text
stringlengths 23
21.9k
|
---|
Dạy trẻ biết ơn Bên chiếc bàn ăn màu trắng hiện đại của nhà Bransten, cả gia đình cùng nắm tay theo nghi lễ riêng mỗi tối. Arielle, 8 tuổi, nói rằng cô bé biết ơn ông nội quá cố của mình. Ông tên là Horace, một người rất hài hước. "Con nhớ ông", Arielle nói. Cô bạn học cùng lớp ba với Arielle, đến ăn tối cùng, phụ họa: "Cháu biết ơn vì món xúc xích".Cha mẹ của bé Arielle bật cười. Họ không thể hài lòng hơn thế, và đấy là lý do họ quyết tâm dạy con về lòng biết ơn bất cứ khi nào có thể.Các nghiên cứu về lòng biết ơn của trẻ đang được tiến hành ngày một nhiều, và kết quả ban đầu cho thấy sự khéo léo của cha mẹ khi nói đến chủ đề này là nhân tố quan trọng, và khi những đứa trẻ thường nói cảm ơn, cuộc sống của chúng tốt hơn lên.Khi cảm xúc biết ơn tăng lên, dường như người ta nhận được nhiều vận may hơn. Những người từng ít khi tỏ lòng biết ơn trước đây có thể nhận thấy rõ điều này, giáo sư tâm lý Philip Watkins, Đại học Eastern Washington, nói. Một nhóm 122 học sinh tiểu học được mời tham gia một khóa học thử nghiệm về sự chia sẻ và lòng biết ơn trong vòng một tuần. Lòng biết ơn trong các em tăng lên và chuyển thành hành động: 44% số học sinh này đã viết những lời cảm ơn với các giáo viên và phụ huyenh. Ở nhóm đối chứng, chỉ 22% số em viết lời cảm ơn.Câu châm ngôn 'gần mực thì đen, gần đèn thì sáng' rất đúng ở đây", giáo sư tâm lý học Robert Emmons thuộc đại học California, cho hay. "Các bậc cha mẹ cần làm gương tốt nếu muốn con cái mình sống biêt ơn. Bạn không thể cho con mình điều mà chính bạn không có".Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng nhiều bậc cha mẹ lại không để ý. "Tôi nghĩ điều quan trọng mà người lớn chúng ta cần nhận ra, là chính chúng ta cũng không sống biết ơn cho lắm", Emmons nói.Việc nói cảm ơn đem lại những lợi ích rõ ràng. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2008 với 221 trẻ em đã được công bố trên Tạp chí Tâm lý Trường học. Nghiên cứu này tìm hiểu các trẻ em học lớp 6 và lớp 7. Các em gồm hai nhóm. Một nhóm được yêu cầu viết ra 5 điều làm các em cảm kích mỗi ngày. Nhóm kia viết ra 5 điều khiến các em bực bội. Công việc diễn ra trong hai tuần, và quá trình quan sát kết quả kéo dài trong 3 tuần sau đó. Trẻ ở nhóm 1 đã có cái nhìn tốt hơn về trường học và cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống, so với các em nhóm 2.Một nghiên cứu khác thực hiện với 1.035 học sinh trung học ở ngoại ô thành phố New York . Nghiên cứu xuất bản năm 2010 trên Tạp chí Nghiên cứu Hạnh phúc, cho thấy những học sinh có thái độ biết ơn cao độ, chẳng hạn như với vẻ đẹp thiên nhiên và đánh giá cao người khác, thường có điểm trung bình (GPA) cao hơn, ít chán nản, đố kỵ và có cái nhìn lạc quan hơn những bạn đồng trang lứa nhưng ít biết ơn.Những thiếu niên nào cho rằng việc mua sắm và sở hữu vật dụng là minh chứng của hạnh phúc và thành công lại thường có điểm học trung bình thấp hơn, dễ trầm cảm và có cái nhìn tiêu cực hơn. "Chủ nghĩa vật chất có tác dụng trái ngược với lòng biết ơn", đồng tác giả của nghiên cứu, phó giáo sư tâm lý học Jeffrey Froh tại Đại học Hofstra, nói.Mua sắm qua Internet khiến việc sở hữu một món đồ trở nên dễ dàng và giá trị của chúng có thể khó nhận ra hơn. "Ngày nay, nếu con trai chúng ta cần một đôi giày mới, vợ tôi sẽ lên mạng, chọn màu sắc và kích thước, và đôi giày sẽ xuất hiện vào ngày hôm sau trong một hộp đồ chuyển phát nhanh. Con bạn không cần phải ước muốn, không dành ưu tiên, không khát khao điều gì. Chỉ cần bấm nút, và ngay tức khắc, những đôi giày sẽ đến ngay trước cửa nhà chúng ta", Willy Walker, người đứng đầu công ty tài chính bất động sản thương mại Walker & Dunlop tại Bethesda, bang Maryland, nói. "Điều đó khiến tôi phát điên".Việc mua sắm dễ dàng hiện nay hoàn toàn trái ngược với những gì Walker từng trải qua thời thơ bé, khi ông dán mũi vào cửa kính nhìn chằm chằm một đôi giàu Puma nhiều tháng trời trước khi có nó. Vì thế ông đã phản ứng với sự dễ dàng hiện nay bằng cách hạn chế mua sắm đến hết mức có thể. "Con tôi đã có video giải trí khắp nơi rồi, sao phải bê thêm hàng đống đồ về nhà nữa?".Khi con trai ông muốn có một chiếc điện thoại di động trong sinh nhật lần thứ 11, Walker đặt ra nguyên tắc mua một chiếc vừa tiền chứ không xa xỉ. Nhưng lần này, quyết tâm dè sẻn của ông thất bại, bởi những chiếc điện thoại rẻ tiền không đủ các tính năng ông muốn. "Vì thế cuối cùng tôi sắm cho nó iPhone 4S". Một nghiên cứu năm 2013 trên tờ tin Tính cách và Tâm lý xã hội, tìm hiểu chủ nghĩa vật chất trong 355.000 học sinh trung học trong giai đoạn từ 1976-2007 cho thấy, mong muốn có nhiều tiền đã tăng lên đáng kể từ giữa những năm 1970, trong khi thái độ sẵn sàng làm việc chăm chỉ để kiếm tiền đã giảm. Trong số những học sinh được khảo sát năm 2005-2007, có tới 62% nghĩ rằng có nhiều tiền và sở hữu đồ đẹp là điều quan trọng. Tỷ lệ này chỉ là 48% có quan điểm này ở giai đoạn 1976-1978 ."Vấn đề này rất nghiêm trọng với chúng tôi", Gabrielle Toledano, phó chủ tịch điều hành của một công ty kinh doanh trò chơi điện tử, nói. Cô và chồng sống ở San Francisco với con gái Amelie, 9 tuổi, và Ben, 12 tuổi. Toledano và chồng Kurt Gantert, một ông bố làm việc tại gia, phải tìm cách nhắc nhở con cái hàng ngày rằng, chúng đã có những điều tốt đẹp như thế nào."Chúng tôi ăn tối cùng gia đình mỗi ngày và cảm ơn Kurt Gantert đã nấu bữa ăn đó", Toledano nói. "Chúng tôi nói chuyện tôi đã làm việc vất vả thế nào để có đồ ăn ngon. Nếu bọn trẻ không đến bàn ăn khi chúng tôi gọi, tôi nói với chúng như vậy là phụ công, bởi vì bố và mẹ đã rất vất vả".Vợ chồng Toledano thống nhất rằng bọn trẻ cũng cần làm việc đôi chút khi đủ tuổi. "Chúng nên làm việc hậu cần hoặc làm bếp", cô Toledano nói."Có những người thú vị và chăm chỉ ở đó. Trẻ sẽ học nhiều hơn về lòng biết ơn khi có bạn bè là những người không có những gì chúng đang có".Hành động thường xuyên mỗi ngày quan trọng hơn bất kỳ điều gì đao to búa lớn, các nhà nghiên cứu cho hay. "Hãy thể hiện lòng biết ơn với vợ/chồng của bạn. Hãy nói lời cảm ơn con bạn", tiến sĩ Froh gợi ý. "Các bậc cha mẹ thường than phiền 'Tại sao tôi phải cảm ơn con cái khi chúng làm việc đáng phải làm, như dọn dẹp phòng của chúng?' Lý do là thế này: khi nghe được lời cảm ơn, trẻ em sẽ tiếp thu và sau đó làm mọi việc một cách tự giác".Tuy nhiên, tiến sĩ Watkins cảnh báo việc ép buộc con trẻ. "Đừng nhồi nhét bắt ép chúng", ông nói. Các thành viên gia đình ông thường nói lời cảm ơn trong Lễ Tạ ơn hàng năm, nhưng thủ tục đó không phải là bắt buộc. "Đừng có nói với trẻ thế này: Đến lượt con rồi đấy, nói đi, dù con có thấy biết ơn hay không", ông khuyến cáo. Tiến sĩ Emmons cho rằng trên thực tế, lòng biết ơn thực sự dễ xây dựng ở trẻ em. "Khi chúng ta ngày một lớn lên, ta thấy cuộc sống được điều khiển bởi luật bất thành văn, rằng đời là phải có đi có lại.Trẻ em thường tỏ lòng biết ơn một cách tự nhiên. Và con cái có khi lại dạy ta về lòng biết ơn nhiều hơn là ta dạy chúng".Diana Kapp (Wall Street Journal) Người VN trong nước cần phải học nói Cám Ơn và Xin Lỗi. Bài viết rất hay ! tôi sẽ học theo cách " biết ơn mọi người" > Theo tôi, câu nói này nên có cả ở trong những diễn văn trước bất kỳ một trường hợp nào. Nó nói lên cái văn hóa và nền giáo dục nhân bản của người phát biểu và dân tộc, đất nước sản sinh ra họ. Tôi xin cảm ơn tác giả Diana Kapp đã viết bài này, cảm ơn Wall Street Journal và VnExpress đã đăng cho chúng tôi được học hỏi! Làm thế nào dạy trẻ biết ơn ? Dù bạn có dạy cách nào cũng vô hiệu quả, nếu như chính bạn không hề biết đến hai chữ "cám ơn" !... Bài viết rất ý nghĩa. Hãy cho trẻ học cách biết ơn ngay khi có thể. Những đứa trẻ biết ơn ông bà, cha mẹ, người thân thường là những người công dân có ích, những người con có hiếu . Chẳng những dạy con cám ơn, mà khi con làm được gì cho minh thì mình cũng nên cám ơn. Tôi cám ơn, và xin lỗi con trai tôi từ lúc bé mới 3 tuổi khi mà bé đem giùm cho tôi một món gì đó, hay là tôi làm hư món đồ của bé. Bây giờ con trai tôi 11 tuổi, mỗi khi tôi làm gì cho bé, bé cám ơn ngay. Hay là bé làm gì sai mà tôi chỉ ra thì bé xin lỗi ngay. Thiệt ra tôi không có dạy bé gì cả, bé chỉ làm theo cái mà tôi làm với bé đó là nói cám ơn và xin lỗi. Tôi cũng có những lúc sơ ý không nói lời cảm ơn. Những lần như vậy, tôi cảm thấy xấu hỗ và tự hứa lần sau không được quên nói lời cảm ơn với bất kỳ ai khi học giúp hoặc cho mình một cái gì đó. Sau này, tôi nói lời cảm ơn thường xuyên hơn và nếu sơ ý quên là tôi gọi điện thoại cảm ơn ngay và tôi cảm thấy vui hơn. Xin cảm ơn bài viết và cảm ơn cả những lời bình luận, chia sẻ với bài viết này! Theo tôi nên mở lớp dạy người lớn trước để làm gương sẽ hiệu quả hơn ! Thanks Tôi luôn nói cảm ơn con bằng tất cả sự trìu mến như cách mà tôi được Cha Mẹ đã dạy tôi. Biết ơn và biết cảm ơn đúng lúc. Tôi luôn nói cảm ơn con bằng tất cả sự trìu mến như cách mà Cha Mẹ đã dạy tôi. Biết ơn và biết cảm ơn đúng lúc. Cảm ơn VNExpress đã cho tôi được đọc bài viết này. một điều rất quan trọng nữa là phải dạy cho trẻ biết xin lỗi Xin cảm ơn bài viết! Thật đáng suy ngẩm và áp dụng trong đời sống hàng ngày. Mình luôn nói lời cảm ơn và thấy nhẹ nhàng hơn khi thể hiện điều đó, với người thân, đồng nghiệp, bạn bè... và những người bán rau ngoài chợ, người sửa-rửa xe... |
Cái hộ khẩu vô tội Từ cách đây hàng chục năm, cái hộ khẩu đã bị đem ra chém chặt. Dư luận vẫn có hai luồng ý kiến trái ngược. Một, hầu hết của những người dân sinh ra tại TP HCM hoặc Hà Nội, lên án người ngoại tỉnh tụ về TP quá đông, "Tết đến dân tỉnh về quê hết, Sài Gòn thoáng đẹp bất ngờ" như nhận xét cửa miệng của rất nhiều người. Luồng kia tất nhiên thuộc về những người đang cần hộ khẩu để mua nhà, mua xe, đứng tên tài sản, khai chủ doanh nghiệp, nhập học cho con. Lý lẽ của bên này là luật pháp cho tự do cư trú, mắc mớ gì chính quyền thành phố đẻ ra các giấy phép con để hạn chế dân cư? Điển hình như trường hợp học sinh lớp 10 vừa viết thư gửi Chủ tịch nước kể chuyện không có hộ khẩu bị đuổi khỏi trường công.Ngành công an càng có cơ sở để bảo vệ cái hộ khẩu, như là cơ sở để quản lý dân cư trên địa bàn, bắt tội phạm (nhưng kẻ phạm tội thực sự có bao giờ khai báo?)Xét ra, cả hai bên đều có lý. TP HCM và Hà Nội từ lâu trở thành chỗ trũng hút dân cư cả nước. Nhà ở, giao thông, trường học, bệnh viện... vốn được tính toán cho chỉ một lượng người nhất định nay phải gánh hàng trăm lần hơn, đương nhiên bệ, xuống cấp, quá tải, hết hơi. Đoàn người nhập cư ồ ạt tràn vào thành phố, nhiều người trong số đó sống bằng những nghề lao động chân tay nheo nhóc. Những cảnh tượng mưu sinh lam lũ khiến bộ mặt thành phố trở nên nhếch nhác, thậm chí lầm than. Nhiều người bưng nguyên nếp sống và lối hành xử "tiểu nông" tùy tiện, tư lợi, vô kỷ luật, thậm chí ỷ nghèo để hành động bất chấp... vào cuộc sống đô thị, gây bất bình và chia rẽ sâu sắc, tuy ngấm ngầm, giữa "dân thành phố" và "dân nhà quê".Có những lý do hết sức dễ thấy khiến người Hà Nội than, Hà Nội ngày càng xấu đi, và Sài Gòn từ lâu đã đánh mất danh xưng "hòn ngọc Viễn Đông" một thuở.Không ai dám coi thường những người lao động chân tay nghèo, nhưng rõ ràng những "xóm liều" Hà Nội, những "khu ổ chuột" ngoại thành Sài Gòn, có tỷ lệ dân cư cao là người nhập cư lao động nghèo. Để tiết kiệm chi tiêu, họ chấp nhận sống ngay trên kênh rạch nước đọng, trong những khu lều lụp xụp, uống nước giếng khoan, thiếu điện, đào hố sau nhà để đổ rác, ngủ chung xếp lớp trên những bộ ván đóng tạm, làm đủ mọi nghề chân tay thu nhập rất thấp.Tỷ lệ người tạm trú ngắn hạn quá cao nên kẻ phạm tội lợi dụng trà trộn, kéo theo nạn nghiện ngập, đĩ điếm, trộm cắp, cướp giật.. Hai thứ cộng lại khiến ai cũng ngán sống ở các khu vực này. Khi dành dụm đủ tiền, những người nhập cư nghèo cũng thường rời nơi đó kiếm mua nhà nơi hạ tầng tốt hơn, môi trường an ninh hơn và con cái không bị ảnh hưởng bởi hàng xóm xấu. Chính vì vậy, các khu vực dân cư sinh sống ổn định, nghề nghiệp ổn định, thu nhập trung bình khá trở lên mới được các công ty bất động sản rao kèm thông tin "khu dân trí cao", như là một giá trị cộng thêm. Như thế, thực tế cuộc sống đã gán cho hộ khẩu tính năng "phân loại" dân cư khá hài hước, vì phải mua nhà xong thì mới có hộ khẩu.Hiện nay, theo quy định có đến 4 loại xác nhận cư trú. Đó là hộ khẩu (KT1), KT2, KT3 và KT4. Thực ra nếu bình tĩnh theo đúng quy định thì làm hộ khẩu cũng không nhiều khó khăn, vì tạm trú ổn định một năm là được cấp KT3. KT3 có thể thay thế hộ khẩu trong khá nhiều trường hợp, kể cả mua nhà của cá nhân và cho con đi học trường công (tại TP HCM).Tuy nhiên, cũng chính yêu cầu "tạm trú ổn định ít nhất một năm ở một nơi" khiến người dân xem như bó tay trong khi chờ đợi. Giấy tờ các loại phải về quê chứng. Tài sản phải kiếm người đứng tên. Giống như sống nhờ. Nên đa số trường hợp xin tư vấn tại các văn phòng luật sư hoặc nhờ "chạy" hộ khẩu chủ yếu xuất phát từ số người này (đông lắm). Số khác, nhiều người ngoại tỉnh sống bình tĩnh ở nhà người thân trong thành phố nhiều năm nhưng không thèm đăng ký tạm trú, đến khi có con, có việc mới rối lên, chạy quýnh. Sự lười nhác và tùy tiện của họ cũng đủ nuôi "cò" sống khỏe.Ghét cái hộ khẩu tác oai tác quái, người dân la làng đòi bỏ hộ khẩu, thay bằng CMND là đủ. Thực ra nguyên nhân làm khó dễ không nằm ở tên gọi. Nếu bỏ hộ khẩu để rồi khó dễ khi cấp CMND thì cũng rứa! Lý do vị chuyên gia nào đó viện ra là cơ quan công an không đủ khả năng kỹ thuật để làm CMND đầy đủ tính năng tương tự như thẻ (và số) an sinh xã hội của Mỹ chẳng hạn, nghe lại càng ngộ nghĩnh. Nhà nước ta làm được tuốt!Tôi cho rằng, nguyên nhân thực sự khiến các nhà quản lý dùng dằng giữ hay bỏ hộ khẩu hoàn toàn không nằm ở các lý do trên. Nó chính là sự bối rối và bất lực nhiều năm liền trong quy hoạch kinh tế ở quy mô quốc gia.Việt Nam dài như chiếc đòn gánh, hai thúng là Hà Nội và TP HCM. Hai chỗ trũng này hút người ta về như thiêu thân. Vì khắp cả nước, chỉ Sài Gòn - Hà Nội mới có nhiều cơ hội việc làm cho cả trí thức lớn lẫn phu phen tạp dịch. Người ta đổ về Hà Nội, Sài Gòn để có trường tốt, bệnh viện hay, bác sĩ giỏi, thị trường lớn, đối tác kinh doanh, viện nghiên cứu, các tập đoàn làm ăn lừng lẫy. Nếu cần cù, ai cũng tìm thấy ở thành phố sự thăng tiến và phát triển. Đến những ngôi sao trong ngành giải trí cũng coi Sài Gòn là đất hứa.Đất chật người đông nên những hệ lụy đủ kiểu từ các điều kiện cư trú chỉ phát sinh tại hai thành phố này. Còn ở Si Ma Cai (Lào Cai) ư, biếu thêm tiền chắc gì đã có người tới. Ngay cả Bình Dương, Đà Nẵng, Cần Thơ... những đô thị không phải là không "ngon lành" mà còn phải trải thảm đỏ gọi người. Trong khi Sài Gòn, Hà Nội đau đầu đuổi người đi không hết.Đã có ai hỏi vì sao Sài Gòn, Hà Nội luôn luôn vắng tanh vào ngày Tết? Đó là vì những người nhập cư, khi chưa đủ sự ràng buộc (con cái, nhà cửa, công việc) thì thâm tâm họ vẫn chỉ coi đó là nơi kiếm tiền chứ chưa phải nơi sinh sống. Ngày nghỉ họ lập tức về quê xả stress, hưởng sự đầm ấm của đại gia đình dòng tộc. Hết nghỉ quay lên tiếp tục cày bừa. Tâm lý đau đáu nhớ quê kiếm đường thấm ra ở đủ mọi thứ, từ quán ăn đặc sản, các nhóm đồng hương, nhớ tiếng gà trưa, nhớ mẹ nhớ cha, nhớ khói đốt đồng... chao ôi là nhớ nhung hoài niệm. "Dân thành phố" nửa đùa, nửa thật hỏi nhớ quê vậy sao không về quê sống, cứ "bám" thành phố làm gì? Nếu họ biết được rất nhiều người Việt cũng đang hết sức "bám" các đất nước văn minh hơn thì sao nhỉ?Đất lành chim đậu, ấy là tất nhiên.Tôi dám đảm bảo, nếu mấy chục địa phương còn lại cũng đáp ứng được các điều kiện nói trên như Hà Nội, Sài Gòn, chắc chắn dân số hai thành phố này sẽ giảm tuột dốc trong tích tắc. Cái hộ khẩu thần thánh sẽ mất trụi phép thiêng.Do vậy, đừng trút giận lên đầu cái hộ khẩu vô tội. Nó chỉ là một biện pháp mà các nhà quản lý dùng để hạn chế và thanh lọc dân cư trong sự lúng túng. Lúng túng nên đẽo cày giữa đường: bị la làng thì thả, thả rồi thấy ngoài tầm tay lại siết.Có một cách giúp cả hai thoát khỏi vòng kim cô của cái hộ khẩu: người dân yêu cầu chính quyền đảm bảo các điều kiện cơ bản về việc làm, sinh sống, giáo dục, chữa bệnh ngay tại nơi mình sinh ra. Ít nhất không một trời một vực với Sài Gòn - Hà Nội như hiện nay. Chính quyền thì trấn tĩnh lại, quên sự giằng co đầy tính vuốt ve với các phản ứng tức thời của người dân để tập trung sắp xếp, quy hoạch lại các đô thị.Thực ra, từ cách đây mười mấy năm đã có một chủ trương lớn nhằm phát triển đồng đều các địa phương, hạn chế tăng dân số cơ học vào các thành phố lớn. Chủ trương đó tên là "Ly nông không ly hương". Nhưng cho tới giờ, trên các báo chí địa phương vẫn ngày ngày bàn cách làm sao thực hiện nó.Hàng năm rất nhiều đoàn cán bộ của ta công cán các xứ văn minh để học hỏi. Tôi cũng yên tâm, chắc thế nào họ cũng học được cách làm tiến bộ của xứ người.Tôi chỉ hỏi thêm: bao giờ họ học xong?Hoàng Xuân Bạn Hoàng Xuân văn phong rất hay. Đặt và trả lời vấn đề rất đúng. Ôi, cái hộ khẩu hữu hình nhưng có nhiều cái vô hình quanh nó. Mọi người đều có nghĩa vụ công dân,đều bình đẳng trước pháp luật khi sống ở các vùng miền khác nhau trên đất nước,họ có quyền đi lại,sống và ở nơi nào mà nhà nước không cấm với người khác.Tại sao Hanoi Saigon được lấy tiền từ những vùng khác để xây dựng mà những nơi khác lại không được.Ở địa phương khác người ta cũng chẳng phải ra 2 thành phố sống nếu quê họ cũng được xây những trường đai học ,bệnh viên lớn như 2 thành phố này,rồi việc mang tiền từ nhiều nơi đến 2 thành phố này để xây dưng các trụ sở của các bộ nghành,tại sao không xây ở các thành phố khác?Mọi việc đã diễn ra như vậy thì đừng hỏi người ta sao lại đến đây.đến để có trường mà học,có bệnh viện để chữa bệnh,gần các cơ quan bộ ngành để xin tìm việc làm,.Cứ chuyền những cơ quan công quyền,bệnh viện,trường học đi chỗ khác thì xem có ai thèm đến nữa không? bao giờ họ học xong? lâu nay tôi hay đọc những bài viết của cô nhà báo Hoàng Xuân này, mới đầu tôi tưởng là nam, đến nay mới biết là nữ. Tôi rất ngưỡng mộ cách hành văn sắc sảo, lối viết thông minh, chắc tay. Thật ngưởng mộ. Tôi thích cô rồi đó. Tôi có nhà cửa đàng hoàng ở Sài Gòn, vậy mà tính đến hôm nay là 4 tháng 12 ngày kể từ ngày tôi nộp hồ sơ để đăng ký làm Sổ tạm trú, đến bây giờ vẫn chưa có tin tức gì. Điện thoại hỏi CA khu vực thì chỉ nhận được câu trả lời: Chưa xong anh à, bao giờ xong thì tôi sẽ gọi lại cho anh (chẳng biết anh ta có biết số đt của tôi không mà gọi nữa!!!). Thỉnh thoảng tôi có gặp anh ta (anh CA thụ lý hồ sơ) ở gần nhà, vài lần hỏi thì vẫn chỉ nhận được những câu trả lời như vậy. Đến bây giờ gặp anh ta thì tôi phải tránh vì ... ngại. Muốn làm công dân tốt mà cũng không được. Nghĩ chán thật! Về mặt luật pháp quy định thì tạm trú một năm là có thể làm KT3 (giờ đây gọi là tạm trú có cấp sổ), nhưng thưa các bác, em đã tạm trú ở khu chung cư nhà em 3 năm rồi, đã theo đúng các quy định của luật pháp rồi, nhưng ra gặp mấy anh công an phường thì thấy cái sổ tạm trú KT3 nó vẫn còn xa vời lắm, huống chi đến cái hộ khẩu. Đọc bài viết này tôi thấy đúng. Phải công tâm nhìn lại toàn bộ hệ lụy của nó. Về văn hóa sống thì bát nháo vùng miền, về văn hóa đi lại thì như luật rừng, về phép lịch sự cơ bản thì như kẻ thất học, về văn hóa giao tiếp thì nói không biết nói gì. Thật là kinh khủng khi đi làm ngang qua những khu chợ tự phát thì đi đứng không có ý thức gì cả bày bán thì như chốn không người, đặc biệt những khu công nghiệp thì bán cả con đường. Đứng chờ cho thong đường thì nghe gần như tất cả chỉ những người nhập cư. Vậy thử hỏi thành phố sao không mất điểm trong lòng du khách Nếu bỏ hộ khẩu chắn chắn sẽ loạn và không còn phân biệt được đâu là thủ đô và đâu là làng quê. Tôi ở Sg 25 năm và chưa có hộ khẩu, cả xóm tôi đều thế!Vì nhà ko có giấy, vì quy hoạch treo cũng 25 năm!Riết rồi quen! Cam chịu Tôi thấy đây là một bài viết rất hay, rất đúng. Xe chạy nó cần xăng. Có xăng rồi, nó... đòi thêm nhớt! các đoàn này không có hộ khẩu của các nước nên không được đăng ký học các trường công mà chỉ học trường tư nên bang tốt nghiệp mang về đâu có chính thống. Đúng là hành chính. một cửa nhưng nhiêu chìa khóa. người nông dân biết làm sao |
Sống ăn bám Cảnh tượng thật khó quên: trong bóng tối mờ mịt dần phủ sẫm núi rừng và ngôi nhà bé nhỏ, những người đàn bà địu con nhỏ, chuyền tay nhau uống một thứ rượu bắp tự nấu, đục lờ lờ, chứa trong chiếc ly thủy tinh cặn và lớp lớp mồ hôi tay bám dày. Uống từ khoảng 3h chiều, uống mãi đến khi ai đó đốt lên một cây đuốc, chẳng ai đi nấu ăn. Chiếc cối giã bắp khoét từ một khúc gỗ đổ nghiêng ngoài sân, lớp bột bắp trong lòng cối chưa vét sạch, vài con gà ngó nghiêng, nhảy vào mổ mổ, rồi toẹt một bãi. Trong nhà, ánh lửa nhập nhoạng đổ bóng đen lên những khuôn mặt đàn bà và ly rượu vẫn chuyền tay đều đặn. Vài người say đứng lên quay vòng, múa, hát. Những người còn lại nở nụ cười thật hiền lành, càng hiền lành hơn khi hơi men đã ngấm. Uống đi, uống đi, uống cho vui mà. Đứa trẻ chạy quanh xin uống, mẹ nó cũng đồng ý.Đám đàn bà tập trung ở đây. Đàn ông ở nhà khác. Họ uống không cần biết trời đất, uống hết rượu thì thôi. Tôi cáo từ ra về. Đến nửa đêm, từ ngôi nhà kiểm lâm nhìn xuống, những ánh đuốc mới bắt đầu chập chờn tỏa ra trong thung lũng.Trong cả cái thôn ấy, không có lấy một người đủ ăn. Một vài ngôi nhà có kho bắp đằng trước, gọi là kho, nhưng nó toen hoẻn nhỏ xíu như cái chuồng gà, đan bằng những thân nứa đập dập, gác lên bốn cây cao tránh mối. Toàn bộ lương thực sản xuất được chứa trong đó. Họ chỉ trồng bắp, phải kiếm chỗ nào gần suối trỉa bắp được, trỉa xong cứ để đó, được nhiêu trái thì nhiêu. Chừng chục thùng (thùng 15 kg) là đã quá dư dật họ không làm nữa và đi chơi. Bắp giã ra nấu ăn thì ít, nấu rượu thì nhiều. Nấu hết luôn cũng được, rồi lại lên rừng, đào củ, hái lá cho vô bụng. Nhà nước không để đói đâu mà. Đói ít lâu là có gạo, bắp, có tiền nữa mang lên cứu trợ. Tiếp tục vòng quay cũ. Gạo, bắp nấu cơm ít, nấu rượu nhiều. Tiền mau hơn, ra quán mua rượu.Trưa hôm sau, tôi lang thang trong thôn. Những ngôi nhà mái tôn sáng loáng (mái tôn nhà nước cấp), nhưng cửa cài im ỉm. Dưới chân vách gỗ nhiều ổ mối đùn lên lổm ngổm. Cây bụi trong nhà mọc thò ra lối đi, vắng ngắt. Đàn ông lại lên rẫy rồi. Một tuần về một ngày như hôm qua, hôm sau lại đi.Tôi lên ngôi nhà sàn khá rộng. Trong góc, một người đàn bà đắp chăn nằm im lìm. Bụng độn lên cao như sắp vỡ toang. Một đứa trẻ chừng 3 tuổi, mặc mỗi cái áo bẩn thỉu tun ngủn, tha thẩn bên bếp củi nguội lạnh. Một nồi gang to bắc trên bếp, giở ra thấy một thứ lợn cợn gì đó, gồm rau băm nhỏ nấu lên với bắp, màu cháo lòng ngả xanh xanh, mùi chua chua như thứ người ta vẫn nấu cho heo ăn. Người đàn bà không còn sức, chỉ đưa mắt nhìn. Đứa bé tự lấy cái chén cáu bẩn, múc thứ đó ra ăn, rồi tha thẩn chơi tiếp. Ông trưởng thôn cho tôi hay chị ta bị xơ gan cổ trướng, chồng đi rẫy không có nhà."Không có thuốc thì sao?" "Thì chết đó. Nó cũng sắp chết rồi' - ông nói. Trên miệng ông luôn nở nụ cười rất hiền lành, cái vẻ hiền lành gần như trì độn tôi đã thấy trên nét mặt những người đàn bà cùng uống rượu hôm trước. Tôi chỉ muốn hét to.Hôm ấy và những chuyến công tác sau nữa, lên những vùng núi khác ở các huyện Ba Tơ, Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi, tôi luôn đặt cùng câu hỏi cho những người dân và cán bộ chính quyền: Nhà nước có cứu trợ không? Người dân sử dụng đồng tiền cứu trợ như thế nào?Họ trả lời: ban đầu chính quyền cứu trợ bằng tiền, dân mua rượu uống hết. Chính quyền đổi sang cấp bò. Dân không chịu chăn bò đi ăn, kiếm cỏ cho bò ăn, kêu mất công quá, chỉ cột bò ở gốc cây rồi lại về nhà uống rượu. Bò đói ăn, bệnh, chết. Hết gạo dân lại kêu van và chính quyền không thể làm ngơ.Cách đây mấy ngày, tôi lại đọc được câu chuyện hai vợ chồng trúng số độc đắc 8 tỷ đồng ở Long An phải đi trốn, vì thiên hạ kéo đến vạ vật khóc lóc trước cửa xin tiền nhiều quá, trong mấy ngày Tết người ta cũng không tha. Thậm chí nhiều người không quen biết còn gửi thư đến ủy ban xã nhờ chuyển cho vợ chồng ông, cũng chỉ nhằm mục đích xin tiền.Cái sự xin xỏ, dựa dẫm sao mà phổ biến. Bạn tôi vừa đi định cư ở một nước khá giàu kể, mới tiết kiệm được ít tiền gửi về tính xây nhà cho mẹ thì họ hàng nhào vô mượn sạch. Một người bạn khác hàng chục năm quần quật ở Mỹ, khi về nước thăm nhà thì lỉnh kỉnh va ly, khi quay lại Mỹ chỉ còn đúng bộ quần áo trên người. Cái đồng hồ trên tay cũng lột ra cho em trai nốt. Đến khi biết cả bốn, năm gia đình em trai, em gái suốt hơn chục năm hầu như không đi làm việc, chỉ sống nhờ tiền anh gửi về thì anh thề độc, từ nay chỉ lo bản thân, không bao giờ cho ai một đồng nữa.Tôi chắc các bạn cũng như tôi, không ít lần chứng kiến người nào đó tức tối kể người thân của họ mới trúng số hoặc mới ở nước ngoài về hay có con cái ở nước ngoài giàu thế... mà không cho họ cái gì đáng kể cả. Và họ ấm ức: "Giàu nứt đố đổ vách mà chẳng rặn cho họ hàng được vài cây".Dù rất chênh lệch về mức sống, học vấn, thu nhập, nhưng chẳng khác gì những người luôn chờ trợ cấp trong câu chuyện đầu tiên, trong không ít người, tâm lý dựa dẫm, xin xỏ rất phổ biến, đến mức như được mặc định. Thậm chí có những trường hợp thái quá đến mức cười ra nước mắt.Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái, đại biểu Quốc hội Lê Văn Lai (tỉnh Quảng Nam) kể có trường hợp con cái muốn đưa cha mẹ ở tuổi 70 ra ở trong một căn lều để được xếp vào hộ nghèo, được hỗ trợ. Khi xét hộ nghèo ở các địa phương thì tổ, thôn rất sợ vì người ta kiên quyết không chấp nhận thoát nghèo, nếu đưa vào diện thoát nghèo lập tức bị hiềm khích, bị lên án và oán trách, điều này là một thực tế mà chúng tôi thấy.Là vì khi thuộc diện nghèo, họ được nhà nước giúp đỡ như miễn phí 100% chi phí mua bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền ăn khi đi bệnh viện, giảm tiền khám chữa bệnh, miễn học phí cho học sinh, sinh viên, giảm lãi suất khi vay vốn ngân hàng, được các quỹ tài trợ, cấp vốn đồng thời cũng là đối tượng đầu tiên của nhiều nhà tài trợ sẵn từ tâm và tiền bạc nhưng lại thiếu hiểu biết.Cơ quan cũ của tôi có chương trình cấp học bổng cho học sinh nghèo. Một lần em phóng viên đi khảo sát về, giận phừng phừng vì tức. Ra là hôm trước nhận học bổng xong, sáng sau hàng xóm báo em vừa ra mua cái điện thoại xịn!Ở các nước văn minh, người ta xem sự được nhà nước trợ cấp khi thất nghiệp là một nỗi xấu hổ, cho thấy mình thua kém người khác nên phải tìm mọi cách nhanh chóng thoát khỏi. Ở ta thì "được" nghèo có khi là khôn khéo, ma lanh!Cái tâm lý hèn nhược bệnh hoạn đó xuất phát từ đâu? Ở một bộ phận dân cư nhỏ, nó bắt nguồn từ nếp sống tùy tiện truyền thống, sau đó được dung dưỡng bằng các chính sách cáng đáng nhiều khi cảm tính của nhà nước. Ở một bộ phận lớn hơn, nó chính là mặc cảm vừa tự ti, vừa ghen ghét với người giàu, phải "lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo" mới là "công bằng"?Nhưng người giàu thì vẫn giàu, đơn giản họ không bao giờ chấp nhận sự ăn bám. Còn với những người đang hể hả vì "mới cấu của nó được một miếng", tâm lý này chỉ góp phần hủy hoại giá trị cuộc sống của chính họ.Hoàng Xuân Tôi thích bài viết của bạn, trước đây tôi cũng có đọc một bài viết nói về một người thường xuyên cho gạo người nghèo hàng tháng, tới tháng mà không thấy cho là gọi đòi thậm chí tới nhà hỏi luôn, vậy mà có một bộ phận không nhỏ cứ bảo "tiền này, tiền kia để giúp người nghèo có ích hơn" - họ chỉ dám nói nhưng họ không làm được điều mà họ nói, riêng tôi, nếu tôi có điều kiện tôi sẽ giúp người có hoàn cảnh bất hạnh chứ tôi không giúp người nghèo vì tôi cũng từ nghèo mà lên Tôi cũng là một "nạn nhân" đó bạn. Tiết kiệm làm ăn hàng chục năm, có tí tiền về quê thăm người thân, thì đúng là gặp nhiều cảnh cười ra nước mắt, họ cứ kêu nghèo, thế mà sáng họ ngủ tới 9, 10 giời trưa dậy, khi dậy rồi thì cà phê, chè thuốc tới trưa luôn, làm thì ất ơ, song đi nhậu thì cả ngày cũng hăng. Rồi hết người này kể khổ đủ mọi hoàn cảnh, mình có ít tiền cho ít thì nói này nọ, mà trong khi đo bên kia mình làm cả ngày, ăn uống thì cũng phải chi li thế đó họ có hữu. Bây giờ không biết khi nào mới dám về thăm quê ? Tôi có đi phát quà từ thiện cho người nghèo với chùa ở vùng xa . Khi ngừơi dân cầm phiếu do xã phát để ra nhận quà thì tôi o giấu nổi sự bất bình . Hầu hết đều ăn mặc tươm tất lại còn đeo vàng y . Nhìn họ ko phải người nghèo cần cứu đói . Tôi buộc miệng nói thẳng thì nhiều bà cười bảo người nhà làm ở xã đem phiếu về cho thì họ đi lãnh thôi . Và thày trò tôi rút được kinh nghiệm sâu sắc cho lần sau. Nhưng cứ ray rứt vì h/ảnh họ thế là chúng tôi làm 1 chuyến khác ngay sau đó để "tạ tội" với dân nghèo . Bài viết hay.Còn nhớ một mùa lụt năm nào, một người dân vùng lũ nhắn với phóng viên: nói với các đoàn cứu trợ là có cho thì cho bánh mặn chứ mấy hôm nay ăn mì tôm ngán quá rồi. nói ra thật xấu hổ, nhưng dường như cái tư tưởng này nó len lỏi khắp nơi, kể cả trong đầu tôi. tôi luôn xem lại mình trước khi phán xét ai đó và nhận ra mình đã từng trong đó Bài viết hay. Cuộc sống phải biết tự thân vận động, không nên trông chờ, ỷ lại. Tư tưởng ăn bám sẽ làm cho con người ngày càng nghèo đi về cả vật chất và tinh thần. Sáng nào ở Bệnh viện Thanh Nhàn cũng có cháo từ thiện của nhà chùa phát cho bệnh nhân nghèo. Bệnh nhân không nghèo cũng vác bát ra xin. Thực tế là đây, nhưng vì dân trí thấp quá và cả nhận thức nữa. Người vùng sâu xa thì khó nói chứ cái kiểu xin xỏ và lười biếng tôi cũng không muốn giúp. Khi giúp ai đó tôi thường dựa vào hoàn cảnh là chính. Tại sao họ lại như thế để công sức và cái tâm của mình không bị phí hoài. Dù đôi khi vẫn bị mắc bởi không muốn trở nên chai sạn trong tình cảm. Cảm ơn Hoàng Xuân, bài viết của bạn rất thiết thực, mình ra trường cày cuốc cũng được kha khá, tết về gặp bà con ai cũng coi mình như tiên, nói năng nịnh nót rồi cũng những lời xin xỏ, rồi làm ăn ngon lành về một cắc cũng không cho. rất thất vọng. Xin hãy để họ tự suy nghĩ, còn nếu nghĩ tiêu cực thì để quy luật đào thải quyết định. Tôi cũng chán cảnh này lắm nha. sống bám, lười nhác thì nên tự xử. Nên để xã hội tiến hóa chứ đừng níu kéo giả tạo làm chi, chỉ cần giúp đỡ những người vượt lên chình mình thôi. Họ mới đích thực là những người nghèo. Đôi khi nhân đạo là tự sát phải không bạn. Ở nước mình có quan niệm nghèo thì được đi xin tiền, còn muốn cho tiền thì đi tìm người nghèo. Ít người/tổ chức chú ý đầu tư cho người tài, người có năng khiếu, người học giỏi mà không nghèo. Để phát triển tài năng cần rất nhiều tiền, gia cảnh khá cũng không đủ trừ khi bố mẹ là đại gia thật sự. Nhiều tài năng chịu cảnh luẩn quẩn không phát triển được, dù họ rất chăm chỉ và đam mê. Trong khi nhiều người nghèo cứ thích ngửa tay xin ăn, chưa nghèo cũng khai là nghèo, đứt tay cũng kêu la như sổ ruột. Mình chỉ ủng hộ tài trợ cho những người nghèo có ý chí tiến thủ trong bất kì lĩnh vực nào. đồng ý với bạn quangtran nếu thấy người nghèo thật sự Cái sự nghèo của một bộ phận người dân tôi đã nhiều lần quan sát tỉ mỉ và đi đến kết luận nghèo là do lười nhác và không biết tính toán làm ăn một cách đơn giản nhất, đất đai quanh nhà nhiều mà không có nổi một cọng rau, không làm gì thì cứ ngồi ở cửa như cú nhòm nhà bệnh nhìn rất chán, họ nghèo túng là phải thôi, những ai chịu khó thì họ sung túc lắm. Có đồng nào chỉ lo mua rượu về uống cho khoái vợ con không có gì ăn mặc kệ, tôi đã chứng kiến việc đưa điện về bản đến tận đầu nhà từng hộ nhưng họ bảo không dùng điện hóa ra hàng tháng nhà nước cấp dầu và những ông chồng di lấy dầu được là bán đi một nửa uống rượu bí tỉ còn một nửa mang về thắp nếu dùng điện thì vừa mất tiền điện lại không được uống rượu thì cần quái gì điện. Hay câu chuyện bọn xấu dụ dỗ đi nước ngoài là một ví dụ. Tôi đã vô công phỏng vấn vài người họ bảo nếu ai rủ đi vẫn đi vì nếu ở nhà chả được gì còn nếu đi thì vừa được tiền rồi đến lúc nhà nước đưa về lại được tiền, chăn màn quần áo vậy thì đi tốt hơn, nhà nước hãy xem lại chính sách cho có tác dụng. Tôi là một thành viên của đoàn từ thiện chùa Thiên Phước TT Lái Thiêu, theo đoàn đi làm công tác từ thiện, về các tỉnh miền tây nam nam bộ, hoàn cảnh bà con còn nghèo khổ lắm, đặc biệt là những người khiếm thị, và một số bà con bị ảnh hưởng chất độc do chiến tranh để lại, nhưng trong số đó cũng có một ít người lợi dung ăn theo. Mong chính quyền địa phương rà soát lại, để tạo niềm tin cho những nhà hảo tâm, mạnh thường quân để công việc từ thiện có ý nghĩa hơn, và lan rộng ra cộng đồng. Tôi thì nghĩ đấy là lựa chọn của họ. Nghèo hay giàu. Hèn hay sang. Dựa hay tự lực. "Phát triển" hay "lạc hậu"... đều là lựa chọn. Tôi không cổ súy điều gì khác ngoài tự do lựa chọn và tự chịu trách nhiệm cùng với những chính sách của nhà nước dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng lựa chọn của những cộng đồng những cá thể đa dạng về văn hóa tập tục và nhận thức quan niệm... Mọi sự đúng sai chỉ là quan niệm. Khi họ lựa chọn lối sống nào đó tôi tin chỉ có họ mới hiểu cội nguồn sâu xa của lựa chọn ấy. Ta đứng ngoài xót xa đấy, cảm thuơng đấy, có khi là cả giận dữ và phẫn nộ... hãy nhớ rằng mỗi người mới là chủ nhân đời sống của mình bao gồm nỗi khổ niềm vui.... rất khó đứng ngoài mà hiểu dù là bạn đang đứng trong lòng thôn ấp ấy, đang sống trong không gian đấy, nhưng với tâm thế của người ngoài và bạn đang không tránh khỏi có những phán xét so sánh. Tôi nhắc lại rằng tôi không cổ vũ giá trị nào, hiện trạng nào, và cho rằng nhà nước có vai trò quan trọng thay đổi nhiều thứ (theo cả chiều hướng tốt lẫn không tốt - trong quan niệm khác nhau của nhiều người). Vũ trụ có quy luật vận hành. Xã hội con người cũng chỉ là một đối tượng nhỏ bé trong ấy. Mỗi người tự mình sống biết tâm mình, không cố tình hại người khác là tốt đẹp lắm rồi. |
Phá cầu Long Biên là mang tội với lịch sử Cha tôi, họa sĩ Đông Dương khóa Ba, tốt nghiệp năm 1937 (Nguyễn Văn Thiệu 1912-2010). Ông là anh em kết nghĩa với họa sĩ Hoàng Lập Ngôn, với lứa Trịnh Hữu Ngọc. Do thời bấy giờ trường Boda - Mỹ thuật Đông Dương cũng đào tạo kiến trúc sư nên bè bạn ông nhiều người là kiến trúc sư. Ông có lần kể: Pháp xây dựng Hà Nội lấy sắt còn lại của tháp Eiffel, vận chuyển sang xây cây cầu Long Biên, theo thiết kế từ 1902 do nhà thầu có tên là Eiffel. Nó là cây cầu duy nhất ở Việt Nam mà làn di chuyển ôtô, cơ giới thuộc tay trái như luật giao thông bên Anh, chứ không tuân theo luật bên tay phải như của Pháp. Đấy là đặc tính để khu phố Hà Nội lập tức nối liền đầu cầu bên này cho cả người đi bộ và cơ giới, chứ không đứt gãy, giữ được nhịp điệu, tiết tấu liền suốt mạch kiến trúc...Hãy ngắm đi, những bức ảnh trước năm 1965, cầu Long Biên có cả một thời rất đẹp. Cầu là những nhịp uốn như sóng tựa, như con rồng cách điệu, vươn qua con đê, nối liền hai bờ sông Hồng, cho con người Việt đôi bờ sông cùng có thể nghe trong đêm “tiếng sông Hồng thở than" như Lê Vinh từng hát. Nó chính là địa chỉ văn hóa; món quà của nhân dân Pháp tặng cho người Việt từ những ngày đầu tiên xây nên thành phố này. Cho nên “xin hãy đừng nhìn nó như một phương tiện chiến tranh, hay đô hộ của người Pháp thực dân" khi từ hơn thế kỷ nay, cầu gắn bó với tất cả chúng ta, người thành thị phía Hà Nội, kẻ chợ và nông dân phía Gia Lâm... Những ai, một hai lần đã đi qua cây cầu này, nếu tinh tế quan sát sẽ thấy nhịp sống con người hai bờ sông từ tinh mơ tới nửa đêm... ngày nối ngày, đêm và đêm… để từ ngày có nó - cây cầu Long Biên, nó là một cơ thể sống, thành nhịp thở của Hà Nội phập phồng trên sông Hồng.Những năm hòa bình đầu tiên, tôi được nghe kể và tìm đọc lại sách sử rằng, các chiến sĩ trong Trung đoàn Thủ đô đã thoát hiểm trong gang tấc, rút quân khỏi Hà Nội theo đường qua gầm cầu, khỏi các gọng kìm bao vây của quân viễn chinh Pháp. Những đứa trẻ đánh giầy Bờ Hồ, lang thang chợ Đồng Xuân, cùng các tự vệ, lứa cha anh từng thề Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Khi đi qua gầm cầu, có nhiều người đứng lại đã thề quay trở về với thủ đô và, tinh thần Hà Nội ấy, được phản ánh rất rõ trong các trang sách của Nguyễn Huy Tưởng, trong thơ Nguyễn Đình Thi, cả với các câu chuyện của Hoàng Cầm, của nhà soạn kịch Phan Tại cho lứa hậu sinh tụi tôi... để như gió như mưa, ngấm vào da thịt, cho tụi trẻ chúng tôi thêm yêu thương nơi đất ở và đất sống. Lòng yêu nhỏ nhoi ấy, cùng 36 phố phường, cả cây và hoa Hà Nội, cả những viên gạch vỡ còn ngan ngát thời gian tại Cột Cờ, Ô Quan Chưởng... thành một tình yêu rất sâu sắc và bền vững. Những lý do ấy, bên những công trình như Nhà Hát Lớn, chợ Đồng Xuân, quần thể kiến trúc Bờ Hồ... cầu Long Biên cùng xếp hàng thành dãy biểu tượng, gắn liền với Hà Nội, Thăng Long, Đông Đô.Năm 1965, chúng tôi, lứa học sinh cấp Ba, bỗng thấy trên cầu Long Biên xuất hiện những khẩu súng máy 12 li 7. Chiến tranh bấy giờ đùng đoàng xa xa, Hải Phòng, Quảng Ninh và phía Nam là từ Phủ Lý trở vào. Rất nhiều học sinh như tôi mới 17 tuổi, thấy mùi cuộc chiến, bom đạn rơi quanh, cận kề Thủ đô, đã xung phong vào bộ đội, thuộc trung đoàn cao xạ 220, bảo vệ Đông Nam Hà Nội.Cuối năm 1965, khi tập huấn trinh sát, tôi học đo xa ở trận địa 57, nơi sau Nhà Hát Lớn đi qua bờ đê. Ngày ngày, tụi tôi ra bờ sông, đặt máy đo xa, đo lên cầu Long Biên, đo lên những nhịp cầu đứng lặng, dưới nó là dòng sông Hồng vẫn cuồn cuộn phù xa ánh đỏ. Chúng tôi phải giúp các cấp chỉ huy tính toán, nếu địch đánh cầu, chúng sẽ bổ nhào từ độ cao nào, hay bay thế nào, nhằm đưa ra những phép tính bắn lại máy bay Mỹ, trong đó có các số toán lắp lên máy tính cơ cho pháo 37 và máy toán điện tử cho súng 57 để tiêu diệt máy bay địch nếu chúng đánh vào Hà Nội, với mục tiêu bảo vệ là cây cầu Long Biên. Tại lớp học đấy, tôi mới biết và quen những người lính thuộc đơn vị 12.7 trên nóc cầu. Từng tiểu đội phải sống trên những ô vuông thép, nằm trên các đỉnh ngang cầu. Ở bãi giữa sông Hồng, bên trái và phải, có hai đơn vị 37 và có khi là 57 nữa cũng thuộc E.220 mà lính Hà Nội chiếm từ 30% tới 50% quân số.Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán hôm nay nguyên là lính thuộc Đại đội phòng không 57, đơn vị đóng ở khoảng đất Hồ Trúc Bạch, bây giờ là nhà hàng, từ khu bán bánh Tôm nhìn sang; còn một trận địa pháo 37 nữa nằm trên các bè giữa Tây Hồ, do ghép bè phao sắt liên kết nổi trên mặt Tây Hồ. Sau khi học, tôi trở về C559, pháo 37 li, đóng đón lõng máy bay ngay từ Văn Điển, sát làng Quỳnh Lôi.Tất cả chúng tôi, những đứa con của Hà Nội, cùng anh em nông dân quanh Hà Nội trong các đơn vị E.220, tạo thành một lưới lửa phòng không bảo vệ Hà Nội mà một điểm quan trọng nhất là cây cầu Long Biên.Tháng 9/1965, lần đầu tiên máy bay Mỹ rơi tại chỗ ở Hà Nội, đó là chiếc trinh sát không người lái rơi ở ngay chùa Bộc. Bấy giờ, tôi theo đại úy Trần Văn Bôn, Chủ nhiệm trinh sát trung đoàn 220 tới tận nơi. Mùa xuân 1966, lần đầu tiên 4 chiếc F105 D, xâm phạm trời thiêng Thăng Long. Trung đoàn 220 nhiều đơn vị đã nổ súng, mà C.559 là đơn vị đầu tiên bắn vào 4 chiếc F105 này. Chiến tranh bắt đầu, không còn ở quanh Hà Nội nữa…Vài tháng sau kho xăng Văn Giang trúng bom cháy, khói đen cao ngất trùm lên bầu trời ngoại thành Thủ đô.Chúng tôi, những đứa trẻ khu Hai Bà, khu Hoàn Kiếm… lại sống chết với thủ đô. Và, cầu Long Biên vẫn trơ trơ, dưới sự bảo vệ các loại hỏa lực cao xạ gần và xa, phải hứng hàng trăm trận bom, trong hai năm 1966 và 1967.Chiến tranh ác liệt, đại đội 37 của chúng tôi, 50% là lính Hà Nội, được sang bảo vệ trung đoàn tên lửa E 267 vừa từ Nga về. Năm 1967 khi rút đi từ khu Cao - Xà – Lá sang Gia Lâm phải qua cầu Long Biên. Ngồi trên pháo tự hành 37, lính Hà Nội ngẩng lên để những nhịp cầu vun vút trôi qua đầu. Những nhịp cầu run lên trong mưa, sấm chớp nhì nhằng. Năm ấy mưa rất lớn. Đơn vị 37 tụi tôi đánh vài trận rồi xuống ở Văn Giang, đón lõng máy bay khi chúng từ cửa sông Ba Lạt dọc sông Hồng trườn vào. Mùa hè mưa tầm tã, sau vài ngày địch đánh rát, lần đầu tiên chúng đánh sập hai nhịp cầu. Tên lửa Shrike đã hất hai nhịp cầu rơi xuống sông. Những người lính Hà Nội truyền tin qua nhau: Long Biên mất hai nhịp rồi! -Thế còn Nhà hát lớn? Nhà máy nước, Bờ Hồ?..Những người lính Hà Nội bàng hoàng câm lặng ngồi trên pháo, có vài ngày không cả ăn trưa thiếu ngủ và, tôi không biết đồng đội tôi, trên những dàn thanh ngang đỉnh cầu với súng 12.7 li, họ ai còn, ai mất! Mãi sau này, năm 1988 sang Đức, nhớ lại, tôi viết truyện ngắn Người Hà Nội, kể về những người lính nông dân đã hy sinh trên cây cầu cùng với lính Hà Nội, mà năm ấy anh em kể lại máu chảy nhễu xuống đen đặc, rớt xuống sông Hồng. Có nhiều chiến sĩ đã bị bom đánh bật ra khỏi cầu và xác họ mãi mãi nằm dưới các lớp cát trong lòng sông mẹ hay ngay dưới lòng cầu.Năm 1976, sau 11 năm, ngày tôi từ miền Nam trở về, sau khi đánh vào Sài Gòn, tôi lên con đê từ sân vận động Long Biên nhìn ra. Cầu Long Biên sau bao năm chúng tôi xa cách đã bị thương, nhưng như nhịp sống con người Hà Nội, vẫn kiên gan cùng với thời gian ngày đêm phập phồng thở. Đồng đội tôi, những kẻ may mắn sống sót qua cuộc chiến vẫn từ Đông Anh, từ Gia Lâm gò lưng đẩy xe xu hào cải bắp, rau củ sang Hà Nội vào mỗi sớm tinh mơ qua cầu và, chính tôi lại sang bên Gia Lâm khi chuyển ngành về Công ty hải sản Phú Viên, lẽo đẽo xe đạp qua Long Biên ngày ngày.Người Đức đã xử lý thế nào với nhà thờ cụt ở Tây Berlin? Tại phần Tây Berlin, cạnh khu ga lớn ngay Sở thú trong địa phận người Mỹ quản lý, có nhà thờ niên đại rất cổ. Đại chiến II không quân Mỹ đã đánh bom và bom đánh cưa cụt mái nhà thờ cực đẹp này. Phần khu lễ thánh đường tan không còn một viên gạch lành. Đại chiến kết thúc, đây là khu hoang tàn.Nhưng người Đức đã không phá bỏ nhà thờ dù nó chỉ còn lại ngọn tháp gẫy nửa, mà với sự xử lý tài ba của các kiến trúc sư Đức, nhà thờ này được bảo tồn giữ nguyên những phần còn lại của ngọn tháp chính, ngọn tháp bị bom Mỹ chém xéo như vệt dao được giữ nguyên và cạnh đó người ta làm một nhà nguyện toàn bằng kính, hình bát giác để con người tới đây cầu nguyện hòa bình cho nhân loại. Nó là một chứng tích có tên trên bản đồ du lịch thế giới: Kaiser-wihelm-Gedächtnis-Kische Berlin. Nó tự mặc định tố cáo sự tàn nhẫn của Đại chiến lần thứ II. Nơi đây, mỗi năm đón hàng chục triệu du khách và nước Đức con cháu họ đã hiểu rõ, người ta cần làm gì để nhìn lại quá khứ mà không hận thù người Mỹ, để người ngoại quốc tới đây, ít nhiều sau lúc rời đi, buộc phải suy nghĩ về trách nhiệm gìn giữ hay sự quý giá của hòa bình.Cầu Long Biên không phải là một khu vài hecta để dễ dàng tu bổ trở thành một thắng cảnh. Khu tưởng niệm như mảnh đất tôi nói trên, nhất là với nguồn tài nhân và tiền bạc hôm nay của đất nước, thì việc giữ gìn và bảo tồn nó đúng là khó khăn, nhất là khi nó quá dài, lại trĩu nặng bao vấn đề trong quá khứ.Sự thật này, với dăm thử nghiệm của thành phố Hà Nội, đã tiến hành được hai lần lễ hội trên cầu, cả hai lần đều không thuyết phục được người dân sở tại, thì nói chi đến sự quyến rũ du khách ngoại quốc đến với cây cầu lịch sử đã chứa đựng trong nó những điều cần phải nói về lịch sử văn hóa, lịch sử chiến tranh giữ nước của con người Hà Nội.Tất nhiên ở đây, chúng ta phải học thế giới nhắc lại quá khứ để yêu thêm những ngày hòa bình, như sở cầu và sở nguyện của tiền nhân: “Thăng Long phi chiến địa". Hiện tại, không được đụng chạm tới cây cầu.Cả ba phương án của Bộ Giao thông Vận tải đều đụng chạm tới những vấn đề làm hỏng đi toàn bộ giá trị của cây cầu, khi đòi hỏi nó nguyên dạng với thực tại mà vẫn trở thành một giá trị nhằm khai thác tầng sâu của văn hóa Hà Nội, phục vụ khai thác du lịch cho thành phố. Cây cầu, ngày mỗi ngày, lở loét và mục nát, thậm chí bẩn thỉu. Cho nên trong hiện tại, để tiết kiệm tiền bạc cho nhân dân, khi không mang lại hiệu quả kinh tế ở việc khai thác du lịch, nhà nước cần đầu tư sơn sửa, giữ nguyên hiện trạng như chúng ta đã từng bảo quản cây cầu khi nó chưa vỡ nhịp trước 1965.Hai phương án còn lại cắt nhịp hay di chuyển nó tức là phá dỡ cây cầu nguyên thủy, tức là chôn vùi một cơ thể sống đang ngắc ngoải, cũng tức là về mặt kiến trúc nó phá vỡ nhịp điệu từ Hà Nội 36 phố phường vươn sang bờ sông bên kia. Điều này rất quan trọng bởi vì người Pháp đã tính toán rất kỹ. Kể cả chúng ta đặt trên cây cầu cũ một cây cầu hiện đại, cao hơn và lớn hơn, nhằm thỏa mãn về giá trị sử dụng của đường sắt, đường bộ hiện đại mà lờ đi một giá trị thuộc về văn hóa của tổng thể Hà Nội. Mà một giá trị thuộc về Hà Nội, tức là thuộc về nhân dân cả nước ta.Các phương án của Bộ giao thông vận tải đưa ra đều tiêu tốn rất nhiều tiền của nhân dân không cần thiết trong giai đoạn còn khó khăn này. Nên thay vì việc phải dỡ bỏ cầu Long Biên thay thế đường sắt thì các nhà kiến trúc xây dựng đường sắt nên tham khảo các nhà nghiên cứu văn hóa khác, tính toán sao cho con đường sắt khác, đường bộ khác mà ý kiến cá nhân tôi là nên phá bỏ cầu Chương Dương để làm một cây cầu Chương Dương khác trên tim cũ của nó, thỏa mãn nhu cầu đường sắt và đường bộ này bằng hệ thống cầu vượt, mà bắt đầu từ bắt đầu từ nhà ga Hàng Cỏ vươn tới đầu cầu Chương Dương bên này sông Hồng. Phải tính toán rất kỹ kể cả thuê các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là người Pháp và người Đức để khảo sát việc làm này.Cây cầu cũ vẫn làm nhiệm vụ của nó khai thác ngay đường sắt cũ với các toa xe đóng mới chạy chậm đưa người và du khách qua Gia Lâm. Phục chế lại những ụ súng 12.7 li trên nóc cầu bằng mô hình như nhiều nước từng làm ở Eiffel...Như chúng tôi sinh ra cây cầu đã có, nó và bao lớp người đã gắn bó với nhau, cả xác và hồn cho Người Hà Nội là hơn 100 năm, lứa chúng tôi gần 70 năm nay, một đời cầu già cũ hơn đời người, trĩu nặng kỷ niệm mà một hai thế hệ theo nhau giữ gìn là giữ những vẻ đẹp Người Hà Thành, lòng tự hào không bao giờ mờ phai. Cầu Long Biên trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, của tinh thần Việt bất tử. Tôi nhiều lần trầm lặng đứng trên con cầu han rỉ, lở loét và thương tích, bên các cháu thế hệ trẻ hôm nay, khi chúng dẫn nhau lên cây cầu chụp ảnh kỷ niệm... Đừng nghĩ rằng, lớp lứa ấy không hiểu biết gì, khi họ chính là con em những con người Hà Nội đã thương yêu, đã hy sinh, từng sống chết với một cây cầu. Ai chạm vào cây cầu hẳn nay mai sẽ mang tội với lịch sử, với tiền nhân...Tính toán sai lầm của hiện tại hôm nay để thay đổi, dỡ bỏ, cắt nhịp, di dời hay làm mới đều là xóa bỏ cả một quá khứ đáng tự hào, đáng nói không chỉ là một cây cầu như cây cầu bình thường. Mất nó khác chi Huế không có Tràng Tiền, chợ Đông Ba, mất nó khác chi Sài Gòn không còn chợ Lớn và Bến Thành... Chúng, những biểu tượng của từng địa phương khu biệt ấy, đã lâu rồi mang cả tâm hồn của một mảnh đất có con người ta sinh sôi ở đó, kế tục nhau gìn giữ và thương yêu đất nước, đâu chỉ còn đơn thuần là nơi đất ở.Nguyễn Văn Thọ Kính gửi bác Nguyễn Văn Thọ. Bác viết đúng tâm trạng và kỷ niệm của chúng tôi về cầu Long Biên quá. Tôi có lẽ cùng lứa với bác, cũng là cựu chiến binh lên đường từ thủ đô (tôi tốt nghiệp cấp 3 năm 1966, có thể kém bác một hai tuổi) nhưng kỷ niệm và ký ức về cầu Long Biên của người Hà Nội không hề phai nhạt. Tôi cũng như bác nhận thức được giá trị tinh thần của từng con người và giá trị văn hoá-lịch sử của cầu Long Biên. Tôi rất tán thành phần kết trong bài viết của bác: "Tính toán sai lầm của hiện tại hôm nay để thay đổi, dỡ bỏ, cắt nhịp, di dời hay làm mới đều là xóa bỏ cả một quá khứ đáng tự hào, đáng nói không chỉ là một cây cầu như cây cầu bình thường. Mất nó khác chi Huế không có Tràng Tiền, chợ Đông Ba, mất nó khác chi Sài Gòn không còn chợ Lớn và Bến Thành... Chúng, những biểu tượng của từng địa phương khu biệt ấy, đã lâu rồi mang cả tâm hồn của một mảnh đất có con người ta sinh sôi ở đó, kế tục nhau gìn giữ và thương yêu đất nước, đâu chỉ còn đơn thuần là nơi đất ở." Cám ơn bác vì bài viết, cám ơn VNE đăng bài viết này. Bài viết rất hay. Đó là nỗi niềm của một người Việt có tri thức, đã biết bao ngày tháng gắn bó với cây cầu, có tấm lòng trăn trở với từng mảnh đất quê hương. Cầu Long Biên đã gắn liền với lịch sử nước nhà, gắn với Thủ đô Hà Nội nghìn năm Văn hiến, đây là biểu tượng của hòa bình, không thể phá bỏ được. Hãy bảo vệ và bảo tồn cầu Long Biên. Nó là linh hồn và di sản của Hà Nội. Bài viết hay quá! Đúng là cảm xúc của một người Hà nội đã từng gắn bó với cầu Long biên. Bài viết hay và cảm động quá bác ạ. Cây cầu là Văn hoá, là Lịch sử, là giá trị tinh thần của 90 triệu dân Viet Nam. Hiện đại hoá Thủ đô là cần thiết, nhưng cũng đừng vì vậy mà phá huỷ cây cầu và những giá trị của nó. Bài viết quá hay và chuẩn. Tôi hoàn toàn đồng ý với bác "nên phá cầu Chương dương, làm một cây cầu Chương dương khác, ngay trên tim cầu Chương dương cũ, thỏa mãn các nhu cầu đường sắt, đường bộ ". Hãy tu bổ và bảo tồn cây cầu nghệ thuật Long biên của thế kỷ này ! Tôi đồng ý với tác giả bài viết. Ta nên giữ lại nguyên vẹn cây cầu Long Biên. Giữ cây cầu Long Biên là giữ lại những ký ức về lịch sử hào hùng của Hà Nội và của cả nước. Cảm ơn ông đã có bài viết rất hay, rất cảm động. Tôi đồng ý với tựa đề bài viết , nên gìn giử lại cầu Long Biên lịch sử , nên làm cầu mới xây kế bên 1 cây cầu Long Biên , Phá đi rồi không còn giá trị dù sau này có muốn phục chế . Cần phải giữ gìn những di sản quý báu của nhân dân Bác hoài cổ quá, trong khi cuộc sống người dân còn quá khó khăn... Bai viet cua bac rat hay. Người Pháp xây cầu mà khi rút đi họ cũng không phá được cầu. Nguoi My muon pha cau bang moi gia ho cung chang pha duoc vi da co mot the he nhu Bac tha quyet hy sinh de giu gin cau Long Bien. Mat cau Long Bien roi Ha Noi con gi nua Ha Noi oi. Tôi rất thích bài viết này. Và tôi cũng đồng tình với quan điểm của tác giả. Bác Nguyễn Văn Thọ nói quá chuẩn không cần chỉnh. |
Flappy Bird và nỗi đau người Việt 'dìm hàng' người Việt Mấy ngày nay dư luận xôn xao về việc trò chơi Flappy Bird được nằm ở vị trí đầu bảng của App Store và Google Play. Khía cạnh làm cho các trang mạng của người Việt Nam cũng như các nhà bình luận người Việt quan tâm chính là việc tác giả của nó là một người Việt Nam.Tôi không quan tâm nhiều đến game, gần như chưa bao giờ truy cập vào App Store cũng như Google Play. Nhưng qua một số tin tôi đọc được, tôi cảm nhận thấy rằng dư luận nước ngoài thì tập trung vào trò chơi với các khía cạnh kĩ thuật, pháp lí, thủ thuật marketing... , còn người Việt Nam chúng ta chủ yếu bàn đến tác giả của trò chơi.Điều đáng buồn là có nhiều “bình luận viên” cho rằng tác giả chỉ giỏi ăn cắp của người khác. Thay vì “dìm hàng” các nhà cạnh tranh nước ngoài, các “bình luận viên” của chúng ta lại tập trung vào việc “dìm tác giả”.Việc tác giả rút trò chơi ra khỏi mạng có thể là một nước cờ cao tay, nhưng khả năng không nhỏ là do những áp lực từ phía cộng đồng đã làm cho tác giả thấy cần phải thoát ra khỏi mớ hỗn độn, làm cho đất nước chúng ta mất đi một cơ hội thể hiện mình.Tôi đã không ít lần tự hào về tinh thần dân tộc của chúng ta. Nhưng qua sự kiện Flappy Bird này, tôi lại phải ngậm ngùi mà công nhận về cái khoản tự hào dân tộc thì chúng ta thua đứt nhiều dân tộc khác. Nhiều phát biểu cho thấy suy nghĩ của một số người Việt Nam rất tự ti. Qua câu chuyện Flappy Bird lần này, tôi thấy tính cộng đồng của người Việt chúng ta quá kém. Xem một số bình luận, ý kiến của một số người, có vẻ như họ không muốn người khác thành công (trong trường hợp này là tác giả của Flappy Bird).Trước đây, chuyện các học sinh Việt Nam đoạt huy chương Olympic Toán thế giới và các môn thi khác cũng được nhiều người bình luận theo hướng chúng ta chỉ giỏi ăn gian. Hay chuyện các tổ chức nước ngoài sắp xếp khả năng tiếng Anh của người Việt ở thứ hạng cao cũng cùng chung số phận. Còn nhiều dẫn chứng về những câu chuyện tương tự mà kể ra đây chỉ làm cho thêm đau lòng.Chợt nhớ đến câu chuyện cười về người Việt Nam và người Nhật Bản. Một cuộc thi giữa 2 đội, Việt Nam và Nhật, mỗi đội có 3 người. Lúc đầu, cho lần lượt một người Việt Nam và một người Nhật xuống một cái hố, cả 2 phải tự leo lên miệng hố rồi chạy một khoảng đường xa bằng nhau. Lần nào người Việt Nam cũng thắng.Nhưng khi bỏ mỗi đội vào một hố thì sau khi đội Nhật đã về đến đích một lúc lâu vẫn chưa thấy thành viên nào của đội Việt Nam. Ban giám khảo chạy ra miệng hố nhìn xuống thì thấy các thành viên của đội Việt Nam đang ở dưới đáy hố, cứ người nào vừa leo lên được một khúc thì người kia lại kéo người đó xuống.Khi tôi kể câu chuyện này cho các bạn bác sĩ người Nhật, thì những bác sĩ đã tiếp xúc khá lâu với các bác sĩ Việt Nam đều công nhận tính hợp lí của vế đầu câu chuyện (còn vế sau thì có lẽ vì lịch sự nên họ không bàn đến).Một bác sĩ phẫu thuật bụng người Nhật kể với tôi câu chuyện một bác sĩ Việt Nam qua thăm bệnh viện của ông ấy (thực chất là sang Nhật dưới dạng đi học vì điều kiện để được đi nước ngoài của các bác sĩ Việt Nam rất hiếm). Khi xem vị bác sĩ Nhật nói trên mổ, vị bác sĩ Việt Nam chê thẳng thừng.Anh bạn bác sĩ người Nhật của tôi nóng mặt (anh ấy đang đứng trên vai trò là người dạy), yêu cầu vị bác sĩ Việt Nam giải trình xem anh ta sẽ làm thế nào. Sau khi vị bác sĩ Việt Nam trình bày và lí luận, anh bạn bác sĩ Nhật đã mời vị bác sĩ Việt Nam vào mổ và anh ấy đã học được nhiều điều từ vị bác sĩ Việt.Anh bạn Nhật cho biết nếu như vị bác sĩ Việt Nam không phải người nói quá nhiều và hay chê bai thì anh ấy đã cử vài bác sĩ Nhật sang bệnh viện Việt Nam để học rồi.Năm 1999, tại Nhật Bản, trong khi hội chẩn toàn bệnh viện, bác sĩ trưởng khoa ngoại báo cáo về một trường hợp u dạ dày. Có lẽ vì tính lịch sự (hoặc cũng là để kiểm tra trình độ tổng quát của tôi) họ yêu cầu tôi cho biết ý kiến. Tôi hỏi về phân loại TNM (các giai đoạn phát triển) của khối u. Họ còn rất ngạc nhiên khi tôi đề xuất phương pháp điều trị phù hợp với lí luận điều trị hiện đại rất mới trên thế giới vào thời điểm đó.Sau này tôi mới được biết vào thời điểm đó, phân loại TNM về u còn rất mới mẻ ở Nhật mà chỉ các bác sĩ ung bướu và một số rất ít bác sĩ ngoại bụng được cập nhật, còn đối với bác sĩ Ngoại Thần kinh thì có lẽ khái niệm này khá xa lạ. Bản thân tôi, nhờ tham dự chứng chỉ Phẫu thuật tổng quát trong chương trình học thạc sĩ trong nước trước đó mà được biết lí thuyết mới nói trên.Các bác sĩ Nhật Bản còn ngạc nhiên hơn nữa khi họ nghe tôi kể khi còn là sinh viên, tôi đã được xem cắt chọn lọc dây thần kinh số 10 trong mổ loét dạ dày - một kĩ thuật chỉ phát triển trong một thời gian ngắn trước khi người ta phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter. Tại Nhật Bản, mới chỉ có một số ít các bác sĩ tiếp cận với kĩ thuật đó, và khi kĩ thuật cắt chọn lọc dây thần kinh X chưa kịp phổ biến rộng rãi thì phát minh về Helicobacter đã làm thay đổi toàn bộ các khái niệm về loét dạ dày.Các bác sĩ Nhật Bản rất thắc mắc là tại sao Việt Nam, một đất nước đang còn nghèo lại có thể tiếp cận với những kiến thức y học mới mẻ nhanh đến vậy?Nhờ những điều trên, tôi đã giành được sự tôn trọng nhất định của các bác sĩ Nhật. Từ đó, tôi đã được nhận vào học với các giáo sư hàng đầu của Nhật trong chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh và Phẫu thuật Cột sống.Sự đánh giá cao về Việt Nam của các bác sĩ Nhật Bản còn được thể hiện trong một lần tôi đi tham quan một cơ sở laser tại Tokyo theo sự sắp đặt của Hội Laser Y học Nhật bản. Bệnh viện nơi tôi học nhận một ca chấn thương sọ não, có máu tụ trong sọ.Bác sĩ Ngoại Thần kinh của bệnh viện đó đã có trên 30 năm kinh nghiệm, làm việc ở bệnh viện đó 3 năm, quyết định mổ. Rồi thư kí gọi điện cho cơ sở tôi tham quan hỏi xem khi nào thì tôi về được. Thì ra nếu tôi có thể về kịp, họ sẽ giữ bệnh nhân lại mổ. Vị bác sĩ 30 năm kinh nghiệm kia chưa mổ ca chấn thương sọ não nào tại bệnh viện đó và họ cần một người biết mổ thật sự có mặt. Tiếc rằng tôi không thể về kịp nên họ đã chuyển bệnh nhân đến bệnh viện Đại học Kyoto.Tại Mỹ, cách đây hơn 10 năm, dựa trên sự trao đổi giữa các thành viên của American Accademy of Minimally Invasive Spine Care and Surgeries (tiền thân của International Society of the Advancement of Spine Surgeries) về nhận định đối với những người đi học, giáo sư Yeung đã dự đoán về khả năng phát triển phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu, đặc biệt là nội soi cột sống, tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam được đánh giá rất cao và tình hình hiện nay cho thấy rằng ông đã đúng. Tiếc rằng cơ chế, chính sách và cả những bất lợi về dư luận, những hạn chế về lòng tự hào dân tộc của chúng ta đã kìm hãm rất nhiều sự phát triển của y khoa Việt Nam.Theo tôi biết thì ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều người, nhiều cơ sở khoe khoang là đầu tiên, là nhất, là đẳng cấp… mà thực chất thì chẳng có gì. Trong khi thực tế có nhiều người, nhiều cơ sở có khả năng cao, cao hơn mặt bằng chung của khu vực, thậm chí ngang với đẳng cấp thế giới, nhưng cứ âm thầm mà không dám nói về điều này.Tôi nghĩ không phải vì họ khiêm tốn, mà vì với cơ chế hiện nay, họ khó có điều kiện để được công nhận chính thức. Nếu như được công nhận chính thức, sẽ có rất nhiều khó khăn đến với họ từ sự tự ti dân tộc, từ tính đố kị của ngay chính cộng đồng họ. Cùng với đó là sự lôi kéo cho tụt xuống đáy của những đồng nghiệp của họ như trong câu chuyện cười kể trên.Đã đến lúc, chúng ta phải công nhận rằng đồng hồ Tây vẫn có thể sai và đồng hồ ta vẫn có thể rất đúng. Đã đến lúc chúng ta phải tự hào về dòng giống Lạc Hồng. Đã đến lúc chúng ta phải cùng nâng nhau lên, hoặc chí ít thì cũng đừng cố gắng trì kéo nhau xuống vũng bùn của sự chậm phát triển, của đói nghèo và lạc hậu.Được như vậy đất nước ta mới có thể đi lên, mới có thể sánh vai với các cường quốc năm châu, hỡi những con Lạc cháu Rồng. Bài viết rất hay! Xin cảm ơn bác sĩ! Tác giả phân tích quá đúng và cụ thể.Đúng, người Việt (kể cả Việt Kiều) đi đâu cũng có tính đố kỵ với nhau, thua ai cũng được nhưng không thể thua người quen, thế mới có chuyện vì ganh ghét anh hàng xóm giàu hơn mình mà khi Bụt cho một điều ước anh nhà nghèo kế bên liền ước cho anh nhà giàu được nghèo như mình.... mong sao các thế hệ 8X, 9X và về sau càng lúc càng rời xa tật xấu này càng nhanh càng tốt. Buồn quá, vì những gì bác sỹ Sơn nói hoàn toàn đúng. cháu nghỉ chú còn thiếu 1 vấn đề nữa là người Việt luôn cho mình đúng và ít khi nhận mình sai, nên chú có nói sao họ cũng ko hạ thấp sĩ diện để nhận sai đâu, lời kêu gọi như vậy ko ít và ko giúp ích đc mấy Like, quá hay. Thay vì đừng kéo nhau xuống để sống chung dưới vũng bùn mà hãy đẩy nhau lên để có người lên trước kéo người lên sau ............. Bác sĩ nói rất đúng, tính tự hào dân tộc của ta rất thấp nhưng tính ganh tị dìm dập nhau thuộc hàng bậc nhất...là người Việt Nam tôi cũng thấy rất buồn và xấu hổ Bác sĩ nói đúng quá! Minh rat thich va dong y voi y kien nay. 3 ông Việt nam kéo nhau, hạn chế nhau, và chậm phát triển, và rất cảm ơn bác sĩ đã cho biết thông tin. Một câu chuyện rất hay ho để mà suy nghĩ.. Dog tinh voi bai viet cua Tac gia. That su toi chi co mot quan diem cuoi cung sau su vuec Flaggy Bird chinh la : nhung binh luan vien luon giua y nghi " dim hang" nguoi khac chinh la nhung nguoi khong the tao ra thang cong. Luon tao ra cho minh mot vo boc minh co the lam hon the, nhung that su thi minh khong co kha nang lam nhu vay. Qua day thi toi cung xin nhan nhu voi cac ban tre hay luon nhin vao su that cac ban nhe. Bầy ơi thương lấy Bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn! Rất là good. Tôi đã đọc ở đâu đó một câu chuyện rất cũ rồi, nhưng tôi thấy rằng nó là một chân lý muôn đời và tôi thấy không bao giờ thay đổi được" Cho một nhóm người Do Thái vào vạc dầu, thì người nào vào trước sẽ cam chịu nằm ở dưới, người sau sẽ đứng lên trên vai người nằm xuống, cứ như thế xếp chồng lên và người trên cùng sẽ sống sót. Còn với người Trung Quốc thì cứ cho vào vạc dầu, con người sẽ tự đạp nhau mà chết . Còn với người Việt Nam, thì chỉ cần cho vào vạc nước lạnh thôi, sẽ tự đạp nhau mà chết đuối hết" "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", câu này người Vietnam ai cũng biết và hầu hết hiểu rằng người Vietnam nên thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Tuy nhiên, nhìn từ quan điểm "dìm hàng lẫn nhau" của bác sỹ Sơn, có lẽ nên hiểu câu này như một lời than ai oán của tiền nhân về tính cách đố kị của người Vietnam. Các cụ buồn qúa mới phải than thở " Bầu ơi thương lấy bí cùng..." ...rất Việt Nam...giàu thì ghen... hèn thì khinh... |
Sự khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và Mỹ Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy... Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán...Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.Còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ...Thực ra là thế nào?Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại "gà nòi" chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)...Rồi "bọn gà" này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 "con" vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 "con gà" để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:- Các cháu có nguyện vọng gì?Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:- Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:- Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:- Phải có đủ thành phần nam, nữ.- Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm "gà" (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).- Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho "gà" của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.- Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm "gà" bài cho học sinh trường mình. Lý do: "Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức". Có lẽ cũng là vụ "Đồi Ngô" đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn "con gà" khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.Theo tôi biết thì hàng chục ngàn "con gà" đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.Thế khác nhau chỗ nào?Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar... phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ...Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.Lê Quang Tiến Rất hay, anh Tiến. Tôi đọc bài của anh mà cứ cười ra nước mắt anh tiến ạ ! Em thấy giáo dục Việt Nam "bình thường", nhưng đánh giá chung tầm hệ thống thì Mỹ phải hơn vì hệ thống thể chế xã hội nó hơn mình, anh ạ! Chúng em quần quật cả đời, cho cả 2 đứa con đi học Mỹ xót tiền lắm anh! Một vài con én thì chẳng làm nên mùa Xuân, nhưng cơ mà, chả lẽ mùa Xuân lại không có con én nào? Hy vọng 10 năm nữa, tụi nhỏ quay về thì giáo dục cũng sẽ tốt hơn... 1 chút! Bài rất hay, anh viết thêm đi ạ! Rất hay, lâu nay chúng ta cứ nói về bệnh thành tích nhưng các bác sĩ bắt mạch không chuẩn, cái căn chính là cái này đây, hai chữ thành tích nó giúp cho nhiều người tạo đc cái vòng hào quang mà cả đời có khi dùng không hết, mấy năm trước tôi đi làm phiên dịch cho đội tuyển wushu Úc, lúc đó tôi rất ngạc nhiên khi các bạn tham dự đều phải tự lo chi phí đi lại mua trang thiết bị ...... Bây giờ ngẫm lại mới thấy không chỉ Mỹ mà các nước tiên tiến đều chọn chung một phương pháp, mình chậm thay đổi không phải cái gì khác mà có lẽ là do cách mình chọn. Còn rất nhiều hạn chế trong giáo dục cần được nêu rõ. con em chúng ta sau 12 năm ngồi trên ghế nhà trường trở thành một con vẹt biết nói tiếng người.tại sao giáo dục cứ lấy học sinh ra làm thí nghiệm? Thay đổi xoành xoạch từ nội dung đến phương pháp dạy học mà không đầu tư cho độ ngũ giáo viên, không nâng tầm nhận thức cho các bậc phụ huynh, các em học kém, thiếu đạo đức, có những hành vi không lành mạnh có nguồn gốc rất lớn từ những gia đình buôn bán, họ không biết gì về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và những đứa trẻ của chúng ta lớn lên trong sự khô cằn của vốn kiến thức về tâm sinh lý trong những bầu sữa mẹ dồi dào. Sự thật là như vậy nhưng dể có mấy người hiểu và dám nói ! cám ơn anh về bài viết. Nhìn anh cười rất tươi. Tôi học sau anh 1 năm , tôi học Chu văn An. Chuyện rất hay mà sao anh bây giờ mới nói. Chúc anh khỏe và luôn vui vẻ Bài viết tuyệt vời ! Vui! thú vị và đáng suy ngẫm Phải nói là bài viết rất hay. Nhưng e nghĩ điều khác biệt lớn nhất ko phải là vì chính phủ Mỹ ko đầu tư tài trợ vì giờ đây những cái môn ngành nào đã trở nên phổ biến thì rất dễ kiếm tài trợ - từ thể thao cho đến nghiên cứu, từ kinh doanh cho đến làm từ thiện.E thấy sự khác biệt lớn nhất là sự tự do. Ở các nước phát triễn, chính phủ chẳng thèm để ý nhiều đến dân làm gì. Miễn là ko phạm pháp thì muốn tụ tập tổ chức làm gì thì làm. Còn ở VN, mấy ông lớn, nhất là mấy ông suốt ngày uống bia đầu ốc mụ mẫm thì cứ cho rằng ta đây hiểu biết và cái gì cũng muốn nhúng mỏ vào kiểm duyệt.Vì ở Mỹ như thế nên những người có cùng lý tưởng và đam mê về những điều mới lạ mới có cơ hội tự do gặp gỡ giao lưu và rồi tạo nên kì tích. Khi những nhóm này đã phát triễn và có nhiều thành quả thì chính phủ mới nhảy vào. Và người ta nhảy vào ko phải là để chỉ tay năm ngón cho thấy ai giỏi, mà người ta vào để học hỏi và nếu cần thiết sẽ hổ trợ những tồ chức tư nhân này và thỉnh thoảng lập ra luật để bảo vệ tất cả những người tham gia. Nhờ vậy mới có những thứ như máy tính cá nhân và dtdd như chúng ta dùng ngày nay.Còn ở VN, muốn tổ chức 1 hội nghị để những người trong cùng một lĩnh vực để trao đổi lẫn nhau cũng phải xin phép. Mà nói thật, hầu hết họ làm gì có đủ kiến thức chuyên môn (nhất là những ngành mới) mà bày đặt ra vẻ ta đây mà cho với xin phép. Nhìn họ lại ngẫm đến mình, khi nào VN mới giàu được!? Qua hay va ro rang, anh Tiến, cho em số của anh đi Giáo dục bây giờ thiên về thành tích quá. Con tôi học lớp chọn khối tiểu học, cô giáo toàn bỏ dạy các môn phụ để dạy Toán, Tiếng Việt nâng cao . Tôi mới được đọc bài này mà thấy sao buồn quá! Nhiều người chắc cũng cùng suy nghĩ như vậy, nhưng cứ cố gắng phấn đấu! Mỹ không quan tâm lắm đến các huy chương toán quốc tế vì họ cho đó là toán cấp thấp, nhiều mẹo vặt hơn là sáng tạo. Họ chú trọng đến toán cấp cao vì vậy mặc dù chúng ta có lấy nhiều huy chương hơn Mỹ mỗi năm nhưng chúng ta không đào tạo nổi một Ngô Bảo Châu thứ hai trong khi đó Mỹ đào tạo vài Ngô Bảo Châu mỗi năm trong vài chục năm liên tiếp. |
Chẳng ai biếu bác sĩ 10.000 đôla Tôi lớn lên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, lang thang sơ tán hết nơi này đến nơi khác. Vì những lý do đặc biệt, gia đình tôi không trở về Hà Nội khi hòa bình lập lại mà định cư luôn tại một vùng quê nghèo ở Miền Bắc cho đến năm 1975.Nhân viên y tế cao cấp nhất, tôi được biết lúc bấy giờ là một ông y tá già. Tôi không biết ông được đào tạo ở đâu, làm việc ở đâu, chỉ biết khi nào bệnh nặng lắm người ta mới đến gặp ông.Ngôi nhà ông ở khá khác biệt so với những ngôi nhà khác. Trước sân và xung quanh trồng toàn hoa với những bông thược dược to như cái dĩa, đủ thứ màu sắc. Giữa cái thời mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, giữa cái nơi mà con người ta phải chạy ăn từng bữa, ông cứ như một ông tiên, ung dung, đĩnh đạc.Chỉ đến khi ba tôi bị chấn thương cột sống, tôi mới biết là trên đời này còn có những nhân viên y tế cấp cao hơn y tá. Những năm cuối học trường Y, tôi quen biết với nhiều bác sĩ, được các anh cho đến nhà chơi hoặc cho đi đến những gia đình khá giả xem những cuốn phim video đầu tiên du nhập vào thành phố. Tôi bắt đầu biết chút ít về cuộc sống tiện nghi.Lúc đó, nhu cầu của tôi không cao, ăn cơm nhà, đi xe đạp, đa phần gửi xe không mất tiền, trực bệnh viện thì các anh trả tiền cho ăn tối, ăn sáng, uống cà phê khuya… thỉnh thoảng có đi chơi đâu các anh cũng không bao giờ để cho tôi phải trả tiền gì cả.Ra trường, tôi được phân công về bệnh viện lớn. Tôi dự định lần đầu tiên lãnh lương sẽ mời các anh đi ăn sáng, một phần sẽ mang về chiêu đãi cả nhà một bữa ăn. Có 5 người đi ăn sáng cùng tôi, khi được biết tôi có ý định dùng tiền của tháng lương đầu tiên để mời các anh ăn sáng, các anh chỉ cười.Thật may là các anh thông cảm, vì tháng lương đầu tiên ấy của tôi không đủ trả cho 6 người ăn một bữa sáng. Tôi đành phải lỗi hẹn với gia đình. Kể từ đó, áp lực cơm áo gạo tiền bắt đầu xuất hiện. Không ai đòi hỏi gì ở tôi, chẳng qua tôi tự thấy rằng mình đã lớn, đã là một bác sĩ, ít nhất thì cũng phải tự nuôi được mình.Khi còn sinh viên, tôi được biết một vài bác sĩ vì muốn kiếm tiền mà bắt ép hoặc làm các “thủ thuật” để người bệnh phải trả tiền cho họ (hồi đó bao cấp, bệnh nhân gần như chưa phải trả tiền gì cho bệnh viện cả), và kết cục của họ đều không hay ho gì, đặc biệt, các đồng nghiệp rất coi thường họ.Tôi quyết định không đi theo con đường đó. Có mấy gia đình nhà giàu, có con gái tới tuổi cập kê, bắn tiếng sẽ cho nhà cao cửa rộng, tài sản này nọ nếu tôi đồng ý làm rể của họ. Một vài người bạn đã đi theo con đường này. Riêng tôi có lẽ không có “duyên” với con nhà giàu, những cô gái làm cho tôi rung động đều chỉ là con nhà nghèo.Các anh khuyên tôi nên làm phòng mạch. Tôi vẫn thường nói tôi là người may mắn. Khi tôi ra trường, nhà nước bắt đầu cân nhắc việc cho phép tất cả bác sĩ làm phòng mạch ngoài giờ.Các anh chị quản lý ủng hộ tôi một cách vô tư, không một chút vụ lợi. Một gia đình bệnh nhân giúp tôi tìm địa đểm, thuê nhà, lại còn cho mượn một số tiền để làm vốn ban đầu. Tự mình tôi xoay trần ra cùng với cưa, bào, búa, đục, đóng được một cái phòng để làm chỗ khám bệnh.Lại một lần nữa tôi may mắn. Bệnh nhân vừa đến khám bệnh, vừa chỉ cho tôi cách giao tiếp, cách thu tiền, cách tổ chức, còn góp ý cả về giá tiền thu nữa. Các anh thì chỉ dạy về chuyên môn, chẳng ai giấu tôi cái gì cả.Chủ nhà và những gia đình xung quanh luôn là những tình nguyện viên tiếp nhận bệnh nhân, nói chuyện với bệnh nhân khi tôi chưa có mặt. Khi đó, vì công việc ở bệnh viện rất bận rộn, tôi ít khi kết thúc công việc đúng giờ, thường phải đến phòng mạch khá trễ.Tài sản đầu tiên tôi mua được bằng đồng tiền do tôi thực sự làm ra là chiếc đồng hồ báo thức. Kể từ đó, tôi tự trang trải cuộc sống của mình, lấy vợ, nuôi con, phụ giúp cha mẹ, các em.Một số tiền từ nguồn thu nhập phòng mạch được trích ra mua tài liệu, sách vở, mua một số dụng cụ để mổ cho bệnh nhân và chi trả cho các chi phí nghiên cứu. Ngoài phần tiền được các hội đoàn và các bệnh viện nước ngoài chi trả, toàn bộ số tiền còn lại phục vụ cho việc ra nước ngoài học của tôi cũng từ những thu nhập do phòng mạch mang lại.Năm đầu tiên, tôi bị cắt lao động tiên tiến theo đề xuất của trưởng phòng tổ chức, lý do là “bảng phòng mạch to quá”. May mà sau đó việc làm phòng mạch chính thức được công nhận, cấp phép, và mọi người trong bệnh viện cũng thấy rằng chúng tôi (không phải riêng tôi) hoàn thành rất tốt các công việc của bệnh viện.Chúng tôi thường xuyên dùng tiền cá nhân (đương nhiên là từ thu nhập phòng mạch) chi cho các nghiên cứu, mua dụng cụ mổ (lúc đó chưa có mổ dịch vụ, chỉ có mổ trong giờ thôi) nên không ai có ý kiến gì.Năm tháng trôi qua, phòng mạch tôi thường xuyên đông đúc, thu nhập cũng khá dần lên. Tôi gần như không còn thời gian cho gia đình, bạn bè và công việc xã hội. Đôi khi công việc ở phòng mạch cũng khiến tôi vất vả với thời gian đọc sách và nghiên cứu.Tôi thường xuyên phải thức rất khuya để hoàn tất các chương trình học tập, nghiên cứu. Rất nhiều bệnh nhân khi chứng kiến tôi làm việc đều phải nói làm bác sĩ vất vả quá, chỉ có vợ con của bác sĩ là sung sướng thôi. Nhưng thực tình mà nói thì vợ con bác sĩ cũng không sung sướng gì. Cuộc sống của họ cũng tràn ngập sự bất ngờ, giờ giấc đảo lộn theo những hoạt động bất thường của các bác sĩ.Rất hiếm có cơ hội để cho cả gia đình của một bác sĩ có phòng mạch được hưởng một kỳ nghỉ cùng nhau. Mỗi lần như vậy, mọi thứ phải chuẩn bị công phu từ mấy tháng trời, vậy mà các kỳ nghỉ trong mơ đó lại rất dễ bị hoãn lại vào giờ chót, chỉ vì một bệnh nhân của bác sĩ bị trở nặng không đúng lúc. Tỷ lệ ly hôn của các bác sĩ, đặc biệt là trong nhóm các bác sĩ thành đạt trong chuyên môn là khá cao.Một mặt, tôi cảm thấy khá thoải mái khi thu nhập đủ cho cuộc sống, cho các nhu cầu về sách vở, nghiên cứu, học hỏi, phát triển khả năng chuyên môn, còn có thể phụ giúp cho cha mẹ và các em. Mặt khác, phòng mạch chiếm hết thời gian và sức lực, dù muốn dù không, nó cũng tác động ít nhiều đến khả năng trau dồi nghề nghiệp, đến sự tận tụy cống hiến ở bệnh viện.Đa số các bác sĩ thành đạt với phòng mạch nhìn ra được điều này. Mặc dù vậy, họ vẫn phải duy trì phòng mạch như một phương cách kiếm sống, vì đồng lương chính thức không thể đủ cho họ tồn tại chứ chưa nói là sống. Họ giảm giờ làm việc, hạn chế số lượng bệnh nhân khám. Một số rất ít các bác sĩ thành đạt với phòng mạch quên mất công việc ở bệnh viện, lao vào làm giàu. Trong khi đó, đa số các bác sĩ ở các bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện tư nhân nhỏ, mới thành lập đều có khó khăn trong cuộc sống, mà đối với họ, điều kiện để làm phòng mạch thành công là rất ít, gần như mọi thứ đều phải trông chờ vào đồng lương.Nhìn các bác sĩ ở các nước tiên tiến cùng chuyên ngành, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Họ cũng vất vả làm việc nhiều hơn người bình thường, nhưng họ có thời gian nghỉ, họ có lịch nghỉ hè, nghỉ đông, du lịch, hội nghị… Họ có đủ thời gian dành cho gia đình và các hoạt động xã hội. Thu nhập của họ thì rất cao, một số có thể có máy bay riêng, cho dù họ không thông minh hơn, cũng chẳng giỏi hơn chúng tôi bao nhiêu và sự vất vả thì thua xa chúng tôi.Khi bước ra tư nhân, tôi luôn tâm niệm làm sao để cho các bác sĩ đủ sống mà không phải làm phòng mạch. Không nhất thiết các bác sĩ phải có vila, xe sang hay máy bay, và tôi nghĩ không có bác sĩ nào đặt mục tiêu đó khi hành nghề y cả.Thế nhưng, với yêu cầu cực kỳ cao ở đầu vào trường y, với hàng chục năm học hành cường độ rất cao, họ xứng đáng có được một cuộc sống tương đối tươm tất so với mặt bằng chung của xã hội. Họ không phải bươn chải đến mức không còn thời gian cho cuộc sống riêng của mình. Các bác sĩ ở chỗ tôi hiện không phải làm phòng mạch, thế nhưng họ không biết đến nghỉ trưa, thường xuyên phải ở lại sau giờ làm việc chính thức, về đến nhà cũng không được thoải mái nghỉ ngơi. Vì họ thường xuyên phải tư vấn cho bệnh nhân qua điện thoại khi bệnh trở nặng hoặc có dấu hiệu bất thường, ngay cả lúc nửa đêm.Hiện nay, ở hầu hết cở sở y tế nhà nước và không ít cơ sở y tế tư nhân, đồng lương chính thức của các bác sĩ không thể nào đủ trang trải cho một cuộc sống ở mức tương đối tằn tiện. Có thể có một số bác sĩ có thu nhập cao nhờ moi móc tiền từ bệnh nhân, nhưng số này nếu có cũng không thể nhiều được.Đa số họ phải lao vào phòng mạch, phải làm thêm ở nhiều phòng khám tư, bệnh viện tư khác nhau, phải “chạy sô” hết chỗ này đến chỗ khác để có thể có thêm thu nhập cho gia đình và cho bản thân.Đại đa số bác sĩ có thu nhập cao nước ta đều phải làm việc với thời gian và cường độ có thể nói gấp nhiều lần những người có thu nhập tương ứng ở nhiều ngành khác. Đồng tiền của các bác sĩ làm ra đều thấm đẫm mồ hôi, thậm chí có cả nước mắt trong đó. Tôi có người em ruột làm bsi, em tôi học rất giỏi nên sau khi học 6 năm tại trường Y, em thi đậu và lấy học bổng học tiếp 3 năm nội trú. Khỏi phải nói học hành vất như thế nào, em tôi chẳng có thời gian chăm sóc bản thân chứ đừng nói tói gia đình, vậy mà ra trường em là trong số rất ít được giữ lại bộ môn vói mức lương là 3 triệu một tháng....nên tôi rất đồng cảm với chia sẽ của bạn. Tôi cũng là một bác sĩ có phòng mạch nhưng không bị áp lực nhiều như anh. Thay vì làm một mình, tôi rủ thêm một nhóm bạn ở một số chuyên ngành làm việc cùng nhau. Như vậy, khi anh nghỉsẽ có người thay thế. Thu nhập sẽ ít hơn một ít nhưng bạn sẽ thoải mái hơn, không bị áp lực về thời gian Bài viết rất đúng. Vợ chồng tôi đều là BS nhưng chúng tôi không cho một đứa con nào theo nghề Y cả. Bài viết giàu ý nghĩa, cảm on tác giả. Sức khoẻ và sinh mạng là thứ quý giá nhất với con người. Sứ mệnh của y bác sĩ là giữ gìn sk và sinh mạng cho tất cả mọi người. Tôi nghĩ các y bác sĩ cơ bản là tốt và đã làm việc tận tâm không kể cực nhọc, tiếc là có một số nhỏ ko có nhận thức về y đức nên đã nhẫn tâm "làm tiền" với cả những bệnh nhân nghèo. Một vấn đề nghiêm trọng nữa cần được xử lý là giá thuốc đi lòng vòng và đẩy lên cao, nó tước đi cơ hội chữa bệnh của những người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Cám ơn Bác đã nói giùm nỗi lòng của người trong cuộc. bai viet rat hay,toi thay qua dung, cam on tac gia Quá chuẩn! Không riêng nghành y. Còn nhiều nghành khác nữa. Tạo ra một vòng luẩn quẩn. Cơm - Áo - Gạo - Tiền. Chau cam on bai viet rat nhieu. Chau cung trong hoan canh do. Xa hoi that chua cong bang du chi la tuong doi. Bai viet cua chu cho chau them dong luc de tiep tuc su nghiep rat vat va. Chuc chu thanh cong. Cám ơn anh, vì đã nói lên tiếng nói người trong cuộc HAY QUA.. LAM NGANH Y CUC LAM .. HIC .. MINH CUNG LAM BEN NGANH Y .. MỚI BÍT CÁI CỰC KHỔ Làm vợ của bác sỹ còn thấm thía hơn các bạn ạ, sướng đâu chưa thấy mà vất vả thì đầy rẫy đây, gần chục năm vừa làm, vừa học lên, vừa lo kiếm sống, mua được cái nhà vay mất 2/3. Con ốm bố bảo mẹ cố gắng lên, đang trực mà về bị kỷ luật, hoặc bố còn đang mổ cho bệnh nhân nhé. Thế mà đi đâu cũng nghe người ta chửi bác sỹ. Thấy chồng đam mê với nghề đành nhẫn nhịn cho chồng phấn đấu. Người ko tốt số khi vợ bỏ lúc nào ko biết, may mà mình cũng vững. Hay, tam huyet. Chuc ban may man thanh cong Hazzz. Để xã hội này hiểu được ngành Y thì còn lâu lắm. Tôi nhận thấy gần như tất cả những bài viết về ngành Y ( thường là chê) đều rất phiến diện, gần như không có ý kiến của người trong ngành...làm sao xã hội này hiểu được áp lực giữa sự sống và cái chết???lại còn đòi hỏi phải tươi cười, niềm nở???hai vợ chồng tôi cũng là bác sĩ, chúng tôi tự hào là chưa bao giờ lấy 1 đồng nào của bệnh nhân cả, nhưng chúng tôi cũng dứt khoát sau này sẽ không để cho con theo nghiệp này nữa, BẠC LẮM... Cám ơn bác Sơn xin lỗi các bạn nếu có gì không đúng nhưng tôi nghĩ đây chỉ là những lời nguỵ biện.các anh các chị nghĩ coi có nghề nào không cực nhọc không:- cảnh sát giao thông suốt ngày đứng ngoài đường hít bụi, có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào.- thợ xây suốt ngày phơi nắng, cũng có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào- nhân viên ngân hàng có thể tù tội nếu làm việc để lại hậu quả........bạn đã chọn nghề nào thì hãy vui vẻ làm, nếu cảm thấy không phù hợp thì có thể đổi. còn nếu bạn phải lo cơm áo gạo tiền mà cực thân thì ai cũng như vậy.Ai có thể chỉ cho tôi nghề nào mà có thu nhập cao, nhẹ nhàng về cả thể lực và trí lực. chúc bạn vui vẻ với công việc hiện tại. |
Ngủ ngoan nhé Flappy Bird Về mặt kỹ thuật, việc đưa game di động Flappy Bird trở lại mạng là không khó. Hơn nữa, cho dù đã bị tác giả Nguyễn Hà Đông gỡ xuống chính thức khỏi hai dịch vụ ứng dụng lớn nhất thế giới App Store (cho thiết bị iOS) và Google Play (cho thiết bị Android) ngày 10/2, thì thực tế game này vẫn còn la liệt trên Internet dưới hình thức các bản back-up của các fan hâm mộ, cũng như đang chạy trên hàng chục triệu thiết bị di động đã được cài đặt trước đó.Được đưa lên App Store từ tháng 5/2013 và trở nên “hiện tượng hot” từ tháng 11/2013, tới khi bị “hạ cánh”, Flapy Bird đã được hơn 50 triệu lượt máy iOS và hơn 10 triệu lượt thiết bị Android tải về (theo số đếm ghi trên trang ứng dụng). Đó là những con số mà hầu hết những nhà phát triển phần mềm ứng dụng di động chỉ biết nằm mơ.Với số lượng người chơi khủng khiếp như vậy, chẳng trách chú chim Flappy Bird đã trở thành một “nhân vật của công chúng”, mà thuộc dạng “VIP toàn cầu” mới ghê gớm chứ. Điều này giải thích vì sao trong mấy ngày sau khi game này được gỡ xuống, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, kể cả báo chí chính thống lẫn các trang mạng xã hội, tràn ngập những lời tiếc nuối và thiết tha mong sớm tái ngộ cùng Flappy Bird. Thiên hạ nước ngoài mà còn sôi sùng sục như vậy huống chi những bạn đồng hương với tác giả.Người ta có nhiều cách để suy diễn về “hiện tượng” Hà Đông quyết định gỡ Flappy Bird xuống, cho dù nó đang là “con chim đẻ trứng vàng” mà có nhiều nguồn nói rằng mỗi ngày đem lại cho tác giả sở hữu tới 50.000 USD (hơn 1 tỷ đồng Việt Nam). Với mức lương tối thiểu ở Việt Nam ở vùng 1 (nơi cao nhất) là 2,7 triệu đồng/tháng, tác giả game này kiếm một ngày bằng người ta làm 370 tháng (hơn 30 năm). Nổi cộm nhất vẫn là những suy diễn có liên quan tới bản quyền trí tuệ. Nếu như thật sự có chuyện này thì Đông lo sợ là phải vì đây là một trong những loại cuộc chiến phức tạp nhất, đặc biệt là khi có yếu tố nước ngoài. Trong khi đó, Đông đơn thân thế cô chỉ có một mình và chẳng hề có kinh nghiệm gì về chuyện này.Thực hư chuyện bản quyền ở game Flappy Bird không thuộc nội dung của bài viết này, nên tôi chỉ chao cánh lạng qua một xíu. Trong cuộc trả lời phóng viên báo điện tử VnExpress, Hà Đông cho biết anh đã nhận được nhiều e-mail từ những nhà phát triển nước ngoài cáo buộc anh sao chép nhiều yếu tố từ các ứng dụng của họ. Đông phân bua rằng anh không hề biết gì về những ứng dụng đó trước khi họ liên lạc với anh.Trước đó, trong một cuộc trả lời trang mạng công nghệ Mỹ The Verge sau khi “bỗng dưng nổi tiếng”, Hà Đông nói rằng cơ chế game này được lấy cảm hứng từ game Cheep Cheep trong Super Mario Bros. của hãng Nintendo mà anh chơi khi còn nhỏ. Trang mạng công nghệ TechCrunch (1/2) cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn qua e-mail, Hà Đông tiết lộ mình chỉ mất 2-3 ngày để hoàn thành game Flappy Bird và đã sử dụng lại đồ họa từ những game khác (he reused artwork from other titles). Nhiều người chăm chăm vào cái hình ống nước trong game Flappy Bird do nó giống hệt cái ống nước lừng danh trong loạt game Super Mario Bros. của hãng game Nhật Bản Nintendo.Trang mạng Destructoid.com ngày 5/2 cho biết, Flappy Bird là một bản clone của game Piou Piou vs. Cactus được phát hành năm 2011 cho cả hai hệ iOS và Android, cũng với chú chim na ná và cơ chế chơi hao hao, nhưng game kia dùng những thân cây xương rồng xanh thay cho ống nước xanh. Ngoài ra, cũng cần phải nói tới chiều ngược lại: Hà Đông có thể kiện những ai đã khai thác Flappy Bird để kiếm lợi dưới mọi hình thức ăn theo.Nhưng cái nguy cơ mà người ta lo giùm cho Hà Đông từ Nintendo đã được gỡ bỏ khi nhật báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ) sáng 10/2 cho biết đã nhận được một e-mail của Yasuhiro Minagawa, người phát ngôn của hãng game Nintendo, một lần nữa khẳng định như những tuyên bố trước đó của Nintendo là hãng không hề than phiền điều gì về những sự giống nhau (similarity) của Flappy Bird so với game Super Mario Bros. gốc của Nintendo. “Trong khi chúng tôi thường không có ý kiến về những tin đồn và những nghi vấn, chúng tôi đã bác bỏ nghi vấn này” – ông Minagawa viết.Vậy thì Hà Đông gỡ Flappy Bird vì cái gì? Tôi nghiêng với phía nhiều người cho rằng anh đã không còn chịu nổi trước áp lực của công luận, kể cả “vô nước tăng lực” hay “ném đá”. Tạp chí Mỹ Forbes (11/2) cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền dài 45 phút tại Hà Nội dành cho báo này, Hà Đông tỏ vẻ rất căng thẳng.Một lần nữa anh thú nhận là chính sự nổi tiếng bất ngờ rồi được quan tâm quá đáng của công chúng đã làm xáo tung cuộc sống của anh, thậm chí có nguy cơ hủy hoại cuộc đời của anh – một người vốn chỉ thích lặng lẽ làm việc một mình cho những đam mê cháy bỏng của mình. Trên tài khoản Twitter của mình, Hà Đông đã năn nỉ mọi người: “Hãy cho tôi sự bình an” để anh có thể tiếp tục niềm đam mê của một nhà phát triển phần mềm ứng dụng.Trước đây, tôi từng viết: Ở một góc độ nào đó, Hà Đông còn là một nạn nhân của bão tố truyền thông. Anh trở thành đối tượng để các cơ quan thông tin đại chúng làm tin và cạnh tranh nhau làm tin. Điều nghiệt ngã là anh chỉ có một mình và không có kinh nghiệm trong trận cuồng phong này. Mượn tựa của loạt phim truyền hình Ý nổi tiếng “Một mình chống mafia”, tôi nói đùa rằng Hà Đông đang phải “một mình chống… media”!Thôi thì, cho dù nếu vì sợ rắc rối chuyện bản quyền hay do là không còn đủ sức chịu đựng trước áp lực từ công chúng nữa, chuyện Hà Đông quyết định hạ Flappy Bird xuống theo tôi không chỉ là hành động thông minh, mà còn đầy dũng cảm và thức thời. Anh đã chấp nhận bước ra khỏi vầng hào quang lần này và một cơ hội trở thành “triệu phú USD”.Thế nhưng câu chuyện không dừng lại ở đây. Một lần nữa Hà Đông đã làm mọi người sửng sốt khi anh tiết lộ với báo Forbes nguyên nhân chính dẫn tới quyết định hạ Flappy Bird xuống, và anh nhấn mạnh đây là một sự “khai tử vĩnh viễn” chú chim này. Hà Đông nói rằng: “Flappy Bird được thiết kế để chơi trong vài phút khi bạn thư giãn. Nhưng đã xảy ra việc nó trở thành một sản phẩm gây nghiện. Tôi nghĩ nó đã trở nên một vấn đề. Để giải quyết vấn đề đó, cách tốt nhất là hạ Flappy Bird xuống. Nó ra đi vĩnh viễn”. Như vậy, theo lời tác giả, anh đã ngừng game Flappy Bird chủ yếu do “nó có thể gây tổn hại cho cộng đồng”. Thậm chí, Hà Đông còn nhấn mạnh là anh cũng sẽ làm tương tự nếu như phát hiện các game khác của mình bị coi là có hại.Các bạn bè gần gũi hay những người thân của Hà Đông chắc chắn hiểu rõ bản chất con người của anh. Tôi chưa một lần tiếp xúc với Hà Đông nên chỉ biết tin vào những gì anh nói. Và như vậy, tôi càng thêm cảm phục anh hơn, bởi chàng trai này không chỉ có tài mà còn có tâm – hai yếu tố cơ bản ắt có và đủ để trở thành một người có ích cho xã hội. Nó càng quý hơn trong cái thời mà nhiều giá trị bị đảo lộn, Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều, khi không ít người trẻ chỉ biết sống vì bản thân mình, không ngần ngại làm bất cứ gì miễn thu được lợi ích cho mình.Chàng kỹ sư tin học 29 tuổi này rõ ràng là một tài năng. Có những nguồn tin nói rằng trước đây anh từng giành được một số giải thưởng về phát triển ứng dụng. Sự kiện Flappy Bird có phần không nhỏ là do gặp may mắn, có “quới nhân” giúp đỡ, nhưng thật sự chứng minh năng lực của anh, cả về cách suy nghĩ lẫn kỹ năng chuyên môn. Ngoài game Flappy Bird đứng số 1, Hà Đông còn 2 game tương tự từng đứng trong Top 10 của bảng free game apps: Super Ball Juggling (số 2) và Shuriken Block (số 6).Vì thế, câu chuyện khả thi và thiết thực nhất bây giờ là làm sao để tiếp sức cho Hà Đông, một “nhân tài hết còn nằm trong lá ủ” phát huy tối đa khả năng của mình đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân anh. Tôi ước gì có một tổ chức hay doanh nghiệp nào cùng đồng hành với anh. Với một người như Hà Đông, chuyện anh chọn cách mình ên một mình là một thất sách, chỉ có thể thỏa lòng đam mê của anh mà thôi. Muốn ra biển lớn, người ta không thể đi bằng con thuyền độc mộc. Bài học từ Flappy Bird quá đủ để anh trải nghiệm. Và qua Flappy Bird cũng như những game anh đã công bố, tôi nghĩ rằng Hà Đông đã biết được lối đi của mình.Vậy thì, tôi sẽ không làm cho Hà Đông phải chịu thêm áp lực vì khổ tâm do tôi cứ đòi anh cho hồi sinh chú chim Flappy Bird. Chú chim ảo “khó chịu đáng yêu” hãy ngủ ngoan nhé để cho cậu chủ của chú cho thiên hạ năm châu biết thế nào là “trí tuệ Việt Nam”. Hãy thêm code giới hạn thời gian chơi, lượt chơi trong ngày vào FB là được thôi mà. Trừ khi hệ điều hành không cho phép, còn giới hạn lại thì người chơi sẽ ko thể lạm dụng đến nghiện game.Đông à, bạn nói FB chỉ là một trò chơi thì hãy để nó như một trò chơi. Khai tử chỉ vì rắc rối không phải từ bản thân FB như vậy hơi "cực đoan". Mong là bạn đã bình tâm lại và đã có được "kháng sinh" đủ để đương đầu với những chuyện ko hay xung quanhThành Nếu muốn kiện những người ăn theo thì trước hết phải đăng ký bản quyền. Trên appstore có vô số game này cover game kia, và nhiều khi game cover lại thành công hơn game gốc bởi có sự cải tiến. Nhà mình bán phở, nhà kế bên cũng bán phở và đặt tên hao hao như nhà mình. Bạn nghĩ có kiện được không? CHỦ SỞ HỮU CỦA FACEBOOK CŨNG NÊN CÓ SUY NGHĨ NHƯ ĐÔNG : GỠ BỎ FB ĐI, VÌ NÓ CŨNG LÀ SẢN PHẨM GÂY NGHIỆN :) nhất trí với tác giả, hãy để cho Nguyễn Hà Đông được yên, hãy để cho "chú chim bé nhỏ" ấy được nghĩ ngơi; người có thực tài xã hội sẽ phải thừa nhận thôi.Hãy tập trung vào đam mê của mình - Nguyễn Hà Đông ạ. Cả fan lẫn anti vui lòng hãy để cho anh ấy yên! đau quá!!!! đúng là ''văn hóa con cua''. Game vớ vẩn nhất trên đời Game dỡ ẹt. Đúng là VN chỉ được làm xì can đan. Dẹp đi cho rồi Mình thấy đồ họa của Game này quá xấu...chơi đau mắt lắm Qua sự việc này tôi thấy có mấy vấn đề cần phải xem xét1) Cộng đồng người Việt cần phải đoàn kết, không chỉ đối với Hà Đông mà còn cả những vấn đề khác có thể có sau này.2) Phải biết tận dụng thời cơ, khi chúng ta đã thành công thì phải tận dụng triệt để thành công để đem lại lợi ích cho cá nhân, cho đất nước. Chúng ta không tận dụng thì người khác họ sẽ tận dụng cuối cùng người thiệt là chính mình. Những trò bị Flappy Bird bắt chước như Piou Piou, Mario có thể kiện Ng Hà Đông! Nói có đi có lại chứ? không biết sao mọi người lại bàn tán trò chơi Flapping bird tới bây giờ vẫn chưa chấm dứt, rãnh quá mà Flappy birds da go bo? Tren cho ung dung nhu Google play van con con chim do thoi, chi khac cai ten fatty bird. Nguyen ha dong co the tim hieu va kien vi do moi goi la an cap ban quyen? mình nghĩ tác giả nên đưa game trở lại, ra bản update thay ống cóng = những đốt tre xanh và những thứ đặc trưng của Việt nam thì hay Làm đi tôi sẽ tạo thêm ních fb để like cho nhanh :))) |
Ai thực sự là nạn nhân? Thảm họa xảy ở Paris không chỉ là một cuộc tấn công vào những nhà vẽ biếm họa, những người đã trả giá bằng mạng sống của họ, mà còn là một cuộc tấn công vào chính những người Hồi giáo trên khắp thế giới, đặc biệt những người Hồi giáo ở châu Âu. Mỗi khi có một cuộc tấn công dưới danh nghĩa Islam, dù ở quy mô nào, phần còn lại của thế giới Hồi giáo phải hứng chịu hậu quả của những hành động cực đoan này. Họ là những nạn nhân lớn nhất sau những cuộc tấn công.“Chúng tôi phải hứng chịu những tổn thương tinh thần sau mỗi cuộc tấn công khủng bố xảy ra ở phương Tây. Cảm giác giống như đột nhiên chúng tôi phải cảm thấy tội lỗi vì những gì bọn khủng bố gây ra, cảm thấy sợ hãi bị người phương Tây kỳ thị và đánh giá. Gần đây tôi chợt nhận ra tôi bắt đầu có thói quen quan sát xem những đồng nghiệp châu Âu của tôi đang nghĩ gì, băn khoăn liệu họ có đang nghĩ về cuộc tấn công xảy ra ở Pháp và liên hệ việc đó với sự hiện diện của một người đạo Hồi ở đây là tôi. Ít ai thực sự tỉnh táo và bao dung để lắng nghe rằng chúng tôi cũng căm ghét chủ nghĩa khủng bố như bất kỳ ai, và mệt mỏi với việc phải chứng minh sự vô tội của chúng tôi chỉ bởi đức tin vào Islam”, một người bạn của tôi, gốc Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống ở Berlin, tâm sự.Rất nhiều người trong thế giới phương Tây không phân biệt được sự khác biệt giữa những kẻ khủng bố cực đoan và những người Hồi giáo bình thường. Bằng chứng là những phong trào chống Hồi giáo đang ngày một rộ lên mạnh mẽ ở châu Âu trong một tuần qua kể từ sau cuộc tấn công ở Paris. Tại Đức, nơi trú ngụ của hơn 4 triệu người Hồi giáo, chủ yếu gốc Thổ Nhĩ Kỳ, đã diễn ra hàng loạt cuộc biểu tình, kêu gọi chính phủ có những biện pháp kiểm soát vấn đề nhập cư chặt chẽ hơn và xóa bỏ chủ nghĩa đa sắc tộc ở Đức. Trong con mắt nhiều người, dù những vụ tấn công có được thực hiện bởi người đạo Hồi hay không, thì người đạo Hồi sẽ vẫn luôn là mục tiêu đầu tiên bị nhắm tới với những nghi hoặc và giận dữ. Người Ảrập Bắc Phi ở Pháp và người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỹ ở Đức đang và sẽ phải đối mặt với một thời kỳ đầy khó khăn trong thời gian tới. Những nỗi ám ảnh tràn ngập khắp nơi. Kết quả là ở Pháp, phe cánh hữu đang có lợi thế rất lớn trong các cuộc thăm dò, thậm chí nhiều người ủng hộ phe này đã bắt đầu kêu gọi trục xuất những người Hồi giáo ra khỏi Pháp. Không có nhiều hy vọng để thuyết phục được họ rằng những gì xảy ra chỉ là hành động của số ít kẻ khủng bố cực đoan mà thôi. Sự sợ hãi đã khiến nhiều người trở nên mù quáng.Một bạn học cũ khác của tôi tham gia một buổi tuần hành “Je suis Charlie” ở Brussels, Bỉ chủ nhật vừa rồi, kể lại trong nỗi thất vọng: “Hai người đàn ông to con gốc Ảrập đứng bên kia đường dâng cao biểu ngữ và hô to khẩu hiểu chống khủng bố, một người phụ nữ Bỉ tóc vàng đứng cạnh tôi lẩm bẩm đủ để những người xung quanh nghe thấy: Bọn các người nên quay về nước mà giết nhau, đừng có sang châu Âu giết thêm người nữa”.Có một sự thật mà ít ai nhận ra. Hơn một phần tư triệu người Syria bị giết trong ba năm qua và dường như thế giới không còn buồn nhắc tới. Hàng trăm nghìn người Iraq cũng chịu chung số phận nhưng liệu có bao nhiêu người trên thế giới này quan tâm? Thế nhưng khi một cuộc tấn công bởi những kẻ Hồi giáo cực đoan xảy ra ở phương Tây, cả thế giới dường như trở nên sôi sục, chĩa mũi giáo vào người đạo Hồi, dù họ vô tội và cũng như bao con người khác trên thế giới này, chỉ mong một cuộc sống hàng ngày yên bình, dù là ở Trung Đông hay châu Âu.Tình hình chính trị thế giới đang trải qua những diễn biễn phức tạp và nhạy cảm. Hơn bao giờ hết, tôi cho rằng, những người Hồi giáo phải cùng nhau mạnh mẽ lúc này, nếu không muốn chủ nghĩa cực đoan thắng thế. Và ngược lại, người Pháp nói riêng và người phương Tây nói chung, cần đứng ở một vị trí bao dung để thể hiện rằng họ sẽ không vì những hành động cực đoan đơn lẻ kia mà làm tổn thương những người Hồi giáo vô tội. Điều này sẽ không chỉ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người theo đạo Hồi và không theo đạo Hồi ở Pháp, mà trên khắp thế giới.Hy vọng là điều cần đến sau những tội ác.Huyền Trang Theo mình thì đạo hồi không có nghĩa là khủng bố. Nhưng tiếc là bọn khủng bố đa phần lại xuất phát từ đạo hồi mà lại không phải từ những tôn giáo khác cũng làm cho người ta suy nghi chủ quan rằng hễ cứ theo đạo hồi thì cũng sẽ trở thành cực đoan mà thôi. Theo mình thì những lãnh đạo của đạo hồi nên tìm cách tuyên truyền tốt hơn nữa cho các tín đồ của mình, chỉ có thay đổi từ chính mình trước mới có thể thay đổi được suy nghĩ của người khác về mình. Đôi dòng suy nghĩ cá nhân. Đồng ý rằng vẫn có người tốt đạo Hồi. Nhưng phải công nhận rằng lịch sử truyền giáo của đạo Hồi gắn liền với tàn sát. Vì vậy không hẳn vô lý khi nói rằng mầm mống tàn bạo đã tiềm ẩn trong đạo Hồi. Nếu bản thân đạo Hồi không trị được đứa con biến chất này thì thế giới phải có biện pháp kiểm soát họ. Hãy xem lịch sử của đạo Hồi và cách thế giới chặn đứng nó như thế nào. Dù mình ít tuổi hơn chị huyền trang đây nhưng mình cũng hiểu được như chị này! Nói ra vấn đề khủng bố thì đúng có lẽ chủ yếu là ng hồi giáo cực đoan thật, nhưng thử nhìn xem, chủ nghĩa khủng bố bây giờ không chỉ riêng người hồi giáo cực đoan, mà cả những ng phương tây cũng theo chủ nghĩa cực đoan đó! Tại sao 1 tờ báo châm biếm tồn tại đã 3,4 năm chuyên đi xúc phạm đấng tối cao của người đạo hồi giờ mới có 1 vụ thảm sát đến như vậy? Có lẽ ai cũng biết chủ nghĩa khủng bố đang lớn mạnh và nhất là phái cực đoan IS hiện tại, cả thế giới chống IS lại chính là lúc IS tạo ra đòn đánh giữa các nước phương tây và chúng! Rõ ràng âm mưu của chúng là muốn làm xáo trộn tất cả mọi thứ! Như vụ Paris: tự nhiên bây giờ người dân châu âu như kiểu xa lánh dè chừng người đạo Hồi, muốn đuổi họ ra khỏi lãnh thổ châu âu! Những người đạo hồi chân chính có phải là quá vô tội không? và được lợi ở đây chính là ai? là chủ nghĩa khủng bố! Chúng muốn chia rẽ tất cả mọi thứ kể cả con người với nhau và tự nhiên mối hiềm khích giữa các đạo càng dần lớn hơn hay sao! Nếu người dân Paris hay cả Châu âu và cả chính quyền nữa, không thay đổi cái ý nghĩ đó và đoàn kết với nhau lại thì họ đã thua chủ nghĩa khủng bố rồi! Phàm ở đời cái gì quá đều không tốt. Giàu quá không tốt (dễ bị cướp bóc, bắt cóc), nghèo quá không tốt (khổ cực, đói rách), Vui quá, bồn quá đều ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh... Vậy tự do quá cũng không tốt vì không biết đâu là giới hạn. Tòa báo Pháp nghĩ rằng tự do ngôn luận là muốn nói gì cũng được thậm chí thiếu tôn trọng người khác đó là điều sai trái. Phàm đã là người thì ai cũng trọng danh dự. Nếu không trọng danh dự liệu Châu Âu nói chung và Pháp nói riêng có được một nền văn hóa đồ sộ và văn minh như ngày nay? Vậy khi bêu riếu đức tin của người khác liệu tòa báo Pháp có nghĩ rằng nó ảnh hưởng đến danh dự của người khác? Mỗi cá nhân nên có trách nhiệm trước mỗi hành động định làm. Thế giới sẽ đẹp và hiền hòa hơn nếu chúng ta làm được điều đó. Mọi người phải cố gắng để nhìn nhận công bằng, nhưng phải thừa nhận là chỉ có Hồi giáo mới nhiều thành phần cực đoan như vậy (không kể trong lịch sử). Cám ơn chị Huyền Trang đã thay đổi suy nghĩ của em, em từng có suy nghĩ nếu Việt Nam ta có những người Hồi giáo này sinh sống thì chắc em sẽ kì thị tất cả dù không biết họ tốt hay xấu nhưng nhờ sự phân tích của chị em đã nhận ra là suy nghĩ của mình thật yếu đuối. Bạn có là người theo Đạo Hồi không vậy? Like Tôi thích cách nhìn nhận của bạn. Đây cũng là quan điểm của tôi từ trước đến nay. Anh xin chào Bạn Huyền Trang , cách đây gần 15 năm, anh có xem được tài liệu của bác nhà báo Trung tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn đã nói lên nỗi lo lắng và diễn biến trên thế giới về sự khủng bố và dự báo đang lan tràn sang các nước trong đó có chúng ta. Riêng cá nhân anh không bình luận thêm vì thừa nhưng chỉ cần câu kết luận cuối cùng của bài báo em viết đã đánh thức toàn bộ nhân tâm của anh rồi bởi vì lúc này mặt trời vẫn còn chưa tỏa sáng ánh sáng của ngày mới. Phản đối đối với những phần tử lợi dụng tôn giáo, nên tôn trọng tín ngưỡng của mọi người, bản thân tôi cảm nhận được việc sự việc bắt đầu phức tạp có tính chất toàn cầu bởi các quá khích từ những phần tử cực đoan. Mình đang sống ngay quận trung tâm của Hồi giáo tại Brussels, những người dân bình thường hiền lành và dễ chịu. HỌ chăm chỉ làm việc và chăm sóc gia đình cẩn thận, chu đáo, những người phụ nữ đạo hồi họ là những người đàn bà tuyệt nhất mình biết với những chiếc khăn trùm đầu và những đứa con bên họ, họ sinh rất nhiều con cái và chăm sóc chúng rất giỏi giang... Mọi người đang bấn loạn giữa khủng bố và những người theo Đạo hồi nói chung, cần tỉnh táo nhìn nhận khủng bố là những phần tử đặc biệt và họ gây ra bạo động chứ không phải ai Đạo hồi cũng như thế... và cần có cái nhìn bao dung, rộng mở. Và yên tâm, Châu Âu vẫn bình yên như thế, còn những việc cần làm để bảo vệ sự hoà bình, yên ổn cho mọi người thì mình nghĩ ở đâu trên trái đất này cũng cần như vậy, nhất là sau những sự kiện như vừa rồi... Đạo không tốt cũng không xấu, chỉ có những bạn giữ đạo, hành đạo mới có tốt có xấu! Bài viết rất hay, trong thế giới ngày nay con người vẫn chưa xóa được sự ngăn cách về chủng tộc và tôn giáo chỉ cần một sơ suất của cá nhân trong cộng đồng có thể làm bùng nổ xung đột và người dân lành sẽ phải hứng chịu tai họa. Chúng ta chống chủ nghĩa cực đoan ,không chống con người vì chủng tộc và tôn giáo khác nhau. Trên cuộc đời này bám chấp vào bất cứ điều gì cũng gây nên đau khổ. Nguyên nhân đau khổ sinh ra lớn nhất ở đây là do bám chấp vào tôn giáo. Tôi thì hiểu vấn đề hơi cực đoan bởi nhắc tới Hồi giáo là tôi nghĩ tới những cuộc thập tự chinh do người công giáo tiến hành chống lại đạo Hồi. Ân oán từ xưa gặp điều kiện lại bùng phát. Đừng đổ lỗi cho ai cả vì trồng ớt không thể thu hoạch cam. |
