text
stringlengths
23
21.9k
Tùy tiện với phóng xạ Thông tin khiến tôi đặc biệt lo ngại là nguồn phóng xạ được xác định còn tồn tại trong nhà máy vào thời điểm cuối cùng từ cuối 2014. Từ tháng 1/2015, nguồn phóng xạ này không được quản lý. Như vậy, đến nay nó đã bị mất kiểm soát hơn ba tháng.Vật liệu phóng xạ khá “nổi tiếng” về mức độ nguy hiểm và sẽ tạo ra tâm lý hoang mang trong cộng đồng một khi chúng bị “lưu lạc trong dân gian”. Năm 2011, khi xảy ra thảm họa Fukushima I, xuất phát từ trận động đất Tohoku kinh hoàng ở Nhật Bản, tôi đang làm việc ở thành phố Nagoya, nơi cách trung tâm thảm họa khoảng 600 km. Người nhà lúc bấy giờ rất lo lắng cho sức khỏe của tôi dù tôi đã trấn an rằng với khoảng cách đó, sức ảnh hưởng từ thảm họa là rất nhỏ. Như vậy kể cả những người Việt Nam không có nhiều kiến thức chuyên môn như gia đình tôi cũng đều biết và sợ hãi trước tác động của phóng xạ từ các vật liệu hạt nhân.Trong khi đó, điều nghịch lý là những người làm việc trực tiếp hoặc có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng, quản lý các hóa chất nguy hại này lại không ý thức hoặc không tuân thủ một cách đầy đủ các quy định về an toàn lao động. Là người trong nghề, cá nhân tôi cũng từng hồn nhiên mắc sai sót.10 năm trước, khi còn làm việc tại Việt Nam, tôi và các đồng nghiệp khác từng vô tư đổ thẳng hóa chất dùng cho các thí nghiệm vào đường nước thải chung. Tôi chỉ ý thức được những tác hại của việc mình đã làm sau khi rời khỏi Việt Nam, trải qua các khóa đào tạo an toàn bắt buộc ở nước ngoài. Đến nay, đồng nghiệp của tôi chia sẻ, tình trạng này vẫn tồn tại ở nhiều phòng thí nghiệm thuộc các trường đại học, các viện nghiên cứu của Việt Nam. Một số loại hóa chất vẫn được đổ thẳng vào nguồn nước thải chung; nhiều tủ hút hóa chất vẫn hút hơi hóa chất bằng quạt hút gió không qua các bộ lọc và xử lý, thổi thẳng lên trời - nghĩa là không chỉ ô nhiễm đường nước, mà còn gây cả ô nhiễm không khí.Tâm lý sử dụng hóa chất tùy tiện, không tuân thủ các quy định an toàn xảy ra phổ biến, từ những người được đào tạo cao đến công nhân trong các nhà máy. Bạn tôi làm quản lý cho một nhà máy sản xuất của Nhật Bản đóng tại Hải Phòng thường kể rằng ông chủ và các kỹ sư Nhật Bản rất khó chịu với thói tùy tiện của công nhân Việt Nam. Công việc yêu cầu họ tuân thủ các quy trình công nghiệp một cách nghiêm túc và điều này khá dễ dàng, nhưng rất nhiều công nhân thường làm sai, tự động bỏ quy trình vì tâm lý coi thường những điều bình thường nhất, dẫn đến nhiều sai hỏng cho sản xuất.Trở lại với việc mất nguồn Cobalt-60, tôi biết đây không phải là trường hợp thất lạc các vật liệu hạt nhân xảy ra lần đầu tiên ở Việt Nam. Việc nguồn phóng xạ "mất tích” tới vài tháng mà không có một tung tích nào trong hồ sơ bảo quản, xuất nhập của đơn vị sử dụng cho thấy sự cẩu thả của các cá nhân có liên quan. Trong tương lai, nhà máy điện hạt nhân sẽ được xây dựng và vận hành ở nước ta, nếu chỉ một thao thác tùy tiện sai quy tắc, hay vô trách nhiệm như việc bảo quản nguồn phóng xạ ở Bà Rịa - Vũng Tàu nêu trên, hậu quả khủng khiếp chắc không cần mô tả. Có những việc sai có thể sửa chữa, nhưng có những sai lầm không thể sửa chữa nổi.”Mất bò mới lo làm chuồng”, nhưng thà muộn còn hơn không, từ sự cố Cobalt-60, tôi cho rằng các cơ quan quản lý cần ban hành các bộ quy tắc nghiêm ngặt về việc sử dụng, vận chuyển và thải các vật liệu nguy hiểm (phóng xạ, hóa chất nguy hiểm…) nhằm giảm thiểu việc thất thoát. Quy trình này bao gồm nhiều việc như: dán nhãn nguy hiểm rõ ràng để bất kỳ ai cũng hiểu và không động chạm đến vật liệu phóng xạ; tạo hồ sơ, nhật ký theo dõi một cách chặt chẽ việc sử dụng và vận chuyển; xây dựng kho chứa, bảo quản đúng quy cách an toàn...Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Vì vậy, các quy tắc cần bao gồm cả việc đào tạo cho những người liên quan trực tiếp (vận chuyển, sử dụng, bảo quản) hiểu một cách nghiêm túc sự nguy hiểm và tầm quan trọng của việc sử dụng và bảo vệ các vật liệu một cách an toàn. Bên cạnh đó còn là quy định về xử lý trách nhiệm của những người đứng đầu một khi xảy ra sự thất thoát, ô nhiễm từ các vật liệu nguy hiểm.Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi cho rằng, nếu được cảnh báo đầy đủ về sự nguy hiểm của nguồn phóng xạ (đối với bản thân và cộng đồng) một khi nó bị thất lạc, họ sẽ tự động tuân thủ các quy tắc an toàn một cách nghiêm ngặt.Ngô Đức Thế Cơ quan quản lý làm việc như đùa. Cần làm rõ người chịu trách nhiệm. Của chung chứ có phải của riêng ai đâu mà quan tâm! Chứ là của mấy ông ý thì mất cái xe đạp xem =)) Những con người liều nhất thế giới. Lại phê bình, tự phê bình mà rút kinh nghiệm vậy. Bên nước người ta có luật pháp rõ ràng nghiêm ngặt, hở sai là dân chúng người ta kiện. Thực trạng quản lý hóa chất ở VN thật đáng báo động, hóa chất mua công khai vô tư không được các ban ngành quản lý dẫn đến ngày càng nhiều những vụ tạt axit thời gian vừa qua. Quá đau lòng vì chất phóng xạ, tai hại. Anh Thế về nước chưa ạ, anh vẫn tâm huyết với nghề quá, chúc anh và gia đình sức khỏe và hạnh phúc Là người dân còn rất mệt mỏi, huống hồ gì người nước ngoài nếu làm việc chung chứng kiến thói tùy tiện của VN, không chịu tiếp thu ý kiến chắc là chạy mất dép. Cẩu thả, tắt trách, thiếu chuyên nghiệp và không có bất kỳ kiến thức cơ bản nào trong việc sử dụng và bảo quản nguồn phóng xạ.Vì không có kiến thức cơ bản nên chắc họ cũng không có cái gọi là "sự ăn năn, cắn rứt" đâu hén. Tôi không biết ở nước ngoài như thế nào, nhưng phần kinh phí cho các nghiên cứu ở Việt Nam hình như không có khoản nào cho việc xử lý hóa chất hết. Khi còn học các môn thực tập ở bậc đại học và làm công tác nghiên cứu sau này, tôi cũng có nhiều lần thắc mắc vì sao mình lại đổ hóa chất vào đường nước thải sinh hoạt chung, và câu trả lời tôi nhận được từ các thầy cô là: tiền đâu để trường xây dựng hệ thống xử lý hóa chất hả em. Đề nghị rút kinh nghiệm và kiểm điểm lại những người thiếu trách nhiệm kiểm tra. Em nói về sự tùy tiện của một số ít công nhân Việt Nam là có đấy, quản lý người Việt còn khó chịu huống chi là người Nhật có tính kỷ luật rất cao trong công việc Điện hạt nhân là cần thiết, nhưng với tính kỷ luật và nhận thức của người Việt Nam như hiện nay thì không nên. Hậu quả sẽ rất khủng khiếp Cái Này mà Thế Gioi họ biet thì đừng mong họ ghé VN ta du lịch , hop tác lam ăn, nghỉ dưỡng nữa nhé!,
Lời thách đố với trường chuyên Tuy nhiên, nếu không nói đến nguồn gốc của các em thì tôi lại tưởng đây là một trường chuyên kiểu Việt Nam khi nhìn vào thống kê: 95% học sinh ở KIPP tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH), 90% vào đại học và 33% tốt nghiệp đại học. Hãy so sánh với trung bình ở Mỹ khi 83% em tốt nghiệp PTTH, 62% vào đại học và 31% tốt nghiệp đại học.Công thức của những nhà sáng lập nên KIPP vô cùng đơn giản: không có đường tắt nào cho sự thành công ngoài việc phải có những nhà giáo dục xuất sắc; học sinh học chăm và kỷ luật; giáo trình thật tốt, cùng với việc xây dựng một văn hóa liên tục nâng đỡ và động viên các em thành công và sự cam kết hợp tác từ phía cha mẹ.Năm 2011, tôi đến một ngôi trường ở Bangalore, Ấn Độ. Gọi là trường nhưng đó chỉ là một tòa nhà cũ được hiến tặng với hai trăm học sinh ở độ tuổi 6-15. Bố mẹ cùng quẫn đến nỗi chúng không thể đăng ký vào trường công. Cả gia đình ông chủ làm từ thiện đều tham gia quản lý và dạy học tại trường. Bà mẹ là hiệu trưởng. Con dâu và con gái ngoài giờ đi làm thì tranh thủ dạy cho các cháu.Điều làm tôi kinh ngạc là các cháu được hưởng một nền giáo dục tuyệt vời. Chúng nói tiếng Anh hoàn hảo, học giáo trình CBSE nổi tiếng. Phần lớn các cháu đỗ vào những trường trung học và đại học lớn của Ấn Độ học ngành y, kỹ sư, luật sư. Học phí cho một học sinh chỉ có 7 đôla mỗi tháng là một điều không tưởng đối với tôi. Người chủ trường này đã rất sáng tạo khi loại toàn bộ những thứ không thiết yếu, chỉ giữ lại phần quan trọng nhất là nội dung chương trình và những người thầy. Lớp học không có bàn ghế hay điều hòa, không đèn điện. Cửa sổ mở rộng đón sáng, học sinh ngồi thảm, dùng quạt trần, không cần đồng phục và quá nhiều sách vở. Các cháu được học với những giáo viên và chuyên gia rất giỏi tình nguyện dạy trực tiếp hoặc qua bảng thông minh được kết nối Internet. Bài giảng được số hóa rất hay nhằm tăng sự hấp dẫn với trẻ. Qua đó, các cháu được học với chất lượng giáo dục tốt nhất có thể.Tôi tỉnh ngộ ra rằng, xuất phát điểm ban đầu hay thông minh bẩm sinh chưa bao giờ là điều kiện tiên quyết làm nên sự thành công trong việc học hành của một đứa trẻ.Mấy tháng nay, ở Việt Nam, các nhà giáo dục cứ loanh quanh với Bộ Giáo dục và Đào tạo là tại sao không cho chúng tôi được tổ chức tuyển đầu vào, làm thế thì sao mà trường nổi tiếng như của tôi tuyển nổi học sinh, tại sao lại không cho cạnh tranh? Có lẽ những trường trung học cơ sở (THCS) danh tiếng đó đang có một nỗi lo lớn mà không ai dám nói ra, đó là chất lượng và qua đó uy tín của trường sẽ đi xuống nếu không tuyển được học sinh giỏi. Vậy thì trường giỏi là do giáo viên giỏi hay là học sinh giỏi sẵn đây? Tại sao lại phải sợ dạy học sinh chưa giỏi? Các thầy cô giỏi có dám dạy học sinh “xuất phát điểm bình thường”  không hay cứ phải có học sinh giỏi thì cô thầy mới dạy hay? Thực tế tôi thấy, học sinh giỏi bản thân các em đã có năng lực khởi điểm và khả năng tự học cùng với thái độ học rất tốt rồi. Nhiều khi không cần các thầy cô giúp đỡ các em cũng học giỏi. Học sinh giỏi sẽ tạo nên danh tiếng và bảo đảm chất lượng cho nhà trường.Chọn học sinh qua thi tuyển ở các trường công cấp THCS theo tôi hoàn toàn đi ngược lại với tôn chỉ về sự công bằng xã hội, đặc biệt là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Người dân đóng thuế có quyền như nhau trong việc cho con họ được một cơ hội tiếp cận chương trình giáo dục công lập chất lượng cao, được những người giỏi nhất dạy dỗ. Con cái họ có thể không có xuất phát điểm tốt hơn các học sinh có lợi thế thông minh ban đầu hay được luyện thi trước, nhưng tôi dám chắc rằng, với thầy cô giỏi, các cháu “xuất phát điểm bình thường” có thể đi rất xa, không thua gì những bạn đã có “xuất phát điểm lợi thế hơn”.Vì vậy, tôi xin đố những trường THCS nổi tiếng, đặc biệt là trường công, như HN-Amsterdam (Hà Nội), Giảng Võ (HN), Trần Đại Nghĩa (TP HCM), và cả các trường tư như Lương Thế Vinh, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Siêu (ở HN) dám nhận những em học sinh có khởi điểm “bình thường” và biến các em thành những “học sinh giỏi”. Khi làm được thế các trường mới xứng đáng với danh hiệu trường giỏi và nổi tiếng đáng tự hào, còn nếu không, các trường ấy chỉ là nơi tập trung tinh hoa bình thường thôi.Nếu các trường không biết làm thế nào để nhận một số lượng nhỏ trong số hàng nghìn đơn nộp học, theo tôi có nhiều cách rất công bằng mà không phải thi. Quay xổ số chọn học sinh là một trong những hình thức công bằng nhất. Mỗi hồ sơ đăng ký được cấp một số báo danh, sau đó quay xổ số các số báo danh để lựa chọn ra một số lượng người trúng tuyển nhất định. Việc quay số sẽ được kiểm soát bởi một tổ chức độc lập, có uy tín. Những em học sinh không có lợi thế ban đầu về học vấn, tài chính, quan hệ xã hội cũng có cơ hội ngang với các bạn lợi thế hơn mình. Việc lựa chọn ngẫu nhiên này sẽ giảm đáng kể cái gọi là “kỳ thị xã hội” (social stigma) đối với những em không vượt qua được kỳ thi; và “áp lực thành công” quá sớm đối với những em được tuyển vào các trường danh tiếng.Hình thức này triển khai cực kỳ đơn giản mà cũng không hề tốn kém. Bao nhiêu triệu người đăng ký, máy tính cũng có thể xử lý được. Một phần đơn xin nhập cư vào Mỹ và đơn vào rất nhiều trường phổ thông công lập nổi tiếng ở Mỹ và Anh Quốc, trong đó có hệ thống trường KIPP nói trên, cũng được làm theo hình thức quay xổ số này.Nền tảng đầu tiên của một nền giáo dục công tiên tiến và một xã hội văn minh là sự công bằng. Vậy thì hãy công bằng ngay từ khâu nhận học sinh, để những em học sinh “xuất phát điểm bình thường” có cơ hội được đào tạo bởi những người giỏi nhất và có cơ hội thành công từ đó. Giáo dục công chất lượng cao không thể chỉ dành riêng cho giới tinh hoa hay những người có “lợi thế ban đầu”.Nguyễn Quốc Toàn Tôi cũng là cựu học sinh trường Chuyên. Khi học đại học tôi mới nhận ra rằng bao nhiêu năm phổ thông mình chỉ học như cái máy, bị nhồi nhét các kiến thức hàn lâm cao siêu để phục vụ cho mục đích thi đấu. Trẻ em cần được phát triển đầy đủ Trí tuệ, thể lực, mỹ quan. Nên xóa bỏ các trường " điểm", xóa bỏ việc xét thành tích thi đua của giáo viên, trường. Thay vào đó, hãy xây dựn g chương trình hướng tới mục đích dạy cho tất cả trẻ em dù thông minh hay kém thông minh, dù con nhà giàu hay nghèo được hưởng một nền tảng giáo dục có chất lượng với những người giáo viên giàu tâm huyết Bài viết theo mình có góc nhìn rất khác từ trước tới nay, có thể nói là hay, nhưng nếu nhìn ở góc khác nữa, chúng ta sẽ thấy, người giỏi không hẳn có xuất phát điểm giỏi, nếu một học sinh cố gắng học từ lớp 1-9 chỉ để vào được một Trường THPT như ý muốn, thì lúc này việc tổ chức một kỳ thi là cực kỳ công bằng, vì các em đã cố gắng chứ không phải cơ hội từ trên trời rơi xuống, và có một điều nữa là không phải ai có xuất phát điểm không tốt được giáo dục tốt đều sẽ thành công và ngược lại, cách của bạn đưa ra vô hình chung bác bỏ sự cố gắng, kiên trì và mục đích học tập của nhiều em. Mình nghĩ cách của bạn áp dụng cho lớp 1 sẽ đúng hơn, vì khi ấy mới là xuất phát điểm tương đối. Like cho bài viết một tỷ phát. Giời ạ, sao mà một việc cỏn con thế mà người ta vẫn chưa làm được nhỉ? Cảm ơn anh Toàn, một ý kiến xác đáng. Tôi cũng đã từng nghĩ như vậy, các trường cấp 2, 3 có danh tiếng bởi vì đầu vào của các trường đã chọn những em có tư chất, học hành tốt. Vì vậy để thành trường giỏi đâu có khó. Câu trả lời là trường giỏi do trò! "Vậy thì trường giỏi là do giáo viên giỏi hay là học sinh giỏi sẵn đây?". Một trong hai là đã tốt rồi, được cả hai thì càng tốt hơn nữa. Nếu thật sự tất cả những nhà sư phạm có tâm thì cha mẹ không phải nhọc lòng chọn chỗ học cho con, cứ cho con học trường gần nhà là tiện lợi nhất. Công bằng xã hội là gì? Anh lao động nhiều, cần cù siêng năng thì được hưởng thành quả tốt hơn người lười hơn anh. Đánh giá họ sinh để tuyển vào trường có điều kiện tốt, để học sinh đó phát huy tối đa khả năng của mình cũng là công bằng với các em, những em đã học hành chăm chỉ nhiều hơn thì phải được hưởng thành quả của các em chứ, sao lại cào bằng, đưa các em vào phận may rủi là quay xổ số? Khi chọn số ít cá thể từ nhóm nhiều cá thể tương đồng ta mới làm trò đen đỏ như vậy, đã là con người ai cũng hướng tới sự hoàn thiện hơn, tại sao cào bằng như nhau? Muốn công bằng thì GD ta nên xóa căn bệnh thành tích, tránh gian lận trong thi cử, tuyển sinh, bộ đề thi các cấp bậc học phổ thông (từ lớp 6 trở lên) nên chăng được số hóa hết và áp dụng cho mọi đối tượng là công dân Việt. Ai muốn tốt nghiệp lớp nào sẽ đăng ký và đóng lệ phí thi vào làm thi đề của lớp đó, giống như các kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Khi đó mọi công dân VN đều có cơ hội thi như nhau, đều có chung một đề thi theo cấp bậc mong muốn? Thi xong cấp chứng chỉ công nhận số điểm đạt được. Còn các trường tuyển sinh dựa vào số điểm đó mà tuyển, đó mới là công bằng Đọc bài này tôi thấy có một luồng điện chạy dọc xương sống! Nó chuẩn lắm! Cảm ơn tác giả! Tôi có cậu con trai cực ngoan, rất thông minh, học Ams cấp 3, học giỏi toàn diện. Cái điều mà tôi lo lắng cách đây 3 năm đã thành hiện thực – “ngoan+thông minh+trường chuyên” sẽ có sức phá hoại rất lớn đến sự phát triển toàn diện của một HS. Cái phá này là cái phá ngầm, rất khó nhận ra! Cần nói rõ là cách giáo dục của ta hiện nay (theo tôi) thực sự không ổn. Nếu mải chạy theo nó sẽ rất nguy hiểm. Cái nguy hiểm không phải là biến một đứa trẻ ngoan thành một đứa trẻ hư, một đứa trẻ thông minh thành ngu dốt mà là làm ngăn cản sự vươn lên mạnh mẽ của chúng - một khả năng mà bất kỳ ai cũng sẵn có. Bởi vậy nó làm cho chúng ta rất khó nhận ra được sự bất ổn thực sự ở bên trong. Thường thì cứ thấy con mình học giỏi, đỗ trường này trường nọ là hài lòng nhưng không biết rằng nó đang bị ngăn cản sự phát triển bởi một cách giáo dục chạy thành tích và thiên về hình thức. Không nên so sánh đứa trẻ này với đứa trẻ khác, mà phải so sánh với chính nó. Đây là điều cốt yếu để xem xét chúng ta cần thay đổi thế nào. Mỗi người khác nhau có một tư duy khác nhau. Mong là các nhà hoạch định chiến lược biết lắng nghe để có được sự chuyển biến tốt – điều mà cá nhân tôi cũng tin là VN sẽ làm được. Bài viết rất hay nhưng còn thiếu. Đó là thông qua tuyển sinh sẽ thu được rất nhiều tiền, tiền thi tuyển và ...sau khi tuyển. Một bộ phận tinh hoa được tuyển và một bộ phận quan hệ và lắm tiền cũng được tuyển. Chuyện thường ngày ở huyện !!! Bài viết hay quá, tôi ủng hộ cách suy nghĩ của bạn! Một bài viết hay và ý nghĩa mong rằng đây là một chủ trương tốt sẽ thành công và không bị biến tướng Phải làm sao cho các trường công danh tiếng đúng là "Trường giỏi" chứ không phải "Trường tập trung những em đã đang và sẽ học giỏi". Tôi không đồng ý với ý kiến của tác giả. Tôi cũng đi từ châu âu sang châu mỹ và kết quả ở mỹ như bạn nói chỉ là những con số được làm đẹp. Nếu bạn thực sự sống và làm việc trong môi trường giáo dục như tôi thì mới hiểu vì sao phải tiếp tục duy trì trường chuyên. Tôi đã từng là giảng viên tại 4 đại học ở Paris nên hiểu rất rõ trình độ học sinh ở các nước phát triển. Chịu học, chịu hiểu và chịu tìm hiểu áp dụng : 1/1000. Cái tốt thì khó phát tán nhưng thói xấu thì lan nhanh kinh khủng, không ít học sinh khá bị làm phiền và tiêm nhiễm bởi học sinh kém. Xã hội việt nam cần tiếp tục phát triển trường chuyên để đào tạo các nhân tố hạt nhân thúc đẩy sự phát triển về sau. Một vị tướng giỏi vẫn đáng giá hơn ngàn binh ô hợp. Đúng. Học sinh trường giỏi, nổi tiếng chỉ là cái mác mà thôi. Còn thực chất đều bình thường Các nước tiên tiến như Úc vẫn có trường chọn (trường chuyên theo nghĩa của ta). Bạn đã hiểu nhầm mục đích các trường chọn - nó không phải là để biến học sinh không có tư chất thành học sinh giỏi. Mục đích là để tạo điều kiện tốt nhất cho các học sinh có tư chất phát triển hết khả năng và đam mê của mình đặc biệt trong lĩnh vực KH tự nhiên, văn học, nghệ thuật. Điều đó luôn cần. Điều này không có nghĩa là còn rất nhiều học sinh giỏi và thành công trong những lĩnh vưc khác nhau không học trường chuyên. Và xã hội ta hiện nay gắn liền chữ Thành công với kinh doanh là chính, nên đánh giá kết quả trường chuyên cũng không được chính xác. Việc trường chọn ở VN đã đi đúng hướng hay chưa là vấn đề khác hoàn toàn. Cách nhìn của tác giả không mới và chắc chắn không trong ngành giáo dục. Theo tôi biết Đại học Harvard ( Harvard University) họ tuyển đầu vào khá cao và nêu theo tác giả thì Harvard .... cũng bình thường. Nhưng không phải ai cũng được chọn làm giảng viên của harvard. Cần phân biệt trường chuyên (tài năng) với phổ thông (đại chúng). Một tài năng cần có môi trường tốt và có định hướng một cách có hệ thống. Đánh giá vấn đề cần có mẫu thử (thông kê đủ lớn) mới Kết luận được.
Bán dưa ở Bộ Chưa có con số thống kê chính thức nhưng lượng hàng bán được cũng lên tới cả trăm tấn, giúp người nông dân giảm bớt thua lỗ.Theo tôi, đây là một việc làm tích cực thể hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng, chia sẻ khó khăn với người nông dân. Tuy nhiên, không ít người lấy làm ngạc nhiên khi ngay trong trụ sở của Bộ Công Thương ngày 9/4 cũng tổ chức bày bán dưa hấu, tạo nên một khung cảnh khá khác thường ở không gian của một cơ quan quản lý ngành.Tôi ủng hộ các tổ chức, cá nhân giúp đỡ những người nông dân ở các vùng trồng dưa hấu, các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu với những hành động thiết thực, không vụ lợi. Các cán bộ của Bộ có hành động tốt, xuất phát từ trách nhiệm xã hội nhưng trụ sở của một cơ quan quản lý đầu ngành về xuất nhập khẩu không phải là địa điểm phù hợp cho việc làm thiện nguyện đó.Bộ Công Thương là cơ quan có trách nhiệm về xúc tiến thương mại, tìm đầu ra, cho xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa chứ không phải là nơi để trực tiếp vận động bán lẻ.Năm ngoái, do năng suất, sản lượng vải thiều các tỉnh như Bắc Giang, Hưng Yên… gia tăng mạnh, việc xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc khó khăn, đã có những cuộc vận động giúp bà con nông dân tiêu thụ. Tôi nhớ, thời điểm đó, Bộ Công Thương đã làm những việc rất hiệu quả: Tổ chức các cuộc hội thảo bàn về tiêu thụ vải, xúc tiến xuất khẩu ra thị trường bên ngoài và cùng với các đơn vị như Sở Công Thương TP HCM đưa vải thiều, tiêu thụ tại các tỉnh phía Nam. Nhờ đó, năm 2014, việc tiêu thụ vải thiều của nông dân cơ bản đạt kết quả tốt, giá bán cao.Dưa hấu khác với vải thiều vì khó bảo quản, và đúng là không thể chờ hội thảo để "bàn tiêu thụ", nhưng điều người nông dân cần ở các "cơ quan nhà nước" chắc chắn không phải là việc mua và bán sản phẩm của họ ngay tại nơi mà trách nhiệm chính là đưa ra cơ chế xuất khẩu, đảm bảo lợi ích cho người dân.Tôi tin, nếu tập trung nhân lực, Bộ Công Thương sẽ có giải pháp tìm ra những kênh giúp người dân tiêu thụ ở quy mô lớn. Và điều quan trọng hơn mà người dân, doanh nghiệp mong chờ là các giải pháp xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh việc bị lệ thuộc, chi phối bởi thị trường Trung Quốc như hiện nay.Hy vọng sẽ không còn những mùa thu hoạch ngổn ngang hàng đổ bỏ chỉ vì nông dân quá được mùa.Mạnh Quân Một bài báo rất tuyệt. Hãy cho nông dân cái cần câu chứ không cho họ con cá. Hôm nay là dưa hấu vậy mai có thể là vải thiều, ngày mốt, ngày kia... Cần một tầm nhìn xa hơn để nông dân Việt Nam đỡ khổ. Để đạt được dến viễn cảnh không còn hàng phải đỏ bỏ ngổn ngang thì có rất nhiều việc cần làm, mà cụ thể là cần chuẩn bị trước như quy hoạch vùng nuôi trồng với số lượng tiêu thụ phù hợp, xây dựng các nhà máy chế biến, bảo quản nông sản tương ứng, ngiên cứu cách thức bảo quản sản phẩm tốt hơn ... Những việc này thì chúng ta đã thất bại từ khâu chuẩn bị, năm nào cũng nhìn thấy trước việc này sẽ xảy ra, nhưng lại chưa có hành động dể khắc phục dần. Và Bộ công thương cũng chỉ có thể góp phần giảm thiểu chứ không thay đổi được việc này. Cần nhiều hơn sự phối hợ từ bộ khoa học và công nghệ, từ các tổ chức, cá nhân có tâm huyết với vấn đề này. Cái hiệu ứng sau bán dưa ở Bộ - là cái đã đạt được. Không phải cứ muốn là làm, cứ làm là được là thành công. .Chí ít cũng thể hiện được tấm lòng của người tổ chức (như một sự kiện) - như một thông điệp XH. Nghe đài nói: Nông dân không bán được lúa gạo vì giá thấp, nhưng mình thấy gạo ở chợ, siêu thị giá không đổi.Giá hành tím xuống thấp: tại chợ vẫn mua 20.000đ/kg. bình ổn.Dưa chất đống 30km sát biên: ở chợ giá vẫn là 15-17.000đ/kg.Đồng ý rằng công tác bình ổn giá như thế là rất tốt. Nhưng mình nghĩ nên có biện pháp sao đó để kích cầu người tiêu dùng nhất là khi hàng xuống giá. Nói thật nếu gạo/ thóc đem bán giảm giá sẽ có nhiều người mua về dự trữ. Dưa hấu hạ giá đi sẽ có nhiều người mua về làm sinh tố,... Ít nhất họ đã đứng lên hô hào được "tình người" lá lành đùm lá rách khi giúp đỡ người hoạn nạn. Nên chăng bộ Công thương, bộ Nông nghiệp, hội Nông dân Việt Nam tìm cách mở một chợ bán dưa vào sâu nội địa trung quốc thay vì bán ở biên giới như hiện nay, biết đâu sẽ bán được nhiề vì thị trường Trung Quốc rộng lắm, nhiều người lắm. Thế nên mới gọi là tư duy tiểu nông bác ạ. Riết rồi Bộ sẽ giống như siêu thị ! Tôi tin, nếu tập trung nhân lực, Bộ Công Thương sẽ có giải pháp tìm ra những kênh giúp người dân tiêu thụ ở quy mô lớn. Và điều quan trọng hơn mà người dân, doanh nghiệp mong chờ là các giải pháp xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu, để tránh việc bị lệ thuộc, chi phối bởi thị trường Trung Quốc như hiện nay. Mất mùa thì khổ mà được mùa cũng khổ. Thời kỳ bao cấp hệ thống thương nghiệp làm rất có hiệu quả việc phân phối lưu thông hàng hóa khắp mọi vùng trong cả nước nên sự tồn đọng hàng hóa được giải quyết kịp thời, nên chăng Bộ Công Thương cần quay lại xây dựng mô hình này. Những việc như thế này tôi thấy sinh viên ở Tp HCM hay vài nơi khác cũng đã làm vài năm nay, thật là ý nghĩa vô cùng. Nhưng thiết nghĩ tầm như BCT mà chỉ giúp nông dân kiểu này, không có 1 kế hoạch 1 chiến lược dài hơi để nông sản làm ra được tiêu thụ kịp thời không bị ép giá thì hơi buồn Đây là một động thái rất tích cực của Bộ Công thương, vừa bán vừa tiếp thị, quảng bá dưa hấu giúp nông dân, một hình thức quảng cáo không tốn kém mà hiệu quả vô cùng cao. Còn những việc bạn nói Bộ công thương cần làm thì Bộ đã làm , đang làm và sẽ làm cho tất cả các sản phẩm của Việt nam chứ không riêng dưa hấu . Một việc làm hay nhưng mà bộ là cơ quan đầu não để quy hoạch chứ không phải là nơi để làm từ thiện. Lỗi của ai khi không có chính sách quy hoạch. Mang cà chua, nhãn, vải thiều, bưởi, chôm chôm, cá, tôm, gà, lợn....v...v...lên Bộ Công Thương nhờ bán dùm bà con ơi !!!
Con bò chui lọt lỗ kim Đấy là lần đầu tiên tôi đến nơi rừng dương địa đầu Tổ quốc này. Qua những gì được đọc và nghe về Móng Cái, tôi tưởng tượng đây là một nơi giao thương sầm uất, do tiếp giáp với Trung Quốc. Nhưng tôi đã nhầm.Thành phố Móng Cái khá thanh bình, hệt như nhiều đô thị tỉnh lẻ khác trên cả nước. Ngay cả khu vực cửa khẩu cũng không hề tấp nập người qua kẻ lại. Sông Ka Long thay vì cảnh thuyền, bè san sát như được mô tả trước đây, lại khá vắng lặng. Chợ Móng Cái cũng không có mấy người mua hàng. Còn một trung tâm thương mại rất lớn trên Quảng trường Hòa Bình thì đóng cửa, bên ngoài đang treo biển cho thuê gian hàng.Tóm lại, mọi thứ tôi thấy khác xa những gì tôi vẫn hình dung về Móng Cái như một cửa khẩu nhộn nhịp bậc nhất trong cả nước. Đem thắc mắc hỏi một anh bạn đã công tác ở đây một thời gian dài. Anh nói rằng những gì tôi biết về Móng Cái không hề sai. Nhưng đó là câu chuyện trước đây. Anh kể, khi ấy Móng Cái sôi động chẳng kém gì Hà Nội. Thậm chí, người ta có thể chạy qua sông Ka Long bằng cách nhảy từ thuyền này sang thuyền khác, do mật độ thuyền buôn quá dày đặc. Móng Cái trầm lắng như hiện nay là do chiến dịch chống hàng lậu. Anh bạn tôi nói, kể từ sau khi có chỉ đạo mạnh của Trung ương, dân buôn lậu gần như không còn đất làm ăn ở vùng này. Không chỉ khó đánh hàng về đất Móng Cái, ngay cả việc đưa hàng vào sâu trong nội địa cũng là bất khả thi. Bởi dọc đường đi có rất nhiều chốt kiểm tra của các lực lượng chức năng.Trên đường từ Móng Cái về Hà Nội chính xe của chúng tôi (tuy chỉ là xe 4 chỗ) cũng bị kiểm tra xem có chở hàng lậu hay không. Tôi thấy tất cả các xe khi đi qua chốt ở thời điểm đó đều bị dừng lại để kiểm tra kỹ càng, không có bất kỳ ngoại lệ nào. Tận mắt chứng kiến cảnh này ban đầu tôi cảm thấy khá vui. Vì với sự kiểm soát gắt gao như vậy, nạn buôn lậu tại Móng Cái có vẻ đã được giải quyết. Mà ai cũng biết buôn lậu tràn lan chính là một trong những nguyên nhân khiến hàng nội không thể cạnh tranh và tìm được chỗ đứng.Rõ ràng việc ngăn chặn buôn lậu không phải là bất khả thi. Nếu quyết tâm, làm việc bài bản và chặt chẽ thì tình trạng ấy có thể được hạn chế đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, vấn nạn buôn lậu lại tồn tại nhức nhối, gần như công khai ở Móng Cái trong một thời gian dài, bất chấp trên thực tế địa phương luôn có đầy đủ ban bệ. Chỉ đến giai đoạn vừa qua với sự quyết liệt từ Trung ương thì tình hình mới thay đổi. Theo tôi, buôn lậu ở Móng Cái chẳng khác nào chuyện con bò chui lọt lỗ kim - một tình trạng khiến cho mối lợi bất hợp pháp chảy vào túi một số ít cá nhân, đồng thời để lại nhiều hệ lụy cho xã hội, chứ không đóng góp gì cho ngân sách nhà nước hay cộng đồng.Vấn đề là chuyện những con bò chui lọt lỗ kim lại không chỉ xảy ra tại Móng Cái. Còn rất nhiều câu chuyện và ví dụ tương tự như thế ở khắp Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là phải chăng chuyện gì cũng cần xuất phát từ một chiến dịch, có Trung ương vào cuộc, có chỉ đạo sát sao thì mới được thực thi nghiêm túc, hiệu quả?Tôi cho rằng đây là một tình trạng nguy hiểm. Xã hội chỉ có thể tiến lên, nếu con người luôn thực thi chức trách của mình một cách cao nhất trong mọi hoàn cảnh. Bởi rõ ràng, chuyện chỉ làm tốt khi có cấp trên đôn đốc, khi có cao điểm là cách làm việc mang tính chất đối phó và không có tính bền vững. Tôi không dám chắc sau khi đợt cao điểm đấu tranh phòng chống buôn lậu kết thúc, lần tới tôi trở lại Móng Cái, “sự thanh bình” liệu có còn tiếp diễn, hay tình trạng buôn lậu phức tạp lại tái phát?Tôi vẫn hy vọng vào khả năng đầu tiên. Đơn giản bởi, nếu nhà chức trách địa phương thực sự quyết tâm, thực sự muốn phòng chống, tôi tin chắc chắn họ sẽ nhìn thấy và có giải pháp với những con bò lọt lỗ kim, mà chẳng cần Trung ương vào cuộc.Phan Tất Đức Có "ông" chống tệ nạn nào là sống bằng tệ nạn đó? Nói thực lòng là hàng "xách tay" quá nhiều và phong phú, ví dụ mà khoá hết đường lậu thì chỉ có về thời tiền sử thôi, và tất nhiên là nhiều ng, nhiều "công chức" chết đói. Tin rằng hết phong trào lại gặp đồng chí "Vũ như cẩn", sợ không phải con bò, mà là con voi chui lọt lỗ kim. Xưa nay người việt luôn có tính làm theo phong trào, chiến dịch và đều phải có chỉ đạo của cấp trên, ngẫm thấy quá đúng! Để xảy ra buôn lậu thì chính quyền địa phương phải bị xử lý nghiêm khắc. Nếu mọi người chịu khó suy nghĩ kỹ một tí thì thấy hàng buôn lậu trước đây và ngày nay hoàn toàn khác nhau một trời một vực về số lượng và phương thức lưu thông. Do đó chuyện con bò chui lọt lỗ kim là sự thật. Đất nước nào càng hăng hái chống "hàng lậu" thì là do đất nước đó càng bảo hộ nhiều, thuế quan càng cao. Càng chống "hàng lậu" tức là càng góp phần làm trì trệ nền kinh tế do các doanh nghiệp trong nước không phải cạnh tranh với nước ngoài thì càng không chịu đổi mới, giá hàng hóa càng cao, người tiêu dùng càng phải chịu thiệt thôi Rất hay! Cám ơn tác giả Phan Tất Đức Những gì chúng ta nhìn thấy và có những thứ chúng ta chẳng bao giờ nhìn thấy. Hàng lậu hàng nhái tràn ngập thị trường không hiểu họ mang vào VN bằng cách nào nếu không được bảo kê. Bắt có bắt, phạt đã phạt nhưng buôn lậu vẫn sống chung với chúng ta từng ngày. Vẫn thấy nhan nhãn trước mắt cảnh buôn lậu với các mặt hàng buôn lậu.. Ở cửa khẩu gần chỗ mình, có một trạm cân, xe nào không đi qua nó thì chắc chắn bị chặn lại dù không chở hàng phi pháp. Còn xe nào đi qua, chở hàng gì cũng được, quá khổ quá tải đều được tuốt.......... Nói đúng ra bọn buôn lâu tay to là ai, sau lưng bọ chúng là ai mà đánh hàng bằng cả đoàn ô tô nghênh ngang rầm rộ. Tôi đã tận mắt chứng kiến cùng mấy người ân buôn nghèo qua Đông Hưng Trung Quốc mua mấy chục cái cốc nhựa còn bị hải quan lấy dao rạch rồi vất xuống sông Ka Long, khóc như mưa. Con kiến sẽ chui qua củ khoai! Ở đây không phải tại buôn lậu mà là tại bảo kê, khi hết bảo kê thì sẽ không còn buôn lậu. Nói thế nhưng khó lắm, nhiều việc nghe nói nơi nào để xảy ra thì thủ trưởng nơi đó phải chịu trách nhiệm, nhưng có mấy ai bị chịu trách nhiệm gì đâu? Hết phong trào bạn sẽ nhảy thuyền sang sông. Tôi nghe người già làng tôi nói: Thời Pháp tàu hỏa đi qua làng nào bị ném đá Lý trưởng làng đó nguy. Lỗi chăng là hệ thống quản lý từ trên xuống từ dưới lên hỏng có lẽ vì tiền. Không quản lý được xã hội do tham nhũng, nếu có tiền thì voi chứ Boing, Aibus đi qua vô tư ở đất nước này.
Định kiến với nghề y Trong sự nghiệp chỉ cần gặp một sai lầm là bạn đã có thể phải trả giá đắt, trong khi tôi vốn không phải là người cẩn thận, kỹ tính. Bây giờ, sau khi chứng kiến những gì đang xảy ra xung quanh, tôi càng cho rằng mình đã lựa chọn đúng.Mới đây, tôi đọc được câu chuyện về nỗi trăn trở của một bác sĩ chuyên khoa I ở huyện Hồ Lăk, tỉnh Đăk Lăk, liên quan đến khoản phụ cấp dành cho bác sĩ làm việc ở những xã đặc biệt khó khăn bị cắt bớt 200.000 đồng.Câu chuyện khiến tôi ngạc nhiên, dù tôi nắm khá rõ chế độ đãi ngộ dành cho các y bác sĩ. Theo Quyết định năm 2011, thì một ca trực 24h của một bác sĩ ở bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt chỉ được 115.000 đồng mỗi phiên. Con số này giảm dần qua các tuyến chuyên môn, và ở tuyến thấp nhất là trạm y tế xã chỉ còn 25.000đ. Còn về mổ xẻ thì bác sĩ mổ chính nhận được thù lao 280.000đ cho một ca phẫu thuật thuộc loại đặc biệt, có thể kéo dài hàng chục giờ đồng hồ, căng thẳng tột độ. Với những loại phẫu thuật ít phức tạp hơn, số tiền này cũng ít đi, với mức tối thiểu chỉ còn 50.000đ cho bác sĩ.Tương tự, một cán bộ y tế khi tham gia chống dịch bệnh cũng chỉ nhận được tối đa 150.000đ mỗi ngày. Nhưng mức này chỉ dành cho những bệnh dịch thuộc loại rất nguy hiểm, như thảm họa Ebola, SARS.Mức phụ cấp như vậy đã là cao đáng kể (gần gấp ba lần) so với chế độ mà các cán bộ y tế nhận được theo Quyết định năm 2003. Điều đó nghĩa là mức đãi ngộ dành cho các bác sĩ của chúng ta chưa bao giờ cao. Vì vậy, tôi ngạc nhiên khi biết người ta lại còn tính đến chuyện cắt giảm.Thế nhưng, nhiều người thường nhìn vào một số trường hợp cá biệt của những bác sĩ tiếng tăm ở các thành phố lớn để quy nạp cho toàn bộ ngành Y, mà quên đi cuộc sống của số đông là rất khó khăn, giống như anh bác sĩ ở Hồ Lăk kia.Không chỉ nhận mức lương, phụ cấp vừa phải, đội ngũ nhân viên y tế của Việt Nam còn làm việc trong điều kiện rất thiệt thòi. Nếu ai đã đến bệnh viện ở các nước phát triển sẽ thấy số bệnh nhân mà một bác sĩ Việt Nam phải khám chữa hàng ngày là vượt xa đồng nghiệp. Khi đến một bệnh viện ở nước ngoài, tôi từng trộm nghĩ, nếu các bác sĩ của chúng ta không bị quá tải; mỗi ngày họ chỉ phải thăm khám vài ba trường hợp như ở đây thì chắc họ cũng sẽ chậm rãi, tỉ mỉ, nói cười vui vẻ không khác gì những đồng nghiệp kia, chứ chưa cần nói đến việc được nhận mức lương thuộc hàng cao nhất xã hội như ở nước khác. Theo kết quả cuộc điều tra thu nhập lao động và giờ làm năm 2012 của Australia thì thu nhập của một bác sĩ không có chức danh quản lý là 2862,3 AUD mỗi tuần, trong khi thu nhập bình quân tính chung mọi ngành nghề của Australia chỉ là 1471,7 AUD với nam và 1226,4 AUD với nữ. Còn thời gian làm việc của các bác sĩ Australia chỉ trung bình từ 42 đến 45 giờ mỗi tuần, ít hơn hẳn đội ngũ y bác sĩ Việt Nam.Y tế Việt Nam đang tồn tại rất nhiều nghịch lý không dễ tháo gỡ trong ngày một ngày hai, và cũng không phải chỉ ngành Y mà giải quyết được. Cả xã hội chỉ trích tình trạng quá tải và lộn xộn trong bệnh viện. Nhưng làm sao có thể giảm tải được ở tuyến trung ương khi mà chúng ta có thói quen đi thẳng lên tuyến cao nhất? Tuần vừa rồi trong chuyến xe từ Hải Dương đi Hà Nội, tôi gặp một gia đình đưa thẳng con gái 8 tháng tuổi lên Viện Nhi Trung ương khám vì... cháu hay khóc đêm, dù trước đó họ chưa cho cháu đi khám ở bất kỳ cơ sở y tế nào tại địa phương.Chúng ta còn có tật xấu là vào bệnh viện sẽ bằng mọi cách để được khám sớm nhất. Nếu không được đáp ứng, họ sẽ cho là có tiêu cực và nổi nóng, dẫn đến cả tình trạng đuổi đánh cán bộ y tế. Trong khi đó, ở nhiều nước, trừ trường hợp cấp cứu, còn lại người bệnh phải đi đúng tuyến. Cụ thể ở Australia, trước khi đến bệnh viện bạn phải đặt lịch khám với một General Practitioner nào đó (phòng khám của bác sĩ đa khoa). Sau đó, nếu General Practitioner không giải quyết được, họ mới viết giấy cho bạn đến bệnh viện. Ngay cả khi đến bệnh viện, bạn cũng có thể phải chờ rất lâu do họ ưu tiên bệnh nhân theo mức độ nguy cấp.Như nhiều lĩnh vực khác, ngành y tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập để bạn có thể chỉ trích. Nhưng khác với một số lĩnh vực, trong y khoa, có một tỷ lệ nhất định những sự cố là không thể tránh khỏi. Số liệu sau có thể giúp bạn tham khảo. Theo báo cáo Viện Y khoa Mỹ (Institute of Medicine) đưa ra năm 2000, hàng năm những sai sót y tế của Mỹ gây ra từ 44.000 cho đến 98.000 ca tử vong lẽ ra có thể phòng tránh được, ngoài ra đấy cũng là nguyên nhân gây ra một triệu trường hợp chấn thương. Còn ở Việt Nam bất kỳ tai biến nào cũng có thể trở thành sự kiện chấn động, bị cả xã hội lên án.Các bác sĩ và ngành Y nước ta đang bị đánh giá một cách thiếu công bằng, xuất phát từ sự thiếu thông tin, thiếu cái nhìn đa chiều từ dân chúng. Tôi vẫn tin rằng những cán bộ y tế, như anh bác sĩ ở Hồ Lăk kia sẽ còn sẵn sàng dấn thân, xông pha hơn nữa, kể cả khi có bị cắt nốt phần phụ cấp còn lại, nếu họ nhận được cái nhìn cảm thông chia sẻ hơn.Phan Tất Đức Cảm ơn anh Phan Tất Đức đã nói hộ cho người của ngành y.Hôm nay 27/02/2015, một ngày như mọi ngày, bệnh vẫn đông, đa phần bệnh thông thường nhưng họ đều lo lắng đến mức căng thẳng. Sáng nay bỗng thèm một tiếng hỏi han, thèm được nghỉ chút bên ly cà phê, có ai cho tôi một bó hoa hay một cành hoa cũng được ...Đâu rồi những "cựu bệnh nhân", những người trước đây từng sinh ra ở bệnh viện này đâu hết cả rồi, tôi muốn gặp gỡ, có ai nhớ chút gì không ?. Tự nhiên thấy tủi thân ! tính ra tôi ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà, riết rồi cũng quen, đồng nghiệp và bệnh nhân như người nhà rồi, không gặp buồn lắm !.Có ai quát tháo ngoài kia, cũng thường thôi, quen rồi, phải quay lại với thực tại và tiếp tục căng đầu ra, tay cũng phải nhanh nhạy lên, rồi cũng đến lúc xã hội phát triển, người dân khá giả lên và ngành y bớt nhọc nhằn hơn. Trước hết xin cám ơn bạn đã có sự nhìn nhận về nghề y khác với rất nhiều người, vì bạn có sự quan sát thấu đáo. Làm BS thật buồn vì "ở Việt Nam bất kỳ tai biến nào cũng có thể trở thành sự kiện chấn động, bị cả xã hội lên án", càng buồn hơn hôm nay 27/2 lướt qua một loạt các trang báo chẳng có ai biết về ngày này, họ chỉ mong có tai biến để câu khách, mong xã hội có nhiều người hiểu và thông cảm về ngành y như bạn. Một bài viết công minh thế này thì rất ít người chia sẽ, nhưng chỉ cần một bài nào nói đến sai sót hay tiêu cực của đội ngũ y bác sĩ thì lại có hàng trăm ngàn người vào ném đá, xã hội sao lắm bất công.Thầy thuốc cũng có người này người nọ, cũng có người chỉ quan tâm đến "lương tháng" hơn là "lương tâm", nhưng vẫn có hàng ngàn y bác sĩ họ làm việc bằng tất cả cái tâm, bằng nhiệt huyết và cả sự hy sinh, nhưng mấy ai biết, mấy ai hay. Rất nhiều người chỉ nhìn vào một hiện tượng nhưng lại đánh đồng là bản chất, để rồi la lối một cách cuồng nhiệt.Nhân ngày thầy thuốc, kính chúc những ai đã, đang và sẽ là những người thầy thuốc nhiều sức khỏe, vững tâm và hoàn thành tốt công việc của mình, công việc khắc nghiệt nhưng rất cao cả. Thật cảm ơn tác giả, 1 người không làm nghề y nhưng lại rất hiểu rõ tâm tư của người làm nghề y Là 1 BS tôi chân thành cảm ơn bài viết của bạn. Là 1 người ngoài ngành nhưng bạn có cái nhìn rất xác đáng về thực trạng của ngành y bây giờ. Nhân ngày thầy thuốc Việt Nam, tôi xin chúc tất cả các y bác sĩ và tất cả những người đang hoạt động trong lĩnh vực y tế luôn mạnh khoẻ, yêu đời và yêu nghề. Tôi luôn tin rằng Thầy thuốc là những con người ưu tú trong xã hội! Họ là những con người có tâm sáng, tài cao. Họ chăm chỉ, cần mẫn như những chú ong. Họ âm thầm hy sinh và cống hiến cho xã hội!Xin cho tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ và niềm tự hào khi được tiếp xúc và làm việc với những con người như vậy!Chúc mọi người sức khỏe, hạnh phúc để tiếp tục mang mật ngọt cho đời! Nhân ngày 27/2 nói chuyện ngành Y. Tôi cũng muốn cho con theo ngành này để theo truyền thống gia đình bên vợ, cũng bởi ý nghĩa cao đẹp của áo blouse trắng, nhưng anh bạn tôi lại khuyên can: Chữa khỏi bệnh cho 100 người không ai biết, nhưng tiêm đau cho 1 người thì cả huyện biết. Anh cũng cho biết thêm là quá tải trong bệnh viện là có, nhưng vì ngân sách cho quỹ lương chỉ có thế, thêm người thì lại phải chia nhỏ thêm, mà các cháu mới ra trường lại chê trung tâm y tế cơ sở kém chất lượng, lương thấp, đi làm ở phòng khám ngoài thu nhập tốt hơn. Nói chung dùng dằng do cả hai phía nên mới có tình trạng này.Thôi thì nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, xin chúc toàn thể cán bộ ngành Y và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác hiệu quả, xứng đáng với câu "Lương y như từ mẫu". Cảm ơn ạ. Cảm ơn anh đã hiểu chúng tôi. "Không lửa, ắt không khói". Phải thừa nhận rằng truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong tập hợp, lôi kéo, định hướng suy nghĩ đám đông nhưng ngành y cũng nên tự nhìn nhận mình rằng ngày càng nhiều bác sĩ, y tá, điều dưỡng đang lợi dụng sự quá tải của bệnh nhân để trục lợi, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Ở đó họ không sống nhờ lương mà sống và làm giàu nhờ vào sự nan y của con bệnh. Chế độ lương và phụ cấp của ngành y quả là bất cập so với công sức, trí tuệ và thời gian mà họ đã bỏ ra nhưng cũng cần phải nhìn thẳng là định mức đó, giá thành đó do ai dự thảo và đề xuất nếu không phải xuất phát từ chính các nhà quản lý ngành y (Bộ y tế)? Bộ tài chính sẽ xem xét và duyệt, nếu việc cắt giảm này xuất phát từ Bộ tài chính thì chính ngành y cũng có lỗi một phần khi không bảo vệ được ý kiến đề xuất của mình. Phải chăng các bác không sống nhờ lương nên thấp thế cũng có chết ai đâu nên hậu quả là những người làm việc ở vùng xâu, vùng xa là thiệt thòi. Hãy suy ngẫm và hành động, chúng ta sẽ làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn! Ta chọn nghề nhưng nghiệp sẽ chọn ta. Ngay trong 1 gia đình thì công bằng còn khó huống chi trên bình diện quốc gia hay thế giới. Nếu ai đó có lỡ chọn ngành y thì hãy vui vẻ chấp nhận cái tốt lẫn cái chưa tốt của nó và cố gắng đừng để cám dỗ lôi kéo quá mức. Vậy thôi. Ngành khác cũng có những bất cập như vậy. Cám ơn Anh đã nói những điều mà chúng tôi chưa bao giờ nói ra vì nghề y không chỉ đơn thuần là nghề nhưng nó là nghiệp rồi. Tôi đã có ý định nghỉ việc nhiều lần nhưng đến này vẫn tiếp tục được hơn 20 năm vì cái nghiệp anh ạ.Đúng như anh đã nói, có thời điểm tôi thấy cái việc tôi làm mà mọi người vẫn cho là cao cả thì thu nhập của tôi không bằng một người vá xe đạp vỉa hè. Khi đó tôi trực một đêm ở bệnh viện với bao nhiêu vất vả, căng thẳng nhưng tiền trực chỉ được 3.000 VND/ đêm ( 12 tiếng). Sáng hôm sau, tôi ra trực đi về nhà, xe đạp của tôi bị thủng lốp, vá trong vòng 10 phút tôi phải trả 5000 VND. Ấm lòng ngày Thầy thuốc Việt Nam! Cảm ơn nhiều! Bài phân tích và chia sẻ rất sâu sắc và ý nghĩa. Dù là ngành nghề nào, chúng ta ko nên chỉ nhìn vào 1-2 cá nhân để suy diễn cho toàn ngành đc. Ngành BS ở VN đúng là quá cực và chế độ đãi ngộ quá thấp! Làm sao nâng được chất lượng hay đòi hỏi sự cống hiến hết mình khi chỉ kêu gọi bằng miệng... Tôi cũng đi nhiều nước trên TG và cũng thấy được áp lực lên các BS VN nhiều hơn rất nhiều so với các đồng nghiệp ở các nước phát triển. Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả bài viết. Tôi đã khóc khi đọc bài này, cám ơn tác giả đã hiểu cho nghành y, tôi làm ở siêu âm 1 bv tỉnh miền tây, bước chân vào là làm đến giờ về không hề đứng lên nghỉ vì bệnh rất đông,nhưng vẫn thường bị người nhà bn chửi vì chờ lâu, tôi chỉ trả lời tôi cũng đang làm. Trực đêm thì thức trắng đêm , thứ 7 , CN chỉ 1 bs làm nên có lần tôi làm đến1giờ trưa mới ăn cơm, ăn xong mệt quá và hết bệnh nên vào phòng trực vừa đặt lưng xuống thì người nhà bn đập cử ầm ầm, tôi bật dậy mở cửa bước ra họ chửi tôi xối xả: giờ làm việc mà nằm, lương y như từ mẫu đâu….muốn tôi lên báo lãnh đạo không..lúc đó tôi quay mặt đi, đeo khẩu trang vào để giấu những giọt nước mắt ấm ức trong lòng, đồng nghiệp của tôi các khoa cũng vậy thôi, nhọc nhằn vất vả không ai thấy nhưng sơ xuất là bị mắng chửi , thưa kiện ….bây giờ tôi đã xin nghỉ rồi, về nhà thật thanh thản ….Tôi không cho con tôi đi ngành y nữa.
Một thời khát sách Tôi từ Singapore về lại Việt Nam lần đầu vào cuối thập niên 1980. Sài Gòn lúc ấy vắng hoe. Các nhà sách ở đường Đồng Khởi còn tiêu sơ với một ít sách cũ kỹ đặt trên những chiếc kệ thô sơ. Mỗi lần về công tác, tôi thường tìm mua sách mới xuất bản trong tháng, mà gom tất cả cũng chỉ vừa một vali xách tay. Nhận thấy nhu cầu cấp bách cần chuyển tải những kiến thức mới cho giới trẻ, khi về lại Singapore, tôi tìm cách quyên sách để gửi về nước. Ban đầu, tôi viết một lá thư rồi nhân lên 100 bản gửi đến các nơi quen biết, bạn bè, trường cũ… để xin sách. Với cách này, tôi quyên được 1.500 cuốn, gửi tặng Viện Kinh tế Hà Nội và Sài Gòn. Con số 1.500 cuốn chỉ như muối bỏ biển. Nhiều nhất trong số này là sách do nhà xuất bản Simon & Schuster - Prentice Hall tặng. Qua tìm hiểu, tôi biết họ có một kho sách khổng lồ ở Singapore để phân phối khắp châu Á. Tại kho sách này, tôi khám phá ra một núi sách còn mới nguyên nhưng tồn kho do nhập dư hoặc không bán hết. Nay họ phải mang ra bán giấy vụn để tránh phá giá thị trường. Tôi đã kiên nhẫn thuyết phục để mua lại với giá rẻ hàng tấn sách về chuyên ngành kỹ thuật, y khoa, luật, quản trị kinh doanh, giáo dục...Container 17 tấn với khoảng 20 nghìn cuốn chuyển về trong chuyến đầu tiên đã vấp phải khó khăn ngay từ lúc khởi đầu. Khi biết sách sẽ được chuyển về Việt Nam, tôi bị buộc phải nộp danh mục toàn bộ để kiểm duyệt vì sách vở cũng nằm trong danh sách những mặt hàng bị Singapore áp đặt cấm vận vào lúc ấy. Tôi đành khai là gửi giấy vụn thì container sách mới đi trót lọt. Về đến Sài Gòn, số sách đầu tiên được chuyển đến Viện Kinh tế để sắp xếp lại và phân phối, sau đó một buổi lễ tặng sách và một cuộc triển lãm được tổ chức trọng thể. Ông Phan Văn Khải, lúc ấy chưa nhậm chức Thủ tướng, có ghé đến thăm triển lãm và viết một lá thư khen tặng. Chính lá thư ấy là “lá bùa hộ mệnh” giúp cho chương trình “Biển Sách” được thuận buồm xuôi gió về sau.Việc chuyển sách trong khoảng thời gian ấy quả là gian truân vì tôi bị kẹt giữa ba “làn đạn”: Bị phía Singapore “quan tâm”, bị nhiều nhóm Việt kiều chỉ trích, lại cũng gặp một số vấn đề từ trong nước. Nhưng nó cũng mang đến cho tôi những món quà tinh thần đặc biệt. Đến nay tôi thỉnh thoảng vẫn nhận được những lá thư từ những người không quen biết gửi đến nhắc lại chuyện sách ngày xưa. Một người gửi điện thư kể rằng: Ông từng là bộ đội. Sau khi giải ngũ, ông tình cờ khám phá ra một thư viện sách quý ở Viện Kinh tế. Từ đó ông đều đặn đến thư viện học hỏi để khởi đầu một cuộc đời mới. Ngày nay ông là tiến sĩ dạy về ngành quản lý. Một người khác kể, ông từng mượn vợ chiếc nhẫn cưới đi cầm để mua sách. Với những gì học được từ sách, ông tự chế được đĩa vệ tinh, bắt được đài CNN để học tiếng Anh. Nhờ đó, bạn bè lối xóm tấp nập đặt hàng. Chỉ một thời gian ngắn sau, ông có đủ tiền mua tặng lại cho vợ ba chiếc nhẫn. Tôi không ngạc nhiên khi biết ông là giáo sư trường Bách Khoa, cũng như tôi luôn nghĩ người Việt nói chung vốn rất thông minh và hiếu học. Nếu có may mắn được học hỏi, người Việt sẽ không thua kém bất cứ ai.30 năm đã trôi qua, những hình ảnh của hội sách hôm nay đã cho thấy sách không còn khan hiếm. Nhưng niềm khát sách trong tôi vẫn nguyên vẹn. Ước vọng của tôi là thế hệ trẻ sẽ đưa sách đi xa hơn và rộng hơn nữa, sẽ có thêm nhiều hội sách tại các thành phố, nhiều thư viện tại các vùng xa xôi hẻo lánh để kiến thức mới được lan tỏa khắp nơi. Bởi “tri thức là chìa khoá vạn năng mở mọi cánh cửa” rồi từ đó có thể giúp cho đất nước chóng giàu mạnh.Võ Tá Hân Anh Võ Tá Hân kính mến, em là một bác sỹ đang làm việc tại bệnh viện Chợ Rẫy. Những năm đói sách, đám bác sỹ tụi em may mắn được anh trao tặng các sách y khoa có giá trị, món quà của anh như là tài sản quý giá đối với tụi em. Em được biết là anh có một quỹ học bổng mang tên anh ở VN phải không anh. Cô Mỹ Châu là người giúp cho anh quản lý quỹ học bỗng ấy cũng là một nhà hảo tâm trong chương trình mổ mắt từ thiện tại bệnh viện Nguyễn Trải. Em cũng có duyên được làm việc với người bạn của anh nên mới biết Quỹ Học Bỗng của anh. Anh luôn là tâm gương cho giới tri thức Việt Nam mình, sự cống hiến quên mình không mệt mỏi. Cháu rất cảm ơn bài viết của bác. Sau hôm nay cháu sẽ tìm kiếm những thư viện như thư viện ở Viện Kinh Tế mới được. Chúc bác Hân ngày ngày khỏe mạnh và tiếp tục lan truyền Biển sách quý giá trên quê hương Việt Nam. Gia đình người Việt chúng ta hình như Tủ rượu nhiều hơn Tủ sách. Chúng ta cần chung ta thay đổi việc này. Cảm ơn Tác giả và chuyên mục. Thật ngưỡng mộ ông quá, cảm ơn ông về những gì ông đã dành tặng cho đất nước này. Phục chú Hân quá, chú là một người Việt Nam tiêu biểu yêu nước không chỉ bằng lời nói, mong có nhiều người như chú. Cám ơn ông Võ Tá Hân về tấm lòng đối với nền tri thức nước nhà. Ngày trước đọc cuốn Cánh hoa trước gió của ông đã thấy các dự báo của ông về một nền kinh tế hội nhập thiếu sức mạnh tri thức ở nội lực. Ngày nay đi hiệu sách chỉ nhìn thấy chủ yếu các sách mì ăn liền, rẻ tiền; một số sách phổ cập kiến thức kỹ thuật, công nghệ, quản lý cho giới trẻ rất ít và giá thì quá cao so với túi tiền của học sinh, sinh viên (mà thiếu những sách này làm sao hun đúc được làm đam mê vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật, công nghệ của những người chủ tương lai của đất nước). Mong sao có nhưng vị giàu tâm lực , trí lực như ông có giải pháp để đưa những loại sách trên đến với giới trẻ.Phùng Anh Vinh Chú là Người tuyệt vời , cháu thích đọc . Cũng như Bố cháu(ngày xưa, bây giờ không còn nữa), năm 1978 , lúc ấy cháu mới 5 tuổi chưa đi học , không biết chữ nhưng vẫn nhớ như in . Bố cháu dạy học ở Mèo Vạc - Hà Giang, thời bấy giờ đói lắm , gạo không có ăn . Bố cháu đi công tác sau 4 năm về , không về nhà ngay ,mà có bao nhiêu lương đi mua hết sách = 2 hòm tôn to . Khi về đén đầu làng , mọi người cứ ngỡ đi dạy học miền núi lắm của lắm . Mọi người đến đông quá, Bố đành mở 2 hòm ra .... toàn sách !!! Cuốn sách có tên "cánh hoa mong manh trước gió" do nhà xuất bản trẻ xuất bản, tổng hợp loạt các bài viết về kính tế trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính châu á 1997 vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự của nó, đặc biệt là những thông điệp cảnh báo về thị trường bất động sản, chứng khoán..ect..Tiếc là sau đó không thấy ông xuất hiện nữa, nay rất vui được nhìn thấy ông viết. Chúc ông mọi điều tốt đẹp! TRÍ THỨC LÀ 1 KHO TÀN VÔ GIÁ, THỰC HÀNH LÀ CHÌA KHÓA MỠ TƯƠNG LAI. RẤT CẢM MẾN Một thời xếp hàng để được mua sách mỗi khi nhà sách quốc doanh nhập sách mới về. Đọc ngấu nghiến. Đúng là đói sách thật cháu cũng đang tích lũy những quyển sách hay trong tủ sach của mình để được giới thiệu đến nhiều người những quyển sách hay mình đã từng đọc :) một tấm lòng cao cả, một tầm nhìn vượt thời gian, mốt đóng góp lớn lao, một tình yêu nước với trách nhiệm công dân việt nam. sao không thấy báo đài nào viết và làm tài liệu về bác võ tá hân nhỉ. cảm ơn và khâm phục bác Thật cảm động, xúc động được gặp lại Doanh nhân Võ tá Hân qua bài viết " Một thời khát sách".Từ lâu tôi đã kính phục-khâm phục tấm lòng của ông âm thầm nỗ lực vượt qua những khó khăn mang nhiều tài liệu -sách khoa học cho mọi người trong nước. Tôi vẫn nhớ thời khó khăn đó đã tôi luyện để tôi trưởng thành và sách của ông mang về đã giúp tôi nhiều kiến thức để thành công trên con đường khoa học tử tế đầy gian nan không chút bình yên.Tôi vẫn còn giữ nhiều cuốn sách của ông thời đó . Chúc công nhiều sức khỏe Cám ơn ông nhiều .PGS.Ts Hoàng đình Chiến- Email: [email protected] Bác Võ Tá Hân thật vĩ đại, có tấm lòng lớn cho tri thức đất nước. Bác nói phải quá. Sao mà thèm và thiếu sách đến thế. cả lớp 10 A của em đầu năm chỉ được 1/3 số sách cần có cho các môn. Mượn sách của bạn để học và chép tay các bài tóan, lý, hóa là chuyện hàng ngày. Sách văn học càng thiếu, truyện và tiểu thuyết thì càng xa xỉ. Giờ cứ nghĩ mãi sao mà mình lớn lên được vì thiếu sách. Thi đại học 26,5 điểm được đi nước ngoài, cứ tưởng mình giỏi. Học đến hết năm thứ 2 bắt đầu chết vì hết chữ. Cái thứ mình học mới thì hóa ra nó đã trong chương trình lớp 7 ở Liên Xô và ở Đức. Bác xem thế nào, chứ cái kiểu sách nhà mình đang bán ngoài đường kia phỏng có ích gì. Nào là đời tư Hít le, bà nọ, ông kia rồi thì cúng bái. Thế cái ô tô chạy bằng xăng thì vào đại học mới biết,... Các nhà quản lý chiến lược của chúng ta đang làm gì hở bác. Nếu không có tài liệu khoa học cơ bản phổ cập thì chúng ta công nghiệp hóa bằng gì? Chưa kể đến vật liệu mới và xu thế....
Tiếng trống ở Mỹ Đình Đó là hình ảnh mà tôi sẽ nhớ nhất về trận đấu này. Trong suốt hiệp hai, tiếng trống ấy vẫn được tiếp tục “minh họa” bằng những tiếng hò reo, như thể đội tuyển của chúng ta vẫn còn nhiều cơ hội, chứ không phải đã rất gần với tuyệt vọng khi tỷ số là 1-4.Tôi bị ám ảnh bởi một bài viết của nhà thơ Phan Thị Vàng Anh cách đây nhiều năm, về sự thất bại của Hàn Quốc ở bán kết World Cup 2002, sau khi đã bất ngờ vào sâu đến vòng này. Đội bóng đối mặt với vô số chỉ trích từ các bình luận viên, chuyên gia bóng đá; dù chính những người này trước đó đã hết lời ca tụng họ. Nhưng các cổ động viên Hàn Quốc lại khác. Trong bài "Đánh kẻ ngã ngựa", Phan Thị Vàng Anh viết: "Thế nên tôi thích cái cách cổ động viên Hàn Quốc hô to rồi đồng loạt giơ tay ra sau mỗi tiếng hô, mặt nghiêm trang và đáng tin cậy, như bố mẹ giơ tay sẵn sàng đón con rơi từ trên lưng ngựa xuống, thấy mới nhân nghĩa làm sao".Hôm nay, tôi được nghe thấy một hồi trống cổ vũ đúng vào lúc mà sự tuyệt vọng ập đến. Hôm nay, sau khi hết trận đấu và mở máy tính ra, tôi thấy bài viết đầu tiên mà đồng nghiệp, ở một tờ báo có tiếng là “khắc nghiệt” với bóng đá trong nước, chia sẻ, là một bài về niềm tin và sự kiên nhẫn. Hôm nay, tôi không nhìn thấy cái sự “đánh người ngã ngựa”. Một biên tập viên tường thuật từ sân rằng đã có xô xát của chính cổ động viên Việt Nam với nhau trên khán đài. Nếu điều đó có thật thì cũng không lạ. Nhưng tôi vẫn tin vào tiếng trống, và tin rằng những người bốc đồng chỉ là thiểu số.Sau trận lượt đi, đã có nhiều người lẫn lộn giữa thể thao và chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Họ tràn vào Facebook của cầu thủ Safiq Rahim dọa chém, dọa trả thù cho những người Việt bị hành hung trên khán đài. Điều đó khiến nhiều người lo sợ. Chủ nghĩa dân tộc và thể thao khi “hợp thể” làm một - đôi lúc gia tăng niềm tự hào dân tộc, nhưng cũng thường xuyên tạo ra những bi kịch. Từng có một cuộc chiến tranh đẫm máu ở Nam Mỹ xuất phát từ sân bóng, đã có nhiều người chết trong những cuộc chiến mượn khán đài thể thao làm đấu trường cho động cơ khác. Đã hơn một lần, khi người ta không phân định được thể thao và chủ nghĩa dân tộc, những mâu thuẫn ngoại giao xảy ra.Không cần ở tầm quốc tế, mà cái cách những người xô-vanh nâng tầm một trận bóng lên thành “chủ nghĩa địa phương” hoặc để giải tỏa ẩn ức cá nhân, V-League cũng đã hứng chịu nhiều. Đã có máu đổ, không phải một lần. Nhiều người đã lo sợ rằng Mỹ Đình hôm nay sẽ là nơi người ta đánh đồng thể thao với chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Ít nhất, người Malaysia sợ điều đó, họ đã trả lại phần lớn vé xem trận đấu cho VFF.Nhưng khi nghe tiếng trống ở Mỹ Đình, tôi bỗng nuôi một niềm tin, rằng những cổ động viên của chúng ta, hay phần lớn trong số họ, hiểu được bản chất của thể thao chỉ là một cuộc vui - không có ý định nâng tầm nó lên thành một thứ cảm xúc cực đoan.Điều gì đã tạo ra tâm lý ấy? Có thể đó là niềm hy vọng quá lớn vào thế hệ tương lai của bóng đá Việt Nam. Có thể đó là sự tin tưởng vào trình độ của huấn luyện viên Miura sau những ngày ông dẫn dắt đội tuyển. Có thể, đó là tín hiệu của sự cải thiện văn hóa chung.Nếu cái tâm lý coi bóng đá chỉ là... thể thao ấy được nhân lên, tôi tin rằng đó chính là tiền đề để phát triển bóng đá bền lâu. Tôi tin chúng ta sẽ thành công trong một cuộc chơi nếu chúng ta thực sự muốn chơi, chứ không phải coi thành tích là một thứ gì trọng đại.Đức Hoàng Tôi mua được 2 cặp vé xem trận Vietnam - Malaysia trên sân Mỹ Đình, tôi định đem tặng những người bạn rồi cùng họ đi xem ở sân luôn. Tự nhận thì tôi cũng khá thích xem bóng đá Vietnam. Nhưng sau đó tôi nghĩ lại, từ những năm khi còn học sinh sinh viên xem đội tuyển Việt Nam thi đấu hay rồi thường thua ở những lúc chúng ta kỳ vọng nhất, tôi cũng như bao người khi ấy cứ tiếc nuối, buồn bã. Tôi tự hỏi tại sao cứ phải tiếp tục nuôi những kỳ vọng buồn như thế nữa. Thế là tôi quyết định bán 2 cặp vé đó luôn lấy 5 triệu VNĐ (mua có gần 1 triệu mà bán thế, lãi cũng khá rồi). Rồi tối đến xem bóng đá ở nhà, tôi đã tắt TV ngay khi Vietnam thua 2-1. Tôi ra đường đi dạo, cảm thấy vui vì mình đã có một quyết định đúng. Bóng đá Việt Nam là thế, nó cứ đưa người dân lên tận mây xanh, đôi khi họ ngất ngay với chiến thắng như thể muốn quên đi cuộc sống khó khăn trong đời, lòng tự hào dân tộc trào dâng theo những đôi chân cầu thủ ?!, rồi khi đùng một cái mọi thứ sụp đổ không một lý do.Nhiều người nói họ tức vì thế hệ cầu thủ Vietnam của trận thua này, họ xem đây là cái nhìn cuối cùng với một thế hệ cũ để chờ đợi một thế hệ khác, thế hệ của U19, của Công Phượng - Văn Toàn - Anh Tuấn. Chúng ta có lẽ hãy cứ hy vọng thôi đừng kỳ vọng quá, rồi đau buồn ! Trong tất cả lỗi của trận thua của chúng ta tại Mỹ Đình ngày hôm qua có một phần lỗi của truyền thông. Trận thắng lượt đi tại Malayxia đơn giản chỉ là một trận thắng. Truyền thông đã quá lời khi đưa những cầu thủ lên mây xanh và rồi điều tồi tệ đã xảy ra !. Người hâm mộ Việt của chúng ta là một trong những cổ động viên đáng yêu nhất trên thế giới!. Truyền thông hãy để cho cầu thủ khi ra sân ở mỗi trận đấu phải có cùng khát khao thì chiến thắng đến sẽ là lẽ đương nhiên. Trận đấu hôm qua theo quan điểm cá nhân của tôi là chúng ta tự thua chính mình chứ đối thủ của chúng ta không hề mạnh. Tiếc!!!! Người Việt Nam bản chất là kém thông minh nên không thể thắng được các nước khác , nhưng lại hay nổ khi gặp hên . Dẹp hết bóng đá cho rồi ,về làm ruộng vẫn tốt hơn Xử sự dù thua chẳng thấp hènĐến mức làm điều chẳng đáng khenTất nhiên bị thua do mắc lỗiTrong thua có thắng chẳng lụy phiềnTa thắng dù thua chẳng trả thùTình cảm vẫn giữ được chỉn truNhịn được quân thù xâm lấn biểnMà sao phải biến bạn thành thù Theo dõi từ phút đầu tiên. Đến khi VN thua thấy buồn 1, lên fb đọc stt và bình luận của mọi người lại thấy buồn 100. " VN muôn đời vẫn thế", " uổng phí 90' của cuộc đời", " VN bán độ", " thề k bao giờ coi bóng đá VN", " sao cổ động viên k tràn qua khán đài đánh MALAY", " cảm giác duy nhất là NHỤC"..vv...vv... K trách người hâm mộ, nhưng nếu như các cầu thủ của chúng ta vô tình xem đc, chắc nản lòng lắm. Bóng đá là niềm đam mê, cúp vàng là đích đến. Ông Miura đã rất cố gắng và các cầu thủ cũng đã hết mình. Chúng ta hãy coi đội tuyển VN như là người yêu của mình, sẽ có lúc vui vẻ, hân hoan, nhưng cũng có lúc phạm lỗi và hờn giận. Nhưng đừng bao giờ từ bỏ tình yêu đó. Chỉ là 22 ông với 1 quả tròn tròn ...Công nghệ lăng xê đã tạo ra nhu cầu ,kích lên cao thành "tự hào dân tộc","thép đã tôi thế đấy...abc" ! Xem cũng được mà không xem cũng vậy...Chỉ là một trò chơi thôi mà! Đội tuyển VN là anh hùng, cứu hàng ngàn người khỏi tai nạn giao thông, làm cho bọn phe vé hết đất sống. Thành tích đó xứng đáng thưởng 1 tỷ . Đúng chúng ta đừng quá thất vọng, vào đến trận này đội bóng của chúng ta khá thành công rồi. Chúng ta hãy giang tay đón lấy đội bóng của chúng ta như người mẹ đối với con sau 1 lần thi thất bại. Đau lắm nhưng chiến đấu thi có kẻ thắng nguòi thua, đội bóng của chúng ta quá xui sẻo trong trận đấu này, mà đã là súi quẫy thì ko ai biết trước điều gì sẽ sảy ra. Hãy yêu thương đội bóng của chúng ta. Khi đội malay thua chúng ta 2-1 tôi cũng thấy tội cho họ lắm, vì điều đó có thể xảy ra đối với độ chúng ta. Cuộc sống luôn có nhiều hên xui. Nhưng phải công nhận đội malay tốc độ chạy tốt nên..... BẤT NGỜ VÀ KHÔNG BẤT NGỜ.Bóng đá mang lại cho người xem thật nhiều cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau, hay bởi chứa đựng sự hồi hộp của cả sự bất ngờ và không ngờ...Ai nghĩ Brazil lại để cho Pháp và Đức đánh bại ngay cả khi họ tưởng chừng chắc chắn ở chiếu trên, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Ý cũng từng về ngay ở vòng bản của World Cup. Đến cả những danh thủ sút 11m vẫn cứ trượt, những tiền đạo số hàng đầu đối mặt thủ gôn đóng ra ngoài khó hơn đóng vào cầu môn mà vấn phải ngửa mặt lên trời tiếc nuối, thủ môn lọt bóng trong những tình huống mà cảm giác chẳng có gì là hiểm nguy cả, hậu vệ lập bập ghi bạn cho đội bạn cũng là điều không phải là hiếm gặp với những cái tên nhắc đến cảm tưởng vững trãi như một bức tường thành, thắng khách thua sân nhà cũng là chuyện ngày càng phổ biến...và còn nhiều hơn thế.Cảm ơn đội tuyển các bạn đã mang lại cho chúng tôi những cung bậc buồn vui trong suốt nhiều năm qua. Dù thế nào thì người hâm mộ vẫn yêu quý các bạn vì họ giống các bạn ở một điểm mà không gì thay đổi được đó là dòng máu Lạc Hồng vẫn còn và mãi mãi chảy trong huyết quản của mỗi chúng ta. Chừng nào hết được khi mỗi người Việt ngước nhìn quốc kỳ và hát lời tiến lên, cùng tiến lên đầy dũng mãnh và xúc cảm đến gai cả người? Lịch sử luôn chỉ ra rằng, Chừng nào người Việt rơi vào hoàn cảnh lầm than và khốn cùng nhất thì mới "Rũ Bùn Đứng Dậy Sáng Lòa" được. Hãy cảm ơn lịch sử đã đặt toàn dân tộc mình vào những thách thức lớn thật đúng lúc, để mà hợp sức lực- trí tuệ lại, và biết mình biết người mà vượt qua muôn vàn khó khăn, hiểm nguy và làm lên những điều kỳ diệu.Khi nào mỗi người trong chúng ta buồn cũng không đến mức phải u sầu - gục ngã, vui cũng không đến nhảy tưng tưng lên. Buồn hay vui đều phải ở với hiện thực là mặt đất chứ không phải là trên cung trăng hay dưới địa ngục tâm hồn. Biết đâu là cái đúng mà noi theo, cái sai mà chỉnh sửa; biết đâu là cái đẹp phải giữ dìn và đâu là cái lạc hậu trong tư duy cần phải bỏ đi thì bạn hay tôi lúc đó, chính xác là lúc đó mới chính thức được cấp chứng nhận là người TRƯỞNG THÀNH trong bản lĩnh, tư duy và nhận thức được. Thất bại là cha đẻ của những thành công mới vững chãi và bền lâu hơn.Chúc các bạn một ngày mới với những trải nghiệm mới đầy thú vị và vững bước trưởng thành hơn! Tôi thật sự thất vọng, nói thế nào, biện mình thế nào thì chúng ta cũng đã thua trong tức tưởi.Khi xem các em u19 đá, cũng thua, nhưng tôi thấy cái thua đó đẹp, tôi đã nhìn thấy các em ấy thực sự chơi bóng. "Yêu thương xin nở nụ cười Vị tha là để lòng người thanh cao " Trong một cuộc chơi thì phải có kẻ thắng người thua , đó là điều mà những ai có tấm lòng và biết suy nghĩ đều chấp nhận điều đó . Hỡi các bạn , chúng ta hãy nhìn sự việc có Tâm một chút , đừng có hằn học , chửi mắng này nọ ...mà tội cho những người lỡ làm ta thất vọng bất cứ điều gì . Từ chuyện lớn là tinh thần dân tộc đến chuyện nhỏ trong gia đình như giáo dục con cái ... khi ta quá kỳ vọng vào sự thoả mãn thành tích mà ngay cả bản thân chính chúng ta cũng không thể làm được huống hồ gì người khác . Giữa trận và sau trận thua bóng đá hôm qua , nước mắt bao người đã rơi và tôi cũng vậy . Nhưng tôi lại thương vô cùng hình ảnh chiếu đi chiếu lại trên màn hình : huấn luyện viên trưởng thẩn thờ , các cổ động viên buồn bã ,  các cầu thủ suy sụp ...Mong tất cả chúng ta hãy biết chấp nhận và tha thứ để ngày mai tốt đẹp hơn . Tôi cũng có nghe tiếng trống ấy tiếng trống mà Đức Hoàng nói đến. Tôi có nghe tiếng trống ấy, vì tôi cũng đã bị tác động bởi tiếng trống ấy. Khi tiếng trống lại vang len sau những giây im lặng, tôi như được thức tỉnh bởi tình yêu của Cđv đối với các cầu thủ , tình yêu ấy vẫn đang len tiếng. Và tôi nhận ra rằng, chuyện thắng-thua không còn quan trọng nhất, mà tình cảm của mọi người dành cho các cầu thủ và ông Miura là cả tấm chân tình ổn định. Nếu cái tâm lý coi bóng đá chỉ là... thể thao ấy được nhân lên, tôi tin rằng đó chính là tiền đề để phát triển bóng đá bền lâu. Tôi tin chúng ta sẽ thành công trong một cuộc chơi nếu chúng ta thực sự muốn chơi, chứ không phải coi thành tích là một thứ gì trọng đại. TUYỆT VỜI khi nào cầu thủ Việt Nam nói riêng người Việt Nam nói chung hết tính tự mãn thì mong lúc đấy mới thành công được anh ạ.... Bài viết hay. Người VN nên khiêm tốn trong tất cả các lãnh vực, chứ không riêng gì trong bóng đá. Không nên vênh váo với cái danh "anh hùng" bất đắc dĩ, cho rằng cái gì cũng nhất. Nói về kinh tế, ta chưa làm được gì đáng kể hoặc có chăng làm được cũng chỉ là hời hợt. Hãy đừng nghĩ đến việc tìm kiếm nhiều tiền để mà hạ giá chúng một cách tội nghiệp. Thành thật xin lỗi nếu nói lạc đề.
Trò chơi 'Em Yêu Anh' Rồi thời gian trôi đi, tôi cũng vẫn rất khó nói "Anh yêu em" mà ở tâm thức thẳm sâu lòng tôi có nó mà khó nói ra lời. Rất thi thoảng mới dám nói, thường chỉ là tin nhắn. Ở tuổi trẻ, thay vì nói ba từ thổ lộ ấy là tôi cầm tay, hôn hay xiết rất chặt.Từ khi tôi lấy vợ lần ba, tôi cũng rất khó nói ba từ ấy. Chỉ khi nào chúng tôi cãi nhau, rồi giận nhau sau giông gió, thấy cần phải lý giải một trạng thái, tình huống cần thay đổi, xử lý của vợ chồng, trong câu chuyện với vợ tôi có nhắc từ "Anh yêu em" hoặc "Anh rất yêu em và con". Tôi và vợ chênh nhau như một thế hệ. Tôi nhận ra, sau câu chuyện có "Anh rất yêu em và con" ấy, vợ lại hạnh phúc ríu rít như con họa mi trong nhà với con trai gần hai tuổi.Phải chăng văn hóa Việt Nam chúng ta khác Tây. Cái sự khác ở cái đáng thường xuyên công khai thì ta dìm đi; cái không đáng ta gọi ra công khai như sự tiểu bậy công khai và hôn nhau lén lút.Tôi ở Tây bao nhiêu năm, cũng quen nhiều cặp uyên ương hay vợ chồng trẻ và rất lớn tuổi. Trên đầu nhà tôi có cặp vợ chồng rất già. Ông bà yêu nhau hơn 45 năm tóc trắng phơ mà họ vẫn hôn nhau và nói "Anh yêu em" hay "Em yêu anh" hằng ngày. Tôi chắc chắn rằng ở tin nhắn khi họ xa nhau đấy, ba từ ấy không thiếu.Ba từ anh hay "em yêu anh" có cần không? Cần chứ, nó nếu xuất hiện thường xuyên trong cái ô nhắn khi xa nhau sẽ trở thành mồi lửa cho cái ngọn lửa gia đình; đúng lúc và đúng chỗ tạo ra một nguồn vui rất ấm, rất cần, rất đáng cháy lên thường xuyên.Vài ngày nay, từ ai đó khởi lên trò chơi nhắn cho chồng Em Yêu Anh... bỗng chả phải chuyện đùa. Rất nhiều người thử và nhận lại một loạt các phản ứng của chồng rất tức cười. Có anh nhắn: "Em điên à?". Có bạn nhắn lại: "Thôi, con xin mẹ". Lại có cặp trêu nhau: "Lương chưa đến kỳ em ơi". Vợ tôi cũng thử nghiệm. Thay vì những câu nhắn trên cái ô nhỏ chữ nhật kia trong đời sống vợ chồng bấy nay chỉ toàn mệnh lệnh thức, vô hồn đại loại: "Em họp về muộn hay anh cắm cơm trước nhé", hoặc "Chồng cắm bơm nước chưa", thì hôm nay cô ấy nhắn ba từ: "Em yêu anh". Ba từ mà trước đó khi ta yêu nhau hầu như rất nhiều cặp uyên ương rắc đầy tin nhắn. Tất nhiên tôi cũng đùa lại, rằng lại muốn chồng trả nợ cái dây chuyền đã hẹn hả. Vợ tôi nhắn: “Không, em yêu anh, thật mà".Trò chơi Em Yêu Anh cực hay do ai nghĩ ra trên mạng xã hội đã giúp nhiều cặp vợ chồng bứt ra khỏi cái cuộc sống căng thẳng, bận rộn, ngồi suy ngẫm, tự nhìn lại văn hóa ứng xử của chúng mình thường ngày hình như có khiếm khuyết. Hình như ta thiếu hụt so với văn hóa xứ người ta một điều rất nhỏ, phải thường xuyên bày tỏ hay vun đắp nhắc nhớ gìn giữ mái nhà gia đình để nó bền chặt? Chúng ta thiếu một nhu cầu cần có ở nam hay nữ giới khi đã nên vợ nên chồng để khi chợt nhận tin nhắn có ba từ ấm áp ấy, thương yêu vô vàn ấy, lại cảm thấy như bất thường, thậm chí dị thường như kẻ điên.Có cần phải thay đổi một quan niệm sống trong ứng xử sinh hoạt vợ chồng không, để thoát khỏi tình trạng này, bởi chí ra khi nhận được ba từ ngắn gọn kia người chồng và người vợ chợt dừng tay nghĩ tới một thành tố vô cùng quan trọng trong đời mình mà giữ gìn cái ngọn lửa thương yêu, trách nhiệm mà đôi khi vì duyên cớ ngại lai nào đó bản thân ta chưa để ý, coi trọng mà hờ hững.Sớm nay sau khi viết dòng này tôi sẽ viết ba từ "Anh yêu em" và gửi cho người vợ yêu thương của tôi. Thử xem...Nguyễn Văn Thọ Cháu 20t chưa có người yêu. Nhưng cháu thấy sức mạnh của từ Con yêu bố, Con yêu mẹ, Chị yêu em cũng thật đặc biệt. Đó là những lời nên nói hằng ngày :). Mình nhớ có lần bố đi nhậu ở đâu về và ngà ngà say rồi, bố ôm mẹ và nói "anh yêu em, người ta bảo anh may mắn nên lấy được em". Mẹ vừa cười vừa trách bảo : kinh quá! Anh toàn mùi rượu không ! Vậy nhưng thấy mẹ vui, mẹ còn đùa," bố mày chỉ yêu tao lúc xỉn thôi". Mình biết bố luôn yêu mẹ, ẩn chứa trong con người hơi khô khan, hơi cục tính ấy là 1 tình yêu dành cho vợ, cho con nhưng bởi sự ngại ngùng, sự khó khăn nào đó khiến câu yêu thương đó không nói thành lời thôi. Từng nghe ai đó nói rằng : " yêu thương không nhất thiết phải nói bằng lời, thay vào đó là cử chỉ ân cần, sự quan tâm hay hành động thực tế là được rồi". Nó đúng nhưng chưa đủ, 3 từ đơn giản kia thôi " anh yêu em" hay " em yêu anh" đc nghe từ nửa kia của mình nó mang lại thật nhiều cảm xúc. Mỗi khi ở gần nhauEm thường bảo anh rằngMuốn nghe anh nói lờiYêu thương em tha thiết...Nhưng em ơi có biếtAnh chỉ sợ một điềuMiệng mà nói ra nhiềuTrong lòng thành rỗng tuếch!Dĩ nhiên anh vẫn biếtTất cả ở mình thôiNhưng điều nói nhiều rồiÓc cần gì nghĩ đến! Cháu có thể nói: " cháu yêu bác " được không? Cảm ơn bài viết của bác.!! Trước hết tôi mong mọi người thông cảm cho tâm sự sau đây của tôi, chẳng biết vì sao tôi và chồng tôi rất hay dành cho nhau câu "I love you" ngọt ngào và cả hai cùng đón nhận nó một cách "rất ngon lành". Nhưng chúng tôi chưa có mấy khi nói cho nhau câu "Em yêu anh" hoặc ngược lại. Mặc dù cả hai chúng tôi đều là người Việt, đã sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, nhưng có thể do môi trường sống hiện tại tiếng Anh, hay do cách diễn đạt bằng tiếng Anh thuận hơn tiếng Việt, tôi hiện chưa có câu trả lời chính xác. Tôi cũng xin chia sẻ thêm ý này : Tôi thấy tiếng Việt của ta có các ngôi thứ xưng hô với nhau rất chi tiết về thứ bậc, tôn ti, tôi biết điều đó có mặt tích cực, nhưng tôi muốn nói về măt bất lợi của nó, đó là sự bất tiện trong giao tiếp cộng đồng, nhất là trong một mối tương quan nào đó phức tạp và nhạy cảm. Đôi khi chỉ vì không biết gọi người kia ở ngôi gì cho phải phép, là ông bà, cô chú, bác, hay anh, chị ... mà có thể gây mâu thuẫn, mất lòng, chí ít nảy sinh rào cản cho mối quan hệ bằng hữu. Đặc biệt nhạy cảm trong các mối quan hệ bắc cầu, điều làm không biết bao trường hợp lúng túng. Không biết xưng hô thế nào cho phù hợp đồng nghĩa là mối quan hệ giữa mọi người khó mà đi đến sự tự nhiên, gần gũi được. Đề cập trở lại với tiếng Anh, chỉ có hai đại từ I và you mà cuộc nói chuyện có sự khởi đầu cực kì thuận lợi, bất kể thân hay sơ, già hay trẻ, nóng giận hay trìu mến yêu thương ... Phụ nữ yêu bằng cái lỗ tai, nên dù thế nào đi nữa "cung phải thường xuyên nói câu " anh yêu em" cho người bạn đời yên lòng Đọc xong bài này nhắn tin cho chồng " em yêu anh", ông ấy nhắn lại ''Điên à, gửi cho ai đấy" Câu đấy không khó nói đâu bác ạ. Tại vì đàn ông Việt Nam mình thường quan tâm đến vợ, con bằng những hành động thực tế thôi. Còn cháu thì cháu nói với bà xã cháu 3 từ ấy suốt .... nhưng bà nhà cháu vẫn cứ cằn nhằn cháu suốt ngày bác ạ! :D cháu cũng nt cho chồng " em yêu anh " mà ko thấy chồng nt trả lời, làm tụt cảm xúc ghê gớm. Tiếng Việt tốt quá chứ. Nụ hôn bằng mũi của người Việt tốt quá chứ, vì nó là kiểu Việt mà. Đồng ý nói I love You dễ hơn nói Em Yêu Anh, nhưng khi tôi nhắn tin: Hôn Anh, lập tức chồng tôi nhắn lại: Anh hôn và hít Em, người Việt nói hôn hít mà. Đề nghị ai mần gì cứ làm tới đi, có sao đâu? Phân tích nhiều rồi cãi nhau trên mạng ích gì? Mẹ con tôi cũng ra rít, Mẹ gọi con là Cưng, bà cháu tôi cũng thế, Cháu nội gặp mà không ôm hôn bà là Cha nó dòm cho một cái liền, là a-lê-hấp, hôn bà ngay, bất cần là ở đâu. Người khác có ai chê bai chuyện này? Đừng Khổng Mạnh quá mức mà đời mất vui, bạn ạ. Cái hay của từ này nó một phần là do ít khi dùng đến. Nên mỗi khi nói ra, rất giá trị. Các bạn cứ thử đi, nói hàng ngày hàng giờ, dùng thường xuyên. sẽ không thấy ngượng miệng nữa. lúc đó giá trị của cụm thừ này sẽ kg còn như xưa nữa. Đáng lẽ bác phải nói với vợ câu đó trước, ngồi viết bài sau chứ! Khà khà. Khi vợ tôi nhắn như vậy vào ngày bình thường thì tôi cũng nhắn lại " chắc hôm nay lại có tí ti rồi đây" , rồi cả hai đong đưa vài câu, thế là cả ngày làm việc cực kỳ hiệu quả! Nhưng những ngày trọng đại của tôi mà vợ biết được, nàng nhắn Em yêu anh thì tôi hiểu đó là thông điệp nghiêm túc của vợ, và khi tôi biết vợ có sự kiện gì đó tôi cũng nhắn Anh yêu em, y rằng có những phản ứng rất tích cực. Với con cái cũng vậy, trước khi đi ngủ, tôi hay hỏi Con có yêu bố không, yêu nhiều hay ít, yêu to như thế nào? Thế là tôi cảm thấy có ánh mắt rất hạnh phúc từ vợ nhìn tôi. Thế nhé, các đấng mày râu hãy sử dụng cái vũ khí này hiệu quả vào nhé, món này các bà sử dụng tốt hơn chúng ta nhiều đấy Thích nhất là mỗi lần ngồi sau xe ôm chặc bạn trai và nói" em yêu anh!" Lúc đầu ngại ngùng lắm...nhưng riết quen bác ạh. Nhắn tin thì sáng nào cũng nói " em yêu anh! Hoặc Anh yêu em! " nhưng để nói thành lời người Việt mình chưa quen bác ạh. Câu nói đó đâu mất tiền mua. Hay nói thành lời với người minh yêu thương. Ko chỉ người chồng tương lai mà cả bố mẹ hay với mọi người xung quanh mình. Quả thật ko dễ đâu. Bái Bái Phục Bác !
‘Hoa hậu’ Phú Quốc Sự kiện đầu tiên là buổi lễ trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đảo Phú Quốc trở thành đô thị loại hai, vào tối 15/11. Thứ hai là vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 với đêm thi cuối vào tối 6/12.Hai đêm đều được tổ chức hoành tráng, thu hút rất đông người dân địa phương cũng như khán giả nhiều nơi. Cả hai lần, tôi nhớ như in cảm giác hân hoan khi ngước lên bầu trời Phú Quốc bừng nở từng chùm pháo hoa sáng rực rỡ ăn mừng sự kiện. Giữa tiếng reo hò vang dội, phấn khích của mọi người, khóe mắt tôi cay cay. “Kiên Giang mình đẹp làm sao!” - lời bài hát nổi tiếng của Lê Giang vang lên trong đầu tôi. Huyện Thoại Sơn, An Giang quê hương tôi chỉ cách Phú Quốc gần 100 km mà vẫn còn lam lũ lắm. Vì thế, dù không phải là người Phú Quốc, tôi cho mình quyền tự hào, vui lây niềm vui nơi đây.Bất chợt, tôi liên tưởng, hình ảnh “hòn đảo ngọc” này như nàng hoa hậu vừa đăng quang cuộc thi nhan sắc. Mới ngày nào nàng e ấp, ngây thơ, tỏa hương ý nhị, chưa biết tô son dồi phấn. Thì nay, nàng đội trên đầu vương miện lấp lánh. Có người trầm trồ nhan sắc nàng, nhưng cũng có người nơm nớp lo: Nàng có xứng đáng với danh hiệu đoạt được? Mai này nàng còn giữ được nét duyên?Ý nghĩ tưởng như bông đùa ấy lại là câu hỏi được nêu ra tại buổi gặp gỡ giữa đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Phú Quốc và đoàn phóng viên cả nước về đây theo dõi vòng chung kết Hoa hậu Việt Nam 2014: Liệu trên đà phát triển, Phú Quốc có giữ được nét đẹp thiên nhiên hoang sơ, trong lành, yên bình vốn có?Tại buổi gặp này, sau khi giới thiệu về ưu thế và điểm mạnh của Phú Quốc, về niềm phấn khởi do lượng khách du lịch tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng, cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang… ông Phạm Văn Nghiệp - Phó Chủ tịch huyện - không giấu diếm nỗi lo. Huyện đảo đang đau đầu đối phó với tình trạng rác thải gia tăng, báo động về ô nhiễm môi trường và vẫn đang lúng túng trong việc làm thế nào có hệ thống xử lý chất thải. Rồi chuyện không ít người dân huyện đảo có số tiền lớn nhờ được đền bù đất giải tỏa lại không chịu làm ăn, cứ cắt đất bán dần để tiêu xài. Lãnh đạo huyện mở lớp bồi dưỡng ngoại ngữ cho con em địa phương nhằm bổ sung vào lực lượng lao động dịch vụ cao cấp mà một khu resort năm sao đang rất cần nhân lực. Lớp mở được một thời gian chỉ còn lại lác đác hai đến ba người do phần lớn nản chí, bỏ cuộc.Có những người trẻ sinh ra ở Phú Quốc từ bỏ huyện đảo để đến các đô thị như TP HCM, Hà Nội… Và có rất nhiều đứa trẻ Phú Quốc đen nhẻm, hàng ngày lang thang, đội nắng dọc những con đường biển du lịch rao bán các món hàng du lịch rẻ tiền, xấp vé số… Hàng loạt nhà hàng, khách sạn, resort đủ mọi loại hình đã, đang và sẽ xuất hiện ở Phú Quốc. Người ta thấy đâu đó tương lai của một Đà Lạt, một Nha Trang, một thành phố biển Phan Thiết, Vũng Tàu thu nhỏ nơi này… Nhưng giữa những con đường bụi bặm, ngổn ngang xây dựng, chất riêng của Phú Quốc dường như vẫn còn ẩn khuất.Từ mô hình đô thị loại hai, Phú Quốc rồi có thể sẽ trở thành thành phố. Đây cũng là bước đi quan trọng trong lộ trình tiến tới thành lập đặc khu kinh tế Phú Quốc tương lai. Giấc mơ biến hòn đảo lớn nhất Việt Nam này thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế của Việt Nam đang trong tầm tay.Nhưng tương lai ấy cũng không phải quá gần. Bởi Phú Quốc như nàng hoa hậu sau đêm đăng quang còn phải đối diện với lo toan và áp lực.Dương Vân Phú Quốc là viên ngọc thô , không biết thợ mài ngọc có biết mài không Phú Quốc gần bằng diện tích với Singapore. Phú Quốc đang trong giai đoạn phát triển, nếu ta học theo cách phát triển của Lý Quang Diệu thì Phú Quốc trở thành Singapore thứ 2 của Đông Nam Á. Tôi đang chờ xem Phú Quốc sẽ ra sao trong vòng 10 năm tới. Cần lắm một sự hoạch định rõ ràng của các cấp chính quyền về một sự phát triển dịch vụ du lịch có hệ thống tại cấp địa phương. Lòng yêu nước có trong mỗi chúng ta nhưng tệ thay nó lại chỉ nổi lên khi có chiến tranh xâm lược ? Tại sao không yêu nước khi đang hòa bình như thế này bằng việc trau dồi kiến thức ngoại ngữ, hiểu thêm về đa dạng văn hóa vùng miền ở Việt Nam, trở thành một cộng đồng hiếu khách hơn nữa, văn minh hơn nữa để quảng bá hình ảnh văn hóa tuyệt vời của nước ta tới thế giới ?Một bài toán không hề đơn giản dành cho các cấp lãnh đạo. Nhưng những bãi biển, những con đường ven biển đang dần mất :( Phú Quốc chỗ nào cũng quy hoạch. Tương lai, nông dân chỉ còn nghề lượm ve chai quá Bài viết tốt, có đồng cảm. Quan trọng nhất là tư duy có vượt ra khỏi lũy tre làng. Đây là bản sao của đất liền cách đây không lâu. Liệu các cấp chính quyền có đủ minh mẫn tránh được vết xe mà đất liền đã đi không? Biển Vũng Tàu giờ nhiều chỗ dơ lắm bà con ơi hix Coi kỹ lại rũi có mõ dầu như ở Brunie thì làm sao mà ở cho nổi-Vì theo tài liệu người ta bảo rằng dọc thềm lục địa Việt Nam suốt gần vịnh Thái Lan cách bờ biển trong vòng 100km mỏ dầu và túi khí lớn hoặc mỏ dầu non ,nó quẹo qua Phú Quốc đảo ....Phải hỏi ông địa chất cho chắc ăn Tôi có đến Phú Quốc một lần cách đây mấy tháng, tôi thấy Phú Quốc có Phú Quốc còn có vẻ đẹp hoang sơ điều đó làm tôi rất thích. Liệu rằng trong tương lai các cấp chính quyền có biết tận dụng lợi thế đó không? Hay lại biến Phú Quốc thành một khối bê tông khổng lồ, chỗ nào cũng thấy resort mọc lên như nấm. Lợi ích nhóm từ lớn mà lợi ích của người dân thì lại chẳng thấy đâu. Có những danh hiệu Hoa Hậu đã vào lãng quên ! Phú Quốc luôn mong là Phú Quốc..! Moi dia phuong deu co gang tro thanh do thi. sau nay ca nuoc VN chi toan do thi thoi thi nguoi dan VN song bang gi? Chuc nang san xuat cua do thi rat kem, dac biet la do thi khong the san xuat nong nghiep ma nen cong nghiep cua VN thi mien ban. Ôi, để trở thành đất lành, thu hút nhiều du khách, thành xứ sở giàu có như tên gọi của nó thì đầu tiên phải có những con người Phú Quốc săn sàng vươn lên làm giàu đẹp cho chính mảnh đất của mình. Chắc rồi lại đưa người nơi khác để Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kèm với nó là trăm vấn đề phát sinh. Lo nhiều hơn đấy.. Những cái PQ hiện có là cần nhưng chưa đủ, vấn đề quan trọng hàng đầu vẫn là nguồn nhân lực trong đó vai trò của những người lãnh đạo ở đây phải vừa có tâm và nhất là xứng tầm mới có thể cùng TW và Tỉnh đưa đảo Ngọc cất cánh như mong muốn của cả nước và nhân dân Kiên Giang.
Thỏa hiệp với gian dối Theo tôi đây là hậu quả của bệnh thành tích và sự thiếu minh bạch của nền giáo dục. Ở nước ta, tình trạng “ngồi nhầm lớp” khá phổ biến, xảy ra cả ở những bậc học cao hơn. Rất nhiều cử nhân, thạc sĩ thậm chí tiến sĩ cũng “ngồi nhầm lớp” tương tự các em học sinh ở Quảng Trị. Bởi sau khi tốt nghiệp, họ không có kiến thức cũng như những kỹ năng tương ứng với bằng cấp của mình. Có nhiều trường hợp, gần như tất cả những gì người ta thu được khi hoàn thành bậc học chỉ là một tấm bằng. Tại sao lại xảy ra tình trạng như vậy?Câu trả lời rất đơn giản. Đấy là do sự dễ dãi, thậm chí là cả tiêu cực trong việc đánh giá kết quả học tập. Nếu quá trình khảo thí diễn ra nghiêm túc và thực chất, chắc chắn không xảy ra câu chuyện thật mà như bịa ấy. Chúng ta đang cố gắng đổi mới giáo dục. Nhưng dường như việc đổi mới chỉ mới chú trọng đến cải cách chương trình học và tuyển sinh đầu vào. Theo quan điểm của tôi, việc đánh giá quá trình, đánh giá kết quả đầu ra có giá trị quan trọng không kém hai yếu tố chương trình học và đầu vào (nếu không muốn nói là còn quan trọng hơn).Nghiêm túc và minh bạch trong thi cử và đánh giá chính là yếu tố mang tính sống còn để đảm bảo chất lượng giáo dục. Nếu chúng ta vẫn buông lỏng đầu ra, vẫn để xảy ra hiện tượng “ngồi nhầm lớp” thì mọi sự cải cách chắc chắn đều là vô nghĩa. Bởi khi ấy học sinh, học viên chẳng cần học nhưng vẫn có thể bằng cách nào đó (không loại trừ khả năng gian lận và tiêu cực) để đạt được tấm bằng, thậm chí là bằng đẹp.Trong cùng khoảng thời gian xảy ra chuyện “ngồi nhầm lớp” ở Quảng Trị, ở Australia cũng có một scandal liên quan đến giáo dục.Cách đây vài tháng nhà chức trách Australia phát hiện ra một công ty có tên MyMaster chuyên cung cấp dịch vụ viết luận văn và làm bài thi trực tuyến cho các sinh viên đang theo học tại nước này. Và tuần trước, các trường đại học của Australia đã công bố kết quả điều tra xử lý của mình. Trong đó News South Wales là trường duy nhất không quyết định đuổi học sinh viên, nặng nhất là bị đình chỉ học 18 tháng. Còn các trường khác đều có sinh viên bị đuổi. Ngay cả Đại học Sydney, nơi đã đào tạo ra 6 trong số 28 thủ tướng của Australia (bao gồm đương kim Thủ tướng Tony Abbott) cũng không bưng bít vụ việc. 15 sinh viên của trường này bị phát hiện gian lận còn 60 trường hợp khác vẫn đang bị điều tra. Các trường của Australia còn tuyên bố rằng ngay cả những người đã tốt nghiệp cũng có thể bị tước bằng nếu bị phát hiện gian lận.Có thể thấy nền giáo dục của những nước phát triển coi trọng sự trong sạch và thực chất trong học thuật đến như thế nào. Họ không chấp nhận, không thỏa hiệp với gian lận. Điều này khác với ở nước ta, khi chuyện “chạy đầu vào”, “chạy đầu ra”, “đi thầy” vẫn được nói đến hàng ngày, hàng giờ như một thực trạng. Trong khi, luận văn thì được sao chép và mua bán rộng rãi một cách dễ dàng.Giáo dục thực sự là gốc của mọi con người, mọi vấn đề. Vì thế, làm sao trông chờ có được một xã hội văn minh, phát triển, minh bạch, nói không với tham nhũng, khi mà chính quá trình giáo dục vẫn cho người ta cơ hội tiếp xúc với sự gian dối.Phan Tất Đức Phan Tất Đức bạn là một công dân có trách nhiệm, có trăn trở với đất nước, một nhà tri thức thực sự mà xã hội Việt Nam đang cần. Cảm ơn bạn về những bài viết... cảm ơn tấm lòng của bạn! Một hiệu trưởng trường tiểu học ở TP.HCM đã nói với tôi thế này: "Em tưởng bây giờ dễ bị lưu ban lắm à? Nếu thi lên lớp lần không đậu thì sẽ được cho thi lại lần 2, nếu thi lại lần 2 mà vẫn chưa đủ điểm thì sẽ được thi thêm lần nữa, và thầy cô sẽ cố gắng kiếm cớ gì đó để nâng cho đủ điểm". Chứ học sinh lưu ban, yếu kém thì thầy cô phụ trách bị khiển trách, trường mất thi đua. "Ngồi nhầm lớp" lúc đi học, rồi "ngồi nhầm chỗ" lúc đi làm: đó là bi kịch. Thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư đầy rẫy mà đất nước càng ngày càng chậm phát triển so các nước khu vực. Đó là hệ quả của căn bệnh trầm kha, bệnh thành tích trong ngành giáo dục. Lớp phải đạt chỉ tiêu bao nhiêu % hs giỏi, % khá ... và không có hs yếu kém thì giáo viên mới đạt LĐTT. Cứ thế là đẩy hs lên lớp đều đều dù biết các em đó không thể nào tiếp thu được kiến thức lớp trên. Cuối cùng hết cấp 1 thì cấp 2 gành chịu hậu quả. Đó là hs phổ thông, còn đại học thì hệ này hệ nọ. Cứ nghĩ xem nước ta có bao nhiêu tiến sĩ, thạc sĩ mà được bao nhiêu công trình nghiên cứu phục vụ cho nhân dân , cho đất nước. Tôi thấy một vị thi đại học không đậu, điểm quá thấp, lếch thếch chạy học cao đẳng. Hơn chục năm sau gặp lại thì thấy là tiến sĩ oai ra phếch. thực trạng của giáo dục là thế. "Thỏa hiệp với gian dối". Quá đúng! Thỏa hiệp với gian dối điều đó không ai muốn, nhưng không làm theo không được, đó đã là cơ chế. không ai muốn phải vất vả kiếm sống và cũng không muốn mình bị cô lập chỉ thế thôi. Tôi là gv, tôi đã từng nâng điểm cho hs lên lớp mà ko được lợi ích gì về kinh tế, mặc dù tôi ko muốn. Cái được của tôi là nó làm mất lòng lãnh đạo. Có bạn sẽ nói đó cũng là lợi ích, vâng, nhưng tôi chưa thấy gv nào dám trái ý lãnh đạo. Nếu trái , tôi sẽ bị cô lập, bị thế này thế nọ, ... Rồi sẽ ko lên lương. ... Mạnh ông nào ông nấy gian dối, phải làm sao đây? Bệnh thành tích trong giáo dục bây giờ quá trầm trọng rồi. Theo tôi, có những nguyên nhân và biện pháp sau : 1. nguyên nhân : Kiến thức QUÁ TẢI ; bệnh thành tích quá nặng... 2. Biện pháp : Giảm 50% lượng kiến thức hiện nay xuống ; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho HS ; không gây áp lực cho GV và những người làm quản lí. Làm được những điều trên mới mong nền giáo dục nước nhà đi lên được. Hệ thống giáo dục của mình giờ chẳng biết dùng từ gì nữa. Gian dối, bệnh thành tích, mục...Gian dối từ nhỏ con mình đi mẫu giáo, khi các cô thi giáo viên dạy giỏi thì "tuyển" học sinh của cả trường thành một lớp "chất lượng cao" rồi cho luyện mấy ngày. Đến lớn thì tại chức, cao học, tiến sỹ đa phần là dối trá, học vì bằng cấp chứ không vì kiến thức. Cảm ơn một con người có tâm với nước nhà. Tôi an phận học xong mở quán cafe ngày ngày lên đọc Góc nhìn. Ngẫm ra mình thấy bất lực với thực tại. Sự thực từ gia đình mình đây, đứa em mình học hết lớp 6 ở Pleiku sau đó chuyển về Hải Phòng để học. Lúc em mình về HP thì không để ý, cứ nghĩ là xin chuyển trường thôi nhưng học được một thời gian ngắn thì gia đình mình thấy nó học yếu quá. Chính mình kiếm tra kiến thức nó học thì hoảng hốt vì nó học yếu quá, đọc còn không thông thạo và nhiều từ phát âm sai, chưa nói đến cộng trừ nhân chia làm gì cho cao sang. Gia đình đã đề nghị với giáo viên chủ nhiệm xin cho nó học lại lớp 2 và nhận được "từ chối" từ giáo viên chủ nhiệm. Không hiểu vì lý do gì mà GVCN “từ chối” cho nó lưu ban, mặc dù gia đình mình vẫn bảo là nó không đáng lên lớp thì cô cứ cho nó ở lại. Gia đình mình còn thực lòng mong muốn nó được học lại lớp 2, vì theo đánh giá của cá nhân mình kiến thức em mình có chỉ đáng với học sinh lớp 2 thế nhưng không hiểu lý do gì mà em mình lên được đến tận lớp 6 ở Pleiku. Tuy vậy, khi về đến HP biết rõ học trò của mình kiến thức kém cỏi, nhà trường ở đây cũng “từ chối” cho nó lưu ban chứ đừng nói gì đến đề nghị của gia đình là học lại với trình độ lớp 2. Đến đây thì mình không hiểu mục đích của các thầy cô là gì? Mình biết em mình học kém, năng lực yếu và chỉ với mong muốn đơn giản nó có thể đọc viết như những đứa trẻ bình thường thì cũng bị từ chối vì các thầy cô thích các con số đẹp hơn là chất lượng thực của học sinh  Like mạnh! Sao trường nào cũng có khẩu hiệu... Dạy thật - Học thật... thì ra nói một đàng làm môt nẻo... Biết tin ai bây giờ...
Những cục pin đã chết Thật giống với suy nghĩ của mình. Trước kia mình cũng không biết phải làm sao với cục pin chết, vì không dám để chung vào rải thải sinh hoạt. Giờ mình đã nghĩ được cách: nếu ở nhà có những cục pin chết mình thường gom lại và mang đến công ty để chung vào rác thải độc hại cần xử lý của công ty nhờ xử lý giúp. Bạn ơi không làm được đâu. Chúng ta có cả Bộ Tài nguyên Môi trường mà không có lấy một nhà máy sản xuất túi bằng giấy tự tiêu. Hậu quả là túi nilon ngập tràn. Nếu bạn có ý tưởng hãy nghiên cứu vấn đề này. Hiện tại hãy để cục Pin của bạn trong ngăn kéo đã nhé. Việc tưởng là nhỏ nhưng hệ quả lại lớn, những người có trách nhiệm chỉ nghĩ đến những việc không đâu. Hãy làm tốt những việc cụ thể này đi, chắc chắn người dân hưởng ứng. Cám ơn những bài viết như thế này. Ở công ty mình có để 2 thùng rác có chữ rác vô cơ và hữu cơ. Nhiều bạn hỏi nhau vô cơ là gì và hữu cơ là gì rồi vứt tùm lum, lẫn lộn. Trong công sở mọi người còn lúng túng như thế, huống hồ ở cộng đồng xã hội. Cho nên tôi nghĩ đây là bài toán của cả quốc gia mà giáo dục, truyền thông phải là tiên phong. Làm thế nào toàn dân có chung một nhận thức, ngôn ngữ rác nào là độc hại và biết cách phân loại cho đúng nhất Nếu mình có ý thức, mọi người cũng sẽ như vậy! Nào mọi người cùng chung tay! VN mình rác cứ lộn xộn lung tung. Và thậm chí nhiều chỗ trong thành phố còn chẳng có thùng rác. Đúng là nhiều lúc thay pin xong tôi cũng không biết bỏ pin cũ vào đâu nên trong ngăn bàn vẫn còn rất nhiều những cục pin đã hết. Vấn đề rác thải và phân loại rác rất cần thiết phải có biện pháp và tuyên truyền rộng để tất cả mọi người cùng làm, vì ai, gia đình nào, ngày nào cũng cần xả rác. Giá như 1 bạn nào trong này có khả năng viết lách , tạo 1 trang trên facebook và tất cả chúng ta cùng xây dựng thành 1 trang có lượt view lớn để ý thức phân loại rác và bảo vệ môi trường lan tỏa thì coi như chúng ta đã làm được 1 điều gì đó có ích rồi, tiếc là mình ko có trình độ để viết cũng như làm truyền thông mặc dù rất muốn hành động chứ không chỉ là bảo vệ môi trường trong suy nghĩ bạn có biết người ta dùng pin chết để luộc các thứ cho mau chín đở tốn nhiên liệu như luộc bắp báng tét vv Tôi cũng giữ rất nhiều pin như không biết phải bỏ đi đâu. Hi vọng chúng ta sẽ sớn công bố những điểm thu gom chất thải độc hại này. Một số gia đình cũng phân loại thức ăn thừa, rau cỏ vào thùng vàng. Nhưng rốt cục, vào cuối ngày, người ta gom lẫn lộn tất cả vào một xe rác...... kết nhất đoạn này Ơ Nhật người dân đi đường, có rác thường cho vào túi của mình, mang về nhà mới cho vào thùng rác. Tôi đi đường không thấy thùng rác cũng cho vào túi mang về nhà, giải quyết sau. Giữa thủ đô Hà nội còn đầy rẫy các đường ống thu gom nước thải dân sinh (từ bể tự hoại) xong thải trực tiếp ra bất kỳ đâu có thể. Điều tồi tệ chưa dừng ở đó vì khí thải đồng hành thì vô tư phát tán ra không khí vì đường cống luôn rộng mở hoặc che đậy sơ sài bằng tấm đan xi măng...? O ben cong hoa Sec nguoi Viet minh dung Pin de luoc banh Chung vi tac dung cua Pin se lam cho banh xanh trong dep mat va ban duoc nhieu. Nhung khi tin nay bi phat hien va truyen ra khien moi nguoi so khong con ai dam mua banh Chung nua .Nhung nguoi truoc do da an bang Chung luoc voi Pin khong biet hau qua se ra sao .That khung khiep.. Một góc nhìn rất thiện cảm và có trách trách nhiệm .
Lẫn lộn khái niệm Đây là một trong những nội dung quan trọng từng được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng XI nhưng không hiểu sao khi quán triệt trước hàng trăm cán bộ, Đảng viên dự hội nghị vị báo cáo viên lại nói: "tái cơ cấu nền kinh tế”?Thực ra không chỉ có vị báo cáo viên tôi vừa nói mà khoảng hơn 4 năm trở lại đây, sau Đại hội Đảng lần thứ XI, tại các hội nghị, hội thảo, diễn đàn khoa học về chính sách kinh tế ở Trung ương, trong đó có kỳ họp thường kỳ hằng tháng của Chính phủ, các kỳ họp của Quốc hội, cụm từ “tái cơ cấu kinh tế” được nói đến khá nhiều. Thế rồi, ở phạm vi bộ ngành, các tập đoàn kinh tế, hiệp hội ngành hàng, địa phương người ta mở rộng “tái cơ cấu” hoặc “tái cấu trúc” ra rất nhiều lĩnh vực cụ thể khác như: tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu ngành ngân hàng, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.Vấn đề đặt ra, trong khi văn kiện của Đảng nói rất rõ “cơ cấu lại nền kinh tế” thì nhiều người lại cứ diễn “tái cơ cấu nền kinh tế”. Phải chăng là nhiều người nghe riết, nói riết rồi thành quen theo kiểu phong trào hay có sự lẫn lộn, nghĩ là “tái cơ cấu nền kinh tế” đồng nghĩa với “cơ cấu lại nền kinh tế”?Theo Từ điển tiếng Việt thì “tái” là yếu tố ghép trước để cấu tạo động từ, có nghĩa: lại, trở lại lần nữa. Ví dụ như tái bản (sách) là in lại lần nữa theo bản cũ. Tái cử là được bầu lại lần nữa vào chức vụ vừa giữ trước đây. Tái hiện là thể hiện lại hiện thực một cách chân thật, bằng sáng tạo nghệ thuật...Khi chúng ta vô tư nói “tái cơ cấu, tái cấu trúc", vô hình trung đang cổ vũ cho việc làm lại những cái đã và đang làm. Trong khi nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt động của hệ thống doanh nghiệp hay các ngành ngân hàng, nông nghiệp… nói riêng sau những năm đất nước đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế thì bên cạnh những thành tựu cũng bộc lộ nhiều bất cập, trì trệ. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đặt ra nhiệm vụ “cơ cấu lại nền kinh tế”. Để cơ cấu lại ắt phải tổ chức, sắp xếp lại. Mà tổ chức, sắp xếp thì những ưu điểm, tích cực, hiệu quả cần tiếp tục phát huy còn những bất cập, chồng chéo, cản trở sự phát triển chung và xu thế hội nhập quốc tế thì phải kiên quyết đổi mới, loại bỏ.Hiện nay là thời điểm các Đảng ủy cơ sở phường, xã trong cả nước tổ chức hội nghị truyền đạt, thảo luận và tham gia góp ý kiến với Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng Khóa XII. Đến giữa và cuối năm là Hội nghị Đảng bộ các quận, huyện rồi các tỉnh, thành phố, các bộ ngành và cấp tương đương. Chắc chắn nội dung “giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế” sẽ được bàn thảo nhiều.Nhưng trước khi bàn, theo tôi cần hiểu đúng, nói đúng, viết đúng nội dung mà văn kiện đã xác định: cơ cấu lại nền kinh tế thay vì sự lẫn lộn như lâu nay.Bùi Đức Khiêm Dân em không thấy phiền hà "Tái" hay là "Lại" cũng là giống nhau Chỉ cần Kinh tế đổi mau Đời sống khấm khá, nước giàu, dân an...! Cháu mới tốt nghiệp Th.s Hán Ngữ Giáo Dục Quốc Tế năm rồi tại An Huy, Trung Quốc. So với bác chắc chỉ đáng là hạt cát giữa sa mạc, chẳng dám múa rìu qua mắt thợ. Cháu chỉ dám góp nhỏ thế này, thẳng thắn mà nói theo từ điển và thực tế ngôn ngữ Trung Quốc (Gần với Hán Việt về mặt nghĩa) thì dịch sát nghĩa từ "tái" (再) có nghĩa là làm lại, và làm lại thì không có nghĩa là giống y hệt lần trước (Ví dụ : "tái đấu" không có nghĩa là kết quả lần này và lần trước giống nhau), tương tự "tái cơ cấu", "tái cấu trúc" ... thì cũng không có nghĩa là làm lại giống lần trước, chỉ là làm việc nào đó lại một lần nữa (không hàm ý làm như thế nào hoặc kết quả là giống nhau). Cháu bản thân không thấy sự đánh tráo khái niệm nào ở đây. Nếu bác khẳng định Hán Việt chữ "tái" và nguyện gốc chữ "再“ là khác nhau thì cháu xin rút lại bình luận này. Tôi thấy 2 cụm từ “tái cơ cấu nền kinh tế” và “cơ cấu lại nền kinh tế” nghe cũng dễ lẫn lộn thật, tiếng Việt đâu đến nỗi nghèo nàn đến mức ngay cả những tiêu đề quan trọng cần được phổ biến khắp cả nước mà vẫn không thể tìm ra được những từ ngữ minh bạch và cách hành văn mạch lạc ? Tại sao không gọi “cơ cấu lại nền kinh tế” là "cải tổ nền kinh tế", hoặc "cải cách nền kinh tế" ? Tôi nghĩ như vậy sẽ đỡ bị lẫn lộn hơn với câu “tái cơ cấu nền kinh tế” . Ngoài ra, tôi thấy tiếng Việt dùng trong nước dạo sau này thỉnh thoảng xuất hiện những cách dùng từ và những cách hành văn không chuẩn, nhưng lại được chấp nhận như 1 sự hiển nhiên, thí dụ từ ngữ "du sinh" để chỉ những người ra nước ngoài du học ! Theo tôi nên gọi cho đầy đủ là "du học sinh", bởi vì "du sinh" có nghĩa là cuộc sống phiêu bạt rày đây mai đó không ổn định ở 1 chỗ . Hoặc câu "chúng tôi xin lưu ý đồng bào rằng đường vào thôn có những đoạn bị sạt lở", thì nên nói là "chúng tôi xin đồng bào lưu ý rằng đường vào thôn có những đoạn bị sạt lở" ..v.v.. Thậm chí hôm nọ còn có người "thẳng tay tát nước" vào tôi vì tôi đã viết 2 chữ "xử dụng" trong 1 comment của tôi, mà theo anh ta là đã sai chính tả vì nếu viết đúng thì phải là "sử dụng", nhưng tôi đã được học từ các thầy, cô dạy Việt văn ở Sài Gòn trong thời còn học cấp 3 THPT vào những năm 197X rằng "xử dụng" là 1 từ kép Hán-Việt mà chữ "xử" trong đó là cùng 1 chữ "xử" trong "xử lý", "xử thế", "xử sự", hay "hành xử" ...chứ không phải là chữ "sử" của "lịch sử", "Phật sử", hay "triền sử"... Tôi đã rời VN hơn 35 năm nên không còn theo kịp mọi biến tấu của Việt văn trong nước, tuy nhiên, tôi vẫn thường xuyên nhận ra có những câu văn viết trên báo chí trong nước, mà thoạt đọc lướt qua thì rất dễ bị hiểu lầm, trong khi cùng ý nghĩa đó có thể được diễn tả theo 1 cách khác mạch lạc hơn nhiều ... "Tái" là một từ Hán Việt, "lại" là một từ thuần Việt. Tái và lại là một. Nếu không nói "tái cơ cấu " thì nói "cơ cấu lại", chẳng có gì sai cả. Tất cả những ai đã từng học tiếng Trung Quốc đều hiểu như vậy. Tác giả không nên băn khoăn, nếu có thì nên góp ý cách dùng những từ Hán Việt sao cho đúng. Ví dụ: không nên nói "bổ sung thêm" mà chỉ cần nói "bổ sung", không nên nói "tái chế lại " mà chỉ cần nói "tái chế ", v.v... tôi không đồng ý với tác giả ở chỗ tác giả cho rằng chữ "tái" chỉ hàm nghĩa là "lại" với ý nghĩa lập lại cái cũ. Thật ra, từ Hán Việt luôn có lớp nghĩa cao hơn so với từ thuần Việt, ví dụ: uyên thâm / sâu sắc; uyên bác / sâu rộng.... Tôi cho rằng khái niệm "tái cơ cấu", "tái bố trí" có ý nghĩa mạnh hơn so với khái niệm "cơ cấu lại", "bố trí lại". Cụ thể, tái thiết không có nghĩa là xây dựng lại những cái đã có, mà có ý nghĩa xây dựng lại theo nghĩa chung nhất, bao gồm khắc phục, sửa chữa những cái hư hỏng và còn xây dựng theo một đường lối mới, một cải cách. Nghĩa của từ cần phải được hiểu ở nhiều góc độ. Ý kiến bài viết quá hay, chính xác về khái niệm. Quả thật là lâu nay tôi cũng nghe nhiều người hiểu và nói sai như tình trạng bác Bùi Đức Khiêm vừa nêu. Bác nói cháu mới để ý. Ủng hộ bác. Dùng từ thì nên chính xác, phải chính xác. Khái niệm tái cấu trúc (re-structuring) là việc thực hiện lại quá trình cấu trúc tổ chức (tổ chức, doanh nghiệp, etc) một lần nữa. Khi thực hiện lại việc cấu trúc, việc đánh giá môi trường bên ngoài và bên trong là một phần của quá trình ấy. Vậy thì, cho dù là cùng một quá trình, nhưng kết quả đầu ra thì có thể sẽ là rất khác. Tùy tiện dùng từ ngữ ở cuộc sống thường nhật đã làm tiếng Việt thiếu trong sáng đi, nhưng tùy tiện dùng tiếng Việt sai đi ý nghĩa 1 vấn đề quan trọng như thế này phải xem lại. Tác giả đang nói đúng về một bệnh sánh nói chữ mà thiếu hiểu biết hiện nay của nhiều cán bộ ta. Tái bản không có nghĩa là in lại nguyên bản một lần nữa. Tái giá không có nghĩa là lấy lại người chồng cũ. Tôi thấy Việt Nam cứ họp với hành hoài rất tốn kém mà nạn: lương, y tế, giáo dục, hưu trí, thất nghiệp vẫn ở trên mây dân ko với tới nỗi là tại sao???? Ở ti vi ra là thấy họp hội nghị liên tục thấy nản kinh, xem đài nước ngoài chẳng thấy họp hành gì mà sao họ đã lên sao Hoả,,,,,,,!!! ..Biết rồi -khổ lắm -nói mãi..Người nói cứ nói còn Ai nghe hay không thì tùy. Tôi nghĩ là ko cần thiết quan tâm vấn đề này. Vì thứ nhất, "tái" ( tiền tố) và "lại" ( thường là đứng sau một động từ, coi như là hậu tố) cơ bản là từ gần nghĩ với vai trò bổ trợ cho từ nó đi kèm. Thứ hai, trong ngữ cảnh văn bản người đọc biết rõ "tái cơ cấu" là thay đổi bản chất của cái có sẵn (cụ thể lở đây là nền Kinh Tế) theo 1 cách khác/ mô hình khác, nếu nói "tái cơ cấu kt" làm người nghe hiểu là làm lại trên cái cũ thì tôi nghĩ phải dùng từ "cải thiện nkt" hoặc "nâng cao hiệu quả cơ cấu nkt" thì mới hiểu theo hướng này, như vậy chữ "Tái" không gây nhầm lẫn thông tin cho người đọc nên ko vi phạm tiêu truyên đạt thông tin của văn bản do đó ko cần quan trọng vấn đề này, nếu ko chấp nhận giải thích trên thì bạn cũng có thể xem như đây là nghĩ thứ hai của chữ 'Tái" và nghĩ này vẫn truyền đạt dc thông tin cho người nghe hiểu thì dùng vẫn ok. Ko chỉ riêng tiếng việt , tiếng anh hay bất kỳ ngôn ngữ khác cách từ đồng nghĩ hay gần nghĩ đều có thể sử dụng thay thế cho nhau miễn ko vi pham nguyên tắc truyền đạt và người dọc/ nghe hiểu thì ko cần quan tâm làm gì Hay đây! đang bàn câu chuyện lẫn lộn khái niệm, nếu vậy tác giả cần bàn thêm câu chuyện so sánh "tái" của tác giả đưa ra nhìn theo góc độ "đối tượng tái" để biết cái nào tĩnh, cái nào động? "Theo Từ điển tiếng Việt thì “tái” là yếu tố ghép trước để cấu tạo động từ, có nghĩa: lại, trở lại lần nữa. Ví dụ..." Bác học giả nầy nghĩ đơn giản nền kinh tế, một tổ chức ... là một thực thể tĩnh chắc? Bác hiểu và bình luận về triết thuyết "không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông" để bác vận dụng và nói là "tái hiện lại dòng sông của ngày hôm qua đi! Học là một vấn đề nhưng hiểu và vận dụng là một vấn đề khó hơn nhiều, đôi lúc lại là sai cơ bản! Theo tôi, việc có hay không từ "tái" đâu có quan trọng. Khi chúng ta quá quan trọng hoá việc dùng từ ngữ như bài viết trên, vô hình chúng ta đã ngăn chặn việc tư duy theo xã hội hiện đại. Nước ta có độ tuổi dân số trẻ, tương lai đất nước sẽ do họ quyết định, và tư duy của đa số bạn trẻ là nói nhiều mà làm không được thì cũng bằng không. Hãy nhìn vào kết quả tăng trưởng của nền kinh tế.
