text
stringlengths 23
21.9k
|
---|
Làm gì khi họ bỏ trốn? Khu vực này toàn người Việt nên tôi dễ dàng tìm hiểu và bắt chuyện với họ. Có những người đi từ trước 1975, có người đi theo những đoàn vượt biên, lại có người mới sang đây định cư theo hình thức rất đặc biệt mà anh bạn đi cùng tôi gọi đùa là "định cư theo diện bỏ trốn".Tôi còn nhớ như in câu chuyện của Mai - người gốc Hải Dương. Sau khi xin được visa đi du lịch vào Australia hồi năm 2000 (cô không cho biết bằng cách nào mà xin được), cô bỏ trốn tới nhà một người họ hàng xa làm trang trại một thời gian. Khoảng hai năm sau cô mới xuống Sydney để đi làm nail trong một tiệm của người Việt và làm ở đấy từ bấy đến lúc tôi gặp. Cô không có giấy tờ tùy thân và luôn giật mình mỗi khi nhìn thấy bất kỳ người nào có dáng vẻ là nhân viên công quyền.Tôi hỏi sao vất vả thế mà không về nước sinh sống, cô chỉ cười nói ở đây quen rồi, về nước không biết làm gì để có mức thu nhập tương đương. Tôi chỉ biết chào tạm biệt và chúc cô sớm trở thành công dân Australia.Thỉnh thoảng công ty tôi có tổ chức đưa đoàn khách sang Australia du lịch, mọi chuyện khá dễ dàng vì các đồng nghiệp ở công ty tôi đã thành thục chuyện này từ nhiều năm. Tuy vậy, điều chúng tôi luôn canh cánh trong lòng là chẳng may vị khách nào đó quá yêu... Australia nên bỏ đoàn để trốn ở lại. Việc này nếu xảy ra sẽ đem tới rất nhiều phiền phức cho công ty. Thế nên chúng tôi buộc lòng phải lựa chọn khách của mình, chỉ chọn những người có độ tin cậy cao.Dù đã quen với tình trạng người Việt đi xuất khẩu lao động chui tại các nước có nền kinh tế phát triển, tôi không khỏi ngạc nhiên khi biết gần 50 khách du lịch Việt trốn đoàn để ở lại đảo Jeju (Hàn Quốc). Tôi bất ngờ vì quy mô bỏ trốn lớn quá, chứng tỏ ngày càng nhiều người liều lĩnh hơn, sẵn sàng vi phạm pháp luật để đạt được mục đích của mình.Vậy nguyên nhân vì đâu mà dân ta lại đua nhau tìm đến một xứ sở mới, không gia đình, thậm chí không có người thân thiết?Câu trả lời thật đơn giản, mưu sinh là nhu cầu tất yếu của con người. Ai trong chúng ta cũng có hoài bão về một công việc tốt hơn, một mức lương cao hơn, một cuộc sống tốt hơn hay một ước mơ đổi đời nào đấy. Thế nên, khi có cơ hội, người ta cũng sẵn lòng bất chấp tất cả để tìm tới miền đất hứa.Sau những cuộc chạy trốn bị phát giác, người ta lại kêu gọi siết chặt chế tài, tăng nặng các hình thức xử phạt. Nhưng một cuộc sống chui sống nhủi nơi xứ người với sự lấm la lấm lét thường trực khi đối mặt với nhân viên công quyền nước sở tại đã là hình phạt khắc nghiệt nhất. Tôi tin, không ai muốn một cuộc sống như vậy trừ khi họ buộc phải đánh đổi vì những nhu cầu bức thiết hơn.Thế nên cách tốt nhất để khắc phục tình trạng “mất thể diện” vì công dân bỏ trốn là tạo ra các điều kiện khiến công dân không muốn bỏ trốn. Giải quyết tình trạng thất nghiệp bằng cách tạo ra nhiều công ăn việc làm; Đem đến cho người lao động mức chi trả hợp lý bằng cách tăng cao năng suất lao động; Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công việc bằng cơ chế minh bạch, công bằng… Tất nhiên, để làm được như vậy cần có ý thức và sự nỗ lực của rất nhiều người, nhiều ngành và cần nhiều thời gian hơn nữa.Điều tôi muốn nói lúc này là, hành động của con người bị chi phối bởi nhận thức. Nếu câu chuyện người lao động bỏ trốn, cũng như rất nhiều câu chuyện khác nữa, chỉ được nhìn ở góc độ “người dân có lỗi” thì “xử phạt” sẽ có thể là hành động duy nhất của chúng ta.Mà xử phạt không bao giờ là động lực tạo ra sự phát triển.Lê Tư Vậy hãy không đặt câu hỏi ngược lại: Sao những người ở các nước phát triển (VD: Hàn Quốc, Úc,...) không "trốn" sang Việt Nam mà chỉ có công dân một số nước Châu Phi trốn ở lại Sài Gòn, và một vài nơi,... Câu trả lời này ai cũng biết ! Như chúng ta đã từng bàn cãi : Vì sao du học sinh ít về nước làm việc ? Đơn giản là "Đất thơm cò đậu" ! Người ta nói "Đất lành chim đậu'' và thường nghĩ những người ở lại nước ngoài là để tìm cuộc sống kinh tế tốt đẹp hơn. Vậy phải làm sao cho quê hương là đất lành? Đối với tôi, giờ đây không còn nhu cầu về quê hương kiếm sống nữa thì đất lành phải là thực phẩm an toàn, ăn ở đi lại dễ dãi, luật pháp công minh... A nói giống ý của 98 triệu dân Việt Nam. ở nước ngoai cứ có sức khỏe và chịu kho chút mà có việc làm liên tuc là khỏe, có thể sống tot và dành dụm giúp gia đình ở Vietnam. Nếu may mắn có thể khá. Nhưng ở Vietnam, bao nhiêu phần trăm dân chúng có thể làm du ăn du cho con cái học hành, k lao tam khổ tú? Chưa nói den bao nhiêu thứ te nan bao nhiêu thứ cam bay vay quanh hàng ngày. Nói chuyện trốn đi làm khổ hơn ở nhà chỉ thấy xót xa, tôi không thấy trách gian gì ba con anh em ấy, chỉ muốn hỏi sao các giới chức không thấy xấu hổ mà thôi! Ngòi bút của chuyên gia LT ngày càng sắc nét, chúc anh tiếp tục có nhiều bài hay nữa góp phần phát triển kinh tế XH Có thời gian làm việc ở nước ngoài có quen 1 anh ở chui để làm phu hồ (khá vất vả) và công việc lúc có lúc không. Khi anh ta gọi điện về nhà thì thường nói "Cuộc sống tốt, công việc nhàn hạ..." Chẳng ai chốii bỏ thiên đường để đi tìm địa ngục đâu. Vì cuộc sống mà họ phải chấp nhận thôi biết là nhục nhưng họ không thể chọn lựa phương án tốt hơn nên đành đó!. Tại sao phải trốn, vì chính nước mình không mang lại cuộc sống tốt đành phải xa quê hương sống đời tủi nhục vì mình,vì tương lai gia đình mình Tôi tin là bài viết có đến hàng triệu lượt xem nhưng không một ai giả quyết được vấn đề. Có thể bài này là gợi ý cho một số người sẽ bỏ trốn. Một số khác thì không làm được gì và im lặng . Còn một số thì khả năng làm được nhưng thờ ở coi như chưa đọc. Đấy là thực tế mà không thể chối cãi được. Vì mưu sinh, chỉ có dân nước nghèo trốn sang nước giàu, không có chuyện ngược lại. Để người dân không bỏ trốn hãy thực hiện khẩu hiệu: xây dựng một đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Các quan chứcViệt nam mà có nhiều người nghĩ được như anh thì đâu ai phải liều mình tha hương đất khách. Có ai thích làm con ở và nô lệ bao giờ LÀM GÌ KHI HỌ BỎ TRỐNChỉ vì mong muốn đổi đờiNên nhiều bạn thấy “dở hơi” vẫn làmCũng vì có chút lòng thamCho nên bất chấp cứ làm trốn thôiBạn mong cuộc sống đổi đờiKhông thân không thích chẳng lời kêu caLàm người sống đất người ta“Lệnh bắt nơm nớp” rất là thất kinhMong rằng dân Việt nam mìnhĐừng có mù quáng bạn khinh mình hèn! Vì nhu cầu mưu sinh họ bỏ trốn , họ mong có một cuộc sống tốt hơn . Họ không có tội . thích nhất câu cuối của bài báo ' Xử phạt không bao giờ là động lưc tạo ra sự phát triển" Tôi sống ở Mỹ hơn 20 năm có đi học college nhưng ko có bằng cấp cao. Tuy vậy khi bắt đầu đi làm thì cố gắng học hỏi, siêng năng làm việc để có kinh nghiệm. Cuộc sống dần ổn định và thích cuộc sống yên ổn, không sợ hải và phải chụp giưt như ở VN. Ở nước văn minh con người được tôn trọng và có cơ hội hơn. |
Chờ ông Bụt thưởng Tết Có lần, tôi hỏi một chị lao công ở khu vực quận 3 vì sao xác chuột không được quét đi, chị giải thích do nhân viên chỉ được giao nhiệm vụ quét dọn khoảng 2/3 phần đường (tính từ vỉa hè ra) nên họ thường không quét hết cả lòng đường.Giám đốc một công ty dịch vụ công ích xác nhận với tôi, đúng là có quy định như trên vì lý do an toàn, nhưng theo anh nếu làm việc với lòng nhiệt tình thì người công nhân chỉ cần với thêm vài đường chổi, xác chuột giữa đường sẽ biến mất.Câu chuyện làm tôi nhớ đến hình ảnh một công nhân vệ sinh ở tàu điện ngầm Tokyo khi tôi có dịp đến Nhật cách đây không lâu. Hôm đó, trời đã chập choạng tối nhưng tôi thấy chị công nhân vẫn nhẫn nại luồn giẻ lau, tỉ mẩn chùi sạch cả những góc khuất nơi cầu thang. Nếu chị không lau, chắc cũng chẳng mấy ai nhìn thấy những vết bẩn này.Tôi hỏi một người bạn có nhiều năm làm việc cho một công ty của Nhật, điều gì tạo ra sự khác biệt giữa hai công nhân vệ sinh trong câu chuyện trên, anh nhận định: Đa phần người Việt làm cho các công ty trong nước thường không hết mình với công việc.Anh bạn tôi dẫn chứng bằng câu chuyện của chính mình. Khoảng 15 năm trước, sau khi tốt nghiệp (ĐH Bách Khoa TP HCM), ra trường, anh được nhận vào một công ty xây dựng lớn của nhà nước. Lúc đó, với sự háo hức của tuổi trẻ, công việc trưởng phòng giao trong một tuần anh thường hoàn thành trong hai, ba ngày. Thế nhưng, thay vì được khen ngợi anh lại nhận được những lời nhắc khéo, đại ý: “Làm vừa vừa thôi để người khác còn theo kịp”…Sau đó, do thấy không phù hợp với môi trường làm việc như thế, bạn tôi bỏ công ty nhà nước ra làm cho một công ty của Nhật (có trụ sở tại TP HCM) với mức thu nhập cao hơn gấp chục lần. Và để có mức lương cao như thế anh phải làm việc với công suất gấp nhiều so với trước kia.Trong những lần có dịp trò chuyện với các chuyên gia về tuyển dụng nhân sự, tôi cũng nêu thắc mắc, tại sao tư chất của người Việt không kém gì so với các nước trong khu vực nhưng năng suất lao động lại thấp hơn họ hàng chục lần. Nhiều chuyên gia lý giải, một trong những nguyên nhân là tâm lý “làm việc không hết mình”.Trên thực tế, không ít nhà tuyển dụng trong nước vẫn quen với tư duy “thuê nhân công giá rẻ” nên người lao động cũng làm việc với tâm lý “tiền nào của nấy”. Câu chuyện cứ lòng vòng, luẩn quẩn mãi: Nhà tuyển dụng muốn người lao động phải làm việc hết mình thì mới trả lương cao, còn người lao động thì muốn được trả lương cao rồi mới làm việc hết mình…Nếu cả năm họ làm việc với tâm thế không hết mình, thì đến cuối năm, một tâm thế thường trực khác lại xuất hiện - “so sánh lương thưởng Tết” và sẵn sàng “tỏ thái độ bất bình” với mức thưởng của mình mà không suy xét nguyên nhân.Thưởng Tết không phải là hoạt động từ thiện. Đó là một cách ghi nhận, đánh giá những đóng góp của người lao động suốt một năm trời. Tôi tin các ông chủ luôn đủ sáng suốt để chia thưởng sao cho hợp lý, công bằng nhằm khuyến khích người lao động.Nên nếu bạn chưa nỗ lực, đừng mong chờ “phép màu” đến vào dịp cuối năm. Bởi sếp của bạn không phải và không nên là ông Bụt.Trung Thanh Bài viết hay! Thật tình tôi là chủ một doanh nghiệp nhỏ. Năm nay tôi thưởng tết cho nhân viên của mình ko ít so với bình diện chung (1,2 - 2 tháng lương). Căn cứ thì nặng vì tình hơn về lý. Ở Việt Nam, tôi tin rằng chủ doanh nghiệp thường nghĩ tới đời sống của nhân viên. Còn nhân viên thì ít khi nghĩ mình đã đóng góp thế nào cho DN. Đại loại hị thường làm với tâm thế trách nhiệm tối thiểu, quyền lợi tối đa. Dĩ nhiên, ko phải là tất cả, nhưng điều này rất phổ biến. Tôi chưa bao giờ háo hức mong thưởng Tết... Tôi làm trong ngành Giáo dục... Nhật bản và Hàn quốc đã bỏ cái tết âm lịch từ lâu rồi! đó là lòng tự trọng của các nước có lòng tự hào dân tộc. Thiết nghĩ VN cũng nên làm như vậy, vừa đỡ lãng phí vừa đỡ phải nhập nhằng tiền thưởng tết với tiền lương. Cứ trả lương đàng hoàng tương xứng với công sức lao động thì không ai còn quan tâm đến tiền thưởng tết nữa. Nếu giữa đường có một tờ tiền, chỉ là 5 nghìn đồng thôi, thì chị lao công sẽ không phải với cán chổi ra khều, mà bước ra tận đó để nhặt. Năng suất và tinh thần trách nhiệm thấp thì lương thấp, lương thấp dẫn đễn năng suất và tinh thần trách nhiệm thấp. Đó là cái vòng luẩn quẩn, bẫy để "con mèo chạy vòng quanh, mãi không tóm được cáiđuôi của mình". Nói rộng ra thì đó cũng là một trong những lý do để nước ta tụt hậu, nếu có vươn lên thì cũng dễ rơi vào cái "bẫy thu nhập trung bình". Muốn thoát khỏi cái bẫy này phải có nhiều yếu tố tích cực hội tụ để cùng thúc đẩy xã hội. Một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực là DÂN TRÍ. Một trong những yếu tố góp phần cho năng suất lao động VN cực thấp là các quy định pháp luật liên quan đến lao động rất nhiều chỗ không hợp lý. Luật lao động, Luật BHXH, Luật Công Đoàn... toàn những quy định trói tay trói chân DN khiến chi phí tuân thủ pháp luật của DN rất cao trong khi cơ chế tạo ra để DN thu hút lao động lại không có. Khi tôi đi làm thuê, tôi quan điểm rằng mình cần chứng minh năng lực trước khi yêu cầu một mức lương thưởng xứng đáng. Và giờ tôi lam thuê cho chính mình. Nếu bạn chưa nỗ lực hết mình, đừng mong chờ "phép màu", bởi sếp không phải và không nên là ông Bụt, rất tâm đắc với kết luận này! Bai viet rat dung doi voi lao dong viet nam cu doi lanh luong nhieu ma lam it khong co gang trong cong viec Tác giả bài viết có lẽ không biết rằng ở VN chỉ những người thu nhập thấp mới "trông" vào thưởng tết. Tôi lấy ví dụ: hai người cùng học ở trường y, sau ra trường một người làm bác sĩ khoa tâm thần, một người làm bác sĩ khoa tim mạch. Thu nhập thực tế của bs tim mạch có thể cao gấp chục lần bs kia. Ở VN mọi người còn có thu nhập khác thường được gọi là "lậu". Đồng ý với Tác giả là người Việt nếu cảm thấy không yêu thích thì thường làm với kiểu " trả bao nhiêu thì làm bấy nhiêu". Nhưng không đồng ý với dẫn chứng về trường hợp công nhân vệ sinh không dọn dẹp xác chuột chết khi nó nằm giữa đường. Vì ở Nhật ngay cả khi bạn bỏ rác đúng vào thùng mà không phân loại thì nhân viên vệ sinh cũng từ chối dọn, và còn thông báo với trưởng khu phố là bạn không làm đúng qui định và có thể bị phạt. Vì vậy thay vì trách chị công nhân thì nên xem lại ý thức của từng cá nhân trong xã hội này có góp phần cải thiện cuộc sống của mình hay người khác hay không. 1 ý kiến rất hay, nhưng nếu người tuyển dụng và người lao động cứ đùn đẩy, ỉ lại như vậy thì làm sao có thể chuyển biến được. Người tuyển dụng là người nắm quyền quyết định và chịu trách nhiệm tình hình kinh doanh sản xuất của cty thì họ phải có giải pháp trước hơn là chờ đợi xem xét người lao động. Chính bên tuyển dụng đưa ra chính sách trợ cấp thoả đáng thì mới lôi kéo dc những người làm việc có trách nhiệm. Vì xã hội ta hướng tới chữ CÔNG BẰNG nên sinh đố kỵ thay vì làm hết mình. Bụi hỏi cô giáo trẻ: "Làm sao em khóc"? Không hẳn là do người lao động. Thực tế cũng có nhiều ông chủ tính rất kibo. Họ thuê lao động với tiêu chí càng rẻ càng tốt miễn sao đáp ứng được một số công việc mà họ cần. và chúng ta cứ lòng vòng như vậy mãi, nhỉ ? |
Cái cần thì không có Mặc dù thông tin tuyển dụng được đăng trên nhiều kênh, yêu cầu về chuyên môn không quá khắt khe, mức lương khởi điểm cao hơn mặt bằng chung và bộ phận nhân sự đã đưa ra nhiều ''chiêu'' để hấp dẫn ứng viên; sau vài tháng, chúng tôi nhận được không đủ số hồ sơ đáp ứng được nhu cầu.Vì vậy, khi biết thông tin mới công bố của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong đó nêu rõ có tới 225.500 cử nhân và thạc sĩ đang bị thất nghiệp, chưa kể tới hơn 117.000 người tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp các ngành, tôi thoáng giật mình. Phải chăng có sai sót nào đó trong công ty của chúng tôi làm cho các ứng viên không mặn mà? Tuy nhiên, thoáng giật mình đó mau chóng trôi qua khi tôi nhớ lại kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên của mình.Làm việc ở vai trò quản lý nhiều năm, tôi có nhiều dịp phỏng vấn các ứng viên. Có nhiều người không biết phải làm cái Hồ sơ xin việc (CV) như thế nào. Có người bằng cấp rất đẹp, điểm các môn học cao chót vót, nhưng khi phỏng vấn thì không thể nói một câu cho đĩnh đạc. Có vài người có chút khả năng cũng như kỹ năng sống thì lại quá tự tin, đề xuất cho mình những thứ mà nhẽ ra họ phải nỗ lực làm việc nhiều năm mới có được.Tôi trao đổi chuyện này với các bạn bè của tôi, là chủ các doanh nghiệp, thì đều nhận được câu trả lời như nhau rằng, việc cần người rất nhiều, nhưng người phù hợp công việc lại quá thiếu. Các doanh nghiệp hiện nay chịu nhiều áp lực kinh doanh nên họ chỉ muốn tuyển người có thể làm việc được ngay mà không cần phải tốn thời gian đào tạo lại. Trong khi đó, nhiều cử nhân, thạc sĩ mới ra trường ở ta còn rất ngây ngô. Thậm chí có người tốt nghiệp loại giỏi nhưng không rành kỹ năng tin học văn phòng, không biết cả cách sử dụng công cụ tra cứu Google để tìm tài liệu cần thiết cho công ty. Có lần tôi nhờ cô nhân viên mới soạn thảo một văn bản mà cô phải sửa đi sửa lại nhiều lần, cuối cùng tôi nản quá đành cho nghỉ việc.Ngoại ngữ là một vấn đề khác. Tôi biết rằng đem so trình độ ngoại ngữ của sinh viên nước ta với sinh viên nước ngoài là không thể. Nhưng việc học giao tiếp đơn giản cũng không khó đến mức phần lớn ứng viên không đáp ứng được. Trong thời đại này, việc không biết ngoại ngữ chắc chắn là một khiếm khuyết rất lớn trong hồ sơ xin việc của các bạn trẻ. Tôi nghĩ các bạn cũng ý thức được việc này nhưng không hiểu sao họ không dành thời gian cho nó.Chê trách cử nhân, thạc sĩ nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến vai trò của các cơ sở đào tạo, các bậc phụ huynh và những nhà hoạch định nguồn nhân lực. Việc thu nhận sinh viên ồ ạt, đánh vào tâm lý sính đại học của dân ta làm cho chất lượng tuyển sinh đầu vào rất kém. Các bậc phụ huynh thay vì định hướng nghề nghiệp phù hợp với mong muốn và khả năng của con em mình lại cố hết sức để cho con được học đại học, thỏa khao khát bằng cấp dù tương lai con em mịt mù phía trước.Những người đáng ra chỉ đủ khả năng đi học nghề nay cũng thành cử nhân rồi không biết làm gì lại học tiếp lên thạc sĩ, làm cho số cử nhân, thạc sĩ có trình độ thấp ngày càng nhiều. Nhiều ngành nghề có nhu cầu cao thì chỉ tiêu tuyển sinh lại rất ít. Trong khi đó những ngành nghề như Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng... lại quá nhiều. Từ đó dẫn tới tình trạng, lao động tay nghề cao quá thiếu, còn các ông bà cử phải giấu bằng đi để xin làm lao động phổ thông thì ngày càng nhiều.Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhận xét: Nhóm người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên vẫn có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất và có xu hướng tăng. Điều này nghe qua có vẻ như là một nghịch lý. Nhưng cá nhân tôi thấy chuyện không có gì lạ.Trở lại với câu chuyện công ty tôi, dù chưa tuyển đủ, chúng tôi chắc chắn không thể thay đổi tiêu chí. Tuyển một người lao động không làm được việc không chỉ tốn kém mà còn gây rất nhiều phiền phức.225.500 cử nhân và thạc sĩ, nếu muốn hết thất nghiệp, trước hết phải hiểu rằng, ngoài cái bạn có (bằng cấp), phải mang đến cho nhà tuyển dụng cái họ cần.Lê Tư Tôi xin mượn một bài post của Giáo Sư Xoay trên facebook như sau:"Ngày nọ, thiên hạ đồn thổi nơi kia có một cao nhân biết môn giết rồng. Trai gái khắp nơi nô nức kéo đến xin làm học trò để mơ có ngày giết được rồng như thầy. Đến ngày tốt nghiệp môn giết rồng, học trò mới dám hỏi thầy: “Thưa thầy, đội ơn thầy đã dạy chúng con môn giết rồng, nay chúng con đã thành tài, xin thầy cho con biết rồng ở đâu để bọn con giết ạ?”. Cao nhân trầm ngâm vẻ hồi tưởng rồi trả lời: “Ta đã chờ đợi nhiều năm qua, nhưng đến nay cũng chưa bao giờ thấy rồng cả”. Đám học trò hốt hoảng hỏi: “Không có rồng vậy thì thầy dạy bọn con môn giết rồng để làm gì ạ???”. Cao nhân bình thản vuốt râu đáp: “Có rồng hay không thì quan trọng gì, chí ít thì từ nay bọn con cũng có thể mở lớp dạy giết rồng như ta, thế là cũng đủ sống rồi”.Vậy là từ đó, đám học trò trở thành các “chuyên gia đào tạo”, họ tỏa về khắp nơi mở lớp dạy giết rồng. Già trẻ gái trai theo học ngày một đông, học trong phòng không đủ, họ còn kéo nhau ra cả các ngã tư đông người hoặc đường hoa Nguyễn Huệ để học… Rồi một ngày không xa, khi họ tốt nghiệp, họ sẽ lại trở thành các “chuyên gia đào tạo” môn giết rồng thế hệ mới… Các lớp học giết rồng sẽ lại mở rộng khắp nơi…"*Ngoài lề: Tôi cảm thấy rằng, các giáo dục ĐH Việt Nam cần phải áp dụng ngay những mô hình giáo dục từ các trường Đại học TOP hàng đầu thế giới thì sinh viên - thạc sĩ Việt Nam mới đủ năng lực cạnh tranh với các quốc gia khác trong bối cảnh AEC. Anh thông cảm, Tiến sỹ còn không làm được việc, ngoại ngữ còn không biết câu chào làm sao trách cử nhân và thạc sỹ. Chỉ cần có cái bằng là người ta mặt ngẩng được rồi. Bởi vì lao động của Việt Nam bây giờ muốn việc nhàn mà lương cao, chứ vất vả mà lương cao cũng không làm nhé. Làm vất vả, cật lực lấy thời gian đâu mà nhậu? Còn làm việc nhàn mà lương thấp thì sao mà đủ trang trải cuộc sống. Thôi thất nghiệp cho chắc ăn Tuyển về, đào tạo đến khi làm được việc ngon nghẻ lại nhảy sang chỗ khác, quá nản. Là một sinh viên mới ra trường và may mắn không thất nghiệp, tôi cũng đã suy nghĩ về vấn đề này và đi đến một kết luận: Các bạn sinh viên thiếu kiến thực thực tế, kiến thức sống nhiều quá.Không tiếp xúc với doanh nghiệp, không tiếp xúc với các nhà tuyển dụng từ trước, các bạn không hiểu cái gì họ cần, cái gì mình thiếu, cái gì cần bổ sung. Và cứ thế 4 năm học trôi qua và đi chệch đường.Tôi chỉ có thể kể lại kinh nghiệm của bản thân mình: Tôi may mắn ngay từ năm 2 đã được tiếp xúc với các anh chị khoá trên, một tổ chức NGO... tôi cũng tự tìm hiểu nếu muốn là một lập trình viên, mình cần những gì, và tôi bổ sung theo các hướng đó bên cạnh việc học và nghiên cứu.Còn về giải pháp chung, tôi nghĩ không còn cách gì khác ngoài các bạn phải hiểu về cuộc sống bên ngoài, thực trạng thị trường, và tiếp xúc với các doanh nghiệp: càng sớm càng tốt chứ không để đến năm 3-4, hoặc thậm chí là không bao giờ. Để các bạn hiểu sự thực ntn, nó không hồng như bạn nghĩ. Bài viết của anh rất hay. Cử nhân thất nghiệp rất nhiều nhưng cũng không thiếu nhiều vị trí không tuyển được ứng viên. Những việc này cũng không thể đổ lỗi cho cử nhân được vì họ không được định hướng đúng đắn từ những nhà chiến lược, nhà hoạch định chính sách, họ không có được thông tin cũng như môi trường giúp đỡ, hỗ trợ. Các bạn trẻ bây giờ tính cách hời hợt lắm, không ý tứ, thiếu ứng xử xã hội. Tôi lấy ví dụ trong công ty có tiệc cuối năm, cả công ty cùng lên 3 chiếc xe hơi để đến nhà hàng, xe sếp cũng đi cùng lúc với nhân viên nhưng chạy sau 1 chút, thế nhưng các bạn trẻ khi đến thì các vị trí đẹp ở đầu bạn thì ngồi kín cả, các sếp đến sau loay hoay tìm chỗ thế mà các bạn ấy cũng không đứng lên nhường, thế là các anh chị trưởng phòng phải nhường. Thật potay với các em ấy. Cái có thì lại không trân trọng Con tôi bây giờ cùng một lúc phải học ba nơi cho một môn học. Học thêm ở nhà cô giáo để có một bảng điểm dẹp. Học ở trường học để có một cái giấy chứng nhận mà người ta gọi là bằng. Cái bằng đẹp vì học thêm nhà cô giáo. Và học thêm ở bên ngoài, những giáo viên chẳng dậy ở trường công lập nào để lấy kiến thưc! tư duy bảo thủ là thói quen cố hữu của đa số.hãy biết lao động là gì?làm gì = mục đích sống mọi giá trị đang trên đà phá sản Tôi thấy đây là lỗi này lớn nhất thuộc về ngành giáo dục vì dạy 'Làm người' (từ lớp 12 trở xuống / dưới 18 tuổi) còn chưa xong thì làm sao mà dạy để 'Làm việc' (trên lớp 12 / trên 18 tuổi) được.Rõ ràng nhất là Giáo viên dạy Tin học ở Cần Thơ nhưng kiến thức Tin học rất kém. Thậm chí là giáo viên Tin học ở Trường chuyên mà không gõ văn bản Tiếng Việt được vì không biết được Font chữ nào sử dụng cho Bảng mã nào. Ngân hàng nơi tôi làm việc cũng thuộc top đầu, nhân viên tuyển vào tối thiểu bằng khá, nghìn người dự tuyển chỉ lấy hơn trăm. Vậy mà đến 99% không thể soạn được cái văn bản cho đúng thể thức, nội dung cộc lốc, không mở bài, thân bài, kết luận, lập luận hời hợt, không chút logic, tối nghĩa, thậm chí vô nghĩa. Chưa kể chính tả còn sai tùm lum. Sửa văn bản cho các cô cậu cử, thậm chí cả thạc sỹ mà không khác gì dạy con nít tập viết. Đấy, chất lượng đào tạo thế đấy. Bài viết hay quá. Mình nhớ có câu nói: "May mắn chỉ đến khi mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng". Các bạn đi xin việc cũng vậy, may mắn chỉ là một phần, bạn cứ chuẩn bị tốt mọi thứ đi rồi công việc tốt ắt sẽ tự tìm tới bạn. Chúc các bạn thành công. Tình huống của tác giả cũng giống y như tình hình hiện tại của mình gặp phải. Thậm chí khi phỏng vấn đến mức lương thì họ đòi lương cao tương xứng với bằng cấp của họ, mình trả lời "vậy anh đã cống hiến hay mang lại lợi ích gì cho công ty tôi chưa mà đòi lương cao, tôi chưa biết trình độ năng lực của anh thế nào thì làm sao trả lương cho anh cao được" |
Khổ vì văcxin Tôi biết phụ huynh này cũng như hàng nghìn ông bố, bà mẹ khác đã hoàn toàn nghiêm túc khi chen lấn trong đêm Noel mưa gió để giành giật cho con mình một liều Pentaxim. Bởi bệnh tật là nỗi sợ hiện hữu. Thế hệ tôi trở về trước đã chứng kiến không biết bao nhiêu bệnh nhân bị bại liệt, còn thế hệ sau tôi thì chứng kiến không ít em bé bị biến dạng do mẹ nhiễm Rubella trong thời kỳ mang thai... Làm sao có thể không sợ khi có không ít thời điểm, loài người đã rơi vào cơn tuyệt vọng. Nhưng khi văcxin ra đời, nó đã cứu sống những bệnh nhân có nguy cơ bị dịch bệnh giết chết.Bởi thế mà trong ba thập kỷ, kể từ năm 1985, chương trình Tiêm chủng mở rộng của Việt Nam đã phủ kín 100% xã phường trong cả nước. Thành công đó đã được thế giới ghi nhận. Nhờ có tiêm chủng, một số dịch bệnh bị tiêu diệt, trẻ em khỏe mạnh do tăng sức đề kháng, nhiều căn bệnh nghiêm trọng cũng trở nên nhẹ đi.Vậy tại sao hôm nay người dân lại khổ với văcxin như vậy? Tôi cho rằng, vì người dân thiếu thông tin. Chính xác hơn, những thông tin tiêu cực về phản ứng phụ của Quinvaxem đã lấn át thông tin tích cực về tác dụng chính của loại vacxin đang được Việt Nam sử dụng vào chương trình Tiêm chủng mở rộng này.Khi sự việc ba cháu bé ở Quảng Trị tử vong sau tiêm văcxin viêm gan B, xã hội đã sốc, người ta bắt đầu tẩy chay tiêm chủng. Hệ quả là dịch sởi năm 2014 đã giết chết hàng trăm trẻ, sởi chỉ thực sự dập tắt khi các bà mẹ đồng loạt đưa con đi tiêm phòng, đó chính là tiếng chuông đánh thức thảm họa dịch bệnh.Sau bài học sởi, Quinvaxem lại bị mất uy tín bởi những ca tai biến. Sau cái chết của 43 trẻ liên quan đến tiêm Quinvaxem, những thông tin không đầy đủ đã gây nhiễu, bất chấp cảnh báo của WHO trong tháng 6/2013, người ta lại tẩy chay tiêm loại văcxin này.Một lần nữa, tôi hoàn toàn hiểu được tâm trạng của những ông bố bà mẹ tẩy chay Quinvaxem để đổ xô đi tiêm Pentaxim. Ai cũng biết vacxin có tác dụng với sức khỏe cộng đồng, ngăn chặn bệnh truyền nhiễm; nhưng khi con cái chúng ta phải đối mặt với nguy cơ tử vong, với tác dụng phụ nghiêm trọng, hay những biến chứng lâu dài do tiêm văcxin, thì không ai có thể tránh khỏi sợ hãi. Nhất là khi không phải ai cũng có đủ trình độ, đủ thông tin để tiếp cận văcxin với cái nhìn đầy đủ nhất.Sự thực thì, văcxin cũng giống các loại thuốc khác, khi tiêm vào cơ thể sẽ có những phản ứng phụ, gây tai biến, thậm chí là tử vong.Ví dụ, thời gian qua, một số người mang con sang Singapore để được tiêm văcxin 6 trong 1 Infanrix Hexa. Đây là loại văcxin tiêm phòng phổ biến ở Italy, nhưng vừa bị tòa án Italy yêu cầu nhà sản xuất công bố độ an toàn. Theo kết quả công bố, trong 12 năm, Italy thực hiện 15 triệu mũi tiêm, đã có 63 trẻ tử vong đột ngột trong vòng 20 ngày (trung bình 4,2 trẻ tử vong/1 triệu mũi tiêm). Một nghiên cứu khác cũng ở Italy, thống kê số trẻ chết đột ngột chưa rõ nguyên nhân sau khi tiêm văcxin (gồm hai loại vacxin 6 trong 1 có tên Infanrix Hexa và Hexavac, cùng các mũi rời khác). Kết quả có 52 trẻ tử vong trong 14 ngày sau tiêm (trung bình 14 trẻ tử vong/1 triệu trẻ tiêm).Việt Nam thực thiện tiêm chủng văcxin Quinvaxem bắt đầu từ tháng 10/2010. Theo ước tính tạm thời, đến nay có khoảng 25 triệu mũi tiêm, số trẻ tử vong là 63 (tạm tính trung bình 2,5 trẻ tử vong/1 triệu mũi tiêm).Không khó để tìm kiếm những con số thống kê như vậy, nhưng tất cả chưa thể phản ánh được tính an toàn của Quinvaxem vượt trội hay kém hơn Infanrix Hexa mà Singapore, Italy và Đức đang tiêm phổ biến. Quinvaxem cũng chưa thể so sánh được với Pentaxim mới nhập về Việt Nam. Bởi trong nghiên cứu văcxin, phương pháp luận khoa học dù có công phu đến mấy vẫn cứ luôn nghèo nàn, do quy mô nghiên cứu quá nhỏ, thời gian nghiên cứu quá ngắn, phạm vi nghiên cứu quá hạn chế trong các quần thể đại diện.Một loại văcxin chỉ thực sự an toàn khi chính văcxin đó không bao giờ sử dụng.Trong điều kiện trước đây của đất nước ta, thì chương trình Tiêm chủng miễn phí đứng hẳn về phía người nghèo là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng ở hiện tại, nếu chỉ sử dụng Quinvaxem để tiêm chủng miễn phí, mà không tạo được môi trường đa dạng hóa nhiều loại văcxin dịch vụ để người dân có quyền lựa chọn như ở các nước phát triển đang làm, thì đó là một sự thiếu sót.Để xây dựng chính sách văcxin có thể được chấp nhận cả về đạo đức cũng như pháp lý, theo tôi chính sách ấy phải dựa trên hiệu quả về sức khỏe cộng đồng với những căn cứ khoa học xác đáng, chứ không phải vì lợi ích kinh tế. Vacxin cực kỳ nhạy cảm, nó dễ bị chi phối bới những xung đột kinh tế, nguy cơ hàng tỷ USD doanh thu chảy từ túi người nghèo sang thế giới người giàu. Để cộng đồng không phải trả giá đắt trong tương lai, rất cần những người hoạch định chính sách văcxin có trái tim thật nóng nhưng cái đầu phải thật lạnh.Tôi cho rằng, để khắc phục cuộc khủng hoảng văcxin mang tên Quinvaxem, ngoài việc ngành y tế cố gắng đàm phán với đối tác để sớm cung cấp nguồn văcxin dịch vụ đa dạng, thì cần thiết phải công khai minh bạch về văcxin và cung cấp đầy đủ thông tin thiết yếu để người dân hiểu biết về tiêm chủng.Nếu chúng ta vẫn còn tiếp cận vô trách nhiệm với vấn đề tiêm phòng, thì hình ảnh những ông bố bà mẹ bấn loạn khi nghe tin có văcxin dịch vụ mới chỉ là cảnh mở đầu trong kịch bản đe dọa sự sống an toàn.Trần Văn Phúc "Một loại văcxin chỉ thực sự an toàn khi chính văcxin đó không bao giờ sử dụng", toi dong y. Tôi 53 tuổi. Ngày nhỏ thì tôi ko rõ lám chỉ nghe thầy U nói là khi ốm đau chỉ dùng lá thuôc nam trong vườn nhà. Từ khi tôi biết tới nay chưa uống bất kỳ viên thuốc Tây y nào. Ấy vậy mà tôi không bao giờ bị mắc dịch (cảm cúm: đau mắt đỏ....) hay bệnh gi mặc dù người lân cận gần gũi bị bênh. Tôi thấy cơ thể mình có vẻ hơi hoang dã.... Cầu giời cho được luôn khỏe đẻ ko phải uống thuốc. Tôi rất xin lôi Các nhà thuôc và BV. Công tác truyền thông không chống lại được mạng xã hội. Thực tế là các ông bố bà mẹ hàng ngày lướt Facebook còn nhiều hơn cả tìm hiểu về công dụng, số liệu thống kê của từng loại vắc xin, chỉ cần một thông tin chưa đầy đủ hoặc không chính xác là thi nhau like và share, gây ra sự hoang mang. Ở quê chúng tôi thì rất nghiêm túc, xếp hàng - lấy số - đợi đến lượt - theo dõi 30 phút sau tiêm - xong. Toi nghi day la trach nhiem BYT thieu tam nhin. Cám ơn bài viết của Bác sĩ Trần Văn Phúc đã cho tôi và độc giả hiểu hơn về Vacxin. Mỗi lần cho con đi tiêm chủng tôi lại nơm nớp lo âu. Hy vọng Bộ y tế sẽ chấn chỉnh tình trạng này, đưa ra quy trình bảo quản nghiêm ngặt cũng như huấn luyện chuyên nghiệp cho các Y Bác sĩ về thực hiện tiêm chủng. "Theo kết quả công bố, trong 12 năm, Italy thực hiện 15 triệu mũi tiêm, đã có 63 trẻ tử vong đột ngột trong vòng 20 ngày (trung bình 4,2 trẻ tử vong/1 triệu mũi tiêm)"trách nhiệm một phần không nhỏ thuộc cơ quan truyền thông và cái lợi của vác xin đã bị những thông tin về tác dụng phụ không mong muốn làm cho người dân tẩy chay vác xin và hệ quả đã có dịch sởi và sẽ có dịch khác nữa s ở tp lớn mới vậy. ở quê họ tiêm mr phà phà Tại sao người dân quay lưng với vắc xin? Theo tôi thì rất nguy hiểm, lỗi hệ thống cần phải xem xét giải quyết triệt để mới mong an được lòng dân. Tôi cũng có con cần đi tiêm chủng. Nhưng thật sự đem tính mạng con mình ra đánh đổi thì tôi ko dám.Vì thật sự mỗi lần nghe trẻ em chết vì tiêm chủng thì những bà mẹ như tôi đây rất hoang mang, hay ít ra Pentaxim nó ko làm gây sốt, áp xe vì vẫn tin tưởng hơn Quinvaxem. Hoàn toàn đồng ý! với tôi bộ y tế phải hiểu rõ được sự khát khao của biết bao ông bố bà mẹ khi có con phải ntn đã..nước ta hiện bây giờ bao nhiêu % vô sinh bản thân tôi 12 năm mới có em bé thì phải biết quan trọng tới mức nào,mà khi đưa cháu đến một nơi không được tin cậy thì phải đắn đo suy nghĩ ....thà mất tiền nhưng nhẹ lòng hơn ....chứ mất con với tôi tìm đâu ra nữa các bạn có hiểu cho gia đình mình không? Dong y voi tac gia. Vacxin cực kỳ nhạy cảm, nó dễ bị chi phối bới những xung đột kinh tế, nguy cơ hàng tỷ USD doanh thu chảy từ túi người nghèo sang thế giới người giàu - Vấn đề ở chỗ này đây! Dung la nguoj dan co wa jt thong tjn ve cac loaj vacxjn Mấy năm nay tiêm chủng rất lộn xộn, hậu quả dịch sởi năm ngoái, còn dịch gì nữa đây không biết. |
Cái hay của TPP Thứ nhất, chúng ta hãy chú ý đến trường hợp của Trung Quốc. Từ 30 năm qua, Trung Quốc đã dùng dân số đông để chào mời các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào xứ họ. Trung Quốc đã thành công lớn trong ý đồ này, vì ai chẳng muốn có trong tay một thị trường trên một tỷ người tiêu thụ cùng vài trăm triệu bàn tay lao động chăm chỉ song giá lại rẻ mạt trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước. Không những thế Trung Quốc đã lợi dụng tình huống thuận lợi để đánh thuế rất nặng những doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt, đánh thuế luôn những nhân viên là người nước ngoài làm việc rải rác tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu. Nhưng ngày nay, rất nhiều người đã thấu hiểu thực tế. Thị trường Trung Quốc không phải một tỷ người mà chỉ xấp xỉ 200 triệu người có sức mua thực sự. Vài trăm triệu lao động rẻ mạt và chăm chỉ nay cũng không còn vì thị trường lao động không còn sức cạnh tranh nữa.Do đó, Hiệp định TPP với 12 quốc gia thành viên được xem như là một cánh cửa mới đầy đủ tiềm năng để thay thế Trung Quốc khi tạo ra một sự lựa chọn mới lành mạnh hơn, đa dạng hơn với 40% tổng sản lượng thế giới. Thị trường do Hiệp định TPP mở ra sẽ có tác dụng làm khan thị trường Trung Quốc, tạo ra sức ép mới cho quốc gia này. Rồi đây, ước đoán Trung Quốc sẽ phải lựa chọn giữa phương án phấn đấu với thị trường TPP mà mình không là thành viên, hoặc sẽ phải tự nhủ đi tới chấp thuận những điều kiện để cuối cùng gia nhập khối TPP sau này. Chẳng sớm thì muộn Trung Quốc sẽ muốn lựa chọn giải pháp gia nhập. Từ đây đến lúc đó còn dài, nhưng ngay bây giờ thế cờ đã thay đổi.Thứ hai là vai trò của Ấn Độ. Nước này không có chút liên hệ gì với TPP, nhưng trong vài năm tới, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc về số đông dân số. Dân tộc Ấn hiền hòa và thanh lịch hơn Trung Quốc và họ đang tiến bộ vượt bậc về khoa học ứng dụng và những tiến bộ của họ có tính cách an sinh xã hội, khác hẳn với chính sách Trung Quốc là “xổ lông để trộ”. Chúng ta nên tiến lại gần hơn nước Ấn Độ. Tình bạn với nước dân chủ lớn nhất thế giới vừa an toàn, vừa có rất nhiều mối lợi cho đôi bên. Lý luận tương tự này có lẽ cũng áp dụng với nước Nga và vài nước khác không ở trong quỹ đạo TPP.Làm như vậy chúng ta sẽ hưởng được cái lợi là có nhiều hiệp định với nhiều quốc gia. Thế giới ngày nay là những mối liên kết rộng rãi kể cả thao túng lẫn nhau, giống như một mạng nhện dệt căng. Người Pháp thường có câu khôi hài để nói lên tình huống chi phối lẫn nhau: “Anh cầm râu cằm tôi kéo, tôi cũng kéo râu cằm của anh” (je te tiens, tu me tiens par la barbichette). Chỉ cần kéo trên một đường dây nào sẽ làm co giãn tất cả đường dây khác. Nếu Việt Nam ký một trăm hiệp định cộng tác với 190 nước, chúng ta sẽ có hàng trăm dây để kéo và khó lòng nước nào có thể dễ dàng lấn ép chúng ta, kể cả Hoa Kỳ.Điều thứ ba chúng ta nên chú ý tới một lợi thế vô cùng chiến lược ít nước nào có: Việt Nam là một nước nông nghiệp! Tại sao vậy? Đơn giản là nếu lúc nào chúng ta cũng có ăn, thì vào những tình huống xấu nào chăng nữa chúng ta cũng không cần vịn vào ai, vẫn có ăn. Nước Việt Nam lại có nhiều nước, đây là một đặc ân của tạo hóa. Sông và biển, nước ngọt và nước mặn. Chúng ta nhiều nước đến nỗi chúng ta gọi quốc gia của chúng ta là “đất - nước”. Trung Quốc đã “dại dột” đi theo mô hình công nghiệp hóa với bất cứ giá nào và từ nhiều năm họ đã “đốt” hết tất cả tài nguyên nước của mình. Hoa Kỳ đang choáng váng thiếu nước tại các bang miền Tây (California...). Ngay Malaysia cũng thiếu nước. Singapore thì hoàn toàn không có nước, phải rửa lọc nước thải để uống. Có nông nghiệp và có nước thì chúng ta có thể lạc quan mà sống tự tại.Điều thứ tư đáng ghi nhớ là dân tộc chúng ta tuy ủy mị nhưng lại có óc sáng tạo rất phong phú. Mà thế kỷ thứ 21 là gì nếu không phải là thế kỷ của óc sáng tạo? Từ đó có thể kết luận rằng thế kỷ này là của chúng ta thì đi hơi nhanh nhưng chúng ta sẽ hùng mạnh thật nếu chúng ta thực hiện được ba loại đoàn kết, sẽ giúp trực tiếp và gián tiếp cho thế đứng của chúng ta:Một là đoàn kết giữa mỗi người Việt với nhau, dù họ ở đâu trên thế giới. Hàng ngàn người Việt rải rác khắp nơi sẽ đóng góp cho hình ảnh một dân tộc cực kỳ sắc sảo và uyển chuyển.Hai là đoàn kết giữa mỗi tập thể của xã hội với nhau. Ngày nay, chúng ta đang ưu tiên cho dân đô thị làm thiệt cho nông dân, thiên vị doanh nghiệp nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân, thiên vị mảng địa ốc tức chúng ta làm dễ dãi cho tư duy “lấy đất làm giàu cho vốn nhàn rỗi” thay vì lấy trí tuệ và công sức để phát huy sức sống thật của giống nòi. Hãy bỏ chính sách thiên vị và hãy đoàn kết các tập thể.Ba là đoàn kết giữa mọi giai đoạn lịch sử với nhau, có thế thì mới thực sự có cảm nhận rằng ai cũng là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ, cũng như là kế thừa của Trần Hưng Đạo hay Hai Bà Trưng. Và có thế thì mọi chủng tộc ngoại bang mới cảm nhận được sự gắn bó của dân tộc Việt là như thế nào.Trở lại Hiệp định TPP, theo tôi chúng ta sẽ có cơ hội học nhiều. Từ người Nhật, ngoài kỹ thuật của họ, là tính nhẫn nại và tư duy xã hội đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta sẽ ngẫm nghĩ về những lý do đã làm cho Singapore từ một làng chài trở thành một quốc gia trù phú, tuy nhỏ mà được kính nể. Chúng ta sẽ được chạm trán với Australia, một nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Bên cạnh dân tộc Chi Lê chúng ta sẽ hiểu hơn thế nào là lẽ cân bằng, tình huống hợp lý và vai trò của lý trí để chế ngự cảm xúc. Malaysia sẽ giúp chúng ta hiểu một bí quyết để đi nhanh. Họ đi theo tốc độ của dân nghèo (chứ không phải thành phần giàu) trong nước của họ, giống như đàn chim én bay theo tốc độ của con chim cuối đàn. Do đó, đất nước họ mới đoàn kết được như vậy, từ đó chúng ta mới hiểu tại sao mỗi cá nhân họ đi chậm rãi mà cùng một lúc tập thể của họ vẫn đi nhanh hơn các nước khác. Mexico sẽ dạy chúng ta nghệ thuật sống thật, hạnh phúc thật chứ không qua quít. Đối với dân tộc Mexico, kết quả không là gì nếu tập thể không vui, nếu mỗi cá nhân không hạnh phúc. New Zealand sẽ dạy cho chúng ta niềm hạnh phúc khi con người là bạn thực sự của thiên nhiên, không ăn cháo đá bát, không chặt cây để ăn cắp gỗ. Canada sẽ dạy cho chúng ta tính hiền hòa trung thực và là chìa khóa của hạnh phúc tập thể đấy. Peru cũng thế. Và Brunei sẽ là một tấm gương kỳ lạ. Tuy quan liêu, tất cả tài sản quốc gia nằm hết trong tay của ông Sultan, nhưng với một chính sách nhân ái lấy dân làm mục đích tối hậu thì sự quan liêu có những nét nhân ái đáng quý của nó. Và cuối cùng Hoa Kỳ sẽ dạy chúng ta, cũng như dạy Trung Quốc, thế nào là một quốc gia đi tìm sự bền vững bằng đủ mọi phương tiện. 300 triệu dân Mỹ cùng hướng vào việc xây dựng một xã hội bền vững, nơi mà mỗi người dân có cơ hội thực sự để tiến thân.Với đặc tính của 11 quốc gia nói trên thì Việt Nam chúng ta quá may mắn khi gia nhập TPP bởi chỉ 12 nước mà đã thâu tóm 40% tổng sản lượng của thế giới.Ta hãy cám ơn cơ hội đến với chúng ta. Nhưng cơ hội không phải đơn thuần là bán thêm giầy dép. Cơ hội là tiếp tay với các nước trên lưu vực Thái Bình Dương để bảo đảm cho lưu vực này một nền phát triển thực sự bền vững, nơi mà dân tộc của chúng ta sẽ hấp thụ thêm được nhiều đức tính, từ bỏ được nhiều khiếm khuyết, và cuối cùng tạo được thành tích hùng hồn.Phan Văn Trường Còn VN ta sẽ dạy cho 11 nước trong TPP cách sửa sai và rút kinh nghiệm mà không bị nhàm chán ... Khi nào dẹp được nạn tham nhũng quan liêu , đất nước dân chủ thực sự mới hy vọng thay đổi đất nước ! Một bài viết quá hay với tầm nhìn bao quát nhưng lại sát sườn với thực tại. Hi vọng mỗi người Việt đều thấy rõ những việc này, vì 1 Việt Nam hùng cường. Dân chúng tôi không cần thuốc ngủ. Cám ơn Ông,bài viết rất hay và thiết thực,hỡi những người con Việt nên suy ngẫm những gì Ông vừa trình bày ở trên mà hành động để đưa Việt Nam lên 1 tầm mới,tiến bộ hơn,hạnh phúc và công bằng hơn.Cám ơn Bài viết của bác nửa đầu hay và chính xác, nhưng nửa phần sau thì lại thiên hướng về mảng văn hóa dân tộc. Điều này không nằm trong mục đích, nội dung và khả năng của hiệp định TPP vì TPP chỉ đơn thuần là tự do trao đổi hàng hóa và thương mại, nó không mang tính hội nhập như EU hay ASEAN. Thứ hai là những lập luận của bác mang tính ý kiến cá nhân, thiếu căn cứ, lập luận rõ ràng. Thứ ba là những việc bác kêu gọi đoàn kết mang tính chung quy là chính, ai cũng biết là cần phải như vậy, chỉ là không ai biết phải làm thế nào mà thôi. Không biết lúc đàm phán TTP, các nước có đặt thêm với VN điều khoản chống tham nhũng không chứ mỗi khi bước xuống sân bay phải chuẩn bị tiền để hối lộ Hải Quan như trang web The Guide to Sleeping in Airports cảnh báo, hay mỗi lần ký kết hợp đồng phải có tiền lót tay như JTC với tổng công ty đường sắt VN thì tương lai VN cũng khó mà lạc quan như bài viết của giáo sư được. Bác Phan Văn Trường phân tích rất thấu đáo, nhưng mà câu "Dân tộc Ấn hiền hòa và thanh lịch hơn Trung Quốc" thì hình như chưa đúng lắm. Hai nước này "bằng nhau" cả đấy, haizz, chuyện dài khó nói hết trong đôi ba dòng. Điều kiện tối thiểu cho đoàn kết dân tộc không có gì khác là sự bình đẳng giữa con người và con người. Vì người Việt vốn là một dân tộc thông thái mà. Nói như bác Trường có vẻ chỉ là hô khẩu hiệu... ảo tưởng ,bạn đang vẽ một bức tranh rất đẹp nhưng chưa có người thưởng thức Cái gì cũng hay . Chẳng cần TPP, Việt nam vẫn là trùm quốc tế . Còn lâu các quốc gia khác mới đuổi kịp VN. Giờ tôi mới hiểu thực sự lợi ích của TPP. Cám ơn bài viết của Bác Trường! Bài viết của Giáo Sư rất hay, đầy lạc quan. Tuy nhiên, những lợi thế Rừng vàng biển bạc của ta không phải bây giờ mới biết, sao mãi ta không phát triển đc? Không biết lúc đàm phán TTP, các nước có đặt thêm với VN điều khoản chống tham nhũng không chứ mỗi khi bước xuống sân bay phải chuẩn bị tiền để hối lộ Hải Quan như trang web The Guide to Sleeping in Airports cảnh báo, hay mỗi lần ký kết hợp đồng phải có tiền lót tay như JTC với tổng công ty đường sắt VN thì tương lai VN cũng khó mà lạc quan như bài viết của giáo sư được. Tôi nghĩ rằng anh không chỉ là người có tầm nhìn sâu rộng, mà anh còn là người có tâm huyết với đất nước và giống lòi. Đất nước ta cần những người như anh và tôi tin cũng có rất nhiều người như anh. Yêu nước cũng phải yêu một cách khách quan. Cảm ơn anh rất nhiều! |
Bình cứu hỏa cho ai? Walker mất ngày 30/11/2013 do xe hơi của anh bị bốc cháy hoàn toàn sau khi đâm trúng một gốc cây.Trước vụ cháy xe của Walker một tuần, tôi đang ở trong nhà anh Ander, một kỹ sư sống ở thành phố Danderyd của đất nước Thụy Điển. Một chiều thứ sáu đi làm về, chưa kịp dừng hẳn xe ở bãi đỗ trên đồi Mörbylund, Ander đã may mắn thoát chết khi xe hơi của anh đột ngột bốc cháy.Cháy xe có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất vẫn là động cơ, liên quan đến cháy nhiên liệu và chập điện. Để hạn chế tối đa rủi ro, các chuyên gia ôtô luôn khuyên các tài xế giữ bình chữa cháy trong xe như một biện pháp phòng cháy an toàn.Tôi cho rằng, quy định bắt buộc trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cũng xuất phát từ mối lo ngại đó. Tuy nhiên, các tài liệu phòng cháy chữa cháy lại khiến tôi băn khoăn. Ví dụ, bình chữa cháy bọt khí CO2 được khuyên: “Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50 độ C”. Thực tế trong điều kiện nước ta, xe ôtô đa số để ngoài trời, mùa hè nhiệt độ trong xe có thể lên tới 70 - 80 độ C, thì bình chữa cháy CO2 có đặc điểm khí nén áp suất cao liệu có trở thành quả bom phát nổ?Phần lớn các quốc gia trên thế giới không yêu cầu trang bị bình cứu hỏa trên ôtô. Một số nước như Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, Nauy chỉ khuyến cáo mỗi xe ôtô nên có ít nhất một bình chữa cháy, nhưng không bắt buộc với xe cá nhân. Ở Anh, bình cứu hỏa của họ được chế tạo với nhiệt độ tiêu chuẩn từ -40 độ C đến 120 độ C, có ghi rất rõ giới hạn này ở ngoài vỏ bình. Nhà sản xuất cũng giải thích rằng, tiêu chuẩn thử nghiệm dây chuyền của bình cứu hỏa phải chịu được nhiệt độ lên đến 175 độ C, vỏ bình phải chịu được áp suất gấp ba lần so với quy định.Nhưng, ngay cả khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn này, nhà sản xuất cũng không đảm bảo bình chữa cháy của họ không bị phát nổ khi gặp nhiệt độ cao trong các trường hợp van bị rò rỉ, hoặc hóa chất trong bình vượt quá thời hạn sử dụng có thể gây phản ứng cháy chậm. Vì vậy, các chuyên gia ở đây khuyên tài xế chỉ mua bình chữa cháy khi đã hiểu kỹ những nội dung bao gồm: chất lượng bình, loại bình chứa thành phần chữa cháy, trọng lượng bình, nơi đặt bình trong xe, bảo dưỡng bình định kỳ…Rõ ràng việc sử dụng bình chữa cháy theo tiêu chuẩn Việt Nam với giới hạn nhiệt độ không quá 50 độ C là không phù hợp. Điều tôi lo ngại hơn là tâm lý đối phó của người dân. Việc coi bình cứu hỏa là một điều kiện bắt buộc để xe được đăng kiểm, một căn cứ để xử phạt chủ xe có thể khiến người sử dụng mua sắm thiết bị này để qua mặt nhà chức trách chứ không quan tâm đến chất lượng và tính an toàn. Từ khi quy định này có hiệu lực (6/1), không ít người dân đã đổ xô đi mua bình cứu hỏa dù họ chưa biết sẽ lắp vào đâu vì thông tư không hướng dẫn và nhiều hãng xe không có thiết kế vị trí cho thiết bị này.Kết quả giám định của cơ quan chức năng cho hay, chiếc xe của Paul Walker đã bốc lửa và cháy dữ dội chưa đầy một phút sau khi gặp tai nạn. Tài tử bị lửa thiêu cháy vì không kịp chạy ra khỏi xe. Sau sự cố của Ander, tôi cũng hỏi anh tại sao không nỗ lực lao vào cứu xe khỏi bị cháy? Anh giải thích xe anh bị cháy là do động cơ thoát nhiên liệu ra ngoài, khói bốc lên từ mui xe đã chứng tỏ điều đó. Trong trường hợp này, nếu cố gắng cứu xe bằng cách cậy nắp mui xe để phun chất chống cháy, hay ở lại gần xe quá lâu, thì đó là điều cực kỳ ngu ngốc bởi nhiên liệu có thể phun thẳng vào mặt gây bỏng nặng, hoặc xe có thể phát nổ bất cứ lúc nào.Qua câu chuyện của Ander, tôi hiểu rằng, chính sự hiểu biết thấu đáo mới có thể cứu được con người trong tai nạn. Nếu sử dụng trang thiết bị mà không hiểu rõ về đặc tính, cách bảo quản và sử dụng nó, lợi sẽ bất cập hại.Mạng sống của con người là quý giá. Tôi đánh giá cao những quyết định đầy tính trách nhiệm, được ban ra từ nỗi lo lắng cho sự an toàn của người dân. Nhưng nếu chỉ lo lắng một cách cảm tính mà ra quyết định không dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn, tôi e sẽ là thứ trách nhiệm nửa vời.Đã xuất hiện nhiều ý kiến đề nghị cơ quan chức năng xem xét hủy bỏ quy định này. Biết lắng nghe và phản hồi với tôi mới là một thái độ trách nhiệm cần có.Trần Văn Phúc Tôi thấy ở Việt Nam đôi khi ra 1 quy định theo phong trào chứ chưa nghiên cứu đầy đủ các yếu tố đảm bảo để thực thi các nghị định đó.Ra quy định bắt buộc đội mũ BH (cái này là đúng và xác đáng) nhưng lại buông lỏng quản lý, đâu đâu cũng thấy MBH 30k. Thế thay vì siết chặt quản lý lại đề xuất là phạt người sử dụng MBH không đạt chất lượng.Yêu cầu trang bị bình cứu hoả cho xe cá nhân, nhưng lại không tính đến bình chuyên dụng cho xe như bác nói. Thế thì như MBH, người dân mua bình "tàu" thì còn tai hại nữa.Bao nhiêu vụ diễn tập, có quay truyền hình, có trao giải mà chợ cháy là cứ cháy. Thử hỏi, 90triệu người dân mấy ai nằm lòng kỹ thuật phòng cháy, kỹ thuật thoát thân khi xẩy ra cháy.Thôi thì theo tôi cứ "để cháy nhà cho ra mặt chuôt" vậy. Cháy nhiều ắt người dân sẽ tự biết đường.....nâng cao kỹ năng! Bình cứu hỏa để cho aiMột câu hỏi khó đố ai trả lờiBình này là để cho tôi?Hay là cho bạn? cho vui? cho đời?Qui định đâu phải chuyện chơiCần nghiên cứu kỹ, hỏi lời chuyên giaXong rồi thì mới ban raHợp tình dân chẳng nói ra vói vào. Bài viết phân tích sâu sắc, thấu đáo, hợp tình hợp lí. Đề nghị BCA hủy bỏ TT57. Bạn Phúc đã nói tất cả. Khi xe đã cháy thì chỉ có chạy nhanh xa khỏi xe. Hãy bãi bỏ thông tư 57. Mai mốt sẽ ra thêm dịch vụ giữ bình chữa cháy khi xe đậu Sau bình cứu hỏa trên ôtô cần đội mũ bảo hiểm,mặc quần áo phòng độc khi tham gia giao thông sẽ an toàn hơn. Xe có dấu hiệu cháy thì nhanh chân thoát ra ngoài. Nếu loay hoay tháo bình chữa cháy, rồi kéo chốt, bóp cò phun phun ...xe nổ cho phát ...nổ luôn cả bình trên tay. Nổ liên hoàn thì ....tắt hết ! Bài viết quá hay! Nếu những gì a phân tích là đúng thì quả là mỗi xe ở Việt Nam đều có bom nổ chậm. Mỗi khi chung ta mất xe, chỉ cần khuyến khích chúng để xe ngoài nắng. Hồi giữa tháng 8/2015, lúc mình và xã lên xe thấy kính vỡ như hạt ngô ở ghế sau, không hiểu chuyện gì xảy ra. Tìm một hồi mới biết một miếng kính hông của cửa sau bị bể. Tìm một hồi nữa thấy em bình cứu hỏa nằm tan hoang phần dưới gầm xe, phần vương ở khu đựng đồ. Sợ. May mà lúc em cứu hỏa phát nổ, không có ai trong xe, nếu không, không biết chuyện gì xảy ra nữa, Thế nên, đợt này, thấy anh em phải tức tối đi mua bình cứu hỏa, mình vẫn dửng dưng. Nhất định không mua. Mình đã biết bình cứu hỏa để trong xe con phát hỏa thế nào, và mình đương nhiên không sợ anh CSGT bằng thần chết. Bài viết này đồng quan điểm với đa số người dân Việt Nam. Và nếu BCA mà ko hủy bỏ cái quy định này thì để "đối phó" với CSGT mà ko sợ bị "bom nổ chậm" phát nổ thì mọi người cứ mua bình cực kỳ rẻ vào. Sau đó làm cho bình rỗng và đổ nước vào. Như vậy thì vẫn qua mặt được CSGT và ko sợ bị nổ nữa. Bạn nói quá đúng. quá chuẩn Qui định này căn cứ từ thực tế đấy, nhưng là thực tế từ thị trường cung cấp bình chữa cháy. xe cháy, chui ra còn ko kịp nữa chứ ở đó mà chữa cháy. |
Dịch vụ nhạy cảm Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ở góc phố nào đó, cô gái đứng đợi khách bên một gốc cây. Sau thỏa thuận, khách có thể chở cô ấy đi đâu đó, một chốc hoặc qua đêm. Những cô gái “người cây” nói với tôi cô ta phải nộp tiền “chiếu” cho chỗ đứng tối hôm đó - nộp ngay, tiền bảo kê nộp hàng tuần cho loạt dịch vụ thuê quần áo, thuê xe, xe ôm, khách sạn - nhà nghỉ, cảnh giới và giải cứu…Tôi cũng cược với bạn số tiền hàng đêm của các cô gái cùng với các loại tiền “bẩn” khác sẽ chạy qua hệ thống nhà hàng, karaoke, spa… và biến thành tiền sạch chui vào túi ai đó được gọi là trùm.Tương tự nếu cô gái là người nổi tiếng qua các cuộc thi nhan sắc cũng sẽ phải trả các loại tiền “dịch vụ” tương tự nếu dấn thân vào con đường tăm tối.Tôi biết mô thức này lần đầu tiên vào những năm 1990 khi cảnh sát hình sự phá vụ sex tour Ánh Dung và “phi đội mại dâm bay Tân Cảng”. Tôi đã nói chuyện với nhiều người trong số họ. Ánh Dung là bí danh của bà trùm có dưới tay vài chục cô gái trẻ đẹp, phục vụ mại dâm từ bình dân đến cao cấp từ TP HCM đến các tỉnh và nước ngoài theo yêu cầu của khách. Một cô trong số đó nói hài lòng với công việc vì vừa sống sung sướng, vừa có tiền gửi về quê nuôi chồng con. Điều cô không nói là mỗi ngày cô phải tiếp ít nhất 5 lượt khách và nhiều nhất là 20 lượt, cô chỉ được 40% số tiền khách trả, còn lại cho các dịch vụ như trên nêu. Một cô gái khác kể bán “trinh” trên 15 lần, bán xong có bác sĩ “tân trang” thay cái mới vào, chắc theo công thức dân gian từ thời cụ Nguyễn Du.“Phi đội mại dâm bay” Tân Cảng là hàng trăm chiếc xe gắn máy chở mấy cô “mua chiếu” đứng ở khu Tân Cảng, các cô làm tại các điểm “nhạy cảm” như gội đầu, cạo gió giác hơi, nhà hàng quán nhậu, karaoke… về các nhà trọ để bán dâm. Tiếng động cơ gầm rú kéo dài mấy tháng làm “nhũn não” cả con đường Điện Biên Phủ, Ung Văn Khiêm, Xô Viết Nghệ Tĩnh…, nhà tôi ở ngay đây nên tôi làm bổn phận công dân báo cho Bí thư phường.Cảnh sát hình sự cùng với công an quận với nhiều chuyên án mới căn bản xóa được “phi đội” kỳ quái này. Lời khai của những người liên quan cho thấy mô thức như trên.Tôi cũng liên hệ được với đường dây mại dâm cao cấp của bà trùm Sa. Tại cà phê sang trọng góc Đồng Khởi – Lý Tự Trọng, tôi chứng kiến cảnh đường dây đem cô gái tuyệt sắc và cực kỳ nổi tiếng đến để cùng đi đến khách sạn ở cuối đường Nguyễn Văn Thủ. Một tay môi giới nói với tôi, thích cô nào thì nói, có người sẽ đưa đến điểm hẹn.Những điều vừa nêu xem ra đã lạc hậu so với tình hình hiện nay khi mà các tổ chức mại dâm còn in card visit phát ở khu vực trung tâm như phát tờ rơi. Còn các điểm mà ta gọi là dịch vụ “nhạy cảm” đều tiềm ẩn mại dâm và tội phạm khác, cơ quan chức năng kiểm tra điểm nào thì điểm đó “dính chấu”.Đôi lúc lang thang trên mạng xã hội tôi nhận được lời mời tham gia các nhóm “kín” thực ra là các hình thức mại dâm member, tức là khi được chấp nhận là thành viên bạn mới được “mua”, “bán” “cái trời cho”, nơi tụ tập là quán bar và spa…. Slogan của những nhóm kín này: “Không cần biết em là ai - Cho dù gái hay là trai”. Tiếc là sau đó khi dò ra trang Facebook có lý lịch của tôi họ ngưng kết bạn và chặn thông tin.Mại dâm phát triển đến mức khó lường, đa hình thức và luôn gắn với dịch vụ “nhạy cảm” nào đó như vũ trường, quán bar, nhà hàng bia ôm, săn sóc sắc đẹp, massage… Ngược lại các dịch vụ “nhạy cảm” luôn gắn với mại dâm và chuỗi tội phạm như cho vay nặng lãi, đánh bạc, bảo kê, đâm thuê chém mướn, rửa tiền… theo kiểu cộng sinh, không thể tách rời. Những cô làm nghề dịch vụ “nhạy cảm” cho dù là phân tán như hiện nay hay “thu gom” thành khu như đề xuất của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội không thể sống như công nhân, đến giờ là vào, hết giờ là về mà chắc chắn sẽ bị khống chế bởi các băng nhóm chuỗi tội phạm.Ông Lê Văn Quý, Chi cục phó chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, nói với truyền thông rằng, lập khu “nhạy cảm” chứ không cho phép mại dâm. Khi được hỏi không cho phép mại dâm thì lập khu “dịch vụ nhạy cảm” để làm gì? Ông Quý cho rằng, luật pháp chỉ cấm mại dâm, kích dục chứ không cấm những hình thức như ngồi gần khách hàng phục vụ đồ ăn, nước uống, nói chuyện, ca hát, đụng chạm tay chân. Cũng theo ông này, thành lập khu dịch vụ “nhạy cảm” tập trung như ở Bình Quới hoặc Cần Giờ, có nghĩa tách biệt với cộng đồng dân cư.Rõ là những người chuẩn bị cho đề án này vẫn nặng về tư duy thu gom, muốn quản lý nhưng chưa rõ sẽ quản lý cái gì và quản lý như thế nào? Đề án cũng xem các cá nhân hành nghề “nhạy cảm” cũng giống như những người làm công ăn lương bình thường mà chưa đánh giá đầy đủ tính “cộng sinh”, “chuỗi tội phạm” của nó.Nếu bạn chưa tường tận chuỗi cung ứng các dịch vụ nhạy cảm và tính chất quy mô của nó thì theo tôi, đừng bao giờ nghĩ đến chuyện thu gom như một cách tư duy duy ý chí.Hoàng Linh Tôi là nam giới, chưa vợ con, một nửa thì chưa tìm được... Tôi ủng hộ dịch vụ này. Đó là quyền chính đáng của con người khi xã hội ngày càng phát triển, tôi không phải tự xử hoặc ngoại tình. Phụ nữ làm nghề này đó là quyền và lựa chọn của họ cũng đáng để trân trọng. Để công bằng, tôi cũng mong sớm có dịch vụ nhạy cảm dành cho phụ nữ! Quá chuẩn, tầm nhìn hoặc nhận thức của các vị quản lý chỉ đến vậy thôi. Hay là đẻ ra thêm một lực lượng quản lý nữa cho tốn thêm tiền của dân nhưng tạo ra chỗ cho các vị?! Trước cụ Nguyễn Du nhiều nghìn năm đã có cái nghề đó rồi. Cấm không được đâu, đừng nghĩ đến chuyện cấm, hãy quản lý như các nước văn minh trên thế giới này là giải quyết được vấn đề đơn giản này. Tốt nhất là dẹp ngay. Xã hội hiện nay đã nhố nhăng lắm rồi. Thiết thực và sâu sắc, cảm ơn tác giả về bài báo hay! Vấn nạn này mà sao cứ muốn hợp thức hoá!? Xã hội của chúng ta đang hướng tới hoàn thiện nhân cách. Đề cao phần người hài hoà phần con. Tôi rất đồng ý với tác giả. Phát triển bền vững nên là mục tiêu chiến lược. Bài viết rất hay! Vừa sâu vừa sát! Hoàng Linh là một người hiểu biết và có tấm lòng của một kẻ sỹ chân chính! Cảm ơn ông Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của A Hoàng Linh. Cái gì cũng phải có khởi đầu, đó là Ý TƯỞNG. Sau đó là NGHIÊN CỨU, THĂM DÒ NHÂN DÂN. Cuối cùng mới là quyết định.Mới có ý tưởng mà đã sợ, thì xã hội lạc hậu mãi thôi!!!!! sự thu gom về một chỗ chẳng khác nào tự hại mình. Tôi không đồng ý việc thu gom dịch vụ nhạy cảm, vì nó là thứbiến chất của xã hội. Nhân nói về cái vụ Tân Cảng tôi có một "góc nhìn" xin được chia sẻ:Một xe trở bốn năm côCái thằng cầm lái nẹt pô ầm ầm.Cô nào cô ấy trắng ngầnVì thân chỉ mỗi cái quần con con.Thêm vào cái áo ton honNên nhìn toàn thịt giống con trong truồng.Mỉm cười tưởng sáng tinh sươngMấy ông đồ tể trên đường chở heo.Heo ông vào quán thịt heoHeo này nhà nghỉ làm heo...trên giường.! Xã Hội thời nào cũng có những ông Trùm.Tâm phục khẩu phục Bác Hoàng Linh. Dục là một loại độc dược ai uống vào sẽ không có thuốc chữa bài viết hay quá |
Bắt đầu bằng tình yêu Không chỉ mỗi con cò ốc, Ngọc có thể gọi tên vanh vách bất cứ con chim nào bay lên trong cái Vườn quốc gia rộng hơn 7.000 ha đó. Ngọc kể, từ hồi 15 tuổi, cô đã xác định rồi sẽ vào đây làm. Cứ tan học là cô xin vào Tràm Chim, đi theo các anh chị hướng dẫn viên. Cô học hỏi rồi nhập tâm từng loài chim, đặc điểm ngoại hình, tập tính sinh sống, rồi điều kiện tự nhiên ở đây, mùa nào nước lên mùa nào nước xuống, thời gian nào trong ngày nên đưa khách đi và đi đường nào để thấy nhiều chim đẹp mà không quấy rầy chúng…Nhìn ánh mắt lấp lánh của cô, tôi hiểu cô yêu Tràm Chim và các loài sinh vật tự nhiên ở đây đến thế nào. Rất lâu rồi tôi mới gặp một người yêu thiên nhiên một cách bản năng và thuần khiết như thế (những người yêu thiên nhiên một cách màu mè và ồn ào thì nhiều).Yêu thiên nhiên, đó là một thứ tình cảm rất khó xây dựng nên, nếu chỉ bằng giáo dục kiểu sách vở. Mặc dù môn Sinh học được đưa vào chương trình giảng dạy từ rất sớm, nhưng những trang sách giáo khoa có kèm hình minh họa xa lạ và nhàm chán không thể khiến học sinh cảm thấy gần gũi với những con vật, cây cỏ xung quanh mình. Trẻ nhỏ thành phố bây giờ vẫn nhìn con bò bảo con trâu. Còn không ít những người trưởng thành, hễ đi picnic là lại xả rác bừa bãi, giẫm vào vườn hoa thảm cỏ, và bẻ những miếng thạch nhũ triệu năm tuổi mang về làm kỷ niệm. Chúng ta không biết yêu thiên nhiên thực sự, tôi nghĩ thế, vì cơ bản là chúng ta không thực sự hiểu thiên nhiên là gì, và thiên nhiên cần gì?Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, nhiều trẻ em hiện đại đang mắc một hội chứng gọi là “rối loạn thiếu tự nhiên”. Hậu quả là trẻ sẽ giảm bớt sự tinh nhạy của các giác quan, khó tập trung, và có thể chất cũng như tinh thần rất yếu đuối, dễ bị suy sụp. Bởi vậy, ở Mỹ, đang ngày càng thịnh hành một mô hình mà họ gọi là “trường mầm non ngoài trời". Ở đó, những đứa trẻ được đưa vào rừng, học bài trên những thảm lá mục, dưới gốc cây, trượt trên bùn, đào giun bằng tay và hứng chịu cả những cơn mưa rừng bất chợt trong mái lá tự tạo. Việc đem tới những thay đổi cụ thể về tinh thần và thể chất cho trẻ nhờ những khóa học ngoài trời này vẫn còn là chủ đề tranh cãi, nhưng chắc chắn, các em có được một ý thực cực tốt về thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.Ở Việt Nam, hàng tháng, tôi vẫn nhận được email từ Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam, đặt tại chân Tam Đảo, thông báo về hoạt động của họ. Những con người ở đấy vẫn nỗ lực không mệt mỏi để đi cứu những con gấu bị người ta nhốt để rút mật theo những cách man rợ nhất. Về mặt bảo tồn loài, những con gấu sau khi được cứu và đưa về trung tâm đã vô giá trị. Chúng bị tổn thương đến mức không còn có thể phục hồi, mất khả năng sinh tồn tự nhiên, thậm chí mất luôn chức năng sinh sản. Nhưng người ta cố gắng cứu chúng, và kể câu chuyện về chúng, để con người một lúc nào đó sẽ ngừng việc coi mật gấu là thứ thuốc thần diệu cho xoa bóp, hay cương dương.Giáo dục sự hiểu biết và yêu thiên nhiên cho trẻ nhỏ, hay cố cứu những sinh vật đang tuyệt chủng dần, đó đều là những nỗ lực cho tương lai. Nhưng còn hiện tại?Hôm qua, tôi đọc được tin cá chết hàng loạt trên sông Đồng Nai vì nguồn nước bị ô nhiễm. Nhưng cũng trên dòng sông ấy, ngày 16/10 vừa rồi, ngư dân bắt được con cá hô 130k. Dĩ nhiên là con cá được tính theo giá thịt - 1,5 triệu đồng/ kg. Những chuyện như thế vẫn diễn ra. Người ta chỉ quan tâm tới con cá của mình bị chết, tới giếng nước của mình vẩy đục mà không biết bảo tồn con cá hô (catlocarpio siamensis) nằm trong top đầu sách đỏ sắp tuyệt chủng; không biết giữ cho nguồn nước, cho con sông xung quanh mình trong xanh.Làm thế nào để sống, đó là bài toán của người dân. Còn làm thế nào để người dân sống mà không xâm hại thiên nhiên, đó là bài toán của nhà quản lý.Bảo vệ thiên nhiên là một cuộc đấu tranh, rất dài và mệt mỏi, giữa con người với nhau. Còn thiên nhiên thì luôn im lặng, kể cả khi phán xét.Gia Hiền Làm thế nào để sống, đó là bài toán của người dân, còn làm thế nào để người dân sống mà không xâm hại thiên nhiên đó là bài toán của nhà quản lý. Và nhà quản lý vừa lý giải về nguyên nhân cá của dân nuôi chết hàng loạt trên sông Đồng Nai đó là do "nuôi sai cách ".haizzz Bài viết rất hay và rất đúng ạ!Thật may mắn hôm nay em đang đi tham khảo bài viết về thiên nhiên, lại gặp bài này đăng thật đúng lúc! với tôi là 1 người lớn lên trong nhà vườn từ rất nhỏ 5 tuổi đã theo ba mình múc từng lon nước có tay cầm ba tự chế để tôi tưới nhg cây dưa hấu con thật xinh trong ruộng dưa của ba mình đi tha thẩn trong vườn tay mân mê mấy trái dưa chuột bé tí xinh xinh và mê mẫn nhìn nhg giot sương mai đọng trên cánh hoa súng .....trời biết bao nhiêu là cái đẹp ko kể hết của tuổi thơ nên con gái thường bảo mẹ sướng hơn tụi con bây giờ nhiều lắm ở thành thị nên tụi nó rất thèm dc ngắm nhìn cảnh đẹp của miền quê chỉ dc biết qua lời kể của mẹ tôi luôn gợi mở tình yêu thiên nhiên trong các con khi còn nhỏ xíu nên bây giờ đứa nào cũng sống tốt có hoài bão và thành đạt rất hạnh phúc khi biết tụi nó rất yêu đất nước và thiên nhiên với con người vn tụi nó nói dù nc mình còn nghèo nhg ko nơi nào sánh dc ....cần lắm nhg bài học tuổi thơ và tạo điều kiện cho các em nhỏ gần gũi với thiên nhiên như các nước đã làm thật hay mà ta nên học hỏi cho tương lai cùa con em mình.... Không phải là "thiên nhiên luôn im lặng, không bao giờ phán xét" đâu bạn ơi. Nhưng khi nào thiên nhiên lên tiếng phán xét, thì không còn cơ hội cho con người nữa rồi. Quá hay,ý thức về thiên nhiên của cháu đã nâng lên được một tầm cao mới. Bài viết rất hay. Chỉ có một điều đáng buồn là những người yêu thiên nhiên như cô Thái Ngọc bây giờ hiếm lắm, hiếm như những sinh vật sắp bị tuyệt chủng. Thực trạng hiện nay là: con người còn không coi nhau ra gì, thì làm sao có thể tôn trọng thiên nhiên được. Anh nói rất hay, giáo dục là một điều rất quan trọng mà anh đề cập tới bài viết ít quá. Tôi cho rằng giáo dục con người phải từ lớp mầm non trở lên cho đến bậc đại học và phải có sự trải nghiệm với thực tế cuộc sống thì may ra ý thức con người về môi trường mới tốt lên được. Cám ơn anh có bài viết rất sâu sắc về môi trường thiên nhiên và ý thức con người. Mong anh lần sau có nhiều bài viết đề cập sát sườn về cuộc sống và môi trường thiên nhiên như thế !! Bạn viết rất hay, rất đúng về mặt ....lý thuyết ! MIỀN TÂY QUÊ TÔI tôi cũng mong muốn không nhiều thì ít- các em nhỏ có được ý thức bảo vệ cây cối, con vật xung quanh, chứ chưa cần nói tới tình yêu thiên nhiên. nhưng khó quá. chương trình học kiến thức dày đặc, thiếu thực tế. khó lắm, cuộc sống là trước mắt, thiên nhiên là việc lâu dài. vì thế ai cũng chọn cái lợi trước mắt, khi nào thiên nhiên lên tiếng rồi hẵng hay. Mà thiên nhiên cũng lên tiếng rồi đó chứ, ta vẫn thường hay nghe nơi này bị lũ quét, nơi kia bị hạn hán, rồi chỗ nọ bị lỡ núi thương vong mất tích bao nhiêu người...Đó, thiên nhiên lên tiếng như vậy đó. Luôn chờ đợi để được đọc bài của anh Gia Hiền. Rất mộc mạc nhưng mang đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mong anh viết nhiều hơn. Tác giả có để ý không, người lớn chúng ta lạ lắm, nói là yêu thiên nhiên, cần và phải bảo vệ rừng thì khi vào quán ăn, ngồi bàn tiệc thì món càng "rừng" thì càng cho là ngon, cành đẳng cấp, sành ăn...tương tự cá cũng thế đòi hỏi cá thật là "đồng ruộng" cơ, mà thế thì đã số là "chích điện" chứ đâu... Còn hô hào dùng hàng Việt ah, ai sẽ là những người ôm IPhone mới nhất, dân nào là "nâng niu" quần áo Việt Tiến, Khatoco, Việt Thắng, yêu bàn chân bằng Vinagiay, bitis´s... Có lẽ tác giả cũng gặp khá nhiều thực tế này. Vậy làm sao không "màu mè" cho được, từ "yêu" thiên nhiên đến "yêu" hàng Việt...thế người lớn chúng ta dạy tụi nhỏ cái gì, làm gương thế nào???. 100năm nữa có thay đổi nhiều không, hy vọng một thế hệ người lớn tiếp theo tự cách mạng trong tư duy ý thức để có những thế hệ người lớn tiếp theo là gương về bảo vệ và yêu thiên nhiên, yêu hàng Việt không màu mè nữa! Cam on bai viet cua tac gia. Chung ta tiep can voi thien nhien nhan tao hang ngay va dang song xa dan moi truong tu nhien. Can nhieu lam nhung tran tro nhu the nay de moi chung ta y thuc hon. Va de xa hoi co y thuc thi phai can den giao duc. Vay ma moi truong giao duc hien tai thi lai xa roi thien nhien (hoc de thi) thi lam sao de the he tre hieu va yeu thien nhien... Cuộc sống là trải nghiệm... Trải nghiệm là cuộc sống... Người khôn ngoan biết cân bằng vạn vật xung quanh hòa hợp với thiên nhiên để được sinh sống chết không lãng phí... và tồn tại có ý nghĩa... OBeOne2016... |
Chợ và những nỗi lo tiểu thương Khi tôi gặp chị Thu, loa truyền thanh vẫn phát liên hồi. Trước mặt tôi, kể hoàn cảnh của mình, chị Thu ứa nước mắt. Tám năm trước, chồng chị lâm bệnh nặng, chỉ nằm một chỗ, gánh nặng áo cơm đổ lên vai chị. Cái ki-ốt có phần xập xệ này đã giúp chị xoay xở tiền thuốc thang cho chồng và nuôi hai con đi học.Chị không muốn chuyển chợ vì lo cuộc sống xáo trộn; vì tiền thuốc hàng tháng của chồng, tiền học hàng tháng của con là những thứ không thể đánh cược cho một cuộc rủi may.Chợ Đức Phổ là khu chợ truyền thống 40 năm, cứ đến mùa mưa là ẩm ướt, nhếch nhác, gian hàng cá thịt tanh nồng mùi thịt tươi quyện với mùi nước dơ tù đọng. Chợ mới là chợ loại một khang trang do tư nhân đầu tư trên 55 tỷ đồng, được cho là sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển để huyện lên thị xã trực thuộc tỉnh. Chợ mới này nằm trong chương trình xã hội hóa đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ - một cách làm đã và đang được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước.Nhưng bất luận những lời quảng bá ồn ào trên loa về sự sạch đẹp, khang trang của các chợ mới so với tình hình “không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy…” ở các chợ cũ, nhiều tháng nay, phần lớn tiểu thương vẫn quyết bám chợ cũ.Chuyện xảy ra không chỉ ở Quảng Ngãi mà trở thành một hiện tượng tại nhiều nơi. Cùng thời gian huyện Đức Phổ vận động tiểu thương vào chợ mới, ngày 30/12, ba tiểu thương chợ Phú Hậu, TP. Huế đã bị khởi tố tội “gây rối trật tự công cộng”. Tôi cũng từng chứng kiến những cuộc bãi thị ở chợ Đầm, Nha Trang khi còn làm việc ở Khánh Hòa. Mới đây, tiểu thương chợ Ninh Hiệp, Hà Nội đã dùng nhiều cách, kể cả những cách cực đoan nhất để phản ứng trước nỗi lo ngại rằng chính quyền sẽ xóa chợ để ép họ vào kinh doanh trong các trung tâm thương mại do tư nhân xây dựng.Dời chợ, chuyển một không gian thương mại truyền thống chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng các khu chợ mới thường được xây dựng không xa không gian cũ, lại khang trang, hiện đại hơn. Tôi tự hỏi, điều gì đã làm những cuộc chuyển chợ trở nên căng thẳng? Có phải vì giá cả thuê chợ mới cao hơn chợ cũ, vì thói quen, tập quán, vì ngại sự thay đổi?Những cuộc trò chuyện với những người như chị Thu đã giúp tôi có câu trả lời. Các tiểu thương, với nỗi lo cơm áo gạo tiền hàng ngày, không quá ngại thay đổi. Nhưng họ sợ sự bất ổn. Họ sợ chiếc cần câu cơm của mình bị điều chỉnh và định đoạt bởi kẻ khác. Những câu chuyện xảy ra ở nước ta gần đây, như những vụ xung đột giữa cư dân và chủ đầu tư các tòa chung cư, đã khiến họ có lý do để không tin tưởng vào cam kết giá thuê mặt bằng, hay những viễn cảnh nhà đầu tư vẽ ra ban đầu. Họ sợ bị bội ước trong tương lai.Tôi cho rằng, việc cải tạo, xóa bỏ các khu chợ xuống cấp, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, phòng cháy chữa cháy là chủ trương đúng đắn, cần thiết. Nhưng tôi tiếc vì chủ trương đó lại xây dựng bằng tiền và các mệnh lệnh hành chính chứ không được xây dựng dựa trên lòng tin và sự bình đẳng trong thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Các chủ đầu tư xây chợ theo chính sách xã hội hóa nhưng lại không tiếp cận tiểu thương trong tư cách một người bán hàng - cho thuê nền, lô sạp, ki-ốt. Họ chọn phương cách cấm chợ - một cách làm quá cũ và đầy bất lực.Sau nhiều cuộc đối thoại bất thành, ngay ngày đầu năm mới, các tiểu thương đã kéo lên UBND huyện Đức Phổ và được đồng ý để bán ở chợ cũ qua Tết. Nhưng đó chỉ là một giải pháp tình thế. Trước mặt tôi, chị Thu vẫn rơi nước mắt, còn cái loa thì vẫn phát đi phát lại lời kêu gọi vào chợ mới. Âm thanh đó dường như lấn át câu chuyện riêng tư của các tiểu thương, về gia đình, về cơm áo. Tôi tự hỏi có khi nào chính quyền và doanh nghiệp quan tâm đến những câu chuyện như của chị Thu?Với tôi, cái loa là biểu tượng của thất bại trong đối thoại.Phạm Linh Với tôi, cái loa là biểu tượng của thất bại trong đối thoại.kết nhất câu kết Cám ơn Phạm Linh cho độc giả biết bề trái của việc xây chợ mới và các khuất tất của nó..........Gia đình Cô ruột của tôi tiêu tan gia sản sau khi thay đổi vị trí kinh doanh sang chợ mới. Bài viết hay! Xoáy được vào ngóc nghách của việc di dời chợ.Tôi đồng cảm với tác giả, đồng cảm với các tiểu thương. Bài viết hay... Cái này liên quan đến quyền lợi nhiều đối tượng, và nhất là cái tầm nhìn về quyền lợi nữa... NHững ai sống ở vùng quê nhỏ như ĐP, mới bt xung đột quyền lợi lợi ích cá nhân với những nhóm cá nhân... Với tôi, cái loa là biểu tượng của thất bại trong đối thoại ....về"Chợ là nhà, tiểu thương là chủ". Quản lý phải nghe chủ, nhưng ở đây ....hình như chỉ biết lợi ích của "nhóm" mình mà thôi.... " chủ trương đó lại xây dựng bằng tiền và các mệnh lệnh hành chính chứ không được xây dựng dựa trên lòng tin và sự bình đẳng trong thỏa thuận giữa bên mua và bên bán". 1 câu nói rất hay. Chợ hình thành và phát triển nhờ vị trí phong thuỷ của nó chứ không phải vị trí to đẹp là có thể mua bán được. Chợ Văn thánh, Trung tâm Thuận Kiều và vô số cái chợ khác hoành tráng phải bỏ không vì không thể kinh doanh được. Những nhà hoạch định địa phương chỉ biết lập dự án để kiếm chác chứ không bao giờ nghĩ đến tiểu thương sẽ buôn bán như thế nào. Bàn vô thì nhiều vấn đề .. nhưng cái chính là chuyện này nó liên quan đến đời sống người dân và an sinh xã hội .. phải có tâm mới làm được tôi là người âm lịch nên vẫn thích chợ truyền thống. nhưng bây giờ phải làm sao chợ sạch sẽ, thuận tiện. Giữa tình và lý chọn cái nào , đôi khi chỉ hợp lý mà không hợp tình , ai từng buôn bán ở chợ miếng cơm manh áo gắn liền với nó thì sẽ hiểu cảm giác của những tiểu thương khi có quyết định di dời , có tiền có chỗ tốt , không tiền thì nhiều khi chẳng có chỗ mà bán , lúc đó lấy gì mà ăn , buồn thay . Nói cho mọi người nghe chuyện "NHỎ" về dời chợ chổ nhà mình cách đây hơn 40 năm. Chính quyền bỏ tiền ra làm đường, xây chợ mới. Khi chuyển chợ, tất cả mọi người buôn bán trong chợ cũ được bố trí một chổ trong chợ mới tương tự trong chợ cũ mà không đóng thêm khoản tiền nào, vậy mà cũng mất 2 năm mới dời xong chợ. Nói vậy mọi người hiểu. Ý RẤT HAY.PHẠM LINH Bài viết rất hay . Ngày trước mổi làng, mổi thị trấn đều có một mảnh đất công cộng để mọi người đến trao đổi buôn bán gọi là chợ. Ngoài những sạp vải, sạp tạp hóa, sạp đồ khô cố định, chợ còn có một mảnh đất trống để người nông dân đem ra chợ bán con gà, chục trừng, buồng cau nải chưối , mớ rau.Chợ là nơi kiếm sống của nhiều người dân và là niềm vui của trẻ con khi được mẹ dẩn đi chợ.Chợ là sinh hoạt truyền thống cần được giử gìn.Nhưng càng ngày, đất thành quý hơn vàng người ta có khuynh hướng lấy đất chợ và cho phép ai đó cất chợ mới để thu lợi từ tiền cho thuê sạp. Và khi ấy người dân muốn buôn bán phải lệ thuộc vào quyền sinh sát của chủ chợ, người bỏ tiền ra xây chợ. Chưa kể không có niềm tin bền vững nào với ban quản lý chợ mới, khi dời vị trí,chắc gì việc buôn bán được ổn định như khi còn bán ở ngôi chợ cũ nhớp nháp.Người tiểu thương cảm thấy vô cùng hoang mang và bơ vơ vì mục đích của chợ mới đâu phải để giúp cho tiểu thương có cuộc sông ổn định. Có ai bảo đảm chắc chắn cho tiểu thương rằng qua chợ mới sạch sẽ khang trang thì giá sạp vẫn như cũ và việc buôn bán vẫn đủsống .Ngày xưa chúng ta giải phóng nông dân khỏi ách thống trị của địa chủ giàu có, dành lại nhà máy của tư bản giao cho công nhân, dành lại nhà cửa đất đai của nhà giàu hóa giá cho viên chức nghèo, xây dựng trường học bệnh viện, xây chợ dân sinh.. Nay thì đất đai đang âm thầm chuyển lại vào tay nhà giàu và tiểu thương đang phải bị dồn vào chợ của một ông chủ giàu có nào đó. Đó là thói quen của chúng ta, thói quen suy đoán, ước tính...lò võ đoán kể cả trong những việc phải mô tả bằng con số, kiểm tra khảo sát bằng thông tin số liệu, hiệu chỉnh và cải tiến nhờ những thông tin định tính từ thực tế, cần và rất cần, nhưng thường chỉ là ước lượng, và "cho số" như bốc thuốc vậy, theo quen này không phải của riêng ai, mà là như của xã hội vậy. Vậy làm gì để cải thiện, rất muốn mỗi cá nhân khi có suy nghĩ của công dân trưởng thành thì hay quý những con số thực... Thật hay cho câu "Cái loa là biểu tượng của thất bại trong đối thoại". Cần lắm để xây dựng lòng tin! |
Sao lại giẫm lên hoa? Nhưng tôi xót xa không tả nổi khi nghe tin về giẫm đạp hoa ở Hà Nội. Gõ cụm từ “giẫm đạp hoa” vào Google, tôi nhận được vô số thông tin về những chuyện tương tự xảy ra trong mấy tháng cuối năm 2015. Chẳng hạn, chỉ cần trả 10 nghìn đồng, du khách khắp nơi đã có thể thỏa thích giày xéo những cây tam giác mạch ở Hà Giang - cây lương thực cho ra mùa hoa tuyệt vời mà người dân vất vả vun trồng để lấy hạt làm thức ăn. Tiếp đến là những cánh đồng hướng dương ở Đà Lạt, Nghệ An - những cánh đồng được tạo ra từ công sức và tiền bạc của bao nhiêu người cũng bị không ít kẻ tàn phá.Cách đây một tuần, tôi được đến thăm vườn hồng Quốc gia Melbourne. Khi tôi đăng một số ảnh lên Facebook, một bạn nhận xét “ở Việt Nam chắc vườn chỉ tồn tại hai ngày”. Hai ngày, chắc là bạn ấy liên hệ đến thung lũng hoa Tây hồ ở Hà Nội. Họ mở cửa miễn phí và số lượng người quá tải cùng sự giẫm đạp vô ý thức đã làm tan nát vườn hoa trong hai ngày. Vườn hồng Quốc gia Melbourne có 5.000 gốc, được đưa từ nhiều nơi trên thế giới tới, có gốc hàng trăm năm; và được mở cửa 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Ra vào vườn miễn phí. Tất cả việc chăm sóc trông nom đều do người thiện nguyện làm và không có khách tham quan nào hái hoa, xả rác cả. Trong bối cảnh mùa hè khô nóng ở Australia, giữ được vườn luôn có hoa là cả một công trình lớn. Bạn đừng bĩu môi bảo tôi “ở Việt Nam nó khác”. Ta khác gì họ?Phần lớn người dân chúng ta có đủ cơm ăn, có áo mặc đủ ấm. Nhiều người cũng xài hàng hiệu, có điện thoại xịn để chụp ảnh, để đưa lên mạng xã hội khoe. Chúng ta cũng có học nữa, chắc chắn là thế. Nhưng không ở đâu nơi tôi biết mà người ta lại giẫm đạp lên hoa, vì hoa là tượng trưng cho cái đẹp, cái mong manh, là mầm mống của tương lai, là chỗ dựa của linh hồn. Hoa cần được nâng niu, chăm sóc, giữ gìn. Ở bất cứ đâu, hoa luôn được yêu và được đặt lên nơi trang trọng nhất.Giẫm đạp hoa, mà hoa của người ta trồng, là thứ văn hóa không tên, chưa được định nghĩa. Tôi không biết những người giẫm đạp lên hoa đã bao giờ từng trồng một chậu hoa, một cây hoa cho mình chưa? Nhưng tôi từng gieo hạt, từng tách cây con ra, từng chăm sóc nó để nó lớn lên rồi cho bông hoa đầu tiên. Tôi hiểu trồng được một cây hoa thì mất nhiều tháng, nhiều công sức, tốn cả tiền bạc. Còn để giẫm chết một cây hoa bạn chỉ cần một phút, thậm chí là ít hơn thế.Ai cũng muốn nơi mình ở sạch, xanh, và tốt hơn là có nhiều hoa thơm quả ngọt. Ngày bé chúng tôi tin và yêu lời bài hát “Việt Nam đất nước quê hương chúng tôi, mía ngọt xoài thơm bông trắng lưng đồi” và tin rằng chúng ta sẽ có một đất nước tươi đẹp hơn trên quả đất này. Bây giờ, khi đi nhiều nơi, tôi hiểu là một đất nước sạch, xanh, nhiều hoa không từ trên trời rơi xuống. Môi trường trong sạch, đầy hoa phải được tạo ra bằng ý thức của từng người, bằng luật pháp nghiêm minh của một xã hội được quản lý tốt.Trong từng bông hoa ấy có nắng của trời, có nước của mây, có hơi thở của gió và có cả mồ hôi của con người. Hãy ngắm nhìn, chụp ảnh, hít thở mùi hương thanh thản của cây và hoa nhưng xin bạn nhẹ chân, đừng giẫm đạp.Nguyễn Thị Nhuận Có thể đã gửi nhầm địa chỉ, những câu hỏi như thế này ở VN hiện nay không có ai trả lời đâu. Người ta còn giẫm đạp lên nhiều thứ khác chứ hoa là cái gì? Bớt ảo tưởng 4.000 năm văn hiến...Dạy dỗ con cháu từ nguyên tắc xếp hàng, chờ đèn đỏ, dạ thưa, xin lỗi, cảm ơn...trước đã, thì thế hệ sau mới khá hơn...Cảm ơn tác giả với bài viết ! Bọn trẻ trâu luôn muốn có cơ hội thể hiện bản thân và gây chú ý, sau khi đã chửi nhau trên mạng , đua xe và bao trò quái gở khác, chúng chuyển sang đập phá để thể hiện, hoa cũng chỉ là 1 trong vô vàn những nạn nhân mà thôi Vô văn hóa thôi, có học hành cả đấy nhưng liêm sỉ thì không có. Người đời có câu "vùi hoa dập liễu" để chỉ những kẻ võ biền thô bỉ. Nhưng bao nam thanh nữ tú @ mà hành xử theo kiêu đạp hoa liệng rác... Đau đớn thay !!! Việc dẫm đạp hoa ở HN đành rằng do ý thức 1 bộ phận kém còn do trồng ở vị trí không hợp lý hoặc do cách bố trí tổ chức sự kiện thiếu xem xét cho thấu đáo. Ở các chương trình lễ hội, âm nhạc...người ta còn dẫm đạp lên nhau đến chết chứ đừng nói gì hoa Hanoi . Là tâm lý bầy đàn và không có người làm gương (hay thần tượng) đúng nghĩa. Ngoài ra còn thiếu những hình phạt có tính răn đe, giẫm lên hoa ư? cứ chụp cả tang chứng vật chứng đưa lên mạng xã hội, cần thiết có cả cơ chế phạt nguội, lao động công ích. Như tôi có lần từng comment: Cần thiết phải giáo dục rằng "Ngoài Tôi còn có Chúng tôi, ngoài Ta còn có Chúng ta". Cảm ơn. Luật pháp nghiêm minh của một xã hội được quản lý tốt --> đây chính là cái chúng ta đang thiếu. Tuyên truyền, văn hóa, giáo dục....sẽ đi châm hơn rất nhiều nhưng một hệ thống pháp luật nghiêm minh sẽ thay đổi ý thức của cả một xã hôi hàng chục triệu dân chỉ trong chục năm. Singapore là một ví dụ. Đó là phonh cách 1 số ng dân, theo kiểu tiếp nối truyền thống "thương cho roi cho vọt", yêu hoa, thưởng lãm, ngắm, yêu quý,... họ (1 số ng) giẵm đạp ... ôi, mong mong bài viết của cô lắm ạ. cháu cám ơn cô ạ! SAO NỠ GIẨM LÊN HOA .RỒI XÃ RÁC GHÊ HỒN .NHÌN CẢNH CHẠNH LÒNG Từ bé phải được gia đình dạy dỗ cẩn thận chu đáo thì khi lớn những việc như thế này sẽ không xảy ra! Một sự đòi hỏi quá sang so với dân trí ở Việt Nam! đừng nhìn vào những cái phù phiếm mà đánh giá mà hãy nhìn vào hành vi . giáo dục xuống cấp trầm trọng |
Điều ước cho 2016 Tháng 1, tôi đi vào thăm trạm y tế một xã rất nghèo của tỉnh Đăk Lăk, nằm sâu trong những rẫy cà phê. Người dân ở đó không có tiền mua một viên paracetamol giảm đau khi ốm. Các bác sĩ thì phải xin xỏ đồng bào để... được chữa bệnh, được tiêm vắc-xin, vì đồng bào chỉ tin cúng bái. Sáng hôm ấy, Facebook vừa bị hacker tấn công, Hoa hậu Hoàn vũ 2015 vừa đăng quang và một nữ ca sĩ hàng đầu nước ta vừa có “người tình tin đồn” ở tuổi thất thập. Không cần nói cũng biết đây sẽ là những chủ đề được quan tâm hàng đầu ở những nơi có Internet, nơi người dân có tiền mua cả vỉ paracetamol và nghiện Facebook.Tháng 9, tôi ngồi ăn bánh tráng cuốn cá nục trong nhà chị Thủy, một người mẹ đơn thân ở Quảng Ngãi. Thoạt nghe thì tưởng là đặc sản, nhưng thật ra là bởi nhà chị không có gì ngoài cá nục. Chồng chị đi biển lâu ngày, rồi sinh nghi ngờ ghen tuông. Bị chồng bạo hành, chị bế con đi ở nhờ rồi làm mướn ở cảng cá, thù lao bao nhiêu chị dành hết để con đi học, còn nhà chị chỉ có cá xin được sau mỗi chuyến tàu ở cảng. Chị ăn cá nục quanh năm. Lần này, khi tôi mở điện thoại ra, những chủ đề nghiêm túc hơn một chút. Sau nhiều sự kiện, đặc biệt là chuyến thăm Mỹ của chủ tịch Trung Quốc, Biển Đông trở lại là chủ đề được quan tâm hàng đầu. Nhưng cạnh đó, vẫn không thể thiếu việc một thần đồng bóng đá Việt chuẩn bị sang Nhật thi đấu; lễ hội trung thu tưng bừng, hoành tráng và giá iPhone 6 đang giảm mạnh.Tôi tự hỏi rằng liệu những “đồng hương” đô thị của tôi, trước màn hình vi tính, khi quan tâm đến vấn đề Biển Đông (cạnh tin về iPhone 6), liệu có thể nhìn nhận nó cặn kẽ dưới góc độ con người đến mức nào. Những ngư dân “bám biển” kia, không chỉ đánh bạc về tài sản, về tính mạng, mà còn đánh bạc cả hạnh phúc và niềm tin.Tháng 11, tôi đứng trước một đám đông những đồng bào người Dao Đỏ xếp hàng chờ trong mưa lạnh để lấy 100 nghìn tiền hỗ trợ của nhà nước. Họ đứng từ sáng sớm, trên đỉnh núi, mưa rét căm. Họ thậm chí không biết ký tên, điểm chỉ để nhận hỗ trợ. Ngày hôm trước đó, tôi nhìn thấy một cuốn sổ theo dõi tử vong ở xã Phan Thanh, Bảo Lạc, Cao Bằng. Từ đầu năm có 22 trường hợp tử vong thì 8 người tự tử bằng việc ăn lá ngón. Chuyện tưởng là nằm trong chữ của Tô Hoài từ 50 năm trước. Hóa ra đồng bào dường như vẫn sống một đời sống tinh thần nhiều bế tắc. Tôi lại giở điện thoại ra. Cristiano Ronaldo và Messi, ai sẽ là quả bóng vàng? Một cuộc luận chiến về việc tại sao biển số đẹp lại chỉ gắn vào xe sang. Một phát biểu về bóng đá Việt Nam của Lee Nguyễn cũng đang gây tranh cãi.Tôi sẽ không kết luận, vì sẽ cần đến một cuộc điều tra thật quy mô và chi tiết để biết rằng những người dân đô thị đang quan tâm đến phần còn lại của dân số tới mức độ nào. Nhưng cần phải biết rằng, cái gọi là “thành kiến đô thị” (urban bias) - khi mà dân đô thị chỉ quan tâm đến các vấn đề của mình, cho dù họ có nhiều nguồn lực và tác động chính sách hơn để giải quyết các vấn đề của đa số, là rất dễ mắc phải. Cho dù là ở các quốc gia phát triển. Đài BBC của Anh từng bị khiếu nại vì suốt ngày chiếu tin tức đô thị dù một phần lớn dân Anh vẫn sống ở nông thôn.Năm 2015 trong tôi là một cảm giác về khoảng cách. Tôi cứ rời xa những con phố đông đúc thành phố là lại như rơi vào một thế giới khác, thế giới mà thậm chí mình chưa từng biết, đối mặt với những vấn đề mình chưa tưởng tượng ra. Như là chuyện của chị Thủy, của người chồng đi biển rồi ghen tuông, nhà chỉ có cá nục ăn. Như những bác sĩ không “ăn” phong bì mà còn phải cho tiền bệnh nhân để được chữa cho họ.Nếu khoảng cách về suy nghĩ ấy thực sự tồn tại, thì có thể những lời kêu gọi đổi thay là vô nghĩa.Nhưng tất nhiên năm 2015, tôi cũng gặp nhiều điều tích cực. Những người phiêu bạt, rời bỏ cuộc sống thành thị để đi khắp nơi tặng sách, chữa bệnh. Tôi gặp một bạn trẻ sinh năm 1988, lên miền núi làm lãnh đạo xã theo "Chương trình 600", nhà ở quê rất có điều kiện nhưng vẫn đóng bộ tuềnh toàng và đi xe máy xuống từng bản, loay hoay học từng chữ tiếng dân tộc.Năm 2015, tôi nhìn thấy nhiều nỗ lực sẻ chia. Những cuộc tranh cãi xem thế nào là “từ thiện đúng cách” cũng là một nỗ lực để sẻ chia nhiều hơn.Năm 2016 này, nếu có một lời chúc, hay đúng hơn là một hy vọng, tôi muốn chúng ta có nhiều sẻ chia hơn nữa. Tất nhiên là quan tâm đến Ronaldo và Lee Nguyễn cũng cần, ai cũng cần giải trí trong áp lực xô bồ của phố thị. Nhưng hãy thử rời xa chốn thị thành, chúng ta sẽ thấy, còn bao khó khăn cần nhiều hơn sự sẻ chia.Đức Hoàng Rất thích chuyên mục " Góc nhìn" của vnexpress và nhất là những bài viết của anh ĐỨC HOÀNG. Cảm ơn anh về những chia sẻ sâu sắc ! Cháu giật mình nhận ra trong trí óc và trái tim mình còn có quá nhiều chỗ trống cần lấp đầy. Chợt thấy mình chông chênh, hiểu biết sơ sài về chính cuộc đời mình đang sống. Cảm ơn chú. Tôi thấy rất nhiều người bạn của tôi ( và có lẽ cả tôi nữa) đang dành quá nhiều thời gian vô bổ để lướt facebook. Mặc dù biết là vậy nhưng vẫn không làm sao để dứt nó ra được. Chúng ta đang lãng phí quá nhiều thời gian cho giải trí, thư giãn và sống ảo... Bài viết của anh Hoàng luôn sâu sắc và đầy tính nhân văn! Rất ngưỡng mộ anh! Chúc anh luôn có tâm với nghề và có nhiều bài viết hay, ý nghĩa hơn nữa! Mình thỉnh thoảng đi chợ, thấy các mẹ các chị các em ngồi bán những mớ rau, mớ chanh. Chợ trưa mà hàng vẫn còn. Ai cũng chào mời bán rẻ cho mình. Ba bó rau mùi to chỉ 5 nghìn đồng. Rau cải 2 nghìn một mớ...Chợt nghĩ đến những bữa tiếp khách tàm tạm với 300 000 đ/ suất. Bán bao nhiêu rau mùi để có 300 000 đ? Mình chỉ ước sao năm nay nhà nhà ai cũng có cái ăn, tất cả mọi người đều no đủ và khỏe mạnh thôi :3 Rất tâm đắc với cách nhìn cuộc sống của tác giả. Thời nay không ít người cả trẻ lẫn già sống không đủ sâu, hay chạy theo những giá trị ảo. Ví dụ: vừa gặp nhau đã giới thiệu chức vụ, hoặc con ông này cháu bà kia, rất dễ cãi nhau và nói được một câu lấn át người khác thì mới thấy thích, hãnh diện vì có một món đồ đắt tiền, chen lấn không chịu xếp hàng ... Những cảm giác hài lòng, hãnh diện, thích thú đó thường phổ biến ở những người có dân trí thấp. Còn tôi ngoài những tin như thường lệ hay quan tâm thì ngày nào cũng tìm đến mục góc nhìn hóng bài viết của anh Đức Hoàng :) Bài viết của Hoàng luôn giàu sức gợi để người ta hướng đến điều tử tế Tôi luôn thích cách diển đạt tâm tư tình cãm về cách nhìn riêng của Đức Hoàng ,gợi nhiều điều suy nghỉ cho bạn đọc khi nói về " từ thiện đúng cách " chia xẽ những sự khó khăn của xã hội nhất là các gia đình nghèo vùng xa ,vùng sâu tại quê nhà VN ! mến chúc sức khõe nhà báo Đức Hoàng ! Tôi thích cái chất văn của anh , không thể lẫn với ai được ! Nếu nhà báo Đức Hoàng rảnh rỗi, có dịp ghé thăm đường Nơ Trang Long cùng chúng tôi và nhiều người khác âm thầm phát cháo, cơm, áo quần cho những người vô gia cư vào mỗi tối cuối tuần.Chắc hẳn là anh sẽ thấy đất nước này, sau nhiều khuôn mặt lạnh lùng nơi công ty, công sở là một trái tim ấm nóng và bao dung.Chuyện đưa tin là của các tờ báo và các nhà báo, đưa tin như thế nào cho xã hội tốt đẹp lên là mong mỏi của chúng tôi cho các bạn. Đọc bài báo này tôi lại liên tưởng đến phim truyền hình chiếu hàng ngày hàng đêm trên sóng truyền hình Việt Nam, hầu hết tôi chỉ thấy (tôi không xem hết do tôi không thích phim THVN, phim gì mà nói chuyện đối thoại như là đọc thoại...) nói đến cuộc sống vương giả, phồn hoa của chốn đô thị, rất ít và có thể là rất hiếm có 1 bộ phim chân thật về đời sống nông thôn Việt Nam ngày nay, nhất là những cùng sâu xa như nhà báo Đức Hoàng đã đến, thậm chí vùng ngoại thành nghèo nát hay khu ổ chuột nội ô. Biết bao nhiêu mãnh đời còn rất khó khăn, vất vả...Đôi lời chia sẻ cùng bạn đọc và Nhà báo nhên dịp Đầu năm 2016. Tôi sống ở Buôn Ma Thuột, xung quanh tôi có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Năm nay cà phê rớt gía và hạn hán chăc chắn sẽ rất nặng. Tôi vẫn thường nói với các con và học trò của mình như vậy. Và bây giờ tôi muốn chúng đọc bài viết của Đức Hoàng. Tôi ước đừng có lá ngón, đừng có bệnh tật. |
Chưa chịu đổi mới Tôi không tin nó có thể giúp cải thiện vị trí của Việt Nam về chất lượng giáo dục của Diễn đàn Kinh tế Thế giới: thứ 91/144 về giáo dục tiểu học, 94/144 về giáo dục đại học (năm 2014-2015). Đề xuất hệ thống giáo dục phổ thông của Bộ cho thấy cơ quan quản lý hoàn toàn chưa sẵn sàng cho một cuộc cách mạng giáo dục mang tính căn bản và toàn diện.Việc chia trung học phổ thông thành ba luồng "định hướng chung", "định hướng kỹ thuật - công nghệ" và "định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao) là điểm mới ít ỏi trong hệ thống giáo dục mới, nhưng lại không phù hợp với cách làm ở các nền giáo dục tiên tiến. Nếu học sinh A có năng khiếu nghệ thuật (hay thể thao) và muốn đi theo lĩnh vực năng khiếu thì bắt học sinh A học Lý, Hoá, Sinh... đến hết lớp 9 để làm gì? Việc xác định “định hướng chung”, “định hướng kỹ thuật - công nghệ” từ lớp 10 cũng quá muộn.Các hệ thống giáo dục tiên tiến đều phân luồng ngay từ trung học cơ sở. Singapore chia trung học công lập thành 4 luồng (Express, Normal Academic, Normal Technical và Vocational), ngoài ra ở họ còn có các luồng phổ thông tư thục, giáo dục năng khiếu và giáo dục đặc biệt. Đức cũng chia thành bốn luồng (Gymnasium, Hauptschule, Realschule và Gesamptschule), trong đó có luồng học lên đến lớp 12, nhưng cũng có luồng chỉ học đến hết lớp 9. Con gái tôi đang học dở cấp hai ở Việt Nam thì sang Singapore học, ngay lập tức số môn học giảm đi một nửa, đặc biệt hơn, đa số môn học là do cháu chọn (trừ Toán và tiếng Anh). Sự cào bằng nội dung giáo dục cho mọi học sinh trong suốt 9 năm như lâu nay và như trong hệ thống giáo dục mới mà Bộ đề xuất theo tôi là rất lạc hậu.Nếu ví học sinh theo tố chất, khả năng, nguyện vọng cá nhân là con chim, con cá, thì hãy để cho con chim được tập trung học bay, được đánh giá theo năng lực bay và ra đời đi bay; để cho con cá được tập trung học bơi, được đánh giá theo năng lực bơi và ra đời đi bơi, thay vì bắt con chim phải học, được đánh giá và làm những thứ của con cá, hoặc ngược lại. Phải phân luồng giáo dục, cá biệt hoá giáo dục từ phổ thông cơ sở, phải vì người học thay vì vì người dạy. Đó là xu hướng và thực tiễn của giáo dục hiện đại mà Việt Nam cần phải theo.Bộ xác định nguyên tắc: “Giáo dục cơ bản là 9 năm thống nhất cho mọi địa bàn, mọi nhóm đối tượng”. Gần đây tôi có dịp đến thăm một trường tiểu học miền núi ở Thái Nguyên, học sinh là các em người dân tộc thiểu số. Khi được hỏi, cô hiệu trưởng thật thà chia sẻ, học sinh hầu như không thể tiếp thu chương trình giáo dục phổ thông chung, vì nhiều em lớp 4, lớp 5 còn chưa thạo tiếng Việt. Nhưng trường vẫn phải cho các em lên lớp, vì "nếu không thì các em bỏ học luôn".Tôi rất thương các cô giáo bám bản và cố gắng thuyết phục từng em học sinh đến lớp, nhưng dạy những thứ và theo cách mà học sinh không tiếp thu được thì dạy để làm gì?Ở hầu hết các nước, Bộ Giáo dục chỉ ban hành chuẩn kiến thức, kỹ năng, còn chương trình giáo dục cụ thể giao cho các địa phương tự xây dựng, sách giáo khoa thì để cho nhà trường và giáo viên chọn. Một trong 11 nội dung chính Chương trình cải cách giáo dục Malaysia 2013-2015 (được OECD và UNICEF tư vấn) là “trao quyền tự chủ cho các địa phương và nhà trường”. Ở Việt Nam, có phải “thống nhất cho mọi địa bàn, mọi nhóm đối tượng” là chim cá gì cũng phải học cả bay lẫn bơi, ai cũng phải học 12-13 môn không? Nguyên tắc “thống nhất cho mọi địa bàn, mọi đối tượng” có thể cũng là lý do mà mô hình trường học VNEN được triển khai đồng loạt trên cả nước, trong khi đây chỉ là mô hình trường học dành cho các địa phương nông thôn, miền núi ở Columbia từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ trước và được triển khai chỉ ở 14 nước Nam Mỹ và Carribe, cộng với hai nước ở châu Á (là Philippines và Việt Nam). Ngay ở Hà Nội và TP HCM đang có rất nhiều mô hình trường học Âu, Mỹ ở các trường quốc tế có học sinh Việt Nam học (và tiếp thu tốt), tại sao chúng ta lại theo mỗi VNEN “cho mọi địa bàn, mọi đối tượng”? Xã hội đa dạng, học sinh đa dạng, nhu cầu học đa dạng thì cần phải có đa dạng chương trình học, mô hình trường học.Có thể cũng vì nguyên tắc “thống nhất”, theo hệ thống giáo dục phổ thông mới, Bộ vẫn bắt mọi học sinh học hết 12 năm mới được thi vào cao đẳng, trong khi ở phổ biến các hệ thống giáo dục, luồng này thường chỉ đòi hỏi 9-10 năm học phổ thông (Đức 9-10 năm, Singapore 10 năm).Về luồng học lên đại học, Bộ đề xuất giảm thời gian học đại học xuống còn 3-4 năm, điều này phù hợp với các nền giáo dục đại học tốt, nhưng sự thiếu đồng bộ ở đây là làm thế nào cải cách mạnh mẽ trung học phổ thông nước ta để nó tương đương với “dự bị đại học” (A-Level, IB)?Sự yếu kém, tụt hậu toàn diện của nước ta trong phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa có nguồn gốc sâu xa ở yếu tố con người, ở “chất lượng người”. Chỉ có bằng cách cải cách giáo dục thực sự căn bản, toàn diện, bằng cách mạnh giáo dục thì đất nước mới có thể phát triển nhanh và bền vững.Lương Hoài Nam .Có 4 chữ nằm chình ình trên giáo án là: "mục đích yêu cầu". Bao giờ bạn hiểu được 4 chữ này thì bạn mới biết được chủ trương và đường lối giáo dục. Rồi cũng viện lý do "chưa phù hợp" để không chịu thay đổi mà thôi , càng chậm đổi mới theo cách nước phát triển thì cái giá phải trả là nhiều thế hệ . Cám ơn tác giả... Nhưng...có ai "hiểu" những gì tác giả lo lắng cho đất nước nói chung và nền giáo dục nói riêng hay không ??? Cứ nhìn nước ngoài mà học theo, mấy ông rảnh rỗi chế ra mấy cái tào lao không. Cải tiến hay cải lùi , với 1 nền giáo dục không giống ai như thế này thì ta sẽ mãi mãi tụt hậu thôi , chúng ta ở đây chia sẻ đồng cảm và đau đáu về viễn cảnh nước nhà sau này , khi mà những con ưu tú của đất nước ngày càng nhiều chọn cách di dân , tại ai ? Cảm ơn những kẻ trăn trở như chú, Bắt đầu từ lớp 6 học sinh đã bắt đầu định hình được sở thích và năng khiếu của mình, nhưng nền giáo dục và chủ trương xã hội đã tạo lập cho giáo dục một luồng quay nhất định mà học sinh nào cũng phải trói buộc và thực hiện vào đó, hiện nay là nền giáo dục nó mang tính phổ cập nhưng không triệt để , khi em a có năng khiếu, có óc sáng tạo muốn thể hiện thì lại bị chụp mũ và quy đặt lại em vào guồng quay và coi đó là đúng , giảm cái tôi em. giáo dục một phần, gia đình và xã hội nó còn tác động hơn khi mà tư tưởng suy nghĩ nó mang tính đám đông xã hội việt nam như hiện nay. Ngày xưa lúc nhỏ cháu đam mê vẽ, học văn , không biết từ đầu nhưng trong mình luôn có một sự tưởng tưởng ra nhiều thứ.. sau đi học lại bị chính gia đình và nền giáo dục lôi vào guồng quay đó. lớn lên thi đại học thì lại chịu ảnh hưởng và chọn cái ngành mình ko thích cũng đậu vào đại học quốc gia khoa học tự nhiên, nhưng được 2 năm cháu nghĩ đủ sức để suy nghĩ độc lập và quyết định bỏ, và cháu muốn thực hiện ước mơ học quản trị kinh doanh chuyên ngành marketing và nhiêu lúc nghĩ 10 năm nữa, 20 năm nữa ngủ dậy thì cháu vẫn thấy đấy là đam mê là cuộc sống, chắc chú không biết cháu, nhưng cháu biết chú khi còn nhỏ, nghe chuyện về chú và cô oanh nhiều , cháu tin một ngày nào đó không xa, lớp trẻ sẽ tạo lập một nền tảng mới, một sức sống mới, vượt ra khỏi luỹ tre làng như chú đã nói. mong chú hãy và sẽ tiếp tục là động lực cho lớp trẻ bọn cháu. Cảm ơn chú Hy vọng là các vị lãnh đạo sẽ dành ít thời gian để đọc bài báo này. Chỉ vì con người việt nam làm việc hay bị chi phối bởi cảm xúc, nể mặt, vì những người khác nên rất mất thời gian để đạt đc năng suất và sáng tạo mới trong công việc.Vì thế nên phải học nhưng người thông minh : Đặt lý trí lên trên, che kín cảm xúc đi, mạnh ai người ấy làm ( trừ trường hợp đặc biệt nào đó mới phải giúp đỡ), mỗi người hãy thật nhanh, mạnh thì đất nước mới mạnh, đừng làm viêc một cách quá thiếu năng suất và chất lượng so với phương tây nữa, nhưng có lẽ chĩ nhưng ai có am hiểu về phương tây mới biết dc cách lam viêc thông minh của họ thôi Các bậc phổ thông thì theo bệnh thành tích, bậc đại học thì mua điểm, cao hơn tí nữa thì mua bằng. Phải đổi mới trong tư duy của người dạy và học, cải cách thi cử. Thầy trò tự thân vận động may ra mới có nguồn nhân lực chất lượng cao. Ô, khẩu hiệu rõ to: "Đổi mới căn bản, toàn diện" bao gồm cả con người. Mà con người - thành Tố chính chưa đổi thì làm sao đổi được những thành tố phụ. Chờ nhé các bác! Lúc con nhỏ tôi cho con học trường quốc tế, lớn hơn thì cho đi du học, vậy là xong. Nói với những người " không chịu hiểu" mệt lắm mà chỉ chuốc lấy bực mình hứ có thay đổi được gì đâu. Bởi vì ngành giáo dục vẫn còn mải mê chạy theo thành tích. Ngày xưa chúng tôi đi học chương trình đơn gỉn hơn nhiều...Nhưng những bài học từ thửa tập đánh vần vẫn lưu giữ mãi trong ký ức không phai của chúng tôi.Và thế hệ của chúng tôi của cha anh vân "sánh vai với các cường quốc năm châu đó sao?"Bây giờ càng cải cach cacngf lấy đi tuổi tơ của các cháu...và các thế hệ học sinh càng thực dụng hơn...nhiều cái xấu hơn.Hãy cho chúng tôi câu trả lời.Đâu là kết quả của cuộc cải cách giáo dục. Cả đất nước ko chịu đổi mới nói như 1 chuyên gia kinh tế chứ ko phải chỉ có ngành giáo dục ạ! Phải làm thế nào? |
Mức phạt cao nhất Các con đường của nước ta đang quá tải để có thể tuân thủ luật lệ. Ngay cả những người chấp pháp đôi khi cũng phải chấp nhận thực tế ấy.Có rất ít lựa chọn ngoài phương tiện cá nhân. Sau một cuộc nhậu, nếu anh không muốn tự lái xe về nhà thì có thể sẽ phải tốn đến năm, bảy trăm nghìn đồng tiền taxi cho hai chiều, vì hôm sau còn quay trở lại lấy xe. Người ta sẽ không lựa chọn giải pháp đó. Họ sẽ lái xe về, còn chuyện bị phạt thì coi như “trời gọi ai, nấy dạ” vì thực tế là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM, lực lượng cảnh sát giao thông trên dân số cũng tương đối mỏng.Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ Nghị định về xử phạt vi phạm giao thông. Theo đó, nhiều hành vi vi phạm giao thông sẽ bị phạt nặng hơn, từ 150% (với các trường hợp có nồng độ cồn cao trong máu ) cho đến tận... 1000% (với hành vi đi xe máy vào đường cao tốc).Bản thân tôi tin rằng, việc tăng mức phạt sẽ khiến người điều khiển phương tiện “chùn tay” trước các hành vi phạm. Đó gần như là một logic hiển nhiên. Nhưng rất nhiều ý kiến đồng tình với bình luận trên cho thấy một thực tế khác, sự quá tải giao thông sẽ thôi thúc người ta vi phạm từ những điều nhỏ nhất. Leo lề, quặt ngang chuyển làn hay quay đầu xe vì phía trước là một đám đông tắc đường đáng sợ. Và tôi đồng ý mức phạt có khả năng giải quyết phần nào đó tình trạng, vẫn sẽ chỉ là một giải pháp của bề nổi.Tôi nghĩ đến hình phạt cao nhất: không cho người ta sử dụng phương tiện giao thông cá nhân nữa. Một số nước đã áp dụng được “hình phạt” này, nhưng không phải bằng một sự can thiệp hành chính thô bạo theo kiểu “cấm xe máy” hay “biển chẵn đi ngày chẵn”. Đơn giản là xã hội đã đầu tư đủ mạnh cho hệ thống giao thông công cộng. Những công dân đã “bị” tước mất cả cái nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân. Tại sao phải tự đi xe cho mệt khi có thể đi tàu?Tôi thấy một người Đan Mạch cười cợt khi nghe giả thuyết, rằng ở nước họ, vì thuế xe, bảo hiểm và thuế xăng quá cao (thuộc hàng cao nhất thế giới), nên người dân ít sử dụng phương tiện cá nhân. Anh ta nói rằng thuế cao thì thu nhập dân tôi cũng cao, mấy nghìn euro một năm chả nghĩa lý gì. Chỉ đơn giản là họ không có nhu cầu phải tự đi xe vì sử dụng phương tiện công cộng đơn giản hơn nhiều.Thuế xe ở nước ta không rẻ, thậm chí so với thu nhập bình quân thì cũng là cao bậc nhất hành tinh. Ai cũng biết rằng, bản thân thuế đã là một loại “chế tài” để hạn chế phương tiện cá nhân rồi. Nhưng rất nhiều người cũng vẫn nghiến răng mua xe ngay khi có điều kiện. Nhà nghèo thì bán thóc mua cho con cái xe máy lúc nhập học đại học. Nhà trung lưu thì vay ngân hàng sắm ôtô. Xe chen chúc đầy phố và đè dải phân cách cứng bất kỳ lúc nào. Khi không có lựa chọn, những chế tài cũng bị ý chí đè bẹp.Hành trình để đưa ra được “hình phạt” tối thượng là không cho người ta cả lý do để sử dụng phương tiện cá nhân nữa, không hề đơn giản. Ngay cả Nhật Bản, đất nước có hệ thống tàu điện nổi tiếng nhất thế giới về sự chính xác và là niềm tự hào quốc gia, cũng đã trải qua những giai đoạn khốn khó. Thập kỷ 80, những bến tàu quá tải, tập đoàn Japan Railways đầu tư thua lỗ. Và lúc đó, họ phải kêu gọi sức lực của cả xã hội – cổ phần hóa một phần Japan Railways với hàng loạt chính sách ưu đãi đầu tư để có được ngày hôm nay.Có rất nhiều thứ cần được tiến hành song song để giải quyết bài toán giao thông. Nâng cao ý thức, cải thiện tình trạng quy hoạch đô thị, hoàn thiện các chế tài (như Bộ Giao thông đang làm), và tất nhiên, là cho người dân thêm những lựa chọn.Nhưng có rất nhiều thứ không thể tiến hành song song. Tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của quốc gia, niềm hy vọng của nhiều người trong đó có tôi – một người sống ở ga cuối của tuyến Yên Nghĩa - Cát Linh, đang lùng bùng trong những rắc tối. Hôm qua tôi đọc báo và lại thấy chữ “tổng thầu” đập vào mắt: Nhà thầu Trung Quốc lại vẫn lần khần dây dưa trước những nhắc nhở nhẹ nhàng của Bộ Giao thông Vận tải.Hai tuyến đường huyết mạch nối trung tâm thủ đô với Hà Nội mở rộng không biết đến bao giờ mới hết cảnh ùn tắc. Và tôi gấp tờ báo lại. Giấc mơ về "hình phạt” lý tưởng kiểu Bắc Âu hay Nhật Bản, thậm chí đang không thể bắt đầu.Đức Hoàng Bác ở chỗ nào mà lực lượng CSGT mỏng thế, cho tôi chuyển hộ khẩu sang ấy với, chứ ở chỗ tôi cứ vài trăm mét có 1 chốt, một số khu vực vài chục mét có một chốt (khu vực đường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội), bồ câu lượn đầy đường, bẫy thì vô số kể, nhất là đoạn nào có công trường, chỉ sơ ý một chút là mất vài trăm bạc ngay rồi, thực sự đi đường phải để ý chốt mệt hơn cả để ý luật. Mà thực sự thì họ cắm biển và kẻ đường cũng có đúng luật đâu mà vẫn cứ phạt. Nếu giao thông công cộng thuận tiện. Tôi sẵn lòng vứt bỏ xe cá nhận để đi xe công cộng. Mấy ông mấy bà ngồi trong xe hơi, phòng máy lạnh có hiểu nỗi khổ của dân đi xe máy ko?. ( Phải đi xe máy bởi chúng tôi ko có sự lựa chọn nào khác. Sắm xe hơi đi cũng là vì tai nạn ngày một tăng mà toàn những thằng xe máy chết ...) Phải làm trong sạch ngành CSGT, không còn tham nhũng. Sẽ góp phần không nhỏ vào vấn nạn giao thông của nước ta. Hà Nội hãy học TP Đà Nẵng Còn lâu!..chờ hết nhiệm kỳ sang nhiệm kỳ sau người ta hứa sẽ làm tốt hơn. bởi vì vn mình mỗi lĩnh vực đều đã cắt cứ . 30 năm sau hãy mơ đến việc đồng bộ bạn ơi!! Ý tưởng về tăng mức xử phạt không làm giảm tình trang kẹt xe ở nước ta. Chúng ta nên giải quyết đồng bộ: từ việc thi cấp băng lái, đăng kiểm, hiện đại hóa hạ tầng giao thông, giáo dục người tham gia giao thông, trong sạch ngành Cảnh Sát giao thông......Chứ không phải cứ tăng mức phạt là giải quyết được. Không biết có cải thiện được tình hình nhưng tiêu cực của mấy anh giao thông chắc sẽ tăng cao Bỏ xe cá nhân ư? bạn sẽ đi bằng gì? Tôi rất muốn sử dụng phương tiện công cộng nhưng làm sao có thể, khi nó lại chẳng hề đi qua (hoặc đến gần) khu vực tôi sống và nơi tôi muốn đến? Muốn học tập Châu Âu ư! Nếu vậy thì phải học họ từ giáo dục, thể chế nhà nước, làm luật, cách tổ chức và quản lý xã hội... chứ không thể học họ theo kiểu cóp nhặt được. Học theo kiểu cóp nhặt, lắp ghép chẳng khác gì việc sản xuất ô tô từ phế thải. Làm sao có được một chiếc ô tô đúng nghĩa nếu nó không được thiết kế và sản xuất đồng bộ từ các chi tiết nhỏ nhất? Đọc bài viết của Đức Hoàng mà cứ nghẹn ở cổ, thấy mình cũng đang sống trong bối cảnh giao thông quá hỗn loạn mà hướng giải quyết thì còn quá xa xăm. Tăng nặng hành vi nhận hối lộ sẽ hay hơn là giải pháp tăng mức phạt. Việt nam thì nên đi xe trâu . Giải pháp căn bản, chiến lược nhất là nhanh chóng triển khai hệ thống giao thông công cộng và mở thêm đường. Rất tiếc hai việc này lại đang tiến triển quá chậm và gặp nhiều trục trặc, phát sinh rủi ro. Tha thiết yêu cầu Bộ Giao thông vận tải quyết liệt, mạnh tay hơn nữa cho người dân chúng tôi bớt phải chịu đựng nỗi thống khổ này. tăng mức phạt chỉ béo csgt thôi. hiện tại mức phạt 800~1000K thì họ cưa đôi lấy 400K hoặc 500K rồi. Nếu tăng lên nữa thì càng thu về được nhiều hơn mà ngân sách thì chăng tăng lên tí nào Đô thị hoá quá nhanh - kết cấu SG, HN theo quy hoạch ngày xưa không còn phù hợp nữa. Bên cạch đó là sự chuyển dịch từ văn hoá nông thôn lên đô thị nhưng trình độ của dân số chưa đáp ứng được - tạo ra hệ quả như hiện tại. thay đổi từng bước, qua từng thế hệ . Hy vọng vào tương lai sẽ ngày càng tốt hơn Người người ra đường, nhà nhà ra đường thì tắc cũng dễ hiểu, như TieuTon nói ở trên, đô thị hóa nhanh chỉ có cách quy hoạch lại, giãn dân, giãn văn phòng ra các khu vực quy hoạch theo mục tiêu mục đích định trước, chứ có phương tiện công cộng zời thì cũng chả đủ cho dân đi. theo tôi các anh làm quy hoạch nên nhìn lại ; tại sao không di dời những trường đại học, bệnh viện cơ sở sản xuất ra ngoại thành, mà cứ suy nghĩ tăng mức phạt thì sẻ giảm ùn tắc giao thông |