Không chịu giảm giá Chờ mãi thấy cháu chạy ra. Tưởng đã xong, ai ngờ là ra để vay thêm tiền. Khi đi cháu hào hứng lắm vì nghe nói năm nay giá xăng giảm mạnh nên giá vé cũng giảm. Lúc mua mới biết giá vé từ TP HCM đi Huế nhà xe tăng gấp 3 giá bình thường, từ 450.000 thành 1,3 triệu đồng một vé. So với Tết năm trước, khi giá xăng cao vút thì vé xe năm nay vẫn đắt, vì năm trước mua vào ngày cận Tết mà cũng chỉ có giá 850 ngàn đồng… Thấy cháu lấy xe đạp, lưng đẫm mồ hôi cắm cúi trên đoạn đường dài từ Bình Thạnh về Nhà Bè mà lòng tôi thấy rầu. Lương công nhân ít, thưởng Tết vỏn vẹn hơn một triệu đồng vì công ty làm ăn thua lỗ, mua vé xe đã ngốn hết tiền thưởng, còn tiền mua quà bánh, tiền biếu cha mẹ lấy đâu ra? Trong khi hàng hóa Tết cũng đã rậm rịch tăng giá, cứ đà này sẽ leo thang dần cho đến Tết.Giá xăng giảm nhưng giá cả tăng mà lương thưởng hẻo đang là gánh nặng của nhiều người. Sau hơn 10 lần hạ liên tiếp dẫn đến giá xăng giảm 40% (tính ra là cả 10.000 đồng mỗi lít) mà cước vận tải chỉ giảm nhỏ giọt và giá hàng hóa vẫn y nguyên. Sau mấy tháng ròng ngồi chờ đợi và kêu gọi, chỉ còn vài tuần là đến Tết tôi mới thấy các cơ quan quản lý đưa ra giải pháp mạnh hơn nhằm thanh tra, kiểm soát thị trường. Họ yêu cầu các doanh nghiệp vận tải đăng ký giảm giá, những doanh nghiệp nào chưa giảm sẽ bị nêu tên trên hệ thống loa công cộng tại các bến xe, họ đi xử phạt một số doanh nghiệp…Chiếu theo các điều khoản trong điều 11 Nghị định 109 năm 2013 thì mức phạt tiền với các hành vi kê khai sai giá, xây dựng các mức giá để đăng ký sai hay không kê khai giá với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định chỉ ở mức từ 5 triệu đến cao nhất là 30 triệu đồng một lần phạt. Mức chế tài này là quá nhỏ so với lợi nhuận mà các doanh nghiệp có thể thu về nếu chây ì không chịu giảm giá cho hợp lý .Ví như một xe từ TP HCM về Huế chỉ cần bán 40 vé, mỗi vé bán đắt lên so với giá của Tết trước từ 850.000 thành 1,3 triệu đồng, vị chi là 450.000 đồng thì tính ra lợi nhuận của chỉ riêng chuyến xe này đã dư tiền để cả một doanh nghiệp có hàng trăm chuyến xe chạy trong dịp Tết này nộp phạt. Tất nhiên nghị định 109 có quy định thêm việc nếu doanh nghiệp bị phát hiện sai phạm về giá sẽ phải buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền chênh lệch giá đã bán ra cho người tiêu dùng. Song để các cơ quan chức năng có thể ra quyết định yêu cầu một doanh nghiệp nộp số chênh lệch này chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian.Hơn nữa, việc xử phạt, thu hồi này cũng không dễ do các doanh nghiệp có nhiều cách tính toán khác nhau có thể đưa ra để giải trình mà vì thiếu các công cụ quản lý phù hợp, chưa chắc các nhà quản lý đã làm gì được họ. Nào là giá không giảm do chất lượng dịch vụ tăng, nào là do trước đây họ không tăng giá nên nay cũng không giảm, nào là do họ mới đầu tư mới nên cần khấu hao, nào là trong dịp Tết có nhiều lượt xe phải chạy không tải chiều trở về các thành phố trước Tết và chiều đi ngoại tỉnh sau Tết. Đó là chưa kể dù tăng giá vù vù trước Tết nhưng nhà xe không thay đổi giá in trên vé nên người dân mất thêm cả mớ tiền mà không có căn cứ nào để khiếu nại.Trong khi các nhà xe còn dây dưa không chịu giảm giá cước vận chuyển thì các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa khác được đà cứ thế giữ giá hoặc tăng giá. Vì chuyện có gì chỉ cần đổ cho nhà xe là xong.Xăng dầu đã giảm gần 10.000 đồng một lít mà các phương tiện vận tải khác không giảm giá tôi nghĩ là thể hiện sự bất lực của cơ quan quản lý. Họ cần xem xét lại các công cụ quản lý, trong đó có các phương pháp quản lý giá, hệ thống thanh tra, giám sát cũng như các quy định chế tài đủ mạnh. Nếu như họ có các hành động cụ thể ngay từ những đợt giảm giá xăng đầu tiên thay vì chờ đến 11 lần giảm liên tiếp mới thực sự vào cuộc thì tôi tin rằng người dân sẽ không phải chịu cảnh giá xăng giảm mà giá cả vẫn không chịu giảm như hiện nay. Nguyễn Anh Thi Văn minh Nông nghiệp, tư duy lúa nước. Đúng rồi đó. tôi thấy lương công nhân thì thấp, các doanh nghiệp thì ăn chặn tiền công. mà giá hàng hóa dịch vụ thì tăng, trong khi giá xăng giảm đi rất nhiều. các ông quan chức cấp cao ngó xuống mà coi dân khổ như thế nào , các ông cứ ngồi trên cao rồi đưa ra các cái luật không đâu vào đâu. xuống mà xử lý những thằng đầu cơ đây này. Riết tôi thấy, chính quyền nói nhưng không giám sát chặt chẽ, nên doanh nghiệp chây ì. Không có biện pháp chế tài thích đáng, cuối cùng thiệt thòi luôn là "những nguời cùng khổ". Và sau này khi xăng tăng tất cả mặt hàng lại thiết lập giá kỷ lục mới. À mà quen rồi. Không sao đâu -_- Chưa bao giờ sòng phẳng với người dân Bao nhiêu lần tôi thấy Bộ nói thanh tra, hay là tẩy chay nhà xe ko giảm giá. Nói thôi chứ có thấy đâu. Dân mình chịu thiệt thòi quá. Mấy ông bộ trưởng mà có lương như công nhân mới thấy khổ. Tôi nghĩ thanh tra giao thông phải trực tiếp đi kiểm tra đột xuất và phạt thật nặng những hãng xe nào không giảm giá vé. Đồng thời mỗi hãng bắt buộc phải dán số đường giây nóng để khách hàng phản ánh trực tiếp ngay tại xe mình đi. Lúc trước xăng từ 24k giảm xuống 10k, tất cả giá cả đều không giảm, nhưng nếu xăng lên 1k thì tất cả giá sẽ tăng vọt, vậy cứ 10 lần giá xăng tăng ( mỗi lần 1k) ,giá sẽ tăng lên 10 lần. Thật là vô lý. Một ngày nào đó xe khách phải cầu cạnh người đi, người giàu thì giàu thêm, nghèo thì mạt luôn. ... NHÀ NƯỚC PHẢI TRẢ LỜI CHO DÂN, VÌ CÁC VỊ LÀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO TOÀN DIỆN. TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ QUÍ NGÀI. Bất tài thì đúng hơn bất lực .. Chị Nhà Báo ơi, sao chi không nói luôn vụ sữa đi, sữa nguyên liệu giảm 50 % mà giá sữa không giảm còn không chịu thu mua sữa tươi vì mua sữa bột ( rẻ hơn) về pha thành sữa tươi bán lợi nhuận nhiều hơn? nó giảm thì tiền đâu chung chi? Cùng cảnh ngộ. Vâng, mấy bác quan to chức lớn bây giờ hết cách rồi mới kêu dân tẩy chay, thiệt là đắng lòng... |
Canh bạc hôn nhân Khi phong trào lấy chồng Đài Loan rộ lên ở quê tôi, tôi còn quá nhỏ để hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng ánh mắt u sầu của những cô dâu (và đôi khi của cả cha mẹ cô dâu) - trong ngày được xem là vui nhất của đời người - đã ám ảnh tôi suốt một thời gian dài. Người ta đổ lỗi cho cái nghèo nên đành nhắm mắt đưa chân, đặt một canh bạc may rủi cho đời mình.Những gì tốt đẹp thường được phô ra nên mỗi lần các cô gái lấy chồng ngoại về quê, làng xóm thường chứng kiến cảnh gia đình, họ hàng các cô được trang bị xe cộ đắt tiền, điện thoại đời mới, hoặc có khi cả một căn nhà mới xây khang trang... Những thứ hào nhoáng ấy càng làm cho nhiều người thèm muốn và thúc giục những cô gái độc thân tiếp bước theo. Mấy ai thấy được cảnh những cô dâu Việt bị vắt kiệt sức ở xứ người, nước mắt chan cơm, và những tháng ngày cô độc không ai san sẻ? Trong đó có rất nhiều trường hợp không có đủ tiền về thăm nhà, thậm chí không có cơ hội trở về nữa.Một anh bạn tôi là luật sư ở Hàn Quốc thường gặp những trường hợp vợ Việt lấy chồng Hàn nhiều năm, sinh con và chu toàn nhiều thứ cho gia đình nhưng vợ chồng lục đục bởi chồng không chịu ký tên cho vợ nhập quốc tịch vì sợ sau đó vợ sẽ bỏ đi, như nhiều trường hợp đã xảy ra ở nước này. Những cuộc hôn nhân được quyết định chóng vánh không xuất phát từ tình yêu và mong muốn xây dựng gia đình thực sự, và những cô gái lấy chồng xuất phát từ sự toan tính trục lợi từ hôn nhân thường dẫn đến những kết thúc đầy bi kịch, cho một hoặc cả hai bên.Không chỉ những cô gái xuất thân nghèo khó, ít học mới mong đổi đời nhờ chồng ngoại. Một số phụ huynh và học sinh ban đầu thường liên hệ với tôi để nhờ tư vấn du học, nhưng rất nhanh sau đó liền bày tỏ thẳng thừng liệu con gái họ có thể lấy chồng bản xứ để có cơ hội định cư nước ngoài hay không. Dù có cố giải thích visa sinh viên không dành cho những đối tượng có mục đích kết hôn để định cư, tôi biết khó mà lay chuyển ý định của họ. Tôi đã gặp không ít trường hợp các em gái đi du học nghĩ rằng cứ có bầu với người bản xứ thì sẽ được định cư. Mới đây, vị giám đốc quan hệ quốc tế một trường đại học danh tiếng ở Melbourne than thở với tôi rằng ông và các đồng nghiệp rất đau đầu vì học kỳ vừa rồi có đến vài chục du học sinh nữ vừa nhập học vài tháng đã vác bụng bầu đến xin nghỉ học. Tôi phải nhấn mạnh rằng đầu vào tuyển sinh của trường này thuộc hàng top Australia, vì vậy học lực của những du học sinh kia chắc chắn không phải thuộc loại làng nhàng. Nhưng họ đã không nhận rõ được rằng giá trị và tương lai của bản thân mình xứng đáng rất nhiều hơn thế.Có lẽ tư tưởng sính ngoại đã ăn sâu vào lối suy nghĩ của nhiều người, nên hễ cứ nghe cái gì có liên quan đến “nước ngoài” là họ mặc nhiên cho rằng nó tốt hơn “trong nước”. Tôi không nghĩ vậy. Không phải cứ là đàn ông nước ngoài thì hay hơn đàn ông trong nước, và ngược lại. Ai cũng có quyền được mưu cầu hạnh phúc và ai cũng xứng đáng được sống một cuộc đời hạnh phúc. Nhưng tôi tin hạnh phúc không phải là một canh bạc rủi, may nhất là khi hôn nhân dựa trên những toan tính đổi đời.Huỳnh Thị Ngọc Hân Tôi thấy nhiều người Việt mà nhất là đàn ông Việt Nam hay tự ái khi nhắc đến chuyện đó, họ cho đó là nỗi nhục quốc gia khi phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan. Thử hỏi nếu cuộc sống tại quê nhà no đủ thì họ cần gì phải liều mình lấy một người xa lạ xứ người mà không có tình yêu cơ chứ. Đất nước chũng ta còn chậm phát triển, cơ cấu nghề nghiệp chưa phù hợp, người thất nghiệp nhiều, bí bách cuộc sống mưu sinh thì họ chọn con đường lấy chồng nước ngoài thì có gì sai. Thôi hãy để họ ra đi trong yên lặng, đừng nhắc đến lòng tự tôn, tự hào dân tộc nữa. Họ vẫn sẽ là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Tôi mong họ dạy con cái nói tiếng việt và biết về những mốc lịch sử quan trọng của đất nước Việt Nam là được. Tôi thành thật Chúc những người chị, người em ra đi lấy chồng nước ngoài mạnh khỏe, may mắn và hạnh phúc. Tại sao không ai đặt câu hỏi: "Vì sao người dân Việt Nam cứ phải cố tìm đường ra nước ngoài sinh sống? Khi đã có câu trả lời rồi thì không còn thắc mắc tại sao từ các cô gái nghèo đến tầng lớp Trí thức lại mê các ông chồng người nước ngoài. Bởi vì rất nhiều đàn ông Việt chúng ta (chuối quá )vừa bất tài vô dụng cờ bạc rượu chè đánh đập vợ con .trong khi phim ảnh hàng ngày đàn ông ngoại quốc lãng mạn ga lăng vì sao mà các cô gái của chúng ta lại không muốn thử? Đúng như lời bạn nói đa phần những cô giá lấy chồng ĐL đều ít học và nghèo khó, vậy chúng ta những người Việt, những nhà quản lý đã làm những gì để giúp các cô ấy !???? Chúng ta hãy nhìn lại xem , các chị em lấy chồng là đàn ông Việt Nam hẳn hoi mà có hạnh phúc hơn đâu . Bạo lực gia đình ở VN là một trong những tệ nạn mà bao lâu nay ai chẳng biết , báo chí cũng tốn giấy mực nhiều . Xã hội cũng lên án thì hà cớ gì đàn ông Việt hay tất cả chúng ta phê phán chị em sính ngoại . Cũng đa số chị em có hạnh phúc khi lấy chồng Đài Loan hay Hàn Quốc đó chứ . Đừng nhìn ra nước ngoài mà "Canh Bạc Hôn Nhân " ở trong nước còn đáng để suy ngẫmhơn nhiều ! Hôn nhân là canh bạc ngay cả khi kết hôn với người cùng quốc gia. Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, và hạnh phúc của những cô gái lấy chồng xa xứ là muốn thay đổi cuộc sống gia đình đang túng quẫn một cách nhanh chóng nhất mà họ có thể làm lúc đó là lấy chồng. Vấn đề ở đây không phải gọi tên một cách đơn giản VN hay NN và tại sao yếu tố nước ngoài mặc nhiên đến gần 90% tốt hơn trong nước. Không phải chuyện cá nhân, những so sánh mang tính khích bác nữa nữa mà đúng là như bạn sytd nói, các cấp chính quyền, các nhà quản lý đã, đang và sẽ làm những gì để nâng cao vị thế dân tộc trên trường quốc tế? Nguyên nhân cơ bản của nó là gì? vì đâu phải ra đi?có ai thích xa quê hương nhưng nghèo khó, vất vả cuộc sống hàng ngày, bất bình đẳng trong gia đình... nhiều người liều mong đổi đời bạn ạ. Đúng canh bạc cuộc đời. Từ nông thôn đến thành thịThanh niên VN giờ kiếm người ÍT BIẾT NHẬU NHẸT , la cà quán xá , CHĂM CHỈ làm việc không dể .Có tiền thì ăn chơi theo kiểu nhiều tiền , ít tiền thì ăn chơi theo kiểu không tiền .Thữ làm một cuộc khảo sát xem mỗi ngày thời gian làm việc thật sự và thời gian la ca phố xá của họ mà xemchỉ trừ mấy người đi làm cho công ty nước ngoài .khoan trách các cô gái lấy chồng ngoạinguyễn thủy Minh da tung lay chong VN, suot ngay an nhau, gai gu. Sau do minh ly hon va lay chong chau Au. Cuoc doi minh da thay doi. Moi thu deu duoc dam bao, an sinh xa hoi, khong phai lo ve kinh te, khong phai ghen tuong buc minh... Ong ba ta co cau "phu nu 12 ben nuoc, trong nho duc chiu" Đâu cứ phải gái nghèo mới thích lấy trồng nn, các diễn viên , người mẫu, ca sĩ cũng lấy trồng nn đó thoi Đừng nói các cô gái VN mong lấy chồng ngoại, ngay cả đồ dùng phục vụ đời sống hàng ngày có được bao nhiêu là hàng VN mình đây, rồi đến cơ hội việc làm nữa muôn vàng khó khăn - rồi đến giáo dục thì tùm lum ko giống ai nay thay mai đổi - đừng đổ lỗi cho người Việt mình thích ngoại chẳng qua ai cũng muốn cho bản thân và gia đình mình được tốt hơn thôi mà cái đó thì " nước ngoài " có lẽ tốt hơn ở ta. Vấn đề là ý thức của phụ nữ về giá trị bản thân. Không phải chỉ những cô gái ít học và nghèo mới lấy chồng ngoại để tìm cơ hội đổi đời, mà như Hân nói, không ít những cô gái có học vấn tốt vẫn có tư tưởng dựa dẫm ỷ lại vào một tấm chồng và đem cả cuộc đời để đánh đổi một cuộc hôn nhân. Họ không ý thức được họ phải có ý chí phấn đấu vươn lên chứ không phải đặt số phận mình vào tay một người gọi là chồng. Những cô gái đó nếu có lấy chồng Việt Nam thì họ cũng khốn đốn vì chưa bao giờ phấn đấu khẳng định giá trị bản thân, khi lấy chồng xong thì đánh cược tính mạng và tương lai vào chồng. Thiết nghĩ, truyền thông và các nhà hoạt động xã hội cần có những hành động tích cực để phụ nữ biết tự quyết định cuộc đời của mình nhiều hơn. Nhiều cô bé, nhà không nghèo đến mức phải tha hương, nhưng chứng kiến mẹ mình, chị mình bị bạo hành tử chồng ,cha họ mà sợ hãi cho tương lai.Họ tự lừa dối mình, thà đến một nơi chưa biết thế nào còn hơn cứ bước chân vào chỗ đạo đày săn có.Các anh chồng VN,đăc biệt ở vùng sâu và xa,có biết chăng? Nếu gia đình có con đi lấy chồng DL HQ thì cha mẹ cũng kg lấy j làm vui đâu mà ngược lai nữa.. Và 1 quốc gia nghèo đói như VN thì nhục cho cã 1 dân tộc..tôi đi Singapore và thấy gái VN tran đầy bên ấy làm những việc nhay cảm..thấy họ tôi kg dám nhìn vì thấy xấu hổ.. Nhưng cũng nên nghĩ lại họ cũng kg muốn làm vậy.. Vì cuộc sống hoàn cảnh.. Vì xã hội wa bất công... Quan to quan nhỏ ăn trên ngồi trước..dân thì đói việc làm thì kg có lấy j sống |
Thói quen phán xét Cộng đồng phẫn nộ về y đức của anh, đòi phải xử lý thật nghiêm. Anh bị miễn nhiệm và sau đó thì tự nguyện xin từ chức. Sự việc diễn ra quá nhanh, khiến tôi cứ băn khoăn mãi. Chẳng lẽ một cái chân đặt sai tư thế lại là vi phạm nghiêm trọng đến vậy?Tôi không cho rằng, việc bác sĩ đặt chân lên giường bệnh là đúng, nhưng cái tôi cần biết hơn: anh chăm sóc người bệnh ra sao, hoàn thành công việc như thế nào, và có chấp hành quy định của Bộ Y tế hay không. Tiếc thay, nhiều người chỉ phán xét quanh cái chân để nhầm chỗ.Nó gợi lại cho tôi vụ một bệnh viện ở Hà Nội nhân bản kết quả xét nghiệm cho nhiều bệnh nhân khác nhau. Người ta chỉ xét nghiệm cho một người, và phát cái giấy đó cho nhiều người khác, bất kể khác biệt về bệnh tật hay lứa tuổi. 1000 phiếu xét nghiệm dùng cho 2000 người. Hành động này nguy hiểm ra sao, chắc không cần phải nói thêm. Phải mất một năm, hình thức kỷ luật mới được đưa ra cho những cá nhân chịu trách nhiệm: cao nhất là giáng một chức, còn lại là cảnh cáo.Cái chân sai chỗ và việc chà đạp lên lời thề Hippocrates, tội nào lớn hơn?Khi còn đi học ở nước ngoài, những người thầy của tôi hay ngồi lên bàn, gác chân lên ghế để thảo luận với sinh viên. Họ làm điều đó một cách tự nhiên, gần gũi và không một ai phán xét. Tất nhiên ở đây có vấn đề về tập quán văn hóa. Nhưng tôi cho rằng, xã hội nào cũng cần: thầy cô giáo để truyền dạy kiến thức và kỹ năng, kiến trúc sư biết thiết kế, và bác sĩ biết khám và chữa bệnh; chứ không phải những ma- nơ-canh để phán xét sự chuẩn mực. Khi chỉ đánh giá sự việc bằng hình thức bên ngoài, thì kết quả chúng ta nhận được cũng sẽ là bề ngoài. Và đáng tiếc thay, qua lăng kính của mạng xã hội, nhiều khi ấn tượng mạnh nhất chỉ là phần nổi của tảng băng.Bản thân mạng xã hội, hay bất kỳ tiến bộ công nghệ nào, đều là trung tính. Nó tốt hay xấu chủ yếu phụ thuộc vào người sử dụng. Trong nền tảng một xã hội vẫn thích soi xét, đánh giá người khác qua bề ngoài, mạng xã hội nhiều khi trở thành một "pháp trường" nơi đám đông mặc nhiên thể hiện sự tàn nhẫn. Họ ném đá những người họ không thích, bất kể đúng sai. Họ cười nhạo kẻ khác biệt mình không một giây suy nghĩ. Họ soi mói đời sống riêng tư, thậm chí thích thú trước nỗi khổ của người khác. Gõ phím xong, họ có thể quên lơ mọi thứ, rời khỏi ghế và sống cuộc sống thực của mình. Họ coi thế giới ảo như một trò chơi, phủi tay tắt máy là câu chuyện kết thúc. Nhưng mạng xã hội không phải là trò chơi. Hậu quả của những việc tưởng như vô bổ trên mạng tàn khốc hơn nhiều.Những hành động mà tôi liệt kê ở trên, có thể coi là hành vi quấy rối trên mạng (cyber harassment). Nó không chỉ khiến người ta mất chức, mà nhiều khi còn cướp đi mạng sống. Mới đây thôi, một em gái ở Đồng Nai tự vẫn khi bị người yêu đăng clip nhạy cảm lên mạng. Gia đình chạy đến hết chỗ này nơi khác để cứu em, nhưng vô vọng. Cô bé mới 16 tuổi, không thể chống đỡ áp lực từ cơn bão mạng. Kẻ đăng clip đã gián tiếp giết em và cả những người lan truyền nó nữa.Tiến bộ công nghệ, như mạng xã hội, mang lại cho chúng ta rất nhiều quyền năng. Giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, phản ánh những điều không hài lòng với chính quyền, hay theo dõi các câu chuyện hấp dẫn được cập nhật từng giây ở khắp nơi trên thế giới, mọi vấn đề dường như đều được giải quyết với một chiếc điện thoại và internet. Nhưng tôi cho rằng, quyền năng luôn phải đi kèm với trách nhiệm. Bởi phía sau những nút share, click, comment vô hồn là cả cuộc sống không chỉ của một con người.Khắc Giang Mình đã bỏ cái lối phán xét người khác được 1 năm rồi, và phải mất 3 năm để tập điều đó. Nghĩ đi nghĩ lại, mình có quyền gì mà đánh giá người ta? Công an muốn kết luận 1 người có tội hay không còn phải thu thập chứng cứ vài tháng đến vài năm. Còn có những người chỉ cần vài giây mà đã phán như thánh. Minh mong mọi ngượi nên gỡ bớt cái tôi của mình, nên nói những gì nên và biết yên lặng đúng chỗ. Một bài viết rất hay! Phán xét và định kiến có lẽ là căn bệnh trầm kha của phần đông người Việt chúng ta. Rất đồng ý với anh. Đó là lý do tôi không muốn dùng FB. "Nhưng tôi cho rằng, xã hội nào cần thầy cô giáo để truyền dạy kiến thức và kỹ năng, kiến trúc sư biết thiết kế, và bác sĩ biết khám và chữa bệnh; chứ không phải những ma- nơ-canh để phán xét sự chuẩn mực"--> tôi rất thích và tâm đắc với câu nói này của bạn, nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày cũng chính vì sự phán xét bên ngoài mà quên đi cái giá trị cần phải đánh giá bên trong! Tôi thích các bài viết của bạn ! nó thực tế và rất hay. Ưa phán xét tham gia vào chuyện của người khác một cách quá đáng là một thói xấu cần lên án . Thời của công nghệ thông tin nó làm cho mọi tầng lớp truyền tải tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng nhưng nó cũng làm cho ai đó có thể mất sự nghiệp hoặc sống dở chết dở vì những thông tin từ số đông .Theo quan điểm riêng của tôi Hành động của bác sĩ nọ chỉ là một cử chỉ không đẹp chứ chưa nói nên nhân cách con người của vị bác sĩ đó . quyền năng luôn phải đi kèm với trách nhiệm. Bởi phía sau những nút share, click, comment vô hồn là cả cuộc sống không chỉ của một con người!MỖI CÁ NHÂN NÊN CÓ TRÁCH NHIỆM HƠN VỚI LỜI NÓI, HÀNH ĐỘNG NGOÀI ĐỜI THỰC CŨNG NHƯ VỚI MỖI LẦN share, click, comment TRÊN MẠNG XÃ HỘI! Mình hoàn toàn ủng hộ quan điểm của bạn.Trên mạng xã hội rất ít người có ý thức với những hành động hay comment của mình.Chỉ cần sướng tay là ném đá không thương tiếc. Mạng xã hội là trung tính, nhưng bị nhiều người làm xấu đi.Đã từ rất lâu mình không còn dùng FB, Twister ...Mình không tẩy chay nó nhưng cảm thấy nó vô bổ và tốn thời gian lại chuốc mệt mỏi phiền phức vào mình.Mình thích sống cuộc sống thực sự của mình hơn. Đó là quan điểm cá nhân của mình. Một tờ giấy dính 1 vết mực nhỏ, người ta khó chịu khi nhìn vào vết mực đó mặc dù phần giấy trắng còn rất nhiều. cảm ơn bạn! công an chửi thề văng tục, giáo viên say xỉn, đốn hạ cây cổ thụ trồng cây mở bảo cây vàng tâm mổ ruột thừa bỏ quên kéo.v.v... và bao nhiêu việc tầy đình khác .chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm. Thói quen "phán xét" phát sinh từ những bức xúc trong cuộc sống của người dân. Khi nào bạn ở trong những hoàn cảnh: đau ốm, bệnh tật bất đắc dĩ phải vào viện , mắc "bẫy" khi tham gia giao thông, bị mất chó ngay trước mặt,....mà không biết kêu ai thì bạn sẽ hiểu.Mạng xã hội được coi như là công cụ để người ta bày tỏ quan điểm và bức xúc của mình trước những vấn đề trong cuộc sống. Nếu chúng ta chỉ chê trách mà không đưa ra giải pháp hay hành động gì để khắc phục mà chỉ nói thì chúng ta cũng đang mắc lỗi PHÁN XÉT như họ thôi. Đó là biểu hiện của bệnh vô cảm! Cảm ơn bài viết rất hay. Vâng! Đúng! Người Việt thích phán xét người khác hơn là soi lại chính bản thân mình. Thích tìm tòi những cái dở của người khác để che đi cái tệ của chính mình. Bao nhiêu comment ở đây đã từng kịch liệt phê phán hành vi gác chân lên giường bệnh khi thăm khám của Bác sĩ trẻ kia , đòi lãnh đạo bệnh viện phải kịp thời thế " lọ " thế chai , v..v , xong bg lại vào đây lên tiếng thể hiện sự cảm thông sâu sắc , nói thật ở đâu không biết chứ ở VN mình coi đám đông hay cái gọi là " Cộng đồng mạng " là một cái gì đấy rất không có giá trị và ý nghĩa Bài viết này rất hay! Nó thực tế, rất đúng và chuẩn. Thiết nghĩ phải có chính sách để mỗi người dân được trang bị kiến thức về triết học nhỉ! Để con người sống nhân văn hơn, hiểu các quy luật trong xã hội, suy xét vấn đề không phiến diện, đúng bản chất! Mình nghĩ các nước Bắc Âu, Tây Âu có lý của họ khi các trẻ từ 9 tuổi đã phải học và hiểu các nội dung của triết học - quy luật gốc. Ở vn mình vẫn còn xem mấy thứ đó là cái gì đó rất cao siêu, xa thực tế. Thực chất nó rất tốt cho một xã hội văn minh! Thật không may cho ông bác sỹ này. Ông ta có thể giỏi và tận tụy, nhưng chỉ một tư thế phản cảm là đủ đổ xuống sông biển bao nhiều điều tốt của mình. Đánh giá một bs mà như đánh giá một chính khách thì đúng là quá khắt khe. Chung quy cũng chỉ lỗi tại thói quen ưa hình thức của xã hội ta. |
Đổ rác sang nhà hàng xóm Nghe mà tôi muốn khóc cho bạn. Không lẽ vì tiết kiệm nên họ chỉ nghĩ làm sao cho nhà mình sạch, còn hàng xóm, cộng đồng thì kệ?Tôi đang sống Adelaide, một trong những thành phố sạch nhất nước Australia. 80% rác được thu gom và tái chế. Những nhà có vườn rộng thường mua thùng rác tự hủy đặt ngoài vườn để chôn những loại rác có thể hủy làm phân bón cho cây, vừa đỡ gây ô nhiễm chung. Mua hàng siêu thị không được dùng túi nilon nên chúng tôi phải mang theo túi lớn dùng nhiều lần. Bạn dắt chó đi dạo cũng phải mang theo bao nilon để nhặt phân rơi.Ở Australia, mọi người luôn coi môi trường là vấn đề quan trọng. Nhà nước có trách nhiệm làm luật bảo vệ môi trường và chi tiền để thực hiện các chương trình bảo vệ và làm đẹp môi sinh. Họ có cơ quan kiểm tra và giải quyết vi phạm luật môi trường (Environment Protection Authority). Bất kể một khu dân cư nào cũng phải làm hệ thống hạ tầng xử lý rác thải trước rồi mới chia lô, bán đất xây nhà. Các cơ sở kinh doanh, sản xuất phải tuân thủ nghiêm túc từ chất lượng nước thải, chất thải, khí thải đến tiếng ồn. Chuyện vi phạm lớn đã đành, chuyện nhỏ như máy điều hòa của hàng xóm ồn quá làm bạn khó chịu, bạn phản ánh, nếu hàng xóm không chịu sửa thì phải kêu ra cơ quan này vì hàng xóm làm ô nhiễm tiếng ồn.Chính quyền cơ sở (local council, tương đương với cấp quận ở Việt Nam) là nơi quản lý trực tiếp về môi sinh. Một trong các nhiệm vụ cơ bản của họ là giữ cho khu vực sạch, đẹp và an toàn. Khác với Việt Nam, các chính quyền cơ sở này nhỏ gọn, không có chức năng quản lý các ngành chuyên môn như cảnh sát, pháp lý, giáo dục, giao thông, y tế... Các chức năng chuyên môn nói trên chỉ có ở cấp tiểu bang và liên bang. Để gom rác hiệu quả, chính quyền cơ sở cung cấp cho mỗi nhà 3 thùng rác to, cỡ 500 lít để đựng rác thường, rác tái sinh và rác xanh (cỏ, cây xanh cắt từ vườn). Một tuần một lần gom rác thường, vài tuần một lần gom rác khác, theo lịch. Rác được gom theo loại bằng xe cơ giới chuyên dụng riêng biệt. Rác chung thì được chở ra bãi rác để chôn. Rác tái chế được chở vào các xưởng tái chế. Rác xanh được chở đến bãi chế biến phân. Việc đi gom rác, chế biến rác thành các sản phẩm thương mại... cũng là một hoạt động kinh doanh. Chính quyền cơ sở nhỏ gọn, không có chức năng làm kinh tế, vì vậy các công việc kể trên được giao cho các nhà thầu. Chính quyền cơ sở xét duyệt thiết kế đô thị, nhà ở... để cho khu vực hài hòa, đồng bộ.Chính quyền cơ sở còn có trách nhiệm cọ rửa các lò BBQ và vệ sinh toilet trong các công viên. Đến Australia, bạn sẽ thấy hệ thống toilet công cộng tiện lợi, sạch, luôn có giấy vệ sinh và không mất tiền. Trong thành phố, ngoài các toilet công cộng lớn trong khu mua bán và vui chơi, các trạm bán xăng đều có toilet cho khách đi đường. Biển báo nhắc nhở và thùng rác còn được đặt ở mọi chỗ công cộng có thể có rác. Tiền để làm việc này lấy từ thuế nhà (council rate) được tính theo giá trị nhà.Ý thức về môi trường được nhà nước Australia đặc biệt chú trọng từ trong giáp dục nhà trường, được người lớn nhắc nhở và làm gương trong gia đình và ngoài xã hội. Những gì trải qua trên đất nước này, tôi có thể nói rằng bạn chỉ cảm thấy thoải mái và an toàn khi sống trong một cộng đồng tốt, biết quan tâm giúp đỡ nhau và cùng đóng góp cho môi trường sống tốt hơn.Câu chuyện thả bịch rác sang nhà hàng xóm ở Việt Nam không mới nhưng tôi cho rằng là vấn đề rất quan trọng. Nó cho thấy tâm lý "sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi" đã và đang tạo ra những sản phẩm độc hại, những sự thờ ơ vô cảm mà mỗi người vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm. Đừng nói với tôi là đất nước người ta giàu nên người ta làm được như vậy. Giàu hay nghèo, bạn không thể sống tách rời cộng đồng. Bạn và người thân phải ra đường, phải uống nước, phải hít thở không khí, phải ăn thực phẩm và dùng dịch vụ từ cộng đồng. Ta không có quyền xả rác ra đường, ra mương, ra sông, ra ruộng hay sang cửa nhà hàng xóm.Để có môi trường xanh, sạch, "thơm" và an toàn, tôi cho rằng, cần có sự kết hợp đồng bộ của tất cả, từ nhà nước, cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở và cơ bản nhất là ý thức người dân. Đây thực sự là công việc lâu dài và khó khăn.Nguyễn Thị Nhuận Chỗ tôi cũng vậy. Rác từ hàng xóm. Quét đường không hốt mà hất tứ tung qua nhà người khác. Khạc nhổ ra đường kinh tởm. Cửa cuốn mà đêm hôm kéo muốn sập nhà. Đi về còi xe inh ỏi kêu gọi um sùm. Ra đường nói chuyện lớn tiếng... Âu cũng là ý thức quá tồi! Bức xúc lắm, cái ông hàng xóm nhà mình ông ấy sửa nhà, ổng đổ Xà bần sang nhà mình, nhắc đến lần thứ 5 mà vẫn lén lút đổ sang, rồi còn đổ sang nhà khác nữa. Người ta bảo "quá tam ba bận" nay đến bận thứ 5, nói miết, nhắc miết, thiếu nước ra Phường thưa nữa thôi. Thế mà thật ngạc nhiên, vợ chồng ổng còn kêu bà mẹ già sang xin đổ thêm ít nữa... thật không thể tưởng tượng được trên đời lại xảy ra chuyện như thế! Mà ổng làm bên quân đội, cấp bậc cũng Tá rồi, còn bà vợ là Y Sĩ cơ đấy... không biết chừng nào Việt Nam văn minh nổi, nếu còn những nhận thức kiểu nhà này??? Mong bài này đến được với nhiều người, nên in ra nhiều phát cho các trường học , công, tư sở , nói cho thực tế : cho mọi người đang sống và đang xả rác hằng ngày , cám ơn tác giả , một vấn đề nổi cộm của hôm qua , hôm nay và ngày mai . Chưa được đến Australia nhưng đọc bài viết của TG Nguyễn Thị Nhuận làm cho tôi muốn được sống ở đó quá! Được mở rộng con mắt về nước bạn , vì một cộng đồng xanh sạch đẹp :) những câu chuyện cũ không bao giờ hết sốt. tôi yêu ADELAIDE và rất tâm đắc với ý kiến của bạn. Mong VN cũng được như thế ! Ý thức cộng đồng bắt đầu nơi trường học. Nếu không tạo được ý thức về cái đúng, cái sai cho các cháu thì đất nước sẽ mãi không bao giờ tiến bộ. KHÓ !!! Nếu muốn thay đổi thì phải bắt đầu từ trong trường học, phải mất nhiều năm mới thay đổi được ý thức cộng đồng. Vệ sinh môi trường là vấn đề nhức nhối tại VN. Đi du lịch sợ nhất đời là nhà vệ sinh. Muốn cải tạo chuyện rác tại VN, ý thức thôi chưa đủ, cần có chế độ chế tài và cần những nhà lãnh đạo có tâm và tầm từ cấp địa phương. Thử hỏi một chủ tịch phường, 1 năm chưa thấy đặt chân xuống khu dân cư một lần thử hỏi, làm sao biết nơi đó sạch dơ, có gì cần cải thiện. Mong lắm thay một cuộc cách mạng về rác thải và nhà vệ sinh tại VN! Nhà tôi cũng vậy, cứ đi làm về là thấy một bịch rác đến lần thứ tám tôi không nhịn được báo tổ trưởng dân phố và tổ trưởng cũng bó tay, tôi vào hẻm kế bên hỏi từng nhà mới té ngửa ra có một nhà thường xuyên vứt rác nhà người khác, tiền thì họ vẫn đóng hàng tháng và người thu gom rác đến tận hẻm 1.5m mà không thích để rác trước nhà mính thích để nhà người khác đổ. Tôi không hiểu cái lý luận kỳ cục và vô lý của tư duy " muốn được cho mình" tôi kiện ra phường mà không ai giải quyết. Chỉ sau chuyện đó những người thường xuyên vứt rác nhà tôi lại ghim gút trong lòng, tìm cách kiếm chuyện và trả đũa. Ai giải quyết đây và diễn đàn này có giúp được gì cho người thiếu ý thức thiếu trách nhiệm cộng đồng mà ở đây là lối xóm. Thượng bất chính, hạ tất loạn! Ở Việt Nam, nơi nào có đống rắc, chính quyền đến cắm tấm biển CẤM DỔ RÁC. Nơi nào có chợ tư phát, chính quyền đến treo băng rôn " CẤM TỤ TẬP BUÔN BÁN, CHIẾM LÒNG LỀ ĐƯƠNG". Thật buồn cười, sau đó, cán bộ đến làm khó dễ, khien dân phải chung tiền. Gần nhà tôi có ông chánh án tòa án nhân dân, trẻ và vệ sinh. Chính vì vậy mỗi ngày ông ta quét tước đến 3 lần. Có điều là lần nào ông ta cũng quét rác sang phần đường nhà tôi rồi tập kết lại thành đống. |
Giáo dục đạo đức Một năm sau, RMIT chính thức ban hành luật cấm hút thuốc trên toàn trường và chiến dịch tuyên truyền vẫn tiếp tục mạnh mẽ.Một năm nữa trôi qua, khi đã trở thành nhân viên của trường, tôi vẫn thường đi lang thang trong sân trường, không còn một hình ảnh hút thuốc nào mà ngay cả tàn thuốc cũng biến mất hẳn. Giờ đây, khi tất cả học sinh và nhân viên của trường đều đã quen với việc đó, việc giáo dục ý thức chỉ còn dành chủ yếu cho những buổi giới thiệu cho học sinh và nhân viên mới. Đã có bao giờ bạn tự hỏi lý do vì sao mình bắt đầu sử dụng một sản phẩm nào đó hằng ngày như một thói quen. Quen đến nỗi một ngày nào đó, khi bạn đi tìm nhưng không thấy, bạn sẵn sàng "lục lọi" ở nhiều cửa hàng khác nữa. Cũng như vậy, có những cách ứng xử văn hoá, đạo đức, nếu được ăn sâu vào tâm hồn từng người như một thói quen, cũng sẽ khiến bạn ngỡ ngàng đôi phút khi không tìm ra nó. Ở nước ngoài, khi một người ra quầy tính tiền, điều đầu tiên anh ta tìm kiếm là xếp hàng ở đâu, và nếu không tìm thấy anh ta sẽ tiếp tục đảo mắt nhìn qua lại, và hỏi những người đứng gần đó. Thói quen sử dụng một mặt hàng, sản phẩm nào đó có thể chẳng phải làm do tính ưu việt của sản phẩm đó mà chỉ là do, sau một thời gian dài, tiếp nhận thông tin quảng cáo bằng nhiều phương tiện khác nhau, lặp đi lặp lại. Và nó dần trở thành phản xạ, nếp nghĩ tác động tới nhận thức, hành vi. Theo sự phát triển của thời đại, chất lượng giáo dục ngày càng được chú trọng, đặc biệt là giáo dục trực tuyến. Tôi mơ ước rằng những website học trực tuyến ở Việt Nam cũng sẽ có thêm những kênh hấp dẫn với bạn trẻ như Youtube để giúp họ xem được bài giảng, một đoạn phim ngắn hay, ý nghĩa. Dù có thể chỉ là 30 giây đến một phút thôi nhưng theo tôi, điều đó lại mang đến một niềm vui, sự hứng khởi cho người học. Và xa hơn nữa là gieo trong lòng người xem những hạt giống mầm của đạo đức, văn hoá người Việt Nam. Nội dung không cần quá cầu kỳ, đơn giản chỉ là những bài học nhẹ nhàng về tình gia đình, ơn thầy cô, nghĩa bạn bè, đơn giản chỉ là dạy trẻ làm tốt thì được tốt, cho đi sẽ được nhận lại.Chương trình giáo dục kiểu này dù không đem lại lợi nhuận trực tiếp nào cho một công ty, doanh nghiệp, nhưng nó mang lại tương lai cho cả một quốc gia, dân tộc. Đạo đức, cũng giống như hành vi sử dụng một mặt hàng vậy, nếu bạn được nghe, thấy, qua những phương tiện truyền thông, chèn vào giữa những chương trình bạn yêu thích, hết ngày này qua ngày khác bạn sẽ có thêm động lực để thay đổi hành vi của mình.Ước mơ thay đổi, tạo dựng văn hoá, đạo đức cả một xã hội thì còn xa và to lớn lắm, nhưng với tôi điều đó có thể bắt đầu từ những việc tưởng như rất nhỏ. Lê Bình Chúng ta đang xây dựng CNXH chủ nghĩa ưu việt nhất của loài người . Các quốc gia khác phải học tập ta. Cớ sao ta học tập họ . Em dừng xe vì đèn đỏ lúc 6h15 sáng tại ngã tư NTMK- Đinh Tiên Hoàng Q1, một "bác" vừa phóng xe qua vừa hét với em "điên, không có ai mà cũng dừng"--> Thế đấy, cái giá của tuân thủ là được đưa vào hạng thần kinh không bình thường :) Vậy chúng ta hãy bắt đầu từ không vứt rác, xếp hàng và tham gia giao thông. Đó là các việc rất nhỏ nhưng cần thiết. Hai chữ "cảm ơn" mà các bạn trẻ chưa làm được, đừng nói làm chuyện khác. Bài viết ngắn nhưng quá hay. Tôi tu nghiệp sinh ở Nhật 3 năm, tôi đã học được Người Nhật những gì trong bài viết của Anh Lê Bình đã nói. Đối với họ, những điều này nó thói quen ăn sâu vào nét văn hóa. Còn ở Việt Nam, có những thói quen không tốt nhưng ngày càng được tạo ra nhiều hơn trong cộng đồng kể cả trong môi trường giáo dục trẻ. Tôi nghĩ, ở Việt Nam, muốn tạo lập những thói quen tốt trong cộng đồng thì phải có những quy định, chế tài và tuyên truyền thường xuyên, manh mẽ. Cám ơn bài viết hay của anh Lê Bình. O nuoc ngoai khi 2 nguoi di bo cham vao nhau, ca hai deu noi xin loi (pardon) mac du chi co mot nguoi sai. Nguoi di sau muon vuot nguoi di truoc thi ho cung noi xin loi (pardon) mac du nguoi di truoc nghenh ngang chan duong.O VN ta nguoi ta se noi gi voi nhau trong truong hop nay ? Quan trọng là Đạo dức là gì thì mới Giáo dục dc Bài viết hay và thực tế, một đất nước không thể gọi là văn minh và phát triển nếu thiếu đi đạo Đức, chương trình giáo dục cần cụ thể và có hẳn 1 lộ trình thực hiện: biên soạn giáo trình phù hợp với từng độ tuổi, cách thức truyền đạt và kiểm tra, sự hỗ trợ của truyền thong và luật pháp, ,,, và quan trọng nhất là thực hành . Trường tôi tại Mỹ đã thực hiện chương trình này từ khá lâu. Nhà trường đã kết hợp giữa tuyên truyền sâu rộng và phạt nặng cho các trường hợp cố ý làm trái luật. Mức phạt tăng dần từ 25 đô la cho lần đầu lên tới 200 đô la cho lần thứ 3 tái phạm. Quá tam ba bận thì chắc chắn bị mời lên cảnh sát làm việc. Theo tôi số sinh viên Việt Nam chấp hành khá tốt. Số vụ bị bắt vì lén hút thuốc lại chủ yếu thuộc về một số bạn từ Nhật, Trung Quốc cũng như sinh viên bản địa. Tuổi trẻ thì ở đâu cũng có người nông nỗi bồng bột không kiềm chế được bản thân. Tuy nhiên chưa ai vi phạm quá hai lần. Làm việc nhỏ trước khi làm việc lớn Quang huy , luật là luật.bạn có biết vì những kẻ đi đèn đỏ như bạn mà người khác phải chậm lại dù họ đang có đèn xanh thay vì giữ tốc độ ,và qua đó hình thành thói quen ngu xuẩn là: có đèn đỏ không có ai,cứ đi.có đèn xanh vẫn phải đi chậm vì sợ có kẻ đi đèn đỏ như mình.tôi học và hành nghề lái xe ở Nga ( đi khoảng 1 triệu km trong 10 năm) tôi thấy đây là lỗi hay gây tngt thảm khốc... Đọc bài này tôi lại nghĩ tới câu truyện ca sỹ nọ cho con tè vào túi nôn trên máy bay và một số người lại cho đó là bình thường. Chúng ta không dạy cho đứa trẻ những điều từ nhỏ nhất hàng ngày thì khi lớn sẽ lại trở thành người thiếu ý thức. Việc tuyên truyền để xây dựng ý thức công đồng là việc làm của các nhà quản lý còn việc thường xuyên dạy trẻ là việc của mỗi gia đình. trước giờ cứ giáo dục là bắt đầu từ nhà trường , điều đó đúng nhưng ở VN ko hiệu quả vì ở trường toàn sáo điều nhưng trẻ em về nhà thấy người lớn toàn làm điều sai , kể cả giáo viên ở trường thì nghiêm chỉnh nhưng về nhà thì lại khác, vậy bắt đầu từ đâu? Nhà dột từ nóc Muốn có xã hội văn minh, dân chủ, công bằng ... gì gì đó trước hết phải có văn hóa GƯƠNG MẪU. Nếu người lớn kẻ ở trên chỉ hô hào nói mồn thì không bao giờ ... |
Thiền giữa đồng sen Tôi đặc biệt thích không gian mở với tầm nhìn phóng ra vườn cây xanh mướt phía ngoài. Sân bay nhỏ nhưng tươm tất, có thể nói là sạch nhất trong số những sân bay mà tôi từng biết ở Việt Nam, và cả ở các sân bay quốc tế trong khu vực Đông Nam Á. Cho điểm 10 dịch vụ cũng không phải là quá hào phóng cho một sân bay địa phương như ở đây.Nhưng sự hài lòng của tôi, một hành khách, chưa dừng lại ở đó. Khi xe chạy ra ngoài tôi kịp nhìn thấy hai hồ sen lớn ở hai bên lối vào. Đẹp không thể tả! Và tôi biết, mình, một người con đất Việt, đã về đến nhà.Sen có thể sinh trưởng tốt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ là một loài hoa đẹp, sen còn mang nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh với những quốc gia theo đạo Phật hoặc chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Tại Việt Nam, thật không khó để nhận thấy sự hiện diện của hoa sen trong đời sống hàng ngày của người Việt. Nhưng phải đến khi đi xa lâu ngày trở về tôi mới nhận thấy hồn sen đã len lỏi vào từng hơi thở của văn hoá dân tộc mình.Chuyện ở Australia, mùa xuân năm ngoái, tôi đến Lễ hội hoa Toowoomba - một thành phố vùng ven ở Queensland. Chuyến đi ngắn nhưng để lại trong tôi nhiều cảm xúc về một vùng quê yên bình và những người dân thích làm vườn tược (không nhất thiết phải là nhà vườn chuyên nghiệp). Mỗi năm Thành phố Toowoomba tổ chức cuộc thi nhà vườn đẹp với sự tham gia nhiệt tình của người dân địa phương. Kết quả những nhà vườn đẹp nhất sẽ được kết nối lại thành một chuỗi những điểm đến trong chương trình chính thức của Lễ hội hoa kéo dài trong 10 ngày thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan. Tính đến nay, tôi đã đến Lễ hội này 3 lần và chưa một lần nào thất vọng về cách tổ chức và nội dung luôn có điều bất ngờ, mới lạ.Những tour ngắm hoa ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu năm nào cũng nhộn nhịp thu hút khách thập phương đến thưởng lãm. Ngoài vẻ đẹp tự nhiên của muôn nghìn loài hoa, công đầu phải kể đến chiến lược của nhà quản lý đã kết nối những nhà vườn và doanh nghiệp hưởng ứng kế hoạch chung của thành phố, những nhà cung cấp dịch vụ liên quan như khách sạn, nhà hàng, các tour liên kết đến thành phố và quảng bá sự kiện đến du khách thập phương.Hoa đẹp ở Việt Nam không thiếu. Nhưng hoa đẹp thôi thì cũng chưa đủ để giữ chân và làm hài lòng du khách nếu các dịch vụ liên quan không được đáp ứng. Có dịp tiếp xúc với một số cơ quan hữu trách ở một số tỉnh, thành, tôi ghi nhận được những tín hiệu rất tích cực khi nhiều nơi đã bắt đầu dành nhiều quan tâm đến phát triển du lịch và sản phẩm đặc thù của địa phương mình. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy những nỗ lực đơn lẻ của từng địa phương vẫn chưa đủ sức để tạo một cú hích khi bản thân một sản phẩm du lịch tự nó không tạo nên một thương hiệu đáng khao khát nếu không có chương trình định vị và quảng bá phù hợp.Những cánh đồng sen bạt ngàn ở miền Tây Nam Bộ hay vô vàn những ao sen trên khắp đất nước không thể cất cánh nếu hình ảnh hoa sen chỉ được gắn trên logo của Vietnam Airlines, hoặc phổ biến hơn một chút là nơi các chị em diện yếm đào thướt tha chụp ảnh. Gần đây, tôi đến tham quan Khu di tích Gò Tháp tại tỉnh Đồng Tháp, nơi ghi nhận nhiều dấu tích của nền văn hóa Óc Eo. Trên nóc đài quan sát, một bên là rừng tràm bạt ngàn, một bên là đồng sen bát ngát trải dài đến ngút tầm mắt. Tôi không thể chờ để được chạy ngay ra giữa đồng sen để thưởng thức cái bình yên của mảnh đất này. Tôi tưởng tượng ra cảnh Phật ngồi thiền giữa cánh đồng sen, yên bình tuyệt đối. Đến nơi, một dãy những chòi lá được dựng lên với những món đặc sản xứ Sen Hồng, không thiếu món rượu sen 39 độ mạnh chẳng kém Vodka. Không có chỗ thiền, người ta nhậu giữa đồng sen.Bali có khóa thiền 5.000 đôla Mỹ một tháng, khách xếp hàng cả năm mới đến lượt đi. Tôi nghĩ tại sao Việt Nam không có tour thiền giữa đồng sen độc nhất vô nhị trên thế giới nhỉ?Huỳnh Thị Ngọc Hân Tác giả thực sự là một người con luôn yêu quê hương, yêu Tổ Quốc. ý kiến rất hay và độc đáo ạ. Sao ta không mạnh dạn tổ chức những tour như này, tôi nghĩ người dân Việt Nam mình cũng cần thiền nhiều lắm. Bài viết của bạn có ý tốt cho du lịch Việt Nam. Và cũng nói một chút về thiền .Tôi chỉ có góp ý là thiền chỉ có được ở nơi có nhiều người tốt .Ở nơi nhiều người nói dối và ích kỷ thì việc thiền khó đấy. ai thích và có thể thì vẫn thiền được ngay cả trong quán nhậu tac gia co 1 cai nhin rat hay Thiền định đòi hỏi phải có một nơi nhất định và ổn định thì thiền mới tốt và lâu dài được! Chứ thiền ở ngoài này chịu ảnh hưởng nhiều của mưa, gió, địa lý chưa kể rắn nước bò lên khi đang thiền thì căng à, hehe... BAN HAY GIU Y TUONG NAY, CUNG NHAU CO DIP CHUNG TA SE CHUNG TAY THUC HIEN. CHUC BAN CON LUU GIU NHUNG PHUT GIAY BINH AN! Bài viết hay thôi đi còn bao nhiêu những dich vụ khac làm còn chưa song Nghỉ sao thiền có rượu, trộn chung hơi thái quá Bạn vừa có tâm, vừa có tầm. Tôi đánh giá cao ý tưởng trong bài viết của bạn. Rất mong các nhà lãnh đạo có bước đột phá trong quản lý để ý tưởng này thành hiện thực Một người có tấm lòng với quê hương và cuộc sống, ý tưởng hay. Nếu tôi là lãnh đạo những địa phương này hay du lịch sẽ biến thành hiện thực theo cách của VN Như giữa đống rác nhớp, quăng bỏ nơi bờ đầm, chổ ấy hoa sen nở, thơm sạch đẹp ý người- cũng vậy, giữa quần sanh, uế nhiễm mùi phàm tục, đệ tử Bậc Chánh Giác, sáng ngời với trí tuệ! (Pháp Cú 59)! Bất cứ nơi nào chốn nào, mỗi con người chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi...nếu giữ được Trạng Thái Tâm Tư tốt nhất- luôn hướng về điều thiện! Xét về cơ bản đó chính là Thiền...kể cả khi trong quán nhậu!!!:)))) Muỗi cắn cho sưng mông, không sung sướng thế đâu... Bài viết xứng danh với Thạc sĩ PR & kinh doanh quốc tế. |
Lời chào tròn hay méo Trong một chuyến du lịch Hongkong cách đây vài năm, quãng đường từ sân bay về khách sạn, anh tài xế vui tính luyên thuyên hỏi han tôi đủ thứ chuyện. Anh hỏi lan man từ chuyện lấy vợ chưa, tại sao lại chưa, có tìm bạn gái nơi đây không, mua bán chỗ này là bịp khách đấy, chỗ kia là hợp lý, ăn mỳ vằn thắn chỗ nọ mới đúng khẩu vị… Xe tới khách sạn, nhân viên sảnh lễ tân ra mở cửa xe và chào tôi đầy đặn bằng thứ tiếng Việt lơ lớ đủ cả tên cúng cơm.Một thoáng ngạc nhiên, vui vẻ, sau khi nhận đủ hành lý được bê xuống từ thùng xe, tôi “típ” thêm chàng trai bản xứ vài đôla. Tôi tự đặt dấu hỏi tại sao nhân viên khách sạn lại biết chính xác tên mình? Hai phút tôi có câu trả lời.Trong quá trình di chuyển trên taxi, những thông tin cơ bản về quốc tịch, tên tôi đã được tài xế bằng cách nào đó thông báo trước về khách sạn. Cho dù đó là một “nghiệp vụ” của ngành du lịch xứ sở này để làm vui lòng khách đến thì dù đánh giá như thế nào đi chăng nữa vẫn phải công nhận đó là một phương pháp hay. Họ, chí ít đã lấy được cảm tình của một người xa lạ.Tôi đã từng xem nhiều clip trên mạng Internet, trong ấy chan chát nội dung đối thoại giữa người dân và cảnh sát giao thông ở Việt Nam trong những tình huống kiểm tra vi phạm lặt vặt. Vô số trường hợp bắt đầu căng thẳng ngay từ lời nói bắt lỗi đầu tiên: "Anh đã chào tôi chưa, ơ kìa?”. Anh cảnh sát ngượng nghịu, lúng búng vung tay lên vành vũ kếp-pi khiên cưỡng chào rất nhanh kiểu cho có rồi vào việc luôn: “Tôi chào anh rồi đấy nhé, anh cho kiểm tra giấy tờ!”. Một lời chào “méo miệng”.Tôi cũng không rõ động tác chào theo điều lệnh ấy có vất vả lắm hay không mặc dù quy định là bắt buộc. Đôi khi tôi cũng tự hỏi rằng tại vô số trụ sở công quyền tiếp dân, đóng thuế, công tác hành chính… nụ cười và lời chào hỏi ban đầu với người dân của cán bộ hình như giống như vô số loài thú trong sách đỏ đang bên bờ “tuyệt chủng”. Đằng sau lớp kính ngăn cách đục lỗ thông âm ấy là những gương mặt mệt mỏi, cau có, mỗi lời nói gắt gỏng như mệnh lệnh và thường xuyên đều đặn thiếu chủ ngữ.Nỗi vất vả của bên nào là thường trực? Có lẽ không cần khảo sát thì cá nhân mỗi người dân đều nhiều ngần ngại khi bắt buộc phải đến chốn công quyền.Mới đây, trong mỗi ngày làm việc của cán bộ, chiến sĩ điểm cấp mới, cấp đổi chứng minh nhân dân, Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an Hà Nội (44 Phạm Ngọc Thạch) bắt đầu bằng việc chào dân nhằm thể hiện sự tôn trọng và nhắc nhở về chức trách phục vụ nhân dân.Cho dù loáng thoáng đâu đó một chút gượng gạo nhưng tôi thấy đây là một tín hiệu le lói đáng mừng, rất cần thiết được nhân rộng khi cái hố khoảng cách giữa cảnh sát nói riêng và công quyền nói chung với người dân ngày càng rộng miệng.Có quan cách đến đâu, một nhân viên công quyền khó lòng hách dịch quát tháo ngay được với người đối diện mà mới trước đó vài chục giây, mình vừa phải đứng nghiêm chào – dù là chào theo điều lệ.Tôi cũng chả dám mơ ước xa xôi, chỉ mong rằng, đến lúc nào đó những vị cán bộ khi đối diện với nhân dân, gửi tới chúng ta một nụ cười và lời chào tự nhiên nhất có thể.Có lẽ chỉ cần hao hao tươi tắn giống như những người phục vụ nhà hàng, dịch vụ, bán vé cầu đường BOT… thì khi ấy, ắt những vụ việc chống người thi hành công vụ, phàn nàn dịch vụ công cũng sẽ thuyên giảm đáng kể. Tôi tin là vậy. Có ai muốn đôi co căng thẳng, lằng nhằng, hoạnh họe khó chịu với một “đầy tớ” đầy trách nhiệm vừa lịch lãm gật đầu chào mình.Phản xạ chào hỏi cũng có thể mai một, kém tự nhiên hơn nếu chúng ta ít sử dụng nó. Lời chào hỏi là một hành vi văn hóa cần thiết trong cuộc sống văn minh. “Tác dụng phụ” duy nhất của nó, tôi tin, sẽ chỉ làm người đối diện tôn trọng, có thiện cảm với ta hơn.Tất nhiên đó nên là một lời chào tròn tiếng.Hoàng Minh Trí Em sợ các bác giao thông chào em lắm ạ. Chưa cần nói gì nhiều, chỉ cần nhìn thẳng vào mắt các bác ấy thôi là đã biết mình có lỗi rồi. Một bài viết rất hay. Tôi tâm đắc nhất hình ảnh "chào tròn tiếng" của anh. Chào nhau đã là tốt, nhưng quả thật, đó nên là những lời chào "tròn tiếng", xuất phát từ trái tim, và sẽ thật sự đi vào trái tim. Cảm ơn anh Hoàng Minh Trí về bài viết này. Tôi đang là một sinh viên của một Đại Học cộng đồng tại Mỹ.Mỗi buổi sáng vào lớp học giáo sư là người sẽ ngỏ lời chào sinh viên trước chứ không phải là sinh viên.Khi tôi bị bệnh phải vào bệnh viện,thì bác sỹ và y sỹ sẽ là người ngỏ lời chào bệnh nhân với nụ cười đôn hậu và thân thiện.Ước gì xã hội chúng ta cũng được như vậy. Phải nhớ rằng truớc khi là quan, anh là dân và sau đó anh cũng phải trở về làm dân Có phong bì thì chào tới luôn, tròn vo luôn!! Đừng mơ mộng. Cứ nhìn những gì Cán Bộ Thuế làm thì khắc biết Ôi Việt nam! Chúng cứ mơ đi! Tôi vào lớp đứng nghiêm chờ sinh viên đứng lên để nói "chào các em" mà còn phải nhắc mới đứng lên Trong giao tiếp hàng ngày, lời chào mang lại một cảm giác ban đầu thân thiên hơn hẳn, tuy nhiên thực tế là nhiều người có vẻ không coi trọng điều này, đặc biệt là các bạn trẻ. Ở cơ quan tôi, vô cùng thang máy mà các bạn cứ lơ láo như không quen biết, mặc dù vài bữa lại phải trình hồ sơ cho tôi. Lúc đầu tôi mỉm cười với các bạn nhưng các bạn cứ tỉnh như không nên sau này đành bỏ thói quen cười chào của mình với các bạn trẻ. Có lần tôi nói đùa với nhân sự là nên đưa mục văn hóa giao tiếp vào bài giảng Orientation cho các nhân viên mới. Nhân sự bảo là gặp ông Tổng Giám đốc trong thang máy mà các bạn ấy còn chẳng thèm chào thì người khác bị lơ là bình thường. Bó tay - Phiền Chị đến số bao nhiêu rồi ạ?- Anh mù à, không thấy tôi đang bận sao?- Xin lỗi vì tôi thấy nhảy số không theo thứ tự- Anh câm miệng lại....Đây là tiểu phẩm dự thi tuyển...Diễn viên? Xin miễn trách nếu trùng lặp, giống như, tương tự ... các tình huống thực diễn ra ngoài đời Khi tôi còn bé, Tôi có nghe bài hát " em mơ ước những năm 2000" mà nay là 2015 rồi cho lên tôi cũng chẳng tin và mong chờ diều gì. " và muốn lấy lại niềm tin đã mất thì .... phải làm gấp 3 lần bt chứ còn 1 chút le lói như tác giả nêu thì chả là gì" t cung như tgia thấy bài " cán bộ ....Chào dân" t chẳng thèm đọc luôn. Các bạn cũng hiểu người dân bị phạt có tâm trạng buồn và ko vui nhưng buồn và ko vui ở đây ko phải vì cảm giác ăn năm hối lỗi khi làm 1 việc ko dúng ko tốt mà buồn và ko vui là vì mình bi cướp minh bij moc tui mình bị lừa mình bị ăn chặn mà ko làm gì dc lên tức bực. Và khi bạn nóng nảy ko kìm chế dc nữa thì thành chống người thi hành công vụ thôi ! Hãy vào Agribank mà xem họ chào. Lời chào xứng đáng một cái tát, vâng, một cái tát. Ở 1 nước nghèo nàn và lạc hậu thì giá trị con người cũng thấp theo Trong bài viết Bác có nhắc đến " .....bán vé cầu đường BOT...", gợi nhớ cho tôi cách đây mấy tháng đi trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã nhận được nụ cười và lời chào của các anh/chị nhân viên bán vé; thực sự lúc đấy nó mang lại cảm giác dễ chịu và thân thiện.Rất mong không chỉ ở các cơ quan dịch vụ công mà mọi người sẽ sử dụng hiệu quả thế mạnh của lời chào và nụ cười. các bạn muốn biết sự trơ trẽn của công an giao thông xin mời đến cầu Phú mỹ ! Tôi vẫn còn nhớ bài hát của thiếu nhi chúng ta có câu : Lời chào đi trước đấy mà. Có ai còn nhớ không nào ? |
Đại học không vì lợi nhuận Giai đoạn đầu triển khai, khi nhóm sáng lập tiếp xúc với một vài đại gia để vận động họ đầu tư cho một trường đại học tư thục không vì lợi nhuận thì họ tỏ ra khó hiểu khái niệm này và chất vấn: “Tư thục sao lại không vì lợi nhuận?”. Sau đó khi quảng bá dự án với các nhà đầu tư tiềm năng, chúng tôi đành không sử dụng cụm từ đó nữa mà phải lái theo dạng “đại học tư thục hướng tới lợi ích chung” (private university committed to public service). Trong khuôn khổ một hội nghị về giáo dục đại học, chúng tôi cũng đã thắc mắc trực tiếp với một vụ trưởng của Bộ Giáo dục Đào tạo về lý do áp đặt mô hình công ty cổ phần vào đại học tư thục, kể cả khi đại học đó chọn phương thức không vì lợi nhuận. Tiếc rằng, chúng tôi không nhận được bất cứ lời lý giải nào.Ở Việt Nam, tôi cho rằng, câu chuyện đại học vì lợi nhuận và đại học không vì lợi nhuận đang tồn tại ngộ nhận ở những mức độ khác nhau, không chỉ trong công chúng mà cả trong một bộ phận nhất định của giới chuyên môn và thậm chí của viên chức cơ quan chuyên trách là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cho đến gần đây hầu như người ta đồng nhất đại học tư thục với đại học vì lợi nhuận.Trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển như Mỹ và Anh, những đại học tư thục có chất lượng nhất là các trường danh giá như Harvard, Princeton, Stanford hay Oxford, Cambridge đều là không vì lợi nhuận. Đại học Harvard có nguồn tài chính hơn 32 tỷ USD; Đại học Princeton và Đại học Stanford: hơn 18 tỷ USD; Đại học Cambridge và Đại học Oxford: hơn 7 tỷ USD, chủ yếu do các doanh nghiệp, cựu sinh viên và những mạnh thường quân đóng góp. Mặc dù họ rất giàu có và nguồn tài chính khổng lồ của họ được giao cho những công ty quản lý quỹ rất chuyên nghiệp đầu tư lấy lãi cho trường, nhưng không cá nhân nào được chia lợi nhuận, cổ tức và số tiền lãi đó được sử dụng để vận hành và phát triển trường.Đương nhiên để làm được điều đó cần tổ chức quản trị đại học (governance) một cách phù hợp dựa trên nhận thức đúng về vấn đề “sở hữu nhà trường”. Ta thử phân tích trường hợp Đại học Harvard. Nếu hỏi ai là chủ sở hữu Đại học Harvard thì không thể trả lời John Harvard, người đầu tiên đã hiến tặng khoản tài chính để bắt đầu thành lập trường. Công ơn của người sáng lập Harvard được ghi nhận chỉ với bức tượng tôn vinh ông đặt ở vị trí trang trọng trong trường. Cũng không có cổ đông, nhóm hay tập thể cổ đông, nhà đầu tư nào có thể coi là chủ sở hữu. Sau mấy thế kỷ vận hành và phát triển, có thể xem Đại học Harvard là tài sản hữu hình và vô hình mà các thế hệ mạnh thường quân, giáo sư và nhà nghiên cứu, sinh viên – quá khứ và đương đại – đã tạo nên giá trị và thương hiệu của đại học xếp hạng số một thế giới. Nói cách khác, chính cộng đồng đó là chủ sở hữu Đại học Harvard. Điều này thể hiện qua quyền quyết định (quyền lực) ở hai cơ chế quản trị chính của Đại học Harvard: (1) Hội đồng giám sát do cựu sinh viên Harvard bầu; (2) Nghiệp đoàn Harvard (Harvard Corporation/ The President and Fellows of Harvard College) gồm 13 cựu sinh viên Harvard. Qua việc này có thể thấy Harvard Corporation không phải là công ty trong đó quyền lực nằm trong tay Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị, nghĩa là chủ yếu trong tay các nhà đầu tư vốn (hữu hình).Đại học tư thục vì lợi nhuận vẫn sẽ tồn tại ở Việt Nam nhưng theo tôi ở tầm quốc gia và nếu muốn đảm bảo chất lượng cao, bền vững và triển vọng vươn lên trước mắt ở tầm khu vực thì giáo dục đại học tư thục chủ yếu phải là không vì lợi nhuận và quan hệ hỗ tương với các trường đại học công lập. Với tầm nhìn như thế, nhà nước về lâu dài nên tạo thêm điều kiện pháp lý cho các đại học tư thục hoàn toàn không vì lợi nhuận.Tôi cho rằng, điều kiện cơ bản về pháp lý và quản trị mà trường đại học tư thục không vì lợi nhuận cần là không áp đặt loại trường này phải tổ chức theo dạng công ty cổ phần mà cho phép tổ chức như một quỹ từ thiện chẳng hạn, sao cho không bị chi phối bởi khái niệm cổ phần, cổ đông, cổ tức – nghĩa là ít nhiều bởi khái niệm vì lợi nhuận.Cuối cùng tôi nuôi hy vọng những người, những thực thể có nguồn tài chính thích hợp để đóng góp cho sự ra đời hay phát triển của một trường đại học ở Việt Nam hiện nay là các doanh nhân thành đạt và các công ty vững mạnh sẽ đóng góp một cách sáng suốt vì tầm nhìn rộng lớn và lâu dài của nền giáo dục Việt Nam qua việc “hiến tặng” – hiểu như “endowment” – của nhiều doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp lớn - những người thành đạt đầu tư trở lại cho cộng đồng.Tôn Nữ Thị Ninh Hy vọng là một ngôi trường như thế này được mở tại Việt nam! Nếu nó được mở tôi sẽ tình nguyện về trường này làm việc ngay. từ lâu tôi đã ngưỡng mộ cô Tôn Nữ Thị Linh. một người rất tài năng và tâm huyết. Chuyện mà Nhà ngoại giao kỳ cựu mong muốn là chuyện của tương lai. Bây giờ ở VN tất cả các trường tư thục từ mẫu giáo đến ĐH đều đang nhăm nhăm vào lợi nhuận, thậm chí có lúc có chỗ mục đích đó là chính mà hạ thấp mục đích đào tạo, giáo dục. Chuyện gian dối ta đã nghe, không thiếu. phai chi bai viet nay cua bo truong giao duc thi moi chuyen hien nay da khac cháu chả hiểu bác viết gì Em có xem qua bài diễn văn của Chị Bùi Trân Phượng-ĐH Hoa Sen, đề cập trên cùng chủ đề này.Chia sẻ của em: 2 mô hình mà Chị và Chị Phượng đề cập đều là một. Nhưng đặt trong bối cảnh KT-XH hiện nay, mô hình ĐH tư thục không lợi nhuận cần thời gian phát triển. Bước 1: Áp lợi nhuận trần cho cổ đông, sử dụng nguồn lợi nhuận còn dư cho tái đầu tư. Bước 2: Lợi nhuận 0%, mỗi năm/giai đoạn vận động sẽ cộng thêm các dự án đầu tư mới/tái đầu tư bằng nguồn vốn góp/hiến tặng từ mạnh thường quân. Hy vọng ĐH Hoa Sen và các trường ĐH tư thục khác có lộ trình rõ ràng và quyết liệt cho dự án này để cổ đông-nhà đầu tư đều vững tâm với mục tiêu kinh doanh-mục tiêu xã hội mà họ đã đầu tư. Sinh viên ĐH tư thục tự hào vì họ chon đúng môi trường để phát triển học vấn, tạo tiền đề phát triển sự nghiệp cá nhân, cống hiến cộng đồng. Trân trọng. Tóm lại, ý tác giả là muốn lập một trường đại học kiểu như "Harvard của Việt Nam". Ý tưởng chẳng có gì sai, nhưng theo tôi nó chưa phù hợp trong điều kiện hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, giáo dục còn quá nhiều vấn đề nhức nhối chưa giải quyết triệt để. Cái này giống như chưa học bò đã lo học chạy vậy. Chưa kể thời buổi kinh tế khó khăn, thị trường chạy theo lợi nhuận. "Phi lợi nhuận" là quá xa vời và có phần viển vông, phi thực tế. Có lẽ 50 năm nữa may ra ý tưởng của chị mới manh nha đc một chút chăng? Vẫn hy vọng thế. Tôi cho rằng vì khái niệm ĐHTTKLN còn quá mới mẻ và xa lạ đối với đa số người VN nên ý tưởng của bà chưa được ủng hộ. Nhưng tôi tin rằng có công mài sắt ắt có ngày nên kim. Bản thân tôi nếu không đọc bài viết này của bà thì cũng vẫn tưởng ĐH Harvard hay Cambridge là những big money makers. xin bà đừng nản chí. tôi biết lời khuyên này là thừa vì từng biết đến thân thế cũng như những đóng góp của bà cho đất nước. Tôi nghĩ công chúng cần được tiếp xúc nhiều hơn những thông tin như bà viết trong bài này. Hy vọng sẽ được thấy ít nhất một trường ĐHTTKLN thành công ở nước ta. Việt Nam còn tư lợi lắm cô ơi khi nào các đại gia mà cô gặp di chúc lại 90% tài sản để lại cho các quỹ bảo trợ xh thì dự án của cô may ra có cơ hội. Đại học dân lập, tư thục và cả một số đại học công lập ở VN đang chạy theo lợi nhuận, không chạy theo giá trị cốt lõi là đào tạo nguồn nhân lực có tri thức cho đất nước hay xa hơn là việc nghiên cứu và phát triển khoa học. Cứ xem các trường quảng cáo tuyển sinh mà buồn. Bởi họ chỉ cần sinh viên nhập học nên nhiều thứ "bánh vẽ" về cơ sở vật chất, năng lực của đội ngũ giáo viên được tung hô, việc làm sau khi tốt nghiệp được hứa hẹn. Chỉ khổ những người thiếu thông tin nên đã gửi gắm con em mình vào học để rồi lại phải bỏ nửa chừng vì không như họ mong muốn.Rất cần một mô hình đào tạo thật sự quan tâm đến chất lượng dạy và học. Bà Ninh này nói lạ. Các nước đế quốc giàu có đều bóc lột , bóc lột thậm tệ . Còn ở ta , giáo dục là toàn dân, phổ cập giáo duc đã là phổ thông rồi mà lợi nhuận gì hả . Tôi hoàn toàn đồng ý với cô Tôn Nữ Thị Ninh, không lợi nhuận là không nhuận chứ đừng có những ý kiến nữa vời, đừng có "phi lợi nhuận 1 nữa", tôi xin nguyện về trường đại học phi lợi nhuận của cô Ninh làm việc tự nguyện khi trường này ra đời. Mong lắm và cũng xin được đóng góp phần công sức nhỏ mọm của tôi vào công cuộc xây dựng trường đại học phi lợi nhuận của cô Ninh, nếu cô cần chút công sức nhỏ mọm tài trí có hạn của tôi thì hãy liên lạc với tôi qua email: [email protected], tôi xin nguyện theo tổ chức của cô Ninh để xây dựng ước mơi để có 1 trường đại học phi lợi nhuận. Le Huy Đại Học Haward là một đặc thù. Không thể lấy cái đặc thù làm mô hình cho cái phổ quát . Tiền nào của nấy. Vấn đề Việt Nam hiện nay là chất lượng giáo dục chứ không phải là phi lợi nhuận.Tại sao, con quan chức, con nhà giàu đều đi học đại học nước ngoài không học Đại Học Việt Nam ? Chúng ta hãy bàn những gì trong khả năng có thể làm được, không nên nói những gì vượt tâm tay. Cứ nói cái "lý tưởng" thì ai cũng nói được Bà Ninh ạ. Ước thêm Bệnh viện không lợi nhuận. Khi cháu đọc cuốn Tư duy và Chia sẻ của cô... Cháu đã nuôi giấc mơ cho con cháu vào Nam học tại trường Đại học Trí Việt của cô vì cháu luôn tin vào những việc cô làm và chất lượng của các sản phẩm cô tạo ra. Cháu chúc cô luôn mạnh khỏe và có những cống hiến hơn nữa cho dân tộc. |
Đồng tệ có ma Với người chỉ mua bán mấy trăm như tôi còn vậy, những người sở hữu hàng trăm nghìn USD chắc lúc này suy nghĩ còn dữ dội hơn nhiều. Đem chuyện “tỷ giá tự do” nhảy múa kể với chị bạn đồng nghiệp – người đang chuẩn bị ra nước ngoài định cư – chị nói với giọng đầy tiếc nuối: “Ôi, biết thế chị mua USD từ tuần trước, giờ thì chịu rồi, đành phải đợi cơn say của thị trường lắng xuống”. Nhưng nếu chị biết rằng, sáng nay, đôla tự do đã tăng thêm nữa thì sự tiếc nuối của chị vì không mua sớm sẽ còn lớn nữa. Cũng trong ngày hôm qua Ngân hàng Nhà nước đã nới rộng biên độ dao động tỷ giá USD/VND thêm +/-1%.Toàn bộ sự náo loạn của thị trường USD tự do Việt Nam hôm qua bắt nguồn từ việc trước đó một ngày, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) bất ngờ tuyên bố phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) 1,9%. Ngay lập tức tỷ giá nhiều đồng tiền châu Á (đôla Singapore, won Hàn Quốc, bath Thái, rupiah Indonesia và peso Philippines...) cũng thay đổi theo vũ điệu của đồng NDT. Nhưng dù thị trường tự do có điều chỉnh nhanh đến mấy đều không bắt kịp PBoC cả về tốc độ điều chỉnh và sức tưởng tượng. Ngày hôm qua, PBoC phá giá thêm 1,6%; ngày hôm nay phá giá thêm 1,1%. Mặc dù biên độ phá giá giảm dần nhưng chỉ với hai lần phá giá liên tiếp nhau của PBoC đã khiến tất cả thị trường tài chính và các nhà phân tích choáng váng. Đến lần điều chỉnh thứ ba thì hầu như các bình luận đang tê liệt. Tiêu đề ấn tượng nhất mà tôi đọc được là: “Đồng NDT đang ở đâu? Chỉ có mỗi PBoC là thực sự biết”.Các phỏng đoán về việc PBoC phá giá đồng NDT đang liên tiếp giảm xuống. Một phần có lẽ bởi các chuyên gia phân tích đều muốn tự mình trấn tĩnh lại để suy xét các nguyên do đích thực. Nhưng đa phần, tôi nghĩ, họ đều đang nghĩ đến kỳ nghỉ cuối tuần và thầm mong là trong ngày làm việc cuối cùng của tuần – ngày mai (thứ sáu) – đừng có thêm bất cứ thông tin gì từ PBoC.Trở lại với lý do PBoC quyết định phá giá, bên cạnh các thuyết âm mưu thường thấy, hai lập luận cơ bản mà giới phân tích tập trung là: nền kinh tế Trung Quốc đang có vấn đề do đó họ phải hành động để hỗ trợ tăng trưởng và PBoC đang phối hợp với IMF trong nỗ lực để đưa NDT vào rổ tiền tệ dự trữ trong Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) cuối năm nay. Một giả thiết khác cho rằng, Trung Quốc đang thử thăm dò phản ứng của thị trường sẽ diễn biến ra sao nếu đồng NDT được thả nổi. Bất luận các nguyên nhân của việc PBoC làm như vậy là gì, có ít nhất hai điểm thực sự khiến chúng ta phải suy ngẫm. Trước hết, một cách trực tiếp, việc PBoC phá giá sẽ khiến hàng xuất khẩu Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh ngay tức thì, mở đường cho một làn sóng xuất khẩu ồ ạt sang các thị trường khác. Trong tình thế đó, để cạnh tranh với hàng xuất khẩu Trung Quốc, các nền kinh tế khác cũng phải điều chỉnh tỷ giá. Cách làm của PBoC về cơ bản có thể châm ngòi cho một đợt phá giá của hàng loạt đồng tiền. Và điều này không có lợi cho cả Trung Quốc và các nền kinh tế khác.Có thể dễ dàng nhận thấy, riêng với Trung Quốc, việc quay trở lại với lối mòn xuất khẩu sẽ không kích thích được sáng tạo, đổi mới công nghệ và nâng cấp ngành, cũng như làm giảm tiêu dùng tư nhân vốn đã ở mức thấp kỷ lục (chỉ chiếm khoảng 35% GDP). Đối với thế giới, việc phá giá đồng NDT cũng phát đi tín hiệu nhu cầu của Trung Quốc sẽ suy giảm. Giống như “tình thế lưỡng nan của người tù”, ai cũng hiểu việc phá giá đồng tiền sẽ đẩy các nền kinh tế vào tình thế chạy đua cạnh tranh xuất khẩu hàng giá rẻ, do đó động lực cải thiện năng suất và kỹ thuật sẽ giảm xuống. Nhưng khi một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như Trung Quốc đã lựa chọn cách chơi của các nền kinh tế nhỏ, thì các nền kinh tế này cũng không có lựa chọn nào khác.Điều này làm chúng ta nghĩ đến điểm thứ hai: đó là tính minh bạch và tính có thể đoán trước về chính sách của một nước lớn. Cảm nhận chung của thị trường toàn cầu hiện nay là: không ai hiểu PBoC sẽ tiếp tục làm gì và thực sự muốn gì. Nếu đối chiếu với FED, chúng ta sẽ thấy rất rõ rằng cách làm hiện nay của Trung Quốc làm gia tăng rủi ro cho kinh tế toàn cầu hơn rất nhiều chỉ bởi việc Trung Quốc đưa ra các quyết sách mang tính khó lường cao. Một nước sẽ chỉ là một nước lớn nếu hành xử của nó là có trách nhiệm. Một trong những trách nhiệm hàng đầu là các quyết định phải minh bạch, có thể đoán được và có độ tin cậy cao. Giống như truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, người dân nghèo loay hoay mãi không hiểu đồng tiền của mình biến đi đâu, nhiều quốc gia đang xoay xở với tăng trưởng kinh tế giờ này có lẽ cũng sẽ tự hỏi sau cái giậm chân của PBoC không hiểu vì sao “của cải” của mình đột ngột suy giảm.Phạm Sỹ Thành Trong môi trường đầy chó sói thì mỗi người phải dùng mọi biện pháp để khống chế những con sói: sói cha, sói mẹ, sói con. Cái định nghĩa nước lớn và trách nhiệm hơi phù phiếm. Thử hỏi Mỹ hay châu Âu có hành sử có trách nhiệm ở châu Phi không? Trong thế giới này chỉ có 2 cách: hợp tác hoặc đối đầu, hợp rồi tan, tan rồi hợp. Chúng ta phải tìm cách tồn tại thôi cần gì người ta có trách nhiệm hay không. Trông chờ đồng nghĩa tự tử. Nếu chiêu bài tăng sức cạnh tranh cho Xuất khẩu thất bại (có khả năng hàng hoá tiêu thụ đóng băng do bão hoà, do tẩy chay) sẽ đẩy nền kinh tế Trung quốc trước khả năng lạm phát mất kiểm soát. Xem ra có khả năng nền kinh tế Trung quốc đang bất ổn nên họ chơi trò đánh đu hên xui. Tôi không quan tâm vì tôi không có tiền. Chính sách dùng NDT để giao dich trên thế giới thay cho USD và EUR của TQ chắc phá sản rồi. Đồng bạc mà, nó...tệ lắm ! Trung Quốc vốn vậy. Trung Quốc muốn tống hàng tồn kho ra các nước khác nên chơi trò này đấy mà!thế hi sinh đôi khi không thoát được đành bỏ mạng - xem ra NDT xuống thì người dân TQ còn thê thảm hơn nhiều -sợ có bất ổn đến chính trị cũng nên Ôi. Tiền là Tệ mà...! VIỆT NAM gọi TQ hay quốc gia nào khác là phá giá đồng itền, còn riêng Việt Nam thì gọi là đỉnh chỉnh tỷ giá!? Người sở hữu USD họ thừa thông minh và hiểu biết để hiểu sự việc. Giống như tàu TQ đâm tàu cá vn thị đăng là tàu LẠ!!! Quả là lạ thật!? Bác bán có vài trăm đô thôi làm gì xót xa lo lắng dữ vậy? Dân làm ăn có lời thì phải có lỗ, đâu làm cha thiên hạ được!Vài trăm ngàn đô cũng không nên lo. Mà nếu với những việc như vậy mà xót, riết tổn hại sức khỏe lắm đấy! Sự lao dốc của đồng NDT ai là người hưởng lợi? Mong muốn người Việt Nam dùng hàng Việt Nam như người Hàn đã từng làm, hy vọng tránh lệ thuộc nhiều vào TQ,cũng như biến động tiền tệ của họ. HÊN+ XUI. THỰC TẾ Nhân dân "tệ" chứ có phải nhân dân tốt đâu Cám ơn bác Howard Ward về bài viết. Rất hay và làm cho cơn nhức đầu không hề nhẹ của em cũng trở nên dịu dàng hơn. |
Nỗi lo mùa thi Từ "lo lắng" xuất hiện với mật độ dày đặc trong mọi phát ngôn ở mọi tình huống, từ thí sinh, phụ huynh đến đơn vị tổ chức thi, các trường ĐH và Bộ GD ĐT.Khởi đầu "mùa lo" năm nay là từ giữa tháng 6, trong kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã lo năm nay tỷ lệ tốt nghiệp sẽ thấp vì khi cụm thi được giao cho các trường đại học chủ trì thì kỳ thi sẽ diễn ra chặt chẽ, nghiêm túc, dẫn đến tỷ lệ tốt nghiệp thấp.Nỗi lo này xuất phát từ sự kiện năm 2007 khi Bộ Giáo dục đưa lực lượng thanh tra uỷ quyền là giảng viên ở các trường cao đẳng, đại học về giám sát kỳ thi tốt nghiệp phổ thông khiến tỷ lệ tốt nghiệp bất ngờ giảm thảm hại dù đề thi được đánh giá dễ tương đương các năm trước. Bởi vậy, Bộ trấn an thế nào thì sát ngày thi năm nay, lãnh đạo nhiều địa phương vẫn lo chuyện tỷ lệ tốt nghiệp, lo ‘thật thà sẽ thua thiệt’, lo không công bằng vì nơi làm nghiêm, nơi làm không nghiêm. Nỗi lo của lãnh đạo lan như virus đến giáo viên, phụ huynh và cả học sinh. Sát ngày thi, dạo qua không ít trường lẫn trung tâm luyện thi, 8-9h tối đèn vẫn trưng, cả thầy và trò bơ phờ, căng thẳng, cố gắng nhồi nhét những nội dung ôn tập cuối cùng. Thầy cô vừa động viên, vừa doạ dẫm, vừa vắt óc suy nghĩ những bí quyết giúp học trò vượt qua kỳ thi. Đó là nỗi lo của những người trong ngành giáo dục. Còn các phụ huynh thì sao? Nhiều cha mẹ vốn có truyền thống lo lắng chuyện ăn học của con cái, năm nay lại có cơ hội lo lắng gấp bội vì tâm lý sợ kỳ thi "2 trong 1" coi như ‘được ăn cả, ngã về không’. Ngoài đầu tư tiền bạc cho con luyện thi, nhiều phụ huynh đầu tư thời gian đưa đón, chăm sóc con toàn tâm toàn ý cho việc học. Người trong họ của tôi ở quê chỉ chăn nuôi, trồng trọt, thu nhập đủ ăn, nhưng một năm qua, chị đã miễn hoàn toàn việc nhà cho con gái để cô bé tập trung học, sẵn sàng cho con xuống thành phố luyện thi tiền triệu.Những ngày này, quanh các điểm thi, từng lớp phụ huynh bỏ công việc, nhà cửa, tay xách nách mang theo con đi thi và chầu chực vỉa hè, bất an giữa cái nóng nắng 40 độ.Tôi tự hỏi, liệu các con của mình có thực sự thấy sung sướng, hạnh phúc khi nhận được sự lo lắng quá mức ấy của cha mẹ? Phải chăng nỗi lo ấy đang trở thành một áp lực nặng nề cho các em?Trước kỳ thi, tôi dành một ngày tư vấn cho các em học sinh lớp 12 ở một trường điểm. Hầu hết đều bày tỏ sự lo âu về chuyện đậu rớt. Một nghịch lý là những em học sinh giỏi, phụ huynh có con học tốt lại lo gấp bội so với các em học kém hoặc phụ huynh có con trường kỳ học lẹt đẹt. Mới cách đây vài ngày, có em nhắn với tôi: nếu con rớt đại học, con thà chết chứ không về nhà gặp ba mẹ con đâu cô ơi. Con không phải làm gì cả, ba mẹ chỉ cần con học thôi mà con học không xong. Một đồng nghiệp cũng nhắn cho tôi: Làm sao bây giờ, chỉ còn một ngày nữa thi mà học trò đứa nào cũng lo mất ăn, mất ngủ. Có em đạt giải quốc gia môn Toán mà vẫn lo thi Toán không tốt.Tại sao việc học và thi cử lại biến thành nỗi lo âu, sợ hãi nặng nề đến thế?Tại sao một kỳ thi có nhiều người, nhiều lực lượng cùng chung tay lo lắng bao năm nhưng vẫn không ai đủ tự tin khẳng định là nó khách quan, công bằng?Câu hỏi này, không khó để trả lời. Một xã hội được kết nối bởi những lòng tin chắp vá thì sự bất an đến từ mỗi cá nhân là điều dễ hiểu.Nguyễn Thị Thu Huyền Tốt nhất là bỏ thi tốt nghiệp chỉ cần học hết lớp 12 thì cấp chứng chỉ là được rồi. ai muốn học lên thì thi tiếp ai muốn học nghề thì học nghề. Bằng tốt nghiệp lớp 12 thì có ý nghĩa gì mà phải thi cử tốn tiền mất thời gian cho xã hội. XH chúng ta đang lãng phí rất nhiều tiền và nhân lực cho giáo dục để lấy bằng cấp nhưng không quan tâm đến khả năng thực sự của mỗi cá nhân và sự học hỏi kỹ năng trong suốt quá trình làm việc Vâng! "Một xã hội được kết nối bởi những lòng tin chắp vá". Tôi thích câu này!! Gia đình nào có con cái thi vào mùa thi năm nay thật tội ! Nắng nóng , lo âu , hồi hộp , thấp thỏm . Tương lai của con gắn với niềm vui hãnh diện của gd và thậm chí tuổi thọ của ba mẹ Nên tổ chức kỳ thi mỗi năm 2-4 đợt. Áp lực về thời gian 1 năm sẽ không còn. Các em sẽ không còn phải chợ đợi 1 năm sau mới phải thi lại tốt nghiệp hoặc đại học. Như các nước khác họ đều có 2 kỳ nhập học chính. VD: Tháng 4, tháng 10. xen giữa là các kỳ học phụ. Nếu có 1 môn mà không vượt qua, bị liệt hoặc thấp thì nên chỉ thi lại môn đấy các môn còn lại thì không nên, lấy kết quả của đợt thi trước mà xét. Tôi thì lại thấy áp lực lớn nhất đối với các em và cả phụ huynh là năm nào cũng phải thi vào những ngày nóng nực nhất. Thời tiết nóng quá làm các em và người nhà đi cùng rất vất vả, dễ đột quỵ, và nhất là các em không thể hiện đươjc hết khả năng thực sự của mình trong bài thi. Tại sao Bộ Giáo giục và Đào tạo không thể tổ chức thì vào thời gian khác phù hợp hơn về thời tiết. Cải cách, đổi mới là đây chức còn ở đâu nữa. Học sinh đi thi không phải là tập luyên trong điều kiện khắc nghiệt, đẩy giới hạn chịu đựng của cơ thể lên tối đa để nhằm một mục đích nào đó ... "..Tôi tự hỏi, liệu các con của mình có thực sự thấy sung sướng, hạnh phúc khi nhận được sự lo lắng quá mức ấy của cha mẹ? Phải chăng nỗi lo ấy đang trở thành một áp lực nặng nề cho các em?.."Tôi xin hỏi, tác giả bài báo này có con hay không, nếu có thì bạn đã đưa con đi thi như thế này chưa? bạn "chỉ thấy cây mà chưa thấy rừng". Tôi thấy chúng ta cứ lo vào tỷ lệ tốt nghiệp mãi , học sinh thế nào thì thế ấy, phải chấp nhận rớt nếu đề đã phân bố điểm hợp lý. Sao phải ngại rớt? "Một xã hội được kết nối bởi những lòng tin chắp vá" Câu nói này khá đúng.Tôi đã 65 tuổi rồi, nhung nói thật rằng " Xã hội không còn gì để đáng tin nữa, nhiều thứ dối trá quá" Kết quả kì thi tốt nghiệp năm nay sẽ có nhiều bất ngờ lắm đây. Ai đó sẽ nói: "thật không thể tin nổi là kì thi năm nay tỉ lệ học sinh trường chúng tôi lại đậu tốt nghiệp thấp đến như vậy" :) Biết làm sao được ,khi tất cả phụ huynh và con em của chúng ta cùng phải chạy theo cái vòng xoay thi cử ấy ...! tôi phản đối kỳ thi mà con em chúng ta phải di chuyển hàng trăm cây số để đi thi. Thời chúng tôi thi tốt nghiệp hay thi đại học đều ở tại địa phương của mình. Khi đó các Thày cô sẽ di chuyển chứ không phải học sinh. Chúng tôi đều thấy hài lòng vì không có chuyện bê bối như bây giờ.... chuyện gian lận thi cử ... không phải bắt đầu từ các em. số đó rất nhỏ. Nay với lý do chông gian lận mà tất cả khổ sở, căng thẳng và chi phí đều đổ hết lên con trẻ. mỗi học sinh khi đi thi thì đều có phụ huynh đi kèm. Chi phí đi lại, chỗ ở, thay đổi môi trường sống trong vài ngày thi cử... làm ảnh hưởng lớn tới tâm lý con trẻ. bao nhiêu khó khăn, tai nạn xảy ra... tại sao Bộ giáo dục không nghĩ tới học sinh mà lại chỉ nghĩ tới mình ( giáo viên, trường đại học, chi phí của mình)...??? hãy nghĩ tới học sinh trước khi nghĩ tới quyền lợi của mình!!! "Một xã hội được kết nối bởi những lòng tin chắp vá thì sự bất an đến từ mỗi cá nhân là điều dễ hiểu"...Đó chính là câu trả lời đấy! Bây giờ đi thi gì cũng lo... không phải vì năng lực mà vì trăm thứ bà chằng khác... Và quan trọng nhất là ....THIẾU LÒNG TIN...lẫn nhau! Tôi thích hệ thống giáo dục ở nước ngoài, giảm nhẹ gánh nặng cho toàn xã hội và các em học sinh bằng cách: Học thực các năm phổ thông, xét tuyển dựa trên kết quả học những năm phổ thông và thành tích, hoạt động ngoại khóa của các em. Điều đó khiến các em muốn học thật để vào trường tốt sẽ phải cố gắng, các em không học chăm chỉ thì chỉ có thể tốt nghiệp lớp 12 sau đó tự chọn con đường đi cho mình. Thiết nghĩ giáo dục VN bao giờ làm được thế? Để các em tự chọn con đường các em đi chứ không phải như hiện nay, con học, bố mẹ cũng phải gắng gồng chạy theo. Học là việc ấm vào thân, là niềm vui và cũng là chọn lựa của các em, không phải là điều gì to tát mà bố mẹ phải để tâm quá nhiều đến việc con đi thi như thế nữa. Chính vì áp lực bằng cấp như này mà kết quả cuối cùng học đại học xong ra đời chẳng biết làm gì. Cuối cùng cái bằng vẫn xếp vào chỗ nào đó để chạy đua với việc kiếm tiền thôi. Thế nên, phải hướng con em đến việc chọn lựa tương lai, học để sau này làm gì chứ đâu phải mỗi việc con vào đại học là xong. Cháu hoàn toàn đồng ý với những kỳ thi khắt khe như này. càng nhiều người trượt thì các lớp học sinh sau càng phải cố gắng. nâng cao được chất lượng giáo dục. chứ như cháu bây giờ . tốt nghiệp đại học mấy năm rồi vẫn chưa làm ăn được gì ra hồn Tôi thấy học trò rất lo lắng về tính công bằng và khách quan của kì thi từ khâu coi thi đến chấm thi. |
Cứu trứng hay cứu ổ Trên thực tế, sự chú ý dành cho thị trường chứng khoán đã tăng dần từ giữa năm ngoái khi nó mới ở ngưỡng trên 2500 điểm. Nhưng liên tiếp các hoạt động nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và nới lỏng các quy định đầu tư đã khiến thị trường chứng khoán tăng điểm với gia tốc ngày càng lớn.Truyền thông Trung Quốc cũng trợ giúp thị trường chứng khoán bằng việc kêu gọi người dân đầu tư. Từ ngày 30/3, Nhân dân Nhật báo và mạng Tân Hoa có các bài viết dày đặc về việc kêu gọi thị trường chứng khoán phát huy vai trò phân bổ nguồn lực mạnh hơn nữa trong bối cảnh kinh tế đối diện với áp lực suy giảm. Chỉ trong vòng hai tháng, trên sàn Thượng Hải đã có hơn 25 triệu tài khoản mới được mở, đưa số nhà giao dịch cá nhân Trung Quốc lên mức kỷ lục 90 triệu người. Đa phần các nhà đầu tư này đều tham gia giao dịch ký quỹ, một số còn được khuyến khích thế chấp tài sản để có vốn giao dịch. Nhà đầu tư nổi tiếng thế giới, George Soros sau đó đã phát đi cảnh báo Trung Quốc có thể sẽ chứng kiến sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán.Nhưng trong cơn say máu, tất cả các cảnh báo đều nhanh chóng chìm xuống. Mức giao dịch trong tháng 5 và 6 của Trung Quốc đạt mức 4000 tỷ NDT, gấp 4 lần mức cùng kỳ năm ngoái. thị trường chứng khoán Trung Quốc chạm đỉnh vào giữa tháng 6 ở mức 5.166,35 điểm, tăng khoảng 150% so với một năm trước. Ngay sau đó, lần đầu tiên các nhà đầu tư nước này được trải nghiệm cảm giác hoảng loạn của “thị trường con gấu”. Chỉ trong vòng 3 tuần, 30% giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Trung Quốc - ước đạt gần 3.500 tỷ USD - đã bốc hơi.Ủy ban quản lý chứng khoán quốc gia Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân và đích thân Thủ tướng Lý Khắc Cường sau đó có các cuộc họp liên tục để xử lý tình trạng hoảng loạn đang lan rộng. Trung Quốc đã xử lý đợt điều chỉnh giá giảm trên thị trường chứng khoán giống như đây là một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện của đất nước.Trong khoảng 10 biện pháp giải cứu thị trường lớn nhỏ được ban hành, các nhà quan sát nhận thấy dấu ấn đậm nét của các biện pháp phi thị trường như bắt các nhà đầu tư nắm giữ tỷ lệ cổ phiếu từ 5% trở lên không được giao dịch trong 6 tháng; ngừng giao dịch của 1300 mã cổ phiếu; buộc các quỹ bảo hiểm dưỡng lão phải mua vào cổ phiếu; ngừng IPO của hàng loạt công ty.Tuần trước, báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) có một chương đưa ra những phê phán gay gắt trước vai trò mà chính phủ Trung Quốc đã thể hiện khi hệ thống tài chính tiền tệ xuất hiện sự hoảng loạn. Nhưng chương đó về sau bị cắt bỏ. WB giải thích rằng, những bình luận như vậy không phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của tổ chức này khi nhận định về các nước thành viên. Nguyên văn chương này đã chỉ ra khi thị trường chứng khoán lao dốc, chính phủ Trung Quốc đã thể hiện các chức năng “chưa rõ ràng, trùng lặp và xung đột nhau”. Báo cáo đã phê phán mạnh mẽ việc chính phủ Trung Quốc chưa đảm nhiệm tốt vai trò quản lý vĩ mô trên thị trường tài chính tiền tệ, ngược lại “can dự một cách phổ biến và trực tiếp vào hoạt động phân bổ nguồn lực”.Có một câu hỏi trắc nghiệm tâm lý: nếu bây giờ cháy nhà, trong 60 giây bạn sẽ mang cái gì theo? Cho dù câu trả lời của bạn như thế nào, trong những tình huống cấp bách, điều bạn nghĩ tới/mang theo đầu tiên thường là điều quan trọng nhất.Thường ngày, Ủy ban quản lý chứng khoán quốc gia là cơ quan định hình các nguyên tắc của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Khi thị trường xảy ra tình trạng hoảng loạn hoặc đổ vỡ, với tư cách là những người làm luật, điều đầu tiên mà Ủy ban cần nghĩ tới là bảo vệ hệ thống luật chơi thị trường mà mình đã thiết kế. Với cách phản ứng như vừa qua, Ủy ban có thể cứu được trứng, nhưng lại làm cái ổ nơi ấp trứng trở thành một nơi thêm rủi ro. Tâm lý được chính phủ giải cứu bất cứ khi nào thị trường xuất hiện khủng hoảng sẽ làm tăng rủi ro đạo đức. Thị trường chứng khoán càng giống một máy ATM của hệ thống doanh nghiệp nhà nước bao nhiêu, thì đối với các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, nó sẽ càng giống một cuộc phiêu lưu đến các sòng bạc ở Macau bấy nhiêu.Trong những ngày thị trường chứng khoán Trung Quốc “xanh lửa” – Trung Quốc quy ước màu đỏ là tăng, màu xanh là giảm, tôi hỏi thăm giáo sư của mình xem có bị ảnh hưởng gì bởi cú sốc này không. Ông trả lời, đầy dí dỏm: “Thị trường chứng khoán là một quả bóng mà người thổi bị ám ảnh bởi thành tích chính trị, tôi đã ngừng mua xổ số - ám chỉ mua cổ phiếu – từ năm 2007 rồi”.Điều tương tự như Trung Quốc, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang được xây dựng và vận hành theo các cơ chế khác biệt với thông lệ quốc tế. Những hoạt động quản trị quan trọng như ích lợi của nhà đầu tư, công bố thông tin của các công ty niêm yết, lợi ích cổ đông, chi trả cổ tức, kiểm toán nghiêm ngặt, giám sát giao dịch nội gián... đều được đặt ở vị trí thứ yếu. Ở vị trí trung tâm, thị trường chứng khoán được nhắc đến với chức năng huy động vốn. Nhưng quan trọng hơn cả, nguồn vốn được huy động phần lớn đều chảy vào hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp nhà nước như thế nào, chúng ta hẳn đều đã rõ.Để thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn gián tiếp cho hoạt động sản xuất tạo ra sự thịnh vượng, theo tôi, chính phủ cần hoàn thiện khung khổ pháp lý của hoạt động đầu tư, minh bạch hóa thông tin và có các công cụ bảo vệ nhà đầu tư nhỏ.Bài học từ cú sốc trên thị trường chứng khoán Trung Quốc một lần nữa cho thấy các nhà đầu tư sẽ đến và đi. Chỉ có uy tín của thị trường là ở lại!Phạm Sỹ Thành Đọc bài của anh được mở mang nhiều điều, sắp tới vn hội nhập tương đối toàn diện với thế giới. Mong là chúng ta cùng nhau tạo ra 1 thị trường hấp dẫn hơn, quy mô hơn để thu hút lượng vốn lớn của thế giới, phấn đấu đến năm 2020 hút được 1000 tỷ đola. Cần đặt mục tiêu là con số cụ thể như vậy thì tất cả các bên mới có căn cứ phấn đấu. Nước ngoài vào, họ mang theo vốn và công nghệ tiên tiến, vn chỉ có lợi mà thôi. Hãy đơn giản hóa mọi thứ có thể. Hãy tưởng tượng Việt Nam mình như 1 căn nhà mặt phố, mặt tiền rộng, 10 năm tới có con đường biển mới (con đường mới mở) đi cắt qua Thái lan nhờ TQ xây kênh đào Kra Isthmus. Căn nhà mặt phố mang tên ông Việt Nam ngày càng có giá. Để tối đa hóa lợi ích của "căn nhà" ông nên xây cất nhà cao, rộng đẹp lên để bán và cho thuê. Sau này ông sẽ trở thành đại gia. Trong nhà có 1 ông bố và 1 ông con, thời ông bố bảo đây là nhà tao, tao không muốn bất cứ ai vào ở, mất tự nhiên, mất tự do. Nhưng thời đại giờ khác rồi, ai cũng mong có nhà mặt phố để bán, hoặc cho thuê, càng bán được nhiều, càng cho thuê được nhiều thì ta càng giàu. Giờ đến thời đại của ông con rồi. Chắc chắn, chúng ta sẽ làm được. Một trò thư giãn của những người rỗi thời gian! Một trò đùa với tiền! Bạn mua cái gì? Mua một con số ảo, một chứng từ ảo. Tiền của bạn vào tay ai - vào người/công ty có mớ cổ phiếu và họ đã cho lên sàn! Mọi người mua bán loanh quanh với mớ giấy mang mệnh giá tiền đó, tiền người này chảy vào túi người kia. Mớ giấy lộn đó bị đẩy giá lên/hay xuống là do 1 số người chủ mưu đứng đằng sau. Và khi họ kiếm chênh lệch được bôn tiền thì họ bán tháo đi các cổ phiếu. Tiền mặt thực sự ko hề chảy vào các ngành cần đầu tư! Do đó, thị trường chứng khoán chỉ là trò chơi thư giãn của những người có thời gian và có tiền, thích học làm sang. Nó không sản sinh ra của cải vật chất thực sự, nếu quản lý tốt may ra thu được tiền thuế, nhưng tiền thuế chắc cũng chỉ đủ để nuôi bản thân ngành chứng khoán và các chi phí của nó Có cứ liệu; súc tích; gọi tên chỉ mặt => quá hay! 1 ngày giao dịch 4000 tỷ tệ, 1 tệ hơn 3000đ, tức là thị trường của họ có quy mô gấp 3000 lần VN, trong khi dân họ chỉ gấp 12 lần, đủ thấy thị trường VN nhỏ bé làm sao CÓ LẼ LÀ NÊN CỨU CON GÀ CHỨ NHỈ CỨU THÀNH HAY CỨU CÔNG CHÚA ĐÂY? Bao nhiêu vốn huy động từ TTCK chảy vào DNNN? Tôi nghĩ vốn vay của DNNN đền từ hệ thống ngân hàng là chủ yếu. TTCK là kênh huy động vốn hiệu quả (như bán đấu giá tài sản doanh nghiệp) nhưng hoạt động sinh lời thì tồi tệ nên rủi ro cực cao cho đầu tư, phải quản lý như cho vay tiền của ngân hàng (nhà đầu tư cho vay). Đây gọi là nước nổi thì bèo nổi, cái gì cũng có 2 mặt của nó, khi lượng đã đủ thì sẽ dẫn đến biến đổi về chất. Đích thật với chỉ số minh bạch, tham nhũng... và cơ chế bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ như ở Việt Nam thì đầu tư vào chứng khoán giống như là đánh đề vậy, mà có mấy chủ lô đề phải phá sản đâu =)) Từ 2005, có tí tiền, tôi bảo con tòm hiểu chứng khoán để chơi. Hai bố con tìm tài liệu đọc trong vòng một tuần mà chả hiểu mô tê gì sất. Cái hiểu duy nhất là: đem tiền cho người khác làm ăn trong môi trường pháp luật như ở Việt Nam, trong môi trường đạo đức kinh doanh Việt Nam liệu có yên tâm không. Tôi không chơi nữa mà dành tiền tự mình đầu tư cho vườn ruộng. Mười năm qua, tôi nay thu hoa lợi từ vườn đều đặn mỗi năm 200 triệu, cũng bằng thu nhập một GS dạy kinh tế chính trị học. Trong lúc đó, ông GS ấy lao vào chơi và bán xới cả nhà Hà Nội để về quê đuổi gà, tán gẫu, uống rượu ngang bét nhè. Dung Muốn cứu TTCK ko đơn giản đâu mấy bác ah. Tiềm lực vốn phải mạnh và tổ chức tín dụng phải có tầm nhìn xa hơn vài năm tới. Người có thể cứu TTCK là các quỹ đầu tư nước ngoài mà thôi. Cứu mình là trên hết tìm cách thoát mua vàng cất kỹ chờ khi cần cấu ăn dần Bài báo tuyệt hay, CHỉ đọc một lần mà như cả tháng học kinh tế. Mong tác giả chịu khó nghiên cứu đưa ra những bài tương tự đối với các vấn đề kinh tế để dân ngoại đạo học hỏi. |
Thái độ với 'chặt chém' Qua lời kể của Bộ trưởng Văn hóa Thể thao & Du lịch Hoàng Tuấn Anh, hai “thượng đế” tội nghiệp trên đã phải chấp nhận trả 800 nghìn đồng cho hai bát phở mới dám bỏ đi. Mà liệu có ai đủ can đảm để đôi co khi tính mạng của mình bị đe doạ?Câu chuyện trên với nhiều người có lẽ không phải quá xa lạ. Sống ở Việt Nam, dù ít dù nhiều, chắc ai trong chúng ta cũng đã từng bị ăn cướp giữa ban ngày kiểu như thế. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ ở nước ta mới có những danh từ như “cơm tù” hay “chặt chém”.Tôi cho rằng, việc bán hàng với giá khác nhau không nhất thiết là chặt chém. Mặc cả đôi khi cũng là một việc thú vị. Trong một chuyến đi tại Ma-rốc, tôi có chứng kiến cảnh khách du lịch và người bán hàng ở chợ đàm phán với nhau về giá một cái áo choàng. Cuộc mặc cả kết thúc, người bán cười và bắt tay người mua rồi khen: “Anh giỏi đấy”. Không biết lời khen ấy có thật lòng không, và liệu người mua có bị “hớ” hay không, nhưng điều quan trọng sau một cuộc mua bán mà tôi thấy ở đây, đó là sự hài lòng của người mua. Cái dở của việc mua sắm tại nhiều nơi ở nước ta, là việc chuốc thêm sự bực mình. Đã mua với giá cắt cổ, đến dịch vụ cũng không ra gì. Nhiều người khi cự nự với chủ hàng còn bị doạ xử bằng luật rừng, có khi còn bị mắng chửi, đánh đập, như câu chuyện quán phở ở trên. Chặt chém không còn là kinh doanh nữa, mà theo tôi phải gọi là trấn lột: khi chúng ta mua hàng hay dịch vụ với sự ấm ức do không thống nhất về giá cả, bị ép, đe dọa phải chấp nhận mức giá trên trời mà không có quyền từ chối.Tôi cho rằng, chủ những cửa hàng chặt chém du khách có trí khôn tuyệt vời. Họ nghĩ rằng khách phương xa chỉ ghé quán có một lần, khi đã lỡ vào quán rồi thì điều quan trọng nhất là phải moi tiền từ túi họ càng nhiều càng tốt. Suy nghĩ hết sức đúng với tư duy kinh doanh, đặt lợi nhuận lên trên hết. Đáng tiếc, trí khôn đó chỉ đúng trong ngắn hạn.Bởi về dài hạn, hệ thống thông tin của thị trường sẽ giúp khách hàng biết được đâu là chỗ họ nên tránh để không bị mất tiền oan. Và trong trường hợp không biết, hoặc không thể biết, cụ thể từng nơi chặt chém, du khách sẽ bỏ qua luôn địa điểm đó. Điều này, tôi nghĩ, lý giải phần nào tại sao một lượng lớn khách du lịch nước ngoài không trở lại Việt Nam.Với khách trong nước, trong thời đại của smartphone và Internet, chuyện “tố cáo” những nơi làm ăn không đàng hoàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng cẩn trọng hơn, và họ thường tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đi đến một vùng đất mới. Sẽ có nhiều chủ cửa hàng, đặc biệt là ở những dãy phố kinh doanh mặt hàng giống nhau như phố hải sản ở Đà Nẵng hay Vũng Tàu, không hiểu vì sao lượng khách của mình lại thấp hơn hẳn nhà khác. Khách càng thưa thớt họ càng chặt chém số Thượng đế ít ỏi còn lại, và cứ thế việc kinh doanh theo đà lao dốc không lối thoát. Thị trường có cơ chế để gạt bỏ những kẻ lừa đảo ra ngoài lề, và công nghệ thông tin sẽ đẩy nhanh tốc độ của quá trình đó.Ngoài ra, người tiêu dùng, dẫu chịu muôn vàn bất lợi khi giao dịch với người bán, có trong tay vũ khí siêu việt nhất. Đó chính là ví tiền của mình. Chúng ta có quyền không mua những gì mình không thích, và tẩy chay những địa điểm mà bản thân thấy không hài lòng.Theo tôi khách hàng cần biết sức mạnh của mình và phản kháng quyết liệt với nạn chặt chém. Đó không chỉ vì tôn trọng đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình, mà còn là trách nhiệm với những người khác trong xã hội. Khắc Giang Quá đúng luôn. Ở sân bay nội bài, tôi thấy có rất nhiều khách khi qua cửa an ninh cuối cùng để lên tàu, còn tiền việt bao nhiêu trong túi họ cho hết vào thùng từ thiện. Lời giải thích: "không bao giờ quay trở lại Việtnam lần thứ hai" Nạn chặt chém tồn tại rộng rãi như vậy có phần trách nhiệm rất lớn của các cơ quan chức năng có quyền lực với việc thờ ơ (nói trắng ra là bảo kê) đối với những hành vi trái pháp luật như vậy. hihi. có lần em ra Hà Nội chơi, tối đi dạo với mọi người, ghé quán cơm bình dân gọi mỗi người dĩa cơm, em kêu dĩa cà pháo mắm tôm. lúc tính tiền họ tính 100k. lỡ ăn rồi, ngu không hỏi giá trước. không bao giờ trở lại và lòng muốn du lịch Hà Nội coi như hết, thà đi Sing hay Thái , Lào còn thích hơn. Chặt chém là trấn lột, cướp tài sảnĐiều 133 : Tội cướp tài sảnKhoản 2 :d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khácc) Gây hậu quả rất nghiêm trọngKết án 7 đến 15 năm tù giamXong hết chặt chém Đôi khi sự dễ dãi cho qua đã sinh ra nạn chặt chém . Các cơ sở kinh doanh cần niêm yết giá bán bắt buộc, phải thông báo giá trước cho khách .Phạt thật nặng các cơ sở vi phạm .Nếu bị phát hiện tái phạm rút giấy phép thì sẽ hạn chế được tình trạng này . "Chặt chém không còn là kinh doanh nữa, mà theo tôi phải gọi là trấn lột: khi chúng ta mua hàng hay dịch vụ với sự ấm ức do không thống nhất về giá cả, bị ép, đe dọa phải chấp nhận mức giá trên trời mà không có quyền từ chối" Những bài viết của Khắc Giang thật đúng với thực tế... theo tôi ! các hãng du lịch nên in và phát miễn phí tờ rơi được chú thích bằng 1 số ngoại ngữ có ghi chú đầy đủ các số điện thoại nóng khi cần du khách có thể điện báo ngay cho người hoặc cơ quan an ninh kịp thời can thiệp và xử lý . Có như vậy thì du khách cũng yên tâm phần nào ! Thế mới là VN. Tất cả các chính sách, luật, người thực thi và con người...tạo nên 1 XH VN như vậy, tựu chung lại là VN. về sài gòn ăn tô phở của 1 cửa hàng nổi tiếng nấu kiểu mỹ (kiểu mỹ là kiểu khẩu phần dành cho 1 người mỹ ăn) mà cũng chỉ có 5 đô la là 100.000 (tái, nạm, gầu, gân, bò viên,... tô to dã man đặc biệt còn uống trà đá sài gòn miễn phí, ăn xong trời mưa to ngồi đợi tạnh mưa cả tiếng chật quán người ta luôn mà cũng chẳng ai nói gì còn cho thêm nước trà đá)... vào sài gòn chơi nhé các bác các anh các chị em... Nói gì đến việc cửa hàng chặt chém,lừa đảo khách hàng.Ngay khi vừa bước chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất tôi cũng đã bị lừa đảo.Tôi là việt kiều từ Mỹ trở về,khi đang đẩy chiếc xe để đi nhận hành lý,có một đội ngũ khá đông vây lại hỏi có cần họ giúp để lấy hành lý không?Sau khi mặc cả giá và cam kết là tôi chỉ trả tiền khi hành lý đã được đẩy ra ngoài.Một người trong bọn họ đã khênh hành lý của tôi từ băng chuyền lên xe đẩy và chưa đẩy đến quầy kiểm tra hành lý (chỉ khoảng 15 mét)đã nằng nặc đòi tiền,không trả không được,tôi đành chấp nhận "quả lừa" thứ nhất.Sau khi kiểm tra hành lý tôi phai tự tay vác thùng lên xe đẩy lại,vừa đi được vài mét có một có một vị nữa (cũng mặc đồng phục sân bay)vịn vào xe đẩy giúp vài mét và yêu cầu cho xin tiền lần nữa.Vì tuổi già đi đường xa quá mệt mỏi tôi đành chấp nhận thêm "quả lừa" thứ hai.Chuyện chỉ có ở sân bay Việt Nam...chán!!! Bởi vậy trước khi đi ăn nên review các forum, web ăn uống có uy tín trước. Đi đâu mang theo 1 cái thớt bằng sắt(tựa như chiếc khiên ngày xưa vậy) trên ghi dòng chữ: chém vào đây.Đảm bảo ko bị chém! Bản thân cũng suy nghĩ về vấn đề này. Nhất trí với ý kiến của tác giả. Nên có 1 website để khách hàng đưa những quán chặc chém lên đó. |
Di sản Việt trên smartphone Ngay tới những địa danh của TP HCM mà tôi cũng không rành cho dù đã sinh sống ở đây hơn 30 năm rồi. Khai ra thì mắc cỡ ghê lắm, nhiều lần tôi đã phải đánh trống lảng khi có những người bạn mình gặp ở nước ngoài hỏi thăm về các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam.Nhưng cũng giống như nhiều bạn trẻ Việt, tôi chớ hề hờ hững với các di sản văn hóa Việt. Hồi trước khi Internet vào Việt Nam, tôi hầu như chịu chết khi muốn tìm hiểu về những địa điểm đáng quan tâm tại TP HCM nói riêng và các danh lam thắng cảnh ở trong nước. Bây giờ, muốn biết thông tin gì thì chủ yếu cậy nhờ từ điển bách khoa online Wikipedia, còn muốn tìm đường đi nước bước thì tra công cụ bản đồ số Google Maps. Từ năm ngoái đến giờ, thú thật tôi mê mẩn khi sử dụng ứng dụng Street View (xem thực tế đường sá bằng hình ảnh thực với công nghệ 360 độ) ở Việt Nam. Nhờ đó tôi có thể làm những chuyến du lịch ảo trên màn hình máy tính suốt từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau, xem được hình ảnh chụp ở những địa danh mà cả đời mình chỉ mới nghe tên. Nhưng bây giờ là kỷ nguyên của di động và chỉ có những ứng dụng được phát triển cho di động mới tiện dụng nhất, tôi mong mỏi sẽ có được những ứng dụng tương tự được tích hợp trên các thiết bị di động sẽ tiện dụng cho mọi người biết chừng nào.Lâu nay các thiết bị iOS, Android hay Windows Phone vẫn có những ứng dụng tìm kiếm nơi chốn, nhất là những địa điểm ở chung quanh nơi người tìm kiếm đang có mặt. Tuy nhiên, hầu như người ta chỉ quan tâm tới những địa chỉ dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, ATM, siêu thị… Cái mà tôi cần là những ứng dụng giới thiệu về các thắng cảnh, di tích, tập tục, văn hóa – đặc biệt là các di sản văn hóa - của từng tỉnh, thành Việt Nam một cách chuyên nghiệp mà tiện dụng, giống như xứ người họ đã làm.Chẳng hạn, đang ở TP HCM, tôi muốn tìm xem có những nơi đến nào thú vị. Khi chọn được một địa điểm trong danh sách, tôi sẽ được ứng dụng mở bản đồ cho thấy vị trí, cung cấp thêm những thông tin cơ bản và hình ảnh giới thiệu, cũng như những đường link nói về địa điểm đó, rồi còn chu đáo dẫn đường cho tôi đến tận nơi một cách thuận tiện nhất. Tôi cũng mê tìm hiểu và tìm tới những làng nghề truyền thống hay những khu phố ẩm thực nổi tiếng. Tôi còn có thể tìm xem ở gần nơi mình đang có mặt có những địa điểm văn hóa – lịch sử nào không. Rồi ngồi với bạn bè tại một quán cà phê ở Sài Gòn, tôi cũng có thể tìm hiểu thông tin về những di tích, thắng cảnh ở bất cứ tỉnh thành nào trong cả nước. Nhờ vậy, tôi có thể hoặc quyết định tìm đến thưởng ngoạn, hoặc có thêm kiến thức mà "khè" thiên hạ.Những ứng dụng tìm kiếm và tra cứu thông tin thuần văn hóa – lịch sử này sẽ thực sự ích nước, lợi dân lắm. Chúng sẽ giúp người Việt, đặc biệt là giới trẻ sẽ có ngay trên tay những nguồn tri thức về non sông, quê hương mình để có thể hiểu biết hơn và thêm yêu Tổ quốc hơn. Bây giờ ở Việt Nam smartphone, tablet đã có, số người sở hữu 2-3 thiết bị ngày càng gia tăng. Internet phủ rộng khắp nơi thông qua mạng cáp viễn thông và mạng di động 3G. Tuy kinh tế chung vẫn còn khó khăn, nhưng không thể phủ nhận được rằng mức sống có được cải thiện phần nào, cho dù không phải đều khắp. Nhờ vậy mà số lượng người có khả năng du lịch đang ngày càng tăng lên, có nghĩa là điều kiện đã sẵn sàng. Đây chớ hề phải là câu chuyện về kỹ thuật và công nghệ mà vấn đề mấu chốt còn lại là ở cách nghĩ, cách làm của các doanh nghiệp di động và các nhà phát triển ứng dụng. Ai sẽ đi đầu trong những ứng dụng di động thuần văn hóa – lịch sử Việt cho người Việt trước tiên và sau đó cho du khách nước ngoài đến Việt Nam. Phải chăng ngành du lịch nên đặt hàng những ứng dụng di động như thế này để một công mà đôi ba việc, trong đó có chuyện khuếch trương du lịch ở đất nước Việt Nam?Đừng vội trách bà con người Việt, trong đó có tôi, là thờ ơ, vô tâm với các di sản văn hóa của dân tộc Việt. Giá như có ai đó chịu khó đầu tư với tấm lòng và tình yêu đất nước Việt Nam phát triển ra những ứng dụng di động giúp mọi người có thể dễ dàng trên tay với các danh lam thắng cảnh, các điểm đến kỳ thú từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau. Tôi đang háo hức với chiếc smartphone trên tay mà chờ đợi.Phạm Hồng Phước Chỉ cần gõ từ " du lịch " vào ô tìm kiếm trên CH Play của điện thoại Android có cả ngàn ứng dụng nha. Ví dụ ứng dụng " Cẩm Nang Du Lịch " người ta giới thiệu rất chi tiết về các danh lam thắng cảnh, di tích, tập tục, văn hóa, món ăn, khí hậu, đặc sản, của từng tỉnh thậm chí người ta còn chỉ cách không bị chặt chém. Không thiếu nha nhà báo. Trên của hàng Google Play của android có vô vàn, miễn phí có, trả phí có. Ở thập kỷ 1990, nhà báo Phạm Hồng Phước cùng với Lê Hoàn đã đưa tin học từ một thế giới “cao siêu” với đa số người Việt Nam thành "bình dân" thông qua các đĩa CD-ROM PHP Softwares và LH Softwares; các anh được gọi là "Hiệp sĩ Công nghệ thông tin". Phạm Hồng Phước cũng chính là người đồng sáng lập tạp chí tin học Echip. Bác ơi, Việt Nam mình đã có cái ứng dụng Foody trên smartphone (có đủ các phiên bản cho các hệ điều hành trên di động khác nhau) lưu trữ, giới thiệu các quán ăn, các món ăn và người dùng có thể chia sẻ các bình luận và hình ảnh trên đó. Nên cháu nghĩ sớm muộn cũng sẽ có một tổ chức nào đó thực hiện một phần mềm tương tự với các danh lam thắng cảnh của Việt Nam mình. Vì cháu thấy, ai làm phần mềm cũng nhắm đến lợi nhuận. Nên chỉ khi nào du lịch phát triển hơn bây giờ, phần mềm như vậy xuất hiên là điều chắc chắn. Chúng tôi đang phát triển một ứng dụng liên quan đến ảnh xưa Việt Nam, tên là TimeTravelVietnam, dành cho khách du lịch, Việt kiều, và những người thích khám phá lịch sử VN. Ứng dụng sẽ ra mắt trong tháng 8. Rất mừng vì có một người nổi tiếng trong giới CNTT quan tâm tới mảng này! Em dùng đĩa của bác Phước từ thời còn là SV :) Hoan nghênh một cái nhìn thẳng và thật trong thời điểm này .Tôi rất thích ! Ai chưa biết rỏ tác giả thì đừng comment linh tinh nhé Trước kia có đọc vài cuốn sách về vi tính, có tên tác giả Phạm Hồng Phước, không biết có phải là bác không. Tuy nhiên, như nhiều người Việt Nam khác, cứ hỏi tại sao nước ngoài làm cái này, làm cái kia sao nước mình không có, các bạn còn đợi ai nữa? Nếu muốn thì tập hợp những nhóm người cùng ý tưởng rồi thực hiện. Như bác Quảng, vì muốn có đt thương hiệu Việt nên đánh liều làm cái Bphone, hay những người khác mạnh dạn đem cá tra, vải qua Mỹ và nhiều người khác viết lên ước mơ của mình. Còn bác, lại trông chờ những người khác làm trong khi mình có ý tưởng. Trên smartphone có hết cả thì ai muốn đi du lịch làm gì? Bphone mình đâu?? Làm gì có Street View ở VN nhỉ? Chờ đợi nó hoài mà chẳng thấy đâu, trong khi các nước xung quanh có hết rồi. 2 Ô. Phạm Hồng Phước và Lê Hoàn là những người có tâm và cũng có tầm rất đáng khâm phục trong thế giới máy tính , còn nhớ thời sơ khởi của CNTT 2 vị đã cho xuất bản tuần báo Làm Bạn Với Máy Tính giúp cho nhiều người nhất là những ai ở vùng sâu , xa mà thích Thế giới phẳng Là sao ? Đi nước ngoài nhiều nhưng có đi địa phủ không ? ĐÚNG LÀ .SÀNH ĐIỆU bai viết hay và rất sát thực tế. em cũng có người bạn cách đây 8 năm anh ấy đi Nhật làm việc sau 2 năm bên đó khi trở về anh cũng có trăn trở như bài viết mong muốn của anh là có thể giói thiệu về du lịch của việt nam với những danh thắng và hướng dẫn cách đi lại thông qua web mà bất kì điện thoại thông minh nào dùng 3G hoặc có kết nối internet đều có thể sử dụng được. |
Những cơn mưa giải hạn Hai bác sĩ của trại đã ngay lập tức sơ cứu và đóng tạm vết thương. Chỉ chậm một vài phút là tôi tử vong nên họ không kịp dùng các phương tiện bảo hộ.Bác sĩ trưởng trạm quyết định chuyển tôi đến bệnh viện tỉnh, giám thị ký lệnh. Đường đến bệnh viện cách đó gần 50 km, có những đoạn rất xấu nên khi đến bệnh viện tỉnh, tình hình nguy kịch. Các bác sĩ quyết định mổ ngay và nếu tôi có HIV thì nguy cơ phơi nhiễm cho các bác sĩ rất cao… Nhưng các vị vẫn tiến hành ca mổ.Tôi bị bị đứt cả động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh, mất máu rất nhiều, nguy cơ tử vong cao… nhưng tôi đã thoát được bàn tay tử thần nhờ bác sĩ trại giam sơ cứu kịp thời và được các bác sĩ bệnh viện mổ ngay.Tôi muốn kể lại câu chuyện riêng của mình, xảy ra cách đây chưa lâu khi được biết tin về 18 vị y, bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cứu người, bất chấp nguy cơ phơi nhiễm HIV. Thông tin này đã làm mát lòng mọi người trong cơn lốc thông tin đầy ám ảnh của bạo lực, giết chóc mấy ngày qua.Cảm phục những người thầy thuốc, thầm mong họ vượt qua nguy cơ, nhưng cũng có những ý kiến phê phán họ chưa tuân thủ triệt để nguyên tắc an toàn lao động. Không ít người đặt câu hỏi, sao không chuẩn bị phòng mổ cấp tốc mà phải mổ ngay tại phòng cấp cứu? Sao có đến 18 người tham gia vào một kíp mổ khiến số người phơi nhiễm nhiều đến thế?Nhưng chỉ những người trong cuộc, những người tác nghiệp tại hiện trường bất chấp nguy hiểm vì tính mạng bệnh nhân mới trả lời chính xác được câu hỏi đó.Trong những tháng ngày nằm trong trại giam tôi mới hiểu có những người thầy thuốc đối diện nguy cơ phơi nhiễm hàng ngày: những y bác sĩ là cán bộ trại giam.Mỗi ngày các bác sĩ phải khám bệnh, phát thuốc cho hàng trăm lượt phạm nhân, chăm sóc và chữa trị cho hàng chục phạm nhân khác ở bệnh xá. Tình hình tội phạm có liên quan đến tiêm chích ma túy cao, phạm nhân có HIV cũng không thấp, do đó nguy cơ phơi nhiễm HIV cho bác sĩ rất cao, nhất là khi cấp cứu các ca thương tích hở (do tai nạn lạo động, đánh nhau hay HIV trở thành hội chứng bệnh ngoài da). Bệnh nhân là phạm nhân khá đặc biệt, việc điều trị không đơn giản là chẩn đoán, chữa trị lâm sàng mà còn phải điều trị tâm lý… Chưa kể họ cũng dễ làm bác sĩ tổn thương bởi những hành động bất ngờ.Sau này, khi tôi gặp lại những người đã cứu mạng mình họ chỉ nói: “Đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của chúng tôi. Mong anh cải tạo tốt để mau sum hợp gia đình, trở về xã hội”. Câu nói ấy theo tôi suốt thời gian trong trại đến tận giờ. Hành động hy sinh vì con người của các vị bác sĩ ở trại giam và bệnh viện ngày đó đã truyền cho tôi niềm tin về mặt tốt đẹp của con người, là động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn mà bất cứ ai từng vấp ngã cũng phải trải qua.Tôi tin, dù người bệnh là ai, phạm nhân hay dân thường, sản phụ bị HIV hay một nhân vật quan trọng, thì người thầy thuốc cũng hành xử như lời thề Hypocrate, họ đã là “từ mẫu” của bệnh nhân. Họ - như cơn mưa vàng trút xuống cánh đồng đang khô nẻ của lòng người - cơn mưa mang màu áo trắng.Hoàng Linh Và tôi cũng như anh vẫn tin vào những điều tốt đẹp . Dẫu rất hiếm và ít ỏi .! Bác sĩ trại giam đúng là mẹ hiền, tôi đã xúc phạm bác sĩ Ánh ở tuổi 40, nhưng bác sĩ vẫn nhẹ nhàng chăm sóc chữa trị cho tôi, không thể nói hết lời tri ơn Những điều tốt đẹp đó vẫn xảy ra hằng ngày, ở mọi ngóc ngách trên đất nước này sao mọi người chỉ chăm chăm nhìn vào những cái xấu rồi quy chụp cho cả xã hội mà không nghĩ là bản thân mình hãy làm những điều tốt thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Nếu không tìm được người tốt nào thì hãy tự làm người tốt đó, sao cứ phải là mọi người quan tâm đến mình mà không phải mình trước hết quan tâm đến người khác đã. Tôi là gv; gần chục năm trước có 1 hs bất ngờ chảy máu cam ồ ạt đỏ cả trang vở. Tôi chỉ biết vội vàng cầm máu cho em. Xong thấy 2 bàn tay mình cũng đỏ hết. Và sau đấy nữa mới biết em hs đó là con 1 người có HIV.... Có rất nhiều tình huống mà ta ko thể (chứ ko phải là ko kịp) tự bảo vệ mình khỏi phơi nhiễm. Một bài viết rất hay, viết với thái độ dũng cảm và đầy trách nhiệm - một trái tim nhân ái ! Xung quanh chúng ta vẫn đầy những điều tốt đẹp, chỉ vì báo chí thường phản ánh những tin xấu nên chúng ta mới có cảm giác xã hội toàn điều xấu. Thông thường đọc báo mà đến tin cướp, giết, hành hạ trẻ em tôi đọc tiêu đề thôi là bỏ qua luôn, không muốn đầu óc mình thêm mệt mỏi với những chi tiết đau lòng ấy. Còn ai làm khô nẻ làm ơn hãy đừng tiếp tục nữa, khổ tâm lắm rồi Tôi tin vào những điều tốt đẹp Cảm ơn Hoàng Linh về bài viết này Cám ơn nhà báo và bài viết của chú. Dạo này tin xấu thì tràng lan trên các trang mạng, còn tin tốt thì chỉ một đốm nhỏ, làm mọi người hoang mang, ko tin vào những đều tốt đẹp của cuộc sống. Các nhà báo có thấy gì qua những điều mình viết. Bài báo như vài giọt nước mát giữa trưa hè khô hạn Cảm ơn những bài viết như thế này, anh nói đúng, những con người như những người bác sỹ đã được anh nhắc đến và cả những con người như anh đang truyền cho chúng tôi niềm tin và nhiệt huyết về một cuộc sống, một xã hội với nhiều điều tốt đẹp... Bạn may mắn có những người mẹ hiền thực sự. Tôi tin là hầu hết các y, bác sĩ khi gặp các tình huống hiểm nghèo đều xử lý theo lương tân của người thầy thuốc. Chẳng qua là vì nước chảy đá mòn thực tế cuộc sống của họ dẫn đến hành động của họ. Còn có những hành vi bạo ngược , chẳng qua là ở thời điểm trong con người họ hội tụ đủ các hung tinh sát, phá, liêm , tham... |