Ai có quyền bán lòng đường Hành vi của vị lãnh đạo này là sai, nhưng cách lý giải của người quản lý taxi “chỗ đậu này đã được mua” khiến tôi thắc mắc: Ai đã bán chỗ đậu xe trên lòng đường để hãng taxi mà nhân viên ấy đang làm việc có quyền xác lập “lãnh địa” riêng?Hiện nay, trên nhiều tuyến đường và ngay tại lòng đường nằm dưới nhiều tòa nhà cao tầng ở TP HCM mỗi ngày vẫn có hàng hàng, lớp lớp taxi của các hãng chiếm dụng làm bến đỗ riêng. Ở đó có hẳn các quản lý taxi điều hành tài xế chạy theo thứ tự mỗi khi có khách bước ra từ tòa nhà hay khách đến đón xe. Tình trạng này làm nảy sinh không ít chuyện cự cãi giữa những người lái ôtô cá nhân với các nhân viên điều hành taxi, kể cả với tài xế taxi đậu xe tại những khu vực này. Một bên bảo rằng, “chỗ này đã được mua”; bên kia phản ứng lại, tại sao anh được đậu còn tôi thì không trong khi lòng đường chẳng thuộc sở hữu của ai cả.Câu chuyện trên làm tôi nhớ đến những “xe đoàn”, “xe vua” - mà giới tài xế gọi là xe đã “mua đường” - mặc sức ngang nhiên phóng nhanh, vượt ẩu hay chở quá tải trên khắp các tuyến đường cả nước nhưng chẳng hề hấn gì. Trên mỗi chiếc xe đoàn có dán logo làm dấu hiệu để được nhận biết và dễ dàng lưu thông trót lọt qua các trạm kiểm soát giao thông. Trước thực trạng này, trong những hội nghị về an toàn giao thông với các địa phương và ngành chức năng, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia rất nhiều lần yêu cầu phải xử lý nghiêm các đối tượng bảo kê, xử lý nghiêm tình trạng tiêu cực tại các trạm cân và hiện tượng “xã hội đen” thao túng hoạt động xe quá tải, quá khổ trên một số tuyến đường bộ.Chuyện mua đường, bảo kê cho ‘xe đoàn”, “xe vua” hay chuyện mua chỗ đậu ôtô trên lòng đường vẫn còn là một thực trạng nhức nhối. Tôi nghĩ, chẳng có người dân nào dám liều lĩnh đứng ra bán cái mà chẳng bao giờ thuộc quyền sở hữu của họ, đó là lòng đường, mà phải là một thế lực nào đó có quyền, có thế.Lòng đường ai bán, ai mua? Nếu muốn tìm ra sự thật có lẽ cũng không khó! Cứ việc đi hỏi bên mua, như nữ quản lý của hãng taxi đã khẳng định “chỗ này chúng tôi đã mua rồi!”.Huỳnh Sang Tôi rất đồng tình với ý kiến của nhà báo. Hiện tình trạng bán lòng đường làm chỗ đỗ xe đã quá phổ biến ở các thành phố lớn. Đây cũng là 1 dạng tham nhũng sử dụng tài sản chung để biến thành lợi ích riêng, cần được đưa ra ánh sáng và ngăn chặn ngay. Tôi rất tán thành bài viết của nhà báo Huỳnh Sang. Không khó để tìm ra ai bán, nhưng tìm ra rồi lại rút kinh nghiệm tôi sợ quá. Lòng tự trọng còn bị mua huống chi là lòng đường! Hài ! Quản lý thì lòng vòng, rối rắm nhưng nhiều kẻ hở. Cuối cùng lại lôi sợi dây kinh nghiệm ra rút nữa cho xem. Sao Việt Nam vẫn chưa đăng ký Guinness mục "Sợi dây dài nhất thế giới" nhỉ? Bài viết khá tinh tế! Tôi thích bài này. Hoan nghênh tác giả bài viết. Thực trạng này quá phổ biến, dai dẳng và là cái mỏ khai thác của nhiều thế lực ở tất cả các thành phố lớn của VN. Đau đớn thay khi mà tiền thuế nhân dân đóng góp để làm đường lại trở thành nguồn thu vô tận cho một nhóm người. Đề nghị công luận vào cuộc tích cực để có chính sách quản lý khai thác hiệu quả Ở TPHCM, nhiều đường nhỏ như Lý Tự Trọng ngay cửa Vincom, có biển cấm dừng cấm đỗ nhưng ô tô vẫn vô từ đồ đầy lòng đường từ năm này sang năm khác làm kẹt xe liên tục ở khu vực này. Hay như đoạn đường Thái Văn Lung, ô tô đâu tràn lan ngay ở ngã 4. Trong khi nhiều đường khác rộng và thoáng như Trần Hưng đạo thì ô tô vừa dừng đã bị phạt. Vậy tại sao có chuyện này?! Hay, rất đúng. Ý kiến của nhà báo Huỳnh Sang là quá hay và quá thời sự, tôi rất đồng tình với anh. Làm gì có chuyện mua bán chỗ đậu xe ô tô ngay tại lòng đường, trừ trường hợp vào trong bãi đậu xe (gửi xe) của nhà hàng khách sạn công viên, khu du lịch... Ôi trời! Nhiều cái vô lý quá mà tại sao nó vẫn tồn tại mãi vậy. Chẳng nhẽ chúng ta không còn cách nào để dẹp bỏ vấn nạn này hay sao nhỉ? Nếu tìm ra sự thật, tôi nghĩ lại chuẩn bị có một cuộn dây mang tên KINH NGHIỆM sẽ bị rút. Nếu zạy thì bên taxi pải tự thành lập bến bãi và pải có chổ đậu riêng của hãng taxi chứ. Sao lại sử dụng lòng đường của chung làm của riêng. Không phải chỉ lòng đường ở TP HCM mà lòng đường Hà Nội cũng giống hệt như thế. Chẳng biết ai bán ai thu tiền và tiền ấy vào túi ai, lòng đường nào rộng họ còn để ô tô ở cả 2 bên lòng đường rồi thu tiền rất tự nhiên. Các vỉa hè cũng vậy, trước cửa nhà ai thì người ấy dùng, họ dùng chậu cây, và nhiều hình thức khác để ngăn không cho người đi bộ qua lại, người đi bộ đương nhiên phải đi xuống lòng đường. Thật vô lý hết sức. Thiết nghĩ các cấp chính quyền, lực lượng chức năng cần phải xử lý nghiêm việc này. Cả nước chứ không riêng gì TP HCM đâu. Hè phố cũng vậy. Bao nhiều tiền thuế của dân để làm được, lát vỉa hè nhưng chỉ những hộ có nhà ở mặt đường hưởng lợi rất lớn, càng làm giá đất mặt đường tăng. Họ chiếm vỉa hè để bán hàng, để xe v.v.. nghênh ngang, mặc cho đường tắc, người đi bộ phải đi xuống lòng đường, họ rất vô cảm, họ coi như được thành phố cho riêng họ đoạn vỉa hè đó. Các cơ quan quản lý cứ né tránh, không có cơ chế phù hợp, xử lý các bất công này thì còn xảy ra nhiều vụ xô xát, đánh giết nhau để đòi công bằng, bình đẳng trước tài sản của công, quyền sở hữu công cộng ngay tại Thủ đô và các thành phố lớn. Ai bán lòng đường hỏi người mua sẽ biết. Những người có chồng hoặc người thân lái taxi đều biết.
Sự nhạy cảm mang tên 'dạy thêm' Cụ thể là sai so với Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT. Nơi này, nơi khác đặt ra câu hỏi khó: "Nếu không dạy thêm thì giáo viên ăn gì?".Câu hỏi đó nhạy cảm đến mức chúng ta cố gắng né tránh trả lời. Hầu như ai cũng có người thân, bạn bè là giáo viên. Vợ tôi, chị vợ, anh vợ đều là giáo viên, bạn bè tôi nhiều người là giáo viên, chính tôi cũng ngại nói những vấn đề nhạy cảm của ngành giáo dục. Chẳng mấy ai vui vẻ với cảnh con cái mình từ sáng tới khuya vùi đầu học hành, kể cả vào những ngày nghỉ cuối tuần. Các bà mẹ, ông bố tất bật đưa đón con đi học thêm. Bố mẹ bận việc thì thuê xe ôm đưa đón con. Mỗi tháng, các gia đình chi từ dăm ba trăm cho đến một vài triệu đồng tiền học thêm cho mỗi đứa con. Đối với đại đa số các gia đình Việt Nam, số tiền chi cho việc học thêm của con cái là không nhỏ. Nhưng ai cũng ngại trả lời câu hỏi khó trên: "Nếu không dạy thêm thì giáo viên ăn gì?".Chúng ta có thể né tránh mãi được không? Cách học sinh học thêm ở nước ta không chỉ gây tốn kém công sức, tiền bạc cho các gia đình, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng học hành - nghỉ ngơi và sự phát triển toàn diện trí - lực của các cháu. Nó phá vỡ sự công bằng trong thụ hưởng giáo dục, thiệt thòi cho con em các gia đình có khó khăn kinh tế. Nó làm xấu đi hình ảnh thầy cô trong con mắt học trò và phụ huynh.Trên thực tế, không phải tất cả 1,2 triệu giáo viên trong cả nước đều có cơ hội dạy thêm. Nói chung, 240.000 giáo viên mầm non, 87.000 giáo viên đại học và cao đẳng, 18.000 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hầu như không có cơ hội dạy thêm.Cũng không phải tất cả 840.000 giáo viên phổ thông trong cả nước đều có cơ hội dạy thêm, mà chủ yếu là các giáo viên phổ thông ở thành phố, thị xã.Cũng không phải tất cả giáo viên ở thành phố, thị xã có cơ hội dạy thêm, mà trong số đó, thường chỉ là các giáo viên dạy các môn học sinh có nhu cầu học thêm, đó là 5 môn: toán, lý, hoá, văn, ngoại ngữ.Nhưng cũng không phải tất cả các giáo viên toán, lý, hoá, văn, ngoại ngữ ở thành phố, thị xã có cơ hội dạy thêm, mà chỉ một số trong số các giáo viên đó.Như vậy, rất nhiều giáo viên (trong tổng số 1,2 triệu giáo viên trong cả nước) không có cơ hội dạy thêm. Các giáo viên không dạy thêm đó đã và đang sống như thế nào?Rất tiếc là cho đến nay chưa có cuộc khảo sát, nghiên cứu nào về vấn đề này. Cô giáo nhà tôi đã một thời may gia công kimono để có thêm thu nhập cho gia đình. Chúng tôi không bao giờ thấy xấu hổ vì điều đó. Mọi lao động và thu nhập hợp pháp đều vinh quang.Thời đi học, chúng tôi không phải học thêm, nhưng chắc gì chất lượng học đã kém so với hiện nay? Học sinh Việt Nam được gửi ra nước ngoài trong các thập kỷ 1970-80 học rất tốt so với học sinh các nước khác, thường chiếm các vị trí đứng đầu. Rõ ràng việc học thêm phổ biến một số môn lâu nay không hề làm cho chất lượng giáo dục của nước ta được cải thiện. Nó chỉ cho thấy chất lượng dạy chính khoá bị giảm sút, nếu học sinh không học thêm thì không bù đắp được kiến thức, làm bài kiểm tra và thi không tốt. Nó là hệ quả của các bất cập trong cách dạy chính khoá, cách thi.Một nền giáo dục tử tế là nơi học sinh có thể nắm vững kiến thức từ các bài giảng trên lớp và các bài tập về nhà. Đó cũng là sự cam kết, trách nhiệm của ngành giáo dục với người dân - những người đóng thuế nuôi ngành giáo dục. Đối với các học sinh có học lực yếu hơn, nhà trường cần tổ chức phụ đạo miễn phí để giúp các em đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức, thu hẹp khoảng các với các học sinh khá, giỏi.Singapore và nhiều nước khác làm như thế, không có chuyện nhà trường hoặc giáo viên thu tiền phụ đạo các học sinh có học lực kém hơn. Thật khó chấp nhận một nền giáo dục mà nếu học sinh không học thêm thì khó đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học, cấp học. Đối với học sinh khá giỏi, có năng khiếu về các bộ môn, nhà trường cần tổ chức chương trình bồi dưỡng để các em có thể phát triển tối đa năng lực của mình. Và thực tế là trong hoạt động dạy học của các trường phổ thông đã có những nội dung này. Vậy học sinh phổ thông đi học thêm tràn lan thì các em học cái gì và học để làm gì?Ở các nước khác có dạy thêm, học thêm không? Câu trả lời là có, ở đâu cũng có. Ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, học sinh học thêm rất nhiều. Ở Mỹ và châu Âu, Singapore, Australia, New Zealand, học sinh học thêm ít hơn, nhưng cũng có. Chỉ có điều, chuyện dạy thêm, học thêm ở nước ta và ở các nước khác về bản chất khác nhau. Ở họ, dạy thêm, học thêm chủ yếu được tổ chức theo hai mô hình: (a) các trung tâm luyện thi ("cram schools", loại giáo dục này được gọi là "cram education"), (b) các câu lạc bộ năng khiếu (âm nhạc, hội hoạ, thể thao, kỹ thuật - công nghệ...). Lực lượng giáo viên giáo dục chính quy và ở các trung tâm luyện thi, câu lạc bộ năng khiếu độc lập với nhau, không được làm việc lẫn lộn. Các trung tâm luyện thi, các câu lạc bộ năng khiếu nằm ngoài hệ thống giáo dục, nhưng phải đăng ký và đóng thuế thu nhập. Ở Nhật Bản, nếu giáo viên nào bị phát hiện dạy thêm ngoài hoạt động chính quy, giáo viên đó sẽ bị sa thải, hiệu trưởng trường đó phải từ chức.Tôi rất muốn thu nhập của tất cả giáo viên trong cả nước được cải thiện theo lộ trình cải cách triệt để giáo dục Việt Nam, có sự cân đối hài hoà với các lĩnh vực khác. Mặc dù vậy, nếu buộc phải lựa chọn giữa một bên là quyền được dạy thêm của mấy chục nghìn hoặc mấy trăm nghìn giáo viên, một bên là một nền giáo dục tử tế (nơi học sinh có thể đạt chuẩn giáo dục từ chương trình chính khoá mà không cần học thêm, đồng thời những em có học lực yếu hơn được nhà trường phụ đạo miễn phí), sự phát triển cân đối trí - lực của hàng chục triệu trẻ em, tôi tin chúng ta cần chọn vế thứ hai chứ không phải vế thứ nhất.Tuy nhiên, vấn đề này cần được giải quyết với một lộ trình vài ba năm để chuẩn bị tư tưởng cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh, vừa nâng cấp chất lượng giảng dạy chính khoá. Không nên áp dụng các biện pháp phi giáo dục kiểu rình bắt quả tang và lập biên bản giáo viên vi phạm trước mặt học sinh.Cần phát triển mạnh mẽ các mô hình trung tâm luyện thi và câu lạc bộ năng khiếu để việc dạy thêm, học thêm không phát sinh tiêu cực mà, ngược lại, đóng góp hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng, năng lực người Việt Nam. Trong 5 năm đầu, giáo viên giáo dục chính quy có thể được kết hợp dạy học ở các trung tâm và các câu lạc bộ. Sau đó phải tách bạch giữa hai hệ thống, mỗi giáo viên tự chọn đứng trong hệ thống nào một cách minh bạch (giáo dục chính quy hay giáo dục phi chính quy).Lương Hoài Nam Một thực tế là dạy học ở trường công không đủ sống, em đã từ bỏ sau 10 năm bám trụ. Phải cải cách tiền lương cho giáo viên trước khi nói đến yêu cầu chất lượng giáo dục, nếu không, sẽ mãi lẫn quẫn, khi còn loay hoay mãi việc thiếu ăn thì nhà giáo dạy giỏi sao được?! Mình là GV DẠY Toán và mình có dạy thêm và cũng dạy phụ đạo miễn phí cho Hs yếu. Vấn đề là, Hs khá giỏi thì đi học thêm còn hs trung bình thì đi học ít hơn, hs yếu thì hầu như không. Còn dạy phụ đạo miễn phí thì phải năn nỉ, hăm dọa đủ thứ các em mới đi. Nói gì thì nói, mình thấy các thầy cô giáo dạy thêm là không có cảm tình rồi. Mình sống ở TP Hà Nội, con của mình sinh năm 2003 đi học vào đúng thời kỳ bùng nổ việc dạy thêm, học thêm. Nhưng thật may mắn cho con tôi đã gặp được cô giáo có tâm nhất quyết không dạy thêm .Cô bảo cô dạy cả tuần đã quá mệt và các con cũng cần được nghỉ ngơi. Mặc dù các con học lớp chọn, toàn học nâng cao để đi đánh giải. Thế nên cả 5 năm cấp 1 con của tôi đều không phải đi học thêm mà vẫn học tốt ,trong lớp nhiều bạn đoạt giải cao trong kỳ thi HSG của huyện Thanh Trì.Vẫn còn nhiều thầy Cô đáng kính các bạn ạ. “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Tôi đã gửi con về quê học cho nó lành ! cháu vẫn thi đỗ học bổng trường Metrolia tại Finland. Vấn đề ở đây là bộ giáo dục làm thế nào để mọi học sinh điều công bằng. Hầu hết mọi phụ huynh học sinh đều tìm mọi cách cho con đi học thêm để theo kịp bạn bè và tất nhiên giáo viên xem đó như 1 nhu cầu tất yếu. Hồi cấp 3 mình có một người bạn trong lớp học khá -giỏi mà đặc biệt là bạn ấy không bao giờ đi học thêm vì vấn đề tài chính.Vì thế cô chủ nhiệm nói với bạn ấy là cô đảm bảo 90% em sẽ không đậu đại học nếu không đi học thêm :)) .Thế là bạn ấy quyết tâm ôn thi học sinh giỏi quốc gia và kết quả là bạn được giải 3 và tuyển thẳng đại học không cần phải thi .Vậy là bạn ấy thi tốt nghiệp xong là về nhà phụ ba mẹ kiếm tiền trong khi đó tụi bạn phải tấp nập đi học thêm để đâụ đh. Vậy phải đặt câu hỏi: Giáo viên dạy những môn chính khóa mà không học sinh nào phải học thêm như Sử, Địa, Công dân... thì họ ăn gì ???. Trong giáo dục, sự thu nhập cũng không công bằng ở giáo viên dạy từng môn khác nhau!!! Có một số nghề đặc biệt, mà trong đó đồng tiền không đóng vai trò quyết định. 2 trong số đó là nghề giáo, nghề y. Nếu bạn không thật sự vì các em học sinh, bạn hãy ra khỏi nghề giáo. Nếu bạn không thật sự vì sức khỏe bệnh nhân, bạn hãy ra khỏi nghề y.Xã hội còn rất nhiều nghề để bạn đạt được mục đích của bạn. Những nghề đặc thù trên nếu không hợp thì hãy tránh xa.Đừng đổ lỗi cho tiền bạc! Cảm ơn bài viết của anh.Tôi là một giáo viên THPT. Tôi hiểu những tiêu cực trong chuyện dạy thêm học thêm. Nhưng tôi không cho con tôi học thêm. Người làm nhà giáo và bậc làm cha làm mẹ chúng tôi cũng đáu đáu vấn đề này, nhưng không làm sao thoát khỏi vòng lẩn quẩn. Biết đến bao giờ những nhà quản lý mới có giải pháp? Chúng tôi vẫn chờ trong vô vọng khi hàng ngày phải chứng kiến con mình hao mòn sức lực, óc sáng tạo, kĩ năng sống, cơ hội được giải trí vui đùa, sống đúng nghĩa với tuổi thơ và hơn hết là niềm tin về một nền giáo dục công bằng trong sạch? Mọi người đều hiểu ngoài các môn học" quan trọng" thì các thầy cô giáo dạy " môn phụ" không có điều kiện dạy thêm. Đây rõ là sự lệch tâm trong giáo dục toàn diện của ngành giáo dục. Thật buồn khi thu nhập của thầy giáo lại từ những học trò dạy thêm và học trò lại phải bỏ thêm thời gian nghỉ ngơi để nạp kiến thức ngoài giờ. Xin hãy đổi mới toàn diện giáo dục. Thật may là mình được học tại một ngôi trường bình yên ở 1 vùng quê, các thầy cô chẳng ai dạy thêm, phụ huynh có đưa con tới nài nỉ thì thầy giáo chủ nhiệm của mình cũng không dạy, thầy hiệu trưởng cho rằng học trên lớp đã là quá đủ, quan trọng là về nhà phải tự học, ko tự giác thì có học thêm kín tuần cũng chẳng được chữ nào vào đầu,đến năm lớp 12 thì trường mới tổ chức lớp ôn thi đại học, thành quả là bây giờ cả lớp cấp 3 ngày xưa đều đã là sinh viên sắp ra trường rồi, người học ngân hàng, người bách khoa, ngoại thương, tài chính đều đủ cả, các phụ huynh cũng nên suy nghĩ kĩ, như ba mẹ mình cũng vậy, rèn luyện cho con tính tự giác cao chứ không phải nhồi con vào hết lớp cô này, lớp thầy kia mới là tốt Chủ yếu là ở thành phố thôi, chứ ở quê việc học thêm chỉ ít thôi. Đứa em mình năm nay học lớp 12, sáng đi học, chiều vẫn ra đồng với bố mẹ, chỉ tranh thủ tự học vào buổi tối thế mà vẫn là học sinh giỏi cấp tỉnh mấy năm liền. Mình chủ trương là con mình sau này sẽ không cho học thêm, thái độ cô giáo thì không cần quan tâm, chả việc gì phải nịnh cô cả. Tôi là một giáo viên ở ngoại thành. Ở đây phụ huynh cũng không nhiều người có nhu cầu cho con đi học thêm nhưng việc dạy thêm vẫn diễn ra công khai, tràn lan, ai cũng biết mà không nói. Phòng giáo dục yêu cầu tất cả các giáo viên ký cam kết không dạy thêm, tổ chức dạy thêm nhưng mỗi năm học, phòng giáo dục tổ chức 2 lần thi khảo sát chất lượng 3 môn toán, văn, ngoại ngữ mà đề thi ở ...trên Trời để đánh giá, xếp loại nhà trường. Thử hỏi sao học sinh không phải học thêm, giáo viên không tổ chức dạy thêm. Đây là một hình thức khuyến khích dạy thêm học thêm chứ còn gì nữa Tôi cũng là giáo viên tiếng anh, nhưng tôi cũng ghét tình trạng một số giáo viên giờ chính khóa thì làm việc riêng, không chịu không việc hết công suất, rồi lại nói là nặng chương trình, bắt học sinh phải đi học thêm mới đủ thời gian. Đi học thêm thì có phải ai cũng đi học được đâu nhé. HS khá giỏi mới được nhận, còn yếu thì ở nhà vì làm mất uy tín dạy của thầy cô Lâu lắm mới thấy bài của anh Nam trên Góc nhìn. Bài nào cũng toát lên vẻ khoa học của vấn đề và tính trách nhiệm với xã hội. Hãy viết nhiều nữa anh Nam nhé. Xã hội đang cần lắm.
Điều kỳ diệu cuối đường hầm Phóng viên được điều tới hiện trường khi hàng trăm người của tỉnh Lâm Đồng cũng được huy động vào cuộc cứu hộ 12 nạn nhân. Đoạn sập nằm gần cuối tuyến đường hầm đang thi công, sâu dưới đỉnh đồi 70 m, được bao bọc bởi ngọn đồi rộng lớn.Chúng tôi lặng lẽ thực hiện phận sự của mình - bám sát diễn tiến, tìm hỏi mọi nguồn tin để mang tới cho độc giả những tin tức mới nhất về sự việc - mà trong trường hợp này, chúng tôi gần như đã xác định có thể sẽ phải mang tới những tin dữ.Tại hiện trường, mặc đường hầm ngập bùn, nước trên nóc hầm dội xuống như mưa và cả cái lạnh cắt da của đêm đông vùng cao nguyên, các phóng viên vẫn bám sát mọi hoạt động của lực lượng cứu hộ. Để có được những hình ảnh trong ngách hầm chỉ vừa người chui, đang được đào tới chỗ nạn nhân, họ cũng tìm mọi cách bò vào, bất chấp hầm có thể sập.Bốn ngày ba đêm sau đó, là những đêm không ngủ. Chúng tôi đã khắc khoải cùng những người cứu hộ đang ngày đêm tìm cách tiếp cận các nạn nhân. Chúng tôi phấp phỏng khi mũi khoan thứ hai rồi thứ ba xuyên vào nơi hầm sập để đưa nước ra; vui mừng khi biết 12 nạn nhân vẫn khỏe; lo lắng khi một buổi sáng trong hầm không có tiếng trả lời và lại hụt hẫng, thất vọng khi mũi khoan trên đỉnh đồi bị gãy dù đã xuống được 40 m.Nhưng, điều kỳ diệu nhất cuối cùng cũng đã đến. 16h34 ngày 19/12 tôi nhận được tin báo từ phóng viên hiện trường: "Hai người được cứu ra khỏi hầm, sáu người… Ôi tất cả ra rồi” và sau đó là những tiếng reo hò, tiếng nhiều người bật khóc, trong đó có cả những phóng viên nam cứng cỏi. Nước mắt tôi chỉ chực trào, tay tôi run rẩy khi cập nhật thông tin đến độc giả. Bao mệt mỏi dường như tan biến bởi một kết thúc có hậu, không gì có thể tuyệt vời hơn.Tôi cảm phục hàng trăm con người đã lăn xả, không ngại hiểm nguy cứu hộ những ngày qua, tôi cũng cảm phục đồng nghiệp có những đêm trắng, hay hết mình vì nghề khi thả người trượt từ sườn đồi cao hàng chục mét xuống, vì đó là cách nhanh nhất để đến chỗ các nạn nhân đang được đưa ra. Họ làm tất cả để có được những tấm ảnh, video nhanh nhất gửi đến độc giả, đặc biệt là thân nhân của các nạn nhân - những người đang từng giây, từng phút chờ tin.Và tôi nghĩ về nghề của mình - người đưa tin. Bổn phận đưa tin khiến chúng tôi đau lòng khi truyền tải những tin dữ. Nhưng cũng có lúc hạnh phúc khi mình nằm trong số những người đầu tiên mang đến độc giả những tin lành, những điều kỳ diệu của cuộc sống.Nhiều điều kỳ diệu đã đến trong sự cố hy hữu này. Đầu tiên là sự may mắn lạ thường khi chừng 500 m3 đất đá đổ sập xuống đường hầm lúc hai nhóm công nhân đang làm việc mà không ai bị đè trúng. Đó là giây phút hạnh phúc khi ống sắt chừng 3 cm xuyên thủng vào nơi các nạn nhân và nhận ra sự sống bên trong của 12 con người. Đó là quyết định sau cùng nhưng đem lại hiệu quả nhất về việc đào thêm một ngách hầm từ chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải. Đó còn là lỗ thủng bất ngờ, loé lên ánh sáng khiến những người lính công binh thay đổi hướng đào và tìm được đến nơi các nạn nhân đang trú ẩn sớm hơn rất nhiều so với dự kiến. Và trên hết là tình người của gần 1.000 con người đã ròng rã nhiều ngày đêm vì sự sống của 12 nạn nhân2014 đã không kết thúc như một đường hầm chỉ có bóng tối với sự mất tích bí ẩn của MH 370, cái chết của hàng trăm người khi chiếc MH 17 bị bắn hạ, dịch bệnh Ebola, tai nạn trực thăng thảm khốc nhất ở Việt Nam… Sau sự sống sót kỳ diệu của 12 nạn nhân vụ sập hầm, tôi nhận thấy cuộc sống luôn có may, rủi, vui, buồn nhưng cũng luôn có những phép nhiệm màu từ tình yêu, sự quan tâm, trách nhiệm và sự gắn kết của những người xung quanh.Phép nhiệm màu ấy sẽ hiển hiện trong cuộc sống mỗi ngày nếu chúng ta trước tiên nỗ lực hết mình để tạo ra nó.Nguyễn Hải Xin cảm ơn một quyết định sáng suốt của Phó thủ tướng và tất cả lực lượng cứu hộ! Hy vọng vào một ngày đẹp trời cuối cùng của năm 2014 lại xuất hiện một phép màu kỳ diệu nữa khi chiếc MH370 bỗng từ đâu đó bay về nhà. ... "Nước mắt tôi chỉ chực trào, tay tôi run rẩy khi cập nhật thông tin đến độc giả. Bao mệt mỏi dường như tan biến bởi một kết thúc có hậu, không gì có thể tuyệt vời hơn". Cảm xúc của bạn đã cũng nói thay cho bao nhiêu người dân Việt Nam đồng cảm xúc như vậy, bài viết hay và đong đầy tình cảm, thank bạn! Phép mầu nơi đường hầm, trong đó đã 4 ngày sống trong màn đêm của 11 anh em và 1 cô gái, khi cô gái được đưa ra khỏi đàng hầm, nhìn thấy em tôi cứ ngỡ là cô tiên ở cùng các công nhân để mang phép màu đến ! Nguyễn Hải viết rất hay, tôi mong rằng sẽ có nhiều bài viết hay như thế để mỗi người biết sống vì mọi người. Chúng ta cũng cùng nhau hy vọng và chung sức đồng lòng vì một ngày mai tươi sáng cho Việt Nam, cho tương lai của con em chúng ta, cho công ăn việc làm, cơ chế thoáng mở cho lực lượng lao động vàng, nhũng chủ nhân của VN trong thế kỷ 21 này nhé. Hy vọng là năm 2015 sẽ dọn sạch để không còn tham nhũng nữa, mọi người Việt Nam đều có lòng tinvà nỗ lực hết mình cho hạnh phúc gia đình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam, cùng nhau xây dựng một Việt Nam đàng hoàng hơn, xinh đẹp hơn Đọc lại những bài này mà cảm nhận tình người của Việt Nam thật sâu đậm. Bài viết rất hay và nhà báo cũng rất xinh. Cảm ơn tác giả. Mong rằng năm mới sẽ có nhiều kỳ diệu với tất cả mọi người. Đúng là điều kỳ diệu cuối đường hầm!!! Cảm ơn và cảm ơn. Chúc chúc mừng.Nhưng cũng cần đánh giá lại công tác cứu hộ; thiếu những công cụ đặc biệt quan trọng trong cứu hộ. Đã đến lúc có thể làm tốt hơn, vì công cụ trợ giúp hiện nay không thiếu. Các nhà lãnh đạo cần quan tâm hoặc tuyển chọn công khai một đội ngũ những người tinh nhuệ tham gia cứu hộ, chính họ sẽ có những gợi ý đầu tư những công cụ đặc biệt (thiết bị liên lạc siêu nhỏ, camera siêu nhỏ...) để phục vụ những tình huống như Đạ Dâng. Chân thành cảm ơn những người làm báo đã thực sự hết mình để mang đến cho chúng tôi những điều có ý nghĩa nhất trong cuộc sống. Cảm ơn nhà báo Nguyễn Hải có bài viết rất hay, chúng tôi cũng tâm trạng như nhà báo mong và rất mong Việt Nam có nhiều phép mầu nhiệm để người ta đừng nhận công trạng đấy là của tôi và do tôi chỉ đạo còn sự cố tai nạn họ bảo đấy là thiên tai và địa chất như ô Thăng chủ đâu tư của công trình ngụy biện để đất nước ngày càng đi lên sánh cùng với thời đại Bài viết giàu xúc cảm ! Điều kỳ diệu bởi cái Tâm của con người luôn vì nhau , đầy tình yêu thương và trách nhiệm đã đem đến một cái kết có hậu , vỡ oà trong niềm vui và hạnh phúc . Cảm ơn Nguyễn Hải ! "Phép nhiệm màu ấy hiển hiện trong cuộc sống mỗi ngày, nếu chúng ta trước tiên nỗ lực hết mình để tạo ra nó". 2014 đã không kết thúc như một đường hầm chỉ có bóng tối... Hãy tin là sẽ có ánh sáng cuối đường hầm để nỗ lực hết mình. Cảm ơn nhà báo Nguyễn Hải. Trước hết cảm ơn tác giả có bài viết thật sâu sắc! Tôi thoạt nghĩ: trong cuộc sống của chúng ta có vô vàn những điều kỳ diệu, song để nó được hiện hữu giúp mọi người nhận thấy được rõ nhất thì cần có những người biết nhận diện chúng và đưa chúng đến với mọi người! .... trước tiên hãy nỗ lực hết mình để tạo ra nó. Bài viết hay và cảm xúc.
Lỡ tin Nhưng sự thật đã bị phơi bày. Người làm chương trình và nhân vật chính đã nhanh chóng lên tiếng. Ồn ào của dư luận rồi cũng qua đi nhưng chúng ta, những khán giả, được gì mất gì sau câu chuyện này?Tôi được một người bạn gửi cho xem câu chuyện tình đúng 48 giờ trước khi bong bóng cổ tích vỡ vụn. Tôi xem cái video đó vào buổi sáng, và bị ám ảnh suốt cả ngày bởi câu nói của cô gái rằng anh người yêu là ánh sáng của đời cô. Một chuyện tình đẹp như mơ. Một chuyện tử tế đánh thức góc cảm xúc đang ngày ngày bị bào mòn bởi những cơm áo gạo tiền của cuộc sống hối hả. Ngay sau khi xem xong, tôi đã gửi đường link tới những người thân của mình. Họ cũng xúc động giống tôi. Tôi thấy mình đã làm được một điều đặc biệt hơn, đó là nói những lời yêu thương tới người thân yêu, một việc đơn giản vốn bị lãng quên từ rất lâu.Giờ thứ 49, một cảm giác hụt hẫng ập đến, một cảm giác bị lừa gạt vì niềm tin bị đặt không đúng chỗ. Ai đó đau xót có nói chuyện cổ tích chết rồi. Nhận xét ấy không phải là không có lý, dù tôi cố trấn an rằng ít nhất mình cũng đã có 48 giờ nói lời yêu thương.Còn sự được mất của những người trong cuộc thì sao, cụ thể ở đây là đôi bạn trẻ và nhóm làm chương trình. Với cô gái khiếm thị, tôi nghĩ cô đã có một mối tình đẹp, cô hiểu và hạnh phúc với sự lựa chọn của mình. Mọi thứ bị xáo trộn sau khi họ gặp những người làm chương trình truyền hình. Hơn ai hết đôi bạn trẻ là người hiểu toàn bộ câu chuyện, và họ đã đồng ý cho một quyết định mạo hiểm. Rất không may, đó là một quyết định sai lầm. Nhưng ai cũng mắc phải sai lầm, do vậy là một khán giả, tôi thật lòng mong họ giải quyết ổn thỏa để sớm vượt qua sóng gió này.Đối với nhóm thực hiện chương trình, tôi tin tiêu chí “chuyện tử tế dành cho người tử tế” của họ xuất phát từ mục đích ban đầu tốt đẹp. Bởi tìm ra những chuyện tử tế, những người tốt thực sự là việc làm rất quý giá trong cuộc sống này. Nó giúp cho những khán giả như tôi cảm thấy ấm lòng, cảm thấy tin vào những điều tốt đẹp; nó truyền cảm hứng để mọi người hướng thiện hơn. Dẫu vậy, những gì xuất phát từ mục đích tốt đẹp muốn đạt được hiệu quả tốt còn cần đi kèm với cách thực hiện trung thực, nghiêm túc, đúng đắn. Những người làm chương trình đã có thể tránh được sai lầm nếu họ làm việc cẩn trọng hơn, không gật đầu dễ dãi trước những thông tin một chiều.Là những người tiếp nhận thông tin, chúng tôi hiểu hơn ai hết cảm giác bị tổn thương vì đã tin vào những chuyện giống như cổ tích chứ không phải cổ tích, những điều giống như sự thật nhưng không phải sự thật.Tuy vậy, điều an ủi tôi đôi chút là thái độ của hai bên sau sự việc. Đôi bạn trẻ đã nói lên sự thật. Những người làm chương trình đã xin lỗi. Đây không phải là lời xin lỗi đầu tiên của VTV nhưng có lẽ là lời xin lỗi đầu tiên được ghi nhận là chân thành.Cuối cùng, dù đã bị tổn thương, tôi vẫn tin đâu đó trong đời này tồn tại những câu chuyện tình yêu đẹp đẽ. Tôi mong những khán giả như tôi sẽ được tiếp nhận những câu chuyện chân thực và hữu ích. Có điều, nếu một sự cố tương tự nữa xảy ra, tôi không chắc sẽ tiếp tục làm khán giả của chương trình, bởi không ai muốn mình là nạn nhân của sự cả tin một lần nữa.Nguyễn Đăng Quang Đời sống ta khổ chỉ vì ta không chịu sống đơn giản. Hãy đơn giản trong mục đích sống ta sẽ không phải bon chen, đua đòi. Đơn giản trong lối sống ta sẽ bớt đi những thù hằn, ganh tị, ích kỷ. Và khi đó những ao ước sống đẹp không còn là ao ước mà là hiện hữu. Hạnh phúc luôn ở quanh ta, chỉ vì ta không nhận ra hoặc từ chối nó, đó chính là cái ĐƠN GIẢN trong lối sống và trong tâm hồn. Câu chuyện của anh làm mình nghĩ đến việc thấy một người ăn xin bên đường, đôi khi chúng ta nghi ngờ không biết là họ có phải là thật sự xin ăn không, hay là do một nhóm người nào đó chăn dắt, nhưng theo tôi, tốt nhất ta nên gạt qua một bên những nghi ngại vì lòng tốt là đã làm là không nên suy nghĩ nhiều về nó. Còn về họ có thật lòng hay không hay bị ép buộc phải làm vậy thì chuyện đó tính sau vậy. đôi khi làm một việc tốt làm cho ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thảnh hơn, chứ nếu sau khi làm xong mà ta cứ phải suy nghĩ hoài về nó, không biết là làm vậy là mình có " ngu" không thì mình nghĩ không nên. Trong câu chuyện vủa người hát rong, mình nghĩ nếu họ không thành thật nói ra thì chúng ta cũng không biết được, và rồi câu chuyện đó trở thành quên lãng, dù gì cũng nên thông cảm với họ. Đôi lúc cuộc sống phải lạc quan để mọi thứ tốt hơn, mình hy vọng sẽ có nhiều "chuyện tử tế dành cho người tử tế hơn". VTV hãy để cô gái mù sống trong chuyện cổ tích. Đừng để cô gái tội nghiệp nhìn thấy sự thật phũ phàng, lừa tình và tiền người mù thật ác lắm thay. Tôi rất thích ý kiến của tác giả, dù buồn nhưng tôi vẫn mong được nghe những câu chuyện tình đẹp như thế. Chính vì thế chúng ta nên đọc hay nghe chuyện cổ tích hơn là xem. Thanh lừa tình cô gái mù và tiền của cô gái gửi về quê cho vợ con, diễn viên này lừa được mọi người và cho VTV quả đắng. Đây là một câu chuyện dành cho người tử tế nhưng đằng sau sự thật ấy những con người "chưa tử tế" hi vọng họ sẽ tử tế hơn! Mình đồng tình với ý kiến của bạn. Con người ai cũng yêu thích cái đẹp và chính sự vươn đến cái đẹp giúp xã hội chúng ta phát triển. Cuộc sống có nhiều điều giả dối khiến ta phải dè chừng, phải toan tính. Nhưng sau thẳm trong tâm hồn, ta đều ao ước sống đẹp. Khi lòng tin và điều ước đã bị đặt nhầm chỗ. Thật xót xa .! Mình có ý kiến, em Đào có vẻ mồm miệng hơi nhiều, không chân thành như những người khiếm thị tôi đã gặp, thậm chí đẻ con ra, gửi ngay cho bà chị, tươi hơn hớn. Thậm chí, đây mới chính là người lừa mị chúng ta nhất đấy. Xã hội...thương mại hoá. Còn đâu đó nhưng câu chuyện cổ tích giữa đời thực đấy. Nhưng những nơi đó truyền thông chưa bước tới hoặc là không có lợi lên ít người biết...một ngày không xa không chừng kéo theo vấn nạn ĐẠO ĐỨC HOÁ... Đề nghị cơ quan Công an điều tra vụ lừa đảo tình và tiền cô gái mù đối với tên thanh. Đây là tình trạng chăn dắt người tàn tật kiếm tiền rất tinh vi của tên này. Hãy để cô gái mù được yên cô ấy đã quá khổ rồi.............. Nên có hình phạt cho anh Thanh vì anh ta vi phạm Luật hôn nhân gia đình và lừa mọi người. Day la lan thu 2 khan gia va ca nhom lam chuong trinh bi lua.Chac han cac khan gia deu nho chuyen dau la cua chi Kim Ngan VTV. Khan gia rat muon duoc xem nhung chuyen co tich giua doi thuong,nhung mong cac anh chi lam chuong trinh hay rut bai hoc kinh nghiem that nghiem tuc mot lan nua nhe. Hay tim ro goc gac coi nguon de dua tin chuan chinh += de nhung nguoi tu te luon va mai mai la nguoi tu te Cac anh chi nhe.Chuc cac Anh Chi Bien Tap vien thanh cong trong nam 2015
Kỷ lục và mua danh Ở thời đại truyền thông còn chưa đa dạng, nó mang lại tiếng cười và niềm hân hoan cho nhiều đứa trẻ, trong đó có tôi. Với tôi, “kỷ lục thế giới” đơn giản là vậy - những gì khác lạ và mang niềm vui cho mọi người.Cùng với nhu cầu giải quyết các tranh cãi về kỷ lục, đó cũng chính là một trong những tiêu chí đề ra khi ngài Hugh Beaver lập ra sách Guinness. Nhưng có vẻ như ở nước ta gần đây, “lập kỷ lục” không còn đơn thuần là để cho vui nữa, mà đã trở thành một cuộc đua săn nơi ai cũng muốn có phần.Nhiều kỷ lục ra đời mà tôi không hiểu: từ nồi lẩu to nhất, bánh chưng to nhất, bánh mì dài nhất, cho đến bức tranh ghép bằng… kẹo cao su lớn nhất. Càng ngày người ta càng tìm đủ mọi cách để “nhất” một cái gì đó, khiến tôi nghĩ thời điểm Việt Nam lập kỷ lục là "nước có nhiều kỷ lục nhất" sẽ không còn xa.Nguyên do của tình trạng trên một phần vì tính thương mại. Điều này cũng dễ hiểu, khách hàng chỉ quan tâm tới sản phẩm số một, nên việc lập kỷ lục sẽ thu hút được nhiều người chú ý. Vì vậy, một phần lớn những kỷ lục vô thưởng vô phạt đến từ các doanh nghiệp muốn PR sản phẩm của họ.Nhưng theo tôi, lý do quan trọng hơn của chứng loạn kỷ lục là tâm lý trọng danh. Nhiều tổ chức và cá nhân luôn muốn tìm cho được “cái gì đó nhất”, bất kể cái danh đó có thực chất và thực sự cần thiết hay không.Trong khi Guinness tuyên bố không tính phí xác thực kỷ lục, thì ở Việt Nam muốn được “lập kỷ lục” phải bỏ một khoản chi phí từ 5 đến 50 triệu đồng. Điều này khiến việc trở thành kỷ lục gia mất đi ý nghĩa. Trong một xã hội mà người ta không quan tâm đến những danh hiệu viển vông, thì chắc chắn không ai chi tiền cho những việc như thế.Nhìn rộng ra, việc “mua danh” không chỉ dừng lại ở các kỷ lục của cá nhân hay doanh nghiệp. Nó còn hiện hữu ở phong trào xây cổng chào bạc tỷ ở các địa phương hay các công trình vô cùng tốn kém chỉ để được được gắn danh hiệu “số một”. Tôi không hiểu người đi đường cần gì ở cây cầu có con rồng thép dài nhất châu Á, hay con đường có nhiều hoa phượng nhất Việt Nam.Có những công trình, ví dụ như dự án dựng tượng mẹ Việt Nam anh hùng (đã tạm dừng), phải tăng kinh phí gấp 5 lần (500 tỷ đồng) so với dự tính, để trở thành “lớn nhất Đông Nam Á”.Chuyện về các kỷ lục ở nước ta làm tôi liên tưởng đến hình tượng “con voi trắng” ở Thái Lan. Đây là loài thú linh thiêng và quý hiếm, nhưng để chăm sóc thì vô cùng tốn kém. Bởi thế, Vua Xiêm ngày xưa thường ban loài vật này cho đối thủ hoặc các viên quan bị thất sủng, nhằm khiến họ khuynh gia bại sản khi tiêu tiền chăm sóc chúng.Những công trình dán nhãn kỷ lục chỉ vì sự khát danh, theo tôi, là những “con voi trắng” lãng phí trong xã hội. Chúng ta cần voi trắng hay những con voi được việc?Nguyễn Khắc Giang Nhất trí với ông Giang, tôi chưa từng khen ai, nay thành thật khen ông vì Con voi trắng. Thi đua ta quyết tiến lên.Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu.Hàng đầu rồi biết đi đâu?Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi. I have to agree w/ the author. The "Si dien hao" is attitude of some of us. I am sorry for witing in English since there is no Vietnamese font in my place. Tôi rất thich bài viết của ông Giang. Tôi cảm thấy người Việt còn trọng danh hơn cả trọng thực. Không biết rồi đi đến đâu nếu cái danh ngự trị đất nước này, để rồi chính người Việt Nam đang nuôi con voi trắng cho nhân loại. Thích cái nhất từ lâu đã là căn bệnh của người Việt chúng ta . Chẳng thế mà mới có chuyện Có nhiều người mặc dù không hề có điều kiện nhưng khi nhà có sự kiện gì là vay mượn để tổ chức cho hơn người để rồi mang nợ . Rồi có những gia đình khi xây nhà mặc dù đã có thiết kế và giấy phép nhưng vẫn quyết xây cao hơn hàng xóm một chút cho nhà mình cao nhất phố. Rồi có những ông nông dân không hề biết gì về công nghệ nhưng cũng mua xế hộp và iphone cho hơn người mặc dù nhà thì ở trong làng cả đời chắc ra khỏi làng được vài lần. Rồi những thế hệ cứ nối tiếp nhau thích cái nhất và thế là mua danh bán chức bệnh thành tích ngấm vào tất cả mọi nơi . Bệnh này y học chưa có thuốc chữa mong sao một ngày nào đó có nhà bác học nào nghĩ ra biệt dược để chữa trị căn bệnh thích cái nhất hão này . Vâng! Đã thấy mặt trái và phải của chiếc huy chương mà ta tự tạo ra rồi đấy...! Tôi ghét những cái vỏ trống rỗng. Chuẩn. Hay Doanh nghiệp nào chả tìm cách bán được nhiều hàng nên cũng dễ hiểu thôi có điều người Việt quá dễ dãi để cho các mẹo vặt tiếp thị nảy nở thôi thì tất tần tật chỉ cần phao tin dễ gây ung thư hoặc ngừa được là khối người lao vào chẳng cần biết thực hư? Bài viết rất hay, nhất là ví dụ về con voi trắng. Ở nước ta hiện nay có quá nhiều voi trắng, từ đua nhau để được xã anh hùng đến cá nhân anh hùng (mà tôi cũng chả hiểu họ anh hùng ở điểm nào) đến đua nhau xin di sản từ vật thể đến phi vạt thể...có một kỷ lục chắc chắn sẽ đến đó là nghèo nhất thế giới hay xưởng làm thuê lớn nhấthế giới nếu cứ chạy theo những cái nhât vô thực kia Ở nước ta ngày càng háo danh mà không xem xét đến khía cạnh nhân văn xã hội. Con người càng ngày càng làm những thứ vô bổ ví dụ như bánh trưng to nhất, nồi lẩu to nhất có ăn hết không hay chỉ lãng phí bỏ đi trong khi có bao nhiêu người không có cơm ăn từng bữa.  Có nhiều người trong đầu ngành và lưu truyền mãi như GS Tôn Thất Bách chỉ nhận bằng TS danh dự của đại học Đức có nhiều cống hiến cho xã hội, trong khi nhiều người cầm bằng TS mà chả làm gì, chỉ làm những Tú ông để kiếm hợp đồng. Đúng là quan niệm đạo đức ở nước mình có chuyển biến "sâu rộng" thật rồi. Thật buồn! Việt Nam còn xác lập 1 kỷ lục nữa đó là nhiều đơn vị hành chính địa phương (tỉnh,huyện, xã) nhất dẫn tới nhiều cán bộ nhất công chức, viên chức nhất thế giới có ai ngăn chăn điều này con voi trắng đang tồn tại Các cụ đã có câu "hữu danh vô thực" hay "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" để đả phá những cái hình thức tốn kém vô bổ, VN ta đã từng mắc nhiều những cái thuộc bệnh hình thức.
Sách rác Khi mới ra trường, tôi mơ ước trở thành một biên tập viên sách. Cơ hội vào các nhà xuất bản với tôi lúc đó là bằng không, nên tôi bắt đầu bằng cách xin việc ở một nhà sách. Tôi dễ dàng được nhận và nhanh chóng được giao việc với sự chỉ dẫn: Làm theo những gì người khác đang làm. Nhà sách nơi tôi làm có 4 - 5 người, mà họ gọi là biên tập viên. Mỗi người đều cắm cúi trên một bản thảo, xung quanh họ có chừng 5 - 6 cuốn sách khác, cùng chủ đề. Một bạn cỡ tuổi mới ra trường như tôi, đang viết một cuốn sách về kinh nghiệm trồng một số loại cây, giải thích cho tôi cách viết sách: Chỉ cần đưa ra một danh sách các loại cây mình muốn, sau đó "xào nấu" từ nhiều nguồn sách được cung cấp để tổng hợp lại và thế là thành sách kinh nghiệm.Tôi bỏ việc trước khi kịp hoàn thành bản thảo dạy cách trang điểm đã trót đăng ký, vì tôi không đủ tự tin có thể giúp ai đó đẹp hơn, khi bản thân mình còn chưa biết đánh má hồng cho đúng cách. Thời gian ngắn ở đây đã gieo vào lòng tôi những băn khoăn ban đầu về quy trình ra đời của loại sách mà sau này tôi biết là "sách liên kết xuất bản".Người giúp tôi hiểu rõ hơn quy trình này là một người bạn, cũng làm việc cho một công ty sách, nhưng không phải ở vị trí biên tập mà là "chạy giấy phép". Công ty của cậu ấy làm mọi khâu, từ chọn sách, liên hệ mua bản quyền, triển khai dịch, biên tập, thiết kế bìa đến dàn trang... Cuối cùng, khi phải có một cái giấy phép để khai sinh cuốn sách, họ mới cần đến nhà xuất bản.Quanh cái giấy phép, mỗi nhà xuất bản có một cách làm việc riêng với đối tác của mình. Có nhà đọc qua bản thảo, duyệt kỹ nội dung lẫn bìa rồi mới cấp phép. Có nhà hầu như chỉ soát lỗi chính tả. Nhưng, có những nhà xuất bản không làm gì, chỉ bán giấy phép. Với những trường hợp này, bạn tôi kết luận, đó là mối quan hệ cộng sinh giữa một bên "có tất cả chỉ thiếu cái giấy phép" và một bên "thiếu tất cả chỉ có cái giấy phép".Với một quy trình kết hợp giữa sự vô trách nhiệm của nhà xuất bản và sự liều lĩnh, cẩu thả của một số đơn vị làm sách, tôi không cảm thấy quá khó hiểu trước những sai phạm xảy ra liên tiếp với các sản phẩm liên kết xuất bản thời gian qua. Điều tôi thấy khó hiểu là cách người ta xử lý những vi phạm đó quá nhẹ nhàng. Hai biện pháp phổ biến nhất là thu hồi sách và phạt hành chính, được áp dụng cho từ sách đồng dao nhố nhăng, sách từ điển ngớ ngẩn cho đến sách luật in bìa phản cảm…Với một ấn phẩm sai phạm, thu hồi là hành động đầu tiên, đương nhiên phải làm. Nhưng thay vì để đến chỗ phải thu hồi, người ta hoàn toàn có thể ngăn chặn trước việc phát hành những ấn phẩm sai sót. Các cuốn sách đều cần nộp lưu chiểu trước khi ra thị trường. Nhưng khâu đọc lưu chiểu, trong nhiều trường hợp, đã được làm không tốt hoặc tệ hơn - bị coi nhẹ. Thu hồi chỉ là biện pháp cực chẳng đã, bởi làm sao thu hồi được những thứ mà ai đó đã lỡ đọc, lỡ tin mà không hề biết mình đã tin nhầm vào một ấn phẩm rác.Còn với việc xử phạt hành chính, chủ một công ty sách từng lắc đầu với tôi khi hay tin mới đây NXB Đồng Nai bị phạt 15 triệu đồng và không có hình thức phạt bổ sung nào khác cho các sai phạm liên quan tới loạt Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học. Hiện tại, Cục Xuất bản được quyền phạt hành chính lên tới 200 triệu đồng. Nhưng nếu chỉ có thế mà vẫn không có hình phạt bổ sung nào khác, tôi không tin con số đó có thể ngăn chặn được các sai phạm tiếp theo trong lĩnh vực này.Mới đây nhất, tôi cảm thấy các nhà quản lý dường như đã mạnh tay và kiên quyết hơn trong việc xử lý sai phạm khi nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin bị đề nghị đình chỉ hoạt động. Nhưng khi hay tin, đề nghị đình chỉ được đưa ra sau khi đã xử lý sai phạm lần thứ… 60 của nhà xuất bản này, chỉ riêng trong năm 2014, tôi bỗng thấy trào lên cảm giác hụt hẫng. Giá như các vi phạm được xử lý sớm và kiên quyết hơn. Ít nhất là nếu họ bị đình chỉ ngay sau sai sót liên quan tới cuốn Từ điển tiếng Việt của Vũ Chất, độc giả sẽ không phải đón nhận thêm một cuốn Những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc với những bức tranh minh họa tùy tiện, méo mó về các nhân vật lịch sử.Đến bây giờ, tôi biết vẫn có nhiều lớp sinh viên ra trường tìm đến nghề biên tập sách. Không ít trong số họ chọn cách thức "xào nấu" để tạo ra các ấn phẩm. Nếu sự phôi thai các cuốn sách vẫn theo cách dễ dãi đó và nếu việc xử lý sai phạm vẫn diễn ra nhẹ nhàng, lớt phớt ở phần ngọn chứ không giải quyết sâu tận gốc rễ, tôi sợ rằng, sẽ ngày càng có nhiều người như tôi, cảm thấy dè dặt, nghi ngại với sách, dù đáng lẽ, sách đáng được ta tin như tin một người bạn tốt.Lưu Hà Cháu học lớp 12 và từ lâu đã tìm đọc sách nước ngoài. Với sách Việt, cháu toàn đọc sách cũ, mốc meo hết cả lên. Sách Tây có rác, nhưng từng tuổi này chúng cháu lọc rác của họ còn khỏe hơn đổ rác nhà mình. Không chỉ vì lí do chất lượng, cháu đọc như thế để tập thói quen cho các em trong nhà. Người muốn đọc thì phải làm điều họ muốn, chúng cháu không có quá nhiều thời gian để quan tâm những việc thâm căn cố đế như thế này nữa. Người lớn muốn làm gì thì làm, chúng cháu nghĩ, chẳng thà giới trẻ tự làm một cái nhà sách riêng, có hội đồng riêng, người lớn khỏi cần đầu tư đầu công làm biến chất, để có sai phạm thì tự mà nghe chửi, tự biết nhục mà làm lại, còn hơn là trông mong cái này cái nọ. Đừng trách chúng cháu hấp tấp chủ quan, chúng cháu chỉ còn 70 năm tồn tại mà không biết đời sau có sống bằng từng ấy hay không, cho nên đối với những việc cần làm những việc không nên thì chúng cháu buộc phải cân nhắc đến vấn đề thời gian nữa. Mọi người nên tập cho mình một cái đầu lạnh thật là lạnh đi ạ, làm sao để mà nhà sách phải như các hãng đĩa ngày xưa ấy, đồ dỏm là lập tức ế đến phá sản. Lưu Hà đã trải nghiệm nên hiểu hơn ai hết khi viết bài này, bài viết tương đối sâu sắc! "Sách rác" - nghe mà xót trong lòng! Cảm ơn bài viết đã nói hộ thực trạng sách ngày nay. Sách rác chỉ là kết quả của rác trong đầu người biên tập và rác trong tư duy của những người có trách nhiệm quản lý... Một bên "có tất cả chỉ thiếu cái giấy phép" và một bên "thiếu tất cả chỉ có cái giấy phép". Nhờ vậy chị có bài viết sách rác thật hay. Sách của Tây cũng vậy chứ không riêng gì sách ta. Tôi nhận thấy trong từng lĩnh vực phải có khoảng 90% là sách rác. Phải đọc nhiều mới biết đâu là rác đâu là vàng. Theo tôi biết, trước 75', NXB là nơi toàn quyền quyết định việc in ấn, XB và sẽ bị phạt rất nặng nếu vi phạm PL, thậm chí bị đóng cửa. Hơn mười năm sống ở Sài Gòn cách nhìn của tôi hoàn toàn thay đổi. Trước đây còn học ở quê đối với tôi sách là số một nhưng giờ đây tôi thấy ngao ngán quá, không muốn đọc gì. Tôi cố gắng trao dồi ngoại ngữ để đọc sách bằng tiếng Anh của những nhà xuất bản uy tín và thấy có ích hơn. Những cuốn sách bổ ích là người thầy người bạn của ta. Hiện nay việc xin giấy phép phát hành sách quá dễ, in ấn cần có tiền là xong. Thầy rởm bạn xấu cũng đang đầy rẫy ngoài XH, hãy biết chọn bạn mà chơi vậy! Đất nước bây giờ đầy rẫy các tệ nạn , đến nỗi in ấn sách mà cũng gian dối vô trách nhiệm mà luật pháp cũng xử lí không nghiêm thì loạn thật rồi . Văn hoá đọc đã dần mất trong mỗi công dân giờ đến sách cũng "rác " thì thử hỏi đất nước phát triển sao được . Ăn cũng sợ ngộ độc rồi đọc cũng gặp toàn sách rác thì đây là chuyện mà tất cả chúng ta đáng để suy ngẫm . Bản thân tôi toàn đọc sách cũ mà chất lượng ...thỉnh thoảng tôi mới đọc một vài cuốn sách mới vì như tác giả nói: nghi ngại, dè dặt ...Cảm ơn Lưu Hà đã mạnh dạn nói lên đề tài ý nghĩa này . Nói đâu xa xôi. Hồi bọn em đi học năm nhất ĐH. Một ông thầy mang danh Tiến sĩ Khoa Học (đến bây giờ em cũng không hiểu tại sao có chức danh này) đã yêu cầu tụi em làm bài tập nhóm là tổng hợp những đề tài tụi em thích rồi in ấn dày, chép đĩa nộp thầy. Sau đó, thầy cho mỗi nhóm 7 điểm cộng thuyết trình. Nhóm nào hay nhất thì thầy lấy bài làm của các bạn đi làm sách. Khi đó, thầy còn nói: sau này khi các em làm luận văn tốt nghiệp thầy sẽ báo cáo với trường là các em đã có công trình nghiên cứu với thầy. Rồi thầy bí mât lấy các tài liệu các bạn em sưu tầm để in thành sách mang tên tác giả là thầy. Trên cuốn sách này bỏ đi tên của các bạn nhóm đó và chỉ để lại tên thầy thôi. Em biết rõ việc này vì thầy nhờ bạn trai em đánh máy lại cho đúng chính tả và canh chỉnh phong chữ cho đẹp. Thật em cũng không biết thầy xuất bản nó ở đâu và cũng không biết những ai sẽ đọc nó. :P Nhóm của tôi gồm những người rất tâm huyết với Giáo Dục, định dịch mấy quyển sách để đem đến nhiều kiến thức hay cho các đối tượng độc giả. Chúng tôi làm việc rất chăm chút và kỹ lưỡng, nhưng bản thảo vẫn không được chấp nhận in ở một số nhà xuất bản với lý do:"Sách này khó bán" Khi nào NXB còn chạy theo lợi nhuận rẻ tiền thì sách chất lượng sẽ còn vắng bóng dài! Ngày xưa khi Tần Thủy Hoàng ra lệnh "đốt sách " người ta đã cố gắng bảo vệ được những pho sách quý. Đến khi Hán Cao Tổ có cái lệnh "dâng sách" người người đua nhau dâng sách, lviết sách ..SÁCH không phải là thứ có thể viết bừa, làm bừa, và là ai cũng làm được.Ông Kim Thành Thán cho rằng, chỉ có " Thánh nhân " mới làm được sách. Cái nạn " sách rác " đã "Rất thịnh hành " ở nước ta từ cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước và ngày càng " phát triển " Lỗi này do đâu, tưởng chẳng cần phải nói ra ở đây. Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn learningenglishbc2013 và cả bạn Hùng Nguyễn. Nếu chúng ta tự trang bị kỹ năng tiếng Anh đủ tốt để có thế đọc được sách xuất bản bằng tiếng Anh và chọn lọc cẩn thận nhà xuất bản, chúng ta thật sự sẽ có cơ hội đến được với một thế giới 'sách vàng'. Nhiều trang trên Internet tặng đôc giả ebooks miễn phí về nhiều lĩnh vực khác nhau (dĩ nhiên chúng ta thường phải chấp nhận ads ở đó). Cám ơn tác giả về một bài viết như một cảnh báo về thị trường sách tại Việt Nam. Chính vì vậy sách của Việt Nam cũng nhạt như các phim mì ăn liền Việt Nam.
Tiến sĩ là ai? Cách đây hai năm rưỡi, tôi bảo vệ luận án tiến sĩ và được cấp bằng sau đó không lâu, thế nhưng suốt quãng thời gian theo đuổi nghiệp học hành, tôi không mảy may nghĩ đến câu hỏi vừa nêu trên. Cho đến một lần, nhân nói chuyện với một người bạn, tôi mới vỡ lẽ ra là không ít người vẫn đang hiểu lầm về danh xưng tiến sĩ.Lần đó, người bạn cũ hỏi thăm tôi đang làm gì, tôi trả lời rằng đang đi học. Nghe xong, bạn hỏi tôi rất thành thật: tiến sĩ rồi thì còn phải học gì nữa? Tôi chắc ở nước mình, không thiếu người vẫn nghĩ như bạn tôi về danh xưng tiến sĩ, đặc biệt là trong một xã hội mà văn hoá hiếu học đã biến tướng thành một thứ sùng bái bằng cấp.Tôi giải thích với bạn rằng tiến sĩ chẳng qua chỉ là học vị được cấp cho những người theo đuổi nghiệp học hành trong một lĩnh vực hẹp cụ thể nào đó. Người học tiến sĩ là người nghiên cứu, thông qua luận án học cách tư duy, giải quyết vấn đề một cách duy lý theo các phương pháp khoa học. Luận án cũng chỉ là một bài tập lớn, không hơn. Đó là bước đầu tiên để một người theo đuổi nghề nghiên cứu bước chân vào thế giới học thuật chứ không hề là đỉnh cao nào đó cho phép người ta ngơi nghỉ, tự hài lòng. Tiến sĩ chưa phải là đỉnh cao của tri thức trong chuyên ngành hẹp của họ và lại càng không phải là đại diện đỉnh cao cho mọi phương diện tri thức khác, dù rằng họ có thể có một tầm nhìn khá rộng.Cũng như nông dân là thợ cấy thợ cày, công nhân là thợ máy, tiến sĩ - người theo đuổi nghề chữ nghĩa sách vở cũng chỉ là thợ học, vậy thôi. Nếu nghĩ như vậy, có lẽ người Việt sẽ dần thoát ra khỏi tâm lý sùng bằng cấp để nhìn nhận công bằng hơn về các ngành nghề khác nhau. Để rồi, xã hội Việt Nam sẽ bớt đi nghịch cảnh thừa thầy thiếu thợ hay nạn bằng cấp giả...Ở Mỹ - đất nước thu hút tinh hoa học thuật của mọi quốc gia trên thế giới bằng chế độ ưu đãi cao - việc nhìn nhận học vị tiến sĩ lại rất chừng mực. Người Mỹ cân nhắc rất kỹ việc học lên đến học vị tiến sĩ không chỉ vì môi trường học thuật khắt khe mà còn vì đầu ra nghề nghiệp cho học vị này trên thực tế là rất hẹp. Người theo học tiến sĩ hầu hết là những người muốn làm việc trong môi trường hàn lâm - một môi trường hiếm việc hàng đầu. Các công ty khi tìm kiếm nhân sự cũng rất cân nhắc khi thuê người có bằng cấp tiến sĩ, vì họ sẽ phải căn cứ vào học vị để trả lương cho tương xứng.Một cô giáo ở trường mầm non của bọn trẻ nhà tôi kể chuyện rằng, cô lớn lên trong một gia đình có bố mẹ và anh chị đều học tiến sĩ. Nhìn thấy tất cả những khó nhọc của họ, cô quyết định đi học làm cô nuôi dạy trẻ. Cô và gia đình cô ai cũng vui vì lựa chọn đó.Tôi tin rằng, một cuộc sống hạnh phúc không thể xây nên trên một nền tảng sáo rỗng. Thói sùng bằng cấp của người Việt mình là một trong những nguyên nhân của đời sống sáo rỗng đó, đáng kể nhất là nạn loạn danh xưng. Điều đáng lo hơn cả là trong bối cảnh nhập nhèm danh xưng ấy, nhiều người có tư chất và liêm sỉ bèn từ chối mọi danh xưng dù họ xứng đáng. Cứ như thế, mọi giá trị trong xã hội dần bị đảo lộn lúc nào không hay.Danh không chính, ngôn không thuận. Vậy, nên chăng bắt đầu lại từ việc chính danh?Nguyễn Thị Thanh Lưu Ngày xưa muốn đè đầu bóp cổ thiên hạ nên tôi học nghề cắt tóc. Cỡ tiến sĩ cũng bị tôi sờ thoải mái ... Ai đã nghe câu này trong các cuộc họp chưa: Kính thưa NGƯT.PGS.TS.BS. Bí thư Đảng bộ Lê Văn A.(Nhà giáo ưu tú, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Bí thư Đảng bộ Lê Văn A). Nếu xã hội, nhất là những người có học vị Tiến sĩ mà hiểu và nghỉ như tác giả bài viết thì có lẽ đất nước ta đã không rơi và sự tụt hậu và chậm phát triển. Học mãi chã được cái ứng dụng nào trong thực tế nghĩ cũng buồn cho tiến sĩ Việt Nam .... Nhiều người có tư chất và liêm sỉ bèn từ chối mọi danh xưng dù họ xứng đáng. Danh không chính, ngôn không thuận. Vậy, nên chăng bắt đầu lại từ việc chính danh?Câu nảy rất hay !!! Thầy giỏi thì trò vẫn có thể dốt, nhưng thầy mà dốt thì ắt trò cũng chẳng thể khá được. Cái nguy hiểm của vấn nạn tiến sĩ giấy, giáo sư dốt là họ sẽ đào tạo cho xã hội những lứa tiến sĩ giấy mới theo cấp số nhân. Ví dụ năm nay đào tạo ra 10 tiến sĩ giấy, rồi 10 năm sau 10 tiến sĩ đó sẽ cho ra lò 100 tiến sĩ giấy khác rồi sau 20 năm sẽ là thêm 1000 nữa. Nguy hiểm quá!!! Ý kiến Thanh Lưu rất tế nhị, nhiều ý nghĩa. Bài viết rất hay, rất có giá trị cho xã hội nước nhà. Nên tổ chức Hội thảo lớn để phổ biến rộng rãi vấn đề này cho những ai sùng bái bằng cấp. Tất cả mọi người đều có vẻ ghen tỵ với những người có học vị tiến sĩ. Theo tôi, có 3 loại tiến sĩ: tiến sĩ thực, tiến sĩ giấy và giả tiến sĩ (bằng giả), vì xã hội thì tất yếu có thế. Nhưng cái quan trọng là chúng ta sử dụng họ như thế nào, trả lương họ ra sao? Các công ty chủ yếu là mua nhanh, bán chóng lấy lãi thôi, có cần tiến sĩ đâu, vậy đinh vít ko làm được là bình thường thôi. Vậy chúng ta hãy hỏi lại chính chúng ta trước khi chê người khác vì hiển nhiên họ vẫn hơn hẳn các bạn 1 thứ đó là có bằng tiến sĩ, các bạn chê họ thì làm đi. Còn tác giả tôi hiểu là loại tiến sĩ thứ 2 (giấy), vì tôi thấy bạn đã xưng danh là tiến sĩ ngữ văn mà không phân biệt được từ "thợ" cấy với sự "sáng tạo" trong luận án tiến sĩ.Chúc mọi người năm mới vui vẻ, muốn chê người, hãy trách mình đã. Bài viết phản ánh đúng thực trạng ở việt nam. Cảm ơn bạn. Nước mình có nhiều Tiến sĩ giỏi và cũng có nhiều "Tiến sĩ giấy" lắm. Tôi không cho rằng: "Tiến sỹ là người theo đuổi nghiệp học hành". Tiến sỹ phải là người theo đuổi nghiệp nghiên cứu và ứng dụng KHCN. Có thể ý người viết học tiến sỹ là theo đuổi nghiệp học hành, học phương pháp tư duy khoa học - điều đó thì không phải bàn cãi nữa rồi :D Tôi cũng làm nghiên cứu Phd (tiến sĩ) ở nước ngoài về và hoàn toàn đồng ý với bạn. về Viêth nam việc tôi làm không trực tiếp liên quan tới đề tài nghiên cứu ở nước ngoài nhưng phải công nhận sau khi học về sự hiểu biết các vấn đề trong chuyên ngành cũng như học thuật đươc nâng lên ở một tầm cao mới. là người đã 2 lần học Ts ở trong và ngoài nước, tôi xin khẳng định có một sự khác biệt hoàn toàn. Về háo danh thì xin kể câu chuyện thật 100%: trưởng khoa tôi học Ts trong nước nhưng đi đâu cũng khoe danh, kể cả mừng đám cưới ông cũng ghi trên phong bì chúc mừng: "PGS.TS.BS..." Hãng thuốc mời đi tham quan Singapore 1 tuần về, tuần sau đã có Cạc-Vi-Dít ghi: Tu nghiệp tại Singapore! và ông ta tự cho mình cái quyền giỏi hơn hết mọi người khác. hihi Có đề tài tiến sỹ nào nghiên cứu "tại sao nước ta có nhiều tiến sỹ" chưa? Thời loạn TS, bỗng dưng nhớ câu chuyện nực cười cách nay hơn 10 năm. Hồi ấy 1 vị hiệu trưởng ở GV cũng cố học được cái bằng TS triết học ở HN. Hôm vị ấy bảo vệ thành công luận án hồ hởi thông báo rộng rãi cho gv cả trường biết, ai cũng há hốc mồm kinh ngạc vì mình được làm chung với 1 người quá giỏi, tiến sĩ mà. Mình mua 1 món quà chúc mừng nhân dịp này là 1 bức tượng cô gái đội nón TS trong ngày vinh quy, dưới chân tượng mình ghi : Chúc mừng Ph.D - đại đăng khoa. Vị TS khả kính kia nhận quà xong vài hôm sau gặp mình bảo sao cậu mỉa mai tôi thế, viết cái gì mà Pê, Đê trong món quà. Thì ra vị ấy bị nhột do ở chung với 1 người đồng giới từ rất lâu mà không hiểu từ Ph.D là tiến sĩ. Thiệt tình.
Hy sinh là phẩm chất? Bởi câu trả lời của cô đụng đến một vấn đề dường như đã được mặc định trong tư tưởng của nhiều thế hệ người Việt - sự hy sinh của phụ nữ Việt Nam. Khi nghe tôi kể lại câu trả lời, đại ý điều làm nên sự khác biệt của phụ nữ Việt Nam so với phụ nữ thế giới là sự hy sinh, chồng tôi - một người Mỹ - đã hỏi lại: Như vậy liệu có khách quan và chính xác?Tôi cũng nghi ngờ điều đó bởi tôi quen biết khá nhiều phụ nữ khác màu da, khác quốc tịch. Trong số họ, có rất nhiều người cũng quen với việc hy sinh bản thân. Bà ngoại của chồng tôi, một phụ nữ Mỹ gốc Do Thái là mẫu phụ nữ hy sinh điển hình. Bà lớn lên trong sự thiếu thốn tình cảm vì mẹ mất sớm, cha đi bước nữa. Bà tự đảm đương vai trò làm mẹ để chăm sóc hai người anh trai từ bé đến lớn. Dù rất thông minh, bà từ bỏ ước mơ vào đại học để đi làm nuôi các anh ăn học. Cả cuộc đời bà hầu như sống vì người khác, cho người khác. Ngay cả đến những năm tháng cuối đời, vào cái tuổi trên chín chục, bà vẫn không chịu đến ở nhà con cái vì sợ làm xáo trộn cuộc sống của các con. Tôi không biết dùng từ nào khác hơn để nói về bà, ngoài từ “hy sinh”.Ngay trên đất Mỹ - đất nước mà cái Tôi cá nhân được đề cao hết mực - tôi vẫn nhìn thấy vô số phụ nữ đang hy sinh sự nghiệp vì gia đình. Vì áp lực của công việc và sự coi trọng vấn đề chăm sóc con cái, nhiều phụ nữ Mỹ ngày nay vẫn lựa chọn giải pháp tạm thời dừng công việc để ở nhà trông con.Trước những sự thật mắt thấy tai nghe như thế, tôi không thể không băn khoăn trước câu trả lời của tân Hoa hậu, hay nói đúng hơn là ngờ vực một mặc định tư duy, một ngộ nhận của người Việt mình. Tôi không cho rằng sự hy sinh làm nên nét khác biệt của phụ nữ Việt Nam, có chăng, sự khác biệt chỉ là ở cách nhìn nhận vấn đề hy sinh. Trong khi phụ nữ Việt Nam coi hy sinh như một nghĩa vụ, một phẩm chất phải có thì phụ nữ Mỹ lại chỉ đơn giản coi việc hy sinh là một lựa chọn của bản thân, không dưới bất kỳ sức ép nào.Cô kế toán làm việc ở trường mầm non của con tôi - một phụ nữ tóc vàng cao lớn xinh đẹp đã goá bụa - một mình ở vậy nuôi ba con ăn học. Nếu chị ở Việt Nam, việc “ở vậy” của chị có thể được hiểu như là sự hy sinh hạnh phúc bản thân vì con cái. Nhưng khi tôi hỏi, chị nói, mình lựa chọn sống như thế vì đó là cuộc sống khiến chị thấy thoải mái và hạnh phúc trong hoàn cảnh hiện tại.Không biết tự bao giờ, hy sinh trở thành thứ danh hiệu cho phụ nữ Việt Nam? Dần dà, nó trở thành thuộc tính. Là phụ nữ Việt, ắt phải biết hy sinh. Chẳng hạn, một góa phụ Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng thôn quê, chắc sẽ phải đối diện với ít nhiều lời gièm pha nếu muốn tái giá.Tôi không muốn nghĩ hy sinh là bản sắc của phụ nữ Việt. Vì suy cho cùng, hy sinh chỉ đẹp khi đó là hành động tự nguyện. Nếu biến thành một thuộc tính, nó sẽ trở thành một thứ kim cô, trói buộc ước mơ và khát vọng.Nguyễn Thị Thanh Lưu Một xã hội mà còn coi sự hy sinh của phụ nữ là phẩm hạnh đáng quý thì đó là 1 xã hội kém văn minh! Đồng ý với bài viết này. Một là, phụ nữ khắp thế giới, bất kể màu da nào, quốc tịch nào, đều là những người phụ nữ, đều có trái tim đỏ và tấm lòng yêu thương như nhau. Chuyện phân biệt thật là nực cười. Nhưng nực cười hơn là người ta cố ép cái "hy sinh" thành một phẩm chất của phụ nữ Việt Nam. Rốt cuộc là ca ngợi hay là một cái cũi, nhà tù tư tưởng của xã hội dành cho phụ nữ, rằng là phụ nữ thì không được quyền có hạnh phúc riêng, phải hy sinh từ bỏ quyền lợi của mình, thế mới đúng là phụ nữ? Hài hước thật. Đàn ông Việt làm cái gì để phụ nữ Việt suốt ngày phải "hy sinh" vậy? Cảm ơn bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thanh Lưu. Đừng bắt chúng tôi, những người phụ nữ bình thường phải mang trên mình vòng kim cô hào quang hư ảo đó. "Phẩm chất hy sinh" đó chính là một định kiến xã hội, đè nặng lên cuộc sống của người phụ nữ Việt, hy sinh vì chồng, vì con, vì hạnh phúc gia đình và vô vàn cái vì khác nữa . Hy sinh hay không đó là sự lựa chọn cách sống và không chịu một sức ép nào. Mình nghĩ rằng để trả lời cho câu hỏi của BGK cuộc thị HH thì như vậy là khá ổn, bởi lẽ câu hỏi chỉ là sự khác biệt chứ không ai cho rằng đó là điều tốt đẹp tới mức phải phát huy vô điều kiện. Đúng là sự hy sinh chỉ đẹp, chỉ đáng quý khi đó là tự nguyện, đựơc người khác thấu hiểu, biết ơn, trân trọng. Tuy nhiên dù là tự nguyện hay bắt buộc thì mong muốn chung của sự hy sinh đều là để mọi thứ được tốt hơn trong suy nghĩ của người hy sinh, mặc dù kết quả có khi lại trái với mong muốn của họ, nhưng cái đó lại thuộc về nhận thức. Nhiều người phụ nữ bất hạnh cứ nghĩ rằng hy sinh đủ mọi thứ để gia đình yên ấm, nhưng thực tế là cuộc sống của gia đình họ ngày càng bế tắc, bất hanh, nhưng chung quy trong suy nghĩ họ vẫn cho rằng chỉ có làm thế thì mới toàn vẹn, vậy có phải do nhận thức không??Ở nước nào cũng có người này người khác, tôi không phủ nhận chuyện ngòai VN thì đất nước nào cũng có những người phụ nữ hy sinh vì người khác, nhưng so với VN thì chưa thể là gì. Rõ ràng ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người phụ nữ VN là sự hy sinh, có thể là bởi nền giáo dục từ xưa nên hy sinh một cách mù quáng, cũng có thể là sự tự nguyện lựa chọn của mỗi cá nhân, nhưng phải nói rằng gần như bất cứ người phụ nữ VN nào cũng mang trong mình suy nghĩ sống vì gia đình nhiều hơn quốc gia khác. Ở phương tây nhiều tấm gương cũng đáng để học hỏi, ca ngợi nhưng tôi nghĩ rằng không phải bất cứ ai cũng cho rằng người phụ nữ thì nên hy sinh như thế. Họ hy sinh đơn giản vì họ thấy rằng họ lựa chọn như thế, họ chắc chắn rằng cuộc sống sẽ tốt hơn, họ được bạn đời ghi nhận và trân trọng, chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống. Hay ở các nứơc Hồi giáo , phụ nữ bị đối xử tàn tệ thì việc hy sinh chẳng có ý nghĩa gì khi mặc nhiên đó là việc của phụ nữ phải làm.Tôi không cho rằng mọi sự hy sinh của người phụ nữ VN là đúng, là mang lại kết quả tốt. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng đó là một đức tính quý mà không phải đất nước nào cũng sẵn có trong mỗi người phụ nữ. Xã hội tiến bộ, phụ nữ có nhiều tiếng nói, là phái đẹp, là phái yếu nhưng đâu phải ai cũng yếu đúôi tới mức cần người bảo vệ, thế nhưng dù có mạnh mẽ tới đâu họ vẫn là phụ nữ. Thế giới trân trọng họ, dành cho họ nhiều quyền lợi mà đàn ông không thể có được, vậy thì gắn đức hy sinh như một bản chất đẹp đẽ của phụ nữ thì cũng đâu có gì là quá đáng, là sai lầm. Có chăng chúng ta nên nhìn nhận thế nào cho đúng về việc hy sinh, để việc hy sinh mang đúng giá trị cao đẹp của nó, để ngày càng được phát huy chứ không phải sau mỗi sự hy sinh là phản bội, là sự mặc nhiên coi đó là lẽ thường, là làm dụng để rồi trở thành gánh nặng trong tâm lý người phụ nữ. Thật sự câu trả lời của tân hoa hậu hôm ấy rất gượng ép và chủ quan, tôi không hiểu vì sao BGK lại tán thành như vậy. Cảm ơn chị Thanh Lưu đã đề cập vấn đề này. Chị đã nói hộ suy nghĩ của tôi và gia đình tôi. Tôi không đưa ra bất cứ đánh giá nào liên quan đến tân hoa hậu của chúng ta nhưng vì cô ấy là người trả lời đầu tiên mà tôi đã dừng xem cuộc thi để chuyển sang kênh khác "Tôi không cho rằng sự hy sinh làm nên nét khác biệt của phụ nữ Việt Nam, có chăng, sự khác biệt chỉ là ở cách nhìn nhận vấn đề hy sinh..". Còn tôi cho rằng bạn đúng, câu trả lời theo khuôn mẫu tào lao bí đao của cuộc thi HH lại được chọn. Bài viết của bạn rất hay và chính xác. Người Việt Nam và phụ nữ Việt Nam đang tự trói buộc mình bằng "đức tính quý báu" này. Tôi đồng ý quan điểm của bạn Thanh Lưu. Hôm đó tôi cũng rất buồn cười khi nghe câu trả lời của HH Kỳ Duyên. Thật là sách vở, giáo điều và gượng ép. Tôi công nhận đức hy sinh là một nét đẹp đáng quý, đáng trân trọng của PNVN. Nhưng bảo rằng đó là nét khác biệt để dễ phân biệt, dễ nhận ra PNVN so với các phụ nữ khác trên thế giới thì có phần là hồ đồ quá vì trên thế giới này đâu phải chỉ có phụ nữ Việt Nam mới có đức hy sinh? Các phụ nữ Nga, Cu Ba, Triều Tiên... và phụ nữ ở rất nhiều các nước khác, nhất là những nước phải trải qua chiến tranh họ cũng hy sinh, thậm chí là hy sinh rất nhiều cho sự nghiệp, cho đất nước, dân tộc và cho cả chính gia đình nhỏ bé của họ nữa. Vậy có nên không khi chủ quan nói rằng sự khác biệt của PNVN chính là đức hy sinh? Nói vậy có khác nào hạ thấp phẩm chất của phụ nữ các nước khác? Vẫn biết rằng quan điểm cá nhân là của mỗi người, riêng tôi không những không đánh giá cao câu trả lời ứng xử của HH Kỳ Duyên ở ngôi vị này mà còn rất thất vọng với câu trả lời của một Kỳ Duyên ở vị trí là Sinh viên Đại học. Bài viết quá hay, giúp ta hiểu được cốt lõi của vấn đề! Tôi thật sự xúc động khi đọc bài viết này, chứ tôi không xúc động khi nghe câu trả lời ứng xử của tân hoa hậu VN. Tôi không nghĩ phụ nữ VN khác biệt với phụ nữ thế giới ở sự hy sinh mà đó là sự nhẫn nhịn, chịu đựng. Tôi là người Việt, lấy chồng người Mỹ và hiện đang sống ở Châu Âu. Mới đây, tôi cũng có một cuộc thảo luận với chồng tôi về chủ đề "hy sinh". Chồng tôi nói rằng anh ấy "hy sinh sự nghiệp" của anh ấy để ủng hộ sự nghiệp của tôi. Tôi nói với anh ấy rằng tôi rất cảm kích và trân trọng quyết định của anh ấy khi từ bỏ công việc anh ấy đang làm để theo tôi. Song tôi sẽ rất không vui khi biết đó là sự hy sinh. Có thể một giai đoạn nào đó khác trong cuộc đời, tôi sẽ từ bỏ sự nghiệp của mình để ủng hộ anh ấy, và khi đó tôi tuyệt đối không cho đó là sự hy sinh. Tôi cho đó là những lựa chọn cần thiết cho những thời điểm nhất định. Và như bất kỳ sự lựa chọn nào, luôn có hai mặt, như hai mặt của đồng xu: cái giá phải trả và phần thưởng được hưởng. Khi mình hài lòng với phần thưởng được hưởng thì bất kỳ cái giá nào cũng là xứng đáng. Không có gì là "hy sinh" ở đây cả. Anh ấy đã xin lỗi tôi sau đó và sau này còn thỉnh thoảng nói rằng "cảm ơn em vì anh có khoảng thời gian này, nếu không từ bỏ công việc, sẽ không thể có những trải nghiệm này"Kể dài dòng như vậy chỉ để nói rằng, theo quan điểm cá nhân tôi: Đức hy sinh không nên đem ra phân tích "đúng" hay "sai". Không nên có đúng hay sai, chỉ người "hy sinh" và người "nhận sự hy sinh" mới có thể đánh giá về điều đó.Tân Hoa Hậu chỉ mới 18 tuổi, "chưa từng đến Paris" (trích bài phỏng vấn sau đăng quang). Trước một rừng ống kính và hàng triệu đôi mắt theo dõi trên truyền hình, thực hiện phần thi này, ít nhất một cách suôn sẻ là điều không phải ai cũng làm được. Câu hỏi lại mang tầm "vĩ mô" và là một câu hỏi mở, không có yếu tố "đúng" "sai" ở đây. Cô ấy có quyền thể hiện quan điểm cá nhân của cô ấy chứ. Và cô ấy cũng giải thích rồi, mẹ cô ấy chính là tấm gương, khiến cô ấy có câu trả lời đó. Đối với một người con, hình ảnh mẹ (hoặc cha) mình có thể là hình ảnh biểu tượng chứ. Khi được hỏi về những phẩm chất điển hình của người Việt Nam, tôi cũng hay nói "tôi không dám nói toàn thể 90 triệu người Việt Nam, nhưng tôi có thể nói về mẹ tôi...." Tôi thấy chúng ta, với những trải nghiệm (sống ở nước ngoài, kết hôn với người nước ngoài), trình độ (tiến sĩ, thạc sĩ....) thì không nên mổ xẻ câu trả lời của Tân Hoa Hậu. Cô ấy giành ngôi vị hoa hậu vì số điểm tổng thể chứ không phải vì câu trả lời cho phần thi vấn đáp. Hoa hậu năm nay mới có 18 tuổi, phải trả lời một câu hỏi khó trong trạng thái tâm lý căng thẳng như vậy kể cũng không dễ dàng gì. Bản thân tôi, thú thật là suy nghĩ từ hôm đến giờ mà cũng chẳng biết điều làm nên sự khác biệt là gì? Hay! Ở đây có 2 vấn đề: Một là các cô hoa hậu thượng lạm dụng mỹ từ mà nội dung thì sáo rỗng. Hai là phần lớn người Việt chưa hoặc không nhìn ra bên ngoài đã vội đề cao mình, điều này đúng như chồng chị nói là "liệu có khách quan?". Cách suy nghĩ đầy tiến bộ và thoát khỏi một tư tưởng luôn tự đề cao của người Việt.
Chọn sách cho con Ở nhà mình, chị hạn chế truyện tranh, và mỗi cuốn sách của con chị đều phải đọc trước, thấy nội dung tốt, chữ nghĩa đàng hoàng mới cho con đọc. Khi mọi người hỏi tôi định hướng như thế nào trong việc chọn sách cho con, tôi trả lời: “Cũng giống như cuộc đời, tôi không nghĩ ‘cách ly’ là một phương pháp tốt, mà ngược lại, 'tăng sức đề kháng' hay ‘tiêm ngừa’ là cách mà tôi lựa chọn.”Đã có rất nhiều cảnh báo rằng những cuốn sách nhảm nhí có thể làm “ô nhiễm” tâm hồn con trẻ. Nhưng, trong thế giới sách, có câu chuyện hay, có câu chuyện dở, những thông tin sai và đúng có thể trộn lẫn nhau trong cùng một tác phẩm... Có những cuốn sách hấp dẫn người này, chán ngắt với người kia. Có cuốn sách khiến ai đó lạc lối, nhưng chính cuốn sách đó, cũng có thể khiến một người khác trở nên vĩ đại. Có khi việc chọn lầm một cuốn sách cũng sẽ cho ta kinh nghiệm nào đó trong cuộc đời.Vấn đề là, làm thế nào để con trẻ đọc một cuốn sách và biết nhận xét về cuốn sách đó một cách có ý thức: Sách được biên tập cẩu thả? Câu chuyện nhàm chán? Hình ảnh xấu? Văn phong dở? Kiến thức sai?Tôi tin rằng trẻ con cần được tôn trọng như một cá thể độc lập. Một đứa trẻ thể hiện nhu cầu và cá tính của mình sớm hơn chúng ta nghĩ. Ngay khi biết nói, con tôi đã biết từ chối một cuốn sách không đủ thu hút, và muốn có một cuốn sách khác. Chúng muốn tự chọn sách cho riêng mình. Cuốn sách làm chúng thích thú và khao khát được đọc.Cả hai vợ chồng tôi đều có sách xuất bản, nhưng thực tế là chúng tôi không thuyết phục được cậu con trai 10 tuổi của mình đọc chúng. “Sách của ba mẹ nhiều chữ quá, nên lớn lên con sẽ đọc” - con tôi nói. Cuối cùng, tôi bỏ cuộc khi nhận ra rằng, đối với con trẻ, thích thú là điều quan trọng nhất. Yếu tố lớn nhất để duy trì việc đọc, trước tiên và trên hết, là nó phải thực sự mang lại cảm giác thích thú. Hiện nay con tôi chỉ thích đọc “Shin - cậu bé bút chì” và “Nhật ký chú bé nhút nhát”. Ngắn gọn, hài hước, có hình ảnh minh họa - đó là lý do.Quả thật, nếu quá kỹ càng trong việc kiểm duyệt sách của con, có thể, chúng ta đã vô tình “lọc bớt” không ít niềm vui thú của trẻ, và vì thế ngăn cản chúng tìm thấy tình yêu thật sự với sách. Đó là lý do tôi không muốn tự tay chọn sách cho con. Nhưng nếu cứ để mặc con bơi tự do trong biển sách mênh mông, có thể chúng ta sẽ để lạc mất con. Phải làm thế nào để theo sát con trong hành trình trưởng thành cùng sách? Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, cách tốt nhất là giúp con xây dựng thói quen chọn sách một cách có ý thức ngay từ nhỏ, đồng thời sẵn sàng lắng nghe những ý kiến, phản biện của chúng về sách.Rõ ràng là những cuốn sách mà con cái chúng ta thích đọc, không chỉ là cơ hội cho chúng khám phá thế giới, mà còn là cơ hội cho các bậc cha mẹ trong việc khám phá thế giới tâm hồn của con mình. Qua những cuốn sách hay bộ truyện tranh mà con tôi yêu thích, tôi dường như phát hiện ra những điều mà có thể vô tình hay cố ý, chúng không bộc lộ trong cuộc sống thường ngày: những ước mơ, mối quan tâm, sở thích, một cá tính bất ngờ và cả những suy nghĩ thầm kín của chúng.Thế nên thay vì cấm đoán, hay cố kiểm duyệt hết những cuốn sách của con, tôi chỉ nói rằng “Hãy nói mẹ nghe vì sao con chọn cuốn sách này, vì sao con muốn đọc nó? Con thích nhân vật nào trong câu chuyện đó? Con nghĩ gì về chuyện này?” và luôn sẵn sàng để lắng nghe.Rốt cuộc, mỗi ngày chúng ta sống, mỗi việc chúng ta làm, mỗi cuốn sách chúng ta đọc, đều phải là một chọn lựa có ý thức, một cách chủ động và có trách nhiệm. Đó là điều quan trọng nhất mà tôi muốn gieo vào tâm trí con mình - bắt đầu từ việc chọn sách.Đặng Nguyễn Đông Vy Bài viết rất hay. Tôi thích nhất đoạn cuốn nói về sự lắng nghe của bố mẹ đối với con. Tôi sẽ cố gắng thực hiện điều này với các con mình. Hiện giờ không ít các bà mẹ chỉ lo tích trữ đồ ăn tết? tết mẹ diện gì con diện đồ gì? Làm sao để các bà mẹ quan tâm đến đọc sách rồi mới nói đến chuyện con đọc hay không đọc ? Các bà mẹ trẻ giờ chỉ thích miết facebook thôi, buồn lắm! Nhìn xa môt chút, tôi thấy rằng trẻ em Do Thái từ khi lọt lòng đã được cha mẹ quan tâm đến việc đọc sách, có hẳn 1 thư viện sách nhỏ đặt trong phòng trẻ thay vì các món đồ chơi. Thói quen đọc sách của trẻ có tốt hay không là do thái độ của cha mẹ. "Tôi dường như phát hiện ra những điều mà có thể vô tình hay cố ý, chúng không bộc lộ trong cuộc sống thường ngày: những ước mơ, mối quan tâm, sở thích, một cá tính bất ngờ và cả những suy nghĩ thầm kín của chúng." Mình đúng y như tác giả nói, một tối, con trai lấy sách ra cho mẹ đọc trước khi ngủ, mẹ đọc trang đầu tiên, con bảo con thích trang khác rồi hí hoáy tìm, anh chàng đưa cho mẹ là hình của 2 bạn nhỏ ngồi trên ghế, bạn gái khóc, bạn trai để tay lên bạn gái động viên. Mẹ ngạc nhiên vì sách này hơi gia` nên mẹ ít đọc sao concó thể biết chính xác trang này có hình này. Mẹ hỏi sao con thích, sau một hồi mắc cỡ chối quanh, và mẹ động viên thì anh chàng thổ lộ: con thỉnh thoảng nhớ bạn Phương Hà vì bạn đã chuyển nhà không còn học chung lớp với con nữa. Đúng là trẻ thơ. "Quả thật, nếu quá kỹ càng trong việc kiểm duyệt sách của con, có thể, chúng ta đã vô tình “lọc bớt” không ít niềm vui thú của trẻ, và vì thế ngăn cản chúng tìm thấy tình yêu thật sự với sách. Đó là lý do tôi không muốn tự tay chọn sách cho con."Không thể đồng ý hơn với chị. Giả sử người bố/mẹ là những người có đầu óc thực tế và thiếu trí tưởng tượng/mộng mơ, không phải chuyện đọc sẽ trở nên nhạt nhẽo và áp đặt với đứa trẻ sao. Hãy để cho con được tự chọn sách, nhưng không đọc sách thụ động mà đọc với ý thức vì sao con yêu/ghét/chán cuốn sách này. Muốn con yêu sách, chính bố hoặc mẹ phải là người yêu sách trước tiên. Chúng ta tạo thói quen đọc sách cùng với con trước lúc đi ngủ - dù chỉ là 15 phút - cũng chính là khoảng thời gian tuyệt vời để làm nền móng cho thói quen đọc sách của con sau này. Chú ý chút nha! Khuyến khích trẻ đọc truyện chữ ngắn ngay từ lớp ba rồi dần dần truyện dài hơn, sẽ tăng khả năng ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Là một giáo viên tôi nhận thấy đa số học sinh không hiểu rõ cách diễn đạt của đề bài, ngay cả bài toán. Cách hay để khuyến khích trẻ đọc sách, là đọc cho trẻ nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa trước khi đi ngủ. Singapore có chương trình kidsREAD rất hay. Đọc chuyện cho trẻ nghe, để trẻ thích đọc. Thực ra, ngày bé bạn nhà mình không thích truyện chữ, nhưng mình lại có giải pháp, treo giải thưởng khi bạn ấy đọc truyện dài, mới đầu đọc ít thôi, 2 trang, 3 trang....và nhận một món quà. Sau đó thì dần dần mình hạn chế mua truyện tranh, và bạn ấy mêm truyện dài lúc nào không biết. Tôi vẫn chọn cách chọn lọc truyện chữ để con đọc chứ không mua truyện tranh hay để cho con tuỳ nghi chọn truyện. Tôi luôn giải đáp cho con khi con không hiểu từ nào đấy trong câu chuyện con đọc. Theo tôi, đây là cách để con tăng khả năng ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Bắt đầu từ khi bé 3 tuổi, tối nào tôi cũng kể cho con nghe vài câu chuyện ngắn ngắn trước khi bé ngủ. Giờ 5 tuổi bé biết tự đọc truyện chữ, và tối nào trước khi ngủ cũng kể lại cho mẹ nghe vài truyện. Gửi các bà mẹ trẻ! Theo kinh nghiệm của mình, trẻ từ 2 tuổi trỏ lên các mẹ nên mua sách có hình ảnh về đọc và hướng dẫn cho bé xem và nghe, càng lớn bé càng thích thú với việc đọc sách. Con trai mình từ lúc 2 tuổi mình đọc sách cho cháu nghe, sau đó hỏi lại những chi tiết cơ bản, cháu trả lời , sau nhiều lần như vậy cháu thuộc câu chuyện và tự kể lại. Bây giờ cháu 9 tuổi rồi và cháu rất đam mê đọc sách, tất cả các cuốn văn học kinh điển nước ngoài dành cho thiếu nhi cháu đều đọc hết và rất thích thú. Đứa thứ 2 mình cũng bắt đầu như vậy khi cháu 2 tuổi, bây giờ cháu mới 2 tuổi rưỡi nhưng ngày nào cháu cũng yêu cầu mẹ đọc sách, chỉ từng nhân vật trong sách và bắt đầu cháu biết kể lại . Sau khi thử nghiệm bởi chính 2 đứa con mình, mình nghĩ trẻ con quan trọng là tập cho chúng thói quen và khơi gợi niềm đam mê. Chúc các mẹ thành công nhé. Mình không đồng ý lắm với tác giả ở ý không nên kiểm duyệt kỹ quá sách của con. Thực tế khi mình đi chọn sách cho con, mình nhận thấy thị trường sách bây giờ nhiều tạp nham quá, mình luôn đọc sơ qua để biết văn phong và nội dung của từng cuốn mình mua cho bé. Chứ ở tuổi lên 2, lên 3 làm sao bé có thể nhận biết được cuốn sách nào tốt hay xấu. Những cái đó có thể dạy bé khi bé dần dần lớn lên. Cảm ơn chị về bài viết bổ ích này, hy vọng tòa soạn sẽ có thêm nhiều góc nhìn bổ ích, về mọi mặt của cuộc sống. Vẫn là ý kiến cá nhân. Đây là đề tài lớn...nhìn vào từng GĐ, từng XH, từng QG...sẽ thấy mỗi nơi mỗi khác....và sẽ thấy bao la...không sao gom nhặt, sắp xếp thành hệ thống để kết luận, đưa ra qui luật...để mọi người noi theo. Theo tôi, muốn con đọc sách hay hay sách tốt thì đầu tiên phải để con yêu sách trước đã. Trong cuốn sách "Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt" tôi rất tâm đắc cách dạy con yêu sách của tác giả, bà nói "Chọn sách "hay", không chọn sách "có ích" ', có nghĩa rằng cha mẹ nên chọn những cuốn sách phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ, để chúng có hứng thú với sách trước đã, rồi dần dần sẽ yêu sách và cuối cùng chúng sẽ biết chọn sách hay, sách có ích cho mình, và miễn nhiễm với sách dở, sách nhảm nhí.
Quyền bình đẳng của người đồng tính Rõ ràng là ai cũng có nhu cầu đi vệ sinh hằng ngày. Nhưng như trong tờ poster đề cập rằng những người thuộc nhóm LGBT (lesbian, gay, người lưỡng tính và người chuyển giới) thường bị phân biệt đối xử, thậm chí bị làm nhục bởi những người khác, hoặc bị tố cáo với cơ quan chức năng, vì một số người cho rằng họ không thích hợp và không được phép dùng nhà vệ sinh dành cho nam hoặc nữ ở những nơi công cộng. Sự phân biệt này làm cho việc đi vệ sinh, một nhu cầu tối thiểu và cơ bản của con người, lại trở thành một nỗi khổ của những người thuộc nhóm LGBT.Ở Việt Nam, tôi cũng từng nghe phàn nàn về việc những bạn lesbian bị đuổi khỏi nhà vệ sinh nữ, cũng chẳng được phép dùng nhà vệ sinh nam. Một cô bé lesbian tôi biết từng bị xua đuổi khi dùng nhà vệ sinh nữ, từ sau đó cô nàng thường lầm lũi đi vào nhà vệ sinh nam và vài lần làm các bạn nam cùng trường bối rối. Tình trạng này có thể cũng xảy ra nhiều với các bạn thuộc giới tính khác nam và nữ.Một người bạn của tôi ở Thái Lan, tự nhận mình là lesbian cũng gặp một số phiền toái khi dùng nhà vệ sinh công cộng bởi phong cách ăn mặc và ngoại hình rất giống nam giới. Cô kể có khi bước vào nhà vệ sinh thì các chị em giật mình vì tưởng anh nào đi nhầm vào, nhưng khi cô chủ động mỉm cười và chào xã giao thì chất giọng nữ đã giúp xoa dịu sự căng thẳng. Khi được hỏi có cảm thấy cần thiết phải có nhà vệ sinh riêng dành cho những người LGBT không, cô bảo không vì bản thân cô vốn quen với việc sinh hoạt như một người phụ nữ và cảm thấy thoải mái hơn khi dùng nhà vệ sinh nữ, và vì chức năng và các thiết bị vệ sinh của nam không thích hợp với cấu tạo sinh học của cơ thể cô.Hành động ruồng rẫy tại nhà vệ sinh công cộng là một hành động gây tổn thương lớn đối với những người LGBT. Không có một lời giải thích nào thuyết phục khi một người bị chối bỏ chỉ vì người khác cho rằng họ không phù hợp về mặt giới tính, trong khi về mặt cấu tạo sinh học họ hoàn toàn thích hợp. Cũng chẳng có một lời giải thích nào thỏa đáng khi một người bị tước đoạt quyền được thực hiện nhu cầu tối thiểu của con người là được đi vệ sinh một cách an toàn. Một cách hành xử lệch lạc về nhận thức và xâm phạm quyền con người như thế là không thể chấp nhận.Chiến dịch "Ai cũng cần phải đi vệ sinh" được phát động và hưởng ứng bởi các hội sinh viên và lan tỏa đến nhiều thành phố và quốc gia. Một số trường đại học và những khu thương mại cũng bắt đầu chuyển đổi từ nhà vệ sinh chỉ dành cho nam hoặc nữ sang nhà vệ sinh dành cho mọi giới tính (universal toilets hoặc neutral-gender toilets). Những tấm biển với biểu tượng và dòng chữ ghi rõ nhà vệ sinh dành cho mọi giới tính đã giúp nhiều người thông cảm, chấp nhận và cởi mở hơn với những người LGBT xung quanh mình. Bởi đơn giản, ai cũng cần phải đi vệ sinh và ai cũng có quyền được sử dụng nhà vệ sinh.Huỳnh Thị Ngọc Hân Đọc tiêu đề tôi lại liên tưởng tác giả nhắc đến chuyện một một vài công ty may của nước ngoài bắt chị em làm phiếu đi vệ sinh. Buồn...! Họ đi bên nào cũng được...chỉ cần xả đúng nơi đúng chỗ và không làm phiền người khác là ok. Ở Việt Nam tôi nghĩ người ta không kỳ thị đồng tính luyến ái quá nhiều. Có lẽ Việt Nam là một quốc gia Phật giáo, hoặc không phải người đồng tính nên không thấy hết vấn đề. Quan điểm cá nhân tôi luôn cho đồng tính luyến ái là bệnh lý, trong gien di truyền, thần kinh hoặc tâm lý, không phải vì lý do đạo đức hay tôn giáo này nọ, mà vì những cá thể đồng tính luyến ái nói chung không có thế hệ sau, không truyền lại bộ gien của mình được, đi ngược lại thuyết tiến hóa và quá trình chọn lọc tự nhiên. Tôi tin sẽ đến ngày khoa học hiểu sâu hơn về bản chất và cơ chế hình thành đồng tính luyến ái, và sẽ có câu trả lời chính xác hơn. Có lẽ không ai muốn mình bị đồng tính cả, nhưng sự thật là nhiều người đồng tính ở mình tính tình có vấn đề, nhiều người bị gọi là anh cũng đánh người ta, bị xưng hô là chị cũng nổi xung lên lườm nguýt nên nhiều người họ sợ, tẩy chay. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó cả chớ! Tôi nghĩ đuổi họ thì quá đáng, nhưng họ đi bên nào cũng không được! mà nếu họ không đổi giới tính thì không có vấn đề, tự nhiên thì chẳng có vấn đề, lệch lạc đó là vấn đề! bản thân người đó có xem lại không? Với tôi thì không chấp nhận những gì trái với tự nhiên! Dù có thể thông cảm với họ, nhưng bản thân họ phải cố gắng rèn luyện cho mình theo phái tính tự nhiên!! Tôi là người LGBT và tôi nghĩ ở VN quyền đi vệ sinh của nhiều công nhân trên khắp đất nước mới quan trọng hơn nhiều. Hãy lo cho họ trước. Họ bị chèn ép không cho đi vệ sinh đầy đủ. Thiết nghĩ quyền đi vệ sinh là nhu cầu thiết yếu. Nhưng cái "quyền" đi bậy bạ của rất nhiều người VN trên đường phố thì cần nghiêm trị không khoan nhượng. Vấn đề đặt ra là cần có nhiều nhà VS công công trên các tuyến phố ! Mình ở quê, mỗi lần xuống phố đi wc thì phải vào quán cafe uống cafe rồi giải quyết. Có hôm phải thuê cả phòng khách sạn chỉ để giải quyết cái nhu cầu mà ai cũng có đó. Không hiểu sao ở phố nhà wc công cộng lại như lá mùa thu, sao buổi sớm vậy nữa @@ Tôi lại nghĩ đến khía cạnh khác. Đó là ở nước ta không chú ý đến quyền được đi vệ sinh một cách văn minh cho mọi người. Tỉ như đường phố thiếu và không có những chỉ dẫn về vị trí đặt vệ sinh công cộng. Trên đường đi cũng vậy. Vậy nên, nếu có nhu cầu thì rất bức bách. Thôi thì...và thế là bị coi là không văn minh. Quen dần đi.... Ai cũng cần đi vệ sinh. Nhưng hãy đến các bệnh viện trong thành phố như bệnh viện Trưng Vương, bệnh viện 115, các bạn sẽ thấy đi vệ sinh như đi vào ... địa ngục. Không tin mời các bạn hãy đến Vừa đọc cái tít tôi đã phát hãi hùng khi nhớ lại 1 lần đến sân Mỹ Đình, ở đó, khu vệ sinh nữ rất ít, phải nói là quá ít. Chị em chúng tôi xếp hàng dài, rất là dài... và phải nói là rất nhiều chị em khóc dở mếu dở :`( Hãy yêu thương mọi người, mọi giới...như yêu thương chính con người của bạn! Đọc xong bài viết, đọc tiếp 5 bình luận phía dưới. Cảm giác bức xúc chưa từng có. Các bạn cho rằng LGBT là lệch lạc, là bệnh, ... người lệch lạc không phải họ mà là các bạn. Các bạn bị lệch lạc về nhân cách - về suy nghĩ khi có những định kiến ko tốt về LGBT. Hiểu sai hoàn toàn mà cứ cho mình là đúng. Phải chi tôi đừng vào đây đọc mấy bình luận này của các bạn, nó làm 1 ngày của tôi bị mất vui! Mình lại nhớ đến việc một số cô ở trường mẫu giáo không cho các con đi vệ sinh ở lớp khiến các con vừa về đến nhà là chạy ngay vào cái toilet. Ơ lạ nhỉ ? Có mỗi 1 cái nhà vệ sinh mà thế giới ồn ào quá đi mất. Đi vệ sinh là nhu cầu của đầu vào đầu ra. Đi ở nhà vệ sinh giới tính nào chẳng được. Miễn rằng đừng vãi ra cả quần là OK ./. (Chấm hết)
‘Tủ rượu’ hay ‘tủ sách’? Châu Âu có cuộc dịch thuật vĩ đại vào thế kỷ 11 - 12, làm nền tảng phát triển khoa học, văn hóa và phổ cập tri thức cho mọi tầng lớp xã hội. Trong ngôi nhà của họ, qua nhiều thế hệ, không thể thiếu một tủ sách. Dễ dàng nhận ra sách cũng là món hàng thiết yếu đối với họ. Các dịch vụ vận chuyển phân phát sách của Amazon vẫn tấp nập như việc giao sữa, phát báo mỗi sáng. Mỗi cuốn sách được coi như một sản phẩm chắt lọc mà mỗi người có thể nhận được những giá trị riêng tùy thuộc vào nhận thức của bản thân. Nói như nhà văn nổi tiếng người Mỹ Edmund Wilson, “không có chuyện hai người cùng đọc một cuốn sách giống nhau”. Theo nghiên cứu của Eurostat năm 2011, người Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển đọc khoảng 12 cuốn sách mỗi năm.Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2013, người Việt Nam trung bình không đọc được một cuốn sách mỗi năm. Tôi nói tới đây chắc sẽ có nhiều người đổ lỗi cho các phương tiện nghe nhìn lấn át. Không ai phủ nhận Internet như một cái chợ tự do về thông tin, tra cứu kiến thức. Truyền hình bùng nổ các nội dung giải trí đang thống trị thời gian rỗi của con người. Trong “ngôi làng toàn cầu”, nhiều người tìm đến sách điện tử bởi sự tiện lợi, tuy nhiên nhìn xung quanh chúng ta, bao nhiêu người Việt Nam dùng điện thoại smartphone, Ipad để đọc sách. Người dùng đang dần trở thành nô lệ của công nghệ thay vì trở thành người tạo ra công nghệ, nếu không có thói quen tiếp nhận tri thức của nhân loại thông qua sách vở. Tại một buổi hội thảo, một CEO phương Tây nói rằng anh ta không ngại sử dụng chiếc điện thoại Nokia rẻ tiền với chức năng nghe gọi cơ bản, nhưng sợ không đọc những cuốn sách hay và tự loại bỏ mình khỏi những cuộc đàm luận thú vị với bạn bè, đồng nghiệp. Sách nói ở đây không chỉ những tiểu thuyết giải trí, mà cả những tác phẩm cung cấp tri thức và các loại sách chuyên khảo. Tôi nhiều lần nhận được bài tập của sinh viên mà trong danh sách tham khảo không quá nổi ba cuốn chuyên khảo, và chỉ lật vài trang tôi biết được xào từ Internet. Nói rộng hơn, nhiều trí thức còn lười đọc sách thì đông đảo người dân xa lạ với sách là điều dễ hiểu.Chúng ta biết rằng 40% chủ nhân các giải Nobel chính là người Do Thái, và bí quyết của họ là tạo thói quen đọc sách cho trẻ em từ nhỏ. Họ thậm chí còn ướp nước hoa lên sách để hấp dẫn trẻ em. Bàn về văn hóa đọc của người Việt Nam, nhiều người thường ví “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái. Trong nhiều ngôi nhà ở Việt Nam, tủ rượu thường xuất hiện “bề thế” ở những nơi dễ nhìn thấy; trong khi tủ sách có thể không được dành cho một vị trí nào, dù là khiêm tốn.Cuộc dịch thuật vĩ đại văn hóa và tri thức của phương Tây có thể được ví như mang lửa văn minh về khai sáng, khiến văn hóa đọc của họ bùng nổ, để có sự phát triển khiến thế giới nể trọng ngày nay. Nói như nhiều học giả, sách là nền tảng để chấn hưng đất nước. Nhà thơ, nhà văn Mỹ gốc Nga Joseph Brodsky cho rằng: "Có những tội nặng hơn chuyện đốt sách. Một trong những tội đó là không đọc sách!”.Phạm Hải Chung Tôi là một người thợ điện lạnh, công việc của tôi là đến từng nhà người dân để sửa chữa máy lạnh, tủ lạnh. Dù là thợ điện lạnh nhưng tôi rất đam mê đọc sách, nên những cái kệ sách của họ luôn được tôi quan tâm. Đúng như chị Hải Chung nói kệ sách ở Việt Nam mình đúng là thật khiêm tốn, một trăm nhà thì có một vài nhà có, nhiều nhà có kệ sách nhưng khi được tôi hỏi về những quyển sách trên kệ đó, người ta bảo ''để cho có với thiên hạ, chứ anh chị có đọc bao giờ đâu''. Cháu cảm ơn bài viết của nhà giáo Phạm Hải Chung! Bản thân cháu đang là sinh viên. Rất thích đọc sách và thường mỗi tuần 1 lần thường đến các hiệu sách "đọc ké". Cháu đi 1 mình. Vì đa số các bạn khi được rủ đi mua sách thì vẫn chưa có 1 phản xạ tích cực. Hẳn là rạp chiếu phim, các quán ăn, quán cà phê sẽ thú vị hơn hiệu sách. Một bài viết quá hay cho buổi sáng ! "Tủ rượu" hay "tủ sách" thì cũng đều bị dùng như vật trang trí mà thôi. Xã hội ngày nay không thiếu người cũng dùng tủ sách để trang trí. Thật buồn cười khi sách không được cất trong phòng làm việc mà lại được trưng ra ở phòng khách. Việc phương tiện tuyền thông hiện đại phát triển cũng đã ảnh hưởng đến sách giấy. Tôi nửa năm nay không ở Việt Nam nên không thể kiếm được sách giấy tiếng Việt, nhờ có iPad nên mỗi tháng cũng đọc được ít nhất 6-7 quyển. Dù cảm giác không bằng sách giấy nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu đọc sách. Chúng ta hãy học tập văn hóa đọc sách của người Nhật Người Bắc âu 1 năm đọc 12 cuốn sách - Người VN 12 năm đọc 1 cuốn sách (Mình tạm so sánh thế có chuẩn ko?) Sách là một trong những kỳ quan mà trí tuệ nhân loại đã tạo nên. Nó nhỏ , có khi chỉ bằng bàn tay nhưng nó lại vô cùng rộng : trong đó là con người, thành phố , đất nước.... Nó bất động nhưng nó lại là vật sống, nó đang sống. Tuy nó câm mà lại đang nói. Nó đem chúng ta từ chỗ này đến chỗ khác, từ đất nước này đến đất nước khác, với một tốc độ nhanh hơn cả máy bay phản lực : tốc độ của tư duy. Nó đem chúng ta đến những nơi mà không phương tiện nào làm được: đem ta trở về quá khứ, đem ta đến tương lai. Những cuốn sách là những chiếc thuyền buồm của tư duy hành trình trên sông nước thời gian, vận chuyển vô cùng thận trọng thứ hàng quý giá của chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một người say mê đọc sách dứt khoát là một người hạnh phúc. Người đó có thể sống ở nơi mà anh ta muốn và sống cả 1000 cuộc đời. Ai cũng có thể mời đến nhà mình những nhà thơ tài năng nhất thế giới, những nhà lịch sử sắc sảo nhất thế giới , những nhà văn lừng danh nhất thế giới. Sách là người bạn tốt nhất của chúng ta. Cho chúng ta tất cả mà không đòi hỏi gì. Sách mang tới sự an ủi, sự cổ vũ và tình yêu. Sách có phép lạ là đem mặt trời vào trong bóng tối. Một căn nhà không có sách là một căn nhà nghèo, rỗng, xấu và không có cuộc sống đich thực. Một ngày không được đọc sách là một ngày mất. Không thể có cuộc sống thực sự hoàn chỉnh nếu không có sách. Chúng ta hãy sống giữa những quyển sách hay, hãy yêu sách bằng tất cả tấm lòng, như những người bạn tốt nhất. Hãy đọc nó với tất cả sự chú ý, với tất cả tình yêu , với tất cả tấm lòng say mê. Cám ơn internet, smartphone đã cho tui đọc được bài viết này ! Đây đúng là một thực trạng "Nói rộng hơn, nhiều trí thức còn lười đọc sách thì đông đảo người dân xa lạ với sách là điều dễ hiểu." Tác giả viết đúng với thực tế. Người nước ngoài đi đâu cũng mang theo sách và ngồi đâu cũng lấy sách ra đọc, còn người Việt Nam đi đâu ngồi đâu cũng Ipad, Iphone , máy tính bảng để.............. VN nhà nhỏ. Do đó, ở VN tủ rượu được trưng bày, còn tủ sách thì ... không có chỗ vì đã bị tủ rượu chiếm mất. Đọc bài này giống nnhư đọc một bài thơ hoài cổ. Mọi người làm lãng tử xa nhà có thấy ai về đâu ? Sách giống như một bí kiếp võ công phải có kỳ duyên mới hạnh ngộ. Ngày xưa mình luôn dành tiền ăn quà để mua sách. Nhiều tác giả văn học nước ngoài mình có mỗi người 10, 15 cuốn. Mình thích truyện Hemingway, Saroyan, Faulkner, Miller, Maughham, Saint Ecupery, rồi mấy ông người Nga Tolstoi, Dostoievski, Gorky (Gorky mình có 4, 5 quyển trước 75. Rồi nào là Tagore. Mình có trọn bộ 3 cuốn của Suzuki (Thiềnn Luận, rồi truyện Kinkakuji của Nhật. Và còn nhiều nữa không phải nói để khoe mà chỉ không để các anh hùng bảo rằng mình ba hoa. Sách làm con người chững chạc và thích sống tốt cho cuộc đời. Con cháu mình ngày nay khác rồi. Đa phần chúng đều baỏo thủ và hời hợt. Buồn thay. Trước kia có thể ngồi cả ngày ở thư viện quốc gia đọc hết quyển này tới quyển khác, giờ thì đọc được 5-10 phút là lại cháo bột sữa bỉm. Còn phải xem đọc sách của ai? Sách tiếng nước ngoài thì không phải ai cũng biết đọc, sách dịch thì chưa dám tin là dịch đúng, còn sách của VN thì...hên xui! Ruou thi ai cung uong duoc. Cang uong nhieu ruou cang co moi giao tiep rong, de lam an. Sach khong phai ai cung doc duoc. Cang doc sach cang xa lanh ban be, co hoi bi dao thai kho tranh khoi
‘Nghề’ đi học Quá trình đào tạo trong nhà trường là nhằm phục vụ việc hành nghề về sau. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng trở thành hiện thực. Hiện nay, nhiều bạn trẻ đang đứng trước nguy cơ ra trường mà không có nghề nào trong tay. Chẳng hạn, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin mà không thể lập trình, sinh viên trường báo nhưng không có khả năng viết báo, sinh viên ngoại ngữ không thể giao tiếp bằng ngoại ngữ, hoặc sinh viên kế toán gần như mù tịt về nghiệp vụ tài chính… Tình trạng “học mà không thành nghề” có thể là một nguyên nhân dẫn đến nghịch lý doanh nghiệp kêu thiếu lao động, dù số sinh viên ra trường không có việc làm vẫn tăng. Thậm chí gần đây, tình trạng những người học cao như thạc sĩ, tiến sĩ không có việc làm cũng dần trở nên phổ biến.Ngược lại, không có nghề để đi làm nhưng tôi thấy nhiều sinh viên lại rất giỏi nghề “đi học”. Dường như đi học mới là kỹ năng quan trọng nhất mà họ được rèn luyện trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều người trẻ còn coi đi học như một nghề nghiệp vẻ vang, và họ cứ ở lỳ tại “doanh nghiệp trường học” mà không chịu nhảy việc.Khi đi học, những sinh viên này cũng phải trải qua rất nhiều thử thách về thi cử, áp lực học tập giống như một công việc đích thực. Quy định bắt buộc họ “đi làm” đúng giờ hàng ngày, cho phép có hai ngày nghỉ cuối tuần để thư giãn, và một số kỳ nghỉ lễ trong năm giống như công chức nhà nước. Điều khác biệt là các “nhân viên” này nhận lương chủ yếu từ cha mẹ với mức thu nhập khác nhau tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Một số khác nhận lương từ nhà nước hoặc các tổ chức theo diện học bổng, đôi khi có yếu tố nước ngoài, thì thu nhập có thể cao hơn các đồng nghiệp.Tôi nhớ trong một buổi trao đổi, lãnh đạo một công ty sách đã chia sẻ, ông không có ý định tuyển những ứng viên có nhiều loại bằng cấp. Có lẽ ông đang nói đến các nhân viên quá yêu “nghề đi học”. Sau khi tốt nghiệp, họ vẫn muốn tiếp tục gắn bó với nghề này bằng cách học lên bậc cao hơn, hoặc học thêm văn bằng hai, văn bằng ba, các chứng chỉ bổ sung… Những người bạn của tôi cũng nói về thực trạng du học sinh Việt Nam không muốn về nước mà muốn xin học bổng học tiếp vì như vậy vừa nhàn hạ, lại có thoải mái tiền tiêu dùng hàng tháng, hơn hẳn so với đi làm.Điều này khiến cho tôi tưởng tượng rằng, nếu “đi học” là một nghề tạo ra của cải vật chất cho xã hội thì chắc hẳn Việt Nam phải là một nước rất giàu có.Chu Ngọc Cường Chỉ có ở VN thì đi học mới ÍT (chứ không phải là KHÔNG) tạo ra giá trị cho xã hội. Ở Mỹ, Châu Âu hay cả các nền giáo dục phát triển gần cận như Malay, Sing, việc đi học đóng góp cho xã hội rất nhiều đấy. Đó là các công trình nghiên cứu khoa học, các journal đăng trên tạp chí thế giới, các phát minh công nghệ mới, nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng vào quản lý xã hội, thậm chí đi học cũng là nền tảng để có các hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Nên thay, hãy trách người quản lý ngành vì đã ko biết tận dụng "những bộ óc" như người ta. Học, học nữa, học mãi là do các bạn chọn con đường dễ dàng, nhẹ nhàng thay vì đối mặt với thực tế.Mấy tháng trước tôi cần tuyển 2 nhân viên mới. Trong cả trăm hồ sơ và hơn chục cuộc phòng vấn, tôi đã quyết định chọn hai bạn chưa có kinh nghiệm đi làm thay vì vô số các bạn có vài năm kinh nghiệm khác. Một bạn vừa tốt nghiệp cao đẳng nhưng đã có kinh nghiệm 4 năm làm gia sư, làm bồi bàn, trông xe và pha chế ở quán cà phê. Một bạn tốt nghiệp đại học cả năm nhưng chưa kiếm được việc, thay vì đi học tiếp lên cao học như các bạn chưa có việc khác, bạn này làm yaourt, khô bò, bánh flan bán sỉ cho các nhà hàng, quán ăn, mạng lưới mở rộng đến cả các tỉnh lân cận. Tôi chọn các bạn vì đánh giá cao việc các bạn tự lập, vận dụng những gì học được vào thực tế và đã không chọn con đường dễ dàng là học tiếp lên cao dù nhà các bạn có điều kiện lo cho học tiếp. Thực tế chứng minh là tôi đã không lầm, các bạn thật sự làm việc rất nghiêm túc, cầu tiến và tiến bộ rất nhanh, quản lý trực tiếp của các bạn thường xuyên có nhận xét rất tốt. Thực tế xã hội VN đúng như tác giả Chu Ngọc Cường đã viết. Và nhiều người VN rất máy móc khi vận dụng những câu như là "Truyền thống hiếu học", "Học, học nữa, học mãi",... và họ lấy làm tự hào khi học hết trường này, trường nọ, bằng này, bằng kia,... cả cha mẹ, anh chị em của họ cũng tự hào lây và hay đem ra khoe để thấy con mình hơn con người khác. Theo quan điểm của tôi, học ở trường mới là nền móng, còn việc học ở thực tế công việc, học ở trường đời mới giúp cho con người vươn cao, vươn xa, càng ngày càng làm cho nền móng vững chắc hơn. Bài này quá hay và quá thực tế. Các nhà làm công tác phát triển kinh tế XH có nhận ra điều này không? Nhìn SV các trường đi thực tập mà buồn cười. Không GV nào kiểm tra, không dám mượn tài liệu để đọc, thậm chí sự bao quát công việc của nghề mình học cũng không biết .......chỉ ghi danh vào một nơi nào đó rồi xào xào nấu nấu các báo cáo cũ của các năm ...nộp cho GV hướng dẫn . Vậy là xong. Ra trường " sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi". Vậy lỏng lẻo thiếu trách nhiệm ở cả hai phía. Thực tế cũng có nhiều học sinh muốn học muốn biết nhưng thái độ dửng dưng thiếu trách nhiệm của giảng viên đào tạo làm cho các em mất phương hướng. Thật là đáng buồn và để lại hệ lụy không nhỏ cho các em gia đình và xã hội lâu dài và rất lớn. Trong chuong trinh dao tao DH-CD nen giam tai phan dai cuong. Nhung phan do co the de o muc doc them,mot so co the tim hieu nghien cuu neu co the.Thay vao do, can danh 1/3 thoi gian cho sv thuc tap,co xat,tim hieu thuc te cong viec.de cac e co cai nhin dung hon ve cv sau nay cua minh, sau khi ra truong se it bo ngo,dong thoi trang bi dc nhieu ky nang ma xh, doanh nghiep can. Hay, đọc xong tự nhiên phì cười, mình cũng thích nghề "đi học" lắm nhưng mình đã nhảy việc mất rồi :D Con người VN hiếu học mà.Mặt khác, một dạo phong trào học tập suốt đời đang được phổ biến rầm rộ, đâu đâu cũng thấy băng rôn biểu ngữ.Nhà mình có hai thằng em cũng y chang, đi làm thì không chịu, chỉ thích đi học, học lực chỉ trung bình, hết lớp 12 chỉ đậu được trung cấp nghề, hai năm sau thi liên thông ĐH, may mắn đậu, học được ba năm, tiếp tục ôn thi ĐH một năm, thi rớt, giờ 25 tuổi rồi, tiếp tục xin mẹ cho đi du học và cưới vợ cùng lúc luôn. Nói không được, bó tay về suy nghĩ "học mãi" của nó. Học là ăn hạiGiai đoạn đi học thật sự là giai đoạn ăn hại xã hội và gia đình, nó tiêu tốn của cải vật chất , thời gian của gia đình, xã hội và bản thân người đi học mà chưa làm ra được điều gì hữu ích cho xã hội cảChính vì vậy giai đoạn đi học càng ngắn càng tốt cho gia đình xã hội và bản thân mỗi ngườiXã hội cũng như gia đình và mỗi người phải ý thức rằng Học Là Ăn Hại mà chỉ có Làm mới tạo ra giá trị thật sự cho xã hộiNgười đi học phải thấy xấu hổ vì mình đi học chứ ko đi làm, tức là đang ăn bám xã hội mà cố gắng học càng nhanh càng tốtVũ Mạnh Tiến - Hà Nội Góc nhìn của bạn Chu Ngọc Cường có thể đúng khi bạn đang đứng ở góc của bạn. Học thực ra cũng là một nghề tốt và sẽ sinh thu nhập nếu bạn thật sự làm tốt nghề của mình.Học, không nhất thiết phải là ngồi trong lớp học và nghe giảng. Chữ học này nên hiểu trên một nghĩa rộng hơn.Bản thân tôi khi học đại học. Trong trường sư phạm nên tôi không phải đóng học phí và trong suốt 4 năm học tôi luôn có được học bổng của trường nên việc nhận "lương gia đình" là rất ít. Như vậy, góp phần tích lũy của cải vật chất của gia đình.Trong quá trình học, ko chỉ học trên lớp. Các bạn sinh viên ngày nay rất linh động, học có thể tận dụng khả năng của mình, thông qua việc học, mà có thể đi dạy kèm, đi làm thêm, hoặc cũng có một số bạn xuất sắc tham gia dịch thuật hay làm nghiên cứu. Các bạn đã ứng dụng việc "đi học" để góp phần cho phát triển xã hôi.Một khi bạn xuất sắc, việc nhận học bổng để đi học thạc sĩ, nghiên cứu sinh ở nước ngoài mà nước ngoài ta tài trợ là hoàn toàn không khó khăn. Bản thân tôi nhận học bổng toàn phần ở Úc, mỗi tháng được hơn 40 triệu đồng. Vừa tích lũy được tiền cho gia đình, vừa học tập được rất nhiều kỹ năng, lại nghiên cứu tạo ra lợi ích cho xã hội.Âu việc học cũng là một nghề rất tốt.Thân mến. Bài nay Chu Ngọc Cường viết khá hay, mình thích nhất là đoạn kết. Đọc thì muốn đọc mà đọc rồi thấy các bình luận càng ngán! Các bạn không muốn học sao? Tôi chăc chắn một điều rằng các bạn đều đã đi học. Con cháu các bạn cũng " phải đi học" , có bạn nào ủng hộ việc không học? Có lẽ một số bạn học kém bạn bè về học lực nhưng đừng lấy chuyện muốn học của người khác mà chê bai với lý do này khác.Học - chỉ có điều học và dạy thế nào cho hiệu quả thì nước ta đang loay hoay đi ngược với thế giới. Các nhà quản lý về giáo dục tham nhồi nhét, quan liêu khi xây dựng các chương trình học, đào tạo mà làm lãng phí thời gian cũng như chất xám của học sinh làm cho người học xong thì không làm được là vậy , học sinh không được phát triển toàn diện cả thể chất lầm trí tuệ với các kỹ năng cần thiết.! Theo mình tác giả khá áp đặt chữ học. Thực chất, đến nghiên cứu sinh sẽ không phải là đi học mà là đi làm nghiên cứu sinh, vì bạn được trả lương (không ít thì nhiều) từ các đề tài dự án mà bạn được giao. Vì thế dùng "nghề học" khá khập khiễng khi chưa hiểu rõ nhiệm vụ chính của các bậc học! Tác giả nói đúng, bây giờ tôi đã xem việc học của mình là một công việc. (Sinh viên năm nhất) Câu chuyện của Chu Ngọc Cường làm tôi nhớ đến các huyền thoại một thời như Thomas A. Edison, Andrew Canargie hay Henry Ford. Xuất phát điểm của họ rất thấp hay con số không nhưng với ý chí, sự kiên cường, niềm tin và lòng kiên trì...họ đã thành công ngoài sức mong đợi. Nói lên điều này để hiểu rằng, kiến thức trong nhà trường chỉ là một yếu tố rất nhỏ dẫn đến thành công cho một người. Nếu vênh vào cái cớ, Học là để trang bị kiến thức cho một công việc ổn định và mức lương cao thì họ đã có cái nhìn thiển cận về thời đại ngày nay. Ngoài ra còn có nghề Thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư nữa...