Sáo ngữ Tất nhiên là tôi rất kỳ vọng vào cuộc phỏng vấn này, và đặt những câu hỏi rất cụ thể. Nhưng cuối cùng, câu trả lời nhận được là những câu hiển nhiên đến hụt hẫng. Ví dụ: "Để Việt Nam trở thành một thế lực trên thị trường A, các bạn cần trở thành một nhà cung cấp đáng tin cậy". Tôi nghe câu trả lời mà cứ ngơ ngẩn. Không thế thì còn thế nào mà cũng phải phát biểu?Về sau, một doanh nhân trong nước bảo tôi, ông ấy là nhà tư vấn hàng đầu thế giới, ngu gì mà "lộ bài". Làm sao Việt Nam buôn may bán đắt, thì ông ấy phải bán gói tư vấn chứ sao lại trả lời cậu. Đấy là một bài học quý cho tôi về sáo ngữ. Đôi khi nó được sử dụng với một mục tiêu rất rõ ràng, là để nói mà không cung cấp thông tin gì cả, chứ không hẳn là vì người ta không biết nói gì.Nhiều khi nghe báo đài, tôi cũng không hiểu là cuối cùng thì tiếng Việt có còn quy chuẩn gì nữa không. Những cụm từ vô nghĩa như "cấm không được" (với "cấm" vốn đã là "không được"); "buông lỏng quản lý" (đố ai làm được động tác buông mà không lỏng được) xuất hiện từ loa công cộng đến mặt báo. Mở đầu các diễn văn thì sau khi kính thưa "các vị khách quý" vốn đã rất dài và chi tiết thì lại kính thưa "toàn thể các vị đại biểu". Thật ra nếu tôn trọng từ "toàn thể" thì phải nói rõ là "kính thưa toàn thể các vị đại biểu ngoại trừ các vị tôi đã kính ở trên". Những mệnh đề như "xử lý nghiêm theo pháp luật" được tuyên bố liên tục mà tôi không hiểu chữ "nghiêm" ở đây tồn tại với ý nghĩa gì, bởi vì pháp luật vốn phải là công bằng. Vấn đề gì được nêu ra cũng "có cả cơ hội và thách thức". Tôi nghi rằng tính hai mặt của vấn đề thậm chí đã được nêu ra từ thời cổ đại, không hiểu sao vẫn cứ được nói lại như một phát hiện.Đó chỉ là những ví dụ phổ biến nhất về sáo ngữ. Và ở đây, khi những cụm từ rất dài được nói ra một cách phi logic, thì tôi phải đặt câu hỏi: những người nói ấy hoàn toàn vô thức và đây là một quán tính văn hóa xấu; hay là chúng được sử dụng để "giết thời gian", nói cho có. Tôi đi đến kết luận rằng có thể câu chuyện ở đây là cả hai lý do. Chúng ta có một quán tính văn hóa xấu về việc nói để giết thời gian.Sáo ngữ là chính là "bệnh hình thức" trong phiên bản ngôn từ. Tất nhiên, tôi cũng nuôi hy vọng rằng bên ngoài thì sử dụng sáo ngữ, nhưng bên trong người phát biểu cũng có những tính toán đầy hiệu quả và phức tạp mà chưa thể nói ra. Như là ông cố vấn của Nhà Trắng mà tôi đã phỏng vấn - một thứ sáo ngữ có chủ đích.Nhưng tôi sẽ rất buồn nếu như những từ ngữ ấy không để che đi cái gì cả, mà trực tiếp nói lên rằng người ta chẳng có gì để nói với nhau. Bạn sẽ mong chờ gì khi cuộc đối thoại hỏng ngay từ bản chất hình thành.Sáo ngữ cũng chỉ là cái vỏ để chứa đựng một cái thùng rỗng biết kêu to.Đức Hoàng Sáo ngữ; hay đúng hơn là sự mập mờ trong một vấn đề.... nó thể hiện sự toan tính nhiều hơn. chỉ khổ ngừoi ko có quyền nói. Châm ngôn : người khôn ăn nói nửa chừng để cho ngừoi dại nửa mừng nưa lo. Không đàng hoàng; tử tế gì . Bài viết hay quá, cái này được hình thành từ 1 nền giáo dục luôn dạy học sinh 1 cách dập khuôn. từ văn mẫu, lịch sử, địa lý,... đều theo cách giải của thầy cô mà chép lại (học thuộc lòng). Nó đúng nghĩa là chữ thầy trả thầy vậy Sáo ngữ trong giao tiếp, đó là một nghệ thuật mà không phải kẻ trống rỗng nào cũng đủ trình độ để thốt ra. Nhưng lạm dụng cả sáo ngữ trong các văn bản pháp luật, hành chính, họp hành, công vụ ... thì đó quả là một thảm họa. Vì rõ ràng rằng, chủ thể tạo ra những ngôn từ mĩ miều đến quen thuộc đó, thậm chí còn không biết mình đang nói gì. Câu kết của Đức Hoàng đúng cho các trường hợp này. Mình góp thêm với Đức Hoàng, người ta phát biểu sáo rỗng là để chút nữa nhận phong bì cho đỡ xấu hổ Đức Hoàng ơi, kỳ tới bạn nên viết một bài về thói dùng từ dao to búa lớn, bệnh này là bệnh thời thượng đang hoành hành ở Việt Nam, đến công ty nào tôi cũng nghe những "Tầm nhìn sứ mệnh" , "giá trị cốt lõi" không biết Bill Gate và Obama có hay dùng những từ này không. Bài viết tôi quan tâm. Tôi đang học cách nói rõ ràng, chân phương, đủ thông tin để diễn đạt vấn đề. Tôi là giáo viên. Tôi thích cách viết của Đức Hoàng Những ví dụ Đức Hoàng nêu ra cũng hay, riêng ý kiến "...các bạn cần trở thành một nhà cung cấp đáng tin cậy" đã là một thông tin đáng tin cậy rồi. Đó là một yêu cầu rất cơ bản mà ai cũng phải đáp ứng nếu chơi chung trong thị trường và để làm được điều đó bạn phải "làm đủ thứ". Chẳng lẽ đó lại là sáo ngữ? Hay thói quen của ta là cứ phải "chỉ tận tay, day tận trán" mới hiểu? Ngạn ngữ nước ngoài có câu "Cái thùng rỗng kêu to" còn ta cũng có câu ám chỉ sự vô bổ dài dòng "Nửa đêm giờ tý canh ba/ Vợ tôi con gái đàn bà nữ nhi"? Ngôn ngữ nào cũng vậy nếu theo tiêu chí từ thấp đến cao là TÍN, ĐẠT,NHÃ thì sẽ thấy việc sử dụng tỷ lệ thuận với TRI THỨC & ĐẠO ĐỨC của mỗi người ? Trong tiếng Việt có rất nhiều từ ghép hoặc cụm từ có 2 từ mang ý nghĩa giống nhau hoặc từ đi kèm bổ sung về mặt nghĩa, mục đích nhằm nhấn mạnh, ý của bạn Đức Hoàng thì hay, nhưng ví dụ về "buông lỏng" là sai, từ "buông" đi kèm với "lỏng" đã được dùng từ xưa đến nay rồi. Người ta vẫn nói pháp luật cần "nghiêm minh", "xử lý nghiêm theo pháp luật" là một cách nói nhấn mạnh, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của người nói; thường những tội nặng, gây bức xúc người ta mới nhận xét thế, chứ trộm cắp vặt thì ít ai nói "cần xử lý nghiêm theo pháp luật", cách diễn đạt này đơn giản là tập quán của người Việt. Còn trong các bài phát biểu, tùy vào tư duy của người phát biểu mà lời chào có thể chỉ rõ từng đối tượng (có tính trang trọng) hoặc tựu chung (thân mật). Chẳng hạn bài phát biểu của tổng thống Nga Putin, mở đầu như sau: "Kính thưa các công dân Nga. Các cựu chiến binh. Các vị khách quý. Các binh sĩ và thuỷ thủ, các trung sĩ và thượng sĩ, chuẩn uý hải quân và chuẩn uý. Các đồng chí sĩ quan, các vị tướng và đô đốc thân mến." Tất nhiên, tôi đồng ý lời chào trong nhiều trường hợp nên được rút gọn, không nhất định phải theo mô típ. Hic, tôi nhớ lại trong các bài diễn văn, báo cáo năm nào cũng là năm bản lề chả biết đến khi nào là năm cánh cửa. Bài viết tuyệt vời, nhẹ nhàng mà thâm thúy ! Ở các nước tư bản các nhà tư vấn họ rất giỏi, để đạt được những kiến thức đó họ đã rất vất vả và khổ công mới có được, Làm sao họ có thể trả lời cho anh được. Cái hay là họ trả lời một cách sáo rỗng rất chuyên nghiệp và không mất lòng ai cả. Đó là văn hóa của họ rồi.Tôi làm việc trên cơ quan, nghỉ giờ nào là trừ tiền giờ ấy, có nhiều người gọi điện nhờ tôi tư vấn về các vấn đề chuyên môn. Nếu tôi ra ngoài gặp họ tư vấn thì mỗi phút gặp tôi tính 2 dollar. Khi đó nó sẽ rất nhanh gọn và hiệu quả thay vì rườm rà, còn tiền tư vấn này đã nằm trong kế hoạch của đối tác. "Để Việt Nam trở thành một thế lực trên thị trường A, các bạn cần trở thành một nhà cung cấp đáng tin cậy"Theo tôi thì đây chưa hẳn chỉ là sáo ngữ mà nó đã thể hiện cái suy nghĩ của người trả lời rằng "Các bạn chưa có được sự tin cậy". Tôi xin lỗi trước những người làm ăn chân chính nhưng chỉ cần một con sâu thì đã làm hư nồi canh rồi. Vụ cá tra trộn vào với cá Basa, những mặt hàng nông sản không đúng chất lượng với hợp đồng,.. đã ảnh hưởng tới danh tiếng. Vì sao người Nhật có được sự tin tưởng của đối tác mà ta và anh hàng xóm TQ lại không? Ông Tập nói:Trung Quốc "nguyện cùng Việt Nam nhìn về đại cục, hướng về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, cùng nhau thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, phát triển ổn định, lành mạnh và lâu dài", không biết câu này có thuộc loại "Sáo ngữ" không? |
Bảo hiểm dành cho ai Anh Trường đến hội thảo, ngồi ngượng ngập dưới hàng ghế cuối. Vị chủ tọa xuống tận nơi, và bắt đầu hỏi anh về bảo hiểm xã hội. Anh có biết đến nó không? Anh tất nhiên không biết. Anh chỉ biết mỗi “bảo hiểm y tế”, mà thật ra cũng chưa bao giờ có trong đời làm bốc vác của mình. Anh chỉ hơi hơi hiểu những gì các giáo sư, tiến sĩ đang nói trong hội thảo rằng người ta cần có một khoản để dành nào đó. Anh bảo, người lao động như anh lo lắm, chỉ biết tự ki cóp cho những khi ốm đau. Còn cái “bảo hiểm xã hội”, anh không làm sao biết được. Đêm nào anh cũng bốc hàng ở chợ đến 5h sáng, khi về thì ngủ đến chiều, rồi dậy loanh quanh cơm nước, đến tối lại ra chợ chờ những chuyến hàng. Trong phòng trọ của anh, tôi đến, không có một quyển sách quyển báo.Những người lao động tự do như anh, không làm sao biết được rằng mình có thể đóng “bảo hiểm xã hội tự nguyện”. Dù họ có thu nhập không quá tồi và có nhu cầu để dành. Anh Trường, mỗi ngày vác cả tấn hàng, cũng được vài trăm nghìn. Những người như anh, ăn uống rất tiết kiệm và cũng có chút tiền để dành.Tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở nước ta, tức là những lao động tự do như anh Trường, mà có bảo hiểm, chỉ chiếm 5% lực lượng này.95% người lao động tự do không tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội. Một vị giáo sư nói rằng đấy là “một thị trường quá lớn”. Tôi tự hỏi rằng tại sao, một bên là hàng triệu người rất muốn dành dụm cho lúc già yếu, một bên là một cái quỹ bảo hiểm đang chênh vênh trước nỗi lo “vỡ quỹ” mà không gặp được nhau.Có một điều mà anh Trường đã không thể kể trong hội thảo về bảo hiểm xã hội. Đó là trong suốt quãng đời lao động của anh, từ lúc còn làm rẫy ở quê cho đến khi lên thành phố bốc vác, hệ thống duy nhất cố tiếp cận và cùng anh “vẽ” lên một tương lai ổn định lâu dài, là một đơn vị bán hàng đa cấp. Tôi sẽ không nói về bản chất của hệ thống này, chỉ biết, anh Trường sau khi dùng những đồng tiết kiệm còm cõi của mình “đầu tư” vào cơ hội tương lai ấy, giờ đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nặng về tinh thần.Tôi tự hỏi rằng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang làm gì và đã có kế sách gì để những người như anh Trường biết đến sự tồn tại của họ, chứ chưa nói rằng thu hút và thuyết phục người lao động.Câu hỏi ấy càng khiến tôi khó chịu hơn, khi mà mới đây, Bảo hiểm xã hội một số tỉnh thành lại “thu gộp” 15 tháng bảo hiểm y tế của học sinh sinh viên. Luật chỉ quy định thu 12 tháng, nhưng vì lý do nào đấy, mà Bảo hiểm xã hội ở 8 tỉnh cố thu thêm 3 tháng nữa. Người dân bức xúc. Và tôi thấy cái việc Bảo hiểm Xã hội “cố” 3 tháng ấy của học sinh sinh viên là rất vô lý khi mà cái thị trường 95% lực lượng lao động tự do rất đỗi mênh mông kia thì bị lãng quên hoàn toàn.Hay là bởi vì đã từ lâu, nhiều cơ quan sự nghiệp của chúng ta trông vào các mệnh lệnh, trông vào những cái gì có thể “bắt buộc” đơn cử như bảo hiểm bắt buộc, nên đã đánh mất cái ý thức xây dựng thị trường, tự phát triển lĩnh vực của mình.Hay là bởi vì đã từ lâu, những lao động tự do ngồi bệt trên vỉa hè thành phố, đã trở thành những hình ảnh quen thuộc như cây cỏ, đến mức không ai đặt câu hỏi về chính sách cho họ nữa.Anh Trường giờ đã không còn tham gia hệ thống bán hàng đa cấp nữa. Nhưng tôi không biết rằng điều đó với anh là may mắn hay bi kịch: anh không còn gì để bấu víu và hoạch định kế hoạch cho tương lai. Dù anh cũng lo. Anh đã chứng kiến nhiều “đồng nghiệp” - những lao động già vất vưởng khi không còn sức lực.Đức Hoàng Bảo hiểm cho ai? cho các trụ sở hoành tá tràng của bảo hiểm, cho dàn cán bộ đông như trẩy hội trong các cơ quan bảo hiểm và cho.... còn một loại bảo hiểm nữa móc tiền của ngườu dân đó là bảo hiểm xe máy, đã có bao nhiêu trường hợp tai nạn được công ty bảo hiểm thanh toán cho, hay họ chỉ biết hẹn lần làm ngườu được quyềb lợi chán nản bỏ cuộc, đây là hình thức kinh doanh của kẻ lưu manh Tôi dạy ngoại ngữ ở trường tiểu học từ 1991 đến 2003. Năm 1992, tôi muốn mua bảo hiểm xã hội. Nhân viên kế toán chuyên làm hồ sơ bảo hiểm cho CBNV nhà trường trả lời: "Bảo hiểm XH chỉ làm cho người có biên chế. Giáo viên hợp đồng - mời chị lên đường Trần Quang Khải tìm hiểu mà mua". Câu trả lời tương tự lặp lại vào năm 1992,1993,1994. Nhân vào biên chế các giáo viên dạy ngoại ngữ hợp đồng ở các trường tiểu học - không có nội dung, ý định này trong chủ trương của các Sở Giáo dục cho tới 2003, khi 1 loạt giáo viên dạy ngoại ngữ đồng loạt nghỉ, thôi việc. Tôi thấy ân hận vì đã mất 11 năm gắn bó với ngành GD + 4 năm đi lao động hợp tác (mỗi tháng bị trích 10 % lương để XD tổ quốc, thực chất là trả nợ do VN vay của nước ngoài) = 15 năm. Đồng nghĩa với 15 năm không bảo hiểm XH. 55 tuổi về hưu, nhưng vẫn không đủ năm (15 năm) để được hưởng lương hưu đầy đủ. Chính sách bảo hiểm thay đổi - niềm tin cũng thay đổi. Tin ai? tin gì? Bản thân BHXH cũng biết rằng, với một mớ bùng nhùng thủ tục và sự mập mờ về quyền lợi, chả ai muốn mua bảo hiểm của họ. Do đó, họ cũng chả tiếp cận ai cả. Câu trả lời là Bảo hiểm xã hội dành cho những người bị bắt buộc phải mua. Hay lắm Đức Hoàng! hãy viết những bài như thế! Cơ chế quan liêu bao cấp đã để lại di chứng không hề nhẹ nếu không có biện pháp chữa tận gốc thì e rằng sức khỏe đất nước khó được bảo toàn. Với suy nghĩ không làm vẫn hưởng, lười biếng và quan liêu, Bảo hiểm đang ngày càng xa rời trách nhiệm của mình là "bảo hiểm cho xã hội" và đang tìm cách để "xã hội bảo hiểm cho mình" bằng các cơ chế bắt buộc. Không riêng Bảo hiểm, nhiều ngành, nhiều cấp cũng đang có tư tưởng cổ hũ, ấu trĩ và lạc loài đó, đang gây cản trở không ít trên công cuộc đổi mới, chuyển mình và hội nhập của đất nước. Lương của Quân Đội do tính chất đặc thù nên được tính bằng 1,8 lần lương cơ bản. Bây giờ ngành Bảo hiểm lương cũng bằng 1,8 lần lương cơ bản, như vậy là Bảo hiểm cũng "đặc thù" như Quân Đội. Bó tay!!! Đồng ý với Giáp Lê. Và cho mấy nghìn tỷ tiền bảo hiểm của dân được mang đi cho vay và đầu tư bây giừo không thu hồi lại được "những lao động tự do ngồi bệt trên vỉa hè thành phố, đã trở thành những hình ảnh quen thuộc như cây cỏ, đến mức không ai đặt câu hỏi về chính sách cho họ nữa" và những công nhân trong những công ty , nhà máy nhỏ cũng như những nông dân thì làm gì biết và có cái gọi là Bảo hiểm xã hội . Chính xác, hỏi 98% những người đang đóng bh bắt buộc coi có ai trong mong gì vào chúng không? BHYT thì đi khám không ai coi ra gì, BHTN BHXH thì nhiêu khê khó khăn. Tiền chúng tôi đóng mà lần nào lấy tiền cũng như đi xin ăn BH không bằng. Đức Hoàng hãy viết một cái gì đó về hộ khẩu đi, nó hành dân ta dữ lắm. Nói thật với Đức Hoàng, tôi chả cần biết bảo hiểm cho ai nhưng tôi sẽ không mua bảo hiểm cho bản thân tôi. Mua làm gì khi không sử dụng được ? Mua làm gì khi bị đối xử một cách tồi teej mỗi lần đi khám bệnh với cuốn sổ bảo hiểm ? Thuốc bảo hiểm tốt thì cấp cho những ông A bà B, còn lại chúng tôi sử dụng thuốc uống cho vui ? Vô vàn cái bất cập mà có nói cả ngày không hết. Khi bệnh nặng thì tốt nhất là bỏ tiền túi may ra còn sống, chứ bấu vào cái sổ bảo hiểm là chết chắc. Muốn sang thì bắt Cầu Kiều, Muốn con học giỏi phải yêu lấy Thầy; BHXH biết lợi dụng triệt để "chữ Thầy" để buộc phụ huynh vui vẻ nộp bảo hiểm cho học sinh, còn bảo hiểm phục vụ cho học sinh thì ......... chuyện này chắc hỏi các Phòng khám hoặc nơi điều trị có Bác sỹ tư nhân sẽ rõ. Không hiểu tính chất vất vả, độc hại ....như thế nào mà Lương Bảo Hiểm lại cao như vậy, các ngành hoạch định chính sách có nhìn thấy không,tôi thấy bất công quá Bảo hiểm tự nguyện ư ... Tôi mua bảo hiểm cho Mẹ tôi ở bệnh viện huyện ,lâu lâu Bà mệt đi khám tôi phải cho Bà đi từ 5h30 rồi tôi quay về đi làm vậy mà phải gần 12h Bà mới xong đón xe ôm về. còn tôi tôi có bảo hiểm công ty mua cho mà có bao giờ tôi đi khám đâu . Tôi bệnh chỉ đi khám dịch vụ , bởi tôi không có thời gian đợi chờ nửa ngày chỉ để lãnh mấy viên thuốc bột mi... Ta là nước XHCN mà, tôi thấy cái gì cũng hơn hẳn tư bản . Bảo hiểm xã hội lo cho dân, vì dân, các bác còn chê cái nỗi gì . |
Nhân công giá rẻ “Chỉ cần một băng chuyền là đủ , tiết kiệm nhân công” - bạn tôi nóiMột tọa đàm gần đây cho rằng năng suất lao động của Việt Nam là gần đội sổ châu Á. Có chuyên gia còn dùng từ “đáng hổ thẹn”, vì Việt Nam chỉ hơn được Myanmar, Cambodia và Lào, và nguy cơ bị bỏ lại sau các nước Thái Lan hay Malaysia đến cả nửa thế kỷ.Là một người lao động, tôi thấy hơi oan khi bị cho là “đáng hổ thẹn”. Bởi tính theo thời gian làm việc, chúng tôi không phải là chây ì, lười biếng gì lắm. Theo Tổ chức Năng suất châu Á, số giờ làm việc trung bình hàng năm của lao động Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2010 còn cao hơn Mỹ đến 13%.Năng suất thấp, trên thực tế, phần lớn là do những người lao động chân tay mà chúng ta không thể kiểm soát.Được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chia cho số lượng lao động, năng suất thấp đồng nghĩa với hai việc: GDP thấp và số người làm việc quá đông. Điều này chỉ chứng tỏ rằng Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ của những ngành “lấy công làm lãi”: công sức bỏ ra nhiều nhưng giá trị thu về thì không cao.Theo Tổng cục Thống kê, 40% lực lượng lao động của chúng ta là lao động giản đơn, với mức thu nhập chỉ hơn ba triệu mỗi tháng (thu nhập trung bình của người tốt nghiệp đại học là 6,6 triệu một tháng). Vậy nên để tăng năng suất, tất yếu phải giảm đi số lượng lao động giản đơn bằng cách khuyến khích phát triển những ngành có giá trị gia tăng cao hơn, thay vì tập trung vào gia công.Nhưng khi “nhân công giá rẻ” gần như trở thành một thương hiệu, thay đổi không phải là điều dễ dàng. Trong cơn hứng khởi khi đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc, ít người để ý rằng với tất cả những thời cơ sẽ có, TPP cũng có thể đẩy mạnh thêm xu hướng khuyến khích các ngành thâm dụng lao động như da giày và dệt may. Các nước nằm ngoài TPP như Trung Quốc và Hàn Quốc nhắm đến Việt Nam như để tiếp cận thị trường chung chiếm đến 40% GDP toàn cầu.Tất nhiên, nhiều nhà đầu tư quan tâm là dấu hiệu tốt. Nhưng thay vì nằm trong vùng an toàn với lao động giá rẻ, tôi cho rằng, chỉ nên coi đó là một bước đệm để tiến lên mốc phát triển tiếp theo. Hong Kong, từng rất thành công với dệt may những năm 60-70, sau đó đã chuyển hướng để trở thành trung tâm dịch vụ tài chính – ngân hàng hàng đầu thế giới. Tương tự là Singapore từ một cảng biển đơn thuần chuyển mình thành quốc gia công nghệ cao, và Hàn Quốc phát triển thành cường quốc công nghiệp từ nền kinh tế chỉ biết gia công.Chúng ta không phải là không có những chính sách thu hút đầu tư công nghệ cao. Tuy nhiên, khuyến khích những ngành đó phải đi liền với việc cải thiện đào tạo nghề. Theo điều tra về lao động và việc làm của Bộ LĐ-TB-XH năm 2013, còn đến hơn 82% lao động Việt Nam, tức hơn 42 triệu người, chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật.Thực tế này là một dấu hỏi lớn về hiệu quả của hệ thống 1500 trường nghề trên cả nước. Trong khi nhu cầu đào tạo là rất lớn, nhiều trường nghề đang hoạt động lay lắt, và hầu như năm nào cũng không tuyển đủ chỉ tiêu. Hiện nay chỉ có 2,5-3% học sinh tốt nghiệp phổ thông đi học nghề, kém mục tiêu đề ra của Bộ Chính trị trong năm 2020 tới 10 lần (30%). Lý do thường được dùng để nguỵ biện cho thất bại này là “tâm lý bằng cấp” của xã hội.Tôi cho rằng điều này là không công bằng. Bởi trọng bằng cấp không giải thích được lý do tại sao hàng trăm nghìn học sinh tốt nghiệp THCS, vốn không có cơ hội vào đại học, quyết định không chọn đi học nghề khi không học tiếp cấp 3. Thêm vào đó, các nước Châu Á chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Khổng Tử khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đều có tâm lý bằng cấp, tuy nhiên, vẫn xây dựng được lực lượng lao động có tay nghề cao.Vì vậy theo tôi, điểm mấu chốt của vấn đề là chất lượng đào tạo và đầu ra của các trường nghề còn chưa ổn, khiến cả học sinh và doanh nghiệp chưa thể đặt niềm tin. Con số 90% các doanh nghiệp FDI lựa chọn học sinh tốt nghiệp THPT thay vì tốt nghiệp trường nghề, được Vụ trưởng vụ Giáo dục Chuyên nghiệp Hoàng Xuân Vinh đưa ra, cho thấy hàng nghìn tỷ đầu tư mỗi năm cho hệ thống này chưa phát huy được tác dụng. Cơ hội việc làm không phải là quá rộng mở: chỉ hơn 70% học viên tìm được việc làm hoặc tự tạo công việc cho mình sau khi tốt nghiệp.Viễn cảnh bất định của việc học trường nghề lại càng thúc đẩy tâm lý vào đại học bằng mọi giá, khi mức chênh lệch thu nhập giữa người tốt nghiệp đại học và dạy nghề chuyên nghiệp là gần 30% (6,6 triệu và 4,5 triệu đồng mỗi tháng).Vì thế, nếu tiếp tục không cải thiện được chất lượng đào tạo, không tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm, và để khoảng cách thu nhập giữa “cổ cồn trắng” và “cổ cồn xanh” quá lớn, sẽ rất khó để Việt Nam rũ bỏ mác “nhân công giá rẻ”.Khắc Giang Tôi đi học ở một trường Đại học trên Hà Nội. Tôi sống ở kí túc xá nên cũng hiểu được một phần tại sao lại như thế. Sinh viên tâm lý toàn đòi làm công việc lương cao, nhàn hạ, tâm lý ỷ lại bằng. Trong khi đó suốt ngày ăn chơi, bia rượi, game, ngủ,.... chẳng làm gì hay học hành gì, cứ như thế rồi ra trường.... Thế hệ trẻ đa phần là thế, nên mình mãi nghèo cứ nghèo mà nhìn nước họ đi lên.... Ôi thần linh ơi, người có xuất hiện cũng chẳng làm gì được...chỉ biết cười thôi.. Tôi cứ thắc mắc hoài là sao hồi tui còn đi học, cô giáo cứ luôn miệng nói lợi thế của VN là nhân công dồi dào, giá rẻ, đến khi lớn lên đi làm tôi mới thấy cái tệ hại của "giá nhân công rẻ" thường đi kèm với "nhân công chất lượng kém. Khi nào VN ta phấn đấu trở thành 1 nước có nhiều Skiledl workers chất lượng cao, lương cao thì tôi mới tin dân giàu nước mạnh. Còn giờ thì nước ta còn nghèo lắm. Tôi xin nói sơ qua đễ các bạn tự suy ngẫm nhé : VN ta nông nghiệp là chính , 1 hecta làm bao nhiêu ngày công ? 1 ngày công được bao nhiêu tiền ? và kết quả thu được bao nhiêu /1hecta ? ở phương Tây : chủ yếu là công nghiệp, 1 ô tô , điện thoại , 1 máy giặt, lò vi sóng..............bao nhiêu tiền 1 chiếc. Vậy là ta đã biết được chất lượng của ngày công rối hén. Bằng cấp nước ta , tôi chĩ nói hệ đại học thôi nhé : Năm học 14-15 vừa qua các trường đạt chuẫn 87,52 % tốt nghiệp . Châu âu (CHLB Đức) 42,32% , Hà lan 60,7% , CH Séc 51% ............ tốt nghiệp ra trường . Vậy chất lượng bằng cấp ra sao ? Thế mới có câu VN đào tạo đi thi thì không ai bằng nhưng đào tạo việc làm thì chẳng bằng ai Nhân công chất lượng thấp có nhiều nhất ở các nhà hàng, quán bán hàng. Những người này không được đào tạo mà chỉ được hướng dẫn qua loa, phục vụ rất tồi về mọi phương diện. Lương của họ rất thấp (nên phục vụ tồi là phải). Nếu không thích thì đi chỗ khác, người chủ không thiếu người làm, vì số người làm rất đông, hoặc thuê ngay được người khác.Nói chung ở ta, mọi nơi, nhất là ở những môi trường lao động chân tay thì đều thấy đầy người làm việc, chuyên môn thì không cao, đôi khi người nọ làm vướng chân vướng tay người kia. Tot nghiep dai hoc luong 6,6 trieu moi thang? O dau vay? Người VN thông minh, điều này là rõ ràng. Nếu có ai còn nghi ngờ về sự thông minh của người Việt thì chỉ cần xem thành tích thi toán, lý, cờ vua quốc tế của người Việt so với khu vực. Tuy nhiên xã hội chưa được tổ chức tốt, có nhiều điều dở hiếm thấy ở xã hội khu vực thì lại xảy ra hàng ngày ở xã hội ta như chen lấn ở mọi nơi, xả rác và phóng uế bừa bãi v.v... Năng suất lao động ở ta thuộc loại thấp so với khu vực. Ở không ít người, trí thông minh đã biến tướng thành sự láu cá, cơ hội, chạy theo lợi ích cá nhân và lợi ích ngắn hạn. Vậy câu trả lời chỉ có thể là: quản lý kém. Em làm công điện tử vốn 100% của Nhật và người Nhật tận dụng tối đa sức lao động của công nhân. Một người phải làm rất nhiều việc. Nhưng lương họ trả quá bèo. Vì họ tự cho rằng trả thế vẫn còn nhiều hơn so vs các công ty khác của Hàn, Trung Quốc. vốn dĩ sản phẩm của chúng ta giá trị không cao. lấy ví dụ như một cái iphone họ làm ra đổi được bao nhiêu tấn thóc của mình thì biết. Vấn đề là góc nhìn, ở Việt Nam chúng ta đổ lỗi năng suất lao động thấp cho người lao động. Điều này là vô lý, vì người lao động (công nhân, nhân viên) vốn có trình độ thấp so với người sử dụng lao động (ông chủ). Vậy nếu ông chủ (có trình độ cao, chủ sở hữu vốn) không có phương thức quản lý tiến bộ, không sử dụng công nghệ cao thì làm sao người lao động (có trình độ thấp, không có vốn, phải đi làm thuê) lại có thể nâng cao năng suất lao động được? Rồi chúng ta đổ thừa cho đào tạo, cũng vô lý nốt, vì nếu họ đào tạo ra lao động trình độ cao (lương cũng cao) nhưng ông chủ lại dùng công nghệ thấp hoặc phương thức quản lý lạc hậu thì họ cũng thất nghiệp hoặc không thể phát huy trình độ được. Ngay trong ví dụ của chính tác giả về việc sử dụng băng chuyền hay sử dụng hàng người, ông chủ là người phải mua băng chuyền chứ không phải nhân viên. Năng suất lao động thấp xét trên nhiều phương diện. Thứ 1 là do bản thân người lao động, phần lớn người lao động ở cấp bậc lao động phổ thông hoặc lao động tay chân có tay nghề thường có tính ganh ghét tỵ nạnh thay vì tranh đua, dẫn đến năng suất tập thể bị trì, kéo giảm. Thứ 2 trình độ của người lao động phần lớn chưa cao, ý thức học hỏi chưa tốt nên rất khó để hok có thể sáng kiến hoặc cải tiến chính công việc của họ sao cho đạt năng suất cao mà chỉ làm việc 1 cách rập khuôn như những gì đã được chỉ dẫn. Thứ 3 là dây chuyền máy móc sản xuất lạc hậu, cần nhiều nhân công để vận hành dẫn đến năng suất thấp. Theo quan điểm cá nhân tôi, khắc phục được 3 vấn đề trên thì năng suất lao động của người Việt Nam phải thuộc vào top cao nhất thế giới. Ôi dào, Tiền nào của ấy thôi ! Tiên trách kỷ - hậu trách nhân ! đừng nên cái gì cũng đổ lỗi do cơ chế ! Mãi lực (PPP) của nền kinh tế Việt Nam đứng hàng 37/230 (CIA Factbook) nghĩa là không tệ. Tác giả hơi bi quan. Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hội nhập trở lại với thế giới sau mấy chục năm, chuyện năng suất không phải là lớn khi cơ chế cồng kềnh, quan liêu bàn giấy được tháo bỏ. Người Việt Nam thành công trên toàn thế giới thì không có lý gì không thành công ngay trên đất của mình. Chung quy có thể người chuyển ngữ sang tiếng Việt làm cho ngộ nhận? Chip và low cost nghĩa không phải là đồng nhất. Nhân công Việt nam được định giá thấp do không được đào tạo chuyên môn và đương nhiên sẽ kéo theo những ngành nghề sử dụng công nghệ lạc hậu cho ra đời những sản phẩm... Rẻ tiền? lương rẻ mạt vì tay nghề yếu... |
Văn phòng ở trên cao Lâm từng được nhiều báo đài nhắc đến vì tấm gương vượt qua số phận. Bằng vài ngón tay còn cử động được, Lâm tự học công nghệ thông tin trên chiếc máy tính cũ được cho và giờ làm việc trong ngành ấy.Đầu năm nay, Khánh Lâm có chút khúc mắc với Trung tâm Thể dục Thể thao Hà Nội. Anh đã không tập luyện với tư cách một vận động viên khuyết tật từ lâu, nhưng nghe đâu tên mình vẫn có trong danh sách của trung tâm (đồng nghĩa với tiền hỗ trợ). Anh và nhiều người khuyết tật khác đến trung tâm để hỏi danh sách những vận động viên đang nhận hỗ trợ, nhưng không nhận được câu trả lời, vì "người có trách nhiệm đi vắng".Cuộc phỏng vấn với Lâm rất dài và nhiều bức xúc, nhưng chỉ có một câu tôi ám ảnh. Lâm nói rằng anh bức bối lắm vì nỗi hoài nghi đang bị lợi dụng, nhưng chỉ đến hỏi thông tin được một lần, bởi vì "văn phòng ở trên tầng 2 mà em thì không lên được".Tất nhiên là Lâm, gày yếu thu mình trong chiếc xe lăn, sẽ không thể tự đi cầu thang lên tầng 2. Tất nhiên là nếu như những cán bộ ở Trung tâm thực sự muốn giúp đỡ, thì Lâm cũng không nhất thiết phải lên tầng 2 và văn phòng có thể không còn ở tầng 2 nữa. Nhưng cuối cùng, thì vẫn là "cán bộ trên trời, cuộc đời dưới đất".Câu nói của Lâm như là một ẩn dụ cho rất nhiều những cuộc làm việc của người dân với cơ quan công: cuối cùng thì vấn đề của một cơ quan công, không phải là nó có bao nhiêu tầng, to đến mức nào, xây bằng vật liệu gì và kiến trúc đẹp ra sao, mà là nó có "ở dưới mặt đất" để phục vụ người dân hay không.Tôi nhớ đến câu nói "văn phòng ở tầng 2" của Nguyễn Khánh Lâm khi đọc những dòng tin về việc nhiều địa phương nước ta đề xuất xây khối hành chính trị giá cả nghìn tỷ đồng. Tôi nghĩ có lẽ anh Nguyễn Khánh Lâm cũng sẽ đồng cảm với tôi, và nhiều người khác nữa, rằng với một người dân bình thường, đang có việc thiết thân, không có nhu cầu tham quan kiến trúc, thì việc cơ quan công trông nó ra sao không hề quan trọng. Việc xây dựng những khối nhà khổng lồ ấy bằng nguồn vốn nào, chi tiêu ngân sách có hợp lý hay không, đã có những thiết chế giám sát riêng – và là một bài toán khác. Vấn đề chúng tôi quan tâm nhất, là những gì mình cần, có dễ dàng tiếp cận, có toát ra một bầu không khí gần gũi, thân thiện hay không?Nếu câu trả lời là không, thì những khối nhà nguy nga có thể trở thành vô nghĩa, những tầng cao lộng lẫy có thể trở nên phản cảm và gây ức chế. Bộ mặt của một cơ quan công, không phải là mặt đứng kiến trúc của cơ quan, mà là những gì người dân nhận được khi đến đó.Và tất nhiên là nếu suy nghĩ như thế, thì một cơ quan giản dị, một dãy nhà gạch mái bằng, một biệt thư cũ có lối lên cho xe lăn có thể đẹp hơn một khối kiến trúc hoành tráng có phào chỉ theo phong cách Pháp. Tôi cũng đã có may mắn được bước vào những cơ quan như thế. Như mới sáng nay thôi, vợ chồng tôi ra phường để làm hộ khẩu. Chỉ có một dãy nhà, đi từ phòng bên trái sang phòng bên phải, ngồi xuống 15 phút, người cán bộ đã hướng dẫn xong xuôi thủ tục. Tôi cho rằng một cơ quan như thế đẹp và đáng kính trọng hơn nhiều so với nhiều nơi trang trí bằng đá granite mình từng bước vào.Cao tầng để làm gì, nếu như mỗi người dân đều có thể rơi vào hoàn cảnh của Lâm, biết điều mình cần ở trên tầng, mà không lên tầng được.Đức Hoàng A Đức Hoàng có ảnh avatar mới :)) trông lãng tử hơn nhiều. Tôi biết, qua những bài viết của anh, tôi nhận thấy ở con người anh là một tấm lòng nhân hậu, yêu thương, và bênh vực con người, lẽ phải. Và lên án gay gắt thói hư tật xấu tồn tại trong xã hội này. Cảm ơn tấm lòng của anh. Cán bộ trên trời, cuộc đời dưới đất, quá hay và ý nghĩa cho câu này, nói lên thực trạng hiện nay xã hội không phát triển mà chỉ phát triển tham nhũng. Bác Hoàng nói còn thiếu rằng : Trong những căn phòng cao tầng ấy còn có ng phục vụ , những chiếc ghế dựa được bọc da xoay tròn và điều hòa chạy suốt ngày đêm . Nhưng đó là trào lưu của xã hội , làm ra cho hoành tráng khoe mẽ & cốt lõi đễ các cán bộ hưởng thụ . Còn ng dân có nhu cầu đến đây đễ giãi quyết thì đứng khép nép cuối đầu dạ thưa ...............năm lần bảy lượt rồi ngao ngán lắc đầu ra về Bài báo hay và rấy ý nghĩa, tôi luôn rất quan tâm và suy nghĩ về những vấn đề mà anh Hoàng đề cập Ám ảnh quá anh ạ...Cảm ơn anh. Đọc những bài viết của anh xong thầy nghèn nghẹn, và liếc trộm sang ba thì thấy cái lắc đầu nhè nhẹ..Chợt nghe tiếng thở dài ... Tôi là người mất lòng tin nhiều vì trải qua quá nhiều chuyện bị hành và nhìn thấy hàng ngày, nên tôi nghĩ có thể cơ quan anh vào làm hộ khẩu sáng nay biết anh là nhà báo nên lo mà làm cho nhanh để khỏi bị bêu. "Độc quyền" ắt sinh "Độc đoán" Còn tôi.Tôi có ý muốn nói rằng.Cái gì độc quyền trở thành độc đoán.Người dân đã thay đổi,xã hội thay đổi chỉ có điều quan thay đổi quá ít. Đồng cảm với bài viết! Thủ tục hành chính còn rất rườm rà, tốn nhiều thời gian trong khâu giải quyết, không chỉ đơn thuần tốn hay không tốn thời gian cho việc chạy từ văn phòng cơ quan A sang cơ quan B! :( Luôn mong chờ những bài viết của Hoàng. Thấy là phải đọc ngay. Đọc xong (phần nhiều) là buồn ngay :(. Bau troi thi cao ma tam long thi hep. vay nguoi dan yeu duoi biet trong vao dau !? Nói chung là tư duy cậu Hoàng này rất ổn, viết sát sao với thực tế, các vấn đề nêu ra đều thời sự, đúng đắnNhưng ko giải quyết đc gì cho thực tế, vì thực tế thì vẫn vậy, có viết thế chứ viết nữa cũng ko có gì thay đổiHẾT Thích nhất câu "Cán bộ trên trời, cuộc đời dưới đất" Đã đọc rất nhiều những bài viết của Đức Hoàng, mình cực kỳ tâm đắc.MỘT NGÒI BÚT SẮC BÉN-MỘT TÂM HỒN HÂN HẬU Cao tầng cho nó oách, cho xứng tầm thế giới, cho có cái bỏ túi, xây nhà , nghỉ dưỡng, du lịch nước ngoài. Ông Hoàng này chắc họ cù . |
Hiến tủy Thời gian làm nghiên cứu sinh ở Đài Loan, thỉnh thoảng tôi vẫn tham gia các đợt vận động đăng ký hiến tủy của Hội từ thiện Tzu-Chi và được nghe những câu chuyện cảm động về việc thuyết phục người trùng tủy. Đến nay, sau 22 năm thành lập, ngân hàng này đã có gần 400.000 người tình nguyện. Tuy vậy, thời gian từ lúc đăng ký đơn tình nguyện hiến tặng cho đến khi nhận được cuộc điện thoại “định mệnh” thông báo có người trùng tủy có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa. Rất nhiều chuyện đã thay đổi. Có người từ độc thân giờ có gia đình bề thế và con cái đông đủ, có người thăng quan tiến chức hay có công việc thay đổi phải sống ở nước ngoài…Nếu ai đã hành nghề ngoại khoa ít nhất cũng một lần chứng kiến cảnh con cái ký tên đồng ý phẫu thuật cho bố, mẹ nhưng rồi sau đó có người con khác phản đối, hay đôi khi chính bệnh nhân hôm nay đồng ý ngày mai lại đổi ý. Vì vậy việc đã đồng ý đăng ký hiến tủy rồi thay đổi ý, chịu áp lực của gia đình sau 5-10 năm cũng là điều dễ hiểu và cũng không có hành lang pháp lý nào ràng buộc điều này. Tuy nhiên, ở hội Tzu Chi có hẳn một tổ quan hoài. Họ có rất nhiều câu chuyện, hình ảnh cảm động để làm an lòng người hiến tủy. Họ còn có tập hợp đội ngũ nhân chứng sống của người cho và nhận tủy để chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm với những ai còn do dự hay phản đối. Họ cũng là người thay thế, chia sẻ công việc mà người chuẩn bị hiến tủy đang đảm nhiệm để họ yên tâm rằng mọi thứ không bị xáo trộn. Có lần một người trùng tủy làm nội trợ và chăm con nhỏ, các anh chị tổ quan hoài phải cử người đến làm hết các công việc nhà và chăm con trong thời gian chị ra vào bệnh viện xét nghiệm và làm thủ thuật lấy tủy. Họ nhẫn nại, đôi lúc cam chịu làm mọi cách để động viên người trùng tủy, vì biết rằng một sự thất bại nào trong thuyết phục đồng nghĩa với một cơ hội hồi sinh của bệnh nhân đang lụi tàn dần. Họ đã tần tảo góp nhặt từng trường hợp để rồi đi qua gần 4.000 lần thành công trong thuyết phục như thế.Hiện nay, với tiến bộ của y khoa, hiến tủy không còn đau đớn và nặng nề nữa. Trước đây, người hiến tủy phải được gây mê và bị đâm gần 100 nhát để rút 500-800 ml từ xương chậu thì bây giờ với kỹ thuật thu tế bào gốc ngoại vi (peripheral stem cell collection), chỉ đơn giản như hiến máu, không phải gây mê hay đau đớn. Sau hơn 40 năm kể từ trường hợp đầu tiên thành công ghép tủy không huyết thống, sự hiến tủy đến nay được chứng minh là hoàn toàn vô hại. Bản thân tôi khi ở Đài Loan cũng từng gặp một người hiến tủy đến hai lần, hay nói cách khác một người cứu đến hai người.Hiến xác, hiến tạng là một nghĩa cử vô cùng cao cả, họ cống hiến cho bệnh nhân, cho sự tiến bộ của y khoa mà không cần màng đến thân xác của mình. Và người hiến tủy cũng vậy, họ cũng cao cả để vượt qua những rào cản, áp lực nhằm gieo vào những mầm sống mới giúp bệnh nhân không may mắn hồi sinh. Khác với hiến xác, hiến tạng, họ và người nhận tủy lại có dịp gặp nhau để chia sẻ niềm vui và hạnh phúc khi máu của người này vẫn tuần hoàn trong cơ thể của người kia. Đó thực sự như một câu chuyện cổ tích của phép hồi sinh, và tôi mơ ước có được phép nhiệm màu như thế trên đất nước này. Ước gì Việt Nam cũng có ngân hàng tủy như vậy, ước gì mình cũng có nhiều người tình nguyện đăng ký hiến tủy như vậy, và ước gì có nhiều người nhiều tổ chức cùng bắt tay làm. Ngân hàng tủy chúng ta không chỉ giúp ích cho bệnh nhân ở Việt Nam, người Việt ở hải ngoại mà còn trao đổi dữ liệu với các ngân hàng tủy khác trên thế giới.Dẫu chỉ là ước mơ tôi cũng sẽ cố mơ và chờ một phép nhiệm màu.Huỳnh Thanh Tuấn Tôi sẽ đăng ký hiến tuỷ, hiến tạng hay bất cữ thứ gì có thể hiến nếu ko may chết sớm. Mình đã tham gia hiến tủy, ngày mình lấy tủy đúng ngày mồng một Tết năm 2015. Thực sự nó không có đau đớn nhiều và nhẹ hơn những gì mình tưởng. Bệnh nhân là em trai mình hiến tủy bị bệnh máu trắng. Sau khi được cấy ghép xong. Em minh đã binh phục và đi làm bình thường. Mình thấy rất hạnh phúc vì điều này. Bạn nào cần lơif khuyen hay chỉ dẫn mình săn sàng chia sẻ nhé. Co một thực tế là xét nghiệm HLA chi phí quá cao 7trieu/1 lần xét nghiệm. Nếu ở Vn có ngân hàng tủy, tôi cũng tình nguyên xin hiến tủy của mình :) Ban tui viet hay qua. Vua y nghia, vua thiet thuc. nếu hiến tủy đơn giản như hiến máu thì tôi sẵn sàng hiến tủy, chứ mà đâm gần trăm phát vào ng thì thôi, đam xong chắc tôi cũng chết luôn á LÒNG CAO CẢ TÌNH NGƯỜI Toi da hien mau that su hien tuy duoc nhe nhang nhu hien mau thi toi day san sang va khi chet toi muon duoc hien xac cho khoa hoc Cảm ơn Huỳnh Thanh Tuấn !, có thể nói đây là lời hiệu triệu.Mong rằng nhiều người hưởng ứng để chúng ta có ngân nội tang có điều kiện cứu giúp người bệnh đồng thời cũng làm giảm đi loại tội phạm giết người mua bán nội tạng. Khi tôi chết, tôi muốn hiến bất kỳ, tất cả cơ thể tôi để cứu người khác. Bạn tôi ung thư máu khi 27 tuổi. Tôi muốn làm tất cả. Tôi cũng là một nghiên cứu sinh ở Đài Loan. Trước đây, khái niệm về hiến tủy với tôi cũng là một cái gì đó rất đáng sợ - mình sẽ bị đâm rất nhiều nhát, rất đau đớn mới có thể lấy được tủy. Và rồi, việc lấy tủy ấy làm sao có thể cứu được người, biết có cứu được họ không? Nhưng một lần có lẽ do duyên số tôi đã được làm quen, chung sống với Anh Chị một khoảng thời gian: Anh - một người hiền lành, đạo đức, một người chồng có trách nhiệm, hết mực yêu thương vợ con. Chị - một người vợ tài năng, xinh đẹp với đức hy sinh vì chồng mà bất kỳ một ai quen biết chị đều vô cùng ngưỡng mộ và trân trọng. Chị chấp nhận hy sinh mọi thứ đang có với hy vọng duy nhất có thể cứu sống được chồng mình đang chiến đấu với căn bệnh ung thư máu ác tính. Ở Anh toát lên một tình yêu cuộc sống, khát vọng sống mãnh liệt dù chỉ thêm 1 tháng, 2 tháng, 1 năm, Anh cũng khao khát được ghép tủy được có cơ hội sống để có thể ở bên vợ con mình. Thời gian tiếp xúc cùng Anh Chị giúp tôi hiểu thêm về việc hiến tủy, ghép tủy, cách lấy và ghép, ý nghĩa lớn lao của việc hiến tủy - dòng máu của chúng ta không chỉ cứu riêng bản thân người bệnh mà cứu cả hạnh phúc gia đình họ. Tôi là người được chứng kiến ca ghép đó - chỉ đơn giản như việc truyền máu vì áp dụng kỹ thuật thu tế bào gốc ngoại vi. Hiến tủy không đau đớn và đáng sợ chút nào cả! Sau những trải nghiệm thì giờ các dữ liệu về máu của tôi đã được lưu trong ngân hàng tủy của Hội từ thiện Tzu Chi, hy vọng dòng máu này có thể mang lại cơ hội hồi sinh cho những bệnh nhân không may mắn và xa hơn nữa Việt Nam của chúng ta cũng sẽ có một ngân hàng tủy như thế với số đơn đăng ký tình nguyện hiến tủy là vô hạn. Cùng chờ đợi, cùng hy vọng và cùng cống hiến các bạn nhé! Xin cho hỏi, hiến tủy, hiến tạng có giới hạn độ tuổi kg? Ở người già thì tủy và tạng còn gía trị để hiến à ?Mai Anh Thân gửi các bạn có ý định hiến mô, tạng của mình sau khi chết . Các bạn có thể liên hệ Đơn Vị Điều Phối Ghép Các Bộ Phân Cơ Thể Người BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TP.HCMSỐ 201B Nguyễn Chí Thanh, Q.5.Tp.HCMEmail:[email protected]Ở đây sẽ tư vấn và hướng dẫn mình điền đơn hiến mô, tạng. Nếu chỉ như hiến máu thì chắc chắn rồi Việt Nam sẽ có ngân hàng tủy nhanh thôi. Trước đây nghe nói người hiến tủy đau đớn lắm khi cho tủy nên ai cũng rất ngại.... Tôi cũng muốn làm điều gì đó để có ích cho cuộc đời. Nhưng tôi chưa được hiểu lắm về vấn đề này. Nếu được, xin hãy giải thích giúp tôi giữa việc hiến xác, hiến tạng để tôi được hiểu hơn |
Vợt muỗi hay bom nguyên tử? Chị thắc mắc về thứ tôi đang cầm, tôi trả lời đây là cái vợt ruồi, muỗi chạy bằng điện. Thế là cả nhà bên ấy tranh nhau ra xem, cầm, ngắm, sờ, nắn, trầm trồ kinh ngạc vì chưa từng thấy vật gì tiện lợi như thế, họ bảo: “Giá mà Ấn Độ cũng có”. Tôi cũng ngạc nhiên vì không ngờ vật bình thường này lại khiến người ta thích thú đến thế và tôi tự hào giới thiệu về chiếc vợt "made in Vietnam" của mình. Họ nhờ tôi lần tới về Việt Nam nhớ mua hộ cho họ vài cái. Hóa ra một đất nước có công nghệ sản xuất bom nguyên tử trong tay vẫn có thể không đáp ứng được một nhu cầu công nghệ cơ bản nào đó của dân chúng.Một lần khác, lớp tôi đi học thực hành trắc địa ngoài công viên. Thầy giáo phát cho mỗi nhóm một bộ dụng cụ đo đạc. Tôi nhận thấy có ba loại thước dây: nhóm tôi nhận cuộn trông cũ nhất, một nhóm khác thì mới hơn một chút và có một bộ trông như mới. Hóa ra hộp cũ xước của chúng tôi được nhà trường mua từ năm 1973, sản xuất tại Tây Đức. Bộ ít cũ hơn sản xuất tại Nhật Bản, mua năm 1982, và bộ mới nhất cũng đã mua cách nay hai thập kỷ, vào năm 1995 do Singapore sản xuất. Điều quan trọng là tất cả đều đang hoạt động tốt và chính xác. Rất nhiều nước phát triển thần kỳ hiện nay đều đã "khởi nghiệp" từ việc làm ra những vật đơn giản mà chất lượng như thế.Từ lâu tôi đã bị ám ảnh bởi câu hỏi: “Tại sao người ta chế tạo được mà nước mình không làm được?”. Tôi từng quan niệm rằng Việt Nam muốn làm ra xe hơi thì phải luyện được thép, nấu được nhôm, thuộc được da, cao su phải lưu hóa. Khi tiếp xúc với thế giới rộng lớn hơn, đặc biệt với xu hướng hiện nay, tôi hiểu rằng một đất nước không nhất thiết phải làm ra tất cả, không nhất thiết mọi thứ phải “made in Vietnam”, không cần thiết phải xuất xưởng được máy bay chở khách… Nhưng khi đã tạo ra một sản phẩm nào đó, dù là nhỏ bé, thì phải đảm bảo được chất lượng cao nhất. Tiêu chuẩn thế giới không phải là cái gì quá cao xa nếu mỗi doanh nghiệp nghĩ đến nó ngay từ khi mới bắt tay vào làm.Và Việt Nam không phải là đất nước “cái gì cũng không làm được”. Anh bạn Tây của tôi viết tay trái, khi viết từ phải sang trái thì tay luôn làm nhòe mực, dù có viết bằng bút bi. Tôi cho anh cái bút bi Việt Nam, có nét cực nhỏ so với những loại bút bi của Tây (mà 90% số đó nhập khẩu của Trung Quốc). Anh ta trầm trồ khen và “đặt hàng” tôi mua cho hai chục cái.Hàng ngày mắt thấy tai nghe những sự việc như thế, tôi hiểu rằng thế giới còn rất rộng lớn và còn rất nhiều việc ta có thể làm.Hội chợ Techmart 2015 và việc Thủ tướng ủng hộ sản xuất kính cho người khiếm thị là những tín hiệu đáng mừng gần đây cho lĩnh vực khoa học công nghệ. Tôi mong muốn có sự kết nối nhiều hơn các bên trong quá trình hợp tác sản xuất và bản thân mỗi bên đều phải tích cực hơn. Người có công nghệ phải chủ động, bằng mọi cách tìm người có vốn. Người có vốn nên nhiệt tình hơn với người có công nghệ. Còn người chẳng có công nghệ, chẳng có vốn mà chỉ có ý tưởng cũng nên được chào đón, nên được tạo điều kiện, có diễn đàn để nói ra. Trong hàng nghìn ý tưởng vứt đi, chỉ cần một cái có thể thành hiện thực là đủ. Vào năm 2004, ai biết được rằng Facebook sẽ trở nên vĩ đại, các start-up công nghệ ở Việt Nam hiện nay cũng thế. Thay vì chia sẻ những đoạn video đánh ghen, mỗi bạn trẻ chỉ chia sẻ một mẹo vặt đơn giản như đun sôi dấm trong nồi để làm sạch phần đáy bị cháy thì đã giúp được bao nhiêu người hôm ấy khỏi nhăn nhó mặt mũi vì kì cọ đau tay mà không sạch.Kinh tế thị trường sẽ đào thải những gì vô dụng nhưng đừng vì thế mà lo sợ ý tưởng của mình là kỳ quặc. Bởi cái miếng nhựa mềm kê cổ tay để gõ phím cho đỡ mỏi tôi đang dùng đây cũng từng bị tôi cho là điên rồ khi lần đầu nhìn thấy nó bày bán trong cửa hàng.Đặng Thái Hoàng Khi sự đơn giản đạt hiệu quả cao là đỉnh của sự phức tạp Nước phát triển họ diệt muỗi từ gốc bằng cách vệ sinh môi trường, ngăn chặn muỗi đẻ trứng chứ không phải diệt từ ngọn bằng vợt muỗi đâu. Có gì đáng tự hào? Tác giả có biêt là để có được cây but bi mừ bạn giới thiệu đó nhà sản xuât Viet Nam phải nhập viên bi gắn ở đầu but và mực cũng vậy. VIet Nam chưa bao giờ sản xuât đầu đạn but bi. Công nghệ VN chưa với tới mừ nhập cái máy để sản ra cái đầu cũng chua nốt. Năng suất của máy nếu được khai thac hêt thì sản phẩm sẽ rat thừa. Trong chuỗi giá trị của but bi VN chỉ có phần thân but la của VN sản xuất nhung khuôn mẫu cung nhu nguyên liệu nhựa cung phải nhập tuôt. Cac chủ hãng phần lớn cũng là người Tàu. Viet Nam có..công là lớn. Đừng tự huyễn hoặc! Hãy học, sáng tạo và ứng dụng. Đừng bắt học sinh loay hoay chứng minh lại định nghĩa, định lý, công thức nữa,... giá như các nhà lãnh đạo chịu khó suy nghĩ như vậy, đừng tư lối mòn nữa thì hay biết chừng nào! VN mình làm gì đã sản xuất được vợt muỗi anh. Đó là vợt muỗi Trung Quốc ghi chữ VN thôi. Anh thử tự tìm hiểu đi nhé! Người tài luôn nói về những điều thực dụng nhỏ bé. Đó không phải tủn mủn chi tiết mà là thấy đạo chỉ đường. Bài viết rất hay, thể hiện một quan điểm, một góc nhìn sâu sắc, thực tế trải nghiệm, hy vọng mọi người sẽ đọc được bài viết này. Cái được của bài viết ở đây chính là sự cổ vũ cho những ý tưởng, những sản phẩm giá trị, dù là nhỏ nhất. Rất đáng hoan ngênh.Nhưng nếu nói:"Hóa ra một đất nước có công nghệ sản xuất bom nguyên tử trong tay vẫn có thể không đáp ứng được một nhu cầu công nghệ cơ bản nào đó của dân chúng" thì không cẩn thận dễ bị rơi vào tình trạng: vào rừng không nhìn cả cánh rừng mà chỉ nhìn thấy một cái cây. Cảm ơn tác giả, có cái nhìn rất thực tế, hữu dụng và cầu thị, cổ vũ chúng ta những người trẻ! Thái Hoàng quán quân đường lên đỉnh olympia năm 2012. Tuyệt lắm, những điều e nói thực sự ý nghĩa Theo tôi, cái gì VN cũng chế tạo được , nhưng bận đón con, rửa chén, nấu cơm, đi hội thảo. Xong . Mọi người đọc và cảm nhận nhẹ nhàng sẽ rất tuyệt, tự hào chứ đừng tự ti mà cho là tự huyễn hoặc mình. Không nên khắt khe quá, cuộc sống mà cứ phải thế này - thế kia - thế nọ chán lắm ! Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả và VNEXPRESS ! Mong quý báo sẽ có thêm nhiều bài hay hơn nữa ! năm 2007 khi đi du lịch ở Xiêm riệp -có anh Việt kiều Úc cùng bàn ăn cũng thấy cô phục vụ đập muỗi như bạn Thanh Quyên com. anh cho biết ở Úc ngiêm cấm dùng vợt này vì không an toàn ,có thể gây hỏng mắt-nếu đang cầm một vật bằng kim loại chạm vào lớp giữa sẽ bị giật -rất nguy hiểm khi trẻ nhỏ không biết và ở gần vợt này ! lâu rồi tôi mới đọc đc bài viết hay. cảm ơn tác giả |
Cánh đồng và những ông quan Ông Kỳ tâm sự với lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã tỉnh Tuyên Quang, ông Phó chủ tịch liên minh hào sảng: “Ông cần người như nào? Kỹ sư nông nghiệp, kinh tế, hay môi sinh, tôi sẵn sàng tăng cường một người làm trợ lý cho ông, trả lương giúp ông luôn”. Ông Kỳ ngẫm nghĩ, rồi bảo: “Vậy thì ông không có người tôi đang cần. Bởi tôi cần một người có đủ niềm tin vào hợp tác xã, có thể theo đuổi những khát vọng mà tôi đang nuôi giữ, có thể học hỏi, tìm kiếm những kiến thức của thiên hạ để giúp xã viên làm giàu. Cái người ông cho tôi có như thế được không?” – vị Phó chủ tịch liên minh bảo: “Thế thì chỉ có con trai của ông thôi! Ông hãy cố mà đào tạo nó theo cách mà ông muốn”.Gần 5 năm trước, 600 trí thức trẻ được tăng cường về nông thôn để làm Phó chủ tịch xã nghèo. Gần hết một nhiệm kỳ, 99,65% được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có trên 31% hoàn thành xuất sắc rồi đứng trước nguy cơ trở thành những nhân sự thừa ra ở chính mảnh đất tưởng như đang cần họ.Theo thống kê của Bộ Nội vụ, kết thúc Đại hội Đảng bộ các xã nhiệm kỳ 2015 – 2020 chỉ có chưa đầy 25% thành viên của Đề án được bầu vào cấp ủy, có nghĩa là sẽ có trên 75% chắc chắn sẽ rơi rụng. Thậm chí, có những địa phương như Sơn La còn chủ trương không bố trí quy hoạch các trí thức trẻ này trong thời gian tới.Ruộng đồng cần tri thức, nông thôn cần có những con người nhiệt tình và có năng lực để vực dậy sức sống của làng quê. Đó là một sự thật! Đề án 600 trí thức trẻ cũng vì thế mà ra đời. Song, tri thức mà các làng quê đang thực sự cần có phải là những mảnh bằng đại học nằm trong balô của những chàng trai cô gái trẻ? Ông Nguyễn Bút Kỳ, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nhữ Hán, đã trả lời dứt khoát là: Không!600 trí thức trẻ tăng cường về xã cũng giống như những nhân sự mà ông Chủ nhiệm Hợp tác xã Nhữ Hán được cấp trên ban cho. Làng quê cần những người chủ của cánh đồng có tri thức, có khả năng, và nhu cầu sử dụng tri thức để làm giàu cho mình chứ không phải những người trẻ tuổi mang mảnh bằng đại học về làng nhận lấy một chức danh.Khi các trí thức trẻ tăng cường về nông thôn để làm phó chủ tịch xã, các xã nghèo được tăng cường một trí thức thời vụ, để giải quyết công việc trong một nhiệm kỳ. 99,65% đã thành công trong vai trò làm một ông phó chủ tịch trong nhiệm kỳ 5 năm. Nhưng đề án thất bại, bởi những cánh đồng cần những người làm chủ của nó, chứ không cần một nhiệm kỳ của ông viên chức Phó chủ tịch.Nông thôn cần tri thức, vậy thì hãy tăng cường cho nông thôn những con người có thể trở thành trí thức của làng quê. Trao cho những trí thức trẻ một chức danh hành chính, họ sẽ trở thành một viên chức quan liêu. Trao cho những trí thức trẻ một cánh đồng, họ sẽ trở thành chủ nhân, để sống chết vì cánh đồng đó, dùng tri thức của mình để cánh đồng đó trở nên trù phú.Những trí thức trẻ cần được trở thành những người nông dân có tri thức để gia tăng hàm lượng tri thức cho ruộng đồng. Bởi thế, họ không cần được quy hoạch chức danh, họ cần được trao những cánh đồng để sống và cống hiến.Phạm Trung Tuyến Câu nói “Thế thì chỉ có con trai của ông thôi! Ông hãy cố mà đào tạo nó theo cách mà ông muốn” nghe thật chua chát!"Bao giờ văn hóa nhiệm kỳBao giờ văn hóa phong bì, phong baoHết thời ra vứt bờ aoĐấy là đến lúc mong sao thấy rằngNgười ta đi học làm nhânKhông vì học để xí phần, chọn quanNếu làm được, ắt hân hoanĐón Việt Nam nước hoàn toàn vẻ vang". Em thik câu "Trao cho những trí thức trẻ một chức danh hành chính, họ sẽ trở thành một viên chức quan liêu. Trao cho những trí thức trẻ một cánh đồng, họ sẽ trở thành chủ nhân, để sống chết vì cánh đồng đó, dùng tri thức của mình để cánh đồng đó trở nên trù phú". 75% không được bầu không có nghĩa họ ít hữu dụng, mà có thể còn ngược lại. Bầu cử ảnh hưởng rất lớn bởi 'chính trị địa phương', trong đó, người ngoài từ nơi khác đến thường sẽ ở thế yếu. Rồi sẽ rơi lại vào vòng lẩn quẩn, những trí thức nông dân nhiệt tình sẽ bị những ông quan bảo thủ, đó kỵ , vùi dập...họ lại ra đi...Cần có một giải pháp đồng bộ, nếu không, " mọi lý thuyết đều là màu xam"... Những trí thức đó toàn con ông cháu cha được điều về thôi. Còn những người không có cây đa, cây đề che chở khó mà được bố trí lắm. Thực tế như vậy thôi. Những người có năng lực không có đất dụng võ đâu Cũng cần đặt câu hỏi: các trí thức có thật sự yêu ruộng đồng, lựa chọn công việc chân lấm tay bùn và gắn bó với sự nghiệp nông nghiệp hay chỉ muốn biến việc xuống xã như đi nghĩa vụ để kiếm cơ hội tiến thân. Cái xã hội cần là thực chất. Những tri thức cần đặt dưới sự lãnh đạo của quan xã không có học thức? Vậy sao! 75% không được bầu bởi vì họ không theo ekip của các ông quan địa phương; bởi vì họ phá vỡ các thói quen thường ngày của cán bộ địa phương; bởi vì họ tạo ra những cách làm mới mà dịa phương không thích. Thứ nhât một phó chủ tịch có tri thức là không xoay chuyển được gì. Thứ hai ở xã phường nơi tập trung đầu mối giải quyết các vụ việc thì hầu hết các cán bộ xã, phường quá nghèo về học hành, chất xám nhưng lại đứng ở vai trò lãnh đạo xã hội, thiếu hiểu biết về pháp luật.. Thứ 3 ..Thứ 3 đào tạo của ta chưa chuẩn dễ như nước đổ lá môn. Thứ 3 cách chọn, bầu bán, ekip, dòng họ. đia phương..Thư 5 nhất địa phương nhì TƯ... Ai là chủ nhân của cánh đồng ???? Kể cả đã có sổ đỏ cũng chưa chắc...!!!! Chủ trương đường lối rất đúng đắn, thực thi sai lệch, hỏng bét. Bao giờ đội ngũ trí thức mới thực sự được làm việc bằng năng lực trí tuệ của mình. Bao giờ khoa học mới cất cánh được. Một bài toán nan giải!Người trẻ luôn nhiệt huyết! Mấu chốt lại là: cơ chế, quyền lợi và nhìn nhận địa phương mâu thuẩn! Với cơ chế nhiều vấn đề "tế nhị" như ở Việt Nam hiện nay thì những cô cậu sinh viên kia dù tài giỏi đến cỡ nào cũng không thể cựa quậy gì nổi. Chứ đừng bắt họ phải tạo dấu ấn lớn làm gì. Cuối nhiệm kỳ chỉ cần không nằm trong nguồn quy hoạch xem như hết đường sống. Nen loai bỏ HTX ra khoi cac thanh phan KTê Để trở thành người nông dân có tri thức hãy đọc quyển "Cách mạng một cọng rơm". À thực ra thì ai cũng nên đọc. |
Trực thăng và tàu ngầm Sau đó, có thêm một anh thợ cơ khí ở Hà Nội cũng làm ra chiếc tương tự nhưng bị cấm bay. Điểm chung của những chiếc "trực thăng" này là cuối cùng, chúng đều được trưng bày hoặc để làm kỷ niệm. Một Việt kiều Pháp cũng được coi là người Việt Nam đầu tiên chế tạo ra chiếc "tàu ngầm mini" vào năm 2010. Nó dài 3,2 m, cao 1 m, ngang 1 m và nặng hơn một tấn. Nó đã được thử nghiệm khá thành công và phát triển ra thêm vài phiên bản. Gần đây hơn, vào năm ngoái, một doanh nhân vùng lúa Bắc Bộ cũng đã tự chế ra một chiếc "tàu ngầm". Dù sau đó thử nghiệm không mấy thành công, ông vẫn đang tiếp tục làm chiếc thứ hai.Vào năm 1903, tại nước Mỹ, anh em nhà Wright đã sáng chế chiếc máy bay đầu tiên có động cơ và họ được coi là ông tổ của ngành hàng không thế giới. Bốn năm sau đó, nhà sáng chế người Pháp Paul Cornu là người đầu tiên tự chế ra chiếc máy bay trực thăng của mình. Ông tự lái và bay lên được 50 cm trong thời gian 20 giây. Lịch sử của tàu ngầm thì xưa hơn nữa. Mùa xuân năm 1776, khi Hải quân Anh phong tỏa chặt Vịnh New York trong thời gian chiếm đóng nước Mỹ, một kỹ sư hàng hải có tên là David Busnell đã nảy ra ý tưởng chế tạo một chiếc tàu đặc biệt có thể đi ngầm dưới nước, bí mật mang mìn tiếp cận và đánh chìm các tàu chiến to lớn của Anh để giải phóng thành phố. Đó được coi là chiếc tàu ngầm đầu tiên của thế giới. Nó có hình quả trứng, cao 2 m, rộng 0,9 m và chỉ có một người điều khiển để kiêm nhiệm tất cả mọi việc: thuyền trưởng, lái tàu, hoa tiêu, thợ máy và thủy thủ chiến đấu.Như vậy, tính từ khi chiếc máy bay trực thăng đầu tiên trên thế giới ra đời (1907) cho đến chiếc tương tự của Việt Nam (2003) là 96 năm. Khoảng cách tương ứng của tàu ngầm thì dài hơn, tới 234 năm. Kể từ khi những sản phẩm nguyên thủy đó của nhân loại ra đời cho tới nay, ngành công nghiệp vũ khí (trong đó tất nhiên bao gồm có trực thăng và tàu ngầm) của thế giới đã phát triển với tốc độ khủng khiếp. Ngày nay, chúng đã ở mức quá tối tân và vô cùng hiện đại.Vậy hà cớ gì mà chúng ta lại đi khuyến khích hoặc cổ vũ cho việc sản xuất ra những thứ mà thế giới đã có hàng trăm năm? Đấy là chưa kể, những sản phẩm mà chúng ta đang hả hê thì thực sự mà nói, nó không khá hơn mấy so với những thứ ra đời lúc nguyên thủy. Dễ tính thì có thể cho là "trực thăng" ta làm ra bay cao hơn được vài mét, lâu hơn được vài phút. "Tàu ngầm" thì dài hơn một tý, to hơn một tý, lặn sâu và xa thì chưa biết nhưng sức chứa thì như nhau (đều là một người).Khi định làm ra sản phẩm gì thì ai cũng hướng tới mục đích cụ thể, thậm chí là rất cao cả. Nhưng nghĩ và có thể làm là hai việc quá khác nhau. Để những "trực thăng" hay "tàu ngầm" made in Vietnam bay được lên trời hay lặn xuống đáy biển phục vụ cho quốc phòng, kinh tế, du lịch của Việt Nam theo tôi là điều khá xa xỉ với điều kiện của các bác thợ cơ khí nói trên.Trong việc chế tạo tàu ngầm, công nghệ "tuần hoàn không khí" (AIP) là điểm cốt yếu đầu tiên phải giải quyết mà cũng chưa có nhiều quốc gia làm chủ được nó. Còn với việc chế tạo máy bay trực thăng, việc làm chủ được nguyên lý "lực nâng khí động học" (lực nâng Zhukovsky) cũng rất khó khăn. Ngay cả khi xử lý được những công nghệ cơ bản này thì việc hoàn chỉnh các hạng mục khác để cho tàu ngầm, trực thăng hoạt động an toàn cũng rất nan giải. Dù tôi cũng có xu hướng tin vào những điều không thể nhưng lý trí của tôi trong câu chuyện này thì lại không như vậy. Liệu có ai lạc quan dám trèo lên chiếc "trực thăng" đó, hay chui vào chiếc "tàu ngầm" kia để vi vu trên trời dưới biển không? Tôi e là đứng ngoài vỗ tay thì được, còn hành động thì có lẽ là không.Cá nhân tôi cho rằng, nên coi việc làm ra những sản phẩm trên là sự đam mê, là "thú chơi" của những bác thợ cơ khí, những anh Hai Lúa thôi, chứ coi nó là niềm tự hào trí tuệ Việt Nam thì có vẻ là ta đang tự huyễn hoặc mình. Có thể coi chúng là cách để chúng ta chứng minh rằng, người Việt Nam rất khéo tay và lấy những điển hình này để khuyến khích niềm say mê sáng tạo trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ rồi cộng với những "tư duy muốn thay đổi thế giới" để mong có thêm những "nhân tố vượt tầm" thì tốt. Chứ không thì, lại có thêm những "thế hệ dập khuôn", ra trường rồi lại đam mê, mải miết "phát minh" ra "chiếc ôtô đầu tiên của người Việt" thì thật gay go.Nhân loại đang sống ở kỷ nguyên công nghệ số. Một nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi năm, tốc độ phát triển công nghệ thông tin lại bằng tất cả các năm trước cộng lại. Nếu so sánh như thế thì những chiếc "trực thăng", "tàu ngầm" kể trên của Việt Nam không phải chỉ cách những chiếc đầu tiên của nhân loại cả trăm năm mà phải là vạn năm, triệu năm. Vậy thì quan trọng không phải ta sẽ làm được những cái gì mà là suy nghĩ để làm được cái gì cần thiết mới là điều quan trọng. Chẳng hạn như, thiết bị bay có thể quan sát Trái Đất ở độ cao 23 km được chàng trai trẻ Phạm Gia Vinh chế tạo năm ngoái gây chú ý với thế giới. Hay gần gũi hơn là sản phẩm kính giá rẻ dành cho người khiếm thị của tiến sĩ Nguyễn Bá Hải vừa được người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo đầu tư. Nó có thể không mới với thế giới nhưng rất thiết thực, hữu ích và có giá thành rất phù hợp với điều kiện Việt Nam. Những thứ như thế, chúng ta thực sự đang rất cần. Lựa chọn hướng đi là điều quan trọng và nó bắt đầu từ cách nghĩ, cách làm và cả cách cổ vũ. Nếu không làm được như người Nhật, như người Hàn đứng lên thành cường quốc công nghệ sau chiến tranh thì như người Singapore cũng là lựa chọn tuyệt vời. Chưa ai nói, đảo quốc sư tử này là cái nôi của công nghệ, nhưng họ phát triển thành công các ngành dịch vụ, kiếm nhiều tiền rồi thì mua công nghệ cũng hóa Rồng đó sao. Kết quả là thước đo cuối cùng. Vậy đâu cứ phải cố làm ra máy bay, tàu ngầm mới là thịnh vượng! Nguyễn Anh Tuấn Tôi không biết ở đây có bao nhiêu người học công nghệ nhưng thực sự người ta có thể làm những cái to lớn hơn ... nhưng chưa chắc người ta đã làm, khoa học cần phải có phản biện, chứng minh... không cứ là cái gì người ta đi trước hàng trăm năm hay nghìn năm mà ta không tìm hiểu, chứng minh hay làm. Làm có thể hiểu vấn đề cốt lõi và vận dụng những cái mới trong thực tiễn ... chứ không phải làm để bao người nói là " cải lùi ". Không làm thì triệu năm cũng vẫn vậy, bạn tin không ? bạn nêu ra Nguyễn Bá Hải ??? nếu so về trình độ cậu ta chưa chắc đã có trình độ như chúng tôi. Nếu so về học tập thì cậu ta là học trò của tôi ... và quá tầm thường so với những đứa học trò khác. Tôi cho rằng còn rất nhiều người có phát kiến và có ứng dụng hay gấp vạn lần những người bạn nêu tên ở trên ( nhưng vì người ta không biết đến họ đó thôi ) ... Việt Nam luôn thích khoe mẽ và ăn xổi ... nên căn bệnh thành tích và chỉ theo đuôi người ta mà thôi.Một cậu sinh viên công nghệ có thể làm ra được mấy cái thứ ( gọi là siêu hạng ( hay ứng dụng cao, thực tế )) như tác giả nêu ... khi được sự hướng dẫn hay làm theo một cách máy móc ... Người ta cho cái gì thì biết cái đó ( còn đâu thì tịt ngòi ) Còn một cậu sinh viên nghiên cứu từ cơ bản, gốc rễ ... biết vận dụng sẽ làm được gấp 10 hay thậm chí hơn nữa dù thời gian đầu có vất vả. Khi hiểu bản chất của vấn đề rồi thì hãy nghĩ đến đi tắt đón đầu trong công nghệ còn không chỉ là cái thùng chứa rác của nhân loại thôi. ( mà người ta gọi là khôn lỏi ).Bạn có biết bao nhiêu nước sản xuất Chip, Linh kiện ... Việt Nam đã từng phải phụ thuộc vào chúng rất nhiều. Công nghệ chip của các nước tiên tiến vượt trội với hàng trăm năm kinh nghiệm và chất xám. Tại sao VN bây giờ mới lò dò nghiên cứu tìm lại con đường sản xuất Chip vi điều khiển, vi xử lý ( made in VN ) đó ... Làm xong rồi so sánh tính năng, giá cả ... thì bao nhiêu người bảo đi mua nước ngoài rẻ hơn, ngon hơn, hiện đại hơn ... Vậy thì đến bao giờ VN không làm lấy đâu ra cái gọi là hàng VN. ( Hôm nay VN có thể làm chưa bằng ... nhưng đã chủ động công nghệ ... Hãy đến ICDREC mà thăm quan rồi mở to mắt ra mà nhìn ) rồi mai sau sẽ dần ngang bằng và chủ động sản xuất được trong nước ( chứ không phải đi làm thuê cho Intel, samsung ... nọ kia ) ... không phải sang tận Thái mua mấy con chip rẻ tiền !Ứng dụng thực tiễn, chọn cái cần mà làm ... vậy cái cần là gì khi cơ bản chẳng có ... Người ta có thể đi chứng minh hay tìm tòi cho một vấn đề đã có từ hằng trăm hay hàng nghìn năm trước ( để chứng minh, bổ sung cho những ý tưởng, cái hiện tại đang làm, đang thực hiện ) ... Nói theo cái kiểu đừng làm những cái người ta đã làm rồi ... thì giáo sư Ngô Bảo Châu ( đi chứng minh bổ đề toán học - toán học cơ bản ) đã có từ hàng trăm hay hàng nghìn năm trước ... thì chẳng há cũng như ông nông dân đi chế tạo máy bay, doanh nhân Thái Bình chế tạo tầu ngầm sao ?Nghĩ rộng cái đầu ra một chút ... ! Tôi đồng tình cùng tác giả, một bài viết rất hay, rất chi tiết, những phân tích của bạn rất thực tế và chuẩn xác. Không đồng tình lắm với ý kiến của tác giả. Hoàn toàn đồng ý với tác giả. Hãy thôi viễn vông đi, nhìn vào thực tế để chế tạo ra những thứ tuy không mới với thế giới nhưng rất thiết thực, hữu ích và có giá thành rất phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tác giả sai rồi! Không phải tôi ủng hộ làm ra những chiếc máy bay, tàu ngầm thô sơ ấy, mà tôi ủng hộ những người sử dụng cái đầu của mình để thay đổi cuộc sống. Người ta làm được, mình cũng phải làm được. Ví dụ trong câu chuyện chiếc đàn piano Nhật,một nhạc cụ vô cùng phức tạp, khoảng cách thời gian cũng hơn 200 năm chứ ít! Nhưng kỹ sư Torakusu Yamaha đã dành hơn 20 năm nghiên cứu sau này biến thương hiệu của mình đánh bại cả châu Âu. Cho nên tác giả đừng bao giờ suy nghĩ việc bỏ cuộc, bỏ cuộc là thất bại, là chấm hết, không ai nghe bạn giải thích về những khó khăn của bạn đâu. Giống như sân chơi của VN chỉ là robot con thôi. Cảm ơn tác giả N.A. Tuấn có bài viết rất hay. Suy nghĩ và tư duy của tác giả Nguyễnh anh Tuấn này đã lý giải tại sao VN tới giờ kg sản xuất nổi cây tăm,chiếc đũa, bồ lon con óc là thế. Theo tác giả này thì VN không nên sáng tạo và sáng chế ra trực thăng hay tàu ngầm như thời gian qua mà nên đi mua của những quốc gia đã chế tạo thành công những sản phẩm ấy về sử dụng, chưa nói đến chất lượng của sản phẩm VN sẽ không đảm bảo để vận hành. Nói như tác giả thì thế giới này cũng không nên sản xuất hay hợp tác SX máy bay, trực thăng hay tàu ngầm như nhiều quốc gia đang thực hiện mà tất cả hãy sang Mỹ mua cho chắc. Nói thế làm gì có nền công nghiệp quốc phòng ngày càng mạnh như Thụy Điển, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Balan, Ixrael, CH Sec, Singapore.....?Mỗi quốc gia có đặc thù biển đảo, địa hình, biên giới khác nhau, chưa nói ngân sách cũng khác nhau cho nên vũ khí cũng phải khác nhau để phù hợp với trận địa và quan trọng hơn lập luận như em đã triệt tiêu sự sáng tạo vốn rất cần thiết cho quốc gia khởi nghiệp và cho cả doanh nghiệp. Tác giả có cái nhìn thiển cận, cái nhìn của chung những người VN hiện nay. Đó là cách làm kiểu chợp giật, đi tắt đón đầu, không có nền tảng. Làm kĩ thuật mà đi tắt đón đầu rất dễ mất căn bản. Đó là lí do tại sao mục tiêu công nghiệp hóa 2020 không đạt được Ý kiến của tác giả mang nặng tư tưởng ăn xổi của con buôn quá. Theo tác giả thì khỏi cần nghiên cứu làm gì, cứ mua đồ sẵn có về mà bán cho nhanh giàu.Còn làm kĩ thuật mà chỉ muốn ăn xổi, ăn sẵn muốn hình thức thì cả đời chỉ ăn bám tàu thôi. Làm gì có công ty nào, nước nào, sản phẩm đầu tiên đều là 1 siêu phẩm long lanh kiểu Iphone này nọ. Mà đều phài mò mẫm từ mấy thứ mà tác giả gọi là lỗi thời là không có ý nghĩa. Tác giả không hiểu được làm kĩ thuật là phải đi từ mấy cái như thế, để tự mình thực hành để hiểu bản chất. Chứ không phải ra rả đọc sách, học vẹt, cơ bản không có , bản chất không nắm, rồi dù có mua đi bán lại như thế nào đi nữa, giàu có đến mấy đi nữa, cũng mãi mãi chỉ là con buôn. Đào đất lên mà bán lấy tiền thôi. Lúc đất hết thì con cháu chết đói. Tôi thì không đồng ý với quan điểm của tác giả! Có nhiều cách tiếp cận với KHCN mà, làm sao chế tạo và sản xuất ra được sản phẩm cùng loại của nước ngoài mà giá thành rẻ hơn thì nên khuyến khích chứ. Có nhiều nhà sáng lập ra các tập đoàn lớn trên thế giới đâu phải là kỹ sư hay tiến sĩ gì đâu. Còn nói là nông dân thì cũng chưa hẳn là thất học. Tất cả họ có niềm đam mê và học hỏi. Hãy cho họ cơ hội. Còn vấn đề an toàn thì cơ quan kiểm định hãy đưa ra tiêu chuẩn, họ sẽ đáp ứng. Những chiếc tàu ngầm hay trực thăng đầu tiên trên thế giới xuất hiện như thế nào? So sánh khập khiễng. Mình có vài điều để nói:1. So sánh 1 phát minh ở Việt Nam với 1 phát minh ở Mỹ và nói sáng tạo của họ là đồ chơi thì mình chịu thua tác giả luôn. Người ta có tiền, làm thất bại làm lại, có người đầu tư rồi từ từ làm lên. Còn ở Việt Nam ta họ được cái gì đây? Bị cấm, rồi sau đó bị đem lên mạng nói như vầy nè.2. Các bạn nói Việt Nam chỉ thi robot con, mình đồng ý. Nhưng robot con không phải là dễ làm và dễ để thi đấu với các nước khác. Đó là cả sự tâm huyết của các bạn sinh viên. Ừ thì các bạn ấy không tiền, người ta tổ chức cuộc thi robot con thì thi robot con. Muốn người ta làm gì nữa.3. Tại sao gọi những phát minh đó là hãnh diện, vì những người bình thường như mình gặp những người làm được những điều như các chú/anh đó trong bối cảnh mà đa số mọi người đều lo lấy cho thân mình như bây giờ là rất ngưỡng mộ, rất đáng quý và tự hào. Bạn không hãnh diện, cứ tự nhiên, bạn không cảm thấy tự hào, cứ việc. Nhưng còn người bình thường như mình, sẽ cố gắng để một ngày nào đó có thể làm những điều tuyệt vời đó. Mình quý cái mà mình có, của dân tộc mình có. Nếu tác giả mà chỉ huy các cuộc kháng chiến năm xưa, có thể tác giả nói: Trứng chọi đá không chọi được đâu, chúng ta nên đầu hàng đi thôi! Đây là gọi là tư duy và lập luận của những người có tư tưởng gì? Bài viết nhận định đúng về những cái mà có nhiều người cho là sự hãnh diện của VN. Theo tôi sự hãnh diện của chúng ta là sự ý thức, sự tôn trọng pháp luật và nhưng bước đều trên khoa học để cho những nước phát triển tới đầu tư. Có nhỏ thì mới có to , nước ta còn nghèo rất cần những phát minh và ý tưởng như vậy để phục vụ cuộc sống vidu như ông phan bội trân sản xuất tàu ngầm xuat khẩu đó sao hay hai bố con nông dân ơ tây ninh được cambuchia phong hàm tướng đó thôi . các anh đừng áp đặt suy nghĩ của mình như vậy .chúng ta nen biết trân trọng và nếu giỏi hãy phát triển nó thế mới là đẳng cấp . Hai Lúa làm ra những sản phẩm như thế hơn hẳn những ông GS-TS chỉ ngồi bàn giấy mà chẳng làm được gì cho đất nước, tốn kém bao nhiêu tiền của. |
Ngày đầu tiên của năm học Ngay cổng chính của trường được trang trí bằng một vòng bóng hơi thật to đung đưa khiến bọn trẻ con thích thú. trang trí đơn giản và có phần giống như vào khu vui chơi của trẻ con. Không hề có băng rôn, cờ hoa, khẩu hiệu - những dấu hiệu quen thuộc của không khí lễ lạt. Ngạc nhiên nhất là người đầu tiên đứng ở cổng trường đón học sinh chính là thầy hiệu trưởng. Ông cười chào đón từng học sinh bước qua cổng trường bằng câu: “Welcome back” (Chào mừng trở lại trường). Lần lượt tiếp theo sau ông là các thầy cô giáo, nhân viên của nhà trường. Có mặt cả các cô y tá, nhân viên nhà ăn… tươi cười chào đón lũ trẻ và phụ huynh. Thầy hiệu trưởng và các thầy cô, nhân viên cũng sẵn sàng đập tay “high five” với học sinh, nhất là những bạn bé. Nghi thức chào đón thân thiện này cũng chỉ kéo dài chừng 15 phút, sau đó ai về vị trí làm việc của người nấy. Các cô giáo ra khu vực tập trung của từng khối lớp đón học sinh. Con gái tôi thực sự phấn khích vì vừa được đập tay với Mr C. - cách cả trường gọi thầy hiệu trưởng. Từng lớp xếp hàng theo khu vực quy định đã đánh dấu sẵn. Cô giáo chào mừng và hỏi han từng học sinh, từng phụ huynh. Bố mẹ thoải mái đứng cùng con, trò chuyện hỏi thăm lẫn nhau. Đến đúng giờ vào lớp như thường lệ, từng lớp lần lượt đi theo hàng vào lớp. Bố mẹ có thể nắm tay đi cùng các con đến tận cửa khu lớp học để chào tạm biệt. Còn các cô bé, cậu bé lon xon với ba lô trên lưng và túi cơm trên tay bước vào khu lớp học chính thức bắt đầu ngày học đầu tiên. Khi thấy tôi lưu luyến nắm tay cô con gái trước cửa hơi lâu, cô giáo lớp một của con tôi - cô Bergin nhắc nh:ẹ “Đừng để em ấy và cả lớp bị muộn học”. Các con đã bắt đầu buổi học đầu tiên đúng giờ, không bị mất nhiều thời gian cho các nghi thức, dù đây cũng là ngày đầu tiên nhiều em mới gặp cô giáo chủ nhiệm của mình.Chiều khi con trở về nhà sau ngày học đầu tiên, tôi hỏi con gái ở trường thế nào và nhận được câu trả lời khiến tôi nhớ mãi: “Cô Bergin nói, hãy tận hưởng ngày đầu tiên vui vẻ nhé. Hy vọng cả lớp sẽ có một năm học thành công và hạnh phúc. Rồi chúng con bắt đầu học bài. Học rất vui mẹ ạ”.Đấy là đối với trường tiểu học, nơi các con đến trường cần có sự “hộ tống” của cha mẹ. Đối với cô con gái lớn học trung học, năm học mới còn bắt đầu đơn giản hơn, đúng nghĩa là “ngày đầu tiên của năm học”. Các em học sinh sẽ nhận thông báo trực tiếp từ nhà trường qua email, trên website về lịch học các môn đã đăng ký, chuẩn bị sách vở… Và đúng đến ngày, học sinh tới trường đúng giờ để tham dự một nghi thức chào đón vui vẻ và đơn giản ở phòng họp chung, nghe thầy hiệu trưởng giới thiệu về những thay đổi của trường trong năm học mới, những quy định kỷ luật mới của trường, đánh giá về kết quả thi của năm học trước… Tất cả đều là những thông tin thiết thân của học sinh, nhất là đối với những em năm cuối cấp. Sau đó, thầy giám thị sẽ thông báo chi tiết về các quy định xử phạt và tuyên dương của trường áp dụng trong năm học mới. Các thầy cô chính của từng bộ môn phổ biến cho học sinh những điểm mới trong chương trình học, những yêu cầu về sách vở, kiểm tra đánh giá... Buổi chiều, học sinh sẽ nhận các lớp học, mỗi tiết học này sẽ chỉ khoảng 10 phút để học sinh làm quen với giáo viên và bạn cùng lớp. Không có khách mời và bài diễn văn nào hết!Tôi đã đến dự tất cả lễ khai giảng của cô con gái lớn từ lớp 1 đến lớp 8 khi con học ở Việt Nam. Đối với tôi, đó vẫn luôn là những kỷ niệm đáng nhớ, xúc động. Năm này qua năm khác, con lớn lên, trải qua nhiều khối lớp những ngày đầu năm học của con vẫn luôn mang đến cho tôi một cảm giác đặc biệt. Nhưng tôi cũng thấy hình như bao nhiêu hào hứng với năm học mới, được gặp lại bạn bè sau một mùa hè của con thường vơi dần sau tuần lễ tập tành chuẩn bị cho khai giảng. Tôi vẫn còn nhớ khi chuẩn bị cho khai giảng năm đầu tiên ở trường tiểu học, con phải tập trước cả tuần, dù chỉ là cách đi đứng, diễu hành qua sân trường. Đến đúng ngày khai giảng, các con phải đến trường tập trung từ sáng sớm, để rồi nhễ nhại, bơ phờ dưới nắng vài tiếng đồng hồ chờ đón khách, nghe những bài diễn văn dài mà con không nhớ được câu nào vì toàn những từ ngữ quá to tát, nhiều con số tỷ lệ này nọ… so với một đứa trẻ lớp một. Các con vỗ tay, phất cờ hoa như máy khi cô giáo nhắc. Tôi thương cả các cô giáo của con, dù mặc áo dài, trang điểm thật đẹp nhưng cũng tất tả, bơ phờ, vừa tay quạt không ngừng cho học trò, vừa phải luôn miệng trấn an đám trẻ giữ nguyên hàng lối. Sau lễ khai giảng, con mồ hôi đầm đìa, mặt đỏ bừng vì ngồi ngoài sân trường hàng tiếng, hỏi ngay khi mẹ đến đón: “Ngày mai có phải đi khai giảng nữa không mẹ ơi?”. Những ngày khai giảng như vậy diễn ra hằng năm, thầy trò ngắc ngoải chờ những bài diễn văn năm nào cũng giống năm nào kết thúc. Con tôi rồi cũng dần quen với ngày khai giảng nhưng vẫn không hết thắc mắc: “Tại sao chúng con cứ phải đứng mỏi cả chân rồi lại ngồi thật lâu để chờ các bác đọc?”. Thì ra, đối với bọn trẻ, không phải là “nghe” mà chỉ là “chờ” đọc xong diễn văn! Sau lần khai giảng năm lớp 5, con gái tôi nói rất thật lòng: “Con thích nhất là lúc cô hiệu trưởng bảo năm học mới bắt đầu và đánh trống vì sau đấy bọn con không phải xếp hàng và vỗ tay nữa”.Ngày đầu tiên của năm học bao giờ cũng là một ngày quan trọng và đáng nhớ, dù ở Việt Nam hay ở Mỹ. Nhưng trước hết đó phải là ngày của các em học sinh. Các em mới là chủ thể chính. Người lớn chúng ta đừng long trọng hóa, biến những ngày khai giảng thành những buổi lễ - nơi quan khách trở thành nhân vật chính. Các trường, các em học sinh vẫn cần có ngày khai giảng nhưng nên để nó đơn giản và hữu ích, đúng là “ngày đầu tiên của năm học mới” cho các em, chứ không phải một sự kiện cờ hoa mang tính đối ngoại hay phô trương hình thức.Thanh Hà Bài viết quá hay, giá mà ở Việt Nam có sự thay đổi để làm cho các con phấn chấn hơn, đỡ bơ phờ hơn. Người lớn nghe phát biểu còn chán huống hồ là các cháu mới chỉ 6-7 tuổi Đâu phải chỉ mình chị biết, các vị ở ngành giáo dục ai mà chả có con cái đi du học, vậy mà mấy mươi năm qua vẫn ì à ì ạch. Học trước cả nửa tháng rồi mà lại còn dư hơi làm lễ khai giảng. Vô tình dạy cho trẻ em tính hình thức, làm cho xong nghĩa vụ chứ có ý nghĩa gì đâu. Bây giờ làm gì còn khái niệm ngày đầu tiên đi học .....Người lớn đánh cắp ngày học đầu tiên của trẻ rùi ..... Học từ tháng 6 , tháng 7 , tháng 8 ....Học ở nhà thày cô . học ở trường ..... Cảm ơn bạn đã nói thay hầu hết phụ huynh và học sinh lúc này. Đúng là một 'ngày hội hành xác" Nếu cô Thanh Hà nói vậy thì tính công tác phí, liên hoan phí, tiếp khách phí... vào đâu? Đọc bài viết của TH mà thấy lo lo cho con cái của chúng ta nói chung, nói riêng là của gia đình người V. Bước vào năm hoc mới giống như chuẩn bị cho một chiến dịch, từ phụ huynh cho đến học sinh. Cái lo lớn nhất vẫn là cơm áo gạo tiền và hơn nữa mong con thành người ở giữa cái cuộc sống rối rắm về đạo đức sống. Màu mè hoa lá cành...nhưng cái niềm vui đầu năm của các e ngày khai giảng tỉ lệ nghịch với nỗi lo cơm áo gạo tiền của phụ huynh các e còn kinh hơn cơ... biết bao giờ nền giáo dục của VN mới được như nước bạn nhỉ Rat hay! Tiec rang cac quan chuc giao duc nuoc nha chua nhan ra. Cám ơn tác giả. Tôi cũng có cảm nhận giống như vậy. Câu chuyện này lẽ ra phải lên mặt báo nhiều năm về trước khi chúng tôi - những GV hơn chục năm trong nghề bỗng nhiên một ngày nọ vô cùng ngạc nhiên khi được nghe cụm từ "khai giảng thử" trong cuộc họp Hội đồng trước hôm khai giảng mấy ngày. Tôi còn nhớ lúc đó chúng tôi đã ồ lên "Thế là thế nào? Sao lại phải thử nhỉ?" Từ đó đến nay thấm thoắt đã 6,7 năm gì đó. Cùng thời gian ấy bỗng rộ lên chuyện sống thử của một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là SV và tôi đã nói vui rằng "Bây giờ cái gì cũng phải thử trước hết mới được. Giáo dục thế này gọi là bắt kịp thời đại đấy chứ. Khai giảng thử - SV sống thử - vậy nên đừng lên án gì cả nhé!" Nhiều người đã cười ồ tán thành. Xã hội và những vị ngồi trên có biết được sự không đồng thuận của học sinh và cả giáo viên trước việc khai giảng thử này không? Hóa ra những người có thể đưa ra một qui định nào đó đôi lúc chẳng biết tí gì về nó cả trong khi những người biết (trong trường hợp này là gv và hs) thì lại không có quyền ra quyết định. Nghịch lí này không chỉ tồn tại trong một mảng nhỏ của một ngành mà tồn tại khắp nơi và ở mọi ngành! Và báo chí lẽ ra phải đưa vấn đề này lên mặt báo từ lâu rồi chứ không phải đợi đến hôm nay. Những chuyện như các Hoa hậu hay hot girl thay đổi phong cách thế nào, đi thẩm mỹ ra sao lại cập nhật nhanh chóng và nóng hổi. Thì chỉ có ở Việt Nam mới có cái kiểu phô trương hình thức nhiêu khê như vậy thôi. Chị có nhớ trận bóng đá ở sân vận động Quốc gia Mỹ Đình giữa đội tuyển VN với đội Manchester cyty vừa qua không. Khốn khổ cho các cầu thủ đội khách, ra sân rồi mà phải đúng chôn chân hàng tiếng đồng hồ chỉ để nghe hết Ông này đến Ông khác phát biểu mà họ chẳng hiểu cái gì. Ôi trời ơi! bao giờ VN cải cách được cái kiểu: Hết kính thưa lại kính thưa?????????????? đúng là Mỹ..học hành kiểu đó thì làm sao thành tài mà ra làm Quan được.. TÔI TỪNG DU HỌC TẠI ANH QUỐC, TÔI BIẾT VIỆT NAM TỤT HẬU SO VỚI MỸ TRÊN 100 NĂM. Ngày xưa tôi luôn luôn trốn lễ khai giảng, và nếu bây giờ còn là học sinh tôi vẫn trốn tiếp. |
Bờ biển và cái lỗ Lúc đầu tôi rất băn khoăn tại sao lại có cái lỗ trên một khu tường rào bằng gạch kiên cố và chắc chắn vậy. Quan sát một hồi, tôi thấy một phụ nữ và đứa bé, có vẻ là con chị, mang theo khăn tắm và chai nước đi xe máy qua. Hóa ra người ta chui qua cái lỗ đó để đi tắm.Câu chuyện bờ biển bị bê tông hóa hay resort khóa mặt tiền bãi biển gây bức xúc lâu nay. Chính quyền địa phương các tỉnh ven biển và ngành liên quan đã rà soát các dự án đầu tư chậm tiến độ để đòi lại bãi biển cho người dân. Nhưng khi không có resort hay khi các resort phải xây lùi vào trong, các bãi biển công cộng sẽ trở nên như thế nào? Có một thực tế là những bãi biển trong các resort được quản lý quy củ và sạch sẽ, còn những nơi do người dân dựng lều lán để kinh doanh hay không có ai quản lý thì có rất nhiều rác.Trong lĩnh vực quản trị rừng, Việt Nam đã triển khai chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở cấp quốc gia. Chính sách này quy định các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ rừng như nhà máy thủy điện (rừng giúp điều tiết và duy trì nguồn nước), công ty du lịch (rừng cung cấp cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dang sinh học) phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng. Số tiền này có thể coi là hỗ trợ về mặt tài chính khuyến khích những chủ rừng tiếp tục bảo vệ và mở rộng diện tích rừng.Liệu trong việc quản lý cảnh quan bờ biển, chúng ta có thể xây dựng một cơ chế tương tự. Bên cạnh việc quy định resort phải xây cách bờ biển một khoảng cách nhất định như đã làm ở Hội An, tôi nghĩ những đơn vị hưởng lợi phải có nghĩa vụ hỗ trợ tài chính cho chính quyền và cộng đồng địa phương trong việc quản lý bờ biển. Hơn nữa, nếu coi bãi biển là một tài sản chung thì người dân có quyền được biết chính quyền có kế hoạch khai thác như thế nào.Năm 2013, chính quyền thành phố Gold Coast, một thành phố du lịch nổi tiếng ở Australia với 52 km bờ biển, đã công bố kế hoạch hoành động để duy trì, bảo vệ và quản lý đường bờ biển trong vòng 10 năm. Trên trang web của thành phố, câu hỏi đầu tiên mà chính quyền đặt ra với mọi người là “Gold Coast sẽ ra sao nếu không có bờ biển?”. Và câu trả lời là hàng loạt thông tin chính sách quản lý, chiến lược phát triển, các chương trình chính thức và chiến dịch tình nguyện nhằm bảo vệ, kèm các hình ảnh được cập nhật liên tục về bờ biển sạch đẹp và quy củ của thành phố.Việc quản lý cảnh quan thiên nhiên sẽ chỉ hiệu quả khi con người vừa khai thác vừa giữ gìn. Vẫn còn những cái lỗ trên tường rào resort và trong việc quản lý bờ biển của chúng ta. Bài toán lớn không chỉ là cho xây hay không cho xây resort, mà là một cơ chế khai thác công bằng và quyền tiếp cận thông tin, để người dân vừa được hưởng thụ, vừa có tiếng nói và hành động hiệu quả trong việc bảo vệ tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng.Lương Vân Lam Bất cứ bãi biển nào trong hay gần thành phố cũng phải giữ cho công cộng. Cào sạch rác, trang trí một chút và để người dân, khách du lịch hưởng lợi. Các nhà đầu tư muốn xây khách sạn, nhà hàng, villa, khu nghỉ biệt lập thì thành phố cấp các con đường vuông góc xuống biển kiểu hình xương cá . Đà nẵng mới chỉ làm được 1 góc cho công cộng. Nha trang cũng vậy. Phú quốc đep vậy mà cấp hết bãi biển cho resort như Phan thiết , mũi né thì tan tành cảnh quan. Bạn Lờ-vờ-Lờ ơi. Tôi hiểu bạn đang tham gia "bức xúc phong trào" với việc chính quyền các địa phương giao từng phần bãi biển cho một số nhà đầu tư làm rì-zọt phải k??? Tôi cũng có tý thông cảm với cái "bức xúc" của bạn Lờ-vờ-Lờ nhưng hỏi thực nhé, bạn thử kể giúp dọc bờ biển dài 3260km của tổ quốc ta có được chỗ nào mà bãi tắm công cộng SẠCH, ĐẸP, AN TOÀN, TIỆN NGHI... hơn các bãi tắm ở cùng khu vực nhưng được các khu nghỉ dưỡng quản lý??? Về sóc trăng bạc liêu tắm biển thoải mái không có một cái resort nào Cách đây mấy năm mình đi Tam Á Hải Nam TQ, thấy mọi người có thể đi bộ suốt dọc bở biển của thành phố không bị cản trở gì. Các khách sạn cao cấp và resort đặt ghế nằm, ô và có bảo vệ trông coi khu vực bãi biển phía trước chỗ họ nhưng không rào chắn hay ngăn cản người bên ngoài đi bộ vào đó, thậm chí mình chứng kiến ngay tại resort mình ở, buổi tối còn có dân địa phương xách thùng và thuổng vào đào con gì đó trên bãi cát, bảo vệ chạy ra tưởng đuổi hóa ra không phải mà là góp ý nên đào thế này thế kia, du khách nước ngoài thấy lạ quây vào xem rồi đòi đào hộ và chụp ảnh, lúc bắt được tất cả cười rộ lên và vỗ tay vui vẻ, rồi bác kia lại xách thuổng đi tiếp, nhưng ấn tượng để lại thì cực kỳ thú vị và thân thiện. Mình nghĩ đây là một cách quản lý có hiệu quả và tạo ấn tượng tốt với khách du lịch. Nguồn gốc của cái lỗ trên tường đó không phải là để đi tắm biển đâu. Tác giả chưa hiểu hết nguyên ngân sâu xa rồi! Không có tiền thì cho xây rì sọt, khỏi tắm . Chứ nước Lào, Mông cổ thì đã sao ? Có chổ resort còn không cho người dân đi dọc theo bải biển nửa Tuyệt doi khong duoc chiêm bo bien vi ly do an ninh quoc phong. Các doanh nghiệp đóng tiền nhưng chính quyền địa phương sử dụng tiền đó như thế nào lại là một vấn đề , ở Hà Nội hàng tháng các hộ dân đóng tiền thu gom rác nhưng mình thấy một ngày công ty vê sinh quét rác mấy lần liền , còn hiện giờ đang sống ở Mũi Né cũng đóng tiền thu gom rác và đúng nghĩa thu gom rác , dường phố trước của nhà nào nhà đó quét rác |
Sống chung với đường ống vỡ Phía dưới bản tin ấy có nhiều bình luận kiểu như: “Vỡ ống nước là chuyện bình thường”; “Tin này quá quen rồi!”. Trên Facebook, la liệt ảnh người dân Hà Nội xếp hàng lấy nước, kèm theo những lời bình luận xót xa mang tính chửi đổng về thủ đô. Nhưng rồi vài ngày sau đó chuyện đâu lại vào đấy, chẳng còn ai quan tâm nữa.Phải, vỡ đến lần thứ 13 rồi, còn gì để mà bàn tán.Tôi ngạc nhiên vì mất nước thì ít, mà vì sự cam chịu và bình thản của mọi người thì nhiều. Sao có thể thờ ơ đối với một việc quan trọng bậc nhất và ảnh hưởng 24/7 đến cuộc sống của mọi người như thế?Hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2010 đã thông qua nghị quyết 64/292, thừa nhận quyền con người về nước sạch và vệ sinh. Nghị quyết quy định rằng “nước sạch để uống và vệ sinh là cơ bản trong việc hiện thực hóa các quyền của con người”. Điều này cũng được nhắc đi nhắc lại thông qua rất nhiều các ấn phẩm của LHQ về quyền con người đối với sức khỏe. Quyền về sức khỏe có tính bao trùm hơn, chạm đến tất cả các khía cạnh từ môi trường nước và vệ sinh, đến môi trường không khí, quyền được chăm sóc y tế.Ở Hà Lan, nước sạch được xem là một quyền cơ bản và quan trọng bậc nhất của con người. Không nói đến việc nước sạch đủ tiêu chuẩn uống được luôn chảy ra từ vòi bởi phần lớn các quốc gia phát triển đều như vậy, quyền này được nhấn mạnh rõ rệt thông qua các cuộc bầu cử, các phong trào bảo vệ và đòi quyền về nước sạch. Bốn năm một lần, tất cả cư dân trên 18 tuổi đang sinh sống ở Hà Lan, không phân biệt quốc tịch và thời gian sinh sống ở đây, đều được chính quyền gửi thư mời đi bầu cử, bầu ra một cơ quan hết sức quan trọng, Ủy Ban về nước. Thông qua ủy ban này, người dân lựa chọn và nêu lên tiếng nói của mình về một vấn đề cơ bản và thiết yếu nhất với đời sống.Ai cũng hiểu tầm quan trọng của nước sạch đến sức khỏe của con người, đặc biệt là các bệnh về da, mắt và đường tiêu hóa. Các bệnh lây truyền qua đường nước cũng là một trong những nguồn gây bệnh phổ biến nhất tại Việt Nam mà trẻ em thường là nhóm dễ bị mắc nhất. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sức khỏe của trẻ hiện tại có ảnh hưởng lâu dài và mang tính suốt đời khi bé đã trưởng thành. Đối với trẻ em, điều này càng quan trọng hơn nữa vì có những giai đoạn của trẻ quyết định đến sự phát triển trong tương lai. Việc không có nước sạch ngày hôm nay không chỉ có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta ở hiện tại mà còn trong những giai đoạn sau của cuộc đời.Trong hai tuần qua, phần lớn phản ứng của truyền thông về việc này chỉ dừng lại ở chỗ phân tích những phiền toái của việc mất nước đến đời sống sinh hoạt của tất cả mọi người tại đây và ngay lúc này. Ít ai đề cập đến ảnh hưởng lâu dài của nó đến sức khỏe của người dân.Bởi vì mọi người đã sống chung với cái ống vỡ lâu quá rồi? Bởi vì nạn mất nước chỉ có ở mấy quận ngoại vi nên bị thờ ơ? Hay mọi người yên tâm rằng nhà mình đã có máy lọc nước nên không cần phải quá lo lắng về chất lượng nước được cung cấp?Sau hơn mười ngày kể từ ngày đường ống vỡ, đài truyền hình địa phương cho biết các hộ dân quanh khu vực Nam Từ Liêm đành tự cải tạo những giếng khoan cũ mặc dù chất lượng nước không được đảm bảo, và nhiều người đã có biểu hiện mắc các bệnh ngoài da.Trả lời chất vấn của công chúng, lãnh đạo các đơn vị cấp nước thông báo “sẽ làm hết sức có thể để khắc phục sự cố”. Tôi hiểu câu này nghĩa là họ chưa hề có kế hoạch dài hơi để đáp ứng nhu cầu nước sạch khi mà Hà Nội đang đô thị hóa với tốc độ nhanh nhất cả nước, mật độ dân số tăng nhanh và hiểm họa từ các bệnh lây truyền qua nước sẽ tăng theo cấp số nhân. Không có một kế hoạch dài hơi từ bên cấp nước, tôi ngờ rằng câu trả lời trên có nghĩa là “chúng tôi sẽ tiếp tục chắp vá trong lần vỡ thứ 14 hoặc 15”.Nước sạch là một quyền cơ bản của con người. Nhưng ta cũng có thể lâm vào cảnh mất cái quyền ấy vào ngày mai nếu hôm nay ta thờ ơ với nó.Lê Nga vâng cám ơn tác giả , nhưng cái quyền ấy chúng tôi đã bao giờ có đâu mà sợ mất vào ngày mai Tại sao nước đã sạch rồi lại phải bỏ tiền ra lọc nước, nước bẩn à, giờ nước bẩn cũng không có mà dùng. Một đất nước không chịu phát triển Eo ơi ở bẩn thỉu quá....?lãnh đạo họ có sai đâu?nếu sai rút... Là xong! Bao giờ chạch đẻ ngọn tre sáo đẻ dưới nước thì ta bàn về luật ở Việt Nam vở đền 13 lần mà vẫn ngồi yên mà vẫn không mất chúc ... don vi thi cong cong trinh...co du nang luc kg vay? hay vi duoc su giup suc cua cac co quan co tham quyen nen moi duoc quyen thi cong. vo den lan thu 13 ma van kg he han gi. dung la chuyen chi co o vn Bạn tới Việt Nam để nghiên cứu gì vậy??? Đường ống nước vỡ thì làm sao? Vẫn phải sống chứ. Biết ra đường là có nguy cơ bị va quệt, tai nạn? Vẫn phải kiếm cơm thôi. Biết rằng thức ăn có hóa chất tăng trọng, chất bảo quản? Không dịn được. Thế nên, quá là điều bình thường luôn. Đường ống vỡ trong lòng đất, sự tin tưởng vỡ trong lòng dân Giáo dục Việt Nam dường như chưa bao giờ có sách nào nói về quyền con người. Thật buồn vì nền giáo dục của chúng ta cũng như các ngành khác, chúng ta đào tạo quá xa vời và lý thuyết mà vẫn không bắt kịp với những tài liệu tiên tiến trên thế giới. Đọc bài này lại nhớ đến câu chuyện con ễnh ương muốn thành con bò !!!! Mở rộng để thành một trong những Thủ đô to nhất thế giới, nhưng tiêu chuẩn sống của dân thì kém nhất Thế giới...mãi chỉ là con ễnh ương thôi !!! Thông cảm nỗi khổ của dân mất nước! Chúng tôi vẫn đóng thuế và đóng "phí để mua cái quyền con người" ấy và sau đó chúng tôi biết cái quyền ấy không được đảm bảo và tinh khiết như trên giấy tờ được thông báo nên chúng tôi lại phải tốn thêm tiền mua thiết bị lọc để làm cho cái quyền đó đỡ tổn hại đến sức khỏe. Em viết rất hay nhưng theo tôi em hãy quay về Hành Tinh của mình đi. Cuộc sống vẫn phải tiếp tục dù ống có vỡ hay không. Chúng tôi còn phải kiếm tiền nuôi vợ nuôi con chứ đâu phải lúc nào đi kêu gọi sửa cái ống nước. Kêu đến lền thứ 3 thì chúng tôi cũng kiệt sức rồi nói chi đến lần thứ 13. thôi lỡ rồi để thi công tuyến sau tớ lấy % ít đi tí vậy tại hồi đó chém hơi mạnh tay giờ nó anh em nó cũng khó.mà vỡ ống nước thôi mà làm gì ghê vậy Nhà của Lãnh đạo ko bị mất nước ??? |
Làm sao cho ‘dân biết’ Trong thời đại bùng nổ của Internet và mạng xã hội, dòng chảy của thông tin là vô cùng lớn. Vì thế, thay vì ngăn chặn dòng chảy của thông tin – một việc bất khả thi và phản tác dụng, sẽ tốt hơn nếu người dân có thể tiếp cận thông tin chính thống và chính xác.Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn từng lấy ví dụ việc không công khai thông tin ông Nguyễn Bá Thanh đi chữa bệnh đã khiến những lời đồn thổi và thuyết âm mưu bùng lên, gây hoang mang trong xã hội.Tuy nhiên, việc tránh được thông tin xuyên tạc mới chỉ là cái lợi đầu tiên của Luật Tiếp cận thông tin. Mối lợi lớn hơn nhiều chính là sự minh bạch và phát triển xã hội. Nhà nước Việt Nam đề cao chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Vì thế, việc luật hóa thành tố “dân biết” là rất cần thiết. Bởi “biết” chính là bước đầu tiên bắt buộc phải có, để đi đến những bước tiếp theo có ý nghĩa hơn như “bàn”, “làm” và “kiểm tra”. Việc trao cho người dân quyền tiếp cận thông tin có thể biến mỗi cá nhân trong xã hội thành một thanh tra viên, một kiểm toán viên hay một chiến sĩ trong mặt trận chống tham nhũng, lãng phí.Mấy tuần gần đây, Australia xôn xao vì vụ việc liên quan đến bà Bronwyn Bishop. Bà là một tên tuổi trên chính trường, từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghiệp và Tổ chức Quốc phòng; Bộ trưởng Bộ Chăm sóc sức khỏe người già, rồi sau đó là Chủ tịch hạ viện đồng thời là người điều hành nghị trường của Australia (speaker).Ngày 2/8 vừa qua, bà Bishop phải từ chức do vụ bê bối lạm chi ngân sách của cá nhân. Ban đầu bà Bishop bị phát hiện đã dùng tiền công để thuê trực thăng đi dự một ngày hội gây quỹ cho đảng Liberal của bà hồi tháng 11/2014. Chi phí cho chuyến đi này là 5.227,27 dollar Australia (khoảng 95 triệu đồng), trong khi nếu di chuyển bằng ôtô bà Bishop cũng chỉ cần khoảng một giờ để đến nơi. Bà Bishop khi ấy đã từ chối từ chức cũng như đưa ra lời xin lỗi, dù đã chấp nhận hoàn trả số kinh phí thuê máy bay, đồng thời nộp phạt thêm 1.307 AUD.Vụ việc không dừng lại ở đây, bởi những người đòi bà từ chức chuyển hướng tìm hiểu các vụ việc sử dụng ngân sách liên quan đến bà Bishop trong quá khứ. Họ phát hiện ra cũng trong năm 2014, bà và 4 nghị sĩ đã chi tới 88.084 AUD cho một chuyến đi hai tuần ở châu Âu phục vụ mục đích ứng cử vị trí Chủ tịch Liên minh nghị viện thế giới của bà Bishop. Trong đó bao gồm mục chi 1.000 AUD/ngày cho việc thuê một chiếc limousine riêng. Ngoài ra, trong giai đoạn 2010-2013, bà Bishop còn chi 3.300 AUD tiền thuê xe để tham dự các buổi trình diễn nghệ thuật; chi 800 AUD tiền vé máy bay để tham dự đám cưới một nhân viên.Khi những thông tin này được phanh phui, bà Bishop không còn có thể đứng vững trước sức ép dư luận và buộc phải rời nhiệm sở. Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên tại sao người ta lại có thể tìm hiểu đến từng đồng dollar lẻ mà bà Bishop đã chi từ ngân sách?Năm 1982, Australia đã ban hành một bộ luật có tên là Tự do thông tin. Luật này được xây dựng trên nguyên tắc “thông tin do Chính phủ Australia nắm giữ là nguồn tài nguyên quốc gia, và được quản lý cho các mục đích công cộng”. Do đó, luật Tự do thông tin “cung ứng quyền hạn được luật pháp ủng hộ trong việc truy cập các tài liệu của chính quyền”. Ngoài một số cơ quan đặc biệt như tình báo được miễn trừ, hay một số tòa án và tòa chuyên biệt thì được miễn áp dụng đối với một số tài liệu, luật Tự do thông tin chi phối hầu hết các cơ quan của Chính phủ Australia. Và các cơ quan của Australia sẽ bắt buộc phải cung cấp thông tin, tài liệu nếu bất kỳ ai yêu cầu điều đó dựa trên luật này.Thế nên, sự hoang phí, lạm chi ngân sách của bà Bishop dễ dàng bị phơi bày tường tận.Ở nước ta, trình trạng lạm chi công quỹ, lãng phí ngân sách vẫn tồn tại khắp nơi. Trong khi việc thanh tra giám sát của các cơ quan công quyền còn hạn chế, thì việc ban hành một Luật Tiếp cận thông tin tương tự như Luật Tự do thông tin của Australia sẽ là biện pháp hữu hiệu để thực hiện quyền “kiểm tra” của nhân dân, đảm bảo đẩy mạnh sự minh bạch xã hội, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.Mỗi mùa lễ hội, chúng ta lại thấy các xe công đi làm việc tư. Rõ ràng, câu chuyện nhỏ nhặt ấy không đáng để mỗi năm Chính phủ lại phải ban hành một chỉ thị cấm đoán. Rất đơn giản, chỉ cần triển khai cách tiếp cận tương tự như Luật Tự do thông tin của Australia. Khi mà mọi chi phí, hoạt động sẽ không còn là chuyện nội bộ của riêng cơ quan nhà nước, ngược lại có thể bị cả xã hội giám sát bất cứ lúc nào, thì vấn nạn lạm dụng của công sẽ được thanh trừ.Khi Ủy ban Thượng viện Australia đề nghị thông qua Luật tự do Thông tin, lý do chính được đưa ra là “giúp tăng tiến sự minh bạch của việc lập quyết định chính sách, lập quyết định hành chính và việc cung ứng dịch vụ chính quyền” và “một cộng đồng hiểu biết thông tin tường tận hơn thì có thể tham gia hữu hiệu hơn trong các tiến trình dân chủ của quốc gia”. Đấy cũng chính là những thứ chúng ta đang muốn hướng tới; đang cần vào lúc này, khi Việt Nam đứng ở mức thấp trong các bảng xếp hạng về minh bạch, liêm chính toàn cầu.Luật Tiếp cận thông tin xứng đáng được thông qua, cho dù nó khó tránh những nghi ngại và rào cản nhất định.Phan Tất Đức có thể dân chúng tôi cái gì cũng biết , cái gì cũng bàn , cái gì cũng có thể làm , nhưng chúng tôi không được làm thôi Bai viet qua hay nhung se chi la tieng keu trong sa mac menh mong . Cũng chỉ nêu lên thực trạng mà thôi, nếu đã hiểu cách vận hành của hệ thống quản lý đất nước VN thì đã không rãnh rỗi viết một bài như thế này. Tôi nghĩ comment này cũng không qua nổi kiểm duyệt đâu :v Biết nhiều, viết nhiều, không làm đươc, không ngăn chặn được, bởi vì đâu? Cảm ơn tác giả về bài viết, tác giả quả là một người yêu nước chân chính, nhưng giữa lời nói và việc làm còn xa vời lắm, cả 100 năm nữa chưa chắc ta đã theo kịp văn hóa của AUTRALIA nếu được như vậy nước ta sẽ mau phát triển Biết để làm gì khi việc chi tiêu của các quan chức thường được mệnh danh của người ngoài cuộc là chủ yếu và lổ hổng của NS lại là các quyết định, các cơ chế chính sách được thực thi luôn ẩn chứa tỷ trọng cao của sự lại quả và của lọi ích nhóm, vụ lợi cá nhân. Chỉ khi nào các quyết định không có hiệu quả và gây thất thoát lãng phí cho nguồn lực của xã hội trong đó có cả nguồn lực tài chính ngân sách đều phải được nghiêm trị công khai không chỉ đối với cán bộ tham mưu, người thừa hành mà đối với cả người đúng đầu của cơ quan đơn vị đó; thì khi đó việc người dân biết mới có ý nghĩa vai trò cuẩ công luận mới được phát huy đầy đủ. Thấy người mà buồn cho ta. biết hay ko biết thấy cũng chả giải quyết vấn đề gì , thật sự là giờ cái gì dân cũng biết hết , mạng tràn lan vấn đề là biết thì cũng ko làm được gi , cũng hi vọng cái luật này được thông qua dù sao có còn hơn ko . đồng ý với tác giả nhưng sẻ rất khó khăn thực hiện. vì những người thông qua luật này có thể bị truy thu hay truy tội. dù sao cũng hi vọng! Theo tôi thì lỗi hệ thống.. Không thể nói về lá khi thân rễ thì hì hì Quyền được biết, là một trong những quyền cơ bản của một nước tự đó dân chủ. Thế thì tất cả nhìn nhau cười hòa. Dong tinh voi y kien cua a. Phan Tat Duc Hoan nghênh ý kiến này. Rất đúng, thông tin cần được công khai vì thời buổi này có dấu cũng rất khó mà còn ảnh hưởng đến quyền của người dân nữa. |
