ngang với mức trung bình trong khu vực.Cũng quan tâm tới tin giả, tin xấu độc, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) đề nghị Bộ trưởng Thông tin Truyền thông nêu giải pháp ngăn chặn tác hại của loại thông tin này trên không gian mạng, tránh vô tình PR cho người muốn nổi tiếng.Bộ trưởng Hùng thừa nhận việc ngăn chặn thông tin xấu độc ở Việt Nam gặp khó khăn do lực lượng mỏng, trong khi đó một người Việt Nam thường có 4 tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội. Nếu chỉ có Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an thì không đủ lực lượng để xử lý các vi phạm.Về giải pháp, Bộ trưởng cho rằng cơ quan nào quản lý lĩnh vực gì ở thế giới thực thì cần quản lý lĩnh vực đó trên không gian mạng, tức là cả xã hội phải vào cuộc. Các bộ ngành, địa phương cùng chủ động tham gia quản lý lĩnh vực của mình trên không gian mạng, gia đình quản lý con cái mình.Tranh luận với Bộ trưởng, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa nói rất hoan nghênh quan điểm thông tin xấu độc ngoài đời thế nào thì trên mạng như vậy. Tuy nhiên, ngoài đời quản lý theo lãnh thổ còn trên mạng là nền tảng đa quốc gia. Vì vậy, nếu chỉ dùng biện pháp ngăn chặn, xử lý tài khoản vi phạm "thì chẳng khác gì khi phòng chống Covid-19 chúng ta chỉ cách ly, phong tỏa, đeo khẩu trang"."Giải pháp căn cơ nhất là cần nâng cao sức đề kháng thông qua vaccine. Cần làm sao để người dân, công chúng không tin, không nghe thông tin xấu độc. Chúng ta cần nhiều thứ để công chúng nghe, xem, đọc thông tin hay, có tính phản biện mang tính thuyết phục cao", ông Nghĩa nói.Đại biểu tỉnh Phú Yên cho rằng các tờ báo cần được khuyến khích đi thẳng vào vấn đề nóng với thái độ, trách nhiệm không né tránh, "chứ không phải khen một chiều mới là hay". Bởi thực tế thuốc bổ uống nhiều cũng sẽ gây ngộ độc."Bộ trưởng nói sau 3 tiếng có thể gỡ bỏ thông tin độc hại, nhưng chỉ cần sau 5-10 phút thì thông tin độc hại lan rất rộng rồi. Nên quan trọng nhất là phải không uống thuốc độc ngay từ đầu. Nếu độc hại đã ngấm vào mới uống giải độc thì mãi mãi chúng ta sẽ chạy theo, rất vất vả", ông Nghĩa nói.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đồng tình với đại biểu Nghĩa không chỉ tin xấu độc mà tất cả mọi thứ đều cần "sức đề kháng". Trên không gian mạng, tin xấu độc giống không khí, tin xấu độc nhiều thì không khí bị vấy bẩn. Không khí đầu độc phổi, thông tin đầu độc não. Ai quản lý cái gì trong đời thực thì quản lý cái đó trên không gian mạng, như lĩnh vực Công Thương quản lý hàng hóa... như vậy mới đủ nguồn lực làm không gian mạng lành mạnh.Nói thêm về giải pháp, Bộ đã đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa thêm nội dung kỹ năng sống vào đào tạo công nghệ thông tin từ lớp 3, để "tăng đề kháng" cho các em; phát triển nền tảng nâng cao kỹ năng trên môi trường số... "Không gian mạng là của chúng ta, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm làm nó trong sạch và cần sự vào cuộc của các bộ, ngành liên quan", ông nói, cho biết Bộ sẽ chủ động rà soát, gỡ quét thông tin xấu độc.Ngoài nội dung trên, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đã trả lời chất vấn về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số; công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia; quản lý thuê bao, đầu số của các nhà mạng; kiểm tra, quản lý các trang mạng, trang thông tin điện tử và nền tảng trực tuyến khác.Viết Tuân - Sơn Hà toàn gọi đến mời chơi chứng khoán, mua BĐS, chữa bệnh, tư vấn các kiểu... mình đã bấm "chặn" vài chục số rồi. Tăng mức phạt tiền lên gấp 3 lần, phạt lao động công ích hoặc phạt tù là bảo đảm khi muốn múa phím truyền tin giả thì sẽ bắt buộc phải suy nghĩ lại thôi. |
Ông Lê Tuấn Phong thôi làm Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Nội dung được đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận biểu quyết tại kỳ họp chuyên đề sáng 4/11, với tỷ lệ 40/40 phiếu đồng ý (13 đại biểu vắng mặt). Ông Lê Tuấn Phong cũng thôi làm đại biểu HĐND tỉnh khóa 11.Động thái của HĐND tỉnh đưa ra sau gần hai tháng rưỡi ông Phong bị Thủ tướng kỷ luật và hơn nửa năm bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo do vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai ở địa bàn, gây hậu quả nghiêm trọng.Ông Phong bị cho để xảy ra sai phạm thời kỳ làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận. Ông đã ký tờ trình tham mưu UBND tỉnh chấp thuận Công ty Trường Phúc Hải làm dự án "lấn biển, chỉnh trang đô thị và sắp xếp lại dân cư ở phường Đức Long, TP Phan Thiết" (Hamubay). Đây là một trong 9 dự án "đất vàng" ở Bình Thuận bị Bộ Công an điều tra dấu hiệu giao đất giá rẻ, không đấu giá, gây thất thoát ngân sách nhà nước.Trước đó, ông Phong có đơn xin thôi làm Chủ tịch tỉnh Bình Thuận. Ngày 26/10, cơ quan thẩm quyền quyết định ông Phong thôi chức Phó bí thư Tỉnh ủy và thôi tham gia Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025 để nghỉ công tác từ 1/11. Sau khi HĐND tỉnh miễn nhiệm, ông Phong từ chối trả lời nội dung liên quan khi báo chí liên hệ.Ông Phong quê xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, từng kinh qua Phó giám đốc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Ông làm Chủ tịch tỉnh hồi đầu năm ngoái thay ông Nguyễn Ngọc Hai.Hiện lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận còn ba phó chủ tịch: Phan Văn Đăng, Nguyễn Văn Phong và Nguyễn Minh. Phó chủ tịch thường trực Phan Văn Đăng điều hành UBND tỉnh thay ông Phong cho đến khi có chủ tịch mới.Việt Quốc |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Chỉ người có định danh mới được livestream Sáng 4/11, trong phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) nhìn nhận cơ quan quản lý đang lúng túng, chậm xử lý vi phạm của bà Nguyễn Phương Hằng khi thường xuyên đưa tin không kiểm chứng, xúc phạm đến uy tín, danh dự của nhiều tổ chức, cá nhân. Ông đề nghị Bộ trưởng nêu nguyên nhân, thẩm quyền của Bộ xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân để xảy ra việc đó ra sao và Bộ rút kinh nghiệm gì?Trả lời đại biểu Hoàng Anh, Bộ trưởng Hùng cho rằng Bộ vẫn coi thể chế là một trong những nội dung quan trọng trong xử lý các vi phạm trên môi trường mạng. Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề thể chế đi sau, như xử lý vụ livestream của bà Nguyễn Phương Hằng, khi chưa có quy định pháp luật nào về quản lý hành vi livestream. Cơ quan chức năng đã dùng những thể chế cũ, xử phạt hành chính 2 lần, sau đó chuyển cơ quan công an xử lý hình sự và đang thực hiện.Cùng với đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đang soạn thảo nghị định, quy định rõ chỉ những người được định danh trên môi trường số mới được livestream. Hoạt động livestream phải công bố địa điểm, thời gian và người dùng livestream để bán hàng có thu nhập thì phải cung cấp thông tin cho cơ sở thu thuế.Chưa hài lòng, đại biểu Hoàng Anh giành quyền tranh luận, đề nghị Bộ trưởng trả lời vì sao có việc lúng túng trong xử lý vi phạm của bà Nguyễn Phương Hằng. Ông thắc mắc nhiều vụ, việc vi phạm trên không gian mạng được xác minh, xử lý rất nhanh, trong khi đối với vụ việc bà Phương Hằng, Bộ trưởng lại cho rằng "thiếu hành lang pháp lý"."Phải chăng những người vi phạm ít tiền hay không có tiền thì xử lý ngay và luôn được, còn người có tiền thì sẽ chậm và nghe ngóng trước, xử lý sau", ông Hoàng Anh đặt câu hỏi.Bộ trưởng Hùng cho rằng khi bà Nguyễn Phương Hằng livestream, lúc đó là một công nghệ hoàn toàn mới, thể chế hiện chưa có quy định cụ thể. Vì vậy, đòi hỏi cơ quan chức năng phải dùng những hình thức khác để xử lý, phạt hành chính, sau đó chuyển cơ quan có thẩm quyền."Bây giờ chúng ta đưa vào nghị định thì chắc chắn sẽ xử lý gọn gàng, quy định rất rõ như tôi vừa nói", Bộ trưởng Hùng nói, khẳng định không có chuyện chậm chạp xử lý đối với người có tiền như đại biểu đề cập. "Tôi tự tin nói rằng không có việc này", ông nói.Ngoài nội dung trên, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đã trả lời chất vấn về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số; công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia; việc quản lý thuê bao, đầu số của các nhà mạng; kiểm tra, quản lý các trang mạng, trang thông tin điện tử và nền tảng trực tuyến khác.Sơn Hà - Viết Tuân Đồng ý với bộ trưởng, nhiều tài khoản livestream rất phản cảm, các trào lưu vớ vẩn vẫn diễn ra hàng ngày. Đúng đấy, livetream cần phải gắn với danh tính. Có bộ quy tắc đàng hoàng. Ai vi phạm thì phạt, cấm livestream luôn. Chứ không có chuyện, nhiều người lên mạng chém gió, chửi bới lung tung cả. Phải làm nghiêm chỗ này. Có định danh mới được livestream là như thế nào ạ ? Mong có giải pháp để ngăn chặn các cuộc gọi của cò đất, lừa đảo vay nợ tín dụng đen, quảng cáo bán hàng, lừa đảo giả danh cơ quan chính quyền, lừa đảo cờ bạc,... đang làm phiền rất nhiều người dân trong xã hội. Mong Bộ TTTT kiểm duyệt các kênh YouTube đặc biệt là những kênh có nội dung dành cho trẻ con. Những kênh có nội dung nhảm nhí, lời nói dung tục, kịch bản thiếu tính giáo dục CẦN CÓ BIỆN PHÁP THANH LỌC. Tôi đồng tình với dự thảo, cần phải có quy định rõ ràng trong ứng xử trên không gian mạng. Chứ cứ để như hiện nay thì không thể chấp nhận được, đạo đức lối sống càng ngày càng đi xuống, gây ảnh hưởng cho mỗi gia đình, và môi trường xã hội. Hay. Nên tiến hành làm ngay và luôn Nên có định danh, không nhiều trường hợp livestream nhiều video rất phản cảm. Theo tôi với sự phát triển vượt bậc từ các trang mang xã hội như hiện nay thì rất cần các cơ quan quản lý nhà nước và Bộ TTTT phối hợp giám sát,loại bỏ thông tin có tác hại xấu xâm hại đến ANTT xã Hội, văn hóa truyền thống dân tộc trên các trang mạng XH nhằm phục vụ công tác phòng chống tội phạm bảo đảm an toàn TTANXH. |
Hà Nội tổng kiểm tra phòng cháy chữa cháy Theo quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 17/10, việc tổng kiểm tra nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công an. Lực lượng chức năng sẽ tập trung kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, cơ sở có quy mô lớn, tập trung đông người, có tính chất nguy hiểm, cháy nổ cao như: Khách sạn, nhà trọ, quán karaoke, quán bar, vũ trường, chung cư, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, nhà kho, xưởng sản xuất...Đại tá Phạm Trung Hiếu, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn, Công an TP Hà Nội, cho biết qua đợt kiểm tra, Phòng sẽ đề xuất xây dựng biểu đồ điện tử về phòng cháy chữa cháy theo vùng. "Ví dụ quận A qua rà soát có tính chất nguy hiểm, cháy nổ cao thì sẽ vào vùng đỏ, quận B tình hình sai phạm giảm xuống rõ rệt thì có thể vào vùng cam... Việc phân vùng này không đơn giản, song phải làm để như một lời cảnh báo", đại tá Hiếu nói.Theo đại tá Hiếu, việc kiểm tra được triển khai toàn diện, đảm bảo tất cả cơ sở phải được kiểm tra, xử lý; cơ sở đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động phải được giám sát chặt chẽ; không để tồn tại lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.Trước đó sau vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương, Hà Nội đã kiểm tra các cơ sở kinh doanh loại hình này. Kết quả 58% trong số gần 1.400 cơ sở không đạt yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy. Trong đó, 425 cơ sở có khả năng nhưng chưa khắc phục nên đã bị kiến nghị tạm dừng hoạt động. 326 cơ sở không có khả năng khắc phục, đã bị đình chỉ hoạt động.Việt An Chừng nào chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật là công tác kiểm tra, cấp phép PCCC hiện nay còn nhiều góc khuất, thì mới hạn chế cháy nổHãy hỏi tất cả những ai đã 1 lần đi xin giấy phép PCCC thì rõ Hơn một nửa cơ sở kiểm tra có vấn đề, thế là có vấn đề trong khâu kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan chức năng rồi Thường thì những cơ sở như thế này bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ, mà muốn mua được thì phải đáp ứng được yêu cầu về PCCC. Thực tế ngoài biên bản PCCC của cơ quan CA ra thì thường bên giám định của Bảo hiểm phải tự mình đi kiểm định mới có thể đảm bảo được mức độ an toàn. Nếu những cơ sở trên mà xảy ra chảy nổ thì tổn thất xảy ra là cực kỳ lớn, do vậy tốt nhất nên trang bị cho mình một Bảo hiểm cháy nổ theo đúng quy định. Giờ tự nhiên quán karaoke nào cũng tự cho mình mấy mét cầu thang sắt vươn ra khỏi ban công, chẳng khác nào lấn chiếm không gian cả, mà cũng chẳng ai dám chắc số sắt đó sẽ bám chắc trên tường tới bao giờ Phải kiểm tra toàn bộ Karaoke, Bar, Club...quán nào không đạt tiêu chuẩn là cắt giấy phép. |