Mỗi ngày một cái ôm Tôi được phân công chăm sóc bà. Bà không biết mình đang ở bệnh viện, cứ tìm cách trèo khỏi giường (loại giường có thanh rào hai bên) và đòi về nhà. Thỉnh thoảng bà lại gọi: “Brian, Brian, con đâu rồi”. Tiếng gọi không phải tiếng kêu khóc mà là giọng của một bà mẹ trẻ gọi đứa con 3-4 tuổi đang nấp trốn ở đâu đó. Tôi chưa gặp con trai bà, chắc ông cũng chẳng còn trẻ và bà chắc cũng đã có cháu và chắt.Bà ăn sáng xong không chịu tắm rửa và cứ nằng nặc đòi về nhà. Tôi đành cho bà ngồi vào xe đẩy và đưa bà ra ngoài hành lang, chỉ cho bà cái bảng hiệu viết bằng bút lông có hàng chữ “bến xe buýt” ngay trước cửa phòng của bà và giải thích rằng mình phải đợi xe buýt ở đây để về nhà. Cái bảng hiệu tức cười này là ý tưởng của các cô điều dưỡng dành cho bệnh nhân lãng trí chỉ đòi về nhà như bà.Bà cũng chẳng yên được bao lâu. Có người bảo tôi: “Hôm qua họ đưa bà xuống hồ cá chơi đấy”. Đấy là cái hồ nhỏ, ven khu sân chơi ở tầng trệt, ngoài trời. Tôi đưa bà đi. Bà có vẻ phấn khởi hẳn ra. Ra ngoài, trời lạnh, tôi chỉ phong phanh cái áo đồng phục và bà cũng không quan tâm gì đến mấy con vịt giời đang bơi lội trên hồ nên khi tôi đề nghị vào nhà, bà đồng ý ngay. Bà chỉ tay bảo tôi đưa ra cửa chính của tòa nhà. Tôi yên tâm đưa bà đi cho thay đổi không khí, tin rằng mình có thể kiểm soát được tình thế.Ra gần cửa chính bà giục tôi đẩy xe nhanh lên kẻo trễ xe buýt, đang đỗ đầy trước cửa bệnh viện. Tôi giải thích rằng ra ngoài trời lạnh, bà chưa khỏe hẳn, bác sĩ chưa cho về... Bà nổi khùng lên giơ tay tìm cách đập tôi và la ầm ĩ: “Nhanh lên, nhanh lên, trễ xe mất thôi”. Mấy người xung quanh đứng lại nhìn. Cô tiếp tân biết tôi cần giúp đỡ liền gọi bảo vệ. Hai người bảo vệ trẻ to lớn mặc đồng phục trắng có phù hiệu rất oai không biết từ đâu có mặt chỉ sau vài phút. Tôi nói vắn tắt bà bị lẫn, cần đưa bà về phòng trên lầu 6. Người bảo vệ trẻ ngồi xuống, đối diện với tầm mắt của bà rồi ôn tồn giải thích rằng anh sẽ đưa bà về nhà nhưng trước hết phải gặp bác sĩ. Bà yên lặng nghe anh. Bà không tin tôi nữa vì tôi không đưa bà về nhà. Tôi đành ra hiệu cho người bảo vệ thứ hai đẩy xe rồi tôi lặng lẽ theo sau...Về lại hành lang quen thuộc, thấy bà cũng bình tâm lại, tôi cảm ơn bảo vệ rồi nhận lại xe đẩy. Trông bà lúc này bình thản, chẳng còn vẻ hung hăng của mười  phút trước. Nhưng không hẳn thế, bà trông tội nghiệp, đôi mắt buồn mọng nước, rưng rưng... Tôi hỏi bà, liệu tôi có thể giúp gì không, bà nói: “Tôi muốn gặp con trai!". Tôi biết làm sao? Các con trai của các bà mẹ ơi, các anh có biết rằng anh là của quý nhất của mẹ trên đời, là mục đích sống, là niềm tự hào, là chỗ dựa tinh thần của mẹ?Chúng tôi lại ngồi ở hành lang ngắm người qua lại. Một cô điều dưỡng trong khoa đi qua mỉm cười chào bà. Cô dừng lại, khoác thêm áo bảo hiểm y tế, đeo găng tay và ôm lấy bà, vỗ về bà và nói: “Cháu biết bà cần được ôm thế này”. Bà bác sĩ đi qua nhìn thấy nói ngay: “Cháu sẽ viết thêm vào bảng thuốc điều trị a hug a day (mỗi ngày được ôm một lần)”. Chúng tôi mỉm cười vui vẻ. Cô điều dưỡng nói thêm: “Hôm nay cháu sẽ cho bà được ôm quá liều” rồi lại ôm lấy bà, xoa nhẹ vai và lưng bà cả phút đồng hồ. Tôi không cười được nữa, lần này tôi muốn khóc.Dù thiện chí bao nhiêu, tôi cũng chẳng làm được như cô điều dưỡng kia. Cô chỉ là một điều dưỡng đi qua chỗ tôi, hôm nay tôi chăm sóc bà, không phải trách nhiệm của cô ấy. Tôi đã chỉ có thể nắm tay bệnh nhân nói lời an ủi, nhưng chưa bao giờ chia sẻ với họ những cái ôm cảm thông diệu kỳ như vậy.Vậy mà tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác ngày tôi bé tí, chắc 3-4 tuổi, buổi tối, tôi nghịch ngợm rồi thường chui vào đâu đó ngủ, cho đến khi bố tôi đi họp về (ông là chủ nhiệm hợp tác xã và thường đi họp vào buổi tối) ôm tôi bế lên giường  ngủ. Thường là tôi mơ màng thức dậy vào lúc đó, cảm thấy bồng bềnh, êm ấm trong vòng tay của bố rồi lại ngủ mất. Bố thì khuất lâu rồi, con gái bố đầu hai thứ tóc vẫn khóc nhớ ngày trong vòng tay bố.A hug a day - thế giới này cần được bổ sung thêm liều điều trị hữu hiệu này. Nó không mất tiền mua, tiện lợi mà không sợ quá liều hay tác dụng phụ.Nguyễn Thị Nhuận Hơi ấm tình người-Thật sự thiêng liêng !!! Con gái nhỏ của mình ngày nào cũng chủ động ôm ấp, nói lời chúc một ngày vui vẻ với mẹ trước khi ra khỏi nhà đi học... dù cho nhiều khi, nước mắt vẫn còn hoen mi vì vừa bị mẹ phạt lỗi gì đó. Yêu con thật nhiều! 20 năm trước, có một bác sĩ trẻ, khi mới ra trường, vào ngày Tết đã viết Chúc mừng Năm mới lên tất cả các bệnh án của bệnh nhân anh ấy điều trị. Kết quả là bị lãnh đạo phê bình vì thiếu nghiêm túc! Đối với gia đình mình hiện nay vẫn đang thực hiện mỗi ngày hai cái ôm giữa vợ chồng, bố mẹ và con cái đó là hai thời điểm: Chia tay khi ra khỏi nhà và khi đón con ở trường về, khi lần đầu trong ngày mỗi người trong gia đình gặp nhau sau cả ngày từ cơ quan về. Cảm thấy thiếu nếu chưa ôm. "a hug a day " chuyện hằng ngày ở phương tây còn ở ta cuộc sống hằng ngày có bao giờ nghe tiếng xin lỗi không nhỉ? Nhân văn quá! Như một thiên đường. Bao giờ ở VN ta có được? Xúc động! That y nghia va tinh cam cam on bai viet cua ban Cam on tac gia rat nhieu. Minh se tap om con trai minh moi ngay du cac con da lon. Minh rat nguong mo nhung nguoi Cha van con om con trai minh moi khi gap nha , du con cua ho da co gia dinh rieng. Thuốc chỉ giúp chúng ta đỡ bệnh phần nào đó thôi, tinh thần và tình cảm là liều thuốc cao quý nhất trong những loại thuốc. Thật giàu lòng nhân ái và nghĩa cử cao đẹp. Không biết bệnh viện này ở đâu, để đi đến cảm ơn và điều trị bệnh thiếu tình thương, tình yêu. Tôi nghĩ Chị không chỉ là "Điều dưỡng viên" ! Cám ơn tác giả bài viết rất nhiều. Thật xúc động và nhân văn. Mình ước gì còn có Cha Mẹ để ôm họ mỗi ngày... " a hug a day" Tôi là bác sỹ. Thật xúc động, nước mắt cứ trào ra. Cảm ơn tác giả Rat nhan van rat tinh cam. Cam on bai viet cua ban
Xã hội tương tác Bỏ qua những phiền toái ban đầu, tôi cho rằng đây là dấu mốc quan trọng để nhìn ra xu hướng tất yếu: sự hợp nhất giữa đời sống thực và ảo.Đã từ lâu, mạng xã hội không chỉ đơn thuần là một trò giải trí. Với doanh nhân, đó là “đảo giấu vàng” thực sự: Facebook vừa tuyên bố họ tạo ra 4,5 triệu việc làm và 227 tỷ USD giá trị gia tăng trong năm 2014. Với các chính trị gia, như Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Barack Obama, Twitter và Facebook là diễn đàn để thu hút cử tri và giới thiệu chính sách. Ngay ở Trung Quốc, khi xử án Bạc Hy Lai, Tòa án nhân dân thành phố Tế Nam Trung Quốc đã cập nhật diễn biến của phiên xử ngay trên tài khoản mạng xã hội Weibo.Với nhiều người trong chúng ta, Facebook đang dần trở thành phương tiện liên lạc và kết nối không thể thay thế.Mạng xã hội là xương sống của kỷ nguyên thông tin mới, mà giáo sư Manuel Castells gọi là “truyền thông đa quần chúng” (mass-self communications), nơi cộng đồng có thể tự kết nối, tạo ra, và chia sẻ thông tin.“Quần chúng” bây giờ không chỉ đòi hỏi sự chính xác và kịp thời của tin tức, mà còn cả khả năng phản hồi và tương tác. Độc giả muốn được bày tỏ ý kiến bằng like hoặc comment, người dân muốn được giải trình mỗi khi các chính sách mới ra đời, và khách hàng muốn được lắng nghe các góp ý về sản phẩm.Tôi biết không ít hãng lập hẳn một đội rà soát comments trên Facebook, từ đó có những phản ứng tức thời đối với các thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của mình. Hay thậm chí có người lập hẳn một chiến dịch truyền thông trên mạng để thể hiện thái độ với những gì không thích. Quần chúng đã bắt đầu biết phản ứng với thông tin thay vì chấp nhận chúng vô điều kiện.Đây là một bước đại nhảy vọt về truyền thông, bởi từ thời anh mõ làng phong kiến cho đến chiếc loa bao cấp, thông tin thường chỉ xuất phát từ một nguồn và một chiều.Thời đại thay đổi đòi hỏi tư duy của mỗi người cũng cần thay đổi. Đã qua thời kỳ các bí mật có thể “đào sâu chôn chặt”. Những công cụ mới cho phép đưa gần như mọi thứ ra trước con mắt phán xét của công chúng. Vì vậy, thay vì khép kín, môi trường mới đề cao sự cởi mở, minh bạch, và tinh thần đối thoại. Chúng ta không còn được phép tảng lờ coi như một việc gì đó không diễn ra.Bởi với mạng xã hội, im lặng là mồi lửa thổi bùng lên những tin đồn, mà một khi đã xuất hiện thì rất khó dập tắt. Đó là hiện tượng đã xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm qua.Vì vậy, tôi không bất ngờ khi Thủ tướng khẳng định, thay vì tư duy cấm, thì cần phải chủ động đưa thông tin chính thống lên mạng xã hội. Gần đây, Ban Sức khỏe Trung ương cũng đã chủ động bác tin đồn liên quan đến sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, vốn được đồn thổi trong một thời gian dài trên mạng xã hội. Tôi cho rằng đó là những bước đi cần thiết để tăng cường mối tương tác giữa chính quyền và người dân trong môi trường mới.Facebook, nói rộng ra là mạng xã hội, đang trở thành một trong những phương thức tương tác xã hội quan trọng, phổ biến. Quyền lựa chọn - mở cánh cửa đó ra để đón nhận thông tin đa chiều, nắm bắt xu thế mới hay tự khép kín, để mình tuột lại phía sau - là phụ thuộc vào bạn.Nguyễn Khắc Giang Tôi chưa bao giờ cho rằng internet là 1 "thế giới ảo", không hiểu vì sao mà cụm từ đó lại được nhiều người Việt trong nước xử dụng khi nói về những hoạt động trên mạng, "ảo" ở chỗ nào khi tôi có thể từ nó mà trao đổi ý kiến và học hỏi những kiến thức thực tế cùng những người khác ? Hoặc từ nó mà tôi có thể mua/bán và gọi người đến tận nhà mình xửa chữa những thứ hư-hỏng ? Nếu gọi những hoạt động trên internet là "thế giới ảo" thì nói chuyện qua điện thoại, hay xem các kênh truyền hình còn "ảo" hơn nhiều ... Tui thích bài viết này nè! Nó gãy đúng chỗ ngứa của nhiều người nhưng cũng "chọt" đúng chỗ nhột của không ít người. Like mạnh cho tác giả. "Facebook đang dần trở thành phương tiện liên lạc và kết nối không thể thay thế" - Mình không đồng tinhg với tác giả ý này! Sao nước mình không tạo ra được một mạng xã hội như weibo, sina của Trung Quốc mà cứ chịu để facebook hưởng lợi từ người dùng Việt thế nhỉ? Nói tóm lại mọi người cần phải biết cách sử dụng facebook nói chung hay các mạng xã hội nói riêng thật là hợp lý . Cố gắng tận dụng thế mạnh và các tính năng cần thiết của nó chứ đừng trở thành nô lệ , bị lệ thuộc , chìm đắm vào các thứ nội dung vô bổ nhảm nhí trên đấy . Rất thích facebook, vì nó tạo ra cho mình thu nhập ổn định mỗi ngày, việc bán hàng online trên các hội nhóm ở facebook đem lại thu nhập không nhỏ cho 1 sinh viên chưa ra trường như mình, nên biết cách sử dụng và tương tác thì mạng ảo sẽ đem lại những giá trị thật sự. Facebook rất tiện lợi với thời buổi hiện đại. Còn hợp với ai ai không hợp là do người dùng thôi. Rất thích bài viết của Bạn. Thời sự, ý nghĩa và đang được quan tâm nhiều. Thông tin, truyền thông hiện nay có nhiều vấn đề cần phải bàn. Có nhiều chương trình xem xong thấy cứ làm cho có chứ không cần biết người xem nghĩ gì. Chờ đợi các bài viết mới của Bạn. Lần này thì mình không đồng ý với tác giả rồi. Mạng thì vẫn chỉ là mạng. Lợi ích của mạng xã hội mang lại là không nhiều với loài người,vì số người dùng mạng xã hội để mang lại lợi ích cho mình là rất nhỏ so với số còn lại.Bằng chứng là các nước phát triển họ luôn hướng các bạn trẻ giao lưu,trao đổi,bày tỏ thái độ,thể hiện quan điểm qua ngôn ngữ nói và cơ thể thay vì trực tuyến. Mạng xã hội cũng có 2 mặt. Ai có ý thức thì khai thác tích cực, còn 1 số người lại lợi dụng làm việc ko tốt. Nguyễn Khắc Giang, ông là ai ?Đất nước rất cần, và đang cần nhưng con người dám viết như ông!Tôi cũng vô cùng ngạc nhiện VnExpress được xuất hiện bài viết giá trị, thẳng thắn nầy!Cảm ơn BBT Fb la một trong những kênh thông tin tương tác mà nhưng người có điều kiện để quan ly được nó nên sử dụng trong xã hội ngày nay ! Bài viết rất hay cảm ơn tác giả,Facebook giúp thế giới văn minh hơn khi mọi thông tin đều được minh bạch. Tôi đồng tình với tác giả.
Thiên đường khói thuốc “Họ đang làm một việc ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác, nhưng hình như họ chẳng có chút áy náy nào”.Sau khi nghe ý kiến của Lisa, tôi mày mò tìm hiểu thì được biết ở New York, luật cấm thuốc lá nơi công cộng được thực thi rất nghiêm ngặt, đặc biệt là ở công viên và bãi biển, cũng như các khu vực dành cho người đi bộ. Luật cũng đã cấm hút thuốc tại các không gian trong nhà như quán bar, nhà hàng từ khoảng 13 năm về trước. Những đạo luật ấy không chỉ nhằm giảm bớt tình trạng hút thuốc, mà quan trọng hơn, để bảo vệ những người không hút thuốc.Thảo nào mà cô bạn của tôi bức xúc đến vậy. Bản thân tôi, một người không hút thuốc, sống trong môi trường chấp nhận khói thuốc một cách hiển nhiên như hiện nay còn cảm thấy phiền lòng, nữa là một người đến từ nơi cấm khói thuốc nghiêm ngặt như Lisa.Một lần đi ăn cỗ, tôi để ý thấy một nhóm đàn ông rủ nhau hút thuốc trong nhà, dù ngay cạnh đó có một phụ nữ mang bầu. Tôi rất ái ngại cho chị và thực lòng muốn lên tiếng - ít nhất là đề nghị những người đàn ông ấy ra ngoài, nhưng lại không dám. Tôi là người trẻ nhất trong bữa cỗ hôm đó, và tôi ngờ rằng nếu mình lên tiếng thì có thể sẽ bị chỉ trích thiếu lễ độ. Hơn nữa, bản thân người mang bầu lại chẳng hề tỏ ra khó chịu, có thể vì chị không biết rõ tác hại của khói thuốc.Một lần khác, tôi nhìn thấy trên Facebook tấm ảnh chụp chồng của bạn tôi cùng cậu con trai nhỏ đáng yêu trên cầu thang nhà họ. Tấm ảnh rất đẹp và tôi suýt nữa đã bấm “like” nếu như không nhìn thấy trên tay anh chồng một điếu thuốc đang bốc khói.Có thể nhiều người cho rằng tôi nghiêm trọng hóa vấn đề, nhưng vấn đề này đúng là… rất nghiêm trọng. Theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), hằng năm có hơn 600.000 người chết do khói thuốc lá thải ra từ người khác, gần 6 triệu người chết vì hút thuốc. Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng âm thầm của khói thuốc mà người ta chưa đo đếm được.Ở Việt Nam, tình hình này đang ở mức báo động khi 47,4% nam giới hút thuốc, trong khi với phụ nữ tỷ lệ này là 1,5% (cũng theo số liệu của WHO). Như vậy, có rất nhiều phụ nữ, như tôi, đang phải chịu đựng khói thuốc từ người khác một cách không mong muốn. Chính phủ đã có một đạo luật ban hành năm 2012 trong đó cấm hút thuốc trong môi trường công sở, cơ sở y tế, giáo dục, nhà ga, sân bay và các khu vực công cộng trong nhà. Điều 13 của đạo luật này quy định rõ, người hút thuốc lá không được hút trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, và người cao tuổi, đồng thời phải giữ vệ sinh chung bằng cách bỏ tàn, mẩu thuốc đúng nơi quy định.Thế nhưng, tôi nhận thấy nhiều người không biết và không quan tâm đến những luật lệ trên. Bằng chứng là họ vẫn hút thuốc trong nhà có trẻ nhỏ, một số thậm chí vừa lái xe, vừa hút và ném tàn thuốc ra đường khi “xong việc”.Tôi không dám kêu gọi những người hút thuốc lá cai nghiện, vì tôi biết để từ bỏ một thói quen là điều rất khó khăn. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng mình phải cố gắng tôn trọng lựa chọn của người khác, ngay cả khi lựa chọn đó có hại với họ. Nhưng tôi rất mong những người hút thuốc, trước khi châm lửa, cũng tôn trọng cảm giác của người khác để tìm một nơi phù hợp, thay vì hút ở mọi lúc, mọi nơi.Mới đây, tôi nhìn thấy tấm biển: “Không hút thuốc ở trong quán, quý khách có nhu cầu vui lòng ra ban công” khi đến một quán cà phê trên đường Hàng Vôi. Tôi bất chợt thấy vui, dù biết rằng, ở Hà Nội, không phải quán cà phê nào cũng có quy định này. Nhưng tôi nghĩ, hy vọng về sự thay đổi một thói quen khó bỏ, có thể bắt đầu từ một hành động thiết thực như thế.Minh Thi Tốt nhất là dù bị bỏ ngòai tai nhưng vẫn cứ phải lên án, nhắc nhở những người thân quanh ta. Tôi thì không muốn trong nhà mình có mùi thuốc lá, hãn hữu lắm bạn của chồng tới nhà thì mới nể để hút thuốc, nhưng cũng thường cho con tránh ra chỗ khác, còn lúc bình thường chồng muốn hút phải ra ngoài. Nếu là một vài nơi như bệnh viện, phòng làm việc, phòng kín... tôi chẳng ngại gì mà không lên tiếng hoặc tỏ thái độ khó chịu khi người khác hút thuốc. Mặc dù tôi biết rất nhiều người bỏ ngòai tai hoặc khó chịu vì tôi góp ý nhưng nếu nhiều người có suy nghĩ như tôi thì chắc chắn sẽ có sự thay đổi. Tại sao cứ phải bức xúc, phải nín nhịn mà không thử nói ra để thay đổii. Tôi biết rất nhiều người và phải nói rằng với phụ nữ thì gần như tất cả đều không thích việc hút thuốc hoặc ở gần người hút thuốc nhưgn họ vẫn phải chịu đựng và không dám lên tiếng vị sợ bị chê cười. Chính cách suy nghĩ và thái độ mặc kệ vì nghĩ rằng không thể cấm hoặc thay đổi người khác đã làm người hút thuốc nghĩ rằng việc họ làm phiền người khác là bình thường. Hãy lên tiếng bảo vệ quyền lợi, có thể chúng ta chỉ là khởi đầu khó khăn cho một thay đổii tích cực Tôi cũng là một người ko ưa gì khói thuốc. Rất vui vì hnay có người nói lên tâm trạng bức xúc của mình với khói thuốc. Ắt hẳn sẽ có rất nhiều người hút thuốc thấy bức xúc và tìm mọi lý do để biện minh cho thú vui hút thuốc của mình. Nhưng Việt Nam đã có Luật cấm hút thuốc, luật thì rất rõ ràng và đúng. Nhưng những người phải thực hiện điều Luật này lại ko tuân thủ nó. Thử hỏi, 1 cơ quan đơn vị, người lãnh đạo vẫn ngang nhiên hút thuốc thì làm sao cấp dưới nghe theo. Luật đã ra thì phải làm theo luật thì mới giữ nghiêm đc cho đất nước. Tôi rất thích mục Góc nhìn và cảm thấy vui vì chuyên mục quy tụ nhiều cây viết trẻ tài năng như bạn Minh Thi. :) Điều đó chứng tỏ những cây viết trẻ ngày nay cũng có nhiều suy nghĩ rất sâu sắc về những thực trạng còn tồn tại của đất nước, một điều đáng quý. :) Tôi là người đã hút thuốc lá và cả thuốc lào gần 30 năm nhưng tôi đã quyết tâm bỏ thuốc và tôi đã bỏ được gần hai năm (kem 17 ngày) giờ tôi mới thấy mình đã tự huỷ hoại sức khoẻ của minh và bao nhiêu người khác một cách vô cảm trong thời gian dài , tôi khuyên tất cả nhưng người đã ,đang và có ý định hut thuốc hãy đoan tuyệt va nói không với thuôc lá càng sơm càng tốt ! Mới bỏ thuốc lá được 25 ngày. Bai viet hay phan anh dung tinh trang XH o VN. Nói không ngoa thuốc lá, bia rượu là ngành mang lại siêu lợi nhuận cho nên sẽ còn tồn tại và phát triển dài dài... Tốt nhất nên kiểm soát từ sản xuất đến tiêu dùng may ra mới có một xã hội và môi trường ít khói chứ đừng mơ không khói. Giời ah Nhà mình ai cũng hút thuốc, nặng thì ngày 1 gói, nhẹ như ba mình thì lâu lâu buồn miệng 1 điếu, từ nhỏ đến lớn phải sống chung với khói thuốcĐi du học nước ngoài, dễ chịu nhất là ko bao giờ nghe mùi thuốc lá nữa, vì họ đều phải ra khu vực riêng, và mình cũng chẳng lảng vảng khu vực đó bao giờ :) Tôi đã từng hút thuốc hai mươi năm ròng và đã bỏ được 10 năm. Bỏ thuốc rất khó, vì vậy nên thông cảm cho người chưa bỏ được. Nhưng người hút cũng phải thông cảm cho người không hút và nên nín nhịn để đợi đến lúc có chỗ hút thích hợp, điều này không khó lắm. Mới bỏ thuốc được 7 tháng.giờ nghe mùi thuốc lá thấy sợ Không biết người viết bài có giống tôi không? tôi có một bảng xếp hạng từ 'ghét nhất' đến 'ít ghét', 1->MA TÚY->2-RƯỢU BIA->3-BÀI BẠC->4-NÓI NHẢM->5-GÁI ĐIẾM->6-NƠI SX THUỐC LÁ->7- NGƯỜI HÚT THUỐC LÁ, tôi đang hút thuốc và cũng căm ghét chính mình đây Tôi thấy những người hút thuốc khắp nơi, ở nơi đổ xăng, ở nơi làm việc, ở trường học, ở chợ, ở quán cà phê, ở nhà hàng, ở cạnh bà bầu trẻ em, đôi lần thấy nguy hiểm quá nhắc họ thì chỉ nhận được ánh mắt giễu cợt của họ, rồi đâu cũng vào đấy, nói chung là họ mặc kệ tất cả. Thậm chí bệnh viện nơi tôi làm các đồng nghiệp nam cũng hút thuốc, luật cấm hút thuốc ở bv ko có tác dụng vì sếp hút thì lính cũng hút thoải mái. Khi em còn nhỏ, em lúc nào cũng khuyên bố đừng hút thuốc, thậm chí em dán chữ không hút thuốc trong phòng khách, giấu gạt tàn để bố và khách của bố không hút trong nhà. Lúc đó em học lớp 5, và bị bạn của bố nói là 1 đứa hư không biết lễ phép. Và sau này, bố vẫn không bỏ được thuốc lá. Và bố em đã mất vì ung thư do thuốc lá... Em phản đối hút thuốc lá, và mong muốn người hút hãy tôn trọng người khác. Mình rất ghét thuốc lá. Bố mình mất vì hút quá nhiều thuốc lá. Và rất nhiều người đã tử vong vì nó vậy mà chẳng ai thấy đó làm gương sao cứ tự hủy mạng sống của mình chỉ vì cái gọi là thể hiện đẳng cấp đàn ông cơ chứ??? Mình làm việc dưới công trường, mình không hút thuốc nhưng xung quanh mình ai cũng hút thuốc, mà hút trong container văn phòng mới khổ chứ, mình khó chịu nhắc thì bị đồng nghiệp nói " chú phải tập cho quen... "có bác còn khó chịu nói ... mọi người đều hút, mình không hút không ngửi được thì ra ngoài ngồi ... về đến nhà ( cty thuê nhà cho kỹ sư ở riêng) có sân rộng rãi thoáng mát nhưng các bác ấy lại thích ngồi trong nhà uống trà và hút thuốc cho đến khi đi ngủ ... nhắc các bác ấy cũng bị nói y như ở trên cty... thôi thì mình dùng khẩu trang bịt suốt vậy ... ngồi uống trà , hút thuốc nơi văn phòng làm việc, nhà ở ... nói chung là nơi công cộng các loại ... và chủ đề lại toàn bàn về giá trị văn hóa thuần Việt mới lạ chứ ... Mình góp ý hoài không được nên thui hôm nào khói quá thì ra ngoài ngồi hoặc đeo khẩu trang vậy ...^^...
Đi phượt được gì? Lần đầu tiên tôi thấy một học giả ghi nhận quãng thời gian “lông bông” của mình vào CV. Sau này có dịp nói chuyện nhiều hơn, thầy bảo rất tự hào về hành trình đó. Ông nói đó là hai năm giúp ông tìm ra lẽ sống đời mình.Thầy Flemming có hai đứa con trai. Người con đầu của ông chết đuối khi đi tình nguyện ở Kenya, bi kịch đến bây giờ tôi vẫn thấy nỗi buồn trong mắt ông. Nhưng ông không cản đứa con thứ hai ra đi khi cậu muốn sang Italy du học. Một người tìm được mình từ những chuyến đi sẽ hiểu được giá trị của nó lớn như thế nào.Không ít người phương Tây giống như thầy Flemming. Họ đã khao khát khám phá thế giới từ gần một nghìn năm trước, với Marco Polo và “Con đường tơ lụa” nối châu Âu với châu Á. Khi người Việt, người Trung đang bế quan tỏa cảng thì Columbus tìm ra châu Mỹ, rồi Magellan đi vòng quanh địa cầu.Thế hệ con cháu của họ bây giờ vẫn tiếp tục xách ba lô và du hành khắp năm châu. Với họ, du hành không phải là hiện tượng, mà trở thành một chuyện bình thường. Hầu hết các bạn trẻ đều dành một năm trống (gap year) sau cấp 3 để “đi bụi” trước khi vào đại học hoặc đi làm.Ở Việt Nam trong vòng chục năm trở lại đây, giới trẻ xê dịch nhiều hơn. Ngồi lên xe máy đi “phượt” đến các miền xa của Tổ quốc, hay xách ba lô du lịch bụi ở nước ngoài, bằng cách này hay cách khác, họ đã dần bước chân ra để nhìn cuộc sống bằng chính đôi mắt của mình.Trong một nền văn hóa truyền thống đề cao trật tự và ổn định, việc đi lại không chủ đích này nhận nhiều chỉ trích. Có người cho rằng đó là việc vô bổ, phí thời gian. Người thì sợ những hiểm nguy trên đường: từ tai nạn xe cộ cho đến gặp kẻ xấu. Người lại lo con cái mải chơi mà xao nhãng học hành, sự nghiệp.Cá nhân tôi cho rằng trong cuộc sống, việc gì cũng có chi phí cơ hội: được cái này thì phải mất cái khác. Nhưng tôi nghĩ, dù có tính đến tất cả những rủi ro ở trên, thì việc đi ra, nhìn thấy, và nghe thấy thế giới cũng đáng để làm. Vì cuộc sống không chỉ gói gọn trên màn hình máy tính hay trong bốn bức tường lớp học.Đi nhiều không đảm bảo cho sự thành đạt, nhưng chắc chắn nó sẽ làm giàu thêm vốn sống của mỗi người. Những người tôi gặp trên các chuyến đi, ở Việt Nam hay nước ngoài, đều nhìn thế giới bằng tấm lòng cởi mở và bao dung với sự khác biệt. Họ kết bạn không phân biệt màu da, chủng tộc, tuổi tác, hay thậm chí là ngôn ngữ. Họ cũng trưởng thành và dễ thích nghi với môi trường sống khác nhau. Trong một thế giới mở như hiện nay, đó có lẽ là những tính cách quan trọng để tồn tại.Những chuyến đi cũng có hiệu quả trong việc khơi gợi tình yêu đồng bào và xứ sở, thứ mà từ lâu xã hội vẫn cho là đang mất dần đi trong thời buổi kinh tế thị trường. Bởi không có gì đi thẳng đến trái tim nhanh bằng những gì hiện ra trước mắt.Về miền Tây mùa nước nổi, chúng ta không chỉ thấy đồng quê thanh bình mà cả cuộc sống lam lũ của người nông dân. Lên Hà Giang để chụp ảnh với hoa tam giác mạch và đại đèo Mã Pí Lèng, nhưng cũng để thấy những đứa trẻ không quần áo mặc vẫy tay chào trong sương mù rét căm căm. Những chuyến đi, dù với mục đích gì, đều tạo ra sợi dây gắn bó vô hình với mảnh đất mình đi qua.Có thể chúng ta sẽ phải trải qua những giây phút mệt mỏi trên đường dài, hay khoảnh khắc đáng sợ như cô gái Việt bị kẹt trong bão tuyết trên dãy Himalaya. Nhưng đổi lại sẽ là những trải nghiệm đáng nhớ và quan trọng hơn, là một con người trưởng thành.Một nhà triết học cổ đại từng nói “thế giới là một cuốn sách, những người không du hành chỉ đọc duy nhất một trang”. Muốn hoàn thành cuốn sách vĩ đại đó, chúng ta phải đi khi còn có thể.Nguyễn Khắc Giang Cảm ơn bài viết hay của tác giả. Em muốn được tự do khám phá thế giới như tác giả để mở rộng tầm nhìn, sống trong cuộc sống mà chỉ biết làm việc, ăn, ngủ mà không biết thế giới biết bên ngoài nó thú vị như thế nào. Sống trong tầm nhìn hẹp thì con người ta dễ mắc bệnh tự kỷ. Ta sinh ra chỉ có 1 lần nên hãy biết trân trọng điều đó. Thời gian trôi đi sẽ không bao giờ trở lại.P/s: tắt máy tính, xách mông lên ra ngoài thưởng thức cuộc sống giản dị ngoài kia.^^ Tôi thì vẫn ấp ủ một lần đi xuyên Việt nhưng vẫn còn đang vướng trong vòng xoáy "cơm áo,gạo tiền" con cái học hành,mẹ cha già yếu.... Muốn lắm nhưng vẫn phải gác lại và chờ đợi... Bài viết rất ý nghĩa ,cám ơn tác giả. Nhưng cái từ " phượt" ở nc ra còn để lại nhiều hệ lụy cho cuộc sống quá bởi bên cạnh những ý nghĩa đúng đắn về phượt thì 1 số người lại lợi dụng nó để sống theo kiểu bầy đàn và thoả mãn những mối quan hệ ngoài luồng. Khi ra khỏi nhà, ta là một đứa trẻ. Nói ví von thì khi đi phượt đến một vùng đất khác ta luôn ngỡ ngàng, ngạc nhiên với những điều mới lạ xung quanh. Từ chuyện ăn uống, xe cộ, văn hóa, cách giao tiếp với người bản xứ...tạo cho ta một bề dày kinh nghiệm qua những chuyến đi đó. Phượt cũng chính là phương pháp hữu ích giúp cho mọi người có cái nhìn về thế giới quan, nhân sinh quan một cách rõ ràng nhất. Thay vì chỉ nhìn thế giới qua các thiết bị công nghệ và thu nạp những kiến thức các vùng đất trên thế giới thì hãy bỏ chút thời gian để đến đó chạm vào bằng bàn tay của mình. Hầu hết lý do để đi phượt thì tôi không biết, nhưng một số người đi phượt vì họ có thể sau này nói với người khác là họ thích và đã từng đi "phượt". Phượt với người phương Tây, theo tôi đó là: Trước khi đi họ đã có mục tiêu rõ ràng, lập kế hoạch và trang bị những kỹ năng cần thiết. Đến các vùng đất mới họ cảm nhận nền văn hóa, ghi chép và rút ra những cái hay đẹp. Còn chúng ta phần nhiều là đi đua đòi, ghi thành tích lên facebook. Nhiều bạn trẻ phá hoại môi trường, vứt rác bừa bãi. Hy vọng các bạn trẻ sẽ dần dần khắc phục được các điều đó. Sống mà ko dịch chuyển thì ko phải là sống . Tôi cũng có quãng thời gian " lông bông " như vị giáo sư kia chỉ để phượt . Ai đã từng xem qua bộ phim The Motorcycle Diary nói về lãnh tụ Chegevara thời trẻ thì hiểu . Đi phượt là để khám phá thế giới , mở mang đầu óc , hít thở bầu không khí mới mẻ ... Cuộc sống thì ngắn ngủi cho nên mỗi ngườichúng ta hãy cố gắng để phượt 1 vài lần để hiểu thêm giá trị của cuôc sống . Du học cũng là một dạng đi phượt đúng không anh nhỉ? Nước ta còn nghèo,lo chuyện ăn học còn chưa đủ sao tính chuyện đi đây đi đó!biết là nó hay nhưng không đi được,những ai có thể đi phượt đều là người có điều kiện kinh tế và thời gian! nhưng số này không nhiều so với thanh niên cả nước! Bài viết hay nhưng chỉ nói đến về nổi của vấn đề phượt, tôi chỉ muốn nói một câu :" Phượt cũng phải đi qua cung đường mang tên là dạ dày". Rất thích phượt, nhưng vẫn còn nỗi lo cơm áo gạo tiền. Không có tiền sao mà đi, vác ba lô lên và đi là ước mơ từ boa lâu nay mà không tiền nên chưa đủ can đảm. Ta lớn lên và thế giới nhỏ lại sau mỗi chuyến đi. Đi một ngày đàng, học một sàng khônVới câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.Và mình cũng thấy khá thú vị khi phượt nữa. Tác giả viết bài này khá hay.... Ít tốn kém nhưng 'thu hoạch' tối đa - Không gò bó, hoàn toàn tự do với lộ trình tự mình thiết kế cùng với những ngẫu hứng bất chợt... tôi nghĩ đó là phượt. Người khác biết có thể cười nhưng bọn mình (tôi và bà xã) thích đến những nơi mà đôi khi khó tìm thấy chút thông tin gì trên internet, chả dấu chân người. Vậy nhưng chính những chốn ấy tuyệt đẹp và hoang sơ đến bậc nhất. Những nơi mà bạn có thể khó tìm ra một chút tồn dư gọi là 'rác du lịch' của xã hội văn minh, trong lành đến mức khó tưởng nếu ở thành phố.Phượt, tôi được tất cả những kiến thức về thiên nhiên, cuộc sống vùng xa và giải tỏa niềm đam mê phiêu lãng trên con ngựa sắt còi. Phượt để thấy cuộc khó khăn của ta vẫn chưa là cóc gì nếu so với những bản làng vùng xa còn nghèo khó, lạc hậu... Và chút quà cho người vùng cao, thậm chí lấy luôn cả từ chút hành lý nhỏ nhoi của chính mình không chắc chỉ là niềm vui cho người mà thật tế đó là là hạnh phúc của chính mình!Tiếc là đã qua rồi một thời ấy. Vẫn ham đi lắm chứ, nhưng bệnh nó không cho mình đi... Phượt chỉ giá trị khi ta đã có một công việc, hay mục đích rõ ràng! Nếu không đơn thuần đó là đi lang thang, tốn thồi gian, sức khoẻ và tiền bạc!
Còn những thầy thuốc khác Nhưng suốt chặng đường đi từ Buôn Ma Thuột về đến xã Đăk Phơi, một xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Đăk Lăk, những cán bộ y tế đi cùng tôi, từ huyện đến xã, liên tục nói về một con số. Mười tám nghìn bảy trăm năm mươi đồng - 18.750 đồng - là số tiền cán bộ y tế xã nhận cho mỗi ngày trực 24 tiếng.Ở trên huyện, anh bác sĩ nhớ là “hơn mười tám nghìn đồng”. Xuống đến xã, chị y sĩ nhớ chính xác đến hàng đơn vị, là “mười tám nghìn bảy trăm năm mươi đồng”. Con số ấy bật ra như thể nó đã nằm trong đầu chị từ lâu lắm. Ở xa thẳm trong những rẫy cà phê này, đồng bào M'Nông không biết một chữ tiếng Kinh, đi làm rẫy thuê, mỗi ngày cũng kiếm được hơn một trăm nghìn đồng. Con voi già oằn mình chở khách du lịch đi lắc lư trong buôn, cũng được “cát-xê” hơn một trăm nghìn đồng. Nhưng bác sĩ là hơn mười tám nghìn đồng, để chạy xe từ huyện vào xã và trực 24 tiếng.Trong hệ thống văn bản về chế độ phụ cấp cho ngành Y, tôi không rõ con số này được nhân lên bởi hệ số nào. Nhưng những mức phụ cấp cho bác sĩ mà tôi nhìn thấy trên giấy cũng vẫn ít hơn tiền cà phê của chính mình - 25.000 đồng, 32.500 đồng... mỗi ngày trực.Hẳn là có người sẽ lập luận theo kiểu thành thị, là công chức có ai sống bằng lương? Thế thì có lẽ bạn cần đến tận nơi, đứng giữa con đường đất đỏ nắng cháy và nhìn ra bốn bề nương rẫy. “Nếu thuốc bảo hiểm mà hết, một viên thuốc cảm người ta cũng chẳng mua” - chị H Bình Niê, phó trạm Đăk Phơi cười. “Làm gì có tiền mà mua”.Ở nơi ấy, đàn ông đi làm rẫy kiếm tiền uống rượu và đong gạo, đàn bà ở nhà hái rau rừng luộc chấm muối. Một đồng thừa ra mua viên thuốc cảm cũng không có.Ở nơi ấy, chị y sĩ H Bình Niê, dáng vẻ đậm thấp và phúc hậu của một phụ nữ M'Nông, cười đùa vui vẻ: Cười khi kể về con số 18.750 đồng, cười khi kể về việc cán bộ nơi này, phải xin đồng bào để được chữa bệnh. Trẻ con sốt rét, đồng bào cúng trời cúng đất. Bác sĩ phải lặn lội xuống tận nơi xin được tiêm. Mỗi chiến dịch tiêm chủng thì vắc-xin phải gùi đi bộ mấy chục cây số vào tận buôn làng. Chứ chờ đồng bào tự tìm ra “điểm tiêm chủng” thì không có. Chị cứ vừa kể vừa cười. “May, chưa có trường hợp nào chết vì hủ tục”. Chắc chị quen rồi, tôi thì thấy đắng.Cô bác sĩ trên bệnh viện tỉnh còn hỏi tôi rằng, anh đã thấy nơi nào bác sĩ phải trả tiền cho người ta để xin họ để con lại chữa bệnh chưa?Ở nơi ấy, chế độ “bồi dưỡng” mà bệnh nhân dành cho bác sĩ là bốn mươi cây số lội đường đất đỏ giữa mùa bão để vào buôn tiêm vắc-xin. Nó là một cuộc “thi gan” mà cuối cùng bên “thua” là các bác sĩ, vì tính mạng và sức khỏe những đứa trẻ con.Có một giáo sư người Mỹ, vào thập kỷ 1970, đề xuất một khái niệm gọi là “thành kiến đô thị”. Tức là những người sống ở đô thị, với thế giới quan và lợi ích khác, chỉ đánh giá mọi thứ theo quan điểm của họ, thậm chí xây dựng chính sách theo quan điểm đó - vì họ có nhiều cơ hội tác động chính sách hơn.Chúng ta có mang thành kiến ấy không? Đúng là ở các thành phố lớn, tiêu cực xảy ra nhiều trong bệnh viện. Nhưng đó là nơi mà các bác sĩ có “quyền lực” để lạm dụng. Có công bằng không, khi đánh đồng tất cả bằng một khái niệm chung chung là “y đức”, tái định nghĩa bác sĩ là “lương y như từ mẫu, phong bì tựa trẻ thơ”. Bởi vì trên đất nước này, phần lớn dân số vẫn sống ở nông thôn, miền núi, vẫn có rất nhiều cán bộ y tế làm việc với những bệnh nhân đắn đo, hay thậm chí không thể mua một viên thuốc cảm. Họ không có gì để “lạm dụng”.Ở nơi ấy, tôi đã thấy, trên ngọn núi cao, có những bác sĩ đau lòng: họ cũng vừa mới có Internet (dù rất chậm), và hàng ngày đọc báo, biết rằng nghề nghiệp của mình đang bị kỳ thị thế nào. “Chúng tôi ở đây cũng làm hết sức mà” - họ nhăn nhó, không biết trình bày tiếp ra sao nữa... Có lẽ không chỉ ngành Y đang phải mang cái “thành kiến” ấy.Anh cán bộ y tế xã, đi đôi dép mòn vẹt dắt chúng tôi lội suối vào trong buôn, giữa trời nắng gắt. Trên đường đi ra, tôi rút túi ra tờ bạc, định đưa anh “bồi dưỡng”. Nghĩ cũng bình thường. Nhưng đồng nghiệp lớn tuổi đi cùng ngăn lại. “Không, không làm thế” - anh gắt. Tôi xấu hổ quá. Tôi đã nghĩ và hành xử theo một nếp đô thị điển hình.Đức Hoàng Cám ơn Đức Hoàng. Tôi đã thật sự xúc động khi đọc bài báo của bạn. Cũng là bác sĩ, tôi từng tự hào vì mình không bị ảnh hưởng bởi " Lương y như từ mẫu, bao bì như trẻ thơ", và với thu nhập tại TP đô thị này, đồng lương lãnh ra chỉ đủ mua sữa cho con... thế là bỏ nghề. Đã 13 năm, không theo nghiệp, kinh tế khá hơn, cuộc sống vững hơn, nhưng buồn và áy náy cũng nhiều hơn. Tôi xin nghiêng đầu chào kính cẩn và cám ơn những người con của ngành y đã kiên trì đi theo mơ ước, và làm việc với tất cả tấm lòng vì bà con dân tộc. Xin cám ơn nhiều lắm Khi nghe ngành y tế định có luật cấm nhận phong bì, tôi và các bác sĩ trong khoa rất bức xúc, suốt cuộc đời làm bs có bao giờ lấy một phong bì nào từ bn đâu mà có luật cấm, thực sự xúc phạm những bs chân chính Đọc bài viết của em thấy lòng mình đỡ tủi, vì ít ra cũng có người hiểu được ít nhiều nỗi khổ của người thầy thuốc. Cám ơn em! Gần 50 tuổi trái tim khô cằn tưởng ko còn mấy chút cảm xúc nhưng đọc bài viết của ĐH thực sự thấy cảm động trước những hy sinh và tấm lòng cao cả của BS vùng cao. Cảm ơn những người đang ngày đêm lo cho sức khỏe mọi người và cảm ơn Đức Hoàng Đức Hoàng ơi, em có những bài viết rất đậm nhân văn và tình người. Viết nhiều hơn nữa Hoàng nhé! Tại ở cái xã hội thực dụng và luôn tìm cách đánh đồng mọi sự này rất cần những tiếng nói phản biện của những người như em. Và hy vọng, chỉ dám hy vọng thôi, cuộc đời này sẽ sáng hơn và lòng mọi người sẽ 'nhân' hơn một chút chăng! Một lần nữa cảm ơn em và chúc em luôn vui. Một người anh phương xa. Cũng lâu rồi mới thấy một bài báo tử tế về ngành Y. Một ngày mới thật có ý nghĩa khi bắt đầu bằng bài viết của Đức Hoàng. Những thông tin như thế này mang lại niềm tin yêu vào cuộc đời cho biết bao người đọc. Hàng ngày mở báo, internet ra là cả núi thông tin về tiêu cực, tham nhũng, tội phạm, sự vô cảm.... đổ ập vào tâm trí, nhiều khi tự nhủ lòng bớt đọc báo để thấy yêu đời hơn. Bạn nói đúng. Điều quan trọng nhất là sự không công bằng. Những bác sĩ, y sĩ, y tá, và các thày cô giáo vùng cao chịu quá nhiều thiệt thòi và sống khổ cực hơn nhiều so với những người đồng nghiệp ở thành thị, hay bệnh viện lớn, cho dù họ cùng tốt nghiệp một trường. Nghành y tế cần hiểu điều đó trong chiến lược điều chỉnh đầu tư công. Các nhân viên y tế trong các nghành phục vụ bệnh nhân HIV/AIDS, lây, lao, tâm thần...lại khổ cực và vất vả hơn rất nhiều so với các chuyên nghành khác. Những nhân viên y tế trong các công việc mà chỉ sống bằng lương thì hoàn toàn khác những người sống bằng phong bì. Bài viết rất đúng. Các bác sĩ, ý sĩ, ý tá ở các bệnh viện tâm thần nữa, ai "bồi dưỡng " hay "phong bì " cho họ?! Đức Hoàng luôn có một góc nhìn sắc bén, đậm tính nhân văn. Năm 1991 tôi ra trường làm ở BV huyện vùng xa, lương 59.900 đồng/ tháng, nghĩa là chưa tròn 2.000đ/ ngày, trong khi giá của 1 tô cháo lòng là 1.200đ. Không có thêm phụ cấp nào khác. Thậm chí đến thời điểm 1999 tiền công khám ngoài giờ tại nhà cũng chỉ có 5.000đ ( năm nghìn )/ 1 lần khám. Cứ 10 bệnh nhân khám tại nhà tôi phải miễn phí cả thuốc cho 1-2 bệnh. Tôi chạy trốn lương tâm mình, chạy trốn nơi mà mình đã từng đồng cam cộng khổ với những khó khăn nhọc nhằn của họ. Cũng vì miếng cơm manh áo, vì không muốn chuyên môn mình bị mai một dần và cũng vì sự phát triển của con cái mình. Nơi ấy bây giờ có khá hơn nhưng đôi lúc bất giác tôi suy nghĩ: mình có ích kỷ lắm không? Tôi vẫn chưa có câu trả lời nào cho riêng mình bởi đồng nghiệp cũ của tôi vẫn đang ở nơi ấy. Tuổi mỗi lúc nhiều thêm nhưng bước đi trên đường đời vẫn phải mò mẫm từng bước một. Mò mẫm để đừng sai cái ý nghĩa của một con người! Cám ơn Đức Hoàng rất nhiều. Em 18 tuổi, sinh viên và còn ăn bám ba mẹ, đọc được những bài này em tự nhủ sẽ cố gắng hết sức trong học hành và tiết kiệm số tiền mà ba mẹ cho mình mỗi ngày :) Những bác sĩ, giáo viên ở vùng sâu, vùng xa thì chỉ có đồng lương chay vậy đó. Chính sách chưa khuyến khích động viên xứng đáng cho người làm công ăn lương chân chính ở những vùng khó khăn như vậy. Cảm ơn bạn đã viết thông tin về cán bộ y tế với góc nhìn rất thật. Tuy nhiên ở đô thị cũng có một số thầy thuốc có tâm trong sáng. Tôi có ông chú là bác sỹ học ở Cu Ba, chuyên môn tốt, được phong thầy thuộc ưu tú, năm nay 74 tuổi về hưu đã lâu nhưng vẫn miệt mài cống hiến. Thời còn đi làm, ngày nghỉ cuối tuần ông về quê ông ở Hải Dương mở Phòng khám, chủ yếu cho người dân nghèo, công sá chẳng bao nhiêu, thậm chí miễn luôn, nhưng ông rất vui. Bây giờ ông vẫn duy trì Phòng khám này. Ông là bác sỹ tôi rất kính trọng. Mình cảm ơn bạn rất nhiều, mình cũng thầy thuốc, con trai của một thầy thuốc, ba mình mất lúc mình mới 5 tháng do ngộ độc rượu, một mình mẹ phải vất vả mưu sinh nuôi mình lớn khôn giữa bể đời chông gai và gập ghềnh, phòng mạch tư ngày xưa của mẹ mình phải dời đổi chỗ hơn chục lần quanh huyện nghèo vì lúc đó chưa mua nổi một cái nhà làm phòng mạch, nhưng sau hơn 30 năm học tập, phấn đấu, lam việc , nỗ lực hết mình vì sự nghiệp , vì nhân dân phục vụ .Mẹ tôi, người thầy thuốc, người thầy của tôi chỉ tâm đắc một điều :' Nhân dân (người bệnh) còn tín nhiệm", có những người ngày xưa là bệnh nhân của mẹ mình đến bây giờ con họ vẫn khám bệnh tại đây. Dù thời gian có thay đổi , vật giá có leo thang, xăng, điện có trồi sut, thì tiền công khám bệnh, tiền thuốc vẫn ở mức người bệnh miễn phí như trẻ em dưới 6 tuổi không thèm đến BHYT để được miễn phí , mà vẫn đến với chúng tôi; những thầy thuốc của nhân dân! Vì sao ư? Vì chúng ta ai rồi cũng là "Bệnh Nhân" , Sinh >Lão> Bệnh> Tử trong đời ai tránh khỏi , từ vị vua trên ngai vàng cho đến anh nông dân chân lắm tay bùn-Thấu hiểu tâm tư, tình cảm của người bệnh cho nên chúng tôi luôn cố gắng làm hết sức mình để phục vụ cho nhân dân trong vùng , cả những khu vực lân cận để họ được hưởng chất lượng thuốc , dịch vụ y tế đẳng cấp châu Âu ( GPP pharmacy, bác sỹ chuyên khoa sâu,lâu năm kinh nghiệm và ĐẶC BIỆT giá cả rất Việt Nam! tôi đã từng là bệnh nhân của bệnh viện ung bướu, nơi mà người bệnh cảm thấy ít hy vọng và đau khổ vì những đợt điều trị kéo dài, tốn kém, nhưng tôi lại ấm áp với tình con người của các bác sĩ, điều dưỡng ở đây, quá tải nên công việc của họ cũng quá tải vậy mà lúc nào họ cũng từ tốn ân cần. Xin cảm ơn tập thể các bs, điều dưỡng...
Người mù đi xin sách Bây giờ, mỗi ngày anh vẫn đi bộ cả chục cây số đến từng trường học ở Thái Bình để thuyết phục nhà trường và các thầy cô đặt tủ sách trong mỗi lớp học, tạo văn hóa đọc cho học sinh.Tôi gặp anh để phỏng vấn. Lúc chia tay, anh kể: “Chắc mình sắp mù rồi. Nhưng hy vọng mình làm được xong việc trước khi mù. Lúc ấy có mù cũng được”.Anh Thạch bị bong võng mạc một mắt và đã mất thị lực hoàn toàn. Anh kể, cứ mỗi khi trở trời cái mắt hỏng lại nhức đến tận óc. Mắt còn lại cũng yếu, và anh đã tính đến khả năng mình mù hoàn toàn. Còn cái “xong việc” kia của anh, là mơ ước trẻ em nông thôn Việt Nam có sách đọc như trẻ em Hà Nội hay TP HCM, mỗi năm được đọc mấy chục đầu sách, bằng với trẻ em châu Âu.Tôi thấy nếu có Thượng đế thì ông quả là một người thích đùa cay độc. Một người hỏng mắt bây giờ lại đang đi bộ khắp nơi để thuyết phục những người khác cho trẻ con đọc sách, hay nói một cách hình ảnh, là giúp người ta “sáng mắt”.Đó là câu chuyện tôi muốn kể trong những ngày mà ở cả Quốc hội, trên truyền thông và ngoài xã hội, đang xuất hiện những cuộc tranh luận gay gắt về việc làm sách giáo khoa - một phần quan trọng của đổi mới giáo dục.Chất lượng sách giáo khoa, và việc chọn ai là người làm sách giáo khoa là những việc quan trọng. Nhưng chỉ sách giáo khoa thôi thì không đủ. Anh Thạch kể với tôi rằng những cuộc khảo sát nhỏ, mà anh thực hiện ở nông thôn, chỉ ra rằng trong nhiều gia đình, thì trẻ em không có một quyển sách nào khác để đọc ngoài sách giáo khoa. Tôi tin rằng, nhiều người cả đời không đọc một quyển sách nào khác ngoài sách giáo khoa. Lý do rất đơn giản: ngành giáo dục chưa đặt ra mục tiêu tạo thói quen đọc sách cho học sinh.Trong chương trình đào tạo cơ bản, thứ tối thiểu nhất mà các em buộc phải đọc, chính là các tác phẩm được trích dẫn trong sách giáo khoa Ngữ văn, cũng không có trong chương trình như một nội dung bắt buộc. Học sinh sẽ đứng trước những đề thi yêu cầu phân tích giá trị nghệ thuật của một quyển sách các em có thể chưa bao giờ được đọc trọn vẹn, hoặc “sự nghiệp sáng tác” của Kim Lân, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu - những tác giả mà các em chỉ biết đến qua đúng một truyện ngắn.Trong một buổi giao lưu của ông Tổng giám đốc Samsung Việt Nam với sinh viên trường Kinh tế Quốc dân, có bạn sinh viên đứng lên hỏi về các yêu cầu nhân sự của Samsung, ông bảo, những kiến thức nền tảng thì ai trải qua trường lớp cũng được trang bị. Cái ông cần ở các bạn trẻ là thái độ sống và khả năng “tưởng tượng về tương lai”. Tương lai là của nền kinh tế sáng tạo, và của những người có khả năng tự học - chứ tương lai không trông chờ vào những kiến thức mà “ai qua trường lớp cũng được trang bị”. Câu này, liên hệ với văn hóa đọc nước ta, nghe hơi... tủi thân.Cả thập kỷ “ăn mày” để dựng những tủ sách ở làng quê, anh Thạch cũng được đền đáp chút ít. Sở Giáo dục Thái Bình đã ra văn bản đề nghị tất cả các trường phát động phong trào thành lập tủ sách trong lớp học. Nó trở thành một chính sách của ngành giáo dục tỉnh này. Nhưng anh Thạch vẫn mong một ngày Bộ Giáo dục ra một văn bản như thế. Tiền mua sách anh xin được, chỉ cần ngành tạo điều kiện và khuyến khích để các em được đọc thôi.Ngày đó chưa tới. Hy vọng thế thôi, nhưng anh Thạch đã tính đến chuyện mình bị mù rồi mà vẫn chưa “xong việc”. Anh bảo, lúc đấy chắc anh xin đi dạy ở trường mù, để lấy tiền lập quỹ mua sách cho trẻ em nông thôn.Đức Hoàng Giờ cần đọc thì các em HS (và cả người lớn) lên mạng tìm nên "văn hóa đọc sách" ngày càng mai một...! Nhưng việc làm của anh Thạch thật đáng quý! Nhỏ đọc sách giáo khoa, lớn đi làm công chức đọc công văn, giấy tờ, văn bản pháp luật như núi (năm trên 10.000 trang). Hỏi sao công chức làm việc không hiệu quả, có kiến thức xã hội đâu mà sát với thực tế, sát với nguyện vọng nhân dân? Đọc về Anh mà thấy câu nói "có mắt không tròng" của rất nhiều người khác ngoài Anh thật là sâu sắc. Xin gửi đến Anh sự ngưỡng mộ và chúc cho Anh sẽ luôn làm được điều Thiện như Anh mong muốn ! Nếu học sinh chỉ đọc có SGK và sách giải bài tập thôi thì đó là một sự lạc hậu rất nghiêm trọng, sẽ là lạc hậu hơn nữa nếu chúng ta mất quá nhiều thời gian sức lực tiền bạc và cả trí tuệ nữa chỉ để làm tốt hơn có mỗi SGK.Ở đây cần nhấn mạnh rằng: Tủ sách phụ huynh trong từng lớp học của anh Thạch là thứ duy nhất học sinh và giáo viên tiếp xúc hàng ngày mà lại có đủ ba thành phần quan của GD con người, đó là: Gia đình, nhà trường và XH. Cái tủ sách đó tuy bé nhưng nó chính là yếu tố đầu tiên để thay đổi căn bản và toàn diện hoàn toàn không cần ngân sách mà lại không tốn tiền của dân.Mỗi người dân đóng góp 50 ngàn nhưng con cái họ được đọc sách gấp 40 lần giá trị đó.Nếu bộ GD nhân rộng mô hình thì đây là một cách tạo ra giá trị gia tăng lớn khủng khiếp trên quy mô cả nước.Đây là cái tổi thiểu các nước mạnh nó phải làm. xin cho tôi địa chỉ của anh, dù tôi cũng đang túng thiếu, nhưng tôi muốn góp 1 phần nhỏ bé của mình để a sớm hoàn thành ước mơ Hi vọng giáo dục vn sẽ được cải cách thông qua những bài viết như thế này Đọc xong chỉ thấy buồn, vô vọng, bất lực, trống chếnh, ngèn ngẹn, cay cay, ... chẳng biết mình phải làm gì, thôi thì hẵng làm tốt việc mình đang làm, may ra thì cũng có chút liên quan đến tương lai của một ai đó, hy vọng nó sẽ tốt hơn hôm nay. Kệ, những nhà quản lý còn đang mải cãi nhau, ôi! "Việt nam đất nước ta ơi / Mênh mông biển lúa đâu... trời đẹp hơn." "Tôi thấy nếu có Thượng đế thì ông quả là một người thích đùa cay độc." Hihi, Đức Hoàng ơi, anh Thạch ơi! Giáo viên dạy văn hẳn hoi mà còn chê tiểu thuyết là "quá dài, lê thê, đọc nhức đầu" và "chưa bao giờ đọc hết một tập truyện ngắn hay một cuốn tiểu thuyết kinh điển nào"! Hãy để phụ huynh học sinh mỗi khi họp lớp đầu năm giữa năm cuối năm mang theo vài cuốn sách truyện văn học để biếu cho hs lớp con mình học.. Nhà trường thì sắm tủ đựng sách. Chúng ta sắm tivi, quạt đẹp, máy lạnh được cho lớp thì vài cuốn sách văn học cho lớp là chuyện không quá khó khăn, ngay cả người nghèo cũng làm được. Sách nên mở rộng theo mọi chủ đề. Thầy cô giáo và hs có nhiệm vụ sắp xếp lên danh mục sách theo tiêu chí một thư viện mini. Có một hs trực giờ chơi để bảo đảm sách không bị thất lạc. Học sinh đọc sách chỉ được đọc trong lớp vào giờ nghỉ không mang sách ra ngoài. Sách không cho mượn về nhà trừ khi được phép thầy cô giáo. Cho tôi xin địa chỉ của anh, tôi sẽ gửi sách cho anh. Như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường của xã hội chúng ta .Thật cảm phục.! Cám ơn bài báo của anh Đức Hoàng ! Mỗi lần đọc bài của anh xong tôi lại nhăn trán mấy phút.....để liên hệ. Nước Pháp thì không thiếu sách báo nhưng người Việt ở Pháp cũng chẳng thiết tha gì với thư viện và sách báo cũng như những sinh hoạt nghệ thuật khác của xứ này. Một tấm lòng vàng.
Anh hùng trong đời thực Đọc đến đây, nhiều người sẽ nghĩ rằng: hẳn Khin Myint Maung phải sở hữu những công trạng rất đặc biệt thì mới giành được danh hiệu này. Nhưng sự thật không phải thế. New York Times mô tả thành tích của Khin Myint Maung như sau: “Hàng ngày, Khin Myint Maung có khoảng 12 tiếng làm nhiệm vụ ở một trong những nút giao thông hỗn loạn nhất thành phố. Anh ấy gỡ rối và chống ùn tắc giao thông bằng một thái độ kiên nhẫn, không mệt mỏi và vui vẻ, hài hước”. Sự mô tả ấy rõ ràng không giống với chiến tích một người anh hùng. Bản thân tờ báo cũng bình luận như vậy. Vậy tại sao Khin Myint Maung tuy không có thành tích phi thường, mà vẫn được cộng đồng tôn vinh? Bởi thái độ và trách nhiệm tuyệt vời trong công việc của anh đã thuyết phục được người dân.Bất chấp tình trạng giao thông ở Yangon ngày một xấu đi (do sự quá tải phương tiện, đặc biệt là ôtô sau khi Myanmar mở cửa), Khin Myint Maung luôn thi hành chức trách với một nụ cười tười trên môi. Đặc biệt là khác với phần lớn cảnh sát tại Myanmar, Khin Myint Maung không bao giờ vòi vĩnh, “làm luật” với lái xe. Dù cho mức lương tháng của anh chỉ tương đương 150 USD. Tức là Khin Myint Maung sẽ phải tích lũy cho đến khi về hưu mới đủ tiền để mua ôtô, với điều kiện anh không được tiêu một đồng lương nào.Điều này đã khiến cho dân chúng đặc biệt yêu mến anh. Đến mức, khi Khin Myint Maung vắng mặt vài ngày vì việc riêng, tình trạng giao thông ở chốt mà anh này vẫn điều khiển đã trở nên tuyệt vọng: mọi người không chịu di chuyển và bấm còi liên tục vì nhớ anh.Câu chuyện của Khin Myint Maung làm tôi nhớ đến một người cảnh sát giao thông ở Việt Nam. Đó là Thượng tá Lê Đức Đoàn. Giống như Khin Myint Maung, bác Đoàn cũng chỉ là một sĩ quan bình thường, không chức vụ, nhưng vẫn nhận được tình cảm đặc biệt từ người dân. Hình ảnh những tài xế biết bác Đoàn sẽ làm việc buổi cuối cùng trước khi về hưu, nên cố lái xe qua cầu Chương Dương, chỉ để vẫy tay chào bác - thực sự rất đẹp và xúc động.Tất nhiên, tình cảm người dân dành cho bác Đoàn chẳng phải tự nhiên mà có. Tương tự như Khin Myint Maung, nó cũng bắt nguồn từ quá trình công tác đầy tâm huyết và đức độ của bác Đoàn. 20 năm liên tục gắn bó với cầu Chương Dương bất kể nắng mưa; cứu sống hàng chục trường hợp có ý định tự tử; mang đến cho người tham gia giao thông cảm giác gần gũi, nhẹ nhàng, song vẫn đảm bảo cái uy của người thực thi pháp luật. Trên Facebook có hẳn một trang “Hội những người hâm mộ thượng tá Lê Đức Đoàn". Đã có rất nhiều bạn chia sẻ những kỷ niệm với bác Đoàn: như việc bác từ chối nhận tiền chung chi, nhưng vẫn tha bổng sau khi đã nghiêm khắc nhắc nhở, yêu cầu họ chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông. Những câu chuyện ấy tuy bình dị nhưng lại để lại rất nhiều xúc cảm.Tôi cho rằng những cá nhân như Khin Myint Maung và Thượng tá Lê Đức Đoàn thực sự đáng ngưỡng mộ, là tấm gương của xã hội. Bất kỳ ngành nghề nào cũng cần những con người không màng danh vọng, tiền tài, hết lòng, hết sức thi hành chức trách của mình, với một cái tâm sáng như họ. Nhưng tôi tự hỏi, liệu có bao nhiêu người sẵn sàng dấn thân trở thành những anh hùng trong đời thực như Khin Myint Maung và bác Đoàn, hay người ta thích tiền tài và danh vọng hơn?Phan Tất Đức Họ xứng đáng là anh hùng bởi nhân cách và lối sống đẹp mà họ có chứ không phải tiền tài hay địa vị mà họ giữ! xứng đáng làm anh hùng! bây giờ danh hiệu nào cũng chạy, cũng mua được hết, chỉ có lòng dân là không mua được thôi! Trong sự mất niềm tin vào tinh thần làm việc, thái độ và tệ nạn mãi lộ của CSGT thì họ đúng là anh hùng. Anh xin chào Phan Tất Đức , đúng là ngoài xã hội chúng ta còn và sẽ gặp rất nhiều các anh hùng đời thường, cũng như trong chiến tranh giải phóng đất nước của chúng ta ngày xưa có rất nhiều các anh hùng mà có câu cửa miệng là ra đường là bắt gặp anh hùng, còn ngày nay trên đài báo có nhắc đến thì người ta mới còn nhớ đến . Ở đây anh chỉ nghĩ đến góc độ phát triển theo năm tháng mà vấn đề truyền thông đã trở thành một điều tuyệt vời không thể thiếu trong cấu thành xã hội , bởi vậy anh nghĩ chúng ta cũng cần phải nhìn lại trong vấn đề giáo dục mà truyền thông rất khó tiếp cận do nhiều góc cạnh nhìn nhận của thực tiễn , chẳng hạn trong cuộc trả lời phỏng vấn của cuộc thi hoa hậu hôm trước, cô hoa hậu đã nói đến vẻ đẹp của cái tâm mới là vẻ đẹp cần có nhất, vân vân và vân vân . Anh nghĩ đây là đáp án học thuộc lòng trước của các thí sinh , bởi vậy anh đề nghị với mỗi bài viết tương tự như thế này em nên đưa ra dẫn chứng cụ thể hơn về gốc gác của câu chuyện hay nguồn gốc nguyên nhân từ đâu và giáo dục như thế nào để thành một anh hùng đời thường để các anh hùng rơm đời nay sẽ cảm thấy phải xấu hổ trước công chúng hay trước các phương tiện truyền thông đại chúng " Anh hùng trong đời thực " tiêu đề đã nói lên tất cả, những con người trong đời thực, trong sáng, hết lòng với công việc của mình, tự khắc sẽ là anh hùng, đc sự kính trọng, yêu mến của mỗi con người bết đến. Nghiện những góc nhìn của Phan Tất Đức. Chúng ta thực lòng kính trọng NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG ĐỜI THỰC ...Nhưng nếu có cuộc thăm dò dư luận, thì có khi số người thích tiền tài và danh vọng lại nhiều hơn ( ? ) Hay quá ! Thái độ và trách nhiệm tuyệt vời trong công việc...!Không phải ai cũng có ! Việt Nam có nhiều anh hùng nhất thế giói , ai công nhận hay không công nhận không quan trọng, miễn là mình anh hùng . Ra ngõ là gặp...ông hùm! Hay lắm, Phan Tất Đức viết rất hay! Mình thích cả ngòi bút sắc của Mạnh Quân, Nguyễn Anh Thi! Hy vọng tất cả chúng ta mang cái tâm theo khi làm việc, như vậy thì mọi thứ mới tốt đẹp hơn được Hữu xạ tự nhiên hương Tôi không bỏ qua 1 bài viết nào của Phan Tất Đức. Các bài viết của anh đề cập tới những vấn đề tưởng nhỏ mà không nhỏ. Lần nào đọc bài viết của anh tôi cũng thầm cảm ơn anh vì dường như anh đã nói hộ tôi những điều tôi nghĩ và muốn nói. Cảm ơn anh thật nhiều. Hiền tài "Nguyễn Công Trứ" có câu đại loại là : "Bề trên ăn ở không chính nghĩa ắt bề dưới chúng tôi lăng loàn". Nhưng không phải tất cả bề dưới là vậy. Trong số họ luôn có anh hùng tách ra khỏi lũ lăng loàn và đôi khi họ làm nên sự nghiệp lớn.
Ông già Noel có thật không? Những mảnh ván, lốp xe ấy rồi sẽ trở thành xích đu, xe hơi, tháp leo trèo... rồi sẽ được lắp đặt miễn phí ở một khoảng không gian nào đó: một mảnh sân khu tập thể chật chội trong thành phố, hay giữa một bản làng ở vùng núi Sơn La - cho bất kỳ đứa trẻ nào, dù là giàu hay nghèo, nhưng đang thiếu đi một không gian chơi có đầu tư, như vấn đề muôn thuở của mọi miền nước ta.Tôi ngồi chơi ở đấy đến tối, cũng tý toáy cầm cái cưa máy và bắt đầu tham gia - chỉ đủ để nhận thấy rằng công việc không nhẹ nhàng gì cho những thanh niên thành thị quen gõ phím.Tôi nhìn cái xưởng khuất nẻo, sâu tít mù trong làng Bắc Cầu cạnh bờ sông ấy, và nghĩ đến Giáng sinh. Ở Bắc Cực, theo truyền thuyết, cũng có một cái xưởng như thế, nơi ông già Noel sản xuất đồ chơi cho trẻ em khắp hành tinh. Khi những món quà được đem đến, vì ông già Noel chui qua ống khói để đi vào, hoàn toàn bí mật, nên trẻ em không nhìn thấy ông. Những tình nguyện viên đang ngồi cặm cụi cưa đục, sơn phết kia, cho đến khi những sân chơi được lắp và lũ trẻ nô đùa trên đó, cũng sẽ hoàn toàn vô danh. Họ cũng là những người chui ống khói.Câu hỏi “Ông già Noel có thật không?” đã khiến không biết bao nhiêu đứa trẻ trên Trái đất băn khoăn. Cho đến bây giờ, một trong những bài báo được đăng lại nhiều nhất trong lịch sử vẫn là bài “Có ông già Noel không?”, đăng trên tờ The Sun của New York ngày 21/9/1897.Năm ấy, một cô gái tên là Virginia O'Hanlon viết thư cho tòa soạn để hỏi rằng ông già Noel có thật hay không. Biên tập viên Francis Church, một phóng viên chiến trường thời Nội chiến Mỹ - người đã chứng kiến rất nhiều người mất đi niềm tin và hy vọng - nhận lá thư, và quyết định trả lời.“Virginia, các bạn của em đã sai rồi. Họ đã bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa hoài nghi trong một thời đại hoài nghi. Họ không tin nếu họ không tự nhìn thấy. Họ nghĩ rằng những thứ mà tâm hồn hạn hẹp của họ không thẩm thấu được, thì nó không thể tồn tại... Đúng, Virginia ạ, có Ông già Noel đấy. Ông tồn tại hiển nhiên như là tình yêu, sự rộng lượng và sự thành tâm đang tồn tại...”Tôi nhớ đến lá thư của Virginia khi chứng kiến cái xưởng nhỏ kia - và khi gặp rất nhiều người khác nữa, những người tặng quà nhưng lại “chui ống khói”, tức là âm thầm và lặng lẽ, không mong đợi người đời biết đến. Những người mà bởi vì họ “chui ống khói” nên người ta không thấy được và không tin rằng lòng tốt còn tồn tại.Tôi đã gặp một bác sĩ, âm thầm chạy chữa cho những người vô gia cư ở Hà Nội trong suốt mấy năm, làm lụng đủ nghề để có tiền mua thuốc cho họ, trong khi bản thân anh vẫn còn đi xe buýt. Thế mà đến cuối, thậm chí chính những người ấy cũng còn không nhớ tên anh, chỉ biết gọi là “chú bác sĩ, chú ấy tốt lắm”. Anh chỉ đồng ý gặp tôi với điều kiện mặt anh không xuất hiện trên báo.Đúng là xã hội của chúng ta đang đối mặt với nhiều vấn đề và thiếu thốn lắm cái gọi là sự tử tế. Nhưng cũng như câu trả lời của người biên tập viên năm nào, chúng ta không thể vì không còn gặp người tốt nữa, mà tin rằng lòng tốt đã hết. Xã hội vẫn còn rất nhiều, chỉ có điều họ lặng lẽ “chui ống khói” để đưa món quà của mình.Nhiều người tin vào một cái gọi là “Luật hấp dẫn”, nghĩa là nếu ta cứ nuôi dưỡng cảm xúc tiêu cực, tin vào triển vọng tiêu cực, thì chuyện xấu sẽ tự ập đến với ta, và ngược lại. Tôi cũng tin vào điều đó. Nếu ta cứ tin vào việc lòng tốt đã hết, thì nó sẽ hết.Có ông già Noel không? Tôi muốn trả lời rằng có. Không chỉ có một người, mà là bất kỳ ai nếu họ muốn.Đức Hoàng Bài viết rất hay. Mong rằng ngày nào đọc báo cũng thấy nhiều "Ông già Noel" hơn là thấy quá nhiều điều tiêu cực đầy rẫy trong cuộc sống. Khi tối mới đi ăn mừng Noel của đồng nghiệp mời (cô ấy theo đạo, mình thì không), cảm nhận một điều là tình người còn nhiều lắm! Cảm ơn Đức Hoàng,Trong xã hội hiện nay còn vô vàn người tốt, tất cả đều theo luật nhân quả, đừng vì những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác mà mất đi niềm tin vào xã hội, đừng để con cháu chúng ta trở thành những kẻ ích kỷ và vô cảm. Hãy cho đi rồi bạn sẽ nhận. Hay, ông già Noel có thể là bất kỳ ai, nếu họ muốn. Thật tuyệt, buổi sáng đọc được những dòng Đắc Nhân Tâm của bạn tôi cảm thấy cuộc sống có cảm xúc hơn. Thực ra Ông già Noel không cho quà tất cả mọi trẻ em mà chỉ những bé NGOAN , VÂNG LỜI sẽ nhận được món quà xinh xắn nhỏ nhắn trong đôi giày để ngay cạnh ống khói vì trước đây châu Âu sưởi bằng củi khi mùa đông . Tôi thì thiên về quà Noel là phần thưởng mà chính Bố mẹ là Ban giám khảo chấm thành quả đứa con suốt cả năm? Xem ra cách giáo dục này tồn tại hàng ngàn năm cũng đủ biết nó ưu việt thế nào... "..Nếu ta cứ nuôi dưỡng cảm xúc tiêu cực, tin vào triển vọng tiêu cực, thì chuyện xấu sẽ tự ập đến với ta, và ngược lại. ..Nếu ta cứ tin vào việc lòng tốt đã hết, thì nó sẽ hết". Tôi thực sự đồng cảm với góc nhìn của tác giả Đức Hoàng trong bài viết này. Đồng thời, tôi cũng luôn tin rằng đã, đang và sẽ có rất nhiều ông già Noel. Cháu ngoại tôi hai tuổi, rất tin và trông ông già Noel ít nhất là mười năm nữa..! :) Đọc buổi sáng thấy rợn người. Quá hay :) Nói ra các bạn sẽ cười. Tôi năm nay 46 tuổi và tôi vẫn tin có ông già Noel, có các bà tiên trong truyện cổ tích. Tôi vẫn say mê phim thần thoại. Tôi vẫn thấy những điều tốt đẹp ở mỗi người xung quanh tôi. Có thể mọi người không tin, nhưng tôi thì vẫn tin vào tình yêu thương trong con người. Khi ta yêu thương chân thành ta sẽ nhận được yêu thương. Trời ơi, nể anh này thiệt. Cũng một suy nghĩ giống mình như vậy mà dưới ngòi bút của anh viết lên thật là hay. Bái phục, bái phục. Đúng là xã hội bây giờ trắng đen lẫn lộn nên nhiều người mất hết niềm tin, nhưng sau khi đọc bài viết này mình vẫn vui, hy vọng và có niềm tin vào cuộc sống. Cám ơn anh Đức Hoàng. Giữa đêm đông tuyết lạnh, ông già Noel xuất hiện...ấm áp, tặng quà...tôi hiểu vì sao mọi người luôn mong chờ lễ Noel Cuộc sống này còn nhiều người tốt, chỉ là ta không gặp được mà thôi. Nhiều lúc cảm giác thất vọng vô cùng nhưng vẫn phải cố gắng. Thà sống có niềm tin vào những "Ông già Noel" còn hơn không tin ai hết.... Cảm ơn Đức Hoàng, bắt đầu một ngày làm việc bằng đọc bài viết của bạn thật tuyệt vời. Bạn đã nói lên được suy nghĩ của rất nhiều người, trong đó có mình. Mình cũng luôn tin vào những điều tốt trong cuộc sống. Xung quanh chúng ta có rất nhiều người thầm lặng làm việc tốt vì tình yêu thương đối với những người xung quanh mình, với cộng đồng, chứ không phải làm để được mọi người biết đến, để được nổi tiếng… Niềm tin vào những điều tốt lành và tình yêu thương sẽ thôi thúc chúng ta tiếp tục làm nhiều việc tốt hơn nữa để cuộc sống của chúng ta có nhiều tình yêu thương hơn! Dĩ nhiên rồi. Thậm chí vẫn có Bao Công thời nay mà ta chưa gặp mà thôi .
Hai chỉ vàng và một mớ rau Năm 1983, bà Thủy gửi hai cuốn sổ, với tổng mức tiền là 270 đồng - tương đương với hai chỉ vàng thời đó - vào Quỹ Tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau 31 năm, bà mới xin tất toán. Vietinbank, ngân hàng được giao nhiệm vụ kế thừa xử lý những chuyện tồn đọng tương tự, đã làm “hết sức đúng nguyên tắc". Bà Thuỷ được thông báo sẽ được chi trả cả gốc và lãi là... 4.835 đồng.Số tiền này chưa đủ uống một ly trà Thái Nguyên ở Hà Nội, cũng chưa đủ mua một mớ rau muống ở bất kỳ thành phố nào trên cả nước... Trong khi đó, một số người chuyên sưu tập "đồ cổ", khi biết tin, đã nảy ra ý mua lại của bà Thuỷ hai cuốn sổ tiết kiệm nọ với giá gấp 1.000 lần, để làm phong phú thêm bộ sưu tập một thời gian khó của đất nước.Việc bà Thuỷ và nhiều người khác nữa gửi tiết kiệm, mua công trái trong thời điểm nhà nước kêu gọi, huy động tiền trong dân để xây dựng đất nước theo tôi là một nghĩa cử. Mức lương khi đó của tôi - một thượng úy trong quân đội - cũng chỉ có 86 đồng.Nhiều năm sau đó, đồng tiền mất giá tới mức, những năm 90 của thế kỷ trước, có hẳn một chiến dịch thu mua lại trái phiếu với giá rẻ như bèo của những người làm nghề đồng nát. Việc đổi tiền theo phương thức 10 đồng nhận một đồng và tốc độ lạm phát vẫn tiếp tục phi mã thời đó đã khiến nhiều tờ công trái chẳng còn giá trị.Rất có thể trong mỗi gia đình chúng ta cũng còn đâu đó những cuốn sổ tiết kiệm, những tờ phiếu công trái "xây dựng đất nước". Họ có thể yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm chi trả sòng phẳng. Song xem ra cũng chẳng bõ công. Câu chuyện của bà Thủy với cái kết "hai chỉ vàng chưa bằng một mớ rau" là một ví dụ cho thấy “công không bõ”.Trong câu chuyện của bà Thủy, tất nhiên, nhà nước không thể trả cho bà Thủy số tiền gấp cả nghìn lần như thú vui của một người sưu tầm, bởi đó là nguyên tắc tài chính. Nhưng tôi nghĩ ngành ngân hàng đã bỏ qua một cơ hội vàng, cơ hội để tri ân những khách hàng đã gửi gắm tài sản của mình ngay trong giai đoạn khó khăn của đất nước.Một khoản “tri ân” thiết thực sẽ không làm hao hụt quá nhiều nguồn kinh phí mà các ngân hàng đang dành cho các chiến dịch khuyến mãi rầm rộ hiện nay.Đôi khi giá trị đem lại không thể đánh giá chỉ bởi những con số lên xuống tức thời, nhất là khi niềm tin của người dân vào các chính sách, theo tôi, còn là quá mong manh.Quốc Phong Bài viết hay nhất là câu kết "khi niềm tin của người dân vào các chính sách . . . còn mong manh" Cái này gọi là : "Hạt muối chia nhau, hạt đường nuốt hết" Bài viết chính xác quá! Hãy để người dân mua, giữ vàng như trước! Chú Quốc Phong viết rất đúng, rõ ràng ngân hàng đã bỏ mất 1 cơ hội quý hơn rất nhiều 2 chỉ vàng để marketing bản thân. Việc bà Thuỷ xin lấy lại tiền tôi nghĩ là hợp lý, 5 ngàn đồng cũng là tiền, cũng đáng trân trọng như nhau. Cuộc sống luôn có những cơ hội, đôi khi được, cũng có khi mất, điều đó tạo nên sự cân bằng, và điều đó làm cho con người đều phải cố gắng hết mình trong cuộc sống.Và thật dễ khi đưa ra lời khuyên cho 1 ai đó không phải là mình, làm 1 điều gì đó hợp tình hợp lý, tôi sẽ phục tác giả hơn nếu anh nói rằng, anh xin góp một phần để giảm bớt thiệt thòi cho bà Thuỷ... Cháu thích nhất câu "ngân hàng đã bỏ qua một cơ hội vàng" của bác. Chuẩn không cần chỉnh, bạn đã thay mặt hàng vạn người dân cùng tiếng nói chung Rất đồng tình với ý kiến của tác giả, việc chi trả là theo nguyên tắc tài chính nhưng không phải là không có cách để giải ngân, cách làm như đề xuất của tác giả. Khi khó khăn thì cùng nhau chia sẻ nhưng khi vinh quanh rồi thì cũng phải sẻ chia. Nguyên tắc là do chúng ta đặt ra mà. Giá trị lòng tin mất giá thảm hại. Đây là đáp án (tại sao người dân cứ thích giữ vàng) Chính xác -Tri ân với người đã đến với mình trong thời điểm còn khó khăn, bây giờ sau bao nhiêu thăng trầm sao không là sự Tri ân.Đó cũng là cách nâng tầm mình lên trong mắt mọi người. Có quá khó khăn? Ngân hàng là ngành kinh doanh ! Theo nguyên tắc có thể là đúng ! Nhưng để thể hiện sự chăm sóc khách hàng sau 30 năm đã gởi niềm tin vào mình thì ít ra phải có sự tri ân ! Đúng như bài viết trên - đây là cơ hội cạnh tranh , Ngân hàng nên xử lý hợp lý nhưng phải hợp tình ! Có thể trả cho khách hàng số tiền theo quy định chung nhưng kèm theo một phần thưởng hoặc bù lỗ thêm một ít để phù hợp với thực tế hiện tại ! Hình như chỉ có ngân hàng tư nhân mới làm vậy để thu hút khách hàng thôi ! Đúng là niềm tin của người dân vào các chính sách còn mong manh. Tôi là người VN và tôi nghe câu " thấu tình đạt ý , hoặc ngoài cái lý phải có cái tình " Trong trường hợp này NH mới làm được một nửa , thật là đáng tiếc. Tôi không nghĩ như nhà báo Quốc Phong và nhiều bạn trên đây dù đọc câu chuyện này tôi đã khóc. Tôi chia sẻ với bà Bịch Thủy vì câu chuyện của tôi cũng gần giống bà. Cuối năm 1975 từ chiến trường B ra, tôi được mẹ tôi cho xem một quyển sổ tiết kiệm có 350 đồng. Mẹ bảo tiền đó mẹ để dành được do có tiền lương tôi dể lại ( những người độc thân đi " B trọc " không được để lại, sau này cũng không có truy lĩnh gì ). Mẹ bảo tiền đó để dành cho tôi lấy vợ. Chưa kịp lấy vợ thì tôi lại phải đi biên giới phía Bắc. Năm 1983 sau khi tôi về, mẹ con tôi rút hết tiền tiết kiệm cả gốc lẫn lãi, đủ mua...một con lợn con 4 kg đế nuôi mặc dù ở trên tầng hai nhà tập thể. Nếu tôi cứ để như bà Thủy chắc bây giờ cũng đủ mua một mớ rau muống. Nhưng nếu viết về câu chuyện này,tôi sẽ lấy đầu đề là : " Hai chỉ vàng = một mớ rau muống + một thời kỳ lịch sử ". Biết " bắt đền" ai đây khi hàng chục triệu người cùng "trắng tay" như mình, khi đất nước mình đã kiệt sức sau cuộc chiến tranh. Lãi suất nào cho một số dư tiền tệ gần bằng không thì cũng chỉ cho ra số dư mới gần bằng không thôi, đừng thắc mắc với ngân hàng. Cũng đừng đòi hỏi "tri ân", có chỉ riêng bà Thủy và tôi đâu. Thế hệ chúng tôi không cần an ủi. Nhà báo đã lấy cái bây giờ để giải thích cái ngày xưa, đã lấy xúc cảm với con số 1 mà quên con số triệu. Còn với các bạn trẻ, tôi thật lòng cám ơn . Ngân hàng VN chỉ kinh doanh tài chính nhưng khâu xây dựng THƯƠNG HIỆU có phần ít chú ý !
Thách thức mang tên Uber Các tài xế ở khắp châu Âu cũng đồng loạt ra đường cùng yêu sách tương tự, với nỗi sợ lơ lửng trên đầu là ứng dụng này có thể xóa sổ cần câu cơm của họ. Hiện Uber có mặt trên 200 thành phố lớn của gần 50 nước khác nhau, dù mới ra đời năm 2009.Uber là gì mà chỉ vài năm đã có thể đe dọa đến sự sinh tồn của ngành dịch vụ đã tồn tại cả trăm năm?Hiểu một cách đơn giản, đây là một dịch vụ “đi nhờ” xe, kết nối khách hàng có nhu cầu và tài xế thông qua ứng dụng trên smartphone. Họ không nhất thiết phải sở hữu bất kỳ chiếc xe nào, nhưng cần ký hợp đồng với các hãng xe hoặc xe cá nhân để thực hiện dịch vụ. Đây là sáng tạo rất đặc trưng của kỷ nguyên số, nơi tất cả mọi thứ đều được tối ưu hóa dựa trên nền tảng công nghệ mới và xã hội mạng lưới (network society).Sự ra đời của Uber hay các ứng dụng khác như dịch vụ thuê nhà Airbnb là điều tất yếu. Nhưng cái mới ra đời cũng đồng nghĩa với sự đi xuống, thậm chí lụi tàn, của những cái cũ. Như việc chúng ta có đèn điện thay thế đèn dầu, ôtô thay thế xe ngựa, hay điện thoại di động thay thế bồ câu đưa thư. Chúng ta sẽ như thế nào nếu người Đức cấm dùng máy in của Gutenberg bởi vì nó khiến những người chép tay Kinh thánh thất nghiệp? Hay cấm báo điện tử hoạt động vì sợ không còn ai đọc báo giấy?Nhà kinh tế học gốc Áo Joseph Schumpeter gọi đó là “sự phá hủy mang tính sáng tạo” (creative destruction): vòng xoáy sáng tạo liên tục hình thành các phát kiến mới và nghiền nát những trở lực cũ trên đường đi của nó.Tôi không ngạc nhiên khi Uber vấp phải phản ứng từ nhiều phía khi thâm nhập vào Việt Nam, dù ứng dụng này đã có hơn 5 triệu lượt tải, chỉ tính riêng trên Android. Vừa qua, TP HCM đã bắt đầu ra quân lập biên bản, xử phạt các xe ôtô thực hiện dịch vụ này trên địa bàn. Hành động này không phải là cá biệt: nhiều thành phố trên thế giới như Brussels, Berlin, hay Vancouver cũng đã cấm Uber.Việc cư xử với những thứ mới mẻ như Uber hẳn nhiên là rất khó khăn, bởi quản lý nhà nước thường có độ trễ lớn so với sáng tạo công nghệ. Tuy nhiên, tôi chia sẻ với quan điểm của Bộ trưởng Đinh La Thăng rằng, không thể giữ tư tưởng “không quản được thì cấm”. Bởi theo tinh thần của luật pháp Việt Nam, công dân có quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm.Hơn nữa, trong một nền kinh tế thị trường, điều mà chúng đang tìm kiếm sự thừa nhận, thì sự thành bại của kinh doanh phải dựa trên nguyên tắc cung-cầu. Việc lựa chọn giữa taxi truyền thống hay Uber, hay những ứng dụng như Easy Taxi và GrabTaxi, nên thuộc về người dùng. Những sự can thiệp, nếu có, chỉ nên nhằm mục đích tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.Tôi không cổ súy cho việc kinh doanh không có giấy phép hay trốn thuế, những vấn đề mà chính quyền nhiều thành phố lo ngại với Uber. Tuy thế, tôi nghĩ đó là việc mà các bên có thể ngồi lại cùng nhau để đối thoại. Đến khi mọi thứ đã rõ ràng, thì quyết định cấm hay cho phép dịch vụ này hoạt động mới thực sự thấu tình đạt lý.Quay trở lại với cuộc biểu tình của tài xế taxi tại London mà tôi chứng kiến. Trớ trêu thay, chính vì sự cố này mà số khách sử dụng Uber đã tăng đến 850% ở thủ đô nước Anh ngay sau đó. Suy cho cùng, khách hàng vẫn luôn biết đâu là lựa chọn tốt nhất cho mình.Nguyễn Khắc Giang Từ góc độ người tiêu dùng thì dịch vụ của Uber quá ổn vì giá rẻ mà sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Thế nên đương nhiên người tiêu dùng (bao gồm cả cá nhân tôi) rất ủng hộ dịch vụ này nói riêng hay bất cứ dịch vụ nào trong tương lai phục vụ tốt nhu cầu đi lại của mọi người với mức chi phí hợp lý. Tuy nhiên, tôi có 2 điểm muốn thảo luận thêm ở đây để mọi người cùng tranh luận thêm, qua đó chúng ta sẽ hiểu thêm chiến lược của Uber là gì và Uber đem lại lợi ích gì cho Việt Nam: Một là, Uber có đơn thuần là công ty phần mềm chỉ cung cấp dịch vụ kết nối thuần túy như họ tự quảng bá hay không. Hai là, nhìn từ góc độ nhà hoạch định chính sách thì Việt Nam được gì và mất gì với Uber.Thứ nhất, Uber không đơn thuần cung cấp dịch vụ kết nối thuần túy. Vì sao? Vì họ đặt ra các mức giá cố định (fixing price) áp dụng cho tất cả các đối tác kinh doanh (các tài xế đăng ký với Uber). Nếu chỉ là đơn vị cung cấp phần mềm thuần túy thì họ chỉ cung cấp phần mềm cho các tài xế, còn các tài xế được quyền tự do cạnh tranh giá với nhau (competing price) để thu hút khách hàng và tài xế cũng được tự do lựa chọn phương thức thanh toán và tự do thu tiền từ khách hàng. Nhưng ở đây Uber áp mức giá thống nhất, yêu cầu chỉ thanh toán qua thẻ visa (nhằm mục đích nắm đằng chuôi kiểm soát doanh thu, và sẽ chi lại cho các tài xế sau) và các tài xế buộc phải chấp nhận nó, họ không có quyền cạnh tranh với nhau như những nhà kinh doanh độc lập. Như vậy, về bản chất Uber không khác gì 1 tổng đài taxi với 1 bảng giá chung áp dụng cho từng khu vực/quốc gia. Vì thế xét từ góc độ hoạch định pháp luật thì việc đặt Uber vào trong sân chơi của ngành kinh doanh vận tải hành khách/taxi là hợp lý để tạo ra sân chơi bình đẳng.Hai là, chúng ta thử nhìn rộng hơn liệu Việt Nam được gì từ Uber. Thứ nhất, xét về lợi ích với nền kinh tế. Uber mang vào Việt Nam rất ít vốn, đó là một phần nhỏ chi phí để thuê địa điểm cho văn phòng đại diện tại TP. HCM và 1 team khoảng 10 - 20 người để quản lý thị trường Việt Nam, phần nhiều hơn chút sẽ chi cho khuyến mại/miễn phí sử dụng dịch vụ để hút khách thời gian đầu. Thế họ mang ra cái gì, họ mang ra 20% doanh số thị trường taxi. Thực chất Uber không tạo ra thị trường mới, mà là giành lấy thị phần từ thị trường vận tải truyền thống. Giả định dung lượng thị trường 1 năm đang là X tỷ đồng. Tương lai khi Uber dành được hết thị trường thì mỗi năm sẽ có 0,2X tỷ đồng chảy ra khỏi Việt Nam vào túi Uber đặt tại Hoa Kỳ, trong khi trước đây X tỷ đồng này quay vòng trong lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, xét trên tổng thể nền kinh tế 1 quốc gia thì rõ ràng cái mất nhiều hơn cái được đối với Việt Nam. Uber không giống như các doanh nghiệp FDI khác như Samsung chẳng hạn, họ mang nhiều tỷ USD vào Việt Nam giúp cân đối cán cân thanh toán, tạo ra hàng chục nghìn việc làm và mỗi năm họ xuất khẩu ra thế giới hàng chục tỷ USD và cái họ mang về nước là từ nguồn lợi xuất khẩu đó. Nhìn từ góc độ quốc gia thì sẽ tốt hơn rất nhiều nếu có 1 công ty Việt Nam cung cấp dịch vụ giống như Uber, giống như việc người Trung Quốc dùng Baidu thay vì Google. Tất nhiên Google là 1 câu chuyện khác vì họ tạo ra thị trường mới, đem lại những giá trị mới thúc đẩy sự phát triển cho đất nước, họ không giành giật miếng bánh đang có. Hiện người Việt đã có sản phẩm Pingtaxi, sẽ rất lý tưởng nếu Pingtaxi hoặc ứng dụng khác tương tự của người Việt được tạo điều kiện để phát triển theo mô hình Uber trên lãnh thổ Việt Nam (tôi không có bất cứ mối liên hệ lợi ích nào với Pingtaxi, đây chỉ là ví dụ để minh họa).Tiếp đó, xét về góc độ tạo việc làm. Uber truyền thông rằng họ đem lại thu nhập gia tăng cho những người sở hữu xe và tăng hiệu quả sử dụng xe. Bản chất thì chỉ là tiền chảy từ túi các bác tài xế taxi - những người thu nhập thấp/trung bình sang người sở hữu xe riêng - những người thu nhập khá/cao, đến khi các hãng taxi cạnh tranh không nổi phá sản thì hàng nghìn tài xế taxi mất việc. Và những người sở hữu xe riêng cũng chưa vội mừng sẽ kiếm thêm được thu nhập khá từ Uber khi taxi truyền thống giải tán đóng cửa đâu. Lý do là tầm nhìn lâu dài của Uber có thể sẽ là hợp tác với Google - nơi đang nghiên cứu triển khai dự án giao thông tự động với việc oto được điều khiển tự động bởi máy tính chứ không cần người lái. Rất có thể những dữ liệu hành trình của người sử dụng Uber đã và đang được ghi lại để làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho phần mềm kiểm soát và điều khiển hành trình cho các oto "robot" tương lai này. Một khi dự án này được triển khai thì không cần tài xế nữa mà họ sẽ bắt tay trực tiếp với các nhà sản xuất ô tô. Khi đó thì những người sở hữu xe riêng cũng hết cửa kiếm tiền từ Uber, và xã hội sẽ tiến tới mô hình không ai sở hữu xe riêng nữa. Và kết quả cuối cùng là: Nhà nhà đi xe Uber lái bởi máy tính, không còn taxi truyền thống và đi kèm đó là 1 tỷ lệ thất nghiệp cao với nhiều hệ lụy xã hội.Ba là, liệu Uber có thực sự giúp giảm ùn tắc giao thông tại Việt Nam như họ quảng bá? Thực ra trong điều kiện Việt Nam những người sở hữu xe riêng ít có nhu cầu kiếm thêm thu nhập bằng cách cho người khác đi nhờ xe, họ có mức sống cao và không muốn "chung chạ" xe với ai. Thế nên những xe chạy cho uber đa phần là của những hãng xe du lịch hoặc hộ gia đình mua xe để chạy thuê. Thế nên, nếu tài xế Uber chỉ chở thêm 1 người thì khác gì chiếc taxi, khi hãng taxi đóng cửa thì nó được thay thế bằng 1 chiếc xe cung cấp dịch vụ uber, như vậy không làm giảm số lượng xe lưu thông mà thậm chí hiện tại còn làm tăng số lượng ô tô lưu thông vì trong khi các xe taxi truyền thống vẫn hoạt động thì có thêm 1 xe uber tham gia giao thông. Có chăng chỉ có tác dụng giảm xe lưu thông khi dịch vụ carpooling (nhiều người cùng đi và share chi phí) phát triển, nhưng trên thực tế số lượng này hiện vẫn khá hạn chế, có chăng chỉ có nhóm bạn mới rủ được nhau để “khớp nhu cầu” đi chung nhiều người trên 1 xe. Thực tế khi 1 nhóm người có nhu cầu di chuyển thì họ cũng hay gọi taxi 7 chỗ nên giải pháp Uber chưa chắc đã giảm ùn tắc so với Taxi.Trên đây là một vài nhìn nhận cá nhân về câu chuyện Uber tại Việt Nam từ góc nhìn khác để các bạn cùng tranh luận thêm, nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho không chỉ người tiêu dùng mà cả người lao động, cơ quan quản lý và đặc biệt là tối đa hóa lợi ích quốc gia với tầm nhìn dài hạn. Có lẽ đây là lần đầu tiên một bộ nhiều quan chưc cấp dưới dám phản ứng lại ý kiến bộ trương vì cái mới. CHÚC MỪNG CHÚC BỘ TRƯỞNG THĂNG,ÔNG NGÀY CÀNG XỨNG ĐÁNG LÀ NGƯƠI CÓ PHIẾU TÍN NHIỆM CAO. Lập luận hay, cái mới mâu thuẫn với cái cũ ko có nghĩa là nó dở hơn cái cũ. Chuyện ứng dụng Uber làm tôi nhớ đến các bác tài xế xe ôm. Họ cũng lấy phương tiện cá nhân để kinh doanh và không đóng thuế 1 xu nào nhưng ôtô thì khác, lại được chú ý và xem là kinh doanh trái phép, không lành mạnh. Vậy xe ôm có hoạt động trái luật hay không?! Những gì pháp luật chưa đề cập đến mà người dân đã làm không có nghĩa là phạm pháp. Thay vì nghiêm cấm thì hãy nghiên cứu và khuyến khích cho hoạt động công khai nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa cái truyền thống và hiện đại, lúc đó khách hàng sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất cho mình. Bởi người tiêu dùng thông minh vẫn ưu ái cho sự tiện dụng, kinh tế và thoải mái. Có khó khăn mới ló mặt anh hùng, KÍNH NỂ BỘ TRƯỞNG ĐINH LA THĂNG, mong rằng có nhiều lãnh đạo cấp cao có trách nhiệm như vậy DŨNG CẢM, KHÔNG NÉ TRÁNH, DÁM LÀM VÌ DÂN GIẦU NƯỚC MẠNH, dân tộc ta mới đủ hùng mạnh bảo vệ đất nước chống bành trướng ngoại xâm Bài viết quá hay. Cái suy nghĩ "không quản được thì CẤM" từ lâu đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người trong mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam. Trong tất cả các quan chức thời nay ở Việt Nam, mình ngưỡng mộ nhất Bộ trưởng Thăng. Bài viết rất đúng suy ndhĩ của tôi. Chúng ta phải thay đổi cách quản lý. Động não tí đi các quan chức. Hữu xạ tự nhiên hương. SUY CHO CÙNG, KHÁCH HÀNG VẪN LUÔN BIẾT ĐÂU LÀ LỰA CHỌN TỐT NHẤT CỦA MÌNH... Trong thới đại kỹ thuật số, mọi đổi thay luôn ào ạt , nhanh chóng. Nếu chúng ta biết tiếp thu, sử dụng thì mang lại lợi ích to lớn. Vì vậy đòi hỏi các nhà quản lí phải luôn cập nhật , nhìn thấy trước vấn đề của xã hội. Đấy mới là những nhân vật mà mọi người rất cần Định nghĩa: Cách mạng là xóa bỏ cái cũ và thay thế cái mới tiến bộ hơn, là một thay đổi sâu sắc, thường là xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn! cảm ơn bài viết của anh. đúng là thời buổi công nghệ mới này cần có nhiều sự đột phá. như các phần mềm gọi điện, nt miễn phí như line, viber, zalo đó thôi. k thể vì nhà mạng mất đi nguồn thu mà buộc gỡ bỏ chúng đi được. cả chúng, cả uber đều là vì cộng đồng, giúp tiết kiệm được 1 khoản tiền cho người dùng thay vì đi taxi đắt đỏ. Bài viet qua hay sau khi đọc bái báo trên VnExpress tôi có tìm hiểu về hình thức taxi này.rất hay và hữu ích. mong các bác có chức có quyền vào cuộc vì lợi ích của dân ta. Bai viet rat hay, toi dong y voi quan diem nay Hoạt động kiểu như Uber rõ ràng là phải tuân thủ Luật đầu tư của Việt Nam. Uber phải đăng ký giấy chứng nhận đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và doanh thu do Uber thu được phải chịu thuế theo quy định luật pháp Việt Nam. Đây không phải là hình thức kinh doanh chưa có luật điều chỉnh.
Quyền được tham vọng Diễn viên Emma Watson, đại sứ thiện chí của UN Women từng phát biểu, cô bị các bạn gọi là “hống hách” khi bày tỏ ý muốn làm đạo diễn các vở kịch ở trường, trong khi các bạn nam cũng thể hiện nguyện vọng tương tự thì không sao.Trong một chuyến công tác, cô bạn phóng viên của tôi chia sẻ ý định xin phép sếp đi học lên cao ở nước ngoài. Rắc rối ở chỗ, yêu cầu của chương trình học bổng bắt buộc cô phải có giấy bảo đảm cơ quan sẽ tiếp nhận cô trở lại và cân nhắc thăng chức. “Em chẳng dám xin nữa vì em không muốn bị coi là tham vọng”, cô giãi bày với tôi.Trong khi đó, nếu là một người đàn ông, bạn tôi chắc sẽ không ngần ngại. Một người đàn ông nói “tôi muốn được tăng lương, thăng chức”, hoặc “5 năm nữa tôi muốn lên trưởng phòng” chẳng hạn, thì có ai chỉ trích anh ấy không? Hay người ta sẽ coi anh là một người nhiệt huyết và có chí tiến thủ?Dường như không ít phụ nữ e ngại “bị” coi là tham vọng. Như thể đối với họ, đây là một khuyết điểm. Bởi định kiến giới trong xã hội đã bó buộc họ vào những khuôn mẫu nhất định. Một phụ nữ có tham vọng thường bị coi là khó gần, thích kiểm soát, thậm chí là không hấp dẫn với nam giới. Những định kiến này tồn tại phổ biến trong cuộc sống thường nhật. Tôi biết một vài trường hợp, ở cùng một gia đình, người con trai được cử đi học ở nước ngoài, còn cô con gái thì chỉ được khuyến khích ở nhà lấy chồng. Người ta khuyên nữ giới không nên học cao quá bởi trở thành thạc sĩ, tiến sĩ sẽ dễ... ế chồng hơn. Người ta khuyên nam giới đừng lấy vợ quá… thông minh, đừng lấy vợ làm sếp...Tôi cho rằng, những điều này không có cơ sở vì không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy phụ nữ học cao nói chung (chứ không phải một số trường hợp đơn lẻ) dễ đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Nếu bây giờ, ta làm một cuộc khảo sát về hạnh phúc hôn nhân của nhóm phụ nữ học thức hạn chế và phụ nữ học thức cao, liệu có chắc chắn kết quả đem lại là phụ nữ trí thức dễ gặp bất hạnh trong tình yêu và hôn nhân?Ngay cả trong trường hợp những ca ly dị xảy ra nhiều hơn ở nhóm hai, tôi đồ rằng đó là do những phụ nữ học thức hạn chế không có điều kiện tìm việc làm tốt, dễ bị lệ thuộc vào chồng về tài chính, vì thế không dám ly dị để tìm hạnh phúc mới. Thực tế cho tôi thấy nhóm phụ nữ ít có điều kiện học hành lại rất dễ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình và lạm dụng tình dục trong hôn nhân - khả năng này cao hơn nhiều so với nhóm phụ nữ có học thức. Đơn giản vì họ dễ đưa ra những lựa chọn thiếu sáng suốt ở độ tuổi còn trẻ và thiếu khả năng bộc lộ quan điểm cũng như bảo vệ bản thân.Tôi cho rằng phụ nữ có quyền được tham vọng. Quan trọng hơn, phụ nữ có quyền được ủng hộ để theo đuổi tham vọng của mình. Điều đó không chỉ tốt cho cá nhân người phụ nữ, mà còn tốt cho xã hội. Mọi xã hội đều cần có sự cống hiến của cả hai giới. Nếu một người, bất kể nam hay nữ, đạt được thành công thì điều đó đồng nghĩa với việc người ấy sẽ có khả năng đóng góp nhiều hơn cho xã hội, tiêu dùng nhiều hơn, có khả năng chăm sóc cho người thân tốt hơn thông qua những dịch vụ chất lượng cao.Trong đời sống hôn nhân cũng vậy, phụ nữ trí thức thường nuôi dạy con cái họ trở thành những người có học thức cao, phát triển toàn diện nhờ vào những lợi thế về chăm sóc sức khỏe và giáo dục.Phụ nữ học thức cao và thành đạt có rất nhiều lợi thế và cần được nhìn nhận với đầy đủ sự tôn trọng. Họ không nên bị phân biệt đối xử chỉ vì có hoài bão lớn. Mỗi người đều có quyền ước mơ và không ước mơ nào thấp hèn hơn ước mơ nào, dù bạn là đàn ông hay phụ nữ.Tôi tự hỏi, đến bao giờ, phụ nữ mới thôi không bị phân biệt, hoặc tự phân biệt chính mình vì thành công, hoặc tham vọng thành công chính đáng của họ?Minh Thi Nên thay từ THAM VỌNG bằng từ LÝ TƯỞNG, vì Lý Tưởng thì có đích đến còn Tham Vọng thì không có điểm dừng. Lý Tưởng cho ta mục đích sống cao đẹp còn đằng sau Tham Vọng có thể là những cái giá phải trả rất nặng nề. Thân ái! Đánh giá một con người là làm được cái gì cho bản thân, gia đình và xã hội chứ không phải qua bằng cấp. Bằng cấp chỉ để đánh giá tham vọng học vấn thôi. Ai đã từng học thạc sỹ, tiến sỹ sẻ hiểu cũng chẳng là gì cả! Tôi không phản đối phụ nữ có tham vọng. Nhưng phải công nhận là lấy phải 1 người phụ nữ có nhiều tham vọng là bất hạnh của người đàn ông. Đọc xong bài viết của Minh Thi và phần ý kiến của bạn đọc, mình rút ra kết luận: Còn lâu lắm ở Việt Nam mới có được tư tưởng phụ nữ có quyền tham vọng. Ngay trong ý kiến của các bạn nữ đã thể hiện điều đó. Bản thân người phụ nữ không đổi mới tư duy và tư tưởng thì đừng nghĩ đàn ông sẽ thay đổi cho bạn. Còn nhiều đàn ông lại nhầm lẫn khái niệm phụ nữ tham vọng và phụ nữ coi thường người khác. Phụ nữ tham vọng không coi thường người không may mắn hay không đạt đến những gì mình đạt vì phụ nữ tham vọng hiểu rõ rằng mỗi người có khát vọng riêng trong cuộc sống, tham vọng có muôn hình muôn vẻ, với người này là đạt một vị trí cao trong xã hội, với người kia là xây dựng một gia đình hạnh phúc, v.v. Phụ nữ tham vọng chỉ coi thường người hèn nhát, không dám và không có tham vọng. Con người sinh ra với những điểm mạnh và yếu riêng. Người thành công là người biết tận dụng những ưu và nhược của mình mang lại hp nhiều nhất cho mình và Xh. Phụ nữ tham vọng không tốt. Bằng chứng rõ nhất là các em showbiz, bỏ bê gia đình con cái bỏ chồng đi hát. người đàn ông nào chê người phụ nữ học cao thì chẳng qua là anh ta không đủ tự tin trước người phụ nữ đó mà thôi. mình thấy mấy chị có bằng tiến sĩ dễ ế có nguyên nhân của nó cả đấy chứ, gặp người biết cư xử thì ko sao, chứ gặp người vợ ko khéo suốt ngày khoe, rồi ko coi chồng ra gì vì "tui có bằng tiến sĩ". Năm ngoái em có đọc bài báo như thế đó, 1 người vợ làm giảng viên dh, người chồng làm tài xế taxi. cuối cùng lại đổ vỡ Thì mấy chị cứ học cứ phấn đấu làm xếp này xếp nọ, có vấn đề gì đâu. Quan trọng là mấy chị vẫn giữ gìn sự duyên dáng, đáng yêu, quan tâm chồng con, thì người đàn ông nào mà không thích!Với lại bản năng của người đàn ông là họ thích được che chắn, giúp đỡ phụ nữ, nên mấy chị có biết hết, có làm được hết thì cũng nên khéo léo giả bộ không biết, không làm được, để cho mấy ổng còn thể hiện.Chứ mấy chị cứ làm tất tần tật, rồi chê mấy ổng bất tài, vậy thử hỏi cần mấy ổng làm chi nữa, các chị sống độc thân cũng được rồi! Cá nhân mình đánh giá cao những người phụ nữ thành đạt, những người phụ nữ có học vấn và có trí thức. Cảm ơn bài viết rất hay của tác giả. Phụ nữ khi đã uống rượu thì đàn ông uống không lại. Phụ nữ khi có tham vọng rồi thì chưa chắc đàn ông làm hơn họ. Hãy xem lại thành tích của những nữ đại gia VN. Mình nhớ có câu nói má một nữ đại gia VN phát biểu : "Mình bỏ cục tiền 100 tỷ ở ngân hàng, thì một ngày thử xem mình tiêu như thế để xứng với số tiền mình có". Họ có thể mỗi ngày đi chợ ở tận... Hong Kong !!! May mắn thay, tác giả đã dùng "tôi cho rằng" chứ không phải "chúng ta" hay "xã hội ta". Ông tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói...cũng đúng. Trời sinh ra phụ nữ để làm MẸ, không phải để làm bố. Tôi rất ghét những mỹ từ nên khi nghe từ tham vọng tôi đặt biệt tôn trọng bạn này. Tôi thích những con người có tham vọng đó là ý chí là ngọn lữa đem đến cho bạn thành công và tập thể bạn làm cùng. Có lẽ cho dù con người phát triển tới đâu, phụ nữ vẫn còn bất bình đẵng so với nam giới. Em cũng từng có suy nghĩ giống chị từ khi còn là một cô bé tiểu học và một sự thật hiển nhiên là từ khi đó em không được Thầy Cô và bạn bè ủng hộ, đôi khi họ còn có thái độ miệt thị em. Nhưng không sao, theo em, mỗi người có quyền chọn cách mà sống và làm việc vì để làm vừa mắt tất cả mọi người là không thể. Giờ ko chỉ phụ nữ mà cả nam giới hãy cứ sống theo cách của mình, mình có sống tốt, lạc quan, yêu đời thì xã hội mới tiến bộ và phát triển ;).
Lương và lương thiện Bạn tôi, phó giám đốc một trung tâm cấp sở tại TP HCM cho hay, lương tháng của anh, dù được tính theo bậc “chuyên viên chính” (mức cao theo ngạch lương nhà nước) nhưng tổng thu nhập cũng chỉ hơn 6 triệu đồng.Với 6 triệu đồng mỗi tháng, để sống tạm, anh phải làm thêm nhiều công việc khác. Nhiều người làm việc nhà nước cũng thừa nhận chuyện này. “Không làm thêm việc khác thì không đủ tiền để sống. Mà thiếu tiền thì dễ sinh ra vòi vĩnh, tham ô, nhận hối lộ”, một anh bạn cũng đang hưởng mức lương “chuyên viên chính”, ở một sở khác bộc bạch.Để sống được ở một thành phố như Sài Gòn, Hà Nội với những người đã có gia đình, thu nhập trung bình khoảng 10 triệu đồng chẳng thấm vào đâu. Nhưng nếu làm việc nhà nước, mấy ai được trả lương tháng trên 10 triệu đồng.Than lương thấp không sống nổi. Không sống nổi nhưng ai cũng phải sống. Nếu không muốn nghỉ việc ra làm tư, thường có hai phương án để lựa chọn: kiếm thêm việc làm để tăng thu nhập hoặc lợi dụng công việc mình làm để “kiếm thêm”. Xét ở góc độ nào thì động cơ kiếm tiền của họ cũng không phải vì công việc chính mà họ được giao. Cách thức tính lương theo vị trí và thâm niên công tác khiến động cơ làm việc của nhiều người bị chi phối, xô lệch...Thử đặt mình là anh cảnh sát giao thông, bạn có hết mình với công việc đảm bảo trật tự giao thông để rồi mỗi tháng chỉ nhận được mức lương chỉ vài triệu đồng? Thử đặt mình là bác sĩ, bạn có thể hết mình lo cho bệnh nhân khi phụ cấp mỗi ca mổ chỉ nhận được vài chục nghìn đồng?Nếu anh cảnh sát giao thông, bác sĩ không thể sống được bằng thu nhập chính từ công việc của mình thì chuyện gì sẽ xảy ra? Tôi nghĩ không quá khó để tìm thấy câu trả lời.Báo cáo sơ kết tình hình giao thông ở TP HCM trong 9 tháng đầu năm 2014 cho thấy có hơn 1.300 trường hợp cảnh sát giao thông được nêu gương liêm khiết - không nhận hối lộ với tổng số tiền 148 triệu đồng. Tôi khá băn khoăn về việc biểu dương sự liêm khiết. Với tôi, chuyện này nên được ghi nhận là tình trạng hối lộ cảnh sát giao thông xảy ra ngày một nhiều, hơn là biểu dương. Không phải vì số tiền bị từ chối quá nhỏ (chỉ hơn 100 nghìn đồng một lượt liêm khiết) mà là chuyện không nhận tiền đúng ra là lẽ đương nhiên.Tôi nhớ có một câu nói đáng để suy ngẫm: “Sống lương thiện là vấn đề quan trọng hơn là tỏ ra lương thiện”.“Chúng ta đang trả lương theo kiểu 'giả vờ' nên người lao động cũng làm việc theo kiểu 'giả vờ'”, ông Trần Thanh Hưng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển nguồn lực Quốc tế chia sẻ với tôi góc nhìn của ông về cách thức chi trả tiền lương. Ông nói, Chính phủ quyết định tăng lương nhưng mức tăng đó cũng chưa thấm vào đâu so với nhu cầu về chi trả thực tế. Ai cũng có thể bị đồng tiền đánh gục, nhất là khi lương được trả theo kiểu “giả vờ” và gạo, tiền cơm, áo vẫn là nỗi lo thường trực của mỗi viên chức.“Lương thiện” dường như vẫn chỉ là khái niệm nằm đâu đó trong tâm thức.Trung Thanh Ngụy biện ! Nếu than không đủ sống sao bạn còn CHỌN làm công chức. Bạn NGHĨ sẽ kiếm được gì từ việc làm công chức. Đã xác định mình làm nghề gì, thì biết sướng khổ thế nào rồi. Không thể biện minh cho lương thấp để làm "giả vờ", để ăn bẩn... Mỗi nghề đều có đạo đức nghề nghiệp của mình, thì xã hội mới phát triển được. Lương là tiền chứ gì? Sẽ không bao giờ đủ đâu bạn ơi! Sẽ đủ với những người cho là đủ, thế thôi. Có thể những bao thư gửi cho bác sỹ người nhà bệnh nhân phải đi vay, mượn. Tức là bạn cho rằng chỉ cần lương đủ sống là hết tiêu cực? Câu chuyện không đơn giản vậy đâu! Tất nhiên lương vẫn cần tăng. Tôi thấy cô y tá rất tự giác và làm nhiệt tình trong công việc,vì thế cô nầy được người nhà bệnh nhân tặng bao thơ để đền ơn, cô ta cũng nhận và tỏ lòng biết ơn. Nhưng hiện tượng nầy thường bị lên án. Tuy nhiên xét thấy với đồng lương ít ỏi, muốn cho gia đình khỏi lâm cảnh túng thiếu thì buộc ta phải làm thêm việc ngoài hoặc bằng cách nào đó kiếm thêm tiền ngay tại công việc đang làm, điều nầy đương nhiên là k phải tận tâm nâng cao cho cộng việc chuyên môn nhé. Vậy trở lại việc cô y tá ấy nhận thêm tiền " biết ơn" của bệnh nhân mà không phải mất thêm thời gian để kiếm tiền ,mà ngược lại cô ấy còn nhiều thời gian nâng cao tay nghề chăm sóc cho bệnh hân tốt hơn. Vậy theo bạn, chia sẽ giúp tôi hành vi cô ấy nhận đồng tiền ấy có đúng k??? Chúng ta hãy nhìn xã hội loài ong ý chỉ có Ong chúa và rất nhiều ong thợ... thì mới có nhiều mật ngọt để chia nhau...? Đâu là giải pháp? Hãy làm ra sản phẩm rồi mới có quyền đòi hỏi, ở các nước phát triển mọi người đều làm việc hết mình đất nước họ mới giầu, mới có tiền trả lương cao. còn ở ta công chức sáng cắp ô đi chiều cắp ô về chẳng làm ra của cải gì, lao động thì 15 người mới bằng 1 người Singapur , công nghệ thì chưa làm nổi cái ốc vít cho Samsung v.v... Đất nước thì nghèo không có tiền trả nhẽ đi vay tiền về để trả lương cao ? Thích câu ... trả lương theo kiểu giả vờ nên người lao động làm việc theo kiểu giả vờ ! Đúng vậy, đồng lương không đảm mức sống tối thiểu cho bản thân thì làm sao họ chuyên tâm vào công việc được. Cơm áo gạo tiền, tiền học hành của con cái ... bao nhiêu thứ chi phí khác nữa ... Đâu đó trên mặt báo, một anh thư ký Tòa án nhận hối lộ 10tr, vị Thẩm phán nọ nhận 30tr ... thế là cuộc đời sự nghiệp của họ coi như tiêu tan. Thực tế họ đâu muốn thế, rơi vô tình huống thực tế như vậy chắc họ cũng đã đắn đo lựa chọn bỡi phần "giá trị nhận" không đáng là bao nhưng họ đã đánh mất đi cả sự nghiệp và quá trình phấn đấu của bản thân họ. Hành động của họ cũng vì cuộc sống gia đình. Ai không có gia đình và có ai không muốn lo cho gia đình mình một cuộc sống tương đối ?! Đồng ý quan điểm với ban thế hùng, nhưng xã hội Việt Nam hiện nay ong chúa nhiều hơn Ong thợ; có cơ quan đơn vị ong chúa còn nhiều hơn gấp nhiều lần Ong thợ. Nước ta có trên 90 triệu dân, tróng đó có hơn 3 triệu cán bộ công chức, tính bình quân 29 người phải nuôi một cán bộ, nếu trừ người già và trẻ em thì còn lại 20, vậy làm sao cho người đó đủ sống đây? Chưa kể một phần không nhỏ thất thoát từ các dự án, các DNNN, nếu không cải tổ bộ máy triệt để CP hóa DNNN thì đây là việc nói hoài, nói mãi mà chẳng đi đến đâu. Bớt đi những người ngồi chơi xơi nước, sáng cắp ô đi chiều cắp ô về thì quỹ lương sẽ khá hơn thôi. Vậy mấy bác có thấy ai làm công chức chê lương ít nghỉ việc chưa, hay lương thì ba cọc ba đồng mà toàn nhà lầu xe hơi , vậy tiền ở đâu ra, không nói chắc ai cũng hiểu chỉ có người làm công tác chống tham nhũng là không thấy thôi..... Công chúc có cái hay là thời gian, áp lực ít, có hưu chắc và ổn định. Nhưng đúng lương ko đủ tiền mua sữa cho con.. Nếu thanh liêm hj (số này ít )..Nếu tôi là quản lý tôi sẽ tăng lương gấp 3, giảm nhân viên 1phan 3 và ai tham những là đuôi việc ngayTheo tôi đó mới là giải pháp
Khẩu hiệu 'Nói không' Tôi từng dự các chiến dịch hay sự kiện truyền thông ở một số địa phương do chính người dân ở địa phương đó thực hiện. Trong một số sự kiện, các em học sinh có cơ hội chia sẻ những thông điệp truyền thông, thể hiện mong ước của mình về các chủ đề như bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng hóa chất… Có một điều lạ là dù tổ chức ở đâu, về chủ đề gì, thông điệp tôi được nghe nhiều nhất là “Nói không với… ”.Chiến dịch với “nói không” nổi tiếng và lâu đời nhất có lẽ là chiến dịch “Just Say No” (tạm dịch “Chỉ cần nói không”) do cựu Đệ nhật Phu nhân Mỹ Nancy Reagan khởi xướng. Chuyện bắt đầu khi bà Reagan có bài phát biểu tại trường tiểu học Longfellow ở Oakland, bang California vào năm 1982. Tại đây, một học sinh đã hỏi, bà sẽ làm gì khi được người khác mời sử dụng các chất gây nghiện. Và bà Reagan trả lời “Just say no”.Từ đó, “Just Say No” trở thành khẩu hiệu chính thức trong các hoạt động của bà Reagan nhằm khuyến khích thanh thiếu niên không sử dụng ma túy. Với khẩu hiệu ngắn gọn cùng tầm ảnh hưởng của cựu Đệ nhất Phu nhân, chiến dịch đã có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng giải pháp “Chỉ cần nói không” của bà Reagan quá đơn giản, và để giảm thiểu tình trạng sử dụng ma túy ở thanh thiếu niên, nhiều vấn đề khác cần giải quyết như đói nghèo, thất nghiệp, tỷ lệ ly hôn... hơn là chỉ “Nói không”. Và có một nghịch lý là các diễn viên trẻ tham gia chiến dịch như Drew Barrymore, Corey Haim, Corey Feldman đã thừa nhận sử dụng ma túy trong và sau chiến dịch này.Một lần tôi tham gia tổ chức một buổi triển lãm tranh do chính các em học sinh cấp 2 ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vẽ về chủ đề bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động của biến đối khí hậu. Khi chia sẻ về ý nghĩa bức tranh của mình, khá nhiều em nói rằng: “Chúng ta phải nói không với xả rác bừa bãi để môi trường luôn xanh-sạch-đẹp”. Nhưng chỉ ít phút sau, sau khi dự một bữa tiệc liên hoan nhỏ, các em ra về và để lại những vỏ kẹo bánh, sữa chua la liệt ở hội trường nhà văn hóa xã. Ngay ở thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến này, cứ mỗi lần lễ, Tết, đặc biệt là nếu có bắn pháo hoa, thì công nhân vệ sinh môi trường khu vực hồ Hoàn Kiếm lại có một đêm vất vả. Thế nên cái chuyện xảy ra ở nhà văn hóa xã ở một vùng quê xa xôi này cũng dễ hiểu.Tôi không chê trách những tổ chức hay cá nhân sử dụng những câu khẩu hiệu bắt đầu với hai chữ “nói không”. Trái lại tôi thấy nó dễ hiểu và dễ nhớ. Nhưng đừng lạm dụng nó, đặc biệt là đối với trẻ em. Chúng ta dạy các em “nói không” nên các em cũng chỉ biết nói không. Khi dạy các em “nói không”, chúng ta mới chỉ dừng lại ở định hướng thái độ, còn từ thái độ đến hành động, vẫn còn là một chặng đường dài.Xin đừng chỉ nói không.Lương Vân Lam Những khẩu hiệu hay và có ý nghĩa tuyên truyền mạnh mẽ thì rất nhiều người thuộc lòng nhưng hành động của họ thì như dẫm đạp và giết chết những khẩu hiệu đó. Chúng tôi, những người dân đã quá quen với những điều đó rồi và tự nhủ rằng luôn phải sống chung với những thứ xáo rỗng, giáo điều đó từ lâu rồi. .. Nản... Nếu có, thì mình thích khẩu hiệu "Nói có" hơn. Ví dụ "Nói có với giữ gìn đường phố sạch sẽ" vs "Nói không với xả rác bừa bãi". "Nói có" giúp ta tìm những cái đẹp để thúc đẩy, khen ngợi, thấy cuộc đời đẹp. "Nói không" sẽ làm ta đi tìm cái xấu để đấu tranh, nhưng toàn thấy cái xấu... Có thể cùng 1 kết quả, nhưng 2 con đường # nhau. Chúng ta có nhiêu câu vô trách nhiệm hơnTôi chưa được báo cáo về sự việc, Mọi việc được thực theo đúng quy trình, Sai đến đâu xử đến đó. Chỉ là "NÓI KHÔNG" mà "KHÔNG LÀM" cũng là đã hoàn thành nhiệm vụ. Đúng là chỉ có ở Việt Nam! Bạn Lam thân mến,bạn đặt vấn đề và chính bạn đã hiểu vấn đề qua câu : Tôi không chê trách những tổ chức hay cá nhân sử dụng những câu khẩu hiệu bắt đầu với hai chữ "nói không "."Nói không" ở nước ta cũng chỉ là khẩu hiệu thôi,mà thưa bạn khẩu hiệu thì không ăn được.Cái chúng tôi cần là cơm gạo để sống,xăng dầu để sinh hoạt và chữ nghĩa để làm con người tốt hơn.Cám ơn bạn về bài viết. Bạn nói chính xác !Từ lời nói để đi đến việc làm cụ thể trong cộng đồng của chúng ta còn có khoảng cách rất xa .! Nếu có cuộc thi hô khẩu hiệu thì nhiều người, nhiều cơ quan sẽ đồng hạng đoạt giải nhất Nói không nhưng làm thì có. Hãy " nói không" với lời " nói suông". Tốt nhất đừng nói khi chưa làm, làm đi hãy nói sau. Theo tôi nghĩ Khẩu hiệu 'Nói không' chỉ có thể không còn xuất hiện trên mọi phương diện khi chúng ta đồng lòng " Nói không với khẩu hiệu nói không". Nói không thì lấy gì mà nuốt . Nói có chứ . Việt Nam là đất nước của những khẩu hiệu và việc hô khẩu hiệu. Đúng là hiện nay chúng ta quá lạm dụng cụm từ "nói không". Trong ngôn ngữ Việt Nam cụm từ này còn có nghĩa là "chỉ nói mà không có làm" ! Chúng ta hãy làm thật sự đi. Nói không với văn hóa "Nói không"! Đồng ý với Bạn Huy Hoàng. Cá nhân Tôi nhận xét rằng: Người nào đưa ra câu "Nói Không...." là người đó "Không biết làm gì trong vấn đề đó". Nói "Không" thì ai chẳng nói được. Xã hội và người dân cần những người có trách nhiệm là làm gì và làm như thế nào để giải quyết vấn đề đó tốt nhất. Tôi cũng thấy rằng chúng ta còn lạm dụng cả khái niệm "Văn Hóa ... " nữa . Cái gì cũng "Văn hóa" rốt cục chẳng biết Văn hóa của lĩnh vực đó là thế nào.