Chất cấm trong chăn nuôi Thậm chí, tại một buổi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi heo do tôi phụ trách, có người chia sẻ “bí quyết”: Dùng chất tạo nạc để giúp heo tăng trọng nhanh, bán được giá.Tìm hiểu, tôi biết được, chất mà một số người chăn nuôi đang dùng để “thúc” heo tăng trọng nhanh, nhiều nạc là clenbuterol. Chất này sẽ tồn lưu trong thịt, gây nhiều nguy hại cho sức khỏe người dùng. Thời điểm ấy, cách nay gần 15 năm, nhiều thương lái mua heo thịt và cũng là “nhà cung cấp” clenbuterol. Cũng có không ít nông dân lén lút mua chất cấm này theo “kênh” cửa hàng thuốc thú y.Tôi từng phản ánh nhiều lần chuyện nông dân, chủ trang trại chăn nuôi heo dùng chất độc hại này lên cơ quan quản lý nông nghiệp địa phương, nơi tôi công tác. Nhưng khi ấy, dường như người ta chẳng mấy chú ý. Sau này, trong những lần “trà dư tửu hậu” với nông dân, họ thú thiệt với tôi rằng, ngày trước tôi cung cấp nhiều thông tin kỹ thuật mới, áp dụng hiệu quả, nhưng tôi không giúp được họ “mẹo hay”. Tôi thua kém xa các thương lái nhanh nhạy, cũng như những người bán thuốc thú y trong việc giúp nông dân nuôi heo mau lớn, bán được giá.Qua thông tin báo chí gần đây, tôi hết sức ngỡ ngàng khi biết “mua chất tạo nạc dễ như mua rau”, đặc biệt là tại “đại bản doanh” chăn nuôi heo Đồng Nai. Tại nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, cơ quan chức năng cũng phát hiện nhiều trang trại, hộ chăn nuôi dùng chất cấm.Chỉ trong vòng hai tháng, tỷ lệ mẫu heo tồn dư chất tạo nạc (salbutamol, clenbuterol) tăng từ 14% (kết quả kiểm tra tháng 6 vừa qua) lên 22% (tháng 8). Thông tin này từ Chi cục Thú y TP HCM khiến tôi không khỏi rùng mình. Trong khi đó, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cũng cho biết, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại địa phương này thời gian gần đây diễn ra rất phức tạp. Cụ thể, trong năm 2014, qua kiểm tra, ngành chức năng tỉnh này đã phát hiện 12/156 mẫu dương tính với chất salbutamol (khoảng 7%). Và, trong sáu tháng đầu năm nay, họ đã phát hiện 17/84 mẫu dương tính, tỷ lệ trên 20%.Dù bị cấm từ 2002, thông tin về chất tạo nạc được người chăn nuôi lén lút sử dụng để trộn vào thức ăn gia súc nhằm kích thích tăng trưởng, giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ nạc tái diễn nhiều năm và ngày càng mạnh. Tôi nhớ cách đây 8 năm, lần đầu tiên Chi cục Thú y TP HCM công bố một báo cáo, nghiên cứu trên 334 mẫu thịt gia súc, gia cầm cho thấy, 15,57% số mẫu dương tính với clenbuterol. Vào thời điểm này, một số công ty sản xuất thức ăn gia súc bị nghi có dùng chất cấm trộn vào, nhưng cuối cùng thì không có công ty nào bị xử lý vì năng lực xét nghiệm của cơ quan chức năng đối với chất này còn hạn chế. Cũng trong năm đó, tại hội thảo “Thịt lợn sử dụng chất tăng trọng và những nguy cơ” tổ chức tại Hà Nội, đại diện Cục Thú y đã đề xuất, phải giao cho một cơ quan nào đó chịu trách nhiệm cụ thể, ví dụ như Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) ngăn chặn hóa chất tạo nạc từ đầu nguồn. Với sự phối hợp của các lực lượng công an, biên phòng, quản lý thị trường, chính quyền địa phương cần phải phạt thật nặng những người kinh doanh vi phạm.Salbutamol và clenbuterol là những chất độc hại đã bị Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị không sử dụng trong chăn nuôi từ lâu. Các nhà khoa học cảnh báo, lượng chất này tồn đọng trong thịt gia súc sẽ gây những nguy hại khôn lường cho người sử dụng. Ngoài ngộ độc cấp tính, các chất này sẽ làm rối loạn chức năng tim và phổi, khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng, phù nề, liệt cơ, run cơ, đau đầu, choáng váng, buồn nôn và thậm chí có thể tử vong.Năm 2012, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã gọi hành động sử dụng chất cấm trong chăn nuôi để kiếm lợi cho mình, nhưng làm hại đến sức khỏe của rất nhiều người khác là tội ác. Và mỗi khi phát hiện dùng chất cấm tràn lan, ông lại chỉ đạo tăng cường kiểm tra. Hôm 7/9 vừa qua, Bộ trưởng tiếp tục ký công văn về việc tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi.Trung Quốc từng xử tử kẻ chủ mưu sản xuất, kinh doanh clenbuterol và phạt nặng những người liên quan. Thái Lan phạt tù 1-3 năm nếu dùng chất beta-agonist (clenbuterol, salbutamol) trong chăn nuôi.Có lẽ các cơ quan chức năng Việt Nam cũng cần có một giải pháp mạnh mẽ hơn để xử lý vấn đề. Tội ác này cần phải được trừng trị thích đáng.Phạm Văn Thủ Chính hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai đòi kiện Mỹ bán phá giá gà, nhưng không bảo vệ được chính người tiêu dùng, bắt người dân dùng "thịt bẩn" với giá cao! Tôi muốn doanh nghiệp nhập khẩu thịt hãy nhập nhiều... nhiều nữa... thật nhiều để chúng tôi yên tâm ăn mà không phập phồng, cho mấy ông chăn nuôi vô đạo đức sạt nghiệp hết. Kêu gọi đạo đức cũng bằng thừa. Chỉ có xây dựng được chế tài pháp lý, đánh thẳng vào kinh tế, tự do của kẻ vi phạm thì chúng mới chùn tay. Tôi đồng tình với tác giả bài viết. Dùng chất độc hại để chăn nuôi gia súc, gia cầm chính là cố ý đầu độc người sử dụng, đây thực sự là một tội ác không thể dung thứ. Biết bao nhiêu người ung thư vì chất này. Mong những người con có ăn học của nông dân giải thích cho bme của mình. Đừng vì vài triệu đồng mà làm hại cả giống nòi dân tộc Rất chính xác cám ơn tác giả nếu chính quyền vẫn chưa giải quyết đươc vấn nạn này thì cũng sẽ là có tội với nhân dân. ...15 năm rồi....nhiều vấn đề bất cập quá,...thôi không đọc nữa đi ngủ, sáng mai dậy đọc bài bất cập lĩnh vực khác,... nản quá rồi,chỉ còn 1 cách duy nhất là hạn chế ăn thôi không thì phải lên rừng... Sao giờ nhiều tội ác vậy? Loài người ơi! Chúng ta đưa nhau đi đâu đây? Ác quá! Dùng chất độc hại để chăn nuôi nhằm mục đích vốn ít lời nhiều gây hại cho cả xã hội. Tội ác. Đó là sự ngu xuẩn và độc ác. Sao giờ lắm kẻ ác vậy hả trời!!! Người Việt nam chúng ta trong lĩnh vực nuôi trồng đang tư đầu độc nhau hàng ngày bằng hóa chất tăng trưởng , tăng trọng ,chất bảo quản (chống thiu, mốc) Nói từ lâu rồi mà mãi không thấy các cơ quan chức năng vào cuộc. Tôi ủng hộ quan điểm của Tác giả: " Tội ác này cần phải trừng trị thích đáng ". Cam on tac gia co bai viet qua hay. Viec kiem soat an toan ve sinh thuc pham dang gan nhu bi te liet trong boi canh CAI AC dang chien thang CAI THIEN hien nay Tôi hi vọng sẽ có tổ chức nào sớm phát minh ra máy đo hóa chất trong thực phẩm to bằng bao diêm (hộp quẹt), giá rẻ cho tất cả người dân có thể sử dụng khi ra chợ mua đồ ăn, giờ chẳng biết ăn gì cho bữa tối đây Báo chí truyền thông đưa tin thì nhiều nhưng xử lý thì còn chờ dài dài, khi mà các quan chức còn mãi lo chuyện khác có ích hơn (cho mình). Đến giờ thì tất cả thức ăn nước uống đều có nguy cơ gây ngộ độc : chất kích thích tăng trưởng trong tất cả các loại thức ăn gia súc, càng nhiều nông dân càng thích mua ! các bà đi chợ mua từng bó thuốc ngừa thai về cho gà vịt ăn để kích thích đẻ trứng liên tục ! rau củ quả xịt thuốc trước khi thu hái để trông tươi ngon được lâu, bán có giá, dưa giá tất cả ngâm chất tẩy, kích thích sinh trưởng....trông luôn tươi mới. Tất thảy những người đi chợ đều hay biết, lẽ nào chính quyền không biết ?!. Bằng chứng là những năm gần đây tỷ lệ bệnh nhân liên quan đến ngộ độ do ăn uống rất rất nhiều, hầu hết bác sĩ đơn thuốc cho đều kèm theo thuốc điều trị dạ dày, và tương lai không xa là ung thư đường tiêu hóa..., là sự bần cùng, là sự suy vong của cả giống nòi, dân tộc . Lý nào luật pháp Việt Nam không trừng phạt những kẻ manh tâm gây tổn thương cho người dân? Thảo nào mỗi năm Việt nam có chừng 13 đến 15 ngàn người mắc bệnh ung thư. Hay lên án hành động giết người thầm lặng này |
Bí ẩn dưới lòng đất Những người công nhân vệ sinh đang lội xuống đường ống thoát nước lộ thiên, có lẽ đã được xây dựng từ thời thuộc địa. Và họ bắt đầu nạo vét đường ống bằng tay không. Không có gàu múc, tất nhiên không có máy bơm. Cảm giác “thật không thể tin nổi” xuất hiện, khi chúng tôi nhìn thấy các công nhân – mặc đồng phục đàng hoàng - dùng tay bụm lại để tát nước ra khỏi cống. Mỗi lần một bụm nước. Và tôi không thể hiểu là họ sẽ mất bao lâu để nạo vét đường thoát nước theo cách đó.Hoàn cảnh lạ kỳ đến mức tôi chỉ chụp ảnh mà không đủ sức phân tích sâu ngay lúc ấy. Hơn một năm sau, tôi mới hỏi người bạn, rằng anh nghĩ gì về cảnh đó. Anh bảo rằng mình thấy buồn cười. Anh cho rằng họ đang cố tình bôi việc để chấm công.Tôi thú nhận rằng mình lúc ấy cũng đã cười cợt. Tôi thấy thương thương cho những người thợ ấy. Không biết là vì cố tình bôi việc ra theo cách nghĩ của anh bạn tôi, hay là vì thiếu điều kiện vật chất, nên họ phải bụm tay múc nước như thế. Nhưng dù thế nào, đó cũng là một cách làm rất đáng tội. Myanmar mới mở cửa, và họ sẽ còn phải trải qua rất nhiều nhọc nhằn trên con đường phát triển.Thế rồi bẵng đi rất lâu, tuần này, tôi đọc về việc đường ống nước Sông Đà lại vỡ – lần thứ mười mấy tôi không buồn nhớ nữa, tôi đọc về những trận lụt ở TP HCM, và bỗng nhiên tôi thấy rằng chúng ta đáng tội nghiệp hơn những người Myanmar.Đường ống của họ, dù sao cũng lộ thiên. Họ nhìn thấy chúng, lật tấm bê tông lên là có thể biết được điều gì đang xảy ra phía dưới. Họ còn sờ được vào chúng bằng tay nữa. Cái hành động dùng tay không để múc nước ấy, tôi đã từng thấy tội, bây giờ nghĩ lại hóa ra là "may mắn".Đường ống nước như thể một ẩn dụ. Tôi nghĩ rằng bất kỳ ai đã từng tắc cống hay vỡ đường ống nước ngầm chạy trong nhà, cũng sẽ chia sẻ cảm giác bất lực và muốn thọc tay vào được tận nơi để xử lý cái sự cố ấy. Bây giờ, nghĩ đến hệ thống cấp và thoát nước ngầm như con ngáo ộp khiến người dân ăn ngủ không yên kia, tôi chợt ước giá mà mình được “lạc hậu” như nước bạn, có một hệ thống lộ thiên, nhìn thấy được, sờ thấy được.Bởi vì chúng ta vận hành một hệ thống ngầm đang hàm chứa những rủi ro ngầm. Có nhiều thứ “ngầm” quá, mà ta không có cách nào chạm được. Chúng ta không biết nó đã hình thành như thế nào, và sau những chuỗi sự cố bất tận, chúng ta sống nơm nớp trong nỗi lo lắng về việc có điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.Trong khi giải quyết sự cố đường ống nước ngầm vỡ lần thứ 13, một quan chức có trách nhiệm đã từng thừa nhận, ông cũng không thể biết nó sẽ còn vỡ bao nhiêu lần nữa. Chắc cũng như tôi, ông đành phải tin rằng, những cá nhân trong vụ đường ống nước ngầm vừa bị khởi tố sẽ làm bật ra những "hệ thống ngầm" không chỉ nằm dưới lòng đất.Đường ống nước là một ẩn dụ của thông tin. Trong tờ trình của Dự án Luật tiếp cận thông tin mà Bộ Tư pháp trình lên chính phủ mới đây, khẳng định rằng “tình trạng lợi dụng vị trí đặc quyền trong tiếp cận thông tin để trục lợi, gây nên sự bất bình đẳng, thiếu công bằng trong xã hội”; “Việc thiếu minh bạch, công khai của các cơ quan nhà nước đã phần nào làm hạn chế sự tham gia của công dân, tổ chức vào hoạt động quản lý nhà nước với tính chất là người giám sát, phản biện” và “do thiếu công khai thông tin nên đã dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất, thiếu bình đẳng và cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng sự tuỳ tiện, tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán bộ, công chức”.Không chỉ có câu chuyện của ống nước. Còn có rất nhiều thứ trong xã hội ta cũng đang biến thành “công trình ngầm” một cách không cần thiết như nội dung của tờ trình mà Bộ Tư pháp đề cập.Thiếu thông tin tạo ra những bí ẩn. Và những bí ẩn ấy là cội nguồn khiến người dân hoang mang.Đức Hoàng Mình rất thích cách Đức Hoàng hành văn trong bài viết của bạn. Luôn lấy những ví dụ rất thực nhưng rất ngụ ngôn. cần có nhiều những bài viết thế này. Thật sự bây giờ báo chí được tự do viết vậy, chứ phim ảnh vẫn bị cấm kỵ. Cấm thông tin mà nhân dân vẫn trăn trở với nó và muốn nó được đổi thay tiến bộ hơn. Thật sự những người cấm đó mới là phản đọng, là không yêu nước Ẩn dụ rất hay Đức Hoàng! Mình thích câu "thiếu thông tin tạo ra những bí ẩn". Tuyệt vời, Đức Hoàng! Không còn biết nói gì hơn về bài viết này của anh. Quá ngấm. Hóng nhiều bài của anh hơn nữa Tôi ngưỡng mộ nhà báo Đức Hoàng bởi những bài viết như thế này. Tôi không biết Đức Hoàng bao nhiêu tuổi nhưng tôi đoán anh còn trẻ. Đọc những bài báo của anh tôi cảm thấy lòng ấm lại và niềm tin ở thế hệ trẻ tự nhiên được nhân lên. Cảm ơn ĐH. Bài viết đúng tâm trạng quá. Không chỉ trong một câu chuyện vỡ đường ống nước, sự bít tắc thông tin, sự mù mờ, sự đa chiều nhiều ý xảy ra trong bất cứ một bộ máy tổ chức nào. Hoặc là chúng ta hiểu, hoặc là chúng ta sai, và chấp nhận thất bại, rủi ro, đào thải một cách cay đắng. Sự bít tắc thông tin gây khó thở, ức chế, hoang mang tột độ kéo theo hàng loạt quyết định, hàng loạt sai lầm, hàng loạt thất vọng. Và những khu đất quy hoạch ngầm mà tồn tại ở bất kỳ đâu biểu hiện thông tin không minh bạch - là hệ thống ngầm nguy hiểm... rất sâu cay thâm thúy nhưng nhân văn. Bái phục. Quá tuyệt!Ngày nào cũng hóng mục này, nếu thấy anh Hoàng là phải vào đọc lấy đọc để đọc ngay mong khai sáng tâm hồn khỏi những bít bùng tối tăm rối rắm xung quanh mà bản thân ko có cách nào giải thích nổi Tác giả viết hay và đúng quá. Bái phục! Rất thích những suy ngẫm và cách hành văn của Đức Hoàng, mong anh tiếp tục viết kịp thời, nhanh chóng và khẩn thiết! Buồn Mọi thứ NGẦM đều làm dân hoang mang sợ hãi như THỀ GIỚI NGẦM TỘI PHẠM K biết các "Cụ " ngồi chiếu trên có đọc bài quá hay này k các bác nhỉ ? Anh Hoàng viết bài nào cũng hay, thực mà sâu sắc, rất đáng suy ngẫm. Cảm ơn anh nhiều! |
Gạo Việt đi đâu Những ai từng đi nước ngoài trong thời gian dài chắc sẽ hiểu được tầm quan trọng của nồi cơm điện. Thứ công cụ kỳ diệu này giúp người Việt sống với thói quen ăn cơm hàng ngày ở bất kỳ đâu trên thế giới. Thế nhưng chắc sẽ có chút băn khoăn với mấy cân gạo. Luôn giữ vị thế nước xuất khẩu nhất nhì thế giới, logic thông thường là việc mua gạo ta ở nước ngoài là điều không mấy khó khăn. Tại sao phải mang theo gạo để tăng thêm số cân nặng ít ỏi được cho phép trên máy bay?Anh bạn của tôi sẽ không đồng ý với logic này. Lý do là bởi việc tìm gạo Việt ở thị trường bên ngoài không khác gì mò kim đáy bể.Dù vài lần vượt mặt người Thái về sản lượng, gạo Việt hoàn toàn vô danh và vắng bóng trên các thị trường lớn, khi so với sản phẩm của nước bạn.Thời gian tôi đi học ở một số nước châu Âu như Đan Mạch, Anh, và Đức, gạo thơm Thái là thứ gạo hợp khẩu vị duy nhất mà tôi có thể tìm thấy ở các kệ hàng. Hiện tại ở khu vực Liên minh Châu Âu (EU), Cambodia cũng đã xuất khẩu hơn 200 nhìn tấn sang thị trường này năm 2014. Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu chưa đến 30 nghìn tấn, con số không thấm vào đâu ở thị trường có 28 quốc gia và hơn 500 triệu người. Điều này có lẽ cũng dễ hiểu khi gạo Việt thậm chí còn vô danh ở ngay sân nhà. Khi tôi vào các siêu thị ở Hà Nội hay TP HCM, tôi thấy tràn ngập trên giá là những gạo Nhật, gạo Đài Loan, gạo Hàn Quốc, hay gạo Thái. Dù giá đắt hơn nhiều, những sản phẩm này luôn đắt hàng và được ưa chuộng. Có lẽ đáng buồn hơn cả là chuyện ngay chính người dân của vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long cũng có xu hướng chọn ăn gạo Thái Lan hoặc gạo từ Cambodia, thay vì ăn gạo chính mình làm ra.Vậy niềm tự hào trong 30 năm qua của chúng ta đang ở nơi đâu?Câu trả lời là Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, và các nước châu Phi. Thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy trong năm 2014, 83% số gạo xuất khẩu Việt Nam là sang những địa điểm trên. Đặc điểm của các thị trường này là sẵn sàng chấp nhận gạo có chất lượng không cao, gạo tạp, không có thương hiệu, nhưng giá rẻ.Nguyên tắc kinh doanh là hết sức công bằng: với sự dễ dãi về chất lượng, chúng ta không thể kỳ vọng bán được với giá cao, qua đó mang lại nhiều lợi nhuận. Trong một phiên thảo luận chính sách lúa gạo, đại diện của một công ty xuất khẩu lúa gạo ở Đồng Tháp cho rằng, cùng một loại gạo và với chất lượng như nhau, gạo Thái Lan có giá cao hơn gạo Việt đến 200 USD mỗi tấn nhờ có thương hiệu.Trong bối cảnh tiêu chuẩn sống của thế giới ngày càng tăng và nhiều quốc gia nhập khẩu gạo truyền thống đang tăng cường khả năng tự cung cấp lương thực, việc chạy đua theo số lượng sẽ khiến chúng ta luôn chịu thiệt.Do vậy, tôi cho rằng, nếu tiếp tục tập trung vào sản lượng như những gì đã làm 30 năm qua, ngành gạo Việt Nam sẽ chỉ mãi quẩn quanh với loại gạo “không thương hiệu” giá thấp.Liệu chúng ta có nên sống mãi với niềm tự hào rằng Việt Nam là cường quốc lúa gạo trong khi nông dân vẫn là tầng lớp nghèo nhất trong xã hội, gạo Việt mất tích trên các thị trường lớn và thua ngay trên chính sân nhà?Theo tôi, đến lúc cần phải đoạn tuyệt với những chỉ tiêu về sản lượng, những mục đích “nhiều nhất thế giới”, mà hướng tới nhiều hơn đến việc cải thiện chất lượng và xây dựng thương hiệu.Để làm được như vậy, tất nhiên sẽ có rất nhiều bài toán phức tạp cần tìm lời giải. Nhưng theo tôi, điều trước tiên là chính sách ngành lúa phải ưu tiên phục vụ “hai nhà”: nhà nông và nhà doanh nghiệp. Bởi họ chính là người phải đương đầu trực diện nhất với sóng gió của thị trường, là người hiểu thị trường nhất, và giỏi xoay sở nhất để tồn tại trong đó. Điều này, đáng tiếc chưa được thực thi với một số chính sách hiện tại, khi những “ông lớn” nhà nước vẫn thống trị thị trường, trong khi tổ chức quyền lực nhất trong ngành là Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chưa có nhiều tiếng nói từ nông dân và doanh nghiệp tư nhân.Vụ thu đông đang tới, lúa sẽ chín vàng trên những cánh đồng miền Nam và trên những thửa ruộng bậc thang Tây Bắc. Khắp nơi sẽ lại tràn ngập những bức ảnh ngày mùa ở Sa Pa, Mù Cang Chải, hay Hoàng Su Phì như biểu tượng của vẻ đẹp Việt Nam.Nhưng tôi e rằng, bạn tôi sẽ không thể mang theo bức ảnh cánh đồng ruộng bậc thang vàng ruộm trong hoàng hôn ở Mù Cang Chải để thay thế bữa ăn thèm gạo Việt ở xứ người. Và nhiều nông dân cũng không thể treo ảnh ngày mùa trong căn nhà mà hạt gạo họ trồng chưa đủ để đảo mái, cho dù chỉ là căn nhà mái rạ.Khắc Giang Cao nhất, to nhất, nhiều nhất, kì quặc nhất, ... nghèo nhất ! Anh viết bài rất hay! Hay không vì văn phong mà còn là vì cái nhìn đúng và đầy tính nhân văn nữa! Đọc bài viết của anh, tôi cảm nhận rất rõ được nỗi lòng, được tình cảm chân thành của anh đối với người nông dân làm ra hạt lúa, tôi tưởng tượng ra được tiếng thở dài của anh khi viết bài!...Tôi thực sự đồng cảm với anh! Bạn nào luôn tự hào là người Việt Nam trí tuệ và thông minh xin hãy vào đây trả lời. Một nước có trên 70% dân số là nông dân, hơn 10.000 cán bộ khoa học nghiên cứu về nông nghiệp mà chất lượng và năng suất gạo làm ra thua xa cả Campuchia. Gạo Campuchia đã xuất đi được 58 thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,... với chất lượng cao và tất nhiên giá không hề rẻ, nông dân họ rất nhàn, mỗi năm làm một vụ nhưng thu nhập từ gạo của họ cao hơn nông dân Việt Nam suốt ngày đầu tắt mặt tối... Là cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng giống lúa ta vẫn phải nhập, thuốc trừ sâu, phân, lân, đạm cũng vậy, cho nên lợi nhuận từ xuất khẩu gạo cũng rất thấp. Chúng ta vẫn hay thích vị trí cao, số lượng lớn nhưng chất lượng và hiệu quả kinh tế thì ngược lại rất thấp. Thay đổi tư duy không hề đơn giản, và có muốn cũng cần thời gian dài vì hạ tầng kỹ thuật, khoa học của ta cũng chỉ có giới hạn,,và nhất là thói quen Nhất thế giới đã ngấm sâu vào chúng ta Ai làm bên lĩnh vực giám định nông sản sẽ biết, trộn gạo chất lượng thấp vào chất lượng cao để bán lời hơn là mấy bác nhà ta giỏi nhất, gạo vn còn thua gạo campuchia về giá nữa thì nói gì, là nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới nhất nhưng nhập về phân bón và thuốc trừ sâu cũng nhất nhì nên nông dân vẫn cứ nghèo, cứ ham sản xuất xe hơi trông khi thế mạnh ta là nông sản. Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Khắc Giang. Không hiểu giống lúa ngon, gạo ngon của Việt Nam bây giờ biến đâu mất? Nhà tôi toàn ăn gạo Thái nhập khẩu. Lý do: bây giờ mọi người ăn rất ít cơm nên phải chọn loại gạo ngon mà gạo ngon của VN thì chẳng thấy đâu nên đành phải ăn gạo Thái. Buồn thay vì là người dân của một nước xuất khẩu gạo thứ nhì Thế giới mà lại phải dùng gạo nhập khẩu. Tội nghiệp cho người nông dân, xấu hổ thay cho bộ nông nghiệp. Mang tiếng là quốc gia nhiệt đới, thích hợp cho các loại cây trồng. Vậy mà..... các bác ăn rồi chỉ biết làm sao cho đầy túi riêng. Còn nông dân thì 'sống chết mặc bay' Thèm bát cơm gạo tám Hải Hậu ngày xưa, hạt nào hạt nấy trong suốt, dài và đều, bốc lên trên tay đã thơm ngan ngát, nấu lên đến khi sôi thì từ đầu ngõ đến cuối ngõ đều ngửi thấy mùi thơm, sới bát cơm ra trăm hạt như một vừa dẻo vừa thơm mà không hề dính, chỉ cần là cơm nguội trộn nước mắm thôi cũng ngon không thể tả. Tiếc là từ cách đây khoảng chục năm thì giống lúa tuyệt vời này đã mất giống mất rồi. Đính chính người dân ĐBSCL làm ra gạo nào ăn gạo đó không có chuyện mua gạo Thái ăn, dân làm lúa không giàu rất chân trọng những gì mình làm ra, chỉ có những nhà giàu, khá giả mới mua gạo Thái ăn. Nhiều khi cácbạn đang ăn gạo Việt nam mà không biết đó. Bởi vì những nhà nhập khẩu nước ngoài mua gạo VN rồi đóng gói dưới thương hiệu nổi tiếng của họ và bán ra thị trường nước ngoài thôi nên không bao giờ thấy gạo VN là thế. Vấn đề là ngành lương thực VN không biết làm thương hiệu và chỉ biết kinh doanh theo kiểu ăn xổi ở thì thôi. Làm thằng mù nhiều khi cũng sướng, nhìn thấy mà vượt tầm tay chỉ tổ buồn và tức. Hiện giờ ở Đức tôi đang ăn gạo parboiled của Đức giá 0.85€/kg, gạo thơm Thái khoảng 1.5€/kg, gạo Việt Nam thì ... biệt tích nên không biết giá bao nhiêu. Bây giờ thê thảm nhất là 3 giới nông dân trồng/sản xuất: Muối, thanh long và bắp.Muối giá bán 200 đồng/kgBắp luộc bán 2000đ/tráiThanh long chưa tới 1000đ/kg. Ước gì cấp lãnh đạo có tầm nhìn như anh để nông dân khỏi khổ, để dân Việt có niềm tự hào về hạt lúa quê nhà. |
Trả nợ miệng Người chồng chưa cởi cà-vạt, nằm thõng trên ghế sofa, mắt nhắm nghiền mệt mỏi. Người vợ, chưa cởi váy cô dâu, đang ghi chép vào một cuốn sổ, phong bì vương vãi xung quanh.Bức tranh có chút gì mỉa mai. Tôi không biết tại sao bạn tôi lại treo nó lên giữa căn nhà, nơi anh sống cùng vợ mới cưới. Nhưng đó là một đêm tân hôn rất điển hình của Việt Nam bây giờ.Chính tuần này ba năm về trước, tôi cũng đã trải qua những ngày mệt mỏi vì cưới. Mẹ tôi làm cán bộ quản lý. Cùng cấp với mẹ tôi ở địa phương gần đó, có người phải tổ chức cho con hai ngày liên tục mới hết khách "cơ sở". Mẹ tôi không muốn nhiều khách nên chỉ mời những người thân thiết. Nhưng vào cái "đêm kiểm kê" ấy, tôi vẫn nhìn thấy những phong bì mà tên tuổi người gửi là những địa chỉ cơ sở kinh doanh nằm trên địa bàn mẹ quản lý. Số nhà và tên đường. Lạnh lùng. Hiển nhiên. Tôi hiểu, trong một môi trường nặng tính số học như đám cưới Việt Nam, đây là mảnh đất vàng cho cơ chế xin cho, quà cáp biếu xén.Vì mời ít, sau đám cưới tôi nhận được nhiều lời trách như: “Sao cưới không nói năng gì”. Nhưng tôi không chắc liệu những người trách móc như vậy có thực sự mong muốn được tôi “nói năng gì” hay không. Ngày nay, cụm từ "trả nợ miệng" đã được dùng một cách phổ biến để mô tả việc đi ăn cưới. Nhiều người đùa rằng, nếu một ngày đẹp trời, bạn bất ngờ nhận được cuộc gọi của một người bạn cả chục năm không gặp thì đó hẳn là cuộc điện thoại mời cưới. Dần dà, từ cả hai phía, việc này nặng nề như một khế ước. Rất thường xuyên, tinh thần "chung vui" bị gạt sang một bên, lu mờ, thay vào đó là một cuộc xã giao khổng lồ, được tạo ra từ cái sự ngại to đùng. "Chung vui" mà không khác gì làm toán vì có cả sổ sách, ghi chép.Ai cũng muốn có một đám cưới đáng nhớ trong đời. Tôi đã rất xúc động khi những người bạn, những cô bác lặn lội từ rất xa đến để chung vui với chúng tôi. Cũng không có gì sai khi muốn đám cưới của mình thật vui, náo nhiệt. Nhưng tôi không biết tại sao chúng ta phải biến đám cưới thành một chuỗi các biên bản: biên bản quan hệ, biên bản tài chính... khiến nó thường xuyên quá nặng nề để đè bẹp tình cảm thật.Và đám cưới chỉ là một ví dụ cho xu hướng nổi trội hiện nay - một xã hội vật chất đang lấn át những giá trị tinh thần thiêng liêng.Đức Hoàng Bạn Đức Hoàng thường nêu được những vấn đề nổi cộm, đáng quan ngại trong xã hội. Quả là người có mắt, rất đáng hoan ngênh bạn. Xã hội cần những ngòi bút sắc sảo như bạn ! "...sau đám cưới tôi nhận được nhiều lời trách như: “Sao cưới không nói năng gì”. Nhưng tôi không chắc liệu những người trách móc như vậy có thực sự mong muốn được tôi “nói năng gì” hay không. " Cũng có nghĩa là có người nào đó đã được mời họ cũng bị mời và cũng có những người thực sự muốn chúc phúc lại không được mời... Làm thế nào để mời được người muốn mời... Các cụ nói rồi "Ma chê, cưới trách" đó là bất khả kháng ah! Không hiểu sao nhưng tôi cảm thấy rất thoải mái và hứng thú tham dự lễ cưới mà chủ nhân bữa tiệc gởi tấm thiệp với dòng chữ ghi chú "Không nhận hiện vật-hiện kim" Nếu sau này mình có cưới thì mình cũng chỉ mời những người thật sự thân quen. Việc mở rộng mối quan hệ hay cũng cố mối quan hệ thì có rất nhiều cách, đám cưới của mình không phải là " cái bàn " để làm ăn. Rất hay, dù biết không đúng nhưng không dễ làm khác được, quan điểm xã hội ăn sâu vào từng ngóc ngách của cuộc sống, thói khoe khoang đã làm cuộc sống nặng nề hơn. Tôi chỉ muốn đám cưới tổ chức như một buổi sinh nhật. Một phần vì đã no xôi chán chè rồi nên đến đêm tân hôn chả còn thiết gì nhau nữa thôi. =)) Chứ nếu yêu nhau thật mà gìn giữ thì đêm tân hôn mệt mấy vẫn lao vào ngay chứ ở đó mà đếm phong bì :v Mình thấy về ý kiến quan điểm thì bài này vẫn rất hay. Nhưng cách viết bài này mình không thích bằng những bài trước. Nhiều người cứ nói: "Không muốn tổ chức linh đình nhưng đây là thói quen của xã hội rồi, không thay đổi được". Nói thế để ngụy biện cho sự thiếu quyết tâm thay đổi thôi. Hãy xem vợ chồng NSUT Chí Trung, Ngọc Huyền cưới con gái. Họ có mối quan hệ XH rất rộng nhưng ko tổ chức tiệc cưới mà chỉ gửi đi 1.000 cái Thiệp Báo Hỷ. Thế là vui vẻ, nhẹ nhàng, đỡ mệt, đỡ tốn kém cho mọi người. Đám cưới linh đình là biểu hiện của sự còn tôn sùng cái ăn cái uống, tức văn hóa, dân trí còn thấp chưa vươn đến giá trị tinh thần. Đa số là vay trả nợ đời chứ không nhằm vào sự chúc phúc. Mình nghĩ đám cưới chỉ cần mời ít những người thân thích bà con dòng họ trong một khung cảnh ấm áp thơ mộng là vui và đủ. Nhưng làm được vậy không dễ do cả XH ta hiện nay từ quan to quan nhỏ và đến cả người dân vẫn xem đám cưới là sự phô trương thanh thế và quá coi trọng về vật chất. Hãy chở 50 năm nữa sẽ cưới như Âu Mỹ thôi. Đức Hoàng nêu được vấn đề rồi, vậy còn giải pháp thì thế nào??? Mình chỉ muốn tổ chức 1 bữa tiệc chay nhỏ giành cho người thân thiết thôi cơ mà ở quê lại không có kinh nghiệm làm cỗ chay. Hàng xóm láng giềng thì mời tiệc ngọt thôi nhưng rồi lại bị trách móc thế này thế kia, mình không muốn ngày vui của mình lại sát hại bao nhiêu sinh linh. Ôi ôi, đau hết cả đầu Tôi và mọi người trong gia đình ko ai muốn mời khách dự đám cưới nhà mình. Vì quá phiền hà, làm mọi người mất quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Thử nghĩ xem, có tuần tới 12 đám cưới thì nhà tôi ăn bằng gì ???. Có người chỉ biết sơ sơ đến mời tôi hỏi sao mời lắm thế thì họ bảo rằng cho vui. Thế họ vui, họ thu hoạch, họ kinh doanh và kiếm tiền thì tôi sống bằng gì mà vui. Tôi đã tham dự và gửi thiêp mừng 3968 đám cưới. Xong đám cưới con trai tôi chúng tôi chỉ làm 10 mâm họ hàng và 1 số bạn. Tôi chẳng hiểu sao mọi người nghĩ ra lắm người để mời vậy. Tôi nghĩ cả tháng cũng chỉ ra 5 người có thể vui cùng gia đình mình. Thậm chí con tôi mời có 10 khách, ( mặc dù mỗi năm cháu mất 80-90 triệu mừng đám cưới , TB 1 năm 134-140 đám). Sao mọi người ko biết nhuc nhã nhỉ ???. Đi in thiệp và đi mời thế nào nhỉ ???. Sao cứ hành hạ và làm phiền mọi người vậy???. Hiền Tồ. Tôi thì sau cưới có nguyên một list tên khách và số tiền đã đi để sau này khi đi lại phải đi cho đủ. Oải đây là đám cưới, còn ma chay cũng vậy. cụ ông tôi Khi còn sống có nói con cháu, khi ông mất chỉ báo cho những bạn hữu gia đình từ thủa cơ hàn, họ hàng. không làm phiền cơ quan , đoàn thể. Chúng tôi thực hiện đúng như vậy và thực sự tôi thấy tình nghĩa thể hiện thế nào ở một góc cạnh của cuộc sống Tốt nhất là chuyển sang cưới kiểu đời sống mới, ăn ngọt thôi, chúc mừng cô dâu chú rể rồi ra về. Chứ giờ đám cưới chỉ béo bở cho các nhà hàng tiệc cưới. Còn nhà trai nhà gái lẫn người đi ăn cưới đều tốn kém để vỗ béo cho họ. Mấy năm nay phong trào đám cưới đời sống mới bị chìm nghỉm rồi, đúng là phép vua thua lệ làng. |
Ai cần bảo hiểm y tế Cô bạn bảo, cháu ra viện, thì cũng là lúc phải thanh toán viện phí, mà cô chưa biết tính sao, vì chi phí khá cao. Tôi ngạc nhiên: “Cháu sẽ được bảo hiểm y tế chi trả chứ?”. Lúc này, mẹ cháu mới sụt sịt: “Cháu không có bảo hiểm y tế, vì hồi đầu năm học, em không mua bảo hiểm cho cháu. Cũng tại cứ nghĩ, mọi năm mua có dùng bao giờ đâu! Ai ngờ …”.Đúng là “đã nghèo lại càng eo”. Số tiền viện phí là không nhỏ với thu nhập của cô. Khi thanh toán, cô bạn ân hận vì bớt chỉ được vài trăm nghìn nhờ không mua bảo hiểm thì giờ phải trả gấp nhiều lần. Sau đó, vì dồn hết tiền lo viện phí, cô cũng không có điều kiện để chăm sóc, bồi dưỡng cho con khi trở về nhà.Không ai lường được hết những gì xảy đến, đặc biệt là với trẻ con đang tuổi ăn tuổi chơi, vả lại sức đề kháng còn yếu, nên chúng có thể bị tai nạn bất ngờ, hoặc ốm đau. Vì thế, việc mua thẻ bảo hiểm y tế cho các cháu theo tôi là điều nên làm mà không cần bàn cãi. Cứ tính toán thiệt hơn một số tiền nhỏ, nếu chẳng may các cháu gặp phải sự cố, thì còn phải chi ra gấp nhiều lần nếu đến bệnh viện.Thông thường, khi phải nhập viện, chi phí điều trị mỗi trường hợp trung bình 4-5 triệu đồng, trường hợp bệnh nặng, điều trị dài ngày thì còn tốn kém hơn nhiều. Nếu không có bảo hiểm y tế, cha mẹ sẽ phải đóng 100% chi phí khám chữa bệnh. Về lâu dài, khi có bệnh thì số tiền chi phí cho điều trị sẽ cao gấp nhiều lần số tiền đóng bảo hiểm. Tới đây, khi Bộ Y tế tính đúng, tính đủ viện phí, thì giá dịch vụ khám, chữa bệnh sẽ tăng, mà nếu không có bảo hiểm y tế sẽ phải chi trả cao hơn nữa.Mọi năm, việc mua thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh không có vấn đề gì. Tuy nhiên, năm nay vào những ngày đầu năm học nhiều phụ huynh đã phản ứng với lý do mức đóng cao. Mức thu năm nay có tăng, từ 3% lên 4,5%, theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi. Do đó, mỗi học sinh phải đóng 612 nghìn đồng cho một năm, nhưng đã được Nhà nước hỗ trợ 30%, nên chỉ còn phải nộp 70%, tức là còn 434.700 đồng.Theo thông báo, mỗi học sinh sẽ phải đóng 543.700 đồng, cao gấp đôi năm học trước. Nhưng đây là mức thu cho 15 tháng, chứ không phải 12 tháng như mọi năm. Mọi năm, học sinh mua bảo hiểm y tế theo năm học, từ tháng 9 năm nay sang tháng 9 năm sau. Nhưng từ năm nay, cách đóng bảo hiểm y tế sẽ theo năm (từ 1/1 đến 31/12). Như vậy, các học sinh phải đóng cả 3 tháng còn lại của năm 2015 và thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị từ tháng 9/2015 đến tháng 12/2016. Tuy nhiên, chính việc thu gộp này mà không được giải thích cặn kẽ trước khi tiến hành, đã khiến nhiều người lầm tưởng số tiền bảo hiểm y tế tăng gấp đôi.Để các bậc phụ huynh phải băn khoăn về việc cho con tham gia bảo hiểm y tế, tôi nghĩ có trách nhiệm của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam khi chưa làm tốt công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó, trong khi mức đóng đã tăng khoảng 150 nghìn, thì lẽ ra nên thu tách ra để người dân có điều kiện thuận lợi tham gia, đằng này, có lẽ vì muốn gọn nhẹ nên các đơn vị Bảo hiểm xã hội đã cho “thu gộp” 15 tháng liền. Với những gia đình có thu nhập thấp (tỉ lệ này chiếm nhiều), số tiền nửa triệu cho bảo hiểm y tế là không nhỏ, nhất là khi có 2-3 con đi học, phải nộp cùng lúc nhiều khoản tiền dịp đầu năm học. Cách làm này cho thấy, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cần phải tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, bởi tư duy làm chính sách không đặt quyền lợi của người dân lên trên, sẽ gây tác động xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến mục tiêu đạt tỷ lệ 75% dân số tham gia bảo hiểm y tế trong năm 2015.Về phía các phụ huynh, phản ứng với mức đóng bảo hiểm y tế năm nay, một số người cho rằng, thẻ bảo hiểm y tế gần như không sử dụng, nên không cần thiết vì nếu có có bệnh, thường cho con đi khám dịch vụ. Nhưng đó chỉ là đi khám, còn khi trẻ phải nhập viện, lại là vấn đề khác, đặc biệt với những bệnh hiểm nghèo, thời gian điều trị dài. Trừ một số ít gia đình giàu có, còn lại, với đại đa số người dân, bảo hiểm y tế vẫn có ý nghĩa như “phao cứu sinh” để nếu không may trẻ bị bệnh, vẫn có điều kiện điều trị đến cùng, mà không lo gánh nặng tài chính.Suy cho cùng, bảo hiểm y tế là thứ mà cả người dân và phía Bảo hiểm Xã hội đều cần. Không nên nghĩ chỉ một phía cần, thì mới xích lại gần nhau hơn.Thanh Hằng Ko ai tiếc vài trăm nghìn tiền đóng bảo hiểm. Ng ta ko muốn đóng đơn giản vì cung cách phục vụ của các bác sĩ bệnh viện thôi. Bạn đã đi khám bệnh bằng BHYT chưa?. Năm nào cháu cũng đóng bảo hiểm y tế. Nhưng không bao giờ cháu mong "được" dùng tới nó hay mong "hồi vốn"Cá nhân cháu nghĩ, bản thân không cần dùng tới nó là một điều may mắn và cái số tiền mình bỏ ra mua coi như là để san sẻ với những người không may mắn phải dùng tới nó. Chỉ cần bệnh viện nào, trạm xá nào củng xem bệnh nhân có BHYT và ko có BHYT để đối xử bình đẳng như nhau thì thiết nghĩ người nghèo và người giàu sẽ ko tiết ít tiền để đóng đâu,Thực tế bây giờ chỉ có người có thu nhập trung bình mua BHYT thôi Ai cũng cần BHYT, không sai, chúng ta không thể nói là sẽ không bao giờ bị bệnh.Tôi có 2 con cũng chuẩn bị đến tuổi vào học, việc mua BHYT cho học sinh là điều chắc chắn sẽ mua, nhưng có 1 thực tế là Hiện nay 2 con của tôi có BHYT nhưng mỗi lần bị bệnh đến Bệnh viện vẫn trả viện phí 100%, có lý do rất đơn giản là các cháu theo hộ khẩu gia đình và ở tỉnh trong khi đó chúng lại sống với Bố Mẹ ở Thành Phố HCM, chẳng lẽ mỗi 1 lần bị bệnh lại phải chạy về quê khám bệnh hay xin giầy chuyển viện...??, thế đó.Rồi năm tới đây chúng vào lớp 1, mua BHYT hưởng được bao nhiêu quyền lợi.? BHYT đúng là cần nhưng cái đáng nói ở đây là việc bị ép buộc đóng trong khi khoản tiền này không hề nhỏ so với thu nhập của một số gia đình hiện nay Chỉ biết thu tiền và thu nhiều tiền, nhưng lại không biết tuyên truyền, vận động, không biết giải thích, cho nên gây ra phản ứng dữ dội từ phụ huynh.Vậy nên xem xét lại tư cách mấy Ông, bà cán bộ "đầy tớ của dân" . Cái định hướng XHCN của chúng ta cũng hay nhỉ:- Trước đây, khi chưa có định hướng: học đường, bệnh viện đều miễn phí.- Bây giờ, có định hướng rồi: học đường đòi đủ thứ phí, bệnh viện đòi đủ thứ phí.Hỡi các đồng chí được miễn 100% các loại phí trên, các đồng chí có thấy dân khổ vì phí không ? Tôi đồng ý đóng bảo hiểm y tế cho trẻ. Tuy nhiên cái cách mà các bệnh viện đối xử dành cho trẻ khám BHYT có vấn đề. Đã là trẻ em thì cần sự bảo bọc của Gia đình và Xã hội. Nghĩa vụ đóng bảo hiểm là của Gia đình. Nhưng khi Gia đình nghèo thì trẻ em cũng được xã hội bảo bọc. Vì trẻ em là tương lai của xã hội. Vậy thì hà cớ gì các trẻ cứ phải vừa cầm thẻ bảo hiểm, vừa cầm thẻ học sinh mới được khám chữa bệnh? Chẳng lẽ, xã hội ta không nhìn tới những trẻ em cơ nhỡ, trẻ em đường phố hay sao? Và chắc chắn ai từng đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y ế đều nhận ra sự khác biệt trong đối xử với 2 đối tượng: khám bệnh có BHYT và khám bệnh Dịch vụ. Lúc nào Dịch vụ cũng nhanh hơn. Vậy thì chẳng lẽ cơ chế tổ chức phức tạp của BHYT làm mất hiệu quả của ý nghĩa mục tiêu của BHYT, để cho các bác sỹ cảm thấy mình thiệt thòi, không đảm bảo quyền lợi bằng khám dịch vụ chăng? Đó mới là cái gốc của vấn đề, chứ đừng cứ đè dân ra mà trách móc. 1. Tôi mua bảo hiểm y tế đăng ký tại bệnh viện Gò Vấp TPHCM. Khám chữa bệnh theo chế độ, ngồi gần hết ngày mới được khám, thuốc được mấy loại. Hôm sau tôi đi khám theo dịch vụ, bệnh phát triển nhanh dễ sợ. Cả 1 "núi" thuốc2. Nếu bạn bệnh, phải trở về nơi đăng ký khám ban đầu kiểm tra, rồi lằng nhằng giấy xin chuyển lên tuyến trên, nếu trực tiếp lên tuyến trên, bạn sẽ không được hưởng bhyt, kể cả biết tuyến dưới không khám chữa được3. @Nga: Tôi rất thích bình luận của bạn, rất đúng và thiết thực nếu bhyt có cơ chế thoáng hơn, dù tôi biết sẽ có sự quá tải. Người ta không muốn đóng vì có quá nhiều tiêu cực trong đó... Vậy thì khi khám chữa bệnh đừng hỏi trước là có thẻ bảo hiểm y tế không, để mà phân biệt đối xử. Khi đó bảo hiểm y tế mới "cần" như nhà báo nói, còn theo kiểu hiện nay thì chúng tôi "không cần". .Bhyt ko sat thực với người bệnh.ko thanh toán khi khám trái tuyến thì cũng như ko có.tuyến dưới năng lực thì yếu kém nhưng khi bệnh nhân xin chuyển lên tuyến trên thì ko chuyển.em thì năm nào cũng mua bh nhưng di khám thì lại phải bỏ tiền túi vì ko chuyển viện cho nơi mình cần khám và điều trị.vậy thử hỏi bhyt để làm gì. 1 lần duy nhất mình đi khám BHYT, hết 1 ngày mới dc nhận thuốc mang về còn vị bác sĩ nhiều tuổi thì luôn mồn la hét bệnh nhân từ lớn đến nhỏ. Tôi có cảm giác tôi và những bệnh nhân ở đó bết kể lớn, bé, già, trẻ như những người đi ăn xin và từ đó tôi không muốn đi khám BHYT 1 lần nào nữa Bản thân tôi đi mua BH cho má tôi đây nè. Đi nộp tiền mua mà giống như đi xin xỏ cái thẻ BH. Phải chờ chực, chạy đi chạy lại, quan liêu. Đối với tôi, mức phí đóng không quan trọng nhưng nó phải tương đương với chat lượng phục vụ. Chính vì bảo hiểm y tế học sinh là bắt buộc nên chat lượng cực kém. Chỉ có bệnh nặng, điều trị lâu ngày mới phải cầu đến bảo hiểm chứ khám bệnh thong thường mà chìa thẻ ra có mà đợi cả ngày không đến lượt. |
Tăng lương tối thiểu ai được lợi Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, để giảm gánh nặng về lương và không bị lỗ, công ty chúng tôi lâu nay thỏa thuận đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp dựa trên lương tối thiểu là 3,1 triệu đồng.Với phương án tăng lương tối thiểu 12,4% mà Hội đồng Tiền lương quốc gia đưa ra mới đây, nếu giữ nguyên lương của nhân viên, thì quỹ lương của công ty tôi phải tăng tương ứng để bù vào phần trích nộp bảo hiểm và kinh phí công đoàn. Người lao động thực tế cũng sẽ phải trích nộp thêm tiền lương để chi trả cho bảo hiểm mà không hề được nhận thêm đồng nào để trang trải cuộc sống.Nếu tôi muốn tăng lương cho cán bộ nhân viên theo đà điều chỉnh tăng của lương tối thiểu thì bài toán đặt ra cho Ban lãnh đạo là doanh thu cũng phải điều chỉnh tăng tương ứng hoặc cắt giảm nhân sự để bù vào quỹ tiền lương.Tôi cứ suy nghĩ mãi về lời của một ông tỷ phú cho rằng, dạy con chỉ cần hai điều: tính chịu trách nhiệm với hành vi của mình và năng lực chịu trách nhiệm với hành vi đó. Soi chiếu vào lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, tôi thấy rất thấm thía điều đó. Khi thuê một nhân viên, bạn phải có trách nhiệm trả lương cho họ, đồng thời bạn phải đủ khả năng để trả cho họ mức lương tương ứng với sức lao động mà họ bỏ ra. Nếu mức lương đó vượt quá năng lực tài chính của công ty tức là nhân sự đó không phù hợp với công ty bạn hoặc công ty bạn sẽ phá sản.Trong cuộc họp đầu năm nay, lãnh đạo thành phố Hà Nội cho biết, năm 2015 phấn đấu đạt kế hoạch thu nhập trung bình của người dân khoảng 6 triệu đồng. Vừa rồi, trên mạng xã hội lan truyền bảng chi tiêu của cặp vợ chồng trẻ, trong đó tổng thu nhập của hai vợ chồng là 8,9 triệu đồng mỗi tháng nhưng họ vẫn không đủ tiêu. Trong khi đó, Hội đồng tiền lương quốc gia tính toán điều chỉnh từ 3,1 triệu lên 3,5 triệu đồng, như vậy việc tăng lương tối thiểu này thực sự có ý nghĩa gì?Tôi nghĩ, việc tăng lương tối thiểu thực tế chỉ là tăng mức đóng các loại bảo hiểm và kinh phí công đoàn, tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp mà người lao động thực tế không nhận thêm được đồng nào. Vậy thì lý do điều chỉnh lương tối thiểu là do nhiều người lao động không đủ sống là không hợp lý.Trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, để người lao động có thu nhập ổn định điều đầu tiên là phải duy trì được hoạt động sản xuất bình thường. Doanh nghiệp có ổn định thì người lao động mới ổn định, doanh nghiệp có phát triển thì người lao động mới có cơ hội tăng thu nhập.Không nên đặt ra những quy định từ ngọn vì gốc rễ đã không bền vững thì chỉ một cơn gió nhẹ cũng dễ bị trốc rễ. Dưới góc độ là chủ doanh nghiệp, nếu năm tới tăng trưởng của công ty tôi không đạt 10% thì không những không có tiền tăng lương định kỳ cho nhân viên mà chúng tôi buộc phải cắt giảm nhân sự để duy trì hoạt động công ty.Trần Thùy Trang Bài viết của bạn rất đúng. Công ty tôi cũng ở Hà Nội, lương bình quân nhân viên 10tr/ tháng. Tăng lương tối thiểu chỉ làm giảm lương thực nhận của người lao động, tăng khoản đóng bảo hiểm, thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. đó mới chính là sự thật, người ta chỉ ngụy biện cốt sao thu được nhiều nhất! bài viết rất đúng, thực sự chỉ làm tăng ngân sách cho bảo hiểm mà thôi, chẳng ai được lợi cả Chính xác!Tăng lương tối thiểu, ai hưởng lợi:NLĐ: Thu nhập = Thu nhập cũ - 10.5% x 400K -> Giảm 42KBảo hiểm: BH= BH cũ + 32.5% x 400K -> Tăng 130K Gánh nặng bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả, phải nộp ngày càng tăng. Thoáng qua người lao động sẽ vui mừng nhưng thực chất họ không được lợi gì cả. Họ còn đưa tiêu chí nộp bảo hiểm xã hội để xét thi đua nhưng chất lượng bảo hiểm y tế và các dịch vụ công không tương xứng. Bạn nói rất đúng. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tăng lương tối thiểu chỉ gây khó cho doanh nghiệp và người lao động. Tác giả hiểu sai. Lương tối thiểu áp dụng cho rất nhiều ngành nghề. Các công nhân sẽ được hưởng lợi về mức lương này, chủ DN nước ngoài không thể trả thấp hơn lương tối thiểu. Mà lực lượng công nhân ở Việt Nam chiếm 70% trên tổng số lao động ăn lương. Hiểu thì phải hiểu cho đúng. Bài viết của bạn đúng và hay quá. Cám ơn bạn! Hàng loạt quy định như tăng thời gian đóng BHXN lên 35 năm với nam giới, 30 năm với nữ giới; không cho hưởng BHXH một lần; tăng lương tối thiểu đều là các biện pháp để tránh vỡ quỹ BHXH. Mà nguy cơ vỡ quỹ BHXH từ đâu thì ai cũng biết. Tôi đóng BHXH được 20 năm, sang năm đang tính xin về hưu luôn để hưởng lương hưu đủ 75%, chứ để qua năm sau thì lại phải đóng tiếp 15 năm nữa, nếu không đóng đủ thì cứ thiếu 1 năm trừ 2%. Không biết có đủ sức đi làm để đóng 15 năm nữa/ hay có chủ lao động nào thuê tôi làm 15 năm này hay không, vì khi đó tôi không còn là lao động ở độ tuổi vàng nữa rồi! Haizzzzz Với những người lao động như làm ở công ty chị, một khi đã được hưởng mức lương cao hơn mức lương tối thiểu mới thì việc HĐTLQG tăng 12,4% lương tối thiểu là gần như không có tác động gì đến cuộc sống của họ (ngoại trừ các khoản đóng BHXH... tăng lên thì sau này mức hưởng cũng tăng). Với những người hiện đang hưởng lương ở mức lương thấp hơn (1+12,4%) * mức lương tối thiểu cũ thì việc điều chỉnh lần này ít nhiều đã tác động làm tăng mức lương của họ, dù không lớn, dù chưa đảm bảo các nhu cầu sống tối thiểu. Về lương tối thiểu, cần qui định lương tối thiểu/giờ hơn là lương tối thiểu/tháng thì chuẩn hơn và công bằng hơn. Tôi có một điều thắc mắc là trước đây người sử dụng lao động đóng BHXH là 15%, Người lao động đóng BHXH là 5%. thực hiện tỷ lệ này từ những năm 1954 đến năm 2009. Mà trải qua bao đời lãnh đạo, không thấy ai nói tới nguy cơ thiếu hụt quỷ BHXH. Còn giờ thì từ sau năm 2009 tăng dần người sử dụng lao động đóng 16% người lao động 6% và năm 2014 thì tăng lên người sử dụng lao động là 18% và người lao động là 8% mà vẫn nghe hoài câu quỷ BHXH nguy cơ mất khả năng chi trả. Vì lý do gì? tại sao? Bài viết của bạn rất hay, ngày trước mình cũng suy nghĩ như bạn, nhưng giờ mình đã có suy nghĩ khác. Bài viết của bạn chỉ đúng với nhưng người lao đông có bằng cấp, có đào tạo và hơn nữa họ có quyền chọn mức lương. Còn những người không có quyền đó thì sao? họ chỉ được nhà sữ dụng lđ trả mức lương ngang với mức lương tối thiểu. Bạn sẽ sống sao nếu chỉ với mức thu nhập đó? 1-Chỉ thấy mỗi bạn không thích tăng lương !2-Ai bảo người LĐ không được lợi ? ( Các vị sau này về hưu hưởng lương thấp đừng có kêu nhé)3- Lương tăng- Vật giá tăng còn hơn vật giá tăng mà lương không tăng+ Chốt lại lập luận của bạn mang tính thách đố ở câu cuối " Lương mà cứ tăng tôi sẽ cắt giảm nhân sự "Tôi thấy buồn thay cho những người làm ở công ty bạn. các bạn chỉ mới nói được một khía cạnh và cho một đối tượng là nhân viên văn phòng và lao động có trình độ và tay nghề, sao các bạn không ngó xuống phần lương công nhân lao động phổ thông xem lương họ đang ờ mức nào (3.100 000 - > 3tr5 )và tầng lớp công nhân này chiếm bao nhiêu phần trăm trong các công ty xí nghiệp và họ hạnh phúc thế nào khi biết được tăng lương tôi thiểu, khi lương tối thiểu tăng người lao động sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi kéo theo (ko nói về thành phần công nhân viên trí thức, có tay nghề) như lương căn bản họ sẽ được điều chỉnh kéo theo lương tăng ca họ sẽ được cao hơn mức cũ, còn chuyện đóng BHXH cao thì sau này hưởng cao, hãy nghĩ cho những người công nhân làm ngày , làm đêm lương được tính từ giờ, từng phút Với tôi BH quan trọng lắm vì đó là khoản để dành tuổi già. Nhưng BH thì nay thay đổi, mai thay đổi. Khi tôi mới đóng, luật là đóng đủ 25 năm được tối đa 75% lương hưu nhưng nay sắp đủ thì thay đổi phải 30 năm. Mà liệu lúc đó quĩ BH còn không? Phí Công đoàn mới là sự vô lý. 40% nộp cho CĐ cấp trên mà chả để làm gì cho người lao động. |
Giữ giá Bốn mươi cây số nhìn cái đồng hồ nhảy múa, có thể coi là một cảm giác rất thượng lưu. Nhưng vì tôi không phải thượng lưu nên tôi hơi xót tiền. Và trong lúc ấy, tôi đặt ra câu hỏi: Tại sao các hãng taxi gần như chẳng bao giờ chịu giảm giá cho dù giá xăng đã giảm?Tôi đăng dòng cảm xúc lên trang cá nhân. Bạn bè tôi bắt đầu vào chia sẻ. Rất nhiều người, nhưng đều có chung một cảm giác.Người đầu tiên là một lãnh đạo cấp vụ, người tưởng như chuyện di chuyển bằng xe hơi “không bao giờ phải nghĩ”. Nhưng hóa ra là anh cũng ngồi ngắm cái đồng hồ chăm chú như tôi và thấy xót từng đồng.Người thứ hai là một phóng viên thời sự của Đài TH quốc gia. Bạn chia sẻ là đời đã được 5 lần làm tin giá xăng hạ nhưng tin giá taxi giảm thì được làm mỗi một lần, của hãng nhỏ. Còn cái hãng to thì vẫn đang là mơ ước.Sau đó có một cô bạn nhà ngoại ở Hà Nội, nhà chồng ở Sài Gòn. Bạn tâm sự là chi phí bay Tân Sơn Nhất - Nội Bài giờ cảm giác còn rẻ hơn tiền từ Nội Bài về nhà mẹ.Taxi là một ngành rất thú vị. Từ thế kỷ 17, Vương quốc Anh đã phải ban ra hạn ngạch dành cho những người đánh xe ngựa – phiên bản chạy bằng rơm của taxi. Hạn ngạch của ngành này ra đời bởi vì nếu điều kiện tham gia quá thấp hoặc không có, đường phố sẽ chật ních xe, quá tải. Và rồi giá sẽ giảm đến mức lái xe từ chối đi một số quãng đường nhất định.Nhưng cái hạn ngạch truyền thống của ngành taxi tạo ra các cơ chế độc quyền, hoặc là những các-ten. Quyền được phân phối hạn ngạch nằm trong tay một thiểu số. Ví dụ như ở Mỹ, giá của một giấy phép taxi có lúc lên đến 1 triệu USD. Chỉ cho một chiếc xe duy nhất. Tất nhiên là chẳng lái xe cá nhân nào mua nổi cái giấy phép này. Một vài nhà tư bản đầu cơ hạn ngạch, tạo thành những các-ten, rồi cho lái xe thuê lại giấy phép.Các-ten là mô hình lợi ích nhóm của các công ty, khi mà một vài công ty trong cùng lĩnh vực có thể phối hợp với nhau để điều chỉnh thị trường theo ý họ.Nước ta cũng có hạn ngạch. Và có lẽ bạn cũng biết rằng ở nhiều nơi, ví dụ như TP HCM, có đến gần 80% thị trường taxi chỉ do 2 hãng lớn kiểm soát. Sân chơi do vài người quyết định. Và tôi cũng không thể kết luận rằng có các-ten được tạo ra hay không. Nhưng giá xăng giảm, sức ép từ dư luận cũng có, nhưng nhà xe thì cứ liên tục khất lần. Họ không giảm giá. Tôi chỉ dám mượn lời của ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Ôtô Việt Nam: “Thị trường vận tải lâu nay chưa được lành mạnh lắm”.Bộ Giao thông Vận tải mới đây đã đề xuất ứng dụng mô hình GrabCar – một mô hình của Malaysia vào quản lý hoạt động vận tải hành khách. Với ứng dụng điện thoại, người tiêu dùng có thể gọi xe của bất kỳ công ty nào kinh doanh vận tải đến đón mình, chứ không cứ phải là hãng taxi. Nó mở rộng thị trường, dỡ bớt rào cản, và hướng tới mục tiêu giảm giá. Việc đặt xe bằng điện thoại cũng khiến nhà xe không phải chạy lòng vòng đón khách ngoài đường, không tạo ra mâu thuẫn về mật độ.Việc ứng dụng công nghệ mới vào quản lý tất nhiên tạo ra nhiều kỳ vọng. Đặc biệt là kỳ vọng giảm giá – sẽ là điều khiến cho nhiều người thấp thỏm chờ Chính phủ thông qua đề xuất này. Tôi nghĩ rằng đề xuất ấy, với cái sự “chưa được lành mạnh lắm” mà ông Thanh nói, vẫn đến hơi muộn.Việc mở tung thị trường không phải không có mặt trái. Ở một số nước, sau khi dỡ hết rào cản hạn ngạch cho thị trường vận tải hành khách nội đô, giá giảm đến mức lái xe không còn muốn đi quãng ngắn nữa, vì chi phí cơ hội.Chắc là rất nhiều độc giả của bài này cũng đã từng bị lái xe taxi thẳng thừng từ chối khi muốn đi một đoạn ngắn vài cây số. Nhưng đó có lẽ đấy là bài toán của ý thức hay sự chuyên nghiệp, chứ không phải của quản lý. Còn nhiều thứ tạo ra những sự “chưa được lành mạnh lắm” của thị trường, và ta sẽ phải giải quyết dần dần.Đức Hoàng Nếu giảm giá tôi sẽ bị giảm mất 10 đồng doanh thu, thay vì vậy tôi trích ra 3 đồng để bôi trơn những nơi cần bôi, và thế là các anh nói mặc anh, tôi vẫn không hạ giá mà chẳng ai làm gì được, các anh có ngon thì kiếm thằng nào mạnh mà đạp tôi xuống sàn đi rồi tôi sẽ theo thị trường... Đúng như bạn nhắc đến, thị trường vận tải VN chưa bao giờ lành mạnh. Cảm ơn anh Đức Hoàng!Thế nên đừng hỏi vì sao chúng tôi quay lưng dần với các hãng taxi, chuộng dùng Uber, Grab taxi!Tôi chỉ dùng taxi khi đi công tác phải cà thẻ taxi của cty, còn cá nhân tôi cạch mặt taxi từ lâu rồi! Giá xăng giảm nhưng giá những "chi-phí-không-tên" cùng các "chi-phí-ẩn" mà ai cũng biết nhưng không tiện nói ra khác không ngừng gia tăng. Thích nhất đoạn từ Tân Sơn Nhất ra Nội Bài còn rẻ hơn từ Nội Bài về nhà mẹ. Nhà tôi với nhà ông ruột thân nhà, cứ tuần 1,2 lần lại lên nhà nhau chơi, một nhà Mỹ Đình một nhà Ngã Tư Sở, mỗi lần đi lại mất gần 120k, tháng nào đi nhiều là mất toi 2 triệu tiền đi lại không. Nhà có 2 vợ chồng 2 đứa con, không đi xe không được. Mà mỗi lần gọi xe taxi cứ phải hướng dẫn loạn lên, gọi xong có khi cũng chả bắt được vì có người khác còn vẫy mất.Gần đây con bé con biết cái ứng dụng của bên GrabTaxi, mỗi lần đi là nó chọc 2 cái là có xe đến, mỗi chiều mất có 60k cả boa tài xế, rẻ bằng một nửa. Mấy anh tài xế cũng hồ hởi hỏi chuyện, xe cộ sạch sẽ thơm tho. Phải dịch vụ này được mở rộng khuyến khích thì tốt quá, chứ cùng quãng đường 10km mà cước chênh nhau quá nhiều như vậy, chứng tỏ hoàn toàn có cách giảm bớt chi phí cho người tiêu dùng. Tôi không đồng ý lắm việc nói là giá xăng giảm mà giá taxi không giảm. Vì theo tôi biết tháng 12/2014 giá xăng là 17.880 và tăng rồi giảm đến thời điểm hiện tại là 17.330 tương đương giảm 3% so với cách nay 1 năm. như vậy bắt các xe chạy xăng điều chỉnh giá là không fair vì có những lúc liên tục từ tháng 5 - 8/2015 giá lên đỉnh điểm là 15% thì sao? Tất nhiên ngược lại, chúng ta nên kêu gọi các hãng vận tải (xe chạy dầu) nên giảm giá cước từ 5 - 8%.Cùng với việc giảm giá cước, chúng ta cũng nên kêu gọi các hàng hóa cũng nên giảm giá tương xứng. Có như vậy người tiêu dùng mới thật sự được lợi và mới thật sự tạo được sự công bằng Tàu hỏa cũng có giảm giá đâu! đấy là chưa kể bắt phải mấy xe taxi dù được bảo kê đấy mấy xe này đồng hồ cuả họ còn nhẩy nhanh hơn cả bơm xăng Nếu phải đi xe vì công việc, tôi không chọn hãng, mà chọn đi xe của người quen, có bớt đi chút đỉnh và không bị kỳ kèo tăng giá.... Có lần đi xe, đến nhà mình còn có 100 m thôi mà anh chàng lái taxi không hiểu bấm hay phanh kiểu gì, làm máy nó nhảy lên gần 10k... hoảng luôn.... Thị trường vận tải trước giờ đúng là không có lành mạnh, vì với việc di chuyển trong phạm vi tỉnh, thành phố được bên taxi bao hết rồi còn đâu. Thế nên nghĩ đến chuyện di chuyển nội thành là người ta đi bằng taxi. Thế nên bên taxi có lên hay xuống thì người cần đi vẫn phải đi thôi, cũng là một kiểu độc quyền. Các bác taxi cứ bảo khó giảm vì nọ kia nhưng cũng là tại cơ cấu quản lý cồng kềnh không hiệu quả nên thế, xe gọi 1 thì 10 ông chạy 1 lúc, còn tiền bộ đàm, tiền công tổng đài, cộng cộng cộng lên thì cao là phải rồi.Thế nên bây giờ mới cần những giải pháp thị trường khác, mở rộng sân chơi cho cả những hình thức vận tải khác. Tỷ như xe hợp đồng trước giờ người ta ngại đi vì chả biết hãng nào mà gọi, xong còn giấy tờ trúc trắc trục trặc, giờ với cái đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử GrabCar đó, đỡ bao nhiêu chi phí, quản lý cũng hiệu quả hơn, giá thấp hết xảy. Cần mở rộng những hình thức như vậy, bên taxi đừng viện cớ nữa phải tự tìm cách mà cắt giảm chi phí dần đi thôi. Nói vấn đề Taxi hôm nọ tay xách nách mang 2 gói hàng nặng trĩu gọi được 7 chiếc Taxi của Vinasun Sài Gòn thì lần lượt 7 chiếc đều bỏ đi. Thấy tội nghiệp nên chú Taxi chờ khách tại khách sạn đối diện qua chở giúp. Ngồi trò chuyện mới biết lý do của các anh tài như sau: Taxi dùng để chở người chứ không chở hàng, các anh ngại phải xách đồ giúp khách, vì đoạn đường không quá xa.... Tự nhiên thấy buồn, buồn cho cái tính chuyên nghiệp, cho thái độ ứng xử.... buồn cho cả việc mình phải trả tiền cho cái đồng hồ quay lia lịa.... Taxi vừa mắc vừa chạy ẩu tả,là nguyên nhân của kẹt xe tại các thành phố lớn. Cần có những chế tài nghiêm minh với loại hình xe công cộng này, nhằm phát triển giao thông của cả nước an toàn và hiện đại hơn. Cứ cho họ găm giá , thời gian chiyển giá khi xăng tăng , giảm phải bằng nhau. Việc quản lý giá của các hãng taxi không phải dễ, một sớm một chiều vì liên quan đến quản lý, con người, nhân công, in ấn, gọi xe về dán lại, đầy đủ toàn bộ đầu xe, chi phí đó phải thấp hơn tổng mức chênh lệch do giá xăng đem lại thì mới có thể thực hiện. Dù sao bạn tác giả có phong cách rất hài hước thú vị khi viết bài và nghiên cứu cung cấp thông tin khá tốt về ngành hoặc chủ đề đang viết. Tôi thích phong cách và bài viết của bạn. Vậy nên tôi đi xe của tôi khỏi lo giá lên, xuống. |
Tương lai bất định Năm 17 tuổi, tôi đổi ý, chỉ muốn thành triết gia, nhà phê bình văn học nên tôi đọc đủ thứ sách triết, kinh kệ và văn học. Trong năm thứ nhất, bị ám ảnh bởi nhân vật thám tử Sherlock Holmes, tôi quyết chí trở thành nhà tội phạm và tâm lý học. Hết năm thứ nhất, vì cơm áo gạo tiền, tôi đổi sang học thương mại để dễ xin việc. Đến cuối năm thứ ba, vì ấn tượng bởi một anh bạn làm tiến sĩ về trí tuệ nhân tạo, tôi muốn mình trở thành một nhà khoa học. Và thế là tôi dành 7 năm nghiên cứu kinh tế học.Năm 28 tuổi khi xong tiến sĩ, tôi tưởng đã biết mình muốn làm gì. Nhưng không, sau ba năm làm nghiên cứu, tôi mới nhận ra rằng, mình thực sự không muốn (và không thể) làm khoa học. Tôi chuyển sang làm tư vấn sáp nhập và mua bán doanh nghiệp, một nghề trong ngành tài chính đòi hỏi tính cách rất khác với việc giảng dạy, nghiên cứu. Việc tôi đi kinh doanh là điều không tưởng với các bạn cũ, những người luôn nghĩ tôi là một con mọt sách.Một anh bạn tôi tốt nghiệp Y Hà Nội, học cao học tại một trường đại học rất nổi tiếng ở Mỹ, hiện nay rất hạnh phúc làm nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và đi dạy bán thời gian. Một cô bạn khác học ngoại giao, giờ suốt ngày luyện tập golf để trở thành một trong những nữ golf thủ hàng đầu ở Việt Nam.Trước mỗi kỳ thi tuyển sinh đại học, điều mà cha mẹ và các nhà quản lý hay nói nhiều nhất là chuyện định hướng nghề cho con em mình. Xác định đam mê, định hướng nghề nghiệp, dự báo xu thế nhu cầu nghề được coi là những điều rất quan trọng đối với các bạn trẻ. Việc không vào được trường hay ngành nghề mình chọn được xem là nỗi đau khổ của các bạn, gia đình và một sự thất bại của nhà nước.Thế nhưng, tôi lại nghĩ khác. Tôi chắc rằng phần lớn chúng ta đều thay đổi nghề ít nhất một lần trong đời và công việc đầu tiên thường không bao giờ là việc cuối cùng, đặc biệt là trong thế kỷ 21 này. Đam mê và định hướng nghề nghiệp sẽ thay đổi rất nhanh đối với các bạn trẻ. Cũng như chúng tôi, khi mới bước chân vào cuộc đời, 12 năm học phổ thông là quá ít để các bạn trải nghiệm cuộc sống, để thực sự biết mình thích gì, làm gì và làm được gì. Làm sao có thể bảo các bạn trẻ định hướng nghề và đam mê khi có quá ít thông tin?Do vậy, tôi không đánh giá cao việc phải định hướng hay dự báo ngành nghề cho các bạn trẻ. Nhận thức về nghề chỉ có thể đến qua việc thực sự trải nghiệm và tương tác với thế giới rộng lớn hơn rất nhiều bên ngoài trường học. Con đường phát hiện ra đam mê của cuộc đời mình hiếm khi là một đường thẳng. Nó đầy trắc trở và sẽ thay đổi theo thời gian, nhiều khi rất ngẫu nhiên. Một cú huých của số phận cũng có thể biến bạn từ một bà nội trợ an phận trở thành một doanh nhân đầy máu lửa và ngược lại.Hơn nữa, việc chọn nghề còn phụ thuộc rất nhiều vào một yếu tố vô cùng quan trọng nữa: Tương lai là bất định. Việt Nam trong 10-20 năm nữa sẽ khác xa những gì trong tưởng tượng của chúng ta.Có hàng trăm nghìn yếu tố ảnh hưởng đến tương lai mà không ai có thể kiểm soát và dự báo nổi. Mỗi một trải nghiệm, một tác động ngoại cảnh, một sự may mắn hay bất hạnh, cũng ảnh hưởng đáng kể đến tương lai.Cách đây hơn 11 năm, không ai tiên đoán được một ngày nào đó, “báo lớn nhất thế giới” lại là trang mạng xã hội Facebook và sẽ làm hàng nghìn nhà báo mất việc. Sự sụp đổ không ngờ của thị trường tài chính và bất động sản ở Việt Nam gần đây đã biến việc học ngành tài chính, ngân hàng có nguy cơ lỗi mốt. Mười năm trước, mấy ai nghĩ rằng có một ngày ngành nông nghiệp, dịch vụ và du lịch, nhà hàng, khách sạn lại trở thành những ngành và nghề đang rất “thời thượng” ở Việt Nam hiện nay.Sự bất định của tương lai trong một thế giới thay đổi chóng mặt sẽ làm phần lớn những định hướng và kế hoạch của các bạn trẻ và cha mẹ không còn chính xác nữa.Vậy nếu tương lai là bất định, chúng ta phải làm gì? Do không thể kiểm soát tương lai nên điều quan trọng nhất là chuẩn bị tốt để thích ứng tốt. Chúng ta cần được đào tạo toàn diện để có thể ứng phó với mọi thay đổi chứ không phải chỉ biết một nghề. Để làm được vậy, sự cởi mở, óc sáng tạo, năng lực phản biện, tâm thế học hỏi, ngoại ngữ và tiếp cận đa ngành là những kỹ năng quan trọng nhất.Một trong những điểm tiến bộ nhất của giáo dục đại học hiện đại là triết lý giáo dục khai phóng (liberal arts education). Triết lý này cho rằng, sinh viên cần phải được đào tạo toàn diện trong nhiều lĩnh vực như: khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên và khoa học cơ bản. Các đại học cộng đồng (community colleges), khai phóng (liberal art colleges), và hai năm đầu tại các đai học lớn ở Mỹ thường đào tạo theo triết lý này. Sinh viên sẽ học chuyên sâu hơn vào năm thứ 3 và 4. Tôi mong các đại học ở Việt Nam và các bạn trẻ có thể theo con đường phát triển toàn diện ấy trong những năm đầu đại học thay vì cố học chỉ một nghề mà sau này phần lớn các bạn sẽ không làm. Còn nếu nền giáo dục sau phổ thông của Việt Nam chưa làm nổi thì bản thân các bạn trẻ hãy tự trang bị cho mình bằng cách tự học, đi làm sớm, tích lũy kinh nghiệm và trải nghiệm càng nhiều càng tốt.Sau này có làm tài chính thì kiến thức văn học sẽ giúp các bạn rất nhiều khi viết, giao tiếp; có làm về y thì sự hiểu biết về tâm lý cũng sẽ giúp bác sĩ đồng cảm với bệnh nhân hơn. Một kỹ sư biết về nghệ thuật cũng sẽ có những thiết kế đẹp hơn (các thiết kế của Steve Jobs cho Apple chịu ảnh hưởng lớn từ những năm ông học thư pháp). Càng trải nghiệm nhiều và được tiếp cận đa ngành, các bạn sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho tương lai bất định.Đừng nghĩ rằng vào đời là phải xác định ngay mình sẽ làm nghề gì. Một lúc nào đó, các bạn sẽ phát hiện ra mình thực sự thích gì, muốn làm gì, có thể làm được gì.Và tương lai sẽ luôn bất định. Hãy chuẩn bị hành trang thật tốt và đừng đóng khung đời mình theo một hướng mà thôi.Nguyễn Quốc Toàn Đúng, tương lai là bất định. Bài viết quá hay, vô cùng bổ ích em đã nhảy từ phi công xuống công an xong lại ra giáo viên. Và bố mẹ em bắt học y rồi em quay qua học luật. xong giờ đi thực tập môi giới bất động sản. ĐỜI THẬT VÔ THƯỜNG :D Ý tưởng này của TS Nguyễn Quốc Toàn đúng cho số đông. Một số ít bộc lộ năng khiếu, đam mê, hoài bão ngay từ trẻ thì họ quyết chí theo đuổi ước mơ để vươn lên đỉnh cao của khoa học, nghệ thuật, chính trị.... Họ chấp nhận mọi khó khăn, thử thách, kể cả thiếu thốn, không thay đổi đam mê trong một thế giới đổi thay. Chính vì vậy, họ có đóng góp lớn cho sự phát triển của dân tộc và nhân loại. Những công trình lớn đòi hỏi sự tận tâm, tận lực của cả cuộc đời. Chọn nghề lúc tốt nghiệp phổ thông đúng là chưa đủ trải nghiệm cuộc sống đủ để quyết định. Thời của tôi đa phần là theo phong trào, thời cuộc. Thậm chí ngay cả trong lúc học đại học chọn chuyên ngành cũng vậy. Đúng là..bất định. Nhưng có 1 điều, thời gian quí báu ở đại học trong 2 năm đầu cơ sở bị uổng phí vào những môn học bị bắt buộc và không ai quan tâm, phi thực tế là nhưng môn chính trị. Những người học ở nước ngoài không phải học nhưng họ vẫn hơn mình, được trọng dụng, thực tế hơn. Bài viết rất hay, phân tích sâu sắc tuy nhiên bài viết này chỉ dành cho các đối tượng có tố chất, thông minh, nhạy bén ... Với thời cuộc những bạn trẻ nào khả năng có hạn thì vẫn phải xác định năng lực của bản thân và rèn luyện một nghề thật vững (đương nhiên là nghề mình thích ). Dù sao thì " nhất nghệ tinh" cũng kg sai ! Luôn chúc cho thế hệ trẻ có công việc ổn định ... Tôi rất thích các bài viết của tác giả NQT, mong đọc những bài viết của anh Những trường hợp như tác giả và bạn bè mà anh kể lại thì xem như phải học lại từ đầu khá nhiều. Đó là điều không ổn và không nên noi theo. Đồng ý là anh có thể đã nỗ lực học nghề mới và có thành công mới, nhưng biết bao nhiêu thời gian đã bị uổng phí! Hiểu chính bản thân mình là 1 điều cực kỳ quan trọng, các bạn trẻ nên chú trọng để tránh những sai lầm như tác giả. Tôi đang sống và học tập ở Úc và thấy rằng giới trẻ ở đây tỏ ra hiểu bản thân từ sớm vì họ vào đời rất sớm, không ngây ngô như thanh niên việt nam 18 tuổi đâu (tôi cũng từng là số đó thôi). Điều đó giúp họ có chính kiến rõ và mạnh mẽ về những gì họ đang làm, và họ thường theo đuổi để có khả năng chuyên sâu và giỏi về lĩnh vực của họ. Đó là điều mà chúng ta cần học hỏi. Các nước phát triển rất thực tế, chỉ những ai giỏi và sâu về một lĩnh vực thì mới được coi trọng, vì như vậy họ mới đem lại sản phẩm hoặc dịch vụ vược bậc được. Tôi đã làm việc ở VN hơn 12 năm trước khi qua đây, chúng ta cũng phải rất rõ ràng và làm được như vậy, không nên lằng nhằng trong việc định hướng nghề nghiệp và cuối cùng là xã hội chỉ có những sản phẩm làng nhàng bậc thấp so với cộng đồng quốc tế. Instinct & skill Bản năng và Kỹ năng tồn tại trong mỗi con người. Bản năng thì có sẵn ví như Bản năng gốc( basic instinct ) để duy trì nòi giống, đói muốn ăn , khát muốn uống.. Vv . Những gì là bản năng không cần DẠY không phải HỌC ai cũng làm được. Còn những gì thuộc về Kỹ năng thì phải học phải rèn luyện mới làm được? Chính vì lẽ đó mọi người cần phải HỌC còn không thì sẽ sống theo Bản năng là chính? Tiếng Anh phân biệt rõ Nghề nghiệp & Công việc( Career & Job) ai cũng có thể Học nghề này và lập Nghiệp bằng công việc khác. Đó là lẽ thường trong cuộc sống Tốt nghiệp ngành ngân hàng - làm tiếp tân - hành chánh - trợ lý bộ phận bán lẻ - dịch vụ chăm sóc khách hàng - thất nghiệp. Đọc bài viết và các ý kiến phản hồi đa phần đồng ý với nhận định của tác giả tôi thấy buồn và rất buồn! Nó thể hiện sự tự ti, kém cỏi của một thế hệ. Cái gì là tương lai bất định? Như tác giả thì người ta không thể nhìn thấy xu hướng chuyển dịch và chuẩn bị những thứ cần thiết để bắt kịp xu hướng đó? Chẳng khác nào tác giả và nhiều người như cánh bèo để dòng nước muốn cuốn trôi đưa đẩy đi đâu về đâu cũng không biết? Đó là cách sống thụ động và thất bại là điều đương nhiên! Người ta không dự báo chính xác những gì xảy ra trong tương lai nhưng cần phải có tầm nhìn và dự báo về nó. Có thể đúng có thể sai nhưng người ta có được sự chủ động. Không có sự chủ động thì chẳng làm nên trò chống gì cả! Bài viết này giống như bài toán vui cấp 2: Tìm trong bài toán chứng minh trọng lượng con muỗi bằng con voi, đâu là điểm mâu thuẫn để có đáp án nghịch lý trên.Trong bài viết này nghịch lý ở chỗ tác giả còn trẻ đang chia sẻ kinh nghiệm dẫn đến thành công hiện nay của bản thân. Nhưng theo logic bài viết thì công việc hiện nay của tác giả chưa phải là việc cuối cùng! Vậy không có cơ sở để chia sẻ. Giải pháp tg đưa ra là học mọi thứ, điều này phản khoa học. Hoàn thiện nhân cách và tư duy khác với việc học để biết mọi thứ để gặp đâu làm đó theo ngữ cảnh xã hội. Ước mơ cháy bỏng là trở thành GV ĐH, cố học lên Th S giáo dục NN. Dạy được 1 năm, chán khg thể chán hơn ( phần lớn do cơ chế, dù rất thương SV). Giờ đi dạy TT NN cho qua ngày !!!! Có một nghề đặc thù nghề làm quan . Nghề này là bố của các nghề . Khi còn trẻ tôi đã nghe nói vậy và tôi đã kiên quyết đi ngược với sự giáo của tiền bối rất khoát không theo nghề quan , sau gần 60 năm có mặt trên cõi đời mới thấy đúng bậc tiền bối đúng . Bài viết hay tuy nhiên cần phải xem lại giữa thích và muốn. Có thể hôm nay thích, nhưng ngày mai không thích nữa, ví dụ thích một cái áo, thích một đôi giày...Nhưng nếu bạn muốn, đó là mong muốn cá nhân, và nó sẽ đeo đuổi bạn suốt cuộc đời, hoặc chí ít là trong một chặng đường dài , ví dụ bạn muốn ăn mặc thật đẹp, muốn có một ngôi nhà thật khang trang.Và cái muốn đó, sẽ là động lực thúc đẩy bạn làm việc và cố gắng để đạt được nó, trong mọi công việc.Định hướng nghề nghiệp hiện tại của các bậc cha mẹ ở VN bây giờ toàn theo kiểu: "có bác nhà này, cô nhà kia làm ở đó, nhà mình có mối quan hệ, con cứ học ngành đó đi rồi xin việc sẽ dễ hơn".Việc phát hiện bản thân muốn gì rất quan trọng, sau khi biết mình muốn gì, sẽ kết hợp với khả năng của bản thân rồi tìm kiếm ngành nghề phù hợp.Lại một vấn đề nữa, làm sao biết khả năng của bản thân mình là gì, sẽ làm được cái gì, chẳng còn cách nào khác là hãy làm thật nhiều thứ, tham gia thật nhiều hoạt động lúc mình còn trẻ, rồi bạn sẽ biết được khả năng của mình là gì.Trong cuộc sống hiện đại, cần trang bị cho mình kiến thức rộng ở nhiều lĩnh vực, nhưng đó không phải là vấn đề tiên quyết để một con người thành công, theo quan điểm cá nhân, trước hết, bạn phải chuyên sâu trong một lĩnh vực nào đó, nếu lĩnh vực đó phù hợp với mong muốn, sở thích của bạn thì thật là tuyệt vời. Tôi không đồng tình với chù ý của tác giả. Trong khi các nước khác lên kế hoạch cho thay đổi về giáo dục để theo kịp với thời đại, đặc biệt trong bối cảnh có sự đột biến của khoa học, kỹ thuật, an ninh mạng, tác giả lại khuyến khích giới trẻ Việt Nam không cần phải lên kế hoạch, định hướng nghề nghiệp nên phớt lờ. Tác giả có nghĩ những bạn trẻ sau khi đọc bài viết này sẽ trở nên nguỵ biện, không chủ động trang bị, lên kế hoạch cho tương lai của mình, mà trôi theo thời thế hay không? |
Đường và cống Mãi đến khi được xem bộ phim “Những người khốn khổ” tôi mới biết, hệ thống cống ngầm ở Paris nó vĩ đại thế nào. Sau này, mỗi lần đi công tác ở Tokyo, tôi thường thích thú đứng ở những nhà ga tàu điện ngầm ngắm nhìn đời sống, thói quen sinh hoạt của người dân ở đó. Họ như những đàn kiến khổng lồ, chui lên từ những cửa ga ngầm và mọi di chuyển, sinh hoạt ăn uống mua sắm đều diễn ra dưới lòng đất. Các chuyên gia của họ đưa tôi xuống tận tầng thứ năm của các hệ thống công trình ngầm để xem xét tham quan. Tôi nhận thức được rằng, dưới những con đường, ngôi nhà kia là cơ man các hệ thống hạ tầng thiết yếu: điện, truyền thông, tàu điện và tất nhiên là hệ thống cấp thoát nước.Tôi và cô con gái 13 tuổi có sở thích cùng Google map đánh dấu những nơi đã đi qua. Xem bản đồ Paris, cháu thốt lên: "Đường phố khoa học và ngăn nắp thế bố nhỉ!". So sánh với Hà Nội, cháu chỉ vào những chỗ đậm đặc nhà và thắc mắc: "Sao những chỗ này không có đường xá, họ đi lại thế nào hả bố?". Tôi chợt giật mình về câu hỏi của cháu. Thú vị hơn, tôi phát hiện ra sự tương đồng trong cảm nhận của hai đứa trẻ - tôi ngày xưa và con gái bây giờ về một vấn đề rất cốt lõi của bất cứ thành phố nào nhưng từ hai cách tiếp cận. Tôi thì về những gì phía dưới lòng đất - hệ thống công trình ngầm, còn con gái là những gì nổi bên trên - hệ thống đường xá. Và hơn hết, để trả lời được câu hỏi trên là cả một vấn đề rất nặng chuyên môn.Mấy ngày vừa qua, trên các phương tiện truyền thông tràn ngập hình ảnh tắc đường, úng ngập ở Hà Nội và TP HCM. Điều đó dễ hiểu, chúng bắt nguồn từ nguyên nhân rất cơ bản: đô thị của Việt Nam đang rất thiếu đường và đi kèm nó là các hệ thống công trình ngầm. Hãy thử học cô bé 13 tuổi, vào Google map, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự mất cân đối và thiếu hụt trầm trọng của đường xá cũng như hạ tầng ngầm của thành phố. Bộc lộ điểm yếu cốt tử bắt nguồn chính từ lịch sử phát triển từ làng lên phố của bất cứ đô thị nào ở nước ta hiện nay. Đô thị hóa đã đẩy các làng nội thị, các tiểu khu dân cư phải nhanh chóng chuyển mình "lên phố". Những con đường làng, đường tiểu khu nhỏ bé ngày nào vốn chỉ phục vụ cho mật độ dân cư thưa thớt. Những hệ thống cống rãnh trước đây làm nhiệm vụ thoát nước nhẹ nhàng, chủ yếu gom nước để đổ ra ao hồ, kênh rạch và vốn dĩ tự phát. Những con đường đó, những hệ thống cống rãnh chật hẹp đó vốn được sinh ra không có bất cứ định hướng nào nay đang phải oằn mình tải sức nặng công suất vượt quá khả năng. Con người thiếu đường chen chúc, nước thiếu chỗ thoát cũng tràn cả lên đường. Tắc đường, úng ngập là điều không thể tránh, tất yếu phải xảy ra.Đảm bảo cho sự di chuyển của con người, phương tiện đến từng ngóc ngách của thành phố, không phải vô cớ khi người ta ví von hệ thống đường xá như là mạch máu giao thông. Bên cạnh đó, hệ thống công trình ngầm với chức năng thoát nước và cung cấp hạ tầng nằm ngay dưới những con đường cũng cần được xem như một hệ thống mạch máu khác. Chúng như hệ tuần hoàn mà đường xá là động mạch và công trình ngầm là tĩnh mạch. Chính vì vậy hệ thống đường xá và công trình ngầm là hai yếu tố cơ bản trong hạ tầng của bất cứ đô thị nào. Như một cơ thể sống, đô thị rất cần phải có một hệ thống tuần hoàn khỏe mạnh.Thật vô lý đến mức kỳ lạ là sau 60 năm ở Hà Nội, 40 năm ở TP HCM, dân số đã tăng gấp 3-5 lần, mật độ xây dựng tăng tương ứng, nhưng hệ thống đường chỉ tăng gấp đôi còn hệ thống cống ngầm hầu như không tăng.Diện mạo của một thành phố chính là những con đường, nó quyết định sự văn minh, khang trang của đô thị. “Sức khỏe” của một thành phố nằm ở hệ thống cống ngầm, nó khiến cuộc sống của người dân trở nên dễ chịu một cách đương nhiên, hay chịu đựng như chung sống với thảm họa do nhân tai.Trước khi chồng lên những cao ốc ngất ngưởng ken đặc trong lòng thành phố chật chội, hãy nghĩ đến những con đường và những cống ngầm. Thân Hồng Linh Tất cả các vấn đề trên đều xuất phát từ tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Đừng nên đổ lỗi cho tiền. Và họ cũng có rất nhiều tiền để bù lỗ cho các DNNN làm ăn thua lỗ ... Tác giả nhìn ở góc độ khoa học giao thông và đô thị. Nhưng cái nguyên nhân cốt tử mà người ta thường hay nói đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân là tiền. Những người làm chính sách thì có đủ tiền cho thí điểm những tập đoàn kinh tế nhưng lại thiếu tiền cho phát triển giao thông và đô thị. Thế thôi. Các nhà chức trách:(1) là vô trách nhiệm và/hoặc(2) là trình độ kém. Doanh nghiệp cỡ như mà lãnh đạo đi mua tàu, ụ nổi, bỏ đi của người ta về thì với tầm nhìn như vậy nên quy hoạch và quy mô của cơ sở hạ tầng hiện nay mới thế Việt Nam là nước phát triển thiên về bề nổi chứ không phải bề sâu. Vì sự thất thoát, nên tiền để xây dựng các công trình nổi - để khoe mẽ - còn chưa đủ nữa là các công trình ngầm. Tác giả quên đặc điểm của VN là thích phô bề mặt. Tầm nhìn hạn chế khả năng có hạn. Người ta cứ huy hoạcj vội vàng, làm ăn cẩu thả , chímh quyền địa phương thị quãn lý lỏng lẽo có phát hiện vi phạm lấn chiếm thì cho qua( Vì: bị mua chuột) người ta cứ bán đất. bán nhà , bán chung cư miễn sao lấy Tiền xong rồi sau đó người dân sống ở đó thế nào mặc kệ( Sống chết mặc bay ) Kiểu này muốn không ngập nữa chỉ có học bên giao thông cấm xe máy, hạn chế ôtô ta cấm mưa, hạn chế thủy triều lên thôi. Rất đơn giản vì tp ở VN chưa có mốc độ cao số 0 ! Chỗ nào ngập thì nâng lên cao , cuối cùng thì những chỗ trước đây ko bị ngập thì sau đó lại là chỗ thấp bị nước ở chỗ cao hơn dồn về , cộng với hệ thống cống quá nhỏ , lại bị ngập ! Vòng tròn luẩn quẩn ! Giao thông dưới mặt đất đang đợi Đà Nẵng đi trước co gi ma la. chuyen duoc bao truoc. the moi goi la nuoc ngheo Biết rồi ! Khổ lắm ! Nói mãi !!! Việt Nam mình ắt phải đầu tư vào những điều cơ bản nhất thì công trình đô thị mới vững được... Chắc phải quy hoạch lại đô thị mới mong ổn được... |
Du học sinh - về hay ở? Đó là lời của chị bán cơm lam, trứng nướng ở ngôi nhà nhỏ trong một ngõ nhỏ, nói tôi nghe trong những ngày hè ở Tam Đảo. Tôi nghe chị nói mà thấy nao lòng.Rồi bất chợt tôi ngẫm lại bản thân, nhớ đến những người mình quen và biết. Họ cũng rời ngôi nhà nhỏ của tuổi thơ êm đềm đến bình dị cùng cha và mẹ, bay đi khắp phương trời tìm chỗ trú chân. Nào có mấy ai quay về, hay là chỉ đôi lần thăm nom, rồi ở trọ, và những chú chim đã từng nhỏ lại tiếp tục sống cuộc đời tự do bay đi bốn phương tám hướng.Những ngày qua, thông tin về những du học sinh Việt Nam ra đi không trở về đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao đất nước không giữ chân được người tài? Thật khó để đưa ra câu trả lời duy nhất đúng.Tôi thấy nên nhìn đơn giản lại. Ai trong chúng ta cũng đi khỏi tổ ấm của mình, có khác là chúng ta đi bao xa. Du học tới một đất nước khác về mặt nào đó cũng giống như hàng trăm nghìn sinh viên tỉnh lẻ đổ về thành phố học mỗi năm. Dường như ai ra đi cũng mang theo một khát vọng gì đó bên mình. Và đó là lý do họ đập cánh, họ không ngừng hướng về phía trước, họ bơi ra biển lớn, ra bầu trời rộng.Những người tới thủ đô, tới thành phố, họ cũng thường không quay trở về sống ở mái nhà cũ họ từng lớn lên. Đất chật, người đông, bầu trời hẹp, không khí bụi bặm, thực phẩm không an toàn, lòng người lạnh nhạt… đủ lý do để phản bác cho việc ở lại thành phố làm việc nhưng họ gạt đi tất cả, bởi hai chữ cơ hội.Có những môi trường, họ có cơ hội việc làm tốt hơn, cơ hội giáo dục cho con cái tốt hơn, cơ hội quen những người bạn lớn, và trao đổi những điều lớn lao hơn, cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn. Tôi cũng sẽ định cư tại Hà Nội chứ chưa hề có ý nghĩ sẽ trở về quê hương. Bởi tôi tin rằng, một nơi không có nhiều cơ hội sẽ làm cuộc sống của tôi trở nên mất đi nhiều ý nghĩa khi không được cống hiến.Thay vì đi vào bế tắc bởi những thứ quá lớn lao như chính sách trọng dụng nhân tài, chảy máu chất xám, đề xuất điều chỉnh bộ máy hành chính để người tài thực sự muốn về đóng góp… sao không nghĩ đơn giản hơn, rằng cũng đã có bao nhiêu người trẻ xuất chúng đi học ở thành phố trở về quê hương lập nghiệp? Và hãy rộng lượng hơn kể cả với những người muốn về hay ở. Thế giới đã bước vào thời đại của công dân toàn cầu. Những người trẻ năng động, sống để cống hiến luôn muốn xê dịch và chuyển động. Họ muốn đến những vùng đất mới, muốn đến những chân trời mới, làm những điều mới, sống cuộc sống tự do. Du học sinh trở về sẽ cống hiến cho đất nước, du học sinh không về sẽ cống hiến cho nhân loại. Chỉ cần mỗi người đều tiến về phía trước, về hay ở đâu còn là chuyện quá quan trọng để hoang mang.Đã mấy tháng trôi qua, tôi vẫn bị câu nói của chị bán trứng nướng ám ảnh. Những nơi vốn từng là nhà, và sau này chúng ta gọi nó là quê, đó là một khoảng lặng nấc lên không nhiều người để ý. Một khoảng lặng trống vắng, là cảm giác của tôi đôi khi thấy nao lòng khi trở về nhà, hay là quê, rồi sau đó lên phòng, mẹ vẫn dọn phòng tôi sạch sẽ…Mẹ chờ tôi về. Những người mẹ chờ những đứa con trở về, để rồi nhìn chúng ra đi.Hạ Hồng Việt Với một nền kinh tế mà quan hệ được coi trọng hơn năng lực làm việc thì sẽ chẳng ai muốn về Con tôi đi học 7 năm và trở về ! Nhưng để kiếm đước việc làm thì không dễ , và khi có được việc làm thì trên đe , dưới búa với mức lương bèo bọt . Chợt nhận ra khi quyết định trở về có khi lại sai lầm . Người Lãnh đạo phải có tâm và tầm, phải có bản lĩnh đạo đức. Pháp luật phải kỷ cương thì may ra có cơ hội thay đổi chứ như tình trạng này thì cứ đi thụt lùi. Ôi, bạn trẻ mà sao viết rất sâu sắc, rạch ròi và tình cảm vậy. Tôi là người mẹ có những người con du học ko trở về cũng như mẹ bạn, lúc nào cũng ngóng con về và nhìn chúng ra đi. Nhưng tất cả vì tương lai của con nên đành nuốt nước mắt vào trong. Hiện tại bố mẹ còn khoẻ, sau này ko biết thế nào? Chắc tìm nhà dưỡng lão dần là vừa. Rất mong con thành đạt mà vẫn ở gần cha mẹ nhưng thật khos và xa quá! Ý kiến của tôi là ở nơi nào con tôi được giáo dục tốt cuộc sống tốt thì tôi ủng hộ không cứ gì tại Việt nam hay nước ngoài . tôi ủng hộ ý kiến của bạn Vinh á quân đường lên đỉnh Olympia là với bạn ấy sống ở nước ngoài hơn Việt Nam Hay, bạn đã đưa ra một góc nhìn thật gần, thật gần, để cho những người còn trách móc những du học sinh có được cơ hội nhìn lại chính mình. Cảm ơn bạn. Cổ nhân đã nói đất lành chim đậu "Du học sinh trở về sẽ cống hiến cho đất nước, du học sinh không về sẽ cống hiến cho nhân loại" - câu nói này nói lên điều gì? Có phải đất nước ta là một phần tách biệt với nhân loại? Sự phát triển của loài người gắn với di cư và khám phá Bài viết rất cảm động , mọi ngưòi hãy đặt mình vào vị trí của các dhs để phán xét, tuổi trẻ ,hoài bão và cơ hội pháttriển . Đừng trói buộc những cánh chim. Trước kia chỉ phân loại Nước phát triển và đang phát triển, còn bây giờ có thêm một loại nữa là Nước không chịu phát triển! Hãi Một bài viết rất hay. Đúng là ra đi, có mấy ai trở lại quê nhà. Du học sinh ko ngại thiếu thốn điều kiện vật chất, không ngại lương thấp, không ngại vất vả, chúng tôi chỉ ngại làm việc cho những người lãnh đạo không có tầm nhìn Khi tôi hỏi các em: "Lúc còn đi học, em nào cũng hứa hẹn tốt nghiệp sẽ về quê góp sức cho địa phương. Nhưng rồi, ra trường, các em tìm cách ở lại Thành phố bằng mọi giá!". Mỗi em một lý do. Tổng hợp lại = bài viết của bạn: Cám ơn Hạ Hồng Việt. Như mình một năm được một lần về quê là dịp Tết cổ truyền. Ở thôn quê, làng mạc tiêu điều, đường xá xập xềnh...khiến người sống và làm việc ở thành phố như mình |
Ám ảnh sợ hãi Hai bố con, người bị đâm xuyên tim, người bị đâm thủng phổi, không cứu được. Vợ chồng người con thứ bị đâm nhẹ hơn, không chết. Một con nghiện trộm hai cái điện thoại cho một liều thuốc, làm mất mạng hai người.Vụ án xảy ra ở Thạch Thất, Hà Nội đang gây ám ảnh dư luận. Là một người làm báo, tôi không thích cách người ta gọi các vụ án này bằng các từ "thảm án", "thảm sát", "đẫm máu" như một cách để gia tăng sự chú ý. Với tôi bản thân vụ án đã quá đủ cho một sự ám ảnh. Sự ám ảnh sợ hãi.Một đồng nghiệp của tôi kể, đêm trước, hàng xóm chị ấy đang ngủ chợt tỉnh giấc vì nghe tiếng cạy tum. Không hiểu vô tình hay cố ý, tên trộm làm phát ra tiếng động khá lớn. Sau đó, hắn vào nhà. Cả nhà nằm im, không dám hô hoán, không dám phản kháng gì. Kẻ trộm lần mò, vớ được cái túi, thò tay thấy tiền rồi bỏ đi luôn, không lấy gì thêm. Số tiền trong túi là 20 triệu đồng. Gia đình ấy thở phào.Đó là một sự thỏa hiệp, một cú áp-phe sinh mệnh thành công. Tên trộm không biết chủ nhà đang thức và nín thở giấu mình. Hắn hành động rất nhanh gọn và chừng mực, trong khoảng thời gian mà sự sợ hãi đang chế ngự nhà chủ.Sợ hãi, có thể khiến người ta dễ dàng thoả hiệp. Hoặc cũng có thể đưa tới những hành vi cực đoan vì lý do an toàn.Ngày càng phổ biến hơn những băng nhóm dàn cảnh để cướp giật. Một người đang đi trên đường, bỗng bị ép xe vào lề rồi một đám người nhảy vào đánh đập chửi bới, vu cho là cướp chồng người khác, là quỵt nợ, là ăn cắp... Nạn nhân choáng váng ú ớ khóc lóc, để rồi khi tĩnh trí lại thì đám lưu manh đã lột sạch nữ trang, túi ví, điện thoại và có khi cả xe máy. Người đi đường thấy kêu khóc, nhưng ngại can thiệp, tặc lưỡi lướt qua. Càng ngày, chúng ta càng dễ dàng tặc lưỡi bỏ đi trước những sự việc cần can dự. Một người bị tai nạn, một ai đó bị cướp giật, một người vẫy xe xin đi nhờ... chúng ta tặc lưỡi và bỏ đi, tự an ủi sẽ có ai đó làm thay mình. Sự ám ảnh về cái xấu khiến mỗi cá nhân có khuynh hướng thu mình trong vỏ ốc an toàn. Nhưng điều nghịch lý là càng thu mình, người ta càng thấy bất an hơn. Khi càng nhiều người thu mình vì sợ hãi thì xã hội càng không an toàn.Sợ hãi là một xúc cảm chính đáng nhưng không lành mạnh. Con cái cần kính trọng cha mẹ nhưng sợ cha mẹ thì tình cảm gần gũi không còn. Mỗi công dân cần thượng tôn pháp luật nhưng sợ hãi những người thực thi pháp luật, thì chính pháp luật đã không còn đảm bảo sự công minh nữa. Và đương nhiên, cái xấu, tệ nạn, những thế lực ngầm, nếu đủ sức mạnh để gây ra một nỗi sợ hãi ám ảnh dù là mơ hồ, thì khi đó những nền tảng căn bản của xã hội đã rạn nứt nghiêm trọng. Tôi nhớ, triết gia Voltaire từng nói về điều này: "Nỗi sợ luôn đến sau tội ác, và đó là sự trừng phạt".Cả sợ hãi lẫn trừng phạt, liệu có phải động lực của chúng ta?Gia Hiền Khi người dân được khuyên nằm im khi trộm vào nhà mình, mặc cho nó lần mò và sau đó lại được khuyên không nên truy đuổi thì có nghĩa là xã hội đang khiếp sợ cái ác. Hôm nay nó có thể rón rén vào nhà mà ko bị tri hô thì ngày mai nó sẽ ngang nhiên cầm dao dí vào cổ chủ nhà, đòi những thứ quý giá nhất. Chưa bao giờ cái đúng lại khiếp sợ một cách bạc nhược như vậy. Tội phạm dã man ngày còn nhiều, đạo đức xuống cấp, thực phẩm độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ và giống nòi. Giá cả một số mặt hàng thuộc diện đắt nhất thế giới, nông thủy sản thì đầu ra bấp bênh, đơn giá đầu tư công trình thường quy ra USD để so soánh vơi thế giới nhưng vẫn ở mức rất cao. Năng suất lao động rất thấp, tỷ lệ công chức/1000 dân ở mức rất cao so với khu vực và thế giới.................., tất cả cần sớm được quy trách nhiệm và giải quyết gấp, gấp ,gấp........vì cho cả dân tộc trong hiện tại và tương lai ! Sợ hãi, bản thân nó là bản năng. Và biết sợ hãi, đôi khi là một yếu tố sinh tồn. Nên nói rằng: "sợ hãi là không lành mạnh", e rằng chưa thật sự đúng. Người dũng cảm không phải là một người không bao giờ sợ hãi, mà là người biết cách chế ngự nỗi sợ hãi đó (khi cần thiết). Tôi sẽ cố gắng sợ hãi và dũng cảm đúng cách, thế thôi. Sợ hãi là bản năng, nó có vai trò chuẩn bị để đối phó với tình huống bất lợi, để đưa ra một phản ứng. Nhưng phản ứng ở mỗi người là khác nhau, nó là một vấn đề tâm thần học phức tạp. Sợ hãi cũng do giáo dục, do nhiễm phải, do hiệu ứng lan truyền. Theo Phật giáo, sợ hãi khởi sinh từ thiếu hiểu biết, từ cái tôi bản ngã từ đó dẫn đến tham muốn an toàn, muốn sống, muốn lợi, muốn yên ổn...Sợ hãi không ổn định. Khi mỗi người càng trải nghiệm nhiều thì càng bớt sợ hãi, hay nói cách khác là họ hành động bất chấp sợ hãi, họ đã có kinh nghiệm đáp trả. Con người là phức tạp. Khi họ sở hữu càng nhiều thì càng sợ hãi, ngược lại người không còn gì để mất thì bất chấp tất cả. Cảm ơn tác giả đã đưa ra đề tài này. Và đồng ý với nhận định là nếu xã hội càng nhiều người thu mình vì sợ hãi thì xã hội càng không an toàn. Nhưng có điều để phản ứng trước một mối đe dọa, phần lớn mọi người sẽ phản ứng một cách tiêu cực, như gây hại trở lại người đe dọa, hay giết họ... hay như Donald Trump đòi ngăn cấm người Hồi giáo. Những phản ứng tiêu cực đó là do sợ hãi dẫn dắt, không phải là hành động tỉnh thức. Nói thì dễ, nhưng để có được những phản ứng tỉnh táo, mỗi người và cả xã hội phải được gặp tình huống và phải có thời gian để chiêm nghiệm nỗi siwj hãi của mình. "Nỗi sợ luôn đến sau tội ác, và đó là sự trừng phạt". Tôi hiểu rằng: Không chống lại cái ác chúng ta phải sống trong sợ hãi, cuộc sống luôn phải sợ hãi chính là sự trừng phạt. Chưa hiểu ý tác giả muốn thông điệp điều gì ? vì bài viết rất kín kẽ: Có trộm vào nhà nếu phản ứng thì thiệt mạng, nếu thu mình cố thủ thì an toàn và để cho cái ác lộng hành,.... Vẫn là ý kiến mở .... ! Điều này ai cũng đã biết ! Bài viết hay, thâm thuý Câu hỏi cuối bài cũng là biểu hiện của sự sợ hãi. Hoang mang chẳng biết phải làm gì đẻ giữ mạng sống. ÁM ẢNH SỢ HẢI NGHIÊM TRỌNG . Tôi không nghĩ như các bạn. Tác giả muốn nói rằng tại sao xã hội mình lại như vậy! Nỗi sợ hãi, cách ứng xử với cái xấu , với tội ác. Không chủ động để chiến thắng nó thì nó sẽ không bị đẩy lùi, thu vào vỏ ốc thì nỗi sợ hãi sẽ ngày càng cao chứ khồn giảm Bài viết chưa nêu cụ thể sẽ phải làm gì khi trộm vào nhà mà phân tích tâm lí chung chung... là tôi khi trộm vào nhà nếu biết mình chủ động tấn công nó bằng vũ khí nếu có, còn không đóng chặt cửa đt báo chính quyền Tôi nhớ đã đọc rằng : ở Mỹ, họ không khuyên người dân chống trả trộm/cướp, mà chi cố gắng nhớ đặc diểm của tên trộm, phần việc còn lại là của lực lượng chính quyền Bây giờ đến cả chính quyền còn sợ cái ác thì nói gì dân . Dẫn chứng cụ thể la ở Phường ,xã để cho dân lấn chiếm đất , xây nhà trái phép ...xong đâu đấy cán bộ thanh tra xây dựng đến phạt ??? Phạt gì ở trường hợp này ?¿? Tiền phạt vào tay ai ???? Dể sau bao nhiêu hệ lụy như : Tranh chấp hàng xóm, đền bù khi giải tỏa.....Cuối cùng chỉ béo mấy ông thanh tra, phó CT phương .... Trời hại chúng ta , bởi ta đi giành cái không thể có ( vầ cũng chẳng phải của mình ) : làm theo năng lực ,hưởng theo nhu cầu |
Yêu nước thời bình Vừa thay xong, chui khỏi gầm xe tôi thấy hàng xóm lù lù xuất hiện. Đó là người đàn ông đã già vẫn thường hay cười với tôi qua hàng rào hoa. Nhìn vào khay dầu tôi đang bưng, ông nghiêm khắc nói: “Nếu tôi báo cảnh sát. Cậu sẽ phải chịu phạt 500 mark. Tôi không báo vì chắc cậu không biết. Lần sau không được thay dầu ở vườn mà phải vào gara hoặc ra cây xăng". Tôi cãi rằng tôi đã có khay đựng dầu thừa. Nhưng ông tủm tỉm cười rồi bảo tôi cúi xuống, chỉ cho tôi cái vít đáy dầu: “Cậu nhìn kìa, dầu là loại vật chất dính dớt. Cậu cẩn thận đến đâu thì vẫn có vài giọt chảy ra cái vít kia và rớt xuống vườn. Ai cũng như cậu thì mảnh đất của chúng ta sẽ nhiễm độc. Con cháu chúng ta sẽ chịu hậu quả khi sống ở đây”. Tôi vội vàng xin lỗi và cảm ơn ông.Sau này, mỗi lần chúng tôi ngồi bên nhau ở chiếc băng gỗ, thưởng thức bia dưới những gốc anh đào trĩu trịt chùm quả đỏ ối, tôi đều nhớ về lời nói của ông, về tình yêu ông dành cho mảnh vườn đã gắn bó gần 90 năm.Cũng sau những ngày nước Đức thống nhất, nhà máy nơi tôi làm việc giãn thợ để chuẩn bị bán toàn bộ cho Ấn Độ. Quá trình bàn giao kéo dài nhưng suốt nửa năm trời, ở đây không xẩy ra một vụ trộm cắp hay thâm hụt tài sản nào. Tôi ngạc nhiên lắm bởi nhà máy rất rộng, ba phía rừng và ruộng lúa mì bao bọc nên nếu ai có ý đồ xấu thì việc nhặt nhạnh một ít linh kiện vi điện tử không phải là chuyện khó khăn gì. Làm sao người ta quản lý nổi. Đem chuyện hỏi anh bạn thân Lotar, trưởng phòng bảo vệ, cậu nói: “Nhà máy có gần 10 nghìn m rào, 25 bảo vệ dưới quyền, có ba đầu sáu tay cũng không sao bao quát hết. Đông Đức đã tan rã, suốt cả năm nay công nhân và cán bộ đều hiểu, nhà máy là tài sản của nước Đức, của dân tộc Đức chứ không riêng của chính thể nào”.Câu chuyện của một người Đức đã sắp từ biệt thế giới và tâm sự của cậu bảo vệ Lotar làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi bỗng hiểu ra, rằng đất nước họ trở nên tươi đẹp như vậy, có lẽ nhờ từng con người biết yêu thương và biết cẩn trọng gìn giữ thứ mình yêu thương như thế. Họ giàu mạnh như vậy là nhờ những cá nhân không bao giờ lợi dụng chức vụ hay tình hình rối ren của đất nước để làm những việc tổn hại tới lợi ích của cộng đồng.Ở Việt Nam, trong những ngày Đại hội thi đua yêu nước vừa qua, tôi cũng đã được nghe kể về những câu chuyện như thế. Ông nông dân Nguyễn Tấn Bện chế tạo ra cái máy cuốn rơm để giải phóng bớt sức lao động cho bà con; cậu tiến sĩ trẻ Nguyễn Bá Hải sáng chế ra chiếc kính dẫn đường cho người mù... Họ đều làm nhiều nói ít. Còn khi phải nói, ông nông dân nói thế này: “Mình chỉ biết làm tốt công việc của mình thôi chứ không biết nói”, còn cậu tiến sĩ: “Chúng ta hãy ít than thở đi và cống hiến nhiều hơn”.Tôi tình nguyện đi bộ đội từ năm 16 tuổi, trải qua 11 năm giáp mặt với đạn bom và sống phần còn lại của cuộc đời với những cơn ác mộng ám ảnh thường xuyên. Tôi từng nghĩ không còn sự cống hiến nào cho đất nước cho dân tộc lớn hơn điều đó.Nhưng lòng yêu nước, sự cống hiến trong thời bình không đòi hỏi mỗi cá nhân phải đem tính mạng mình thử thách trước bom đạn của kẻ thù, bởi đất nước không còn chiến tranh nữa. Dẫu vậy, đây vẫn là một sự thử thách khắc nghiệt chống lại lòng ích kỉ, lòng tham của từng cá nhân trước tài sản của quốc gia hay quyền lợi của cả cộng đồng.Yêu một thứ gì đó là trân trọng, giữ gìn hoặc chí ít là không làm tổn hại đến nó. Tôi nghĩ, tình yêu đất nước cũng dễ hiểu như thế thôi.Nguyễn Văn Thọ Bài học rất hay và sâu sắc, cảm ơn người viết. Về câu chuyện thay dầu trong vườn của chú ở nước Đức, còn ở Việt Nam người ta đem dầu nhớt thải ra đồng tưới cho rau muống xanh mướt rồi bán cho đồng loại đó chú. Còn những chuyện lớn hơn liên quan đến "tài sản quốc gia hay quyền của cả cộng đồng" thì... ôi trời ơi! Cảm ơn bài viết của bác. Xưa nay có lẽ hầu hết bọn cháu đều đánh đồng giữa yêu nước với các cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược mà quên mất việc phải bảo vệ nó trong thời bình. Cứ theo cách định nghĩa mới này thì dân tộc ta bây giờ ít người yêu nước rồi bác ạ, họ đang hủy hoại mảnh đất đùm bọc họ, đầu độc nòi giống minh... Chẳng biết đến khi nào chúng ta mới thay đổi được suy nghĩ, để đưa đất nước vượt lên như những cường quốc khác. thời chiến tranh thì kgo6ng có gì để mất, thời này thì có quá nhiều thứ để mà tham Xin cảm ơn nhà văn Nguyễn Văn Thọ. Đọc bài viết của Bác đến đâu là cảm xúc dâng tràn đến đó. Yêu là trân trọng, là giữ gìn, là không làm tổn hại nhưng mấy ai đã có được suy nghĩ để thực hiện điều này. Nhiều người nghĩ DÂN GIÀU NƯỚC MỚI MẠNH theo hướng làm giàu cá nhân phi pháp, họ sẵn sàng trộm cắp cuat công, tham nhũng... làm giàu cho mình... thế là THAN ÔI, DÂN TỘC MÃI NGHÈO. Cần lắm những bài viết thế này đối với cộng đồng.Người trẻ và cả người "trên" có đọc, ngẫm .... và làm theo. Được như thế nước ta mới đỡ .... nghèo ! Bài viết rất hay. Cảm ơn rác giả ạ! Con 21 tuổi, khi đọc bài viết này cũng như nhiều bài viết ở đây, con đều rất xúc động, thậm chí chảy nước mắt. Con không thiên tài hay quá giỏi giang gì, chẳng thể lớn lao nhưng xã hội không chỉ cần vĩ nhân mà còn cần thật nhiều những con người bình dị, sống tốt và lặng lẽ cống hiến từ những điều nhỏ bé. Con sẽ là một công dân như thế, cảm ơn tác giả! :)) Cảm ơn nhà văn. Hai câu chuyện dễ hiểu nhưng sâu sắc! Ai cũng thấy vấn đề là ý thức con người tạo ra sự khác biệt, đất nước phát triển hay chưa phát triển, phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của từng người dân, từng hành động cụ thể. Tuy nhiên có một chi tiết ở đây tôi muốn nói, đó là nếu thay dầu trong vườn sẽ bị phạt 500 mark! Đó là cái giá của ý thức, khoa học đã chứng minh muốn có ý thức phải học tập, trải nghiệm, nếu chưa biết làm sai sẽ bị phạt, cố tình làm sai bị phạt, muốn không bị phạt chỉ có cách làm đúng! Rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để hình thành ý thức tốt cho con người, cho đất nước. Ở ta, cũng đã có nhiều chế tài để cho người dân có ý thức tốt hơn, nhất là lĩnh vực giao thông, tuy nhiên do hệ thống pháp luật chưa nghiêm, nên nhiều người vẫn chưa ý thức, vẫn vượt đèn, sai làn, không đội mũ... Chỉ khi xử phạt thật nghiêm, tôi nghĩ mọi chuyện sẽ tốt lên nhanh chóng và sẽ hình thành Ý THỨC TỐT, Ý THỨC XÂY DỰNG, LÒNG YÊU NƯỚC NÊN BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG VIỆC NHƯ VẬY Bài viết rất hay. Theo Tác giả , cái gì và làm gì khiến Người Đức như vậy và cái gì khiến cho dân tộc Việt như hiện nay ?Phải làm gì để bắt đầu lại và ai hay cái gì có thể để bắt đầu lại ? Còn việc so sánh với Đức hay Nhật thì mọi người đều biết ! Làm sao để mọi người có ý thức mới là vấn đề để nói và bàn Bài viết cực kỳ tuyệt vời. Một suy nghĩ đơn giản, nhưng rất tích cực. Xin cảm ơn tác giả rất nhiềuTuy nhiên ở xã hội dân gian, quan tham như VN thì nó ko thực tế, còn lý do tại sao thì ko ai phân tích nổi Các bác tiến sĩ nên đọc và ngẫm câu này: ông nông dân nói thế này: “Mình chỉ biết làm tốt công việc của mình thôi chứ không biết nói”, còn cậu tiến sĩ: “Chúng ta hãy ít than thở và cống hiến nhiều hơn”. Hay quá: Yêu một thứ gì đó là trân trọng, giữ gìn hoặc chí ít là không làm tổn hại đến nó. Mong những người bán thực phẩm độc hại, những bác tham ô tham nhũng...tỉnh ngộ cho dân cho nước được nhờ |
3 tỷ USD - nhiều hay ít? Theo số liệu thống kê của UNESCO năm 2012, trên thế giới cứ 100 sinh viên đại học thì có hai người đi du học nước ngoài. Con số này thay đổi ở từng quốc gia tùy vào nhiều yếu tố về kinh tế và xã hội. Thực tế, ngay cả những nước có nền giáo dục rất phát triển cũng có số lượng lớn sinh viên đi học ở nước ngoài. Hãy lấy ví dụ nước Đức với hầu hết các trường học miễn phí cho sinh viên, kể cả sinh viên quốc tế. Mỗi năm Đức có gần 200.000 sinh viên các nước đến học, nhưng đồng thời, cũng có hơn 120.000 sinh viên Đức tự bỏ tiền túi du học nước ngoài thay vì ở nhà thụ hưởng giáo dục miễn phí. Tương tự, mỗi năm có hơn 60.000 sinh viên Mỹ theo học đại học nước ngoài, trong khi con số này với Anh và Australia là 23.000 và 12.000. Đức và Mỹ là những quốc gia nằm trong Top 10 cả về số lượng sinh viên nước ngoài đến học và số lượng sinh viên quốc nội du học nước ngoài.Các nước châu Á có sự gia tăng đáng kể về số lượng sinh viên đi du học, dẫn đầu là Trung Quốc với khoảng 700.000 du học sinh bậc đại học, Ấn Độ với 200.000, Hàn Quốc 124.000. Gần hơn với chúng ta, Malaysia cũng có tương tự số lượng sinh viên du học như Việt Nam mỗi năm. Điều này cũng giúp cho nhiều quốc gia với chính sách xuất khẩu giáo dục nổi lên nhanh chóng tại châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore.Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của các nền kinh tế ở châu Á cũng góp phần không nhỏ vào xu hướng dịch chuyển điểm đến du học của sinh viên các nước phương Tây. Chính phủ Australia cam kết tài trợ hơn 100 triệu AUD trong "Chương trình Colombo Mới" dành cho sinh viên nước này tham gia những khóa học ngắn và dài hạn tại các nước trong khu vực Indo Thái Bình Dương - nơi Australia có quan hệ mật thiết trên nhiều lĩnh vực. Điều này nhằm trang bị cho công dân Australia những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thiết lập quan hệ với những quốc gia láng giềng, góp phần mang lại lợi ích cho Australia trong tương lai.Tôi cho rằng Việt Nam cũng không nên đi ngược lại xu hướng giáo dục của quốc tế. Ngay cả khi giáo dục nước nhà có tốt hơn lên nhiều nữa, tôi vẫn khuyến khích các bạn đi du học nếu có thể. Các nhà đầu tư giáo dục nước ngoài tại Việt Nam có lẽ cũng không cần quá lo lắng trước số lượng học sinh ra nước ngoài học tập, nếu so sánh với hơn 20 triệu dân số vàng đang trong độ tuổi đến trường tại Việt Nam. Sức hấp dẫn của môi trường giáo dục và xã hội sẽ thể hiện qua việc chúng ta thu hút được bao nhiêu sinh viên nước khác đến Việt Nam học tập. Tình hình cũng không đến nỗi quá bi đát khi chúng ta cũng có khoảng 4.000 sinh viên quốc tế đang theo học đại học.Câu nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” của người Việt có lẽ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục trong thời đại ngày nay. Việc cân đo về số tiền hơn 3 tỷ USD chảy ra nước ngoài của du học sinh Việt Nam mỗi năm thật ra không phải là điều nên lo ngại. Bởi nếu bị cuốn theo con số đó, ta có thể sẽ quên tìm hiểu xem bao nhiêu tỷ USD được tạo ra mỗi năm bởi những người được thụ hưởng nền giáo dục tiên tiến. Ấy là chưa kể những giá trị cộng thêm khác về văn hóa, trải nghiệm mà những du học sinh được tiếp cận từ những quốc gia mà họ đã sống và học tập trong thời gian dài.Một cá nhân được trui rèn trong nhiều điều kiện sống và học tập khác nhau, cũng như biết thích nghi với những thay đổi hoặc khác biệt trong môi trường xung quanh sẽ dễ dàng đạt được thành tựu trong sự nghiệp và cuộc sống. Một quốc gia biết khuyến khích công dân của mình tiếp cận giáo dục trong nhiều môi trường đa dạng sẽ là tiền đề cho sự thịnh vượng và hạnh phúc trong tương lai.Huỳnh Thị Ngọc Hân Vấn đề là Vietnam không có ĐH nào ra hồn, còn thua cả Bangladesh trong bảng xếp hạng ĐH, và tất nhiên thua xa các nước mà Ngọc Hân liệt kê trong bài. Số tiền đó còn chưa bằng người Việt bỏ ra bàn nhậu, thuốc lá, cờ bạc..., liệu cái nào tốt hơn Giả sử chúng ta có 100000 sinh viên đào tạo ở nước ngoài, có khoảng 60%-70% số sinh viên đó ra trường và kiếm được công việc khá ổn và lương tầm 2.500$/tháng (tương đương 30.000$/năm).Vậy là: 100.000 sinh viên đó, trong một năm sẽ làm ra là: 30.000$ x (100.000) x 60% = 1.8 tỷ $.Sau khoảng 2 năm, có lẽ đất nước sẽ hồi vốn 3 tỷ $ bỏ ra lúc đầu.Đưa người ra nước ngoài học tập luôn là cơ hội mở rộng năng lực và ảnh hưởng của đất nước.Trời Phật phù hộ Việt Nam ! 3 tỷ USD để đầu tư vào con người thì không hề lãng phí mà chỉ có lợi! Trung quốc và Hàn quốc là hai nước có số sinh viên học ở Mỹ nhiều nhất, đó là lý do tại sao nền công nghiệp nước họ phát triển nhanh như vậy. 3 tỷ USD để uống bia bừa bãi và làm những việc vô bổ mới là lãng phí. Đấy là không kể nhiều sv lập gia đình để ở lại. Số tiền sau này gửi cho người thân đem lại lợi ích lớn lao cho đất nước. Từ rất lâu đã nghe nói đầu tư cho giáo dục thì 1 đồng vốn sẽ sinh ra 4 đồng lời. 3 tỷ thì sẽ lời 12 tỷ rồi. Đọc bài viết của bạn rất thích, rõ ràng bạn đã có sự trải nghiệm về vấn đề du học. Cám ơn bạn! Bài viết của bạn rất hay, một góc nhìn có chiều sâu, sự hiểu biết và từng trải. Con gái bạn tôi đi học ĐH ở Mỹ 4 năm, sau khi tốt nghiệp đi làm ở Mỹ với mức lương 40 000 USD/năm (chưa trừ thuế). Sau 3 năm, khi cháu đang hưởng mức lương 65 000 thì ngừng làm việc để đi học MBA. Sau 2 năm cháu học xong MBA thì đi làm ở một doanh nghiệp khác và hưởng 90 000 (2007). Hiện nay cháu hưởng lương 180 000. Khi học ĐH và NBA cháu đều học giỏi và tích làm tốt các hoạt động xã hội nên đều được học bổng, gia đình chỉ lo tiền ăn ở, sách vở, vé máy bay hàng năm về thăm bố mẹ. Như vậy lợi ích kinh tế lớn gấp nhiều lần so với của gia đình và bản thân cháu bỏ ra, trừ việc xa nhà. Ở Mỹ mức lương 30 000 USD/năm đối với sinh viên ĐH mới ra trường là rất thấp, với mức lương này hầu như sinh viên mới tốt nghiệp ĐH nào cũng kiếm được việc làm.ra. Quá hay, em có tư duy rất rộng ! 3 tỷ USD - nhiều hay ít ?thằng giàu là ítthằng nghèo là nhiều 3 tỉ đô la bằng 1/15 CEO Facebook bỏ ra hiến tặng . Nhiều cái nỗi gì . Bài viết của Bạn thật là hay đấy. Mình rất thích đọc các bài viết của Bạn. Nên đi du học. Ra thế giới bên ngoài mới thấy được giáo dục, xã hội, cơ chế, cuộc sống, hạ tầng,... của VN bùi nhùi, trì trệ, kém phát triển, sống chán lắm. ở những nước có nền giáo dục tốt họ đi du học để học lấy kiến thức, còn ở việt nam một số đi du học thực sự là học thừa tiền không biết dùng tiền để làm gì cho hết, còn một số thì đi du học để tìm cơ hội nếu họ học ở trong nước thì cũng chẳng biết làm gì Mình hoàn toàn không đồng ý với bạn trong trường hợp VN mình. Tại Mỷ, học sinh du học nước ngoài bằng tiền túi rất ít, đa số vì họ giàu có, có người yêu nước ngoài, và muốn trải nghiệm cuộc sống nước ngoài. Đa số có học bổng toàn phần ra nước ngoài hoặc và dạn trao đổi SV (nhiều nhất), và đại đa số du học nước ngoài cho trình độ ĐH, và hậu ĐH. Du học nước ngoài cho bằng cấp ĐH và hậu ĐH là hoàn toàn rất tốt. Nhưng tôi nhận thấy trên 50% GĐ chi cả 100 ngàn đô cho con ra người ngoài toàn là học phổ thông, dự bị đại học (community college). Đó là 1 sự phí phạm cho một nước nghèo như VN mình. Chúng ta phải làm mọi cách chặng đường chảy máu ngoài tệ này lại. Tại VN tại sao chúng ta không cho phép hệ thống tư thục chất lượng cao? Để những người có nhu cầu cho con theo học 1 chương trình VN 100%? Tại sao tại VN mà người VN phải học trường quốc tế? Tôi cho rằng việc cho con em DU HỌC CÓ HIỆU QUẢ ở các nước tiên tiến là TỐT ĐẸP cho cả hai ,không hề phí 3 tỷ Đô la chút nào vì SV tiếp cận được một nền Khoa Học Tiên Tiến,đó là vốn cho nước nhà dù ở lại hay về nước làm việc.Chắc chắn số SV này trở thành NGƯỜI TỐT,sống có ích cho xã hội.So sánh với việc ăn nhậu tiệc tùng tràn lan cũng chi chừng đó tiền thi Cần Phê Phán. |