Công bằng trong tuyển sinh Thi đại học mà 3 môn đạt 9, 9 và 9,5 thì đấy chắc chắn toàn là những học sinh rất giỏi. Học sinh thì đau, xã hội thì tiếc. Nhưng luật chơi đã đặt ra rồi thì cứ thế mà làm. Điều đó càng củng cố quan điểm của tôi rằng thí sinh đỗ vào Trường Y luôn phải là người có khả năng trí tuệ hơn hẳn phần còn lại. Điều đó cho phép trường này đào tạo nên những bác sĩ có tay nghề cao. Với việc phải sàng lọc đầu vào tinh hoa, tôi cho rằng, Bộ Giáo dục đã có quyết định rất sáng suốt.Với những ngành học kỹ thuật, kinh tế hay ngành nào khác, chất lượng đầu vào cũng cần phải được lựa chọn công bằng. Thử tưởng tượng, sai lầm của một cử nhân kinh tế hay một kỹ sư tồi sẽ gây tác hại nhỏ hoặc lớn, nhưng sai lầm của một bác sĩ sẽ có thể ảnh hưởng ngay tới tính mạng con người - không thể khắc phục được. Càng những ngành học quan trọng thì càng phải có sự sàng lọc gắt gao và công bằng. Vì vậy, theo tôi cần loại bỏ tất cả những ưu tiên về điểm cộng trực tiếp trong xét tuyển đầu vào đại học, ít nhất là thuộc các ngành quan trọng trên toàn quốc nếu chưa áp dụng được đối với mọi ngành.Xã hội chúng ta có định kiến rằng học sinh phổ thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu đương nhiên không thể có điều kiện học tập như ở các đô thị lớn, nên cũng cần ưu đãi họ. Luận điểm này tôi thấy không thuyết phục.Thực tế cho thấy, nhiều năm nay, không ít thủ khoa vẫn thuộc về các thí sinh xuất thân nông thôn. Họ đã cho thấy rằng, nếu quyết tâm và xác định rõ mục tiêu, bất kỳ ai tại bất kỳ đâu cũng có thể cạnh tranh một cách sòng phẳng về kiến thức nếu muốn thành công.Khi các bạn không quá giỏi ở nông thôn hoặc miền núi được ưu đãi, liệu chất lượng học tập và hành nghề của họ sau này có được đảm bảo không? Chả lẽ chất lượng cầu đường ở miền núi thì tiêu chuẩn được phép thấp hơn miền xuôi? Hay tính mạng người thủ đô thì lại quan trọng hơn sinh mệnh người dân vùng hải đảo? Chắc chắn là không rồi. Thế thì cớ sao lại chấp nhận việc ưu tiên cộng điểm số cho các thí sinh ngoài vùng thành thị mà ta biết chắc rằng, nó hoàn toàn ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra, hay nói thẳng thắn là nó sẽ góp phần cho ra đời những cử nhân, bác sĩ, kỹ sư có chất lượng “dưới chuẩn” để rồi chính họ sẽ tác động trực tiếp tới chất lượng các công trình, các chính sách kinh tế hay thậm chí, tính mạng người dân ở những vùng này. Nông thôn, miền núi, hải đảo vốn đã kém phát triển, giờ không lẽ lại càng tụt hậu hơn do trình độ quản lý, trình độ cống hiến của đội ngũ nhân lực “được ưu tiên” này.Tôi cho rằng, nếu không đủ điểm đỗ đại học, họ nên học cao đẳng, thậm chí trung cấp rồi theo thời gian, nếu chăm chỉ tích lũy kinh nghiệm, nếu cố gắng học hỏi, họ sẽ vượt nhiều thử thách khác để đàng hoàng đứng trong hàng ngũ những người có chuyên môn “đạt chuẩn”, đầy đủ điều kiện để đáp ứng tốt cho công việc. Trên lý thuyết, chúng ta đang muốn nói với thế hế trẻ rằng, đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời. Nhưng trên thực tế, với cơ chế cộng điểm hiện nay, chúng ta đang đẩy học sinh đến nhận thức rằng chỉ vào đại học, bạn mới có thể mở ra cánh cửa của tương lai.Lại thêm một bất nhất giữa điều chúng ta muốn và cái chúng ta làm.Nguyễn Anh Tuấn Có lẽ bạn sinh ra lớn lên ở Thành phố nên bạn mới có cái góc nhìn như vậy? Những cá nhân xuất sắc như bạn nói ở nông thôn chỉ là con số ít, bạn đừng lấy những con số ít đó để làm căn cứ phán xét cho số đông bạn ạ. Bạn có biết môi trường sống, học tập là một trong những điều kiện quan trọng nhất để nâng cao kiến thức, ở môi trường tốt con người ta sẽ được "xã hội hóa" nhanh hơn?. v.v... Bài viết rất hay và sâu sắc!Chỉ có những người ở trong những hoàn cảnh 27 điểm trượt đại học mới biết là nó bất công đến thế nào. Bởi vì ở mức điểm này 1 điểm thực sự là vô cùng quý giá. Chỉ chênh nhau 1 điểm là chênh nhau hẳn về trình độ đẳng cấp và khác biệt nó đến từ từng cái 0,25 mà các em phải giảnh giật để có được. Thi đại học trắc ngiệm 1,5 phút 1 câu. Nhưng vào trường y ít nhất là 1 phút 2 câu và cái đề trắc nghiệm rất dài nằm toàn bộ trong những quyển sách rất dày và học trong chỉ 1 đến 2 kì. Mình tự hỏi những bạn 24,5 cộng 3,5 có đủ tự tin để chịu áp lực này như các bạn 27 - 27,5 không. Đồng ý với quan điểm của tác giả,thi cử là phải công bằng,thành phố hay nông thôn đều có rất nhiều người nghèo,mà ở đâu nghèo cũng đi liền với khổ cả,mỗi vùng đều có nỗi khổ riêng.Thí sinh đi thi chứ không phải lôi hoàn cảnh ra để được thương hại công điểm,sau này khi đỗ đại học rồi nhà trường hãy giảm học phí cho những sinh viên ở xa,thiếu điều kiện,hoạc xây KTX cho các em sinh viên ở...có rất nhiều cách để giúp.Tôi học ở nước ngoài và tôi chưa bao giờ thấy đi thi sinh viên ở quê được ưu tiên hơn sinh viên ở thành phố cả,hay con ông nọ bà kia,đạt cái nọ cái kia và được ưu tiên cả...Vấn đề chính là bộ giáo dục không được bảo thủ,phải tiếp thu và thay đổi thì bằng đại học ở Việt Nam ngày mới càng có giá trị được Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của bài báo. Người vùng sâu vùng xa có ý trí vào đại học đó là niềm kiêu hãnh của họ. Cũng như Việt Nam đi thi quốc tế cũng vậy thôi. Tuy đất nước nghèo nhưng vẫn dành được thành tích cao đó là niềm tự hào của đất nước. Có ai cộng điểm cho mình đâu. Kính đề nghị BGD xem xét ngay và có sự điều chỉnh điểm ưu tiên cho hợp lý. Tôi mong chờ từng giây phút vì con tôi cháu cũng đang tham dự ky tuyển sinh này. Lấy một vài cá nhân thủ khoa ra để làm hình mẫu cho toàn bộ học sinh nông thôn là chưa ổn. Tác giả nên thử thống kê số lượng học sinh học hết được cấp III ở vài vùng quê nào đó. Rồi thống kê điểm trung bình của các em là biết. Đúng như tác giả nói, có quyết tâm thì có lẽ điều kiện khó ngăn trở được người. Nhưng nói như vậy có lẽ dân thành phố nghị lực và quyết tâm gấp trăm lần học sinh nông thông chăng (mặt bằng chung cao hơn quá rõ)?Thực ra năm nay điểm cộng không phải vô lý, khác biệt vùng miền vẫn 1,5 điểm như bao năm nay. Còn điểm cộng dành cho con em người có công với tổ quốc hay người đã đi làm một thời gian muốn học tiếp là chủ yếu, tương đối hợp lý. Tuy nhiên theo mình cái bất hợp lý là lẽ ra theo quy định như vậy thì người được điểm cộng có lẽ không nhiều, nhưng trường nào nhìn bảng điểm thấy số người được điểm cộng cũng vượt 60-70% số thí sinh, con em thương binh liệt sĩ đâu ra lắm thế? Lại thêm gần đây phanh phui nhiều đường dây làm giả thương binh, liệt sĩ. Có lẽ đây mới là đối tượng vô đạo đức cần lên án, ta không nên bị đánh lạc hướng làm gì. Thi đại học không giống những kỳ thi thông thường. Qua kỳ thi này nước ta mới chọn được người tài giúp ích cho xã hội. Không có điều kiện là một bất lợi, nhưng không vì thế mà được ưu tiên cầm lái con tàu tương lai của đất nước. Bạn nên nhìn nhận khách quan và đa chiều hơn. Chứ mình thấy bài của bạn vẫn chưa thuyết phục ! Chúc độc giả vnexpress một buổi cuối tuần thật vui vẻ ! Cùng suy nghĩ giống tác giả. Nếu ưu tiên cộng điểm thì chắc ưu tiên hết , kể cả thể thao hội khoẻ phù đổng v..v ... Vì nông thôn vùng sâu vùng xa đời sống ko tốt bằng ko có đk bằng học sinh thành phố nên sức khoẻ ko bằng thì chạy 5000m thì hs vùng cao dc trừ đi 1 phút trong thành tích chẳng hạn :)) Thay lời muốn nói ý của e rồi.cám ơn bài viết của anh rất nhiều ! Việt Nam là nước nghèo, lạc hậu mà sao biết bao nhiêu kỳ Olympic rồi có được Ban Tổ chức cộng điểm ưu tiên đâu nhỉ, Lê Bá Khánh Trình có được cộng điểm đâu? Cuộc chơi Đường lên đỉnh Olympia có cộng điểm ưu tiên không nhỉ? Phần đông những người thuộc diện được ưu tiên đặc biệt thì lại chạy về thành phố sau khi học xong. Quy định cộng điểm đã có từ chục năm nhưng chỉ riêng năm nay lại trở nên ồn ào. Phương thức xét tuyển mới đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho căn bệnh GATO phát triển. Người ta chỉ GATO khi thấy được những thứ người khác có nhưng mình lại không có. Mọi năm chọn trường trước, thi sau, thí sinh chỉ cần quan tâm điểm của mình và điểm chuẩn của ngành mình đã chọn, chả ai hơi đâu để ý xem thí sinh khác được bao nhiêu điểm, nên chuyện cộng điểm cũng êm ả trôi qua. Nhưng năm nay thi trước, chọn trường sau, Bộ lại bắt các trường phải công bố danh sách thí sinh xét tuyển theo thứ tự cao đến thấp. Thế là TS ngoài việc để ý điểm của mình phải để ý luôn điểm của các TS xếp trên mình. Để cho TS thấy được những thứ người khác có mà mình ko có chính là nguyên nhân để căn bệnh GATO bộc phát mạnh mẽ trong năm nay. Tác giả đã nói giúp tôi, một người ngại viết dài vì viết không hay. Ngắn gọn là : đồng ý cộng điểm nhưng phải phù hợp, và không cộng với các trường, khoa trọng điểm.Người có 10 năm dạy học trên núi. bài viết của bạn chỉ nói đc một chiều mà thôi. tôi là người sinh ra ở nông thôn nên tôi hiểu một học sinh ở thành phố có điểm thi cao hơn chưa chắc đã giỏi hơn một thí sinh điểm thấp hơn ở vùng nông thôn vì các em ko có nhiều thời gian để học tập,ôn luyện vì các e còn fai giúp gd công việc,chưa kể cộng điểm để khuyến khích thu hút nhiều hơn nữa các em vùng khó khăn vào đại học để sau này về phục vụ quê hương,bạn là người thành phố thì có muốn đến vùng sâu công tác ko? Là một học sinh vừa thi xong kì thi 2015, em thấy cách ra đề quá thiệt thòi cho xét tuyển đại học, cả vụ cổng điểm nữa có rất nhiều vấn đề cần phải khắc phục sớm Bài của anh hay quá |
Truyền thông và cái ác Nếu bạn đã đọc về vụ án này khi nó xảy ra chắc sẽ nhớ, không ít phương tiện đưa tin quá chi tiết, đậm đặc… khiến người đọc có thể thuộc lòng các tình tiết ghê rợn nhất.Do hoàn cảnh đặc biệt, tôi có dịp tiếp cận với hàng nghìn người phạm tội ở ngoài đời và nơi cải tạo, kể cả những ông trùm và các tên giang hồ "cắc ké kỳ nhông". Tôi nhận ra mối quan hệ đặc biệt giữa họ với các bài viết về vụ án.Ông Trương Văn Cam (Năm Cam) khi gặp tôi trong các phiên dẫn giải, xử án đều hỏi: "Báo chí viết về tôi tốt không”? Do từng tiếp xúc với Năm Cam nên tôi hiểu, “tốt” ở đây là ông ta có được mô tả “oai phong” hay không (cho dù mô tả đó có chủ đích lên án).Hồi ở trại giam, tôi quen Phương, một cậu bé con nhà giàu, bị bắt vì cướp giật, mới phạm tội lần đầu. Có lần cậu thích thú khoe tôi mẩu báo được giấu kỹ nói về “chiến tích” của Phương. Bài viết miêu tả Phương như một tên tội phạm chuyên nghiệp, lấy chuyện cướp giật làm lẽ sống, vung tiền cướp được vào các cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng. Bài báo quá cường điệu nhưng Phương lại thích thú và xem nó như một thứ gia bảo. Cậu kể, khi ra tù sẽ làm những phi vụ lớn hơn.Là một người viết, từng rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, tôi nhận ra tội phạm luôn đọc kỹ những bài báo nói về hành vi của mình và của người khác để “tự sướng” hoặc bắt chước khi có điều kiện.Một anh xe ôm ở xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP HCM đã nhiều lần chở nghi can thủ ác hại chết 6 người ở Bình Phước kể lại cho tôi, hắn rất thích đọc vụ án, "nghiên cứu từng chi tiết một. Bài nào càng mô tả chi tiết, rùng rợn, hắn càng thích”.Hầu hết những người từng phạm tội mà tôi tiếp xúc đều cho rằng, những hành vi tội ác là “bản lĩnh” thay vì là "ghê sợ" như chúng ta vẫn nghĩ. Các đại bàng trong trại giam cũng đa phần được xếp hạng dựa trên mức độ ghê sợ của hành vi. Theo các nhà nghiên cứu về tội phạm học, tội ác - với sự hấp dẫn ma quái của nó - sẽ bám rễ vào tâm hồn con người khi nó được tiếp xúc nhiều lần cho dù là dưới dạng phim ảnh, văn chương hay các phương tiện truyền thông.Khi tôi bày tỏ sự lo lắng trên trang cá nhân về việc cái ác có thể lây lan qua đường truyền thông, một vị thứ trưởng đã điện thoại cho tôi nói đại ý, người viết cũng như bác sĩ, thầy cô giáo… và các ngành nghề khác, nên có sự tiết chế và đạo đức nghề nghiệp, nhất là ở những khi mà pháp luật chưa có nội dung điều chỉnh.Cuộc đời đã dạy tôi, biết chùng tay mỗi khi cầm bút viết về cái ác.Hoàng Linh Cháu hoàn toàn đồng ý với chú. Truyền thông làm gia tăng những kẻ giết không ghê tay. Truyền thông thời gian qua cũng góp phần đáng kể làm cho cái ác gia tăng. Tôi nói thật lòng đó! Bài viết ngắn nhưng hay. Rất tâm đắc, xin chào Hoàng Linh ! "Biết chùng tay mỗi khi cầm bút viết về cái ác", chứ không phải buông tay! cảm ơn tác giả Hoàng Linh Một cảnh báo rất nhân văn từ một người từng trải. Cảm ơn Hoàng Linh và chúc mừng sự trở lại của bạn. Chắc bạn chưa quên mình, một đồng nghiệp từ Đài phát thanh TP.HCM - Đông Quân Hay. Chúng ta lên án cái xấu nhưng không nên tô vẽ nó lên! Nói chung mỗi thứ một ít. Báo chí, phim ảnh, game online... những gì lấy yếu tố bạo lực để câu view, hút khách đều là khuyến khích cho bạo lực trong đời sống xã hội. Những tên sát nhân vốn không hề được đào tạo để giết người nhưng khi hành sự chúng khiến người ta ghê sợ về tính "chuyên nghiệp" của nó. Tất cả những điều đó chúng học được trên phim ảnh và game online và sau đó, sự thổi phồng của truyền thông góp phần khuếch trương "thành tích" của chúng. Cái này đã có đề tài nghiên cứu rồi thì phải. Trong các thông tin về tội phạm nước ngoài hay nói về các thủ phạm gây ná thậm chí theo nội dung của tiểu thuyết. Vấn đề là các nhà biên tập cần cẩn trọng trong các ngôn từ khi đưa bài lên. toi cung luon noi tai sao giet nguoi hang loat lai xay ra thuong xuyen vay nhat la sau vu Le van Luyen nhieu dua tre tham chi con nghi duoi 18 tuoi pham toi thi khong bi gi Đơn giản như hơn tuần trước truyền hình phát sóng cảnh camera ghi lại các cảnh tai nạn thang cuốn và thang máy ở TQ. Đừng nhầm lẫn giữa phim ảnh và các cảnh ghi lại hình ảnh thật nhé! Có cần thiết phải đưa mấy hình ảnh đó lên không Không có 2 từ "TRUYỀN THÔNG"thì sẽ không bao giờ có bà Tưng,Lệ Rơi,Sang Ken...chính 2 từ "TRUYỀN THÔNG" đã tạo ra môi trường cho những nhân vật đó dc nổi tiếng,là quốc nhục... Công lao lớn nhất của các nhà báo và báo chí bây giờ là làm cho cái ác được ác thêm, cái vô đạo đức càng vô đạo đức hơn... Mà đáng buồn là ko có một trở ngại nào kể cả lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút khiên họ chùn tay khi viết về những điều đó. Sao họ ko hiểu rằng đó cũng là tội ác nhỉ ? Tội ác mà không bị quy vào điều luật nào. nếu phải cường điệu hóa khi viết bài về những con người đó, hãy cường điệu hóa thái độ lúc những con người này bị bắt, bị xét hỏi giữa tòa, lúc những con người này mở miệng xin khoan hồng, lúc bị xử tử, để những ai đang có ý định phạm tội sẽ chùng tay Hình như trước đây rất lâu các bạn Australia cũng chia sẻ kinh nghiệm hạn chế tệ nạn đua xe bằng cách truyền thông không bao giờ đưa tin và hình ảnh ra công chúng. Và họ đã thành công ngoài mong đợi vì chả lẽ các tay đua lại đi tự khoe thì ai tin và sao mà " oai được? Hoàng Linh viết bài này hay quá, đúng quá. Chị Mai đọc trước hôm qua sáng này điểm tâm bảo anh đọc đi. Và anh đã đọc. Thật ra anh đã từng nghĩ như Linh. Hẹn gặp lại. Hàng xóm cũ của Linh. |
Thi cử - ‘chiến sự’ của người lớn Học lực cháu trung bình khá nên khi có kết quả cháu đạt 29,75 điểm (Ngoại ngữ nhân đôi), cao hơn so với kỳ vọng, cả gia đình thở phào nhẹ nhõm. Ước mơ vào báo chí, đúng như nguyện vọng ban đầu hoàn toàn hiện hữu. Thế nhưng bi kịch bắt đầu từ chính việc cháu đạt điểm cao hơn kỳ vọng. Thay vì đăng ký học báo chí đúng như sở nguyện của con bé, gia đình tôi lại lên mục tiêu cho cháu nộp hồ sơ vào ba trường thuộc top đầu trong cả nước. Lúc đó, điểm xét tuyển dự kiến ban đầu của 3 trường này chỉ ở ngưỡng 24,25 điểm. Cả nhà phân công "canh" điểm chuẩn ba trường: người theo dõi lượng hồ sơ nộp vào, người lăn lộn vào các diễn đàn của các trường trên mạng xã hội...Tôi từng chơi chứng khoán ở thời kỳ điên loạn nhất, thời mà nhà nhà chơi chứng khoán, người người buôn chứng khoán. Lúc được thì cả nhà ôm nhau cười như ma làm, ăn uống mua sắm như bắt được tiền, lúc thua thì ủ rũ như nhà có đám. Nhưng có lẽ, tất cả những cảm xúc đó không là gì so với 10 ngày vừa qua. Cảm xúc cứ hun hút chìm sâu trước mỗi sáng thức dậy. Hai mươi ngày đêm thắc thỏm với bảng điểm thi đại học được công bố dự kiến mỗi ngày. Điểm xét tuyển của 3 trường thuộc top đầu mà gia đình tôi nuôi ước vọng cho cháu đăng ký cứ tăng theo từng ngày, rồi từng giờ. Sẽ không gì thất vọng bằng việc kỳ vọng quá lớn của mình hằng ngày càng bị đẩy xa khỏi bảng xếp hạng. Gia đình không ai nói với ai câu nào ngoài những câu hỏi cộc lốc về số điểm chuẩn, tối về cả gia đình mỗi người một máy tính nhìn trân trân vào màn hình rồi cộng trừ như những kẻ tự kỷ.Cách hai ngày nữa là đến thời điểm chốt hồ sơ. Sống trong những ngày “gia đình như chiến sự” con gái tôi quyết định: không theo sắp xếp của bố mẹ và cũng không ngồi chờ đến kết quả cuối cùng của 3 trường top đầu. Nó quyết không chơi canh bạc may rủi của người lớn và tự quyết định đi theo đúng nghành nghề mà nó yêu thích và mơ ước: Học viện báo chí và tuyên truyền.Cả gia đình như được trút bỏ gánh nặng, đồng ý ngay với quyết định của con gái. Cháu đi nộp hồ sơ nhanh chóng và nhẹ nhàng. Nhìn con bé rạng rỡ với niềm ước mơ sắp thành hiện thực, tôi hiểu ra, 10 ngày qua, khoảng thời gian mà cả gia đình như thùng thuốc súng chính là bởi chúng tôi đã nhiễm thói quen ganh đua, áp đặt lựa chọn của người lớn mà bỏ qua chính sở nguyện của con bé.Quay lại với một kỳ thi chung và phương pháp xét tuyển đại học lần đầu tiên được áp dụng. Là người làm báo và cũng là người trong cuộc, với khối lượng thông tin đa chiều tôi được tiếp nhận, phải khách quan nói rằng, đó là một sự đổi mới mang tính tích cực của Bộ Giáo dục. Thi đại học là một cuộc chơi lớn của gần một triệu thí sinh, đi kèm với đó là kỳ vọng, lo lắng của cả triệu gia đình. Thế nên, nếu đứng ở góc độ vĩ mô, có số liệu và thời gian để nhìn nhận kỳ thi gộp hai trong một và tuỳ chọn nộp hồ sơ này, hàng trăm trường hợp, thậm chí cả ngàn thân phận vất vả vài hôm vừa qua cũng không thể đại diện được cho việc nói chính sách mới thay đổi này thành công hay thất bại. Dĩ nhiên, không khó để nhận ra những thiếu sót của Bộ Giáo dục trong lần đầu áp dụng đổi mới này, nhưng tôi cho rằng, đó chỉ là vấn đề kỹ thuật, 43 nghìn lượt thí sinh rút nộp hồ sơ tương đương với 9% của 530 nghìn thí sinh trên toàn quốc, 30 trên 500 trường đại học gặp phải tình trạng quá tải là con số có thể chấp nhận được đối với kỳ thi lần này.Bi kịch tôi thấy trên các phương tiện truyền thông những ngày qua hầu hết xuất phát từ thí sinh và gia đình, khi mà sự tiếp nhận thông tin hướng dẫn không đầy đủ, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, cộng với tâm lý đánh giá quá cao sức học và điểm số của con em mình dẫn đến nộp hồ sơ vào các trường không phù hợp. Đến lúc nhận ra thì đã muộn và gây nên thảm cảnh rút - nộp.Kỳ thi năm nay đã khép lại, trên các diễn đàn, các em tân sinh viên bắt đầu rôm rả hỏi nhau những câu chuyện về tương lai học đường. Vẫn có những tiếng khóc vì thất bại. Nhưng, có cuộc thi nào mà chỉ toàn những người chiến thắng.Hùng Sơn Tôi thấy giáo dục đại học của chúng ta có một vấn đề lớn là đầu vào rất khó, nhưng đầu ra lại rất dễ. Việc đầu vào khó cản trở những em có mong muốn thực sự học ngành nào đó, nhưng điểm số không đủ, thành ra lại phải chọn ngành khác. Nên nhớ rằng điểm thi không phản ảnh hoàn toàn thực trạng một thí sinh, có thể một thí sinh có điểm cao, nhưng bước vào xã hội chưa chắc đã trở thành một con người tốt (hãy nhìn vào 10.000 tiến sĩ của chúng ta mà xem). Trong khi dó đầu ra lại rất dễ dàng. Tôi thấy rất nhiều cảnh các em sinh viên chơi dài trong các năm học đại học, vì các em có suy nghĩ vào được đại học rồi, kiểu gì cũng có một tấm bằng.Để khắc phục điều này thì khá đơn giản, thả lỏng đầu vào và thắt chặt đầu ra. Hãy bỏ thi đại học toàn quốc, thay vào đó trao quyền xét tuyển cho các trường đại học. Tùy theo trường và ngành, mỗi trường có thể xét tuyển hồ sơ hoặc tổ chức thi riêng. Từ đó cho phép các em sinh viên có thể đổi trường, chuyển ngành dễ dàng trong trường hợp các em thấy không còn hứng thú với ngành hiện tại. Song song với việc thả lỏng đầu vào, đầu ra phải được thắt chặt, tức là học thật và thi thật. Trường cũng phải kết hợp với doanh nghiệp để xây dựng chương trình giảng dạy và thực tập cho sinh viên.Chừng nào ngành giáo dục còn không có dân chủ (không quan tâm đến ý kiến người dân) và chỉ biện minh cho những cải cách của mình, thì khi đó giáo dục của chúng ta còn tụt hậu, gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của đất nước. Một thế hệ thất bại có thể vừa bước ra khỏi ngưỡng cửa nhà trường sẽ bị ngành giáo dục phủi tay trách nhiệm, nhưng sẽ là một gánh nặng cho đất nước trong 50 năm tiếp theo. Đề thi quá dễ và không phân loại được học sinh do đó tạo "Ảo tưởng sức mạnh" cho thí sinh. Mong rằng năm sau đề thi phân hóa nhiều hơn, phần mềm tuyển sinh tốt hơn để mọi người đỡ vất vả. Với đề thi này mà một số trường tuyển sinh ngành Y mà lấy từ 18 điểm thì không biết những bác sĩ tương lai này cứu người hay giết người một cách vô thức. Với đề thi này mà đa số trường dân lập lấy 15 điểm cho đại học thì thật sự đại học VN xuống cấp quá rồi. Họ kinh doanh chứ không phải vì giáo dục (Ai cũng biết chỉ một nhóm người là không muốn biết). Nên dẹp bớt trường đại học mở trường nghề cho tốt để đào tạo công nhân lành nghề mà xã hội cần (Ai cũng biết chỉ một nhóm người lỡ kinh doanh giáo dục làm sao bỏ). Cái nhìn chuẩn đa chiều. Cảm ơn anh! "Kỳ thi năm nay đã khép lại, trên các diễn đàn, các em tân sinh viên bắt đầu rôm rả hỏi nhau những câu chuyện về tương lai học đường. Vẫn có những tiếng khóc vì thất bại. Nhưng, có cuộc thi nào mà chỉ toàn những người chiến thắng".Tôi đồng ý! Không có cuộc thi nào chỉ toàn người chiến thắng... và tôi cũng đồng ý rằng nếu những người đó chiến thắng bằng chính công sức, tài trí của mình, không có bất cứ sự "ưu tiên khu vực", " ưu tiên thân thế", "may mắn"...nói chung, chiến thắng không bằng chính sức lực mình bỏ ra thì không có giá trị và tập cho người chiến thắng tính luồn lách, canh me. Vài phụ huynh đã nói kỳ thi ĐH năm nay giống chơi chứng khoán, tôi nghĩ đúng là vậy. Một bài viết rất "nóng" trong thời điểm này, về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Xin cảm ơn anh về bài viết. Chúc mừng con gái anh đã ra quyết định đúng đắn. Chúc mừng cả gia đình Anh và hoan nghênh Anh đã có Title + nội dung bài viết RẤT HAY! Cô bé sẽ có tương lai tốt hơn nếu gia đình không quá tham. Tôi không nghĩ như vậy ! Thực ra bộ GD đã rất cố gắng ! Tất nhiên ban đầu bao giờ cũng nảy sinh khá nhiều bất cập . Nhưng không thể phủ nhận là từ bao nhiêu lần thi thì giờ đây Chỉ cần một lần thi con các anh các chị đã hoàn tất cả tốt nghiệp và đại học . Giảm tải cho xã hội rất nhiều .Tuy nhiên ! Nếu công tác tuyển sinh tốt hơn . Hoặc cấp cho thí sinh nhiều giấy báo điểm để các cháu có nhiều cửa chọn có phải ngon ko ? Khi đó các cháu có thể ko đỗ trường này còn hồ sơ ở trường khác !Đã gọi là thi thố tất nhiên phải có người thua kẻ được . Vậy nên ko chỉ vì vài sự bức xúc nhỏ mà truyền thông thổi phồng lên sự cố gắng ! So sánh với chứng khoán có vẻ hơi khiên cưỡng, cá nhân tôi thấy kỳ thì năm nay giống như một ván bài poker dành cho các thí sinh... à không... dành cho gia đình thí sinh hơn Anh nói đúng...nhưng khi bắt đầu đổi mới phải xem lại tiềm lực của mình, không lường trước được hết hậu quả khiến cả triệu gia đình như những con thoi giữa thủ đô nắng nóng như đổ lửa, hỏi sao dân không oán chính sách Nói một cách đúng đắn, "bài toán lớn" đổi mới giáo dục của BGD trong thời gian hạn hẹp, cập rập đã "đá qua" cho vài trăm nghìn (cả cha mẹ, anh chị và người thân thí sinh) trong cả nước tham gia giải hộ, đều ấy mới biết, với một bài toán đơn giản nếu chương trình PM tự động hóa giải quyết trong khoản vài mươi phút sẽ được vài tăng nghìn người cùng giải và cùng chạy tán loạn để đi tìm ra đáp số trong nỗi đau và nước mắc. Khoa học kỹ thuật và công nghệ là như vậy, và nó giải thích rằng vì sao những đất nước cứ tự hào trên cái "cơ bắp, con người, số đông" cứ lẹt dẹt trong hành trình của thời đại. Mọi người cứ bảo tại sao lại đổ hết lỗi cho Bộ Giáo dục. Theo tôi, Bộ Giáo dục nắm được điểm gốc của các cháu từ khi có kết quả. Nhưng không hiểu bộ và các trường đại học có họp hành, bàn bạc phương án tuyển sinh tối ưu nhất không, có lường hết được những hệ lụy sau đó không? Có chuyên gia giáo dục còn bảo tại gia đình kỳ vọng quá lớn vào điểm số của các cháu. Nhưng (lại nhưng) ngay từ khi bắt đầu tuyển sinh, có thầy cô làm ở phòng đào tạo cũng nói điểm số năm nay cần cao hơn năm trước 1 điểm vì thế điều này cũng làm thí sinh và cha mẹ hy vọng đưa con vào các trường có điểm gần với điểm con mình đạt được. Vậy mà thực tế, tới nay, điểm chuẩn cao hơn rất nhiều. Tình trạng rối loạn những ngày cuối kỳ xét tuyển là điều không thể tránh khỏi. Thêm nữa, năm nay điểm số ưu tiên được bày ra trước bàn dân thiên hạ nên mọi người mới biết những con số ấy nó cao, thấp, hợp lý hay không, chứ còn trước đây đối tượng nào được cộng thì người ấy biết. Nói chung, sau đợt xét tuyển như thế này, Bộ Giáo dục, nhất là Cục khảo thí phải rút ra bài học thực sự nghiêm túc để lên phương án tốt nhất cho các kỳ xét sau và các năm sau nữa. Các chính sách về vùng miền cũng cần được xem xét hợp lý. Bởi có thí sinh được đi học theo diện cử tuyển sau đó tốt nghiệp có về lại địa phương đâu. Cũng có quá nhiều người nói về điều này rồi. theo quan điểm cá nhân tôi thì qua kì thi này tôi thấy các em năng động hơn và biết đánh giá đúng năng lực của mình ở mức độ nào , để quyết định lựa chọn con đường tương lai của mình sau này. Nói chung kì thi đã thành công , nhưng cũng cần khắc phục một số thiếu sót như bộ trưởng đã nói và nhận lỗi. Chúc bộ trưởng sức khỏe và thành công. Thực ra Bộ GD chưa tuyên truyền hết mọi nhẽ để người dân hiểu nên có tình cảnh bấn loạn như vừa xong. Người lớn thì quá lo lắng mà không hiểu rằng những thí sinh kia đã đủ 18 tuổi - tuổi có thể tự đưa ra quyết định của mình. Người lớn hãy lùi xa một chút để con độc lập hơn, mạnh mẽ hơn và chỉ can thiệp hay đưa ra lời khuyên lúc cần.Hoặc cũng có thể thuê xe cấp cứu lên Hà Nội như bố mẹ một thí sinh ở Hà Tĩnh! |
Vì sao tuyển sinh rối loạn Cháu của tôi cũng tham gia kỳ thi này và tôi thấy thực sự có rất nhiều vấn đề làm rối loạn, gây hoang mang. Bất cập lớn nhất, theo tôi, nằm ở chỗ học sinh phải chọn trường trước khi chọn ngành.Con tôi học ở Singapore. Sau khi thi kết thúc trung học phổ thông, cái mà cháu có để nêu nguyện vọng xét tuyển đại học là "tất cả các ngành - tất cả các trường có điều kiện tuyển sinh thấp hơn hoặc bằng kết quả thi của học sinh". Danh sách mà Bộ Giáo dục Singapore gửi cho cháu gồm hơn 40 lựa chọn tương ứng với kết quả thi của cháu. Đầu tiên cháu được nêu 10 nguyện vọng từ ưu tiên cao đến ưu tiên thấp. Sau đó Bộ Giáo dục Singapore thông báo cho cháu một kết quả xét tuyển, đồng thời cho cháu cơ hội nêu một nguyện vọng nữa (trong khi bảo lưu kết quả xét tuyển lần đầu). Bộ xét nguyện vọng bổ sung, cuối cùng thông báo kết quả xét tuyển chính thức cho cháu. Tất cả các khâu nói trên được thực hiện online trên website tuyển sinh của Bộ Giáo dục Singapore.Còn tại Việt Nam, ở "đợt đặt lệnh" thứ nhất, học sinh được (phải) chọn một trường và chọn bốn ngành ở trường đó. Tại sao "một trường - bốn ngành", mà không phải "một ngành - bốn trường", hoặc "một ngành - tất cả các trường"? Chọn ngành học chính là chọn nghề cho tương lai, điều này vô cùng quan trọng đối với một học sinh sau khi tốt nghiệp giáo dục phổ thông. Hiện nay, một ngành học có đã nhiều trường dạy, với chất lượng dạy và điều kiện đầu vào khác nhau. Nếu cho học sinh chọn "một ngành - nhiều trường", "một ngành - tất cả các trường", học sinh có cơ hội học được ngành mong muốn cao hơn nhiều và cơ hội ra trường làm nghề đúng ngành cao hơn nhiều?Tại sao chúng ta không nghiên cứu cách tuyển sinh của một nền giáo dục tốt nhất trong khu vực là Singapore? Hoặc tại sao chúng ta không tổ chức theo cách tương tự như ở Mỹ, theo đó việc xét tuyển vào đại học, cao đẳng do mỗi trường tự thực hiện, dựa trên kết quả thi sát hạch học sinh của các tổ chức đánh giá năng lực độc lập như SAT, ACT? Các cuộc thi này được tổ chức nhiều lần trong một năm, mọi học sinh kết thúc lớp 11 hoặc 12 đều có thể đăng ký thi, nhận kết quả và nộp hồ sơ vào bất kỳ trường nào để xin xét tuyển, không có bất kỳ giới hạn số lượng nguyện vọng nào. Chúng ta chưa có các tổ chức đánh giá độc lập như của Mỹ, thì vẫn có thể coi kết quả của kỳ thi chung là để cho các trường đại học, cao đẳng tự thực hiện phần tuyển sinh. Học sinh có thể sử dụng kết quả thi của mình để đăng ký tuyển sinh với bất kỳ trường nào có điều kiện tuyển sinh tối thiểu thấp hơn. Tại sao không áp dụng cách này và tạo tiền đề cho việc hình thành một tổ chức như SAT, ACT trong tương lai?Lương Hoài Nam Gửi chú Nam1. Thực ra cháu thấy năm nay ý tưởng tuyển sinh rất hay. Và theo cảm quan của cháu, ý tưởng tuyển sinh giống với cách tuyển sinh của Mỹ chỉ có điều VN chỉ tổ chức 1 lần thi. Đáng tiếc cách thực hiện quá dở và quá mới nên học sinh và phụ huynh bỡ ngỡ.2. Cháu thấy khó hiểu ở chỗ: Tại sao Bộ GD không tận dụng ngay cơ sở dữ liệu điểm thi kết nối thí sinh và trường đại học để tuyển sinh ?. Chỉ cần 1 máy tính nối mạng, thí sinh có thể nộp hồ sơ qua số báo danh. Khi đó nhà trường khỏe, thí sinh cũng khỏe.3. Cháu không có ý bênh vực Bộ GD nhưng thực sự cháu thấy ý tưởng tuyển sinh khá hay, cần ủng hộ nhưng phải cải tiến cách làm và phải tận dụng Tin học triệt để. Đồng ý với ý kiến của Anh Nam, nói thật nếu chúng ta làm không được thì nên bắt chước các nước như Sigapore hah xa hơn một chút là Nhật Bản...đừng chủ quan duy ý chí nữa, đừng đem tương lai của đất nước ra làm chuột bạch thí nghiệm, các vị đều là Giáo sư tiến sĩ, đã trải qua nhiều kinh nghiệm thực tiễn rồi thì đừng bạo biện là các vấn đề còn bất cập sẽ rút kinh nghiệm, thế kỷ 21 rồi, mình chỉ cần chậm 1 giây thôi thì tụt hậu so với thế giới hàng chục năm.Thật thương cho các em học sinh, sinh viên, và lo lắng cho tương lai của các em. Tổ chức kiểu này nó mới vui, kết hợp thể dục thể thao với chứng khoán cho các em cọ xát dần Nói về vấn đề giáo dục ở Việt Nam hiện này thì từ phương pháp học đến xác định kết quả học như một mớ bòng bong. Càng gỡ càng rối! Buồn thiệt chứ! Đây là năm đầu tiên BGD tổ chức theo cách thi mới nên còn nhiều bất cập. Năm tới tôi tin BGD sẽ dùng số hóa tất cả, mỗi thí sinh sẽ có một mã số để lựa chọn trực tiếp vô hạn lựa chọn trên internet. Ý kiến rất hay Tại sao "một trường - bốn ngành", mà không phải "một ngành - bốn trường", hoặc "một ngành - tất cả các trường"? Chọn ngành học chính là chọn nghề cho tương lai, điều này vô cùng quan trọng đối với một học sinh sau khi tốt nghiệp giáo dục phổ thông. Hiện nay, một ngành học có đã nhiều trường dạy, với chất lượng dạy và điều kiện đầu vào khác nhau. Nếu cho học sinh chọn "một ngành - nhiều trường", "một ngành - tất cả các trường", học sinh có cơ hội học được ngành mong muốn cao hơn nhiều và cơ hội ra trường làm nghề đúng ngành cao hơn nhiều?Cảm ơn anh Nam đã đưa ra ý kiến hợp tình hợp lý, Bộ nên làm theo đề xuất của anh Nam. Em là 97 và em liên tục chứng kiến cảnh bạn bè chạy hết trường này đến trường khác để nộp hồ sơ. Em thấy rằng khóa của em tỉ lệ thất nghiệp sẽ rất cao vì 50% thí sinh chọn trái ngành mình muốn. Nhiều bạn không thích y đa khoa nhưng do thấy điểm cao nên cũng chen vào, bạn thì đam mê thật sự nhưng lại bị mấy bạn điểm cao chiếm ưu thế. Em mong BGD sửa quy chế như tác giả nói. Khóa của em thất bại là quá đủ rồi. Em xin cám ơn... Chú Lương Hoài Nam thân mến! chắc có lẽ chú quên một điều rằng ở Việt Nam, người ta làm việc theo một nguyên tắc bất di bất dịch là:" VỪA LÀM VỪA RÚT KINH NGHIỆM". BGD cứ lấy học sinh, sinh viên làm thí nghiệm hoài, bác sĩ chích sai thuốc chết 1 người, giáo dục sai chết cả thế hệ. Còn 2 ngày nữa, dẹp bỏ cách xét tuyển này vẫn còn kịp. Bộ hãy mạnh dạn thừa nhận sai lầm này để khắc phục cho các thí sinh nộp n nguyện vọng ( n= 4 nguyện vọng như hiện nay) , sau khi nộp xong hãy tính điểm chuẩn cho từng trường căn cứ theo chỉ tiêu mà các Trường đã công bố. Kết quả này do chính thí sinh tự chọn ưu tiên theo thứ tự NV1,2,3,4, ắt sẽ hài lòng hơn là bấp bênh, hồi hộp như hiện nay. Có bao giờ trưng cầu ý chuyên gia đâu, lúc nào cũng nghĩ mình la giỏi nhứt !! chuyện nói hoài không bao giờ thay đổi!! cứ muốn thay đổi là cứ phang !!!người tài không thấy !! toàn thấy mấy thầy tư xưng BGD không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các vấn đề phát sinh khi chỉ cho thi một kỳ duy nhất. Đến lúc việc đã rồi thì tìm cách chữa cháy bằng cách cho đăng ký tại trường cấp 3, sở GD địa phương và lại tiếp tục rút kinh nghiệm. Bộ trưởng là người đứng đầu không chịu trách nhiệm trước những tổn phí, khó khăn mà lại còn tuyên bố đây là cơ hội cho các thí sinh. Tôi rất thất vọng về bộ trưởng! Cần gì phải học hỏi ở ai?Tự ta sáng tạo mới là tàiNếu thấy rối bời như thực tếLà do các cháu đã hiểu sai! Bên Mỹ họ thí nghiệm hỏi ý kiến dân. Bộ GD nhà ta còn thí nghiệm các cháu nhiều, rút kinh nghiệm để thí nghiệm tiếp. Sang đời bộ trưởng khác lại thí nghiệm. |
Lòng dũng cảm Kết quả anh cứu được 300 em bé thoát khỏi tai nạn chết người. Và như một phép màu, người cảnh sát này sống sót trong khi chiếc xe của anh hư hại hoàn toàn.Sự quên mình của Aleksandr Kosolapov khiến cho bất cứ ai biết đến câu chuyện này đều có thể rơi lệ. Và khi tôi kể lại cho con, tôi biết rằng, nó là câu chuyện khiến con tôi lập tức hiểu được thế nào là lòng dũng cảm mà không cần lên lớp dông dài. Bởi đó là cách một con người trong giây phút ngắn ngủi dám hy sinh đời mình vì mạng sống của hàng trăm người khác.Đó là lòng dũng cảm được hiểu như khả năng dám tiếp cận với hiểm nguy và thử thách, bỏ qua sợ hãi hay tính toán riêng tư vì lợi lạc của tha nhân. Một lòng dũng cảm với sự can đảm và điềm tĩnh, hướng thượng. Và trong cuộc trò chuyện với con trai của mình, tôi muốn con phân biệt được nó khác hẳn với sự liều lĩnh hay khả năng mạo hiểm vì những chuyện không đâu dễ nảy sinh ở tuổi trẻ. Chẳng hạn như để thể hiện bản thân, để thể hiện mình với bạn bè, để khiến cho một cô gái để ý, để chơi trội… Hoặc giả là lòng dũng cảm được hiểu sai có thể khiến cho các cháu gặp tai nạn và tự gây thương tích, thậm chí tự tử khi chấp nhận các hành động thách đố lẫn nhau.Nhưng cũng vì vậy, tôi thật sự bất ngờ khi biết rằng sách dạy Kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 của NXB Giáo dục gần đây có bài học dạy trẻ dũng cảm bằng cách đi chân trần trên mảnh thủy tinh. Đành rằng với một số người trưởng thành khi học kỹ năng sống (theo một vài trường phái có ảnh hưởng của yoga) có thể thực hành bài tập này. Song ngay cả với những người lớn, bài tập này vẫn có thể gây thương tích nếu bất cẩn. Còn với những em nhỏ lớp một, cách này có thể rất nguy hiểm. Hơn nữa, vì còn non nớt, trẻ có thể định hình hiểu biết sai lầm khi cho rằng lòng dũng cảm phải gắn với một hành động mạo hiểm và liều lĩnh.Cứ cho rằng, thày cô đã chọn lọc các mảnh thủy tinh khó gây tai nạn cho bé trên lớp để chứng minh rằng các cháu có thể đi trên miếng thủy tinh “tỉnh bơ”. Nhưng nếu làm như vậy thì chính là lừa dối trẻ. Bởi trẻ nào có hiểu điều đó. Nếu các cháu về nhà tự thực hành với mảnh chai vỡ hay các ống bơm tiêm vứt lỏng chỏng nơi bến xe bus hay bãi rác thì sự thể thế nào?Điều đáng nói là nếu biết thày cô sẽ dạy con mình lòng dũng cảm bằng cách cho các cháu lớp một đi chân không lên mảnh thủy tinh, liệu có bao nhiêu người trong số phụ huynh sẽ can đảm nói “đồng ý”, nhất là trong bối cảnh các dụng cụ học đường ở Việt Nam rất sơ sài và hầu như không được kiểm soát an toàn đầy đủ. Trong khi đó, với một lớp học chỉ một cô giáo quần cả ngày với 30-50 học sinh nghịch ngợm chạy nhảy, ai dám đảm bảo rằng tuyệt đối không có tai nạn nào xảy ra? Nhiều cha mẹ đều nhớ rõ những vụ việc đau lòng xảy ra gần đây khi thày cô của một trường học tại Bình Dương cho các cháu đi nghỉ hè. Kết quả đã có 7 học sinh cấp 2 tử vong ngay trên bãi biển Cần Giờ vì tự ý bơi ra chỗ nguy hiểm mà không người trông nom.Là một người mẹ, tôi tin rằng, lòng dũng cảm của con mình không đến từ chuyện làm xiếc “biểu diễn” đi chân trần trên thủy tinh. Lòng dũng cảm và những tính tốt của con tôi cần được rèn luyện hàng ngày, ngay trong những điều rất nhỏ bé. Ví như dũng cảm nói thật về điểm xấu, nói thật về những gì lỗi lầm của bản thân, dám làm lại từ đầu nếu thất bại, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, giúp đỡ người cô thế, dám hy sinh bản thân vì lợi ích của tha nhân… Đó là những gì ông bà, cha mẹ và chúng tôi vẫn được truyền dạy nhiều năm qua. Và tôi tin đó mới chính những kỹ năng thực sự quý báu cho cuộc sống.Nguyễn Anh Thi " thày cô đã chọn lọc các mảnh thủy tinh khó gây tai nạn cho bé trên lớp để chứng minh rằng các cháu có thể đi trên miếng thủy tinh “tỉnh bơ”. Nhưng nếu làm như vậy thì chính là lừa dối trẻ." Tôi đồng ý với quan đểm này. Chị viết hay quá, sâu sắc. Tôi đồng ý, ủng hộ chị hoàn toàn. Chuẩn ! Ước gì ông ts Phan Quốc Việt đọc được bài báo này thì các cháu lớp 1 năm 2014 sẽ không bị ngộ nhận ! Tuyệt vời cô ơi. Lòng dũng cảm là vậy đó, rất thầm lặng và rất điềm tĩnh. Cám ơn bài viết. Cũng cần phân biệt dũng cảm với liều lĩnh. Sách giáo khoa chỉ dạy liều lĩnh mà không dạy dũng cảm một chút nào. Bộ trưởng giáo dục lại tán đồng với liều lĩnh sao? Ra cuốn sách đó cũng là một sự liều lĩnh! Kỹ năng sống -theo tôi là những thứ mà bố mẹ có bổn phận phải dạy cho con cái mình chứ không nên bắt nhà trường phải gánh lấy việc này. Đó là những thứ cần thiết nhưng vụn vặt, nhà trường hãy tập trung giáo dục cho học sinh lòng yêu đất nước, tự trọng, yêu con người... Tôi thấy tác giả cuốn sách này có vấn đề. Không cho ông ta viết sách nữa. cam on Anh Thi bai viet rat hay. Ban da noi ho minh va nhieu nguoi NGUYỄN ANH THI. BÀI VIẾT QUÁ CHUẨN. HAY Ts Phan Quốc Việt đã ko dũng cảm nhận cái sai của mình Một bài viết xuất sắc, xuất phát từ trái tim của một người mẹ chân thành, và cũng rất dũng cảm nữa. Tôi hoàn toàn đồng ý với Chị. Lòng dũng cảm thực chất là phải như những điều chị đã nêu ra ở cuối bài viết, chứ nó hoàn toàn (hay rất ít) liên quan đến việc đi chân trần qua mảnh thủy tinh. Tôi vẫn sẽ dạy con gái của mình rằng: "Nếu thấy mảnh thủy tinh, con hãy đi vòng qua lối khác. Điều đó không làm cho con bớt dũng cảm đi một tý nào đâu..." lòng dũng cảm của học sinh nên bắt đầu là hướng các em không quay cóp trong thi cử, không ngại nói những cái sai của thầy cô, bạn bè, vậy thôi không cần phải to tát như việc phải đi trên mảnh vỡ thủy tinh bai viet rat hay . cam on Anh Thi . "...mạo hiểm và liều lĩnh" ",,,thể hiện bản thân, để thể hiện mình với bạn bè, để khiến cho một cô gái để ý, để chơi trội". ..Đó chỉ là một hành vi trong khoảnh khắc nhất định,,,theo một "ý đồ, mục đích" nhất định,,,những kẻ chui vào bụi gai, nhảy qua hàng rào sắt, đi trên tầng mái,,, để RÌNH bắt trộm gà, câu trộm cá, lấy trộm xe, phá trộm két,,,,,đều đã từng RÈN LUYỆN lòng "DŨNG CẢM" đấy thôi ....??? rất thích bài viết của Nhà báo Anh Thi. Dạy kỹ năng đi trên mảnh thủy tinh xong rồi, nay mai dạy thêm kỹ năng đút kiếm vô họng hay bổ búa vô đầu luôn !!! Đảm bảo người Việt ta sẽ trở thành loại người dũng cảm nhất hành tinh... |
Sứ mệnh của quốc ca Cảm giác đó còn đặc biệt mỗi khi chào cờ ở nước bạn. Từng câu hát, từng nốt nhạc như dõng dạc kể lại một giai đoạn đau thương mà anh dũng của bao lớp người nằm xuống, dành lấy tên gọi cho một dân tộc từng bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Những lần ấy, tôi để ý thấy giống như tôi, nhiều người cũng đã rưng rưng trong niềm xúc động.Nhưng có thể, một số người khác lại không có chung cảm nhận với chúng tôi. Đã có những ý kiến đề xuất thay đổi, hoặc sửa đổi quốc ca của Việt Nam với những lý giải khác nhau. Có người cho rằng hiện nay đất nước đã hòa bình, thống nhất, không nên gợi lại những ký ức chiến tranh. Ý kiến khác lại nói, ca từ của quốc ca có những hình ảnh đã xa lạ, không hợp thời, ví như câu “Đường vinh quang xây xác quân thù” chẳng hạn...Tôi được biết rằng, quốc ca Pháp được ra đời từ năm 1792, quốc ca Anh ra đời khoảng năm 1740, quốc ca Nhật là một bài cổ nhạc tồn tại trên 10 thế kỷ, còn quốc ca Hoa Kỳ cũng đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 19. Dù có thể sau đó các bản nhạc này mới chính thức được quy định là quốc ca, nhưng nội dung hầu như không có sự thay đổi gì nhiều. Trong đó, phải kể đến phần lời của các bài hát trên, sẽ không khó để nhận ra những ca từ mang âm hưởng chiến đấu như: “Máu của họ đã rửa sạch vết bẩn của những bước chân hôi” (Quốc ca Mỹ); “Chúng ta hãy cùng chống lại sự áp bức / Ngọn cờ nhuốm máu đã giương lên” (Quốc ca Pháp); Đứng lên! Hỡi những người không muốn làm nô lệ! / Với máu thịt chúng ta, hãy cùng nhau xây dựng Trường Thành mới! (Quốc ca Trung Quốc) ...Cùng với quốc kỳ hay tuyên ngôn độc lập, những bản quốc ca cũng góp phần tuyên bố sự tồn tại của một nhà nước. Có thể qua thời gian, quốc gia đó sẽ biến đổi, nhưng sự thật về lý do ra đời của nhà nước sẽ không thay đổi hay chối bỏ được, cũng như con người không thể tự chọn ngày sinh tháng đẻ của mình. Những sự thật ấy, đôi khi sẽ được biểu đạt lên lá cờ, hoặc bài hát của đất nước để nhắc nhở các thế hệ tương lai đừng quên quá khứ. Hình ảnh lá cờ Anh nằm ngay trên quốc kỳ Australia đã thể hiện một giai đoạn lịch sử mà nước này từng phụ thuộc vào Đế quốc Anh. Đến nay, tuy đã độc lập, nhưng người Australia vẫn chấp nhận lịch sử và không thay đổi họa tiết này trên quốc kỳ của mình. Có lẽ vì giờ đây, chính hình ảnh đó cũng đã được mọi người nhớ đến như sự đại diện cho nước Úc.Dù là sinh ra trong hòa bình, tôi chưa bao giờ thấy quốc ca Việt Nam nói riêng và cả những câu chuyện đấu tranh trong lịch sử quá xa lạ với bản thân, và càng không đến mức phải né tránh hay lãng quên đi chúng. Nói thêm về giai điệu và ca từ của “Tiến quân ca”, cụ thể là đoạn “Đường vinh quang xây xác quân thù...”, có lẽ một cá nhân khó có thể kết luận về tính “hợp thời” của câu hát. Nhưng tôi nghĩ, đó chỉ là một cách nói hình tượng về tinh thần tranh đấu. Chúng ta nên hiểu rộng hơn về hai chữ “quân thù”, bởi ngay cả trong chiến tranh cũng chẳng ai đem xác người đi xây thứ gì cả.Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, giặc tham nhũng, bè lũ phản động ... chính là kẻ thù. Lẽ nào trên con đường vinh quang, chúng ta không nên bước qua xác của những kẻ thù ấy? Muốn có hòa bình, hạnh phúc, thời nào cũng đòi hỏi con người phải đấu tranh để diệt trừ cái ác, cái xấu, đó đã là một quy luật tất yếu.Khác với những kỳ thi đấu thể thao, thường được tổ chức ở địa điểm khác nhau với chủ đề và bài hát khác nhau, quốc ca gắn liền với sự ra đời của các quốc gia. Qua đó có thể thấy, yêu cầu quan trọng nhất đối với quốc ca không phải là tính “hợp thời”. Sứ mệnh của quốc ca chính là mỗi khi được cử lên, nó sẽ đại diện cho sức sống, cho sự hiện diện của một đất nước toàn vẹn, tự do và có chủ quyền trên trái đất.Có thể trong tương lai, bài quốc ca Việt Nam cũng sẽ có sự thay đổi, nhưng mong rằng chúng ta sẽ luôn hiểu, tôn trọng và giữ cho bản quốc ca được thực hiện đúng sứ mệnh lịch sử của mình, và giai điệu của quốc ca sẽ mãi đi cùng một “nước non Việt Nam ta, vững bền”.Chu Ngọc Cường Một bài viết hay,một suy nghĩ đáng trân trọng của thế hệ trẻ. Chả có lý do gì phải thay đổi cả. Có thể nói tôi ngu dốt, quốc ca là bài hát, là tinh thần, là văn hóa của cả dân tộc, hãy thử trưng cầu dân ý xem 100 người có mấy người ủng hộ thay đổi, liệu có đếm đủ trên 10 ngón tay, nên hãy giữ nguyên. "Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc" "vì nhân dân chiến đấu không ngừng" cám ơn lòng dũng cảm của thế hệ cha ông đi trước đã hi sinh. Đời đời nhớ ơn tất cả các vị! Bài viết thấu tình đạt lý! Tôi chia sẻ với ý kiến của tác giả. Tôi chỉ xin đề nghị một điều với cả QH và người dân bình thường là, mỗi khi chào cờ chúng ta nên đồng thanh hát Quốc ca chứ đừng "nghe" hát? Quốc ca qua băng, đĩa nhạc! Có như vậy chúng ta mới cảm thấy thiêng liêng và như được tiếp thêm sức mạnh. Tôi thấy hầu hết các nước đều làm như vậy mặc dù họ có các phương tiện nghe nhìn còn hiện đại hơn ta! Mỗi lần hát quốc ca của ta ở nước ngoài mình đều thấy tự hào, rưng rưng và nghẹn ngào. có những cái cần thay đỏi như tượng đài , giao thông , đường xá thì luôn lặng im có những cái không cần thì luôn sôi mói .... Đồng ý với tác giả. Quốc ca luôn được ra đời trong hoặc ngay sau khi dành độc lập. Có thể gọi là khải hoàn ca nên nó mang trong mình giai điệu, ca từ liên quan đến chiến đấu là điều dễ hiểu. Có thay đổi thì nên thay đổi cách giáo dục để con em biết vì sao bài ca lại như vậy. Ko biết có ai cùng cảm nhận? Nhưng mỗi lần nghe và hát quốc ca, tôi đều rưng rưng một cảm xúc khó tả, nghiêm trang, hào hùng,cảm xúc đó thấm vào tôi từ bao h ko biết? Quốc ca Việt Nam rất hay, người VIỆT chúng ta có khi cảm thấy tự ti theo tôi bởi vì không hiểu lịch sư. Bạn nói rất hay. Mình cùng có cùng quan điểm vs bạn Quốc ca được ra đời là nhằm khẳng định một sự ra đời của một đất nước. Nó cũng là một cuốn sách lịch sử , phản ánh những giai đoạn khó khăn, gian khổ , mà quốc gia đó trải qua. Chúng ta thay đổi quốc ca tức là chúng ta sẽ xóa nhòa đi lịch sử - điều đó chối bỏ hoặc lãng quên đi xương máu mà hàng triệu người việt nam đã đổ xuống. Tôi phản đối việc lãng quên đó. Chúng ta sống trong hòa bình song chúng ta cũng không được quên những giá trị lịch sử để lại - những điều vô giá được dựng xây từ bao đời nay . Bài viết rất hay ! Tôi đã từng nghe một người Nhật Bản (làm việc ở Hà nội, thuê nhà sống ở gần Văn Miếu) nói rằng ông ấy rất thích nghe bài Quốc ca của VN, nên sáng nào ông ấy cũng ra Lăng bác tập thể dục và dự lễ chào cờ để được nghe bài hát này. Bởi sự hùng tráng, lạc quan của bài hát khiến cho người nghe thấy phấn chấn tự tin hơn. Khác với quốc ca của Nhật, ông ấy nói. Tôi nhất trí và ủng hộ quyết liệt bài viết. Còn nhớ khoảng năm 1980 Việt Nam đã vận động sáng tác Quốc ca mới, thay cho "TIến quân ca" nhưng không thành (Lý do thay không tiện nói). Đến nay có lẽ chẳng ai đề cập đến việc thay Quốc ca nữa. Nhưng thích thay đổi cái này, cái nọ cho hợp thời thì vẫn tồn tại trong người này, người nọ, lĩnh vực này lĩnh vực kia. Ví dụ: Ở Hà Nội có Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô, nhưng khi Liên Xô tan vỡ, thì người ta đổi tên thành Cung hữu nghị. Thật thiếu hiểu biết. Cám ơn bạn vì bạn còn trẻ mà có suy nghĩ sâu sắc. Vậy mà có người còn muốn thay đổi lời Quốc ca, có lẽ họ không hiểu lịch sử Việt Nam Hoan nghênh bạn Chu Ngọc Cường với bài viết hay. Đúng là đã có lúc (thời gian trước đây), chúng ta đã vận động sáng tác Quốc ca mới, để thay cho bài Tiến quân ca. Có nhiều ca khúc của nhiều nhạc sỹ đã được sáng tác, tuy nhiên, cũng như bạn đã phân tích ở trên, cá nhân tôi thấy: Không ca khúc nào có thể vượt qua được TIẾN QUÂN CA, một tác phẩm bất hủ của cố nhạc sỹ Văn Cao. |
Công thức cảm ơn Một lần, vào ăn ở một nhà hàng, sau khi đã được phục vụ những món ngon miệng, tôi vui vẻ bước ra khỏi cửa. Bỗng nhiên, tôi nghe thấy cô nhân viên phục vụ nói to cái gì đó. Tôi giật mình, ngoảnh lại xem có chuyện gì, thì cô ấy đã quay đi làm việc khác. Hôm khác, lúc đang ngồi ăn, tôi để ý mới thấy hoá ra mỗi lần khách vào khách ra, các bạn phục vụ đều đồng thanh nói to "Xin chào" và "Cảm ơn", bằng một giọng điệu hẳn là có qua đào tạo. Tôi tự giễu mình, có câu đơn giản thế thôi mà nghe không ra, đến nỗi hôm trước phải hoảng hốt ngoái lại.Tại một tiệm spa, sau khi đã được chăm sóc tận tình bởi một đội ngũ nhân viên rất chuyên nghiệp, tôi mỉm cười nói cảm ơn rồi bước ra khỏi cửa. Cô bé mới một phút trước còn vừa chăm sóc vừa nói chuyện rất nhỏ nhẹ với tôi bỗng nhiên cao giọng, nói gần như hét vào tai tôi: "abc xin cảm ơn quý khách!" (abc là tên cửa tiệm). Bỏ qua cảm giác lùng bùng vì dị ứng với âm thanh cường độ cao, tôi vẫn thấy như vừa bị dội một gáo nước lạnh buốt vì câu cảm ơn được hô lên, dõng dạc và cứng nhắc. Và tôi đã hiểu ra tại sao trong những lần đầu tôi không nghe hiểu được một câu rất đơn giản bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Vì trong hình dung của tôi, câu cảm ơn phải là câu nói chân tình được nói ra một cách tự nhiên và nhẹ nhõm."Cảm ơn", "Xin lỗi" là những câu nói cơ bản nhất trong phép lịch sự giao tiếp. Nhưng cũng chính vì là câu cửa miệng, dường như chúng ta đã không để tâm đến chúng, khiến chúng trở thành những câu nói trống rỗng. Cách hô khẩu hiệu “xin chào, cảm ơn” như người máy của các nhân viên phục vụ đã tiêu diệt hàm nghĩa của lời nói, khiến câu nói bị rỗng ruột hoàn toàn. Cách cảm ơn khách hàng răm rắp theo công thức ấy cứ tưởng là chuyên nghiệp, nhưng có thể làm hỏng mối giao cảm con người giữa khách hàng và người phục vụ.Tôi hiểu rằng, các hệ thống dịch vụ, đặc biệt là các chuỗi nhà hàng, khách sạn, spa ở các thành phố lớn của Việt Nam đang cố gắng chuẩn hoá tất cả mọi thứ, từ thực đơn cho đến thái độ của nhân viên, cung cách phục vụ khách hàng. Chắc chắn họ phải có rất nhiều quy định chặt chẽ để tạo nên phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Nhưng quy chuẩn thế nào cũng không thể bỏ qua yếu tố nhân văn, bởi điều quan trọng nhất trong mọi dịch vụ vẫn là con người. Khách hàng không thể thoải mái nếu họ nhận được các dịch vụ vô hồn, dù nó hoàn hảo đến đâu.Tôi muốn kể về một lời cảm ơn từ một người có lẽ tôi chỉ gặp một lần trong đời – một lời cảm ơn khiến tôi nhớ và suy nghĩ mãi. Hôm đó là một ngày nghỉ lễ ở Mỹ, gia đình tôi đi chơi, qua một chiếc cầu phải dừng lại trả tiền vé. Chồng tôi chào người bán vé, một cụ già gốc Á, và nói rằng rất tiếc là ông lại phải làm việc trong lúc mọi người đều đi nghỉ. Chúng tôi cũng không quên chúc ông kỳ nghỉ vui vẻ. Ông già ngả mũ nói: “Cảm ơn anh lắm, nhờ mấy câu của anh mà tôi biết rằng mình không phải là một cái máy bán vé như nhiều người vẫn tưởng. Người đi trước anh thậm chí còn không trả lời câu chào của tôi, như đa số người qua đây”.Trước khi xe chúng tôi lao đi, ông còn kịp chúc vui vẻ với giọng nói hết sức phấn khởi. Trên đoạn đường sau đó, chúng tôi cứ nói chuyện mãi về ông cụ bán vé qua cầu, về việc đặt tâm trí vào mỗi lời nói.Cách nói cảm ơn bằng một thứ giọng dõng dạc đồng thanh như tôi đang thấy, dù được nói bằng tiếng Việt, với tôi vẫn là một thứ ngôn ngữ xa lạ. Để mỗi câu nói ra khiến người nghe “cảm” được rõ nhất, ta nói bằng chân tình. Mà chân tình thì không có công thức.Nguyễn Thị Thanh Lưu Rỗng nhưng có còn hơn không. Ở thủ đô rất khó mà tìm được câu cám ơn trong giao tiếp. Nhiều người Việt rất dễ mắng chửi người khác, nhưng lại rất khó nói "cảm ơn" hoặc "xin lỗi". Chắc những người đó đã nhầm lẫn về giá trị của lời nói, họ tưởng rằng mắng chửi được người khác là nâng cao giá trị bản thân, và nói "cảm ơn" hoặc "xin lỗi" là hạ thấp giá trị bản thân. Ở VN nhân viên được huấn luyện cảm ơn khách dù hơi cứng và thị trường một chút nhưng như vậy là cũng là cả một bước tiến lớn rồi bạn à! Cảm ơn bạn đã viết một bài rất hay và rất ý nghĩa, cái cho không bằng cách cho, và lời cảm ơn cũng vậy! Biết sống chậm, thích sống chậm thì mới cảm được những mong muốn nhân văn, giao cảm giữa người với người được. Khốn nỗi, giờ đây người ta sống vội, sống bừa nhiều rồi! Bạn Lưu lâu rồi mới về nước nên chắc không biết phong cách chuẩn hóa này dường như du nhập đầu tiên từ các chuỗi nhà hàng phong cách Nhật. Sau đó có lẽ các nhà hàng, cửa hiệu khác học theo. Nếu bạn vào đúng chuỗi nhà hàng Nhật này, bạn còn được họ đứng xếp hàng cúi đầu chào lúc bước vào và cúi đầu cám ơn khi đi ra nữa kìa. Vài lần thì lạ, lâu rồi cũng quen bạn ơi. Tiếng chào cao hơn mâm cỗ, họ chào hỏi, cám ơn là tốt rồi, chủ yêu cầu la làng như thế thì cũng phải làm thôi bạn. Bạn nghĩ kỳ, thế bạn có nghĩ những lần đầu họ phải làm theo công thức đó còn thấy kỳ hơn đến cỡ nào không. Hôm trước mình được cô tổng đài viên điện thoại cảm ơn nữa kìa (mà là cô ấy hướng dẫn cho mình về cách sử dụng dịch vụ đó chứ). Mình thấy vui vui vì tiếng cám ơn không nhiều, nhưng cho thấy doanh nghiệp đã biết quan tâm đến khách hàng hơn và đào tạo chuẩn hóa cho nhân viên về giao tiếp với khách hàng. Cam on tac gia. Nhung do la cam nhan cua ca nhan thoi, noi nho thi bi che la noi cho xong chuyen, noi lon thi bao la noi nhu tat vao mat.That kho co the lam vua long moi nguoi. Cảm ơn bài báo, rất đúng, thật sự tôi là một giảng viên tôi rất ít khi thấy sv nói dc câu cảm ơn, câu xin lỗi cho đúng giọng điệu, rập khuôn máy móc rỗng tuếch và miễn cưỡng và vô duyên nhất là mình chào mà mặt họ cứ trơ trơ ra không thèm chấp nhận và chào lại. Không biết bài viết của bạn ám chỉ cách thể hiện lời cảm ơn tại Việt Nam hay chỉ nói chung chung. Tôi đã từng làm hướng dẫn viên du lịch và phiên dịch trong nhiều năm và cũng gặp nhiều người từ các quốc gia. Tuy nhiên, theo cảm nhận của riêng tôi đa số họ nói lời cảm ơn theo phép lịch sự, như một thói quen. Còn bảo đặt sự chân tình vào lời cảm ơn thì tôi e rằng vẫn còn là một điều gì đó xa xỉ. Rat hay. Minh cung rat nhieu lan phat " ngan" vi nhung cau cam on nhu duoc phat ra tu nhung cai may. That rat buon cuoi. Cam on phai that chan tinh bang cam xuc that. Đọc nhiều bài viết của góc nhìn tôi mới thấy rằng hình như tác giả góc nhìn ở nước ngoài nhiều hơn Việt Nam, tôi thấy các vị lên án những điều mà tôi thấy cũng không quan trọng lắm, các vị ít khi khen ngợi. Mà nếu có thì chủ yếu là khen nước ngoài. Xin hãy làm việc gì đó có ý nghĩa hơn cho đất nước nơi đã sinh ra và nuôi bạn nên người. Câu chuyện về lời cảm ơn này không đáng để xem. Cách cảm ơn bạn yêu cầu quá xa xỉ ngay cả đối với những quốc gia tiên tiến nhất. Rất hay . Nếu ai đó không làm được điều này bằng sự chân tình , thì tốt nhất là không làm gì cả . Như vậy chắc sẽ tốt hơn . Cam on chi da noi len dung suy nghi cua toi. Toi rat di ung voi cau cam on va xin chao sao rong tu cac cua hieu hien nay, tham chi ngay ca kg muon quay lai neu chang may o do co cac cau chao sao rong nhu vay. Tôi thấy chị khá khó tính đấy. Ở Việt Nam, họ nói xin chào và cảm ơn là một nỗ lực xứng đáng được ghi nhận. Giả họ muốn chị hiểu được sự chân tình từ lời nói thì liệu chị có đủ thời gian để nghe họ nói không. Hay lại giống như ông già bán vé chị kể kia, chưa nói xong câu thì anh chị đã phóng xe đi được 1 đoạn rồi. |
Bạo hành nhân viên y tế Trong quá trình hành nghề bác sĩ, thực tế tôi đã gặp nhiều trường hợp tương tự. Nhiều người nhà bệnh nhân (thường là người có vai vế hoặc có nhiều tiền) ngay từ khi vào viện đã có thái độ hống hách. Họ không thèm hợp tác với nhân viên y tế, chỉ biết đòi hỏi, và thường gây sự để đạt được những thứ mình muốn. Khi tôi khám, cho thuốc và đề nghị theo dõi, thì nhiều thân nhân bệnh nhân cứ muốn bác sĩ phải làm gì đó ngay lập tức. Khi bác sĩ giải thích bệnh nhân cần được theo dõi thì họ không tin và cho rằng chúng tôi vòi vĩnh.Ai cũng luôn cho mình là người bị bệnh nặng nhất, cho mình quyền được ưu tiên số một mà không hiểu rằng, ngay cả những bệnh viện không quá tải ở các nước tiên tiến, như Mỹ chẳng hạn, người ta cũng phải phân loại bệnh nhân cấp cứu, ai bị nguy hiểm hơn cấp cứu trước, ít nguy hiểm hơn cấp cứu sau. Và hậu quả là tình trạng bạo hành nhân viên y tế có chiều hướng ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều vụ thương tâm. Đơn cử, tháng 8/2011, tại khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện huyện Vũ Thư, Thái Bình, người nhà của một bệnh nhân chết trước khi vào viện đã đâm chết một bác sĩ giàu kinh nghiệm và đâm trọng thương một bác sĩ 30 tuổi.Thực tế, nạn bạo hành trong bệnh viện không chỉ có ở Việt Nam. Ở Mỹ, chỉ trong hai năm (2000-2011), có tới hơn 150 vụ bắn súng trong bệnh viện, 29% xảy ra ở phòng cấp cứu. 28% số nạn nhân là các bác sĩ, điều dưỡng và những nhân viên y tế khác. Gần đây nhất, tháng 1/2015, một người đàn ông đã vào bệnh viện ở bang Massachusetts, bắn chết bác sĩ phẫu thuật tim, người đã điều trị cho mẹ ông ta và bà đã chết trước đó hơn một tháng. Theo thăm dò của Scientific American năm 2014, 80% điều dưỡng Mỹ báo cáo đã bị bạo hành, dưới dạng đấm, đá, cào, cắn, phun nước miếng, đe dọa và quấy rối.Để ngăn chặn tình trạng trên, tôi được biết, cơ quan quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp nước này đã ban hành bộ “hướng dẫn phòng ngừa bạo hành công sở trong y tế và dịch vụ xã hội” và đã có nhiều bang trên nước Mỹ bắt buộc các bệnh viện phải thực hiện hướng dẫn này. Người đại diện chính quyền bang Texas thậm chí đề nghị cho phép nhân viên y tế mang súng vào bệnh viện để tự vệ. Học viện quốc gia về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Mỹ cũng đã huấn luyện miễn phí cho hơn 8.000 nhân viên y tế kỹ năng chống lại bạo hành và thoát hiểm khi bị tấn công.Theo điều luật của Mỹ mới được cập nhật gần đây, tất cả hành vi tấn công nhân viên y tế đều bị trừng phạt. Theo đó, các hành vi tấn công gây thương tổn thân thể cho nhân viên y tế được xếp vào tội phạm mức độ 3, bị phạt tù từ 3 đến 5 năm, phạt tiền đến 15.000 USD. Các hành vi tấn công nhân viên y tế khác bị xếp vào tội phạm mức độ 4, phạt tù đến 18 tháng và phạt tiền đến 10.000 USD. Ngoài ra, những hành vi bạo hành nhân viên y tế đơn lẻ sẽ bị giam giữ đến 6 tháng và phạt tiền đến 1.000 USD.Trên các diễn đàn ở Việt Nam, đáng tiếc là vẫn còn nhiều ý kiến biện minh hoặc thông cảm cho hành vi bạo hành nhắm vào nhân viên y tế. Trên thực tế, Bộ Y tế và các cơ quan quản lý y tế đã thành lập nhiều kênh thông tin để người bệnh phản ánh những bức xúc của mình. Nhưng bạo lực vẫn diễn ra, và người ta vẫn đổ lỗi cho bức xúc.Ngoài những thiệt hại mà nhân viên y tế phải gánh chịu do những vụ bạo hành mang lại, người bệnh và xã hội cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả. Không nhân viên y tế nào có thể toàn tâm toàn ý vào việc phục vụ bệnh nhân khi luôn phải phòng thủ trước thân nhân, bệnh nhân. Và như vậy, khả năng sai sót y khoa xảy ra sẽ tăng cao. Sẽ có nhiều hệ lụy khó lường xảy ra nếu sự an toàn của nhân viên y tế khi đang hành nghề không được bảo đảm.Nếu nhân viên y tế sai, sẽ có pháp luật xử lý. Nếu bệnh viện sai, sẽ có pháp luật xử lý. Hãy để cho luật pháp làm việc với họ. Không gì có thể biện minh cho nạn bạo hành nhân viên y tế. Theo tôi, cần phải nghiêm trị những kẻ hành hung nhân viên y tế, dù vì bất cứ lý do gì. Không thể cổ vũ, không thể thông cảm cho những hành vi bạo lực, đặc biệt là những hành vi bạo lực nhắm vào nhân viên y tế, những người vì lương tâm, vì y đức mà không thể tự vệ theo bản năng thông thường.Võ Xuân Sơn Thực tế hiện nay, nhân viên y tế vừa làm việc vừa lo, sợ bị hành hung, tôi cũng là một nạn nhân bị hành hung mà khi bình tĩnh ngồi lại tìm hiểu vấn đề mới biết mình bị hành hung vô cớ... vợ anh ta đi khám thai xong, đến tôi khám Tai Mũi Họng, khám xong tôi thấy chị buồn buồn thì dò hỏi mói biết là hồi lúc khám thai bị bác sĩ trách mắng chuyện không tuân thủ điều trị.....về đến nhà chị ta òa khóc, chồng hỏi thì nói là bị bác sĩ la mắng, thế là anh ta cầm toa thuốc thấy tên tôi nên xông thẳng vô BV gặp tôi đang khám bệnh là xông đấm đá tới tấp... Tôi quá bất ngờ.....thiết nghĩ người dân cũng có quyền bức xúc nhưng hãy để chúng tôi được làm việc an toàn, hãy để chúng tôi an tâm làm việc, nếu không hài lòng cứ gọi điện đường dây nóng phản ảnh và chúng tôi chịu trách nhiệm với hành vi của mình chứ đừng dùng bạo kujc với chúng tôi.... Lạm dụng bạo lực trong môi trường bệnh viện không nên được biện hộ bằng bất cứ lý do nào. Nằm viện 1 tháng lúc đó mới biết khổ như thế nào, từ hộ lý cho đến y tá mặt mũi lúc nào cũng hầm hầm như kẻ bề trên còn bệnh nhân như kẻ tội đồ, Chỉ biết bây giờ Tôi rất sợ bị bệnh để phải đến bệnh viện chữa trị. Xin cảm ơn anh, người đồng nghiệp ạ!Và đây cũng là một tệ nạn mà xã hội phải nên án.Và đây cũng phản ánh một thực tại: Luật pháp của chúng ta có thiếu và yếu, phản ánh rằng dân ta chưa hiểu, chưa tôn trọng pháp luật. Rất hay! Bài này và bài định kiến với ngành y! Mong rằng có nhiều bài hơn nữa để mọi người đọc và hiểu nổi khổ của nhân viên y tế!! Làm tốt rất nhiều, cống hiến thật nhiều, vất vả thật nhiều nhưng đổi lại rất nhiều định kiến, rất nhiều rủi ro... Tác giả bài viết đang nói đến đa phần là những người có vai vế và có tiền đã bạo hành hoặc cư xử không đúng mực với các nhân viên y tế, và tại sao lại như vậy, nếu các anh là các bác sĩ tốt, công tâm, tại sao lại phải nể nang họ, hay các anh sợ cái uy của ai đó có thể làm tổn hại đến " miếng cơm" của mình, các anh hãy làm theo nguyên tắc, ng ta có động chạm đến mình thì đã có công an, bải vệ, mình có quyền khởi kiện, chưa nói đến một thực tế hiện nay là những người nghèo luôn phải chờ đợi để phải khám sau, phải chịu đựng sự lạnh nhạt của không ít nhân viên y tế, từ đó ng giàu có cớ để hạ thấp các anh xuống, và tôi xin góp ý một lời cuối: Cứ công tâm mà làm việc, hành động theo nguyên tắc và bằng cả trái tim của một y sĩ, giàu k nể, nghèo k khinh, chỉ có như vậy dân mới có thể tin tưởng và " chở che" cho các anh được. tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết này cần có luật và mức phạt cao khi có hành vi và lời lẽ xâm hại cơ thể, danh dự của nhân viên y tế, sao các ngành khác có mà ngành y lại khg thật là thiếu sót khi bỏ lơ một ngành mà quan trọng nhất đối với con người. Cám ơn tác giả , những gì tác giả nói không sai chút nào Bài viết với từ ngữ chân thành, suy nghĩ chín chắn đúng mực. Nhưng tôi tin ít người ủng hộ lên tiếng, thông cảm. Bạn hãy dè chừng với tâm lý đám đông. Chồng tôi là BS. Ai có chuyện đau ốm gì là giúp ngay, không công xá gì hết. Tôi chỉ sợ không may...Một trăm lần làm tốt đâu bằng một lần sơ sẩy. Đó là lí do tôi không thoải mái mỗi khi anh xách xe đi... Cũng chẳng phải lỗi do bệnh nhân hoàn toàn, càng không phải lỗi do BS hoàn toàn. Do cơ chế hết, xin việc mất tiền, khi có việc thì làm mọi cách để có tiền - lấy tiền từ bệnh nhân- ăn mãi thành quen, ai không đưa tiền là không hài lòng-> Mất lòng tin trong quần chúng nhân dân.Tôi là bác sĩ nhưng tôi thấy... sâu sa vấn đề là cái gốc chứ những chuyện này thì chỉ là cái ngọn mà thôi. 1 nhân viên y tế ở vn mỗi ngày phục vụ vài chục người ..lương thì bậc thấp .. bệnh nhân thì toàn được voi đòi tiên .. ai cũng nghĩ ng thân mình là nhất .. chăm sóc ng ta mà ng ta coi mình là thù .. haizzz Hoàn toàn đồng ý với Bs Sơn.Dược sĩ Liều! Tôi không cổ xúy cho hành động bạo hành nói chung và bạo hành nhân viên y tế nói riêng, nhưng là người đã từng phải ra vào bệnh viện nhiều lần, tôi rất bức xúc trước thái độ gợi ý, vòi vĩnh của một bộ phận nhân viên y tế. Những ai từng phải đợi lượt khám hiểu rõ điều này, số nhảy lung tung, người chen vào nườm nượp. Như vợ tôi sinh cháu, đăng ký phòng tự chọn 2 giường, nhưng đến hôm sau là thành 4 giường, có thông cảm, san sẻ, tương trợ không? Có chứ. Nhưng tiền phòng không giảm, mà người nhà còn phải mất thêm tiền nhà nghỉ.Nếu nhân viên y tế hay bệnh viện sai thì đã có pháp luật xử lý. Nhưng thưa tác giả, đây là liên quan tới sinh mạng con người, sai không sửa được hoặc chi phí điều trị phát sinh (ở tuyến trên) thì chỉ có gia đình người bệnh chịu thôi ạ. Cảm ơn. Ngoài bạo hành nhân viên y tế , còn có nạn bạo hành những người trong ngành giáo dục. Các thầy cô giáo khi đứng trên bục giảng cũng có những lúc nơm nớp lo sợ bị phụ huynh hoặc chính học sinh trong lớp mình đánh. |
Con yêu mẹ Nhưng tôi vẫn chứng nào tật ấy, càng lớn càng hay cãi khiến bà rất đau buồn. Trận đòn cuối cùng, năm 13 tuổi, mẹ vừa đánh tôi, vừa khóc.Tôi còn nhớ, năm ấy tôi đau mắt đỏ. Xin tiền bố, ông nhăn nhó lục ví cho xem không có một xu rồi bảo ngâm mắt vào nước muối ấm. Tôi làm thế ngày thứ ba mắt vẫn nhức. Mẹ lẳng lặng lau mắt cho tôi rồi bỏ đi đâu chừng nửa giờ mang về cho hào rưỡi mua thuốc, khỏi ngay. Năm sau tôi giẫm phải đinh ghim giấy vẽ của bố, chân sưng đỏ au phải xuống Bệnh viện Mai Hương tiêm. Tiền thuốc hết hai ngàn. Về nói chuyện, mẹ lại ra khỏi nhà rồi mang về cho tôi 2 ngàn 3 hào. Tôi hiểu, mẹ lại đi vay tiền ai đó.Rồi Mỹ đánh bom miền Bắc, tôi tốt nghiệp cấp III thì lên đường nhập ngũ. Trước ngày đi mình tôi được mẹ nấu cho một bát to đầy cà bung đậu với thịt lợn ba chỉ; tối lại được ăn chè bí ngô. Sớm sau lên đường, mẹ vẫn ngồi bên cửa sổ mở toang, không đi tiễn. “Sao mẹ không tiễn mình?”, tôi ấm ức mãi.Chiến tranh ác liệt, chúng tôi quần nhau với các loại máy bay. Một ngày trên Hòa Lạc vừa ngưng trận đánh, tôi nhận được gói quà mẹ gửi. Một hộp bánh mậu dịch có hình răng cưa rất thơm, hai bọc thuốc Trường Sơn không bao và một thư ngắn chữ mẹ tôi nắn nót. Thư có đoạn viết: "Ngày con đi mợ không dám tiễn vì mợ sợ mợ khóc. Mợ cứ nhìn qua cửa sổ theo bóng con mãi. Chỉ mong con bằng anh, bằng em". Tôi đọc xong, nắm chặt thư, ghì vào ngực, quay mặt vào vách hầm ứa nước mắt vì thương mẹ.Hai năm đi chiến đấu vì có thành tích tôi được thưởng phép hai ngày về thăm mẹ. Đẩy cửa vào, tôi thấy bà nằm trên cái ghế ngựa tóc đổ dài như suối, trắng xóa. Bà ngồi bên tôi quạt, thắp đèn dầu, thức trắng đêm khâu lại cái áo lỗ chỗ vết bom bi. Sớm ra bà còn kỳ lưng cho tôi tắm ngoài sân. Mẹ thốt lên: “Trời ơi, lưng con tôi xưa như tấm phản mà giờ gầy thế”. Tôi cười như nắc nẻ: “Mẹ thương con cứ tưởng tượng, con vào bộ đội giờ lên 10 cân đấy”. Không ngờ đấy là lần cuối cùng tôi được gặp mẹ.Rồi tôi đi B, mỗi lần C130 thả pháo dù tôi đứng trên mặt hầm nhìn xác định vị trí dù rơi, kiếm bằng được một cái rồi gửi về cho mẹ may áo. Biền biệt nhiều năm đến 1972 thì nhận được thư chị báo tin mẹ tôi mất. Thư chị kể, bà gầy lắm, chết trong phòng tắm. Tôi khóc ba đêm rồi nín, đeo khăn tang đi đánh trận ở Ban Mê Thuột.Năm 1975 tôi về phép đúng ngày bốc mộ mẹ. Bên đống xương tàn, chị tôi kể rằng sau ngày mẹ mất, bao nhiêu người tới đòi nợ. Người một hai hào, kẻ năm đồng, người hai ba cân gạo, nửa cân đường. Chúng tôi đều hiểu, mẹ nhịn ăn cho chồng con, thịt tem phiếu dành băm trộn với mắm hay muối gửi cho các con và chồng nơi sơ tán. Tiền thì dành cho đứa út ăn học. Bao nhiêu năm tôi vẫn ân hận về việc này, số tiền nợ ấy có cả tiền lo cho tôi ăn học, thuốc thang. Tôi gửi về nhà cái dù, một cái chăn màu huyết dụ, mẹ đều không dùng, bọc cẩn thận và dặn để dù ấy thằng Thọ bao giờ về, căng lên làm rạp cưới vợ, chăn cho vợ chồng nó đắp.Từ chiến trường trở về dạo ấy tôi rất gần gũi bố tôi. Gần như toàn bộ tình yêu cho cha mẹ đều trút cả vào ông. Tận tới khi ông mất, tôi vẫn kịp nói lần cuối: “Con yêu cậu lắm, cậu biết không?”. Bố tôi không nói được nữa, ông mỉm cười lắc lắc mái đầu bạc rồi vĩnh viễn ra đi. Mẹ tôi chưa khi nào được nghe câu nói ấy từ tôi. Đó là điều tôi vô cùng ân hận, nhất là từ khi tôi làm cha, được nghe lời từ hai con gái ba từ: "Con yêu bố". Ngay cả bây giờ khi con gái lớn đã 36 tuổi, tôi gần 70, mỗi khi cháu nói: "Con yêu bố lắm", người tôi vẫn run lên.Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ đành rằng nên là những việc làm cụ thể, thực tế, nhưng hầu như tất cả các bậc cha mẹ đều không mong chờ nhiều ở sự giúp đỡ tiền bạc và vật chất. Cha mẹ rất quý trọng tình cảm của con cái, cháu chắt, sự chăm sóc cả với tinh thần - đấy là sự luôn gần gũi, vấn an thăm hỏi và đặc biệt rất thích nghe ba từ: "Con yêu mẹ".Tôi biết rằng, rất nhiều người Việt Nam hiếu thảo, yêu kính mẹ cha nhưng không dám thổ lộ tình cảm yêu thương với cha mẹ bằng ba từ đơn giản đó. Lễ Vu Lan đã đến rồi, ngoài việc có quà cho cha mẹ tùy theo hoàn cảnh của mình, tôi nghĩ các bạn hãy tới thăm họ, nói một lời với ba từ âu yếm trên. Tôi tin là mẹ bạn sẽ mỉm cười hạnh phúc.Làm cho bậc sinh thành mang nặng đẻ đau vui, dầu chỉ một chút thôi cũng là việc đáng làm, đừng như tôi để lỡ những thời cơ khi cha mẹ còn sống mà ân hận cả đời.Nguyễn Văn Thọ Đọc xong mình muốn khóc khi nhớ lại những kỷ niệmCám ơn tác giả Bài viết hay quá! Con xin cảm ơn Chú, dịp Vu Lan này Con nhất định phải nói với ba mẹ "ba chữ yêu thương" ấy, lần đầu trong gần 40 năm cuộc đời mình... Toi da khoc khi doc... Bình dị mà thật cảm động. Hay qua. Kính trọng anh. Cám ơn Bác Đọc bài của anh mà tôi muốn khóc. Tôi sẽ gần gũi với mẹ nhiều hơn nữa. Con cảm ơn bác, bố mẹ con cũng lớn tuổi rồi, nhưng con vẫn còn ở xa quá ... hình như con sai rồi. Bác viết hay quá, sáng sớm ngày Vu Lan đọc được bài viết thật ý nghĩa Cháu rất cảm động khi đọc bài viết của Bác. Cháu cũng chưa bao giờ nói ba từ đó với bố mẹ. Giờ đây đã quá muộn rồi Bác ơi... Thât xuc đông.Cam on tac gia, bai viet rat hay the he tre can phai suy nghi nhieu. Con gái yêu bố mẹ nhiều :) Vâng .Xin cảm ơn ông và tôi đã khóc khi đã đọc bài viết này của ông ! Xin gửi quý độc giả trích một vài câu trong " Nghịch lý nhân sinh" để cùng suy ngẫm.- Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽLời ru của mẹ chẳng thuộc nửa câu?- Lúc sống chẳng biếu nổi một bát canhChết đi rồi xây mồ to mả đẹp?- Cha run Mẹ rét mơ tấm chăn bôngCả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện... Vv Vâng .Xin cảm ơn tác giả ,tôi đọc xong và tôi đã khóc ! |
Chọn trường Tôi có cô em họ khá xinh đẹp và thông minh, chỉ có điều nó rất ngại giao tiếp và luôn lúng túng, ngượng nghịu mỗi khi buộc phải xuất hiện trước đám đông. Học hết phổ thông, với thế mạnh là môn Văn, nó muốn thi Sư phạm nhưng cô tôi, một cán bộ làm trong ngành văn hóa đã gạt đi. Cô ép con thi vào Học viện Báo chí và tuyên truyền với một lý do duy nhất: quan hệ sẵn có của cô đảm bảo để ra trường em sẽ có việc làm.Và đúng thế. Ra trường, trong khi rất nhiều bạn cùng khóa còn đang chật vật kiếm tìm chỗ làm thì cô đã xin cho con một chỗ trong một tòa soạn. Nhưng 5 năm sau, trong khi những người bạn chật vật ngày xưa đã bắt đầu tìm được chỗ đứng trong cái nghề phù hợp với họ thì em vẫn còn thấp thỏm âu lo với định mức tin, bài. Em viết tốt nhưng không có đủ tố chất để săn tin. Những mối quan hệ của mẹ chỉ đưa em vào được một tòa báo nhưng không cho em được một chỗ đứng.Một chàng trai là bạn cùng học với cháu tôi ở một trường chuyên danh tiếng. Chàng trai ấy từng đạt thủ khoa khi thi vào chuyên Toán với điểm 10. Cậu học rất giỏi các môn tự nhiên và ngay từ lúc học phổ thông cơ sở ở quê nhà, một tỉnh miền núi miền Trung, đã đeo đuổi giấc mơ làm bác sĩ. Sau này, cậu kể, sống trong khu tập thể bệnh viện từ nhỏ, em hầu như chỉ thấy cha mẹ trong trang phục blu trắng. Tuổi thơ em trôi đi êm đềm trong bệnh viện tỉnh, trong những ca trực hối hả của cha mẹ.Nhưng cha mẹ cậu không muốn đứa con trai duy nhất nối nghiệp mình. Khi cậu thi đại học, cha mẹ cậu đặt ra điều kiện: Nếu thi Đại học Ngoại thương, con sẽ có tất cả. Còn nếu chọn Trường Y thì con sẽ không có một đồng chu cấp nào. Tất nhiên là cậu phải chọn Ngoại thương và với số điểm đỗ khối A 26, cậu trở thành một sinh viên ngoại thương đầy tự hào trong mắt cha mẹ.Cha mẹ cậu đều đặn hàng tháng chuyển tiền vào tài khoản, tự hào với giấc mơ con trai sau này sẽ trở thành một doanh nhân. Họ không hay biết rằng, đêm đêm ở nhà trọ, cậu sinh viên ngoại thương ấy âm thầm tự học ôn các môn Sinh, Hóa phổ thông. Học hết đại học Ngoại thương năm thứ nhất, cậu lén lút cha mẹ thi Đại học Y khoa nhưng trượt. Việc ôn thi vẫn tiếp tục.Hết năm thứ hai, cậu lại thi Y và đỗ. Chỉ đến khi cậu làm xong thủ tục nhập học trường Y thì cha mẹ cậu mới biết.Đời sinh viên trường Y vốn đã dài. Nhưng với cậu còn dài hơn những 2 năm. Đó là 2 năm mà cha mẹ cậu đã hủy hoại một cách yêu thương theo cách của họ.Giấc mơ một ngày con trở thành doanh nhân thành đạt hay nhà báo nổi danh là giấc mơ đẹp. Nhưng, nó có thành hiện thực hay không, không phụ thuộc vào ước muốn của cha mẹ. Hôm qua, trên mạng xã hội, khi bàn về việc chọn trường đại học cho con, một thầy giáo viết, đừng để những giấc mơ cha đè nát cuộc đời con.Đặng Huyền "Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư". Thành ngữ này sẽ sống mãi với thời gian, còn vấn đề tác giả nêu ra chỉ là 1/1000000 mà thôi Tôi cho các con tôi một điểm tựa chứ không phải một chỗ ngồi ! Cháu đang ở truờng hợp tương tự cô ạ. Bố mẹ bắt cháu thi hvan nhưng điểm của cháu thấp cháu xin rút hồ sơ để nạp vào trường khác cụ thể là sư phạm nhưng bố mẹ cháu không cho. Cháu buồn lắm bố mẹ nỡ nhìn cháu trật nguyện vọng một. Hôm nay là ngày cuối rút hồ sơ rồi, còn 8 tiếng nữa là hết hạn. Chẳng lẽ bây giờ cháu phải quỳ gối van xin bố mẹ, nghị vậy chư cháu không làm nổi. Bây giờ cháu chỉ muốn chết thôi. Một thằng con trai học cũng gọi là ổn nhất trong nhà lại chấp nhận trật đại học. Cháu thấy rằng bố mẹ làm như vậy chỉ vì sĩ diện của bố mẹ mà thôi. Cháu buồn lắm. Hơn 10 năm trước khi nghe con gái tôi tranh luận với bạn bè nên nộp hồ sơ thi vào đại học nào, học ngành nào để mai mốt ra trường dễ kiếm việc làm, tôi có khuyên cháu 2 điều: 1/ học trường nào ngành nào cũng tốt, quan trọng là trang bị tối đa kiến thức, ngoại ngữ để tương lai con sẽ tuyển nhân viên cho mình chứ đừng làm nhân viên cho người khác. 2/ Phi thương bất phú. Và giờ sau 4 năm đại học Khoa học tự Nhiên, 2 năm làm nhân viên cho một cty lương thực để học kinh nghiệm, với sự hổ trợ tối đa của gia đình cộng chút may mắn, cháu đang là giám đốc 2 shop thời trang khoảng 20 nhân viên và mỗi năm đi Sin vài lần để tìm sản phẩm. Cha mẹ dù học hành không nhiều bằng con nhưng kinh nghiệm và tầm nhìn sẽ là chổ dựa rất tốt cho con cái. kiến thức bây giờ.CHA+MẸ, khuyên con. TÔI CÓ 3 ĐỨA CON. ĐỀU THÀNH ĐẠT. Ý CHÍ CỦA CON LÀ QUYẾT ĐỊNH. SAU NẦY KHÔNG TRÁCH ĐƯỢC.CHA+MẸ đúng! bố mẹ cần cho con một điểm tựa vững chắc. hãy để con đi trên đôi chân của mình. HÃY TÌM HIỂU "HOA NAM KINH" CỦA TRANG TỬ ĐẺ TÌM RA SỨC MẠNH CỦA BẢN THÂN! THÂN ÁI.! Rat hay. Ua nuoc mat. Nguyen vong cua con minh Tự khẵng định mình là pp lựa chọn đúng nhất!nhưng ở nc ta chưa đc nhiều. Ý KIẾN. ĐẶNG HUYỀN.RẤT HAY. VÀ Ý THỨC Và đúng thế. Ra trường, trong khi rất nhiều bạn cùng khóa còn đang chật vật kiếm tìm chỗ làm thì cô đã xin cho con một chỗ trong một tòa soạn. Nhưng 5 năm sau, trong khi những người bạn chật vật ngày xưa đã bắt đầu tìm được chỗ đứng trong cái nghề phù hợp với họ thì em vẫn còn thấp thỏm âu lo với định mức tin, bài. Em viết tốt nhưng không có đủ tố chất để săn tin. Những mối quan hệ của mẹ chỉ đưa em vào được một tòa báo nhưng không cho em được một chỗ đứng. Vẫn là phải có tâm huyết với nghề đã chọn thì mới có chỗ đứng được. Cuộc đời là quá ngắn để sống theo ý của người khác. "Đừng để những mách bảo của bản thân bị chi phối bởi những quan điểm của người khác". Cũng không thể chê trách các bậc phụ huynh được. Con 18 tuổi, định hình về nghề nghiệp với các con chưa rõ nét. Lưa chọn thay đổi, nay thích mai ghét. Do đó chúng ta không thể để con tự chọn theo ý thích nhất thời mà có thể tư vấn định hướng giúp con để con hiểu. Đa số cha mẹ muốn con mình thành đạt, nhưng chưa hiểu rõ định nghĩa "thành đạt" của một đời người, và con đường dẫn đến thành đạt. Thường thì phụ huynh: tham vọng>cực đoan(có những động tác can thiệp sâu, mạnh)>thiên vị(duy ý kiến)>sai lầm. Em mới thi đại học năm trước rất hiểu áp lực của cả học sinh lẫn cha mẹ mỗi mùa thi. Thi đã đủ mệt, chọn trường lại càng khó hơn. Mỗi người đều có 1 thế mạnh, cha mẹ nên tạo điều kiện cho con. Chưa nói đến thành công hay không, dù sao thì làm việc gì mình thích bao giờ cũng hạnh phúc hơn. |
Người vô tính Nhiều người, trong đó có tôi, coi đó là sự tiến bộ của xã hội: Chấp nhận một xu hướng tình dục khác biệt với người bình thường. Tuy nhiên, thực tế còn có những xu hướng khác mà nhiều người không biết, thậm chí chưa bao giờ từng nghe thấy.Tôi có một người bạn, một cô gái ngoài 30 tuổi, gương mặt thanh tú, xinh đẹp nhưng hơi buồn. Chúng tôi quen nhau trên mạng xã hội Facebook. Tôi và cô khá hợp nhau khi trao đổi những vấn đề xã hội, cuộc sống, thậm chí cả tình yêu và những điều thầm kín.Chúng tôi gặp nhau sau khi lỡ hàng chục cuộc hẹn trước đó, phần lớn do cô chủ động báo hủy ngay trước giờ hẹn. Như đa số các cuộc nói chuyện phiếm thường ngày của những người trưởng thành đã khá thân thiết, chủ đề tình dục luôn thú vị. Một lần bất ngờ, cô kể cho tôi bí mật của đời mình. Cô mang trong người một xu hướng tính dục khác biệt, nhưng không phải đồng tính.Năm 2001, David Jay, một chàng trai người Mỹ lập một diễn đàn trên Internet. Điều đặc biệt, hơn một trăm nghìn thành viên hầu hết là những người mang xu hướng tính dục kỳ lạ. Họ được gọi với cái tên Tình dục vô tính (Asexuality).Xu hướng tính dục vô tính bắt đầu được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ những năm 1970, nhưng có lẽ ở Việt Nam đó là khái niệm hoàn toàn mới. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu khoa học, họ chiếm đến 1% dân số trên hành tinh này. Với sự phát triển của mạng xã hội, cộng đồng người mang xu hướng tính dục vô tính được phát hiện tăng theo cấp số nhân. Nhiều người từ trước đến nay mang ẩn ức tính dục bỗng tìm được câu trả lời cho sự khác biệt cơ thể của mình. Điểm khác biệt của cộng đồng tính dục vô tính với các xu hướng khác như đồng tính, dị tính là họ đa số không sinh hoạt tình dục mặc dù vẫn có cảm giác yêu đương. Có những người vì hoàn cảnh mà chấp nhận cuộc sống có tình dục và họ luôn coi đó là một cực hình. Họ không bị ép buộc bởi bất cứ khuôn khổ đạo đức hay tôn giáo mà đơn giản họ không có nhu cầu.Quay trở lại chuyện cô gái, cô cho biết đã tham gia mạng xã hội nhiều năm nay, cũng như nhiều người khác, không thiếu những cám dỗ trên thế giới mạng bao la này. Cô có nhiều mối quan hệ, trong đó không ít chàng trai khiến cô thực sự rung động, đã gửi gắm những lời yêu đương, thậm chí cả những hẹn ước, nhưng mỗi lần hẹn gặp gỡ, cô lại nghĩ đến cảnh gần gũi thân thể và rùng mình sợ hãi để rồi lẩn trốn mối quan hệ đó. Cô sợ hãi tiếp xúc trực tiếp và chỉ tìm được cảm giác là chính mình trên mạng xã hội.Câu chuyện của người bạn gái khiến tôi tò mò tìm hiểu và phát hiện ra ở Việt Nam, trên các diễn đàn mạng xã hội xuất hiện các groups chia sẻ tâm sự của các thành viên mang xu hướng tính dục vô tính. Họ lặng lẽ, ẩn mình bởi sự kỳ thị của xã hội, bạn bè và gia đình. Họ thậm chí còn đau khổ hơn những người đồng tính bởi không thể giải thích hành vi của mình. Họ khao khát yêu thương nhưng từ chối những va chạm cơ thể, điều đó khiến họ luôn bị dày vò bởi bạn đời hay tình nhân. Họ luôn bị coi là những kẻ bệnh hoạn.Cơ thể và tâm lý con người luôn mang những bí ẩn cần khám phá, có những điều chúng ta cần nói ra để cộng đồng biết. Tình dục đồng giới đã được công khai chấp nhận tại nhiều nơi trên thế giới và mang lại hạnh phúc cho nhiều người. Tính dục vô tính cũng vậy, đó là một giới tính hiển nhiên không thể thay đổi, không phải là khuyết tật.Đó là một thực tế và cần được chấp nhận. Với tôi, văn minh, đơn giản là chấp nhận sự khác biệt.Hùng Sơn Chuyện chỉ phức tạp khi người vô tính lấy danh nghĩa tình yêu đòi người hữu tính cũng phải vô tính như mình, họ tốt nhất tìm người giống mình mà xây dựng hạnh phúc cho nhau. Tôi thích nhất câu: "Với tôi, văn minh, đơn giản là chấp nhận sự khác biệt." Số đông đàn ông ham muốn đàn bà và ngược lại, những người đồng tính ham muốn người cùng giới, người đa giới tính ham muốn cả hai, người không ham muốn tình dục (dù có tình yêu với người đồng hay khác giới) thì rõ ràng là có vấn đề về tâm lý rồi, hoặc là khiếm khuyết gene sinh học nào đó. Có thể đây là một căn bệnh , hậu quả của tiến bộ khoa học : internet, mạng xã hội. Tôi được biết có nhiều đôi vợ chồng chung sống rất rất hạnh phúc, tuy vẫn còn trẻ khoẻ , binh thường , nhưng từ khi cả hai đều bị fb lôi cuốn thì cuộc sống chăn gối nhạt dần. Họ tâm sự với tôi rằng cuộc sống ảo phong phú và màu sắc hơn cuộc sống thúc hàng ngày . Chuyện chăn gói vợ chồng ngày trở nên tẻ nhạt và kết quả đi làm về lo xong mọi việc gia đình con cái,lại vội mỗi người một phòng vơi xã hội ảo. Và họ đều cho rằng như thế là hạnh và thực sự họ trở thàn những người bạn tốt của nhau, mặc dù họ đều sống rất mẫu mực tôn trongk nhau ko hề nghiix tới ngoại tình.Vậy đây có phải là những người vô tính ? Vấn đề tâm lí thôi Nhà báo Hùng Sơn có một cái nhìn rất tiến bộ và công bằng. Theo toi hiểu thì người vô tính không có ham muốn tinh dục với cả nam và nữ, các mối quan hệ của họ chỉ đơn thuần là bạn bè với mức độ thân thiết khác nhau. Còn cô gái tác giả nêu trong bài vẫn yêu các chàng trai nhưng sợ gần gũi thì có thể cô ấy mắc hội chứng sợ tình dục. Có lẽ cô ấy nghe bà hoặc mẹ kể chuyện ấy ban đầu nên sợ hãi hoặc là do vấin đề tâm lý thôi.l Cảm ơn nhà báo đã nói giúp một bộ phận không nhỏ những người vô tính, ít được nhắc đến và chịu nhiều thiệt thòi, trong đó có tôi. Cảm ơn anh, Hùng Sơn! Cho tôi gửi lời chia sẻ và sự cảm thông tới cô gái đặc biệt đó. Vâng, văn minh, đơn giản là chấp nhận sự khác biệt. Đồng tính hay vô tính gì thì cũng nên rõ ràng với người khác. Chứ đừng úp mở hay lợi dụng điều đó. Tôi có người anh họ, luôn miệng bảo là người vô tính, ghê tởm với tình dục. Nhưng khi ngủ chung với tôi thì sờ mó lung tung (tôi là con trai) khiến tôi ghê tởm.Rồi một nhỏ đồng nghiệp cứ suốt ngày đi xà nẹo hết anh này đến anh kia rồi cuối cùng lại bảo là mình ko thích con trai. (Ko hiểu mục đích của cô ấy là gì).Quan điểm của tôi, cho dù giới tính gì đi chăng nữa thì cũng là con người. Là con người thì nên sống chân thật và đừng nên làm tổn hại đến đồng loại của mình.Thân ái! Tôi phản đối,văn minh là chấp nhận sự khác biệt ư,nực cười,khi mà sự khác biệt đó là bệnh hoạn,chống lại loài người thì có coi là văn minh không!Họ cười tôi vì tôi khác biệt,tôi cười vì họ quá giống nhau,những kẻ a dua mù quáng chạy theo số đông,tôi tin vào trực giác và phản đối đồng tính,đơn giản vì tôi thấy kinh tởm!Hãy xem hai ông bố nuôi một đứa con thì đứa con đó có còn được lựa chọn giới tính cho mình nữa không,kinh khủng?Các bạn nên nhớ rằng môi trường là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất tới hành vi con người,gần đây các tội phạm man rợ đang có xu hướng trẻ hóa và nhân thân rất là tốt,chưa hề có tiền án tiền sự,vậy do đâu,không phải là do môi trường thì là gì? Vô tính, đồng tính muồn làm gì thì làm, đừng bắt người khác chấp nhận hay không, mấy thứ này cho dù nói ở từ mỹ miều gì đó cũng là bệnh. Tôi là người đồng tính và tôi cũng không mong người khác chấp nhận. Cuộc sống không bao giờ công bằng tuyệt đối, niềm vui của người này có thể là nỗi buồn của người kia...Mọi quy chuẩn chỉ là tương đối, nên chăng mỗi người chúng ta tự hiểu rằng tôn trọng sự khác biệt là một quy chuẩn tối thiểu trong cuộc sống ?! Vô tính , thật là ngưỡng mộ, ít nhất là họ tránh được những căn bệnh lây lan do tình dục, tiếp nữa là họ không bị mù quáng bởi đam mê sắc dục. Họ tôn trọng thân thể mình, cũng như tôn trọng thân thể người khác. Thế cũng quá đủ để họ được ngưỡng mộ rồi. các bạn là 1 người có xu hướng tình dục bình thường, liệu có chấp nhận 1 người có xu hướng tình cục vô tính làm vợ hay làm chồng mình không mà nói chấp nhận hùng hồn vậy? |
Lớp trưởng - Chủ tịch Nhiều ý kiến phản đối cho rằng nếu làm như vậy là đã găm vào não những đứa trẻ tư tưởng háo danh bệnh hoạn. Với tư tưởng háo danh được nuôi dưỡng ngay từ mầm mống và có hệ thống như vậy, chúng ta thật khó hy vọng vào một tương lai tử tể. Có thật vậy không?Trước khi trả lời câu hỏi này tôi muốn kể lại hai câu chuyện về giáo dục mà tôi đặc biệt ấn tượng. Ở trường tiểu học Mỹ, các em học sinh muốn làm lớp trưởng phải thực hiện một buổi biện luận các kế hoạch tương lai của mình. Em nào biện luận tốt nhất theo quan điểm của giáo viên nói riêng và giáo dục Mỹ nói chung sẽ là người chiến thắng. Trước mỗi hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra, người ta tổ chức một Hội nghị G7 cho thiếu nhi – nơi những đứa trẻ được tập làm chính khách để nói lên những suy nghĩ, giải pháp và khát vọng về tất cả những vấn đề mà chúng quan tâm.Có phải những đứa trẻ trong hai câu chuyện này đều đã bị nhồi nhét tư tưởng háo danh bệnh hoạn? Theo quan điểm cá nhân tôi, háo danh hay không không nằm ở một chức vụ, một danh xưng, mà nằm ở cách người ta cơ cấu, ứng xử với chức vụ, danh xưng ấy.Sẽ là háo danh nguy hiểm nếu đồng hành với việc tạo ra một chủ tịch hội đồng là những tung hô, ca tụng quá đà quanh nó. Sẽ là đại háo danh nguy hiểm nếu vị chủ tịch hội đồng ấy tồn tại bất biến qua hết ngày này đến ngày khác, học kỳ này đến học kỳ khác, ngay cả khi không hoàn thành nghĩa vụ của chủ tịch. Nhưng chắc chắn cái trạng thái háo danh nguy hiểm sẽ chuyển hoá thành một nhận thức tốt nếu vị chủ tịch này được bầu một cách dân chủ, thông qua những màn tranh biện công khai. Trạng thái háo danh nguy hiểm ấy sẽ chuyển thành một vận động tích cực nếu những chủ tịch tí hon được rèn giũa ý thức có trách nhiệm với lời mình nói, có tâm lý dám làm, dám chịu, rồi dám từ chức hoặc bị cách chức nếu nói hay hơn làm trong một thời gian đủ dài của một nhiệm kỳ, dẫu chỉ là nhiệm kỳ lớp 1.Nhưng để tạo ra những hoạt động thực chất và có tác động tử tế lên đầu óc một vị chủ tịch - một công dân tương lai của đất nước, thì môi trường giáo dục buộc phải thay đổi. Tư duy giáo dục áp đặt, cưỡng bức phải được thay thế bằng tư duy mở; lối học sách vở, nhồi nhét quá đà phải được thay thế bằng lối học thực chất, và đặc biệt là học đi đôi với hành. Và trên tất cả, những người quản lý trực tiếp vị chủ tịch tí hon này - những thầy/cô giáo chủ nhiệm phải công tâm, đủ tầm vóc và đủ sự tinh tế trong mỗi đánh giá, quyết định nhân sự của mình.Nếu song song với việc tạo ra một chủ tịch Hội đồng tí hon, chúng ta cải tạo được môi trường, tư duy giáo dục tương ứng thì chúng ta sẽ được chứng kiến một sự tập tành ý nghĩa của những công dân tương lai trong một mô hình dân chủ và dân sự đầy mơ ước. Ngược lại, nếu mọi thay đổi chỉ dừng ở góc độ danh xưng, còn nền giáo dục "thầy đọc trò chép", "thầy ép trò chịu" vẫn được duy trì theo kiểu thâm căn cố đế thì đúng là mọi thay đổi, cải cách càng làm con bệnh trở nên đau đớn hơn.Tâm lý háo danh vốn là con đẻ của một nền nông nghiệp lúa nước với những quan hệ kinh tế - xã hội nhỏ lẻ, manh mún gói gọn trong tứ phía tre làng. Trong đặc thù xã hội như thế, dù cũng có những bậc cao nhân đi theo sự học để thoả mãn khát vọng kiến thức và lương tâm như Lê Quý Đôn và Chu Văn An, thì phổ biến vẫn là học để thoả mãn giấc mơ danh vọng cho một gia đình, một dòng họ, một làng quê.Nguyễn Bính, nhà thơ chân quê chính hiệu từng viết về giấc mơ của một anh lái đò nghèo khó. Anh mơ một ngày mình đỗ làm quan trạng, và việc làm đầu tiên, choán ngập cuộc đời của vị tân quan này là tổ chức một đám cưới thật to. Trong giấc mơ này người ta thấy được vẻ đẹp thuần khiết và thật đáng yêu của một hồn quê, nhưng cũng thấy rõ khát khao chức tước gắn liền với thoả mãn vật chất và danh vọng bé mọn quanh mình.Bây giờ, nếu chúng ta thực hiện thành công một cuộc cách mạng giáo dục - nơi mà những đứa trẻ bỗng nhiên được làm "quan", nhưng không phải là những ông/bà "quan" như kiểu giấc mơ anh lái đò thì tôi tin chắc tương lai dân tộc sẽ có ngày cất cánh.Phan Đăng Những vị Chủ tịch lớn hãy là những tấm gương trong sáng đi rồi Bộ GD hãy áp dụng cho mô hình Chủ tịch lớp Tiểu học, nếu không các Chủ tịch con cứ học theo hình mẫu các vị Chủ tịch lớn thì VN chẳng bao giờ ngóc đầu lên được. Người lớn chúng ta đã so được với người lớn Mỹ ( trong giáo dục; cách sống, suy nghĩ ,học tập và làm việc.v.v...) chưa mà bác lại đem so sánh học sinh tiểu học Việt nam với học sinh tiểu học Mỹ vậy? Xin thưa với Anh Phạn ĐăngĐó là các em học sinh Ở trường tiểu học Mỹ, còn ở đây là đang nói tới các em hs lớp một, mới chân ướt chân ráo, vô lớp ngày đầu tiên còn mếu máo, có em còn chưa được đi học thêm, chưa biết abc, cha mẹ phải đầu tắt mặ tối ngoài đường kiếm 2 bửa cơm, …… anh biểu các em phải thực hiện một buổi biện luận các kế hoạch tương lai của mình, “Em nào biện luận tốt nhất theo quan điểm của giáo viên nói riêng và giáo dục VN nói chung sẽ là người chiến thắng” – ý anh là vậy, đúng không?Hay là anh biểu các em phải thực hiện một buổi biện luận các kế hoạch tương lai của mình theo quan điểm của người đang giám hộ (cụ thể là cha và mẹ - những người đang kỳ vọng con mình sẽ là một trong những phi công đầu tiên của chiếc máy bay “tương lai dân tộc sẽ có ngày cất cánh”Anh Vu Góc nhìn của nhà báo Phan Đăng phủ đầy màu hy vọng nhỉ, thật lạc quan đến não lòng. Tiến sỹ còn lôm côm quản chưa tốt thì làm sao lo vụ này (chủ tịch lớp cấp 1) tốt được Trẻ em không nên để chúng mang một cái danh quá lớn . Vì trẻ em chưa hiểu hết ý nghĩa của những chức danh đó nếu làm không tốt bị thay hay phế truất chúng sẽ vô cùng tổn thương. Chúng ta vẫn còn quan trọng về hình thức lắm. Trong lĩnh vực ngân hàng của tôi cũng vậy, để tạo điều kiện dễ dàng tiếp xúc với khách hàng thì trên namcard ghi chức danh Giám đốc quan hệ khách hàng, Giám đốc tín dụng cá nhân, Quản lý khách hàng cao cấp...tại sao các Bank phải làm thế vì tâm lý khách hàng muốn tiếp xúc với các những vị có danh có phận, thật ra các chức danh trên tương đương với Tổ trưởng, trưởng bộ phận mà thôi Bài viết của anh rất sâu sắc và phản ánh đúng thực trạng hiện nay. Tư duy độc lập, kiến thức thật là những gì mà học sinh cần chứ không phải điểm số mà nó đạt được. Nhưng nói gì thì nói muốn có những đứa trẻ tốt cần có những người làm gương để chúng noi theo. Gần gũi nhất là bố mẹ chúng, bên ngoài xã hội là ai? Chắc chắn sẽ phải là thầy cô giáo, các chú công an, bác sĩ, các cô chú nơi công quyền. họ phải là đại diện cho học thức, đạo đức, nhân cách của xã hội. Nếu họ không làm gương được cho xã hội thì liệu ta có thế giáo dục tốt cho những đứa trẻ được hay không? Lớp trưởng - chủ tịch : tư tưởng háo danh bệnh hoạn. Hèn chi mình thấy nhiệu câu đại ngôn quá. Lớp trưởng phát biểu đại ngôn: lớp chúng ta lần đầu tiên... bla bla. Tôi thấy chúng ta hãy học cách giáo dục của người nhật, bởi vì chúng ta đều biết thiên nhiên không ưu đãi, lại có nguy cơ động đất và núi lửa quanh năm. Người Nhật là một cường quốc về kinh tế. Vậy chúng ta phải học về trí thức giáo dục của họ, các chuẩn mực, Ví dụ: khi họ tuyển chọn giáo viên rất khắt khe. Đó là ngoại hình, và các tiêu chuẩn văn hóa khác. Ngoài ra chế độ với giáo viên cũng là tầng lớp hưởng lương cao để họ chuyên tâm vào việc trồng người và phát triển khoa học giảng dạy. Tai Việt Nam những cơ quan báo chí hãy lên tiếng về vấn đề này. Nếu đội ngũ giáo viên Việt Nam được tuyển chọn và đào tạo đặc biệt như các tiếp viên hàng không và các chế độ lương thì mới mong rằng tương lai ngành giáo dục mới sanh ngang với Thái Lan hay xa hơn là Singapore Cầu kỳ,màu mè 1 cách ngu dốt.Trẻ con mong manh,thơ dại lắm.Sao k dạy chúng lễ nghĩa,nhơn cách...những cái đó mới cần để định hình những công dân tốt của tương lai.Cái chức CT đách gì đó của mấy ông vứt bớt đi cho XH nó đơn giản.Ngồi máy lạnh quỡn miết đầu óc nó lú ra hay sao mà toàn đề xuất những ý tưởng táo bón quá xá! Thu hoi Bo GD&DT co bo nao hay khong!? Mot dua tre moi 6 tuoi ma lai nhoi nhet mot cum tu CHU TICH HOI DONG, dieu nay co phai la qua suc hieu biet cua chung hay khong!? Cac ong thu hoi trinh do cap 2 hoac cap 3 da hieu duoc tu CHU TICH HOI DONG chua ma cac ong lai co nhung y nghi ngu xuan den the? Hãy dừng ngay cái vụ chủ tịch, người lớn còn làm chưa được nói chi trẻ em, làm chưa được mà dạy con cái bậy bạ là chết! Cha mẹ nào cũng muốn con làm chủ tịch hết, có khi dùng cả thủ đoạn để dạy con cái, tầm cỡ thầy cô cũng còn yếu, chuyên môn nhiều người còn yếu và tình trạng suy thoái đạo đức ngày càng có xu hướng tăng ở nhiều phương diện ở nhiều thầy cô, với lại cơm họ vẫn chưa đủ ăn thì sao mà lo cho ông chủ tịch lớp phát triển tốt được! Khi nhân cách, đạo đức sống chưa đề lên tiêu chí hàng đầu trong giáo dục mà đưa vào mấy chức danh này cho các cháu thì cái thói háo danh còn ghê hơn cả ông cha chúng ta. Hãy chỉ đâu là giá trị cốt lõi để thay đổi nền giáo dục này... chứ đừng nghĩ ra mấy cái chức danh này. Trẻ con ở các nước phát triển 1-2 tuổi đã tự lập rồi, còn mình thì 30 chưa chắc đã tự lập được... LỚP TRƯỞNG, TRƯỞNG LỚP là từ gọi nghe thân thiện và trách nhiệm lắm rồi, hà cớ gì phải gọi là CHỦ TỊCH nghe phân biệt quá. Trong lớp học có Lớp Trưởng chứ tại sao lớp học có Chủ Tịch, kỳ quá, không ổn. Với các em được bầu là CT lớp, sau này khi lớn lên sẽ có em ghi nó vào sơ yếu lý lịch để tô hồng lý lịch, chứ các em chức danh là Lớp trưởng thôi thì sẽ không ghi vào lý lịch đâu.... |
Người tử tế Ông hỏi tôi ở Australia lâu chưa. Tôi nói mới 2 năm nay và tôi đến từ Việt Nam. Chỉ nghe đến vậy, ông giận dữ quát to: “Mày ra khỏi nhà tao ngay”. Tôi ấp úng: “Nhưng ông đang trong nhà tắm... “. “Không! Ra ngay, ra ngay...” . Tôi để ông trên ghế tắm, khoác cái áo choàng cho ông và đi ra gọi điện báo về văn phòng. Họ bảo tôi cứ yên tâm ra về, họ sẽ cử người đến làm tiếp và an ủi tôi: “Đừng coi đó là chuyện của riêng chị”.Tôi cảm thấy tủi thân, trào nước mắt. Tôi mới từ Việt Nam qua với tâm trạng tuy mình còn kém tiếng Anh thì người Việt Nam cũng “nổi tiếng anh hùng, dũng cảm, thông minh, sáng tạo...”. Mình chẳng có tội tình gì với ông ấy, tôi đến để chăm sóc ông, và tôi cũng tự đánh giá mình là người tử tế. Nhưng tại sao lại bị đối xử như vậy? Chẳng lẽ chỉ vì tôi là người Việt?Câu chuyện xảy ra của 15 năm trước, và sau đó, làm nghề chăm sóc người bệnh với các vị trí khác nhau, tôi thực sự hiểu thêm rằng chuyện như vậy không phải của riêng tôi. Tôi không có cơ hội để hỏi về câu chuyện của riêng ông, chỉ đoán mò rằng đã có một người Việt nào đó làm ông rất phiền lòng, làm ông ghét tất cả người Việt. Bây giờ, sau bao nhiêu năm, tôi tiếc là ông ấy đã chẳng cho tôi một cơ hội xin lỗi ông thay cho người đồng hương không biết mặt của tôi. Hồi đi học cử nhân điều dưỡng, tôi có nhiều bạn bè từ các nước châu Á. Một người bạn từ Hong Kong cứ thấy tôi là túm lấy kể: “Tôi ở chung trong ký túc xá với một sinh viên Việt Nam, đồng hương của chị mà sao nó ích kỷ và bẩn thỉu thế. Bếp chung mà nó không bao giờ dọn dẹp sau khi nấu. Nó chẳng chịu dọn phòng, đồ đạc quần áo vứt bừa bãi hôi hám không chịu nổi...”. Tôi đã giải thích rằng, giống như người Hong Kong các bạn, người Việt có người tốt người xấu, rằng chắc anh này ở nhà được chiều chuộng không biết làm gì và cũng chẳng biết quan tâm đến ai xung quanh... Cậu bạn này làm tôi mệt mỏi đến nỗi tôi phải tránh vì sự phàn nàn vô tận của cậu.Khi làm điều dưỡng, tôi có cơ hội làm trong các nhà tạm giam và nhà tù ở Nam Úc. Nhà tạm giam cho những người bị buộc tội chuẩn bị ra tòa. Chúng tôi phát thuốc, chủ yếu là thuốc điều trị thay thế cho người nghiện ma túy. Thấy một số người Việt ở đó, trẻ trung, có sức khỏe, nói tiếng Anh lưu loát thú thực tôi cảm thấy xấu hổ. Khi có thời gian rảnh, tôi tìm kệ hồ sơ sức khỏe của họ chỉ để nhìn những cái tên Việt thật gần gũi mà xa lạ, và hiểu họ phải vào đây chủ yếu vì nghiện ngập, phạm pháp.Thực ra sau mỗi chuyện buồn như thế đã giúp tôi nhiều lắm. Từ chỗ chưa hiểu vị thế của mình trong lòng nhiều người dân ở xứ người, tôi đã mở to mắt ra nhìn lại mình mà tìm cách thay đổi: học hỏi, sống chan hòa, làm việc tận tâm, và thậm chí, làm vườn cho thật đẹp để họ nhìn và nói rằng người Việt yêu thiên nhiên và sạch sẽ. Tôi hiểu ra rằng mỗi người Việt là bộ mặt của đất nước mình. Là người Việt thì ai cũng có sứ mạng như vậy, dù ở đâu trên trái đất này, ở nước ngoài hay ở Việt Nam, dù là công nhân, nông dân hay quan chức, công chức. Mình thật thà tử tế, làm việc nghiêm túc, biết chịu trách nhiệm và biết quan tâm đến người khác thì người ta bảo người Việt tốt. Mình ăn cắp, tìm cách lừa hệ thống quản lý xã hội thì người ta bảo là người Việt ăn cắp. Mình xả rác bẩn, không dọn dẹp, bất tuân luật lệ thì người ta bảo người Việt ở bẩn, chẳng phân biệt là dân miền Nam, miền Bắc hay miền Trung. Khi tôi đang hoàn thiện bài viết này, báo chí lại thông tin có hai du khách Việt trộm đồ ở Thụy Sĩ. Tôi ước gì không còn đọc được những tin như thế này nữa. Không nhất thiết phải giàu có, đẹp đẽ mới có thể thành người sạch sẽ và tử tế. Có lẽ mỗi ngày tôi và các bạn nên nhìn thẳng vào tấm gương thực (chứ không phải những tấm gương nịnh mặt) để thấy những vết nhọ của mình. Chúng ta cùng tẩy rửa để cuộc sống của ta an vui hơn, để tự hào rằng mình là người Việt Nam bạn nhé.Nguyễn Thị Nhuận Tôi ở Châu Âu và cũng gặp tình cảnh tương tự. Không chỉ người VN; người Đông Âu chẳng hạn cũng bị "đánh giá chung" chỉ vì có quá nhiều con sâu. Tự tôi nhìn tôi cũng thấy mình chưa văn minh. Hai tháng đầu mới sang, tôi vẫn đi xe buýt trốn vé. Có lần, tôi chen chân cùng lượt vé với một cô bé người bản xứ. Khi cánh cửa tự động khép lại, kẹt tôi và cái ba lô tôi đeo trên lưng ở một bên; tiến thoái lưỡng nan khiến tôi loay hoay một lúc mới cởi được ba lô và kéo nó sang bên mình. Cô bé kia quay lại nhìn tôi như nhìn con chuột cống kinh tởm! Chuyện đó khiến tôi xấu hổ vô cùng. Tôi đi mua ngay vé xe buýt. Và cũng từ đó, tôi thấy mình có ý thức hơn trong nhiều việc khác... Người Việt thế nọ người Việt thế kia. Vấn đề đề ở đây là gì? Theo tôi có 2 mặt. Người Việt ăn cắp?- Người Rumani, người Trung Quốc, Thái Lan hay Digan cũng ăn cắp mà. Người Việt bẩn thỉu mất vệ sinh - Người Trung Quốc có phần hơn nhiều. Người Việt không tôn trọng luật lệ nước sở tại.- Người dân nước sở tại có phải ai cũng tôn trọng luật pháp của mình đâu? Nói thế cho thấy rằng Giáo dục và ý thức của người Việt không tốt từ trong nước. Thêm nữa khi mới ra nước ngoài đến một môi trương hoàn toàn khác bao giờ chẳng chệch choạc. Dưới con mắt người bản xứ làm sao mà chẳng làm người ta khó chịu (nhất là những người có tư tưởng kỳ thị). Nhưng người Việt có một ưu điểm nắm bắt học tập và thay đổi rất nhanh để hội nhập với môi trường mới. Mặt thứ 2 của vấn đề là người Việt quá tự ty về mình, về dân tộc mình. Luôn cảm thấy kém cỏi. Một mặt vì tự ty họ cố gắng đạt được thành tựu bằng và vượt người bản xứ. Mặt khác họ luôn chối bỏ chính bản thân. Có những người còn không giám nhận mình là người Việt. Về phần mình ở bất cứ nơi nào tôi cũng khẳng định mình là người Việt. Nếu kẻ nào nói vào mặt tôi người Việt thế nọ thế kia thì tôi se hỏi ngay Người Anh, Pháp Đức có thế không? Tôi đang trước mặt anh có giống như anh nói không? Và tôi sẽ hỏi rằng anh có đảm bảo anh luôn luôn tốt như anh nghĩ và nói không? Có một sự thật là người Việt, đặc biệt là giới trẻ đang ngày càng tha hóa về bản chất và đạo đức lối sống. Càng ngày lại có càng nhiều câu chuyện buồn về các tệ nạn từ giết chóc đến trộm cắp, gây ra rất nhiều bất an cho người dân trong nước cũng như con mắt thiếu thiện cảm từ các nước bạn. Xin ngoài lề một chút. Có nhiều người nói: "Tại sao những người du học không quay trở về phục vụ đất nước". Xin thưa ai cũng muốn có môi trường tốt nhất để phát triển khả năng của mình, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho bản thân gia đình. Không phải họ không muốn phụng sự mà là môi trường nước ta không tạo điều kiện cho họ làm như vậy, chỉ uổng phí tài năng mà thôi. Tôi thấy vấn đề cốt lõi chính là trình độ dân trí khiến các bậc cha mẹ không có đủ khả năng dạy dỗ con mình trở thành một công dân tốt và giáo dục Việt Nam còn quá nhiều hạn chế. Rất mong sẽ sớm có chuyên biến tích cực trong tương lai. Cảm ơn tác giả về bài viết! Bên cạnh nhiều người lo lắng và gìn giữ quốc thể thì có rất nhiều người làm hoen ố nó ngay cả ở trong nước. Đèn báo động đang ở mức đỏ nhất. Cô nói đúng quá. Cháu mong đọc được nhiều những bài viết của cô, để mở mang tầm mắt, để sống cho lương thiện và tử tế từ những việc nhỏ nhất. Bài viết hay! Cám ơn Tác giả và cũng xin nhắc mọi người nên nhớ thêm câu này của Cha Ông ta:" Đói cho sạch, rách cho thơm!". Tôi hiểu ra rằng mỗi người Việt là bộ mặt của đất nước mình. Tôi thích câu này và mong mọi người hãy cảm nhận điều sâu sắc đó! Có một sự thật đau lòng buộc chúng ta phải nhìn nhận là "có một bộ phận không nhỏ" người Việt hiện nay sống rất ích kỷ, luôn bon chen giành giật cho mình mọi thứ bất kể sự nhục nhã do bị khinh bỉ từ cộng đồng. Theo tôi đó là hậu quả của một nền giáo dục trải qua hàng chục năm không dạy con người ta về nhân cách mà chỉ dạy những tư tưởng, lý tưởng cao siêu , hão huyền. đừng nói ở đâu cho xa xăm ở việt nam chúng ta đây thôi vừa lọt lòng mẹ đã bị móc túi lớn lên một tí thì phải có phong bì để được vào học mẫu giáo v.v thử hỏi sống trong một xã hội như thế có được mấy người tốt ? Trên hành tinh này đất nước nào cũng có nhà tù , điều đó minh chứng cho đã là con người thì có kẻ xấu người tốt , bất kể là Tây hay Ta , do đó đừng quá đề cao dân tộc khác mà hạ thấp mình , Đức PHẬT không nói " Nhân chi sơ tính bổn thiện hay ác " mà người nói mới sinh ra là " VÔ KÝ " để cho con người sống văn minh và tử tế nhiều hơn đòi hỏi một môi trường gia đình, kinh tế ,xã hội tốt , giáo dục tốt , đặc biệt là luật pháp phải công minh đủ sức chế tài hành vi của con người , muốn làm được như vậy đây là định hướng lâu dài đấy..... chị nói rất đúng. Người Việt khi ra nước ngoài thấy nước người ta có nhiều hàng hoá, buôn bán ít trông coi nên nảy sinh lòng tham. Tôi thấy có người lý luận: "Chúng nó giàu thế, mình đi lậu vé hay lấy vài thứ lặt vặt thì có gì đáng kể!" Thế là họ làm cho đến khi bị bắt... Cung mot suy nghi va hanh dong nhu chi! Cung chi mong nhung hanh dong cua minh -( cho du biet la nhu muoi bo bien!) xoa di phan nao bad reputation cua nguoi Viet! Cam on chi vi thay minh khong don doc Vậy là phải cải tạo lại con người Việt Nam rồi. Một xã hội giả tạo, nịnh bợ...Ai cũng nói được, nhưng làm cho nó thay đổi thì chẳng ai làm cả. Bị người nước ngoài đánh giá không tốt là chuyện không tránh khỏi nhưng cháu tin nếu mình tốt thì người khác sẽ thay đổi cách nhìn và nhận ra không phải người Việt nào cũng xấu. Tôi cũng từng sống ở nước ngoài và làm việc nhiều nơi, tôi không nói hết nhưng người việt thường ồn ào và sống mất vệ sinh nơi công cộng, hình ảnh người việt còn bị cộng đồng việt ngao ngán thì đừng trách sao người nước ngoài coi thường, đó là do thói quen lâu ngày không sửa, là lối sống ích kỷ, không trách nhiệm lâu ngày thành thói quen. . . |