Ăn xin lòng thương hại Ăn xin là chuyện ở đâu cũng có. Tôi từng tận mắt thấy những người ăn xin ở Australia và châu Âu. Chỉ có điều, họ không đông đảo, cố tình đeo bám và làm mình trở nên đáng thương như ở nước ta. Họ ăn xin rất chân phương: ngồi bệt ở một góc đường chờ người đi qua cho tiền, hoặc cùng lắm là ghi hoàn cảnh bản thân ra một tờ giấy để người khác đọc được. Cũng có trường hợp chủ động hỏi xin tiền bạn, nhưng thường là vẫn lịch sự và khi bị từ chối sẽ lập tức rời đi. Tôi hiếm thấy những trường hợp ôm theo trẻ nhỏ, hay khoe những thương tật để khiến người khác đặc biệt thương hại như ở Việt Nam.Có nhiều nguyên nhân tạo ra sự khác biệt này. Nhưng theo tôi chủ yếu là do văn hóa. Việt Nam là quốc gia mà Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc và lâu đời. Đạo Phật vốn đề cao quy luật Nhân quả. Theo đó người làm nhiều việc thiện (thiện nghiệp) sẽ gặp những điều tốt đẹp trong cuộc sống, và sau khi luân hồi sẽ có được một số phận may mắn. Có lẽ, chính bởi thế mà ăn xin có đất sống tại Việt Nam. Người ăn xin thường cố gắng làm cho mình trở nên thật đáng thương nhất có thể, để khiến người khác phải động lòng trắc ẩn. Khi ấy, người ta sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra giúp đỡ (vì coi đó là việc thiện). Thực tế, ở những quốc gia có văn hóa tương đồng với Việt Nam như Thái Lan hay Ấn Độ, tình trạng ăn xin cũng là rất phổ biến và phức tạp, đặc biệt là ở Thái Lan.Trước đây, tôi cũng rất hay cho tiền những người ăn xin. Tất nhiên, không phải tôi không biết chuyện có nhiều trường hợp gian dối, đóng kịch. Dù vậy, tôi vẫn thường tặc lưỡi: “Giúp nhầm còn hơn bỏ sót”. Tôi nghĩ rằng có thể 10 lần mình sai, nhưng chỉ một lần đồng tiền ít ỏi của mình đến đúng với hoàn cảnh đang cần cũng là tốt rồi. Nhưng thiện tâm của tôi cũng chỉ có thể duy trì cho đến một ngày tôi tận mắt chứng kiến người mình vừa cho tiền hôm trước lại diễn cảnh y hệt ở một cung đường khác. Sau khi nghe tôi kể chuyện này, một người bạn của tôi đã nói rằng trường hợp đó ở gần nhà cậu ta và đã xây nhà ba tầng to lắm. Tôi cảm thấy lòng tốt của mình bị phản bội.Tôi từng giữ quan điểm ăn xin không là xấu. Người ta cùng đường bất đắc dĩ mới phải đi xin, chứ ai muốn vậy. Nhưng hóa ra không phải. Càng tìm hiểu tôi càng thấy ăn xin đã bị biến thành một nghề kinh doanh. Ở đó, người ta có đủ chiêu trò, mánh khóe, kể cả nhẫn tâm, phi đạo đức (như chăn dắt người già, trẻ em; bắt trẻ con phải uống thuốc để ngủ li bì trên tay người đi xin…) để nhằm mục đích xin được càng nhiều tiền càng tốt.Chắc chắn có nhiều người cũng như tôi, sẽ nhìn người ăn xin bằng con mắt ngờ vực. Đôi lúc, tôi cũng sợ rằng việc ngó lơ của mình có thể bỏ qua một trường hợp khó khăn, cần được giúp đỡ thực sự. Nhưng cũng như câu chuyện ngụ ngôn về cậu bé chăn cừu, khi niềm tin bị đánh cắp, thật giả lẫn lộn thì trước hết người ta đành phải chọn cách bảo vệ bản thân, không để mình bị biến thành trò hề. Rõ ràng, trong câu chuyện về ăn xin thì thiệt hại về vật chất chẳng đáng là bao. Nhưng cái mất lớn nhất, chẳng thể nào bù đắp được là sự mất niềm tin của cả cộng đồng.Ai từng đọc cuốn tiểu thuyết “Những tấm lòng cao cả” của nhà văn Edmondo De Amicis chắc không thể quên chi tiết cậu bé ăn mày đã ném trả những đồng xu của những người khách ngoại quốc, vì họ nói xấu đất nước Italy của cậu bé. Trong khi đó, tại Việt Nam lại có câu chuyện ăn xin trả lại tiền nhưng với nguyên nhân khó có thể tưởng tượng nổi. Một bạn đọc từng chia sẻ, sau khi trao tờ tiền lẻ duy nhất - 1.000 đồng - trong ví cho bà ăn xin, người này đã bị trả lại kèm theo lời mỉa mai: "Thời buổi này nghĩ sao cho có 1.000 đồng? Cho vậy không mắc cỡ à?"Chúng ta không có nhiều người ăn xin có phẩm giá nhưng bị số phận, hoàn cảnh đưa đẩy. Ngược lại, hầu hết họ là những kẻ lười lao động, đang “kinh doanh” một mặt hàng đặc biệt - lòng tốt của người khác.Do đó, tôi hoàn toàn tán thành việc UBND TP HCM vừa ban hành quy định về giải quyết nạn ăn xin. Nếu gặp người ăn xin thay vì cho tiền, chúng ta nên thông báo với cơ quan chức năng. Bởi rõ ràng, việc đưa những người ăn xin, không nơi cư trú vào các cơ sở xã hội chính là món quà tốt nhất dành cho những người thực sự khốn khó. Hơn nữa, nó còn giúp lòng tốt của xã hội không bị kẻ xấu lợi dụng.Trong thời đại mà dường như người ta sẵn sàng làm mọi thứ chỉ để kiếm tiền như hiện nay, thì ngay cả lòng tốt cũng cần phải được đặt đúng chỗ và thể hiện đúng cách.Phan Tất Đức Đồng ý với những nhận định của bạn, mình cũng nghĩ việc chúng ta bỏ nhũng đồng tiền lẻ giúp người ăn xin chỉ là giải quyết nhất thời, còn kế hoạch tập trung họ để tạo điều kiện sống tốt hơn mới thực sự là nhân đạo. Bài viết rất hay. Mình cũng gặp những trường hợp này! Sợ nhất là thấy cảnh này hoài, lòng tốt bị chai sạn. Học theo Đà Nẵng đi. Ở đó không có 1 bóng ăn xin nào hết. Tôi rất thích bài viết này và tôi cũng đồng ý với bạn về quyết định không cho người ăn xin vì như vậy chính là giúp đỡ họ. Bài viết quá hay. Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Đức. Tình trạng ăn xin lòng thương hại ở Việt Nam đã có từ lâu. Cách đây 30 năm, chính tôi đã rủ lòng thương một bà trung niên ăn xin ở đường Trần Nhân Tông Hà Nội, nhưng hôm sau tôi lại gặp chính bà ta diễn cảnh tương tự ở gần Bệnh viện mắt Trung ương. Từ đó đến nay, tôi không bao giờ tin vào những người ăn xin nữa. Bài viết khá hay ! Phan Tất Đức đã nói hộ nỗi niềm lòng mình cho rất nhiều người ,và trong ấy có tôi.! Hoan hô UBND TP HCM đã làm tiên phong vấn nạn này. Ăn mày ăn xin ở nước ta không hẳn là những hoàn cảnh khốn khổ đáng thương. Mà rất nhiều những kẻ trá hình. Trộm cắp, móc túi, lợi dụng lòng tốt của người đi đường. Có nhiều kẻ Ăn mày ăn xin kiêm luôn ăn cắp . Hầu hết ăn mày ăn xin ở nước ta đã tồn tại là một nghề của những kẻ lười lao động làm ảnh hưởng tới văn minh đô thị chung . Có một số ăn xin kiểu mới : , quần tây , áo sơ mi , đóng thùng lịch sự , tay đeo nhấn vàng , vẻ mặt hung hãn . Chìa tay ra xin tiền ,giữa chốn đông người mấy chị em sợ quá nên cho . Ai ko cho nó chìa tay xin cho bằng đc. Tôi ủng hộ cách làm của UBND TP HCM, thực tế người cùng đường ăn xin rất ít mà bọn chăn dắt là nhiều! Tạo ra sự nhếch nhác và nhức nhối xã hội mà nhiều người vẫn để tồn tại quá lâu như nạn ăn xin chính là văn hoá và nhận thức của số đông người dân. Ăn xin các doanh nghiệp còn có cả tập thể một số người mượn danh địa phương hoặc một tổ chức để tống tiền doanh nghiệp bằng cách yêu cầu mua sách giá cao hoặc ủng hộ một phong trào không có thực. Ăn xin có ở khắp nơi và len lỏi vào mọi tầng lớp. Đây là Quốc nạn chứ không đơn thuần diễn ra ngoài đường, bến, chợ. Mong Nhà báo có nhiều bài như này hơn để nhiều người cùng đẩy lùi thứ văn hoá làm xã hội chậm phát triển này. Mong lắm thay! Có trường hợp bọn chăn dắt đề nghị thuê 1 cậu bé bị teo não bẩm sinh để đi ăn xin. Mỗi tháng trả cho gia đình 10tr. May mắn là ng cha ko đồng ý. 1 tháng sẵn sàng trả 10tr đủ biết thu nhập của tụi nó khủng cỡ nào. Trước đây tôi cũng thường xuyên cho người ăn xin, nhưng bây giờ thì tôi không muốn làm việc này nữa rồi. Tôi đã và sẽ cố gắng giúp đỡ chính những người khó khăn ngay xung quanh mình mà mình biết rõ điều kiện hoàn cảnh của họ! Rất đồng tình với cách nghĩ của tác giả bài viết và chủ trương của UBND TP.HCM. Khi chúng ta cho tiền người ăn xin, điều duy nhất chúng ta mong muốn chính là góp một chút gì dù ít ỏi để giúp họ bớt khó khăn, không cần nghĩ đó là tạo phước cho chính mình, hay hành động thiện nguyện gì cả . Nhưng cách giúp tốt nhất đối với người khó chính là trao cần câu chứ không nên trao con cá, nếu thật sự muốn họ hết khó hết khổ nên tạo một điều kiện tốt để họ có cuộc sống vững bền về sau. Đừng để lòng tốt của mình bị lợi dụng, chính mình tiếp tay cho kẻ cơ hội chẳng phải cũng đang đồng tình cho sai trái sao. Việc giúp người không đúng chỗ làm mất đi lòng tin của chính mình, sự xót xa khi bị lừa lạt sẽ khiến mình dần trở nên vô cảm với những trường hợp đó sao. Trồng một cái cây cũng nên biết mình trồng cây gì, hậu quả nó ra sao, biết đâu đó là giống lai tạp phá hại đi những cây sống của chung quanh, vậy trồng cây không cần phải biết điều gì sau đó, liệu điều đó có là điều tốt?. Nước ta là nước đạo Phật, hiện nay rất nhiều người tin tưởng vào Đạo Phật đến với cửa chùa tu tập, cúng dường rất nhiều với mong muốn tích chút công đức cho chính mình, thông qua số tiền đó muốn được cùng nhà chùa làm từ thiện, nhưng cũng không ít nhà sư, nhà chùa lợi dụng vào số tiền đó nuôi sống cho chính mình một cách vương giả, xa hoa xa rời mục đích tu tập, thiện nguyện.....vậy cách gieo nhân của chúng ta cũng là đúng? Bản thân tôi cũng là người từng đi làm từ thiện, đến các nhà nghèo khó khăn tận các địa phương, từng rơi nước mắt trước những căn nhà rách bươm đến tả tơi không thể nào giúp họ che nắng che mưa, rồi đằng sau lưng khi bước chân đi tôi nhận ra rằng hóa ra căn nhà là mô hình biểu diễn để trông chờ vào sự đóng góp của các nhà hảo tâm......Tôi nói lên điều này cũng chỉ với một 1 nghĩa: Giúp người , từ thiện nên thấu hiểu và đúng chỗ , Thời gian qua em có đọc được nhiều bài viết nói về chủ đề này, nhưng em có cách nhìn khác: làm việc thiện giống như trồng cây, khi trồng cây mình sẽ không biết sau này nó có trái hay không nhưng mình vẫn cứ trồng đấy thôi, điều mọi người khuyên là tích cực vì nó hạn chế việc trồng cây không hiệu quả, Nhưng xét về khía cạnh nào đó, sự bố thí, thiện nguyện sẽ tạo công đức, tích đức càng nhiều kiếp sau mình càng an lành, hưởng phước nên ngày xưa nhiều tăng ni, chư sỉ đạo phật mới đi khắp phương nhận bố thí, cúng dường cho nhân gian, cốt là tạo điều kiện cho nhân dân làm việc thiện, tích phước về sau, những ai có duyên, tích nhiều công đức và phước lớn lắm mới gặp được các vị hiền thánh, bồ đề..vì tâm tốt của ta sẽ được tâm tốt của người tu, còn không có duyên sẽ gặp phàm tăng, thê thảm hơn là gặp người giả dối..v.v. hay như câu, bố thí mà cầu phước thì chỉ được cái phước nhỏ, vì nó phát sinh từ cái tham vọng! Nên suy cho cùng làm việc thiện cũng là cái duyên, người cho sẽ được phước, còn bố thí không đúng chổ là do mình không có duyên để được làm công đức, nên khi bố thí xong lòng mình sẽ hoài nghi, khó chịu, không được cảm giác an lành, vui vẽ... Bai vết rất hay .hiện nay tỉnh nào cũng có trung tâm bảo trợ xã hội . Nơi tập trung những người bị bệnh tâm thần , những người cơ nhở , không nơi nương tựa . Nếu bạn có đều kiện , có lòng từ bi , nghỉ luật nhân quả bạn hãy đến những trung tâm này để làm từ thiện . Góp phần bảo vệ nét đẹp văn minh cho nước nhà , làm sao ra đường không còn thấy bóng người ăn xin nửa. Để khách du lịch họ đánh giá cao về nước mình . Nhưng còn một điều đáng nói là các cấp chính quyền , Công AN có quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ người dân nghèo dốt này không , hay ngại khó giã đò ngó lơ .....
Tư duy thương mại điện tử Có vẻ như câu chuyện về làn sóng đấu tranh giữa các loại hình doanh nghiệp mới và cũ đang ngày một trở nên gay gắt, và như một lẽ tất yếu, hiện nay làn sóng ấy đã tràn vào Việt Nam.Để trả lời cho câu hỏi vì sao ngành thương mại điện tử của Việt Nam chưa thực sự phát triển là một câu chuyện dài. Trong nhiều lĩnh vực như bán lẻ trực tuyến, phần mềm, giao thông... chúng ta vẫn còn lúng túng và phải nhường một số vị trí dẫn đầu cho các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại sân nhà. Tôi cho rằng, điều đó có thể bắt nguồn từ việc chúng ta đã thiếu một “tư duy thương mại điện tử” so với các đối thủ.Đến nay, vẫn còn những doanh nghiệp không thể phân biệt giữa thương mại điện tử, bán hàng trên mạng, marketing online và quảng cáo trực tuyến. Các doanh nghiệp này cho rằng thương mại điện tử đơn giản là tạo một website và đăng bán hàng hóa trên đó.Một người bạn của tôi từng đặt một câu hỏi thú vị như sau: Với cuốn sách thông thường, sau khi đọc xong, bạn có thể bán lại như một cuốn sách cũ với giá khoảng 60% sách mới, còn với một cuốn ebook, liệu rằng chúng ta có thể bán lại sau khi đã đọc xong hay không? Và nếu có thì giá bán sẽ là bao nhiêu phần trăm so với sách mới?Đã có nhiều câu trả lời khác nhau với câu hỏi trên, nhưng bài học rút ra ở đây là: Trong một môi trường công nghệ, không thể nào áp đặt hoàn toàn lối tư duy truyền thống để giải quyết vấn đề. Rõ ràng, một cuốn sách điện tử cần được ứng xử khác với sách in, và một cuốn sách điện tử cũ thì cần cách ứng xử thực sự đột phá so với sách in cũ.Bản chất của thương mại điện tử là ứng dụng công nghệ để tạo ra giá trị cho cuộc sống với rất ít chi phí và công sức. Công nghệ điện tử có thể được triển khai ở mọi khâu trong một chuỗi cung ứng như: sản xuất, vận chuyển, lưu trữ, tiếp thị, phân phối, chăm sóc khách hàng... Nếu áp dụng vào khâu nào, giá trị sẽ tăng vọt ở khâu đó.Hãy tưởng tượng, một doanh nghiệp sản xuất sữa có thể dự đoán chính xác lượng sữa tiêu thụ từng tháng trong năm ở các đại lý để lên kế hoạch sản xuất; Một website bán sách qua mạng có thể nhanh chóng lấy đúng cuốn sách bạn cần ra khỏi kho hàng trong vòng 5 phút; Một công ty sản xuất điện thoại hàng đầu không cần đến hệ thống đại lý bán lẻ; Nhà hàng không cần nhân viên phục vụ bàn; Danh sách các triệu phú đang dài thêm mỗi ngày nhờ vào các ứng dụng di động... Đó quả là những điều thần kỳ của công nghệ mà con người chưa từng chứng kiến trong quá khứ.Trong nền kinh tế mới, không chỉ có các công ty công nghệ mà mọi ngành nghề đều không thể đứng ngoài cuộc chơi, dù cho đó là lĩnh vực nông nghiệp, thủ công, bất động sản, thương mại, y tế, giáo dục... Nhưng lâu nay chúng ta vẫn áp dụng công nghệ một cách mơ hồ, coi việc ứng dụng công nghệ mới như một thứ trang sức để trưng bày hơn là lợi thế cạnh tranh sống còn để tồn tại. Công nghệ đã cho phép tạo ra những doanh nghiệp nhỏ vượt lên doanh nghiệp lớn. Điều này cũng có nghĩa là các quốc gia nhỏ, đang phát triển có thể nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước khác mà không cần đến thời gian hàng thế kỷ.Sở dĩ ở Việt Nam, các ứng dụng gọi xe taxi hiện nay được ủng hộ cũng vì họ đã làm được một việc quan trọng: tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dùng, tài xế, doanh nghiệp, và sau tất cả chính là tiết kiệm nguồn lực cho xã hội. Nếu chỉ đánh giá việc làm đó theo cách nhìn truyền thống, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội vươn lên phía trước trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn về nguồn lực.Làn sóng thương mại điện tử đã gõ cửa nền kinh tế Việt Nam. Để đón nhận và tận dụng tốt, có lẽ mỗi cá nhân, tổ chức đều nên cởi mở và trang bị một “tư duy điện tử” cho chính mình.Chu Ngọc Cường Nếu để ý sẽ thấy, cùng với sự phát triển TMĐT trên thế giới thì đồng thời nền kinh tế thế giới cũng rơi vào tình trạng suy thoái với nạn thất nghiệp gia tăng, không loại trừ một phần do chính cái gọi là "tư duy điện tử" đã và đang giết chết khối lao động phổ thông, vốn là lực lượng cơ bản giúp nền kinh tế đứng vững. Tiết kiệm nguồn lực cũng có thể dẫn đến dư thừa nguồn lực, tiết kiệm chỉ có hiệu quả khi chúng ta thiếu, còn nếu vốn dĩ đã thừa mà lại đi tiết kiệm thì chỉ càng làm cho nền kinh tế suy kiệt bởi hiệu quả sử dụng tổng nguồn lực là rất thấp! Khi đó tiền chỉ chảy vào túi một nhóm nhỏ có dính líu đến TMĐT, còn nhóm khác sẽ nghèo, và phân hóa sẽ ngày càng lớn. Không rõ tác giả đã suy xét đến phạm vi như vậy chưa? Bạn thân mến, đúng là bản chất của thương mại điện tử là ứng dụng công nghệ để tạo ra giá trị cho cuộc sống với rất ít chi phí và công sức. Năm 2003- 2006 mình học MBIS (cao học Việt Bỉ) – Master of business and information system. Khóa học này đã trang bị cho học viên rất nhiều kiến thức để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp. Học xong mình rất hứng thú và đã có báo cáo đề xuất với Lãnh đạo của doanh nghiệp mình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nguyên liệu đầu vào, bán hàng, hàng tồn kho, công nợ… trong toàn hệ thống Tổng công ty, nhưng không được các bác lãnh đạo ủng hộ vì chi phí làm phần mềm lớn. Thực ra các bác ấy không biết được lợi nhuận thu được từ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị hoạt động thương mại là rất lớn. Thế đấy quan trọng là nhận thức của con người và ý chí có muốn làm hay không thôi! Cảm ơn tác giả về bài viết. Nếu được tác giả phân tích sâu hơn và cho các ví dụ minh họa để người đọc chúng tôi có thể hiểu đúng về thương mại điện tử. Trân trọng. Những năm 50 thế kỷ trước khi Computer còn chiếm diện tích một căn phòng người ta đọng nghĩa ngắn gọn đó là cái gậy để con người hái trái táo trên cao dễ dàng hơn nói nôm na công nghệ thông tin IT mãi chỉ là công cụ. Con người cần trái táo nên sẽ biết sử dụng công cụ hữu hiệu. Nền tảng phát triển xã hội vẫn là phải sản xuất ra thật nhiều của cải VẬT CHẤT chứ không thể trông chờ đơn thuần vào công cụ có thể biến một cô á hậu thứ n thành Hoa hậu được...? Không nên thần thánh hoá TMĐT Cám ơn tác giả đã chia sẻ tư duy về TMĐT của mình.Theo tôi được biết có thống kê chỉ ra rằng, hiện nay chỉ có 5% doanh nghiệp thực sự hiểu về TMĐT và làm đúng nghĩa. Trong khi nhiều người ở VN cố đưa ra các lý thuyết giải thích, định nghĩa về TMĐT, thì nhìn vào thực tế các đơn vị dẫn đầu thị trường TMĐT đều là các DN nước ngoài. Các DN ở VN vẫn đang loay hoay không lối thoát trong cái định nghĩa về TMĐT. Con số 5% quả thực chính xác. Tôi rất đồng ý với bài viết này. Bài viết của tác giả rất đúng, bản thân tôi kinh doanh cũng chỉ làm TMĐT ở việc quảng bá và tiếp thị sản phẩm phần còn lại vẫn là truyền thống. Cần phải thay "đổi tư duy điện tử". Thuong mai truyen thong va TMDT no giong va khac nhau nhu giua dien thoai ban va DTDD. Bất hạnh thay, đúng là TMĐT đang lấn át và có khi bóp chết thương mại truyền thống vốn là nguồn sống của triệu triệu người. Nhưng ! TMĐT là xu hướng tất yếu không thể cưỡng lại được, chỉ có điều là tùy mỗi nơi mà nó tiến nhanh hay chậm mà thôi. Cách hợp lý nhất là chúng ta phải nhanh chóng làm quen và dần dần làm chủ phương thức KD mới này. Nếu không, sẽ bị thụt lùi, bị đào thải đẻ rồi cuối cùng trở thành nô lệ. Cậu bạn học cùng lớp thạc sỹ CNTT ở BK đây mà, quả thật bài viết của cậu rất có ý nghĩa đối với mọi người. Mong được đọc nhiều bài của cậu Nói đơn giản thế này. Thay vì bạn muốn mua một đôi giày cách xa nhà hàng chục, hàng trăm km, bạn chỉ việc ngồi nhà và click chuột, bạn sẽ được mang đến tận nhà và thử, ưng ý thì mua, không ưng thì trả lại mà chẳng mất gì! Vậy điều gì tạo nên điều kỳ diệu đó? Chắc rồi, chỉ có thể là Thương Mại Điện Tử Đúng vậy, công nghệ quả là một điều thần kỳ của nhân loại mà . Nhưng vấn đề lớn nhất là nhận thức của các doanh nghiệp Viêt Nam có theo kịp và hiểu đúng, làm đúng với bản chất của TMĐT hay không thôi.So với tốc độ phát triển TMĐT của thế giới thì VN chúng ta vẫn đang còn rất chậm... Bây giờ mà vẫn có người không hiểu. Đúng là như vậy. Bài viết nói rất đúng với hiện trạng TMDT VN hiện nay.Mình đã nhiều lần bực bội với rất nhiều cty làm ra trang web cho có với người ta.các web này có cái thì rất thô sơ.cái thì rất hoành tráng nhưng đều vô dụng và lãng phí,vì bạn ko thể mua hàng,ko thể được tư vấn trực tuyến,chỉ xem và gọi điện thoại hoặc phải đến tận nơi như kiểu truyền thống.Việc này cho thấy,đa số các DN VN rất lười thay đổi hoặc phản ứng chậm chạp trước những cái mới.Cho nên DN nước ngoài họ phải đi trước để chúng ta thích ứng và làm theo.
Làm bạn với quái vật Trong lúc đang tràn ngập cảm xúc tiêu cực, tối hôm đó, cô con gái hơn bốn tuổi của tôi về nhà kể chuyện rằng ở trường, nó đã vẽ một tấm thiệp tặng cho cô bạn bị ốm. Khi tôi hỏi con vẽ gì tặng bạn, con hồn nhiên trả lời: Con vẽ một con quái vật.Tôi giật mình sợ hãi, trách con sao không vẽ cái gì đẹp hơn, ví dụ như bông hoa hay công chúa tặng bạn, để rồi ngạc nhiên nghe câu trả lời của cô con gái nhỏ, rằng: “Mẹ đừng lo, con biết bạn ấy sẽ thích, vì đó là một con quái vật màu tím - màu yêu thích của bạn ấy. Con cũng vẽ con nắm tay bạn ấy rồi cùng nắm tay con quái vật”. Hoá ra với con, quái vật không phải là thứ đáng sợ, nhất là khi nó được vẽ bằng màu con ưa thích. Quái vật cũng có thể là bạn của con, khi con dám vượt lên sợ hãi để cầm tay nó.Ngẫm lại cách đối diện với một tình huống bất thường của chính mình và con gái, tôi nhận ra rằng, con trẻ thông thái và linh hoạt hơn rất nhiều. Có lẽ, khả năng phản ứng tích cực với hoàn cảnh ấy của con gái tôi một phần là nhờ triết lý giáo dục được phổ biến qua hình tượng quái vật, ma quỷ. Tôi nhận thấy ở Mỹ, các phim hoạt hình, các nhân vật của chương trình dành cho trẻ em hầu hết đều mang dáng vẻ dị hợm khác thường (kiểu như nhân vật Yoda trong phim Stars War), được gọi tên là quái vật (nhân vật Quái vật bánh quy - Cookie Monster - trong series truyền hình nổi tiếng Sesame Street chẳng hạn). Thế nhưng tính cách của chúng rất đáng yêu, đối lập với vẻ bề ngoài đáng sợ.Ban đầu, mới liếc qua, tôi thầm nghĩ sao người ta lại xây dựng toàn là các con vật lông lá, một mắt xấu xí thế kia cho trẻ con xem. Nhưng thấy bọn trẻ hào hứng xem, rồi say mê các nhân vật trong hình hài quái vật đến độ đòi bố mẹ mua thú bông quái vật để ôm khi ngủ, tôi mới vỡ lẽ. Hoá ra, đó là một triết lý giáo dục. Cuộc đời không phải luôn là màu hồng và chỉ mang sắc diện đẹp xinh của công chúa, hoàng tử; cuộc đời rất nhiều khi mang hình thù quái vật. Vậy thì, thay vì né tránh và sợ hãi, ta nên học cách đánh bạn với nó, hiểu biết thêm về nó và nếu có thể thì yêu nó như đó là một phần đương nhiên của đời sống ta vậy.Dường như cũng nhờ “đánh bạn” với những con quái vật, bọn trẻ con ở Mỹ có thêm cơ hội để nhìn cuộc đời bằng cái nhìn đa sắc. Một trong những cuốn sách yêu thích nhất của bọn trẻ nhà tôi là cuốn sách về trường học phù thuỷ. Cuốn truyện kể về một ngôi trường dành cho các cô nhóc, cậu nhóc học làm phù thuỷ, với sự dạy dỗ của một cô giáo phù thuỷ có cái mũi dài. Điều thú vị là câu chuyện mô tả mọi thứ bằng cái nhìn khác lạ của thế giới phù thuỷ, ví dụ như một cô bé phù thuỷ rất hãnh diện vì có cái áo mới hình nhện. Khi bị bạn khác trêu chọc, biến chiếc áo thành áo hoa thì cô bé vô cùng giận dữ vì với phù thuỷ, áo hoa là áo xấu.Câu chuyện dạy cho bọn trẻ cách nhìn thế giới bằng nhãn quan rộng mở, không áp đặt. Nó tập cho trẻ làm quen với lối tư duy đa chiều, để hiểu rằng: mỗi thế giới có một tiêu chuẩn khác nhau và cái đẹp trong thế giới phù thuỷ có thể hoàn toàn trái ngược với cái đẹp như chúng vẫn biết, vẫn quan niệm. Học về sự khác biệt để đón nhận những khác biệt (thậm chí bất thường) với tâm thế bình thản và sự tôn trọng cần thiết, đó là điều mà chính tôi đã học lỏm được từ cô con gái nhỏ và thế giới quái vật trong mắt con.Từ hôm nghe con gái kể về con quái vật màu tím con đã vẽ tặng bạn, tôi chủ động mở thêm một cánh cửa để quái vật bước vào đời sống của mình. Tôi cũng bắt đầu học cách nhìn những khó khăn trong đời như nhìn những con quái vật màu tím - một đối tượng có thể dị thường nhưng hoàn toàn có khả năng tiếp cận và làm quen, nếu biết mở lòng, mở mắt.Nguyễn Thị Thanh Lưu Không chỉ dạy cho bọn trẻ con mà người lớn cũng phải học cách nhìn cuộc sống bằng nhãn quan và cái đầu rộng mở. Ở ngoài đời thực có biết bao con người khi sinh ra hay đau ốm tai nạn mà hình hài của họ không nguyên vẹn, thậm chí xấu xí còn hơn quái vật. Vậy mà họ vẫn vươn lên , học hỏi giỏi giang chẳng kém gì người bình thường , có khi giỏi hơn . Họ đáng yêu vô cùng, đáng để chúng ta ngưỡng mộ và tôn trọng . Còn hơn những kẻ đẹp ( cả trẻ lẫn già )mà ăn không ngồi rồi suốt ngày chụp ảnh tự sướng khoe đầy trên mạng xã hội với những cái Like a dua và những Cmt vô nghĩa chẳng có gì để học hỏi cả . Hay lắm, rất sâu sắc, điểm yếu nhất của con người Việt Nam (ở tất cả mọi tầng lớp) hiện nay chính là phiến diện. Truyện ngụ ngôn dành cho... người lớn ! Rất hay, hãy nhìn cuộc sống rộng hơn và không áp đặt điều gì. Bao giờ cũng vậy, trẻ nhỏ, luôn rộng lòng và thông thái hơn người lớn:) Rất hay, tôi cũng có con nhỏ và cảm ơn tác giả. Tuyệt. Ngày đầu đi làm đọc bài thấy phấn chấn hẳn. Hihi quái vật màu tím. Cảm ơn cô Lưu. Nhẹ nhàng mà sâu sắc. Cuộc sống tươi vui hay ảm đạm đều do cách nhìn của mỗi người. Nhìn sự vật đa chiều sẽ giúp bạn chủ động và dễ thích nghi hơn trong cuộc sống. Chủ động đối diện với cái đáng sợ, nếu trong suy nghĩ của con người, hay đơn giản là trẻ nhỏ thì có tính thiện, tùy vào môi trường sẽ thay đổi. Những người lớn chẳng bao giờ tự họ hiểu được cái gì cả, và thật là mệt cho trẻ con lúc nào cũng phải giải thích cho họ. (Hoàng tử bé) Bài viết rất hay, like cho bạn. Cảm ơn tác giả đã nhắc nhở mọi người mở rộng tầm nhìn, lòng khoan dung, độ lượng và học cách biết chấp nhận. Đọc rồi mới giật mình và suy nghĩ lại về cách nghĩ của mình trước đây. Cảm ơn tác giả. Với trẻ con, chúng ta còn phải cần nghiêm túc lắng nghe!
Bi kịch ở Paris 12 người vô tội thiệt mạng. Cả châu Âu bàng hoàng.Charlie Hebdo từng gây tranh cãi vì vẽ biếm họa nhà tiên tri Muhammad, khiến trụ sở của họ bị đánh bom và các nhà báo bị dọa giết hồi năm 2011. Họ cho đó là quyền tự do ngôn luận, phê phán những gì mình thích. Những kẻ cuồng tín thì không nghĩ vậy - chúng coi đó là sự xúc phạm niềm tin.Nhiều người phương Tây không đồng tình với cách làm của Charlie Hebdo. Bộ trưởng ngoại giao Pháp cũng từng chỉ trích tờ báo này “đổ thêm dầu vào lửa”. Nhưng Tổng biên tập Gérard Biard bác bỏ và tuyên bố tờ báo luôn tuân thủ luật lệ tự do của nước Pháp, chứ không phải luật ở Kabul hay Riyadh (hai thủ đô của các nước Hồi giáo lớn).Nhưng sự kiện vừa qua, và cả vụ bạo loạn sau khi một tờ báo Đan Mạch đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Muhammad vào năm 2005, cho thấy ranh giới, luật pháp của từng quốc gia không còn nhiều ý nghĩa trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Một hành động, dù nhỏ, cũng sẽ có khả năng tạo ra tác động lớn trên khắp mọi nơi nhờ Internet. Với một thế giới được kết nối, rất khó để quẫy một cánh bướm mà không làm rung chuyển cả hệ thống mạng nhện.Do đó, trong thời đại này, hơn bao giờ hết người ta cần có lòng khoan dung và tôn trọng những giá trị của nhau. Nhưng thay vì xích lại gần nhau, các khối giá trị lại va chạm với nhau theo tần suất ngày càng khốc liệt. Dường như chúng ta đang bước dần vào tâm điểm của cuộc “xung đột giữa các nền văn minh” mà tác giả Samuel Huntington từng đề cập.Đáng sợ hơn, mặt trái khủng khiếp của toàn cầu hóa là khả năng gom lại những kẻ cực đoan có cùng lý tưởng. Sự kết hợp giữa vũ khí hiện đại và lối tư duy độc đoán là mối đe dọa với sự tiến bộ của loài người, khi chúng muốn gieo rắc nỗi sợ hãi nhằm đạt được mục đích.Tôi không thích những bức biếm họa của Charlie Hebdo, hay của tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten. Tôi cho rằng các bức tranh đó có thể xúc phạm tín ngưỡng của những người Hồi giáo, làm gia tăng hố sâu ngăn cách giữa họ và phương Tây. Thế nhưng tôi ủng hộ quyền tự do thể hiện quan điểm, thứ quyền “bất khả xâm phạm” mà người châu Âu đã mất bao nhiêu máu và nước mắt để xây dựng. Một xã hội mà ngay cả ý kiến cũng không được phép nói ra thì khó có thể phát triển.Thêm vào đó, dùng bạo lực để giải quyết một vấn đề hòa bình là điều không thể dung thứ. Khác biệt trong tư tưởng, suy nghĩ, và cả hệ giá trị là điều hết sức bình thường, đặc biệt là trong thời đại này. Nhưng điều đó cần được xử lý bởi lương tâm, tranh luận, và pháp luật, chứ không phải bằng bom đạn, súng dao.Liệu tôn giáo có lỗi gì không?Tôi cho rằng, nguyên do cốt lõi sau vụ sát hại các nhà báo ở Pháp không nằm ở đạo Hồi. Bất kỳ tôn giáo nào cũng hướng đến cái thiện, và Hồi giáo không phải là ngoại lệ. Thực tế nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới là Indonesia có một xã hội khá ổn định và yên bình. Không có tôn giáo nào xấu, chỉ có những kẻ nhân danh tôn giáo để làm điều xấu.Bởi vậy, bi kịch ở Paris xảy ra chính là lúc con người, bất kể tôn giáo hay màu da càng phải xích lại gần nhau và hiểu nhau hơn. Như dòng chữ trên trang bìa của tờ Charlie Hebdo từng ghi: “Tình yêu mạnh hơn thù hận”.Nguyễn Khắc Giang Bài viết rất sâu sắc và nói hộ suy nghĩ của nhiều người. Tôn giáo nào cũng hướng đến cái thiện. Không có tôn giáo nào xấu, chỉ có những kẻ nhân danh tôn giáo để làm điều xấu. Hơn bao giờ hết con người hãy khoan dung, độ lượng và hãy biết tôn trọng những giá trị của nhau. Cảm ơn bạn Nguyễn Khắc Giang. Anh được tự do bày tỏ ý thích, niềm tin tôn giáo... nhưng khi nhân danh tự do bạn lại đi báng bổ, giễu cợt tôn giáo khác, một tín ngưỡng khác thì đó không đơn thuần là quyền tự do nữa. Cứ suy ra ngay trong đời sống thường ngày bạn không thể chỉ vào bàn thờ tổ tiên tôi mà giễu cợt, hoặc tôi lại châm biếm bức hình của ông nội bạn. Hình như người châu Âu vẫn giữ thói quen hợm hĩnh một cách xấc xược khi tự cho mình quyền phán xét, châm chọc, giễu cợt vào niềm tin, tín ngưỡng của các nơi khác, Tôi chưa thấy ở đâu mà những người Âu (tự cho là Tự do ) vẽ hình châm biếm hoặc bêu riếu chúa Jesu cả. Hay là sự tự do này cho phép họ chỉ được quyền xúc phạm tôn giáo,tín ngưỡng khác còn chính họ lại lại "cấm". Tác giả viết rất hay, nhưng vấn đề phức tạp hơn rất nhiều. Vài chục năm gần đây châu Âu đã đón 1 lượng tương đối lớn người nhập cư, chủ yếu là từ Trung Đông và Bắc Phi theo đạo Hồi. Ban đầu châu Âu cho nhập cư vì cần nhân lực, nhưng ngay sau đó đã trở thành 1 vấn đề nghiêm trọng. Những người nhập cư này khi vào châu Âu vẫn cứ muốn hoạt động như tại quốc gia ban đầu của họ, họ không tôn trọng luật lệ, tập quán, văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo của người bản địa, trong khi đó người châu Âu có 1 truyền thống văn hoá, tôn giáo rất lâu đời tận mấy nghìn năm rồi. Điều đó tạo nên mâu thuẫn, gây nên sự ác cảm của người bản địa với người nhập cư, cụ thể là người Hồi giáo. Nhiều người cho rằng chính những người nhập cư đặc biệt từ các nước Hồi giáo đã gây bất ổn ở châu Âu. Hiện nay, tại Pháp cũng như các nước châu Âu khác, chủ nghĩa dân tộc đang nổi lên rất mạnh mẽ. 1 trong những biểu hiện của nó là chống nhập cư, chống Hồi giáo và bài ngoại. Người châu âu cho rằng người nhập cư đang tạo nên làn sóng "Hồi giáo hoá" và họ đã hành động để chống lại những thứ mà họ nghĩ là đe doạ tới văn minh châu Âu. Các lãnh đạo châu Âu không thể nào bỏ qua chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng mạnh mẽ tại các nước châu Âu. Nói chung đây đã là 1 vấn đề chính trị lớn. Vụ khủng bố này sẽ càng làm cho làn sóng bài Hồi giáo, chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu mạnh lên thôi. Và sẽ còn nhiều chuyện sẽ xảy ra. Không có tôn giáo nào xấu, chỉ có những kẻ nhân danh tôn giáo để làm điều xấu mà thôi... Tôn giáo xuất hiện cũng chỉ bởi vì họ cần một liều thuốc tinh thần khi sống một cuộc đời chán nản, xô bồ và họ cần một đấng cứu thế mà thôi. Sự va chạm, cọ xát (tôi không muốn dùng từ "xung đột") giữa các nền văn hóa liên đi cùng với sự phát triển của loài người để tạo ra những nền văn hóa lớn hơn, trong đó những giá trị cũ lạc hậu biến mất, cái mới tiến bộ hơn xuất hiện. Cần hiểu đúng về "lòng khoan dung và tôn trọng giá trị". Nếu cứ "khoan dung, tôn trọng", không có "giễu cợt, đả kích" thì đạo thiên chúa vẫn bảo lưu quan điểm mặt trời quay quanh trái đất và nhiều người còn bị lên giàn hỏa thiêu. Bài viết của bạn rất hay ! Những kẻ nhân danh tôn giáo làm điều xấu phục vụ lợi ích của mình rồi sẽ bị tiêu diệt. Tôi lên án hành động của những kẻ khủng bố nhưng tôi cũng không đồng tình với các nhà báo Charlie Hebdo. Họ từng ghi: “Tình yêu mạnh hơn thù hận” nhưng họ lại kích động thù hận. Họ trả giá cho cái gọi là "tự do ngôn luận" nhưng lại kéo theo tai họa cho những người vô tội khác. Có nhiều cái đáng phê phán, châm biếm hơn (như tham nhũng, phân biệt chủng tộc v.v...) là đả kích tôn giáo người khác. Nếu 1 ngày ai đó xúc phạm tới bậc sinh thành của các vị, xin hỏi các vị sẽ làm gì. Đừng lợi dụng cái gọi là tự do ngôn luận để trục lợi chính trị. Tóm lại chuyện chính trị hay tôn giáo rất dễ xảy ra chiến tranh, đừng nên nhân danh tự do mà đi xúc phạm lẫn nhau là lành nhất. Cám ơn Nguyễn Khắc Giang, bạn đã nói lên phần nào về những cuộc xung đột mang danh nghĩa tôn giáo trong thời hiện đại, nhưng có điều tôi chưa thật sự đồng ý với bạn khi bạn nói "Liệu tôn giáo có lỗi gì không?". Tại sao không chứ, hãy nhìn lại các cuộc chiến tranh lớn nhỏ từ khi con người biết ghi lại cái gọi là lịch sử xem có cuộc chiến nào không mang dấu ấn của tôn giáo? Và tôn giáo là gì? Những người tạm gọi là khai sáng ra tôn giáo nói gì? Thật ra chỉ là do người đời sau diễn đạt, thêm thắt, cắt xén những triết lý cao siêu của họ rồi tạo ra cái gọi là tôn giáo nhằm dẫn dắt những người tin tưởng để phục vụ lợi ích nhóm mà thôi. Tôi thì tin rằng nếu những bậc khai sáng kia còn sống nhìn lại những gì mình đã nói bị diễn đạt lại bởi các tôn giáo có lẽ hối hận lắm đây. Đừng vì phân biệt mà làm thêm căng thẳng, hãy tạo các mối quan hệ để mọi người xích lại gần nhau hơn, cùng chung sức xây dựng một thế giới hòa bình và không có chiến tranh. Tôn giáo nào cũng hướng thiện ,nhưng hồi giáo cực đoan và IS thì không còn là tôn giáo chính thống nữa,vì vậy hành động đó đi ngược lại sự tiến bộ của loài người! Lý tưởng của mọi tôn giáo đều hoà bình, nhưng lịch sử luôn là chiến tranh.... Dưới bóng tôn giáo sẽ không có lòng thù hận!
Mặt trái huy chương vàng Với đơn vị chủ quản, Ánh Viên có lẽ giống như ông vua Midas trong thần thoại Hy Lạp, chạm tay vào cái gì thì cái đó biến thành vàng.Nhưng với nhiều người, cảm giác chung là ngao ngán khi thấy cô, một cách tự nguyện hoặc dưới áp lực, quần thảo trên toàn bộ 20 nội dung thi đấu của đường đua xanh.Đó sẽ là tin vui, nếu Viên không phải là “gà nòi” của thể thao Việt Nam, được đào tạo bài bản ở Mỹ với kinh phí 200.000 USD mỗi năm. Người ta kỳ vọng cô đem về vinh quang tầm cỡ châu lục và thế giới, chứ không phải chiến thắng ở những cuộc đua nội địa không có tính cạnh tranh cao.Hơn nữa, ai cũng hiểu là nhiều trong số 20 đường bơi đó, có những nội dung Ánh Viên sẽ không bao giờ tham gia trên đấu trường quốc tế. Tại Á Vận hội vừa qua, cô thi đấu ở ba nội dung và đoạt hai huy chương đồng. Kình ngư số một mọi thời đại, Michael Phelps, cũng chỉ tham gia tám nội dung thi đấu tại Olympic Bắc Kinh 2008, và anh lập kỷ lục giành cả tám huy chương vàng.So sánh vậy để thấy việc thi đấu toàn bộ nội dung bơi lội tại Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc không có nhiều ý nghĩa chuyên môn cho cá nhân Ánh Viên.Tất nhiên, đoàn chủ quản có quyền dùng vận động viên thuộc biên chế theo cách họ muốn. Và có thể việc tham gia các giải đấu trong nước của những ngôi sao như Ánh Viên hay Tiến Minh là cần thiết cho quá trình tập luyện, cũng như tạo điều kiện học hỏi cho các vận động viên khác. Nhưng để họ dàn sức thi đấu ở cả những nội dung không phải sở trường, thì chỉ có một nguyên do duy nhất: bệnh thành tích.Hiện tượng Ánh Viên làm tôi liên tưởng đến một học sinh giỏi toàn diện ở một trường học bậc trung. Cô bé được đưa lên tỉnh ôn thi quốc gia, nhưng đến hẹn lại lên vẫn phải về nhà để thi giải trường. Cô giáo chủ nhiệm muốn em thi toàn bộ các môn học, từ giáo dục công dân cho đến vật lý, bởi lý do “không ai khác giỏi hơn em ở các môn này”. Kết quả, em gom toàn bộ giải nhất và quay về tỉnh tiếp tục ôn thi, để lại trường một cuộc thi nhàm chán.Điều này theo tôi, không có lợi cho bất kỳ ai. Cô bé mất tập trung vào thế mạnh của mình, trình độ của lớp không khá lên chỉ vì một cá nhân xuất sắc, và ngôi trường thì mất đi động lực đầu tư vào các học sinh khác.Tôi không đánh giá thấp vai trò của Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc. Nhưng tôi cho rằng việc tận thu huy chương bằng mọi giá khiến sự kiện này mất đi ý nghĩa quan trọng nhất - tìm kiếm những tài năng mới cho đất nước. Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, Tiến Minh chia sẻ rằng nhiều vận động viên trẻ đã bỏ cuộc, không thi đấu với anh để tập trung vào các nội dung khác dễ lấy huy chương hơn. Điều này gián tiếp giúp anh 11 lần liên tiếp vô địch quốc gia mà không mấy khó khăn.Tôi nghĩ trong câu chuyện của Tiến Minh và Ánh Viên rất khó để đổ lỗi cho cụ thể một ai. Thực tế con người thường phải sống theo những gì môi trường áp đặt - cuộc đua huy chương chỉ diễn ra khi hệ thống tưởng thưởng cho việc đạt thành tích bằng bất kỳ giá nào.Vậy nên nếu cơ chế tiếp tục vận hành như hiện tại, thì Ánh Viên vẫn phải đoạt những danh hiệu vô nghĩa, các đoàn vẫn phải tìm mọi cách để có thành tích cao, và chúng ta thì vẫn phải ngồi đếm huy chương vàng cho nhau thay vì có chỗ đứng trên bản đồ thể thao quốc tế.Có những thứ nhiều quá lại trở nên có hại. Ông vua Midas đã biến con gái mình thành tượng vàng và suýt chết đói, vì tất cả những thứ ông chạm tay vào đều hóa thành vàng. Thành tích, nếu xuất phát bởi những mục tiêu ngoài ý nghĩa thể thao thuần khiết, sẽ trở thành những thứ tưởng là tuyệt vời nhưng thực ra lại là một căn bệnh chết người như thế.Nguyễn Khắc Giang Huy chương của Đại hội TDTT toàn quốc chỉ có giá trị giữ ghế cho các quan cấp sở thôi, chứ không đánh giá được hiện trạng của nền thể thao của từng địa phương và nước nhà. Trình trạng cho mượn VĐV, ký HĐ ngắn hạn diễn ra khá phổ biến, không có chiến lược phát triển các môn chủ lực Olympic mà chỉ tập trung vào các môn ao làng. Tôi và những người yêu thể thao nước nhà ,mong muốn những vận động viên chúng ta hãy thôi vẫy vùng trong cái ao làng nhỏ bé ,mà hãy hướng ra biển khơi xa kia ! Ai cũng hiểu chỉ vài người không hiểu... Vâng, đây cũng là phần nào lý do mà một bộ phận lớn giới trẻ ở VN chỉ chọn con đường thực dụng chứ không dám theo đuổi niềm đam mê của mình. Thử hỏi sao có thể có lòng quyết tâm tiếp tục sự nghiệp khi tham gia bất kỳ nội dung nào cũng bị thua sấp mặt trước tên tuổi lớn và được đào tạo bài bản ? Sau đó với tiếng của người thất bại, không ai chú ý và phát triển họ.Đây không chỉ là vấn đề của thể dục thể thao mà còn là vấn đề chung của việc tìm kiếm, phát triển và đào tạo nhân lực trẻ của VN. Nếu cứ dựa vào "người được việc số 1" để đánh bóng tên tuổi của tổ chức thì đến bao giờ "người được việc số 2, số 3, số 4..." có thể xuất hiện ?Tôi vẫn nhớ một câu nói :"Sự thành công đến từ 70% nỗ lực và 30% tài năng", Xin hãy chú ý đến những người thường vô danh mà đấy quyết tâm chứ đừng nên vùi dập họ ngay từ khi còn là trứng nước Cám ơn nhà báo đã có một góc nhìn mà không phải ai cũng hiểu được, cũng nhìn thấy được Gốc của vấn đề là có quá nhiều cuộc thi, kỷ lục, huy chương để làm gì khi mà các kỷ lục, huy chương... đó chỉ là cấp ao tù. Chỉ lợi cho một số người thôi, tốn rất rất nhiều tiền thuế của dân. Để làm gì khi đất nước còn vô vàn việc phải làm. Tôi mong bỏ hết các cuộc thi vô bổ, hình thức, phong trào đi. Tập trung vào cho giáo dục, quân đội, công an, y tế để xây dựng nước Việt Nam hùng cường Đây là những huy chương mềm mại. Ánh Viên cần tận thu những huy chương kiểu này để cho một số ai đó được hưởng lợi. Chúng ta cần sân chơi theo từng cấp độ để khuyến khích sự vươn lên, nếu cứ vì thành tích của một bộ phận thì không vận động viên nào muốn thi đấu khi biết không thể dành chiến thắng dù bằng niềm tin. Cần có vận động viên đỉnh cao làm động lực cho lớp trẻ, nhưng rất cần sự thi đấu công bằng . Fair play! Đưa đại hộ thể thao, thành phong trào rèn luyện sức khoẻ toàn dân, dân tộc chúng ta mạnh khi toàn dân mạnh , có sức khoẻ, chứ chẳng phải nhiều HCV ở giải này , giải nọ là mạnh, tóm lại là bệnh vì thành tích, con gà tức nhau tiếng ngày. Vậy hãy đầu tư thêm Ánh Viên thứ hai, thứ ba đi. Mỗi một cá nhân đều có những cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, riêng tôi chỉ muốn gửi tới mọi người câu chuyện về VĐV John Stephen Akhwari người Tanzania để mọi người cùng suy nghẫmngoisao.net/tin-tuc/goc-doc.../duong-dua-cua-niem-tin-2965355.html Để dành tiền cho trẻ em cơ nhỡ, người già, người khuyết tật.... Ngay lúc VTV đưa tin AV giành HCV mình đã thấy ngao ngán cho giải, ngượng thay cho nhà tổ chức và những người liên quan. Cái chúng ta cần là AV có HCV ở sông, biển, đại dương chứ không phải ở ao làng! Con hát mẹ khen hay. Tôi không đánh giá thấp vai trò của Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc. LẠI KHÔNG DÁM NÓI THẲNG, NÓI THẬT RỒI
Thờ ơ và sự tuyệt chủng Ở TP HCM, mấy năm trước, nếu chịu khó ra vùng Hóc Môn, Củ Chi cũng có thể mua được cá lòng tong với giá chỉ vài chục nghìn đồng một kg. Giờ, hầu như không còn thấy ai bán loại cá này. Có lẽ do lòng tong không phải cá quý nên nếu nó tuyệt chủng, biến mất, chắc cũng chẳng mấy ai để ý.Một lần tình cờ, đến trụ sở của Tổ chức Bảo vệ động hoang dã WAR (Wildlife At Risk) tại TP HCM, tôi ngạc nhiên khi thấy ở đây lại nuôi cá lòng tong. Trong những chậu kính màu xanh rêu, những con cá sắp đẻ to cỡ ngón tay út, bơi thong dong trông hệt như cá cảnh, rất dễ thương.Tiến sĩ Bùi Hữu Mạnh, chuyên gia của WAR - người chịu trách nhiệm nhân giống và chăm sóc những hồ cá lòng tong - nói với tôi, nếu bán làm cá cảnh không chừng cũng hút hàng. Anh nói vui thế thôi chứ lũ cá lòng tong ở đây có “sứ mệnh” khác. Chúng là một trong những loài cá bản địa đang được WAR nuôi để thả về tự nhiên nhằm mục đích bảo tồn. Theo tiến sĩ Mạnh, ở Việt Nam, những loài cá như lòng tong, cá bã trầu… cũng đang dần cạn kiệt. Nếu không được nhân nuôi, bảo vệ, có thể chúng cũng sẽ biến mất.Câu chuyện làm tôi nhớ đến cái chết - sự tuyệt chủng - của con tê giác Java ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, con vật được xem quý hiếm nhất Việt Nam. Năm 2010, thông tin con tê giác cuối cùng này bị giết chết làm nhiều người bất ngờ, thậm chí bị sốc vì số tiền chi cho công tác bảo tồn đã lên đến hàng triệu USD. Nhưng với những người am hiểu về bảo tồn động vật hoang dã, cái chết của con tê giác đã được báo trước. Đơn giản, do chỉ còn một cá thể, nếu không bị giết, nó cũng sẽ chết già trong cô độc. Nói một cách khác, khi chúng ta thấy quý hiếm và muốn bảo vệ loài tê giác này thì đã quá muộn.Ở Việt Nam có bao nhiêu loài động thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng, hoặc biến mất? Tôi đã hỏi rất nhiều nhà khoa học nhưng chưa thấy ai có công trình nghiên cứu rõ ràng về vấn đề này.Có người cho biết, trước đây nước ta có rất nhiều loại lan rừng đẹp nhưng có thể do khai thác, bán ra nước ngoài nhiều quá nên giờ đến nguồn gen cũng không còn. Có người nói, trước đây chúng ta cũng có những giống gà độc đáo như gà tre, gà ri nhưng không hiểu sao giờ cũng không còn thấy trên thị trường…Trong khi đó, hiện nay hầu như muốn nuôi con gì, trồng cây gì người dân cũng phải mua giống nhập từ nước ngoài. Từ lúa giống, bầu, bí, cà chua… đến trâu, bò, heo gà… cái gì cũng nhập. Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cho biết, năm 2014, Việt Nam xuất khẩu rau củ quả đạt khoảng 1,2 tỷ USD thì phải bỏ ra khoảng 600 triệu USD để nhập khẩu giống. Câu chuyện tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều chủ trang trại cũng than thở vì tiền nhập giống về quá cao…Thường, những thứ khi khan hiếm hoặc mất đi sẽ trở nên quý giá. Câu chuyện con cá linh ở miền Tây là một ví dụ khác.Năm 2010, tôi đi công tác về vùng Đồng Tháp Mười ngay trong mùa lũ nhưng vẫn không ăn được món cá linh. Năm đó, do nước trên dòng Mê Kông về ít nên cá linh cũng trở nên khan hiếm. Mọi năm, vào mùa lũ, giá cá linh chỉ vài nghìn đồng một kg. Nó rẻ đến mức người dân địa phương gọi là cá linh sình (để sình thối cũng không ai mua). Nhưng mùa lũ năm ấy giá cá linh ở chợ Long Xuyên (An Giang) có lúc lên đến 250.000 đồng/kg.Cá linh là loài cá được thiên nhiên ban tặng cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Vào mùa lũ, chúng nhiều đến mức có nơi dùng để làm phân bón cây. Do đó, trước đây, không ai nghĩ đến chuyện cần phải tìm cách nuôi loài cá này. Vài năm gần đây, do lũ bất thường, cá linh khan hiếm dần nên mới có một hai nông dân miền Tây bắt đầu mày mò nuôi cá linh trong hồ…Tôi nghĩ, chỉ với những nỗ lực mang tính đơn lẻ như người nông dân thử nghiệm nuôi cá linh, Tổ chức WAR nuôi thả cá lòng tong ở TP HCM, đến một lúc nào đó, chuyện nhập khẩu những loại cá vốn rẻ bèo về nước với giá cao cũng sẽ là điều tất yếu.Trung Thanh Ở VN mình chẳng phải chỉ vật nuôi cây trồng có nguy cơ tuyệt chủng đâu. Rồi sẽ đến lúc tài nguyên như than đá, mỏ quặng. Tóm lại cái gì có thể bán được ở VN cũng có nguy cơ tuyệt chủng, cạn kiệt. Vì cách khác thác cách ứng xử với thiên nhiên của con người quá vô trách nhiệm và lạnh lùng. Họ không nghĩ để lại cho tương lai mai sau mà chỉ nhìn thấy cái trước mắt. Ở VN đến đỉa còn sắp tuyệt chủng kia. "Ở Việt Nam có bao nhiêu loài động thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng, hoặc biến mất? Tôi đã hỏi rất nhiều nhà khoa học nhưng chưa thấy ai có công trình nghiên cứu rõ ràng về vấn đề này."... Các nhà khoa học đang làm gì nhỉ? Con người không giết động vật để duy trì sự sống, họ chỉ thỏa mãn lòng tham ngu muội. Anh làm tôi nhớ nồi cá kho lòng tong quá, mấy ngày nay cũng có tâm trạng là ước gì được ăn cá lòng tong! Tôi là thế hệ giữa 8x, hơn 20 năm trước đã vác cần câu đi câu, mà hễ gặp cá lòng tong là ghét nhất vì nó phá mồi, mà nó lì lợm nửa! Làm sao để trở về với tuổi thơ dù chỉ một lần, được đi ra ruộng cắm câu, giăng lới cá sặc cá rô, đêm đến đom đóm bay lập loè, mùa đìa cá nhiều vô số kể! Kỷ niệm về tuổi thơ vẩn còn nguyên vẹn và đẹp đến nao lòng tôi... Không biết mọi người nghĩ sao chứ tôi thấy người Việt mình đánh bắt vô tội vạ quá - cá lớn cá bé đều bắt hết rồi đến lúc chẳng còn gì để bắt nữa. Về cá sống tự nhiên mất dần đi là điều dễ hiểu , vì làm nông nghiệp bây giờ nào là phân bón hoá học , nào là thuốc trừ sâu , với môi trương như thế cá nào mà sống đc , con cá tự nhiên ăn rất ngon , nhưng cá nuôi dù cùng loài cá , to hơn nhiều thịt hơn nhưng giá rẻ hơn cá tự nhiên , cá trê nuôi 40n 1kg người ta bán đầy , cá trê đồng 80n 1kg ko có mả mua ! Chẳng phải động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở ta, mà con người có đức tính trung thực, ngay thẳng... cũng có nguy cơ bị tuyệt chủng. Với kiểu sinh hoạt như hiện nay tại các nơi có tiền, xu thế xu nịnh ngày càng phát triển, những người sống trung thực, không ưa nịnh nọt dần dần bị tuyệt chủng & những kiểu người sống đối trá, lừa lọc nhau dần càng phát triển. Có 2 vấn đề được đặt ra: Thứ 1, "sự tuyệt chủng" các loại sinh vật là do Con người hay Thiên nhiên? Nguyên nhân nào trội hơn và phải "làm gì" để ngăn chặn nguyen nhân ấy? Thứ 2, nếu thử hết cách rồi mà vẫn ko chống lại đc quy luật của tự nhiên thì có thể dùng "loại/giống" khác để Thay Thế không? nếu được thì chắc cũng phải "chấp nhận thực tế" để lo giảm giá các mặt hàng khác chứ tôi thấy xăng giảm rồi nhiều người còn than. Thế nên, vụ "tuyệt chủng" của mấy loài sinh vật ở đâu đâu không đi vào lòng người nổi đâu :) Nhược điểm của chúng ta là con vào cái nghèo mà thỏa hiệp và thỏa mãn một cách vô tư. Cảm ơn tác giả! Bạn đã vẽ bức tranh về thực trạng xã hội chúng ta lúc này bằng chữ khá phong phú và đầy màu sắc. Rất chân thật, xem để suy ngẫm! Sự tồn tại của động thực vật cũng có ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người. Mất cân bằng sinh thái đem đến những biến đổi về môi trường sống cho cả con người. Và chúng ta cũng đã mất đi quá nhiều nguồn gen cây trồng, vật nuôi quý để rồi bây giờ phải tốn bao nhiêu ngoại tệ để nhập khẩu giống từ nước ngoài cho phát triển nông nghiệp. Nếu cứ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt theo kiểu như bây giờ, e là chẳng mấy chốc Việt Nam chúng ta chẳng còn rừng vàng, biển bạc nữa. Ở Việt Nam cái gì, con gì, cây gì không ăn được thì người ta ngâm rượu uống. Vì vậy, phải sử dụng chiêu gậy ông đập lưng ông mới bảo vệ được động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng được. Ví dụ, cứ đồn thổi là ăn cá lòng tong sẽ bị "yếu sinh lý", uống sừng tê giác dễ bị "suy thận". Còn đối với cây mai dương, rùa tai đỏ thì cứ đồn thổi là sắc 3 tô còn một chén đem ngâm rượu uống thì "ông uống bà khen" v.v... mai ra mới có ăn thua trong "cuộc đấu" này. Chúc tác giả bài viết mạnh khỏe. Tôi cũng muốn được chung tay tham gia những dự án có ý nghĩa như thế, nếu chúng ta không quý trọng, chúng ta sẽ mất rất nhiều! Chỉ là Ý THỨC thôi Trung Thanh à! Mà cái ý thức vắng vẻ này không chỉ ở dân đen mới không có!!!!!!
Tin vào điều tốt đẹp Thậm chí, ngay cả Chủ tịch VFF, ông Lê Hùng Dũng, cũng công khai phát biểu trước báo giới rằng trận đấu này có dấu hiệu bất thường và đã nhờ cơ quan chức năng làm rõ.Tôi thì không đồng tình với quan điểm ấy. Ai cũng biết bóng đá, nhất là những trận đấu knock-out, là một cuộc chơi khắc nghiệt. Kết quả cuối cùng luôn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả vận may. Trong một ngày “xấu trời” thì ngay cả các ngôi sao hàng đầu thế giới cũng có thể mắc những sai lầm ngớ ngẩn, nghiêm trọng và bất kỳ đội bóng nào cũng có thể thua trận, thậm chí là thua thảm hại. Ví dụ như tại World Cup 2014 vừa qua, đội bóng khi ấy là đương kim vô địch Tây Ban Nha hay chủ nhà Brazil đều đã thua trước Hà Lan và Đức. Bởi vậy, việc tuyển Việt Nam vừa thua đã lập tức bị đặt nghi vấn bán độ, dù đã có một hành trình khá tích cực trước đó, theo tôi là một cái nhìn mang tính tiêu cực, không tin tưởng vào các cầu thủ.Nhưng tư tưởng ấy lại đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội. Năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) và Đại học Y tế Công cộng Boston dưới sự hỗ trợ của tổ chức Hướng tới minh bạch (Towards Transparency) đã tiến hành một nghiên cứu định tính về các khoản chi phí không chính thức trong y tế tại Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu việc đưa và nhận phong bì tại các cơ sở y tế. Kết quả cho thấy khoảng một nửa số bệnh nhân được phỏng vấn ở bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố cho biết họ đưa phong bì hoặc quà biếu cho nhân viên y tế vì thấy ai cũng làm như vậy. Trong khi đó, chỉ có 1/3 số người được phỏng vấn trả lời rằng họ phải đưa phong bì do bị nhân viên y tế trực tiếp đòi hỏi hoặc có hành động gợi ý.Như vậy, phần lớn bệnh nhân đã chủ động đưa phong bì, dù không (hay có thể là chưa) bị nhân viên y tế vòi vĩnh. Họ làm như vậy vì nghĩ rằng: nếu không đưa phong bì thì có thể bị phân biệt, đối xử hoặc nhận được chất lượng điều trị kém hơn bình thường. Nhưng sự thật không như họ nghĩ. Cũng theo nghiên cứu này thì gần như toàn bộ nhân viên y tế tham gia vào nghiên cứu tại tất cả các tuyến từ huyện đến trung ương đều trả lời “Không” cho câu hỏi: “Liệu việc đưa phong bì, quà biếu có cải thiện được chất lượng điều trị hay không?”. Theo các y bác sĩ, chất lượng điều trị cho bệnh nhân là không hề khác biệt, bất chấp họ có hay không đưa phong bì hoặc biếu quà. Tôi tin câu trả lời này là chính xác. Bởi tôi có rất nhiều bạn thân là bác sĩ. Tất cả họ trong lúc bạn bè thân tình tâm sự đều khẳng định: không quan tâm đến việc bệnh nhân có đưa phong bì hay không.Tôi không phủ nhận rằng vẫn tồn tại chuyện con sâu làm rầu nồi canh. Nhưng có thể thấy, việc xã hội thiếu niềm tin và giữ cái nhìn tiêu cực về đội ngũ y bác sĩ chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn nạn phong bì tràn lan như hiện nay. Tôi cho rằng không chỉ với ngành Y, mà còn rất nhiều ngành nghề khác cũng xảy ra tình trạng tương tự. Người ta nghi kị, tự làm khổ mình với quan niệm “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, vì thiếu niềm tin vào những điều minh bạch, tốt đẹp.Sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta cứ giữ cái nhìn thiếu tính xây dựng như vậy. Bởi về lâu về dài chắc chắn nó sẽ khiến từng cá nhân bị tha hóa và bị cuốn vào vòng xoáy của tiêu cực (do dễ tặc lưỡi rằng cả xã hội đều vậy, dù thực tế thì hoàn toàn không phải như thế). Năm 2011, Tổ chức Liêm chính thế giới (Transparency International) thực hiện một khảo sát thí điểm về liêm chính trong thanh niên Việt Nam thì có 28% lý giải họ sẽ không tố cáo một hành động tham nhũng vì “có tố cáo cũng chẳng giải quyết được gì”.Việc cứ bi quan, mặc định nhìn đâu cũng thấy tiêu cực chắc chắn rồi sẽ tạo ra một xã hội tiêu cực thật sự. Đơn giản bởi, người ta không thể làm được những điều tốt đẹp, nếu bản thân không tin vào những điều tốt đẹp.Phan Tất Đức Xã hội toàn là giả dối thì biết tin vào đâu, nhìn thử xem tất cả mọi thứ từ cái lớn đến cái nhỏ có cái nào đáng tin tưởng không. Tất cả đều là giả dối, làm giả dối, nói dối, nói một đàng làm một nẻo, làm ít ăn nhiều... chẳng biết tin vào cái gì để mà sống. Bạn Phan Tất Đức có nhiều bạn thân là bác sĩ nên không phải đưa phong bì và vì vậy bạn chẳng bao giờ hiểu được nỗi khổ của những bệnh nhân phải đưa phong bì cho bác sĩ. Bạn nói rằng con sâu làm rầu nồi canh... xin lỗi bạn, bạn hãy đi thực tế rồi hãy phát biểu. Còn tôi, tôi lại nghĩ rằng nồi canh gần như toàn sâu... Tôi đồng ý tin vào điều tốt đẹp, nhưng trong ngành y thì điều tốt đẹp quá ít bạn ạ. Còn vấn đề bóng đá bạn là một trong số rất ít ủng hộ các thành viên (hậu vệ) đội tuyển quốc gia trong trận bán kết với người Mã. Tôi cũng là bác sĩ, tự tận đáy lòng, tôi thậm chí không đòi hỏi, mà còn không thích nhận quà của bệnh nhân khi họ đang nằm điều trị tại khoa phòng của mình. Đối với tôi, tất cả bệnh nhân đều như nhau. Quà cáp làm tôi cảm thấy không thoải mái tí nào. Tôi chỉ nhận quà khi bệnh nhân thật sự khỏe và xuất viện. Và quà có thể chỉ là cái bắt tay cám ơn thật chân thành là đủ. Đừng nghĩ xấu cho ngành Y chúng tôi. Mình đã đọc rất nhiều bài báo trong chuyên mục này, có nhiều bài rất chí lí. Nhưng mình khó có thể đồng ý với bạn. Cổ nhân có câu: "Quân tử phòng thân, tiểu nhân phòng bị gậy" và "Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Tự nhận mình không phải kẻ quân tử có thể đối xử với tất cả mọi người như nhau, nên mình cố gắng thích nghi với mọi hoàn cảnh. Cái niềm tin vào điều tốt mà bạn nói ấy phải đặt đúng chỗ mới được. Vẫn biết rằng khi ta đối xử với kẻ quân tử như với tiểu nhân thì ta đang hạ thấp nhân cách của họ, nhưng lòng tin phải được xây dựng qua thời gian và thử thách. Mọi chuyện không mang tính tuyệt đối trắng đen. Ta phải có một thái độ hoài nghi nhất định không sẽ rất dễ bị tổn thương trong xã hội lẫn lộn tốt xấu này. Tất cả đều là giả dối, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, mọi ngành mọi cấp đều giả dối. Con người với con người không thể có lòng tin với nhau. Thử suy nghĩ mà xem. Theo em thì bài viết không nên chỉ dừng lại ở việc đưa, nhận phong bì. Xã hội ngày càng mất niềm tin vào những điều tốt đẹp, nó khiến cho con người ta luôn sợ sệt trước cuộc đời và luôn đưa ra những quyết định hướng bản thân theo sự an toàn và an nhàn. 'Dù có phong bì hay không, chất lượng chữa bệnh cũng không khác biệt' và 'vẫn nhận phong bì dù biết là chất lượng y vậy'. Đó là cái tội rất lớn. Khong biet vi bac si noi tren co noi dung su that hay khong, chu chinh toi da tung bi mot vi bac si hoi tien cafe sau khi da ky ket qua ho so cho vo toi de di My, do la mot cu soc rat nang voi toi khi duoc biet rang thu tuc dau tien o VN la vay. Đó là một phần trong văn hóa, thói quen của người Việt nói riêng hay người Á Đông nói chúng. Hãy hỏi tại sao người Việt thích đi đền miếu.. và đốt rất nhiều vàng mã? Nó cũng tương tự như việc phong bì. Chưa tốt, muốn tốt hơn, đã tốt rồi, nhưng muốn tốt hơn nữa... Cực kỳ khó bỏ thói quen này. Các bạn thân mến, ngành nghề nào cũng có mặt tốt và xấu. Tuy nhiên, tôi xin kể 1 chút về công việc của mình, không phải để biện minh cho ngành y, mà để các bạn hiểu hơn về chúng tôi. Tôi thi vào trường y vì yêu nó, chúng tôi đã từng chăm sóc cho nhiều bệnh nhân bị gia đình đưa vào viện rồi bỏ đó, chúng tôi chăm sóc họ như người thân, thậm chí lau chùi, tắm rửa..ngay cả khi họ bị bệnh nan y ( HIV giai đoạn cuối). Có những BN HIV rất nặng, tôi phải rút bớt dịch từ phổi để Bn thở. Người nhà quăng lên giường cho chúng tôi 1 nắm tiền và rất hùng hổ, nhưng tôi chẳng quan tâm và vẫn nhẹ nhàng với Bn. Tôi cũng chẳng bao giờ trách người nhà khi họ làm những điều xúc phạm mình. Có BN không đi VS được dù làm mọi cách, ngu7o7i2nha2 chỉ đứng nhìn, tôi đã đeo găng vào và giúp cụ. Bạn có biết hạnh phúc nhất của chúng tôi là gì không? không phải bao bì nhận được đâu. Chúng tôi cũng đủ sức làm việc để nuôi gia đình, tôi hạnh phúc nhất là nghe được những tiếng xì xầm của người nhà " BS này dễ thương lắm" hay " Bác sĩ này khi hỏi giải thích rất kỹ" Thậm chí chỉ cần thấy ánh mắt tin tưởng của Bn là đủ. Cám ơn Cm của các bạn, sẽ làm cho những con sâu tự nhìn lại mình “Không” cho câu hỏi: “Liệu việc đưa phong bì, quà biếu có cải thiện được chất lượng điều trị hay không?”. Chất lượng phục vụ ở đây phải hiểu từ thái độ, khẩn trương, điều kiện y tế, trình độ bác sĩ. Nhưng chắc gì người trả lời lại hiểu được tính bao hàm của nó. Cái cách nghiên cứu như thế này không hợp với Việt Nam. Cứ đặt spy camera xem là biết ngay à. Phong bì, phong bao đã là văn hóa của người Việt rồi. Muốn đầu xuôi đuôi lọt được việc thì hãy chuẩn bị phong bao trước khi vào cửa. Dẫu biết là vẫn còn rất nhiều người tốt, họ chẳng muốn nhận nhưng thấy người khác nhận thì mình cũng nhận và nhận cũng chẳng sao và thế là văn hóa phong bao, phong bì trở thành lệ. Mình đọc xong thấy điều bạn nói rất đúng,mình kể mọi người nghe: Mình có bà cô ( em của bố mình) nói. hôm mổ cho thằng cu (em họ mình, con của cô mình) là đã bồi dưỡng cho bác sỹ 500k trước khi mổ ( có một cái u lành ở đại tràng, mổ nội soi từ hậu môn). Tôi hỏi ví sao phải đưa: Cô bảo vì mọi người đều làm thế, hỏi cả hết rồi. Mình bảo bác sỹ họ giàu rồi còn làm giàu thêm cho họ, trong khi Cô phải đi vay thêm 2 triệu mang đi mà mất 500k cho bác sỹ thì thật là tồ. mình đã nói thật thế đó. mà kết quả thì phải mổ lại lần 2 vì xótMột lần nữa mình cũng đi thanh toán viện phí để xuât viện. Thật buồn cười khi một người nhà của người bệnh gần giường của người nhà mình bỏ vào túi của cô hộ lý dẫn mọi người đi làm thủ tục. lúc về phòng mình hỏi sao anh phải đưa 100k thếanh ấy bảo thấy nhiều người cũng làm thế, em không cho à. Tôi bảo chẳng lý do gì phải cho.Tôi gần như trưa nào cũng vào viện thăm người nhà mà có thấy cô ta bao giờ, cô ấy chỉ cầm hồ sơ đi có một xíu đến chỗ thu viện phí mà được nhiêu tiền thế thì thật chẳng hiều những người chữa chị cho bệnh nhân thì saoChẳng qua đại đa số người dân mình thiếu hiểu biết và tâm lý đến bệnh viện là tốn kém, và để chắc ăn cho người nhà được chữa trị và dịch vụ được tốt nhất thì nên nới tay một týThật buồn Thú thật là mình bi quan về tình trạng tiêu cực ở Việt Nam bởi vì mình từng trải, chứng kiến nhiều hiện tượng tiêu cực rồi. Nhớ khi mới ra trường, mình được Đại hội Công đoàn bầu làm trưởng ban thanh tra công đoàn. Thế là ngay cái buổi ban đầu mình đã chứng kiến tiêu cực. Anh kế toán trường mình mua 5 lạng đinh cho học sinh sửa bàn ghế hỏng. Vậy mà người bán hàng được nhờ ghi 2 kg vào giấy bán hàng... ÔI THÔI THÔI... Không phải thiếu niềm tin mà là thực tế đó bạn ạ, ngành Y, GD nhận phong bì, các ngành khác cũng vậy "Đồng tiền đi trước đồng tiền khôn" đang xảy ra hàng ngày đó. Khi luật pháp chưa ra tay, khi chúng ta chưa thoát khỏi việc này thì mỗi người tự sống tốt với lương tâm mình nếu có thể mà thôi. Ngày xưa các chiến sĩ không tiếc máu xương để giành độc lập, tự do còn bây giờ cái đích của cuộc sống của chúng ta là gì khi mà từ yêu nước và phát triển đất nước chỉ xuất hiện một vài lần trên một số chương trình còn sự giàu sang, ước muốn sung sướng đang hiện hữu hàng ngày.
Quà Tết Năm nay, Ontario, Canada, nơi tôi sống, không có tuyết, thời tiết không lạnh, chỉ khoảng 7-8 độ C, nhưng mưa phùn và sương mù dày đặc khiến những người Việt ở đây có cảm giác khá giống với khung cảnh ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam.Các gia đình đã trang hoàng rực rỡ, các trung tâm mua sắm, các sân bay, ga tàu xe đông nghịt người, vừa thảnh thơi, cũng vừa tấp nập hối hả.Tại đây, công việc rất được chú trọng trước ngày Giáng sinh và Năm mới là chuẩn bị quà tặng. Với những người dân ở đây, quà tặng là vô cùng phong phú nhưng hoàn toàn chỉ để dành cho bố mẹ, anh em, con cái, họ hàng, và bạn bè thân thiết. Khái niệm quà tặng cho cấp trên, hay ngay cả đồng nghiệp tại nơi làm việc là không tồn tại, thậm chí tuyệt đối bị cấm. Tôi còn nhớ, trước khi vào làm tại Sở Y tế New York nhiều năm trước, hay làm tại Đại học Waterloo gần đây, tôi phải ký vào văn bản quy định không được nhận hay biếu bất kỳ món quà nào trị giá hơn 25 dollars cho cấp trên, đồng nghiệp hay người thân của những người này, dù bất kỳ lý do hay sự kiện gì. Tất cả mọi quà biếu có giá trị hơn thế đều phải có giải trình cùng sự có mặt của luật sư hai bên. Mọi vi phạm khi bị phát hiện đều là chủ thể của điều tra với hành vi cáo buộc tương tự tham nhũng. Quy định này nhằm ngăn chặn các hành vi tạo nên các mối quan hệ dẫn đến sự sai lạc về công bằng lợi ích, và được tuân thủ nghiêm khắc.Từ sự khắc nghiệt, sau nhiều năm, quy định này trở thành văn hóa. Mỹ như vậy, Canada cũng vậy. Từ các tổ chức hành chính, các cơ quan công quyền, các cơ sở công ích như bệnh viện hay trường học, các đơn vị kinh doanh hay phi lợi nhuận, việc biếu quà Giáng sinh hay bất cứ dịp nào, có giá trị tới cấp trên hay đồng nghiệp, vô tình hay cố ý, đều là sự xúc phạm, và mang lại nỗi sợ hãi cho người nhận. Vì người nhận luôn có thói quen mở quà ngay, nên các phản ứng có thể là rất nhẹ nhàng từ chối, kèm theo giải thích (may mắn thì như vậy) cho đến các phản ứng thực sự ngạc nhiên và gay gắt khi những món quà này được nộp thẳng cho bộ phận nhân sự giải quyết.Món quà thông thường, và gần như duy nhất tôi được nhận và cũng thường xuyên trao đổi trong những năm làm việc tại các quốc gia này, là những tấm thiệp mừng Giáng sinh. Một đôi khi, rất hiếm, món quà được kèm là một chai rượu vang bình dân giá dưới 20 dollars từ những người đồng nghiệp rất thân thiết. Trước ngày nghỉ lễ, luôn có một cuộc liên hoan tại nhà hàng, được chi trả hoàn toàn từ tiền túi của người lãnh đạo cao nhất đơn vị, với lời cảm ơn đã cùng nhau chia sẻ và hoàn thành công việc trong năm qua. Món ăn cũng không có gì xa xỉ, và đồ uống thì phải tự chi trả.Khi trở về làm việc tại Việt Nam trong vài năm, tôi chứng kiến văn hóa quà biếu Tết cho cấp trên thực sự khủng khiếp. Dịp Tết đối với hầu hết các bạn và đồng nghiệp của tôi, hay cũng như rất nhiều nhân viên trong cơ quan Nhà nước, là một nỗi lo sợ thường trực. Số tiền thưởng Tết dường như quá nhỏ nhoi, so với vô số nhu cầu, mà trong đó có lẽ nhu cầu xấu xí nhất là quà biếu cấp trên. Hình ảnh lũ lượt xếp hàng, lén lút cố gắng tránh mặt nhau khi tới gặp cấp trên, những lời giao bôi nhạt nhẽo giữa người biếu và người nhận thực sự ám ảnh. Tôi nghĩ, những người nhận quà biếu thừa hiểu rằng người đến biếu đều trong tình trạng không muốn nhưng không thể làm khác. Người đến biếu vừa giấu nỗi buồn trong khóe mắt vì một khoản tiền đã ra đi, vừa vui ngoài mặt vì có thể những lỗi lầm đã được xóa sạch, hay cơ hội thăng tiến lại tiếp tục mở ra. Chắc chắn cũng có nhiều hình thức quà biếu tinh vi hơn, nhưng tôi không biết. Có một câu hỏi luôn day dứt tôi: “Cùng là cán bộ công chức, cùng hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ, tại sao người phải biếu người?”Những ‎ý kiến cho rằng việc biếu và nhận quà Tết với cấp trên là “truyền thống” hay “văn hóa” đều là ngụy biện. Hành vi này thực sự cần lên án và xóa bỏ, bởi nó chính là hình thức biến tướng của hối lộ và tham nhũng, nó tạo ra những hành lang đen và những mối quan hệ lợi ích khó giải quyết.Tôi nghĩ, một xã hội văn minh không cần đến những hành vi này, và việc ngăn chặn nó không phải là không thể.Nguyễn Công Nghĩa Thật tuyệt vời! Cao kiến để chống tham nhũng. Một thông điệp có ý nghĩa nhất trong bản tin đầu năm.Cảm ơn tác giả! Có tiền + có nịnh = có chức Bài viết BS Nghĩa hay đúng với những nước văn minh và đúng với những nước lạc hậu Nhiều người đã tâm sự rằng khi nhận tiền thưởng tết điều đầu tiên họ nghĩ không phải là mua sắm cho vợ con cái gì mà là mua quà gì cho sếp. Tôi ở Nhật cũng không hề có chuyện quà biếu nơi cơ quan. Tất cả là do chính sách, cho cả đối tượng thi hành và giám sát. Như thể rắn phải có đầu là vậy Nếu tôi không biếu sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Vợ và con tôi sẽ sống thế nào khi chồng 10 năm vẫn 1 vị trí. Dù tôi rất giỏi lĩnh vực của mình. Quà Tết ,bản chất của nó vẫn mang một ý nghĩa tốt đấy chứ ! Song người biếu nó đã lợi dụng và làm xấu đi mà thôi.! Tôi làm sếp nhưng cứ thằng nào đến biếu quà là tôi đánh giá thấp ngay. Tôi nghiệm lại thấy những thằng làm việc kém thường hay biếu quà. Tôi cũng không thể không nhận quà vì nếu không nhận thì có vẻ xúc phạm người tặng. Chỉ có điều ai tặng tôi thì thường không được bổ nhiệm hay nâng đỡ. Sau nhiều năm, họ thấy tặng quà cho tôi chẳng được cái gì cả nên lâu dần không tặng nữa. Thật tuyệt vời , làm thế nào để học được cách làm như họ ? Cám ơn bạn Công Nghĩa đã nói khá đầy đủ và chính xác. Còn 1 ý nữa tôi xin ổ sung thêm: Ở VN phải có " quà" trước khi được nhận hồ sơ xin việc. Quà này thường là những phong bì với giá trị có thể là nhiều tháng, nhiều năm tiền lương của người xin việc cộng lại, tùy tính đặc thù cơ quan và vị trí làm việc. Cũng không cần phải nói bạn cũng thừa hiểu nguyên nhân! Văn hoá của các nước bạn quá hay. Rất đáng học hỏi ! Nhưng không biết bao giờ Việt Nam mới làm được như vậy..... Nếu trước khi vào cơ quan hay tổ chức cũng được ký bản cam kết không nhận quà biếu hay không biếu quà thì chắc mọi người sẽ nhẹ nhõm biết bao, những việc cần phải làm ngay mong các nhà quản lý chú ý Hoan toan dong y voi ban Cong Nghia.Toi cung o nuoc ngoai nhieu nam, do la nhung nuoc cong nghiep phat trien o Chau Au, va khong noi nao co kieu bieu qua nhu o nuoc ta, khong chi qua tet ma con la qua nhan dip nay dip no. Thuc chat day la mot hinh thuc dut lot hon la mot su tran trong. Toi nghi rang giong nhu ta dang song trong mot cai ao tu, khong the giu sach se cho rieng minh duoc, ma phai lam sach nuoc cua ca cai ao do. Chỉ trừ khi người lãnh đạo tuyên bố trước ngày tết: không được đến tặng quà dưới bẫt cứ hình thức nào, nhưng mong được gặp nhau tay bắt mặt mừng thực sự nhân đầu năm mới!
'Nhốt' trong tiện nghi Rồi như hai con chim sâu, chúng lon ton chạy ra các dụng cụ tập thể dục khác trong công viên, thứ nào cũng nhảy lên đòi thử. Lát sau, tôi nghe chúng thỏ thẻ: "Nội ơi, ngày mai nội cho con ra đây chơi một lần cuối cùng nghe".Thì ra hai đứa nhóc sinh đôi mười tuổi này nhà ở Cần Thơ, được ông nội mang lên Sài Gòn khám bệnh và cho ra công viên chơi. Gần nhà chúng cũng có công viên nhưng không đông người vui chơi, không có các loại dụng cụ tập thể dục như thế này.Tôi ở gần một trường tiểu học, ra đường thường gặp bọn trẻ sáu bảy tuổi học lớp một, lớp hai. Mặc đồng phục sơ mi trắng may rộng mà bụng tròn xoe rung rinh sau lớp vải. Nhiều đứa trẻ bị thừa cân. Theo công bố tại hội nghị dinh dưỡng TP HCM mở rộng tổ chức đầu tháng 8 năm ngoái thì tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới năm tuổi tại TP HCM đã tăng gấp ba lần trong 10 năm qua.Buổi chiều tôi thường đi bộ trong công viên gần nhà. Công viên rộng, rất nhiều cây to mát mẻ, tha hồ cho trẻ chạy nhảy nhưng thường chỉ thấy lớp trung niên và lão niên đi bộ, tập thể dục. Thanh niên rất ít. Trẻ con lại càng không, chỉ thứ bảy chủ nhật mới thấy lũ trẻ khoảng hai đến năm tuổi được cha mẹ đưa ra chơi những trò lái xe đụng, câu cá, nhà banh, nhà không khí, ngồi trong toa tàu chạy vòng vòng. Cũng là chơi đấy, nhưng hầu hết vẫn là những trò không vận động.Ngày nghỉ, trong các quán cà phê đầy những gia đình mang con nhỏ đi "nghỉ ngơi". Cha một smartphone, mẹ một smartphone, con ôm Ipad. Mỗi người một thế giới, một gia đình tiếng là ở cạnh nhau nhưng không trò chuyện với nhau câu nào. Ngồi đến xế chiều vươn vai đứng dậy, cả nhà chở nhau đi ăn một bữa chất ngất thịt thà. No nê về nhà, chưa buồn ngủ họ lại smartphone, Ipad tiếp. Sảng khoái và hài lòng, ai cũng nghĩ hôm nay cả nhà được bữa đi chơi thích thú.Tổ chức sinh nhật con thì hầu như đứa nào cũng đòi vào quán thức ăn nhanh thương hiệu Mỹ, ăn gà rán, khoai tây chiên và uống nước ngọt. Thậm chí tôi thấy những đứa trẻ khi lớn lên vẫn chỉ uống nước ngọt chứ không uống nước lọc, và không biết ăn rau.Kết quả cuối cùng là những đứa trẻ thành phố luôn sống trong căn phòng đầy đồ chơi, với cái tivi hết phim hoạt hình đến phim kinh dị, với cái Ipad gì cũng có nhưng không có sự hướng dẫn và chia sẻ. Do cứ quanh quẩn mãi trong nhà với cha mẹ, phần nhiều trẻ rất nhút nhát khi ra nơi lạ, gặp người lạ, bíu chặt lấy áo mẹ, ai hỏi thăm cũng không biết trả lời, chỉ trân trân im lặng hoặc tệ hơn là khóc thét.Lối giáo dục này hoàn toàn khác với trẻ các nước phát triển. Chỉ cần ngồi cà phê bệt ở quảng trường Nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn) một buổi sáng chủ nhật, sẽ gặp rất nhiều đứa trẻ nước ngoài cơ thể gầy gầy rắn chắc, tự mang hành lý cá nhân, đi bộ không biết mệt, vẻ mặt linh hoạt và tự tin, tươi cười và chủ động chào hỏi bắt chuyện với bất cứ ai. Ngay một cô bé tóc bạch kim xoăn tít chỉ khoảng hai tuổi, gặp tôi lần thứ hai trong công viên đã nhoẻn miệng cười và bập bẹ "Hi" rất đáng yêu. Tôi tin, khi lớn lên, chúng sẽ trở thành những đứa trẻ cao lớn, mạnh khỏe thân thiện và tự tin.Hầu như cha mẹ nào cũng dễ dàng tìm được vô số nguyên nhân bào chữa cho việc ít chơi cùng con, hay ít có thời gian chở con ra công viên chơi những trò chơi vận động. Nhưng tôi cho rằng, cũng không có gì khó khăn để họ làm điều ngược lại. Bởi trong khi những đứa trẻ nông thôn phải tận dụng cơ hội ra thành phố chữa bệnh để được tận hưởng thêm những trò vận động ngoài trời mới thì thật khó hiểu nếu những đứa trẻ thành phố - một bước ra đến công viên - lại bị “nhốt” giữa bốn bức tường đầy tiện nghi.Hoàng Xuân Hoàn toàn đồng ý với tác giả, mình cũng rất trăn trở về điều này. Không biết là đối với bọn trẻ như vậy là có tốt không nhưng cái tuổi bay nhảy mà chỉ ngồi thì mình thấy tội nghiệp thật. Cảm ơn nhà báo Hoàng Xuân. Tôi nghĩ bạn dùng từ bị "nhốt" có lẽ quá nhẹ nhàng. Và những đứa trẻ ấy "bị nhốt" thì dễ nhận ra, nhưng những đứa "trẻ lớn" bị "giam cầm" tương tự mà không hề hay biết bởi cuộc sống vật chất và những thức ăn tinh thần nghèo nàn hàng ngày. Lúc nào cũng bắt con cái học học học. Chỉ biết con cái học giỏi là trước hết mát cái mặt mình trước đã. Trong tâm tưởng các ông bố bà mẹ đó là con cái của họ học cho họ. Mình có 1 đứa em học hành phải nói là cực dốt nhưng không hiểu sao bố mẹ nó lại cứ đi xin cho nó được HSG cuối năm, hỏi thì nó bảo: "Sau này em đi du học, học sinh giỏi nhiều năm liền như thế được ưu tiên". Mình hỏi: "Ai bảo em thế mà em biết" nó bảo: "Bố mẹ em bảo thế". Tóm lại là lỗi của người lớn cả thôi, cần những sự thay đổi cho những ai đã đọc bài này rồi. Có lao động mới có sáng tạo. Ù lì + hưởng thụ = Mù mịt. Những gì tác giả nói đến đang diễn ra quanh tôi, ở những người thừa tiền lắm của và xem đứa trẻ như "trung tâm vũ trụ" trong nhà. Chị viết bài này hay quá, đáng để suy ngẫm! "Nhốt" trong tiện nghi, tôi thì "nghi" nó có phải là thứ "tiện" không, hay chỉ là hiện đại để rồi hại đủ thứ! Đúng là thời "Hiện đại" công nghệ , những lúc rảnh rỗi con người không còn (rất ít) chia sẻ với nhau những cái thực ngoài đời, họ luôn quan tâm đến thế giới ảo, luôn xem chiếc điện thoại là vật bất ly thân, cắm đầu vào mọi lúc mọi nơi. Đến con trẻ cũng có thế giới riêng khi cha mẹ cũng sắm cho điện thoại xịn, ipad để lướt Internet... Con cái dân thành phố bây giờ ít hoạt động thân thể và lười nhát chỉ biết học rồi ngồi ì chơi game, lướt web....Thật đáng buồn. Cảm ơn tác giả Hoàng Xuân đã có góc nhìn sâu sắc và ý nghĩa. Chúng ta đang vô cảm về định hướng tích cực cho mọi vấn đề cuộc sống đang diễn ra. Vấn đề ở ch ỗ tư duy về giáo dục con cái của nhiều ông bố mà mẹ rất hạn chế. Bài viết phản ánh rất đúng thực trạng của lớp trẻ hiện nay, mà cũng không riêng gì lớp trẻ, thế hệ 7x, 8x hầu như cũng hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ. Đi cf, đi chơi hay đi bất cứ đâu cũng không thể rời mắt khỏi cái đt, đi cả ngày cả buổi chứ chẳng nói đc với nhau mấy câu. Mặt trái của công nghệ: mang thế giới đến gần bạn hơn nhưng đẩy bạn xa người thân hơn. Đi tập thể dục trong công viên đúng là toàn các cụ già không. Ngó hoài lác đác vài bạn thanh niên. Chính xác 200%. Chính vì mê công nghệ mà ngồi cạnh nhau nhưng chẳng ai nói với ai, chính vì điều nay mà mình huỷ 3G ko dùng nữa. Tóm gọn, trẻ em thành phố bị đánh mất tuổi thơ, hay đúng hơn, chúng không có tuổi thơ. Giáo dục kém.
‘Nhờn’ khẩu hiệu Ban An toàn Giao thông Bình Định cho rằng, đây là khẩu hiệu độc đáo vì nó có thể khiến người tham gia giao thông cảm thấy tự ái mà có ý thức hơn trong việc tuân thủ luật. Phó Chánh Văn phòng Ban An toàn Giao thông Bình Định lý giải: “Chúng ta cần phải biết rằng 90% vụ tai nạn có nguyên nhân từ ý thức của người tham gia giao thông, khẩu hiệu này muốn tác động trực tiếp vào ý thức đó… Những câu khẩu hiệu như thường thấy thì đã không hiệu quả, không đủ tính giáo dục, dạng như người ta bị nhờn thuốc rồi. Phải có gì đó thay đổi, tác động trực tiếp, quyết liệt thì mới có hiệu quả”.Mong muốn đó đã không đạt được vì nó đánh trúng vào một trong những vấn đề nhạy cảm nhất của xã hội - trình độ học vấn. Chính vì vậy, từ mục đích tốt đẹp ban đầu là tuyên truyền giáo dục, việc làm trên bị coi là hành động phản cảm, xúc phạm đối với cộng đồng.Thế nhưng, có một thực trạng mà theo tôi, ông Phó Chánh Văn phòng đã gọi tên đúng, đó là chuyện “nhờn khẩu hiệu”. Nhiều người cho rằng, Việt Nam là đất nước của khẩu hiệu vì bất cứ đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp những băng rôn, panô, áp phích, khẩu hiệu. Trong ngành giao thông, các khẩu hiệu cũng được treo khắp đường lớn, phố nhỏ. Nhưng theo báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia tại một hội nghị cuối tháng 12 vừa qua, năm 2014, tai nạn giao thông đã khiến gần 9.000 người tử vong, trong đó, 62% tai nạn do quá tốc độ và vượt ẩu - những nguyên nhân bắt nguồn từ ý thức kém của người tham gia giao thông.Mới đây, tờ Huffington Post đăng bài viết của một nhà báo Mỹ từng nhiều lần đến Việt Nam - Llewellyn King. Bài viết ví giao thông Việt Nam như một kỳ quan của thế giới. “Tôi hoàn toàn bị ấn tượng bởi giao thông - một trong những kỳ quan thế giới, theo tôi. Là kỳ quan không phải vì, giống như nhiều thành phố khác trên thế giới, nó khủng khiếp; mà vì nó vận động theo một cách thật đáng kinh ngạc. Người và xe cứ trôi mà chẳng theo một hệ thống gì. Dòng xe lưu thông trên đường trông như một đàn kiến, lộn xộn một cách nhẫn nại. Nguyên tắc duy nhất tồn tại trên đường là đi bên phải, còn lại là ngẫu hứng. Và đó là cách hàng triệu người di chuyển mỗi ngày”.Những con số đau lòng và nhận xét của một “người ngoài” trên khiến tôi tự hỏi, liệu việc giáo dục bằng khẩu hiệu có thực sự hiệu quả, có thực sự tác động đến ý thức của người tiếp nhận?Thành phố Biên Hoà (Đồng Nai), nơi tôi sinh sống, mặc dù có rất ít khẩu hiệu về giao thông trên đường, ý thức tuân thủ luật của người dân rất tốt. Điều này có được là nhờ sự quan tâm rất lớn từ phía các nhà quản lý giao thông. Ngoài việc giáo dục về Luật Giao thông tại các cơ quan, trường học, xí nghiệp cũng như sự tuần tra kiểm soát thường xuyên của các lực lượng chức năng, việc đầu tư hệ thống camera giám sát đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện và nâng cao ý thức tuân thủ luật của người dân nơi đây.Sau ba tháng thử nghiệm, hệ thống camera giám sát giao thông ở thành phố Biên Hoà chính thức được đưa vào vận hành từ tháng 9/2014. Với hệ thống camera này, mọi hành vi vi phạm sẽ được ghi nhận và xử lý trực tiếp thông qua lực lượng cảnh sát giao thông trên đường hoặc phạt “nguội”, gửi giấy báo vi phạm đến tận nhà. Vì vậy, nếu sống ở đây, bạn sẽ cảm thấy không có gì bất ngờ khi một ngày nào đó, công an khu vực đến gõ cửa nhà bạn và trao cho bạn tờ biên bản vi phạm giao thông.Từ khi có hệ thống camera này, tôi nhận thấy hiện tượng phóng nhanh, vượt ẩu, lấn tuyến, vượt đèn đỏ giảm hẳn. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát giao thông ở thành phố Biên Hoà nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung luôn xử lý rất nghiêm đối với mọi hành vi vi phạm. Tôi từng hỏi nhiều tài xế về vấn đề này và họ cho rằng phải rất cẩn thận khi chạy xe qua địa phận Đồng Nai vì nếu chẳng may bị phạt thì cơ hội xin xỏ gần như bằng không.Cách làm của các nhà quản lý giao thông ở Biên Hoà cho thấy, việc sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại có thể coi là một trong những biện pháp hữu hiệu, có tính răn đe hơn là hô hào bằng khẩu hiệu. Bên cạnh đó, lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông cũng đóng vai trò quan trọng bởi sự nghiêm minh của lực lượng này có tác động không nhỏ trong việc nâng cao ý thức chấp hành cho người dân.Tôi nghĩ, ít nhất, đó là hai điều mà các nhà quản lý giao thông ở Việt Nam cần triển khai thay cho việc đầu tư vào những khẩu hiệu mà người dân “đọc mãi đã nhờn”.Trần Thông Tôi vốn thích đi dạo và tập thể dục tại công viên Cầu Giấy Hà Nội, nhưng từ khi công viên thay đổi một loạt các biển thông báo qui đinh của công viên bằng những biển CẤM đủ thứ, tôi thấy bị tổn thương và tự dưng không muốn đến một nơi rất đẹp và thoáng mát nữa. Tôi ước mong được sửa những chữ CẤM không có tác dụng và phản cảm đó bằng những lời nhẹ nhàng, thân ái hơn để con trẻ học cách ứng xử văn hoá mỗi khi đến công viên vui chơi, học hỏi.CẤM VỨT RÁC BỪA BÃI= Bỏ rác vào thùng, cách 5 m; CẤM NGƯỜI LỚN ....= Dành cho con trẻ; CẤM ĐI DÉP...= Nơi để dép,...tôi còn muốn công viên có thể thêm nhiều tấm biển hướng dẫn cách sử dụng đác thiết bị vui chơi để những người chơi luôn được an toàn và các thiết bị vui chơi được bảo vệ,... Ở VN đi đâu cũng có khẩu hiệu: trong hẻm thì có "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" nhưng có văn hoá hay không thì ai cũng hiểu. Ra đường thì đủ băng rôn tuyên truyền phòng chống AIDS, ma tuý, an toàn giao thông, kế hoạch hoá gia đình, rồi đến băng rôn, thực hiện nghị quyết này kia... đến nỗi ai cũng xem đó là 1 thứ bình thường như cây cỏ mọc vậy, có lẽ chẳng còn ai thèm đọc nữa. Không tác dụng mấy mà còn làm thành phố nhếch nhác hơn.Thay vì tốn kém tiền bạc và công sức làm những việc ít tác dụng này thì hãy trực tiếp làm những việc cụ thể sẽ thiết thực hơn nhiều. Việt Nam là cường quốc xuất khẩu khẩu hiệu. Hay và chính xác! Nhất là đoạn " Mới đây, hai chữ “ít học” - xuất hiện trên khẩu hiệu tuyên truyền giao thông ở Bình Định “Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học” - đã khiến dư luận nổi giận." Nên nhớ là TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN khác hoàn toàn với TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA. Nhiều người, nhất là ở những xã hội trong bằng cấp hình thức hơn là thực học, học vị cao đầy mình mà cách ăn ở ứng xử còn thua xa một kẻ không biết chữ! Tôi đã từng chứng kiến nhiều rồi nên mới dám nói thế nhé! Tác giả bài viết nói hoàn toàn chính xác. Khẩu hiệu hoàn toàn không tác dụng gì. Ăn mặc bảnh bao, đeo thẻ công chức, chở con cháu mặc đồng phục nhà trường sau lưng, mà vượt đèn đỏ, lấn tuyến như thể con đường là của riêng mình. Vấn đề chính là Ý THỨC. Ý thức không phân biệt học nhiều hay ít, nó được hình thành từ xã hội và luật pháp đóng vai trò chính. Cám ơn Trần Thông. Có một sự thực là càng ở những vùng nghèo đói khẩu hiệu lại càng nhiều. Chúng ta đang giáo dục con em phải chấp hành giao thông nhưng khi các em ra khỏi trường thì thấy chính người thân đang vi phạm (đứng tràn lan dưới lòng đường) để đón? Liệu trong sự suy nghĩ của các em nghĩ gì về học tập và thực tế đây? Đó là trách nhiệm của nhà quản lý! VN là cường quốc sản xuất khẩu hiệu và hội họp, tổ chức lễ hội, sản xuất nghị quyết nghị định. Chủ nghĩa giáo điều, nói nhiều làm ít. Vẫn mang nặng màu sắc của một nền sản xuất nhỏ lạc hậu manh mún trong tư duy và hành động. Một thông báo "DẪM LÊN CỎ CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI ÍT HỌC" hay "CẤM DẪM LÊN CỎ", nhìn ở khía cạnh nào đó, rõ ràng là sự xúc phạm người đọc. Điều này đôi khi dễ gây phản ứng tiêu cực.Tại sao lại không dùng "CẢM ƠN VÌ KHÔNG DẪM LÊN CỎ" nhỉ? Khẩu hiệu đánh vào tâm lý ai cũng thích được tôn trọng. Người ta sẽ sẵn sàng tuân thủ với tâm lý vui vẻ hơn là tâm lý bị chửi nếu làm sai.Dường như thay đổi nhận thức và tư duy tuyên truyền vẫn là một quá trình dài ở VN. Những người đứng đầu, những người có trách nhiệm mà làm sai thì khẩu hiệu, hô hào, lời nói càng làm cho người dân ức chế không tin. Biển nhiều vì có người thích làm biển; có người thích làm biển vì có người thích bỏ tiền ra làm biển; có nhiều người thích bỏ tiền ra làm biển vì tiền này là của toàn dân không phải của mình. Cứ không có mãi lộ là giao thông sẽ OK thôi. Nhiều xe chạy như con ma điên, thấy chốt CSGT nhảy xuống dúi cho mấy đồng lại chạy như ma điên tiếp thì khẩu hiệu chẳng có ý nghĩa gì hết. Bà Rịa Vũng Tàu mới có khẩu hiệu "MUA THẺ BẢO HIỂM Y TẾ LÀ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG" nhờ các bác phân tích giùm xem có được không????
Bất cẩn với axit Anh chọn nhầm ly axit để uống và được xác định bị bỏng vùng họng, miệng. Nhà tổ chức chương trình cho biết, Tấn Phát không gặp vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe. Nhưng có một thực tế nghiêm trọng đã xảy ra trên sân khấu - hóa chất nguy hiểm được sử dụng một cách tùy tiện mà không có biện pháp gì nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra với những người tham gia. Đó cũng là một thực tế ở Việt Nam - hóa chất không được kiểm soát chặt chẽ.Vì vậy, ở nước ta, nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra, như lạm dụng hóa chất để đánh ghen (người ta có thể mua hàng lít axit sulfuric đặc - loại axit cực mạnh - và tạt vào mặt nạn nhân để hả cơn ghen), hay những tai nạn cháy nổ khi sử dụng cồn (một hóa chất được dùng phổ biến)…Tại các quốc gia phát triển, hóa chất nguy hiểm không phải là mặt hàng bán tự do ngoài thị trường và không được phép sử dụng tùy tiện, nhất là nơi công cộng, bởi nó có khả năng gây nguy hiểm tới sức khỏe cho những người sử dụng, gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường. Axit nằm trong số đó. Ngay trong các phòng thí nghiệm, người ta cũng phải kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, từ cách thức lưu trữ, đổ bỏ, hủy bỏ... nhằm giảm thiểu những rủi ro cho sức khỏe và môi trường. Thậm chí bất kỳ ai dùng hóa chất đều phải trải qua một khóa học về an toàn.Năm 2013, Khoa Công nghệ, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) xảy ra một vụ nổ hóa chất thí nghiệm khiến một nửa trường - nằm quanh Khoa Công nghệ (Faculty of Engineering) - phải di tản do khói độc tạo ra từ vụ nổ, hai lính cứu hỏa, hai nhân viên an ninh phải nhập viện. Singapore vốn là nơi kiểm soát rất chặt việc sử dụng hóa chất, vì thế giám đốc phòng thí nghiệm ngay lập tức bị cách chức, giáo sư chủ trì ngành buộc phải từ chức. Sau đó, NUS yêu cầu toàn bộ nhà nghiên cứu của Khoa Công nghệ phải kiểm tra lại an toàn phòng thí nghiệm, tăng mức độ nghiêm khắc trong các khóa học về an toàn hóa chất và an toàn phòng thí nghiệm.Nhưng ở Việt Nam, thực tế dường như diễn ra ngược lại: mua bán, sử dụng hóa chất, kể cả những hóa chất nguy hiểm như axit lại quá dễ dàng, trong khi quá ít người hiểu được những rủi ro và cách kiểm soát, giảm thiểu những rủi ro đó.Trở lại với màn ảo thuật của Tấn Phát trên "Vietnam’s Got Talent". Tiết mục của Tấn Phát dùng axit và thí sinh này cũng luôn cảnh báo đây là việc làm rất nguy hiểm, khán giả không nên thử tại nhà. Tuy nhiên, chính thí sinh lại không có kiến thức sơ đẳng về kiểm soát rủi ro khi sử dụng hóa chất: Anh này rót các cốc axit trên sân khấu mà không mang khẩu trang chặn hơi axit, mang bao tay không phải loại dành để ngăn axit, Huy Tuấn và diễn viên trợ giúp đứng xung quanh hoàn toàn không có đồ bảo hộ… Khi uống nhầm axit, anh này nhanh miệng nhổ ra, rồi uống các ly nước khác. Cách xử lý này có thể khiến cho axit theo nước trôi vào trong, gây nguy hiểm cho dạ dày, đường tiêu hóa… Lẽ ra anh cần súc miệng liên tục với nước sạch nhằm pha loãng lượng hóa chất bám trong miệng thay vì uống ly nước khác vào bụng.Nhiều người cho rằng, sự cố của Tấn Phát chỉ là một chuyện nhỏ, một tai nạn nghề nghiệp mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, chuyện liên quan đến việc sử dụng hóa chất nguy hiểm, nên nó đặt ra nhiều vấn đề lớn hơn thế, không chỉ cho Tấn Phát, nhà tổ chức chương trình mà còn cho cả các cơ quan quản lý ở Việt Nam.Ngô Đức Thế Thí sinh này quá yếu để tham dự cái gọi là "Vietnam’s Got Talent". Tiết mục này cũng không có gì liên quan đến ảo thuật! Ly axit rõ ràng đã được chính anh ta rót đầy hơn các ly khác... Mình còn dễ dàng phân biệt được, không hiểu sao anh ta thì không? hay là Phát cố tình tạo Scandal cho chương trình? Trách sao Huy Tuấn cứ đơ người ra.Mất mặt các Ảo thuật gia chân chính! Chương trình này có gì đâu mà gọi là tài năng, thực sự thấy toàn là những người kém hiểu biết và liều mạng. Tại sao một số tiết mục "ảo thuật" giống như những tiết mục "lừa" để chọc cười ban giám khảo (Huy Tuấn) vẫn được gọi là "Tài năng Việt" được nhỉ? Chẳng nhẽ "Tài năng Việt" loanh quanh chỉ có thế??? Nói đến a xít thì ai ai cũng sợ thật . Bao nhiêu vụ trả thù bằng tạt a xít đã để lại cho người bị hại hậu quả đau đớn mà sống cũng không bằng chết . Ở nước ta mua a xít hay hoá chất nguy hiểm đều quá dễ dàng vì có ai quản lý đâu , ra chợ hay bất cứ chỗ nào , người có nhu cầu đều có thể mua được . Luật pháp không nghiêm nên cái gì nguy hiểm cũng được sử dụng tràn lan dễ dãi chỉ có ở  Việt Nam . Còn sự cố của Tấn Phát trong chương trình tìm kiếm tài năng mà cho đến bây giờ tôi cũng đã đọc một số bài báo nhưng vẫn không biết thực hư ra sao . Một số bảo là tai nạn thật , một số thì bảo đó là tiểu xảo lừa khán giả . Theo tôi , dù có xảy ra tai nạn hay không thì tiết mục này không xứng đáng cho một cuộc thi lớn tìm kiếm tài năng ... Cảm ơn Ngô Đức Thế rất nhiều và mong nhà chức trách hãy có chế tài nghiêm khắc hơn để quản lý hoá chất nguy hiểm này . Axit để gần mũi là phân biệt được với nước lọc không mùi. Ly axit đầy hơn 4 ly nước lọc. Khán giả đều phân biệt được mà ảo thuật gia không biết. Đúng là sự cố nghề nghiệp. Tội nghiệp em. Trong chuyên môn quy định rất ngặt nghèo về nguyên tắc dùng axit; để Huy Tuấn là một người ít hiểu biết về axit phục vụ biểu diễn là điên 100%. Tôi làm nhiều trong phòng thí nghiệm, sử dụng nhiều acid, từ mạnh đến yếu, từ loãng đến đặc. Đưa ly acid lên mặt thế kia mà không ngửi thấy mùi để tránh thì cũng thật lạ. Không hiểu ảo thuật và tài năng ở đâu, chỉ thấy chiêu trò để tạo scandal. Đây chỉ là một trò chơi may rủi chứ tài năng gì đâu! Mới xem cứ tưởng người có tài năng đặc biệt uống axit cũng bình an vô sự chứ. Sử dụng và mua bán tràn lan các loại hóa chất mà nhất là các loại hóa chất không rõ nguồn gốc dùng trong thực phẩm mới là hiểm họa! "Chuyện này ở Việt Nam là bình thường mà" ..... hì hì! Lại là 4 chữ Ý THỨC - TRÁCH NHIỆM. Một xã hội văn minh thì không thể thiếu 4 chữ này! Chương trình cần phải có ban cố vấn chuyên môn về an toàn gồm những người có chuyên môn, tôi thấy nhiều trường hợp nguy hiểm biểu diễn trên sân khấu mà không có thiết bị bảo hộ như tiết mục múa cột, thí sinh không có dụng cụ bảo hộ bên dưới mà vẫn cho biểu diễn trên cao. Trường hợp này phải có đồ bảo bộ như nệm lót bên dưới và giải thích cho khán giả hiểu đây là yêu cầu bắt buột của ban tổ chức. Trường hợp Tấn Phát sử dụng acid cũng vậy, ban giám khảo / cố vấn chương trình phải được giải thích tiểu xảo trước khi được phép biểu diễn, nếu thấy không an toàn thì không cho phép. Phải xác định thế nào là tài năng để đưa vào chương trình thể hiện được là tài năng. Bạn Ngô Đức Thế nói rất chính xác. Ở Nga muốn mua thuốc giảm đau phải qua nhiều bước quản lý chặt chẽ, chính là vì như vậy. Bởi lẽ liên quan đến các hóa chất gây nghiện hoặc độc hại sẽ dễ dàng đưa đến những hậu quả khôn lường mà. Huy Tuấn nên đổ chén có axit đi khi thí sinh quay lưng về phía anh ta! Trò chơi vẫn có kết quả mà!!!!!!!!
Thực phẩm bẩn do chính chúng ta Một lần, chúng tôi đi làm việc về muộn, anh đã đóng cửa rồi mà vẫn còn quay ngược xe trở lại mở cửa nấu cho chúng tôi một bữa cơm với thịt bò xào kiểu ở nhà. Rất quý. Nhưng khi tôi đặt một chân qua cửa bếp, anh đã hét lên hoảng hốt: “Đừng vào em ơi, Tây mà nhìn thấy anh không làm ăn được”. Tôi lúc đó cũng đóng bộ tử tế, trông không nhếch nhác gì, nhưng đơn giản, tôi không phải là đối tượng được phép đặt chân vào bếp. Tôi vừa từ ngoài đường bước vào, đi xuống bếp tức là đã không đảm bảo vệ sinh.Tất nhiên cảm giác của tôi lúc ấy là hơi choáng, vì anh hô lên rất hoảng. Trong khi việc này ở Việt Nam vốn là vô cùng bình thường. Tôi biết rõ vì mẹ tôi là một thanh tra y tế. Bà thường xuyên phải tham gia các đoàn liên ngành kiểm tra tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn mình phụ trách. Và sau những cuộc ấy, bà đối mặt với một vấn đề rất lớn, là gần như bất khả thực thi các quy định về an toàn thực phẩm.Chuyện bằng cái móng tay, xử lý cũng rất khó. Nếu làm đúng và làm đủ, thì một cái móng tay để dài của người phục vụ hay nấu bếp cũng phải xử lý. Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Thực tế thì rất khó đóng cửa một cơ sở kinh doanh hay cưỡng chế các chủ cửa hàng nộp phạt vì nhân viên của họ để móng tay dài. Và một đoàn liên ngành như vậy, gồm quản lý thị trường, y tế, công an, vốn hàng ngày đã có hàng núi việc liên quan đến chuyên môn của mình. Mỗi quận, huyện có hàng nghìn nhà hàng, tình trạng "bẩn - sạch" diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong khi đoàn thanh tra mỗi năm lập được mấy lần, nên việc xử lý trở thành điều bất khả.Sau những đợt kiểm tra là những lời than phiền bất lực. Tôi tin các cán bộ thanh tra cũng không thích thỏa hiệp, cũng muốn làm điều đúng, nhưng để một phòng chuyên môn cấp quận chưa đến chục con người phải nắm được hoạt động của hàng nghìn nhà hàng 365 ngày trong một năm, đến từng cái móng tay, tôi không nhìn thấy giải pháp.Tôi không có ý định so sánh khập khiễng các tiêu chuẩn vệ sinh của châu Âu và Việt Nam nhưng câu chuyện xảy ra ở nhà hàng Wroclaw khiến tôi tự hỏi: Cái nhân tố “Tây mà nhìn thấy” ấy có thể xuất hiện ở nước ta không? - Một người nhìn thấy sự vi phạm và phản ánh nó.Câu trả lời là không. Sẽ không có chuyện một ai đó gọi vào đường dây nóng nào đó phản ánh rằng cái nhà bếp và nhà vệ sinh của một nhà hàng nào đó bẩn không thể chấp nhận được. Họ thậm chí không có ý định tẩy chay nhà hàng đó. Cái sự “bẩn” được chấp nhận bởi chính khách hàng. Đến mức nếu có cơ sở kinh doanh nào không chấp hành quy định vệ sinh, rửa bát ngay trong chính toilet, họ cũng không buồn giấu khách hàng. Nếu ai có nhu cầu đi vệ sinh, họ sẽ chỉ thẳng vào đó. Chuyện vô cùng phổ biến.Trong lời hô hoán của ông chủ nhà hàng ở Wroclaw, có hai khía cạnh: sự tự giác của chính anh; và cơ chế giám sát của người dân/thực khách. Nhưng tôi tin rằng cơ chế giám sát phải có trước rồi mới tạo ra được ý thức tự giác.Đến đây lại phát sinh câu hỏi thứ hai: Giả sử có một người dân có ý thức tự bảo vệ mình và cộng đồng, thì họ sẽ phải làm như thế nào để phản ánh? Có một đồng nghiệp của tôi từng làm một phóng sự, bằng cách nhờ các khách du lịch nước ngoài gọi đến cái được quảng bá là “đường dây nóng” phản ánh sự cố dành cho khách du lịch. Đầu dây bên kia thậm chí còn không nói sõi tiếng Anh. Không có gì lạ. Nếu có ai đó có nhu cầu phản ánh điều gì, họ sẽ đối mặt với một bức tường thủ tục không thể vượt qua.Sẽ không có lực lượng hành pháp nào đơn phương kiểm soát được hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm - bởi nó là thứ diễn ra hàng giờ ở quy mô vô cùng lớn. Và nếu như mỗi người không có ý thức tự bảo vệ, cũng như không có một cơ chế nào giúp toàn xã hội thực thi cái ý thức ấy, thì Tết sang năm, và nhiều Tết nữa chúng ta sẽ lại phải nói về chuyện này.Càng gần Tết, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ càng nóng. Và cứ mỗi lần đọc về chủ đề này, tôi lại nhớ đến những tiếng thở dài bất lực của mẹ tôi.Đức Hoàng Câu chuyện của Đức Hoàng nêu ra không mới nhưng luôn luôn nóng. Nóng rồi lại nguội bởi sự bất lực của các cơ quan chức năng. Còn người tiêu dùng ư? Bức xúc đấy, lo sợ đấy, nhưng liệu mỗi chúng ta có thể từ chối, tẩy chay tất cả những thứ bẩn và nghi là bẩn đang bủa vây xung quanh mình không? Ăn sáng bằng gì? Phở hay bún? Mỳ hay Cháo?...? Ăn ở đâu cho sạch? Rau chỗ nào không có thuốc BVTV? Hoa quả ở đâu không bị thuốc thúc chín ép? Lợn, gà, cá... ở đâu không có chất cấm trong chăn nuôi? Và câu trả lời sẽ là chẳng biết (và chẳng tin) ở đâu sạch cả, chỉ có điều rằng "khuất mắt trông coi" mà thôi. Đành tặc lưỡi tự an ủi rằng thôi thì mỗi thứ ăn một ít chắc chẳng sao, chứ không thì có mà nhịn tất. Chừng nào pháp luật chưa đủ mạnh thì cũng khó mà tạo ra ý thức tự giác của người dân. Để xẩy ra tình trạng này một phần chính là do pháp luật và những người thực thi pháp luật đã dung túng cho những kẻ giết người không dao. Tại sao dân VN đi ra nước ngoài, thường ngoan ngoãn xếp hàng. Không dám xả rác bừa bãi? Đó đơn giản là Luật Pháp bên họ nghiêm minh hơn. "Tiếng thở dài bất lực" không còn là của riêng mẹ anh đâu, anh Đức Hoàng ạ. Càng nhiều đầu tư cho "tăng cường năng lực" các "bộ máy", người dân lại càng thấy các "bộ máy" này "bất lực" khi nhận được lời khuyến cáo "người tiêu dùng phải thông minh", ngừoi dân "phải biết tự bảo vệ mình". Tại sao các nhà Quản lý ko nghĩ? ở các nước Châu âu các thực phẩm bẩn ko tồn tại được trên những đất nước đó (Pháp, Mỹ, Đức ......) Hãy nói Cơ chế quản lý trước rồi hãy nói đến ý thức người dân! Tôi rất quí mến cây bút Đức Hoàng, nhưng đọc bài này, nếu tôi nhận xét thật lòng thì mong bạn Đức Hoàng đừng buồn, tôi chẳng thấy gì mới cả, giải pháp nào cho các cơ quan chức năng và xã hội? Giải pháp nào cho vấn nạn thực phẩm bẩn? Bạn có đề xuất gì ko? Thực sự đáng lo ngại, đặc biệt cho trẻ. Không cho con ăn thì thiếu chất mà ăn thì sợ mang bệnh vào người. Càng ngày tỷ lệ ung thư ngày càng cao :( THỰC PHẨM BẨN DO CHÍNH CHÚNG TABây giờ thịt lợn thịt gàĐều có chất cấm đến là thất kinhLại còn “sáng kiến phát minh”Ngâm vào hóa chất dân mình hại nhauHãy nhìn hoa quả hay rauĐều phun chất cấm làm đau giống nòiXem nông dân Nhật gương soiRau ăn tại ruộng giống nòi họ to! Thật ra theo cá nhân tôi (người sống ở nước Mỹ) nhận xét,hằng ngày tôi thường xuyên đọc báo trong nước. Tôi thật sự thấy rõ một vấn đề nghiêm trọng:Ở VN hình phạt cho loại tội phạm này (loại tội phạm giết đồng loại) còn quá nhẹ và hình như các cơ quan công quyền còn quá lỏng lẻo đối loại tội phạm này... Theo tôi nếu bắt được 1 xe chở thịt thối trên đường vào thành phố mà người tài xế không nêu được những dữ kiện như: chở cho ai và đưa đến đâu cho người nào... Nhốt thẳng tay người tài xế này khỏang 6 tháng đối với vi phạm lần đầu và cứ thế từ từ sẽ không còn những vụ việc như thế này nữa. Xin hãy mạnh tay với loại tội phạm giết chính đồng loại này Bạn viết hay và đúng cả, nhất là bạn nói rằng : cơ chế chính sách phải đi trước, điều bất khả, tôi không nhìn thấy giải pháp...phản ảnh thực tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng câu này thì bạn nói giống các cơ quan chức năng, lãnh đạo các bộ liên quan ở ta hay phát biểu : "nếu như mỗi người không có ý thức tự bảo vệ ", lạ thật. Cứ quy về ý thức của người dân là xem như xong tất, từ thực phẩm độc hại, rồi đến tai nạn chết người, buôn lậu, hàng giả hàng kém chất lượng, đạo đức xã hội xuống cấp, thất nghiệp tràn lan... đều cứ một câu nghe mãi là người dân phải tự nâng cao ý thức, bạn đức hoàng là cây bút trẻ nhưng nhận thấy rất nhiều vấn đề của xã hội. Rất ủng hộ và mến bạn. Riêng câu nói trên về ý thức tự giác của người dân chắc bạn vũng là người việt nam nên nghe quá thành quen. Tôi không chấp bạn ! Khó quá, tôi cũng muốn ăn sạch, uống sạch nhưng khổ lỗi ăn ở đâu khi mà chỗ nào cũng không được vệ sinh. Nhà hàng nào cũng như nhau cả. Trong khi tôi đi làm cả ngày, sang dậy sớm đi làm không có đủ thời gian nấu bữa sang cho gia đình. Nếu có bạn bè cuối tuần rủ nhau ra ngoài ăn cho thu thái thì ôi thôi nhà hàng nào chẳng như nhau, chọn đâu cho được? thôi đành sống chung với lũ hay hãy là người tiêu dùng thông thái như một số bài báo đưa tin. Tôi đi du lịch và vào một nhà hàng ăn. Tôi cũng tò mò vào bếp xem họ chế biến thức ăn như thế nào và góp ý một chút thế nọ thế kia về vệ sinh khi chặt thái thịt. Ra ngoài, bạn tôi vẻ mặt rất serious nói rằng chị bảo thế, chúng nó ghét mặt, chút bê đồ ra, nó nhổ cho bãi nước bọt vào đó đấy. Hic. Nhục thế Mỗi ngày có 60k tiền ăn ( mỗi bửa ăn 20k ) nên đành phải tìm chỗ nào hợp túi tiền mà ăn thôi, hi vọng lương tâm người bán đừng có hóa chất , thịt bẩn là được còn tiêu chuẩn này nọ như nhà hàng thì chịu ! nếu lãi suất là 300%, người ta sẵn sàng đánh đổi tất cả chú ạ Đức Hoàng có vẻ sinh ra để biết những bài báo hay, tốt cho xã hội thì phải :-). Qúa đã, nếu có ở SG, nhất quyết mời Hoàng ly cafe rang xay thứ thiệt 100% sạch!!! Nghiện cà phê - và chỉ cà phê, hơn 20 năm rồi, chắc là chỉ đúng chỗ. Giặc gì chúng ta cũng đánh thắng, vậy mà giặc bẩn không đánh thắng nổi....
Chấm sao dịch vụ Bởi vì hệ thống mua sắm qua mạng như Amazon, Ebay… luôn làm cho người mua thoải mái vì hàng tốt, giá phải chăng, dễ dàng lựa chọn và dịch vụ vận chuyển nhanh chóng. Và điều quan trọng nhất là dưới mỗi món hàng, chúng tôi luôn tìm ra những thông tin hữu ích qua hệ thống đánh dấu sao và phản hồi của người mua. Nếu món hàng nào càng được người tiêu dùng chấm nhiều sao nhất (5 sao) tức là người mua sau khi sử dụng đã rất hài lòng với chất lượng của nó. Thêm nữa, các ý kiến phản hồi cởi mở của người tiêu dùng dưới mỗi sản phẩm có thể giúp chúng tôi biết rõ cái hay, cái dở của món hàng, cách phục vụ, giá cả. Và nếu lượng ý kiến phản hồi càng nhiều, càng chứng tỏ người bán hàng đã có mặt lâu năm trên mạng và đáng tin cậy. Dù hệ thống đánh dấu sao và cho phép đưa ý kiến phản hồi là của chính các công ty kinh doanh mạng, nhưng những gì hiện diện trên đó đều là ý kiến thực từ người mua.Cách làm này không chỉ dừng trong việc mua sắm mà còn ở rất nhiều lĩnh vực khác trong đời sống nước Mỹ, chẳng hạn như y tế, giáo dục, dịch vụ công, chọn lựa nghề nghiệp, tìm điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn…Ví như trước khi chọn trường cho con tôi học tại Mỹ, ngoài tìm thông tin trên website và Facebook của trường, tôi đã vào đọc đánh giá về trường qua một website đánh giá chất lượng các trường. Đây là trang cho phép người đọc có thể đọc được ý kiến của các phụ huynh và học sinh về các trường trung học ở Mỹ, bao gồm cả khen và chê. Ngoài ra, các học sinh còn có hệ thống chấm dấu sao cho thày cô mà họ đã từng theo học. Thêm vào đó, chúng tôi còn có thể biết thứ bậc của trường qua website nổi tiếng khác chuyên chấm điểm, xếp hạng và đánh giá các trường trung học nội trú tại Mỹ. Vì vậy chỉ cần chịu khó chút xíu, gia đình tôi đã có được quyết định đúng đắn khi chọn trường cho con mà chẳng mất công, tốn tiền sang tận nơi để dò la, xem xét.Làm theo cách này quen, tôi thấy hóa ra ngồi nhà mà muốn chọn lựa mua sắm hay quyết định làm một việc đáp ứng nhu cầu đời sống bên Mỹ còn dễ hơn ở Việt Nam. Bởi ở Việt Nam, trước khi sử dụng dịch vụ gì muốn làm gì tôi phải hỏi quanh hỏi quất qua các mối quan hệ bè bạn, người quen; nếu không được thì tốt nhất là chạy đến tận nơi mà gặp trực tiếp thì họa may mới giải quyết công việc được.Mặc dù ta hiện nay không thiếu gì nơi đã tạo ra hệ thống đánh giá bằng dấu sao và ý kiến phản hồi của người dân, nhất là các công sở, nhà hàng, ngân hàng, bệnh viện, trường học, công ty du lịch… Nhưng dường như các hệ thống này mới dừng ở hình thức mà chưa đi vào thực chất. Người muốn góp ý, đánh giá thì rất nhiều nhưng khi làm đánh giá, viết góp ý thì ngại. Một là ngại không biết có ai nghe mình nói không. Hai là ngại nhỡ đâu có trù ểm thì hỏng việc. Một số người khác thích góp ý, đánh giá nhưng ưa nặng lời và “quăng” vù một cái lên mạng xã hội. Thành thử hệ thống lập ra tốn không ít công của mà vẫn bỏ không hoặc đôi khi thành cực đoan. Và kết quả có khi chỉ vì một cái cà vạt của học sinh bị càm ràm trên mạng xã hội mà thành chuyện người lớn...Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy, hệ thống này chỉ có thể sử dụng được khi nào tạo đủ điều kiện cho người dân vào tự do đóng góp ý kiến, nhận xét, đánh giá và ghi nhận những ý kiến này dù khen hay chê. Tiếp đó, để tránh “trù dập” hay “nể nang”, thường các đánh giá này chỉ có thể được thực hiện sau khi người dân đã có trải nghiệm thực sự và có thể ẩn danh. Ví như trên các trang như Amazon hay Ebay, người mua hàng chỉ có thể đánh giá và phản hồi nếu đã mua xong. Tương tự, tại các trường học, học sinh tha hồ có thể đánh giá và phản hồi về thày cô nếu kỳ thi đã kết thúc, điểm đã được công bố…Tôi chỉ ước giá như nước ta có đủ hệ thống thông tin để dễ dàng ra quyết định hằng ngày cho các nhu cầu từ đơn giản đến phức tạp. Nào là thông tin chính thức từ nhà cung cấp sản phẩm -  dịch vụ công và tư, hệ thống thông tin đánh giá khách quan từ các tổ chức phi chính phủ, và cuối cùng là hệ thống đánh giá và phản hồi của cộng đồng. Và khi đó chắc chắn sẽ có thêm nhiều người mỗi ngày sẵn lòng chấm mấy dấu sao, viết một phản hồi hữu ích trên mạng để đóng góp cho việc tạo ra những thước đo của công bằng và văn minh.Nguyễn Anh Thi Bài viết rất hay . Tui phản hồi Nhà mình mà cho chấm sao thì sếp mình sẽ huy động các nhân viên thi nhau chấm điểm tốt để dịch vụ của cơ quan luôn đảm bảo chất lượng 5 sao. Khối người lại tưởng bở. Rất tôn trọng và thông cảm cho tác giả nhưng ở VN ta thì việc ấy nhiều người đang mơ ước! Cháu rất thích vào vnEXpress đọc các bài viết. Thứ nhất nó rất hữu ích thiết thực phản ánh rất chuẩn các vấn đề hiện tuợng xã hội. Thứ hai là đựợc bình luận tương tác ý kiến của mình. Nhưng nếu có sự gian dối trong cách đánh giá từ nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ thì sao?.... Tôi thấy nhiều thông tin comment, bình luận đánh giá chất luợng đấy chứ. Có điều là ảo cũng rất nhiều. HAY .CHẤT LƯỢNG TỐT. CÒN DỞ . THÌ CHÊ .LÀ BÌNH THƯỜNG .Ở ĐỜI Sẽ làm được điều chị nói sau khoảng 1 vài trăm năm nữa ...khi con người Việt Nam bớt thói rảnh rang GATO và Biết xấu hổ nếu chưa nói thật , nói đúng về sự việc Cám ơn nhà báo Nguyễn Anh Thi, bài viết của chị rất hay và phản ánh đúng thực tế về việc đánh giá, chấm điểm trên mạng tiếc rằng cái hay thì mới thấy ở bên Tây bên Mỹ còn bên ta thì "dường như các hệ thống này mới dừng ở hình thức mà chưa đi vào thực chất. Người muốn góp ý, đánh giá thì rất nhiều nhưng khi làm đánh giá, viết góp ý thì ngại. Một là ngại không biết có ai nghe mình nói không. Hai là ngại nhỡ đâu có trù ểm thì hỏng việc. Một số người khác thích góp ý, đánh giá nhưng ưa nặng lời và “quăng” vù một cái lên mạng xã hội". Theo tôi ngoài những nguyên nhân như chị đã nêu trên có lẽ còn một nguyên nhân nữa là thiếu cơ chế quản lý, giám sát của cơ quan chức năng NN và người có trách nhiệm. Cẩn thận khi mua online tren Amazon hoặc Ebay . Tôi cũng rất kỹ khi mua nhưng vẩn gặp nhiều rắc rối nhất là hàng điện tử . Tôi đã mua một điện thoại giá không rẻ hơn thị trường bao nhiêu , chờ 10 ngày mới nhận được , lại không sử dụng được vì máy đã hỏng . Trả lại hơn tháng nay mà không thấy hồi âm từ người bán . Nhờ Amazon can thiệp cũng chưa đâu vào đâu . Vậy mà được bình chọn 99% positive cho seller. Hết biết cốt lõi vẫn nằm ở con người, ý thức và nhận thức Ở Việt Nam không được chọn lựa dịch vụ tốt đâu bạn ạ. Ví dụ tôi bị ốm muốn đi khám ở bệnh viện tốt mà có được đâu, Các cơ sở cứ giữ bệnh nhân lại để tăng doanh thu và để người bệnh chết dần chết mòn thôi! Có bình luận và chấm sao thì dịch vụ sẽ hoàn thiện hơn, người mua sẽ nhiều hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tích cực tham gia vào xu hướng này. Cứ đem Mỹ,pháp...so sánh với Việt nam có mà so cả đời không xong
Đứng trước biển Một dân tộc sinh ra từ biểnĐàn con theo Cha về lại đồng bằngTừ thuở hồng hoang ngập bùn châu thổBước chân người in dấu Lạc Long QuânCả đất nước trải dài theo biểnÔm lấy đại dương như máu thịt của mìnhNhững lá phổi phập phồng nhịp thởMuôn dải đồng xanh nuôi cấy gieo trồngSống với biển chết không rời biểnDẫu bao phen gió bão dập vùiNgười với biển đã thành số phậnNhững làng chài nghèo vẫn vượt trùng khơiĐất đoàn tụ mà nước còn chia cắtĐau đáu Hoàng Sa mong đợi ngày vềLũ cướp biển đến từ phương BắcMáu người Việt còn loang sóng Gạc MaTrường Sa đã bao mùa biển độngLòng người chân sóng phút nào yênNhững đảo đá cướp biển ngang nhiên chiếmCửa nhà ta chúng đã chặn trước thềmNhững vùng biển đang nồng mùi thuốc súngNgư trường thân quen với người Việt bao đờiNhững con tàu vẫn bền gan bám biểnGiữa những hiểm nguy rình rập đêm ngàyThuyền muốn vươn xa phải từ bờ bếnĐất chẳng bình yên khi sóng dậy trùng khơiTổ quốc tựa vào từng ngư dân vững chãiCả quê hương bên mỗi con ngườiBiển xanh quá sao lòng không yên tĩnhNghe trong sóng vỗ tiếng gươm khuaHồn nước mênh mang trong gió chướngMuôn đội hùng binh bỗng hiện về.Trần Mai Hưởng Sông núi nước Nam vua Nam ởRành rành đã định tại sách trờiCớ sao lũ giặc sang xâm phạmChúng bây sẽ bị đánh tơi bời. Cảm ơn anh Trần Mai Hưởng. Những câu thơ như xé lòng tôi. Trân trọng cám ơn nhà thơ! Trân trọng cám ơn những người lính, những ngư dân đã đổ máu xuống biển. Cho đến bao giờ biển mới bình yên? Qua den my nhung luc nao cung noi voi 2 con rang. Hoang sa va truong .Sa la cua viet nam nghe con. Bài thơ mang nặng tình yêu tổ quốc và tràn đầy khí phách hiên ngang của dân tộc trước nạn ngoại xâm ! trân trọng cảm ơn tác giả ! Nhân dân đất nước nhớ ơnNhững anh bộ đội áo sờn vá vaiGạc Ma giữa biển sóng dàiQuân thù lúc nhúc lại còn gian manhQuên sao hình bóng các anhTàu thì hỏng máy xung quanh sóng lừngĐây là con cháu BÀ TRƯNNGĐã làm cho giặc đã từng nát tanÝ chí quyết chiến chẳng bànTrăm người như một đập tan giặc thùGạc Ma lưu giữ ngàn thuLá cờ tổ quốc lời ru mẹ hiền! "Biển Đông vạn dặm dang tay giữĐất Việt muôn năm vững trị bình"Trạng trình Nguyễn Bình Khiêm Cảm ơn Trần Mai Hưởng đã nói lên tiếng lòng tôi ... Đất đoàn tụ mà nước còn chia cắt... Đừng để cắt chia mà hãy cùng nhau sang sẻ... Dù từ mâm cơm tấm áo với cả lòng thương nhớ... Ngày một ngày đất nước sẽ thành tựu như xưa... Đứng trước biển lòng ta dậy sóngBão hờn căm quét sạch quân thùTổ quốc đến phen chôn ngựa đáTiếng gươm khua dậy sóng Bạch đằng Cảm ơn tác giả đã nói lên nỗi lòng của triệu triệu người Việt. Cháu đã rất xúc động khi đọc bài thơ. Cảm ơn Trần Mai Hưởng với tứ Thơ mang hồn nước tiếng nói của lòng dânTL Bài thơ hay và ý nghĩa Cảm ơn Trần mai Huợng,đoc bài thơ của Anh mà nghẹn ngào, thấy thuơng và yêu tổ quốc mình vô cùng, Cảm ơn tác giả nhiều lắm. Tác giả đã nói hộ lòng yêu Tổ quốc nồng nàn của hàng triệu triệu quân và dân Việt và của hàng ngàn kiều bào ở khắp 5 châu. Rồi đến một ngày những thước đất biên cương, những hải lý, hòn đảo yêu dấu mà chúng ta đã để mất. Lớp con cháu chúng ta sẽ dành lại được. Lịch sử chống ngoại xâm của cha ông ta đã chứng minh điều đó !!