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Tăng lương giáo viên là việc cấp bách Chiều 4/11, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tham gia giải trình về định mức biên chế ngành giáo dục, thiếu nguồn tuyển giáo viên ở địa phương.Ông cho biết để ngăn chặn và giảm số lượng giáo viên thôi việc, Bộ sẽ đề xuất tăng lương, tăng phụ cấp ưu đãi cho nghề giáo, nhất là với giáo viên mầm non và tiểu học. "Đây là vấn đề cấp bách để nâng cao chất lượng đời sống cho giáo viên, theo tinh thần có thực thì đạo mới vực được", Bộ trưởng Sơn nói.Lãnh đạo ngành Giáo dục cho biết, môi trường làm việc của giáo viên sẽ được cải thiện, giáo viên được hỗ trợ về chuyên môn. Ông mong phụ huynh, xã hội chia sẻ, đồng hành với các nhà giáo. Sự chia sẻ này "tốt cho con em chúng ta".Thiếu giáo viên là vấn đề nóng, được nhiều đại biểu quan tâm trong các phiên thảo luận, chất vấn ở Quốc hội mấy ngày qua. Theo tính toán của ngành giáo dục, tổng số giáo viên còn thiếu từ nay đến năm 2026 là 107.000; trong đó chỉ tiêu đã được duyệt là hơn 65.000. Trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang tinh giản biên chế, các cơ quan Trung ương đã dành cho ngành giáo dục số biên chế nói trên là "ưu ái vượt bậc".Vừa qua, ngành Giáo dục đã thu được kết quả khả quan khi rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông. Tuy nhiên, việc này cần tiếp tục thực hiện, bởi ở các địa phương, việc rà soát và sắp xếp còn khác nhau. Bộ trưởng Sơn đề nghị các tỉnh, thành không máy móc, cứng nhắc khi sắp xếp, với tinh thần để học sinh có điều kiện học tập tốt nhất, thuận tiện nhất và giáo viên đỡ vất vả nhất.Theo Bộ trưởng, từ nay đến năm 2026, ngành giáo dục có hơn 65.000 chỉ tiêu tuyển giáo viên, nhưng nhiều nơi vẫn còn chỉ tiêu cũ chưa tuyển. Có đại biểu phản ánh tỉnh Đăk Lăk còn thiếu 1.700 giáo viên, nhưng theo cơ sở dữ liệu thì tỉnh này còn 2.300 chỉ tiêu cũ chưa tuyển và hơn 200 chỉ tiêu mới năm 2022. Ông đề nghị địa phương khẩn trương tuyển đủ giáo viên theo chỉ tiêu cũ và mới.Về chất lượng chuẩn giáo viên, Bộ trưởng cho biết hiện có giáo viên đào tạo cao đẳng, theo chuẩn cũ nên chưa đáp ứng chuẩn mới. Theo lộ trình đến năm 2030 mới cần hoàn tất bồi dưỡng nâng chuẩn giáo viên. Vì vậy, ông đề xuất nghiên cứu tạm tuyển các giáo viên này, đẩy mạnh bồi dưỡng để đến năm 2030 số này đạt theo chuẩn mới. Nếu khi đó họ chưa đạt chuẩn thì chấp nhận rời biên chế.Bộ cũng có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực ngành sư phạm. Hai năm qua, số sinh viên sư phạm tăng lên đáng kể. Nội dung liên quan đến quy định địa phương đặt hàng đào tạo giáo viên cũng đang được rà soát, hoàn thiện.Trước đó, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đăk Lăk) cho rằng việc giao số lượng biên chế viên chức sự nghiệp của Bộ Nội vụ những năm qua đã làm cho nhiều địa phương không thể bố trí giáo viên theo đúng định mức, vị trí việc làm. Nhiều điểm trường, điểm lớp ở vùng biên giới, biển đảo, vùng sâu thiếu giáo viên và bố trí giáo viên không đúng vị trí. Bà đề nghị Bộ trưởng Nội vụ giải thích về trách nhiệm cũng như giải pháp giải quyết thực trạng này.Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực chất việc giao biên chế viên chức hàng năm Bộ không có thẩm quyền. Bộ chỉ có đề xuất tham mưu cho Chính phủ bổ sung biên chế giáo viên đáp ứng yêu cầu có học sinh thì phải có giáo viên.Tới đây, Bộ tiếp tục kiến nghị sửa đổi cho phù hợp hơn về nội dung này, đề nghị giao biên chế trên cơ sở định mức. Các địa phương cũng cần sắp xếp lại quy mô trường lớp, giảm bớt điểm trường lẻ để giảm đầu mối, giảm biên chế giáo viên.Viết Tuân - Sơn Hà Gởi bác Sơn. Cháu là một GV thâm niên gần 20 năm. Chưa khi nào cháu chán nghề giáo như lúc này. Không chỉ vì lương thấp đâu bác. Áp lực công việc quá lớn. Mỗi tuần dạy đúng quy định chỉ 19 tiết nhưng công việc ngoài lề rất nhiều. Quá nhiều mẫu kế hoạch đang làm khổ GV. Tối nào cháu cũng ngồi làm việc tới 11g. Mắt tăng độ, thêm bệnh thoái hóa cột sống nữa. Lương không đủ uống thuốc rồi bác ơi Tăng lương giáo viên và cấm tuyệt đối dạy thêm học thêm. Dạy thêm, học thêm làm phụ huynh và học sinh quá mệt mỏi và tốn kém vô ích. Dạy thêm, học thêm tạo ra thu nhập không công bằng cho giáo viên. Đồng ý hai ngành y tế và giáo dục nên điều chỉnh sớm cho họ, riêng ngành giáo viên các bộ môn phụ tăng hơn giáo viên bộ môn tự nhiên, ngành y tế tăng mạnh cho nhân viên y tế và y tá, điều dưỡng Nên tăng lương giáo viên thu hút sinh viên giỏi, giáo viên yên tâm công tác, đặt biệt cần cấp bách tăng lương thu nhập giáo viên mầm non Tăng lương cho giáo viên, cải cách chương trình theo hướng giảm tải cho học sinh, bớt nhồi nhét. Quản lý việc dạy thêm (có thể cho thực hiện nhưng đánh thuế phù hợp). Lương thấp cũng chỉ là một phần khiến giáo viên bỏ nghề mà thêm nguyên nhân nữa là giáo viên không còn cảm thấy hạnh phúc với công việc đã lựa chọn: Quá nhiều áp lực từ công việc, lãnh đạo, phụ huynh, học sinh mà trong tay giáo viên giờ chẳng có bất cứ chi để phản kháng ngoài viên phấn và cuốn giáo án. Học sinh hư gv không thể la, hay trách phạt. Tăng lương bắt đầu từ ngày 01/01/2023 cho ngành y tế và giáo dục đi nhé, khổ lắm rồi, đừng hẹn nữa Hiện nay, viên chức lương vẫn thấp. Cần tăng cho mọi đối tượng. Nhưng với giáo dục thì cần tạo cho giáo viên tâm lí dạy học hạnh phúc, tăng lương là một trong những việc đó. Còn nhiều vấn đề khác nữa. Không thấy nói tăng lương cho nhân viên trường học bao giờ, cũng là trong ngành giáo dục nhưng không đc hưởng thâm niên. Lương nhân viên trường học thấp hơn giáo viên rất nhiều, nên cũng nhiều người bỏ nghề rồi. Thưa bác! Cháu vào nghề từ tháng 8 năm 2013. Cháu là GV tiếng Anh. Cháu chấp hành đúng quy định không dạy thêm mặc dù có rất nhiều phụ huynh muốn cháu luyện thi chứng chỉ quốc tế cho con họ. Lương cháu bây giờ mỗi tháng 5.8tr vào tài khoản. Rút ra đóng tiền vèo một phát hết 3tr tiền học cho 2 đứa con. Số còn lại đi chợ trong 10 ngày. 20 ngày còn lại chồng cháu phải chu cấp hết cho 3 mẹ con. Cháu chỉ mong lương đủ đi chợ là vui rồi ạ. 40 tuổi đầu mà chưa giúp được bố mẹ gì cả. Cháu ngại không dám về quê xa luôn ạ. Chúc bác sức khỏe và mong là bác cũng sẽ cho chúng cháu niềm vui khỏe sớm hơn, để yên tâm công tác ạ. Phải có chính sách thu hút để sinh viên giỏi thi vào sư phạm. Chỉ có tăng lương cho giáo viên và y tế là hợp lý nhất Giáo viên lương cao hơn công nhân nhiều rồi. GV mỗi tuần được nghỉ 2 ngày, gv cấp 2 cấp 3 chỉ làm 1 buổi, còn công nhân phải làm cả ngày cả đêm mà lương vẫn đâng thấp đây. nên tăng lương công nhân Tăng lương và cấm dạy thêm là 2 việc cần thực hiện ngay và luôn Chả hiểu sao người lớn thì làm ngày 8h x 5 ngày/ tuần, còn các cháu nhỏ thì học từ sáng đến tối x 6 ngày, chưa kể tối và cuối tuần vẫn đi học thêm. Nhiều khi muốn cho con đi chơi đâu or cả nhà đi nghỉ cùng nhau cũng khó, cứ thử nhìn lại thời covid xem, học hành giảm thiểu con nào cũng vui, vẫn hoàn thành vẫn lên lớp, sao cứ đè ra bắt các con học đủ các thứ mà chả bao giờ dùng đến Dạy cho nhiều vào, mà sử dụng không bao nhiêu, làm khổ thầy trò. Khi đi làm chỉ sử dụng 5% kiến thức đã học. Khi vào chuyên ngành thì lại học ít...bất cập. |