Bọ cạp và Sư tử Phải đến ngày 28 tháng 7 vụ giết sư tử này mới được báo chí phương Tây lôi ra ánh sáng và trở thành đề tài nóng bỏng trên các mạng xã hội.Không đầy một tuần sau khi được các cộng đồng người dùng mạng internet biết đến, cuộc đời của ông Palmer bị đảo lộn hoàn toàn. Người ta réo tên ông và chửi rủa ông mỗi ngày trên các mạng xã hội. Người ta tìm đến các trang có đăng quảng cáo và đánh giá dịch vụ dành cho phòng nha khoa của Palmer và để lại những lời mắng nhiếc không thương tiếc. Nhiều trang quảng cáo này buộc phải rút bỏ thông tin về phòng nha của Palmer. Trang Facebook của phòng nha Palmer ngập tràn những lời dọa giết từ năm châu bốn bể.Ngày 31 tháng 7, trên Youtube và Facebook, cộng đồng người dùng mạng ở Việt Nam bất chợt hào hứng chia sẻ cho nhau một băng ghi hình cuộc cãi vã giữa một giáo viên dạy tiếng Anh ở Hà Nội và các học viên của cô khi hai bên không thống nhất được về việc lùi ngày bắt đầu khóa học.Những lời nói nặng nề thiếu kiềm chế của cô giáo này với học viên của mình đã làm nhiều người kinh ngạc và thấy phản cảm. Cô giáo này còn khẳng khái tự nhận mình sinh ra dưới cung hoàng đạo Bọ Cạp để thêm sức mạnh cho những lời đe dọa của cô.Cũng với một tốc độ chóng mặt, cộng đồng người dùng mạng xã hội Facbook ở Việt Nam nhanh chóng tìm ra lai lịch cô giáo cùng trung tâm tiếng Anh của cô và nhiều người bài bác, công kích cô giáo này.Cả hai sự kiện nói trên đều có những điểm chung nhất định.Trong cả hai sự kiện, các cộng đồng người dùng internet và các mạng xã hội đều quyết định không buông tha cho những cá nhân có các hành vi tạm gọi là đáng lên án dựa trên những tiêu chuẩn được số đông thành viên trong xã hội đồng ý.Trong cả hai sự kiện, các cộng đồng người dùng internet và các mạng xã hội không đóng vai trò những nhà điều tra không chuyên đi tìm thủ phạm, mà tự cho mình đóng vai trò những quan tòa đồng thời "tuyên án" dựa trên những bằng chứng có vẻ rõ rệt.Cả hai sự kiện đều là những ví dụ điển hình cho một loại công lý mới của thế kỷ 21: công lý đám đông qua mạng internet.Công lý đám đông không mới. Nó đã tồn tại từ trước khi con người có khái niệm về công lý hiện đại. Công lý đám đông qua mạng internet của thế kỷ 21 chỉ là rượu cũ trong một chiếc bình mới toanh sáng bóng.Đám đông của thế kỷ 21 có trong tay những phương tiện truyền thông hiện đại cho phép họ tiếp cận thông tin từ nhiều phương diện và tham khảo nhiều nguồn tin khác nhau.Trong một thời đại còn nhiều bất công và có phương tiện truyền thông để lên án, sự im lặng hay dửng dưng của đám đông trước những bất công không phải là biểu hiện xã hội đáng lạc quan. Khác biệt chính của công lý đám đông thế kỷ 21 là ở việc sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại. Thông tin nhiều, đến rất dễ và đi cũng rất dễ nên có nhiều không gian hơn cho sự lạm dụng, quá lố. Thao tác từ lúc nhận biết được một bất công xã hội nào đó cho đến lúc ra tay chỉ trích bất công xã hội và ban phát "công lý" được rút ngắn xuống còn vài cú click chuột và mươi phút gõ phím.Có nhiều hệ lụy của việc mưu cầu công lý theo một cách dễ dàng như thế.Một hệ lụy lớn là sự tập trung quá lố vào kết án và lên án các cá nhân có thể dẫn đến việc đám đông mưu cầu công lý không còn biết suy tư và nhìn ra được những nguyên nhân sâu xa, mang tính hệ thống hơn của những hành vi đáng lên án.Cho dù ông nha sỹ Palmer có tán gia bại sản phải bỏ xứ mà đi thì cũng không giúp nhân loại giải quyết rốt ráo được vấn nạn săn trộm và tận diệt các động vật quý hiếm. Những đám đông đang lớn tiếng chửi rủa và dọa giết nha sỹ Palmer có thể dễ dãi tự hào là họ đã góp phần loại trừ được một kẻ thủ ác đáng bị trừng trị. Nhưng thứ công lý tạm bợ nhiều thù oán và kém tư duy liệu có thực sự tạo nên khác biệt lâu dài? Cho dù cô giáo cung Bọ Cạp có bỏ nghề dạy Anh văn vì xấu hổ trước những công kích của cộng đồng mạng thì cũng không có chuyện tất cả giáo viên tại các trung tâm dạy Anh văn ngay lập tức biến thành những người có chuẩn mực đạo đức xã hội. Một hệ lụy lớn khác chính là ở những hành vi nhân danh công lý đám đông để công kích quá đà tới mức thô bạo, tục tĩu.Một loạt ngôn từ xấu xí đã được dùng để xỉ vả và đe dọa nha sỹ Palmer và cô giáo cung Bọ Cạp. Tôi đồng ý, hành vi của họ đáng lên án, nhưng không tới mức phải đem tính mạng họ ra để đe dọa, hay ném cuộc sống cá nhân và gia đình của họ vào tiếng la ó cuồng nộ của đám đông.Đôi khi, những người nhân danh công lý, chống lại bất công, lại vô tình biến thành những kẻ hung bạo trên bàn phím.Kỳ Nam "Cho dù ông nha sỹ Palmer có tán gia bại sản phải bỏ xứ mà đi thì cũng không giúp nhân loại giải quyết rốt ráo được vấn nạn săn trộm và tận diệt các động vật quý hiếm. Những đám đông đang lớn tiếng chửi rủa và dọa giết nha sỹ Palmer có thể dễ dãi tự hào là họ đã góp phần loại trừ được một kẻ thủ ác đáng bị trừng trị. Nhưng thứ công lý tạm bợ nhiều thù oán và kém tư duy liệu có thực sự tạo nên khác biệt lâu dài?"Cho dù ông nha sỹ Palmer có tán gia bại sản phải bỏ xứ mà đi thì cũng không giúp nhân loại giải quyết rốt ráo được vấn nạn săn trộm và tận diệt các động vật quý hiếm." => Nhưng sẽ có những người đang có ý định giết động vật hoang dã khác chùn bước. "Cho dù cô giáo cung Bọ Cạp có bỏ nghề dạy Anh văn vì xấu hổ trước những công kích của cộng đồng mạng thì cũng không có chuyện tất cả giáo viên tại các trung tâm dạy Anh văn ngay lập tức biến thành những người có chuẩn mực đạo đức xã hội." => nhưng các giáo viên đó sẽ cố gắng tiết chế hành vi của mình. Dư luận xã hội một phần giúp kiềm chế người ta khỏi những hành vi trái đạo đức, có lúc nó đi quá giới hạn nhưng không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn. Cô giáo cung Bọ Cạp vẫn có thái độ và những hành vi chửi bới như thế từ trước, nhưng không có người chỉ trích nên không tự sửa. Rất nhiều động vật hoang dã cũng bị giết hại rồi. Nhân đạo là tốt nhưng nhân đạo một cách mù quáng thì chỉ là đạo đức giả. Bàn phím cho các bạn trẻ cái thứ quyền lực phán xét, trừng phạt người khác. Các bạn trẻ cả về tuổi, trẻ cả về suy nghĩ, nhận thức. Nên công lý đối với các chỉ là sau khi gõ bàn phím xong thì cười hả hê, cảm thấy thoái mái vì cái công lý mình đặt ra hiện trên các dòng comment. Quá đáng sợ... Mình đã từng học cô giáo này và mình đánh giá cao khả năng thúc đẩy việc học đối với học viên của cô hơn là để ý vào những ngôn từ, có thể tạm gọi là nói bậy, của cô. Theo mình, cô dùng những từ này nhiều khi là để xả stress cho việc dậy và học của cô trò đỡ căng thẳng, hoặc cũng có thể làm đơn giản hóa việc học đi. Vì mình hiểu, một khi bạn nào (dân ngoại đạo như mình) khi dành thời gian thực sự cho việc học IETLS thì giai đoạn đó có thể cảm thấy rất dễ nản, nếu không có sự thúc ép và khuyến khích thì rất dễ bỏ cuộc. Nói chung, mình nghĩ nên nhìn măt tích cực của mỗi con người mà đánh giá, và cũng là để làm nhẹ nhàng chính tâm hồn mình. Sẽ có thể nhiều lúc nào đó trong cuộc sống chúng ta thiếu bình tĩnh và mất kiềm chế lắm chứ, khi ấy bạn sẽ hiểu được giá trị của việc người khác nhìn nhận mặt tốt của mình như thế nào. ồ vậy k chỉ trích, k lên án, k đám đông là tốt sao? nhưu vậy là vô tâm trước cái không bình thường, họ chỉ trích để 1 số ng lấy đó là gương và sống chuẩn mực hơn chứ k phải anh hùng bán phím, nếu k có vụ bảo mẫu đánh trẻ em sao mà những nhà trẻ khác lấy đó làm gương để mà thay đổi lại cách dậy dỗ chứ, Chuyện xấu đáng lên án thì mọi người đều có nghĩa vụ nói. Chuyện cô giáo Na chửi học trò của mình như bà hàng tôm hàng thịt ngoài chợ, ỷ lớn đe dọa các em. Dựa vào câu từ quảng cáo để bắt bẽ các em. Nếu mọi người không lên tiếng thì sẽ còn bao nhiêu em sẽ bị cô giao cung bo cap này hăm dọa nữa. bài viết cũng ko ngăn được dư luận của công chúng trên facebook , tôi thấy mạng xã hội có rất nhiều quyền uy của nó , nếu ko có dư luận bất bình với nhũng diều xấu xa đang diễn ra trong xã hội ta thì có lẽ những bất công những tệ nạn sẽ phát triển như nấm mọc sau mưa ko gì ngăn nổi được . Tâm lý đám đông nó đã tồn tại từ ngàn xưa chứ không phải mới đây. Quan Âm Thị Kính cũng vì cái tâm lý đám đông ấy mà bị khép tội "phá giới" với Thị Mầu. Nếu không vì "tâm lý đám đông" thì ông Galileo cũng không bị quản thúc. Ngày nay cái tâm lý ấy nó trở nên phổ biến vì nhờ internet nhưng cũng cần phải nói rõ thêm là nếu con sư tử đó không đeo GPS thì chẳng ai biết ông Palmer giết con sư tử được bảo vệ. Còn nếu không ai đưa đoạn clip và cô giáo cung Bò Cạp thì cũng chẳng ai quan tâm tới thái độ làm việc của cô ta. Bạn Kỳ Nam đang kết án "những anh hùng bàn phím" thì cũng chính bạn đang dùng "bàn phím" để lên án người khác đó thôi. Chuyện ông Walter thì tôi không biết, nhưng chuyện của cô giáo cung Bọ cạp này thì không thể không phê phán. Đáng lẽ khi chuyện xảy ra thì cô này nên có lời giải thích và nhận lỗi, nhưng sau đó lại còn lên giọng Cảm ơn mọi người vì đã giúp PR cho trung tâm, giúp trung tâm được biết đến nhiều hơn.... Vậy là các thành viên của hội Gõ phím nhanh hơn nghĩ được dịp tổng công kích. Chính điều này mới ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của cô và Trung tâm thôi. Ở phía ngược lại, xã hội còn lên án cái xấu thì xã hội đó còn tồn tại. Xã hội mà mọi người dửng dưng với cái xấu, coi đó ko phải là việc của mình, lúc đó còn nguy hiểm hơn. Dĩ nhiên, ném đá đám đông là hủ tục lạc hậu, nhưng cách hành xử mạnh cũng giúp răn đe nhiều kẻ từ bỏ cách cư xử vô nhân. Tôi thì nghĩ đơn giản thấy xấu thì lên tiếng thấy tốt thì khen, chẳng cần phải theo đám đông để ném đá cá nhân ai. Cái đáng sợ chính là sự im lặng và dửng dưng của mọi người trước cái xấu, sự ghen tị trước cái đẹp. Cái mà tôi ko thích đó là sự miệt thị.độc ác của người khác với người khác. Chỉ thế thôi. Ý kiến đám đông như các vụ này quan trọng bạn ơi!1. Ý nghĩa tích cực: Mọi cá nhân trong xã hội muốn mình không phải là nạn nhân của ý kiến đám đông ném đá đó >>> cố gắng trong cư sử, hành động của mình..., từ đó rút ra bài học của mình. Luật pháp cũng không theo lời khai của phạm nhân hay lời tố cáo của đám đông hay của cá nhân nào đó mà kết luận, phải có bằng chứng xác thực.2. Tiêu cực: Dành cho những cá nhân yếu kém hiểu biết, hành động không suy nghĩ ngược lại với Ý tích cực trên. Không thể phủ nhận rằng nhờ những comment lên án kia,mà những kẻ có y´ định thực hiện những hành vi tương tự se˜ phải suy nghĩ lại Thế vụ IPhone6 ở Sing thì sao? Cũng là cộng đồng mạng lên tiếng đấy chứ! Tôi có suy nghĩ: không thể kết tội qua lời nói, những lời nói của cộng đồng mang có thể vượt quá chuẩn nào đó nhưng thông điệp hết sức rõ ràng: nhũng hành vi xã hội đang lên án, những gía trị con người đang bảo vệ giữ gìn đều được rất đông người ủng hộ, nó cũng là ngọn gío góp bão để quyét đi những vấn đề mà đại đa số đều muốn nó không tồn tại trong cuộc sống. Nếu nói phản ứng của cộng đồng mạng không có giá trị gì thì tác giả thật nhầm lẫn. Đó là tiếng nói đanh thép cảnh báo những kẻ tương tự bị lên án làm cho chúng không hoạc hạn chế làm điều tương tự. Sẽ có nhiều gv phải cẩn thận với cách ứng xử và ngôn ngữ của mình hơn. Cũng như do phản ứng của cộng đồng mạng Sing mà khu Sim Lim đỡ lừa đảo hơn. |
Lăng mộ và tượng đài Ba tôi sinh ra ở Quảng Trị, một tỉnh nghèo. Chúng tôi mang số tiền phúng viếng ba về xây dựng một trường mẫu giáo ở ngôi làng mà ba tôi được sinh ra. Khi về làng, mọi người thi nhau khoe họ này xây lăng, họ kia xây nhà mồ. Họ chỉ cho chúng tôi những nghĩa trang hoành tráng và có ý khuyên chúng tôi dành tiền để xây lăng mộ.Chúng tôi vẫn quyết định xây trường học. Cũng khá là khó khăn, thậm chí có lúc chúng tôi đã định mang tiền xây trường học cho nơi khác. Nhưng cuối cùng thì ngôi trường cũng được xây lên. Sau đó, gia đình tôi quyết định cấp học bổng toàn thời gian học đại học cho tất cả các cháu trong họ thi đậu đại học. Chúng tôi rất mừng là cũng đã có một người khác chi tiền xây hàng rào cho trường học, và một vài khoản tiền được đóng góp cùng chúng tôi cho quỹ khuyến học dành cho các cháu phổ thông, mặc dù phần lớn số tiền đổ về quê vẫn chỉ là để xây lăng mộ, nhà thờ họ, cổng chào…Chương trình kéo dài được 8 năm. Một trong những lý do ngưng chương trình là, trong khi chúng tôi muốn làm điều gì thiết thực cho quê hương còn nghèo khó của mình thì một số người lại chỉ muốn chúng tôi đãi bia, rượu.Tôi sinh ra ở miền Bắc, ba tôi cũng rời khỏi quê từ năm 4 tuổi, nên hiểu biết của tôi về Quảng Trị không nhiều. 8 năm làm chương trình, tôi khám phá ra nhiều điều về quê mình. Ở đó có thánh địa La Vang. Nghe nói trên thế giới chỉ có hai nơi Đức Mẹ hiện hình. La Vang là một trong hai nơi đó. Hàng năm, có rất nhiều người trên thế giới hành hương đến đây. Nếu khéo sử dụng địa điểm quý hơn vàng cho du lịch có sẵn là Thánh địa La Vang với số lượng khách hành hương có thể lên tới hàng triệu người mỗi năm làm đòn bẩy, Quảng Trị có thể sẽ là một điểm nóng du lịch của thế giới, cho cả loại hình du lịch chiến tranh, du lịch di tích, lẫn du lịch phong cảnh.Nhưng 8 năm trời, tôi không thể nào hiểu nổi, tại sao rất ít người có thể thoát khỏi nghèo ở ngôi làng bé nhỏ quê tôi, trong khi những người đi khỏi làng đa số đều thành đạt, vậy mà họ vẫn chỉ muốn xây lăng mộ, xây cổng chào hoành tráng, mà không tập trung xây trường học, đầu tư cho tương lai?Và bây giờ, tôi cũng thật sự không hiểu, tại sao nhiều tỉnh đang còn nghèo, nhiều người dân sống dưới mức nghèo khổ, bao nhiêu trẻ phải ăn cơm không có thịt, mà người ta lại có thể bỏ ra 1.400 tỷ đồng ở một tỉnh có một triệu dân với 27% hộ nghèo để xây tượng đài và quảng trường, cho dù tượng đài đó được đánh giá là “một thiết chế văn hoá đặc biệt quan trọng mang tính lịch sử, giáo dục, truyền thống và nhân văn sâu sắc, là di sản văn hoá vô giá cho các thế hệ hôm nay và mai sau”.Võ Xuân Sơn Rất đồng tình với cách suy nghĩ tích cực, nhân văn của bác sỹ Võ Xuân Sơn. Trong gia đình còn nghèo khó thì cha mẹ lo cho con cái học hành miếng cơm manh áo là ưu tiên trên hết mọi sự, mọi thứ khác chỉ là phô trương sĩ diện ảo tưởng và vô trách nhiệm. Hãy dựng lên những tượng đài to đẹpNhưng sau khi xây hết những chiếc cầuDân cả nước không còn người nghèo đóiVà trẻ em đều đã được tới trường! Những người nghĩ được như bạn không có nhiều, đặc biệt là các quan chức, họ chỉ biết có tiền, công trình này mình được bao nhiêu %?. Họ đâu biết những con đường, cây cầu, mái trường và cả các cháu HS đang phải chống chọi với đói rét và nghèo khó. Chỉ cần chịu khó suy nghĩ một chút thôi, bạn sẽ thấy.... Những người hiểu và nghĩ như bạn toàn là người nghèo thôi. Còn những người có tiền xây mồ mả, họ chỉ nghĩ cho bản thân và có phần mê tín, nên họ xây lăng mộ chỉ mong để hưởng lộc mà tổ tiên họ ban cho. Ngắn gọn là như thế này: trường học, bệnh viện còn rất thiếu và yếu, hãy tập trung nguồn lực để lo dân sinh, không một lãnh tụ nào dù đương thời hay cố cựu lại muốn người đời sau mang nợ để chỉ tôn vinh mình! Mong thay! CẢM ƠN TÁC GIẢ, THỰC SỰ BÂY GIỜ Ở NƯỚC TA CÓ NHIỀU CÁI CHƯỚNG TAI GAI MẮT, BUỒN! Lời nói của nhiều triệu trái tim có lương tâm. Cảm ơn VÕ XUÂN SƠN. Bác Sơn ơi! Bài viết của bác hay quá. Cháu ủng hộ suy nghĩ này của bác. Dân ta còn nghèo quá. Nhìn mà đau lòng Thế đấy - bác sĩ ah, mỗi người làm quản lý công là một họa sĩ, họ vẽ, họ thêu dệt những thứ để khoa trương, để trình diễn, để trưng diện, họ làm việc vì cái bề ngoài chứ không bao giờ họ tìm hiểu cái cốt lõi bên trong.Những người có tâm thì lại ngược chiều, là một mắt xích lỗi rồi sớm muộn họ cũng bị đá bật khỏi dây truyền, hoặc chán nản mà bỏ ra làm việc khác, rồi cứ thế như một luân hồi, một định mệnh nên đời chúng ta, đời con cháu chúng ta còn khổ dài dài.Cũng phải thông cảm cho họ thôi, nhà cao tầng không được xây trên nền móng vững chắc, chính vì thế tư tưởng làm cái gì thật lớn lao trên 1 tỉnh gần 1/3 trên tổng số dân là hộ nghèo, họ nghĩ cách thuyết trình, nghĩ cách hợp thức hóa, nghĩ cách để sao con số 1400 tỷ nó hợp lý chứ họ còn đầu óc đâu mà nghĩ dân nằm không có chăn, trẻ con không được đến trường, trình độ dân trí thấp, nghiện rượu - nghiện chè, ... Lại buông tiếng thở dài thôi chứ biết làm gì bây giờ, bác sĩ.... Xin hãy dừng ngay việc nhân danh Bác để kiếm chác Mong manh áo vải hồn muôn trượngHơ tượng đồng phơi những lối mòn Không xây thì làm sao có tiền đút túi được. Phai xay va con xay them nhieu nua ....Khong xay cac Bac' nha ta lay tien dau de nuoi vo be' , de xay biet thu hoanh trang cho chinh minh , de cho con cai cac bac' di du hoc nuoc ngoai ??? Rất đơn giản: có làm mới có ĂN Đọc bài báo thật ý nghĩa. Mượn hai câu thơ Kiều đáp lại: Thiện căn ở tại lòng ta , chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài. toan la tham nhung ko may ban oi Ngoài để xây thì số tiền đó được dùng để cho vào túi của một bộ phận cá nhân. Màu mè, không thực tế, quá lãng phí, nặng hình thức... |
Tên riêng và luật chung Sau này khi gặp riêng phụ huynh, tôi hỏi lý do đặt tên trùng với cậu học trò dốt trong chuyện Lục Vân Tiên, bà mẹ kể: “Khi có bầu nó, ổng ngày nào cũng vuốt bụng cầu cho con học thật giỏi, tài ba như Lục Vân Tiên. Nhưng khi sinh thằng nhỏ, ba nó bỏ nhà theo vợ nhỏ nên tui ghét đặt nó là Bùi Kiệm. Nhưng cũng may thằng Bùi Kiệm Hóc Môn lại học giỏi hơn Bùi Kiệm trong tuồng Lục Vân Tiên”.Có khi tên riêng cũng có sự tích của nó. Thường thì cha mẹ chọn đặt tên cho con rất phong phú. Muốn có những phẩm chất tốt đẹp thì đặt: Hùng, Dũng, Tuấn, Tú; gần thiên nhiên thì Mai, Lan, Hồng, Huệ. Cũng có những tên bình dân như Mắm, Muối, Tương, Cà, Gạo, Lúa hay những tên lạ như Nguyễn Văn Nokia, Lê Samsung,Trần Văn Kim Yong, Nguyễn Châu Nhuận Phát, Hoàng Kim Siêu Quần, thậm chí Lê Thần Tài, Giang Minh Ông Địa…Các nhà làm luật đang dự thảo Luật Dân sự, tranh luận sôi nổi nhiều vấn đề về tên riêng để luật hóa như giới hạn độ dài (họ, chữ đệm và tên không quá 25 chữ cái) hoặc không được đặt trùng với tên người nổi tiếng… Dự thảo còn đưa ra nhiều quy định khác như: tên của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ và họ; tên của một người không được vượt quá số lượng chữ cái nhất định.Việc hạn chế nói trên của dự luật tôi cho rằng không phù hợp với Hiến pháp. Điểm 2, điều 14 Hiến pháp 2013 quy định rõ: quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Việc đặt tên riêng dài hay ngắn không ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, càng không có lý do gì ảnh hưởng đến quốc phòng. Với khoảng 90 triệu dân, số người có tên quá dài, gây ảnh hưởng đến chính người đó khi thực hiện các thủ tục hành chính hoặc giao dịch rất ít. Còn việc đặt tên cho con theo tên người nổi tiếng nhiều khi chất chứa những bí mật riêng tư: một câu chuyện, một hoài niệm, một ước mơ, một kỳ vọng… Lẽ nào những điều này cũng bị ngăn cấm.Hiện nay, trên thế giới hầu như không có quy định nào hạn chế việc đặt tên cũng như cấm đặt tên trùng người nổi tiếng. Người có tên dài nhất thế giới hiện nay là một anh chàng Thụy Điển, họ và tên chính thức trên giấy tờ của anh là Kim-Jong Sexy Glorious Beast Divine Dick Father Lovely Iron Man Even Unique Poh Un Winn Charlie Ghora Khaos Mehan Hansa Kimmy Humbero Uno Master Over Dance Shake Bouti Bepop Rocksteady Shredder Kung Ulf Road House Gilgamesh Flap Guy Theo Arse Hole Im Yoda Funky Boy Slam Duck Chuck Jorma Jukka Pekka Ryan Super Air Ooy Rusell Salvador Alfons Molgan Akta Papa Long Nameh Ek. Vì cái tên dài “đứt hơi” như vậy nên mọi người chỉ gọi anh là Ek. Mặc dù gặp một số bất tiện trong cuộc sống như thường xuyên không nhận được thư hay hóa đơn tiền điện gửi đến chậm do những cái tên kỳ quặc của mình nhưng Ek vẫn cảm thấy đây là một thú vui tiêu khiển của cuộc sống. Còn cộng đồng nơi anh Ek cư ngụ rất tự hào về anh chàng có cái tên dài như tàu lửa thân thiện này.Riêng tôi vẫn thích cái tên không có trong khai sinh của mình, dù nó không đẹp, không sang trọng: “Tèo ơi! Nấu cho ba mày ấm nước pha trà”. Đó là cái tên mẹ gọi tôi. Xa lắm rồi. Và tôi tin nhiều người cũng có và cũng nhớ cái tên cúng cơm ấy nhất. Nhiều nước cấm đặt tên theo tên nguyên thủ quốc gia hoặc anh hùng dân tộc, như Brazil cấm đặt tên theo tên tổng thống, Thái Lan cấm đặt tên theo tên hoàng gia. Ngoài ra còn những cái tên đặt theo bộ phận sinh dục, rồi tiếng chửi thề... Có nên để cho ai muốn đặt tên thế nào cũng được không? Bố mẹ có quyền đặt tên, nhưng con cái là người phải chịu kết quả (hoặc hậu quả) từ cái tên ấy. Nhiều bạn bảo không thích thì lớn lên đổi tên. Xin thưa các bạn là cực kỳ bất tiện. Giấy khai sinh, CMND, hộ khẩu, sổ đỏ, sở hữu xe cộ, GPLX, bằng cấp nhiều năm, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng... Có đổi rồi mới biết. Thế nên có cái quy định cũng chẳng có gì là xấu, ít ra tránh được trường hợp các bậc bố mẹ vì thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm hoặc tư thù cá nhân đặt tên quá xấu cho con. Như vậy cũng là bảo vệ quyền con người cho đứa trẻ đó. Anh Hoàng Linh yêu thích cái tên cúng cơm "Tèo" dù nó không đẹp, không sang trọng, có lẽ vì anh đã lớn khôn, đã đủ tự tin với bản thân, không vì cái tên gọi "quê mùa" mà cảm thấy tự ti hay xấu hổ, vả lại "Tèo" chỉ là cái tên gọi thân mật trong gia đình và trong xóm làng, chứ trên giấy tờ chính thức thì anh đã có 1 cái tên khác nghe "kiêu sa" hơn nhiều : "Hoàng Linh" ! Tôi còn nhớ vào khoảng năm 1990, trên đường lái xe đi làm ở thành phố Phoenix, bang Arizona, nước Mỹ, tôi đã mở radio để nghe tin tức thì có 1 bản tin nói rằng toà án của bang Arizona vừa từ chối không cho phép 1 cặp vợ chồng người Mỹ đặt tên cho cậu con trai vừa chào đời của họ là "Rambo" (Rambo là tên của 1 chiến binh táo bạo mang tính hư cấu trong chuỗi phim hành động của Mỹ mang tên "Rambo"), vì toà cho rằng cái tên "Rambo" sẽ "cause a great embarrassment to the child" ! Tôi hoàn toàn tán đồng với quan điểm của toà . Tôi nghĩ rằng khi ta đặt tên cho 1 đứa bé thì điều quan trọng nhất là ta phải "nghĩ cho đứa bé" (chứ không phải nghĩ cho ta !), ta phải đứng ở góc độ tâm lý của đứa trẻ để thử cảm nhận cái tên gọi đó, cũng như ta phải nhìn từ góc độ của những người xung quanh khi nghe đến cái tên mà ta đặt cho đứa bé, thì cảm xúc của họ sẽ ra sao, dễ thân thiện hay dễ thành kiến ... Từ đó ta sẽ không bao giờ muốn đặt những cái tên cho đứa bé đại loại như là : Nguyễn Văn Dốt, Võ Đại Ác, Trần Tánh Dữ ..v.v.. Tóm lại, tôi đồng ý với việc luật pháp cần kiểm soát và ngăn chặn những bậc cha/mẹ hoặc giám hộ với lối suy nghĩ phóng túng hoặc thô tục để rồi đặt ra những cái tên tai hại cho trẻ em, gây ảnh hưởng tâm lý tiêu cực, tự ti, hoặc mang tính kích động bạo lực, hoặc tục tĩu ..v.v.. Đặt tên cho con như thế nào là quyền của Cha Mẹ, thiết nghĩ không nên luật hóa hay ngăn cấm. Song những người làm công tác Hộ tịch ở Xã, phường nên có sự phân tích, khuyên nhủ người Dân về những rắc rồi, phức tạp khi họ muốn đặt tên cho con quá dài hay quá lạ để họ cân nhắc trước khi quyết định. Mình nghĩ luật này cũng có ích vì nó bảo vệ những đứa trẻ sơ sinh khỏi suy nghĩ kì quặc của bố mẹ và thuận tiện cho cuộc sống sau này. Không phải cứ cái gì thế giới không cấm là mình cho làm và mọi người sống nên nghĩ đến xã hội chứ cái gì cũng nói theo kiểu "không chết ai" là không nên. Mỗi cái tên cha mẹ đặt cho con nhiều khi chất chứa những bí mật riêng tư: một câu chuyện, một hoài niệm, một ước mơ, một kỳ vọng… không nên cấm đoán. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp vì thù hận người khác mà đặt tên con cho bõ ghét thì cán bộ hộ tịch ở địa phương nên giải thích, hướng dẫn hợp lý, không nên vì mâu thuẫn nhất thời mà để ảnh hưởng đến tên gọi cả đời của con cháu. Cảm ơn. cần phải luật hoá việc đặt tên sao cho hợp văn hoá, thuần phong mỹ tục. Không phải cứ con mình là muốn đặt tên gì cũng được, cũng giống như cái quần của bạn, không phải bạn ra đường mà muốn mặc hay không là tuỳ bạn được đâu. Luật pháp :) Thứ gì cũng có hai mặt, bộ máy chính quyền giữ cho xã hội ổn định nhưng nó đôi khi cũng bó hẹp quyền sống của con người trong những khuôn khổ :) Nghẹt thở. Luật Thụy Điển cho phép đổi tên không hạn định khi đủ 18 tuổi, miễn là đóng đủ lệ phí (1000 krona = $150). Theo mình tên hai, ba hoặc bốn chữ là tốt nhất. Tên nên có ý nghĩa và ngta thường đánh giá người đặt tên. Mình có ng bạn nữ tên Tuyết Thu. Tên kg xấu nhưng nghĩa kg chuẩn lắm. Mình có một người bạn là nông dân nhưng tên ông ta mình rất thích và đánh giá là hay. LÊ BÌNH THƯỜNG. Thật là ác độc khi vì chuyện riêng tư của mình lại đổ lên đầu con cái thay vì làm cho hạnh phúc hơn! Luật VN cho phép được cải tên mang tính phản cảm nhưng chưa đủ, phải cấm đặt tên phản cảm gây mặc cảm hoặc bất tiện cho em bé, và cả người nào đó có quan hệ rõ ràng như đặt tên con trùng bà nội người nào họ ghét tha hồ chửi mắng! Tôi nghĩ cần nên có quy định về vấn đề này. Theo mình nghỉ tên Nghêu ,Sò ,Ốc ,Hến hoặc tên Bùi Kiệm cũng đẹp nhưng do ảnh hưởng những tác phẩm họ xem qua nên những tên đó làm cho họ có ý nghỉ khôi hài.Nói chung đặt tên đẹp hay xấu là do gốc nhìn của từng người Người Việt thường thích đặt tên Tây chắc để ra oai Có thể tự do đặt tên cho con là một niềm hãnh diện của cha mẹ , tự hào vì tên con mình , họ đặt tên bằng tất cả sự yêu thương cũng như giận dỗi một điều gì đó . Không ai muốn đời sau phải khổ hoặc lận đận như đời trước. Nhưng tôi thiết nghĩ, nếu đã ban hành qui định thì nên tôn trọng theo quy luật văn hóa của dân tộc, không nhất thiết phải làm theo người khác , có thể đào tạo một thế hệ cán bộ chuyên trách về tư pháp địa phương, để họ có thể tư vấn cho các bậc cha mẹ biết đâu là vẻ đẹp của một cái tên đi theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Đừng vì một chút định kiến hay cái tôi mà làm ảnh hưởng đến cuộc đời của đứa trể sau này. Tôi có một người bạn , anh a có cái tên mà mỗi lẫn kiểm tra bài anh ta phải bắt giáo viên gọi cả họ và tên thì mới lên bảng , ten anh ta là ĐÁI ĐẦU TAO Nhảm, như tác giả có đề cập một nhân vật trong bài viết là Bùi Kiệm, xin thưa cán bộ hộ tịch mà biết khuyên thì có thể ko có những cái tên Nokia,samsung.... |
Mù tiếng Anh Tuyên bố của cụ Hồ đánh vào lòng tự trọng, kiêu hãnh của cả dân tộc và tạo ra một làn sóng mạnh mẽ về học chữ. Các lớp học được lập lên khắp nơi, trong đình chùa, ở nhà, nơi cổng chợ... Hàng chục nghìn người tình nguyện dạy không lương. Và thế là một chính quyền non trẻ, không nguồn lực chỉ trong vòng 2 năm đã gần như xóa bỏ được nạn mù chữ. Cuối năm 1946, miền Bắc đã có thêm hơn 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.Đó là một kỳ tích về giáo dục mà chúng ta làm được trong khoảng 100 năm qua.Cuối năm 2014, khi sang Ấn Độ công tác, tôi được chứng kiến một sự kiện chính trị chấn động: đảng Quốc Đại thất bại. Lãnh đạo đảng đối lập BJP là ông Narendra Modi lên làm Thủ tướng sau gần một thế kỷ nền chính trị Ấn Độ nằm dưới triều đại nhà Nehru-Gandhi. Điểm gây kinh ngạc là một trong những cương lĩnh tranh cử và sau đó là hành động đầu tiên ngài Modi khi trở thành Thủ tướng là triển khai xây hơn 111 triệu nhà vệ sinh cho đến năm 2019 ở Ấn Độ với chi phí khoảng 32 tỷ USD. Chuyện này nghe có vẻ nực cười nhưng nó có tính cách mạng đối với Ấn Độ.Là nước đông dân nhất và cũng là một trong những nước nghèo nhất thế giới, hơn 600 triệu người Ấn Độ không có cơ hội sử dụng nhà vệ sinh. Sự thiếu hụt nhà vệ sinh ở trường học là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc nữ sinh bỏ học. Không đủ nhà vệ sinh dẫn tới việc nhà đầu tư ngại không muốn đổ tiền vào Ấn Độ vì họ không thể mặc suit qua một con đường nơi người ta đi vệ sinh công khai. Giải quyết được vấn đề nhà vệ sinh, do vậy, có tính then chốt trong việc giải quyết vấn đề dịch bệnh, tăng tỷ lệ đi học, bảo vệ phụ nữ, tạo môi trường thân thiện cho nhà đầu tư, và qua đó phát triển kinh tế.Việc xây các nhà vệ sinh đã trở thành nỗi ám ảnh lớn của Thủ tướng Modi. Trong các diễn văn tranh cử của mình, ông luôn nói: “Xây toilet trước, đền chùa sau”. Đặc biệt, trong ngày Quốc khánh của Ấn Độ, ông phát biểu: “Chúng ta không thấy đau đớn khi mẹ và em gái mình phải đi vệ sinh ở ngoài đường sao?… Chẳng lẽ chúng ta không thể xây nổi nhà vệ sinh để bảo vệ phẩm giá của mẹ, của chị và em gái mình sao?". Sự hổ thẹn dân tộc qua lời kêu gọi của ông Modi đã tạo hiệu ứng lớn trên toàn Ấn Độ.Cụ Hồ thời trước của Việt Nam, ngài Modi thời nay ở Ấn Độ, làm cách mạng xã hội bằng cách tập trung giải quyết một việc, chỉ một việc thôi, nhưng là điểm mấu chốt nhất, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong xã hội.Quay lại với câu chuyện cải cách giáo dục ở Việt Nam. Sự kiện đáng buồn nhất trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH vừa rồi là phổ điểm môn tiếng Anh có hơn 80% điểm từ trung bình (5) trở xuống. Khi đọc thống kê trên, tôi đã khóc. Con số trên có nghĩa là 12 năm dạy tiếng Anh cho lứa học sinh vừa rồi gần như công cốc. Đến thế kỷ 21 rồi mà con em chúng ta vẫn “mù" tiếng Anh. Đây thực là một nỗi tủi hổ của chúng ta.Tôi nghĩ, “mù" tiếng Anh là rào cản đầu tiên và quan trọng nhất phải giải quyết nếu chúng ta muốn trở thành một nước công nghiệp phát triển. Nhưng những người làm chính sách về giáo dục có nghĩ vậy? Tôi cho rằng chưa, nếu không muốn nói là không.Mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu bằng một thay đổi chủ chốt nhỏ dẫn đến những phản ứng dây chuyền lớn. Vậy tôi xin đề nghị một cải cách nhỏ để xóa mù tiếng Anh, đó là đừng coi việc tiếng Anh là học ngoại ngữ nữa. Hãy biến việc dạy tiếng Anh trở thành một việc cấp thiết, có tính sống còn như dạy tiếng mẹ đẻ ở Việt Nam. Cả nhiệm kỳ của một bộ trưởng GDĐT chỉ cần dành để xóa “nạn mù chữ” tiếng Anh là đủ. Và để bắt đầu, chỉ cần một thay đổi nhỏ, là dạy tiếng Anh ngay từ lớp 1 và tăng số tiết dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học lên gấp ba lần, từ 2-4 tiết lên 6-12 tiết một tuần.Thời lượng học tiếng Anh chính thức hiện giờ ở cấp tiểu học là quá ít để học sinh có thể ngấm và sử dụng một cách thành thạo. Một học sinh tiểu học, hiện giờ mới được học 2 tiết mỗi tuần làm quen cho đến hết lớp 2, và 4 tiết một tuần từ lớp ba. Để sử dụng thành thạo một ngôn ngữ, ngay trong thời kỳ đầu, đứa trẻ phải dùng càng nhiều càng tốt. Việc dạy tiếng Anh, do vậy, phải bắt đầu từ rất sớm và liên tục. Một minh chứng của việc tăng gấp đôi số tiết có ảnh hưởng đột phá đến chất lượng học là chương trình tiếng Anh tăng cường của TP HCM mà qua đó học sinh được học thêm ít nhất là 2 tiết tiếng Anh nữa với chi phí 200.000-400.000 mỗi tháng. Trình độ tiếng Anh của phần lớn những học sinh theo chương trình này đã tăng đáng kể so với những học sinh không theo.Số lượng tiết học tiếng Anh tăng đột biến sẽ tạo ra động lực chọn những giáo trình tốt và hiệu quả hơn. Giáo viên và nhà trường sẽ biết cách dạy thế nào, triển khai ra sao khi số giờ dạy đã tăng lên gấp ba lần. Cha mẹ học sinh cũng sẽ tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng gửi con đi học tiếng Anh ở ngoài và đưa đón con đi học thêm.Tôi đã tính toán, thử nghiệm và có thể khẳng định, chỉ tốn tối đa khoảng 400.000 đồng mỗi tháng cho học sinh trường công ở các thành phố lớn và khoảng 200.000 đồng mỗi tháng cho các vùng nông thôn, để có thể dạy tăng gấp đôi, gấp ba số tiết hiện giờ, với chất lượng đột phá. Nếu cha mẹ học sinh và nhà nước mỗi bên chi trả một nửa, hàng tháng nhà nước chỉ tốn thêm 100.000-200.000 đồng một học sinh tiểu học mà thôi.Nếu như việc xóa nạn mù chữ năm 1945 đã thay đổi số phận một dân tộc và góp phần cốt tủy trong việc giữ nền độc lập và phát triển kinh tế; việc xây nhà vệ sinh mới là cuộc cách mạng xã hội có tính then chốt của Ấn Độ trong những năm tới, thì tôi tin rằng việc phát động phong trào “Bình dân học vụ 2.0” nhằm xóa nạn “mù chữ” tiếng Anh, sẽ quyết định vận mệnh giáo dục của Việt Nam trong 10 năm tới. Với tôi, chỉ thế thôi là đủ để tạo nên kỳ tích.Nguyễn Quốc Toàn Bài hay nhưng mà nên sàng lọc giáo viên tiếng Anh trước, ko có thì nhập gv tiếng Anh từ nước ngoài về. Thầy không hay, thì trò có bắt cày cả tuần học tiếng Anh cũng ko tốt được Tôi học tiếng Anh đến bằng C mà cũng không dùng được vì sợ : gặp Tây chỉ nói được mấy câu chào hỏi rồi tịt. Tây nói đi nói lại mãi mấy chữ đơn giản, cũng không hiểu ! Chỉ tiết xúc 5 phút là phải chuồn ! Con gái tôi bảo bố cho Tây ba-lô ở nhờ miễn phí ( không ăn, chỉ ngủ và tắm giặt vài ngày rồi đi ). Sau 1 năm tôi đón được khoảng 100 bạn từ hơn 30 nước đến ( mỗi đợt 1-3 bạn, ở 3-5 ngày). Chỗ ngủ khoảng 7 -10 m2. Cuối cùng tôi hết sợ ! Nói chuyện được hàng ngày, nghe được qua điện thoại. Cách đó tiếng Anh gọi là Couchsurfing "Đến thế kỷ 21 rồi mà con em chúng ta vẫn “mù" tiếng Anh. Đây thực là một nỗi tủi hổ của chúng ta." Thật tâm đắc. Tôi tự học 30 năm nay, đến nay "Lói tiếng Anh tiếng lào ra tiếng ý ', chả cần thầy nào cả, lói gì tây cũng OK.!!!!!!! " Mù tiếng Anh" thì đúng rồi nhưng giải pháp của bạn thì chưa đột phá. Quá trình học tiếng Anh cần trò + thầy+SGK+ phương pháp dạy trong một thời gian. Thực tế nhiều thầy "mù tiếng Anh" SGK lạc hậu, công nghệ dạy tiếng Anh cũ kỹ... Đây chỉ là vấn đề nhỏ của cả nền giáo dục, vấn đề lớn là phải có lộ trình chuẩn, bài bản để thực hiện. Mỗi người chỉ ra một vấn đề mà không tập hợp được thì chỉ có rối tinh lên mà thôi. Đồng ý hoàn toàn. Vấn đề làm sao tạo được cảm hứng cho những đứa bé học tiếng Anh, vì những kiểu dạy học của nước mình bây giờ như chỉ là "dạy cho có", học vẹt rồi trả bài kiểu máy móc, khó mà khá lên nổi. tôi nghĩ việc dạy và học phải có chất lượng, tăng tiết mà tình trạng dạy và học vẫn như cũ thì tình hình ko đc cải thiện là bao VN hãy làm theo: thay vì xây tượng đài thì hãy xây thật nhiều nhà vệ sinh! Tôi nghĩ đơn giản thế này nhé! Singapore người ta làm thế nào thì giờ mình làm theo vậy. Bài toán này có người giải rồi mình chỉ chép lại mà không làm được nữa thì chịu. Nói chung ở Việt Nam mình nói chung và giáo dục nói riêng toàn làm phức tạp những thứ đơn giản. Học để nói được, sử dụng được. Trong khi nhà trường chỉ chú trọng đến kĩ năng làm bài thi.. mình học TA 12 năm rồi, k nói được. Giờ lên ĐH phải học lại từ đầu. Từ cách phát âm :( Ngày xưa em học lớp 1, ba mẹ cho em đi học tiếng Anh. Em chẳng hiểu học để làm gì trong khi em đang luyện chữ tiếng Việt. Mấy năm cấp 1 em học như nước đổ lá khoai. Cho đến khi lên cấp 2, em suy nghĩ, VN mình nghèo, ước gì mình được đi nước ngoài thế là em tự ý thức học. Xin tiền đi học thì bố mẹ nói nhà nghèo, học phí cao hok có khả năng đóng. Em thấy hơi thiệt thòi ngưng lúc nào cũng cố gắng học nên điểm TA lúc nào cũng nhất lớp thế là em tưởng em giỏi. Lên ĐH em thấy bạn bè IELT 7.0 nhiều còn em chật vật TOEIC 500. Em nhận ra phương pháp học ở PTTH là để lấy điểm, phát âm sai, ngại giao tiếp, ít nghe. Hichic Việc học và dạy tiếng Anh không phải để thi mà để sử dụng nó giống tiếng mẹ đẻ: là nghe nói đọc viết để có kiến thức để ứng dụng kiến thức vào cuộc sống. Hiện nay ở nước ta dạy tiếng Anh hay các môn khác để đi thi thôi cách dạy này người ta bỏ 70 năm rồi. Moi người thử nghĩ xem mình học tiếng anh cốt lõi là để nói được. Nhưng hầu như giáo viên từ lớp 1-12 chỉ toàn viết viết đầy vở học sinh mà học sinh chả nói được chữ nào. Phải đào tạo lại lớp giáo viên trước đã rồi mới nói đến việc dạy tiếng anh cho trẻ. Đúng là mắc đâu gỡ đó nhưng khốn nỗi không biết ở chỗ nào ? Giống như bắt đúng bệnh thì phác đồ điều trị mới tối ưu và nhanh lành bệnh được. Có những nơi từ hàng trăm năm nay từ bà bán rau ngoài chợ hay người bán hàng rong nói không ngoa tiếng Anh trình độ trên cả mấy năm đại học của Việt Nam nhưng cũng có đâu phát triển phồn thịnh? Tiếng Anh chưa chắc là cứu cánh đưa một dân tộc, một đất nước phát triển văn minh. Hãy nhìn ra thế giới thì rõ. |
Cái cây của Lý Quang Diệu Phát động trồng cây là việc nhiều người ở nhiều nơi đã làm, vấn đề là cái cây đầu tiên ông Lý trồng ở Singapore là một cây mempat (cratoxylum formosum). Nước ta cũng có cây này, gọi là cây thành ngạnh. Cây thành ngạnh chịu được điều kiện thổ nhưỡng tồi tệ nhất, sức sống rất mạnh, nhưng gốc có nhiều gai nhọn và gỗ thì dễ mục. Ngoài ra, nhựa và hoa cây này thu hút rất nhiều côn trùng. Nghĩa là về cơ bản, mempat không phải là loại cây phù hợp trồng trong đô thị lâu dài, bất lợi nhiều lẽ, có khi còn bất lợi hơn giống xà cừ ở Hà Nội.Khi đến vườn quốc gia Chư Mo Ray tỉnh Kon Tum cách đây vài năm, tôi đã chứng kiến lực lượng kiểm lâm vất vả chặt bỏ nhiều hecta một loại cây có hoa rất thơm, vì chúng ảnh hưởng tới môi trường sống của nhiều thực vật quý khác. Đó là loài thành ngạnh hoa đỏ. Còn cây mà ông Lý Quang Diệu trồng là thành ngạnh vàng.Trồng một cây thành ngạnh, có vẻ lựa chọn đầu tiên về cây đô thị của ông Lý Quang Diệu đã không chuẩn xác. Hay nói đúng hơn là không chuẩn xác với một Singapore như ngày hôm nay. Điều này cũng dễ hiểu. Singapore những năm 1960 chỉ là một miền hoang lầy, nước ngọt còn không có, thì dù có đầu óc quy hoạch xa rộng đến mấy, ông Lý cũng không có nhiều lựa chọn cho cây xanh. Sau này, khi đất nước phát triển, người Singapore không trồng cây thành ngạnh nữa.Chuyện nhiều thập kỷ trước người ta trồng me ở Sài Gòn, hay xà cừ ở Hà Nội, đều có lý do mang tính lịch sử. Chẳng hạn, khi người Pháp trồng xà cừ ở Hà Nội thì vỉa hè rộng rãi, mật độ xây dựng ít - độ nén đất thấp. Khác xa với bối cảnh đô thị mấy triệu dân chen chúc trong các phố xá chật hẹp như hiện nay. Vậy tội lỗi đổ lên cây, đổ lên người trồng cây đầu tiên, hay đổ lên những người làm quản lý đô thị đương nhiệm?Tôi lớn lên với một cây xà cừ trên phố Đinh Tiên Hoàng của Hà Nội. Hơn 20 năm trước, những gốc cây ở Thủ đô được khoanh hẳn một khoảnh đất, để rễ nhô lên tự nhiên. Cây xà cừ có bộ rễ nổi rất lớn, nhưng vì được tự do nên không ảnh hưởng tới vỉa hè. Sau này, khi người ta lát gạch, đổ xi măng sát tận gốc cây, thì những bộ rễ vẫn ăn chìm xuống, khiến nhiều đoạn vỉa hè nhấp nhô như sóng lượn. Cuối cùng, cây xà cừ bị chặt, phố Đinh Tiên Hoàng đoạn gần Nhà hát múa rối Thăng Long không còn nổi một cây xà cừ nào, chỉ còn lại giống cây sao thân thẳng và rễ chìm. Chuyện này diễn ra từ lâu rồi, chứ không phải nằm trong dự án đang gây ồn ào của chính quyền Hà Nội. Nói câu chuyện đó để thấy, muốn chung sống với cây xanh cũng cần hiểu đặc tính của từng loài, và tôn trọng đặc tính ấy.Để có tầm nhìn hàng thế kỷ cho cây xanh ăn nhập với sự phát triển đô thị là vấn đề hóc búa. Có ai dám chắc rằng, 50 năm nữa, những cây vàng tâm (?) ngày hôm nay được trồng mới tại Hà Nội, sẽ không làm vướng những tuyến cao tốc trên không, hay thậm chí là những chiếc xe-máy-bay chẳng hạn? Thế nhưng với những tuyến phố đã tái quy hoạch xong, thì chỉ còn cách chờ đợi đến lúc ấy mới biết câu trả lời.Một đời cây, một đời người, dài hơn rất nhiều một nhiệm kỳ. Và cái cần giữ, cái cần nhân lên không phải là vài cái cây. Đó là ý thức tôn trọng môi trường sống. Môi trường sống, trước hết là môi trường mà mọi sự sống đều được tôn trọng để cùng sống cho ổn thoả. Nếu xem những cây xà cừ, cây hoa sữa… là lựa chọn sai lầm, thì cũng cần nhìn nhận những “sai lầm” ấy đã tồn tại qua hàng thập kỷ, mang lại cho con người nhiều hơn cả một bầu khí thở.50 năm trước ông Lý Quang Diệu có thể đã trồng nhầm một loại cây, nhưng 49 năm liền sau đó thì không. Lứa cây mempat năm nào, giờ đã là cổ thụ, và người ta quy hoạch chúng trong những công viên rộng lớn.Đó là cách cả nước Singapore đồng thuận sửa sai lầm với người lãnh đạo của mình. Đồng thuận, dù để sửa sai từ một cái cây. Và chuyện này thì không nhỏ.Gia Hiền rất nhiều người Việt hiện nay chỉ cố tìm cho được một đối tượng để đổ lỗi, để chịu trách nhiệm chứ ít người quan tâm đến việc ngồi lại với nhau giải quyết vấn đề Cảm ơn bài viết lới lẽ nhẹ nhàng mà ý nghĩa sâu xa! Sâu sắc cho một góc nhìn. Cảm ơn tác giả và chuyên mục. Quy hoạch thế nào không chặt cây mới gọi là hay và có đầu óc lãnh đạo, chứ quy hoạch là chặt phá ai chẳng làm được. "Một đời cây, một đời người, dài hơn rất nhiều một nhiệm kỳ. Và cái cần giữ, cái cần nhân lên không phải là vài cái cây. Đó là ý thức tôn trọng môi trường sống." Bài viết hay ! Đường xá còn đào lên lấp xuông liên tục, chả cơ quan nào phối hợp với nhau. Năm nào cũng thế gần đến tết lại thấy lật vỉa hè, đường lại được sửa chữa. Có những chỗ thường xuyên được tu sửa và có những chỗ chả ai ngó đến cho dù nó thế nào. Dạo tôi hay nghe người ta nói chặt ngàn cây ở Hà Nội, ở Huế chỉ vì "cây đó là cây tạp, không đúng chủng loại", nghe mà buồn thay... Bóng cây mấy mươi năm, kỷ niệm bao nhiêu đời ra đi trong vài ngày. Mình thích nhất ở mục góc nhìn. Củng dễ hiểu thôi vì họ muốn là tấm gương tốt muốn sau này con cháu họ nhớ đến với cái gọi là "lợi ích 10 năm trồng cây", 10 năm sau vỉa hè chắc lại được nơm nớp bóng mát bởi những hàng cây xanh đầy sức sống, và mọi người chắt sẻ quên đi những hàng cây cổ thụ làm nên Hà Nội cổ kính xanh tươi đẹp đẽ ngày nào. Một đời cây, một đời người, dài hơn rất nhiều một nhiệm kỳ nhưng chẳng thể dài hơn được dây kinh nghiệm ở VN. Nhẹ nhàng nhưng sâu sắc! "rất nhiều người Việt hiện nay chỉ cố tìm cho được một đối tượng để đổ lỗi, để chịu trách nhiệm chứ ít người quan tâm đến việc ngồi lại với nhau giải quyết vấn đề" - Bát Nhã. Nhận xét của bạn Bát Nhã rất đúng, lý do vì sao người Việt chúng ta hay bị rơi vào trạng thái tâm lý này!? Nhà báo Gia Hiền đã cho người đọc hiểu về cây xà cừ, hiểu về cây xanh của từng thời kỳ. Lời văn nhẹ nhàng sâu sắc, thấm nhuần - bài viết hay, đúng là người đã lớn lên cùng với cây xà cừ Hà Nội. Nhà báo Gia Hiền người Hà Nội, lớn lên cùng cây xà cừ. Ngòi bút nhẹ nhàng, sâu sắc, hiểu biết rộng, bài viết rất hay. |
Lời tiên đoán của người Australia Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Australia, trong báo cáo năm 1995 của mình, nhận định rằng, một trong những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt chính là việc các nhà ngoại giao và viên chức nói chung của chúng ta không sử dụng tốt tiếng Anh. Ngoài các thách thức về bối cảnh địa chính trị, về các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, thì tiếng Anh được các nhà nghiên cứu nước bạn “gạch đầu dòng” ra như một vấn đề đáng quan ngại.Tôi đọc cái báo cáo ấy và tự hỏi rằng lời tiên đoán của người Australia đến hôm nay đã đúng bao nhiêu phần và sai bao nhiêu phần. Tiếng Anh có thực sự trở thành một rào cản trong quá trình hội nhập của Việt Nam hay không?Nó sai một phần. Bởi Việt Nam cũng đã chuyển mình rất nhanh. Tiếng Anh được phổ cập khá nhanh với một quan niệm ở tầm xã hội. Mới đây, tôi mang cảm giác khá vui khi bắt gặp bài viết của một nhà ngoại giao Việt Nam trên một trong những tờ báo uy tín nhất thế giới bằng tiếng Anh.Nhưng những nỗ lực ấy có vẻ vẫn chưa đủ. Người Australia vẫn đúng một phần. Thỉnh thoảng, chúng ta lại gây lên những “scandal” nho nhỏ bằng những lỗi chính tả tiếng Anh ngớ ngẩn khi đón tiếp các đại diện nước bạn trong các sự kiên ngoại giao. Hội nghị ASEAN Việt Nam 2010, trên đường Phạm Văn Đồng từ sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội, ta vẫn đón khách bằng một tấm pa nô vĩ đại ghi dòng chữ “Well Come to”, thay vì “Welcome to”. Năm ngoái, một lễ ký kết quan trọng với đối tác quốc tế có 3 lỗi chính tả trong một tấm áp phích sau lưng đại biểu.Người Australia vẫn đúng, bởi vì lỗi chính tả tiếng Anh ngây ngô xuất hiện dày đặc ở ngay các quầy vé và biển chỉ dẫn tại hai sân bay lớn là Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Khi mà bằng đại học của sinh viên cũng có thể sai chính tả tiếng Anh hàng loạt thì rất khó khẳng định rằng cái báo cáo của người Australia đã sai. Cho dù 20 năm đã trôi qua.Chuyện sẽ không dừng lại ở cái banner, nếu như chúng ta nhìn vào các mối quan hệ của Việt Nam trong ASEAN hiện nay. Không tính tới các quốc gia có nền kinh tế lớn và giáo dục phát triển như Thái Lan, Singapore, Malaysia, thì ngay cả Campuchia cũng cho chúng ta cảm giác rằng họ… giỏi tiếng Anh hơn Việt Nam.Đó là cảm giác của rất nhiều người Việt Nam đến thăm Campuchia. Do có một thời gian đón tiếp lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, người dân ở đây, đặc biệt là tầng lớp trí thức, nói tiếng Anh rất chuẩn. Trình độ tiếng Anh của tôi chỉ nhỉnh hơn người lái xe đưa chúng tôi đi làm phóng sự một chút. Trên đường phố Phnom Penh, tôi nhìn thấy trên những chiếc xe lam có poster quảng cáo của tờ Cambodia Daily – một tờ báo bằng tiếng Anh, sử dụng các phóng viên ngoại quốc có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Mô hình ấy cũng xuất hiện ở Myanmar, một quốc gia có trình độ phát triển kém Việt Nam khá xa. Tôi đi thăm tòa soạn báo Myanmar Times ở Yangon, mà cảm giác mình như người nói ngọng (mà đúng là ngọng thật).Có lẽ tôi không cần phải giải thích thêm rằng, trong thế giới phẳng hôm nay, thì tiếng nói của một quốc gia không chỉ ở các buổi hội đàm, là tiếng nói của cá nhân các nhà ngoại giao. Trong thế giới phẳng, xã hội nào giỏi tiếng Anh hơn, xã hội đó được lắng nghe nhiều hơn. Thế mà người Australia thì vẫn đang đúng.Đức Hoàng Tôi đã học tiếng anh đựoc 12 năm và đến giờ tôi đã nói, viết thuần thuc tiếng Việt! khi nào tiếng anh vẫn còn là một môn học được tính phí riêng thì lúc đó người việt chưa thể giỏi lên được Trình độ canh tác nông nghiệp của Việt Nam cần cải thiện đáng kể nhất là khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Nên chăng cả nước cùng học làm nông nghiệp? Ai cũng biết câu trả lời đúng. Không nên. Cũng thế thôi, tiếng anh cần cho những người để mưu sinh cần đến tiếng anh hãy tạo điều kiện để cho họ giỏi tiếng anh chứ đừng bắt cả nước học tiếng anh. Thời gian và tiền của trong xã hội và của mỗi con người có hạn. Đúng như bà chuyên gia Phạm chí Lan đã phát biểu ( VN là nước lạ nhất trên thế giới... không chịu phát triển.). Tôi ủng hộ bài viết của anh Đức Hoàng. Muốn giỏi hãy đi học tiếng Anh tại Trung tâm của cô giáo cung Bọ cạp, anh Đức Hoàng ạ. :))) Sai ngay từ khi còn trứng nước,các nhà hoạch định một chương trình giáo dục QG đã ko có tầm nhìn.Sau 1975 hàng chục năm mà trong chương trình giáo dục cấp PT & ĐH vẫn còn ê a tiếng Trung văn và tiếng Nga,...Tôi tốt nghiệp ĐH 1981 mà một "tiếng Anh bẻ đôi" cũng ko biết ,thua ngay học sinh cùng lớp,vốn là những HS của miền Nam cũ...Đến bây giờ thì lại đang có những sai lầm mới,mà sau hàng chục năm mới phát hiện ra...Cái gì gọi là "tầm nhìn,"cái gì gọi là "đi trước,đón đầu" ? Các nhà lãnh đạo trả lời dân đi ??? Đức Hoàng là cây bút tôi rất thích đọc vì anh có những "góc nhìn" khá sắc xảo. Tuy nhiên, với quan điểm về ngoại ngữ này của anh có phần hơi tự ti quá. Với trải nghiệm của mình tôi có thể khẳng định tiếng Anh của người Việt không hề thua kém bất kỳ quốc gia nào ở Châu Á mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ thứ 2 của họ, vì thế các bạn hãy tự tin mà sử dụng, đừng vì sợ sai mà ngại dùng. Có sai thì có sửa thế mới là người cầu thị.- Về chính tả trên áp phích, đây không phải là lỗi yếu tiếng Anh của dân ngoại giao mà do cẩu thả trong duyệt makét hoặc lỗi của nhà thầu (bên mà nhu cầu công việc không hề đòi hỏi phải biết tiếng Anh).- Về phát âm, chúng ta cũng không nên cầu toàn mà chú trọng nhiều quá vì bản thân chúng ta cũng chưa bao giờ hi vọng nghe được một người nước ngoài nói tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ thì cớ gì chúng ta lại phải luyện tiếng Anh sao cho trở thành tiếng mẹ đẻ của mình? Dân Ấn, Singapore, Philippines, Hong Kong tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2 và thậm chí dân Úc, Newzeland tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ thì cũng chưa bao giờ phát âm đúng và hoàn hảo hơn chúng ta. Ngay trong 1 quốc gia thì vùng miền cũng đã khác nhau về ngữ âm thì hà cớ gì chúng ta lại cứ phải phát âm cho chuẩn theo một tiêu chí cụ thể nào đó? Vì thế, hãy tự tin để người nghe phải tìm cách thích ứng với khẩu âm của mình (nếu họ muốn nghe những gì mình nói) thay vì loay hoay tìm cách thay đổi khẩu âm một cách không đáng.- Dân Cambodia nói tiếng Anh giỏi hơn ta ư? thế bạn đã từng đến Hội An để nghe cậu bé đánh giày hoặc bà lão chèo đò nói tiếng Anh chưa? chắc chắn cũng không thua kém gì nước bạn!- Việt Nam chỉ thua kém các nước về cái cách dạy và học ngoại ngữ mà thôi. Chính điều này đã tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc không đáng có cho người sử dụng tiếng Anh. Thay vì khoảng 2-3 năm là có thể sử dụng nhuần nhuyễn thì người Việt đang phải tự xoay sở đến 10 năm hoặc hơn mới có thể tiếp cận được thông tin và kiến thức của nhân loại qua ngôn ngữ thứ 2. Đó là điều thiệt thòi nhất khi chúng ta trao đổi thông tin chuyên môn với các bạn, khi mà cùng một vấn đề, với ta còn mới thì bạn đã tiếp cận nó cách đây cả thập niên. Vậy với ngoại ngữ không phải là phát âm thế nào mà là vốn từ của ta đến đâu, nếu làm được điều này các bạn sẽ thành công trong mọi lĩnh vực. Nhận xét của bạn Đức Hoàng quá chính xác, tiếc là những người cần biết lại không quan tam điều này khá ấn tượng với các bài viết của a Đức Hoàng, anh đi nhiều , tiếp xúc nhiều nên có cách nhìn sâu xắc, em thì không được như vậy- chỉ đọc qua sách báo, lịch sử. Tiếng Anh đúng là cầu nối cho toàn cầu hoá, yêu câu để tiếp xúc với sự phát triển của thế giới. thực tế là Giáo dục Việt Nam đã đưa tiếng anh vào từ rấ lâu, em không biết rõ năm nào, nhưng từ khi học lớp 6- 2000 đã bắt được học tiếng anh rồi. Nhưng có vẻ cách dạy học tiếng anh có vấn đề , hoặc là do số tiết ít, làm thế hệ hiện tại tiếng Anh chưa thật giỏi,như em đọc có thể hiểu, giao tiếp bồi thì được, nhưng ngồi viết hay sử dụng đúng ngữ pháp thì tệ . Hy vọng với cải cách giáo dục, phương pháp dạy phù hợp, thì với thế hệ khoảng 10 năm nữa tiếng anh trở thành ngôn ngữ thứ hai với thế hệ trẻ. May ong ban thi truot dai hoc o nha tham gia cong tac doan mot vai nam o Phuong. Bang di mot thoi gian lau lau gap lai nhau tay bat mat mung vi toan lam sep tren Phuong. Can bo kieu quy hoach nhu vay thi sao va tieng Anh voi tieng em duoc. Người Nhật, Hàn và Trung không giỏi tiếng Anh đâu, nhưng họ là 3 nước phát triển nhất châu Á. Dĩ nhiên mọi so sánh đều là khập khiễng, nhưng nếu tất cả người Việt đều nói tiếng Anh như gió thì cũng không thể khiến khoa học công nghệ hay môi trường kinh doanh của ta bằng với Nhật, Hàn hay Trung được. Tiếng Anh chỉ là công cụ, không phải là mục tiêu. Lãnh đạo học lớp 3 thì mong sao tiếng Anh giỏi được Tôi thấy việc này cần chấn chỉnh trong việc dạy và học tiếng Anh, ngay cả các phát âm đơn giản hàng ngày, ví dụ hiện Hà Nội có khá nhiều khu đô thị được đặt tên tiếng Anh như Royal City, Times City, Imperial City...etc tuy nhiên, ngay cả các phát thanh viên trên VOV khi đọc tên các khu đô thị này đều phát âm theo phiên dịch tiếng Việt như Roi-An City, Im-Pe-Ri-An City, vô tình nhưng việc này sẽ dẫn tới một thói quen phát âm sai không cần thiết. Tiếng Anh là rất quan trọng cho những nước đang phát triển như chúng ta Qua kinh nghiệm làm việc với các tổ chức của LHQ, tôi thấy rất nhiều chuyên gia của LHQ là những người ở các QG Nam Á có trình độ chuyên môn ko hơn cán bộ VN, nhưng họ.....giỏi diễn đạt bằng tiếng Anh. Thế thôi!!! Tôi cũng từng đi nhiều nước , nhưng vốn tiếng Anh quá khiêm tốn vì trước đây tôi học tiếng Nga, nên khi làm viêc thật vất vả và phần thiệt thuộc về mình . Mặc dù về chuyên môn họ ko thể hơn mình , nhưng ta ko diễn đạt được người ta cho là mình kém . Nên nhà trường cần nâng cao khả năng nghe nói cho các cháu nhiều hơn . |
Cây xanh và sức mạnh cộng đồng Những hàng cây là linh hồn của mảnh đất này, là một phần cuộc sống của bất kỳ ai từng gắn bó với Hà Nội.Một sáng thức dậy, bạn thấy người ta thông báo sẽ chặt hạ 6.700 linh hồn đó, rồi không chờ đợi gì, cưa máy được mang đi và chỉ trong vài ngày 500 cây bị đốn gục. Cả nội đô chỉ có hơn 29.600 gốc cây và những năm trước Hà Nội chỉ loại bỏ 300-500 cây khi mùa mưa bão về.Đêm hôm trước, khi đi trên đường Nguyễn Chí Thanh, tôi thấy người ta vẫn hì hục chặt cây. Con đường từng được phong là đẹp nhất Việt Nam giờ trơ những hố đất trống, bùn vương vãi quanh vỉa hè. Và phải ít nhất ba năm nữa, nếu loại cây vàng tâm, chỉ hợp ở núi cao, phát triển được ở nơi có khí hậu khắc nghiệt như Hà Nội, con đường này mới có bóng mát trở lại.Khi Sở Xây Dựng cho người đi chặt cây trên diện rộng, họ không chỉ chặt đi linh hồn của thành phố này mà kéo theo đó là cả niềm tin của người dân vào trách nhiệm giải trình cũng như năng lực của chính quyền. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Tiêu chuẩn của cây đô thị là gì, tại sao Xà Cừ ở tuyến này bị đốn, thì tuyến khác cũng trong đô thị lại bắt đầu trồng; tại sao một vấn đề mà nhiều người dân Hà Nội xót xa mà người phát ngôn thành phố phát biểu “không phải hỏi ý kiến dân”, để rồi chính vì dân lên tiếng mà cuối cùng lãnh đạo thành phố phải ra quyết định ngừng.Tôi cho rằng, người dân phản đối kế hoạch thay thế, chặt hạ 6.700 cây xanh Hà Nội không hoàn toàn chỉ vì cảm xúc với cây xanh. Cây cối cũng như nhà cửa, có thể bị hỏng hóc và cần phải thay thế. Tôi tin người Hà Nội hiểu rõ điều này. Trong 6.700 cây dự kiến bị đốn hạ, sẽ có những cây không thể không chặt. Tôi tin nhiều người cũng biết thế, nhưng họ vẫn phản ứng. Đó là bởi họ không chấp nhận sự thiếu minh bạch, vội vã trong hành động của cơ quan chức năng. Đặc biệt là với những gì thân thiết như một phần không thể thiếu của Hà Nội.Người dân không hài lòng bởi họ cảm thấy bị gạt ngoài lề những quyết sách liên quan mật thiết đến cuộc sống của mình. Khi vòm lá xanh sắp mất đi, người ta mới thấy sự lúng túng trong quản lý, sự thiếu minh bạch trong các quyết định của thành phố. Khi vòm lá xanh mất đi, người dân mới thêm một lần nhận thấy họ đã không được có tiếng nói trước người có quyền quyết định.Cây xanh đã đánh thức cộng đồng. Hàng chục nghìn người đã lên tiếng, trong đó có những trí thức như giáo sư Ngô Bảo Châu, tiến sĩ Trần Đăng Tuấn. Trong kỷ nguyên Internet, với mạng xã hội, quả thật “không điều gì lạ dưới ánh mặt trời”. Không một sự thiếu minh bạch nào có thể che giấu mãi.Tôi hoan nghênh quyết định của chính quyền Hà Nội tạm dừng việc chặt 6.700 cây xanh. Đó là phản hồi cần thiết khi muốn xây dựng xã hội văn minh và dân chủ. Điều quan trọng nhất với người lãnh đạo lúc này là hãy tự nhắc mình về việc công khai, minh bạch những quyết sách có tác động lớn đến đời sống, xã hội.Tiếc rằng, với một cuộc họp báo như để trấn an, với 21 câu hỏi không được trả lời, thì dường như vẫn có người chưa hiểu, hoặc cố tình không hiểu: Phản ứng của người dân không chỉ là chuyện về cái cây.Nguyễn Khắc Giang Hà Nội chặt cây vội như chạy bão ! có những việc khác mà nhanh như vậy có phải dân được nhờ không .Trong khi bao nhiêu con đường cũ nằm theo diện quy hoạch treo mấy chục năm dân sống khổ sở lay lắt không được xây cũng không được phép bán thì không làm cho dân . Nay tự nhiên chặt hàng loạt cây xanh làm nhanh kẻo không được làm . Dẫu biết có những tuyến phố phục vụ mục đích xã hội cần phải chặt nhưng trước khi chặt hãy nghiên cứu kỹ rồi hãy chặt để dư luận nhân dân không phản ứng dữ dội. Không tạm dừng gì hết . Yêu cầu vĩnh viễn không chặt cây, không xem xét không nghiên cứu gì hết. Trách nhiệm của Thành phố chỉ được kiểm tra xem cây nào yếu, mục, mối mọt thì chặt để khỏi nguy cơ đổ gây tai nạn cho người, đặc biệt trong mùa bão giông. Thế thôi! Số gỗ ấy sẽ được đi về đâu? Nhìn chung năng lực quản lý đô thị vẫn thể hiện màu sắc của một nước nghèo nàn lạc hậu với nền sản xuất nhỏ. Tôi ở nước ngoài, cây xanh tôi được quyền trồng trên đất nhà tôi, nhưng nếu đốn hạ nó tôi lại phải xin phép chính quyền. Bằng không tôi bị phạt khá nhiều tiền cho một đầu cây đã chặt, bất kể cây đó khỏe hay ốm... Vậy đó, cây xanh và ý nghĩa của nó với cộng đồng ra sao chúng ta cùng suy ngẫm. Thích nhất ý người dân thấp cổ bé họng bị gạt ngoài lề những quýêt định liên quan mật thiết đến môi trường sống, môi trường kinh doanh, sức khoẻ và cả giáo dục nữa... Đô thị mất cây xanh ví như con người bị đánh mất linh hồn vậy. Cám ơn tác giả. Cùng Nguyễn Khắc, có khi có họ đó! Không có tình người, thật đáng tiếc. Thật buồn và thật chán về sự quyết định vội vàng và sai lầm...!!! Câu chuyện "Chặt 6.700 cây xanh" đã đánh thức tinh thần yên lặng cố hữu của người dân trên mảnh đất này. Cây mà bị sâu mọt bình thường ăn thì cũng mất nhiều năm nhưng còn có thể cứu chữa. Nhưng nếu bị sâu dân mọt nước ăn thì chỉ trong tíc tắc vô phương cứu chữa. một loạt các ông to được kiểm điểm cá nhân, vẫn chức vẫn quyền, còn cấp dưới làm theo lệnh bị đình chỉ :)-- Đắng Lòng hơn khi nhận được tin, những cây trồng thay thế ở đường NCT không phải là vàng tâm, mà là cây mỡ, chỉ dùng để làm giấy ... không có giá trị về tán mát, và giá trị gỗ cũng kém cả vàng tâm =]], cũng ko biết nên cười hay nên khóc đây phó chủ tịch UBND thì bảo "nhà tài trợ nôn nóng chặt cây" chủ tịch thì bảo "không có chiến dịch chặt 6700 cây xanh" thế là thế nào nhỉ ??? Cám ơn Zuckerberg, anh đã giúp Hà Nội giữ được hàng cây xanh! |
Bữa ăn miễn phí Ngay lập tức, họ đối diện với những lời phán xét, những cái nhìn thiếu thiện cảm từ cộng đồng - một cộng đồng vốn quen với quan niệm “miếng ăn là miếng tồi tàn”.Nhưng nhìn rộng ra, ở đâu cũng vậy, người tiêu dùng luôn có hứng thú cao và không điều kiện đối với các chương trình giảm giá, khuyến mãi.Ở Canada vào mùa hè, hội bia vẫn được xem như một sự kiện rất đặc trưng được hưởng ứng bởi hầu hết người dân các thành phố lớn. Nhưng có người từng ví von, mùa hè ở Canada ngắn ngủi và gấp gáp thế nào thì các lễ hội cũng tương ứng như thế.Ở Montreal - thành phố nơi tôi sinh sống, những ngày hội bia cũng thu hút rất đông các bên tham gia. Các thương hiệu đồ uống nói chung và hãng bia nói riêng đem đến nhiều mặt hàng giảm giá kịch sàn, hoặc bữa tiệc miễn phí để tặng cho người dân địa phương. Trong khi đó, với người dân, đây là cơ hội để họ thưởng thức hầu hết các hương vị bia, tìm hiểu thông tin về lịch sử hoặc câu chuyện gắn với rất nhiều loại bia đến từ khắp thế giới.Tôi từng chứng kiến hàng nghìn người xếp thành hình xoắn ốc khổng lồ, thành nhiều vòng ở trong khu mua sắm, hoặc trên đường phố vào mỗi dịp Boxing Day, Black Friday - những ngày hội giảm giá lớn nhất ở phương Tây. Nhiều người thậm chí lọ mọ dậy từ 3 - 4 giờ sáng để xếp hàng chờ đợi những món đồ giảm giá. Nhiều chương trình cộng đồng khá tên tuổi trên thế giới như là Bữa sáng thứ sáu, Bữa miễn phí cuối tuần mỗi năm cũng thấy vô vàn người tham dự, đôi khi cũng có cảnh chen lấn, xô đẩy hoặc cả thương vong.Vì vậy, tôi cho rằng sẽ không khó chấp nhận nếu như chúng ta nhìn nhận những người đội nắng chờ đồ ăn ở TP HCM, cũng như mọi người tiêu dùng khác, đang hào hứng trước một chiến dịch khuyến mãi lớn, đặc biệt chương trình ấy lại có yêu cầu về điều kiện tham gia rất dễ dàng “đi xe máy hoặc xe đạp”.Vấn đề lớn hơn, theo tôi, là các nhà tổ chức nên phân biệt rõ ràng ranh giới giữa việc khuyến mãi để tri ân, tạo thiện cảm đối với người tiêu dùng với việc lợi dụng, kích thích bản năng xấu xí của khách hàng để đạt được mục đích. Ranh giới này đôi khi rất mong manh, bởi nó phụ thuộc vào một phạm trù khó rạch ròi là văn hóa và đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp.Tác giả người Mỹ của cuốn sách Tiếp thị có đạo đức (Ethical Marketing), là Laczniak và Murphy, từng đưa ra một cảnh báo rằng, vấn đề đáng lo của khuyến mãi đôi khi là ở chuyện nó có thể khiến con người ta hành động theo thiên hướng bản năng, tạm quên đi những quy chuẩn khác.Nhiều nghiên cứu trong ngành truyền thông tiếp thị từng nhận định rằng đối tượng dễ bị tổn thương nhất và cần được đối xử cẩn thận trong ngành này, ngoài trẻ con, người đang gặp vấn đề riêng tư, là dân cư đến từ các nước đang và kém phát triển. Vấn đề ở những nền kinh tế chưa phát triển là bản thân người tiêu dùng còn khá dễ dãi, chưa học được cách đề phòng và kiểm tra lại trước những hình thức tiếp thị tinh vi mà giới thạo nghề đưa ra.Việc đưa ra kế hoạch tiếp thị dựa trên nghiên cứu và sự thích ứng với môi trường sinh hoạt địa phương - đặc biệt đối với các thương hiệu toàn cầu - luôn là vấn đề đòi hỏi người làm tiếp thị không chỉ vững về chuyên môn, mà còn cần phải hiểu được sự khác biệt trong văn hóa, thói quen, thậm chí là tôn trọng những điểm yếu của mỗi nền văn hóa.Để thay đổi một thói quen công cộng xấu xí nào đó của xã hội đôi khi là việc vượt quá khả năng và trách nhiệm của các công ty tổ chức khuyến mãi. Nhưng để hạn chế sự lộn xộn trong phạm vi chương trình, tôi tin họ hoàn toàn có thể làm được, nếu họ tôn trọng khách hàng và có thái độ cầu thị tìm hiểu thị trường địa phương.Hạnh Nhân Nếu thay điều kiện bằng "đi bộ hoặc đi xe đạp" thì có ý nghĩa hơn. Bài viết hay. Cá nhân mình cũng thấy đây là một chiến dịch PR-Quảng cáo của nhà hàng kia, khách hàng cảm thấy thích thú thì tham gia, ai không muốn chịu nắng, chịu nóng thì ở nhà. Thế thôi. Tại sao mọi người phải nhặng xị lên. Những sự kiện thế này vô tình tô đậm thêm những tính xấu của người mình, mong sau này những chương trình khác rút kinh nghiệm.... "Rằng hay thì cũng là hay, xem ra đăng đắng, cay cay thế nào!" Các sự kiện khuyến mãi thì ai cũng thích. Ở đây là văn hóa xếp hàng trật tự. Nếu xảy ra tranh cải vì đồ miễn phí thì ném đá là đúng. Ở nước ngoài họ lên án còn nhiều hơn. Miếng ăn là miếng nhục, ai muốn hiểu thế nào cũng được! Khuyến mãi đâu có nghĩa là cho không, giống chuyện đi nhầm vào nhà thương thí, bảo gì thì làm đó...khuyến mãi là chính sách hậu mãi ân cần của nhà KD chuyên nggiệp, thựơng đế thì không cần phải xếp hàng dưới nắng-chỉ cần cho họ biết rằng sản lượng của quý vị đã rơi vào tầm ngắm chủa hãng chúngtôi-quý vị cứ chờ đó đi , chúng tôi đang lên kế họach tiếp tục một lọai hình "móc túi"của quý vị siêu sao hơn,quý vị hãy trông chừng cẩn thận con em mình , vì đó là đối tượng mà các chuyên viên marketing , chuẩn bị tấn công; nguyên tắc của chúg tơi là "muốn móc túi ngừơi lớn thì phải tấn công vào trẻ em", quý vị sẽ không thể cữơng lại đựơc sự thèm thuồng của bọn trẻ ,một khi chúng bị hấp dẫn bởi .......chờ xem... Cảm ơn tác giả rất nhiều về bài viết. Thú thực tại VN vấn đề đạo đức trong kinh doanh dường như chưa đi song song với sự phát triển doanh số của một doanh nghiệp nên nhiều khi vấn đề đạo đức vẫn còn xem nhẹ.Chân thành cảm ơn tác giả một lần nữa Tôi nghĩ rằng vứt tiền thì sẽ nhiều kẻ muốn cướp điều đó chắc chắn. Hãy hỏi những những người vứt tiền có mục đích gì, đừng hỏi vì sao người ta cướp. Tôi thích cách lập luận của tác giả từ việc nhìn nhận thực tế các chương trình khuyến mãi ở Tây và Ta. Vấn đề là ở nhà tố chức: "... nên phân biệt rõ ràng ranh giới giữa việc khuyến mãi để tri ân, tạo thiện cảm đối với người tiêu dùng với việc lợi dụng, kích thích bản năng xấu xí của khách hàng để đạt được mục đích. Ranh giới này đôi khi rất mong manh, bởi nó phụ thuộc vào một phạm trù khó rạch ròi là văn hóa và đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp.". Bên cạnh đó, còn là một phần do thực tế nhận thức của người dân: "... còn khá dễ dãi, chưa học được cách đề phòng và kiểm tra lại trước những hình thức tiếp thị tinh vi mà giới thạo nghề đưa ra." cái này mình thấy có lý, nếu như là khuyến mại thì khách hàng họ có quyền dùng chứ tại sao không? Đây là một kiểu hợp tác 2 bên cùng có lợi, người bán muốn phổ biến sản phẩm, người mua quảng cáo cho sản phẩm họ và được thử nghiệm miễn phí chất lượng sản phẩm, nếu ngon thì họ sẽ quay lại ăn chứ sao lại chê họ. Nhìn đâu xa, các hợp đông ký kết lớn thì cũng đều quan hệ vừa bán vừa cho, hoặc đưa trước SP cho người tiêu dùng thử nghiệm, đấy là cách tính không ngoan rồi.Việt Nam mình hiện tại thiếu một sân chơi trong sạch giữa người bán và người tiêu dùng, mình mới thấy chanhtuoi.com họ đang cố gắng mô hình này (dạng như giới thiệu các khuyến mãi và cho người dùng tự đánh giá khuyến mãi tốt hay xấu) nhưng không biết họ có thành công hay không.XIn cám ơn tác giả cho bài viết này. "Khuyến mại" không phải khuyến mãi vì khách hàng vẫn phải trả tiền. Là người kinh doanh, hay khi chúng ta làm một việc gì cũng đều có mục đích. Quan trọng là khuyến mại đó tốt, khuyến mại thật cho người tiêu dùng mà thôi, nếu bạn nào thấy không thích, qua đó đông quia thì cũng có thể suy nghĩ là đi về ko tham gia được cơ mà. Mình từng xem nhiều khuyến mại ở Chanh Tươi thấy ở đó giới thiệu tốt, chả vấn đề gì cả. Nhưng phải tỉnh và để ý kỹ, cũng chỉ vì khuyến mại được đưa ra nhiều quá, thêm với nhiều nơi làm không tốt mà dần dần người tiêu dùng bị mất lòng tin. Nhiều người cho rằng khuyến mại là hàng kém, hàng lỗi thời.... các nhà kinh doanh, doanh nghiệp nên cân nhắc về nó. :). Từ đâu tôi đã không phê phán bất kỳ ai tham gia chương trình này, cũng duy nhất bài này không ném đá người tham gia.Tôi chỉ nghĩ như vậy: Ai có thời gian, có sức khỏe và thích miễn phí thì cứ tham gia. Chuyện quá nhiều người tham gia dẫn đến kẹt xe cũng nên xem là chuyên bình thường, đừng lấy quan niệm “miếng ăn là miếng tồi tàn” để phê phán người khác. Miếng ăn là miếng nhục..Miếng ăn quá khẩu thành tàn..ở nước ngoài người ta đến những nơi ấy để tìm kiếm niềm vui chứ ko phải để kiếm miếng ăn như mình..hai mục đích khác hẳn nhau.. Tôi thấy việc này đem so sánh với phương tây thì không hay cho lắm bởi vì đây là vấn đề liên quan đến văn hóa. Các cụ ngày xưa nói miến ăn là miếng nhục là có ý nhắc nhở con cháu ăn uống phải biết nhường nhịn lẫn nhau. Đây là một nét văn hóa đẹp |
Lỗi không phải ở ngày nghỉ Đó cũng là lúc tôi mới nhận thức được rằng đối với khách hàng, nhất là người nước ngoài, chuyện sắp đặt lịch trình, kế hoạch làm việc từ trước rất lâu là điều bình thường, thiết yếu. Sau này, khi làm việc ở Nhật Bản và Singapore, vấn đề này càng hiển nhiên với tôi, và các cuốn lịch của họ cũng đều ghi rõ các ngày nghỉ lễ trong cả năm, rất thuận lợi cho mọi người.Các nước khác dễ dàng in và công bố lịch cho năm sau từ trước đó rất lâu bởi họ có những quy định rõ ràng và nghiêm túc thực hiện những quy định này. Chẳng hạn, nhiều nước quy định nếu ngày nghỉ lễ trùng với thứ bảy, chủ nhật thì ngày kế tiếp sẽ là ngày nghỉ bù - sẽ luôn là thế và chỉ có thế. Họ không tùy tiện cho làm bù để nghỉ bù. Nếu cứ nghiêm túc làm như vậy thì cho dù chưa có lịch công bố, chưa rõ lịch nghỉ lễ cho năm sau, ai cũng biết rằng nếu ngày lễ, ví dụ ngày Tết Dương lịch 1/1 rơi vào thứ năm thì thứ sáu chắc chắn phải là ngày làm việc bình thường.Nhưng cách làm của ta hiện nay khác với nhiều nước. Ví dụ ngày Tết Dương lịch 1/1 rơi vào thứ năm, trước đó khoảng 1-2 tháng, Chính phủ mới đột nhiên công bố hoán đổi thêm một ngày làm việc để kéo dài đợt nghỉ Tết Dương lịch thành 4 ngày liên tục (từ thứ năm đến chủ nhật), thay vì chỉ nghỉ đúng ngày như thông lệ. Sự hoán đổi này tùy tiện, mỗi năm một khác. Đó là điều theo tôi nên tránh.Nghỉ lễ dài hay ngắn, ít hay nhiều là câu chuyện gây ra tranh cãi ở Việt Nam. Thành thực mà nói, tôi không có câu trả lời dứt khoát nên hay không nên nghỉ lễ dài. Nhưng có một vấn đề rất quan trọng là Chính phủ cần công bố và cho in vào lịch những ngày nghỉ lễ cho năm kế tiếp để các cơ quan, doanh nghiệp và người dân chủ động được kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi của mình. Hoặc nếu thống nhất áp dụng phương pháp nghỉ ghép, hoán đổi ngày làm việc, thì phương pháp này nên được quy định rõ ràng, thành nguyên tắc chung. Theo đó, ai cũng có thể tự tiên liệu được năm tới, kỳ tới sẽ có những ngày nghỉ lễ, nghỉ bù và ngày đi làm bù nào.Với tôi, tính minh bạch, nhất quán và rõ ràng trong việc lên lịch nghỉ lễ để không gây ảnh hưởng và đảo lộn tới đời sống xã hội một cách đột ngột như trên mới là quan trọng. Những vấn đề khác như nghỉ dài quá thì tinh thần và thái độ làm việc ảnh hưởng, các cơ quan không làm việc nghiêm túc, năng suất lao động giảm... chủ yếu là vấn đề quản lý con người và có thể khắc phục được, nếu người ta thực sự muốn, chứ bản thân những ngày nghỉ không có lỗi.Phan Minh Ngọc Có một câu chuyện cười xin chia sẻ để các bạn cùng cười chơi thôi, xin đừng ném đá nhé ! Chuyện kể rằng, thế giới người ta rất nể người Mỹ vì họ đã nói là làm; rất nể người Nhật vì họ làm xong mới nói; càng sợ người Tàu vì họ chẳng nói mà vẫn làm; thế nhưng người ta khiếp đảm về người Việt mình vì cái thói quen nói một đằng làm một nẻo không biết đâu mà lần. Lên ủy ban xã xin dấu xác nhận vào ngày thường đã khó, lên vào ngày làm bù thì chẳng thấy ai, hỏi bảo vệ thì bảo vệ nói họ chưa đến. Ý kiến hay. Đúng luôn ạh, nhiều lúc đối tác cứ hỏi em nghỉ lễ bao nhiêu ngày, em cũng ngậm ngùi "chưa có lịch " :( Mọi việc ở Việt Nam thay đổi như chong chóng không biết đâu mà lần. Bài viết hay, hy vọng cần có tính nhất quán ngay từ đầu. Theo tôi ý kiến nầy nên trình lên QH đưa vào luật hẳn hoi cho thống nhất từ trên xuống dưới,kể cả giờ họp hành ,làm việc cũng vậy ,giờ giấc phải nghiêm túc, chứ lâu nay ngày làm ,ngày nghỉ, giờ làm giờ nghỉ cứ lam lam xề xòa ,không đâu ra đâu cả ,cảm ơn tác giả đã nói giùm suy nghỉ của mọi người ! Tính minh bạch, đó là yếu tố quyết định. Chưa có thống kê thì chẳng biết theo cách nào thì hiệu quả hơn. Nhưng rõ ràng tổng thời gian làm việc là giống nhau, nhiều khi làm việc liền ngày hiệu quả cao hơn làm giữa 2 ngày nghỉ. Ý kiến rất hay Co quan nha nuoc nghi nhieu , lam sao phat trien Lỗi không phải ở ngày nghỉ, ngày nào nghỉ, nghỉ nhiều hay ít...mà là do những ngày đi làm bình thường có năng suất hay không thôi. Làm sao để loại bỏ được những thành phần đi làm mà chỉ biết đút chân vào gầm bàn, cuối tháng lĩnh lương, cuối năm lại đòi xếp hạng thi đua cao (vì có làm gì đâu mà sai?) thì mỗi năm nghỉ vài ngày lễ nữa cũng chẳng sao. Ngày nghỉ cũng nằm trong CƠ CHẾ XIN CHO thôi. Rất hay bạn ahm Rất hay!!!! |
Văn hóa xin lỗi Mất mát về sinh mạng là không thể bù đắp, và dù lỗi thuộc về ai và có bồi thường gì đi chăng nữa, hậu quả để lại vẫn quá tang thương. Thế nhưng cái cúi đầu của họ phần nào đó thể hiện tinh thần dám nhận trách nhiệm của người đứng đầu, cho thấy sự hối lỗi trước vong linh của những người đã khuất.Hành động này làm tôi nhớ đến hình ảnh cúi đầu của Đại sứ và nhà thầu Nhật Bản trong vụ sập cầu Cần Thơ tám năm về trước. Năm ngoái, họ tiếp tục quay lại Cần Thơ để xin lỗi và tưởng niệm.Những việc tưởng như rất bình thường trong văn hóa Bắc Á lại trở nên bất thường ở Việt Nam. Nhìn vào người Nhật, người Hàn, chúng ta mới nhận ra rằng đã từ rất lâu rồi chưa được nghe lời xin lỗi nào từ những người có trách nhiệm sau khi xẩy ra sự cố. Và đó hẳn nhiên không phải bởi những công trình, chính sách ở Việt Nam đều hoàn hảo. Thay vào đó, chúng ta có “cây cầu tạo hình chữ V”, “đường cong mềm mại”, “lỗi đánh máy”, hay “rút kinh nghiệm và kiểm điểm sâu sắc”. Cả một kho tàng ngôn ngữ được sử dụng chỉ để tránh từ mà chúng ta thường dạy trẻ con từ bé: “Xin lỗi”.Câu chuyện chặt cây ở Hà Nội có lẽ là một ví dụ điển hình. Mặc dù chưa có kết luận thanh tra cuối cùng về sai phạm, cơ quan chức năng thủ đô đã nhận khuyết điểm và thiếu sót do “nóng vội”. Vậy nhưng khi hành động chặt cây đã tạm dừng, cán bộ bị đình chỉ để phục vụ điều tra, môi trường và cảnh quan thủ đô bị phá huỷ, vẫn chưa có một lời xin lỗi nào chuyển đến người dân. Kể cả khi người ta phải âm thầm thay cây mới giữa đêm trên đường Nguyễn Chí Thanh, dường như chưa ai thấy mình đã sai.Câu chuyện, bởi thế, đã không còn dừng lại ở việc đúng hay sai nữa, mà là thái độ ứng xử trước sự cố. Theo tôi, chính việc không dám thẳng thắn thừa nhận sai lầm đã tác động đến tâm lý ngại phát biểu ý kiến, đặc biệt là ý kiến khác biệt, phản biện, trong xã hội. Như trong câu chuyện bộ quần áo mới của hoàng đế, khi người có quyền lực không nhìn vào sự thật thì không ai dám lên tiếng, dù thực tế có thể rõ ràng như việc “hoàng đế cởi truồng”.Mới đây, Đại học Lâm Nghiệp thậm chí còn có văn bản yêu cầu cán bộ, học sinh nhà trường không phát ngôn nếu không được phép. Bỏ qua câu chuyện bi hài do lỗi của “người đánh máy”, tôi cho rằng đây là một hiện tượng đáng buồn. Một xã hội chỉ thực sự phát triển lành mạnh nếu việc tranh luận công khai, minh bạch, có tính xây dựng được ủng hộ, đặc biệt là với những vấn đề hệ trọng trong đời sống. Đó không phải là để chứng tỏ ai đúng ai sai, ai thắng ai thua, mà là nhằm tìm ra những lựa chọn tốt nhất cho người dân và đất nước.Con người không phải là thánh thần, có thể phạm sai lầm, thậm chí là những sai lầm khủng khiếp. Điều quan trọng là sau khi nhận ra những sai lầm đó, người ta hành xử ra sao. Nguyên Thủ tướng Tây Đức Willy Brandt, trong lần đến thăm Warsaw, đã quỳ gối trước đài tưởng niệm nạn nhân Do Thái trong Thế chiến Đệ nhị. Hành động đó đáng giá gấp hàng nghìn lần số tiền bồi thường mà nước Đức bỏ ra, giúp hàn gắn vết thương tưởng như không bao giờ lành với nước láng giềng. Hiện nay, Ba Lan và Đức là hai đối tác thương mại lớn của nhau ở châu Âu.Những cái cây mới ở Hà Nội có lẽ rồi cũng mọc lên, con đường sẽ phủ xanh trở lại và người ta sẽ quên đi những ngày tháng ba với hàng cây bị chặt. Người ta cũng có thể quên đi việc sửa sai diễn ra như thế nào, nhưng điều đọng lại sẽ là cách Hà Nội thể hiện trách nhiệm của mình trong sự việc. Giá như có một cái cúi đầu và lời xin lỗi, toàn bộ câu chuyện đã có thể khác đi, mối quan hệ giữa chính quyền và người dân có thể có tiếng nói chung.Phải sửa sai sau khi làm sai là việc đương nhiên, nhưng điều chúng ta muốn thấy nhiều hơn là thái độ tiếp thu chân thành và cầu thị. Muốn người dân hiểu và thông cảm, nhiều khi chỉ cần một lời xin lỗi.Nguyễn Khắc Giang Hãy xin lỗi và để yên cuộn dây kinh nghiệm ở chỗ của nó. Đến một một thái độ, một lời thành thực xin lỗi còn không đủ can đảm để mà nói thì... Làm sao ở VN mình dám mơ đến Văn hóa từ chức. Làm sao dám so sánh với các nước trong khu vực và thế giới đây??? Chúng ta cùng chờ vậy... Các bạn phải dạy trẻ con từ bây giờ để chúng hiểu và thuộc, thật thuộc từ này để 30 năm sau may ra. Chứ giờ có còn ai nhớ đâu mà các bạn bắt phải nói: “Xin lỗi”...? Họ cho rằng họ có quỳên và họ không có lỗi. Tôi nói thật nhé vụ này kiểu gì cũng hòa cả làng thôi. Bảo dừng chặt cây mà vẫn chặt. Đúng. chỉ cần 1 lời xin lỗi đôi khi vấn đề đc giải quyết và bớt nặng nề hơn. Hãy biết nói lời CẢM ƠN và XIN LỖI. Nhân vô thập toàn. Hãy can đảm nhận trách nhiệm để cùng xây dựng. Cảm ơn tác giả và chuyên mục. Tôi sai tôi xin lỗi nhân viên, xin lỗi cả con bé bỏng. Mong thế hệ nó sẽ khác. Xin lỗi để được yên vị hay là xin lỗi để tiếp tục rút kinh nghiệm?????????????? Chúng ta cần phải học văn hóa xin lỗi và văn hóa từ chức ở nước ngoài. Còn người nước ngoài cần phải học ở VN kỹ năng đổ thừa... co tinh lam sai vi ly do ca nhan thi kg xin loi xuong dc ma phai the hien bang hanh dong : TU CHUC Sự xin lỗi không phải là một hành động ngẫu hứng mà thể hiện một nền tảng xã hội và giáo dục @@@ Ở các quốc gia khác họ thường xin lỗi vì họ có kiến thức để nhìn thấy lỗi của mình, có niềm tin vào sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật khi xét xử lỗi của họ @@@ Ở Việt Nam và một số nước như Trung Quốc…. hành động này không thường xuyên vì @@ thứ nhất: sự kém hiểu biết khiến họ không nhận ra lỗi của mình @@ thứ nhì : rất khôn ngoan nhưng thiếu niềm tin vào sự công bằng của pháp luật lại thừa niềm tin vào sự lỏng lẽo và kỹ năng luồn lách của mình đối hệ thống pháp luật @@ thứ ba: sự thấp kém từ một xã hội ở mức thấp , họ không bao giờ chịu trả giá cho dù là giá đúng cho lỗi của mình. Sao cứ phải để người ta phạm sai lầm rồi chờ đợi người ta sửa sai thế nhỉ. Những việc chặt cây hay viết sách vừa rồi không thể coi đó chỉ là sự cố được. Mọi thứ quá rõ ràng là hậu quả họ đã biết nhưng họ vẫn làm. Theo tôi, phải thực thi pháp luật chứ không lỗi lầm gì cả. Chờ tiến bộ của Tâm Đức thì đã muộn. Dám làm phải chịu. Người VN chúng ta có chất xương đốt sống cổ cứng nhất thế giới cho nên văn hóa xin lỗi, chuộc lỗi nếu có được như các nước thì trước tiên phải có thuốc làm mềm xương bạn ơi! Ở mình, xin lỗi để rồi lại "xin lỗi"! |
Đối thoại với dân Ông Thơ giải thích, theo quy định thông thường, dân muốn bày tỏ kiến nghị, đề xuất… sẽ phải đi qua rất nhiều tầng nấc: gửi đơn từ, chờ được xem xét và không biết bao giờ mới nhận được hồi đáp. Những thủ tục cứng nhắc đó khiến họ mệt mỏi, ngần ngại và vì vậy ngày một tạo nên khoảng cách lớn giữa người dân và nhà chức trách.Mặc dù còn quá sớm để nhìn thấy hiệu quả việc làm của ông Thơ, chia sẻ của vị tân Chủ tịch Đà Nẵng khiến tôi có cơ sở hy vọng. Do đặc thù công việc, tôi từng nhiều lần tiếp cận với các quan chức. Không phải quan chức nào cũng khó liên lạc. Nhưng cũng không ít lần, tôi gửi email, gọi điện cho nhiều vị mà không nhận được hồi đáp. Nhiều người trong số họ chỉ cần nhìn thấy số lạ là nhất định không nghe máy. Nếu nghe, họ thường né tránh bằng những lý do quen thuộc như “bận họp”, “đang đi công tác”…Trong khi đó, thay vì thoái thác, tôi tin rằng, việc đối thoại sẽ là cách tốt hơn, ít nhất nó tạo cơ hội để hai phía lắng nghe nhau, hiểu được bản chất vấn đề đang gặp phải. Mới đây, Thứ trưởng Bộ Lao động Doãn Mậu Diệp đã chọn cách nói chuyện với hàng nghìn công nhân Công ty Pouyuen Việt Nam tại TP HCM về quy định Bảo hiểm Xã hội mới, sau khi những công nhân này xuống đường đình công. Trước những ý kiến không đồng tình của công nhân với những quy định được cho là bất hợp lý, ông Diệp đã ghi nhận và hứa kiến nghị với Chính phủ để xem xét lại quy định trên cơ sở tính đến nguyện vọng người lao động. Lời hứa của ông Diệp nhận được tràng vỗ tay của rất nhiều công nhân, khiến họ quyết định quay lại làm việc ngay sau đó.Chỉ một ngày sau cuộc đối thoại, Chính phủ đồng ý sẽ kiến nghị Quốc hội sửa đổi quy định theo hướng giải quyết cho người lao động tự chọn hình thức hưởng bảo hiểm xã hội. Như vậy, tiếng nói của người dân đã có tác động đến chính sách, nhờ hiệu quả của một quá trình giao tiếp, bắt đầu từ thái độ lắng nghe, chứ không phải là sự né tránh như thường thấy.Trong tiếng Anh, công chức được gọi là “public servant”, hoặc “civil servant”, dịch nôm na là “công bộc của dân” - đây cũng là cách ví von của nhiều vị quan chức Việt Nam. Tôi thấy cách gọi đó là hợp lý, vì viên chức, công chức được hưởng lương nhà nước lấy từ chính tiền thuế của dân. Công việc của công chức, viên chức, thực tế là giúp đỡ những người dân đã đóng góp cho xã hội qua những khoản thuế, phí.Trong thời đại hiện nay, sẽ là quá tham vọng khi trông đợi mọi công chức hoàn thành mọi vai trò “công bộc” như kỳ vọng, bởi xã hội càng hiện đại thì nhu cầu, nguyện vọng, bức xúc của mỗi người càng đa dạng. Thế nhưng, được lãnh đạo lắng nghe không phải là một đòi hỏi quá tham vọng. Và tôi luôn tin rằng, sự chủ động đối thoại bao giờ cũng đạt hiệu quả tích cực hơn việc bị buộc phải đối thoại.Minh Thi Tôi thấy người dân đà nẵng thật có phúc , bởi họ có nhiều lãnh đạo luôn quan tâm đến người dân ( có chút ghen tỵ) "Vì dân" - tôi thấy Đà nẵng hình như đi đầu cả nước. ĐÀ NẴNG đúng là TP đáng sống nhất hiện nay Muốn đối thoại với dân trước hết công chức phải có TÂM-nghĩa là thật sự muốn hiểu và biết lòng dân.Lại phải có tài đủ sức thuyết phục, giải quyết những vấn đề dân đặt ra. Không ít vị cũng tiếp xúc, đối thoại đấy nhưng vì "tôi xin ghi nhận" sẽ giao cho các sở ban ngành giải quyết hoặc "kiên quyết không dĩ hoà vi quý" nhưng rồi chẳng làm gì thì đối thoại chỉ làm mất thời gian của dân mà thôi! Những tiền lệ đẹp của người tiền nhiệm bao giờ cũng có sức lan tỏa cao và thậm chí thành một nét văn hóa mang tính vùng miền "Nét riêng Đà Nẵng". Và nó cũng ngược lại nếu đó là những tiền lệ xấu, thế mới biết vai trò cá nhân trong văn hóa và lịch sử rất quan trọng. Công chức viên chức được trả lương chính là từ Tiền Thuế của dân sinh vậy ta lắng nghe dân đó là tiền đề phát triển đất nước... Quan chức đừng nghĩ mình to hon dân. Dân tin giao cho mình trọng trách, không phải dân kém hơn mình. Giao tiếp với người cao tuổi phải xem họ như ông bà cha mẹ mình. Với người ngang tuổi coi như anh em trong nhà. Người lãnh đạo gần gũi dân, có trách nhiệm với dân và lắng nguyện vọng của dân - mong tất cả các lãnh đạo của VN chúng ta đều thế. Tôi mong tất cả mọi vấn đề còn khúc mắc giữa người dân và chánh quyền sẽ được giải quyết rốt ráo nhanh lẹ như sự vụ vừa rồi, nhìn cái cảnh cầm đơn đi gõ cữa nhiều nơi sao tội quá... Bây giờ mới nói tới chuyện lắng nghe người dân thì muộn quá. Các nước người ta đã làm từ rất lâu và rất hiệu quả.Hèn gì mình chậm tiến hơn họ là phải. Huế ở gần ĐN mà sao các vị ở Huế không học được gì ở ĐN hết. Đà Nẵng xưa có Nguyễn Bá Thanh, nay có Huỳnh Đức Thơ, kết quả chưa biết, nhưng dẫu sao cũng cho ta nhiều kỳ vọng, mong sao điển hình nầy được nhân rộng ra cả nước, cảm ơn tác giả đã nêu vấn đề mà dân quan tâm. Chỉ cần 1/3 công chức thực sự là công bộc thì tiêu cực và nhức nhối xã hội giảm đi 10 lần. Lòng tin của dân vào công chức là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả của bộ máy công quyền. Làm thế nào để lấy lòng tin nhanh nhất và bền vững? Chỉ có công chức mới có thể trả lời chính xác! Tôi ở Đồng Nai chả biết chủ tịch tỉnh là ông nào Bài viết hay và đúng qúa. |
Minh quân của thời đại mới Đối với người Việt thì Singapore là một trong những điểm đến quen thuộc đầu tiên khi đất nước chúng ta bước vào thời kỳ đổi mới để vươn ra năm châu và hiện nay đây cũng là nơi cư ngụ của một cộng đồng người Việt, nhất là du học sinh và sinh viên Việt Nam, ngày càng đông đảo. Là một ngân hàng gia quốc tế, tôi được chuyển đến làm việc tại Singapore vào năm 1981 rồi thì "đất lành chim đậu" nên đã lưu lại sống ở đất nước này suốt 30 năm. Biết rằng sẽ có ngày ông Lý ra đi nhưng khi được tin thì lòng cũng không khỏi bùi ngùi thương tiếc như vừa mất đi một người thân.Tài liệu sách vở viết về ông Lý thì quả là rất nhiều và chính ông Lý cũng đã viết vài pho hồi ký kể lại cuộc đời mình. Không ai có thể phủ nhận được những thành quả mà Singapore đã đạt được khi ông Lý đã thành công trong việc biến Singapore thành một mô hình kỳ diệu pha trộn giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước và kinh tế tư nhân. Những người phê phán ông Lý cũng không thiếu và đã chỉ trích ông Lý về nhiều mặt, nhất là về chính sách lãnh đạo Singapore với bàn tay thép, bóp chặt tự do ngôn luận, trấn áp đối lập và "gia đình trị" tạo điều kiện cho người con trai là Lý Hiển Long trở thành thủ tướng hiện tại... Tuy nhiên có phê phán gì trong lúc này cũng sẽ không công bằng cho lắm. Điều mà tôi muốn nêu lên là cái hình ảnh "con người" của ông Lý đã hình thành một khuôn mẫu đặc biệt của "người Sing", và đã góp phần đưa đất nước này đến chỗ cường thịnh ngày nay.Chiến thuật phát triển Singapore của ông Lý có thể được tóm tắt vào hai chữ "con người" mà nếu nhìn vào chính con người của ông Lý thì chúng ta sẽ thấy mô hình và con người Singapore ra sao. Là con trong một gia đình thuộc thế hệ thứ ba những người gốc Hoa nhập cư, ông Lý lớn lên trong một khuôn mẫu giáo dục cổ truyền nhưng đã sớm nếm chút văn hóa phương Tây khi ông theo học trung học tại một trường Anh ở Singapore. Thời gian du học ở Anh về kinh tế và luật sau đó đã giúp ông Lý có một tầm nhìn xa rộng để chuẩn bị cho ngày trở về nước làm việc là một luật sư theo đuổi đường lối xã hội, trước khi bước vào chính trường. Ông Lý thường được mô tả là một con người cứng rắn lạnh lùng, nhưng ít người thấy ông như là một con người với một trái tim quảng đại của một người cha già biết nhìn xa thấy rộng, hết lòng bảo vệ gia đình mình, áp dụng phương cách răn đe thưởng phạt con cái rất công minh theo lối giáo dục cổ xưa để lèo lái đất nước mình.Để đưa đất nước đến chỗ thịnh vượng phú cường ngày nay, điểm quan trọng nhất là ông Lý đã biết khéo léo chiêu mộ và đãi ngộ người tài dưới trướng của ông. Không sống ở Singapore thì ít ai biết được tên tuổi của những "danh tướng" trong bộ máy nhà nước đã đóng góp trực tiếp xây dựng đất nước về mọi lĩnh vực từ quốc phòng, giáo dục, kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển đô thị... Loại trừ tệ nạn tham nhũng là một mục tiêu hàng đầu và các nhân viên nhà nước được trả lương rất cao đồng thời những người vi phạm đều bị xử phạt nặng nề.Các thành viên của đảng Nhân Dân Hành Động mà ông là sáng lập viên năm 1954, mặc đồng phục áo sơ mi ngắn tay biểu dương những con người hành động, với màu trắng để thể hiện tính thanh liêm, minh bạch, một lòng phục vụ đất nước. Cái "phong cách Lý Quang Diệu" ấy đã được truyền từ trên xuống dưới, từ các cấp nhân viên trong guồng máy nhà nước ra giới doanh nhân và mọi tầng lớp quần chúng để trở thành một sắc thái riêng biệt của "người Sing". Người dân Singapore, nhất là lớp trẻ rất hãnh diện mình là "người Sing" và cảm thấy bực mình khi bị gọi nhầm là "người Hoa".Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục con người, ông Lý đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo một thế hệ trẻ là nền tảng tương lai quốc gia, với một ý thức hệ vững chắc. Tiêu chuẩn giáo dục được cải tổ và nâng cao, sinh viên ưu tú được khuyến khích đi du học, các vị giáo sư và trường đại học lớn trên thế giới được mời đến Singapore, nhân tài các nước được chiêu mộ...Là một luật gia, ông chủ trương biến Singapore thành một đất nước mà người dân sống trong vòng tôn ti trật tự và biết tôn trọng luật pháp. Người ta thường nhắc đến Singapore về những luật lệ như cấm xả rác, cấm ăn kẹo cao su cùng bao nhiêu luật cấm "lẩm cẩm" khác nhưng ngay cả người Sing cũng ít ai biết được là đất nước này có đến hơn bốn mươi nghìn điều luật mà người vi phạm có thể bị phạt! Vâng hơn bốn mươi nghìn!Singapore ngày nay là một quốc gia vững mạnh và là một xã hội được điều tiết và quản lý chặt chẽ. Với sự trưởng thành của dân trí và với những biến chuyển thế giới, Singapore cũng đang chuyển mình và tương lai của đất nước này rồi sẽ ra sao khi không còn hình bóng của ông Lý? Thời gian rồi sẽ trả lời nhưng tôi nghĩ ông có thể an tâm ra đi như là một trong những vĩ nhân của thời đại mới. Xin vĩnh biệt ông Lý Quang Diệu và cám ơn ông về những đóng góp cho đời và cho nhân loại.Võ Tá Hân MỘT ĐẤT NƯỚC NHỎ có cái ĐẦU TO / Ở ĐẤT NƯỚC TO Có nhiều CÁI ĐẦU NHỎ DÂN SẼ KHỔ SUỐT ĐỜI ĐỜI..... Lãnh đạo phải có tâm có tầm, mọi hành động đều hướng tới mục tiêu trong sáng, vì cộng đồng thì đất nước đó mới thực sự phát triển! Hãy giáo dục từ mâm cơm hàng ngày trong gia đình, nhưng trong mâm cơm ngày nay chỉ thấy bố mẹ cãi nhau về mọi thứ và quan trọng nhất là những vụ tham nhũng hay đơn giản như vụ chặt cây tại Hà Nội. Trong mâm cơm con trẻ chỉ thấy sự tham lam , bôi trơn ,đút lót....thì chúng sẽ thành gì trong tương lai? không có tham nhũng, không được tham nhũng, không thể tham nhũng, không cần tham nhũng... đấy là những gì ở singapore quá tuyệt vời không phải không hiểu ông Lý nói và suy nghĩ gì mà vấn đề là chúng ta không muốn làm theo những gì ông ấy đã làm Ông ấy chưa bao giờ chê nhân dân nghèo .. Thiếu giáo dục ... Thiếu ý thức... Vấn đề là phải làm sao cho nhân dân hiểu và làm theo.... Dạ chắc gấp 2 lần 30 năm Sinh thời ông Lý nhiều lần sang thăm VN và đánh giá cao phẩm chất và tiềm năng của VN. Với tư chất thông minh và kiên cường của người Việt tôi tin VN sẽ có bước phát triển đột phá trong vòng 30 năm tới. Hãy bắt đầu bằng quyết định mang tính cách mạng: Xây dựng sân bay Long Thành, một Changi thứ hai tại VN. Tam nhin cua ong ly la vay va co the noi ong da thuc hien duoc, con tam nhin cua nhieu nguoi Viet co the khong thua kem gi nhung nguoi Viet chi dam nghi doi khi dam noi nhung khong dam lam hoac chua the lam duoc. Luẫn quẫn đâu đó trong tiềm thức nói chung vẫn còn hằn sâu cái tư tưởng " Chẳng muốn ai nên người" nên khó!!! Đất nước cần "Minh quân" nhưng " Minh quân " cũng cần được đất nước tìm ra và suy tôn, có thể Singapore hơn chúng ta ở chỗ đó. Chết rồi đâu có mang theo được cái gì đâu, được dân thương mới quý. Anh Hân lúc này khỏe không? Cảm ơn rất nhiều về các bài viết rất sâu săc,các bài nhạc rất hay anh chơi.Mong mọi điều tốt dẹp đến với anh và gia đình. Làm quan chức thì phải có tâm xd chứ đừng có tư lợi cá nhân thì đất nước sẽ phát triển sánh cùng năm châu . không giải quyết được "trộm chó" và "rãi đinh bẫy xe" thì không thể nào mơ thành cường quốc được. Chỉ "mơ" cũng không được chứ đừng nói đến "làm"! |
Chỉ một người đứng lại Trong khi đứng đó, trên cái xe mới, lòng đầy ức chế trong đám kẹt xe chật ních trên đất Thái, tôi nhìn thấy cái vỉa hè: phẳng, rộng, độ cao không chênh so với mặt đường là bao nhiêu. Trên vỉa hè tất nhiên không có bãi trông xe hoặc hàng quán xếp đầy ghế nhựa. Và tôi bị thôi thúc mãnh liệt là hãy phóng xe máy lên mà lao đi, trên cái vỉa hè trống trải ấy.Ở bất kỳ đâu trên đất nước tôi, nó đã chật kín người leo lên. Và tôi biết, chỉ cần một người leo lên, sẽ có người thứ hai, và thứ ba, rồi cứ thế, trở thành một “văn hóa leo lề” như quê hương mình. Không lực lượng cảnh sát nào kiểm soát được một đám đông hàng trăm chiếc xe leo lề băng băng tiến.Nhưng tất cả đều đồng lòng đứng lại, dưới lòng đường – trong một đám kẹt xe dài vài cây số. Họ dửng dưng với cái vỉa hè theo một cách khó chịu. Mà không phải bởi phía trước có cảnh sát. Cảnh sát xứ này ít thấy đứng chốt.Tôi trở về Hà Nội, còn chưa kịp quên cái vỉa hè thông thoáng những đoàn xe máy Thái Lan đầy nhẫn nhịn, thì đúng một ngày sau vợ tôi bị đâm xe. Một chiếc xe công vụ đâm vào đuôi xe máy khi xe dừng lại. Dừng lại khi đèn vừa chuyển sang màu đỏ.Giảm tốc trước đèn vàng và dừng lại ở những giây đầu tiên của đèn đỏ là một việc làm nguy hiểm. Bản thân tôi mỗi lần quyết định làm điều đó cũng phải ngoái đầu lại sau (dù có gương chiếu hậu), chắc chắn rằng không có xe tải mới “dám” làm.Nhưng tôi nhận ra, rằng nếu mình là người đầu tiên “tiếp cận” với đèn đỏ ở ngã tư, nếu mình cố tăng ga, thì những người sau sẽ cùng mình vượt. Nếu mình đứng lại, thì gần như toàn bộ những người phía sau cũng giảm tốc – cho dù thỉnh thoảng có “rủi ro” như vợ tôi đã gặp. Vấn đề của leo lề hay vượt đèn đỏ, dường như là câu chuyện của người đầu tiên. Chúng làm tôi nhớ đến một học thuyết của Gustave LeBon, tác giả cuốn “Tâm lý học đám đông”. Đó là “lây nhiễm tinh thần” (contagion mentale). LeBon tin rằng sự lệch lạc trong tinh thần của một người có thể lây nhiễm: “Sự bóp méo đầu tiên bởi một người nào đó sẽ là hạt nhân của tác động lây nhiễm” - nhà triết gia viết.Có thể tình trạng giao thông lộn xộn ở nước ta, cái đuôi xe vỡ nát của vợ tôi và tập phim chụp X-quang của cô ấy, là hệ quả của rất nhiều nguyên nhân: văn hóa, hành pháp, hạ tầng giao thông, hay thậm chí là quản lý hành chính. Nhưng tôi vẫn tin rằng trong bối cảnh khó khăn này, mỗi thành viên trong đám đông vẫn có quyền tự quyết định hành động: họ có quyền “lây nhiễm” một cú rồ ga phóng qua đèn đỏ, lên vỉa hè, hoặc làm điều ngược lại. Họ có thể trở thành mầm bệnh hoặc vaccine. Nếu tin vào thuyết lây nhiễm tinh thần của LeBon, thì một người, mười người, một trăm người có thể tạo ra những thay đổi cực lớn.Hãy quay trở lại với buổi chiều Pattaya lộng gió kia. Tôi đứng cạnh cái vỉa hè cuốn hút ấy, và bất ngờ có một chiếc xe máy rồ ga phóng lên vỉa hè. Chỉ một vài giây sau, tôi nhìn thấy chiếc thứ hai, rồi thứ ba. Thú vị nhất, họ không phải là những người bản địa: đó là những “ông Tây” cũng đang thuê xe máy đi dạo phố như tôi. Họ biết rằng mình có thể làm được điều đó sau khi có ví dụ đầu tiên.Là vaccine hay là mầm bệnh, là người lây nhiễm hay người bị lây nhiễm, và tạo ra một đám đông như thế nào, bạn cũng có quyền chọn lựa. Và đó chắc chắn không chỉ là vấn đề trong giao thông.Đức Hoàng Tham gia giao thông trên đường Hà Nội cùng với đám bạn đại học, khi tôi dừng lại trước đèn đỏ và không leo lên vỉa hè, chúng nó cười tôi vì hâm. Khi đi bộ sang đường, tôi đi đường vòng để không đi lên cỏ chúng nó bảo tôi hấp, là người hành tinh sót lại trên trái đất. Buồn lòng vì ý thức số đông con người ngày càng tệ. Nhưng tôi vẫn tiếp tục hâm và hấp, t hi vọng mọi người sẽ là “Sự bóp méo đầu tiên bởi một người nào đó sẽ là hạt nhân của tác động lây nhiễm” - sự bóp méo tích cực! Giao thông, Thái cũng giống taCũng là đường tắc, cũng là kẹt xeKhác chăng, họ chẳng leo lềBăng qua đèn đỏ như quê hương mìnhMong rằng nếp sống văn minhTa nên học bạn khi mình kẹt xe! Ở Việt Nam đèn vàng là tín hiệu tăng tốc cho tất cả các phượng tiện giao thông. Ngồi cà kê cả ngày không sao chờ 3 giây đèn đỏ như là cực hình vậy, không lạ khi thấy còn vài giây nhưng vẫn cố vượt qua rồi chống xe châm điếu thuốc. Hết biết nói sao luôn. Tui đi qua Lào á, đường phố cũng vô cùng trật tự luôn. Khi đi xe trên đèo vắng, từ phía xa thấy xe máy bọn tui là họ đã tự động hạ pha xuống rồi. But ở VN, trên đường QL6, có bữa đi tối, hạ pha xuống xin trước ngta cũng chẳng cho, có xe thì cũng hạ rồi nhưng tới gần xíu tự nhiên bật chóe pha lên. Hết biết luôn. Trên phố xa ở Luang, Viêng, chẳng bao giờ nghe thấy còi xe, nhưng tuktuk và ô tô bjo cũng nhường đường xe máy và người đi bộ trước. Trật tự, nhường nhịn và vô cùng nề nếp. Nên họ luôn mang dáng vẻ bình yên và thanh thản. Không ở đâu văn hóa giao thông tồi tệ hơn ở một Hà Nội hỗn tạp! LUẬT PHÁP LỎNG LẺO, DÂN KHÔNG BIÊT SỢ LÀ GI .LÀM THÂT NGHIÊM DẦN DẦN SẼ ĐI VÀO QUY CỦ THOI Khi người ta bị thiệt thòi nhiều quá thì khi dành được cái gì có lợi cho mình dù chỉ là một chút là người ta cũng cố dành. Họ leo lề, vượt đèn đỏ nghĩ cũng thật tội nghiệp cho họ ! Nói đơn giản và dễ hiểu thì đó là ý thức giao thông của mỗi người thôi. 1 trong những điều nhiều người Việt mình đi Thái không để ý là họ cực kỳ ít khi bấm còi. ( Hầu như trong 5 ngày tôi đi Thái mà ko nghe thấy tiếng còi xe nào). Họ kiên nhẫn chờ đợi đèn đỏ, chờ đợi kẹt xe, chờ người đi trước, ......Đấy là văn hoá, là ý thức, là gía trị con người, hình ảnh đất nước, ........ Tôi về lại VN, đứng chờ đèn đỏ, còn giây thứ 2 thôi mà sau lưng tôi inh ỏi kèn xe, chả hiểu VN có bận bịu , vội vã đến thế không nữa. NẾU Ý THỨC.TỐT.BỚT TA"I NẠN GIAO THÔNG.VÀ NGƯỜI LÁI XE.YÊN TÂM.KHI VỀ NHÀ Không biết anh Đức Hoàng ở chỗ nào HN nhưng chỗ tôi ở gần cầu Diễn, cảnh sát giao thông nhiều khi còn bắt mọi người phải leo lên vỉa hè mà đi vì không thì sẽ tắc nặng hơn! Ý thức cá nhân, lòng tự trọng, biết xấu hổ và tuân thủ pháp luật làm nên cộng đồng người Thái, Lào, Nhật v.v. Cần "bàn tay sắt" thì may mới cứu được giao thông nước ta! Tăng thêm nhiều nhiều CSGT, phạt tất cả các lỗi theo luật thật nghiêm, lấy "mỡ nó rán nó" để nuôi lực lượng buộc phải phình to ra. Và thậm chí chấp nhận tiêu cực còn hơn để tình trạng hỗn loạn, nguy hiểm như hiện nay! Cái này mình thường xuyên, tội lỗi tội lỗi |
Kinh doanh kiểu Việt Nam Ban đầu, một gia đình Việt Nam sản xuất bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang, thấy người hàng xóm của mình đang làm ăn tốt, họ cũng bắt đầu sản xuất bánh kẹo. Các gia đình khác thấy vậy cũng tiếp tục sản xuất bánh kẹo. Kết quả là, từ một gia đình, chúng ta có cả một làng, một xã sản xuất bánh kẹo. Quy mô của họ nhỏ lẻ như nhau, các sản phẩm giống nhau, giá bán bằng nhau... Câu chuyện đó cũng giống như nhiều mặt hàng khác, tạo nên rất nhiều làng nghề sản xuất thủ công nghiệp trên khắp Việt Nam.Còn ở Thụy Sĩ, ban đầu cũng có một gia đình làm bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang, thấy vậy bèn nghĩ mình có thể sản xuất nguyên liệu làm bánh. Các gia đình khác nhìn vào hai gia đình kia, lại tiếp tục nghĩ đến việc cung cấp máy móc làm bánh kẹo, sản xuất vỏ hộp bánh kẹo, dịch vụ vận chuyển bánh kẹo... Kết quả là, từ một gia đình, họ có một tổ hợp khép kín hỗ trợ cho nhau, tận dụng lợi thế của nhau. Nhờ tính chuyên môn hóa cao, người Thụy Sĩ đã đưa nền kinh tế quốc gia phát triển, thoát khỏi sự lệ thuộc vào các quốc gia láng giềng và tạo ra những sản phẩm công nghiệp có chất lượng hàng đầu trên thế giới.Câu chuyện trên đã khiến tôi suy ngẫm rất nhiều về một phong cách kinh doanh kiểu Việt Nam. Đó là các quán ăn với cách bài trí và món ăn tương tự, những bộ trang phục không nhãn mác trên sạp hàng, các khách sạn cùng một tiêu chuẩn làng nhàng, những bãi biển không để lại ấn tượng, các trường đại học, cao đẳng mọi người không thể nhớ tên, những website thương mại điện tử na ná nhau... và còn biết bao nhiêu mô hình khác nữa, tất cả đều giống nhau một cách đáng kinh ngạc. Thậm chí cả những gói mỳ tôm, giờ cũng đang trở nên giống nhau, theo một cách không hiểu vô tình hay cố ý.Khi bắt chước lẫn nhau, chúng ta không chỉ làm thị trường hẹp đi, kìm hãm nền kinh tế mà còn khiến những người anh em trong một nhà, những người hàng xóm cùng một làng và những doanh nghiệp cùng một ngành trở nên xa cách, hay nói theo cách thông thường là “khó nhìn mặt nhau”. Thật vậy, khi các doanh nghiệp trở thành đối đầu trực tiếp thay vì bổ trợ cho nhau, họ chẳng có gì để nói với nhau cả.Đây có lẽ chính là nguyên nhân các hiệp hội ngành nghề ở Việt Nam không phát huy được hết vai trò của mình. Chẳng hạn câu chuyện của các hiệp hội vận tải, các thành viên của hội cũng chính là các doanh nghiệp đối thủ của nhau, nên không có nhiều điều để thỏa hiệp. Một quyết định giảm giá là có lợi cho doanh nghiệp này nhưng sẽ không có lợi cho doanh nghiệp khác.Vì vậy, trong một hiệp hội, sẽ luôn tồn tại hai nhóm lợi ích trái chiều với mọi nghị quyết. Khi một quyết định được thông qua, nó có thể chỉ đang phục vụ cho một nhóm đa số doanh nghiệp hưởng lợi, chứ chưa thực sự dựa trên nền tảng của lợi ích chung của ngành.Không chỉ cạnh tranh thiếu lành mạnh theo chiều ngang bằng cách bắt chước sản phẩm, dịch vụ của nhau, chúng ta còn ứng xử không đẹp theo chiều dọc của chuỗi cung ứng. Đó là khi một doanh nghiệp chuyên sản xuất muốn kiêm khâu phân phối, bán lẻ, còn doanh nghiệp phân phối lại muốn kiêm nốt cả khâu sản xuất. Chúng ta có xu hướng “cắt cầu” đối tác của mình để được “làm tất ăn cả”. Sự thiếu trung thành, trung thực đã làm giảm uy tín của người Việt trên thương trường, và các doanh nghiệp luôn phải hợp tác trong hoàn cảnh “vừa bắt tay, vừa thủ thế” với nhau.Trở lại câu chuyện về người bạn Thụy Sĩ của tôi, ông đã dành nhiều thời gian ở Việt Nam để thuyết phục các doanh nghiệp “sản xuất bánh kẹo”, với mong muốn họ có thể chưa phối hợp với nhau ở đầu ra, thì hãy cộng tác ở đầu vào. Ông khuyên các hộ kinh doanh cùng hợp lại mua nguyên vật liệu để được giá rẻ hơn, như vậy lợi nhuận của tất cả đều tăng. Nhưng công việc này không hề dễ dàng, vì chỉ có một số ít nhận ra được lợi ích từ sự cộng tác đó, còn đa phần vẫn không muốn “chung đụng” với bất cứ ai, mà chỉ muốn làm theo cách của riêng mình. Đó dường như là một nếp tư duy ăn sâu vào tâm trí của chúng ta, không dễ để thay đổi trong một sớm một chiều.Trong một trật tự kinh tế mới, doanh nghiệp của chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài sự hội nhập. Một thế giới văn minh sẽ là nơi các quốc gia, các doanh nghiệp không còn đối đầu, mà cần phải hợp tác với nhau cùng có lợi.Nếu chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt được dựa trên sự thua thiệt của người khác, thì nền kinh tế Việt Nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy chung toàn cầu.Chu Ngọc Cường Bài phân tích cho tôi thấy góc nhìn rất hay, phản ánh chính xác thực trạng. Cảm ơn bài viết đã cho tôi những suy nghĩ mới mẻ hơn về kinh doanh. Bài viết hay, thực tế là vậy. Bài viết phân tích vấn đề quá xác thực . . .Nhưng đây sẽ là bài toán khó khi từ giấy mực áp dụng cho thực tế. Bạn có tin người hàng xóm của mình? Buôn có bạn bán có phường ! chẳng thế mà VN chúng ta chỉ phát triển theo kiểu . Và ngành nghề gì ở VN cũng như hoa mười giờ sớm nở tối tàn là do cách kinh doanh kiểu thôn xã đó. Xin loi may minh k viet dc co dau. Mong moi nguoi thong cam. Day la mot cau chuyen hay. Nhung thuc su minh thay rat ly thuyet va kho ap dung thuc te. Dac biet ơ VN. Da co rat nhieu gia dinh hoac ban be cung lam an va sau do ho k con nhin mat nhau. O dau cung co nhieu tinh huong co the xay ra. Biet la Viet Nam dang phat trien ve kinh te. K the so bi voi cac nuoc da phat trien. Nhung thuc su dung viet bai kieu so sanh ma chi thay mat k tot cua VN va mat tot cua nuoc ban. Thiet nghi k biet ban di nuoc ngosi chua hay van o vn va nghe moi ng ke chuyen. Nông dân Việt Nam cũng thế mà. Nghe thì hay, nhưng làm thì..........chắc cần nhiều thời gian để suy nghĩ. Nhà tui quanh năm bán áo quan (quan tài), ông hàng xóm nhìn sang...không dám nhìn lại! Kết luận rút ra: chúng ta không có con người của nền sản xuất đại công nghiệp, mà chỉ có con người của nền sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Em thích cái câu chuyện của người Thầy :) :) :) Khi người ta bị hạn chế về khả năng sáng tạo thì người ta phải bắt chước (mỹ từ của nó chính là học tập) .Các phương tiện truyền thông cũng luôn đưa tin những điển hình làm ăn tốt để mọi người bắt chước. Nếu không có khả năng sáng tạo mà bạn tự làm cái mới thì kết quả sẽ còn tệ hơn. Người Việt khả năng sáng tạo rất khiêm tốn (điều này đã được tổng kết). Người Việt cần thận trọng với vấn đề này. Xin đừng dừng lại ỡ đây.., ngưởi tiêu cực thì ngồi than vản, và bàn ra, người thờ ơ, thì khen hay, rồi xếp xó, không phãi chuyện cũa tui... ngừơi tích cực sẽ hõi , vậy thì ta làm thế nào đễ thay đỗi? xin ngửơi có lòng hãy lên tiếngchĩ có có kẽ mạnh mới được quyền sống còn... Mười năm trước khi nhìn trên máy bay thấy các tầu hàng đậu san sát trên biễn chờ vô cãng Singapore tôi đã ứa nước mắt vì buồn cho VN... Người Việt chỉ nghĩ được cái trước mắt chứ làm sao nghĩ xa được như vậy. Xưa nay đã thế rồi. |