Từ thiện và hiến tặng Không, Mark không làm từ thiện. Mục đích số tiền 45 tỷ đô của tỷ phú này, như đã được nói rõ trong bức thư anh gửi con gái nhỏ, nhằm: “… Cùng nhân loại trên khắp thế giới thúc đẩy tiềm năng con người và tăng cường công bằng cho tất cả trẻ em thế hệ kế tiếp. Lĩnh vực tập trung ban đầu của chúng ta sẽ là cá nhân hóa học tập, điều trị bệnh tật, kết nối mọi người và xây dựng những cộng đồng vững mạnh…”. Với suy nghĩ và động cơ ấy, số tiền mà Mark hứa cống hiến, tôi cho rằng không phải để làm từ thiện.Là một dân tộc Á Đông, người Việt Nam tôn trọng các giá trị truyền thống và coi trọng tình cảm. Có lẽ vì thế, khái niệm “mang tiền nhà đi cho”, thường mặc nhiên được hiểu là “làm từ thiện”. Nghĩa là giúp đỡ ai đó miếng cơm manh áo, hay một khoản tiền nhỏ để qua cơn bĩ cực.Tôi có người bạn trước công tác tại Hội chữ thập đỏ. Cô kể rằng, cứ mỗi đợt vận động quyên góp ủng hộ đồng bào khó khăn, cô và các thành viên khác trong Hội mất rất nhiều thời gian để lọc lại đồ đạc mọi người gửi đến. Bên cạnh những túi đồ được xếp ngay ngắn, sạch sẽ, là rất nhiều túi quần áo không chỉ cũ mà còn bẩn, những chiếc tất thủng, những chiếc áo chiếc quần rách bươm, những đồ vật cũ hỏng không còn có thể sử dụng được nữa.Năm 2012, sau chuyến đưa tin về sự cố vỡ đê bối ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, tôi đã kêu gọi mọi người đóng góp để giúp đỡ hàng nghìn nông dân bị thiệt hại nặng nề ở đây. Chỉ trong vài ngày, cộng đồng quyên góp tiền và hàng hóa lên tới hơn 200 triệu đồng để giúp bà con. Nhưng quyên góp được là một chuyện, đưa tới tận tay những người cần giúp đỡ lại là chuyện khác. Lực bất tòng tâm, tôi đành trở về Hà Nội sau khi gửi lại phần lớn tiền và hiện vật, ủy nhiệm đại diện chính quyền địa phương trao nốt cho bà con. Tôi đã trải qua cảm giác bất lực và buồn lòng, khi thấy rõ những gói hàng cứu trợ chỉ như muối bỏ bể, còn ở sau lưng, những người đã quyên góp qua tôi vẫn mong muốn một kết quả tốt đẹp hơn thế, sát sao hơn thế.Muhammad Yunus, người được trao giải Nobel Hòa bình năm 2006 cho giải pháp tín dụng vi mô, đã giúp đỡ hàng triệu người nghèo khó ở Bangladesh với Ngân hàng Grameen. Ông giúp họ tìm sinh kế bằng cách tư vấn các giải pháp sử dụng các khoản vay tín dụng, chứ không đơn thuần là hỗ trợ họ bằng vật chất hay tài chính. Bởi vì Yunus cho rằng “khi chúng ta muốn giúp đỡ người nghèo, chúng ta thường hỗ trợ vật chất, tiền bạc. Cách làm này khiến ta lảng tránh vấn đề tìm ra giải pháp cho sự nghèo đói. Trong trường hợp này, từ thiện trở thành một cách để giũ bỏ trách nhiệm của chúng ta. Nhưng đó không phải giải pháp để giảm nghèo”.Trở lại với câu chuyện của Mark Zuckerberg, tôi được biết, có một bức thư khác, có kèm chữ ký, mà vợ chồng Mark Zuckerberg đã gửi đi vào ngày 9/11/2015 - tức là gần một tháng trước. Bức thư gửi tới Tổ chức Giving Pledge, bày tỏ sự tự hào được tham gia vào danh sách hàng chục tỷ phú cam kết hiến tặng phần lớn tài sản của mình cho cộng đồng. Giving Pledge (tạm dịch Hiến Tặng), là một sáng kiến của vợ chồng tỷ phú Bill Gates, hướng tới các tỷ phú đô la trên toàn thế giới, thuyết phục họ cam kết hiến tặng tài sản ngay khi còn sống, nhằm phục vụ các mục đích tốt đẹp chung cho sự phát triển tích cực của cộng đồng. Cho đến nay, đã có hơn 130 tỷ phú viết thư cam kết với Giving Pledge, với tổng giá trị tài sản ước tính lên tới hàng trăm tỷ đô la. Đọc những bức thư mà các tỷ phú viết cho Giving Pledge, khái niệm “từ thiện” không hề được nhắc đến. Các tỷ phú hàng đầu như Michael Bloomberg, Warren Buffett hay Vincent Tan đều xem việc hiến tặng tài sản của mình là thuộc về trách nhiệm, là một hành động đền đáp cho những gì mình nhận từ cộng đồng. Họ mong muốn nguồn tài chính từ việc kinh doanh sẽ được chia sẻ để phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học, tìm ra các phương pháp điều trị bệnh tật, bảo vệ môi trường…Tôi cho rằng, chúng ta cần có những tổ chức từ thiện chuyên nghiệp, để giải quyết các trường hợp cần cứu trợ cấp bách. Nhưng chúng ta cũng cần có một tư duy thoáng rộng hơn, về trách nhiệm với cộng đồng, về những đóng góp bằng hành động cho thế hệ tiếp theo. Và khi tư duy như vậy, sự đóng góp không nhất thiết phải là tiền. Đó có thể đơn giản là trồng một cây và chăm sóc cho đến ngày nó tỏa bóng mát.Gia Hiền Tôi hoàn toàn tán đồng với những gì nhà báo Gia Hiền viết trong bài báo này. Tôi đã từng tham gia một Dự án do Quỹ Bill-Melinda Gates tài trợ, có tên "Alive and Trive", tạm dịch là "Nuôi dưỡng và phát triển" với mục tiêu chính là "Làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, thông qua việc hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nuôi dưỡng trẻ nhỏ đúng cách trong vòng 24 tháng". Người ta không cho các bà mẹ tiền để làm các việc trên mà thông qua việc tài trợ các dự án, có mục tiêu cụ thể, rõ ràng và phải được cam kết thực hiện cùng những cơ chế giám sát để đảm bảo dự án phải đạt được hiệu quả cao nhất. Đó chính là cách mà họ chia sẻ nguồn tài chính từ việc kinh doanh cho sự phát triển của cộng đồng. Mong sao Việt Nam mình cũng phát triển được nhiều mô hình như thế. Các doanh nhân thành đạt chia sẻ nguồn tài chính có được từ sự thành công của mình qua các hoạt động thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng chứ không chỉ đơn giản là làm từ thiện. Phạm trù thiện nguyện hay hiến tặng chỉ có ở các nước tư bản, dựa trện triết lý tư bản tạo ra tư bản. tư bản sau lớn hơn tư bản trước do con người vận hành thành công tư bản đó. họ không xem tài sản là của họ , mà là của xã hội, của cộng đồng. do đó những gì họ làm ra từ xã hội thì trả lại cho xã hội. còn ở ta khai niệm tư bản tạo ra tư sản và phai được hưởng trọn vẹn tài sản đó. do đó bên ta không có trường đại học phi lợi nhuận , hay công trình nghiên cứu có giá trị được. Đơn giản là các tỷ phú cho người nghèo cái cần, chứ không phải con cá" cái cần" là những khoản vay tín dụng với lãi xuất thấp & thời gian đáo hạn dài để người nghèo làm nghề phát triển kinh tế.Còn việc xây dựng 1 trường học hoành tráng, 1 bệnh viện tương đương cấp tỉnh ở các vùng quê nghèo là 1 điều tốt nhưng chi phí có lại thu cao thì gốc rễ người nghèo vẫn là nghèo vì họ phải chi nhiều hơn thu. Đúng. Nên tiếp cận phạm trù "từ thiện" một cách thoáng rộng hơn. Cho người nghèo tiền của để họ muốn sử dụng thế nào tuỳ ý là một cách làm từ thiện. Cho người nghèo nhưng theo dõi, giám sát, hướng dẫn họ sử dụng tiền của được nhận một cách đúng đắn để thoát nghèo, thoát bệnh tật, thoát tệ nạn cũng là một cách làm từ thiện (có thể nhiều người cho rằng cách làm này còn hay hơn để tránh thất thoát, sử dụng quỹ / vật từ thiện đúng mục đích và ý nguyện của người làm từ thiện). Mặt khác, cho con cá là để chống đói tức thì, cho cần câu là để chống đói lâu dài. Hãy cứ làm từ thiện, có nhiều cho nhiều, có ít cho ít, không cho tiền bạc của cải thì cho sự giúp đỡ về tinh thần, và những người làm từ thiện sẽ hiểu nhau hơn là những người không làm. Ói dào! Họ đã bóc lột tận xương tủy . Bây giờ bỏ ra chút ít ấy mà . CẦU MONG CÓ NHIỀU TẤM LÒNG QUÍ BÁO Thật ra xây dựng 1 doanh nghiệp, lo công ăn việc làm cho hàng ngàn con người, đó cũng đã là hành động " từ thiện" rồi. Bản chất của việc " làm từ thiện" chính là mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người yếu thế, thiếu may mắn. Nhưng ở Việt Nam thì từ thiện đồng nghĩa với việc vứt bỏ, cho đi của cải mình đang có. Vì thế cho nên các doanh nghiệp làm ăn lớn, lo được đời sống tốt cho nhiều người lao động thì không được coi trọng. Trong khi 1 anh tham nhũng, cướp đoạt tiền của người khác, cung tiến cho nhà chùa vài triệu đồng thì được tung hô " nhà hảo tâm", Đúng, cần phải như vậy cho người nghèo, cho họ cái dụng cụ để họ vận dụng sức lao động để kiếm của cải có như vậy họ mới có thể thoát nghèo :) Hay ghê mình phải có năng lực mới được, có đủ đức để .... Bài viết gây nhiều suy nghĩ tiêu cực. Thật sự không hiểu mục đích, ý nghĩa của bài báo. Tôi chỉ định nghĩa rất ĐƠN GIẢN : cho đi(giving pledge) là làm phước, là TỪ THIỆN. Tôi thấy có ai bóc lột bạ đâu? Há chăng phải là tất cả những gì họ làm là giúp ích cho mọi người? Nế vậy bạn đừng xài Micro soft hoặc đừng xài Face book? Có ai bắt bạn phải xài đâu? Nhưng nếu không xài bạn sẽ không kiếm được tiền qua đó... Minh dang dung Facebook mien phi ma! Thực ra cũng không hẳn là cho cái cần câu đâu các bác ah. Theo tôi nghĩ mục đích là để thay đổi rất nhiều thứ mà người khác không làm được nhưng họ có thể làm được như là : tìm ra các loại thuốc mới/ phương pháp chữa bệnh mới, cải tạo môi trường toàn cầu, cải tạo hệ thống giáo dục...Việc này về cơ bản sẽ là cả quá trình dài và thậm chí không mang lại thành quả kinh tế ngay cho người nghèo, hoặc không nghèo. Nó sẽ là tiền đề để con người nói chung có được cuộc sống tốt hơn như là môi trường trong sạch hơn, hạn chế các bệnh tật do môi trường, giảm tỷ lệ chết ... và về mặt giáo dục là cung cấp, hướng dẫn và tạo điều kiện cho con người phát huy được tiềm năng của họ, đem lại thông tin và kiến thức cho mọi người. Tóm lại là làm cho thế giới này phẳng hơn, liên kết hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó sẽ giúp nâng cao nhận thức (cái này quan trọng nhất) và sẽ khiến mọi người có cuộc sống tốt hơn cũng như là môi trường tốt hơn, dài lâu hơn cho thế giới này. Còn tất nhiên, ai hấp thụ được bao nhiêu còn tùy vào sự tự nhận thức nữa :) Nói một cách đơn giản, người phương Tây hay những xã hội phát triển đều hướng về xây dựng, đào tạo lâu dài trong bất cứ lĩnh vực nào, kể cả giúp đỡ người khác vì đó là cách duy nhất hiệu quả. Giải quyết vấn đề một cách tức thời, trước mắt như cách làm ở việt nam trên thực tế không 'giúp' gì ngoài chuyện giải quyết khó khăn cấp bách. Trong nhiều trường hợp, nó còn có hiệu quả ngược lại khi vô tình lấy đi bài học cần học cho những người nhận được sự giúp đỡ dễ dàng.Làm từ thiện là bỏ công sức hay tài sản của mình ra làm một chuyện cho cộng đồng phi lợi nhuận chứ không nhất thiết đóng gói cho không ai.Chỉ có những người thích 'cho không, biếu không' mới có suy nghỉ rằng việc làm của Mark không đúng ý nghĩa từ thiện. Thông qua việc này. Chúng ta thấy rằng làm từ thiện như thế nào là hiệu quả, giúp đỡ được nhiều người và cám ơn nhiều người có tấm lòng nhân ái, thương người.
Quyền lực của dịu dàng Cảm thấy không được tôn trọng quyền lợi, chị tỏ thái độ cương quyết tại sân bay, và sau đó là trên mạng xã hội. Nhưng chị tổn thương bởi một ý kiến bình luận trên Facebook rằng: Cô này ngồi xe lăn mà nhuộm tóc đỏ thì cũng không vừa đâu.Mới đây, một phụ nữ chia sẻ câu chuyện của gia đình mình, chị mỗi tháng kiếm nửa tỷ đồng, bận rộn lắm lại đểnh đoảng nhưng may được mẹ chồng mát tính. Chuyện của chị được quan tâm, được bàn tán bởi nó khác với những định kiến cho rằng, người phụ nữ dù có giỏi việc nước cũng không được phép chểnh mảng việc nhà.Tôi cho rằng, ngồi xe lăn, đấu tranh cho quyền lợi chính đáng và nhuộm tóc đỏ, ba chuyện ấy chẳng liên quan gì đến nhau. Tôi cũng thấy người phụ nữ hoàn toàn có quyền được mạnh mẽ, độc lập về tài chính và không cần quan tâm đến những "chuẩn mực" lỗi thời.Nhưng định kiến vẫn tồn tại. Một khi người ta dùng định kiến, dùng những chuẩn mực cũ để xâu chuỗi và áp đặt lên người phụ nữ, chúng sẽ nặng nề đến mức dễ dàng xóa sạch những nỗ lực mà mỗi người phụ nữ làm được.Có một thực tế chua xót của xã hội cũ: Những chuẩn mực cũ, đôi khi phương hại đến chính quyền lợi của người phụ nữ.Vì thế, những cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng giới đã diễn ra trong nhiều năm và mang lại những kết quả nhiều hơn mong đợi. Ở Việt Nam, ban đầu là những cá nhân, và nay đã có hẳn những thế hệ phụ nữ "nổi loạn". Tức là chọn lối sống mạnh mẽ, cá tính, bỏ qua những khuôn phép mặc định về giới mà họ cho là phản tác dụng.Bạn tôi, một bà mẹ đơn thân đầy quyết đoán, đã cho con gái nhỏ đi học võ, và nhiều lần thể hiện vũ lực với người khác trước mặt con để khuyến khích phản ứng tự vệ. Bạn dạy con rằng, cơ thể con là thứ quý giá và không ai có quyền đụng chạm đến khi chưa được phép. Điều đó đúng. Nhưng sự mạnh mẽ và cá tính thái quá khiến sự tự bảo vệ đôi khi có thể biến thành sự chủ động tấn công và cá tính có thể biến thành hung hãn.Một ông bố "gà trống nuôi con" khác mà tôi biết, lại có quan điểm thả tự do cho con gái lớn lên thoải mái như cây cỏ. Anh khuyến khích mọi bản năng và tư duy độc lập của cháu. Kết quả là, cô gái bé nhỏ rất cá tính, rất độc lập, và rất ghét bố. Cháu cho rằng, bố không quan tâm đến mình và không có vai trò trong những quyết định quan trọng.Tới đây, lại có một thực tế nghịch lý của xã hội hiện đại: Những sự cởi mở quá mức có thể phương hại đến sự mong manh, dịu dàng và dễ tổn thương của người phụ nữ.Năm 1960, loại thuốc tránh thai đầu tiên của nhân loại - Enovid - ra đời. Kiểm soát được sinh nở, người phụ nữ thực sự được giải phóng ở một cấp độ mới. Nhưng có lẽ, cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ có được công cụ hiệu quả nhất 9 năm sau đó - năm 1969 - khi hai máy tính kết nối thành công để truyền tải được dữ liệu lần đầu tiên trên thế giới, tiền đề của mạng Internet. Có thông tin, người phụ nữ có được nhiều lựa chọn hơn, kể cả lựa chọn chính tính cách con người mình.Hôm nay, trong hàng ngũ những người nhận hoa nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, đã có cả những đại diện mới, những người đồng giới, chuyển giới. Đó là sự thay đổi lớn của nhận thức xã hội, điều mà mới chỉ một thập kỷ trước vẫn còn đầy định kiến ở Việt Nam.Giữa hai thái cực đều rất dễ phương hại đến hạnh phúc của người phụ nữ, tôi tin là những giá trị truyền thống vẫn luôn có chỗ đứng và được truyền thụ tiếp nối. Cô bạn mạnh mẽ của tôi, ngoài dạy võ, còn dạy con gái nấu rất nhiều món ăn, chơi nhạc cụ, và quán xuyến việc nhà. Suy cho cùng, ông bà ta có lý khi đề cao bốn phẩm chất "công, dung, ngôn, hạnh" của người phụ nữ.Đó không phải là rào cản, tôi nghĩ đó là quyền năng. Quyền năng của sự dịu dàng, khi người phụ nữ khoác lên chiếc tạp dề xinh xắn, sau khi treo chiếc vest công sở lên mắc áo.Gia Hiền Tùy vào việc đối tác kia ra sao mà có dịu dàng được hay không đấy bạn. QUYỀN LỰC CỦA DỊU DÀNGCông dung ngôn hạnh hàng đầuẤy là quyền lực rất sâu dịu dàngNếu mà con gái ngoài đàngNói cười to quá rõ ràng chẳng yêuNếu mà con gái mỹ miềuTóc dài da trắng làm siêu cõi lòngNếu mà con gái thong dongNhẹ nhàng lời nói mở lòng khoan thaiTin rằng bất cứ mỗi aiĐược nghe cũng thấy sướng hoài trong tâmNgày xưa váy áo tứ thânĐã gây nên nhớ xa gần khôn nguôiNói năng nhẹ tựa gió trờiấy là bão lớn thấm lời của aiDịu dàng nhè nhẹ khoan thaiấy là quyền lực mạnh hoài vô song! 2 chữ "phụ nữ" trong câu chót của bài viết : " Quyền năng của sự dịu dàng, khi người phụ nữ khoác lên chiếc tạp dề xinh xắn, sau khi treo chiếc vest công sở lên mắc áo", nếu được thay thế bằng 2 chữ "chồng/vợ" thì hay biết mấy ! ngồi xe lăn với nhuộm tóc đỏ chả liên quan nhau như tác giả đã nói.Cũng như với 1 hình xăm, người nổi tiếng thì được gọi là cá tính, thậm chí phân tích về phong thủy, nguồn gốc hình xăm v.v.. Nhưng với một thanh niên bình thường thì được gọi là thanh niên xăm trổ. Bất công và quá chủ quan thế đấy. (mình k có hình xăm nào nhé) "Quyền năng của sự dịu dàng, khi người phụ nữ khoác lên chiếc tạp dề xinh xắn, sau khi treo chiếc vest công sở lên mắc áo", câu kết này đã chứng minh tác giả cũng chỉ dùng những từ hoa mỹ để nói lên tư tưởng phong kiến từ ngàn đời: Phụ nữ muôn thuở vẫn phải một mình lăn lộn với hàng ngàn công việc không tên trong nhà bếp và trong gia đình của họ (mà tiếng Anh gọi là UNPAID WORKS). Sao không thấy ai nói được rằng tất cả mọi thành viên trong gia đình nên chia sẻ công việc trong nhà bếp và trong gia đình cùng người phụ nữ? Hàng tỷ công việc không tên ấy nếu được chia sẻ cùng các thành viên khác trong gia đình thì người phụ nữ sẽ vui và hạnh phúc hơn biết bao nhiêu? Quyền lợi đi liền với trách nhiệm, giờ có quá nhiều phụ nữ trẻ gào thét đòi quyền bình đẳng giới trong khi mỗi việc nấu ăn, quét nhà , chăm con cũng không ra hồn, còn mấy chị giỏi việc nước , kém việc nhà vẫn chỉ là số ít thôi. Bởi vì vẫn còn những định kiến của phụ nữ công dung ngôn hạnh, bởi vì xã hội ngày càng nhiều lời tôn vinh phụ nữ nên phụ nữ bị xã hội định hướng cho phát triển. Thấy thương cho sự tự do của người phụ nữ Người đời có câu: sơn ăn từng mặt, ma bắt từng người. Thực ra ở ta con người cũng đang đối xử với nhau như vậy. Cùng một thái độ hoặc hành động, nhưng sự đánh giá bị khác nhau ở người nghèo và người giàu, ở người thường dân và người có chút quyền lực, địa vị. Nếu không thì đã không phải nêu khẩu hiệu: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Phàm cái gì đang hô hào phấn đấu là cái đó chưa đạt được. Túm lại cha này vẫn muốn vợ đi làm về là phải chui ngay vào bếp. Chứ không phải là khỏe, vui vẻ thì nấu mà mệt thì đi ăn ngoài. Cũng còn tùy đối tác có xứng đáng để phụ nữ dịu dàng không bạn Gia Hiền. Đừng ca ngợi mặc tạp dề thì chúng tôi đẹp. Vấn đề là các bạn nam đã làm gì để chúng tôi tự nguyện đeo tạp dề và hát bài ca hạnh phúc gia đình. Các bạn nam ổn thì chúng tôi sẵn sàng. Còn nếu các bạn nam không ổn thì đó là một sự hy sinh trong khi bên ngoài đại cục đã thay đổi. Biết đâu ăn hàng vẫn ngon hơn thì sao? Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi ! Mình suy nghĩ như thế này: Xã hội phát triển, sự bình đẳng giới ngày càng hoàn thiện, người phụ nữ có quyền như đàn ông, đó là điều mỗi người trong chúng ta, là những người đàn ông, tôn trọng. Tuy vậy, một người phụ nữ vẫn nên phải "biết điều", không có đè đầu, cưỡi cổ .. lên chồng. Là người phụ nữ dù có giỏi đến cỡ mấy thì họ vẫn là người làm những việc "nhà" chính như lo cơm, nước, giặt giũ, chăm sóc con... mà nếu thiếu những điều bình thường như thế thì có thể là người phụ nữ đó .. đã đi quá giới hạn. Hạnh phúc của một gia đình thì cần người vợ phải như thế, biết hết lòng yêu thương con, yêu thương chồng, tháo vát việc của "phụ nữ", đảm đang, và đứng hùng hổ lao vào làm tài chính quá, nhỡ có "vô tình" quên mất nghĩa vụ, vị trí của mình, để tránh những trường hợp mà khi đó, người phụ nữ họ nghĩ và tin mình ngang bằng, và cao hơn một bậc so với chồng mình..... Mọi sai lầm sau đó bắt đầu từ đó. Là người phụ nữ, là người vợ, phải "biết điều"! Mình nghĩ thế! dụi dàng nhưng ma lực mạnh Lời cảm ơn của đàn ôngHỡi nhân thế ngàn năm sau nữaVắng đàn bà Sắc cũng là KhôngCho nên nhớ nhé quí ôngTháng ba ngày tám hoa hồng chớ quênHoa hồng vàng kính dâng các MẹNặng tình mẫu tử sánh Đại dươngHồng nhung thơm tỏa ngát hươngTặng cho các chị gió sương đã nhiềuHoa hồng tím , thủy chung màu tímTặng riêng em,tình nghĩa mặn nồngHoa tươi nh ững đóa màu hồngTặng cho phụ nữ kh ốn cùng gian nanHoa hồng trắng tấm lòng trinh trắngTặng em th ơ ngoan ngoãn đến trườngHồng xanh một đóa vô thườngTặng bao liệt nữ sáng g ương nước nhàNhân thế ngàn năm đã hiểu raSắc , Không , không thể thiếu các bàCho nên ngày tám tháng baMua hoa tặng họ mới là tr ượng phu Dịu dàng đi vào lòng người. Bài viết của Gia Hiền 8/3 rất ý nghĩa.
Sự im lặng của người tử tế Tôi viết báo, thi thoảng tham gia các chương trình truyền hình. Trên gương mặt tôi có một vết sẹo to, dài hơn 4 cm. Tôi chưa bao giờ có ý định sẽ tẩy nó đi dù nhiều người góp ý ra vào. Đó là hậu quả của một vụ tai nạn giao thông trong đêm hè muộn 10 năm trước, tôi chỉ biết trong khoảnh khắc phanh tránh va chạm với nhóm thanh niên vượt đèn đỏ ngã tư Quán Thánh - Hàng Bún (Hà Nội), trong tích tắc còn kịp nhận ra mặt đập mạnh xuống đường, đau đớn, rồi mọi thứ tối om. Cũng trong cái tích tắc không còn tính bằng giây ấy, một bộ phim cả cuộc đời chiếu nhanh lật chớp nhoáng từng khuôn hình cực rõ nét trong đầu là ký ức tuổi thơ, là bàn tay ấm của mẹ, là khoảnh khắc vỡ òa khi biết tin đậu đại học và còn nhiều thứ khác… Mở mắt ra là trong phòng cấp cứu, bác sĩ đã khâu xong, tê cứng nửa mặt. Có một bác gái nhặt rác đêm đó đã bế tôi vào.Tôi đi tìm bác suốt nhiều năm nhưng vô vọng, đêm ấy không có thêm nhân chứng nào cả. Ngay cả tài sản là xe máy, chiếc cặp đi làm có máy tính xách tay… cũng được gửi cẩn thận ở công an phường và không để lại một manh mối nào. Hàng ngày đi qua ngã tư ấy tôi luôn cố hình dung ra gương mặt ân nhân, chắc hẳn bà rất phúc hậu. Có lẽ đó là một ám ảnh ký ức để củng cố cho tôi niềm tin mạnh mẽ vào lòng tốt của con người luôn hiện hữu. Cuộc sống quá mong manh để kịp hoài nghi lẫn nhau.Sau vụ tai nạn, tôi dán các miếng decal nhỏ in tên mình, địa chỉ, số điện thoại người thân vào ví và các vật dụng cá nhân trong ba lô. Có thể đó là cách giúp mình và giúp cả một vị ân nhân nào đó bớt khó khăn khi thực thi việc cứu người. Tôi cũng bắt đầu học cách sơ cứu, hình thành phản xạ biết năng nổ giúp người bị nạn xa lạ ngoài đường là vài ông say rượu ngã chổng kềnh, vài người hỏng xe đêm hôm… Xin đừng hiểu đó là một cách kể công. Khi gương mặt từng đẫm máu nằm áp suốt mặt đường lạnh ngắt đau đớn tuyệt vọng, chắc hẳn không riêng tôi, ai cũng vậy thôi đều sẽ khao khát có một bàn tay nâng mình dậy. Vì vậy, tôi kinh sợ khi đọc một số thông tin miệt thị việc cô giáo nỗ lực cứu học trò trong vụ tai nạn thảm khốc tại Ái Mộ, Gia Lâm mới đây. Đám đông ấy đã dùng nhiều thủ pháp ngôn ngữ uyên bác để cho rằng việc cấp cứu người bị nạn luôn thuộc về lực lượng chuyên biệt đã qua đào tạo. Vậy phải chăng một đám đông hiếu kỳ khoanh tay đứng xem, cẩn thận quay video nạn nhân để đăng Facebook như những khán giả lịch lãm mới là cách làm đúng đắn nhất? Đúng quá, có thể họ sẽ không bị phiền toái thêm bởi những câu hỏi từ cơ quan chức năng hay điều gì tương tự. An bài luôn là một đáp án chuẩn mực.Rạng sáng 18/10/2010, trong khi đang cố đưa khách vượt lũ trên quốc lộ 1A gần khu vực cầu Rong, xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, một xe khách chở hơn 30 người đã bị cuốn xuống sông Lam khiến 19 hành khách mất tích. Theo người dân quanh vùng nơi xảy ra tai nạn, trong số 18 hành khách thoát nạn, có bảy hành khách được hai anh Thuật và Kha ở xã Xuân Lâm, huyện Nghi Xuân cứu sống. Anh Thuật lấy dây thừng buộc vào người, một đầu siết chặt lên chấn song cửa sổ và lao mình lên chiếc thuyền chăn vịt mỏng mảnh xuống dòng sông dữ. Tôi gặp anh Thuật trong ngôi nhà tuềnh toàng, giường ngủ sát với chuồng vịt vài chục con, anh có phần ngượng ngùng kể lại: “Cả đêm, vợ chồng tôi ngồi canh lũ, nhà đang bị ngập do lũ từ sông Cả đổ về. Đến khoảng 4 giờ sáng, tôi nghe tiếng kêu cứu trên sông. Tôi đoán có người gặp nạn nên gọi điện thoại cho Kha ở gần nhà, bơi thuyền đến nơi có người kêu cứu. Chúng tôi quen nghề sông nước rồi. Nghe người ta kêu cứu mình không đang tâm ngồi yên trong nhà. Tội họ lắm”. Ai bắt anh làm điều đó?Tôi không có số liệu của các đội vận chuyển cấp cứu khẩn cấp các tỉnh thành. Nhưng theo thống kê của Đội vận chuyển cấp cứu 115 Nghệ An, trong năm 2015 có đến 950 chuyến xe xuất bến nhưng không đón được bệnh nhân. Nguyên nhân là các cuộc điện thoại hoang báo, năm 2014 là 870 chuyến và năm 2013 là 700 chuyến. Bình quân mỗi ngày, tổng đài của đội vận chuyển cấp cứu 115 Nghệ An nhận được hàng trăm cuộc gọi quấy rối. Đó lại là một hiện tượng xã hội độc ác chứ không đơn giản là trò đùa. Nó khởi nguồn cho những động thái chậm chạp xen lẫn hoài nghi cứu người. Không ít người cũng luôn bi quan cho rằng sự tử tế, lòng tốt đang chạm ngưỡng tuyệt chủng. Nhưng theo tôi bất kể thiên đường hay mảnh đất nào có sự hiện diện của loài người thì nơi ấy hiển nhiên luôn tồn tại vô số điều cay đắng xấu xa và tất nhiên là cả lòng tốt.Một vĩ nhân từng nói, đại ý rằng: Xã hội sẽ trở nên tồi tệ không phải bởi quá đông kẻ xấu, còn bởi sự im lặng của những người tử tế.Hoàng Minh Trí Mỗi lần đọc bài viết về lòng tốt tôi luôn luôn xúc động, cầu mong ngày nào cũng được xúc động như vậy. "Xã hội sẽ trở nên tồi tệ không phải bởi quá đông kẻ xấu, còn bởi sự im lặng của những người tử tế". Khi gặp chuyện bất bình, chúng ta chỉ biết mặc kệ, biết buồn, thất vọng...mà không có hành động. Cảm ơn anh vì bài viết hay! “Lòng tốt là thứ khiến người khiếm thị cũng có thể nhìn thấy và người điếc cũng có thể nghe thấy”, tuy vậy, trong nhiều trường hợp, người không điếc cũng không mù lại không nghe, không thấy. Trong những lần thực hiện bổn phận của "người tử tế", bản thân tôi cũng đã chịu không ít thiệt thòi, nhiều khi bị oan nhưng tôi chấp nhận điều đó, chỉ cần mình làm đúng lương tâm là được! Bạn viết quá hay và trúng đến nổi không có ai dám comment vì ai cũng thấy sự hèn hạ vô tâm của mình khi đọc bài viết này..tôi cũng không ngoại lệ. Không biết dân ta đọc bài viết này rồi có khá lên được tý nào không. Thật quá xấu hổ ! Tôi sẽ thay đổi tích cực hơn khi đọc những suy nghĩ và trăn trở của anh. Cám ơn anh. Bài viết rất hay, câu kết rất tâm đắc. Phải lên tiếng và quyết làm thì mới mong từng ngày thay đổi đc những thái độ lãnh cảm mà xh, đạo đức đang xuống cấp như Việt Nam chúng ta trong giai đoạn hiện nay, cám ơn tác giả, hãy nghiên cứuvafvieets nhiều thêm chủ đề này nữa nhé. Xã hội càng phát triển thì nhân cách con người ngày càng đi xuống. Ngoại tình, vô cảm của con người...Cái giá phải trả quá đắt. Tôi tin trong chúng ta vẫn còn đó lòng trắc ẩn, hãy làm cho nó bùng nổ, chứ đừng lụi tàn. Bài viết rất hay.Cảm ơn tác giả. Ví dụ ra đường bạn gặp 2 tên hổ báo giựt túi xách 1 cô gái, bạn sẽ làm gì?Đuổi theo lấy lại à? Nếu 2 đứa đó đem theo con dao lụi bạn thì sao? Lúc đó câu " Của đi thay người" chắc chắn có giá trị. Và thế là ai cũng giả bộ làm ngơ, ai cũng đóng vai người xấu trong mắt các anh hùng bàn phím. Chỉ 2 từ thôi, BẤT LỰC! Tôi nay đã về hưu, bao năm lăn lộn với đời, thấy bạn nói đúng lắm. Người tử tế phải im lặng, cũng do miếng cơm manh áo mà họ phải làm thế. Nhiều cái đáng nói lắm, nhưng nói ra, ai nghe & có ai hưởng ứng điều mình nói ra hay không ? Rồi nói ra, người ta biết, người ta trả thù mình, có ai bảo vệ hoặc bênh vực mình không ? Tôi làm cho 2 cơ quan ( Cty kinh doanh máy móc, ô tô ), thì sếp của 2 cơ quan này đều có hành vi tham nhũng, nhà cao cửa rộng, xài tiền như nước, ai trong cơ quan cũng biết & chẳng ai dám nói ra cho ai khác biết, vì ai cũng sợ bị trả thù. Vì vậy, họ & cả tôi nữa, đều im lặng. Qua đây, tôi mới thấy, tại sao việc phòng chống tham nhũng của ta cứ ì ạch hoài, cứ cái đà này, có lẽ chuyện chống tham nhũng là chuyện hoang tưởng quá. Mọi người cứ thử nghĩ kỹ xem có đúng không ? Đọc bài viết của anh, tôi có rất nhiều cảm xúc. Tôi, cũng có vài lần, trở thành một thằng Rỗi Hơi,... khi dám bảo vệ một chị đi xe máy đúng luật GT bị một nhóm thanh niên xăm trổ va chạm gây tai nạn, rất đông người ở đấy và họ nhìn tôi như Quái Vật Tiền Sử hoặc họ lo ngại tôi sẽ bị trả thù, nhưng tôi đã làm cái việc mà tôi cần phải làm. Sau đó khoảng một tuần, khi đón con gái ở trường mầm non về bị rớt chiếc dép thì có một anh chạy theo hơn 1km để trả cho cháu,... Cám ơn tác giả, a luôn có những bài viết rất cảm xúc để người đọc tự suy xét bản thân và trách nhiệm hơn, TƯƠNG LAI,Ở XÃ HỘI NẦY,LÒNG TỐT VÀ NGƯỜI TỐT SẼ TUYỆT CHỦNG, LÒNG TỐT ĐANG BỊ LỢI DỤNG, LÒNG TỐT ĐANG BỊ MIỆT THỊ. Đọc xong tự ngẫm nghĩ bản thân mình Càng nghĩ khóe mắt càng cay. Đau đớn cho cái xã hội mà những thứ xấu xa sắp trở thành hiển nhiên.
Đàn vịt của ông Vươn Tôi xuống thăm ông Vươn vào mùng 3 Tết Bính Thân - cái Tết đầu tiên của ông kể từ sau khi mãn hạn tù trở về. Gia đình không ngơi nghỉ chút nào. Lúc tôi đến, ông Đoàn Văn Quý, “đồng phạm” của ông Vươn trong vụ án năm nào, vừa ra đầm về. Cả gia đình đều phấn khởi và lạc quan với nghề mới, nghề nuôi vịt biển.Khi ông Vươn và ông Quý mãn hạn trở về, đầm tôm năm nào đã hoang tàn. Bây giờ, sau nửa năm làm ăn lại, đâu đó vẫn nhìn thấy những vết dấu của sự hoang phế không tay người chăm. Ông Vươn cho thuê một phần đầm để lấy vốn, và bắt đầu nuôi vịt.Một người đàn ông mà ông chưa từng gặp, anh Hồng, qua điện thoại, đã liên hệ và hỗ trợ ông 100 con vịt giống đầu tiên. Đó là vịt Đại Xuyên, giống vịt đầu tiên của Việt Nam có khả năng sống trong môi trường nước mặn. Cảm thấy nuôi hiệu quả, ông Vươn quyết định nhập thêm 1.000 con nữa. Đến tuần trước, ông đã đem được sản phẩm lên tiếp thị trên Hà Nội, được nhiều người chào đón. Cái địa danh “Cống Rộc” năm nào phủ vây nỗi buồn, giờ mang màu lấp lánh hy vọng.Đứng trước đầm vịt của ông Vươn, tất nhiên sẽ không ai tránh được việc nghĩ về những gì đã diễn ra, về mối quan hệ của người dân và chính quyền. Nhưng đó đã là chuyện được nói đến nhiều. Tôi nghĩ nhiều hơn đến nông nghiệp.Trong sự “hồi sinh” của những đầm tôm ông Vươn, có mấy yếu tố. Đầu tiên là việc trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên (thuộc Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) đưa vào nuôi thành công giống vịt biển 15, giống vịt đầu tiên có thể sống trên biển, uống nước biển. Giống vịt ấy, giờ đã được nuôi ở nhiều vùng ven biển khắp cả nước, đưa cả ra quần đảo Trường Sa để cải thiện kinh tế cho người dân đảo.Sau đó là một nhân tố - anh Hồng - người đã tự tìm đến, mai mối và hỗ trợ cho gia đình ông Vươn 100 con vịt đầu tiên để nuôi thử nghiệm.Cuối cùng là sự nỗ lực vươn lên của một người nông dân. Người nông dân ấy, gần 20 năm trước, đã đấu tranh với sóng biển, trồng từng cây bần để lấn biển tạo lập vùng đầm này. Bây giờ, những cây bần đã cao, ông vẫn sẵn sàng làm lại cùng con vịt.Bài toán bế tắc của một người đàn ông trở về, đối diện với cánh đồng hoang, được giải quyết bằng 3 nhân tố. Nó giống như một ẩn dụ nào đó cho nông nghiệp nước ta. Ở nhiều nơi, tôi gặp những người nông dân bế tắc. Trên mặt báo, bạn cũng có thể đã đọc về những con người như thế. Họ không biết nuôi cây gì, trồng cây gì, họ khóc trước những cây cao su bị bão quật ngã, đồng dưa hấu phải cho bò ăn, hay đổ sữa bò ra đường.Ở nhân tố đầu tiên, tôi tự hỏi rằng ngành công nghệ sinh học nước ta, các viện nghiên cứu, trong những năm qua liệu đã sản sinh ra bao nhiêu thứ đột phá như “con vịt Đại Xuyên”? Hình như không nhiều. Mỗi năm chúng ta nhập hàng trăm triệu USD giống rau củ quả, và có vị chuyên gia mới đây lên báo nói rằng điều đó là bình thường, tốt thì phải nhập.Ở nhân tố thứ hai, bao nhiêu người nông dân có người tự đến, tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp như ông Vươn đã gặp anh Hồng? Ở khắp nơi, người nông dân tự loay hoay trong vốn kiến thức hạn chế - thiếu vắng hình bóng của những Hội, những Sở. Sự tự loay hoay ấy nhiều khi tạo ra những bi kịch, như bò ăn dưa hấu.Ở nhân tố thứ ba, là tự nhân người nông dân, tôi tin rằng khắp nơi, người nông dân Việt Nam vẫn mang tinh thần giống ông Vươn. Họ chịu thương chịu khó, và không ngần ngại đánh vật với đất trời dù bao nhiêu lần. Nhưng nếu không có hai nhân tố đầu, thì đó là những canh bạc hên xui.Cánh đồng của ông Đoàn Văn Vươn đã lấp lánh trở lại những con vịt bơi dưới nắng, bởi ông có một loại giống vật nuôi đột phá, những người tư vấn tận tuỵ, nhưng còn bao nhiêu nông dân tuyệt vọng không có được điều ấy.Ông Vươn lên Hà Nội tiếp thị vịt, tôi gọi điện hẹn gặp, nhưng ông cáo bận bởi "nhà nhiều việc quá". Ông phải về Hải Phòng, lại mới có người giới thiệu cho ông trồng sả.Giây phút ấy tôi nghĩ, sau tất cả những gian truân, ông Vươn đã lại là một người nông dân may mắn. Hơn rất nhiều nông dân khác vẫn đang vật lộn với một giống cây yếu, một quy hoạch nông nghiệp loay hoay "trồng con gì, nuôi con gì".Đức Hoàng Hội nông dân xã tôi chỉ lo tiếp thị phân bón, thuốc bvtv để ăn hoa hồng là chính Tôi có vài người Hà Lan bạn sẵn sàng tư vấn cho nông dân. Họ có kinh nghiệm, kiến thức, Tư vấn miễn phí, Mình chỉ phải lo ăn ở cho người ta. Tôi liên hệ với chính chủ tịch xã xã tôi, mà là ông cậu họ. Câu trả lời xanh rờn là: Hỗ trợ nông dân thì tốt thôi nhưng Không có tiền lo ăn ở cho chuyên gia. Tôi bảo nếu xã có khó khăn nữa tôi hỗ trợ luôn, Nhưng ông ấy cứ nói khó. Bạn Tuấn nói đúng. Họ chỉ thích cho tiền hay đi tiếp thị khi có hoa hồng hoặc quà cáp thôi. Buồn ĐÀN VỊT CỦA ÔNG VƯƠNVịt bơi lấp lánh dưới trờiHay ăn chóng lớn cho đời đổi thayNăm xưa cũng mảnh đất nàyGió mưa sóng lớn hất ngay cây trồngÔng Vươn vẽ lại màu hồngĐê quai lấn biển nước bồng bềnh trôiÔng trời muốn thử sức ngườiÔng Vươn kiên quyết tạo cơ ngơi bềnTrải qua được mấy chục niênCon đê ngăn biển nối liền niềm tinBây giờ đàn vịt lim dimDưới trời nắng ấm đi tìm tương laiÔng Vươn kiên quyết một haiCó tâm có chí đường dài quản chiNghìn con vịt biển mê lyHay ăn chóng lớn lối đi vững bềnÔng Vươn hãy cố gắng lênThành quả lao động vững bền dài lâuBiển kia xanh ngát một mầuTài nguyên của biển trước sau đậm tình! Bạn Hoàng, bạn có cách nhìn rất ' nông dân', rất thiện cảm, cách bạn viết mình thực sự rất thích, mong bình an bên bạn và mong cho " người đương thời" ĐVV sẽ thành công, có những hơi thở chỉ mình mới cảm nhận nó len lỏi theo từng mao mạch và khiến chúng ta hạnh phúc biết bao nhiêu, đọc bài này của bạn, mình còn cảm nhận dc cả hạnh phúc " lanh quanh " đâu đó. Không chùn bước trước thử thách, vấp ngã rồi lại biết đứng dậy. Đó chính là con người thành công. Chúc mừng anh Vươn. Chúc anh sớm giàu! Cảm ơn tác giả bài viết Đức Hoàng!Thật ra mà nói trong vấn đề này ông Vươn quá may mắn .Chứ như ở quê tôi có bao giờ thấy cán bộ nông nghiệp huyện hay tỉnh gì về thị sát và hướng dẫn cho bà con , nuôi con gì trồng cây gì cho hợp với thổ nhưỡng đâu . Quanh năm suốt tháng bà con cứ việc loay hoay mò mẫm . Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai. Mừng cho ông ấy. :) Rất mong các vị lãnh đạo suy nghĩ một chút về người nông dân. Cảm ơn nhà báo! Chỉ đến khi ống kính máy quay đã sẵn sàng thì nhân tố thứ 2, những Hội, những Sở mới tươi cười rạng rỡ đứng giữa cánh đồng giữa mảnh vườn sát cánh cùng bà con nông dân.! Thật buồn. Chúc bác Vươn và gia đình mạnh khỏe. Mong rằng sớm có nhiều đột phá trong nghiên cứu và tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp của nước nhà. Xin cảm ơn anh Đức Hoàng về bài báo. Nông dân bây giờ phải tự bơi. Các Quan nhớn đang bận họp. Thông cảm đọc bài của bạn tôi thấy nhiều cảm xúc quá,vui cho người thành công, buồn cho người thất bại,giận những người vô trách nhiệm,thương cho những người nông dân đơn độc, nhưng cảm xúc đọng lại trong tôi là sự bất mãn,những người có tâm thì ít, những cái hữu danh vô thực thì nhiều. Chúc chú nhiều nghị lực để vươn lên sau những biến cố của cuộc đời Chào anh Hoàng,Vào vnexpress mà thấy hình đại diện của Đức Hoàng là mình đọc ngay. Những bài viết của Hoàng thể hiện sâu sắc vấn đề và để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm. Chúc Hoàng có nhiều bài viết hơn nữa. Bộ NN&PTNT của VN có cho vui thôi, toàn đi làm những việc đâu đâu, trong khi những người nông dân cần định hướng và sự hướng dẫn thì không có, nói như BT Thăng là toàn chủ trương chứ không có việc làm cụ thể có lợi cho dân.
Những thước phim Gạc Ma Ông bảo rằng bây giờ kể ra thì dài lắm, không hết được. Phần lớn là cơ cực, kể cả những người còn sống nhưng mang trên mình vết thương chiến tranh hay là những người vợ, người con ở lại khi người chồng đã vĩnh viễn nằm xuống ở Gạc Ma ngày hôm ấy.Mỗi người đàn ông trong gia đình ngã xuống, hay là mang về từ chiến trường một vết thương, đều là những bi kịch của một gia đình nhỏ: Một người lính Gạc Ma bị những cơn đau đầu hành hạ, mỗi khi lên cơn lại đánh vợ con, rồi ra đi để lại mái nhà nghèo khó; một cô gái không biết làm cách nào để sống, chỉ biết viết thư cho Bộ trưởng Bộ Y tế, nói rằng cháu là con gái của liệt sĩ Gạc Ma, mẹ đau yếu và anh trai tàn tật, mong tìm được một việc làm.Cô gái ấy đã được Bộ trưởng giúp đỡ tìm một việc làm gần nhà để chăm sóc anh trai và mẹ. Nhưng đó chỉ là một trong số ít những số phận được nhắc đến, và có lẽ là bởi cô còn biết dùng Internet để gửi thư cho Bộ trưởng. Năm nay, tôi liên lạc lại, cô nói rằng mỗi lần nhắc đến cha mình vẫn khóc. Cô gái sinh năm 1988, đúng vào năm mà cha đã hy sinh. Cô khó mà có ký ức gì về cha. Tôi tự hỏi, nước mắt ấy, có phải là nước mắt của cơ cực?Tôi hỏi ông Lê Hữu Thảo rằng ông có nguyện vọng gì cho cá nhân mình và những người lính ngày ấy. Ông bảo rằng cuộc sống khó khăn thật, nhưng rồi cũng sẽ tìm ra cách khắc phục. Nếu có một điều ước nguyện, ông chỉ muốn rằng mỗi dịp kỷ niệm, có một lời chia buồn, chia sẻ từ các cấp chính quyền đến những gia đình liệt sĩ và cựu binh Gạc Ma. Nhưng ông đợi đến tận hôm nay vẫn chưa có.Sự kiện diễn ra trên bãi đá ngầm Gạc Ma vào ngày 14/3/1988, nhắc lại vẫn không thừa. Hôm ấy, các tàu chiến Trung Quốc trang bị pháo đã bắn chìm và cháy ba tàu vận tải của Việt Nam tại đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa. 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã ngã xuống.Khi tôi lục tìm tư liệu về hải chiến Trường Sa năm 1988 trong Thư viện Quốc gia, có một số báo khiến tôi rất ấn tượng. Đó là báo Hà Nội Mới ngày 17/3/1988, tức là 3 ngày sau khi diễn ra sự kiện.Hôm ấy, căng thẳng vẫn tiếp diễn. Theo tường thuật trên trang nhất, các tàu của Việt Nam khi ấy vẫn đang bốc cháy và nhiều chiến sĩ vẫn đang kẹt lại. Và ngay cả khi Việt Nam cử tàu cắm cờ chữ thập đỏ, không mang vũ khí tiến lại gần để cứu hộ, các tàu chiến Trung Quốc vẫn ngăn cản.Nhưng điều làm tôi ấn tượng nhất trong số báo hôm ấy, là một dòng tin ngắn. Bên cạnh những tường thuật về tình hình diễn ra tại Gạc Ma, có một dòng tin chưa đầy 100 chữ về việc “Xí nghiệp phim đèn chiếu TW ra mắt chùm phim đèn chiếu về Trường Sa, Hoàng Sa”.Thế hệ tôi không biết phim đèn chiếu là gì. Nhưng chính vì thế mà trí tưởng tượng của tôi đi xa. Về những sân xí nghiệp, sân hợp tác xã, nơi bao nhiêu con người tụ tập lại để xem những thước phim về chủ quyền qua hình thức tiếp nhận thông tin “cao cấp” của thời ấy.Ba ngày, chỉ ba ngày sau trận hải chiến, khi tàu của ta vẫn đang bốc cháy, một chùm phim ra mắt. Chỉ ba ngày khi Gạc Ma bị chiếm, chúng ta đã hành xử với sự kiện bằng một tâm niệm rõ ràng: cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền là lâu dài, dai dẳng, và cần nhận thức của cả dân tộc.Nhưng tôi tự hỏi rằng cái tinh thần của những thước phim đèn chiếu năm 1988 ấy bây giờ ra sao? Khi mà sự kiện Gạc Ma vẫn chưa được nhắc một dòng trong sách giáo khoa.Lịch sử vẫn đang chiếu cho chúng ta những thước phim nhoang nhoáng trước mắt, bằng số phận những con người trở về từ chiến trận, bằng chính những gì đang diễn ra ngoài biển đảo hôm nay. Và chúng ta đối xử với những thước phim ấy như thế nào.Ông Thảo bảo tôi rằng không gì là muộn, 10 năm 20 năm là dài với đời người nhưng với lịch sử chỉ là cái chớp mắt. Ông muốn trận Gạc Ma được nhắc đến trong sách giáo khoa. “Những người như tôi thì đất nước này nhiều lắm”, ông nói, từ kháng chiến chống Pháp đến hôm nay, đất nước này ra ngõ gặp anh hùng, “chúng tôi chỉ là một lát cắt nhỏ trong tinh thần ấy thôi”.Không vinh danh cũng chẳng đáng kể gì. Người thiệt thòi, nếu lịch sử không được nhắc đến, ông Thảo nói, chính là thế hệ trẻ - những người không được biết về tinh thần ấy.Năm nay, báo chí đã nhắc nhiều hơn đến Gạc Ma, tại Khánh Hòa Khu tưởng niệm 64 người lính hy sinh năm ấy đang thành hình... nhưng liệu điều đó có đủ để khỏa lấp lý do "im lặng vì đại cục" của những người còn trách nhiệm.Đức Hoàng Phải nói rằng, Bộ sách lịch sử của Việt Nam còn quá nhiều thiếu sót. Tôi không biết rằng vì lý do gì mà những thông tin này không được đưa lên sách, vì an ninh quốc gia, vì sự hòa hữu dân tộc hay vì gì gì đó. Nhưng như thế là nói dối, là lừa dối thế hệ trẻ chúng tôi. May mắn vì thời nay công nghệ thông tin phát triển thì chúng tôi mới có điều kiện đọc những tin này. Các vị còn muốn dấu những gì? hay những người làm lịch sử ngại đổi mới? hay coi 64 mạng người chẳng đáng là bao so với thời kỳ chiến tranh trước đó và không đáng để có một trang trong sách lịch sử? Việc im lặng như thế này mang tính hệ thống chứ không phải vô tình. " im lặng vì đại cục " , nghe mà đau nhói trong tâm Tại sao chiến tranh với Mỹ và Pháp thì năm nào cũng chiếu đi chiếu lại sao chiến tranh với Trung quốc thì kô có người nào biết vì sao và vì sao Nếu vì đại cục không ghiMáu xương Liệt Sỹ ra đi tháng ngàyNếu vì đại cục hôm nayKhông cho con cháu biết ngày đã quaHỏi rẵng trong mỗi chúng taTừ sâu thăm thẳm rất là đáng chêGạc Ma sóng lớn bốn bềCác anh chẳng quản chẳng hề kêu caĐể cho cờ đỏ của taTung bay no gió biển nhà mênh môngRồi đây trên đảo biển đôngÔng cha trao đó cờ hồng tung bay ! Năm 1988 TQ chiếm Gạc Ma. Năm 1990 Việt Nam bình thường hoá quan hệ với TQ!!! Chỉ 2 năm sau trận chiến Gạc Ma! Có phải "yên lặng vì đại cục" mà bao năm qua sách sử yên lặng?!!! Năm nay, báo chí đã nhắc nhiều hơn đến Gạc Ma, tại Khánh Hòa Khu tưởng niệm 64 người lính hy sinh năm ấy đang thành hình... nhưng liệu điều đó có đủ để khỏa lấp lý do "im lặng vì đại cục" của những người còn trách nhiệm.Câu kết rất ý nghĩa. Cám ơn tác giả Đức Hoàng Ngày hôm ấy, 14/3/1988 gia đình mình có tổ chức bữa cơm mời bà con, họ hàng đến dự để hôm sau mình nhập ngũ cũng lính hải quân, nhưng không ai biết sự kiện Gạc Ma, sau 3 tháng huấn luyện tại Hải Phòng, đơn vị tăng cường cho Trường Sa hơn ba mươi chiến sỹ nhưng đều hoàn thành tốt nhiệm vụ và trở về với gia đình. Mới đó đã gần ba chục năm rồi. Bạn đức hoàng có câu kết bài viết ý nghĩa nhất nhưng liệu điều đó có đủ để khỏa lấp lý do "im lặng vì đại cục" của những người còn trách nhiệm....chao ôi , tôi chỉ biết than với trời đất nước mình. ! Một sự kiện lớn như vậy mà phải gần 30 năm sau mới được khơi lại. HS chúng tôi không thích học sử một phần vì cách dạy một còn 1 phần vì bây giờ chúng tôi hiểu mình đã bị lừa dối Đọc mà thấy chua xót, nghẹn ngào, nước mắt lại tuôn rơi cho các anh hùng liệt sĩ. 64 Chiến Sĩ đã ngã xuống vì tổ quốc nhưng lại nhận được sự im lặng đáng sợ thật quá bất công . Đáng nói hơn là những người mà công việc của họ là nói lên sự thật nhưng họ đã vì sự ích kỷ của họ mà quên đi giá trị công việc mà họ đang làm..Nếu các bạn là những người con của những chiến sĩ ấy thì hãy tưởng tượng xem. Rồi lịch sử sẽ trả lời về sự im lặng! Myanmar co bien gioi voi Trung Quoc dai hon 2 lan bien gioi giua VN voi TQ nhung ho quyet thoat Tau den voi phuong tayTQ
Phụ nữ và thần đồng Công ty nằm trong ngõ nhỏ quận Phú Nhuận, TP HCM. Giám đốc là một cô gái trẻ, tên là Phan Thị Mỹ Hạnh. Cô rất ngạc nhiên khi tôi đến. Công ty bé tí, nên anh em ra quán cạnh đó nói chuyện.Công ty làm dịch vụ tin học nhưng em rất mê truyện tranh. Qua mỗi cuốn truyện, em thấy được cuộc sống, văn hóa của cả dân tộc Nhật Bản. Tại sao mình không thử. Nước mình đánh nhau nhiều, nên cuốn đầu em làm về “danh tướng Việt Nam”. Thất bại thảm hại. Vì họa sĩ xịn, vẽ đẹp quá. Trẻ con đọc truyện tranh thích những hình vẽ người mất cân đối, đầu to, mông bé. “Anh cứ nghĩ mà xem, nó vẽ bố mẹ chỉ có cái đầu còn chân tay như que tăm”, Hạnh giải thích.Một điều khó là dù truyện tranh hàng trăm tập cũng chỉ nên có một nhân vật nhất quán. Một hôm Hạnh mua được cuốn truyện Trạng Việt Nam. Em chợt nghĩ, sao không gộp tất cả chuyện này vào. Đổi tất các trạng thành Trạng Tý, cuối mỗi tập kể lại câu chuyện gốc. Bạn bè được đặt tên là Sửu, Dần, Mão. Em lấy luôn tên họ của em đặt tên cho làng. Thế là xong.Rồi Hạnh phát hành sách định kỳ. Em giải thích làm thế để bảo vệ bản quyền, hạn chế các đầu nậu sách kiếm lời từ sản phẩm của mình. Khi tôi chê sách in xấu, giấy đen sì, em bảo đó cũng là cách ngăn chặn in lậu, vì giấy đen thế khi đem photocopy ra sẽ bị nhòe, khó bán. Hạnh còn cho viết một chương trình để quản lý các nhân vật để khi có kịch bản xong là lắp vào ngay.Tôi lặng nghe em nói, những điều quá sâu sắc từ một cô gái còn rất trẻ.Thời điểm đó, theo lời Hạnh, mỗi số truyện tranh, nhà xuất bản bán được 100.000 bản, một tháng là 200.000 bản. Nhưng lợi nhuận, sau khi trừ hết chi phí chẳng còn được bao nhiêu. Tuy vậy Hạnh nói: “Em thấy vui vì trẻ con thích”.Tôi thấy tiếc, nếu ở nước phát triển, em có thể kiếm được rất nhiều tiền từ bản quyền. Nhưng có lẽ đó không phải là mục tiêu của Hạnh. Em đã biến đam mê của mình thành sản phẩm, mang lại niềm vui cho rất nhiều trẻ con Việt Nam. Và với tôi, đó là một buổi cà phê đầy cảm hứng, để tôi đi tiếp con đường của mình, lúc đó còn rất khó khăn.Tôi nhớ đến câu chuyện này khi dư âm ngày 8/3 vẫn còn đâu đó. Phụ nữ có khả năng làm được những việc phi thường. Họ không cần phải là thần đồng. Họ tạo ra thần đồng.Nguyễn Thành Nam Bài viết hay cho ngày 8/3.. Rất thích câu kết "Phụ nữ có khả năng làm được những việc phi thường. Họ không cần phải là thần đồng. Họ tạo ra thần đồng" Đúng , phụ nữ không phải là thần đồng nhưng lại đẻ ra thần đồng, cảm ơn Phụ nữ Quá tiếc cho những người tài năng lao động ở VN. Họ ko kiếm được nhiều tiền lẽ ra fải đc nếu ở nước phát triển. Khi thu nhập cao, ko fải lo lắng gì nữa, họ sẽ sáng tạo ra nhiều sản phẩm hay cho xã hội. VN ko phát triển nhanh cũng đúng thôi Giáo dục được một người đàn bà là giáo dục được cả một thế hệ đó chú ạ :) PHỤ NỮ VÀ THẦN ĐỒNGĐúng là phụ nữ phi thườngHọ tạo bao cảnh vấn vương mê hồnDáng người phụ nữ nông thônTóc dài da trắng mang hồn làng quêMặc dù công việc bộn bềNhưng sao vẫn nặng dáng quê mặn màDáng kia dù mẹ hay bàĐi đâu sao vẫn đậm đà trong timDáng em gái nhỏ đồi simHay đồng lúa chín như tìm đến aiHành quân trên chặng đường dàiMà sao vẫn nhớ dáng ai đi vềDáng em gái nhỏ làng quêĐã in đã khắc tim thề trong aiĐúng là phụ nữ ngày maiĐã là một nửa một hai cuộc đờiPhụ nữ thật tuyệt ai ơiHọ mang xuân sắc để đời đẹp thêm ! Bài viết hay bởi tính chân thực! Không ngờ anh N T Nam trùm ban giám khảo sáng chế Việt lại viết hay quá. Có thể in trong truyện ngắn hay của anh để xuất bản. Chỉ cần một đoạn câu "Họ không cần là thần đồng. Họ tạo ra thần đồng." Phụ nữ mê tít. Truyện hay quá!và ngắn! Tôi thấy nhiều vấn đề được nêu ra trong bài viết của anh Nam nhưng mọi người chỉ tập trung vào câu cuối? Một bộ sách đầy tính sáng tạo và nhân văn như vậy phải in xấu vì sợ sách lậu. Mỗi tập in cả 200.000 bản/tháng mà tập thể tác giả không có lời, phải làm thêm dịch vụ tin học? Hiện giờ công ty của chị Hạnh như thế nào vì tôi vẫn thấy bộ Thần đồng Đất Việt vẫn được in đều đều mà theo tôi biết các tác giả trẻ mỗi đầu sách chỉ in 2.000 bản là cũng đủ sống? Nam viết giản dị mà hay. Chúc mừng em. Viết nhiều gương tốt kiểu này nữa nhé! Phụ nữ Việt Nam nếu không bị chồng bạo hành còn giỏi nữa. PHAN THỊ MỸ HẠNH . QUÁ TUYỆT VỜI .CHÚC NHIỀU VUI KHỎE Phụ nữ thật tuyệt vời, xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ đến bạn Phan Thị Mỹ Hạnh, xin cảm ơn tác giả bài viết Nguyễn Thành Nam. Trong cuộc sống có những người tâm huyết như vậy thật đáng quý biết bao. Cuộc sống nầy vẫn đẹp là như vậy đó. Xin chúc mừng phụ nữ, chúc mừng ngày 8 tháng 3 Anh Nam kể chuyện hay quá. Những gì đơn giản, sáng tạo, đam mê có sức hút vô cùng:). Những gì câu nệ quy trình, chuyên nghiệp quá mức, kế hoạch có thể làm thui chột sáng tạo và đam mê. CHUC NHUNG GI DEP NHAT PHU NU 8/3 . CO TOI TRONG DO
Tặc lưỡi hay lên tiếng? Tôi sửng sốt rồi trở nên tức giận khi thấy họ thông báo rằng, gia đình tôi phải đổi chuyến bay từ buổi trưa sang sáng sớm và phải check-in lúc 4 giờ sáng. Nghĩ đến việc đã mất cả ngày trời để cân nhắc, xem xét giờ bay của các hãng hàng không khác nhau sao cho thuận tiện nhất với việc ngủ nghỉ, ăn uống của bọn trẻ, rồi mới quyết định đặt vé, tôi càng cảm thấy bức xúc với cái email thông báo đổi giờ bay vô trách nhiệm của họ.Ngay lập tức, tôi viết email lại, nhắc họ về việc chúng tôi đi với hai đứa trẻ con vẫn đang trong cái tuổi mà ăn - ngủ là chuyện quan trọng hàng đầu. Chúng tôi không muốn bọn trẻ phải thức dậy lúc tinh mơ để ra sân bay. Lựa chọn giờ giấc chuyến bay của chúng tôi là lựa chọn có chủ đích chứ không phải là một cú click vô ý thức. Tôi đã yêu cầu họ chuyển sang một chuyến bay có giờ giấc hợp lý hơn, nếu không, tôi buộc họ phải hoàn tiền để tôi tìm mua vé ở một hãng khác.Hôm qua, tôi nhận được thư xin lỗi của họ, đồng thời nêu ra mấy phương án cho tôi lựa chọn. Cuối cùng, trong những phương án họ đưa ra, tôi cũng chọn được một chuyến bay phù hợp với gia đình.Một lần khác, tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất đúng giờ quy định xếp hàng chờ check-in. Khi nghe tôi nói tên chuyến bay, cô nhân viên bảo: chuyến bay này đóng cửa sớm, chị vui lòng đổi vé đón chuyến bay sau. Tôi rất ngạc nhiên vì mình đến rất đúng giờ để check-in. Tôi bực tức vì thấy bị đối xử không công bằng, thiếu minh bạch nên đòi gặp cấp trên. Anh này không một lời giải thích, chỉ xua tay bảo tôi “chị ra quầy kia đổi vé đi, không mất tiền đâu”. Nhưng tiền không phải là vấn đề ở đây. Vấn đề là tôi không làm gì sai, tôi đến sân bay đúng giờ, chuyến bay của tôi cũng sẽ bay đúng giờ, sao tôi lại không thể lên máy bay?Hoá ra, trên chuyến bay hôm ấy có những hành khách đặc biệt. Vì họ đặc biệt nên hãng hàng không sẵn sàng vứt bỏ lợi ích của những hành khách bình thường khác. Đó là điều không thể chấp nhận được, với tôi. Tôi không cần biết những hành khách đặc biệt ấy là ai, trước một chuyến bay, một hãng bay, tôi và họ bình đẳng, đều xứng đáng được tôn trọng như nhau. Tại sao tôi phải hy sinh thời gian của tôi vì sự thiên vị dành cho họ?Cuối cùng thì hãng hàng không nọ cũng buộc phải đáp ứng các yêu cầu mà tôi, với tư cách là một khách hàng, có quyền đòi hỏi.Tôi tin là chuyện tôi vừa kể không có gì hi hữu, thậm chí nhan nhản, ai cũng có thể từng trải qua. Điểm khác biệt là khi đứng trước một chuyện như thế, bạn làm gì: tặc lưỡi hay lên tiếng?Trước đây tôi cũng từng là một người dễ dàng tặc lưỡi, đơn giản là vì tặc lưỡi có vẻ dễ hơn. Chẳng cần ai dạy, tôi cũng tự biết cách tặc lưỡi thoả hiệp, nhất là trong một xã hội mà người ta luôn nhắc nhau “một điều nhịn, chín điều lành”. Cứ im lặng bỏ qua có vẻ như là cách ứng xử được ưa chuộng nhất, dễ được lòng nhất. Nhưng sau khi đã làm mẹ, tôi buộc phải cân nhắc kỹ việc tặc lưỡi hay lên tiếng, vì quyết định của tôi không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của tôi mà còn là của các con tôi.Trở thành mẹ khiến tôi ý thức rõ rằng tôi phải học được cách cất lên tiếng nói của mình để bảo vệ con cái trước những bất công. Quan trọng hơn, tự thân việc lên tiếng của tôi sẽ khuyến khích các con tôi sớm mạnh dạn bày tỏ chính kiến của chúng trước những vấn đề của nhà trường, cộng đồng, xã hội.Không phải sự lên tiếng nào cũng có lý, nhưng bất kỳ sự lên tiếng nào cũng xứng đáng được lắng nghe. Tương tự, không phải sự lên tiếng nào cũng dễ dàng mang lại kết quả mong đợi, như trong các câu chuyện của tôi. Có những sự bày tỏ ý kiến khiến bạn phải trả giá nhưng tôi tin, đó vẫn là cách tích cực nhất để chứng minh sự hiện hữu của bản thân cũng như tìm ra đáp án cho mọi câu hỏi.Bởi thế, dẫu tặc lưỡi là động tác dễ dàng còn lên tiếng là việc không đơn giản, tôi vẫn chọn lên tiếng, như một lẽ đương nhiên.Nguyễn Thị Thanh Lưu Lên tiếng khi không có nguy cơ gì, thì quá dễ. Phải làm lên tiếng khi bạn phải đối diện với nguy cơ, với thách thức, với đe dọa, mới là đáng nói Không chỉ "khách đặc biệt" có thể "chen ngang", xã hội ta đang có những người đặc biệt khác có thể vượt qua các luật lệ áp dụng cho mọi người bình thường. Bởi vậy mới có chuyện giả danh người nhà ông nọ bà kia để đi lừa đảo. Ở các nước văn minh thì dù có giả danh ai cũng khó mà lừa được thiên hạ, vì trước pháp luật ai cũng như nhau. Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh đang là tiêu chí của chúng ta. Những gì là tiêu chí thì đang ở phía trước, có nghĩa là chúng ta chưa đạt tới mà đang phải cố gắng đạt tới. Những gì là khẩu hiệu có nghĩa là chưa có, không phải "thì hiện tại" mà là "thì tương lai". Chỉ khi mọi người cùng thấy những sự bất bình đẳng và quyết tâm xoá bỏ nó thì nội dung khẩu hiệu mới trở thành "thì tương lai gần". Chị có bài viết rất hay, rất cảm ơn chị. Trong cuộc sống hiện tại tôi tin nếu mọi người có lối sống tích cực, hiểu theo nghĩa rộng thì 1 tương lai không xa, tôi tin rằng xã hội chúng ta sẽ rất tốt đẹp. Hãy sống tích cực và từ bỏ lối sống tiêu cực, hãy dám nói lên tiếng nói của lương tâm mình và nói sự thật về những trở ngại trong cuộc sống. Tôi tin rằng xã hội sẽ biết lắng nghe, sửa đổi và ngày 1 tốt đẹp hơn ! Tôi nhớ một lần ở Nga, anh bạn mới sang thèm thuốc quá chạy ra " xin tý lửa" của một vị nam trung niên đang đi bộ, ông ta quay ra, vẻ mặt lộ rõ sự không hài lòng và chỉ tay nói rằng: diêm bán ở ki ốt kia kìa, giá có 1 cô pếch 1 bao thôi.....đây quả là một bài học, con người trong xã hội văn minh phải tự sắp xếp lo cho mình, chỉ " nhờ vả" những gì thực sự cần thiết, cũng phải thôi, nếu vị đó đang bách bộ với những ý tưởng gì đó mà ai cũng như chúng tôi thì vị đó sẽ liên tục bị ...xin tý lửa....và bị quấy rầy thật sự.Tôi thích bài viết nhẹ nhàng của tác giả và nghĩ rằng: muốn xã hội văn minh thì con người phải có văn hóa, tự trọng, tuân thủ các quy tắc và nên có tiếng nói, quan điểm rõ ràng trước các vấn đề. Tôi nghĩ rằng media nên gia tăng các thông tin tương tự sao cho con người Việt văn hóa và tinh tế và mỗi người một ý, một chân một tay góp phần xây dựng xã hội văn minh. Đọc câu chuyện của bạn tôi thấy đây cũng là việc nhỏ diễn ra bình thường hàng ngày của tất cả mọi người dân như bao lĩnh vực công việc . Hãng hàng không là đơn vị kinh doanh dịch vụ do vậy họ có thể sắp xếp giải quyết một phần thắc mắc của bạn . Còn các lĩnh vực khác bạn hãy chờ đấy ....... không tặc lưỡi không được , càng há miệng ra càng không xong , trong lĩnh vực kinh tế bạn càng biết bao nhiêu bạn càng phát ngôn nhiều thì bạn càng chịu hậu quả đắng bấy nhiêu , sự tồn tại rất nhiều bất cập , những bức xúc của mọi người dân có khi bao nhiêu năm không giải quyết dứt điểm được , có những sự vụ có tình có lí có cả đống đơn đi kêu cứu mà không xong , câu chuyện của bạn quá nhỏ "Không phải sự lên tiếng nào cũng có lý, nhưng bất kỳ sự lên tiếng nào cũng xứng đáng được lắng nghe": Chuẩn. Cám ơn. Đấy là chuyện lên máy bay của bạn. Còn chuyện của tôi đến bệnh viện khám theo thẻ bảo hiểm. Khi xem phiếu thanh toán tôi thấy có khoản tiền: lấy dị vật trong mũi 130 000 đ. Tôi hỏi cô viết phiếu: Tôi làm gì có dị vật trong mũi mà lấy? Cô ta thông cảm: Bác không phải trả tiền. Tôi phải 'tặc lưỡi" cho qua vì động đến bệnh viện nơi tôi phải khám theo thẻ BH thì không biết hậu quả sẽ ra sao. Đây cũng là lần thứ hai họ ghi khống. Theo mọi người nên làm gì hay cho qua? Kinh Phật dạy: Sân hận giống như mình uống thuốc độc mà mong người ta chết. Thế nên ý kiến thì cứ bày tỏ một cách nhẹ nhàng tự nhiên giống như góp ý mong người ta tốt hơn. Đừng để tức giận trong lòng vì nó giống như rác. Nếu biết không có tác dụng thì bày tỏ chính kiến là vô ích. Bạn bị sự tức giận xỏ mũi rồi. Phật dạy: bị chó điên cắn thì nhất định bạn phải tìm cho được con chó điên ấy để cắn trả hay sao? Bài viết rất hay. Nhưng chỉ đúng ở những việc tương tự như việc "yêu cầu được bay đúng giờ". Có những chuyện tôi buộc phải chọn bỏ qua quyền lợi của bản thân mà "tặc lưỡi", để đổi lấy sự an toàn cho con cái và người thân của tôi. Cuộc đời có khi bạn phải sống không có sự lựa chọn nếu bạn lên tiếng bạn có thể gặp nguy hiểm cho cuộc sống thế là bạn phải đành tặc lưởi cho xong. Tôi khẳng định với bạn là ai cũng muốn lên tiếng, nhưng muốn và làm được là 2 việc rất khác nhau . Điều bạn nói chỉ đúng trong một vài trường hợp ở đất nước mình ( không quá 10%). Nó lệ thuộc vào đối tượng để bạn lên tiếng. Ví dụ: Bạn đang lưu thông bằng xe máy, bạn đi đúng luật nhưng bị hai cậu choai choai lạng lách va phải bạn, bạn có dám lên tiếng không? Hoặc bạn nhìn thấy người vứt rác bừa bãi bạn có dừng lại lên tiếng không? vv... Còn rất rất nhiều ví dụ như thế trong cuộc sống bạn ạ. Theo mình nghĩ bài viết cổ súy cho hành động phải lên tiếng cho những quyền lợi hợp pháp hay rộng hơn là lẽ phải, nhưng nói với ai, họ có nghe không? Chưa kể khi lên tiếng bạn sẽ bị liên lụy hoặc hơn nữa nguy hiểm đến tính mạng thì bạn chọn thế nào? Còn mình, mình chỉ còn biết gào lên: " Ai cho tôi sống lương thiện đây"!?!?!. Bài viết của chị đã khiến cho những người có tính "dông dài" như tôi cảm thấy cần có 1 vài sự thay đổi trong cách cư xử và hành động. Bình thường, với những việc xảy ra ko theo ý muốn của mình (do lỗi của người khác) thì tôi chọn cách bỏ qua, ko muốn mất thời gian đôi co hay tranh cãi gì, tự bản thân tôi sẽ làm điều khác để tự giải quyết vấn đề đang xảy ra. Nhưng có lẽ, với cái tính "hiền" như vậy mà tôi cảm thấy mình cứ như dửng dưng với mọi việc, cảm thấy một sự "vô trách nhiệm" ko hề nhẹ. Có thể, những lúc như vậy, tôi vẫn giải quyết mọi chuyện tốt đẹp, nhưng để lại sau đó, là sự "được đằng chân lân đằng đầu" của người khác, người ta cứ nghĩ tôi sợ họ hay họ "át vía" được tôi. Có lẽ đã đến lúc tôi cần có những lời nói "phản biện" lại. Mình ko ghê gớm nhưng cũng cần cho người ta thấy mình có chính kiến. Đôi khi vì cuộc sống gia đình, vì người ta là "họ hàng" mà mình "bơ đi mà sống". Nhưng tôi nghĩ, giờ là lúc tôi cần thay đổi để mọi chuyện có thể tốt hơn.Cảm ơn tác giả và bài viết. Tôi đồng ý với Bạn và tôi cũng luôn phản ứng như vậy.một phần vì sự công bằng nhưng phần nhiều tôi muốn sau khi có nhiều người phản ứng thì may ra mọi thứ có thể tốt lên, nếu ai cũng (khôn) ko phản ứng thì chắc chắn ngày càng có nhiều sự vô lý.tôi rất ko yêu những người im lặng. Vấn đề"chính" không phải là"Tặc lưỡi hay lên tiếng' mà là lên tiếng như thế nào! Nếu lên tiếng chỉ cho có hay"vuốt đuôi" hoặc mở lời " bất cần phải trái" cãi lấy được thì có lẽ tặc lưỡi...hay hơn!
Bẫy đa cấp Cách đây không lâu, tôi nhận được điện thoại từ một người tự xưng là nhà báo. Cô ấy muốn gặp tôi để giới thiệu một dự án mà đoán chắc rằng tôi sẽ rất quan tâm vì liên quan đến chuyên ngành của tôi. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng cô ấy cũng thuyết phục được tôi đồng ý gặp, tại quán cà phê - một vị trí công cộng. Khi tôi gần đến nơi, cô ấy xin đổi địa điểm.Nơi mới rất đông người, từng nhóm ngồi quanh những cái bàn nhỏ, trên đó bày vài tờ giấy. Một người trong nhóm say sưa nói, những bạn trẻ ngồi xung quanh chăm chú nghe như muốn nuốt từng lời. Phải mất một lúc tôi mới nhận ra, đây là một tổ chức đa cấp, khi nhìn thấy cái sơ đồ trên một cái bàn. Trước khi tôi nhận ra, cô “nhà báo” kia đã kịp giới thiệu cho hàng chục người cô gặp, cùng với hàng trăm người nghe được lời giới thiệu, rằng tôi là một bác sĩ rất nổi tiếng.“Một bác sĩ rất nổi tiếng” đã trở thành “cộng tác viên” của một đường dây đa cấp cho những sản phẩm được gọi là thực phẩm chức năng như vậy đó. Cho nên, khi nhìn tấm hình với hàng loạt sĩ quan quân đội về hưu, với những bộ quân phục gắn sao sáng chói, và những tấm huy chương trĩu nặng, tôi hiểu rằng, rất có thể, một số họ đã bị lừa bởi đường dây đa cấp kia. Rất khó để phân định rạch ròi, 60.000 con người, bao gồm cả những sĩ quan kia, ai là nạn nhân, ai là thủ phạm. Khi biết mình bị lừa, tôi kiên quyết thoát ra. Nhưng không phải ai cũng làm được như vậy. Tôi từng rất đau lòng khi mất đi một đồng nghiệp thuộc loại khá giỏi, vì anh ấy sa chân vào đường dây đa cấp. Không phải ai cũng có thể thoát ra khỏi sự quyến rũ của mô hình kinh doanh này.Những kẻ sử dụng mô hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo đã chọn đúng điểm yếu: đánh ngay vào khát vọng giàu nhanh của con người. Chúng cũng sẵn sàng bất chấp thủ đoạn. Ngoài ra, những kẻ lừa đảo này được huấn luyện kỹ về tính kiên trì. Dù bị nói nặng nói nhẹ, thậm chí bị chửi thẳng, họ không hề phản ứng lại, cũng không bỏ cuộc. Họ vẫn tiếp tục chào mời, ngọt nhạt, đeo bám quyết liệt. Họ còn đánh vào lòng thương hại. Khi nạn nhân sập bẫy, họ khôn khéo tác động vào lòng tham, và biến những nạn nhân của mình thành đồng phạm, nhân rộng cái xấu.Trong câu chuyện của mình, khi cảm thấy bị lợi dụng, ban đầu tôi lịch sự từ chối. Họ vẫn chào mời lôi kéo. Tôi nói căng hơn, họ vẫn ân cần tử tế. Tôi nói thẳng, họ vẫn tận tình thuyết phục. Khi tôi đứng dậy, họ vẫn ân cần dẫn đường cho tôi. Sự việc chỉ kết thúc khi tôi kiên quyết hơn, nổi nóng với họ.Nếu tôi không tỏ rõ thái độ mà vẫn cố giữ mình là một người tử tế, lịch sự, có lẽ tôi không thể thoát ra khỏi họ. Nhưng những thông tin tôi biết về mặt trái của mô hình kinh doanh này giúp tôi sớm nhận ra bản chất sự việc và kinh nghiệm sống giúp tôi biết cách chọn lối xử sự thích hợp khi rơi vào tình huống khó chịu này.Vì thế, để không sập vào những cái bẫy đa cấp giăng sẵn, tôi cho rằng mỗi người phải được trang đầy đủ kỹ năng sống, kỹ năng kiếm sống cơ bản nhất. Bởi, nếu được trang bị tốt, bạn sẽ hiểu những điều rõ ràng như chân lý rằng: không có mô hình kinh doanh hợp pháp nào dễ dàng mang lại siêu lợi nhuận chỉ bằng “buôn nước bọt”.Võ Xuân Sơn LIÊN kết Việt là công ty đa cấpKẾT với nhau bởi mánh khoé lọc lừaVIỆT Nam mình còn nhiều Đa cấp nữaPHÁ xóm làng mất hết cả bạn thânNÁT quê hương tan hết cả thâm tìnhGIA đình Việt cũng không còn yên ấmĐÌNH làng kia cũng thành nơi hội họpVIỆT Nam ơi sao lại có cảnh này??? Đến cả buôn lậu, ăn cướp cũng phải mất công sức, trên đời này này làm gì có cái nào giàu dễ + nhanh, thức ăn sẵn chỉ có trong bẫy chuột mà thôi Đến giờ phút này tôi vẫn không thể hiểu được tại sao người ta có thể dễ dàng tin tưởng đến thế.Tôi cũng từng có 1 đồng nghiệp, bỏ công tác để tham gia đa cấp bán thực phẩm chức năng "A-gel" gì đó.Người đó quay lại lôi kéo tôi và vài người bằng mọi giá. Khi lên tham gia hôi nghị thì ôi thôi! Chỉ toàn nói đến hoa hồng và lợi nhuận. Bảo tôi mua tôi hỏi thẳng.1 cái này là gì?2 nếu tung ra thị trường thì nhu cầu khách hàng có tương xứng không?3 giá cả quá cao, trong khi nhu cầu của cái đó không cần thiết lắmChỉ thế thôi, tôi đã cái tay bo với mấy ông, mấy bà diễn thuyết là mình bán hàng mình phải biết mình bán cái gì, giá trị của nó và nhu cầu người tiêu thụ nó.Tôi bỏ về với vài lời mỉa mai rằng, cho tôi cơ hội làm giàu mà ko biết nắm.Giờ đây tôi vẫn là nhân viên, cậu bạn tôi là tay cò xuất khẩu lao động khi đa cấp kia sụp đổ 30 năm tham nhũng phát triển, nhiều kẻ không làm mà giàu nhanh... đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng dân chúng: không phải làm mà giàu nhanh, không phải làm mà có hưởng thụ... Vì vậy nhiều kẻ đã lợi dụng điểm này để đa cấp hóa ....lừa đảo để dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như Liên kết Việt. Bản chất của bán hàng đa cấp là không xấu, còn việc lôi kéo thái quá, lừa đảo là chuyện khác.. Năm tôi mới ra trường, 2004. Đang lang thang đi kiếm việc thì được 2 anh/chị ăn mặc sang trọng đưa cho 1 cái card visit và địa chỉ hẹn đến gặp sẽ giới thiệu việc làm cho. Dân tỉnh lên TP học, ra trường không quen biết ai. Tự nhiên gặp được "quý nhân", thấy vui và hồi hộp. Đúng hẹn, chạy đến thì gặp cảnh y như anh Sơn mô tả. Hai anh/chị giới thiệu đó là cty Sinh Lợi. Và giới thiệu cách bán hàng đa cấp. Mình không làm, cũng khéo léo từ chối, nhưng không ăn thua. Cuối cùng cũng phải nổi khùng lên thì mới thoát ra được cái hội trường lớn với hàng nghìn người trong đó. Đúng là muốn thoát ra được thì chỉ có cách nổi khùng thôi. Chứ nhẹ nhàng, lịch sự từ chối thì không thoát ra được. Nhiều người không phải là không biết tác hại của đa cấp. Nhưng họ vẫn lao vào vì lòng tham. Tôi đã tham gia buổi hội thảo nói về các tác hại của đa cấp cho sinh viên, nhưng kết quả là buổi hội thảo này bị những người bán hàng đa cấp cướp diễn đàn, cầm micro nói suốt về những lợi ích mà sản phẩm đa cấp mang lại. Bây giờ vì lợi nhuận, người ta sẵn sàng bơm nước vào lợn, xịt thuốc cho rau, tẩm hóa chất làm thịt tươi v.v. thì tại sao lại không thể kiếm tiền bằng cách dẻo miệng thuyết phục một số người mua sản phẩm công dụng đáng ngờ với giá đắt được chứ? Mô hình kinh doanh đa cấp không có lỗi, chỉ những người vận dụng nó để lừa đảo mới là có lỗi. Giống như việc mọi người mở công ty để kinh doanh nhưng kinh doanh chính đáng hay là lừa đảo vậy thôi. Các công ty ở Việt Nam 1 phần thì lợi dụng mô hình này để lừa đảo, một phần thì không hiểu biết, không áp dụng đúng đắn nên dẫn tới nhiều hệ lụy khác nhau. BẪY ĐA CẤPChỉ buôn nước bọt mà giầuCái bẫy đa cấp luồn sâu xóm làngChỉ vì muốn được giàu sangKhi sập “Đa cấp” bỏ làng mà điCảnh nhà tan nát vu viCon không nhận mẹ chỉ vì lòng tham“Đa cấp” thong lọng đã làmBao người đã sập lòng tham bẫy màGần hai ngàn tỷ hôm quaDo “Liên Kết Việt” làm quà tặng mâyBao người biết sống sao đâySố tiền tích cóp vơi đầy quanh nămBẫy đa cấp tựa giường nằmNếu ai mà thử tối tăm cuộc đờiĐa cấp lừa đảo ai ơiMau mau cảnh giác với lời nỉ non ! kinh doanh đa cấp ở VN tôi thấy chỉ có hại cho đất nước/xin bộ Công thương nêu một vài dẫn chứng về hoạt đông đa cấp có lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở VN.Đừng lấy dẫn chứng ở nước ngoài ,chúng tôi đâu có điều kiên để kiêm chứng! Cám ơn BS đã lên tiếng. Tôi cũng 1 lần bị kéo vào dự án dạy nghề ở quán cà phê nơi họ hẹn nhiều sinh viên và giới thiệu có cả phó phòng đào tạo tham gia. Rất may là sau đó các bạn bên đoàn trường tổ chức 1 buổi hội thảo để tôi giải thích và minh oan. Sau đó trường kết hợp với công an địa phương đi lùng các quán cà phê xung quanh trường và mời những người này khỏi địa bàn. Thiên Ngọc Minh Uy có lẽ không còn là cái tên xa lạ đối với nhiều người. Công ty này nổi tiếng là kinh doanh nhiều mặt hàng sản phẩm dưới hình thức đa cấp. Nhưng, đáng buồn thay, một công ty có nhiều chi nhánh như thế cũng lại chỉ là một công ty lừa đảo dựa trên sự cả tin của người khác. Chiêu bài của Thiên Ngọc Minh Uy là dụ dỗ, lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của mình bằng những lời hứa hẹn hấp dẫn với những ưu đãi và tiền thưởng hậu hĩnh. Việc của khách hàng, là chỉ cần kêu gọi càng nhiều người cùng sử dụng sản phẩm với mình càng tốt và tiền trong tài khoản ảo của họ sẽ gia tăng một cách nhanh chóng theo cấp số nhân. Ngoài những hứa hẹn đó, công ty còn đưa ra những “dẫn chứng cụ thể” những bậc tiền bối về sự thành công nhanh chóng của công việc này.Theo An Ninh Tiền Tệ tôi tin răng phần lớn những người bị đa cấp lừa đảo đã từng rất ko tin lời cha,mẹ,vợ chồng,con cái anh chị em ruột nhưng với người ngoài chỉ cần 1 câu thôi là dù bán cả nhà họ cũng sẵn sàng bán Hiện nay một số thực phẩm chức năng Mỹ và các nước khác cho sản xuất nhưng không được bán trên lãnh thổ của họ, đấy là sản phẩm của các công ty đa cấp như che thanh lọc cơ thể, thuốc giảm béo, mỹ phẩm. .. . .Họ chỉ cần đưa phong bì cho một số quan chức Bộ Y tế cấp phép vào Việt nam, và lại tiếp tục lừa dân mình. . .. Đề nghị Bô Y tế và Bộ Công thương kiểm tra lại cho dân đỡ khổ. . . . Ngành nào mà không có 2 mặt, quan trọng là do mình nhìn nhận - phân tích có vẽ như tiến sĩ, mà hiểu biết về MLM như nông dân. Thực ra cái bẫy đa cấp không khó để nhận ra, nhưng đúng như tác giả nói là nó rất kiên trì nhẫn nại khi thuyết phục đối tác. Vì vậy nếu không tỉnh táo và cương quyết thì rất dễ sập bẫy. Đối tượng mà đa cấp nhắm tới chủ yếu là các bạn sinh viên và những người lao động có thu nhập thấp. Bọn chúng nắm bắt được tâm lý muốn kiếm tiền và khát khao đổi đời của những đối tượng này nên có hẳn một chiến thuật tấn công. Thoạt đầu nghe viễn cảnh chúng vẽ ra rất "ngon ăn", đơn giản như chỉ là đi giới thiệu và bán thực phẩm chức năng thôi. Nhưng thực chất không thể kiếm tiền một cách dễ dàng như vậy nên muốn kiếm được tiền thì phải chèo kéo, phải thổi phồng mọi thứ lên.... Dần dần trở thành lừa đảo lúc nào không hay. Riêng tôi, khi có bất cứ lời mời, lời hứa hẹn kiếm tiền nào, tôi đều tự hỏi: Họ làm gì và bằng cách nào mà có nhiều tiền một cách nhanh chóng như vậy? Chỉ có làm ăn bất chính mới kiếm được tiền kiểu ấy. Vậy nên đừng có mà ảo tưởng. Mong mọi người tỉnh táo, những chiêu bài đa cấp này không có gì là mới lạ cả.
Rác thải và cá Trên đường Tây Trường Sơn, nơi mà những cánh rừng bạt ngàn của nước bạn Lào từng là nơi “che bộ đội, ngăn quân thù”, tôi đi qua những bãi đất trống tan hoang, chỉ còn những gốc cây cổ thụ nằm chơ vơ.Trên một khoảng đất mênh mông còn quẩn khói, nơi từng là một cánh rừng nguyên sinh, tôi nhìn thấy một cái bùa đan bằng cành cây treo trên một gốc cổ thụ đã bị chặt. Xe dừng lại. Ông lái xe người Lào, nói tiếng Việt rất giỏi, giải thích cho tôi, đấy gọi là cái “Khoóng hặc xá” - cái bùa cúng thần rừng của người Lào. Họ treo lên đó để xin thần rừng cho chặt cây.Xin phép? Thần rừng sẽ nói gì trước những đoàn xe chở gỗ buôn lậu nườm nượp đi qua biên giới Việt-Lào. Có lần, cơ quan chức năng phát hiện một đoàn xe đến 22 chiếc container chở gỗ trắc, được chính các cán bộ bao che cho đi qua đường biên. 22 chiếc, đã là bao nhiêu héc-ta rừng, bao nhiêu gốc cổ thụ, và đó chỉ là một vụ, là những gì xuất hiện trên mặt báo.Những cánh rừng quẩn khói treo cái lá bùa “xin phép” ấy bây giờ đã đi về đâu, trở thành sập gụ tủ chè nhà ai, tôi không biết. Nhưng có một điều chắc chắn là chúng ta không vô can. Hành vi tiêu dùng của chúng ta quyết định sự tồn tại không chỉ của những cánh rừng.Khi nhìn những bờ biển đầy rác sau dịp nghỉ lễ, tôi lại nhớ đến những cánh rừng trên đất Lào. Có hành vi môi trường tạo ra những hậu quả nhìn thấy ngay trước mắt. Như là cá chết, hay là những gốc cây cổ thụ bị chặt trên biên giới Việt Nam. Nhưng “ô nhiễm môi trường” là một khái niệm rất rộng. Bây giờ để liên tưởng được rằng sập gụ tủ chè của người Việt Nam ảnh hưởng đến… hạn hán ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ra sao thì chắc ít người nghĩ đến. Và tất nhiên, cũng không ai tưởng tượng được rằng cái túi nylon mà mình ném xuống bờ biển hôm nay tạo ra được cái gì cho mai sau.Cuối cùng thì bảo vệ môi trường vẫn là công cuộc của mỗi người. Quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng, nhưng không quan trọng bằng ý thức của mỗi con người. Nếu chúng ta vẫn thích những bộ bàn ghế nguyên khối thì bằng cách nào đó, rừng cũng sẽ bị chặt và nó sẽ chễm chệ trong tư gia của người muốn có.Và nếu vẫn giữ thói quen tiện tay, thì không cơ quan chức năng nào kiểm soát được một đám đông hàng chục vạn con người xả rác trên các bờ biển.Tôi vẫn nhớ, quãng hai mươi năm trước, trên sóng truyền hình quốc gia, cảnh nhà báo Trần Bình Minh nhặt rác cho vào thùng, rồi sau đó vang lên một câu hát kinh điển: “Điều đó tuỳ thuộc vào hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi”.Hai mươi năm, thông điệp ấy vẫn mới tinh. Thậm chí còn bức thiết hơn trước các vấn đề môi trường mà chúng ta đang đối mặt. Bức thiết hơn bởi vì hành vi môi trường thì chưa đổi, nhưng mức độ ô nhiễm thì tăng lên theo dân số.Ngay cả các quan chức, vốn cũng là một thành viên của cộng đồng. Nếu phải chọn lựa môi trường hay cái gì khác, tôi chắc nhiều người cũng sẽ hành xử theo quán tính chung của cộng đồng. Nếu mà chuyện bảo vệ môi trường chỉ là chuyện để thỉnh thoảng “giật mình” vì hậu quả nghiêm trọng, khó mà bắt một thành viên của cộng đồng có tầm nhìn xa.Ý thức được tạo dựng từ những hành vi nhỏ. Và hành xử của cả một xã hội cũng có thể thay đổi từ thói quen của mỗi người. Không khó để nhận ra, trong khi cá chết là lo lắng không chỉ của các tỉnh miền Trung, trong khi diễn đàn mạng vẫn hăm hở với lời kêu gọi "vì môi trường" thì rác vẫn được thải hồn nhiên trên khắp các bãi biển trong những ngày nghỉ lễ.Phải chăng, rác vô can với cá. Đức Hoàng Bảo vệ môi trường phải từ ý thức của mỗi con người. Tuy nhiên, hình như mọi người chưa nghĩ được sâu và rộng. Ví dụ: một số lãnh đạo tỉnh miền núi trong cuộc họp hoặc đứng trước người dân thì hô hào bảo vệ rừng, không được chặt phá cây …, nhưng khi đến nhà các bác thì thấy nhà to, tường toàn ốp gỗ, bộ bàn ghế gỗ thì to kinh khủng, phản thì nguyên tấm, nguyên khối, các bác khoe với giọng rất tự hào “toàn gỗ quý đấy”… Tôi vừa đi du lịch Nhật Bản về, chắc các bạn cũng như tôi, ai đã từng đến đó đều thấy đất nước họ rất sạch, sạch ở mọi chỗ, mọi nơi, bất kể chỗ nào. Tôi đã tìm hiểu: Họ không có nhiều thùng rác công cộng, nhưng mỗi người Nhật ra đường đều có một cái ba-lô, hoặc túi xách... trên người và trong cái túi xách hoặc ba-lô ấy có chứa một cái hộp hoặc một cái túi nhỏ để ... đựng rác. Bất cứ thứ gì họ vừa dùng xong mà có liên quan đến rác như vỏ hộp sữa, giấy kẹo... đều được bỏ vào cái túi rác di động trên người và chỉ khi về đến nhà họ mới cho vào thùng rác ở nhà. Các bạn ơi, những gì cao xa thì chúng ta còn nói là chưa đủ điều kiện làm được như họ nhưng những việc như thế này, tôi tin là chúng ta làm được. Từng người, hãy thay đổi thói quen xả rác nơi công cộng. ĐỨC HOÀNG nói rất đúng, nhưng mà thiếu. Rác không vô can với cá, rác không vô can với môi trường, nhưng : Rác không liên quan một tí gì đến sự việc cá biển chết hàng loạt trong những ngày vừa qua. Hai việc này đều phải làm cấp thiết, nhưng so với người dân thì trách nhiệm của chính quyền vẩn phải lớn hơn. Cám ơn tác giả đã ngụ ý nói : trước khi đổ lỗi cho người hãy ngẫm đến mình đã . Văn hóa "đám đông" đã đến lúc cần thay đổi. Văn hóa này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt. 1 người làm đúng sẽ là điên và nhiều người làm sai sẽ được cộng đồng chấp nhận. Chính lối tư duy và văn hóa hành xử thiếu suy nghĩ này đã khiến cho người ta trở nên thụ động, không dám đương đầu với dư luận, vượt lên suy nghĩ của chính mình. Văn hóa "đám đông" không phải lúc nào cũng tiêu cực, đặc biệt là khi cần tập hợp sức mạnh cộng đồng, tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng khi biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Sử dụng khi nào, hoàn cảnh nào phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người sử dụng. Chẳng ai lại đi sử dụng búa tạ để nhổ đinh hoặc sử dụng búa đinh để đập bêtông... Hãy là người sử dụng khôn ngoan! Đức Hoàng nói đúng phần nào, nhưng lại có chỗ sai khi liên tưởng những hình ảnh xả rác trên bãi biển với lời kêu gọi bảo vệ môi trường của cộng đồng mạng, bởi vì trong khi đa phần những người kêu gọi bảo vệ môi trường hoặc là thể hiện bằng hành động hoặc bằng cách chia sẻ thông điệp trong những ngày Lễ vừa qua thì chính những người không mấy quan tâm đến môi trường mới đi chơi và có cơ hội để xả rác. Tất nhiên không phải ai cũng như vậy và tôi đồng ý với bạn rằng "bảo vệ môi trường là công cuộc của mỗi người" nhưng đặc biệt là của "những người làm công tác quản lý"! Thực ra thì thứ con người cần nhất chính là " Con người". Toi cho rang giao duc gia dinh la quan trong! Hoc sinh kg xa rac o truong nhung cha me cho tren duong, uong sua xong vo tu vut toet xuong dat, kg vut cung bi cau gat "cam do lam gi?"!!!! RÁC THẢI VÀ CÁMỗi khi có hội hoặc hèBiển ta tai lại lắng nghe nhiều điềuBiết bao cậu ấm cô chiêuMang theo các thứ ra điều hạng sangDùng xong thải ở biển vàngLàm cho cá phải ngáp mang tai mìnhMiền trung biển ruột của mìnhBây giừ cá chết đinh ninh độc màTrông người lại ngẫm đến taRác thải; hiểm họa rất là cấp nguy! vấn đề rác thải đúng là do dân ta nhiều người chưa tự rác, nhưng tôi thấy chúng ta chưa có biện pháp nào cứng rắn để xử lý việc này hoặc giao dục ý thức con em khi còn trẻ về bảo vệ môi trường, đơn giản nhất là khi ăn kẹo xong biết bỏ vào rác vứt đúng nơi quy định, rồi đến cái việc to đùng như quy hoạch khu chưa rác, xử lý rác thải đã tốt chưa, rồi đến cái việc các cấp lãnh đạo đã thật sự chấp hành tốt việc bảo vệ môi trường chưa... Tôi có dịp đi cùng xe với 1 anh cảnh sát môi trường (khi đó cấp phó, giờ anh là trưởng phòng CSMT) sau khi uống hết chai nước, anh vô tư mở cửa xe và vứt xuống đường, tôi lên tiếng, anh như chợt tỉnh, bối rối, nói chuyện giả lả. Đọc mà đau. Mình là Bí thư Đoàn trường, liên tục nhắc nhở, giáo dục học sinh nhưng sau mỗi ngày thi của kỳ thi học kỳ vừa qua, sân trường lại ngập rác Tôi ko hiểu mọi người như nào, nhưng gia đình tôi đi đâu cũng mang ba lô và có túi nilon đựng những thứ ăn thừa hoặc hộp sữa, túi nilon #. Con nhà tôi cũng vậy, ở những nơi ko tìm thấy thùng giác, các cháu sẽ hỏi bố mẹ sau đó đưa những thứ vừa dùng xong cho bố mẹ hoặc làm theo sự chỉ dẫn của bố mẹ. Nhưng đôi khi tôi lại hoài nghi chính cách dạy dỗ con của mình ở cái xã hội này vì dạy con phải xếp hàng, phải nhường người khác... thì chính các cháu lại kể lại vì mình làm như vậy nên chịu thiệt thòi! Tôi nhiều khi thấy rất bức xúc! Tôi rất thích những bài viết của Anh Đức Hoàng,chúc anh mạnh khỏe và kiên định với những chính kiến của anh. lại gặp ĐỨC HOÀNG. QUÁ HAY
Loay hoay với đèn vàng Tôi nhận thấy, tranh cãi chủ yếu liên quan đến 2 điểm chính: “Phạt vượt đèn vàng có đúng không?” và “Mức phạt đèn vàng bằng đèn đỏ liệu có hợp lý?”. Trong đó, câu hỏi thứ nhất được quan tâm hơn cả.Vấn đề này lẽ ra không có gì để nói. Bởi việc phạt lỗi vượt đèn vàng không phải là một quy định mới. Theo Luật Giao thông đường bộ: “Tín hiệu xanh là được đi; tín hiệu đỏ là cấm đi; tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”. Chỉ có điều các mức phạt trước đây thấp hơn, đồng thời lỗi vượt đèn vàng cũng bị phạt nhẹ hơn lỗi vượt đèn đỏ (vượt đèn vàng được liệt vào nhóm hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, mà không phải là hành vi vượt đèn đỏ). Còn Nghị định 46 đã gộp chung các hành vi vi phạm thành một nhóm duy nhất: “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” với một mức phạt duy nhất.Việc phần lớn ý kiến tranh luận “xử phạt có đúng không?” đã cho thấy những bất cập liên quan đến các quy định pháp luật ở Việt Nam. Quy định đã có từ lâu nhưng không nhiều người biết. Cách đây vài năm tôi cũng từng “cãi lý” với cảnh sát vì cho rằng mình không phạm luật, do vượt đèn vàng chứ không phải đèn đỏ. Sau khi tìm hiểu tôi mới biết mình sai. Lực lượng thực thi pháp luật cũng hiếm khi xử phạt lỗi này và ít nhắc nhở, tuyên truyền, nên một hành vi sai lại được hiểu rộng rãi là đúng luật.Mặt khác, những cuộc tranh luận thường xảy ra do sự thiếu chuẩn mực trong văn bản quy phạm pháp luật. Không ít lần tôi gặp những quy định mơ hồ hoặc có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Ví dụ, mới đây, trả lời báo chí, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia khẳng định: “Từ xưa tới giờ vẫn xử phạt đèn vàng ngang với đèn đỏ”. Ông Hùng trích Điểm k, khoản 4, Điều 5, Nghị định 171/2013 để lý giải việc phạt vượt đèn vàng và đèn đỏ (đối với ôtô) là như nhau: “Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng".Cách giải thích của ông Hùng cũng có lý. Nhưng người ta hoàn toàn có thể hiểu khác đi rằng, điều khoản này chỉ nhằm quy định về lỗi vượt đèn đỏ. Vế sau của nó là sự loại trừ trường hợp đặc biệt của lỗi vượt đèn đỏ, chứ không phải là một quy định để phạt lỗi vượt đèn vàng.Từ trước đến nay, phần đông vẫn hiểu rằng, mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng là thấp hơn vượt đèn đỏ: “Từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng".Tôi không chắc cách hiểu nào mới đúng nhưng rõ ràng việc tồn tại những văn bản pháp luật mà hiểu, áp dụng thế nào cũng đúng (hoặc ít nhất là hiểu thế nào cũng có lý) là điều nguy hiểm, bất cập, dễ dẫn đến nhiều hệ lụy. Ở khía cạnh nào đó, nó thể hiện lỗ hổng trong việc xây dựng văn bản pháp quy ở Việt Nam. Theo tôi chính “chất lượng” của các văn bản là nguyên nhân dẫn đến những cuộc tranh cãi kiểu “phạt vượt đèn vàng”. Pháp luật cũng chỉ là những quy tắc, quy ước do con người thống nhất đặt ra. Nên tôi cho rằng việc xử phạt đèn vàng hay không, và phạt đến mức độ nào thực ra không tồn tại đúng hay sai. Trên thực tế, quy định này cũng rất khác nhau giữa các quốc gia. Có nước phạt, có nước không. Nhưng điểm mấu chốt là mọi quy định phải đảm bảo tính hợp lý và chặt chẽ.Ngoài ra, tôi cho rằng còn một điểm quan trọng hơn nữa cần phải đạt được, nếu muốn giảm thiểu những tranh cãi khi một quy định mới được ban hành. Đó là phải chiếm được niềm tin của cộng đồng rằng những quyết định được đưa ra hoàn toàn vì lợi ích của cộng đồng, chứ không phải vì mục đích nào khác. Mới đây, bạn tôi kể, anh điều khiển ôtô lưu thông khi đèn xanh vẫn còn vài giây, nhưng lại bị cảnh sát giao thông dừng xe định xử phạt vì lỗi vượt đèn vàng. Chỉ đến khi anh bật camera hành trình để chứng minh thì mới được chấp nhận.Trong khi đó, ở Australia việc xác định lỗi không chấp hành đèn tín hiệu thường được thực hiện bởi các camera tự động, chứ không phải con người. Nhưng các camera này cũng được lập trình để chỉ kích hoạt khi lái xe vẫn vi phạm sau khi đèn tìn hiệu đã chuyển sang màu đỏ từ 0,3 giây trở lên. Còn khi vượt đèn trong tích tắc (dưới 0,3 giây) vẫn được tính là không vi phạm. Như vậy, có thể thấy quy định được đặt ra không phải để chăm chăm xử phạt trong mọi tình huống, mà chỉ để trừng phạt những người cố tình coi thường, vi phạm.Chừng nào chúng ta chưa đạt được sự chuẩn mực trong cả việc ban hành cũng như thực thi luật, chúng ta sẽ vẫn phải lao vào những cuộc tranh cãi tốn công sức và hoàn toàn vô bổ.Phan Tất Đức Theo Tôi nén bỏ 2 cái đèn đi chỉ để lại 1 cái là tiết kiệm nhất! Đèn xanh bên này sáng thì Đèn xanh bên kia tối. Khi đèn xanh sáng thì đi, đột ngột đèn xanh tối thì dừng lại, 2 cái đèn đỏ và vàng thanh lý trả nợ bớt vào vốn ODA của Trung Quốc cho dân giảm chút nợ bớt khổ! Nếu nói luật này đưa ra để tăng thêm ngân sách thì thôi ko nói làm gì nữa. Còn nếu nói về tính hợp lý thì theo tôi phải bỏ quy định phạt khi vượt đèn vàng. Đèn vàng sinh ra là để người tham gia giao thông có thời gian chuẩn bị trước khi gặp đèn đỏ. Nếu chúng ta chỉ có đèn xanh được đi, và đèn đỏ dừng lại, thì sẽ ko thể xử lý được trong trường hợp xe gần tới vạch dừng thì đèn chuyển từ xanh sang đỏ, kể cả có mấy ông phát biểu là phải đảm bảo tốc độ khi qua khu vực giao nhau. Lúc này mới thể hiện tác dụng của đèn vàng, nếu lái xe cảm thấy ko thể dừng được trước vạch dừng thì phải vượt qua vạch trong khoảng thời gian đèn vàng, chỉ cấm ko được vượt qua vạch khi đèn đã chuyển sang đỏ.Trường hợp có đồng hồ đếm ngược thì tốt nhất là bỏ đèn vàng, chỉ cần xanh và đỏ. "Chỉ đến khi anh bật camera hành trình để chứng minh thì mới được chấp nhận."==> Dân muốn vô tội thì hãy chứng minh, thật là nản với kiểu quản lý xã hội hiện giờ! Có điều này cần phải nói rõ. Đây là luật của Việt Nam, áp dụng ở Việt Nam và có lẽ chỉ có thánh ở Việt Nam mới đi được. Quá trình chuyển từ đèn xanh sang vàng là tức thời. Trong khi đó muốn dừng một xe cần 0.5 giây phanh gấp là 1.5 giây nhận thức, thực hiện động tác phanh. Vứt đi cái dự lệnh 2s mà cả thế giới có, cứ vàng là phạt thì chỉ có thánh đi được. Nên nhớ rằng ô tô đi với vận tốc 10 dặm/giờ thì 2s đã đi được 8.2m. Sau này sẽ có trường hợp đạp nhầm chân ga khi qua ngã tư cho coi. Em vừa bị sáng nay các cụ ơi. Ngay Nguyễn Văn Trỗi - Trương Quốc Dung, chạy lane sát xe máy sẽ không thấy đồng hồ đếm ngược, cách 1m nữa tới vạch thì vàng, đang chạy 40km/h thì thắng cách nào đây? Qua thì ăn bánh "mì ngay" 5 xị hữu nghị. Thật không thể tin nổi... có những quốc gia lấy giáo dục là chính.khi phạm luật lần đầu,họ gởi biên bản nhắc nhở,cảnh cáo.lần 2 sẽ bị phạt.họ khg cố tình thu ngân sách.hoặc nhũng nhiễu làm luật riêng. " Nếu vậy thì ra nên bỏ luôn đèn vàng , chỉ còn lại đèn đỏ với đèn xanh . Lúc đèn xanh sáng ta được đi thì đèn đỏ tắt , vậy ta nên bỏ luôn đèn xanh , chỉ còn lại đèn đỏ . Khi nào đèn đỏ sáng thì dừng , lúc nào tắt thì đi . Rất thuận lợi và tiết kiệm :D :D . Và lúc này những con phố ta đi qua , ta có thể gọi nó với cái tên " thật trìu mến " : Phố Đèn Đỏ :D :D " . Một đất nước chỉ biết nhập siêu và đi vay nước ngoài thì dân chỉ khổ thôi. Ngân sách hết, các khoan nợ nước ngoài đến kỳ trả nợ. Tiền đâu??? Luật để tăng thu ngân sách đây mà. Đầu tư trang bị hệ thống camera rẻ hơn nhiều trả lương + phụ cấp nuôi bộ máy CSGT cồng kềnh, tiền phạt qua camera sẽ đương nhiên nộp vào ngân sách chứ không vào túi CSGT, camera làm việc 24/24 bất kể nắng mưa. Thế kỷ 21 rồi nhà nước ơi. Một chuyện tưởng như đơn giản lại gây nhiều tranh cãi. Nếu gác chuyện văn bản luật không đủ rõ ràng sang một bên, thì trong giao thông ở xã hội ta đang tồn tại tình trạng: CSGT thì bắt lỗi (nhiều khi cố tình), còn người điều khiển phương tiện thì nhiều khi tìm đủ mọi cách để cho mình được nhanh chóng, thuận tiện chứ không tôn trong cái chung. Vì bị cố tình bắt lỗi nên người ta tìm cách trốn tránh, và vì người ta tìm cách trốn tránh nên phải bắt lỗi. Quả là một cái vòng luẩn quẩn. Giả sử xã hội ta đã văn minh, dân trí đã cao như ở Tây Âu, Mỹ, Úc hoặc Nhật, Singapore thì công việc của CSGT sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều, và người đi đường cũng thấy CSGT là người giúp mình chứ không phải là người canh mình, và cả hai bên đều thấy thoải mái. Vậy mấu chốt của vấn đề ở đây (và cả trong các lĩnh vực khác) là dân trí. Từ ngày 1/8 đến giờ, tại các ngã tư thấy mấy anh đứng lấp ló trông rất buồn cười. Luật ở VN ra là để xử phạt chứ ko có chuyện nhắc nhở. Riết rồi lưu thông trên đường tôi thấy mình giống như tội phạm vậy , lúc nào cũng căng thẳng.Vì vậy khi đèn xanh còn 5s là tôi dừng lại cho nó lành. Mà có 1 điều rất lạ là tôi đã comment rất nhiều báo và xin mail hoặc Facebook của những người đứng đầu công an TP để người dân phản ảnh trực tiếp đến cấp cao lãnh đạo xử lý(tôi đã gọi đến các đường dây nóng của CATP nhưng được trả lời là anh phải làm đơn và lên nộp trực tiếp, nghe tới đó tôi oải). Mà hình như các lãnh đạo Ca không rảnh hay sao mà ít đọc báo thế... Luật phạt đèn vàng là nhằm mục đích gì? có phải là để phạt những người tăng ga khi thấy đèn vàng? vậy thì hỏi lại tại sao họ tăng ga khi thấy đèn vàng? đơn giản là khi không thể thắng kịp một cách an toàn thì phải tăng ga thoát khỏi giao lộ vậy thôi, còn nếu giữ nguyên tốc độ thì có thể qua không kịp, vấn đề ở đây là do có nhiều người đang dừng đèn đỏ chưa chuyển xanh là đã chạy, đáng ra phải phạt nghiêm những người vượt đèn đỏ mới đúng, có thể vì CSGT khó phạt được những người này nên mới quay sang phạt đèn vàng?!Theo tôi nếu muốn không có xảy ra xung đột giữa người điều khiển phương tiện và CSGT thì cần sửa lại luật này và phạt nghiêm những người vượt đèn đỏ khi đèn xanh chưa bật, cần điều chỉnh lùi thời gian bật đèn xanh lại thêm vài giây sau khi đèn bật đỏ ở hướng kia.Nếu vì mục đích hạn chế người điều khiển phương tiện đạp ga vượt qua giao lộ mà phạt lổi vượt đèn vàng thì rất nguy hiểm còn không thì cần phải gắn thêm đồng hồ đếm số ở tất cả các cột tính hiệu tôi thấy rất là phí và không phát huy được tác dụng vì khi đồng hồ báo còn vài giây xanh cuối thì những người không thể thắng lại an toàn vẫn phải ĐẠP GA vượt.. Thật là kinh dị với mấy bác nhà mình! Tôi ở California, đèn vàng nếu bạn đã đi gần tới vạch dừng, vẫn được phép vượt. Nếu đèn chuyển qua đỏ, mà xe bạn đã ở giữa giao lộ, thì đi tiếp thoải mái, chả có ai phạt và chẳng hề phạm luật. Chỉ bị phạt khi nào đèn đã chuyển qua đỏ, xe bạn còn ở sau vạch dừng, tiếp tục lái qua vạch dừng ==> vượt đèn đỏ, lãnh vé phạt. Vì sao các bác nhà mình cứ "chế" ra lắm cái cho rắc rối mà không chịu học cái xứ người ta đã có sẵn đã áp dụng và đã chứng minh tính hiệu quả của nó ? đa số những quốc gia tôi đã đi qua đều vắng bóng cảnh sát.cố ý tìm để biết đồng phục cảnh sát ra sao cũng khó. Đèn xanh đèn đỏ đèn vàngTiêu chí số một để em sang đườngQuy trình rất sáng như gươngĐể giảm tai nạn trên đường giao thôngĐồng hồ đếm ngược màu hồngCòn một giây nữa ai bồng mần chiKhổ thay đèn báo vu viĐang xanh vụt tắt vàng thì kịp saoKhông đồng hồ ngược tý nàoĐố ai đoán được biết bao? đèn vàngĐể không còn có hoang mangĐồng hồ đếm ngược phải mang ngay vềTừ thành thị đến thôn quêAi ai cũng sẽ hả hể đèn vàngCòn như hiện tại hoang mangMuốn đi cho đúng đèn vàng khó thông !(An Lâm)
Lợi lộc từ lương tối thiểu Trớ trêu thay, những lao động này làm việc tại trụ sở của Cơ quan Thuế và Hải quan Hoàng gia Anh, đơn vị đã đưa ra đề xuất tăng lương tối thiểu mới tại xứ sở sương mù.Khắp nơi ở Anh, giới chủ tìm đủ mọi cách để cắt giảm lao động, phúc lợi, số giờ làm thêm, hay tiền thưởng để bù chi phí tiền lương tối thiểu. Và rốt cuộc, chính sách tưởng như có lợi cho người lao động này lại phản tác dụng, khi hệ quả kéo theo là môi trường làm việc tệ hơn, rủi ro bị thôi việc cao hơn, và giá cả có nguy cơ tăng theo tiền lương.Một năm qua, tranh cãi về mức lương tối thiểu cũng diễn ra hết sức căng thẳng ở Việt Nam, giữa Tổng Liên đoàn Lao động (Công đoàn) - đại diện cho quyền lợi công nhân - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đại diện cho “giới chủ”. Công đoàn muốn tăng lương tối thiểu lên 11,11% để đáp ứng 90% nhu cầu sống của công nhân, trong khi VCCI đề xuất 4 -5% để giảm sức ép chi phí cho doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng, cả hai bên đều phải nhượng bộ và thống nhất với mức tăng 7,3%.7,3% là ít hay nhiều?Với mỗi người lao động ở mức tối thiểu, họ được thêm khoảng hơn 200.000 đồng một tháng, tương đương 6 bát phở, một tuần xăng xe, hay một hộp sữa bột trẻ em. Không nhiều, nhưng cũng hỗ trợ được phần nào cho cuộc mưu sinh vất vả. Lương tối thiểu, về lý thuyết, sẽ bảo vệ công nhân khỏi bị bóc lột sức lao động rẻ mạt, giúp họ ít nhất đáp ứng nhu cầu sống cơ bản. Tôi ủng hộ lương tối thiểu vì những mục đích nhân văn như vậy.Nhưng đó là lý thuyết. Trên thực tế, hệ thống lương tối thiểu của chúng ta bảo vệ quyền lợi của người lao động đến đâu lại là câu chuyện khác.Câu hỏi trước tiên là mức lương tối thiểu mới sẽ hỗ trợ được cho bao nhiêu lao động. Trong phần tranh luận của mình, Công đoàn không đưa ra số liệu cụ thể về số lao động sẽ được tăng lương (tức mức lương trước đó của họ thấp hơn mức tối thiểu mới ban hành). Đây là một điểm cần làm rõ, bởi trong khoảng 19 triệu người làm công ăn lương, không phải ai cũng được tăng thêm 200 nghìn một tháng. Khi tôi chiết xuất số liệu theo Điều tra Mức sống Hộ gia đình (VHLSS) của Tổng cục Thống kê (2014), có khoảng 20% lao động làm công ăn lương có mức lương dưới mức tối thiểu thấp nhất (2,33 triệu VND).Với lao động đã có lương cao hơn mức tối thiểu, mức thu nhập thực tế của họ thậm chí còn bị giảm đi, bởi số tiền lương giữ nguyên, trong khi mức đóng phí bảo hiểm xã hội tăng lên (do phần lớn doanh nghiệp lấy mức lương tối thiểu làm cơ sở đóng các loại bảo hiểm khác nhau). Như vậy, nhiều khả năng phần đông các lao động, cùng với doanh nghiệp, sẽ chịu thiệt thòi khi mức lương tối thiểu tăng.Với những người lao động dưới mức lương tối thiểu, cũng chưa chắc họ đã được nhiều lợi ích hơn. Nguyên do không khác gì câu chuyện ở nước Anh: giới chủ sẽ biết cách để lách qua khe cửa hẹp của pháp luật để tránh phải trả mức lương cao hơn.Số liệu từ VHLSS nói trên cũng cho thấy đến 18% số người lao động nhận mức lương dưới mức tối thiểu cũ, tức là 2,15 triệu đồng. Điều này có nghĩa là còn một lượng rất lớn lao động không được trả theo mức tối thiểu. Con đường để những lao động này nhận được mức lương tối thiểu mới, thậm chí còn thấp hơn mức cũ, còn khó khăn hơn gấp bội với khả năng thi hành luật hiện tại. Dù có chế tài, thực tế chưa có doanh nghiệp nào bị xử phạt vì trả lương dưới mức tổi thiểu.Điều tệ hơn diễn ra khi doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách để cắt giảm chi phí, vốn phần lớn tập trung vào những phúc lợi dành cho công nhân, khi có mức lương tối thiểu mới. Đời sống công nhân tưởng chừng khấm khá hơn, sẽ chịu thêm nhiều gánh nặng trên vai.Rốt cuộc, nghêu sò đánh nhau, ngư ông hưởng lợi. Chỉ có bên không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh là vui với lương tối thiểu mới. Khi tổng quỹ lương xã hội tăng lên, cơ quan bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm xã hội vốn khi nào cũng trong tình trạng “sắp vỡ trận” trong những năm vừa qua, sẽ nhận được thêm tiền từ 26% tổng quỹ lương. Công đoàn, theo quy định nhận được 3% bắt buộc đóng góp từ tổng quỹ lương, cũng sẽ được tăng thêm kinh phí hoạt động.  Lương tối thiểu là công cụ điều tiết cần thiết để đảm bảo quyền của người lao động, đó là điều không phải bàn cãi. Trên thế giới, đến 90% các quốc gia thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (169/187) có mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, lương về cơ bản vẫn phải tuân theo nguyên tắc thị trường. Việc “ép” mua hàng giá cao về dài hạn sẽ chỉ bóp méo những mối quan hệ kinh tế bình thường và lành mạnh, khiến doanh nghiệp kiệt quệ, còn người lao động thì không có động lực nâng cao kĩ năng làm việc.Hơn nữa, tăng lương tối thiểu cần phải có cả một hệ thống chính sách hỗ trợ đi kèm, như việc buộc các bên chấp hành nghiêm chỉnh quy định, trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ khỏi sức ép gia tăng chi phí sản xuất, hay tạo cơ chế cho phép công nhân tự bảo vệ quyền lợi của mình.Khi chưa làm được điều đó, tăng lương tối thiểu một cách chủ quan sẽ chẳng khác nào đau bụng cho uống nhân sâm.Khắc Giang "Rốt cuộc, nghêu sò đánh nhau, ngư ông hưởng lợi. ... Công đoàn, theo quy định nhận được 3% bắt buộc đóng góp từ tổng quỹ lương, cũng sẽ được tăng thêm kinh phí hoạt động. " Rất đồng ý với nhận định này. Dù sao đóng BHXH người lao động còn được hưởng khi nghỉ ốm đau thai sản, hưu trí. Vô lý nhất là 3% phí Công đoàn nộp cho cấp trên. Các bác nghĩ ra đủ thứ để chi tiêu mà phần lớn lại ko phải cho người lao động (lãnh đạo Công đoàn đi nghỉ mát, đi lễ chùa, đi hội họp, ….) Đó là một thủ đoạn tăng thu của người dân đề bù vào cái quỹ bảo hiểm sắp vỡ đến nơi. Người lao động nai lưng ra làm để bù lỗ cho miếng bánh ngân sách Bài viết phân tích sâu sắc! Tâm đắc nhất đoạn này: "Chỉ có bên không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh là vui với lương tối thiểu mới. Khi tổng quỹ lương xã hội tăng lên, cơ quan bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm xã hội vốn khi nào cũng trong tình trạng “sắp vỡ trận” trong những năm vừa qua, sẽ nhận được thêm tiền từ 26% tổng quỹ lương. Công đoàn, theo quy định nhận được 3% bắt buộc đóng góp từ tổng quỹ lương, cũng sẽ được tăng thêm kinh phí hoạt động. " Mới tối qua cô em dâu nhà tôi kêu mỗi tháng giờ bị giảm mất 100k tiền lương vì phải đóng BHXH theo mức lương tối thiểu tăng., chỗ tôi làm cũng thế, bạn bè tôi làm công ăn lương ngoài ngân sách đều thế. Tóm lại đại đa số người lao động làm công như chúng tôi chr trông mong gì vào tăng lương tối thiểu với tình hình quản lý như hiện nay. Câu này ko đúng lắm “Rốt cuộc, nghêu sò đánh nhau, ngư ông hưởng lợi.”Bác Công Đoàn đánh nhau ác liệt có phải là chỉ để bảo vệ người LĐ? Tăng lương tối thiểu bác ẵm gọn 3% mà chủ yếu chi cho lương thưởng các bác, chi nghỉ mát, đi chùa, hội họp cho các lãnh đạo công đoàn, … phần cho người lao động thì phải xin-cho, chứng từ hợp lý hợp lệ,… nộp thì dễ, rót xuống thì khó. Bức xúc, bất hợp lý nhất là phí công đoàn. bài viết có cái nhìn khách quan triết lý rất đúng, rất thực tế; Hội đồng lương quốc gia đã quan trọng hóa vấn đề không họp ở Hà Nội phải lên Tam đảo họp kín, kết quả đưa ra những vấn đề không lấy gì làm quan trọng, đa số công nhân không hào hứng với kết quả mà Hội đồng đưa ra Cám ơn tác giả. Tôi cũng hiểu thêm vì sao các "ngư ông" lại hăng hái "bảo vệ lợi ích" cho người khác đến vậy. Câu này chuẩn: "Tuy nhiên, lương về cơ bản vẫn phải tuân theo nguyên tắc thị trường. Việc “ép” mua hàng giá cao về dài hạn sẽ chỉ bóp méo những mối quan hệ kinh tế bình thường và lành mạnh, khiến doanh nghiệp kiệt quệ, còn người lao động thì không có động lực nâng cao kĩ năng làm việc". Năm ngoái lương của tớ là 7tr một tháng, sang năm nay tăng lương tối thiểu vùng 3 lên 2,7tr thế là lương tớ còn lại 6 tr, lý do 1tr đó đễ bù vào tiền đóng bảo hiểm. Nói chung là tăng lương thì các khoản khác cũng tăng, giá cả thị trường cũng tăng theo. Theo tôi cứ 3 năm mới tăng 1 lần và ít nhất 15%. Cứ tăng lắt nhắt, mất công, tốn thì giờ, văn bản, họp hành, tập huấn... Tăng lương tối thiểu đồng nghĩa với các khoản đóng góp cho BHXH và công đoàn tăng lên, lợi trước mắt của người lao động là lương thực nhận giảm đi và chủ lao động phải đóng nhiều lên, chủ lao động la làng cũng chả xi nhê gì, ai bảo ông tạo công ăn việc làm làm chi, mua được con bò rồi, mỗi năm tôi chỉ xin ông sợi dây thừng thôi chứ mấy. Mỗi người lao động một dây thừng, chẳng bao lâu, chú chủ đủ đây mà thắt... Chung quy là giới chẳng làm gì thì được hưởng, ăn trên ngồi chốc. Giới tạo việc làm và làm việc thfi cứ nai lưng ra mà đóng. Nẫu hết biết! Tăng lương tối thiểu để thu BHXH chứ lương người lao động ở các doanh nghiệp không tăng. Cơ bản là nâng lương để nâng mức nộp các loại bảo hiểm bắt buộc là chính,thực tế thu nhập của người lao động giảm đi! mở mang tầm nhìn khá nhiều qua bài viết này Cảm ơn anh Khắc Giang! Đọc bài viết của anh, em đã hiểu ra nhiều vấn đề lắm. Một bài viết rất hữu ích ạ!