Đề xuất mở 17 tuyến xe đưa đón khách từ Tân Sơn Nhất Nội dung vừa được doanh nghiệp trên gửi Sở Giao thông Vận tải TP HCM, sau khi được yêu cầu bổ sung các thông tin liên quan nhằm hoàn chỉnh kế hoạch mở các tuyến. Đây là đơn vị thời gian qua tham gia dịch vụ chở khách từ Tân Sơn Nhất đến Bà Rịa - Vũng Tàu và ngược lại.Trong 17 tuyến được đề xuất có 4 chặng sẽ kết nối sân bay đến bến xe Miền Đông mới, TP Thủ Đức. Hai tuyến đi về bến xe Miền Tây, quận Bình Tân. Hai tuyến nối khu Phú Mỹ Hưng (quận 7) và khu dân cư Trung Sơn (Bình Chánh).Các tuyến còn lại lần lượt kết nối Tân Sơn Nhất đến các khu vực: Thảo Điền, An Phú, đảo Kim Cương (Thủ Đức); trạm trung chuyển Hàm Nghi (quận 1); khu dân cư Dương Hồng - Mizuki (huyện Bình Chánh); chợ Hóc Môn (huyện Hóc Môn); khu đô thị Vinhomes Central Park (quận Bình Thạnh); khu tái định cư Phú Định (quận 8); cầu Phú Long (quận 12).Xe chạy trên tuyến sẽ dùng loại 10-30 chỗ (cải tạo từ ôtô 16-45 chỗ) nhằm nâng chất lượng dịch vụ, tạo không gian chứa hành lý. Vị trí điểm dừng đón, trả khách dọc tuyến sử dụng các trạm dừng xe buýt đã có. Riêng điểm cuối là các khu đô thị, dân cư, khách sạn, địa điểm du lịch... để người dân có nhu cầu dễ đón xe.Trước đó, để giúp sân bay Tân Sơn Nhất giảm ùn tắc và khách thêm lựa chọn đi lại, Trung tâm quản lý giao thông công cộng đề xuất mở hai tuyến buýt chạy qua sân bay đón trả khách. Hiện, Tân Sơn Nhất có ba tuyến buýt, trong đó hai chặng hoạt động ở nội đô gồm: 109 nối đến bến xe buýt Sài Gòn, quận 1 và 152 chạy đến huyện Bình Chánh. Tuyến còn lại mã 72-1 chạy đến Vũng Tàu.Cách khu trung tâm khoảng 8 km, sân bay Tân Sơn Nhất rộng 1.500 ha là đầu mối giao thông quan trọng của TP HCM. Mỗi ngày có khoảng 120.000 lượt hành khách đến sân bay nên lượng xe đưa, đón ra vào rất cao. Tình trạng ùn ứ, lộn xộn thường xảy ra ở khu vực đón trả khách trước ga quốc nội.Gia Minh Mở hơi trễ , nhưng rất ủng hộ. Từ ngày biết chuyến xe buýt 86 đi từ ga Hà Nội đi sân bay Nội Bài. Tôi đã đỡ mỗi chuyến được mấy trăm ngàn. Mà cũng rất nhanh, không kém gì đi taxi là bao. Vừa rồi tôi ra Hà nội, xuống sân bay Nội bài, họ làm rất tốt, xe bus của cty xe bus Hà nội, xe của hãng bay...rất nhiều lựa chọn cho khách đi vô trung tâm thành phố, không hề có tình trạng chen lấn, tranh giành xe như Tân sơn Nhất aiport. Lúc ra sân bay để về tp HCM, đi xe bus rất thông thoáng, chạy rất đúng giờ, chỉ 40 phút từ trung tâm HN ra sân bay Nội bài với giá 9 ngàn. Xe buýt sân bay cần hoạt động đến khi hết chuyến bay mới hiệu quả. Đa phần hành khách có nhu cầu cao về xe buýt sẽ bay chuyến bay muộn. Chứ 9h tối đã hết xe thì không giải quyết rốt ráo vấn đề và ko tạo thành thói quen đi xe buýt sân bay. Ok, nhưng xe buýt mà được đậu ở sân bay tuyến quốc nội chỉ 03 phút thì có cũng như k, chí ít cũng là 6-10 phút.Thanks.... Mở mới sao ko dùng xe điện. Đi máy bay mệt mỏi lại phải đi mùi xe xăng đường dài là ko hấp dẫn rồi. Đề nghị dùng xe bus điện. Văn min, lích sự ko mùi xe sẽ hút khách thôi. Triển khai ngay và luôn đi, taxi chèn ép khách + tình trạng khó book được xe thật ám ảnh tại sân bay TSN. Qua Sân bay Singapore. Họ làm sao mình làm vậy tôi thấy Ok. Xe bus sb Nội bài rất ok, hơn hẳn ở sb TSN. Hanoi xuống sân bay, đi xe buyt về trung tâm có 9000 đồng mà dễ dàng bắt xe.Còn ở Tân Sơn Nhất thì..ối dồi ôi. Cái này nên mở và làm nhanh đi .cho xe khách vào tân sơn nhất là giải pháp tốt chống ùn tắt giao thông .xe chỉ đi vào rồi ra chỉ dừng 1đến 2 phút là ok Đề xuất hợp lý, nhưng nên sử dụng xe biển đăng ký TP.HCM thì sẽ được ủng hộ rộng khắp hơn. Sân bay Chu lai sử dụng xe buýt rất hiệu quả và và tiết kiệm tiền cho người dân đi lại Lộ trình nào phát triển xe buýt thì phải cấm xe máy, không cấm xe máy thì lấy đâu khách cho xe buýt chạy, lấy đâu đường để xe buýt đi! Tuyến đường Trường Sơn, Trần Quốc Hoàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hàm Nghi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ nên cấm xe máy hoàn toàn chỉ có xe buýt và ôtô được phép đi trên những con đường này thôi!Sau này, tiếp tục cấm xe máy trên các tuyến đường: Trần Hưng Đạo (Q.1), Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu! Xuống sân bay là muốn thẳng tới nhà, xe bus đi lòng vòng ai mà đi. Vấn đè ko phải là chi phí, họ có tiền , họ cần dịch vụ tiện ích. |
Phát hiện hài cốt liệt sĩ cùng tấm bia khắc tên Ngày 4/11, ông Đinh Văn Chinh, Chủ tịch UBND xã Dân Hóa, cho hay lực lượng quân sự tỉnh Quảng Bình cùng chính quyền xã này đang tìm kiếm, quy tập hài cốt một liệt sĩ vừa được phát hiện ở địa phương.Vị trí tìm kiếm là đống đất ở sân nhà ông Cao Xuân Thủy, 50 tuổi, bản Bãi Dinh, xã Dân Hóa và khu vực sát quốc lộ 12A, nơi xuất phát của đống đất này. Đến cuối ngày 4/11, nhà chức trách tìm thêm xương cánh tay dài 15 cm, một số mảnh xương vỡ vụn, nhiều mảnh tăng bạt nhỏ, một khuy sắt hình tròn.Nhà chức trách xác định đây là mộ liệt sĩ thời kỳ 1962 đến 1975, từ chiến trường Tà Nua (Lào) chuyển về đây an táng.Trước đó ngày 1/11, gia đình ông Cao Xuân Thủy sửa nhà nên đổ một số xe đất để san lấp sân. Đến 16h ngày 3/11, gia đình phát hiện trong đống đất có bia đá liệt sĩ kích thước khoảng 40x30 cm, khắc dòng chữ "Binh nhất Ng~ Công Đoàn, Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh".Hiện, người nhà của liệt sĩ này đã có mặt ở hiện trường. Chúc mừng gia đình liệt sĩ đã tìm thấy người thân! Trân trọng! Đời đời nhớ ơn công lao anh cho Tổ Quốc bình yên. Tấm bia này nằm trên mặt đất và không bị che lấp ( có rêu mọc ) không hiểu sao nằm lẫn trong đất san lấp được nhỉ? Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ đã không tiếc máu xương của mình cho Tổ quốc. Vô cùng biết ơn các chiến sĩ ! Tôi bắt đầu lớn tuổi mới cảm nhận được nỗi ray rứt của mẹ tôi. Cậu tôi hy sinh không tìm thấy. Đấy là cả một đời mẹ tôi nhớ cậu khắc khoải. Một thế hệ tòng quân hy sinh ko tiếc máu xương, ra đi hồn nhiên và về với đất mẹ cũng hồn nhiên để Tổ quốc trường tồn. Đời đời nhớ ơn các thương binh, liệt sĩ, anh hùng bộ đội đã hi sinh cho Tổ quốc. Trời ơi, may quá đã tìm thấy liệt sĩ, chúc mừng gia đình, cho tôi gửi thắp nén hương để ghi nhớ công ơn người nằm xuống cho quê hương đất nước Trải qua bao nhiêu năm lạnh lẽo Chú đã về trong vòng tay người thân! Biết ơn các chiến sĩ đã cho hôm nay dc hoà bình Thương Tôi có 2 cậu là liệt sĩ nhưng đến nay vẫn chưa tìm ta hài cốt. Hy vọng sẽ tìm thấy. Xin chúc mừng gia đình Liệt sỹ Nguyễn Công Đoàn! Mong Liệt sỹ sớm được trở về quê nhà sau bao năm gia đình khắc khoải chờ mong, buồn buồn, tủi tủi ! Hy vọng Cha Mẹ của Liệt sỹ vẫn còn sống để đón nhận người con yêu quý của mình, đã anh dũng hy sinh vì sự trường tồn của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân! Đúng một đời anh hùng sau bao nhiêu năm mới được về với gia đình quê hương Thương lắm, anh đã về với gia đình. |