Nữ quyền và chuyện cái móng chân Tôi ngạc nhiên, bảo vợ chăm sóc chồng một chút thì có làm sao. Nhưng chồng tôi cười, bảo: “Em làm thế, anh có cảm giác như mình đang vi phạm nữ quyền. Chuyện đó nghiêm trọng lắm!”.Nữ quyền thì liên quan gì đến cái móng chân? Tôi hỏi. Chồng tôi bật cười, bảo tôi hỏi hay lắm, nhưng nếu tôi cũng lớn lên ở Mỹ - một xã hội đầy không khí nữ quyền bắt đầu từ cuối thập niên 1960 - như anh, tôi sẽ hiểu điều anh đang cảm thấy, dù có thể ngay lúc này, nữ quyền và cái móng chân là một liên tưởng rất vớ vẩn với tôi.Phong trào nữ quyền bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 với những cuộc đình công của lao động nữ ở New York (Mỹ), diễn ra mạnh mẽ đầu thế kỷ XX, đánh dấu bằng việc Đại hội phụ nữ thế giới lần thứ hai tại Đan Mạch công bố lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ. Trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử, làn sóng nữ quyền tiếp tục dâng cao cuối thập niên 1960 và tạo ra nhiều đổi thay đáng kể trong vấn đề bình đẳng giới trên toàn cầu. Tôi vẫn thường xuyên nghe mọi người nói chuyện nữ quyền ở khắp mọi diễn đàn, trên mọi lĩnh vực. Nhưng khi câu chuyện len lỏi vào cả những trao đổi đời thường riêng tư của tôi và chồng, tôi bắt đầu đặt câu hỏi: liệu chúng ta có đang đi quá đà?Tôi từng tai nghe mắt thấy một số phụ nữ trở nên quá nhạy cảm chỉ vì thái quá trong chủ nghĩa nữ quyền. Một cô bạn người Mỹ gốc Việt, vốn có tiếng là cực đoan trong vấn đề bình đẳng giới, trong một lần về Việt Nam đã tức giận đến phát khóc chỉ vì nghe người phục vụ ở quán café bỗ bã gọi là “em”. Mọi người phải ra sức khuyên giải rằng, ở Việt Nam, đàn ông gọi phụ nữ trẻ là “em” là chuyện bình thường, không có ý coi thường hay hạ thấp phụ nữ như cô vẫn tưởng.Một lần khác, đằng sau cánh gà của buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp, một cô gái Mỹ có học vị tiến sĩ về lịch sử nữ quyền đã khiến mọi người xung quanh ái ngại khi to tiếng với anh thợ chụp ảnh chân dung cho các tân tiến sĩ, chỉ vì anh này đề nghị mọi người điền vào một tờ phiếu đăng ký lấy ảnh, trong đó có mục giới tính. Cô bực tức cho rằng anh thợ ảnh không có quyền phân biệt giới tính cũng như không có quyền đề nghị được biết giới tính của khách hàng. Dù cô là tiến sĩ, dù cô là một người học về nữ quyền, hầu như mọi người trong đám đông hôm ấy dường như thông cảm hơn với anh thợ ảnh, lúc bấy giờ đang cười méo xẹo xin lỗi cô và giải thích nguồn cơn của những cái phiếu.Tôi tin những người văn minh tiến bộ đều ủng hộ nữ quyền cũng như tin vào tình yêu phụ nữ của nhân loại. Nhưng có vẻ như nữ quyền không phải là một pháo đài bất khả xâm phạm, có khả năng đứng trên mọi lý lẽ khác của đời sống. Tôi không chuyên chú lắm vào vấn đề nữ quyền, nhưng trộm nghĩ, mục tiêu của những người tiên phong khởi xướng phong trào nữ quyền không chỉ là đề đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ mà còn là phá bỏ mọi giới hạn để phụ nữ được phát huy mọi khả năng, để phụ nữ được là phụ nữ một cách tròn nghĩa nhất.Hình như hiện nay có nhiều người theo đuổi chủ nghĩa nữ quyền quá tích cực đến độ quên đi mục tiêu cơ bản ấy, để đến chỗ nhầm lẫn nữ quyền với việc nam tính hoá phụ nữ cho có vẻ bình đẳng với đàn ông. Lối quan niệm lệch lạc ấy dễ biến nữ quyền thành con dao phản chủ, thay vì bảo vệ phụ nữ thì lại làm phụ nữ mất đi nữ tính muôn đời.Tôi là phụ nữ và tôi đương nhiên ủng hộ nữ quyền. Nhưng xin phép được mở ngoặc thế này, tôi chỉ ủng hộ nếu nó không ảnh hưởng đến niềm vui bé mọn rất đàn bà là được tự tay chăm sóc chồng và thi thoảng được cắt móng chân cho chàng mà không bị bóng ma nữ quyền ám ảnh.Nguyễn Thị Thanh Lưu Đọc xong bài báo, về gọi vợ ra cắt cho cái móng chân, vợ tát cho phát nổ đom đóm mắt! Chi Thanh Lưu có suy nghĩ rất đúng. Tôi biết có nhiều phụ nữ lấy nữ quyền để đàn áp những lý lẽ trong việc cư xử binh thường mà xã hội thấy là phù hợp. Theo tôi hiểu thì nữ quyền đơn giản là chị em múa võ thôi! Tôi cho rằng bình đẳng ở đây là cách đối xử ko phân biệt, ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Đàn ông đàn bà, sinh ra mổi người đều có thế mạnh riêng của mổi giới. Nói đến ở đây là cách đối xử. Còn về khía cạnh gia đình, người phụ nử biết chu toàn nghĩa vụ ko phải việc đó là việc mình PHẢI làm vì mình là phụ nữ, mà là việc đó xuất phát từ trong tâm, mình thật sự muốn làm vậy vì tình thương cho chồng, cho con. Ko ai ép uổng, cũng như ko ai có quyền ép ai phải làm điều gì. Đối với đàn ông, đừng mãi giử tư tưởng gia trưởng rằng, cưới vợ thì vợ PHẢI như thế này thế kia, vì sao anh ko vì người khác mà thay đổi bản thân, trong khi bắt phụ nữ phải thay đổi vì anh. Ko ai phải vì ai, có chăng là nghệ thuật trong cách ăn nói và xử lý, gọi chung là biết điều, thì tôi nghĩ đôi bên thuận hoà. Mổi người có cái tôi riêng, chủ yếu là ở cách bộc lộ, thể hiện và dung hoà giửa hai bên. Đồng vợ, đồng chồng, mổi người góp 1 ít công, 1 ít sức, thì có phải là vui. Nhìn chung, khi có ý định áp đặt người khác làm gì, thì trước tiên hãy đặt mình vào vị trí đó. Thân ! Cái này chị viết cho bên Mỹ hả chị? Ở VN phụ nữ còn chưa ngóc lên một đống tư tưởng bất đẳng giới nữa là nữ quyền quá đà. Thiết nghĩ những người chị đề cập đến là những số ít, vì hình như tôi còn thấy ngay cả ở UN, người ta vẫn phải vận động bình đẳng giới, còn huống chi những đất nước khác, phụ nữ vẫn đang bị đối xử bất cân bằng. Tạo hóa đã sinh ra nam, nữ, mọi người hãy làm tròn chức năng, nhiệm vụ của mình. Bài viết hay lắm chị ơi. Không chỉ ở xh Mỹ hay VN. Nên hiểu đúng từ Nữ Quyền. Phụ nữ là người sinh ra đàn ông. theo tôi . nữ giới và nam giới đều là con người. mà con người thì phải có tất cả những quyền của một con người phải có. nếu lệch qua bên này một it hay lệch qua bên kia một ít đều là không bình đẳng. ( đó chính la bình đẳng giới) Bình đẳng về quyền theo đúng nghĩa để mọi người đều có cơ hội phát triển như nhau là đỉnh cao của văn minh nhân loại ! Nữ quyền theo tui là bình đẳng giưã nam nữ giới. Nhưng trước mặt chồng nơi đám đông vợ lên nhịn về nhà góp ý chồng sau nếu anh ta có bị sai. Quả thật, Nữ quyền là tội đồ hành hạ phụ nữ . Nữ quyền khiến phụ nữ phải đi làm có lương như đàn ông . Nữ quyền bắt phụ nữ tan tầm vẫn phải đi đón con , ra chợ và nấu cơm. THẾ LÀ PHỤ NỮ HAI VAI HAI GÁNH . GÁNH GIA ĐÌNH VÀ GÁNH CÔNG SỞ. Cuộc đấu tranh này sẽ không bao giờ chấm dứt đâu. Phụ nữ đòi bình quyền. Khi được bình quyền họ sẽ đòi cao hơn. Khi họ đã ở vị trí cao hơn thì nam giới bắt đầu đòi bình quyền. Cứ thế cuộc chiến sẽ càng thú vị hơn. Trong lịch sử nhân loại đã có thời kỳ mẫu hệ rồi mà. Rất hiểu suy nghĩ của tác giả. Tôi là nam giới tôi cũng mong có sự bình đẳng giới, nhưng cái sự bình đẳng sao cho hợp lý chứ không phải tự do và bình đẳng thái quá như những trường hợp đã nêu trong bài. Và cũng nên hiểu rõ sự bình đẳng ngoài xã hội và trong cuộc sống vợ chồng, tôi cũng không hài lòng về lối sống của một số ông chồng là chồng Chúa vợ Tôi. Mình hãy sống trong sự bình đẳng yêu thương cho có tình chứ đâu phải sống với nhau mà trước khi làm điều gì lại phải nghiên cứu kỹ lại luật pháp và pháp quyền như vậy thì cuộc sống nó vô vị lắm. Vợ chồng thương yêu chăm sóc lẫn nhau mà cũng sợ vi phạm pháp quyền.....?????!!!!! Vì phụ nữ chúng tôi đẻ ra đàn ông các anh chứ sao! @Minh Vũ |
Quan Âm tóc rối Chàng trai đi mãi cũng không thấy đâu, mệt quá nên về nhà. Gần đến cổng anh gọi "mẹ ơi, con về rồi". Bà mẹ già mong con, bỏ dở việc chạy ra đón mừng, đầu bù tóc rối và một chân không kịp mang dép. Chàng trai tỉnh ngộ, Phật Quan Âm mình cất công tìm kiếm bấy lâu nay thì ra vẫn đang đợi mình ở đây.Gia đình tôi thường cùng nhau đi lễ chùa, đi thăm nhà ngoại và viếng mộ ông bà vào ngày đầu năm, vì chỉ có ngày này là cả nhà cùng được nghỉ không vướng bận công việc. Nhưng năm nay ba tôi ở nhà không đi cùng vì bà nội tôi già yếu và không đi lại được nữa. Ông hay nói rằng: "Mẹ là đức Phật tại gia/ Mẹ là đức Phật Thích Ca ở nhà". Phật ở đây rồi, không cần đi đâu xa xôi, ở nhà với bà khi vẫn còn có thể.Mẹ tôi có ba đứa con, đi Đông đi Tây, thấy cái gì đẹp dù đắt bao nhiêu, khó tìm thế nào mẹ cũng mua cho mấy chị em tôi, thấy cái gì hay cũng mua cho cả nhà, nhưng ít khi thấy mua cái gì cho riêng mình cả. Mà ai đi đâu về mua cái gì cho mẹ cũng bị nói là không cần, mẹ không thiếu cái gì, mua làm chi. Mẹ luôn nói rằng chúng tôi là lẽ sống của đời bà, đứa nào đi đâu, làm gì, sống ở đâu cũng được, chúng tôi hạnh phúc là bà hạnh phúc. Và có lẽ không một ai khác trên đời có thể cho chúng tôi một tình thương yêu như người mẹ của mình.Có lẽ mẹ tôi cũng không khác gì hàng tỷ người mẹ khác trên hành tinh này với tình yêu vô bờ bến dành cho con của mình. Điều đó thật tuyệt vời. Nhưng tôi, cũng như hàng tỷ người con khác trên thế giới này, cũng tin rằng mẹ vừa có thể thương chúng tôi mà vẫn yêu bản thân mình nhiều hơn một chút. Mẹ có thể xót khi thấy con gái vất vả với chồng con của chúng, thì chắc bà ngoại của chúng tôi cũng đang xót con gái của bà y như vậy. Cũng với cách tương tự, chị em chúng tôi dù có lớn lên thì vẫn là những đứa "con gái rượu" của ba. Ba mong người đàn ông của con gái của mình sẽ yêu thương chúng bao nhiêu, thì hẳn là ông bà ngoại cũng đang mong điều đó bấy nhiêu đối với người gọi ba là chồng.Tôi tin rằng thế giới này tốt đẹp hơn phần nhiều nhờ vào trái tim quả cảm của những người phụ nữ. Cho dù có là trụ cột kinh tế của gia đình hay chỉ là người nội trợ, vai trò của người phụ nữ cũng vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại. Lớn lên ở một nước đang phát triển nên hình ảnh những người phụ nữ bươn chải tảo tần trong cuộc mưu sinh luôn gây cho tôi nhiều cảm xúc. Tôi gặp rất thường những "Quan Âm tóc rối" trong cuộc sống hàng ngày, mà mẹ tôi là một trong số đó. Tôi thấy rất nhiều những người phụ nữ luôn đặt gia đình, chồng con lên trên hết mà bỏ qua những ước vọng của bản thân và quên rằng mình cũng đã, đang và sẽ luôn là lẽ sống của ba mẹ mình - như cái cách mà mình dành cho gia đình hiện tại.Ai cũng có thể nhân danh tình yêu và sự hy sinh cho gia đình mình, nhưng cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình sẽ trọn vẹn hơn nếu những người phụ nữ, dù là bà, là mẹ, là vợ, hay là con gái, chịu thêm mình vào danh sách những người cần được quan tâm, nâng niu và chiều chuộng. Và hãy cho những người xung quanh mình cơ hội chia sẻ điều đó, để họ cũng có cái hạnh phúc được yêu chiều người phụ nữ mà họ yêu thương.Huỳnh Thị Ngọc Hân Cha mẹ ngồi đấy không hỏi không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng! Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chính tu Cảm ơn bài viết của chị ạ. Vậy là nhà em có cả quan âm ông và quan âm bà rồi.^^ Cảm ơn bạn có bài viết thật xúc động! Đọc, suy nghĩ mà nước mắt tự ứa ra mi rồi! Tôi nhớ có câu thành ngữ mà quên tác giả: "Tất cả những kỳ quan trên thế giới, kỳ quan tuyệt hảo nhất đó là trái tim của người mẹ". Xin chúc bạn hạnh phúc bên gia đình yêu thương! Những ngày đầu năm nơi quê người, đọc được bài viết nầy thấy ấm cả lòng ... Xin cảm ơn tác giả. Bài viết quá hay. Cảm ơn chị Bạn có câu chuyện rất hay về đạo lý. Mòn quà tuyệt vời tặng mẹ nhân ngày 08-3 Bài viết rất sâu sắc và ý nghĩa. Tôi cũng nghĩ và đang làm như thế: thêm mình vào danh sách những người cần được quan tâm, nâng niu và chiều chuộng, ... để họ cũng có cái hạnh phúc được yêu chiều người phụ nữ mà họ yêu thương. Cám ơn chị. Sáng sáng khoanh tay "Thưa Má con đi làm!" vừa xong thì được nghe 2 câu: "Thưa Nội con đi học!", và "Thưa Mẹ con đi học!". Hạnh phúc nào bằng... Bạn có cái nhìn thật độc đáo và sâu sắc. Cảm ơn Ngọc Hân rất nhiều về bài viết thấm thía này! Đã quá: "giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không / cả hai vợ chồng, đi làm từ thiện" Đọc bài viết mình lại thấy chạnh lòng cho chồng mình. Cha mẹ đẻ của mình rất mực yêu thương các con. hi sinh hết thảy vì con. nếu bọn mình có đi đâu về muộn thì bà lo lắng đi ra đi vào và lẩm nhẩm cầu cho con bình an về nhà . còn mẹ chồng của mình thì miệng lúc nào cũng nói yêu thương con nhưng hành động thì ko thấy như vâyj . một lần chồng mình đi họp lớp xong mải vui lại kéo nhau tiếp đến nhà một anh bạn chơi tiếp , mình đợi đến 9 giờ tối rùi 10 h vẫn chưa thấy về , cho con đi ngủ mình ra cửa sổ nhìn xuống đường ruột gan như lửa đốt ( lúc đấy chồng mình chưa có di đọng những năm 90 mà) Mẹ chồng vẫn thản nhiên ngồi xem phim và cười rất thoải mái , rùi 11 h, 12 h bà xem xong phim và đi ngủ ko hỏi xem thằng con làm sao h này chưa về , mình vẫn ngồi bên cửa sổ nhìn ra cho đến 4 h sáng thì ngủ gục ở đó nên 7 h anh ấy về và đi làm lun mình ko biết gì , kể từ lúc đó mình mới ngộ ra mẹ chồng khác hẳn mẹ mình , con người ta còn chả lo chả xót thì mình là gì , và sau 23 năm làm dâu thì mình càng thấy rõ điều đó , ko phải mẹ nào cũng giống mẹ nào và là quan âm tóc rối như bài viết ! Mẹ tôi cũng rất vất vả, rất đảm đang, nhưng cũng rất điệu đà... Bà lúc nào cũng chỉn chu, đầu tóc lúc nào cũng vấn gọn gàng... Mẹ là tấm gương cho tôi và các con gái. Tác giả vừa giỏi lại xinh đẹp... Một Quan Âm tóc rối tương lai gần! Hihi...Cảm ơn bạn về bài viết sâu sắc, ngộ ra nhiều điều! |
Người Việt thích đánh nhau? Hình ảnh đó khiến tôi vừa buồn cười, vừa thấy buồn thật: Tại sao một đất nước hoà bình đã 40 năm mà vẫn chỉ được nhớ đến bởi chiến tranh và đánh trận?Có lẽ không liên quan gì, nhưng qua dịp Tết vừa rồi tôi nghĩ người Việt mình cũng giỏi đánh nhau thật. Chỉ trong vòng mấy ngày nghỉ lễ, đã có hơn 6.000 người phải nhập viện vì đánh nhau, trong đó 15 người vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Ngày gia đình, bạn bè đoàn tụ sau bao xa cách lại là lúc khai mào cho những vụ ẩu đả vô nghĩa lý.Nhiều người đổ lỗi cho bia rượu. Nếu vấn đề là tại bia rượu, thì có lẽ ba quốc gia đứng đầu về tiêu thụ các sản phẩm này, như Đức, Áo, hay Cộng hoà Czech phải là những nơi bạo lực nhất. Nhưng đó lại là những quốc gia yên bình bậc nhất châu Âu.Giáo sư quá cố người Mỹ Joel Brinkley từng cho rằng người Việt “hung hăng” vì ăn nhiều thịt: từ chó, mèo, cho đến chuột bọ, chim chóc… không tha cho một loài nào. Tất nhiên ý kiến này bị chỉ trích dữ dội và khiến ông phải đứng ra xin lỗi, nhưng có lẽ cũng làm chúng ta phải âm thầm đặt ra câu hỏi, rằng liệu người Việt có “hung hăng” thật không?Một phần của câu trả lời có lẽ là có. Hiếm ai đi lại nhiều trên đường phố mà chưa chứng kiến các vụ đánh nhau sứt đầu mẻ trán chỉ vì va quệt nhẹ. Ở Việt Nam, có những thanh niên sẵn sàng cầm dao đâm người chỉ bởi một cái nhìn “đểu” vu vơ. Vừa mới chén chú chén anh, họ đã có thể nhảy bổ vào nhau sống mái vì lỡ miệng.Sigmund Freud, cha đẻ của ngành phân tâm học (phân tích tâm lý), cho rằng thẳm sâu trong mỗi con người luôn là bóng dáng của bạo lực. Những “lực lượng nội tại” (inner forces) này sẽ bùng nổ nếu không có pháp luật, đạo đức, hay các thể chế xã hội khác kiềm toả. Hay nói như người phương Đông, đó là phần “con” trong mỗi “người”. Khi con người mất đi lý trí và sự tỉnh táo, họ không khác gì một con thú đang nổi cơn điên.Vậy các xã hội yên bình như ở Bắc Âu hay Nhật Bản, về bản chất tự nhiên, có khác gì chúng ta không? Tôi cho rằng không. Ở phương Tây vẫn có những hiện tượng như gây gổ khi đi trên đường (road rage), hay say rượu rồi đánh lộn. Nhưng nó không nhiều và không mang lại nỗi lo thường trực như ở Việt Nam. Và đặc biệt là càng ít hiện tượng như vậy ở những ngày đoàn viên như Giáng sinh hay mừng năm mới.Điểm khác biệt nhất giữa chúng ta và họ, theo tôi, là thể chế. Nếu mỗi người sống đúng theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”, thì tôi chắc chắn rằng phản ứng đầu tiên sau khi quẹt xe sẽ là cùng xem xét thiệt hại và tìm giải pháp tốt nhất, chứ không phải lao vào nhau ăn thua. Nếu giáo dục về ứng xử, tâm lý, và pháp luật cho trẻ em tốt hơn thì sẽ không còn những vụ án “nhìn đểu”, “chọc quê”. Một nghiên cứu về tội phạm của Mỹ cho thấy tỷ lệ phạm tội nhiều nhất rơi vào nhóm người có độ tuổi 15-24.Cách đây một vài thế kỷ, người Thuỵ Điển, vốn mang trong mình dòng máu Viking, nổi tiếng hung dữ và chuyên đi chinh phạt các nước khác. Nhưng hiện tại, họ là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới.Vậy nên tôi nghĩ, thay đổi cách sống và suy nghĩ cần một khoảng thời gian dài và gian nan, nhưng không phải là không thể.Nguyễn Khắc Giang Người Việt hơi tí động tayLà do lễ hội cầu may xuân về"Ném Thượng" chém lợn không ghêThủ rơi, máu chảy tràn trề càng vui"Làng Gióng" cướp lộc tránh xuiThẳng tay vung gậy có vui lòng người?"Đả cầu cướp phết" để chơiVung dao ra chém thì trời cũng thua!"Đúc Bụt" hội mới vào mùaTranh nhau cướp chiếu tưởng đùa cho hayNhưng mà phải động chân tayĐể cho máu chảy càng may năm này!Trẻ đi lễ thấy "động tay"Lớn lên hơi tí... "chúng bay thích gì?"Thôi thì Làng Nước nghĩ suyTổ chức lễ hội phải vì tương lai! Phần lớn là trẻ trâu. Suốt ngày long nhong ở ngoài đường, thích thể hiện, bàn tán chuyện người khác, luôn tỏ ra sành điệu và luôn tỏ ra mình là nhất. Đặc biệt tính ganh tị người Việt rất cao nhưng tính hợp tác cực kì thấp. Tất cả chỉ khổ nổi Văn hóa đọc sách người việt rất kém. P/s: ý kiến cá nhân thôi nhé. Ai có nhột thì xin lượng thứ mình nói thẳng...:) Từ nhỏ được giáo dục tranh đấu, lớn lên như thế thôi. Thế hệ này tiếp nối thế hệ kia, con cái sẽ bắt chước theo bố mẹ từ nhỏ, bố mẹ tranh đấu giành giật thì con cũng vậy. Văn hóa ao làng cộng học thức thấp, bị ảnh hưởng từ thế hệ trước truyền thế hệ sau, những thứ vớ vẩn như bia rượu thì đứng top thế giới trong khi chỉ số sáng tạo thì gần đáy ao làng Đông Nam á. Hôm qua nhà ăn rằm, mấy ông cậu chú ngồi cãi nhau suýt thì choảng chỉ vì thằng nào cũng tự nhận mình uống khỏe uống giỏi, chung quy cũng chỉ vì cái bệnh sĩ diện bệnh thành tích, uống xong thì lăn đùng ra ngủ đến tối, mất nguyên một buổi kiếm vài trăm, mở miệng thì lúc nào cũng không có tiền nhưng rượu chè thì tự hào lắm. Nỗi buồn của nhà, nỗi buồn của họ, lớn hơn là nỗi buồn của đất nước. "1 anh lính sáng bắn chết 1 tên địch chiều bắn chết thêm 2 tên. Hỏi: anh đã giết được mấy tên? ". Hồi nhỏ hình như mình học có một bài toán đại khái như vậy. Hy vọng bây giờ không còn. Làm gì cũng hy vọng ngày mai tươi sáng. Theo tôi những nhìn nhận của anh chỉ trên một khía cạnh con người. Một phần khác là do hệ thống giáo dục không tốt và pháp luật chưa được thực thi đúng. Nhiều người mất niềm tin với pháp luật, vào lẽ phải do vậy nên mới phải tự đứng lên và bảo vệ mình. Tôi nghĩ lý do xã hội có lẽ nhiều hơn ở đây, hơn là lý do con người. Nói chung là pháp luật việt nam chưa nghiêm minh. Người Việt Nam chúng ta tệ nhất là đối mặt với áp lực... Họ thường dùng nắm đấm để giải quyết xong rồi thì nói lời xin lỗi. Phần lớn người Việt chúng ta sử dụng xin lỗi và cảm ơn sai mục đích và sai thời điểm. Họ thường sử dụng vào những vụ việc tiêu cực là nhiều. Càng ngày càng có nhiều người hung hăng ,tham lam và độc ác...có lẽ trồng toàn cây ác mấy thằng đó chỉ ngon đánh lén thôi, lấy mạnh hiếp yếu, lấy dao búa đánh người tay không. còn như cầm súng đánh giặc là nó trốn hết thôi Người VN chúng ta có tính xấu là thù dai và kỷ luật kém. Nhiều khi sự việc xảy ra lâu rồi nhưng bỗng nhiên nhớ lại thế là đi trả thù, ra đường va quệt chưa cần biết đúng sai đã xông vào ẩu đả. Nhiều vụ án xảy ra với nguyên nhân rất là buồn cười nhìn đểu, chọc quê, cà khịa v..v... Chắc chỉ có ở nước ta. Con người cư xử với nhau với cái văn hóa lúa nước và coi thường pháp luật. Từ bé tôi đã được nghe câu" Hạnh phúc là đấu tranh" nay giới trẻ cụ thể hơn: Hạnh phúc là đánh nhau sao?! Lỗi lớn nhất thuộc về giáo dục, ngày xưa đi học có hẳn môn giáo dục công dân toàn viết những thứ giáo điều, ngay cả 1 học sinh chăm học như tôi cũng chẳng nhớ gì về mớ giáo điều đó. Ngoài ra phụ huynh học sinh và nhà trường đều xem môn đó là môn phụ, chỉ toán lí hoá là môn chính, nên cả thế hệ học sinh có ai quan tâm môn giáo dục công dân đâu Mình ngược với Thụy Điển từ xưa giờ Không phải chỉ đánh nhau thôi ma còn nhiều cái không giống ai (văn hóa xếp hàng, văn hóa giao thông...)Tất cả là do giáo dục mà nên. Muốn thay đổi thì phải thực hiện từ giáo dục chứ không thể thay đổi một sớm một chiều. |
Lỗi không chỉ nằm ở người dân Người ủng hộ, kẻ phản đối. Cả hai phe đều có lý lẽ. Còn tôi giữ quan điểm: nếu giải pháp này thực sự giảm được số người chết vì tai nạn giao thông thì nó xứng đáng để áp dụng. Bởi trong mọi trường hợp, mạng sống của con người vẫn là thứ quý giá nhất. Thế nhưng, chúng ta vẫn chưa có một nghiên cứu công phu và uy tín nào để khẳng định rượu bia là nguyên nhân chính khiến Việt Nam mỗi ngày trung bình có tới 25 người chết vì tai nạn giao thông.Tất nhiên, tôi hoàn toàn phản đối việc điều khiển phương tiện giao thông sau khi đã sử dụng rượu bia. Ở đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng các chính sách nên được đưa ra dựa trên những nghiên cứu khoa học đáng tin cậy, chứ không phải chỉ dựa vào phỏng đoán. Khi những chính sách gắn liền với những bằng chứng khoa học, nó sẽ mang tính thuyết phục số đông hơn.Trở lại với câu chuyện tịch thu phương tiện nếu lái xe có nồng độ cồn cao, tôi hiện chỉ tìm được một nước đang áp dụng hình phạt này. Đó là Italy (có thể còn những nước khác mà tôi không biết). Một số quốc gia khác tuy đều phạt rất nặng hành vi lái xe khi sử dụng đồ uống có cồn, nhưng lại không tịch thu phương tiện. Thay vào đó họ thi hành những hình phạt khác như phạt tiền, tước bằng lái, thậm chí là phạt tù.Việc phần lớn các nước không áp dụng hình thức tịch thu phương tiện khiến chúng ta phải suy ngẫm. Không bàn đến cơ sở pháp lý (vì luật cũng có thể được chỉnh sửa cho phù hợp), thì biện pháp này vẫn tiềm ẩn không ít vấn đề, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Về cơ bản, phương tiện giao thông vẫn là tài sản rất có giá trị với người Việt Nam. Bởi vậy, việc tịch thu rất có thể dẫn đến tình trạng gia tăng hành vi chống người thi hành công vụ, gây nguy hiểm cho cộng đồng, nhất là khi những người đã có hơi men thường rất manh động, bốc đồng. Hơn nữa, cho phép tịch thu phương tiện đồng nghĩa với việc đã trao quyền lực rất lớn cho người thực thi công vụ. Nếu không có chế tài giám sát chặt chẽ, phù hợp sẽ rất dễ nảy sinh tiêu cực trong xã hội.Trong khi đó, những chế tài khác như phạt tiền, tước bằng lái, lao động công ích, phạt tù… cũng có thể tạo ra tác động tương đương việc tịch thu phương tiện, nếu chúng được thực thi một cách nghiêm túc và có biện pháp quản lý phù hợp. Chế tài về tài chính của Việt Nam đối với hành vi này không hề nhẹ so với các nước, nếu tính trên thu nhập bình quân đầu người. Ví dụ như ở Đức, Tây Ban Nha, Italy số tiền phạt thấp nhất đều là từ 500 euro, cao nhất là 6.000 euro (ở Italy) tùy vào mức độ vi phạm. Thu nhập bình quân đầu người ở Đức là khoảng 35.000 euro mỗi năm. Như vậy, mức phạt tối thiểu bằng 1/70 thu nhập bình quân một năm. Ở Việt Nam mức phạt tối thiểu đang áp dụng với ôtô là 2 triệu đồng (tối đa là 15 triệu), với xe máy tối thiểu là 500 nghìn đồng (tối đa là 3 triệu). Chiếu theo thu nhập bình quân đầu người của nước ta - khoảng 2000 USD, thì mức phạt tối thiểu của chúng ta cũng bằng 1/80 (đối với xe máy) và 1/20 (với ôtô) thu nhập bình quân một năm, tức là không hề nhẹ hơn châu Âu. Vấn đề là nhà chức trách thực hiện chưa đủ nghiêm minh và triệt để, dẫn đến sự “nhờn thuốc”.Theo tôi, tình trạng giao thông lộn xộn hiện nay có trách nhiệm không nhỏ của nhà quản lý. Khó có thể đòi hỏi người tham gia giao thông có ý thức, trách nhiệm cũng như kỹ năng tốt, khi vẫn còn nhiều người có bằng lái mà không hề nắm được luật, do tình trạng bao thi lý thuyết vốn rất phổ biến và việc sát hạch cấp giấy phép lái xe tương đối dễ dãi so với nhiều nước. Tương tự, cũng khó trông chờ người tham gia giao thông chấp hành luật, nếu pháp luật không được nhà chức trách thực thi nghiêm túc và minh bạch. Thậm chí, rất có thể những lỗ hổng về quản lý này mới là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng giao thông phức tạp, chứ không phải hiện tượng bề nổi: lái xe khi sử dụng đồ uống có cồn.Vì thế, khi mà các cơ quan quản lý chưa thể giải quyết được những vấn đề nội tại âm ỉ của mình, thì bất kỳ giải pháp nào đối với cộng đồng, kể cả tịch thu xe cũng sẽ trở thành vô nghĩa. Ngoài ra còn có một nghịch lý: chúng ta muốn phạt nặng hơn nữa hành vi lái xe với nồng độ cồn quá mức cho phép. Nhưng nhãn mác các loại đồ uống có cồn trong nước lại không hề định lượng cho người tiêu dùng biết họ được uống bao nhiêu đơn vị. Trong khi, ở nhiều nước khác, đây là quy định bắt buộc.Rõ ràng, cơ quan quản lý cần phải hoàn thiện chức trách của mình, trước khi nghĩ tới những hình phạt mới. Bởi nếu làm như vậy, họ đã mặc định lỗi chỉ nằm ở người dân.Phan Tất Đức Cam on tac gia ! Bài viết của bạn rất hay rất thực tế . Mong cơ quan quản lý nghiên cứu kỹ trước khi đưa luật tịch thu phương tiện vào cuộc sống. Lập pháp của Việt Nam tuyệt vời lắm nhưng hành pháp thì chắc tác giả bắt đúng bệnh rồi. Muốn người dân chấp hành thì luật pháp phải thật nghiêm minh công bằng, với tình trạng "quan hệ dọc" nể nang như hiện tại thì luật có nghiêm thế nào cũng chỉ áp được cho người dân Cảm ơn tác giả. Bài viết của bạn rất trung thực và thẳng thắn. Mong cho các cấp lãnh đạo đất nước dám chấp nhận sự thật này. Rất hay, nói đúng với những suy nghĩ của phần lớn người dân. Ủng hộ bài viết này. Nếu không xử lý mạnh tayChắc chắn tai nạn mỗi ngày tăng caoMột khi bia rượu uống vàoGiành đường, vượt ẩu..ào ào như khôngCho dù đường vắng hay đôngLạng lách, đánh võng...bão giông trên đườngNếu còn áy náy cảm thươngCòn nhiều tai nạn dân thường chết oan. Tác giả quá chuẩn. Thẳng thắn, rõ ràng, súc tích. Rất thích bài viết này của anh! Tác giả nói rất hay về vấn đề định lượng, tôi cũng thắc mắc tương tự là trong tiệc cưới giới hạn định lượng cho phép là uống được bao nhiêu ly bia hoặc bao nhiêu chai bia? Việc tịch thu phương tiện nếu lái xe có nồng độ cồn cao (trên 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở) nên làm thí điểm với xe biển Xanh, đồng thời phải xử lý pháp luật nghiêm khắc với cán bộ công chức đang ngồi trên xe khi lưu hành vì những người đó chính là người chỉ huy tài xế, là người chịu trách nhiệm cao nhất trên xe. Nếu tịch thu xe thì béo cảnh sát. Khi chỉ nghĩ đến phạt thật nặng điều gì đó có nghĩa là chạm tới đáy của trí tuệ rồi! Các bác làm luật ngồi trong phòng có điều hoà nên luật có vẻ hơi...lạnh! Phải phạt nặng để đủ sức răn đe . Tịch thu phương tiện là không công bằng và phát sinh nhiều tiêu cực , chi phí khi sử lí phương tiện bị tịch thu . Để giảm bớt tiêu cực khi xử lí vi phạm , nơi kiểm tra và xử lí phương tiện vi phạm TẤT CẢ PHẢI CÓ CAMERA GIÁM SÁT 100% (NẾU CÓ THỂ THÌ CÓ MÀN HÌNH CÔNG KHAI) . Chắc chắn là sẽ nảy sinh tiêu cực nếu áp dụng điều luật này. |
Ai ‘ăn’ lộc thánh? Giống như nhiều người khác đến đền Bà Chúa Kho vào dịp năm hết, tết đến, anh bạn tôi cũng đi với mục đích trả nợ thánh. Tôi cũng từng được nghe rất nhiều lời đồn đại về sự linh thiêng của ngôi đền này, đặc biệt là với giới kinh doanh, buôn bán. Theo đó, đầu năm người ta đến đây để xin lộc rơi, lộc vãi hoặc vay vốn của bà để làm ăn thì sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát tài, và cuối năm họ sẽ phải trở lại đền trả nợ bà cả vốn lẫn lãi, trước khi muốn vay tiếp vào năm mới.Nhưng khi tôi hỏi bạn tôi: “Năm nay làm ăn có tốt không?” thì anh trả lời “buôn bán chật vật lắm, còn phải bỏ tiền túi ra bù lỗ”. Tôi thấy lạ, thua lỗ thì cần gì đi trả nợ, nhưng anh lại nói rằng đây là chuyện tâm linh, đã hứa với thánh trả nợ thì phải làm thôi.Tôi không hiểu thủ tục vay nợ Bà Chúa Kho để làm ăn bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết rằng khi đọc giới thiệu lịch sử ngôi đền này (được khắc tại đền) thì tôi thấy ngôi đền chẳng liên quan gì đến chuyện kinh doanh buôn bán. Tương truyền, Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm, có nhan sắc và đảm đang, bà được vua Lý chọn làm vợ. Trở thành cung phi, khi cuộc kháng chiến chống quân Tống xảy ra, bà đảm nhận trông coi kho lương thực của triều đình và đã mất trong cuộc chiến này vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch năm Đinh Tỵ (1077). Tưởng nhớ công lao của bà, nhà vua đã phong cho là Phúc Thần và cho dựng đền thờ Bà ngay tại kho lương thực cũ của triều đình. Tên gọi Bà Chúa Kho bắt nguồn từ đó.Như vậy, có thể thấy sự tích đền Bà Chúa Kho chẳng liên quan gì đến kim tiền và kinh doanh, buôn bán như cách người ta vẫn nghĩ hiện nay. Thế nên, cũng dễ hiểu, khi có nhiều người như anh bạn tôi dù đã cầu lộc, vay tiền Bà Chúa Kho, vẫn làm ăn thất bát. Nhưng theo tôi, có lẽ số đông người đi lễ cũng chẳng mấy bận tâm đến gốc tích lịch sử chính thống. Mà họ chủ yếu bị hấp lực những thứ tam sao thất bản mang sắc thái ma mị, kỳ diệu.Với tôi, họ - những người đi lễ ở đền Bà Chúa Kho - chưa chắc là những người được hưởng lộc của bà. Ngược lại, chỉ có đội ngũ “cò” hùng hậu mới là những người trực tiếp ăn lộc. Hôm tôi và bạn tôi đến đền thì số người ăn theo thậm chí còn đông hơn cả người đi lễ. Họ tạo cảm giác khó chịu cho người đi lễ, khi liên tục đề nghị cúng khấn hộ hay yêu cầu người đi lễ phải đặt tiền ở chỗ này, chỗ kia. Tất nhiên, tôi không tin những người này có quyền năng hiểu ý Thánh để có thể chỉ bảo người khác phải làm thế nào mới đúng yêu cầu của Thánh. Họ chỉ đơn giản là đang tìm cách kiếm lợi từ Thánh. Chưa kể, trước đó, trên đường vào đền chúng tôi đã liên tục bị chèo kéo bởi những hộ bán vàng mã, lễ mặn, lễ ngọt.Tôi nhẩm tính một mâm lễ đơn giản nhất cũng tốn kém vài trăm nghìn, thì một ngày số tiền họ kiếm được không hề nhỏ. Cùng với đó, hàng ngày cũng có một đống tiền lớn bị đốt thành tro bởi hóa vàng vàng mã. Đấy là một sự lãng phí lớn, trong khi lộc đâu thì chưa biết. Hơn nữa, tôi cho rằng đây không phải là câu chuyện ở riêng đền Bà Chúa Kho, mà nó diễn ra đầy rẫy ở những nơi thừa tự khác trong cả nước, nhất là những dịp đầu xuân, năm mới.Đi lễ, bao gồm đi lễ đầu năm, là một phong tục tập quán đẹp của người Việt Nam. Nhưng để nó biến tướng thành hoạt động mê tín, gây lãng phí cho cả xã hội thì lại là một câu chuyện khác hẳn. Chắc chắn sẽ chẳng có ông thần, bà thánh nào đáp lại những lời thỉnh cầu, đảm bảo sự thành công cho bạn, nếu bản thân bạn không cố gắng và giữ cái tâm hướng thiện. Bằng không, niềm tin mù quáng sẽ chỉ là cơ hội để kẻ khác lợi dụng kiếm lời mà thôi!Phan Tất Đức Đội ngũ tại chỗ là ng đc hưởng lộc :) sống tại gia, phụng cha thờ mẹ yêu vợ thương con chan hoà và kiếm đc thì san sẻ tới "đúng tay" ng cần. Đó tôi thờ như thế và chưa bao giờ khấn vái ai cả. Thu nhập 400tr Vâng. Tôi vẫn tin vào đức phật nhưng Phật trong tâm của tôi chứ không ở cửa miệng hay đình chùa. Nếu chúng ta đem lễ lọc dâng lên để xin đổi lại những vật chất thõa mãn lòng tham của mình thì chỉ thêm tội mà thôi. Ai mà chứng cho những người vụ lợi đi hối lộ cả thần thánh chứ. Đồng ý với bạn, chẳng có ông thánh bà thần nào giúp ích gì được cho con người cả, chỉ có luật nhân quả công bằng mà thôi. Hãy tự thắp đuốc lên cho chính bạn, làm việc gì cũng phải chính đáng thì tương lai bạn sẽ gặt được quả ngọt. Vậy nhé! tôi còn nhớ cách đây mấy chục năm về trước còn bài trừ mê tín dị đoan nhưng đến bây giờ mọi người nói chung đã mê tín đến quá đáng từ dân đến 1 số quan chức Bài viết chuẩn, tôi hoàn toàn đồng ý với bạn, bây giờ người ta "buôn thần bán thánh" nhiều quá, đi đền chùa là để tưởng nhớ người có công, để tâm hồn thư thái làm việc thiện, nhưng nhiều người thì biến điều tốt đẹp này thành nơi vụ lợi....buồn! Cảm ơn anh Phan Tất Đức. Anh đã nói điều rất đúng và khá đơn giản, dễ hiểu nhưng đa số người đi lễ không bao giờ hiểu được. Bài viết tốt .Tiếc thay , nhiều người VỪA THAM lại VỪA DỐT Tồi đồng tình với ý kiến của tác giả, tôi cũng chẳng tin những điều mê tín như vậy, toàn buôn thần bán thánh cả.Nếu phật có thật thì anh làm ác cả năm, đầu năm mới anh đi xin sức khỏe thì phật cũng chả cho, nếu phật không có thật thì đi làm gì. Không biết trong những người vay tiền của Bà Chúa Kho họ co vay tiền các ngân hàng và họ có trả nợ đúng hạn không, hay lại lần lượt lý do này nọ để xin đảo nợ, thậm chí có người cũng "xù" luôn. Tôi đồng ý, phật tại tâm. Nếu đi lễ mà giàu thì nhà nhà người người chẳng cần làm gì cứ đi lễ xin rồi ngồi đợi sung rụng vô miệng cần chi phải làm. Bây giờ người ta kinh doanh văn hóa rồi bạn ah. Đầu năm đi lễ cầu mayThành tâm thánh thiẹn điều hay nên làmCầu cho Quốc thái dân anAn bình hạnh phúc nghĩa nhân ở đời.Mỹ tục biến thái mất rồiĐượm màu mê tín bao người thị phi.Cầu mong bao việc ly kỳThánh thần cũng phải bật phì cười toLệ này chùa nhỏ đền toNhững mong các cấp dẹp cho dân nhờ. Đồng ý với quan điểm của tác giả! Tôi thấy nhiều người bon chen đi lễ trong khi trong lòng thì có tâm kinh doanh không tốt. Thần thánh chẳng bao giờ phù hộ cho việc ác cả. Tất cả là nhân quả (nguyên nhân, kết quả) mà ra. Nếu bạn có tâm tốt, có đạo đức kinh doanh và biết nắm bắt cơ hội, bạn sẽ thành công. chứ không thể 1 người vô đạo đức, buôn bán chộp giật mà mong thánh thần phù hộ thì dù có may mắn thành công trước mắt nhưng sẽ không bền về sau. Đi lễ chùa là để tìm cảm giác yên tĩnh,thanh tịnh.giờ đây đi đền chùa thấy cảnh xô bồ cảm giác căng thẳng quá. Đúng vậy bạn ạ. Chúng ta đi Lễ kiểu này không những chẳng thu được lợi lạc gì, tốn thời gian công sức, tiền bạc mà còn tạo thêm nghiệp tham sân si vào thân... Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã khai thị trong Kinh "thời kỳ mạt Pháp tà Sư nói Pháp như cát sông Hằng". Vậy hy vọng tất cả Đại Chúng hãy phản tỉnh lại nhu cầu tín ngưỡng và đời sống thường nhật của mình, cố gắng sống hướng thiện, không bị lạc lối thêm nữa! |
Truyền thống mới Rồi anh quay sang hỏi mọi người: “Này, liệu con người có quyền cắt đi buồng trứng của con mèo không nhỉ?”.Đúng hay sai việc một ông chủ quyết định tước đi quyền sinh sản tự nhiên của một vật nuôi? Đó chưa phải là một câu hỏi về mặt pháp luật, cũng không phải là một vấn đề xã hội hiện nay. Nhưng đó là một câu hỏi về tình thương mỗi người có thể đặt ra cho mình. Hình như mỗi người sinh ra đều có lòng trắc ẩn với động vật. Ngày nhỏ, em trai tôi đã khóc sướt mướt vì con chó nhà nuôi bị chết. Con chim sáo, con dế mèn chết em cũng ân hận vì đã không chăm chúng tốt và tự đi đào hố chôn cẩn thận. Khi nuôi dưỡng tình yêu với từng con vật nhỏ như vậy, người ta cũng sẽ lành hơn trong ứng xử giữa con người với con người. Ngược lại, nếu từng xúc động nho nhỏ với các sinh vật xung quanh bị bào mòn, trẻ con quen dần với cảnh giết hại thì e rằng lớn lên cảm xúc với cuộc sống xung quanh cũng nhạt đi.Chuyện ồn ào dấy lên trong những ngày đầu năm này ở Việt Nam là lễ hội chém đôi con lợn sống rồi chấm tiền vào máu để lấy may, hay chuyện đóng cọc vào đầu con trâu đến chết để cầu phúc.Điều tôi băn khoăn nhất là đây được coi là “lễ hội truyền thống”, và trẻ con cũng được tự do chứng kiến cảnh hò reo giết hại này. Truyền thống gì cần được trẻ em tiếp nối ở đây? Trẻ con sẽ nghĩ gì, quen với điều gì sau khi chứng kiến cảnh đó? Chúng sẽ thấy vui mừng khi con vật bị đánh chết như vậy, rồi chúng cũng muốn làm “anh hùng” để giết được con vật, hay chúng sẽ thấy việc giết hại máu me như thế là quá bình thường.Tiếp nối truyền thống đâu phải là sự lặp lại quá khứ một cách máy móc những việc người xưa đã làm. Nhiều hoạt động có thể có giá trị trong quá khứ (khi nhận thức của con người đang ở một mức độ nhất định), dần dà nó trở thành “truyền thống” với một cộng đồng nhỏ hẹp, sau lũy tre làng nào đó. Nhưng khi chúng được mở ra, phơi bày ra trước thế giới hiện đại với quy mô rộng hơn, với nhận thức khác hơn, chúng sẽ bộc lộ những điểm không còn phù hợp. Và nếu đã không còn phù hợp với thế giới hiện đại, thì không có gì đáng khôi phục, mà chúng ta có thể bắt đầu một “truyền thống mới”. Thay vì phải chém lợn, giết trâu, có thể mở ra một truyền thống mới để tắm lợn, tắm trâu; giống như ở một số nơi người ta đã cầu phúc bằng việc trồng cây ở chùa chứ không phải hái lộc mang về.Trở lại chuyện con mèo của người bạn. Không hiểu ông bác sĩ thú ý mổ thế nào mà con mèo không lành được vết thương. Anh bạn lại phải gửi nó cho bác sĩ chữa trị thêm 10 ngày nữa (phí 150 nghìn đồng mỗi ngày). Nhưng cuối cùng con mèo cũng không qua khỏi. Anh càng ân hận hơn và trải qua một cú sốc tinh thần.Người bạn đã không hề chịu một áp lực xã hội nào khi phải tỏ ra băn khoăn về con mèo hay trả thêm chi phí điều trị cho nó. Thế hệ trước của anh, do sự sinh tồn và những niềm tin khác có lẽ cũng từng giết động vật. Nhưng truyền thống đó đang dần thay đổi, bắt đầu từ chính anh, từ chính nỗi băn khoăn khi lỡ làm đau một con vật nuôi.Chỉ khi một truyền thống được khôi phục với ý thức đầy đủ về sự phù hợp với các giá trị nhân văn mới, nó mới xứng đáng được tiếp nối. Nếu không, tôi cho rằng, nên bắt đầu một truyền thống mới có khả năng làm cho con người nhân ái hơn.Nguyễn Thị Thủy Truyền thống hay không cũng là do sự bao biện của con người, xuất phát là mong muốn của con người về việc xã hội sẽ tiếp diễn theo hướng nào. Một số ý kiến cho rằng chúng ta đang dùng tâm lý đám đông để áp đặt một số quan điểm cá nhân. Bản thân tôi cũng đồng tình rằng không phải lúc nào đám đông cũng đúng, và sự thật là đã có rất nhiều cá nhân đã một mình thay đổi thế giới. Tuy nhiên, việc đó còn tùy trường hợp. Ở đây, đám đông đang phản đối bạo lực và sự vô nhân đạo, thì đám đông ấy có sai không? Không phải ai cũng ăn chay, còn rất nhiều người ăn thịt, và thực tế là mỗi ngày có hàng trăm ngàn con vật bị giết để phục vụ cho con người. Nhưng nếu vin vào cái lý thuyết rằng mỗi ngày tôi giết hàng ngàn con lợn thì đem 1 con ra chém trong lễ hội cũng không có gì khác biệt để biện bạch thì nó có sai quá chăng? Một bên là giết thịt vì sinh tồn, một bên là tra tấn và giết thịt để mua vui và thỏa mãn mong muốn “được thấy cảnh máu đổ” của một nhóm người. Khác nhau nhiều quá đi chứ. Truyền thống là do con người đặt ra, giữ hay không và giữ như thế nào cũng là do yếu tố con người quyết định cả, nên đừng nói là “không thể bỏ”. Tại sao không thể bỏ? Thần thánh nào nói là không thể bỏ? Thần thánh nào khởi sinh việc giết chóc này? Và thần thánh nào ra lệnh cho con vật kia phải chết như thế? Dân làng có đời sống tâm linh cần được tôn trọng, tuy nhiên khi cái đời sống tâm linh ấy đã đi quá xa những lợi ích tích cực mà nó mang lại, thì như chuyện mê tín dị đoan, nó cần phải bị bài trừ. Hoàn toàn đồng ý với nội dung bài viết của tác giả . Nhất là đoạn kết cuối bài . Cám ơn , tác giả đã viết đúng suy nghĩ của tôi . Hãy bỏ hết những hủ tục man rợ . Hãy bắt đầu một truyền thống mới , văn minh , nhân bản hơn . Góc nhìn của tác giả rất hay. Vẫn giữ truyền thống nhưng phù hợp. Ngày nhỏ, một lần tôi thấy cảnh người ta ngáng hai cây tre vào 4 chân con trâu ở sân đình, sau đó giật chéo để con trâu đổ kềnh ra rồi túm vào chọc tiết. Tiếng con trâu ò lên man dại, tiết chảy ằng ặc ....Những hình ảnh ấy, âm thanh ấy ám ảnh tôi đến tận bây giờ và chắc suốt cả cuộc đời! Thôi sang năm các cụ làng Ném Thượng làm phiên bản một con lợn đất y như thật rồi vẫn cứ được...chém !!!! cái gì không đẹp thì nên thay đổi, mình đồng tình với quan điểm này. Việc giữ khư khư một cái gọi là truyền thống được gọi là bảo thủ chứ không phải là "bảo vệ nét đẹp văn hóa" của một số người Nhắc đến thấy buồn..................?!!! Kể các bạn nghe chuyện này để thấy người Việt mình ăn thịt nhiều thế nào, mình ở Belgium, ở đây người ta ăn thịt một lần trong ngày thôi, choáng hơn cả là có gia đình họ chỉ ăn thịt một lần trong tuần, đa phần họ ăn rau củ, bơ sữa... chả nào con người ta hiền hoà, dễ chịu thế. Hôm trước đọc bài người V thích đánh nhau, hiểu ra ngay là tại sao, ăn thịt 3 lần trong ngày thậm chí hơn thế, nhậu nhẹt rồi rượu chè be bét, ko phải tất cả nhưng cái truyền thống thịt này nó thật là khủng khiếp, ăn quá nhiều nên giết hại động vật cũng dễ như chơi, Bài viết quá hay, so sánh hai sự việc rất thuyết phục, nhưng có lẽ phải ra luật thôi, chứ khó thống nhứt khi hành xử ở các địa phương lắm ! Thế giới này vốn là vậy mà bạn ơi. Không có đúng, sai. Chỉ có chiến thắng và thất bại mà thôi bạn à. Con người đã chiến thắng trong cuộc chiến tự nhiên và bây giờ con người luôn cho cái đúng thuộc về mình. Giả sử như con người thất bại trong cuộc chiến đó thì chắc chúng ta cũng giống như những con vật mà bạn nuôi mà thôi mà cũng chưa chắc gì đã được giống như vậy nữa. Được sinh ra và được sống đó là điều hạnh phúc rồi. Hãy tận hưởng nó và đừng suy nghĩ quá nhiều nữa bạn à. Chúc bạn luôn vui vẻ trong cuộc sống. câu chuyện của tác giả rất cảm động vì tình cảm giữa người với mèo, tuy nhiên nếu bàn rộng ra với gia súc - động vật mà mục đích được nuôi để giết lấy thịt thì lại không thích hợp. Thôi bạn à, thế giới có người này người kia. Chúng ta cũng chỉ biết tuyên truyền vậy thôi. Còn phụ thuộc nhiều thứ. Cuộc sống của con người ngày càng diễn biến phức tạp từ một con người, cộng đồng cho đến xã hội và thế giới. Đơn giản đó là quy luật của tự nhiên và thật may mắn khi chúng ta là một phần trong đó! xin cảm ơn tác giả!!!!! tôi đồng ý với ý kiến của tác giả, những điều chúng ta đang làm cho là đúng nhung lại để lại hậu quả những suy nghĩ tiêu cực về sau nay. |
Định giá mỳ tôm Lúc đó, dư luận đang bức xúc vì giá bát mỳ ở sân bay được niêm yết gần 100 nghìn đồng. Khi đó cả người đứng đầu ngành giao thông cũng vào cuộc chỉ đạo phải hạ giá mỳ tôm.Tháng trước, khi đứng trong phòng chờ nhà ga T2 Nội Bài, bảng niêm yết giá ở một quầy ăn uống khiến tôi nhớ lại câu của bà Phó chủ tịch Quốc hội. Bởi vì bát mỳ tôm, sau tất cả tranh cãi, hôm nay được định giá quá rõ ràng và cẩn thận. Người ta làm cả một tấm bảng riêng, chỉ in hình bát mỳ, ghi rõ giá là 1,5 USD (hơn 30 nghìn đồng) - như một lời tuyên bố đầy hào sảng về việc “chấp hành chỉ thị”. Nhưng ngay sau tấm bảng đầy trọng thị với mỳ tôm ấy là bảng giá của những mặt hàng khác. Và chúng vẫn có mức giá kiểu “sân bay”: Chiếc bánh mỳ - 100 nghìn đồng (5 USD), sandwich - 80 nghìn, sinh tố dưa hấu - cũng 100 nghìn.Tôi không ăn được mỳ tôm, đành nhịn đói, mua một lon nước ngọt vì không muốn chi từng ấy tiền để ăn bánh mỳ. Lon nước cũng vài chục nghìn. Và tôi tự hỏi, nếu định giá bát mỳ tôm chỉ vì chính bát mỳ thì định giá làm gì? Vấn đề là làm sao từ chuyện bát mỳ, chúng ta tìm ra cách hạn chế tình trạng độc quyền, sự định giá bất tuân quy luật thị trường trong nhiều lĩnh vực khác.Bà Nguyễn Thị Kim Ngân sau khi đưa ra câu hỏi trên cũng đã tự trả lời rằng, muốn điều chỉnh giá thì phải điều chỉnh qua cơ quan quản lý cảng, điều chỉnh vấn đề từ gốc rễ. Nhưng không, sau cuộc luận chiến mỳ tôm, trong yêu cầu của cơ quan quản lý cảng với các doanh nghiệp, chính mỳ tôm, chứ không phải phương thức quản lý trở thành đối tượng điều chỉnh.Cách giải quyết “bức xúc mỳ tôm thì điều chỉnh mỳ tôm” đã trở thành một phương thức kinh điển trong tham gia chính sách từ các bên ở nước ta.Chẳng hạn, trong cuộc bức xúc “Việt Nam không sản xuất nổi con ốc vít”, tôi thấy phần lớn ý kiến đưa ra là về việc sản xuất chính con ốc vít, hoặc rộng hơn một tý là về công nghiệp phụ trợ của công nghiệp (tức là bản mở rộng của ốc vít, bao gồm sạc hay vỏ điện thoại). Tôi không thấy nhiều người bàn đến toàn bộ nền công nghiệp phụ trợ, bao gồm cả phụ trợ cho dệt may, chế biến nông sản...Con ốc vít, bát mỳ tôm - đáng ra chỉ nên là hình ảnh mang tính biểu trưng cho một vấn đề của chính sách - thì bản thân nó lại thành chủ đề phân tích. Theo tôi, cần một cái nhìn rộng hơn cho mọi vấn đề, từ cả phía nhà quản lý đến những người tham gia góp ý chính sách (người dân) để giải quyết tình trạng ấy. Nếu không, mỗi ngày chúng ta sẽ phải đuổi theo một sự vụ, không bao giờ dừng.Cuối cùng, quay lại với chuyến hành trình của tôi từ nhà ga T2: hóa ra là việc nhịn đói ở Nội Bài cũng không kinh khủng lắm. Vì hai tiếng sau tôi đã có mặt ở sân bay Suvarnabhumi, Thái Lan. Ở đấy, một suất cơm thịt gà giá chưa đến 30 nghìn đồng.Đức Hoàng Cách giải quyết “bức xúc mỳ tôm thì điều chỉnh mỳ tôm” đã trở thành một phương thức kinh điển trong tham gia chính sách từ các bên ở nước ta - chuẩn không cần chỉnh Làm chính sách kiểu "chỉ thấy cây mà không thấy rừng" Cam on Duc Hoang đa co mot bai viet rat hay. Mong rang cac co quan chuc nang giai quyet cac van đe mot cach tong the đê cho đân đuoc nho. QUEN THÓI LÀM ĂN CHỘP GIẬT. KHÁCH NƯỚC NGOÀI HỌ SẼ BỎ CHÚNG TA! Làm quản lý mà còn tư tưởng ăn xổi thi sao quản lý tốt được. Đã không làm thì thôi nêu làm thì làm cho tới nơi tới chốn. Cái tư tưởng ấy không chỉ trong ngành GTVT, cái kiểu mất mất bò mới lo làm chuồng thì Bộ, Ngành nào cũng có mà điển hình là cơ quan ban hành các văn bản Luật, vừa áp dụng hôm trước hôm sau phải sửa tháng sau phải hủy làm mất đi cái uy nghiêm của pháp luật. thì làm theo kiểu "Mì ăn liền" mà. Dân mình nhiều cái quan niệm kì lắm, vào đến sân bay chắc họ nghĩ phải có tiền nhưng giờ thì cái quan niệm đó xưa rồi, mình toàn đi vé rẻ. Du lịch cũng vậy mình từng đi biển Tân Thành - Tiền Giang định đi cho biết và tìm ít hải sản cho rẻ, xuống uống ly nước mía 20k, giá hải sản trong nhà hàng thì gấp 2-3 lần ở SG, tự nghĩ chắc chẳng bao giờ quay lại nữa. Đừng hỏi vì sao du lịch ko phát triển dc. Vấn đề nào cũng cần một tầm nhìn và một tấm lòng với dân với nước thì mới làm được. Đầu tiên là môi trường: Tại sao cứ để những người kinh doanh ở vỉa hè ngang nhiên vứt rác ra lề đường, những người bán hàng, người dân ngang nhiên vứt rác ở miệng cống rồi những người công nhân vệ sinh lại cặm cụi đi quét, gom vào xe (ngày nào cũng cái điệp khúc ấy bởi những người quản lý đô thị chỉ thỉnh thoảng lượn xe ra oai mấy phút rồi tuyệt nhiên không thấy). Môi trường ở nông thôn còn chưa bị ô nhiễm nặng thì không có biện pháp gìn giữ mà để phát triển tự nhiên tức là bà con sử dụng túi ni lông, nước thải xả thẳng trực tiếp ra kênh mương rồi tiến tới sông (có lẽ ưu tiên đầu tư cải tạo môi trường của thành phố quan trọng hơn là giữ gìn môi trường của nông thôn. Túm lại toàn đi sau giải quyết hậu quả chứ không phải đi trước để ngăn chặn). Tại sao trước ngày ông táo về trời, các nhà quản lý, các thanh niên ưu tú không tuyên truyền và đặt sẵn thùng rác ở các điểm dân hay thả cá (túi ni lông vẫn ngập cầu, ngập bờ rồi đài báo lại được mấy bài ca thán phê phán). Tại sao không quản lý chặt khi cấp bằng lái xe, để vẫn còn nhiều người phóng nhanh, và không nắm chắc luật khi tham gia giao thông.....Nói chung cần ý thức tự mỗi người và một chính sách nghiêm. "Giá thành" cao nên giá bán nó vậy! Bài viết rất hay, nhưng đọc xong buồn quá. Việt nam mình còn như thế này là do tham nhũng (rộng hơn là tư lợi) mà ra cả thôi, nếu không thì chúng ta đã vươn rất xa rồi Đừng có nghĩ các nhà làm chính sách của chúng ta thấy cây mà không thấy rừng. Nghĩ như vậy là đánh giá năng lực của họ quá thấp. Ngồi vào cái vị trí ấy cần năng lực không hề nhỏ. Câu hỏi chính xác phải đặt ra là thay đổi chính sách thì ai có lợi và không thì sao. Việt Nam rõ Giàu mà Nghèo Sau cuộc luận chiến mỳ tôm, trong yêu cầu của cơ quan quản lý cảng với các doanh nghiệp, chính mỳ tôm, chứ không phải phương thức quản lý trở thành đối tượng điều chỉnh. Thích nhất câu này. Duc Hoang luon la tac gia cua cac bai bao co ly luan rat sac sao, co tam nhin xa. mạnh được yếu thua là cách hành xử ở nhiều nơi hiện nay |
Ngày chiến thắng Ngày này, 70 năm trước, hàng trăm triệu người đã trào nước mắt vì cơn ác mộng khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người mang tên chủ nghĩa phát xít cuối cùng đã kết thúc.Thai nghén trong những quán bia ở Munich sau thế chiến thứ nhất, cái chủ nghĩa mà cốt lõi "coi chủng tộc người Arian là thượng đẳng" trên tất cả các chủng tộc khác và có quyền tiêu diệt các chủng tộc khác để tạo ra "không gian sinh tồn" cho chính mình đã không ngừng lớn mạnh, không ngừng đánh bại mọi địch thủ trên con đường vươn lên bá chủ của nó.Nước Đức phát xít mất một tháng để đánh bại Ba Lan, ba ngày để chiếm Đan Mạch, một tuần để chiếm Bỉ và bốn mươi ngày để nước Pháp quỳ gối. Quân đội Anh bỏ lại toàn bộ vũ khí chạy thoát thân khỏi Dunkirk để mặc cho 100.000 quân Pháp đồng minh chặn hậu bị bắt làm tù binh.Chuỗi bất bại đó chỉ bắt đầu chững lại vào rạng sáng ngày 22/6/1941, khi những binh lính Đức gốc Áo thuộc sư đoàn bộ binh 45 vượt sông tiến vào một pháo đài mang tên Brest nằm ở cực Tây của Liên Bang Xô Viết. 22/6/1941 là sự khởi đầu của sự suy tàn của chủ nghĩa phát xít. Nhưng phải qua bốn năm đầy máu và nước mắt với hơn 27 triệu người ngã xuống thì chủ nghĩa phát xít mới thực sự tắt thở khi thống chế Keitel ký vào văn bản đầu hàng vô điều kiện. Đó là những năm tháng mà không ai nghĩ bao nhiêu phần trăm trong số người ra trận ai là người Nga, ai là người Ukraine. Họ chỉ nhớ rằng, vào năm 1941, cứ 100 người ra trận thì chỉ có 3 người trở về vào năm 1945. Họ chỉ nhớ rằng sự hy sinh của họ là sự hy sinh chung, và chiến thắng cũng là của chung. Cái chung đó vượt lên phạm vi một dân tộc, một quốc gia, một chủ nghĩa. Vào tháng 11/1941, trong những đoàn quân diễu hành qua Quảng trường Đỏ tại Moscow rồi tiến thẳng ra mặt trận, có lữ đoàn quốc tế với những người con của rất nhiều dân tộc trên thế giới. Họ là những chiến sĩ cộng hòa Tây Ban Nha, những du kích quân Nam Tư, Hy Lạp, những người Bulgaria, Hungaria, người Ba Lan và cả 6 người châu Á tới từ một đất nước xa xôi có tên là An Nam thuộc Pháp. Chúng ta đều biết điều đó và lịch sử đều ghi rằng những đơn vị Hồng quân, những người Nga đã tiến thẳng ra mặt trận từ nơi diễu binh. Người ta đều biết là tinh hoa và phần sinh lực lớn nhất của quân đội Đức quốc xã đã vùi thây ở mặt trận phía Đông. Và cái giá phải trả cho điều đó là hơn 27 triệu người đã hy sinh. Tất cả họ đều được gọi chung là 27 triệu người Nga đã ngã xuống cho chiến thắng.70 năm sau, có những người cố viết lại lịch sử khi nói rằng quốc gia của họ, dân tộc của họ đã chết bao nhiêu người để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Họ cố tình lờ đi sự thực là trong các đơn vị tiến vào nước Đức (dù các phương diện quân đó có mang tên Ukraine hay Belarus) thì mỗi đơn vị đều có tất cả thành phần dân tộc của Liên Bang Xô Viết. Những người đó, vì những toan tính tư lợi ngày nay, sẵn sàng quên mất rằng khái niệm nước Nga, quân Nga, người Nga trong những năm tháng đó không hề đại diện cho dân tộc Nga hay ý tưởng cộng sản của Liên Bang Xô Viết mà nó là tượng trưng cho sự giải phóng khỏi chủ nghĩa phát xít. Sau 70 năm, tuy ít nhưng vẫn còn đó những người lính, cả Hồng quân lẫn quân đội Đồng minh, những người dân thường có thể làm chứng rằng vào năm 1945, tiếng kêu "quân Nga đã tới" đồng nghĩa với "giải phóng".Tôi nói với bạn tôi rằng, dù có những nhà lãnh đạo của các nước văn minh cố gắng gắn cuộc diễu binh trên quảng trường Đỏ với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Nga, nhưng tôi thấy khác. Tôi sẽ thấy những người con, cháu của những người đã đổ máu để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, những người đến để tưởng nhớ sự hy sinh của những người giải phóng. Mà khi ra trận, không bao giờ họ nghĩ rằng họ đang gieo mầm cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Tâm hồn tôi sẽ có mặt ở đó, Quảng trường Đỏ - nơi diễn ra cuộc diễu binh kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Phát xít. Tôi tin rằng, tất cả những người đã ngã xuống cũng sẽ có mặt. Họ sẽ lại cùng diễu binh trên quảng trường như họ đã từng diễu binh rồi ra thẳng mặt trận như những ngày tháng 11 tăm tối năm 1941. Tôi sẽ dõi mắt tìm 6 khuôn mặt của những người Châu Á của một nước An Nam nô lệ, 6 con người tự do dấn thân vào trận đánh thắng đầu tiên của nhân loại đối với chủ nghĩa phát xít trước cửa ngõ Moscow. Ngày mai bạn đừng hỏi bài hát "Tạm biệt người con gái Slav" được cất lên để cho ai. Bản nhạc đó được cất lên cho tất cả những người đã ra trận trong bốn năm đằng đẵng đó, cho tất cả những người hôm nay biết trân trọng những gì mà người trước đã hy sinh và để lại. Ngày mai, hãy gặp tôi ở đó!Thái Bảo Anh Bài viết rất cảm động, viết rất chân tình. Nước Nga với tính cách của người Nga luôn bị các nước khác khó chịu vì họ không có được những cái gì tốt đẹp mà người Nga có được, từ xa xưa đã thế rồi. Tôi yêu nước Nga, con người Nga: nhân hậu, trung thực và tốt bụng. Tôi là một giáo viên Lịch sử và tôi không đồng tình với quan điểm chỉ có Liên Xô là nước chủ chốt đánh bại chủ nghĩa phát xít. Nếu không có 17 triệu tấn hàng viện trợ của Mỹ cho Liên Xô, nếu Không quân Anh-Mỹ không liên tục ném bom, làm sụp đổ toàn bộ nền công nghiệp chiến tranh của Đức thì chưa chắc gì Liên Xô có thể giành được chiến thắng sau cùng. Chiến thắng năm 1945 là của chung tất cả mọi người, không phải là của riêng ai cả. Cũng giống như tim, gan, thận hay não, thiếu mất một thứ thì cơ thể không thể sống được Hôm nay ngày 9/5 kỷ niệm 70 năm chiến thắng rực rỡ ấy hơn 20 triệu người Liên Xô đã hy sinh . Đôi khi ngồi suy nghĩ nếu không có chiến thắng này sẽ không có cách mạng tháng 8 ở VN , nước Việt Nam sẽ ở đâu, cha mẹ mình ở đâu và mình ở đâu ? Trong đêm dài nô lệ , biết đâu Việt Nam bị xóa sạch tên trên bản đồ thế giới , liệu còn cha còn mẹ để mà mình đầu thai nơi hai con người ấy, hay là mình vẫn chỉ là hạt bụi lang thang ??? Thế giới là sự tương quan của nhân duyên trùng trùng , tại sao mình là người VN lại cảm thương những chiến sỹ Hồng quân Liên Xô xa xôi đã hy sinh chống họa Phát xít diệt chủng ...Câu trả lời không gì khác hơn vì họ là những con người biết thương người , như quân đội và nhân dân VN ta đã cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng ...Cứu vật vật trả ơn , lẽ nào cứu người người trả oán . Thật là đáng trách cho những ai muốn xuyên tạc lịch sử , xóa sach ơn này . Tôi chỉ có thể nói: Tôi yêu hòa bình, tôi yêu nước Nga, Tôi yêu Liên Xô vĩ đại. Phương tây đã dung túng để CN phát xít xâm chiếm Ba Lan, Đan Mạch...và gần hết Châu Âu. CN phát xít chỉ bắt đầu dừng lại trước Liên Xô vĩ đại. Bạn Khoa đèn ạ! Không ai có thể bóp méo lịch sử cả, tại vì bạn không chịu khó đọc mà chỉ mới học môn lịch sử trong các trường phổ thông thôi. Thế giới không ai dám phủ nhận sự đóng góp to lớn của Hồng quân Liên Xô và đất nước Xô viết. Chẳng qua họ không muốn nhớ lại quá khứ đau thương, nói tóm lại họ không cổ vũ nước Nga làm một lễ kỷ niệm hoành tráng, thay vào đó là đặt một đoá hoa để tưởng nhớ cho những người đã hy sinh vì hạnh phúc thế giới, trong thế chiến thứ hai thì ko có quốc gia châu Âu nào ko có sự hy sinh. đáng tiếc, bây giờ có nhũng người không biết lịch sử thì không hiểu nổi sự hi sinh và đóng góp của quân dân Liên Xô (cũng như Nga ngày nay) đã đành, bây giờ còn có những kẻ muốn viết lại lịch sử, phủ định hoàn roàn ý nghĩa của những đóng góp đó. Có thể là người Nga ban đầu đã giải phóng các nước Đông Âu thật. Nhưng khi Tiệp Khắc, Hunggary... muốn giành lại độc lập cho riêng mình thì cũng chính Liên Xô đã đàn áp thằng tay và cho xe tăng bắn vào người dân Tiệp , Hung và áp đặt ý muốn của mình lên các dân tộc này. Thật xúc động.! Các bạn hãy để dân Ucraina nhận xét về nước Nga và Putin ngày nay. Chỉ có những người đã qua chiến tranh mới hiểu nỗi đau ,mất mát của chiến tranh .Những kẻ độc tài ích kỷ luôn muốn gây ra chiến tranh để tận hưởng những cái gì chúng muốn . Tôi thuộc thế hệ 8x chưa có điều kiện tới "Nước Nga". nhưng trong suy nghĩ của tôi "Nước Nga" thật đẹp, con người Nga thật gần gũi. Mặc dù nhiều lần bị du côn Nga đánh nhưng trong tôi vẫn cháy mãi một tình yêu nước Nga. Nhiều người cuồng Nga quá. Nếu Stalin không ký với Hitler hiệp ước không xâm lược lẫn nhau thì có lẽ nước Nga năm 1941 đã không bị Đức úp sọt rồi hy sinh đến tận 27 triệu người. Stalin đã bán đứng Đồng Minh Ba Lan cho Đức để đổi lại hòa bình cho Liên Xô. Các bạn nên hiểu lịch sử theo nhiều góc độ và chi tiết. Nga chỉ là 1 quốc gia lớn và có nhiều yếu tố để trở thành cường quốc chứ ko hề vĩ đại như bao người lầm tưởng. Họ cũng giống TQ. Lễ duyệt binh năm này với ý đồ là phô diễn vũ khí trong hoàn cảnh căng thẳng phương Tây - Nga mà thôi. Cổ súy, tung hô tinh thần dân tộc cực đoan trong khi ra sức nói xấu, hạ thấp các dân tộc khác là cách làm của chủ nghĩa phát xít. Cá nhân tôi thấy rất vui cho sự diệt vong của chủ nghĩa phát xít 70 năm trước nhưng vô cùng lo lắng cho khả năng tái sinh của chủ nghĩa quái thai này ở một số nước như Nga, Trung Quốc. Không ai muốn phủ nhận quá khứ. Cuộc diễu binh tự bản thân nó không biểu trương cho bất kỳ chủ nghĩa gi hết. Nhưng với Putin và Tập Cận Bình ở đó, với những gì Putin đã và đang làm ở Ukraine và những Trung Quốc của Tập Cận Bình đã và đang làm ở biển Đông, người ta có lý khi thấy đằng sau sự kiện này bóng dáng trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc quá khích. |
Nếu con tôi bị bạn đánh Những lần như thế, tôi thường bảo con đừng chọc giận bạn, bạn hư cô giáo sẽ dạy dỗ. Cũng có khi, dù quá bé con cũng biết mách: “Hôm nay, cô giáo đánh mông con đó ba”. Phản xạ đầu tiên của tôi là không bênh con, chỉ nhắc: “Cô giáo thương con nên mới đánh mông. Con không được hư để cô buồn, cô đánh”.Ở nhà, những lúc con hư, tôi cũng thường “nhường” việc đánh con cho mẹ nó, trừ những lúc các con mắc lỗi nghiêm trọng. Thường thì tôi chỉ đánh mấy roi thật đau, kèm theo hình phạt nghiêm khắc và buộc phải thực thi, thành ra hiệu quả giáo dục có vẻ cao, chúng sợ ba hơn sợ mẹ. Phải thú thật, những lúc phải sử dụng đòn roi, chưa biết con đau hơn hay cha đau hơn.Vậy nên nếu con tôi bị một nhóm bạn ở tuổi 12 ném ghế vào đầu như những gì diễn ra ở Trà Vinh, đó sẽ là một bi kịch, một vết thương tâm hồn không dễ gì lên da non với cả con và cha mẹ. Có lẽ phụ huynh của những đứa trẻ cầm ghế đánh bạn cũng bị chấn thương tâm hồn nặng nề.Tính cách con người, ngoài bản năng, cơ bản vẫn bị quy định bởi hoàn cảnh và môi trường. Lâu nay môi trường giáo dục chúng ta chưa tốt. Có những em bị bạn liên tiếp bắt nạt, bị các đàn anh đàn chị “xin đểu”; bị chặn đường đánh trong thời gian dài phải thủ dao trong cặp, dẫn đến trường hợp đã đâm chết bạn khi bị dồn đến chân tường… Chỉ đến lúc đó, cô thầy và phụ huynh mới ngỡ ngàng và sốc.Tạo ra môi trường học đường tốt để ngăn ngừa bạo lực là cuộc trường chinh của ngành giáo dục, nhưng theo tôi, môi trường gia đình mới là cốt tử. Nếu tư duy của số đông phụ huynh vẫn chỉ dừng lại ở việc chăm con bữa ăn, giấc ngủ tốt đã là hoàn hảo thì không ổn. Khi con càng lớn, tư duy, tính cách càng phức tạp, đến bố mẹ còn khó nắm bắt thì việc giao phó việc dạy dỗ con cho nhà trường, thầy cô là hoang tưởng.Do đó, phụ huynh phải là người bạn thân nhất, tin tưởng, thấu hiểu con nhất. Chỉ như thế, mới có thể nắm rõ được thực trạng con mình đang sống, học và ứng xử với bạn bè, thầy cô ra sao ở trường; để phản ánh, tương tác với nhà trường tạo một môi trường giáo dục tích cực hơn. Sự hợp tác chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường luôn mang đến những hiệu quả tốt.Trong một xã hội mà khi ở nhà, còn ít em bé được bố mẹ dành thời gian tìm hiểu chuyện của con ở trường, tâm tình với con như những người bạn, hay đọc cho nghe những câu chuyện cổ tích đơn giản như Tấm Cám, thì không thể hy vọng các em đến lớp luôn biết nhận thức rằng không nên có những hành vi xấu như cô Cám, với bạn bè, thầy cô, với mọi người, khó có thể hiểu rõ những mối hiểm nguy mà con mình phải đối diện ở trường. Và khi cô bé 12 tuổi bị bạn nện ghế vào đầu, lỗi của phụ huynh không nhỏ vì quá vô tâm để không biết có một cái luật nếu trái lời lớp trưởng, sẽ bị no đòn.Cho nên, nếu con tôi bị bạn nện ghế vào đầu, trước hết, tôi phải tự trách mình, dứt khoát là thế, vì đã không thấu hiểu con, không tìm cách bảo vệ được con. Rồi sau đó tôi mới truy vấn trách nhiệm nhà trường và xã hội.Hữu Quý Con tôi hồi học mẫu giáo lớp 4 tuổi bị bạn đánh, tôi có nói với cô giáo nhiều lần nhưng hiện tượng đó vẫn tiếp diễn. Tôi cũng dạy con nên tránh xa bạn ấy ra nhưng không được. Vậy là tôi dạy con tôi cách tự vệ để tự bảo vệ bản thân, cuối cùng cách này có hiệu quả. Bạn kia không còn dám bắt nạt và đánh con tôi nữa. Đây là trường hợp của cá nhân tôi mong các bậc phụ huynh tham khảo. Phải chi bảo con mình có tinh thần thựơng võ, hãy bỏ qua , không vì đông hiếp ít , không vì yếu thế mà làm mất tình bạn,con tui có học võ nhưng không bao giờ xài võ chỉ có chạy là thựơng , cách trả thù của nó là mua thật nhiều bánh mời bọn nó ăn(hơi bị hao), bút viết lúc nào cũng có 5 cây ai thiếu cho ; Bi giờ sáng chủ nhật nào còn đang ngủ cũng có ba bốn đức con gái chạy vô tận phòng la ó lôi đâu dậy chở vô trừơng sinh họat,hay đi đâu đóăn hàng....tui kôn bao giờ can dự mà chỉ bảo"con hãy tìm cách chinh phục bạncùng học, và này lớn họ sẽ là ngừơi bạn thân nhất kỹ niệm nhất,là ngừơi luôn hổ trợ mình lúc bế tắc".. Blablabla... Nhà trường k hẳn sai mà phụ huynh sai.... Vân vân tôi nghe nhiều rồi, mỗi câu truyện đều có 2 mặt và chú chưa hề nhắc gì tới chuyện ém nhejm, che giấu của nhà trường cả!Tôi biết có 1 ngôi trường công lập mà học sinh hút cần sa đánh nhau trong khuôn viên trường mà mỗi tuần nhà trường lại phải âm thầm gọi vài xe cấp cứu cho những em học sinh "sập cần"?Xã hội sẽ k thể khá hơn nếu như môi trường học đường-nơi đào tạo ươm mầm, nuôi dưỡng nhân cách mà chỉ dạy lý thuyết, chú trọng bệnh thành tích đâu!! Đồng ý với quan điểm của anh Hữu Quý. Phải dạy con mình trước đã: dạy con học, dạy con cách làm Người con sẽ tự biết bảo vệ mình. 1) Báo cô giáo2) Báo phụ huynh đứa trẻ hây gây hấn kia3) Tự ra tay trấn áp. Tôi nghĩ là nên dạy các bậc PH cách dạy con, chứ XH hiện nay cũng có nhiều quý vị PH cá biệt lắm!!!.... ui, con gái tôi cũng học lớp 6, nó bị mấy bạn gái đánh chỉ vì mỗi tội nhìn mày thấy ghét.. Con bé chả dám nói gì, tôi thấy học lực sút, hay khóc thầm, nhưng nhất định không khai việc mình bị bạn bắt nạt. Tôi phái theo dõi mãi mới bắt được quả tang tại chỗ mấy cô bạn yêu tinh đang túm tóc con mình. Lập tức liên hệ với nhà trường và cô giáo chủ nhiệm và các phụ huynh kia mới chấm dứt được sự việc. Bây giờ mọi việc đã ổn. Theo tôi không nên đổ mọi trách nhiệm lên nhà trường, chính mình phải lo cho con mình để biết được con của mình đang đối mặt với chuyện gì và khi nào cần thiết thì tham gia để bảo vệ. Trẻ con đứa nào chẳng hay chành chọe. Tự trách mình trước, trách nhà trường sau. Con tôi đi học mầm non ngày nào cũng bị bạn dứt tóc trụi 1 đám về tôi bảo sao ko mách cô? Cháu bảo mách cô đánh cả 2??? Bản thân tôi cho rằng đánh nhau, bắt nat bạn be phần lớn là do còn nhỏ các ông bố bà mẹ luôn ủng hộ cái hành vi đánh các bạn của con họ, họ luôn tự hào hãnh diện vì các e bé đánh thắng con người khác. Ở đời được bao nhiêu người như Hữu Quý, thấm lòng độc giả. Cầu mong được nhiều nhà báo như vậy. Nên bỏ phiếu kín tất cả các học sinh trên toàn quốc, xem thử coi ai là đầu gấu trong lớp. Theo tôi là rất nhiều trường như vậy, học sinh bị lép vế là cam chịu thôi. Bởi vậy phải có hình thức phạt thật nặng. Quan điểm dạy, ứng xử với con của anh Quý là đúng, rất đúng và rất cần có, phổ biến trong các gia đình chúng ta hiện nay! Con mình đang học lớp 1. Đi học về con cũng mách bố là con bị bạn lấy mất tẩy, bút chì, nhãn vở, bọc vở, thước kẻ.... Mua cho con bút mới thì đến lớp bạn đòi con phải đổi, bắt con dùng bút cũ của bạn. Mình đã dạy con dùng quy luật của nắm đấm nhưng tuyệt đối không được bắt nạt lại bạn (vì cháu nhà mình cao lớn hơn bạn nhưng tính lại nhát). Tuy chưa phải dùng nắm đấm (cháu là con gái) nhưng khi con có phản ứng mạnh mẽ thì tình hình có vẻ có tác dụng. Các cô đôi khi không muốn làm to chuyện, không muốn mất danh hiệu lớp tiên tiến, không muốn phụ huynh can thiệp nên đôi khi tìm cách bao che, đe nẹt cả hai bên nhưng nhu vậy thường không có tác dụng. Mình cũng dạy con kỹ năng tự giải quyết chứ phụ huynh cũng không nên đơn phương trực tiếp can thiệp vào chuyện của các con trừ phi thấy tình hình nghiêm trọng. Tôi hỏi một câu ngắn thôi : Lâu nay nghe nói học sinh đánh bạn cùng lớp khá nhiều, nhưng nhà trường và chính quyền đã giải quyết được gì ? Hay chỉ nói vòng vo rốt cuộc kẻ bị nạn là thiệt thòi CHỜ MẠ MÁ SƯNG. Với cái xã hội nầy bạn nên cho chúng những gì chúng cho con của bạn. Đừng hỏi tại sao tôi nóng máu, mà hãy hỏi các ông giải quyết được gì, hay chỉ toàn nói đạo đức giả. Đúng vậy, trước hết phải tự trách bản thân mình đã, làm cha mẹ phải như thế nào để "nghe thế nào để con nói, nói thế nào để con nghe". Đừng đổ lỗi cho việc vù quá bận rộn kiếm tiền, mưu sinh mà không có nhiều thời gian quan tâm hỏi han con, tất cả mọi thứ cha mẹ cố gắng ngày hôm này đều vì tương lai của con, nếu không mọi thứ cũng chỉ là vô nghĩa! |
Gu âm nhạc của cái loa Khắp các ngã tư đường phố, những chiếc loa công cộng được huy động để tuyên truyền Luật Giao thông. Hẳn nhiều người sẽ tự vấn mình về hiệu quả của chiến dịch này. Nó bao gồm các thông điệp như: "Theo khoản a, điều b…không được đi vào đường cấm", hoặc các slogan như "đội mũ cho con, trọn tình cha mẹ”...Nhưng đoạn đặc biệt nhất của series phát thanh rầm rộ này, phải kể đến âm nhạc. Sau khi nam nữ tuyên truyền viên kết thúc phần đọc, nhiều ngã tư đường phố thủ đô sẽ ngân lên bản hòa tấu Hà Nội mùa thu. Mùa thu từ ngày này qua tháng khác, mưa dầm gió bấc, nắng chang vỡ đầu, từ xuân sang hạ, đều bật Hà Nội mùa thu.Âm nhạc là hình thức truyền thông đại chúng cổ xưa nhất thế giới, cổ xưa hơn cả các bài diễn văn. Nhưng việc có ý thức chọn nhạc gì cho người khác nghe, là một biểu hiện của sự tôn trọng và ngược lại.Có một ngày, tôi ngồi tìm lại các bài nhận xét trên khắp thế giới về du lịch Việt Nam. Nhìn chung khá tệ hại: Việt Nam ăn cắp, nói thách, lừa đảo, chất lượng dịch vụ tồi... Có một bài khen nhiều nhất, thì rất ngạc nhiên, lại về cách chọn nhạc của một người bình thường. Đấy là bài về cặp vợ chồng Frank và Gabrielle Yetter, (những người làm việc trong vai trò quản lý ngành truyền thông ở Mỹ) hai ông bà ở tuổi ngũ tuần, quyết định bán hết gia sản ở Mỹ, bỏ chức vụ quản lý, để đi du lịch thế giới. Hẳn nhiều người sẽ đồng ý với tôi rằng với từng đấy ước vọng cho một chuyến đi cuối đời, việc họ đến Việt Nam có thể là một sự mạo hiểm.Nhưng rồi vợ chồng nhà Yetter lại xếp anh lái taxi Việt Nam của họ vào top 10 người đáng yêu nhất Đông Nam Á. Chỉ bởi vì anh ta hỏi họ là người nước nào, sau đó cho vào đài một cái CD nhạc Mỹ, rồi nghêu ngao hát theo mấy bài hát cũ, như Hotel California hay My heart will go on trong phim Titanic… Vợ chồng nhà Yetter vui vẻ hát theo và quên đi việc mình đang tham gia một đám đông kinh hoàng trên phố. Ấn tượng của anh lái taxi đã xóa tan tất cả. Một cái đĩa CD ở đây giá trị tương đương dịch vụ của một khách sạn 5 sao.Tôi tự hỏi, sự quan liêu có thể được thể hiện bằng âm nhạc hay không? Hãy nhìn một chuyến tàu Bắc - Nam: cứ đến ga nào thì tự động bật ca khúc đặc trưng của tỉnh đó. Ngoài ra thì tự động bật bài Tàu anh qua núi của Phan Lạc Hoa. Lần đầu nghe còn được. Lần thứ hai nghe thấy chối, ồn ào, không ngủ được. Không có nút tắt. Lần thứ ba thì thực sự bực bội. Vấn đề không phải là nhạc có hay không, vì mỗi người một gu riêng, mà ở đây thấy rõ rằng chẳng ai quan tâm đến nhạc, cứ bật cho xong.Nhạc trên những chuyến bay, cũng chẳng hiểu được chọn theo logic nào. Có dạo cứ hết chuyến bay, hãng hàng không quốc gia, lại bật Biển cạn của nhạc sĩ Kim Tuấn. “Ngày xưa biển xanh không như bây giờ biển là hoang vắng”. Buồn thảm.Chuyển sang bay một hãng khác, lúc đi thì người ta bật Proud of you của Fiona Fung. Chả phải âm nhạc đỉnh cao gì, nhưng nhẹ nhàng, vui vẻ. Bài hát nói về một cô gái bay lên vì tình yêu, cũng là có ý có tứ. Lúc xuống đến Nội Bài, thì trên loa vang lên Xin chào Việt Nam của Quỳnh Anh. Đi lâu, nhớ quê, nghe bài ấy có khi rùng mình.Có người sẽ bảo tôi rằng, có nhiều thứ quan trọng khác cần quan tâm hơn trong sự vận hành của xã hội. Nhưng tôi nghĩ rằng, việc chọn dăm ba bài nhạc là chuyện rất nhỏ, rất dễ làm, dễ hơn viết diễn văn hay nội dung tuyên truyền rất nhiều, mà không làm được, khó mà nói chuyện lớn. Sự cẩu thả ấy thể hiện một thái độ.Trở lại câu chuyện của những chiếc loa trên đường phố. Nếu có ai muốn trách những chiếc loa phường, thì tôi cũng nói luôn, rằng ở nhiều phường bây giờ, cán bộ cũng rất tinh tế, có đĩa nhạc trẻ để xoay vòng, chứ không phải là bật Hà Nội mùa thu vào giữa mùa đông giá rét hay Biển cạn lúc người ta bắt đầu một chuyến đi.Vô cảm không phải là đặc tính bắt buộc của những cái loa công.Đức Hoàng hồi đầu năm mưa cả tháng trời đi qua ngã 3 Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng , đang bực mình bị ô tô té thì loa phát " Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa. Bực mình gào ầm lên "mưa cả tháng nay rồi còn vắng những cơn mưa con khỉ gì nữa hát hò vớ vẩn" , đang đèn đỏ cả ngã ba cười ầm lên, bực không chịu được. Bài viết sâu sắc, thế nhưng vấn đề là người quyết định chọn và bật loa nhạc lại không đọc bài viết này đâu Xóm quê tôi ( Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu ) các cán bộ xuống lắp mấy cái loa , sáng từ 5h30 đến 7h , chiều từ 5h đến 6h30 , loa thì rè , suốt ngày oang oang đọc thời sự với tin vớ vẩn đâu đâu trong khi nhà nhà đều có tivi , nhức đầu không chịu nổi . Anh Đức Hoàng viết hay, tinh tế. Tôi thích. Bài viết rất hay, những cái đơn giản mà không làm được thì nói chi những cái to tát, vậy nên muốn thay đổi phải bắt đầu từ cái nhỏ nhất. Cảm ơn bài viết của anh vì tôi cũng có những cảm giác giống như anh khi đi tàu Đôi khi tôi gặp người nước ngoài du lịch VN, tôi lại nao nao nỗi sợ rằng liệu họ có đánh giá chúng ta ở quá nhiều cái còn chưa tốt và làm sao để họ chạm đến giá trị đẹp của Việt Nam. Mong rằng chúng ta ngày càng làm thay đổi đất nước đẹp và văn minh hơn trong lòng người dân quốc tế . Bài viết rất sâu sắc với nhiều dẫn chứng cụ thể. Cảm ơn bạn và mong bạn đóng góp thêm nhiều bài viết có giá trị nữa nhé! Bai viet hay qua. Nhân chuyện LOA mình cũng xin mời các bạn lắng nghe chương trình phát thanh của một số Phường trong nội thành Hà nội và cho ý kiến nhận xét luôn.Riêng mình thì coi đài phát thanh Phường là sự thụt lùi của văn hóa và xã hội Cái này theo tôi là do tầm hiểu biết của những cán bộ quản lý. Gần đây em có đi ăn cưới ở xa. Cả nhóm bạn thuê Taxi đi. Ngồi xe được một đoạn khoảng 20' thì chú lái xe hỏi tuổi bọn em, hỏi bọn em học trường ngoại ngữ ra ah (vì bọn em tập trung nhau trước cổng trường ĐH ngoại ngữ Hà Nội - ĐH Hà Nội bây giờ). Bọn em nói: "vâng". Thế là chú lấy 1 cái USB khác ra. Trong đó toàn nhạc nước ngoài, mấy bài khá hiện đại. E nghe nhạc, rồi ngạc nhiên hỏi, chú cũng nghe những bài hát này cơ ạ? Chú ấy nói: "Chú nhạc gì cũng nghe, nhưng mấy bài hát này là con trai chú copy cho chú". Phải nói là... trong mắt một người yêu âm nhạc như em, thì đó là 1 chi tiết hết sức đáng yêu, mà em chưa thấy đc ở 1 lái xe taxi nào. Cũng giống như anh Taxi trong bài viết của anh Đức Hoàng vậy. Những người tận tụy với nghề! Hơn rất nhiều những nhân viên VP đến làm thì dật dờ, chờ sếp ra ngoài là cũng lượn, cuối tháng nhận lương cao. Bây giờ đã là năm 2015, mọi người đều có phương tiện để theo dõi tin tức mà mình muốn cho riêng mình. Cứ thử làm một cuộc khảo sát để thấy chiếc loa phường đã không còn chỗ đứng, đã hết vai trò lịch sử của nó. Bây giờ là thời buổi cá nhân hoá, tự do, nên cho cái loa phường về viện bảo tàng để dành tiền đầu tư cho những cái xứng đáng hơn. Cám ơn anh Đức Hoàng có những bài phản ánh đúng hiện thực xã hội. Thói cẩu thả, quan liêu, vô trách nhiệm với cộng đồng trong xã hội vẫn tồn tại không ít người. Họ là những người "nói qua loa"', cộng đồng phản ứng thì cũng chỉ "làm qua loa" thôi .........!!! Tai nghe là phát minh giúp khắc phục điều này đấy. Rất thâm thúy. |
Trợ tử Tôi không dám cho mình là người nhìn thấy nhiều nỗi đau nhưng bạn đã bao giờ ôm một người trong giai đoạn cận tử, đang hốt hoảng vì khó thở dù đang thở bằng oxy để cảm thấy tấm thân mong manh run rẩy vì đau đớn trong vòng tay mình, để cảm thấy nỗi lo cô đơn của họ?Đại đa số bệnh nhân ung thư (80%), dù ở các nước có nền y học khá tiên tiến, bị đau và rất đau đớn. Và không chỉ đau đớn thể xác, họ còn tuyệt vọng và đau khổ vì cuộc chia ly phía trước. Khi đau đớn và tuyệt vọng kéo dài, người ta muốn chấm dứt nó.Cũng rất dễ hiểu khi người bệnh cận tử đề nghị bác sĩ trợ giúp cho chết nhanh và êm ái để thoát khỏi đau đớn. Việc này được gọi là “trợ tử” (euthanasia). Việc dừng can thiệp điều trị, tắt thiết bị duy trì sự sống được gọi “trợ tử thụ động” (passive euthanasia). Việc gia đình và bệnh nhân yêu cầu bác sĩ trích thuốc mê liều tử vong để bệnh nhân ra đi êm dịu được gọi là “trợ tử chủ động” (active voluntary euthanasia).Trên thực tế, trợ tử thụ động vẫn được chấp nhận. Khi bệnh cận tử và đau đớn, bệnh nhân (hay người thân đại diện) có quyền từ chối điều trị tích cực với mục tiêu chấm dứt nhanh những đau đớn có thể kéo dài.Việc trợ tử chủ động mà Vụ Pháp chế của Bộ Y tế Việt Nam đề xuất bổ sung vào Bộ luật Dân sự gây bàn cãi nhiều ngày qua là vấn đề không mới trên thế giới. Nó đã có từ thời cổ Hy Lạp. Ở Anh Quốc, vào năm 1936, King George V đã được chích morphine và cocaine liều tử vong bằng bác sĩ riêng của nhà vua, Lord Dawson, khi vua bị suy tim mạch và suy hô hấp nghiêm trọng. Việc này chỉ được tiết lộ 50 năm sau đó. Cuộc tranh luận nhằm trả lời câu hỏi là trợ tử chủ động có thể được luân lý chấp nhận hay không. Nếu có, có nên hợp pháp hóa việc bệnh nhân bị bệnh cận tử và rất đau đớn được phép yêu cầu bác sĩ cho một liều thuốc tử vong, trong những hoàn cảnh có kiểm soát cẩn thận?Luật về quyền chết có trợ giúp được thông qua ở các quốc gia Hà Lan, Columbia, Thụy Sĩ, Nhật, Đức, Bỉ, Luxembourg, Estonia, Albania, các tiểu bang Washington, Oregon, Montana, Vermont ở Mỹ, và Quebec ở Canada. Australia, nơi tôi đang làm việc, không thông qua luật này dù rằng có những người vận động rất mạnh cho phong trào trợ tử.Thầy thuốc nghĩ sao về vấn đề này? Một điều tra hơn 10.000 bác sĩ nội khoa ở Mỹ cho thấy khoảng 16 % sẽ có thể dừng điều trị duy trì sự sống nếu gia đình yêu cầu dù biết rằng như thế là còn sớm, 55 % sẽ không làm điều đó, và 29% còn lại thì tùy theo hoàn cảnh. Tại UK, vài nghiên cứu cho thấy số bác sĩ ủng hộ trợ tử là khỏang 55% và số phản đối khoảng 35%. Y học truyền thống không ủng hộ việc trợ tử. Lời thề Hippocrates nói: “Tôi sẽ không cho thuốc gây chết người cho bất cứ ai kể cả khi được yêu cầu”. Bộ luật y đức quốc tế được World Medical Assocition (WMA) thông qua từ 1949 viết: “Một bác sĩ cần luôn ghi nhớ trách nhiệm bảo tồn sự sống từ lúc được thụ thai cho đến khi chết”. Quan điểm này được nhấn mạnh lại một lần nữa trong Tuyên bố Marbella 1992: “Khi một bác sĩ cố tình trợ giúp một người kết liễu cuộc sống của mình, bác sĩ đó hành động vô đạo đức”.Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Australia, khi bị bệnh cận tử, người bệnh và gia đình có quyền từ chối điều trị tích cực, và ta có thể hiểu điều này thực ra tương đương với “quyền trợ tử thụ động”. Nhờ hệ thống chăm sóc cận tử miễn phí, người bệnh được chăm sóc chu đáo cho đến phút cuối cùng mà không trở thành gánh nặng tài chính cho gia đình. Ta có thể hiểu và thông cảm được với tâm trạng của những người đã phải chăm sóc và chứng kiến những đau đớn của người thân trong những ngày cuối đời. Những người này thường ủng hộ luật trợ tử. Họ cho rằng quyền tự quyết, tính độc lập, phẩm giá của cá nhân cho phép con người được tự lựa chọn cái chết.Tuy nhiên, theo tôi, một người vừa theo đạo Phật, vừa làm công việc điều dưỡng, thì sự sống của con người là thiêng liêng, là “tài sản được ủy thác” và ta không có quyền “sở hữu” tuyệt đối. Thực ra ta làm gì có “quyền” cho sự sinh ra và chết đi của ta. Một kẻ sống tham lam ác độc thì làm sao chọn được cái chết thanh thản? Sự sống, nói cách khác là được ban tặng và chúng ta có trách nhiệm phải bảo vệ và làm nó tốt hơn, hạnh phúc hơn, cho mình và cho người khác. Tự ý bằng cách này cách khác để hủy hoại cuộc sống là không làm tròn trách nhiệm của mình. Trong trường hợp trợ tử, nó ảnh hưởng lâu dài, suốt đời đến bạn bè, gia đình.Tôi tin là có cách khác thay việc trợ tử chủ động. Trong trường hợp ông Brian, nhóm điều trị chúng tôi đã họp với ông và gia đình, thỏa thuận phương thức chăm sóc tiếp theo: không điều trị tích cực ung thư, chỉ chăm sóc cận tử tốt, giảm đau và ổn định tâm lý hiệu quả. Những ngày sau, ông mê man nhiều hơn do thuốc giảm đau và thuốc an thần, được tiêm dưới da. Gia đình có mặt xung quanh ông thường xuyên. Họ nắm tay ông cả khi ông ngủ. Bà vợ được chúng tôi kê thêm một chiếc giường bệnh viện bên cạnh để bà nghỉ ngơi khi cần. Phòng đối diện là cái bếp nhỏ, có nước sôi, có máy nước đá, tủ lạnh. Họ có thể tự pha cà phê hay trà trong khi thăm ông.Tôi chưa gặp một người bệnh cận tử nào yêu cầu được trợ tử chủ động, có thể vì luật ở Australia không cho phép. Tuy nhiên, trong thời gian tôi làm công việc chăm sóc người già, người tàn tật, người cận tử trong bệnh viện, chính họ là người đã thay đổi cách nhìn cuộc sống của tôi, làm tôi yêu người, yêu sự sống hơn qua thái độ của họ chứ không phải ngược lại.Nguyễn Thị Nhuận Những ý kiến có thế khác nhau nhưng phải phụ thuộc vào hoàn cảnh, chắc hẳn những người trả lời ko phải là nhân viên phòng hồi sức cấp cứu hay ung thư. Tôi xin nói một case như sau, bé trai 5t bị viêm não nhật bản, nhờ dc cứu chữa tận tình nên cháu qua dc nhưng mất não và sống thực vật thở máy hổ trợ. Mẹ cháu đã bỏ việc chăm e suốt 5 năm trời. Chị đã bán nhà, bán đất, bán tất cả, cầu cứu sự trợ giúp của mọi người để duy trì suốt 5 năm. Sau đó vì ko còn j nữa, chị đã đồng ý rút ống thở. Kết quả : chị còn 2 bàn tay trắng, e bé thì vẫn ra đi, chỉ có nỗi đau cho người ở lại. Nếu là các anh chị, các a chị nghĩ thế nào về quyền dc chết khi bhyt vn ko chi trả đầy đủ cho bn và ( trong 5 năm đó ) bv đã cháy hết 6 máy thở do phải chạy liên tục để chăm sóc e. Hãy đối diện trước khi phán xét. tôi, 1 bs hscc, hoàn toàn ủng hộ quyền dc chết. Sống - chết là ý muốn tự bản thân của người ta. Thấy sống vô ích, chết lại có ích hơn, thì người ta chọn chết. Như bản thân tôi, tôi vẫn nói với người thân: nếu lỡ dại mà tôi bị ung thư, sau 1-3 tháng chữa bằng đông y mà ko khỏi, tôi sẽ tự tử luôn. Đừng nghĩ rằng tôi chán đời mà chết. Đơn giản 1: tôi đau đớn về thể chất và tôi chọn 1 cái chết vừa nhanh, vừa đỡ mất thời gian. 2. Tiền chạy chữa để lại cho người còn sống có ích hơn. 3. Người thân của tôi cũng đỡ mất thời gian chăm sóc tôi, lại thêm đau đớn, mệt mỏi, buồn phiền về mặt tinh thần. Đằng nào chả chết, vậy vừa tiết kiệm tiền cho người sống, vừa đỡ phải chịu đau đớn do xạ trị, hóa trị, người thân vừa đỡ xì trét tinh thần, chả phải là hơn ư? Tôi đồng ý với chị. Sự sống là sự thánh thiêng, không ai có quyền tước đoạt sự sống của người khác và ngay cả của chính mình. Thay vì trợ tử chúng ta hãy trợ giúp giảm nỗi đau cho bệnh nhân Sự sống rất thiêng liêng vì nó là của bản thân ta và gia đình ta cho nên bản thân ta và gia đình ta trong trường hợp cụ thể có quyền quyết định sự sống của mình. Tôi ủng hộ việc trợ tử. Không có tiền , hoặc không nhét tiền , bị quăng 1 xó rồi người nhà mang về chờ chết có thể gọi là trợ tử thụ động không ? Tôi ko bình luận gì về nội dung bài viết, nhưng ở VN thì 3 bệnh nhân nằm 1 giường nhé, không có điều kiện để kê giường, tủ lạnh, cafe.... Nghĩ mà tủi thân cho người VN, khổ đủ đường :( Bài viết chưa nói đến quyền của bệnh nhân- với tư cách quyền của con người - được tự do quyết định cuộc sống, được tránh khỏi sự đau đớn, hay quyền tự do được chết trong phẩm giá. Tất nhiên khái niệm "phẩm giá" mới được luật pháp các nước phương tây đề cập. "Sự sống của con người là thiêng liêng, là “tài sản được ủy thác” và ta không có quyền “sở hữu” tuyệt đối. Thực ra ta làm gì có “quyền” cho sự sinh ra và chết đi của ta. Sự sống, nói cách khác là được ban tặng và chúng ta có trách nhiệm phải bảo vệ và làm nó tốt hơn, hạnh phúc hơn, cho mình và cho người khác" Một người bệnh nặng, không còn hi vọng cứu chữa, sống ngày nào đau đớn thêm ngày đó. Họ có nguyện vọng là hãy cho họ ra đi sớm hơn để giải thoát cơn đau thì ta nên giúp họ hoàn thành ý nguyện. Chết đâu phải là hết, nếu chết là hết thì khỏe quá, đức Phật đâu cần phải bỏ ra 49 năm giải thích cho con người hiểu sự thật. Mỗi người có một số phận. Ai được sinh ra trong nhà giàu, bản thân thì thông minh đẹp trai đẹp gái, gia đình êm ấm hay nói cách khác là có điều kiện sống tốt thì mới thấy cuộc sống màu hồng, sống yêu đời, bla bla... Nhưng nếu sinh ra trong gia đình nghèo khó, bệnh tật, tệ nạn xã hội, bla bla .... sống khắc khoải, chết trẻ, chết trong đau đớn thì cuộc đời một màu đen tối. Hãy cho phép mỗi người tự định đoạt cuộc sống của chính mình và nếu họ không tự kết thúc cuộc sống đầy đau khổ được thì hãy cho phép người khác giúp họ. Đó cũng gọi là nhân quyền Nói sự sống là sự thánh thiên và khi kết thúc nó theo cách nào đó mà chúng ta gọi là phạm thiên là hoàn toàn ko có cơ sở, chỉ là phỏng đoán. Khi tôi đi du lịch 1 nơi nào đó, nếu tôi ko còn cảm thấy hứng thú với nơi đó nửa, chuyến đi đó trở thành hành xác thì tôi có quyền kết thúc nó, dù chưa biết tôi sẽ đi đâu nhưng ít ra tôi đã thoát được nơi ấy. Cần bao nhiêu tỉ người phải gào khóc nửa trước khi được luật hóa đây. Không nên đưa trợ tử vào luật vì quản lý điều này là rất khó . Trên thực tế nhiều người bệnh được gia đình yêu cầu rút ống thở hoặc xin về . Và đây cũng là một kiểu trợ tử có điều kiện rồi . Tôi đồng ý : "Sự sống của con người là thiêng liêng, là “tài sản được ủy thác” và ta không có quyền “sở hữu” tuyệt đối !" Toi ung ho quyen tro tu! Vi sao ? Vi co nhung benh song khong bang chet! Khi cai chet cung la mot thu xa xi vi benh nhan khong du kha nang de tu ket lieu doi minh ! Su song trong tinh trang do can phai dinh nghia lai. Trong di chuc cua toi nhat dinh co van de nay Ở bệnh viện ở VN xem, nếu mắc bệnh nan y mà không có điều kiện chữa trị thì xin lỗi nha, bv trả thẳng về nhà cho nằm chờ chết. Vậy cái này nên gọi quyền trợ tử thụ động hay chủ động? |
Quyền biểu thị của người dân Những bộ não siêu phàm từ giới tinh hoa có đủ lý lẽ để cho rằng người dân không hiểu gì về sự phức tạp của hệ thống tài chính, qua đó nên để mọi việc cho nhà nước lo. Họ có thể cấm cuộc biểu tình, bởi các lý do thường thấy như gây bất ổn xã hội hay làm mất trật tự công cộng.Nhưng điều đó đã không diễn ra. Người dân được tụ tập ở đó suốt hai ngày cuối tuần, giăng biểu ngữ, diễn thuyết về quan điểm của mình, phát tờ rơi, và thậm chí là nấu cháo miễn phí cho những ai tham gia. Cảnh sát và xe cứu thương được điều động đến để bảo vệ người biểu tình. Tất cả mọi thứ đều được tổ chức rất chu đáo, văn minh, và lịch sự.Nhìn vào đó, không khó để hiểu vì sao Thuỵ Sĩ được cho là quốc gia có nền dân chủ trực tiếp, hình thái chính trị cho phép người dân bày tỏ chính kiến với chính quyền mà không thông qua trung gian tốt nhất thế giới.Ở Việt Nam, trong thời gian vừa qua việc người dân bày tỏ thái độ với một số chính sách xuất hiện nhiều hơn. Đó là phản ứng của người dân Hà Nội về việc chặt hạ cây xanh, của người Đồng Nai với dự án lấp sông xây đô thị, của người lao động TP HCM về Luật Bảo hiểm Xã hội, hay gần đây là vụ người dân Bình Thuận chặn quốc lộ 1A, yêu cầu EVN xử lý ô nhiễm môi trường.Việc người dân sẵn sàng thể hiện chính kiến là điều đáng mừng, bởi đó cho thấy họ không còn thờ ơ với thời cuộc, quan tâm nhiều hơn tới những vấn đề có tác động lớn đến đời sống của mình. Đây là điều kiện cần để gia tăng sự tham gia của nhân dân trong công tác xây dựng chính sách, theo nguyên tắc: “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Một đất nước của dân, do dân, và vì dân thì nguyên tắc trên luôn cần được tôn trọng.Jonathan Hassid, một học giả về truyền thông chính trị, cho rằng việc biểu thị thái độ có vai trò như van xả áp khi sử dụng nồi áp suất. Nó có tác dụng điều tiết tâm lý xã hội một cách liên tục, giảm bớt căng thẳng khi giữa chính quyền và người dân có khúc mắc. Tuy nhiên, điều đáng lo là dường như chúng ta chưa có đầy đủ cơ chế để “van xả áp” hoạt động hiệu quả. Những hành động vừa qua của người dân phần nhiều mang tính tự phát và đi trên ranh giới giữa hợp pháp và bất hợp pháp, và tất nhiên, chứa đựng nhiều rủi ro cho cả người dân và chính quyền.Nguyên tắc phát triển phổ quát là sự thịnh vượng về vật chất luôn đi kèm với đòi hỏi nhiều hơn về chính trị. Đó là may mắn của mọi quốc gia, bởi sự tham gia rộng rãi của người dân sẽ khiến các chính sách trở nên thực tế hơn. Tuy nhiên vận may này là con dao hai lưỡi, bởi trí tuệ tập thể có thể chụm lại nên hòn núi cao, nhưng cũng có thể trở thành chuyện “đẽo cày giữa đường”.Vậy xây dựng cơ chế biểu thị của người dân như thế nào là hiệu quả? Từ trước đến nay, các tổ chức đoàn thể được coi là sợi dây truyền tải, nối liền chính quyền với người dân. Nhưng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, qua những sự việc vừa qua, sợi dây này đã bị mất liên lạc ở một số nút thắt. Công đoàn đã không phổ biến và giải thích đầy đủ cho người lao động TP HCM về luật Bảo hiểm Xã hội mới, trong khi các cơ quan đoàn thể đã gần như để “lạc mất” người dân ở Hà Nội, Đồng Nai, Bình Thuận, và Khánh Hoà.Vì vậy, song song với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể trung gian, tôi cho rằng việc xây dựng các luật nhằm cụ thể các hình thức dân chủ trực tiếp như Luật Biểu tình, hay Luật về Tiếp cận thông tin mà Quốc hội đang triển khai là hết sức đúng đắn. Đây là những công cụ cho phép người dân trực tiếp bày tỏ ý kiến, dưới danh nghĩa cá nhân hay tập thể với cơ quan nhà nước. Nó cũng cho phép người dân thực hiện quyền lực giám sát nhà nước của mình theo quy định của Hiến pháp.Những chính sách thành công của nước ta, từ hội nghị Diên Hồng quyết tâm đánh quân Nguyên – Mông, cho đến thời kỳ Đổi mới những năm cuối 1980, đều có sự tham gia và đồng thuận bởi phần đông dân chúng. Không phải chính sách nào được đem ra thảo luận, trao đổi, tranh cãi giữa nhân dân cũng là chính sách tốt, tuy nhiên, khả năng hữu dụng của nó chắc chắn sẽ cao hơn những chính sách được làm mà không qua tham vấn người dân.Yêu cầu quốc hữu hoá ngân hàng của người biểu tình Thuỵ Sĩ hồi năm 2011, tất nhiên, đã thất bại. Tuy nhiên, không vì thế mà họ giận dữ, đập phá, hay chống đối chính quyền. Mọi thứ trở lại nguyên vị trí của nó trên quảng trường Paradeplatz sau hai ngày cuối tuần, họ lại vui vẻ đi làm, thậm chí là cho chính ngân hàng họ phản đối. Nhu cầu biểu thị nhiều khi cũng không nhằm mục đích to tát, chỉ đơn giản là được nói lên những gì mình nghĩ, được lắng nghe, hay đối thoại.Khắc Giang Bài viết hay đáng để mọi người hiểu đúng nghĩa biểu tình, thái độ lắng nghe, cộng tác để tôn trọng người dân đúng là người dân là chủ xã hội chứ không phải của riêng thiểu số lãnh đạo. Đứng ở trong nước rồi nhìn sang Thụy sỹ thì chỉ có mà chết thèm! 1 Xã hội văn minh thì hình thái nó phải như Thụy Sĩ, nhưng buồn là nhiều người cứ áp đặt rằng nước ta dân trí còn thấp... Chúng ta có khá nhiều cơ quan để nối người dân và chính quyền nhưng quá nửa số đó không làm đúng chức năng và bị thừa giống như búi dây điện và thông tin trên các cột điện nội đô Hà Nội. Cần phải ngầm hoá để vứt bỏ các dây thừa để an toàn hiệu quả cho những đường dây và mỹ quan đô thị. Chúng ta không cho phép biểu tình không phải là chúng ta thiếu dân chủ, mà là quản lý của chúng ta yếu kém đến mức độ cái gì không quản được thì cấm. Sớm muộn gì nước ta cũng có luật biểu tình, và kèm theo đó là các chế tài để "mở van xả áp", nhưng không làm "nổ nồi áp suất, nồi hơi ". Hay, rất hay. Những để đạt được cái " Quyền biểu thị của người dân" con đường còn gian nan lắm Hoàn toàn đồng ý với tác giả. Ý kiến của người dân cần được tôn trọng nếu chính quyền muốn ý kiến của mình đưa ra được người dân tiếp nhận và chấp thuận. Đây chính là nguyên nhân vì sao các đất nước này phát triển tốt. Hiểu nhưng sợ những cách mở cửa như thế này sẽ tạo tiền lệ không tốt cho những chính sách về sau. Tại sao chúng ta có trí tuệ thuộc loại đỉnh cao của nhân loại mà chẳng làm được cái gì bằng thiên hạ vậy? Dân trí bây giờ cao lắm, muốn làm quản lý tốt, chúng ta tuyệt đối không thể bỏ qua công tác "biết lắng nghe"! Bai viet tham thuy rat hay, di sat voi thoi cuoc ... Mong cac vi lanh dao doc duoc bai viet nay va suy ngam ... Cám ơn tác giả ! Lỗi đánh máy, rút kinh kiệm sâu sắc, do điều kiện khách quan v.v... Khi chưa thể minh bạch chính xác mọi dữ liệu, khi còn cho phép họ "đỗ" với họ "hứa" tồn tại quá nhiều. Biểu tình cần được hiện thực hóa bằng pháp luật, đây là 1 hoạt động văn minh, tiến bộ và xây dựng để phát triển kinh tế xã hội Nếu ta chưa có luật biểu tình vì dân trí thấp, thì tại sao ta lại có luật đường bộ trong khi dân trí tham gia giao thông cực thấp ? Tôi du lịch Châu âu năm 2012, khi đến Đấu trường La mã nước Ý tôi cũng chứng kiến cuộc biểu tình khá lớn tại đây, họ giăng băng rôn, biểu ngữ, mang theo trống đánh và hát hò một cách thật ôn hòa. Trong khi đó tôi cũng thấy máy bay của chính quyền bay trên bầu trời để quan sát, hàng chục cảnh sát giữ gìn trật tự, kho6ngt có chuyện cản trở bắt bớ gì hết. Khi hỏi ra mới biết các thầy cô giáo phản đối chính sách hạ tiền lương bất lôi cho giới giáo viên. Tôi cũng đi theo đoàn biểu tình và chụp ảnh, họ rất thân thiện. Tội mong rằng VN cũng ban hành Luật biểu tình để xã hội ngày càng văn minh tốt đẹp hơn |
Vì sao phải thù hận Tôi có sự căm thù không? Không! Chúng tôi biết gì người Mỹ mà căm thù họ! Nhưng người Mỹ đã tới.Khởi đầu của cuộc chiến, Mỹ ném bom miền Bắc và tuyên bố: “Đánh cho Việt Nam quay lại thời đại đồ đá”. Hãy hình dung, khi một con người bị sỉ nhục như thế, nhất là con người ấy yêu quê hương, yêu từng viên đá, gốc cây Hà Nội, sẽ hành xử ra sao nhất là khi anh ta trực tiếp nhìn rõ bom của người Mỹ ném xuống mảnh đất thân yêu, giết chết bao con người chưa một lần gây hấn với họ. Họ, người Mỹ đã ném chiến tranh xuống quê hương của tôi, của em, của ta và của chúng ta, khi Hà Nội là trái tim của cả nước.Và khi ấy, hỏi ai lại cam tâm ngồi yên. Và chúng tôi đã ra trận chiến đấu với chỉ lòng dũng cảm vô song, bởi nếu không có lòng dũng cảm, sẽ không ai dám chống lại người Mỹ, khi thực sự nhìn chúng bay, rải thảm cái chết...Chúng tôi phải đánh nhau với súng ống cổ lỗ, từ súng máy 12, 7 ly tới pháo 57, 100 ly, đều là loại súng ống của đại chiến II. Kể cả tận khi trang bị tên lửa thì Sam II cũng là loại tên lửa cổ lỗ. Trong khi đó, người Mỹ dùng tất cả sức mạnh của hải quân của không quân từ B52 tới F, A các loại siêu thanh, đều là phương tiện hiện đại nhất.Thế hệ chúng tôi đã kế tục truyền thống chống Nguyên Mông của tiền nhân, thay vì thích trên cánh tay, chúng tôi thích hai từ Sát Thát vào tận trái tim từng người ra trận. Lứa Hà Nội khi ấy đều đa số có học, ý thức rất rõ việc chúng tôi đang làm, đang chiến đấu, theo đuổi. Chúng tôi đã đánh hàng trăm trận, bất kể khi người Mỹ với sức mạnh quân sự tưởng như ăn sống nuốt tươi đối thủ trên không và trên biển, trên bộ. Nhưng sự áp đảo của cả đạo quân gồm không quân hải quân, xe tăng và bộ binh trang bị tận răng, no đủ như ở nhà, vẫn không làm chúng tôi run sợ. Mãi tới năm 1971 họ mới nhận ra, khi anh làm nhục một dân tộc, tức là các anh đã khơi dậy một cơn giận dữ bất tận của một dân tộc.Khi những hòa ước được ký kết, người Mỹ hạn chế và chấm dứt ném bom miền Bắc chúng tôi lại vào Nam chiến đấu. Hỏi tôi có hận thù gì với anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa không? Không! Tôi không có hận thù gì với anh em binh sĩ miền Nam, nhưng tôi không muốn người Mỹ và tất cả binh lính nước ngoài chà đạp lên Tổ quốc tôi. Khi người Mỹ sát cánh với họ chà đạp 60 vạn gót giầy trên quê hương miền Nam, tôi đã một lần nữa vào Nam chiến đấu.Tôi không có ân oán gì về cá nhân với anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa cả, nhưng chúng tôi, những con người tường các quy luật của chiến tranh, cả sử nước nhà và lịch sử thế giới, ý thức rất rõ và cụ thể từng trận chiến rằng: Chiến tranh chỉ chấm dứt khi có một bên thắng bên thua, vì đất nước Việt Nam không thể chia cắt. Do vậy, tôi và bao người đã chiến đấu cho cánh quân bên chúng tôi - bộ đội miền Bắc, tới giọt máu, tới sức lực cuối cùng, nhằm chiến thắng để chấm dứt chiến tranh chứ không phải giải quyết thù hận. Ngày 30/4/1975, trước khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hàng vạn vạn binh sĩ chúng tôi đều muốn sống, cầu nguyện được là kẻ sống sót cuối cùng sau cuộc chiến; song không ai bảo đảm rằng, họ có thể chắc chắn sẽ còn lại trong trận chiến cuối ấy.Cho tới hôm nay khi ngồi viết những dòng này tôi nhận ra, cuộc chiến ở Việt Nam đã gây ra một vết thương rất sâu và rất dài cho dân tộc Việt Nam. Hàng triệu người dân đã bỏ mình. Hàng triệu gia đình đã mất cha, mất chồng và mất con trên trận mạc. Cũng do chiến tranh để lại, hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, ly tán và mất mát đau khổ trên biển xanh, trong rừng rậm, để lại một vết hận không nhỏ trong một bộ phận không nhỏ những gia đình phía chiến tuyến bên kia. Đó là niềm đau vô cùng lớn không chỉ riêng ai khi họ còn yêu đất nước.Sự mất mát của thế hệ chúng tôi cả hai bên, sự mất mát của cả dân tộc tới ngày 30/4 khi đất nước yên súng, giang sơn thu về một cõi là sự đòi hỏi tất yếu của lịch sử, của dân tộc nhưng đó cũng đã phải trả với giá quá đắt. Và một câu hỏi luôn luôn làm tôi đau nhức là tại sao cứ phải căm thù khi tất cả đều là nòi giống Việt, khi mà xu hướng chung của nhân loại tiến bộ là hòa bình cho tất cả các dân tộc, cởi bỏ tất cả nỗi niềm và xóa đi đau đớn giận hờn với chính nỗ lực của từng con người chúng ta.Rồi đây thế hệ chúng tôi cả hai phía sẽ theo quy luật sinh bệnh lão tử, rồi đây đất nước này dành cho và chỉ là cho các thế hệ sau chúng tôi; chúng không liên quan gì tới những hận thù trận mạc bấy nay và cười diễu cha anh nếu còn cố chấp. Vậy lý do gì để con người Việt Nam vẫn chia tách và hận thù về những điều đã qua mà không thực sự chung tay hàn gắn, nếu thực sự yêu thương đất nước và dân tộc này?Nguyễn Văn Thọ 30/4 nên gọi là ngày Thống nhất Đất nước. Một bài viết giàu nhân văn của một người cầm bút đã đi qua ác liệt của chiến tranh. Khép lại nỗi buồn chiến tranh để yêu thương hòa hợp Toi rat thich bai viet cua anh ! Đất nước nào ,dân tộc nào cũng cần : Hòa Bình ,Dân Giàu ,nước mạnh ,công bằng ,văn minh ,nhiều bảo bối ....Đó là niềm tự hào của mỗi dân tộc ...Vấn đề là làm như thế nào để chúng ta có điều đó Mẹ Việt chịu lắm đau thươngGia đình tan nát đôi đường chia ly…Hận thù mấy cũng qua điLợi ích mẹ Việt chẳng khi nào tàn! Bài viết rất hay và tâm huyết. Cám ơn nhà báo Nguyễn Văn Thọ Bài viết của bác quá sâu sắc và triết lý like cho BÁC THỌ. gia đình tôi cũng mất không ít người cho cuộc chiến này. Cau ket luan rat hay , Quá hay! Quá đúng! Cần ít nhất 4 thế hệ Bai viet hay va mang y nghia nhan van sau sac... Đúng như anh đã nói, hãy xoá bỏ mối hận thù cho dù chiến tranh qua đi; Nhưng anh Thọ ơi, tôi cũng đã tham gia 5 năm trong chiến tranh biên giới ; theo tôi nghĩ : TỐT NHẤT là tránh được những cuộc chiến tranh , tránh mọi cuộc chiến tranh ...thì còn tốt hơn là chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó anh ạ; Bởi vì đằng sau những chiến thắng đó dú có lẫy lừng chấn động ....thì vẫn luôn có đầy mất mát đau thương, và biết bao nghĩa trang với bạt ngàn nấm mồ, biết bao bà mẹ nhiều lần tiễn con đi không bao giờ trở lại.....Tránh được xung đột chiến tranh thì tốt hơn là cứ xông pha đanh giết nhau để giành chiến thắng dù có chiến thắng thì phía sau chiến thắng đó đầy hy sinh mất mát đầy rẫy các nghĩa trang..... Phải hòa giải bằng hành động, bằng cả trái tim, không nên chỉ hòa giải bằng miệng! Hay quá bác ơi ! từng câu từng chữ như lời của nhiều ng Việt ta muốn nói |
Mạnh hơn sợ hãi Chúng ta vẫn nghe đâu đó những câu chuyện tương tự. Và câu chuyện mà tôi viết ra đây được truyền cảm hứng bởi một cô gái vừa trút hơi thở cuối cùng trong bình yên. Cô ấy có một ý chí mạnh hơn nỗi sợ hãi của mình.Trong chúng ta ai cũng có những nỗi sợ của riêng mình. Người không biết bơi ắt rất sợ phải xuống nước. Người sợ độ cao hẳn sẽ không thích những chuyến leo núi hay những trò cảm giác mạnh bay lượn trên không. Người lại sợ bóng tối, sợ một loài côn trùng hay động vật nào đó. Có người sợ nỗi đau của bệnh tật và sợ sự cô đơn. Và cái cách mà chúng ta đương đầu với nỗi sợ hãi cho thấy rất nhiều điều đáng suy ngẫm trong cuộc sống này.Nhiều lần tôi gặp những học viên khá lớn tuổi đều đặn đến lớp học bơi mỗi cuối tuần và phải nói là họ rất kiên nhẫn, dù có thể họ vẫn chưa vượt qua được nỗi sợ ngày thơ bé mỗi khi tập bơi, nhưng ít nhất họ đang cố “làm bạn” với nỗi sợ ấy. Đến một ngày, khi nỗi sợ thường trực đã không còn là sự ám ảnh, cũng là lúc chúng ta có thể nhận thấy nỗi sợ có lẽ không đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ. Và khi chúng ta không còn cảm giác sợ hãi nữa, đó là lúc chúng ta đã chiến thắng được nỗi sợ và chiến thắng chính mình.Cô gái tôi kể ở trên đã từng nói về những tháng ngày chiến đấu với căn bệnh của mình rằng cô “đau nhưng không khổ” khi phát hiện thì ung thư đã di căn vào xương, rồi những đợt truyền thuốc nối tiếp nhau và mái tóc dài của cô cũng chẳng còn nữa. Nhưng cái cách cô ấy nói cứ nhẹ như tơ, cùng với một thái độ sống không thể lạc quan hơn nữa. Ai nhìn cũng thấy cô đẹp, cái đẹp toát ra từ bên trong, từ một trái tim ấm nồng, từ một nghị lực “mạnh hơn sợ hãi” của mình.Những tháng ngày cuối cùng ấy của mình, cô chọn cách giữ lại cuộc sống của những người phụ nữ khác bằng cách lập nên Mạng lưới ung thư vú Việt Nam (BCNV) nhằm giúp nâng cao ý thức cộng đồng về ung thư vú và cung cấp hỗ trợ cần thiết cho các bệnh nhân đang chống chọi với căn bệnh này. Hơn hai năm qua, hàng triệu phụ nữ Việt Nam đã trực tiếp hoặc gián tiếp hưởng lợi từ những dự án cộng đồng của BCNV.Cô gái bé nhỏ ấy có một nguồn năng lượng đáng ngạc nhiên trong cơ thể mình, bạn sẽ khó đoán được rằng cô đang mắc bệnh giai đoạn cuối nếu cô không nói ra. Cô ấy đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi ai và cái gì đã truyền cảm hứng cho bản thân cô?Hẳn là có rất nhiều, nhưng sẽ là không đủ nếu cô không có một người bạn đời yêu thương và luôn sát cánh cùng cô trong cuộc chiến với bệnh tật, và đám cưới đã vẫn diễn ra như dự tính, không màng đến cái kết quả xét nghiệm ung thư kia. Sẽ là không đủ nếu cô không có một gia đình luôn bên cạnh cô trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sẽ là không đủ nếu cô không có những người bạn luôn đồng hành không mệt mỏi trong cuộc sống và trong những dự án cộng đồng. Điều này cho thấy, chúng ta không nhất thiết phải chiến đấu với nỗi sợ một mình, hãy tìm nguồn động viên khi cần thiết.Là bạn, bạn sẽ đối mặt với nỗi sợ của mình như thế nào?Huỳnh Thị Ngọc Hân Tôi sợ khi vợ lên bàn đẻ lần đầu, khi con lên bàn mổ u bẩm sinh, sợ khi đọc tới các vụ tai nạn và hơi có ám ảnh tưởng tượng nếu đó là ng nhà mình. Tôi sợ khi người thân tôi có nguy cơ gì đó chứ để tôi 1 mình thì lại ko sợ gì cả :) tôi cũng sợ các status lảm nhàm về triết lý nhưng lại chả có cái triết lý gì cả, nào là ôi đàn bà khổ lắm, hôn nhân như cái thòng lọng, chỉ biết đẻ và hy sinh v...v.... Ngao ngán với những thanh niên bị ám từ trứng nước, sợ con gái và các em quanh mình bị đè nặng mà mất đi niềm vui cuộc sống. Đời thực tôi sợ như đã nói, đơn giản vậy thôi. Đời ảo tôi sợ các "phản động" tinh thần, các bàn phím vô lương tâm reo rắc mầm thối Đôi khi người ta phải lâm vào bước đường cùng thì mới có thể mạnh hơn sợ hãi. Có những số phận không may rơi vào những hoàn cảnh nghiệt ngã khi đó con người họ dần mạnh mẽ hơn để chống chọi với hoàn cảnh vì biết chấp nhận sẽ giảm đi một nửa nỗi đau. Hãy có một Đức tin, từ đó chúng ta sẽ có niềm tự tin. Và hãy tin vào lòng tốt của con người trong một xã hội còn nhân ái, hãy có tình thương và khuynh hướng hy sinh cho người khác ... Những điều này sẽ là vũ khí cho chúng ta đối phó với những bất trắc của cuộc sống. Và phải biết chấp nhận nghịch cảnh, từ lúc chấp nhận, mọi điều sẽ đơn giản nhẹ nhàng hơn. Quy luật chung Sinh lão bệnh tử ai tránh khỏi bao giờ (Chỉ có tình thương để lại đời). Cám ơn chị, người con gái vs ý chí mạnh mẻ và tinh thần lạc quan vượt qua nổi sợ lớn nhất, cái chết. Cách chị đối diện vs điều tồi tệ nhất làm tôi vừa khâm phục vừa buồn cười. Cười chị á, ko, tôi đang cười chính mình chính xác là cách mình đối diện vs những nổi sợ. Hồi còn bé thì sợ ba đánh, mỗi lần đi chơi về leo lên giường nằm cuối thì tim cứ đập thìn thịt theo từng roi của ba. Lớn hơn xíu, đi học thì sợ 15p trả bài đầu jo, khi trong đầu hok có một chữ. Rồi khi vào đại học thì sợ rớt môn học, thời gian chờ biết điểm là cả một cực hình, dàky vò sao mình ko cẩn thận hơn...Rồi đến đi làm, lại sợ bị đuổi việc khi làm sai vài con số trong một dự án hàng ... tỷ. Chiến thắng bản thân là chiến thắng lớn nhứt trong đời.Hãy vững tin và vui vẻ chấp nhận số phận đến với mình ! Niềm tin vào một Đức Tin, vào chính bản thân chúng ta, niềm tin vào lòng tốt của con người trong xã hội còn đầy nhân ái. Tình thương và khuynh hướng hi sinh cho người khác ... những điều này sẽ cho chúng ta bớt hãi sợ và có vũ khí để đương đầu với cuốc sống đầy bất trắc Thường thì đa số là phải một mình đối mặt, tôi cũng là 1 trong số đó - bởi vì người ta rất ít khi nhận được sự trợ giúp đúng, một sự trợ giúp mà ta hiểu được và có đủ khả năng để làm theo Quan trọng là có mấy người vượt được nỗi sợ hãi! Vì chúng luôn khắc nghiệt và tàn nhẫn lấy đi những thứ quý giá nhất mà ta có. Bạn đủ mạnh , bạn không cần trợ giúp . Bạn ko đủ mạnh , bạn cần trợ giúp . Những điều này thật đơn giản và dễ hiểu . Tuy nhiên có 1 khó khăn lớn là : bạn có đủ khả năng để hiểu và làm theo những trợ giúp ( mà trước hết là làm sao bạn chọn được trợ giúp đúng – đó chính là số phận của bạn) Đối mặt vs sự sợ hãi. Hãy lạc quan nhìn vào cuộc sống dù bạn chỉ còn một khoảnh khắc trên thế gian này! Xin cảm ơn tác giả đã khơi lại trong tôi niềm tin yêu vào cái giá trị của một kiếp làm người. Tôi và Khánh Thương có nhiều điểm trùng hợp, tôi bằng tuổi bạn ý, vừa có kế hoạch về một đám cưới có nhiều mơ ước còn dang dở thì tôi cũng phát hiện mình bị ung thư vú. Nhưng tôi không đủ tự tin để đối diện với bệnh tật như bạn ý và không may mắn như bạn ý khi bạn trai quay đi hay tin tôi bị bệnh. Mọi thứ suy xụp nhưng sau đó tôi bình tĩnh để đón nhận nhưng lại rất sợ đối diện với sự lo lắng của bố mẹ và anh chị em trong gia đình. Sợ khi thấy cha mẹ buồn lòng và những lúc rơi những giọt nước mắt vì lo cho con,và khi áp lực của cuộc đời này. Sợ khi thoáng những suy nghĩ rằng mình sẽ xa họ...còn lại k có gì phải sợ,không vấn đề gì đâu kể cả cái chết. |