Hy sinh trong thời bình Anh tôi làm cứu nạn hàng hải, anh hay than phiền đời sống tẻ nhạt. Tôi làm báo, đi suốt ngày, gặp gỡ nhiều người, lắm lúc cũng thấy cuộc sống của anh tẻ thật.Anh ít khi ra biển, thường ở trong bờ cả năm, quanh quẩn đi chơi trong phố, đi tập thể thao, hoặc ở nhà bế con. Lương không cao không thấp, vừa đủ sống, và cuộc sống cứ thế tằng tằng trôi đi. Nhiệm vụ chính của anh hàng ngày ở cơ quan là vệ sinh, kiểm tra con tàu cứu nạn, hoặc đi chợ nấu cơm (anh em thủy thủ phân công nhau nấu cơm những ngày trực canh tàu).Một người đàn ông khỏe mạnh bơi được gần 10 cây số trên biển liên tục, tốt nghiệp Đại học Hàng hải ra, đã có một cuộc sống thường nhật như thế.Nhưng rồi đến lúc có chuyện, mới nhận ra rằng sự bình bình ấy đáng quý biết bao nhiêu. Chiều 17/6, tôi gọi điện thì tàu cứu nạn của anh vừa vào đến Cát Bà tiếp nước. Tiếng điện thoại rèn rẹt vì sóng yếu, anh tôi kể vừa chạy vào miền Trung để tìm phi công máy bay Su-30 ngày hôm trước, hôm sau, đã lại phát sinh nhiệm vụ mới, quay ngược ra Hải Phòng để tìm máy bay CASA. Rẽ qua đảo tiếp nước một lúc, rồi lại quay ra vùng tìm kiếm ngay.Lúc ấy tôi nhớ đến ngày thường, anh em tôi đi ngang qua chợ, anh tôi kể chuyện mua rau mua cá về nấu canh. Anh tôi từ bé đi tập bơi với nhau, đã thể hiện tư chất hơn người, hơn 10 tuổi đã lặn mấy vòng bể bơi chuẩn Olympic không buồn nổi lên, giờ hay nói chuyện nội trợ.Lúc ấy tôi nhớ đến những người vợ liệt sĩ của vụ rơi máy bay Mi-171 tôi đã gặp. Sắp tròn hai năm họ nuôi con một mình. Họ vẫn khóc khi nói đến chồng. Có chị vẫn chưa vượt qua được, vì chồng đi khi con còn trong bụng mẹ, vết thương không biết bao giờ mới lên sẹo. Có người chỉ mong có chồng trở về đi đón con hàng ngày từ nhà trẻ. Các chị giờ loay hoay buôn bán, người bán cân táo chai rượu, người làm cân chả cân ruốc, để nuôi con. Các chị vẫn đeo cả hai chiếc nhẫn cưới trên cùng một bàn tay.Lúc ấy, tôi mới thấy rằng cái mình cho rằng là sự làng nhàng của cuộc sống thường ngày, đặt cạnh những sóng gió nổi lên, mới là điều đáng mơ ước.Những người lính hy sinh trong thời bình, nhắc nhở chúng ta rằng hòa bình đáng quý thế nào. Nó có thể ở trong nhiều hình dạng. Hòa bình có thể là sự thịnh vượng sôi động, nhưng cũng có thể chỉ là một người đàn ông có thời gian đi chợ, bế con. Họ, là người lính phục vụ tổ quốc, nhưng cũng là người đàn ông trong gia đình. Họ không chỉ để lại một thông điệp về chính trị, về "hòa bình" ở nét nghĩa vĩ mô, là không ai thích chiến tranh. Họ để lại cả thông điệp về sự bình yên trong cuộc sống nhỏ mỗi người. Họ giúp chúng ta biết trân trọng những hạnh phúc nhỏ nhặt nhất.Hai chiếc máy bay rơi trong cùng một tuần trên bầu trời Tổ quốc, có lẽ là cú sốc đối với nhiều người. Nhưng sự hy sinh của họ không vô nghĩa. Nó để lại một khoảng trống, và nhìn vào khoảng trống ấy mỗi người bình thường chúng ta nhận ra mình đang có những gì.Anh tôi cứ "thất nghiệp" mãi, ở nhà bế con mãi thì tốt. Không phải lao ra ngoài kia để đi tìm ai.Đức Hoàng Đúng thế, anh của bạn cứ "thất nhiệp chung thân" càng tốt, như thế sẽ chẳng có liệt sĩ - có gia đình bất hạnh trong thời bình. Còn tôi có mẹ là Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhưng tôi biết chắc chắn từ sâu thẳm trái tim mẹ, mẹ không bao giờ nghĩ tới, cũng do thời cuộc đưa đẩy mà thôi. Bà mẹ Việt nam anh hùng là tột cùng bất hạnh của Mẹ Việt Nam trong đó có mẹ tôi. Tôi đã chờ đợi và Đức Hoàng đã có một bài viết mà theo cá nhân tôi đây chính là bài viết xuất sắc nhất của bạn từ trước đến giờ. Bài viết đã thực sự khiến tôi xúc động. Tôi cho rằng bài viết đã nói lên điều mà rất nhiều người dân Việt Nam hiện nay không biết vì lý do gì đã mặc nhiên bỏ qua. Đó là sự trân quý đối với hòa bình, độc lập dân tộc và những con người với những công việc bình dị trong xã hội. Chúng ta mải miết bàn luận, đánh giá về những vấn đề xảy ra trong xã hội nhưng lại hiếm khi xét lại mình. Chúng ta có mặt trong cuộc đời này để làm gì, để ăn, để mặc, để hít thở không khí... hay còn để trở nên quan trọng, quý giá đối với một hay một vài người khác... Những người chiến sỹ công an, bộ đội... hay kể cả những cán bộ đường sắt với nhiệm vụ kéo barie chắn mỗi khi tàu chạy qua. Họ đều là những con người cao quý của xã hội. Có thể bình thường họ chẳng làm gì ngoài tập luyện, học tập, làm những việc có thể theo ngôn ngữ xã hội là "nhạt" nhưng những vai trò của họ là không thể phủ nhận để tránh cho những người còn lại trong xã hội khỏi những mất mát đau thương. Hãy trân trọng hơn những con người bình dị của xã hội bởi họ mới chính là nền tảng, là chỗ dựa thực sự cho cả một dân tộc mỗi khi nguy biến ! "Các chị vẫn đeo cả hai chiếc nhẫn cưới trên cùng một bàn tay.."Thương quá Việt Nam ơi Nhà báo Đức Hoàng luôn có góc nhìn nhân văn giàu ý nghĩa, cố gắng để có nhiếu bài nhà báo nhé Hay cho câu "Anh tôi cứ "thất nghiệp" mãi, ở nhà bế con mãi thì tốt. Không phải lao ra ngoài kia để đi tìm ai". Dạo này đọc báo toàn rơm rớm nước mắt, biết bao đau thương trên Tổ Quốc mình. cảm ơn anh Đức Hoàng! những bài viết của anh luôn luôn mang thật nhiều ý nghĩa và thật nhiều cảm xúc ạ! " Nhưng sự hy sinh của họ không vô nghĩa. Nó để lại một khoảng trống, và nhìn vào khoảng trống ấy mỗi người bình thường chúng ta nhận ra mình đang có những gì". Những ngày cuối tuần vừa rồi biết bao lần tôi đã rơi nước mắt khi đọc những bài thơ, những lời chia sẻ của mọi người về mất mát của chúng ta trong 2 vụ tai nạn máy bay quân sự tuần qua. Nay đọc bài của Đức Hoàng thấy lòng trĩu nặng. Đúng là trong cuộc sống có những nghề tồn tại xong chỉ mong những người làm nghề đó không có việc làm... Trong hai vụ tai nạn máy bay quân sự vừa rồi sự mất mát về con người là tổn thất lớn nhất, không gì có thể bù đắp được… Không chỉ mình tôi mà có nhiều người cũng băn khoăn với câu hỏi sao mấy năm gần đây tai nạn máy bay quân sự của Việt Nam lại xảy ra nhiều hơn trước. Có ai trả lời được không ạ? "Vết thương không biết bao giờ mới lên sẹo". Đau Trong tận cùng giá buốt của mùa đông, tôi thấy mùa hè rực rỡ (st) . Ít ai nhận ra được giá trị những thứ mình đang có cho tới khi mất nó vĩnh viễn! Tôi thích sửa chữa hay tái chế những thứ đã hỏng để nó vẫn có ích cho con người. cảm ơn Đức Hoàng đó cũng là tâm tư của tôi thời bình tôi mong những người lính thất nghiệp để mẹ con tôi còn được trò truyện với nhau nhiều Một nhạc sĩ vĩ đại từng nói(Âm nhạc không phải là các nốt nhạc mà là khoảng trống giữa các nốt nhạc) giờ nhớ lại tôi mới thấm thía điều đó. Xin được tỏ lòng biết ơn tới những con người dũng cảm đã và đang chơi những khoảng lặng trong bản hòa âm hối hả của cuộc đời! Có những phút làm nên lịch sửCó cái chết hóa thành bất tửCó những lời hơn mọi bài caCó con người như chân lý sinh ra.(Tố Hữu) Ngày hôm nay, mỗi khi đi trên đường Trần Quang Khải, tôi lại nghĩ đến hai vị anh hùng.Đời người, ai mà chẳng phải chết, tuy nhiên không phải ai cũng có một lý tưởng sống cao đẹp, để không phải sống hoài, sống phí.Nghiêng mình tưởng niệm tất cả các anh.Nguyện sống, học tập và chiến đấu theo gương Anh Bộ Đội Cụ Hồ. MONG ANH+EM CỨU NẠN HÀNG HẢI .THẤT NGHIỆP Ở NHÀ GIỬ CON NHIỀU.LÀ ĐIỀU MỪNG NHẤT
Bút sa, ai trả giá? Bài viết ấy, đã khiến tôi rất tự hào và giống một dấu mốc trong sự nghiệp: nó được độc giả đón nhận tích cực, được khen ngợi, và tôi được nghe nhắc đến bài viết của mình khi đi công tác ở tận Tây Bắc xa xôi.Người đàn ông ấy vừa trở về từ trại tạm giam sau hơn nửa năm tạm giữ điều tra. Ông là nhân vật chính của một vụ án kinh tế nổi tiếng. Trong suốt thời gian ấy, đã có hàng nghìn bài báo viết về ông. Nhưng ra rồi, ông chỉ muốn gặp một người. Vì ông nói, bài báo của tôi khiến ông khóc. Nước mắt uất ức căm hận, chứ không phải xúc động.Thời ấy, ông bị khởi tố vì sai phạm trong một dự án xây dựng cơ bản lớn. Dư luận vô cùng bất bình trước dự án ấy, khi lỗi kỹ thuật của nó ảnh hưởng ghê gớm tới đời sống người dân. Căn cứ vào kết quả của cơ quan điều tra và quyết định khởi tố, tôi viết một bài báo về sự việc.Chúng tôi ngồi nói chuyện rất nhiều, như hai con người của hai thế hệ ngẫu nhiên gặp nhau. Cả hai đều tránh nhắc đến vụ án. Ông kể chuyện thời trẻ đi xây dựng miền Bắc XHCN vất vả và tràn đầy lý tưởng, rồi kiến tạo sự nghiệp thế nào, gia đình con cái ra sao. Ông không thanh minh câu nào với những dòng tôi viết. Nhưng cũng có một lúc, chúng tôi nhắc đến vụ án. Ông khóc. Người đàn ông đó, tôi biết, đã bị “tuyên án” từ lúc bị khởi tố, chưa cần đến một phiên toà. Ông bị tuyên án bởi dư luận. Và một trong những người tạo ra dư luận ấy, chính là tôi.Trong số hàng nghìn bài báo đã viết về vụ án ấy, ông chỉ muốn gặp mình tôi để nói chuyện. Không phải để nhờ tôi nói đỡ cho câu nào (tôi cũng chẳng làm được vì việc “tuyên án” bởi dư luận đã xong rồi). Mà ông bảo, vì ông tin tôi là người tử tế, nên không muốn tôi hiểu sai. Chỉ riêng việc ấy, đã khiến tôi cảm thấy rằng đấy vẫn là một người đàng hoàng.Trong thời đại của mạng xã hội, việc kết tội ai đó khá dễ dàng. Thậm chí không cần đến một nhà báo cũng có thể làm được điều đó với một status được cộng đồng hưởng ứng. Cũng trong thời đại này, việc thu nhận thông tin để viết ra một cái gì đó cũng khá dễ dàng. Thông tin được chia sẻ từ khắp nơi trên Facebook, thật giả hậu xét.Nhưng nếu sức mạnh thời đại ấy được gộp vào kỹ năng cầm bút, từ khả năng tổng hợp thông tin đến sử dụng ngôn từ, vào việc quyền được đăng bài trên một tờ báo chính thống, của một nhà báo, thì khả năng tạo tác động của nó tăng lên nhiều lần.Tôi và nhiều đồng nghiệp, những người làm báo dùng mạng xã hội, hiểu được sức mạnh của nó. Thứ sức mạnh cộng hưởng khó kiểm soát. Một dòng trạng thái trên Facebook có sức mạnh một, thì một bài viết trên báo được chia sẻ bởi một người có tư cách báo chí, được cho là có khả năng tiếp cận nguồn tin, có sức mạnh gấp đôi gấp ba. Và rủi ro cũng tăng lên, khi mà người làm báo lướt mạng hàng ngày và chịu tác động của rất nhiều luồng tin, luồng quan điểm.Không ai có thể xử lý được một người làm báo vì những hiệu ứng tâm lý anh ta tạo ra với cộng đồng. Dù hiệu ứng ấy có thể rất lớn. Và sự tiêu cực, nếu có, là không ngờ.Tôi đã góp phần tạo ra dư luận như thế với một con người khi phiên toà chưa diễn ra bằng khả năng của một người viết báo và một Facebooker có đông độc giả. Cho dù là ông ta có tội hay không, thì cách "kết tội" ấy, thứ vẫn thường xuyên xuất hiện mỗi khi có ai bị khởi tố, là chưa thoả đáng. Mọi người đều vô tội cho đến khi tòa kết án.Cho dù là ông ta có tội hay không, thì tôi vẫn cảm thấy day dứt. Tận một tháng sau, với rất nhiều trăn trở nhấc lên đặt xuống, với đủ thứ “nhưng”: tôi không sai về nghiệp vụ; tôi không làm vì động cơ cá nhân; tôi sử dụng thông tin được cung cấp chính thống… tôi quyết định nhắn tin cho người đàn ông ấy.“Cháu nghĩ mình nợ chú một lời xin lỗi” - tôi viết. Ông chỉ trả lời “Ok”.Sau này con gái ông bảo, vì đang trong quá trình điều tra nên bố chị không muốn liên hệ nhiều với em, chỉ nhắn vậy.Lúc ấy tôi nhận ra, khoảng cách giữa sự trân trọng và sự khinh ghét trong cái nghề này, rất mong manh.Đức Hoàng Tôi thấy nhà báo Đức Hoàng rất có trách nhiệm với mỗi bài viết ra. Chúc anh luôn giữ được cái tâm sáng để soi xét mọi vấn đề, để viết ra nhiều điều ý nghĩa cho cuộc sống! Tuyệt lắm Đức Hoàng. Tôi đã hơi có chút hoài nghi về bạn với bài viết có nhắc đến PCT tỉnh Hậu Giang và liên hệ với việc tham nhũng của Platini (mặc dù bạn không sai nhưng nó vẫn khiến người đọc có sự liên tưởng dù chưa có đáp án chính xác). Nhưng qua bài viết này, tôi thực sự bị thuyết phục về tính nhân văn, sự yêu nghề của một nhà báo chân chính trong bạn ! Chắc chắn trong tương lai bạn sẽ còn tiến xa hơn nữa trong nghề! Chúc mừng bạn! Rất nhân văn và trách nhiệm. Nghề Nhà Báo cần những người như bạn.: Có ý kiến với những vẫn đề của đất nước.. Không đặt cái tôi cá nhân mình vào công việc. Hướng đến bảo vệ những tầng lớp nghèo, không có nhiều quyền lực trong xã hội. Có cái nhìn nhân văn về cuộc sống và luôn khao khát đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chức bạn nhiều sức khỏe và hạnh phúc trong ngày 21.6 này. Đức Hoàng - anh là một trong số ít nhà báo tôi tin tưởng. Chúc anh sức khỏe và có những bài phân tích hay đến độc giả. 'Pháp luật là đạo đức tối thiểu. Đạo đức là pháp luật tối đa"... Ai làm Báo đều hiểu ý nghĩa của câu nói này. Nhà báo là người định hướng dư luận vì thế ngoài đúng - sai thì "Đạo đức Nhà báo" cũng luôn phải đặt lên hàng đầu. Cá nhân tôi là một Nhà báo trẻ, rất hâm mộ anh Đức Hoàng, việc được đọc những bài báo anh viết và những bài chia sẻ trên Vnex là một niềm vui cũng như qua đó tôi học hỏi thêm được rất nhiều điều. Mong chờ có nhiều bài viết của Đức Hoàng. Chúc anh sức khỏe và nhiều niềm vui :) Hội chứng đám đông, tâm lý không thích bị phê bình... gần như là Bản Chất con người, nhưng không phải ai cũng dám công khai nhìn nhận lại vấn đề như bạn nhất là trên báo lớn. Và tôi trân trọng điều đó! Nghề gì cũng cần có cái tâm, và đừng bao giờ để "lương tâm cắn rứt" là được. Cho con biết im lặngKhông nói lỗi của ngườiChỉ lặng lẽ dùng lờiCầu cho người hết lỗi Cảm ơn anh nhiều, anh Hoàng.Em chưa bỏ một bài nào ký tên anh ở đây, ở tuanvietnam... Em cũng theo dõi trên trang cá nhân của anh, và em cũng nhận ra, khoảng cách giữa một người làm báo chân chính và một người làm báo không chân chính, cũng mong manh lắm.Chúc anh chân cứng đá mềm!! Tôi luôn nghĩ Đức Hoàng là nhà báo tử tế, dù làm tử tế trong nghề báo không dễ. Chúc Hoàng luôn như thế , tôi thích những bài báo của bạn rất thích đọc những bài trong mục góc nhìn của bạn Bởi thế mới nói: Bút sa gà xối mỡ :) Một bài viết hay, cảm ơn tác giả vì bây giờ mọi người cần rất nhiều ý thức và trách nhiệm khi nhận xét ác ý về một ai đó. Câu kết thật sâu sắc, như một tổng kết không chỉ cho riêng nghề cầm bút! Thời buổi này nguồn tin chính thống còn chưa thể đảm bảo đúng 100% sự thật. Ấy vậy mà chỉ vài dòng trạng thái, vài suy luận, vài dẫn chứng không đâu mà người ta dễ dàng kết tội, rồi sẵn sàng mạt sát người khác.
Những cuộc bay dang dở Đón anh vềĐồng đội đón anh về trong nỗi đau vô hạnMặn chát nước mắt rơi hoà nước biển, người anhNơi quê nghèo, mẹ vẫn để cửa ngồi mongVợ con anh vẫn nóng lòng chờ đợiSao anh cứ nằm im không một lời gửi lạiNhững đôi tay đón anh mà trĩu nặng nỗi buồn...Hơn bốn mươi năm ra khỏi cuộc chiến tranhCứ ngỡ yên bình mà tai ương luôn rình rậpBao đồng đội ra đi, lòng thổn thứcMất mát thời bình, nỗi đau cứ nhân lên...Bạn bè đón anh về trong chiều vắng bình yênAnh nằm đó, bao điều không kịp nóiChỉ có biển ngoài kia, những con sóng xô bờ không mỏiThành khúc hát muôn đời ru giấc ngủ của anh... -----Hy vọng dù mong manhCó tin gì chưa anh?Có không niềm hy vọngĐừng trách em vì những điều nôn nóngMảnh vỡ nát nhàu các anh ấy ở đâu?Trời cao xanh sao mắt cứ tối màuPhi cơ thấy mà người đâu chẳng thấyLửa đốt trong em, ruột gan bỏng cháyCác anh còn nơi ấy có lạnh không?Em không tin những con sóng biển ĐôngLại nhẫn tâm cuốn người đi như thếBiển chỉ có lời ru của mẹĐâu thể nào vô tâm thế phải không?-----Những cánh cò màu xanhCon trai ạ bài thơ này bố viết cho conNó nói về những cánh cò màu xanh nước biểnSau này con sẽ học rằng cánh cò màu trắngNhưng hôm nay, con ạ, cánh cò màu xanhCon cò bay lả bay laBay từ cửa phủ bay ra cánh đồngCon cò bay giữa bão giôngCon cò màu xanh con cò bền chíĐất nước yên bình dưới những cánh cò như thếNhững cánh cò màu xanhMàu của hòa bìnhMàu con thích, màu căn phòng con ngủHôm nay, mười cánh cò dừng cuộc bay dang dởMười cánh cò vĩnh viễn bỏ bầu trờiCon ơiHôm nay cánh cò không mang màu trắngHôm nay, cánh cò mang màu nắngMàu của tự do màu của những anh hùngSau này, khi con hiểu về lẽ Riêng - ChungCon sẽ biết cánh cò hôm nay là vô giáBố hôn con và cám ơn tất cảNhững hiên ngang dài rộng cánh cò Thế là hết,các anh không về nữaÔi đại bàng gãy cánh giữa biển Đông!Đi tìm nhau rồi tương hội trùng phùngBuổi gặp gỡ ai hẹn hò, mong đợi?Các anh về đâu,về đâu anh hởi?Tổ Quốc mình đang ngóng đợi tin anhTriệu trái tim với tất cả lòng thànhXin kính cẩn nghiêng mình chào từ biệt! Đọc mà không cầm được nước mắt, buồn tiếc thương vô hạn, giống như người thân ruột thịt của mình vậy Nuốt nước mắt vào lòng để đọc trọn 3 bài thơ. Xin cúi đầu trước tấm gương cao cả của các Anh, những người sống và chết vì Tổ quốc. Mong Ông Trời sẽ công bằng hơn, để những người như các Anh và đồng đội sẽ được sống lâu hơn, còn những kẻ trộm cắp, ăn cướp, lừa đảo, tham nhũng, có hại cho xã hội và Đất nước sẽ phải chết sớm hơn. em cũng có bài góp đâyĐất quê hương đưa anh ra điĐất quê hương lại đón anh vềMẹ quê hương dang rộng vòng tayNơi biển đảo đón anh trở lạiAnh ra đi nhưng anh không chếtAnh mai trong tim mỗi con người Việt Nam. CASA BÌNH AN NHÉ CÁC ANHCác anh lạc ở đâu giữa biển trời Tổ Quốc?Có nghe không tiếng gọi đất quê mìnhGiữa sóng bạc gầm gào đức hy sinhHãy nâng cánh ân tình người đồng độiBình an nhé các anh ơi hãy đợiHãy trở về trở về với non sôngCả đất nước đang mỏi mắt chờ trôngBóng các anh lạc đâu lòng trời biển?Giữa mênh mông màu xanh dương biêng biếcGiữ các anh ... Một chiếc máy bay rơiLại thêm một, thêm một nữa trời ơi...Đau lần nữa... Lắng lo chồng thêm nữa.Biển trời thiêng liêng....xin đùa giỡn chứĐưa các anh về với chan chứa tình yêu16.6.2016ĐỢI CÁC ANH VỀMáy bay lạc anh còn ngoài biểnChưa trở về sau chuyến luyện bayCasa lại mất hôm nayMười người lính nữa đau này bao nhiêu?Biển xanh hỡi sóng chiều dồn dậpAnh về đâu lo lắng ngập lòngBình an anh nhé cầu mongNgười về cho thoả đợi trông nhé người...HTVỀ ĐI ANHVề đi anh...Đồng đội đang chờ đóVợ con anh vẫn còn đỏ mắt trôngBiển nơi xa ôm ấp ở trong lòngTrả về nhé... Ai cũng mong nhiều lắm.Về đi anh hiên ngang trời xanh thẳmCánh chao nghiêng giữ bình lặng quê mìnhCả Tổ Quốc mong anh...lặng lại...sớm bình minh...Vẫn chưa thấy bóng hình người đâu cả.Về nha anh...Đôi cánh sắt sẽ lại bay lên...Giữ trời xanh...giữ biển bao la quáLượn chao nghiêng chấp choá rực hào quang15.6.2016 Toi đa khoc vi cac anh, hy sinh vi sư nghiep cua to quoc, nhưng ng con cua me VN.... Thật tuyệt vời thật xúc động biết bao.người ở người đi.ruột gan như cắt.cảm ơn những con người thầm lặng. mấy hôm nay ngày nào cũng cập nhật tin tức của các anh chỉ mong rằng các anh đang bị lưu lạc nơi nào đó và vẫn bình an. đến hôm qua khi biết được anh Khải đã hi sinh mình đã không thể cầm được những giọt nước mắt, thương anh ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, thương vợ con anh giờ đây sẽ ra sao khi bố đã không còn. dẫu biết sống chết là chuyện của trời nhưng các anh ra đi để lại nỗi đau không chỉ gia đình mà còn đồng đội cũng như nhân dân Xúc động quá bài thơ Cánh cò, tôi sẽ tặng con trai bài thơ này Những cánh có màu xanh!!! SỰ RA ĐI ĐỂ NHIỀU NGƯỜI NGẬM NGÙI. NHẤT LÀ GIA ĐÌNH .KHÔNG GÌ BÙ ĐẮP NỔI Sân bay Thọ Xuân gắn bó với tôi một thời chiến tranh ác liệt nhất 1972, phi công thật gian khổ và cừ khôi khi thường xuyên cất hạ cánh trên đường băng bằng đất. Có lúc tôi đă năm ngủ trên cánh những con én bạc MIG-17 và MIG-21 được kéo vào dấu trong các lô cà phê và dự đám tang khi có chú phi công hy sinh. Ngày nay họ lại phải hy sinh nữa ngay trong thời bình năy - không cầm được nươc mắt khi mắt đi những ngưòi con ưu tú của tổ quốc và nhân dân. Xin kính cẩn vĩnh biệt các anh. Anh Khải về rồi... Các anh biết tin chưa?Anh còn mải kiếm tìm chi nữa?Anh Khải về, lặng im nghe đất thở...Ngóng các anh .... Sao anh mãi chẳng về?Anh Khải về rồi... Các anh thấy tin chưa?Trên truyền hình... Người ta đưa nhiều lắm!Anh Khải về... Giữa trùng khơi muôn dặm...Ngủ giấc dài.... Sau mệt mỏi bão giông...Anh Khải về rồi.... Anh đừng cố ngóng trông...Đừng kiếm tìm... Đừng lo đồng đội nữa...Anh ấy về rồi...trái tim còn ấm lửaĐợi các anh về....siết thật chặt chiếc ôm...Anh Khải về rồi... Anh ấy bảo : "Mấy hôm,Trời biển động ... Anh em tìm vất vả...Thương đồng đội trên casa mệt lảGiữa sóng bạc đầu... Nên anh tự về thôi!"Anh Khải về rồi... Nụ cười vẫn trên môi...Dù cuốn chặt .... Làm chăn... Anh đỡ lạnh....Không đói đâu... Lương khô còn nguyên mảnh...Anh Khải về rồi... Về thật đó ! Anh ơi!Anh Khải về rồi ... Sao anh vẫn chưa thôi?Về đi chứ? Đất nước mình đang gọi...Đồng đội chờ anh... Sợ anh bay mệt mỏi...Cứ về đi... Anh Khải ổn rồi mà !!!Anh về đi ... Hỡi cánh sắt casaThương đồng đội... Nhưng đủ rồi anh ạ!Kìa anh Chính, anh Chu, anh Đình, rồi anh Mạnh,Cả anh Toàn , anh Hảo, anh Thế, với anh LamAnh Thái nữa...về đi.... Chớ bi quan!Anh Khải về rồi... Không phải lo nữa nhé!Các anh về đi .... Tổ quốc mình vồ vễDạo biển khơi... Đêm lạnh... Để làm gì....?Về đi anh .... Đất nước lệ đẫm mi...Mong các anh.... Từng giây, từng phút đó!Về đi nhé, tiếng dân mình đang ngỏ,Đây là MỆNH LỆNH... Các anh có nghe không?Vũ Phương Trang.0h45p.18.6.2016 Bài học này các con hãy nhớ thuộc lòng.Sau này lớn lên rồi các con sẽ hiểu.Những cánh cò sao lại có màu xanh...
Quyền vào đời Bạn sẽ không thể xin việc làm chính thức - cho dù là đi làm công nhân khu công nghiệp. Bạn tất nhiên không thể thi đại học, không thể lấy bằng lái xe, không thể thuê nổi một căn nhà trọ đàng hoàng vì thủ tục đăng ký tạm trú. Bạn không thể nào có một cuộc đời. Bạn sẽ lưu vong ngay trên đất nước mình.Quyền nhân thân tưởng là quyền cơ bản nhất của chúng ta, nhưng những người như thế vẫn tồn tại. Và thậm chí là tôi có thể chỉ cho bạn biết những đứa trẻ chắc chắn sẽ không có chứng minh thư khi chúng lớn lên. Chúng vẫn đang ngồi cười thơ dại trong một con hẻm nào đó ở Sài Gòn mà không tưởng tượng được mình sắp đối mặt với thứ gì.Đó là những người trưởng thành từ các mái ấm. Thủ tục cấp chứng minh nhân dân cần hộ khẩu. Để một người trưởng thành từ mái ấm có chứng minh thư, cái mái ấm đó sẽ cần vượt qua ba thử thách hành chính: có tư cách pháp nhân, có sổ đỏ cho căn nhà đang nuôi dạy các cháu, và có hộ khẩu tập thể cho mái ấm.Hoặc đơn giản hơn, là chính đứa trẻ mồ côi lang thang cơ nhỡ đó phải có sẵn hộ khẩu ở đâu đó trước khi được đưa vào mái ấm.Chuyện như đùa mà thật.Ở thành phố lớn nhất đất nước, vẫn có những mái ấm đã tồn tại gần 20 năm nay mà chưa thể nào có được những thứ cơ bản ấy. Cho dù họ vẫn tiếp nhận và nuôi dưỡng hàng trăm đứa trẻ, làm giấy khai sinh, cho chúng đi học phổ thông, học nghề. Cho dù những bà má phụ trách mái ấm ấy cũng đã đổ mồ hôi nước mắt ra để quyên góp từng đồng nuôi những đứa trẻ xa lạ như con mình. Cho dù rất nhiều tình người đã đổ ra, thì hệ thống hành chính vẫn lắc đầu với quyền cơ bản của những đứa trẻ ấy.Bà má ấy khóc trước mặt tôi khi nói về những ngày cực nhọc nuôi dạy những đứa trẻ mà chị coi như con mình. Không biết bao nhiêu lần trong mười mấy năm phụ trách cái mái ấm ấy, chị phải khóc. Thế mà ở phòng bên, vẫn có một thanh niên đã đến tuổi 30, bây giờ tờ giấy thể hiện nhân thân duy nhất, vẫn là một cái chứng nhận rằng cậu đã đi ra từ một mái ấm. Cậu không tìm được việc làm, phải quay lại phụ việc cho mái ấm dù đã sắp già. Và mười mấy hai mươi năm, đã có bao nhiêu người bước ra đời với một mảnh giấy nhàu làm “chứng minh thư”.Chị xoay xở đủ cách. Chị đi tìm những họ hàng xa tít tắp của lũ trẻ, tận Tây Ninh, Sóc Trăng, rồi đến đó năn nỉ người ta cho nó nhập hộ khẩu. Năn nỉ khổ sở lắm, bởi ai dám cho một đứa họ hàng xa ở đâu đến vào hộ khẩu nhà mình, sau này còn chuyện tài sản. Nhưng phải làm, nếu không có hộ khẩu thì không có chứng minh, chuyện này là quy định.Phiên họp thường kỳ chính phủ vừa qua, nội dung xây dựng thể chế được nhấn mạnh là trọng tâm. Từ lâu hệ thống pháp luật Việt Nam đã nổi tiếng với việc “vừa thừa vừa thiếu”, tức là quy định quá chi tiết, mà càng cố chi tiết thì càng bỏ sót. Thay vì quy định các phần khung để xã hội tự ứng biến theo nhu cầu. Chuyện “phải có hộ khẩu” với những đứa trẻ mồ côi có thể là một thứ như vậy.Hệ thống pháp luật của chúng ta chi tiết đến mức cái trình ra để làm chứng minh thư buộc phải là “hộ khẩu” chứ không thể là một hình thức chứng nhận hợp pháp nào khác, dù chính quyền địa phương thừa nhận, như là ở mái ấm.Chị phụ trách mái ấm nói với tôi rằng sau chục năm chiến đấu với núi thủ tục hành chính thì “vài năm nữa sẽ có hộ khẩu tập thể”. Mừng cho chị. Nhưng cũng đã muộn với nhiều đứa trẻ đang tuổi lớn ở cái mái ấm này.Đức Hoàng Đi làm thủ tục hành chính chả khác gì thắt cổTôi làm lại cái sổ đỏ do công chức đánh sai. Họ đi sửa còn hành hoẹ bảo mình sai, đến khi kiểm tra lại trong máy tính thì do họ nhập sai. Thế mà còn đổ lỗi cho mình ( đương nhiên mình phải nộp phí cho cái lỗi không phải của mình gây ra)Sau đó, họ xin chữ ký sếp và đóng dấu thì lại ghi sai ngày xác nhận. Mình nói to lên cho cả phòng biết. Rõ ràng trình độ công chức quá dốt mà lại hạnh hoẹ ra vẻ ta đây. Cái thủ tục HC rườm rà cộng với công chức dốt thì đất nước còn chậm phát triển. Dân còn khổ dài dài. Lại là Đức Hoàng, một nhà báo có tâm với xã hội ( bây giờ anh là hàng hiếm đấy). Cả gia đình tôi cũng đã từng đau khổ vì cái hộ khẩu chết tiệt, tôi cũng sém chút nữa không thi đại học được. Bí thư TP Đinh La Thăng đã từng giải quyết mộ trường hợp đơn lẻ cho mộ bạn trẻ để có CMND thi Đại học tháng 7 này, sao Ông không g/q cho hàng loạt con người bất hạnh kia luôn? vậy mới thấy nước mỹ văn minh như thế nào.chỉ cần được sinh ra trên máy bay mỹ thì đã là công dân mỹ Chắc chỉ có ở VN mới đẻ ra cái trò hộ khẩu, chẳng có lợi ích gì mà chỉ làm khổ dân. Sống ở Sài Gòn muốn mua cái xe không được, phải mua xe ở quê rồi mang lên. Muốn ly dị phải về quê nơi đăng ký hộ khẩu để làm thủ tục. CMND hết hạn phải về quê xin lại. Tôi đã sống ở 3 nước (Mỹ, Pháp và Singapore), nghĩa là trải qua đủ châu Á châu Âu châu Mỹ, chẳng thấy ở đâu bày ra cái trò hành dân như vậy mà không có bất kỳ lợi ích gì. Người "tri thức" chắc khắc khoải lắm. Tôi nhớ người xưa có một câu chuyện với câu kết rằng: luật lệ hà khắc còn đáng sợ hơn cả hổ dữ. Bài viết hay, chưa nói gì đến trường hợp trẻ mồ côi mà các trường hợp khác cũng thế, thủ tục hành chính...kêu gọi cải cách mà vẫn ko làm được. Cái tổ chức có tên là "bảo vệ quyền trẻ em" sinh ra để làm gì? Mấy cháu được mẹ mang từ nước ngoài về cũng không có giấy tờ.....Thật không thể tin được. Chẳng biết kêu ai? Thủ tục là chết con người là sống mà. Tình người ở đâu chứ, sao con người cứ mãi làm khó nhau. Đọc mà đau lòng quá Cảm ơn bài viết hết sức có ý nghĩa Luật pháp nước ta không hà khắc mà ngược lại rất bao dung. Chỉ có các thủ tục hành chính là rườm rà phức tạp. Chính vì vậy đất nước ta ngày nay đã sản sinh ra cả một thế hệ những con người siêu việt. Họ vừa có can đảm để coi thường pháp luật, vừa có sự khôn khéo để bon chen luồn lách vượt lên trên người khác. Cổ nhân nói quả không sai: "Thời thế tạo anh hùng". Cảm ơn bài viết của anh. Tôi cũng vừa phải đưa đứa cháu ở trong Sài Gòn về tận quê Thái Bình để làm CMT vì hộ khẩu của cháu ở TB. Thật là phiền phức. Quản lý bằng hộ khẩu đã quá lạc hậu mà chúng ta vẫn giữ. Thật không thể hiểu nổi. Chúng ta xem nặng quyền của công dân hay quyền quản lý họ? Cảm ơn tiếng nói của anh. Bao nhiêu chuyện vì cái thủ tục rườm rà, bất hợp lý có những qui định chi tiết đến mức vô lý Đây là vấn đề mà người dân nào cũng bức xúc, kêu trời khong thấu mà chẳng biết làm sao bởi "luật pháp" đã định như thế!!!
Càng chống càng ngập Đến nay, TP HCM vẫn vậy, thậm chí năm sau ngập cao hơn năm trước, bất kể mưa lớn hay nhỏ. Thậm chí, nhiều tuyến đường bất kể trời không nắng không mưa cũng xâm xấp nước thường xuyên.Trận ngập lụt kinh hoàng nhất mà tôi chứng kiến là ở Quốc lộ 13, cửa ngõ từ TP HCM về đến Bình Dương, trận mưa hồi năm ngoái khiến đường lộ hóa thành sông, xe buýt với xe hơi tranh nhau lướt sóng dưới dường, xe gắn máy với người đi bộ tranh nhau từng chút diện tích nhỏ trên vỉa hè, mưa như trút nước. Một anh thanh niên phủ áo mưa lên đầu, ngồi co ro trên yên xe tranh thủ ngủ. Có lẽ, đó là giấc ngủ ấn tượng nhất mà tôi đã thấy ở thành phố này.Tháng 10/2015, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM thống kê có khoảng 26% dân số tại TP HCM bị ảnh hưởng do tình trạng ngập lụt đô thị và trong tương lai có thể lên đến hơn 62%. Dĩ nhiên, thiệt hại kinh tế là điều không thể tính toán hết được.Mùa mưa 2016 tại phương Nam, cụ thể là TP HCM đến muộn vài tuần thế nhưng cũng đã kịp gây ngập trên 16 tuyến đường với 11 trận mưa.Hàng nghìn tỷ đồng chống ngập đã được ném vào các dự án nhưng lụt vẫn hoàn lụt.Hơn một năm nay, người ta nghĩ ra phương án nâng đường. Và vài tuần trước, ông Giám đốc Sở Giao thông Vận tải phát biểu, “tinh thần là phải hài hòa cao độ và kiểm soát được mức triều”. Có cố gắng lắm tôi cũng không thể hiểu được "tinh thần của hài hòa cao độ". Trong khi đó, một người dân khác nói đơn giản thế này: “Lúc tôi xây nhà có xin cốt nền thì được cho là từ mặt đường cũ lên 0,7 m, tôi làm nhà trừ hao 1 m, mà bây giờ đường làm nhà tôi thấp hơn mặt đường 1,3 m, vậy là đường đã lên 2 m”.Nâng đường từng trở thành “thần dược” cho công tác chống ngập, hàng loạt tuyến đường được đôn lên cao, cao mãi. Cao đến lúc nhà dân hai ven đường thành hốc, từ hốc biến thành hầm, từ hầm biến thành hang. Có rất nhiều căn nhà tầng trệt biến mất hoàn toàn, còn tầng một lại hóa thành tầng trệt. Ngay cả những khu đất đắt đỏ như đường Trần Não, quận 2, họ cũng nâng đường còn nhà dân ra sao mặc kệ.Đó là lúc "thần dược" trở nên vô hiệu. Dường như đến "bước đường cùng", Sở Giao thông Vận tải đã xây tường chống ngập cho các hộ dân ở quận Bình Tân trên đường Kinh Dương Vương theo lối, dùng gạch và xi-măng xây chắn trước nhà dân. Chuyện này vô lý đến mức Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong sau chuyến thị sát đã phê bình chủ đầu tư dự án thi công tắc trách, phê bình UBND Quận Bình Tân và Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước làm chưa tốt việc công bố quy hoạch, lấy ý kiến dân…Trong khi nhiều kế chống ngập liên tục được đưa ra, có một thực tế là các nguồn thoát nước lẫn phần diện tích trữ nước tự nhiên của TP HCM đã bị xâm hại nghiêm trọng do sự phát triển về dân số kéo theo cơ sở hạ tầng.Những vùng đầm lầy biến thành đô thị mới, những con kênh, rạch hóa thân thành đường nhựa, hoặc lấp đầy sình, rác khiến TP HCM lâm vào tình cảnh tự mình làm khó mình. Đó là chưa kể đến ý thức của người dân, sự biến chuyển thất thường của khí hậu cũng như độ trung thực tại các công trình xây dựng. Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang từng phát biểu: “Ngập do nhiều đường không có cống”. Tôi cho rằng, trong khi chưa tìm được một giải pháp tổng thể có khả năng giải quyết triệt để tình trạng ngập lụt, nhà chức trách trước mắt nên rà soát lại bản đồ kênh rạch của thành phố và nghiêm túc nghĩ về việc khôi phục một số dòng kênh đã bị lấp làm đường.Ngô Nguyệt Hữu Chúng ta chỉ nhìn thấy những cái trước mắt như cống nhỏ, nâng đường, v.v mà ko chịu nhìn những thứ vĩ mô, cốt lõi. Ngày xưa Pháp quy hoạch TP dân số chỉ khoảng 2 triệu người, nay đã thành 8tr người. Mất cân bằng phát triển kinh tế, dân đổ dồn về TP, dẫn đến nhà cửa, cao ốc, căn hộ mọc ngày càng nhiều. Trong khi đó diện tích đất tự nhiên, cây cối càng ngày càng bị thu hẹp, chỗ nào cũng đường nhựa, vỉa hè nào cũng lát đá, làm giảm độ thấm hút của nước mưa. Thể tích cống thì không cải thiện là bao so với tốc độ tăng dân số và bê tông hóa đường, vỉa hè; ngập là điều hiển nhiên.Ngoài việc cải tạo cống, chúng ta nên ngừng ngay việc xây căn hộ, cao ốc, tăng cường mảng đất thiên nhiên, dãn dân số thì mới có cách giải quyết từ gốc. Chứ tôi thấy chúng ta quy hoạch kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược, bên thì chống ngập, bên thì xây nhà, bên thì bê tông hóa vỉa hè thì ko bao giờ có kết quả. Giải pháp thông minh nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất là nâng đường. Đường hết ngập là ok. Nước chảy đi đâu kệ nó, ngập nhà dân kệ dân, đường không ngập là ok. chống ngập mà chỉ biết nâng đường - kiến thức quá kém của những người thiển cận, thiếu tri thức Theo tôi, ngập phần nhiều do ý thức, trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Chỗ tôi đường An Dương Vương, quận Bình Tân, bao năm qua đường không có công nên ngập triền miên dù trời nắng hay mưa, năm trước họ đào đường lên làm công nhưng cống lại quá nhỏ mưa lớn không thoát nước kịp, nhiều chỗ họ làm miệng cống thoát nước nhưng đổ gạch đá tùm lum xung quanh làm rơi vãi vào miệng cống, chưa làm xong đã biết tắc nghẽn ko thoát nước được, cứ mưa là nước lại như sông, ấy vậy mà cũng chẳng có ông nào tới sửa chữa. Đấy, họ làm ăn như thế, họ ko biết cái công trình ấy sống chết thế nào thì mong gì chống ngập đây? Lý do thì nhiều nhưng theo mình thì có 1 lý do quan trọng, đó là cống không thông. Rất nhiều đường ống cống sau khihoàn thành, đơn vị thi công để nguyên đất đá và rác trong lòng cống làm tắc hoặc hẹp dòng chảy. Chưa kể thi công cẩu thả ở các mép nối các ống cống làm đất cát từ bên ngoài lọt vào cống gây tắc nghẽn. Ta phải xử lý từ những việc đơn giản nhất rồi hãy làm đến những cái lớn lao hơn thì mới có kết quả chứ. Ủng hộ đề xuất của bạn. Không được lấp hồ như Hà nội, thậm chí kênh rạch phải được khơi thông và đào thêm hồ, kênh nữa để trữ nước , chống ngập điều hoà khí hậu. Kinh nghiệm ông cha bao đời hãy giữ lấy. Nâng đường là phương pháp cũ dễ làm, dễ thực hiện khi mà đường xá, nhà cửa chưa nhiều, vẫn còn những khu đất trũng. Nước không thoát được theo hướng này thì chảy theo hướng khác rồi cũng chảy vào chỗ trũng. Bây giờ đi đâu cũng thấy xây dựng, nhà cửa mọc lên san sát thì hỏi thử nước mưa chảy đi chỗ nào? Giải pháp bây giờ là tạo lối thoát cho dòng nước chứ không phải đơn giản là nâng đường để cho nước muốn chảy lung tung chổ nào chảy được thì chảy. Phải quy hoạch hệ thống kênh rạch, hồ chứa để thoát nước mưa. Đồng thời chúng cũng là việc điều hòa vi khí hậu cho thành phố. Có được như vậy thì thành phố mới phát triển bền vững được. Thành phố nên xem xét lại quy hoạch thoát nước thời Pháp cho Sài Gòn - Chợ Lớn... Nếu lãnh đạo thành phố biết thực lo cho dân thì đã học hỏi cách các nước làm và giải quyết tốt vấn đề từ lâu rồi. Chống ngập theo kiểu "nhà nọ đổ nước sang nhà kia" như các thành phố ở VN thì ngàn đời cũng vẫn ngập. Nước muốn thoát thì phải có chỗ chứa nước thoát. Không có chỗ chứa thì ....thoát đi đâu hỡi các nhà Hoạch Định Vĩ Mô ? Đường ngập bây giờ chủ yếu là do không có hệ thống kênh rạch, cống thoát nước, ao hồ nữa. Giải pháp chủ yếu vẫn là khơi thông dòng chảy, đào ao hồ chứa và thoát nước mưa, chỗ nào đã có ao hồ rồi thì không lấp nữa cải tạo đào sâu hơn như vậy sẽ tích trữ được nhiều nước hơn. CHỐNG NGẬP NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG VÀ HIỆU QUẢTa đã biết muốn thoát được nước thì phải có nơi chứa nước tiêu được nước .nước phải chảy từ cao xuống thấp Điều này chỉ xảy ra khi hội đủ các điều kiện nhứ sau:1-Hệ thống thoát nước đủ tiêu được lượng nước lớn nhất2- hệ thống chứa nước cũng phải chứa được lượng nước lớn nhất3- Hệ thống chứa phải gần nhất không tập trung ở một điểmTrước đây do có nhiều ao hồ ruộng đồng nên lượng nước đủ để chứa ngày nay ao hồ lấp hết ruộng đồng ít đi không đủ chứa trong khi lượng mưa dồn khối lượng nhiều tất cả dồn ra đường làm sao chống ngập được.Làm cao đường chẳng qua chỉ làm được mình đoạn đường đó nhưng nước lại dồn nơi khác đó chẳng qua chỉ là để đẩy khó khăn ra chỗ khác mà không giải quyết được vấn đề gì.Muốn giải quyết dứt điểm thì bắt buộc phải thực hiện đủ các yếu tố trên làm hồ chứa nước, hệ thống tiêu nước có như vậy mới mong giải quyết dứt điểm ngập lụt thành phố hiện nay. Đừng chống nữa tốn tiền thôi , ông xây dựng qui hoạch có làm đúng đâu mà chống ? Một ông cứ " chống" một ông cứ " phá" .Nếu mà là gọi tạo công ăn việc làm thì có lẽ được ! Việc gì phải coi lại thời Pháp, chống ngập là bít sông rạch lại, nâng đường lên là phải rồi, ngập nữa là nâng nữa, nâng cho bằng đỉnh Fan si pan . Ôi giời, đất nước có bao nhiêu trí thức, nhà khoa học sao không vận động lấy ý kiến và đề xuất của họ? Cái nào khả thi và trong mức kinh phí cho phép thì bê vào mà làm thôi. Lấy ý kiến của quần chúng nhân dân nữa là xong. 10 năm rồi mà HCMC cũng ngập, còn HN thì ông trời hắt hơi 1 tí thôi cũng tình trạng tương tự.
Ăn cơm của dân Cũng những ngày đó, ông Sáu, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Long An nói bộ đội là do dân nuôi. Sau giải phóng nhiều anh ở trong cứ ra làm cán bộ, hư hỏng nạt nộ dân, bị các bà má mắng: "Hột cơm dân nuôi bây còn dính kẽ răng mà trở mặt coi dân như rơm rác, bây là thứ đồ bỏ!". Nhiều anh nhớ ngày xưa mà tỉnh ngộ.30 năm trước, trong cuốn "Đảng trả lời nhân dân về ruộng đất" do ban tuyên huấn Trung ương xuất bản năm 1988 có đoạn: "Cán bộ đảng viên, cán bộ chính quyền không được phép lợi dụng biện pháp hành chính, mệnh lệnh để xóa nhòa ranh giới, quy chụp, bắt bớ vì thiên vị hoặc thù oán cá nhân. Nếu ai lợi dụng chức quyền làm sai chính sách, lại phạm vào luật pháp, bắt bớ sỉ nhục người dân thì phải xử lý ngay một cách kiên quyết và nghiêm chỉnh. Tại sao vậy? Bởi vì đó chẳng những là hành vi phạm pháp mà còn là hành vi thiếu đạo đức. Bởi vì làm như thế là tàn nhẫn với người đã nuôi dưỡng, bảo vệ mình khi gian nguy; làm như thế là thất nhân tâm, hậu quả tai hại không lường hết được”.Tôi nghĩ, một chính quyền trọng nhân nghĩa, lấy dân làm gốc, phải hiểu điều đó.Tuy nhiên càng ngày tôi lại càng thấy một điều khác, khi những gì mà tôi cho là đúng đắn đó, đang bị lợi dụng từng ngày để ngụy biện, để đòi hỏi sự lấp liếm cho những việc làm sai trái. Tôi chứng kiến một cô bé khi đôi co với một cảnh sát giao thông đã nói rằng: "Ông là cái gì, ông ăn cơm dân sao nói hỗn với dân?". Một bà bán rong khác cũng lấy lý lẽ "ăn cơm dân phải biết thương dân" để cự cãi khi bị cán bộ phường tịch thu thúng mủng hàng hóa.Theo tôi, gọi cán bộ chính quyền là kẻ "ăn cơm dân" để bắt họ phục vụ dân theo những mục đích riêng là thiếu thỏa đáng. Với lối suy nghĩ đó, xã hội sẽ dần lộn xộn, dân tiếp tục coi thường kỷ cương - thứ được thiết lập để phục vụ lợi ích công cộng - và cán bộ, công chức viên chức sẽ tiếp tục lôi thôi, thiếu chuyên nghiệp.Việc thực thi pháp luật, giữ lễ tiết tác phong của công chức, viên chức, công an và bộ đội được quy định bởi luật, công chức có nghĩa vụ thực thi. Với người dân, những quy định của luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, phục vụ lợi ích công thì dân có bổn phận chấp hành. Cho dù đó là người dân đã trực tiếp hoặc từng có ông bà cha mẹ nuôi bộ đội, hy sinh cho cách mạng.Việc dùng chuyện ngày xưa để bất chấp sai sót hôm nay là sự cậy thế, công thần rất ấu trĩ.Mặt khác, mặc dù cảnh sát đúng là "ăn cơm dân", bởi chi phí trả lương công chức lấy từ ngân sách, tức tiền thuế của dân. Nhưng không vì vậy mà bất kỳ ông dân nào cũng có thể nói chuyện như mình là người ơn của cán bộ công chức.Vì để được tuyển dụng làm công chức, viên chức, mỗi người đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn luật định về chuyên môn, qua các kỳ sát hạch. Công chức, trước hết là một lựa chọn nghề nghiệp, trước khi nói chuyện hy sinh. Nghĩa vụ của ông công an, thuế vụ cũng như nghĩa vụ của bác sĩ với bệnh nhân, giáo viên với học trò, tài xế taxi với khách. Họ phải có chuyên môn, năng lực, có nguyên tắc ứng xử phù hợp và được trả lương cho những lao động ấy.Ông công chức đó thực ra đang thực hiện nghĩa vụ của một người lao động mà chủ thể sử dụng lao động là chính quyền. Vì vậy khi ông công chức nào làm trật, hãy khiếu nại tố cáo, hãy kiện ra toà hành chính, hãy chứng minh ông đó không xứng đáng với việc nhận lương. Không thể và không nên kể ơn chuyện cơm dân nuôi. Làm vậy, tâm lý mang ơn - trả ơn sẽ khiến bạn ức chế, làm thế là cổ suý cho những chuyện du di vô pháp vô thiên, là diễn dịch ấu trĩ quan niệm nhân trị cổ xưa khi chúng ta đang hướng đến một xã hội pháp trị.Lẽ nào khi đòi quyền lợi chính đáng cho mình hay đấu tranh cho sự thay đổi tốt đẹp vì cộng đồng, chúng ta vẫn dùng cách kể lể công đức cá nhân như thế?Đức Hiển Cái vấn đề là ngành công an nhiều người đã làm gì để dân chúng tôi không còn tôn trọng và thậm chí không còn công nhận họ là "công vụ" ? cán bộ là những người được đào tạo để gương mẫu cho dân noi theo cơ mà. Trong khi chỉ thấy ra quy định để kiềm chế xử lý dân, mà chả thấy quy định, thấy ai, cơ quan được gọi là "chức năng" nào xử lý lại những thực tế của cán bộ trong xã hội mà ai cũng nhìn thấy. Nhận định của nhà báo là đúng, tuy nhiên, cái phần "tha hoa biến chất", "số lượng không nhỏ" CSGT lợi dụng danh nghĩa để thu tiền của dân thì mới đáng nói, nó quá nhiều, nhan nhản. Không ai đi phê phán việc CSGT giúp dân, hướng dẫn và xử phạt một cách công minh, hợp tình hợp lý cả.Bằng chứng là cấc anh CSGT của Đà Nẵng, được dân yêu, dân quý. Thử hỏi vì sao các địa phương khác không như vậy ?Bác Hiển viết bài này viết chưa hết, không nói hộ lòng dân cái cần nói rồi. Anh ơi, thế công an vi phạm có bị phạt như dân chúng tôi không? Chúng tôi nghe nói hình phạt "kiểm điểm, rút kinh nghiệm" rất chi là nặng nên tha thiết mong các cấp chính quyền hãy áp dụng cho dân để pháp luật nghiêm minh, công bằng hơn ạ. Không phải họ không biết mà nói bừa, nhưng không còn gì để nói nữa, hành vi nhũng nhiễu lan tràn nhan nhản khắp nơi, dân mình như thế là quá hiền rồi Cơ quan công lực nào trên thế giới này cũng ăn cơm của dân mà thôi, Việt Nam không là ngọai lệ.Chỉ nên nói đến việc là họ ăn cơm của dân mà có làm được việc cho dân hay không mà thôi. Được việc ở đây là đúng Hiến Pháp, các bộ Luật đã có hiệu lực cũng như các quy định có tính pháp luât khác.Không được việc là khi các cơ quan công quyền cho ra đời các bộ Luật, các quy định chưa phù hợp với thực tế cuộc sống; hoặc nhân viên công lực thực hiện sai hoặc lạm dụng các quy định của Pháp Luật mà hành xử không đúng với nguời dân.Không ít vụ mà Luật nói vậy đó mà thực tế tbực hiện lại khác nhiều lắm. Tôi đồng thuận với nhận định của nhà báo Đức Hiền Nhận định của nhà báo thật sáng suốt. Có những điều này là vì người VIệt duy tình chứ ko duy lý, xem nhẹ pháp luật. Ko thay đổi nó thì chúng ta mãi là quốc gia lạc hậu nếu như mấy anh công an hay mấy anh chính quyền cũng làm đúng pháp luật thì không ai rảnh hơi đâu mà nói. Chẳng qua mấy anh chỉ biết cậy quyền cậy thế mà bắt nạt dân thôi. Bà con dòng họ mấy anh có xây nhà lầu mua xe hơi cũng có hộ nghèo trong khi người ta mẹ góa con côi xin hoài mà mấy anh làm ngơ. Đi trên đượng mấy anh thích thì thổi còi để gọi là kiểm tra giấy tờ xe, rồi ai có tiền là mấy anh cho đi liền. Mấy anh đừng làm vậy thì dân không khinh mấy anh đâu. Bác Hồ nói rằng: Cán bộ, công chức phải là đầy tớ trung thành với dân liệu cán bộ, công chức chúng ta đã làm trò bổn phận của mình với dân chưa? Thì dân mà vi phạm thì cũng cho xin rút kinh nghiệm cho nó công bằng các bác nhỉ... đúng là ăn cơm của dân thì mới làm việc đúng luật pháp để bảo vệ dân Đặc trưng văn hóa của người Việt là trọng tình hơn trọng lý, "một sàng cái lý không bằng một tý cái tình". Điều đó là đúng với ông bà ta, những người hiền lành, chân chất và nhân hậu. Còn hiện tại, chúng ta không như vậy, chúng ta lươn lẹo, cố tình lợi dụng cái tốt đẹp của ông bà để lại, nhằm mục đích mập mờ để có cớ làm sai, thu lợi bất chính; để ngụy biện, lấp liếm khi bị phát hiện. Điều cần thiết ở đây là tính rõ ràng, đơn nghĩa của bộ luật. Với hệ thống văn bản dưới luật lung tung như hiện tại, mọi chuyện không thể thay đổi được. Tôi còn nhớ lời một vị lãnh đạo CA rằng : Không biết ngoài đường có cái gì mà ai cũng xin ra đứng đương. Ô hay xưa nay chỉ có gái mại dâm mới đứng đường chư nhỉ. Nhà báo nói hay quá, những trường hợp bị dân chửi có lẽ vì hành vi gây bức xúc cho dân và cũng là số ít cá biệt, đa số đều chấp hành xử phạt lịch sự khi bị phạt đúng người đúng tội. Dân mình không quen "khiếu nại ,tố cáo,kiện ".Mà có làm thế thì không chắc đã được an toàn Đành an phận ,cho qua để còn đi làm ăn chứ sức đâu mà...
Giá của 500 triệu USD Ông kể, cách đây mấy ngày có người đem đến cho mấy cân cá nục, nhưng không dám ăn ngay. Ông đem cho con chó trong nhà ăn trước. Thấy con chó không sao, gia đình mới ăn. Mấy người quanh bàn cố nặn ra mấy tiếng cười. Cho không gian đỡ nặng nề. Người đàn ông kia chỉ kể chuyện vô tư thôi: đấy cũng là một con người bình thường với những nỗi lo rất bình thường. Nhưng bởi vì ông là Chủ tịch Hội nghề cá, là người đại diện cho những con người đang đánh cá và nuôi cá, sống bám vào cái bờ biển ngoài kia, nên câu chuyện cười ấy thành ra rất buồn.Tôi lại đến cảng cá. “Ôi sụt chứ” - bà hàng nước ở cảng cá thốt lên với tôi, rồi chỉ tay về góc cảng, nơi có một thương lái chắc là số má ở cái cảng này, đang ngồi dựa vào tường. Nhưng rồi khi tôi bước đến, người thương lái không hề muốn nói chuyện. “Bọn chị kinh doanh vẫn bình thường” - chị ta nói. Rồi im lặng. Bình thường? Tôi đã gặp nhiều người như thế. Những người không còn tin rằng báo chí có thể giúp gì được họ nữa, nói hay không nói cũng vậy. Tôi ngồi thêm một lúc, rồi gượng gạo chào, đi ra khỏi cảng không có một dòng phỏng vấn nào. Ở đó, tôi thấy một bầu không khí ngột ngạt bao trùm lên những câu chuyện quanh những cảng cá, những con tàu, những ngư phủ trong những ngày tháng ấy. Nặng nề hơn cả sự bức xúc, là sự khó thở. Ở đó, trong tâm trạng của những con người này, có những điều đã mất đi mà không đồng đô la nào cứu lại được. Sự căng thẳng không chỉ có quanh các cảng cá.Ở Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà để một chiếc lược trong túi áo. Ông đi từ cuộc họp này sang cuộc họp kia, không nhớ cả điện thoại của mình ở đâu, túi áo ông chỉ có một chiếc lược và một cái bút. Bình thường trong những câu chuyện như thế này, sau những ngày tháng liên tục đấu tranh với Formosa để họ cúi đầu nhận lỗi (dù không muốn, như họ vẫn khẳng định đến phút chót), sẽ rất dễ để nói rằng ông Hà “phờ phạc”. Và có thể rất nhiều người không thích chiếc lược bỏ túi của ông. Nhưng với tôi, thực tế ở đây ông là đại diện của Việt Nam đi đấu tranh với công ty Đài Loan. Ông không nên phờ phạc, cho dù chính Bộ trưởng thừa nhận rằng “lòng nặng trĩu căng thẳng”. Bởi vì đó là một cuộc đàm phán dài và mệt, với một đối tác dày dạn kinh nghiệm và hiểu biết. Bởi vì đó là một cuộc điều tra môi trường ở cấp độ quy mô nhất từ trước đến nay, như chính phủ thừa nhận là “chậm”, là “không có kinh nghiệm”.Trong phòng ăn của nhà khách chính phủ, ông Hà trả lời phỏng vấn, rồi lại chạy sang bàn bên. Ở đó, có một cuộc họp khác với các khách nước ngoài. Rồi sực nhớ ra một chuyện, ông quay lại bàn chúng tôi chỉ để nói thêm, đây là lần đầu tiên chúng ta đối mặt với một vấn đề như thế này, nó tạo ra một bài học cho cả chính phủ và các doanh nghiệp. Ông băn khoăn tìm từ. “Một tiền lệ?” - tôi hỏi lại. Ông gật đầu, đúng rồi. Đó là một tiền lệ để Việt Nam ứng xử với các tình huống tương tự.Ông Chủ tịch hội nghề cá ở tỉnh nọ giờ đã chuyển hẳn sang ăn đầu cá hồi mua ở siêu thị, con chó của ông cũng không được cho ăn cá nữa. Người thương lái ở cảng chắc vẫn dựa vào tường và không muốn nói chuyện với phóng viên. Họ sẽ còn khắc khoải lâu nữa.Nhưng chúng ta có một tiền lệ. Một tiền lệ về sự tham gia của các nhà khoa học, các Bộ ngành và cả người dân nhằm ứng phó với các tình huống mang tính chất thảm họa. Một tiền lệ về việc đối phó với một thể chế kinh tế lớn, dày dạn và cứng rắn, như Formosa trong bối cảnh toàn cầu hóa. Quá trình hội nhập sẽ còn mang đến cho chúng ta những vị khách cứng rắn hơn. Một tiền lệ để cân nhắc lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường.“Chọn cá hay chọn thép?” - câu hỏi ấy của ông Chu Xuân Phàm sẽ còn giá trị rất rất lâu nữa. Và tiền lệ ấy, có giá trị như thế nào, do chúng ta tự quyết. Tiền lệ ấy để mọi thứ tái diễn một lần nữa, hay là để vĩnh viễn không bao giờ xảy ra thêm; để chúng ta tỉnh táo hơn trong việc tiếp nhận FDI, kiểm soát môi trường hay chỉ để có kinh nghiệm đòi bồi thường khi xảy ra chuyện; sẽ cần rất nhiều nỗ lực nữa để trả lời.Chuyện của cá không chỉ của cá, mà rất nhiều từ khóa vĩ mô, từ “trách nhiệm giám sát”, “trách nhiệm giải trình”, “cộng đồng khoa học”, “phối hợp liên ngành”… cho đến “quyền tham gia của người dân”. Sự hy sinh của những con người sống bám vào bờ biển miền Trung, không phải chỉ để đổi lấy 500 triệu USD tiền bồi thường. Sự hy sinh đổi lấy một tiền lệ. Một thứ mà giá trị của nó phụ thuộc vào cách chúng ta dùng trong tương lai.Đức Hoàng Nguyên nhân cá chết không nằm ngoài dự đoán ban đầu của người dân ít học, thậm chí mù chữ nhưng lại trái với kết luận ban đầu của những người có trách nhiệm học cao, biết rộng. Ngoài hậu quả môi trường lâu dài, cái mất ở đây chính là niềm tin của dân chúng vào trách nhiệm cũng như sự minh bạch về trách nhiệm, năng lực cán bộ của các cơ quan chuyên môn trong thừa hành công vụ liệu có thực sự yếu kém đến mức như vậy hay ẩn sau đó là gì?! Tự nhủ, giá như kết luận trong một vụ án "người chết" cũng được thực hiện thận trọng như trong vụ "cá chết" thì đâu đến nỗi oan nhục, bị giam hãm, tốn cả cuộc đời như Nguyễn Thanh Trấn, Huỳnh Văn Nén hay có thể thêm cả Lê Bá Mai...?!!! một bài viết hay và sâu sắc, theo những gì mà mình đã được học thì nếu nhà máy tiếp tục hoạt động, nước thải đạt chỉ tiêu cho phép, cá tôm quay về sinh sống thì bà con mình cũng k thể sử dụng được vì bản chất sinh học là Tích tụ, mỗi ngày xả 1 ít tuy đạt chuẩn nhưng lượng xả cứ đều đều mỗi ngày tôm cá mỗi ngày hấp thụ một ít chất độc và rồi đến một ngày bản thân tôm cá tuy sống được ở vùng biển đó những sẽ không sử dụng được :( Sẽ là tiền lệ xấu nếu Việt Nam nhanh chóng nhận số tiền đền bù đó mà quên đi mục đích chính của là đáp ứng lòng mong mỏi nhân dân cả nước, ô nhiễm môi trường ko chỉ ảnh hưởng đến Miền Trung mà ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn quốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của giống nòi, 500 tr USD ko là gì so với việc CP hạn chế những dự án chết, dự án ko hiệu quả! Mong CP hãy làm quyết liệt vì dân vì thể diện của Quốc gia! Khoảng 5 năm sau sẽ là 1 tỷ đô đến bù vá lời xin lỗi của một công ty nữa và vài chục năm không ai dám ăn (và được ăn) cá sông Hậu nói riêng và cá sông đồng bằng Cửu Long nói chung. Băn khoăn và bâng khuâng !!! Dựa vào cơ sở nào mà xác định phạt Formosa 500 triệu USD ?Thu 500 triệu USD làm được việc gì ? trước thảm họa này ? Chọn cá hay chọn thép? Không hẳn là chỉ chọn cá đâu, đó là cả một hệ thống dây chuyền phức tạp của sinh kế. Không có hải sản, nghề chế biến cũng chết; làm lưới, đóng tàu, buôn bán hải sản, dầu thô cũng chết... Và du lịch, dịch vụ du lịch? Tôi mới có chuyến công tác Quảng Bình, Biển đẹp nhưng buồn, một vài người đi bơi, một vài người ăn hải sản ven đường Trương Pháp, trái ngược với mùa này các năm trước. Ảm đạm lắm thay... Tôi vốn đang lo lắng cho môi trường sống của VN. Đọc bài báo của Đức Hoàng thấy càng buồn hơn. Không biết chính quyền còn bao nhiêu lần rút kinh nghiệm nữa? Không biết tương lai của môi trường sống của các thế hệ con cháu của chúng ta sẽ ra sao??? Bao giờ biển lại nắng vàngThuyền ta đánh cá vang vang điệu hòBao giờ buồm lại gió noThuyền ta lướt sóng điệu hò lại vangQua đây thấy rất rõ ràngTrách nhiệm cán bộ phải mang trong mìnhĐể cho đất nước đẹp xinhCá không còn chết dân mình lại vuiĐể cho không có ngậm ngùiQuy trình không đúng phải lùi đi xaĐể cho biển của chúng taNgư dân bám biển cả nhà ấm no!(An Lâm) Một bài viết rất hay, phân tích rất sâu sắc và hơn hết tôi cảm nhận được cái tâm của người đặt bút. Cảm ơn anh. Fomosa là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường! Điều này đã được chứng minh và công bố. Nhưng Fomosa có phạm tội hay không? Biết đâu tất cả những gì Fomosa đã làm đều đã được cấp phép đúng luật pháp Việt nam thì sao? Và vì sao lại là 500 triệu $ bồi thường mà không phải là 1 triệu hay 500 tỷ $? Chỉ có tòa án mới có quyền đưa ra câu trả lời cho hai câu hỏi này thưa các quý vị. Tôi không đồng tình với cách giải quyết "phạt cho tồn tại này" Khi xây dựng khu công nghiệp này Formosa chắc chắn đã cam kết xả thải không gây hại đến môi trường. Thực tế thì sao? chất độc vẫn đc xả ra biển, kể cả sau này vẫn xả ra biển với mức nhẹ hơn nhưng chắc chắn vẫn gây độc cho môi trường sau này. Đọc bài báo thấy đau xót vô cùng, người dân mất niềm tin không chỉ hiện tại mà còn sau này, cá không ai đánh bắt, bán không có người mua, du lịch cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. 500 triệu$ không giải quyết đc vấn đề. Cái họ cần là môi trường biển, thị trường đánh bắt, mua bán cá, là công việc, là niềm đam mê...Thà chúng ta không cần 500 triệu$ nhưng phải xử đóng cửa khu công nghiệp này thì người dân mới tin tưởng và mọi hoạt động sẽ dần trở lại bình thường. Mong rằng tiền lệ không lặp lại ! Tôi tin hầu hết người dân VN đều CHỌN CÁ, KHÔNG CHỌN THÉP! Cảm ơn anh đã nói thay những trăn trở của những người dân. Nguồn gốc từ tham nhũng và không minh bạch mà ra. Chống tham nhũng tốt thì không có các sự cố trên. Cảm ơn bài viết của anh. Đức Hoàng. Sau khi truyền hình đưa tin tức em cũng đã có suy nghĩ rằng " vậy nếu sau này có những cũng ty B, C nào đó cũng gây ra những điều tương tự cũng cúi đầu vào phút chót và bồi thường như thế thì đất nước mình sẽ ra sao?" cảm ơn anh đã chỉ mặt đặt tên giùm e suy nghĩ đó.
Bi kịch của 'Mùa hè xanh' Đó là những lời chia sẻ cuối cùng của Hải, một trong ba em sinh viên vừa tử nạn khi tham gia chiến dịch “Mùa hè xanh” ở Bình Liêu, Quảng Ninh. Đọc những dòng này, có lẽ những ai từng tham gia “Mùa hè xanh” đều ít nhiều nhớ về thời thanh niên sôi nổi, ước mơ được đi và giúp đỡ những nơi còn nhiều khó khăn của đất nước.Hoạt động tình nguyện hè quả thực mang lại nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu, và là dịp để sinh viên tập lao động chân tay sau những năm tháng chỉ biết đến giấy bút. “Mùa hè xanh”, đặc biệt là các chương trình như “Tiếp sức mùa thi”, đã tạo ra những giá trị không thể phủ nhận. Nó thổi một bầu không khí tự nguyện tươi trẻ vào xã hội ngày càng bon chen, giúp đỡ cho nhiều người, và mang giá trị cao đẹp “sống là cho không chỉ nhận riêng mình” tới thanh niên.Gần 10 năm trước đây, tôi cũng như các em, cũng mang nhiệt huyết ấy đi tình nguyện tại một vùng đất nghèo của tỉnh Hà Giang. Thực tế trái ngược với tưởng tượng bay bổng của những cái đầu trẻ, thừa nhiệt tình nhưng thiếu sức khoẻ và kỹ năng cần thiết. Đội tình nguyện của tôi lúc đó nhận nhiệm vụ cào bằng một mô đất lớn để làm sân bóng chuyền. Gần hai tuần làm việc của chúng tôi hầu như không mang lại kết quả gì. Sinh viên chân yếu tay mềm, đi bê mấy viên đá là thở hổn hển, nói gì đến việc làm chuyên nghiệp như thợ xây. Do tiến độ trì trệ quá, cuối cùng Đoàn xã phải nhờ các cán bộ công an huyện đến giúp. Chỉ trong một buổi là hoàn thành.Không ít chiến dịch “Mùa hè xanh” đã kết thúc với sự "thành công" như vậy. Việc bố trí công việc không phù hợp với khả năng của các em khiến hoạt động tình nguyện trở nên nặng tính hình thức, phong trào, ít giá trị thực tiễn.Việc đưa các em đến những nơi nguy hiểm, làm những công việc khó nhọc, đòi hỏi kỹ năng, mà không được đào tạo hay chuẩn bị cần thiết, là sự thiếu trách nhiệm với các em và với chính hoạt động tình nguyện. Không có việc gì là không hàm chứa rủi ro, nhưng sự cẩn trọng sẽ tránh được những tai nạn thương tâm như sự việc trên.Mặt khác, phần lớn kinh phí hiện nay của “Mùa hè xanh” được lấy từ ngân sách nhà nước cho hoạt động của Đoàn Thanh niên. Sự "phân bổ" ngân sách này kéo theo những ràng buộc nhất định, tạo ra cách tổ chức từ trên xuống và áp đặt chỉ tiêu. Hoạt động tình nguyện, gắn liền với các quyền lợi như xếp hạng sinh viên, cũng khiến “Mùa hè xanh” mất đi nhiều ý nghĩa tự nguyện ban đầu. Vì vậy, theo tôi, các hoạt động tình nguyện lấy sinh viên làm lực lượng nòng cốt cần phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp với những quy tắc tổ chức chặt chẽ, kỷ luật hơn. Cái chết của ba em sinh viên Ngoại thương là một tai nạn. Khi ra đi, có lẽ các em mang trong mình tinh thần của chàng Pavel trong “Thép đã tôi thế đấy”, muốn cống hiến những ngày tháng tươi đẹp nhất của tuổi trẻ cho cuộc đời. Thế nhưng các em đánh mất đi thứ quý giá nhất là sự sống, để lại những khoảng trống không thể bù đắp cho người thân và bạn bè.Với những người ở lại, ngoài việc xem xét trách nhiệm của các bên liên quan, điều cần làm là phải đánh giá lại cách thức tổ chức các hoạt động tình nguyện để không tái diễn những bi kịch tương tự. Nguyễn Khắc Giang Tôi phần nào đồng cảm với tác giả Nguyễn Khắc Giang, bài viết của tác giả khiến tôi nhớ đến khoảng thời gian cũng đã lâu, khi là cậu sinh viên năm thứ nhất, ở trang lứa của các em sinh viên Ngoại thương bây giờ. Lúc đó, khi tham gia chương trình Mùa hè xanh, tôi đã hỏi một anh trong ban tổ chức: Liệu mình có thực sự giúp người dân không anh?Câu trả lời của anh ấy khiến tôi thật bất ngờ: Có chứ em, nhưng không phải nhờ mấy cây lúa ta gặt, hay vài chục mét đường ta đắp, vì sức vóc của sinh viên thì làm được bao nhiêu, mà không có mình thì người dân họ vẫn tự làm mỗi ngày. Nhưng ta đi để học hỏi, để thấu hiểu sự nhọc nhằn của đồng bào, để mai này, với tri thức trong trường học, anh em mình biết đâu sẽ làm được những điều lớn lao hơn, thiết thực hơn.Nhờ câu nói đó, tôi đã học được một bài học lớn về tinh thần tình nguyện. Xin đừng vội đánh giá chương trình Mùa hè xanh qua những kết quả khiêm tốn ngày hôm nay. Nhờ có những mùa hè tình nguyện, chúng tôi đã biết sống có ích, tự giác, trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.Những anh chị nào đã qua thời tình nguyện, chắc sẽ đồng ý với tôi rằng 1 tuần đi tình nguyện hè, với sinh viên còn hữu ích hơn nhiều những giờ học chính trị, sinh hoạt công dân hay học kỹ năng sống vì chúng tôi được trải nghiệm, được học những bài học thực tế, được cống hiến phần nào sức trẻ của mình cho xã hội, dù nó khá nhỏ bé.Tôi sẽ không bao giờ quên được, những địa phương nơi sinh viên tình nguyện đến đã trở nên vui vẻ, rộn ràng, đầy sức sống biết bao. Những buổi lên nương, những đêm văn nghệ thắm tình người. Sinh viên tuy chẳng giúp được nhân dân nhiều(nếu không muốn nói là được mọi người giúp đỡ, chỉ bảo còn nhiều hơn), nhưng giá trị tinh thần họ mang lại là một điều có thật.Vẫn biết tai nạn là điều không ai mong muốn, và tôi cũng mong các trường đại học sẽ quan tâm hơn đến các chương trình tình nguyện cho sinh viên, nhưng tôi nghĩ sẽ thật buồn nếu vì vậy mà Mùa hè xanh không còn nữa, hoặc xã hội có một thành kiến với chương trình này. Xin nguyện cầu cho các em an nghỉ và ki vọng rằng Mùa hè xanh sẽ mãi là những kỷ niệm đẹp nhất của thời sinh viên, thời thanh niên sôi nổi. Bài rất hay. Trúng ý tôi cũng đã trăn trở nhiều nhưng chưa viết ra, hay chưa gửi đi đăng được. Dùng phong trào để nuôi dưỡng một bộ phận lãnh đạo Đoàn thanh niên tiến thân bằng con đường "cán bộ Đoàn" là một điều xấu hổ nhất của lực lượng này. Đáng thương thay cho những nạn nhân của phong trào này, trong đó có ba em nhỏ kể trên. Sao bạn viết đúng thế! Bạn biết không,tôi đã có mặt tại " Trái tim của Châu Âu" ( Tiệp Khắc ),khi hệ thống XHCN sụp đổ ngoài sức tưởng tượng của người trong cuộc.Một trong những nguyên nhân làm sụp đổ nó ( Được các nhà sử học, chính trị gia...) nêu ra là: " Chủ nghĩa hình thức của hệ thống". Không riệng gì " Mùa hè xanh" đâu các bạn ạ! " Gia đình văn hóa, thôn xóm, khu phố văn hóa... đang là những ví dụ điển hình... Tình nguyện là đi để giúp người dân. Mà đã giúp thì phải giúp cho thật hiệu quả. Người dân không cần các em đào mương san đường. Vì sao? Vì sinh viên đi tình nguyện thường là con em gia đình đầy đủ, có điều kiên chưa bao giờ biết đến lao động thực sự. Một người nông dân làm bằng 10 sinh viên. Ngay như đi gặt, một em bé còn gặt nhanh hơn cả một đội SVTN. Vì vậy hãy giúp người dân bằng những điều thiết thực với những năng lực mà sinh viên mạnh nhất đó là hiểu biết và sự nhiệt tình. Hãy giúp người dân với những điều mà họ cần ở sinh viên nhất đó là tổ chức các lớp dạy kèm, tổ chức các buổi chia sẻ về học tập, chăm sóc bản thân, tư vấn về học tập và nghề nghiệp, tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ... Đó là những công việc mà phù hợp với sức của sinh viên lại mang nhiều ý nghĩa nhất với người dân. Còn riêng việc đi lại thì luôn cần có người bản địa đi cùng dù bất kì đâu. Thứ nhất họ thông thuộc địa hình, thứ hai là có người đi cùng sẽ tránh được những vấn đề như bị bắt nạn, bị tấn công bởi ai đó... Tôi là một người mẹ có 2 con đã và đang học đại học. Cá nhân tôi không cho rằng tất cả các hoạt động tình nguyện đều ý nghĩa và hiệu quả. Tôi không nghĩ cái cách tổ chức cho các cháu làm hàng rào sống, tham gia làm đường hay móc cống,... mà tôi từng biết là có ý nghĩa thiết thực. Vợ chồng tôi không cho phép các con của mình tham gia làm tình nguyện. Có thể quan điểm của tôi không phù hợp với số đông nhưng tôi cần bảo vệ con mình. Nói đâu xa, tình nguyện ở ngay thủ đô: giờ tan tầm SV nắm tay nhau làm dải phân cách sống giữa đường.Ngô nghê hết chỗ nói trong cả việc tổ chức lẫn thực hiện Tôi cũng từng là một thanh niên cũng từng làm công tác xã hội. MỘt hình ảnh phản cảm là các bạn thanh niên tình nguyện làm hàng rào sống điều tiết giao thông là phản cảm và tôi khuyến khích cháu tôi đi tình nguyện nhưng cấm tiệt tham gia làm hàng rào sống. Xảy ra tai nạn giao thông ai là người gánh hậu quả???? Đời sinh viên của tôi gắn liền với hoạt động tình nguyện. Với một nước có bệnh thành tích như nước ta, việc tình nguyện có gắn liền với chỉ tiêu, thành tích là điều khó tránh khỏi. Đôi khi nó làm mất đi tính chất tình nguyện, và làm cho những hành động thiện nguyện có phần gượng gạo. Dù thế nào thì với tôi và những đồng đội của tôi, đó là quãng thời gian đẹp nhất. Bất kỳ lĩnh vực, hoạt động nào trong cuộc sống cũng vậy, có khó khăn, bất cập, thậm chí với xã hội nó là khó chấp nhận. Tôi mong rằng mọi thứ sẽ tốt hơn. Hoạt động thiện nguyện sẽ nhân rộng và vô tư hơn.Những người làm công việc thiện nguyện ở khắp nơi chẳng hi vọng có thể thay đổi thế giới hay xã hội, họ chỉ mong muốn giúp đỡ người khác thôi. Giống như câu chuyện về chàng trai đi dọc bờ biển và ném những con sao biển bị mắc cạn xuống nước. Khi có người nói, có những hàng triệu con bị mắc cạn và anh ta đang làm một hành động vô ích. Chàng trai đã nói, nó có ý nghĩa với những con được tôi giúp. Rất đúng, toàn là nặng về hình thức và phong trào. Xin bổ sung thêm là sinh hoat đêm của các TNV cũng rất bầy hầy, buông thả. .... Còn một đồng chí đại diện cho Thành Đoàn Hà Nội phát biểu trên VTV1 với ngôn từ rất chất chặt chẽ, chuẩn tắc của người làm tuyên huấn - nhưng người xem TV vẫn thấy có cái gì đó thiếu thiếu... "Mùa hè xanh" là chương trình bổ ích cho SV .Tuy nhiên, chúng ta không nên áp dụng theo cách đại trà, mang tính hình thức, thành tích là chính,tham gia càng nhiều càng tốt. Sự ra đi của 3 em trường Ngoại Thương là lời cảnh tỉnh cho các trường. Tg NKG đã nêu những hạn chế của nhà trường trong công tác tổ chức và tham gia chương trình này. Phần lớn các em SV đang ngồi trên ghế nhà trường là những con người chân yếu, tay mềm, chỉ có lòng nhiệt huyết hoặc đôi khi chỉ là tham gia cùng nhau cho vui. Trách nhiệm của nhà trường là phải tập huấn kỹ năng cho các em, không phải chỉ bằng hô hào, tuyên truyền mà bằng thực hành cụ thể. Phải có chương trình làm việc chủ yếu là kèm cặp các em nhỏ học yếu hoặc đk kinh tế khó khăn nên ít học. Còn việc lao động chân tay là 1 phần thôi, như vậy mới đúng khả năng và hiệu quả. Trường NT sai lầm lớn khi để các em tham gia cứu lũ, những người trong nghề còn bị thiệt mạng khi tham gia cứu lũ nữa là những SV chân yếu tay mềm, chưa bao giờ lội nước lũ chứ nói gì đến cứu hộ. Để chương trình có ý nghĩa, đảm bảo an toàn cho SV, hiệu quả trong công tác này, các trường nên áp dụng đúng khả năng của các em, kèm học là chính, lao động là phụ thì sẽ chẳng bao giờ xảy ra tình trạng đáng tiếc như vừa qua. Ngày xưa mình đi MHX vì phải đủ số ngày CTXH để ra trường chứ chả phải vì lòng nhiệt huyết hay gì cả, hoạt động xã hội là nhân văn tốt đẹp ai cũng nên làm nhưng áp đặt thực hiện nó 1 cách mấy móc như các trường đại học vẫn hay làm cách gây phản tác dụng. Tuổi của các em rất trẻ lại hăng hái và thích khám phá ngược lại kỹ năng sống thì chưa có nhiều nhất là đến những vùng xa lạ ,năm nào hình như cũng sảy ra tai nạn ,chất người ..thế nhưng các đơn vị tổ chức vẫn không rút kinh nghiệm sâu sắc ,hình như họ chỉ muốn làm để khuếc trương ,báo cáo cho có tiếng tăm còn số phận các em phải chịu thật là đáng thương các em đang dộ tuổi ăn học tương lai còn ở phía trước giờ các em đã phải chết vô lý như vậy để người đời gọi các em là những người xấu số ?Viêc này phải qui trách nhiệm cho đơn vị tổ chức không thể rút kinh nghiệm năm này sang năm khác như vậy được ,mong rằng cá cơ quan chức năng vào cuộc thực thi đúng pháp luật ,nếu không tình trạng này sẽ chưa chấm dứt thiệt hại lại cứ thuộc về các em và gia đình mãi sao? Mình quá rõ cái kiểu tình nguyện này rồi. Thủa trước mình cùng từng là tình nguyện viên đi gặt lúa cho nông dân. Nói thực: gặt thì ít, phá thì nhiều. Nhưng về vẫn được khen là có thành tích đấy. Ôi cái bệnh thành tích và phong trào mang tính hình thức như vậy không biết đễn bao giờ mới chấm dứt đây. Bài viết chân thực. Các cơ quan có liên quan nên đánh giá chính xác giữa lí tưởng và thực tế của hoạt động tình nguyện. Tránh những rủi ro, mất mát, đau thương do hoạt động đó mang lại.
Trung Quốc - quen hay lạ Thông tin này được công bố tại Hội nghị Siêu máy tính quốc tế tổ chức ở Frankfurt, Đức hồi giữa tháng 6. Cũng tại sự kiện này, Trung Quốc với 167 siêu máy tính được xác định vượt qua Mỹ - 165 chiếc. Trong khi “người thường” còn ngơ ngác chưa hiểu siêu máy tính dùng để làm gì, Trung Quốc tiếp tục công bố hoàn thành công đoạn cuối cùng để tạo nên chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới, nâng cao khả năng quan sát vũ trụ và có tham vọng thu nhận các dấu hiệu sự sống ngoài Trái đất.Vốn có định kiến với các mặt hàng thứ cấp “made in China”, dân ta không ít người vội vàng dè bỉu “báu gì mấy thứ nhất thế giới”, “chắc cũng chỉ như bánh chưng to nhất thế giới của ta thôi”. Những người biết võ vẽ thì dễ dàng tặc lưỡi rằng với một đất nước đã xây được cả Vạn Lý Trường Thành việc gì họ chẳng làm được - như thể đó là chuyện đương nhiên. Chỉ có số ít là ngỡ ngàng thực sự trước những thành tựu này.Mới 15 năm trước, trong số 500 siêu máy tính trên toàn thế giới, Trung Quốc không có cái nào. Bây giờ họ đứng đầu cả về số lượng và tốc độ. Đặc biệt, Sunway TaihuLight được phát triển trong bối cảnh chính phủ Mỹ ban hành lệnh cấm Trung Quốc tiếp cận với bộ xử lý nhanh nhất của Intel. Họ đã sử dụng những công nghệ độc quyền được phát triển ở Trung Quốc. Họ biến cái tưởng như không thể thành có thể.Tuy không thể so sánh về quy mô, nhưng tôi cũng từng gặp những con người biết “biến cái tưởng như không thể thành có thể” ở Việt Nam. Khang, bạn tôi, là một người như vậy.14 năm trước, khi chúng tôi đang choáng ngợp với mẫu mã và giá cả của những thiết bị cơ khí và điện tử mà mình vừa nhìn thấy tại triển lãm Canton Fair 2002, Khang trầm ngâm nói: “Em sẽ làm được sản phẩm tốt hơn và rẻ hơn các bạn ấy”. Công ty của Khang khi đó mới khởi nghiệp được hai năm, làm việc trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp dựa trên thẻ từ. Còn sản phẩm mà anh nói "sẽ làm được với giá rẻ hơn" là thẻ thông minh (smart card), khi đó mới phổ cập trên thế giới.Ba năm sau, khi công ty bắt đầu có thu nhập ổn định, Khang bắt tay thực hiện giấc mơ. Anh mua một miếng đất để làm nhà máy, đi khắp nơi trên thế giới, mặc cả từng đồng để mua từng chiếc máy trong dây chuyền sản xuất. Cứ thế, sau hai năm, anh đã xây dựng được một dây chuyền với giá bằng 1/10 nếu mua trọn gói, đồng bộ. Không chỉ rẻ, công ty còn hoàn toàn làm chủ được từng công đoạn trong dây chuyền, để có thể nâng cấp, điều chỉnh.Nhưng đó vẫn chưa phải là thách thức lớn nhất. Trái tim của smart card là con chip. Phải làm chủ được hệ điều hành trên chip đó mới có thể hạ được giá. Khang nhờ tôi giới thiệu một chuyên gia giỏi nhất, một người giỏi nhưng tính cách phải gàn gàn, không bao giờ bỏ cuộc.Tôi giới thiệu Quốc. Đội của anh đã mất 7 năm để thực hiện được ước mơ của Khang. Nhưng như thế vẫn chưa phải là tất cả. Phải bán được sản phẩm. Công ty Khang dần dà chiếm đến 80% thị trường thẻ thông minh trong ngân hàng.Anh tất nhiên không dừng lại ở đó mà tiếp tục tiến vào các công ty viễn thông, làm sim. Tuy nhiên, những nhà khổng lồ này không có thói quen đổi nhà cung cấp. Họ càng không tin một công ty nội địa nhỏ bé lại có thể cạnh tranh sòng phẳng với Pháp lẫn Trung Quốc cả về chất lượng và giá cả trong một sản phẩm công nghệ cao thế này.Nhưng sau một thời gian không ngừng thử nghiệm và chỉnh sửa, cuối cùng, năm 2015, hai tập đoàn viễn thông lớn của Việt Nam đã bắt đầu mua sản phẩm của Khang cho thị trường trong nước. Khang tuyên bố năm nay sẽ bán sản phẩm của mình trên toàn thế giới.Tôi luôn tin vào những người mơ mộng và dám theo đuổi giấc mơ của mình. Rất nhiều phát minh vĩ đại trên thế giới xưa nay đã bắt nguồn từ những ý tưởng ban đầu tưởng như rất điên rồ. Đến bây giờ nhiều người vẫn chưa hình dung được siêu máy tính và siêu kính thiên văn dùng để làm gì, thì tôi tin khi mới được phôi thai, đây có thể cũng là một ý tưởng bị coi là “lãng mạn”. Trung Quốc đã biến sự lãng mạn này thành hiện thực. Điều nghịch lý là trong khi dè bỉu những mặt hàng kém chất lượng của nước láng giềng, dân ta dường như lại cũng mặc định rằng, họ là nước lớn, đương nhiên sẽ làm được những thứ lớn lao. Tôi thì lại nghĩ, họ làm được những thứ lớn lao vì họ có những giấc mơ lớn. Trung Quốc, tưởng là một nước rất quen, nhưng sẽ còn nhiều lần khiến chúng ta cảm thấy rất lạ, nếu ta không học được cách ước mơ.Nguyễn Thành Nam Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả. Từ lâu lên Vnexpress cứ có bài nào về thành tựu gì đó của TQ là lại rất nhiều comment ở dưới hạ thấp hoặc lại đem so với Mỹ kiểu như "Ôi dào, vẫn còn thua Mỹ xa"... Tôi thấy rất lạ là tại sao lại đem Mỹ ra để "tự hào lây", họ dù có thua Mỹ đi nữa thì vẫn trên ta nhiều lần và cần phải học hỏi những cái hay cái giỏi của họ chứ. Việc gì nên ra việc nấy, ừ thì ghét vẫn có quyền ghét, nhưng đừng nên mù quáng quá mà phủ nhận và bỏ lỡ cơ hội học hỏi cái hay của TQ. Còn nhiều sinh viên Việt Nam còn không biết tại sao phải học môn Toán chứ đừng nói đến siêu máy tính để làm gì. Việt Nam cũng có bánh trưng to nhất thế giới, uống bia nhiều nhất thế giới , đường cao tốc đắt nhất thế giới mà, thua kém gì Trung Quốc đâu. Cha ông ta từng rất hiểu TQ, đề phòng những cuộc xâm lăng của láng giềng nhưng không có tư tưởng bài Trung. Đến thời chúng ta, tiếng Trung không biết, văn hóa Trung hoa thì lõm bõm, hiểu biết về Trung hoa thì rời rạc qua những trò ma mãnh của thương lái Trung Quốc, lao động phổ thông Trung Quốc, nhà thầu giá rẻ Trung Quốc và các thông tin tuyên truyền trái chiều về Trung Quốc. Vừa hô hào dạy tiếng Trung trong nhà trường là đã nhảy đông đổng lên mắng chửi om sòm. Bài Trung đến mức mù quáng như thế thì chúng ta sẽ còn không hiểu gì về Trung Quốc trong khoảng thời gian rất lâu nữa. Bảo làm sao mà Trung Quốc không thành nước lạ được! Đúng họ có giấc mơ lớn và họ sẽ thực hiện được, và hiện nay giấc mơ của họ là chiếm trọn biển đông, và họ đang hành động. Lâu lắm rồi mới thấy có 1 bài viết tích cực và công tâm trên báo chính thống. Tôi 39 tuổi, sống ở Sài Gòn, chưa bao giờ bị người TQ hay công ty TQ lừa trực tiếp hay gian tiếp. Bị người Việt lừa và cướp giật thì không nhớ hết bao nhiêu lần. Chúng ta hay chê TQ giỏi làm hàng nhái.Nhưng hàng nhái mà là máy bay,tàu vũ trụ,tàu hỏa.tàu ngầm hay dàn khoan viễn dương thì họ ở trình độ nào họ mới nhái nổi của thiên hạ.Chúng ta thử nhái tủ lạnh,máy giặt,tivi,bếp điện xem thử có ra cái gì và có cạnh tranh nổi với hàng hóa các nước về chất lượng và giá cả không? Bai viet rat co y nghia. Nếu anh Khang - bạn của tác giả, mà ở Trung Quốc, và vẫn cùng với những người bạn đó thôi chứ không cần thêm ai, anh ta sẽ không mất thời gian lâu đến thế để phát triển như bây giờ. Tác giả đã bao giờ tâm sự về những cản trở phi lý mà anh bạn đã trải qua chưa? Và 7/10 số cản trở đó không có ở TQ đâu. Đó là lý do TQ hơn ta đấy. Thực sự lên mạng bây giờ thấy dân mình cứ cái gì của Trung Quốc thì chê bai thậm tệ ko cần suy nghĩ . Tôi nghĩ 1 phần cũng do truyền thông mà ra .Nếu cứ chê mà ko biết học hỏi để quyết tâm phấn đấu bằng họ thì chúng ta chỉ có thua thôi ... Nghĩ lại mà buồn Đúng!Hãy hành động đừng viết đọc và waooooo.Nước họ sẵn sàng bỏ ra 100 năm hay 1000 năm cho 1 ước mơ. Nếu có thể thì đó là thống trị thế giới! Cứ chìm đắm trong văn hóa Trung Quốc, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ lớn lên được. Đó là một điều chắc chắn. Dù quen hay lạ.nc Việt Nam .vẫn phải chung sống với họ. Người . Việt mình có một điểm yếu rất lớn là đánh giá vấn đề theo cảm xúc cá nhân chư ko theo logic, bằng chứng. Đã thích thì cái gì cũng tốt, ko thích ai thì cái gì cũng xấu. Cần phải vượt qua cái này thì mới có thể phát triển được. Tq và vn đã có nhiều những xích mích trong lịch sử và có thể trong tương lai. Tuy nhiên nếu ko thể phủ nhận tq có văn hóa, chính trị giống vn nhất, và họ đã phát triển hơn chúng ta rất nhiều chắc chắn là có rất nhiều vấn đề có thể học hỏi kinh nghiệm như giao thông, phát triển đô thị vvv. Singapore chỉ là quôvs đảo ko có áp lực di dân nông thôn ra đo thị, âu mỹ là các quốc gia đã đô thị hóa cả trăm năm nên học tập mô hình của sing hay âu mỹ ko phải là dễ Nước Việt mình có những thứ nhất thế giới( có thể gọi là Master của thế giới) có lợi ích thiết thực cho con người, mang tính chất khai phá cho nhân loại đem đến hòa bình hạnh phúc cho cả loài ngoài người sao ta không phát huy ???. Chạy theo những lĩnh vực mà người khác đã Master rồi thì làm sao vang danh bằng người ta ??? Bánh trưng to nhất chúng ta không cần, kính viễn vọng lớn nhất chúng ta cũng thấy chẳng lợi ích cho dân cho nước...Người Việt chúng ta đang sống trên mỏ Kim Cương mà không biết lại đi thèm cục sắt han của nhà hàng xóm.......chán.
Ôm lấy cái ‘đặc thù’ Khi muốn xử lý, giải quyết một sự việc theo cách không giống ai; hoặc muốn hưởng đặc quyền, đặc lợi riêng, người ta viện đến cụm từ “đặc thù của chúng tôi”. Khi ngại thay đổi để tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ, người ta cũng ôm khư khư lấy cái cũ, cái quen thuộc và gọi nó là “đặc thù của chúng tôi”. Điều vi diệu là ở chỗ, “đặc thù” trở thành bảo bối giúp cho các doanh nghiệp, đơn vị hành chính bảo vệ những lề thói lạc hậu của mình.Trong suốt những năm làm kinh doanh, tôi chỉ thuyết phục được duy nhất một khách hàng Việt Nam từ bỏ "đặc thù của mình", khi triển khai ứng dụng phần mềm mới.Nhiều năm trước, chúng tôi triển khai phần mềm quản lý nguồn lực cho một xí nghiệp liên doanh dầu khí. Đây là đơn vị liên hợp, có quy mô rất lớn và độ phức tạp cao.Lúc đầu, các báo cáo chuẩn do phần mềm này cung cấp không được chấp nhận, vì chúng không phù hợp với các đặc thù của xí nghiệp. Họ yêu cầu chúng tôi sửa lại cho giống với hệ thống báo cáo đang sử dụng.Chúng tôi xin được gặp lãnh đạo liên doanh để trình bày. Tôi giải thích, đây là một ứng dụng nổi tiếng thế giới. Nếu chúng ta sử dụng hệ thống báo cáo chuẩn do nó cung cấp, tức là chúng ta thừa hưởng kinh nghiệm quản lý, quy trình tiên tiến và tác phong chuyên nghiệp của hàng nghìn doanh nghiệp lớn toàn cầu đã tích hợp lại. Ứng dụng này là cơ hội để doanh nghiệp cải tiến quy trình và tái cấu trúc quản trị theo chuẩn thế giới. Nếu chúng ta sửa lại cho phù hợp với quy trình cũ của xí nghiệp, ngoài việc không được thừa hưởng thành quả tiến bộ của thế giới, ứng dụng còn chạy chậm hơn và phát sinh nhiều lỗi hơn.Thấy khách hàng vẫn chưa bị thuyết phục, tôi suy nghĩ rồi nói: "Các anh nhập giàn khoan về, giữ nguyên đưa vào sử dụng ngay, hay là sửa lại theo đặc thù của Việt Nam? Chắc là giữ nguyên? Nếu quy trình vận hành của nó khác với quy trình vận hành của giàn khoan cũ thì các anh sẽ đào tạo lại chuyên môn và bố trí lại nhân sự, chứ không phải sửa giàn khoan, đúng không? Vì các anh hiểu rằng, đây là một hệ thống phức tạp và hoàn chỉnh, không ai dại gì mà sửa lung tung...".Phần mềm này cũng thế. Nó cũng rất phức tạp và hoàn chỉnh, không cần chỉnh sửa trước khi đưa vào sử dụng. Các quy trình và mô hình quản trị đã cũ và lạc hậu của xí nghiệp nên thay đổi để phù hợp với nó thì tốt hơn.Thật may mắn là lãnh đạo xí nghiệp liên doanh đã nhìn ra vấn đề và chấp nhận thay đổi "những đặc thù" của mình, để có thể sử dụng hệ thống báo cáo mới - hệ thống chuẩn do phần mềm cung cấp. Nhờ vậy hệ thống này được triển khai thành công, đúng thời hạn và mang lại hiệu quả cao cho xí nghiệp cho tới ngày hôm nay.Tình hình rất khác đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Hiếm khi chúng tôi nghe thấy một doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu đáp ứng một cái gì đó đặc thù của họ. Khi triển khai phần mềm này, hầu như các doanh nghiệp nước ngoài đều sử dụng nguyên xi: vừa thuận lợi cho người triển khai, vừa hiệu quả cho người sử dụng.Tôi còn nhớ hồi đầu năm nay, khi đề cập đến yêu cầu trang bị bình cứu hỏa cho ôtô ở Việt Nam, ông Yoshihisa Maruta - Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam - từng bình luận rằng đây là “một quy định đặc thù của Việt Nam”. Tôi chợt nhận ra, Việt Nam đã trở nên quá nổi tiếng bởi những “đặc thù”, đến nỗi người nước ngoài đến làm việc ở đây sẽ bắt buộc phải biết, phải hiểu nếu muốn thành công.Tôi cho rằng, chỉ trong lĩnh vực văn hóa, chúng ta mới cần duy trì đặc thù, sự khác biệt như là bản sắc dân tộc. Còn các lĩnh vực khác như: công nghiệp, thương nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, ngân hàng tài chính… cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn và quy trình chung của thế giới.Bởi trong thế giới phẳng ngày nay, cơ hội và thách thức của các dân tộc đều giống nhau, dân tộc nào càng nhiều đặc thù càng khó hội nhập và phát triển.Hoàng Minh Châu Giống như thói nhũng nhiễu hạch sách quan liêu cũng là đặc thù của bộ máy công quyền Việt nam Việt Nam quả là một đất nước rất đặc thù, với những cơ chế đặc thù, mâu thuẫn đặc thù, và rất nhiều sự bất hợp lý đặc thù, cái đặc thù nọ sinh ra một cái đặc thù kia, kết hợp với cái đặc thù khác. Khi ai đó nói chúng ta phải thay đổi: "Ồ không, tôi sẽ giữ ý kiến của tôi, đất nước tôi rất đặc thù, xin hãy tôn trọng tôi". "dân tộc nào càng nhiều đặc thù càng khó hội nhập và phát triển". Có lẽ cái "đặc thù" này là sản phẩm của cái "ứng dụng phù hợp với thực tiễn Việt nam" chăng? Tôi lại nhớ đến "ngành kinh tế mũi nhọn", nhiều "mũi nhọn" đến mức có người hình dung ra "nền kinh tế trái mít". Có lẽ đấy cũng là một "đặc thù" riêng có của VN, góp phần làm cho VN chậm phát triển? ÔI tuyệt quá . Từ lâu tôi vẫn nghe đến cụm từ Bản sắc , hôm nay lại được nghe tiếp cụm từ Đặc thù . Anh đã nêu vấn đề một cách mạch lạc đúng ý tôi vẫn nghĩ mà tôi chẳng biết cách nói ra chính xác như thế. Cám ơn anh Chúng ta có 30 năm đổi mới, trong 30 năm đó thế giới thay đổi quá nhiều cò chúng ta vẫn giữ rất nhiều "đặc thù" hay đúng hơn là đặc quyền, đặc lợi tất cả mọi thứ xây dựng để phục vụ cho những cái "Đặc..." và cho những người "Đặc biệt" không chịu thay đổi thì còn lâu mới "Lỏng ra" để thoát được. Cảm ơn anh Châu vì bài viết này, rất hay ạ ! "đặc thù" chình là thể hiện tâm lý tự ti, tầm nhìn hạn hẹp, tư duy ao làng và nó hợp với cơ chế xin cho; thế cho nên cấp dưới phải hay lên cấp trên xin xỏ; cấp trên năng đi xuống cấp dưới để thể hiện quyền được ban phát ân huệ. "Tôi cho rằng, chỉ trong lĩnh vực văn hóa, chúng ta mới cần duy trì đặc thù, sự khác biệt như là bản sắc dân tộc. Còn các lĩnh vực khác như: công nghiệp, thương nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, ngân hàng tài chính… cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn và quy trình chung của thế giới." Một khẳng định rất chuẩn! Người dân có xe máy để đi thì suốt ngày các ông đe cấm...Còn ông thì xe ô tô công, tư đủ cả...bái phục!!! Sợ thay đổi, sợ cái mới và rất nhiều cái sợ khác, chỉ còn cách lấy hai chữ Đặc Thù ra làm bia bảo vệ cho sự tự ti. Tôi đồng tình với anh Châu. Địa phương nào cũng đòi đặc thù, ngành nào cũng đòi đặc thù, tổ chức nào cũng đòi đặc thù... và lãnh đạo cấp cao đồng ý. Cho nên bây giờ bộ máy phình càng ngày càng to mà không thể tinh gọn được, mỗi nơi một chính sách, luật pháp không điều chỉnh được. Góc nhìn rất sắc. Cần sự khác biệt để vươn lên chứ không phải để tụt lại. Bài viết rất hay và rất đúng! Trong công tác tư vấn tái cấu doanh nghiệp tôi cũng từng gặp những người vì sợ thay đổi nên vẫn hay dùng chữ "đặc thù" mà do đó càng gây khó hội nhập và phát triển như tác giả nói. Bảo thủ + Quyền lợi = Đặc thù Lại lo bò trắng rằng . Nói như bác thì lấy cái gì bỏ túi, xây nhà, sắm siêu xe . Phải có đặc thù . Quả là cao kiến! Bác viết mà cứ như điểm huyệt vậy.
Ví của vợ Thủ tướng Khắp nơi, người ta đề cao sự giản dị của bà. “Hình ảnh này cho thấy điều tương phản với những kẻ dị hợm mang đồ Hermes Birkins hay Audemar Piguet” - một ý kiến, được trích dẫn nhiều trên các báo Singapore, viết. “Mỗi khi vợ bạn nhìn vào hàng Prada, hãy cho cô ta coi tấm hình này” - một ý kiến khác nói.Trên mạng xã hội ở Việt Nam, chiếc ví của bà Hà Tinh cũng được chia sẻ rất nhiều như một ví dụ về sự giản dị, về đẳng cấp không cần thể hiện qua hàng hiệu. Nhưng ở đây tôi có một câu hỏi: nếu như đề cao chiếc ví 11 USD của bà Hà Tinh thì có mâu thuẫn gì với phía bên kia, nơi người đón bà, Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama, mặc những chiếc váy được thiết kế bởi các nhà tạo mẫu danh tiếng như Naeem Khan và Brandon Maxwell, trị giá hàng nghìn USD? Sự tôn vinh cái mác giá “11 USD” trong câu chuyện của bà Hà Tinh có thể tạo ra một tâm lý xấu. Không có gì sai khi người ta có tiền và quyết định mặc một chiếc váy hàng nghìn USD để tôn vinh bản thân; cũng không có gì đúng đắn hay đáng ngợi ca hơn khi họ có tiền và quyết định dùng một chiếc ví 11 USD.Vấn đề trong câu chuyện chiếc ví của bà Hà Tinh, không phải là mác giá, mà là việc nó được thiết kế bởi một chàng thanh niên mắc chứng tự kỷ. Chàng trai đó yêu khủng long và đã ngồi cần mẫn vẽ những con khủng long nhỏ xíu lên mẫu ví này. Thông điệp đằng sau việc dùng chiếc ví ấy, không phải là sự giản dị, mà là sự ủng hộ dành cho những người mắc chứng tự kỷ.Trong một con ngõ trên đường Trường Chinh, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp một chàng thanh niên ngơ ngác đi lại. Trên lưng áo cậu ta, có viết một dòng chữ bằng sơn đỏ: “Xin đừng đánh Minh”, cùng số điện thoại của gia đình. Tất cả những chiếc áo của Minh, mùa đông cũng như mùa hè, đều có dòng chữ ấy. Bố cậu phải viết nó, vì Minh hay ra đường trêu người khác. Cậu đã đến tuổi muốn “chạm” vào con gái, và có những ngày, về nhà với một vết chém dài trên đầu, máu chảy bê bết. Giữ trong nhà cũng không ổn, Minh muốn đi chơi. Thế là cậu cứ ra đường, trên lưng mang dòng chữ ám ảnh ấy. Tôi đã trò chuyện với nhiều cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ. Như một luật sư, có trình độ, học ở Tây về nhưng sự nghiệp đã chững lại nhiều năm vì phải chăm sóc cho con. Bây giờ có thời gian rảnh, anh hì hụi viết bài gửi cộng tác các báo, những bài viết về chứng tự kỷ. Nỗi đau của họ, một phần là đứa con thiệt thòi, một phần là vì xã hội vẫn quá thiếu nhận thức về tự kỷ và nhiều khi công khai thể hiện sự kỳ thị. Cho đến giờ, chữ “tự kỷ” vẫn được dùng với ý nghĩa đùa vui, trêu chọc, kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Họ buồn lắm.Chiếc ví của bà Hà Tinh, cho dù có giá 11.000 USD (một mức giá mà tổng giám đốc Temasek Holdings thừa sức mua), thì ý nghĩa của nó vẫn không thay đổi. Khi một nhân vật quan trọng quyết định sử dụng hình ảnh làm điều gì đó, thì thông điệp của nó không phải là về “mác giá” hay tự tô màu về “sự giản dị”. Barrack Obama đeo một cái đồng hồ 350 USD vì đó là quà của lực lượng mật vụ bảo vệ ông, một biểu hiện của sự tôn trọng với những cận vệ quanh mình hay rộng hơn là tất cả những người làm việc cho chính phủ của ông. Roman Abramovich hay đeo một chiếc đồng hồ 140 USD không phải vì ông giản dị, mà bởi vì đó là loại để đo nhịp tim, và Abramovich là người yêu thể thao, đã dốc tiền tỷ cho thể thao. Mark Zuckerberg quanh năm chỉ mặc áo phông xám, trông rất đơn sơ, nhưng áo phông của anh giá 900 USD một chiếc, vẫn là hàng hiệu. Thông điệp Mark muốn bắn đi là về sự tận tụy với công việc, không muốn mất thời gian chọn quần áo, chứ không phải chống lại việc ăn mặc thời trang.Và nếu có điều gì mà chiếc ví của bà Hà Tinh có thể mang đến cho chúng ta, thì đó không phải là bài học về sự giản dị hay chi tiêu, mà là về những đứa trẻ tự kỷ. Nhiều đứa trong số chúng vẫn đang lầm lũi đi lại ở đâu đó, chịu sự kỳ thị của người đời.Hoặc xa hơn, là về việc bà đã chủ động chuyển đi những thông điệp xã hội trong vai trò một chính khách. Không phải chính khách nào cũng có ý thức về điều này, thậm chí là không dám để cho ai nhìn thấy chiếc ví của mình.Đức Hoàng Tôi đồng quan điểm với nhà báo, Và đây mới là ý nghĩa thật sự của việc này Và một ai đó ở Việt Nam đang đi khắp thế giới kêu gọi bảo vệ Tê giác với chiếc túi Hermes da Cá sấu lột sống. Đây là một vấn đề khá mới được đưa ra mổ xẻ. Nhưng quả thật, đối với những chính khách ở nước ta thì chưa bao giờ và chưa lúc nào tôi có suy nghĩ để ý đến việc họ mặc gì, trang phục có đắt tiền, có là hàng hiệu hay không... Vì riêng việc xem họ làm có đúng không, có vì toàn xã hội không đã choán hết tâm trí tôi rồi, tai sao vậy nhỉ? Cảm ơn Đức Hoàng. Góc nhìn của một trái tim nhân hậu. Mình rất thích cách viết của Nhà báo Đức Hoàng. Một góc nhìn thông cảm. Một trái tim rộng lượng. Đức Hoàng viết bài nào cũng xuất sắc, rất sâu và nhân văn Lại lá ĐH. Cám ơn bạn vì đã có cái nhìn và giúp tôi có thêm được góc nhìn khác. Họ giản dị trong cả cách thể hiện quan điểm của mình. Hãy công bằng với người tự kỷ.Hãy cho người tự kỹ cơ hội được hòa nhập vào cuộc sống! bạn viết hay quá Đúc Hoàng Khi người ta tự tin, người ta không cần xoe xuê bề ngoài. Người thiếu tự tin thì dùng các vật dụng này nọ để nâng lòng tự tin lên.Nguyễn Hùng Cách tiếp cận vấn đề của bạn thật giản dị nhưng cực kỳ thông minh và nhân hậu. Đọc bài của bạn, tôi học được thủ pháp khi tiếp cận 1 vấn đề không chỉ bằng tri thức, phương pháp mà bằng cả lương tri. Xin cám ơn bạn rất nhiều. 11$ tiền sạch có giá trị hơn 11,000$ tiền bẩn Tôi. Phản ứng ko điều kiện. Những giọt nước mắt tự rơi khi đọc bài viết này. Chân thành cảm ơn info và 1 góc nhìn của Đức Hoàng. Thanks ! Xin được cảm ơn tác giả rất nhiều vì tôi cũng là người mẹ có con mắc bệnh tự kỷ. Tôi mong tác giả hãy có thêm 1 bài viết dành riêng cho các cháu. Tác giả hãy đến các trường học, hãy tìm hiểu xem các thầy (cô) đang đối xử thế nào với các con và nói hộ nỗi lòng của những người làm cha mẹ chúng tôi.
Những người 'làm luật' Cái chuyện doanh nghiệp bị truy thu cho những đơn hàng cũ không có gì mới. Đây là nỗi ác mộng khủng khiếp của doanh nghiệp. Tôi xin nói thẳng rằng nó chính là sự dằn mặt của cơ quan hải quan cho những kẻ "hỗn hào". Có doanh nghiệp vài đơn hàng đầu được thông quan bình thường. Nhưng các anh này mà thẳng băng, hay cự cãi thì xin "hãy đợi đấy". Một ngày đẹp trời, đột nhiên hải quan tính áp lại thuế và phát lệnh truy thu. Đây là nhát dao chí tử với doanh nghiệp, tiền mất, nguy cơ lỗ do những đơn hàng cũ đã bán xong, nguy cơ đóng cửa công ty do những đơn hàng mới bị đình lại trong giai đoạn truy thu. Cần thật sớm tước bỏ quyền lực đáng sợ này khỏi cơ quan hải quan, những đơn hàng đã hoàn thiện thuế không nên được phép lật ra nữa. Cảm ơn anh Tuấn nhiều, em rất thích bài này và nhất là câu cuối: DN không thể yên tâm làm ăn lâu dài trên mảnh đất mà sản nghiệp của họ dễ dàng bị định đoạt bởi một vài công chức tâm ít, quyền nhiều. Song em xin chia sẽ thêm là thực tế, không phải là một vài công chức đâu anh ạ mà nhiều nhan nhản. Lĩnh vực nào cũng có. Công chức bây giờ mấy kẻ có tâm? Làm cái gì cũng phải hỏi có tý... gì không? Một thời gian quá dài công chức kiếm tiền đã ăn sâu vào tâm trí của họ rồi... Tôi cũng làm bên xuất nhập khẩu và thường làm việc trực tiếp với Hải quan nên tôi hiểu vấn đề này rất rõ. Lúc mình đăng ký mã nguyên liệu đã mang mẫu cho Hải quan đăng ký và có sự xác nhận của công chức Hải quan đăng ký, nhưng lúc hàng bị kiểm hóa Hải quan bên kiểm hóa yêu cầu áp mã khác lại phải sửa tờ khai và làm công văn giải trình. Chính sự không đồng nhất giữa con người là rào cản với doanh nghiệp chứ không phải các văn bàn nằm trên giấy. Mình đã nhiều lần bị ép thành nước bởi công chức. Đành ngậm bù hòn làm ngọt, vì không ai có thời gian kiện cáo cả. Cơm áo gạo tiền thời buổi này quá lớn. Có lẻ vì thế mà công chức bây giờ là vua con. Phán sao nghe vậy. Đọc bài anh viết tôi thấy đồng cảm một nỗi buồn! Dung la cac co quan hanh chinh o viet nam: hanh la chinh. Cho nên tất cả mặc nhiên yên lặng, và tiêu cực ngày càng bùng phát. Hoặc là DN móc nối, hoặc là im lặng chịu đựng; trong hai lựa chọn thì người thông minh sẽ lựa chọn phương nào thì ai cũng biết rồi. Và hậu quả xã hội và nền kinh tế gánh chịu. Đến đây thì chúng ta cần chấn vấn lại tâm của người lãnh đạo doanh nghiệp rồi, đấu tranh dẹp bỏ cái xấu hay thỏa hiệp lợi dụng tình huống có lợi đôi bên? Là người VN có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và cả dân tộc phải làm gì? Nhưng liệu đó có phải là lần cuối cùng, và liệu doanh nghiệp ấy có phải chỉ là một trường hợp may mắn?Chỉ có thể trả lời câu hỏi này bằng cách thực hiện đúng câu mà người ta vẫn thường nói:"Quyền hạn GẮN LIỀN VỚI trách nhiệm" và QUYỀN LỢI gắn liền với NGHĨA VỤ.Có như vậy,thì trước khi ra quyết định 1 vấn đề gì người ta mới cẩn trọng suy xét,vì họ sẽ phải trả giá cho những quyết định sai lầm của mình.Còn không thì họ sẽ hành sự một cách cảm tính(nếu sai thì cùng lắm xin lỗi 1 câu hoặc đơn giản là rút lại quyết định sai đó).Còn doanh nghiệp kia về tương lai sẽ "sống trong sợ hãi" Ai đời như Việt Nam, cứ thích cầm đá tự ném vào chân mình, mãi không tiến bộ được là phải Bai viet that su da trut bo duoc noi long cua hau het doanh nghiep trong ca nuoc, ma bao lau nay ho phai ganh chiu khong the giai bai. Ai làm với Hải quan thì rõ, ngoài chuyện này còn thường xuyên sau thông quan, giá cả, nhà cung cấp vẫn thế mà sau thông quan từng tờ khai, mất tiền và thì giờ vô cùng, chi phí đội lên bao nhiêu, Hải quan là ngành tham nhũng dễ nhất, chuyện sach nhiễu xảy ra hàng ngày.... Việt Nam mình đang ở tình thế: Công chức trên, Doanh nghiệp dưới; Doanh nghiệp trên, người lao động dưới. Công chức (không phải tất cả nhưng một số) hành doanh nghiệp ư? hẳn nhiên là có. Doanh nghiệp (không phải tất cả nhưng một số) ở mức độ nào đó có thể dùng từ "bóc lột" "coi thường quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động". Như vậy, người dân mặc nhiên là "nhóm thấp cổ bé họng", bị thiệt thòi nhất. Và chắc chắn không có doanh nghiệp nào yên tâm làm ăn lâu dài trên mảnh đất mà sản nghiệp của họ dễ dàng bị định đoạt bởi một vài công chức tâm ít, quyền nhiều.- Hay Mot con nai non khong the thang duoc mot bay Su Tu doi
Sự tùy tiện vào luật Chúng tôi cũng vậy. Trong mười phút ấy tôi cố gắng mường tượng những gì ông đã trải qua trong ngần ấy năm tù oan, nhưng rồi bất lực. Thực tế quá kinh khủng, trí tưởng tượng của một nhà báo không đủ phong phú để hình dung ra những gì ông đã nghĩ và cảm nhận.Luật hình sự là ngành luật đòi hỏi sự chặt chẽ nhất, bởi nó liên quan mật thiết và tác động tức thì đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và tài sản con người. Nó đòi hỏi sự hợp lý và tỉ mỉ trong soạn thảo và vận dụng. Để đề phòng oan sai, người ta đã đưa ra nhiều nguyên tắc có lợi cho người bị áp dụng: nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tố tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội...Dù vậy, vẫn có những người bị tù oan như ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Huỳnh Văn Nén. Vẫn có những vụ án nhùng nhằng cả chục năm như trường hợp Lê Bá Mai bị cáo buộc giết người và hiếp dâm trẻ em. Vì thế, trong quá trình soạn thảo, dự thảo, thẩm định và thông qua Bộ luật Hình sự, việc "bấm nút" từng điều khoản, mỗi dấu chấm phẩy không chỉ là chế định khô khan, mà nó liên quan đến sinh mạng, đến thân phận con người.Bộ luật Hình sự là một công trình đồ sộ mà Bộ Tư pháp được giao chủ trì soạn thảo với sự đóng góp ý kiến của rất nhiều cơ quan chức năng, được Quốc hội thông qua sau nhiều lần dự thảo. Nó được gần 400 đại biểu, đại diện cho ý chí toàn dân, bấm nút biểu quyết. Mục đích của nó là bảo vệ có hiệu quả sự bình yên của xã hội trên cơ sở ngăn chặn và đưa ra chế tài mạnh mẽ với các hành vi xâm phạm những khách thể được nó tuyên bố bảo vệ.Cách đây hơn hai tháng, Bộ luật Hình sự sắp có hiệu lực được phát hiện có ít nhất ba điểm sai sót. Đó là sự trùng lắp chi tiết định khung hình phạt các tội liên quan đến ma túy ở các Điều 249, 250 và 252. Nếu không được sửa thì một hành vi có thể áp dụng các mức án khác nhau, dẫn đến tình trạng "Án hình sự xử sao cũng được" - phỏng theo câu nói của một chánh án tòa tối cao năm nào đối với án dân sự. Trước nay, các cơ quan áp dụng pháp luật vẫn thường bị kêu ca về sự tùy tiện. Bây giờ, sự tuỳ tiện ấy xuất hiện trong chính văn bản luật. Ba điểm sai đã khiến chúng tôi rất ngỡ ngàng. Thế mà nay, Bộ luật Hình sự được lùi ngày có hiệu lực để sửa lỗi. Có tới 90 điểm sai sót được phát hiện. Xem lại những điều luật có sai sót, tôi nghĩ rằng nó khởi đầu từ lỗi đánh máy của người làm văn bản; nó lọt qua quá trình dò lỗi của những người soạn thảo và thẩm định; nó "trôi qua" mắt của gần 400 đại biểu tại nghị trường quốc hội. Những sai sót của luật lẽ ra đã được phát hiện sớm hơn nếu ai đó, trong số hàng trăm, hàng nghìn người được lấy ý kiến, làm việc có trách nhiệm. Nhưng luật lại đã được thông qua từ sự lơ đễnh của cơ quan soạn thảo, thẩm định, của hàng nghìn đại biểu từng tham gia các cuộc họp đóng góp ý kiến ở các hội đoàn, địa phương; rồi đi qua sự lơ đễnh của đại biểu quốc hội khi bấm nút. Trách nhiệm của các đơn vị hay cá nhân cụ thể nào đó liên quan đến việc này chắc chắn sẽ được xem xét. Nhưng để xảy ra điều đó, tôi nghĩ mỗi người cũng nên tự hỏi liệu chúng ta có quá thờ ơ trước thân phận chính mình. Chúng ta luôn đòi hỏi được tham gia vào việc xây dựng luật, nhưng lại đã để những đàn lạc đà thản nhiên lọt qua lỗ kim khâu.Đức Hiển Cuối nhiệm kì mới lên tiếng chứng tỏ làm việc không có trách nhiệm, không vì dân. NHỮNG ĐÀN LẠC ĐÀ THẢN NHIÊN LỌT QUA LỖ KIM KHÂU .QUÁ Ý NGHĨA Mấy ai lơ đễnh trước thân phận của chính mình. Người ta chỉ lơ đễnh trước ... thân phận của người khác mà thôi. Bài viết hay, có tâm. Cảm ơn tác giả.. Quả là không sai. PL của ta hành lang pháp ly thì hẹp nhưng lỗ hổng thì con voi cũng chui lọt. Tại sao làm luật lại cứ phải nêu lên vài ba mức áp dụng chế tài? lấy ví dụ một hành vi vi phạm hành chính trong GT có ít nhất 2 mức phat tiền? Tại sao không 80.000d hay 100.000 luôn một mức? Tại sao cứ phải dành riêng cho cái người phán xử được quyền tùy tiện? Luật là Luật chung chứ đâu phải của riêng ai? Phải truy cứu trách nhiệm những người đã để sai lỗi này xẩy ra sau khi nghị trường đã thông qua. Chuyện tưởng đùa mà là thật. Khi nào áp dụng quyền im lặng thì VN mới văn minh được Cac ong toan la cao hoc voi tien sy Bài viết rất sâu sắc. Tôi tâm đắc với câu: "Nhưng để xảy ra điều đó, tôi nghĩ mỗi người cũng nên tự hỏi liệu chúng ta có quá thờ ơ trước thân phận chính mình. Chúng ta luôn đòi hỏi được tham gia vào việc xây dựng luật, nhưng lại đã để những đàn lạc đà thản nhiên lọt qua lỗ kim khâu". Nếu chúng ta ngay cả trách nhiệm với chính bản thân mình còn thờ ơ thì làm sao có thể tròn trách nhiệm với người khác, với cộng đồng. Cảm ơn nhà báo Đức Hiển! Tóm lại là sự thờ ơ vô trách nhiệm của hàng nghìn người đại diện cho nhân dân! Người làm ra luật còn sai thì nói ai được VN quá kém trong soạn thảo luật. Như các nước khác văn bản luật của người ta có khi gần trăm năm ko phải sửa, đây thì lần nào họp cũng sửa mà vẫn không vào đâu với đâu? "của hàng nghìn đại biểu từng tham gia các cuộc họp đóng góp ý kiến ở các hội đoàn, địa phương". Cái này thì tui không đồng ý, tôi có tham dự một buổi lấy ý kiến về BLHS, ở đó người tham dự góp ý từ lỗi chính tả đến lỗi câu, lỗi trùng lặp trong các điều- khoản. Nhưng có lẽ khi văn bản góp ý đưa lên trên chả ma nào đọc, thực trạng buồn của lập pháp ở VN. 90 lỗi này ai phát hiện ra? Cám ơn tác giả về "những đàn lạc đà thản nhiên" lơ đễnh đến nổi chúng không biết chúng đang vác thứ gì trên vai. Một cái lo nữa là bấm nút Thông qua ngân sách có sửa được không ..?