Chợ cá 'âm phủ' ở miền Tây 2h45, bà Sang tỉnh giấc khi điện thoại reo hồi chuông báo thức đầu tiên. Người phụ nữ vùng biên lay cháu nội dậy, khoác thêm áo ấm, nón rồi bồng lên xe máy. Đứa nhỏ hơn 3 tuổi "thâm niên" một năm theo nội mua bán cá vì cả nhà bận mưu sinh ngoài chợ, không ai trông coi.Chợ cá Tha La tồn tại gần 30 năm, đông đúc vì thuận lợi cho ngư dân ngoài đồng rẽ vào bán, tiểu thương cũng dễ dàng toả đi các chợ. Chỉ cách nhà gần 5 km, bà Sang với cháu có mặt tại chợ lúc 3h, khi nơi đây leo lét vài ánh đèn pin gắn trên đầu tiểu thương. "Chục năm trước chợ họp từ 0h, mấy năm nay nước nhỏ, chợ vắng người nên họp trễ hơn", bà giải thích.Người phụ nữ 62 tuổi lái xe máy cũ kỹ, phía sau ràng hai giỏ xách lớn, đi về phía cuối chợ. Chỗ bà ngồi sát mé sông, gần hàng cây bạch đàn trồng để giữ đất, lá cây xào xạc từng hồi theo cơn gió ngoài đồng thổi vào. Trong lúc chờ ngư dân, bà lót tấm chăn nhỏ, cởi áo khoác làm gối để đứa cháu ngủ thêm.Gần 15 phút sau, tiếng xuồng máy lạch tạch từ đồng xa hướng về bến chợ. Bà Sang lấy chiếc cân loại 100 kg để sẵn, chỉnh kim đúng số 0. Ngư dân bắt đầu chuyền từng sọt cá còn tươi roi rói lên bờ. Họ chẳng cần ngả giá hay hỏi han vì mỗi xuồng câu lưới chỉ bán một loại cá cho mối quen. Giỏ cá linh và cá vụn của bà Sang bắt đầu có những chú cá đầu tiên. Bà thêm ít nước vào chỗ cá linh và một thau nước đá cho cá vụn để giữ độ tươi ngon.Mỗi khi xuồng về, các tiểu thương xúm lại, hỏi chủ xuồng khuya nay bắt được những loại cá nào. Mỗi người tự lựa phần cá, lươn đã "xí phần", cân từng loại, trả tiền cho ngư dân. Cảnh mua bán cá ở mỗi xuồng chỉ mất chừng 20 phút. Sau đó ngư dân không vội về ngay mà ngồi tại chợ nhâm nhi ly cà phê, ăn dĩa cơm tấm hoặc ổ bánh mì như một thói quen.Bên cạnh xuồng máy ra chợ cân cá, một số ngư dân nhà ở xa chọn đi xe máy cho nhanh hơn. Bà Trần Thị Hiền, nhà ở thị xã Tân Châu, khuya nay đánh bắt được gần chục kg cá các loại, một nhúm tép, vài kg cua. Xe vừa vô chợ, tiểu thương đã xúm lại. Vào những đêm người mua nhiều hơn người bán, lắm lúc tiểu thương phải tranh nhau nếu không muốn lỗ tiền xăng và công sức thức đêm.Bà Nương - là mối quen của nhiều ngư dân, bắt đầu cân cá thiểu, cá khoai sông, cá rô đồng. Riêng mớ cá lộn xộn, bà đòi cân xô giá 20.000 một kg song chủ xuồng không đồng tình muốn lựa ra từng loại, mong bán có giá hơn. Người phụ nữ tóc bạc phơ, phát huy kinh nghiệm mua bán hàng chục năm, phân tích: "Mớ này toàn cá tra sông giá có 15.000 đồng được mấy con cá bóng tượng là ngon nhưng nhỏ xíu. Bây tách ra coi chừng lỗ".Chợ lao xao gần hai tiếng thì vãn khi mặt trời chưa ló dạng. Ngư dân tranh thủ về chợp mắt sau một đêm dầm sương gió ngoài đồng. Trong ký ức của những tiểu thương mua cá ở chợ Tha La, những năm nước lớn cảnh mua bán tấp nập từ 0h. Hàng chục xuồng câu lưới thi nhau cập bến, nhộn nhịp, sáng bừng một góc quê.Bà Sang bán cá tại chợ hơn 20 năm. Lúc trước bà phải đi xe tải, mua cả tấn cá mỗi đêm, nước đá phải trữ sẵn vài bao. Song bây giờ, mỗi đêm bà chỉ cân được gần trăm kg cá, hưởng chênh lệch 2.000 đồng mỗi kg. "Hồi trước với bây giờ tiền lời cũng như nhau vì cá ít bán có giá hơn nhưng chợ vắng ai cũng buồn", bà nói. Cá tôm khan hiếm, người bán lác đác vài xuồng câu, thương lái cũng bỏ nghề tìm kế sinh nhai khác hoặc lên Sài Gòn, Bình Dương... làm công nhân.Chợ cá ít người song vẫn có ban quản lý. Ông Lê Văn Em, thức từ 3h, bắt đầu thu mỗi tiểu thương 3.000 đồng tiền phí chợ. Ông kể ban đầu chợ họp dưới dốc cầu Tha La. Để đảm bảo an toàn, chính quyền địa phương dời chợ sang bên hông cầu. Vài năm gần đây, khi chợ cá vãn, một chợ "chồm hổm" tiếp tục bán các món quà bánh ở quê, thịt, rau củ, hàng xén, song họp đến 8h cũng tan vì người quê có thói quen đi chợ rất sớm."Chẳng ai nhớ chợ có tên 'âm phủ' từ khi nào, có thể các chú quay phim thấy lạ nên đặt tên vậy", ông Em kể.Mùa nước nổi là nét đặc trưng của miền Tây. Nước từ dòng Mekong vào Việt Nam sớm nhất tại các huyện biên giới thuộc hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Nước về còn mang theo nhiều sản vật, tôm, cua, cá, rắn cùng các loại bông súng, điên điển. Người dân tranh thủ ra đồng săn bắt sản vật kiếm thêm thu nhập trong ba tháng mùa nước.Ngoài chợ Tha La, ở miền Tây trước đây có một phiên chợ tương tự - chợ chiếu "âm phủ" hay chợ chiếu "ma". Chợ này họp từ nửa đêm đến rạng sáng, trên gò đất cao trong khuôn viên chùa An Khánh, cạnh sông Ngã Cại, xã Định Yên, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp. Theo thời gian, làng nghề dệt chiếu dần mai một, nay chợ không còn nữa.Ngọc Tài Mới đọc đoạn đầu: thấy đứa trẻ mới hơn 3 tuổi, phải thức dậy lúc 2h45 để cùng bà ra chợ mà thấy sống mũi cay cay. Chúc bà và cháu sức khỏe! Ôi miền Tây yêu thương mùa nước lũ vềThuyền ghe tấp nập thiệt đẹp đó ngheBông súng vươn vai, cá tôm xôm tụAi có về miền Tây xứ quê? Không hiểu tự lúc nào..đọc những bài về cs thường nhật..cảm thấy vui vui..Cs dù có khó khăn,vất vả...nhưng vốn dĩ luôn là thế mà..chỉ mong bà con khỏe mạnh.. Nét văn hóa nên bảo tồn. Đây có phải Tha La xóm đạo trong thơ không vậy? Mưu sinh về đêm thì muôn vẻ, thợ cạo mủ cao su thì xuất hành lúc 0 giờ, 9g sáng rút, dàn đẩy hàng chợ đầu mối thì cũng hùng hục vào tầm 0 giờ, 5 giờ sáng thì ăn sáng rồi ngủ bù, dân bốc hàng tầu ghe thì canh con nước khuya ,tàu nổi cho nhẹ dốc ván... Thế mới hay là trong xã hội nào củng có nhiều người thích sống về đêm,chắc nhửng người nào được sinh ra sau 12 giờ đêm sẽ bị khó ngủ,và thích sinh hoạt vào đêm khuya chăng? Có thể lắm đấy:-D Đánh bắt quá mức, môi trường ô nhiễm nên ko còn nhiều nữa. Tôi yêu miền Tây, nét giản dị, nói năng chậm rãi, chất phát của con người nơi đây. |