Văn mẫu và đạo văn Chắc sợ tôi buồn, cháu trấn an rằng sau đó cô đã ưu tiên cho cháu làm lại bài ngay tại lớp. Cháu kể, đề bài tả chiếc đồng hồ. Thay vì tả đồng hồ bằng lời của cháu như thường lệ, cháu để chiếc đồng hồ tự mô tả về bản thân. Vì thế, bài kiểm tra bị cô giáo phê lạc đề. Lúc làm lại bài cháu chỉ thay lời của chiếc đồng hồ thành lời mô tả của cháu.Tôi mang câu chuyện đến kể với các đồng nghiệp và phát hiện ra một kho những chuyện nực cười khác. Con trai của bạn tôi học lớp 6, khi làm bài kể về một buổi tham quan mà em thích nhất, cháu đã chọn chuyến đi nghỉ mát ở Cửa Lò. Bạn tôi ngạc nhiên lắm vì cháu chưa đi Cửa Lò bao giờ. Hỏi, cháu bảo, cô giáo đã chuẩn bị cho các con một đề cương bài mẫu là “nghỉ mát Cửa Lò” nên các con cứ thế mà rập khuôn cho an toàn - điểm cao mà khỏi phải mất công sáng tạo.Chuyện đã qua rất lâu rồi, tôi cũng đã quên đi. Nhưng câu chuyện lùm xùm về đạo văn, đạo thơ vừa nóng lên trong dư luận khiến tôi bỗng nhớ lại.Tôi đồ rằng, một con người ngay từ giai đoạn ấu thơ đã không quen sáng tạo, không dám vượt ra ngoài khuôn mẫu thì khi trưởng thành họ sẽ dễ trở thành người rập khuôn. Rập khuôn sẽ theo họ như một thói quen, như một điều bình thường có lý. Trong rất nhiều vụ đạo văn xảy ra xưa nay, có những trường hợp xuất phát từ hành vi cố tình sao chép nguyên xi câu chữ, tác phẩm của người khác. Cũng có những trường hợp xảy ra vì tác giả bị trùng ý tưởng một cách vô thức; hoặc coi chuyện mượn ý tưởng là điều bình thường, như cách họ vẫn làm theo văn mẫu trước đây.Nhưng trong sáng tạo văn chương, sự vay mượn cảm xúc hay ý tưởng đều là điều tối kỵ, như nhà văn người Nga Tchekhov từng nói: "Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả".Tôi có khá nhiều bạn bè đang đứng lớp ở nhiều trường phổ thông. Họ hoàn toàn ý thức về mối nguy hại của việc làm theo văn mẫu. Tuy nhiên họ dường như phải lờ đi, bởi việc đánh giá chất lượng giảng dạy hiện nặng về điểm số của học trò. Bài thi học kỳ, trò làm kém cũng đồng nghĩa với việc cô dạy chưa tốt. Vậy thì, chi bằng đoán đề rồi làm sẵn dàn bài cho học sinh. Em nào chăm chỉ, học thuộc được dàn bài coi như đã đạt điểm khá. Cho dù, điểm ấy thực chất là điểm giả, điểm của cô chứ chưa chắc đã là điểm của trò. Đó là chưa kể chính giáo viên cũng có tâm lý ỷ lại vào các giáo án soạn sẵn. Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống qua góc nhìn khác biệt của mỗi chủ thể với cá tính sáng tạo độc lập. Nếu mặc đồng phục cho tất cả các bài văn thì không gian dành cho những cá tính sáng tạo độc lập sẽ bị thu hẹp lại và dần dà bị mai một đi.Vào khoảng năm 2006, khi còn tồn tại bộ đề trong ôn thi đại học và câu chuyện đề mở còn khá xa lạ, từng xảy ra câu chuyện vui mà hóa ra buồn của kỳ thi tuyển sinh năm ấy. Bài văn duy nhất đạt điểm tuyệt đối hóa ra lại giống với nhiều bài văn mẫu trong các loại sách tham khảo. Lúc bấy giờ, một giám khảo từng tham gia chấm thi đại học nhiều năm than thở: “Ngán ngẩm vì đọc quá nhiều bài na ná nhau rút ra từ bộ đề, sách văn mẫu… Không ít thí sinh giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ tác phẩm sai bét, nhưng phân tích đúng với đáp án do học thuộc một số đoạn trong bộ đề nên giám khảo buộc phải cho điểm”. Cũng bởi vậy, những kỳ thi Văn với cách ra đề, đánh giá như vậy sẽ đẻ ra hàng loạt thí sinh “giỏi mà không giỏi” và ngược lại.Bởi vậy, tôi thấy rất tâm huyết với đề xuất của một nhà giáo đang làm hiệu trưởng một trường PTTH công lập tại Hà Nội gần đây. Cô cho rằng, muốn giáo dục học sinh trung thực thì người lớn phải là tấm gương và nhà trường không chạy theo bệnh thành tích. Muốn học sinh dũng cảm rời xa văn mẫu, có lẽ thầy cô giáo trước hết phải dũng cảm vượt ra khỏi những đề thi có sẵn, cách đánh giá rập khuôn.Đặng Huyền Tôi nghĩ cần thay đổi, giờ văn nên đổi thành giờ đọc sách. Cô giáo đưa ra 1 loạt đầu sách các tác phẩm kinh điển như: Những người khốn khổ, chiến tranh hòa bình... Mỗi năm học các em chỉ cần đọc hết 1 cuốn sách thuộc dạng này là đủ. Cuối kỳ các em chỉ cần làm 1 bài nêu cảm nghĩ về những gì các em đã đọc, cô giáo sẽ chỉnh sửa và chỉ ra những điểm được hay chưa được. Nó còn có ích hơn nhiều việc bắt các em phải làm văn hay, nhưng không hề đọc sách, là nguyên nhân chính khiến cho các em phải đạo văn. Thử nghĩ mà xem, các em học sinh ai cũng đọc sách, thì xã hội ta sẽ thay đổi ra sao?!!!Đây là cách vô cùng đơn giản, không tốn kém chi phí cải cách mà hiệu quả lại cao. Giáo viên chỉ muốn học sinh mình miêu tả bà ngoại tóc bạc phơ, lung còng, miệng nhai trầu... chứ không thích HS miêu tả thực là bà ngoại của mình nhuộm tóc, đi tập gym (vì còn trẻ). Haiz Nói thật cháu đang học ở THPT. Nhiều khi viết văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học, cháu muốn viết theo tư tưởng mới, của riêng cháu. Nhưng thầy cô cứ phê vào "bài làm chưa đạt", nhiều lúc cháu thấy rập khuôn rất kì, viết không có cảm giác gì là văn của mình cả. Cứ khi thấy mấy bạn trong lớp cứ chép văn mẫu điểm ngút ngàn trời xanh mình cứ điểm tè tè ở dưới chán lắm cô ạ. Ngay cả những bài văn mẫu cũng bi đạo văn! Giáo dục theo kiểu hàng nhái thì bao giờ mới tiến bộ nổi? Rất tâm đắc với chị. Con trai em học làm văn cũng thế. Cô cho câu hỏi sẵn, chỉ việc trả lời cho các câu hỏi (mẹ em bao nhiêu tuổi, làm nghề gì, hình dáng, màu tóc... ntn). Em bảo con cứ viết theo cảm xúc của con, không nhất thiết phải theo trật tự câu hỏi của cô. Cháu làm theo, hôm sau cô bảo không đạt yêu cầu. Thằng bé về nhà trách mẹ, hic Em đang là một học sinh cấp 2. Nói thật qua 9 năm qua, em không hài lòng bất cứ điều gì từ nền giáo dục Việt Nam. Ngay từ năm lớp 4, trước khi thi cô giáo đã cho một sắp đề cương, trong đó có khoanh vùng những đề bài, và còn ghi rõ ra đề này làm thế nào, ra sao, cho "chuẩn" với dàn ý. Ngay cả bản thân em nhiều lần cũng thấy hổ thẹn vì những ý tưởng kia nào có phải là của em, có phải là cảm xúc thật của mình, và luôn thắc mắc tại sao em lại không được trình bày suy nghĩ bản thân, chúng có gì là sai, là xấu mà luôn bị xem như một tội lỗi? Và những người chấm điểm, đáp án đưa ra là của ai, họ lấy quyền gì để áp đặt lên suy nghĩ của người khác, và liệu họ đã chắc chắn hiểu được tất cả quan điểm của người viết chưa mà lại có thể đặt bút chấm "điểm"? Nhiều lần em cũng rất bức xúc, quyết định không làm theo rập khuôn cô giáo mà viết bằng chính năng lực, chính kiến của mình, nhưng cái kết quả nhận được đã khiến em bị sốc nặng. Còn những bạn còn lại, chỉ cần họ học thuộc lòng trước, "chú ý" đến những "ý tưởng" của cô là được điểm trên mây xanh mà không cần bỏ ra một chút sáng tạo nào. Em rất buồn và không biết nên làm gì, liệu em nên tiếp tục sáng tạo, tiếp tục viết văn với chính cảm xúc bản thân để nhận từ đó là con điểm tồi tệ, hay đi theo những ý kiến "chuẩn" của cô giáo để đạt điểm cao? Thời chúng tôi đi học những năm 60 thật khác bây giờ, tôi nhớ hồi học cấp 3 (THPT bây giờ) nếu bài nào viết theo cảm xúc của mình thì được điểm cao (4-5), còn những bài có cóp nhặt ở đâu đó vài ý thì chỉ được điểm thường (3) thôi. Điều quan trọng là cái tâm của người thày lúc đó: đọc kỹ, sửa từng câu, từng lỗi chính tả. Bây giờ điều đó đã trở thành xa xỉ. Buồn! "Khí vạt nắng chiều đang buông rèm bên ô cửa nhỏ, bác xích lô đang đẩy vội chiếc xe của mình lên lề đường sau một cuốc xe cực nhọc, đưa tay quệt những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán và đâu đấy trong con hẻm nhỏ, em nghe vang vang tiếng rao của chị bán hàng gánh......" .......Tôi hỏi ai làm bài cho em? Em muốn mấy điểm? Nói thật đi?.....Thế là toi, còn gì là sáng tạo, còn gì là cảm xúc! Làm văn là phải làm theo mẫu nghe chưa con! Nếu không thì điểm thấp nhé. Căn bệnh của nền giáo dục nó đến từ bệnh thánh tích thật kinh khủng. Giáo viên toán thì khó tùy tiện vì toán có đáp số, đúng là đúng, sai là sai chớ Văn thì mênh mông, thiên địa quỷ thần muốn sao cũng được vì tùy cảm xúc của cô giáo Con tôi 6 tuổi đang học đánh vần, ghép chữ, cô giáo bắt viết bài luận các giải pháp cải thiện ATGT thành phố HN để nộp cho Nhà trường dài tối thiểu 1.000 chữ. Đạo văn là chuyện thường ngày. Đạo hay "copy" lại lời phát biểu, diễn văn ...thường thấy trên các diễn đàn lớn nhỏ mới là điều không thể chấp nhận. Nhưng than ôi! nó cứ diễn ra và công khai như một "khuôn vàng thước ngọc" ...trên các phương tiện truyền thông, trong các buổi tổng kết, hội nghị,...các ngành các cấp. Vậy lỗi tại ai ? hay cũng lỗi của CÔ GIÁO DẠY VĂN ...!!! Ngày trước e k có văn mẫu nên điểm của e chỉ từ 2-4 thôi à. Bây giờ nhờ có văn mẫu nên điểm tụi nhỏ đc 6-8 là điểm số bình thường. E dốt văn nên e rất cảm ơn văn mẫu ạ, khỏi suy nghĩ chỉ cần học thuộc là đủ điểm lên lớp rồi ạ. Hihi... Tôi là giáo viên dạy Văn. Tôi rất dị ứng với những bài làm của học sinh khi sao chép theo bài văn mẫu. Với những bài làm đó, tôi chưa bao giờ cho điểm trên 5. Hồi học cấp 2 lớp 8 mình thường không bao giờ học bài trước khi kiểm tra hoặc thi học kỳ môn văn. Và ko biết nên buồn hay vui vì năm đó mình là đứa con trai có thành tích cao nhất trường môn đó chỉ vì làm bài ko dựa theo văn mẫu :)) Nếu cứ yêu cầu làm bài theo kiểu rập khuôn thì giáo viên khoẻ, giống như chăn gà chăn vịt vậy. Các lớp mẫu giáo và phổ thông cơ sở lại càng giống bầy ga bầy vịt, cháu nào có cá tính khác với số đông sẽ bị coi là cá biệt, dễ bị phạt hoặc bị điểm kém. Các giáo viên thích (hoặc chỉ có thể) dạy kiểu đó nên đổi nghề, đi làm công nhân tại một xưởng sản xuất theo băng chuyền, họ sẽ là công nhân giỏi vì cho ra được những sản phẩm giống hệt nhau. Bạn Kim nói cho các con đọc mỗi năm 1 cuốn Chiến tranh và hòa bình hoặc các loại kinh điển thì sẽ tốt. Xin thưa là các cô cũng k đủ khả năng cảm nhận thì các con nói gì đây. Một nền giáo dục tương bần rồi. hôm trước con mình bị giao viết đoạn văn ngắn về lòng yên nước. Một thằng bé 8-9 tuổi bị viết một điều quá khó tưởng tượng. Tôi bảo nó hãy kể về chuyện ông nội dẫn con ra đồng cthả diều, ra mương câu cá. Bác nông dân nào cũng cười vui. Tất nhiên khi dạy con như thế tôi đã mặc kệ mớ dàn bài của cok giáo cũng như điểm số con sẽ nhận được. |
Mỳ tôm và Giáng sinh Lần cuối chúng tôi xuống thăm, chị đã rất yếu. Chị ngồi thở dốc trong "căn nhà" nổi lềnh bềnh trên sông, giữa một khung cảnh đầy ám ảnh. Nhà chị nhiều gấu bông. Phải có đến cả trăm con gấu bông to nhỏ chất đầy trên giá. Những con gấu không được sạch sẽ và thơm tho như nhà người, chúng lem luốc.Nhung thích gấu bông. Đi học lớp tình thương, thỉnh thoảng có quà từ thiện, em không chọn gạo, chọn bánh, mà lúc nào cũng chỉ lấy gấu bông. Cả xin và nhặt nhạnh ở những đâu về nữa, rồi Nhung có một bộ sưu tập gấu đủ loại. Chị Mai, lần cuối gặp, cười cười khó nhọc với chúng tôi, là có lúc trêu nó, bây giờ nhà không có tiền mua thuốc cho mẹ, gom hết chỗ gấu này lại đem bán cũng được mấy trăm bạc đấy. Nhưng Nhung không chịu.Căn phòng ấy ám ảnh. Bởi nó nói lên rằng cuối cùng thì Nhung, ở độ tuổi của một thiếu nữ, cũng có mơ ước bình thường như mọi thiếu nữ đô thị khác, muốn có một căn phòng đầy gấu bông, một thứ lãng mạn mà có thể ai đó sẽ nói rằng phù phiếm trong hoàn cảnh của em.Căn phòng đầy gấu bông ấy nói lên một khía cạnh rất ít được quan tâm của những người nghèo, là đời sống tinh thần của họ. Khi tiếp cận người nghèo với mong muốn giúp đỡ, người ta sẽ có xu hướng đề cập ngay đến quần áo ấm, thực phẩm, các vật dụng gia đình khác. Cao hơn nữa, sẽ có giáo dục. Tôi đặc biệt tôn trọng một nhóm thanh niên đã lập nên chương trình “Lớp học trên thuyền” để phụ đạo cho những em bé sống trong những căn nhà nổi trên sông Hồng. Nhưng cuộc sống của những con người ấy, còn nhiều thứ khác bị bần cùng hóa, ở khía cạnh tinh thần, ở văn hóa. Nhung đã cương quyết chống lại sự bần cùng hóa ấy bằng việc nhặt ở bãi rác nào đó một con gấu bông.Tất nhiên là những khía cạnh vật chất cần được quan tâm trước nhất. Nhưng chúng ta đối mặt với nguy cơ về một phương thức giúp đỡ bị “đơn điệu hóa”. Những người giơ ngón tay hình chữ V với nụ cười hớn hở bên cạnh những con người lam lũ để chụp ảnh trong các chuyến từ thiện, sẽ có xu hướng nghĩ rằng thế là đủ. Nhiều phong trào tình nguyện sẽ cương quyết tập trung vào khía cạnh này mà không gì khác.Chúng ta đều hiểu, rằng sự nghèo nàn về đời sống tinh thần có thể dẫn đến những hậu quả khủng khiếp hơn cả nghèo nàn về vật chất, cả cho chính cuộc đời họ lẫn cho an sinh xã hội.Lại sắp đến một mùa Giáng sinh, rồi Tết Dương lịch, và Tết âm lịch, quãng thời gian mà tinh thần lá lành đùm lá rách sẽ lên cao. Tôi bắt gặp những con người, những phong trào “mỳ tôm cho người nghèo và không gì hơn thế” ở khắp mọi nơi. Tôi không nghĩ rằng chúng ta thiếu năng lượng xã hội để giúp đỡ họ về các khía cạnh khác, chỉ là thường xuyên quên mất. Tôi bắt gặp những đoàn thanh niên, hăng hái quyên góp nhu yếu phẩm cho người có hoàn cảnh khó khăn - nhưng rồi cũng chính họ, khi xuống trao quà, không có lấy một cuộc trò chuyện, không có sự sẻ chia về mặt tinh thần. Họ chụp ảnh, rồi vội vàng ra về. Họ không phải không có thời gian làm việc ấy. Họ thậm chí có thể đàn, có thể hát. Nếu thực sự năng lượng xã hội chỉ đến mức ấy thôi, tôi cũng ủng hộ rằng ta nên dồn lực cho nhu yếu phẩm, nhưng đó là một thứ mà tôi gọi là "định kiến mỳ tôm".Hồi tháng 8, tôi vô tình quen hai cặp yêu nhau ở hai đầu thành phố. Một sống dưới bãi sông Hồng còn một sống trong xóm chạy thận khu Lê Thanh Nghị. Tôi muốn tặng họ một món quà. Tôi hỏi người bạn đồng hành, này, bây giờ tặng ảnh cưới có phù phiếm quá không nhỉ. Bởi vì có thể, những người ấy sẽ không bao giờ được mặc bộ váy cưới một cách trọn vẹn. Anh trả lời, tiền thì ăn mấy bữa là hết, tặng ảnh cưới đi. Tôi gọi người bạn chụp ảnh, chính người đã chụp ảnh cưới cho vợ chồng tôi, bỏ ra một ngày lên Ba Vì làm cho họ hai album ảnh cưới đàng hoàng - giống với thứ vợ chồng tôi đã có.Hai cặp vợ chồng ấy vẫn khó khăn lắm, từ tiền nhà đến tiền ăn. Nhưng mỗi lần xuống thăm, thấy cái cách họ lôi album ảnh ra cho khách xem, rồi cẩn thận cất lại nâng niu quyển album, tôi tin mình đã làm một việc đúng. Xoay xở để kiếm ăn chắc họ làm được, nhưng những niềm vui, những kỷ niệm không vướng với cuộc sống cơ cực, chẳng biết tìm đâu ra.Đức Hoàng Luôn cực kỳ thích và ủng hộ quan điểm cũng như ngòi bút sắc bén của phóng viên này. Anh Hoàng lúc nào cũng có những bài viết đầy xúc cảm, em đọc vào là cứ nổi da gà. Đúng là con người ta cứ mải mê chạy theo vật chất rồi đến một ngày nhìn lại tâm hồn sao trống rỗng, không chút kì niệm đẹp để nhớ về. Hạnh phúc chính là hôm nay :) Không biết Nhà báo Đức Hoàng bao nhiêu tuổi mà có cái nhìn rất sâu sắc, tình cảm, nhân văn về "góc nhìn" của xã hội. Thật ngưỡng mộ ! Đọc bài báo tôi chợt nhớ câu thơ đã cách đây hơn 30 năm của một anh bạn học cùng lớp SP 10+ 3 Thanh Hoas : Đói lòng một chút còn no. Đói hồn một phút buồn lo vô cùng . Chẳng hiểu sao đọc xong sống mũi cay cay và mắt rơm rớm nước. Bài viết rất hay Đức Hoàng à! người ta nói "Của cho không bằng cách cho"! Tôi làm về công tác xã hội, tôi hiểu được rằng con người cần thiết được đảm bảo về các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, an toàn...rồi mới cần đến những nhu cầu cao hơn. Vấn đề ở đây là các hoạt động từ thiện diễn ra theo kiểu chia đều mà chưa quan tâm đến nhu cầu thực sự của người nhận. Đoàn trước mang tới bánh kẹo và quà Tết, đoàn sau cũng thế. Mong tác giả đưa ra được một phương án gợi mở chứ không còn theo kiểu tùy tâm nữa. Cảm ơn. Hay quá anh. Ngoài cơm no, áo ấm thì tinh thần cũng rất cần cho những người hoàn cảnh khó khăn, họ cần sự sẻ chia để gắng gượng trong bão tố. mình có nhưng người ta không có ,quí lắm .TÌNH NGƯỜI Rất xúc động vì tôi thấy tôi ở đó vợ chồng tôi cả hai cùng chạy thận . HAI người gặp nhau ở bệnh viện rồi ở với nhau 9 năm rồi. trải qua muôn vàn khó khăn về vật chất và tôi thấy cái làm cho chúng tôi chóng chết ko phải vì bệnh tật hay tiền bạc mà la tinh thần . Thái độ vô cảm của con người những người có học họ khoác lên mình những chiếc áo trắng tuy nhiên tôi luôn nhìn và hướng về những người còn lại như những người thân, bạn bè rồi những con người như nhà báo và những điều tích cực khác để sống bài viết quá hay Đọc bài này tôi nhớ đến việc tặng tạp chí chứng khoán cho dân vùng lũ hay việc một đơn vị từ thiện ở Nghệ An phải cân áo từ thiện cho một gara oto chỉ vì nó quá cũ nát.Haizzzzzz Năm 2000 tôi làm Dụ án ở Tây Nguyên. khi lên xã Mường Hoóng huyện Dakgley - Kon tum. Theo ké hoach sẽ tới Trường hoc ở nhờ các thầy cô giáo người Kinh. Sáng trước khi đi tôi mua tất cả các loại báo; tạp chí và ra chơ mua thịt; cá; gạo... Khi gặp các thầy cô tôi thấy họ đoc mấy tờ báo mà hè năm trước về mua ở Kon tum. tôi trao báo và tạp chí thì các thầy cô mừng vui hơn là gạo thịt. buổi trưa mỗi ngừoi một tờ báo nâng niu như báy vật.... em cũng hay đi tình nguyện, cũng hay lên vùng tây bắc và các vùng sâu vùng xa. Mỗi năm em đi 2 đợt, mùa đông và mùa hè. Nhưng em làm là vì công việc, công việc về phong trào thanh niên. Đúng như anh nói, và bây giờ em cảm thấy những việc mình làm chưa thật sự mang nhiều ý nghĩa. Cảm ơn anh vì bài viết Tôi là cô bé nông thôn, sinh ra và lớn lên trong lam lũ, tôi cũng có ước mơ "được ôm chú gấu bông trắng muốt của riêng mình". Nhưng trong khung cảnh của sự nghèo khổ ấy, ước mơ ấy được giấu kín. Sau này, dù đã đi làm có thu nhập đủ để sắm nhà, mua xe nhưng ước mơ "gấu bông trắng" thơ trẻ vẫn im ỉm trong lòng. Cảm ơn tác giả đã có cái nhìn rất sâu về tâm hồn trẻ thơ nghèo và ước mơ của người nghèo. Họ cũng cần lắm những lúc lung linh, đẹp đẽ đôi lúc pha chuốt hão huyền để quên hết những vất vả của mưu sinh. |
Khoảng không cá nhân Tuỳ theo từng người hoặc từng hoàn cảnh mà đôi khi nó có thể rộng bằng một cẳng tay hoặc một cánh tay tính từ người đó đi. Khoảng không cá nhân đó hiện hữu một cách tự nhiên đến nỗi bất kỳ ai cũng tôn trọng nó, và người ta thường cảm thấy xấu hổ đến mức họ phải xin lỗi mỗi khi xâm phạm của người khác.Khi đi tàu điện ở Nhật, bạn sẽ nhận thấy các khoảng không cá nhân này được quy định sẵn, rất ngăn nắp và quy củ. Nếu bạn ngồi xuống ghế trên tàu điện, thì khoảng không đó sẽ có hình dạng của một hình hộp chữ nhật, với độ rộng bằng đúng độ rộng phần ghế bạn ngồi và đó cũng là mức tối đa bạn nên duỗi tay, hay giở báo ra đọc, hay làm bất cứ việc gì khác, chỉ cần không xâm phạm cái hộp của người đang ngồi bên cạnh.Bạn có thể xếp túi xách của bạn lên trên đùi, và để trên đấy thêm một cái túi nữa, hoặc tay bạn, hoặc tay bạn và điện thoại, hoặc tay bạn và điện thoại và tai nghe và quyển sách và vé tàu, mọi thứ của bạn. Bạn được tự do trong cái hộp ấy. Nó có thể là thoải mái, nhưng cũng có thể là ngột ngạt, tùy theo cách bạn suy nghĩ về nó, nhưng nó gần như là của bạn. Người ta sẽ xin lỗi nếu vạt áo của họ vắt sang bên chỗ bạn định ngồi xuống, hay cùi chỏ của họ đang lấn sang phần được cho là của bạn. Còn nếu bạn xâm phạm, dù chỉ một chút thôi, thì ở một đất nước như Nhật Bản, bạn cũng có thể trở thành “kẻ gây phiền hà” (jamanahito). Và theo như tôi biết, ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta sẽ có cách (nhẹ nhàng hay gay gắt tùy trường hợp) để thông báo cho bạn biết là bạn đang lấn sang khoảng không của người khác.Nhưng khái niệm về khoảng không cá nhân này hình như chưa được rõ ràng lắm ở Việt Nam. Mới đây thôi, tôi đi xe bus từ ngoại thành vào Hà Nội, và vì lên xe ngay từ những bến đầu nên tôi có một chỗ ngồi khá thoải mái, bên cạnh một chỗ còn trống. Một lát sau có hai cô bạn nữ, dường như là sinh viên, lên xe. Một cô ngồi xuống chiếc ghế trống cạnh tôi. Rồi sau khi đo bằng mắt ước lượng khoảng trống còn lại giữa hai chiếc ghế, cô xịch sát vào người tôi và kéo cô bạn kia xuống ngồi chung. Tôi co người lại cho vừa vào hai phần ba chiếc ghế của mình khi thấy hai cô quay sang nhoẻn miệng cười như một lời cảm ơn.Ở Việt Nam, vì ranh giới không được quy định rõ ràng, nên việc xen vào các khoảng không của nhau khá dễ dàng và thoải mái. Câu chuyện tôi vừa kể trên có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, nó đã trở nên bình thường, quen thuộc đến nỗi cả những người xâm phạm lẫn người bị xâm phạm không gian cá nhân đều không cảm thấy quá phiền hà. Chuyện đó cũng tương tự như việc bạn chấp nhận cho người phụ xe xếp 5 người ngồi một ghế thay vì 4 theo như thiết kế của phương tiện; chấp nhận bị người khác chen lấn, xô đẩy trong khi đang xếp hàng mua sắm, chấp nhận bị ai đó chen vào làn đường của bạn một cách vô lý khi đang lái xe.Nhưng tôi nghĩ, mở rộng ra, nếu việc vi phạm khoảng không cá nhân không dừng lại ở không gian hữu hình mà còn là thời gian, tiền bạc, tài sản, suy nghĩ, quan điểm… thì nó sẽ không còn là chuyện nhỏ, không còn là chuyện dễ chấp nhận. Bởi không ai có quyền can thiệp một cách phi lý vào cách bạn sống, vào các thói quen, sở thích, vào thời gian, vào cơ hội, vào những gì đáng ra sẽ thuộc về bạn và do bạn quyết định.Việc có những khái niệm rõ ràng về khoảng không cá nhân trong tất cả các lĩnh vực kể trên là điều mà một xã hội văn minh, đại đô thị - nơi có quá nhiều người phải chia sẻ không gian sống cùng nhau - sẽ phải làm. Với một số người đang có thói quen xâm phạm đến khoảng không cá nhân của người khác, họ sẽ phải từ bỏ thói quen đó.Sự tôn trọng các khoảng không cá nhân bắt đầu từ những việc hàng ngày, trong quy mô nhỏ, sẽ là nền tảng tạo nên sự tôn trọng khoảng không, tự do cá nhân trong những vấn đề lớn, trên quy mô lớn hơn.Bế Minh Nhật Không biết cô Nhật làm nghiên cứu sinh ở đâu và đã đi bao nhiêu cái tàu điện, vào những giờ nào? Tôi có dịp đi tàu điện và xe buýt tại vài nước được xem là tiên tiến. Giờ thấp điểm thì đúng là có khái niệm khoảng không cá nhân này. Giờ cao điểm (ở các nước này) thì chỉ có mà chen nhau, mặt thằng đứng sau dính vào lưng thằng đứng trước, đến cái cùi chỏ còn nhấc lên không được cô ạ. Cái cần nói ở đây là thái độ ứng xử trong giao thông công cộng chứ không phải chuyện có hay không có khoảng không cá nhân. Hai cô bé sinh viên kia chỉ cần xin "chị cho em ngồi chung" thì đã chẳng có chuyện gì rồi cô nhỉ. Thay vì nhìn về nước khác mà thần tượng hóa họ lên (chưa chắc đã chính xác), tôi hy vọng các bạn trẻ nên noi theo họ mà học hỏi cái tốt của họ thì hay hơn là ngồi đó hóng "nước phát triển này, nước phát triển kia". Vài lời góp vui. không gian cá nhân.... thời gian...??? nó xa vời với VN lắm bạn ah!mình làm ở 1 khu công nghiệp, khu công nghiệp này vốn được xây lên từ nông thôn....đi làm ca về mệt mỏi... hay chủ nhật muốn ngủ thêm 1 tí....bạn đừng mơ....ĐÀI PHÁT THANH của xã cứ mở oang oang từ 5h sáng....VĂN HÓA VN LÀ THẾ........ Xã hội hiện đại họ thường tôn trọng sự riêng tư và cái cá nhân. Điều đó thể hiện rõ nét trong cách sống và ứng xử với người khác. Ở Việt Nam, điều này hoàn toàn khác hẳn, khi mọi người thường thích sống theo cộng đồng, ít thể hiện cái tôi cá nhân. Tôi nghĩ văn hóa Việt là vậy, thích đứng trong đám đông, không thích đứng tách biệt. Trong hành động cũng theo số đông.Câu chuyện bạn kể, mình nghĩ cũng một phần liên quan đến ý thức, khi người Việt Nam nghĩ như thế là tiện, mặc dù đó là tùy tiện. Sống trong một xã hội vốn hay chen lấn, xô đẩy, con người sống ích kỉ, luật pháp bị coi lỏng, quy định bị phớt lờ... các hành động tùy tiện trở nên bình thường. Ý thức thì không thể thay đổi một sớm một chiều được nhất là khi con người sống thiếu niềm tin. Chi noi chinh xac, nguoi vn minh chi nghi cho ban than, nguoi khac the nao cung kg lien quan BẾ MINH NHẬT. KHOẢNG KHÔNG CÁ NHÂN .Ý RẤT HAY .SỰ TÔN TRỌNG KHOẢNG CÁCH Tưởng gì!Hồi còn đi học dùng phấn viết bảng chia bàn học ra làm đôi hoài :) Hồi tôi còn nhỏ được nghe người bà con ở Pháp nói rằng: Khách đến nhà người khác có khi phải chờ chủ nhà ăn cơm xong rồi mới ra tiếp vì đến không có hẹn với chủ nhà. Tôi cho là xứ Pháp nguyên tắc quá!Nhưng hiện nay, khi tôi đang sống ở nước ngoài thì mới hiểu được khoảng không gian cá nhân này quan trọng đến dường nào.Đi làm mệt mỏi cả tuần, rất mong được nghỉ ngơi dưỡng sức vào cuối tuần. Thế nhưng anh em bên chồng cứ tuần nào cũng đến chơi với lý do là ở nhà mình buồn. Họ đến nhà tôi một cách vô tư không một lời xin phép xem mình có sẳn sàng tiếp đón hay không, muốn ở bao nhiều ngày thì ở trong những kỳ nghỉ dài. Và thế là mình phải cung phụng cơm nước cho họ luôn. Vừa mệt mỏi vừa hao tốn và mất luôn cả thời gian riêng tư với gia đình.Tại đất nước tôi đang sống, khi điện thoại với người khác, câu đầu tiên là hỏi xem có thể nói chuyện được bây giờ không, có tiện cho họ không, nếu bên kia bận thì sẽ gọi khi khác. Giáo dục ở đất nước này là dạy con em từ tuỏi mầm non là không được phép làm phiền người khác, chứ không liên quan đến việc giàu nghèo.Hy vọng người vn cũng sớm nhận ra điều này. khoảng không cá nhân là một phạm vi tự do của cá nhân trên phương diện vật chất cũng như tinh thần. về mặt vật chất người việt thường đổ lỗi tại nghèo đói mà xâm phạm vào tài sản có giá trị người khác họ chỉ biết giữ của cải của họ và sẵn sàng lấy của cải người khác làm của mình. còn tinh thần là một thứ không nhìn thấy được không sờ thấy được thì nó còn bị xâm hại nặng hơn. hai người ngồi nói chuyện đem những gì họ biết kể cho nhau nghe mà kể chuyện tốt thì không hay nên họ thường xuyên tạc theo cách nghĩ của họ để câu chuyện thêm thú vị cũng là để thể hiện mình giỏi hơn người việt nam thường gọi nó là lấy bụng dạ tiểu nhân đo lòng dạ quân tử lấy cái xấu xa trên đời đem gán lên cho người khác Từ mấy trăm năm nay nhưng các Tuyên ngôn vềNhân quyền( quyền con người)SỐNG,TỰ DO,HẠNH PHÚCDân quyền( Quyền Công dân)TỰ DO BÌNH ĐẲNG BÁC ÁILuôn giũ nguyên giá trị và loài người vẫn rất mệt mỏi theo đuổi ? Không gian riêng tư của người Việt đã trở thành xa xỉ rồi. Đi mua hàng hoặc ở bưu điện, ngân hàng mà đang trao.đổi với nhân viên thì có thể bị người khác chen ngang hoặc nói xen vào. Ở trên taxi mà nói chuyện với người cùng đi thì có thể bị lái xe tham gia. Ở những nơi công cộng mà mình có gì khác với mọi người thì có thể bị người khác nhìn như dán mắt. Chỗ đông người có thể bị người khác va vào mà không hề xin lỗi. Mới quen nhau đã hỏi nhau chi tiết như hỏi lý lịch. Giới thiệu bạn cho người khác thì nói ngay là con ông nọ bà kia, hoặc chức vụ, cấp bậc nếu là quan chức. Thật chẳng giống ai. xe bus thì có hôm chật không nhét nổi chứ nói gì không gian cá nhân. còn ý thức thì phải đợi thời gian đưa xã hội văn minh hơn. Chỉ nói việc bên Tây, bên Nhật, bên Mỹ . Hãy nói chuyện ở VN . Rất tâm đắc với bài viết của tác giả. Khoảng cách cá nhân phải là khoảng cách hữu hình hoặc vô hình cần thiết để tôn trọng người khác. Khi tôi nói rằng giữa hai người dù thân thiết đến như thế nào vẫn cần có một khoảng cách tôn trọng, ý kiến đó bị hầu hết người Việt nam quanh tôi phản đối hoặc không đồng tình. Vì sao? Thực ra thì trên xe bus ai cũng muốn được ngồi 1 mình 1 ghế. Họ sẽ dần hình thành thói quen tôn trọng khoảng không của người khác nếu xe bus có thể phục vụ đủ ghế cho tất cả mọi người. Các bạn sinh viên họ cần đến trường, đến 1 cuộc hẹn đúng giờ .... và chẳng ai muốn đợi chiếc xe bus sau cũng đầy ắp khách như chiếc này cả.Về việc tôn trọng thói quen sinh hoạt, cá tính .... Chưa nói đến việc "ngứa mắt" hay "ảnh hưởng đến người khác", mà cũng chẳng ai muốn xen vào việc của bạn cả. Chỉ là nhiều bạn có lối sống, cách nghĩ, cử chỉ không phù hợp, ko lành mạnh cần được góp ý.Có lẽ do tôi và bạn sống trong môi trường khác nhau nên quan điểm về việc này hơi khác chút. Tôi cho rằng tôn trọng những điều cá nhân và nêu cao tinh thần xây dựng tập thể đôi khi không có ranh giới rõ ràng. Mình nên áp dụng 1 cách mềm mại trong từng tình huống. vì cái kiểu " không gian cá nhân" mà bên Nhật tỉ lệ người tự kỷ khá cao, cuộc sống, nên biết chia sẻ sẽ thú vị hơn |
Minh bạch với từng xu Những đồng tiền xu lâu ngày dồn lại cả vốc trong túi, khi đi lại chúng phát ra tiếng lách cách, nghe rất khó chịu. Vì vậy, trong chuyến trở lại châu Âu lần này, mỗi khi thanh toán xong, tôi thường quay đi ngay nếu số tiền thừa chẳng đáng bao nhiêu. Nhưng bao giờ cũng vậy, người bán hàng luôn gọi giật lại để trả bằng được từng 5-10 cent. Tôi dần hiểu ra, phía sau những đồng cent là sự sòng phẳng và minh bạch của người châu Âu. Từ chỗ cảm thấy bất tiện, khó chịu, tôi lại thấy thích thú với những đồng xu lẻ.Ở Việt Nam từ lâu những tờ tiền giấy mệnh giá 5-10-100 đồng chỉ còn lại trong tiềm thức của những người đứng tuổi. Bây giờ tiền lưu thông phải là 1.000 đồng trở lên. Nhiều khi đi mua hàng, khách còn bị lườm nguýt nếu trả 1.000 đồng bằng hai tờ 500 đồng. Ở chiều ngược lại, người bán hàng thường lờ đi số tiền thừa khoảng 1.000-2.000 đồng của khách, với lý do: “Lấy đâu ra tiền lẻ”.Cách đây không lâu, tôi chứng kiến cuộc giằng co giữa một tài xế taxi với ông khách nước ngoài ngay trước cửa nhà mình ở Hà Nội. Vị khách ngoại quốc nói tiếng Việt lơ lớ, câu được câu chăng: "Khôông tốt, khôông tốt, phải trả tôi pa nghìn tôồng nữa". Hóa ra, ông khách trước khi bước ra khỏi xe đã nhìn rõ dãy số hiện trên đồng hồ tính tiền. Còn cậu tài taxi thì huơ tay huơ chân, gân cổ lên phân bua: “Tôi lấy đâu ra tiền lẻ bây giờ". Cuộc giằng co chỉ kết thúc khi tôi và mấy người đi ngang qua gắt lên với cậu taxi: "Thì cậu phải chạy đi đổi bằng được để có tiền lẻ trả đủ cho người ta chứ!”.Đó là một biểu hiện khác của sự sòng phẳng. Nếu họ không bao giờ lấy thừa của khách dù chỉ là một cent, thì ngược lại người khác cũng đừng bao giờ lấy thừa của họ 1.000-2.000 đồng mà lại coi đó là chuyện nhỏ.Sự không coi trọng những đồng tiền lẻ chính là một trong những nguyên nhân phát sinh gian lận thương mại cố hữu, phổ biến ở các chợ, trung tâm thương mại. Với một vài người không nói, nhưng với hàng chục, hàng trăm người thì khoản tiền lẻ “không có để trả lại” sẽ là bao nhiêu? Một ngày như thế, hàng chục, hàng trăm ngày như thế thì người bán hàng ăn lận được bao nhiêu tiền từ các "thượng đế"?Chúng ta đều biết rõ thực trạng nhiều du khách đến Việt Nam chỉ một lần cho biết và không bao giờ trở lại lần thứ hai. Ai dám chắc tình trạng gian lận, bắt chẹt khách chỉ với 2.000-3.000 đồng… không phải là một trong những hình ảnh xấu xí của người Việt Nam trong con mắt người châu Âu nói riêng và người nước ngoài nói chung?Muốn có một xã hội mà mọi thứ trở nên rõ ràng, trước hết cần phải minh bạch với từng xu.Bùi Đức Khiêm Ở Nhật lấy tiền người khác là một sự sỉ nhục họ. một lần đi công tác tại Nhật, tôi đi Taxi ông tài xế không vui khi tôi không lấy lại tiền thừa, khi tôi nhận lại tiền thừa ấy ông ấy rất vui và còn cảm ơn. tôi hỏi tại sao thì ông ấy trả lời là tôi chỉ nhận tiền đúng với sức LĐ của tôi, tôi chưa phải sống dựa vào ai cả. nền văn hóa tuyệt vời. Bài viết rất hay. Phản ánh đúng thực tế. Mình đi chợ mua thịt cá, rau củ cũng hay bị ăn gian như thế, với 500 hoặc 1.000 đồng họ chẳng thềm thối mà nói kg có tiền lẻ thối. Ngẫm nghỉ mà phát bực, nếu mình cải thì nói mình nhỏ mọn có 500 hay 1000 cũng nói, còn kg thì như bác nói, mỗi ngày họ bán cho bao nhiêu người và nhiều ngày như thế họ sẽ ăn gian được số tiền chắt cũng khá lắm. Với mấy người như thế mình chỉ mua 1 lần, lần sau nếu mình muốn mua món đó mà cả chợ chỉ 1 người đó bán mình cũng nhịn ăn chứ kg mua của người đó đâu. Kg phải sợ ăn gian 500 hay 1000 mà mình ghét những người như thế. Không biết tự bao giờ lại tồn tại trong tôi bản chất rất rõ ràng, minh bạch, sòng phẳng. Chính vì vậy tôi không phù hợp trong xã hội hiện nay: không được lòng các sếp, ko biết nịnh, ko biết đút loát, o bế,... khi mà những thứ này ko có trong quy định nhưng lại phổ biến trong xã hội ngày nay. Hôm trước đi uống ly cà phê đen hết 9k mình đưa em nhân viên 10k và dõng dạc hô Khỏi thối, em cứ giữ tiền thừa tối mà đi ăn hũ tiếu. Con bé nhìn mình với ánh mắt đầy ngưỡng mộ, chắc yêu luôn rồi... Vâng đúng vậy. Người Việt mình tuy nghèo nhưng rất hào phóng. Chúng ta cảm thấy nhỏ nhoi và bần khi nhận lại tờ giấy một trăm hoặc hai trăm. Người miền Bắc thì coi những đồng tiền này như tiền "chúng sinh" nên họ thường đổi tiền ra từng hai trăm để cho người ngồi trước cổng chùa đền, và vì vậy họ không bao giờ chịu nhận lại những tờ giấy bạc có trị giá quá nhỏ như vậy.Người nước ngoài thì khác. Họ sống rất rộng rãi, ăn uống cũng rất thoãi mái và thậm chí cho tiền "bo" người phục vụ đến cả 15% trên tổng trị giá tiền hoá đơn thanh toán, nhưng ngược lại họ rất coi trọng từng đồng xu một, nên khi mua bán, họ đều phải thu, chi đủ từng xu một. Họ sẽ cảm thấy khó chịu khi đi mua hàng mà không được thối lại tiền lẽ hay thối lại bằng kẹo. Đối với họ như tác giả bài viết trên đã viết đó là sự "minh bạch". Người mua phải trả đủ cho người bán, và người bán cũng phải thối lại tiền thối cho khách đủ để khi cuối ngày hay cuối ca, người bán phải giao đúng số tiền mà máy tính tiền đã đưa ra con số tổng kết, nếu không đúng lổi thuộc về người bán và họ cũng có thể vì vậy mà bị thuộc thôi việc vì không làm tốt công việc của mình. Tại sao dùng Tiền xu?- Đúc 1 lần dùng vạn lần và hơn thế- Mệnh giá thấp chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày như mua bánh mì uống cafe.Mệnh giá thấp nên tần suất sử dụng rất cao nếu dùng Tiền giấy sẽ nhanh hỏng, rách... Hơn nữa chi phí in Tiền còn lớn hơn cả mệnh giá của nó? Vì vậy một khi Tiền không còn chức năng ngang giá trao đổi hàng hoá ắt kéo theo hệ luỵ trong hành vi của xã hội. Không ai ném tiền đi cả? Chỉ vì không đáng giá nên người ta thờ ơ lâu dần thành nếp Bài viết rất hay, và nó đúng là như thế. Tôi cũng đã chứng kiến cảnh khách và tài xế cãi nhau khi tài xế taxi không chịu thồi tiền lại cho khách. Thực chất chuyện này đang diễn ra nham nhảm, trong siêu thị, trong nhà hàng, ngoài chợ, siêu thị,... Chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ thôi! Phần nhiều nhà buôn VN chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà họ không bao giờ nghĩ xa xôi. Tôi là người VN nhưng lại ngán đi du lịch VN nên thà ở nhà còn hơn hay đi những quốc gia tiến bộ trên thế giới dù nó tốn kém hơn nhưng đở khỏi nhức đầu. Thái độ coi thường tiền lẻ cũng góp phần đẩy lạm phát tăng nhanh. Tốc độ trượt giá đồng tiền VN khó kiểm soát được. Không riêng người dân, đến ngân hàng cũng ngại lưu hành tiền lẻ thì với tư duy đó, VN có dòng tài chính ổn định, bền vững thật là xa vời. Chả trách dân chúng có tiền nhàn rỗi cứ đẩy vào nhà đất, vàng, ngoại tệ càng khiến cho dòng vốn thiếu hiệu quả hơn. Khi mà vốn cần cho sản xuất lại phải vay với giá cắt cổ, giá thành làm ra không thể cạnh tranh được với nước ngoài. Vì ở Vn từ lâu quen chi tiêu tiền Tỷ rồi!! mặc dù chỉ một hai nghìn đồng một người nhưng cả ngày hàng trăm người sẽ nhiều và những người bán hàng luôn thường trực đầu tính toán việc không trả lại khách tiền thừa và kết quả là đầu óc họ chỉ nghĩ sâu được mỗi chuyện lấy tiền thừa mà không nghĩ được việc làm khác cho tốt lên hay lên. gặp người nào kỹ ko lấy được tiền thừa sẽ nổi quạu và sẽ xảy ra va chạm xô xát... và kết quả có thể đi xa hơn và nói chung là họ không phát triển được và lây bệnh rông ra sẽ tạo các thói xấu cả xã hội khác.... đồng ý với tác giả. Ở uĆ các ngân hàng đều có máy đếm tiền lẻ xu hay cents , thường người nhà gom bỏ xu vào 1 lon khi nào ra ngân hàng đổ vào máy được bao nhiêu máy sẻ trả lại tiền giấy , còn mấy em nhỏ thì rất thích cents vì có nhiều máy bán nước ngọt, kẹo,chips ,chocolate xài cents . Trước kia vé giữ xe máy ở benh vien, sieu thi, truong hoc là 1.000 đồng như đưa 2000đ thì ko bao gio thối lại. Tôi gjet phai đứng lì để đòi, roi cho nguoi an xin gan do. Câu chuyện phổ biến trên xe buýt hiện nay. VĂN MINH .TAXI .QUÁ TỆ |
Thái độ với người tốt Ở bên bờ đê Yên Phụ, mặt sau của "Con đường gốm sứ", quãng đường Thanh Yên giao với đường Hồng Hà có một người điên nằm vạ vật dưới gầm cầu thang đi lên đê đã nhiều năm. Đấy là anh Dũng. Anh lập một cái "ổ" tại đấy và sống nhờ vào lòng tốt của những hàng quán xung quanh. Anh Trường hay trích thu nhập còm cõi từ công việc của mình, mua cơm cho anh Dũng ăn, và cứ mỗi tháng một lần lại đem anh Dũng đến nhà trọ của mình, tắm rửa gội đầu và cạo râu cho anh.Tuần này, anh Trường quyết định bỏ chợ Long Biên để vào Nam tìm một đường sống khác. Cảm thấy áy náy với anh Dũng, Trường đưa anh về quê tìm lại họ hàng để gửi gắm.Câu chuyện anh Trường kể lại sau chuyến đi ấy khiến tôi cảm thấy đắng lòng. Người nhà anh Dũng dọa đánh anh Trường. Họ nói đại ý, chẳng ai tử tế kiểu này cả. Họ cho rằng anh Trường bị “điên”, hoặc có mưu đồ gì đấy, rồi dọa đánh, đuổi đi. Vì trước đây, cũng đã có người từng dắt anh Dũng về để "làm tiền" gia đình.Anh Trường để lại bộ đồ đánh giày mà anh từng sử dụng để mưu sinh tại Hà Nội cho anh Dũng, dặn anh Dũng cố tỉnh táo mà làm ăn, rồi vào Nam.Câu chuyện mà anh kể ám ảnh tôi. Bởi vì dạo này tôi gặp rất nhiều người "điên". Tôi đi theo anh Nguyễn Quang Thạch, người nổi tiếng với việc đã quyên góp xây dựng hàng nghìn tủ sách cho trẻ em nông thôn Việt Nam. Tôi hỏi những người từng giúp đỡ anh. Một giáo viên trường cấp hai, người đã cho anh ở nhờ trong nhà suốt mấy năm trời, bảo rằng lúc đầu anh nghĩ anh Thạch này có vấn đề về tâm thần. Một lãnh đạo phòng giáo dục huyện cũng tâm sự ấn tượng ban đầu của ông về anh Thạch là người lập dị. Chẳng ai bỗng dưng lại đi đến một địa phương và tuyên bố tôi sẽ làm mọi cách để trẻ em tại đây có sách đọc, các ông cần giúp tôi.Tôi gặp chị Mai Anh, mẹ nuôi của bé Thiện Nhân và là đồng sáng lập quỹ "Thiện Nhân và các bạn". Trong đêm trao "Giải thưởng tình nguyện quốc gia 2015", chị, thay vì lên nhận giải như dự kiến, phải nằm viện vì kiệt sức sau chuyến đi từ thiện mới diễn ra. Chị chạy khắp trong Nam ngoài Bắc để thực hiện các ca mổ cho những bé bị dị tật cơ quan sinh dục như Thiện Nhân ngày nào. Tôi vào khoa cấp cứu thăm chị, chẳng biết nói gì.Không thể bắt ai cũng sống theo kiểu ấy. Nhưng có một điều buồn bã, là bây giờ ngay cả tin vào những điều ấy cũng khó khăn. Lễ trao giải tình nguyện quốc gia, tôn vinh rất nhiều người tốt một cách kỳ lạ. Một người câm dạy nghề miễn phí cho thanh niên nghèo, một vận động viên suy thận đi lại khó khăn cũng dạy võ miễn phí cho sinh viên, cả bà chị đang nằm cấp cứu của tôi. Những câu chuyện phi thường. Nhưng hàng ghế phía dưới vắng tanh. Trưởng ban tổ chức buồn bã. Anh tâm sự, địa điểm của lễ trao giải chỉ cách những trường đại học lớn vài bước chân.Chúng ta đang rất hào hứng kể các "câu chuyện cảnh giác", thứ rất dễ lan truyện các điều tiêu cực, làm sinh ra những hoài nghi như người nhà anh Dũng. Chúng ta lại đang thiếu đi những câu chuyện kéo con người trở lại tin vào những điều tốt thật sự, tốt không mưu cầu, một thứ tốt mà giờ này nói ra nghe phi lý.Anh Trường vẫn may vì chưa bị đánh. Anh Thạch vẫn may, vì còn có người tin và giúp đỡ để hàng nghìn trẻ em được đọc sách.Nhưng có bao nhiêu người đã không may và chẳng còn muốn làm người tốt nữa.Đức Hoàng Bài nào Hoàng viết cũng HAY và RẤT Ý NGHĨA, anh cảm ơn em, chúc em và gia đình luôn Mạnh khỏe, An lành, Thành công và Hạnh phúc Chúng ta đang rất hào hứng kể các "câu chuyện cảnh giác", thứ rất dễ lan truyện các điều tiêu cực, làm sinh ra những hoài nghi như người nhà anh Dũng. Chúng ta lại đang thiếu đi những câu chuyện kéo con người trở lại tin vào những điều tốt thật sự, tốt không mưu cầu, một thứ tốt mà giờ này nói ra nghe phi lý . Quá đúng ĐỨC HOÀNG ơi ! Khi lòng tốt bị nghi ngờ, rất nhiều người sẽ ngần ngại thể hiện lòng tốt của mình thêm nhiều lần nữa. Đó thật sự là dấu hiệu đáng buồn cho một xã hội thời hiện đại. Hay, quá hay và đắng chát. Tôi vẫn tin vào người tốt! Cảm ơn anh Đức Hoàng. Thời buổi này làm người tốt thật khó!!! Haiza.... Bài viết hay quá .cảm ơn anh Đức Hoàng. Hoan hô bài viết của bạn và buồn cho người việt Tôi ở nước ngoài. Một lần về thăm quê hương, thấy một mẹ già ngồi trước một cái mẹt, bầy bán vài tráicây nhỏ xíu.. Nhìn thương quá, vì đoán mẹ già bằng tuổi mẹ tôi. Thế mà còn vất vả. Nhìn mẹt hàng, tôi nghĩ mẹ bán hết cũng chỉ được giỏi lắm là vài chục ngàn ( Việt Nam ). Tôi ngồi hỏi chuyện. Mẹ cho biết ngày nào cũng ngồi từ sáng tới chiều, bán hết, mang được về giúp con khoảng trăm ngàn là mừng lắm. Hà Nội lúc đó trời đangnóng bức. Không thấy Mẹ có một chai nước mang theo. Tôi ra xe bán nước gần đó, mua biếu mẹ hai chai nước và tặng mẹ một triệu đồng. Tôi không giàu có, nhưng nhìn mẹ lam lũ giữa ngày, tôi thương quá. Dù tôi hành động tương đối kín đáo, một người nhìn thấy tôi tặng tiền mẹ. Khi tôi chào me để đi, ngườ này chặn tôi lại rồi hỏi " cụ già này kể khổ gì với ông để ông cho tiền ? Đừng để mấy con mẹ già này nó lưà nhé !!". Tôi ngỡ ngàng. Mẹ không kể khổ gì với tôi. Chính tôi là người gợi chuyện. Tôi xúc động vì thấy mẹ già này chạc tuổi mẹ tôi bên Mỹ. So sánh, thấy mẹ tôi đầy đủ, no ấm, trong khi mẹ già vất vả. Tự tôi muốn biếu mẹ già, chứ mẹ không hề xin. Tôi thắc mắc, sao người ngoài lại nghĩ xấu về người già đang phải làm ăn vất vả như thế ??? Hành động của tôi không có gì để phải ca ngợi, nhưng cũng không nên nghĩ xấu về những người lao động, nhất là những người già . Phải kính trọng họ, vì họ dùng sức lực để kiếm sống một cách lương thiện mà !!! Năm nay mình 27t , từng giúp rất nhiều người và cũng bị lừa hay chịu những kết quả không hay về cho mình.Nhưng mình vẫn giúp đỡ người khác khi có thể. Mình nghĩ nếu ai cũng sợ thiệt thòi hay lo lợi ích cho riêng mình thì cuộc sống này có còn ý nghĩa gì.Nói điều hay, có lòng tốt , làm việc thiện. Những điều này có giá trị hơn cả công danh, quyền lực hay tiền bạc.Mọi thứ trên đời đều có nhân quả. Mình tin là như vậy. Tôi là fan của Đức Hoàng từ khi đọc cột Lăng kính trên Báo bóng đá, và giờ là cột Góc nhìn trên báo Vnex. Tôi thích Hoàng ở nhiều điểm, văn phong giàu cảm xúc, nhân ái, những bài Hoàng viết đều muốn mọi người chia sẻ với những người yếu thế dễ bị bắt nạt, dễ bị tổn thương trong xã hội. Đặc biệt, Hoàng không bao giờ tự giới thiệu bài viết của mình qua trang cá nhân. Chúc Hoàng khỏe, gia đình hạnh phúc. De gio cuon di Nhưng bài viết của Đức Hoàng thấm đãm tình người. tôi rât thích cách nghĩ của anh Tôi đoán tác giả khoảng tuổi tôi, ngoài 30 tí, nhưng các bài viết của bạn mà tôi đọc thì rất có "vốn sống", dung dị, cổ vũ và khơi gợi đều tích cực cho người dọc, dù những "mẫu chuyện" rất đời thường, rất thực tế, rất thời sự, nhưng cách "lợm lặt" khá tinh tế. Cảm ơn tác giả! Ps: Tôi cũng hay dõi theo bài viết của Đức Hoàng trên "Tuổi trẻ cuối tuần". Mình follow Hoàng và đọc Hoàng viết còn thấy sướng hơn đọc truyện chường, game online! |
Tội ác và trừng phạt Tôi hiểu vì sao Bình Phước quyết định xử lưu động. Xét xử lưu động là việc tòa án đưa ra xét xử công khai không phải tại công đường mà thường tại nơi tội phạm được thực hiện hoặc nơi có tranh chấp xảy ra, nơi bị cáo, các đương sự cư trú. Đây là một hình thức phổ biến nhằm tuyên truyền pháp luật đến với người dân thông qua việc răn đe, cảnh cáo, ngăn ngừa tội phạm; đồng thời khẳng định sự khách quan, minh bạch của quá trình xét xử.Nhưng, là người từng công tác trong ngành tòa án, tôi vẫn luôn băn khoăn về sự cần thiết của hình thức xử án này. Xét xử lưu động bắt nguồn từ xa xưa, khi các phương tiện truyền tin chưa phát triển. Thời trung cổ, ở các quốc gia châu Á, người ta từng chặt đầu phạm nhân, đem ra nơi công cộng để bêu đầu làm gương; ở châu Âu, tử tù từng bị hỏa thiêu công khai trước ánh mắt của hàng nghìn người… Tuy vậy, trong thời đại ngày nay, khi báo chí, truyền thông đã rất phát triển, tôi không hiểu vì sao xử án lưu động vẫn còn được sử dụng như một hình thức tuyên truyền pháp luật.Tôi từng chứng kiến tác dụng ngược của nó trong một câu chuyện bi hài diễn ra nhiều năm trước. Hôm đó Hội đồng xét xử của tỉnh về huyện xét xử vụ án lừa đảo, giật hụi của 200 người dân nghèo với số tiền lên đến hơn 6 tỷ đồng. Tất cả nạn nhân và bà con xung quanh kéo đến xem đông nghịt khiến công an phải rất vất vả giữ trật tự. Khi vị chủ tọa tuyên bị cáo 18 năm tù mà không đề cập đến việc đền bù thỏa đáng cho những bị hại, nhiều người trở nên quá khích. Họ chặn đường, không cho các thẩm phán ra về. Bên hỗ trợ tư pháp khó khăn lắm mới đưa các vị ấy lên xe an toàn trước tiếng la ó của người dân.Nếu sự việc tương tự xảy ra ở Bình Phước, liệu 400 cán bộ bảo vệ pháp luật sẽ làm cách nào chống trả được sức mạnh của hàng nghìn người dân - mà trong số đó có nhiều người đội nắng đi xem vì tưởng người ta sẽ xử bắn ngay trong phiên tòa.Tất nhiên, đó chỉ là giả thiết vì thực tế phiên tòa ở Bình Phước, ngược lại, dường như đem tới sự hả hê cho đám đông. Khi hai án tử và một án 16 năm tù được tuyên, đám đông hàng nghìn người đã vỗ tay reo hò. Tôi hiểu, có thể họ ăn mừng vì công lý được thực thi. Nhưng cách ăn mừng đó liệu có bất nhẫn, thiếu văn minh trong thời đại mà quyền nhân thân của bị cáo cũng đáng được tôn trọng.Ai dám chắc trong hàng nghìn người đến dự phiên tòa đó, có bao nhiêu em bé được bố mẹ bồng bế theo? Bao nhiêu đứa trẻ chưa qua tuổi vị thành niên đến chỉ vì tò mò? Liệu điều gì neo lại trong tâm hồn những đứa trẻ khi thấy tội ác được kể lại tỉ mỉ đến từng chi tiết? Điều gì đọng lại khi thấy người lớn reo hò, vỗ tay hoan hỉ trước án tử vừa được tuyên?Chưa kể, thân nhân của những bị cáo trong phiên tòa đó. Tôi đồ rằng, cuộc sống họ sẽ bị ám ảnh không phải chỉ bởi mức án mà bởi những tiếng cười hả hê, dù đó là sự đắc thắng mang danh công lý.Ở các quốc gia tiến bộ, các phiên tòa thậm chí không cho phép chụp ảnh mà chỉ được vẽ hình bị cáo; các phương tiện truyền thông thậm chí không đưa hình ảnh nạn nhân cũng như thân nhân của tội phạm.Cuối cùng, khi tội ác đã bị trừng phạt, khi sự tò mò về tội ác đã được làm cho thỏa mãn, có một thông tin nhỏ khiến tôi để ý. Một đôi nam nữ bị bắt vì trà trộn vào đám đông để trộm cắp ngay trong phiên xử. Vậy là thay vì được tuyên truyền giáo dục, hành vi phạm tội lại được thực hiện ngay tại chốn mà người ta coi là công đường lưu động.Nếu chỉ để tuyên truyền pháp luật, xét xử lưu động chắc chắn không phải là cách duy nhất. Tôi tin rằng, cái thiện không thể được nhân lên từ việc lan truyền cái ác.Vân Anh Không nhất trí hoàn toàn với bài viết của bạn.Nước ta là nước đang phát triển, các vùng miền, khu dân cư có sự chênh lệch về dân trí, hiểu biết pháp luật.Bạn muốn các con, các cháu sau này hoàn toàn mù tịt về thực tiễn, toàn học trên sách vở sao? Bạn cần cho chúng hiểu: có thể bị cướp tấn công bất kể lúc nào, có thể gặp nguy hiểm ngay cả khi từ chối tình cảm từ một người khác giới, khi chia tay, khi hủy hợp động kinh tế, khi va chạm giao thông, khi đi nhậu cùng nhau...v.v.Bạn bưng bít thông tin thì dân càng phẫn nộ, thà để họ đơn thuần là thỏa mãn trí tò mò như bạn nói còn hơn.Trong bài viết của bạn, con người mong manh và dễ vỡ quá. Thực tế không phải như vậy. Nên biết để tránh, không hẳn để bắt chước việc làm đó. "Tôi tin rằng, cái thiện không thể được nhân lên từ việc lan truyền cái ác." Hoàn toàn đồng tình với chị Vân Anh! Qúa đúng, không riêng tôi mà có rất rất nhiều người không tán thành kiểu xét xử lưu động.. Các câu chuyện cổ tích cũng có những chi tiết bạo lực. Nó vẫn mang ý nghĩa giáo dục nhất định kể cả cho trẻ em. Người viết có trái tim nhân từ nhưng có lẽ không phù hợp với việc thực thi pháp luật. Bạn viết hay lắm! xin cảm ơn Đồng ý với ý kiến của bài viết trên. Mục đích xử lưu động là tốt, nhưng rõ ràng có thể xảy ra những hành động quá khích khó kiểm soát của đám đông, rồi dân vất vả đội nắng đi xem, chen chúc, bọn móc túi được dịp hoạt động, ngoài ra còn tốn kém tiền bạc, nhân lực để tổ chức và giữ an ninh trật tự. Đó là chưa kể khi kẻ thủ ác bị kết án thích đáng thì dân vỗ tay hoan hô, rất phản cảm. Để tránh tất cả những vấn đề nêu trên, chỉ cần xử nơi công đường và quay truyền hình trực tiếp. Một hướng nhìn khác về việc tuyên truyền việc thiện vf trừng trị cái ác!Cám ơn chị/bạn VÂN ANH đã nêu ra những ý kiến vô cùng sâu sắc vào cốt lõi vấn đề. Tôi rất đồng tình với ý kiến của bạn, mọi người đều phải trả giá cho những việc làm của mình. Vậy những người thân họ hàng của họ thì sao, họ không hề mong muốn điều đó sảy ra. Và bây giờ họ phải sống trong cảnh bị người khác bàn tán và soi xét. Bao nhiêu trẻ dưới vị thành niên liệu có hiểu đó là việc tội ác không nên làm hay vì muốn được nổi tiếng, muốn được mọi người biết đến mà hành động như nạn nhân. Tác dụng ngược của việc có lẽ ai cũng biết trong vụ án Lên Văn Luyện. Đưa luật pháp vào cuôc sống có nhiều cách khác hiệu quả hơn so với tuyên truyền bằng cách này. Cám ơn tác giả! bai viet hay. cung cap them cho nguoi doc mot goc nhin moi. Mình đồng tình với tác giả trong bài này. Bản thân mình cũng từng suy nghĩ về cái được/mất trong việc xét xử lưu động ntn Cảm ơn chị Vân Anh về bài viết. Một cái nhìn văn minh và đầy nhân văn, đúng như chị nói "cái thiện không thể nhân lên từ việc lan truyền cái ác". Đồng tình với tác giả, thời nay mọi thứ đang dần tha hóa, khi mà phần "con'' hơn phần ''người'' Thời buổi này rất hiếm bài viết chịu đề cập đến khía cạnh 'nhân văn' như bài của Vân Anh. Có lẽ đây là đề tài người ta thường 'né' để tìm sự 'an toàn'. Vì vậy, mổ xẻ nó chính là một hành vi dũng cảm và nhân văn. Thông thường những vụ án quá rõ ràng thì mới xử lưu động còn biết bao nhiêu vụ án đươc tuyên trong bóng tối. Rất thích câu cuối cùng của chị chỉ có cái thiện mới cảm hóa được con người. Bài viết đã thể hiện những nhận xét tinh tế của tác giả . Điều đáng vui là tác giả còn rất trẻ mà đã có được những góc nhìn nhiều cảm thông và phá chấp như vậy ! Những phiên toà xử lưu động thường khơi dậy trong tiềm thức của tôi những hình ảnh của những cuộc đấu tố trong những cuốn phim điện ảnh về thời xưa. |
Tăng viện phí Một bác sĩ trẻ đứng lên chất vấn. Cả hội trường im phăng phắc. Chưa ai dám chất vấn và “chiếu bí” những “tượng đài” của ngành như vậy.Thì ra các thầy phát huy tinh thần tay không bắt giặc, học tập nữ anh hùng nào đó, không cần trang bị súng ống gì, nhảy ra cướp súng và bắt sống tên quan hai Pháp; học tập các cụ già chỉ cần dùng súng trường Mút-cơ-tông bắn rơi F105; hoặc dùng nỏ bắn rớt trực thăng, lấy thân mình làm đuốc đốt cháy kho xăng...Sau lần đó, tôi dần hiểu rằng lứa chúng tôi không thể có đủ sức mạnh tinh thần như các bậc tiền bối, càng không thể khám, chữa bệnh và mổ bằng ý chí như các thầy. Càng ngày, chúng tôi càng thấm thía rằng ngành y hiện đại cần có trang thiết bị, cần có các phương tiện hỗ trợ, cần có những con người có đủ khả năng sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và vận hành chúng. Đã qua rồi cái thời dùng miệng thổi bay vi trùng, dùng tay bóc u não, dùng nước dừa thay cho máu...Không thể đòi hỏi ngành y chữa hết bệnh, dù là bệnh thông thường hay bệnh khó; không thể đòi hỏi một kết quả điều trị tốt, ngang bằng với thế giới; không thể phòng ngừa dịch bệnh với hai bàn tay trắng, hay với những đồng tiền lẻ. Muốn ngành y phát triển, muốn ngành y làm tốt, thì phải có tiền, tiền để mua trang thiết bị, tiền để đào tạo, tiền để trả lương cho những chuyên gia thuộc loại “hàng hiếm”.Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2012, Việt Nam đã chi cho y tế 6,8% GDP, đứng thứ 77/193 nước. Tuy nhiên, nếu tính số tiền mà ngân sách bỏ ra cho mỗi công dân thì Việt Nam đứng thứ 139/193, chỉ bằng 1/70 so với Luxembourg, 1/55 so với Mỹ. Làm sao chúng ta có thể có được một ngành y hiện đại với số tiền như vậy?Giải pháp tính đúng, tính đủ các chi phí vào giá y tế là giải pháp duy nhất mang lại cho người dân một nền y học tiên tiến, một dịch vụ y tế ngang tầm thời đại, làm tiền đề cho việc người dân có thể có được một cuộc sống thực sự an lành và hạnh phúc. Chúng ta phải nhận thức được rằng, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Khi nó là quý nhất, chi phí dành cho nó phải xứng đáng. Chúng ta đã quá quen với dịch vụ giá rẻ. Đã đến lúc chúng ta phải đồng ý rằng, không có gì tốt mà rẻ được.Không có một sự thay đổi nào, dù tích cực đến mấy, mà không có những tác động tiêu cực. Việc tăng giá dịch vụ y tế sẽ có những tác động tiêu cực lên người nghèo, nhóm nhạy cảm trong tất cả các xã hội. Nhưng không thể chỉ vì những tác động có thể gọi là tiêu cực lên người nghèo mà bắt toàn dân phải chấp nhận một dịch vụ y tế tồi tàn. Biện pháp cơ bản nhất vẫn là làm sao giảm nghèo, tăng giàu. Tuy nhiên, đó là vấn đề không nằm trong tầm tay của y tế.Chủ trương bảo hiểm y tế toàn dân mà Bộ Y tế đang theo đuổi là một chủ trương đúng, có thể giải quyết được vấn đề người nghèo. Sẽ là tốt hơn nữa nếu có một số điều chỉnh nhất định. Giá mua bảo hiểm y tế phải được tính sao cho đủ chi phí khám chữa bệnh ở mức cơ bản. Đối với nhóm bắt buộc, giá phải được tính trên lương thực lĩnh, không phải chỉ trên mức lương cơ bản như hiện nay. Song song với việc tăng giá mua bảo hiểm y tế, việc chi trả cũng phải được cải tổ, với định hướng lấy người bệnh làm trung tâm, không phải lấy bảo hiểm y tế làm trung tâm như hiện nay.Với ngân sách dành cho y tế hiện nay, nhà nước có thể dùng một phần để mua bảo hiểm y tế cho người nghèo. Ngoài phần ngân sách dành cho người nghèo thông qua việc mua bảo hiểm cho họ, phần ngân sách còn lại tập trung cho y tế dự phòng. Những người có khả năng sẽ phải tự lo cho sức khỏe của mình, hoặc xã hội lo, thông qua việc mua bảo hiểm toàn dân, hoặc bảo hiểm y tế tư nhân, hoặc tự trả tiền khi khám chữa bệnh...Nếu làm được như vậy, đó sẽ là hình thức xã hội hóa y tế một cách tích cực nhất, mang lại lợi ích cho toàn dân, từ người có thu nhập cao đến người có thu nhập thấp, từ người giàu đến người nghèo.Võ Xuân Sơn Tất cả chỉ đúng một phần. Hãy đừng tham nhũng lãng phí, hãy đừng bán thuốc đắt như giá trên trời do "ăn" vô tội vạ. Hãy để cho tư nhân và cả nước ngoài nữa, cạnh tranh với nhau thì dịch vụ sẽ tốt lên và bệnh nhân sẽ không tiếc tiền trả giá cao (nhưng phải tương xứng!) ... Tất cả bây giờ hình như đang ...rối như canh hẹ!!! thực tế nhiều người dân không biết lấy tiền đâu để chữa bệnh vì họ bị bệnh buộc phải vào viện không có lựa chọn nào khác; có những người thậm chí họ chấp nhận phó mặc cho số phận "chết cũng được" còn hơn vào viện vì họ biết tốn nhiều tiền nhà không có đủ tiền lo chỉ khổ cho con cái. mong rằng xã hội ta phải chấm dứt hiện tượng này; tăng giá phải nhìn vào thu nhập thực tế của người dân đặc biệt dân nông thôn. Khi nao dân giàu nước mạnh thì mới tăng tiền việnphí đc chứ. VN mình ngèo kiết xác ra. Tăng tiền thì ai nghèo thì chịu chết thoi chứ lay tiền đau ra viện chữa. Mà thử hỏi cả nước chỗ nào chả có ng nghèo. Công nhan đi làm luong có 4tr ko đủ tiền mua sữa cho con. Muốn toàn dân tham gia bảo hiểm y tế thì còn quá xa. Với mức sống còn ở mức nghèo đói thì người ta chỉ tham gia khi đã đảm bảo dc cái ăn trước đã. Mình có người thân làm trong ngành y tế , mình thây tiền lương quá thấp so với công sức bỏ ra , mình ủng hộ tăng viện phí với 2 điều kiện : 1. BHYT phải quản lý hiệu quả . 2. Diệt trừ tận gốc việc ăn chặn của cán bộ cấp trên , để tiền tăng viện phí thực sự đến tay những người trực tiếp làm công tác y tế Vâng "Không có gì tốt mà rẻ được" đồng ý với tác giả. Người dân chúng tôi thì luôn trăn trở "Liệu giá tăng thì chất lượng và dịch vụ có tăng???" Anh Sơn ơi ở VN lương ngành nào mà chẳng vậy, chỉ có ngành quan chức là đồng lương dư sức thôi. Mà ngành y còn nhận được thư chứ các ngành khác nhận được cái gì. Hóa ra từ nào giờ minh xài dịch vụ giá rẻ hèn chi đi khám mấy pa bác sĩ trả lời cộc lốc ko thèm nhìn mặt, y tá thì mặt như đưa đám. Lương ko đủ sống mà từ nào giờ chưa thấy ai viết về đời sống cơ cực của bác sĩ (nội thành) , nhà pa nào cũng mấy lầu, xe xịn dế sang, cho dù có là nhà thuê cũng nội thất 5 sao ko. Chỉ nghe nhăc tới bệnh nhân nghèo, không ai nói đến bac sĩ nghèo! Chuẩn nghèo cua người dân đã có. Chuẩn..giàu của BS chưa thấy. Nghề y không phai là nghề đê làm giàu. Nói là lương ngành y thâp, không sống nổi là với nhũng y tá, hộ lý thôi! BS thì lương hướng chỉ là thu nhập phụ. Đó là sự thật hiển hiện, ai cũng thấy được! Mong thông cảm! Thật ra bảo hiểm tự làm hỏng bảo hiểm, mua bảo hiểm nó k nằm ở chỗ "lỗ lãi" mà là tính cộng đồng.Ngành y tế sao phải lo đến vấn đề này làm gì.. vì bảo hiểm yt luôn thất thế vì người tham gia phải ra ngoài mua thuốc, như vậy bảo hiểm y tế đang thực sự bảo vệ người mua bhyt ở phương diện nào? Đừng bắt buộc người dân, nhưng hãy để họ tự nguyện thì hơn. Hãy để họ tự tìm nhà bảo vệ cho sức khỏe của mình. Điều này nằm ngoài chức năng của nghành y tế. Quý vị đừng so sánh với các qgia khác, vì nếu phục vụ tốt thì nghành y của cta cũng sẽ được như vậy. Đối với tôi không có thiết bị nào là đắt, chỉ có điều cta có đang dùng lý do ngụy biện hay không thôi. "Đúng và đủ" không bao giờ là không thể. Toàn sống bằng lậu chứ có bằng lương đâu mà chê lương thấp cứ đi Bệnh viện quốc tế bạn sẽ thấy giá cả, dịch vụ thế nào! bài báo nói đúng "không có gì rẻ mà lại tốt". Nhưng... thực trạng ý thức của các cán bộ nhân viên trong các bệnh viện công hiện nay thì liệu có đảm bảo "đắc thì tốt" hay không?!? Điều đó còn chưa thể khẳng định được.... Chỉ hỏi: Lương thấp thỏm 5 lần bảy lượt bảo tăng chả thấy đâu. Phí y tế & xăng nói mai tăng thì đã tăng từ hôm nay rồi. " Đã đến lúc chúng ta phải đồng ý rằng, không có gì tốt mà rẻ được" Đúng. Tiền nào của đấy , nhưng hãy xem nghành y sẽ làm được gì cho dân sau khi tăng giá dịch vụ ?==>1 bác sỹ nghành y cho hay ! Tôi cũng đông ý với bài viêt, nhưng phai làm sao đẻ ngưii có bảo hiểm được yên tâm dùng thẻ bảo hiểm đẻ chữa bệnh, tưc là có thể đền bât cứ bệnh viên nào và luôn được đối xử công bằng như mọi bệnh nhân, tưc là được điều trị tốt nhât... Có như vậy thì các bệnh viện mới cạnh tranh để có DV tốt đẻ thu hút bênh nhân, bât kể bệnh nhân là đối tượng nào, va có như vậy thì moi ngươi sx hao hưng mua bảo hiểm... Không biết các bạn ra ăn tô phở hôm trước 20.000 vài hôm sau 30.000 (tăng 50%) thì các bạn có mạnh miệng hỏi người bán "tăng giá phở vậy có tăng gì trong tô phở không" hay chỉ ăn cho xong và đi về?. Có bạn nào đi thử sang Singapore vào khoa ung thư trẻ em và đếm số trẻ vn nằm điều trị tại đó? Họ là những bệnh nhân không hề muốn đi nước ngoài và sẵn sàng trả tiền để đi (chi phí khoảng 100 usd/ngày tiền giường, chưa tính thuốc men). Nếu y tế Việt Nam tiếp tục có bạn cần "tăng xứng đáng với mức độ chất lượng tăng thì tôi chắc là 50 năm nữa con cháu bạn sẽ đi sang campuchia để chữa bệnh (vì lúc đó bảo đảm campuchia hơn chúng ta). Nhớ câu nói của ông Lý Quang Diệu sang thăm benh vien Chợ Rẫy và nói "vài chục năm trươc chúng tôi sang Việt Nam chữa bệnh, bây giờ các bạn sang chúng tôi chữa" |
Gửi Paris Sông Seine mộng mơ oà lên nức nởKhi máu loang khắp cả kinh thànhSúng đã nổ lúc không ai ngờ nhấtChính nơi đợi chờ những giây phút bình yênNhững trái tim trào sôi căm giậnCái Ác ngang nhiên thách thức con ngườiKhông lý lẽ nào biện minh cho tà giáoNhững kẻ lấy bóng đêm thay ánh mặt trờiNhững lá cờ ba màu xanh - trắng - đỏBay khắp những trang tin mang khuôn mặt bạn bèHàng triệu người nối vòng tay lớnSát cánh cùng những người bạn Paris!"Không nỗi đau nào của riêng ai"Vì sự bình yên trên mặt đất này"Dẫu bị thương, hãy đứng lên nước Pháp"Tôi đang nghe cả nhân loại tiếp lời!14/11/2015Trần Mai Hưởng Là một Việt Kiều sống ở Paris, tôi rất xúc động và ấm lòng khi đọc bài thơ của Ông Trần Mai Hưởng. Mạn phép nhân danh những người dân Pháp, Việt Kiều và ngoại kiều sống ở Paris, xin ông nhận lời cảm ơn chân thành của chúng tôi. Tiếp lời chia sẻ niềm đauGửi đến nhân loại hãy mau đồng lòng.Biến đau thương thành hành độngBiến mất mát thành cuồng phong giận dữ.Quét sạch sát nhân quỉ giữĐể Paris mãi là sứ thanh bình!Để nơi nơi mãi thắm tìnhNgân vang khúc hát hòa bình ai ơi..! Cảm ơn tác giả đã nói thay tấm lòng, sự đau đớn , và suy nghĩ của chúng tôi..".Hỡi Paris ! Hãy vươn lên mạnh mẽ. Ôi thành phố nhân văn và hoa lệ. Những đớn đau này sẽ thành lửa hờn căm. Tiêu diệt hết bọn sài lang- quỉ dữ. Và sông Seine , và trên khắp hành tinh. Sẽ tỏa sáng bình an và hạnh phúc". Cảm ơn tác giả rất nhiều. Lời thơ xúc động và ấm áp đã nói hộ hàng triệu triệu trái tim trên khắp năm châu này! Hay qúa bác ơi, nỗi đau và sự đồng cảm thể hiện trên từng câu chữ! <3 Cảm ơn nhà báo Trần Mai Hưởng đã nói thay tâm tư của hàng triệu trái tim loài người muốn chia sẻ với nước Pháp đau thương. Tuyệt quá, bài thơ này phải lêm báo ngay là đúng đắn. Rất thành tâm chia sẻ theo tinh thần I pray for Paris . Paris vững vàng sau giông bão , mong rằng sẽ sớm được bình yên, chia buồn những gia đình bị nạn, ngày mai sẽ trở lại thanh bình. Đọc thơ bác cảm động quá! Xin chia sẻ nỗi đau cùng nước Pháp Tôi đã khóc Nguyen Tomr thân , thơ hay lắm Tội nghiệp người Paris. Tôi đã suýt mất hai ng bạn trong vụ thảm sát đó, bạn đang ăn tôi nhắn tin ép về skype cho tôi vì tội....sinh nhật tôi mà chúng không chúc mừng.... Hai đứa vừa rời khỏi vài phút thì ác mộng sảy ra, nhà ở gần đó tôi ép chúng tắt điện skype vs tôi tới khi mọi chuyện đã lắn xuống. Chỉ năm tiếng nữa chúng sẽ bay sang, lúc đó tôi mới yên tâm.... Bai tho thay hay...cam on anh |
Phạt vì nói xấu Trudeau lập tức đối mặt với những lời bình phẩm như: “Xem kìa, đây là hình ảnh của tân Thủ tướng một đất nước G7 đấy”… Thậm chí, Adam Teiichi - một doanh nhân ở thành phố Vancouver - đã đăng một bài dài trên blog của mình và tuyên bố: “Tôi ghét Trudeau. Tôi phát ớn với khuôn mặt đầy tự mãn của ông ta”.Người dân nước này không ít lần nói lên nhận định và suy nghĩ của mình về giới quan chức, theo cách như vậy. Cũng giống như thời đương nhiệm, dân chúng từng thấy một poster gương mặt bị chỉnh sửa xấu xí của ông Stephen Harper (lãnh đạo Đảng Bảo thủ, cựu Thủ tướng) ở bến metro với lời than thở “ông này giờ đã quá chậm chạp rồi, nên dừng lại cho người khác thay thế”.Đã chẳng có vụ kiện tụng, bắt phạt nào cho những điều như thế.Thời gian này, ở Việt Nam cũng xảy ra chuyện tương tự. Sau một status bình luận về chủ tịch tỉnh An Giang trên một trang Facebook, ba cá nhân bị xử phạt. Trước quá nhiều tranh cãi, quyết định phạt vừa được rút lại. Tỉnh cho biết đã đưa ra “biện pháp xử lý hợp tình hợp lý hơn”.Trong một việc khác, liên quan đến chương trình Bitches in town - một talkshow bình phẩm nhiều thứ về làng giải trí, trong đó có chuyện ăn mặc của các nghệ sĩ - tôi thấy nhiều người cũng đòi phạt. Nhưng các cơ quan quản lý dường như có chút chần chừ. Nhà quản lý nói đại ý, nếu muốn, họ cũng có hành lang pháp lý để phạt nhưng có ai kiện cáo gì đâu mà phạt? Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, dù chưa có ai kiện, chương trình này cũng đã bị yêu cầu tạm ngừng.Với hai sự việc trên, tôi cho rằng, nhiều người vội vàng xử phạt hoặc đòi xử phạt vì họ nhầm lẫn hoặc cố tình đánh đồng giữa hai khái niệm "thông tin" (fact) và quan điểm (opinion).Sự rạch ròi giữa thông tin và quan điểm luôn là mấu chốt của các vấn đề còn tranh cãi. Vì vậy, nếu ai đó muốn phạt, họ phải áp dụng các văn bản pháp luật cụ thể với đòi hỏi khắt khe về sự thật và các bằng chứng.Trên thế giới, từng có nhiều trường hợp chính quyền phải vào cuộc khi câu chuyện bình luận về người khác đã phạm phải những điều cấm kỵ trong luật định. Cậu sinh viên 21 tuổi Liam Stacey (Anh) từng bị phạt tù khi đăng status bình phẩm về cầu thủ bóng đá da màu Fabrice Muamba (vì tội kỳ thị chủng tộc). Nhân vụ ồn ào xung quanh án mạng về một giáo viên dạy tiếng Tây Ban Nha, tài xế lái xe buýt Robert Riley (xứ Wales) đã tweet một dòng trạng thái đùa cợt rằng mình căm thù và sẽ giết chết những đồng nghiệp bằng phương pháp như với cô kia. Anh này sau đó bị hình phạt tù 8 tuần vì tội đe dọa, uy hiếp người khác. Sau cuộc tấn công Woolwichz ở Anh, Benjamin Flatters, một người dân thành phố đã vì bức xúc mà đăng tải bình luận chỉ trích những người Hồi giáo nói chung. Benjamin sau đó đã bị bỏ tù vì tội phân biệt tôn giáo.Mạng xã hội không ảo như người ta vẫn tưởng. Những chuyện xảy ra trên không gian đó đang ngày càng tác động lớn vào đời sống thực. Tôi cho rằng, quản lý những gì được nói và viết trên Internet cũng cần phải tuân theo quy trình và luật pháp giống như nó được xuất bản dưới bất kỳ dạng nào và trong đời sống thực. Cơ sở để hy vọng vào một xã hội nơi mà mọi người tự do làm việc và phát ngôn theo khuôn khổ pháp luật là khi chúng ta tạo ra được sự bình đẳng, đảm bảo tính phi cá nhân, cũng như tính áp dụng chung của mọi văn bản pháp luật.Bởi sức mạnh của xã hội pháp quyền sẽ không đến từ sức ép về chức sắc, về sự nổi tiếng hay áp lực sau những ồn ào của dư luận.Hạnh Nhân Vụ việc An giang phần nhiều là do thói nịnh bợ cấp trên của cơ quan chức năng ,chứ chưa chắc chủ tịch tỉnh để ý đến những việc nhỏ nhặt này, cái thói kiếm câu chuyện làm quà , x un xoe lãnh đạo thời nay không hiếm vấn đề là cách hành sử của cán bộ mà thôi. Người lãnh đạo là đại diện cho chính quyền cũng đồng nghĩa là đại diện cho người dân, thì người dân hoàn toàn có quyền nhận xét về người đại diện cho mình chứ , quyết định xử phạt là một hành động lạm quyền, gây mất uy tín của lãnh đạo tỉnh An giang. Đừng so sánh ta với tây, văn hóa mỗi nơi một khác. Cho tôi hỏi MC Thùy Minh 1 câu thôi, chị chê người khác, cười cợt người khác trên 1 chương trình như vậy chị cho là bình thường vậy khi người ta chỉ trách chị 1 cách nhẹ nhàng chị có cần làm cả 1 chương trình để chỉ trích lại người ta không? Nói thật chị không chấp nhận được việc người khác nói xấu mình thì đừng nói xấu người khác. Con người chứ không phải thánh, không ai hoàn hảo cả. Tóm gọn lại bài viết của tác giả: “Mọi người phải được bình đẳng trước pháp luật”.Kết luận của tác giả là rất xác đáng. Tuy nhiên, mình vẫn thấy lập luận để kết nối các sự việc được nêu ra có chút gì đó hơi lỏng lẻo - tác già cố ý chừa một khoảng mơ hồ nào đó để người đọc tự kết nối - điều này không phải là thói quen tốt cho một người viết bài (cho báo).Phía dưới là một số ý kiến của mình về các sự việc liên quan, nếu có sai sót gì mong mọi người góp ý.1. Ở Mỹ và một số quốc gia khác, xã hội có cách ứng xử riêng với những người được xem là Public Figure (Chính trị gia, Người nổi tiếng), việc sử dụng nội dung liên quan đến các nhân vật này thậm chí là chỉ để mua vui, giải trí cũng không là vấn đề. Trên thực tế, nhiều chính trị gia còn chấp nhận bị lạm dụng hình ảnh của mình mà không muốn kiện tụng do các rắc rối liên quan và bởi ranh giới giữa tự do bày tỏ quan điểm và xúc phạm là rất mong manh - đôi khi chúng còn chồng lấp lẫn nhau.2. Về sự việc của “Những kẻ lắm lời”, cấm đoán dựa trên quan điểm của nhà quản lý là một việc làm áp đặt, nhưng cứ để nó tiếp diễn cho xã hội tự đào thải thì đến lúc nó ra đi - ít nhiều cũng đã để lại hậu quả (lên cách nhìn của một bộ phận khán giả - nhất là trẻ em).Thiết nghĩ, tạm dừng (có thời hạn và dựa trên yêu cầu của xã hội hoặc nội dung pháp luật) để xem xét cũng là một cách tốt - vừa không quá xâm phạm quyền cá nhân, lại giúp hạn chế những hậu quả mà các chương trình không tốt có thể gây ra cho xã hội.Sau khi tạm dừng, xem xét, lấy ý kiến của xã hội, cơ quan quản lý có thể đưa ra các quyết định phù hợp: nếu phản cảm hoặc chương trình bị phản đối thì đưa ra khuyến nghị - cảnh báo và cung cấp phản ứng của xã hội đến người làm chương trình, nếu vi phạm pháp luật thì phạt, thậm chí là cấm nếu vi phạm nặng.3. Về vụ việc bình luận Chủ tịch tỉnh An Giang, có lẽ đã có dư tranh luận về vấn đề này, mình cũng không cần nhắc lại nữa. Mọi ngừơi đều bình đẳng trước pháp luật..Ai sinh ra cũng như nhau cả,chết rồi có đem chức tước qua thế giới bên kia được không?Ông chủ tịch tỉnh An giang mà không xử ông thanh tra thi trượt công chức 2013 mà xu nịnh cấp trên bằng cách phạt cô giáo là không xong đâu! Người Việt chưa quen việc bị chê, chỉ thích được khen, nịnh nọt thôi! Các quy định ở VN đa phần rất mập mờ, hiểu sao cũng được. Qua sự việc bình luận ông chủ tịch tỉnh thì đây là xúc phạm hay chỉ là ý kiến phê phán cá nhân? Một góc nhìn rất văn minh và trên tinh thần thượng tôn pháp luật nên tham khảo! Bài viết rất đúng. Đúng tinh thần thượng tôn pháp luật. Mọi người đều có quyền trình bày quan điểm nếu không vi phạm pháp luật. Chính từ những dư luận này mà hinh thành nên đạo đức xã hội. Hạnh Nhân viết rất hay và đúng. Còn việc ở An Giang mọi người đang chờ xem Hệ thống lãnh đạo có vấn đề. Hóa ra, tỉnh An Giang toàn kẻ nịnh bợ à ? Vậy , chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang sao toàn làm việc với bọn nịnh bợ thì làm sao mà tỉnh phát triển được ? Luật do ta làm ra. Phạt hay không phạt đó là quyền của ta. Mắc gì đến người mà nói! "Im lặng là vàng", vàng hiện nay đã rớt giá nhưng không hề rẻ đâu bạn! ha..ha..ha... Vấn đề lại là luật nào, áp dụng với ai, trình tự thế nào, Ước gì với dân thường, một việc bất kỳ sai luật cơ quan cũng sốt sắng 16 ban ngành vào cuộc như vậy! Chê là chuyện bình thường nhưng bươi móc và miệt thị, chứ giễu một cách vô văn hoá thì phải xử, phải chấm duwst ngay! Ai ủng hộ chuyện nói xấu miệt thị người khác để kinh Doãng, câu like, câu view thì nên xem lại chính mình! |
Nhân tài sợ cô độc Tôi cho rằng, một hợp đồng dân sự, với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đồng, bên không thực hiện đúng hoặc phá hợp đồng giữa chừng, đương nhiên phải chịu phạt đền bù theo thỏa thuận đã ký. Mạnh tay đầu tư mà kết quả vẫn không như ý, thành phố có cơ chế được cho là đi đầu của miền Trung, buồn bã tuyên bố sẽ điều chỉnh lại chính sách đào tạo nhân tài.Đằng sau câu chuyện ở Đà Nẵng là một vấn đề muôn thủa về nhân tài và môi trường sử dụng.Trong những năm qua, khuynh hướng xin học bổng dạng vừa học vừa làm để đi du học trở nên phổ biến. Sinh viên Việt Nam thông minh, cần cù chịu khó, là nguồn nhân lực được nhiều quốc gia đánh giá là tiềm năng. Cấp học bổng, tạo điều kiện vừa học vừa làm, và tự tin vào khả năng giữ được nhân lực sau đào tạo, vô số trường đại học trên thế giới đang mở rộng cửa cho sinh viên Việt Nam. 5% sinh viên của chúng ta đang đi du học và 90% trong số đó là tự túc. Đó là con số đáng suy nghĩ, đó là chảy máu chất xám hay tiềm ẩn nguy cơ chảy máu chất xám?Thực ra, số tiền mà Đà Nẵng đầu tư cho các nhân tài là bước cao hơn của chính sách khuyến học bậc cao, được áp dụng theo chỉ đạo của Thủ tướng từ năm 2007. Chương trình tín dụng 157 cho sinh viên trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học vay tín dụng với lãi suất ưu đãi. Nhưng sau khi ra trường với một món nợ không nhỏ, họ đối mặt với tương lai không mấy sáng sủa. Thống kê cho thấy, ba tháng đầu năm 2015, số lao động trình độ đại học, sau đại học bị thất nghiệp lên tới 178.000 người; số lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp là hơn 100.000 người. Trong tình hình đó, có vẻ như cuộc vay vốn lớn đầu tư cho việc học là một bài toán phiêu lưu. Với những người trong đề án đào tạo nhân tài của Đà Nẵng, theo đúng hợp đồng, thì để “hoàn vốn cho chủ đầu tư”, họ sẽ phải quay về địa phương làm việc ít nhất là 7 năm. Đó cũng là một tương lai khá buồn tẻ, và những người không quyết tâm, có thể sẽ dễ dàng bỏ cuộc.Tôi quen một nhà báo nữ, đã 27 tuổi, nhưng vừa xin được học bổng đi du học Anh quốc. Chỉ sau 2 tháng, cô đã đặt mục tiêu ở lại làm việc sau khi học xong chứ không về nước. Không đề cập đến chênh lệch thu nhập quá lớn giữa Việt Nam và Anh quốc, cô nhấn mạnh rằng, những gì cô học ở đây (ngành luật), khó mà áp dụng ở quê nhà. Thực tế, có rất nhiều du học sinh sau khi về nước đã tìm cách quay lại quốc gia mình du học, bởi không thể hòa nhập với môi trường làm việc.Khi mà ở một số nơi, một suất giáo viên mầm non vào biên chế còn được đặt giá đến cả trăm triệu đồng, khi khái niệm “chạy việc” trở thành bài toán đương nhiên đặt ra cho các sinh viên mới ra trường, thì tôi không tin chúng ta có một môi trường thu hút nhân tài.Nhân tài không quay về để trở nên nổi bật và cô độc. Nhân tài cũng khát khao một mặt bằng công việc trình độ đồng đều, tôn trọng, với những thách thức nằm trong bản chất công việc, chứ không phải những cuộc chạy đua quyền chức.Gia Hiền Không ai ép nhân tài phải ký cái hợp đồng đó. Không muốn học xong về làm cho thành phố thì đừng lấy tiền của thành phố đi học. Kiếm học bổng từ các trường nước ngoài mà học. Hợp đồng ngay từ khi ký thì cũng biết có giao kèo gì rồi. Cứ thế mà làm. Lúc đạt được mục đích rồi lại ngụy biện đủ kiểu không chịu làm theo giao kèo thì khác gì lừa đảo. Chỉ vì là nhân tài nên cần được cảm thông hơn? Kể lể ở trên, thấy toàn là nghĩ cho bản thân. Đủ tài năng để đi học nước ngoài, thành công tới mức được giữ lại bên đó, mà không đủ khả năng để thích nghi với môi trường làm việc ở Việt Nam? Thành phố trả tiền cho anh đi học, anh về anh làm việc là để trả nợ cho thành phố, vừa trả được nợ, lại có lương, còn kêu nản? Tôi,32 tuổi, vừa dự kỳ thi tuyển Viên chức Y tế Hà Nội, tôi tự nhận thấy tôi chẳng phải người xuất chúng. Nhưng qua đây tôi thấy lí do tại sao tôi trượt. Tôi thấy lí do tại sao mấy ông tiến sỹ Tây cũng trượt. Và nó làm tôi càng khát khoa thực hiện ước muốn của mình: Tìm đường ra đi. Tôi không tham công danh. Nhưng tôi cần nơi làm việc tốt để kiếm cơm nuôi miệng. Tôi cần nơi làm tốt để phát triển, để cống hiến cho niềm đam mê. Tôi luôn hiểu lí do tại sao chúng ta bị chảy máu chất xám.Chúng ta cần cơ chế: Công bằng, minh bạch. Chúng ta cần nhìn vào thực tế. Nhân dân đóng thuế cho các anh đi học với nhiều hi vọng, và 1 trong số đó là các anh,chị quay về để thay đổi môi trường làm việc,thay đổi các lề lối cũ. Vậy mà các abh,chị lại bỏ đi và còn đổ thừa cho môi trường làm viêc.vậy nghĩa là sao? Là hèn nhát đối mặt với cuộc sống, là chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Tôi nghĩ nhân tài thì phải là nhg người thay đổi đc thời thế, chứ ko phải nhg kẻ vừa thấy khó khăn đã quay đầu chạy. Để làm việc trong 1 môi trường tốt thì quá dễ, thậm chí nhiều việc chả cần đến nhân tài, người thường cũng làm được.hãy sống sao cho xứng đáng với chữ nhân tài,xứng đang với nhg gì nhân dân đã hi bọng vào các anh,chị. Còn không thì ngay từ đầu đừng nhận mh là nhân tài để kiếm học bổng,sau đó lại cuoìn mất dép và quay lại đổ thừa. Cảm ơn tác giả về bài viết rất hay. Ở ta, nhất là làm công chức hưởng lương từ ngân sách, bạn càng tài giỏi, càng khác biệt thì bạn "chết" càng sớm. Sống và làm việc trong một tổ chức mà mọi người đều nhận lót tay, đều trông mong hưởng hoa hồng, chêch lệch, lại quả,... mà bạn lại sống ngay thẳng là "go out" một cách không thương tiếc luôn. Ký hợp đồng lấy học bổng cũng giống như lấy tiền lương trước, lấy rồi thì lo mà lao động trả người ta, dù bị đẩy vào môi trường nào cũng phải chịu vì thời gian của mình đã bán cho người ta rồi, hết hạn thì chia tay thôi chứ kêu than làm gì. Còn không thì đền bù thiệt hại cho người ta. Lương thì nhận trước rồi mà không định lao động hoàn trả khác nào vay tiền xong không chịu trả vì đủ các lý do Tôi đọc đâu đó có câu "nơi đảo người gù thì người nào lưng thẳng là dị dạng". Hay nhất câu này : Nhân tài cũng khát khao một mặt bằng công việc trình độ đồng đều, tôn trọng, với những thách thức nằm trong bản chất công việc, chứ không phải những cuộc chạy đua quyền chức. đó là cơ chế vận hành chính sách là sự ích kỷ nhỏ nhen của người việt. cơ chế vận hành chính sách quan liêu bao cấp ăn sâu vào tâm thức của một bộ phận lớn cán bộ công chức họ luôn nói mình là người đi trước tích lũy được nhiều kiến thức và mỗi khi người dưới đề xuất phương án hay hoặc họ cho rằng mình biết mọi thứ và phản bác bằng mọi giá là họ đúng không chịu tiếp nhận cái mới hoặc sợ người đó nhanh chóng vươn lên trên mình lên mọi thứ cứ theo con đường cũ là an toàn hơn cả, song trong mắt người có tài hoặc qua đào tạo chuyên sâu biết việc thì họ cảm thấy công việc nhàn chán không phát huy được khả năng lên họ chẳng muốn làm. sự nhỏ nhen ích kỷ của người việt, một bộ phận người việt không nghĩ xem làm thế nào để giỏi hơn chỉ nhăm nhe tăm tia người khác xem hôm nay họ làm gì, làm sai cái gì để đi mách lẻo hoặc tìm mọi giá hạ thấp nhân cách người khác để tạo chỗ đứng tốt cho họ và mỗi khi nói xấu thành công họ cảm thấy vô cùng mãn nguyện vì đã đánh thắng một trận lớn giúp họ nâng cao giá trị bản thân mà thực chất chỉ là hạ người bạn của mình bằng thủ đoạn. ngoài ra việc đi tiền ngày lễ tết cũng là vấn đề lớn, dựa vào quan hệ họ đi phong bì cấp trên ai không đi thì bị vùi dập bằng mọi giá cũng là một vấn đề nan giải cho người có tâm, có tầm. Hệ thống "truyền thống" đó nó ăn sâu vào các mạch máu liti của người Vn rồi , nhất quan hệ nhì tiền tệ ba mới là trí tuệ , trong khi nước ngoài về 1 vế 2 ít khi dùng , âu cũng là "truyền thống" ngàn đời không bị mai một ạ . Đồng ý với tác giả. Tôi đang làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhưng tôi bắt buộc phải trở về nước vì tôi còn trách nhiệm với cha mẹ ở nhà. Ngành của tôi sẽ rất khó có thể phát triển ở Việt Nam, nên tôi đang rất băn khoăn về tương lai của mình. Dù như thế nào thic tôi cũng dẽ rèn luyện con cái thật tốt để các cháu lại được tiếp tục rèn luyện, học tập ở nền giáo dục phương tây. Có 1 sự thật là có rất nhiểu người du học về thường tỏ thái độ trịch thượng, kẻ cả, ta đây lắm ạ! chính là họ tự cô lập mình thôi! Khôn độc không bằng ngốc đàn mà! GIA HIỀN .KHÔNG PHẢI NHỮNG CUỘC CHẠY ĐUA QUYỀN LỰC .RẤT Ý NGHĨA .THIẾT THỰC Em đọc bài viết và ý kiến phản hồi mà thấy chua xót quá. Không biết những vị lãnh đạo cao quý có quan tâm đến những đong chữ này không ? Bài viết cũng có lý của nó, nhưng không thể nói, tôi tham gia nhưng không chấp nhận luật cuộc chơi. Theo tôi chỉ cần thêm một câu vào hợp đồng thôi. Nếu phá hợp đồng đền 150% giá trị. Nếu tôi là cơ quan quản lý thì tôi sẽ có cơ chế thu hồi và khuyến khích phá hợp đồng. Còn tôi là người đi học tôi sẽ tìm cách kiếm 150% giá trị hợp đồng để tôi phá hợp đồng và đến bù nếu thấy phá hợp đồng có lợi hơn. |
Paris không sợ hãi Paris lúc đó đang trong tình trạng báo động an ninh sau một loạt vụ tấn công vũ trang, đánh bom tự sát ở các thành phố của Pháp. Thành phố của sáng tạo, của tình yêu, của sự lãng mạn lúc đó khác hẳn, với từng toán cảnh sát lăm lăm súng ống đi tuần khắp các con phố lớn nhỏ, trên mặt đất lẫn dưới những đường ngầm. Họ nhìn hàng nghìn gương mặt qua lại với vẻ cẩn trọng, dò xét.Buổi tối ở sân bay Charles de Gaulle cũng diễn ra như vậy. Những khẩu súng lấp ló, lượn qua lượn lại theo bước chân cảnh sát. Tôi không sao ngủ được. Toàn thân căng ra, như thể sẵn sàng đối mặt với bất cứ điều gì không hay có thể xảy đến. Lý trí trấn an rằng họ ở đây là để bảo vệ chúng tôi, có họ chúng tôi an toàn hơn. Nhưng nỗi sợ vẫn từ đâu ập đến. Tôi chỉ chợp mắt được một chút lúc gần sáng khi có một thành viên trong đoàn, nhẹ nhàng và ấm áp, nắm lấy tay tôi.Cảm giác hoang mang ấy sáng nay đột ngột trỗi dậy rõ mồn một, khi tôi đọc hàng loạt thông tin và xem những hình ảnh hoảng loạn sau 6 vụ tấn công khủng bố vừa diễn ra ở Paris. Hơn 120 người chết, tính đến trưa nay.Rất nhanh chóng, các lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia khắp thế giới đã đưa ra thông điệp chung rằng: “Chúng tôi đang hướng về Paris”, “Cả thế giới sát cánh bên Paris”.Và còn nhanh chóng hơn là hành động của những người dân Paris - những người nhiều năm gần đây đã quen với sự bất ổn. Họ đoàn kết tự cứu lấy mình và những người xung quanh bằng một hành động rất thiết thực: mở cửa. Họ sẵn sàng mở cửa đón những người lạ. Một cụm từ (hashtag) quan trọng đã được người dân Paris lan truyền trên các mạng xã hội, nhằm cung cấp chỗ trú ẩn cho những người vẫn đang hoang mang trên phố. "PorteOuverte", tiếng Việt nghĩa là “Cửa mở đấy”, với thông điệp: “Tôi đang ở nhà, tại khu vực này, hãy liên lạc với tôi nếu bạn cần một chỗ ở”. “Nếu bạn đang ở Paris và đang tuyệt vọng tìm một nơi an toàn, hãy tìm cụm từ #PorteOuverte. Chúng tôi sẵn sàng chào đón bạn! Đừng ở bên ngoài trong thời điểm này!”, hàng loạt tài khoản viết.“Cửa mở đấy” xuất phát từ cụm “La Porte Ouverte Chrétienne”, vốn là tên một nhà thờ ở thành phố Mulhouse Đông Bắc nước Pháp, nơi có sẵn sàng mở rộng cửa chào đón tất cả những ai tìm đến.Không chỉ người dân, lái xe taxi ở Paris đã mở cửa và tắt hết đồng hồ đo meter để đưa những người đang kẹt trên phố về nhà hoặc đến nơi trú ẩn an toàn, hoàn toàn miễn phí.Hành động mở cửa của người dân Paris cũng khiến vài ý kiến lo ngại rằng nhóm khủng bố có thể nhìn thấy và tìm đến. Tuy nhiên, trong sự hỗn loạn này, một cánh cửa mở ra là điều quan trọng hơn hết thảy. Cũng như, trong cái đêm ngủ lại ở sân bay đó, không phải họng súng, cái nhìn cảnh giác hay chiếc áo đồng phục cảnh sát khiến tôi yên lòng mà chính là ánh nhìn không dò xét và cái nắm tay ấm áp của bạn tôi.Paris sau ngày thứ sáu đen tối sẽ lại là Paris thành phố tình yêu, đúng như những ca từ mà huyền thoại âm nhạc Edith Piaf đã cất lên trong bài “Sous le ciel de Paris” (Dưới bầu trời Paris) rằng: “Nhưng bầu trời Paris sẽ không đen tối dài lâu, cầu vồng sẽ hiện ra như một lời tạ lỗi”.Bởi vì, hôm nay, giữa sự hỗn loạn, tôi đã nghe bản La Marseillaise, quốc ca Pháp vang lên trên sân Stade de France. Cổ động viên trận Pháp - Đức đã hát vang trên đường rời sân vận động, để ngăn dòng nước mắt, để nâng đỡ những bước chân.Không ai biết liệu có còn một quả bom nào nữa đang chờ họ. Nhưng tôi tin, cầu vồng sẽ hiện ra vì Paris biết xua tan nỗi sợ.Hoàng Phương Paris thật dũng cảm và thân thiện, chúng tôi luôn bên cạnh các bạn. Chúc các bạn sớm vượt qua nỗi đau này! Xin trời phật phù hộ cho những con người vô tội kia được bình an. Dẫn lối cho những linh hồn xấu số đến nơi an nghỉ thanh thản. Cảm ơn tác giả!P/s: R.I.P Xin được chia sẻ với nhân dân nước Pháp. Cầu nguyện Phật sẽ gia hộ cho mọi người được an nhiên. Mong những người ra đi được nhẹ gót về nơi cõi Phật Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Bài viết hay, làm lòng tôi xót xa cho những người đã mất. Cảm thông và xin chia chia buồn cùng thân nhân những người đã mất! Cầu cho hạnh phúc đến với đất nước bạn. Mong những điều tốt đẹp sẽ tới với Paris, cầu chúc những người dân vô tội sớm được siêu thoát. Xin chia buồn sâu săc với các gia đình nạn nhân Vuot qua noi dau nay... Bạn đừng nói là Paris không sợ hãi. Tôi là là người Việt. Đang ở Việt Nam cũng cảm thấy sợ hãi lắm. Hãy nhìn vào thực tế đi bạn. Khi bạn nhìn vào thực tế, biết sợ nó, khi đó bạn sẽ tìm cách loại trừ nó bạn ah. Hãy cố gắng lên mọi người. Người dân Paris thật nhân ái, tuyệt vời. Tôi yêu các bạn, tôi yêu Paris. Cám ơn tác giả! ca'm on ban Ý HOÀNG PHƯƠNG .PARIS .KHÔNG SỢ HÃI ..RẤT HAY. MANG NHIỀU Ý NGHĨA. ĐẬM CHẤT TÌNH NGƯỜI Sao cả thế giới hùng mạnh thế mà để is hoành hành nhiều năm không làm gì được. Nhung noi tuong la binh yen nhat lai la noi bon khung bo nham toi. hay doan ket va canh giac ! |
Du lịch bắt đầu từ cửa vào Thị thực xuất nhập cảnh (visa) là giấy tờ cho phép công dân nước này nhập cảnh và lưu trú hợp pháp tại một nước khác trong một thời gian nhất định.Phần thuyết minh cho du lịch Việt Nam luôn bắt đầu bằng một đoạn rất dài nói về cách lấy thị thực. Nếu tôi là một du khách đang có ý định du lịch tại Việt Nam, chưa rõ sẽ đặt tour hay tự túc, chắc tôi cũng sớm chùn chân và mất thiện cảm khi đọc những thông tin rối rắm này. Đại sứ quán ở mỗi nước lại có mức thu thị thực khác nhau, tính theo đồng bản tệ nước ấy. Các trang web cung cấp dịch vụ làm thủ tục tại Việt Nam thì tràn ngập đối tượng lừa đảo khiến những trang web uy tín phải cảnh báo: ngay cả tên miền gov.vn cũng không chắc là cơ quan của Chính phủ Việt Nam.Dân du lịch thường cảnh báo nhau về việc sử dụng sai thuật ngữ visa-on-arrival (thị thực lấy tại cửa khẩu) ở Việt Nam. Không giống các nước khác như Lào, Nepal chẳng hạn, visa-on-arrival được lấy ngay không đòi hỏi thêm gì, còn ta thì vẫn yêu cầu xuất trình thư mời/ công văn nhập cảnh. Nhiều người khuyên nhau đừng đi du lịch Việt Nam, thậm chí đừng bay quá cảnh (transit), mà chuyển hướng sang Thái Lan, Malaysia, rồi gần đây là Myanmar do thủ tục dễ dàng hơn rất nhiều. Đúng sai chưa rõ, chỉ biết cách làm trên đã khiến Việt Nam mất cả uy tín, cả nguồn thu.Tôi từng trực tiếp trải nghiệm tại khu vực quản lý xuất nhập cảnh. Anh nhân viên xuất nhập cảnh đưa hộ chiếu của tôi vào máy quét dữ liệu. Một phút, hai phút rồi năm phút mà dòng dữ liệu trên máy tính vẫn báo “loading” (đang hoạt động). Hai anh em bốn mắt nhìn nhau im lặng. Tôi nhìn sang một người nước ngoài đứng ở quầy bên cạnh mang hộ chiếu Mỹ, có visa dán trong, lại thấy quét càng lâu hơn, cột dữ liệu mới được bằng một nửa của tôi. Hành khách kéo đến đợi ngày càng đông, cả chục quầy kiểm tra hộ chiếu hoạt động cùng lúc mà không giải quyết được “ùn tắc”. Hàng người đứng đợi ở quầy xin visa-on-arrival cũng dài lê thê không kém. Ai nấy đều mệt mỏi.Khi nhập cảnh vào Australia, tôi lại gặp phải một tình huống khác. Hàng người, trong đó có tôi đứng đợi đóng dấu hộ chiếu, hầu hết là người châu Á. Tôi nhận ra họ là người Việt Nam, Đài Loan và Hàn Quốc vì tất cả đều tóc đen, mắt đen, da vàng, mặt mũi na ná nhau và tay đều cầm một quyển hộ chiếu màu xanh lá cây. Bỗng nhân viên xuất nhập cảnh Australia bước tới nói to: “Ai có hộ chiếu điện tử (e-passport) thì đứng sang một bên để sắp xếp ưu tiên đi trước”. Chưa đầy năm giây, trong hàng chỉ còn trơ lại toàn người Việt. E-passport được gắn thêm con chip điện tử chứa các dữ liệu như họ tên, ngày sinh, số hộ chiếu để tăng cường bảo mật, hạn chế hộ chiếu giả và tăng hiệu quả kiểm soát, giảm thời gian xử lý hộ chiếu ở cửa khẩu.Sri Lanka là một nước không phát triển hơn ta là mấy, hơn 10 năm trước đất nước họ vẫn còn bị nội chiến tàn phá nặng nề, vậy mà nay họ đã có hệ thống cấp thị thực điện tử trực tuyến (visa online) cực kỳ tiện lợi. Thậm chí Myanmar nay cũng đã dùng e-visa. Khách du lịch bớt phiền hà, nhà nước thu được tiền chính xác, minh bạch và nhanh chóng.Tôi nhớ ra, đề án "Sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam" đã được phê duyệt từ cách đây 5 năm nhưng giờ vẫn chưa được đưa vào sử dụng.Cải cách thủ tục hành chính nhất thiết phải đi kèm việc số hóa thông tin, không chỉ hộ chiếu, thị thực mà mở rộng ra là tất cả thủ tục giấy tờ khác. Nhưng trước mắt, để khuyến khích du lịch theo tôi nên bắt đầu từ e-visa, e-passport. Một hệ thống như vậy có hiệu quả tích cực với du lịch hơn nhiều lần một khu làng văn hóa mấy nghìn tỷ một năm chỉ tổ chức vài hoạt động.Đặng Thái Hoàng Cán bộ lười học máy vi tính, chứng chỉ thì toàn đi mua, việc đơn giản không học không biết, kéo theo tất cả các thứ khó đồng bộ.Bỏ thời gian ra nhậu thì OK, nhưng bỏ thời gian học 1 Tôi đã từng thấy cảnh làm thủ tục xuất - nhập cảnh ở VN ta, phải nói là quá lạc hậu, chậm chạp. Chưa nói đến thái độ của cán bộ làm thủ tục trong chả có tý gì chào đón khách cả ! Tầm vóc của Việt Nam mà, bộ muốn đi du lịch Việt Nam dễ lắm hã...Phải trải qua biết bao khó khăn mới đặt chân lên nước ta để mà tham quan... hihi Mình đi khám bệnh ở bệnh viện, lúc kê đơn và đợi lấy thuốc đúng là lâu thật. Nhưng từ khi có hệ thống điện tử (không biết gọi là gì, mấy cô hơi lớn tuổi cứ mò mẫn hoài không ra được đơn thuốc) lâu gấp đôi lên, nhìn mấy cô gõ gõ mà muốn xin vô search phụ cho nhanh..hic hic Chỉ xin góp thêm chút thông tin cho bài viết. Vấn đề visa-on-arrival mà du khách cảnh báo nhau trên mạng là thông tin chính xác. Vài đồng nghiệp của mình đã gặp phải rắc rối này khi có việc phải xin visa gấp vào Việt Nam. Đóng đầy đủ phí vẫn chưa thể có visa mà phải chờ xuất thư mời, mà thư mời thì đâu phải có ngay được, cuối cùng tốt nhất vẫn là phải tìm đại lý có đường dây mạnh nhất để xuất thư mời ngay lập tức. Đồng nghiệp khác thì bảo "Đi Cambodia dễ hơn đi Việt Nam nhiều, tôi chỉ cần vào mạng làm e-visa mà lại có multi-entry (tạm dịch là visa nhập cảnh nhiều lần)". Mình cũng có địp đi công tác (không phải đi dulich) được vài nước như Trung Quốc, Hồng Kong, Nhật bản nhưng phải nói là chưa nôi nào mình thấy tệ như ở sân bay của Việt Nam: mạng thì chậm, kiểm tra cái hộ chiếu mà có khi phải mất hơn 5 phút chờ đợi, thái độ của mấy ông nội an ninh ngồi kiểm tra hộ chiếu thì phải nói quá tệ luôn VN muốn làm du lịch thì hãy học hỏi ở Hàn Quốc - nước bắt đầu sau nhưng nay đã vượt mặt Thái Lan trong cung cách phục vụ du lịch. Với người VN muốn đi du lịch nước ngoài, còn nhiều việc phải học và phải làm lắm, nếu bạn không muốn cảm thấy nhục nhã khi trưng ra tấm hộ chiếu của mình. Xây dựng song song trên cuốn hộ tịch, mỗi người sinh ra được cấp 1 mã số đầy đủ thông tin trên thẻ Chip và ghi trên thẻ, sau này nếu có nhu cầu xin cấp hộ chiếu thì chỉ cần điền mã số để nhà chức trách kiểm tra và cấp theo nguyện vọng, nộp tiền vô tài khoản là xong, thuận lợi chính xác và chống phiền hà, nói tóm lại là có làm hay không thôi, ngành chức năng họ boeets hết, cần tư lệnh nghành giỏi và quyết đoán, E visa thi nhan vien cac su quan lay gi ma an? Tôi đã được trải nghiệm quá trình làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh ở Lào và Thái Lan. Tính từ lúc tôi đưa cuốn hộ chiếu cho cán bộ đến khi nhận lại chưa tới 2 phút. Chỉ mất thời gian xếp hàng là nhiều thôi. "Cải cách thủ tục hành chính" là một nhóm từ được nhắc đến nhiều nhưng thực hiện chưa được bao nhiêu. Ở nước ta, dường như những gì hay được nhắc đến thì lại đang là vấn đề chưa được giải quyết, ví dụ; ý thức người tham gia giao thông, nếp sống văn minh nơi công cộng, chống hàng giả và hàng nhái, chống việc dùng chất cấm trong sản xuất thực phẩm và đồ uống, chống sản xuất và kinh doanh thuốc và thực phẩm chức năng giả, v.v..., nhiều lắm không kể xiết. làm mấy cái này công nghệ "cao" quá. Bạn quên rằng đất nước ta tụt hậu nhất trong asean mà! Mấy ông có trách nhiệm về đề án "Sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam" đang bận làm cái gì mà 5 năm rồi nhưng giờ vẫn chưa được đưa vào sử dụng? Cám ơn thông tin của tác giả. Mà tại sao bài hay vậy không có ai comment là sao?. E-visa,e-passport nếu mà có là rất rất rất tiện lợi trong thời đại ngày nay. |
Giá trị Pháp đang bị thách thức Paris mà tôi biết là như thế. Các con tôi sẽ không nói nhiều về điều đó vì ở trường có nhiều bạn Hồi giáo chính thống, những người trong những ngày này đang sống những phút giây dằn vặt hơn rất nhiều người Pháp khác.Người Pháp có phải đang trả giá cho những hành động của mình ở Syria? Hay người châu Âu đang trả giá cho chính sự nhân đạo của mình khi nhận người nhập cư mà không nghĩ đến việc phân loại, chọn lựa đối tượng? Sao cả thế giới tỏ lời tiếc thương cho các nạn nhân ở Paris, lo lắng cho nước Đức mà có vẻ như quên rằng ở nhiều nơi khác cũng đã xảy ra chuyện chết chóc?Ngày nào trên mạng xã hội tôi cũng thấy những câu hỏi tương tự, những cuộc tranh luận nổ ra từ bạn bè Việt Nam và Pháp. Ai cũng có chính kiến riêng, chỉ có một điều chung duy nhất - cuộc khủng bố của đội quân nhà nước Hồi giáo tại Paris đã tác động đến họ, đến tâm trạng, nhận thức và cả cuộc sống hàng ngày.Không thể phủ nhận châu Âu đã tổn thương nặng sau sự kiện này. Chỉ hơn một tháng trước đó, chính châu Âu đã mở rộng cánh cửa đón những dòng người tị nạn đến từ Syria, bất chấp những vấn đề về an ninh, kinh tế mà những nước này chắc chắn sẽ phải đối mặt. Chính phủ Pháp, cực đoan trong khái niệm bác ái, không phải không lường trước về đội quân IS có thể xuất hiện ngay chính trong lòng nước Pháp, nhưng đã chọn không đi ngược lại lý tưởng của mình: tôn trọng nhân quyền và thực thi nhân đạo.Nước Pháp của ngày hôm nay đang cưu mang gần tám triệu người nhập cư, đa số đến từ những đất nước nghèo. Người châu Phi và Đông Dương đến từ các nước thuộc địa cũ, người Đông Âu đến từ sau khi khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Paris của ngày hôm nay là thành phố đa sắc tộc. Paris 13 dành cho người châu Á, Paris 10 của người Ả-rập, Paris 2 tập trung nhiều người Do Thái… Đã nhiều năm người Pháp chọn đối diện với những vấn đề của lịch sử, giải quyết những món nợ trong quá khứ, kiên quyết bảo vệ tôn chỉ của nền Cộng hòa: Tự do - Bình đẳng - Bác ái, nhưng ngày thứ sáu (13/11) - chủ nghĩa khủng bố đã đẩy nước Pháp đứng trước những sự chọn lựa khác.Chưa bao giờ những đề nghị của các đảng phái đối lập như đóng cửa biên giới, hạn chế người nhập cư, xây dựng những trại tị nạn ngoài lãnh thổ nước Pháp lại được người Pháp quan tâm như những ngày vừa rồi. Điều này cho thấy những giá trị nhân văn mà nước Pháp theo đuổi đang bị thử thách trong chính lòng nước Pháp.Người Pháp có run sợ không? Paris có tiếp tục sống những ngày hoang mang không? Chắc là không. Nước Pháp đã đáp trả, người dân Paris đã quay lại với đời sống bình thường. Con tôi đã không chịu đi xe bus mà vẫn tiếp tục chọn metro là phương tiện di chuyển hàng ngày. Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều điều không thể trở lại như cũ.Vòng xoáy chiến tranh có thể xảy ra. Kinh tế có thể bị ảnh hưởng nhưng có lẽ điều ảnh hưởng lớn nhất là những giá trị tinh thần mà người Pháp xây dựng và tôn thờ: Tự do - Bình đẳng - Bác ái sẽ phải đối mặt với sự tàn bạo của chủ nghĩa khủng bố. Một cuộc chiến cam go.Hôm nay con tôi hỏi: “Cuối tuần này bạn con rủ đi xem phim, con đi nhé?”. Tôi không biết phải trả lời con mình như thế nào. Tôi không muốn gieo rắc nỗi sợ hãi, nhưng tôi cũng không thể hình dung điều gì đang diễn ra trong đầu những kẻ khủng bố, những kẻ gọi tên thánh Allah trước khi xả súng giết hại người vô tội.Sẽ có những cuộc va chạm sắc tộc và tôn giáo phá hủy thế kỷ này? Sẽ có một thế hệ trẻ em châu Âu lớn lên với nỗi ám ảnh của chủ nghĩa khủng bố? Sẽ có một xã hội mà ở đó tinh thần nhân đạo không còn là lòng tự hào và được ứng xử như một tôn giáo của loài người?Ngày hôm qua bạn học cũ của tôi, một người Hồi giáo chính thống đăng trên Facebook của cô ấy những lời tiếc thương cho chị họ của mình đã chết trong cuộc khủng bố. Cô cũng trích một đoạn trong Kinh Coran: “Kẻ nào đã giết người vô tội, những người không tạo nên bạo lực, không giết chóc, cũng giống đã giết cả loài người. Người nào đã cứu được chỉ một người vô tội cũng tựa như đã cứu cả nhân loại”.Bạn tôi đang đau đớn. Đau đớn nội tại đến từ chính sắc tộc, tôn giáo và màu da của mình. Con tôi sẽ đứng trước nhiều thử thách, lớn lên với niềm tin về lòng nhân đạo, bác ái cho con người hay mang trong lòng sự kỳ thị tôn giáo và sắc tộc?Chưa thể có câu trả lời đúng cho tất cả. Nhưng, Paris - đừng khóc.Mỹ Linh Bài viết của chị hay quá. Ngay tại VN này, chúng ta cũng hàng ngày phải đấu tranh trong việc nên làm những việc đúng lương tâm hay buông xuôi vì miếng cơm manh áo mà vi phạm những nguyên tắc sống của chúng ta... Đằng sau bài viết là tình yêu lớn lao của một người mẹ. Mong rằng Vạn Sự Bình An! Paris ơi đừng khóc, nhưng đọc xong mình đã khóc mất rồi :(( Bài viết đầy chất nhân văn và sự sâu sắc. Con cám ơn cô. Chúc cô và con cô luôn bình an trong cuộc sống. Rõ ràng là không có giá trị nào là không phải trả giá, kể cả nhân văn. Và điều đau đớn nhất là cái giá của nó quá lớn, bằng chính mạng sống của người vô tội. Thật khó để nước Pháp lựa chọn, tiếp tục bảo tồn những giá trị nhân văn đó hay sẽ phải thay đổi để tự bảo vệ mình. Cho dù là lựa chọn theo cách nào, người dân vô tội vẫn là những người phải hứng chịu hậu quả, nếu những kẻ cực đoan vẫn chưa tìm được cho mình chân lý, lý tưởng hành động đúng đắn. Rằng chúng hành động như thế là vì ai? liệu đấng tối cao có dạy chúng nên giết người, kể cà những người vô tội, trẻ em, phụ nữ... hoặc nên khiến cho đồng bào, đồng giáo của mình bị thế giới nguyền rủa, kỳ thị và hắt hủi. "Nhân chi sơ, vốn bản thiện", con người khi sinh ra vốn đã không xấu, cũng không tốt. Chỉ có lòng đố kỵ bị reo rắc mới đẩy con người ta vào thế đối đầu, đạp lên kẻ khác mà sống, cuối cùng cũng chỉ nhằm thỏa mãn một suy nghĩ tầm thường "khẳng định ta là ai". Mà không biết rằng, rốt cục mình cũng "chẳng là ai" khi không còn tồn tại. Hay quá chị ơi! Paris, đừng khóc nhé! Hãy mạnh mẽ và kiên trì với niềm tin Tự do - Bình đẳng - Bác ái! Chúng tôi, cả nhân loại luôn ủng hộ các bạn! Bài viết hay qua, chạm đến những giằng co nội tâm của từng cá nhân. Cám ớ tác giả This story need to be shared. Thanks My Linh. Không ngại đâu cô ơi. Những giá trị của nền Cộng hòa sẽ bảo vệ bạn ấy và thúc dục bạn ấy phấn đấu. Cứ mỗi thứ Hai đầu tháng bạn ấy sẽ lại đứng trong hàng ngũ của trường và hát : Allons enfants de la Patrie …. (La Marseillaise) khi lá cờ tricolour được kéo lên, cũng như chúng ta hát : Đoàn quân Việt Nam đi … (Tiến quân ca) khi lá Cờ đỏ sao vàng được kéo lên. qua hay. Đồng quan điểm... "Trai dat nay la cua chung minh" cau cho the gioi binh an. Hãy đừng chùng bước ngay trong những suy nghĩ khi đối đầu với tội ác. Mạnh mẽ - Cứng rắn và đoàn kết chúng ta mới chiến thắng kẻ thù "Tôi cũng không thể hình dung điều gì đang diễn ra trong đầu những kẻ khủng bố, những kẻ gọi tên thánh Allah trước khi xả súng giết hại người vô tội", thích câu này của chị Mỹ Linh Khủng bố đâu chỉ thách thức Pháp mà phương Tây nói chung. Nhưng nước Pháp dễ bị tấn công hơn thôi. Đi đầu trong chông khủng bố là Anh-Mỹ. Gần đây Pháp mới tham gia tích cực hơn. Nên nhớ vụ thảm sát Paris chỉ có số người chết ngang bằng tai nạn giao thông trong 4 ngày ở Việt Nam thôi. Paris cứ nên khóc nhưng không nên khóc quá 4 ngày để còn sống làm việc và chiến đấu. |
Khắc xuất - khắc nhập Nhưng trước sự lo lắng của tôi về nguy cơ mất hẳn môn Lịch sử, anh Jason Picard - một người Mỹ chuyên nghiên cứu về lịch sử Việt Nam - lại đáp gọn lỏn: “Cứ bỏ đi". Rồi anh từ tốn giải thích thêm: Liệu những kiến thức học sinh đang bị nhồi nhét hiện nay đã thực là lịch sử? Vấn đề ở đây không phải là tích hợp hay không tích hợp, bỏ hay giữ. Mà mấu chốt phải là: cách nào khiến học sinh quan tâm đến môn sử hơn trong thực trạng hiện thời (học sinh học vẹt, học đối phó và hầu như không có kiến thức lịch sử). Thay đổi có nhiều cách, tích hợp chỉ là một trong số đó và không có gì đảm bảo rằng đó là cách tối ưu.Quả thực, nếu không trả lời được câu hỏi mấu chốt kia, mọi tranh cãi sẽ trở nên vô bổ.Qua cuộc tranh luận giữa những người muốn tích hợp môn Lịch sử vào bộ môn Công dân với Tổ quốc và những người phản đối việc đó (với lí lẽ gân guốc nhất là làm thế khác gì xoá sổ môn Lịch sử, đồng nghĩa với việc xoá sổ quá khứ, xoá sổ niềm tự hào dân tộc, ý thức văn hoá quốc gia), tôi nhận thấy dường như điều đầu tiên cần phải thay đổi chính là cách nhìn nhận về bộ môn Lịch sử.Lịch sử trước hết phải là một bộ môn khoa học với yêu cầu phản ánh khách quan, chính xác. Học lịch sử là để có những kiến thức cụ thể về những thời đại đã qua. Chính vì vậy, tôi không thấy có gì khả quan trong việc tích hợp Lịch sử vào bộ môn Công dân với Tổ quốc - một bộ môn mới mang tính định hướng rất cao. Tôi cũng không thấy tia hy vọng nào vào công cuộc xây dựng tình yêu lịch sử đối với các bạn học sinh, khi người lớn vẫn cho rằng học sinh phải học sử một cách bắt buộc để bồi đắp tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc… Nhưng lạ lùng là cả phía ủng hộ lẫn phía phản đối chủ trương tích hợp môn Lịch sử vào môn Công dân với Tổ quốc đều có những lí lẽ tương tự nhau về mục đích của việc giáo dục lịch sử trong nhà trường. Như thế, rõ ràng việc chúng ta đang bàn cãi bấy lâu nay thực chất chỉ là một tranh cãi về mặt tiểu tiết.Lịch sử là quá khứ đã qua, không thể sửa chữa hay thay đổi được. Tích hợp hay không tích hợp suy cho cùng chỉ là cách thức “khắc xuất - khắc nhập”, không phải là chuyện có thể làm thay đổi bản chất của bộ môn Lịch sử - một trong những ngành khoa học xã hội nhân văn quan trọng hàng đầu. Và khác với truyện Cây tre trăm đốt, những khúc tròn hay méo của lịch sử đều phải được trân trọng chứ không thể chỉ chọn lọc những đoạn, đốt tròn trịa theo ý muốn nào đó rồi "khắc nhập" chúng với nhau.Không tôn trọng bản chất bộ môn, “khắc xuất - khắc nhập” không thể là một câu thần chú cứu vãn được tình hình.Nguyễn Thị Thanh Lưu Bỏ là phải rồi, cái gọi là lịch sử lại không phải là lịch sử. Tôi rất đồng ý với bạn Lưu, học sinh chán môn lịch sử vì "tính "tuyên truyền cao hơn" tính" lịch sử Bạn Lưu đúng khi cho rằng "vấn đề là làm thế nào để học sinh yêu môn Lịch Sử". Thế nhưng không phải chỉ riêng với giới trẻ Việt Nam, rất nhiều thanh thiếu niên các nước khác cũng không mặn mà với môn Lịch Sử. Họ có thể thích khám phá, tìm hiểu một số chuyện quá khứ - nhưng không mấy ai thích phải học các chương trình lịch sử, nhất là khi những kiến thức đó không có gì liên quan đến những nhu cầu, sở thích ngày nay.Khoa học lịch sử là công việc chuyên môn của những người nghiên cứu sử. Những bài viết nghiên cứu về sử luôn có thể tìm được trong các ấn phẩm chuyên ngành mà ai cũng có thể đọc. Chúng ra có thể khuyến khích các học sinh yêu thích môn sử đọc, tìm hiểu những tư liệu này, tranh luận và tự đưa ra những nhận định riêng. Tuy nhiên không thể và không nên coi đó là mục đích của giáo dục phổ thông. Một phần do thực sự không có gì có thể coi là "chính sử". Lịch sử luôn gắn liền với những niềm tin, giá trị và nhận định của những người viết sử trước những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Một phần khác do không có cách gì để người viết sử có thể thu lượm được đầy đủ hết các chi tiết liên quan đến sự kiện, ở các khía cạnh khác nhau. Vì thế không có "khoa học lịch sử" theo nghĩa là ở thời nào chúng ra cũng nhìn nhận một sự kiện xảy ra trong quá khứ theo những cách giống nhau. Lịch sử, ở khía cạnh học thuật, là một chuỗi dài những tranh luận, khám phá, bình luận thay đổi theo sự thay đổi của nhận thức. Người bình thường không cần biết những vấn đề đó.Giống như nhiều sản phẩm khác, lịch sử chỉ được quan tâm khi nó có ý nghĩa thực tế, đáp ứng nhu cầu hay mong ước về tương lai của xã hội. Với chính quyền, lịch sử là công cụ để củng cố, khẳng định các giá trị chung cũng như các giá trị được tôn thờ tạo nên bộ khung của chế độ. Giảng dạy lịch sử trong trường học chỉ là một trong những biện pháp nhằm cung cấp cho các công dân nhận thức về những giá trị chung đó. Trong cuộc sống, những lễ hội truyền thống, lễ kỷ niệm, tượng đài, phim truyện, tranh luận, hay phát ngôn của lãnh tụ... đều có thể có những tác dụng to lớn tạo nên nhận thức về các giá trị chung. Vai trò của giáo dục lịch sử phổ thông nằm ở chỗ nó xây dựng, củng cố các giá trị căn thông qua khẳng định các nhận thức về các sự kiện nổi bật trong quá khứ - làm tiền đề để cả xã hội cùng nhìn nhận đánh giá những sự kiện chung theo những ngôn ngữ và cách nhìn thống nhất. Phải nói rằng với mọi quốc gia dân tộc, đây là cách làm duy nhất đảm bảo sự hòa bình ổn định trong xã hội. Xã hội chỉ được gắn kết và vận hành bởi các quy ước. Mọi người dân đều phải biết và công nhận các quy ước chung thì xã hội mới không bị xáo trộn, phá vỡ.Trong quá khứ, chúng ta đã rất thành công trong việc xây dựng giá trị chung thống nhất. Tuy nhiên một số giá trị được tạo ra nhờ sự hủy hoại, cấm đoán các giá trị khác. Trong thời kỳ mở cửa, ngoài củng cố các giá trị cốt lõi, xã hội cần tạo dựng thêm những giá trị mới, phù hợp hơn với hoàn cảnh và nhu cầu. Giống như người đi đường cần có bản đồ, mọi người trong xã hội cần có niềm tin vào những giá trị cốt lõi, vào những nguyên tắc, quy ước rằng: đi theo đó, họ sẽ khắc phục được khó khăn trước mắt và có được những gì mà mình mong mỏi.Người Việt Nam ngày trước đã tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa để gắn chặt con người với làng xóm, dòng tộc, đề cao sự hy sinh cho cộng đồng - nhằm tạo ra sức mạnh chung đủ để bảo vệ đất đai, sản xuất, đáp ứng hết nhu cầu vật chất, tình cảm, tâm linh, vượt qua được các khó khăn. Những sản phẩm văn hóa đó được gìn giữ duy trì qua hàng ngàn năm thông qua đời sống văn hóa mà không cần bất cứ nỗ lực tuyên truyền nào, vì chúng phù hợp hoàn cảnh cuộc sống luôn đầy khó khăn biến động của Việt Nam. Tuy nhiên, khi điều kiện sống thay đổi, khi thách thức của đất nước, của cá nhân không chỉ còn là chống ngoại xâm và thiên tai, khi nhu cầu không còn là đủ cái ăn cái mặc -- thì xã hội tự khắc sẽ tự tìm tòi, tự tạo cho mình giá trị văn hóa mới phù hợp hơn.Những điều trên nói lên rằng các cơ quan nhà nước, cơ quan văn hóa, giáo dục cần thận trọng khi can thiệp vào quá trình tự tìm kiếm xây dựng những văn hóa mới của xã hội. Vai trò của các cơ quan nhà nước nên là người quan sát, tạo điều kiện, hỗ trợ xử lý các mâu thuẫn hay các sai phạm nảy sinh - chứ không nên là người hướng dẫn xã hội nên đi theo con đường nào. Đơn giản vì chỉ có xã hội mới có khả năng tạo ra các sản phẩm văn hóa mới đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội.Dù vậy, các cơ quan nhà nước phải can thiệp tích cực hết mức có thể nhằm bảo vệ các giá trị nền tảng, các quy ước cốt lõi làm nên sự thống nhất và sự ổn định của xã hội - những giá trị đã kết tinh qua lịch sử và chứng tỏ tính hiệu quả của nó trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Quá trình tìm kiếm khẳng định các giá trị mới là quá trình "thử và sai". Nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước là nhìn ra trước các xu hướng tiêu cực, các mâu thuẫn có thể có, điều chỉnh để các quá trình thử và sai không gây các ảnh hưởng quá mức với toàn xã hội.Nhìn lại câu chuyện dạy lịch sử trong trường phổ thông, điều có lẽ nên làm là tập trung vào xây dựng củng cố nhận thức học trò vào một số giá trị cốt lõi của người Việt Nam. Chúng ta nên có rất nhiều sách, tư liệu sử dễ đọc dễ hiểu (bao gồm cả chuyên tranh và phim) nói về lịch sử Việt Nam ở rất nhiều khía cạnh khác nhau và để cho học sinh được toàn quyền lựa chọn việc đọc và hiểu. Các bài học về lịch sử chỉ còn là những bài học về các giá trị cốt lõi. Ví dụ như bài học về tình yêu nước. Hãy để cho học sinh tự tìm hiểu sử, tự đọc, tự viết lại những gì học sinh hiểu về tình yêu nước của người Việt Nam thông qua các câu chuyện lịch sử. Học như vậy sẽ thú vị và có ích hơn rất nhiều. Học sinh được quyền lựa chọn, được phát biểu quan điểm riêng, được tự tìm hiểu. Những nhận thức có được sẽ ngấm vào máu mãi không thể quên.Ngoài tình yêu nước, có thể có thêm bài học về lòng dũng cảm, đức hy sinh vì quyền lợi cộng đồng, vì sự an nguy của dân tộc, về tình mẫu tử, về lòng nhân ái, thậm chí về sự sáng tạo của người Việt trong các điều kiện thiếu thốn. Sử chúng ta đem đến cho học sinh sẽ là toàn bộ những gì chúng ta biết về quá khứ của đất nước, chứ không gói gọn trong vài trang sách giáo khoa. Khi khám phá những gì đất nước, con người Việt Nam đã trải qua, học sinh sẽ có nhận thức tốt hơn về hiện tại cũng như những gì mà họ cần làm trong tương lai. Hàng chục năm qua Ngành Giáo dục đã thay đổi đủ thứ mà bây giờ vẫn chưa xong, chỉ khổ học sinh và phụ huynh. Sao mà giống cái vỉa hè phố tôi vậy, sửa chữa luôn mà hỏng vẫn hoàn hỏng, dân thường xuyên phải đi bộ dưới lòng đường. Ai cũng biết nguyên nhân mà không ai dám thay đổi... Lịch Sử không phải là một thanh gỗ để rồi ai muốn trạm khắc thế nào thì trạm khắc. Lịch Sử cũng không phải là không khí chỉ để hít thở mà không hề nhận biết.Lịch sử như một “thanh gỗ trầm hương” nghìn năm, ẩn mình trong một thân gỗ Gió mục nát chỉ có những người yêu mến và trân trọng mới tìm ra mùi hương thơm cao quý. Ông Địa vẫn bị nhầm với Ông Thần tài. khi tôi đọc lại cuốn sách giáo khoa môn Lịch sử, tôi nghĩ mình đang đọc một cuốn sách vô hồn toàn sự kiện và sự kiện. Lịch sử không chỉ là những sự kiện, trong lịch sử còn có các danh nhân, văn hóa của cả dân tộc thời xa xưa.Lịch sử chán bởi vì học sinh không hứng thú, sách lịch sử toàn viết về sự kiện làm sao học sinh hứng thú cho nổi, giống như là học vẹt, không hiểu sự kiện có ý nghĩa gì.Cách tốt nhất là nên thay đổi cách dạy và học môn Lịch sử. Nên có những buổi ngoại khóa để kể về câu chuyện lịch sử của dân tộc, hay cùng tham gia đóng kịch về các cuộc chiến tranh hay các nhân vật lịch sử Nếu chúng ta coi lịch sử là một cánh cửa mầu nhiệm để giới thiệu Việt Nam với thế giới và mọi người thì có vẻ chúng ta đang “mở hé” hoặc chúng ta không muốn “khách” tới nhà. 7 năm THCS & THPT, tui học sử mà chả hiểu nó nói cái gì. Sau tui toàn tham khảo trên wikipedia, phim tài liệu của Pháp, Mỹ thì mới thấy kiến thức của tui hoàn toàn sai lệchNhững nhân vật, hình ảnh, câu nói của cả hai phe ta & địch đều có giá trị rất cao. Tui thấy bên nào cũng có cái hay và dở. Cái nhìn đó không phiến diện như sách lịch sử VN. Rất hoan nghênh và khâm phục chính kiến của tác giả bài viết ! Vấn đề nên quan tâm lẽ ra không phải là tích hợp hay không, mà nằm ở bản chất môn lịch sử được đưa ra cho mọi người học... Tôi nhất trí với quan điểm của tác giả. Lịch sử phải được phản ánh trung thực, dù có thể là sự thật cay đắng. Chứ nếu chọn lọc thì không phải là lịch sử. Bỏ để cho bộ môn Lịch Sử được đi vào lịch sử Hoc mon lich su khong phai la nghe ke lai mot cau chuyen cu hay va dep; ma cai chinh la bai hoc xuong mau, duoc rut ra tu do! Can danh gia da chiều ve lịch su |