Xe công, xe quan Ông Thuận cũng là người đã dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc khoán xe công vào lương. Thay vì sử dụng xe biển số xanh của cơ quan đưa đón đi làm, người được tiêu chuẩn này sẽ nhận hàng tháng một khoản tiền để tự túc phương tiện.Ông Thuận lý giải, khoán xe công sẽ tiết kiệm chi ngân sách bởi nó thấp hơn nhiều so với tổng chi lương lái xe, tiền mua xe, xăng dầu, bảo dưỡng. Nhưng không vì vậy mà quan chức nhận khoán bị "thiệt thòi", bởi nó giúp chủ động thời gian, thay vì sếp làm việc thì lái xe ra quán ngồi chờ. Thời ấy ông được khoán 4,5 triệu đồng, trời nắng ông đi xe ôm, mưa thì đi taxi, mỗi tháng cũng chỉ hết hơn triệu. Ngày hưu ông còn tiết kiệm được một khoản kha khá để sửa nhà. Đi xe ôm và taxi, ông nghe được nhiều câu chuyện để hiểu hơn về đời sống người dân, nghe họ nghĩ gì về cán bộ, chính quyền.Thế nhưng cái nghị quyết tiến bộ và tiết kiệm ấy dù được Quốc hội ban hành hơn 10 năm, cho đến nay vẫn không được mấy quan chức áp dụng. Mới đây nhiều địa phương còn xin nâng gấp đôi số lượng xe công của Sở ngành từ 2 lên 4 chiếc. Đâu đâu cũng nại ra hoàn cảnh đặc thù và nhu cầu công tác để xin thêm xe. Lãnh đạo nhiều tỉnh, thành kêu ca với Bộ trưởng Tài chính trong cuộc họp sơ kết 6 tháng diễn ra ngày 2/7, nại đủ lý lẽ để xin thêm định mức xe công. Trong khi đó theo thống kê của các bộ ngành địa phương, hiện có 7.000 chiếc xe công dư thừa và năm 2015 có 600 xe công được sắm mới.Với xe đưa đón cán bộ đi làm, các quan vẫn thích đi xe công hạng sang với tài xế riêng hơn là nhận khoán và thuê taxi, xe dịch vụ. Ông Trần Quốc Thuận lý giải trong một bài trả lời phỏng vấn lý do là... khâu oai. Nhiều chuyện "giao dịch", tiếng nói của một người đi xe biển xanh 80B có trọng lượng và mang lại lợi lộc cá nhân gấp rất nhiều lần cái khoản 4,5 triệu đồng được khoán.Mới đây, ông Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang bị phát hiện gắn biển xanh cho chiếc Lexus mà ông "đi mượn". Thế, ngay cả khi ngồi xe sang rồi thì người ta vẫn muốn nó mang biển xanh. Tôi nghĩ rằng với những ông quan đó, vấn đề không phải nằm ở sự tiện lợi trong đi lại, mà là sự tiện lợi trong "giao dịch". Người ta muốn mọi người hiểu rằng đấy là xe của quan chức. Nói rộng ra, xe công trong nhiều trường hợp phục vụ cho khâu oai, muốn "đẳng cấp" hơn người khác.Hơn chục năm trước, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc còn cho sơn lại hai chiếc xe Toyota mới mua thành màu đen. Lý do được một lãnh đạo văn phòng trả lời báo chí là: "Đen mới VIP, chúng tôi thích VIP!".Tôi nhớ câu chuyện về Tổng thống Uruguay, ông Jose Mujica. Ông đi một chiếc xe hơi cũ sản xuất từ hơn 20 năm trước, sống trong một ngôi nhà tuềnh toàng ở ngoại ô, nơi vợ ông làm nông dân và ngày ngày bán sản vật vườn nhà ở ngôi chợ quê. Có lần trên đường lái xe đi làm, một người vẫy tay xin đi nhờ nhưng hàng chục chiếc xe trước đó đều lướt qua không dừng lại. Jose Mujica dừng xe cho người kia đi nhờ và phân trần: "Tôi rất vội và tôi chỉ có thể chở anh đến nơi xa nhất là Phủ Tổng thống!". Đến lúc này người đi nhờ xe mới biết tài xế là con người quyền lực nhất Uruguay. Chi tiêu công đang là một gánh nặng của ngân sách vốn đã thâm hụt. Một đồng chi ra phải cân nhắc hiệu quả phục vụ cho lợi ích chung. Người dân không thể chấp nhận tiền đóng thuế của mình được chi mua sĩ diện và giải quyết "khâu oai" cho những người được dân bầu lên.Tôi tự hỏi, liệu việc đi một chiếc xe cũ kỹ có khiến Tổng thống Jose Mujica trở nên kém đáng kính, kém "oai" trong mắt người dân nước ông? Hay là ngược lại?Đức Hiển anh Hiển à! bất cứ ông bà cha mẹ nào cũng hay dạy con cháu là "học hành thành tài, làm quan, thăng quan tiến chức, nhà cao cửa rộng, người xe đưa đón, rạng danh dòng họ...". Không ông bà cha mẹ nào dạy con cháu " con sau này làm quan là đầy tớ của nhân dân rồi, lấy dân làm gốc, làm việc gì cũng lo cho dân, nghĩ đến đồng bào...."Vậy đó, tư tưởng thâm căn cú đế đó truyền từ đời này sang đời khác không bao giờ thay đổi được. Không cần đến tổng thống, thủ tuớng chức vụ cao, có không ít người mới làm cán bộ ở phường, xã mà đã "oai" đến tận trời...thua Quan miền Nam còn đỡ, quan miền Bắc lái xe con đi làm là bình thường, nội cái chuyện văn hóa phong bì mấy ông miền Bắc còn phải dạy mấy ông miền Nam. Mà thôi đi, ai làm quan thì đều phải tranh thủ, tôi nếu có điều kiện thì tôi cũng vậy... "Người dân không thể chấp nhận tiền đóng thuế của mình được chi mua sĩ diện và giải quyết "khâu oai" cho những người được dân bầu lên" . Câu hỏi là tại sao chúng ta vẫn "bầu" rồi lại kêu? Chúng ta đã vô trách nhiệm với vận mệnh của mình trước rồi. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Bài viết hay! Nhưng rốt cuộc làm được gì Mình hoàn toàn đồng ý với nhà báo Đức Hiển. 100% là các lãnh đạo xin thêm xe là để giải quyết khâu oai. Mấy chục triệu dân Việt Nam chẳng lẽ không đi làm được hoặc không làm việc hiệu quả là do thiếu phương tiện đi lại à? Đất nước còn khó khăn thì nên nghĩ cách để tiết kiệm chi tiêu ngân sách chứ sao lại cứ nghĩ cách mõi được đồng nào thì mõi như vây. Ở ta có các cụm từ "SANG CHẢNH", "OÁCH XÀ LÁCH",...Làm quan mà có xe đưa rước loại sang trọng và biển số màu xanh với biển số đẹp là OÁCH XÀ LÁCH.Cái biển xanh +số đẹp nó mới OAI PHONG LẨM LIỆT.ĐẶC THÙ của hầu hết các vị ngồi trên các xe này là có khuôn mặt rất NGHIÊM NGHỊ, trắng phau phau. Rất đúng với những gì nhà báo ĐH đã nói và tôi xin thêm rằng bây giờ các quan Tỉnh, quan Huyện đều có xe riêng (quan huyện đi xe Cam ry hạng sang), nhiều đám tiệc tùng đều thấy thường xuyên có mặt những xe đó. Thử hỏi tiết kiệm ở chỗ nào và ai là người có trách nhiệm quản lý loại xe này? Quy định của Nhà nước về chính sách xe công là rõ ràng, tuy nhiên việc thực hiện vô cùng tùy tiện bởi lòng tham và sự đố kỵ (bản thân người sử dụng xe công sẽ tự nhận ra điều này).Tôi cho rằng, cớ chế quản lý xe công cần chặt chẽ chứ hàng ngày tôi nhìn thấy từng đồng tiền thuế của doanh nghiệp của dân cứ chảy đi vô tội vạ theo cách này.Có chăng, Nhà nước nên tổ chức lại bộ máy quản lý/điều hành xe công một cách tập trung, xe sẽ không do Bộ, Sở, ... quản lý mà do cơ quan khác độc lập như Văn phòng điều hành xe. Mỗi khi các cơ quan có nhu cầu thì gửi yêu cầu đến VP đó, họ sẽ phân xe vừa tận dụng được nguồn lực vừa để các "quan" bớt "tự tung tự tác" sử dụng thoải mái nữa. Các quan chức mỗi lần đi xe công xin hãy nhớ đấy là mồ hôi xương máu của nhân dân. Các vị hãy tự kiểm điểm lại đã làm được gì cho dân cho nước hay chưa, hay chỉ biết cầm cái xe biển xanh, chạy loanh quanh và vi phạm luật giao thông ngoài đường. Nói được ,làm được.Luật là Luật. Còn không, nếu không đủ quyền lực thực thi, họ không chấp hành, HÃY CHO VỀ VƯỜN HẾT; thế là xong chuyện . Nói ra mắc cở,cứ như trẻ con nì nằn xin bánh ấy. Còn tùy ông ạ. Dân mình, doanh nghiệp Việt cũng cứ thấy xe đẹp mới coi trọng. Có cầu sẽ có cung. Tôi đi mua nhà bằng xe máy, đám cò không thèm tiếp. Tôi nói kiếm cái nhà 10x20m, chúng nó nhìn như tôi bị tâm thần.Hôm sau lái ô tô sang đến, chúng nó xun xoe thấy buồn ói đi xe công giải quyết khâu oai chỉ là chuyện nhỏ, cái cơ bản là xài xe chùa, có người phục vụ, lợi dụng vào việc riêng hưởng được càng nhiều càng tốt không mất tiền, thứ hai là Đi xe công thì chỉ đỡ bị công an,cảnh sát hỏi hoặc được ưu ái khi phóng nhanh vượt ẩu, rượu chè vui chơi thoải mái không lo bị phạt. Có thể tác giả nhìn nhận ở góc độ Oai của các "sếp". Tuy nhiên xét về lợi ích, chế độ cho lãnh đạo khi khoán xe công vào lương thì lại có vấn đề. Cụ thể như ở tỉnh tôi, nếu khoán xe cho lãnh đạo Trưởng, phó vào lương sẽ xảy ra trường hợp: Thủ trưởng đơn vị không đi họp được lại chuyển cho phó đi (họp hành ở địa phương tôi diễn ra thường xuyên, 1 ngày 1 lãnh đạo họp 2-3 cuộc là bình thường, có ngày phân công trên lịch có thể tham gia 5-7 cuộc/lãnh đạo). Vậy kinh phí đi lại có chuyển từ Trưởng sang phó được không? đối với văn hóa VN thiết nghĩ là rất khó thực hiện. Theo tôi nghĩ đây cũng là một trở ngại đối với việc triển khai khoán xe vào lương. Đặc thù của Việt Nam mà, thế mới nghèo lâu dài, nghèo bền vững Không chỉ oai đâu, còn vô khối lợi ích cá nhân khi có xe công và lái xe riêng.
Trạm y tế 'trùm mền' Ở Tây Nguyên, giữa những nương rẫy bạt ngàn, đối với nhiều người dân, trạm y tế có thể được coi là cơ sở y tế tuyến cuối.Tuy vậy, nếu chỉ biết đến thế thôi là chưa đủ. Lần đầu tiên lên Tây Nguyên, đến một trạm y tế của huyện Lăk, tôi khá bất ngờ với sự khang trang của nó. Trạm được trang bị đầy đủ: máy xét nghiệm công thức máu, máy siêu âm, máy đo điện tim, kính hiển vi... Đối với một trạm y tế, như vậy là khá "sang". Nhưng tất cả những thứ đó đều "trùm mền".Tôi nghĩ đến việc nhân lực không đủ trình độ. Nhưng không phải. Trưởng trạm là một bác sĩ, các nhân viên đều được đào tạo. Họ khẳng định mình đủ khả năng vận hành những cái máy đó.Chưa hết, chính quyền đã thể hiện sự quan tâm đến đồng bào bằng cách bỏ tiền mua toàn phần BHYT cho toàn bộ người nghèo và gần toàn phần BHYT cho hộ cận nghèo. Toàn bộ những người thuộc hộ nghèo khi khám bệnh sẽ được BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa. Cái xã mà tôi đến hầu hết là hộ nghèo, nên có thể nói 100% dân ở đó có BHYT. Nhưng tại sao máy móc hiện đại lại phải "trùm mền"? Theo tôi cớ sự có thể không chỉ ở ngành y. BHYT có một quy định, đó là trần thanh toán. Tất cả bệnh nhân đi khám bệnh có dùng thẻ BHYT, nếu chi phí nằm ở mức dưới trần, họ sẽ được thanh toán toàn bộ. Nếu chi phí vượt trần, người bệnh sẽ phải đồng chi trả. Ở xã mà tôi đến, người M’Nông thuộc diện hộ nghèo, rẫy cũng không có, đi hái cà phê thuê, thì lấy đâu ra tiền.Và thế là nhân viên y tế cứ như những con gà mắc tóc, vướng víu lằng nhằng trong những ma trận quy định, không biết đường nào để thoát ra. Trong khi đó, hầu như tất cả bệnh nhân đều chỉ được khám chay, phát cho vài viên thuốc loại rẻ tiền.Niềm tin vào trạm y tế cứ thế mà bay đi với gió đại ngàn. Chẳng còn mấy người muốn đến với trạm. Vậy thì nhân viên đến trạm để làm gì? Đồng lương thực sự không đủ nuôi sống họ. Họ không thể đến trạm y tế để ngồi chơi, trong khi có thể tỉa bắp, trồng mì, phụ giúp cho bữa cơm, lo cho con học hành.Sẽ có người thắc mắc, thế những người không thuộc diện nghèo, có khả năng đồng chi trả thì sao? Đây là một câu hỏi hay. Muốn xét nghiệm thì phải có hóa chất. Một đơn vị hóa chất nhỏ nhất dành cho xét nghiệm cũng là vài trăm mẫu. Hạn sử dụng rất hạn chế, chỉ vài tháng. Nếu không có nhiều bệnh nhân, giá xét nghiệm sẽ bị đội lên do chi phí hóa chất, cao gấp nhiều lần giá mà BHYT chi trả. Tiền ở đâu để bù lỗ?Từ một năm rưỡi nay, chúng tôi giúp đồng bào xã Đắc Phơi, huyện Lak, mỗi tháng 8 triệu đồng, tương đương với 400 lần siêu âm, điện tim... Trạm Y tế Đắc Phơi đã trở thành nơi mà bà con các xã khác cũng tìm đến, vì họ được thêm một cái gì đó, gia tăng khả năng hết bệnh.8 triệu đồng mỗi tháng, đối với một cá nhân là số tiền khá lớn. Nhưng đối với một xã, nó chẳng thấm tháp vào đâu, cho dù có mang lại niềm vui cho nhiều người. Hãy tưởng tượng rằng một dự án ODA, ví dụ như dự án vệ sinh môi trường đô thị TP HCM, vay 450 triệu USD, mỗi năm nhà nước phải trả lãi 300 tỷ đồng, mỗi giờ đồng hồ trả lãi 34 triệu đồng. Mà dự án này đã chậm tiến độ nhiều tháng trời. Khắp cả nước, còn bao nhiêu dự án chậm tiến độ và tỷ lệ lãng phí vốn là bao nhiêu? So sánh nào cũng là khập khiễng, nhưng nói vậy để thấy rằng 8 triệu đồng nhỏ nhoi đến mức nào.Chỉ cần một điều chỉnh nhỏ về chính sách, đồng bào nghèo sẽ được hưởng sự chăm sóc y tế tốt hơn hẳn, nhân viên y tế không phải bỏ trạm đi trỉa bắp, trồng mì. Hàng chục nghìn tỷ bỏ ra cho bà con vùng sâu vùng xa không phải "trùm mền" trong sự xót xa.Võ Xuân Sơn Đề nghị các quan chức hãy vào đây để đọc những phân tích sâu sắc này Cám ơn bài viết sâu sắc của Anh. Còn nhiều sự khập khiễng, xót sa nữa Anh ạ khi mà toàn những vụ án tham ô, lãng phí hàng nghìn tỷ đồng. Những bữa ăn nhậu của các quan chức vài chục triệu tại các nhà hàng sang trọng trong khi bữa cơm của các Em học sinh nội trú vùng cao là cá do Thầy Cô thương mà ra suối bắt về còn lại là rau rừng. Bài viết hay ,sâu sắc,có tâm có tầm.Cám ơn bs Võ Xuân Sơn đã đưa góc khuất bất cập của ngành Y Bộ Trưởng Y Tế cần tham khảo Bảo hiểm y tế ở VIệt Nam còn khá bất cập trong vấn đề chi trả. Các bệnh viện ngán nhất là cuối năm bị BHYT xuất toán (tức không thanh toán) một khoản nào đó. Trong khi bệnh nhân thì đã điều trị xong từ lâu, cũng ko thể bắt họ đóng tiền thêm. Bệnh viện coi như phải tự bỏ tiền ra bù vào các khoản này. Thế nên nhiều bệnh viện không muốn đầu tư cho khu vực BHYT mà chỉ phát triển các khu khám dịch vụ là vì vậy. Chính sách của nhiều nghành do những ông quan quan liêu đặt ra nên nó xa rời thực tế lắm.Không có những chính sách tốt thì làm sao phát triễn được Tôi hoàn toàn đồng ý. Không nên chỉ vì một chuyến thị sát, thấy "vườn không nhà trống" thì vội vàng khiển trách hoặc quy kết trách nhiệm. Cam on Bac Si da cho chung toi hieu them nhung chinh sach, va hieu tai sao tram y te lai trum men. Cách vận hành của bộ máy Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của chúng ta chắc chỉ có lợi cho ít người nào đó chứ thực tế đa số người dân và nhân viên đều chịu khổ mà không được có ý kiến gì, có nhiều cô bác đi khám bệnh ở tuyến huyện nói rằng tiền "xe ôm" tốn cả trăm ngàn, mất hết buổi sáng để chỉ lãnh thuốc chừng vài chục, do vậy mà họ có xu hướng ra tiệm thuốc ở chợ xã mua luôn, vừa đỡ tốn kém lại không mất thời gian ; tất nhiên đó là sự so sánh không đúng. Còn phía bệnh viện thì họ nói bệnh càng đông càng lỗ, nếu chuyển bệnh nhân nặng lên tuyến trên thì cũng lỗ nhưng ít hơn là điều trị. Thủ tục để quyết toán với bên BHYT thì ôi thôi là một rừng nhiệt đới, cách vài ngày lại thay đổi một lần, ở trên cứ ngồi nghĩ ra để ở dưới chạy trối chết và trong những lúc phải làm mệt đến lú lẫn thì những sai sót về thủ tục coi như bị từ chối thanh toán hết, từ đó dần anh em không còn nhiệt huyết đâu mà phục vụ nữa, sau cùng ai chịu đây ? Cảm ơn anh Sơn đã giúp tôi có cái nhìn bao quát hơn về việc này. Trần BHYT là để chống lại cái chuyện bác sỹ "vẽ" ra bệnh cho bệnh nhân để buộc BHYT phải thanh toán. Lẽ ra BHYT phải có bác sỹ chuyên khoa chuyên kiểm tra hồ sơ bệnh án "vẽ" để phạt bác sỹ thì họ đưa ra những quy định chống lại đối tượng là bệnh nhân. Mục tiêu đúng nhưng sai đối tượng nên cái gì cũng sai. Ở các nước, mọi bệnh viện đều có quyền tự chủ về BHYT (tự phát hành thẻ, tự thanh toán) thì VN đẻ ra cái cơ quan BHYT hoàn toàn độc lập với việc khám chữa bệnh. Bảo hiểm nói chung và BHYT nói riêng là hình thức kinh doanh tài chính. Kinh doanh kiểu gì mà phải đặt ra "trần" thanh toán là đủ hiểu nó kém hiệu quả đến mức nào. Hãy để cho các bệnh viện tự kinh doanh BHYT là xong. Họ không thể tự "vẽ" trên đồng tiền của chính họ, đúng không ? Cám ơn anh, bài viết rất hay, nhưng tôi xin bổ sung thêm... nếu khám vượt trần BHYT thì người Bs khám phải chi tră bằng cách trừ vào tiền lương hoặc tiền tăng thêm hàng tháng. Ngành y tế khám theo BHYT chứ không phải khám theo bệnh... cả ngành y tế như gà mắc tóc chứ đâu chỉ ở Trạm y tế xã. Tui thấy chỉ với giá trị nhỏ - 8 triệu đồng nhưng có khi sử dụng hợp lý mang lại giá trị hiệu quả to lớn hơn 450 triệu mỹ kim đó Nếu các quan anh quan chị mà hiểu biết và thấm nhuần tâm công như bài báo viết thì đất nước ta đã khác chứ không như bây giờ . ( nghèo quá). Sự thật được phơi bầy chỉ chờ các nhà quản lý hành động. Cảm ơn BS Võ Xuân Sơn đã có bài viết hay.
Ăn, chơi sau nửa đêm Tôi nhớ có lần mời một số người bạn từ TP HCM đi ăn đêm. Cuộc nhậu đang vui thì có tiếng loa “đề nghị hàng chị Thúy tắt đèn, dọn dẹp”. Hóa ra đã quá 12h. Đến vòng sau thì những dân phòng nhảy từ xe bán tải xuống thu hết ghế. Loa vẫn phát. Khách hàng lục tục ra về. Không về cũng chẳng được. Chiếc loa pin trong tay anh cảnh sát trật tự liên tục phát ra những cảnh báo. Chị chủ quán nháo nhác dọn hàng. Nhiều đĩa thức ăn mới vơi một nửa. Lần đó tôi nhớ nhất, bởi quá ái ngại với những người bạn từ xa. Còn chuyện đang đưa miếng ăn lên miệng mà phải nháo nhác chạy, là chuyện cơm bữa với những người ăn đêm ở thủ đô.Làm báo, tôi thường xuyên phải rời cơ quan lúc nửa đêm về sáng, và thường xuyên phải “ăn trong sợ hãi”. Có lần, chủ quán thấy công an từ xa, cuống cuồng khoá kín cửa lại, xe tôi để ngoài, đứng bên trong sợ chết điếng mà không biết làm thế nào.Thế nên, không chỉ tôi vui mừng khi người đứng đầu chính quyền Thủ đô, ông Nguyễn Đức Chung tuyên bố trong Hội nghị “Diên Hồng” về du lịch vừa tổ chức ở Hội An rằng, Hà Nội sẽ bỏ “giờ giới nghiêm” đối với các điểm vui chơi.Theo số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2016, khách quốc tế đến Hà Nội đạt trên một triệu lượt người, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách nội địa đến Hà Nội cũng tăng nhanh, đạt gần 4,6 triệu lượt, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, với tổng lượng khách đến Hà Nội đạt hơn 5,6 triệu lượt người, doanh thu từ du lịch của thành phố đạt trên 16.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Một bộ phận không nhỏ trong số mấy triệu du khách đó luôn có nhu cầu đi chơi đêm, ngắm Hà Nội về đêm và tất nhiên là ăn uống. Những vị khách chi tiêu nhiều nhất, lại đến từ một múi giờ khác. Vậy nên việc dỡ bỏ lệnh cấm vui chơi sau “giờ giới nghiêm” là điều đáng lẽ Hà Nội phải làm từ lâu. Một thành phố vì hòa bình mà lại cấm người dân vui chơi sau nửa đêm thì có vẻ phản tác dụng. Hơn nữa ngành du lịch sẽ thêm doanh thu từ những vị khách vi vu sau thời điểm đó.Trước ý tưởng của ông chủ tịch, đã có những ý kiến băn khoăn. Người ta viện ra rằng nhiều hàng quán tại Hà Nội nằm xen giữa những khu dân cư. Tiếng “dzô dzô” cả đêm có lẽ là điều mà cư dân nơi đó không muốn và không thể chịu đựng nổi. Cũng có ý kiến liên hệ giữa các tụ điểm ăn chơi đêm và tình hình an ninh trật tự. Tất nhiên trước một sự thay đổi bao giờ cũng có những ngại ngần hợp lý. Vào tháng 6 năm nay, Đại tá Trần Đức Tài, Phó Giám đốc Công an TP HCM đã phát biểu rằng án giết người trong 6 tháng đầu năm tăng 5 vụ (10,2%), 70%-80% số vụ giết người là do ăn nhậu. “Lãnh đạo Công an TP sẽ nghiên cứu, tham mưu hạn chế loại hình kinh doanh quán nhậu ban đêm để ngăn ngừa tội phạm”, Đại tá Tài nhấn mạnh.Thế nhưng, đó không phải là lý do để hạn chế quyền kinh doanh của người dân, quyền hưởng thụ của công dân. “Không quản được thì cấm” là phương thức quản lý cũ kỹ và không phù hợp với thời đại mới. Các vi phạm về trật tự công cộng, như làm ồn tại khu dân cư đã được quy định trong Nghị định 167/2013. Các thiết chế phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh xã hội cũng đã được quy định đầy đủ bằng rất nhiều văn bản. Các cơ quan chức năng và người dân có trách nhiệm thực hiện nó ngày cũng như đêm, không phân biệt đối tượng nào, cá nhân, hộ gia đình hay hàng quán. Nếu nói rằng vì có chỗ vui chơi ban đêm mà phát sinh thêm nguy cơ, thì rõ là tư duy “không quản được thì cấm”.Đã đến lúc Hà Nội dỡ bỏ “giờ giới nghiêm” và đặt những barrie trong lòng người kinh doanh. Chính những người kinh doanh sẽ phải tự điều chỉnh để chiều lòng khách cũng như phục tùng những quy định pháp luật. Bởi vì tư duy “không quản được thì cấm” chưa bao giờ giúp xã hội phát triển.Trần Anh Tú "Trời đánh tránh bữa ăn". Nhưng tôi cũng đã có một lần bị đuổi khỏi quán khi đang hàn huyên với người bạn lâu mới gặp. Khách gây ồn ào thì cứ phạt theo các quy định ồn ào. Khách giữ được yên lặng cớ sao cứ phải đi theo số ít các ông ồn ào như các quy định. Chẳng qua chính quyền đang muốn dành thuận lợi về cho mình trong quá trình quản lý nên mới đưa ra các quy định kiểu thà giết nhầm còn hơn bỏ sót. Đây là kiểu quy định sản sinh ra các công bộc quan liêu, lười động não trong công việc. Họ chỉ biết sử dụng pháp luật như một công cụ hoàn thành nhiệm vụ được giao mà chẳng phải làm gì. Chính quyền đang bị dắt mũi bởi những công bộc lười nhác như vậy! Mấy ông công an sợ mất thi đua nên mới giờ bài cấm đoán này nọ. Chứ các ông ấy chăm chỉ đi tuần tra thì tội phạm nào dám lộng hành. "tư duy “không quản được thì cấm” chưa bao giờ giúp xã hội phát triển". Chuẩn! Ai thích ngủ thì ngủ, ai thích chơi thì chơi. Làm ca đêm về 2 h sáng kiếm chỗ ăn uống ... thì sao? "Ăn chơi thâu đêm, suốt sáng" và "gây rối trật tự công cộng, làm ồn" thì 1 cái là hợp pháp và 1 cái là phạm pháp. Cái nào phạm pháp phải xử lý, cái nào hợp pháp phải bảo vệ, lúc đó sẽ chẳng có gì để "gây khó chịu cho cộng đồng dân cư" hết đó nhé (ví dụ như khu vui chơi có thể cách âm, hoặc cách xa khu dân cư, tới khu dân cư phải giữ trật tự ...nếu không muốn bị xử phạt hoặc về đồn công an). Đừng so sánh một cách khập khiễng, hãy mình vì mọi người, ở đâu cũng có nhũng quy định nhằ phù hợp với điều kiện xã hội, tình hình dân cư và nhất là việc đảm bảo tình hình an ninh trậ tự tại địa bàn. Đừng thấy ở Việt Nam mình an nimh, chính trị ổn định mà tùy tiện ăn chơi thâu đêm, suốt sáng, gây sự khó chịu cho cộng đồng dân cư, điều đó thực sự không không nên ủng hộ! Không ủng hộ. Ở TP HCM cũng phải cấm như HN. Biết bao gia đình bố mẹ ngồi nhà chờ cửa mà lo sợ thấp thỏm con mình đi chơi đêm tới 1,2 giờ sáng chưa thấy về, liệu chơi bời, nhậu nhẹt rồi xảy ra chuyện không hay. Nên nhớ phần lớn các tệ nạn xảy ra vào ban đêm đó. Khi dân trí chưa cao thì chuyện cấm là tốt nhất. Ăn chơi hay không tùy mỗi người (Ngocanh Pham ạ!) Đó là nhu cầu tự thân. Bởi thế, ở các thành phố lớn, chừng nào còn có khách, chủ hàng còn thức bán. Bán ban ngày, không ai rảnh, không ai chịu nóng nực, ngồi nhậu giữa ban ngày khó coi, thì bán cho ai??? Ngay o My, Canada hay cac nuoc phuong Tay cung chi co 1 so khu vuc duoc mo cua hang quan suot dem hoac den 1, 2 gio sang. Nhung khu vuc nay thuong la nhung khu vuc khong co dan cu, chi co sieu thi, nha hang thoi. Ngoai ra tat ca deu dong cua vao luc 9 hoac 10 hoac 11 gio dem de bao dam an ninh, trat tu va su yen tinh giac ngu cho cac cu dan o trong cac khu vuc do. Cac quy vi lanh dao nha nuoc can phai co su hieu biet sau rong ve luat phap, doi song cua cac quoc gia khac truoc khi quyet dinh nhung van de quan trong cua dat nuoc, khong the lam vui long cho tat ca moi nguoi duoc. Mình ủng hộ "giờ giới nghiêm" như vậy sẽ bớt được tệ nạn trộm cắp, cờ bạc, đàn ông sẽ về nhà sớm thay vì cứ ngật ngưỡng ngoài quán rượu. Cần quy hoạch rõ ràng các khu kinh doanh, ăn chơi nào đủ điều kiện , tách khỏi khu dân cư sinh hoạt thì mới được kinh doanh suốt đêm còn những nơi kinh doanh, ăn chơi xen kẽ trong khu dân cư đô thị thì phải dừng hoạt động trước 23h thì mới phù hợp. Thử nghĩ xem một quán Karaoke hay một quán nhậu mà ở khu dân cư hay đô thị mà hoạt động suốt đêm thì những hộ dân cư xung quanh có sống nổi không? nên qui định một số phố đc ăn chơi sau nửa đêm thôi ko nên qui định hết Muốn phát triển du lịch thì ngoài các yếu tố như vệ sinh môi trường, chất lượng dịch vụ (khách sạn, điểm tham quan, dịch vụ nhà hàng ...), thì không thể thiếu những khu vui chơi giải trí mở cửa thâu đêm suốt sáng. Còn để quản lý được an ninh trật tự thì cần phải có cảnh sát du lịch thường xuyên có mặt ở các khu này. thành phần ăn chơi SAU nữa đêm. LÀ KHÔNG TỐT RỒI Không ủng hộ việc tới thời điểm này còn tồn tại "lệnh gới ngiêm "
Phát đạn của Xuân Vinh Nhưng ngay cả trong ánh hào quang của tấm huy chương mà Tuấn đã mang về, tôi vẫn nhận ra sự cô độc của những vận động viên đã gắn mình với thể thao thành tích cao.Năm đó, người đồng hành với Tuấn trong hành trình đến vinh quang là Nguyễn Thị Thiết. Cô là vận động viên cử tạ đầu tiên của Việt Nam đến với đấu trường Olympic, tham dự Athens 2004.Tại Bắc Kinh 2008, cô vẫn xuất sắc giành vé tham dự cùng Hoàng Anh Tuấn. Nhưng ít ai biết rằng, Thiết chính là người đã hỗ trợ Tuấn trong suốt thời gian tập luyện và thi đấu tại Bắc Kinh. Không có trợ lý, Thiết tự mình lắp từng bánh tạ cho Tuấn tập. Hàng trăm kilogam mỗi ngày. Bất chấp việc đó sẽ ảnh hưởng tới chính thể lực của Thiết. Đó là lựa chọn của Nguyễn Thị Thiết, khi cô biết rằng cơ hội để có thành tích của bản thân là rất nhỏ, còn của Hoàng Anh Tuấn thì rõ ràng hơn.Khi Tuấn giành huy chương bạc, trong phát biểu với báo chí, anh có lời cảm ơn dành cho Nguyễn Thị Thiết. Nhưng không mấy ai bận tâm về lời cảm ơn ấy. Nếu không phải là thành viên của môn thể thao vua, được hàng triệu người tung hô chờ đợi, những vận động viên của chúng ta phần lớn cô độc trên hành trình vươn tới đỉnh cao. Ngày hôm nay, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh mang về cho thể thao Việt Nam chiếc huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử Olympic. Gương mặt anh được chiếu đi chiếu lại trên truyền hình và các báo đồng loạt đưa lên trang nhất. Tên của anh được nhắc tới trên môi hàng chục triệu người Việt Nam, những ngày này, và sẽ còn rất lâu nữa, ít nhất là mỗi kỳ Olympic khởi tranh.Nhưng nếu anh bắn trượt viên đạn cuối cùng (điều từng xảy ra với Vinh, hai lần), thì mọi thứ sẽ là con số 0 tròn trĩnh. Không có một lời tung hô khen ngợi nào đã đành. Không có luôn cả một lời chia sẻ, động viên. Vinh sẽ ngồi lại đó, thất thần, có thể là khóc. Một mình. Bởi vì, công chúng, và cả những người có trách nhiệm của ngành thể thao Việt Nam, không mấy ai quan tâm tới “con đường”. Hầu hết, chỉ quan tâm tới “đích đến”.Hoàng Xuân Vinh từng ngồi khóc trong cô độc giữa nhà thi đấu sau khi bắn trượt phát đạn cuối tại Asian Games 2010, khi cả đoàn đã ra về. Khán giả không biết đến anh để động viên khi ấy. Hoàng Xuân Vinh cũng đã phải tự đi gõ cửa cầu may để… mượn súng trước thềm Cúp Thế giới tại Đức, và tự dốc tiền túi ra để mua đạn.Đến hôm nay khi bắn súng lên đỉnh thế giới, nhiều người mới biết được sự khổ cực của những vận động viên bắn súng Việt Nam. Đạn đắt, mỗi buổi tập chỉ có ít đạn, họ tập khan, tức là chỉ giơ súng lên cho thuần thục động tác. Rồi cả báng súng, không có loại vừa tay, các vận động viên Việt Nam cũng trở thành thợ tiện chuyên nghiệp, tự đẽo báng súng cho mình.Còn rất nhiều người như thế, kể cả những người tưởng sống trên đỉnh vinh quang. Tiến Minh vẫn một mình lặn lội xách vợt đi thi đấu khắp Á sang Âu, tự mình giành lấy vị trí trên bảng xếp hạng, mà không có tài trợ từ ngành Thể dục Thể thao. Vươn lên đẳng cấp thế giới từ một tay vợt phong trào đã là một nỗ lực phi thường, nhưng nếu không có vàng, anh vẫn hay được gắn mác “tâm lý yếu”. Không tiền tài, có thể không có chút danh vọng, có thể là một sự lãng quên tuyệt đối, nhưng nhiều người trong số họ đã sống và cống hiến hết mình. Nếu có điều gì có thể lý giải được cho sự chung thủy ấy, chỉ có thể là tình yêu với cái nghiệp họ đã chọn.Nếu như mọi thứ chỉ được quy đổi bằng quy luật cung - cầu, bằng lý trí, bằng tiền và sự thừa nhận, thì sẽ không có tấm huy chương bạc của Tuấn ở Bắc Kinh năm 2008; cũng sẽ không có niềm tự hào của ngày hôm nay, khi Quốc ca Việt Nam vang lên tại Rio de Janeiro, giây phút mà nhiều người Việt đã bật khóc. Lịch sử không được tạo ra bởi những quy luật. Lịch sử được tạo ra bởi ý chí con người.Phát đạn quyết định của Hoàng Xuân Vinh, tấm huy chương trên cổ anh, đã trở thành niềm động viên cho tất cả vận động viên đang ngày đêm tập luyện cho dù không được nhắc tên một lần. Và hơn thế, là lời nhắc nhở chúng ta rằng ở đâu đó, vẫn có rất nhiều Hoàng Xuân Vinh khác đang đơn độc trong hành trình mang vinh quang cho Tổ quốc.Gia Hiền Bài viết quá hay. Cảm ơn tác giả! Tôi đã khóc vì bài viết của Bạn. Hãy động viên các VĐV dù họ thất bại. Đừng gắn mác "Yếu tâm lý" cho họ khi thất bại. Không chỉ ngành thể thao, mà nói rộng ra, chúng ta rất biết đầu tư vào những thứ không-sinh-ra-gì-cả và không bao giờ đầu tư vào bài bản.Tư tưởng không chăm cây, chỉ mong hái quả nó thấm vào hầu hết các tầng lớp rồi. Một con én không làm nên mùa xuân nhưng một con én sẽ báo hiệu mùa xuân sắp về và những con én khác sẽ về dệt nên mùa xuân rực rỡ! Cảm ơn nhà báo đã giúp cho độc giả hiểu được thêm thực trạng thể thao nước nhà Vâng, đúng là ở đâu đó vẫn có rất nhiều Hoàng Xuân Vinh khác đang đơn độc trong hành trình mang vinh quang cho Tổ quốc. i Bài rất hay, không chỉ trong thể thao, sang tạo văn học, nghệ thuật cũng rất cần ý chí. Chúng ta hay nói đến thiên tài là do trời cho, nhưng đó chỉ là năng khiếu bẩm sinh, lao động, ý chí không khuất phục trước nghịch cảnh mới tạo nên thiên tài. quốc ca vang lên và nước mắt rơi xuống :") rơi xuống vì tổ quốc tự hào Bài viết rất là niềm động viên lớn Vinh quang dành được trong khó khăn thì càng ngọt ngào.Việt nam cần phải xã hội hóa thể thao thì thể thao vn mới có thể phát triển bền vững được Dành cả ngày trời để tìm đọc, thậm chí là đọc lại những thông tin mình đã biết, về chiến công vang dội của Hoàng Xuân Vinh cũng như con đường gian nan mà anh đã phải trải qua để có được ngày hôm nay. Đọc đi đọc lại, xem đi xem lại giây phút viên đạn cuối cùng đi trúng đích và bài Tiến quân ca được cất lên, đến tận bây giờ vẫn còn vui sướng đến nổi da gà. Cảm ơn anh, cảm ơn tất cả những vận động viên vẫn đang ngày đêm tập luyện vì màu cờ sắc áo, và cảm ơn tác giả vì đã gợi nhớ đến những khó khăn mà người đời vẫn thường cố tình quên đi ấy. Lời bình tuyệt vời. Tự hào là người dân Việt. Cảm phục cử chỉ đẹp của vận động viên người Brazin giơ tay chào trong suốt thời gian quốc ca Việt Nam cử hành và hành động ngược lại của vận động viên Trung Quốc. bài viết tuyệt quá :3 Đãi ngộ ở mình chưa bằng 1 nửa của nước khác nếu ko có đam mê và nghị lực thì cũng phải gục ngã trước cơm áo gạo tiền và nhiều nỗi lo khác Gia Hiền, bạn biết vì sao bài báo của bạn ít người chia xẻ không? "Đám đông" của chúng ta là vậy đó, từ Trên xuống Dưới ... Ai đó nói rằng "Lao động là vinh quang" ... theo tôi không hẳn là như vậy trong chúng ta. Cám ơn Gia Hiền về bài báo.
Đổ lỗi cho quy trình Ở nơi tôi sống hẳn nhiên có rất ít người dân tộc thiểu số. Chứng minh thư của tôi vì thế thường xuyên sai: lần nào cũng lù lù một chữ “Kinh” trong phần “Dân tộc” như một thói quen của người đánh máy. Và lần nào, đi làm mới chứng minh thư cũng mất đến hai lần: một lần làm, một lần đổi.Một trong những lần như thế, tôi mới biết chứng minh thư có thể cấp mới nhanh tới mức độ nào. 10 phút - tính từ lúc tôi phát hiện bị sai phần "Dân tộc", cho đến lúc tôi nhìn thấy cái chứng minh thư mới. Tất nhiên không chỉ nhờ lời nói suông, tôi cũng có “động tác mềm” vì cần gấp cho một chuyến công tác quan trọng. Nhưng mà 10 phút thì quả thật rất đáng kinh ngạc. Ở đâu đó, với các “động tác mềm”, bạn có thể làm được giấy tờ hành chính trong ngày, hoặc nửa ngày, chứ tôi chưa bao giờ tưởng tượng nổi một quy trình vốn được quy định kéo dài 15 ngày được kéo xuống chỉ còn 10 phút.Tôi không có ý khuyến khích thực hiện mọi việc theo cách "không đúng quy trình" như trên. Bởi trong một xã hội thượng tôn pháp luật, "quy trình" được thiết lập là để tuân thủ chứ không phải để vi phạm. Nhưng tôi cũng từng chứng kiến nhiều việc được thực hiện một cách cứng nhắc theo quy trình như thế nào.Tôi nhớ nhất chuyện một thanh niên bị xe biển xanh đâm phải ở Quảng Trị. Anh bị tai nạn cách nhà mình hai cây số. Nhưng sau tai nạn, anh được đưa vào viện, rồi nằm đó, không ai chăm sóc, tiền nong không có, người nhà không biết. Suốt bốn tháng ròng, người thanh niên kia được coi là "mất tích". Đến khi tìm được, hỏi cái cơ quan phụ trách chiếc xe biển xanh kia, thì ai cũng nói rằng mình đã làm đúng quy trình. Cơ quan không chịu trách nhiệm về xe đang lăn bánh trên đường, mà là tài xế. Tài xế thì không thể chịu trách nhiệm khi chưa có kết luận của cơ quan điều tra. Một người bị xe công vụ đâm phải, trên xe có cả lãnh đạo, mà nằm vạ vật trong viện bốn tháng ròng? Hãy cứ coi như anh ta mất tích một cách “đúng quy trình”.Quy trình đã được vận hành theo những cách khác nhau như vậy. Phải nghe chuyện những người nhiễm HIV hay mắc bệnh ung thư đi làm giấy tờ hành chính, mới cảm được cái gọi là “đúng quy trình”. Họ có thể sẽ chết mà không đủ giấy tờ thừa kế lại mảnh đất cắm dùi cho người thân. Sau đấy sẽ lại là một quy trình khác.Cũng bởi vì quy trình mặc nhiên là bất khả xâm phạm, nên nó được coi như một thứ “kim bài” để người ta trưng ra mỗi khi có khúc mắc. Đúng quy trình, họ nói, như thể rằng điều đó hẳn nhiên đồng nghĩa với đúng đạo đức, đúng bối cảnh, đúng với tất thảy những mối quan hệ biến động liên tục trong xã hội.Một cán bộ đã gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng “hạ cánh” ở đâu đó theo một quyết định bổ nhiệm “đúng quy trình”. Một bệnh nhân bỗng nhiên tỉnh dậy và phát hiện ra rằng mình mất một chân sau một nỗ lực điều trị “đúng quy trình”. Quy trình thì không thay đổi nhưng khái niệm “Đúng quy trình” thì ứng biến linh hoạt. Với một số người, như người dân nghèo, thì nó cứng nhắc đến tàn nhẫn. Với một số người khác, nó linh hoạt đến đáng ngờ. Ở tỉnh nọ, từng có một quy trình bổ nhiệm được xác lập riêng biệt, và người đầu tiên được bổ nhiệm là con trai cựu Bí thư.Quy trình tạo ra bởi con người và để phục vụ cho con người, cho lợi ích, cho sự tiến bộ của cộng đồng. Nó có thể được vận dụng linh hoạt ở một số trường hợp cụ thể nhưng tuyệt nhiên không thể bị biến thành công cụ để làm khó người này và "chạy tội" cho người kia.Và một khi xã hội, dù vận dụng "đúng quy trình" vẫn có hàng loạt sai sót xảy ra, người ta phải nghĩ đến chuyện xem xét lại quy trình và những con người tạo ra quy trình đó. Đúng Qui trình chỉ là cách biện hộ cho sự quan liêu, vô trách nhiệm, kém năng lực của những người có liên quan Rút kinh nghiệm đã tiến hóa thành đúng quy trình ! Quy trình là cái chi chiNgười nghe chẳng hiểu thứ gì chi môCá chết trắng cả mặt hồCác vị giải thích vĩ mô quy trìnhCon quan lên chức hiển vinhCác ông nói đúng quy trình khó ngheBội chi ngân sách mỗi hèNợ công tăng vút khi nghe mà buồnQuy trình ở mọi ngọn nguồnPhục vụ đất nước luôn luôn mạnh giàuQuy trình mà để bênh nhauKhông nên tồn tại trước sau hại người! Quy trình làm chứng minh nhân dân 15 ngày là không sai, tuy nhiên, nó chỉ đúng với cấp lần đầu. Những lần sau, bởi vì thông tin cá nhân đã lưu trữ sẵn trong máy tính, số chứng minh nhân dân không đổi trừ phi đối tượng có ....giấy báo tử của chính mình, nên chỉ mất vài phút. Cơ quan hành chính biết điều đó nhưng dân không biết. Vì vậy, cái quy trình cấp giấy lần đầu này được mặc nhiên áp dụng cho các lần sau để đòi hỏi cái khoản "động tác mềm". Bởi vậy, cải cách thủ tục hành chính phải có tiêu chí là cải cách về mặt thời gian, còn quy trình cũng như nội dung của thủ tục là chuyện riêng của cơ quan hành chính. VN luôn thất bại trong cải cách hành chính là vì tiêu chí cải cách không đúng, thậm chí vô lý đến mức hài hước. Về chuyện anh tài xế bị "mất tích", nói xin lỗi, lỗi là do chính bản thân anh ta. Tức là, trên người anh ta không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào, kể cả cái giấy cơ bản nhất là chứng minh nhân dân. Nếu sự việc xảy ra ở bất cứ nước nào khác, cơ quan hành chính cũng bó tay huống gì VN. Không có giấy tờ tùy thân, ai biết anh là ai. Ở 1 số nước có luật pháp nghiêm khắc, không xuất trình được giấy tờ tùy thân có thể bị tống giam chờ điều tra. Anh là công dân chứ có phải tội phạm đâu mà không có giấy tờ tùy thân hợp pháp. Tóm lại, lỗi không phải ở quy trình mà ở người sử dụng quy trình không đúng mục đích hoặc bóp méo để vụ lợi. Quy trình "thăng giáng" của các quan là cái không hề công khai minh bạch, ai biết thế nào là đúng là sai ? Bởi vì không công khai minh bạch nên chuyện bóp méo quy trình là hiển nhiên (áp dụng quy trình khen thưởng cho cán bộ có dấu hiệu phạm pháp), ai xác minh được. Tôi không đồng ý với phát biểu "áp dụng linh hoạt" của tác giả. Quy trình là nguyên tắc, không thể áp dụng tùy tiện trừ phi nó có dấu hiệu lạc hậu, không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, cần phải sửa chữa bổ sung. Vấn đề muôn thuở vẫn là con người. Quy trình dù đúng dù tốt đến mấy trong tay những kẻ bại hoại kém đạo đức cũng biến thành xấu, thành dở. Đúng rôi Luật cũng làm đúng qui trình mà vẫn sai .-Phải có người chịu trách nhiệm trong qui trình đó chứ? Bài viết rất hay.Tôi từng đi bộ đội, thời trong quân ngũ, có 1 chuyện cũng liên quan đến quy trình mà tôi thấy rất buồn cười. Phòng ở của trung đội chúng tôi có 4 cái quạt trần, nhưng đều đã hỏng từ lâu, chúng toou ý kiến với đại đội trưởng để được thay quạt mới cho anh em. 1 tháng sau vẫn chưa thấy quạt mới đâu, lại ý kiến thì được giải thích như thế này, quạt là do cục doanh trại của Hậu cần quân khu câp muốn xin quạt mới thì phải báo cáo lên tiểu đoàn, tiểu đoàn mới báo cáo lên trung đoàn, trung đoàn lại báo lên sư đoàn, sư đoàn đề xuất với quân khu, rồi gì gì đó theo một quy trình, phân cấp thứ tự, duyệt tới, kiểm lui, cục doanh trại hậu cần mới đồng ý cấp quạt mới. Toàn bộ một quy trình như vậy diễn ra trong vòng gần 1 năm, 1 năm đó chúng tôi không có quạt, ý kiến thì đại trưởng bảo đừng ý kiến nữa. Và cuối cùng, đúng theo quy trình, quạt cũng về, và 1 tháng sau, chúng tôi xuất ngũ. Tuyệt vời. đúng quy trình, một bộ phận không nhỏ, chưa triệt để, chất lượng chưa cao,.... những cụm từ đã đi vào truyền thyết trong những câu chuyện cổ tích nhưng vẫn mang tính thực tiễn quy trình rơi vào tay kể dối trá và biển lận, thì hậu quả là xấu xa. dân hết sức coi khinh Bao giờ cũng chỉ có một chiêu mà các bác trách nhiệm sẽ trương ra cái bảng là Đúng nguyên tắc,Đúng quy trình.nhưng nếu gặp người cao tay ấn bẻ lại cái quy trình, quy chế nhùng nhằng ấy thì chắc chắn các bác sẽ dùng chiêu cuối cùng mà chưa ai phá được đó là sợi dây Rút Kinh Nghiệm. bảo đảm sẽ hạ cánh an toàn trong mọi trường hợp…….. xã hội này là vậy đó, rõ chán! Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả là chúng ta phải nghĩ đến chuyện xem xét lại quy trình và những con người tạo ra quy trình đó. Nhưng sẵn tiện tôi lại tiêu cực đúng quy trình một chút. Lỡ như, cái quy trình được tạo ra "đúng quy trình" và những con người tạo ra quy trình đó làm nhiệm vụ cũng đúng quy trình thì chắc mình sẽ thôi xem xét đấy. Quy trình này đúng quy trình! Cảm ơn nhà báo Đức Hoàng, nhà báo đã nói lên được những quy trình và những người vận hành quy trình vô đạo đức đang tồn tại ở đất nước này. Man makes law and man implements the law he made - Luật là để bảo vệ sự công bằng (công lý) còn việc người ta nói rằng tôi/chúng tôi đã làm "đúng quy trình" (nhưng kết quả của cái gọi là "đúng quy trình" đó lại mang lại sự không công bằng) thì đó là những con người "chưa trưởng thành - không chịu lớn". Ôi cái quy trình của Việt Nam! thánh thần thiên địa ơi! Tôi lên Phường xác minh nhà để làm sổ hộ khẩu. Họ bảo 10 ngày sau sẽ có kết quả. Trong khi đó chẳng thấy 1 ông bà cán bộ nào đến xác minh cả. Như vậy mà mười ngày sau cũng có kết quả mới hay chứ! Rồi lên công an làm sổ hộ khẩu, hẹn đến 3 tuần mới có sổ hộ khẩu. Trong khi con tôi sắp vào năm học mới, nếu sổ hộ khẩu không có thì trường không nhận. Lên trường giải thích với bà hiệu trưởng để được bà nhận cho vào học thì bà ấy cứ khăng khăng đòi có sổ hộ khẩu mới nhận. Ôi cái quy trình của Việt Nam. Nhưng nếu "làm động tác mềm" chắc sẽ có hồ sơ xác minh nhà sớm, sổ hộ khẩu cũng có sớm, thậm chí chưa có sổ hộ khẩu chắc bà hiệu trưởng cũng sẽ nhận. Haizzzzzzzzzzzzzzzzz Đọc xong càng ngẩm càng thấy buồn. Dùng "quy trình để bao biện cho thói tắc trách, tham lam" .
Bài xích cực đoan Trong chuyến đến Mỹ vừa rồi, tôi thấy rõ các điểm du lịch tràn ngập khách Trung Quốc. Dù đó là thác Niagara huyền thoại giữa Mỹ và Canada, là khu tưởng niệm vụ khủng bố 11/9 hay tượng Nữ thần Tự do ở New York; dù là cầu Cổng vàng, phố Lombard, bến tàu 39 ở San Francisco hay Universal Studios Hollywood... Ở đâu tôi cũng có cảm giác người Trung Quốc chắc phải chiếm đến một nửa tổng số du khách ở đó. Nước Mỹ lớn như vậy, Mỹ còn chưa nằm trong Top 10 quốc gia đón nhiều khách Trung Quốc nhất mà đã thế, thử hình dung các điểm đến Top 10 của người Trung Quốc thì "mật độ" du khách nước này cao đến mức nào? Đó là Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hong Kong, Thái Lan, Pháp, Italy, Thụy Sĩ, Macau và Đức. Trong năm 2015, có 120 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, chi 104,5 tỷ USD. Số người Trung Quốc ra nước ngoài du lịch cao hơn dân số nước ta, còn chi phí du lịch nước ngoài của họ bằng một nửa GDP nước ta.Mặc dù là nước láng giềng, Việt Nam không hề nằm trong số điểm đến du lịch được ưa thích của người Trung Quốc. Thẳng thắn mà nói, khách du lịch nước này đến Việt Nam chủ yếu từ các địa phương, với mức thu nhập và khả năng chi tiêu thấp hơn so với những người nước này đi du lịch Tây Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Họ đi Việt Nam vì giá cả phải chăng, vừa túi tiền, chứ không hẳn vì Việt Nam có sức hấp dẫn hơn các điểm đến nói trên.Hơn 104,5 tỷ USD mỗi năm là con số hấp dẫn đối với ngành du lịch của nhiều quốc gia. Dù là các nước giàu như Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Italy, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, tôi chưa thấy nước nào "chê" nguồn tiền này cả, mà họ còn cạnh tranh rất mạnh để chiếm phần càng to càng tốt. Pháp, Italy thậm chí cho cảnh sát Trung Quốc sang tham gia tuần tra ở các điểm du lịch để cùng quản lý du khách Trung Quốc. Nếu như dăm ba nhà hàng, cửa hàng chọn chiến lược "chuyên nghiệp hoá", chuyên phục vụ khách Trung Quốc, thì cũng chẳng mấy người địa phương quan tâm (đâu phải vì thế mà người địa phương hết nơi ăn uống, mua sắm?).Khoảng 20 năm trước, Dubai tràn ngập khách Nga. Không ít nhà hàng, cửa hàng ở Dubai treo biển "Chỉ phục vụ người Nga" vì họ tuyển toàn người Nga làm nhân viên bán hàng và chỉ bán những thứ hàng mà khách Nga thích mua; họ không sẵn sàng, không muốn phục vụ và gặp phiền toái với các khách không phải người Nga. Người Dubai không vì thế mà phản ứng với các nhà hàng, cửa hàng "chuyên Nga" đó. Nói cho cùng, chọn ai để phục vụ cho chuyên nghiệp là quyền của mỗi nhà kinh doanh.Trở lại chuyện Việt Nam, tôi còn nhớ cảnh những khách sạn, nhà hàng ở Nha Trang vắng khách; sân bay Cam Ranh ít chuyến bay sau khi mất gần hết du khách Nga. Tôi còn nhớ sự lo âu hiện rõ trên mặt các vị lãnh đạo địa phương, sự chán nản của các nhà đầu tư du lịch (không ít người là bạn bè của tôi), sự thất vọng của những người lao động bị mất việc (trong đó có nhân viên của công ty tôi). Việc các doanh nghiệp du lịch và các hãng hàng không Việt Nam sau đó tìm được nguồn khách Trung Quốc lấp đầy các khách sạn, bãi biển, nhà hàng ở Nha Trang và trả lại sự tấp nập cho sân bay Cam Ranh là một thành công lớn. Ai chẳng muốn có được những nguồn khách cao cấp hơn đến từ Tây Âu, Mỹ, Australia, Nhật Bản... nhưng trong khi chưa thu hút được các nguồn khách cao cấp (và khó tính hơn), chẳng lẽ lại đóng cửa ngồi chờ? Các nhà đầu tư lấy đâu tiền trả nợ ngân hàng, các chủ nhà hàng lấy đâu tiền trả tiền thuê mặt bằng, người lao động kiếm đâu việc làm để sống? Chê khách Trung Quốc ai cũng làm được, nhưng có là người trong cuộc mới hiểu hết được khó khăn của doanh nghiệp du lịch khi mất nguồn khách và sự cơ cực của người lao động khi mất việc, mất thu nhập. Cũng không có cơ sở để lo rằng nơi nào đông du khách Trung Quốc thì khách "Tây" không đến. 120 triệu du khách Trung Quốc đi khắp nơi, nếu tránh các điểm đến có du khách Trung Quốc thì khách "Tây" không còn nơi nào để đi du lịch nữa.Người Trung Quốc vào nước ta dù phần đông không cao cấp, không chi tiêu nhiều như khách Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản, nhưng cũng mang lại cho các doanh nghiệp du lịch, hàng không khoản doanh thu không dưới 500 triệu USD mỗi năm. Đây không phải là số tiền nhỏ để chê. Còn đối với người du lịch Trung Quốc, họ là người dân, không quyết định quan điểm của chính quyền Trung Quốc về các tranh chấp giữa hai quốc gia, không phải là đối tượng thích hợp để tỏ thái độ. Hướng dẫn viên Trung Quốc nào có lời nói, thái độ sai trái, việc làm vi phạm pháp luật Việt Nam thì cần xử lý riêng hướng dẫn viên đó. Khách du lịch Trung Quốc nào có hành động không đẹp thì cần nhắc nhở, chấn chỉnh riêng khách đó và công ty tour của họ. Theo tôi, bài xích khách Trung Quốc nói chung là điều cần tránh vì nó không những làm hại nhiều doanh nghiệp du lịch nước ta, mà còn thể hiện chủ nghĩa dân tộc cực đoan, thứ không văn minh và không tốt cho sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào.Lương Hoài Nam Bài viết của Ông LƯơng Hoài Nam cũng có lý, nhưng Tôi là một người dân ở Đà Nẵng cảm thấy khó chịu khách DL Trung Quốc lắm khi mà họ không văn minh lịch sự , nói chuyện ồn ào xả rác bừa bãi , như vừa rồi còn có chuyên đốt tiền VN, cướp chuối của người bán hàng rong tại ĐN làm cư dân phẩn nộ lắm đây có phải nhận thức , văn hóa của họ quá kém không? Còn chuyện phát ngôn sai sự thật về lịch sử , địa lý của VN thì phải xử theo pháp luật VN còn những khách DL người TQ thì xử lý sao đây khi mà có thông tin trên mạng phản ánh về khách DL TQ thì môt số nhà quản lý, cũng như công an đều nói tôi chưa nắm được thông tin, chưa có báo cáo ....Rõ ràng quản lý an ninh trật tự của VN quá kém không toát lên được một tinh thần làm chủ , quan chức thì sợ trách nhiệm, người kinh doanh thì chỉ lo lợi nhuận nên chẳng ai quan tâm xem những người TQ kia họ làm gì nên mới có chuyện người TQ mua đất ở chổ trọng yếu, kinh doanh ở chổ gần khu quân sự , lừa đảo người dân bao nhiêu năm chẳng ai hay biết , chính quyền có biết thì cũng làm ngơ. Tôi nghĩ các cấp chính quyền nên tăng cường công tác giám sát mọi hoạt động của các tour dl khi họ đến địa phương, tai mắt của chính quyền chính là những người kinh doanh , lái xe taxi, xe ôm trên các khu DL, bải biển.... và các khách DL nội địa, phải cung cấp số điện thoại cần liên lạc khi cần thiết (đăng ở nhiếu nơi dể thấy ). Người Việt nam mình không cực đoan bài xích du khách, trước đây ở Khánh hoà , Bình thuận hầu như là du khách Nga, họ cũng đem theo rắc rối cho cư dân bản địa, nhưng họ tránh xung đột trực tiếp như đốt tiền Việt nam hoặc gây chuyện với người bán hàng.... Chúng ta tôn trọng không có nghĩa là im lặng, cần có phản ứng kịp thời với chế tài đủ mạnh với du khách Trung quốc vi phạm luật pháp Việt nam. Bài này cùng với bài Trung Quốc - Quen hay Lạ là 2 bài báo tôi chờ đợi rất lâu trên VNExpress này rồi. Chúng ta đang bài Trung 1 cách mù quáng mà ko nhận ra rằng họ là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, khoa học công nghệ cũng ko kém các quốc gia phương tây là bao và đang từng bước được khẳng định. Ở Mỹ đại học nào cũng có vài giáo sư người TQ, họ thực sự rất giỏi và cực kì chăm chỉ. Phong cách kinh doanh của TQ rất hay mà chúng ta vẫn thường nói là tiền nào của nấy. Bạn đưa họ $100 thì họ sản xuất cho bạn cái smartphone chất lượng chừng đó, nhưng bạn cho họ $1000 thì bạn sẽ có smartphone ko thua gì iPhone. Chúng ta ham rẻ nên hàng TQ kém chất lượng mới tràn lan, chứ Mỹ cũng nhập hàng TQ nhiều hơn cả chúng ta nhưng có ai chê chất lượng đâu? Thay vì chê bai họ thì hãy học hỏi họ, thay vì đuổi họ thì hãy tìm cách kiếm tiền từ họ như các nước phương Tây vẫn đang cố làm. Thân ái! cực kì thích bài viết của chú ạ , bài xích vì chủ nghĩa dân tộc hay là vì sự sợ hãi nhược tiểu ^_^ Tôi cũng đồng ý . Đừng róng lên hồi chuông bài xích TQ , không có lợi đối với nước láng giềng to lớn . Cần bình tĩnh giải quyết từng sự việc ... Vấn đề là quản lý như thế nào thôi.Các chú Ba qua Mỹ đều trở nên ngoan ngoãn Có một điều anh Nam không để ý đến đó là khách du lịch Mỹ đa phần la dân khá giả va giàu tri thức. Lý do là khi xin Visa nhập cảnh, đại sứ quán của Mỹ siết rất chặt nên những người được đặt chân đến Mỹ phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của họ; ví dụ như: chứng minh thu nhập, chứng minh tài chính, học vấn, tôn giáo v.v...Còn Việt Nam chúng ta thì bất kể thành phần nào cũng được chào đón.Có nhiều vấn đề khác biệt mà chúng ta cần phải suy ngẫm.Thân chào và chúc anh sức khoẻ. Bạn nói đúng, nhưng hiện tại một số khách du lịch TQ sang ta có tính chất phá và có nhiều hành đọng cực đoan... Anh nói đúng quá, vấn đề ở đây là tăng cường quản lí của địa phương. Đà Nẵng có chuyển biến rồi còn các địa phương khác hình như còn loay hoay, trong khi người dân thì đang lãnh đủ với tốc độ làm việc của địa phương. Khách du lịch TQ thì ở đâu cũng phát sợ vì sự thiếu văn hóa, ồn ào kiểu trọc phú vừa mới có tiền (đáng buồn là nhiều người VN khi đi du lịch cũng vậy đấy). Tuy nhiên hướng dẫn chui, và nhất là xuyên tạc lịch sử, địa lý của VN thì không bao giờ cho phép Tôi cứ bài xích thì sao ??? Quan điểm đúng, văn minh, hiện đại về góc độ kinh tế còn về vấn đề tình cảm thì... Tôi k yêu nổi người Trung Quốc. Nói chung là người VN tự hại người VN mà thôi. Rất cảm ơn bài viết của anh. Trên rất nhiều diễn đàn ở VN rất nhiều người bình luận kiểu rất thiếu tính xây dựng, không thích TQ là chuyện của họ nhưng a dua theo kiểu la lối chửi bới, bài xích cả văn hóa, nghệ thuật, diễn viên của TQ. Cứ thấy ai xem phim TQ khen hay là y như rằng có thành phần vào nói lung tung. Dạo này tôi ít vào face vì cứ vào là đập vào mắt các trang mà mình chẳng mong muốn toàn nói chuyện bài xích TQ nhưng tôi nghĩ có lẽ trừ 1 vài nhân vật cầm càng có ý đồ ra thì phần lớn toàn thanh niên sửu nhi a dua là chính chứ bản thân họ cũng chả hiểu họ đang nói cái gì. Tôi thấy nói cái gì về Mỹ và Châu Âu thì nhiều bạn khen lấy khen để nhưng để học tính cách phân định rạch ròi đúng sai, văn hóa ứng xử văn minh của phương Tây thì còn lâu mới theo kịp. Đồng quan điểm với tác giả, chúng ta yếu kém về mọi mặt trong quản lý và khai thác du lịch, họ sai thì xử lý theo pháp luật, làm thế nào để họ tâm phục và tôn trọng chúng ta mới là điều khó và cần làm. Bài xích khách TQ, rồi hàng hóa TQ là cực đoan. Người TQ quản lý thực phẩm rất bài bản và nghiêm khắc, hàng hóa bên TQ không bao giờ nhiễm bẩn nhưng sao sang VN lại bị nhiễm bẩn ? do người TQ hay do người VN hay do cả hai ? phải nói thẳng là do chúng ta chiếm 90%, càng vào phía nam hàng càng nhiễm chất bảo quản cao hơn vùng biên giới phía Bắc thì lỗi tại ai. Người Việt chúng ta đang tự hại nhau thì đổ lỗi cho ai cả, hãy nhìn lại mình trước khi trách người.
Tiếng Anh kiểu Ving-lish Câu chuyện này phản ánh thực tế việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam: rất ít chương trình giáo dục chính thống của Việt Nam biết được mình đang sử dụng chuẩn ngoại ngữ nào. Từ đào tạo tiểu học, trung học, cho tới đại học, cả giáo viên và học sinh đều học tiếng Anh một cách tương đối tự phát.Hiện tại, giáo trình và các chương trình giảng dạy tiếng Anh mới, tiên tiến trên thị trường thường theo chuẩn Anh - Anh. Còn trong các bộ phim Hollywood hoặc các kênh truyền hình như CNN, người ta bắt gặp tiếng Anh kiểu Anh - Mỹ. Trong khi đó, phần lớn giáo viên ngoại ngữ ở ta được đào tạo trong môi trường cũ, không theo chuẩn nào cả. Vì thế, họ thực sự bối rối trước những đòi hỏi mới từ học sinh. Một người bạn của tôi, dạy tiếng Anh ở tỉnh đã 15 năm, giờ đang hối hả đi học tiếng Anh bằng B1, B2. Bạn bảo, học để lấy chứng chỉ theo yêu cầu thôi, chứ cách phát âm, cách nói đến nay không sửa được nữa.Vì không chọn chuẩn Anh - Anh hoặc Anh - Mỹ, người Việt Nam thường sử dụng Ving-lish - tiếng Anh kiểu Việt Nam. Thứ tiếng Anh này phổ biến trong cộng đồng giáo viên, học sinh, dễ hiểu với người Việt, nhưng rất khó hiểu với người nước ngoài. Ở mặt ngược lại, do quá quen với Ving-lish, phần lớn người Việt Nam gặp khó khăn khi nghe và hiểu tiếng Anh chuẩn của nước ngoài.Bản thân tôi là một ví dụ. Kể cả sau khi đạt điểm nghe gần tuyệt đối (29/30) trong kỳ thi trước khi sang Mỹ, khi tới nơi, tôi thật sự choáng ngợp bởi sự khác biệt giữa cách nói của mình và người bản địa. Trong một tháng đầu, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi giao tiếp với người Mỹ, khi nghe giảng bài trên lớp và khi tham gia thảo luận nhóm cùng sinh viên bản ngữ. Lý do là sự khác biệt rất lớn trong cách phát âm, nhấn trọng âm, ngữ điệu và tốc độ giữa tôi và người Mỹ. Điều này khiến tôi phải vật lộn với bài vở trên lớp trong một thời gian tương đối dài. Không chỉ gặp khó khăn trong việc nghe, đôi lúc, cách nói Ving-lish của tôi cũng tạo ra những tình huống khó xử. 7 ngày sau khi đến Mỹ, tôi làm quen với Ahmed, một người bạn cùng lớp - giờ đang là giáo sư tại Mỹ - tôi hỏi cậu: "Ahmed, how old are you?", cậu ta trả lời: “I am fine, thanks, and you?”. Tôi hỏi lại: “How old are you?” cậu ta lại trả lời: “I am fine, thanks”. Sau một hồi giải thích, cậu bạn mới nói: “Quang, you have to say 'how OLD are you?', with a clear 'old”. Đó là một kỷ niệm nhớ đời của tôi.Những lỗi cơ bản tôi từng mắc phải cũng là những nhược điểm của người Việt khi phát âm tiếng Anh. Nó bắt nguồn từ sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ: trọng âm từ, một số âm cuối, cách nói đều đều không nhấn, hoặc nói sai âm, đặc biệt là các âm không có trong tiếng Việt. Gần đây, trong hội thảo “Định hướng chiến lược dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2016-2020”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh việc dạy và học tiếng Anh của Việt Nam cần hợp tác và tham khảo cùng các nước đã thành công trên thế giới như Singapore. Đây là một định hướng rất đúng đắn, vì nếu đuổi kịp Singapore về tiếng Anh, khả năng thích nghi và hội nhập quốc tế của Việt Nam sẽ được tăng lên nhiều lần. Vậy, chúng ta có thể học tập được gì từ Singapore?Chúng ta cần học họ trong việc xây dựng một chuẩn tiếng Anh. Ở Singapore, tiếng Anh được sử dụng trong công việc và giao dịch quốc tế là tiếng Anh chuẩn Singapore (Standard Singapore English) - dựa trên quy chuẩn Anh - Anh. Những doanh nhân và người có học thức ở Singapore thường nói tiếng Anh rất chuẩn và dễ nghe.Tiếng Anh kiểu Sing-lish thường chỉ được sử dụng trong những bối cảnh không chính thức. Đây là cách để phổ cập tiếng Anh rộng rãi vào xã hội Singapore, vì không phải bất cứ người dân nào cũng có điều kiện được học hành bài bản để có thể nói tiếng Anh theo đúng chuẩn. Nhưng vào năm 2000, khi sự phổ cập của Sing-lish cơ bản đã hoàn thành, chính phủ nước này phát động phong trào “Nói tiếng Anh hay” nhằm thay thế Sing-lish bằng tiếng Anh chuẩn. Phong trào này đã tạo ra nhu cầu nói tiếng Anh chuẩn ở Singapore. Ngày nay, trẻ em ở đây được học tiếng Anh chuẩn ở trong trường. Người Singapore tin rằng, tiếng Anh là “ngôn ngữ làm việc” nhằm giúp họ xây dựng nền kinh tế phát triển trong cộng đồng toàn cầu. Do đó, tiếng Anh chuẩn là một yêu cầu thiết yếu.Trở lại Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta lựa chọn một chuẩn tiếng Anh để phổ cập, và ngừng dạy tiếng Anh kiểu Việt Nam. Nếu coi tiếng Anh là cầu nối để phát triển và hội nhập toàn cầu, cần sử dụng một thứ tiếng Anh mà ai cũng có thể hiểu được, chứ không phải chỉ để người Việt hiểu với nhau.Nhìn rộng ra, đây không chỉ là câu chuyện riêng của việc dạy và học tiếng Anh. Rất nhiều lĩnh vực khác ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại nhiều thứ tiêu chuẩn, quy định riêng “Việt Nam mới có”, khác với những quy chuẩn đã phổ biến ở quy mô quốc tế. Càng có nhiều lĩnh vực không chung ngôn ngữ và cách hiểu với thế giới, chúng ta càng trở nên lạc lõng. Nguyễn Xuân Quang Chương trình tiếng Anh các bậc phổ thông của chúng ta hiện nay là một thảm họa và được soạn từ những con người vô cùng cầu toàn và ấu trĩ. Các em miệt mài khuya sớm học tiếng Anh từ tiều học đến hết trung học (Thậm chí là đại học) nhưng ra đường, vào công việc gặp người nước ngoài nói tiếng Anh la chịu chết. Tiếng Anh của tôi đủ để giao tiếp (Email, điện thoại, trao đổi trực tiếp) với khách hàng nước ngoài từ khắp các Châu lục trong đó có cả người Anh và người Mỹ, mà khi nhìn vào sách tiếng Anh của thằng cu con lớp 7 mà cũng muốn phát điên. Mới bậc THCS nhưng các em đã học những thứ cao siêu rối rắm (So với lứa tuổi hoặc để giao tiếp bình thường ở độ tuổi các em). Nhưng mục đích quan trọng nhất là học tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thì các em lại không làm được (Và hầu hết người lớn chúng ta cũng như vậy). Để tiếng Anh của Việt nam hội nhập và trở thành công cụ giúp đất nước hội nhập và phát triển, cần phải có nhưng người soạn chương trình thông minh và sáng tạo chứ không thể dùng các lối suy nghĩ cầu toàn được. Cần thiết ta có thể mua lại chương trình của các nước rồi điều chỉnh thêm bớt cho phù hợp với mình. Và một trong những điều tôi nghĩ cần thay đổi đổi là đừng dạy và đừng bắt các em viết và học ký tự phiên âm, tại sao phải phiên âm rồi mới đọc thay vì nhìn từ nào đọc đúng luôn từ đó!? Viết và đọc theo phiên âm làm mất thời gian và mất phản xạ tự nhiên khi đọc và nói. Mình đồng tình, nhưng không hoàn toàn với tác giả. Mình là KS tại 20 năm Mỷ, mình gặp rất nhiều KS Nhật, Hàn quốc qua Mỷ để công tác chuyển giao công nghệ, hay làm việc. KS Nhật bản, HQ toàn dùng Japing-lish, Korning-lish, nói họ không hiệu, họ nỏi thì mình điếc luôn. Và tôi củng gặp rất nhiều y tá Philippine, từ Phi qua Mỷ làm việc (trong rất nhiều lần vô nhà thương vợ đẻ và người thân đẻ), người Phi nói tiếng Anh rất chuẩn. Và chúng ta ai củng biết Philippine là nước giỏi tiếng Anh nhất TG với tiếng Anh là ngoại ngử, nhưng họ nghèo hơn HQ và Nhật rất nhiều. Mà HQ và và Nhật có như ngày hôm nay là vì họ mạnh công nghệ, kỷ thuật. Trong khi người Philippine nổi tiếng TG là làm Oshin và thủy thủ vì tiếng Anh rất giỏi. Người Sing thì hoàn toàn khác, vì nước họ là 1 bến cảng, và họ dùng tiếng Anh để phát triển cảng, theo sau là công nghệ, kỷ thuật, và tài chánh, mà tài chánh là thứ rất cần tiếng Anh chuẩn.Bởi vậy chúng ta cần phát triển việc học Anh văn tại VN theo đúng chuẩn QT, nhưng hướng theo mẩu HQ, Nhật chứ không phải Philippine, hay Singapore. Tiếng Anh sẻ giúp VN mình học hỏi từ TG cái hay trong quản lý KT, tài chánh, nhưng công nghệ và kỷ thuật mới là thư giúp VN mình bằng người ta. Chúng ta học Anh văn để học họi cái hay của TG, và tiến lên, chứ không phải làm Oshin cho người nói tiếng Anh ở nước ngoài, và càng không thể hy sinh bản sắc VN mình được. Tiếng Anh sẻ là đòn bẩy để giúp VN vương lên, nhưng Khoa Học, Kỷ thuật mới là đầu tàu chính. Bạn tôi quê Nghệ An, nói tiếng Anh rặt giọng Ngjệ An.Vợ tôi quê Hải Phòng, phat âm tiếng Anh vẫn lẫn lộn N và L, như là he-no, longtime no see nói là nongtime lo see...Tui thi miền Tây phát âm tiếng Anh cái từ nào có âm R thành G hết trọi. Go around. thì thành Ro agoung...Có anh bạn Tây đi ăn với 3 bọn tui thì bạn ấy choáng toàn tập... nhưng mà bạn ấy học gất nhanh phát âm theo chuẩn của 3 tụi tui. Tôi chỉ đồng ý với tác giả ở đúng 1 điểm là chuyện sốc ngôn ngữ khi lần đầu xuất ngoại. Nhưng nếu tác giả đề xuất 1 chuẩn tiếng Anh thì điều này là vô dụng và vô bổ. Nó giống như chuyện chúng ta nện bâu chọn giọng chuẩn Việt. Chẳng có quy chuẩn nào nếu như thiếu sự luyện tập. Cái chúng ta cần là môi trường luyện tập. Đừng ví dụ Singapore khi mà chúng ta không có được xuất phát điểm của họ. Hãy nhìn qua Ấn Độ, những gì họ nói là Inlish và hầu như không hiểu nổi và họ cũng chẳng cần phải chuẩn này kia.Luyện tập là bài thuốc duy nhất cho bất kì 1 sự học tập nào. Và cái sự chuẩn là thứ mà giáo viên dạy tiếng Anh Việt Nam mới là người phải chịu trách nhiệm khi chính họ buộc học sinh phải theo chuẩn chứ không phải phát âm đúng cách. Tiếng Anh kiểu Việt Nam có gì không tốt? Nếu bạn có thời gian ở Mĩ và tìm hiểu đời sống của cộng đồng người Việt thì tác giả sẽ hiểu hơn. Tiếng Anh vốn dĩ chỉ có 1 chuẩn ở mặt ngữ pháp viết, ngoài ra chẳng có chuẩn nào cả. Chúng ta cần sa thải gần như tất cả những giáo viên đang dạy Tiếng Anh ở tất cả các cấp trường và trên toàn quốc thì mới làm được việc này. Mỗi khi tôi nghe thấy họ nói Tiếng Anh là tôi phì cười và không thể nghe câu tiếp theo. Việt nam là chúa tể thiên hạ, các nước đang học tiếng Việt, tiếng Việt là ngôn ngữ quốc tế, việc gì học tiếng Anh, rắc rối. Người Việt nói tiếng Anh giọng đều đều, không có trọng âm câu nên Tây khó có thể hiểu được. Hơn nữa khi học tiếng Anh nhưng chúng ta lại suy nghĩ bằng tiếng Việt nên rất khó giỏi tiếng Anh, học tiếng Anh là phải suy nghĩ bằng tiếng Anh thì mới nhanh giỏi được. Tôi là gia sư dạy Online. Tôi thấy tác giả nói rất đúng. Học sinh mình thường ngại ngùng khi giáo tiếp tiếng Anh, phần vì nghe và nói rất kém. Học sinh của tôi dùng Vinglish khiến tôi vừa bực mà vừa thương. Phải hết sức kiên nhẫn bày lại từ đầu dù các em đã học lâu lắm rồi. Tôi hỏi, ở trên trường nói "Ai hây ít ting rai" ( I hate eating rice) mà không bị cô giáo nhắc nhở hả? Các em nói: "Lớp đông, cô có để ý âm cuối đâu, cô thấy giải đề đúng là được". Còn nhấn giọng thì sợ bị các bạn cười... Bó tay! Việt Nam chúng ta đang đào tạo Tiếng Anh theo chuẩn Bộ GD. Và người Anh, người Mỹ cố gắng nói theo chuẩn này nhé Giáo dục VN quá lạc hậu. Lạc hậu lắm rồi, không chỉ ngành GD lạc hậu mà cả xã hội lạc hậu về GD. Hãy xem toàn thể PH bắt con đi học thêm lòi cả mắt, hãy xem PH Việt Nam phó mặc con em mình cho nhà trường. Những bà mẹ tan công sở mải đi làm đẹp, những ông bố tan sở đi uống bia. Những ông bố bà mẹ bắt con học thêm để lấy thành tích mang lại vẻ vang cho minh..... Đã lạc hậu lỗi thời cả về nội dung lẫn phương pháp và quan điểm giáo dục trong có ngoại ngữ. Một anh Việt Nam lấy một chị Nhật Bản, ở với nhau ngoài đảo hoang nói Tiếng Anh. Sau một hồi, thế giới sẽ đẻ ra thêm một ngôn ngữ. Nước ta chỉ có giỏi Cải Cách giáo dục hoài mà học sinh cấp 1 hằng ngày phải oằn lưng ra mà cõng sách vở đến trường ... Cải cách học Tiếng Anh để Chuẩn và hoà đồng với thế giới ư ? Chắc còn rất lâu ... Nói thật là lương thấp quá! Chưa kể phải "phong bì" đầu vào, thường là 100 chai. Trong khi mình đi dạy ở ngoài cho các công ty du lịch thường là hơn 20 triệu / tháng. Tan tành giấc mộng cống hiến từ lúc mới tốt nghiệp rồi. Từ Singapore qua Việt Nam vẫn còn nhiều khác biệt về qui mô địa lý, Singapore chỉ tương đương 1 thành phố VN về qui mô nên áp dụng chính sách gì cũng đồng bộ và dễ dàng hơn. Việt Nam chuyển qua học tiếng anh từ những năm 90 đến giờ gần 30 năm nhưng mặt bằng chung quá nhiều bất ổn. Vậy phải làm sao?Con cái học từ bố mẹ, học sinh học từ giáo viên, học sinh học ở trung tâm, học sinh tự học online. Vậy chúng ta nên bắt đầu cải cách từ đâu? Chỗ nào là tốt nhất?Cơ hội sử dụng tiếng anh thường ở các thành phố lớn, các thành phố du lịch vì vậy có nên áp dụng các chương trình ở các thành phố này sau đó chuẩn hóa đưa vào đại trà?Đội ngũ giáo viên ảnh hưởng nhiều đến thói quen sử dụng ngôn ngữ vậy làm sao chuẩn hóa đội ngũ này? Khoa ngoại ngữ ở các trường đại học rất nhiều nhưng có đào tạo được ai đủ chuẩn chưa?...Hàng loạt câu hỏi cần giải đáp cho kế hoạch gian nan này. Hi vọng con tôi sẽ có cơ hội chuẩn hóa tiếng anh. Tiếng Anh của chúng ta là "đặc thù".
Giá trị của huy chương Điều này làm tôi tự hỏi: Những tấm huy chương thể thao thành tích cao thật sự có ý nghĩa như thế nào với nước nhà? Tại sao lại phải đầu tư nhiều tỷ đồng cho các vận động viên luyện tập?Tôi đang sống ở Australia, một đất nước chỉ gần 25 triệu dân nhưng luôn nằm trong top 10 bảng tổng sắp huy chương ở các kỳ Thế vận hội. Các vận động viên thực sự là những người truyền cảm hứng chơi thể thao cho toàn dân Australia. Rio 2016 này, những hình ảnh cổ vũ cho đoàn Australia được in ở khắp nơi: trên lọ mứt, trong tủ kính cửa hàng quần áo, trên giá của hiệu thuốc hay bảng điện tử quảng cáo ở nhà ga.Tôi chứng kiến hai bố con đứng xem qua màn hình lễ kéo quốc kỳ khi vận động viên Mark Horton giành huy chương Vàng nội dung bơi tự do 400m. Cậu bé chừng 4 tuổi hỏi bố: "Sau này con có được như anh ấy không?". Người bố trả lời: "Được chứ, nhưng con phải học bơi trước đã".Ở Australia, bơi là một kỹ năng cơ bản như dùng dao dĩa trên bàn ăn vậy. Ở đây có cả những khóa học bơi hay còn gọi là làm quen với nước cho trẻ em 2-3 tuổi. Nghĩ về quê nhà, tôi vẫn luôn thấy đau lòng mỗi khi nghe tin ở Việt Nam có trẻ em bị tai nạn đuối nước.Chơi thể thao, vận động thể chất với người Australia đã trở thành một phần tất yếu của giáo dục nhà trường và sinh hoạt hàng ngày. Tôi từng đứng sau hàng rào một trường tiểu học cả nửa giờ đồng hồ, say mê nhìn học sinh luôn tay luôn chân chơi đủ các môn trong giờ thể dục. Chúng chơi bóng chuyền, nhảy dây, chạy, bóng bầu dục... Mọi thứ, miễn là vận động.Những thói quen tốt hình thành dễ dàng hơn khi bắt đầu lúc còn nhỏ. Chơi thể thao cũng vậy, cha mẹ khuyến khích con chơi không phải để thành vận động viên chuyên nghiệp mà để rèn luyện thể chất. Đứa trẻ nào phù hợp và đam mê môn thể thao nào được tự do lựa chọn môn đó theo ý thích.Ở Việt Nam, học sinh cũng được rèn luyện thể dục thể thao trong những giờ học. Nhưng ngay từ khi còn đi học, tôi đã nhận ra một điều bất hợp lý là các tiết học thể dục thường là tiết thứ tư, thứ năm - sau những giờ học văn hóa mệt nhoài, khi trời có thể đã rất nắng nóng. Sự bố trí thời gian không phù hợp, chương trình cứng nhắc, nặng về điểm số khiến học sinh không hứng thú. Ngoài ra, môn học này cũng chưa tạo điều kiện để học sinh tự chọn môn thể thao yêu thích. Ba năm cuối cấp là độ tuổi tăng trưởng mạnh nhất của cơ thể thì đa phần học sinh phải tập trung học đến mức "không lớn được".Các số liệu khảo sát cũng cho thấy thanh niên Việt Nam lười vận động, thể lực kém và thể trạng thấp còi. Sức bền của người Việt Nam thuộc mức "rất kém" so với khu vực và chuẩn quốc tế. Sinh viên đại học đa phần không tập thể thao thường xuyên và hay thức khuya dậy muộn. Trường đại học của tôi có bể bơi bốn mùa nhưng rất ít khi tôi gặp một bạn học Việt Nam nói riêng và đến từ châu Á nói chung đi bơi, dù đông hay hè.Thể thao đỉnh cao không chỉ là một cuộc cạnh tranh thương hiệu giữa các quốc gia. Trần Hiếu Ngân, Hoàng Anh Tuấn, Ánh Viên, Hoàng Xuân Vinh... là những người truyền cảm hứng cho các cá nhân của quốc gia đó.Môn bắn súng không liên quan đến việc chạy bộ nhưng tấm huy chương của anh Vinh, bằng cách nào đó, đã động viên tôi chui ra khỏi chăn, chiến thắng đủ mọi lí lẽ mà bộ não nghĩ ra đòi ở nhà.Một đất nước muốn vươn xa chắc chắn phải nuôi dưỡng được những con người khỏe khoắn, tinh anh từ thể chất đến tinh thần. Chỉ vài người thôi, với những tố chất đặc biệt, mới có thể giành được những tấm huy chương thể thao thành tích cao. Nhưng thành quả mà số ít đó gặt hái được, tôi hy vọng, sẽ lan tỏa, truyền cảm hứng vận động và vươn lên cho cả cộng đồng.Đặng Thái Hoàng Bạn nói rất đúng. Chỉ những ngươi có tố chất đăc biêt mới đạt được thành tích đỉnh cao. Nhưng giá trị của nó chính là sự lan tỏa, là động viên, là niềm tự hào cho mấy chục triệu ngươi dân trg nước! GIới trẻ giờ đã chui ra khỏi chăn rồi... để bắt Pokemon. Rèn luyên cơ cổ và cơ mắt rất dẻo dai =)) Tấm huy chương vàng không là gì cả nếu nó không là sự công nhận của một quá trình khổ luyện vượt bậc. Nhưng giá trị vượt bậc của tấm huy chương vàng đó là sự truyền cảm xúc, cảm hứng đến cộng đồng để cùng vun đắp cho một thế hệ biết vươn lên cho một xã hội bền vững...Tuy nhiên nhân đây tôi cũng muốn chia sẻ một góc nhìn khác về một thực tế của xã hội nước nhà chúng ta hiện nay là không phải chúng ta không có nền tảng vững mạnh, ko phải chúng ta không có sự cố gắng phấn đấu, không phải không đủ trí và lực mà cái chúng ta thiếu đó là tinh thần vì cái chung, vì tập thể, vì cộng đồng. Chúng ta luôn mạnh thi làm việc đơn lẻ (các môn thể thao cá nhân ta đều có thành tích tốt) nhưng lại kém cỏi trong việc lao động nhóm, vì lợi ích chung (các môn thi đấu tập thể bao giờ cũng kém, đặc biệt càng lên cao (vào càng sâu) thì lợi ích cá nhân vượt lên tập thể làm chúng ta vỡ trận từ bên trong).Tôi muốn để ngõ câu kết luận để mọi người suy ngẫm và có kết luận cho riêng mình. Lúc anh Vinh hát quốc ca con trai hỏi tôi,sau này con có được vậy ko.Tôi bảo được chứ, nhưng trước tiên để bố mua cho con khẩu súng đã ^^ Vì sao có quốc gia thành công nhưng cũng có nhều quốc gia thất bại.Nguyên nhân chính là do nền giáo dục của nước đó tốt hay kém mà thôi.Giaos dục vn đang bộc lộ nhiều yếu kém mà càng đổi mới càng rối bời. Biết là thể dục thể thao tốt vậy nhưng với học sinh phổ thông thì rèn luyện vào lúc nào bi giờ. Thời gian học chính học thêm hết mất rồi. Mà nghịch lí là ở bậc đại học hình như thời gian rảnh nhiều hơn thì phải. Đúng vậy thể lực sung mãn mới mong tri thức thông tuệ mà thể hình thể lực ngoài yếu tố gene còn phụ thuộc vào luyện tập sinh hoạt ăn uống? Tên tác giả bài viết giong nhà vô địch Olympia 2013 thì phải???. Dù sao cũng cam ơn tác giả vì bài viết rất thực tế. Bài viết hay và có ý nghĩa. Nếu xét rộng ra thì việc tập luyện thể thao sẽ mang lại lợi ích rất nhiều cho cả xã hội. Thể thao giúp cho người dân sức khỏe, lối sống lành mạnh, ngăn chặn bệnh tật và những tiêu cực trong xã hội. Hãy tưởng tượng xem thay vào những lúc chơi game, đánh bài, ăn nhậu là thời gian luyện tập thể thao thì xã hội này tốt thêm lên biết bao nhiêu!Chính vì những quan điểm như trên, theo tôi, tập luyện thể thao phải là những hoạt động được khuyến khích. Tuy nhiên thực tế ở các thành phố lớn như nơi tối sống là HCM thì chỗ vui chơi thể thao rất hạn chế. Các bạn trẻ có muốn tập thể thao, đá bóng, bơi lội,v.v.v phải có tiền mới thuê được sân bóng, mới mua được vé. Thậm chí nếu bạn vào công viên tập luyện cũng phải mất tới 4000đ tiền vé xe. Nhiều lúc tôi tự hỏi sao mà đất công viên là của toàn dân mà vé giữ xe đắt đến thế? Trong khi đó nhiều công trình thể thao được các đơn vị quản lý trưng dụng vào những việc khác, như cho thuê mặt bằng mở quán ăn, showroom, v.v.v.Rất mong bài viết này là thông điệp để những người có trách nhiệm sẽ quan tâm tới thể thao phong trào nhiều hơn nữa. Cũng rất mong chính các bạn đọc hãy dành nhiều thời gian cho luyện tập thể thao bởi trước khi đem lại lợi ích cho xã hội, thể thao mang lại lợi ích cho chính chúng ta. Tôi tin sẽ có nhiều H xVinh thể hệ sau. Bài viết hay và lý giải phần nào sự thua kém của thể thao nước nhà, nhất là ở các bộ môn cần về sức bền và thể lực. Giá trị của những tâm huy chương, hay tịu chung đầu tư cho phong trào thể thao là để làm cho người ta hào hững chơi thể thao nhiều hơn, giảm tệ nạn, giảm số giường bệnh, Tỷ lệ người chơi thể thao, thể dục, tỷ lệ nghịch với số bệnh nhân Tôi cũng đang ở Úc đây. Đoàn vận động viên Úc đạt huy chương là nhờ vào số tiền đầu tư khổng lồ cho vận động viên đỉnh cao chứ không đơn thuần là thể thao toàn dân. Bạn có thể xem thêm bài "Sweat for debt: How to make gold medals pay for Australia". Tôi thấy cháu tôi đang học lớp 9 không quan tâm gì đến huy chương vàng ,hay bạc của TDTT .??? Ở nước tiên tiến người ta dạy học trò vì sao cây có thể mọc thẳng,còn ở ta dạy là cái cây nó phải mọc thẳng.!
Khu hành chính 'nghìn tỷ' Tuy nhiên, vẻ ngoài không phải là thứ khiến tôi thích thú nhất. Do yêu cầu công tác, tôi phải làm việc với hai cơ quan của Lâm Đồng là Sở Nông nghiệp và Sở Công thương. Nếu như trước đây, tôi sẽ phải đi đến hai địa chỉ khác nhau, thì bây giờ tôi chỉ cần đi bộ từ tầng 4 (Sở Nông nghiệp) lên tầng 5 (Sở Công thương).Sự tiện lợi của một trung tâm hành chính tập trung là điều không phải bàn cãi. Chỉ có điều, để xây dựng tòa nhà hành chính có giá trị 1.014 tỷ đồng này, tỉnh Lâm Đồng đã phải mượn tiền ứng trước từ ngân sách của UBND, Bộ Tài chính và kho bạc, do việc bán các trụ sở cũ để tài trợ cho dự án là không khả thi. Lâm Đồng không phải là cá biệt. Đến nay, có đến gần 20 địa phương đã hoặc đang có ý định xây dựng trung tâm hành chính tập trung. Trong danh sách đó, có các tỉnh nghèo nhất hoặc phải nhận trợ cấp nhiều nhất từ ngân sách trung ương như Thanh Hoá, Lai Châu, Hà Giang và Hà Tĩnh. Và nếu không có yêu cầu của Thủ tướng về việc tạm dừng các “cuộc đua”, con số có lẽ không dừng lại ở đó. Người dân địa phương, vốn không được tham gia vào quá trình quyết định dự án, chỉ biết hy vọng những công trình nghìn tỷ này “đắt xắt ra miếng”.Thế nhưng, khi Đà Nẵng xem xét di dời tòa nhà hành chính mới được khánh thành hai năm, hy vọng đó bị thử thách nặng nề. Đặc biệt là khi Đà Nẵng lấy lý do rời bỏ toà nhà 2.000 tỷ này vì “thiếu không khí” - một yếu tố có thể tính toán được bằng thiết kế kiến trúc. Tất nhiên, trường hợp của Đà Nẵng có thể chỉ là ngoại lệ. Nhưng nó cũng gợi ra câu hỏi nhức nhối về chuyện ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi những công trình nghìn tỷ ở địa phương không có hiệu quả.Vấn đề hiện nay của Đà Nẵng nhắc nhở một thực tế: có thể một dự án “nghìn tỷ” là phổ biến trong chi tiêu ngân sách, nhưng nếu “nghìn tỷ” đó để xây bất động sản thì sau khi có phát sinh sai sót, việc sửa sai cực kỳ khó khăn.Lãnh đạo địa phương có thể có ý tốt khi mong muốn xây dựng những công trình nghìn tỷ. Những công trình đó nhiều khi "không bổ vào thì cũng bổ ra", sẽ có lợi cho địa phương theo nghĩa nào đó. Nhưng nguồn lực ngân sách là có hạn, do đó việc chi tiêu phải tính đến hiệu quả kinh tế hơn là những giá trị mang tính tượng trưng.Điều này cũng cho thấy sự cần thiết của quá trình tham vấn chuyên gia trước khi triển khai các dự án lớn. Tôi cho rằng các vấn đề về đặc tính kiến trúc của tòa nhà hành chính tại Đà Nẵng, hoàn toàn nằm trong tầm tính toán của các kiến trúc sư giỏi. Các kiến trúc sư hàng đầu của Đà Nẵng và cả Việt Nam, như Hoàng Quang Huy (chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Đà Nẵng) hay Nguyễn Trực Luyện (nguyên chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam) trước sự kiện này, đã lên tiếng khẳng định rằng mình từng cảnh báo thành phố về các vấn đề phát sinh khi xây toà nhà như vậy.Các địa phương chỉ là đại diện “giữ vốn” của người dân đóng góp qua thuế, chứ không phải là chủ sở hữu. Hiểu được điều này, địa phương cần cho phép sự tham gia góp ý rộng rãi của nhân dân trong cách quyết sách lớn. Trong hầu hết những câu chuyện đầu tư nghìn tỷ, người dân thường bị đặt vào sự đã rồi.Nhà kinh tế học được giải Nobel Milton Friedman từng có một câu nói đùa nổi tiếng, đại ý là hãy đặt một cơ quan công quyền ở giữa sa mạc và chỉ 5 năm sau nó sẽ hết cát.Nhu cầu chi tiêu của nhà nước là khổng lồ và điều đó là bình thường để người dân có một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, ngân sách có hạn, và những tính toán “nghìn tỷ” - lại là “bất động sản nghìn tỷ” thì chắc chắn phải kỹ lưỡng hơn nhiều so với những chi tiêu ngân sách khác.Nguyễn Khắc  Giang Tòa nhà 2.000 tỷ ở Đà Nẵng vừa nóng vừa thiếu oxy vừa khó chữa cháy thì chắc không có ông lớn nào dám thuê hoặc mua lại. Bỏ không thì lãng phí tiền thuế của dân, tôi đề nghị dùng để nhốt tù, tội phạm mà nghe bị nhốt ở đây chắc sẽ hoàn lương hết thôi. Đà Nẵng sẽ không còn trộm cắp, cướp giật, ma túy, giang hồ không còn đi đầy đường, lúc đó mới đích thực là thành phố đáng sống. Vẽ ra dự án để tiêu tiền ngân sách là chính chứ quan tâm gì những thứ khác đâu 30% của nghìn tỷ, ai đó sẽ hiểu. Nếu tôi là người đứng đầu thành phố, tôi sẽ nói ai nói thiếu không khí, không làm việc được thì cứ nộp đơn xin thôi việc lên tôi ký! Xem thử có kẻ nào nộp đơn không! Thế mới thấy để tiền cho quan chức tiêu thì bao nhiêu cũng hết. Tiền ư ? Có hơn 90 triệu "dân công" lo hết thêm cả rừng vàng biển bạc cùng đủ thứ tài nguyên ! Phải nói là tiền ngân sách có hạn thì một đồng, một cắc cũng phải tính toán chi tiết, chính xác chứ đừng nói đến trăm tỷ, nghìn tỷ. Xót xa lắm khi đọc báo cứ thấy hàng trăm ngàn tỷ đang bị đắp chiếu, lãng phí ở đâu đó... Trong lúc nguồn lực cho phát triển, cho kinh tế, dân sinh... thì còn rất thiếu nhiều... Luật Ngân sách cũng đã có rồi, hãy chấm dứt đi thôi cái cơ chế xin cho...đi thôi. Cũng cần phải lôi ra ánh sáng và nghiêm trị những người có trách nhiệm trong việc lãng phí, thất thoát về đầu tư công, dự án, và các khu hành... chính kiểu như Đà Nẵng. Hãy lo cho dân, hãy tập trung giải quyết cái thủ tục .. hành dân... là chính trước khi xây những tòa nhà như thế. Làm quan ở VN thật là sướng , tiêu tiền không cần hỏi ý kiến dân . Tôi sống ở Đà Nẵng, mỗi lần tôi đến TTHC gửi xe dưới tầng hầm và đi bộ đến 1 cửa là hết mất gần 30 phút và lúc trở lại lấy xe cũng vậy. Nên rút kinh nghiệm lần sau tôi gửi mấy quán cafe gần đó. Theo tôi thấy khi thiết kế và xây dựng TTHC người ta không nghĩ đến tính hiệu quả của nó. Có ai đó sẽ rất quan tâm đến tòa nhà ngay tạị trung tâm thành phố Đà Nãng. Tôi đang hy vọng nguời ta sẽ không bán lại cho nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan hay Hồng Kông, nếu họ quá muốn bán đi để giải quyết nhu cầu nào đó của lãnh đạo thành phố. Giảm 40% biên chế công chức hành chính,là sẽ thừa O2,thừa vài tầng cho thuê lại làm văn phòng, đủ tiền trả tiền điện...Biển chết,rừng hết,đất cũng bán rồi,còn gì nữa đâu mà xây,hay là học Thanh Hóa đe dân ra mà tận thu... ngân sách trung ương để xây khu hành chính 2000 tỉ.đường hoàn là 1 thị trấn mà chúng tôi là những người dân phải đóng tiền kéo điện.trong khi chúng tôi ở cách thủy điện thác mơ có 1km.đóng tiền đổ đá làm đường để mùa mưa đỡ lầy lội mà dự án thủy điện thác mơ2 đang khoan đào đá để bán cho tư nhân.các vị bảo chúng tôi làm gì đây.khi tiền chúng tôi đóng nó đi sai mục đích. đất nước còn trong giai đoạn khó khăn 2000 tỷ để xây một trung tâm hành chính ư? Chi bằng 2000 tỷ đó đầu tư cho giáo dục, y tế thì hợp lý hơn. Đà nẵng xây rồi thì cố mà ở,xây mới làm gì cho tốn tiền ra Đúng là tiền chùa, thích xây là xây, thích bỏ là bỏ. Kiểu quản lý của nhà nuớc không có người chịu trách nhiệm, nên tình trạng như đà nẵng sẽ còn tiếp diễn mãi. Chúng sẽ mãi nghèo và kém phát triển vì sự lãng phí.
'Đường lưỡi bò' Đầu năm 1998, tôi tham dự một hội thảo quốc tế tổ chức tại Agra (Ấn Độ), nơi có đền Taj Mahal nổi tiếng. Chủ đề của hội thảo là "Inclusive Education", nghĩa là đưa trẻ em khuyết tật học tập cùng trẻ em bình thường. Mỗi nước cử một vài quan chức của Bộ Giáo dục phụ trách vấn đề này đến tham dự. Phái đoàn của Trung Quốc có ba người, hai lãnh đạo và một phiên dịch. Họ không từ Bộ Giáo dục Trung Quốc mà từ Sở Giáo dục tỉnh Vân Nam. Các thành viên trong Ban tổ chức thắc mắc, đại ý sao Trung Quốc lại cử đoàn cấp sở đi. Một ông nói rằng Sở Giáo dục Vân Nam làm "inclusive education” rất tốt, có nhiều kinh nghiệm thực tế để chia sẻ tại hội thảo... Các nhà tổ chức không hài lòng lắm với câu trả lời này, nhưng cũng không bày tỏ thái độ gì. Mở đầu hội thảo mỗi đoàn có màn giới thiệu về đất nước và đoàn của mình. Đoàn Trung Quốc "chào hỏi" gần cuối. Tôi thấy ba người lục tục treo lên một cái bản đồ lớn của cả châu Á với Trung Quốc là tâm điểm. Trưởng đoàn vừa chỉ lên bản đồ vừa nói bằng tiếng Hoa (và được phiên dịch lại) rằng quý vị đang nhìn thấy đất nước Trung Quốc rộng lớn trên bản đồ. Tôi giật mình khi thấy ông ấy chỉ lãnh hải của Trung Quốc kéo sâu xuống phía dưới của Biển Đông, qua cả Trường Sa đến sát bờ biển Malaysia. Màn chào hỏi chỉ kéo dài chừng năm phút và không ai kịp hỏi han hay tranh luận gì. MC hội thảo nhanh chóng mời đoàn tiếp theo lên giới thiệu. Giờ giải lao, tôi tìm gặp ông trưởng đoàn Trung Quốc, ông cầm ly trà đứng xem triển lãm ảnh ngoài sảnh. Tôi không nói được tiếng Hoa, ông không nói được tiếng Anh, cậu phiên dịch thì mất dạng, tôi nói tôi là người Việt Nam, ông ta cười hể hả: "Duê Nản hảo hảo"(Việt Nam tốt tốt), chỉ trỏ ai đó phía cuối sảnh rồi lật đật bước đi. Vào bữa trưa tôi tìm gặp cậu phiên dịch và hỏi: "Sao các bạn lại giới thiệu biển Đông là lãnh hải của Trung Quốc? Đó là lãnh hải của chúng tôi". Anh ta giải thích bằng tiếng Anh rằng đó là bản đồ hành chính chính thức của Trung Quốc, và ngay cả vùng biển đó cũng có tên bằng tiếng Anh là "Nam Trung Hoa" (South China Sea). Anh ta nói thế và kiếm cớ đi ra chỗ khác. Từ đó đến hết hội thảo, họ tránh những chỗ có mặt đoàn Việt Nam. Rõ ràng là "cái lưỡi bò" này đã được tuyên truyền sâu rộng ở Trung Quốc. Đông đảo quần chúng ở đất nước hơn một tỷ dân này được giác ngộ sâu sắc về "cái lưỡi bò". Bạn thử hình dung, những công chức cấp sở ở một tỉnh lẻ còn biết rõ về nó để giới thiệu tại một hội thảo quốc tế, thì đủ thấy quy mô của chiến dịch tuyên truyền ấy lớn như thế nào. Tham vọng bá quyền lan rộng và ăn sâu từ trên xuống dưới. Người dân Trung Quốc bình thường cứ thế chỉ nói vanh vách mà không cần biết cơ sở pháp lý của "cái lưỡi bò".Hồi tôi học phổ thông trung học và đại học trong thập niên 1980 có phong trào viết thư, gửi quà cho chiến sĩ ở Trường Sa, nhưng không phải ai cũng biết vị trí của hai quần đảo thiêng liêng này; những hoạt động khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa từ thời chúa Nguyễn cũng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Khi tôi chia sẻ câu chuyện về cuộc hội thảo năm 1998 trên Facebook, nhiều bình luận khiến tôi giật mình nhận ra rằng chúng ta vẫn chưa trang bị đủ kiến thức cho học sinh, thanh niên - để họ tự ý thức về chủ quyền hay xa hơn là đối thoại trên trường quốc tế. Bạn tôi kể chuyện hai đứa học sinh, một Việt Nam và một Trung Quốc đi học giao lưu văn hóa ở Mỹ. Một lần trường có chương trình gì đó và thằng bé người Trung đứng lên thuyết trình, nói về cái "đường lưỡi bò" và chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Bé Việt nhà mình nghe ức quá nhưng không đủ tư liệu, không có bản đồ và cũng không chuẩn bị trước để đối lại. Thằng bé Trung thuyết trình hay được khen, tối về chủ nhà thưởng cho hai thằng đi ăn. Cậu bé Việt chỉ biết phản kháng bằng chuyện... không đi ăn tối đó. Lại có chuyện các bạn đi học thạc sĩ tiếng Trung ở đại học sư phạm bên Trung Quốc về kể lại, họ nói với toàn bộ sinh viên của trường rằng "Việt Nam là của họ và họ sẽ lấy lại". Các bạn Việt Nam học ở nước họ hoàn toàn không biết làm thế nào để đáp trả. Mãi đến năm 2009, Sở Giáo dục Đà Nẵng mới quyết định đưa Hoàng Sa - Trường Sa vào giảng dạy trong chương trình bậc học phổ thông nhưng cũng chỉ trong phạm vi Đà Nẵng. Tôi cho rằng, câu chuyện về chủ quyền lãnh hải phải được tất cả trẻ em người Việt biết đến, phải ăn sâu một cách tự nhiên vào máu thịt mỗi người dân Việt Nam. Bởi vì trách nhiệm đấu tranh là của tất cả mọi người, như chính cái cách Trung Quốc đang tuyên truyền sai trái nhưng ai cũng tham gia. Nếu bạn có con, hãy lấy bản đồ Việt Nam và chỉ cho chúng biết rõ vị trí của Hoàng Sa - Trường Sa: "Đất nước của con trải rộng đến đây, con ạ. Chúng ta có trách nhiệm giữ gìn bờ cõi ấy". Vũ Mạnh Cường Thương quá. Thương những con người luôn đau đáu về chủ quyền quốc gia mà phải đành bất lực. Thương cả những người bạn bị nhồi nhét những luận điệu sai lệch, về tư tưởng bá quyền, bất chấp luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử. Còn nữa 1 thế hệ sinh thập niên 80 không biết gì về chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam thì nói gì đến những chứng cớ lịch sử từ đầu thế kỷ 20 trở về trước!?! Đọc, ngẫm mà buồn!!! Buồn cho giáo dục của ta giờ đây đang coi nhẹ Địa lý, Lịch sử (Đó là những cơ sở đầu tiên để con em mình biết thế nào là Tổ quốc, Quốc gia, truyền thống...). Mong Nhà báo có nhiều bài viết góp tiếng nói để giáo dục của Việt Nam nhìn nhận lại chương trình Lịch sử.... Thật đơn giản: cứ theo cách lý luận của họ thì nước TQ thuộc Mông Cổ, và Ấn Độ Dương thuộc Ấn Độ. Người TQ rất thực dụng và luôn hành xử theo lý trí, khi họ thấy lợi ích thì họ lao vào không ngại ngần. Người VN nhiều khi duy tình hơn duy lý, và khi có lý lại hay rụt rè nên chịu thiệt. Sự rụt rè còn làm giảm khả năng sáng tạo và ứng phó. Người rụt rè chỉ làm tốt những việc hôm nay giống hôm qua, nếu có gì khác lạ là cuống lên, đến khi tìm được giải pháp thì muộn rồi. Giáo dục (cả trong nhà trường và ngoài xã hội) cần phai không những mang lại kiến thức, mà còn làm cho con người tự tin, chủ động để sáng tạo mới là giáo dục đích thực. Không phải chỉ trẻ con mới không biết, mà ngay cả người lớn trước đây cũng không biết ! Thật đáng buồn , trách nhiệm này thuộc về ai ? đây là lỗi của ai? ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này? mọi thứ phải rõ ràng, rồi đây lịch sử sẽ ghi công những anh hùng và lên án những kẻ hèn nhát. We may need to invite president Barack Obama come back to Vietnam to reread the poem of Ly Thuong Kiet who declared " The Southern Emperor rules the Southern land. Our destiny is written in heaven's book". Lỗi nầy thuộc về ai ? Cảm ơn tác giả. Phải nói là chúng ta "ngây thơ về chủ quyền". Trong lúc đó Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ. Họ đưa vào giảng dạy cái bản đồ lưỡi bò từ những năm 1950s đến nay rồi. Như vậy làm sao mà người dân không tin và làm theo được. Đất nước mình ngộ quá .. . phải không anh ? Hoang Sa VA Truong sa la cua VN Cham het. Bài viết hay và đầy trách nhiệm với Tổ Quốc này, đọc mà nước mắt tuôn rơi! Xin chân thành cảm ơn!!! Mấy Bác Ở Bộ Giáo dục có ai đọc bài báo này không nhỉ ? Tôi thấy bài báo rất hay và ý nghĩa Trong giáo dục VN ở sách Tiếng Việt 5 (Chương trình cải cách giáo dục - trước liền chương trình hiện hanh, phân môn Tập đọc có bài "Quần đảo Trường Sa" nhưng không hiểu vì một lí do nào đó mà bỏ đi bài học này. Bản thân tôi cứ thấy canh cánh trong lòng: Tại sao? Tại sao lại vậy? Sách Địa lí 5 hiện hành đề cập: "Nước Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta gồm phần đất liền có đường bờ biển giống hình chữ S và vùng biển rộng lớn thuộc Biển Đông với nhiều đảo và quần đảo'. Tôi thấy thế là chưa nói rõ và còn thiếu đề cập đến không phận chăng?
Người giàu làm gì Nhiều người cho rằng, huy động vốn trong dân hiện nay quá khó, mặc dù theo thống kê, lượng vàng trong dân còn rất lớn, khoảng 500 tấn, đồng thời mỗi năm kiều hối chuyển về nước lên tới 11-12 tỉ USD. Số tiền này không gửi vào ngân hàng. Trong quá khứ, nhiều người mua trái phiếu sau một thời gian đã thành giấy vụn, nhưng điều đó sẽ khó lặp lại.Không phải lần đầu tiên, Chính phủ quan tâm đến cách thức huy động nguồn lực vật chất. Rất nhiều đề án huy động vàng và tiền nhàn rỗi qua nhiều nhiệm kỳ. Nhưng dường như các giải pháp khi vào thực tế vẫn gặp bế tắc. Tỷ giá có thể tạo cơn sốt nhất thời, tuy nhiên, để tạo thành một khoản tích lũy lớn cho đầu tư phát triển thì lại là một vấn đề khác.Câu chuyện làm tôi nhớ đến một hội thảo tháng 6 vừa qua ở Đại học Havard. Diễn giả của khoá học là những người trực tiếp thực hiện các hoạt động tạo nguồn, lên đến nhiều tỉ đô la từ các nguồn vốn xã hội. Ở đó, tôi dự một buổi trò chuyện với Giáo sư Paul Farmer. Ông có một tuổi thơ đầy khó khăn và nghèo túng. Ông lớn lên với gia đình trong một chiếc xe kéo di động. Khi trưởng thành, ông theo nghề y và trở thành một chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực của mình. Với uy tín cá nhân, Farmer kêu gọi sự giúp đỡ từ các nhà tài phiệt như Bill Gates, Geogre Soros cùng ông thực hiện sứ mệnh "chữa trị cho thế giới". Họ giúp những người yếu thế ở các quốc gia nghèo khó có thể tiếp cận với thuốc thang và dịch vụ y tế hiện đại.Trong suốt cuộc trò chuyện, một phần ông nói về công bằng xã hội, người yếu thế, phần lớn thời gian còn lại, giáo sư say sưa nói về triết lý mà ông theo đuổi gần hết cuộc đời mình. Nó gọi là Philanthropy.Ở đó, tôi được nghe về tỉ phú người Malaysia Vincent Tan Chee Yioun, người cam kết xây dựng 1.000 căn nhà cho nạn nhân của bão Haiyan tại Philippines. "Bằng cách xây dựng nhà ở cho nạn nhân thiên tai, chúng ta cho họ chỗ ở, nhân phẩm và tự hào. Khi người nghèo có nhà cửa, nhiều điều có thể được giải quyết; con cái của họ sẽ không đi lang thang trên đường phố và nó sẽ giúp tương lai của họ", Tan nói. Nhìn sự kiện này, nhiều người cảm thấy thán phục bởi lòng hảo tâm của vị tỷ phú kia. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây, là cách họ hiện thực hóa lòng tốt: họ không làm từ thiện (charity), mà đóng góp xã hội (philanthropy).Philanthropy xuất phát từ Mỹ và được các tỉ phú trên thế giới sử dụng phổ biến, thay vì từ thiện đơn thuần, họ sử dụng và quyên góp tiền bạc vào các mục tiêu phát triển xã hội. Hãy đọc lại tuyên bố của Vincent Tan, khi ông hướng tới việc cho người nghèo “nhân phẩm”, “tự hào” và căn nhà “giải quyết được các vấn đề khác”. Tương tự, là nỗ lực tăng khả năng tiếp cận y tế mà Paul Farmer thực hiện.Phong trào từ thiện tại nước ta ngày càng nở rộ và chủ yếu đi theo mô hình từ thiện truyền thống nhằm xoa dịu nhất thời nỗi đau của những người nghèo khó. Từ thiện truyền thống không thay đổi được hiện trạng nghèo khổ ở gốc rễ, không giúp tạo cơ hội cho con người vươn lên, không tạo được ra sự phồn vinh cho xã hội. Từ thiện xóa đi vấn đề trước mắt người nghèo túng, trong khi đóng góp xã hội dành cho sự cải thiện chất lượng sống lâu dài. Việt Nam có thể tạo được vốn xã hội thông qua Philanthropy, trong bối cảnh các nguồn lực chính dành cho phát triển đều khan hiếm và hạn hẹp như hiện nay, khi lớp người giàu mới xuất hiện.Làm giàu là tốt, nhưng theo tôi nếu chỉ làm giàu cho cá nhân thôi thì xã hội chưa chắc được hưởng lợi. Theo hai học giả kinh tế chính trị nổi tiếng Robert D. Putnam và Sennett R. thì dấu hiệu báo động đầu tiên của sự suy thoái nguồn vốn xã hội là số người phát giàu mà không làm gì cả, khoảng cách giàu nghèo tăng lên. Và nguồn vốn xã hội không thể khơi thông được khi chủ nghĩa cá nhân vị kỷ ngày một chiếm thế mạnh, làm cho tinh thần hợp tác xã hội yếu dần.Tại Việt Nam, nhiều người vẫn đang sử dụng nhân lực và tài nguyên đất nước để làm giàu cho riêng cá nhân, gia đình và dòng họ của mình rồi tìm cách chuyển tiền của và gửi con cháu của mình ra nước ngoài du học và lập nghiệp. Nhiều người khác có từ tâm. Nhưng điều đó cũng chỉ được thể hiện qua các dự án từ thiện, cho cân gạo, tấm áo chứ mục tiêu phát triển xã hội thì chưa.Lòng tốt cũng có những cách triển khai khác nhau. Dòng họ tôi, có người đã đóng góp hầu hết tiền vàng cho Tuần lễ vàng do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Ông đã tạo niềm tin và thu phục nhân tâm các nhà tư sản dân tộc, tác động được đến lòng yêu nước nồng nàn của họ, khiến họ tin tưởng đem tài sản để hiến tặng cho quốc gia.Tôi cứ mãi trăn trở, vậy chính quyền hiện nay cần làm gì để người dân nói chung và người giầu nói riêng xả thân vì chính quyền và vì dân tộc? Phải chăng, đó là niềm tin? Kết luận rất đúng: Lòng tin. Nhưng đáng tiếc, đó là thứ quá xa xỉ ở thời điểm hiện tại. Ra đường thấy người bị nạn không dám giúp, xem ti vi suốt ngày thấy "tăng cường, đẩy mạnh", vào đọc báo chỉ thấy " nghiêm túc rút kinh nghiệm, đúng quy trình", thậm chí chết rồi cũng không được ra khỏi cổng bệnh viện để về nhà...Lòng tin ơi, ở đâu... Nói đến xã hội mà không nói đến chính trị thì không giải quyết được vấn đề . Từ thiện trong XH VN chỉ có thể là truyền thống. CÒn làm các dự án cho xã hội ư? Qua cửa quan là hơi bj mệt đấy. Bạn đang nói về vấn đề phi hiện thực,giá trị lòng tin phải được đặt đúng chỗ .Khi mà nhà cửa dành cho người thu nhập thấp họ còn chen chân vào dành thì bạn có nghĩ tư tưởng bạn nói quá mơ hồ hay không???? cám ơn chị Trâmvấn đề này xã hội Viêt nam chưa mấy ai làm nhưng bắt đầu nhen nhóm khi những câu chuyện trên thế giới gây cảm hứngMột số doanh nhân trong Saigon xây cầu dân sinh để người dân đi an toàn, các cháu đến được trường học là một ví dụBiển đảo cũng đang được các cá nhân lắp điện, nước...Quan trí phải lên trước dân trí cũng là vấn đề mà xã hội Việt nam cần thay đổi bài viết hay quá, điều này cần những vị lãnh đạo có tâm có tầm hết mình vì nước,kêu gọi những tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có tiền và có lòng ủng hộ cho mục tiêu phát triển xã hội, nhưng phải có định hướng và kế hoạch rõ ràng và minh bạch mới được. Tiếc thay những người ngồi ở vị trí cao lại không có những suy nghĩ như chúng ta mong muốn (y)! Niềm tin sói mòn Bài viết của tác giả rất hay, người ta sống cũng vì niềm tin, người ta cho cũng vì niềm tin,'người ta cống hiến cũng vì niềm , mất niềm tin là mất tất cả chiết lý này có từ ngàn năm rồi. Tôi cứ mãi trăn trở, vậy chính quyền hiện nay cần làm gì để người dân nói chung và người giầu nói riêng xả thân vì chính quyền và vì dân tộc? Phải chăng, đó là niềm tin? "Tại Việt Nam, nhiều người vẫn đang sử dụng nhân lực và tài nguyên đất nước để làm giàu cho riêng cá nhân, gia đình và dòng họ của mình rồi tìm cách chuyển tiền của và gửi con cháu của mình ra nước ngoài du học và lập nghiệp." Bạn nói cái này như chọc kim vào mông các quan lớn nhà ta thì phải. :)))) Ng giàu có tâm thì đầy nhưng vs cơ chế đặc thù của việt nam mình thì những đồng tiền đóng góp cho mục đích phát triển xã hội sẽ rơi vào tay ai thì mọi ng cũng đều biết. Dung vay tui cug dag dan mat niem tin day Góc nhìn theo mình là chuyên mục hay nhất của Vnex bài viết quá tự hào và ý nghĩa
Dốt mà không dám hỏi Sau cả buổi chiều vất vả dạy dỗ, tối đến khách hàng tâm sự: "Bọn tao không thể làm với chúng mày được. Quân của chúng mày dốt quá". Tôi tức lắm hỏi lại: "Mày mới dạy một buổi sao biết quân tao dốt?". "Thì dạy xong, tao hỏi có đứa nào có câu hỏi gì không? Không thấy thằng nào giơ tay. Chứng tỏ là chẳng thằng nào hiểu gì".Thế là chúng tôi mất béng cái hợp đồng đấy. Vì không ông nào dám giơ tay hỏi. Ngẫm nghĩ lại thấy khách hàng hoàn toàn có lý. Tưởng sau nhiều năm, giới trẻ sẽ tiến bộ lên, ai ngờ càng ngày càng tệ.Đi dạy, mỗi khi hỏi: có ai muốn hỏi hoặc có ý kiến gì không, tôi thấy các sinh viên tự nhiên cắm đầu xuống hết. Mà không chỉ sinh viên mới lớn, quen ngoan ngoãn nghe lời. Cả các học viên trưởng thành hơn, tự tin hơn, đã đi làm, học các loại MBA, hay khoá lãnh đạo cao cấp cũng thế.Nghĩ tiếc anh em bỏ thời gian, bỏ tiền đi học, tôi thường yêu cầu học viên có những vấn đề nào cần quan tâm thì đăng ký trước, để mình có thể điều chỉnh bài giảng. Vậy mà không ít lần tôi phát cáu: đến đây chẳng hát thì hò, chẳng phải con cò ngóng cổ lên nghe. Các anh chị không có câu hỏi gì, thì tốt nhất giải tán lớp, tôi cũng đỡ phải dạy, các anh chị có thể đi chơi giao lưu.Khi Thomas Edison hỏi thầy giáo ở trường rằng liệu có thể cho âm thanh vào một cái hộp không, tất nhiên câu hỏi đó là một câu “hỏi ngu” tuyệt đối theo nhận định của xã hội lúc bấy giờ. Những câu hỏi “ngu” đến mức người ta đã đuổi học Edison kèm lời nhắn cho mẹ cậu bé rằng tốt nhất nên để trò Thomas đi chăn lợn thì hơn. Nhưng cuối cùng, những câu hỏi ngu của cậu bé ấy lại trở thành tiền đề thay đổi lịch sử công nghệ.Khi Warren Buffett và Bill Gates, bây giờ là người giàu thứ nhất và thứ nhì nước Mỹ, gặp nhau lần đầu tiên vào ngày 5/7/1991, họ đã nói chuyện gì với nhau? Bàn chuyện mua một hòn đảo để nghỉ dưỡng hay siêu xe? Câu chuyện đã được kể lại nhiều lần: Lúc đầu, cả hai đều rất bối rối khi được hẹn gặp nhau, chẳng biết phải nói chuyện gì, với Buffett thì máy tính và rau bắp cải cũng giống nhau (đến giờ ông vẫn chưa có e-mail), còn Bill Gates thì than phiền với mẹ rằng: “Con biết nói chuyện gì với một người suốt ngày chơi cổ phiếu?”.Cuối cùng, họ chỉ ngồi đó để đặt các câu hỏi cho nhau. Buffett ra sức hỏi Gates về các cổ phiếu công nghệ, vì ông thấy các công ty công nghệ “cứ ra đời rồi lại biến mất”. Gates lại hỏi Buffett về việc đầu tư vào truyền thông. Họ ngồi tâm sự ba giờ đồng hồ, rồi trở thành bạn bè thân thiết trong suốt 25 năm sau đó, cùng xây dựng quỹ từ thiện lớn nhất thế giới, chỉ vì ấn tượng của Bill Gates ngày hôm đó: “Ông già đó đặt các câu hỏi rất hay”. Vấn đề là câu hỏi. Các tỷ phú cũng không giấu rằng họ có cái cần phải học, phải… hỏi ngu.Tại sao lớp trẻ tự nhiên lại ì ra như vậy? Có lẽ các bạn ấy không biết rằng, hỏi ngu cũng là cách để trưởng thành. Liệu có phải là phương pháp giáo dục của chúng ta, từ nhà trường đến gia đình, đã triệt tiêu đi khả năng đặt câu hỏi của những đứa trẻ? Ở nhà trường thì đọc chép, ở gia đình thì mặc định việc truyền đạt kiến thức là của trường lớp (và các bậc phụ huynh thì cũng trưởng thành dưới mái trường đọc - chép). Văn hoá hỏi lại những điều thắc mắc không được khuyến khích.Tôi không dám nghĩ đến việc một người yêu các câu hỏi như Bill Gates mà đến dạy cho các lãnh đạo tương lai ở nước ta, thì ông sẽ lịch sự nhận xét gì?Nguyễn Thành Nam Không hẳn là ngu. Có chăng chỉ là cách giáo dục. Ở Việt Nam, người lớn luôn đúng, thầy cô luôn đúng, sếp luôn đúng, người nắm quyền luôn đúng... thì tự nhiên đánh mất sự tự tin và làm bộ não của người ta lười hoạt động. Đau lắm nhưng làm thế nào để thay đổi? Khổ lắm em đi làm muốn hỏi cái j hay thắc mắc j thì ng ta lại bảo. Các sếp ra chỉ thị thế nào thì làm y án như vậy đừng có mà thắc mắc nhìu. Mà ko hiểu hỏi thì cấp trên lại bảo tại sao lại ko biết tự mà tìm hiểu. Mà hỏi nhìu thì bị nói là. Có mỗi kai việc cỏn con thế mà cũng hỏi. Ng việt mình nhìu khi biết kon giấu ko thèm nói cơ. Cảm ơn tác giả, một Bài Viết hay.. người Việt mình "Ham Học" chứ không "Ham Hỏi" Không hỏi có 2 trường hợp: biết tuốt rồi hỏi làm gì (hoặc hiểu sai nghĩ rằng điều mình biết là đúng), chẳng biết gì để mà hỏi. Người ta chỉ hỏi nhiều khi kiến thức nằm ở khoảng giữa. Vậy tại sao người không đặt câu hỏi lại cho là dốt? Muốn biết họ thực sự dốt hay không hãy đặt câu hỏi đối với họ. Vậy ông thầy Tây kia hoặc là dạy những thứ họ đã biết rồi hoặc là dạy quá dốt khiến họ chẳng hiểu gì cả, vậy họ sẽ bắt đầu hỏi từ đâu đây? không lẽ bảo thầy giảng lại toàn bộ? Một trẻ lớp 5 mà thuê gia sư là một giáo sư toán e là không phù hợp. Hãy nhìn lại cách thuê giảng viên của mình thay vì đánh giá học viên bác Nam ạ! "Tôi không dám nghĩ đến việc một người yêu các câu hỏi như Bill Gates mà đến dạy cho các lãnh đạo tương lai ở nước ta, thì ông sẽ lịch sự nhận xét gì?". Sao bác không đặt vấn đề này với các lãnh đạo ở nước ta mà lại "vòng xa" đến tận Bill Gates? Có khi hỏi lại bị thầy mắng là :"Đã không biết lại còn cứ hỏi?" Tôi nhớ hồi còn bé ở nhà, khi nào hỏi ba mẹ câu hỏi gì? Ba thì im lặng chẳng buồn trả lời, mẹ thì bảo: “Con nít con nôi hỏi nhiều làm gì? Lớn lên rồi biết.” Khi đi học chẳng bao giờ nghe thầy cô hỏi lấy một câu: “Các em có gì cần hỏi không?” Bài giảng trên lớp còn giảng không kịp, huống hồ gì có thời gian để hỏi để trả lời. Nên lớn lên khi bước ra đời ai bảo gì làm nấy và cứ nhút nhát thế nào ấy. Cứ nghĩ nền giáo dục sẽ ngày càng tiến bộ so với chúng tôi ngày ấy, hóa ra có lẽ lứa gà công nghiệp càng ngày càng thuần chủng thì phải. Bài viết rất thuyết phục và có ý nghĩa tích cực! Mười ba năm trước, khi con trai tôi du học về thăm nhà năm đầu tiên, ông của cháu cứ dặn đi dăn lại: "Học bên đó con phải tôn trọng các giáo sư, luôn lắng nghe lời dạy và lễ phép với các vị ấy..." Cháu đã phản ứng lại ngay: "Không, ông ơi. Các giáo sư không thích như vậy, con đã cãi với thầy nhiều lần khi thấy mình không thể chấp nhận điều đang được dạy khi chưa hiểu thấu đáo vấn đề, và luôn được các giáo sư khuyến khích, hài lòng!"Mà ông của cháu đã từng là hiệu trưởng một trường đại học VN đấy... Tập quán lâu năm không dễ gì tự thay đổi. Tôi rất đồng quan điểm với Doanh Nhân. Nhưng thưa doanh nhân, Khi tôi mới chuyển về làm việc trong một môi trường mới, cụ thể là Ngân Hàng tôi đọc và học rất nhiều và thường đặt ra những câu hỏi không ngu lắm nhưng đón nhận lại là sự dè bỉu và bêu xấu tôi không thương tiếc, sau đó là chơi xấu tôi các thể loại khi bị tôi hỏi và phản biện quá chi tiết. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sợ không dám phát biểu, sợ không dám nêu ý kiến của đại bộ phận lớp trẻ hiện nay đó ạ. Hay và đúng.Nhưng đừng giản tán lớp "cò ngóng cổ lên nghe" anh Nam. Kiên nhẫn kêu mỗi cò lên hỏi thăm rồi hát bài để dần dần gắn kết và tự tin hơn những buổi học kế tiếp. Bởi không riêng gì ở Việt Nam, dữ liệu thống kê toàn thế giới viện dẫn ra trong các buổi workshop, talkshow... đều nói 80% đều sợ đứng trước đám đông mà. Huống gì là tự tin đặt câu hỏi. Nên để cho các em tự đặt câu hỏi mặc dù đó là câu hỏi ngu mà không ai chấp nhận được, tôi còn nhớ mãi một buổi học hồi trước năm 1975, năm 1966 hồi đó mới có TV trắng đen , trong một buổi học môn khoa học thường thức có một em học sinh đứng lên hỏi thầy giáo tại sao xem phim chiếu bóng có màu mà xem TV không có màu ? lúc đó cả lớp cười ồ lên, nhưng thầy giáo trấn an và thầy nói câu hỏi đó trong tương lai khoa học sẽ làm được , mà đúng vậy đó bạn. người thông minh ở chổ đặt câu hỏi chứ chẳng phải câu trả lời. Vấn đề là người Việt luôn đặt sĩ diện lên hàng đầu, lỡ hỏi ngu bị cười thì.. Khi đi học thì từ mẫu giáo, vỡ lòng đến hết đại học chỉ "được" nghe và viết, đi làm thì theo luật ngầm là không được tranh luận với sếp, dự hội thảo thì chỉ để nghe lãnh đạo huấn thị v.v..., cả đời như vậy thì bỗng nhiên sao dám đặt câu hỏi với anh Nam?