Nổ ôtô, tài xế tử vong Chiều 4/11, nam tài xế khoảng 30 tuổi đậu ôtô 7 chỗ tại khu vực vườn tràm, xã Trung Lập Hạ, gần khu công nghiệp Tây Bắc, bất ngờ xe phát nổ, sau đó bốc cháy nghi ngút. Nhiều người dân gần đó dập lửa, đưa tài xế đi cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng.Tại hiện trường, ôtô bị biến dạng, khung cửa, thân xe móp méo, kính chắn gió, cửa sổ vỡ tung, các hàng ghế cháy rụi. Nhiều mảnh vỡ văng xa hàng chục mét dưới đất và vướng trên cành cây. Sức ép của vụ nổ lan rộng hàng chục mét, một số nhà dân gần đó rung nhẹ khi tiếng nổ vang lên.Theo người dân, nạn nhân lái xe cho một cơ quan nhà nước, trước đó có chở nhóm người đi đám tang rồi đậu xe chờ.Đến sáng 5/11, gia đình cho biết nam tài xế đã tử vong vào khuya hôm qua.Đình Văn Không loại trừ nguyên nhân phá hoại. Phát nổ từ phía trong. Có thể bị rò rỉ khí hay chất gì rất dễ cháy. Phải có gì đó có sức công phá cực lớn mới làm chiếc xe nổ tanh bành như vậy, nát bươm hết chiếc xe, đúng là rất lạ Nhìn cái xác xe mà mừng cho anh tài xế vẫn còn sống. Chúc anh mau khoẻ lại! Các chi tiết trong xe được thiết kế không có gì để có thể phát ra tiếng nổ to như thế. Chỉ có thể là vật mang theo xe hoặc nổ bình xăng Hóng nguyên nhân Nghe không bình thường, có thể có vật liệu dễ cháy nổ trên xe. Cái này là không bình thường Khả năng là tài xế vừa sạc điện thoại vừa sử dụng làm cho nổ pin và nổ dây chuyền không? Ôi trời ơi nhìn k còn hình hài gì luôn. Cầu cho tài xế mau chóng bình phục Nhìn xe vẫn mới lắm. Nhìn cái xác xe mà thương a tài xế. Cầu mong bình an đến với anh. bản thân tự chiếc xe ko thể nổ kiểu vậy được . có thể do chất gây nổ được để trong xe thôi . Nổ gì như bị đặt bom vậy. Xe rách tươm luôn Không đơn thuần là một vụ tai nạn...có dấu hiệu hình sự rồi đây. Có vật gây nổ trên xe. |
Sắp có chiến lược quốc gia thu hút nhân tài Chiều 4/11, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đại biểu Lê Thanh Vân (thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách) nói trọng dụng nhân tài và thưởng phạt nghiêm minh là thuật dùng người, cũng là luật trị quốc.Theo Kết luật số 14/2021, Bộ Chính trị đã có chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo dám nghĩ dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Ông Vân đề nghị lãnh đạo Bộ Nội vụ nêu giải pháp cụ thể hóa chủ trương trên thành pháp luật, quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc.Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, việc trọng dụng nhân tài là yếu tố truyền thống của dân tộc từ xưa đến nay và là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước. Nội dung này đã được thể hiện rõ trong nghị quyết, văn kiện Đại hội XIII. "Nhìn ra thế giới, nhiều nước đã làm nên kỳ tích nhờ những nhân tài, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore", bà Trà nói.Sau khi có kết luận của Bộ Chính trị, để cụ thể, Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ ban hành nghị định thu hút nhân tài thực hiện từ 2018. Tuy nhiên, đến nay mới thu hút 258 sinh viên xuất sắc, nhà khoa học.Hầu hết địa phương sau đó rất chú trọng việc này, tiêu biểu như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc đã thông qua HĐND ban hành thêm chính sách phù hợp để trọng dụng, tuyển dụng nhân tài. Đến nay, các địa phương đã thu hút gần 3.000 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ. "Rõ ràng số lượng còn quá ít ỏi", Bộ trưởng Trà nói.Bà cho biết, căn cứ vào chủ trương của Đảng và theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII, Bộ Nội vụ đang xây dựng Đề án chiến lược quốc gia về thu hút và trọng dụng nhân tài. Cùng với đó, Bộ sẽ xây dựng bộ cơ chế, chính sách hấp dẫn hơn, tốt hơn. Thủ tướng cũng yêu cầu cố gắng năm tới có nghị định tổng thể, bao quát để thu hút và trọng dụng nhân tài.Cùng với thu hút, trọng dụng nhân tài, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói việc khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm được đại biểu rất mong đợi. Tuy nhiên, do chưa có cơ chế, trong khi thể chế có mặt chưa đồng bộ, có những vấn đề còn xung đột, chưa đảm bảo đủ yếu tố để cán bộ làm."Theo chỉ đạo của Thủ tướng, chúng tôi đang tập trung xây dựng một nghị định về khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá về lợi ích chung để cụ thể hóa Kết luận số 14 của Bộ Chính trị", bà Trà nói.Đại biểu Cao Mạnh Linh (Thanh Hóa) cho biết theo báo cáo của Bộ Nội vụ, hiện nay chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thực sự gắn với quy hoạch và yêu cầu của vị trí việc làm.Đại biểu cho rằng cùng với việc xây dựng hệ thống vị trí việc làm, cần chuyển hình thức bồi dưỡng bắt buộc theo ngạch hiện nay sang bồi dưỡng theo chức danh vị trí việc làm. Đồng thời, cần chú trọng hướng đến đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ quan, người được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng mục đích nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công chức, viên chức.Đồng tình với quan điểm này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng việc đào tạo cán bộ, công viên chức cần đi vào thực chất, không phải là chạy theo chứng chỉ hình thức. Thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm và chức danh lãnh đạo, đổi mới việc liên kết hợp tác để đào tạo cho một số đối tượng đặc thù. Bộ cũng đang hợp tác với các cơ sở giáo dục uy tín của nước ngoài như Nhật Bản, Pháp để đào tạo cán bộ, hướng tới cán bộ trẻ chất lượng cho chính quyền địa phương.Sáng mai (5/11), Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà sẽ tiếp tục phần trả lời chất vấn trong 30 phút. Sau đó, các nội dung liên quan đến lĩnh vực nội vụ sẽ được Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh trả lời thêm.Sơn Hà - Viết Tuân ĐỂ SỬ DỤNG NGƯỜI TÀI PHẢI LÀ NGƯỜI CÓ TÀI HOẶC CÓ TÂM. NẾU TÔI LÀ NGƯỜI CÓ TÀI VÀ MUỐN CỐNG HIẾN, XIN HÃY CHỈ CHO TÔI NƠI CÓ ĐIỀU KIỆN ĐÓ? Cần quan tâm hơn về hai ngành qtrọng của 1 quốc gia phát triển bền vững: giáo dục và y tế Một là phải có mục đích sử dụng, hai là phải tạo môi trường làm việc, ba là đãi ngộ và lương. Lương bổng là một điều kiện tiên quyết,để thu dụng nhân tài. Tôi đề xuất: 1. Nên tìm hiểu những người có tài họ muốn gì, thay vì chỉ nhận định từ trên xuống và hoạch định theo góc nhìn đó. 2. Nên tìm kiếm nhiều nguồn nhân tài, ở đa dạng tuổi, đa dạng ngành, và đa dạng tài năng, không chỉ là các bạn trẻ tốt nghiệp xuất sắc. 3. Nên tạo môi trường phù hợp và thuận lợi để nhân tài phát triển (quan trọng nhất là lãnh đạo có tầm, đồng nghiệp cạnh tranh lành mạnh, văn hóa tự do sáng tạo, được ghi nhận). Mong dự án khả thi. Tài đi đôi với tật. Sử dụng người tài cũng khó lắm không dễ như mọi người nghĩ đâu. Biết bao nhiêu người Việt, nhân tài gốc Việt được đào tạo ở Âu Mỹ bao nhiêu năm nay.Vấn đề là chúng ta thu hút họ về được hay không mà thôi.Nếu không có đất dụng võ, nếu không tạo ra nơi làm việc và điều kiện lương bổng tốt thì khó mà kêu gọi. Tôi có đôi lần tiếp xúc với các TS người Việt đang làm việc ở nước ngoài, hỏi họ sao không về nước làm việc. Hầu hết họ đề cập đến vấn đề cơ chế, môi trường làm việc và chế độ tiền lương. Chính vì thế mà nhiều người đi học không về, có người về rồi lại tìm đường đi. Sử dụng người tài như thế nào cũng quan trọng không kém. Tuyệt vời Cần có chính sách và cơ chế phù hợp để thu hút lực lượng trí thức ở nước ngoài, nhất là từ các nước phương Tây trở về nước. Định nghĩa thế nào là tài sau đó tính sau. Lương thấp không đủ sống làm sao thu hút nhân tài. Quan trọng là thu hút được nhân tài thật . TÀI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI ĐỨC ! |