Nước đến đâu mới nhảy Nhiều FTA quan trọng nữa cũng sẽ được ký, trong đó phải kể đến Hiệp định đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP) với mục tiêu hàng hóa sẽ thông thương trong một khu vực kinh tế có số dân trên 790 triệu người, đóng góp 40% GDP và chiếm 1/3 thương mại toàn cầu. Qua các báo cáo tổng kết của địa phương, bộ, ngành, những tín hiệu khả quan được thể hiện theo chiều hướng rất sướng.Trước đây thuế vào EU là mười mấy phần trăm, hậu FTA tất cả sẽ về 0% - cá tra, áo sơ mi, quần âu, tha hồ mà oanh tạc trời Âu. TPP ký xong thì người Mỹ, Canada có khi toàn mặc đồ Việt Tiến, May 10 và xài giày Thượng Đình. Sau khi chiếm lĩnh và làm chủ thị trường, chúng ta mới liên kết lại trong một chiến lược dài hơi để xây dựng những thương hiệu Việt thật bài bản, để hàng mà xuất xứ từ Việt Nam sẽ phải đồng nghĩa với những thương hiệu hoành tráng. Biết đâu, khi ấy Lacoste với Hugaco sẽ khiến khách hàng phải đắn đo; trong các boutique, Ladoda xếp ngang hàng với Louis Vuitton. Và rất có thể, khi ấy, PierreCardin lại phải đàm phán với Việt Tiến để xin được… nhượng quyền thương hiệu có chữ V hơi nghiêng nghiêng.Trước viễn cảnh huy hoàng ấy, đó đây đã xuất hiện những toan tính cho việc đẩy mạnh mở rộng sản xuất hơn nữa, tuyển thêm nhân lực, thậm chí còn có doanh nghiệp tính chuyện thuê người nước ngoài về làm CEO để hốt bạc.Không cùng nhấp men say sắp giàu với khối doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước có vẻ lại trong trạng thái ngược lại: lo sốt vó cho số phận của doanh nghiệp khi hội nhập. Bởi vậy, họ đã tổ chức rất nhiều các cuộc hội thảo về hội nhập. Chỉ trong một thời gian ngắn các hội thảo như Hội thảo FTA Việt Nam – Chile; Hội thảo FTA Việt Nam – Hàn Quốc; Hội thảo phổ biến nội dung FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu; Hội thảo “Hiệp định Thương mại tự do FTA: Tận dụng các ưu đãi và cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu”… đã được gấp rút tổ chức.Hội thảo nào cũng có đại diện đến từ các đoàn đàm phán (hiệp định chuẩn bị được ký), Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Thậm chí, trong nhiều hội thảo còn có cả đại diện đến từ đối tác chuẩn bị tiến hành ký kết như đại diện Phái đoàn Liên hiệp châu Âu (EU) tại Việt Nam, Công sứ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đến để sẵn sàng nghe và giải đáp những thắc mắc của những người trực tiếp bị tác động bởi Hiệp định sẽ được ký kết.Tại các cuộc hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, nhưng hầu như chỉ là những đòi hỏi. Chẳng hạn, thay vì có thể hỏi ngay và được giải đáp ngay một cách chi tiết về hàng rào kỹ thuật khi hiệp định được ký kết, thì có doanh nghiệp lại phát biểu: “Cần tổ chức các hội thảo phổ biến về các hàng rào kỹ thuật của đối tác khi FTA được ký kết”.Có một điều tôi thấy gần như đã trở thành công thức chung tại hầu hết cuộc hội thảo là phần lớn các ý kiến có nội dung “đề nghị cơ quan hữu quan hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với các đối tác thông qua các chương trình của dự án (nếu có) để thực hiện có hiệu quả việc sản xuất, kinh doanh sau khi FTA có hiệu lực”, hoặc “đề nghị tổ chức phổ biến nội dung cụ thể của FTA về các vấn đề a, b,c, d”. Và, các thành viên tham dự hội thảo nào cũng nhất trí rằng: "Việc ký kết FTA Việt Nam (với đối tác nào đó) sẽ thúc đẩy việc hợp tác nước ta với đối tác (sẽ ký kết) trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, cơ sở hạ tầng, phát triển nông thủy sản, viện trợ ODA… phát triển một cách hiệu quả".Chính vì vậy, trong một khảo sát mới đây với 700 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ, thì có tới 60% doanh nghiệp không biết gì về những nội dung cơ bản của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); 51,1% không biết chính xác về thời điểm hình thành AEC; 60% không biết các trụ cột của AEC; 80% không biết về AEC Scorecard và có tới 87% không biết Việt Nam là điều phối viên trong lĩnh vực logistics.Năm 2015 đã đi hết ba phần tư chặng đường, AEC, TPP đang sầm sập tiến gần. Thế mà doanh nghiệp, đối tượng cần phải biết và định cho mình đường đi nước bước, thì vẫn chưa tỉnh cơn mơ. Tô Ngọc Doanh Lo gì, trong tổng kim ngạch suất khẩu chỉ có 30% là doanh nghiệp nội, trong 30% đó chỉ có nông thủy sản là thực của mình, còn dệt may , da giày thì chỉ có phần tí tẹo của mình là lương công nhân, còn thực là xuất khẩu hộ Trung Quốc đấy chứ! Hội nhập sẽ lòi ra những ngu dốt Sau này người Việt chỉ đi buôn là hiệu quả nhất thôi. Nhập hàng thô từ Trung Quốc, Ấn Độ.... về đóng mác made in Vietnam là xuất TPP ... thoải mái. TPP là cơ hội là cơ hội để thật sự MỞ MẶT, hoặc là MUỐI MẶT trên thế giới. Mong rằng kinh tế VN sẽ mau cất cánh, xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Ai hơi đâu lo bò trắng răng! Cứ để thuận theo tự nhiên đi mà, cả vi mô lẫn vĩ mô đều như canh hẹ...Nước chảy bẹ chuối tự trôi... đúng, hội nhập sẽ lòi ra những ngu dốt cứ nhập đi!!! sẽ tìm ra hướng giải quyết. Ếch ngồi đáy giếng mãi rồi! còn nhảy được là phúc cho dân Việt Các doanh nghiệp đều sống bằng cơ chế xin cho thì lo gì. Chỉ khi nào hết quan tham thì doanh nghiệp mới phải đi tìm hiểu nhé... Nước đến cổ rồi bơi luôn :3 "Nước đến đâu mới nhảy"? Là vì tác giả hỏi ý tứ không rõ ràng. Nên em nhà quê cứ xin mạo muội lấy câu các cụ đã nói từ xưa để trả lời tác giả đây: "Nước đến chôn thì l...mới nhẩy" Thực sự doanh nghiệp vn khi hội nhập thì rất khó cạch tranh tất cả yếu tố điều bất lợi duy nhất là lao động giá rẻ mà thành đắt1 công nghệ máy móc thì cũng phải nhập hoặc chuyển giao2 giá chi phí vật tải chí phí các dichj vụ phụ trợ điều cao so với các nước3 các chính sách quản lý để tạo cơ hội cho doanh nghiệp thì nói thì đúng nhưng khi làm thì sai Ướt hết cả chân rồi, nhảy thôi nhỉ? |
Đinh tặc và sự chờ đợi 20 năm Mở vỏ ra đã thấy ruột bị đinh xé rách một đường dài. Chủ tiệm nói phải thay ruột xe, giá là 80.000 đồng. Cái ruột mới thay mà nay chỉ vì cây đinh đã đi tong, đành bóp bụng trả tiền… Thôi đành cho là của đi thay người.Nhưng chưa an ủi bao lâu thì lại thấy có người dắt xe vô tiệm. Lại xe cán phải đinh, lại thay ruột, lại móc túi ra bấm bụng trả tiền. Nhìn chủ tiệm, lòng tôi thấy rất giận. Ngờ anh ta là đinh tặc, ngờ anh ta trục lợi trên nỗi đau khổ và mất mát của khách đi đường. Ngờ như vậy mà không bằng cớ nên đành câm nín.Nhưng đó là chúng tôi còn may mắn. Biết bao nhiêu những nạn nhân bị thương tật hay tử vong do nạn rải đinh mà không tìm được thủ phạm. Và đinh tặc vẫn nhơn nhơn ngoài vòng pháp luật, thách thức dân lành, không dừng tay thủ ác… Đó chỉ là chuyện quen thuộc của những nạn nhân như tôi khi gặp nạn đinh tặc. Mà hầu hết phương cách giải quyết là tự than thở, tự lo tránh đường rải đinh mà thôi. Bởi muốn kiện tụng thì phải bắt quả tang kẻ rải đinh. Hơn nữa, nếu có bắt quả tang thì kẻ rải đinh cùng lắm cũng sẽ bị công an gọi lên để cảnh cáo và xử phạt hành chính theo quy định với mức cao nhất chỉ 5-7 triệu đồng.Để chống đinh tặc, có người như anh Phạm Công Xuân ở Bình Dương phải chế ra loại xe hút đinh và được tôn vinh là Hiệp sĩ chống đinh tặc. Chỉ đi 50 km một ngày là anh có thể hút được 2 kg đinh. Ở quận 2, TP HCM, còn có cả đội vá xe tình nguyện giúp người đi đường gặp nạn đinh tặc. Ở Thủ Đức có cả một đội thanh niên tình nguyện dùng xe đi hút đinh hằng ngày. Cùng lúc, thị trường cũng tung ra loại hợp chất tráng lên vỏ xe để tránh rải đinh…Nhưng đinh tặc dường như không dứt, nhiều phen lộng hành, chúng dùng đinh nhôm thay cho đinh thép nên xe hút đinh cũng vô tác dụng. Thành thử bên chống cứ chống, bên hoành hành cứ hoành hành, người dân vẫn chịu cảnh bị đinh tặc hành hạ.Một thực tế hiển nhiên mà ai cũng biết là đinh tặc lộng hành trong thời gian dài như vậy, ở những địa bàn trọng điểm như vậy, với những nạn nhân nhiều và đầy đủ tên tuổi như vậy, không thể không bị phát hiện. Chính quyền địa phương khó lòng không biết, và với nghiệp vụ của cơ quan điều tra thì thủ phạm của các vụ rải đinh được tìm ra không mấy khó khăn.Nhưng gần 20 năm nay, người dân vẫn phải chống chọi với đinh tặc mà chưa có giải pháp nào hữu hiệu, chính là vì mức xử phạt của pháp luật hiện hành quá nhẹ với tội phạm này. Mới đây, dự thảo Bộ Luật Hình sự bổ sung nội dung về tội đinh tặc với gia tăng hình phạt. Theo đó đinh tặc có thể bị phạt tiền từ 30 đến 500 triệu đồng và có thể bị phạt án tù với khung hình cao nhất lên đến 12 năm. Nếu các điều khoản mới được Quốc hội sớm thông qua, chắc chắn những nỗi đau khổ từ các nạn nhân của đinh tặc mới có cơ giảm bớt.Và không chỉ có đinh tặc, những loại “tặc” đang lộng hành hiện nay còn có cát tặc, cẩu tặc, lâm tặc, ngư tặc, tin tặc… và những loại “tặc” không biết gọi tên là gì khi dùng chất cấm chăn nuôi gia súc, dùng hóa chất độc hại nhuộm thực phẩm đang chờ đợi sự nghiêm minh của pháp luật.Khoảng chờ đợi đầy bức xúc 20 năm cho những tội danh như đinh tặc, dường như là quá dài.Anh Thi Bọn đinh tặc ngang với tội cố ý giết người cần bỏ tù ............. Cháu mới thay lốp, đi qua cổng thu phí dính liền thủng hai miếng và bị châm kim vài lỗ, trước đó chừng 20m có tới vài tiệm sửa xe liền nhau, vào tiệm sửa xe nhìn ông chủ vẻ mặt hớn hở cho thằng lính móc ruột bảo một câu: " nặng quá, phải thay ruột rồi em", lòng bứt rứt khó tả như muốn uất nghẹn vào trong. Nhặt cái chông vát hình thoi lên cứ nhìn như có mặt người trong đó. Tự hỏi, sao chỉ vì miếng cơm manh áo mà lòng người trong xã hội xuống cấp đến vậy, bây giờ có khổ, ăn cơm độn như ngày xưa đâu. Mình vẫn cầu mong cho đời con cháu của họ tốt dần lên và không hành xử như thế nữa thì văn minh Việt mới tiến lên được! Đinh tặc là thứ rác rưởi bẩn thỉu nhất. Bài viết rất hay.đến lúc luật pháp phải thật nghiêm minh Có nhiều sự vô lý nhưng vẫn tồn tại ngang nhiên. Rải đinh và mua bán đồ phụ tùng ô tô xe máy ăn trộm là khó chịu nhất.Bức xúc lên đến độ cao nhất là khi mình biết người ăn trộm, người mua lại, người nhận tiền để bảo kê cho hệ thống ăn cắp này hoặc người có trách nhiệm nhưng nhắm mắt làm ngơ - đều là người Việt. Thế công an đi đâu ... chỉ cần mặc quần áo thường phục theo giỏi tiệm sửa xe này là bắt được kẻ rải đinh thôi Nếu đếm và vận dụng từ Tặc hiện nay có lẽ không xuể. Văn hóa tặc, giáo dục tặc, y tặc,....nhiều lắm đấy ạ Luật ! Nhiều khi thật vô lí: nương nhẹ cho kẻ ác , giúp chúng làm hại người vô tội . Bọn rải đinh là bọn không tim mà , cần nghiêm trị Còn nhiều tội danh khác nữa. Đó là tội danh trực tiếp. Còn tội danh gián tiếp nữa. Vd: tội danh người quản lý địa bàn biết không? Luật không nghiêm. .. Cách chức là biện pháp mạnh để chấm dứt tình trạng xấu tồn tại nhưng vấn đề ai làm, làm ra sao. Một chút chia sẻ. Tôi tình nguyện chế tạo nhiều loại nam châm hút hết các loại đinh như :đinh nhôm, đinh inox, đinh gỗ, đinh mãnh chai....để chống lại bọn đinh tặc này. Đợi đấy!!!!!!!!!!!! "Tặc" mà dùng chất cấm chăn nuôi gia súc: Súc tặc Ai đã từng cán phải đinh trên đường mới thấu hiểu nỗi khốn khổ và căm giận bọn rải đinh bất lương. Thậm chí có những người không còn căm giận được nữa vì họ đã mãi mãi ra đi vì tai nạn. Chính vì vậy theo tôi hình phạt cho loại tội này như dự thảo còn quá nhẹ. Hầm chông, cạm bẫy thời trước đã làm Pháp, Mỹ khiếp sợ. Nay thì các công dân lại phát huy, nhân rộng nó ra để chơi lại đồng bào của mình. Có nhũng nhiễu tặc không ? Lộ tặc (hối lộ) tặc không? Tất cả các loại tặc đều hoành hành, vậy mà tổng kết cuối năm "thành phố ta đạt thành tích cao" |
Ai cũng là người tị nạn Người diễu hành hô vang khẩu hiệu: “Người tị nạn được chào đón tại đây”, thậm chí còn đồng thanh hát bài hát chào đón dân tị nạn. Nhiều người giơ cao những biểu ngữ đầy ý nghĩa như “Chúng ta đều bình đẳng”, “Từ bỏ đường lối chính trị sợ hãi”, “Hãy trích từ tiền của nhóm 1% giàu có nhất”,.. Có những người dắt theo con nhỏ hoặc đi cùng gia đình để đồng lòng thể hiện sự ủng hộ đối với người tị nạn.Cùng ngày, tôi đi ăn tối với một anh bạn là người Anh gốc Hoa và kể lại sự việc trên. Bạn tôi nói rằng anh ủng hộ tiếp nhận dân tị nạn vì bản thân anh trước đây, khi chỉ còn là một em bé, đã được nước Anh cưu mang, và theo một cách nào đó anh cũng là dân tị nạn. Câu nói ấy của anh làm tôi nhớ đến một khẩu hiệu rất hay mà tôi từng được nghe: “Chúng ta ai cũng là người tị nạn.”Thái độ của những người mà tôi đã gặp ở London đối với vấn đề tị nạn khiến tôi cảm động. Tôi thấy ngạc nhiên khi họ bày tỏ niềm lạc quan và nhân ái thay vì nghi ngại trước những vấn đề liên quan đến người tị nạn. Tuy nhiên tôi cũng gặp nhiều người khác, trong đó có đồng bào tôi, phản đối việc tiếp nhận người di cư. Nhiều người quan ngại rằng tiếp nhận tị nạn sẽ mở cửa cho làn sóng dân nhập cư có khả năng ảnh hưởng đến an ninh chung châu Âu. Những người khác cho rằng việc tiếp nhận có thể khiến châu Âu phải trả cái giá đắt sau này do nguy cơ khủng bố, khả năng ảnh hưởng đến đời sống văn minh của dân bản xứ, thậm chí là ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của quốc gia tiếp nhận.Rất nhiều người Việt đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, vừa thụ hưởng sự văn minh của nước bạn vừa đồng thời đóng góp cho quê hương theo cách của riêng họ. Khi trở thành người lao động hoặc doanh nhân lương thiện, họ cũng đóng góp tích cực cho xã hội của nước đó. Nhưng trước khi có được cuộc sống ổn định và vị thế xã hội, những người Việt di cư này đã bắt đầu gây dựng cuộc sống mới nhờ sự chào đón của dân bản xứ và hỗ trợ của chính phủ chủ nhà.Những người phản đối dân tị nạn có thể lý luận rằng họ không hề kỳ thị mà chỉ không “ngây thơ” như những người ủng hộ mà thôi. Thực ra, những người ủng hộ tị nạn không hề ngây thơ. Tôi tin rằng hầu hết mọi người đều ý thức được những rủi ro đi kèm việc tiếp nhận di dân, và không quên những vụ khủng bố hay bạo động do người nhập cư gây ra tại châu Âu. Tuy nhiên, số di dân gây ra những vụ việc như thế chiếm một phần rất nhỏ trong số người nhập cư vào châu Âu. Không thể chỉ vì một số phần tử cực đoan “làm rầu nồi canh” mà đổ oan cho những người nhập cư chỉ lo mưu sinh và tuân thủ luật pháp. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tôi nghĩ di cư nên được coi là một xu hướng tất yếu hơn là một hiểm họa.Đa dạng hóa không nên bị xem như một mối đe dọa, khi mà mỗi cư dân của một quốc gia, theo cách của mình, đều đang đóng góp vào sự phát triển chung của quốc gia đó, cho dù công việc của họ thuộc nhóm trí thức bậc cao hay lao động giản đơn. Chỉ tính riêng tại Vương quốc Anh, theo ước tính được công bố cuối năm ngoái của các nhà nghiên cứu thuộc University College London và University of Milan, những người nhập cư từ các nước châu Âu khác vào Anh đã đóng góp hơn 4 tỷ bảng vào tổng thu nhập của nhà nước trong giai đoạn 1995-2011, một con số được tờ The Economist đánh giá là hết sức tích cực.Những người ủng hộ nhập cư mà tôi đã gặp ý thức rất rõ những rủi ro của việc tiếp nhận, nhưng quan điểm của họ luôn là ưu tiên cứu người. Bởi lẽ, đối với một quốc gia, tiếp nhận dân tị nạn là một vấn đề mang tính rủi ro, nhưng các rủi ro vẫn có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tối đa nhờ vào quản lý tốt. Với mỗi người tị nạn, việc có được tiếp nhận hay không là vấn đề sinh tử.Minh Thi Không phải chuyện chơi búp bê đâu bạn ạ . Rất nhìêu điều phức tạp đằng sau Nghĩ thì có vẻ đơn giản lắm, suốt ngày lấy cớ nhân đạo này nọ ra mà chỉ trích người khác, 1 quốc gia tiếp nhận 10.000 người tị nạ không phải đơn giản đâu nhé, đất đai đâu, việc làm đâu, nhà cửa đâu và làm sao để lo cho người tị nạn có cuộc sống ổn định nữa nhé, không phải cho đi qua biên giới rồi để họ sống chết mặc họ là xong Những người suy nghĩ từ chối người tỵ nạn là ích kỷ cá nhân. Một dân tộc từ chối người tị nạn là dân tộc ích kỷ. Bản thân tôi không gọi những người di cư đấy là tị nạn. Mà họ đang mưu cầu cuộc sống tốt hơn trên chính trái đất của họ Sự đồng nhất sắc tộc là một trong những giá trị nền tảng của lòng tin trong xã hội Nhật, và cũng là đặc điểm cho sự phát triển, hồi sinh thần kỳ của Nhật. Những ý kiến khác nhau về sự đa dạng và sự thuần nhất của một quốc gia ảnh hưởng đến an ninh xã hội có vẫn chưa bao giờ tìm được tiếng nói chung. Hãy nghĩ đến nếu như gia đình người thân chúng ta gặp hoàn cảnh chiến tranh thiên tai mà ko được những nơi yên bình tiếp nhận. Vậy văn minh, nhân đạo của loài người, của những nước gọi là phát triển của thế giới nằm ở đâu Các comt đều không tưởng Nghĩ rộng ra - trái đất là của tất cả chúng ta- chứ chẳng riêng của một dân tộc nào- có thể hiện tại vẫn còn đang phân chia ranh giới đất nước, khu vực , sắc tộc, tôn giáo. Đơn giản là vấn đề môi trường , ô nhiễm của các nước đang phát triển không phải của riêng họ mà của toàn thế giới Khi bạn đọc báo về hoàn cảnh người tỵ nạn bạn sẽ nghĩ ngay việc cưu mang họ, nhưng khi bạn nghĩ mình là lãnh đạo một quốc gia bạn sẽ ngĩ khác vì đơn giản lãnh đạo một đất nước không thể bằng mỗi con tim, tôi thấy bạn quá ấu trí về chính trị Mình thấy sự so sánh của bạn hết sức khập khiễng khi lấy những người nhập cư từ châu Âu, tiếng Anh đã thông thạo và được đào tạo từ một nền giáo dục phát triển không thấp hơn so với Anh nhiều. Còn những người nhập cư từ Syria, có những người còn mù chữ, được đào tạo từ nền giáo dục kém phát triển hơn Anh rất nhiều. Bạn dựa vào đâu để vẽ ra viễn cảnh họ sẽ đóng góp cho Anh nhiều như những người di cư từ châu Âu?Điều thứ 2 mình thấy bạn trích không thực tế là "hãy lấy 1% của người giàu chia cho người nghèo". Ở một nước cởi mở với vấn đề tị nạn như Đức thì số liệu thống kê gần đây là khoảng hơn 80% số người nhận trợ cấp xã hội là người nhập cư, và tiền trợ cấp đó là được lấy từ tiền đóng thuế của đại đa số tầng lớp trung lưu-những người mà chưa phải giàu có tới nỗi thừa ăn thừa mặc. các vị thử cho vài người vô gia cư vào nhà mình để tị nạn thử xem.Đừng nói nữa, hãy làm cái gì thiết thực và hiệu quả hơn đi. Nhiều người vẫn muốn tị nạn tại các quốc gia dân chủ như Mỹ, châu Âu. Tôi muốn trở thành là công dân Mỹ để có thể lên sao Hỏa. nói chi xa xôi, dân từ tỉnh này sang tỉnh khác sinh sống và làm ăn còn gặp đủ thứ khó khăn do các thủ tục hành chính liên quan tới hộ khẩu Mình cũng đang ở châu Âu. Các bạn nước ngoài của mình nói nếu những người tị nạn chạy sang cũng ko sao. Vấn đề là họ muốn sang Anh, sang Đức và các nước tư bản, nơi có các chế độ tốt cho người ngoại quốc chứ họ ko muốn sang các nước khác. Đã sợ chiến tranh, cứ sang được châu Âu là tốt rồi, đây còn chọn nước giàu để đến. Tinh thần muốn hưởng thụ, ko chịu đi làm nên nói chung là khó nói lắm. Thực sự mình cũng lo ngại cho an ninh châu Âu sau này. Nhân đây phải nói tự hào vì người Việt mình vứt ở đâu cũng sống được, chịu thương chịu khó :) mong mọi chuyện sẽ sớm tốt đẹp. Khủng bố, tư tưởng cực đoan, mâu thuẫn tôn giáo sắc tộc, đòi tách lãnh thổ (serbia&monte,...),.. Rồi các nước tiếp nhận phải hoạch định lại chính sách,... Vô vàn các vấn đề khó mà giải quyết. Có thể đúng, có thể sai......chỉ có nhiều người rãnh. |
Nếu đất Việt đau thương không thấy biển? Nếu đất Việt rồi đây xa cách biển?Biển đau thương sẽ dựng sóng ngàn đờiLời ông cha dặn cháu con muôn thuởĐem máu xương gắng giữ lấy biển trờiNếu sông núi ngày mai không gặp biển?Hồn Vọng phu trên sóng mãi hướng vềHoàng Sa cát còn trầm vang máu đỏMáu Việt mình Trường Sa vẫn lắng ngheNếu quê hương nghẹn ngào mồ côi biển?Đi về đâu những con sóng lạc loàiĐêm mất biển bơ vơ hồn đảo thứcGọi đất liền cháy bỏng những ban maiNếu đất Việt đau thương bị mất biển?Mây Trường Sơn u uất sẽ thôi baySóng sông Hồng quặn sôi mùa lũ đỏĐồng Cửu Long bóng lúa mãi hao gầyNếu quê mẹ thân yêu xa vắng biển?Ta về đâu trên sóng nước quê mìnhKhi Tổ quốc như con tàu nhớ biểnSuốt đêm dài thao thức đợi bình minhNếu đất nước đau lòng không thấy biển?Nước trăm sông không còn chảy yên bìnhMẹ Việt Nam ngàn đời không chịu nhụcCon lẽ nào lại từ chối hy sinhNếu quê hương yên lành bị mất biển?Mắt trẻ thơ không thấy sóng dâng tràoKhông thấy cát trên ban mai biển biếcNắng tự do trên biển ấm khát khaoNếu sông núi thân thương mồ côi biển?Tiếng mẹ ru không còn bóng hàng dừaKhông thấy cánh chim chiều về rợp đấtĐêm trăng lên không tiếng gió biển đùaNếu đất Việt quặn lòng thương nhớ biển?Sóng Trường Sa mong đội đá vá trờiMưa Hoàng Sa bóng thuyền miền lưu lạcVẫn ngóng về đất mẹ Việt Nam tôiNếu quê mẹ mùa xuân xa vắng biển?Muối đời cha còn mặn chát sóng lừngMuối đời mẹ thấm vào từng mất mátCon lẽ nào sống quay mặt dửng dungNếu quê hương mùa hè xa cách biển?Con cá đau mùa sinh nở tìm vềCon cá giận phận mình sao bèo bọtBiển ngàn đời không còn chỗ chở cheNếu đất mẹ mùa thu xa vắng biển?Mưa Sài Gòn thôi ướt tóc em bayThu Hà Nội không thơm màu cốm mớiPhố cô đơn đội một mảnh trăng gầyNếu đất nước mùa đông không sóng biển?Đỉnh Hoàng Liên cô độc giữa sương mùHải Vân núi bơ vơ bên đèo tốiVó ngựa khua thấp thỏm dưới sao mờNếu xứ sở dân ca không thấy biển?Mái đình quê lưu dáng mũi thuyền congNàng yếm đũi chân trần thèm khỏa sóngBiển nơi đâu, ta khát biển cháy lòngNếu đất Việt ngậm ngùi mồ côi biển?Núi sông kia không lẽ ngủ quên rồiTiếng Nguyễn Trãi bình Ngô trong máu khócGặp Nguyễn Du tiếng Việt chẳng mồ côiNếu đất mẹ trắng tay không còn biển?Triệu ngư dân phải mưu sống cách nàoKhi giặc biển lùa ta vào cõi chếtTa ngực trần đối mặt với gian laoNếu sông núi uất hờn thương nhớ biển?Đất quê hương đâu phải chốn lưu đàyMẹ sinh ta trong tên bay, đạn lạcĐất phù sa nuôi ta lớn mỗi ngàyNếu Tổ quốc xót xa bị mất biển?Dân Việt ta quyết giữ lấy biển nàyHồn sông núi ngàn năm mong rửa hậnTiếng trống đồng mùa chim Lạc còn bayNếu đất nước yêu thương mồ côi biển?Có lẽ nào con cháu chịu khoanh tayChín chục triệu trái tim nghe biển gọiThề giữ gìn đất mẹ Việt Nam đây Nguyễn Việt Chiến Biển Việt Nam đang thu hẹp dần. Lịch sử sẽ ghi nhận giai đoạn bi thương của dân tộc. Có ai đã khóc khi đọc bài thơ này với nỗi niềm không thể giãi bày bằng lời nói? Sóng Bạch Đằng vùi lấp lũ Bắc phươngSông Nhật Tảo giặc Tây từng bạt víaGiống Lạc Hồng kiêu hùng muôn thủaBiển thân thương mãi mãi vẫn của ta Bài thơ của anh Việt Chiến hay quá, nói lên nỗi tâm tư, âu lo về vận mệnh đất nước có bờ biển bao quanh thay cho hơn 90 triệu trái tim người dân việt, không biết có nên xem xét đưa bài thơ vào chương trình giảng dạy trong trường học hay cơ quan giáo dục nên xem xét. Anh Nguyễn Việt Chiến hình như là nhà báo Báo Tuổi Trẻ đúng không, mảng phóng sự chính trị Cảm ơn tác giả Nguyễn Việt Chiến, cảm ơn báo điện tử VNExpess.net đã đăng tải bài thơ. Tác giả đã nói hộ tâm tư của 92 triệu con dân nước Việt Nam. Tiêu đề bài viết thật hay! Có cùng quan điểm với tác giả. Một đất nước với hàng ngàn km đất liền giáp biển mà không sở hữu được biển thì thật nực cười. Nếu một mai núi non ko thấy biểnSẽ gầm lên 2 tiếng "Thương đau" Hay và xúc động. Cảm ơn tác giả. Tâm tư về biển đảo của người Việt đã được gửi hết trong bài thơ này. Nhưng không phải chín mươi triệu người mà là gần đủ thôi . TỔ QUỐC LÀ MẸ(Tặng những người lính biến)Tổ quốc cần rồi, con phải đi thôiChữ hiếu dở dang, con đành gác lạiKhi kẻ thù lăm le ngoài lãnh hảiMẹ đừng buồn, đừng khóc nhé, mẹ ơi!Tổ quốc cần rồi, con phải đi thôiĐể giữ lấy bình yên cho đất nướcĐể biển quê hương vẫn màu xanh biếcMẹ đừng buồn để lệ ướt hoen mi.Tổ quốc cần rồi, con dẫu có ra điKhông kịp về để chia ly cùng mẹThì mẹ ơi, xin mẹ đừng rơi lệNơi tuyến đầu, tình mẹ ấm lòng con.Tổ quốc cần, mẹ cố nén đau thươngDâng Tổ quốc đứa con trai yêu quýTổ quốc cần, con sẽ thành chiến sỹTổ quốc là Mẹ dìu dắt con đi. Đã là một nam đại trượng phu thì tất phải có tình yêu quê hương đất nước và dân tộc... nhưng trong thế giới thời đại hiện nay không chỉ đơn giản yêu bằng con tim mà phải bằng cả khối óc và bầu nhiệt huyết với tất cả những gì đang có... nếu không khôn khéo thì chỉ có hại chứ không có lợi... đã nói tới lợi thì phải là lợi ích của quốc gia của dân tộc phải được đặt hàng đầu... Hãy cố gắng gìn giữ và tập chung tất cả những gì đang có và còn... để mà phát triển đất nước và khai trí quốc dân... còn hy vọng và niềm tin với những quyết tâm hành động... thì sẽ có một ngày nhân dân ta sẽ theo kịp các cường quốc 5 châu... OBeOne2015... * Hòa Bình... Dân Chủ... Hạnh Phúc...!!! * Sao nước mắt cứ tuôn rơi thế này ? Đọc thơ anh tôi trào nước mắt. Tôi đã khóc khi đọc dòng thơ ôngCảm xúc này chắc chẳng cua riêng tôi.Và bất cứ ai người Việt nơi đâuCũng nghẹn ngào quận sóng những hờn căm.Tôi đã khóc vì ngoài kia biển khócVà gầm gào nhức nhối những niềm đau.Không thể nào và mãi không bao giờTiếng biển lớn thôi vang vọng trong tôi.Tôi đã khóc bởi dòng máu Lạc HồngCha cho con vẫn hừng hực trong tôi.Cha sẽ gọi: các con ơi giữ biểnDòng máu hồng con nguyện đổ cùng Cha.! Tổ quốc cần tôi sẽ trở về.Dù hiện tại tôi là người Úc gốc Việt |
Sáng chế của người Việt Bây giờ, khi đã qua hơn nửa đời người, tôi lại thắc mắc hơi muộn màng rằng, người Việt Nam cần cù, sao năng suất lao động của chúng ta thuộc hàng thấp nhất khu vực? Nếu thông minh, tại sao số bằng sáng chế của Việt Nam được đăng ký tại Mỹ trong giai đoạn 2006 – 2010 chỉ là 5, trong khi Singapore là 2496. Nước đứng trên ta một bậc là Indonesia cũng đạt được con số 74 bằng sáng chế. Vậy rốt cuộc người Việt Nam có thông minh không? Tôi vẫn nghĩ là có. Tôi có niềm tin đó không phải từ sách giáo khoa mà từ những thông tin về Hội chợ Techmart 2015 với vô số sản phẩm sáng tạo có thể ứng dụng được từ các bác nông dân và doanh nghiệp. Tôi có niềm tin đó từ chính bản thân vì tôi đã tự mình sáng chế ra một vài thứ như bồn nước nóng năng lượng mặt trời đơn giản hay máy lọc nước tuần hoàn di động cho ao tôm mà tôi đã search trên Internet và mọi tài liệu có trong tay mà không thấy sản phẩm tương đương. Với niềm tin ấy, tôi tự móc túi chi cả đống tiền để làm thí nghiệm, làm sản phẩm chạy thử, rồi phá đi và cải tiến không biết bao nhiêu lần. Mỗi cuối tuần tôi tranh thủ ngoài giờ làm việc để thử máy trên ao, trở về nhà lấm lem bùn đất và mẹ tôi hỏi: "Mày còn thiếu thứ gì nữa hả con, nhà cửa, xe cộ có đủ rồi mà sao phải khổ thế?".Cứ như vậy, tôi cứ làm rồi phá cho đến khi sản phẩm có vẻ tương đối ổn thì… hết tiền. Bế tắc, tôi lựa chọn phương án đăng ký sáng chế để vừa có cái bản quyền của mình, vừa có cái để kêu gọi các nhà đầu tư tiềm năng. Tìm đến một đơn vị dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ, tôi choáng người với cái giá 27 triệu VND chỉ để đăng ký sáng chế tại Việt Nam và hồ sơ nhanh nhất cũng mất hơn một năm, trong đó chi phí viết bản mô tả sáng chế khoảng 2 trang đã mất 15 triệu đồng. Còn nếu tôi tự làm tất cả thì lệ phí chính thức nộp cho nhà nước là gần 3 triệu đồng.Vì sao một luật sư như tôi cũng không viết nổi bản mô tả sáng chế mà phải đi nhờ dịch vụ? Vì sao bây giờ Internet phổ biến đến mức search vài giây là có thông tin, vậy mà thời gian xét nghiệm sáng chế phải tính bằng năm? Vì sao những công ty như Apple có thể đăng ký những sáng chế tưởng chừng rất đơn giản như thiết kế hình chữ nhật bo tròn cho vỏ Iphone và kiện Samsung vi phạm với trị giá nhiều tỷ USD?Có một doanh nhân nói với tôi rằng trong công ty công nghệ của ông, chỉ có 2 phòng ban thực sự tạo ra giá trị. Một là phòng R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới) và hai là phòng tiếp thị - bán hàng, còn các phòng ban khác, kể cả ban giám đốc, chỉ đơn giản là cung cấp một thứ dịch vụ hỗ trợ. Nếu phòng R&D đại diện cho sự sáng tạo thì phòng tiếp thị - bán hàng là nơi đưa sự sáng tạo đó vào cuộc sống. Sáng tạo và đưa sáng tạo vào cuộc sống, đó là điều kiện cần để phát triển. Nếu suy rộng ra quy mô toàn xã hội, thì những người sáng tạo và áp dụng sáng tạo là những người tạo nên động lực cho phát triển, tiếc thay, những người này lại đang hết sức cô đơn, chủ yếu là “tự thân vận động” với niềm đam mê của mình.Tôi không rõ kinh phí để nhà nước đào tạo 9.000 giáo sư và hàng trăm nghìn thạc sĩ, tiến sĩ, cũng như kinh phí để duy trì hàng nghìn viện nghiên cứu là bao nhiêu nhưng chắc chắn là một con số không nhỏ. Nhà nước đã chi tiền tỷ cho các viện nghiên cứu với nhiều đề tài khoa học nhưng tại sao không thể hỗ trợ kinh phí cho những người đã tự thân sáng tạo ra những thứ thiết thực cho cuộc sống.Và tôi ước ao, giá như vài phần trăm của số kinh phí ấy được dùng để hỗ trợ những nhà sáng chế, hỗ trợ doanh nghiệp làm R&D, thậm chí là hỗ trợ những sáng chế của các bác nông dân chân đất, thì chắc rằng từ những nơi như TechMart 2015, chúng ta sẽ có nhiều điều hơn để khoe với thế giới về sự cần cù và thông minh của người Việt.Vũ Quốc Tuấn Tôi cũng như bạn. Tôi có sáng chế riêng biệt, độc đáo, khác biệt, hiệu quả tối ưu nhất nhưng động đến cơ chế hành chính để tạo điều kiện phục vụ cộng đồng thì bó tay sợ hãi. Chia sẻ cùng bạn. Ở Anh, Mỹ, hay nói chung là thông lệ quốc tế thì việc cấp patent rất tốn kém (VD ở Anh khoảng 4000 bảng = 140 triệu) và thời gian rất dài (không dưới 1 năm và có thể đến 5 năm) và không có nhà nước nào hỗ trợ các chi phí này cả (vì phần lớn các patent là vô giá trị về mặt thương mại). Đó là còn chưa kể đến chi phí duy trì patent hàng năm lên đến hàng nghìn USD nữa bác ạ. Bác nghĩ là bác có sáng chế có thể kiếm ra tiền được thì bác phải bỏ chi phí ra để bảo vệ lợi ích của mình, nhà nước không thể làm thay bác việc đó được mà chỉ cung cấp khung pháp lý để bác thực hiện quyền của mình thôi. Người Việt mình ít sáng chế một phần là vì không biết, hoặc không có tiền để đăng ký sáng chế, nhưng phần chính là vì các sáng chế đó chưa đạt yêu cầu của cơ quan cấp patent nên họ từ chối. Rất mong những Nhà Quản lý đọc bài viết này !Cám ơn Tác giả ! Các bác nói sao , chứ hầu hết nhà nào em thấy cũng sáng chế. Sáng chế nước sôi ăn mì tôm, sáng chế cà phê đầy cả đấy . Có lẽ tác giả đã tìm ra 1 lí do để Việt Nam mình ít sáng chế . Sẽ có đổi mới bác ạ. Vấn đề là sự đổi mới này đang được trình các cấp phê duyệt ! Tôi từng xin cấp bằng sáng chế 2 lần, lần nào cũng rất rườm rà, và không hiểu nổi vì sao thời gian lại quá lâu cho các khâu xét nghiệm hình thức, kỹ thuật...tổng cộng gần 2,5 năm. Quá trình này làm chậm sự phát triển của xã hội, vì sáng chế chậm đưa ra thương mại hóa Tôi cũng đã rất ngỡ ngàng khi đi xem các sản phẩm của người Việt sáng chế ở Techmart. Để có được những sản phẩm hữu ích như vậy, tôi nghĩ các doanh nghiệp, cá nhân đã phải hao tốn rất nhiều tiền của để làm ra chúng. Hy vọng họ sẽ được Nhà nước hỗ trợ tìm thấy thị trường của mình. Tại sao ít sáng chế, vì một Thạch Sanh, một Lý Thông đã khổ rồi, đằng này 1 Thạch Sanh hàng chục Lý Thông. Tôi đă từng học khóa học để thi chứng chỉ hành nghề đại diện shtt. Có các chuyên gia hàng đầu giảng dạy nhưng họ đề cập những vấn đề cao siêu, học xong không viết nổi đơn đăng ký sáng chế. Ở Việt Nam, người có kiến thức nghĩ và dạy chuyện trên trời, người thợ và nông dân làm thì sao có nhiều sáng chế. Hạt giống tốt cần môi trường tốt để thành cây. Nhiều người Việt Nam chỉ có thể phát triển tài năng khi sống trong môi trường "không phải nước Việt Nam". Điều này nói nhiều mà không làm được gì. Đau lòng lắm, biết làm sao? chỉ có thể an ủi nhau thôi. Giáo sư, tiến sỹ thì nhiều nhưng độ sáng tạo và sáng chế ra những công cụ, thiết bị áp dụng thực tế thì không nhiều, thua mấy anh nông dân suốt ngày chân lấm lem bùn đất. Nghĩ mà buồn. Sáng chế của người Việt từ nông dân họ k có kinh phí.Ts.Ths,GS ,nghe đâu nhiều hơn Thái Lan,nhưng ở VN chủ yêu làm nghề hướng dẫn viên,phản biện...?nói như dân gian " ăn rồng cuốn,nói rồng leo,làm mèo mửa" Hoang tưởng ! Người Việt hoàn toàn không có phát minh nào , có vài sáng chế còn lại đa phần chỉ là giải pháp hữu ích và cải tiến kỹ thuật ...nền tảng giáo dục là lý do chinh cho kết quả đó. Tôi bắt đầu đăng ký sáng chế năm 2012, loay hoay mãi tháng 1/2015 mới được chấp nhận đơn đăng ký, rồi nghe nói phải hơn 1 năm mới được cấp bằng! bây giờ nhìn sản phẩm nhái đầy rảy, thiệt thòi và tức anh ách, phải chờ có bằng mới đi kiện được. Tới lúc đi kiện chắc phải tốn thêm đống tiền và thời gian chờ toà thụ lý rồi xử, kg biết thắng nổi kg. Ái za!!! |
Không làm đau người khác Hỏi kỹ ra mới hay, bé có thói quen hay xin cô đi vệ sinh vào giờ ngủ trưa. Mà giờ đó các cô cũng ngủ trưa hoặc ngồi chơi máy tính. Vì thế, cô giáo dặn các con: “Đi vệ sinh phải đi ở nhà, đi vệ sinh ở lớp là hư”.Nhưng con trai tôi vẫn đòi đi vệ sinh ở lớp. Đó là điều khiến cô giáo tuyên bố: “Cô phê bình bạn Đức trước lớp”. Cả tuần con tôi mặt buồn thiu, không muốn nói đến lớp học và khuôn mặt vơi bớt hẳn nụ cười.Xót con, tôi tới lớp đem câu chuyện bé không muốn đi học vì sợ cô phê bình. Cô thanh minh: “Lớp có 3 cô mà có tới hơn 40 cháu, nếu cháu nào cũng thế thì chúng em không thể kham nổi”.Tưởng mọi việc xong xuôi, ai dè hôm sau bé về nhà mặt buồn thiu, lo lắng. Nửa đêm con lên cơn mê sảng, mồ hôi đầm đìa, khóc và la. Sáng hôm sau, khi cha mẹ dắt xe ra cổng, đội mũ bảo hiểm cho con thì bé lấy tay níu cửa: “Bố ơi con muốn ở nhà”. Thương con, bố nghỉ việc ở nhà ngồi tỉ tê. Con kể cô giáo gọi con vào buồng (khu vệ sinh, nơi các bé rửa tay và rửa mặt, đánh răng) tét vào tay con, bắt con ngồi khoanh tay một mình ở đó. Cô hỏi: “Tại sao bạn Đức mách mẹ. Bạn Đức làm thế là hư, cô phạt. Tất cả những chuyện ở lớp và chuyện cô nói gì từ nay trở đi bạn Đức không được kể với bố mẹ”. Cô ra thông báo với cả lớp: Cả lớp sẽ tẩy chay không chơi với bạn Đức vì bạn Đức hư. Thế là tất cả các bạn không chơi với con.Tôi thương con quá, liền gọi điện cho một người quen làm bên ngành giáo dục, xin lời khuyên có nên chuyển trường cho bé. Cô nói rất khó vì các trường công đã chốt danh sách học sinh từ đầu năm học rồi, muốn chuyển phải đợi tới hết năm học. Nếu mình xin sang trường khác chưa chắc họ đã nhận vì sẽ nghi vấn rằng chắc phụ huynh này quá đáng và yêu sách lắm nên họ ngại. Nếu tôi đi báo với Sở Giáo dục, thanh tra sẽ xuống trường, hiệu trưởng và cô giáo phải giải trình. Nhiều khả năng cả hai sẽ bị đuổi việc hoặc điều chuyển công tác khác.Thất vọng, tôi lại bấm bụng đến gặp cô và kể lại chuyện của bé. Rồi cô lại thanh minh giải thích, rồi vẫy tay gọi con tôi: "Đức lại đây". Cô giáo ôm cháu hôn chụt chụt vào má và nói: "Cô yêu Đức, cô có mắng con bao giờ đâu".Bé vẫn học hết năm cuối cùng của mẫu giáo trước khi lên lớp một. Đi học về con cũng bao giờ nhắc tới cô giáo nữa. Tò mò tôi gặng hỏi, bé nói: "Cô dữ như sấm sét. Cô bảo các bạn: Câm mồm ngay! Cô khỏe lắm mẹ ạ. Cô xé đôi được cả cuốn sách". Dù đã “sáng tác” ra một số lý do để con hiểu, rằng đó là vì các bạn chưa ngoan, là vì cô rất mệt song tôi biết đó là năm học mẫu giáo kinh hoàng của con.Cách đây mấy hôm, khi đọc thông tin về cháu bé 14 tháng ở lớp mầm non ở Quảng Bình bị cô giáo trói chân tay, nhét giẻ vào miệng, tim tôi đau nhói. Tôi nghĩ nhiều bậc cha mẹ có chung cảm giác ấy.Nhà giáo dục của Đài Loan Lư Tô Vỹ, người từng có thời gian làm quản lý trong trại giáo dưỡng trẻ vị thành niên nói trong cuốn sách “Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác” của mình rằng, khi một đứa trẻ ăn cắp, chửi thề, không biết làm toán, đó không phải là lỗi của nó mà đầu tiên chính là lỗi của giáo viên, cha mẹ chúng. Giáo dục là sự bắt chước và quan trọng hơn là sự làm gương. Tâm lý học đã chứng minh rất rõ sự bắt chước và lây lan hành vi của con người, tiêu biểu là hội chứng đám đông. Con người có xu hướng vô thức lặp lại hành động giống như người ở lân cận mình, người có quyền lực và địa vị cao hơn mình, từ người lãnh đạo quốc gia đến người làm sếp, người làm cha mẹ, người có ảnh hưởng đến mình theo một khía cạnh nào đó song bản thân người bắt chước hành vi cũng không ý thức và gọi tên được hành vi đó. Thậm chí, giữa một đám đông, chỉ cần một nhóm người nhìn lên trời thì dần dần tất cả những người còn lại… cũng nhìn lên trời.Tôi nhớ Lý Quang Diệu nói khi lý giải với nhà báo Tom Plate về hiện tượng Singapore. Một trong những giá trị cha đẻ của đảo quốc đã đưa vào trường học Singapore nhiều năm về trước là triết lý tôn trọng lợi ích của người khác với mọi công dân ở đây và cũng là nguyên tắc của đất nước này trong hành xử với quốc gia khác. Ông nói đại ý rằng, bất kể kẻ nào xâm phạm lợi ích của người khác, tiếm nguồn sống của người khác đều không thể vững bền. Điều này cũng tương tự như triết lý giáo dục của Nhật Bản. Một người Nhật mà không tự trọng thì không còn là người Nhật và tự trọng là tôn trọng tuyệt đối lợi ích của người khác. Thậm chí, ở Nhật có những người tự vẫn bằng cách lao vào tàu điện ngầm thường để lại một phong bì tiền và lời xin lỗi để trả ơn người phải dọn dẹp.Tất nhiên tôi không cổ vũ cho hành vi tự vẫn, song kể câu chuyện để thấy rằng con người đã có hàng nghìn năm để trưởng thành nhưng không thể phủ nhận biết bao tăm tối vẫn bao phủ đời sống này.Một người quen từng nói với tôi rằng tất cả các ông bố bà mẹ có con đi học đều có một mối lo chung là “ngành giáo dục”... Bởi vì chúng ta sống như chúng ta tin. Và ta cần có thêm cơ hội để tin rằng giáo dục sẽ cải thiện, sẽ giúp con người bước lên những bậc thang văn minh cao hơn. Tôi chỉ ước mong Đức của tôi bước chân ra khỏi cổng trường với niềm tin rằng: nếu không làm điều tốt cho ai thì cũng không được làm đau người khác.Hồng Phúc Nịnh cô giáo để được đối xử tốt, rồi cấp dưới phải nịnh cấp trên, dân phải nịnh quan ... Và xã hội sẽ đi về đâu ? Tâm hồn con trẻ thật long lanhTinh khôi như búp lá đầu cànhBố mẹ cô thầy như tia nắngƯơm cho búp lá được ngát xanhTâm hồn con trẻ thật mong manhTựa như sợi chỉ treo tấm mànhCô thầy cần phải nâng tay đỡChớ bạo tay mành chỉ đứt nhanh. Con nhà mình đi học chẳng gặp vấn đề gì cả. Cháu toàn đi vệ sinh ở lớp và chẳng cô nào phàn nàn. Tuy nhiên, cháu nhà tôi biết lau rửa sau khi vệ sinh xong lúc 4 tuổi (mẹ tập cho từ lúc 3 tuổi). Tôi nói trước với các cô để cháu tự làm, chỉ nhờ các cô kiểm tra giúp xem đã sạch chưa và nhắc cháu rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi vệ sinh thôi. Cháu đi học được các cô quý mến vì không tranh dành đồ chơi với các bạn, tự vệ sinh được và thích giúp các cô phơi khăn lên giá sau khi các cô giặt. Hãy đến trường và ở đó khoảng 4 tiếng, các bạn sẽ hiểu các cô mầm non vất vả thế nào. Làm cô giáo hoặc các ngành nghề khác cũng Cần phải có một tấm lòng Gửi các quan ngành giáo dục, có lẽ đã qua muộn để nói rằng nếu muốn có được tương lai tốt thì ngành giáo dục nên đi trước chút đi. Chỉ cần copy những thành tựu của một số nước trong khu vực như Nhật, Singapore có lẽ cũng tốt lắm rồi. Trong trường hợp này nhiều người sẽ chọn giải pháp nịnh cô giáo để con mình được cô đối xử tốt. Sad! Đứa bé phát triển trí tuệ sớm quá. Đầu óc, cách kể chuyện y hệt người lớn mà đi vệ sinh lại chưa tự đi được. Các cô và cha mẹ học sinh nên sớm tập cho con kĩ năng đi vệ sinh để các cháu 2, 3 tuổi có thể tự đi. Chúng tôi xưa ở quê, 2 tuổi tự đi hết. Sau này có đứa thành GS, triệu phú, cầu thủ nổi tiếng, dũng sĩ diệt Mĩ, nhà ngoại giao, nhà văn... Đời là vậy. Nhiều bạn đọc tài thật, tác giả viết con xin đi vệ sinh mà các bạn tự diễn giải thành con phải nhờ cô cho đi vệ sinh. Tôi thấy tác giả chỉ viết con xin đi vệ sinh, nhiệm vụ của các cô là theo trông chừng chứ có nói gì đến việc phải giúp cháu lau dọn đâu? Các bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi chỉ trích đứa bé và mẹ bé. Gửi tác giả: Em cũng sợ kẻ "quyền thế" và muốn tránh phiền phức rồi. Hy vọng sau chuyện này em nên nhìn lại, thà mang tiếng khó chịu nhưng con mình được dạy dỗ làm người ngay thẳng vẫn tốt hơn em ạ. Rat nhieu be hoc mam non deu bi nhu vay. Nhung co che va trách nhiem quan li giao duc hien nay la nhu the. Chung ta dung bao bien va dung noi so bao mau va giao vien nay la it... rat dong day!.... Con mình con bị khủng hoảng hơn, bị đái dắt vì tâm lý do cô lớp chồi trường Bán Công cấp quốc gia ở Gò Vấp, cô giáo làm ám ảnh cháu, đến nổi gia đình phải xin nghỉ học tháng cuối cùng của năm học (may là tháng cuối, năm 2012-2013) . Đi học từ lúc 2 tuổi, chỉ khóc đúng 1 tuần, vậy mà khi 5 tuổi khóc ngất vì sợ cô mỗi ngày. Đúng là ác mộng của phụ huynh .May mà cháu gặp cô giáo Tâm rất tốt ở lớp lá, dần ổn định và đi học lại với tình yêu thương của cô, mình mới ghé thăm cô tuần trước dù đã hết học cô 2 năm (năm nay cháu đang học lớp 2) Haiz... Nhiều trường hợp mình chứng kiến cũng như vậy. Tệ hơn, giáo viên bắt trẻ học thêm sau giờ để kiếm tiền.Cha mẹ tuân theo thì con bị nhồi nhét quá mức không thời gian vui chơi đúng lứa tuổi.Cha mẹ không làm theo thì con bị cô khủng bố từ tinh thần tới thể xác vào mỗi ngày đến mức trẻ bị khủng hoảng suy sụp tinh thần và hận ngược lại gia đình, bố mẹ.Báo hiệu trưởng cũng không có thay đổi. Chuyển trường cũng không được vì ở đâu phải học trường của địa phương đó.Nếu là bạn, bạn sẽ làm sao để cứu con mình?Nếu là mình, mình sẽ họp nhiều phụ huynh lại phản đối lên tới bộ giáo dục vì chắc chắn nhiều bậc cha mẹ khác cũng đang phẫn uất.Ở VN, người ta sợ người dữ và bắt nạt kẻ hiền lành, nhu nhược.Các em như trang giấy trắng. Phải bảo vệ các em bằng mọi cách. Con tôi học lớp 1, tôi vẫn dặn cháu nếu bạn nào hư đánh hay bắt nạt con thì con phải mách cô ngay, con lại ngồi gần 1 bạn rất hay đánh bạn nên con cũng hay mách cô, cô có nhắc nhở bạn đó 1 lần nhưng bạn đó vẫn đánh con tôi nên cháu vẫn mách, cô phê bình con tôi trước lớp vì tội mách nhiều chứ ko phê bình bạn kia vì tội hư. Trong trường hợp này tôi nên làm gì? Họ làm đau con mình từ cấp mẫu giáo đến cấp đại học. Bài viết rất sâu sắc mà chắc chắn nhận được sự đồng cảm của bản thân tôi và những người có con cháu đang đi học. Chỉ mong có siêu nhân để thay đổi cách chúng ta đang dạy thế hệ tương lai để sao cho thế hệ trẻ xây dựng được cho bản thân và xã hội sự hoà thuận và hạnh phúc. Ngành giáo dục ra sức đổi mới nhưng cái quan trọng nhât là con người lại không thấy đổi mới !? |
Những đôi giày biết nói Dưới cái lạnh khắc nghiệt của trời đông Paris, người dân nơi đây đã tha thiết biểu thị những thông điệp mà họ cho là cần lên tiếng, dù phải đi chân trần về nhà.Thông tin này khiến tôi nhớ tới một loạt cuộc biểu tình diễn ra tại Ukraine từ cuối 2004 nhằm phản đối kết quả bầu cử tổng thống, bị cho là gian lận bỏ phiếu, lúc bấy giờ. Các cuộc biểu tình lan rộng và đã trở thành một cuộc Cách mạng Cam lịch sử của nước này. Khắp mọi nơi trên đất nước, người dân đều bộc lộ quan điểm ủng hộ hay chống đối kết quả bầu cử một cách rất hòa bình. Ngay trong trường đại học của tôi lúc đó cũng đã xuất hiện “phe áo cam” và “phe áo xanh” thể hiện hai quan điểm chính trị đối lập. Tôi nhiều lần thắc mắc với các bạn rằng không biết họ có rỗi hơi quá không nếu mọi việc đã là “sự đã rồi”. Nhưng tôi thấy họ đều rất nghiêm túc và có trách nhiệm với quyền công dân của mình. Và tôi quả thật không ngờ rằng chính phủ phải tổ chức bỏ phiếu lại sau phản ứng mạnh mẽ của người dân. Khoan hãy nói đến thiệt hơn của Ukraine trong cuộc cách mạng này, tôi cho rằng người dân nơi đây đã thắng lợi trong việc dám đấu tranh cho những điều mà họ cho là không công bằng thay vì phó mặc và ngồi than trách.Tôi cũng từng chứng kiến nhiều cuộc biểu tình khác tại Ukraine khi cây xanh bị đốn hạ để xây các công trình thương mại, khi giá bánh mì tăng, khi các công trình dân sinh bị chiếm dụng… Dù thành công hay thất bại, họ thực sự khiến tôi cảm thấy ấn tượng về trách nhiệm của bản thân đến những vấn đề của xã hội, đến vận mệnh của đất nước.Mới đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam cho đăng tải trên các phương tiện truyền thông để lấy ý kiến rộng rãi trong dân về Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Có thể nói, giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm lớn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến từng gia đình. Chủ trương của Bộ chính là cơ hội cho mỗi người dân được trực tiếp đóng góp và chia sẻ. Tôi gửi thông tin cho nhiều bạn bè, đặc biệt là những người thường có nhiều ý kiến phê bình nền giáo dục nước nhà. Nhưng phần đông họ không hưởng ứng vì cho rằng sẽ chẳng ai đếm xỉa đến những góp ý của họ.Bản thân tôi nhiều lúc cũng tự hỏi nếu mình góp ý thì có ai lắng nghe không. Tôi biết, có nhiều sự bất công đã vĩnh viễn chìm vào quên lãng vì không ai lên tiếng. Tôi cũng biết, có những chuyện đau lòng đã xảy ra vì người ta cố tình không nghe theo lẽ phải, từ chối sự cảnh báo.Nhưng thực tế đó sẽ phải thay đổi và đang thay đổi.Bởi thời đại công nghệ đã giúp cho tiếng nói của mỗi công dân được lan tỏa dễ dàng. Sự lớn mạnh của mạng xã hội đã khiến cho người ta không còn có thể tiếp tục làm ngơ trước những lời nói đúng. Mới đây nhất, chuyến đi Canada “học hỏi kinh nghiệm làm xổ số” của các lãnh đạo sắp về hưu ở Bình Phước đã bị hủy bỏ. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang đã nhận sai và gửi lời xin lỗi tới cô giáo Trang - người được cho là “nói xấu” vị chủ tịch tỉnh và bị áp mức xử phạt tài chính trước đó... Nhiều tiếng nói đã bắt đầu được nghe thấy.Nếu không nói mà đã đòi có người nghe mới là điều không tưởng. Khi chúng ta có ý thức đấu tranh với tiêu cực, chúng ta có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội và trên hết là với chính bản thân mình, chúng ta sẽ có muôn vàn cách để nói.Chẳng nhẽ những đôi giày ở Paris biết nói, còn bạn thì không?Khánh Quỳnh Tác giả nói không sai, nhưng khó. Các bậc lãnh đạo đã quyết thì hỏi ý kiến người khác là thủ tục. Không lên tiếng đấu tranh cho cái sai là vô cảm với cuộc sống, không trách nhiệm với cộng đồng và bản thân! Xã hội ta đang vô cảm theo cấp lũy thừa rồi các bác ạ từ ăn xin cũng lừa dối người thương cảm, ra đường có thấy tai nạn hay cướp bóc cũng chỉ biết đứng nhìn hoặc ăn hôi, vì sao vì có đấu tranh cũng không ai thấu có lên tiếng cũng không ai nghe, pháp luật cũng chỉ có khi mọi chuyện đã rồi người nói lên chính kiến cũng như đang bơ vơ giữa dòng đời mà thôi. Đó là ở Pháp. Nếu ở VN thì sẽ có những người đi chân trần về nhà và có cả những kẻ đi 2 đôi giày về nhà, hoặc ngay hôm sau sẽ có nhiều kẻ bán dạo giày cũ trên phố. Nước chảy thì đá cũng phải mòn . Nói phải thì củ cải cũng phải nghe .Nếu cố tình điếc thì....không còn gì để !! Đọc bài này cảm thấy tự hổ thẹn. KHÁNH QUỲNH .Ý HAY CHO NHỮNG ĐÔI GIÀY BIẾT NÓI Hay quá bạn ơi , hi vọng có nhiều bài viết chất lượng như thế để độc giả không quay mặt làm ngơ... "Con khóc mẹ mới cho bú" đúng vì tiếng khóc báo cho mẹ biết con đang đói.Sai vì làm cha mẹ mà không biết con đói.Góp ý cho một việc nào đó khác với "ném đá", là phải thể hiện chính kiến.Khi chúng tôi có chính kiến nhỏ như con kiến thì mong bản báo tổng hợp để nhiều con kiến thành tổ kiến may ra mới thay đổi được những vô cảm của đấng làm cha làm mẹ được Im lặng là vàng . Thật vui khi đọc bài viết của bạn Khánh Quỳnh! Mọi người, đặc biệt các bạn trẻ cần tích cực hơn và có trách niệm cất tiếng nói trước các vấn đề của đất nước. cảm thấy có lỗi khi đọc bài của bạn. Rất mong có nhiều bài thế này để thức tỉnh. cảm ơn bạn Chỉ khi nào pháp luật tôn trọng, thực thi đúng giá trị quyền tự do dân chủ của người dân và người dân ý thức được quyền tự do dân chủ của mình thì mới có sự đấu tranh công bằng vì lẽ phải được. Nhất con đó Khánh Quỳnh, một lớp trưởng luôn được thầy cô và bạn bè quý mến. Cô thích con. Đúng là phong cách của Quỳnh nhỉ! |
Muốn nhanh hơn người khác Một lần, khi đang dừng chờ đèn đỏ, tôi bị một nam thanh niên tông từ phía sau. Do bất ngờ, tôi ngã nhào sang một bên, xe cũng đổ theo, đè vào vùng mắt cá chân trái của tôi. Tôi nằm bẹp dưới xe không sao nhúc nhắc được. Một vài người cùng cậu thanh niên gây tai nạn đã dựng xe lên và kéo tôi vào vệ đường. Cậu ấy hình như có xin lỗi và bảo sẽ sang đường kêu xích lô đưa tôi vào viện. Nhưng rồi cậu đi thẳng, không quay đầu lại. Tôi ngồi đó rất lâu, một phần hy vọng có phép màu xảy ra để cậu thanh niên kia quay lại, một phần do đau chẳng đi đâu được. Cuối cùng tôi cũng liên lạc được với gia đình và mọi chuyện được thu xếp ổn thỏa.Sang Australia, tôi chuyển sang lái xe hơi. Cái xe cũ đầu tiên phải thanh lý vì tôi tông vào rào ngăn trên con dốc ngoằn ngoèo lên đồi trong khi đi quá nhanh. Sau đó không lâu, chiếc xe khác - do chồng tôi lái - bị một người Ấn tông từ phía sau, khi đang đứng ở làn chờ, đợi nhập vào làn chính. Xe này cũng phải thanh lý.Trong tất cả tai nạn tôi trải qua và chứng kiến, người gây tai nạn thường đang vội, muốn đi nhanh hơn và có lẽ tâm trí phân tán vì đang nóng lòng cho một việc phía trước. Anh thanh niên tông tôi có lẽ đang rất vội về nhà. Tôi tông xe cũng trong tình trạng phân tâm. Anh người Ấn tông xe chồng tôi cũng đang rất vội đi làm.Nhìn lại, tôi không muốn nghĩ xấu về người thanh niên bỏ tôi giữa đường, anh ta đang vội, tai nạn làm anh càng trễ hơn và thành người có lỗi. Tôi cũng đã phải bỏ dở cuộc đi chơi lên núi vì tông xe. Anh người Ấn phải dừng lại giải quyết tai nạn, gọi điện đến chỗ làm, thông báo là sẽ tới muộn. Sau những tai nạn đã trải qua, tôi ngộ ra rằng mình chỉ lái xe an toàn khi tự tin, tỉnh táo, thư giãn và bình tĩnh. Ai cũng biết lái xe khi say rượu bia, khi có ảnh hưởng của thuốc kích thích, khi mệt mỏi và bất an đã gây ra bao nhiêu tai nạn thảm khốc như thế nào.Chen lấn, vượt lên người khác là một trong những thói quen tai hại khi lưu thông trên đường. Khi đường đã gần kẹt, nếu tất cả cùng chen lên thì chỉ làm đường tắc hơn. Người đang ở trước mình đi được thì mình mới thoát. Tốt nhất là giúp họ đi nhanh hơn chứ không thể đẩy người ta ra mà vượt lên. Ở đây, nhiều lần khi tôi từ đường nhỏ xin qua đường lớn, hay từ đường lớn xin quẹo qua đường nhỏ, người ta dừng xe lại và vẫy tay ra hiệu cho tôi qua. Tôi chỉ biết mỉm cười vẫy tay cảm ơn. Ngược lại, tôi cũng đã dừng xe nhường người khác khi cần và bao giờ cũng nhận được tín hiệu cảm ơn, ít nhất cũng là những nụ cười. Giá mà tất cả chúng ta cùng thử nhường đường cho nhau khi cần, tôi tin là phép màu sẽ đến. Khi nhường đường, mọi người đều đi nhanh hơn, an toàn hơn và được thêm niềm vui. Khi chen lấn, mọi người đều chậm hơn, nguy hiểm hơn và thêm nhiều bực bội.Luật giao thông làm ra là để tất cả mọi người tuân theo. Đó là điều tối thiểu nhất để bảo vệ tài sản và tính mạng của chúng ta và người thân. Mạng người quý lắm. Người trẻ nào cũng là đứa con mang nặng đẻ đau và dày công nuôi dưỡng của cha mẹ. Người lớn nào cũng là chỗ dựa của những đứa con nhỏ, của cha mẹ già, của gia đình... Lái xe ẩu là có tội rất lớn, không những coi thường tính mạng mình mà còn coi thường tính mạng của nhiều người xung quanh.Chúng ta đã có thêm nhiều con đường lớn, nhiều xe cộ và nhiều người đi hơn. Ai cũng muốn mình đi nhanh, đến đích chứ không phải rẽ vào bệnh viện rồi chịu bao đau đớn, tàn tật, tệ nhất là chẳng bao giờ về được nhà. Có nhiều việc phải làm từ phía nhà nước, các anh cảnh sát giao thông nhưng trước hết, mỗi người chúng ta hãy tôn trọng luật giao thông, tôn trọng và biết nhường đường nhau khi cần thiết.Thành ra, lái xe an toàn là con đường ngắn nhất cho bạn tới đích.Nguyễn Thị Nhuận Vì những điều kể trên nen CSGT ở cac nươc văn minh không..nhiệt tìền như Công An giao thông ở xứ ta. Có những vụ tai nạn giao thông ở VN xảy ra ở ranh giới địa bàn quận huyện thường được Công An giao thông giành quyền xử lý..Hơi lạc đề tí nhưng có liên quan! Xin thông cảm! Thích bài viết của cô, cô Nguyễn Thị Nhuận!Bài viết với ngôn từ giản dị, gần gũi với cuộc sống nhưng đầy thâm thúy nhất là với tình hình giao thông hiện nay tại Việt Nam.Chúc cô luôn sức khỏe để có những bài viết trải nghiệm cho người đọc. Chị nói đúng lắm, cho đi để được nhận lại, và cho người lối thoát cũng là cho mình một lối thoát! :) đi nhanh thì dễ gây tai nạn cho người khác, nhưng ở VN có rất nhiều người đi quá chậm nhưng lại thích đi giữa đường vô tình làm vật cản xe khác . tóm lại : đi nhanh gây tai nạn đúng là có lỗi, nhưng đi chậm mà nghêng ngang giữa đường cũng là 1 cái lỗi. có nhiều tai nạn xảy ra do tránh 1 xe đi ngheng ngang giữa đường đó Bài viết rất hay. Hy vọng mọi người đều biết nhường đường, không chạy lấn làn của phía bên kia ! Làm sao gửi thông điệp yêu thương này đến từng người Việt Nam nhanh về tới nhà nhờ đi nhanh hơn song còn phải nói đến thăng tiến nhanh hơn nhờ đi đường tắt, vào cửa quan nhanh hơn nhờ quen biết hay chạy chọt... nó bây giờ là một cái gì đó hết đỗi bình thường ở việt nam. vào công chức hay thăng tiến nhanh hơn nhờ chạy chọt quen biêt làm ... Chạy an toàn mau tới gia đình, vợ con. Nhanh lẹ có khi không về tới nhà. Cảm ơn tác giả cho mọi người một cách hiểu đúng về con đường ngắn nhất khi tham gia giao thông. Mọi công dân đến tuổi trưởng thành đều có quyền tham gia giao thông và càng hiểu cách đem lại hạnh phúc cho mình và cho người khác. "mỗi người chúng ta hãy tôn trọng luật giao thông, tôn trọng và biết nhường đường nhau khi cần thiết.". Nếu tất cả mọi người làm được điều này thì đâu cần đến các đồng chí cảnh sát giao thông ngày đêm đứng đường, làm dải phân cách vào các giờ cao điểm, đứng hít khói bụi để phân làn xe Tôi đã từng ở Úc, lần đầu tiên tôi cảm nhận được văn hóa giao thông, xe ô tô dừng lại vẫy tay cho người đi bộ qua đường; lái xe bus chờ mọi người lên hết, giúp đỡ người tàn tật, xe k cần phụ xe; hai xe tông nhau thì hai tài xe gặp nhau kí vào giấy gì đó chắc của bảo hiểm rồi đi chẳng thấy ẩu đả gì. Thật văn minh, về VN mà làm như thế ư không ích gì cũng chẳng ai khen, mình ở đấy mình cũng văn minh mà về mình muốn văn minh, lương thiện cũng khó(chí phèo)! những người ý thức giao thông kém, lại không đọc bài này. Cố nhạc sĩ Trinh công Sơn nói rằng.Hẩy sống tử tế với nhau.Bài viết của Cô được tôi cảm nhận như vây....Sống tử tế ngay cả khi giao thông..vì cuộc sống của mỗi một con người điều quý báu như nhau. Ở những nước tiên tiến, văn minh, hầu như không có tiếng còi xe ( xe xịn còi kêu khá nhỏ không giống xe rẻ tiền ở mình, chế thêm còi, kể cả xe máy ). và hầu như chả bao giờ thấy khi dừng chờ đèn xanh mà lái xe dừng sau thúc còi vào đuôi xe như ở việt nam. Nếu có thể gửi thông điệp này đến tất cả người Việt Nam thì sẽ không có nhiều người chết vì tai nạn giao thông như bây giờ |
Lòng biết ơn Trên trang cá nhân, Klanarong Srisakul tâm sự, cha anh là một người lái xe chở rác. Khi còn là một đứa trẻ, không biết bao nhiêu lần, anh đã cảm thấy xấu hổ về người cha lam lũ của mình. Nhiều lần, Klanarong Srisakul tự hỏi tại sao cha mình không mặc đồng phục đẹp đẽ hơn, như đồng phục của cảnh sát hay quân đội giống những người cha khác. Sống bên nhau, hai cha con chia sẻ một giấc mơ. Cha anh chỉ học đến lớp 4, vì thế ước mơ lớn nhất của ông là con được đi học. “Ông nói với tôi rằng, gia đình tôi chẳng có bất cứ tài sản gì, nhưng ông có thể cho tôi đi học. Tôi muốn trở thành một người lính, nhưng tôi đã không vượt qua kỳ thi đầu vào. Tôi phát hiện ra rằng, cha tôi đã khóc thầm” . Và rồi những giọt nước mắt của người cha đã làm cho Klanarong Srisakul vượt qua căng thẳng và anh quyết tâm thi đậu vào ngành kỹ thuật của Chualongkorn, trường xếp hạng trong 100 trường kỹ thuật tốt nhất thế giới.Lòng biết ơn của chàng trai người Thái với người cha của mình thật đẹp. Nó như một món quà làm cho tôi và những ai biết đến câu chuyện này thêm những khoảng khắc tin tưởng vào cuộc sống.Tuy nhiên, tôi cũng suy nghĩ nhiều về thực tế trong khi ở nhiều quốc gia trên thế giới, “cảm ơn” là khái niệm được dạy để trở thành bản năng trong hành xử hàng ngày của mọi người, thì ở Việt Nam không dễ để nghe mọi người nói lời này. Trong công sở, học đường, thậm chí trong cả bệnh viện, nơi kinh doanh khi kết thúc một công việc, nhiều khi tôi cảm thấy hẫng hụt vì thấy thiếu vắng lời cảm ơn…Ở một khía cạnh khác, lòng biết ơn nhiều khi lại trở thành công thức. Đó là khi nó được viết thành câu chữ trong các bài phát biểu theo mẫu mà dễ dàng tìm thấy trong nhiều sự kiện hàng ngày kiểu như: “Để có được ngày hôm nay, chúng em xin tỏ lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô, các đoàn thể đã tạo điều kiện”. Những công thức này đã làm mất đi cốt lõi quan trọng của việc bày tỏ lòng biết ơn, đó là lời nói đi đôi với sự chân thành và khả năng thể hiện cảm xúc của bản thân với người khác. Khi nói lời cảm ơn, ta có thể diễn tả một mối chân tình đơn sơ rằng ta biết mình là một phần của cộng đồng của những người liên kết với nhau. Và ta cảm thấy an bình, chan hòa và ấm áp vì không đơn độc trong cuộc sống.Bởi thế nên tôi luôn mong ước rằng mỗi gia đình hay các thày cô sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc dạy trẻ lòng biết ơn mỗi ngày. Một điều tưởng như rất cũ nhưng lại luôn cần thiết. Hãy nhìn sang một quốc gia tiên tiến như nước Anh, ta có thể học tập điều này. Kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, 80% các bậc cha mẹ tại Anh vẫn coi “cảm ơn” là bài học quan trọng nhất mà họ dạy dỗ cho trẻ em.Mà tôi nghĩ, đôi khi lòng biết ơn có thể đến với chúng ta qua những gì rất nhỏ nhoi nhưng chân thật, ví như bài văn hồi lớp 1 của tôi trích từ sách “Những tấm lòng cao cả” và có lẽ nó sẽ không bao giờ lạc hậu, cho dù xã hội đã thay đổi rất nhiều: “Con ơi! Phải kính yêu thầy giáo con. Hãy yêu thầy vì cha yêu thầy và trọng thầy. Hãy yêu thầy, vì thầy đã hy sinh đời thầy để gây hạnh phúc cho biết bao nhiêu đứa trẻ sẽ quên thầy. Hãy yêu thầy vì thầy mở mang trí tuệ và giáo hóa tâm hồn cho con. Rồi đây, con sẽ trưởng thành, thầy cùng cha sẽ không còn ở trên đời này nữa, lúc ấy con sẽ thấy hình ảnh thầy thường hiển hiện ở cạnh cha, lúc ấy con sẽ thấy nét đau đớn và lao khổ trên mặt thầy làm cho con phải cực lòng mặc dầu đã cách hàng 30 năm. Rồi con tự thẹn và con ân hận đã từng không yêu người và trái đạo với người”.Nguyễn Anh Thi Bài viết hay có tính giáo dục cao, xin cảm ơn Hãy lục tìm các bài học từ lớp một tới trên ĐH của ta hiện nay. Đố bạn tìm thấy bài dạy chào dạy cảm ơn một cách đầy đủ. Nhưng bất kỳ bài học nhập môn ngoại ngữ nào cũng khởi đầu bằng bài "chào hỏi, cảm ơn". Có một bài hát mẫu giáo dạy chào, nhưng bây giờ thấy ít hát: Chim gặp bác chào mào- Chào bác. chim gặp cô sơn ca- chào cô !, chim gặp,....chào...! Vậy mà vẫn có không ít phụ huynh sau khi cho con học những trường công xong rồi cho học trường quốc tế thì quay ngược ra chê thầy cô mà đã từng dạy dỗ các con từng con chữ a, c... và khen nức nở trường quốc tế... Cảm thấy xót xa... Xin lỗi cũng là từ mà dân ta rất ít dùng . Cám ơn bài viết của cô Anh Thi. về cơ bản giá trị của lòng đã thay đổi theo nền kinh tế thị trường. tôi không phục sao phải cám ơn một số kẻ chẳng ra sao như tôi biết nhiều người sẵn sàng bỏ tiền cám ơn sếp, cám ơn thầy cô song họ chưa bao giờ mua quà cho bố mẹ. những kẻ không ra gì làm chức vụ cao, làm giáo viên lại được người kính trọng còn bố mẹ thì ông bà thế này, ông bà thế kia... người ta giờ đây chỉ biết nịnh hót người có quyền lực mà quên mất lòng tự tôn của bản thân và người quan trọng nhất trong đời mình là gia đình không phải người dưng thiên hạ. Tôi may mắn được sống chung với Ông Bà Nội từ lúc nhỏ và được Ông Bà dạy nói lời cảm ơn và xin lỗi. Tôi đã quen với điều đó và sử dụng rất tự nhiên trong tình huống phù hợp. Cám ơn và xin lỗi phải được giáo dục trước tiên là trong gia đình. Trẻ nhỏ có thói quen bắt chước. Hiện nay con của tôi cũng được giáo dục theo cách đó. lòng biết ơn là cội rễ mầm thiện. Đó là thứ lễ giáo sơ đẳng mà con người phải học hết một đời. Trong hành trình làm người, ai cũng hàm ơn nhiều người, mắc nợ nhiều ân tình của cõi thế. Xin đừng quên điều đó. Cảm ơn tác giả đã nhắc nhở Thực ra cũng khó nói giữa thời vàng thau lẫn lộn này, thầy cô giáo có tâm yêu thương học trò vẫn còn có nhưng rất ít, giáo dục vốn là ngành cao quý nhưng cơ chế thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ rầm rộ trong giáo dục, tư tưởng tôi trả tiền nên tôi chả vướng bận gì mà ân với tình thể hiện quá rõ rệt trong học sinh, cha mẹ hs (người mua). Những thầy cô tốt thường khiêm nhường nên khó nhận thấy Giờ ko còn tìm đâu ra những bài học có nhân văn như ngày trước nữa mặc dù em cũng chỉ là thế hệ 8x, hs chẳng coi gv ra gì vì chúng biết tiền mua đc tất cả.... Thời buối bây giờ qui ra thóc hêt. Chán lắm. Đạo đức bây giờ xuống cấp trầm trọng bắt nguồn từ sự giáo dục: gia đình nhà trường và xã hội,thật quá buồn ! cảm ơn tác giả đã nhắc nhở . bài viết, rất ý nghĩa, quá hay Câu cảm ơn chỉ là lời nói cửa miệng, lòng biết ơn xuất phát từ Tâm. Dù không nói ra nhưng Tâm luôn hướng về, đó mới là cái quý. Tiếc thay, đôi khi mải chạy theo đào tạo kiến thức, khao khát làm giàu...mà quên đi tu dưỡng nhân cách, khiến cho cảm xúc bị chai lì, rập khuôn, Cảm ơn một cách máy móc hoặc đi kèm với phong bì, tiêu cực. Người Việt tỏ lòng biết ơn một cách thực tiển nhất thế giới đó là đưa hay tặng "phong bì". anh chàng Klanarong Srisakul màu mè lạy để câu "like" chứ có no cơm ấm áo được đâu, chỉ có phong bì là thực tế nhất nhớ hoài 2 câu này:Tiền đâu, đầu tiên!Có tiền là tính liền! |
Nữ quyền Cô Proudman nhắn tin lại cho ông luật sư kia cáo buộc một cách đanh thép là lời khen của ông ta thể hiện một sự phân biệt đối xử với nữ giới.Theo cô Proudman, ông luật sư đã ‘tính dục hóa’ một cá nhân người nữ: trong bối cảnh giao tiếp chuyên nghiệp (trang LinkedIn là trang mạng xã hội dành cho tuyển dụng và liên kết chuyên nghiệp), ông ta lại chỉ chăm chăm vào vẻ bề ngoài của một người phụ nữ thay vì chú tâm vào năng lực chuyên môn của cô ta. Với cô Proudman, ông ta đã nhìn cô, một cách thiển cận, như nhìn một người đàn bà đẹp, thay vì nhìn cô, một cách đường hoàng, như một luật sư trẻ có năng lực và triển vọng.Cô Proudman đăng trao đổi tin nhắn giữa cô và ông luật sư kia lên các trang mạng xã hội. Vụ việc lập tức dấy lên các tranh cãi trên truyền thông Anh về sự đối xử phân biệt với nữ giới cả trong và ngoài ngành luật.Nhiều ý kiến ủng hộ cô Proudman cho rằng việc làm của cô là cần thiết và dũng cảm khi sự phân biệt với nữ giới trong bối cảnh chuyên nghiệp tại Anh vẫn còn. Cụ thể, một số nữ sinh viên than phiền từng bị gạ "đổi tình lấy việc", một số phụ nữ than phiền khi bị các nam đồng nghiệp dùng những ngôn từ khiếm nhã bình phẩm vẻ ngoài của họ. Theo số liệu năm 2012, hơn 30 năm sau khi Anh quốc có luật bình đẳng thu nhập, nữ giới vẫn có thu nhập thấp hơn nam giới 19,1% tại Anh.Nhiều ý kiến phản đối thì cho là cô Proudman "chuyện bé xé ra to", biến một lời khen vô hại thành một vấn đề phân biệt giới to tát, thậm chí đặt câu hỏi sao cô Proudman không đổi tên thành Proudperson trước đi.Tôi hỏi ý kiến một số nữ đồng nghiệp của mình và nhận được các phản hồi đa dạng.Susan đã hơn 12 năm trong nghề, chỉ cười mà bảo cô Proudman là "kẻ rách việc". Theo Susan, phân biệt giới tính hiện nay đã đỡ hơn xưa rất nhiều rồi, và một lời khen vẻ bề ngoài một cách lịch sự luôn được cô đón nhận vui vẻ chẳng suy tư gì. "Bọn tôi mặc đẹp đâu chỉ để tự ngắm mình đâu", Susan cười nói.Susan cho rằng, vấn đề không nằm ở những lời nói vô thưởng, vô phạt trong giao tiếp mà ở chính sách tuyển dụng và thăng cấp trong ngành.Một thực tế là dù nữ giới chiếm hơn 60% số luật sư tại Anh, rất khó để các nữ luật sư được trả lương cao hơn hay có cơ hội thăng tiến lên các chức vụ cao hơn trong các công ty luật. Tỷ lệ nam giới là thành viên hợp danh (partner) trong ban điều hành các công ty luật lớn vẫn cao hơn tỷ lệ nữ giới rất nhiều. Vì thế, có rót mật vào tai nữ giới mà không cho họ bình đẳng cơ hội và thu nhập thì cũng chả giải quyết được gì.Kya, trẻ hơn Susan và vào nghề trước tôi hai năm, không thích thú với việc đàn ông bình phẩm về phụ nữ bằng những ngôn từ khiếm nhã. Là một người dùng Facebook và Twitter thường xuyên, cô luôn chướng mắt với những lời comment theo chiều hướng tôn vinh sự gợi dục mà nhiều người đàn ông hay đưa ra trên các mạng xã hội có phần tự do và hổ lốn hơn LinkedIn này."Khó hiểu hơn thế nữa là cách một số phụ nữ trẻ đón nhận những comment đó rất thản nhiên, thậm chí hứng thú", cô nói.Vì thế Kya cho rằng một sự lên tiếng, dù có vẻ "bé xé to" thật, như cô Proudman đã làm là cần thiết. "Mọi sự im lặng, cho qua dễ dãi đều chỉ duy trì thực tế đang có". Và thực tế đang có vẫn là nữ giới chưa có được sự bình đẳng thật sự về cơ hội và thu nhập, cũng như về cách họ được nhìn nhận trong mắt nam giới.Cá nhân tôi thì nghiêng về phía không ủng hộ việc làm của cô Proudman. Tôi cảm thấy mặc dù ý định của cô tốt, việc đăng tự tiện tin nhắn cá nhân với một đồng nghiệp khác lên mạng xã hội của cô có vẻ không lịch duyệt, và những rao giảng của cô từ một lời khen tưởng chừng vô hại có vẻ là thái quá.Phải đến tuần vừa rồi, tôi mới phát hiện sự 'thái quá' của cô Proudman có lẽ có nguồn gốc từ truyền thống.Tôi đi coi bộ phim Suffragette của Anh vừa mới ra rạp. Phim có một loạt các nữ diễn viên nổi tiếng như Helena Bonham-Carter và Carey Mulligan, cùng sự góp mặt của một gương mặt gạo cội, Meryl Streep. Họ vào vai những người phụ nữ Anh quyết liệt đứng lên đòi quyền bầu cử cho nữ giới đầu thế kỷ 20.Những người phụ nữ Anh, không phân biệt xuất thân, giai cấp, học vấn, đã cùng đoàn kết đấu tranh giành quyền được ứng cử và đi bầu như những người cha, anh em, chồng và con trai của họ.Năm 1913, Emily Wilding Davison, một nhà hoạt động, chọn việc chạy ra cản mũi ngựa đua trong một cuộc đua ngựa có sự tham dự của vua Anh George Đệ Ngũ. Cái chết ngay tức thì dưới móng ngựa của cô thổi bùng phong trào đấu tranh của phụ nữ Anh quốc.Họ chiến thắng sau nhiều đau khổ và hy sinh. Từ năm 1928, phụ nữ tại Anh được toàn quyền bầu cử như nam giới.Tôi bước ra khỏi rạp phim mà vẫn cảm thấy cảm động. Hóa ra phong trào nữ quyền của Anh đã có một khởi đầu bạo liệt đến vậy.Chả trách mà truyền thống tôn trọng nữ giới của người Anh mạnh hơn các nước khác đến thế. Nó không đơn thuần đến từ một phía của những đấng mày râu, mà từ sự dũng cảm bất khoan nhượng của bản thân những người phụ nữ Anh.Kỳ Nam Thật là điên rồ, tôi không hiểu bình đẳng nghĩa là gì ?. Tự nhiên sinh ra 2 phái để tìm đến với nhau, mọi luật lệ, cách hành xử đều do con người sinh ra. Tự nhiên lớn hơn hay con người lớn hơn?. Chỉ có một lời khen xinh mà cũng làm loạn lên. Tôi chỉ biết rằng " Người Mẹ" đã luôn được tôn vinh từ rất lâu rồi. Một người phụ nữ đáng được tôn trọng thì sẽ được tôn trọng khắp mọi nơi, nếu bị thiếu tôn trọng ở đâu đó chẳng qua là gặp người đàn ông tồi. Nhưng ngược lại cũng có những người phụ nữ tự mình làm mình không được tôn trọng ở mọi nơi, mọi lúc. Tôi lại thấy vấn đề này chẳng liên quan gì đến việc phân biệt giới tính mà chỉ là không thích hợp. Nếu bạn đăng ảnh trên FB hoặc một trang mạng xã hội mang tính kết nối cá nhân khác mà được khên đẹp thì chắc chắn bạn sẽ thấy thích (Càng nhiều likes càng thích). Tuy nhiên, LinkedIn mà một mạng xã hội mang tính nghề nghiệp, trong đó người ta chú trọng việc thể hiện ("khoe") các năng lực, kinh nghiệm, thành tích về chuyên môn và muốn được đánh giá cao vì những yếu tố đó chứ không phải là được khen đẹp hay không về mặt hình thức. Việc đăng ảnh trên FB hay các trang tương tự rõ ràng là khoe về hình thức, còn việc đăng ảnh đại diện trên LinkedIn thuần túy là với mục đích để mọi người biết bạn là ai (nhận diện). Tôi - một thàng đàn ông - cũng sẽ thấy khó chịu nếu ai đó lên LinkedIn của tôi và khen là "Đẹp trai quá - So handsome". Cái tôi và hầu hết mọi người có tài khoản LinkedIn muốn là được mọi người đánh giá cao năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của mình thể hiện trên hồ sơ cá nhân và kết bạn để chia sẻ, trao đổi và giới thiệu các cơ hội việc làm, hợp tác phù hợp. Như vậy, phản ứng của cô Proudman sẽ phù hợp hơn nếu xác định đó là một lời khen không thích hợp trên LinkedIn chứ không phải là vấn đề về phân biệt giới tính! Ở Vn thì những lời bình luận có ẩn ý tình dục từ nam giới diễn ra hằng ngày ngay trong thời gian làm việc. Điều này có khi được cổ vũ từ cả 2 giới nhưng là nỗi bức xúc lớn cho những người nghiêm túc trong công việc. "Người phụ nữ thông minh nghe lời khen để đánh giá đàn ông, người phụ nữ ngu ngốc nghe để tự đánh giá mình" - Phụ nữ nên tự biết giá trị của mình, chứ không phải khám phá qua dư luận và những người xung quanh. Biết đến bao giờ phụ nữ VN mới đủ năng lực nói như cô Proudman? Nếu người khen cô Proudman là một người phụ nữ thì cô Proudman có kiện không? Nếu không kiện, thì đó có phải là phân biệt giới tính không? Nên khen bác sỹ, tiến sỹ, kỹ sư, luật sư là giỏi. Nên khen học sinh, sinh viên là thông minh. Nên khen người mẫu, hoa khôi, hoa hậu là đẹp mà đừng khen giỏi hoặc thông minh. Thế mới là khen đúng. Cho dù cũng hết sức cảm động, chia sẻ với "sự khởi đầu bạo liệt" của phong trào nữ quyền Anh; nhưng thật lòng tôi vẫn cho rằng: lời khen tấm hình của một phụ nữ là "tuyệt đẹp" là hết sức bình thường, chẳng hề có chút gì là "tính dục hóa", là phân biệt đối xử với phụ nữ gì cả. Và nếu phụ nữ cho rằng mình có quyền tước đi của nam giới chúng tôi quyền được "rung động trước một tấm hình tuyệt đẹp" thì thử hỏi: đó là bình đẳng kiểu gì?!? phụ nữ vẫn vậy thôi Tôi thì không phân biệt phụ nữ hay phụ nam gì cả! cứ sống theo phương châm luôn kính trọng người cao tuổi (Ông bà , Ba mẹ và người già ), tôn trọng những người xung quanh mình, yêu mến trẻ nhỏ..!!! thì chẳng có gì phải suy nghĩ Nam Nữ gì cho nhức đầu! :D Mỗi lần tiếp xúc với phụ nữ tui đều khen đẹp, và 100% các chị em đều thẹn thùng, bẽn lẽn đôi mắt rạng ngời, đôi khi còn hồng hồng đôi má chứ ai như cái cô Proudman. Chứng tỏ phụ nữ VN dịu dàng, ngọt ngào hơn phụ nữ Anh. chắc muốn nổi tiếng nên mới làm căng, khen hình tuyệt đẹp mà cũng gọi là xúc phạm và gợi dục thì chắc nói là hấp dẫn, khiêu gợi thì cô này coi như "tấn công tình dục về tinh thần" hoặc "cưỡng bức về mặt tâm lý" chắc. Đây gọi là bình đẳng thái quá, kiểu được đằng chân lân đằng đầu. Bình đẳng hay ko là do giá trị thật sự của mình , không phải do đòi mà được .Vì sao phụ nữ lại để mình bị mất bình đẳng ? Bởi vì phụ nữ sinh ra đã kém đàn ông ( so sánh tỉ lệ 1/1). Xin chia buồn cùng với phụ nữ . Bình đẳng là do giá trị thực mà có chứ ko phải do đòi mà được. nữ ko bình đẳng với nam bởi SINH RA NỮ ĐÃ KÉM NAM (SO SÁNH TỈ LỆ 1/1). |
Sân chơi công bằng Tất nhiên, tôi cũng tin tưởng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ có tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam. Là doanh nghiệp ngành dệt may, một trong những lĩnh vực vẫn được cho là sẽ "hưởng lợi” nhiều nhất khi Việt Nam gia nhập TPP, chúng tôi đã chờ đợi những tín hiệu tích cực từ TPP trong suốt 5 năm qua, kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia vào tiến trình đàm phán. Nhưng đối với câu chuyện về TPP, có lẽ tôi không được lạc quan như người bạn của mình.Tôi hỏi anh sẽ ra sao nếu người hàng xóm Trung Quốc cũng gia nhập vào hiệp định này? Anh nói ngày ấy còn xa lắm, vì Mỹ không thích Trung Quốc. Tôi lại hỏi nếu sắp tới Mỹ và các nước vì muốn khai thác thị trường Trung Quốc mà thay đổi ý định thì sao? Hoặc doanh nghiệp Trung Quốc lách luật bằng cách đầu tư sản xuất ở một nước thứ hai thuộc nhóm TPP (có thể là chính ngay tại Việt Nam), lúc đó chúng ta sẽ cạnh tranh như thế nào, ưu thế của hàng Việt Nam sẽ nằm ở đâu? Với thắc mắc đó, câu chuyện của chúng tôi đã đi vào im lặng.Qua câu chuyện, tôi cảm nhận dường như một số doanh nghiệp đang đón chờ TPP như một sự ưu đãi thay vì bước vào một sân chơi thực sự. Chúng ta thích các ưu đãi. Chúng ta quá tập trung vào những điều được "hưởng lợi” mà không hiểu bản chất của sự tự do thương mại, vốn không có gì thuần túy là “lợi” hay “hại”. Đó là một trật công bằng, nơi các lợi thế đặc thù do các quốc gia dựng lên sẽ được gỡ bỏ. Nếu ngành công nghiệp ôtô của ta yếu, ta không thể ngăn các nước bán ôtô vào nước mình được nữa, mà buộc phải mở cửa đón họ vào. Khi đó, sẽ chỉ còn lại một yếu tố duy nhất quyết định sự thành bại, đó là năng lực cạnh tranh thực sự của các doanh nghiệp mà thôi.Một chính sách thuế hoặc quy định về lao động, hôm nay có thể là lợi thế đối với một vài doanh nghiệp, nhưng ngay ngày mai lại có thể trở thành điểm yếu nếu đối thủ của họ tận dụng chính sách tốt hơn. Với cả những ngành nghề chúng ta tự cho là có lợi thế như nông nghiệp, thủy hải sản, dệt may, du lịch... nếu không khéo các doanh nghiệp ngoại sẽ đến tham gia và “khai thác giúp” chúng ta ngay trên sân nhà trong một tương lai gần.Thú vị thay, tinh thần của một hiệp định thương mại tự do là xóa đi các rào cản, thì chúng ta lại mong chờ nó sẽ trở thành rào cản cho những quốc gia khác, để giúp hàng hóa của Việt Nam rẻ hơn, dễ thâm nhập thị trường hơn. Đây rõ ràng không phải là một lợi thế cạnh tranh bền vững, mà chỉ có tính chất tạm thời. Tôi tin rằng, nếu TPP hoạt động có hiệu quả, sẽ có thêm nhiều nước muốn tham gia, và các thành viên hiện có cũng sẽ không bỏ qua cơ hội để tiếp tục mở rộng thị trường của họ.Tôi còn nhớ trong kỳ thi vào THPT, tôi đã ấn tượng bởi câu nói của một bạn thí sinh cùng phòng. Trong khi tất cả chúng tôi khi đi thi đều muốn đạt điểm thật cao, thì bạn đã nói với tôi: "Mình chỉ mong làm được đúng sức, và điểm sẽ được chấm công bằng". Tôi nghĩ đó là sự tự tin và tinh thần tôn trọng luật chơi cần có của một thí sinh. Cũng như vậy doanh nghiệp cần một sự chuẩn bị nghiêm túc cho cuộc chơi công bằng và quyết liệt, thay vì trông chờ các ưu đãi "trên trời rớt xuống” từ một điều khoản nào đó.Hiệp định thương mại không phải là một cây đũa thần, tự bản thân nó không làm doanh nghiệp Việt mạnh lên, làm hàng hóa Việt xuất khẩu nhiều lên. Chúng ta cũng không hy sinh một vài ngành để đánh đổi lấy quyền lợi cho các ngành mũi nhọn khác. Mà thực chất, Việt Nam sẽ bước vào tình thế toàn bộ nền kinh tế nội địa hoặc sẽ phát triển đột phá, hoặc sẽ rơi dần vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.Tất cả hãy còn ở phía trước và chờ đợi tinh thần đoàn kết, sáng tạo của người Việt ngay từ giờ phút này.Chu Ngọc Cường Đồng ý. Với dân phòng thí nghiệm như tôi thì cả 2 trường hợp đều rất tốt. DN Việt mạnh lên thì quá tốt rồi, nhưng vào hết tay nước ngoài cũng ko sao vì tôi sẽ có nhiều hàng hóa, dịch vụ tốt hơn, mặt bằng thu nhập cũng sẽ tăng lên. Việt Nam cứ ký nhiều vào đỡ mất công tích cóp tiền bạc rồi cũng lại ra nước ngoài sống. quá đúng - "tập trung vào lợi mà ko hiểu bản chất" . Như ông Obama đã nói: TPP là cơ hội lớn cho VN nhưng VN ko làm tốt sẽ là hậu quả nặng..... Đọc bài viết của tác giả Chu Ngọc Cường tôi tâm đắc nhất câu :"Thú vị thay, tinh thần của một hiệp định thương mại tự do là xóa đi các rào cản, thì chúng ta lại mong chờ nó sẽ trở thành rào cản cho những quốc gia khác, để giúp hàng hóa của Việt Nam rẻ hơn, dễ thâm nhập thị trường hơn". Tôi ko phải doanh nhân nhưng tôi mong một ngày nào đó nhắc đến VN là thế giới nghĩ ngay là một đất nước có nhiều sản phẩm chất lượng uy tín và ko độc hại an toàn vệ sinh thực phẩm TPP một sân chơi công bằng- phân bố lại mạng và yếu, ưu nhược, có lợi cho người dùng. Nhưng dù có ưu đãi hay không Doanh Nghiệp phải tồn tại bằng chính thực lực của mình làm ăn trung thực, chất lượng Việt Nam quen với việc thích ưu đãi rồi. Khi đầu tư thì phải bằng mọi cách này, nọ để xin được ưu đãi đủ thứ. Vào TPP sẽ được lợi rất nhiều nếu biết các lợi thế và khắc phục những yếu thế để phát triển thì rất tốt. Cơ chế xin cho, cấp phát sẽ ngày càng bị loại bỏ, mọi thứ ngày càng rõ ràng, minh bạch hơn. Còn cứ há miệng chờ sung thì sẽ dẹp tiệm có ngày mà thôi. Trong suốt 2 thập kỷ qua nền KT của TQ bùng phát quá mạnh khiến cho nền KT của những nước lân cận và kém phát triển bị lâm vào thế phải phụ thuộc để được "ăn theo", hay nói rõ hơn là phải "lượm mót" đến còng lưng, đỏ mắt để được sinh tồn, nay hiệp định TPP mở ra một sân chơi mới với những điều luật ưu đãi và thuận lợi đặc biệt dành cho các nước thành viên trong nhóm với nhau, tức là mở ra cho nền KT của VN 1 con đường "thoát thân" khỏi sự lệ thuộc vào nền KT của TQ để có thể tiến tới tự chủ và độc lập, tuy nhiên, con đường mới dù thênh thang mở ra nhiều thuận lợi nhưng vẫn còn phải tùy vào cách bước đi của ta ...điều tối kỵ là ta không nên "cõng rắn về cắn gà nhà" trên con đường mới dùng để "thoát thân" đó ! Tham gia vào TPP là cả một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam chứ không chỉ là cơ hội. Trước sức ép của các sản phẩm có thương hiệu từ nước ngoài cùng với tâm lý chuộng hàng ngoại, nếu các Cty Việt không cạnh tranh được thì rất có thể dẫn đến phá sản, nhân viên thất nghiệp, thị trường bị các công ty nước ngoài chiếm lĩnh và lũng đoạn. Vậy là ta đã thua ngay trên sân nhà. Tôi nghĩ doanh nghiệp Việt cần liên kết với nhau tạo thành chuỗi liên hoàn, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm bằng với tiêu chuẩn của nước bạn, và người tiêu dùng cũng nên chung tay với các doanh nghiệp Việt để tất cả mọi người đều được lợi từ Hiệp định thương mại này. Cảm ơn. Hiểu một cách nôm na rằng chúng ta cùng chạy trên băng chuyền 12 nước. Nếu 11 nước kia chạy mà ta ko chạy thì sẽ bị văng ra khỏi băng chuyền Quá đứng. Hay mình phải cố gắng học tiếng Anh để đi làm cho doanh nghiệp nước ngoài thôi. Năng lực cạnh tranh bằng không, thì đành đứng nhìn vậy... Rơi vào tay nước ngoài cũng được chứ sao, mình dở thì để họ làm miễn sao tuân thủ luật pháp, đóng thuế đầy đủ trả lương công nhân cao là OK rồi. Cảm ơn bạn rất nhiều. VN cần nhiều nhiều người có niềm tin và biết hành động quyết liệt mới mong VN tỏa sáng được. TPP thực chất là phân công lại sản xuất, nước nghèo, phát triển chậm, lãnh đạo quản lý ù mờ thì chỉ phát triển ngành hàng tiền công rẻ, tốn nhiều mồ hôi như nông nghiệp (cao su, cà phê, tiêu, điều,thủy sản) ; dệt may, da giầy, đồ gỗ, các ngành ô nhiễm môi trường, tốn nhiều tài nguyên. còn các ngành công nghệ cao giá trị gia tăng lớn thì chỉ kiếm chân làm thuê thôi. |
Nhà có hai con gái Hồi chị sinh đứa con gái đầu lòng, anh tỏ rõ khát vọng có con trai để nối dõi tông đường, phụng dưỡng mẹ cha, như lời anh nói.Chị thì khác, chị nghĩ con nào cũng đáng yêu cả, và nếu được giáo dục tốt, con gái hay con trai đều mang lại hạnh phúc gia đình và hiếu đễ với cha mẹ. Trước khi mang bầu đứa thứ hai, anh đưa chị những bài viết in trên mạng về phương pháp tính toán để sinh con trai, gây một sức ép lặng thầm. Người tính không bằng trời tính. Chị sinh con gái thứ hai trong niềm hân hoan của một phụ nữ ngoài 40. Tôi hơi lo cho chị, lo anh sẽ phản ứng tiêu cực, hoặc ủ rũ hoặc phớt lờ bé con.Tôi không biết chồng chị trải qua những ngày đầu chăm một đứa “nên là con trai” của anh như thế nào. Nhưng hôm đầy tháng, tôi sang chơi và mọi nỗi lo cho chị trong tôi biến mất. Cô con gái bé quả là điều kỳ diệu. Nó khiến tất thảy thành viên trong đại gia đình như trẻ lại, mặt mày ai nấy rạng rỡ ngời ngời.Vợ chồng chị từ bấy đến giờ vẫn luôn hạnh phúc với hai con gái và không cố săn “một thằng cu” nữa. Cho dù anh chị là lao động tự do, có sinh cả đàn con cũng chẳng có cơ quan đoàn thể nào xử phạt. Cho dù, ngồi ở quán tạp hóa ấy, hàng ngày chị đã từng nghe cơ man những câu chuyện đầy nước mắt của những người mẹ không có được con trai, từng chứng kiến biết bao nhiêu là nỗ lực – cả những nỗ lực dám đánh cược cả mạng sống – để có được một bé trai.Chị bảo đời sống đúng là muôn màu và cả hai phe khát con trai hay hài lòng với con gái đều có lý lẽ riêng và đầy thuyết phục. Tôi cũng nghĩ vậy. Đa dạng mới chính là cuộc sống bình thường hợp lẽ tự nhiên.Mới đây, khi Dự thảo Luật Dân số được đưa ra thảo luận, với quy định: “Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí phụng dưỡng cho cặp vợ chồng người cao tuổi chỉ có con gái mà không có chế độ bảo hiểm xã hội”, tôi “tám” chuyện với anh chị, vì họ sẽ thuộc diện được hỗ trợ tiền. Cứ tưởng anh chị sẽ mừng, nhưng mà không.Chị thấy chạnh lòng. Đồng tiền quý thật nhưng một khi Nhà nước đã phải có chính sách hỗ trợ nghĩa là mặc định con gái không đủ khả năng phụng dưỡng cha mẹ già. Làm thế, nghe có vẻ nhân văn nhưng thực ra lại gây tổn thương cho nữ giới, chả hóa ra mặc định “con gái là lũ vịt giời, bé thì ăn hại lớn rồi lại bay” à?Phản ứng của chị không phải là cá biệt. Câu chuyện hỗ trợ tiền cho người sinh con gái đang trở thành đề tài bàn tán sôi nổi. Một người bạn tôi là họa sĩ tự do luôn tự hào về hai cô con gái nhỏ; một chủ doanh nghiệp tư nhân rất hãnh diện về ba cô con gái; và những người khác nữa, nói rằng họ cảm thấy điều dự luật đó thật kỳ lạ.Với họ, việc hỗ trợ đó không khác gì lời tuyên cáo rành rành, rằng những người đẻ toàn con gái thuộc nhóm “yếu thế”, “dễ bị tổn thương” trong xã hội. Điều này đi ngược lại những nỗ lực của rất nhiều lực lượng đang phấn đấu vì bình đẳng giới. Nó thậm chí còn "chỏi" lại Luật bình đẳng giới hiện hành.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ở những vùng kinh tế khó khăn nhất nước là Tây Nguyên và Tây Bắc, tỷ lệ sinh giữa con trai và con gái là 105/100, đúng như quy luật tự nhiên. Như vậy quy định trợ cấp tiền cho người cao tuổi chỉ có con gái, nếu thành luật, sẽ không đưa được tiền đến đúng nhóm dân cư nghèo nhất, cần hỗ trợ nhất trên phương diện kinh tế.Chuyện này làm tôi nhớ đến câu thơ của Xuân Diệu: “Người ta khổ vì cho không đúng cách – Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người – Có kho vàng mà tặng chẳng tùy nơi”.Đặng Huyền Sao lại nghĩ thế nhỉ? tôi thấy con gái yêu thương và chăm sóc cha mẹ tốt hơn con trai đấy! Lẽ ra phải ra luật - con trai hay con gái đều co trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ chứ Bài viết hay và sâu sắc, Tôi ủng hộ Chị! Tôi cũng là người mẹ của hai cô con gái và tôi rất tự hào về điều đó, tôi thấy mình chẳng cần đến sự hỗ trợ nào cả, Sao phải nghĩ có con trai để thờ cúng nhỉ, quan trọng là sống chứ chết rồi thì cần gì nữa. Vậy con trai vô dụng thế cơ à, đa số ngừoi ta mong con trai chỏ để nối dõi và thờ cúng thôi sao? Ai cũng thấy con gái nhờ hơn nhiều nhưnh lại mong con trai. Theo tôi con nào cũng đuợc, con gái thì gần gũi hơn, khi bệnh hoạn kêu con gái thì cũng nhanh hơn.... Sao giống tôi quá vậy trời, 2 thiên thần của bố, sao cứ phải là trai? Con ng vốn bản tính tham lam. Sinh con thì phải đủ nếp đủ tẻ, có gái thì lại muốn có trai và ngược lại. Bản thân tôi, sinh con miễn nó lớn lên thành ng là được. Chứ như khối ng, ráng sinh cho được thằng con trai rồi chiều cho lắm vào, sau này lớn lên hư hỏng chỉ làm khổ cha mẹ chứ được gì cái gọi là nối dõi tông đường. Đúng là Việt Nam, Sao không thưởng luôn tiền cho nhà nào sinh con gái, cứ sinh con gái là được tiền như các nước đã thành công trong việc cân bằng lại giới tính như Hàn Quốc. Giờ ở Hàn người ta còn thích sinh con gái hơn con trai. tôi cũng hãnh diện khi có 02 cô con gái dễ thương đáng yêu và tràn đầy hạnh phúc, 02 vợ chồng tôi đều làm vợ chồng đều làm viện chức, có chế độ bảo hiểm hẳn hoi, nên việc "hỗ trợ" này khi chúng tôi về già e là không cần thiết và đúng như tác giả, có phải các nhà hiến kế luật đang xem thường chúng tôi? Nếu cần cân bằng giới tính khi sinh thì chuyên tâm lo tuyên truyền rộng rãi hơn, sát sao hơn và thường xuyên hơn. Ủng hộ chị Huyền! Nếu chị có dịp về tìm hiểu ở Thị trấn Tây Sơn - Hương Sơn - Hà Tĩnh thì sẽ thấy mấy Đại gia ở đó toàn là nữ không à: Như Chị Liễu và Hiền Roetbull thì còn phụng dưỡng được cả mấy trăm người có chi chỉ là cha mẹ. Có hai chuyện:1. Thứ nhất là chuyện con trai hay con gái: ngoài kia có biết bao người đang đau khổ, tốn hao biết bao tâm lực, tiền của chỉ mong có một đứa con mà không được. Vây nên, có con đã là một diễm phúc, một may mắn lớn nhất mà một người có được. Con nào chẳng là con mình?! Quan trọng là có nuôi dạy được chúng nên người không kìa. Kẻ nào muốn "chọn lọc" con theo ý mình thì xin mời vào trại giống mà tìm!Thứ hai: chẳng có cơ sở nào chứng minh con trai phụng dưỡng cha mẹ tốt hơn con gái. Thực tế thì tôi thấy là phần đa con gái, dù đã đi lấy chồng, có con thì vẫn quan tâm chăm sóc cha mẹ rất chu đáo, tận tâm. Con trai thường chỉ làm tốt phần hỗ trợ tài chính, chưa kể lắm thằng phá gia chí tử, hành hạ cha mẹ già cho đến tận lúc chết. Thay vì ra luật hỗ trợ cha mẹ già không có con trai và không có bảo hiểm, tại sao không xây dựng và thực thi các chính sách nhằm tạo ra chế độ phúc lợi tốt hơn cho người dân, để bất kỳ ai đến lúc già không nơi nương tựa vẫn có thể được chăm sóc đàng hoàng như nhiều nước đã và đang làm? Nhà tôi 7 anh chị em,các anh trai lấy vợ đi xa hết, 3 chị em gái tôi ở gần, chăm sóc bố mẹ già đến khi yên nghỉ. Các anh nếu có điều kiện kinh tế, thỉnh thoảng chu cấp chút ít đê chị em tôi thêm vào nuôi cha mẹ. Luật như thế té ra phỉ nhổ vào con gái ư. Chỉ tự làm khổ mình vì những quan niệm. Phương Tây họ không nặng nề trai gái như ta, thậm chí không có từ ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Mấy đời tổng thống Mỹ từ Clinton (một con gái), George Bush (3 con gái), rồi đến Obama cũng chỉ có 3 con gái mà họ không cố để có con trai dù quyền lực và khả năng dư thừa. Vậy thì cố làm chi cho khổ. Bề ngoài mọi người đều nói như thế. Sâu thẳm bên trong vẫn muốn con trai. Họ thống kê dựa vào chuyện sinh, chứ chưa thống kê dựa vào chuyện tử hoặc danh sách tù nhân. Con trai tai nạn giao thông nhiều hơn hẳn trong số mỗi năm hơn một sư đoàn. Con trai vào tù nhiều hơn hẳn, thế là ngoài xã hội lại cân bằng giới tính thôi. Thực ra đẻ con trai họ nói thờ cúng là nói ngắn gọn thôi. Thử nghỉ xem, cưới con trai, được đón dâu về, sinh con đẻ cháu ở với mình, mình cần là có ngay, bà ngoại nhớ cháu thì ra thăm được một vài ngày phải về chứ ở mãi nhà nội được à, muốn về nhà ngoại thì phải xin phép nhà nội (nhiều khi khó dễ, nào cháu bé, cháu ốm, về suốt thế...). Còn cưới con gái, ngày đón dâu đi, nhà vắng hẳn, có cháu ngoại có phải lúc nào cũng có bên cạnh để bồng bế được đâu, đặc biệt lấy chồng xa, làm gì cũng phải xin phép bên nội. Rõ ràng nội ngoại vẫn khác nhau trời vực mà. Đẻ con trai lúc bé hay lớn đều có thể gần mình được, nghe theo lời mình đc, còn con gái lấy chồng là làm ma nhà chồng, không phải nghe theo chỉ bảo mình như hồi nhỏ nữa. Nói chung bao giờ luật gia đình thay đổi như thế này: đứa đầu mang họ bố, đứa sau mang họ mẹ thì may ra mới có thể bình đẳng nam nữ. Cảm ơn bài viết rất hay của Chị Huyền, rất đúng suy nghĩ của vợ chồng tôi. Chúng tôi cũng có 2 con gái. 15 năm cuộc sống gia đình không có gì đáng để phàn nàn, có thể nói là hình mẫu của khu phố, của cơ quan. Vậy tại sao phải có con trai mới cho là trọn ven? Có toàn con gái là khiếm khuyết và cần phải bù đắp? Tôi nghĩ số tiền hỗ trợ đó nên dùng vào việc phổ biến, truyền thông Luật bình đẳng giới đến với mọi người. |
Du học và hoa hồng Còn nhớ, năm 2008-2009 lúc chuẩn bị đi du học tôi đã lập kế hoạch khá chi tiết, nhất là về mặt tài chính. Lúc đó giá mỗi đôla Australia (AUD) chỉ khoảng hơn 10.000 đồng, trong khi mỗi USD khoảng 17.000 đồng. Tôi dự trù mình sẽ có đủ khả năng trang trải chi phí trong 2 năm học tại Australia theo kế hoạch ban đầu. Nhưng không lâu sau đó, từ khoảng cuối năm 2009 đến 2010, giá AUD tăng cao đột ngột, có thời điểm vượt giá USD, và nếu tính theo tiền VND thì mỗi AUD đã tăng gần gấp đôi so với thời điểm tôi lên kế hoạch du học. Điều đó có nghĩa là số tiền tôi tính ban đầu chỉ đủ trang trải được một nửa thời gian tôi cần để hoàn thành khóa học. Lúc đó rất nhiều du học sinh, nhất là những bạn du học bằng kinh phí tự túc, gặp rất nhiều khó khăn và áp lực về tài chính.Nhiều năm qua khi tư vấn du học cho các bạn trẻ, tôi nhận thấy phần lớn những bạn ở các nước đang phát triển thường có khuynh hướng tưởng tượng ra những điều tuyệt vời khi du học mà bỏ qua hoặc xem nhẹ những nghiên cứu thực tiễn về cuộc sống và những áp lực mà các du học sinh phải đối mặt. Một số gia đình, nhất là ở nông thôn, vẫn tin rằng làm việc ở những nước phát triển như Australia, Mỹ, Anh... sẽ kiếm được rất nhiều tiền, dư sức trả học phí và thậm chí còn có thể gửi tiền về giúp đỡ gia đình. Với kinh nghiệm thực tiễn du học tại Australia, tôi có thể chia sẻ rằng đây là một ngộ nhận hết sức tai hại. Trong số hàng chục nghìn sinh viên quốc tế mà tôi từng gặp, con số những người có thể tự trang trải tất cả mọi chi phí cho việc du học bậc cao là cực kỳ hiếm. Chưa kể, những bạn này có thể đã đánh đổi nhiều thứ còn giá trị hơn số tiền ít ỏi mà họ đã kiếm được.Tôi sẽ tính lại một phép tính đơn giản về chi phí và thu nhập mà một du học sinh có thể kiếm được tại Australia trong năm 2010 – thời điểm tôi đang theo học thạc sĩ tại đây. Tổng học phí lúc đó là 22.000 AUD, tổng chi phí sinh hoạt trung bình là 18.000 AUD, phí bảo hiểm y tế khoảng 500 AUD như vậy tôi cần tối thiểu 40.500 AUD mỗi năm để duy trì cuộc sống và học tập. Trong khi đó, tôi làm nhân viên văn phòng tại một công ty với mức lương 15 AUD mỗi giờ, mỗi tuần tôi được làm tối đa 20 giờ, mỗi năm 52 tuần nếu chịu làm không nghỉ phép tôi kiếm được 15.600 AUD mỗi năm. Rõ ràng, số tiền đó chỉ gần đủ để trang trải sinh hoạt phí tối thiểu chứ chưa thể đóng học phí được đồng nào. Trên thực tế, tôi có thể làm toàn thời gian trong thời gian nghỉ lễ và thu nhập có thể cao hơn con số trên chút ít, nhưng chênh lệch không quá lớn để có thể trả hết các chi phí cần thiết. Hiện tại, bài toán về chi phí du học vẫn có thể được áp dụng với phép tính đơn giản như trên và chỉ cần điều chỉnh mức học phí và sinh hoạt phí cho từng năm.Nếu áp lực về tài chính chỉ đè nặng trên vai những du học sinh tự túc trong những gia đình có mức thu nhập tương đối, thì áp lực về việc học và văn hóa hầu như du học sinh nào cũng phải đối mặt. Ngoài việc phải sử dụng tiếng nước ngoài như ngôn ngữ chính thức, bài vở đến hạn nộp, thi cử, tiếp cận và trải nghiệm những giá trị văn hóa và môi trường sống khác, khủng hoảng về thời gian, tâm lý, cân bằng giữa học tập, việc làm và giải trí là những thử thách không hề đơn giản với du học sinh. Con đường để khẳng định giá trị bản thân nơi đất khách vì vậy chỉ có thể tính bằng năm tháng.Với những bạn đang có ý định du học, tôi mong các bạn dành thời gian vạch ra kế hoạch phù hợp với khả năng tài chính, học lực và mục tiêu của bản thân một cách kỹ càng. Có rất nhiều nguồn thông tin các bạn có thể tiếp cận và tham khảo trước khi quyết định du học. Không có một khuôn mẫu chung có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp, vì vậy nếu bạn sử dụng dịch vụ tư vấn hoặc tham khảo từ người khác, hãy chủ động kiểm chứng thông tin về những gì mình nghe thấy và cân nhắc một lựa chọn phù hợp với bản thân mình nhất. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được những rủi ro có thể xảy đến trong thời gian du học và nếu có, bạn cũng sẽ chủ động hơn để đối mặt với những thay đổi không lường trước.Xem lại những hóa đơn học phí và những giấy tờ liên quan tôi thấy hành trình du học của mình cũng giống như việc dùng tay hái một cành hoa hồng rất quyến rũ nhưng cũng đầy gai góc. Chúng có thể chỉ làm xây xước một chút với những người từng trải, nhưng cũng có thể bật tươm máu với những ai ít kỹ năng, trong khi những người có nhiều điều kiện và tài chính dư dả có thể chỉ cần mua một cây kéo hoặc một đôi bao tay dày mà hái thật thảnh thơi. Cách nào cũng có cái giá của nó, nhưng tôi luôn tin tưởng rằng những ai dám dấn thân và không bỏ cuộc thì đều được phần thưởng của riêng mình: một tương lai đầy tự chủ khi có trong tay kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm sống trong môi trường đa dạng về văn hóa và tư duy.Huỳnh Thị Ngọc Hân Bộ GD nên làm thế nào để học sinh không phải đi du học nữa. Em học lớp 9 mà luôn có ước mơ được đi học nước nào khác việt nam ;_; mỗi tội em ko có tiền Minh la 1 du hoc sinh Australia, da o xu nay hon 5 nam. Minh di lam 30 tieng 1 tuan de tu trang trai tien sinh hoat phi, bo me ho tro tien hoc phi. Minh phai khang dinh la cuoc song rat kho khan, vat va, nhat la viec can bang giua thoi gian hoc va lam viec. Không liên quan nhưng sinh viên ở Mỹ nợ tiền học rất nhiều. Du học ở Nhật thì sao ạ? Người ở nhà thì háo hức, người đang du học thì than trời. Hàng năm mình cũng tư vấn cho rất nhiều du học sinh sang Mỹ. Kinh nghiệm cho thấy các em có khả học tốt, có kỹ năng năng quản lý thời gian, đều đi làm thêm và đều trở thành những học đầy hoài bão, có năng lực, và sống lành mạnh. Phương châm cho du học sinh là:"No pain, no gain". Có đứa con ông bác xa, đi du học Mỹ 2 năm tốn 2 tỷ VND, ba mẹ phải bán mấy công đất cho ăn học, xong về VN thất nghiệp. Như thế là chúng ta đang tị nạn giáo dục Bo ich Đi du học là cái cớ thôi, sống và làm việc ớ nước ngoài tốt hơn Tôi thấy xót xa với câu này của bạn " Chưa kể, những bạn này có thể đã đánh đổi nhiều thứ còn giá trị hơn số tiền ít ỏi mà họ đã kiếm được." Tổng sinh hoạt phí 18k/năm thời điểm 2010 thì xài hơi bị sang. Thu nhập 15$/h lại hơi thấp. Rat rat dung! Bai viet that hay va chinh xac. Các du học sinh từ Việt Nam đi chủ yếu vẫn phải xin học bổng thôi chứ tự túc thì sao có thể đi được, trừ trường hợp gia đình đại gia. Ngày xưa tôi cũng ước mơ du học như Mỹ, Canada, Úc, châu Âu. Bây giờ tôi thấy các bạn cứ từ từ, Thái Lan, Singapore cũng tốt rồi, qua đó tiếp tục cố gắng tìm đường đi xa hơn. |