Những người liều mạng Những mảnh hiện thực trong nhà máy, xóm trọ, trên hè phố hay thậm chí bên thùng rác được mô tả rất chân phương qua ống kính nghiệp dư của người lao động.Trước khi triển lãm, bên tổ chức có gửi cho tôi một vài bức ảnh để nhờ góp ý. Những bức ảnh, bản thân chúng vốn đã rất giá trị rồi, bởi nó là thế giới quan của chính những lao động di cư. Nhưng họ - phần lớn là lao động phổ thông - không có đủ ngôn từ để diễn tả chính vấn đề của mình. Tôi viết chú giải cho mỗi bức ảnh.Bạn tôi, một nhiếp ảnh gia đi làm giám khảo để chấm ảnh ở triển lãm này. Giải nhất được chọn là một bức ảnh hai chị bán cá vàng rong đang chia nhau một chiếc bánh mì trên hè phố.Lúc trao giải, anh thắc mắc là sao “chú thích của cái ảnh này nghe giọng quen thế”. Vâng, đúng là tôi đã viết dưới tấm ảnh ấy, rằng chiếc bánh mì được chia nhau trên hè phố kia, dường như chính là biểu tượng cho cuộc sống của những lao động di cư tự do ấy: thu nhập không ổn định, nhiều rủi ro, bữa no bữa đói...Chuyện buồn và buồn cười, bởi vì rốt cục triển lãm dành cho những người lao động, nhưng chúng tôi, từ cây viết, nhiếp ảnh gia, cho đến nhà tổ chức, đã tự phải nói thay cho người lao động di cư từ nông thôn. Một người đô thị viết chú thích, một nhóm người đô thị khác triển lãm, một người đô thị khác nữa chấm giải. Cho dù hình ảnh ấy, vốn thuộc về những người lao động.Vấn đề người lao động di cư từ nông thôn lên thành thị, không ý thức được vấn đề của mình, từ quyền, trách nhiệm cho đến rủi ro, là điều đã cũ. Đã có nhiều dự án mong muốn giải quyết vấn đề ấy, từ tư vấn pháp luật cho đến sức khỏe.Nhưng những nỗ lực ấy khó mà đủ được. Rất khó để họ, những con người vừa rời đồng ruộng, lên thành phố với mong muốn duy nhất là kiếm thêm thu nhập, và để có thu nhập họ, thậm chí sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ kể cả sức khỏe và an toàn tính mạng. Họ cần thêm thu nhập để nuôi thân, cho con cái đi học, hay với nhiều người trẻ, là chu cấp cho gia đình ở quê.Ở sảnh của Bảo tàng Phụ nữ, tôi đứng trước những bức ảnh ấy, và nhớ một người bạn, anh Nguyễn Quang Thạch. Anh đã đi khắp Việt Nam để vận động xây tủ sách ở nông thôn. Nếu như người nông thôn có thêm sách, thêm kiến thức, có thể những lựa chọn sẽ nhiều hơn, họ sẽ không phải bỏ đồng ruộng mà đi hay bỏ đi với một tư thế khác, biết đâu đấy. Hoặc ít nhất, họ có thể tự nói lên vấn đề của mình, chứ không cần tôi phải mớm lời, viết thay chú thích.Ở sảnh của Bảo tàng Phụ nữ, tôi nhớ đến một người lao động di cư tuổi trung tuần, đã ngủ lay lắt trong những góc tối bệnh viện của Hà Nội suốt 10 năm. Ông kể, cả làng đi hết rồi. Đi đến cái mức mà sợ bây giờ trong làng có người già qua đời, không còn ai mà đào huyệt, khiêng quan tài. Câu ấy nghe ám ảnh.Tôi đứng đấy, trước khuôn mặt của những người lao động di cư, và nghĩ rằng để giải quyết bài toán của những cô hàng rong đang chia nhau nửa ổ bánh mì kia, nó cần được giải quyết từ nơi họ đã ra đi. Làm sao có ruộng có đất, có làng xóm, để khỏi phải bỏ đi trong một cuộc di cư đầy rủi ro, kiến thức không, trình độ không, chỉ có tấm thân để đánh đổi?Câu hỏi hôm nay, trước cuộc sống bấp bênh của nhiều lao động di cư, không phải là chúng ta cần làm gì khi họ đã di cư. Lúc đó thì họ đã chấp nhận “liều mạng” với đô thị rồi.Câu hỏi đúng phải là tại sao họ phải bỏ làng quê ra đi, câu hỏi đúng phải là chúng ta đã làm gì với nông thôn? Tôi – một thanh niên đô thị thờ ơ - thậm chí không thể tưởng tượng được rằng có những ngôi làng, mà người già qua đời sợ không có ai làm đám.Đức Hoàng Một năm rồi lại hai ba nămChuyện làng chuyện nước mấy ai thăm?Đồng hoang dạ cháy xóm hiu quạnhDã biệt thôn quê mãi bặt tăm Ngân sách đổ dồn về đô thị bởi đô thị làm ra ngân sách. đồng tiền được dùng đúng mực hơn (hiểu theo nghĩa nào đó) ở đô thị. Nông thôn thì sao, từ quan cho đến dân đều đầu óc chật chội. Quan ra nhũng nhiễu, vơ vét túi riêng từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời, dành dựt từng bửa ăn. sản xuất thiếu định hướng, nhen nhúm, tự phát. thất bát liên miên. Thử hỏi người quê sao không muốn đi. đi chỉ để thấy ánh đèn hào nhoáng của đô thành. ấp ủ một niềm tin mong manh rằng mai sẽ bớt đói khổ hơn. đằng sau luỹ tre làng đầy rẫy sâu mọt, ăn tân xương máu nhân dân. đi cũng chết, không đi cũng chết. thà ra đi để còn có một chút hy vọng.... vòng luẩn quẩn đói nghèo liệu có còn đeo bám người nông dân chân chất nơi phố phường hay không ? có lẽ không ai muốn trả lời câu hỏi này.... kể cả tôi ... Họ chấp nhận sự liều mạng ,bởi vi mảnh đất nơi quê nhà ấy không thể nuôi sống họ cùng gia đình .Nỗi buồn xa xứ.! Vấn đề Đức Hoàng đưa ra đau đầu đây ????!!!! Dân VN chúng ta liều mạng là bản chất .Không phải chỉ có phụ nữ ,không chỉ có liều mạng nơi xa xứ đâu tác giả .CN thì chấp hành ATLĐ kém , người tham gia GT cũng vậy phóng nhanh vượt ẩu coi thường tính mạng của mình và cả của mọi người . Cảnh HN dỡ bỏ dây điện mạng nhện nhìn họ xúm vào trèo leo đu bám để cắt và lấy dây điện mà thấy choáng !. Trộm chó thì bị dân đánh cho mất mạng vẫn không sợ . Điều đó chứng tỏ liều mạng không hẳn vì nghèo mà là liều mạng đã ngấm vào bản chất con người rồi. Có môt vấn đề tác giả không biết là vẫn còn rất nhiều lao động kẹt lại nông thôn hoặc trở về lại cũng không ít. Nếu so với các nước đã phát triển trong giai đoạn tương ứng này tính ra phải có một lượng di cư rất lớn về các đô thi. Và đó cũng là một quy luật bình thường. Vấn đề nên hỏi: người ta di cư ra đô thị làm nghề gì, mức sống ra sao, tương lại rồi sẽ ra sao ? Cái hình ảnh cuối của anh đưa ra ám ảnh thật đấy. có những người trẻ lên thành phố cố gắng kiếm sống, kiếm tiền gửi về quê, đến nỗi những làng quê Bắc Bộ bây giờ chỉ toàn là người già. Hôm trước có anh làm cùng chỗ em bảo anh đi làm về nhà mà hai đứa con nó không nhận bố, nó cứ sờ sợ.Em cũng loay hoay tìm đường về quê mà khó quá, sẽ làm gì với mấy mảnh ruộng, rồi cái bằng kĩ sư 5 năm trời đi học lại cất xó. Đành ở lại thành phố, sống bấp bênh với ước mơ cao sang là cày cuốc mua mảnh đất cắm dùi. đã không còn khoảng trống để lựa chọn, nếu ở quê không thể mưu sinh thì chỉ có một con đường là phải ra đi, đây là vấn đề của cả thế giới chứ đâu phải chỉ VN, "thương thay cho con người, sao lo buồn lắm vậy,thương thay cho con người, sao lo buồn lắm vậy" Ở quê mình thanh niên đi nơi khác lập nghiệp cũng nhiều, nhưng cũng không it người quay trở về lại quê lập nghiệp, có người thất bại, có người thành công nhưng họ cũng không hối hận vì những gì mình đã chọn. Bản thân mình cũng từng trở về nhưng sau đó lại vào thành phố lập nghiệp lại. mình chỉ may mắn hơn những người khác là mình có bằng cấp, kinh nghiệm nên dễ xin việc ở thành phố, tiếc là quê mình quá it công ty và lương quá thấp còn phải dựa vào mối quan hệ quá nhiều mới có thể có việc. Ở lại quê ai ai cũng muốn, nhưng đôi khi phải lựa chọn khác đi vì người thân của mình...... Đây là vấn đề lớn của xã hội. Đa phần là vì lý do kinh tế, nhưng cũng có một bộ phận là do nhận thức, theo kiểu "tâm lý đám đông. Có rất nhiều người gọi là "đi làm ăn" nhưng mất phương hướng và họ không tính đến yếu tố hiệu quả. Nhiều trong số họ lại thích đi ra thành phố, đô thị để "oai". đi làm công nhân xí nghiệp "oách" hơn (dù thu nhập bấp bênh, đối diện với nhiều rũi ro hơn) so với đi làm công cho chủ các vườn rẫy. Tâm lý của người Việt ta nhiều khi rất lạ đời. Người xã tôi bjo chủ yếu chỉ còn những người già, trung niên, nam nữ trai gái thì đã di cư đi nơi khác lập nghiệp. Đâu phải ở quê tôi không có đất, không có đủ điều kiện canh tác. Lúc còn đi học vùng đất nhà tôi từng làm cho vụ màu rất bội thu, ấy thế mà bây giờ nó bị bỏ hoang phí. Tôi nhìn thấy chỉ biết ngậm ngùi. Tự hỏi tại sao nó bị bỏ hoang như thế????. Một phần vì không có người làm, trẻ đi hết, già thì sức khỏe kém làm sao nổi. Nhưng có điều tôi thực sự muốn là: nếu như Chủ tịch xã họ để ý đến nhữngmảnh đất đó, họ biết tiếc, rồi tự họ sẽ thúc đẩy người nông tận dụng mảnh đất đó. Một người không làm thì nhiềungười sẽ làm được. Nhưng họ đã không hề làm thế họ chỉtoàn để ý đến lợi ích cá nhân của họ, nếu có lợi ích chung thì chỉ có gia đình họ mà thôi.Người dân cứ di cư, tha phương đi nơi khác làm ăn là thế. Đó là một thực tế trong quá trình đo thị hóa..Nhưng nếu đi sâu vào bản chất của sự phát triển xã hội thì cũng dễ hiểu.Chúng ta là xã hội bỏ qua "thời kỳ quá đô'..từ xã hội phong kiến tiến thẳng lên XHCN..quá trình tư bản hóa hayđúng hơn công nghiệp hóa nền kinh tế không theo kịp với sự phát triển của xã hội..Nhu cầu cuộc sống tăng cao trong khi đó thu nhập thấp, bấp bênh của sản xuất nông nghiệp dẫn đến làn sóng di dân là điều dễ hiểu.Kèm theo đó là sự phát triển theo nhiều bề nổi và ít chú ý đến thực chất đến chiều sâu cũng như sự bền vững rồi tạo nên những hệ lũy trên là điều tất yếu.Không thể "đốt cháy giai đoạn" được. Nếu nhìn rộng hơn thì không chỉ có chừng đó đâu? Còn những con người vượt biển để ra nước ngoài mưa sinh nữa bạn ah! Tại sao họ phải rời bỏ quê hương của mình, dù rằng trong thâm tâm không mong muốn! Những cô gái lấy chồng Hàn nữa . Theo mình nhớ thì số lượng người bỏ quê ra đi từ năm 1930 đến nay là nhiều nhất trong suốt lịch sử dân tộc. Tôi rất thích những bài viết của bạn, có tâm và có chiều sâu. Tôi chưa bỏ bất cứ bài viết nào bạn viết. Cám ơn bạn nhiều, Nhìn những người sống lay lắt đó tôi không khỏi chạnh lòng và nghĩ tới cha mẹ mình ở quê- cũng vất vả như thế. Nhưng có điều khác, khi hết ngày cha mẹ tôi có một căn nhà mát mẻ để về còn họ thì không. Họ về với những khu trọ ẩm thấp,nắng nóng bình dân- ngả lưng rồi lại đi tiếp.ai sẽ đứng ra giải quyết cho sự khác biệt này? |
Bóng đá và du lịch Thắng được Thái Lan một trận bóng đá cũng tốt. Chiến thắng đó có thể giúp chúng ta vui vài ngày. Và đi kèm với niềm vui đó chắc sẽ là những cuộc liên hoan mừng chiến thắng. Nó sẽ làm tăng thêm mức tiêu thụ rượu bia - khoản mà Việt Nam vốn đã giữ ngôi vô địch, không có đối thủ trong khu vực. Nó cũng có thể sẽ làm tăng thêm số vụ, số nạn nhân tai nạn giao thông vì các cuộc tuần hành, đua xe mừng chiến thắng, trong khi vị trí vô địch khu vực của nước ta về tai nạn giao thông vốn vẫn là độc tôn.Nhưng nếu chúng ta thắng được Thái Lan về du lịch thì mọi chuyện sẽ rất khác. Khi đó sẽ làm một cuộc sống giàu có hơn cho nhiều người dân, ở mức độ này hay mức độ khác, ít hay nhiều. Đó sẽ là một nền kinh tế có nhiều cơ hội việc làm hơn, vừa giảm được tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt trong giới thanh niên, vừa cải thiện được công việc và thu nhập cho những người đã có việc. Đó sẽ là niềm hãnh diện làm công dân của nền du lịch lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều thứ sẽ rất khác so với bây giờ, kể ra không xuể.Năm 2013, doanh thu toàn ngành du lịch Thái Lan đạt 65 tỷ USD. Đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP Thái Lan gần 38 tỷ USD, chiếm cỡ 10% GDP (Việt Nam là 4,6%, theo World Bank). Nếu tính cả các ảnh hưởng gián tiếp của du lịch đến GDP Thái Lan thì các con số vừa nêu phải nhân với 2. Du lịch Thái Lan tạo ra 2,5 triệu việc làm trực tiếp (6,6% tổng số lao động). Nếu tính cả tác động gián tiếp, tổng số lao động có liên quan đến du lịch ở Thái Lan là 6 triệu người (15,4% tổng số). Năm 2017, doanh thu du lịch của họ dự kiến sẽ đạt 75 tỷ USD và mọi thứ liên quan sẽ tăng theo.Ai đã đến Bangkok thì thấy Bangkok không có nhiều nét đẹp và độc đáo về kiến trúc, văn hóa như TP HCM, Hà Nội. Nhưng năm 2013, Bangkok đón tận 17,5 triệu du khách quốc tế, gần gấp ba cả nước Việt Nam. Ai đã đến Phuket, Pattaya, có thể thấy các địa danh du lịch biển đó đâu đẹp bằng vịnh Hạ Long và các địa danh du lịch biển của Việt Nam trải dài từ Thừa Thiên - Huế đến tận Hà Tiên, Phú Quốc, Côn Đảo, thế nhưng mỗi địa danh du lịch biển này ở Thái Lan mỗi năm đón du khách quốc tế nhiều hơn cả nước Việt Nam.Chúng ta nhiều khi sính ngoại và giàu lòng tự ti, mặc định tin rằng chất lượng các dịch vụ du lịch của Thái Lan tốt hơn so với Việt Nam. Thực ra không hẳn như vậy. Chất lượng du lịch ở Thái Lan hay Việt Nam đều có từ một sao cho đến 5, 6 sao. Ở Thái Lan và ở Việt Nam, các khách sạn, khu nghỉ từ 4 sao trở lên phần lớn được thiết kế chuẩn, sử dụng thương hiệu ngoại và thuê người nước ngoài quản lý, điều hành, rất hiếm khi thuê người địa phương. Đó là những người quản lý, điều hành chuyên nghiệp đến từ Thụy Sĩ, Pháp; người Anh, người Mỹ đã rất hiếm trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng cao cấp, nói gì đến người châu Á. Phần lớn du khách Việt Nam đi Thái Lan sử dụng khách sạn, khu nghỉ 3 sao. Đây là hạng khách sạn, khu nghỉ mà Thái Lan nhìn chung khá hơn Việt Nam về chất lượng dịch vụ và giá cả, nhưng khoảng cách cũng không đến mức chúng ta không thể khắc phục được trong ngắn hạn. Còn hạng một sao, 2 sao ở hai nước về cơ bản như nhau, cùng phục vụ đối tượng “du lịch balô” vốn không đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ.Vì vậy, theo tôi, chúng ta cần nhìn thẳng vào những việc rất cụ thể mà Thái Lan đã và đang làm tốt hơn Việt Nam khi đặt ra mục tiêu đuổi kịp và vượt qua Thái Lan về du lịch (nếu có).Đó là chính sách visa thông thoáng của Thái Lan, từ việc họ miễn visa cho 61 nước (trong đó 40 nước được miễn visa đơn phương), còn Việt Nam đang miễn visa cho 16 nước (trong đó 7 nước được miễn đơn phương), đến việc xin và duyệt cấp visa trực tuyến, hoặc trực tiếp tại cửa khẩu khi đến, đến chính sách visa quá cảnh cho công dân hầu hết các nước.Đó là các hoạt động quảng bá du lịch chuyên nghiệp, rất tích cực của Thái Lan trên các phương tiện truyền thông lớn, các hội chợ, triển lãm du lịch lớn, với 27 văn phòng quảng bá du lịch của TAT ở các thị trường du lịch lớn trên thế giới. Mỗi năm họ đang chi 80 triệu USD cho các hoạt động này, còn Việt Nam chi 1,5 triệu USD thì khỏi cần phải so sánh.Đó là “6 nỗi sợ của du khách nước ngoài ở Việt Nam” như Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nêu. Trong 6 nỗi sợ này, "nỗi sợ bị chặt chém" là do ngành du lịch và ngành quản lý thị trường phải có trách nhiệm giải quyết, còn 5 “nỗi sợ” khác (giao thông lộn xộn, không an toàn; ăn xin, ăn cắp vặt; vệ sinh an toàn thực phẩm; rác rưởi, bụi bặm, nhà vệ sinh bẩn; văn hóa bán hàng) là các vấn nạn chung của xã hội ta hiện nay. “6 nỗi sợ” này không phải chỉ của “du khách Tây”, mà của cả “du khách ta” nữa, không phải chỉ của du khách, mà của mọi người dân. Chúng ta sống ở đây quanh năm, chúng ta còn sợ hơn cả “du khách Tây” vào du lịch mấy ngày.Nhưng để giải quyết 6 nỗi sợ này cần rất nhiều thời gian, công sức. Tôi muốn nói thêm rằng, không phải là ở Thái Lan không có “6 nỗi sợ này”. Họ có đủ hết, chỉ ở mức độ ít hơn Việt Nam mà thôi.Không khó để hình dung những việc phải làm để đuổi kịp Thái Lan về du lịch. Nhưng chúng ta sẽ chọn gì: Một trận cầu thắng Thái hay một nền công nghiệp không khói vượt bạn? Trên quan điểm một người đi du lịch thì vấn đề an ninh - chất lượng dịch vụ được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên với 6 nỗi sợ mà bác Vũ Đức Đam đã nói trong bài trước thì cháu chọn du lịch nước ngoài thay vì du lịch nội địa và tại sao? Sau đây là trải nghiệm của cháu khi đi du lịch trong khu vực đông nam á.1.Vé máy bay: Vé máy bay quốc tế thường không đắt hơn vé máy bay nội địa và ít khi bị bay trễ nhưng gần như cảm thấy vui vẻ với cách phục vụ của tiếp viên hàng không của các hãng giá rẻ như Tiger Air, ... Ví dụ điển hình là đường bay singapore (SIN)- hochiminh (SGN) thì vé máy bay của tiger air luôn rẻ hơn vietjet air với chất lượng phục vụ tốt hơn và máy bay tốt hơn. Còn nhớ vào dịp tết nguyên đán 2014 nhiều người đã bay từ Singapore -> Bangkok -> Hanoi và ngược lại thay vì bay thẳng cùng hãng do bay thẳng đắt hơn cỡ 100usd.2.Khách sạn: Cùng giá tiền thì chất lượng khách sạn và chất lượng phục vụ ở các địa điểm tại các quốc gia khác tốt hơn (trừ singapore). Những người du lịch có thể tìm thấy giá phòng khách sạn trong 1 cuốn tạp chí hàng tháng ở phnomphenh hay siemriep trong khi giá phòng khách sạn ở vietnam biến hóa khôn lường thậm chí là giữ lại vài phòng để chém khách vãng lai. Thay vì nâng cao chất lượng phụ vụ thì các khách sạn ở vietnam bây giờ chạy đua nâng cao đánh giá trên các trang web như tripadvisor.com.3.Giá trị túi tiền: tiêu tiền ở các quốc gia khác có giá trị hơn đặc biệt là ở bãi biển siêu đẹp boracay hay jakarta ... Với giá tiền mua 1 ly sinh tố đậm đặc ở boracay thì chỉ có thể mua được 1 ly sinh tố đá xay ở vietnam. Thật khó để các bạn du lịch bụi ăn trưa với 1-2usd ở vietnam nhưng dễ khi ở indonesia, philipine, malaysia, bangkok, cambodia...4. Niềm vui: 10 lần đi du lịch ở vietnam thì bao nhiêu lần bạn cảm thấy hạnh phúc và bao nhiêu lần bạn thề không quay lại địa điểm đó nữa? Tôi ở Tphcm nhưng ban tôi khi chọn đi du lịch thì lại nghĩ ngay đến Sing , Thái.... Chứ họ ko chọn đi Hà Nội hay Vịnh Hạ Long vì ngoài đó chặt chém nên đẹp cỡ nào người ta cũng ko muốn đi , chúng ta lai thua ở chinh sân nhà thì làm sao có thể vượt đc Thái Lan ? Nếu như lãnh đạo chúng ta có tầm nhìn như anh thì có lẽ VN sẽ khác rất nhiều nhưng..... Bài viết nói ra được thực tại, có định hướng và một phần nào đó là giải pháp.Thật ra thì không chỉ bóng đá, du lịch mà là hầu hết các ngành nghề mình không bằng thái lan được, tuy nhiên khi so sánh chúng với Thái lan người chỉ nhớ đến bóng đá đầu tiên, không phủ nhận sự ảnh hưởng của bóng đá đến đời sống của chúng ta tuy nhiên theo tôi nó cũng chỉ là một môn thể thao và đóng góp của nó vào đời sống chúng ta cũng chỉ dừng ở mức đó.Tác giả bài viết có thể là người trong nghành du lịch nên thấy rõ những thua kém của nước ta trong du lịch so với thái lan, tuy nhiên theo tôi tất cả các nghành nghề nếu so sánh với thái chúng ta đều thấy vậy, nhưng chúng ta có thừa nhận, có đưa ra nguyên nhân, giải pháp không thì không chắc, Những bản báo cáo tổng kết thì luôn luôn đẹp, những con số thì năm sau luôn cao hơn năm trước, rồi những chỉ tiêu thì đầy hứa hẹn.nhưng tính đúng đắn của con số đó thì không ai kiểm định.tố chất của người việt chúng ta không hề thua kém Thái hay Hàn, Nhật,Sing... Chiến tranh thì đã lùi xa rất lâu rồi , nguồn tài nguyên chúng ta có nhiều... vậy tai sao chúng ta ngày càng tụt hậu so với các nước đó? theo tôi kẻ thù của của sụ kìm hãm đó có tên là "cơ chế"! vậy cơ chế là ai mà ghê gớm vậy? câu trả lời ai có lẽ ai cũng biết ít nhiều nhũng để thay đổi thì đang chờ.. chờ.. chờ mãi. Ôi zời, tác giả nói quá đúng. Mình người Việt, đi du lịch mà vẫn bị chặt như thường :v Có nhiều thứ hơn họ nhưng chúng ta kém họ về năng lực quản lý ,ý thức người dân và kiểu làm ăn chụp giật . Mướn một cái bàn, cái ghế ở vũng tàu 500k, hết nói Mình rất đồng ý với ý kiến của tác giả. Trong khi nền kinh tế chúng ta còn nhiều yếu kém, rất khó phát triển thì du lịch có thuận lợi rất lớn là chúng ta có sẵn tài nguyên thiên tạo. Hạ Long đẹp mê hồn, Nha Trang, Phú Quốc...cũng rất đẹp, giờ ta lại có Thiên Đường, Sơn Đoòng,.v.v. Cần có chiến lược phát triển mạnh ngành công nghiệp không khói này, mà hiệu quả kinh tế chắc chắn cao hơn trồng lúa. Tất nhiên còn nhiều việc phải làm, phải thay đổi, khó nhất là thay đổi "cái đầu người". "Chúng ta nhiều khi sính ngoại và giàu lòng tự ti, mặc định tin rằng chất lượng các dịch vụ du lịch của Thái Lan tốt hơn so với Việt Nam. " Chào tác giả, tôi xin khẳng định và chắc chắn, tôi nhắc lại lần nữa: TÔI KHẲNG ĐỊNH và CHẮC CHẮN chất lượng dịch vụ du lịch của Thailand tốt hơn dịch vụ du lịch của Viêt Nam rất... rất nhiều lần từ không sao nào tới 5, 6... sao. Tôi yêu cầu tác giả hãy khách quan, đừng lừa bịp người ít đi du lịch nước ngoài Quá hay, tôi tự hào là người Việt Nam, nhưng khi sang Thái công tác tôi thấy Việt Nam còn thua Thái Lan không chỉ bóng đá và du lịch, theo chủ quan riêng tôi thì không có một loại hoa quả cùng loại nào ngon bằng của Thái Lan. Cũng cần phải suy ngẫm ,chúng ta cứ mãi lò dò phía sau lưng họ .Buồn...! Xin cảm ơn bài viết rất hay của Bác Nam. Còn một chuyện cần phải đề cập nữa là "Hải Quan Việt Nam không biết cười", làm thì ỷ lại vào cái gốc con ông cháu cha thôi, nhiều lần mình đi qua Hải quan nên thấy nhiều cảnh rất hổ thẹn với khách nước ngoài. Cái mặt lúc nào cũng lạnh, không bao giờ có 1 câu chào hỏi vì bản thân của những người Hải Quan cửa khẩu luôn tự hào họ là người "có chức" không đơn giản vậy đâu, Thái Lan làm du lịch đã lâu, kinh nghiệm đầy mình. Tính dịch vụ của họ rất tốt. Còn mình thì khác, lãnh đạo thì bảo thủ, tham nhũng, cửa quyền...người làm du lịch thì dịch vụ kém, chụp giựt... Cái tư duy cổ hủ: "Đất có thủ công, sông có hà bá" đã khiến du lịch thua ngay trên sân nhà. Người Việt với nhau còn chặt chém nói gì khách Tây (khách sộp mà). Không dẹp được vấn nạn này, muôn đời du lịch không cất cánh được. Đọc nhưng không thích cách phân tích của bạn . nghành nào thì cũng phải cố gắng chứ ko đc chọn đất nước có nhiều cái suy nghĩ này thì còn trì trệ Đồng ý với ý kiến của của anh Nam. Việt Nam chỉ cần tập trung vào phát triển du lịch và nông nghiệp (những ngành công nghiệp ít ô nhiễm) cũng đủ tạo việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân. |
Visa và tầm nhìn Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) vừa tổ chức hôm 9/6, ông Ken Atkinson, Trưởng nhóm công tác du lịch, đã phát biểu như vậy.Chỉ một ngày trước, hôm 8/6, tại phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Văn hoá - Thể thao - Du lịch Hoàng Tuấn Anh làm phép so sánh cụ thể hơn, khi cho biết Thái Lan đã miễn thị thực cho 61 nước, trong đó 40 nước được miễn đơn phương, Singapore đã miễn thị thực cho 180 nước, trong đó 80 nước được miễn đơn phương. Rồi ông kết thúc bài phát biểu của mình với câu hỏi buông lửng: “Việt Nam đứng thứ sáu trong 20 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới, có nhiều bãi biển thuộc hạng đẹp nhất thế giới. Sơn Đoòng là một trong 12 hang động kỳ thú nhất thế giới. Vịnh Hạ Long là một trong những kỳ quan ấn tượng nhất thế giới...Vậy, điều gì làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng khách du lịch?”. Tôi cảm nhận có sự ấm ức trong từng câu phát biểu của Bộ trưởng tại nghị trường.Những người không ủng hộ việc nới lỏng visa du lịch thường nêu điều kiện: miễn visa song phương, trên cơ sở có đi có lại. Đôi khi họ cũng lợi dụng tâm lý tự tôn, cho rằng người ta coi thường mình, người ta có miễn visa cho mình đâu mà mình lại miễn visa cho người ta? Theo tôi đó là một cách suy nghĩ thiển cận.Khoảng 20 năm trước, một cán bộ ngoại giao Tây Âu trao đổi với tôi: "Visa du lịch chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là nguyên tắc song phương. Mỗi nước có những ưu tiên riêng và những vấn đề xã hội riêng. Các nước miễn visa du lịch cho công dân nước tôi vì họ muốn nhiều công dân nước tôi đến tham quan, nghỉ dưỡng và mang nhiều ngoại tệ vào nước họ. Du lịch là một kiểu xuất khẩu tại chỗ. Du khách nước tôi cũng không gây ra hệ lụy gì đáng kể cho nước họ. Nhưng chúng tôi lại có những ưu tiên, vấn đề rất khác, chúng tôi không thể quá thoáng với khách du lịch đến từ nước họ, để công dân của họ đến nước chúng tôi quá dễ, quá đông". Khi đọc tin tức về một số người Việt trồng "cỏ" (cần sa), lao động chui, trốn thuế ở một số nước, tôi có thể hiểu được những ẩn ý sau lời giải thích của nhà ngoại giao. Chính sách miễn visa du lịch đơn phương của Thái Lan, Singapore cũng là minh chứng thuyết phục cho những gì ông giải thích cho tôi. Chúng ta cần cải thiện thương hiệu người Việt trong con mắt thiên hạ, để người ta yên tâm mở cửa chào đón chúng ta.Cũng có người cho rằng việc siết chặt visa là vì an ninh, quốc phòng. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có ý kiến như vậy. Việc miễn visa không đồng nghĩa với việc bất kỳ công dân nào của nước được miễn visa cũng mặc nhiên có quyền vào nước ta. Cho vào hay không cho người nào đó vào là quyền của mỗi quốc gia. Không ai có quyền yêu cầu lời giải thích. Ngay cả khi tôi có visa vào Mỹ, cơ quan cửa khẩu của Mỹ vẫn có quyền không cho tôi nhập cảnh mà không cần giải thích lý do. Mặc dù các nước ASEAN đã miễn thị thực du lịch cho nhau, nhưng người thường xuyên có thái độ thù địch, kích động hận thù với Việt Nam có thể bị từ chối nhập cảnh và chẳng có quyền gì yêu cầu các cơ quan nước ta giải thích lý do từ chối. Không ai có quyền khiếu nại những quyền bất khả xâm phạm của quốc gia khác, kể cả quyền cho hay không cho phép nhập cảnh. Người nào cũng có thể đến gõ cửa nhà tôi, không cần có thư mời, nhưng mở cửa mời người đó vào hay không lại là quyền của tôi.Giá trị của việc miễn visa du lịch không nằm ở tiền. Khách du lịch vào Việt Nam mỗi người chi tiêu 1.000-1.500 USD, tương đương với việc của ta mua mấy tấn gạo, họ không tiếc mấy chục USD lệ phí visa. Nhưng tờ visa tạo ra cho họ nhiều thủ tục nhiêu khê, nhiều mối bận tâm khó chịu. Có ít khách du lịch nào được trả đúng mức lệ phí visa như Bộ Tài chính công bố. Hầu hết khách du lịch phải xin visa qua các công ty dịch vụ và phải trả cao hơn nhiều.Việt Nam không có đại sứ quán, lãnh sự quán ở nhiều nơi trên thế giới để khách du lịch dễ tiếp cận xin visa. Việt Nam cũng không có chính sách uỷ quyền cho nước khác cấp visa (như Latvia ủy quyền cho Hungary, Lithunia ủy quyền cho Đan Mạch nhận hồ sơ và cấp visa ở Việt Nam).Theo tôi, những hạn chế về chính sách visa du lịch và bất cập trong hoạt động quảng bá du lịch là hai "nút thắt cổ chai" chính cho sự phát triển du lịch.Việt Nam cần có chính sách cởi mở hơn về visa du lịch, bao gồm tăng danh sách nước được miễn visa, triển khai visa điện tử (e-visa), hoàn thiện chính sách visa tại cửa khẩu (visa-on-arrival), áp dụng visa trung chuyển (transit visa). Đối với hoạt động quảng bá du lịch, cần nhanh chóng hình thành Quỹ phát triển du lịch và Cơ quan quảng bá du lịch Việt Nam trên cơ sở áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn tốt của khu vực và thế giới.Lương Hoài Nam Chỉ sợ người VN ra nước ngoài định cư thôi chứ ai mà sợ người dân các nước phát triển vào VN ở mà hạn chế bằng visa. Đúng là lo bò trắng răng. Tỷ lệ khách du lịch không quay lại đứng đầu thế giới Tự bó chân bó tay mình bằng những suy nghĩ thiển cận nên nước ta còn nghèo mãi. Đến Mỹ là nước số 1 thế giới mà ta vẫn bắt Visa và còn hạn chế thời hạn 3 tháng, thật nực cười. Hãy xem Thái Lan, Sing họ làm sao mà học theo. Mấy chục năm chiến tranh còn chẳng nước nào làm gì nổi Việt Nam nay sợ mấy tấm Visa sao để cản trở bạn bè bốn phương đến làm giàu cho VN? 100% nhất trí ý kiến với tác giả Hạn chế Visa đã quá lạc hậu, gậy mình đập lưng mình , ai là người chịu trách nhiệm về việc này nhỉ? @@ thoa nguyễn và cũng nghèo gần nhất thế giới. Cơ chế cả mình còn nặng và cồng kềnh lắm, đất nước khó mà phát triển được Không chỉ có miễn visa thì được khách du lịch anh ạ, cách làm du lịch mì ăn liền hiện nay thì dù có miễn cũng chưa chắc khá lên, đương nhiên miễn visa cũng tốt. Nhờ có kiểm soát chặt chẽ về visa mà VN mới trở thành đất nước an ninh nhất thế giới. Việt Nam cứ tự nhận là an ninh nhất thế giới chứ thực ra tôi đi nhiều nước thấy họ cũng rất an ninh còn ít trộm cướp hơn nước ta nhiều, tối ngủ còn chẳng phải khóa cửa bao giờ. Quá hay. Nếu bỏ visa và khách du lịch vẫn giảm thì sao ạ? Tất nhiên bỏ visa là một biện pháp kích thích du lịch, nhưng không phải vì phải xin visa mà lượng khách du lịch giảm. Tôi cho rằng khách du lịch không đến Việt Nam vì rất nhiều lý do như đắt đỏ hơn nhiều nước trong khu vực, an ninh kém, làm ăn chụp giật, không giữ chữ tín,...chứ không phải vì khó khăn trong xin visa. Tôi bị tài xế Taxi chửi bới vì đi từ TSN tới khách sạn gần đó. Không những một lần mà hai lần. Sợ luôn. Rất nhiều khách Nhật Bản đến thăm VN, nhưng chỉ đến 1 lần, rồi không quay trở lại, mặc dù ta miễn visa cho khách NB mấy năm nay rồi. Vậy thì, việc miễn visa có thể giúp tăng du lịch tức thời, nhất thời, nhưng chắc không phải là giải pháp mang tính 'cứu cánh" của du lịch Vn và các nước đâu! Ai có sáng kiến hay đóng góp cho ngành du lịch nước nhà đều được hoan nghênh. Tuy nhiên, cũng nên nhìn nhận một cách khách quan, tránh chụp mũ nhau, tránh chay theo một chiều...rồi đánh giá người này thiển cận, người kia cục bộ... Không phải là ít danh thắng, không phải là thiếu điểm ăn chơi, không chỉ là visa du lịch mà quan trọng là người làm lãnh đạo ngành du lịch; không biết làm cho khách hàng xài tiền. Không biết cách giữ chân khách hàng, họ đến và sẽ ra đi mãi mãi. Cám ơn bài viết của anh Nam. Xin kể lại câu chuyện tôi mắt thấy tai nghe về anh khách người Đức ngồi cạnh tôi trên chuyến bay Singapore - TP.Hồ Chí Minh. Anh này đang công tác tại Indonesia, nhân dịp có vài ngày nghỉ thì ngẫu hứng xách balô đi du lịch. Bay đến Singapore, không còn chuyến bay nào sớm, giá vé vừa túi tiền đến các nước lân cận, anh ta quyết định đi đại sang Việt Nam mà không có bất kỳ thông tin nào về điểm đến. Các bạn đừng thấy lạ, Tây du lịch balô thường đi ngẫu hứng như vậy. Ngay tại sân bay Singapore anh ta đã gặp trục trặc vì không có visa vào Việt Nam, thế là quyết định đóng 100 USD nhờ công ty du lịch lo hộ. Anh ta cũng được lên máy bay, nhưng 1g30 ngồi trên máy bay thì chỉ lo mỗi chuyện không biết có vào được Việt Nam không. Tôi chỉ có thể trấn an anh ta là nếu đã có công ty du lịch làm visa on arrival thì ổn. Khi đến Tân Sơn Nhất, thấy hàng người chờ visa on arrival mà tôi còn nản. Cái câu nói "ai cũng có quyền đến thăm nhà tôi, nhưng có mở cửa mời vào hay không là chuyện của cá nhân tôi, quyền chủ nhà" rất hay. Vậy visa chẳng khác gì việc mua vé vào cửa. Tùy vào tư duy và chiến lược kinh doanh mà cân nhắc xem có nền giữ hay bỏ. Nếu anh muốn tập trung kinh doanh chiều sâu vào sản phẩm, dịch vụ thay vì kinh doanh địa điểm thì visa là một rào cản. Ngược lại, kinh doanh địa điểm thì khỏe người, ít phải đầu tư chất xám nhưng không bền vững, chỗ nào mới, lạ hấp dẫn hơn thì khách hàng sẽ sẵn sàng thử nghiệm và bỏ đi nếu ở đó hơn. |
Tiết kiệm nhất thế giới Tôi đã đắn đo và cân nhắc bởi vì không phải cứ đi vay nợ là xấu, ngược lại không hẳn cứ tiết kiệm được thật nhiều đã là tốt.Việc dẫn chứng với các số liệu nghiên cứu khách quan là điều nên làm trong việc minh họa cho người học nhằm tăng tính thuyết phục. Tôi hoàn toàn đồng ý với cách làm đó, nhưng cái còn cân nhắc ở đây là làm sao để đưa ra thông tin số liệu một cách phù hợp, kèm theo diễn giải đầy đủ để không gây ngộ nhận cho người đọc cũng như người nghe rằng hành vi tiết kiệm của người Việt Nam đang được đánh giá là tốt nhất thế giới.Trong quá trình làm việc với học sinh, sinh viên về giáo dục tài chính, dự án của chúng tôi cũng có những nghiên cứu khảo sát về vấn đề thực trạng quản lý tiền bạc cá nhân của các em trước và sau khi học. Qua khảo sát với 300 học sinh ở Hải Phòng và 120 sinh viên ở Cần Thơ năm 2014, số liệu cho thấy, các em có tiết kiệm với tỷ lệ rất cao, lên đến 93,2% ở học sinh THPT và 98,4% ở sinh viên đại học, cao đẳng. Với số liệu này, chúng tôi cũng chỉ ghi nhận đó là một nền tảng tốt chứ không xem đó là một số liệu tuyệt đẹp có thể phản ánh được thực trạng kỹ năng tiết kiệm của thanh thiếu niên hiện nay.Để đánh giá đúng được thực trạng quản lý tiền bạc của các em, chúng tôi khảo sát thêm những câu hỏi khác như: “Bạn có tiết kiệm trong 3 tháng gần nhất không? Tiết kiệm bao nhiêu phần trăm thu nhập? Tiết kiệm bằng hình thức nào? Và dùng tiền tiết kiệm để làm gì?”. Từ kết quả nhận được, chúng tôi nhận ra một sự khác biệt đáng lưu ý giữa việc một em sinh viên nào đó có thể trả lời: “Có” với câu hỏi “Bạn có tiết kiệm tiền không?” Và ngay ở câu sau, “tiết kiệm như thế nào?” đã trả lời rằng, tiết kiệm được từ tiền dư sau khi đi mua sắm, hoặc lần cuối cùng tiết kiệm là cách đây 2 năm, hay chỉ tiết kiệm khi có tiền dư.Vậy cái mà chúng ta cần quan tâm không phải là số liệu về việc “Có tiết kiệm không?”, mà phải là việc “Cách tiết kiệm có hiệu quả không?”. Ví dụ, chúng ta thường chỉ kiểm tra xem con em mình có đi học đầy đủ không, mà ít khi quan tâm đến việc con học bằng phương pháp nào, tích lũy được kiến thức kỹ năng gì? Quan trọng hơn nữa là học xong những cái đó thì áp dụng ra sao vào thực tiễn cuộc sống?Với bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, giá cả hàng hóa tăng và tình trạng lạm phát dẫn đến xu hướng người dân cần cắt giảm chi tiêu và gia tăng khoản tích trữ tiền nhàn rỗi nhiều hơn là điều tất yếu. Trong khi người dân ở các nước phát triển thì được nhà nước khuyến khích sử dụng tiền tiết kiệm nhàn rỗi để đầu tư, giao dịch trong bối cảnh suy thoái để vực dậy nền kinh tế, thì phần lớn lại lựa chọn một phương án khá an toàn là tiết kiệm tại nhà hoặc tại ngân hàng và chấp nhận lãi suất thấp, để tránh đương đầu với rủi ro có thể có khi đầu tư. Việc tiết kiệm trong bối cảnh như vậy có thể dẫn đến tình trạng đóng băng một nền kinh tế.Tôi nghĩ người tiết kiệm được nhiều tiền nhất chưa hẳn đã là người có thể quản lý tốt được tài chính của mình một cách hiệu quả nhất. Thực tế, vẫn có người dành cả đời đi buôn gánh bán bưng, họ thậm chí không dám chi tiêu một đồng nào cho bản thân, không dám sửa lại mái nhà, không dám đầu tư vào việc học cho con cháu, và cũng không dám đi khám bệnh mà chỉ cắn răng chịu đựng để tiết kiệm tiền. Khi họ mất đi, dù có để lại một số tiền tiết kiệm khá lớn cho con cháu, thì tôi vẫn nghĩ là họ chưa dùng số tiền tiết kiệm đó một cách thật sự hiệu quả. Tiết kiệm quá mức bằng cách chắt chiu, không dám dùng vào việc gì, cắt giảm các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống thì nên gọi hà tiện. Hà tiện không những không tiết kiệm, mà lại còn gây lãng phí trong một số trường hợp như ảnh hưởng đến sức khỏe, rủi ro trong an toàn lao động, đánh mất cơ hội phát triển cho bản thân và các mối quan hệ...“Tiết kiệm” - bản chất của nó đã là một hành vi tích cực và chủ động, nhưng cần được cụ thể và thiết thực nhằm đảm bảo các nhu cầu cần thiết để sống, tồn tại và phát triển. Về vấn đề quản lý tiền bạc cá nhân, việc tiết kiệm nên được lên kế hoạch thực hiện, đặt ra mục tiêu số tiền cần đạt được và cân nhắc tính phù hợp với điều kiện kinh tế chi tiêu của bạn; mục đích sẽ dùng số tiền tiết kiệm đó vào việc gì, có phù hợp với sở thích nguyện vọng và hoàn cảnh của bạn hay không.Thay vì được đánh giá là người Việt Nam tiết kiệm nhất thế giới, tôi sẽ thật sự thấy vui và tự hào nếu người Việt Nam có các thứ hạng cao trên thế giới trong lĩnh vực tiết kiệm tiền một cách hiệu quả.Nguyễn Hoàng Khánh Tiên Họ nói thế nào chứ. Trụ sở ngìn tỷ, xe công vụ sắm mới liên tục,... vô khối chợ, trường học, nhà văn hóa xây xong bỏ hoang, tượng đài lớn nhất ĐNA (và nhanh hỏng nhất) -bảo tàng nghìn tỷ ko ai vào,... những con đường đắt nhất hành tinh và chưa khánh thành đã hỏng, mức độ ăn chơi của dân ta (nhìn mức độ tiêu thụ bia, thuốc lá, siêu smartphone, siêu xe,...) cũng ko ai sánh bằng (dù nghèo mạt rệp)... Theo tôi VN ta hoang phí nhất TG chứ TK nỗi gì. Hà tiện sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước. Nước Mỹ họ cho người trẻ mượn tiền tiêu trước, bán chịu đủ thứ mặt hàng từ cái tivi bộ bàn ăn đến nhà, xe ô tô...Tôi nghe được câu chuyện của 2 người bạn già trên 60 tuổi, 1 người đang sống ở VN rằng tôi mới tích lũy 35 năm qua và làm được căn nhà khang trang, người bạn ở Mỹ kể rằng tôi mới trả nợ xong căn nhà khang trang tôi mua cách đây 30 năm...như vậy ai là người sung sướng hơn? và mọi người đều được hưởng thụ. Tuy nhiên, mất việc làm thì bị thu lại hết và ngủ vỉa hè. Do đó, mỗi người đều phải năng động làm ra của cải cho xã hội và hưởng thụ cuộc sống...Không như Lão hà tiện SP được. Người Việt là vua lãng phí, không ăn gọi bừa . Người nghèo nghĩ cách tiết kiệm tiền còn người giàu thì nghĩ cách kiếm tiền và tiêu tiền . Thử dạo quanh một vòng các tiệm ăn, quán nhậu , nhà hàng tiệc cưới xem .... người Việt phung phí như thế nào! Muốn đầu tư thì phải có vốn. Muốn có vốn ít ra phải biết tiết kiệm. Vậy là chúng ta đã làm rất tốt bước đầu tiên của kinh doanh. Chúc các bạn may mắn! Theo mình nghĩ kiểm soát được mục đích chi tiêu là cách tiết kiệm tốt nhất, nếu vay nợ để mua sắm cho ăn mặc và mục đích nhất thời thì gọi là nợ xấu. Gia đình và văn hoá ảnh hưởng trực tiếp đến cách người Việt tiêu tiền. Vực dậy sau chiến tranh càng khiến họ cảm thấy cần tiết kiệm hơn. Thời gian và ảnh hưởng từ internet sẽ làm người Việt thay đổi dần! Tiết kiệm ở Việt Nam đang làm cả nhiệm vụ BHXH nguoi vn chung ta noi thang la ko du tien de chi tieu ca nhan .tich kiem o day chi la hoan canh Theo tôi, tiết kiệm chỉ là biện pháp tình thế khi thu chưa đủ sức gánh các khoản chi. Chi tiêu hợp lý tuỳ theo thu nhập và nhu cầu cần thiết tránh lãng phí là biện pháp thông minh nhất. Tiết kiệm quá mức thành hà tiện, rồi keo kiệt thì mất hết bạn bè và các mối quan hệ cũng ko thể phát triển làm ăn được. Nhất là trong thời thế ngày nay, muốn tăng thu nhập cũng đồng nghĩa với quan hệ rộng, đa phương ,đa hình thức. Chi tiêu hợp lý,những gì cần chi,nhất định ko được tiết kiệm , đấy mới là thức thời. Muốn làm giàu ko phải do tiết kiệm đâu, mà đấy là cách suy nghĩ cổ điển cuả các cụ ngày xưa...Những nhu cầu thường xuyên như ăn,mặc học hành,chữa bệnh ,tham dự đám cưới ..sinh hoạt bạn bè...ko nên hà tiện ,chỉ là có kế hoạch chi tiết cân đối thu - chi cho hợp lý.Chi phí cho ngoại giao,ko bao giờ là lãng phí chủ cần biết mình,biết ta... Đúng là tiết kiệm nhất nếu là của riêng mình. Nhưng của công, của chung thì ngược lại....Vậy mới có : " cha chung không ai khóc" đồ chung mà : vô tư đi. Muốn tiết kiệm phải có tiền dư. Tiền dư là tiền như thế nào? Tiền dư rôi, phải biết cách đầu tư hiệu quả. Thế nào là đầu tư hiệu quả? Cho học tập? Người học có thực sụ muốn học và có khả năng học? Cho kinh doanh? Bắt đầu bằng số vốn bao nhiêu, làm gì? Có lãi không hay lỗ? Bà bán hàng đã làm tốt với bản thân bà ấy! Tôi nghĩ vậy! . Xu hướng tiêu dùng trên thế giới hiện nay khuyến khích mọi người mua sắm. Mọi biện pháp, thủ đoạn kích cầu được tung ra, từ áo quần đến máy móc công nghệ, chưa hỏng đã bị lỗi mốt, phải nâng cấp, gây lãng phí của cải rất lớn cho xã hội trong khi người hưởng lợi là các ông chủ bán hàng.Tài nguyên luôn có hạn, môi trường sống đang cần bảo vệ, vì vậy tiết kiệm là không những cần mà là phẩm chất quí giá. Ngược lại hành vi tiêu xài lãng phí cần phải bị lên án. Chỉ đừng nên sa vào hà tiện, nhưng dù có hà tiện một tý cũng còn hơn lãng phí nghìn lần. Theo tôi, tiết kiệm khác hà tiện, tác giả phân tích chính xác. Tiết kiệm để làm gì? Sao phải tiết kiệm? Và cuộc sống có tốt hơn khi tiết kiệm ? Nếu trả lời hợp lý, người Việt sẽ sống tốt |
Giấc mơ thành người quyền năng Tôi sẽ bắt đầu từ việc bắt những người tiểu bậy trên đường vào bệnh viện, đặt ống thông tiểu và cột cái bịch nước vào chân (ô hay, có thể pha loãng ra tưới cho cây công viên cũng tốt chứ nhỉ). Để có đủ bác sĩ, điều dưỡng lo việc này, tôi sẽ sử dụng tất cả những người mới ra trường chưa có việc làm. Lấy kinh phí ở đâu bây giờ? Tôi sẽ lấy từ tiền lệ phí bắt buộc của các cơ quan có người đi ăn nhậu và các bà vợ để chồng lêu lổng đi uống bia sau giờ làm việc. Tôi cấm dùng oshin luôn, để cho cục vàng cục bạc của họ gào thét ở nhà và buộc họ phải về nhà. Uống bia nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mà nó chẳng là của riêng các vị, nó là của gia đình, của cộng đồng, của quốc gia đấy. Còn nói dại, say xỉn dễ đụng xe, chết thì khó lên thiên đàng vì hồn say dễ lạc đường xuống địa ngục.Người Việt Nam vốn thông minh, sáng tạo. Tôi sẽ dồn tiền vào việc đầu tư tìm một chất đặc biệt để xử lý bề mặt. Nó phải dễ sử dụng, có thể phun lên mặt đường, mặt nước, mặt xi măng, mặt đá lát... để sao cho hễ ai vứt rác, khạc nhổ, vệ sinh không đúng chỗ là cái “mặt” được xử lý đó sẽ bật chất dơ trở lại với sức mạnh vô cùng lớn để chúng dính chặt vào người vừa “xả”. Bạn cứ tưởng tượng mà xem, khối người sẽ dính đủ thứ dơ mà xung quanh thì sạch bong. Ngồi trên xe hơi mà xả rác dù có đóng kín cửa thì rác cũng sẽ dính vào xe luôn.Tôi sẽ cho may đồng phục công chức không có túi và cấm tiệt việc sản xuất và buôn bán phong bì. Hình ảnh phong bì với túi làm xấu hình ảnh cao quý của hệ thống dịch vụ công cộng, từ ngành y tế đến ngành giáo dục, từ anh công an giao thông đến ông thẩm phán. Nó còn thao túng các cơ quan nhà nước, lấy đi cơ hội của những người tài, có tâm muốn làm việc thực sự và trao cơ hội cho nhiều kẻ bất tài, vô tâm và tham lam vô độ. Tất nhiên túi với phong bì chỉ là hình ảnh tượng trưng. Bạc tỷ thì người ta khỏi dùng những thứ tầm thường này.Tôi sẽ cấm tiệt việc phát giấy khen trong trường học. Giấy khen hình như là niềm mong ước của phụ huynh chứ không phải của học sinh. Chẳng thấy có em nào khoe mình được khen thế này thế nọ trên mạng xã hội, toàn thấy sự phấn khởi của ông bà cha mẹ khoe con mình. Giấy khen gì mà nhiều dữ vậy nhỉ? Hình như phụ huynh nghiện giấy khen và bằng cấp. Cái gì nghiện cũng không tốt. Nghiện thuốc thì ta cấm thuốc. Nghiện rượu thì ta cấm rượu, nghiện giấy khen thì tôi phải cấm giấy khen là đúng rồi. Ngày con tôi đi học, cả khối mỗi môn trường khen hai học sinh xuất sắc nhất. Học năm môn thì cả khối mới có 10 em được khen. Mà được khen thì hầu như môn đó là sở trường, là niềm say mê và năng lực thực sự của cháu.Tôi ủng hộ các nhà tổ chức xây dựng những thứ to nhất thế giới ở Việt Nam với một yêu cầu nhỏ. Mỗi công trình xây thêm một tấm bia đá ghi rõ tên kỹ sư thiết kế, kỹ sư trưởng và công ty xây dựng thực hiện, chi phí của công trình (tính bằng gạo vì tiền mình mất giá), thời gian khởi công và khánh thành, và ý nghĩa của công trình. Làm như thế để con cháu chúng ta còn biết đến tài năng của các vị ấy mà tôn vinh. Và tên tuổi của họ có thể tồn tại lâu hơn công trình họ xây dựng. Trong trường hợp như bát phở hay thứ gì đó to nhất mà bị bỏ phí, thì ghi thêm tiền phạt lãng phí công sức và nguyên liệu, phạt tiền thức ăn ôi thiu làm ô nhiễm môi trường. Phạt gấp ba!Việc cuối cùng tôi muốn làm là khó nhất. Đó là việc đầu tư cho các viện nghiên cứu y học, dược học, hóa học, sinh học, với đội ngũ đông đảo các vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ và các nhà nghiên cứu làm thuốc tăng trưởng lương tâm. Tôi muốn chữa bệnh cho những người nghiện ăn tiền hối lộ bằng cách tiêm cho họ nhiều liều thuốc này. Có chút lương tâm thì họ sẽ biết sai trái, biết xấu hổ. Thuốc này còn được phát rộng rãi cho những nhà cung cấp nông sản, thực phẩm cho cộng đồng chúng ta. Tôi tin rằng, khi thuốc tăng trưởng lương tâm được dùng rộng rãi cho tất cả những người thiếu nó, từ người nghèo đến người giàu, từ thường dân đến quan chức cấp to cấp nhỏ và người của mọi ngành nghề, thì cuộc sống của mỗi người chúng ta sẽ an bình và tốt đẹp hơn.Ước mơ của tôi như vậy đấy, các bạn thấy sao? Có người sẽ bảo tôi là viển vông, nhưng mơ ước mà, ai chẳng có quyền mơ. Giấc mơ trở thành “Người quyền năng” của tôi, nếu có hão huyền thì cũng là hão huyền của người nội trợ mong về một xã hội an vui mà thôi.Nguyễn Thị Nhuận E ước giấc mơ của chị thành sự thật! Không có người quyền năng mà chỉ có một hệ thống chính trị logic. Trong hệ thống logic đó người có trách nhiệm cao nhất là người chịu được đau khổ nhiều nhất so với toàn xã hội . Ý kiến của chị phản ánh hoàn toàn đúng thực trạng xã hội hiện nay. Chúc ước mơ làm người quyền năng của chị sẽ thành hiện thực :) Cô đang làm như thế nào để biến nó thành sự thật? Cháu hy vọng mình có thể đóng góp một phần. Không. Tôi thấy cô ấy viết rất hay đó chứ! Mạnh mẽ, bản lĩnh và thuyết phục! Một giấc mơ hoàn hảo .Nhưng giấc mơ chỉ là giấc mơ mà thôi ,vì ngoài kia xã hội đầy rẫy những sự thật phũ phàng..! Ai cũng là người quyền năng thì lấy đâu ra đày tớ nhân dân ? Giấc mơ rất tốt! Nhiều lãnh đạo khi xưa cũng thế đó bạn nhưng khi lên đến đỉnh cao quyền lực mà tiền lương 0 tương xứng thế là phải lem nhem nếu 0 sao lo được cho vợ con? Cái quan trọng là cơ chế kiểm soát quyền lực để khi có tội thì bắt mà 0 cần phải xin ý kiến ai cả! ...Và cuối cùng xã hội của loài người sẽ biến thành xã hội của người máy. Có mơ ước mới có động lực cho mình và người khác ÔI CHỊ VIẾT HAY QUÁ, NHƯNG ƯỚC MƠ CHỈ LÀ MƠ ƯỚC THÔI..... Cái gì thái quá thì sẽ thay đổi, đầy sẽ vơi, suy sẽ thịnh. Bây giờ có không ít bạn trẻ việt nam cũng có trăn trở như cô và có hoài bão thay đổi vận mệnh đất nước. Chỉ cần những ai ý thức được vấn đề này không chỉ suy nghĩ mà chuyển hóa thành hành động, tăng năng suất lao động lên, tôi tin rằng một ngày nào đó những người tài sẽ tụ họp lại và làm được điều đó. Thì ra cô muốn làm đôrêmon, ở mình thì có túi thần cũng chịu thôi :) Đây không fải là ước mơ mà là tương lai. Bạn cũng như hàng triệu người dân VN đều mong ước như vậy ..mỗi người chỉ cần những hành động nhỏ thôi. Đừng im lặng và thờ ơ với đất nước chúng ta. "Sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân, vì dân" Thật sự người việt không thông minh và sáng tạo, người việt chỉ linh hoạt , nhanh nhẹn, |
Lại một mùa thi Cô cử nhân trường nhân văn trắng trẻo, xinh xắn, nhẹ nhõm, và thoạt nhìn hợp với dáng vẻ của một nữ giáo viên. Cô đúng là được đào tạo để đi giảng dạy. Nhưng suốt một năm qua, công việc của cô là lắp ráp loa điện thoại để xuất khẩu, và nhận mức lương bằng với những đồng nghiệp chỉ vừa tốt nghiệp cấp 2 của mình. Ở khu công nghiệp đó, rất nhiều công nhân có tấm bằng đại học như cô.Chúng tôi ngồi nói chuyện rất lâu. Chỉ những chuyện tào lao như thời sinh viên sang phòng trọ của nhau ăn cóc ổi. Những cô gái trẻ có học thức, có một niềm kiêu hãnh riêng, không phù hợp để chia sẻ với một tay đàn ông về cuộc sống công nhân của mình – không tiện để nói về mức thu nhập hay khoảng hụt hẫng của những ước mơ. Tôi cũng không cố hỏi. Tôi chỉ nhớ đến cuối, cô gái có bằng cao đẳng tặc lưỡi, nếu mà biết bây giờ nhận lương bằng mấy ông học hết cấp 2, thì cũng chẳng đi học làm gì cho phí tiền bạc và thời gian.Đại học không hẳn là một lựa chọn. Nó là một ước mơ, một thứ đầy tính biểu tượng, thậm chí có phần thiêng liêng. Mùa thi sắp đến và ở khắp nơi, chúng ta sẽ lại được nghe nhiều câu chuyện cổ tích: những người cha sống trong ống cống để con được đi thi, đi học đại học; những cậu bé lên Hà Nội với vài đồng bạc nhàu trong túi và đầy quyết tâm trong tim; những gia đình bán trâu, bán ruộng, lên thành phố làm thuê chạy xe ôm, để con được đi học...Mùa thi sắp đến, rất nhiều sĩ tử sẽ nhồi mình vào trong những lò luyện thi nóng như nung ở các thành phố lớn, cố gắng thu nạp và hệ thống một lượng kiến thức khổng lồ, cập rập, như một cuộc đua marathon khắc nghiệt nhất.Mùa thi sắp đến và hình ảnh những đám đông phụ huynh đứng đội nắng trước cổng trường, trong cái nóng kỷ lục của miền Bắc, thậm chí đã trở thành quá đỗi bình thường.Tôi hoàn toàn đồng cảm với điều ấy. Gia đình tôi cũng đã từng sống những ngày tháng ấy, mang tinh thần ấy. Nhiều người cũng sẽ hiểu. Nhưng càng hiểu điều ấy, tôi lại càng thấy có điều gì không ổn. Có một sự bất công nào đó. Hình ảnh cô cử nhân xinh xắn kia, ngồi trong căn phòng trọ 10 mét vuông nhếch nhác cạnh khu công nghiệp, cố tế nhị che tay giấu đi cơn ngáp dài mệt mỏi vào lúc 8 rưỡi tối, sau một ngày làm việc trong nhà máy, là một hình ảnh bất hợp lý.Tôi không nói rằng làm công nhân là sai. Thu nhập của họ không quá tệ, và đó là những lao động đáng tôn trọng. Nhưng nguồn lực của gia đình, xã hội và nỗ lực của họ trong suốt 4 năm trên giảng đường, không để phục vụ cho điều đó.Chúng ta dường như đã đầu tư rất nhiều nguồn lực hòng tạo ra một xã hội tri thức, với cả triệu cử nhân đại học, cao đẳng. Chúng ta dường như đang chuẩn bị sẵn sàng cho một nền kinh tế tri thức. Nhưng rồi ta vẫn “đóng đinh” trong vai trò của một công xưởng mới của thế giới, và rất nhiều những người được đào tạo kia, trở thành lao động phổ thông.Tuần trước, có một bạn sinh viên ngành ngoại ngữ nhắn tin cho tôi rằng bạn tuyệt vọng với giảng đường, và sẽ bỏ học đi làm công nhân. Đã rất nhiều lần tôi nhận những tin nhắn như thế, và chứng kiến những thanh niên như thế lao ra thị trường lao động chân tay. Tôi thú thực rằng mình không biết phải trả lời những tin nhắn đó như thế nào, chỉ biết động viên dăm câu ba điều sáo rỗng.Bởi vì tôi không biết sai lầm nằm ở đâu: chất lượng của hệ thống đào tạo đại học – điều đã được đay nghiến nhiều lần; hay là quy hoạch đại học, đào tạo ra những con người thuộc ngành nghề mà xã hội không cần; hay là lỗi tại quy hoạch kinh tế vĩ mô, không tạo ra đủ việc làm mang tính tri thức. Có thể là tất cả chăng? Hay là như luận điểm tôi đọc ở nhiều nơi: Là do tự thanh niên lười biếng, không hề cố gắng?Mùa thi sắp đến, bình thường, người ta sẽ chúc các sĩ tử may mắn. Tôi thì muốn chúc những người sắp đỗ đại học may mắn.Đức Hoàng ngày xưa khi nghe đài báo nói CNTB bóc lột người công nhân đến tận xương tủy nay tôi chỉ mong muốn được bóc lột Trẻ con lớn lên với cái suy nghĩ "học" vì "ai cũng học", đam mê của mỗi cá nhân chẳng ai chú trọng. Làm gì, thích gì khác người một chút thì liền bị "trù dập" ngay bằng những câu nói "phí thời gian, lo mà học", "ráng học, ráng thi, ráng đậu, đừng thế này thế kia... nha con", ...Định hướng tương lai chẳng có, người ta chỉ bảo học nhưng lại không nói rõ, học rốt cục để làm cái gì?? Lớp trẻ cứ thế "nối đuôi nhau" lao vào giảng đường vì "ai cũng thế".. Để rồi đến lúc ra trường cũng chẳng biết mình sẽ đi về đâu.. Thực trạng nó vậy, biết làm sao hơn.. Chịu. Trường đại học không phải là cánh cửa duy nhất nhưng hẳn là cánh cửa sáng nhất.Làm được gì hay không là do bản thân người đó. Đừng đổ lỗi cho xã hội! Tư tưởng của một xã hội trọng bằng cấp, và có lẽ một phần, từ nền giáo dục phổ thông thiếu định hướng như ở Việt Nam, khiến cho hầu hết học sinh và các bậc phụ huynh nghĩ rằng Đại học là con đường dễ dàng nhất bảo chứng cho sự thành công. Các trường đại học công có, tư có, theo đó, cứ nở rộng ra, cứ mọc thêm lên. Và theo quy luật kinh tế thị trường, khi cung đã vượt cầu, thì các tân cử nhân, tân kỹ sư chỉ đành "phá giá" cất bằng đại học đi làm lao động phổ thông. Vậy lỗi ở đâu? Chẳng ở đâu cả. Lỗi của cả một hệ thống. "Tôi thì muốn chúc những người sắp đỗ đại học may mắn."những lời nói thật thấm thía . nhất là đối với tôi một kỹ sư xây dựng đã ra trường Mùa thi sắp đến ,người ta sẽ chúc các sỹ tử may mắn , còn tôi sẽ chúc những bạn trẻ ra trường có được những công việc như mong muốn...! Đào tạo tri thức và sử dụng tri thức ở nước ta: con đường dẫn tới ngõ cụt,bế tắc ! Rất Đức Hoàng. Bản thân Đức Hoàng cũng từ bỏ nghiệp theo đuổi "bằng cử nhân" để làm nghề mình yêu, đam mê. Ở góc độ này, qua phần đời thực của Đức Hoàng, có thể lý giải được 1 trong nhiều nguyên nhân Anh nêu trong bài báo, đó là "do chính ta". Có điều, đó là nhìn ở tầm vi mô, còn vĩ mô thì không chỉ là sự nỗ lực của mỗi cá nhân mà là cả hệ thống: tư duy, cơ chế, quản lý, sự thay đổi, sự dũng cảm, thái độ, niềm tin, hành động -- mới mong xây dựng nền kinh tế tri thức thành hiện thực. Đào tạo Đại học chỉ mang đậm lý thuyết suông & học vẹt. Sinh viên ra trường không làm được việc lại phải mất tiền đi học thêm, học nghề, lại mất thêm vài năm để đào tạo lại, vậy là 4-5 năm học ĐH coi như bằng không. Nếu đào tạo ĐH tốt, thực hành nhiều hơn lý thuyết, SV ra trường ko phải học thêm, ko cần đào tạo lại thì tiết kiệm đc rất nhiều nguồn lực cho XH, tiền bạc và thúc đẩy các DN phát triển. Rõ ràng là như vậy mà Bộ giáo dục vẫn ko có thay đổi gì nhiều, thật khó hiểu... Sẽ có nhiều ý kiến cho rằng xã hội chuộng bằng cấp, cơ chế xin cho tiêu cực, sinh viên không cố gắng... Tôi thì cho rằng chúng ta chưa có nghiên cứu quy hoạch đại học cụ thể chi tiết, chưa dự báo được mỗi năm cần bao nhiêu cử nhân, kỹ sư ra trường; nhân lực mỗi ngành là bao nhiêu. Mà hiện nay các trường thi nhau tăng chỉ tiêu đầu vào, đẩy trách nhiệm đầu ra cho xã hội; và trên hết không có cơ chế để hạn chế điều đó. Em trai tôi tốt nghiệp đại học bách khoa TP.HCM chuyên ngành dầu khí loại khá nhưng hơn 3 năm qua vẫn chưa tìm được việc và hiện nay phải đi làm công nhân cho một ty có vốn của Nhật Bản tại TP.HCM với mức lương 5 triệu/tháng. Ước mơ trở thành kỹ sư dầu khí của em tôi ngày càng mất dần, rồi những kiến thức đã học tại giảng đường cũng trả về cho thầy cô. Là một sĩ tử đang chăm chỉ cày cuốc những ngày cuối cùng để bước vào kì thi quan trọng, đọc được những dòng này mà thấy lo lắng quá. Trước kia mình chỉ lo sợ một điều là sẽ trượt đại học, nhưng giờ lại thêm một điều cần lo lắng là khi đỗ đại học rồi thì tương lai mình không biết sẽ đi về đâu hay cũng như các anh chị đi trước cầm tấm bằng cử nhân đại học trên tay mà lại đi làm công nhân như những người chỉ tốt nghiệp cấp 3... Mặc dù tương lai mờ mịt như vậy nhưng mình không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc là cố thi vào trường đại học, vì thi đỗ vào một trường đại học top là một ước mơ không fải của riêng mình mà cả bố mẹ ông bà mình nữa... Có lẽ cách duy nhất giờ đây là "dù theo đuổi bất cứ ngành nghề nào hãy cố gắng trở thành người giỏi nhất" - thực sự khó nhưng chỉ có vậy thì mới không bị cái xã hội này bỏ rơi... Sau 11 năm theo đuổi các loại thành tích dưới sức ép của bố mẹ và thầy cô, chứng kiến sự thành đạt/bất hạnh của bạn bè các lớp chuyên và không chuyên, mình phát hiện ra, thành tích học tập có nhưng không phải là tác động quyết định đến hạnh phúc sau này của con trẻ. Theo mình một người thành công, trước hết phải là người hài lòng với cuộc sống của mình và được sống vừa với sức mình. Nếu gắng trẻ có thể đạt được một thành tích cao hơn trong ngắn hạn nhưng cả đời sẽ căng thẳng, không có hạnh phúc.Vì vậy, các bố mẹ hãy chọn trường vừa sức cho con và để con được phát triển toàn diện để chọn công việc nào phù hợp với con nhất! ngày mai cháu nhận bằng đại học chú ạ, chú đang chúc cháu đấy phải không? :( :( :( Em gái mình cũng gặp tình cảnh tương tự, tốt nghiệp đại học bằng khá nhưng hơn một năm nay cũng đi làm công nhân tại khu công nghiệp. Buồn thay! |
Giọt nước mắt của Ánh Viên Trong cuộc sống, có lẽ không ít người đã từng khóc vì thất bại. Nhưng phần lớn sự thất bại đó đều có “đối thủ”. Khi đi học, chúng ta so kè lũ bạn cùng lớp về điểm số, khi đi làm chúng ta cạnh tranh lương thưởng với đồng nghiệp. Thậm chí chúng ta còn kèn cựa nhau trên mạng xã hội, xem ai có cuộc sống thú vị hơn qua những bức ảnh và status. Một nghiên cứu của nhà tâm lý học Ethan Kross từ Đại học Michigan (Mỹ) chỉ ra rằng, tính ghen tị tăng lên theo thời gian sử dụng Facebook, do cảm xúc tiêu cực khi so sánh mình và người khác.Không, chắc ngoại trừ những người như Don Quixote đánh nhau với cối xay gió, chúng ta thường coi cuộc sống là cuộc đua tranh với những người khác. Con người có xu hướng cần có đối thủ để đánh bại, cảm giác sung sướng và hưng phấn chỉ đến khi đứng cao hơn kẻ khác.Thế nên, giọt nước mắt của Ánh Viên mới thật đáng quý. Nó dạy cho chúng ta nhiều điều: trên tất cả, vượt lên chính mình mới là điều quan trọng. Cô gái miền Tây hiền lành đi đến vinh quang bằng quyết tâm hoàn thiện bản thân không ngừng nghỉ, và đón nhận nó bằng sự chân thành và hồn nhiên. Cùng với nước mắt của Ánh Viên, Singapore tuần trước cũng có những giọt nước mắt khác. Nỗi ám ảnh của dân tộc Việt Nam, bóng đá, lại thêm một lần lỗi hẹn với huy chương vàng Seagames. Có những trách móc, tiếc nuối, cả giận dỗi nữa, nhưng dù sao mọi thứ cũng qua rồi. Và tôi tin không ai trong chúng ta thấy buồn hơn những người gục ngã ở sân Vận động Quốc gia Singapore hôm thứ bảy.Với khán giả, thể thao là một cuộc vui, nhưng với người trong cuộc, như nhà văn Anh George Orwell từng nói, nó là cuộc chiến không tiếng súng. Ở đó, sự cạnh tranh khốc liệt không khác gì chiến trường: có ganh đua, căm ghét, chơi xấu, khoe khoang, tàn nhẫn, vinh quang, và cả mất mát. Ánh Viên, cũng như nhiều vận động viên khác, đã phải hy sinh rất nhiều chỉ để mơ ước một ngày đứng lên bục nhận huy chương. Có người đạt được, có người không, nhưng trên hết, ý chí và lòng quả cảm của họ xứng đáng được tôn vinh.Ông Đặng Anh Tuấn, người thày thầm lặng của Ánh Viên, nói rằng, “phải biết khóc khi mình thất bại, nhưng phải biết quên khi mình chiến thắng”. Viên không có thời gian để về thăm nhà, mà chỉ gặp ba mẹ và em trai một chốc ngắn ngủi rồi lại lên đường đi tập huấn. Cuộc sống hằng ngày của cô gái 19 tuổi: không Internet, không smart phone, không Facebook… Dù học lực được xếp loại khá, những chuyến huấn luyện và du đấu liên miên khiến cô giờ này mới đang hoàn thành chương trình lớp 11. Không có thành công nào mà không đi liền với sự đánh đổi.Dù muốn hay không, khi chứng kiến Ánh Viên khóc và khi nhìn những hình ảnh về cuộc sống thanh đạm và khổ luyện theo mọi nghĩa của cô, không thể không liên tưởng đến cuộc sống của các “siêu sao” bóng đá luôn luôn được người hâm mộ dành hết trái tim, nhà tài trợ dành hết ngân sách quảng cáo để rồi liên tục thất bại trước mỗi trận đấu quan trọng. Không ít người trong số họ cũng từng khóc khi thua, nhưng nước mắt lúc đó hình như muộn rồi.Bởi thế, càng quý giá giọt nước mắt truyền cảm hứng và nghị lực, không chỉ trên đường đua xanh, không chỉ ở SEA Games của cô gái phi thường bình dị này.Khắc Giang THẮNG NHƠN GIẢ HỮU LỰC-TỰ THẮNG GIẢ CƯỜNG( Thắng người là sức-Thắng mình là mạnh) quá chuẩn,ÁNH VIÊN lÀ 1 tấm gương sáng cho giới trẻ học tập nghị lực đó, đừng như những 'siêu sao' bóng đá, luôn tung hô nhưng sự thật là đều thua tan lát trong các trận quyết định, nhìn lại đi, 1 nền bóng đá quá nghèo nàn và ngừng khen ngợi ao làng nữa mấy người ảo tưởng !! thân! "Thế nên, giọt nước mắt của Ánh Viên mới thật đáng quý. Nó dạy cho chúng ta nhiều điều: trên tất cả, vượt lên chính mình mới là điều quan trọng." “phải biết khóc khi mình thất bại, nhưng phải biết quên khi mình chiến thắng” bài viết hay quá, lời của thầy AV cũng vĩ đại nữa :) Tôi khâm phục em... Có một Ánh Viên, tôi thấy việc VN thất bại không ý nghĩa gì cả. Tôi ko có cảm giác buồn giống như khi U23 thất bại như các SEAGAMES trước đây. Tôi biết rằng nếu không vì thứ hạng của Việt Nam trên bảng tổng sắp SEAGAMES thì AV đâu cần phải thi đấu 10 , mỗi ngày 2 trận? Hãy tưởng tượng xem nếu AV giữ sức tập trung vào mấy nội dung thế mạnh thì biết đâu sẽ có môn đạt chuẩn hay thậm trí kỷ lục Olimpic? " không thể không liên tưởng đến cuộc sống của các “siêu sao” bóng đá luôn luôn được người hâm mộ dành hết trái tim, nhà tài trợ dành hết ngân sách quảng cáo để rồi liên tục thất bại trước mỗi trận đấu quan trọng. Không ít người trong số họ cũng từng khóc khi thua, nhưng nước mắt lúc đó hình như muộn rồi'. Cô gái này là "anh hùng" trong lòng người dân, trong đó có tui. Đúng là chuyên mục góc nhìn. Cuộc sống là những mảnh ghép đa sắc màu, nếu chúng ta chấp nhận thành công ở hiện tại, tức là chúng ta đã đang thất bại với chính bản thân mình.Tôi đã từng thất bại vì nhiều người ghen tị, tuy nhiên cũng vì lí do đó mà tôi càng phải cố gắng bước tiếp, cho dù nó có khó khăn, bởi tôi muốn nói với những người đó rằng: Sẽ có một ngày, bạn cũng sẽ thất bại như tôi, ghen tị chỉ làm cho con người ta trở nên mù quáng, mất phương hướng mà thôi! Đây cũng là tâm trạng của tôi đối với môn bóng đá nam Việt Nam, trong khi các môn thi đấu khác cũng vất vã khổ luyện mới có được vinh quang mang về cho tổ quốc, nhưng thử hỏi có bao nhiêu người biết tên tuổi của họ, không nhớ đến thành tích mà họ giúp cho đoàn thể thao nước nhà đứng ở tốp đứng đầu? Còn nhiều bất công với các VĐV của các môn so với bóng đá nam. Em vẫn chỉ là con người bình thường thôi. Tuổi của em còn trẻ còn sức khỏe còn có thể cống hiến nhiều cho đất nước. Rồi mai đây em lớn tuổi hơn, tuổi tác sẽ làm khó em rất nhiều trên đường tới vinh quang như bao vận động viên khác. Đúng là một cô gái "Phi thường mà Bình dị", cháu có cả Đức và Tài. Chúng ta cần học ánh Viên một bài học đó là bài học vượt qua chính bản thân mình. Rất hay! Giọt nước mắt của Ánh Viên đã dạy cho chúng ta (tùy theo cảm nhận của mỗi người). Rất ngưỡng mộ Ánh Viên. |
Quốc tế hóa doanh nghiệp Chắc hẳn họ chờ tôi khuyên, cần khuyến khích nhân viên học ngoại ngữ, rồi chịu khó mướn người nước ngoài vào tăng cường và cuối cùng mở một số công ty con hay chi nhánh tại nước ngoài, bắt đầu bằng những nước trong khu vực. Tất nhiên bạn phải học ngoại ngữ rồi vì nếu không có chung một ngôn ngữ với đối tác nước ngoài, việc kinh doanh có thể trở thành ác mộng. Nhưng ngoại ngữ chỉ là một góc cạnh nhỏ thôi.Quốc tế hóa phải thể hiện trước nhất qua phong cách, không “khớp” khi được yết kiến Vua Bhumibol của Thái Lan hay Đại sứ Đức, không luộm thuộm khi đọc diễn văn khai mạc tại New York, không dúm dó khi dự sinh nhật Bill Gates… Bạn cần biết rõ phải tới sớm hay muộn tại một bữa tiệc hay cầm tay những món quà, lẵng hoa, giỏ trái cây gì khi đi tham dự đám cưới con của đối tác tại Venezuela. Tất cả những dịp đó đều là lúc người ta được xem phong cách của ta.Nhưng hơn thế nữa, đối tác chuyên nghiệp sẽ đánh giá chúng ta qua rất nhiều tiêu chuẩn. Tôi chỉ nêu lên những cái chính yếu mà người Việt Nam còn coi nhẹ và thường hay mắc phải.Một là về pháp lý. Ít dân tộc nào giống như Việt Nam coi pháp luật là dụng cụ phục vụ mỗi cá nhân một cách tùy tiện, cứ cái thói “đường tôi, tôi đi”, không đụng xe thì đâu có vấn đề gì. Khi sang Malaysia bạn sẽ hiểu thế nào là tính nghiêm minh của pháp luật. Người dân tôn trọng luật chung, không nghĩ bao giờ đến chuyện phá luật. Tôn trọng pháp luật đã cho phép Malaysia tiến xa hơn nhiều quốc gia. Họ đã đặt ưu tiên vào trật tự và sự tôn trọng luật chung, nhờ thế người dân của họ dù chậm rãi thong thả mà vẫn dẫn nước của họ lên hàng đầu khối ASEAN.Hai là coi thường rủi ro. Ít dân tộc nào coi thường rủi ro như chúng ta. Câu thường được nghe: “Ngày nào tôi cũng trèo rào có bao giờ sao đâu?”. Thế nhưng ngày nào trên báo chí cũng được chứng kiến nhiều trường hợp tử vong khó giải thích. Trên mặt trận kinh tế, mỗi năm có vô số doanh nghiệp giải thể vì đã lấy quá nhiều rủi ro vào mình. Liều lĩnh thể hiện qua những cuộc thế chấp tín dụng, những quyết định quá lạc quan nếu không nói là phiêu lưu hay liều lĩnh. Ác nghiệt hơn là hậu quả của những cuộc rủi ro gây thiệt hại gián tiếp cho biết bao nhiêu người chung quanh dù không liên quan trực tiếp.Ba là suy nghĩ tạm bợ. Tôi không đếm hết những cơ hội được nghe ngoài xã hội nói với nhau như thế này: “Thôi, cứ làm tạm vậy đi cho xong, ngày mai tính lại…”. Và cứ như thế, xã hội theo nhau chôn vùi tính bền vững và quay ra ca tụng tài ba của những con người biến báo, lấp liếm chỉ vì họ rất giỏi đưa ra những giải pháp tạm bợ.Tạm bợ càng phổ biến thì hậu quả là ngày hôm sau chúng ta cũng lại phải giải quyết lại những bài toán ngày hôm qua không được giải quyết ổn thỏa, rốt ráo.Người Việt chúng ta thường có khuynh hướng tạm bợ, giống như thói quen đóng đinh treo lịch, đóng đinh treo quần áo, đóng đinh treo tranh ảnh…, đóng đinh miệt mài bất kể thứ gì cho đến lúc đinh rơi và bức tường gạch bong tróc vôi vữa với lỗ chỗ các vết đinh dày đặc. Chúng ta không thực sự tôn trọng sự bền vững. Chúng ta không hiểu thế nào là bước đi chắc chắn. Trong làm ăn kinh doanh, không có gì tốn kém bằng óc tạm bợ. Bốn là quản lý thời gian kém cũng là điểm yếu của chúng ta. Ngày giờ họp thay đổi liên miên và không có kế hoạch, cái suy nghĩ giờ của tôi kệ tôi là một thái độ thiếu văn hóa cộng đồng. Những chuyến bay bị hủy vào phút chót, rồi đăng ký lại làm cho bao nhiêu người “đằng sau” phải bố trí lại lịch trình, phí phạm thời gian và tiền bạc rất nhiều nhưng nhân vật chính vẫn không thực sự ý thức được rõ ràng. Năm là chúng ta không thích thảo luận và nói chung không bỏ đủ thời giờ để tìm hiểu, làm quen những phong cách chuẩn mực của thế giới. Người Âu, nhất là người Pháp rất thích thảo luận, trong những dịp gặp gỡ với những người không quen, người Pháp thích nghe những ý kiến khác, những cách lý luận khác, những cách nhìn vấn đề khác. Họ cho thế là một sự hiếu kỳ cần phải có. Người Việt chúng ta ít khi ở lâu trong đám đông, ít khi mạnh dạn xấn tới người chưa quen để tự giới thiệu và chia sẻ những ý nghĩ của mình với những người này. Sáu là không thích làm việc nhóm. Làm việc nhóm là chìa khóa của sức sáng tạo, của sự thành công. Ngày nay, không một dự án hay công trình nghiên cứu nào có thể làm một mình từ A đến Z. Chiếc iPhone là kết quả của sự cộng tác chặt chẽ của bao nhiêu sự đóng góp từ trí sáng tạo đến công nghệ sản xuất của rất nhiều cá nhân cùng làm việc với nhau. Chìa khóa làm việc nhóm đem tới kết quả là khả năng kiểm soát tự ái và khả năng phóng thích được óc hiếu kỳ.Sang Mỹ hay một số nước châu Âu bạn sẽ hiểu được thực sự làm việc nhóm như thế nào. Hàng chục người ngồi hàng chục giờ làm việc với nhau, mở to mắt và căng tai nghe các đối tác khác phát biểu, sẵn sàng phản biện tích cực, tự ái chôn vùi thật sâu trong túi và chỉ làm việc với lý trí và lòng cương quyết cùng đi tìm chân lý. Bảo rằng họ nhẫn nại thì không đúng, vì nhẫn nại đã có nghĩa sẵn là chẳng lý thú gì. Không! Họ thực sự thích thú những giây phút ngồi làm việc miệt mài với nhau. Giá mà chúng ta cũng thích làm việc nhóm cũng như khi chúng ta ngồi nhậu giữa bạn thân thì khả năng tập thể của chúng ta sẽ nhân lên biết bao. Bảy là “chí phí của bạn không phải là của tôi”. Đây là một thái độ chúng ta thường có nhưng ở Nhật Bản hay các nước Tây Âu họ không như thế. Ví dụ, bạn tưới cây vườn nhà nhưng để nước chảy quá lâu, hàng xóm bên châu Âu sẽ chủ động sang nhà bạn tắt nước và sẽ nhắc nhở bạn lần sau nhớ đừng để quên nước chảy. Nếu bạn phá một ngôi nhà cổ (như nhà xây thời Pháp ở quận 3, TP HCM) để biến nó trở thành một quán nước bình dân, hàng xóm và thậm chí cả cộng đồng chung quanh nhà sẽ ngăn cản bạn làm chuyện đó nếu như bạn ở các xứ văn minh hơn. Lý do là cho dù bạn sở hữu những thứ bạn phá đi, bạn cũng vẫn phá đi một di sản công cộng được tạm giao vào bàn tay của mình. Khi bạn để nước chảy cho dù bạn trả tiền nước, bạn vẫn phí phạm một tài nguyên của tập thể. Tinh thần tập thể là một cái gì chúng ta còn phải học nhiều.Trở lại đề tài quốc tế hóa doanh nghiệp, theo tôi không phải chỉ là đi làm dự án hay mua công ty ở nước ngoài, không phải chỉ là một việc biết xì xồ tiếng Anh hay tiếng nào khác. Quốc tế hóa là san bằng văn hóa của doanh nghiệp của bạn khi so sánh với các công ty toàn cầu, là làm cho nhân viên của mình có đủ kiến thức và văn hóa để có thể hoạt động khắp năm châu với một ít nhiều thoải mái. Quốc tế hóa là biến công ty của chính mình trở thành nơi mà các chuyên viên nước ngoài vào làm việc mà cảm thấy không lạc lõng, biến nhân viên của mình trở thành một loại công dân toàn cầu, làm việc với một phong cách toàn cầu trong thế giới phẳng ngày hôm nay. Nói nôm na là không còn luộm thuộm co ro nữa. Khi nào cộng đồng nước ngoài nhìn nhân viên của chúng ta không còn thấy người Việt Nam mà chỉ thấy một doanh nhân toàn cầu thì đúng vào lúc đó chúng ta có thể nói chúng ta đã quốc tế hóa rồi.Tóm lại, quốc tế hóa mà không cần thấy bóng của người nước ngoài cũng như đầu tư ra khu vực, thế mới là một việc đáng ngạc nhiên.Phan Văn Trường Bài viết thực sự rất hay, chỉ được đúng những thói quen "ao làng" của người Việt! Bài viết hay quá ! Tính tạm bợ, qua ngày, cái suy nghĩ cá nhân cho riêng một mình, ko có tính tập thể cộng đồng, lách luật 1 cách lố lăng và nghĩ đó là thông minh (khôn lõi) thêm vào đó là tính đố kị nhau, đố kị thành công của nhau, nhầm lẫn tự ái và tự trọng. Khả năng quản lý công việc, quản lý con người, quản lý thời gian vẫn luôn là bài học "học mãi ko xong" ! Bài viết hay! Cái tính cá nhân lấn át, nằm trên tập thể ở người mình còn cao lắm, họ chỉ biết lợi ích bản thân, ai ra sao mặc kệ, phần lớn là như vầy... Tác giả nói đúng. Chúng ta cứ tự khen, tự ru ngủ mình bằng những thành tích, kỷ lục ít giá trị đóng góp cho phát triển sự văn minh của xã hội. Thực ra chúng ta còn lạc hậu quá, cho nên chúng ta đang tụt hậu so với đại đa số các nước khu vực, chưa nói chi đến việc so với thế giới. Tác giả chỉ đúng bệnh rồi. Nhưng còn phương án chữa hiệu quả cần các cơ quan quản lý bốc thuốc. "Quốc tế hóa là san bằng văn hóa của doanh nghiệp của bạn khi so sánh với các công ty toàn cầu, là làm cho nhân viên của mình có đủ kiến thức và văn hóa để có thể hoạt động khắp năm châu với một ít nhiều thoải mái"! Thật tuyệt vời. Cảm ơn tác giả nhiều. Tác giả của quyển "Một đời thương thuyết" - quyển sách góp phần làm thay đổi cuộc đời tôi. Cảm ơn Bác Trường, một con người tài đức vẹn toàn ! Bac viet hay qua, chi co nguoi thuc su co hieu biet moi viet duoc nhu vay, cam on Bac Em hoàn toàn đồng ý với Thầy. Rất thấm thía bác Phan Văn Trường à. Cảm ơn bác về bài viết. Ta càng tự khen, càng tụt hậu Khen ông Trường thì có mà khen mỏi miệng :) Tầm ông cao quá, Ngay cả Tây cũng không mấy kẻ tinh tường sự đời được như ông Trường đâu ! Doanh nhân VN thì giơ tay với vài ba thế hệ nửa may ra tới được cái tầm 'quốc tế mà chẳng thấy ông Tây nào' như ông bảo :). Quá hay ^^ Thì cái đau đớn của nước mình là không hội nhập được, từ chuẩn hành chính, giao tiếp, quản trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa.... muốn hợp chuẩn thì phải có tích lũy chứ ăn đong thì sao làm được, mà có tích lũy lại là vấn đề khó, nếu giỏi thì cơ chế cũng không phát huy người tài, nếu cơ hội thì sau này đứng đắn được cũng khó....để cho con cháu thôi hay lại làm khổ con cháu? Các bạn trẻ hãy suy ngẫm, nhìn lại mình để hành động ngay. Giải pháp không đến từ người khác, từ sếp, gia đình hay cơ quan quản lý mà từ chính thái độ, suy nghĩ và hành động của chúng ta. Được biết đây là bài viết đầu tiên của thầy trên mục Góc nhìn, em mong sẽ được đọc và học thêm nhiều điều quý báu hơn nữa từ thầy và những người bạn. Học đi đôi với hành, em xin được cảm ơn thầy bằng cách quay lại ứng dụng phong cách quốc tế hóa cho chính mình và những người xung quanh. |
Bà bán bún và ông tỷ phú Bà Thạch Kim Phát, một người bán bún ở TP HCM, đột tử vào năm 2011. Đây có lẽ chỉ là một chuyện buồn của gia đình mất người thân, nếu như người ta không bất ngờ biết rằng bà để lại một khối gia sản cả nghìn tỷ đồng. Và bà không chuẩn bị di chúc. Tranh chấp thừa kế đã diễn ra từ đó đến tận bây giờ vẫn chưa ngã ngũ.Những câu chuyện như vậy không hiếm ở nước ta, đặc biệt là khi cuộc sống ngày càng khấm khá hơn. Và trong nhiều trường hợp, tiền không giúp cho con cái có được cuộc sống an lành hơn, mà lại trở thành quả táo bất hoà cho những mâu thuẫn, căng thẳng không bao giờ dứt.Những tỷ phú biết cách xử lý vấn đề này như thế nào. Nhà tài phiệt HongkongYu Pang-lin, vừa qua đời ở tuổi 93 đã tặng toàn bộ tài sản hơn 2 tỷ đôla của mình cho từ thiện, và không để lại một xu nào cho con cái. Ông không phải là trường hợp ngoại lệ. Hai trong số những người giàu nhất thế giới hiện tại, nhà đầu tư Warrant Buffet và người sáng lập Microsoft Bill Gates, đều tuyên bố dành phần lớn khối gia tài tổng cộng hơn 150 tỷ đôla cho hoạt động nhân đạo.Hai câu chuyện về thừa kế cho chúng ta nhiều điều đáng suy nghĩ. Nếu ngày mai bất chợt phải lìa xa cuộc sống, gia tài nào bạn muốn để lại cho đứa con của mình?“Của để dành” từng là một trong những nguyên do chính cho sự giàu có của các cá nhân, cũng như gia tăng hố sâu giàu – nghèo trong xã hội. Trong cuốn sách rung động toàn cầu trong năm 2014 “Tư bản trong thế kỷ 21”, kinh tế gia người Pháp Thomas Piketty đã chứng minh rằng tài sản thừa kế là một trong những lý do chính khiến cho bất bình đẳng toàn cầu tăng tốc trong thế kỷ 20. Ông đã đề xuất đánh thuế thật nặng vào tài sản, đặc biệt là tài sản thừa kế, để giúp thế giới bình đẳng hơn. Dễ hiểu là đề xuất này chịu nhiều chỉ trích và có lẽ không bao giờ được hiện thực hóa, nên vấn đề về thừa kế và bình đẳng tựu trung lại vẫn tuỳ thuộc vào các tỷ phú.Tất nhiên, đó là chuyện của tỷ phú. Những vấn đề vĩ mô như vậy phần lớn không ảnh hưởng gì nhiều đến quyết định của những người bình thường. Với phần đông chúng ta, con cái là cả thế giới của bố mẹ, và có lẽ nên thành thật thừa nhận rằng chúng ta quan tâm đến thế giới đó nhiều hơn là nạn đói ở châu Phi hay động đất ở Nepal. Vì thế, mỗi người đều muốn để lại cho con mình những gì tốt đẹp nhất.Người châu Á nhìn chung hay có tâm lý “hy sinh đời bố, củng cố đời con”, làm việc cật lực để sau này cuộc sống con cái được sung sướng. Từ ngày xưa đã có những câu chuyện cả gia đình phải nhịn ăn để nuôi cậu học trò đi thi, mang vinh quang về cho ông bà, tổ tiên. Trong thời đại ngày nay, nhiều bậc cha mẹ thì chạy ngược xuôi kiếm tiền cho con đi du học. Khi học xong, thì tìm mọi cách để “lót ổ” cho con vào những nơi có công việc tốt, và có một gia đình ổn định. Với chúng ta, không có gì tốt hơn cho con cái ngoài việc trải thảm hồng cho con đường chúng sẽ đi qua.Người phương Tây thì nghĩ khác. Tôi đã từng gặp rất nhiều bạn châu Âu gia đình khá giả, nhưng vẫn phải làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống mà không nhận được trợ giúp nào từ bố mẹ. Họ không oán trách một lời nào, mà coi đó là việc đương nhiên để giúp bản thân có được một cuộc sống độc lập. Ngay cả con trai của ngôi sao bóng đá và triệu phú David Beckham, Brooklyn, cũng phải đi làm bồi bàn ở quán café để có tiền tiêu vặt.Lý do có lẽ là bởi cách thể hiện tình yêu của mỗi nền văn hoá là khác nhau. Tình yêu con cái của người phương Đông giống như người thợ kim hoàn chăm sóc viên kim cương. Chúng ta gọt dũa nó theo ý mình, mài sạch không tì vết và trưng bày trong tủ kính. Với người phương Tây, đó là cách loài sư tử dạy con trưởng thành: có che chở, bảo vệ, nhưng dần dần để nó độc lập đối diện với thiên nhiên hoang dã. Một bên coi trọng sự chở che và an toàn, một bên thì coi trọng tính tự chủ và trải nghiệm.Tất nhiên, việc đánh giá cách nào tốt hơn và phù hợp hơn cho con cái mình tuỳ thuộc vào mỗi người. Bạn có thể chọn cách của bà bán bún hoặc của ông tỷ phú hoặc cách của riêng mình. Con bạn sẽ trở thành người mà bạn muốn nó trở thành. Viên kim cương, con sư tử, hay giản dị là một cá nhân trưởng thành từ tình yêu và lòng tin của các bậc sinh thành.Khắc Giang Tác giả không bảo vệ quan điểm nào, nhưng tôi nghĩ anh ấy đang phê bình quan điểm của người châu Á nói chung và người Việt nói riêng. Và tôi cũng đồng tình với tác giả. Đừng biến con cái chúng ta thành những viên kim cương đắt giá nhưng vô hồn Tui khoái bạn rồi nghen. Bài viết có ý tưởng, tri thức văn hóa, văn học và đặc biệt là ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc. Kết thúc bỏ ngõ tùy vào trình độ lĩnh hội của từng độc giả. Hay các phụ huynh ở vùng cao, vùng sâu vùng xa hình như làm tốt hơn ở thành thị "Tình yêu con cái của người phương Đông giống như người thợ kim hoàn chăm sóc viên kim cương. Chúng ta gọt dũa nó theo ý mình, mài sạch không tì vết và trưng bày trong tủ kính. Với người phương Tây, đó là cách loài sư tử dạy con trưởng thành: có che chở, bảo vệ, nhưng dần dần để nó độc lập đối diện với thiên nhiên hoang dã. Một bên coi trọng sự chở che và an toàn, một bên thì coi trọng tính tự chủ và trải nghiệm." Vì con người phương Tây tự chủ và trải nghiệm nên xã hội họ phát triển văn mình hơn phương Đông mặc dù điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt hơn phương Đông. Tôi cho rằng bài viết có sự nghiên cứu giữa Tây và Ta từ đó rút ra bài học tự chủ, độc lập là con đường duy nhất mang lại hạnh phúc trọn vẹn, Phương Tây có lý lẽ của phương Tây. Còn phương Đông cũng có lý lẽ của phương Đông. Nói như vậy không có lẽ cách dạy và con cái ở phương Đông hoàn toàn dựa dẫm vào gia đình khi đã trưởng thành, còn tư duy của các bậc cha mẹ luôn nghĩ trước giờ phương Tây là nơi có nền khoa học tiến bộ nên muốn con cái được theo học, nắm bắt kiến thức để sau này có thể thành người (tài) và có vị trí trong xã hội, cho nên bậc làm cha làm mẹ luôn cố gắng vì điều đó. Còn ở phương Tây nền giáo dục, khoa học thuộc bản địa tại chỗ sẵn có và kinh tế ổn định và công việc sẵn có nên các bậc cha mẹ có tư duy nuôi con ăn học đến khi trưởng thành (học xong) là xong. Nhưng có lẽ cũng chính vì lý do đó ở các nước phát triển thậm chí nước giàu có rất nhiều người già cô đơn thiếu người chăm sóc, mặc dù họ cũng có con, thậm chí nhiều con cũng vậy và phải cần đến các tổ chức xã hội quan tâm cứu giúp. Còn phương Đông chúng ta thì vẫn sống tình cảm theo nền tảng gia đình xum họp quan tâm săn sóc lẫn nhau giữa hai thế hệ và chính những cách sống đó chúng ta coi trọng những bữa cơm đầm ấm đoàn viên mặc dù các thành viên đều lớn tuổi, cha mẹ về già được con cháu chăm sóc. Còn vấn đề của dành dụm được thì để lại cho con cháu cũng vì lý do tâm lý kinh tế ko ổn định, giờ thì dễ làm , dễ kiếm và dễ có việc làm sau này thì khó, VD như trước đây cầm tấm bằng đại học trong tay thì xin đâu cũng được việc (ngon) còn giờ đây có 2 bằng đại học trong tay vẫn khó kiếm việc làm thậm chí thất nghiệp hoặc làm những việc linh tinh trái nghề. Chính vì lý do đó nên của để dành họ chia cho con cháu.! Tôi rất tâm đắc bài viết này cảm ơn K.Giang. Bài viết ngắn gọn nhưng rất ý nghĩa và súc tích. Tôi đồng tình với K.Giang mọi người hãy tự chọn cách sống của mình, gia đình tôi có thu nhập 30 triệu/tháng, con trai tôi học đại học, nghỉ hè cháu đi phụ quán cafe mục đích của nó là kiếm tiền để nâng cấp PC của nó, vợ chồng tôi đều đồng tình, khi nói chuyện này ra mọi người xung quanh nhìn tôi như người ngoài traí đất. Bạn bè nó đều chê bai cho rằng tôi keo kiệt, tôi thấy rằng đa số nguoi VN đều sĩ diện, chạy theo đám đông, thiếu chủ kiến. Tôi nghĩ mọi người có quyền dùng tiền của họ làm ra theo cách họ thích. Và mỗi chúng ta nên tự đánh giá mình thay vì cứ đành giá người khác. Tôi rất dị ứng với những câu như: ở các nước tiên tiến, phương tây họ này nọ, ở đâu cũng có cái tốt cái xấu Lập luận của bài viết khá sâu sắc . Đọc xong tôi thấy hình ảnh mình trong đó - một điển hình chăm con kiểu Châu Á. Thấy mình thì cực vì con quá mà con ngây ngô, kỹ năng sống kém , nhiều khi còn ích kỷ. Buồn, buồn Tôi rất thích những bài viết của Khắc Giang, ngắn gọn đủ ý, mọi tầng lớp xã hội đọc là hiểu ngay. Đọc giả cần có những bài viết của Khắc Giang nhiều hơn. Tốt nhất là mùa xuân sống ở Việt Nam , mùa hè ở Châu Âu , mùa thu ở Mỹ và mùa đông ở Úc . Phải xây dựng cho được một xã hội trật tự, văn minh và quản lý xã hội bằng pháp luật minh bạch thì bất cứ ai là bà bán bún hay ông tỷ phú hoặc bà bán đồng nát nhặt được 5 triệu yên đều an tâm khi phải từ biệt cõi đời này đều nghĩ chắc chắn rằng con cháu mình sẽ được sống hạnh phúc. Mấy ông tham nhũng là muốn để tài sản cho con, chứ có mang được xuống mồ đâu. Tư duy giống tỷ phú mới là number 1. |
PR hàng Việt Tôi cười lăn vì vẫn còn nhớ hộp cao thần thánh này, phải nói mở được nó là một kỳ công pha trộn giữa may mắn, kỹ thuật và nghệ thuật. Phải thẳng cánh quật nó xuống nền nhà, mà quật nghiêng cơ, chứ nếu quật thẳng khiến mặt bẹt áp xuống đất thì nó càng dính chặt. Quật xong chạy theo nhặt lên xem bung nắp chưa, nếu chưa lại quật xuống lần nữa, lần nữa, cứ thế. Cũng có khi vừa quật xuống thì hai nửa hộp bằng kim loại sẽ hé ra, phải thò ngón tay vào cạy tiếp cho chúng tách hẳn. Mở một hộp cao tròn dẹt, dày độ hai phân, đường kính gấp đôi nút home của iPhone mà có khi cả nhà thay phiên nhau vẫn không được.Bên kia bạn tôi bảo ban đầu mở bằng ngón tay, xong mở bằng móng tay, lần nào cũng gãy móng cho đến khi phát minh được cách mở hộp như trên. Nhưng sàn nhà chung cư khá mỏng, quật lên quật xuống đèn đẹt thì hàng xóm bên dưới phàn nàn. Chính vì thế mà một túi mấy chục hộp cao được mẹ dúi cho cách đây hai mươi năm vẫn nguyên xi, theo chân cô ấy từ sinh viên, đến khi đi làm, lấy chồng, có con, đi khắp các châu lục trên thế giới đến giờ vẫn còn đến năm sáu hộp mới tinh khôi, mặc dù chất lượng tốt lắm. Chồng cô ấy thích nhất sau khi tập thể thao được massage bằng thứ dầu thơm và nóng ấy, hay khi trẻ con bị đầy hơi thông thường, xoa quanh rốn chúng lát sau sẽ hết.Nhiều năm trôi qua, chai dầu xanh Singapore đánh bật Cao Sao Vàng ra khỏi túi áo người tiêu dùng. Ở Sài Gòn bây giờ tôi không biết mua Cao Sao Vàng chỗ nào. Nhưng mới năm ngoái, trên trang eBay và Amazon, rộ lên thông tin Cao Sao vàng Việt Nam giá bán 2 USD đến 4 USD mà cháy sạch hàng. Có lẽ người tiêu dùng nước ngoài đã phát minh ra cách mở hộp cao hiệu nghiệm hơn chăng?Hôm trước, trong buổi gặp giữa doanh nghiệp trang trại với câu lạc bộ phóng viên nông nghiệp TP HCM, ông Lâm Viên, Tổng giám đốc công ty Vinamit bức xúc nói Thái Lan làm rất tốt việc PR sản phẩm, chính Thủ tướng họ trực tiếp làm; còn ở Việt Nam chưa thấy ai làm việc này cả mặc dù Việt Nam có nhiều sản phẩm nông sản đặc sắc được bạn hàng nước ngoài ca ngợi như tiêu, chanh dây, khoai...Ông Viên nói không sai tí nào. Nhưng muốn PR có hiệu quả lâu dài thì sản phẩm phải ưng lòng thượng đế đã, chớ để mở một hộp dầu mà phải qua đào tạo và gắn móng tay giả thì cực lòng quá, thôi chuyển qua mua chai dầu xanh hai nắp vặn nhẹ nhàng cho rồi.Bao bì bắt mắt là yếu tố níu khách đầu tiên của sản phẩm. Nhưng bao bì và tính tiện dụng của không ít sản phẩm Việt Nam thường không được doanh nghiệp đầu tư. Trên đầu chai dầu ăn, chai nước mắm có vòng nhựa giật nhưng nhiều loại giật phát đứt bay cái vòng chứ không bung được nắp ra. Bánh kẹo, đặc biệt các nhãn hàng quốc doanh phía Bắc, từ hàng chục năm nay vẫn trung thành với kiểu bao nilon hàn một đầu, bên trong lăn lóc mảnh giấy ghi nhãn in nhem nhuốc. Các loại thức ăn sẵn hoặc đóng hộp to đùng, hoặc để nguyên miếng rất lớn, hoặc phải chế biến cầu kỳ. Ít có sản phẩm nào chiều người dùng như một loại thức ăn vặt của Nhật, trong một túi nilon nhỏ có đến bảy loại đủ mặn ngọt, mỗi thứ chỉ vài miếng nhưng gộp lại rất vừa vặn cho khẩu phần ăn vặt của một nhân viên văn phòng lúc 3h chiều chẳng hạn.Chất lượng của sản phẩm thì quá nhiều thông tin không tốt. Ví dụ như với hàng nông sản, tôi xin nhắc lại lời ông Lâm Viên: "Xoài từ lúc ra bông đến khi thu hoạch, nhà vườn phun đến 40 lần thuốc các loại. Chính chúng tôi mua hàng Việt Nam cũng sợ". Chúng ta cứ chê bai thị trường Trung Quốc, nhưng thực tế chỉ có thị trường Trung Quốc chịu mua nông sản như thế này của Việt Nam. Do thói quen và do thiếu hiểu biết, số đông nông dân dễ dàng chấp nhận mỗi năm đổ ra lượng tiền lớn hơn để mua phân thuốc mới nhất, được quảng cáo là mạnh nhất. Đất đai Việt Nam giờ không đủ chuẩn để canh tác nông nghiệp hữu cơ, do nông dân mình quá lạm dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học suốt hàng chục năm nay. Ông Viên kể, ông hỏi người bạn Đan Mạch có nhà máy chế biến tiêu ở Việt Nam xem có cách gì làm nông sản sạch hơn không, ông này trả lời chịu, chỉ có cách rửa sạch nguyên liệu nhiều lần và trộn với sản phẩm đạt chuẩn để giảm bớt dư lượng thuốc trừ sâu, nhưng như thế là tự làm giảm chất lượng. Vào nhiều vườn trái cây ngọt tứa nước, đáng lẽ phải rất nhiều kiến nhưng hầu như chẳng có. Côn trùng và các hệ vi sinh vật có lợi trong đất hầu như đã bị thuốc giết hết. Thành ra mới có chuyện thoạt nghe như hài hước trong nông nghiệp Việt Nam là ông nông dân Đoàn Văn Le ở Trảng Bom (Đồng Nai) tỉ mẩn nuôi kiến vàng để ăn sâu, làm sạch vườn trái cây của gia đình.Với hiện trạng bi đát như thế và hứa hẹn sẽ còn kéo dài, tôi nghĩ không có cách nào để PR tốt cho hàng Việt Nam.Hoàng Xuân Hoan hô ! Nhà báo Hoàng Xuân.Nông sản ? Đúng thế ! Đang cần hướng đi.RR hàng Việt kiểu chi.Để thương hiệu Việt nhất nhì 5 châu. Cảm ơn tác giả về bài viết hay. Ngày nhỏ ra đồng cào cào châu chấu bay rào rào. Đêm sau mưa ếch nhái kêu inh ỏi. Đồng ruộng lúc nào cũng đầy âm thanh của sự sống. Sau 20 năm, giờ về quê ra đồng chỉ thấy toàn vỏ thuốc trừ sâu, không tìm đâu ra một con cào cào hay ếch nhái nữa - cánh đồng không âm thanh của côn trùng. Buồn! Cứ hàng hoá chất lượng thấp hoặc không đạt chuẩn, bao bì không tiện dụng thì suốt ngày khẩu hiệu 'người VN ưu tiên dùng hàng VN" mãi mãi vẫn là khẩu hiệu. Quản lý kinh tế, thị trường bằng phong trào với khẩu hiệu thì nước nhà mãi tụt hậu. Không cần học đâu xa, cứ học Thái lan, Mã lai xem họ làm thế nào đi. Không biết các giáo sư, tiến sỹ và kỹ sư của chúng ta có đọc được những điều trăn trở của Hoàng Xuân không nhỉ..? Hàng Vn rất tiếc là chất lượng tới mẫu mã hay sự tiện dụng đều ko làm vừa lòng khách hàng. Ở ngay trong nước còn cạnh tranh khó khăn nhờ "ép" người tiêu dùng với châm ngôn "người Việt ủng hộ hàng Việt", còn ra thế giới thì chỉ vài năm là thấy biến mất khỏi thị trường, đặc biệt thị trường khó tính như Eu thì hàng Vn càng hiếm gặp hơn cả. Bây giờ chỉ hỏi doanh nghiệp Vn muốn vươn ra tầm thế giới hay vẫn chỉ mong người Việt ủng hộ hàng Việt? Tương lai xa thì mình chịu nhưng gần và hiện tại thì đã khá rõ, dzoanh nghiệp Việt đã tự biến mình thành tập đoàn ăn xin cao cấp và luôn cầu xin Khách Hàng rủ lòng thương mua sản phẩm của mình, và nếu KH ko mua hay có ý kiến về so sánh, đánh giá sản phẩm thì được ngay những lời khiếm nhã như "Sính Ngoại" đeo đuổi. Bạn chưa phải là thường xuyên dùng nó. Cách mở rất dễ, chỉ cần đưa lên miệng theo chiều đứng cắn nhẹ và xoay lá nó ra. call cho bạn bên bỉ đi nhé quá đúng, nhiều khi mua sản phẩm việt mà thấy chán về bao bì, sự tiện dụng, không chăm sóc cho những cái nho nhỏ mà tiện dụng Còn tui ớn nhất là cái "tâm lý" làm ăn chụp giật, mánh mung, cái gì cũng đòi %, phong bì, Người Việt Nam chúng ta thích ăn quả chín , mì ăn liền . Để làm đc như các nước phát triển cần đầu tư chiều sâu . Mà đầu tư chiều sâu cần thời gian và chiến lược đồng bộ . Luật thay đổi liên tục doanh nghiệp nhỏ vốn ít thì đầu tư sâu rộng xem ra còn rất khó khăn . Sau 1.7 chắc chắn sẽ có thay đổi rõ hơn vì luật mới có hiệu lực. Trong PR, chắc chỉ có nông sản thì ta và Trung Quốc hợp ý nhau, quấn quýt không rời. :D. Xài Cao Sao Vàng.... . bực ko chịu nổi.... bỏ luôn đến giờ Trên đường từ Huế ra Đà nẵng, cháu bé nhà tôi mua một gói vina Mít. Bao bì khá đẹp, in hình những múi mít khô ngon lành. Tuy nhiên, ngồi trên xe, cả nhà tôi loay hoay, hết dùng tay đến dùng răng rồi cứa vào cửa kính xe mà không tài nào xé được cái gói này ra. Phải công nhận cái bao bền vô đối. Hậu quả là chính con bé đã liệng gói mít xuống đèo và hứa sẽ ko bao giờ mua cái gì có chữ Việt nữa vì thấy cả nhà quá vất vả. Nông nghiệp truyền thống Việt đâu có dạy bảo con cháu bỏ vương vãi phân trâu bò trên đường, có dạy đốt rớm ngoài đồng... Sao những cái hay như vậy không lưu giữ được? Bộ Nông nghiệp lập các Tổng công ty có tên rất hay như: thuốc bảo vệ thực vật. Cái hay ít thấy mà thấy khuyên khích sử dụng thuốc trừ sâu cho nhiều. Thật khổ, chỉ cần ngâm hộp cao sao vàng vào chén nước lạnh chừng 2'. Sau đó lau khô rồi xoay xoay là nó tự tách ra. Việc gì mà phải quăng quật,ném,đập cho tơi tả vậy? Những gói dầu gội (shampoo sachet) mà khách sạn ở ta cấp miễn phí cho trú khách cũng y chang Hoàng Xuân ơi. Chẳng có cách nào ngoài răng cắn tay giật để xé nó ra mà dùng. Mà lạ là kể cả những nhãn hiệu shampoo tên tuổi đang có nhà máy ở Việt Nam đều vậy hết. Nhiều khi đánh vật một lúc lâu mà không xé được đành gội nước xuông.. |
Huy chương và huyền thoại Đó là tượng của Prometheus, vị thần bị trừng phạt vì đã dám đem lửa trao cho con người. Bức tượng ấy đã được dùng làm cúp bóng đá trong suốt thời Ba Lan bị phát xít Đức chiếm đóng: những người Do Thái ở Poznan, gần như mất hết quyền con người trong chế độ phát xít, đã quyết định tổ chức một giải đấu “chui”. Họ bí mật thi đấu và bí mật trao cúp cho nhau, chiếc cúp mang hình của người truyền lửa trong thần thoại. Và đã có những khi sân bóng đá trở thành nơi hành quyết tập thể của phát xít Đức dành cho người dân Do Thái.Đó là hình ảnh mạnh mẽ nhất mà tôi từng nhìn thấy về thể thao. Người ta có thể nhìn thể thao dưới góc độ y học, kinh tế học hay xã hội học. Nhưng trong suốt lịch sử của mình, thể thao đã vượt lên những kiến giải lý tính, trở thành một thứ ý niệm thiêng liêng về ý chí của con người. Tại sao những người Do Thái ấy, sống trong cảnh chui lủi, lại quyết định tổ chức một giải đấu, bất chấp nguy hiểm? Họ cần rèn luyện sức khỏe? Chắc là không. Họ cần khẳng định rằng không cách gì tước đi quyền con người của mình. Những người theo thuyết vụ lợi, lập luận bằng lợi ích sẽ khó lòng giải thích được cái cúp này. Thể thao mạnh hơn logic.Tôi nhớ đến bức tượng vị thần truyền lửa ấy khi xem khung cảnh của nhà vận động viên Vũ Bích Hường mà đồng nghiệp mới quay. Huyền thoại điền kinh Việt Nam, biểu tượng của thể thao nước nhà một thời, giờ nằm trong một góc căn nhà tuềnh toàng, di chuyển khó khăn bằng nạng vì tai nạn giao thông, nước mắt lăn trên má và mong ước con trai – người theo nghiệp mẹ – mang về một tấm huy chương từ SEA Games.Những khung cảnh như thế đã lướt qua ký ức người hâm mộ thể thao suốt bao nhiêu năm nay. Huyền thoại vô gia cư, huyền thoại nhổ cỏ, huyền thoại quét rác. Và người ta sẽ tự hỏi, con trai chị Hường sẽ làm gì sau khi giải nghệ?Thật ra thì nghề nào cũng có vinh quang và cay đắng sau ánh hào quang. Nhưng có một điểm đặc thù của thể thao thành tích cao: đó là một “cái nghề” không tuân theo quy luật thị trường. Nếu theo đúng quy luật thị trường, rất nhiều môn thể thao thành tích cao ở nước ta hoàn toàn không có lý do để tồn tại, nếu không muốn nói là phần lớn – bởi không ai có thể mưu sinh bằng “cái nghề” mà họ đã theo đuổi.Chúng ta đầu tư cho những vận động viên này, kham khổ tập luyện trong suốt nhiều năm, cổ vũ họ, để phục vụ cho một nhu cầu tinh thần vô hình, một thứ “lửa” mà cả một quốc gia không muốn để tắt – một thứ vượt lên trên những logic lợi ích thông thường. Nó được nuôi bằng “lửa” của cả một đất nước yêu thể thao, và “lửa” của cả những cô bé, cậu bé lớp năng khiếu thể thao, thơ ngây lao về phía trước với niềm tin đang phục vụ cho tổ quốc.Nhưng sau khi tận dụng “lửa” của những cô bé, cậu bé ấy mười mấy hai mươi năm, ta lại đẩy họ ra và đối mặt với quy luật của thị trường lao động. Ta dắt họ đi bằng một động lực mạnh hơn logic rồi ném họ về với logic. Kịch bản của hầu hết các VĐV thể thao, gần như có thể đoán được trước.Vấn đề ở đây không phải là họ nghèo. Có nhiều người nghèo. Mà vấn đề là họ sẽ nghèo theo một kịch bản định sẵn, bởi ngay từ đầu, họ đã không sống đúng với các quy luật xã hội. Thậm chí, trong quá trình đào tạo vận động viên thành tích cao, chuyện học văn hóa cũng bị xem nhẹ. Một ông bầu đốc thúc cầu thủ học hết lớp 12, cũng được xem là trường hợp đặc biệt.Vấn đề của các “huyền thoại thể thao” thì ai cũng đã nhìn thấy. Giờ là lúc nghĩ về các lựa chọn. Lựa chọn đơn giản là bỏ thể thao thành tích cao đi, cứ theo nhu cầu thực tế của thị trường lao động mà đào tạo, không còn Prometheus, không có lửa không có khói gì nữa.Hoặc là vẫn nuôi các cô cậu ấy, nhưng theo một cách khác để họ đừng khốn khó ngay khi ở tuổi tứ tuần như thế nữa. Có thể bạn chưa bao giờ nghe đến “Phòng hỗ trợ VĐV thành tích cao” (Ủy ban thể thao Singapore); “Chương trình cuộc sống VĐV” (New Zealand) hay “Chương trình hỗ trợ quá độ” (Ủy ban thể thao Ireland)... và rất nhiều những thứ tương tự, sinh ra để đảm bảo đời sống cho VĐVkhi giải nghệ, đào tạo và lo việc làm cho họ. Những cái tên chương trình nghe giống một giấc mơ xa xôi. Nhưng thực chất, nó cũng chính là đầu tư cho thành tích: nó tạo ra sự toàn tâm toàn ý của VĐV khi còn đang thi đấu.Hoặc lựa chọn khác là cứ để nguyên như bây giờ, chúng ta vẫn có thể có nhiều HCV nhất, nếu tổ chức trên sân nhà.Đức Hoàng Cảm ơn Đức Hoàng! Anh đã nói lên được những điều nhiều người muốn nói nhưng không đủ sắc sảo để viết. Sau Seagame tôi cũng chạnh lòng nghĩ, tương lai của Ánh Viên rồi sẽ có kết cục như thế nào khi mà em đã và đang hy sinh tuổi thơ, tuổi xuân để mang lại vinh quang cho đất nước nếu dùng người theo kiểu "vắt chanh bỏ vỏ" ở ta? "Nó được nuôi bằng “lửa” của cả một đất nước yêu thể thao, và “lửa” của cả những cô bé, cậu bé lớp năng khiếu thể thao, thơ ngây lao về phía trước với niềm tin đang phục vụ cho tổ quốc." Dường như xã hội xem việc mỗi cá nhân cống hiến cho đất nước là điều tất nhiên. hoặc nếu có quan tâm đến vđv thì đó là chuyện của ai đó chứ không phải là chuyện của mình. Xã hội nhận lửa mà không quan tâm đến chất đốt. Đa số mọi người thích "nhận" hơn là "cho đi" Đó là điều khiến cho ngọn lửa chỉ cháy nửa vời tôi thấy việc thi đấu thành tích huy chương, việc sử dụng các vận động viên và chế độ đãi ngộ khi họ giải nghệ giống như một kiểu "lừa", "lừa" cho người ta nỗ lực hết mình vì cái gọi là "lợi ích dân tộc", "lừa" để người ta lầm tưởng về ảo tưởng vinh quang và đỉnh cao chiên thắng. Thực chất chỉ là "vắt chanh bỏ vỏ", "trồng cây ngắn ngày". Đến lúc hết giá trị sử dụng rồi thì... sống chết mặc bay! Buồn! Rất hay! Cám ơn bạn Đức Hoàng đã cho bạn đọc thấy một bức tranh toàn cảnh về cuộc sông của các vận động viên thành tích cao ở Việt Nam. Tiếc rằng câu nói của các Cụ ta từ xưa đến nay vẫn đúng trong thời buổi hiện nay là " vắt chanh bỏ vỏ" Cảm ơn nhà báo Đức Hoàng đã đưa ra một bài viết tuyệt vời về vấn đề này! Tôi mong các vị làm quản lý thể thao nước nhà hãy đọc bài cuả Đức Hoàng và suy ngẫm, tìm giải pháp cho vấn đề của các "huyền thoại thể thao". Những chương trình mà Đức Hoàng đề cập trong bài về kinh nghiệm của các nước láng giềng đâu có đến nỗi khó đến mức mà VN chúng ta không học tập được? Tôi trộm nghĩ nếu một ngày nào đó sau đây 20 năm, ngôi sao Ánh Viên hôm nay của chúng ta chẳng may rơi vào hoàn cảnh như Bích Hường thì chúng ta có lỗi biết chừng nào? Hãy làm điều gì đó thà muộn còn hơn không!!! các bác ngồi trên không biết nó có đọc bài này không? quá xác đáng, quá đúng, không thể cãi được!! Cảm ơn Đức Hoàng về một bài báo nữa rất hay của anh. Như mọi lần, dường như nó 'nói' lên nhiều điều khác hơn chỉ là vấn đề cụ thể đang bàn tới. Ồ, "biết dzồi, khổ lắm, nói mãi" Bài viết rất hay Có một điều ít ai để là không chỉ Olympi, ngay cải giải SeaGames Vừa rồi cũng có 1 NGỌN LỬA cháy không tắt trren nóc sân vận động Quốv gia Singapore. Để chi vậy, trong khi để duy trì 1 ngọn lửa cháy suốt hơn hai tuần như thế cũng tốn nhiên liệu tốn chi phí chứ. Không lẻ ngta đang làm điều vô nghĩa và lãng phí? Không thể nào, đó là ngọn lửa của tinh thần, của tình đoàn kết, của Thể thao. Đó là những thứ "phi ngôn ngữ" thì rất khó dùng ngôn ngữ mà diễn tả cho hết được. Dường như khi lỡ dần thân vào con đường này,họ-những VĐV sẽ phải hiểu rằng sau một quãng thời gian làm "huyền thoại" khi hết thời họ phải trở về "đôc thoại" với chính bản thân mình. Đọc bài của bạn,tôi chợt nhớ đến câu ca dao:"thi đua ta quyết thi đua, thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu, hàng đầu rồi tiến đi đâu, đi đâu ta quyết hàng đầu tiến lên"!. Tôi có lẽ là người cổ hủ, nhưng cũng mạnh dạn nói chút ý kiến về thể thao. Huy chương vàng mà mọi người nói là vinh quang, Tôi thấy là hư danh nhiều hơn. Thử làm phép tính đơn giản, mỗi ngày 1 vđv quốc gia ngốn hết bao nhiêu ngân sách? Bao gồm ăn, ở, lương, cơ sở vật chất, rồi huấn luyện viên thuê... Nếu đem số tiền đó đầu tư cho giáo dục để nâng cao tri thức, đào tạo ra những nhân tài cho các ngành khoa học, kỹ thuật, kinh tế... Cho đất nước có phải tốt hơn không? Chứ treo 1 tấm HCV cũng đâu giải quyết được những vấn đề cấp thiết của đất nước hiện nay? Thích |
Bài toán lớp 3 Và điều đặc biệt, là khi các tờ báo nổi tiếng này nói về bài toán “lạ” của Việt Nam, họ đều liên hệ: Việt Nam là nước có thứ hạng rất cao về trình độ toán và khoa học ở học sinh phổ thông, theo một bảng xếp hạng của OECD. Họ ngầm tỏ thái độ thán phục nước ta, quả nhiên là một nước học giỏi.Các nhà báo phương Tây chỉ căn cứ vào hiện tượng và suy luận, chứ họ chưa bao giờ học phổ thông ở nước ta để hiểu rằng khoảng cách giữa học sinh bình thường và “đội tuyển” khác biệt như hai hành tinh ở hai thiên hà. Và thứ hạng do OECD xếp, là căn cứ vào thành tích thi của các “đội tuyển” chứ không phản ánh mặt bằng chung.Tôi quen một thương nhân đau đáu với sự nghiệp làm sách khoa học và toán học cho thiếu nhi. Anh mới góp vốn mở một hiệu sách lớn ở trung tâm Hà Nội. Trước đấy, lần nào đối thoại anh cũng phàn nàn với tôi rằng phần lớn các hiệu sách ở nước ta không có quầy riêng, có biển hiệu riêng cho sách “Khoa học, Toán học” của thiếu nhi. Sách khoa học nếu có cũng thì xếp lẫn với tướng số, tử vi, kế toán. Khi mở hiệu sách, anh quyết định “rửa hận”, bằng cách dành riêng một khu treo biển trịnh trọng. Nhưng rồi anh gặp vấn đề nan giải, là không có đủ sách mà xếp lên giá. Vì mảng sách khoa học và toán học cho thiếu nhi ở nước ta, không nhiều nhà làm sách đầu tư.Tôi nhiều năm theo dõi thể thao. Tôi nhận ra rằng có một nguyên tắc rất cơ bản là sự phát triển của một nền thể thao đồng nghĩa với phong trào tại nước đó. Người Anh có một định luật là cứ 50.000 cầu thủ thì sẽ có một người ở đẳng cấp thế giới: trên thực tế, với 2.500.000 cầu thủ chơi bóng trên khắp cả nước, họ đúng là có khoảng 50 cầu thủ đủ trình độ để gọi vào đội tuyển quốc gia mỗi vòng loại World Cup.Một số nước lại nghĩ khác, ví dụ như Trung Quốc. Nếu bạn chưa biết học viện bóng đá lớn nhất thế giới ở đâu, thì xin thưa là nó ở Quảng Châu. Lớn gấp cả chục lần những học viện lớn nhất châu Âu, và vô cùng hiện đại. Và ở đó, học viện Quảng Châu Vạn Đại, người Trung Quốc quyết tâm đào tạo ra những con “gà nòi” tinh túy nhất, để mơ giấc mơ World Cup. Rất nhiều tiền của được tập trung cho nhóm nhỏ cầu thủ trẻ này.Có thể một ngày nào đó Trung Quốc sẽ thành công với mô hình này, tôi không dám chắc. Nhưng ít nhất là cho đến hôm nay, thì người Đức, người Tây Ban Nha, người Anh, những nước có phong trào phát triển mạnh, vẫn đang dẫn dắt. Ở đây, khi cả một quốc gia cùng chơi bóng, những cá nhân xuất chúng sẽ tự sinh ra, chứ không phải là được “đầu tư” hay “quy hoạch” từ nhóm nhỏ.Từ toán học đến thể thao, hình như chúng ta đều đang đi theo con đường thứ 2. Thay vì tìm cách tạo ra một cơ chế để cả xã hội cùng nâng cao năng lực toán học hay cùng chơi thể thao, thì chúng ta vẫn xây nhà từ nóc, nói theo kiểu của ông Alfred Riedl. “Gà nòi” xuất hiện ở mọi lĩnh vực.Vị thương nhân của tôi, ngoài việc mở một hiệu sách, dịch và in những quyển sách thiếu nhi (chẳng biết anh có lãi không), thì vẫn cặm cụi đi nhiều nơi xây dựng phong trào tìm hiểu khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học trong trường phổ thông. Tôi vẫn luôn cảm thấy nỗ lực của anh thật đơn độc. Những nguồn lực đang được phân bổ tập trung cho thành tích, của địa phương hay của quốc gia, chứ không phải là trải rộng ra cho những “phong trào”. Huy chương quốc tế thì có, nhưng sách khoa học phổ thông để xếp lên giá thì không.Cuối cùng, thì một bài toán khó, một chiếc huy chương vàng, chỉ có thể khiến chúng ta nổi tiếng hơn chứ không khiến chúng ta thực sự giỏi hơn, khỏe mạnh hơn ở tầm quốc gia.Nhưng tất nhiên, người ta hoàn toàn có thể lựa chọn hài lòng với sự vẻ vang ấy.Đức Hoàng Cám ơn đề toán lớp baBao người biết đến nói ra nói vàoNước Anh cho tới nước LàoAi ai cũng phải nói vào nói raNước Đức, nước Mỹ ở xaAi ai cũng phải nói ra nói vàoToán học sang đến thể thaoKhối người lại phải nói vào nói ra! "Cuối cùng, thì một bài toán khó... chỉ có thể khiến chúng ta nổi tiếng hơn chứ không khiến chúng ta thực sự giỏi hơn" Quá tâm đắc câu này. Thực trạng vỏ bọc bên ngoài rất đẹp nhưng nội dung bên trong thì lại rất hẹp Cứ thấy Đức Hoàng hiện trên trang chủ lầ tôi phải vào đọc & suy ngẫm. Chúc anh mạnh khoẻ, cảm ơn những bài viết của anh. "...họ chưa bao giờ học phổ thông ở nước ta để hiểu rằng khoảng cách giữa học sinh bình thường và “đội tuyển” khác biệt như hai hành tinh ở hai thiên hà". Đây là câu mà tôi đã từng suy nghĩ và rất tâm đắc với tác giả. Tôi muốn nhấn mạnh hơn ý của câu này bằng việc thay cụm từ " học sinh bình thường" thành "học sinh từ khá trở xuống" Đọc mà sướng cả người, cám ơn tác giả. Tuy nhiên tôi thấy khó quá, tư duy hiện nay khó mà thay đổi được. Thiên tài thì chỉ cần vừa đủ, ai cũng là thiên tài thì xã hội không tồn tại được. Trong đội bóng cũng vậy, toàn sao thì đá thế nào được? Phải chăng văn hóa người Việt đi cùng với sự chê bai, bài xích? Cứ để người ta chê bai mình mới dễ chịu hay sao ấy? còn khen thì không chịu được, nhất định phải suy luận cái này, cái kia. Hay quá. Nói trúng bản chất của hiện tượng và thực trạng. Thứ hạng cao, nhiều giải vàng mang lại vinh quang cho nước nhà. Nhưng giá như khoảng cách giữa gà nòi và gà thường không như 2 hành tinh ở hai thiên hà thì tuyệt vời. Chính xác, hài lòng về thành tích nhưng căn bản chúng ta vẫn thua kém người ta về thực lực.... Nhiều lần đọc bài của Nhà Báo Đức Hoàng tôi thấy rất ấn tượng với cách tiếp cận các vấn đề theo cách nhìn của anh và lần này cũng không ngoại lệ đấy. Dẫu vẫn biết là "Gà nòi" xuất hiện ở mọi lĩnh vực tại nước ta, và ai cũng biết điều đó nhưng thay đổi được nó thì trách nhiệm này thuộc về ai? và khi nào thì thay đổi được?. Tôi thiết nghĩ chuyện này không thể ngày một ngày hai là chúng ta làm được. Mà có làm được thì cũng phải từ từ từng lĩnh vực một chứ không thể làm rầm rộ trên mọi mặt trận trong một khoảng thời gian ngắn được. Có lẽ cách khả thi nhất đó chính là sự lên tiếng, nhìn nhận và đánh giá của những góc nhìn đa chiều mang ý nghĩa tích cực và đi theo xu thế phát triển của thế giới của những chuyên gia, nhà báo, độc giả để chúng ta cùng thảo luận, định hướng và "cài đặt" lại cách tiếp cận vấn đề của mỗi cá nhân, tổ chức, các cấp lãnh đạo từ thấp lên cao với tần suất ngày càng dày đặc trong một khoảng thời gian đủ dài. Như thế chắc có lẽ chúng ta sẽ thay đổi vấn đề và thực trạng hiện tại trong một tương lai không xa phải không Đức Hoàng?. Ở Việt Nam người ta cố đưa các bài toán khó, bài lý khó,bài tiếng anh khó...vào bài tập trong các trường học để....không phải để nổi tiếng thế giới đâu bạn ạ. Nổi tiếng nhờ bài toán lớp 3 chỉ là tình cờ thôi. Mục đích của các loại khó là giành cho bố mẹ học sinh cơ. Bố mẹ phải thấy khó để "rút ví" cho con đi học thêm.... Chú nhắc tới đội tuyển làm cháu tâm đắc quá đi. Cháu học lớp 9 và được vào đội tuyển Anh văn Quận nhưng thất bại ở vòng thành phố. Nhưng cái đó không quan trọng. Chương trình Anh văn không-phải-của-đội-tuyển cũng đã nặng ngữ pháp (vài nhiều cái không cần thiết khác), thiếu thực hành, các kĩ năng cơ ban chưa có, vậy nên đội tuyển thật sự là nơi cho học sinh giỏi. Nhưng thực sự có giỏi hay không khi mà quá nhiều lý thuyết và không viết nổi một bài luận. Cháu nghe cậu bạn nói đề thi thử lớp 12 năm nay viết một chủ đề của đại học lận trong giới hạn 140 chữ, cháu chỉ lắc đầu ngán ngẩm. Bài toán đáng giải nhất là làm sao cho VN ta có cuộc sống và thu nhập bằng mấy bác hàng xóm như Sing, Đài loan, Hàn quốc, Nhật bản....thì chẳng thấy ai nghĩ, toàn giải những thứ đẩu đâu bán ko ai mua...chỉ đau đầu nhức óc con trẻ.... Người VN chúng ta hay thông minh một cách dại dột nên cứ chìm đắm mãi ở top dưới. Ước gì chúng ta khôn ngoan hơn Chúng ta tự hào chiến thắng một trận đánh mà thua một cuộc chiến. Tầm nhìn là một môn không phải học học lóm hay cọp dê, nó cần tài năng và tâm huyết. Nổi tiếng rồi đây! Tình hình này thì trẻ em Anh, Mỹ sắp sửa kéo sang Việt Nam du học nhiều đây. Sau The Guardian (Anh) lại đến tờ Huffington Post (Mỹ) đăng bài toán lớp 3 hóc búa ở VN. Cả ngàn độc giả xúm vào, có những người “bó tay”, có người tìm ra 136 – 187 đáp án, đang cãi nhau chưa dừng. Tôi thì thích nhất cái còm này của D.Arndt “Vấn đề ở đây là bạn phải ngồi yên, thử tất cả các phương án cho đến khi tìm ra đáp án. Đây là một bài thử thách tính kiên nhẫn hơn là kiểm tra kiến thức toán học”. Phải quá, người Việt mình đang thiếu cái kiên nhẫn. Xe bus giành chỗ đã đành, máy bay ai có ghế đấy cũng len; chờ đèn đỏ có mấy đếm mà cũng vượt; công viên nước tháo khoán thì khỏi nói, trèo rào đạp lên nhau mà vào,.…Thật chẳng ra làm sao. Đây là bài Toán-Luân-Lý. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao thi Toán lớp 3 mà ông thầy Bảo Lộc lại ra đề thi thử thách kiên nhẫn, biết chờ đợi, nhường nhịn nhau. Người Việt kêu khó, người lớn trên thế giới cũng toát mồ hôi chưa giải xong. Thâm thật. Chịu thầy !. |