Hình hài Hải Vân quan sau gần một năm trùng tu Theo đề án trùng tu, hệ thống cửa Hải Vân quan sẽ tu bổ theo các dấu tích nguyên gốc triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng năm 1826; thay thế nền cổng lát đá Thanh, hệ thống cối, cổng đá Thanh, tường phía trên xây gạch vồ. Một số lô cốt thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ được giữ lại với mục đích kết nối lịch sử giữa các thời kỳ chiến tranh.Theo đề án trùng tu, hệ thống cửa Hải Vân quan sẽ tu bổ theo các dấu tích nguyên gốc triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng năm 1826; thay thế nền cổng lát đá Thanh, hệ thống cối, cổng đá Thanh, tường phía trên xây gạch vồ. Một số lô cốt thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ được giữ lại với mục đích kết nối lịch sử giữa các thời kỳ chiến tranh.Hệ thống nhà Trú Sở (bên trái) và nhà Vũ Khố 3 gian đang được phục hồi theo dấu tích khảo cổ và ảnh tư liệu. Nhà xây tường gạch vâu ban, trụ gỗ có đế đá, mái ngói.Hệ thống nhà Trú Sở (bên trái) và nhà Vũ Khố 3 gian đang được phục hồi theo dấu tích khảo cổ và ảnh tư liệu. Nhà xây tường gạch vâu ban, trụ gỗ có đế đá, mái ngói.Một lớp tường đá phủ rêu bên phải cửa Hải Vân quan được giữ nguyên để đảm bảo dấu tích theo thời gian.Một lớp tường đá phủ rêu bên phải cửa Hải Vân quan được giữ nguyên để đảm bảo dấu tích theo thời gian.Đơn vị thi công chính là Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Phân viện miền Trung. Những người thợ lựa chọn từng viên đá mồ côi để việc xây dựng đảm bảo mỹ quan.Đơn vị thi công chính là Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Phân viện miền Trung. Những người thợ lựa chọn từng viên đá mồ côi để việc xây dựng đảm bảo mỹ quan.Mưa bão ảnh hưởng đến tiến độ thi công, phải tạm dừng trong nhiều ngày. Đèo Hải Vân 3 tuần qua bị sạt lở nghiêm trọng, hàng tấn đất đá đổ xuống chia cắt nhiều điểm, tuy nhiên vật liệu xây dựng cho công trình trùng tu Hải Vân quan vẫn được đảm bảo.Mưa bão ảnh hưởng đến tiến độ thi công, phải tạm dừng trong nhiều ngày. Đèo Hải Vân 3 tuần qua bị sạt lở nghiêm trọng, hàng tấn đất đá đổ xuống chia cắt nhiều điểm, tuy nhiên vật liệu xây dựng cho công trình trùng tu Hải Vân quan vẫn được đảm bảo.Một cổng phụ vào thành, có tầm nhìn xuống đường đèo, được phục dựng xây mới theo hình ảnh tư liệu.Một cổng phụ vào thành, có tầm nhìn xuống đường đèo, được phục dựng xây mới theo hình ảnh tư liệu.Lối đi bên trong thành được xây bằng đá, trồng cây xanh bổ sung, do thời tiết khắc nghiệt nên cây phải được tưới thường xuyên.Lối đi bên trong thành được xây bằng đá, trồng cây xanh bổ sung, do thời tiết khắc nghiệt nên cây phải được tưới thường xuyên.Một bia đá chỉ còn lại phần đế với họa tiết rồng triều Nguyễn. Đế bia này sau khi trùng tu sẽ được chuyển về bảo tàng trưng bày.Một bia đá chỉ còn lại phần đế với họa tiết rồng triều Nguyễn. Đế bia này sau khi trùng tu sẽ được chuyển về bảo tàng trưng bày.Một số khách nước ngoài vào tham quan, ghi lại hình ảnh Hải Vân quan. Tuy nhiên, do công trình đang thi công nên giám sát công trình đã mời khách ra ngoài nhằm đảm bảo an toàn.Một số khách nước ngoài vào tham quan, ghi lại hình ảnh Hải Vân quan. Tuy nhiên, do công trình đang thi công nên giám sát công trình đã mời khách ra ngoài nhằm đảm bảo an toàn.Di tích Hải Vân quan cũng ghi dấu chiến thằng Đồn Nhất tròn 70 năm trước, với trận đánh của Đại đội 6, Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 803, Liên khu V trong chiến dịch hè thu 1952-1954 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.Di tích Hải Vân quan cũng ghi dấu chiến thằng Đồn Nhất tròn 70 năm trước, với trận đánh của Đại đội 6, Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 803, Liên khu V trong chiến dịch hè thu 1952-1954 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.Toàn cảnh Hải Vân quan sau khi trùng tu. Tổng diện tích tu bổ là 6.500 m2, thời gian trùng tu hai năm, dự kiến hoàn thành tháng 6/2023. Tổng kinh phí hơn 42 tỷ đồng do Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đóng góp, mỗi địa phương 50%.Toàn cảnh Hải Vân quan sau khi trùng tu. Tổng diện tích tu bổ là 6.500 m2, thời gian trùng tu hai năm, dự kiến hoàn thành tháng 6/2023. Tổng kinh phí hơn 42 tỷ đồng do Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đóng góp, mỗi địa phương 50%. Ủng hộ quyết định của hai thành phố. Mình từng lên đây phượt ngắm cảnh. Phải nói cảm giác đứng trên đỉnh nhìn bên trái là Huế bên phải là Đà Nẵng rất hùng vĩ. Ngoài ra nếu để ý thì trên tường lô cốt công sự rất nhiều lỗ đạn chi chít. Nếu bạn nhạy cảm sẽ nhận ra rằng có một cảm giác lạnh sống lưng nhẹ khi nhìn vào những lỗ đạn ấy, rất nhiều máu của ông cha ta đã đổ ra để dựng lên nó và bảo tồn nó. Trân trọng Hải Vân Quan Trùng tu khác với sửa chữa đại tu! Đề nghị đừng làm sai lệch trùng tu di tích cổ! Hy vọng sau khi đại trùng tu sẽ giữ được nét nguyên bản vốn có của đi tích! Lần đi đến chỗ này mây mù giăng lối, hơi nhếch nhác, ủng hộ trùng tu sạch đẹp Tôi đã chạy xe Xuyên Việt và dừng tại đây vào năm 2020. Có cảm giác ngậm ngùi khi ngắm vẻ hoang tàn của một Địa danh LS nổi tiếng. Mong cuộc trùng tu thành công ! Đáng lẽ công việc này phải làm từ lâu rồi, nhưng có còn hơn không! Thời buổi nay mà nhà thầu còn để công nhân bốc dỡ bằng tay không?! Không trang bị cho anh em công nhân lấy vài đôi găng cho an toàn lao động, hiệu quả tăng, năng suất tăng, mà chất lượng cũng tăng. Găng tay đắt lắm sao!?!? |