Người đàn bà mù chữ Chị bảo rằng lần nào đi qua nhà cũ cũng khóc. Vì nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là sợ hãi những trận “đòn” từ người chồng cũ, cuộc ly hôn của chị diễn ra chóng vánh. Chị không đòi hỏi tài sản gì. Nhà có một con bò và hai con bê, chị chỉ dám lấy một con bê, để ly hôn cho nhanh.Chị nuôi cả hai đứa con, và theo bản án ly hôn, mỗi tháng phải nhận được một triệu hai tiền cấp dưỡng nuôi con từ người chồng. Anh chồng đi làm ăn bên ngoài cũng có tiền, không ít. Nhưng đã tròn một năm nay, chị không nhận được đồng cấp dưỡng nào, cũng không biết kêu ai. Bây giờ chị đi làm rẫy mỗi ngày chỉ được 70 đến 100 nghìn đồng, thường xuyên phải giật gấu vá vai để nuôi con nhỏ. Một triệu hai mỗi tháng với chị là số tiền quá lớn. Tôi mở vung cái nồi duy nhất trên bếp nhà chị, chỉ thấy hai con cá nục kho mặn, để ăn cả ngày.Nghe câu chuyện chị kể trong nước mắt, chúng tôi cho chị Hương đi nhờ xe lên huyện. Chị không có phương tiện để đi lên cơ quan thi hành án huyện Bình Sơn, cách đó gần 20 cây số để đòi số tiền cấp dưỡng nuôi con.Cán bộ thi hành án giải thích tận tình thủ tục, rồi đề nghị chị Hương viết một lá đơn yêu cầu thi hành án. Chị Hương ngần ngừ, không viết. Tôi hỏi vì sao. Chị bảo rằng mình không biết viết. Không biết viết theo nghĩa đen, tức là mù chữ, chứ không phải là không biết trình bày mẫu đơn.Chị Hương mù chữ. Chị Hương không biết đòi quyền lợi của mình như thế nào. Chúng tôi sững lại vài giây, khi bất thần nhớ ra rằng ở ngay đầu ngõ nhà chị, chỉ cách vài mươi mét, là một cán bộ Hội phụ nữ xã.Chúng tôi đã từng đem câu hỏi 'hội phụ nữ có tham gia gì không' cho rất nhiều phụ nữ nông thôn trong hành trình đòi quyền lợi của họ. Câu trả lời hầu hết là không. Chúng tôi đề nghị Hội phụ nữ tỉnh, và nhờ họ giúp đỡ thông tin về những vụ bạo hành gia đình trên địa bàn tỉnh. Câu trả lời trắng phớ là không giúp được vì họ không nắm thông tin này.Hội là tổ chức đại diện cho những người phụ nữ, mà không nắm được tình trạng bạo hành thì, ngoài mấy cái băng rôn xanh đỏ trên phố, tôi không biết họ nắm những gì.Tất nhiên, ở đâu cũng có người này người khác. Chúng tôi cũng gặp những cán bộ hội phụ nữ địa phương âu sầu, vì muốn giúp đỡ lắm, những người đàn bà bị bạo hành khốn khổ, mà một chút chi phí đi lại làm việc cũng thiếu thốn, và chẳng có cơ chế tương trợ nào, nhưng họ vẫn cố làm hết sức.Nhưng hệ thống những câu trả lời mờ nhạt về vai trò của Hội phụ nữ trong quá trình tiếp xúc với những phụ nữ bị bạo hành trên đất nước này làm tôi cho rằng có một vấn đề gì đó trong cơ chế hoạt động của hội, làm tôi nhớ đến những nhận xét về việc “chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” và “chưa đáp ứng được một số vấn đề thực tiễn đặt ra” mà bà chủ tịch Hội đã nói nhiều năm về trước.Trên website của Hội Liên hiệp Phụ nữ, tôi thấy nhiều gương sáng màu hồng, nhưng “thực tiễn” thì đang đặt ra nhiều bi kịch. Bạo hành chỉ là một trong số đó. Sự thiếu tự chủ về kinh tế, sự thiếu kiến thức và nhận thức về giới, đang tạo ra vô số những câu chuyện đau lòng, mà nếu không có một bàn tay từ “ai đó” chìa ra, người phụ nữ nào cũng có thể trở thành chị Hương, vĩnh viễn chìm trong cái đói và sự đau khổ.Đó tất nhiên không phải là chuyện của riêng Hội Liên hiệp phụ nữ. Báo cáo của OECD mới đây đã không dùng chữ “chưa” mà dùng chữ “không” cho Hội Nông dân Việt Nam, trong đó có “không hoạt động hiệu quả vì lợi ích nông dân”.Tôi không có ý định quy kết toàn bộ trách nhiệm cho các đoàn thể, dù chỉ là đoàn thể cơ sở. Những bi kịch luôn là hệ quả của cả một hệ thống và cần nhiều bàn tay. Nhưng có một vấn đề của các Hội, với tư cách một người viết, là tôi rất khó tìm thấy vấn đề của họ. Băng rôn, biểu ngữ, phong trào, gương sáng, thành tích thấy khắp nơi, nhưng vấn đề thì hiếm thấy.Và tôi lại nghĩ đến chị Hương, người phụ nữ không biết viết. Chúng tôi đến rồi lại đi, chứ không thể ở lại để xem cái lá đơn hôm ấy viết hộ chị, có giúp được chị đòi được mấy đồng nuôi cháu không. Cán bộ phụ nữ, thì vẫn ở ngay đấy.Đức Hoàng Ngày tôi bị chồng cũ bạo hành lên phường báo CA. Họ bảo chuyện gđ về nhà tự giải quyết. Về sau chịu không thấu nữa tôi trốn khỏi nhà luôn. May sao, chồng cũ lấy vợ mới. Mừng như được hồi sinh. Tôi rất thích những bài viết có tâm của Đức Hoàng. Báo chí ngoài chuyện phải viết vì định hướng, phải viết vì cơm áo quảng cáo, hoặc tệ hơn phải viết vì phải đánh ( hoặc không đánh) doanh nghiệp này kia, hoặc lá cải câu view, những bài viết có tâm với xã hội như vậy thật đáng trân trọng. Phụ nữ thời nào cũng khổ, và còn khổ hơn trong một xã hội giáo điều hình thức khẩu hiệu tuyên truyền, và giả dối. Hội phụ nữ không bảo vệ phụ nữ? hội nông dân không bảo vệ nông dân? vậy thì những hội này làm cái gì? Đọc báo của anh Hoàng tôi rất là thích. Người trẻ tuổi mà rất có tài. Đọc từng câu từng chữ như ngấm vào trong đầu, không có ý thừa, không viết lan man. Mong anh phát huy để chúng tôi được mở mang tầm mắt. Kinh phí đâu để duy trì mấy hội đó và băng rôn xanh đỏ đầy đường ? Nếu lập hội ra chỉ để tiêu tiền thì dẹp hết đi . Lúc nhỏ bản thân tôi chứng kiến bạo hành trong gia đình mình , vai trò rõ ràng nhất của các hội bang phường xã là hằng tháng tới gom tiền này nọ và thể hiện cái dốt nát thượng phong của họ, hậu quả tâm lí tới nay tôi còn ảnh hưởng dù bản thân nhận thức và xử lí được vấn đề . Tôi đang mường tượng đến một sự đổi thay to lớn mà bản thân tôi sẽ góp 1 phần nào sức lực trong đó. Hội phụ nữ xóm tôi có truyền thống chỉ hoạt động mỗi năm một lần trong lễ kỷ niệm ngày 8/3 rất chính xác Ngày chồng cũ bạo hành , 30 tết mua xăng đốt nhà báo công an thì công an nói vậy nhà đã cháy chưa còn vợ chồng về mà tự giải quyết với nhau . Giơ ly hôn đã được 3 năm bỏ của ôm 2 đứa con nuôi . Mừng như được sống lại . Trông vào chính quyền mấy cái vụ bạo hành gia đình có ngày chết oan . Tự mình cứu mình thôi Ôi trời ơi! Đã từ lâu rồi người ta còn ví von:"Công đoàn như cái vú đàn ông-Để thì cũng được-cắt không việc gì!" thì Hội Phụ nữ cũng như rứa vậy thôi! Trong trường hợp này : viết dễ hơn làm . Ở đâu cũng thấy nói : cán bộ cấp xã , phường YẾU VÀ THIẾU (MAY LÀ KO ĐỦ) .Nên sự việc như trên là ko hiếm.LẠ LÀ SAO CÁN BỘ Ở CÁC CẤP TRÊN ÍT YẾU VÀ THIẾU LẠI ĐỂ XẢY RA ĐIỀU NÀY ? Gần nhà tôi có chị là cán bộ Hội phụ nữ tỉnh hẳn hoi, thấy hàng xóm bị bạo hành còn ngồi buôn dưa lê cười cười nói nói và bình luận ai đúng ai sai, phát chán với mấy bà mấy chị Hội Phụ Nữ. MÙ CHỬ KHÔNG PHẢI LÀ TỘI .NHỮNG KẺ VŨ PHU .XÃ HỘI AI CŨNG GHÉT. CAI ĐẮNG Ko muốn đánh đồng tất cả,nhưng bộ máy nhà nuớc quá ruờm ra mà lại hoạt động ko hiệu quả.cơ quan làm việc thì chỉ lo cơm áo gạo tiền,báo cáo hàng tháng thì chỉ làm cho có.nguời nào làm quá siêng năng trong nhóm nguời luời thì bị vùi dập.từ trên xuống duới thì con ông cháu cha thì làm sao nói đuợc gì.Nói tóm lại rất mong muốn có nhiều tổ chức độc lập,đứng ra nói tiếng nói vì cộng đồng thì may ra mới ổn đuợc. Bài viết của anh rất hay, chân tình và ấm áp tình người. Nhưng anh ơi, ngay cả những người phụ nữ biết chữ, có thể tự nuôi thân nuôi con, ở ngay giữa những thành phố lớn vẫn còn giữ cái tư tưởng "vì mình sai chồng mới đánh", hay những người phụ nữ khác nhìn vào còn nhỏ to "cô đó chắc tệ lắm mới bị chồng bỏ". Những tư tưởng đó còn ăn sâu vào tâm thức của phụ nữ Việt Nam thì chắc còn lâu lắm phụ nữ mới thật sự được giải phóng khỏi cái tư tưởng Lão Nho này. Hội Phụ nữ... ôi, chuyện xa vời. Ngay cả ở trung tâm thành phố lớn mà những người làm trong Hội Phụ nữ vẫn giữ tâm thế này và tôi biết có chị làm trong Hội mà bị chồng đánh còn cam chịu "vì con", bao giờ cho đến bao giờ. Cám ơn nhà báo đích thực ! |
Chính phủ có Facebook Ấn Độ có hơn 1 tỷ dân và khối lượng thông tin mà Chính phủ nắm giữ là vô cùng lớn. Nếu bây giờ cứ lúc nào dân cần, làm đơn yêu cầu, Chính phủ mới cung cấp thông tin, thì khối lượng đơn thư phải xử lý là khổng lồ, nguồn lực để xử lý yêu cầu thông tin là quá sức tưởng tượng. Ví dụ tập đoàn lưới điện quốc gia Ấn Độ, cung cấp điện cho 600 triệu người, nếu lâm vào tình cảnh bị chất vấn vì số ghi từng cái công tơ, thì chịu. Thế mà ở hội sở của tập đoàn tại New Dehli, họ chỉ có dăm ba nhân viên chịu trách nhiệm trả lời chất vấn, còn kiêm nhiệm cả vị trí khác, tỏ ra rất nhàn hạ. Họ nói với tôi rằng, bởi vì chúng tôi "suo motu" hết cả rồi."Suo motu" là khái niệm mô tả một tiến trình được tự thực hiện mà không chịu tác động của một bên nào. Hiểu nôm na là tự chủ động cung cấp thông tin, không chờ được đòi hỏi. Càng tự cung cấp nhiều bao nhiêu thì càng nhàn hạ bấy nhiêu trước các chất vấn.Ngày 21/10, trang thông tin điện tử Chính phủ đã có tài khoản Facebook với tên gọi "Thông tin Chính phủ". Tài khoản Facebook này nhằm mục đích cung cấp rộng rãi hơn thông tin hoạt động của Chính phủ trên môi trường Internet. Hạ tầng mạng xã hội Facebook, hiện tại có hàng chục triệu tài khoản đến từ Việt Nam. Việc Chính phủ có Facebook, cũng là một động thái "suo motu".Khi những lo ngại về chi tiêu ngân sách xuất hiện, đơn giản như việc duy trì hệ thống xe công mỗi năm tiêu tốn 13.000 tỷ đồng mà không ai thống kê được "xe ở đâu tối qua", "anh làm gì tối qua", thì người dân sẽ mang nhiều hoài nghi về hiệu quả.Ở nhiều quốc gia, ví dụ như Vương quốc Anh, bạn có thể tìm thấy toàn bộ đầu việc mà các cơ quan chính phủ đang làm trên Internet. Xin nhấn mạnh là toàn bộ, được thống kê thành các bảng biểu, bao gồm ngày bắt đầu, ngày dự kiến kết thúc, và có cả biểu đồ cho thấy việc nào đã làm đúng kế hoạch, việc nào chưa. Ví dụ năm nay thì Chính phủ Anh đang có 1.384 đầu việc, trong đó có 77,2% đã hoàn thành, 0,8% chưa bắt đầu được, 7,7% đang tiến hành, Văn phòng Chính phủ "đuối" nhất với chỉ 69,7% số đầu việc hoàn thành đúng tiến độ còn Bộ ngân khố thì đúng tiến độ hơn 82%... Những thông tin này được cung cấp "suo motu" và rất dễ tìm. Tôi nghĩ cũng chẳng có bao nhiêu người dân bình thường ngồi đọc hết những bảng thống kê nhàm chán này, nhưng việc chủ động cung cấp khiến đôi bên yên tâm về nhau.Sự thiếu tin tưởng vì thiếu thông tin có thể tạo ra trở lực xã hội. Nếu không có sự thông cảm và chung sức giúp đỡ của nhân dân, thì một mét đường có khi cũng khó xây. Chính vì thế tôi đánh giá rất cao việc Chính phủ Việt Nam có Facebook. Nó có thể là bước đầu cho một cuộc giao tiếp sôi nổi và hứa hẹn đầy tính xây dựng. Bước đầu, bởi để cuộc giao tiếp ấy trở nên thực sự hiệu quả, thì người dân sẽ còn cần biết rất nhiều thứ, và Chính phủ sẽ phải "suo motu" rất nhiều lần nữa. Trong thâm tâm, tôi cũng rất muốn biết Chính phủ có tổng cộng bao nhiêu đầu việc và việc nào đang làm, việc nào chưa xong, bộ nào hoàn thành đúng tiến độ các công việc của mình. Thứ này hiện tại muốn có thì phải sử dụng đủ loại nghiệp vụ báo chí chưa chắc đã tìm thấy.Ở Ấn Độ, tôi hỏi tiến sĩ Venkatesh Nayak, một học giả nổi tiếng của nước này về Luật thông tin, rằng có một thông tin tôi tìm cả đời không thấy, là tại sao vợ tôi cứ làm khổ tôi mãi thế. Tôi đùa thôi. Nhưng ông khẽ mỉm cười, rồi lý luận rất nghiêm túc: "Tôi nghĩ anh cần minh bạch với vợ mình trước, rồi đời anh sẽ thay đổi. Sự minh bạch bắt đầu từ gia đình". Thông điệp của vị học giả rất rõ ràng: mọi quan hệ tốt đẹp đều được xây dựng từ sự chủ động như thế.Đức Hoàng Đúng rồi, nhiều khi muốn biết Chủ Tịch phường đang đi đâu, chứ lần nào kiếm, ổng cũng đi họp hết. Cái khó nằm đúng vào chỗ "minh bạch"! Vì mình bạch thì buộc phải trong sạch. Vậy ai muốn minh bạch!? Nếu chỉ có một bên dân muốn, thì dân không thể nào biến cái muốn thành hiện thực được! Nếu không có minh quân thì mãi mãi không có minh bạch! Tôi k có chuyên môn nên k nhận định đc điều anh nói đúng hay sai. Nhưng bài viết của anh thật sự là 1 cái tát rất đau vào mặt những kẻ tham nhũng, những kẻ sử dụng của công phung phí, những kẻ đút lót làm ăn mập mờ. Rõ ràng, công khai, minh bạch, hiệu quả là cái mà xã hội cần nhất, mong đợi nhất ở chính quyền, các ban ngành. "Anh cần minh bạch với vợ mình trước". Đúng, và đầy đủ ý nghĩa. Với thực trạng nước ta hiện nay, cứ 10 người ở cấp quản lý có gần 9 ng vì tư lợi cá nhân nên MINH BẠCH mãi chỉ là mỹ từ! Rất mê các bài viết của Đức Hoàng, mong anh viết thường xuyên Chủ động và minh bạch, dân chủ là điều mà dân chúng luôn cần ở chính phủ. "suo motu" – nghĩa là "tự thân vận động" sẽ phải có động lực từ cái "tự thân"...Xem chừng khó! Bài viết của bạn rất hay, nhưng chắc chỉ có dân muốn minh bạch thôi bạn ạ.Nếu minh bạch thì làm sao các vị co` chức có quyền giàu được, và nếu minh bạch thì cần gì phải " hy sinh đời bố củng cố đời con"? Có hay không có không quan trọng bằng việc người cung cấp thông tin trung thực. Chào Đức Hoàng, mình nghĩ bạn chắc cũng khoảng tuổi với mình nhưng mình rất ngưỡng mộ bạn. Bài viết nào cũng hay và đi vào lòng người. mặc dù thoạt nhiên bài viết có vẻ là 'khen' nhưng có lẽ sẽ nhiều người có trách nhiệm phải giật mình vì 'lời khen' này riêng tôi thấy dù có fb thì cũng vậy. cái chính là người phụ trách trang fb ấy có thường xuyên cập nhật cmt của người dân và chuyển tải bức xúc đến các lãnh đạo hay không. chứ nếu lập ra rồi phớt lờ các cmt thì cũng vô dụng mà thôi. Anh Duc Hoang oi, coi chung bi bon tham quan nhot anh vao hoa lo day... Nếu quyết tâm có nồi cháo thì kể cả là nấu từ chiếc rìu thì rồi cuối cùng cũng có nồi cháo thật, quan trọng là quyết không... bỏ dở! Cứ bắt tay vào khởi động thì mới le lói kết quả còn không có khởi đầu thì lấy đâu ra kết quả! |
TPP và bác nông dân Tôi trả lời rằng, ai cũng thích được ưu đãi cả, nhưng với bất kỳ ưu đãi nào, chúng ta phải luôn nhớ rằng ưu đãi là một yếu tố triệt tiêu cạnh tranh. Giải pháp theo tôi, không phải là ưu đãi mà phải tìm cách để cho những gì chúng ta đang bàn trong khách sạn 5 sao này được đem ra áp dụng ở ngoài cánh đồng với những bác nông dân lấm lem bùn đất thì khi đó mới có thể phát triển bền vững được.Ở hội nghị thì vậy, đến khi tôi bắt tay vào thực hiện một dự án nông nghiệp bền vững, xuống gặp các bác nông dân thì câu hỏi đầu tiên của bác nông dân vẫn là: Vậy thì tôi được hỗ trợ gì? Khi tôi trả lời là tôi không đem tiền đến để biến các bác thành tỷ phú mà tôi chỉ có kiến thức để hỗ trợ thì bác nói: “Chú nhìn quanh nhà tôi đi xem có thứ gì đáng giá không. Nông dân nghèo thế này mà không đem tiền giúp tôi thì làm sao khá lên được để nói những chuyện về bảo vệ môi trường hay biến đổi khí hậu cùng với chú?Vậy là tôi quyết định mạo hiểm. Tôi chia đôi vườn của bác ra, một nửa vườn tôi hỗ trợ phân thuốc nhưng buộc phải làm theo quy trình của dự án. Nửa vườn còn lại, bác muốn làm gì thì làm. Kết quả sau một vụ, năng suất nửa vườn do tôi “đạo diễn” tăng 10%, giảm nước tưới 40%, giảm phân hóa học 15% và sau tất cả, thu nhập của bác mỗi vụ tăng thêm gần 20 triệu đồng một ha. Bác nông dân phấn khởi, gặp tôi và đề nghị hỗ trợ tiếp. Tôi trả lời: “Chúng tôi không cho không cái gì cả. Nếu bác muốn được tiếp tục hỗ trợ, bác phải dạy lại cho ít nhất 50 nông dân nữa những gì bác đã học được từ chúng tôi. Bác có thể sử dụng ngay cái vườn nửa tốt, nửa xấu để thuyết phục mọi người nghe theo bác. Bác nông dân đồng ý. Và thế là các nhóm nông dân sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn như GAP, 4C, hay RFA bắt đầu hình thành, phù hợp với mục tiêu mà chúng tôi đã bàn trong khách sạn 5 sao kia là phải liên kết nông dân và phải phát triển bền vững theo chuẩn quốc tế. Và điều tôi vui hơn nữa, là nông sản do nhóm nông dân sản xuất ra, đã có thể vượt qua rất nhiều rào cản về thuế quan hay kỹ thuật để xuất khẩu vào các nước thuộc nhóm TPP bây giờ mà không cần trợ giúp gì của tôi cả. Hay nói khác đi, bác nông dân nghèo khó của tôi ngày xưa bây giờ đã đủ sức cạnh tranh với nông dân ở các nước khác.Nhưng việc áp dụng kỹ thuật tăng năng suất và đạt những chứng chỉ bền vững để bước vào chuỗi cung ứng toàn cầu chỉ là một phần của câu chuyện. Vì nếu không nói rõ là bác nông dân của tôi là nông dân trồng cà phê thì câu chuyện trên sẽ trở nên vô nghĩa. Nếu là một bác nông dân đang trồng đậu nành chẳng hạn, thì chắc chắn bác sẽ không bao giờ có thể cạnh tranh với những nông dân bên Mỹ sử dụng giống đậu nành biến đổi gene hay nông dân nuôi bò ở Việt Nam dù có áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới không thể nào cạnh tranh với nông dân New Zealand. Vì vậy, câu hỏi trồng cây gì, nuôi con gì nên được chuyển thành trồng những cây, nuôi những con mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh chứ không phải là cứ nghe phong thanh ở đâu đó có “cây tỷ đô” thì đổ xô đi trồng để rồi rất lâu sau đó mới nhận ra rằng chúng ta hoàn toàn không có lợi thế.Vậy là bác nông dân cà phê mà tôi quen đang vui mừng vì trong 12 nước tham gia TPP chỉ có Mexico là đáng lưu tâm khi so sánh với cà phê Việt Nam. Ngoài ra cũng sẽ có rất nhiều bác nông dân khác chắc sẽ vui mừng vì các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như lúa gạo, hồ tiêu, cao su, thủy sản… đều là những mặt hàng mà các nước trong TPP không có thế mạnh. Nhưng người nuôi gà công nghiệp thì hẳn là có nhiều lý do để lo lắng vì thịt gà Mỹ đang bán ở Việt Nam với mức giá rẻ không tưởng. Tuy nhiên, cũng là thịt gà, thì nhiều người tiêu dùng bên Mỹ cũng đang sẵn sàng trả giá cao cho thịt và trứng của gà ta Việt Nam vì họ cũng đồng ý với chúng ta rằng những sản phẩm đó của ta ăn ngon hơn của họ, hay nói khác đi, là chúng ta có lợi thế so sánh với họ ngay trong cùng một mặt hàng, chỉ khác chăng là chúng ta có thể cung cấp những sản phẩm khác biệt về hương vị và chất lượng.Rất nhiều người đang đoán già đoán non về mức thuế của từng mặt hàng cụ thể sau khi gia nhập TPP, còn tôi thì nghĩ rằng, thay vì ngồi đoán mò về thuế, bác nông dân của tôi hoàn toàn có thể tìm hiểu xem những nước trong TPP họ đang cần gì để mà đáp ứng bằng những sản phẩm mà bác đang có lợi thế vì đang có một thị trường rất lớn đang từng bước mở ra cho rất cả các bác nông dân, dù là nông dân Việt Nam hay nông dân Mỹ sẽ đều có lợi nếu biết phát huy lợi thế của mình.Vũ Quốc Tuấn Tôi làm nông nghiệp. Nhưng chúng tôi thiếu thông tin và định hướng (thông tin và định hướng toàn ở đâu đâu trong Thành phố lớn,...) vậy chúng tôi phải mò mẫm, nghe ngóng truyền miệng. Thật khó liên kết 4 nhà như cán bộ nói trên Vô tuyến. Rút cuộc chúng tôi - Nông dân vẫn phải tự mình làm - tự mình tiêu thụ - tự mình chịu bị ép đủ mọi bề, và hơn nữa tự mình gánh đủ thứ phí... bài viết khá hay, phản ánh đúng hiện thực nông thôn việt nam. song cũng cần nói thêm hiện chúng ta đang hội nhập sâu rộng trong tương lai sẽ có rất nhiều thứ thay đổi nhanh, mạnh. Ví như nông dân ở các vùng quê hiện họ đang từng bước từ bỏ ruộng đi làm ăn và tuổi trẻ ngày nay cũng không mặn mà với nông nghiệp nên có chính sách cho phép nông dân trả ruộng đất cho hợp tác xã để tập trung ruộng đất cho một số ít nông dân để họ chuyên canh phục vụ thị trường thay bằng mỗi người hơn một sào lúa nước như hiện nay và những người nông dân chuyên làm nông nghiệp cũng có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Còn gà Việt Nam ta thì nên có chính sách để các doanh nghiệp lớn đầu tư trang trại gà thả vườn hoặc gà thả đồi... nuôi thóc gạo không nuôi cám công nghiệp tại các vùng thưa dân cư, tránh xa khu dân cư... để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu và cũng cần một thời gian dài để khẳng định thương hiệu gà Việt trên thị trường. Cảm ơn anh vì bài viết tâm huyết! Nông dân muốn làm ra sản phẩm chất lượng, nhưng ko đủ kiến thức và cũng chưa từng đi ra nước ngoài để biết lợi thế cạnh tranh của họ và của ta là gì. Nếu nhận được tư vấn đúng hướng và cụ thể thì họ sẽ làm được. Bản thân e cũng muốn làm nông nghiệp sạch nhưng vẫn chưa đủ kiến thức và tầm nhìn để biết nên đầu tư vào đâu. Rất mong anh có những tư vấn thêm cho em cũng như các bác nông dân khác! Rất chính xác. Tôi thấy bài viết đã có những ý kiến hay mà các nhà hoạch định chính sánh cần quan tâm. bài viết rất sâu sắc. cảm ơn bạn. Đoạn kết của bạn có 1 gợi ý về cách làm nhưng chỉ tiếc là thiếu tính thực tế vì bác nông của bạn không đủ kiến thức để tìm hiểu thị trường TPP cần gì ạ. Nếu được bạn đề cập đến chức năng và nhiệm vụ của bộ NN và PTNT thì hay biết mấy. Không thể mọi thứ đều quy về công việc của bác nông dân bạn ạ. Mong anh hãy tiếp tục giúp đỡ và nhân rộng mô hình anh đã thành công để nông dân việt Nam cũng được hưởng lợi từ TPP. Chúc anh nhiều sức khỏe. Cảm ơn vì bài viết rất thời sự của bác! Mình đang làm một bài luận về giải quyết vấn đề liên kết 4 nhà để phát triển nền nông nghiệp VN, đặc biệt là trong thời kỳ gia nhập TPP. Bạn nào có tài liệu hay ý kiến hay thì chia sẻ với nhé, cảm ơn! Chắc nông dân khổ dài dài. Làm ăn nhỏ lẻ, kỉ thuật lạc hậu. Năng suất thấp. Co che quan ly.Ly thuyet suong.Trinh do du bao.Can bo k trach mhiem.Loi ich nhom. Những người không rành về nông nghiệp, chưa từng đi thực tế thuyết phục nông dân làm theo GAP . . . Thì có thể thấy bài viết có vẻ hay hay. thực tế là tác giả hiểu về nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn ít lắm. Không đơn giản thế đâu bạn ạ Cái gì của Thái cũng ngon hơn của ta: Từ quýt Thái, Nhãn Thái, Chôm chôm Thái, Me Thái, Xoài Thái....Chỉ có Gà Ta là ngon hơn của Thái thôi. May quá Ai cũng nói về TPP nhưng hỏi có mấy người được đọc văn bản TPP.Hôm nay thấy trên VTV có chương trình nói về TPP, rồi minh họa bằng những clip phỏng vấn người dân về TPP. Cuối cùng thì cả người dẫn chường trình, hai vị khách mời (cũng là học giả hoặc nhà nghiên cứu) chưa nhìn thấy cái TPP ấy nó ra làm sao. Thế thì bàn cái gì. hay quá Lợi thế cạnh tranh mà Việt Nam mình có thì nhiều nhưng áp dụng như thế nào thì thời gian sẽ trả lời. |
Xóa xe biển xanh Thời còn làm ở một cơ quan có “xe biển xanh” tôi đã chứng kiến một lãnh đạo yêu cầu tất cả lái xe bỏ đèn ưu tiên được lắp sai quy định. Kể cả xe chuyên dùng cho thủ trưởng đơn vị. Một lãnh đạo khác thì phản ứng mạnh khi tài xế vượt quá tốc độ: Ông xuống xe đi taxi, để người lái xe của mình ở lại giải quyết theo luật. Sau đó về cơ quan, ông phạt thi đua tài xế. Kết quả của những động thái quyết liệt ấy là 100% tài xế cơ quan trở nên "ngoan hiền" khi tham gia giao thông dù vẫn điều khiển những chiếc xe biển 80.Rõ ràng là uy tín chính trị được xây dựng qua mấy chục năm ròng của họ xứng đáng với những điều quan trọng hơn là chường mặt ra “bảo kê” cho một chiếc xe vượt quá tốc độ.Cả tuần trước, dư luận ồn ã vì một clip dài hơn 8 phút quay cảnh chiếc xe "biển xanh" - sau này được xác định là xe của Ban Kinh tế Trung ương - gây tai nạn và bỏ chạy. Cuộc đua nghẹt thở của nhóm thanh niên qua nhiều tuyến đường và rất nguy hiểm. Trong quá trình “chạy trốn”, "xe biển xanh" hóa thành “xe điên” và việc không có ai bị đe dọa tính mạng chỉ hoàn toàn là may mắn. Cuối cùng nhóm thanh niên đó cũng lôi được ông lái xe và đưa về Công an quận.Trước sự việc, Ban Kinh tế Trung ương đã ra thông cáo báo chí thừa nhận lái xe “có hơi men” đó là nhân viên Văn phòng Ban. Lái xe này đã xin lỗi, bồi thường cho nạn nhân, bày tỏ sự ăn năn, hối lỗi do bị mất bình tĩnh đã gây ra vụ việc trên. Tất nhiên, không đoán cũng biết rằng các lãnh đạo Ban có cảm thấy vui vẻ về chuyện này hay không, khi tên của tổ chức được nêu ra trên mặt báo nhờ vào một nhân viên say rượu.Nhưng dù thế nào, sự khẳng khái riêng của các “sếp”, hay chính xác hơn là nỗ lực cá nhân của họ không giải quyết được vấn đề lớn, vì đã có quá nhiều chiếc xe biển xanh gây ấn tượng không tốt đẹp với người dân.Gõ "xe biển xanh vi phạm giao thông" trên Google, sẽ ra gần một triệu kết quả. Nhưng sẽ ra sao nếu những thanh niên kia không chặn được chiếc xe điên lắp biển xanh? Vụ tai nạn có thể rơi vào quên lãng. Vì khác với xe biển trắng có thể tra trên tàng thư của Cục Đăng kiểm, thông tin về "xe biển xanh" thuộc loại khó tìm kiếm. Và nhiều khi, việc kiểm tra theo phản ánh của người dân về "xe biển xanh" vi phạm, với một lý do nào đó, lại ra kết quả "biển số giả". Không phải ngẫu nhiên mà Trịnh Xuân Thanh đã phải cậy cục bằng nhiều mối quan hệ để đeo tấm biển xanh cho chiếc xe "mượn của thằng em".Và bây giờ, hẳn không ít người dân ủng hộ ý tưởng: bỏ hẳn xe biển xanh, thậm chí cả biển đỏ.Họ muốn mọi chiếc xe đều ngang hàng trước pháp luật. Vì trên lý thuyết là như thế. Đã có lúc nhà quản lý “định” nghĩ khác. Ví dụ như tháng 3 năm nay, một thông tư về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông có nội dung: nếu là xe của cán bộ cao cấp thì có thể lập biên bản, chụp ảnh hiện trường rồi... cho đi. Nhưng dư luận đâu thể chấp nhận điều này. Trước phản ứng mạnh mẽ từ người dân, đại diện Bộ Công An đã hứa lược bỏ nội dung đó.Ý tưởng “bỏ hẳn xe biển xanh” được nêu ra bởi chính một cán bộ ngành giao thông ngày 22/12 đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ dư luận. Một cuộc thăm dò độc giả của VnExpress cho thấy 89%, tương đương với hơn 11 nghìn phiếu lựa chọn “Bỏ” chỉ sau một ngày. Ngay cả chính thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng cảnh sát Giao thông, Bộ Công an, cũng bày tỏ ý kiến đồng tình.Tất nhiên là để thay đổi một nếp suy nghĩ thì còn rất nhiều trở lực, đặc biệt là trong xã hội ta, nơi mà khái niệm “công vụ” vẫn là một thứ rất mực được trọng thị - thì “xe công vụ” và “xe thường” được đánh đồng làm một có thể khiến nhiều người ngần ngại. Tất nhiên, những ngoại lệ dành cho lực lượng vũ trang cũng nên được tính tới.Nhưng câu hỏi lúc này, trước những bức xúc của dư luận và tinh thần thượng tôn luật pháp đang được nêu cao, thì câu hỏi không còn là “Có nên bỏ không?”. Câu hỏi bây giờ là: Tại sao không bỏ?Tôi tin rằng không nhiều người trả lời rành mạch được câu này.Trần Anh Tú Chẳng tác dụng gì vì xe vẫn đứng tên cơ quan chủ quản, người đi xe công sẽ rất thích vì ko bị báo chí và người dân soi mói nếu "tiện đường công tác", lỡ có bị dừng xe trình giấy tờ ra nói chuyện thân mật là lại thả đi. Thiết nghĩ công khai minh bạch biển xe vẫn tốt hơn. Cứ đúng luật mà làm thì tại sao phải bỏ! Như vậy là khẳng định lực lượng cảnh sát giao thông coi thường pháp luật, không thực thi nhiệm vụ theo quy định Nếu cho rằng xe biển xanh được nhiều quyền lợi và yêu cầu đổi sang biển trắng cho công bằng, vậy tôi hỏi các bạn nếu xe công đổi sang biển trắng, khi nó sử dụng vào mục đích cá nhân, hay đi ngoài giờ hành chính vào mục đích riêng thì làm sao dân giám sát được, như vậy họ sẽ thoải mái mà sử dụng vào mục đích riêng tôi thấy không ổn chút nào. ttoi thấy rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật thì xã hội mới phát triển được Cái này là mèo khen mèo dài đuôi . Thích nhất câu: "Ngay cả chính thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng cảnh sát Giao thông, Bộ Công an, cũng bày tỏ ý kiến đồng tình" !?Cứ tưởng anh Hà lại nói: "..... có quyền" ! Bỏ ngay biển xanh biển đỏ để mọi người lái xe than gia giao thông bình đẳng và cùng chung nhịp độ đi lại của mọi người. Còn xe công vụ cần có phương tiện hộ tống và xe đặc chủng dẫn đường. Chiếc xe không sai, biển xanh không sai. Ở đây chính là người sử dụng chúng. Tại sao với một chức pct tỉnh hậu giang, mối quan hệ rộng như thế mà Trịnh xuân Thanh vẫn cần đến xe biển xanh? Đó là để ra oai , để khè thiên hạ rằng tôi là quan chứ không phải công bộc của dân. Nếu dẹp được cái tư tưởng đó thì dù xe biển gì cũng như nhau cả. xe biển xanh lộng hành là do kỹ luật chưa nghiêm, cả nể. bỏ biển xanh chỉ làm cho dể dàng xử lý nội bộ hơn khi xe vi phạm. Vấn đề chính là Sếp ngồi trên xe thái độ và ứng xử với lái xe của mình vi phạm luật giao thông thế nào ? Nếu bỏ biển xanh nhưng Sếp vẫn dùng quan hệ để alo cho người có thẩm quyền thì cũng bằng không !!! Hơn nữa, nếu bỏ biển xanh thì rất khó kiểm soát việc sử dụng xe công vào việc riêng như đi lễ chùa, cưới hỏi.... Bỏ , Khẳng định là bỏ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Đúng vậy , xe biển xanh " hiền lành ngoan ngoãn " là do ... Sếp cơ quan , nếu biết sếp sẽ không " xin " cho mà còn phạt thi đua thêm thì lái xe nào dám vì phạm Vợ tui được xe biển số xanh chở đi chợ hằng ngày quen rồi nên bà ấy cương quyết phản đối. Thậm chí thằng cháu ngoại ba tuổi cũng phản đối. Hì hì…, khó thật. |
Tôi bị lạm dụng Tôi cho là vậy, bởi khi đi cùng nhau, nếu gặp hắn, chúng tôi đều có chung một nỗi sợ hãi, phải bỏ chạy thục mạng không ngoái lại hoặc nép sát vào tường, hai tay giữ chặt đũng quần, không đứa nào nói lại với nhau bất kể điều gì.Khu phố này không riêng trẻ con mà cả người lớn cũng ngại hắn. Người đàn ông đó to khoẻ, có thể chửi nhau sang sảng cả một buổi sáng hoặc thậm chí ngay cả mùng Một Tết bằng thứ giọng chói tai.Tôi không dám nói bất cứ điều gì với bố mẹ và chị gái. Tôi biết mình sợ. Tôi sợ hắn chửi bố mẹ mình như những người khác mà tôi từng đứng xem.Hắn luôn xuất hiện bất ngờ, buổi trưa vắng lao ra ghì chặt không thể thở nổi. Tay còn lại xọc vào quần bóp ngấu nghiến, đôi mắt vằn máu. Tôi điên cuồng đấm thẳng vào mặt hắn. Gương mặt khốn ấy cứng trơ như đá, hắn không né mà giơ mặt ra hứng trọn lấy những cú đấm nhỏ xíu như nắm xôi vào xương gò má và cười khoái trá. Tôi học chửi bậy. Có lần hắn sàm sỡ tôi trước mặt mẹ hắn, tôi giãy giụa chửi dù không thực sự hiểu nghĩa câu đó là gì nữa.Lần ấy hắn đánh tôi rất đau, bóp cổ và lấy dây thừng buộc chân treo ngược tôi lên móc quạt trần nhà hắn từ sáng đến gần trưa, giờ mẹ tôi đi làm về, thì thả xuống. Tôi nhớ hôm đó chắc chắn mẹ nhận ra điều gì đó bất thường, gặng hỏi nhưng tôi im như thóc. Bởi quá sợ hãi.Có thể phần đời sau của tôi đủ may mắn để những vết thương tinh thần đó không hằn sâu trong trí não và ảnh hưởng đến nhân cách. Nhưng sau này nghe bất kể chuyện gì liên quan ấu dâm tôi đều lạnh sống lưng. Những đứa trẻ bị lạm dụng khác có thể sẽ không được may mắn như tôi, tổn thương nghiêm trọng hơn.Và những kẻ bệnh hoạn ấy cần bị trừng phạt.Luật Việt Nam về các hành vi liên quan đến lạm dụng hay quấy rối tình dục trước nay khá sơ sài. Theo quy định hiện hành thì mức phạt cho hành vi quấy rối mới chỉ ở mức vi phạm hành chính. Trong Bộ luật Hình sự hiện tại thì chỉ chủ yếu tập trung vào giao cấu, nên các hành vi làm tình khác sẽ bị chuyển sang tội dâm ô. Luật Hình sự mới - đã đưa hành vi quan hệ tình dục khác vào cùng với các tội danh về hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu - nhưng chưa có hiệu lực.Cho đến lúc này, xét về khung pháp lý, vẫn chưa có hướng dẫn đầy đủ để nhận diện “hành vi quấy rối tình dục” nói chung, chứ chưa nói đến ấu dâm - tình trạng mà đối tượng thường xuyên không thể tố cáo chính xác những gì mà kẻ thủ ác đã làm với chúng. Và tất nhiên, giáo dục trong nhà trường về chủ đề này vẫn đầy những khoảng trống.Sau tất cả những sự kiện gây chấn động trong xã hội gần đây, sau tất cả đau đớn của những người mẹ, những phẫn nộ của cộng đồng, đã đến lúc cần lấp đầy khoảng trống cả về nhận thức lẫn pháp lý cho xã hội về loại hình tội phạm này. Tội phạm ấu dâm không chỉ tạo ra hậu quả trước mắt lên thân xác những đứa trẻ, mà khiến tinh thần chúng bị tổn thương lâu dài, không thể khắc phục.Hơn tất cả, các bố mẹ cần có người đứng ra nhận vị trí làm bạn đúng nghĩa với con, để nghe chúng tâm sự, chia sẻ và "cảm giác" được những bất thường của trẻ. Thế giới của con nít là thế giới riêng, người lớn muốn biết, muốn hiểu và bảo vệ chúng, không có cách nào khác phải tham gia vào đó.Không có sự nghiệp hay đồng tiền nào có thể bù đắp tổn thương nổi cho con cái.Hoàng Minh Trí Nhiều người VN cho rằng chảy máu mới là bị thương, mà không biết rằng một đứa trẻ bị khủng bố tinh thần thì vết thương tâm lý khó chữa khỏi gấp bội so với gãy tay, gãy chân. Chúng ta tham gia tổ chức quốc tế bảo vệ quyền của trẻ em, phát động phong trào bảo vệ sức khỏe trẻ em, sáng tác nhiều bài hát dành cho trẻ em ... Tất cả những thứ đó là tốt, là cần thiết nhưng mới là cần, chưa phải là đủ, và mới chỉ là bề nổi. Kịch liệt phản đối hành vi ấu dâm. Khi tôi là mẹ 2 đứa con nhỏ, tôi đọc những dòng tâm sự của anh, nếu thời điểm tôi nhìn thấy con tôi bị loại bệnh hoạn đó thực hiện hành vi đồi bại, Tôi có thể giết hắn. Xã hội cần lên án mạnh mẽ và luật pháp cần xử nghiêm minh. LẠM DỤNG TRẺ EM .CẦN CÓ HÌNH PHẠT THẬT NẶNG Thật kinh tởm tội ấu dâm. Cám ơn tác giả về bài viết này. Tôi cũng là mẹ của đứa trẻ. Khi nghĩ đến tội ác ấu dâm mà lòng lo lắng nặng trĩu. Còn bao nhiêu đứa trẻ phải trải qua bóng tối tâm hồn. Hãy đưa thành luật và xử đúng tội cho nuững tên bệnh hoạn biến thái này biết sợ mà chừa. Trên hết nữa, hãy đem lên truyền thông, trên mạng những tên hiếp dâm, ấu dâm cho cộng đồng thấy rõ mặt và tên mà tránh xa những tên ác độc này. Nhận thức của cộng đồng cần được nâng cao để bảo vệ trẻ em khỏi những kẻ bệnh hoạn. Phải có hình phạt thật nặng cho những hành động đó để bảo vệ trẻ em. phải nhốt chúng vào một chỗ,như ở nước ngoài,để quản lý và theo dõi chúng không có cơ hội phạm tội nữa O nuoc ngoai truoc khi tha mot nguoi bi Toi "au dam" thuong co thong bao cua canh sat voi Cong dong moi nguoi do cu tru voi tat ca cac dac diem de nhan dang.Nguoi gay an nhieu lan bi mang may Theo doi cua canh sat , Cho Thay day la loai Toi Pham thuong lap lai. TRẺ EM LÀ MẦM NON LÀ TƯƠNG LAI CỦA ĐẤT NƯỚC,XÃ HỘI CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ CHÚNG,HÃY XỬ PHẠT THẬT NẶNG NHỮNG HÀNH VI XÂM PHẠM TRẺ EM.... Cám ơn tác giả về bài viết này Đọc bài này thì ai cũng nghĩ đến cái thằng Minh Béo. Mặt nó cứ câng câng ra. Lần trước bị nam ca sĩ trẻ tố cáo, nó cãi bay đi. Sang Mỹ thì dính đòn luôn, hết cãi. Xét lại mới thấy nam ca sỹ trẻ kia nói đúng. Thế mà còn có kẻ chúc mừng. Não chả biết dùng làm gì Tôi cũng đề nghị phạt nặng tội ấu dâm, và chú ý bảo vệ trẻ em trước cả nam lẫn nữ. Khi 3 tuổi tôi đi xem kịch cùng gia đình và được ngồi một mình một chỗ, một chị tầm 18-20 không có chỗ và muốn ngồi chỗ tôi và bế tôi. Chị này vần vò tôi nhưng do quá bé tôi không biết phải nói gì và kể gì ngoài sịe hãi. Sáng sau tôi bị sưng phù và phải uống thuốc, Cha mẹ nên cảnh giác trước những người lạ, giả tử tế để săn đón trẻ và xám hại. Tôi là nam, mấy chục năm sau vãn thấy sợ và nghẹn lời. Đã có nước "thiến" những kẻ phạm tội hiếp dâm. Nước ta cũng nên xem xét áp dụng hình phạt này. Đây là vấn nạn đau đớn của xã hội. Đôi khi hung thủ còn chẳng bị làm sao cả không chịu bất cứ sự trừng phạt nào thật không công bằng. |
Hầm 4.000 tỷ Trước năm 1997, giao thương giữa hai bờ là những chiếc phà dọc ngang qua sông. Hồi đó, để nói về khoảng cách giàu nghèo giữa hai bờ Đông - Tây, người Đà Nẵng hay ngâm nga:"Đứng bên ni Hàn ngó bên tê Hàn nước xanh như tàu láĐứng bên tê Hàn ngó bên ni Hàn phố xá nghênh ngang"hoặc tự trào:"Con gái quận ba không bằng bà già quận nhất”Tháng 5/1998, Đà Nẵng khởi công xây dựng công trình đường Bạch Đằng Đông (nay là đường Trần Hưng Đạo), đến tháng 9/1998 thì khởi công xây dựng Cầu Sông Hàn. Quá trình quy hoạch lại bờ Đông đã chấm dứt những căn nhà chồ vách ván, chấm dứt luôn những câu vè giàu-nghèo và tạo nên diện mạo Đà Nẵng của hôm nay. Cầu Sông Hàn được ví như vị tướng tiên phong của việc phát triển kinh tế Đà Nẵng.Vào năm 2005, khi gia đình tôi chuyển vào Đà Nẵng, giữa hai bờ con sông Hàn chỉ có duy nhất một cây cầu sông Hàn hiện đại. Nhưng chỉ trong 8 năm tiếp theo, tôi được chứng kiến Đà Nẵng thông xe thêm ba cây cầu có giá trị nghìn tỷ bắc qua sông Hàn, đấy là cầu Thuận Phước (thông xe năm 2009), cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý (cùng năm 2013). Điều tôi nhớ nhất trong những ngày Đà Nẵng xây cầu, là phản ứng của người dân thành phố. Tất cả đều trong tâm trạng tự hào về thành phố mình đang sống, chúng tôi vui vẻ truyền tai nhau, kể với nhau rằng Đà Nẵng sắp có thêm chiếc cầu này, cầu kia. Tôi nhận ra, cái được nhất của Đà Nẵng những năm tháng ấy là lòng dân, bởi người dân biết rằng dù cho những cây cầu Đà Nẵng xây nên đẹp hay xấu, đặc sắc hay bình thường thì điều lớn nhất mà các cây cầu đưa tới vẫn là để đảm bảo giao thông và sự phát triển kinh tế cho người dân Đà Nẵng.Chẳng hạn như cầu Thuận Phước được xây với mục đích nối liền thành phố với bán đảo Sơn Trà, cầu Rồng lại đưa du khách đi từ sân bay đến thẳng bãi biển du lịch Mỹ Khê, còn cầu Nguyễn Tri Phương thì được xây nhằm kết nối khu vực trung tâm với khu đô thị mới phía Nam Thành phố. Chính vì hướng đến sự quan trọng của việc xây cầu, đi cùng tầm nhìn phát triển kinh tế, mà các cây cầu Đà Nẵng xây nên trước giờ dù chỉ 150 tỷ đồng với kết cấu đơn giản như cầu Tiên Sơn hay 1.500 tỷ đồng với kiến trúc đặc biệt như cầu Rồng, đều nhận được sự đồng thuận cao trong xã hội.Nhưng khi Đà Nẵng tuyên bố xây hầm chui vượt sông Hàn thì tôi không nhận ra điều đó. Phản ứng trái chiều của người dân Đà Nẵng đến bây giờ đã cho thấy cần đặt câu hỏi về hầm vượt sông này.Hồi tháng 9, khi đọc về 7 phương án dự thi thiết kế công trình vượt sông Hàn, tôi nhận ra có đến 6 phương án đề xuất xây dựng cầu, chỉ có một phương án xây hầm. Nghĩa là đa số kiến trúc sư cũng gặp nhau ở phương án xây dựng cầu. Các phương án này kinh phí dao động từ 1.200 tỷ đến 2.500 tỷ. Tuy nhiên, Đà Nẵng lại lựa chọn hầm vượt sông với kinh phí xây dựng khoảng 4.100 tỷ đồng, chi phí vận hành và bảo dưỡng mỗi năm là 26 tỷ đồng.Chính vì chi phí xây dựng hầm cao gấp 2 đến 3 lần cầu, tính phức tạp, nguy hiểm trong quá trình thi công cũng tăng bội phần, và chi phí bảo trì, vận hành sau đó cũng tốn hàng chục tỷ mỗi năm, nên trên thế giới chỉ có khoảng 105 hầm vượt sông/biển.Phương án thiết kế hầm sông Hàn còn bất cập ở hai điểm: vị trí nằm ở cửa biển, chịu tác động lớn của thời tiết, và lại gặp khúc cua rất gắt, đó là điều tối kỵ của những hầm vượt sông vì tài xế container rất khó điều khiển tốc độ trong tầm nhìn hẹp của hầm.Câu hỏi đặt ra: Khi nào xây hầm và khi nào cần xây cầu? Hầm chỉ được xây khi giá trị kinh tế của hầm cao hơn giá trị kinh tế của cầu trong tương lai. Nhiệm vụ của các hầm vượt sông/biển là nối kinh tế vùng chứ không phải giải quyết việc kẹt xe hay phục vụ du lịch. Chẳng hạn đường hầm eo biển Manche nối Anh và Pháp là để lưu thông lượng hàng hóa khổng lồ và giao thương của cả châu Âu. Đường hầm eo biển Bosphorus tại Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ nối liền hai lục địa Âu và Á. Đường hầm Seikan nằm dưới eo biển Tsugaru dùng để nối liền hai đảo Honshu và Hokkaido. Đó là lý do mà làn xe chính trong đường hầm vượt sông/biển là đường ray dành cho các đoàn tàu chở hàng, tức là phương tiện công cộng phải phát triển cùng.Hầm Thủ Thiêm nối liền trung tâm TP HCM với bán đảo Thủ Thiêm mục đích cũng phát triển kinh tế vùng chứ không phải du lịch. Bán đảo Thủ Thiêm khác hoàn toàn với bán đảo Sơn Trà. Về giao thông, đi qua Thủ Thiêm là đi vào con đường dẫn thẳng đến Khu Công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, là con đường rẽ đến sân bay Long Thành và ngã ba Vũng Tàu. Ngược lại bán đảo Sơn Trà biệt lập ở phía biển, không phải là giao thông chính của khu vực Miền Trung. Về hình thái, bán đảo Thủ Thiêm sẽ là trung tâm đô thị trong tương lai, còn bán đảo Sơn Trà là nơi có hệ động thực vật quý hiếm cần được bảo tồn.Với giao thông và hình thái như vậy, thì 8 cây cầu hiện tại trong khoảng chiều dài 7,2 km của con sông Hàn là quá đủ cho việc giao thông ở Đà Nẵng. Nếu kẹt xe xảy ra thì hướng đến phương án xây cầu vượt hoặc chuyển các cây cầu thành đường một chiều, khoảng cách trung bình 0,9 km/1 cây cầu giữa hai bờ Đông - Tây không ảnh hưởng đến người dân.Một công trình công cộng được xây nên, giá trị nhất là ở tầm nhìn, đó là điều đáng quý mà Đà Nẵng đang hướng đến. Nhưng tầm nhìn tương lai chỉ đạt đến nhờ được xây dựng trên một triển vọng có cơ sở. Khi những bất cập và thừa thãi vượt quá tầm nhìn, thì đó lại thành sự lãng phí.Dũng Phan Hảy ví nhân dân, hảy lắng nghe ý nguyện của nhân dân, vì tiền thuế của dân đóng, nên Chính quyền cân nhắc nguyên vọng của dân không nên làm những gì nhân dân không đồng tình, vì xây dựng cái nhân dân cần, chứ cái nhân dân không cần thì nên không làm, 4 ngàn tỷ đồng không phải là it nên để làm những việc khác thiết thực hơn, tôi tán thành ý đóng góp của Kỷ sư Xây dựng Dũng-Phan. Làm hầm để trồng hoa hồng Cảm ơn tác giả vì bài viết phân tích rất sâu sắc, Các nhà quản lý không biết có thời gian đọc các bài viết này không nhỉ Bài viết hay quá! Đừng đầu tư lãng mạn nữa... Cái trung tâm hành chính đẹp thế mà còn chê bí hơi, thiếu khí thì cái hầm bí gấp vạn lần. Thôi xây cầu cho mát còn tiết kiệm được khối tiền làm trung tâm mới theo định hướng Bạn viết bài này quá hay. Quá hay. Còn bên chủ trương xây hầm thì sao nhỉ? Tôi đồng ý với tác giã là:Nên coi lại dự án xây hầm. Cần phải tính toán thật kỹ, tránh thất thoát tiền của của nhân dân Uh thì đường hầm này sẽ giải quyết được khâu " oai" và là món bánh gato ngon lành dành cho nhiều người, tạm thời thế đã nhỉ. Vì lý do riêng họ sẽ vẫn xây cầu thôi. Họ mà biết nghe dân thì chúng ta sẽ tiến xa rồi. Cám ơn tác giả! K có công trình thì k có % Hầm chui này sẽ lấy tên là Hầm Oai! Xây để giải quyết khâu oai, khâu ... Hãy nhớ rằng đây là tiền thuế của DÂN chứ ko phải của......! Xây cầu thì làm sao để lại dấu ấn nhiệm kỳ |
Nỗi buồn học tại gia Trước khi về, tôi đưa cả nhà đi xem một bộ phim, trong đó có câu thoại chế giễu nhân vật chính rất ấn tượng, đại ý: Mi không thuộc về đâu nên mi không có sức mạnh. Xem xong, tôi nói với con: Chúng ta sẽ trở về, vì chúng ta không thuộc về đất nước này.Thế là con gái tôi đồng ý. Và chúng tôi trở về.Dù đã lường trước những khó khăn, nhưng mọi thứ vượt xa hình dung ban đầu. Nan giải nhất là việc học của con gái tôi. Con tôi lúc đó tiếng Việt không thạo, không có bạn bè, lại không quen với văn hóa ở nhà nên việc hội nhập rất vất vả. Chúng tôi định cho con homeschooling, tức học tại nhà chứ không đến trường, để giảm bớt khó khăn cho con. Nhưng đây lại là quyết định rất khó khăn của chúng tôi. Liệu sau này con có oán trách? Liệu mình có đủ thời gian và kiến thức để dạy con? Liệu con có thể phát triển bình thường khi không có bạn học? Nếu sau vài năm con chán homeschooling, muốn đến trường thì làm thế nào? Con sẽ hòa nhập với xã hội ra sao nếu chỉ học ở nhà cùng bố mẹ?Chúng tôi cũng nghĩ đủ cách, như cho con ghi danh học bổ túc văn hóa nhưng không đến trường, đến ngày đến tháng thì đi thi, nhưng cũng thấy có gì đó không ổn. Rồi tôi tìm hiểu và được biết, nếu muốn homeschooling thì chỉ còn một cách: Học bằng tiếng Anh và thi lấy chứng chỉ IGCSE của Anh để đi du học.Nhưng con tôi cần học bằng tiếng Việt chứ không phải tiếng Anh. Nếu học bằng tiếng Anh thì việc trở về hóa ra vô nghĩa? Bế tắc vẫn hoàn bế tắc. Giải pháp lúc đó là tự động viên nhau: Thôi cứ ở nhà vài năm, nếu không hòa nhập được thì lại đi, lo gì. Và mọi việc đã diễn ra trong sự "lo gì" như thế. Rồi một hôm, con quả quyết: Con muốn trở lại nước ngoài, vì con cũng không thuộc về nơi này.Tôi lặng trong giây lát, rồi nói cứng: Cuộc đời mỗi người là một câu chuyện mà mình là tác giả. Bố về để viết câu chuyện của bố. Con cũng cần phải tự viết câu chuyện của con. Nếu con muốn đi nước ngoài, hãy tự đi bằng đôi chân của con, chứ không phải bằng đôi chân của bố.Vậy là con tôi tỉnh ra, không còn oán trách bố mẹ vì đã trở về.Nhưng rốt cuộc, việc homeschooling của con tôi dừng lại, chủ yếu vì đất Hà Nội này quá chật chội, không có công viên để con chơi, tôi sợ con không có bạn sẽ rơi vào trầm cảm. Mà tiếng Việt của con còn kém, nên con phải đến trường để học đủ các môn bằng tiếng Việt, chứ ở nhà học bằng tiếng Anh thì không ổn. Thế là con được nếm mùi trần ai với nhiều nước mắt. Có những lúc rơi vào trầm cảm, tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng rất may, con đã vượt qua rất nhiều rào cản để về đích xuất sắc. Qua chuyện đó, tôi hiểu được nỗi khổ của những gia đình và học sinh gần đây đang cân nhắc hình thức homeschooling. Đó là nỗi khổ của kẻ không-được-thừa-nhận. Khi bạn không được thừa nhận, bạn sống như một kẻ bên lề. Bạn có thể rất giỏi nhưng không có cách nào để được công nhận. Bạn cũng không được dự thi để xác nhận trình độ. Rồi một ngày nào đó, nếu không muốn homeschooling nữa, muốn đến trường như các bạn đồng lứa khác, bạn cũng không có cách nào để thực hiện. Homeschooling ở Việt Nam chưa được thừa nhận. Ở các nước Âu Mỹ, tự dạy con học là một lựa chọn của phụ huynh. Chỉ cần đăng ký với phòng giáo dục rồi cho con học tại nhà theo chương trình tự thiết kế, hoặc chương trình của một trường hay của một công ty giáo dục nào đó, rồi cuối kỳ thì đến một trường gần nhà để thi học kỳ cùng các trẻ khác. Kết quả kiểm tra được ghi nhận. Về lý mà nói, nếu đã thừa nhận học tập là quyền của trẻ em như nêu trong Luật Giáo dục, thì dù học bằng hình thức homeschooling, khi trẻ muốn trở lại trường, trẻ phải được tiếp nhận. Không tiếp nhận là trái với Luật Trẻ em.Gian nan là thế, nhưng giải pháp cho homeschooling Việt Nam lại rất đơn giản. Chỉ cần Bộ Giáo dục ban hành một văn bản yêu cầu cha mẹ phải đăng ký với phòng giáo dục địa phương về việc chọn hình thức homeschooling cho con mình, và cho phép học sinh đến cuối kỳ, cuối năm thì được phép đăng ký thi cùng với học sinh bình thường ở một trường nào đó. Kết quả được công nhận như các học sinh bình thường khác. Nếu cha mẹ không đảm bảo thế, sẽ phải cho con đi học theo luật định. Một văn bản như vậy sẽ cứu vớt được bao nhiêu trẻ vì lý do riêng mà chọn homeschooling, bao nhiêu tài năng tiềm ẩn cần chương trình giáo dục riêng biệt, và bao nhiêu gia đình khát khao được nuôi dạy con theo cách của riêng mình. Giáo dục tinh hoa của quý tộc châu Âu ngày xưa, và cả châu Á, chính là homeschooling. Con cái quý tộc, hay những gia đình có điều kiện, được học tại gia cùng gia sư. Chỉ đến khi cách mạng công nghiệp 1.0, 2.0 ra đời, nền đại công nghiệp cần nhiều lao động, cha mẹ đi làm công nhân hết, không có người trông con đành gửi tập trung vào nhà trẻ. Ban đầu chỉ giống như trông trẻ tập trung. Nhưng sau đó nền công nghiệp cần nhiều lao động có kỹ năng, nên thay vì chỉ trông trẻ, nhà trường đào tạo các con thành người mà nền công nghiệp cần, đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội.Hệ thống giáo dục hiện đại đã ra đời theo cách giản dị như thế. Hệ thống này được thiết kế trước hết để tạo ra những con người đáp ứng nhu cầu lao động, tức một nguồn cung hàng hóa sức lao động theo luật cung-cầu. Vậy nên, nhà trường được thiết kế theo hướng đào tạo hàng loạt, vận hành dưới dạng băng chuyền như nền công nghiệp đang vận hành. Các nhà quản lý giáo dục lại áp thêm các kỹ năng quản trị chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng, lại thêm cả việc kiểm tra chuẩn hóa đầu ra. Nói gọn là sản xuất hàng loạt nhanh - nhiều - tốt - rẻ theo quy trình công nghiệp. Con người được tạo ra bởi nền giáo dục như vậy xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới. Mục tiêu của một hệ thống giáo dục như thế, tất nhiên sẽ ưu tiên tạo ra những con người công cụ, chứ không phải là con người tự do, mà biểu hiện cụ thể là hướng đến việc tạo ra người làm công, chứ không phải người có khả năng làm chủ. Nay thời 4.0 đang tới. Xu hướng đào tạo con người công cụ, con người học xong chỉ nhăm nhắm đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội, đang trở nên lỗi thời. Lý do đơn giản là không ai biết xu hướng lao động trong 10-20 năm nữa là gì. Vì thế giáo dục hướng cá nhân hóa, giáo dục để tạo ra những con người tự do, những người có khả năng làm chủ - tạo ra nhu cầu, chứ không phải chỉ nhăm nhắm làm công - đáp ứng nhu cầu. Xu hướng cá nhân hóa giáo dục này đã bắt đầu xuất hiện và đang phát triển mạnh mẽ ở một số nước phát triển. Ngay như tỷ phú công nghệ lừng danh Elon Musk cũng phải lập một trường riêng để dạy cho các con mình, chứ không tin vào nền giáo dục được đánh giá là tiên tiến của Mỹ. Nhưng homeschooling rất gian nan, tốn kém và đòi hỏi lòng dũng cảm. Không phải cha mẹ nào cũng có điều kiện để chọn homeschooling cho con mình. Và không phải trẻ nào cũng phù hợp với hình thức giáo dục này. Vậy nên, ở đây cũng thế, homeschooling chỉ dành cho số ít. Số ít đặc biệt. Số ít cá biệt. Số ít dám lựa chọn. Và dù chỉ dành cho số ít, homeschooling vẫn cần được thừa nhận. Lý do ư? Chúng ta được quyền khác. Giáp Văn Dương Rất táo bạo và khác biệt là suy nghĩ cá nhân tôi sau khi đọc bài của anh Dương! Phải thừa nhận cách anh tiếp cận và định hướng để con mình tiếp bước trên con đường tri thức là quá mới mẻ,ít người dám nghĩ đến chứ không nói hiện thực hóa ở Việt Nam hiện tại! Vấn đề là ngay cả với mô hình kiến tạo ra những con người công cụ thì nền Giáo dục nước ta hãy còn đang loay hoay "thử nghiệm" mấy chục năm nay còn chưa xong (mặc dù chúng ta đã tham vấn,học hỏi nhiều mô hình ngoài nước) thì liệu với mô hình kiến tạo những con người tự do, chúng ta sẽ còn bỡ ngỡ/ "xa lạ" tới mức nào?!!! Tôi vẫn theo đuổi và ủng hộ ý tưởng của anh dù còn nhiều trăn trở;bởi một thực tế học tại gia/ homeschooling đòi hỏi mỗi bậc phụ huynh trước hết phải là "TINH HOA" không chỉ về tri thức,kinh nghiệm giáo dục, mà trước hết là trong họ sẵn có "đột phá về tư tưởng" vầ nhấn mạnh sự khác biệt cho cả bản thân lẫn con cái mình. Bộ Giáo dục nước nhà liệu đã sẵn sàng cho Tư duy Giáo dục 4.0 chưa ạ?!!! "dù chỉ dành cho số ít, homeschooling vẫn cần được thừa nhận." Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Đúng là ở Việt Nam chỉ 1 số ít gia đình phải nói là dư giả, có thời gian mới chọn homeschooling, đa số mọi người lo kiếm tiền! Mà nền giáo dục ở nước ta cứ đổi mới liên miên theo vui buồn của mấy Bác lãnh đạo thêm đạo đức của giáo viên ngày nay thấp kém nữa! Ko biết nên dạy con em mình như thế nào... Homeschooling - Khi chọn phương pháp này cho con nghĩa là đã không tin vào hệ thống giáo dục, mà lại phải cần được hệ thống giáo dục công nhận ư ? Cám ơn anh Dương đã gióng lên một tiếng chuông rất cần thiết. Tôi vẫn chọn Homeschooling cho con tôi và tôi luôn tin đó là một lựa chọn chính xác. Vì tôi không tin vào một nền Giáo dục hoàn toàn không liên quan gì đếnnhững mục đích cơ bản mà UNESCO đã đề xướng. homeschooling có lẻ là tự học ????, chuyện này thì từ trước 1975, nền Giáo dục của Miền nam đã có, và là chuyện bình thường (đối với những người không có điều kiện đến trường nhưng ham học hỏi, vẫn có thể tự mua sách học, đến kỳ thi thì ghi danh thi như những thí sinh học ở trường và nếu đạt kết quả , đương nhiên được cấp bằng và giá trị như nhau, không phân biệt là tự học hay học ở trường,.... (VD : Học giả Nguyễn Hiến Lê,...và còn nhiều người thành danh khác nữa mà các bạn có thể tìm hiểu qua Google,...), chứ khọng việc gì cừ phải bắt buộc đến trường mới công nhận là có học , vài hàng,Trạn trọng Tư tưởng của tác giả rất tiến bộ. Tôi đã được đọc Rich Dad Poor Dad của tác giả Robert Kiyosaki khi ông viết về hệ thống giáo dục ngay cả ở các nước phát triển (cụ thể là Mỹ) là đào tạo ra những người lao động, ngay cả lao động trí thức không phải những người chủ doanh nghiệp và kết luận của tác giả là chúng ta không đạt được sự tự do về kinh tế nếu không tự làm chủ.Đọc câu chuyện của tác giả tôi tự cảm thấy lo lắng cho cô con gái của tác giả, cô bé sẽ gặp rất rất nhiều khó khăn để hoà nhập tại Việt Nam. Tôi còn nhớ cô MC Kỳ Duyên đã từng nói 'nhũng đứa trẻ người Việt sinh ở nước ngoài được ví như những trái chuối, bên ngoài các con là da vàng nhưng bản chất bên trong các con là người da trắng mất rồi'. Tôi hoàn toàn đồng ý với cô ấy, tư tưởng, cách suy nghĩ và hành xử của các con đã không còn là người Việt nữa. Các bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi quay về Việt Nam một nơi mà sự khác biệt sẽ khó được chấp nhận, nhất là trong môi trường giáo dục mà tôi cho là khá tụt hậu của ta. Nhưng tôi có một thắc mắc tại sao tác giả không cho bé homeschooling theo chương trình tiếng Anh và học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ 2? Bé hoà nhập thế nào? Tâm lý của bé như thế nào? Ngay cả với mục tiêu bình dân là tạo ra con người công cụ để đáp ứng nhu cầu nhân lực, giáo dục VN vẫn còn đang "lao dốc" bền vững. Vậy nên ai có khả năng thì cứ du học cho yên tâm. Nếu không muốn mua rau ở ngoài thì bạn có thể tự trồng ở nhà. Nhưng việc học tại gia ở ta không đơn giản như vậy. Người ta không muốn đổi mới vì thích giữ cái cũ và khoác cho nó một cái áo đẹp là "truyền thống", mà những gì mang hai chữ "truyền thống" đều được hiểu theo nghĩa tốt. Nhiều, rất nhiều thành tựu, phát minh của nhân loại được ứng dụng đầu tiên ơn các nước phát triển, sau đó những nước khác học tập và làm theo. Ta cũng vậy, chỉ có điều là nhiều thứ thiên hạ làm chán chê rồi ta mới theo, chỉ vì ta không chịu nổi cái cũ nữa. Khi chưa muốn đổi mới thì ta bảo rằng ta có "đặc thù". Thật phiền toái cho ai khác với số đông, cho dù người đó là giỏi hơn và không được số đông công nhận. Để được công nhận, người ta cần một tấm bằng mà tấm bằng đó trong vô số trường hợp lại không mang giá trị thực. Bởi vậy mới hay xảy ra chuyện: có bằng lái xe mà "đạp nhầm chân ga", có bằng ngoại ngữ mà giao tiếp không nổi với người nước ngoài, và những bằng đại học của ta không có giá trị tại các nước phát triển. Nói chung, giáo dục và đào tạo của ta cần một cuộc đổi mới nữa, đổi mới tận gốc như một cuộc cách mạng, để tạo ra một nguồn lực hùng mạnh cho đất nước, là CON NGƯỜI. Dù bạn học bằng cách gì, mục đích cuối cùng của việc học vẫn là khả năng tạo ra giá trị của bản thân, để đánh đổi giá trị đó lấy tiền nuôi sống chính bản thân mình.Thông thường ở VN, chúng ta sẽ trải qua 12 năm học từ tiểu học tới phổ thông, và khoảng 5 năm trong trường đại học. Còn lại toàn bộ thời gian sau đó chúng ta học HOMESCHOOLING (tự học)Việc tự học sớm hay muộn, là do 2 vấn đề1. Bạn có dám làm điều đó không. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Nhưng cái giá của tự do phần nhiều là nghèo + khó2. Bạn có đủ nghị lực và sức mạnh không? Có mong muốn là chưa đủ, để duy trì điều đó cần có nghị lực và sức mạnh. Với 1 người trẻ (dưới 25 tuổi) để đòi hỏi điều này là vô cùng khó và hiếm.Việc homeschooling, mục tiêu không phải là bằng cấp, mà là sự khẳng định giá trị bản thân. Nếu bạn lựa chọn homeschooling mà vẫn cần bằng cấp để được người khác công nhận, bạn chỉ nên lấy bằng cấp của các tổ chức uy tín trên thế giới (ngay cả các trường đại học dân lập ở Mỹ cũng sẵn sàng cấp bằng nếu bạn có thể ở nhà học mà vẫn qua các kỳ thi của họ). Còn ở VN để được hệ thống giáo dục công nhận homeschooling, e là còn lâu.Đòi hỏi trẻ em học homeshooling giống việc đòi hỏi người lớn ngồi nhà mà vẫn kiếm được tiền.Việc học, không quan trọng địa điểm, phương pháp, mà quan trọng là:- Người thầy (Ai)- Kiến thức (cái gì)- Sự tiếp thu kiến thức (tại sao)- Sự vận dụng kiến thức (như thế nào)Dù là shooling hay homeschooling, thì mục tiêu của việc học không bao giờ thay đổi.Học ở nhà, vẫn cần có thầy. Gần nhất là bố mẹ, ông bà, anh chị em..., rồi có thể là gia sư, giáo viên được mời đến dạy.Kiến thức: không phải bạ cái gì cũng học. Bạn phải có mục đích của việc học. Phải tự xây dựng được giáo trình, phải xác định các điểm đích cho từng giai đoạn (giống việc thi và tổng kết cuối kỳ)Phải luôn vận dụng kiến thức học được vào thực tế, trải nghiệm thực tế, đưa kiến thức tự học vào thực tế, rèn luyện để trở thành kỹ năng, công cụ cho bản thân.Chủ động quảng bá bản thân, thể hiện bản thân để có thể vận dụng những gì đã học giúp khẳng định bản thân mình trong xã hội (thi lấy chứng chỉ, bằng cấp, nhận công việc để làm, tự tạo ra phương pháp kinh doanh cho riêng mình...)Đừng né tránh trường học bằng việc ở nhà. Đừng vượt qua nỗi sợ bằng cách nhắm mắt. Đừng đẩy nỗi sợ của bản thân cho người khác. Mỗi con người phải tự đi trên đôi chân của mình, tự quyết định cuộc đời mình. Điều tốt nhất cho con cái chính là việc lắng nghe, chia sẻ, quan tâm và định hướng. Hãy quan tâm tới chính con cái của bạn, và chỉ cần như vậy thôi. Dù học ở trường hay học ở nhà, mà bạn không quan tâm tới con cái bạn, thì kết quả cũng giống nhau thôi._ đôi lời tâm sự _ Không ! Bạn không được quyền khác, bạn không được phản biện! Đúng ! Đến cả một nền giáo dục còn chả được ai thừa nhận (bằng chứng là cứ thay đổi xoành xoạch) thì nói gì đến giáo dục tại nhà. Cơ bản là, 'đá' trên sân nào thì phải theo luật của sân ấy thôi. Nếu không, bạn có thể xin sang một giải đấu khác. Nếu học chỉ để lấy kiến thức thì theo phương pháp nào cũng được. Nhưng học để hoàn thiện bản thân thì có lẽ nên theo trường lớp, vì mô hình này là sự tiến bộ của xã hội loài người và phổ biến trên khắp thế giới. Học tại trường trẻ sẽ được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa và học được vô số thứ mà Homeschooling ko có được. nếu muốn áp dụng phương pháp học tại gia này thì đòi hỏi phụ huynh phải có trình độ văn hóa cao và am hiểu rộng và đa phần trẻ em theo học phương pháp thường có hạn chế là giao tiếp không được linh hoạt, lưu loát ít bạn bè và thậm chí bị các bạn cùng trang lứa khác nói là bị vấn đề về thần kinh từ đó dẫn đến trẻ tự ti sống khép kín và thậm chí có thể bị trầm cảm. Thiết nghĩ phụ huynh nên cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn cho con 1 phương pháp học nào đó để tránh tình trạng trẻ phát triển không hoàn thiện. |
‘Tiếp khách’ tiền tỷ Trong đó có những phiếu chi tiếp khách ở 3 - 4 tỉnh trong một ngày; có bữa cơm trưa khi đi công tác Sóc Trăng tới 26,5 triệu đồng - tức là có thể bằng tiền ăn của một hộ gia đình Gia Lai trong cả năm ròng. GDP bình quân đầu người của tỉnh này chỉ khoảng 17 triệu đồng/năm.Có thể nhiều người sẽ ngạc nhiên. Nhưng có người thì... thản nhiên. Nguyên chánh văn phòng ủy ban tỉnh sáng qua nói với đồng nghiệp của tôi rằng: Chuyện ấy (tiếp khách 3,2 tỷ đồng) có gì đâu mà phải đăng báo?Ông chánh văn phòng này là người đã trực tiếp duyệt phần lớn phiếu chi trong năm 2015. Ông nói với chúng tôi rằng chuyện ấy cần phải có “cấp có thẩm quyền xem xét đúng hay sai”.Ăn nhậu bằng mấy chục năm thu nhập của một cán bộ như thế, thanh minh thế nào cũng không thể gọi là đúng. Nhưng với quan điểm của một chánh văn phòng, thì việc ăn hết 3,2 tỷ này cần... hạ hồi phân giải.Có thể đó là những lời tâm sự thành thật. Bởi vì có thể đó là chuyện quen thuộc trong thế giới của họ.Ông cựu chánh văn phòng có lý do nói như vậy, bởi nếu so với một công ty như Công ty cổ phần Thi công cơ giới và Lắp máy dầu khí PVC-ME, thì con số ông đã ký duyệt quá nhỏ bé. Chỉ riêng trong năm 2011, số liệu thể hiện PVC-ME đã chi cho tiếp khách 10 tỷ đồng. Riêng lái xe của giám đốc Trịnh Văn Thảo, trong một năm thanh toán tiền tiếp khách lên đến 1,12 tỷ đồng. Tiền ngoại giao của công ty này, với những khoản chi vài trăm triệu đồng nhẹ như lông hồng, đọc tên lên nghe rất quái gở, như mua đồ đánh golf cho sếp, phục vụ sếp. Hoặc, 550 triệu được rút ra để “sinh nhật bố sếp Thanh” - tức là Trịnh Xuân Thanh, tổng giám đốc PVC lúc đó.Những con số lớn đến mức người ta tự hỏi rằng liệu có thể ăn nhậu hết được từng đó tiền hay không - hay “tiếp khách” trở thành tên gọi chung cho các khoản chi không thể được hợp lý hóa.“Tiếp khách” đang có nguy cơ trở thành một khái niệm mờ. Hoạt động này cũng đã có văn bản quy định, nhưng quy định lại vô cùng mở khi mà cơ quan có thể tiếp khách căn cứ vào “trường hợp xét thấy cần thiết”. Thế nào là cần thiết thì rất có thể là... tùy thủ trưởng đơn vị, chỉ cần đảm bảo “tiết kiệm, hiệu quả”. Chuỗi các khái niệm định tính này, cộng với nghiệp vụ kế toán, cho phép “tiếp khách” trở thành tấm khiên hợp pháp cho nhiều khoản chi.Trong khái niệm mờ này, những đoàn khách ngoại tỉnh đến công tác có thể trở thành cơ hội tuyệt vời cho cán bộ địa phương có dịp được ăn nhậu ở những nơi sang trọng mà họ thường không thể bỏ tiền túi.Trong khái niệm mờ này, thì việc hàng tỷ đồng chi ra chỉ để ăn uống thôi là... kịch bản đẹp nhất. Đằng sau hai chữ “tiếp khách” ma mị mà người ta ghi vào sổ sách, có thể là bất kỳ thứ gì. Kiếm được một tờ hóa đơn ăn uống không khó. Một cơ sở mát-xa kích dục cũng có thể xuất cho bạn một tờ hóa đơn ăn uống.Đằng sau sự thờ ơ của ông cựu chánh văn phòng tỉnh Gia Lai có thể là một thông điệp, rằng đó không phải là chuyện cá biệt.Đằng sau sự thờ ơ của ông có thể là một hệ giá trị. Ở trong đó, thì giữa “đúng đắn” và “hợp pháp” là khác nhau. Miễn là anh có hóa đơn, anh làm mọi chuyện hợp pháp, anh tận dụng thành công những vùng mà pháp luật chưa quy định chặt chẽ như là khái niệm “tiếp khách”, thì đúng sai là chuyện hạ hồi phân giải. Kể cả mỗi năm tiếp khách hết 3,2 tỷ đồng.Có thể thôi. Vì nhiều địa phương khác, cơ quan khác chưa “lộ” số tiền tiếp khách của họ. Tôi tin rằng, Gia Lai không phải là tỉnh cá biệt, ít nhất vì câu trả lời "thật thà" của ông chánh văn phòng: "Chuyện có gì đâu mà phải đăng báo".Đức Hiển Yến sào 60 triệu/kg, rượu 50 triệu/chai , tôm hùm 3 triệu/kg , chục ông kèm 10 chân dài nuốt cả tỉ như không. Chuyện nhỏ. Các văn phòng UBND khác nên học tập . Chuyện đánh chén của các cơ quan công quyền từ cấp xã cho tới cấp TW là chuyện thường ngày rồi. Nói ra chỉ đau lòng dân ! Tiền tỉ "tiếp khách " khó làm thơKhái niệm đưa ra thiệt mập mờCân đong đo đếm sao núi lở"Quan" thì tình thật có chi mơ?Khắp nơi các tỉnh cũng chẳng khờĐua nhau tiếp khách hát ngâm thơBỏ lại sau lưng sầu muôn thuởKiếp nghèo dân chịu nẫu lòng tơ... có gì đâu mà lo lắng, đợi khi nào đất nước kiệt quệ, đất đào lên ko còn gì để bán tự khắc vn sẽ vượt khó như nhật thôi mà. Không biết các vị "khách" có nhột trong bụng khì vấn đề này được đăng báo? Bữa cơm trưa ăn cái giống gì mà tới 26,5 triệu đồng? Có lẽ dùng thức ăn "bẩn" chứ không phải ăn thức ăn "sạch"? Chắc chắn là có một vài vị nằm trong "cấp có thẩm quyền xem xét đúng sai" đã dự những bữa tiệc bữa ăn này, thì rồi kết quả xem xét sẽ là đúng thôi chứ sao mà sai được. 3,2 tỷ/năm quá ít, chỉ bằng mấy sếp Hà Nội mua thuốc xì gà hút chơi..., Ngân sách chịu, người đóng thuế chịu.... người ăn và nhậu đó có chịu đâu? Bữa mình mới đi mấy tỉnh, rồi cũng trà dư tửu hậu, lòi ra mình ở Gia Lai. Đương nhiên là liên hệ tới chuyện sốt dẻo này. "Giải trình, phân tích, bình luận" chán chê, cuối cùng kết: Tỉnh các chú kém, chứ bọn anh dễ gì dính phải sai lầm sơ đẳng này, bọn tớ sẽ giải quyết sạch sẽ. "Chuyện có gì đâu mà phải đăng báo". Vì nó quá bình thường rồi, Chỉ những người bình thường mới thấy nó bất thường thôi. Và có khi nó còn là ít và đáng tuyên dương nữa đây mọi người à . Ăn uống tiêu xài đúng qui trình. Đúng là bình thường thôi, ai cũng hiểu nếu là người trong hệ thống. Tiếp khách ở đây không phải chỉ là ăn uống mà là đủ thứ trong đó. Ví dụ, Sếp nữ từ trên TW về họp xong muốn đi shopping chẳng hạn. Sếp mua rồi dưới trả, đó cũng tính vào tiếp khách. Các sếp khác còn đi massage xông hơi hay thậm chí thư giãn chi phí cũng là tiếp khách hết. Bài viết rất hay, rất sâu sắc, cám ơn tác giả Đức Hiển. Dân ta có câu: "của người phúc ta". Tiền tiếp khách là của dân, khách được tiếp đãi thì cảm ơn họ chứ có cảm ơn dân đâu. Dân ta cũng có câu :"khách ăn ba, chủ nhà ăn bảy". Câu này thì không phải bình luận. Nếu bố mẹ, vợ con họ một nắng hai sương mới kiếm được đồng tiền thì họ không dám hoang phí thế đâu. Hỡi ôi "đầy tớ của nhân dân". Lãnh đao các địa phương đi chơi núp danh công tác. Tôi đến ông ông mời. ông đến tôi tôi mời. Thôi thì trả bữa. Ăn trưa có 7 người hết 26,5 triêu.. Chắc cả tiền tốc váy gái bán dâm rồi Có gì đâu mà đăng báo, tôi thấy nhiều cơ quan khác cũng vậy, mà không phải mới đâu từ khi tôi đi làm việc đã thấy như thế rồi, khoảng vài chục năm Nực cười khi 2 ông đầy tớ của dân, hưởng lương từ tiền thuế của dân đóng góp, gặp nhau lại rủ nhau ăn nhậu bằng tiền thuế của dân và việc đó được gọi bằng mỹ từ: Tiếp khách |
Bao dung với thịt lạnh Ở nhiều nơi giá lợn hơi của nông dân đang bán ra ở mức khoảng 20.000 đồng/kg nhưng ra đến chợ lại đắt gấp 4 - 5 lần. Đã xuất hiện hàng loạt ý kiến lên án các đối tượng “gian thương” mua rẻ bán đắt, “trục lợi trên xương máu” của nông dân. Nhưng nếu để ý, bạn có thể bắt gặp những đối tượng bị gọi là “gian thương” này ở khắp mọi nơi. Họ - quần áo nhếch nhác, đầu tóc rối bù - chính là những người vận chuyển lợn. Họ, mồ hôi nhễ nhại, chính là tiểu thương ở những khu chợ cóc tầm thường. Rất khó để tìm thấy bằng chứng nói rằng đó là những con người giàu có. Chi phí trung gian của thịt lợn vốn đã luôn cao, ngay cả khi không có cú sốc thịt lợn những ngày qua. Cú sốc này chỉ góp phần “tố cáo” thực trạng đó. Ngay cả nếu trừ đi giá mua vào đã giảm, thì tỷ lệ giảm ở “đầu ra” cũng không cao: ví dụ, nếu lợn mua vào giảm 50%, thì giá đầu ra có thể chỉ giảm 15%, vì khâu trung gian ở giữa chiếm tỷ lệ quá lớn.Tạm bỏ qua các yếu tố định tính và không thể điều chỉnh như “lương tâm”, câu hỏi đặt ra: tại sao chi phí trung gian lại cao như vậy?Ở bất cứ đâu trên đường phố, bạn cũng có thể chứng kiến một cảnh tượng không mấy sạch sẽ. Một con lợn đã bị mổ phanh nằm chễm chệ trên yên xe máy của thương lái. Giữa cái nắng 32 độ đầu hè, xác con lợn tỏa ra mùi khó chịu. Tại hầu hết các nền chăn nuôi phát triển, vận chuyển thịt như vậy là không hợp vệ sinh. Nhưng ở Việt Nam nó xuất phát từ yêu cầu của thị trường. Bởi các bà nội trợ ở nước ta không thích mua thịt đông lạnh. Kinh nghiệm chọn thịt lâu nay họ là miếng thịt sờ vào phải còn ấm nóng, ấn vào thớ thịt phải thấy đàn hồi. Cũng chính vì thế những miếng thịt bị đem đi cấp đông sẽ bị cho là thịt cũ. Những sản phẩm chế biến từ thịt lợn như dăm bông, xúc xích cũng thường không được ưa chuộng vì không tươi.Nhiều chuyên gia chăn nuôi gọi khẩu vị của người Việt Nam là “thịt tươi và máu nóng”. Điều này không có gì đáng lên án, bởi đó chỉ là thói quen. Tuy nhiên cũng chính thị hiếu này đã khiến hệ thống phân phối thịt lợn trở nên cồng kềnh, lãng phí và quá nhiều người tham gia. Chẳng hạn nhằm đảm bảo không để thịt tồn dư và phải đông lạnh, các thương lái sẽ chỉ dám thu mua một số lượng lợn vừa đủ để đảm bảo bán hết trong ngày. Nói cách khác thay vì chỉ phải đi một chuyến xe tải lớn hàng tuần để thu gom lợn về giết mổ và cấp đông, thương lái sẽ phải đi hàng chục chuyến xe tải nhỏ để thu gom thịt tươi mỗi ngày. Tương tự do việc giết mổ được thực hiện nhỏ giọt mỗi ngày, các lò mổ công nghiệp cỡ lớn hầu như không thể có đủ lượng thịt để hoạt động, công việc này được giao cho hàng chục nghìn các lò mổ thủ công nằm rải rác ở khắp nơi. Tại khâu phân phối, do thói quen mỗi ngày chỉ mua một vài lạng thịt của người tiêu dùng nên mô hình thích hợp nhất cũng không phải là các cửa hàng với kho bảo quản lớn, thay vào đó là các sạp hàng bán thịt lợn tươi ở các chợ truyền thống. Tóm lại một hệ thống thu mua, giết mổ và phân phối thủ công, nhỏ lẻ với quá nhiều người tham gia đã phản ánh ngay vào giá thịt đến tay người tiêu dùng. Một hệ lụy khác có lẽ còn nghiêm trọng hơn là bao năm qua chúng ta không thể tiến tới xây dựng ngành công nghiệp chăn nuôi. Năm 2016 theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hơn một nửa trong tổng đàn lợn 30 triệu con của Việt Nam được nuôi tại các mô hình hộ gia đình. Cả nước có hơn 3 triệu hộ chăn nuôi trong đó đại đa số là chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô dưới 10 con. Một lần nữa có thể thấy chính thị hiếu thịt tươi và nhu cầu tiêu thụ thịt lợn theo kiểu nhỏ giọt cũng đã góp phần duy trì một nền sản xuất nhỏ lẻ theo đúng với sở thích của người tiêu dùng. Nhìn rộng hơn nữa những nhà máy chế biến nông sản cũng thường gặp không ít khó khăn khi mà người tiêu dùng vẫn đóng đinh sở thích chỉ ưa chuộng sản phẩm tươi sống (dù đó là thịt, cá hay hoa quả). Trong cuộc giải cứu thịt lợn những ngày qua, chính phủ đã đề nghị các doanh nghiệp khẩn trương vào cuộc thu mua để bảo quản, đông lạnh thịt lợn. Mặc dù vậy nhiều doanh nghiệp thừa nhận họ khá e ngại với đề xuất này. Theo họ, lâu nay người Việt Nam chỉ ưa chuộng các nông sản tươi sống trong khi đồ đông lạnh và các sản phẩm chế biến thường bị nghi ngờ là ôi thiu, sử dụng chất bảo quản hoặc bị gắn mác là đồ lưu cữu lâu ngày. Tất nhiên, khách hàng là thượng đế. Và nếu người tiêu dùng Việt Nam vẫn cương quyết đi theo thói quen thịt tươi, thì nền chăn nuôi và phân phối sẽ phải chiều lòng, không có gì để bàn cãi.Nhưng cần nhận thức được rằng đó là một trở lực của nền sản xuất. Để có một nền công nghiệp chăn nuôi đúng nghĩa, một chuỗi giá trị hiệu quả hơn, thì cũng cần những người tiêu dùng bao dung với thịt lạnh.Trong nền công nghiệp giả tưởng đó, có thể sẽ người ta sẽ bớt phải quan tâm về “lương tâm” của những thương lái hơn.Lê Anh Ngọc Thịt lạnh chỉ là 1 ý tưởng, không có gì chứng minh là đúng. Cần nhớ rằng, thịt đông lạnh chỉ để được 10 ngày. Quá 10 ngày, rã đông, tốc độ phân hủy cực nhanh, và đương nhiên là không ai dám ăn. 10 ngày không giải quyết được vấn đề cung vượt cầu (thời hạn sử dụng ít nhất phải bằng thịt hộp - date 1 năm). Muốn để lâu, bắt buộc phải sơ chế (xúc xích, dăm bông, chả, giò, ....). Thịt tươi liên quan đến việc nấu nướng ở nhà. Để làm thay đổi thói quen của cả 1 dân tộc, chỉ có kinh tế phát triển mới làm được. Người Mỹ - Tây Âu gần như mất thói quen nấu nướng ở nhà đơn giản vì họ không có thời gian. Chừng nào người VN ai cũng tất bật "8 tiếng không đủ, tranh thủ làm thêm" như Tây thì mới được. Điều đó với kinh tế nước ta hiện tại thì còn xa vời. Nói "ngành công nghiệp chăn nuôi" làm gì, thuật ngữ suông. Nói cho dễ hiểu, từ chăn nuôi đến bán lẻ là do doanh nghiệp làm hết. Chúng ta hầu như không có loại doanh nghiệp đó. Ai nuôi cứ nuôi, ai giết mổ cứ giết mổ, ai bán lẻ cứ bán lẻ. Giá không cao mới là lạ. Trên góc độ của 1 người làm kinh tế, tôi có 1 phân tích nhỏ như sau. Kinh doanh phân tán như thế thì cứ đi qua 1 khâu là 1 lần thuế. Người nuôi bán cho thương lái là 1 lần thuế. Thương lái bán cho lò mổ là 2 lần thuế. Lò mổ bán cho bán lẻ là 3 lần thuế. Bán lẻ bán cho người tiêu dùng là 4 lần thuế. Đây là thuế chồng thuế, không phải là thuế giá trị gia tăng (giá trị sử dụng không đổi làm sao tính thuế giá trị gia tăng ?). Nếu là 1 doanh nghiệp đảm nhận tất cả các khâu từ a đến z chỉ phải đóng 1 lần thuế. Trong khi đó ở hầu hết các quốc gia trên TG, thịt tươi (cũng như thực phẩm tươi sống nói chung) chưa qua sơ chế, thuế suất bằng 0. Thuế suất như thế nên thực phẩm chưa qua sơ chế giá siêu rẻ. Để cạnh tranh, người ta phải liên tục nghiên cứu giống mới, biện pháp chăn nuôi trồng trọt mới để nâng cao chất lượng thực phẩm làm tăng giá trị của chúng (ví như bò Kobe, heo thảo dược gì đấy, đại loại như thế). Kinh doanh kiểu VN mình, xin lỗi, khi kinh tế đến 1 mức nào đó, đừng nói là cung vượt cầu hay ế thừa làm gì, cung và cầu sẽ trực tiếp va chạm, xung đột kịch liệt với nhau vì 1 vấn đề duy nhất - chất lượng. Chất lượng kém - rẻ mấy cũng không mua. Từ đó dẫn đến kết quả, hoặc là thay đổi phương thức, hoặc là không tồn tại. Nếu không thay đổi, đến 1 ngày đẹp giời nào đó, VN - đường đường là 1 quốc gia nông nghiệp phải nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn thực phẩm vì thực phẩm nội kém chất lượng không ai muốn ăn. Anh phân tích việc này gần như đúng. Anh còn bỏ quên về người VN mình hiểu quá nông cạn (bị đầu độc) về khái niêm/định nghỉa của "đồ ăn tươi".Nếu đồ ăn đã qua sự làm lạnh (đông lạnh) là không còn ngon. Ví dụ cụ thể, tủ lạnh thường được để xử dụng trong việc "cất" đồ ăn còn dư trong ngày. Nói chính xác hơn là "đồ dư, hư thúi" thì mới đem đi đông lạnh.Chuyện này xảy ra hầu như đúng vì các công ty đông lạnh đều làm như vậy. Thực phẩm mới làm ra (thu hoạch) gọi là tươi bán với giá trên trời, còn bán không hết để gần tới lên “vòi” thì đem đi đông lạnh để bán tiếp (gọi là đồ đông lạnh) giá bán rất là rẽ vì đây là đồ đã hư thúi (có người ngu mới đi mua đồ như vậy mà ăn) đã được đông lạnh.Muốn giải quyết được vấn đề này cũng không có gì là khó.Ví dụ như tàu đánh cá VN đã được Nhật hướng dẫn và dạy về cách đông lạnh (làm lạnh cá tươi khi bắt được) thì họ sẽ mua với giá rất cao. Nhưng ngư dân cứ làm sai. Cá bán qua Nhật lại bị trả về vì không đủ độ lạnh để giử cho thịt cá vẫn còn tươi, và quang trọng nhứt là giết đi những siêu vi khuẩn (người ăn thịt cá sống sẽ không bị mắc phải bịnh đường ruột).Thật vậy nếu thịt cá được đông/làm lạnh đúng cách đúng nhiệt độ thì có thể giết đi những siêu vi khuẩn gần giống như đem nấu chín. Đây là điểm quang trọng nhứt trong quá trình đông lạnh.Giải quyết được vấn đề này thì cần phải 2 bước làm song song với nhau:1) Chánh phủ phải có 1 lực lượng/tổ chức điều tra và kiểm nghiệm tất cả các công ty, dịch vụ, vận chuyển, mua bán… (hy vọng không có người tham ô, hối lộ… lọt đám này vào thì hết cách chửa)• Giử thực phẩm đúng vệ sinh trong quá trình làm, đông lạnh, vận chuyển, và trong lúc mua bán (người bán mà không có tủ lạnh giử thịt ở nhiệt độ 7oC tới 9oC thì không cho bán).• Thực phẩm làm ra chỉ được giử trong môi trường (room temperature) trong vòng 60 phút mức tối đa. Phải đưa vào làm lạnh ngay lập tức. Lúc này thực phẩm vẫn còn tươi làm lạnh ngay sẽ làm chậm lại quá trình phân hủy (hư thúi) của thực phẩm. Siêu vi khuẩn (bacteria) trong môi trường không khí không có thời gian phát triển.• Phạt với hình thức nặng nhứt và nếu cần thiết thì rút luôn bằng hành nghề2) Người dân cần phải được giáo dục/giải thích kỷ lưởng, rõ rang về ý nghỉa của quá trình làm lạnh thực phẩm (rau cải, thịc, cá…). Đồ ăn để ngoài trời không cho vào tủ lạnh hay không đủ độ lạnh để giử cho thực phẩm được tươi hay là tránh bụi bậm thì đừng bao giờ mua.Làm được 2 việc này thì sẽ ít người vào bịnh viện, sức khỏe và cuộc sống của người dân đảm bảo được 1 mối lo.Good luck! Mình ở Mỹ 10 năm rồi, cũng thường xuyên ăn thịt đông, 1 tuần mới đi chợ 1 lần, hoàn cảnh thay đổi thì mình cũng phải thay đổi cho phù hợp chứ cứ mãi giữ thói quen cũ ăn đồ tươi thì thật sự ko có thời gian. Nếu thịt lợn đang dư thừa được đong lạnh dùng dần thì hay biết mấy. Chúng ta uyển chuyển cách ăn uống sao cho thuận tiện, vừa tiết kiệm cho mình lại vừa có ích cho người nuôi lợn Con người là nô lệ của thói quen! Tôi tin câu này cũng đúng với bài viết của của Anh Ngọc về hành vi tiêu dùng của người Việt ta! Khi thói quen gắn liền với sự hồ nghi về "lòng trung thực" của tiểu thương hay độ tươi của thực phẩm luôn hiện hữu thì để "bao dung với thịt lạnh" hãy còn xa xôi lắm! Thịt đông lạnh ăn vẫn tốt nếu thịt tươi đưa vào bảo quản lạnh đúng cách .Gia đình toi thường mua thịt tươi rồi tự làm đông lạnh ăn trong vài tháng thấy chất lượng thịt không bị giảm ,nếu không thì phải đi chợ thường xuyên ,trong khi chúng tôi còn dành thời gian để làm việc khác . Việc chuyển sang thói quen tiêu dùng thịt đông lanh là đúng. Tuy nhiẻn thương lái không thể vô can đối với việc lợn hơi thì rẻ mà thịt lợn vẫn đắt. Tại sao trước đây thịt lợn 100 nghìn đồng/kg mà người nuôi bán được lợn hơi 40 nghìn đồng/kg ? Bây giờ lợn hơi chỉ bán được 20 - 25 nghìn đồng/kg mà thịt lợn giá vẫn như cũ hoặc cùng lắm là giảm dăm nghìn, vậy chênh lệch lợi nhuận tăng lên vào túi ai ? "Thịt tươi" theo kiểu bày bán ở chợ của ta trông hấp dẫn, nhưng thực ra rất mất vệ sinh: bám bụi, ruồi bâu, và nhất là bị nhiễm khuẩn khi để trần trên mẹt, trên bàn ở nhiệt độ môi trường cả buổi. Ở các nước phát triển việc bày bán kiểu này bị cấm, và chỉ có 2 loại: thịt đông lạnh (bảo quản âm 18 độ C trở xuống, để được trung bình 3 đến 6 tháng) và thịt tươi ướp lạnh (bảo quản ở nhiệt độ 3 - 5 độ C, được sử dụng trong vòng 3 - 5 ngày). Thói quen ăn loại thịt vừa giết mổ là không khoa hoc, và người Phương Tây không áp dụng. Lý do: thịt mới giết mổ có vị ngon, tuy nhiên rất nặng cho hệ tiêu hoá, cơ thể không hấp thu được hết mà phải thải ra ngoài nhiều dưỡng chất. Sau khi giết mổ một thời gian (tuỳ theo nhiệt độ) thịt mới dễ tiêu hoá. Chính vì vậy mà ở Châu Âu khi đi săn được con thú về, người ta chưa mổ thịt chế biến ngay mà treo ngoài trời, mùa hè (25 - 30 độ) thì một đến 2 buổi, mùa đông (- 5 đến - 10 độ) thì một vài ngày rồi mới lột da, mổ và chế biến. Người Cháu Âu nếu có tự mổ lợn, bò, cừu do nhà nuôi cũng rất ít khi nấu ăn ngay "cho tươi" như ta, mà cũng thường làm theo cách mổ thịt và chế biến như đối với thú săn được. Tác giả viết bài báo hình như theo suy nghĩ và cảm tính chủ quan.Thứ nhất, theo như tôi được biết, với giá heo hơi bây giờ nếu như đến tay tiểu thương trung bình 1 con heo lãi ít nhất 1 triệu đồng (sau khi trừ chi phí). Như vậy, mặc dù các tiểu thương có thể " ăn mặc nhếch nhác, đầu bù tóc rốc" như tác giả thấy nhưng họ không hề nghèo. Tôi dám khẳng đinh như vậy. Ở đây tôi không bàn đến chuyện "gian thương" hoặc " mua gian bán lận". Vì tôi cũng là người kinh doanh, việc người lái heo, tiểu thương lời lãi như thế nào sẽ có rất nhiều yếu tố chi phối. Tôi chỉ muốn chỉ ra điều hạn chế trong cái nhìn của tác giả ở bài viết.Điều thứ hai, mặc dù biết là thịt lợn đang cần phải được " giải cứu" nhưng thật lòng tôi, tôi cũng ái ngại khi mua thịt lợn ăn hàng ngày vì lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày trước thì có thể thịt lợn là lựa chọn tối ưu của gia đình tôi cho các bữa cơm nhưng bây giờ thì tôi đã hạn chế rất nhiều bởi bao nhiêu "hung tin" về việc nuôi lợn cho ăn chất tăng trong, chất tạo nạc, bơm nước... Giải cứu thịt lợn rồi ai cứu tôi và gia đình tôi nếu mua phải thịt lợn bẩn. Và hơn nữa là "thịt bẩn đông lạnh". Và cho dù, giá thịt lợn có rẻ xuống theo ý muốn của mọi người nhưng đối với tôi nó không quan trọng bằng chất lượng thật sự của miếng thịt lợn. Tôi chấp nhận mua thịt đắt nhưng phải là "thịt lợn sạch". Nhưng tìm được thịt lợn sạch bây giờ thì quả thật hơi bị hiếm. Tôi nghĩ giá heo như hiện nay cũng một phần là do hậu quả của việc chăn nuôi tràn lan, không ý thức, cẩu thả. Đó phải chăng là" quả báo nhãn tiền". BÀI VIẾT NÓI LÊN TẤT CẢ.RẤT CẢM ƠN Dù có mang danh Buôn gian bán lận nhưng thương lái cũng phải Đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có. Chỉ đáng thương cho người dân lam lũ nuôi lỗ vốn. Muon Tru thit dong lanh thi khau Giet mo phai tap trung ve cac lo sat sinh lon moi co du thiet bi lanh ,muon tieu thu thit dong lanh thi noi ban le cung can co kho lanh de tru lanh va ra dong Theo nhu cau.Nhung dieu nay chua co dieu kien trong hoan canh buon ban nho o nuoc ta . Một góc nhìn nhẹ nhàng nhưng thật sâu sắc,chúng ta hãy nghỉ đến một suy nghỉ lâu dài cho một sự phát triển.hãy nhìn vào sự thật,để không còn thương hại cho sự nghèo khó với những tập tính cần phải dần loại đi, nhường chỗ cho một tinh thần mới. Chúng ta ko nên là mãi mãi theo cách cũ,... Đề tài muôn thuở-vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ cần niềm tin không có thì "miếng thịt sờ vào phải còn ấm nóng, ấn vào thớ thịt phải thấy đàn hồi" vẫn là công thức tin cậy nhiều nhất mà các bà nội trợ mang ra dùng. Vậy, vấn đề ở đây là gì? Anh chị nào giải quyết được bế tắc này không, hay lại thêm một giải pháp tem nhận diện khác? ăn thịt sống dễ bị nhiễm giun sáng hơn là thịt được deep freeze ở Nhật cá trước khi được đem bán hay chế biến phải được làm đông. để sán và các ký sinh trùng khác chết đi Nói chung là chúng ta một nước chưa phát triển, nông nghiệp còn tới 60-70%. Vì vậy, từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ chưa là một quy trình khép kín, mà rời rạc, đơn lẻ, chụp giật, mạnh ai nấy chạy... |
Ngư dân nô lệ “Ngày nào cũng vậy, tôi thức dậy lúc 5 giờ, làm tất cả mọi việc từ đánh cá, dọn lưới đến nấu nướng, lau chùi. Một số không chịu nổi thì bị đánh đập dã man, nếu có ốm cũng chỉ nhận được mấy loại thuốc cơ bản. Chúng tôi phải làm việc liên tục mà không được nghỉ ngơi, cứ thế. Những gì thuyền trưởng làm với chúng tôi đúng là không còn nhân tính". Người kể chuyện này cho tôi là Hlaing Min - một người Myanmar hơn 30 tuổi. Anh kể về hai năm rưỡi gần như làm nô lệ trên tàu đánh cá trong biển Benjina, thuộc quần đảo Aru, miền đông Indonesia: “Tôi vẫn còn nhớ như in con tàu lớn màu vàng đấy. Chúng tôi có tất cả 17 người, đều là người Myanmar. Sau 13 ngày, con thuyền mới cập bến lần đầu. Mọi người đều cười khi tôi hỏi ‘Đây vẫn là Malaysia à?’. Họ trả lời không phải, đang ở Indonesia”.Nếu như cuối năm 2016, tôi ghi chép lại câu chuyện này của Hlaing Min, thì giữa tháng tư, Vũng Tàu phát hiện một đường dây chuyên môi giới lao động biển trái phép. Do không chịu nổi cực nhọc và những trận đòn roi liên miên, 5 thuyền viên đã đến đồn biên phòng Bến Đá thành phố Vũng Tàu kêu cứu sau gần một tháng bị ép đi biển.Các nạn nhân bị cò lao động dụ dỗ, hứa cho việc làm rồi chở ra Vũng Tàu. Tại đây, họ bị bắt nhốt, ép ký giấy vay nợ với lãi suất cắt cổ (trên văn bản là để trả tiền môi giới việc làm cùng nhiều khoản nợ khác). Sau đó họ bị bán cho các chủ tàu để trừ nợ bằng cách đưa ra biển đánh bắt hải sản. Những ngày tháng kế tiếp, họ lênh đênh trên các ghe tàu, lao động, phục dịch như nô lệ ở thời hiện đại.Nếu như những “nô lệ” ngư dân của Việt Nam còn có cơ hội viết đơn tố cáo thì số phận của những “nô lệ” lênh đênh trên vùng biển Indonesia như anh Hlaing Min vô vọng hơn gấp bội. Phần lớn họ là người lao động nước ngoài, vừa bị rào cản ngôn ngữ cô lập, vừa bị công ty chủ quản bủa vây nên không thể cầu cứu các đơn vị chức năng.Cha của Hlaing Min mất khi anh mới 4 tuổi, để lại anh và hai em gái cho mình mẹ nuôi nấng. Gánh nặng gia đình buộc anh phải tìm một công việc có mức lương tốt ở phía bên kia biên giới, giống như nhiều người Myanmar khác.Ban đầu, Hlaing Min được hứa hẹn một công việc có mức lương tốt ở Pinang, Malaysia, nhưng kết cục anh và cả nhóm 17 người đều bị biến thành nô lệ trên tàu đánh cá, phải sống dưới đòn roi của một nhóm người Thái được hỗ trợ bởi những tay cai thuyền người Myanmar và Indonesia.Chỉ thỉnh thoảng họ mới được trả lương, còn trở về quê là chuyện bị cấm tiệt. Trên bờ, công ty chủ quản của hoạt động bóc lột này thậm chí còn triển khai lực lượng tuần tra vũ trang để ngăn chặn việc bỏ trốn. Những người đào tẩu sẽ bị bắt lại, đánh đập dã man rồi nhốt vào cũi. Cuối cùng, Hlaing Min may mắn trốn thoát rồi tìm được nơi trú ẩn an toàn tại nhà người dân bản địa. Anh học tiếng Indonesia, làm các công việc lẻ tẻ và cố gắng trở thành một phần của cộng đồng. Hai năm rưỡi sau khi anh trốn thoát, các cơ sở của công ty chủ quản mới bị các nhà chức trách địa phương Indonesia khám xét và anh mới được hồi hương.Câu chuyện của Hlaing Min chỉ là một trong số hàng trăm câu chuyện của người lao động Myanmar về nạn nô lệ và hoạt động đánh bắt cá ngừ trên biển Arafura.Tuy qua chiều dài lịch sử, câu chuyện của các nước Đông Nam Á vẫn luôn xoay quanh kinh tế biển, bão biển, nạn cướp biển, tàu đánh cá và các ngư dân. Nhưng vài năm gần đây, vấn nạn cưỡng ép người lao động đi biển trái phép - phương thức lừa đảo không mới nhưng vượt trội về độ man rợ, vô nhân tính - lại càng trở thành vấn đề nóng bỏng. Đặc điểm chung của các “nô lệ” ngư dân, dù là người Myanmar hay người Việt Nam, là họ đều có trình độ học vấn thấp, không có chứng chỉ, tay nghề để kiếm việc làm nuôi sống bản thân và gia đình. Sự yếu thế này dễ dàng biến họ trở thành đối tượng bị dụ dỗ, bị lừa đảo để bán cho các chủ tàu.Hai nước ở bán đảo Trung Ấn: Việt Nam cũng như Myanmar đều có nguồn lực hạn chế và đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, trong đó, tỷ lệ lao động Việt Nam chưa qua đào tạo nghề, không có chứng chỉ lên tới 61,5 % (2016). Tuy khối AEC luôn hứa hẹn những triển vọng hợp tác tươi đẹp nhưng thực tế thì chẳng cần nhìn đâu xa, con số trên đã nói lên sự bất cập của chính sách vĩ mô với đối tượng lao động nghèo chiếm phần đa trong xã hội. Hlaing Min cũng như 5 ngư dân Vũng Tàu không chỉ là nạn nhân cho sự thất bại của ASEAN trong việc chăm sóc cho nhóm người dễ bị thương tổn mà nó còn vạch ra một vấn đề lớn hơn. Đó là việc thiếu các chính sách hỗ trợ cho nhóm người nghèo trong xã hội hiện đại, nhất là khi họ có khả năng trở thành nhóm người bị tổn thương nhiều nhất sau khi thị trường chung AEC đi vào quỹ đạo.Trong khi đang bận bịu suy tính các nước đi thương mại vĩ mô cho một thị trường khu vực lớn (650 triệu dân), các nhà hoạch định chính sách của AEC hình như lại đang bỏ quên lượng đông đảo tầng lớp lao động cấp thấp, bán chuyên môn hay không có tay nghề như những người "nô lệ" ngư dân này. Rất khó để đưa ra một quyết sách hoàn toàn triệt để cho vấn đề này, nhưng dù nhiệm vụ có khó khăn đến đâu thì các nhà hoạch định chính sách cũng phải bắt tay vào thực hiện. Chỉ khi đó, cuộc đời của nhóm người nghèo, những công dân của khối kinh tế AEC - nơi có tốc độ phát triển kinh tế bậc nhất thế giới - mới có ngày bình minh.Karim Raslan Hãy phổ cập tiếng Anh đến tất cả mọi người như Philippine, tiếng anh là công cụ để mọi người có thể giao tiếp ở bất cứ nơi đâu, do đó có thể dễ dàng kiếm việc làm hoặc tối thiểu là tìm kiếm sự cứu giúp trong tình huống khẩn cấp. Bài toán an sinh nan giải với toàn cầu chứ không bó hẹp riêng Việt Nam đâu anh! Đói nghèo đáng tiếc vẫn là "chứng bệnh" đeo đẳng nhất bấy lâu của Nhân loại! Đi đâu cũng không thoát khỏi cảnh nghèo, đói. Tại Việt Nam tuy đã bớt chút chút, nhưng người nghèo vẫn chiếm đa số. Do công tác quản lý chưa sâu sát với thực tế nên còn tồn tại ngư dân nô lệ, cần xem xét lại. hay lắm ạ. Cảm ơn anh nói cho vuông và cho tròn la hiện tại vấn đề của lao động nghèo , không có trình độ đang bị thả trôi, không được đầu tư và quan tâm. Còn vấn đề trình độ và tay nghề hay kỹ thuật thì phải có thời kỳ và giai đoạn, Chính sự chuyển đổi từ nông nghiệp sang định hướng công nghiệp , và nông dân mất đất cũng là một thứ chuyển đổi nô dịch. NGHÈO KHÔNG PHẢI LÀ CÁI TỘI. TỰ ĐỨNG VẬY MỚI HAY Cải cách giáo dục,nâng cao dân trí,nâng cao tay nghề o k. Không ai ép bạn làm nô lệ được trừ phi bạn tự nguyện. Khi bạn rời khỏi quốc gia của mình bằng con đường bất hợp pháp, không có luật nào của nước nào có thể bảo vệ bạn được (có biết sự tồn tại của bạn đâu mà bảo vệ). Người nghèo Myanmar làm sao đến được Malaysia khi 2 quốc gia này không hề có chung biên giới (phải vượt biển hoặc suốt cả chiều dài của Thái Lan). Rõ ràng là đi lậu. Từ chối sự bảo vệ của pháp luật thì pháp luật làm sao bảo vệ ? Còn nếu pháp luật Myanmar biết rằng công dân của họ muốn đi Malaysia tìm việc làm trong khi các điều kiện cần thiết (ngôn ngữ, kỹ năng, học vấn, văn hóa, ....) không đạt chuẩn thì có cho phép đi không ? Tương tự, luật pháp Malaysia có cho người như thế nhập cảnh không ? "Người nghèo" thường đi kèm với sự "thiếu hiểu biết". Không ít người đến nay vẫn cho rằng nơi nọ nơi kia là "thiên đường", đến nơi là có ngay công việc nhàn hạ lương cao. Cái sự "hiểu biết" này không có trường lớp nào dạy cả, tự mình phải tìm hiểu thông qua báo chí, internet. Không đọc báo, không dùng mạng internet làm sao "có hiểu biết" ? Rút cục, ai nói cái gì cũng tin mà không cần xác minh, không bị lừa cũng uổng. Trong khi thu nhập quốc gia còn thấp xa so với trung bình của TG, làm sao quốc gia có thể để ý ưu tiên cho "người nghèo" ? Mỹ là quốc gia có thu nhập đầu người đứng thứ 8 TG, bà Clinton tranh cử hứa sẽ ưu tiên cho các nhóm thiểu số, người ta bầu ông Trump. Số đông còn cả đống vấn đề chưa giải quyết làm sao ưu tiên thiểu số ? Ban phải có tiền bạn mới đi làm từ thiện được chứ. Cái điệp khúc "người nghèo", "người nghèo", chúng tôi nghe chán lắm rồi. Ông bà mình thường nói "Cây khô tưới nước cũng khô, vận nghèo đi đến xứ mô cũng nghèo" những bạn trẻ hảy thường xuyên xem thời sự hàng ngày lúc 7 giờ tối để nắm bắc thông tin, chứ như thế nầy thì có nước chết, không sao thoát nghèo được Phận làm thuê đầu cũng thế thôi kể cả cái Mỹ từ: xuất khẩu lao động. Quan trọng vẫn là phải nâng cao dân trí thông qua việc đầu tư phát triển giáo dục, nhưng nỗi khổ của dân Việt là ngay chính công tác giáo dục cũng đã gặp bao nhiêu vấn đề rồi. Không cần đi đâu xa, ngay tại Sài Gòn phồn hoa. Không khó để tìm một trung tâm mô giới việc làm mà khi vào đó bạn sẽ được dẫn đến những nơi để trở thành lao động khổ sai. |
Ngành y kiếm ngoại tệ Trong rất nhiều năm, trước dòng khách và ngoại tệ hấp dẫn ấy, các nhà quản lý lại vò đầu tự hỏi, rằng mình có thể cung cấp gì để các vị khách chọn Việt Nam làm điểm đến?Tôi thì nói rằng, chúng ta có thể cung cấp cho họ chất lượng điều trị y tế hàng đầu. Đã nhiều lần, chúng tôi làm được việc đó. Nhưng chúng vẫn chỉ là những nỗ lực nhỏ, mang tính tình huống.Một trong những bệnh nhân tôi nhớ nhất, là bà Đỗ Thị Lợi, một Việt kiều 78 tuổi có hai con trai đang sống ở Pháp. Một lần đi chơi với con, bà Lợi không may trượt chân ngã, bị xẹp thân đốt sống. Bà đau đến mức nằm ngồi không yên. Suốt mấy tháng trời, hai người con đi tìm mọi cách để chữa trị cho mẹ, nhưng các bác sĩ Pháp đã lắc đầu, họ chỉ dám cho bà uống thuốc giảm đau, vì bà đã quá già. Bất lực, bà Lợi đành quay trở về Việt Nam, trở về với nỗi lo lắng, cùng khả năng cơn đau sẽ kéo dài vĩnh viễn. Nhưng không vì thế mà bà từ bỏ mơ ước chữa khỏi bệnh.Một ngày kia, hai con của bà nghe họ hàng mách bệnh viện chúng tôi có thể chữa khỏi bệnh cho mẹ. Dù không tin, họ vẫn quyết định đến tìm hiểu. Sau một vòng tham quan bệnh viện, nhìn những trang thiết bị mới được đầu tư, chứng kiến những bệnh nhân chúng tôi điều trị, con bà Lợi đã thực sự yên tâm.Sau một buổi làm thủ tục nhập viện và xét nghiệm, bà Lợi được các đồng nghiệp của tôi tạo hình lại thân đốt sống bị xẹp bằng cách nắn chỉnh tư thế, rồi bơm xi măng sinh học vào để hàn gắn những mảnh xương gãy. Đây là một kĩ thuật khó, ngay ở nước Pháp cũng không mấy bác sĩ làm được, nhất là những bệnh nhân già như bà Lợi thì họ càng không dám làm vì sợ biến chứng, trong khi mỗi năm chúng tôi điều trị thành công cho hàng trăm ca bệnh mà chưa xảy ra tai biến gì.Đúng 15 phút sau khi thực hiện thủ thuật, bà Lợi hết đau hoàn toàn. Ngay buổi chiều hôm ấy, bà thoải mái đi lại, đi với cảm giác như chưa bao giờ bị bệnh. Điều kỳ diệu ấy không chỉ làm cho bà Lợi bất ngờ, mà 2 con trai của bà cũng thay đổi hẳn suy nghĩ về các bác sĩ của Việt Nam.Câu chuyện thành công của bà Đỗ Thị Lợi đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều. Điều tôi trăn trở chính là “con đường phục hồi” cho những bệnh nhân người nước ngoài, một loại hình dịch vụ mang tên “du lịch y tế” đang ngày càng phát triển trên khắp thế giới.Tôi hoàn toàn không có ý định so sánh trực tiếp các nền y học. Việc đó khá vô nghĩa. Tôi chỉ muốn nhìn vào nội tại nền y tế Việt Nam, và thấy rằng, chúng ta cũng có những sản phẩm tốt đẹp xứng đáng cung cấp cho bệnh nhân trên toàn cầu.Trong nhiều năm trước đây, Mỹ đã đón nhận số lượng lớn khách “du lịch y tế”. Họ đến để tham quan, kết hợp với chữa bệnh bằng những kỹ thuật không có ở quê nhà. Nhưng hiện tại, đang có một luồng khách du lịch theo hướng ngược lại. Người Mỹ giàu có đã đi ra nước ngoài để chữa các bệnh có giá đắt hơn hoặc không có ở nước Mỹ. Để giảm bớt chi phí, hiện nay đang có dòng người di chuyển theo hướng từ nước giàu sang nước nghèo hơn để tiếp cận các dịch vụ y tế.Nhìn sang những quốc gia rất gần gũi với chúng ta, tôi giật mình khi thấy từ mấy năm trước họ đã biết chớp thời cơ và nhanh chóng thành công. Những quốc gia có thể kể đến như Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Myanmar.Về trang thiết bị máy móc, chúng ta không hề thua kém. Về trình độ chuyên môn của các bác sĩ, tôi không thấy có sự khác biệt. Chúng ta đang có những chuyên gia xuất sắc, chúng ta cũng làm được những điều kỳ diệu, có rất nhiều mặt bệnh mà chúng ta đáng tự hào. Chúng ta có thể thu về nhiều ngoại tệ, thậm chí tiền tỷ nếu xét đến tổng thể ngành du lịch.Vậy tại sao chúng ta lại thua kém cả Myanmar trong lĩnh vực “du lịch y tế”? Tại sao, mỗi năm, có hàng tỷ USD từ Việt Nam chảy máu sang các quốc gia khác để chi cho chữa bệnh, đến những nơi mà chính bệnh nhân cũng không tin rằng trình độ lâm sàng của bác sĩ hơn Việt Nam?Mỗi bệnh nhân đã trải nghiệm hệ thống y tế Việt Nam đều sẽ có câu trả lời của riêng mình.Tôi chỉ là một bác sĩ, không phải nhà chiến lược, điều khiển ngân sách và chính sách. Nhưng tôi cho rằng, vấn đề mấu chốt ở đây là chúng ta chưa đủ tự tin để có một cuộc quy hoạch. Muốn có được ghi danh trên “bản đồ” quốc tế, chúng ta phải có đủ sự tự tin để tạo nên sức mạnh, sức mạnh ấy phải chuyển thành quyết tâm mang tính chính trị, từ đó xây dựng một hệ thống dịch vụ y tế đảm bảo chất lượng chuẩn, được các tổ chức y tế có uy tín trên thế giới công nhận.Và tất nhiên, nếu được khuyến khích trở thành một phần năng động của thị trường toàn cầu, thì các cơ sở y tế sẽ không chỉ kiếm ngoại tệ, mà còn trải qua một cuộc chạy đua tổng thể để phục vụ tốt hơn bệnh nhân trong nước. Đôi khi, vấn đề không phải là năng lực nội tại, mà là một quyết tâm. Thứ quyết tâm đã tạo nên cáp treo, resort, sân golf và rất nhiều hạ tầng du lịch đắt tiền khác.Trần Văn Phúc Em làm du lịch đây. Muốn vậy thì cần xem các vấn đề sau:- Chọn một khoa khám làm mũi nhọn, quảng bá với các đối tác du lịch ở nước ngoài...rất khó vì y tế và cả du lịch của mình đều làm ăn manh mún chưa có liên kết.( Hàn Quốc đang là du lịch thẩm mỹ, Thái Lan hiếm muộn...)-Du lịch y tế còn khá kén khách, phải đủ đoàn thì mới có giá cạnh tranh. Nên tập trung thị trường nào thử nghiệm đi đầu. Thị trường tiềm năng mà lại vướng vấn đề về giá vé máy bay cao thì chịu. Từ Châu Âu, Mỹ bay đến mình có giá cao hơn đến Thái đến Singapore là cái chắc.-Tổng cục du lịch nước mình có thể hỗ trợ doanh nghiệp nhg gì để quảng bá,?-Nhân lực lại cần đội ngũ nhân Viên có tiếng anh chuyên ngành tốt về y tế để tư vấn, cần chính xác cao mà đa phần thì guide Việt chưa đủ trình độ, mà cả hệ thống y tế cũng ko có sẵn nhân viên nói tiếng anh ra gì, bập bổm thì phục vụ tư vấn cái gì. Singapore, Ấn Độ họ nói tiếng anh nên lợi thế hơn mình.- Các bệnh viện thật sự đã sẵn sàng chưa? Lấy được chứng nhận xếp hạng gì chưa? Hình ảnh lem nhem mà mang ra nước ngoài quảng bá sao làm ăn đc? Nếu sẵn sàng thì mau mang thông tin ra hội chợ du lịch gặp bọn em làm việc đi.Có chăng thì nên thử với thị trường kiều bào.Mong các anh chị bổ sung thêm. Đúng là cần phải hạ quyết tâm. Bắt đầu từ cái ... toilet bệnh viện. ^^ Tôi không nghĩ người có tiền lại dại để sang nước ngoài chữa trị. Đơn giản là họ không tìm thấy cái họ muốn ở Việt nam. Nếu ai đã tới thăm Trung tâm ung thư quốc gia của Singapore, Bệnh viện Pantal của Kuala Lumpur, Malaysia hay Bệnh viện Bumrungrad của Thái lan sẽ hiểu rằng tại sao họ thu được tiền và chúng ta thì không. Còn xa lắm. Xin hãy phục vụ bệnh nhân người Việt mình tốt đã Đến "chất xám" chúng ta còn bị "chảy máu" thì hàng tỉ USD ở lĩnh vực điều trị ở ta "chạy" ra nước ngoài có gì lạ?! Điều anh nói vì ta thiếu tự tin,quyết tâm hay thậm chí không thua về năng lực các bác sĩ là không thể phủ nhận.Nhưng các điều đó không cản bước ta bằng việc tạo một môi trường thuận lợi để dịch vụ "du lịch y tế" khai phóng,có được điều này lại nằm ở hoạch định,tầm nhìn,sự thông thoáng thủ tục,đãi ngộ tốt cho bác sĩ... Có vậy,dịch vụ anh đề cập mới hiện thực hoá được! Chính xác! Là một người đang sống tại một quốc gia Bắc Âu và đã được trải nghiệm dịch vụ y tế ở đây, tôi hoàn toàn có thể khẳng định rằng chất lượng chuyên môn và trang thiết bị y tế của Việt Nam hoàn toàn KHÔNG thua kém nước ngoài. Rất tán đồng quan điểm và tu duy của BS Phúc. Nhưng BS Phúc ạ, em cũng khá nhiều lần vào bệnh viện mà thật sự chưa bao giờ vừa lòng - chứ chưa dám nói là hài lòng; thay vào đó luôn là sự bức xúc. Em cũng bỏ qua luôn nạn phong bì, nhưng "thái độ" dường như là điều gì đó cực kỳ xa xỉ hay sao ấy. Đó là chuyện "tiểu tiết". Còn chuyện vĩ mô thì như BS thấy đấy "đỉnh cao của sự vô cảm" là phải hủy 20.000 viên thuốc điều trị ung thư. Thú thật là em khá lạc quan - nhưng hoàn toàn chưa dám tin tưởng hay kỳ vọng gì vào Ngành Y - ít nhất là nếu còn những người đứng đầu bàng quan, lạnh lùng như bây giờ. Vì vậy, vấn đề BS đặt ra em kỳ vọng... nhưng có lẽ xa vời lắm ạ. Tôi không bao giờ có suy nghĩ trình độ Bác sỹ Việt nam yêu kém , có thể trang thiết bị chưa hiện đại , bù lại khám lâm sang rất giỏi . Nhưng tôi không hài long với cung cách phục vụ bệnh nhân . Nếu cải thiện được vấn đề này tôi nghĩ chắc chắn nhiều người nước ngoài sẽ đến Việt nam chữa bệnh Ngành y của ta có nhiều bác sỹ giỏi, có thiết bị hiện đại, đã áp dụng những phương pháp khám chữa bệnh tiên tiến, đã thực hiện những ca mổ thuộc loại khó của thế giới. Nếu ngành Y thu hút được những bệnh nhân khá giả, giàu có của VN đến khám và chữa bệnh, không phải ra nước ngoài, thì sẽ hấp dẫn được Việt Kiều và khách du lịch nước ngoài đến VN chữa bệnh. Hãy đặt mình vào vị trí một bệnh nhân có điều kiện kinh tế khá giả thì ai cũng dễ biết tại sao bệnh viện VN cũng làm được mà người ta lại phải sang Singapore chữa bệnh, từ đó sẽ có được câu trả lời tại sao ta chưa làm được dịch vụ "du lịch khám và chữa bệnh". Với thực trạng nền y tế nước ta, người Việt còn không chịu nổi nữa là du khách nước ngoài. Khi nào hết tình trạng quá tải bệnh việc và cải thiện được thái độ phục vụ của đội ngũ y tế rồi hãy tính. Du khách họ không thể xếp hàng nửa ngày để được khám vài phút như người Việt, cũng không thể xếp hàng thêm vài tiếng để chờ làm các xét nghiệm, chụp CT, Xquang...hay nằm tại các phòng bệnh chật chội mấy người một giường được trừ khi tình thế cấp thiết khiến họ không thể làm khác. Nếu cần có "một quyết tâm" xin hãy quyết tâm cải thiện dịch vụ y tế cho người dân đỡ khổ cái đã. Có thể nói rằng, trong một số trường hợp bệnh lý đã được xác định, việc thực hiện cùng thủ thuật ấy tại Việt nam có giá rẻ hơn. Đó là gia công. Nhưng y tế không phải là gia công. Khó khăn hơn cả là việc chẩn đoán đúng bệnh và kịp thời, cùng với thái độ văn minh, dịch vụ đầy đủ thì giữa Việt nam và Thái lan, hay Singapore, Malaysia là một khoảng cách xa vời. Trước khi nói đến thu ngoại tệ, hãy nói đến chất lượng phục vụ người bệnh. Bạn có biết nơi đâu trên thế giới công nhận bằng bác sĩ của Việt nam không, khi chúng ta chỉ học 6 năm mà các nước mất khoảng 9-11 năm để hoàn thành? Tôi bất ngờ với bài viết của tác giả. Tại sao Myanmar họ làm được du lịch chữa bệnh mà chúng ta lại không làm được? Cám ơn anh Phúc.. Chưa nói đến Tây y. Việt Nam có một nguồn dược liệu Đông y rất phong phú, những phương pháp châm cứu đông y, những chuyên gia châm cứu nổi tiếng thế giới. Nếu đưa những cái này vào du lịch - chữa bệnh - thăm viếng những địa điểm lưu niệm những thầy thuốc tài ba - tâm đức như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông... thì sẽ có nét độc đáo riêng lắm chứ.Những bài thuốc lá xông, tắm cũng đã được những bà con người Dao đưa vào du lịch rồi. Tuy nhiên, vẫn chỉ là lẻ tẻ, manh mún... Cần có một chiến lược đột phá lâu dài, bền vũng để phát triển trên quy mô rộng trong toàn quốc.Hiện tại mạnh ai nấy chạy, đang làm ăn ... theo kiểu mạnh ai nấy chạy, chụp giật. Còn lâu mới làm được.. Đến bệnh nhân trong nước còn không tin tưởng phải sang Sing, Hàn quốc để chữa bệnh. Họ làm vậy không phải không có nguyên nhân đâu. Có thể bệnh viện anh được trang bị hiện đại, bác sĩ giỏi nhưng đa số các bệnh viện khác thì không như vậy hoặc có hiện đại, giỏi thì cũng quá đông, quá tải nên chất lượng cũng không đáp ứng nổi. Tôi cũng làm trong bệnh viện, một ngày phục vụ vài nghìn bệnh nhân đến máy móc, nhà cửa còn không trụ được nữa là con người. Cảm ơn Bác sỹ! Một bài viết vô cùng tâm huyết! BÀI VIẾT QUÁ Ý NGHĨA |