Kền kền trong bệnh viện Việc mổ xác có một lợi ích lớn, là nó kiểm tra lại chẩn đoán và cách thức điều trị của bác sĩ. Tôi thường xuyên canh giờ mổ xác để xuống phòng, xem lại việc chẩn đoán có chính xác không, mổ có đúng chỗ, đúng bệnh không, và đặc biệt, bệnh nhân chết vì gì.Tuy nhiên, có nhiều ca phải chờ công an vào thì mới mổ xác được. Và thường thì công an sẽ không vô cho đến giờ nghỉ trưa, hẹn đầu giờ chiều mới vô để chứng kiến mổ xác. Nhưng chỉ cần tôi bước ra khỏi phòng chừng 10 phút là ca mổ xác đã tiến hành xong và công an cũng đã ra về. Tôi không có dịp chứng kiến xem bệnh nhân chết vì cái gì.Một hôm, một gia đình bệnh nhân mời chúng tôi đi ăn trưa, tại một nhà hàng khá sang trọng ngay gần bệnh viện. Hồi ấy, gần như không có bác sĩ nào có đủ khả năng để tự vào ăn nhậu tại những nhà hàng sang trọng như vậy. Chúng tôi gặp nhiều người của khoa Giải phẫu bệnh (khoa phụ trách việc mổ xác), từ bác sĩ, kĩ thuật viên, người vận chuyển xác… ngồi ăn ở đó. Khi đó, tôi luôn nghĩ họ là những người rất khổ. Khi thân nhân bệnh nhân gặp họ thì bệnh nhân đã chết rồi, đâu có biết họ là ai mà "cám ơn".Sau nhiều lần thắc mắc, một đàn anh mới giải thích cho tôi. Đó là những "con kền kền". Họ nhậu từ tiền không mổ xác. Thì ra chẳng có công an nào chứng kiến cả. Họ đuổi tôi ra, để nhanh chóng hoàn tất biên bản mổ xác mà thực tế là không mổ, theo đặt hàng của người nhà. Và họ nhận một số tiền để xác không phải mổ.Chưa hết, còn có những câu chuyện lan truyền trong nhân viên bệnh viện, rằng gia đình bệnh nhân bị bắt phải mua hòm với giá trên trời thì mới được cho phép lấy xác ra, vì những qui định về vệ sinh. Các bác sĩ nghĩ ra một cách để “đối phó” với tình trạng này, đó là bệnh nặng thì xin về. Khi bệnh nhân nặng, không còn khả năng cứu chữa, các bác sĩ khuyên gia đình kí cam kết, xin đưa bệnh nhân về. Tôi cũng đã từng làm việc đó, với suy nghĩ giúp cho gia đình người bệnh tránh được "bầy kền kền". Khi giám đốc mới nhậm chức, một cuộc chiến cực kì căng thẳng, phải có sự can thiệp của bao nhiêu cấp giám đốc mới mới có thể dẹp được "ổ kền kền" ấy.Ở trong bệnh viện, nơi người nhà bệnh nhân đang rối trí, nơi con người phải đối mặt với sự sinh - tử, việc lạm dụng quyền lực để “làm ăn” trên nỗi đau của người bệnh, bóc lột họ, là muôn hình vạn trạng.Quay trở lại với câu chuyện đau lòng xảy ra trước cổng Bệnh viện Nhi Trung ương – nơi một chiếc xe chở cháu bé lâm bệnh nặng được gia đình xin cho về nhà, đã bị bảo vệ giữ lại; gây khó dễ. Và rồi cháu bé đã chết ngay trên xe. Nó cũng là một thực tế không xa lạ ở bệnh viện. Một bệnh nhân của tôi khi bệnh nặng, gia đình muốn mang xe nhà vào chở người bệnh nặng về. Họ rất lo lắng và nhờ tôi can thiệp. Tôi không nghĩ ra lí do gì để phải can thiệp. Về sau tôi mới biết là ở một số bệnh viện, việc chở bệnh nhân nặng xin về, và bệnh nhân tử vong, bị bắt buộc phải hợp đồng (có trả tiền) với xe do bệnh viện quản lí.Bệnh viện là một môi trường mà người nhà bệnh nhân rất sẵn sàng để bị lợi dụng. Vì họ đang yếu thế về tinh thần. Còn ở phía bên kia, những thế lực đen đã dùng lợi nhuận làm mờ mắt một số người trong bệnh viện.Việc cạnh tranh để làm ăn trên nỗi đau của người bệnh sẽ còn nở rộ, nếu không có những biện pháp quản lý chặt chẽ. Tôi tin rằng những “áp phe” làm ăn trên thân xác người bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu có những quy định, chế tài đủ cụ thể, chi tiết đến từng khả năng trong nội bộ bệnh viện.Giám đốc viện Nhi TW đã xin lỗi. Đó là một cử chỉ đáng hoan nghênh. Nhưng câu hỏi đặt ra là sau lời xin lỗi ấy, có những quy định đủ sức nặng để tránh được những sự việc đau lòng như đã xảy ra hay không. Đó chỉ mới phần nổi của tản băng thôi. Còn rất nhiều thứ khác như thuốc men, dịch vụ y tế như khám bệnh phẫu thuật thủ thật, đồ ăn uống, xe cộ...xúm vào lột sạch những người phải đến BV mới thôi mình xin chia sẻ một chút tâm sự của mình cùng mọi người nhé:Con trai mình bệnh nặng đã không qua khỏi tại một BV ở Sg, khi cháu mất mình đã rất đau đớn và thật sự không biết phải làm việc gì trước việc gì sau.Rất may mình đã có gia đình bên cạnh, gia đình đã lo lắng mọi việc và quan trọng hơn gia đình mình cũng nhận được sự hỗ trợ rất chân tình từ đội ngũ y tá cho đến bộ phận dịch vụ mai táng, chuyên chở ....vì gia đình mình muốn đưa cháu về quê. Ở đây mọi người chỉ cho gia đình biết việc nào cần làm, nên làm hoặc việc nào không cần làm... còn chia sẻ luôn cả vấn đề giá cả tìm cho gia đình mình điều gì thiết thực nhất giá cả phải chăng nhất, nói chung rất chân tình, chu đáo. Trong nỗi đau mất người thân, gia đình mình cảm thấy được an ủi rất nhiều. Dĩ nhiên với tấm chân tình ấy khi mọi việc đã hoàn tất gia đình mình đã không tiếc lời cảm ơn và cũng không quên hậu tạ rất ân tình.Mình không dám nói nhiều về vùng miền nhưng hình như( chỉ hình như thôi) Mn ít tệ nạn trong BV hơn, và có tình hơn MB (rất xin lỗi nếu có gì hồ đồ trong nhận xét này, nhưng đây là ý kiến riêng cá nhân mình)Vẫn còn đó những tấm chân tình ngay tại BV, xin được cám ơn tấm chân tình ấy! Đọc nghe choáng thật! ôi đạo đức, một phạm trù được tôn vinh nơi những chiếc áo Blu trắng tinh khiết, không nhuốm màu mồ hôi mà "nhuốm màu tiền", có bi quan lắm không các công dân đất Việt? Bây giờ sống thì chỉ cầu mong sao mình đừng gặp những trường hợp như bệnh viện nhi TW thôi. Chứ vụ việc đó hầu như ai cũng biết cả nhưng đành giả câm giả điếc cho qua. Bởi vì dù có phản ánh thì cũng không ai giải quyết, đó là cả 1 hệ thống được mốc nối từ ngay bên trong bệnh viện, liên quan đến cả dân bảo kê. May mắn là bệnh viện nơi mình sinh sống tệ nạn đó chưa thấy, hay chăng là nó không công khai như bệnh viện nhi TW...đều đó thì chỉ biết cầu trời thôi ..... Đã có tòa án quân sự thì tại sao không lập tòa án y tế để giải quyết nhanh chóng và triệt để vấn đề nhân đạo của dân tộc! Kền kền là một loài chimChuyên ăn xác chết đang tìm rừng sâuCớ sao lại ríu rít đâu đâuỞ trong bệnh viện một mầu tang thươngKhông may chuyển viện trên đườngĐi xe ông ấy giá thường vút caoMấy ông quy định ngặt nàoKhông cho xe khác; giá cao ông đòiMong sao thấu đến trên caoQuy trình chuyên chở đi vào người dân! Bài viết hay, phản ánh thực trạng của bệnh viện hiện nay. Tất cả những con người làm việc trong bệnh viện cần nêu cao 1 chữ TÂM, 1 chữ ĐỨC, 1 chữ PHÚC trong mình Cho em hỏi bệnh viện ở nước ng ta có như thế ko? Hay mỗi việt nam mình như thế. Xin được trân trọng và chân thành cảm ơn bác sĩ Sơn đã thương yêu, thấu hiểu cho bệnh nhân và người thân của họ Bác sĩ đã dám dũng cảm lên tiếng nói để bênh vực cho thân nhân của người bệnh, chứ không im lặng,thỏa hiệp với điều ác xấu. Kính chúc bác sĩ Sơn được nhiều sức khỏe, thành đạt hạnh phúc và giữ mãi tấm lòng nhân hậu của mình Rất cảm ơn Võ Xuân Sơn đã nói đúng sự thật. Mong sao Bộ trưởng Tiến đọc bài báo này và ra tay dẹp loạn. Bệnh viên là nơi để chúng ta có dịp tiêu tiền. Một ngày đi viện. Bằng mấy tháng lương đi làm. Đã xác định đi khám chữa bệnh là phải có thật nhìu tiền. Ko thì chỉ có nước chết luôn trong viện Cảm ơn bác sĩ Võ Xuân Sơn đã phản ánh một thực trạng trong ngành y. Cám ơn bác sĩ. Tôi từng từ Cần Thơ bay về gấp vì cha bệnh nặng đang nằm cấp cứu ở bệnh viện tỉnh. cũng tốn phong bì cho bác sĩ trực và nửa đêm được lời khuyên nên xin đưa cha về vì đừng để chết đường chết chợ, thương cha anh em tôi phải làm đơn ký vào án tử và được giới hiệu cho một chiếc xe chuyển bệnh của tư nhân từ chính ông bác sĩ nọ với số tiền tương đương vận chuyển hai trăm cây số cho mười hai cây số. lúc rối trí nửa đêm nên đành vậy. RẤT MONG NHIỀU GIÁM ĐỐC.CÁC BỆNH VIỆN COI BÀI . KỀN KỀN TRONG BÀI VIẾT.NÓI THẲNG DÂN BỚT KHỔ Loại kền kền này không phải là không trị được mà do những người có trách nhiệm của ngành y tế quan liêu, xa rời thực tế không tích cực sửa đổi quy chế để thuận lợi, có ích hơn cho dân.
Tiếng Anh kiểu nửa vời Thế hệ sinh viên đời đầu của thế kỷ 21, về cơ bản phần lớn chỉ giỏi ngữ pháp. Vào đại học, dù là trường xịn nhất nhì nước, cũng chỉ được học với giáo viên Việt Nam và nghe băng đĩa. Nhà nào khá giả thì có TV xem CNN với Star Movies. Cơ hội giao tiếp với người nước ngoài xấp xỉ bằng 0, trừ những sinh viên chịu khó ra ngoài làm tour guide. Cho nên “một bộ phận không nhỏ” sinh viên sau khi ra trường mà gặp người nước ngoài là "xoắn hết cả lên".Thế hệ trẻ ngày nay đã khác nhiều. Internet cho phép các em tiếp cận với tiếng Anh đa chiều: nhạc, phát âm tiếng Anh, phim… Các trung tâm tiếng Anh cho phép nhiều trẻ em thành phố tiếp xúc với kỹ năng giao tiếp từ bé. Nhiều cháu phát âm tiếng Anh còn tốt hơn cả các thầy cô giáo của mình. Ở các thành phố lớn, không ít em có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài từ khi còn học cấp 1.Nhưng sự thay đổi đó chủ yếu không phải đến từ hệ thống giáo dục. Đào tạo tiếng Anh bậc phổ thông của các em vẫn giống như của thế hệ cha anh hàng chục năm trước. Và nó được thể hiện rõ nhất qua đề thi đại học.Nếu so sánh đề thi đại học khối D năm 2002 - năm đầu tiên tổ chức thi chung - với đề tốt nghiệp PTTH vừa qua, sự khác biệt duy nhất là đề năm 2016 bổ sung thêm một nội dung: viết về những lợi ích của việc biết bơi (đề thi các năm trước cũng có nội dung viết, nhưng chỉ là viết lại câu).Không có một chút nào của kỹ năng nghe - nói được kiểm tra. Nói cách khác, trong bốn kỹ năng cơ bản nghe - nói - đọc - viết, chỉ có hai kỹ năng - một nửa - được kiểm tra.Hai năm trước, Bộ trưởng Giáo dục lúc bấy giờ, ông Phạm Vũ Luận đã nhận định: "Trong quá trình đổi mới dạy và học, chúng tôi có tính đến đổi mới môn học ngoại ngữ thì thấy rằng cách dạy học và thi môn này không giống ai trên thế giới”. Hậu quả là: "Học sinh học hết phổ thông vẫn không nói được tiếng Anh và kể cả nói tiếng Anh thì cũng… không ai hiểu".Nhưng sau hai năm, mọi sự vẫn chưa có gì thay đổi.Tiếng Anh có câu: "If you always do what you've already done, you'll always get what you've already gotten", có nghĩa là nếu chúng ta vẫn dạy và học tiếng Anh như 20 năm trước, trình độ tiếng Anh của Việt Nam về cơ bản sẽ giẫm chân tại chỗ.Nên mới có chuyện mới đây một Hoa hậu đã làm trò cười cho dân Philippines. Cô đã không thể “đọc” được một câu tiếng Anh đơn giản khi làm giám khảo trong một cuộc thi sắc đẹp. Và những câu chuyện tương tự không hề hiếm ở Việt Nam. Rất nhiều người trẻ gặp khó khăn trong nghe - nói tiếng Anh.Tôi thường xuyên gặp những bản tin về việc một chính khách hay một ngôi sao nào đó có thể nói tiếng Anh “lưu loát” dù là chỉ một vài câu giao tiếp cơ bản. Và những thông tin này cũng nhận được sự hoan hỉ, tán thưởng của cộng đồng. Những chuyện tưởng như bình thường vẫn trở thành tin tức. Tôi nghĩ, với một chính khách thường xuyên phải giao đãi với khách quốc tế, một ngôi sao thường xuyên có các chuyến lưu diễn nước ngoài, một bạn trẻ tuổi 9X… thì việc nói tiếng Anh một cách hiểu được là chuyện phải trở nên bình thường trong bối cảnh hội nhập ngày nay.Để có được điều bình thường đó, tôi nghĩ chúng ta phải xây dựng hệ thống đào tạo ngoại ngữ trên cơ sở bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết của học sinh, chứ không chỉ là một nửa số kỹ năng như bây giờ. Và trong kỳ thi tốt nghiệp, đề thi phải thể hiện và đánh giá đầy đủ bốn kỹ năng ấy. Để sau 12 năm học tiếng Anh, các em ít nhất có thể sử dụng tiếng Anh một cách tự tin. Nguyễn Xuân Quang Cửa hàng tôi có 6 nhân viên:bán hàng, trong đó có 1 cử nhân công nghệ thông tin, 3 cao đẳng ( 1 sư phạm anh, 1 anh và 1 toán):- Có lần tôi nhờ cô cử nhân công nghệ thông tin biên tập cho tôi quyển catalogue. Tôi đưa quyển catalogue mẫu và file hình ảnh, 2 ngày sau vẫn thấy cô ta mài nò trên word để biên tập hình- Cô sư phạm toán tôi nhờ ôn giúp con gái bài toán lớp 9 vì cháu chuẩn bị thi vào lớp 10, cô ta lay hoài hoài không giải ra ( cô ta tốt nghiệp cao đẳng 2011 và năm tôi nhờ là 2015). Tôi hỏi tại sao cô ta bảo lâu quá nên kiến thức cấp 2 quên mất. Tôi hỏi vậy nếu cô ta làm cô giáo, nếu được xếp dạy lớp 9 thì sao dạy. Cô ta trả lời là sẽ dạy theo giáo án. Tôi không hiểu cô ta trả lời đúng sai, nhưng chuyện cô ta không giải thành thạo bài toán lớp 9 con tôi nhờ là có thật- Cửa hàng nằm ngay góc đường, nên thỉnh thoảng có người nước ngoài vào hỏi đường, mua hàng hóa. Cứ mỗi lần vậy là mấy cô quýnh quáng lên " chú...chú...có khách nước ngoài". Tôi hỏi 2 cô cao đẳng tiếng Anh là nghe tôi và người nước ngoài nói gì không. hiểu gì không thì cả 2 gật đầu. Tôi hỏi vì sao không nói, cả 2 lắc đầu cười trừ, và bài ca "dạy theo giáo án" lặp lại.Chúng ta có một nền giáo dục lãng phí và vô lý đến kỳ lạ Theo tôi cách tốt nhất để người Việt Nam học tốt tiếng anh là Vứt bỏ hết sách tiếng anh và ngữ pháp tiếng anh ra một góc đi. Từ lớp 1 đến lớp 5 học toàn giao tiếp. Từ lớp 6 đến lớp 9 học viết cơ bản. Từ lớp 10 đến 12 mới tập trung về ngữ pháp. Đảm bảo sau khi tốt nghiệp 12 xong thì trình độ tiếng anh cũng gọi là siêu lắm rồi. Tôi đã được chứng kiến cách đây khoảng vài năm trước, khi con trai của bạn tôi 18 tuổi từ Mỹ về thăm quê, cậu bé sang Mỹ từ khi 5 tuổi nhưng nhờ dạy dỗ của gia đình nên nói tiếng Việt rất giỏi, về VN cậu ta được người chị họ là trưởng nhóm sinh ngữ Anh văn trong 1 trung tâm rất nổi tiếng, giới thiệu đến để sinh hoạt tiếng Anh giao tiếp, mọi người đều tự giới thiệu về mình và đặt nhiều câu hỏi với cậu ta, khi cô chị mời cậu ta phát biểu, tôi là người dốt sinh ngữ mà cũng phải ngạc nhiên, cậu bé đứng lên và nói: Em xin lỗi vì không hiểu các anh chị nói gì, các anh chị có thể nói lại bằng tiếng Việt được không?.... Cô chị đó bây giờ đang là giáo viên Anh ngữ trong một trung tâm nổi tiếng ở Saigon... Một cách đơn giản và sinh động nhất là nghe từ những phim hoạt hình của Hollywood: nghe và bắt chước nói. Sau đó dùng những công cụ của Google để tập nói xem máy có hiểu mình nói gì không. Lý do xem phim hoạt hình vì văn nói trong đó dành cho trẻ em, được chọn lọc đúng chuẩn. Còn nói với máy để cải thiện việc khó khi không có đối tác để nói hoặc không có người đủ kiên nhẫn để nghe mình nói sai. Bạn Nguyễn Xuân Quang nói đúng đấy. Hồi đó các bạn chỉ được học gv người Việt, nghe băng đĩa .. chứ k mấy khi được tiếp xúc với người bản ngữ. Bọn tôi thì khác, tôi chọn học khoa TNN ở ĐHTH-HN. Lý do là khi thi vào tỉ lệ chọi rất cao. Một khóa lấy có 1 lớp, như hồi chúng tôi có gần 30 người. Do lấy ít như vậy nên các thầy cô coi chúng tôi như con, dạy dỗ truyền đạt những gì các thầy biết. May mắn thay hồi đó khoa của tôi còn có giáo viên bản ngữ sang dạy tình nguyện, nên chúng tôi có nhiều dịp trò chuyện với họ, tìm hiểu sâu về văn hóa đất nước họ, cũng như giới thiệu về đất nước con người VN với họ. Chúng tôi không còn cảm thấy ngượng mấy khi nói chuyện với người nước ngoài. Tuy nhiên, khi ra trường, lần đầu tiên đi xin việc, tôi lao đơn vào thi tuyển ở 1 ngân hàng nước ngoài. Vòng đầu tôi qua nhưng vòng sau họ đưa ra 1 bản dịch về chuyên sâu ngân hàng. Tôi nhìn qua và chào thua ngay. Lúc đó tôi có thoáng nghĩ trách các thầy tôi đã k dạy chúng tôi những kiến thức đó, khiến chúng tôi bơ vơ trước hàng rào kiến thức khó. Về sau tôi phải đi học thêm bằng 2 về kinh tế và học cao học thạc sĩ. Đến lúc đó tôi mới thông cảm cho các thầy, vì làm sao các thầy truyền hết các chuyên ngành được. Muốn vậy phải tự đào sâu học tập tiếp thôi và tự tìm cách đứng vững trong sự nghiệp của mình. Xu hướng giáo dục bây giờ là Học và Tự học. Không thể cứ đổ lỗi sự yếu kém của học sinh cho đội ngũ giáo viên hay hệ thống giáo dục. Giáo viên chỉ có thể khuyến khích học sinh sinh viên giao tiếp với người nước ngoài chứ không thể bắt ép họ. Và còn một điều nữa, sự tiến bộ của người học còn phụ thuộc vào gia đình - môi trường học - và quan trọng nhất vẫn là chính bản thân người học. we must break the rules and do best the right method.Chúng ta rất hiếu học nhưng chúng ta đang dồn sức vào những sai lầm trong việc giảng dạy và học. Phải làm lại bắt đầu từ đào tạo người thầy ! Ở châu Á, Việt Nam là nước thuận lợi nhất để học tiếng Anh vì tiếng quốc ngữ vốn là ký tự La Tinh rất gần gũi. Vậy mà học sinh Việt Nam học xong 12 năm ra trường không nói nổi 1 câu giao tiếp cơ bản với người nước ngoài, như thế không tại giáo dục tồi thì là cái gì. Chúng ta chậm tiến vì dưới thông minh nhưng trên không sáng suốt .... Sắm một cái iPhone, thủ thỉ với Siri hằng ngày. Đến lúc Siri hiểu được bạn và bạn hiểu được Siri thì có lẽ thành công. Có rất nhiều trung tâm đào tạo như vậy rồi ạ, vấn đề là đủ tài chính mà theo học ko thôi. Ý kiến của bác chả có gì mới. Sao tất cả chúng ta cứ phải học giỏi nhi ? học giỏi để làm gì . Tôi chỉ nghĩ thế này với giáo dục , trước 15t học hành đơn gian thôi , nên chú trọng giao tiếp, thể thao , đạo đức , kĩ năng sống một chút .., các môn học thì đơn giản đi . Từ năm 15t đến 18t , học sinh cần chọn học chương trình để theo đuổi ngành nghề mình yêu thích , lúc đó gọi là học thật . khi 18t thì thi đại học , nếu học tốt thì đỗ vào trường học mình yêu thích , học ko tốt thì loại ra . Nhưng vấn đề này chết ở khâu đầu ra sau khi học xong , vì học xong mà không xin được việc cũng chết . Vậy cần sự tư vấn của gia đình và xã hội , nên học ngành nghề gì . Tôi nghĩ đơn giản vậy thôi , Chứ học vật lý lượng tử , giao thoa ánh sáng , hàm số tích phân làm quái gì với một anh công nhân . Cần thiết phải giỏi những thứ đấy đâu. Không chỉ riêng tiếng Anh, ngoại ngữ nào cũng vậy thôi. Chúng ta hình như quên mất một điều là ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp, nghĩa là đầu tiên người nghe phải hiểu được người nói muốn nói gì trước đã, việc nói đúng ngữ pháp hay không là thứ hai.Học sinh ta hiện nay đang được dạy và được kiểm tra nửa vời, suốt ngày đánh dấu ngữ pháp với lại những câu dạng 'odd one out' để cho nó giống với "Tây" (câu hỏi trắc nghiệm mà). Thế cho nó dễ: một người ra câu hỏi và đáp án, nhiều người khác cứ thế dùng, khi chấm thì thì đơn giản đem bài làm của học sinh ra so với đáp án là xong.Vấn đề là muốn dạy, sát hạch (kiểm tra và thi) hai kỹ năng đó thì việc đầu tiên là phải có giảng viên và người hỏi thi có năng lực, nghĩa là làm chủ 2 kỹ năng đó. Người quản lý toàn bộ chuyện đó cũng phải có năng lực ấy nữa. Bài viết rất hay, nhưng sao lại không có một lời khuyên nào cụ thể hơn mà nói chung chung thế. Ngày trước mình học tiếng anh trong phổ thông đúng là chẳng biết gì, nói không biết thì cũng không đúng, cũng được cơ bản như: How are you? Hello... Nhưng khi tôi nhập học lớp Cao đẳng Quân sự tôi mới thấy cách học tiếng anh hồi phổ thông không có tác dụng nhiều, tôi được học cách phát âm quốc tế, phát âm chuẩn, chứ không phải như học phổ thông là học về ngữ pháp, khi tiếp xúc với người nước ngoài thực sự là rối tung, may ra nghe được một câu thì mới hiểu... Học tiếng anh quả là một vấn đề "to" trong giáo dục phồ thông.
Tại sao lại là Pháp? Phương Tây dường như đã lỡ mở chiếc hộp Pandora và giờ đây họ đang phải trả giá. Nhà nước Hồi giáo (ISIS), một quái thai của quá trình tác động và can thiệp của phương Tây đến các chính thể ở Trung Đông - vốn là những quốc gia được cho là không thân thiện với các giá trị phương Tây - đang ngày càng trở nên vô cùng nguy hiểm và dường như không thể bị đánh bại chỉ bởi tàu sân bay và tên lửa.Điều khiến IS khó bị đánh bại nhất là chúng sở hữu thứ vũ khí phương Tây không thể có: sự cực đoan hóa.Những cái chết của hàng trăm nghìn người vô tội vì bom đạn của liên quân ở Iraq, Libya và Syria. Những hành xử mang tính đạo đức giả và tiêu chuẩn kép vẫn tồn tại trong lòng xã hội phương Tây, khi mà dù giới chính trị gia kêu gọi không bài ngoại, không tẩy chay Hồi giáo nhưng thực tế rất nhiều người Hồi giáo, người nhập cư vẫn luôn bị phân biệt đối xử. Sự thiên vị của truyền thông phương Tây khi những vụ tấn công khủng bố thảm khốc ở Trung Đông thường nhận được sự chú ý ít hơn hẳn những vụ tấn công khủng bố ở châu Âu. Đặc biệt, sự nổi lên của các đảng phái cực hữu và các chính trị gia có đường lối cực đoan và bài Hồi giáo càng làm cho sự căm ghét các giá trị phương Tây lên đỉnh điểm. Đó là một phần của những lý lẽ được các tổ chức khủng bố sử dụng để cực đoan hóa những người từng là nạn nhân của các cuộc chiến hoặc là những người bất mãn sâu sắc đối với con người và xã hội phương Tây.Bằng cách mang cuộc chiến đến trước cửa nhà các quốc gia tham gia liên minh chống khủng bố, các tổ chức khủng bố sẽ càng dễ dàng đạt được mục tiêu của mình và giảm bớt áp lực các cuộc tấn công quân sự mà chúng đang phải hứng chịu. Chiến thuật đánh thọc vào mạn sườn thường được những kẻ yếu sử dụng sẽ gây ra những tổn thương đáng kể cho kẻ mạnh hơn mình.Nhưng tại sao lại luôn là nước Pháp?Như các nước phương Tây khác, Pháp là quốc gia đa sắc tộc và có nhiều người nhập cư để hình thành nên những cộng đồng đa dạng, đặc biệt là các cộng đồng tôn giáo. Ngay tại nước này có rất nhiều người dân có mối liên hệ chặt chẽ về mặt tôn giáo cũng như là sắc tộc với các quốc gia từ Trung Đông hoặc Bắc Phi. So với các nước châu Âu khác, ở Pháp vấn đề an ninh cũng như thủ tục hành chính dường như không phải là một điểm mạnh. Ví dụ, trong chuyến du lịch ngắn ngày dịp Euro 2016 vừa qua, một người bạn tôi đã bị rạch vali ngay trong khách sạn nơi anh ấy đang ở và bị lấy đi một số tiền mặt. Để giải quyết vụ việc nhỏ ấy, bạn tôi mất một ngày trời với các thủ tục nhiêu khê của nhà chức trách mà rốt cuộc vẫn không xong việc. Sự quan liêu của hệ thống hành chính của Pháp vốn được biết đến khá rõ trong cộng đồng du học sinh ở châu Âu. Trong khi đó, so với các quốc gia châu Âu khác thì thủ tục xin visa đi Pháp lại khá dễ dàng. Hầu hết các du học sinh ở Anh khi xin visa Schengen đều chọn Pháp làm cửa ngõ để vào châu Âu.Trong báo cáo của tổ chức Institute for Economics and Peace, chỉ số An ninh toàn cầu (Global Peace Index - GPI) của Pháp là 1.829, xếp thứ 46/163 trong các nước được khảo sát và xếp thứ 26/36 ở châu Âu. Với những điều kiện đó, Pháp trở thành một mục tiêu lý tưởng cho các tổ chức khủng bố, đặc biệt là phù hợp với các cuộc khủng bố theo hình thức “sói đơn độc”.Vụ việc vừa rồi ở Nice đã cho thấy những hạn chế đó. Kẻ tấn công là Mohamed Lahouaiej-Bouhlel, người Pháp gốc Tunisia theo đạo Hồi. Mặc dù kẻ này nằm trong danh sách theo dõi của cảnh sát, cũng giống như khá nhiều kẻ tấn công trong các vụ khủng bố khác từng diễn ra trước đây ở Pháp, tuy nhiên cuối cùng nhà chức trách vẫn không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Vụ việc xảy ra vào đúng dịp Quốc khánh, ngay sau khi kết thúc Euro 2016, là một thời điểm nhạy cảm, càng cho thấy sự thiếu cảnh giác của lực lượng an ninh Pháp.Chiếc xe tải đã di chuyển đến hơn 2 km trên con đường dọc bờ biển và tàn sát 84 người vô tội, làm bị thương hàng trăm người khác nhưng vẫn không bị ngăn chặn kịp thời, cho thấy sự thiếu hiệu quả và thiếu chuẩn bị của nhà chức trách. Điều gì sẽ xảy ra nếu chiếc xe đó chứa đầy bom và lao thẳng vào đám đông?Sẽ còn nhiều cách lý giải cho câu hỏi: “Tại sao lại tiếp tục là Pháp?”. Nhưng câu hỏi tiếp theo cần được trả lời, một cách hết sức cấp bách, là: “Cần phải làm gì để ngăn chặn những thảm họa này tiếp diễn?”. Cách tốt nhất theo tôi là phải đóng nắp chiếc hộp Pandora - chiếc hộp, theo truyền thuyết, chứa đựng tất cả những điều xấu xa, tai ương của nhân loại, cũng chính là tìm cách chấm dứt và hạn chế đến mức tối đa những tư tưởng cực đoan và lý do dẫn đến sự cực đoan.Phản ứng sau vụ khủng bố, Tổng thống Pháp Francois Hollande ban bố tình trạng khẩn cấp đồng thời huy động lực lượng dự bị; ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị tuyên bố tình trạng chiến tranh với IS và kêu gọi sử dụng những biện pháp cứng rắn; ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton tuyên bố phương Tây đang trong một cuộc chiến dưới một dạng thức khác với các tổ chức khủng bố và yêu cầu những biện pháp đáp trả thông minh để giành chiến thắng.Nhưng tôi chú ý đến lời tuyên bố của Thị trưởng London Sadiq Khan, một thành phố với rất nhiều người nhập cư, khi ông thề sẽ đảm bảo an toàn cho thành phố, đồng thời đề nghị mọi người hãy cứ tiếp tục sống và làm việc như bình thường, tiếp tục tôn trọng và yêu thương lẫn nhau.Tôi nghĩ rằng chiến tranh sẽ lại mang đến chiến tranh. Thế giới này nhất quyết không thể tha thứ cho cái xấu, cái ác. Nhưng thế giới này cũng cần nhân lên điều thiện để những cá thể khốn khổ không bị đẩy đến mức cực đoan hóa, phải ngả về phía bóng tối của hận thù và ngăn cách.Lê Đức Tiến Chúng ta từng nhớ đến mấy cuộc chiến trang Irac, Libi phương Tây đã tích cực, hăm hở theo đuôi Mỹ mang bom đạn dội lên đầu người dân ở những đất nước này, đẩy đất nước của họ vào chỗ tan hoang, cùng cực. Bây giờ chính phương Tây đang gánh chịu những hậu quả do họ gây ra. Châu Âu đang khốn khổ vì sự khoan dung của chính mình đó. Lòng tốt chỉ đem lại điều tốt khi được trao cho kẻ xứng đáng. Hãy tới Pháp mà xem dân nhập cư Hồi giáo đã làm gì với văn minh phương Tây! Pháp xưa có nhiều thuộc địa, đánh chiếm các nưóc để đô hộ và vơ vét tài nguyên.Anh cũng vậy.Luật Nhân Quả? "Nhưng thế giới này cũng cần nhân lên điều thiện để những cá thể khốn khổ không bị đẩy đến mức cực đoan hóa, phải ngả về phía bóng tối của hận thù và ngăn cách."Rất nhân bản, chính xác! Đúng! Sự cực đoan rất nguy hiểm. Không chỉ ở phương tây mà còn ở việt nam nữa. Tôi thấy rất nhiều người việt cũng đang có dấu hiệu cực đoan. Bạn đã chỉ ra lỗ hổng an ninh mà người Pháp văn minh không thấy được, người Việt mình luôn có khả năng thiên bẩm này, hehe Cảnh sát Pháp đã quá mệt mỏi sau khi bảo vệ thành công ERO vừa mới kết thúc được mấy ngày nên cũng có phần mất cảnh giác ! Đây là hậu quả của việc can thiệp bằng vũ lực mà châu âu từng thực hiện ,bên cạnh những người mà họ co là kẻ thù thì còn có biết bao người dânthường vô tội ở Trung Đông phải chịu oan nghiệt vì bom đạn... bài viết rất hay! Hoàn hảo! Tác giả đưa ra ý kiến có thể nói là chính xác nhất về tình hình thế giới hiện nay. Xin cảm ơn rất nhiều. "Những hành xử mang tính đạo đức giả và tiêu chuẩn kép vẫn tồn tại trong lòng xã hội phương Tây" là bài toán còn tồn tại lâu dài và khó giải quyết. Phương Tây tài giỏi và thông minh phải giải được bài toán này trước khi quá muộn " Nhưng thế giới này cũng cần nhân lên điều thiện để những cá thể khốn khổ không bị đẩy đến mức cực đoan hóa, phải ngả về phía bóng tối của hận thù và ngăn cách" Thế giới này cần phải nhân lên nhiều điều thiện, chiến tranh sẽ chỉ dẫn đến chiến tranh...quá đúng luôn! Hận thu không mang lại binh an cho bất cứ ai. Đúng! Không thể mang hàng không mẫu hạm đi chống IS. .." hãy ngả về phía bóng tối của hận thù và ngăn cách...tiếp tục sống, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau..."
Ba khả năng cho biển Đông Khả năng thứ nhất là tình hình xấu đi. Khả năng thứ hai là tình hình cơ bản vẫn như cũ. Rồi khả năng thứ ba là tình hình khá lên.Luôn suy nghĩ như vậy, nên nếu tôi có cháu, có lẽ tôi sẽ bị gọi là “ông nội ba khả năng”. Nhưng đó là một trong những phương pháp đánh giá và phân tích tình hình ít có khả năng đưa đến kết quả sai.Phán quyết của Toà trọng tài thường trực (PCA) được đưa ra ngày hôm qua 12/7 cũng như vậy. Đó là một phán quyết có lợi cho Philippines, với hàm ý bác bỏ cái gọi là “Đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đang dựa vào đó để nêu yêu sách về chủ quyền của mình đối với phần lớn biển Đông. Hầu hết mọi người đều chỉ hiểu đơn giản như vậy.Nhưng đằng sau nó, hàm chứa ba khả năng. Khả năng thứ nhất là tình hình sẽ cơ bản không thay đổi nhiều. Tình hình thực tế đã xấu rồi. Trung Quốc đã tôn xong các đảo đá nhân tạo và đạt được cái họ muốn. Tình hình thế giới, khu vực và so sánh lực lượng hiện nay khiến không bên nào dám mạo hiểm vì rút dây có thể động rừng, lợi bất cập hại vì lợi ích quá ràng buộc giữa các bên.Khả năng thứ hai là tình hình xấu đi. Trung Quốc sẽ lập Vùng nhận dạng phòng không ADIZ, đánh chiếm thêm các đảo ở Biển Đông, tạo căng thẳng mới ở khu vực, Mỹ nhảy vào can thiệp... Tình hình xấu là do Trung Quốc nhận định rằng họ đang "bị dồn" vào đường cùng, Mỹ thì chưa sẵn sàng trong khi cái giá Trung Quốc phải trả không quá lớn và "được" nhiều hơn "mất".Khả năng thứ ba, là tình hình khá lên theo nghĩa khu vực có an ninh và ổn định hơn trước. Tuy bác bỏ phán quyết "bất lợi" của PCA, và liên tục nói Trung Quốc không bị ràng buộc của phán quyết, song trên thực tế Trung Quốc rất lo ngại và không muốn một phán quyết bất lợi. Nhưng dù trong bất kì hoàn cảnh nào, phán quyết của PCA có tính ràng buộc đối với tất cả các thành viên của Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển - UNCLOS 1982 và không muốn bị ràng buộc thì Trung Quốc phải rút khỏi UNCLOS trước ngày ra phán quyết. Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS vào năm 1996, và đã dùng chính Công ước này làm vũ khí đấu tranh để bảo vệ chủ quyền trên biển của họ trong hai thập kỷ qua.Là một thành viên của UNCLOS, Trung Quốc vẫn chịu ràng buộc bởi phán quyết của PCA cho dù có phủ nhận nó. Việc thiết lập một ADIZ biển Đông là sự áp đặt quyền kiểm soát của Trung Quốc lên một phần hải phận và không phận quốc tế theo UNCLOS, vi phạm luật pháp quốc tế và xâm phạm lợi ích quốc gia của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực. Muốn trở thành siêu cường và đóng vai trò trách nhiệm trên quốc tế thì trước hết Trung Quốc phải hành xử theo luật. Mạnh như siêu cường Mỹ mà cũng không dám hành động trái Luật pháp quốc tế.Ba khả năng trên đều có thể xảy ra. Việc thiên về khả năng nào còn phụ thuộc vào mức độ phản ứng của cộng đồng quốc tế, những đánh giá hơn thiệt của Trung Quốc khi lượng định về các tác động có thể có đối với các bước đi tiếp theo của Trung Quốc.Nhưng cho dù là khả năng nào, theo tôi phán quyết của PCA sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các nước khu vực và cộng đồng quốc tế đấu tranh bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lí của Trung Quốc.Và tất nhiên, đó là một phán quyết mà Việt Nam có thể tận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình. Anh đưa ra ba khả năng như vậy thì bao giờ chả ít kết quả sai.cũng như dự đoán kết quả một trận bóng 1 là thắng,2 hòa 3 thua.hjhj Đưa ra 3 khả năng rồi, giờ cần đưa ra ba đối sách. có bao nhiêu khả năng tôi ko cần biết. Một khi đất nước lâm nguy thì tôi sẵn sàng hy sinh tất cả. điều quan trọng không kém ngay bây giờ và mãi mãi là chính quyền Việt Nam phải bảo vệ được Ngư Dân, phải lấy lại lòng tin ở nhân dân. Phải sống chung với họ.mặc dù hiện tại rất...! Đúng như lời tiên tri của bà Vanga,năm 2018 trung quốc sẽ trổi dậy hết sức mạnh mẽ.Không biết chúng ta đang làm gì để đối phó với sự trổi dậy đó hay không? Cảm ơn anh về 1 phương pháp tư duy chắc chắn đúng. Cái này quan trọng này "Nhưng cho dù là khả năng nào, theo tôi phán quyết của PCA sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các nước khu vực và cộng đồng quốc tế đấu tranh bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lí của Trung Quốc." tình hình sẽ dịu đi một cách từ từ Nước Mỹ không ở phía chúng ta đâu. Nếu ta theo họ thì họ sẽ biến ta thành bãi thử hạt nhân và vứt bỏ phế thải cho họ thu nhận kết quả tốt rồi chuyển lên chỗ họ mà thôi. Confirm rồi. Nút like đâu rồi Admin ơi? Xin lỗi tác giả, bài viết sẽ có ý nghĩa hơn nếu tác giả chỉ ra được:1- Trong 3 khả năng A, B, C, cái nào có xác xuất cao hơn ? vì sao ? Còn nếu nói xác xuất tùy vào sự tính toán của Trung Quốc thì nói cũng như không2- Việt Nam phải có kế hoạch cụ thể gì để đối phó với mỗi trường hợp ? Hãy nhìn vào thực tế vấn đề nhỏ hơn như chuyện TQ vẫn tiếp tục đâm tàu làm tổn thất sinh mạng và tài sản của ngư dân, vậy chúng ta phải làm gì trong khi ngư dân không có gì chống đở? nhưng sẽ nhanh chóng chết bạn àh..Vanga nói vậy Tình hình sẽ khá lên nhưng không nhiều vì sức ép không đủ và không ai dám mạo hiểm, nhiều xung đột nhỏ nhưng không có chiến tranh xảy ra! Tôi nghĩ khả năng đầu tiên sẽ xảy ra! Vũ khí sản xuất nhiều quá rồi cho nên bẫy giờ phải tìm cách tiêu thụ nếu không thì công nghiệp quốc phòng phá sản, chỉ đơn giản có vậy thôi
Tội phạm có sợ dân? Tội phạm không sợ dân thì có nhiều lý do. Nhưng lý do chính là pháp luật chưa nghiêm. Hãy lên google và tìm thông tin về nạn bảo kê tại thạnh lộc quận 12 ngang nhiên thu tiền, đánh đập người dân, các hộ làm ăn chân chính cả 5 6 năm nay nhưng mấy anh CS khu vực lại đang theo dõi. Thế thì người dân biết dựa vào ai để mà đối đầu với tội phạm khi mà CHỜ ĐƯỢC VẠ THÌ MÁ ĐÃ XƯNG. Tôi có cảm giác là đất nước ta, pháp luật của ta hơi nhân đạo với tội phạm. Mà nhân đạo với tội phạm là tàn ác với dân lành! Có ai cùng suy nghĩ với tôi không. Bài viết phân tích rất đúng. Người dân có thể không sợ tội phạm nhưng họ không được khuyến khích cũng như bảo vệ khi chống lại tội phạm. Bắt trói trộm vào nhà mình còn bị quy tội bắt giữ người trái pháp luật thì ai dám chống lại tội phạm nữa. Cơ bản là luật pháp quy định tội cướp giật còn nhẹ và hay khoan hồng cho loại tội phạm này. Cứ không cho ân xá và tăng khung hình phạt lên ít nhất 10 năm xem Đúng như những nhận định của nhà báo. Tội phạm trước khi thủ ác thì việc duy nhất có thể cản bước và khiến chúng do dự chính là những lo lắng, sợ hãi vì việc chắc chắn phải trả giá trước pháp luật và sự liên đới của những người thân đối với những tội ác chúng gây ra. Vì vậy, không ai khác chính là những người trong lực lượng vũ trang hãy trở thành chỗ dựa của người dân, đảm bảo cho người dân một môi trường sống an toàn. Hãy tiếp tục nêu lên những tấm gương sáng trong ngành an ninh và đảm bảo cho họ một chế độ đãi ngộ đặc biệt để họ toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc ! Đừng để mỗi khi họ dấn thân lại phải suy nghĩ "Liệu có chuyện gì xảy ra với mình thì vợ con mình sẽ ra sao?"! Tôi tha thiết đề nghị các cấp Lãnh đạo hãy hiểu thấu việc này trước khi đưa ra bất cứ một quyết định nào ! Không phải trấn áp tội phạm nhiều là tốt là hay là giỏi đâu anh, gốc rễ của vấn đề tại sao lại tội phạm nhiều? Vì sao tội phạm ngày càng trẻ hóa? Nếu mọi người dân hiểu được vấn đề thì đâu có sinh ra nhiều thế hệ tội phạm như vậy. Tôi thấy ở VN chỉ chủ yếu so đo gia đình này giàu, gia đình kia nghèo thì làm gì còn chú tâm lo cho các thế hệ tương lai. Xin anh đừng quy chụp trách nhiệm cho công an không. Nếu ai cũng hiểu được rễ gốc của vấn đề thì đảm bảo ngành công an hay ngành khác cũng đâu có phải cần nhiều lực lượng ra quân trấn áp tội phạm như vậy. Tôi đang chờ đội săn bắt cướp trở lại . công an bao giờ cũng đến sau khi mà "trận chiến đã tàn",thói quen nghề nghiệp rồi Dân sợ tội phạm thôi, chứ tội phạm sợ dân thì hiếm lắm. Dân sợ tội phạm không những là lo lắng đến tính mạng của mình và người thân, mà còn lo lắng cho kế sinh nhai của mình bị tội phạm phá hoại. Trong khi đó lực lượng dân quân chỉ phần đông lo bắt xe người dân vi phạm chứ ít quan tâm đến việc đi tuần tra khắp các tuyến đường, tôi xin nhắc lại là khắp các tuyến đường. Dân không thế "chống" tội phạm được vì làm gì có công cụ (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) để mà "chống". Dân chỉ có thể phòng tội phạm, mà cũng chỉ là phòng cho chính bản thân mình thôi, hơn nữa cái "phòng"ấy cũng là tự phát khi thấy tội phạm để bảo vệ chính mình, chứ không phải là "phòng" dưới sự hỗ trợ của chính quyền. Đức Hiển ơi mỗi người dân là một người chiến sỹ quân thù phải khiếp sợ. mạnh tay là cần lực lượng chức năng có phương tiện hỗ trợ sẵn sàng tuần tra trấn áp 24/24 bằng " vũ lực " khi gặp tội phạm , để cho chúng biết sợ , như ở philipin từ khi tân tổng thống mới lên hàng loạt tội phạm bi bắn bỏnói thật nếu làm được như vậy tự nhiên tình hình tội phạm sẽ giảm xuống đáng kể , người dân chỉ có thể hỗ trợ lực lượng chức năng khi có thông tin khai báo thôi chứ tay không tấc sắt đi bắt cướp rất nguy hiểmnếu không quản lý được bằng vận động tuyên truyền , thì hãy cho chúng sợ bằng bạo lực Tăng nặng hình phạt, cho phép dân quyền tự vệ chính đáng, giảm tuổi xử án xuống 14t...xem có giảm không?Giờ cứ trẻ trâu dưới 18t là lộng hành, dân chống trả bị tội, nó vào nhà lỡ tay đánh nó đi tù...hỏi sao trộm cướp không loạn? Hãy nhìn hành động của Tổng thống Philippin Roterte mới nhận chức 1tuần ông ra lệnh cảnh sát vào cuộc ngay đã bắn chết rất nhiều tội phạm Ma túy ,còn ở ta ...Họp bàn ,gồm nhiều cơ quan chức năng liên quan cùng chính quyền rất quyết liệt ...văn bản gửi khắp nơi triển khai ..nhưng hành động thì chậm quá và không có thái độ kiên quyết trước thực trạng trộm cướp hoành hoành ,chính vì vậy mà bộ máy thực thi kém hiệu lực và những kẻ phạm tội vẫn nhởn nhơ ngoài xã hội ,chưa nói dư luận có bảo kê nữa thì còn lâu lắm mới xóa sổ được vấn nạn . Cứ lấy thái độ tiếp dân của mấy ông cán bộ đối xử với tội phạm là chúng nó sợ chết khiếp. Qua bài viết của anh, em thấy mình đang rất may mắn, vì em chưa gặp phải một tình huống mình bị cướp nào, có lẽ là chưa, hoặc vì ở hiền nên may mắn. Em thấy mình cũng không muốn chống lại, gỉa sử có cướp gi ật, có lưu manh, vẫn cứ bình thản, sống hài hòa thôi, đó cũng chính là mục tiêu của em.
Hàng Tàu giá rẻ Trong đó có vô số thứ đồ khó hiểu như cối xay cà phê (trong khi anh toàn uống cà phê tan và trà túi lọc), nồi nấu chậm (trong khi anh thậm chí không có thời gian cho một bữa ăn nhanh), máy lau nhà tự động (không bao giờ vận hành được vì đồ đạc quá bừa bộn), bếp nướng đa năng, máy đánh trứng… Và 100% đồ "made in China".Nhìn bạn xoay xở giữa đống đồ, tôi tò mò, vì sao anh biết đến sự tồn tại của những thứ đồ hầm bà lằng đó mà mua. Bởi vì xưa nay, có bao giờ anh động tay vào việc nhà mà biết đến đồ gia dụng. Hỏi mới biết, bạn mua vì quảng cáo trên mạng, lại là quảng cáo kèm theo mức giá giảm 50 - 70%. Bạn tin rằng, đống đồ được mua với giá hời đó có thể giúp mình sống ổn thỏa trong điều kiện "xa vợ".Mua được món hời là giấc mơ tiêu dùng của con người nói chung, không riêng gì người Việt. Giới kinh doanh đã tận dụng triệt để tâm lý này để bán hàng với số lượng lớn. Ở Mỹ, Black Friday được coi là "Ngày vàng mua sắm" với người tiêu dùng và là ngày "ăn nên làm ra" với người bán hàng khi người ta chen chúc, giẫm đạp lên nhau ở các cửa hiệu để mua đồ với mức giá giảm thường là hơn một nửa. Thế vẫn chưa đủ, sau khi thương mại điện tử ra đời, người Mỹ còn nghĩ ra Cyber Monday (Thứ Hai điện tử) - là ngày thứ Hai đầu tiên sau Black Friday, dành cho các hoạt động mua bán giảm giá với hình thức giao dịch qua Internet.Ở Việt Nam, thương mại điện tử bùng nổ trong gần một thập kỷ qua cũng giúp cho người tiêu dùng tiếp cận thuận tiện và dễ dàng với các mặt hàng giảm giá. Vừa thoát ra khỏi cuộc sống thiếu thốn, khan hiếm hàng hóa từ những năm bao cấp, lại bắt đầu có chút tiền, không ít người rơi vào cạm bẫy ngọt ngào "mua hàng giá rẻ", bất chấp mua xong, những món hàng đó có thể bị cho đi vì không dùng đến hoặc sớm vứt xó vì hàng kém chất lượng. Thằng cháu tui đi buôn lậu hàng China chỉ trong hai năm từ một người lương ba cọc ba đồng nay đã có cửa hàng lớn nhất chợ...tạo việc làm cho 14 người trong xóm....và kiếm trăm triệu mỗi tháng...công an và quản lý thị trường cũng có phần hùn vốn chung luôn... Hời làm sao được khi còn có câu: Người bán không bao giờ lầm!! Trải qua cuộc chiến kinh tế thị trường mới càng thấm thía rằng: VN chỉ giỏi đánh giặc...nhưng cũng chỉ thật sự giỏi khi bị kẻ khác dồn vào đường cùng! Còn bây giờ thì cũng vì đỗ cho cái nghèo ngày xưa mà lâm vào tình trạng Ham Hưởng Thụ,Tham Vặt Cho Bản Thân, tầm nhìn chỉ xa vài mét và luôn mơ mộng hão huyền rằng kẻ khác cũng sẽ tốt bụng với mình..mong tác giả có thêm nhiều thật nhiều bài viết nói về tình trạng lệ thuộc vào TQ!! Đây không chỉ là vấn đề tiêu dùng, mà còn là mầm mống của rất nhiều vấn đề khác! Tự nhiên cuộc sống đã khẳng định , từ con vật,con người cho đến Quốc Gia: Phải Tự Lập Trong Tất Cả Mọi Việc, Phụ Thuộc Là Con Đường Dẫn Đến Tự Hủy Hoại. Có lẽ anh bạn của tác giả (và cả những người mua hàng như anh ấy) không thường xuyên được đọc báo vnexpress. Thật đáng tiếc. Có điều không hẳn hàng hóa của Trung Quốc cái gì cũng tệ đâu, rất nhiều mặt hàng của họ tốt hơn hợp lý hơn hàng Việt. Nếu muốn thay đổi, thì người thay đổi đầu tiên phải là các doanh nghiệp Việt Nam mình, họ phải làm ra những thứ phù hợp với thị hiếu người dùng. Tôi tin người mua cũng không hẳn ngốc nghếch như bạn của tác giả. Không phải tham rẻ, mà người Việt không có tiền để mua hàng đắt, có chất lượng cao Tôi đã và đang loại dần hàng " Made in China" ra khỏi gia đình tôi. Giờ đi mua đồ thiết yếu chỉ thấy hàng TQ, đi tìm khắp có thấy hàng VN đâu? Nếu có thì toàn hàng TQ gắn thêm mác VN. Nếu không mua thì làm sao có đồ để sử dụng? Hàng Việt về nông thôn thì mua về xé Mác VN toàn lòi ra Ma de in China.Thật buồn. Hàng xịn, hàng chất lượng theo cá nhân em nghĩ thì ai cũng muốn dùng, ai cũng muốn sắm sửa. NHƯNG giá trị quá cao so với mức sống mức thu nhập của người dân thì sao họ có thể mua sắm được à anh Gia Hiền.Em thấy những gia đình giàu có, họ luôn sử dụng những sản phẩm tốt, những sản phẩm chất lượng nhũng thương hiệu lớn.Âu cũng là do cách sống, cách sinh hoạt và mức thu nhập mà ra thôi anh ạ. Nếu hàng Việt chất lượng cao mà cạnh tranh giá được với hàng TQ chất lượng thấp thì m nghĩ chẳng có ai dại gì bỏ tiền ra dùng hàng TQ cả :) Hàng Việt chất lượng không cao hơn nhưng giá lại ngất ngưởng tôi không tham rẻ mà là tôi không có lựa chọn,lương 5tr 1 tháng trừ tiền phòng tiền ăn đi thì lấy đâu ra tiền mua hàng việt nam chất lượng cao mà dùng :(( Nếu nhìn xa hơn thì bạn có thể thấy rằng không một ai trên trái đất này tham rẻ. Vấn đề cần phải nói ở đây là mức sống thấp. Thay vì viết về người VN tham rẻ, bạn cần bàn luận về kinh tế VN và tại sao VN lại tham rẻ..... Giải quyết vấn đề là giải quyết vấn đề chính (cause) còn tham rẻ là effect Tôi ở Mỹ, nói thật, tôi rất kỷ trong chuyện mua hàng made in china. Trong nhiều năm qua, khi mua sắm bất cứ thứ gì, người mua không có sự lựa chọn, hầu như mọi thứ đều made in china. Tất các super market, các cửa hàng bán máy móc, các nơi bán vật dụng xây cất v.v... đều bán hàng made in china. Tất cả các món hàng đều thuộc loại bảo đảm sáu tháng (sáng tháo) rất mau hư, kể cả các loại hàng đắt tiền.Mãi cho đến mấy năm gần đây, tôi mới thấy các mặt hàng made in USA, Japan, Korean, Spain, Malaysia, Vietnam v.v... xuất hiện trở lại. Kể từ đó khi nào có sự lựa chọn thì tôi không bao giờ chọn hàng made in China dù nó rẽ hơn, mặc dù mua đắt hơn một chút mình có thể xử dụng được lâu hơn và chất lượng cao hơn. Trách sao được người Việt, Người kinh doanh thì ko tìm ra hàng để đáp ứng nhu cầu của người dân, người dân thì trong tay có đủ tiền sao, cơm họ còn ăn không đủ, cv thì thử tính xem ai đang thất nghiệp, còn người đi làm cơ quan, thì cơ quan thực sực trả là bao nhiêu, tiền vào túi của ai, lao đông nghèo nhiều, nhà không có ở, vậy lấy đâu ra tiền để mua đồ đắt Có một lần, khi tôi đi mua chăn đệm, người bán hàng giới thiệu cho tôi rất nhiều lựa chọn, tôi để ý đến 2 loại mặt hàng tôi cảm thấy thú vị. Một loại đệm được giới thiệu là loại thông thường giá 600 k, một loại khác tốt hơn giá gần 2 triệu. Sau một hồi kì kèo người bán hàng quyết định loại thường bớt cho tôi 50k, còn loại tốt hơn nhất quyết không bớt giá, dù chỉ một xu. Tôi khẳng định mình đã tìm hiểu khá kĩ trên mạng rồi mới tìm mua hàng, tôi vẫn cảm thấy giữa 2 loại hàng hóa này về mẫu mã có khác nhau, nhưng nệm mút, đàn hồi, kích cỡ giống như nhau ...Mang theo một chút ái ngại, tôi sang cửa tiệm khác. Tại đây, tôi mới biết rằng giữa 2 loại nệm trước đây một cái giá thấp, một cái giá trên trời, thật ra chỉ cùng một loại hàng hóa, chẳng qua thêm cái bao nệm đẹp hơn. Thú thật, tâm lý của tôi lúc đầu cũng tính mua mặt hàng được giới thiệu là "cao cấp kia", dẫu sao tiền nào của nấy... Lúc này, tôi thấy sao mình ngốc thế, suýt chút nữa đã dính bẫy của người bán hàng. Có lẽ đây cũng là một tuyệt chiêu bán hàng đánh vào tâm lý người mua hàng vậy thôi. May là tôi đã tìm hiểu kỹ trước khi mua.Lại để ý những vật dụng trong nhà, tôi ấn tượng với cái "cục" dây đồng đen xì xì, bắt trên góc tường cuối hiên. Nó là một cái quạt điện hiệu "LiFan", một sản phẩm chính hiệu China. Bây giờ nó đã không còn vỏ, chỉ còn lõi dây và trục chính, nhưng chỉ cần tra dầu mỡ là vẫn chạy êm dù đã hơn chục năm. Nhớ thời tôi đi học, cũng tậu một con LiFan, giá chưa tới 200K, cứ đinh ninh rằng nó cũng ổn như Ông Fan ở nhà, nhưng được vài tháng thì em nó đã ... bốc cháy!Vậy mới biết, khi muốn lựa chọn một sản phẩm chất lượng mà mình thiếu hiểu biết thì cũng chưa chắc đã như ý muốn. Mà ham rẻ thì rõ ràng tai hại. Trong cái môi trường thương mại "bát nháo" kiểu này, chính các nhà sản xuất chân chính đã tự giảm chất lượng sản phẩm của mình xuống cho phù hợp với "tiêu chuẩn giá cả" của người Việt (ví dụ như hãng xe máy Honda) vì mục đích cạnh tranh, chứ chưa kể đến những mặt hàng nhái. Ví dụ như tiêu chuẩn ISO của Việt Nam, đây là tổng hợp giữa tiêu chuẩn ISO của Mỹ và của Nhật Bản, rõ ràng tiêu chuẩn ISO Việt Nam là khắt khe hơn nhiều so với tiêu chuẩn ISO của Mỹ và Nhật. Nhưng người tiêu dùng Việt khi nghe đến tiêu chuẩn Nhật là khoái hơn, tin tưởng hơn. Và thật sự ở Việt Nam không có một doanh nghiệp nào khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và quản lý mà đạt thành công trên 60% cả. Thế nhưng vẫn thấy đầy đường, đâu đâu cũng có dòng chữ tiêu chuẩn này nọ trên bao bì sản phẩm. Không có cách nào để chúng ta xác định rõ ràng giữa 2 sản phẩm cùng loại, cái nào tốt hơn cái nào (về mặt giá cả, nếu dùng giá cả để so sánh thì sai lệch hoàn toàn rồi), vậy thì người tiêu dùng chỉ còn cách quay lại cách phân biệt đơn giản nhất, tùy tình hình nếu kinh phí eo hẹp thì cứ hàng rẻ là mua. Kinh phí thừa thãi, giá cả không vấn đề thì cứ mua hàng hiệu. Khi mà thước đo một sản phẩm hàng hóa nó bị biến dạng, không còn căn cứ phần lớn vào yếu tố quan trọng nhất, đó là chất lượng thì rõ ràng chất lượng hàng hóa nó cũng biến chất theo. Và kéo theo cả những thước đo cho chất lượng cũng phải thay đổi, biến hình theo...Bây giờ tôi lại nghĩ Thà không có dùng còn hơn mua đồ TQ. Làm thủ công như cha ông ta xưa nay vẫn sống được. Nếu như thèm một thứ gì đó thì cố gắng tiết kiệm để mua hàng chất lượng cao. Hồi xưa tôi đã từng ham đồ rẻ mà dùng hàng TQ rồi, không bao giờ dùng được lâu, hỏng hóc liên miên, sau đọc báo thấy hàng TQ toàn độc hại, dùng toàn hóa chất rẻ tiền nhưng rất độc hại, cái gì cũng toàn chì. Do nó dùng toàn những nguyên vật liệu rẻ tiền nên hàng hóa nó rẻ, sơn phết bên ngoài cho bắt mắt trông giống y như hàng thật. Người tiêu dùng ham rẻ và mã hào nhoáng bên ngoài mà bị lừa liên tục. Toàn làm giàu cho tụi TQ.. Nên nhớ rằng "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Thà không có thì thôi, nhất định không dùng hàng TQ. mua gì cũng phải că cứ thu nhập.Khi tôi lương 4-5 tr/tháng..tôi chỉ có thể mua hàng Tàu và hàng VN giá rẻ ( CL thấp) và mua nhiều loại linh tinh...máy móc không phải loại đa năng.Khi tôi lương 20tr, tôi chỉ mua hàng Hàn, Nhật và Châu Âu thôi ( chí ít cũng mua hàng SX tại Đài Loan) tôi không mua hàng TQ hay VN linh tinh trừ khi là hàng sx tại TQ của các hãng lớn.. Tôi hay mua máy đa năng luôn cho tiết kiệm diện tích dù đắt nhưng bền đẹp và lâu dài.Tôi cũng đang luôn tự hỏi: Cái gì mình cần nhất và hay dùng nhất thì mới mua ( mua loại tốt và đẹp của các hãng có tiếng thực sự )
Băng rôn kêu cứu “Vì lợi ích người tiêu dùng, ủng hộ Thủ tướng chính phủ bỏ Thông tư 20. Tạo môi trường bình đẳng trong kinh doanh” - tấm băng rôn này viết.Tấm băng rôn ấy, là của những doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu xe ôtô. Dù là khách thể của cuộc họp bên trong Bộ, về Thông tư 20, nhiều người trong số họ kêu rằng không được ban tổ chức cho vào. Bên trong, chỉ có một số ít đại diện của nhóm này. Còn lại là đông đảo các hãng xe nước ngoài.Tôi ngồi trong cuộc họp và quan sát vài doanh nghiệp tư nhân “được vào”. Nhìn họ rất khác với sự chuyên nghiệp, đĩnh đạc của đông đảo đại diện các hãng xe nước ngoài. Những chủ doanh nghiệp này rụt rè khi bước vào phòng họp, run bắn khi phát biểu, lúng túng chưa quen diễn đạt các lập luận về pháp luật. Và quan trọng hơn, họ cho rằng họ là “nạn nhân” của thông tư 20, do Bộ Công thương ban hành năm 2011, buộc các nhà nhập khẩu xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi vào Việt Nam phải có giấy ủy quyền chính hãng sản xuất và các điều kiện khác về trạm bảo hành.Tất nhiên, các nhà sản xuất ôtô lớn như Toyota, Ford không dễ dàng gì trao giấy uỷ quyền nhập khẩu cho doanh nghiệp nào khác ngoài doanh nghiệp của họ đang hoạt động tại Việt Nam. Thế là hàng trăm nhà nhập khẩu xe tư nhân trong nước, nhiều người trong số đó từng bỏ tiền của đầu tư rất lớn, đã bị loại khỏi “cuộc chơi”, một số ít đang hoạt động lắt lay. Cả thị trường xe nhập khẩu trong nước đã hầu như nằm hoàn toàn trong tay một số công ty nước ngoài lớn và rất ít công ty lớn trong nước.Trong phòng họp, đại diện các hãng xe lớn trình bày, lập luận, phân tích rất bài bản về lợi ích của thông tư 20, nào là việc nhập khẩu xe cần có uỷ quyền chính hãng để bảo đảm chất lượng, nào là để duy trì trật tự, vì quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.Ngoài cổng, những doanh nghiệp tư nhân không được vào, họ không có chỗ phát biểu, họ đành căng băng rôn để bày tỏ. Cái băng rôn đỏ đó cứ ám ảnh mãi tôi suốt dọc đường về nhà và cả mấy ngày sau. Nó như một tiếng kêu mộc mạc, thật thà của những người không còn biết kêu đâu.Theo con số thống kê chính thức, gần 98% các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo thời gian, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhỏ lại, thế nhưng ngày càng có nhiều quy định lại “tẩy chay” các doanh nghiệp nhỏ. Muốn xuất khẩu gạo phải có kho chứa 5.000 tấn thóc, phải có thêm cơ sở xay xát với công suất tối thiểu 10 tấn mỗi giờ. Với doanh nghiệp vận tải, muốn kinh doanh hành khách theo tuyến cố định ở thành phố lớn, doanh nghiệp phải có từ 20 xe trở lên, ở tỉnh phải có từ 10 xe trở lên…Mới đây chúng tôi cũng tiếp một nhóm gần 20 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh gas ở nhiều tỉnh thành lặn lội về Hà Nội kêu cứu: nghị định 19 của Bộ Công thương có hiệu lực đầu năm nay quy định thương nhân phân phối gas phải có bồn chứa tối thiểu 300m3 và ít nhất 100.000 vỏ bình gas.Một trăm nghìn? Nhiều doanh nghiệp cho rằng nhu cầu của cả tỉnh miền núi mà họ đang kinh doanh cũng chỉ bằng một nửa mức tối thiểu trên. Muốn tiếp tục tồn tại, có người phải đầu tư thêm… 25 tỷ đồng. Không có cách nào khác là phải đóng cửa. Và họ đóng cửa, thì người được lợi là những con “cá mập” - các doanh nghiệp lớn.Một ông chủ nhỏ nghẹn ngào kể: Cách đây 4 - 5 năm, có người trả giá công ty của anh khoảng 14-15 tỷ đồng, nhưng vì muốn tự làm ăn, phần lớn công nhân là người quen, nên anh không bán. Ngay sau có nghị định về gas này, một doanh nghiệp lớn trong ngành quay lại trả giá cả công ty chỉ 5 tỷ đồng.Liệu có tình trạng các doanh nghiệp lớn, đang ra sức vận động để độc chiếm thị trường, giành lấy thị phần hay không? Cách dễ nhất khi giành thị trường là vận động chính sách tạo ra rào cản thật cao nếu muốn hoạt động hay gia nhập; Có được những chính sách có lợi cho mình và yên tâm không phải lo nghĩ quá nhiều về việc cải thiện chất lượng hàng hoá, dịch vụ hay giảm giá thành nữa.Các công ty lớn luôn thích sử dụng những mỹ từ như bảo đảm an toàn, bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng thật ra, người tiêu dùng chỉ có được lợi ích thực sự khi có sức ép cạnh tranh. Và chức năng của một nhà nước là phải bảo đảm sự cạnh tranh, giữ cho sự cạnh tranh được lành mạnh và công bằng.Trở lại với câu chuyện của thông tư 20, các doanh nghiệp nhỏ cũng đặt câu hỏi tại sao những tập đoàn lớn lại sợ cạnh tranh như vậy. Nguồn lực họ lớn, họ có sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà sản xuất, họ còn có hệ thống bảo hành và dịch vụ chuyên nghiệp. Liệu điều này có liên quan đến giá thành xe ôtô của Việt Nam đang cao ngất ngưởng hàng đầu thế giới hay không?Trong mơ ước của tôi, cũng như rất nhiều người khác, luôn hiện hữu hình ảnh của những doanh nghiệp trong nước lớn mạnh. Nhưng để đạt được giấc mơ ấy, có lẽ cần bắt đầu từ thông điệp của chiếc băng rôn đỏ treo trước cổng Bộ Công thương. Nó viết: “Tạo môi trường bình đẳng trong kinh doanh”.Đậu Anh Tuấn Anh chỉ được cái nói đúng! Hình như các chính sách ở nước ta ban hành chỉ để phục vụ cho một nhóm lợi ích nào đó thôi. Ám ảnh thật. Bây giờ người ta hay nói mạnh vì gạo bạo vì tiền quyền lực là trên hết nên người ta cứ ngồi máy lạnh mà ra công văn này nghị quyết nọ,họ không quan tâm đến dân đâu! Nếu được treo thì sẽ có HÀNG TRĂM BĂNG RÔN sẽ được giăng lên liên quan đến nhiều góc cạnh thực trạng đời sống xã hội của đất nước.Câu hỏi là AI QUAN TÂM? AI SẼ XỬ LÝ? KHI NÀO? Đọc bài viết mà vừa buồn vừa giận. Luật lệ của 1 đất nước mà lại gây bất lợi cho đại đa số doanh nghiệp trong chính đất nước ấy. Các doanh nghiệp nhỏ đang bị đẩy đến đường cùng cũng như số phận ngư dân miền Trung đang bị đẩy vào chân tường. Cảm ơn anh vì bài viết quá hay và quá đúng: Tạo môi trường bình đẳng trong kinh doanh.Nhưng chưa đủ: cần cải thiện suy nghĩ và quan điểm của các công bộc nước ta: ủng hộ người V làm kinh doanh nhỏ một cách thực sự. Như ở TQ, họ đã có hẳn cả một quy trình hỗ trợ cho SMEs phát triển. Các bạn cứ yên tâm, rồi biết đâu một ngày đẹp trời, với sự vận động hành lang một số ngành cũng chịu chung số phận như vậy, chẳng hạn người ta sẽ vin vào nước này, nước kia, khắp các nước tiên tiến người ta kinh doanh ăn uống phải như thế này để đảm bảo mỹ quan, thực hiện điều kiện an toàn thực phẩm để bảo vệ người dân, bảo vệ nòi giống dân tộc ... và đại loại là đưa ra các từ ngữ rất nhân văn cho mà xem!Trong kinh tế học người ta gọi là mượn tay quyền lực để dựng rào chắn, tạo cuộc chơi mới với luật lệ mới! Đúng là việt nam là nước không chịu đổi mới và hội nhập thật.Một đất nước mà nền kinh tế vẫn là tập trung và bao cấp thì không thể phát triển nổi đâu? Nếu đất nc vn mình ai cũng như ông đậu anh tuấn thì các doanh nghiệp vn. Người dân vn đc nhờ. tôi mong bct cũng có cái nhìn thấu hiểu như ông đậu anh tuấn để cho người dân đc nhờ Nói qua cũng phải nói lại, nhiều doanh nghiệp nhỏ làm ăn chụp giật gây hại cho thị trường và NTD. DN nhỏ tồn tại thời gian ngắn, trốn quyết toán thuế, đến kỳ quyết toán thì cũng giải tán luôn; làm hàng nhái, giả các các doanh nghiệp lớn. Ngay ở trên có trường hợp doanh nghiệp gas nhỏ lẻ tại miền xa không đầu tư vỏ bình mà chiếm dụng vỏ của các hãng lớn, lợi dụng mối quan hệ với địa phương để tránh bị phạt, thu lợi bất chính không phải là ít. Hãy nói thẳng một điều, ở VN việc" vận động chính sách" của các ông lớn thật ra là là dùng tiền bạc để "chạy chọt" chính sách nhằm giữ thế độc quyền cho mình và ...cứ thế ngồi rung đùi hưởng lợi. Rồi đến một lúc nào đấy, lịch sử sẽ đấm vào mặt, sẽ nhổ toẹt vào mặt những kẻ tiền nhiều (toàn tiền bẩn) nhưng đạo đức thì thua con bò ... Chắc chắn như thế. Đồng ý với anh, cứ nhìn taxi, điện lực, sữa là thấy rõ. Hơn nữa theo tôi doanh nghiệp vừa và nhỏ mới là những người đóng góp nhiều nhất cho xã hội, doanh nghiệp lớn hay có chiêu trò trốn thuế, xả thải, ép giá, xù tiền hoặc dính líu vốn nước ngoài.... nên nhìn doanh thu thì khủng nhưng đóng góp cho xã hội, đất nước thì lại ít hơn nhiều Đọc mà muốn khóc Làm gì có bình đẳng. Thế giới này từ lúc khai sinh đã là lớn nuốt nhỏ, đào thải kẻ yếu. Nếu đã chấp nhận tham gia vào chuỗi thức ăn thì sẽ được ăn và bị ăn. Đừng khóc lóc mà hãy liên kết với nhau giống câu chuyện về bó đũa đã từng học từ cấp 1, chúng ta có thể là 1 cá nhân yếu nhưng khi biết đồng lòng, kết hợp ắt ra 1 tập thể mạnh có sức mạnh cạnh tranh gấp nhiều lần. trong con mắt người tiêu dùng,bài báo này quá chuẩn và hay.
Bá quyền và công lý Ngồi bàn bên cạnh, chàng trai có khuôn mặt thư sinh chăm chú đọc một quyển sách dạy tiếng Myanmar cho người nói tiếng Anh. Nửa tiếng sau chúng tôi gặp lại nhau ở một hội nghị nhỏ. Angus hoá ra cũng là đồng nghiệp. Anh đã gắn bó với đất nước này mấy năm, làm việc cho một đài truyền hình địa phương nghèo lắm. Thậm chí trường quay của cái đài ấy còn không có máy quay, dùng webcam để tường thuật bản tin.Chàng trai 24 tuổi chỉ muốn ở đây để đóng góp cho sự chuyển mình của đất nước này. Anh có mặt ở những vùng xung đột vũ trang biên giới phía Bắc, viết về những nhóm dân tộc thiểu số đang kiệt cùng trong đói rét; anh lang thang ở những vùng quê và nói về sự quan liêu của bộ máy chính quyền cũ; anh điểm danh những nhóm lợi ích kinh tế chi phối cuộc mở cửa kinh tế của Myanmar; những phóng sự nêu ra sự bức thiết của một cuộc cải cách thực sự.Chúng tôi cùng thích bóng đá, kéo nhau ra một góc trò chuyện, còn chụp ảnh lưu niệm cùng. Mà tôi không biết rằng, Angus chỉ còn được ở Myanmar vài tiếng đồng hồ nữa. Đứng với chúng tôi được khoảng một tiếng đồng hồ thì Angus Watson lên đồn cảnh sát. Sáng hôm sau, tôi mở báo ra xem, mới biết anh đã bị trục xuất khỏi Myanmar. Cảnh sát Yangon cáo buộc anh tham gia biểu tình. Báo giới Australia quê hương anh và các tổ chức quốc tế rất bất bình về sự kiện ấy. Anh chỉ đi chụp ảnh, viết bài.Có thể Angus cũng đoán được cái kết cục ấy từ hôm trước. Nhưng tôi sẽ nhớ như in hình ảnh anh vẫn ngồi đấy, trong một ngõ chợ lầy lội ở Yangon, ngồi chăm chú học tiếng Myanmar như sẽ gắn bó với mảnh đất này còn lâu nữa. Tôi đã gặp một vài người như Watson - người từ bỏ một vị trí văn phòng nào đó tại Australia để đến đất nước nóng bức và đầy biến động này và trở thành một phần của cuộc đấu tranh. Họ là những người có trình độ, đến từ những quốc gia giàu có, và sẽ an nhiên sống trong xã hội của mình nếu như không bao đồng quá.Lịch sử Việt Nam cũng đã quen thuộc với những con người như thế, ở Mỹ, ở Pháp hay ở Liên Xô. Người ta có thể cảm mến một đất nước vì phong cảnh, vì văn hóa, vì tình cảm đôi lứa. Và tôi biết có những người, song hành cùng một đất nước chỉ vì hành trình đi tìm sự công bằng.Quay trở lại với những điều đang diễn ra tại biển Đông, sau những diễn biến mới nhất từ vụ kiện của Philippines tại Toà Trọng tài thường trực, sau khi Đường chín đoạn của Trung Quốc được khẳng định là một tuyên bố phi lý, tôi nghĩ đến cái gọi là “cộng đồng quốc tế”.Các quốc gia có những ràng buộc lợi ích phức tạp, đặc biệt khi ở đây chủ thể là một nước lớn được gọi là "công xưởng của thế giới". Nhưng “quốc tế” không chỉ bao gồm các chính trị gia mới phát ngôn hai ngày qua. Nó còn bao gồm những con người căm ghét sự bất công dù ở vị trí nào, quốc gia nào - có liên quan lợi ích hay không. Bởi có những cách hành xử độc đoán, bá quyền người ta hiểu rằng để nó lộng hành, thì cho dù hôm nay chưa chạm tới lợi ích của mình, ngày mai có thể sẽ phát triển thứ chủ nghĩa toàn cầu đe dọa tương lai của tất cả.Xung quanh tôi, nhiều người trẻ kiên định với việc đi thuyết phục bạn bè quốc tế bằng sức lực mình. Nhiều người hẳn vẫn nhớ cách đây đúng một năm, ngày 16/7/2015, Google đã bỏ chữ “Nansha” (Nam Sa) ra khỏi vị trí của đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, một động thái được cho là có công của “cộng đồng mạng” Việt Nam. Đó là kết quả của hàng nghìn chữ ký trong đó có một phần của người Việt, một phần của bạn bè quốc tế, đòi xoá cái tên phi pháp mà Trung Quốc tự đặt.Đến hôm nay, tôi vẫn thấy nhiều người, đang cố công thực hiện cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bá quyền, bằng việc nói với “cộng đồng quốc tế” qua những dòng ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Hán tưởng nhỏ bé. Trên Facebook, một học giả Hán Nôm tôi quen, ngồi dùng tiếng Hán kiên nhẫn “dạy” lại lịch sử Trung Hoa cho một nhân vật đứng lên tuyên bố: “Nước yếu không có ngoại giao. Thế kỷ 21 là thế kỷ của người Trung Quốc”.Trên wikipedia tiếng Anh, tôi thấy những tài khoản người Việt kiên quyết đấu tranh giữ lại từng dòng một trong khái niệm “Đường chín đoạn”, ví dụ như thông tin Trung Quốc đã dạy học sinh cấp 2 nước này rằng điểm cực Nam của họ kéo đến tận bãi ngầm James (cách bờ biển Malaysia có 96 km) ra sao.Thế giới không chỉ dành chỗ cho những toan tính chính trị và kinh tế. Nó còn có chỗ cho lương tri - của những con người tưởng là xa lạ. Và sự ủng hộ của họ, dù vô hình, nhưng rất quan trọng trong việc chống lại chủ nghĩa bá quyền.Cuối năm 2015 tôi quay lại Myanmar. Đường phố ngày ấy đỏ rực cờ của đảng NLD - ghi nhận chiến thắng được thế giới tôn vinh của bà Aung San Syu Kyi. Lúc ấy tôi chỉ nhớ đến Angus Watson, người không được có mặt ở đây lúc đó. Màu cờ ấy,  đã được góp phần tạo ra bởi một chàng trai đáng ra có thể chăn ấm nệm êm ở Sydney.Và tôi tin, không có thứ sức mạnh bá quyền nào thắng được sự đoàn kết vì một thứ tình yêu công lý vô điều kiện như thế. Muốn thắng được sự bá quyền từ một nước lớn thì không thẻ chỉ dựa vào sức mạnh chính nghĩa được mà còn phải dựa vào nội lực bên trong của nước đó.Khi mà các lĩnh vực của nước ta còn nhiều yếu kém thì mọi điều đều khó nói,tuong lai vận mệnh đất nước này hết sức khó lường! Mong rằng tất cả người Việt Nam mình ý thức được sự thấp hèn của đất nước, để phấn đấu lao động, trên dưới, mọi người một lòng thì dù Trung Quốc hay thế lực nào có mạnh bao nhiêu thì tôi tin với 90 triệu đồng bào cũng chẳng phải sợ hãi ai cả. Chỉ tiếc là nhiều người, đặc biệt 1 bộ phận lớp trẻ chỉ chú tâm vào các việc linh tinh, thần tượng, yêu đương nhảm nhí. Thật đáng lo. Tôi muốn có thật nhiều bài viết như thế này, và tôi thích cái câu anh viết "Bởi có những cách hành xử độc đoán, bá quyền người ta hiểu rằng để nó lộng hành, thì cho dù hôm nay chưa chạm tới lợi ích của mình, ngày mai có thể sẽ phát triển thứ chủ nghĩa toàn cầu đe dọa tương lai của tất cả.". Bởi vậy chúng ta phải chiến đấu cho lẽ phải và tiêu diệt mầm móng cái ác dù cho hôm nay nó chưa là hại tới chúng ta nhưng có thể 10 năm 100 năm hay 1000 năm nữa nó de dọa sinh tồn của tất cả các quốc gia khác. Ngày hôm nay họ mới chỉ dạy những đưa trẻ nhỏ rằng biên giới của họ kéo đến tận bãi ngầm James, nhưng năm 1990 trong một bài giới thiệu về đất nước mình của 1 thực tập sinh Trung Quốc tại Pháp mà tôi quen anh ta đưa cái bản đồ Trung Hoa bao gồm 3 nước Đông Dương và cả một phần lãnh thổ của liên bang Nga. Bởi vậy nếu ngày nào đó họ nói châu Âu hay Châu Mỹ là quốc gia của họ và 4 biển là ngư trương truyền thống của họ thì tôi cũng thấy không có gì là lạ. Cái tôi cảm nhận chủ nghĩa bành chướng Trung Hoa còn khủng khiếp và sẽ tàn bạo hơn cả Hitler hãy coi Tần Thủy Hoàng làm gì khi thống nhất Trung Hoa chúng ta sẽ thấy rõ. Cảm ơn anh Đức Hoàng vì tư tưởng và bài viết của anh Người Việt mình ít nói lại một chút, ít phô trường một chút, quan tâm thế hệ tương lai một chút, mỗi cá nhân hãy bắt tay vào làm việc và học tập những gì tốt nhất có thể. Làm được thì ra trận mới thắng người ta, đừng có thùng rỗng kêu to là người ta sợ nhé Thế giới đầy rẫy biến động. Cá lớn nuốt cá bé. Nhưng công lí sẽ thắng chủ nghĩa bá quyền. Chúng ta cần có sự lựa chọn để tiến lên. Nghèo đi đôi với hèn. Tại sao nước mình lại chậm phát triển, lại yếu kém đến vậy? TQ, bá quyền, Myanmar, cải cách... Đọc mà liên tưởng nhiều thứ. Tôi thấy có hình dáng Việt nam trong đó! Ôi VN quê hương tôi! Công lý chỉ có thể chiến thắng khi được sự tiếp sức, lan tỏa, nếu nó luôn bị bó chặt, hoặc bóp méo thì không bao giờ chiến thắng được. Vì vậy những bài viết như thế này sẽ rất có giá trị khi các bạn cùng cảm nhận, chia sẻ và được nói lên chính kiến của mình. Những bài viết lay động lòng người! Cảm ơn bạn, Đức Hoàng! Hay quá Đức Hoàng ơi ! Quan trọng vẫn là những người lãnh đạo,nắm trong tay vận mệnh đất nước! Nhân loại dù theo chủ nghĩa nào cũng tôn thờ công lý, công bằng, bình đẳng...và nhân danh những điều đó giết chết hàng tỷ người qua nhiều cuộc chiến tranh. Nhưng chúng ta tin là sẽ thực hiện được vì tình yêu dành cho lẽ phải, cho công lý Không bao giờ có được công lý khi quyền lực không nằm trong tay những người có đạo đức. Chịu khó đáng thức người Việt ta bằng ngòi bút Đức Hoàng nhé. Mình là cô giáo luôn nói với học sinh về những suy nghĩ của bạn qau góc nhìn RẤT VUI ĐỌC LẠI TIN . ĐỨC HOÀNG
Cái lý của học phí Nhưng đại học, với tôi hay nhiều bạn bè cùng lứa, câu chuyện đáng kể duy nhất chỉ là “đỗ” hay “không đỗ”. Học phí thời tôi đi học, chỉ là 1,8 triệu đồng mỗi năm. Nếu không học đại học, tôi vẫn thành người, nhưng sẽ rất khác so với bây giờ. Vì vậy, tôi thực sự tri ân cơ hội do mức học phí ấy mang lại.Nhiều bạn thí sinh trúng tuyển năm nay có lẽ sẽ không được nhẹ nhõm như vậy. Họ sẽ phải bận tâm nhiều hơn đến một vấn đề hệ trọng khác: tăng học phí.Sau khi được trao quyền tự chủ tài chính, hầu hết các trường thí điểm đều cho học phí tăng mạnh, với lý do phải tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Ở trường Kinh tế Quốc dân, trong số 47 chuyên ngành, có 5 chuyên ngành tăng mức học phí lên gần 30%, đạt ngưỡng cao nhất - 17 triệu đồng một năm học. Đó chắc chắn sẽ là gánh nặng kinh tế cho nhiều gia đình, đặc biệt là như cha mẹ tôi, không chỉ có một đứa con học đại học.Là một người học kinh tế, tôi hiểu lý lẽ của các trường về nguyên tắc cung - cầu, về giá cả của dịch vụ giáo dục. Thế nhưng, tôi cho rằng nhiều người chỉ lựa chọn một vài logic thị trường để biện minh cho việc tăng học phí, nhưng lại phớt lờ những đặc tính cơ bản khác của nó.Thứ nhất, cơ chế thị trường đòi hỏi “thuận mua vừa bán”, với mức giá được thống nhất khi quyết định thực hiện hợp đồng. Sẽ không công bằng cho sinh viên, nếu như trường thay đổi mức giá mà chưa nỗ lực để cho các em biết cụ thể mức tăng sẽ như thế nào lúc đưa ra quyết định. Điều này giải thích vì sao sinh viên “sốc” khi được thông báo phải đóng mức học phí mới, dù nhà trường cho rằng đã đăng tải thông tin trước đó. Khi sinh viên đã vào năm thứ hai, thứ ba, rõ ràng việc từ chối dịch vụ, tức bỏ học, vì không chấp nhận mức giá mới là không thể. Nó cũng tương tự như khi bạn đi ăn một bát phở giá 50 nghìn, nhưng chan nước dùng xong, chủ quán mới tuyên bố rằng: nếu ngồi ăn trong quán, sẽ phải trả thêm 30 nghìn nữa. Đã lỡ gọi phở rồi, bạn sẽ không thể bê cái bát nóng bỏng tay ấy đi về nhà hoặc sang hàng trà đá cách đó 500 mét để ngồi ăn.Thứ hai, cơ chế thị trường đòi hỏi tính minh bạch trong giao dịch. Nếu coi sinh viên là người mua, nhà trường phải trao quyền cho các em giám sát chất lượng dịch vụ mà các em bỏ tiền ra mua. Cụ thể, nhà trường phải công khai báo cáo tài chính, liệt kê cụ thể khoản thu - chi và việc sử dụng các khoản tăng thu từ học phí như thế nào.Đây là điều mà các trường đại học lớn trên thế giới như nhóm Ivy League ở Mỹ, vốn có học phí cao ngất ngưởng, thực hiện. Thêm vào đó, sinh viên phải có quyền thay đổi hay từ chối dịch vụ nếu như chất lượng không đảm bảo yêu cầu. Điều đó đồng nghĩa với việc sinh viên có quyền thay giảng viên nếu thấy không phù hợp, đòi hỏi giảng đường có điều hoà, hay được đánh giá khoá học một cách nghiêm túc (thay vì kiểu giảng viên phát giấy và sinh viên xếp loại như hiện nay).Tất nhiên, các trường sẽ cho rằng đó là câu chuyện quả trứng và con gà. Nếu mức học phí như cũ, trường sẽ không đủ kinh phí để thực hiện những thay đổi đó. Nhưng nếu coi giáo dục là một dịch vụ, và nhà trường tìm cách để bán dịch vụ đó một cách tốt nhất, thì việc đi vay để đầu tư là điều đương nhiên. Bạn không thể yêu cầu khách hàng trả 50 nghìn/cốc cà phê khi giá trị của nó chỉ là 20 nghìn, với hứa hẹn rằng số tiền thặng dư đó được dùng để trồng ra các giống cây cà phê chất lượng hơn cho họ trong tương lai. Nếu muốn sinh viên trả học phí cao hơn, các trường phải chứng tỏ được dịch vụ của mình là “đắt xắt ra miếng”. Điều thứ ba, theo tôi là quan trọng nhất, thị trường giáo dục không chỉ là mối quan hệ giữa bên bán (trường đại học) và bên mua (sinh viên). Đây là một dịch vụ đặc thù, bởi bên được hưởng lợi từ dịch vụ này không chỉ là người trực tiếp mua mà còn là xã hội nói chung. Việc những môn như Kinh tế chính trị và Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn bắt buộc, chiếm nhiều tín chỉ, là bằng chứng cho định hướng này: đây không hoàn toàn là quan hệ mua bán, mà còn nhằm tạo ra những con người phục vụ cho mục tiêu chính trị của đất nước. Dù theo cơ chế thị trường, Đức và một số nước Bắc Âu miễn học phí ở trường công cho công dân. Dù theo cơ chế thị trường, Đại học Harvard, một trường tư thục, miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình có mức thu nhập thấp, dưới 60.000 USD mỗi năm (thu nhập trung bình của hộ gia đình Mỹ là khoảng 52.000 USD). Tăng học phí để đưa thị trường về đúng điểm cân bằng là điều phải làm, nhưng mục tiêu tốt không đảm bảo cách làm đúng. Khi các trường chưa nâng cao chất lượng dịch vụ, chưa cải thiện cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa minh bạch chi tiêu, và xã hội chưa tạo ra những cơ chế “chống sốc” hiệu quả cho sinh viên, việc tăng học phí theo kiểu phi mã như hiện nay sẽ có hại hơn là có lợi. Cơ chế thị trường không thể được coi là chiếc áo màu nhiệm để che đậy những yếu kém tự thân của mình.Nguyễn Khắc Giang Rất hay anh ạ. Học phí cứ mãi tăng và dịch vụ cứ mãi dậm chân tại chỗ. Sinh viên như chúng em chỉ biết khóc, khóc không thành tiếng. Phần vì gia đình không kham nỗi (dẫu cho có vy vốn sinh viên thì vẫn phải còng lưng ra trả), phần vì không còn đừing lui. Và một điều tôi biết chắc ( không phải đón mò) là viện cớ quan hệ mua - bán để tăng học phí nhằm đổ vào các túi " quan thầy"Sinh viên bây giờ đã trở thành đối tượng cho bọn bất hảo vơ vét : Từ đa cấp, lừa việc làm, giờ đến " quan thầy" Tại sao VN mình không bắc chước Mỳ. Học phí cứ tăng 130% đến 200%. Nhưng có mức điểm chuẩn + với thu nhập để GIẢM học phí 90%, 70%, 50%, 30%. Như vậy 50% SV có điều kiện KT mà học kém sẻ nuôi 50% SV giỏi mà nghèo. Ngoài ra, năm thứ I nhận vào gấp đôi số SV cần, trong quá trình học, sẻ rơi rụng trong các năm. Sau năm thứ I, cứ điểm cao sẻ có tiếp học bổng, điểm thấp thì mất. Như vậy SV sẻ chăm chỉ. Kinh nghiệm đi học, tối biết có nhiều người năm thứ I học lết lên xuống, nhưng ra trường lại làm việc tốt hơn người học giỏi, và như vậy sẻ giúp các em có điều kiện KT vào ĐH, và sẻ bớt chảy máu ngoại tệ cho du học. Cơ chế thị trường sẽ tự đào thải những gì bất hợp lý, người học đang phải bỏ ra số tiền lớn để mua kiến thức lạc hậu, không thực tế, không đúng với giá trị thực của đồng tiền. Thử hỏi có sinh viên nào ra trường làm được việc ngay không hay phải mất công đào tạo lại Sư phân tích có tính có lý, nhẹ nhàng mà uyên thâm. Tôi rât tâm đăc ơ câu kêt, đúng trong phạm vi rất rộng. Tôi hoàn toàn nhất trí với luận điểm của anh về tính đặc thù thị trường giáo dục mà tôi cho rằng bắt nguồn từ bản chất của giáo dục - là giúp hình thành và nuôi dưỡng nhân cách, phẩm cách con người, là dạy làm người chứ không chỉ dạy kiến thức. Nhiệm vụ của đại học Đại học tất nhiên khác phổ thông, nhưng đã gọi là giáo dục bậc cao thì nó không thể phủ nhận bạn chất của giáo dục và phải coi đó là một trong những nguyên tắc hành động căn cốt. Thêm nữa, nếu là các trường công, thì ngoài việc tôn trọng bản chất của giáo dục, nó còn phải tôn trọng hệ giá trị của các tổ chức công mà một trong giá t rị đó là : để cao lợi ích công và phục vụ xã hội. Những điểm tôi vừa nói đã được các nghiên cứu về giáo dục và về tổ chức công đưa ra và được thừa nhận. Rất tiếc, hiện nay có quá nhiều lầm lẫn về giá trị của giáo dục và giá trị của tổ chức công . Ok.đã hiểuBổ xung thêmPhải công khai giáo trình.cách dạy.xóa môn linh tinh đi..Thầy cô là những ai.đã có kinh nghiệm thực tế hay chỉ lý thuyết suôngCó giáo viên thỉnh giảng.là giám đốc điều hành.kỹ sư.chủ ngân hàng...tham gia giảng thực tế khôngNếu không luôn đắtTớ không cho học.phí tiền Trao quyền tự chủ tài chính cho các trường? Không hiểu các cán bộ nghĩ gì? Chúng tôi không ủng hộ tăng học phí kiểu đấy.Chúng tôi những người nông dân,công nhân...những người có thu nhập thấp lấy đâu ra tiền để cho con, em mình theo học các trường ĐH,CĐ,TH...? Có một giảng viên đã nói rằng việc học trên giảng đường là quan hệ mua- bán, em rất buồn khi nghe những lời nói đó và sau đó em cũng tình cờ đọc được một bài viết trên mạng xã hội kèm theo hai bức ảnh có ý kiến phản bác về câu nói trên, và một trong hai bức ảnh có nội dung rằng nếu coi việc học và giảng dạy trên giảng đường là mua bán thì sinh viên sẽ không cần phải " tôn sư trọng đạo", sẽ không cần phải có những ngày nhà giáo và còn giảng viên sẽ phải vui vẻ chào hỏi sinh viên khi ra về đúng như một người bán hàng và những người khách hàng thực thụ, chúng em không bao giờ mong có điều đó và thật sự buồn về lời nói và những gì đã xảy ra trong những ngày qua, cả đối với sinh viên và đối với nhà trường. Nếu coi học đại học là một giao dịch kinh tế, thì khi Sinh viên đăng ký nhập học và nhà trường thu nhận học sinh tức là đã ký kết HĐ dài hạn. Nếu là thay đổi học phí với sinh viên khóa mới chuẩn bị tuyển sinh thì có thể chấp nhận được, do họ chưa vào học, họ có thể tính toán để chọn trường phù hợp điều kiện. Nhưng với sinh viên đang học, thì như thế khác gì là lừa đảo họ ký hợp đồng khống mà nhà trường có thể thay đổi giá trị hợp đồng bất cứ lúc nào muốn. Tôi nghĩ ĐH KTQD nên chuyển sang ĐH dân lập quốc tế cho khỏi mang tiếng học phí cao ngất ngưởng! Học xong thất nghiệp ..mà giờ học phí tăng...phụ huynh ko ai dám cho con họ học Bai viet hay, hop ly le, toi rat thik va dong y voi quan diem cua ban. SVVN hien nay chua co du quyen can phai co cua minh. Cam on ban ve bai viet. Tại sao các bạn biết học đại học xong vẫn thất nghiệp nhưng cứ bất chấp lao vào? Tiên trách kỉ hậu trách nhân, cái thực tế mà ai cũng nhìn thấy nhưng không ai dám đối diện, các bạn học với tâm lý muốn làm thầy của người khác, ai cũng vậy thì lấy đâu ra thợ cho các bạn ra lệnh? sao không hoc các trường nghề với tỉ lệ việc làm cao? Nếu nhà k có cơ cấu lại k có tiền thì các bạn còn cố trở thành gánh nặng cho bố mẹ làm gì? Mục tiêu ban đầu của các bạn 10 người thì đến 6 người chỉ là đi học cho có, cho biết, cho có thời gian chơi liệu có mấy ai xác định rõ sau này mình sẽ làm gì, phải phấn đấu như nào? Bây giờ trường tăng học phí các bạn có quyền kêu nhưng cũng hãy tự trách bản thân đi Mình cũng từng học 4 năm đại của học một ngành xã hội và mỗi năm nhà trường lại thông báo tăng học phí, một số giảng viên giảng bài hầu như chỉ là cầm giáo trình đọc và ru ngủ đám sinh viên nhưng vẫn không được chọn lựa hay ý kiến gì, không cẩn thận còn bị giảng viên đì đến không ra được trường. Những kiến thức học được toàn lý thuyết và khi ra trường thì không thể dùng đến, các doanh nghiệp hầu như phải đào tạo lại từ đầu. Chi phí cho 4 năm học không hề nhỏ, ngoài học phí còn có quỹ đoàn, quỹ khoa, quỹ lớp mỗi học kì đều phải đóng rất nhiều... ngoài các chi phí bất thành văn nữa (tiền mời giảng viên hướng dẫn đi ăn, tiền quà tặng kết thúc môn, tiền tổ chức liên hoan tri ân...) . Thế nhưng mình nhớ khi đến gần ngày lễ tốt nghiệp vẫn còn bị bắt đóng tiền tham gia lễ tốt nghiệp. Mình tự hỏi, sau 4 năm học đại học, mình và gia đình đã đóng góp cho trường không ít tiền học phí thế mà trường không thể bỏ chút tiền tổ chức lễ tốt nghiêp cho sinh viên mà còn bắt sinh viên đóng tiền nếu không thì không được tham gia (tiền này bao gồm tiền trang trí hội trường, tiền hoa và nước cho thầy cô, còn đồ cử nhân cũng là phải tự đi thuê riêng). Sau đó chỉ được nhận duy nhất một tấm bằng đại học màu đỏ, nếu muốn có bảng điểm và bản sao bằng lại phải đóng tiền trước nữa. Tiền, tiền , tiền... cái gì cũng thu tiền, năm nào cũng tăng học phí nhưng chất lượng thì chả đâu vào đâu cả. Chẳng biết tiền của mình tiêu vào việc gì, đến mấy đồng quỹ lớp còn không minh bạch nổi, cứ viết chung chung mà hỏi rõ là đám cán bộ lớp lại làm ầm lên thì nói gì đến các khoản cao siêu khác (à thì có một học kì mình thấy thầy hiệu trường trồng một hàng hoa giấy từ cổng trường vào vì đơn giản là thầy hiệu trưởng thích hoa giấy... sau đó chúng mộc èo uột, chen chúc với đám cỏ và chẳng còn trông nổi cây hoa trong đám cỏ nữa chứ nói gì có hoa. Đám sinh viên đi qua chỉ lắc đầu chê bai, bàn tán rằng ừ thì tiền học phí của chúng ta đấy)
Mổ sọ nhầm bên Cách đây 15 năm, tôi từng rạch da, khoan sọ nhầm bên trái thành bên phải trong một trường hợp bị tụ máu trong não. Tôi nhầm lẫn khi rạch da và khoan sọ, chưa đi vào màng não nên chưa gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng tôi tự đứng ra báo cáo và nhận trách nhiệm. Sự cố ấy đã ám ảnh tôi trong nhiều năm.Tôi kể lại chuyện của mình, với mong muốn mọi người hiểu hơn về những gì các bác sĩ phải trải qua. Nhưng bên cạnh những ý kiến thông cảm, những ý kiến lo lắng rằng có thể tôi lại nhầm lẫn nữa, là rất nhiều câu chửi bới, nhục mạ trên trang Facebook của tôi: “Đi chết đi”, “Đồ vô lương tâm”, “Bác sĩ gì, đồ tể thì có”, “Chắc là mua bằng”...Trên các diễn đàn khác, ý kiến còn nặng nề hơn. Người ta chĩa mũi dùi vào cá nhân bác sĩ, vào bệnh viện, vào nền y tế Việt Nam, thậm chí cả thể chế cũng được lôi vào.Kể từ khi bắt đầu hành nghề, tôi đã mổ khoảng 20.000 ca. Đại đa số là thành công, hàng chục nghìn người được cứu sống, chỉ có một ca tôi mắc sai sót về nhầm lẫn bên. Người Nam bộ có câu “Một lần đạp phân, một lần chặt chân” để mô tả cách xử lí cực đoan những sai sót. Tại sao không rửa cái chân? Tại sao không làm cho người ta chú ý hơn đến điều mình đã mắc sai lầm? Câu thành ngữ này có thể dùng để nói với những người có thiện chí, thực sự mong muốn giải quyết vấn đề. Nhưng vẫn còn rất nhiều người tìm thấy sự giải toả trong việc “chặt chân” người khác. Khi sự cố y tế xảy ra, bác sĩ ngay lập tức được quy kết là kẻ phản diện, độc ác. Sự cố y tế được quy kết về cái “tâm” và tạo ra tâm lý thù ghét cá nhân. Trạng thái tâm lý này cũng tạo ra một tình trạng không hiếm gặp: hành hung bác sĩ ngay tại bệnh viện. Tất nhiên, sự mất niềm tin cũng có một phần nguyên nhân từ chính những cá nhân tiêu cực, yêu sách và vô cảm trong bệnh viện. Chính tôi đã viết về điều này trong bài “Kền kền trong bệnh viện”. Nhưng đại đa số, những sự cố xảy ra ngoài chủ đích của người làm nghề y, không ai mong muốn.Có ai trong chúng ta cả cuộc đời không bao giờ phạm phải sai lầm? Theo cơ quan an toàn bệnh nhân Vương quốc Anh, từ 9/2001 đến 1/2002, có 44 ca mổ sai chỗ và sai kỹ thuật. Từ 1990 đến 2003, người ta đã xác định có 119 ca mổ sai chỗ ở Vương quốc Anh. Hội bảo hiểm thầy thuốc Mỹ cho biết có 331 vụ kiện cáo liên quan đến mổ sai chỗ trong năm 1985-1986. Theo một tài liệu của Medscape, được công bố năm 2011, sau khi đã có hàng chục tổ chức đưa ra các biện pháp an toàn bắt buộc, như đánh dấu vùng mổ từ trước, tổ chức nhiều tầng nấc kiểm tra, sử dụng bảng đánh dấu... số liệu mổ sai chỗ ở Mỹ là khoảng... 40 ca một tuần. Như vậy, đây không phải sai sót quá hiếm gặp, và không chỉ xảy ra ở Việt Nam, nơi mọi người vẫn còn nghi ngờ trình độ của các bác sĩ. Trong những vụ sai sót mổ nhầm chỗ ở các nước có nền y tế tiên tiến, tất cả các bệnh viện, các tổ chức về an toàn người bệnh, kể cả của chính phủ, đều nhắm vào việc sửa chữa quy trình, nâng cao độ tập trung của cả ê-kíp phẫu thuật bằng cách giảm quá tải, giảm các tác động ngoại lai. Gần đây, việc công khai thông tin về các sự cố y khoa được đưa ra, như một biện pháp nhằm phổ biến kinh nghiệm cho y giới, giúp tìm ra các biện pháp phòng ngừa, tránh để xảy ra các sự cố tương tự. Ở nhiều quốc gia, người ta quan niệm sai sót y khoa là điều không mong muốn, họ tập trung giải quyết hậu quả, tìm cách để nó đừng xảy ra nữa. Họ không tìm cách tấn công các bác sĩ, càng không chửi bới, miệt thị, đe doạ, hành hung bác sĩ và nhân viên y tế. Người mắc sai sót chắc chắn phải chịu trách nhiệm. Nhưng tôi mong người ta hướng tới việc xem xét lại quy trình, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng mới, bởi vì con người sẽ không thể tránh được sai lầm suốt đời. Nếu chỉ hướng mũi dùi về cá nhân, có thể là chúng ta cũng đang “mổ sọ nhầm bên” cho các vấn đề của ngành y tế. Võ Xuân Sơn Cứ làm hết cai tâm của minh là được r các bác sỹ ạ. Các AHBP thì họ trên thông thiên văn, dưới tường đạo lý, là Phật, là bụt r, cãi k lại được họ đâu. Tôi đồng ý với quan điểm của người viết bài này có lẽ xã hội nên xem lại thái độ ứng xử đổi với những người làm công tác tác ngành y vì làm người ai cũng có lúc mắc sai sót Ở đây người dân quá bức xúc với các bệnh viện, bác sĩ, để được mổ phải lót tay không biết bao nhiêu tiền cho người này người kia, mà khi nhầm không có thái độ thành khẩn, bồi thường mà còn bắt đóng tiền mổ nốt chân kia nên người dân bức xúc là hoàn toàn dễ hiểu. Bao giờ hết nạn phong bì??? Đúng là con người ta ai cũng có thể mắc sai lầm trong đời, nhưng mắc sai lầm liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người là khủng khiếp nhất, không có lời nào để bào chữa được. Cái gì cũng có giá của nó. Nghề thầy thuốc là nghề cao quý nhất trong xã hội nên cái giá phải trả cho những sai lầm cũng rất đắt. Nếu các bác sỹ làm việc với tất cả sự tận tâm, tận tụy, trách nhiệm, tình yêu thương bệnh nhân và niềm đam mê yêu nghề thì sẽ giảm thiểu được những tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc. Đề nghị áp dụng những quy trình thực hiện tác nghiệp trong phẫu thuật trong đó nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát hỗ trợ lẫn nhau của bộ máy quản lý và những người trực tiếp thực hiện ca mổ. Và trên hết, các bác sỹ đừng làm việc như những cái máy vô cảm! Bài viết của Bác sĩ Sơn giúp mọi người có góc nhìn rộng hơn về chuyện mổ nhầm chân này. Tuy nhiên mổ sai vị trí vài mm, vài cm còn có thể chấp nhận được, nhưng mổ nhầm chân trái sang chân phải, hẳn là ê kíp và bác sĩ mổ phải có sai sót gì đó nghiêm trọng. Tôi đang thấy bất cập :1-BHYT đang vận động toàn dân tham gia, sao ở BV vẫn tồn tại loại hình tự nguyện ?2-Đi khám không được hưởng trái tuyến nữa là sao?3-Các loại hình khám sớm phát hiện ung thư ( MRI ...) sao không được hưởng BHYT ? Tôi đồng ý với tác giả, ngày nay truyền thông quá phát triển nên nguồn thông tin rất nhanh và khá dồi dào được cập nhật liên tục mà người việt nam chúng ta vốn rất hóng chuyện càng có thêm cơ hội để phát huy khả năng của mình, dẫn đến một điển hình tốt được nhân rộng rất nhanh nhưng một sai lầm cũng bị chà đạp không thương tiếc, điều đó có lợi thì ít thôi nhưng hại thì rất nhiều dần dần mọi người sẻ rất thận trọng không dại gì làm những việc mạo hiểm, ví như bác sĩ giỏi chẳng dại gì thực hiện những ca khó tự ký giấy mổ khi không có thân nhân vì lỡ có vấn đề gì thì tàn một sự nghiệp, thầy cô giáo chẳng dại gì tổ chức cho học sinh đi ngoại khoá hay nạt nộ học sinh cứ lên lớp hoàn thành bổn phận thì về, các quan chức chẳng dại gì thực hiện các dự án lớn vì sợ bị bới móc là ăn huê hồng của thầu, không làm thì tiền còn đó cứ ký đóng dấu dân kêu ca chỗ nào thì sửa chỗ ấy ăn lương bổng lộc là được rồi hết nhiệm kỳ thì ta về, một xã hội thiếu đột phá thiếu sự mạo hiểm và chỉ dậm chân tại chỗ bẩy thu nhập trung bình củng từ như vậy mà ra, khi người ta có tí của ăn của để người ta bắt đầu hưởng thụ theo văn hoá cao nghe nhạc thính phòng, đồng bộ các thiết kế theo khuôn mẫu, rập khuôn hoá các quy tắc ứng xử, làm việc theo quy trình sách vở, mọi hoạt động đều cố gắng hệ thống hoá bằng lý luận, những điều đó là tốt thôi nhưng nó chỉ phát huy hiệu quả khi đất nước đã có một nền tư liệu sản xuất và phương tiện sản xuất thật sự hiện đại có thể tự mình sản xuất tất cả đằng này mọi thứ chúng ta đều nhập từ sản phẩm vật chất, phương tiện, thậm chí cả văn hoá ứng xử củng phải nhập, một xã hội sẻ rất thiếu sáng tạo trở thành cụ non và không có sự bức phá mãnh liệt Thưa bác sỹ Xuân Sơn! 2 bài viết của bác sỹ rất hay. Có điều ở ta là xã hội kim tiền. Bác sỹ hãy đồng ý rằng 90% bệnh nhân phải bồi dưỡng thêm tiền cho bác sỹ. Vậy nên khi có sai sót xảy ra, mọi người đều cho rằng bác sỹ muốn vòi tiền hoặc đòi thêm nên mới có sai sót như vậy. Nhưng nếu đã mổ nhầm bên còn yêu cầu đóng viện phí để mổ tiếp bên còn lại thì sao? Người ta chỉ trích, thậm chí chửi bới là do người ta đã quá bất lực với nền y tế nói riêng, và xã hội nói chung. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, nếu bác sĩ là người có tâm, hành xử có đạo đức, tôi tin rằng xã hội và kể cả nạn nhân sẽ bao dung cho những sai lầm của bác sĩ. Thay vì biện minh cách này cách khác, thì theo tôi, nên kêu gọi tinh thần trách nhiệm tối đa của người thầy thuốc vì khi đã bước chân vào phòng khám, bệnh viện thì bệnh nhân hoàn toàn PHÓ THÁC tính mạng mình trong tay vị bác sĩ điều trị...Sứ mạng của thầy thuốc là cứu sống chứ không phải là gây ra thương tật cho bệnh nhân. Ở nước người bs ko phải điên vì tiền, nên họ được tôn trọng khi đem ra bàn tán và phán quyết. Thế giới này,chỉ có con người sống với con người.Nhẹ lòng và sống với nhau thật hp. Sự tự tin, sự chủ quan dẫn đến những sai lầm, những sự cố đáng tiếc, hi vọng mọi người hãy mở lòng, hãy cảm thông, sẻ chia khó khăn này với y bác sỹ kíp mổ để ngày mai họ vượt qua được những dằn vặt lương tâm mình, ổn định tâm lý, tiếp tục cầm dao mổ cứu những người bệnh và có nhiều đóng góp hơn cho xã hội. Xin cảm ơn bài viết của anh Võ Xuân Sơn. Đồng cảm với anh Sơn. Ở các nước phát triển , chỉ 1 sai xót ở mức độ như vậy, có thể giám đốc bệnh viện đó sẽ bị cách chức , còn ở mức độ và qui mô nghiêm trọng hơn là bộ trưởng y tế sẽ phải ra đi , vì chính họ là người quản trị quy trình, hệ thống .Chỉ có xử lý đúng chỗ thì mới xử lý được gốc rễ của sự việc , cái này chắc phải chờ hơi lâu ! Thôi thì cùng hi vọng ! Đây là lý do tại sao người Việt không phát triển được. VD: khi đi vô ý va vào và bị vỡ bình hoa. Người Việt sẽ đổ lỗi cho người làm vỡ. Còn người Nhật thì họ đặt câu hỏi tại sao bình hoa lại vỡ - vị trí đặt nó, cách để nó đã đúng chưa?. Sau đó người Nhật tìm chỗ để hợp lý hơn... Và do đó nước Nhật phát triển vượt bậc.
Câu hỏi về 'hỏi ngu' Nhiều độc giả, trong phần bình luận dưới bài về việc người Việt Nam không chịu hỏi kể cả "hỏi ngu” để vỡ vạc của tôi, đã đặt ngược vấn đề: Làm sao để giải quyết tình trạng này?Tất nhiên đây không phải là một câu “hỏi ngu”, mà là một vấn đề nghiêm trọng mà văn hoá của chúng ta đang phải đối mặt. Tất cả mọi sự sáng tạo đều bắt đầu từ sự tò mò khám phá thế giới. Từ những câu hỏi. Trẻ con lớn lên, nhận biết thế giới cũng vì luôn hỏi tại sao. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà con tàu khám phá sao Hỏa được NASA đặt tên là “Curiosity” tức là “Tò mò”.Để trả lời câu hỏi “Làm thế nào?” tôi nghĩ cần phải trả lời trước câu hỏi “Tại sao?”. Tôi cho rằng lớp trẻ không hỏi, hay không dám hỏi, chắc chắn đầu tiên là tại người lớn. Hay chính xác hơn là do người lớn làm “ô nhiễm” môi trường hỏi.Dễ thấy nhất là ở các doanh nghiệp, cơ quan, nhất là những cơ quan Nhà nước. Sếp là cha là mẹ. Nhân viên cứ thế thực hiện, hỏi nhiều sẽ bị đồng nghiệp ghen ghét, bị sếp đánh giá là dốt, là kém.Ở trường cũng chẳng khá hơn. Thầy cô có tâm huyết đến đâu, thì ngay cả kham cho đủ giáo án cũng đã hết thời gian, nói gì đến hỏi đáp. Chưa kể thi cử vẫn theo hình thức cũ rích, một chiều kiểu: thầy hỏi, chúng em thuộc lòng (hoặc chép trộm). Cái câu “các em có hỏi gì không?” lẽ ra phải phổ biến thì lại trở thành “giờ học đến đây là hết”.Ở nhà cũng tệ. Cuộc sống thay đổi, đòi hỏi càng nhiều, mưu sinh vất vả, một lúc nào đó quá bận rộn hay lười biếng hay cả hai, chúng ta đã không dành thời gian để lắng nghe các con. Buông câu nhẹ thõng: đi chỗ khác chơi đi, hỏi gì mà lắm thế, để cho bố mẹ làm việc (hoặc nghỉ).Nguyên nhân là thế, bây giờ chúng ta sửa bắt đầu từ đâu?Các doanh nghiệp, đương nhiên. Cạnh tranh quốc tế, Tây - Đông tràn vào, không khuyến khích nhân viên đặt câu hỏi, biết phê phán, cứ chính sách “ngu dân” như cũ thì chắc chắn là đối thủ đè chết. Lại nhớ hồi làm Fsoft, ban lãnh đạo chúng tôi  thống nhất mở ra cả một cái website gọi là “Chợ Dưa”, để anh em tha hồ phát biểu, mà đếm lại thì chửi sếp là chính. Cũng nhiều người can bỏ, lợi bất cập hại, phải có chứng cớ, ghi rõ tên tuổi mới cho phát biểu. Tôi đã gạt đi, anh em có tri thức cả, chẳng qua là ù lì, quen rồi, bây giờ cứ phải kích lên đã. Nhiều điều kiện bắt buộc, rồi chẳng ma nào phát biểu. Khi đã quen nói, mọi người sẽ biết cách phát biểu có trách nhiệm. Quả nhiên là thế. Chợ Dưa đã trở thành không gian kích hoạt những ý kiến, tranh luận, thậm chí "chửi sếp". Chúng tôi chấp nhận như một lẽ tự nhiên cần phải thế. Công ty muốn thay đổi, chỉ cần sếp thay đổi.Trong trường thì khó hơn một chút. Như trên đã nói, không hẳn vấn đề là học sinh không tích cực, cũng không hẳn thầy giáo không khơi gợi. Sự thụ động trong giáo dục nằm ở chỗ thời khóa biểu quá chặt, số học sinh trong một lớp quá lớn, và quy chế thi cử đã lạc hậu. Thay đổi những cái đó, không thuộc hoàn toàn thẩm quyền của hiệu trưởng. Nhưng vẫn nhiều điều có thể thực hiện được ngay.Một bạn đọc hỏi tôi: “Bài trước anh viết nghĩa vụ của thầy cô là làm sao cho học trò thi đỗ, bài này anh lại viết trò phải chất vấn thầy. Có mâu thuẫn không ạ?”.Tôi sẽ trả lời rằng chẳng mâu thuẫn gì. Ở trường tôi, điều kiện để thi đỗ môn là phải đặt được tối thiểu 8 câu hỏi. Giáo viên có nhiệm vụ phải làm sao cho các em đặt câu hỏi. Và có cả quyền lợi nữa, vì các giáo viên sẽ được nhận tiền cho mỗi câu học sinh hỏi. Thế là cả hai đều có động cơ để hỏi và trả lời.Một nghiên cứu tại Mỹ của tổ chức Annenberg Learner chỉ ra con số thống kê: trong các trường học, 60% các câu hỏi của học sinh là “câu hỏi nhận thức thấp” (hay là “hỏi ngu” theo cách gọi của tôi); 20% là “nhận thức trung bình” và chỉ có 20% là “nhận thức cao”. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hễ cứ hỏi thì kiến thức và khả năng tiếp thu của học sinh tăng lên. Như vậy có nghĩa là chất lượng câu hỏi không liên quan đến hiệu quả của chúng, miễn là hỏi. Vậy thì tại sao việc đặt câu hỏi không thể là một loại điểm số hay một tiêu chí đánh giá học sinh?Ở nhà, là chuyện riêng của mỗi người. Nhưng có một việc ai cũng có thể bắt tay vào làm được là bỏ thêm mỗi ngày 30 phút để nghe câu hỏi của các con. Và sau khi nghe xong, cứ mạnh dạn trả lời không biết, nếu các bạn thực sự không biết. Ngay khi đặt câu hỏi, các con bạn đã trưởng thành thêm một chút, không cần câu trả lời của các bạn.Người lớn chúng ta cứ cố gắng đi. Còn các bạn trẻ, đừng sợ hỏi ngu. Ngu gì mà không hỏi.Nguyễn Thành Nam Không hẳn là ngu. Có chăng chỉ là cách giáo dục. Ở Việt Nam, người lớn luôn đúng, thầy cô luôn đúng, sếp luôn đúng, người nắm quyền luôn đúng... thì tự nhiên đánh mất sự tự tin và làm bộ não của người ta lười hoạt động. Đau lắm nhưng làm thế nào để thay đổi? Khổ lắm em đi làm muốn hỏi cái j hay thắc mắc j thì ng ta lại bảo. Các sếp ra chỉ thị thế nào thì làm y án như vậy đừng có mà thắc mắc nhìu. Mà ko hiểu hỏi thì cấp trên lại bảo tại sao lại ko biết tự mà tìm hiểu. Mà hỏi nhìu thì bị nói là. Có mỗi kai việc cỏn con thế mà cũng hỏi. Ng việt mình nhìu khi biết kon giấu ko thèm nói cơ. Cảm ơn tác giả, một Bài Viết hay.. người Việt mình "Ham Học" chứ không "Ham Hỏi" Không hỏi có 2 trường hợp: biết tuốt rồi hỏi làm gì (hoặc hiểu sai nghĩ rằng điều mình biết là đúng), chẳng biết gì để mà hỏi. Người ta chỉ hỏi nhiều khi kiến thức nằm ở khoảng giữa. Vậy tại sao người không đặt câu hỏi lại cho là dốt? Muốn biết họ thực sự dốt hay không hãy đặt câu hỏi đối với họ. Vậy ông thầy Tây kia hoặc là dạy những thứ họ đã biết rồi hoặc là dạy quá dốt khiến họ chẳng hiểu gì cả, vậy họ sẽ bắt đầu hỏi từ đâu đây? không lẽ bảo thầy giảng lại toàn bộ? Một trẻ lớp 5 mà thuê gia sư là một giáo sư toán e là không phù hợp. Hãy nhìn lại cách thuê giảng viên của mình thay vì đánh giá học viên bác Nam ạ! "Tôi không dám nghĩ đến việc một người yêu các câu hỏi như Bill Gates mà đến dạy cho các lãnh đạo tương lai ở nước ta, thì ông sẽ lịch sự nhận xét gì?". Sao bác không đặt vấn đề này với các lãnh đạo ở nước ta mà lại "vòng xa" đến tận Bill Gates? Có khi hỏi lại bị thầy mắng là :"Đã không biết lại còn cứ hỏi?" Tôi nhớ hồi còn bé ở nhà, khi nào hỏi ba mẹ câu hỏi gì? Ba thì im lặng chẳng buồn trả lời, mẹ thì bảo: “Con nít con nôi hỏi nhiều làm gì? Lớn lên rồi biết.” Khi đi học chẳng bao giờ nghe thầy cô hỏi lấy một câu: “Các em có gì cần hỏi không?” Bài giảng trên lớp còn giảng không kịp, huống hồ gì có thời gian để hỏi để trả lời. Nên lớn lên khi bước ra đời ai bảo gì làm nấy và cứ nhút nhát thế nào ấy. Cứ nghĩ nền giáo dục sẽ ngày càng tiến bộ so với chúng tôi ngày ấy, hóa ra có lẽ lứa gà công nghiệp càng ngày càng thuần chủng thì phải. Bài viết rất thuyết phục và có ý nghĩa tích cực! Mười ba năm trước, khi con trai tôi du học về thăm nhà năm đầu tiên, ông của cháu cứ dặn đi dăn lại: "Học bên đó con phải tôn trọng các giáo sư, luôn lắng nghe lời dạy và lễ phép với các vị ấy..." Cháu đã phản ứng lại ngay: "Không, ông ơi. Các giáo sư không thích như vậy, con đã cãi với thầy nhiều lần khi thấy mình không thể chấp nhận điều đang được dạy khi chưa hiểu thấu đáo vấn đề, và luôn được các giáo sư khuyến khích, hài lòng!"Mà ông của cháu đã từng là hiệu trưởng một trường đại học VN đấy... Tập quán lâu năm không dễ gì tự thay đổi. Tôi rất đồng quan điểm với Doanh Nhân. Nhưng thưa doanh nhân, Khi tôi mới chuyển về làm việc trong một môi trường mới, cụ thể là Ngân Hàng tôi đọc và học rất nhiều và thường đặt ra những câu hỏi không ngu lắm nhưng đón nhận lại là sự dè bỉu và bêu xấu tôi không thương tiếc, sau đó là chơi xấu tôi các thể loại khi bị tôi hỏi và phản biện quá chi tiết. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sợ không dám phát biểu, sợ không dám nêu ý kiến của đại bộ phận lớp trẻ hiện nay đó ạ. Hay và đúng.Nhưng đừng giản tán lớp "cò ngóng cổ lên nghe" anh Nam. Kiên nhẫn kêu mỗi cò lên hỏi thăm rồi hát bài để dần dần gắn kết và tự tin hơn những buổi học kế tiếp. Bởi không riêng gì ở Việt Nam, dữ liệu thống kê toàn thế giới viện dẫn ra trong các buổi workshop, talkshow... đều nói 80% đều sợ đứng trước đám đông mà. Huống gì là tự tin đặt câu hỏi. Nên để cho các em tự đặt câu hỏi mặc dù đó là câu hỏi ngu mà không ai chấp nhận được, tôi còn nhớ mãi một buổi học hồi trước năm 1975, năm 1966 hồi đó mới có TV trắng đen , trong một buổi học môn khoa học thường thức có một em học sinh đứng lên hỏi thầy giáo tại sao xem phim chiếu bóng có màu mà xem TV không có màu ? lúc đó cả lớp cười ồ lên, nhưng thầy giáo trấn an và thầy nói câu hỏi đó trong tương lai khoa học sẽ làm được , mà đúng vậy đó bạn. người thông minh ở chổ đặt câu hỏi chứ chẳng phải câu trả lời. Vấn đề là người Việt luôn đặt sĩ diện lên hàng đầu, lỡ hỏi ngu bị cười thì.. Khi đi học thì từ mẫu giáo, vỡ lòng đến hết đại học chỉ "được" nghe và viết, đi làm thì theo luật ngầm là không được tranh luận với sếp, dự hội thảo thì chỉ để nghe lãnh đạo huấn thị v.v..., cả đời như vậy thì bỗng nhiên sao dám đặt câu hỏi với anh Nam?
Bánh mỳ và nghìn tỷ Gần đây, cái không khí tranh luận ấy lại bất đồ được hâm nóng. Chỉ trong mấy ngày, không chỉ giới luật mà dư luận xã hội có thêm một thành ngữ mới: nhân thân tốt.Đó là việc liên ngành tố tụng quyết định không xử lý trách nhiệm hình sự 5 cán bộ trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà vì họ là những người có “nhân thân tốt” và có nhiều đóng góp cho xã hội. 5 cán bộ này không phải được miễn trách nhiệm hình sự, mà họ không bị khởi tố điều tra làm rõ.Vụ này càng gây hoài nghi hơn khi đặt cạnh sự nghiêm khắc của các cơ quan tố tụng trong việc ngay sau đó phạt tù hai thanh niên cướp giật bánh mỳ.Việc không xem xét trách nhiệm hình sự vì lý do nhân thân tốt sẽ tạo nên một tiền lệ rất xấu. Luật quy định chỉ hai lý do để không khởi tố bị can hoặc vụ án, đó là (i) Không có dấu hiệu cấu thành tội phạm và (ii) Có dấu hiệu cấu thành tội phạm nhưng thiệt hại không đáng kể.Trong vụ án "Vỡ ống nước Sông Đà", dấu hiệu cấu thành tội phạm đã có, thiệt hại vô cùng lớn về vật chất lẫn tác động tiêu cực lên đời sống xã hội, thế nhưng vẫn không bị xem xét trách nhiệm hình sự là vô lý và sai luật. Không hề có căn cứ pháp luật nào đối với lập luận không xử lý hình sự vì nhân thân tốt.Gần 20 năm làm báo, theo sát hàng trăm vụ án lớn nhỏ, tôi nhận ra, tất cả chủ thể của tội phạm về chức vụ (trừ một số trường hợp đồng phạm) đều có nhân thân tốt. Và quan chức càng cao thì nhân thân càng tốt, tốt cho đến khi bị phát hiện sai phạm và đứng trước vành móng ngựa.Tôi cho rằng, một nền tư pháp coi nhân thân tốt là điều kiện để miễn tố, thì cơ quan tiến hành tố tụng đã vô hiệu hoá quy định của pháp luật đối với các tội phạm về chức vụ. Còn ngược lại, những vụ án kiểu “bánh mì” - hành vi trộm, cướp liên quan đến tài sản giá trị thấp - lại thường được gây ra bởi những người có xuất thân lao động, gia cảnh phức tạp. Tỷ lệ “nhân thân tốt” của họ chắc chắn là thấp hơn tội phạm có chức vụ.Nhân thân tốt và những đóng góp cho xã hội là điều kiện xem xét khi lượng hình, chứ không phải là dấu hiệu định tội và càng không thể trở thành chỗ dựa để lọt lưới pháp luật. Một khi có dấu hiệu tội phạm, khi hành vi của một người xâm hại đến khách thể mà luật hình sự tuyên bố bảo vệ, thì phải khởi tố điều tra.Lý do “nhân thân tốt” tạo ra một sự phân biệt đối xử mênh mông giữa các vụ án “bánh mỳ” và “nghìn tỷ”. Mấy hôm nay người ta hỏi nhau ngơ ngác: Sao hai đứa giật bánh mỳ trị giá tài sản chiếm đoạt 45 nghìn đồng thì bị tù giam, còn 5 ông quan có trách nhiệm trong vụ đường ống nước nghìn tỷ cấp cho thủ đô bị vỡ gần 20 lần, kéo theo hàng chục nghìn hộ dân lâm cảnh mất nước triền miên lại không bị xử lý hình sự?Sự phản ứng của dư luận, tôi thấy, đến từ hai luồng: Giới luật gia quan tâm đến "lý" là các căn cứ pháp lý; người dân nói chung quan tâm đến "lẽ", họ không am hiểu sâu pháp luật nhưng thấy việc không khởi tố những ông quan kia là bất thường, là vô lý, là không hợp lẽ đời.Cuộc tranh luận về “bánh mỳ” và “nghìn tỷ” khiến cho đám bạn học luật của tôi lần đầu tiên chụm đầu lại tranh luận sau 20 năm. Bất phân thắng bại. Đám học luật như tôi, cũng không chịu thuyết phục bởi cái “lẽ” của những người dân bình thường. Nhưng người dân nói chung không hiểu luật một cách hàn lâm, tường tận, thì hiểu theo một tập quán: cái gì vô lý, gây hại cho người khác thì trái luật. Tôi nghĩ toà có những căn cứ trong việc xét xử hai bị cáo vị thành niên giật bánh mỳ. Nhưng nếu trong mắt nhân dân, cơ quan tố tụng hành xử khác nhau giữa một vụ án bánh mỳ và vụ án nghìn tỷ thì những gì chúng ta nghe rao giảng về một nhà nước "thượng tôn pháp luật" vẫn sẽ chỉ là giấc mộng xa xăm.Đức Hiển Anh dám viết bài này, Vnexpress dám đăng bài này. Tôi cũng dám nói điều này: nhiều khi ở mình Công Lý chỉ là một diễn viên hài và Pháp Luật chỉ là tên một tờ báo. Xưa có câu rucon ơi nhớ lấy câu nàycướp đêm là giặc cướp ngày là quanLoạn thời trộm cướp tràn lanquan tham giặc cướp phá tan nước nhàĐến khi giặc Bắc tràn quaQuan thì bỏ trốn, cướp là việt gianDân Nam lại cảnh lầm thanĐè đầu cưỡi cổ muôn vàn bất công Như vậy các quan chức đều có Kim bài miễn tội rồi còn gì Cảm ơn anh đã rất dũng cảm khi viết ra bài báo này! Luật pháp do mấy ông "nghìn tỉ" soạn ra thì nó phải thế! Đúng là thượng tôn pháp luật thật là xa xăm. Ăn cướp bánh mỳ thì lấy đâu tiền mà chạy án! Hahaha thật trớ trêu... Ngoài cụm từ "nhân thân tốt" còn có các cụm từ khác như:- Gia đình có công với cách mạng.- Phạm tội lần đầu.- Khắc phục hậu quả tốt.vân vân và vân vân. Ở VN ai có đc 2 điều kiện này sẽ trở thành bất tử :1 . Giấy chứng nhận tâm thần .2. . Có “nhân thân tốt” . tôi thì thấy mấy ông luật sư ở Việt Nam thật tội nghiệp.Học cai gì và giúp được gì cho xã hội?Ở nơi mà luật pháp có thể dễ dàng bị bẻ cong vì cường quyền thì các ông cũng phải cong phải ẹo theo thôi Đọc qua bài báo của Đức Hiển tôi thấy một điều hết sức phi lý của những người thực thi pháp luật tại Việt Nam. Nói về luật thì ho thực hiện sai hoàn toàn, nói về lẽ đời thì họ lại càng sai hơn. Tôi là người ít nói nhưng qua sự việc này tồi thấy thật quá bất công thậm chí những người thực thi pháp luật họ bảo vệ cho cái nhân thân của họ?. Ở đây nói về lẽ đời người có nhân thân tốt có nghĩa là họ đã được đào tạo, dạy dỗ họ hiểu về lẽ đời, cái nào là sai, cái nào là đúng? họ đã hiểu cái sai mà họ làm sai thì có thể nói là họ cố tình, tội càng nặng hợn, còn cái anh nhân thân không tốt kia họ chưa được giáo dục, dạy dỗ thì ta có thể giáo dục dạy dỗ họ nên người, ở đây chưa nói đến trường hợp cụ thể của anh cướp bánh mỳ. Anh này xuất phát từ việc ...đói bụng, mà Ông Bà ta có câu "Đói thì đầu gối cũng phải bò" đầu gối của đàn ông thì bò trước Ông Bà tổ tiên thôi. Ở đây ta nói đến một khía cạnh khác nữa đó là người không có thân nhân tốt, họ đó ăn cũng là một phần trách nhiệm của xã hội của những người "Công chức", công bộc của dân. Bây gio công bộc của dân đa số họ cho mình cái quyền ....đúng sai là do ý Sếp. Bài hay quá. Đọc muốn rớt nước mắt Dúng quy trình và nhân thân tốt: hai kim bài miễn tử cũng như miễn luôn sự phát triển của đất nước. Tui thật không biết xếp hạng tốt đó được định lượng, đo đạc bằng cách nào? Về một nhà nước thượng tôn pháp luật vẫn sẽ chỉ là giấc mộng xa xăm. bài viết của tác giả với câu kết hết sức chí lý Nếu ko sư dụng nhân thân tốt để phán xét các quan thì làm gì đủ nhà giam để cho các quan tham ngồi
'Chúa Chổm' ngồi ghế uỷ ban Xã đó chỉ là một phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm to tướng, còn hàng ngàn hàng vạn xã như vậy... Chỉ có điều là chưa có người đến tận uỷ ban đòi nợ thôi Mọt sâu,lũ phá hoại....không còn gì có thể khiến lòng tôi đau hơn.Công sức máu nước mắt,cha ông tôi và của các bạn đang bị dẫm nát một cách không thương tiềc.Xót lòng không thể vơi cạn nỗi đau này Hay quá Anh Tú ơi! Đọc xong muốn khóc... "quan xã" anh nói xuất hiện khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, từ Cà Mau đến địa đầu Móng cái...chỉ tội dân mình bòn từng đồng lẻ để quan đi thực tế Tôi đi làm cho Cty xây dựng trên tất cả quận huyện xã nơi nào cũng có như ông như thế này, cho nên ctrinh không đạt chất lượng là vậy BÀI VIẾT NÓI VỀ SỰ THẬT. QUÁ Ý NGHĨA .HAY CHO NHỮNG CHÚA CHỔM NGỒI NGHẾ ỦY BAN Thích câu so sánh "tiền chùa" với tiền "mồ hôi công sức", thấm thía làm sao! :) Đúng là UBNH xã ấy " không may " thật nhưng nếu điểm mặt thêm những chúa chổm ngồi vị trí " con dân " càng làm cho dân bức xúc thêm vì không thể đếm hết được như những tờ nghìn chất đầy lên đến trần nhà mà tác giả đã nêu ở trong bài viết . Họ là loại cán bộ BIẾN THÁI! Chẳng thấy ở đâu như ở VN mình, chúng nó ăn cướp mồ hôi nước mắt của mình mà chỉ dám lên đây than vãn rồi thôi, mai chúng nó lại cứ thế mà ăn cướp tiếp Có lẽ vậy! Ở vị trí nào có Quyền thì có "Lợi".... Không tự nhiên có từ "Quyền Lợi" đâu ý nhỉ? Đấy là xã. Ở cấp cao hơn, nhiều con số hàng trăm tỷ thua lỗ mà Chúa Chổm lại được thăng quan nữa chứ... Cho đến khi hành vi điểm mặt không còn là được "chỉ đạo" hay "cho phép" thì câu hỏi của tác giả chỉ là cho có và cho vui, làm mầu và ra vẻ. Cho đến khi không còn vấn nạn "chìm xuồng" hay "rút kinh nghiệm" thì sẽ chẳng có gì thay đổi cho vài ... chục thế hệ vì Chúa Chổm là một giòng họ loài sinh vật sinh sôi nảy nở khá tốt Còn nhiều nơi như vậy lắm Anh Tú ạ, không chỉ ngồi ở UB xã thôi đâu mà còn ngồi ở những chỗ cao hơn thế nhiều. Dân cũng biết đấy chứ không phải là không biết gì đâu, nhưng mà không làm gì được bởi có những ý kiến, những hành động cũng chỉ như đá ném ao bèo thôi Sử dụng công quỹ đang chuyển sang khái niệm sử dụng công nợ. Cũng chẳng thấy nhục đâu, ông nọ đùn đẩy cho ông kia, rồi thanh minh, phân trần, cùng lắm thì lại xin lỗi và rút kinh nghiệm "sâu sắc". Việt Nam mình còn khổ, còn nghèo lâu dài và bền lắm.