Hai người tử vong trên đèo Bảo Lộc Gần 21h, một số tài xế khi chạy xe qua khúc cua trên quốc lộ 20 khu vực đèo Bảo Lộc (xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai) thấy hai nam thanh niên (chưa rõ danh tính) nằm bất động trên đường, cạnh đó là xe máy biển số tỉnh Tiền Giang.Tại hiện trường, nhiều mảnh vỡ xe, mũ bảo hiểm và tư trang vương vãi, cùng với vết thắng bánh ôtô kéo dài hàng chục mét. Cảnh sát giao thông Lâm Đồng nhận định hai thanh niên chạy xe máy hướng từ Đà Lạt xuống TP HCM, khi qua đoạn đường trên có thể đã va chạm với ôtô đang lên đèo.Sự cố khiến đèo Bảo Lộc kẹt xe nhiều giờ liền. Công an tỉnh Lâm Đồng triển khai lực lượng truy tìm ôtô bị cho gây tai nạn để điều tra nguyên nhân.Đèo Bảo Lộc dài khoảng 10 km, hai làn xe, nằm trên quốc lộ 20 - một trong tuyến chính từ TP HCM, Đồng Nai tới TP Đà Lạt. Với nhiều đoạn cua gấp, dốc cao, đèo là một trong những cung đường nguy hiểm với tài xế.Hoài Thanh đi đèo bình tĩnh mà đi, lái non lái yếu thì nên nhường lại cho người khác lái qua. Đi đèo theo mình thì 1nguyên tắc vàng cần nhớ là: không xe vượt nơi khúc cua, không thấy thì tuyệt đối không vượt, vượt hên vài lần thì ắt sẽ dính xui 1 lần " đèo là một trong những cung đường nguy hiểm với tài xễ": tôi không thích câu này! Tuy rằng đèo này quanh co hiểm trở nhưng không nguy hiểm nếu tài xế đi cẩn thận, không vượt ẩu, không giành đường. Tôi đi qua đèo này rất nhiều lần, chưa khi nào thấy tai nạn vì sự cố hi hữu cả, chỉ toàn thấy tai nạn do tài xế chạy nhanh, chủ quan, giành đường, vượt ẩu gây ra mà thôi. Mong Công An sớm tìm ra tài xế gây tai nạn rồi bỏ đi.. Đấy là hành vi đáng nên án cần xử lý nghiêm minh tăng nặng nhất có thể.. Để 2 vong Linh mới sớm được siêu thoát.. Xin chia buồn với gia quyến 2 người..!Nam Mô A Di Đà Phật Chắc hai em trên đường về nhà nhưng đời người ngắn ngủi quá xin chia buồn đến gia đình hai em. Trời mưa và lạ đường cùng nguy hiểm khi chủ quan đi ban đêm đã gây nên tai họa thương tâm chăng ! Xin chia buồn cùng các cháu và cầu chúc các nạn nhân siêu thoát, xe gây tai nạn mau lộ diện ! Nam mô a di đà Phật! đèo bảo lộc không nguy hiểm bằng đèo từ đức trọng qua buôn mê, nhưng do hầu hết tài xế chạy ẩu cả xe máy lẫn oto mới xảy ra tai nạn, nhất là mấy xe tải và xe khách...theo mình nên lắp camera phạt nguội toàn đèo và thêm cân trọng tải xe tự động để phạt nguội thì mới hạn chế được tai nạn..chứ các anh lái xe toàn vượt ẩu khúc cua, phi nhanh, chở quá tải dẫn tới mất phanh. Đi đèo này thường thấy xe gắn máy và nhất là mô tô lưu thông tốc độ cao nhưng thường lấn làn - vượt ẩu. Một lần gần xuống gần hết đèo thì xe bể bánh, một lần lên đèo thì đầu xe còn một đoàn là lao ra khỏi con đường. Đoạn đường đèo quá nguy hiểm. Nếu đúng là va chạm với ô tô nên truy tìm và truy tố tội "giết người" Gây tai nạn xong bỏ chạy. Tìm chim đáy bể rồi Vào đèo tất cả xe ô tô, tải ko ai dám lấn qua làn ngược chiều vì họ hiểu rtôi thấy rất nhiều xe gắn máy ôm cua ko hết lấn làn rất nhiều họ nghĩ cua này như cua ở Tp . Xe ngược chiều đang lên dốc bị lấn làn khất tầm nhìn nữa , potay Đèo Bảo Lộc camera dày đặc, chạy đâu cho thoát, còn không lo ra đầu thú sớm ít ra còn nhẹ tội Đi chậm 40km/h thì có va chạm cũng ko sao Triển khai cao tốc sớm đi thôi. Cứ đổ lỗi qua lại chứ đèo BL nguy hiểm cộng với cường độ lưu thông cao. |
Hôm nay Thủ tướng, Tổng thanh tra Chính phủ trả lời chất vấn 70 phút đầu tiên của phiên làm việc sáng, Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nội vụ. Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh sẽ tham gia trả lời những vấn đề mà đại biểu đã nêu.Từ 9h10, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thanh tra. Nội dung gồm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật; biện pháp xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra, việc xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng.Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra; giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng để tạo lòng tin trong nhân dân và công tác phối hợp, giải pháp khắc phục chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cũng sẽ được ông Đoàn Hồng Phong làm rõ.Tham gia trả lời chất vấn cùng Tổng Thanh tra Chính phủ là Phó thủ tướng Lê Minh Khái và Bộ trưởng các bộ: Tài chính, Công an, Tư pháp; Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.Theo thông lệ các kỳ họp Quốc hội cuối năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu. Thời gian dành cho người đứng đầu Chính phủ từ 15h10 đến 16h50.Hoàn thiện quy định xử lý sau thanh traBáo cáo Quốc hội về một số vấn đề liên quan nội dung chất vấn, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết 9 tháng đầu năm, ngành thanh tra đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện gần 5.600 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra.Trong đó, 3.440 kết luận thanh tra đã hoàn thành 100% nội dung phải thực hiện. Các cơ quan chức năng đã thu hồi hơn 1.000 tỷ đồng, 10 ha đất; xử lý hành chính hơn 1.700 tổ chức, trên 4.800 cá nhân.Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng năm sau cao hơn năm trước song Thanh tra Chính phủ đánh giá tỷ lệ vẫn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là một số quy định của pháp luật về thu hồi tài sản còn bất cập, thiếu các biện pháp cưỡng chế, chế tài xử lý sau thanh tra. Số tiền thu hồi rất lớn nhưng người phải thi hành án hoặc đối tượng thanh tra không có tài sản hoặc tài sản bảo đảm có giá trị thấp; có những trường hợp cố ý chây ỳ hoặc trốn tránh việc thực hiện.Để khắc phục, Thanh tra Chính phủ cho biết sẽ hoàn thiện quy định về xử lý sau thanh tra và tăng cường chế tài xử lý hành vi vi phạm trong thu hồi tài sản; đồng thời bổ sung lực lượng cán bộ, công chức đủ mạnh để làm công tác này...Ông Đoàn Hồng Phong cũng thông tin, đang chỉ đạo các cơ quan chuẩn bị thanh tra về chấp hành pháp luật trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp; sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp; quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng cho dự án giao thông trọng điểm quốc gia tại một số địa phương.Cùng với thanh tra theo kế hoạch, cơ quan chức năng sẽ thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Chính phủ, Thủ tướng và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.Trong 1,5 ngày qua, Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Các Phó thủ tướng Lê Văn Thành, Vũ Đức Đam cùng nhiều Bộ trưởng (như Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Công an Tô Lâm, Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng...) đã tham gia trả lời chất vấn các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý. |