Sự hồn nhiên đau đớn Bà chủ quán lấy cho bé gói mỳ tôm, rồi nói nhẹ nhàng cho nó đi. Bà kể, con bé đang học lớp 7, bị cưỡng hiếp. Gia đình chỉ biết lúc cháu đã có thai. Bé gái nói bị một người đàn ông trong xóm gạ gẫm, lúc bằng đôi dép, lúc cái kẹp tóc, khi chỉ là cái kẹo, hay dăm nghìn mua kem. Việc lan ra, người nọ chối phắt, bố mẹ cô bé khiếu kiện không thành. Gia đình bắt em phá thai. Trải qua một cơn đau thập tử nhất sinh, bé gái sau đó không bao giờ bình phục được nữa. Em phát điên.Tôi lúc ấy thốt lên một câu ngô nghê: “Sao lại có thể như thế?" Bà chủ quán không trả lời, chỉ nhìn tôi. Cái nhìn im lặng ấy ám ảnh tôi suốt nhiều năm sau này.Con trai tôi 6 tuổi. Tôi nhiều lần nói với nó: Dù thế nào đi nữa, bố muốn con luôn phải nhớ. Điều thứ nhất, cơ thể con là của con. Chỉ của con thôi, không ai có quyền xâm phạm. Bất cứ ai. Nếu ai đó động vào người con mà con không muốn, nếu là người thân, thì con có quyền phản đối. Còn nếu là người lạ, thì con hãy bỏ đi, hoặc kêu lên nhờ người lớn giúp đỡ.Tôi chưa thể giải thích cụ thể hơn với một thằng bé lớp một về tấn công tình dục, về bạo hành, về đụng chạm thể xác theo kiểu quấy rối có chủ đích. Tôi chỉ biết rằng, cũng như chúng ta dạy con mình về sự nguy hiểm của điện, hay độ cao, hay hồ nước sâu... chúng ta không có cơ hội thị phạm, và chúng ta cũng biết rằng những nguy cơ ấy tuyệt đối không được xảy ra với bọn trẻ. Dù chỉ một lần.Hóa ra rất vô tình, nguyên tắc tôi dạy con mình trùng một phần với phương pháp giáo dục nhận thức tự vệ cho trẻ nhỏ phổ biến khắp thế giới. Nhưng đó chỉ là một sự tình cờ may mắn.Hiện nay, một số trường tiểu học bắt đầu tìm cách giáo dục về giới tính và an toàn cơ thể cho học sinh. Bộ Giáo dục thì không có tài liệu giáo dục giới tính cho cấp tiểu học. Thế là các trường mời những trung tâm sức khỏe sinh sản, trung tâm giáo dục giới tính... về mở các khóa đào tạo ngắn hạn. Có thể các chuyên gia của các trung tâm này có trình độ chuyên môn rất tốt. Nhưng nếu Bộ Giáo dục cẩn trọng đến mức chưa đưa giáo dục giới tính vào chương trình đào tạo chính thức cho học sinh tiểu học, thì những đứa bé miệng còn hơi sữa ấy vẫn có thể là nạn nhân của những kẻ phi nhân tính. Đã qua lâu rồi cái thời người lớn có thể ù òa nói với con trẻ rằng chúng được sinh ra từ nách, rằng sờ phải “chỗ này” là sẽ bị to bụng còn nhìn vào “chỗ kia” thì coi chừng đau mắt. Nếu chúng ta không tìm ra cách để nói với con về các đặc tính giống loài, thì Internet sẽ dạy chúng. Hoặc tệ hơn nhiều, cuộc sống sẽ dạy chúng bằng những cú vấp đau đớn, có thể không bao giờ có thể gượng dậy được nữa.Bà Hoàng Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số - từng bực bội kêu với báo chí rằng, từ những năm 80 của thế kỷ trước, việc đưa vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản vào trong chương trình giáo dục chính thức ở Việt Nam đã được đề xướng. Nhưng hơn 30 năm sau, câu chuyện vẫn gần như là con số 0. Đó vẫn luôn là những giờ học ngoại khóa không bắt buộc.Cuộc đấu tranh chống lại những con quỷ râu xanh không chừa ra bất cứ quốc gia hay cộng đồng nào. Tấn công tình dục phụ nữ và trẻ em là một trong những vấn nạn dai dẳng nhất, đau đớn nhất mà xã hội phải đối mặt. Nhưng để đối mặt, trước hết mỗi cá nhân phải là một chiến binh. Để trở thành một chiến binh, trước tiên phải hiểu những nguy cơ, và phương thức để tự vệ. Để trẻ em thiếu thông tin và kiến thức về chính cơ thể chúng - đó là tước đi khả năng tự vệ của chúng.Muốn làm được, thì cần có phương pháp tiếp cận phù hợp. Ở nhiều nước châu Âu, trẻ em được giáo dục giới tính từ tuổi đi nhà trẻ, và kéo dài liên tục ở các cấp học sau.Hôm nay chúng ta có thể căm phẫn và lên án những kẻ ấu dâm, nhưng vẫn sẽ rất ít đứa trẻ của chúng ta biết rằng đó là nguy cơ đối với chính bản thân chúng.Một cuộc đấu tranh trên mạng, dù lan thông điệp tới đâu, cũng sẽ không chạm đến được những cô bé như đứa trẻ tội nghiệp tôi đã thấy bên bờ kênh năm nào. Cái đã có thể cứu em, lẽ ra, là một cuốn sách giáo khoa với những trang giáo dục giới tính.Phạm Gia Hiền Xâm hại trẻ em là tội ác không thể dung thứ! Trang bị kiến thức về giới tính,về quyền riêng tư cá nhân cho trẻ em muộn màng là thiếu sót lớn nhất của người lớn chúng ta. Gia đình,nhà trường và xã hội cần phối hợp chặt chẽ mới đẩy lùi được tội ác phi nhân này! Nên xử những kẻ hiếp dâm bằng hình phạt "thiến hoá hoc", bêu tên và quản lý sau khi ra tù. Đối với bọn này, không những phải đánh kẻ chạy đi và răn đe những kẻ chạy lại, để chúng không thể tái phạm. Tháng rồi về quê vợ, đi qua ngõ nhà em thấy một chị lớn tuổi cứ ngô nghê cười một mình, mình hỏi thì vợ cho biết: ngày xưa chị ấy xinh và học giỏi nhất xóm, rồi một lần chị bị xâm hại, cùng là người trong xóm, khi chị có bầu thì người đó trốn biệt, gia đình bắt chị phá, rồi chị bị điên luôn, hồi đó chị mới học lớp 8. Cũng rất may mắn là nhờ có mạng xã hội mà những tiếng nói tuyệt vọng mới có cơ hội được lắng nghe. Tôi nhớ hồi mình còn bé lắm, được nghe một ai đó từng nói rằng: sự tiến bộ của một xã hội chính là ở thái độ của chính quyền, của người dân đối với những thói hư tật xấu. Từ đó có tác dụng giáo dục và ngăn chặn con người làm điều xấu.Hi vọng, chính quyền vị dân của chúng ta sẽ làm cho đúng, cho nghiêm vấn đề này mặc dù có xử tử hình kẻ ấu dâm thì cũng không thể nào lấy lại những mất mát khủng khiếp của những đứa trẻ. Nhưng ít nhất còn cho thấy công lý. Ngày xưa tôi còn cấp 2, cứ tới tiết sinh học mà có phần "giới tính" thì ôi thôi cả lớp cứ như cái chợ. Đám con trai thì cười nhe răng, đám con gái thì đỏ mặt tía tai e thẹn cúi đầu. Đó, tới cấp 2 mới lẹt đẹt biết những thứ cần được biết sớm hơn. Nhưng dù gì ngày xưa lớp trẻ cũng còn ngây thơ hơn bây giờ, yêu râu xanh cũng ít hơn bây giờ. Đã đến lúc thay đổi tư duy của ngành giáo dục để trẻ em có thể cười tươi như cái tuổi của chúng. Bài viết rất hay và ý nghĩa! Vấn đề là "các vị" chỉ nhìn vào hiện tại, làm sao để hôm nay kiếm được bằng này tiền chứ có cần biết sau khi "các vị" không còn "tại vị" thì "sống chết mặc bay". Cái chính là dân còn lạc hậu và chính quyền cũng thờ ơ. 10 năm trước thử ADN là khởi tố được. Đúng đấy ạ. Cuộc phản đối hay chia sẻ thông điệp trên fb thì không thể nào lan tỏa tới vùng sâu vùng xa được và chỉ mang tính chất thời điểm. Chỉ có đưa vào SGK là hiệu quả nhất và mang tính bền vững khó lắm, nhưng phải cố lên thôi!rất mong pháp luật trừng phạt thật nặng những kẻ bệnh hoạn đó.ngoài giáo dục trẻ còn phải giáo dục người lớn nữa mới được Phải xây dựng bộ luật riêng về quấy rối xâm hại tình dục răn đe mạnh hơn Phải làm một cuộc trưng cầu dân ý để tạo áp lực mạnh mẽ và chủ động với bộ Giáo Dục để ngay năm học tới con em chúng ta sẽ được học đầy đủ hơn về giáo dục giới tính trong nhà trường, nhất là các em trong độ tuổi tiểu học. Mong mọi người ủng hộ ý kiến của mình lắm lắm. Tôi thấy nên xăm lên má hoặc trán của tội phạm hiếp dâm hay ấu dâm thì tốt.Xăm 15 năm hay 20 năm hoặc vĩnh viễn. quản lý trình diện hằng tháng tại công an phường mới tốt.Cho nó nhục cả đời. Cái ác ngự trị không phải do những người làm điều xấu mà là do sự bàng quan của những người tự cho mình đủ tốt. 10 năm đi dạy học, bậc thpt , trong những lúc "hàn vi tâm sự" trước lớp, tôi luôn nhắc nhỡ các em về vấn đề này. Không những các em nữ mà còn cả các em nam. Thời buổi ngày nay, việc xâm hại trẻ con với những chiêu trò rất " đời thường" đối với người lớn chúng ta. Hi vọng luật pháp VN sẽ cứng rắn hơn về tội ác này.Mong sao những người làm luật và chính quyền có kiên thức sâu rộng và có tâm. Vụ này lại nhắc đến vụ của Minh béo bị tòa án bên Mỹ xử tội ấu dâm 1 nam sinh nhỏ tuổi, giờ cứ phải xử như thế thì chúng nó mới biết nhục mà không dám làm bậy |
Bổ nhiệm cán bộ Ngoài công việc chuyên môn, nhiều lần tôi tham gia tuyển người cùng ban nhân sự. Một thời từng làm cho nhà nước ở Hà Nội, tôi khá quen với “bộ tiêu chí” về tuyển cán bộ, với các khái niệm định tính như đạo đức tốt, tận tụy phục vụ, cần, kiệm, liêm, chính... Rất nhiều tiêu chí, những thứ người ta có thể sáng tác ra trong một cuộc họp để giới thiệu nhân sự và bổ nhiệm.Có lần, chúng tôi chọn được hai ứng viên cuối, một nam, một nữ, cho công việc do tôi phụ trách. Ban tuyển chọn để người đứng đầu quyết định vì đã tới vòng cuối vẫn kẻ tám lạng người nửa cân. Họ hỏi chọn ai. Tôi hồn nhiên nói, muốn ứng viên là nam, vì nghề IT phải bưng bê màn hình, CPU máy tính, chui gầm bàn, cần một người thuộc phái mạnh. Đàn ông làm việc này tốt hơn.Ban nhân sự nhìn tôi như từ hành tinh khác. Họ nói: mọi người đều bình đẳng, nam nữ, mầu da, quốc tịch, đều có cơ hội ngang nhau. Nếu không chọn do chất lượng thì được, nhưng do cô ấy là nữ, thì anh đã phạm lỗi phân biệt đối xử. Tôi ngượng.Bây giờ nghĩ lại, cái lối nghĩ rối rắm của tôi hôm ấy là một kiểu ngụy biện. Thoạt nhìn thì nó là một tiêu chí nghe vừa tai. Nhưng nghĩ lại, trong bối cảnh tuyển dụng, bổ nhiệm nó cũng không hợp lý hơn các tiêu chí kiểu “cán bộ không sinh con thứ ba”, “sinh ra trong gia đình có truyền thống” bao nhiêu. Nếu tuyển dụng mà vẫn sáng tác ra quá nhiều tiêu chí định tính và lẩn thẩn như vậy, thay vì khiến cho quá trình chặt chẽ hơn, nó sẽ tạo ra thêm nhiều lỗ hổng.Hướng dẫn của ban nhân sự World Bank là tìm ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm, khả năng làm việc nhóm và cuối cùng là sự trung thành. Chỉ có 3 tiêu chí. Tiêu chí cuối không được viết ra thành văn bản, nhưng được đan xen vào những câu hỏi, liệu ứng viên này vào làm việc có thực sự yêu công việc, yêu sứ mệnh của tổ chức hay không.Cứ trông vào 3 tiêu chí này mà phỏng vấn. Là người phụ trách IT nên tôi chuẩn bị những câu hỏi liên quan đến kỹ năng nghề nghiệp. Ông sếp lớn hỏi về tầm nhìn, lòng trung thành, và bên nhân sự thạo về kỹ năng mềm. Khoảng 10 câu hỏi, từ nửa tiếng đến một tiếng cho mỗi ứng viên, đủ tìm ra một người cụ thể cho đầu việc đã quảng cáo.Tất nhiên, người ta không họp để “giới thiệu nhân sự” với các lập luận như anh ấy chưa có con ngoài giá thú, gia đình có truyền thống tốt hay là lập trường quan điểm anh ấy vững vàng. Tiêu cực, nếu có, sinh ra chính từ những lập luận kiểu này.Gần đây, chất lượng nhân sự trong khu vực công trở thành chủ đề nóng. Các cán bộ làm nhiều việc mà chính họ cũng không giải thích rõ ràng nổi. Từ công bố danh mục bài hát “được phổ biến” bao gồm cả Quốc ca; cho đến ra văn bản yêu cầu Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh báo cáo giải trình về phát ngôn "làm cho dư luận hiểu sai vấn đề" hay yêu cầu luật sư phải tố giác thân chủ...Chuyện không mới với hàng loạt văn bản phạm luật, thậm chí vi hiến đã được ban hành. Người ta nhớ đến những quy định kiểu ngực lép, nhẹ cân không được lái xe, cấm quay phim chụp hình CSGT, cấm xây nhà kiểu Pháp cổ...Chất lượng nhân sự khởi nguồn từ khâu tuyển dụng và bổ nhiệm. Và lối tư duy trong tuyển dụng và bổ nhiệm ở ta, tôi tin rằng vấn đề có thể bắt đầu từ giáo dục. Chúng ta chưa có một nền giáo dục đề cao các giá trị nền tảng.Năm 2013, Ngân hàng Thế giới đưa ra lời khuyên cho chiến lược giáo dục Việt Nam. Cần vài bước để phát triển nguồn nhân lực cho thế kỷ 21. Giáo dục tuổi mầm non chỉ cần các em thích đi học, yêu trường lớp, thấy đó là nơi muốn tới hàng ngày. Tiểu học và trung học cần tạo ra nền tảng về nhận thức và hành vi cho học sinh. Nếu có nền tảng rồi thì mọi việc liên quan đến kỹ năng sẽ dễ hơn.Đơn cử, như kỹ năng làm việc nhóm, một trong 3 tiêu chí mà World Bank giao cho tôi. Một người phụ trách chính sách về thuế nông sản, bản thân phải là chuyên gia về thuế, hiểu chính sách thuế. Nhưng để đưa ra chính sách thuế hợp lý cho nông dân thì cán bộ này phải hợp tác với bên nhập khẩu phân bón, máy móc nông cụ, bên xuất khẩu, để tìm ra mức thuế sao cho nhà nước và nông dân cùng có lợi, nhiều ngành liên quan được phát triển.Không có khả năng làm việc nhóm thì anh ta chỉ làm được mỗi việc sao cho có lợi cho thuế càng cao càng tốt mà không nghĩ đến cái hại, dễ sinh ra chính sách “rải đinh” - đôi lúc có thể kiếm lời.Kỹ năng làm việc nhóm ấy, cùng với việc biết tôn trọng nó, sẽ phải được dạy từ nhỏ.Từ đào tạo nhân lực đến tuyển dụng nhân sự, chúng ta đang không có những tiêu chí nền tảng và rõ ràng. Chúng ta đề cao quá nhiều giá trị bất khả đo lường, tới mức có lãnh đạo từng tuyên bố rằng “hạnh kiểm kém thì không thể có học lực tốt”. Đó là một phương pháp sàng lọc con người rối rắm.Quá nhiều tiêu chí, quá nhiều giá trị đan xen, sẽ tạo ra những quy trình bổ nhiệm phức tạp. Chúng phức tạp tới mức cuối cùng chỉ còn một vài giá trị trụ vững: Anh là con ai? Anh có được lòng nhà tuyển dụng hay không?Hiệu Minh Cứ cơ chế nhất hậu duệ,nhì tiền tệ,ba quan hệ còn án ngữ...thì "chảy máu chất xám" và bổ nhiệm cán bộ còn "rối rắm" dài dài anh ạ! Một lổ hổng chết người trong tuyển dụng nhân sự là không quy trách nhiệm cho cá nhân người tuyển dụng. Vì vậy người ta dễ đổ lỗi cho "đúng quy trình" cho tập thể "Hội đồng tuyển dụng" ... Làm lãnh đạo thời nay tiêu chí duy nhất là: Có làm hài lòng ý chí cá nhân của người có quyền bổ nhiệm lãnh đao: Có hài lòng + Mức độ rất cao = được bổ nhiệm. Có + Mức độ hài lòng thấp = đưa vào quy hoạch, chờ. Không hài lòng = Trượt thầu "... Rất nhiều tiêu chí, những thứ người ta có thể sáng tác ra trong một cuộc họp để giới thiệu nhân sự và bổ nhiệm." quá hay và " Chúng phức tạp tới mức cuối cùng chỉ còn một vài giá trị trụ vững: Anh là con ai? Anh có được lòng nhà tuyển dụng hay không?" đủ hiểu lắm, cảm ơn anh Hiệu Minh, chờ tin anh. Tất cả đều do ý thức hệ mà ra,người ta tuyển cán bộ chủ yếu là yếu tố chính trị còn chuyên môn, nghiệp vụ thì học hỏi sau nên mới có sự yếu kém trong giải quyết công việc. Cơ quan tôi bé tẹo, chả có tiếng tăm gì ngoài xã hội, vậy mà tụi tôi còn xem đây như "Công ty gia đình". anh làm giám đốc, thì đồ đệ nhóc con (xem như thằng em) làm phó giám đốc. Nản cái sự đời. sâu sắc Con anh Sáu, cháu chú Ba vẫn là ưu tiên số 1 . Ai trong ban tuyển dụng mà trái ý thì không có cơ hội để được làm tuyển dụng lần tiếp theo, thậm chí tự giác làm đơn xin nghỉ là vừa . Vấn đề đó ngày càng nhiều, tràn lan, phổ biến như văn hóa rồi. Tuyệt đối không thể thay đổi. Chuẩn không cần chỉnh. việc ai cũng biết và nói cũng nhiều nhưng đâu vẫn vào đâu thôi không thai đổi được dù chỉ một chúc. Chuẩn! " Anh là con ai ? Anh có được lòng nhà tuyển dụng không ?" HAY ! Anh là con ai? Anh có được lòng nhà tuyển dụng hay không? Thực chất đây là cuộc đấu cam go của những giá trị thực với những giá trị ảo trên "sân nhà" của những giá trị ảo, trong đó đội khách thi đấu càng ngày càng hay nhưng chưa giành được chiến thắng, do đội chủ nhà thi đấu phòng thủ kiểu "xe bus nhiều tầng". |
Tâm lý đi xin Hầu hết hồ sơ đều bắt đầu từ “Đơn xin việc”. Tâm lý "xin việc" không chỉ nằm trên một cái đơn mà nó in dấu vào phong thái của người dự tuyển. Đó là phong thái của người đi xin một chỗ làm chứ không phải là một người đi thể hiện, chứng minh khả năng của mình để nhà tuyển dụng thấy được.Thời bao cấp, thời mà mọi thứ đều phải xin - cho mới có, trôi qua đã lâu. Bây giờ là thời kinh tế thị trường, chúng ta phải xem sức lao động của mình là hàng hóa, phải thể hiện làm sao để hàng hóa của ta có giá trị và thỏa mãn được người mua đồng thời chúng ta hài lòng khi bán sức lao động của mình. Tôi nhiều lần tự hỏi, tại sao ứng viên không viết "đơn ứng tuyển" hay "đăng ký dự tuyển" mà lại phải dùng từ "xin - cho" ở đây?Câu chuyện này chỉ là một ví dụ phổ biến cho lối tư duy lạc hậu đã hằn sâu vào tâm lý xã hội Việt Nam. Không chỉ mỗi cái đơn xin việc, hệ thống văn bản hành chính quy phạm của chúng ta vẫn tồn tại rất nhiều loại "đơn xin": xin cấp dịch vụ điện nước, xin cấp số nhà, xin tạm trú, xin chuyển trường… tất cả mọi thứ đều phải xin.Trong khi, nhà nước là do nhân dân bầu ra để phục vụ cho nhân dân; cơ quan công quyền hoạt động bằng tiền thuế, để đảm bảo cung cấp mọi dịch vụ người dân cần. Vậy nhưng mối quan hệ giữa người dân và khu vực dịch vụ công này dường như vẫn tồn tại sự ban phát, ban cho thay vì một quan hệ kinh tế, dân sự ngang hàng và bình đẳng. Trước khi than phiền cung cách, lề thói phục vụ của công chức, tôi cho rằng người dân cũng đã tự làm khó mình khi vẫn giữ tâm lý bao cấp, bắt đầu từ những lá đơn. Sự nhún nhường, hạ mình, không ý thức đúng đắn về vai trò của người được phục vụ sẽ khiến người dân đánh mất những quyền chính đáng của bản thân.Tâm thế người dưới, người đi xin sự ban phát cũng sẽ dễ làm nảy sinh những hành vi không đúng chuẩn mực như là chi tiền bôi trơn, lách luật cho xong việc của mình. Đó cũng là một trong những điều kiện, trạng huống nuôi dưỡng cho thói vòi vĩnh nơi cửa công.Tại sao chúng ta không thay từ “xin” bằng một hình thức khác, nó thể hiện quyền dân chủ của nhân dân hơn như “ đề nghị”, “yêu cầu”. Bởi vì chúng ta hoàn có quyền, quyền được yêu cầu chính quyền làm việc gì đó đúng theo khuôn khổ pháp luật, theo quy định chung. Quyền được cung cấp các dịch vụ của công dân là hiển nhiên, cớ sao phải xin cho. Cơ quan công quyền được lập ra để phục vụ nhân dân chứ không phải để ban phát ân huệ. Người dân phải thể hiện quyền làm chủ theo đúng theo quy định của nhà nước chứ không phải lụy mình. Nếu giữ mãi tư tưởng xin cho sẽ mãi không bao giờ có công bằng để phát triển đi lên.Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Việc thay đổi một câu từ đơn giản có thể sẽ khởi động cho một sự thay đổi lớn trong tư duy của cả xã hội.Nguyễn Thanh Liêm Ngay cả "cảm ơn" mà còn phải "xin" thì huống chi là... Rất tâm đắc và tán thành ý kiến của bạn Nguyễn Thanh Liêm. Vấn đề tại sao trong văn bản phải xin cơ quan tôi đã tranh luận từ nhiều năm trước, sau đó thì bỏ từ này, dùng các từ khác như Đăng ký xe (đi công tác), Đề nghị cấp thiết bị, Đăng ký nghỉ phép năm... Không chỉ bỏ từ "xin" mà bỏ luôn từ "đơn". Vậy mà từ sếp đến nhân viên ai cũng thoải mái, công việc vẫn chạy trơn tru, được cả Huân chương Lao động lần lượt cả 3 hạng. Rất nên bỏ từ "xin" trong quan hệ hành chính vì thực chất là yêu cầu công việc, đâu phải đi xin. Tôi ghét nhất là dùng từ này "Xin" trong lá đơn! Không thể chấp nhận được trong thời buổi của văn minh công nghiệp ngày nay. Kiểu tư duy ân huệ sẽ không còn tồn tại nữa nếu mỗi công dân biết rõ "quyền" của mình được pháp luật quy định. Cái mẫu đơn đã in sẵn như thế rồi. Còn người viết chỉ theo cái mẫu ấy mà viết thôi. Ở nước ngoài nó là tờ yêu cầu. Tôi yêu cầu việc làm .... Tôi yêu cầu cấp nhà ở ...v v . Mà đơn thư cũng cực kỳ đơn giản và ngắn gọn. Cảm ơn tác giả đã viết lên bài này. Đọc xong tôi thấy buồn biết nhườn nào. Hy vọng sắp tới sẽ có nhiều bài viết như vậy để giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Các MC của VTV còn nhún nhường hơn nữa: mỗi khi phỏng vấn ai đó, họ thường "cảm ơn ông/bà ... đã tham gia chương trình" ngay từ đầu, và khi kết thúc, họ còn"xin được cảm ơn ông/bà ... đã tham gia chương trình". Cách nói "xin được cảm ơn" chắc chỉ có người Việt nói. Lịch sự là cần thiết, nhưng lịch sự quá mức thì thành ra khách sáo, giả tạo. Còn thì từ "xin" được người Việt sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, nhất là trong mọi loại văn bản, chỉ không thấy người ta nói khi và chạm giao thông ngoài đường. Anh nói rất đúng. Mong là tất cả chúng ta chung tay thay đổi tất cả theo hướng tích cực, góp phần phát triển đất nước về mọi mặt! Không những "xin" mà còn phải "mua", mua thật sự bằng tiền. Không những "đi" mà còn phải "chạy", thở ra cả tai, anh cứ ngồi đó mà lý sự thì chẳng được việc gì cả, Nhiều lúc muốn sống và làm việc theo pháp luật cũng không được, rõ ràng sự tồn tại xã hội phản ánh ý thức xã hội "xin", "cho". phân tích rất hay Cách đây khá lâu,có một bài cũng nêu các ý kiến tương tự nhưng không thấy ai phản hồi,nay có người nêu và phân tích một cách bài bản hơn.Cái tâm lý"xin ,cho" đã thấm vào máu nên chẳng ai thấy chữ XIN xuất hiện trên các tờ đơn là một điều rất...thiếu bình đẳng.Một vấn đề rất đơn giản là trẻ em đủ tuổi thì phải đến trường nhưng cũng phải có cái"Đơn xin...",nói chi đến những điều to lớn hơn. Sau khi liệt kê thành tích đạt được, phải có câu: Tôi XIN được công nhận danh hiệu...Nói chung, cái gì cũng phải xin. Nó lố bịch thế, nhưng không "xin", người ta không "cho". thay từ xin bằng từ khác thì dễ nhưng có làm thay đổi được bản chất vấn nạn ban phát của kẻ có chức quyền đâu Khi nào trong luật quy định rõ : Nếu công chức làm không đúng nội dung, thời gian đã thông báo thì cho thôi việc, miễn lý do đặc thù, khách quan để xin rút kinh nghiệm sâu sắc thì các quyền đơn giản trên người dân mới thực thi được một cách thực chất. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đã có một thời người ta đã có quy định bỏ từ "XIN" trong các đơn từ, văn bản. Xong có lẽ do cái cơ chế xin-cho nó ăn sâu quá nên rồi lại đâu vào đấy. "Tôi chỉ xin phát biểu ngắn gọn như thế này". Còn nhiều"xin" lắm. |
Thị trường chứng chỉ Có thể ai đó trong số chúng ta đã gặp một người trong những đường dây chạy chứng chỉ. Đó là một cô sinh viên sư phạm, người sẽ nhận 2 triệu cho một lần đi thi thuê ngoại ngữ. Cô đến từ một tỉnh miền núi phía Bắc, cha mẹ làm công nhân. Người ta đưa cho cô một chứng minh thư giả, có ảnh của cô và tên của một thí sinh. Cô bé - như thế - có thể đã tham gia vào một vụ việc có tính chất hình sự. Cô làm bài thi rất tốt, đạt trên 100 điểm TOEFL, và có tận hai tháng tiền thuê nhà. Cô từng cầm hơn một tờ chứng minh thư giả có dán ảnh của mình trong đời, và tự hào: cô đã cố thi vào sư phạm để được miễn học phí; nay lại tự kiếm được sinh hoạt phí đỡ đần cho cha mẹ ở quê.Tôi đã gặp cô bé đó, thậm chí là gặp cả những người tổ chức các đường dây như thế - cũng lại vẫn chỉ là một vài trí thức trẻ, tuyệt đối tin tưởng rằng mình đang kiếm đồng tiền bằng sức lao động từ một thị trường tự nhiên tồn tại. Tôi không thấy cơ sở để tin rằng họ là “người xấu”.Tôi cũng đã gặp những nhà quản lý nắm trong tay những “đặc quyền” ban ra các chứng chỉ. Họ thậm chí chẳng có một động tác tính toán giữa cái xấu và cái tốt khi bán những mảnh giấy - vì cho rằng đó là nhu cầu tất yếu của thị trường.Nếu không phải những “người xấu”, thì nguyên nhân cốt lõi nào tạo nên cái thị trường hồn nhiên này?Đó là sự vô nghĩa trong sự tồn tại của những chứng chỉ. Chúng trở thành hàng hóa, khi chỉ còn mang ý nghĩa của những chiếc chìa khóa để mở ra một cánh cửa. Đằng sau cánh cửa đó, chiếc chìa vô nghĩa, vì nó không đại diện cho tri thức, không đại diện cho kỹ năng của chủ sở hữu, không tạo ra giá trị.Nếu như có cách kiểm soát, buộc một chứng chỉ phải phản ánh giá trị của người chủ, thì người ta sẽ chẳng nhọc công mua bán chúng làm gì. Thậm chí là chúng không thể tồn tại.Nhưng chứng chỉ vẫn tồn tại vì nhiều lý do. Đầu tiên là việc chúng được sáng tác ra bởi các cơ quan chức năng. Đơn cử, chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư được cấp sau một bài thi sát hạch gồm... 25 câu hỏi về chuyên môn và pháp luật (25 câu, với cả những người đã học 5 năm đại học kiến trúc?). Hội Kiến trúc sư Việt Nam tuyên bố thẳng: “Cách tổ chức thi cử như thế này chỉ tạo ra các hiện tượng tiêu cực và không hề làm tốt hơn môi trường làm nghề”. Có không ít chứng chỉ hành nghề đã bị kêu ca “hành là chính” kiểu này trong những năm qua. Và vấn đề tiêu cực, tất nhiên cũng đã hơn một lần được đặt ra.Một lý do khác là khi mà chứng chỉ hoàn toàn đóng vai trò hàng rào kỹ thuật cân đối cung-cầu. Tức là người ta không biết làm thế nào để cân đối việc tuyển dụng, tuyển sinh, bổ nhiệm nữa, đành trông vào các chứng chỉ. Có một lãnh đạo đã ước lượng rằng nền hành chính nước ta có đến 30% công chức "sáng cắp ô đi tối cắp về". Trong một môi trường công việc mà không ai cần chứng minh năng lực, thì sàng lọc, bổ nhiệm ra làm sao? Hãy trông vào chứng chỉ: đó là lúc cô bé sinh viên sư phạm xuất hiện. Cô sẽ lấy bằng tiếng Anh “xịn” giúp một vị nào đó phất lên trong sự nghiệp cắp ô. Một bạn sinh viên khác, sẽ nhận 100 nghìn đồng một buổi cho việc đi học thay lớp chuyên tu hoặc thạc sĩ.Sự không thực chất trong hiệu quả công việc, hiệu quả đào tạo, đặc biệt là ở khu vực công, trở thành đất vàng cho hàng hóa mang tên chứng chỉ.Tôi không có ý định phủ nhận sạch trơn “chứng chỉ”. Bằng lái xe, đơn cử, là rất quan trọng. Nhưng ngay cả với những chứng chỉ tốt, thì tâm lý không coi trọng thực chất, cũng tạo ra những người mua kẻ bán.Và lý do cuối cùng, là sự bất lực trong việc đi tìm một thước đo con người nào khác ngoài cái hệ giá trị khoa cử vốn đã lỗi thời.Có một lần, tôi ngồi trong giảng đường Đại học Kinh tế Quốc dân, nghe ông tổng giám đốc Samsung Việt Nam đến chia sẻ với các bạn sinh viên trường này. Ông gần như dội một gáo nước lạnh vào các bạn ngồi dưới, khi tuyên bố: “Kiến thức nền thì ai học cũng có được”. Tức là “bằng cấp không quan trọng”. Thế cái gì quan trọng? Ông nói, là “thái độ”.Thái độ đo lường ra sao, tôi không biết. Có thể là Samsung, và nhiều thể chế kinh tế khác, đã tìm ra cách đo lường những giá trị như thế, để tìm ra được nhân tài. Chứ còn ở nước ta, “công đèn sách” vẫn là một thứ thiêng liêng. Trong nền kinh tế tri thức không đo nhau bằng chứng chỉ, thì quả không còn biết đo bằng gì. Ta thậm chí chưa từng nghĩ đến.Và nếu mà có ngày nào đó thái độ trong công việc cũng đo được, thì tôi tin, người ta cũng sẽ cấp chứng chỉ cho thái độ luôn. Rồi sẽ có thị trường. Rồi sẽ có cả người đi thi thuê thái độ bằng chứng minh thư giả, hoặc là đường dây làm giả chứng chỉ thái độ, cam kết “phôi bằng xịn”.Nếu Bill Gates sinh ra ở Việt Nam, có thể ông cũng có rất nhiều chứng chỉ.Đức Hoàng Con đường quan lộ,thăng chức của khối vị không thể thiếu chứng chỉ hay cái bằng được. Đó là lí do cho cái chứng chỉ- vốn chỉ là mảnh giấy,có tính xác thực trình độ,hoàn toàn vô tội- bị đem ra bán mua. Thương thay cho cái chứng chỉ,sợ thay cho xã hội chạy theo chứng chỉ,bằng cấp "hình thức"! Rất nhiều lãnh đạo có đầy đủ HỌC VỊ, nhưng không ít các VỊ ấy không có HỌC ngày nào. Đúng, anh Đức Hoàng viết bài này rất xác đáng. Đáng buồn là nạn tri thức rởm ở ta quá phổ biến, biết bao người cùng bằng cấp chứng chỉ rởm và trở thành lãnh đạo thậm chí luôn gắn mác Tiến sỹ kèm theo chức vị của mình. Có ông cựu thống đốc ngân hàng cũng đề mác tiến sĩ mà có học bao giờ đâu, nhưng cũng bảo vệ luận án (do người khác làm hộ và từ đó luôn gắn mac tiến sĩ theo chức vụ của minh. Thôi thí dụ thì nhiều lắm, có lẽ tôi cũng phải viết một bài chứng minh hiện tượng rởm nay. Hoan hô anh Dức Hoàng Mình chỉ bình luận mỗi câu kết thúc bài là nếu Bill sinh ra ở vn thì chắc chắn ..........một điều là ông sẽ không bao giờ, mãi mãi không bao giờ là cha đẻ của Windows, cha đẻ của Microsoft Sai bet roi ! Duc hoang oi ! Neu sinh song hoc tap va lam viec o VN thi Bill Gates se chang lam nen tro trong gi ! Anh ta khong phai la con cha chau ong cua quan chuc nao ! Chứng chỉ là rơi rớt còn lại của nền kinh tế hành chính quan liêu. Ở đó người ta căn cứ vào chứng chỉ, lý lịch để tuyển dụng và bổ nhiệm. Ở đó cũng chẳng cần phải chứng minh năng lực cá nhân vì tất cả đều được cào bằng. Chưa kể, chứng chỉ là lý do để hợp pháp hóa việc tuyển dụng người thân, người nhà. Có chứng chỉ giơ ra là xong hêt, đúng quy trình. Còn tôi, lao động tự do, chẳng bao giờ cần đến chứng chỉ. Mong có một ngày như người ta, phỏng vấn(thi) ngay lúc xin việc, họ không thèm hỏi đến mấy cái bằng thật 100% trong hồ sơ PHƠI BÀI THỰC TẾ.RẤT HAY .ĐỨC HOÀNG ƠI Nếu sống ở VN thì Bill Gates, Steve Jobs ... sẽ chỉ có thể làm Bảo vệ thôi vì chẳng có Chứng chỉ gì, cũng không diện Hậu duệ Thế nào là "thị trường hồn nhiên" thưa anh Đức Hoàng? Những yêu cầu về bằng cấp chứng chỉ - tôi công nhận, có rất nhiều sự vô lý, vô dụng. Nhưng chả có sự hồn nhiên nào trong chuyện đổi chác, cung cầu ở đây cả. Cả kẻ bán và kẻ mua đều là kẻ lừa đảo và họ biết họ đang lừa đảo. Họ biết khách hàng cần chứng chỉ làm gì, bất kể là chứng chỉ vô lý hay không. Nếu họ không trục lợi, không phân biệt tốt-xấu, thì tại sao họ phải giả mạo, giả danh, tại sao họ không dám công khai.Tóm lại, tôi đồng ý với anh ở điểm là sự vô nghĩa của chứng chỉ như hiện nay, nhưng tôi thấy không thuyết phục việc anh liên hệ hai vấn đề - sự vô lý/vô nghĩa và sự gian dối -với nhau và gọi đó là hồn nhiên. Sự vô lý/vô nghĩa của chứng chỉ tạo điều kiện cho sự gian dối chứ không phải sự hồn nhiên. Thi tuyển công chức, viên chức nâng ngạch viên chức bây giờ đòi hỏi chứng chỉ tin học văn phòng theo quy định của bộ TTTT. chứng chỉ ngoại ngữ thì theo quy định của Bộ GD-ĐT theo khung tham chiếu châu âu thật không thể hiểu nổi ngoài những đơn vị chuyên môn sâu cần cho công việc thì phải tự hoàn thiện. còn như giáo viên dạy sử, địa...thì cần chứng chỉ ngoại ngữ để làm gì nhỉ. hay như Điều dưỡng, bác sỹ... chứng chỉ ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu âu để làm gì hay để giao tiếp chữa bệnh cho người nước ngoài. Thử hỏi nhiều vị lãnh đạo bằng cấp, chửng chỉ ngoại ngữ trình độ B, C dịch nổi một đoạn hội thoại không. Xã hội chuộng bằng cấp nó như vậy đấy. tôi thấy khủng khiếp nhất là hệ học liên thông nước ta, Học Đại học Liên thông chỉ cần học 2 buổi cuối tuần, sau gần 3 năm là có 1 tấm bằng Đại học, mỗi môn chỉ 30 - 45 tiết, tôi không biết bằng cấp ra có chính quy hay không, nhưng so với những em miệt mài học ĐH chính quy 4 năm liên tục thì tấm bằng ĐH liên thông kia quả thực là đáng gờm ... một XH bằng cấp mà không có chứng chỉ mới là lạ! thầy gì hôm trước có nói cha mẹ không cần con được điểm 9. 10. nhưng xin thưa nếu không được 9. 10 thì rớt hạng ra trường khác mà học với mức phí cao hơn, trình độ GV yếu hơn, cơ sở trường lớp tạm bợ hơn! vậy có dám không kì vọng con mình phải đạt điểm 9. 10 không? ngay trường của thầy Văn Như Cương khi nộp hồ sơ còn toàn 9, 10 kìa, thầy ấy còn choáng nữa là, chưa kể các loại chứng nhận giải của các cuộc thi(nhiều khi chả liên quan tới năng lực mà cái trường đó yêu cầu) Tôi đang chổng mông lên cày mấy chứng chỉ cùng lúc mà vẫn còn chưa có chứng chỉ hành nghề đây nè. Thất nghiệp không thời hạn. Ba năm nữa lại đẻ tiếp loại giấy tờ dở hơi nào nữa thì còn chưa rõ? NHững tồn tại trên có phải là do lỗi quản lý và có phải các nhà quản lý không biết? |
Ảnh nghi can Trong khi trưởng nhóm điều tra chia sẻ, tôi ngồi xuống một chiếc ghế bỏ trống, cạnh bàn làm việc của một phóng viên nào đó. Trên vách ngăn, cạnh máy tính, có chân dung của một cô gái trẻ. Nó được in trên một tờ rơi, có dòng chữ: “Công lý cho Dannie”.Tôi mở điện thoại ra tìm kiếm. “Dannie” là tên gọi trìu mến của Danielle Locklear, một nữ sinh 15 tuổi, đã mất tích vào ngày 11/3/2014, tức là trước đó 2 năm rưỡi. Cô gái được tìm thấy hơn 20 ngày sau dưới sông, bị bóp cổ đến chết, trong miệng đầy giẻ.Nghi phạm của vụ án, Je'Michael Malloy, bạn trai của Dannie, năm ấy cũng 17 tuổi. Tờ rơi có lẽ đã được in trong lúc phiên tòa xét xử Malloy diễn ra.Tôi nhìn tờ rơi, và nghĩ đến cảm giác của người phóng viên ở chiếc bàn tôi đang ngồi. Trên bàn của người phóng viên ấy, chỉ có chân dung của chính cô, và chân dung của Danielle Locklear. Tờ rơi ấy, vì lý do nào đó, đã ở đó suốt 2 năm rưỡi. Tôi nghĩ nhiều người làm báo sẽ hiểu cảm giác này. Nó là một thứ cảm giác pha lẫn tức giận, bất lực và có cả buồn nản, khi chứng kiến những người khốn cùng phải đi đấu tranh để tội ác được định danh là tội ác.Rồi tôi nghĩ đến cảm giác của gia đình nạn nhân, cha mẹ của Dannie, vừa chứng kiến con gái bước vào trường trung học, bây giờ tìm thấy con dưới sông, và nhận ra nghi phạm là một kẻ thân thuộc.Chắc nhiều người, khi đứng trước những tình huống như vậy, cũng tự hỏi: Nếu nạn nhân của một tội ác là người thân của mình, ta sẽ hành xử ra sao?Tôi đã từng tự hỏi câu đó nhiều lần. Và tôi không thể tỏ ra đạo mạo để nói rằng mình sẽ tha thứ, sẽ trông chờ vào công lý. Tôi không phải là người kiềm chế tốt. Chỉ nghĩ đến các tình huống giả định thôi, tôi đã giận đến run rẩy. Rất có thể, tôi sẽ hành xử mất kiểm soát, sẽ vượt qua pháp luật để trả thù, theo kiểu giang hồ - tôi phải thú nhận rằng mình nghĩ thế.Nền tư pháp nào cũng có sai lầm. Và một sai lầm của tư pháp, thì thường quá sức chịu đựng của một, hay thậm chí nhiều con người. Mong muốn tự đi tìm công lý không phải là điều hiếm gặp, ngay cả ở những nước có nền tư pháp được ca tụng. Điện ảnh Mỹ thường xuyên sản xuất các bộ phim về chủ đề này: những cuộc trả thù cá nhân rất bạo lực, và nó tạo ra một cảm giác thỏa mãn trước bất công, trước sự bất lực của hệ thống quan liêu. Tiêu biểu như là “Law Abiding Citizen”, hay là “Dredd” - bộ phim về các thẩm phán có quyền bắn chết ngay nghi can trên phố mà không qua xét xử. Chúng rất ăn khách.Tư tưởng ấy không chỉ tồn tại phổ biến trong văn hóa đại chúng Mỹ. Không ai quên người dân Philippines đã lựa chọn thế nào trong cuộc chiến chống tội phạm ma túy. Họ ủng hộ ông Duterte, ủng hộ quyền tự tay giết chết nghi can, không qua xét xử.Tôi thú nhận rằng mình có thể sẽ không lựa chọn khác, nếu người thân là nạn nhân.Và bởi thế, tôi luôn thầm kính nể những người mẹ, người cha ở Việt Nam đã nhẫn nại đấu tranh bằng các công cụ pháp luật trước kẻ hại con cái mình, cho dù nỗi đau họ phải chịu đựng lớn biết nhường nào, và nền tư pháp đã nhiều lần gây thất vọng ra sao.Đặc biệt là khi đặt ý chí ấy trong bối cảnh ngày hôm nay, trước muôn vàn những lời kêu gọi, mà trong đó, người kêu gọi tin rằng việc buộc tội một nghi can cụ thể chính là “công lý”: khắp nơi là những tấm ảnh của nghi can các vụ ấu dâm kèm lời buộc tội, và thậm chí là hình ảnh của gia đình, vợ con anh ta. Những niềm tin về “công lý” rất khác nhau. Hãy quay trở lại với câu chuyện của Dannie. Phong trào “Công lý cho Dannie” thu hút hàng vạn người trong cộng đồng tham gia. Kẻ thủ ác sau này bị tuyên một cái án thích đáng. Phong trào vẫn tiếp tục sau phiên tòa, và trở thành một cuộc đấu tranh nâng cao nhận thức về bạo lực giới.Hôm 11/3 mới đây, những người yêu quý Dannie lại tụ tập, kỷ niệm 3 năm ngày mất của em, và thả lên trời những quả bóng bay màu tím. Không ồn ào, không báo chí, chỉ có một video không kèm chú thích đăng trên fanpage “Công lý cho Dannie”.Tôi vào lại fanpage ấy, và bỗng nhiên muốn đi tìm chân dung của kẻ phạm tội. Tôi tìm lại ảnh cũ, với niềm tin rằng sẽ có ảnh của cậu ta được đăng. Logic rất thông thường: đây là trang “đi tìm công lý”, còn đó là kẻ đã giết con họ.Không có một tấm ảnh nào của cậu ta trên trang đó. Không một lời buộc tội. Tìm trên khắp các báo, cũng chỉ có một bức ảnh khi Malloy đã ra tòa.Dường như không một ai, kể cả gia đình khốn khổ của Dannie - khi kẻ giết con họ đang được biện hộ ở tòa – đứng ra công khai buộc tội nghi can. Họ có một phong trào mạnh, họ tức giận, họ tuyệt vọng, nhưng không đi tìm công lý theo cách đó. Đấy là bởi họ tin tưởng vào nền tư pháp, hay đấy là một lựa chọn để có công lý toàn vẹn?Còn chúng ta, phải chăng chúng ta đang đấu tranh bằng việc phơi bày những bức ảnh nghi can, những cuộc sục sạo lật tung quá khứ, các mối quan hệ... với nhân danh "tự tìm công lý"?Đức Hoàng Đức Hoàng ơi, nếu không có FB, ko đưa thông tin, ảnh của nghi phạm lên, mà chỉ để anh A, ông B thì liệu có thu được niềm tin và sự chú ý của dư luận ? liệu sự thật có được đưa ra ngoài ánh sáng ?Tôi ủng hộ việc đưa thông tin nghi phạm lên để mọi người cùng biết. Pháp luật vì "lý do nào đó" không định tội được thì dư luận, xã hội sẽ làm thay. Đó là đất nước họ có một nền Tư pháp tốt, bài bản, minh bạch rõ ràng. Còn chúng ta mọi thứ vẫn chỉ là chung chung, mơ hồ, không minh bạch. Có những điều luật xử thế nào cũng được. Kẻ mạnh được bảo vệ... bằng kẻ mạnh... vì vậy... Như vậy, liệu người dân chúng ta có tin vào đâu ... được đây... Lại một bài viết xuất sắc của anh Đức Hoàng. Tôi khâm phục anh ở việc tự nhìn nhận rằng: Nếu là mình, rất có thể sẽ hành xử mất kiểm soát, nếu nạn nhân là người thân. Tôi cũng thế, có lẽ sẽ không thể nào kềm chế được nếu mình ở trong hoàn cảnh ấy. Nhưng tôi cũng không chia sẻ với những hành vi nhân danh "tự tìm công lý" theo cách mà rất nhiều người đang làm trên các mạng xã hội. Điều đó không công bằng, cho gia đình, người thân của nghi can hay thậm chí là cho chính bản thân họ. Tòa án chưa định tội họ, và chúng ta có quyền thay tòa án làm điều ấy ư?!? Chưa kể, có những kiểu "tự tìm công lý" không kém gì hành vi của nghi can, như việc "mong ước" rằng con cái của nghi can ấu dâm trở thành "nạn nhân" của chính cha/mẹ của chúng. Đấy là lương thiện hay sao, đấy là đấu tranh cho điều đúng khi mong ước một điều tồi tệ không kém sẽ xảy ra cho những người vô tội?? bài viết rất hay và sâu sắc, chỉ tiếc ở việt nam chưa có một nền công lý như mong muốn Nhân danh 'công lý', nhân danh 'cái nghèo', nhân danh 'làm giàu', nhân danh 'đủ thứ' là những thứ mà dân mạng, thậm chí trong thực tế đang dùng để xảo biện cho cái sai của mình...từ công chức cho đến dân thường. Nên cũng chẳng trách tại sao xã hội đang ngày càng bát nháo, trật tự kỷ cương lộn tùng phèo cả lên. Ta có thể suy đoán vô tội, thậm chí bảo vệ danh tính cho một nghi can giết người, nhưng một nghi can ấu dâm thì KHÔNG!Vấn đề không ở đúng sai mà là cân nhắc thiệt hơn để chọn giải pháp tốt nhất, hoặc ít xấu nhất. Không phải để trừng phạt nhưng để bảo vệ.Với tội phạm ấu dâm thì khuynh hướng lặp lại là chắc chắn, và khác với giết người, nạn nhân tiềm năng hiện diện khắp nơi, thêm vào đó, ấu dâm không cần phải giấu xác, việc gây án thì dễ dàng còn bằng chứng thường rất mờ và dễ che giấu. Cuối cùng, giữa một người trưởng thành và MỘT trẻ nhỏ (khả năng tự vệ về tinh thần kém hơn hẳn, tổn thương cũng sâu và lâu hơn) thì ta PHẢI chọn đứa trẻ để bảo vệ. Câu trả lời còn dễ dàng hơn cho trường hợp này: không phải một mà là nhiều.Việc mạt sát thì vô nghĩa lý và không cần thiết, nhưng công bố danh tính nghi can ấu dâm (khi có một số bằng chứng nhất định) trước khi kết tội (thường kéo dài lâu) là chính đáng và cần thiết. Rất thích các bài viết của Nhà báo Đức Hoàng, bài viết của anh luôn mang đầy tính nhân văn, thẳng thắn,nhiều cảm xúc nhưng đầy lý trí. Cảm ơn anh. Nhiều khi rất bực, rất chán với những người bị áp bức, bất công rõ ràng mà vẫn cố chịu đựng, nhưng suy cho cùng thì mình cũng thế chẳng biết làm gì để thay đổi Cảm ơn tác giả, tôi luôn ủng hộ quan điểm này, tôi là một trong số dân văn phòng, và đôi khi tôi cảm thấy mọi người xung quanh bàn luận về một vấn đề là nỗi đau của nhiều người khác một cách thản nhiên. Share và like một cách thiếu suy nghĩ. Xin lỗi vì tôi đã dùng câu cuối mang tính vơ đũa cả nắm. Ngành tư pháp đọc xong bài này chắc nhột lắm nè!^^! Viết lách phải như thế mới không bị kiểm duyệt được chứ! Hay! Bài viết rất hay anh Đức Hoàng à, nhưng cũng phải tùy vào hoàn cảnh nữa ạ (đây cũng có thể là lý lẽ để biện hộ cho một việc không đúng mà tự bản thân tôi cho là đúng - không chắc chắn ), Luật pháp ở đâu cũng có sai sót tuy nhiên sai sót khi ngta đã làm đúng làm hết sức mình, thì xác suất xảy ra sai sót là thấp. Còn trong luật pháp của Đất nước mình , trong khi biết bao nhiêu vụ, thậm chí CA chỉ nhận phong bì rồi cho qua. Thì việc làm của cộng đồng mạng ngày hôm nay cũng là việc tất yếu phải xảy ra. Vì luật pháp thì nghiêm minh, nhưng cơ quan hành pháp của mình không được như của Mỹ cho nên nếu so sánh như thế thì cũng hơi khập khiễng. Cảm ơn nhà báo Đức Hoàng đã nhận định thẳng thắn và khách quan cũng như dám nói lên suy nghĩ thật của mình. Tôi cũng có con nhỏ và nói thật lòng tôi cũng sẽ hành động như nhà báo nếu điều tồi tệ đó xảy ra với con tôi. Sẽ chỉ thêm đau đớn khi gặm nhấm nỗi đau của chính mình,nhất là với nạn nhân và người thân của họ. Khi đó,công lý lớn nhất không những là luật pháp,dư luận,lương tâm mà sự "tha thứ" cũng là hình thức kết án cao nhất với bị can rồi! Đúng. Thời đại Internet này cho phép ai cũng là quan tòa, cũng muốn kết án dù chỉ qua vài câu kích động qua mạng xã hôi. Và việc công khai danh tính của những người "chưa bị buộc tội" này cũng là một tội ác. Nếu họ không có tội , thử tưởng tượng xem họ sẽ cảm thấy xã hội bất công đến mức độ nào. Ở Hàn Quốc mấy năm vừa qua rộ lên một số vụ tố cáo các ngôi sao là tội phạm tình dục, cuối cùng thì đều kết luận là bị vu khống, nhưng sự nghiệp và danh tiếng của họ đã bị hủy hoại mãi mãi, dù người vu khống bị kết án thì cuối cùng người bị hại cũng vẫn "bị hại" mà thôi. "Tự tay trừng phạt nghi can, với nhiều người, là một định nghĩa về công lý." Mong điều đó không bao giờ xảy ra. |
Người bán báo Anh Cường đã đứng đó hơn 20 năm. Suốt thời gian ấy, anh chỉ bán báo Tây. Trên tay anh là những ấn phẩm đại diện cho cả nền báo chí thế giới: Time, The Economist, FT, New York Times... Anh phân biệt tờ báo bằng khổ của chúng, và tất nhiên, không biết trên đó có gì.Ngay cả một người bán báo mù cũng có thể nói với bạn về sự đổi thay của thị trường báo chí thế giới. “Từ ngày có Internet đó”, anh than thở, “đâu còn ai đọc báo nữa đâu. Ngày xưa 10 khách thì giờ giảm còn 3”. Khi tôi nói chuyện với anh đầu năm ngoái, thì tỷ lệ sụt giảm doanh thu của thị trường báo chí lớn nhất thế giới - Mỹ - kể từ những năm 2000 cũng bằng đúng 70%. Người bán báo rong và The New York Times cùng trải qua một cơn lận đận.Suốt nhiều năm, cứ mỗi lần đi qua quận 1, tôi lại dừng trước mặt anh mua một hai tờ báo. Bây giờ tất cả các nội dung đó đều có thể đọc trên mạng, nhưng tôi duy trì như một thói quen. Tôi cũng muốn giúp anh Cường. Gia đình bốn người nhà anh sống trong căn phòng trọ chỉ hơn 10 mét vuông. Hai đứa nhỏ, một đứa lớp 10, một đứa lớp 7, đều ngoan ngoãn và biết tự phụ giúp cha mẹ để kiếm tiền đi học. Tôi về suy nghĩ mãi, rồi quyết định sẽ không tặng tiền cho gia đình, mà xin cho đứa nhỏ suất học bổng tiếng Anh ở một trung tâm tốt. Đó là mong ước của nó - một mong ước rất đàng hoàng.Những thay đổi của thời đại công nghệ, với những hạ tầng xuất bản mới, tạo ra nhiều khó khăn đáng kể cho hoạt động báo chí. Thời tôi mới vào nghề, có những tờ báo vẫn còn bán chạy tới mức tôi mua rồi, người bán báo rong còn đứng đợi. Họ nhẫn nại chờ tôi đọc xong, gạ đổi lấy một tờ khác rẻ hơn: “Anh cầm tờ này đọc thêm đi, rồi cho em tờ đó”. Rồi họ đem tờ báo cũ đi bán tiếp. Trong những năm sau đó, tất cả những hội thảo tôi dự, trong hay ngoài nước, về báo chí, đều chỉ xoay quanh một chủ đề “khó khăn”, “thách thức” và “đổi mới”. Điều này, độc giả hoàn toàn có thể sẻ chia: hạ tầng mạng xã hội cho phép bất kỳ nguồn tin nào cũng được xuất bản tin tức hoặc ý kiến lên Internet. Thị trường của báo chí truyền thống bị đe dọa mạnh, ngay từ trong thói quen dùng mạng của độc giả.Những chiến lược được đề ra để cạnh tranh với mạng xã hội nhiều tới mức không thể trình bày hết trong một khuôn khổ bài viết này. Chỉ riêng số sách viết về chủ đề đó cũng có thể lập thành một thư viện.Nhưng mỗi lần nhớ về những thách thức của báo chí, tôi lại nhớ người bán báo ở góc đường Đồng Khởi. Có một lần, tôi đi ngang qua trước mặt anh. Tôi chưa kịp chào, mới chỉ đang nói chuyện với vài người cạnh đó, anh Cường đã gọi. “Anh Hoàng nè”, anh gọi, rồi lần giở đống báo trên tay. Anh tìm ra một tờ FT, một tờ Time và một tờ The Economist, đưa cho tôi: “Báo của anh nè”.Đó là ba tờ báo mà tôi đã mua của anh những lần vào Sài Gòn. Sáu bảy năm, mỗi năm tôi chỉ vào có một hai lần, và không phải lần nào cũng rẽ qua Đồng Khởi ủng hộ anh. Nhưng anh Cường vẫn nhớ giọng tôi, để nhận ra tôi giữa trung tâm quận 1, và đưa cho tôi ba tờ báo tôi hay đọc. Hóa ra là anh làm được điều đó với hầu hết khách hàng khác.Cái cách anh dỏng tai nghe từng người đi qua, nhớ được từng khách hàng của mình dù không nhìn thấy họ, làm tôi nghĩ đến chính cái cách mà chúng tôi đi tìm và chăm sóc độc giả của mình. Các tờ báo có thể “bất lợi” hơn anh Cường ở mức độ nào đó, vì lượng độc giả tính bằng cả triệu, chứ không phải từng người bước qua. Nhưng với công nghệ, chúng tôi vẫn đang cố gắng hết sức để “lắng nghe” từng người một, thông qua thống kê, đọc từng bình luận, hay qua thói quen sử dụng ứng dụng VnExpress trên từng chiếc điện thoại, để tìm ra được độc giả của mình là ai, rằng mọi người mong chờ điều gì khi “rẽ qua” tờ báo của chúng tôi.Sự thay đổi đáng kể nhất của báo chí trước các thách thức của thời đại, không phải là về nội dung, mà là về thái độ. Báo chí bây giờ phải tự đi tìm độc giả, và chăm sóc thói quen đọc của từng-người-một. Thời đại phát hành đồng nhất với số lớn, độc giả tiếp nhận bị động đã đi qua.Hôm nay, ngày 21/6 là ngày của những người làm báo Việt Nam. Tôi kể câu chuyện của anh Cường trong ngày hôm nay, vì anh cũng là một phần của ngành xuất bản báo chí. Và quan trọng hơn, cái cách anh nhớ tên tôi, nhớ những tờ báo tôi đọc, dù không bao giờ nhìn thấy mặt khách hàng, gợi mở rất nhiều về thái độ “làm báo” trong thời đại khó khăn này.Tôi coi đó như một lời hứa trong hôm nay.Đức Hoàng Anh hứa, tôi tin là anh làm được. Qua quá trình lâu nay theo dõi những bài báo của anh viết, thì tôi biết Anh đã làm được. Nhân cách con người Anh thể hiện rõ ở những câu chuyện được dẫn dắt trong các "siêu phẩm" của Anh. Xã hội cần lắm nhiều con người có nhân cách và tư duy như Anh. Chúc mừng Anh nhân ngày Báo chí Cách Mạng Việt Nam. Không chỉ là kênh thông tin,phản ánh những vấn đề nóng,sát thực nhiệm vụ của báo chí còn mang tính "chiến đấu" trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu,sự tiêu cực! Đòi hỏi với người làm báo được đặt lên ngày một cao với tư duy minh định,sắc bén và trái tim biết rung cảm để chuyển tải và định hướng tư tưởng cho độc giả chúng tôi! Mong Đức Hoàng và các đồng nghiệp luôn mạnh giỏi,"chân cứng đá mềm" để báo chí tiếp tục là món ăn tinh thần không thể thiếu,là vũ khí đẩy lùi cái xấu,vì một xã hội văn minh,tốt đẹp hơn! Chúc các nhà báo nhiều sức khỏe nhân ngày 21/6/2016. Chống tiêu cực, tham nhũng, hối lộ...Làm cho xã hội Việt Nam trong sạch, lành mạnh, phát triển. .."chăm sóc thói quen đọc của từng-người-một". Chúc anh Hoàng và những anh chị làm báo sức khoẻ dồi dào, chí lực tinh thông. nhân ngày Báo chí cách mạng việt nam xin gửi lời chúc tốt đẹp tới các nhà báo nói chung và chúc Đức Hoàng sức khỏe, Viết khỏe. MONG CÓ NHIỀU.ĐỨC HOÀNG.NÓI LÊN SỰ THẬT Mừng ngày báo chí Việt namChúc cho nhà báo vẫn ham...viết bàiChúc cho bạn đọc hăng sayComment góp ý chẳng quay lưng nhìnNội dung bài viết bạch minhKịp thời nhanh lẹ không bưng bít lời. Chúc anh Hoàng nhiều sức khoẻ và mang đến nhiều "góc sáng" cho độc giả VNexpress! Xin được cảm ơn những nhà báo, những người làm báo thực sự có tâm huyết, trăn trở với nghề và tôi tin rằng độc giả cả nước trân trọng những nỗ lực, những lời hứa của các anh/chị. Xin chúc toàn thể những người làm báo trên đất nước tôi thật nhiều sức khỏe và nhiệt huyết với nghề mà mình đã chon! Bài viết sâu sắc! Chúc Đức Hoàng và các nhà báo chân chính nhiều sức khỏe, dũng cảm và khôn khéo để đưa sự thật lên công luận, giúp cho đất nước dân chủ văn minh. Chúc các nhà báo chân chính luôn tràn đầy sinh lực để cho ra nhiều bài báo hay, giúp xã hội tốt đẹp Tôi thường xuyên là độc giả "Góc nhìn". Nhân ngày nhà Báo, tôi chúc mừng các nhà báo chuyên mục này. Nhân dịp ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, tôi chỉ có mong ước mỗi nhà báo, mỗi tờ báo phải là tiếng nói của công lý vang vọng cho đời. Chúc mừng anh Hoàng và các nhà báo nhân ngày Nhà Báo Việt nam |
Công của Kong Petra biết đến serie truyền hình dài hàng nghìn tập của Ấn Độ gây sốt thời gian qua - Cô dâu 8 tuổi. Cô cũng biết cả làn sóng phim thần tượng Hàn Quốc, vẫn mong ước tới đây để ăn thịt nướng với kim chi và du ngoạn đảo Jeju.Lúc tôi hỏi về Việt Nam, Petra nói chỉ biết tới đất nước này qua các bộ phim như Full Metal Jacket, Platoon hay Apocalypse Now - những tác phẩm từ thập niên 1980 nói về chiến tranh Việt Nam (nhưng lại quay ở Philippines và Anh). Cô chưa biết Việt Nam là bối cảnh chính của Kong: Skull Island - bộ phim mới nhất về quái thú huyền thoại - cho tới khi tôi kể. Việc quảng bá du lịch qua văn hóa, nghệ thuật đã được Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines hay nước láng giềng Thái Lan tận dụng từ hàng chục năm nay. Những điểm đến như đảo Jeju, Tokyo hay Phuket trở nên thu hút khách du lịch sau khi xuất hiện trong rất nhiều bộ phim. Nhiều người đang kỳ vọng Kong là một cú hích để du lịch Việt Nam cất cánh. Nhưng sự thực thì thế nào? Tôi lướt qua gần 20 tờ báo ở Đức - một trong những thị trường lớn nhất châu Âu - có nhắc tới hay review bộ phim này, chỉ duy nhất một tờ đề cập đúng một câu tới địa điểm quay phim. Câu đó là: “Những cảnh trong phim được quay tại Hawaii, Việt Nam và Australia”, không kèm theo lời bình luận nào. Khung cảnh Việt Nam xuất hiện nhiều nhưng không được coi là một nhân vật trong phim. Chúng ta có rất nhiều cơ hội đưa cảnh đẹp Việt Nam đến với thế giới khi Kong: Skull Island đang đổ bộ hàng chục nghìn rạp chiếu khắp toàn cầu dịp này. Nhưng về lâu dài khi tác phẩm này hoàn thành nhiệm vụ “hốt bạc” ở các rạp chiếu thì sẽ thế nào? Kong đi theo dòng phim giải trí điển hình của Hollywood hiện nay - dễ xem, dễ thích nhưng có thể quên ngay khi xem xong và được làm ra với mục đích chính là “thu tiền”. Điều đó có thể thấy rõ ở chất lượng nội dung trung bình, nhân vật có tính cách đơn giản, chỉ tập trung vào phần kỹ xảo với nhiều cảnh hành động. Khi Kong rời rạp chiếu, bối cảnh Việt Nam có còn ai nhớ đến hay sẽ chìm nghỉm như vô số cảnh đẹp khác từng xuất hiện trong các phim Hollywood?Transformers cũng là loạt phim mà mỗi tập thu về đến hàng tỷ USD. Nhưng có mấy ai nhớ được nội dung của từng phần là gì? Là một người theo dõi phim rất sát nhưng tôi thậm chí còn không nhớ là phần hai từng quay ở Ai Cập, Jordan và phần ba có nhiều cảnh quay ở Nga. Thứ duy nhất tôi nhớ về series này là các màn giao đấu phô diễn kỹ xảo của robot. Tương tự với Kong: Skull Island, liệu khán giả quốc tế có nhớ đến cảnh đẹp Việt Nam xuất hiện trong phim hay sẽ chỉ ấn tượng với các màn chiến đấu ngập kỹ xảo của Kong?Những ngày này, người ta nói nhiều về loạt phim The Lord of the Rings và The Hobbit của đạo diễn Peter Jackson, đã thay đổi cả nền du lịch New Zealand (bối cảnh chính của cả hai series này) khi lượng khách tới đây tăng 50% từ khi tập phim đầu tiên ra mắt năm 2001. Nó là một ví dụ cho thấy sức mạnh của Hollywood trong kích cầu du lịch.Nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế. Hãy cứ tạm tin vào giả thuyết: câu hỏi “Đây là đâu?” xuất hiện trong đầu đa số khán giả. Khách du lịch tới Việt Nam tăng ngay lập tức nhờ vào Kong. Sau đó thì sao?Sau đó, Kong sẽ đi vào huyền thoại điện ảnh, đoạt 17 tượng vàng Oscar, đạt tổng doanh thu toàn cầu gần 6 tỷ USD, và du lịch Việt Nam sẽ liên tục hưởng lợi năm này qua năm khác?Tất nhiên đó là chuyện viễn tưởng, là kịch bản xảy ra với The Lord of the Rings (và phần nối tiếp, The Hobbit), đó là kịch bản của New Zealand. Đó là kịch bản của một siêu phẩm điện ảnh có một không hai trong lịch sử thế giới.Còn để đi tìm kịch bản cho Kong, hãy nhìn sang nước bạn Thái Lan. Có hơn 500 phim nước ngoài được quay mỗi năm tại nước này. Và họ vẫn cảm thấy không đủ. Bởi vì khác với Lord of the Rings, các “bom tấn” giải trí rồi sẽ qua đi, và người Thái biết rằng họ sẽ phải tìm các cơ hội quảng bá mới. Bà Sasisupa Sungvaribud, Chủ tịch Hiệp hội cung ứng dịch vụ cho điện ảnh nước ngoài của Thái nói: “Hàn Quốc có thể hoàn thuế tới 25% tổng chi phí quay phim tại nước họ. Nếu Thái Lan không ưu đãi, họ sẽ đi nơi khác”. Hơn 500 phim mỗi năm, trong đó là vô số “bom tấn”, và giờ họ vẫn cảm thấy mình đang bỏ lỡ nhiều cơ hội.Nếu nhìn nhận Kong là một cơ hội, thì bây giờ là lúc xây dựng một hệ thống chính sách, thậm chí là hệ sinh thái doanh nghiệp để phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm giải trí lấy bối cảnh Việt Nam, để có thêm hàng trăm bộ phim lớn được quay tại nước ta.Không biết, các nhà quản lý, các hiệp hội tổ chức có chung quan điểm với tôi? Chỉ biết, sau Kong, giờ khắp nơi đang bàn tán về kế hoạch dựng tượng Kong tại bờ Hồ như một "sáng kiến" đột phá về tư duy với hy vọng về một cơn sốt du lịch ngắn hạn.Tất nhiên, trong sự hứng khởi mang tên Koong, chúng ta có thể bỏ qua chi tiết: 15 năm sau cơn sốt “Người Mỹ trầm lặng”, đoàn làm phim Kong vẫn gặp khó khi đưa một chai nước đạo cụ vào Việt Nam chỉ vì lý do... kiểm dịch. Mai Như Ngọc Trước đây cả Thế giới phải sững sờ khi Việt Nam chối từ 007, cũng vì kiểm duyệt! Để quảng bá,thu hút và dẫn lối bạn bè quốc tế đến chúng ta không chỉ quảng bá,tuyên truyền mà trước hết cần tối giản các thủ tục rườm rà có trước đây! Là một người Việt sống và làm việc tại nước ngoài, và cũng vừa xem bộ phim Kong kèm theo theo dõi tin tức trong nước về những kỳ vọng rằng bộ phim này sẽ thay đổi du lịch VN và thu hút thêm khách du lịch. Tôi có một số nhận xét như sau:Cảnh quay trong phim đúng là đẹp mê hồn - và chắc chắn sẽ đọng lại trong tâm trí rất nhiều người xem phim. Có điều phim này ko ở mức ảnh hưởng của Lord of The Rings hay Hobbit - và sẽ không bao giờ ở tầm đó tính về mức độ giải trí cũng như nghệ thuật. Rất nhiều phim loại "xoàng xoàng" này của Hollywood cũng có cảnh đẹp mê hồn - nhưng cũng ko ảnh hưởng nhiều lắm đến du lịch nước có cảnh quay - nhất là vì hiện nay cảnh có thể hoàn toàn CGI được.Thu hút du lich phải có chiến lược tầm quốc gia và đất nước đó phải thực sự hấp dẫn để người đi một lần sẽ không quên được, muốn quay trở lại, và muốn kể với bạn bè. Đúng là VN có Vịnh Hạ Long, có một số bãi biển đẹp, có rừng núi phía Bắc đẹp, nhưng rác ngập nơi du lịch, khách nước ngoài bị lừa đảo chặt chém thường xuyên - từ taxi đến ăn uống và nghỉ ngơi. Những hạt sạn đó - nhất là rác trên mặt nước vịnh Hạ Long hay Ninh Bình - là nguyên nhân để phần LỚN các khách du lịch - không phải là tất cả - sẽ một đi không trở lại.Việt Nam có nhiều cảnh đep nhưng thật sự là thế giới có nhiều nơi đẹp cực kỳ. Nói thẳng ra là ngoài Vịnh Hạ Long thật sự là độc đáo về quy mô - không phải là những nơi khác trên thế giới không có núi đá nhô khỏi biển nhé, chỉ là uy mô nhỏ hơn nhiều thôi, còn VN không có gì quá độc đáo so với thế giới, từ rừng biển đến núi non. Biển và đảo của VN toàn quảng cáo đẹp nhất thế giới - các bạn nhầm nhé - có hàng ngàn bãi biển và đảo đẹp thiên thần mà các nước khác họ ko quảng cáo, để dành cho dân địa phương. Núi rừng của VN cũng có nhiều nhưng chả thấm gì so với các nước Châu Á như Indonesia, Malaysia, Nepal, Ấn Độ, và các nước như Úc và NZ và Nam Mỹ. Nói thật là đi những rừng các nước này thì rừng núi VN cũng chỉ là bình thường. Ruộng bậc thang cũng lạ đấy nhưng nhiều nước châu Á và Nam Mỹ cũng có. Đồi cát của Vn cũng đẹp nhưng quá nhỏ so với các vùng rộng lớn mênh mông ở Châu Phi và Trung Đông. Còn về kiến trúc thì gần như những cái độc đáo của quá khứ đã tan hoang, so với những nước lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia ... Nói chung là những cảnh sắc của VN đẹp nhưng ko có gì độc đáo hay tuyệt vời nhất thế giới cả. Vì thế VN cũng chỉ là một trong những điểm du lich như bao nước khác, nhưng kém hơn nhiều nước khác vì phong cách phục vụ, vì rác bẩn mọi nơi, vì an toan thực phẩm và người dân không "hiếu khách".Đã đến lúc chúng ta thực tế hơn để hiểu thật sự VN có gì, và không có gì, và đừng kỳ vọng quá mức vào rừng vàng biển bạc của chúng ta. So với thế giới, chúng là là một nước trung bình về cảnh sắc, thấp kém về dịch vụ - nhưng có một cái bậc nhất là đồ ăn :Đ like anh. tôi cũng nghĩ vậy. cái gì cũng phải lâu dài chứ không thể chạy theo cái trước mắt. mà tôi cũng đi xrm Kong rồi, cũng lăn tăn về nó như vậy, chưa bật lên điều gì khả quan để mà du lịch VN đang kỳ vọng. Nói thẳng ra là chỉ nhìn cái lợi cho riêng mình, làm thủ tục kiểm dịch rườm rà này nọ, thiết bị chuyên môn có hơn ai mà chủ yếu thông qua việc kiểm tra, kiểm dịch, kiểm định, kiểm nghiệm gì gì đó là để lấy phí, tính tiền, gây khó khăn, mất thời gian... nên có ai còn muốn đến nữa chứ. Chú muốn nhanh thì chú đưa tiền là được hết. Phàm người không có tự tinThì hay lo sợ linh tinh đủ điềuMong cho du khách đến nhiềuNhưng luôn làm khó thêm điều nhiêu khê Tôi đã xem Kong hôm thứ 7 vừa rồi và hơi bị thất vọng. Vì ngay cảnh đầu tiên là 1 cảnh fake bãi cãi nhìn ra vịnh HL. Câu chuyện và diễn biến phim ko hấp dẫn. Nay bạn bè tôi bên Pháp nói rằng họ đọc trên báo chỉ thấy nói quay ở Hawaii chứ ko phải ở VN. Chỉ có anh chàng đạo diễn đang làm mưa làm gió trên báo mạng nước nhà. Tôi hy vọng các kiểu làm ăn ăn theo của chúng ta sẽ ko phá hủy mọi thứ đẹp đẽ chúng ta đang có. Tôi nói với bạn bè tôi khắp thế giới là hãy đến để cảm nhận, cảnh trí của chúng tôi đẹp hơn rất nhiều ở bên ngoài so với trong phim. Dù sao cũng rất cảm ơn ekip làm phim đã tạo ra 1 tác phẩm có chút ảnh hưởng tới nền du lịch nước nhà :) VN chỉ có tận thu, chặt chém ở những chổ mà từng là phim trường chứ không chịu duy tu, bảo dưỡng và quảng bá đâu. Các phim của VN mình cũng "quảng bá" nhiều cảnh nội thất "hoành tráng" với những "chân dài" nuột nà để câu khách du lịch đến ở, nghỉ theo cách "Home stay" đấy thôi. Tôi cũng nghỉ thế. Bởi như tác giả đã phân tích, Kong chỉ để lại trong đầu người xem về cảnh đánh nhau của quái thú và người ( Với thế hệ trẻ thích phim hành động, nhưng để suy ngẫm sâu hơn, chắc khó). Nếu VN không sớm thay đổi các chính sách trong quảng bá du lịch thì lại một làn nữa bỏ lỡ cơ hội cho ngành du lịch phát triển . Phim Kong xác định là phim thị trường thôi. Chủ yếu để kiếm doanh thu phòng vé. Mấy phim như vậy không có nhiều ý nghĩa đặc biệt. Cũng là phim dã tưởng nhưng The Lord of the Rings vẫn truyền tải được thông điệp về tình bạn, những yếu đuối của con người và về ý chí chiến thắng sự ác. Đó mới đích thực là điện ảnh. Còn Kong hay Transformer thì ngập mùi CGI Ngày xưa khi tôi đi tán gái bố tôi dậy rằng. Muốn gây chú ý với con gái thì chỉ có 2 cách1- nói thật nhiều về mình... và nếu con không biết nói thì2- làm những chuyện điên rồẤn Độ có " cô dâu 8 tuổi " 1 bộ phim mà nghe đồn các cặp yêu nhau nếu cùng ngồi xem hết bộ phim này là họ đc đầu bạc răng long Vâng. Các nhà quản lý của chúng ta thì tầm nhìn lên tận ...mây xanh lên những nội dung như bài viết còn xa vời lắm, chẳng riêng về vấn đề quảng bá du lịch đâu. Cái tôi, cái cá nhân trong họ còn cao lắm...câu kết của tác giả thật hay ..chai nước đạo cụ vào Việt nam cũng phải kiểm dịch. Bữa giờ tôi thấy truyền thông và dân mình đang toàn tự sướng với nhau về Kong. Tung hô quá đà. Dù bạn cùng quảng bá du lịch cùng với KONG hay những tạp chí nổi tiếng chăng nữa thì VN ta sẽ không bao giờ thu hút được khách nước ngoài bởi những tệ nạn : cướp bóc , chặt chém , lừa lọc & giao thông , chúng ta phục vụ du lịch nội địa thôi , các bạn tôi đã từng đến vn mới1 lần thôi là họ đã lắc đầu ngao ngán & tuyên bố thẳng thừng : không bao giờ tao đến vn nữa - haz---------- ý hay |
Tố giác thân chủ Đó là câu hỏi cốt lõi cho nhiều cuộc tranh luận tại Quốc hội, trên truyền thông và trong giới luật những ngày này. Rất nhiều lập luận phức tạp, nhưng chỉ xoay quanh một câu hỏi.Câu trả lời của tôi, là không. Chắc chắn là không.Tôi muốn bắt đầu câu trả lời từ những nguyên tắc lập quốc cơ bản. Nhà nước được nhân dân dựng nên, được nhân dân trao cho phối hợp thực hiện các quyền, trong đó có quyền tư pháp - hiểu đơn giản quyền công tố, là đưa công dân ra xét xử. Cùng với đó, Hiến pháp được Quốc hội, đại diện cho nhân dân soạn ra để giới hạn quyền lực của bộ máy nhà nước, không để nhà nước vượt quá quyền hạn, xâm phạm vào những quyền con người cơ bản của công dân. Và như thế - một hệ thống quan hệ nhà nước - nhân dân ra đời, hoạt động với một mục đích đơn giản nhất: phục vụ nhân dân - những người đã dựng nên nhà nước.Nhưng trong thực tế, bất chấp các quyền hiến định, trước quyền lực to lớn của nhà nước, nếu bị nhà nước thực hiện quyền công tố, mỗi cá nhân không hề có cách gì kháng cự. Và vì thế, chế định luật sư ra đời.Về bản chất, luật sư phải được đặt ở vị trí đối trọng với quyền công tố của nhà nước. Nếu luật sư đứng cùng phía với nhà nước trong quá trình công tố thì trước hết luật sư không cần phải tồn tại làm gì. Và quan trọng hơn, nguyên tắc lập quốc cơ bản cũng đã bị phá bỏ, tính cân bằng nhà nước - nhân dân không còn.Những quan điểm ủng hộ luật sư tố cáo thân chủ đã dựa trên một khái niệm rất cao cả: “Nghĩa vụ công dân”. "Công dân” là để chỉ trạng thái tồn tại của cá nhân trong quan hệ nhà nước - nhân dân. "Nghĩa vụ công dân” tức là nghĩa vụ làm đúng vai trò của mình trong quan hệ đó. Đối với công dân nói chung, nghĩa vụ đó có thể là bầu cử - lập ra nhà nước của mình; giám sát nhà nước của mình hoạt động. Còn với tư cách luật sư, làm đúng “nghĩa vụ công dân” là phải luôn luôn giữ mình đúng với vai trò luật sư, luôn luôn ở thế đối trọng với quyền công tố của nhà nước, bảo vệ khách hàng của mình. Nếu đứng về phía nhà nước trong quá trình công tố thì chính luật sư đang vi phạm nghĩa vụ của họ.“Thân chủ của tôi vô tội” luôn luôn là kết luận và tâm niệm của một luật sư chân chính. Bởi vì chỉ một khoảnh khắc luật sư buộc tội thân chủ, thì có nghĩa anh đã không còn là luật sư nữa rồi. Nếu luật sư không còn là luật sư, thì nền tư pháp sẽ đi theo một chiều duy nhất: công tố - kết tội - thi hành án.Trong thực tế hoạt động, những gì luật sư biết ngoài hồ sơ phần lớn là từ lời khai của thân chủ. Sẽ là ấu trĩ khi chỉ từ những lời khai đó mà bắt luật sư phải tư duy để kết tội thân chủ. Đó là lối tư duy “trọng cung hơn trọng chứng” - thứ đã hơn một lần làm tư pháp của chúng ta mắc sai lầm. Những lời nói, không đủ là cơ sở kết tội bất kỳ ai, đặc biệt là khi trước mặt anh ta là một luật sư - người buộc phải đề cao nguyên tắc suy đoán vô tội. Một nền tư pháp coi trọng bằng chứng, thậm chí sẽ không dễ dàng chấp nhận cả những lời thú tội, chưa bàn đến các suy đoán.“An ninh quốc gia” là một khái niệm nữa mà những người tranh luận nhắc tới. Cảm giác nguy hại mà nó tạo ra là rất lớn. Và như thế, thật dễ dàng để buộc tội luật sư nếu: “vì luật sư không tố cáo thân chủ mà an ninh quốc gia bị xâm phạm”.Tôi tin rằng, để bảo vệ "an ninh quốc gia", để "an ninh quốc gia" không bao giờ có thể bị xâm phạm, trước hết, nhà nước bao gồm toàn bộ bộ máy của mình phải làm đúng với nguyên tắc lập quốc cơ bản: Phục vụ nhân dân. Lúc đó sẽ không có kẽ hở nào cho những kẻ có ý đồ xấu lợi dụng, và quan trọng hơn, lúc đó chính nhân dân với sức mạnh to lớn của mình, sẽ đứng lên bảo vệ nhà nước.Bùi Phú Châu Bài viết tuyệt vời. Tôi không phải là luật sư nhưng cũng thấy sự phi lý của quy định này. Chúng ta không cần "phát minh" ra những quy định mới mà chỉ cần học hỏi, áp dụng những quy định, giá trị phổ quát mà các nước phát triển đã áp dụng thành công hàng thế kỷ trong lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nếu luật sư không còn là luật sư, thì nền tư pháp sẽ đi theo một chiều duy nhất: công tố - kết tội - thi hành án. Rất hay, xin cảm ơn tác giả Tôi ủng hộ 1000 like. Chuẩn Nhiệm vụ cơ bản của luật sư là bảo vệ thân chủ bằng suy đoán vô tội. Và cùng bị can bị cáo không có trách nhiệm chứng minh vô tội, chứ đừng nói đến chứng minh có tội. Chúng ta cần phải học công pháp của các nền dân chủ tiên tiến trên thế giới. Trách nhiệm của uật sư là phải bảo vệ thân chủ đến cùng, bên công tố và xét xử phải chứng minh được bị cáo có tội.Đấy là nguyên tắc của nền pháp chế văn minh.Có như vậy mới xét xử được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế tối đa các vụ việc oan sai. Cảm ơn tác giả vì bài viết rất hay, diễn giải mạch lạc về vấn đề đang được theo dõi hiện nay. Mong các vị luật sư và những người sẽ trở thành luật sư có thể giữ vững ý chí để bảo vệ quyền lợi của thân chủ mình, nhất là những người thấp cổ bé họng và ko hiểu rõ về luật pháp của VN vì nó quá phức tạp và mơ hồ. Nếu luật yêu cầu Luật sư tố giác thân chủ thì có lẽ cũng nên quy định Viện Kiểm sát có nghĩa vụ "bào chữa" cho bị can, bị cáo để tránh oan sai, sau đó ra Tòa thì Viện kiểm sát bào chữa, Luật sư tố cáo, có thể giữ quyền công tố (buộc tội) luôn. luật sư luôn coi thân chủ của mình là vô tội và bảo vệ quyền lợi cao nhất của thân chủ. tôi vote cho điểm này Rất đúng, tôi ủng hộ ý kiến này! Mình cứ tưởng đây là ý kiến của một luật sự. Nhìn lên thấy bài viết của người làm ngành ngân hàng. Không phải chỉ là những con số đâu nhé. Tôi cho rằng có nhiều người làm luật nhưng không có sự hiểu biết như bạn. Họ đưa ra những khái niệm vờ vịt... mà thôi. tôi không hiểu ai đưa ra ý kiến ''...Luật sư phải tố cáo thân chủ ..'' Thật ấu trĩ , không biết gì về luật vậy mà ngồi để quyết luật . kỳ lạ . thế giới này trắc chỉ có mình ta ... Bài viết quá hay. Nhà Cháu cũng có quan điểm là KHÔNG. Cảm ơn anh Châu. Bài viết rất dễ hiểu, rất thuyết phục. Khi không còn giới luật sư (đúng nghĩa) thì chỉ còn là một xã hội với quyền lực vô biên của kẻ cầm quyền! Rất hay, sâu sắc. Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm này. Luật sư luôn phải đưng về thân chủ mình dưới mọi trường hợp, luật sư k có quyền chứng minh thân chủ mình phạm tội, vì đó là chức năng của Toà án. Nếu luật sư có quyền tố cáo thân chủ mình thì đó k phải là luật sư nữa mà là công tố. |
Rào giậu quốc gia Nhà có chú em quay phim, tôi học lỏm chú rồi đi chụp ảnh đám cưới lấy tiền. Tôi còn buôn bán đủ thứ ở Chợ Giời để kiếm thêm. Vừa việc cơ quan, vừa chân trong chân ngoài, tôi vắt kiệt sức lực kiếm đồng tiền bằng mồ hôi nước mắt. Nhưng tính tôi ẩu nên khi mệt mỏi, bận rộn thường để tiền bạc hớ hênh, vương vãi đồng nọ đồng kia trên bàn, dưới tủ.Một hôm, cha gọi tôi lên gác xép, rót nước pha trà rồi nhẩn nha trò chuyện: “Cậu sinh được ba anh em, đều giáo dục tử tế. Nhà ta chưa khi nào xảy ra việc khuất tất. Song con nên xem lại, tiền nong con để bừa bãi quá. Xưa có câu: Anh em thương yêu nhau rào giậu cho kín. Con có hiểu hết ý nghĩa của câu này không?”.Thấy tôi yên lặng, cha tôi lại rót nước rồi giải thích thêm, rằng con người nhân chi sơ tính bản thiện, nhưng cũng có bản ác, nhất là khi có cơ hội sinh mầm ác. Cha tin các em tôi nhưng cha lo ngại lỡ khi các em gặp khó khăn việc gì đó, thấy anh sơ hở, bản năng xấu xa của con người sẽ có cơ hội trỗi dậy.Năm ấy tôi mới 32 tuổi.Sau đó, tôi sang Đức làm ăn, có lần kiếm được 50.000 D-mark. Tôi buộc làm 5 gói đút vào ngăn kéo gian phòng nhỏ kề bên phòng lớn, định hôm sau đi trả tiền hàng và đổi ít USD cất đi. Hôm đó tôi lại có khách, toàn bạn bè gần gũi thân cận. Tối đến khách về hết, kiểm lại tiền để mai đi đổi, thấy mất đúng 1.000 D.mark. Mỗi tập bị rút lõi mất 2 tờ 100. Mãi sau này tôi mới xác định được một trong số bốn người bạn của tôi đã làm điều đó. Nhưng lúc ấy tôi không sao đoán được, chỉ một mất mười ngờ. Tôi có tủ, tủ có khóa, sao tôi lại bất cẩn như thế? Ngẫm lại lời cha tôi, tôi tự thấy chính mình là người có lỗi trước tiên. Đấy là sự nhà, rộng ra, việc quản lý một đất nước cũng có những khía cạnh tương tự dù phức tạp hơn và mức độ ảnh hưởng cũng kinh khủng hơn nhiều. Nhiều năm qua, hàng loạt đại án về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đã được đưa ra xét xử. Một công dân bình thường như tôi quả thực không thể hiểu hết chân tơ kẽ tóc các vụ án gây thất thoát hàng nghìn tỷ của nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Làm sao người ta có thể ôm cả nghìn tỷ của ngân hàng một cách dễ dàng như là thò tay vào túi lấy khăn mùi xoa vậy? Bởi vì, sếp ngân hàng theo tôi trước hết đều là những con người tài năng thông tuệ. Họ hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao mà không phải ai cũng có thể rành rẽ mọi ngóc ngách công việc của họ. Họ, trong quá trình kinh doanh, cũng rành hơn ai hết mọi kẽ hở của luật pháp để có thể lách luật, làm lợi cho mình.Nhưng tôi tự hỏi, trước khi phạm tội, bản thân họ có phải đã là kẻ xấu sẵn rồi?Trong một bài viết trước, tôi từng chia sẻ rằng, bản tính con người là thiện nhưng ai cũng có lòng tham và ít người biết được giới hạn lòng tham của chính mình. Cách tốt nhất để phòng cái xấu, cái ác là đừng tạo điều kiện, môi trường cho nó sinh sôi. Ở phạm vi cá nhân, gia đình, câu chuyện của tôi chỉ gây mầm họa nhỏ, mất mát chỉ dừng lại ở 1.000 D-mark. Việc cũng chỉ gây tổn thương cho chính tôi. Còn ở phạm vi một quốc gia, nếu cơ chế không phù hợp, luật pháp lỏng lẻo, thiếu kiểm tra giám sát, người nắm quyền không rào giậu cho kín, thì tài sản quốc gia sẽ bị tổn thất rất lớn. Một đồng dân làm ra cũng khó. Huống hồ, mỗi năm, hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước - tiền thuế của nhân dân - thất thoát, nỗi xót xa với mỗi người dân khó mà đo đếm được.Tội ác đi liền với trừng phạt. Nhưng điều tôi đau đáu là sau mỗi một sự trừng phạt, nhà cầm quyền có tìm được cách vá những lỗ hổng, rào chắn những ngả đường dẫn dắt con người vào cái xấu, cái ác hay không? Nguyễn Văn Thọ Ăn cùng một mâm ngủ cùng một mùng thì dù có lập nên trăm ngàn cơ quan thanh kiểm tra đi nửa thì củng không giãi quyết được gì đâu các ngày ạ ! Cùng một thế võ làm sao thắng nhau ! Dạ thưa ông. Mất thì mất rồi, tài sản tẩu tán hết. Số đó đủ họ sống sung túc 10 đời rồi. Còn họ CHỊU KHÓ ngồi tù vài năm rồi trở ra làm ông hoàng. Viễn cảnh thần tiên đó ai cũng ham. Những ai chưa có ý định thì bắt đầu có ý định, những ai đang làm thì tích cực làm, những ai đang bị điều tra cũng an tâm vì mức án quá nhẹ so với số tiền khổng lồ họ thu được. Ý của tác giả bài viết rất nhân văn. Việc trừng phạt bất kỳ tội lỗi nào cũng giống như chuyện cứu hỏa - đám cháy có tắt thì tài sản cũng đã tiêu tan. Vấn đề là làm sao phòng ngừa để đám cháy không thể phát sinh, cũng như thực thi pháp luật hiệu quả nhất là sao cho người người ai cũng đủ hiểu biết và lo ngại mà không phạm luật. Một người nghèo túng hoàn toàn vẫn có thể giữ được tính lương thiên, nhưng nếu đặt anh ta vào một chỗ chất đầy tiền của được canh giữ một cách hớ hênh, đồng thời chứng kiến cảnh hết kẻ này đến kẻ khác lợi dụng sự hớ hênh ấy mang về cho riêng bản thân, thì trước sau gì anh ta cũng bắt chước theo. tôi xin nói chuyện ở Mỹ. Luật pháp ở đây gần như hoàn thiện đến nỗi kiếm tiền không chính thống như phe phẩy, đầu cơ, tham nhũng,... thì hầu như không thể! mọi người chỉ còn cách làm ra đồng tiền bằng chính tài năng, trí tuệ của mình, cộng thêm một chút may mắn nữa thì ai cũng có thể thành trung lưu, giàu có. Vì vậy người ta thường nói rằng Mỹ là đất nước của cơ hội (có nghĩa là tạo ra cơ hội cho tất cả trong cuộc mưu sinh).Bằng cách suy diễn theo chiều ngược lại thì thấy rằng bao nhiêu phận đời bị tước đi cơ hội, sống trong cơ cực lầm than thậm chí phải gây ra tội ác bởi vì xã hội đó không công bằng với họ. Tâm đắc! Tôi cũng đã đề cập với đại biểu QH từ đầu những năm 90 nhưng có lẽ họ xem nhẹ hoặc chẳng quan tâm. Đây là đại sự QH và CQ cần giải quyết thấu đáo. Với chế tài lỏng lẻo thì chỉ trừ việc không thể làm được, còn ở ta chẳng việc gì người ta không dám làm;nhất là khi họ khoác lên mình cái "Áo choàng chức vụ" và " Sợi dây kinh nghiệm" dài ngoằng trong tay! ;-) Đơn giản nhưng sâu sắc! Khi mà chế tài lỏng lẻo,người ta lại khoác lên mình "chiếc áo choàng" quyền lực và "sợi dây kinh nghiệm" trong tay thì... Khó nói lắm! Lời người viết chỉ nhẹ như gió thoảng mà sao lại cao siêu đến vậy, đọc những lời anh viết là lời gan ruột đối với vận mệnh của Quốc gia, dân tộc tôi lại nhớ đến câu "Môi son thì gợi lòng dâm; tiền bạc cất không kỹ thì gợi lòng tham" mà tôi đọc được đâu đó. Nhìn Hàn quốc kìa tổng thống đương nhiệm cũng cho vào tù được,hoặc Trung quốc lãnh đạo cao cấp về hưu rồi vẫn còn bị truy cứu đến cùng,đây là sự cặn kẽ của rào đầu quốc gia đấy ngành nào, nơi nào liên quan trực tiếp đến tiền thì đều dễ xảy ra lòng tham. Ngành nào cầm nhiều tiền thì cũng dễ mất tiền hơn ngành không cầm tiền. Mỗi ngành đều có những đại án, khác chăng đó không phải là tiền. ngành tư pháp thì có những vụ xử oan sai, bắt nhầm người. Bài viết hay quá, rất thấm thía. Câu nói của các cụ " yêu nhau rào giậu cho kín" quả vẫn còn nguyên giá trị. Xử lý người làm sai chỉ là phần ngọn của vấn đề, quan trọng là cơ chế phòng ngừa để cho dù có muốn tham anh cũng ko có cơ hội. Cứ có các khách hàng vay như Lã Thị Kim Oanh, Trịnh Xuân Thanh thì ngân hàng nào cũng mệt. Lương thấp quá nên phải sống bằng lộc, vá cái lỗ thủng đó tôi mất lộc. Vậy nên tôi không muốn vá cái lỗ thủng đó, và sẽ tìm cách ngăn không cho vá. Vậy nhé ! Khủng hoảng tài chính thế giới những năm trước đều bắt nguồn từ Tổ chức tài chính lớn ở các nước phát triển rồi lan sang các nước khác. Như vậy, đối với khủng hoảng kinh tế lớn thì không chỉ do 1 ngành mà do nhiều ngành, không chỉ ảnh hưởng quốc gia đó mà còn ảnh hưởng quốc gia khác. Khủng hoảng đó cũng là 1 phần tất yếu để loại bỏ những bất cập, yếu kém trong qua trinh phát triển. |
Kiến tạo kiểu xin-cho Họ muốn lãnh đạo công ty góp ý cho họ về một số vấn đề quan trọng của chính sách. Chúng tôi ở TP HCM, họ tổ chức tại Hà Nội. Lời mời khá gấp song vì cảm thấy đây là việc cần thiết, chúng tôi khăn gói ra Hà Nội đến cuộc gặp.Tới nơi, họ cho ngồi đợi cả tiếng đồng hồ. Bất chấp việc lời mời được đưa ra bởi “tư lệnh ngành” - cái cách đối xử với doanh nghiệp được mời đến nơi để góp ý thì không khác gì một đơn vị đến xin xỏ. Cách họ cư xử trong quá trình trao đổi, cũng giống như chúng tôi là một nhân viên nhà nước đi báo cáo với họ. Doanh nghiệp được mời tham gia góp ý nhưng bị lép vế ở vai trò bề dưới.Tôi ngạc nhiên quá. Họ mời mình đến để nghe ý kiến mình, bởi việc mình góp ý giúp cho việc xây dựng văn bản luật của họ, nhưng họ đối xử như là mình đi xin. Và thái độ nghe ý kiến cũng không có vẻ gì là muốn cầu thị để thay đổi hiện trạng vấn đề.Chuyện hành xử như vậy không chỉ một lần. Trong nhiều năm làm doanh nghiệp, tôi được một số cơ quan nhà nước mời đến trao đổi, xin ý kiến nhưng tôi hiếm khi thấy sự trọng thị thật sự mà thường là thái độ quan liêu. Có lần tôi thấy vô lý quá, liền đứng dậy bỏ về giữa chừng.Tôi không nói tất cả các cuộc làm việc giữa doanh nghiệp - cơ quan công quyền đều như vậy. Cũng có những cuộc đại diện chính quyền có lắng nghe và chia sẻ, nhưng thực sự không nhiều. Còn lại có rất nhiều cuộc gặp, làm việc, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, chuyến đi mà cách tổ chức không đi vào thực chất. Có những lần doanh nghiệp được chọn đi dự cái này cái kia nhưng cách trao đổi khiến doanh nghiệp hiểu là do mình được “ưu tiên” chứ không phải sự lựa chọn công bằng mà họ xứng đáng được hưởng. Thậm chí có doanh nghiệp đã từ chối sự “ưu tiên” đó.Tôi biết những sự kiện khai trương dự án lớn có ý nghĩa với kinh tế vùng, do một cơ quan công quyền đứng ra mời gọi đầu tư, nhưng khi doanh nghiệp gửi thư mời đại diện chính cơ quan đó xuống tham gia, thì không hề nhận được câu trả lời.Hay trong sự vụ hàng ngày, biết bao nhiêu đơn từ, thư mời, thư đề nghị của doanh nghiệp cứ gửi đi rồi biệt tăm, rất ít khi có hồi âm.Vì sao mà trách nhiệm của cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp không bình đẳng như vậy? Chính tư duy “xin – cho”, hay là “ban phát - cho phép” tạo ra thái độ đó.Có ai cảm thấy ngạc nhiên khi hầu hết tất cả công văn, đơn từ doanh nghiệp gửi đi cơ quan nhà nước đều là “đơn xin”. Người ta đã quen nên không ai chỉnh sửa từ “xin” phi lý này, bởi vì mấy chục năm qua nó đã ngấm vào máu vào xương chúng ta, và không ai cảm thấy bất bình với từ xin, cũng không ai chủ động thay thế nó bằng từ “đề nghị”.Trong mối quan hệ giữa khu vực tư nhân và khu vực công, tâm lý bình đẳng chưa được đề cao.Đơn cử, chúng ta vẫn dùng những từ bóng bẩy như cơ quan công quyền là công bộc của dân, đầy tớ của dân. Dân, doanh nghiệp cũng không cần cơ quan công quyền làm đầy tớ. Chỉ cần họ có được văn hóa phục vụ, coi doanh nghiệp là đối tác, là khách hàng của mình, và hành xử theo thái độ tôn trọng nhau, hợp tác hai bên bình đẳng và đều có lợi.Tôi không cần anh phục vụ, chỉ cần anh làm đúng theo chức năng bình đẳng của vai trò cơ quan bảo vệ và phục vụ theo văn bản, theo hợp đồng, theo luật pháp thì tôi cũng biết ơn anh. Bởi vì người dân, doanh nghiệp đang trả lương cho bộ máy công quyền.Chúng ta mong muốn chính phủ kiến tạo. Kiến tạo là tạo ra môi trường tốt để doanh nghiệp sinh sôi phát triển và bản thân các doanh nghiệp cũng có vai trò kiến tạo của mình trong sự tương tác ngược lại với chính quyền. Nền kinh tế là một cơ thể, các doanh nghiệp là các tế bào. Tế bào yếu thì cơ thể ốm.Trong cuộc gặp gần đây giữa Thủ tướng và đại biểu doanh nghiệp tư nhân toàn quốc - hàng chục nghìn doanh nghiệp theo dõi và cả nghìn đại diện tham gia trực tiếp - ông đã thể hiện mong muốn xây dựng một chính phủ liêm chính kiến tạo và hành động. Nếu tư duy xin-cho còn thì cơ chế hành động - liêm chính - kiến tạo sẽ còn bị hạn chế. Nguồn gốc một chính phủ liêm chính kiến tạo và hành động phải bắt nguồn từ thay đổi trong tư duy.Vậy bao giờ thay đổi, thay đổi từ đâu? Tôi nghĩ, ta cần kích hoạt cuộc cách mạng văn hóa đó bằng việc gạch đi một từ “xin” trong các lá đơn.Phạm Phú Ngọc Trai Tôi đồng ý với ông tất cả nhưng vẫn chưa đồng ý hoàn toàn ở câu cuối. Thay đổi như vậy thì chậm quá và chưa triệt để. Tôi nghĩ là chữ "ĐƠN" ấy cũng bỏ đi vì bản thân nó đã rất yếu thế rồi. Và chúng ta cũng phải bỏ đi chũ "Kính gửi...." bởi nó cho thấy người soạn thảo đang là bề dưới. Vậy, hay gạch đi chữ "xin" thì cũng gạch đi chữ "Kính" trong các văn bản chúng ta đang dùng. HOÀN TOÀN ĐỒNG CẢM VỚI BÀI VIẾT NÀY. tHỰC SỰ BỘ MÁY CÔNG QUYỀN CHƯA HIỂU MÌNH LÀ AI , LÀM CHO AI . AI NUÔI HỌ . Rất tâm đắc với câu : " Dân,doanh nghiệp không cần cơ quan công quyền làm đầy tớ.Chỉ cần họ có được văn hoá phục vụ" . Vấn đề xin-cho đã ăn vào xương,thấm vào máu của rất nhiều công chức rồi.Muốn dẹp bỏ cần tạo dựng sự minh bạch ở các cơ quan hành chính công.Đừng để cái "camera hỏng" làm mất niền tin của nhân dân. Những gì anh Trai nói là biểu hiện của mối quạn hệ dựa trên các nền tảng lệch lạc giữa cơ quan công quyền với dân, và doanh nghiệp. Nếu không thay đổi các nền tảng định hình mối quan hệ này thì mọi việc sẽ mãi như vậy, dù có tô trát bề ngoài ra sao.Một trong những vấn đề lớn là quan chức, công chức không có trách nhiệm cá nhân trước công việc. Cơ cấu tổ chức, cách làm việc, và các kẽ hở trong giám sát cán bộ cho phép cán bộ lẩn tránh trách nhiệm cá nhân nên nhiều người có thể tự cho phép mình làm việc kém cỏi, thiếu trách nhiệm mà không lo bị thay thế hay khiển trách. Thay vì phấn đấu hoàn thiện công việc tốt hơn để thăng tiến, họ lại làm theo cách "hiệu quả" hơn là xu nịnh cấp trên để được che chở và tìm kẽ hở làm việc thiếu trách nhiệm trong mức độ sự mù mờ ở cơ quan cho phép thu lợi cá nhân và cung phụng cấp trên. Điều này không bao giờ xảy ra tại những nơi làm việc tử tế. Ây da khó lắm Bác ơi. Em đi xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở xã, sáng đến chờ từ 7h30 đến 9h văn phòng 1 cửa không có ai làm việc, lên gặp chủ tịch xã, ông gọi điện cho cán bộ, nghe thấy trong điện thoại "mấy anh em đang ăn sáng, uống cafe". Một lúc sau có người nói với mình chiều lên gặp. Chiều mình lên vừa gặp mặt cái thì các sếp bảo phải đi họp. Thế là mất toi cả ngày Quan hệ giữa Bộ, Ngành chủ quản và doanh nghiệp trực thuộc chẳng khác gì giữa các "đấng sinh thành" và con cháu. Nhiều khi con cháu đang bận mùa vụ làm ăn ở xa, bị bố mẹ, ông bà gọi về để bàn việc xây hoặc sửa nhà thờ họ là phải thu xếp về ngay. Về đến nơi muốn vào việc ngay thì các "bề trên" người thì chưa đến, người thì nhẩn nha pha trà, hút thuốc lào, ăn trầu và chuyện làng trên xóm dưới. Đến khi bàn việc thì ý các cụ vẫn là chính, ý con cháu chỉ là để tham khảo. Còn việc đóng góp quỹ và vật chất thì con cháu là chính. Nếu con cháu không về thì sẽ bị kết tội theo kiểu "nâng tầm tư tưởng" và không khéo còn bị "tẩy chay". Các bạn thấy có đúng không ? Hãy bắt đầu bằng việc gạt chữ "xin" trong mọi lá đơn như "đơn xin việc", "đơn xin cấp phép xây dựng"...Chúng ta, những người dân, hãy hành động trước và chờ xem phản hồi từ phía cơ quan công quyền. Người dân và doanh nghiệp luôn bắt đầu các văn bản "đơn xin" thay vì " đề nghị" vô hình chung mấy quan ta cứ tưởng họ có quyền xem xét mà không cần phải làm nhiệm vụ "đầy tớ của nhân dân" Hay, đi vào bản chất vấn đề Rất hay, đáng đọc và suy ngẫm! Anh thông cảm chúng tôi bận nhiều việc! Tôi thấy câu: Cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân nên nói ngược lại thì hơn. Một bài viết rất hay, nói trúng vào hiện trạng hiện nay của cơ quan công quyền. Xin nói lời cảm ơn tác giả, chúc tác giả mạnh khỏe, làm ăn phát tài, và có nhiều bài viết hay. tại sao và do đâu mà Họ cứ nói và còn nói rất hay, nhưng làm thì VƯỚNG NỌ, MẮC KIA.? |
Yên Bái, lũ ống, biệt phủ Ngày 3/8, chúng tôi nhận tin báo lũ ống quét qua Mù Cang Chải. Cơn lũ khiến ít nhất hai người chết, 13 người mất tích, sáu người bị thương. 26 ngôi nhà bị cuốn trôi, 14 nhà đổ sập hoàn toàn.Xuất phát từ Hà Nội vào buổi chiều, nửa đêm các phóng viên đến nơi. Một ngày trước, nơi này còn là thị trấn miền núi bình yên, giờ đây là ngổn ngang gạch đá. Nước vẫn xối xả từ trên đồi cao xuống. Hai giờ sáng, hàng chục bộ đội địa phương căng mình khoan đục những khối đá lớn để tìm người mất tích bị vùi lấp.“Lên đến nơi, em không thấy mệt sau chuyến đi từ Hà Nội nữa” - bạn phóng viên trẻ gọi về cho tôi. Vì cảnh tượng đổ nát trước mắt choán hết tâm trí. Bạn kể chuyện người đàn ông gương mặt bơ phờ ngồi bệt bên dòng nước đục. Ông đang có một gia đình, bỗng một sớm mai vợ và hai đứa con cùng nhà cửa bị cuốn theo dòng nước. Mù Cang Chải nghèo và hoang sơ. Mù Cang Chải với những ruộng bậc thang kỳ vĩ bên sườn núi nổi danh từ lâu. Và lúc này là Mù Cang Chải mong manh trước sự nổi giận của thiên nhiên. Những mái nhà tường gạch mỏng đã không chống chọi lại được cuộn nước hung dữ, không che chở được số phận những con người.Ở đó, chúng tôi đặc tả hình ảnh của một ngôi trường. Những lớp học tan hoang gạch vữa, cuốn giáo án bị nước vò nát. Bàn ghế đã bị cuốn trôi, và thay vào đó, trên bục giảng, là một khối bê tông lớn bị cuốn vào theo nước lũ. Trên bảng đen, dòng phấn viết bài đã bị trát đầy bùn nâu.Cũng là Yên Bái, hơn một tháng trước, chúng tôi đến để đưa tin về cuộc thanh tra tài sản của vị lãnh đạo cấp sở nơi đây.Cách trung tâm thành phố Yên Bái chỉ khoảng hai vài ba cây số, bên ngọn đồi thoai thoải hình bát úp là công trình xây dựng sừng sững. Đó là khung cảnh gần như tách biệt với xung quanh, với biệt thự, nhà sàn, hồ nước và sân chơi thể thao. Ở lưng chừng đồi, có khu đất khá rộng được san bằng phẳng để trồng địa lan. “Thật là hoành tráng”, ai đó trong nhóm phóng viên thốt lên. Kết quả thanh tra biệt phủ sắp được công bố. Lẽ thường tình, nếu đất đai và tài sản là hợp pháp, bất cứ ai cũng có quyền hưởng thụ, xây cất những gì mình muốn trong khuôn khổ pháp luật. Trường hợp ngược lại, phát hiện điều gì bất minh thì cơ quan chức năng sẽ áp dụng chế tài. Nhưng dù rồi đây kết quả thanh tra cho thấy điều gì, chuyện về “biệt phủ Yên Bái” vẫn đọng lại câu hỏi về đạo làm quan. Một cán bộ trong bộ máy hành chính ở tỉnh miền núi, nơi mà cứ trời mưa bão là biết bao hộ dân nơm nớp lo nhà cửa bị lũ cuốn, đã xây dựng điều gì trong lòng dân khi xây dựng cho mình một tư gia - mà dư luận gọi là “biệt phủ”?Những ngày ở Yên Bái, không biết rõ đường xá địa phương nên chúng tôi sử dụng Google Maps trên điện thoại để di chuyển. Cơ chế hoạt động của Google Maps cho phép bất cứ người dùng nào thêm một địa điểm vào bản đồ, đặt tên cho nó và đánh dấu vị trí. Với khu đất ở của gia đình Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái, chúng tôi được hướng dẫn gõ từ khoá “biệt phủ” kèm tên riêng của vị quan chức, lập tức màn hình điện thoại hiện chi tiết vị trí cần đến. Ai đó đã thêm nó vào; như bất kỳ một nhà hàng, khách sạn, công ty hay là địa điểm tham quan nổi bật nào đó trên địa bàn.Khi phóng viên đưa điện thoại Android lên chụp ảnh cơ ngơi này, Google đã tự nhận ra, và tự lưu địa điểm bức ảnh được chụp: Biệt phủ.Trên bản đồ số toàn cầu, có một nơi ở tỉnh miền núi nghèo phía Bắc Việt Nam được đặt tên là “biệt phủ”.Sẽ không có ai đánh dấu lên bản đồ căn nhà của người đàn ông ngồi bệt nhìn dòng nước đã cuốn đi vợ con mình. Cũng sẽ không ai đánh dấu những lớp học đã tan tành sau lũ ống. Bởi vì người dân sẽ lầm lũi xây dựng lại chúng từ đầu, sẽ lại tự xoay xở trong thiên tai và cái nghèo để tồn tại.Nhưng có lẽ rất lâu sau nữa, vị trí của cái “biệt phủ” ở trung tâm tỉnh lỵ, sẽ còn lưu lại dù trên bản đồ hay là trong tâm trí người dân, như là một hình ảnh của Yên Bái. Như một cái vết.Người dân thì khuyết danh, người lãnh đạo thì hữu danh. Và ở Yên Bái, dòng nước tàn ác vừa đi qua, lại làm người ta tự hỏi thêm, về vết dấu của những người hữu danh ở nơi này.Võ Văn Thành Và cái ng chủ biệt phủ đấy lại là ng phụ trách tài nguyên môi trường, tức là những gì ảnh hưởng trực/gián tiếp tới những cơn lũ này. Và ai phải chịu trách nhiệm về rừng phòng hộ ko đủ ngăn lũ ? Ko ai cả, người ta đổ cho ông trời.Phẫn nộ, buồn, nhưng biết phải làm sao ? Bài viết hay Cái bịệt phủ ấy đã cho ta thấy cái giàu cái tâm và cái tầm của kẻ ở trên cao Còn lại là cái nghèo cái khỗ của người ở dưới thấp khi bất lực nhìn gia đình tài sản trời theo goòng nước Sự thật bất công quá. Nghịch lý xót xa! Thẳng, thật và thấm. sắp tới đây Yên Bái sẽ có thêm địa danh nổi tiếng gọi là Biệt Phủ, có lẽ người dân Yên Bái nên vui mừng vì địa phương mình có 1 công trình tầm cỡ như thế mà ngay cả google maps cũng đã đánh dấu, rồi đây cái địa danh ấy sẽ được nhiều người biết đến không chỉ trong nước mà còn lan xa ra cả năm châu về sự giàu sang bậc nhất vùng . Có người đỗ lỗi cho dân địa phương đã phá rừng nên giờ phải gánh hậu quả nhưng hãy đặt lê bàn cân nếu phá rừng thì ai là người hưởng lợi nhiều nhứt , Bài viết sâu lắng quá anh ạh ! Đắng lòng quá... Phủ phàng, xót thương cho người dân . Những nỗi đau tột cùng! "Thâm sâu" quá! Không ai bắt người "hữu danh" luôn phải san bằng cảnh ngộ với người "khuyết danh", nhưng trong hoàn cảnh này, trong căn biệt phủ ấy liệu người "hữu danh" có chút "ngượng ngùng" khi nghĩ tới những người "khuyết danh" đang ở ngoài nơi ấy. Chắc là không! Hai bức tranh tương phản nhau ở một tỉnh nghèo miền núi. Quan chức thì cuộc sống xa hoa, dân nghèo thì lầm than khổ cực. Lòng nhân ái đâu có ở những kẻ ngông cuồng. Sâu sắc Cũng một kiếp người, quan với dân, khác nhau xa quá, bài viết rất hay, lột tả hết sự thật, một sự thật cay đắng Yên Bái nổi tiếng về nhiều gỗ pơ mu nhưng nay đã trở thành truyền thuyết |
Chuột chạy cùng sào Hơn 20 năm trước, tôi chọn Sư phạm Ngoại ngữ (khối D) bởi tôi học không tốt khối A, cụ thể là toán. Nhưng tôi có ưu thế về văn và tiếng Nga. Thi đại học hai môn này tôi đều đạt điểm 9. Học sư phạm, chọn ngành đúng sở thích và sở trường, tôi chưa bao giờ tự ti mình là “chuột chạy cùng sào”. Bạn bè cùng khóa tôi dạo đó phần nhiều là dân trường chuyên, được tuyển thẳng do đoạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Chúng tôi vẫn họp khóa hàng năm, nhìn thấy nhau thành đạt, và vẫn tự hào với xuất thân Sư phạm Ngoại ngữ, một trường đại học uy tín.Bằng năng lực và tình yêu nghề, tôi đã đứng trên bục giảng hơn 10 năm nay, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy tròng trành và mất phương hướng như lúc này. 29,15 điểm vẫn trượt ngành y, 30 điểm không đỗ Học viên Công an Nhân dân (ngành ngôn ngữ Anh), 30,25 là điểm chuẩn của Đại học Phòng cháy chữa cháy (dành cho thí sinh nữ, khu vực phía Bắc)... Nghĩa là 10 điểm một môn vẫn trượt đại học. Nhưng trong lúc nhiều ngành học lấy điểm rất cao, thậm chí vượt cả mức tối đa, thì tôi chua xót nhận thấy ngành sư phạm tiếp tục "rớt giá" thê thảm. 9 điểm ba môn vẫn trúng tuyển để được học và trở thành một nhà giáo tương lai. Chúng ta liệu có thể lạc quan với một nền giáo dục mà đứng lớp là những giáo viên thi đại học chỉ đạt 3,6 điểm toán, 2,75 điểm ngữ văn cho chính môn chuyên ngành của mình? Tôi thì cho đó là thảm họa. Sự sàng lọc phân cấp chất lượng thí sinh đã quá rõ ràng qua bảng điểm chuẩn. Và sư phạm, ngành học lẽ ra cần chọn lọc được những cá nhân ưu tú nhất lại đang phải tuyển sinh theo kiểu “vơ bèo vạt tép”. Học sinh giỏi không muốn trở thành giáo viên, phụ huynh tránh chọn sư phạm. Vị trí người thầy, từ chỗ được coi là nghề cao quý trong xã hội, đã ngày càng bị hạ thấp. Nhiều người thậm chí còn ngây thơ tin rằng, Internet cũng có thể thay thế người thầy bằng xương bằng thịt trên bục giảng. Ngành giáo dục trong khi đó dường như không có một nỗ lực nào đáng kể để lôi kéo, thu hút nhân tài trong xã hội. Đồng nghiệp của tôi ở vùng sâu vùng xa sống kham khổ, thiếu thốn; thầy cô ở nông thôn sống chật vật, bấp bênh; còn giáo viên thành thị, tôi tin, đến 80% sẽ không trụ lại được với nghề nếu chỉ sống bằng lương. Dạy thêm, chúng tôi có cơ hội cải thiện thu nhập nhưng sẽ đối diện với sự chỉ trích của xã hội, sự coi thường của phụ huynh, thậm chí của học sinh. Ai sẽ chọn một cái nghề như thế. Tôi hiểu vì sao, thế hệ trẻ bây giờ sẽ chỉ chọn trường sư phạm khi họ không còn lựa chọn nào khác. Bản thân tôi, kể từ ngày vào ngành, đã hy vọng và chờ đợi hơn 10 năm nay một chính sách, một đường lối thực sự hiệu quả để giải thoát giáo dục khỏi bế tắc. Mỗi đời bộ trưởng, lại là một lần hy vọng và chờ đợi. Hy vọng và chờ đợi cho chính những thế hệ học sinh của tôi, cho chính con cái tôi... Nhưng mỗi đời bộ trưởng dường như chỉ gây bàn tán bằng một phương thức tuyển sinh đại học mới, mà theo cảm nhận và đánh giá của tôi, mỗi lần thay đổi phương thức tuyển sinh lại là một lần gánh nặng học hành thêm trĩu đôi vai của cả cô, trò và cha mẹ. Trong khi cốt lõi của giáo dục là phải làm thế nào để không ngừng nâng cao chất lượng của những người thầy, thì chất lượng này lại đang được phản ánh một cách đầy bi quan qua chính kỳ thi tuyển sinh đại học những năm qua. Tôi, dù yêu nghề đến đau đớn, cũng đã từ lâu không định hướng cho con nối nghiệp mẹ. Bởi kể cả nếu con tôi có năng lực và đam mê, nhưng liệu có đủ sức để cống hiến và vực dậy một ngành nghề mà đồng nghiệp của mình phần nhiều là những người từng bị xã hội nhìn nhận là “chuột chạy cùng sào”?Chúng ta đang cố gắng chạy đua với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong cuộc đua đó, chúng ta không tiếc tiền đầu tư nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Nhưng nhân sự ngành giáo dục vẫn chưa được đầu tư đúng mức, đúng cách. Chúng ta sẽ sớm hụt hơi nếu tham gia vào cuộc đua là một thế hệ không được trang bị đầy đủ tri thức thông qua giáo dục.Những điểm 2, 3 của ngành giáo dục đã sớm đưa ra cảnh báo rằng: "Một thế hệ thầy giáo tồi sẽ làm suy yếu cả một dân tộc".Đỗ Sông Hương Bài viết hay, nêu rõ thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Nhưng cho dù có thêm 1000 bài viết như thế này thì vẫn vậy, vì tình trạng mua quan bán chức, tranh giành quyền lực, tham nhũng, bằng giả, giữ ghế bằng học tại chức v.v...thế hệ tương lai được ươm mầm dưới lợi ích cá nhân thì sẽ hình thành như thế nào có lẽ ai cũng đoán ra được. Mẹ mình là Giáo viên dạy Văn cấp trung học cơ sở,xin chia sẻ cùng bạn Sông Hương một vài chia sẻ như sau:1- Quan niệm "Chuột chạy cùng sào..." đã có từ trước đây rất lâu,chứ không chỉ dừng lại ở khoảng thời gian hơn 20 năm đổ về trước như bạn nói! Điều này cho thấy một thực tế phổ biến : Ngành sư phạm chưa được đánh giá đúng với vai trò và nhiệm vụ của nó. Truyền thống "Tôn sư trọng đạo", "Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy" cũng không thể "níu" lại được giá trị của nghề Giáo trong bối cảnh kinh tế thị trường thời nay.2- Mức đãi ngộ với giáo viên ngành Sư phạm là thấp nếu không muốn nói là không đủ sống! Mẹ tôi tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội 1 năm 1982,trong suốt hơn 30 năm trải qua dạy ở các trường Dân tộc nội trú, trường huyện và cả ở trường trung học cơ sở địa điểm ở một thành phố nhỏ cho đến thời điểm về hưu bà liên tục phải xoay sở,"chân trong,chân ngoài" để có thể gắn bó được với nghề. Thời bao cấp là tăng gia với ít mảnh ruộng trồng màu,trồng rau.Sau nữa là tự nuôi vài chục con gà công nghiệp,và nhận lời dạy phụ đạo cho các em học sinh và chỗ quen biết để theo đuổi được với nghề. Tôi tự hỏi, nếu không có chuyên môn ở một môn học bấy lâu nay vẫn được xem là môn chính (là môn Văn), liệu bà có gắn bó được với nghề Giáo đến tận khi về hưu vào năm 2013 không?!!! Thời điểm Mẹ tôi về hưu và cả trước đó, mức lương hàng tháng Mẹ tôi nhận được là hơn 3,5 triệu (sau khi đã trừ các khoản như bảo hiểm, các loại quỹ,đóng góp phúc lợi khác...). Với môn chính như Toán, Văn , ngoại ngữ, Lý, Hóa...đã vậy,còn những môn khác như Giáo dục công dân, giáo dục thể chất, mỹ nghệ...tôi thực sự bế tắc để có thể nói các thầy cô phụ trách các môn đó có thể đơn thuần sống với lương hay phải "xoay xở" bằng đủ hướng khác để có thể đảm bảo được cuộc sống thường nhật! Đồng bằng thì đã vậy,còn các thầy,cô giáo ở vùng cao,vùng sâu,vùng xa...sẽ còn bao thiếu thốn,khó khăn về điều kiện vật chất, tinh thần mà các thầy cô phải đối diện và tìm cách khỏa lấp...sẽ còn lớn tới mức nào?!!!3- Giáo dục sẽ luôn bắt đầu từ con người và đích đến cuối cùng của Giáo dục cũng trở lại về con người. Những ngành như Y tế, Giáo dục lại càng cần nhấn mạnh yêu cầu về tố chất, năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức hơn cả vì nó chi phối tới sinh mệnh và nhân cách không phải đơn thuần một cá nhân mà ở phạm vi một cộng đồng, một quốc gia. Nhưng liệu với cung cách bất cập như hiện nay, chúng ta sẽ đối diện ra sao ? Ai có thể khẳng định với điểm chuẩn trung bình 3 môn chưa đầy 10 ,thì sau 4 năm đào tạo chúng ta sẽ có được một giáo viên đảm đương được nhiệm vụ trồng người?!!! Cần hơn hết,thiết nghĩ phải xem lại đãi ngộ với nghề Giáo. Liệu một giáo viên có thể chuyên tâm với chuyên môn đơn thuần khi "cơm áo ghì sát đất" - nói như nhà văn Nam Cao cách đây gần 80 năm trước từng ghi nhận về đời sống của tầng lớp tri thức nghèo? Đến bao giờ điều này mới được cải thiện và thay đổi?!!!4- Việc thi tuyển công chức và tuyển lựa Giáo viên cũng tồn tại việc "chạy" và tiêu cực không ít là nguyên nhân để nhiều giáo viên có Tâm, có chuyên môn thực sự và yêu nghề không thể hiện thực hóa ước mơ "tròng người" mà bấy lâu mình theo đuổi. Trong khi thực tế ở các trung tâm, tỉnh lỵ chúng ta có thể thừa giáo viên nhưng ở vùng cao,vùng sâu,vùng xa thì lực lượng giáo viên lại mỏng manh vô cùng. Liệu có thể có một cơ chế khách quan, đãi ngộ tốt hơn ,ưu tiên nhiều hơn nữa để cải thiện sự bất cập này?Ngành Giáo dục hẳn nhiên còn nhiều việc phải làm để những người thầy có thể yên tâm gắn bó và sống với chuyên môn, nghiệp vụ họ sở hữu. Nhưng trước hết, phải lựa được người tài mong muốn thi vào ngành Sư phạm,muốn vậy liệu chỉ riêng Bộ Giáo dục có là thử thách quá lớn hay cần liên bộ, liên ngành phối kết mới có thể đem lại một sự thay đổi khả quan? Tôi chợt nghĩ, có lúc nào đó, học trò của mình sẽ hỏi: Cô / Thầy ơi ! Hồi đó Cô / Thầy đỗ vào trường sư phạm mấy điểm ? Nếu nói dối thì lương tâm cắn rứt, nếu nói thật là chỉ 9 điểm cho cả 3 môn thì nhục lắm, chắc độn thổ luôn. Cố nén một tiếng thở dài, cố ghìm một cơn giận dữ Quá đúng, một thế hệ thầy giáo tồi sẽ làm hỏng cả một dân tộc. Không biết các nhà lãnh đạo có hiểu điều đó. Đại học sư phạm 15 điểm đỗ. Cao đẳng 9 điểm đỗ. Tương lai của đất nước đặt vào những con người này sao?15 điểm có thể chấp nhận được chứ 9 điểm liệu có biết quy đồng, khai căn hay không mà đi dạy?Cách đây 15 năm sư phạm là một ngành hot, điểm đầu vào cao chót, thấp nhất cũng phải 18 điểm với trường vùng, những khoa như lý, hóa , toán, văn điểm có thể 22 đến 25 điểm.Ngày đó 21 điểm cũng là cả một cố gắng lỗ lực chứ không như bây giờ 30 vẫn trượt đại học. Các trường như y, bách khoa, xây dựng, kiến trúc...điểm cũng cao.Tại sao 30 điểm vẫn trượt đại học Y trong khi sư phạm thiếu sinh viên?Bởi vì ra trường không xin được việc, muốn xin được cũng mất nhiều tiền trừ 1 số rất giỏi, hoặc 1 số trường cần giáo viên chất lượng thực sự như các trường chuyên, trường chất lượng cao. Lương thì thấp, dạy thêm thì bị cấm. Trừ số ít dạy thêm được còn lại lương bèo bọt, dạy hợp đồng còn thảm hại hơn, giáo viên giờ mất giá thảm hại, học sinh chẳng còn tôn sư, phụ huynh không còn trọng đạo. Cao quý chỉ là câu nói động viên nhau mà thôi. Vậy nên điểm đầu vào càng thấp mà cũng chẳng có hồ sơ như mấy trường công bố.Còn học Y thì sao? ra trường dễ kiếm việc, ngoài làm ở bệnh viện về nhà có thể đi tiêm, khám bệnh tại nhà chẳng ai cấm, lương cao, phụ cấp nhiều mà ai chẳng cần bác sĩ chứ. Còn xây dựng cũng kiếm tốt, lương tháng mới ra trường chục triệu là chuyện nhỏ, rồi kinh tế... Và ngay cả công nhân chẳng cần học hành bằng cấp gì chăm chỉ tăng ca cũng 6 7 8 triệu, về nhà tối ngủ ngon.Vậy thì đừng hỏi tại sao sư phạm không ai học hay điểm đầu vào thấp! cho cháu hỏi cô biết việc muốn xin việc sau khi ra trường nghành sư phạm sẽ phải tốn một khoảng tiền kha khá không ạ ? bạn cháu có hộ khẩu địa phương, dạy học ngay trong tỉnh mình, nhưng muốn xin việc ở một trường cấp 2 gọi là ở vùng sâu vùng xa cũng phải mất hơn trăm triệu đấy ạ. Thử hỏi, học sư phạm xong thì phải làm gì nếu như gia đình không có điều kiện ạ ? Cảm ơn Chị đã nói lên được suy nghĩ của nhiều người! Chúc mừng bác Phùng Xuân Nhạ! Một câu nói của Bác về bỏ biên chế giáo viên là một sự đột phá, có hiệu quả ngay tức thì. Chúc mừng Bác Nhạ nhé! Tôi thi sư phạm cách đây 18 năm, 25,5 điểm mới đỗ, và thất nghiệp ngay từ khi ra trường vì không thể xin được việc. Cái giá của 1 suất giáo viên hợp đồng thời điểm đó là không thể tưởng tượng được với tôi và gia đình. Ngành giáo dục tự làm hỏng giá trị của mình qua cách quản lý và cải cách giáo dục suốt mấy chục năm qua. Đau ... Xót BÀI VIẾT MỚI ĐÚNG MỘT PHẦN. KHÔNG CHỈ LÀ LƯƠNG BỔNG ĐÃI NGỘ. VẤN ĐỀ LÀ ĐẦU RA. BÂY GIỜ HỌC SƯ PHẠM RA TRƯỜNG MUỐN XIN ĐƯỢC VÀO TRƯỜNG CẤP 1, CẤP 2 HAY CẤP 3 ĐỂ DẠY MẤT VÀI TRĂM TRIỆU CHẠY VIỆC. NẾU NHÀ KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN SAO XIN ĐƯỢC VIỆC? LẠI ĐI BÁN HÀNG HOẶC LÀM NGHỀ KHÁC. VẬY THÌ HỌC ĐÚNG LUÔN NGHỀ KHÁC LUÔN CHO RỒI> Những con người thành công chưa chắc đã tạo ra người thành công nếu không biết cách truyền đạt huống chi là điều ngược lại. Một dân tôc không thể thay đổi và cất cánh nếu không nâng cao chất lượng giáo dục. 1 vấn đề cực lớn nữa của ngành sư phạm đó là chỉ tiêu biên chế đang bị lũng đoạn bởi con ông cháu cha và hình thức thi biên chế giáo viên nhiều bất cập . Dẫn đến nhiều người dù có chuyên môn và tâm huyết nhưng mãi không được nhận trong khi nhiều người học kém và không có chút tinh thần lẫn lương tâm nhà giáo nào lại được tuyển đều đặn. Chúng tôi có thể chấp nhận sống khổ vì thế hệ mai sau nhưng chúng tôi cũng muốn được an tâm dạy học và được mọi người công nhận năng lực thực sự của mình. Tôi thích văn phong của chị và tán đồng " một thế hệ thầy giáo tồi" sẽ làm một dân tộc suy vong chứ không hỏng đâu chị, nhung không biết các vị lãnh đạo có đọc những dòng tâm huyết với ngành giáo dục với quốc gia này không!. LỜI CẢNH BÁO NGHÀNH GIÁO DỤC |
Chủ quyền rừng Độc giả ấy đặt ra câu hỏi rằng rừng đã đi đâu? Và giây phút đọc bình luận ấy trong đầu tôi hiện ra hình ảnh của một phụ nữ người Dao Đỏ.Bà đang đi chân đất, lững thững trong khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hữu Lũng, Lạng Sơn, trên tay cầm những cây hy thiêm được nhổ cả rễ. Bà vừa thu hái chúng ở trên rừng và chuẩn bị đem bán. Chúng tôi nhảy xuống xe và hỏi giá. Một nghìn rưỡi đồng mỗi cân - thương lái sẽ mua loại cây có dược tính này và chất chúng lên những chuyến xe tải đưa ra khỏi rừng. Rất nhiều loài cây của rừng Hữu Lũng đã biến mất theo cách đó. Và những chuyến xe đi đâu, thì đồng bào người Dao không biết. Một số thì chỉ tay về hướng Bắc, nơi có biên giới.Hữu Lũng không còn những cây gỗ hoàng đàn huyền thoại. Chúng đã được đốn hạ vào hơn hai thập niên trước. Bây giờ, nguồn tài nguyên cuối của nó nằm dưới tán rừng, là những cây thuốc quý, đôi khi có tuổi đời hàng trăm năm. Một số, như củ bình vôi, được đưa vào sách đỏ và được bảo vệ bởi lực lượng kiểm lâm. Một số lớn khác thì chưa bị tận diệt đến mức vào sách Đỏ (và sẽ được đưa vào khi nào điều đó diễn ra).“Bình vôi thì phải giấu kín kín một tí” - thương lái nói với tôi, về loại củ có tên trong danh sách cấm buôn bán.Những người trực tiếp “xuống tay” là đồng bào dân tộc ít người. Họ sẽ thu được vài mươi nghìn đồng cho một lần lên rừng vung dao chặt xuống những cây thuốc họ đã quen thuộc từ thời cha ông. Đó tất nhiên không phải một cái nghiệp mưu sinh. Họ làm vậy, vì không còn cách kiếm tiền nào khác.Những cây tầng dưới tán ấy chỉ là một biểu hiện cực đoan cho số phận tài nguyên rừng. Cây gỗ đã bị chặt hết từ 20 năm trước và bây giờ thì rừng tự nhiên đang bị bòn đến xương tủy.Ai sẽ là người giữ rừng?Câu trả lời mang tính hành chính đơn giản, là lực lượng kiểm lâm. Nhưng không thể có lực lượng kiểm lâm nào có thể bao phủ hết rừng. Cũng giống như là không có lực lượng trật tự đường phố nào có thể bao phủ hết đô thị: sẽ luôn cần chính những người dân đô thị, bước ra vỉa hè và đuổi chiếc xe đậu sai chỗ, tố giác căn nhà xây không phép hay càu nhàu với hàng xóm vì ô nhiễm. Chỉ có chính cư dân của rừng mới là những người bảo vệ rừng hiệu quả nhất.Nhưng những cư dân nghìn đời của các cánh rừng bây giờ được dúi vào tay những tờ giấy bạc bé xíu, và đề nghị họ lên núi phá rừng. Phục vụ những thương lái, đôi khi, không cần biết tiếng Việt.Chuyện như thế đã diễn ra nhiều thập niên, và tận diệt nhiều loại tài nguyên. Và khác với những câu chuyện trong đô thị, chúng ta không thể trông mong rằng mình sẽ viết lên facebook hoặc báo chí vài câu chỉ trích “đạo đức” hoặc “thói hư tật xấu” của người Việt và mong rằng đồng bào sẽ thay đổi, sẽ đi tìm một cách khác để ngày mai trong bữa cơm có thêm chút đồ ăn mặn.Nếu không trực tiếp phá rừng, thì đồng bào cũng không có động lực bảo vệ rừng. Ở Yên Bái, ở Hòa Bình, tôi biết câu chuyện về chính các vị bí thư xã phải xách rựa lên núi phá rừng: họ mang chức danh của đoàn thể, và rất có thể cũng có niềm tự hào nào đó, nhưng thực chất cũng là một người dân, nhà có nhiều miệng ăn và đang không có cách tìm được sinh kế. Khi bản làng hết cách mưu sinh, kéo nhau đi phá rừng, họ cũng cực chẳng đã, đi theo mong tìm được miếng đất canh tác. Chuyện mới chỉ vài năm trước.Đói thì đầu gối phải bò; còn muốn giữ rừng, thì phải đứng thẳng lưng.Ai giữ rừng? Câu hỏi đó thường xuyên bị quên lãng khi đặt ra vấn đề sinh kế cho những người giữ rừng. Nhiều nhà hoạch định chính sách, khi đứng trước rừng và những mái nhà xám nhấp nhô của đồng bào, bắt đầu nói về du lịch văn hóa, về homestay, về nghề thủ công truyền thống hay là một giống con mới. Và đó đã là những nhà hoạch định có chút suy nghĩ rồi: nếu không có chiến lược nào, thì đồng bào hoặc sẽ phải ly nông; hoặc phá rừng; hoặc phá hết rừng rồi tha hương.Có một vấn đề nghiêm trọng của chính sách nhiều vùng, là sinh kế của đồng bào dân tộc ít người, không gắn với rừng. Ngàn đời nay, họ đã sống với rừng, đã được rừng nuôi nấng và từ đó sinh ra ý thức giữ rừng. Một già làng ở Lào Cai cũng có thể nói với tôi về phát triển bền vững của rừng hay hơn một chuyên gia môi trường. Nếu họ, chính những người sống trong rừng, có lợi ích kinh tế từ nơi này, thì ngay cả khi các lực lượng chấp pháp có tha hóa hay vô trách nhiệm, chính họ sẽ là người chống lại.Luật Bảo vệ và Phát triển rừng hiện nay có rất ít, hoặc nhiều mảng chưa hề tính tới chính sách cho những người giữ rừng chủ yếu này. Và hiện trạng như ta đã thấy.Lũ mới quét qua Mù Cang Chải, và như nhiều lần thiên tai nổi giận khác, nó lại làm dân thành thị giật mình nhớ tới rừng. Tôi nhớ một người Mông từ Mù Cang Chải. Lý A Chống hết tiền mua phân mua giống cho vụ mùa tới, quyết định mình phải xuống thành phố. Anh xuống đến bến xe Mỹ Đình, trong người không có một đồng xu, gọi điện cho một người Kinh duy nhất anh quen - một nhiếp ảnh gia đã từng có lần lên bản chụp ảnh.“Em đang đứng cạnh một cái xe màu vàng” - anh nói, để chỉ chỗ cho người bạn ra đón. Anh không biết mô tả thế nào khác.Trong hoảng hốt, người bạn tôi tìm thấy “cái xe màu vàng” ở giữa rừng xe ở Mỹ Đình để đón anh chàng người Mông. Chàng trai không thạo tiếng Kinh, không hề có ý niệm rằng mình phải xuống thành phố làm gì. Anh ta chỉ biết rằng mình phải đi. Không có cách nào nuôi vợ con nữa. Rừng thì cũng cạn kiệt từ lâu rồi.Gắn vài tấm biển “homestay” vào những mái nhà sàn, chắc chắn không giữ được rừng.Đức Hoàng Cái mất đi từ mưu sinh của đồng bào vùng cao vẫn chưa thấm tháp gì so với những thất thoát do hoạch định bởi sự hạn chế về tầm nhìn hay lợi ích trước mắt! Sợ nhất điều đó,Đức Hoàng ạ! Tôi mới đi Đà Lạt về, những đồi thông ngút ngàn xưa giờ không còn nữa, đứng trên triền dốc nhìn xuống giờ đây không phải rừng thông, đồi thông mà là các mái nhà che ni nông trông gì đó (rau hay hoa). Không còn nữa đà lạt sương phủ mờ, thay vào đó là cái nắng đến 5, 6 giờ chiều. Nếu các nhà quản lý với tầm nhìn như vậy thì chẳng bao lâu Đà Lạt sẽ hết rừng Thông và chỉ còn trỡ những mái nhà che chắn trồng rau và hoa. lúc đó Đà Lạt chắc chắc sẽ không còn là điểm đến hấp dẫn nữa. Nói về rừng, hôm trước em trên xe khách từ nhà (Quảng Bình) ra HN, ngồi phía sau là một anh khách người Bắc, gọi điện cho vợ con, 1 vài người bạn cùng làm ăn để thông báo anh đang lên xe AN TOÀN để trở về nhà rồi. Lúc đó em lên đầu tuyến, chỉ có mỗi 2 vc em và anh khách đó, xe trống nên anh ấy nói nhỏ nhưng vẫn đủ nghe hết câu chuyện. Cuộc điện thoại cho gần chục người đi lại với những ndung chính: cưa được cây gỗ ròng đỏ - phải thêm tiền trả cho thợ mà hết tiền nên chúng nó áp tải đi hơn 70km về thành phố mới có ngân hàng để rút tiền trả đủ - kiểm lâm dẫn đường đâu đó - đã lo xong hết tiền vụ này bao nhiêu - đã có người ngả giá bao nhiêu... Em cứ nghĩ mãi về câu chuyện của người đàn ông đó, và cái chữ "an toàn" mà anh ấy nhấn mạnh trong mỗi cuộc điện thoại. Bài viết nào của Đức Hoàng cũng mang tính rất nhân văn và sâu sắc, cảm ơn nhà báo. Bài nào đọc xong cũng phải nghĩ, nghĩ cũng không ra được, chỉ biết thở dài. Nếu một maiRừngChẳng còn cây.Buổi sángChẳng còn sương mùlãng đãng,Những con chimcũng bay vềXứ khác.Ta còn gì?Hỡi ai! Có bao nhiêu người xem những bài viết trong thư mục "Góc nhìn"????? Nhà báo đã nói rất đúng về cuộc sống của người dân miền núi gắn với rừng. không ai giữ được rừng ngoài người dân đang sống với rừng. Thời gian trước, có một bản tổng kết nào đó đã nêu lên rằng: " Cơ bản chúng ta đã phá xong rừng ", dư âm của câu này cứ văng vẳng bên tai cho đến bây giờ và chẳng biết ai bảo vệ rừng, ai phá rừng nữa, người ta mở đường, đưa xe ủi, máy cưa để chặt hàng trăm hacta rừng mà không ai biết và cuối cùng chỉ biết không còn rừng nữa. Cho đến bây giờ thì hậu quả việc phá rừng thì đã rõ ràng thì ai cũng thấy rồi. Theo bao cao cua FAO nam 2005 thi Viet Nam co ti le rung nguyen sinh bi tan pha dung hang thu 2 the gioi , chi dung sau Nigeria . Nó nhè nhẹ, điềm tĩnh mả thấy nghèn nghẹn xót xa quá, nhất lả cái kết về sự lạc lỏng bơ vơ ! Xin cám ơn nhà báo trẻ. Bài nào của anh cũng đầy cay đắng. TÔi từng đọc 1 bài báo về ngành Giáo dục nước ta từ xưa đến giờ luôn dạy: nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản. Cho đến bây giờ vẫn dạy như vậy. Nhưng ở Nhật Bản họ lại dạy: nướcc Nhật vô cùng nghèo nàn tài nguyên khoáng sản, các em học sinh phải trân trọng từng thứ trước khi vứt vào thùng rác... Đó, chỉ là 2 cách dạy khác nhau nó đã hình thành ý thức bảo vệ tài nguyên của đất nước rồi ! nhiều người chỉ biết những cái lợi trước mắt , cái lợi của cá nhân mình mà không nghĩ đến cái lợi chung ! Tôi nghĩ là không nên cộng điểm cho họ làm gì cả. Bởi vì họ nên ở nhà để giữ rừng RỪNG CẠN KIỆT TỪ LÂU. NÊN MƯA BẢO HOÀI.TẠI CON NGƯỜI LÀM RA.GIỜ GÁNH CHỊU THIÊN TAY THÔI |