Đồng tính và chính sách Nửa thế kỷ sau, vào năm 1815, vua Gia Long ban hành bộ luật đầu tiên của nhà Nguyễn – Hoàng Việt luật lệ. Đó là một bộ luật mà theo sử gia Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược: “Nói là theo luật Hồng Đức nhưng kỳ thực chép của luật nhà Thanh và chỉ thay đổi ít nhiều mà thôi”.Nhưng có một điều rất thú vị là trong Hoàng Việt luật lệ, có một thứ mà vua Gia Long không "cóp” của Thanh triều: ông không có quy định nào về các mối quan hệ đồng tính.Sử liệu tất nhiên không còn đủ để lý giải cho quyết định này. Nhưng chi tiết đặc biệt này đã được lưu ý bởi các soạn giả của “Từ điển bách khoa giới tính thế giới” trong phần viết về Việt Nam, và nó cũng là điều tôi lưu tâm nhất khi đọc cuốn này.Dù không thể bàn luận chi tiết, nhưng có thể tuyên bố: Gia Long và các soạn giả của Hoàng Việt luật lệ không quy định về quan hệ đồng tính, bởi họ thấy không cần thiết. Đơn giản là vậy.Thực tế xã hội bây giờ cũng minh họa cho điều đó. Cho dù không được điều chỉnh bởi luật, các mối quan hệ đồng tính vẫn tiến triển tự nhiên. Họ yêu đương, vẫn sống cùng nhau. Tôi quen cả những cặp đôi đã thụ tinh nhân tạo và có một đứa con.Khi ở rất nhiều nơi trên thế giới, người ta bàn luận về quyết định hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính của Tòa án tối cao Mỹ, tôi nghĩ đến sự khác biệt trong chính sách của hai người cùng thời, là Gia Long và Càn Long. Một người quyết định điều chỉnh, người kia thì không. Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu những mối quan hệ đồng tính thời đại này có cần được điều chỉnh bởi luật pháp hay không?Họ vẫn sống theo cách mình muốn, thế thì luật pháp can thiệp ở chỗ nào? Chính là ở tính pháp lý của hôn nhân: khi họ sống chung, có tài sản chung, có cả những đứa con chung (bằng nhiều phương pháp như nhận con nuôi hay thụ tinh nhân tạo), thì những mâu thuẫn pháp lý sẽ phát sinh.Tôi nhận ra rằng, trong những cuộc luận bàn về hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, lập luận chủ yếu được đưa ra là theo kiểu “ủng hộ” và “không ủng hộ” một cách cảm tính. Tôi thấy rất khó hiểu về điều này. Chính sách hoàn toàn không thể xây dựng theo sự “thích” hay “không thích” của đám đông, nó chỉ nên được quyết định bởi sự “cần” hay “không cần” của xã hội. Bạn có thể thích màu hồng hay da cam, nhưng đèn hiệu thì vẫn phải là màu đỏ bởi nó có lợi nhất cho quan sát – đó là logic của chính sách. Việc ai đó thích hay không thích thứ này, thứ khác không liên quan gì đến quản lý nhà nước.Bây giờ là lúc đặt ra các lựa chọn. Lựa chọn đầu tiên là không làm gì cả, chính là lựa chọn của Việt Nam trong nhiều năm qua (từ thời Gia Long?). Những người đồng tính trên thực tế vẫn có thể đến với nhau nếu muốn, và giả định số lượng các vụ tranh chấp tài sản liên quan đến những mối quan hệ kiểu này quá nhỏ để xã hội phải bận tâm.Lựa chọn thứ hai, nếu cho rằng các mối quan hệ này có vấn đề, là cấm chúng, như vua Càn Long đã quyết. Không cho những người đồng tính sống cùng nhau nữa, đỡ rắc rối. Lựa chọn này có vẻ khá đắt tiền, nếu xét đến việc phải kiểm tra hành chính mọi nơi có hai người cùng giới đang ở chung, và xét nghiệm xem họ có quan hệ với nhau hay không để còn phạt.Lựa chọn cuối cùng, là hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, là điều đang được nhắc đến rất nhiều. Có nhiều lý do để tin rằng, các mâu thuẫn liên quan đến hôn nhân đồng tính đáng được can thiệp bởi luật, nếu xét đến tỷ lệ 3% hoặc 5% dân số toàn cầu là đồng tính, lưỡng tính hoặc chuyển giới.Có thể người ta vẫn sẽ tiếp tục lên tiếng, ủng hộ hay phản đối các mối quan hệ đồng tính theo cảm quan của họ trong nhiều năm nữa. Ngay cả ở Mỹ, quyết định của Tòa án tối cao nước này cũng đang gây ra tranh luận gay gắt. Nhưng vấn đề của chính sách, không phải là cảm tính. Câu hỏi của sự can thiệp, chỉ là cần hay không cần.Đức Hoàng Em phản đối hôn nhân đồng tính. Vì nó đi ngược lại cái tạo hóa đã tạo ra cho mỗi người. Rồi những đứa con sống trong gđ có bố mẹ đồng tính sẽ hình thành giới tính như thế nào? Rồi sẽ có rất nhiều người đồng tính gia tăng ko phải vì bẩm sinh mà vì chịu ảnh hưởng của môi trường và cái đuợc gọi là hợp thức hoá Vậy là cần hay không cần cho luật kết hôn đồng tính? Theo tôi, rất cần vì nó có lợi cho sự quản lý và pháp lý. Mặt khác, tuy số lượng vào khoảng 5-10%, nhưng họ đều có nhu cầu về quyền con người và nhu cầu về việc được tôn trọng đối xử bình đẳng. Luật pháp không để hô hào, luật pháp phải chứng tỏ sự bình đẳng của con người. Nếu phản đối hôn nhân đồng tính, tôi là người đầu tiên làm việc này. Thật sự mà nói, 100 người đồng tính hiện nay thì được bao nhiêu người là bị đồng tính từ nhỏ? Còn bao nhiêu người là bị dụ dỗ? Tôi khẳng định là hơn 95% số người bị đồng tính là bị dụ dỗ. Nhiều người trẻ mới lớn còn bị lơ mơ về giới tính hay những người yếu bản lĩnh bị dụ dỗ và đã trả thành đồng tính. Giới tính thứ ba đang gây rất nhiều bức xúc cho xã hội hiện nay. Nếu không lên tiếng cản ngăn, rồi đây khoảng 10-20 năm nữa thôi, giới tính thứ ba sẽ chiếm tỉ lệ rất lớn trong xã hội chúng ta. Mà những người đồng tính nhiều nhất lại hoạt động chủ yếu trong giới nghệ sĩ như ca sĩ, diễn viên. Bọn họ rất dễ khiến cho giới trẻ lầm tưởng và noi theo. Chúng ta phải chặn ngay lập tức hiện tượng tệ hại này. Tôi phản đốiNếu hợp pháp hoá thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đền sự tồn vong của giống nòi về sau này. Những đứa con đồng tính được sinh ra và sống trong gđ có cha mẹ dị tính đó Sinh Bùi. Cũng đừng lo NĐT gia tăng, có chăng nếu được công nhận và bớt đi sự kỳ thị thì số NĐT trước đây sống khép kín, che đậy giờ đựợc lộ diện mà Sống thật. Nhân văn ! Đồng tính cũng là tạo hoá sinh ra, là tự nhiên. Bài viết hay anh Hoàng ạ. Anh có góc nhìn rất chính xác về vấn đề chính sách. Trong xã hội Việt Nam, luật Hôn nhân gia đình, các vấn đề bảo hiểm vẫn còn khác biệt nhiều với thế giới nên nhiều người không hiểu giá trị của việc luật hóa hôn nhân đồng tính. Ví dụ 2 người bạn đời sống với nhau, ở Việt Nam, dù đó là vợ chồng được pháp luật bảo vệ theo luật thì khi có chuyện chẳng lành, thường người còn lại không phải là người quyết định chính mà vẫn là cha mẹ của người gặp chuyện. Với những nước Tây Âu hay Mỹ, người chịu trách nhiệm sẽ là người bạn đời kia, cha mẹ thì miễn có ý kiến. Chính sách bảo hiểm và thuế cũng theo tình trạng hôn nhân mà tính. Chính vì thế ở các nước Tây Âu và Mỹ, người ta đấu tranh để được hưởng quyền bình đẳng này và muốn được luật hóa hôn nhân đồng giới. Ở Việt Nam, khi nào người dân hiểu rõ về luật, quyền lợi và nghĩa vụ của mình nhiều hơn thì họ mới hiểu được giá trị của việc luật hóa hôn nhân đồng giới anh ạ. Vâng, bảo vệ quyền con người quan trọng hơn câu hỏi cần hay không cần vì cần hay không thì vẫn mang tính chất trừu tượng, khó đoán định cảm xúc của đám đông. Hãy bảo vệ quyền con người bằng luật pháp. Đồng tính là một dạng bệnh của xã hội thôi, cũng giống như những người mắc những căn bệnh khác, không kỳ thị họ nhưng cũng không nên ủng hộ. Theo tôi, điều quan trọng nhất ở Việt Nam cần làm bây giờ là đưa các kiến thức khoa học giáo dục về đa dạng thiên hướng tình dục cho học sinh, sinh viên. Từ xưa đến nay các nhà chức trách luôn "né tránh" điều này, khiến cho nhiều người dân hiện vẫn rất mơ hồ về các khái niệm giới tính - thiên hướng tình dục - bản dạng giới (điển hình là suy nghĩ của bạn Mai D. Kiem trên này không phải là hiếm), từ đó dẫn tới những suy nghĩ lệch lạc, thiếu chính xác về vấn đề. Chúng ta sẽ không hi vọng nhận thức tự động được nâng tầm khi giáo dục không vào cuộc. Xin đặt câu hỏi bao nhiêu người ở đây chấp nhận con mình hoặc anh em mình đồng tính và kết hôn vs người đồng tính???Liệu ngoài miệng nói ra nhưng mắt thấy tai nghe và sống chung thì bạn có chấp nhận không?Thử hỏi con trai, con gái bạn được người đồng tính tới gặp đề nghị quan hệ yêu đương này nọ bạn có cho ko??Và vs lượng bất cân bằng giới tính thì việc hôn nhân đồng tính mang lại gì??Khi mà toàn sử dụng phương pháp nhân tạo thì con người khi đó có còn là con người hay ko?? Tôi k kỳ thị đồng tính nhưng tôi cũng k ưa nó. Tôi chỉ ghét các bạn đồng tính thể hiện tình cảm ở chốn đông người như một cách để cho mọi ng biết mình là đồng tính (có thể do tôi ở trong một môi trường văn hoá Á Đông nên vậy). Tôi k thích cách các bạn hô hào đòi quyền bình đẳng hay đòi kết hôn j đó, nhiều khi lố quá. Cứ sống bt đi mấy bạn. Đồng tính hay j đi nữa miễn sao sống tốt, có ích cho gia đình xã hội là được mà. Xét theo hai khía cạnh: QUYỀN CON NGƯỜI và LUẬT DÂN SỰ, thì có lẽ không cần luật hôn nhân đồng tính và cũng không cần cả luật hôn nhân, vì hai lý do:1-hôn nhân là gì cũng chưa có định nghĩa nội hàm rõ ràng; 2-luật dân sự và quyền con người đủ xử lí các vấn đề thực tiễn về cái thường gọi là hôn nhân và hôn nhân đồng tính. Em phản đối hôn nhân đồng tính. Vì nó đi ngược lại cái tạo hóa đã tạo ra cho mỗi người. Mai D. Kiem - 12 phút trước - Bạn xem lại mình đã hiểu hết vũ trụ này chưa, cha mẹ sinh con trời sinh tính( sinh con đây là sinh thân thể, còn sinh tính là tính chất ví như dị tính, đồng tinh, hiền, dữ . V. V thuộc về cảm xúc không thuộc về thân xác. Đó cũng là một phần của vũ trụ này, bạn nghĩ họ sai với tạo hóa có nghĩa là bạn nghĩ họ đang đi sai đường thế tại sao các bác sĩ không chữa khỏi căn bệnh này của họ đi. Vậy bạn có hiểu tạo hóa là muôn màu muôn sắc, đã như vậy thì chuyện gì chẳng thể xảy ra được, mà chuyện gì cũng có thể xảy ra thì một người phàm phu tục tử như chúng ta không thể đánh giá vì nó vượt qua khả năng của chúng ta. Chúng ta càng đánh giá sẽ càng đi sai lệch, hay là tự ràng buộc mình khi không thể tìm ra lối đi. Chúng ta như người mù cầm đèn đi lạc trong rừng vậy. Mình luôn muốn hòa mình trong mọi hoàn cảnh để hiểu hơn cuộc sống và con người trên thế giới hãy hòa với người đồng tính về cảm xúc sẽ hiểu họ hơn. Nếu có bốn phương tám hướng thì khả năng con người chỉ chọn được một hai hướng nhìn, nếu nhìn hơn sẽ bị hoa mắt. Đồng tính là một phần của vũ trụ này, vì vậy hãy để tự nhiên biến chuyển nằm trong tầm kiểm soát của vũ trụ này thôi. Nếu cả xã hội này chuyển thành đồng tính cả thì sao nhỉ? Có 1 vấn đề nhìn nhận thấy ngay là dần dần giống nòi sẽ tuyệt diệt ... vì trái với tự nhiên, sẽ mất chức năng sinh sản. Nên tốt nhất không nên mở rộng thành quy mô lớn vân đề này, hoặc cổ vũ, khuyến khích ... thành trào lưu. Còn những ai đã là đồng tính thì kệ họ thôi, cũng không nên kì thị... gì cả |
Tỷ phú tặng tiền trường học Số tiền sẽ dành để xây sửa lại nhà ăn đã có từ 106 năm nay của Đại học nhằm biến nó thành một Trung tâm ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí cho sinh viên…Tuy nhiên, trong lịch sử hiến tặng trường cũ thì ông Stephen chưa phải là người gây sốc nhất Mỹ. Năm 2014, Đại học Havard đã nhận được khoản hiến tặng 350 triệu USD từ một cựu sinh viên… Chính vì vậy mà Havard đang giữ kỷ lục là nơi có nguồn quỹ học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên lớn nhất trong các đại học toàn thế giới với 32,3 tỷ USD. Trong khi đó, chỉ một trường trung học của Mỹ như Phillips Academy Andover cũng có một quỹ học bổng lên tới một tỷ USD.Nền giáo dục Mỹ được coi là hàng đầu thế giới nhờ vậy mà càng hiệu quả hơn trong bối cảnh ngày càng nhiều tỷ phú Mỹ đua hiến tặng các khoản tiền lớn cho giáo dục. Còn ở ta, trong khi nhiều tỷ phú Việt Nam đua nhau khoe mua du thuyền, sắm máy bay riêng, xe hơi xịn, xây lâu đài lạ mắt và mua giường đắt tiền thì vẫn còn nhiều trường học phải ở trong cảnh học nhờ, học tạm và sinh viên không đủ tiền đóng học phí.Tuy nhiên, bạn tôi vốn là một nhà kinh doanh giàu có nói: “Nhìn qua thì thấy rất đáng chỉ trích. Bởi vì nhà giàu khoe mẽ đúng là không thể chịu được. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì cần đặt câu hỏi vì sao chúng tôi lại ngại bỏ tiền ra tặng trường chứ?”.Ví như trường hợp của ông Phạm Văn Bên, một nhà kinh doanh tại Đồng Tháp dành 40 tỷ đồng (2 triệu USD) xây tặng một ký túc xá miễn phí cho 432 sinh viên Đại học Nông lâm TP HCM. Công trình được khởi công trong tháng 5. Để có khoản tiền lớn này, ông Bên chắc chắn phải lao động cật lực. Nhưng sau khi có đủ tiền hiến tặng, để công trình hoàn tất, ông sẽ mất 3 năm ròng để theo các thủ tục từ A đến Z. Như vậy, để đảm bảo cho số tiền mình hiến tặng cho đại học có hiệu quả, chẳng có cách nào khác là người hiến tặng phải bỏ thêm công sức gấp nhiều lần để xin giấy phép, chạy thủ tục, tự lo đầu tư, tự giám sát, làm thủ tục và giải trình với nhà quản lý thuế.Giả sử những tỷ phú như ông Bên chỉ giao thẳng số tiền 2 triệu USD cho nhà trường bất kỳ như một món quà tặng thì sao? Thật khó có thể nói điều gì sẽ xảy ra với số tiền của ông trong bối cảnh các trường công chiếm phần lớn, còn ở các trường tư thì thu lợi nhuận. Hoặc giả ký túc xá vẫn có thể xây xong nhưng chưa chắc đã dùng được. Trong vài năm qua đã có biết bao nhiêu tỉnh bỏ bạc tỷ từ ngân sách nhà nước ra xây những ký túc xá hoành tráng mà bỏ không vì chẳng ăn nhập gì với nhu cầu của sinh viên.Trong khi đó, ở nhiều nước, các khoản hiến tặng có thể lên đến vài trăm triệu USD nhưng các cá nhân hay tổ chức hiến tặng hoàn toàn an tâm và không mất nhiều công sức. Bởi chủ yếu các khoản này được tặng cho các trường tư phi lợi nhuận. Cá nhân hay thành viên gia đình người đóng góp có thể tham gia vào Hội đồng Ủy thác hay Hội đồng Quản trị của trường đại học để bảo đảm số tiền đóng góp của họ được sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên, chủ sở hữu là trường đại học chứ không phải cá nhân hay tổ chức hiến tặng. Hội đồng Quản trị đặt ra điều lệ, chính sách và các nguyên tắc và chương trình hoạt động theo nhiệm kỳ. Hiệu trưởng được thuê để vận hành trường theo nhiệm vụ được giao. Cơ chế vận hành rất chặt chẽ. Dù nhận được khoản tiền lớn hay nhỏ và có nguồn thu từ hoạt động thì tất cả sẽ được đầu tư phát triển trường chứ không chia cho bất cứ cá nhân nào. Nhà nước khuyến khích người ta đóng góp cho các tổ chức phi lợi nhuận, bao gồm tổ chức giáo dục, thông qua chính sách miễn thuế cho khoản tiền đó.Trên nền tảng các cơ chế khuyến khích này, các trường học ở Mỹ còn thiết lập thêm các Ban vận động với các chuyên gia lão luyện chuyên thu hút các khoản hiến tặng lớn về cho trường. Càng thu hút được nhiều tiền, các trường lại càng nỗ lực chứng tỏ hiệu quả của các khoản hiến tặng nhiều hơn. Kết quả uy tín nâng cao và càng ngày càng có nhiều khoản hiến tặng và xã hội có thêm nhiều lợi ích tốt từ việc sinh viên nghèo được đi học, từ những thành tựu nghiên cứu xuất sắc từ đại học.Phải chăng các tỷ phú ở ta cũng đang cần được giúp đỡ để biến tiền chi tiêu xa xỉ thành tiền phát triển giáo dục cộng đồng?Nguyễn Anh Thi Đơn giản tỉ phú Việt Nam không xuất thân từ các đại học Việt Nam...!!! Mong lắm muốn lắm ...thế nhưng với bối cảnh xã hội của ta thì đó là một ước ao xa vời. Nhiều nhà quản lý chỉ cần ngửi thấy mùi tiền thôi là đã tính đến ngay cái đoạn chia năm xẻ bẩy làm sao cho vào túi một cách êm ả rồi thì lấy đâu ra những công trình tốt, những ưu ái tốt cho sinh viên nghèo, cho những đề tài nghiên cứu đây? Bài viết rất hay, rất đau lòng, nghèo đủ mọi mặt . . .rất trân trọng và kính phục việc làm của ông Nguyễn Văn Bên. Đơn giản 1 câu: Việt Nam ko phải là Mỹ và sẽ ko bao giờ được như Mỹ vì ý thức quá kém Ở Việt Nam, nhiều khi người hiến tặng còn bắt họ chứng minh là tiền sạch, rồi các thủ tục xin phép, thuế má nhiêu khê. Bỏ tiền ra làm từ thiện mà mệt mình thì tội gì họ bỏ. Tất cả là do cơ chế hết thôi. Tôi không phải là tỷ phú, nhưng mỗi khi nhìn các em học sinh chạy xô học thêm ở các trung tâm để có cơ hội được vào học tại các trường THPT chuyên khiến tôi chạnh lòng. Nói là lò thì đúng hơn vì các em phải ngồi lớp có tới 50 học sinh thì làm sao kiến thức thật cho các em. Tôi đã quyết định đầu tư một trung tâm phi lợi nhuận để có chỗ cho "Thầy giỏi có được trò giỏi, trò giỏi tìm được thầy giỏi", nhưng thật sự buồn vì ít người tin như vậy, họ nghĩ tôi "Hâm" và "vác tù và hàng tổng" thì đúng hơn. Neu nganh giao duc o VN ko con tham nhung, chac chan se co nhieu nha Ti phu, Dai Gia, va Toi se cong hien nhieu trieu dollars! Một bài viết thực tế và phân tích cả hai mặt vấn đề, không vội vàng "Phê phán" kiểu :"Giàu là cái tội" . Bài viết rất hay. Nước ngoài đóng góp các khoản xã hội thì được trừ thuế, trong lúc nước ta ngay cả đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa cũng không được trừ thuế, vì vậy không kích thích các tỉ phú đóng góp. Phải chăng đó cũng là một nguyên nhân? Tôi mà có 40 tỷ như ông Bên, tôi sẽ đi mở trường mẫu giáo chuẩn quốc tế. Không biết người được đề cập trong bài viết có phải là ông Phạm Văn Bên, ơ Sa Đéc, Đồng Tháp không? Khởi nghiệp tại Châu Thành, Đồng Tháp, đến giờ ông cũng chỉ là Chủ doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng rất thành đạt và hay làm việc thiện lắm! Cám ơn tác giả bài viết đã có những cái nhìn sâu sắc, nhìn thẳng vào vào thực tế. Những thủ tục nhiêu khê và "hành là chính" và thiếu sự minh bạch, các công cụ hỗ trợ khiến VN chúng ta thật hiếm những tỷ phú hiến tặng, có khi sang Mỹ hiến tặng còn thấy những đồng tiền còn có giá trị hơn vì nó sử dụng đúng giá trị như mong muốn của người hiến tặng... Họ không bị ăn cắp, ăn chặn nên quỹ mới nhiều khi mất lòng tin thì không thể cho được, đó là nỗi buồn. Muốn đóng góp cho xã hội phải cùng lúc vừa làm việc tốt vừa phải làm việc xấu (chung chi để việc làm thiện của mình được suôn sẻ) |
Cho tiền trẻ em Tôi hỏi người phụ nữ: “Bé mấy tuổi rồi?”. Chị trả lời: “3 tuổi rồi. Nó sanh thiếu tháng, 7 tháng là tui sanh nó rồi. Cô cho con xin đồng đi”, bà mẹ lại kéo bàn tay đang rụt rè của đứa bé hướng về phía chúng tôi.Tôi bối rối, thương bé quá chừng. Nhưng tôi băn khoăn không biết người phụ nữ này có phải là mẹ của bé không? Đứa bé còi cọc như vậy bị vác đi giữa trời nắng chang chang, bị hối xin tiền, chị ta thực sự không còn lối thoát nào khác ngoài việc bế con đi ăn xin, hay đây chỉ là một “mẹ mìn” lấy đứa trẻ làm bình phong để dụ lòng thương người khác như những câu chuyện thường nghe trên báo? Thế rồi tôi tự nhủ, thôi thì cũng chẳng đáng bao nhiêu, mình cứ cho người ta vài đồng bạc, nếu là thật thì khoản tiền cũng giúp chị chăm con. Nếu không phải, thì người ta ăn cơm cũng phải cho đứa nhỏ tô cháo. Tôi tự giải thoát những băn khoăn của chính mình bằng cách móc túi đưa chị ta mấy đồng. Chợt nhớ tới câu mà người ta thường nói, lắm khi bỏ chút tiền ra làm điều từ thiện không hẳn là vì người kia, mà chỉ để xoa dịu cho sự khó chịu trong lương tâm của chính mình – để nói rằng mình đã làm một điều gì đó. Quay lại, hai đồng nghiệp nước ngoài của tôi cũng đang bối rối. Rõ ràng là họ cũng đang bị xúc động với hoàn cảnh của người phụ nữ. Tôi nghĩ có thể hai người da trắng duy nhất trong buổi chợ hôm nay cũng sẽ rút ví ra cho người phụ nữ và đứa bé tội nghiệp một đồng tiền chẵn hay một món tiền đủ ăn tiêu cho vài ngày, để cũng được “giải thoát” giống như tôi. Nhưng họ đã không làm như vậy. Một người sẵn túi cam mới mua trên tay, hỏi em bé có ăn được cam không rồi cho cả túi. Một người ra hiệu với chủ sạp hàng kế bên mua một túi xoài và mấy thứ trái cây khác đưa cho bà mẹ. Tôi thấy tiếc, giá mình đừng cho tiền, mà chịu khó dành thêm chút thời gian để hỏi chuyện, để mua một bịch sữa cho cháu uống. Chắc tôi đã bớt được chút ít mặc cảm của người “chạy trốn khỏi sự áy náy”. Và như thế, tôi đã bớt nghi ngờ người phụ nữ kia sử dụng đứa bé để dụ lấy tiền.Một lần khác, khi chúng tôi trên đường trở lại Sài Gòn, lúc dừng xe qua phà Cổ Chiên có ba bốn em nhỏ chừng mười mấy tuổi bu lại xe để bán nước và vé số. Một đồng nghiệp nước ngoài nói với tôi: “Tôi muốn uống nước nhưng không thể mua của trẻ con được vì như vậy là gián tiếp góp phần kích thích lao động trẻ em”. Tôi rất ngạc nhiên hỏi: “Nhưng nếu bạn không mua thì những đứa trẻ kia vẫn phải tiếp tục đi bán hàng. Nếu bạn mua là giúp chúng thêm vài xu lẻ thôi”. Anh bạn tôi trả lời: “Nếu muốn giúp trẻ nhỏ, và nếu bạn tin vào một tổ chức từ thiện nào đó, hãy đóng góp tiền để họ làm việc có hiệu quả hơn giúp những đứa trẻ này có cơ hội đến trường và lớn lên có cơ hội việc làm. Nếu bạn không tin ai cả, có thể tự mua đồ ăn tặng chúng”.Tôi lại giật mình, vì chỉ trước đó mấy phút thôi, tôi đã tin rằng mình có thể mua vài ba chai nước giúp tụi trẻ. Đã nhiều lần trên phố, tôi mua kẹo cao su, tăm bông, móc chìa khóa, khăn ướt… mà chẳng cần dùng lúc đó, chỉ vì trẻ con bán. Nhưng liệu tôi đã thực sự giúp được tụi trẻ bao nhiêu phần, hay đã vô tình “góp phần” làm cho cha mẹ chúng, hay những người nuôi chúng, thậm chí là những kẻ “bảo kê” thấy rằng tung trẻ con đi làm là thu được lợi trước mắt. Và do đó, liệu rằng tôi đã góp phần làm chúng rời xa trường học hơn?Câu chuyện khiến tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn về những cách giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Trên thế giới, có nhiều cách được khuyến khích để giúp đỡ trẻ em nghèo khó, đơn giản nhất như dành thời gian để hỏi han tụi trẻ một chút, dạy chúng và học từ chúng một trò chơi, học một câu phương ngữ, một câu ngoại ngữ, kể về nơi bạn sống, hay chơi một đoạn nhạc, nghe một bài hát. Ngay cả khi bạn không giỏi tất cả những trò trên, ít nhất bạn cũng có thể chụp hình cùng chúng và đưa cho chúng xem các bức hình thú vị bạn đã từng chụp trên hành trình của mình. Đó là cách để giúp mở ra cho trẻ ý nghĩ “có một thế giới rộng lớn ngoài kia, và em cũng có thể đến được”.Việc cho tiền hay cho đồ trực tiếp các em nhỏ không phải là lựa chọn được khuyến khích. Theo một số tổ chức từ thiện muốn thuyết phục cha mẹ đưa trẻ em đến trường, thì cứ mỗi đồng đôla của khách du lịch cho trẻ là một lực cản cho mục tiêu này. Bởi vì cha mẹ thấy rằng cho trẻ em đi bán rong giúp giải quyết được khó khăn trước mắt, trong khi việc đưa con đến trường chưa mang lại một hiệu quả kinh tế rõ ràng nào. Thực chất, cho tiền trẻ em nghèo khó là một việc có hại, nó làm cho vòng quay nghèo khó tiếp tục xoáy sâu hơn, khi bản thân các em và gia đình ít nghĩ đến việc học hành và nghề nghiệp tương lai hơn. Thậm chí, “làm việc” trên đường phố như vậy dễ đưa các em vào con đường buôn bán bất hợp pháp, hoặc là nạn nhân của nạn buôn người.Có những cách để góp một tay giúp trẻ nghèo khó bằng cách tìm hiểu một tổ chức từ thiện thực sự trong sạch và hữu ích, vì mục tiêu bền vững hơn là giáo dục, y tế và nghề nghiệp cho các em. Việc này thực sự đòi hỏi trí tuệ và công sức. Chẳng thế mà quỹ từ thiện lớn nhất thế giới hiện nay được quản lý bởi đầu óc tổ chức tuyệt vời và trái tim nhân hậu như vợ chồng nhà tỷ phú Bill và Melinda Gates.Bất cứ ai đến Việt Nam đều không khó nhận ra cảnh những người phụ nữ ôm đứa bé ngủ gục hay có gương mặt thẫn thờ, bị bế vác đi khắp nơi xin tiền. Trên các nẻo đường, bến tàu xe cũng không khó để tìm các em bé bán hàng rong.Tôi nghĩ nếu có cơ hội, mỗi chúng ta cũng có thể cùng những người cũng có tấm lòng xung quanh mình để cùng giúp các em một cách bền vững hơn, để lòng tốt của mình được đặt đúng chỗ, đúng cách nhất, chứ không phải chỉ là “chạy trốn” và giải thoát sự áy náy của mình.Nguyễn Thị Thủy Đọc xong bài viết của tác giả tui mới thấy giật mình , đúng là tui vẩn thường mua giúp nhuwxng trẻ em bán dạo vé số , trái cây ..mà không biết đang làm hại chúng . quả thật người da trắng văn minh hơn ta rất nhiều lần .. Một bài viết rất hay. Hãy giúp họ cần câu còn hơn cho họ con cá.. Quá hay. Đó chính là tư duy của người nước ngoài. Còn cách suy nghĩ của nhà báo chính là đại đa số tư duy của chúng ta. Và tư duy và hành động của những người nước ngoài trên đáng để chúng ta noi theo và suy ngẫm học tập Bạn ơi! Đấy là ở NN, họ có trách nhiệm với cộng đồng và đúng bản chất của từ thiện. Còn ở VN, báo, mạng đưa tin rất nhiều về các tổ chức từ thiện ăn chặn từ gói mì tôm của đồng bào gặp thiên tai, các hộ nghèo. Thật sự tôi mất lòng tin vào các tổ chức từ thiện ở VN. Tôi đồng ý với bạn là không cho tiền (không chỉ là trẻ em), còn mua một vài thứ linh tinh của trẻ nhỏ thì nên xét lại, đất nước ta còn nghèo, còn rất nhiều gia đình thật sự khó khăn, rất nhiều trẻ em để được đến lớp thì ngoài buổi học ở trường thì thời gian còn lại trẻ nhỏ phải phụ giúp kinh tế gia đình như phụ giúp việc đồng án, đi làm thuê, bán vé số, bán hàng rong, ... nến không ai giúp bằng cách thuê trẻ em làm, không mua những thứ trẻ em bán thì liệu cha mẹ chúng còn đủ sức đóng những khoản tiền rất lớn để con họ được học, liệu trẻ nhỏ còn được đến trường?! khi nào ở nước ta y tế và giáo dục được miễn phí thì tôi hoàn toàn đồng tình với bạn là không " gián tiếp khuyến khích lao động trẻ em". Hoàn toàn nhất trí với tác giả. Chính bản thân tôi cũng đã, đang và sẽ hành động theo khả năng mình theo cách tích cực như vậy. Cảm ơn chị về bài viết này! Thực sự chúng ta muốn làm từ thiện với tấm lòng của nhiều nhà hảo tâm mà vẫn còn thiếu tầm nhìn, thiếu kinh nghiệm đôi lúc hời hợt để thực sự giúp đỡ người ta vượt qua hoàn cảnh khó khăn. bài viết hay, sâu sắc. Hi vọng rồi tương lai chúng ta sẽ không còn những cảnh như vậy từ cách nhìn của ngày hôm nay . 1 bài viết thực sự thể hiện " Góc Nhìn" Biết thế nhưng những người bệnh tật không nới nương tựa ở Việt Nam là rất nhiều. Không phải ai cũng lơij dụng trẻ con cả. Khó lắm. Cẩn có các tổ chức phân loại hộ giàu nghèo từ địa phương. Doc bai nay xong, minh khong chi duoc khai sang ve nhung dieu tac gia noi. Ma duoc jhai sang ngay trong cai cach suy nghi cua minh tu trc den nay. Chua bao gio giai quyet van de mot cach tan goc ca. Chỉ một lý do thôi. VN mình còn nhiều người nghèo quá. Very good! Có lần tôi ghé đỗ xăng, một cô bé mời tôi mua vé số, tôi không mua vì chả bao giờ tôi chơi vé số nhưng rút ví cho cô bé 5000đ nhưng cô bé trả lời dạ cháu không lấy. Nên tôi mua giúp cô bé 2 tờ. Tôi nghĩ cũng có trường hợp các cháu bị người lớn lợi dụng để vụ lợi nhưng cũng có trường hợp vì hoàn cảnh nên các cháu phải vất vả mưu sinh nhưng vẫn đề cao lòng tự trọng và kiếm đồng tiền chính đáng, không nhận sự bố thí của người khác. Ở quê thì làm gì có hội bảo trợ, không cho tiền họ đợi đến hội bảo trợ thì họ chết mất, có khi xin sổ hộ nghèo còn bị vòi tiền |
Làm gì với Sơn Đoòng Ra mắt năm ngoái, "Bản giao hưởng Sơn Đoòng" chiếu giờ vàng trên truyền hình Việt Nam chẳng mấy ai xem. Bộ phim gần như bị công chúng trong nước bỏ qua chỉ vì nó là một bộ phim tài liệu khoa học, chìm nghỉm giữa những liveshow hoành tráng rầm rộ.Ngồi với vài người bạn tham gia vào đoàn làm phim này, họ thở dài với tôi: "Truyền thông, tất cả là truyền thông". Khi nghe vậy, tôi không hiểu lắm. Cái hang Sơn Đoòng đẹp như thế, lên phim hấp dẫn như thế, sao lại phải cần đến truyền thông mới được quan tâm? Mà truyền thông cho cái gì mới được chứ?Chỉ khi kênh truyền hình ABC dành một nửa chương trình Chào buổi sáng nước Mỹ để truyền hình trực tiếp hình ảnh bên trong Sơn Đoòng, thì tôi mới có câu trả lời. Người Việt mới sôi sục lên cùng người Mỹ. Liên tiếp những ngày sau đó, các bạn bè của tôi đua nhau chia sẻ đoạn phim do truyền hình Mỹ quay. Công chúng trong nước phát sốt không chỉ vì Sơn Đoòng đẹp, mà bởi vì truyền hình Mỹ, công chúng Mỹ đánh giá Sơn Đoòng đẹp. Đó là đồ hiệu. Đó là sự mất thiêng của những ông bụt chùa nhà.Vậy thì một cách khách quan phải nhìn nhận rằng, Sơn Đoòng đang nổi tiếng vì truyền thông, hơn là được lên ngôi vì giá trị hay là một phát hiện mới mẻ. Các nhà thám hiểm Anh đã đưa nó vào danh sách những hang động đẹp nhất thế giới cách đây 3 năm, sau một chuyến thám hiếm hết sức chuyên nghiệp và không kém phần rình rang. Trước cả người Anh, ông Hồ Khanh đã tìm ra hang Sơn Đoòng cách đây cả thập kỷ.Bây giờ thì dư luận chia làm hai. Một phe cả quyết rằng cần phải lấy Sơn Đoòng làm đòn bẩy cho du lịch Việt Nam. Nhân khi thế giới đang xôn xao, cần tung ra chiến dịch quảng bá du lịch, lấy Sơn Đoòng làm trọng tâm, cùng với tân kỳ quan thiên nhiên thế giới đã được hàng triệu người bầu chọn (vịnh Hạ Long), kéo hết du khách đến vùng Đông Nam Á về Việt Nam. Muốn vậy, đương nhiên là phải khai thác Sơn Đoòng tối đa, tạo ra tổ hợp du lịch tại chỗ.Ở chiều ngược lại, nhiều người phản đối kịch liệt việc đưa Sơn Đoòng vào khai thác dưới bất cứ hình thức nào. Đó là một kho báu nguyên sơ, và ngay khi người ta đổ xô đến đấy theo một phong trào thám hiểm lấy thành tích, thì chỉ một thời gian ngắn thôi, nơi ấy sẽ ngập trong rác, nát bét bởi những vết khắc tỏ tình lên đá, bị bẻ cho đến mảnh thạch nhũ cuối cùng.Theo tôi thì câu hỏi đặt ra bây giờ là, bạn – một người Việt Nam – thực sự có nhu cầu thám hiểm hang Sơn Đoòng hay không và vì sao? Bởi vì trước khi Sơn Đoòng được phát hiện, thì có vô số hang động đẹp tuyệt trần trải từ Nam chí Bắc đã được mở cửa rộng rãi cho du khách từ rất lâu. Ông Howard Limberd, người đã giới thiệu Sơn Đoòng với thế giới, dành hơn 25 năm thám hiểm khắp Việt Nam. Chỉ riêng tại Quảng Bình, vợ chồng ông đã phát hiện tới 200 hang động chưa từng được biết đến. Mở rộng ra các tỉnh phía Bắc, ông tìm ra thêm 300 hang nữa. Vậy thì nhu cầu thám hiểm hang động của người Việt Nam chúng ta có cao đến mức nhất định phải vào bằng được Sơn Đoòng hay không?Trong một lần đến thăm động Phong Nha - Kẻ Bàng, tôi ngỏ ý với hướng dẫn viên là dành hẳn vài ngày để đi tận sâu vào trong, khám phá hết vẻ đẹp của hang động này. Hướng dẫn viên tỏ ra rất ngạc nhiên, vì trước nay hầu hết mọi người đến Phong Nha - Kẻ Bàng đều chụp ảnh bên ngoài, đi lòng vòng ở hang phía ngoài, sau đó đi về và kêu mỏi chân. Trong suốt bao nhiêu năm đưa Phong Nha – Kẻ Bàng vào khai thác du lịch, số người đi đến tận cùng hang động này đếm trên đầu ngón tay và đều là các nhà thám hiểm hang động chuyên nghiệp quốc tế.Chúng ta sẽ làm gì với Sơn Đoòng? Đó là câu hỏi khó trả lời. Nhưng điều đáng thất vọng hơn là ngay cả câu hỏi "Sơn Đoòng có giá trị như thế nào?" cũng chưa hề được trả lời thấu đáo. Ba năm sau khi đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh công bố chuyến thám hiểm của họ với một số nhận định cơ bản về địa chất và hệ sinh thái, đó vẫn là những số liệu khoa học duy nhất về Sơn Đoòng. Chưa có thêm bất kỳ một cuộc nghiên cứu thực địa quy mô và có kết quả công bố của các nhà khoa học Việt Nam. Trong khi đó, rất nhanh nhạy, Sơn Đoòng đã được khai thác 3 năm qua rồi, độc quyền bởi một công ty lữ hành quốc nội với giá tour lên tới hơn 3.000 đôla mỗi người và đã kín chỗ cho đến hết năm 2016.Không mấy người biết rằng, trong tháng 4 vừa rồi, tỉnh Hà Giang đã phát hiện ra một hang đá với vô số thạch nhũ tuyệt đẹp, ngay tại cao nguyên đá Đồng Văn. Hết sức tỉnh táo, lãnh đạo địa phương này quyết định đóng cửa hang, cho người canh giữ, cấm tuyệt đối các tổ chức cá nhân tự động vào hang. Việc làm này để bảo vệ sự nguyên sơ của hang đá, cho đến khi chính quyền tỉnh Hà Giang tìm được hướng khai thác du lịch hợp lý mà không gây ra những tác động xấu.Chúng ta, từ cơ quan quản lý cho tới từng cá thể gộp lại thành cái gọi là "công chúng", đã chuẩn bị đầy đủ tâm thế để đón nhận một bảo vật trời ban là Sơn Đoòng hay chưa? Trả lời câu hỏi đó cũng là trả lời câu hỏi "Chúng ta sẽ làm gì với Sơn Đoòng?"Nếu bạn vẫn cho rằng, mình là một người yêu thiên nhiên, thích khám phá và nhất định sẽ phải thám hiểm hang Sơn Đoòng danh tiếng, thì tôi hy vọng ngay từ đầu bạn đã biết rằng, Sơn Đoòng không có nghĩa là “Hồ trên núi”. Nó là một từ ghép, trong đó chữ “Sơn” có nghĩa là núi, còn “Đoòng” thì chỉ là tên một bản Vân Kiều gần đó, nơi ông Hồ Khanh, người tìm ra hang Sơn Đoòng, sinh sống. “Hồ trên núi” là tên quán cà phê của ông Hồ Khanh.Gia Hiền "Đó là đồ hiệu" - chính xác. Cách đây đã rất lâu, mình đã đọc được về hang Sơn Đoòng do báo trong nước đăng và mê mẩn với vẻ đẹp của nó, nhất là chỏm đá như ruộng bậc thang. Khi trao đổi với bạn bè và đồng nghiệp thì chỉ có 1-2 người quan tâm thực sự, mà mình phải gởi đường link cho họ. Giờ thì mới nghe Mỹ đến làm phim là xôn xao bàn tán, gởi cho nhau link xem và trầm trồ ca ngợi. Nghe mà mắc cười thiệt! Lâu rồi mới được đọc một góc nhìn "ngược dòng dư luận" và sâu sắc đến thế! Cảm ơn tác giả Tôi có nhận xét: Singapore là một nước nhỏ bé, hầu như chẳng có kỳ quan, hang động, cảnh đẹp thiên nhiên .... gì cả. Ngay cả các địa điểm du lịch như Sentosa, vườn thú, vườn chim, bãi biển nhân tạo, Marina Bay.... cũng toàn do bàn tay con người dựng nên nhưng hàng năm lại thu về ngoại tệ đáng kể. VN thì hằng hà địa điểm thiên nhiên mà Tạo hóa hào phóng ban cho, nhưng rất tiếc hình như phá thì nhiều hơn xây (còn xây thì công trình nào cũng trông "nhà quê", "thô sơ", chẳng mang tính văn hóa du lịch tầm cỡ gì cả). Nếu làm không được, nên chăng VN hợp tác với những công ty, tổ chức nước ngoài chuyên nghiệp về lĩnh vực thiết kế cho các địa điểm du lịch? Thiên nhiên ban tặng thi đó là giá trị cần phải gìn giữ. Làm cách nào ư. Ủng hộ cách khai thác hiện nay. Thực sự là con người khám phá người ta sẽ bỏ số tiền 3000 USD để trải nghiệm. Họ mê mẩn với vẻ đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên ban tặng, và họ sẽ có ý thức trong việc bảo tồn thiên nhiên. Chứ đi du lịch theo phong trào đi kèm ý thức kém chẳng giúp gì cho bảo tồn thiên nhiên Đúng, rất đúng, tôi thích cách nhìn nhận của Gia Hiền. Bản thân tôi là người thích chinh phục, thích khám phá, nhưng chưa và chưa dám sẵn sàng với Sơn Đoòng. Có lẽ tôi chưa tự tin ở bản thân mình, tôi chưa phải là 1 người ý thức tốt lắm về tất cả các mặt. Hy vọng 1 ngày nào đó, tôi cũng đủ tâm thế, để chinh phục Sơn Đoòng, tôi cũng nghĩ như tác giả, còn hàng trăm hang động để khám phá, hãy bồi dưỡng ý thức và thể lực trước đã tôi chỉ thích mỗi câu "một tư duy quản lý rất có tầm nhìn của chính quyền Hà Giang". Đóng cửa cho tới khi nhìn ra được đúng giá trị của nó từ đó tìm ra hướng khai thác hợp lý, hấp tấp là hỏng hết bột hết đường ngay. Chân thành cảm ơn tác giả đã khai sáng tư duy. Trước đây vẫn luôn nghĩ về mơ ước được một lần đặt chân đến đây nhưng giờ thì không, thà cứ mãi ngắm nhìn nó để nó đẹp mãi trong hoang sơ còn hơn là đến để rồi nó nổi tiếng, để rồi nó bị tàn phá. Đồng ý và rất thống nhất cao với quan điểm của tác giả bài viết. Tôi là 1 người thích và đã thực hiện nhiều chuyến đi mạo hiểm. Những nhà lãnh đạo và những người có trách nhiệm với tuyệt tác thiên nhiên này hãy để cho mọi người trong nước cũng như trên thế giới yên tâm về tầm và tư duy về Tầm Nhìn của mình đối với số phận Tuyệt tác này. Ngày Tôi xem bộ phim "Bản giao hưởng Sơn Đoòng" Tôi đã không xem hết vì thất vọng. Thất vọng vì thấy một nơi Tuyệt đẹp như vậy , có giá trị rất lớn về nhiều lĩnh vực, kết cấu địa chất hang là chỉ đá vôi (chứ không phải là đá Granit), nhiều gờ cạnh mong manh mà đoàn làm phim vào rất đông người. Tôi thấy mạnh ai nấy đi, tiên chỗ nào leo chỗ đó, đi theo hàng ngang trong hang ... Tôi thất vọng nhiều lắm, cách con người đối xử với thiên nhiên. Làm ơn...đừng làm gì cả! Chúng ta tự hào có Sơn Doong. Tôi rất yêu thiên nhiên và thám hiểm, song tôi sẽ không đến đó vì nơi đó cần bảo tồn cho nghiên cứu và những người thám hiểm. Nhiều hang động ở Quảng Bình là đã quá sức đối với tôi như Thiên Đường. Chúng ta phải bảo tồn Sơn Doong bằng mọi giá và hạn chế du lịch, nhất là du lịch đại trà. Theo tôi thì nên mở cửa khu vực bên ngoài, nhiều người sẽ đến chụp ảnh tự sướng đăng face. Còn bên trong dành cho du lịch hạn chế, vì thực sự không phải ai cũng đủ khả năng để vô bên trong. Vừa có lợi, vừa bảo vệ được. Với ý thức người việt nam ta bây giờ. Nồi đồng cối đá nó ko làm hỏng dc cũng cố vần về nhà. Huống chi cái dễ tàn dễ nát của cảnh sắc chỉ 2 vài ngày là ra tro. Người ngoài nói tốt về ta thì hơn gấp trăm lần ta tự nói tốt về mình. Cũng may người VN ít ai thích du lịch thám hiểm, và các địa phương đang đóng cửa nhiều hang động, nếu không thì hàng trăm hang động đã được biết tới sẽ ngập rác, khai mù, thối hoắc, và trống trơn không còn thạch nhũ. Ôi, nước VN thì đẹp nhưng "một bộ phận không nhỏ " người VN "chưa" biết bảo tồn cái đẹp ấy cho con cháu mai sau. Cũng cần phải đầu tư để khai thác du lịch. Nhưng phải cho tư nhân hoặc nước ngoài tham gia. Vì nếu cứ để DL Quảng Bình làm thì thất thu lớn, không phát triển được. Bằng chứng là tại Phong Nha, nơi bán vé vào động Tiên Sơn là một chiếc bàn đặt tại nơi hẻo lánh -> thất thu triền miên. |
Xin lỗi dân Vậy nên cũng như nhiều người khác, phần nào đó tôi thấy hài lòng khi những biển "Xin lỗi đã làm phiền" được lác đác gắn bên những công trường ở Hà Nội thời gian gần đây. Dù cho nơi khởi phát là các công ty nước ngoài, và "lời xin lỗi" không ngăn được rủi ro "vật thể lạ" rơi xuống đầu, tôi vẫn thấy đây là một tín hiệu tích cực.Khi biết nói lời xin lỗi, chúng ta đã có ý thức đặt hành động của mình trong mối tương quan với người xung quanh. Trong một xã hội tự do, chúng ta được làm những gì mình muốn, với điều kiện điều đó không ảnh hưởng đến quyền được hưởng tự do tương tự của người khác. Con người là một sinh vật xã hội (social animal), cùng chung sống trong một hệ sinh thái kết nối mật thiết với nhau, bởi vậy chỉ khi biết "nhìn nhau mà sống" chúng ta mới có thể xây dựng được một môi trường sống lành mạnh và hài hòa.Một dấu hiệu đáng mừng nữa là tư duy nhận lỗi khi làm sai đã lan sang cả bộ máy công quyền, vốn trước đây rất hiếm lời xin lỗi. Còn nhớ vào giữa tháng tư vừa qua, khi ông Ngô Hồng Phúc, Phó chánh toà Phúc thẩm TAND Tối cao, thay mặt nhà nước xin lỗi ông Nguyễn Thanh Chấn, người chịu án oan đến 10 năm, cả phiên toà như vỡ ra trong tiếng vỗ tay của hàng trăm người dân.Gần đây, lại thêm một chuyên hiếm có: lãnh đạo cơ quan công quyền trực tiếp gửi lời xin lỗi đến một cá nhân. Đó là câu chuyện ông Cục trưởng Hàng không Việt Nam viết thư xin lỗi ông Trần Đình Bá vì đã yêu cầu Bộ Giáo dục "điều tra" bằng tiến sĩ của ông này sau khi ông Bá có một số phát biểu trái chiều về dự án sân bay Long Thành.Bỏ qua những vấn đề xung quanh, tôi cho rằng lời xin lỗi của ông Cục trưởng là đáng ghi nhận. Nó cho thấy hai điều: thứ nhất là thái độ cầu thị, biết nhận sai và sửa sai của một bộ phận những người vận hành bộ máy công quyền. Thứ hai, đó là tinh thần chủ động trong việc nắm bắt tâm lý của người dân. Lời xin lỗi, xuất hiện chỉ ba ngày sau khi có văn bản từ Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu xác minh bằng cấp của ông Trần Đình Bá, chắc chắn có ảnh hưởng không hề nhỏ từ việc đón nhận phản ứng tiêu cực của dư luận xã hội trên các phương tiện truyền thông. Việc tiếp thu ý kiến của công chúng kịp thời như vậy sẽ khiến cho quá trình xây dựng và thực thi chính sách trở nên hai chiều và hiệu quả hơn.Xa hơn, tôi hy vọng lời xin lỗi sẽ khởi đầu cho sự thay đổi cung cách làm việc của cơ quan công quyền. Đất nước từng trải qua thời kỳ bao cấp với cơ chế xin – cho, khi công chức luôn đặt vị thế của mình cao hơn dân chúng. Từ đó dễ dẫn tới hiện tượng cửa quyền, quan liêu, thậm chí là hối lộ, tham nhũng. Trong thời đại ngày nay, điều đó có lẽ cần phải thay thế bằng tư duy thị trường: cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công và người dân trả tiền, trực tiếp và gián tiếp, bằng thuế và lệ phí. Thuận mua vừa bán, không ai cầu cạnh ai. Như một cửa hàng xin lỗi hành khách vì sản phẩm không tốt hoặc phục vụ thiếu chu đáo, việc xin lỗi của công chức nên được xem là hành động đương nhiên. Tất nhiên, lời xin lỗi chỉ có tác dụng nếu thành tâm. Những lời xin lỗi sẽ trở nên nhàm tai và hình thức nếu các công trình treo biển "xin lỗi đã làm phiền" vẫn tiếp tục thi công cẩu thả, gây ra những tai họa khôn lường trên phố. Khách hàng sẽ không thông cảm nếu sau cả chục năm nói lời xin lỗi, tình trạng hoãn giờ bay vẫn diễn ra thường xuyên. Hay các cơ quan chức năng vẫn luẩn quẩn với vòng tròn làm sai, xin lỗi, kiểm điểm, và rút kinh nghiệm.Tất cả, suy cho cùng, vẫn phải là sự thay đổi về thái độ. Thái độ thể hiện bằng hành động, và hành động khởi đầu đơn giản nhất chính là lời xin lỗi.Khắc Giang Tôi dọn đến Times City được hơn 1 năm nhưng trong vòng hơn 1 năm qua, cư dân luôn nhận được lời xin lỗi đã làm phiền khi một vụ việc hay một hoạt động của nhà đầu tư ảnh hưởng đến người dân. Vingroup thực hiện việc này qua nhiều kênh thông tin. Có thể chúng tôi nghe mãi và đọc mãi những bức thư ấy cũng nhàm tai. Nhưng đằng sau hành động đó là cả một tư duy quản lý không ngừng thay đổi, rằng khi làm phiền người dân, họ sẽ luôn gửi thông báo kèm theo lời xin lỗi.Trong bài viết, những lời nói xin lỗi như Anh Giang đề cập thật sự còn quá hiếm hoi ở xã hội ta. Nhưng một cái lo khác là khi sự xin lỗi thành phòng trào, làm cho qua - nói cho xong. Xã hội và người dân vốn đã và đang bị khủng hoảng niềm tin về rất nhiều vấn đề bộ máy công quyền nói - hứa - làm - thay đổi. Nếu tư duy quản lý không chịu thay đổi và khi xin lỗi trở thành phong trào thì sự khủng hoảng niềm tin ấy sẽ càng bị xói mòn. Lời xin lỗi của lãnh đạo chẳng khác gì một đứa trẻ ra đường không chịu chào hỏi ai và bố mẹ nó cứ phải nhắc nhở. Nếu không nhắc chắc cũng chẳng thèm mở lời và được nhắc thì làm một cách gượng ép để cho xong, sau đấy vẫn thế Chuyện bình thường ở xã hội văn minh ,được cho là biểu hiện tích cực ở XH nước ta,nhưng dù sao cũng đáng mừng,cái quan trọng là lời xin lỗi có thành thật?và có sữa sai hay không? Bạn làm mình nhớ tới lời xin lỗi cải cách ruộng đất. Hy vọng "văn hóa xin lỗi" sẽ mang lại nhiều điều tích cực cho xã hội. hành động có giá trị hơn.LỜI NÓI Sống trong một xã hội văn minh khi phạm lỗi thì lời nói “xin lỗi” là hết sức bình thường. Điều cần thiết là cố gắng giảm thiểu việc mắc lỗi và đừng lặp lại một lỗi lần thứ hai. Đặc biệt là các cơ quan công quyền càng ít để xảy ra những việc phải nói lời xin lỗi với dân thì càng tốt, bởi vì đâu phải sau khi nói lời xin lỗi là tất cả mọi việc sẽ trở lại như chưa bao giờ có chuyện gì xảy ra. Bên phạm lỗi và bên bị phạm lỗi đều phải trả giá… Những ngày trời nắng như thế này đi trên những đoạn đường Hà nội có những cây xanh bị đốn hạ oan uổng cách đây mấy tháng mới thấy đau xót. Nếu có lời xin lỗi của những người phải chịu trách nhiệm về vấn đề này thì cây cũng có mọc trở lại được ngay đâu! "Tất cả, suy cho cùng, vẫn phải là sự thay đổi về thái độ. Thái độ thể hiện bằng hành động, và hành động khởi đầu đơn giản nhất chính là lời xin lỗi." Xin lỗi góp phần làm cho xã hội công bằng, văn minh nhưng đừng để lời xin lỗi bị lạm dụng, đừng để sợi dây kinh nghiệm rút hoài không hết ! Xin lỗi xong rồi thôi? Từ chức . Thi thoảng có những dấu hiệu tích cực nhưng không biết có thực tâm hay chỉ vì ép buộc? bài viết rất nhân văn Đối với các quan chức NN, là công bộc của Dân sau lời xin lỗi nên là xin từ chức. Đó mới là cách thể hiện ý thức trách nhiệm trước Dân về lời xin lỗi của mình Mot loi xin noi muon mang con hon khong Biet noi loi xin loi co nghia la da co su dong gop cho khong khi doi song xa hoi thanh than, lich su , tot dep va van minh hon. Mung cho dat nuoc VN. " xin lỗi" ở VN rất khác nước ngoài Biết xin lỗi là tín hiệu tốt nhưng đừng để XIN LỖI thành phong trào xin lỗi như các loại phong trào là được... Tóm lại Xin Lỗi phải xuất phát từ cái Tâm... |
Sỉ nhục online Người ta đã gọi thời gian mà chúng ta đang sống hiện nay là kỷ nguyên Internet. Điều đó có nghĩa bạn phải chấp nhận chung sống với nó. Và tới nay, khi thế giới đang bước vào giai đoạn Internet cho vạn vật (Internet of Things), Internet không chỉ len lỏi tới mọi ngõ ngách cuộc sống con người mà còn đang leo lên cả con người (với những thiết bị thông minh có thể đeo được – wearables) hay thậm chí tích hợp vào trong cơ thể con người. Theo số liệu của trang GO-Gulf, bình quân mỗi tháng người dùng Internet trên toàn cầu vào mạng 16 giờ. Hầu hết dành phần lớn thời gian la cà trên các mạng xã hội. Cách đây vài hôm, tôi được xem video có tên "Cái giá của sự sỉ nhục" của Monica Lewinsky, một nhà hoạt động xã hội Mỹ 41 tuổi. Chắc bạn không quên Monica Lewinsky, nữ thực tập sinh Nhà Trắng Mỹ, từng làm kinh động cả thế giới vào năm 1998 với vụ scandal "tình dục" có liên quan tới đương kim Tổng thống Mỹ lúc ấy là ông Bill Clinton.Khi vụ việc bị đổ bể hồi tháng 1/1998 cũng là lần đầu tiên tin tức truyền thống bị Internet qua mặt trong một sự kiện giật gân. Chỉ cần một cú nhấp chuột, câu chuyện của cô đã vang dội khắp thế giới. Và chỉ qua một đêm, cô gái 24 tuổi từ một con người hoàn toàn riêng tư trở thành một kẻ bị sỉ nhục công khai trên khắp thế giới. Cô cho rằng mình là nạn nhân đầu tiên bị mất thanh danh cá nhân trên quy mô toàn cầu. Monica nhớ lại, lúc đó tuy chưa có mạng xã hội nhưng người ta vẫn có thể bình luận online, gửi chuyện này qua email và dĩ nhiên gửi cả những chuyện đùa cợt ác ý. Chưa dừng lại ở đó, vài tuần sau khi Báo cáo Starr điều tra về vụ scandal được trình cho Quốc hội, các cuốn băng nghe lén những cuộc nói chuyện điện thoại của Monica được phát trên truyền hình và một số lượng đáng kể được tung lên Internet. Những lời nói, những hành động, những cuộc trao đổi và những hình ảnh riêng tư được đem công bố cho công chúng mà không xin phép, không chút thương cảm. Monica nhớ lại quãng thời gian mà cả cha mẹ cô đều lo sợ rằng cô sẽ bị sỉ nhục đến chết: "Tôi đã mất gần như mọi thứ và suýt mất cả mạng sống mình. Mỗi tối, mẹ đã phải ngồi cạnh bên giường con gái vì sợ tôi quẫn trí. Ngay cả khi đi tắm, tôi cũng buộc phải để cửa phòng tắm mở".Khi chuyện của Monica xảy ra cách đây 17 năm, nó chưa có tên gọi. Bây giờ người ta gọi nó là "bắt nạt trên mạng" (cyberbullying) hay "quấy rối trực tuyến" (online harassment). Monica có thể là nạn nhân đầu tiên, nhưng chắc chắn không phải là nạn nhân cuối cùng của cái gọi là "văn hóa sỉ nhục online" (online culture of humiliation) hay nói theo ngôn ngữ thời thượng là "ném đá" đang bị biến thái dần như một trong những mặt trái của Internet. Chắc chắn bạn sẽ không thấy xa lạ gì về điều này khi mà chỉ cần vào Facebook là có thể nhìn thấy một vụ "ném đá" nào đó. Năm 2010, khi mạng truyền thông xã hội đã ra đời, đã xuất hiện thêm nhiều trường hợp giống như Monica. Điều càng nguy hiểm hơn là có những người "ném đá" vô tội vạ bất kể nạn nhân có thật sự phạm lỗi hay không. Cái trò "sỉ nhục nhau trên mạng xã hội" này nếu không có cách ngăn chặn, theo tôi nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đổi bằng sinh mạng, đối với các nạn nhân.Tyler Clementi, một sinh viên năm thứ nhất của Đại học Rutgers (bang New Jersey) đã bị một người bạn chung phòng bí mật ghi hình khi đang thân mật với một chàng trai khác. Khi thế giới online biết được vụ việc này, sự chế giễu và bắt nạt qua mạng bùng nổ. Chỉ vài ngày sau, Tyler nhảy từ cầu George Washington tự tử khi mới 18 tuổi.ChildLine, một tổ chức phi lợi nhuận của Anh đã tập trung giúp đỡ giới trẻ trong nhiều vấn đề hồi cuối năm ngoái đã công bố con số thống kê: từ năm 2012 tới 2013 đã gia tăng tới 87% số cuộc gọi điện thoại và email có liên quan tới nạn bắt nạt trên mạng. Một thống kê khác ở Hà Lan lần đầu tiên cho thấy nạn bắt nạt qua mạng đang dẫn tới những ý nghĩ tự tử nhiều hơn là bắt nạt ngoài đời. Tàn nhẫn với người khác chẳng phải là chuyện gì mới, nhưng ở trên mạng, sự sỉ nhục gây ra bởi công nghệ đã được khuếch đại hơn, bị phơi bày, bị lưu lại và có thể truy xuất vĩnh viễn.Trên Internet, thật ảo khó lường, đừng nên share bất cứ cái gì mà mình chưa xác tín là có thật và không gây hại cho ai khác. Khi càng có nhiều người dùng có trách nhiệm, mạng Internet mới càng có thể đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội.Phạm Hồng Phước Đôi vợ chồng muốn đi du lịch ngắm thiên hạ, họ xuất phát với 1 chú lừa. Cả 2 cùng cưỡi tới 1 ngôi làng nọ và bị xì xầm là đồ dã man, bóc lột đày ải con lừa. Ng vợ đành xuống và đi tiếp tới ngôi làng khác họ lại xì xầm ông chồng nhu nhược phải đi bộ với bà vợ đanh đá bắt chồng đi bộ. Họ lại đổi lại và tới làng khác cũng bị na ná như vậy. Tới lúc ko ai ngồi nữa thì bị chửi là 1 lũ ngu có lừa ko cưỡi :)) Tôi khẳng định mạng xã hội ở VN phần rất lớn diễn ra như vậy. Những người và những page shop tử tế chỉ 1 phản ánh vu vơ cái là nhao nhao lên. Thôi tôi sống theo đúng sở thích của tôi, kệ các người. Các bạn thấy đúng ko? Những kẻ hung hãn, tàn nhẫn khi sẵn sàng xúc phạm, tấn công một người bằng ngôn từ dù không hề quen biết. Nhưng họ cũng thật hèn nhát, khi luôn núp sau một cái "nickname" và phải lẫn vào đám đông để thể hiện quan điểm của mình. "Sticks and stones may break my bones, but words will never hurt me". Tạm dịch là anh có thể ném đá gãy xương của tôi, nhưng tôi sẽ không bao giờ bị đau khổ khi bị "ném đá". Hay ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: "Chỉ đâu mà buộc ngang trời, tay đâu mà bịt miệng người thế gian". Vậy nên chỉ có cách "cây ngay thì không sợ chết đứng". Internet là một công cụ "ném đá giấu tay" hữu hiệu của đám đông. "Đá ảo" nhưng "đau thật". Dù là thực hay ảo, đã tham gia cuộc chơi thì người chơi phải có bản lĩnh, dám làm dám chịu. Tàn nhẫn với người khác là một loại bản năng gốc, nó chỉ được áp chế khi con người đạt đến một trình độ nhận thức nhất định. Nhất là trong môi trường "ảo", nơi người ta dễ dàng chơi trò "ném đá giấu tay". Thời buổi này, nhiều kẻ mượn danh "công lý" và "sự thật" để thỏa mãn dục vọng cá nhân và thể hiện thói GATO. Theo ý kiến cá nhân, những công dân mạng xã hội phải có đạo đức khi rê chuột, nhấp chuột. Phải có sự tự trọng khi giao tiếp. bài viết nhiều ý hay. THẬT THÌ TỐT NHẤT, NHƯNG XÃ HỘI KHÓ LƯỜNG TRƯỚC Mình đã từng trãi qua chuyện này, tuy nó không quy mô trên toàn cầu, nhưng nó đã ảnh hưởng đến cuộc sống, tư tưởng của mình cho đến tận bây giờ....Nghĩ lại vẫn còn đau lòng ghê gớm, nhất là khi một kịch bản hoàn hảo dành cho mình. Giá mà ai cũng hiểu được cái sự tự trọng, đạo đức trong giao tiếp thì tốt biết mấy mỗi khi bạn click chuột. Con người sống trên đời này cũng như bơi trong một dòng sông, có những đoạn sông bình lặng, cũng có những đoạn sóng dữ. Để không bị chìm con người cần học cách thích ứng với hoàn cảnh chứ không phải phản ứng với hoàn cảnh (dù là tích cực hay tiêu cực). Những người bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội dẫn đến trầm cảm thậm chí tự kết liễu cuộc sống là những người vốn không đủ bản lĩnh để thích ứng với hoàn cảnh. Điều ta cần xác định là chúng ta sinh ra để hưởng thụ cuộc sống chứ không phải sinh ra để dành cho Internet hay mạng xã hội Trên thế gian này không có gì là không thể cá và cái gì cũng có mặt phải và mặt trái .. chân lí thuộc về quy luật của tự nhiên, không tranh cãi . Ngày xưa đùa Giang Hồ Hiểm Ác, từ ngày đẻ ra Internet, mạng xã hội, Thế Giới Ảo nó ác hơn nhiều. Sự can thiệp, hỗ trợ cho các nạn nhân càng ít so với ngoài đời.. Thay đổi tư duy thế nào được khi đó là mục đích chính của không ít người, rêu rao chuyện xấu kẻ khác bây giờ cũng là một cách kiếm tiền hiệu quả rồi. LOẠN! Thần đồng nhí, cha đẻ game FlappyBird, hay nhóm nhạc HKT. Họ bị sỉ nhục ngay từ mới bắt đầu. Nguyễn Hà Đông tháo ứng dụng tỷ đô và tự huỷ đi sản phẩm đáng tự hào của dân tộc là vì chính dân tộc mà thôi !! Sỉ nhục là thói quen luôn tiềm ẩn trong bất kỳ ai. Thói quen đó chỉ chờ khi người khác mắc sai lầm (hoặc là khi người khác đó bị cho là mắc sai lầm) thì sẽ trỗi dậy. Khi sỉ nhục người khác, người sỉ nhục luôn cảm thấy no nê với cảm giác mình hơn người bị sỉ nhục, mình không mắc sai lầm như người bị sỉ nhục đó chứ người sỉ nhục không bao giờ quan tâm đến cảm giác của người bị sỉ nhục sẽ như thế nào. Có nhiều cách để cảm thấy mình hơn người khác, trong đó sỉ nhục người khác là cách dễ dàng nhất. Ngày nay, với sự phát triển của Internet, việc sỉ nhục qua internet trở thành một thói quen của tập thể. Một mặt, người sỉ nhục có thể che dấu danh tính để không bị người biết; Mặt khác, người sỉ nhục cảm thấy sung sướng khi tham gia vào trò vui sỉ nhục tập thể và người sỉ nhục cảm việc sỉ nhục người khác càng thêm đúng đắn vì nhiều người làm giống mình. Tất cả cũng chỉ vì cái tôi không chấp nhận thua kém người khác, trút túc giận và các lời nói lên người khác để cảm thấy mình hơn họ. Rút cuộc, người sỉ nhục vẫn duy trì trong họ thói quen này và không có tâm trí dành cho những việc khác. Người bì sỉ nhục sẽ chịu gánh nặng tâm lý vì họ bị đồng hóa với những lời sỉ nhục của người khác, dẫn đến các hậu quả tâm lý nặng nề và các hành động tự hủy hoại bản thân hoặc người khác. Theo tôi thì những người đặt điều nói xấu mà bị bắt được thì cứ đem ra giữa chợ bêu cho mọi người biểt; còn trong cơ quan thì đem công khai phê bình cho mọi người biết. Nếu ai cũng không nghe điều bịa đặt và phản đối người bịa đặt, nói xấu thì chả có đất cho mấy thói xấu đó tung hoành như ta thấy nữa! |
Có nên ‘về một cục’? Bảo hiểm xã hội là hình thức chia sẻ và xử lý rủi ro của cả xã hội. Về bản chất, bảo hiểm xã hội chính là một chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Theo đó, Chính phủ sẽ xây dựng một quỹ tiền tệ từ đóng góp của người lao động, với mục đích đảm bảo hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, bao gồm cả nghỉ hưu.Bảo hiểm xã hội hướng tới những mục tiêu an sinh lâu dài, giúp người lao động có thể tồn tại trước những biến cố, qua đó đảm bảo sự ổn định của cả xã hội, chứ không phải phục vụ mối lợi trước mắt của từng cá nhân riêng rẽ. Vì thế tôi cho rằng việc "về một cục" là không nên. Nó vừa không phù hợp với cả tính chất bảo hiểm, lẫn tính chất xã hội, đồng thời tiềm ẩn sự bất ổn xã hội ở thì tương lai. Hãy tưởng tượng nếu người lao động đua nhau về một cục thì ai sẽ lo an sinh xã hội cho những con người này khi họ không còn sức lao động hay gặp sự cố nào đó? Lúc ấy nghiễm nhiên mọi gánh nặng sẽ bị đẩy lại lên vai xã hội một cách vô lý.“Về một cục” cũng tương tự như việc lấy của để dành ra ăn ngay. Đó sẽ là nguy cơ dẫn đến bất ổn xã hội. Nhất là khi những người “về một cục” lại thường là nhóm người lao động có thu nhập thấp. Vì thế, tôi hoàn toàn ủng hộ chính sách bảo hiểm xã hội như hiện tại, không áp dụng hình thức trợ cấp một lần như trước đây.Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao nhiều người ưa thích nhận trợ cấp một lần, thậm chí các công nhân còn bãi công để đòi hỏi quyền này? Trước hết, ở nước ta hiện nay, có rất nhiều đối tượng sẽ khó có thể đáp ứng yêu cầu có tối thiểu 20 năm đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu. Đặc biệt là với nhóm công nhân may mặc, giày da... tại các doanh nghiệp FDI vốn có tuổi nghề ngắn và chịu sự đào thải rất khắc nghiệp từ chủ sử dụng lao động. Ngoài ra còn có những nỗi lo về quản lý quỹ bảo hiểm xã hội hay sự trượt giá khiến lương hưu chẳng có mấy giá trị.Nhưng bên cạnh nguyên nhân hợp lý này thì tôi cho rằng vấn đề còn nằm ở tư duy ngắn hạn của người lao động. Trong xã hội chúng ta hiện nay có rất nhiều người chỉ quan tâm đến cái lợi nhỏ trước mắt, chứ không tính đến lợi ích lâu dài, thậm chí vô trách nhiệm với chính tương lai của mình. Đồng thời họ cũng chỉ quan tâm đến bản thân, mà chẳng đoái hoài đến tính xã hội, cộng đồng.Tuần vừa rồi, tôi gặp anh của một người bạn từ Điện Biên về Hà Nội khám bệnh. Bác này đã than thở rằng, nghỉ việc theo chế độ 176 (nghỉ việc nhận các chế độ trợ cấp một lần) giờ thiệt thòi, chẳng có chế độ gì. “Mình giờ già đau ốm luôn, tiền hồi đó cũng chỉ nhận được mấy trăm nghìn chẳng làm được việc gì, chỉ ăn rồi cũng hết”, anh ấy nói. Bộ trưởng Đinh La Thăng trong phiên thảo luận Quốc hội hôm trước cũng chia sẻ một câu chuyện ở thủy điện sông Đà rằng lao động tại đây sau khi về một cục và tiêu hết một cục đó là hoàn toàn trắng tay, cực kỳ khó khăn. Nhiều gia đình nhận một cục, và tạo ra một “hậu Sông Đà” kéo dài dai dẳng.Bảo hiểm xã hội là dựa trên lý thuyết của chủ nghĩa cộng đồng (communitarianism). Chủ nghĩa cộng đồng là sự chia sẻ giá trị và mục tiêu của cộng đồng nhằm đạt được sự ổn định của xã hội, duy trì những liên kết của xã hội. Do hướng tới lợi ích của số đông, nên đôi khi trong một số trường hợp chủ nghĩa cộng đồng sẽ bắt buộc phải hạn chế quyền của cá nhân cũng như quyền của một nhóm nhỏ hơn. Nếu chiếu theo quan điểm này, nhà chức trách hoàn toàn có quyền bác bỏ yêu cầu cho phép “về một cục”.Tất nhiên, tôi hiểu rằng, đấy sẽ là một sự lựa chọn khó khăn vì nhiều người lao động đang đấu tranh sửa điều luật của Bảo hiểm xã hội theo hướng, họ có quyền nhận bảo hiểm trước thời hạn nghỉ hưu. Nhưng về phương diện quản lý xã hội thì tôi tin rằng việc dũng cảm thi hành một quyết định cần thiết, dù vấp phải khó khăn, là điều rất quý giá.Trong trường hợp tiếp tục luật trả lương hưu như hiện nay, nhà chức trách cũng phải nghiên cứu và thi hành những chính sách hỗ trợ những người gặp khó khăn trong việc đóng bảo hiểm đủ 20 năm như tôi đã đề cập ở trên. Ví dụ như đối với những ngành nghề đặc thù có thể bắt buộc doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội với tỉ lệ cao hơn bình thường, đổi lại người lao động sẽ được rút ngắn yêu cầu về số năm tối thiểu đóng bảo hiểm; tạo sự dễ dàng trong việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; tăng cường năng lực quản trị, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.Thủ tướng Australia Tony Abbott, khi bị hỏi liệu ông có lo ngại những chính sách vốn được coi là hà khắc của mình sẽ khiến ông bị mất phiếu, đã trả lời đại ý, ông tin rằng lịch sử sẽ công bằng hơn cử tri.Phan Tất Đức Theo ý tác giả chỉ đúng tùy trường hợp, chưa phù hợp thực tế cho lắm !Đối với những người công nhân, họ làm & đóng bảo hiểm xã hội 10 năm đã bị doanh nghiệp đào thải trong khi còn khoảng 20~30 năm nữa mới đến tuổi về hưu. Số tiến họ lấy 1 cục về để làm ăn kinh tế làm giầu cho chính bản thân họ cũng là một cách phát triển cộng đồng chứ không phải chờ 20 năm nữa mới lấy lương từ BHXH (có nghĩa là nhận sự trợ giúp từ đồng lương của người khác góp vào đó ). Hoặc trong 20 năm chờ lấy BHXH họ bị bệnh hay làm việc gì lớn thì số tiền 1 cục thật hữu ích đấy chứ !Theo tôi, muốn lo cho được người khác trước tiên phải lo cho mình đầy đủ. Dân có giầu nước mới mạnh. Đi vay mãi cũng phải trả thôi.Chỉ thấy cái ý là doanh nghiệp tăng tiền đóng BHXH & người lao động được rút ngắn thời gian nhận lương hưu là ổn. Tuy nhiên nếu áp dụng như Australia thì nước ta sẽ khó thu hút được nhà đầu tư nước ngoài.Cái gì thuận lòng dân thì ta làm. Nếu luật về 1 cục đã thuận sao dân còn phản đối ?Đôi ý cá nhân trả lời thạc sĩ ./. Theo như 1 thông báo của bên BHXH, trong số những người nhận 1 cục, hầu hết là mới đóng BHXH được 1-3 năm. Đó là những nông dân đi làm công nhân được vài năm rồi mất việc về nhà. Họ thường là ko kiếm được việc làm tiếp tục (nếu kiếm đc họ đã đi làm tiếp rồi), hoặc những công việc họ kiếm được chả được đóng BHXH (như phụ hồ, giúp việc,...).Vậy giữ cái mấy năm BHXH đấy làm cái gì?Đem tiền nhà đi đóng tiếp 25-30 năm nữa, hay là để đấy cũng tầm ấy năm để đến lúc hết tuổi lĩnh về giá trị nó không mua nổi mớ rau? (Chọn cái này chắc toàn nhà có điều kiện :3)Bạn nghĩ có mấy người mà làm việc ở cơ quan mấy chục năm rồi về nhận lương 1 cục ko?Hầu hết họ đều là Nông dân cả đấy, nông nhàn đi làm 1 TG kiếm chút tiền rồi lại về chăm con hoặc làm nông tiếp. Họ ko có đủ kĩ năng và cả điều kiện để có thể làm việc lâu dài. Những nhà máy nhận công nhân phổ thông cũng chỉ sử dụng họ 1 TG thôi bạn. Đến độ tuổi sức trẻ kém đi thì họ cũng sa thải đi tuyển lứa mới, vừa trẻ lương lại thấp hơn. Tầm 40 tuổi bạn nghĩ những công nhân ấy liệu có kiếm đc việc tiếp ko hay đi làm vớ vẩn hoặc về quê.Ai cũng biết là nhận được lương hưu thì lợi hơn nhiều nhưng mà người ta cực chẳng đã thì mới phải nhận 1 cục. Thà nhận về giải quyết khó khăn trc mắt hay có chút tiền để mà xoay xở lấy 1 cái nghề kiếm cơm (mở quán nc, cửa hàng tạp hóa, mua cái xe bán hoa quả, tào phớ,...) còn hơn để đấy cho nó mất giá.Thân ái! :D Rất hay về lý thuyết và rất ba phải về thục tế Hãy để người lao động tư chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.An sinh xã hội là tốt nhưng hãy nghĩ cho người lao động, làm mấy chục năm, về hưu nhận lương hưu hằng tháng chưa đến 1.000.000 đồng. Có nên "về một cục" hay không? Lợi hay không lợi là do người lao động tự chọn lựa. Người già ở ta hiện nay nếu không có con cái lo thì vẫn phải bươn chải làm ăn chứ có ai lo cho đâu. Vấn đề là việc quản lý quỹ hiện nay kém do bộ máy của BHXH lớn, quản lý thiếu minh bạch, không hiệu quả nên mất niềm tin Khoan nói đến chuyện nên hay không nên "về một cục", vì đó là quyền quyết định của công dân. Phía BHXH đã làm tròn trách nhiệm hay chưa? Có làm tròn trách nhiệm "đảm bảo hoặc bù đắp... thu nhập của NLĐ... bao gồm cả nghỉ hưu" chưa mà đã xét đến việc NLĐ làm đúng hay làm sai nếu họ "về một cục". Hoản toàn đồng ý với người viết. Tôi và các bạn trong Facebook cũng đã tranh luận về vấn đề nàyTheo tôi, không nên sửa luật BHXH. Việc lao động bị sa thải khi chưa đến tuổi nghỉ hưu là cái gốc của vấn đề, không thể thay đổi vấn đề bằng cách sửa cái ngọn là cho lãnh trợ cấp một lần. Ăn rồi cũng hết, không biết bao nhiêu cho đủ. Hưởng lương hưu sau này về già con cháu đỡ lo Xã hội là đa dạng đa chiều và phải có đa phương pháp giải quyết, cách cực đoan như bạn, đúng cho một số nhưng không hẳn đúng cho tất cả. Nếu có được sự minh bạch trong cách điều hành quỹ BHXH không một người lao động nào lại bỏ việc đi biểu tình cả. Không nên về một cục, vì bình thường không sao, lỡ có làm ăn không may thưa lỗ trắng tay thì không biết làm gì để sống, như tôi đóng bảo hiểm xã hội từ đầu năm 1988 mông̀ 1-4 năm nay nghi lấy sổ hưu, tính ra 27 năm 7 tháng mỗi tháng hơn 5 triệu, thế là ổn. "bị hỏi liệu ông có lo ngại những chính sách vốn được coi là hà khắc của mình sẽ khiến ông bị mất phiếu, đã trả lời đại ý, ông tin rằng lịch sử sẽ công bằng hơn cử tri." mình cho đây là kỹ thuật ngụy biện của các chính trị gia, ông ấy nói về một thời điểm trong tương lai, và ls có thể chọn là đánh giá tốt hay xấu, nhưng sự thì đã rồi.Tác giả lý luận là vấn đề người lao động nghèo không hiểu thì giáo dục cho họ hiểu, khi đó họ chịu trách nhiệm về hành động của họ, họ cần có quyền lựa chọn. Còn thì người giầu thì họ nghĩ gì vài đồng lương hưu( họ cũng chả giầu nhờ lương). Tôi tán thành ý kiến của tác giả bài viết rất sâu sắc, đầy trách nhiệm với xã hội. " Về một cục " hoàn toàn bất ổn về mọi mặt cho người hưu trí, nhất là người lớn tuổi không có bảo hiểm gì về y tế, thêm vào đó, vấn đề lạm phát tiền tệ, đời sống đắt đỏ nhanh chóng càng giảm thiểu điều kiện sống tốt cho người dân. Bài viết lý luận khoa học làm sáng tỏ vấn đề gây tranh cãi. Tôi hoàn toàn ủng hộ. Mỗi người đều có sự lựa chọn cho riêng mình, điều kiện hoàn cảnh và môi trường sống mỗi người khác nhau. Đối với những người có nhu cầu kinh doanh mua bán nhỏ lẻ thì họ cần vốn để tạo công ăn việc làm để tăng thêm thu nhập. Còn những người chọn an phận tránh rủi ro thì họ chọn cách....là đương nhiên. |
Ném đá cho vui Khi những đứa trẻ 15, 16 tuổi của xã Ea H'Leo (huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk) ấp úng khai trước tòa chúng ném đá lên xe khách chạy qua chỉ để cho vui, tôi tin chúng nói thật. Mặc dù hậu quả của sự "vui" ấy là một người vô can bị gãy sống mũi, mất một con mắt, còn chúng vào tù. Bởi vì ở nông thôn có trò gì để chơi cho vui đâu. Gần nhà tôi ở phường Long Phước, quận 9, TP HCM, có nhà văn hóa của phường kèm sân cỏ rất rộng. Nhưng cái nhà văn hóa đó buồn tênh cả năm trừ vài hôm lễ lạt cần làm mít tinh. Sân bóng cũng chỉ nhộn nhịp vài lần những dịp trường học tổ chức cuộc thi hay hội thao. Còn thì vắng tanh vắng ngắt, chẳng ai vào đó vì không còn trò nào thu hút, hấp dẫn. Rạp chiếu phim xa vợi. Trung tâm giải trí tập trung hết ở nội thành.Tôi thường xuyên đi tàu lửa và nhìn thấy cảnh này: ở các thôn xóm ven những ga xép, chiều chiều, cả người già, thanh niên choai choai lẫn trẻ con rất hay ra ngồi gần đường ray vì không gian nơi này thoáng rộng. Họ vừa hóng gió, vừa ngắm đoàn tàu chạy ngang qua. Trong cái nắng tà nhàn nhạt của buổi chiều nông thôn yên ắng, giờ cơm vừa qua nhưng chưa đến giờ rảnh rỗi buổi tối, chao ơi sao mà buồn và tẻ nhạt đến vậy. Thời gian trôi ở nơi này rất chậm. Vì thế, tiếng còi tàu gầm vang, cảnh đoàn tàu xình xịch lao qua mang theo những khuôn mặt hành khách xa lạ sau khung cửa, nó có chút gì kích thích. Nó gợi người ta mơ màng tưởng đến những cảnh sống mới mẻ xa xôi, nó khiến cuộc sống đều đều nơi đây khuấy động lên trong một thoáng chốc.Ven đường tàu hầu hết là ruộng rẫy và đồi núi. Chiều chiều cũng có rải rác vài đám thanh niên chạy theo trái bóng trên những sân banh, sân bóng chuyền tự làm trên khoảng đất trống nhỏ. Nhưng ít lắm. Đến chạng vạng thì chỉ còn la liệt các bàn nhậu. Bàn nhậu gia đình, bạn bè, quán cóc của xóm... Nhậu, coi phim kiếm hiệp, coi phim sex, coi đá bóng trên TV, cờ bạc, game thiếu niên. Nông thôn chỉ có chừng đó thứ làm vui.Trẻ em nông thôn không có thư viện, không có công viên, không có những trung tâm thể thao với các trò chơi được tổ chức bài bản cho chúng thỏa sức xả ra sức mạnh và óc ganh đua. Bọn con trai mới lớn, chân tay dài ra từng ngày, lúc nào cũng rộn rực đầy sức sống nhưng trí óc vẫn non nớt theo kịp cơ thể. Chúng chưa uể oải đến mức chiều chiều chỉ biết lấy chai bia làm vui như thế hệ đẻ ra chúng. Chúng cũng chưa trưởng thành đủ để vùi đầu vào học hành, làm việc kiếm tương lai. Chúng không còn hoàn toàn trẻ con để thách nhau nhảy lông giông từ thành cầu xuống sông cho vui. Nhưng chúng vẫn còn nửa trẻ con, thích tụ tập một đám, thích chơi những trò nghịch ngợm, thích làm những điều lôi cuốn sự chú ý của người lớn, cả thích thử những điều cấm. Ném đá lên tàu là một trong những trò cấm.Cuộc sống nông thôn nhàm chán là một trong những yếu tố khiến trò cấm đó có đất sống dài nhằng nhẵng suốt hàng chục năm nay. Trò chơi càng nguy hiểm càng có sức hấp dẫn. Người bị ném càng sợ hãi, bọn trẻ càng khoái trá.Có cả một yếu tố tâm lý khác nữa. Đoàn tàu liên tục đến và đi là hình ảnh của một cuộc sống rộn rịp, chuyển dịch, phóng khoáng mà những đứa trẻ nông thôn vốn ít được đi đây đó khao khát. Những người ngồi trên tàu may mắn hơn, giàu có hơn cuộc sống lam lũ cắm mặt vào đất ở nông thôn. Nhưng không ít hành khách thiếu ý thức: họ mở cửa sổ ném thẳng cánh vỏ hộp thức ăn và thức ăn thừa xuống dọc đường tàu mặc dù thùng rác có sẵn hai đầu toa. Nhà tàu cũng xả rác. Có những đoàn tàu xả hàng đống vỏ hộp cơm trắng cả một góc bãi đất ngay gần đầu những thị trấn nhỏ ven đường, ngồi ngay trên tàu cũng thấy rõ. Còn phân và nước tiểu trong WC nhà tàu khỏi nói ai cũng biết, từ trước tới nay vẫn xả thẳng xuống đường ray. Vì thế, có một số người tức bực đoàn tàu làm ô uế ruộng đồng của họ. Và thế là ném đá.Đá ném vào nhưng đoàn tàu vẫn lao vút đi, hậu quả ra sao không ai biết. Theo số liệu của ngành đường sắt, trong năm ngoái có hơn 700 vụ ném đất đá, thậm chí ném cả phân lên tàu, nhưng số bị trừng phạt chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Pháp luật vô hiệu càng khiến bọn trẻ không biết sợ.Tuy vậy, không khó lắm để chống lại nạn ném đá lên tàu. Hàng chục năm nay ngành đường sắt đã thực hiện một cách đơn giản là "bao" kín con tàu lại: lắp thêm một lớp cửa kim loại bên ngoài lớp cửa kính.Nhưng để phá vỡ lớp ngăn cách thành thị - nông thôn, dù chỉ trong lĩnh vực giải trí lành mạnh thì không dễ dàng như thế.Hoàng Xuân Đọc bài này mà tôi nhớ lại truyện "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, nơi đoàn tàu đến là một cái gì đó phá vỡ sự tẻ nhạt bất tận của một vùng thôn quê nghèo khó. Tiếp theo đây, cần những giải pháp cụ thể cho những vấn đề đã được nêu trong bài: nhiều sự đầu tư cho trẻ em nông thôn hơn, nhiều giáo dục hơn, đường sắt phải vệ sinh hơn... Cần lắm!!! Bạn vẽ một bứt tranh buồn...bằng con chữ ! Đến 2 trung tâm HN v TP.HCM mà cũng chỉ có lác đác vài rạp chiếu phim, công viên, sở thú... để cho trẻ em vui chơi thì hy vọng gì ở những vùng quê nghèo dọc đường tàu hoả sẽ sớm có được những "tiện nghi" như thế hả bác?? Khéo mà Vietnam Railways phải nghỉ kế bọc thép hết các đoàn tàu mất thôi :(( Noi vay thi chung vua la thu pham, vua la nan nhan Bịt cửa lại chưa đủ để ngăn cản bọn trẻ ném đá đâu. Cần nhân rộng phong trào em yêu đường sắt quê em, đưa nó đến từng lớp học, từng gia đình, thôn làng ....may ra mới xóa bỏ được trò ném đá lên tàu. ́Nên đưa các bài học đạo đức về môi trường,về tình thương,về tác hại của sự phá hoại vào chương trình học bắt buộc ở phổ thông và có thi cử."Tiên học lễ hậu học văn",câu nói của thánh nhân không bao giờ sai. Học đạo đức nên trước kiến thức. Một người tu hành làm lợi cho ngàn người, một người không tu làm hại ngàn người. bai viet hay goi nho lai mot hoi tuoi tho. Nhung bay gio XH van minh ma sao van con nem da thi qua la Vn minh con qua ngheo Hoàng xuân viết bài này rất hay. Quá đúng! Ở nông thôn, nếu có rạp chiếu phim chiếu bóng, sân chơi thì tụi nhỏ cũng không được chơi. Vì chúng còn làm việc. Và hơn cả là không có đủ tiền để đốt vào những trò chơi như thế. Có thư viện, tụi nhỏ cũng không vô đó. Trẻ hư hỏng là do không được chỉ bảo tận tình. Bố mẹ chúng còn phải kiếm tiền và nhậu nữa. Tinh nhan van cao Thế tôi hỏi vài chục năm trước đã có đường sắt, lúc đó sao không thấy nạn ném đá? Vài chục năm trước khoảng cách nông thôn - thành thị không, có chuyện thiếu sân chơi cho trẻ không? Sao chỉ chừng mười lăm, hai chục năm trở lại đây nạn này mới trở nặng? Đằng sau hiện tượng ném đá lên tàu là cả vấn đề xã hội rất to lớn và nặng nề, chắc còn lâu lắm mới khắc phục được. Tác giả bài viết nhỏ đã rất có lý, thể hiện đầy ắp trách nhiệm công dân với cộng đồng! Trẻ em hay thanh thiếu niên đều có cách giải trí đúng đắn . Chuyện ném đá vào xe là hành động ngu xuẩn, không thể vì ít có phương tiện giải trí thì đi làm bậy . Rất nhất trí với bạn |
Nụ hôn mùa ra trường Những tranh cãi về bộ ảnh ấy làm tôi nhớ thời mình đi học. Mới đây thôi, mà tưởng như là một thời đại khác, một thời đại của những sự cấm đoán. Tôi nhớ có những buổi họp phụ huynh chỉ để các bố các mẹ tranh luận xem có nên “để chúng nó yêu nhau không”. Tôi nhớ có một đôi bạn trong lớp yêu nhau, cô giáo chủ nhiệm sợ quá, phải ban ra một chính sách bất thường, là nam nữ không được ngồi chung một bàn. Cứ một bàn nam, rồi một bàn nữ, những bàn nam nữ ngồi chung hồi ấy là những bạn “gương mẫu” nhất mới được đặc cách.Tôi còn nhớ một vị phụ huynh thời tôi đã xám mặt, run rẩy ngồi xuống ghế và tự trách móc bản thân khi biết con gái “có người yêu” năm lớp 11, như thể nó là một điều gì tai vạ.Trong cuộc chiến giữa tính dục và lễ giáo, tôi ấn tượng với tuyên ngôn từ thế kỷ 17 của Heo Gyun, nhà trí thức Triều Tiên cổ đại, người đã viết những tác phẩm văn học đầu tiên bằng chữ Triều Tiên. Ông đã hai lần phải rời quan trường vì sùng bái dị đoan và có hành vi trái với lễ giáo. Sùng bái dị đoan ở đây là ông theo Phật giáo khi Triều Tiên thời đó theo Khổng giáo. Còn hành vi trái với lễ giáo là truyện trai gái.Trong lần thứ hai rời khỏi quan trường, Heo Gyun đã phản kháng các nhà cầm quyền khi đáp rằng: “Tình dục nam nữ là cái Trời ban. Đạo đức luân lý là sự dạy của thánh nhân. Trời cao hơn thánh nhân nên ta theo Trời, không theo thánh nhân”.Tôi không khuyến khích chuyện nam nữ ở lứa tuổi học trò. Bởi vì mỗi người trong chúng ta ở đây đều đã trải qua giai đoạn đó, và hiểu rằng chuyện đó là tự nhiên, chẳng cần ai phải khuyến khích cũng phát sinh. Tôi không nói rằng cần phải bỏ hoàn toàn những lễ giáo. Đó là một phần của văn hóa truyền thống. Nhưng lễ giáo cũng cần sự điều chỉnh để không trở thành sự phản kháng cực đoan. Bởi vì đúng như Heo Guyn nói, nó đương đầu với “ý Trời” - chuyện luyến ái là bản năng không thể cưỡng lại của con người. Nếu lễ giáo vẫn tiếp tục đương đầu với “ý Trời” một cách cực đoan, thì đó là một sự phản kháng mù quáng. Những luận điểm kiểu “tập trung học hành” (muôn đời vẫn thế) không cưỡng được quyền năng của luyến ái.Phải lý giải thế nào trước việc Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, và chỉ xét riêng ở tuổi vị thành niên, là cao nhất Đông Nam Á? Phải lý giải thế nào trước việc nước ta vẫn là quốc gia tìm kiếm từ khóa “sex” cao bậc nhất hành tinh? Phải chăng là vẫn có một sự chối bỏ phi lý của “văn hóa”, chúng ta vẫn chưa nhìn thẳng vào việc luyến ái tuổi học trò là một điều rất tự nhiên, và những người lớn khi cố lờ nó đi để “giữ gìn thuần phong mỹ tục”, ta tiếp tay cho những lệch lạc.Nếu đây là cuộc đối đầu giữa hai quyền lực, giữa văn hóa truyền thông và bản năng tự nhiên, thì phía mạnh hơn sẽ luôn luôn chiến thắng. Và nếu như phe yếu hơn không biết ứng xử hài hòa, thì những thảm kịch sẽ sinh ra. Nhu cầu tính dục, đặc biệt là ở những người trẻ, không thể xóa bỏ mà chỉ có thể chối bỏ. Và khi chối bỏ, nó trở thành những ẩn ức. Những ẩn ức có thể sinh ra rất nhiều hậu quả, cho cá nhân và cho xã hội.Tôi nhớ phim Boyhood, bộ phim được đề cử giải Oscar năm nay. Ông bố trong phim là một người lông bông, sau khi ly dị chỉ đến gặp những đứa con mỗi tuần một lần để đưa chúng đi chơi. Và trong một lần đó, khi biết cô con gái 15 tuổi của mình có bạn trai, ông cố ngồi lý giải với con về việc phải dùng bao cao su như thế nào.Làm sao để “ý Trời” không bị chèn ép thành những ẩn ức, làm sao để giữ được một phần truyền thống mà sự lành mạnh lên ngôi thay vì “nhắm mắt” trước thực tế không thể chối bỏ, có lẽ là thứ mà nhiều phụ huynh nên bắt đầu suy nghĩ.Đức Hoàng Cách nhìn nhận thiếu trực diện của người lớn dẫn đến sự mù mờ của giới trẻ. Kết quả là những đứa trẻ phải học thuộc lòng cấu trúc của DNA nhưng lại không biết sử dụng các biện pháp phòng tránh thai đúng cách. nên vẽ đường cho hươu chạy đúng đường còn hơn là để hươu chạy lung tung. Gần nhà tui có một cô bé vì thuận theo "ý trời" mà không chỉ khổ tấm thân mình còn làm cả nhà xấu hổ. Khi cô bé có bầu, bị cả gia đình nhà cậu con trai nghi ngờ là cái sản phẩm kia có phải là của nhà mình không. Sau đó, gây sức ép bắt phải phá đi. Và cuối cùng cậu con trai kia đã bỏ của chạy lấy người. Trong xã hội ta, con gái còn bị thiệt thòi lắm, xin đừng cổ súy cho điều này. Nếu luyến ái là một bản năng không thể cưỡng lại (thậm chí là ở tuổi học trò) thì tốt nhất chúng ta chấp nhận nó nhưng định hướng nó theo chiều hướng tích cực. Về phía nhà trường cần sớm đưa nội dung giáo dục giới tính vào như là một môn học chính khóa. Về phía phụ huynh, cần nắm bắt tâm lý con em mình và định hướng, điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Ban đầu nhìn những bức ảnh đó tôi cũng có cảm giác kì kì, nhưng nghĩ kỹ lại thì bình thường, chắc có lẽ vì phần lễ giáo lâu nay đã ăn sâu trong tâm trí nên dễ dàng đánh giá ngay cả về quyền cá nhân của người khác! Từ nụ hôn qua chuyện ấy chỉ là gang tấc. Khảo cổ học chứng minh, một thời kì, con người ăn thịt đồng loại. Lúc đó là "ý trời" đấy. Thế giới động vật đã có hành vi mại dâm, đó lại càng là "ý trời". Cướp giật của người khác để giành miếng ăn có từ động vật đến chế độ nguyên thuỷ, đó lại càng là "ý trời". Xưa nay, người đàn ông khoẻ mạnh, làm được nhiều sản phẩm thì có được nhiều vợ, đấy cũng là "ý trời", ấy thế mà Thiên chúa giáo lại cấm đoán. Trơif sinh voi thì sinh cỏ, đó cũng là "ý trời", sao Trung Quốc nỡ bắt chỉ đẻ 1 con. Muốn làm ít mà hưởng thụ nhiều cũng là "ý trời", sao lại có luật lao động. Đất lành chim đậu là ý trời cớ sao có người vượt biên là phạm pháp. Ngày xưa, Khuất Nguyên từng viết tác phẩm Thiên Vấn. Kinh thay, kinh thay. Nụ hôn luôn được trân trọng nếu nó đúng nơi đúng chỗ. Nó không phải là cái cớ để bao biện sự a dua hay học đòi giải phóng bởi cách nhìn nhận bệnh tật và ngu xuẩn. Nó càng không phải là cái cớ để một ai đó làm cái loa phát thanh quan điểm cá nhân vì tự cho mình hiểu biết và tiến bộ. Giáo dục giới tính là cần thiết và đúng đắn nhưng không có nghĩa là phỉ nhổ vào văn hóa đặc thù của một xã hội. Sòng phẳng mà nói tạo hóa không chỉ ban cho con người "nhục dục" mà còn ban cho cả tính "tò mò". "Nhục dục" thì chỉ khi "thử" mới biết và sau đó có nghiện hay không là tùy thuộc vào khả năng kiềm chế của mỗi người; còn "tò mò" đem đến cho chúng ta sự hiểu biết và nó mới là tác nhân chính dẫn chúng ta đến quyết định có nên "thử" hay không. Nếu được cung cấp kiến thức một cách phù hợp thì sự "tò mò" sẽ được thỏa mãn, việc "thử" hay không chỉ còn là việc của những kẻ thích phiêu lưu, muốn kiểm chứng hay không nữa mà thôi. Vậy phụ huynh, nhà trường nên cân nhắc cần cung cấp cho lớp trẻ kiến thức hay là tiếp tục lờ đi để chúng tự mò mẫm, để rồi nhận hậu quả đáng tiếc đó là quyết định của mỗi người. Trời không ban! Tạo hoá tạo nên hấp dẫn giới tính nhằm mục đích truyền giống! Thỏa mãn cái...trời ban là bản năng, loài người hơn các động vật khác ở chỗ trời ban cho lý trí. Lý trí được loài người dùng nó để chế ngự các bản năng khác. Nanh vuốt của muôn thú, mưu ma chức quỷ, đồng loại trừ khử nhau để tranh sống cũng là trời ban. May thay loài người biết dùng lý trí để chế ngự! Tôi thú thật là không đồng tình lắm về bài viết. Nếu cứ theo "ý trời", theo bản năng thì cần gì đến xã hội loài người. Cứ dậy thì xong là chiến đấu giành giật con mái và kẻ mạnh sẽ là kẻ chiến thắng, thế thôi. Vấn đề không phải là cứ giáo dục giới tính thì sẽ không còn nạo phá thai, cứ giáo dục giới tính thì sẽ tốt đẹp hơn. Hãy nhìn nhận lại chế độ giáo dục với những tác phẩm bất hủ: "Giáo dục con người chân chính", "Những đứa con là sản phẩm của cha mẹ".... thì sẽ thấy những buổi nói chuyện giữa cha mẹ với con, thầy cô với học trò một cách nhân văn và lý tưởng sẽ hun đúc trong trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì sẽ tập trung vào thể thao, vào rèn luyện chất "người" thật nhiều trong quãng thời gian còn được ba mẹ bao bọc, nuôi nấng. Hãy cho mọi đứa trẻ ở Việt Nam được đọc tác phẩm "Không gia đình" của Hector Malot để hiểu được rằng ở cái lứa tuổi được bố mẹ nuôi nấng, chở che thì cái quyền được thuận theo "ý trời" đã được phép chưa, có dám dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm, nuôi nấng những đứa trẻ không hoàn hảo do chính tay mình tạo ra không.... Tiếc rằng xã hội bị nền kinh tế thị trường che mờ, làm méo mó giáo dục nhân cách. Cách tiếp cận đúng đắn là: nhìn thẳng vào sự thật, không phủ nhận vấn đề có thực mà tim cách giải quyết nó theo hường tích cực, tiên tiến. Không thay thế sự quản lý yếu kém bằng cấm đoán. Từ gia đình đến xã hội, từ vi mô đến vĩ mô, nếu tiếp cận đúng vấn đề thì sẽ có cách giải quyết đúng, nếu không cứ luẩn quẩn mãi. Không có số liệu nên nếu tôi nói nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất lại là nước có quan hệ tình dục trước 16 tuổi thấp nhất chắc ai tin. Tình dục ở phương Tây được coi như là bình thường tự nhiên nên những vấn đề như tránh thai hay bao cao su các bạn đều được giáo dục và có thể tự tìm hiểu một cách dễ dàng. Ý tôi là việc gì cũng có hai mặt của nó. Vì đây là độ tuổi rất nhạy cảm nên việc "vẽ đường" như thế nào rất khó khăn, nếu sơ sẩy thì hỏng bét cả, đây còn là nước Á Đông mang nặng truyền thống nữa, bạn đâu thể nào tìm ra một bãi biển cho phép khỏa thân hay đi bộ để hở ngực trần như một số con phố ở nước ngoài, thì làm sao bạn có thể giáo dục một cách thoáng như người ta, gọi một cô gái 16 tuổi đến và nói "Này con, bây giờ mẹ sẽ dạy con cách sử dụng bao cao su và nếu bạn trai con không chịu "mặc" cái này thì con nên học cách từ chối." Nhưng tôi đồng ý là không nên bơ nó đi và coi như không tồn tại vì nhạy cảm. Nên trước khi dạy các em cách sử dụng bao cao su thì hãy dạy cách làm sao để không cần đến nó. Người chứ phải vật đâu mà đến kì thì phát tiết =))))) Mình thấy nên dạy sớm cho bọn trẻ về tình dục, ko nhất thiết là từ tiểu học đã biết như bên Mỹ nhưng cỡ bắt đầu dậy thì ( lớp 8-9 dậy thì là vừa), dậy luôn những tấm gương mang bầu sớm bị gia đình ruồng bỏ, bị bạn trai bỏ mặc, thiệt thòi của con gái từ vấn đề trong các mối quan hệ sau này ( ko chỉ đàn ông VN mà thế hệ trước coi trọng trinh tiết lắm), hệ quả của việc để người khác lợi dụng bla bla. Dạy rồi mà vẫn cấm đầu vào thì "ngu thì chết chứ bệnh tật gì". Mình nghĩ người lớn chúng ta cấm đoán con gái vì chúng ta sợ nó mất trinh tiết, cấm con trai vì sợ bị phải chịu trách nhiệm, rồi sợ ảnh hưởng học hành....nhưng khi nó đã có người yêu và ngủ với người yêu rồi không lấy được nhau, nó yêu người khác thì lại không cấm. Vậy suy cho cùng, chỉ là giữ những cái vô hình, trong khi quan trọng nhất là hướng dẫn bảo vệ sức khoẻ chúng nó thì ta không quan tâm. Chúng ta là bố mẹ cũng đã trải qua thời tuổi trẻ, khi đó cũng ham muốn, cũng thèm được ân ái với người mình yêu lắm chứ, chỉ là không làm được và không có điều kiện để làm thôi. Nên hãy để mọi thứ tự nhiên và giáo dục con cái tránh những gì ảnh hưởng đến sức khoẻ. |
Làm hay soi? Thỉnh thoảng tôi cũng xem cùng với con nên biết trên mạng có một anh chàng bảnh trai chuyên nghề giải mã ảo thuật. Với một cái laptop, một cái smart phone, anh chàng tự quay mình, giải thích hay còn gọi là giải mã tất tần tật những trò ảo thuật đình đám, khó hiểu nhất trên thế giới, từ David Copperfield đến Dynamo. Tuy nhiên, sau một thời gian cho con xem thì tôi đề nghị chúng không nên xem nữa vì tôi thấy anh chàng tuổi trẻ đẹp kia tuy có vẻ giỏi, nhưng khi giải mã ảo thuật đã không tránh khỏi cách hiểu, cái nhìn chủ quan của mình. Tôi cũng thấy nhiều lần anh chàng lúng túng bỏ qua những chi tiết mà anh không thể hiểu, đã giải thích một cách lấy được. “Tôi cho là vậy, nhưng cũng chưa chắc”, anh chàng thành thật. Thêm nữa, anh chàng chỉ giảng giải về mặt lý thuyết mà không có ví dụ thực hành. Nghĩa là anh không thể diễn lại trò ảo thuật đó.Nhưng tất cả những điều đó cũng chưa khiến tôi đề nghị con mình ngừng xem “giải mã”. Lý do cốt lõi ở đây là sau một thời gian xem giải mã ảo thuật, bọn trẻ hầu như không còn hào hứng xem biểu diễn và lười biếng luyện tập. Có lẽ, từ khi xem giải mã, chúng thấy mọi trò ảo thuật, dù khó khăn bí hiểm đến mấy cũng trở nên tầm thường. Chúng không thấy chính mình đã tầm thường khi nghĩ rằng mình giỏi, mình có thể soi ra những mánh khóe ảo thuật kia mà lại soi về mặt lý thuyết chủ quan thôi chứ không thể thực hành. Trong khi đó, một nhà ảo thuật tài năng là người sáng chế ra trò ảo thuật đó, chứ không phải là người diễn lại. Thử tưởng tượng, khi không có gì cả, khi chưa có trò ảo thuật đó xuất hiện thì chúng ta có thể nghĩ được gì, dù là một trò đơn giản nhất?Sau khi nghe tôi phân tích, bọn trẻ tự nguyện ngừng xem giải mã, tập trung vào tập luyện. Chúng bắt đầu lại với những trò ảo thuật đơn giản và xem ảo thuật một cách hào hứng. Khi tiếp tục học một trò mới, chúng thực sự đặt mình vào vị trí học trò, chứ không phải là người bóc mẽ. Từ chuyện học ảo thuật của con, tôi chợt liên tưởng tới cuộc đời.Ở đời, như tôi thấy, có những người không làm được cái chi ra hồn cả, chưa từng một lần khởi xướng ý tưởng hay sáng tạo sản phẩm mới, nhưng cứ thích săm soi và hạ bệ người khác. Nhưng ở đời cũng có những người giỏi, thậm chí cực giỏi, cũng chẳng làm gì, hay nói đúng hơn là thích dùng cái giỏi của mình để săm soi và hạ bệ người khác. Chẳng hạn có người rất giỏi ngoại ngữ, nhưng họ chẳng bao giờ có ý định sẽ chuyển ngữ những tác phẩm giá trị để phục vụ cộng đồng. Họ chờ đợi một cơ hội nào đó, khi có một sản phẩm nào đó bị lỗi, thì họ sẽ nhảy vào “đánh cho tan xác”. Lúc đó, ai cũng thấy họ thật tài năng lỗi lạc. Và mọi người chờ đợi họ, sau khi chứng tỏ tài năng của mình sẽ dấn thân vào công việc dịch thuật, giúp ích cho đời. Nhưng không, tuyệt nhiên không có một công trình mới nào từ họ. Cũng không phải họ bận bịu hoặc không còn hào hứng. Họ vẫn đầy ắp thời gian và vẫn tiếp tục hào hứng. Nhưng thời gian đầy ăm ắp và sự hào hứng bất tận của họ chỉ là để săm soi và hạ bệ người khác.Ấy là nói ví dụ vậy. Ấy là nói về những người tài. Nói cho công bằng thì sự săm soi và hạ bệ của họ cũng góp ích cho đời. Còn hơn những người không tài cán chi mà cứ ngồi phán xét, mà không bao giờ nghĩ rằng chính mình cần phải học, từ những điều đơn giản nhất.Làm hay soi? Đó là sự chọn lựa của mỗi người. Trong nhiều trường hợp thì soi cũng chính là đã làm. Nhưng xem ra thì soi vẫn dễ hơn làm, nhất là những việc làm mang tính tiên phong, những việc làm chưa ai từng làm. Khi làm những việc khó này, thường rất dễ mắc sai sót, rất dễ bị chỉ trích. Nhưng thử nghĩ, nếu cuộc sống không có những người dám làm ấy, nếu cuộc sống chỉ có những người ngồi một chỗ chực chờ săm soi chỉ trích thì sẽ như thế nào?Cuối cùng, tôi thường rất vui mỗi khi hai cậu con của tôi thực hiện được một màn ảo thuật mới, tiến dần đến những trò khó hơn. Nhưng, trong tôi vẫn thường trực một mong muốn, ước ao rằng tự chúng sáng chế ra được một trò ảo thuật dù là đơn giản nhất. Hãy nghĩ ra và làm được khi trước mắt ta chưa có gì cả, khi đó niềm vui sẽ vỡ òa. Một niềm vui thực sự của sáng tạo.Trần Nhã Thụy Đúng lắm, giống như trường hợp của Bkav hay Flappy Bird vậy đó. Ngày xưa có Hồ Xuân Hương vịnh quạt mà không dùng chữ quạt, ngày nay có tác giả vịnh Bphone mà không dùng chữ Bphone (y). Là một người học kỹ thuật, tôi cũng hiểu rằng đứng ngoài nhìn vào thì rất dễ, thậm chí hiển nhiên luôn, nhưng đến lúc làm thì mới thấy rắc rối vô cùng. Chỉ tiếc có nhiều người dường như không hiểu được điều này thì phải Thật ra soi cũng là một cách học. Quan trọng là ở ý chí của chúng ta thôi! Nếu biết cách soi để tìm ra những mánh khóe, soi để học, để phát triển hơn thì soi là tốt chứ không phải là xấu. Cái xấu là cái ý xem thường! Bài viết có nội dung hay, sâu sắc, giản dị . Cám on tác giả Đòn tâm lý, một bài viết đánh vào nhiều khía cạnh và nhiều lĩnh vực. Không biết có bao nhiêu người hiểu? RẤT CHÍ LÝ,CÓ LÀM, CÓ SAI SÓT,NGƯỜI SOI MÓI SAI SÓT, CHỈ LÀM NHỤT CHÍ NHỮNG NGƯỜI SÁNG TẠO ! Làm nhiều soi ít là được phải ko tác giả.Soi thì soi những cái sai phạm, ko nên soi công sức của người khác.! Cũng phải có người soi thì sản phẩm mới tốt được chứ ! Bk có hơn 4 năm nghiên cứu và làm ra Bphone, chúng ta chỉ nghe anh Quảng giới thiệu, may mắn hơn là được trải nghiệm thực tế nhưng cũng chỉ vài chục phút . hơn nữa chúng ta ngô nghê về chuyên môn kỹ thuật thì sao biết nó tốt xấu ra sao ? Vậy phải có ý kiến của nhiều người góp lại chứ ! Một là để có nhận định chính xác, hai là để nhà sản xuất phấn đấu làm tốt và không quảng cáo khuyếch đại "Ở đời, như tôi thấy, có những người không làm được cái chi ra hồn cả, chưa từng một lần khởi xướng ý tưởng hay sáng tạo sản phẩm mới, nhưng cứ thích săm soi và hạ bệ người khác." Tôi đồng ý với tác giả điểm này. Ban đầu tôi cũng ngạc nhiên, nhưng nếu quan sát xã hội bây giờ thì chuyện này gần như có thể thấy khắp nơi. Thậm chí những buổi đi ăn trưa cơm văn phòng cũng không được yên khi anh các chị ăn mặc đẹp đẽ nhưng miệng không ngừng chế nhạo đồng nghiệp, kể cả cấp trên, mà đáng lý ra trong cuộc họp thì họ nên đóng góp tích cực thì họ lại im lặng, rồi đem những điều chế giễu ra một chỗ khác. Bây giờ người ta sỉ nhục nhau để làm niềm vui, nếu không thì có vẻ họ cũng không có gì khác để nói. Trong cuộc sống mọi người đều có quan niệm riêng về cái đúng sai, phải trái. Khi họ gặp một thứ "chướng mắt" thì chuyện "soi" là tất yếu sẽ xảy ra. Chuyện ghen ghét, đố kị hay dìm xảy ra ít thôi, chủ yếu là thấy ngứa mắt thì nói thôi. Mọi người cứ kêu dân mình không có tinh thần dân tộc bằng Nhật hay Hàn vậy thử nhìn xem khi bị "soi" họ nghĩ như thế nào? Đối với họ khen chê đều là góp ý hết và không có cái thái độ "người khác rảnh việc đi soi mình vì ghen tị với mình" đâu. Khiêm tốn và học hỏi đối với họ là trên hết và chính tinh thần ấy làm người khác yêu quý, ủng hộ họ. Có những cái " Soi " ra nhiều tiền đấy , thậm chí dùng các Mánh khóe để Soi nữa . Cái gì cũng vậy, phải soi rồi mới làm được. sáng tạo cũng phải trên cơ sở thực tế, tưởng tượng, soi từ cái cũ. Đúng đấy. Nói dễ hơn làm. Cái gì cũng soi thì cuộc sống sẽ trở thanh nhàm chán. Không nên soi những gì làm nén sự phong phú của cuộc sống, mà chỉ nên soi ở những lĩnh vực cần có sự minh bạch như ngân hàng, tài chính, chi tiêu công, sử dụng tiền quyên góp ... Cảm ơn tác giả vì bài viết đầy ý nghĩa, tính nhân văn, và giáo dục. Đây là thực tại ở nước mình, con người mình. Phản biện là tốt, nhưng phản biện là để phát triển chứ không phải để vùi dập, trà đạp. Nhưng có lẽ cũng vì cái tính GATO, người ta tập trung vào vế thứ 2 hơn là 1. Khi vùi dập được ai đó, liệu họ có hả hê thực sự, hạnh phúc thực sự, kiểu 'anh hùng thấy việc bất bình chẳng tha" hay đúng nghĩ là hừng hực sự hiếu chiến, tâm sẽ không thể tịnh. Ở cái xã hội mình, khi mà mánh khóe lên ngôi thì đâu còn chỗ cho sự sáng tạo và tài năng thực sự. Có lẽ đây cũng là mầm mống của cái văn hóa soi thay vì làm như anh đề cập. Tôi cũng chỉ ước trình độ văn hóa của người dân nước mình sẽ ngày một tiến bộ hơn, như thế rất nhiều vấn đề bức xúc sẽ được giải quyết. Để được như thế, mỗi người hãy tự ý thức, làm gương cho những người xung quanh mình, con cái mình, ... Có để mắt và có soi thì sp tạo ra mới hoàn hảo hơn. Ai thành công mà ko trải qua bao nhiêu khó khăn và áp lực. Chuyện soi hay ko thì là quyền của dư luận. Có nói hay ko thì dư luận vẫn soi, tại sao ko lấy sự soi mói của dư luận để phát triển sp của mình ngày 1 tốt hơn? Thời đại internet mà đả kích thói soi mói của dư luận thì tôi nghĩ bằng thừa. |
Anh hùng hot dog Báo chí vào cuộc, Mohammed bị tố trên sóng truyền hình, hội bảo vệ người tiêu dùng lên tiếng, chính quyền tiến hành điều tra, và chàng bán rong bị đuổi kèm một án phạt. Lý do của việc anh bán hotdog chịu búa rìu dư luận thì hẳn nhiều người cũng nhận ra. “Điều này mang lại hình ảnh rất xấu cho New York”, một lãnh đạo tổ chức xã hội lên tiếng.Ấy thế mà trên tờ New York Post ngày thứ sáu, nhà phê bình danh tiếng Kyle Smith dành hơn 1.000 từ để tôn vinh anh bán hot dog giá cắt cổ này là một anh hùng. “Anh hùng hot dog”, ông gọi, đã bán cái giá mà người ta chấp nhận mua. Giá của một mặt hàng là giá do người mua quyết định. Cái gọi là các “nạn nhân” thực ra chính là những người đã làm nên giá 30 đôla kia. Ai không thích hoàn toàn có thể bỏ đi, tại sao lại mua rồi trút tội vạ lên đầu anh bán rong? Ông dành nhiều từ mỉa mai cay độc cho những người đã tố cáo làm Ahmed mất chỗ kiếm ăn. Nếu các “nạn nhân” muốn gửi đơn, hãy tự gửi về nhà mình, Smith nói, tự vấn xem sao mình lại trả 30 đôla.Khó bàn đến chuyện đúng sai của “anh hùng hot dog”, nhưng tôi không thể không liên tưởng đến Hà Nội khi đọc câu chuyện ở New York. Bởi vì ở đây, những hành vi được cho là “ngược đãi” khách hàng cũng phổ biến. Tôi đang nói đến “bún mắng, cháo chửi” trên phố cổ. Và bởi vì ở đây, mọi người cũng hành xử như thể đó là lỗi của các chủ cửa hàng. Họ không nhận ra rằng sở dĩ cái quyền được bán giá trên trời, vừa bán vừa đuổi khách ấy, thực chất là do chính khách hàng tạo ra.Những cửa hàng ăn nơi mà những ông bà chủ (và cả người phụ bàn) vừa phục vụ, vừa quát mắng đuổi khách, luôn là những nơi tấp nập nhất, đông đúc nhất. Họ không việc gì phải điều chỉnh hành vi khi mà vừa bán vừa đuổi vẫn không hết khách. Mọi người vẫn đến, lầm lũi ăn.Chính tôi cũng đã từng nhiều lần chấp nhận ngồi ăn trong cái khung cảnh ấy trên phố cổ. Cho đến một lần, tôi đang cắm mặt vào bát phở gà, thì nghe thấy tiếng ngọt nhạt của một người khách. Một chị khách đang đon đả nịnh bà chủ quán phở, thôi chị sao phải nóng, em đùa ấy mà, còn bà chủ thì đang quạu cọ nhiếc móc. Tôi đứng dậy đi về. Nhục, thế thì nhục quá. Về sau, cứ mỗi lần chủ quán nào đó có thái độ khó chịu, tôi lại bỏ nguyên đồ ăn đấy đứng dậy trả tiền rồi đi.Ở Hà Nội, bún mắng cháo chửi vẫn tràn lan. Và ở Hà Nội, khách hàng vẫn mong chờ một mệnh lệnh hành chính từ trên xuống dẹp tình trạng này. Chính quyền cũng có ý định đó thật, năm ngoái cũng tiết lộ ý định phạt những chủ quán hàng thiếu văn hóa. Tôi thấy sờ sợ ý tưởng này. Thế cuối cùng thì năng lực tự điều chỉnh của thị trường ở đâu? Chính khách hàng duy trì các quán hàng ấy, và rồi chính quyền lại phạt họ bởi vì khách hàng chủ động đến đấy nghe chửi. Không hề tồn tại một logic thị trường nào.Nếu có thể, tôi cũng muốn gọi các bà chủ bún mắng cháo chửi là những anh hùng, như cách của Kyle Smith. Vì chính họ, đã hiên ngang đứng giữa bão tố dư luận, và làm cái điều họ có quyền làm: vừa bán vừa chửi những thực khách cam chịu, cho đến lúc nào đám đông còn trao cho họ quyền đó.Chính họ, những anh hùng bún mắng cháo chửi, là những người tố cáo sự thiếu quyết đoán của rất nhiều cá nhân trong xã hội, tố cáo một tâm lý né tránh kỳ quặc. Một việc nhỏ bé như từ chối ăn ở một cửa hàng phục vụ không tốt, mà cũng kêu gọi và mong chờ “ai đó cao hơn” ra tay điều chỉnh giúp, thì những vấn đề lớn hơn, chắc chắn cũng lại chờ “nhà nước lo”.Có thể sự điều chỉnh của chính quyền cũng cần thiết, nhưng thái độ của đám đông mới là điều quyết định. Hình ảnh của Hà Nội, không xấu đi vì những quán bún mắng cháo chửi. Nó xấu đi bởi những quán bún mắng cháo chửi đông nghẹt khách hàng.Và tương tự, những bất cập trong xã hội, không được tạo ra bởi chính bất cập, mà bởi những người chấp nhận sống chung với chúng.Đức Hoàng Câu "Có thể sự điều chỉnh của chính quyền cũng cần thiết, nhưng thái độ của đám đông mới là điều quyết định." quá hay, quá chính xác. Đọc bài này làm tôi liên tưởng đến hình ảnh những thanh niên ngồi quán nước vỉa hè, miệng chê Hà Nội bẩn khen Singapore sạch, dưới chân đầy vỏ hướng dương và đầu mẩu thuốc lá. Tôi thích câu kết của bài viết: "Và tương tự, những bất cập trong xã hội, không được tạo ra bởi chính bất cập, mà bởi những người chấp nhận sống chung với chúng". Cảm ơn Đức Hoàng! Cám ơn tác giả, đúng là đã đến lúc chúng ta phải lấy quyền thượng đế để trừng trị những kiểu bán hàng vô văn hóa như vậy, chúng ta hãy bài xích, không đến ăn những quán như thế, vì chúng ta không nên dung dưỡng cái xấu, không có những quán đó chúng ta cũng vẫn sống được, nhưng những quán đó không thể tồn tại được nếu không có khách.... Tui khoái từ "lầm lũi ăn" của bài viết này ! Tác giả nói đúng. Ở HN đang thiếu một thứ "văn hoá tẩy chay ". Người ta một mặt cứ phê phán, một mặt cứ hưởng ứng cái thứ mình đang phê phán, vì sao nhỉ ? Vì sự lôi cuốn của cái thứ đang bị phê phán đó, vì tò mò, vì cái mà người ta cho rằng có lợi cao hơn sự bất lợi, vì cái riêng lớn hơn cái chung. Suy rộng ra, việc các nơi khác dân ta bán móng trâu, lá điều, cam non ... cho thương lái TQ cũng mang màu sắc tương tự thôi. Nói tóm lại là vì: DÂN TRÍ THẤP. Like cho bạn Đức Hoàng ở câu kết "... những bất cập trong xã hội, không được tạo ra bởi chính bất cập, mà bởi những người chấp nhận sống chung với chúng". Thực ra xã hội bây giờ tồn tại rất nhiều bất cập một phần do sự thỏa hiệp (theo hội chứng đám đông) của người dân. Cái này là hậu quả của lối giáo dục "làm theo khuôn mẫu", không có sáng tạo, không có phản biện và không dám làm khác cô và các bạn khác. Vừa bị chặt chém trên cầu Long Biên. 40k/cốc chanh muối. 50k/ đĩa xoài. can tội ko hỏi giá trước. Đã thế mặc cả còn bị dọa gọi đầu gấu ra đánh chứ. Cạch....từ nay. Cạch luôn. Lòng tự trọng của mỗi người đâu? Miếng ăn là miếng tồi tàn, đằng này vừa tốn tiền mua vừa bị chửi sao khách hàng vẫn chấp nhận. Tôi thấy thật không thể chịu nỗi. Bun mang chao chui....co ngon co nao cho tui an khong cung chang them an. Tui di mua chu khong di xin...sg nay la dep nha ...ko co cai thoi do dau...neu co rat it Đúng quá! qui luật thị trường cạnh tranh mà. Nếu khách hàng từ chối mua hàng thì một ngày nào đó những chủ quán "bún mắng cháo chửi" đó sẽ tự động điều chỉnh hành vi của mình hoặc có thể phải đóng cửa vì không duy trì nổi cửa hàng. Giống như tàu cánh ngầm tuyến Vũng Tàu - HCM, giá vé vẫn là 250 ngàn đồng trả cho một chuyến tàu không chắc rằng được đảm bảo an toàn khi được đưa vào sử dụng trở lại sau sự cố cháy tàu cách đây 2 năm vẫn bằng những con tàu cũ đã được sữa chữa hệ thống điện. Khách hàng quay lưng với tàu cánh ngầm vì hiện tại Cao tốc Long Thành Dầu Giây đã làm tuyến Vung Tau - HCM đi trên xe bus trở nên nhẹ nhàng, bằng thời gian đi tàu mà khách hàng chỉ trả chưa đến 1/2 vé tàu, 85 ngàn đồng/ chuyến. Tôi vẫn thường nói với bạn rằng " đừng phàn nàn và yêu cầu chính quyền giúp tác động việc giảm giá, cứ để thị trường tự điều chỉnh thôi, bạn không mua vé, tôi không đi, người khác cũng vậy ... thì tàu cánh ngầm buộc phải hạ giá hoặc phải đóng cửa thôi. Hay và sâu sắc. Tôi k thể k like 1 bài viết hay như thế này. Cám ơn anh DH. Anh viết hay quá. Miến chửi ở Saigon có một quán ngay góc Nguyễn Du/ Đồng Khởi. Bạn tôi có dẫn vô một lần và lần đó cũng là lần cuối tôi vô quán đó. Em cũng có theo dõi về anh chàng bán hot dog này, lí do anh ta bị đuổi là vì anh ta phân biệt khách du lịch và người dân New York. Anh ta bán đúng giá cho những người sống trong khu vực, nhưng nếu khách hàng là người ngoại quốc thì sẽ bị hét giá $30. Những người ngoại quốc ko biết giá, ko biết tiếng Anh và ko ở lại New York lâu dài đương nhiên sẽ ko thể kiện được, và việc này chỉ bị phát giác bởi dân Mỹ vì việc này bị coi là phân biệt chủng tộc. Bài viết hay nhưng chỉ đúng một nửa. Tôi xin kể chuyện của tôi. Lần đầu tiên tôi vào Sài Gòn là năm 1978, mùa Thu. Khi ghé chợ mua một ít trái cây, em bán hàng gói rất cẩn thận bỏ vào bịch đưa cho tôi. Tôi trả tiền và nói: "Cám ơn!". Em cười hiền và thưa lại: " Không dám, cháu phải cám ơn chú chứ, chú đã mua hàng giùm cháu!". Tôi ngỡ ngàng cười và ngẫm ngợi. Tôi rất thích câu "Hình ảnh của Hà Nội, không xấu đi vì những quán bún mắng cháo chửi. Nó xấu đi bởi những quán bún mắng cháo chửi đông nghẹt khách hàng." Rất đúng. Tôi là dân ngoại tỉnh, mỗi lần về HN cũng muốn tranh thủ thưởng thức những món ăn ngon, nhưng tôi không bao giờ chấp nhận kiểu vừa ăn vừa nghe chửi như vậy. |