Quyền lực cát cứ Tốt nghiệp đại học, cô về làm kế toán cho uỷ ban xã, đến nay đã qua hai đời chủ tịch. Cô phàn nàn về thói hư tật xấu của đồng nghiệp và cấp trên, từ thói tham nhũng vặt cho đến chuyện hạch sách người dân để lấy tiền lót tay. Những khoản nhiều khi không đáng là bao, và việc cáu bẳn với dân không phải lúc nào cũng gay gắt, cô nói, nhưng cho thấy một thứ quyền lực cát cứ không được kiểm soát.“Em nghĩ là ai cũng biết chuyện này rồi, nhưng bức xúc nên em chia sẻ vậy thôi”, cô viết. Tôi cũng nghĩ giống cô ấy, thế nên câu chuyện trôi vào quên lãng trong dòng chảy của vô vàn sự kiện khác.Tôi chỉ nhớ lại e-mail này khi liên tiếp trong thời gian qua thứ “quyền lực cát cứ” đó nổi lên qua những bức xúc của người dân được truyền thông đưa tin.Cuối tháng 7, một công dân ở Văn Miếu “tố” cán bộ phường có thái độ không tốt khi cô đi xin giấy chứng tử cho người thân. Sau đó một vài tuần, nhiều tân sinh viên tái mặt khi bị phê “bản thân và gia đình chưa chấp hành tốt quy định của địa phương”, khi lấy xác nhận lý lịch từ uỷ ban.Những câu chuyện trên, nhờ sức mạnh cộng hưởng của báo chí và mạng xã hội, phần lớn đã được giải quyết nhanh chóng. Sau khi phân giải, các bên có vẻ đều hài lòng: quy trình không bị xâm phạm, cán bộ bị khiển trách,còn người dân cuối cùng cũng được việc cho mình.Nhưng giả dụ những câu chuyện này không được truyền tải thông qua hàng triệu lượt xem trên Facebook, hay được báo chí biết đến, thì sự việc sẽ diễn tiến như thế nào?Người dân ở những địa phương khác, đặc biệt là những nơi “xa mặt trời”, có lẽ sẽ trả lời được câu hỏi này. Chắc hẳn ít ai trong chúng ta chưa từng nghe những bức xúc của người xung quanh khi đi làm thủ tục hành chính ở địa phương.Và có lẽ, cũng không ít người từng phải cúi đầu để nịnh nọt, xuề xoà, và đưa ít “tiền biếu” để đỡ phiền hà cho một thủ tục nào đó, dù ai cũng biết đó là trách nhiệm của công chức và là thứ người đóng thuế đương nhiên được hưởng.Vấn đề đó lớn đến nỗi... ai cũng coi là chuyện thường tình.Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2016 cho rằng một trong những vấn đề lớn của bộ máy hành chính cơ sở là “đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa được khuyến khích để chịu trách nhiệm và biết lắng nghe ý kiến của người dân”. Trong cuộc khảo sát phục vụ PAPI, 54% người phỏng vấn cho rằng phải trả tiền để được làm cho cơ quan nhà nước, và gần 40% cho rằng phải thêm tiền để có các dịch vụ công tốt hơn, như giáo dục và y tế.Việt Nam đang trong giai đoạn cải cách hành chính thứ ba, mỗi giai đoạn kéo dài 10 năm, bắt đầu từ năm 1990. Những thành tích đạt được là đáng trân trọng, và rõ ràng tình trạng quyền lực cát cứ đã giảm đi rất nhiều, đặc biệt là ở những đô thị lớn. Quyết tâm cải cách còn được đẩy mạnh hơn nữa sau Đại hội Đảng XII, với chính phủ mới quyết tâm xây dựng một bộ máy “kiến tạo phát triển”, tạo động lực cho các cá nhân và doanh nghiệp.Thế nhưng đâu đó những chuyện như ví dụ nêu trên vẫn còn tồn tại một cách ngang nhiên. Có vẻ như càng đi xuống cấp dưới, nhiệt huyết của một bộ máy “kiến tạo” lại càng lạnh dần. Nói như thuật ngữ kinh tế học, chúng ta chưa tạo ra được hiệu ứng thẩm thấu (trickle-down effect) để truyền lửa từ trung ương xuống địa phương.Càng xuống dưới, chúng ta càng tiệm cận đến giới hạn vô hình của cải cách hành chính: thái độ làm việc của cán bộ. Đây là rào cản khó vượt qua nhất, bởi quy trình có thể được thay đổi chỉ sau một đêm, nhưng tư duy thì không dễ dàng như vậy. Khi người ta đã quen với ý nghĩ làm nhà nước tương đương với có quyền lực hơn người khác, thuyết phục cán bộ phải có tư duy “phục vụ” là rất khó.Càng xuống dưới, quyền tự chủ về quyết sách và ngân sách của đội ngũ lãnh đạo cơ sở càng thấp. Đó là điều cần cân nhắc, khi bàn đến động lực “kiến tạo” của họ. Tại sao tôi phải kiến tạo, nếu như tôi vẫn sẽ phải ngửa tay “xin” cấp trên từng mét đường cho dân và từng bước quan lộ cho mình, dù địa phương có khởi sắc hay không?Mạng xã hội và báo chí có thể hiệu quả trong việc tăng cường sự tham gia của người dân. Nhưng chúng là các công cụ mang tính tình huống, và sẽ không vươn ảnh hưởng được đến nhiều xã, bản, đến hàng chục nghìn văn phòng ủy ban cấp xã trên đất nước này.Làm thế nào để “kiến tạo” không phải là một lời kêu gọi mang sắc thái tình cảm và tình nguyện? Làm thế nào để “kiến tạo” trở thành một hành động có lợi cho bản thân người thực hiện lẫn thụ hưởng, cho dù là ở cấp phường xã dưới cùng?Đó là câu hỏi khó. Nhưng tôi tin đó là điều thiết kế được. Vì các hội nghị trong đó lời kêu gọi “kiến tạo” được đưa ra, thường chỉ dừng lại ở cấp tỉnh mà thôi. Nó sẽ thẩm thấu xuống dưới cùng, xuyên qua lớp vỏ cứng của sự cát cứ, bằng cách nào?Tôi không thể trả lời cô công chức trẻ đã viết mail ở đầu bài này, rằng "em hãy cố gắng lên" hay một lời động viên suông nào đó như thế.Khắc Giang Mấy bác ăn lương trên tiền thuế của dân, làm việc để phục vụ dân nay lại quay ngược lại cửa quyền, hạch sách dân. Thay vì phê bình rút kinh nghiệm thì nên cho số cán bộ này về vừa, cho họ đi làm mướn bên ngoài để họ hiểu được cách cư xử Cán bộ xã phường họ chỉ bắt lạt dân thôi, quyền lực cát cứ gì đâu, ngồi với cấp quận huyện thì họ run nhong nhóc .Ở một đám cưới nọ , mấy anh xã ngồi vào mâm rồi tha hồ chém gió làm ồn ào và không khí náo nhiệt hẳn lên . Đến giữa buổi tiệc có mấy anh huyện xuất hiện và ngồi mâm bên cạnh . Khi đó mâm anh xã tự dưng im lặng như hết pin. Tiếng ồn ào cười nói bắt đầu vang lên ở mâm mấy anh huyện, thế rồi vài phút sau có hai anh tỉnh bước vào , cả đám cưới đều hướng về một phía . Phía đó là phía nào ? Đó là phía quyền lực và cát cứ ! Theo tôi bài này tác giả viết rất hay, với chúng tôi cái "kiến tạo" ấy lại đang cát cứ đâu đó trên trời cao, không biết bao giờ xuống được đến mặt đất. Cái đó còn tùy thuộc vào người đứng đầu của địa phương đó. Tôi có một người bạn làm ở một xã vùng sâu, vùng xa. ở đây Chủ tịch xã này áp luôn cái VP một cửa từ hồi đầu làm thí điểm, treo ngay số điện thoại chủ tịch ngay đó. Ai có việc gì khiếu nại gọi ngay hoặc lên gặp chủ tịch. Nhờ vậy mà công việc rất trôi chảy. Bà con đồng bào dân tộc rất mến mộ. Anh em công chức cũng dần tiến bộ, không thể quát mắng hạch sách dân được tí nào nữa. Vào làm việc thoải mái. Nếu hẹn thì phải có giấy hẹn đàng hooàng. Làm người, làm dân và làm việc - Cả cuộc đời mỗi cá nhân đều chỉ xoay quanh 3 vai trò,nhiệm vụ trên! Chỉ khi mỗi người làm đúng chức phận của mình,mỗi người tâm nguyện bản thân mình là một "tấm gương" để người khác soi vào và noi theo...thì khi ấy "ốc đảo quyền lực cát cứ" kia mới mong dẹp bỏ được! Bài hay quá. Kiến tạo và phát triển nếu không có giải pháp tốt thì đó cũng chỉ là hình thức, là những lời nói suông thôi. Lúc trước thì chỉ "vài con sâu làm rầu nồi canh", nay thì cứ vài ngày lại thấy vài con sâu, chúng ta cần làm quyết liệt, khẩn trương và nghiêm túc hơn trước đây nữa ! Nói đi cũng phải nói lại. Lương cán bộ phường xã chỉ tương đương lương giáo viên, thậm chí còn thấp hơn. Bảo họ uống nước lã phục vụ tốt là không tưởng. Giáo viên có thể dạy thêm hợp pháp chứ cán bộ phường xã mà "làm thêm" thì mọi người đều biết là làm gì. Đời không như là mơ và đời cũng không phải là thơ nên cuộc đời người dân phải dùng bao thơ để cho đời không bị đơ. Bài viết hay và sâu sắc tuy nhiên vấn đề thì không mới lúc này lúc kia nó lại bộc lộ ra, bài ca cải cách hành chính hát từ lâu rồi mà kết quả ra sao thì mọi người đền biết, hát nhiều nên nó trở nên nhàm và nặng về giáo điều . Bài báo cũng đề cập đến nguyên nhân của hiện tượng này tuy chưa đầy đủ. Cái dễ nhìn thấy là hiện tượng vừa qua thể hiện "quan trí" có vấn đề, là sản phẩm của việc ngồi nhầm chỗ, có thể là chạy chức, bổ nhiệm người nhà, nhóm lợi ích ... khiến cho Nhà nước kiến tạo trở thành xa xỉ và xa vời với đa số người dân . Hoan nghênh bài"Quyền lực cát cứ." ở phường tôi xảy ra đúng thế họ vô cảm, cáu gắt,coi thường người dân đến làm việc là chuyện bình thường và họ còn coi đấy là cái quyền của họ. Cái khó vì nó là con cháu ông này ,bà kia ở phương,ở quận hoặc bố,mẹ nghỉ hưu còn vào làm thế chỗ. đa số người dân đều cam chịu vì sợ bị trả thù hoặc cho qua để được việc. Đa số dân rất bất bình,mất niềm tin và ấm ức.Liệu sự "LIÊM CHÍNH VÀ KIẾN TẠO"có tới đây Khi mọi thứ vẫn đúng quy trình và "trách nhiệm tập thể" thì phải còn rất lâu cát cứ mới hết được. Sự việc này đã có từ lâu, chưa có giải pháp giải quyết căn cơ của vấn đề. Tôi còn nhớ năm 1979, anh trai cả của tôi đỗ đại học đủ điểm đi nước ngoài (đạt 22 điểm, Trường Kinh tế kế hoạch), nhưng bị phê vào lý lịch rằng "nhà chưa có người đi nghĩa vụ quân sự", rất khó cho hồ sơ nộp vào Trường. Bố mẹ tôi không biết làm thế nào, nên mẹ tôi đích thân lên Hà Nội nhờ ông cậu ruột của mẹ tôi làm địa vị to can thiệp giúp, kết quả cũng được như đúng ra nó phải thế. Và anh tôi vào học Khoa lưu học sinh ĐH Ngoại ngữ bị muộn gần một tháng. Nếu không có sự nhờ vả người nhà là cán bộ cấp cao thì sự thiệt thòi của anh tôi là đã rõ, trường hợp này không phải là cá biệt. Đưa ra vấn đề mình thấy okay, nhưng động đến chủ đề này mình tham vọng tác giả truyền tải được thông điệp nào đó cụ thể hơn để giải quyết vấn đề, ví dụ như lỗi không hẳn ở các cán bộ, mình cho rằng lỗi rất lớn cũng ở dân ... Cách đây mấy tháng, tôi xin xác nhận giấy tờ cho con gái, ra lần 1 cán bộ tư pháp bảo thiếu giấy tờ, ra lần 2 vẫn thiếu, lần 3 vẫn thiếu và kết quả là tôi phải ra đến 5 lần trong 3 ngày liên tục và mang tất các loại giấy tờ cán bộ yêu cầu. Biết là bị cán bộ hành nhưng nhất quyết tôi không nhờ vả xin xỏ hoặc phong bì qua gầm bàn. Xác định một câu là nghỉ việc 10 ngày cũng phải xin giấy tờ cho con. Khi xin xong cũng là lúc tôi gặp Chủ tịch phường đi qua, tay bắt mặt mừng hỏi thăm, sao làm giấy tờ gì mà không mang lên chỗ anh, bảo anh em họ làm?. Nói đúng 1 câu "Nhân viên anh củ hành em 3 ngày nay" rồi xin phép đi về và không ý kiến gì thêm. Thật tình, tôi làm nhà báo gần 20 năm, việc quen biết, gặp gỡ với cán bộ địa phương là chuyện không khó, nhưng chỉ trên công việc, đúng ra đúng, sai ra sai, không có chuyện nhờ vả, xin xỏ. Cái kết của đồng chí cán bộ tư pháp đó như thế nào tôi cũng không để ý. Biết đâu lần sau vẫn gặp! |
Sa thải một tài xế Đó là lời nhắn của một nữ du khách Hàn Quốc vừa bị chặt chém tại Đà Nẵng, trước khi lên đường trở về nước. Và chị không hề mỉa mai. Những người có trách nhiệm đã ghi điểm từ một vụ việc tai tiếng.Nữ du khách ấy vừa bước xuống máy bay đã bị tài xế taxi ngửa tay “xin” 700.000 đồng cho quãng đường gần 6km từ sân bay về khách sạn.Vụ việc được phản ánh trực tiếp đến số điện thoại của giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố. Sáng chủ nhật, Sở vẫn triệu tập cuộc họp khẩn với hãng taxi và tài xế được xác định đã thu tiền cước quá quy định, yêu cầu phải xin lỗi công khai, hoàn tiền cho khách. Ít giờ sau, nữ du khách gặp lại tài xế từng chở mình. Anh ta đến để nói lời xin lỗi và được chấp nhận.Nhưng hãng taxi không thể bỏ qua lỗi đối với tài xế, khi chỉ vì lòng tham, anh đã hạ thấp uy tín của doanh nghiệp, của đồng nghiệp. Rất nhiều tài xế taxi ở Đà Nẵng đã trả lại tài sản của khách để quên, được công ty vinh danh, dư luận ủng hộ. Đây là lần đầu tiên cơ quan chức năng Đà Nẵng phải yêu cầu xử lý một tài xế “chặt chém” du khách. Tài xế bị sa thải.Hãng taxi sau đó đã điều một tài xế taxi thông thạo tiếng Hàn trực tiếp đưa đón vị khách vừa bị “chặt chém” đi Hội An, những điểm du lịch ở Đà Nẵng, mà không thu bất kỳ một đồng. Vị khách sau đó đã nở nụ cười, nói sẽ quay lại Đà Nẵng vào tháng tới. Trước khi lên máy bay, chị ghi ra tờ giấy đưa cho người tài xế gửi đến hãng: “Mình cảm thấy thú vị khi ở Đà Nẵng...”.Ngành giao thông và hãng taxi đã xử lý kịp thời và không thể không khen ngợi. Nhưng đó là kịp thời cho một sự vụ cụ thể, khi đã được phản ánh trực tiếp đến tận giám đốc sở. Nhiệm vụ chính của các nhà quản lý giao thông thành phố không phải là chạy theo và tìm cách “ghi điểm” trong những sự vụ như thế.Việc tìm đến xe bus hay tàu điện là phản xạ phổ biến của bất kỳ khách du lịch nào đặt chân xuống sân bay một nước lạ: nó rẻ tiền, chính xác về giờ giấc và trên hết là an toàn. Nếu Đà Nẵng muốn trở thành điểm đến du lịch hàng đầu châu Á, thì khách bước xuống sân bay Đà Nẵng cũng phải mang cảm giác của khách bước xuống Changi (Singapore) hay là Survanabuhmi (Bangkok): họ có thể mở điện thoại ra kiểm tra lịch tàu, lịch bus ngay lập tức.Nhưng tình trạng kẹt xe ở Đà Nẵng hiện nay diễn ra khá phổ biến. Thành phố hiện có gần 65.000 ôtô, hơn 822.000 xe máy dẫn đến kẹt xe từ trung tâm cho đến tuyến đại lộ từ sân bay sang hướng biển - nơi khách sạn đang mọc lên như nấm. Thành phố có xe buýt nội đô, nhưng các chuyến rất vắng, đôi lúc chỉ có vài khách. Chưa bàn đến việc tổ chức tuyến đã hợp lý hay chưa, nhưng điều mà nhiều người đi đường có thể nhìn thấy ngay, là những trạm chờ xe bus không có mái che. Tình trạng quá tải giao thông đang diễn ra nhưng việc phát triển phương tiện công cộng chưa được chú trọng đúng mức. Hà Nội và TP HCM đã từ chối trả lời cho đến khi tình trạng giao thông quá tải cực độ. Bây giờ hai đô thị lớn nhất nước bày ra làm xe buýt, làm tàu điện, mới thấy khổ hình. Đà Nẵng có lợi thế của một địa phương đi sau. Thành phố bây giờ vẫn nhỏ, nhưng lâu dài, khi tham vọng đặt ra là một đô thị tầm cỡ, một điểm đến của khu vực, thì việc tính đến những giải pháp tương lai, không thừa.Còn rất nhiều câu hỏi vĩ mô mà người ta sẽ không nhắn tin trực tiếp cho lãnh đạo Sở để thắc mắc, để giục giải quyết ngay. Chính Đà Nẵng đã chứng kiến những bài toán giao thông mà đến lúc muốn giải, thì đã muộn. Theo quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh đến năm 2020, thành phố sẽ có 158 bãi đỗ xe nhưng mới chỉ có 17 bãi đỗ rục rịch được đầu tư, số còn lại đang nằm trên giấy. Đất vàng đất bạc đã bán. Để có hơn 370 ha đất cho các bãi đỗ xe này, chính quyền Đà Nẵng thậm chí phải tính đến việc... mua lại những lô đất đã bán.Lời khen của nữ du khách Hàn Quốc, nhìn thoáng qua rất đẹp đẽ, nhưng không thể là mục tiêu của các nhà quản lý thành phố. Ở một nét nghĩa nào đó, nó còn nguy hiểm: tâm lý đuổi theo sự vụ, biểu hiện si mê những lời ngợi khen khi “ghi bàn bằng tình huống cố định” từng xuất hiện không chỉ ở một cấp lãnh đạo.Người dân Đà Nẵng chắc chắn cảm thấy đẹp lòng khi Sở thành công trong việc giữ gìn hình ảnh của một thành phố đáng sống, với những tài xế taxi lương thiện nhiều hơn tham vặt. Nhưng người dân Đà Nẵng chắc chắn cũng mong chờ Sở, hay là các nhà quy hoạch nói chung, tìm cách trả lời những câu hỏi lớn. Đó mới là nhiệm vụ chính.Ngành giao thông, quản lý một hành vi thường nhật của người dân, là một ngành rất dễ ghi điểm sự vụ; một ngành rất dễ cho phép người lãnh đạo thường xuyên lên báo bằng các sự vụ. Và đó là nơi mà vấn đề tỉnh táo trước tâm lý sự vụ đã được đặt ra hơn một lần. Đằng sau các lần đẹp mặt ấy, vẫn là những bài toán vĩ mô chưa được giải.Là dân Đà Nẵng, tất nhiên, tôi muốn tin vào sự tỉnh táo của lãnh đạo địa phương.Nguyễn Đông Hoan nghênh Đà Nẵng! Hành vi xấu của một cá nhân có thể cướp đi mọi ấn tượng đẹp phải dày công gây dựng; không thể mong bạn bè và du khách quay lại chừng nào trong tư duy còn manh mún tư duy chộp giật và chặt chém!... Nơi đáng sống không chỉ sở hữu cảnh quan,môi sinh trong lành; con người gần gũi,thân thiện; mà hơn cả là địa điểm văn minh và Luật pháp nghiêm minh! Mong rằng cả nước làm được như Đà Nẵng! Đây chính là chuyện vi mô và vĩ mô. Người tốt sẽ làm tốt phần vi mô, và người vừa tốt vừa giỏi sẽ làm tốt cả vi mô và vĩ mô. Trong thể thao cũng vậy: vui một chút rồi hãy quên trận thắng vừa qua đi, để tập trung vào việc giành chiếc cúp vô địch. Cảm ơn tác giả rất nhiều, tôi học được rất nhiều từ bài viết này của anh. Thật đáng ngưỡng mộ tầm nhìn của anh. Giá như quy hoạch của các đô thị được tính toán dài hơi và đầy đủ thì giao thông, trường học, bệnh viện và không gian xanh... sẽ hợp lý. Nhưng nhà quản lý chỉ muốn thấy lợi ích và thành tích trước mắt, thật buồn :( Tôi thì tin chính Lãnh đạo Đà Nẵng đã có cái tâm khi làm việc thì mới xử lý như thế, với người có tâm thì là sự vụ hay vĩ mô thì họ sẽ cố gắng làm việc đáp ứng kỳ vọng của cấp trên lẫn dân chúng. Được dân tin yêu cũng rất quan trọng trong quản lý vĩ mô đó. Tôi thích cách ứng xử, làm việc của lãnh đạo Đà Nẵng. Chính những hành động từ vụ việc nhỏ đó thì sẽ nâng cao uy tín của Đà Nẵng, đc dân tin yêu hơn, quản lý vĩ mô sẽ dễ dàng hơn. Nếu không giải quyết ngay sự vụ thì Đà Nang bị mất uy tín ngay vì những sự vụ này. Còn bài toán vĩ mô vẫn giải chứ nhưng phải giải song song với giải quyết sự vụ. Rat chuan va thiet thuc chuc mung ban Nguyen Dong Hồi tháng 4/2017 tôi đi xe buýt từ bệnh viện sản nhi đến bến xe đà nẵng, trên xe có khoảng 4 hay 5 người nước ngoài đi du lịch, họ ngồi trước tôi và ngồi ngày lốp sau xe, đi được 1 đoạn thì lốp xe nổ, sàn xe bị thủng, có 1 người khách tây trầy tróc khắp người, máu cũng chảy nhiều, trong khi tôi và mấy người đó kiểm tra, sơ cứu người bị thương đó thì nhà xe không có 1 lời hỏi han hay gì cả. Ngay từ bây giờ Đà Nẵng phải làm hệ thối giao thông công cộng như tàu điện, đường sắt... và nâng cấp xe buýt... Rút kinh nghiệm từ Sài Gòn, Hà Nôi. Đọc bài này thấy mình có ngay những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau: hãng taxi nọ đã xử lý một vụ chặt chém khách "trên mức hoàn hảo"; liệu còn có bao nhiêu vụ không bị đưa ra ánh sáng ? và liệu một công dân VN khi khiếu nại vì bị chặt chém như vậy có được hưởng sự ưu ái như vậy không ? Nếu bạn là khách du lịch đến một thành phố lạ: bạn sẽ cảm thấy yên tâm khi biết rằng thành phố đó không có nạn móc túi, cướp giật hoặc lừa đảo, hay là sẽ "yên tâm" khi biết bạn có thể là nạn nhân nhưng khi báo với nhà chức trách thì thủ phạm sẽ bị phát hiện, bạn sẽ nhận lại thứ đã mất và còn hơn thế. Vậy mục đích chuyến du lịch của bạn là gì ? Một thành phố như vậy mới ở mức "thú vị", chưa đạt được mức "đáng sống", đúng như lời nhắn gửi của nữ du khách Hàn Quốc nọ.Xã hội chúng ta còn nhiều thứ bất cập: dân trí thấp, nhiều tệ nạn, vì vậy mỗi khi có một hành động tốt nào đó là lập tức được nêu lên. Điều này là dễ hiểu và cần thiết. Tuy nhiên tung hô một cách quá mức thì sẽ vô tình hạ thấp chuẩn mực mặt bằng của xã hội. Muốn xã hội tiến lên, dân trí nâng lên thì đừng nên quá dễ dãi. Một trường học muốn có nhiều thành tích thì hạ thấp điểm chuẩn (mà học sinh hay nói với nhau :"cô cho điểm bài này rẻ thật". Một trường học khác coi trọng chất lượng thực sự hơn thành tích thì sẽ nâng cao điểm chuẩn. Đơn giản vậy thôi. Cần giải quyết cả những sự vụ đó chứ. Chính cái sự vụ ấy có khi nói lên bài toán chung cần giải của ngành đó. Sao không vừa giải quyết sự vụ, vừa giải bài toán vĩ mô nhỉ. Vẫn luôn là đi sau chữa cháy để lập công!!! Phòng cháy mới là tối quan trọng. Cái sự vụ đó cũng phần nào chất lượng quản lý vĩ mô chứ. Không giải quyết những sự vụ thì chất lượng quản lý vĩ mô cũng khó mà hiệu quả đc. Bài phân tích rất chính xác ! Đà Nẵng hãy hành động ngay không kẻo muộn ! |
Bộ trưởng học chơi golf So với lịch sử từng nước thành viên thì quãng thời gian này chỉ như cái chớp mắt. Song với tư cách một Hiệp hội, đây là chặng đường dài từ khu vực xung đột, chiến tranh, nơi đụng đầu giữa “hai phe” và các nước lớn, nay đã trở thành 10 quốc gia dưới mái nhà chung, cùng nhau hướng đến “một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng đùm bọc và sẻ chia”.Kể từ sau Đổi mới 1986, ASEAN là bậc thang đầu tiên trong hội nhập với thế giới của Việt Nam. Nhiều thế hệ chính khách ngoại giao Việt Nam đã gắn bó và trưởng thành từ các công việc với Hiệp hội này.Nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm nhớ lại, tháng 7/1994, tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN hàng năm họp ở Bangkok, ông đại diện Việt Nam tham dự với tư cách quan sát viên. Các nước yêu cầu cho biết Việt Nam đã đủ điều kiện gia nhập Hiệp hội hay chưa? Ông Cầm nói nhanh: “Đã sẵn sàng”. Cả hội nghị vỗ tay hoan nghênh.Đột nhiên bộ trưởng Malaysia đứng dậy nói: “Cầm ơi! Điều kiện của Việt Nam thì đủ rồi, nhưng còn hai điều kiện nữa dành cho ông với tư cách Bộ trưởng ngoại giao”.Ông Cầm hơi ngỡ ngàng hỏi lại: “Đó là gì?”. Bộ trưởng Malaysia nói ngay: “Thứ nhất, ông hãy tạm gác tiếng Pháp và tiếng Nga lại, tăng cường nói tiếng Anh vì trong ASEAN chỉ dùng tiếng Anh. Thứ hai, ông phải đánh golf, vì đối với ASEAN, golf không chỉ là môn thể thao mà còn là phương tiện giải quyết công việc”.Tự tin vào vốn liếng tiếng Anh tự học của mình, ông Cầm trả lời nửa đùa nửa thật: “Tiếng Anh thì tôi cố gắng, nhưng đánh golf khó quá, có lẽ còn khó hơn điều kiện gia nhập ASEAN”. Ngoại trưởng Indonesia lên tiếng: “Chúng tôi sẽ tạo điều kiện để ông sớm biết chơi golf”.Quả thật, cuộc họp hôm đó đã kết thúc với những trao đổi quan trọng ở sân golf. Cảm giác lần đầu tiên cầm gậy golf, dạo bước và trò chuyện với những người đồng cấp giữa một không gian thoáng đãng và xanh mát, là một kỷ niệm khó quên với nhà ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm.“Đó là những năm tháng mà chúng tôi đã học đánh golf và điều quan trọng hơn hết là học cách mở cửa, hội nhập, không phải để chiến thắng mà cùng thắng”, ông Cầm chia sẻ.Trong câu chuyện ấy, golf không chỉ là một môn chơi. Nó là một ẩn dụ cho những thứ mà với chúng ta là xa lạ, nhưng với khu vực, và thế giới phẳng, lại là bình thường. Nền ngoại giao của chúng ta trước đó chủ yếu bó hẹp trong khối các nước xã hội chủ nghĩa. Bước ra biển lớn, có rất nhiều điều xa lạ bắt đầu phải học.Một trong những bài học đầu tiên, ông Cầm chia sẻ với tôi, là bối cảnh thế giới khiến cho cơ hội và thách thức đan xen nhằng nhịt. Đã nhiều lúc các nước ASEAN dường như buộc phải lựa chọn bên này hay bên kia, nhất là trong quan hệ hợp tác với các nước lớn, vì lợi ích của riêng mình.Có những bài học không thể rút ra được ngay. Những người của thế hệ ông Cầm, như bà Nguyễn Thị Bình, cũng từng nói về điều này. “Không phải là không có những lúc chúng ta nhầm lẫn đánh đồng tinh thần đoàn kết quốc tế với lợi ích quốc gia” - bà Bình kể. Thông điệp bà rút ra, là trong quan hệ quốc tế hiện nay, chúng ta không xâm phạm lợi ích quốc gia của nước khác, nhưng phải kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia cơ bản và chính đáng của mình.“Trong ngoại giao, lợi ích dân tộc là cao nhất, là biển chỉ đường. Điều này không mâu thuẫn mà trái lại biện chứng với việc kết hợp hài hòa giữa lợi ích của mỗi quốc gia với lợi ích chung của cả khu vực cũng như quốc tế”, ông nói và nhắc tôi nhớ đến hình ảnh bó lúa 10 nhánh, biểu trưng của ASEAN.Câu nói của ông làm tôi nhớ đến trụ sở Ban thư ký ASEAN nằm ở trung tâm Thủ đô Jakarta, Indonesia.Ấn tượng đầu tiên khi bước chân vào tòa nhà này, là hình ảnh bó lúa vàng 10 nhánh rực rỡ, biểu trưng của ASEAN, cùng với quốc kỳ của các nước thành viên và bao quanh là cờ quốc gia đối tác như Trung Quốc, Mỹ…Mỗi bó lúa khi chín vàng sẽ trĩu xuống, những đợt gió mạnh từ bên ngoài có thể làm cây lúa gãy đổ, nhưng tựa vào nhau, các bông lúa sẽ đứng thẳng và mang lại no ấm cho những người vun trồng nó.Cho đến giờ, khi các nhà ngoại giao nhiều người đã nói được tiếng Anh và chơi được golf, chắc chắn vẫn còn nhiều thứ chúng ta vẫn đang phải học - trong quan hệ với những người láng giềng gần gũi nhất.Võ Văn Thành Câu chuyện rất hay và có ý nghĩa...Hình như chúng ta đang khổ quen rồi nên khi thấy ai sướng hơn là không chịu nổi. Đặc biệt khi thấy nhắc đến đại gia này mua xe, ai đó chơi golf là chúng ta tìm mọi cách chỉ trích xoi mói....Thiết nghĩ, mỗi chúng ta cứ làm tốt công việc trách nhiệm của mình rồi hãy phán xét người khác thì tốt hơn ! Không chỉ các nhà ngoại giao, không chỉ tiếng Anh và Golf, những người khác như doanh nhân, viên chức và cả những người dân bình thường của chúng ta cũng còn nhiều thứ phải học để hội nhập với thế giới. Muốn thực sự tham gia cuộc chơi thì không thể khác biệt đối với thiên hạ quá lâu. Để cái "TÔI" chủ quan,áp đặt qua một bên và đặt địa vị của mình vào người khác,cộng đồng khác,quốc gia khác để cân đối lợi ích cũng là điều phải học nhằm duy trì ổn định,phát triển song phương! Nói như cụ Khổng Tử :"Điều gì mình không muốn,thì chớ làm với người khác" từng dạy! Đơn giản hoá để rút ngắn thời gian làm thủ tục các loại giấy tờ cho doanh nghiệp và người dân (mà bấy nay chúng ta gọi là cải cách hành chính) là một việc chúng ta cần phải học và làm, không thể chậm hơn. Việc này không cần học ở G7, mà chỉ cần học ngay tai Singapore, một thành viên "cùng hội" với ta. Nếu làm được thì thêm được nhiều thứ: số doanh nghiệp tăng nhanh, sản xuất, xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hoá tăng mạnh, người dân dễ thở và hài lòng, và chỉ có một thứ sẽ giảm: số biệt phủ, biệt thự, cơ ngơi hoành tráng và ô tô đắt tiền của các quan chức chỉ làm công ăn lương. Thế giới luôn biến động không ngừng. Vì vậy, để đáp ứng và hiệu quả thì phải học tập để tăng cường năng lực và trình độ công tác. Thật tiếc đôi khi mình vần còn nhiều vấn đề trong bố trí cán bộ nên những người thực tài, giàu học hỏi, cầu tiến vẫn chưa có nhiều cơ hội giúp dân, giúp nước. Chơi gì thì chơi! Làm gì thì làm! Không ảnh hưởng đến ai là được! Đối ngoại phục vụ cho đối nội, cái gì chưa biết thì phải học hỏi người ta thì mới hòa nhập được. “Thứ nhất, ông hãy tạm gác tiếng Pháp và tiếng Nga lại, tăng cường nói tiếng Anh...". Vượt qua được nhận thức củ kỷ ,lỗi thời ,tranh thủ học hỏi ban bè ,không dấu dốt ,tự mãn, người Việt chúng ta mới giàu có được ,điều đó ai cũng biết nhưng nói cho oai thôi ,không chịu làm ,thế mới đau chứ ,kể cả mình đây ! Đó là môn thể thao , ai thích thì học , thích thì chơi , nhưng không được quên nhiệm vụ . Để hội nhập thì phải tham gia được, cần kiến thức và tham gia được với thế giới, hòa nhập vào nó. Nhưng thế giới tới thế kỷ này vẫn là trò chơi của kẻ mạnh , yếu , chủ quyền lợi ích quốc gia là quan trọng. Về ráng trao dồi tiếng Anh mới được ! Đọc bài này cũng câu chuyện mà ông Vũ Khoan đã chia sẻ cùng. Một sự thay đổi về tư duy để tiếp cận thế giới.Thể thao nói chung và Golf nói riêng, làm cho con người gần nhau hơn. NHỮNG CÁI HAY .HỌC MÃI |
Ám ảnh điểm số Buổi chiều đến đón con, anh đứng trước đám đông trong tâm thế rất tự tin, tay cầm chiếc điện thoại giơ lên cao định ghi lại khoảnh khắc con gái rạng rỡ bước ra. Nhưng trái ngược với trí tưởng tượng của bố, cô con gái không hào hứng, thay vào đó là vẻ mặt đáng sợ và ánh mắt im lặng. Người bố hụt hẫng, anh vội vã đưa con thoát khỏi chốn ồn ào, rồi gọi điện thoại ngay cho tôi, kể chuyện tình hình con anh làm bài thi môn toán chắc chắn sẽ đạt 10 điểm, nhưng đề quá dễ nên cháu lo.Ngày công bố điểm chuẩn, cháu đã sốc, bố mẹ cũng sốc, cả họ buồn. Cháu đạt tổng ba môn 29,15 nên được làm tròn thành 29,25 điểm, vừa bằng điểm chuẩn lấy vào trường Đại học Y Hà Nội. Nhưng cháu đã bị loại vì không thuộc diện 95% học sinh đỗ Đại học Y Hà Nội nhờ cộng điểm ưu tiên.Gọi là Kỳ thi THPT Quốc gia, bởi đó là kỳ thi duy nhất để học sinh kết thúc 12 năm học, chỉ diễn ra đúng một lần rồi áp dụng cho tất cả, học sinh có thể bước vào các trường đại học. Kỳ thi sốt và nóng hơn cả thùng thuốc súng; nó luôn tiềm ẩn những bất ngờ, liên tục gây bối rối cho giáo viên và đau khổ cho học sinh, gây áp lực cho các bậc cha mẹ và cho cả quốc gia, gây nên sự tranh cãi nóng bỏng.Để có kết quả tốt, các em đã phải cố gắng đến kiệt sức, phải chịu đựng sự nhồi nhét liên tục trong 12 năm. Bắt đầu là đứa trẻ 6 tuổi vào lớp 1, các em đã phải tranh thủ vài giờ làm bài tập ở nhà mỗi buổi tối, phải đi học thêm bất cứ thời gian nào rảnh rỗi. Những năm cuối cấp, các em phải tham gia nhiều lớp luyện thi, chỉ để đạt điểm số thật cao nhằm bước chân vào đại học, xong rồi quên hết đi kiến thức cần thiết.Kết quả của 12 năm khổ luyện, sẽ là điểm số đạt được trong kỳ thi cuối cùng, nhiều em sẽ trở thành người đầu tiên của dòng họ tham gia vào nền giáo dục đại học. Những học sinh có điểm thi tốt nhất, các em có thể hy vọng vào một sự nghiệp lấp lánh trong tương lai, với những trường đại học tốt. Nhưng đối với học sinh yếu kém, không mấy em chịu thất bại, các em và gia đình vẫn chịu áp lực quyết giành cho bằng được tấm bằng đại học. Vậy đâu là giải pháp? Câu hỏi này đã mang đến một câu trả lời khá thú vị: Thị trường giáo dục.Cụ thể, cùng tuyển dược sĩ hệ đại học, nhưng ĐH Dược Hà Nội tuyển 600 chỉ tiêu với điểm chuẩn là 28, ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển 850 chỉ tiêu với điểm chuẩn là 16, ĐH Thành Đô tuyển 600 chỉ tiêu với điểm chuẩn là 15,5. Dù điểm chuẩn là bao nhiêu, có được đào tạo ở ĐH Dược Hà Nội với truyền thống 105 năm, hay ở ĐH Thành Đô hoặc ĐH Nguyễn Tất Thành mới mở khoa Y Dược chưa đến 3 năm, thì sau khi ra trường, các em vẫn đều có chung tấm bằng Dược sĩ Đại học. Thị trường giáo dục đã sinh ra phân khúc “bình dân” dành cho những em chỉ đạt hơn 5 điểm/môn nhưng vẫn muốn làm ngành Y.Qua gần 20 năm công tác, từng tham gia hướng dẫn và giảng dạy chuyên môn cho nhiều đối tượng nhân viên y tế ở các tuyến và ở nhiều mức độ khác nhau, tôi thấu hiểu việc lựa chọn bác sĩ và dược sĩ không tuân theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, không đào tạo một cách bài bản ở những cơ sở đào tạo có uy tín, thì sẽ trở nên nguy hiểm như thế nào. Nghề y dược luôn phải đối diện với những rủi ro đặc biệt cao, đối diện với sự sống và cái chết. Bác sĩ và dược sĩ giỏi sẽ biết cách chấm dứt sự đau khổ cho người bệnh; nhưng ngược lại, họ có thể là chấm dứt cuộc đời của bệnh nhân mà vẫn vô can.Vậy tại sao vẫn có những trường không chuyên về y dược nhưng lại mở khoa đào tạo bác sĩ và dược sĩ? Theo cách nhìn nhận của tôi, khi nền kinh tế bùng nổ, thì cuộc cạnh tranh việc làm càng trở nên dữ dội, những trường mới thành lập chưa đủ uy tín sẽ rất khó tuyển sinh các ngành nghề. Nhưng trong bất cứ giao điểm nào của cuộc sống, thì bác sĩ và dược sĩ vẫn luôn là nghề nghiệp ổn định, vững chắc và an toàn hơn so với những nghề khác; nên số học sinh đăng ký y dược luôn vượt trội. Đó chính là lý do để một số trường đại học sau nhiều năm không tuyển đủ sinh viên các chuyên ngành khác, thì sẽ có một cách chia lửa tốt nhất là mở thêm ngành đào tạo y dược.Rõ ràng, điểm thi THPT Quốc gia năm nay không phân hóa được trình độ học sinh như cơ quan chức năng đã kỳ vọng và tuyên bố. Nhưng trong chừng mực nào đó, điểm thi lại “phân hóa” rất tốt các trường đại học, nó bộc lộ không ít những yếu kém của hệ thống, mà hệ thống đào tạo y - dược chính là một trong những ví dụ điển hình nhất.Các em học sinh hôm nay, khi trở thành bác sĩ, dược sĩ, nhà khoa học, giáo viên, nhạc sĩ, kỹ sư hay nhà văn; thì bản chất các em sẽ phải là thế hệ tiếp theo của trí tuệ khoa học. Nhưng điểm số của kỳ thi cuối cùng có thể sẽ đặt các em không đúng vị trí, nhất là khi các em kết thúc việc học ở một trường đại học không phù hợp.Và điều đó, rất có thể sẽ làm cho các em trở nên sợ hãi trong việc theo đuổi nguyện vọng, không tin vào khả năng thành công trong nỗ lực học tập của chính mình. Nỗi sợ hãi ấy thậm chí còn lan sang cả các bậc phụ huynh và xã hội. Làm bác sĩ, tôi đã từng gặp những bà mẹ mang con đến khám, xin chụp X quang sọ não, thậm chí là chụp cắt lớp vi tính để xem lý do tại sao con họ lại không đạt điểm cao.Điểm số đã trở thành con số quan trọng nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ. Nhưng điểm số, với tất cả những bất cập, cuối cùng lại không đo lường được chất lượng đào tạo của quốc gia. "Nhưng điểm số, với tất cả những bất cập, cuối cùng lại không đo lường được chất lượng đào tạo của quốc gia". Bài viết hay quá, cám ơn tác giả bác sĩ Phúc! Nhiều người vẫn cố chấp, không hiểu được sự nguy hiểm của việc đầu vào kém một số ngành nghề đặc thù. Khi anh điểm kém hơn, có nghĩa là tầm nhận thức và chuyên cần của anh kém hơn. Người đầu vào kém chưa chắc ra trường sẽ kém, đó chỉ là lấy tiểu số ra ngụy biện. Chất lượng đầu ra luôn tỉ lệ với đầu vào, đó là một thực tế không cần phải chứng minh. Tôi hỏi BS là điểm số thi vào ĐH có quyết định đến tay nghề của BS không? BS lấy ngay khóa học của mình làm ví dụ. Thời chúng tôi thi ĐH cả trường chỉ được hơn chục học sinh, điểm chỉ đạt 17, 18 là cao chót vót rồi, khi ra trường những người thành công lại không phải những người thi điểm số cao. Tôi nghĩ rằng điểm số chỉ để chọn người có khả năng tiếp thu được kiến thức, còn thành công hay không còn phụ thuộc vào khả năng sáng tạo của mỗi người. Không chỉ lao đầu vào học để đạt điểm cao mà đã là giỏi. Bỏ luôn chương trình thi phổ thông quốc gia. Cứ học sinh đã học qua 12 thì được giấy chứng nhận đã học xong lớp 12. Còn tuyển vào trường do các trường tự tổ chức. Đỡ tốn kém, vừa tự chủ cho các trường. Dạo gần đáy thất nghiệp nhièu thì học sinh mơi tìm học ngành dễ kiếm việc như Y Dược, Công an,Quân sự nên điểm mới cao thôi. Thời xưa, học ĐẠi học được phân công công tác thì họ lại thích ngành nào kiếm đc nhiều tiền như Kinh tế, ngân hàng đó. Khoa Tài chính Ngân hàng của ĐHKTQD điểm chuẩn rat cao hàng chục năm liền đó. rất nhiều đại gia hoặc quan chức học từ trường này. Điểm số chỉ đơn thuần là phương tiện đánh giá học lực một học sinh,trong khi mục đích của học tập là tri thức đạo đức,thẩm mỹ! Nhưng không ít người vẫn nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích! Cấp vi mô là từ gia đình,cấp vĩ mô là tiêu chí quản lý chạy theo thành tích,lợi ích trước mắt! Nguy hiểm! Ở Thụy điển, những trường ĐH chọn sinh viên giỏi nhất vào học là ngành đào tạo bác sỹ y khoa và nhà báo. Còn ở ta thì chắc là do "đặc thù", ".,, không đo lường được chất lượng đào tạo của quốc gia" không chỉ ở đào tạo cử nhân, mà cả đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ cũng vậy, Như vậy có phải do "lỗi hệ thống" không ? thời bác sĩ Phúc, điểm vào ngành Y thấp hơn nhiều ngành khác đâu phải cao như bây giờ. Hồi đó hoc Dai hoc nao cung đuoc phân công công tác nên không phải lo thất nghiệp như bây giờ. Vì vậy, họ không thich học Y nhieu ma thời đó thích học Kinh tế, nhất là Tài chính Ngân hàng hoặc Ngoại thương trường không chuyên về y dược nhưng họ mời giảng viên y dược sang dạy, sang huấn luyện đào tạo thì dần dần sẽ nâng cao chất luong đào tạo thôi. Thời xưa y dược lây 15,16 còn bach khoa, kinh tế lấy 21,22, bác sĩ có gây ra gì k? Điểm chuẩn chả qua là cung cầu thị truong từng thời kỳ thôi. Ngành nào cũng có tầm quan trọng của ngành đó, đâu phải mỗi ngành Y Dược. Điểm chuẩn cao là do cung cầu thị trường thoi, có thời điểm truong Y, Công an, bộ đội cũng thấp hơn một số ngành khác chứ. sao không áp dụng như nước ngoài ( đầu vào ai thích và cảm thấy theo được thì cứ vào ) ta chỉ cần đầu ra thôi -cái này cần quản lý thật tốt , ai không đạt - trượt , đến lần thứ 3 không cho thì nữa , chuyển học nghề khác tôi nghĩ đó cũng là nguyên nhân khiến nước ta rất nhiều người tài nhưng lúc nào cũng thiếu bác sĩ có tay nghề cao Theo tôi nền giáo dục Việt Nam thiếu 1 yếu tố vô cùng quan trọng. Chúng ta chạy theo điểm và thành tích quá lâu rồi mà bỏ qua yếu tố có thể nói mang tính chất sống còn này: Đó là nền giáo dục Việt Nam vẫn chưa thể dạy con em chúng ta cách "sinh tồn" trong cuộc sống hiện đại. Anh có thể đạt điểm 10 ở trường học, nhưng nếu anh không học được cách "sinh tồn", học cách thích nghi với hoàn cảnh, thì cuối cùng anh cũng sẽ "chết" theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thiết nghĩ giáo dục cơ bản không phải là cái gì đó quá cao siêu, cốt lõi cũng để giúp chúng ta tồn tại được trong môi trường đầy hiểm nguy và thường xuyên biến đổi. Đó là ý kiến chủ quan của tôi nhưng tôi quyết sẽ dạy con tôi " sinh tồn". Ngày trước điểm thi Y cũng chỉ cần 16.5 là đỗ nhưng môn Sinh điểm thấp lắm. Toán, Hóa cũng bình thường. Các bạn thi cùng mình được tổng 3 môn là 0.5d, 1d.. nhiều vô kể. Nhiều người nói , học đại học chính quy chưa chắc đã hơn đại học tại chức . Vậy thì , điểm thi đại học cao chưa chắc đã hơn điểm thi trung bình . |
Lý lẽ tăng thuế Một hợp đồng trị giá một tỷ đồng, thì thuế VAT là 100 triệu - con số không nhỏ. Tuy vậy, với suy nghĩ của tôi, VAT chính là nguồn thu quan trọng cho ngân khố quốc gia. Từ ngân sách này, tiền được dùng cho an sinh xã hội, hoặc xây các công trình công cộng, phát triển đất nước. Mỗi người dân khi đóng thuế chính là đã làm việc có ích cho đất nước. Nhưng, không thể chỉ đặt vấn đề một chiều. Hãy đặt câu hỏi tiếp theo: Thuế đã dùng như thế nào? Trên các cung đường Nam Bắc ta vẫn hay gặp các khẩu hiệu “Đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân”. Cho nên, khi các vấn đề về thuế mà Bộ Tài chính đưa ra, với đề xuất tăng hay giảm, thì rõ ràng người dân có quyền lên tiếng, vì "quyền" là thứ đi kèm với "nghĩa vụ".Ngày 15/8, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế VAT. Theo phương án 1, thuế VAT tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019. Phương án 2 là tăng theo lộ trình lên 12% từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021. Bộ đề nghị cân nhắc phương án 1. Lập luận của Bộ là: “Từ 2009 đến 2016, các nước đều tăng thuế suất phổ thông. Thuế suất trung bình tại các nước EU năm 2000 là 19%, đến năm 2014 mức thuế suất trung bình xấp xỉ 21,5%".Tuy nhiên, nếu như sử dụng thuế VAT của EU để so sánh và áp dụng cho Việt Nam, thì cũng cần phải so sánh với chính vai trò mà thuế VAT đã dùng ở EU và ở Việt Nam. Hãy ví dụ nước Pháp, về y tế, chế độ bảo hiểm giúp người bệnh được nhận dịch vụ chăm sóc ưu việt và đúng trách nhiệm. Từ giường bệnh, đến nhân viên hỗ trợ, thuốc men tốt nhất, bảo hiểm đều chi trả đúng mục đích. Còn Việt Nam khi đi khám chữa bệnh đa số phải khám dịch vụ vì bảo hiểm luôn bị làm khó dễ, viện phí cũng vừa có đợt tăng. Ở Pháp, người nông dân khi canh tác nông nghiệp được hỗ trợ 400 Euro/ha; nếu nuôi dưỡng súc vật sẽ được hỗ trợ 300 Euro/con. Còn Việt Nam, hàng năm chúng ta đều phải “đi cứu”, khi thì cứu lợn, khi thì cứu dưa, khi thì cứu chuối. Mà ai cứu? Chính người dân cứu nhau.Bộ Tài chính cũng dẫn số liệu từ Ngân hàng Thế giới cho biết, các nước châu Á cũng có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng thuế tiêu dùng trong tổng thu ngân sách từ việc tăng thuế suất thuế GTGT, như Philippines, Ấn Độ, Nhật Bản… Tuy nhiên, tại Nhật Bản, giáo dục miễn phí đến cấp 2 hoặc cấp 3. Còn chúng ta? Chúng ta đi giải quyết học thêm, dạy thêm và tăng học phí.Cho nên, khi hoàn cảnh của hai bên khác nhau thì không thể so sánh thuế VAT các nước, rồi nhân đó mà tăng thuế ở Việt Nam. Đặc biệt, nếu Bộ Tài chính xác định tăng thuế, thì cũng phải cân nhắc về ý kiến của người dân. Người dân có quyền để can thiệp. Nhưng nếu bạn là Bộ trưởng Tài chính, bạn sẽ làm gì khi cuối năm ngoái, thanh tra chính phủ báo cáo về bốn dự án nghìn tỷ bị “đắp chiếu” với tổng số tiền 13.300 tỷ đồng, chưa kể thua lỗ mỗi năm? Hãy làm một bài toán đơn giản với các con số không biết nói dối. Nếu 13.300 tỷ đó được dùng cho việc khởi động dự án đường cao tốc Bắc Nam cách đây ba năm, cùng với số tiền không mất vào những dự án chung cư “ma” và hàng trăm dự án “treo” thua lỗ mỗi năm trên Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có đủ vốn để làm một công trình trọng điểm, chẳng hạn Sân bay Long Thành, cao tốc Bắc Nam… nhờ đó mà phát triển đất nước. Bài toán đó chứng minh chúng ta đã đầu tư sai, hoặc đầu tư vì lợi ích nhóm chứ không phải vì cộng đồng hay sự phát triển đất nước. Điều này dẫn đến, khi ngân sách bị eo hẹp bởi sự lãng phí của dự án cũ, trong khi cần đối phó với tính cấp thiết của dự án mới, Bộ Tài chính đứng trước sức ép phải có đủ nguồn thu chi. Tăng thuế trở thành một giải pháp, như cách người ta hút dầu để tăng GDP. Trong một nền kinh tế khó khăn, cần "khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước" (lời Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương nói với vua Trần Anh Tông khi sắp mất), thì chúng ta lại chọn phương án khiến người dân phải thêm “căng mình” đóng thuế. Nếu mãi không giải quyết cái gốc gác vấn đề nằm ở tham nhũng và đầu tư sai, thì theo tôi dù có tăng lên 12% hay 22% đi nữa, miếng bánh ngân sách dù có phình to ra cũng chỉ bị gặm nhấm đi từng ngày chứ không khiến đất nước giàu mạnh hơn.Trước hết cần giải quyết lý do cho việc phải tăng thuế.Dũng Phan "Gốc gác vấn đề ở tham nhũng và đầu tư sai.."! Cảm ơn nhà báo đã thẳng thắn,dũng cảm và vì NHÂN DÂN khi phản ánh sự thật này! Bài viết xuất sắc và cực kỳ thẳng thắn. Cám ơn tác giả. Bài viết phân tích về Lý lẽ của tăng thuế của một Kỹ sư xây dựng..Trước hết cần giải quyết lý do cho việc phải tăng thuế..Ai sẽ trả lời về những bài viết thế này..Bài viết rất hay.. Quá chuẩn! Đáng khen cho tác giả dám nói thẳng sự thật! Cảm ơn tác giả đã đứng trên quan điểm người dân chúng tôi để viết bài này . viết đúng và hay lắm! Bác nói chuẩn Vâng bác nói thì hay, cơ mà thuế bảo vệ môi trường từ xăng dầu, đã làm gì được cho môi trường chưa? Phí đường bộ có được dùng tu bổ sửa chữa đường bộ chưa, hay phải BOT rồi lại ra mấy cái trạm thu phí vô lý, như Cai Lậy.... Tác giả nói thật thế! Quá hay Cảm ơn tác giả đã phân tích chính con xác. Tiền thuế đi về đâu? Chưa bao giờ quý ngài chịu đem so những cái "quyền" chỉ mỗi giỏi đem so cái "nghĩa vụ! Bài báo hay. Các vị chỉ biết thu tiền của dân. ở nước ta rất nhiều thứ thuế không minh bạch, không đầu tư đúng chỗ, ví dụ như người dân chúng tôi mua xăng hằng ngày là đóng phí bảo vệ môi trường, nhưng môi trường ngày càng tệ hại, rồi đóng phí cầu đường nhưng rất nhiều nơi các em vẫn phải lội suối đi học, ... tại sao các lãnh đạo làm sai là lại bắt người dân phải đóng thuế phí ngày càng nhiều như vậy ? tiền lương thì thấp mà chất lượng cuộc sống ngày càng đi xuống ... Bài viết quá hay, y tế, giáo dục, an sinh xã hội của nước ta thua nước người mấy chục lần sao ko lo tăng cho bằng người mà lại đòi tăng thuế cho bằng người, có phải là do lỗ nhiều dự án nghìn tỷ nên tận thu để bù??? |
200 đồng trong chai nhựa Đó là những cái tên mà họ tin rằng đã đạo diễn dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, những cái tên tạo nên hoài nghi. Đằng sau các dự án BOT là rất nhiều những hoài nghi.Họ hoài nghi và mang cảm giác mơ hồ rằng mình đang chịu sự bất công nào đó, nhưng họ không cho tờ 200 đồng vào chai nhựa để phản ứng, như những tài xế đi ngang qua trạm thu phí Cai Lậy.BOT là một thiết chế giá trị, bởi nó cho phép doanh nghiệp ứng tiền cho hạ tầng quốc gia, và cho phép người dân trả góp cho các khoản đầu tư này. Nhưng chính vì cách góp tiền ấy, mà nếu dự án BOT có sai phạm, nó sẽ trở nên rất nguy hiểm: những mất mát, nếu có, được tích cóp qua những đồng tiền lẻ, hàng triệu đồng tiền lẻ, những tờ 200 đồng mà thông thường, người ta thậm chí không để ý rằng mình đã đánh rơi. Cai Lậy trở thành một trường hợp cực đoan khi sự bất cập của nó quá dễ nhận ra với người dân, trạm thu phí án ngữ hai nhánh đường chứ không phải một. Lúc đó, mới có sự phản ứng, mới có 200 đồng trong chai nhựa, mới có dư luận và lời trần tình của cơ quan chức năng.Pháp Vân - Cầu Giẽ vừa được Thanh tra Chính phủ kết luận có sự “bất hợp lý và bất thường”, trong đó tiêu biểu là việc nhà đầu tư chỉ rải thảm mặt đường nhưng thu phí tương đương với xây đường mới.Những đồng 10.000, 20.000 đồng được rút ra khỏi ví trong chốc lát khiến người ta bực mình nhẹ. Và một cơ chế được thiết kế để rút hàng trăm nghìn, thậm chí cả triệu tờ tiền như vậy, khiến cho câu chuyện về con ếch trong nồi nước không bao giờ cũ. Con ếch cứ ngồi im trong nồi nước khi nhiệt độ tăng dần, đến khi hậu quả không thể cứu vãn được.Những thiết kế “ếch trong nồi”, gây hậu họa lớn bằng hàng triệu món tiền nhỏ như thế này không hiếm. Ví dụ, sau mỗi giấy phép con, mỗi kiện hàng của doanh nghiệp sẽ chịu thêm một khoản phí nhỏ, hay một quãng chậm thông quan nào đó. Thiệt hại có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Nhưng tôi nhớ lại những lần mà một giấy phép con như thế ra đời: ngay lập tức doanh nghiệp đến gõ cửa báo chí. Đại diện doanh nghiệp đến gặp tôi sẽ là một luật sư lịch thiệp, bằng cấp quốc tế. Vị này, với tốc độ diễn giải của một giảng viên đại học, sự dịu dàng của một nhân viên bán hàng, và sự cương quyết của một cảnh sát hình sự, chỉ trong vòng chục phút trải ra trước mặt tôi toàn bộ bức tranh, các phép tính, bao gồm thống kê thiệt hại. “Hoàng xem này” - họ nói, sau khi đã giảng đủ để một đứa trẻ lớp 9 hiểu về tính chất vấn đề. Và tôi hiểu luôn. Sau đó, họ đứng dậy và trả tiền cà phê bằng tiền chẵn, không cho vào chai nhựa.Tất nhiên sẽ là một luật sư dịu dàng, vì các doanh nghiệp thì có hiệp hội của mình. Tất nhiên sẽ là những đấu tranh cương quyết, vì tính toán là sứ mệnh của doanh nghiệp. Người dân đi qua trạm thu phí BOT thì có thứ đó không? Họ không có Hiệp hội những người đi qua trạm BOT Cai Lậy hay Pháp Vân - Cầu Giẽ, và nếu có, nó cũng không thể so sánh được với Hiệp hội doanh nghiệp may mặc hay Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam.Các tài xế thuộc nhiều thành phần, đi qua đường cao tốc với nhiều mục đích, sứ mệnh của đời họ cũng không phải là tính toán thiệt hơn với các dự án BOT, và hành động móc ví rút tiền của họ trở thành một chuỗi bức xúc đơn phương. Khác với doanh nghiệp, người dân sẽ cô độc nếu phải đối mặt với một thiết kế “móc túi”.Người dân có ai để bảo vệ mình, ngoài chính bản thân và những tờ 200 đồng?Các sai phạm trong dự án BOT giao thông, nếu có, nguy hiểm gấp bội các vụ tham nhũng chính sách khác: nó trở thành một vụ bẻ đũa từng chiếc, khi chủ đầu tư chỉ phải đối mặt lần lượt với hàng triệu người dân đơn lẻ khác nhau. Cho dù dư luận phải cảm ơn những tài xế ở Cai Lậy, những người dù đúng hay sai đã xới tung lên bài toán BOT, không thể ca ngợi và coi họ là một điển hình. Các dự án BOT sẽ không thể được xem xét mang tính tình huống như thế. Người dân, cần một cơ chế bảo vệ khác.Cơ chế đó do ai phụ trách? Và sẽ thế nào, nếu cơ chế bảo vệ người dân cũng vì một lý do nào đó, đã quyết định không hoạt động kể từ lúc lập dự án khả thi? Những người sử dụng dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, sẽ tiếp tục thì thầm với nhau về những cái tên. Nhưng họ sẽ không cho 200 đồng vào chai nhựa, cho dù kết luận thanh tra đã có, rằng nhiều khả năng họ đang bị bóc lột phi lý.Sai phạm trong BOT nguy hiểm không chỉ vì nó dễ dàng lấy tiền lẻ, mà còn bởi thay vì một vấn đề, nó gieo hàng triệu vấn đề vào đầu từng con người đi qua. Những hoài nghi ấy - mang dáng dấp của một sự thất vọng với những người bảo vệ mình - sẽ được tích tụ qua năm tháng.Và nó lớn lên thành cái gì, khi nồi nước đã đạt đến nhiệt độ sôi và người dân nhận ra rằng mình hóa ra đang bị “luộc”, họ sẽ phản ứng thế nào?Đức Hoàng Cái mất đi không phải là mấy đồng tiền lẻ,thậm chí là những tờ bạc vài chục nghìn! Điều mất mát lớn nhất là niềm tin. Một xã hội thiếu vắng niềm tin sẽ đi về đâu?!!! Bài viết rất sắc, "Sai phạm trong BOT nguy hiểm không chỉ vì nó dễ dàng lấy tiền lẻ, mà còn bởi thay vì một vấn đề, nó gieo hàng triệu vấn đề vào đầu từng con người đi qua. Những hoài nghi ấy - mang dáng dấp của một sự thất vọng với những người bảo vệ mình - sẽ được tích tụ qua năm tháng". Tác giả Đức Hoàng luôn có những bài báo sâu sác và đầy tính thời sự nói lên nhiều trăn trở của người dân. Rất cảm ơn tác giả. Đọc cả bài tràn ngập cảm giác chua xót, đến câu cuối lại bật cười, Đức Hoàng dùng từ "luôc" rất đời. Dân cũng không biết phải phản ứng thế nào, phản ứng tới đâu thì mới tránh được việc bị "luộc" hàng ngày trong ma trận những cái nồi khác nhau đây. Cám ơn Tác giả Bài viết, Người Dân có Ai bảo vệ Mình?nghe qua đơn giản vậy, nhưng nghĩ kỹ thấy đau quá,làm sao để giải quyết nỗi đau này. Quá hay ! Nuốt từng chữ... triệu like cho Đức Hoàng ^^ Những thứ phí như thế này sẽ "Bào Mòn " dần nhiều cái quan trọng của một dân tộc đấy. Thích câu cuối Ai, tổ chức nào đủ sức bảo vệ người dân "đen". Khi dân "đen" không biết dựa vào ai thì chỉ còn biết tự lực phản ứng, bằng nhiều cách và 1 cách riêng rẻ. Chúng tôi ủng hộ họ vì chúng tôi cũng là dân "đen" Hoàng ơi! Thế chúng tôi phải làm gì khi ông Trưởng ông Phó nào đó bảo rằng họ sẽ không thay đổi chỉ vì dân muốn? Tôi thì chẳng thấy có thay đổi nào tích cực cả. Người ta chỉ thay đổi hình thức còn cái bản chất thì vẫn thế. Bản chất không thay đổi thì dân vẫn còn cần những đồng 200-500 bền vững. nhiệt độ tăng từ từ. đâu có nhận biết được. quen rồi. chết nhẹ nhàng. vẫn chẳng biết mình chết lý do gì? Tất cả là do cách quản lý lỏng lẻo, tạo ra các nhóm lợi ích cùng nhau ... Đang bị luộc mà không biết thoát ra thế nào vì xung quanh cũng đang chờ sẵn hàng trăm cái nồi nước sôi khác. Bài viết của tác giả quá hay. Nước đang dần sôi lên. Xin ngàn lần cám ơn nhà bao Đức Hoàng! Hoài nghi có HN đúng, có HN sai, nhưng tại sao ngày càng có nhiều HN thế, HN về hầu tất cả mọi vấn đề? Có thể do đã có quá nhiều HN đúng trong số các HN! Vấn đề "lòng tin" đã trở nên ngày càng nghiêm trọng rồi. |
Kỳ nghỉ không lựa chọn Đại ý bây giờ trẻ em hầu như chỉ còn được nghỉ hai tháng hè (tháng 8 là đi học lại rồi, dù tháng 9 mới khai giảng). Trong hai tháng nghỉ đó, lại có một tháng học thêm, nào nhạc nào họa nào ngoại ngữ. Hầu hết trẻ em thành phố đều kín mít lịch học các môn gọi là “năng khiếu” vào dịp hè, đến mức mà những cháu không theo xu hướng chung ấy trở thành bất thường. Bất thường vì chỉ muốn bình thường, không phải “siêu nhân tinh thông mọi thứ”.Bài viết đăng lên, được rất nhiều phụ huynh hưởng ứng. Một số người chia sẻ rằng họ cảm thấy bài viết của tôi an ủi họ, vì họ chính là những người chọn cho con cái nghỉ hè trọn vẹn, không học thêm gì, chỉ chơi. Nhưng lựa chọn ấy khiến họ cảm thấy lạc lõng với số đông và có lúc thấy hoang mang không dám chắc mình đúng.Một số khác thì phản đối. Các phụ-huynh-thị-dân chỉ ra rằng họ phải đi làm từ sáng đến tối, con trẻ chỉ cần nghỉ một tuần đã loay hoay rồi. Nếu cho các con nghỉ trọn 2- 3 tháng hè, thì không biết làm gì với chúng. Vậy nên lựa chọn cho đi học thêm, học trước chương trình, hoặc học các môn năng khiếu, là một công đôi việc: vừa giúp các con có thêm hiểu biết, vừa đỡ đau đầu về việc quản lý chúng.Trong các luồng ý kiến ấy, có những phụ huynh mỉm cười mà rằng: Tôi ở nông thôn, con tôi không gặp các vấn đề như con các anh chị. Nông thôn, như thường lệ, đưa ra giải pháp một cách bình dị và hiệu quả cho những vấn đề chật hẹp cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của thị thành. Nhưng rồi tôi lại muốn phản biện thêm một lần nữa, với những vị phụ huynh không biết làm gì với mùa hè của con em mình. Chúng ta rất bận, quỹ thời gian eo hẹp, nhà neo người và điều kiện kinh tế còn chưa dư dả. Tuy nhiên, có chắc rằng bọn trẻ đòi hỏi nhiều đến thế không?Có chắc rằng, nghỉ hè với trẻ nhỏ sẽ phải là một chuyến đi biển, ở resort vài triệu đồng một đêm. Hay thực ra chỉ đơn giản là đưa chúng đến bể bơi vào mỗi cuối tuần.Có chắc rằng, con trẻ muốn đi Singapore xem nhạc nước, đi châu Âu ngắm cảnh, hay chỉ đơn giản là được về quê nội quê ngoại, nhìn thấy con trâu, biết thế nào là bờ ao, cái giếng.Có chắc rằng, việc học trước giáo trình sẽ mang lại kết quả cao hơn khi vào năm học, việc học thêm các môn sẽ khiến trẻ trở thành những cô cậu bé đa tài. Hay thực ra, nếu cho bọn trẻ được lựa chọn, chúng sẽ chọn chơi với đám bạn cùng phố, hay cùng làm một dự án nho nhỏ với bạn cùng lớp.Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh vào việc, hãy trò chuyện với con trẻ để biết các em thực sự muốn gì. Có những bậc phụ huynh gạt đi, họ nói rằng trẻ con thì biết gì, không thể tự biết điều gì tốt nhất cho chúng. Dưới bài viết gần đây trên chính chuyên mục này, về quyền lựa chọn trong giáo dục đại học của trẻ, đã có nhiều tuyên bố tương tự. Để trẻ con chọn lựa là nguy hiểm cho bản thân chúng.Vậy có chắc chắn rằng phụ huynh biết điều gì là tốt nhất cho con mình không, khi mà chúng ta luôn quyết định mọi thứ thay chúng?Cũng có những bậc phụ huynh quả quyết rằng, phải nghiêm khắc, thậm chí hơi “đày đọa” con cái một chút thì chúng mới cứng rắn trưởng thành. Đấy là lý do những “trại hè quân ngũ” mọc lên như nấm vào mỗi mùa hè - một loại hình dịch vụ nhắm đúng nhu cầu. Những đứa trẻ, bé nhất có khi dưới 10 tuổi, phải ăn ngủ tập trung và tuân theo kỷ luật nghiêm khắc chưa từng có trong đời. Kết quả thường được ban tổ chức và phụ huynh cho là tốt. Nhưng sự sợ hãi của những đứa trẻ rất nhỏ, với sự thay đổi môi trường đột ngột, với sự trấn áp, với sự cạnh tranh thi đua… là quá phiêu lưu. Ở lứa tuổi đó, chỉ một cú sốc tâm lý, có thể để lại những di chứng khó lường về lâu dài. Vậy đó, nuông chiều, hay cứng rắn, thì nhiều phụ huynh vẫn xuất phát từ suy nghĩ chủ quan của mình, chứ không quan tâm đến suy nghĩ và mong muốn của con em.Ba tháng hè, có thể xem là một kỳ tập dượt. Nhìn vào cách cha mẹ ứng xử với những ngày nghỉ của con, sẽ suy ra được cách mà họ sẽ làm với những ngày chúng bận rộn trường lớp.Lắng nghe con trẻ, để biết chúng thực sự muốn gì và cần gì cho một kỳ nghỉ hè - nếu chỉ điều đơn giản đó mà chúng ta cũng không làm được, thì dễ hiểu vì sao khi chúng lớn hơn một chút, hàng loạt phụ huynh sẽ đổ lỗi cho xã hội và giáo dục nhà trường về sự trượt ngã của con cái mình.“Nền giáo dục” tất nhiên không chỉ bao gồm giáo dục nhà trường, mà còn là ở mỗi gia đình. Tôi không nói lựa chọn nào là đúng hay sai, có thể có những đứa trẻ thích đi nghỉ mát ở khách sạn hơn là về quê với trâu bò. Nhưng tôi tự hỏi rằng có bao nhiêu người thực sự tư duy sâu về kỳ nghỉ hè, một quãng thời gian mà nếu nhân lên, bằng 16% tổng thời gian hàm thụ giáo dục phổ thông của con mình.Gia Hiền Nghỉ hè không phải để chơi mà để học sinh có cơ hội áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Áp dụng như thế nào, hoặc do phụ huynh tổ chức, hoặc thuê tổ chức xã hội nào đó làm. Trại hè quân ngũ là copy của nước ngoài. Trẻ con nước ngoài làm được còn trẻ con VN không được vì cha mẹ không để cho chúng tự làm việc nhà (nhiều đứa 12 tuổi ăn cơm phải có cha mẹ đút mới chịu ăn nói cái gì tự làm chuyện này chuyện nọ). Giáo dục = gia đình + nhà trường + xã hội, thiếu 1 trong 3, không trọn vẹn. Gia đình không có thời gian thì bỏ nhiều tiền ra thuê nhà trường, tổ chức xã hội (thời gian của người này là tiền của người kia). Những đứa bị sốc do kỷ luật quân đội trong trại có thể nói sau này ra đời chúng sẽ còn sốc hơn nữa khi ở ký túc xá sinh viên, khi du học, ...Tập cho chúng làm quen với việc hòa nhập vào 1 tập thể lạ, môi trường - hoàn cảnh lạ, không bao giờ thừa. Bảo sao chỉ có Tây ba lô đến VN còn người VN rất hiếm người vác ba lô đi du lịch (toàn đi theo tour). Dưới 18 tuổi, hầu như không nhìn thấy 1 đứa trẻ nào 1 mình xa nhà. Cái gì cũng dựa vào gia đình thì quốc gia sẽ toàn trẻ em lớn tuổi. Năm nào đến kỳ nghỉ hè của con cũng làm vợ chồng tôi phải đau đầu tính toán xem cho con theo học những lớp học thêm nào cho hợp lý, không phải vì tôi kỳ vọng nên bắt con phải học quá nhiều mà vì vợ chồng tôi là công chức nên không có thời gian dành cho con trong giờ hành chính, gia đình tôi ở thành phố lại không có ông bà ở cùng, vì vậy nếu không cho con đi học thêm nghĩa là con sẽ phải khóa cửa ở trong nhà suốt thời gian nghỉ hè (cháu đang học tiểu học nên không thể cho tự mở cửa để đi chơi được vì ở thành phố sơ hở chút là bị trộm cắp viếng thăm ngay). Ở trong nhà suốt thì cháu chỉ biết xem tivi thôi nên chẳng mấy chốc sẽ bị cận và thậm chí còn bị tự kỷ ấy chứ. Vậy nên dù muốn con được nghỉ ngơi vào dịp hè thì cũng vẫn phải đăng kí một số lớp học thêm hoặc học năng khiếu để con có thời gian được chơi và gặp bạn. Tôi thấy có nhiều người chém gió về vấn đề này nhưng bố mẹ nào ở hoàn cảnh như chúng tôi thì mới thấy rõ: cho trẻ chơi xả láng không phải điều tốt nhất, mỗi nhà mỗi cảnh mà. "Học, học nữa, học mãi"!Mặc dù học xong chẳng biết để làm gì và có thể làm được gì!!!??? "Tuổi thơ bị đánh cắp"- sẽ là điều đa phần các bậc phụ huynh bắt gặp ở trẻ trong thời đại này! Ở thành thị là cuộc "chạy đua" của các em và gia đình vào học phụ đạo,học năng khiếu...Hãy khoan bàn về có hay không điều kiện kinh tế để theo đuổi,chỉ riêng tâm lý "chạy đua"/ con người ta ra sao,con mình cũng phải y chang...đã đẩy các bậc phụ huynh dồn con mình theo hướng đó rồi! Ở nông thôn,các em phụ ba mẹ mưu sinh,đồng áng... Cách nào đi nữa thì các em đều "thiệt thòi"! Trẻ em thành thị sẽ làm quen, gần gũi và tương tác với thiên nhiên tốt hơn nếu chúng có những chuyến xuất hành "tách rời" phố xá chật hẹp; trẻ em nông thôn sẽ mở mang nhiều điều nếu chúng có những chuyến du lịch một vài ngày!... Làm được hay không,kinh tế là một chuyện,chủ yếu lại phụ thuộc nhìn nhận và thái độ mỗi bậc cha mẹ về "kỳ nghỉ hè" - theo đúng nghĩa- của con cái mình! Đơn giản thế này, bây giờ so với thời xưa Xã hội phức tạp hơn nhiều. Ở thành phố người ta không thể như xưa khóa kín cửa nhôt con trong nhà cả mùa hè hoặc thả con chạy rông ngoài đường. Vì vậy họ phải cho con đi học hè như một cách quản lý trẻ để đi làm (Tôi nghĩ đến 90% là như thế, số muốn con học thành siêu nhân chắc chỉ 10%). Muốn tránh việc này trước hết phải biến các thành phố lớn thành nơi AN TOÀN CHO TRẺ EM, đồng thời mở các địa điểm vui chơi công cộng, các hoạt động hè mang tính giải trí. Tác giả nhìn ở góc độ ý muốn của tác giả đối với con mình đồng thời đặt trong hoàn cảnh gia đình của tác giả. Nhưng ví dụ trường hợp là 1 gia đình sống ở HN, quê ở ngoại thành nhưng đã đô thị hóa hết, ko còn trâu, ko còn ao, ko còn giếng; ông bà sống cũng nhà và chủ yếu xem tivi, đọc báo, đi chợ; đứa trẻ sẽ làm gì với 3 tháng nhàn cư ? (liệu có phải lại suốt ngày lên mạng xem Youtube, hay chơi game; hay giao du với bạn bè có cả xấu và tốt, lang thang vào những ngóc ngách đầy tệ nạn của thành phố; hay suốt ngày ở trong nhà uể oải hết ngủ lại ăn - nhất là khi bố mẹ vẫn đi làm tối ngày?). Nghĩ đúng đã là khó nhưng làm đúng thì còn phụ thuộc nhiều thứ lắm! Vậy cha mẹ đi làm suốt ngày để con 6, 7 tuổi ở nhà với ai, làm gì? Mong tác giả đưa ra các giải pháp! Bố mẹ đi làm nội ngoại đều ở thanh phố để con ở nhà với nội ngoại trẻ đa phần đều xem ti vi hoặc chơi ipad điện thoại. Cũng muốn cho con có không gian để chơi vào mùa hè nhưng thành phố đất chật người đông có bố mẹ nào dám cho con lang thang ngoài phố chơi vói hàng xóm trong lúc mình đi làm không. Đành phải gởi chúng vào trại hè hoặc nhà văn hoá hay học kỳ quân đội. Tôi ủng hộ quan điểm của tác giả! Thế thì hãy định nghĩa nghỉ hè là gì, tác dụng và ý nghĩa của nghỉ hè ?Phần lớn, nhiều gia đình trẻ vừa mới dời quê ra thành phố nhưng tư tưởng đã học đòi đến đáng sợ.Hai vợ chồng đứa em họ tôi lương thì thấp , nhà thì đi thuê , nhưng được cái rất chăm con, ngoài học trường công ra còn cho con đi học thêm tiếng Anh , học múa , học võ , học âm nhạc, học bơi ,học thêm ở trung tâm, học thứ 7, chủ nhật, học đêm . Chi phí học rất tốn kém, mà nay cháu vừa học hết lớp 12 , kết quả điểm thi trên trung bình một tí . Không đủ điểm đại học theo nguyện vọng nên suốt này ở nhà ôm cái điện thoại , lớn lộc ngộc mà chẳng biết làm cái gì . Vợ chồng đứa em suốt ngày kêu ca, nhà thì đi thuê , con thì chẳng đâu vào đâu . Giờ chỉ có nước ôm khổ và chừa cái tư tưởng đua đòi cho con học thêm kiểu trào lưu theo đám đông mà thôi. giữa xã hội này, thế giới này, ai dám thả con ra suốt 3 tháng hè khi ngay nhà hàng xóm đã là người lạ ??? Con trẻ có kỳ nghỉ hè nhưng ba mẹ không có kỳ nghỉ hè, theo tôi thấy và quan sát nếu trẻ được sống trong gia đình truyền thống có ông bà ở cạnh, ông bà có hiểu biết thì việc cho trẻ ở nhà nghỉ hè về ông bà ngoại, nội là điều luôn tuyệt vời hơn hết nhưng ông bà phải là người mẫu mực, hiểu biết để có thể vừa cho trẻ chơi mà học (học ở đây không phải học kiến thức), như vậy luôn là điều tuyệt vời. nhưng được mấy gia đình như vậy, phần lớn ông bà cũng bật cho cháu ti vi,.............còn rất nhiều vấn đề, quan trọng nhất vẫn là bố mẹ cảm nhận được niềm vui thật sự của con. Nói thế nào cũng cần có giải pháp gọi vui là trả lại tuổi thơ cho trẻ. hỏi 100 em chắc có đến 95 em bảo chả thích học chỉ thích chơi. Nhưng điều kiện ở mỗi nơi khác nên nếu đúng cũng phải tạo ra sân chơi khác nhau. trẻ nông thôn nghỉ hè có thể phụ giúp thêm cha mẹ việc nông nghiệp cũng là một trò vừa làm vừa chơi , bắt cá, cắt lúa đào chuột , đuổi cào cào , rảnh thì tụ tập bắt ve, bắt bọ xít làm xe bọ xít hay nhiều em sáng đi học chiều về con đi chăn trâu . Chiều chiều tụ tập ra sông tắm ( đây là nông thôn quê mình đồng bằng sông hồng- chắc trẻ miền núi sẽ khác). Trẻ thành phố như Các anh chị mình xưa thì hè thường cho về nhà nội , ngoại , hoặc chú Bác ở Quê với trẻ đã lớn tầm 8-15, rồi cũng tham gia vào chơi với trẻ con nông thôn. Bây giờ xu thế thời đại cha mẹ đi làm có đc nghỉ đâu - mà nghỉ thì điều kiện không có lấy gì ăn. trẻ nghỉ 3 tháng hè lại trở thành bài toán khó, Có khi cứ đi học lại dễ hơn, Thời buổi công nghiệp thì sáng cha mẹ đi làm , con cái phải đi học không phải kiếm người chăm cũng khó khăn. Vậy thiết nghĩ là không biết có cách nào để trả thời gian nghỉ cho trẻ , nghỉ hè thì trường chở thành người giữ trẻ , cho trẻ vui chơi thôi, khỏi học hành chi cả, chơi thể thao , nhac, dạy bơi , đi tham quan cũng hay ..... Từ lâu rồi, các đứa con tôi không có mùa hè. nghỉ hè, NHƯNG PHẢI HỌC NGÀY, HỌC ĐÊM các môn như: Toán, lý hóa, Anh văn, sinh (lớp 12 để chuẩn bị năm tới thi đại học.) |
Đạo đức kinh doanh Tôi đọc chuyện nhân viên ngân hàng tại Việt Nam lấy cắp tiền gửi của khách hàng một cách có hệ thống. Tôi lại đọc, các nhà quản lý ngân hàng từ chối quanh co và không chịu hoàn tiền bị thất thoát cho khách hàng, mà lại quy về trách nhiệm cá nhân. Hay chuyện người này người kia bị điều tra, bắt giữ… mà việc này hiện đã không còn quá bất ngờ với thị trường như 5-7 năm trước.Không có khảo sát nào cho thấy thiệt hại của các hành vi phi đạo đức trong kinh doanh tại Việt Nam cũng như thế giới gây ra. Song nếu nhìn trên mặt báo, có thể thấy các hành vi đó dường như không thuyên giảm, thậm chí gia tăng.Bàn về đạo đức kinh doanh, một ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Hàng nghìn cá nhân và tổ chức tài chính lao vào các hoạt động đầu tư bất chấp đạo đức kinh doanh. Và kết cục là cái giá phải trả đắt nhất trong lịch sử: theo thống kê của Văn phòng Giải trình chính phủ Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến tổng tài sản của nước Mỹ sụt giảm mất 22.000 tỷ USD, làm đổ vỡ hoàn toàn hệ thống tiết kiệm, tỷ lệ thất nghiệp lên mức khổng lồ và không biết bao nhiêu doanh nghiệp phá sản.Lý do dẫn đến các hành vi phi đạo đức hoặc bất hợp pháp theo tôi không nằm ngoài những nghiên cứu toàn cầu đã chỉ ra: Bởi lòng tham vật chất; tham vọng về địa vị; thành công, danh tiếng; sự ưu tiên; sức ép phải thành công; những cái tôi nổi loạn như “con ngựa bất kham”…Tập trung cải thiện đạo đức kinh doanh trên toàn cầu mỗi năm tiêu tốn đến hàng tỷ USD. Tại các trường kinh doanh ở Mỹ, sinh viên bắt buộc phải hoàn thành khoá học về đạo đức. Các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán của Mỹ bắt buộc phải tuân thủ luật Sarbanes-Oxley với các tiêu chuẩn khắt khe về đạo đức, pháp lý và tài chính dành cho doanh nghiệp. Những công ty vi phạm luật này sẽ phải chịu án hình sự nặng nề. Các tổ chức đều có các chương trình đào tạo được thiết kế riêng với mục đích tăng cường đạo đức cho cán bộ, nhân viên.Cùng với đó, các trường đại học, các tổ chức chuyên gia, cố vấn, các quỹ và tổ chức phi chính phủ chưa bao giờ ngừng nghiên cứu các cách thức hiệu quả nhất để tăng cường đạo đức cho các nhà quản lý. Tại nhiều đại học ở Mỹ, sinh viên bắt buộc phải tham dự các khoá học về quấy rối tình dục, phân biệt giới tính, quan hệ chủng tộc, khoan dung tôn giáo, tự do ngôn luận và công bằng xã hội.Nhưng Ngân hàng Thế giới, được biết đến với rất nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn dành cho các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) cũng đã nhận thấy rằng, mặc dù chi tiêu hàng tỷ USD, các khoá đào tạo từ một đến hai tuần đó về cơ bản thực chất không giúp nâng cao được đạo đức cho đội ngũ công chức.Lý do rất đơn giản, những khoá đào tạo ngắn hạn như vậy đâu thể ngày một ngày hai thay đổi được cách hành xử đã thành nếp trong nhiều năm. Hậu quả của những khóa học không hiệu quả như vậy là một khoản phí tổn nữa lại làm oằn thêm lên gánh nặng tăng trưởng và phát triển kinh tế.Tại các doanh nghiệp, như tôi biết, việc tuân thủ các chỉ thị của hội đồng quản trị, quy định của cơ quan quản lý nhà nước, quy định với kiểm toán nội bộ được coi là các biện pháp để đảm bảo hàng rào đạo đức… Nhưng đôi lúc, họ đang đơn giản chỉ là "tích dấu vào ô" cho đủ lệ bộ.Các doanh nghiệp đã và đang tiêu hàng tỷ USD vào việc lập kế hoạch chiến lược để đạt được các mục tiêu, trong đó có mục tiêu tăng cường tư cách đạo đức. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ không đầy 1/3 số doanh nghiệp thành công. Lý do tại sao? Bởi lãnh đạo doanh nghiệp chưa thực sự tham gia vào các kế hoạch đó.Lãnh đạo doanh nghiệp thường cố gắng tái lập “văn hoá tổ chức” bằng việc thuê chuyên gia tư vấn phát triển tổ chức với nào là khảo sát ý kiến nhân viên, tổ chức các buổi “team building”, và tập huấn thay đổi thái độ. Tuy nhiên thay đổi văn hoá chỉ có thể thành công khi chính những người quản lý doanh nghiệp quyết tâm thay đổi điều đó.Trước hết, đạo đức phải được đặt ngang tầm quan trọng với lợi nhuận, tăng trưởng, hoặc thậm chí sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi đạo đức là yếu tố đảm bảo sự tiến bộ của tổ chức - yếu tố này không làm mất đi lợi nhuận, tăng trưởng hay sự sống còn của doanh nghiệp.Thứ hai, việc đặt đạo đức là ưu tiên hàng đầu chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ. Trong bất kỳ tình huống nào, những người đứng đầu đều phải tham gia ở mức độ cao nhất chứ không chỉ giao trách nhiệm cho cán bộ cấp dưới. Việc tham gia thể hiện trong các chương trình, kế hoạch, thuyết phục nhân viên đồng lòng tham gia, trực tiếp quản lý kết quả thực hiện, đảm bảo mọi cá nhân, bao gồm chính lãnh đạo, có trách nhiệm giải trình.Thứ ba, đội ngũ lãnh đạo phải cam kết và thực hiện cam kết đạo đức một cách nghiêm ngặt như việc đảm bảo lợi nhuận và tăng trưởng của doanh nghiệp.Chẳng hạn như, cam kết được thể hiện qua việc khen thưởng hành vi đạo đức tốt bằng cách tăng lương, đề bạt hoặc những phần thưởng khác; và có hình phạt thích đáng với những hành động phi đạo đức, thậm chí đuổi việc.Cái khó ở đây là xử lý thế nào với những cá nhân có vai trò quan trọng và làm việc có hiệu quả nhưng đó lại là kết quả của sự gian lận mà có được. Những tình huống dở khóc dở cười như thế này xảy ra khá nhiều - điều quan trọng là người quản lý sẽ phải đưa ra hướng giải quyết phù hợp chứ không thể né tránh.Sự cam kết cũng có thể đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận thà bỏ lỡ cơ hội chứ không vi phạm đạo đức. Khi một tổ chức ở trong tình huống “nhìn thấy” nguồn doanh thu “khủng” bằng cách làm phi đạo đức, trái pháp luật hoặc tham nhũng thì người lãnh đạo phải có bản lĩnh bước qua khoản lợi nhuận đó.Tóm lại, đạo đức chính là vấn đề lương tâm của cả người làm quản lý cũng như nhân viên. Yếu tố này không thể bị chi phối nhiều bởi những can thiệp hay mánh khoé bên ngoài.Vì vậy, để doanh nghiệp Việt có thể “lột xác” và kinh doanh có đạo đức, điều kiện tiên quyết là ý chí, sự tham gia và cam kết của chính đội ngũ lãnh đạo, quản lý. Bởi họ là người nắm trong tay thẩm quyền và nguồn lực để thay đổi.Terry F.Buss Ở một nơi mà đồng tiền được xem như "thứ quyền lực vạn năng";hành động vì lợi ích là tôn chỉ và chủ nghĩa hưởng thụ,vật chất đang lên ngôi thì đạo đức xã hội đã quá đỗi mong manh,huống chi đạo đức kinh doanh! Còn xa vời lắm để số đông chạm vào được khái niệm này! Ngành nào chả có người có đạo đức và không có đạo đức đâu chỉ có ngành ngân hàng và kinh doanh. Sợ nhất là người không có đạo đức, bắt giam xét xử oan sai, làm mất quyền con người của ng khác, nhưng vẫn coi đó là bình thường. Ngành nào chả có người vi phạm đạo đức kinh doanh. Lập gia đình cũng muốn lấy ng có đạo đức, nhưng đâu phải cứ muốn là đc. Lấy phải 1 ông có tính lăng nhăng thì dù vợ có thế nào thì ống ấy vẫn lăng nhăng thôi. Thật tuyêt vời - Nhưng nó gần như xa lạ với doanh nghiệp. Ở VIÊT NAM KHI NÀO ĐƯỢC THẤY? CẢM ƠN ÔNG. Quá tuyệt vời ! đạo đức cần phải một quá trình dài thẩm thấu Bai viết tôi thấy rất hay vs có phần thuyết phục! Vi phạm đạo đức kinh doanh có thể xảy ra tại tất cá các ngành kinh doanh của tất cả các nc trên thế giới chứ đâu chỉ VN. Ngành nào cũng có vi phạm đạo đức nghề nghiệp ngành đấy. Ngành tư pháp thì có vi phạm đạo đức là bắt, kết tội người oan sai, điều này là đáng sợ nhất vì không có quyền con người thì chả còn kinh doanh hay làm gì đc nữa. Khủng hoảng tài chính thế giới cũng đâu chỉ do đạo đức kinh doanh? Khi KTXH phát triển thì có những nghiệp vụ mới nên quản lý rủi ro khó hơn nghiệp vụ cũ, vì thế rủi ro lớn hơn. Vấn đề đạo đức kinh doanh chỉ là 1 phần thôi. Chả lẽ luật pháp Mỹ nghiêm ngặt như thế mà không phát hiện ra rất nhiều đơn vị, cá nhân, tổ chức của Mỹ có đạo đức kinh doanh yếu kém dẫn đến khủng hoảng tài chính? Khi áp dụng 1 công nghệ mới, có thể xảy ra rủi ro nhiều hơn, người ta phải thử nghiệm nhiều lần mới rút ra đc rủi ro và tránh được rủi ro chứ. Khủng hoảng tài chính là do nhiều yếu tố chứ đâu phải do mỗi đạo đức kinh doanh, ví dụ bất động sản đóng băng... Đạo đức luôn là nền tảng cho mọi sự phát triển bền lâu Kinh doanh cái gì càng rủi ro nhiều thì mang lại lợi nhuận càng lớn. Muốn có lợi nhuận lớn thì người ta phải chấp nhận rủi ro lớn thôi. Cũng như người có tiền mà sợ rủi ro thì chỉ gửi tiết kiệm, còn người chấp nhận rủi ro thì họ mua nhà, đầu tư sản xuất kinh doanh và họ có thể thua lỗ hoặc có lãi lớn. Như vậy, những rủi ro xảy ra thì không chỉ là trong đạo đức kinh doanh. "Vì vậy, để doanh nghiệp Việt có thể “lột xác” và kinh doanh có đạo đức, điều kiện tiên quyết là ý chí, sự tham gia và cam kết của chính đội ngũ lãnh đạo, quản lý. Bởi họ là người nắm trong tay thẩm quyền và nguồn lực để thay đổi."Đắng lòng khi để một người nước ngoài nói ra điều này. Đạo đức kinh doanh chỉ là 1 yếu tố nhỏ trong khủng hoảng tài chính thôi. Khủng hoảng tài chính thế giới là do 2 nguyên nhân chính: bong bóng đầu cơ và chính sách như chính sách bất động sản...Bong bóng đầu cơ là do hội chứng tâm lý đám đông chứ không phải là đạo đức kinh doanh. Đạo đức báo động từ chuyện nhỏ nhất đến chuyện tày đình.Tại sao?? vì nhận thức sống sai lệch sống vội, đua đoi, ham giầu nhanh, người lớn không làm gương tốt cho người nhỏ, người trẻ sống hời hợt, ich kỷ, không nghe lời cha mẹ, thiếu niềm tin trong học tập, công việc và cuộc sống. Hãy sống theo luật NHÂN QUẢ mọi thứ sẽ tốt đẹp. Không cứ kinh doanh mới cần có đạo đức, mà làm việc gì cũng phải có đạo đức. Nhưng ở xứ ta bây giờ đạo đức như một thứ xa xỉ vì nó ít được biểu dương |
Giả vờ điếc Động thái này vô tình trở thành khởi đầu cho một làn sóng toàn cầu gây sức ép lên Google, công ty mẹ của YouTube. Sau Việt Nam, trong hai tuần tiếp theo đó, các doanh nghiệp ở Anh, Australia, Pháp và Mỹ nói không với quảng cáo trên YouTube. Ở cao điểm của chiến dịch “tẩy chay” này, cổ phiếu của Google sụt giá 5%.Lý do của các doanh nghiệp rất đơn giản: họ muốn bảo vệ thương hiệu của mình. Cuộc quay lưng có quy mô toàn cầu này có thể được tóm tắt bởi thông cáo của AT&T, nhà mạng lớn nhất nước Mỹ: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc khi quảng cáo của mình xuất hiện bên cạnh các nội dung xấu trên YouTube”.Ở Việt Nam, danh sách các doanh nghiệp bày tỏ thái độ và dừng quảng cáo trên YouTube có lúc bao gồm Vinamilk, Vingroup, Sungroup, Ford Vietnam, Yamaha, Unilever... Đều là những cái tên lớn.Các nội dung xấu này, là thông tin giả mạo, là các nội dung cổ xúy cho khủng bố và chia rẽ. Sự tự do mà các nền tảng mạng xã hội dùng để quyến rũ người dùng, cũng đã góp phần tạo ra một khối lượng khổng lồ các nội dung xấu độc.Không nhiều người biết rằng “phát súng lệnh” ở Việt Nam được tạo ra bởi một cuộc thương lượng dài. Khởi đầu, những cuộc đối thoại giữa các cơ quan chính phủ Việt Nam và các hãng công nghệ đa quốc gia như Google, chúng tôi hay gọi là cuộc nói chuyện với những người giả vờ điếc. Nói với các hãng này về “nhạy cảm”, về “trái thuần phong mỹ tục”, về “xấu độc” hoàn toàn không có tác dụng: họ không có động lực phải đáp ứng nhu cầu của chúng ta.Muốn gỡ nội dung? Anh cứ điền vào một mẫu đơn dài hai trang bằng tiếng Anh, họ sẽ xem xét, để gỡ... một đường link. Chính sách của tôi là vậy. Chính phủ thì cũng như mọi người dùng khác.Cuối cùng, Bộ Thông tin & Truyền thông chọn một hướng tiếp cận mà họ không thể “điếc” được: Chúng tôi chỉ ra rằng họ đang làm hại các khách hàng, những người đang làm ra tiền cho họ. Việc trộn các thương hiệu vào các tin tức nhảm nhí, không mang lại giá trị gì. Cách làm này, nguy hiểm cho cả thương hiệu của bản thân YouTube hay các khách hàng, chứ không chỉ cho người đọc.Sinh mạng của một tập đoàn như Google phụ thuộc vào tình cảm, sự yêu ghét của cộng đồng mạng. Khi đi thẳng vào câu chuyện kinh doanh, họ nhìn nhận được vấn đề, hai bên đã hiểu nhau. Cuộc hợp tác trở nên rất tích cực. Họ thiết lập một bộ phận riêng để làm việc với phía Việt Nam trên từng đường link một, và phản biện lại từng trường hợp chúng tôi kiến nghị. Đó là một hoạt động rất tốn kém cho Google, nhưng cách làm ấy thể hiện đẳng cấp của một doanh nghiệp toàn cầu. Quảng cáo, vì thế, cũng đã trở lại YouTube.Facebook thì khó nói chuyện hơn. Khách hàng của họ không chỉ có các thương hiệu lớn. Đó có thể là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, những hộ kinh doanh cá thể, trong đó có cả người sẵn sàng tung tin có tai nạn ở sân bay Nội Bài để câu thêm người theo dõi trang bán hàng của mình, những cá nhân nói thẳng mình bán hàng giả, hàng nhái “F1”, từ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Các cá thể kinh doanh này, có thể chưa cảm thấy cần chia sẻ trách nhiệm về thông tin xấu độc trên hạ tầng họ dùng.Cho đến giờ, cuộc đối thoại với Facebook vẫn đang là cuộc nói chuyện với người giả vờ điếc. Câu hỏi thường trực vẫn là: “Thế nếu chúng tôi không đáp ứng yêu cầu chặn, hạ nội dung đó thì các bạn sẽ làm gì?”. Khi thiếu niềm tin, cuộc đối thoại trở thành cuộc so găng. Làm gì, như thế nào, vào lúc nào, với ai, đó là việc của chúng tôi.Khi làm tất cả những việc này, có người hỏi tôi: tại sao các anh không thấy những cái hay cái đẹp trên mạng xã hội, mà cứ mở miệng ra là nói về nội dung xấu độc, nói về việc ngăn chặn? Tôi không phủ nhận rằng các nền tảng mạng xã hội có nhiều ưu việt. Nhưng tôi nói với họ một hình ảnh. Bây giờ, nếu anh vỗ vai người quét rác trên phố, hỏi rằng chị ơi sao chị không ngắm phố phường đèn hoa lộng lẫy đẹp thế này, thì chị ấy sẽ trả lời sao? Chị ấy sẽ gạt mồ hôi, cảm ơn bác, và nói việc của nhà cháu là quét rác, nếu sau khi quét rác xong còn thời gian, nhà cháu cũng sẽ ngắm phố.Chúng tôi là những người quét rác. Không có thứ gì chỉ mang một mặt tích cực. Mạng xã hội mang lại cho công chúng khả năng chia sẻ thông tin dễ dàng, thì cũng đồng thời bào mòn nhiều phản xạ tư duy. Tin trên mạng xã hội là “tin dễ tin”, bởi vì không có hình thức truyền tin nào hiệu quả hơn truyền miệng, qua bạn tôi nói, người thân tôi nói, người nổi tiếng “chia sẻ”... Và hành vi tương tác trên mạng cũng chưa bao giờ dễ dàng như bây giờ - nó trở thành một thứ thao tác cá nhân đơn giản như hít thở, mà đã là hít thở thì sao lại phải nghĩ rằng nó gây hiệu ứng gì lên xã hội nữa?Nhưng tất nhiên là chúng có ảnh hưởng - và nhiều lúc, là ảnh hưởng tiêu cực. Ai cũng có khả năng vứt rác ra đường. Sự tự do mà Facebook và Google mang đến, không chỉ là tự do biểu đạt, mà còn là cảm giác tự do khỏi các kiềm tỏa mang tính pháp lý. Không có bộ quy tắc ứng xử (có nhưng ít ai buồn đọc), “thoát khỏi” chế tài, “chơi mạng” trở nên vô cùng hấp dẫn. Nhưng sự “tự do” này có thể quay sang làm hại chính những người đang tung hô. Nó thậm chí có thể tạo ra sự ảo tưởng về quyền lực.Rác nội dung và việc quét chúng đi theo luật của ai, chỉ là một khía cạnh của vấn đề.Các tập đoàn công nghệ, còn đang trở thành “người quyết định luật chơi” trong nhiều khía cạnh khác của các quốc gia. Chúng ta là một quốc gia có chủ quyền với một thị trường hơn 90 triệu dân, nhưng luật lệ trong lĩnh vực phân phối các nội dung số, thì lại đang phụ thuộc vào các định chế xuyên quốc gia như Google, Facebook, Apple. Họ quyết định nội dung, quyết định công nghệ, quyết định mô hình kinh doanh - ăn chia, quyết định phương thức thanh toán, đối soát. Điều đó đặt ra câu hỏi về chủ quyền trên không gian số.Người Việt Nam sản xuất nội dung, người Việt Nam tiêu thụ, nhưng họ muốn ta phải trả tiền qua Visa hay Master, chứ không dùng thẻ trong nước, ta cũng phải chấp nhận. Đó là điều nguy hiểm mà các nhà quản lý cần nhận ra.Cho dù đề cao sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, luật chơi vẫn phải là của Việt Nam - một nước có chủ quyền. Khi Google đề nghị chúng tôi điền đơn như mọi người dùng khác, chúng tôi đã trả lời: “Chúng tôi không phải người dùng YouTube. Chúng tôi là những người quản lý YouTube ở Việt Nam”.Cuộc đối thoại thành công với Google đã mở ra một chương mới về sự hợp tác dựa trên lợi ích chung. Còn Facebook, sẽ là chương tiếp theo. Và nếu như không có đối thoại, hoặc đối thoại kiểu giả vờ điếc, thì chúng tôi xác định rằng, đó là một cuộc đấu tranh.Nguyễn Thanh Lâm "Rác" là gì còn tùy quan điểm!VD: khi gặp CSGT thì gọi anh xưng tôi, Nhưng tôi thấy thế là trịnh thượng. Tại sao lại không gọi là ông xưng tôi -> có phải ngang hàng không.Tự do thông tin và tự do tiếp nhận thông tin là tiến bộ xã hội, là quy luật cuộc sống. Cũng nhờ mấy cái Facebook mà nhiều sự việc được giải quyết đến nơi đến chốn. Ngay như việc dùng khái niệm "Rác" để biện minh cho những thứ với người này nó là rác, nhưng với người khác thì chưa hẳn cũng là một biện minh mà với góc nhìn của người khác được cho là "rác" trong tư duy. Do vậy "Rác" là gì còn tùy thuộc vào quan điểm. Thực ra cũng có những thông tin mà bản chất nó là "rác" thật, nhưng mỗi cá thể có quyền tiếp nhận thông tin, cảm thụ và tư duy trên thông tin. Vấn đề là nó chỉ độc hại với cá thể "chưa hoàn chỉnh" còn với cá thể hoàn chỉnh khả năng miễn nhiễm hoặc kháng thuốc là tự năng lực. Nhìn một vấn đề khác sâu hơn, muốn ngăn "rác" được cho là độc thì bạn hãy tìm nguyên nhân cội nguồn, vì sao nó sinh ra rác, chổ nào sinh ra rác và thứ đến mới nói đến người nào đem phơi bày "rác" ra sau đó thì mới đến cái chuyện công việc "bà quét rác"! Nếu không có "Rác" tồn tại như một thực thể thì tất nhiên sẽ không thể mang vác nó ra để phơi bày??? Đồng ý với Cục trưởng. Nhưng còn một lượng rác khổng lồ nữa - lượng rác do chính những doanh nghiệp nội dung Việt Nam thực hiện - lặng lẽ móc túi người dân hàng ngày qua những tin nhắn, với sự tiếp tay của chính những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Nên chăng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử bắt tay với Cục Viễn thông, Thanh tra Bộ xử lý mạnh mẽ, triệt để? Há để kẻ gian móc túi người tiêu dùng? Hay là lại đổ tại quy định chưa rõ ràng, còn nhập nhằng giữa trách nhiệm của quý Cục với Cục Viễn thông? Tôi cũng là người hay sử dụng mạng xã hội để làm việc cũng như giải trí, hàng ngày tiếp xúc nhiều với nguồn thông tin trong đó cũng có rất nhiều thông tin nhảm, không chứng cứ, nguồn thông tin không chắn chắn ... Và bản thân tôi cũng phải tự lọc những thông tin đó. Có hay chúng ta phải tuyên truyền và tốt nhất là bổ sung vào kĩ năng sống cho thế hệ trẻ để mỗi em trở thành máy lọc "rác" thông tin cho bản thân. Đó là họ khôn ăn tiền ấy. Facebook có rất nhiều ích lợi, ít cái hại. Người dùng phải tự mình loại bỏ cái hại đi chứ ai mà đi phục vụ ng dùng suốt thế đc. Ng dùng Facebook còn đc miễn phí nữa. Tôi thấy vì sao không như Trung Quốc, cấm tiệc mấy cái Facebook Youtube Google luôn. Hãy để cho các doanh nghiệp VN làm đi và khuyến khích họ làm. Tôi không những tin mà khẳng định chúng ta sẽ làm được nếu có chính sách khuyến khích. Không khuyến khích đầu tư thì sẽ hơi lâu một chút nhưng sẽ vẫn có người làm. Facebook không đủ khả năng để xác thực 1 thông tin ở khắp nơi trên thế giới, mà nếu xác thực nội dung xong đưa tin sẽ chậm trễ. người tiêu dùng phải xem nguồn cung cấp thông tin để đánh giá thôi. Đơn giản FB chỉ là phương tiện chia sẻ thông tin ( tốt và xấu), là cái máy thôi Chúng ta chẳng phải đã có luật rồi hay sao? Nếu đã xác định được thế nào là Rác thì cứ thế mà kiện người xả Rác thôi. Hãy hợp tác trên nguyên tắc win-win Google, Facebook chỉ là phương tiện thông tin mà đích cuối cùng phải mang lại hữu ích cho con người thì mới có giá trị đích thực. Vì vậy bất cứ cái gì, một sự việc nào muốn phát triển bền vững thì phải có bản chất trong sáng. Tôi ủng hộ Thanh Lâm. Bác Lâm là người làm chính trị, Google và Facebook... là những tập đoàn kinh tế. Đương nhiên cả hai không nhìn cùng 1 phía, và cũng chẳng có chung xuất phát điểm. Thông tin đa chiều, tuy có nhiều rác nhưng còn hơn rất nhiều thông tin đơn chiều: khi mà thiếu đi sự phản biện thì dối trá cũng thành sự thật. Điều quan trọng là công tác giáo dục cần nhấn mạnh đến khả năng đánh giá và chọn lọc thông tin của mỗi người dân. TÁC GIẢ. NÓI LÊN.QUÁ TUYỆT VỜI Không thể thừa nhận sự hiệu quả tích cực của mạng xã hội, nhưng trong đó cũng có những hạn san mà bạn đọc phải biết lựa ra, hơn nữa nhà mạng phải biết giữ uy tín truyền thông của mình trước bạn đọc. |
Ném đá khởi nghiệp Kết quả: trong khi các bạn Mỹ sợ nhất ý tưởng chưa đủ đột phá và không đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư, thì tất cả dân châu Á trong lớp đều coi trở ngại lớn nhất của họ là sợ bị ném đá, sợ thất bại và bị dư luận xã hội chê cười. Thái độ tiêu cực từ cộng đồng như một rào cản rất vô hình, nhưng cũng rất thật níu bước họ khỏi vùng an toàn.Song ngược lại, tất cả học viên người Mỹ thì không có tâm lý này. Họ cho rằng bất kỳ doanh nghiệp Mỹ nào tung ra một ý tưởng mới thì hơn 350 triệu người Mỹ luôn sẵn sàng thử nghiệm. Các bình luận của họ phần lớn là “Tôi thích nó, Ý tưởng này thật tuyệt… Hãy thử đi bạn”. Họ sẵn sàng cởi mở, khuyến khích vô tư người khác khởi động sự mới lạ, ủng hộ sự nỗ lực với tinh thần, lời lẽ xây dựng, động viên. Điều này khiến dân châu Á chúng tôi thèm muốn, bởi mở trang diễn đàn của nước mình, tôi chỉ thấy hầu hết là các ý kiến chê bai.Một lần, tôi được mời làm diễn giả trên truyền hình, nói về một dự án khởi nghiệp đình đám của một doanh nghiệp phía Bắc.Sau đó, tôi thử vào các trang mạng xem họ nói gì. Ngoài một số ít ý kiến khen ngợi (mà tôi nghi là người nhà) thì hầu hết là các ý kiến chê bai, dè bỉu. Tôi ù tai hoa mắt. Sau đó, dự án thất bại. Sự thất bại có nhiều nguyên nhân song tôi không loại trừ khả năng nhiều người trong đội ngũ đó đã mất hết tinh thần, sau khi đọc được hàng nghìn ý kiến đạp đổ. Đến giờ, tôi vẫn day dứt với một comment, có thể được viết từ một "người nhà" hay chủ dự án: "Nếu không yêu thương, xin đừng nói lời cay nghiệt".Với lối sống cộng đồng, người Á châu vốn dĩ rất sợ thất bại và sợ dư luận xã hội, người Việt Nam càng sợ "mất mặt". Có những đêm tôi vắt tay lên trán và tự hỏi: Tại sao mọi người dân mình luôn dị ứng với cái mới, tại sao chúng ta rất khó khăn trong việc tôn trọng sự khác biệt, và tại sao chúng ta sẵn sàng ủng hộ hết mình những ước mơ táo bạo của Elon Musk, nhưng cười nhạo ước mơ chế tàu ngầm của người kỹ sư Việt?Hai năm trước, khi con trai út của tôi rạng rỡ trở về với tấm huy chương đồng đội của giải bóng đá trẻ Arsenal châu Á, con trai lớn của tôi chợt hỏi: "Bố, ngày xưa con chạy nhanh nhất trường, nhưng mẹ không cho con đi thi đấu. Nếu được đi thi, biết đâu con cũng được huy chương như em nhỉ?"Cũng có thể con lớn của tôi sẽ có huy chương, hay thành vận động viên chuyên nghiệp, nếu như vợ chồng tôi tin tưởng hơn vào khả năng và lựa chọn của con. Và việc thiếu lòng tin đó, có thể đã làm thui chột khả năng thể thao của con trai mình, và biết đâu, nó làm cho con tôi thiếu tự tin và dũng khí để thử thách bản thân trong cuộc sống sau này.Tâm lý cộng đồng tích cực chính là một “vốn xã hội” quý giá mà doanh nghiệp Việt Nam chưa có được. Liệu những người “ném đá” có biết rằng, khi một ý tưởng được thai nghén, thì mỗi doanh nhân tương lai phải quyết định "có hay không", và những lời comment thiếu tính xây dựng sẽ góp phần bóp chết ý tưởng đó từ trong trứng nước. Thực tế có những dự án khởi nghiệp thiếu khả thi, và nó thất bại, nhưng đó không phải là lý do ta nên ném đá tơi bời mà không động viên họ làm lại với tinh thần xây dựng.Mỗi ý tưởng, mỗi con người, và mỗi doanh nghiệp đều có điểm mạnh, rất mạnh, và cũng có điểm yếu, rất yếu. Nếu được khích lệ và phát huy những điểm mạnh, dù là hiếm hoi, tôi tin rằng cơ hội thành công sẽ đến với mỗi người, mỗi doanh nghiệp. Và ngược lại.Làm sao để người Việt Nam chúng ta thay đổi văn hóa bình luận nói riêng và cách nhìn nhận người khác nói chung? Tôi nghĩ trước cái mới, mỗi người chỉ cần hoặc ủng hộ hoặc góp ý, đặt câu hỏi thêm trên tinh thần xây dựng chứ không phải chê bai kiểu đạp đổ và đặc biệt là công kích cá nhân.Doanh nhân cần vững vàng, bạn sẽ nói thế. Nhưng đừng quên trước hết họ cũng là những con người có đầu đủ hỷ nộ ái ố, và luôn có sự mong manh trong sâu thẳm.Thay vì tiếp tục hỏi “Bao giờ Việt Nam có doanh nghiệp lớn?” rồi chê bai người đang làm, bạn chỉ cần tự hỏi mình trước khi gõ một câu bình luận trên mạng: “Nếu là người bị chê đó thì mình có đủ dũng cảm đi tiếp hay không?”. Và hãy nhớ, tất cả đế chế kinh doanh toàn cầu ban đầu đều trải qua quá trình trứng nước mong manh dễ vỡ như vậy.Giải pháp phải đến từ mỗi người, chính bạn. Nếu chúng ta không thay đổi tư duy nghĩ cho người khác, mãi mãi chúng ta là những con cua trong chậu. Một con leo lên thì ngay lập tức có con khác kéo xuống, dù chậu cua vẫn cứ mãi huyên náo.Và ngày có Bill Gates, Steve Jobs, hay Elon Musk của Việt Nam vẫn còn xa.Ngô Trọng Thanh Tâm lý cào bằng kiểu "Con gà tức nhau tiếng gáy" khiến chúng ta luôn "dị ứng", khó hoà nhập với cái mới! Chừng nào số đông xã hội chúng ta thấu triệt quan niệm: Văn minh là cởi mở,chấp nhận sự khác biệt, thì trào lưu "ném đá" mới hết đất sinh sôi! Người Việt chỉ có bới móc phản biện là giỏi,làm "anh hùng bàn phím" còn ra cuộc sống thì cúi luồn xu nịnh Bill Gates bỏ học đại học và khởi nghiệp (thành lập công ty phần mềm Microsoft) cùng với 1 người bạn với số vốn ban đầu là ....150 đô. Dự án của ông sẽ thất bại và sẽ không có tỷ phú Bill Gates ngày nay nếu ngày đó hệ điều hành DOS của Microsoft không được tập đoán máy tính hàng đầu IBM đặt hàng. Vấn đề không phải là dư luận nói cái gì, vấn đề là thị trường có chấp nhận hay không. May mắn cho Bill Gates là Steve Jobs quá bảo thủ, ông này không muốn bán máy tính Mỹ với hệ điều hành Mac (vượt trội so với DOS) của Apple ra ngoài nước Mỹ. Bất đắc dĩ, IBM phải chọn 1 công ty bé hạt tiêu là Microsoft. Như vậy, ngoài việc được thị trường chấp nhận còn phải có may mắn. Còn dư luận ? Nó thuộc về vấn đề xã hội, chả liên quan gì đến kinh doanh. Chả ai đem dự án kinh doanh của mình ra hỏi ý kiến của 1 số người thiếu hiểu biết. Đối tượng để hỏi phải là những doanh nhân thành đạt trên cùng lĩnh vực của dự án mà những người này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Như Bphone 2017 vậy.Thay vì ủng hộ, hoặc ít nhất là không chê bai thì nhiều người lại hết sức dìm hàng nó.Dìm hàng còn hết sức tinh vi theo kiểu, nếu 5 triệu thì sẽ mua ủng hộ :v.Đúng là người Việt mình là kiểu người buồn cười nhất, có thể sẵn sàng nhìn, ủng hộ những Elon, Steves, những người ngoài thành công, nhưng không dám, không muốn người mình thành công. giống như những con cua trong cùng một 1 cái chậu, con nào ngoi lên là bị kéo xuống. Rất nhiều người có tài ở Việt Nam nhưng không thể phát triển được, anh Hà Đông là 1 ví dụ, cả thế giới phát cuồng vì Flappy Bird của anh ấy, nhưng tại chính sân nhà lại bị vùi dập đến nỗi chết yểu. rồi cả anh Quảng BKAV nữa, sản phẩm làm ra không hề nhận được sự ủng hộ của dư luận, ngược lại bị ném đá tơi tả, mặc dù sản phẩm còn chưa được bán và rất ít người trải nghiệm. Thiết nghĩ, để xã hội phát triển thì cần rất nhiều người có những ý tưởng táo bạo, nhưng ý chỉ cần ý tưởng vừa được người ta biết tới là sẽ có cả 1 bộ phận sẵn sàng ném đá mà không cần biết ý tưởng đó như thế nào Ngay cả người nhà còn chê lên lên xuống khi chỉ có ý tưởng. Tâm lý làm công ăn lương là được, cần gì phải bỏ công làm cái này cái kia, thất bại là cái chắc. Ôi nghe xong, nản toàn tập! Bài viết quá hay. Tâm lý tiêu cực này của người Việt không chỉ thể hiện với vấn đề khởi nghiệp mà với bất cứ lĩnh vực gì. Lúc nào bạn cũng có thể đọc được hàng đống những bình luận chê ỏng chê ẹo mỗi khi ai đó có ý tưởng gì mới hay có sự thay đổi. Dân như vậy nước không khá nổi là phải Nếu người khởi nghiệp còn để việc đó ảnh hưởng tâm trí, thì họ cũng không thể trở thành Bill Gates hay Elon Musk được đâu. Dư luận không phải chế tài pháp luật, không thể bắt buộc con người. Nó chỉ có thể khuyến khích người ta làm điều họ muốn. Cái người khởi nghiệp cần là sự trang bị đầy đủ tri thức và sức mạnh để đối phó với khó khăn khi khởi nghiệp. Tôi chủ yếu nghe thấy người Việt muốn thành công như ông A, ông B, mà không tập trung vào tính sáng tạo và lợi ích người dùng. Triết lý khởi nghiệp đã nói rõ: Nếu anh muốn tận hưởng kết quả anh sẽ thất bại trong quá trình. Nếu anh tận hưởng quá trình, anh sẽ gặt thành quả. Cùng 1 cái váy, người nước ngoài mặc thì được cho là gợi cảm, người nước mình mặc thì bị cho là phản cảm.. đó là do hệ tư tưởng không chịu tiếp nhận cái mới, sợ bị dè bỉu đã ăn sâu vào tâm trí người Á đông rồi ... TÁC GIẢ THẬT TUYỆT VỜI Moi nguoi Viet la mot vien Kim cuong nhung neu buong tay se tach roi nhau ra .Moi nguoi Nhat la mot cuc dat set nhung neu buong tay ra chung se dinh lai thanh mot khoi .Mot hoc gia Nhat Ban da nhan xet nhu the . Âu cũng là do căn bệnh trầm kha của người Việt mà giới trẻ hiện nay gọi là "GATO" mà ra. Rất hay. Những người người hay comments tiêu cực vào đọc để học hỏi. VN chắc phải nâng cấp việc kiểm soát comments trên Internet. Cái nào tiêu cực thì chặn luôn. Cạnh tranh lanh mạnh để cùng phát triển có tốt hơn là dèm pha nhau không. Tôi khuyên khích cùng tiến. Bài viết hay và đúng. Đáng đọc và ngẫm nghĩ. Thật tuyệt vời, đủ để mọi người thấm thía! |
Đuổi bắt trên vỉa hè Lần xuống đường này khác lần ra quân rầm rộ vào tháng 3 với lý do được đưa ra là “vỉa hè bị tái lấn chiếm trở lại khi vắng bóng lực lượng chức năng”. Lý do này nhiều người đã dự đoán trước, nhưng dường như ông Hải chưa có giải pháp.Ông Hải đã đánh giá đúng, vỉa hè bị tái chiếm là do cán bộ cấp dưới không quyết liệt. Ông đề xuất được quyền xử cán bộ cấp dưới thì vỉa hè mới được dẹp triệt để. Tuy nhiên, với đặc điểm đô thị Việt Nam, dẹp vỉa hè không đơn giản là dẹp mà bản chất là phải sắp xếp. Hội An từng làm như vậy.Tháng 3 năm nay, tôi gặp ông Nguyễn Sự ở quán cà phê quen thuộc mà ông và bạn bè về hưu hay ngồi vào mỗi sáng. Chưa kịp đề cập đến câu chuyện vỉa hè sôi động các mặt báo lúc ấy, thì ông Sự chia sẻ ngay. Ông nói TP HCM rồi Hà Nội thiết lập lại vỉa hè là điều vui, cần phải ủng hộ, bởi tình trạng lôi thôi ở các đô thị không thể để kéo dài thêm nữa. Rồi ông kể, cách đây 20 năm, Hội An cũng bắt đầu chiến dịch thiết lập vỉa hè như TP HCM bây giờ. Khi ấy Hội An nhỏ, nhưng cũng gặp bao nhiêu là trở ngại. Ông bảo, trước áp lực mà ông Hải - Quận 1 gặp phải bây giờ, ông rất đồng cảm. Ông biết, ông Hải có nhiều người ủng hộ, nhưng cũng có nhiều ánh mắt soi mói, thậm chí nghĩ là ông bày đặt “làm màu”. Ngày ông Sự dọn vỉa hè, cũng có người đòi đốt nhà Nguyễn Sự vì ông đụng vào chén cơm của họ. Nhưng sau đó, Hội An làm được, ông Sự vượt qua sức ép và nhận được sự đồng thuận. Mấu chốt của sự thành công trong chiến dịch thiết lập vỉa hè của Hội An là phương pháp thực hiện.Thay vì đuổi bắt, ra quân theo đợt, để rồi hết chiến dịch đâu lại vào đó, thì Hội An đề ra cả một chương trình hành động dài hơi. Không chỉ có người đứng đầu trực tiếp xử lý, mà cả hệ thống chính quyền từ tổ dân phố, phường xã cùng làm. Giải pháp giữ vỉa hè sau khi dọn dẹp được xem là yếu tố quyết định của cả chiến dịch. Ông Sự quả quyết, không làm như thế Hội An không bao giờ quản lý được vỉa hè như bây giờ. Cũng như TP HCM, Hà Nội hay bất kể đô thị nào ở đất nước này, sẽ không bao giờ dọn dẹp được vỉa hè nếu chỉ đuổi bắt.Ai đến Hội An để ý sẽ thấy, trên vỉa hè có một vạch đỏ bằng sơn. Đó là ranh giới, trong vạch là vỉa hè trước mỗi nhà và ngoài vạch là vỉa hè bất khả xâm phạm của người đi bộ. Cái vạch đỏ ấy đã tồn tại gần 20 năm và giờ đã ăn vào cuộc sống của người Hội An. Để cái vạch sơn đỏ ấy không bị vô hiệu chừng ấy thời gian, Hội An phải dùng phương pháp tương tự cách ông Bá Thanh xóa ăn xin ở Đà Nẵng.Đó là việc tuyên truyền cho người dân, rà soát toàn bộ cư dân sống dọc vỉa hè, ai kiếm sống bằng vỉa hè để sắp xếp hợp lý hợp tình. 40 điểm bán hàng rong được quy hoạch để người buôn gánh bán bưng vẫn có thể bán hàng kiếm sống. Những gia đình buôn bán trên vỉa hè trước nhà được quy định bán theo giờ, nhưng phải trong vạch đỏ. Mỗi hộ chịu trách nhiệm quản lý vỉa hè trước cửa nhà. Ai sai phạt thật nặng, phạt nghiêm khắc. Rõ ràng, minh bạch, hợp lý, không tác động đến sinh kế nên thói quen lấn chiếm vỉa hè tự nhiên bị triệt tiêu.Mấy năm gần đây, Hội An áp dụng phố đi bộ, vạch sơn vỉa hè ở nhiều khu vực chỉ còn ý nghĩa khi không có lệnh cấm xe. Nhưng việc quản lý vỉa hè của Hội An thì vẫn nguyên vẹn. Chính quyền cũng chẳng bao giờ đi dẹp lấn chiếm vỉa hè như bao nhiêu đô thị khác nữa.Có thể Hội An không giống nhiều nơi khác, nhưng không làm như Hội An thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ dọn dẹp được vỉa hè đô thị. Vỉa hè chỉ gọn gàng, quy củ khi nó được quản lý khoa học và phải hợp cả tình.Nếu chỉ dừng lại ở đuổi bắt, vỉa hè sẽ trở thành một chiến địa diễn ra trò cút bắt dai dẳng, mệt mỏi giữa chính quyền và những người dân vô sinh kế.Đào Phan Anh Tuấn Quan trọng là bộ máy chính quyền qurn lý phải trong sạch trước. không để xảy ra tình trạng ăn tiền lăm ngơ thì không người dân nào dám lấn chiếm vỉa hè nữa. Không phải cán bộ phường, khu phố không quản lý vỉa hè được mà họ lợi dụng vỉa hè để kiếm thêm thu nhập tư việc bao che cho ấn chiếm. Đuổi bắt vỉa hè để giành cho dân đi bộ còn hợp lý. Đuổi bắt vỉa hè mà lại dùng cho thuê, trong khi dân không có chỗ để xe, đi lại vào nhà khó khăn thì đuổi bắt làm gì. VĨA HÈ Ở THÀNH PHỐ LÀ NỒI CƠM CỦA CÁN BỘ, CỦA CƠ QUAN, CỦA CÔNG ĐOÀN, CÒN VĨA HÈ CỦA HỘI AN LÀ NỒI CƠM CỦA NGƯỜI NGHÈ NÊN DỄ SẮP XẾP. Đúng vậy, người cán bộ làm gì mà để dân thấy hợp lí, hợp tình thì dân mới nghe theo, phong trào mới có sức lan tỏa. Dù đôi khi bản thân người dân cũng có phần sai, nhưng phương pháp xử lí không khéo gây cho họ bức bách, ức chế và cảm thấy mình bị yếu thế, thì cuộc chiến còn dai dẳng, dai dẳng.... Đuổi bắt người khác, nhưng nếu người nhà mình thì vẫn được lấn chiếm vỉa hè thì làm sao mà làm dứt điểm được. "Đuổi bắt trên vỉa hè" đối với dân nghe nặng nề quá. Chính quyền cũng từ dân mà ra, cần có biện pháp để "sắp xếp vỉa hè" cho hợp tình hợp lý hơn. Tôi chợt nghĩ tại sao không giao khoán ngay cái vỉa hè trước nhà dân cho chính cái hộ dân đó quản lý? Quy định có ký cam kết với phường, anh được toàn quyền kinh doanh sinh lời trên vỉa hè trước nhà anh, nhưng tuyệt đối không lấn chiếm ranh giới quy định và không cho xe đậu nghênh ngang trước hè, cuối tháng thu 1 triệu /hộ thôi, nếu vi phạm hộ đó sẽ chịu phạt rất nặng, lên tới cả chục triệu. Đảm bảo bác Hải không phải vất vả thế này và vỉa hè lúc nào cũng sạch sẽ thoáng đãng Bài viết rất đạt. Kinh nghiệm ở Hội An có thể là Bài học cho Hà Nội, Tp HCM... Hội An khác TP HCM. Mong sao chính quyền từ trên xuống dưới đồng thuận, chung sức cùng bác Hải. Hy vọng không còn " Đuổi bắt vỉa hè " nữa. Đất nước ta dẹp tham nhũng cũng giống ĐBVHe..... Trước đó, ông Nguyễn Sự là Bí thư Thành ủy Hội An còn ông Đoàn Ngọc Hải chỉ là Phó Chủ tịch UBND Quận 1, quyền hạn của ông Hải rất hạn chế. Vả lại, TP Hội An nhỏ hơn TPHCM thì đâu có thể đem ra so sánh được. Mong rằng tác giả sẽ làm phóng sự về Đà Nẳng, về cách quản lý đô thị tại đây... Cái gì làm có giải pháp và có lợi ích cho dân thì sẽ làm được. Hãy làm vì dân thì nói gì mà dân không nge. Chắc tác giả chưa đến Hội An bao giờ. Vỉa hè nào được dẹp??? tôi thấy đề án giành lại vỉa hè cho người đi bộ có nguy cơ bị phá sản bởi lẽ một mặt chính quyền kiên quyết lấy lại vỉa hè cho người dân mặt khác lại đem vỉa hè đó cho thuê để kinh doanh, tôi cảm thấy hành động này có vẻ hơi ngược đời so với chủ trương của đề án. muốn giải toả thì phải có chỗ đậu xe cho người dân, ko thôi cám xe máy , ô tô vào thành phố đi, khỏi đuổi bắt nữalàm gì phải suy nghĩ lợi ích cho người dân trước, hỏi ý kiến người dânko có dân ko có quan đâu nghe VN làm việc đa số theo kiểu nông dân, tự phát, manh mún, chứ không có quy hoạch, kế hoạch dài hơi gì cả. Bởi vậy mà bao lâu nay, từ giáo dục, giao thông, môi trường,..., hết dự án này tới chủ trương nọ đều chỉ tồn tại thời gian ngắn theo quan điểm từng sếp. Sếp này về hưu hay chuyển công tác thì sếp khác lên thay là thay luôn chủ trương. |