Quyền im lặng Tôi mang vấn đề này hỏi giáo sư của mình và được ông trả lời như sau: “Chúng tôi thừa nhận một sự thật là cái ác đã, đang và sẽ luôn song hành với cái thiện chừng nào nhân loại còn tồn tại. Chúng tôi biết là không có một giải pháp nào có thể giải quyết được mọi mục đích đặt ra. Do đó, khi soạn luật chúng tôi xem xét các mục đích rồi xác định thứ tự ưu tiên cho các mục đích đó. Đối với vấn đề tội phạm, ưu tiên của chúng tôi là làm cho những người dân yên tâm là họ được bảo vệ và nhờ đó các nguồn lực, thay vì được dùng để biến mỗi căn nhà thành một pháo đài thì sẽ được đầu tư cho lực lượng thực thi luật pháp. Nói cách khác, chúng tôi làm luật không vì một nhóm nhỏ người xấu mà vì đa số người tốt. Sự an tâm và phát triển của những người dân sẽ mang lại nguồn lực cho việc bảo vệ pháp luật. Cái anh nhìn thấy là kết quả của triết lý lập pháp đó”.Khi quan sát những trao đổi qua lại trên Quốc hội về quyền im lặng của những người là đối tượng của điều tra hình sự, tôi tự hỏi các đại biểu Quốc hội nghĩ thế nào về mục đích của quy định về quyền im lặng và thứ tự ưu tiên của các mục đích đó. Các vị đại biểu Quốc hội có quân hàm tướng trong lực lượng công an thì cho rằng, quyền im lặng sẽ ngăn trở việc phá án của lực lượng này. Họ cũng cho rằng, với điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng và dân trí của Việt Nam hiện nay chưa phù hợp với việc quy định im lặng. Một vị luật sư là đại biểu khi phản bác lại thì cho rằng: "Quyền không khai báo các nước làm hết, còn mình lại không làm là hạ thấp quyền của người dân Việt Nam”. Tôi nhận thấy các cuộc trao đổi như vậy không đề cập tới mục đích của quyền im lặng là gì và thứ tự ưu tiên nào trong các mục đích nên được áp dụng.Quyền của một người được tự bảo vệ đối với các hoạt động tố tụng hình sự chống lại mình là một quyền cơ bản mà có lẽ không có ai trong chúng ta nghi ngờ. Quyền đó được cụ thể hoá trong các quyền khác của người bị điều tra: quyền cung cấp bằng chứng để chứng minh sự vô tội của mình, quyền có luật sư và hỗ trợ về pháp lý, quyền khi ra toà được đề nghị thay đổi hội đồng xét xử khi thấy rằng hội đồng xét xử đó có định kiến sẵn với mình và quan trọng nhất là quyền im lặng.Tại sao quyền im lặng lại quan trọng? Trong quá trình điều tra có sự không tương xứng giữa cơ quan điều tra và người bị điều tra. Sự bất tương xứng này thể hiện ở nhân lực, phương tiện, các thông tin được thu thập, kiến thức chuyên môn, thậm chí là cả khả năng sử dụng bạo lực của mỗi bên. Các cán bộ điều tra có các phương tiện để thu thập bằng chứng, có quyền không cho người bị điều tra biết được các thông tin mà họ đã có, có kiến thức chuyên sâu về pháp lý hình sự và kỹ thuật thẩm vấn... Ngược lại, người bị điều tra, luôn yếu thế hơn cán bộ điều tra vì trong nhiều trường hợp, họ bị giam cách ly khỏi thế giới bên ngoài, không có các kiến thức pháp lý về hình sự, và không biết liệu các kỹ thuật dẫn dụ trong hỏi cung liệu có đúng pháp luật không.Ở giai đoạn đầu tiên tại Anh (nơi sinh ra quyền này), mục đích của quyền là nhằm ngăn chặn việc sử dụng tra tấn để cưỡng ép người bị điều tra khai báo để chống lại chính mình. Dù hiện nay nguy cơ bị tra tấn không còn hiện hữu nhiều ở các nước phương Tây thì quyền này vẫn có ý nghĩa rất quan trọng như lúc ban đầu. Lý do là vì người điều tra có thể dùng nhiều kỹ thuật không công bằng để chứng minh tội của người bị điều tra. Ví dụ, việc trích dẫn một câu nói không đầy đủ, tách rời hoàn toàn khỏi ngữ cảnh nói có thể khiến câu bị trích có nghĩa ngược hoàn toàn với nguyên bản. Cách thức này đang được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống từ chính trị, ngoại giao, báo chí, đến mạng xã hội chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi điều tra hình sự.Người bị điều tra có thể chống lại việc đó bằng nhiều cách, tuy nhiên cách nào cũng đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng nhất định. Trong tất cả các cách để bảo vệ mình, im lặng tới khi có sự tham gia của luật sư là cách thức bảo vệ đơn giản nhất và có thể áp dụng cho mọi người, mọi tầng lớp dân trí, ở mọi nơi, với mọi cơ sở hạ tầng đang có. Do đó, theo quan điểm của tôi, càng ở các nước điều kiện hạ tầng và dân trí còn nhiều bất cập như Việt Nam thì quyền im lặng lại càng cần thiết vì nó là công cụ bảo vệ dễ được áp dụng nhất cho mọi người. Và thực tế đã chứng minh là quyền này được các quốc gia khác bắt đầu áp dụng từ thế kỷ 16 với điều kiện kinh tế và dân trí thấp hơn Việt Nam hiện nay rất nhiều.Vấn đề thứ hai là thứ tự ưu tiên nào cho các mục đích mà chúng ta nhắm tới khi lập pháp về vấn đề này: bảo vệ người vô tội khỏi các oan sai hay tìm ra một người chịu trách nhiệm về tội ác đó. Chúng ta biết rằng một người phạm tội thì chỉ có một, nhưng những người bị tình nghi và điều tra sẽ rất nhiều. Sau khi điều tra hết những nghi can đó, chúng ta có 50% khả năng tìm ra một ai đó chịu trách nhiệm. Nhưng không có gì là chắc chắn rằng người chịu trách nhiệm đúng là người thực sự đã gây tội ác. Như vậy, số người vô tội cần được bảo vệ trong một vụ điều tra hình sự lớn hơn nhiều so với kẻ phạm tội phải bị bắt.Nếu như tôi có quyền, và nếu các đại biểu Quốc hội lắng nghe lời một cử tri, tôi sẽ đặt việc bảo vệ người vô tội khỏi các oan sai lên hàng đầu. Nói một cách khác, tôi ủng hộ việc áp dụng quyền im lặng cho những người bị điều tra vì quyền đó là công cụ đơn giản nhất mà bất kể một người nào, dù trình độ văn hoá hay địa vị xã hội ra sao, dù ở đâu và với phương tiện nghèo nàn đến mấy cũng áp dụng được. Vì sao lại như vậy? Vì tôi tin rằng số người tốt đông hơn rất nhiều những kẻ xấu và những người tốt, những người vô tội xứng đáng được luật pháp bảo vệ. Tất nhiên, quyền im lặng không bao giờ là tuyệt đối, người bị điều tra có quyền im lặng tới khi họ có được các công cụ bảo vệ khác mà pháp luật cung cấp hoặc tạo điều kiện cho họ.Thái Bảo Anh Quyền im lặng sẽ ngăn trở KHẢ NĂNG phá án hay ngăn trở THÀNH TÍCH phá án? Tôi e là phải nghiêng về phương án thứ hai hơn ... QUYỀN NÀY NẾU THÔNG QUA THÌ LÀ HỒNG PHÚC CHO DÂN, VÀ ngay lập tức trong các trường đào tạo CA các học viên CA phải học thuộc lòng câu nói, ANH CÓ QUYỀN IM LẶNG, MỌI LỜI NÓI LÚC NÀY CÓ THỂ LÀ BẰNG CHỨNG CHỐNG LẠI ANH TRƯỚC TÒA. Tôi tin khi đó nghi can có luật sư bên cạnh khi CA hỏi cung, và chuyện bức cung, nhục hình man rợ không còn chỗ để sống Luận điểm của tác giả rất chính xác. Tiếc rằng, khi làm luật pháp, nhiều người lại "soi" qua cái lăng kính "lợi ích" của ngành, cơ quan mình mà không vì quyền lựoi cho số đông. Rất hay và chính xác. Đúng là cái nhìn của 1 luật sư, vừa chuyên môn và vừa nhân văn nữa. Rất trân trọng ý kiến của anh. Bài viết hay và mở mang kiến thức cho tôi rất nhiều. Quá hay ! Tư duy vĩ mô. Một Luật sư có tâm, hy vọng anh sớm có tầm để giúp quốc gia dân tộc. Nhìn ở một góc độ khác thì quyền im lặng cũng chính là công cụ bảo vệ các Thẩm phán khỏi những vụ án oan sai do các cơ quan tiến hành tố tụng trước đó cố tình hay vô tình thực hiện. Trên quan điểm cá nhân, tôi ủng hộ quyền im lặng và các thiết chế, công cụ khác nhằm bảo vệ quyền của những người bị điều tra, tránh để họ bị sử dụng bạo lực để ép cung. Cái ác luôn song hành cùng cái thiện và cuộc sống, nhưng CÁI THIỆN PHẢI LUÔN ĐƯỢC BẢO VỆ. Mong các nhà làm luật phải nghĩ rằng CHÂN LÝ ĐÓ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI. Rất hay, nên học hỏi các nước đi trước cho khỏi tốn kém thời gian và tiền bạc của quốc gia hay qua, sau sac, co kien thuc uyen bac Rất đồng ý với quan điểm của tác giả.. Tôi thiết nghĩ nếu như chúng ta đang muốn bàn bạc, thảo luận hay đổi luật thì nên để các luật sư đưa ra ý kiến. Nếu như cứ để các "ngài đại biểu tay ngang" hay không chung "chuyên ngành" bàn về cải cách luật thì chẳng khác nào "đem râu ông này cắm cằm bà kia." Điều này có vẻ đúng với các ngành nghề và vần đề khác nữa. Hãy để người trong cuộc quyết định, người ngoài chỉ nên đưa ý kiến một cách có suy nghĩ và tìm hiểu kỹ khi tham gia đề xuất về ngành nghề mình không chuyên. Một quyền đã được quốc tế hóa rồi. Sao còn tranh cãi làm gì nữa Cái cách người Mỹ làm luật nhân văn quá! :) Bài viết rất hay. "Không có giải pháp hoàn hảo, cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên" |
Thái độ với truyền thông Mặc dù phải chuẩn bị tiếp đặc phái viên của Thủ tướng Abe (Nhật Bản) về việc xây dựng khu y tế kỹ thuật cao, bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn dành thời gian để trao đổi với tôi những vấn đề về y tế hiện nay, đặc biệt là việc giảm tải bệnh viện. Qua cuộc nói chuyện, tôi hiểu bà đã đọc những ý kiến của mình về vấn đề này. Tôi cũng rất tâm đắc với nhận định của bà rằng, vấn đề giá dịch vụ y tế của Việt Nam hiện nay là một trong các yếu tố làm cho y tế Việt Nam chưa thể phát triển được. Như vậy, trong ngành y, chúng tôi khá thống nhất với nhau trong nhìn nhận vấn đề. Chỉ có điều, làm sao cho người dân và dư luận hiểu được những khó khăn của ngành, từ đó, chúng tôi có được sự ủng hộ của người dân, dư luận để làm cho y tế đất nước phát triển hơn. Theo bà Bộ trưởng, thời gian qua, việc người dân còn chưa hiểu rõ ngành y tế, đặc biệt là có thái độ, phản ứng không tốt với những tai biến y khoa có phần lỗi của ngành y - đó là chưa làm tốt công tác truyền thông, chưa làm cho người dân hiểu được những yếu tố đặc thù của ngành và những khó khăn của y tế Việt Nam hiện nay.Trong cuộc gặp thân mật, tôi cũng biết thêm một chi tiết thú vị, đó là vào các buổi giao ban ở Bộ, các bài báo, bài viết trên mạng xã hội về ngành y thường được các lãnh đạo Bộ mang ra đọc và thảo luận. Hai vị Cục trưởng của hai lĩnh vực liên quan đến truyền thông nhiều nhất cùng hai vị lãnh đạo cấp Vụ trưởng đã khẳng định, họ luôn cởi mở thông tin với báo chí. Ngoài ra, mạng xã hội cũng sẽ là kênh hữu hiệu giúp họ lắng nghe ý kiến dân phản ánh, phát hiện những sai sót để xử lý kịp thời.Khoan nói về quan điểm, vấn đề đúng sai trong công việc, trong quản lý, bằng những việc làm như trên, tôi cho rằng, Bộ Y tế đã thể hiện một thái độ đúng đắn và phù hợp với xu thế của thời đại, đó là đối thoại thông qua truyền thông. Bộ không chỉ quan tâm đến hệ thống báo chí truyền thống, mà còn chú ý đến cả những phản ứng của truyền thông xã hội. Một người như tôi, chủ một phòng khám tư nhân nhỏ, với quyền hành trong tay, Bộ Y tế cũng như bà Bộ trưởng có thể bắt ép tôi gỡ bỏ những bài viết phản ánh bất cập của ngành y, hay viết theo ý kiến của lãnh đạo bất cứ lúc nào. Nhưng họ đã không làm vậy, mà chọn cách đối thoại. Tôi nghĩ đây quả là sự chuyển mình mạnh mẽ trong tư duy của lãnh đạo. Một vị Cục trưởng đã hẹn gặp tôi để giải thích cho tôi thêm về cách giảm tải bệnh viện của Bộ. Bộ trưởng và thư ký của bà cũng đã cho tôi biết thêm những số liệu thống kê thăm dò, quá trình để đi đến quyết định chống nằm ghép…Thời gian vừa qua, trong dư luận có rất nhiều phản ứng không tốt đối với y tế, thậm chí hiện tượng bạo hành nhắm vào nhân viên y tế có chiều hướng gia tăng. Tôi hy vọng rằng với sự thay đổi mạnh mẽ trong công tác truyền thông y tế, y tế Việt Nam sẽ được người dân và dư luận hiểu rõ hơn, để từ đó phát triển ngày càng lớn mạnh, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao, ngày càng đa dạng về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, mang lại sự hài lòng cho người dân, góp phần làm cho đất nước ta trở nên đáng sống hơn.Và tôi cũng mong mỏi lắm các cơ quan quản lý khác cũng chọn đối thoại làm phương pháp giao tiếp với người dân, với dư luận, hơn là sử dụng những biện pháp cấm đoán.Võ Xuân Sơn Vấn đề làm người dân bức xúc không phải là do thiếu thông tin mà ở chỗ thái độ vô trách nhiệm trong giải quyết các tình huống y tế của một số bác sỹ, y tá hoặc cơ quan y tế dẫn đến thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân. Cách đây hơn hai năm, tôi đến bệnh viện tỉnh để nội soi đại tràng (làm dịch vụ hoàn toàn). Sau hơn một ngày súc rửa, tôi đến bệnh viện khá sớm để lấy số thứ tự. Theo số thứ tự thì tôi vào thứ 3 nhưng có một vài bệnh nhân nữ, yếu nên tôi đã nhường cho họ vào trước. Khi hết số bệnh nhân yếu thì cô y tá gọi tôi vào (lúc này đã khá muộn), vào đến nơi thì ông bác sĩ (còn khá trẻ, ít hơn tôi chừng 10 tuổi) lại bảo tôi ra để ông gọi người khác. Cô y tá lưu ý ông là đến lượt tôi theo danh sách, tôi cũng nhỏ nhẹ nói rằng tôi đến rất sớm và đã nhường cho một số ca bệnh nặng rồi. Ông bác sĩ đồng ý (nhưng có vẻ không hài lòng). Thế rồi thảm họa cho tôi bắt đầu. Ông ta soi cho tôi mà quay cái dây soi như trẻ trâu nhảy dây. Chắc bạn biết nội soi đại tràng không gây mê nó đau đớn như thế nào rồi. Soi được dăm, bảy phút thì điện thoại của ông ta reo lên, ông rút điện thoại ra nghe, thả nguyên cái dây soi trong bụng tôi và bắt đầu cuộc tán chuyện với một ông bạn nào đó. Tai tôi nghe thì câu chuyện cũng tào phào chẳng có gì mà ông ta buôn khoảng hơn mười phút. Tôi nằm chờ cuộc nói chuyện kết thúc với cái dây nội soi nằm trong ruột mà thấy thời gian như một thế kỷ. Thế rồi câu chuyện cũng kết thúc và ông ta lại tiếp tục soi cho tôi, vừa soi vừa cằn nhằn rằng ruột tôi khó soi. Tưởng rằng mọi việc sẽ ổn thì bỗng nhiên có một cô y tá nào đó chạy vào. Ông bác sĩ, miệng tán chuyện còn tay phải điều khiển ống soi, còn tôi lại tiếp tục bị hành hạ, cắn răng chịu đựng mong cho kết thúc. Thế rồi mọi chuyện cũng xong, ông bác sĩ rút cái dây ra và bảo tôi đứng dậy. Tôi nghĩ mĩnh vừa thoát khỏi địa ngục. May sao (theo thông báo của ông bác sĩ) thì ruột của tôi cũng không có vấn đề gì lớn. Một phần là người biết kìm chế, một phần nhẹ nhõm vì sức khỏe không đến nỗi tệ nên tôi cũng miễn cưỡng cảm ơn rồi ra về. Sau lần này tôi có một ấn tượng rất xấu và khiếp sợ việc phải đến bệnh viện. Cấm đoán làm cho xã hội phát triển thụt lùi, tôi cũng mong các bác bỏ cái kiểu: cứ không quản được thì cấm Nghành y tế trước mắt hãy làm tốt y Đức, khi đó sẽ giải tỏa được rất nhiều vấn đề. Kể cả khó khăn, thiếu thốn, khó khăn, vất vả một chút người bệnh vẫn vui vẻ và chấp nhận... Đúng là ngành Y cũng như nhà giáo , im lặng cả năm để rồi cứ đến ngày lễ 27/2 hoặc 20/11 mới có được mấy bài viết ca ngợi ngành nghề cao quý , bởi thế cho nên mọi người chỉ thấy những mặt tiêu cực, mặt trái của công việc nặng nhọc này mà chưa thấy hết sự hy sinh thầm lặng của các YBS các Y tá trong chăm sóc người bệnh. Tôi tâm đắc với sự bất bình của nhà báo Hữu Thọ trên VTV tuần trước, ông nói rằng ,Trong cuộc đời làm báo của ông , ông đã đi trên 40 nước nhưng chưa thấy có nươc nào mà người ta dám xông vào Bệnh viện hành hung Bs... Người dân như vậy phải chăng cũng có một phần lỗi của sự truyền thông??? Đạo đức ngành y từ đâu ra, có phải chung chung là đạo đức con người, chuyên môn thì học từ bài giảng, sách, tài liệu... còn đạo đức thì học từ đâu?, có lẽ trò học từ đạo đức của thầy, nhân viên học theo đạo đức lãnh đạo, con học đạo đức của cha mẹ. Thế thì đội ngũ y tế cũng là những con người có đạo đức hay không cần phải xem lại đầu nguồn. Ngành y cao quí luôn được xã hội tôn vinh rất mong những người đi trước hãy để lại cái đẹp cái hây cho y tế phục vụ xã hội được hoàn mỹ hơn. "Một người như tôi, chủ một phòng khám tư nhân nhỏ, với quyền hành trong tay, Bộ Y tế cũng như bà Bộ trưởng có thể bắt ép tôi gỡ bỏ những bài viết phản ánh bất cập của ngành y, hay viết theo ý kiến của lãnh đạo bất cứ lúc nào. " Tư duy áp đặt và nỗi sợ hãi khiep sợ của người dân sẽ đưa ta thụt lùi so với Lào , Campuchia. Và tôi không mong một ngày con cháu muốn xuất khẩu lao động sang lào Bộ trưởng Y Tế nên có những bài viết trên báo như bác sĩ Võ Xuân Sơn để dân góp ý trên diễn đàn này. Chúng ta cũng cần thêm nhiều bài viết từ góc nhìn và quyền lợi của đại đa số dân (nghèo) - những người không thể viết. Những năm 60 thế kỷ trước nhắc đến Y tế mọi người nhớ ngay " Thầy thuốc như Mẹ hiền" và " Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Nếu vào các web chúng ta thấy số lượng các Cục , Vụ, Viện... trong các Bộ ngành của Viêtnam ta số lượng rất nhiều nhưng tên gọi có vẻ khó nhận biết? Ví dụ Cục Dự phòng( lẽ ra Phòng ngừa thì đúng hơn) hay Bộ Giáo dục lại có Vụ Thường xuyên chắc để quản những Học sinh sv... thỉnh thoảng mới đi học? Nói vậy để thấy Truyền thông kiểu gì cũng phải chính xác thì mới đưa được thông điệp hành động đúng. Bộ Y tế chăm lo bảo vệ sức khỏe cộng đồng thì phải chú trọng cả công tác Phòng ngừa, Công nghiệp dược đúng nghĩa... Cũng toàn người Thầy thuốc người Việt hành nghề nhưng có nhiều Bệnh viện Bệnh nhân không hề phàn nàn ? Trên đời nầy: "Có qua có lại mới tọai lòng nhau", các bạn luôn kêu gào BS phải có Y ĐỨC còn bệnh nhân thì sao! Chen lấn, lo lót, tấn công nhân viên BV, chửi mắng BS, xem thường dặn dò của BS, v.v.. làm xấu đi quan hệ giửa BS và Bệnh Nhân. BS không phải là người máy mà không biết BỨC XỨC, họ cũng là con người và họ cũng cần được kính trọng như bạn. Hãy bảo vệ BS vì họ là người duy nhất có thể giữ gìn sự sống cho mỗi chúng ta. Tôi nhớ Tết năm nào đọc bài về CSGT vất vả không được nghỉ Tết, không được thưởng thì có comment đại khái là "nếu cho tôi làm CSGT tôi xin thề không nghỉ, không nhận thưởng". Nghĩ lại, trong năm qua bao nhiêu người chê bai bác sĩ thế này, y tá thế kia, nhưng hình như không thấy ai dám thề "nếu cho tôi làm bác sĩ hay y tá" nhỉ. Tôi đã từng tiếp kiến Ts Võ Xuân Sơn, khi cháu tôi bị tai nạn vỡ hộp sọ, Bs sơn mổ từ 1230 đếm đến 4h30 sáng mới xong, khi tôi đến thì điều dưỡng nói BS vừa đi nghỉ, lấy sức sáng mai mổ tiếp, nhưng tôi không yên tâm, muốn gắp BS để biết tiên lượng của cháu mà chuẩn bị hậu sự, điều dưỡng bất đắc dĩ phải gọi BS dậy, BS ngái ngủ, nhưng vẫn lắng nghe tôi nói lời xin lỗi vì làm đứt đoạn thời gian nghỉ của BS, và trình bày nguyện vọng, sau đó BS trả lời là yên tâm cháu tôi sẽ sống. Một lần nữa xin lỗi vì làm mất thời gian nghỉ ngơi quý báu của BS và nói lời cảm ơn.tất cả các BS có tay nghề giỏi thì rất nhiệt tình và tận tâm với người bệnh, luôn trăn trỡ với những khó khăn của nghành y tế. Cần làm tốt vai trò truyền thông để các bên cùng hiểu. Ngày trước số lượng người làm nghe thuốc và nghề giáo có ít . Phần lớn những người làm nghề này có xuất thân , nhân thân tốt . Bệnh nhân , học trò của họ cũng tương tự . Do vậy chuyện thực hành Y ĐỨC ( theo quan điểm của người xưa) sẽ khá dễ dàng . Ngày nay , tất cả đã khác xưa rất nhiều, nhất là quan niệm sống , nên chuyện Y ĐỨC ta cần nhìn nhận khác đi . Làm nghề gì cũng phải có ĐỨC ,vì thế ta không cần phải quá nhấn mạnh về Y ĐỨC mà chỉ cần họ làm ĐÚNG là được . Rất vui khi được biết đến Bộ trưởng bộ y tế quan tâm có kế hoạch phát triển ngành y tế, và cách làm việc không giống với các Bộ khác. Cầu mong sự thay đổi ngành y tế lần nầy làm cho bệnh nhân và bác sĩ bớt khổ. Con đường mang tên Y Tế còn lắm gập ghềnh..! |
Điều ước mùa xuân Một học sinh phổ thông tên là Nguyễn Hoài Giang ở trường PTTH Hoàn Kiếm, Hà Nội (bây giờ hẳn Hoài Giang đã ở tuổi tứ tuần) ước rằng: “Năm 2000? Tôi hình dung và thành thực mong nó đúng như hình dung của mình. Lúc đó con người trong xã hội biết sống vì nhau, tốt hơn với nhau, không nhỏ nhen và vụ lợi như bây giờ. Mọi người độ lượng và tha thứ cho nhau. Trong xí nghiệp, cơ quan có sự công bằng trong thưởng, phạt. Trong nhà trường học sinh biết tôn trọng và nghe lời thầy cô giáo. Các thầy cô giáo được đảm bảo đời sống, không phải đi làm thêm những nghề như rửa bát, bán thuốc lá... như hiện nay. Trong bệnh viện không còn tình trạng bác sĩ sau một ca mổ, một đêm trực mệt nhoài nhưng chỉ được bồi dưỡng một số tiền không đủ ăn một bát phở”.Trong chùm phỏng vấn ấy, hầu hết mọi người đều ước mong về một năm 2000 ổn định cho chính mình. Chỉ có “bạn” học sinh lớp 10 tên Giang ước mơ về cả một xã hội tốt đẹp. Tôi không biết sau gần 30 năm, Hoài Giang đã trở thành một người như thế nào. Nhưng tôi tin, người nghĩ như thế năm 16 tuổi, sẽ trở thành một người tốt.Chỉ tiếc rằng năm 2000 đã qua khá lâu rồi, điều ước của bạn học sinh ngày nào dường như vẫn rất xa.Đến năm nay, 2015, tôi vẫn nghe một thầy giáo kể về chuyện gặp đồng nghiệp trên đường phải cúi mặt tránh nhau, vì người thầy kia đang đi giao tương cho các nhà hàng để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Đến năm 2015 này, tôi vẫn phải viết những bài báo về các bác sĩ nhận phụ cấp không đủ một bát phở. Hơn 30 năm, bát phở vẫn là thước đo cho nhiều buổi trực, của nhiều ngành nghề. Và nếu muốn thoát khỏi hệ quy chiếu “bát phở”, thì bạn đều biết rằng người ta phải làm gì: nhiều khả năng họ phải thủ tiêu đi cái sự “công bằng” hay “sống vì nhau” - như trong điều ước của cậu học sinh năm nào.Mùa xuân là mùa của những ước vọng. Chúng ta chắp tay trước bàn thờ tổ tiên, trước sân đình cửa chùa, chúng ta nhủ thầm những điều ước. Và cả những lời chúc nữa, cũng là một dạng thức của điều ước.Nhưng bây giờ đọc lại những điều ước trên tờ báo xuân ngả màu của gần 30 năm về trước, tôi chợt tự hỏi rằng có khi nào những điều ước mùa xuân chỉ là một thứ quán tính hay không. Chúng ta ước chỉ vì mùa xuân đến thì phải ước. Chứ điều ước không được hiện thực hóa bằng một thái độ sống.Có thể bạn không nhận ra, nhưng ngay cả những điều ước “may mắn”, “an lành” và “hạnh phúc” dù là cho cá nhân bạn và người thân, thật ra cũng là điều ước về một xã hội tốt đẹp. Cho dù bạn có vị kỷ đến thế nào, thì hàng ngày, đi xe trên đường, vào cơ quan, vào bệnh viện, cái sự không-hạnh-phúc nó cũng sẽ tự ập vào bạn nếu ta không có một xã hội tốt.Điều ước năm mới nào, cũng có thể mang hình dáng của điều ước mà bạn Nguyễn Hoài Giang đã nói. Điều ước về một cái tốt đẹp chung. Nhưng có bao nhiêu điều ước như thế đã đi vào hư không?Cuối năm, tôi ra chợ đầu mối Long Biên, lẽo đẽo đi theo một người bốc vác già. Người phụ nữ đã ngoài 50 tuổi. Chúng tôi muốn phỏng vấn, nhưng cô không có thời gian tiếp chuyện. Người phụ nữ ấy vẫn hăng hái hết quang gánh này quang gánh khác, chạy luôn chân, hồ hởi nhận từng đồng tiền lẻ. Cô vui lắm, vì giáp Tết nhiều việc. Người trong chợ kể, rằng cô đã nuôi mấy đứa con học đại học bằng cái đòn gánh ấy.Tôi hiểu sao cô vui. Cô có một điều ước rất rõ ràng, rất tốt đẹp và sung sướng trên đường thực hiện nó. Bạn có thể bắt gặp nét mặt rạng rỡ ấy ở bất kỳ đâu, của bất kỳ người lao động đứng tuổi nào trong thành phố đang nuôi một ước mơ cho những đứa con của mình. Điều ước, có thể trở thành một mục tiêu. Cho dù là loại mục tiêu bắt người ta phải gánh năm bảy chục cân một lúc, chạy băng băng trên những con dốc của đê Yên Phụ.Điều ước, không phải là những lời lầm rầm trên môi; nó là những quang gánh nặng trên vai người phụ nữ kia, là bước chân băng băng trên đôi dép nhựa mòn len lỏi qua chợ, là nụ cười hân hoan trên hành trình tưởng đầy nặng nhọc ấy.Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi nói lên những ước mơ đầu năm mới, nghĩ về nó như một mục tiêu đè lên vai mình? Tìm kiếm hạnh phúc, không bao giờ là dễ dàng.Năm 2015 - nếu có một điều ước, bạn ước mong gì?Đức Hoàng Đọc xong suýt khóc. Nhớ lại không ít lần ngày đầu năm mới, mình không cầu chúc gì, chỉ tự đặt mục tiêu thay đổi bản thân theo hướng tích cực. Lúc nào cũng đầy quyết tâm, nhưng vài ba bữa, cái mục tiêu đó bị xếp vào xó, và mình đến giờ về cơ bản, vẫn là một thằng vô dụng. Điều ước đầu năm với tôi, chỉ đơn giản là mong sao NGƯỜI VỚI NGƯỜI SỐNG TỐT VỚI NHAU HƠN Năm mới chúc bạn Đức Hoàng và gia đình SK, HP, thành công trong sự nghiệp. Bạn viết lúc nào cũng rất thực. Mong rằng năm mới tất cả chúng ta hãy sống tốt đẹp hơn nữa. Tôi ước mọi trẻ em trên toàn thế giới được sống trong tình yêu thương Tôi ước những con tàu hải giám của Việt Nam thật lẫm liệt, đường hoàng bảo vệ biển đảo và ngư dân của chụ́ng ta...toàn dân đồng lòng với mục đích thiêng liêng nhất: Bảo vệ sự toàn vẹn của Việt Nam Dem giao thua Cha toi khong dc bac si cho xuat vien ve an tet cung gia dinh vi benh ung thu da day cua Cha toi dang o giai doan cuoi, dieu uoc dau tien cua toi la Cha dc ve nha don giao thua va hy vong co mot phep nhiem mau se xay ra Điều ước đầu tiên của tôi trong năm nay là mong bố mẹ sẽ mãi mạnh khỏe, ước cho những người thân của tôi sẽ không gặp khó khăn và ước cho các bác sỹ đang điều trị cho tôi có cuộc sống đầy đủ không phải chạy sô đi làm thêm bên ngoài. Con người như Thánh hiềnCảnh vật đẹp thần tiênCủa cải như nước lãAi ai cũng có Nhà?Không còn đi ớ trọSống nghèo khó bần hàn Năm 2015 chỉ mong sức khoẻ dồi dào và trả hết các khoản nợ thôi! bác Đức Hoàng ngày xưa viết báo thể thao với chuyên mục lăng kính. Nay chuyển sang vnexpress, rất thích lối viết của Bác, những câu chuyện bên lề tưởng không liên quan nhưng cuối cùng nó lại là một thông điệp, một nút thắt làm ta hiểu được hết ý của bài viết. Tôi ước bản thân có thể vượt qua chính mình mỗi ngày để mình sống tốt hơn.Chúc tác giả bài viết vẫn giữ đc cái đẹp của tâm hồn trong xã hội thiện ác tồn tại đồng hành Mọi người thường ước đủ thứ nhưng họ lại không bao giờ nghĩ cách để thực hiện điều ước của mình cuối cùng thì điều ước vẫn chỉ là điều ước mà thôi Quốc Thái Dân An Điều ước năm nay của em là làm thật tốt công việc mà mình đang làm, hi vọng có thể mang lại một tí giá trị nào đó cho xã hội. Chúc anh và gia đình năm mới bình an và nhiều hạnh phúc. Hi vọng trong năm mới sẽ được đọc nhiều bài viết nữa của anh. Tôi vẫn ước như bạn học sinh phổ thông tên Hoài Giang năm ấy. |
Tiền boa Tôi rất lấy làm lạ khi nghe cô nhân viên thu ngân nhắc đi nhắc lại rằng: chị đã trả toàn bộ tiền cho chuyến đi, xin đừng đưa thêm tiền cho tài xế. Vốn đã quen với văn hoá tiền boa (tiền tip) sau mấy năm sống ở Mỹ, tôi không khỏi suy nghĩ khi một chuyện bình thường ở phương Tây lại trở thành một căn dặn mang tính cảnh báo nghiêm nghị đến thế.Sực nhớ tới những lần bị tài xế taxi vòi tiền trắng trợn, tôi ngẫm ra rằng có thể cô nhân viên hãng xe kia nhắc nhở kỹ càng quá mức cần thiết về vấn đề tiền boa là bởi họ lo sợ tiền “boa” của khách sẽ làm hư tài xế. Dăm năm trước, vào khoảng sau kỳ nghỉ Tết, tôi đón taxi từ Tân Sơn Nhất về nhà và khi vừa ra khỏi sân bay, tôi đã nhận ra đồng hồ tính tiền của anh tài xế có vấn đề. Nó nhảy tiền nhanh bất thường. Tôi thắc mắc với anh rằng sao cùng một đoạn đường tôi mới đi cách đây vài tuần mà xe của anh lại tính tiền gấp đôi xe khác? Anh tài xế tỉnh bơ bảo: “Ờ thì sau Tết, chị cũng phải mừng tuổi cho tôi chút chớ!”. Nghe đến đó, tôi bảo anh tài dừng xe cho tôi xuống ngay vì tôi không chấp nhận kiểu vòi vĩnh trơ tráo như thế.Có lẽ anh tài xế đòi tiền mừng tuổi ấy đã đánh đồng tiền boa và tiền vòi, đã nhầm lẫn sự tri ân của khách hàng với quyền được đòi hỏi của người làm công việc dịch vụ trực tiếp. Sử dụng dịch vụ taxi thường xuyên, tôi đã có thói quen cảm ơn và gửi thêm tiền boa cho những người lái xe nghiêm chỉnh, tận tình giúp đỡ nếu thấy khách cần xách đồ. Nhưng với những người làm việc ẩu tả, gian dối và không ngần ngại vòi vĩnh như anh tài xế tôi gặp dăm năm trước thì một xu tôi cũng không muốn cho. Chắc anh ta sẽ cho rằng tôi là người keo kiệt, cũng như tôi đương nhiên coi anh ta là người làm nghề không có tâm, chung quy lại thì chỉ vì quan niệm về tiền boa của chúng tôi khác nhau hoàn toàn.Tôi chỉ thực sự biết về tiền boa khi bắt đầu cuộc sống ở Mỹ - nơi người ta bày tỏ sự trân trọng, biết ơn với những người phục vụ trực tiếp bằng tiền boa. Tiền boa đã trở thành một thứ văn hoá của người Mỹ mà muốn biết cũng phải học. Ở Mỹ, nếu bạn nghỉ ở khách sạn, bạn sẽ phải gửi tiền boa cho tất cả mọi người phục vụ bạn, từ anh nhân viên đưa giúp hành lý lên phòng cho tới người trông xe lấy giùm xe. Ngay cả người làm việc vệ sinh phòng - người hầu như không bao giờ xuất hiện trước mặt bạn, bạn cũng phải gửi khéo tiền boa dưới gối. Người Mỹ boa tiền cho những người làm công việc chân tay ở khách sạn, nhà hàng vì họ chỉ có mức lương cơ bản ít ỏi và không có cơ hội nào để kiếm thêm tiền. Tiền boa vừa thay lời cảm ơn, vừa là một sự khích lệ của khách hàng cho công việc của họ.Không rõ khái niệm tiền boa xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ nhưng cũng như vô vàn những thứ du nhập khác từ phương Tây, tiền boa bị biến nghĩa khi vào môi trường văn hoá nông nghiệp của Việt Nam. Một lần, tôi đi ăn cơm tối với chồng ở một nhà hàng khá sang trọng. Vừa ngồi vào bàn, mấy cô gái tiếp thị thuốc lá và rượu đã đến bàn mời mua nhưng chúng tôi từ chối. Rồi một cách bất đắc dĩ, chúng tôi phải chứng kiến cách bàn bên cạnh boa tiền cho mấy cô. Họ là mấy người đàn ông đang ngồi nhậu, thấy mấy cô gái đến thì buông lời chòng ghẹo chứ không quan tâm gì đến rượu hay thuốc. Mấy cô gái kiên nhẫn chào mời trong những lời đùa cợt thô lỗ của đám đàn ông. Tươi cười mời mọc cho đến lúc biết là họ sẽ không mua hàng, các cô gái xin phép đi sang bàn khác. Lúc bấy giờ, một anh trong nhóm đứng dậy rút ví dúi tiền vào tay một cô, cao giọng bảo: boa cho các em.Chắc nhiều người vẫn nghĩ về tiền boa theo cách của đám đàn ông kia - một thứ tiền xoè ra không nghĩ ngợi, nếu có nghĩ thì chỉ nghĩ về bản thân chứ không đếm xỉa gì đến cảm giác của người nhận tiền boa.Boa tiền là một hành vi văn hoá. Người trao thể hiện văn hoá ở thái độ trân trọng công việc của người phục vụ mình. Người nhận thể hiện văn hoá ở thái độ tận tâm với công việc một cách vô tư. Có như thế, tiền boa và hành vi boa tiền mới thực sự thoát ra khỏi ý nghĩa đổi chác thông thường như nhiều người vẫn nghĩ.Nguyễn Thị Thanh Lưu Về vấn đề này quan điểm của tôi là thích kiểu văn hoá Nhật hơn: tất cả chi phí tính vào giá niêm yết chính thức, công khai và việc cho hay nhận tiền boa được coi là một sự xỉ nhục. Tôi muốn boa cho tác giả vì bài viết này! Mấy chục năm nay, Đạo đức văn hóa VN suy đồi không thể trở lại như thời các Cụ xưa; Đừng mơ văn minh văn hóa ở VN nữa!!! Ở Mỹ những người phục vụ nhận tiền boa vì đồng lương của họ thấp hơn cả lương tối thiểu, không đủ sống. Câu hỏi ở đây phải là tại sao nhà hàng khách sạn nơi họ làm việc lại trả lương thấp thế và đòi hỏi thêm tiền phục vụ từ khách hàng, trong khi ở Nhật nếu để lại tiền boa cho nhân viên sẽ bị coi là xúc phạm danh dự người phục vụ và nhà hàng vì cho rằng nhà hàng không trả đủ lương cho nhân viên. Ở Việt Nam tiền boa diễn ra trong "quán đèn mờ" phổ biến hơn "quán đèn sáng"... Nói đến tiền boa người ta thường nghĩ đến những nơi thiếu lành mạnh...! Theo tôi nghĩ tiền boa nó giống như tiền thưởng, muốn gởi tri ân tới những người giúp mình công việc nào đó vd như người phục vụ, giữ xe... còn những người đàn ông kia chỉ là cho tiền người khác mà thôi. Nên ta phài hiểu rõ tiền boa và cho tiền khác nhau hoàn toàn về ý.....!!!! Của cho không bằng cách cho. Cho thật khéo và tinh tế tí Nhớ lại chừng chục năm trước ở một số thành phố lớn ngoài Bắc như Hà Nội, Hải Phòng khi đi ăn nhà hàng xong mình có để lại trên bàn chút tiền Tip, vừa đi khỏi nhà hàng vài bước chân thì anh phục vụ nhà hàng hớt hơ hớt hải chạy theo gọi "anh ơi, anh để quên tiền trên bàn", mình có giải thích là tiền đó mình tặng lại cho người phục vụ thì anh đó nói rằng "anh cầm đi, chúng em không lấy đâu", kèm theo nụ cười rất vô tư. Bi giờ chắc họ "tiến bộ" nhiều rồi, chắc không còn ngây thơ như xưa nữa ... hehehehe Bài viết rất hay :) Các bạn toàn là người Việt, viết bài cho người Việt đọc nhưng toàn đưa dẫn chứng ở Mỹ, Úc, Canada... Đem thói quen và văn hoá nước khác để nói chuyện Việt Nam thì không thuyết phục lắm! Cám ơn tác giả bài viết, tôi được biết thêm một điều nữa về văn hoá boa của người Mỹ. Lê Huy mình chỉ là sinh viên cũng hay đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập vừa trang trải cuộc sống vừa đóng học phí, lần đầu tiên nhận tiền boa (mấy nghìn lẻ thôi) mà cũng thấy vui rồi tại chỉ cần vài lần nghìn lẻ đó là cũng đủ ăn sáng, tiết kiện được một khối. nhờ đó thấy thích công việc mình đang làm hơn, công việc cũng đỡ nhàm chán. Đó là quy luật cho và nhận. Con người phải tôn trong nhau thì mới có thể sống tử tế với nhau. Cảm ơn chị Thanh Lưu về chia sẻ đầy ý nghĩa trong năm mới. Toi duoc nghe nhung nguoi ban ke rang: Trong lan vao quan Bar choi, den khi tinh tien, Anh ban boa cho co gai 200000d. Co ta tra lai voi mot cau noi: Anh cam tien nay ve mua sua cho con! Mình mở quán trà sữa boardgame. Có hàng trăm trò chơi trí tuệ của nước ngoài. Những trò chơi này đòi hỏi tư duy, suy luận & tốn nhiều thời gian để chơi. Nên mỗi lần khách đến quán ngồi chơi mình phải chỉ & hướng dẫn cho khách kỹ. Nhiều khi khách ngồi 3, 4 tiếng mình phải chịu khó ngồi cạnh chỉ khách 3, 4 tiếng. Bỏ công bỏ sức rất nhiều nhưng chỉ thu tiền nước chứ k bao giờ yêu cầu hay đòi hỏi khách phải boa, vì đơn giản đây là VN. P/S: À. Hiện tại thì quán mình đã dẹp rồi, còn mình đang nợ nần chồng chất & bán cả nhà cửa. Giờ trở thành người vô gia cư luôn rồi! :) |
Nói với con về tình yêu Các bác sĩ phụ sản kể rằng bệnh viện thường quá tải nhiều tuần sau đó. Với các bậc phụ huynh, dường như ngày tình yêu giờ đã trở thành một thời điểm tiềm ẩn lắm nguy cơ.Chỉ vài năm nữa thôi, con tôi sẽ tương tư ai đó. Con sẽ băn khoăn về món quà cho ngày Tình yêu. Có lẽ tôi phải chuẩn bị từ hôm nay là vừa. Nhưng tôi sẽ nói gì với con về tình yêu đây?Từ bé đến lớn, chẳng có người lớn nào nói với tôi về tình yêu cả. Tôi phải học từ sách vở, và từ những cảm xúc của chính mình. Tôi đã phải đi qua một chặng đường dài, đến khi trở thành một người mẹ, mới hiểu ra nhiều điều mà tôi ước mình hiểu ra sớm hơn - về tình yêu.Trong ngôn ngữ của người Hy Lạp xưa, có bốn từ để phân biệt các loại tình yêu khác nhau. Agape để nói về tình đồng loại, thứ tình yêu quảng đại với tha nhân. Storge chính là tình yêu giữa những người thân thuộc trong gia đình. Phileo là thứ tình bạn thân thiết, tri âm tri kỷ. Và cuối cùng, Eros để diễn tả tình yêu lứa đôi, lãng mạn và đi kèm với ham muốn thể xác.Tất cả chúng ta đều trải qua cả bốn loại tình yêu ấy, nhưng dường như chúng ta luôn phân biệt rõ ràng đối với tình yêu Eros. Bởi vì Eros là thứ tình khó hiểu nhất, mê đắm nhất và dễ đổi thay nhất, hay bởi vì nó gắn liền với khao khát thể xác, mà trong giáo dục gia đình, nhất là ở phương Đông, tình yêu Eros thường bị xếp vào vị trí “trần tục” nhất, ít “cao cả” nhất.Phải chăng, chính quan niệm đó đã tạo nên không ít sai lầm và bi kịch?13 tuổi, bao nhiêu cô gái nhỏ có cảm giác tương tư một chàng trai là phạm lỗi với mẹ cha. 24 tuổi, bao nhiêu cô gái bị ngăn cản khi muốn kết hôn với một người mà cha mẹ không ưng lòng? Bao nhiêu bà mẹ chồng xem con dâu là tạm bợ? Bao nhiêu thiếu nữ nghĩ rằng “đã lỡ trao thân cho ai thì phải lấy người ấy làm chồng”? Bao nhiêu người xem quan hệ trước hôn nhân là tội lỗi?Tôi từng nghe rất nhiều người so sánh tình yêu lứa đôi với tình gia đình, những bà mẹ bắt con phải lựa chọn “hoặc cha mẹ, hoặc người yêu” hay những người ràng buộc nhau bằng lý lẽ “cha mẹ chỉ có một, còn vợ chồng thì… thiếu chi”.Chính bản thân tôi cũng từng đinh ninh như vậy, cho tới khi tôi trở thành một người mẹ. Một ngày nọ ôm con trong tay, tôi chợt nhận ra sự khác nhau giữa tình mẫu tử và tình vợ chồng, giữa tình yêu Storge và tình yêu Eros - một tình yêu được nuôi dưỡng chăm bón và bắt rễ sâu đến tận cùng sự sống, một tình yêu đột ngột rơi xuống đời.Tôi nhận ra rằng tình yêu Storge là hiển nhiên. Sao có thể không yêu cha mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục ta qua bao ngày tháng? Sao có thể không yêu anh chị em, những người đã cùng ta gắn bó, chia sẻ bao kỷ niệm thời ấu thơ? Sao có thể không yêu đứa con bé bỏng mà ta đã hoài thai, nuôi nấng, ôm ấp trong vòng tay, chứng kiến chúng lớn lên từng ngày? Có gì lạ đâu nếu tình yêu đó tràn ngập trái tim ta?Nhưng chính tình yêu giữa hai con người xa lạ, mới làm tôi kinh ngạc. Tình mẫu tử, một khi đã xuất hiện, thì không bao giờ tan biến. Còn tình yêu lãng mạn với một người, một khi đã tan biến, thì không bao giờ lấy lại được. Tình bạn Phileo không thể hình thành khi chưa có những cuộc chuyện trò. Nhưng tình yêu Eros có thể bắt đầu chỉ với một ánh nhìn. Một giây chạm mắt đã thấy xác thân rã rời. Và tình yêu Eros bùng lên mãnh liệt, từ hư vô.Rốt cuộc thì, yêu một người lạ, với tôi, mới là điều kỳ diệu nhất.Thế nên, tôi sẽ nói với con tôi về tình yêu, mà đặc biệt là tình yêu Eros, không phải như một tình cảm gắn liền với “tội lỗi”, không phải như một hiểm họa phá hủy tương lai. Mà như yếu tố quan trọng nhất để kiến tạo tương lai.Rằng, con biết không, bên cạnh tình gia đình, tình bạn, tình đồng loại, còn có một tình yêu tuyệt vời đến thế - thứ tình yêu Eros lạ lùng khó hiểu và có rất nhiều bộ mặt. Nó có thể bắt đầu bằng sự tương tư một phía. Rồi những phút giây rung động trong sáng vô tư. Và sẽ đến lúc con đối mặt với khát khao chiếm hữu, cũng như nỗi ghen tuông của nó. Nhưng dù sao, tình yêu đó là một thứ quà tặng đáng để con mong đợi, đáng để tự hào, đáng để chia sẻ và thừa nhận nó một cách công khai.Trong 7 tỷ người, con có thể gặp tình yêu đích thực không chỉ một lần. Và không phải bất cứ người yêu nào cũng phù hợp để cùng con thiết lập một gia đình. Bởi gia đình là nơi phải chứa đựng cả bốn loại tình yêu. Nếu chỉ có tình yêu Eros thôi, thì chưa đủ. Cảm xúc Eros có thể nảy sinh với nhiều người, nhưng chọn ai đồng hành cùng cuộc đời mình, thì con phải dùng thêm lý trí.Phải, tôi sẽ nói với con như thế, trước khi mũi tên Eros bắn trúng tim con. Có lẽ, để giúp con có được một tình yêu xứng đáng, phải bắt đầu bằng việc thừa nhận sự hiện hữu chính đáng của tình yêu.Đặng Nguyễn Đông Vy Tôi thì không "giáo điều" và cũng không nói về những gì "trừu tượng"... Tôi dậy con trai tôi (cháu đang học lớp 12 chuyên Anh trường Amsterdam HN và đã có bạn gái) về những điều thiết thực mà tôi nghĩ sẽ có ích cho con tôi, VD như: cách sử dụng BCS (các bạn đừng vội cười, rất có thể không phải ai trong số những người đang mở miệng cười đều biết dùng BCS đúng cách đâu; cách làm sao để có 1 tình yêu lãng mạn với những nụ hôn tuyệt vời (không phải ai cũng biết rằng điều quan trọng đầu tiên của 1 nụ hôn là không đc để đôi môi khô và hơi thở thiếu thơm tho đâu); và quan trọng nhất là làm thế nào để tình yêu giúp cho đôi trẻ cùng có thêm tiến bộ trong học tập và tu dưỡng đạo đức...Bạn nào muốn ném đá thì xin mời, ở quê tôi đang có cái ao cần lấp :)) Bạn nào muốn cùng chia sẻ phương pháp dậy dỗ con em vào tuổi biết yêu thì rất hoan nghênh :)) Cảm ơn chị đã đưa ra một vấn đề cần thiết là nói với con về chuyện tình yêu. Tôi thích việc c đưa ra 4 loại tình yêu đó. Tôi có học tiếng Hy Lạp. Theo tôi nghĩ, tình yêu agape là thứ tình yêu vô điều kiện, vô vị kỷ, tình yêu 'mặc dù' (như tình Chúa dành cho con người). Chính khi ta được yêu agape, học yêu storge và phileo, thì khi tình yêu eros đến, ta vẫn sẽ yêu nồng nàn, mãnh liệt nhưng đủ khôn ngoan để k va vấp và có những sai lầm đáng tiếc. Tình yêu eros đầy xúc cảm, nhưng tình yêu chân thật nào cũng vậy (phileo hay eros hay storge) cũng không phải chỉ là cảm xúc. Cảm xúc đến rồi đi, tình yêu thật ở lại, bền lâu và vượt trên cảm xúc. Các e thiếu niên thường k phân biệt dc cảm xúc vói tình yêu thật. Và đó là điều tôi nghĩ cần giúp con em mình. Buồn thay , Eros là thứ tình dễ đổi thay nhất Yêu một người lạ, với tôi, mới là điều kỳ diệu nhất Tình yêu đôi lứa, một vấn đề rất khó trình bày với con trẻ. Có thể ta hiểu hết, nhưng diễn đạt thành lời cho con đâu phải dễ. Vậy hãy yêu và sống thật với lòng mình ....thì con bạn sẽ cảm nhận được ! Rất hay, xin cảm ơn chị Trong 7 tỷ người đang hiện hữu trên trái đất liệu có bao nhiêu biết & hiểu ý nghĩa cũng như những việc cụ thể sẽ làm trong dịp Valentine ' Day? Chắc không là bao nên thay vì trao nhau những món quà ý nghĩa lãng mạn... thì họ lại có xu hướng... trao thân? Tây phương từ hàng ngàn năm đã tồn tại hàng loạt ngày lễ hội nào là Giáng sinh, Phục sinh, Ngày Mẹ, ngày Cha, ngày tưởng nhớ người đã khuất... vv và vv... Đi theo từng dịp luôn định hình các hoạt động và công việc rất cụ thể ai cũng biết phải làm gì nói chung " chất lượng sản phẩm" luôn ổn định. Vì vậy không ngạc nhiên mấy khi những kẻ hùa theo sẽ thiên về hành động bột phát theo bản năng là chính chứ họ có hiểu thấu đáo đâu? Hay lắm ! Thx. Hay Thích Đông Vy từ ngày xửa ngày xưa với nhứng trang viết trên Hoa Học Trò. Bẵng đi gần 10 năm nay mới được 'gặp lại'. Vẫn thấy tha thiết như thuở nào!!... Bài viết hay Hay! tôi rất thích đoạn:"Trong 7 tỷ người, con có thể gặp tình yêu đích thực không chỉ một lần. Và không phải bất cứ người yêu nào cũng phù hợp để cùng con thiết lập một gia đình. Bởi gia đình là nơi phải chứa đựng cả bốn loại tình yêu. Nếu chỉ có tình yêu Eros thôi, thì chưa đủ. Cảm xúc Eros có thể nảy sinh với nhiều người, nhưng chọn ai đồng hành cùng cuộc đời mình, thì con phải dùng thêm lý trí".Chuẩn không thể chỉnh! Hay quá! Hay, Tuyệt vời Và rất lạ, eros hình như là thứ chiếm nhiều thời gian, tâm trí, sức lực, ... của mỗi con người nhất. Nhiều vui, nhiều buồn nhất trong mỗi vòng đời. |
Nếu gặp phải ‘con ruồi’ Khi dư luận còn tranh cãi gắt gao giữa thế nào là “quyền được thương lượng” và ý đồ “cưỡng đoạt tài sản”, tôi lại cho rằng, vấn đề cần được nhìn nhận không chỉ là phải trái đúng sai.Ở mỗi ngành hàng đều cho phép tỷ lệ lỗi hỏng nhất định trong sản xuất, nhưng trước tiên cần đặt ra câu hỏi rằng, liệu phạm vi lỗi cho phép của hàng thực phẩm đồ uống (F&B) có thể được xuất hiện một “kẻ ngoại đạo” như con ruồi hay không?Khái niệm “sản phẩm khiếm khuyết” (product defect) là sản phẩm không thỏa mãn được giá trị sử dụng như mục tiêu ban đầu hướng tới, gây ra phí tổn kinh tế hoặc có thể gây hại cho người mua. Thông thường những khiếm khuyết được phép chỉ xoay quanh nội tại quy trình sản xuất với nguyên liệu và các công đoạn đã có. Có ba loại khiếm khuyết như thế, là lỗi thiết kế, lỗi chế tạo và lỗi thiếu chỉ dẫn cần thiết.Khái niệm này không chỉ được dùng trong ngành quản lý sản xuất, để đo lường chất lượng của một lô hàng nói chung; mà giờ cũng trở nên phổ biến hơn trong đời sống, đặc biệt khi bất đắc dĩ nó trở thành yếu tố then chốt trong các vụ kiện tụng gần đây.Với ngành F&B, một vài nước phát triển có quy định không cho phép ngay cả sự xuất hiện của côn trùng trong phạm vi nơi chế biến đồ ăn thức uống. Nhà hàng, tiệm bán đồ uống có thể sẽ bị phạt tiền từ vài nghìn USD, đóng cửa thậm chí bỏ tù ông chủ, nếu để những con như ruồi, gián, kiến “đi lạc” vào trong nhà bếp hay nơi trữ thực phẩm.Nhà hàng thức ăn nhanh Pizza Pan ở Birmingham và tiệm đồ uống Trung Quốc Yummy House ở Bromwich (Anh) là hai trường hợp đã bị xét xử tại tòa án địa phương mới đây. Nguyên do là để xuất hiện gián và chuột trong phòng bếp. Pizza Pan sau đó bị phạt hai nghìn bảng Anh, phải đóng cửa còn ông chủ Yummy House đối mặt với án tù 30 tuần.Tuy nhiên, cũng có những “con ruồi” là sự cố ngoài tầm kiểm soát. Trong các trường hợp ấy, điều đáng nói là ở cách đối mặt và giải quyết vấn đề của mỗi bên liên quan.Xin kể lại vụ kiện tụng mấy năm trước về “con ruồi rưỡi” của Waddah Mustapha - một người dân thành phố Windsor, Ontario, Canada. Mustapha từng rơi vào trạng thái mà anh gọi là “khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng” khi bắt gặp xác một con ruồi và nửa con khác trong chai nước sắp uống. “Con ruồi rưỡi” của Mustapha đã gây ra các luồng ý kiến trái chiều giữa những người phản đối và ủng hộ, đặc biệt khi anh quyết đâm đơn kiện công ty Culligan ra tòa án bang Ontario, với lý do anh và vợ đã “không thể đuổi hết các con ruồi khác ra khỏi tâm trí suốt một thời gian dài”.Gia đình Mustapha lúc đó không những phải đối mặt với rất nhiều lời nhạo báng, chỉ trích từ dư luận rằng đã cố tình làm to chuyện, mà còn phải tiêu tốn gần nửa triệu USD để theo đuổi vụ kiện trong hơn ba năm, từ 2005 đến 2008. "Vấn đề không phải là tiền. Tôi làm điều này vì nguyên tắc”, Mustapha cho biết và anh không hối tiếc sau khi Tòa án tối cao Canada ra phán quyết cuối cùng năm 2008, yêu cầu anh phải bồi hoàn chi phí hơn 300 nghìn USD đã nhận từ hãng sản xuất.Mustapha đã hành động đúng với trách nhiệm và quyền lợi của một người tiêu dùng. Anh làm thế để đòi hỏi hãng Culligan về những sản phẩm nước uống sạch, mà như anh nói “ít nhất sẽ không chứa ruồi", sau này.Nhiều doanh nghiệp từng gặp phải rắc rối tương tự Culligan. Sự cố tưởng “nhỏ như ruồi" đó có thể khiến một số công ty phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, thậm chí xóa sổ một dòng sản phẩm, nếu họ không có cách hành xử đàng hoàng, trung thực, không biết cách đối thoại với khách hàng. Với nhiều công ty lớn trên thế giới, hành động thường thấy đầu tiên của họ khi gặp phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng là ngay lập tức rà soát lại quy trình sản xuất của mình. Dựa vào đó, họ sẽ quyết định có hay không thu hồi các lô hàng ra mắt cùng đợt.Hãng thực phẩm Asahi Holdings của Nhật Bản từng quyết định thu hồi hơn 120 nghìn gói sản phẩm thịt trộn khoai tây cho trẻ em, khi vừa nhận được phản ánh của một phụ huynh rằng có con dế chết trong túi sản phẩm. Mặc dù chưa khẳng định liệu con dế có thể lẫn vào thức ăn hay không và theo cách nào, Asahi Holdings vẫn làm như vậy, kèm theo lời xin lỗi “vì liên quan đến vấn đề và để khách hàng phải lo lắng”.Năm 2009, khi không may có một con chuột vô tình vương vào góc ổ bánh mì đem bán, công ty đồ ăn Premier ở Anh cũng đã quyết định bồi thường 17 nghìn bảng, bằng gần 20 nghìn lần giá trị chiếc bánh, cho người khách mua.Một người dùng Twitter cuối năm ngoái cũng đăng tải bức ảnh gói mì của công ty Maruka chứa một mảnh xác con gián khô bên trong. Maruka lúc đó cũng đã ra quyết định thu hồi hàng trăm kiện hàng, ngừng dây chuyền sản xuất và trả tiền lại cho tất cả những ai đã mua mì trong thời gian đó.Họ đã làm điều đó không chỉ để an ủi riêng một vị khách, mà bởi tiêu chuẩn khắt khe của chính họ về chất lượng sản phẩm có gắn thương hiệu mình. Và bằng cách hành xử như thế, nhà sản xuất khẳng định, họ chọn đứng cùng phe với người tiêu dùng, chứ không phải là ở tâm thế đối kháng, hơn thua.Hạnh Nhân Tôi ăn bún ở Hà Thành, bắt gặp cọng dây thun trong tô bún, hoảng quá gọi chủ quán - kết quả được khuyến mãi một bữa no nê chửi rủa. Cạch không bao giờ tới quán đó nữa, mà mỗi lần ra HN công tác cũng dè chừng hơn! Xã hội Việt Nam mình thực sự chưa coi trọng người tiêu dùng thì đừng trách người dùng Việt sính hàng ngoại Bài viết rất hay. Sản phẩm nào cũng có thể có lỗi, đó là lỗi thiết kế, lỗi chế tạo và lỗi thiếu chỉ dẫn cần thiết. Tuy nhiên với sản phẩm là thực phẩm không thể chấp nhận có con ruồi ở trong. Có một con ruồi thì thì sẽ có 2 con ruồi, rồi có thể có con kiến, con muỗi, con gián và thậm chí là con chuột.... Yêu cầu Cục an toàn thực phẩm thành lập đoàn kiểm tra toàn bộ quy trình sản xuất nước uống của cơ sở này. Mình cũng cảm thấy lạ với cách hành xử của THP và một phần cách hành xử của chính quyền trong vấn đề này. Thương hiệu được xây dựng vốn không hề dễ và lẽ ra chủ nhân của nó phải nỗ lực hết mình để bảo vệ thương hiệu bằng cách xây dựng niềm tin trong lòng người tiêu dùng thì ở Việt Nam, người ta chỉ cần khư khư bảo vệ chính mình mà không cần quan tâm đến thương hiệu. Thật kỳ lạ! Gửi Hạnh Nhân - Thạc sĩ marketing truyền thông. Đọc xong bài viết của bạn mình thấy thật tuyệt vời, từ lời văn đến cách lập luận của bạn. Thể hiện khả năng tu duy và sự hiểu biết của bạn. Tin rằng với khả năng của bạn thì bạn sẽ sớm trở thành cánh tay đắc lực hay 1 bà chủ lớn ( ko biết là bạn đã như vậy chưa) nhưng tôi tin là như vậy. Mong rằng trong công việc bạn cũng sẽ hành động như vậy ( nghiêng về người tiêu dùng). Thân ái Lãnh đạo THP nên đọc bài viết này. Bạn bỏ ra 10.000 mua một chai nước ngọt , vậy bây giờ chai nước đó thuộc quyền sở hữu của ai ?khoan vội suy luận sâu xa làm gì , tất nhiên là chai đó là của bạn, thuộc sở hữu của bạn , không còn là tài sản của nhà sản xuất, vậy khi nhà sản xuất biết trong chai có vật là và muốn qthương lượng (mua lại) vậy bán hay không là quyền của bạn bán bao nhiêu cũng là quyền của bạn , ai cũng muốn bán dc giá cao,cái này có phạm luật ko Hay quá, cảm ơn Hạnh Nhân ! Vấn đề là ở cách hành xử khi gặp sự cố, là thái độ trách nhiệm đối với cộng đồng người tiêu dùng bởi họ là những người " nuôi " doanh nghiệp. Đó mới là văn hóa kinh doanh, là người kinh doanh có văn hóa. Đồng ý với ý kiến của bạn, nhưng ở VIỆT NAM ta người sản xuất luôn tỏ ra là người ban phát nên không tôn trọng người tiêu dùng. Nếu là tôi gặp trường hợp này tôi sẽ liên hệ ngay với nhà báo nhờ họ cảnh báo với các khách hàng khác về trường hợp con ruồi chứ không dại gì mà đi thương lượng, nếu chúng ta đi thương lượng chẳng khác nào chúng ta dung túng cho hành vi sai trái, cổ súy cho tư tưởng chạy chọt tham nhũng. Bài viết rất hay Mình từng làm cho nhà máy Hàn ở Phú Thọ. Nếu có người Hàn ỏ đó mọi công đoạn đều được kiểm tra kỹ lưỡng, nhưng hết giờ hành chính họ nghỉ, nhân viên làm cố cho đủ chỉ tiêu, chất lượng không quan tâm. Người Việt Nam hại người Việt Nam thôi Ở Úc,tôi vào quán phở,ăn được nữa tô,tôi phát hiện có sợi tóc,tôi báo cho nhân viên quán,họ đem tô khác đổi cho tôi và cuối cùng họ xin lỗi và cám ơn tôi bằng cách miễn phí bửa ăn 1,5 tô đó. Đó là nói về quán Việt nam. Tôi vào Siêu thị SafeWay,trên bảng giá ghi hộp cà bi 1,99,ra tinh tiền họ tính 2,50.Tôi khiếu nại,5 phút sau họ kiểm tra do lỗi của nhân viên kg cập nhật kịp giá,và họ xin lỗi tôi bằng cách tặng hộp cà đó,đó là lời cám ơn tôi. Xem người mà nghĩ đến ta. Còn nhiều nữa kg kể hết. Mẹ nhà em ở nhà nấu nước chè xanh tươi cũng chưa lần nào thấy ruồi các bác ạ, công nghệ thì thô sơ, ấm, bếp, chè tươi, và nước lã, chấm hết :) THP xử lý vụ này quá dở. |
Tết và GDP Thầy phân tích rằng nghỉ Tết không chỉ có chín ngày liền không đi làm, mà kéo theo đó là hai - ba tuần trước Tết không cơ quan nào tập trung làm việc, bởi còn lo quà cáp biếu xén, lễ lạt các nơi. Công việc được đề nghị để sau Tết giải quyết. Sau Tết là một tuần thăm hỏi, liên hoan chúc tụng, đi lễ cầu may tứ phương... ít nhất phải kéo hết Rằm tháng Giêng. Tổng thời gian không làm việc mất khoảng hai tuần và làm không đến nơi đến chốn mất thêm hai tuần nữa. Tính nhanh bốn trên 52 tuần cũng ra khoảng gần 8% thời gian sản xuất kinh doanh một năm. Thầy cho rằng thiệt hại GDP tính sơ sơ rơi vào khoảng 5%.Ai cũng biết Tết là nét đẹp văn hóa Việt từ nghìn đời, là dịp người đi xa tìm về đoàn tụ gia đình, bao vất vả nhọc nhằn cả năm được dẹp sang một bên để chào đón một năm mới may mắn và ấm áp. Tết là dịp thờ cúng ông bà, tổ tiên, gợi nhắc những giá trị gia đình thiêng liêng và văn hóa uống nước nhớ nguồn. Tết cũng là dịp con trẻ háo hức khoanh chân trông nồi bánh chưng, xúng xính mặc quần áo đẹp chờ lì xì năm mới.Tuy nhiên, Tết Việt thời công nghiệp hóa hiện đại hóa không chỉ dừng lại ở đó. Tết giờ là dịp người người nhà nhà vắt óc từ việc tìm ý tưởng mua quà biếu sếp to, sếp nhỏ, đối tác, cơ quan quản lý, tới việc cân nhắc phong bì nặng nhẹ bao nhiêu cho hợp lý. Tết giờ cũng là dịp các phụ huynh đau đầu vun vén chi tiêu dành một khoản mua quà biếu thầy cô giáo của con, để yên tâm là các cháu sẽ được thầy cô quan tâm bằng bạn bằng bè. Rồi tiếp đến là tiền quà biếu nhà nội, nhà ngoại, tiền mừng tuổi cho các cháu, tiền sắm sửa quần áo mới, tiền cúng lễ chùa, thôi thì đủ các thứ tiền.Mà mua sắm dịp Tết thì lại chẳng rẻ rúng gì. Cái gì cũng tăng giá, cũng đắt đỏ, âu cũng tại ở một chữ “Tết”. Trong thời buổi kinh tế khó khăn này, tôi biết Tết là gánh nặng cho biết bao hộ gia đình nghèo.Đối với một nền kinh tế phụ thuộc lớn vào hoạt động xuất khẩu và đầu tư nước ngoài như Việt Nam, việc nghỉ Tết dài ngày và lệch thời gian với Tết Tây là một thiệt thòi lớn cho nền kinh tế. Nhìn nhận được vấn đề, Tổng thống Nga Putin đã hủy bỏ kỳ nghỉ dịp năm mới vừa qua của các Bộ trưởng Chính phủ Nga để tập trung khắc phục khủng hoảng kinh tế. Nhiều quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều đã điều chỉnh kỳ nghỉ Tết Âm lịch cho phù hợp với nhịp kinh tế của thế giới. Trong khi đó, dường như Tết Việt của ta lại mỗi năm một kéo dài hơn, bất kể tình trạng suy thoái kinh tế những năm gần đây.Mới đây Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu đã có ý kiến cho rằng nghỉ Tết 9 ngày sẽ gây thiệt hại 2% của GDP. Song tôi nghĩ con số thật sự còn cao hơn rất nhiều. Bởi ngoài những thiệt hại đong đếm được bằng số ngày ngừng sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, những thiệt hại vô hình từ việc mất và suy giảm năng lực sản xuất xung quanh kỳ nghỉ Tết là rất lớn. Chưa kể tới nhiều vấn nạn xã hội khác như tắc đường, tai nạn giao thông, trộm cắp, an toàn thực phẩm, chặt chém nơi chùa chiền và điểm du lịch đông đúc. Tất cả những chi phí vô hình này, liệu có ai tính ra được mức thiệt hại bao nhiêu % trong GDP?Tôi đọc đâu đó có ý kiến ủng hộ bỏ Tết ta, hay gộp nghỉ lễ Tết ta vào Tết tây cho phù hợp với hội nhập và toàn cầu hóa. Cá nhân tôi cho rằng sẽ là một thiệt thòi cho văn hóa Việt nếu xóa bỏ đi Tết ta, bởi công nghiệp hóa không có nghĩa là quên việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa xã hội, và toàn cầu hóa không phải chỉ để tiếp thu tinh hoa của bạn bè quốc tế, mà còn để mang những nét đẹp dân tộc đáng tự hào giới thiệu tới cộng đồng thế giới. Song, để thực sự có một cái Tết đầm ấm và giảm gánh nặng tài chính cho các gia đình, phải chăng nên giảm bớt số ngày nghỉ, khuyến khích tổ chức Tết đơn giản, đồng thời quán triệt tình trạng quà biếu và lễ lạt quanh dịp Tết?Giờ có lẽ tôi và nhiều bạn đọc đã có thể trả lời được câu hỏi của thầy tôi: Bạn thích Tết hay GDP?Huyền Trang Tôi nghĩ rằng vấn đề GDP cao hay thấp không liên quan lắm đến Tết. Mà bản thân người ta hay biếu xén vào dịp Tết để chạy chức chạy quyền, cũng chỉ là hệ quả của một đất nước chưa trải qua quá trình Công nghiệp hóa, nền kinh tế chưa phải là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa nên chưa chuyên nghiệp. Đất nước nào cũng vậy, cũng đều có lễ hội này nọ, thậm chí các nước phương Tây họ còn nghỉ nhiều hơn (tất nhiên ngoại trừ Mỹ - tham công tiếc việc). Nhưng khi làm việc họ mang lại hiệu suất rất cao, vì cung cách làm việc chuyên nghiệp nên GDP mang lại cũng tương xứng. Như khảo sát vừa rồi, năng xuất của Việt Nam thấp nhất khu vực nên GDP của Việt Nam thấp là dễ hiểu. Và ví dụ điển hình khác như Singapore cũng ăn 2 Tết, Hàn quốc thậm chí ăn 3 Tết là Chuseok, Tết dương, Tết âm nhưng GDP vẫn rất cao. Hơn nữa hàng hóa tiêu dùng dịp tết tiêu thụ khá mạnh, cũng góp phần thúc đẩy sản xuất. ==> vấn đề cốt lõi của GDP là năng lực sản xuất công nghiệp. Chúng ta càng sản xuất được nhiều hàng hóa giá trị cao thì GDP sẽ càng cao. Theo tôi Tết trung thu nên nghỉ 9 ngày,Tết dương lịch 9 ngày,Tết ta 9 ngày,Tết của thiếu nhi thêm 9 ngày nữa là vừa đủ.Đừng nghỉ nhiều quá. Chúng ta hết đổ lổi nghèo do chiến tranh rồi nữa thế kĩ đi qua vẫn nghèo rồi chúng ta lại đổ lổi do thiên tai nay lại tới tết... còn gì để đổ lỗi nữa không Hai vấn đề khác nhau. Khi chúng ta đối diện với thứ gì khó thì lại suy nghĩ khác thay vì cải thiện cái tết sao cho tốt hơn. Bản thân tôi làm việc vất vả cả năm nên cần thời giam nghỉ đủ để tái tạo sức lao động. Đối với người đi làm xa cần thời gian di chuyển về quê, thăm viếng,... Tôi đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Mỗi năm họ có ba kì nghỉ là tết dương lịch khoảng 10 ngày, cuối tháng 4 đầu tháng 5 khoảng 9 ngày, tháng 8 nghỉ khoảng 8 ngày. Thực ra tết là cơ hội để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng. Chỉ có doanh nghiệp nội không tận dụng được thôi. Chỉ người kinh doanh giàu có, cán bộ chức quyền mới suy nghĩ biếu xén quà cáp thôi. Chúng tôi dân nghèo quàn quật quanh nắm, mong tết nghỉ ngơi thăm hỏi gia đình họ hàng bà con. Đừng đánh đồng hết với dân nghèo chúng tôi. Là dân đen như tôi thì GDP cao tôi được lợi gì, và thấp thì tôi mất gì? Nếu đem Tết và GDP so sánh với nhau cũng có phần khá khập khiễng, nếu chỉ tính riêng trong những tháng tróc tết , hàng hoá sản xuất cho tết theo tôi cũng đã chiếm một con số không nhỏ, lợi ích kinh tế cũng không phải là nhỏ. Về vấn đề nghỉ tết; theo tôi đã là truền thống rồi, các doanh nghiệp nước ngoài cũng phải nhập gia tuỳ tục mà thôi. Các nước tuy họ có thể điều chỉnh thời gian nghỉ tết, nhưng nhìn chung vẫn cố gắng giữ lại nhữ gì được gọi là truyền thống.Riêng các vấn nạn ngày tết như các cơ quan lơ là trước tết, sau tết rề rà là do ta quản lú yếu kém chứ không thể đổ lỗi do tết được. Tết nghỉ 9 ngày kích cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ du lịch. Chưa có thống kê nên không thể khẳng định nghỉ tết thì GDP giảm khoảng hơn 2%. Khuyến khích tổ chức Tết đơn giản, đồng thời quán triệt tình trạng quà biếu và lễ lạt quanh dịp Tết ! Khi ta sống ta mới hiểu được giá trị cuộc sống. GDP là gì nhỉ? GDP k liên quan gi den dan den lao dong que toi, thich tet hon Tôi không duy ý chí mà cho rằng Việt Nam bỏ Tết Nguyên Đán thì sẽ khá lên, hoặc khá hơn là không bỏ Tết Nguyên Đán, bằng Nhật Bổn được. Lý do là Nhật Bổn đã là nước công nghiệp phát triển từ rất lâu rồi, ý chí, tâm tư của họ cũng không thể nào giống người Việt Nam được.Bỏ Tết Ta, là Tết ăn theo Âm Lịch, là theo Tàu, mà ăn theo Tết Tây, là Tết ăn theo Dương Lịch, thì cũng là theo Tây. Theo Tàu hay theo Tây thi cũng là theo thôi, chẳng có gì là của ta được.Hằng năm, kiều hối đã chiếm gần 10% GDP của đất nước hơn 80 triệu dân, điều này theo tôi thì làm việc có hiệu quả quan trọng hơn là làm việc thêm gần cả tháng (theo tác giả bài viết là Tết Nguyên Đán làm mất đi thời gian làm việc trước và sau Tết Nguyên Đán 2 tuần, tổng cộng gần cả tháng không làm việc hiệu quả).Việt Nam hiện nay vẫn còn làm việc ngày thứ Bảy, tuy nhiên cũng có công ty nghỉ ngày thứ Bảy, người Tây thì họ nghỉ ngày thứ Bảy, vậy một năm người VN làm nhiều hơn các nước phương Tây 52 ngày làm việc nhưng vẫn không hiệu quả bằng họ.Công ty tôi có các đối tác ở Châu Âu và Mỹ, mỗi năm từ ngày 20 tháng 12 là họ đã cho nhân viên nghỉ lễ để chuẩn bị đón Giáng Sinh và Năm Mới cho đến qua ngày 1 Tây năm sau, và thường họ cũng nghĩ gần khoảng 2 tuần, cộng với 52 ngày thứ Bảy trong một năm, vậy họ nghĩ nhiều hơn VN chứ?Nếu có trả lời câu hỏi của tác giả bài viết, tôi sẽ chọn cả hai: tôi chọn giữ Tết Ta, và tôi chọn cả GDP nữa, nhưng GDP thì cả là một vấn đề to lớn của nhà chức trách, tôi nghĩ, câu trả lời cho vấn đề GDP phải để cho những người có quyền có chức suy nghĩ và thực hiện. Tôi lại có suy nghĩ khác, tết là dịp để người ta tiêu thụ hàng hóa sản xuất ra, tất cả các công ty sản xuất ra hàng hóa, nông sản đều mong chờ tết để tiêu thụ, ngành vận tải, du lịch và các ngành dịch vụ khác cũng thu được rất nhiều trong dịp tết... |
Độc quyền của đám đông Ơn trời là tôi vẫn có quyền không xem những gì mình không thích. Nhưng liệu vì không thích mà tôi có quyền yêu cầu người khác không làm việc họ thích hay không? Đó là câu hỏi mấu chốt xoay quanh câu chuyện cấm hay cho phép các lễ hội bạo lực với động vật diễn ra.Ở một góc nhìn, nhiều người cho rằng, việc đâm trâu, chém lợn là man rợ, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, do đó cần bị cấm. Ở góc nhìn khác, người địa phương cho rằng, đó là truyền thống của cha ông, và bởi không vi phạm pháp luật nên họ có quyền thực hiện. Chém một con lợn thì bị lên án, vậy có ai lên án việc hàng trăm nghìn con lợn bị chọc tiết đến chết mỗi ngày ở Việt Nam?Trong một thời đại khi giá trị văn hóa đang được tái định hình, thì những mâu thuẫn như vậy là khó tránh khỏi. Có những phong tục lâu đời, nhưng dần trở nên lạc lõng với bối cảnh mới và biến mất. Đây là điều tất yếu, bởi khi xã hội phát triển sẽ dẫn tới sự thay đổi về văn hóa. Ngày nay không có cô gái trẻ nào còn nhuộm răng đen, hay các chàng trai xăm mình để thể hiện bản ngã dân tộc.Cái cần quan tâm hơn là cách ứng xử với những giá trị bị coi là lỗi thời, lạc hậu. Chúng ta dựa vào đâu để biết một tục lệ là không tương thích với “văn minh nhân loại”? Làm thế nào để vừa bảo tồn được bản sắc truyền thống vừa loại trừ những độc tố trong đó?Qua phản ứng về lễ hội chém lợn, tôi cho rằng đó là những câu hỏi chúng ta chưa giải quyết ổn thỏa. Bởi trước tiên, nhiều người vẫn còn tư duy dựa vào công cụ hành chính để làm hài lòng đám đông. Một người không thích giết chóc như tôi thì đương nhiên không ủng hộ các lễ hội có bạo lực, nhưng tôi cho rằng không thể vì nhiều người không thích thì cứ cấm đoán. Điều này dễ dẫn đến hiện tượng “độc quyền đám đông”, mà đám đông, như nhà thơ Đức Goethe nói, rất giỏi khi đánh hội đồng nhưng rất tệ khi cần suy xét.Những thứ liên quan đến văn hóa và tín ngưỡng thì rất khó để xác định phải, trái, đúng, sai; do đó, thuyết phục có vai trò quan trọng hơn là mệnh lệnh. Lạm dụng quyền lực nhà nước để phục tùng số đông dễ tạo ra tiền lệ xấu, xâm phạm quyền tự do của từng cá nhân, đặc biệt khi quyền tự do đó không vi phạm pháp luật.Vì vậy, trừ những hủ tục xâm phạm đến con người và bị pháp luật cấm ra, tôi cho rằng không nên dùng biện pháp hành chính để chấm dứt một nghi lễ nào đó trong xã hội. Không thể nhân danh số đông để cưỡng bức cộng đồng thiểu số làm theo những gì mình muốn.Tôi có thời gian sinh sống ở Đan Mạch. Tôi chưa từng thấy đất nước nào yêu thiên nhiên đến thế: mọi nơi đều phủ đầy màu xanh, còn thành phố thì như những công viên khổng lồ dành cho muông thú tự do bay nhảy mà không sợ bị bắt thịt. Ở Copenhagen, các viên cảnh sát còn nổi tiếng là hay cho dừng xe cộ lưu thông để bảo vệ đàn thiên nga hay vịt mỗi khi chúng băng qua đường.Thế nhưng ở hòn đảo Faroe tự trị của họ, cứ đến mùa hè, người dân lại tổ chức một cuộc thảm sát thực sự: lùa hàng trăm con cá voi, cá heo vào vịnh và dùng dao để giết chúng. Cả một vùng biển rộng nhuộm đỏ máu tươi. Bị chỉ trích trên toàn cầu, nhưng họ coi đó là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của họ, và vẫn tiếp tục thực hiện hàng năm. Chính quyền Faroe, dẫu chịu sức ép rất nhiều từ công chúng, vẫn không cấm hoạt động này, mà chỉ đưa ra lời khuyến nghị về môi trường và sức khỏe.Đó mới chính là bản chất của dân chủ và pháp quyền: chấp nhận tự do theo pháp luật đồng nghĩa với việc chấp nhận nhiều khi nó đi ngược lại mong muốn chủ quan của mình.Dù sao, tôi cũng rất hoan nghênh nỗ lực của Animal Asia và các nhóm vận động về quyền khác trong sự việc này. Một xã hội dân chủ thực sự thì phải có nhiều ý kiến trái chiều, và phải qua tranh luận thì xã hội mới phát triển đi lên. Thay đổi xuất phát từ tự nguyện và nhận thức vẫn tốt hơn là cưỡng ép.Nguyễn Khắc Giang Phong tục, tập quán thì cũng là do con người tạo ra, vì thế, con người cũng có quyền hủy bỏ đi. Loài người hướng tới việc sống nhân đạo, đó chính là sự phát triển. Vì vậy; tôi ủng hộ việc hủy bỏ phong tục vô nhân đạo này Nếu không thể ăn chay hoàn toàn, thì chỉ nên ăn thịt lúc cần thiết. Mọi hành động giết chóc không nhằm mục đích sinh tồn, làm để vui, hay giải trí, nên được phản đối. Khái niệm nhân loại không nên chỉ hạn chế ở loài người. Bài viết thể hiện người viết có một cái nhìn hẹp về vấn đề nêu ra. Chúng ta phải thấy được sự khác biệt giữa chém lợn trong lò mổ và chém lợn trước đám đông, khách du lịch quốc tế. Nêu một vài ý kiến nhỏ để mọi người suy ngẫm nhé: - Giết lợn trong lò mổ, lơn sẽ chất nhanh hơn ít đau đớn. Còn chém lợn là việc con lợn sẽ chết từ từ và vô cùng đau dớn. Điều này thể hiện tính nhân văn, cách dối xử của con người với động vật.- Giết lợn trước đám đông gây phản cảm, để lại ấn tượng không tốt với ký ức con người. Đặc biệt là các em nhỏ nếu chứng kiến lễ hội này. Xa hơn có thể ảnh hưỡng đến hình thành nhân cách của con người. Có thể Lê Văn Luyện đã xem lễ hội chém lợn trong thời thơ ấu của mình. -Làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Đặc biệt các nhà bảo vệ động vật.Tóm lại, đây có thể xem như là một hủ tục cần loại bỏ. Xin đừng nhầm lẫn các khái niệm. Thứ nhất, đồng ý với bạn là không nên dùng mệnh lệnh hành chính để cấm một nghi thức dân gian nào đó không trái luật. Nhưng vận động hủy bỏ nó, như cách mà ngành văn hóa ở Bắc Ninh đang làm, thì được chứ phải không nhỉ? Thứ hai, mặc dù Tổ chức bảo vệ động vật châu Á kêu gọi hủy bỏ lễ hội, nhưng đa số ý kiến, cũng là ý mà ngành văn hóa địa phương đang hướng tới chỉ là hủy bỏ hoặc thay thế một nghi thức trong lễ hội đó thôi, chứ không đòi hủy bỏ cả một lễ hội dân gian! Việc giáo dục, nhắc nhở hậu thế về công đức của cha ông không phải chỉ bằng cách duy nhất là phải chém lợn, đúng không? Vụ "Chém lợn" này, tôi rất quan tâm đến ý kiến thiểu số, vì nó hiếm. Nhìn chung, khi nói về tự do truyền thống thì các cụ có lí. Nhưng mọi cái đều phải đặt trong xã hội hiện đại, đơn giản vì các bô lão sống cách thủ đô có mấy chục km. Nên không tránh khỏi tục lệ bị quay, chụp, và lan truyền rộng rãi. Vậy phải làm sao che mắt các cháu bé khỏi cảnh con lợn bị chém đứt đôi người đây?Nếu muốn giữ, các cụ phải rào làng lại cho "ngoại bất nhập" thì mới được. Còn các cụ vẫn muốn chém lợn, đồng thời muốn xem tivi, muốn ra Hà nội chữa bệnh, e rằng không thể chiều các cụ được. Tiêu chuẩn kép. Thiết nghĩ pháp luật cũng là 1 công cụ do con người tạo ra để quản lý và phục vụ cuộc sống tốt hơn thôi mà! Vậy thì pháp luật hoàn toàn có thể thay đổi, sao tác giả lại xem pháp luật như 1 cột mốc, 1 quy chuẩn để đánh giá? Hy vọng tương lai gần trong " pháp luật" sẽ có thêm 1 điều cấm các hành vi tàn sát dã man ( ngoại trừ giết thịt) đối với 1 số loài động vật !!! Ủng hộ quan điểm của tác giả. Mỗi khu vực, vùng miền trên thế giới đều có những phong tục, tập quán mà người nơi khác sẽ không thích ứng được. Không nên vì sự phán xét của người khác mà chúng ta hùa vào chê bai, cấm đoán. Một bài viết rất khách quan và rất hay. Tôi ủng hộ tác giả bài viết Đọc bài báo trên, tôi không tin ông Nguyễn Khắc Giang lại là người sợ máu và không dám cắt tiết gà như ông ấy nói. Vì nếu đúng là người sợ máu và kh dám cắt tiết gà thì ông ấy đã tán thành ngay việc phải cấm cái lễ hội chém lợn man rợ này. Tư duy rất mới và hợp với hướng xây dựng một xã hội pháp trị văn minh. Theo ý kiến của tôi thì chúng ta nên hủy bỏ lễ hội này vì, chúng ta không thể lấy sự đau đớn của loài vật làm niềm vui của chính mình. Chúng ta chỉ nên giết hại động vật đơn thuần để lấy thịt thôi..Không vì giữ lấy bản sắc mà bảo thủ trước sự tiến bộ được.... Gieo nhân nào gặt quả đấy. Người ta dạy trẻ con có lòng nhân, biết yêu thương từ cành cây ngọn cỏ, con chó con mèo... Còn chúng ta thì sao? Đem sự giết hại một con vật hiền lành làm trò tiêu khiển, đem cái hủ tục quái thai để biện minh cho sự khát máu của mình. Một cộng đồng nhỏ cũng trong đất nước VN, là con người VN. Một Lê Bảo Châu khiến chúng ta tự hào thì một kẻ cắp người Việt ở nước Nhật xa lắc cũng làm chúng ta xấu hổ. Hãy mạnh dạn xoá bỏ những hủ tục vì một xã hội văn minh và nhân bản! Tôi cho rằng, việc đâm trâu, chém lợn là man rợ, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, do đó nên cần bị cấm. Tại sao Châu Âu họ yêu động vật đến vậy, mặc dầu họ vẫn ăn thịt chứ có phải ăn chay đâu?Chúng ta nên tôn trọng ý kiến đám đông, lời khuyên hay của thế giới. Bây giờ đã bước sang thế kỷ 21 rồi. Làng Ném Thượng, Bắc Ninh không phải là vùng trên Mù Căng Chải. Đây là phong tục nhưng là phong tục Vô NHân Đạo. |
'Phong trào' ra quân Trên các phương tiện truyền thông thì rầm rộ loan báo, ngoài đường thì các lực lượng chức năng mang sắc phục hối hả thực thi chiến dịch.Tinh thần làm việc ngay từ đầu năm như thế thật đáng quý. Nhưng điều khiến tôi băn khoăn là liệu các đợt ra quân này có đem lại hiệu quả thực chất, hay chỉ là những chiến dịch với các con số trong báo cáo?Để đánh giá điều này một cách khoa học thì khó, bởi chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên quan giữa sự hoành tráng của lễ ra quân với kết quả công việc trong năm đó. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế trực quan, có lẽ mối liên hệ này là không nhiều.Đã có biết bao mùa cảnh sát ra quân tuần tra kiểm soát để xử lý các hành vi phạm luật giao thông? Đã có biết bao chiến dịch thanh tra công chính xử lý các điểm trông giữ xe trái phép, các công trình xây dựng sai luật, các đợt truy quét hàng hóa không rõ xuất xứ của quản lý thị trường…Nếu những lễ ra quân thực sự đem lại kỷ cương thực thi pháp luật thì có lẽ công chúng đã không còn phải phàn nàn về tình trạng lấn chiếm vỉa hè, bừa bãi trong xây dựng, hay rượu bia sau tay lái… những câu chuyện tồn tại cả chục năm về trước.Thực tế, sau những ngày làm “điểm” được truyền thông rầm rộ, nhiều việc lại đâu vào đó. Tệ hơn, lễ ra quân còn tạo ra tâm lý đối phó hoặc che giấu vào cái dịp mà người ta biết chắc sẽ bị xử lý nếu vi phạm. Còn từ phía các lực lượng chức năng thì đó là dịp để khoa trương bổn phận.Thể chế định hình hành động của con người. Những chiến dịch ra quân đầu năm, theo tôi là di sản của căn bệnh phong trào, hình thức. Tại sao phải tổ chức một buổi lễ hoành tráng để bắt đầu thực hiện công việc đáng lẽ là đúng trách nhiệm và bổn phận?Lễ ra quân, cũng như các chương trình “làm điểm” không có nhiều ý nghĩa trên thực tế. Bởi nếu đã làm theo đúng theo quy trình, thủ tục, và pháp luật thì rõ ràng không cần những chiến dịch mang tính hành chính chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Người say đâu chỉ uống rượu vào đầu năm, và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không phải chỉ là nỗi lo trong những ngày Tết.Tôi không phản đối hoàn toàn những lễ ra quân đầu năm. Có những cuộc ra quân là nét đẹp của văn hoá dân tộc. Đó là lúc ngư dân ra khơi đánh cá cầu một năm mưa thuận gió hoà, hay là khi nông dân làm lễ xuống đồng để mong mùa màng bội thu.Khởi đầu năm mới với một chút khí thế để làm việc sau chuỗi ngày dài nghỉ Tết là điều hay, tuy nhiên chúng ta không nên biến nó trở thành một hình thức hô hào, biểu dương lực lượng gây tốn kém tiền của và nguồn lực. Điều quan trọng là gây dựng môi trường mà ở đó mỗi người đều thấy rõ trách nhiệm cần tuân thủ.Nguyễn Khắc Giang Lễ ra quân tồn tại có mấy lý do:1. Do tâm lý sính thành tích, hình thức;2. Do di sản văn hóa của thời bao cấp để lại;3. Do thói quen hành động theo đám đông, bày đàn nên chẳng có ai mạnh dạn thay đổi; - Nếu thấy một quán đông khách, người Việt sẵn sàng ghé vào không chút đắn đo với suy nghĩ: hoặc là quán đó ngon nên mới đông, hoặc nếu lỡ có dở, không hợp khẩu vị thì mình cũng không phải là người duy nhất bị lừa. Chắc chỉ có Việt Nam mới có những chiến dịch kiểu này.... Trước chiến dịch kiểm tra, kiểm soát các bác cứ rầm rộ quảng bá thì làm sao phát hiện được sai phạm chứ? Cứ phải ra quân...xong rồi lại đâu vào đó, chờ ra quân đợt sau, chứng tỏ công tác quản lý quá kém.Cũng giống như kế hoạch 5 năm mà đến năm thứ 5 rồi các bác quản lý vẫn hùng hồn " đây là năm bản lề " ???! ôi cái cửa nhà các bác chắc toàn là bản lề ráp lại sao ??? Căn bệnh thành tích và hô hoán phong trào... Tại sao phải ra quân? Những công việc như vậy phải làm liên tục, cứ năm nay ra quân năm sau lại ra quân... cứ lại ra quân... ra quân cả đời... Tôi xin chào anh Giang , anh có khỏe không , đọc phân tích của anh tôi thấy thật thú vị về vấn đề xã hội thường tình . Nói tóm lại những con người bình thường chưa bao giờ tạo ra được chân lý hay họ là những kẻ mạnh để xã hội noi theo . Nếu anh có nghiên cứu thêm về cuốn < tích hợp đa văn hóa Đông Tây của giáo sư Nguyễn Hoàng Phương thì anh sẽ rõ vấn đề chiến lược giáo dục cho tương lai của thế hệ bấy giờ > . Dù sao tôi cũng đặc biệt thích bài này của anh vì lẽ người Việt nam chúng ta có câu < cha chung không ai khóc > mà anh đã đem được cái lô gích đó để phản biện một số hiện tượng xã hội . Chúc xuân mới anh . Ra quân năm nay ngành Giao Thông có lẽ là rầm rộ nhất. Khổ các công nhân không được ăn tết cùng gia đình, cám bộ kỹ thuật thì xoay như chong chóng, lãnh đạo đến rồi đi, công việc đâu rồi lại đấy. Thiết nghĩ ra quân trong tết chắc là chỉ phục vụ mục đích của Quan thôi. Ra QUÂN xong ra QUÁN , vậy mới có Quán Quân chứ ! Đúng là đâu lại vào đó thôi, tàn dư của "Bệnh thành tích" ! Phố nhà tôi:Mỗi khi ra quân dẹp bán hàng lòng đường vỉa hè dân toàn biết trước 1 ngày, khi ra quân chẳng có gì cho quân làm chỉ còn mỗi việc về viết báo cáo: Hè thông, đường thoáng. Mà thoáng thật ấy chứ, lãnh đạo ngồi 1 chỗ cuối tháng lĩnh lương báo cáo gì nghe thế, dân nộp siu, nộp thuế đầy đủ là ok. Trà đá vỉa hè 200k 1 tháng, bán bánh cuốn 300k 1 tháng, dán laptop, đt, xe máy 100k 1 tháng, cắt tóc 200k 1 tháng, để biển bán phở hoặc bán gì tùy dân 150k 1 tháng..... nói tóm lại không nộp đủ hàng tháng cho quan phường xã thì có lấy dây xích xích biển vào chân cột điện vẫn bị cắt về phường.... mai lên phường nộp đủ lại lấy về... hazzzzzzzz Cũng là một bệnh trong vô vàn bệnh tật đang hoành hành ở nước ta Cảm ơn tác giả đã viết ra sự thật đáng buồn, ra quân hoành tráng khẩu hiệu rầm rộ nhưng kết cục là đánh trống bỏ dùi. Những lời vàng bay theo gió chỉ tốn tiền nộp thuế của dân, chỉ cần cơ quan chức năng biết việc phải làm, không cần hô khẩu hiệu.... Buồn!!!!!???? Chuẩn. "Người say đâu chỉ uống rượu vào đầu năm". Đồng ý hoàn toàn với quan điểm của người viết. Nghĩa vụ của nhà chức trách và công chức, những người đang hưởng lương từ thuế thì không giây phút nào được phép bê trễ. Cần phải tránh những biến tướng của căn bệnh thành tích! Một trong những hình thức phong trào, chỉ được cái đầu voi ...Những công việc lẽ ra nên làm thường xuyên liên tục thì các bác ấy chỉ làm lấy lệ, thế nên mới cần "ra quân", cần "phong trào", cần "thi đua" để có thành tích mà báo cáo. Bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông, làm sạch mội trường ... đã là những việc cần làm ngay và mọi lúc mọi nơi thì có cần ra quân rầm rộ như thế không? Ra quân rồi lại ra quân. Ra quân, ta quyết ngày nào cũng ra. Ra quân lại đến quân ra. Quân ra cũng mặc, vẫn làm ra quân. |
Cái ‘tội’ độc thân Chị còn buồn phiền hơn khi người ta phỏng đoán chị không muốn kết hôn, hoặc “có vấn đề” nên vẫn độc thân, trong khi thực tế chị cũng muốn kết hôn như hầu hết phụ nữ khác, nhưng chưa gặp được “đối tác” phù hợp. Riết rồi chị đâm sợ các bữa cỗ, các đám hỏi, đám cưới và tìm cách trốn biệt những dịp này để được… yên thân.Sợ bị hỏi thăm, sợ đám cưới chính là tâm lý phổ biến của những người độc thân nói chung, bao gồm cả nhiều nam giới mà tôi biết. Trong khi người ta vẫn cho rằng có vợ có chồng là một điều tốt đẹp, thì ngược lại, tình trạng độc thân lại thường khiến người độc thân bị soi mói, thậm chí mỉa mai, gây sức ép, hoặc bị phân biệt đối xử.Lấy ví dụ một chuyện ở cơ quan cũ của tôi. Cứ mỗi lần cần cử người đi công tác ở tỉnh xa, hoặc tham dự sự kiện ngoài giờ hành chính - những công việc được ngầm hiểu là không mấy ai mong muốn, thì người ta sẽ đẩy cho các nhân viên độc thân. Để đẩy việc cho tôi, một đồng nghiệp ở cơ quan từng nói: “Em còn son rỗi, đâu có bận như người có gia đình”, một lời nói khiến tôi không khỏi phiền lòng, dù tôi không ngại nhận những công việc thực sự cần thiết. Điều đó chứng tỏ, một cách hiển nhiên, là thời gian của tôi - một người độc thân - không được coi trọng bằng thời gian của một người đã kết hôn.Thái độ phân biệt đối xử đối với người độc thân trong công sở không chỉ có ở xã hội phương Đông, mà còn có ở phương Tây. Nước Mỹ, được tiếng là tự do và cởi mở nhất thế giới, là một ví dụ điển hình. Trong cuốn sách “Dấn thân”, tác giả Sheryl Sandberg, Giám đốc Hoạt động của Facebook, từng chia sẻ lời than phiền của một phụ nữ độc thân trong một sự kiện rằng cô “đã quá mệt mỏi khi người ta không chú ý đến cuộc đời của cô”; rằng sau các hoạt động của công ty, các đồng nghiệp đã kết hôn thường vội vã về nhà với gia đình và để lại mình cô “thu dọn hiện trường”. Người phụ nữ này phân bua: “Các đồng nghiệp phải hiểu rằng tôi cũng cần đi tiệc tùng buổi tối - và đó là một lý do hoàn toàn chính đáng so với trận bóng của bọn trẻ. Vì tiệc tùng là cách để tôi gặp gỡ mọi người và tìm cơ hội lập gia đình, để một ngày nào đó tôi cũng có cơ hội tham dự một trận bóng!”.Tạp chí The Atlantic, trong một bài báo xuất bản năm 2013, còn cho biết người độc thân tại Mỹ phải trả một cái giá cao cho lựa chọn của mình, vì họ không được hưởng lợi từ chính sách ưu tiên về bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe lẫn thuế má như người đã kết hôn. Theo tờ báo này, có tới hơn 1.000 bộ luật cung cấp lợi ích tài chính hoặc pháp lý rõ rệt cho những người có gia đình và loại bỏ giới độc thân. Tờ báo lý giải nguyên do của tình trạng này ở việc chính quyền muốn khuyến khích người dân kết hôn, từ đó kêu gọi loại bỏ các chính sách phân biệt đối xử đối với người độc thân.Naomi Gerstel, nhà xã hội học thuộc Đại học Massachusetts ở Amherst từng phát biểu trong một bài báo trên tờ New York Times hồi năm 2011 là ngày nay tại Mỹ, không chỉ những người dị tính phải chịu sức ép hôn nhân, mà cả giới đồng tình cũng vậy, vì xã hội cho rằng nếu ai đó không kết hôn có nghĩa là “có gì đó không ổn” với họ.Trở lại với vấn đề tại Việt Nam, tôi nhận thấy sức ép của xã hội đối với tình trạng độc thân đang là một nguyên nhân dẫn đến một số hệ quả tiêu cực. Hệ quả nhãn tiền nhất chính là việc nhiều người độc thân trở nên mặc cảm, tự ti về bản thân - điều tôi đã nhiều lần nhận thấy ở một số người quen của mình.Hệ quả nghiêm trọng hơn nữa, theo quan sát của tôi, chính là nhiều cuộc hôn nhân khinh suất. Một anh bạn của tôi, người ly dị chỉ sau nửa năm kết hôn vào năm 26 tuổi, từng tâm sự rằng anh làm đám cưới một phần lớn vì lúc đó, mẹ anh lâm bệnh nặng và anh bị thúc giục phải kết hôn để làm cho mẹ vui lòng trước khi nhắm mắt. Kết quả, bi kịch thay, là sau hôn nhân anh nhận ra cả anh và vợ đều chưa đủ sẵn sàng cho cuộc sống gia đình. Anh nói với tôi rằng, nếu được lựa chọn lại, anh nhất quyết không đánh cược hạnh phúc của mình để đổi lấy sự hài lòng của những người xung quanh.Tôi luôn cho rằng hôn nhân là một điều thiêng liêng và tốt đẹp. Nhưng chính vì thế, kết hôn chỉ nên được tiến hành khi người ta tin rằng mình có sự lựa chọn đúng đắn, có trách nhiệm với cuộc đời của bản thân và bạn đời. Không thể chỉ vì hôn nhân là một điều tốt đẹp, thì có nghĩa độc thân là điều ngược lại.Minh Thi Các bạn độc thân, tốt nhất nên vui vẻ sống với tình trạng của mình. Còn mọi người hỏi, thì bởi vì họ có miệng và tỏ ra muốn quan tâm đến mình. Họ có quyền nói, còn chúng ta có quyền quyết định và hành động. Cứ vâng, dạ, mỉn cười, còn sự việc thế nào là do ta quyết. Không ai sống cuộc đời của người khác, cũng không ai chịu khổ, hay sướng cho mình. Thế nên sao phải xoắn nhỉ. Just enjoy! đúng và sâu sắc! sống có gđ đầy đủ mà ko tốt cũng vứt! có vợ rui bỏ vợ ở nhà đi đánh bài, gái gú thì cũng vứt! có chồng mà còn léng phéng với trai thì cũng vứt ! tóm lại sống có gia đình hay độc thân mà tốt có ích cho xh thì có sao? mỗi người có một tâm lý sống khác nhau! sợ gì dư luận ! người khác nói có cho mình tiền và sống thay cho mình đc không? mình thấy thời buổi giờ lấy chồng muộn cũng có nhiều người dèm pha lắm đâu :). Mình cũng hơn 26 rồi mà cũng đã có người yêu đâu :)))) đi đám cưới tiệc tùng thì nhiều người cũng hỏi sao không mang bạn trai đến, khi nào cưới đấy, nhanh lên không lỡ thì, bla bla bla, nghe thì có đau óc thật nhưng cũng nhăn răng ra cười: "Cháu cũng muốn lấy lắm chứ mà đã có ai rước hộ cho đâu". Mọi người hỏi thì hỏi vậy thôi, kiểu không còn gì để hòi han nên hỏi cái này cho có chuyện để nói ý mà =)))) chứ cũng chẳng kỳ thị gì đâu (cũng có thể do mình nghĩ thoáng :D ) Với lại người ta nói gì thì nói, kệ đi. bố mẹ mình còn chưa ý kiến, để ý gì đến miệng lưỡi thiện hạ :)))))))) Cảm ơn tác giả! Đây chính là 1 món quà ý nghĩa cho những người độc thân như chúng tôi. Tôi không "ngán" việc lập gia đình như mọi người nghĩ, chỉ đơn giản là công việc chọn mình, còn trẻ, còn khỏe, còn cống hiến... và chính điều này lại mang lại hạnh phúc cho chính tôi và nhiều người nữa !!! Mỗi người đều có lựa chọn và cách sống của riêng mình, nếu điều đó không có gì sai thì tại sao phải cố thay đổi để cho bằng bạn bằng bè hay vì sợ người khác nói ra nói vào?. Cuối cùng người chịu trách nhiệm vẫn là bản thân, "Hôn nhân" là 1 điều tuyệt vời thiêng liêng nhưng đó không phải là 1 phong trào hay 1 xu thế thời trang. Các bạn trẻ độc thân hay bị tâm lý tự ti khi những bạn bè khác trêu chọc cho tình trạng "độc thân" của mình, vậy các bạn hãy tạo cho mình 1 mục tiêu phấn đấu trong: học tập, kinh doanh, nghiên cứu, công việc..... để không còn thời gian phải bận tâm về những "sự trêu chọc" đó nữa. Hãy tự hỏi bản thân "Không còn việc gì để khiến bạn bận tâm trên đời này sao?" Suy cho cùng hôn nhân là 1 con đường phải đi qua chứ đó không phải là kết quả cuối cùng. Ngày trước bạn tôi vẫn thường bị người thân và bạn bè hỏi han kiểu "có bạn trai chưa, bao giờ lấy chồng" làm bạn ấy ngại chẳng muốn về quê mỗi dịp xuân về. Ngày tháng trôi qua, giờ đã 50, về quê chẳng còn ai hỏi nữa, chỉ có mấy đứa cháu í ới "bà về kìa" làm bạn ấy nát bét tim gan nhưng vẫn phải ráng "trong héo ngoài tươi". Không biết cái nào ít đau hơn ! doc than suong lam luon ma. tu do tu tai. lap gia dinh kho ai vo bien Nói chung là độc thân hay có vợ con, ai về trung niên cũng đều...hối tiếc Hôn nhân, là một điều tự nhiên do Thượng đế tạo ra. Đi ngược lại điều đó bằng một số lý trí vụn vặt, là một điều trái tự nhiên, cần phải được khắc phục. Độc thân thì chịu áp lực xã hội. Kết hôn thì chịu áp lực gia đình. Tôi là con trai duy nhất của cha mẹ , là tộc trưởng của một dòng họ hơn 300 đinh ( đàn ông , con trai) khi vừa 2 tuổi vì cha tôi hy sinh năm 1978 ở chiến trường Tây Nam ! Khi tôi vừa 20 ( khi ấy đang học tại Sỹ Quan Lục Quân 1 ) cả họ lo mai mối tìm vợ cho tôi , áp lực là vô cùng lớn , tôi lấy việc đang đi học để thoái thác ! Khi ra trường tôi tình nguyện ra đảo , đi một mạch 6 năm được chuyển về gần nhà , 2 năm sau lấy vợ , khi ấy tôi 30 tuổi ! Anh xin chào nhà báo Minh Thi , đọc bài của em anh rất thú vị và hôm nay xem về đề tài độc thân anh càng cảm thấy rõ nét ý nghĩa truyền thông của em . Anh xin nói rằng < nếu > và làm gì có < nếu > hả em , bởi vì như thế tất cả chúng ta đã giàu . Ở đây anh chỉ nói rằng tư tưởng trọng phú khinh bần đang nằm trong hệ thống của tất cả các hệ tư tưởng , muốn dễ tránh độc thân thì ta không được bần hàn và khi kết hôn thì phấn đấu hết mình cho ấm no hạnh phúc mà thành thử vòng xoáy khinh bần cứ bần cứ bám riết lên nếp nghĩ . Anh chỉ phân tích vậy thôi vì anh đã học được bài học sâu sắc thông qua bài viết này của em rồi . Anh cảm ơn Độc thân cũng tốt mà.mình 31 tuổi mà có lo gì chồng con đâu.Dẫu sao bản thân cảm nhận được sự thoải mái và có trách nhiệm với bản thân hơn thì vẫn tốt. He he, Tết này in đoạn cuối bài viết, bỏ túi. Ai sớ rớ hỏi han sẽ được tặng một bản đem về nghiên cứu, khỏi giải thích dông dài. Cám ơn Minh Thi. Tôi thì ngược lại gia đình tôi chẳng thúc ép gì tôi mặc dù tôi đã 30 tuổi, vẫn độc thân vui vẻ, mặc kệ ai nói gì thì nói cứ vui mà sống, chuyện gì tới sẽ tới thôi. |
Cấm yêu Với những người có trải nghiệm học hoặc làm việc ở các trường đại học nước ngoài, lệnh cấm này không có gì lạ. Thầy yêu trò hay cô yêu trò là những điều cấm kỵ khỏi phải bàn cãi trong giới học đường thế giới bởi đây chính là tiền đề dẫn đến việc huỷ hoại các chuẩn mực đạo đức trong nhà trường. Cấm như vậy là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của người học cũng như đảm bảo sự liêm chính trong khuôn viên nhà trường. Tại các trường đại học nước ngoài, khi bị phát hiện yêu trò, người thầy thường bị kỷ luật rất nặng, thậm chí là mất việc.Ủng hộ quy định này của Trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ nhưng tôi cũng không bất ngờ khi đọc được những ý kiến phản đối nó trên báo chí. Giáo dục đại học Việt Nam mới hội nhập quốc tế chưa lâu. Trong bối cảnh đó, những chuẩn mực, thước đo cũ – mới, trong – ngoài nước chắc chắn sẽ có những điểm vênh, thậm chí đối nghịch nhau. Không có phản ứng trái chiều, không có tranh cãi mới là lạ.Còn nhớ trong những tháng cuối năm ngoái, công luận cũng có mấy phen dậy sóng với chủ đề “cấm” trong trường đại học. Đầu tiên là việc Đại học Cửu Long ra lệnh cấm sinh viên mặc quần jeans, áo phông và đi dép lê hồi đầu tháng 10/2014. Với giới đại học phương Tây thì đây quả là quyết định kỳ lạ; bởi nếu đem quy định này áp dụng cho họ thì không chỉ trò mà cả thầy cũng đều vi phạm và đều bị nhận kỷ luật. Sang tháng 11, Đại học FPT ban hành lệnh cấm giảng viên nhận quà của sinh viên có trị giá hơn 100.000 đồng. Một điều tưởng như hiển nhiên trên thế giới lại thành chủ đề thu hút bàn luận ở Việt Nam.Nhìn rộng sang các nội dung có tính chất quan trọng hơn tới chất lượng giáo dục đại học trong khoảng 10 năm qua, có thể thấy chưa có đổi mới, cải cách nào mà không gặp lực cản hay ý kiến trái chiều. Có những điều – từ góc độ nghiên cứu - tưởng như là “đương nhiên đúng” như trường đại học thì phải có tự chủ; sản phẩm của nghiên cứu khoa học phải là các bài báo hoặc bằng sáng chế quốc tế, hệ thống kiểm định chất lượng phải độc lập, tách khỏi cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục … ; nhưng cứ mỗi khi được triển khai là kiểu gì cũng vấp phải phản đối. Mà điều đáng nói là đôi khi tiếng nói phản đối lại xuất phát từ chính những người bình thường luôn hô hào phải đổi mới, phải cải cách nhiều nhất.Để lý giải nghịch lý này, xin mượn đúc kết của học giả Hoàng Ngọc Hiến rằng “cái nước mình nó thế”. Vì “nó thế” nên - như đã nói ở đầu bài - tôi không bất ngờ khi đọc những phản đối về quyết định cấm yêu ở Trường Cao đẳng Việt Mỹ, ngay cả khi phản đối đó là của nhiều người làm giáo dục.Phạm Hiệp Tôi thì rất ủng hộ việc làm này của trường Việt Mỹ,bởi tôi cũng có con tôi không muốn mình phải lo lắng khi các con đến trường.Tôi luôn mong muốn các con ăn học tử tế thành tài chứ không phải đến trường để yêu đương Phụ huynh nghèo thì ủng hộ thầy yêu con mình nhiệt liệt ấy chứ! Trước tôi có cô em họ, được thầy giáo tiện đường lai về nhà 1 lần thế là bố mẹ tưởng bở, cả làng kháo nhau nó yêu được giảng viên. Thế mới hay! Giáo dục Việt Nam vẫn mãi chỉ có thế và mãi chỉ có vậy. Vậy và Thế mãi song hành cùng nhau chẳng biết bao giờ mới khá Sao lại phải cấm nhỉ? Hồi còn là nữ sinh 12 trung học, bạn tôi đã yêu thầy dạy toán của chúng tôi. Và ngay sau 4 năm đại học, bạn tôi đã là vợ của thầy tôi. Cả lớp chúng tôi thấy rất vui khi Thầy - Trò thành đôi. Và đã hơn chục năm trôi qua, cặp đôi Thầy - Trò sản sinh ra 3 cậu ấm rất tuyệt. Họ có một cuộc sống, mà lũ chúng tôi rất ngưỡng mộ. Xin gửi thêm một thông tin là thầy tôi hơn chúng tôi 16 tuổi nhé. Chúng tôi thấy chuyện này thật quá đỗi bình thường, làm sao phải cấm nhỉ???? Không hiểu được. Cá nhân tôi suy nghĩ như thế này: làm trong ngành giáo dục, thì hãy giáo dục và chỉ giáo dục thôi bạn ạ! Tại sao bạn có tư cách hợp pháp để kêu gọi và giáo dục sinh viên của mình mà không cố gắng?. Nếu bạn dùng nguyên tắc, luật lệ...cấm đoán thì sẽ làm hỏng, làm kém đi chức năng giáo dục của trường! tất nhiên, khi bạn ban hành luất cấm... mọi người sẽ bề ngoài tuân theo, nhưng thực chất họ vẫn thế! cần có nhận thức đúng đắn cho mỗi cá nhân, như thế, trường chẳng cần cấm, mà những cá nhân đó sau khi nhận thức đúng sẽ từ bỏ, chấm dứt!Giáo dục là một nghề quan trọng, "10 năm trồng cây, 100 Trồng người" cần kiên nhẫn...cần có các hội thảo...cần nhiều phương pháp hơn... Giống phim thần điệu đại hiệp nè Mấy phụ huynh nhà giàu thì sợ đủ thứ .... còn nghèo thì no comment Mấy trò hề cấm đoán này ngày càng nhiều Nhưng không cấm trò yêu thầy. Đồng ý này, đây là 1 vấn đề nguồn gốc của sự lộn xộn...... "Giáo dục đại học Việt Nam mới hội nhập quốc tế chưa lâu", câu này không hợp lý. Đúng phải là "Giáo dục đại học Việt Nam tụt hậu so với quốc tế quá lâu" Nhiều bạn trên này chưa nếm cái cảnh Sinh viên nữ bị các thầy gạ gẫm, làm áp lực để đổi điểm nhỉ? Các giảng viên nam trong trường không phải dạng vừa đâu, nhiều thầy rất vô đạo đức, gạ tình trắng trợn, bán điểm ghê gớm lắm. Nếu không có chế tài thì sinh viên nữ chúng tôi rất thiệt thòi. Ở nước ngoài, nhiều cty còn cấm đồng nghiệp yêu nhau, chí ít thì cấm hạn chế một vài vị trí. Trường học và đại học là nơi dạy và đào tạo những cái chuẩn cho nên càng phải chỉnh. Tôi rất đồng ý! Quy định cảm hứng... không xuy xét trước sau! Ủng hộ điều cấm này. Đã là trường học thì : Thầy ra thầy, trò ra trò, không nhập nhằng... |
Nói thật để làm gì? Hồi sinh nhật thứ 113 của cụ, có phóng viên đến hỏi: Bí quyết sống thọ của cụ là gì? Cụ Okawa trả lời: Tôi sống thật, nói thật, chắc thế nên sống lâu, thế thôi. Cụ Okawa qua đời, giờ đây người già nhất hành tinh là sư cụ Luang Pu Supha. Hòa thượng sinh ngày 17/9/1896 ở tỉnh Sakon Nakhon, đông bắc Thái Lan, tức là thậm chí còn cao niên hơn cụ bà ở Nhật. Khi được vấn về vụ sống thọ, sư cụ Supha cô đọng: "Ăn ít, nói ít và nói thật".Tuần trước, có một cuộc thi bơi lội dành cho thiếu niên nhi đồng thủ đô nhằm khuyến khích những tài năng và vận động phong trào chống đuối nước. Bọn trẻ chỉ trên dưới 10 tuổi được cha mẹ đưa đi. Những vận động viên nhí lao xuống làn nước xanh trong một cuộc đua được tổ chức khá quy mô. Trên bờ, tổ trọng tài được bố trí bấm giờ ở từng làn bơi, rất quy củ nghiêm túc. Nhưng không hiểu sao, đến đoạn công bố kết quả, thì em về nhất thành về nhì, em xuất sắc lẽ ra được vào chung kết lại bị loại. Truyền hình phát đi hình ảnh những đứa trẻ ngỡ ngàng. Có đứa khóc, đứa cắn môi đứa giơ tay giậm chân đòi công bằng. Trong khoảnh khắc, tôi thấy nhiều đứa già đi cả chục tuổi, chúng nó giã biệt tuổi thơ ngay bên cái bể bơi ấy, tổn thương và phẫn nộ. Có lẽ lần đầu tiên trong đời, chúng cảm thấy bị phản bội, cho dù sau đó kết quả được công bố lại khi cha mẹ chúng lên tiếng.Cuộc đấu tranh cho sự thật tôi nghĩ trước hết là cuộc đấu tranh tự thân và không thỏa hiệp. Nhưng nhiều người, trong đó có tôi đã từng thỏa hiệp với sự gian lận, sự dối trá từ rất lâu. Chỉ có điều, chúng ta tự xuê xoa với chính mình rằng, đó chỉ là những nói dối nhỏ. Chúng ta chỉ trích nạn tham nhũng, nhưng ai cũng chọn giúi tiền cho cảnh sát giao thông khi phạm luật. Chúng ta đau xót với kết quả bất công của một cuộc thi bơi, nhưng cũng chính chúng ta lại cũng cố gắng xin xỏ, chạy chọt cho con cái vào trường chuyên, lớp chọn.Câu chuyện ở đây không phải là một lời nói dối nhỏ. Là người tìm hiểu về cuộc thi bơi của bọn trẻ, tôi nhận ra làm gì có lời nói dối nào nhỏ? Làm gì có sự dối trá nào nhỏ? Dối trá là dối trá.Tôi tự hỏi: Có cái gì đơn giản hơn sự thật? Và có gì dễ biến mất hơn sự thật?Bàn tay là thật - nhưng cái bắt tay có thể là giả dối.Đôi mắt là thật - nhưng giọt nước mắt có thể là giả dối.Trình độ là thật - nhưng bằng cấp có thể là giả dối.Cái thật có giá trị tự thân, nhưng cái giả dối mang lại nhiều lợi ích hơn.Giữ giá trị hay chạy theo lợi ích, đó là mâu thuẫn mà con người luôn phải đấu tranh. Trước hết là tự đấu tranh. Nhưng có nhiều khi, chúng ta cảm thấy cô đơn trong cuộc đấu tranh cho sự thật ấy. Nhiều khi vì thế chúng ta thỏa hiệp. Và khi chúng ta thỏa hiệp hết ngày này sang tháng khác với vô vàn sự dối trá, thì làm gì có một môi trường xã hội trung thực - nơi mà những mầm sự thật có cơ hội vươn mình lên thành đại thụ.Hai người sống thọ nhất của xã hội con người hiện đại đều nói rằng muốn sống thọ hãy sống thật. Đó có thể là một bí quyết, nhưng cũng có thể là một thông điệp. Suy nghĩ về nó có thể sẽ giúp chúng ta có lựa chọn giữa hai câu hỏi quan trọng bậc nhất của thời đại này: Nói thật để làm gì? Và nói dối để được gì?Gia Hiền Nói thật để được sự thanh thản về tinh thần, nói dối đa số để được lợi về vật chất... Tôi luôn cố gắng để sống thanh thản hơn là nhận được nhiều hơn cái vật chất bên ngoài... :) Nói thật thường hay mất lòng ---------> Ít bạn ----------> Ít bị gọi đi uống rượu, bia ------------> Sống thọ ??????? Khi mà "thật thà ăn cháo bát nháo ăn cơm" thì không thể một sớm một chiều có thể thay đổi. Tôi đã tập sống thật với bản thân mình và đã bị nhiều thiệt thòi nhưng đổi lại tâm hồn thì thanh thản. Cảm ơn tác giả và Góc nhìn đã nhóm lên ngọn lửa "tập sống thật". Đời giả dối thì sống thật chỉ thiệt thân! Cảm ơn bạn!Bài viết rất hay Bài viết rất hay cám ơn tác giả .Cố gắng nói thật để tâm hồn được thanh thản, còn về việc sống lâu tôi nghĩ nó phụ thuộc vào: Gien di truyền, môi trường sống, chế độ ăn uống, chiến tranh... Có những lúc chúng ta phải nói dối để giúp người khác, trong tình huống cấp bách cũng phải nói dối để mình không bị thiệt hại, hai nước đang giao tranh mà nói thật thì làm sao giữ được nước. Nếu con tôi học không giỏi nếu trong khả năng xin xỏ được tôi cũng sẽ sẵn sàng vì ai cũng biết rằng môi trường nó tạo nên con người chúng ta. Bài viết rất hay đáng để tôi suy ngẫm cám ơn tác giả. Nói dối là Nói thật khó lắm, Nói thật là nói dối khó lắm! Bài viết rất hay. Cám ơn anh. Không biết bơi vẫn có thể nhận giải để cộng điểm thi vào cấp 3 là chuyện đã xảy ra. Nếu cơ quan chức năng vào cuộc thì sẽ rõ. Cái giả dối mang lại nhiều lợi ích hơn. Ai cũng vậy chứ không riêng gì một quốc gia nào, đến một lúc nào đó sẽ phải chọn giữa sự đúng đắn và sự dễ dàng, bản chất con người là sẽ chọn thứ mang lại lợi ích cao nhất cho họ, nếu sự dễ dàng không được phép và nghiêm khắc trừng trị thì mọi người sẽ cảm thấy việc đúng đắn mang lại nhiều lợi ích hơn chọn việc dễ dàng. Còn nếu sự đúng đắn chỉ mang lại rắc rối và nhiêu khê thì chắc chắn đa số sẽ chọn sự dễ dàng. Nói chung là cho thân mình trước đã. Đọc bài viết rất hay, tôi không ý kiến gì? Chỉ thấy buồn khi biết quanh mình toàn kẻ giả dối, trong đó có cả tôi, vì vậy mà tôi tồn tại đến bây giờ. Tùy hoàn cảnh và lĩnh vực sự việc ứng xử mà... có những sự việc nói thật xong thì ngồi run lật bật....!!! Đúng là không có sự giả dối nào là nhỏ, hay sự dối trá nào là nhỏ, giả dối là giả dối, dối trá là dối trá. Thế nhưng để nhìn xem lời nói dối hay sự dối trá đó là tốt hay xấu thì hãy còn nhiều khía cạnh khác để xem xét, để bàn, tùy thời điểm, tùy hoàn cảnh mà áp dụng. Riêng con trẻ thì hãy hướng chúng đến những lời nói thật, để tạo nên cái tâm cho tương lai nước nhà. |
Cái ‘nhất’ đáng buồn Biết mấy anh bạn da trắng vốn kỵ thịt chó, tôi bảo họ rằng đấy là những quán bán “thịt nai”! Mãi sau thì họ khám phá ra được và phì cười bảo rằng những con nai của tôi là… “nai biết sủa” (barking deer).Một lần khác xem một cuốn phim ngắn của Việt Nam trong một kỳ đại hội phim ảnh quốc tế ở Singapore, kể lại chuyện một cặp vợ chồng mở một quán thịt chó với những hình ảnh không mấy đẹp của những chú chó vô tội bị xả thịt, lột da, chất đống và nướng ngay trên mặt đường. Chưa hết phim mà hầu hết khán giả người da trắng đều đứng dậy bỏ ra về.Với người Tây phương thì việc ăn thịt chó là một điều kinh tởm và là dấu hiệu của một quốc gia chậm tiến, man rợ. Do đó, để giữ thể diện quốc gia, trước Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh, nhà nước Trung Quốc đã buộc 112 nhà hàng bảo trợ phải dẹp món thịt cầy trong thực đơn để tránh làm cho du khách nước ngoài kinh hoàng mà có ác cảm với dân Trung Quốc. Sau đó thì một đạo luật được dự thảo vào đầu năm 2010 nhằm cấm ăn thịt chó với mức phạt tù 15 ngày cho những người vi phạm. Tại hai vùng nói tiếng Hoa là Hong Kong và Đài Loan thì đã có những thay đổi sớm hơn. Dưới thời cai quản của Anh quốc, Hong Kong đã ban hành một đạo luật cấm làm thịt chó mèo từ năm 1950. Năm 1980, một người Hong Kong bị xử phạt một tháng tù và 2.000 đô HK về tội săn lùng chó hoang để làm thịt. Ở Đài Loan thì dưới áp lực của các hội bảo vệ súc vật địa phương cũng như để giữ hình ảnh đẹp với thế giới, chính quyền đã ban hành một đạo luật cấm bán thịt chó từ năm 2001 với mức phạt gần 8 nghìn USD nếu vi phạm.Tại những nước khác trong vùng thì Indonesia là xứ Hồi giáo xem thịt chó cũng như thịt heo là những món ăn không tinh khiết nên những chú khuyển ở xứ này được sống thọ. Thái Lan vốn là một quốc gia Phật giáo không có truyền thống ăn thịt chó và dân Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines cũng không thích nhậu thịt cầy. Nam Triều Tiên lại là một xứ có truyền thống này nhưng từ năm 1984 thì một đạo luật được ban hành cấm bán thịt chó tại thủ đô Seoul, tuy nhiên luật này dường như chỉ được áp dụng chặt chẽ trong khoảng thời gian Thế Vận Hội 1988 tại Seoul. Tại các nước phương Tây thì chó luôn được xem là người bạn tốt nhất của con người nên việc giết thịt bị xem là phạm luật và dưới mắt người dân là một hành động dã man không thể tha thứ được. Riêng ở Bắc Mỹ có lẽ chỉ có Canada là xứ cho phép bán thịt chó, với điều kiện là việc xả thịt chú khuyển phải có sự hiện diện của kiểm tra viên nhà nước, nếu không thì người phạm tội sẽ bị phạt đến 5 năm tù.Trên trang web của các tổ chức bảo vệ súc vật trên thế giới thời gian gần đây tôi thấy Việt Nam là nước bị nhắc đến nhiều nhất với con số thật khó tin: năm triệu chú chó bị xả thịt mỗi năm hay 13 ngàn chú chó vong mạng mỗi ngày. Nước ta từ lâu đã là điểm đến của những con chó bị buôn bán từ các nước xung quanh. Tuy việc nhập lậu chó vào Việt Nam bị xem là bất hợp pháp từ năm 2009 nhưng vì nguồn lực hạn chế nên vẫn còn tình trạng Thái Lan, Campuchia và Lào cung cấp chó cho Việt Nam. Việc buôn bán này vi phạm các biện pháp quốc gia phòng chống dịch bệnh động vật và trái với kiến nghị toàn cầu về việc kiểm soát và tiệt trừ bệnh dại.Chúng ta rất hãnh diện khi Việt Nam được thế giới khen ngợi về một số lĩnh vực, thế nhưng có một số điều nhạy cảm trong đó có việc ăn thịt chó, khiến Việt Nam đã mất đi ít nhiều thiện cảm dưới con mắt của người nước ngoài. Đứng đầu bảng những nước ăn thịt chó quả là điều không hãnh diện chút nào, nếu không nói là xấu hổ. Võ Tá Hân Tác giả có một bài viết hay. VN ta nếu cấm thịt chó thì một số cẩu tặc sẽ không bị chết oan nghiệt như hôm nay. Các nước làm được, tại sao ta lại không? Không riêng gì thịt chó , còn thịt mèo , lẩu chuột bao tử , thịt chuột , và rất nhiều món ăn quái dị khác mà chỉ có người Việt mới ăn .Nói chung có nhiều món ăn ngay cả những người Việt Nam chính hiệu khi phải ăn nó cũng là 1 thử thách không hề nhỏ .'' Ẩm thực Việt từng được 1 nhà văn Việt Nam mà tôi không nhớ tên có nói như vui như thế này : '' Ăn được tất cả các loài 4 chân trừ bàn ghế và Ăn được tất cả các loài có cánh trừ máy bay '' Vì sao Tây quý chó, ta bình thường : Nguồn gốc Tây là dân du mục, còn chúng ta là dân trồng lúa. Chó của dân du mục thì chả khác gì một người thân trong nhà, vừa biết lùa gia súc, đánh nhau với sói, bảo vệ lều trại, săn thú… Chó của dân lúa nước thì lúc đầu cái gì cũng biết nhưng sau này thì khả năng giảm dần do ở với dân nông nghiệp, sống phụ thuộc vào thiên nhiên hơn là chinh phục nó. Chó lúa nước hay cắn bậy, đi lại tự do, tạp giao, thích ăn các thứ dơ dáy, thích đánh dấu bừa bãi…lâu ngày bị ghét, bị gán cho đủ thứ xấu xa, nào là ngu như chó, cẩu nô, chó cắn càn, chó chết, chó cậy chủ…. Thành ra nói đến chó là nói đến một cái gì đó hạ tiện, thấp kém, đáng khinh. Tây cho là chó trung thành với chủ, nhưng ta cho là ngu trung (mà nhiều lúc nó ngu thật). Đúng chó là loài vật có tình nhất , trung thành nhất , tình cảm nhất . Hãy nói không với thịt chó ngay và luôn Cảm ơn bác Võ Tá Hân !!! Bác đã "thay lời muốn nói" dùm tôi và nhiều người khác nữa... Đọc rồi thì mới nhận raThật là xấu hổ:Xứ ta ăn cầy!Giết thịt bừa bãi thế nàyCHÓ MÈO cắc sẽ có ngày triệt tiêu! Cháu đồng tình với Chú! Đúng là đáng xấu hổ thật! Người ăn thịt chó không có tội, cũng như người ăn thịt con khác thôi. Vấn đề ở đây là nạn trộm cắp liên quan đến con chó dẫn đến nhiều hệ lụy khác : Đánh nhau, đốt xe, án mạng.... Lúc truớc ta cũng nhậu, nhưng càng ngày càng có nhiều cẩu tặc bị vong mạng nên cũng thôi ! Biết đâu những thứ mình đang chén là chiến lợi phẩm của mấy cẩu tặc đó !! Đợt vừa rồi tôi sang Mỹ công tác 3 tháng. Một hôm, tôi đang xem kênh truyền hình địa phương thì thấy họ đưa một bản tin trực tiếp (Live) về vụ việc có một kẻ đánh một con chó bị thương nặng. Ban đầu tôi cứ nghĩ đó là một vụ án mạng, nhưng xem kỹ thì họ đang lên án hành động ngược đãi động vật của kẻ thủ ác. Con chó sau đó được đưa vào bệnh viện động vật chụp X-Quang, siêu âm rồi phẫu thuật. Kẻ gây ra tội ác với con chó bị cảnh sát tới nhà điều tra về nhân thân, hành vi, thăm hỏi hàng xóm về tính cách của gã... Từ đó có thể thấy rằng với người phương Tây họ quý con chó đến mức nào. Chính vì thế khi nhìn các nước ăn thịt chó, học có ác cảm không phải là điều khó hiểu. Chúng ta có thể biện minh rằng thịt chó hay lợn thì cũng ko khác nhau, như thực tế thì con chó có lịch sử phát triển là bạn của loài người qua nhiều năm, chúng ngay từ ban đầu đã không được nuôi để giết thịt, mà làm con vật bảo vệ, trông nom gia súc, làm bạn với con người. Ngoài ra, chó là loài trung thành nhất trong các loài vật nên càng được con người ưu ái coi là bạn. Chúng ta nên bỏ những thói quen mặc dù là ngàn xưa, xong ngày nay khi đã hội nhập, thiết nghĩ chúng ta nên học cái hay cái tốt của người ta để đất nước ngày càng phát triển hơn, được bạn bè thế giới tôn trọng hơn. Việt nam và Hàn quốc là một trong vài quốc gia có tập tục ăn thịt chó từ ngàn xưa của đại bộ phận dân chúng (một số người không ăn), Theo tôi không cần cấm ăn thịt Chó mà chỉ cần cấm mua bán, kinh doanh thịt chó là đủ, và có chế tài thật nghiêm cho những người làm trái luật. Ăn hay không là quyền của tôi, tại sao lại bảo tôi kém văn minh và man rợ? Thế Tây đi uống sữa bò mà có được li sữa đó con bò mẹ phải mất đi cái quyền nuôi con thì có văn minh hay không? Ở các nước phương tây chó được xem như bạn tốt nhất của con người .. Nhưng ở VN kẻ nào xấu xa, tồi tàn nhất được ví như con chó . Ăn con gì là tập quán, khẩu vị, văn hoá của mõi dân tộc . Thế người phương Tây có bỏ ăn thịt bò khi cộng đồng Đạo Hồi phản ứng không? Cứ phê phán kiểu này rồi có ngày người VN ăn lúa gạo cũng có vấn đề vì người phương Tây ăn mì. Còn nạn Cẩu tặc là do đạo đức XH xuống cấp sinh trộm cắp nhiều. Ví như ta không ăn thịt chó thì sẽ sinh kê tặc , dương tặc mà thôi . Những người ăn thịt chó đại đa số ở tầng lớp "bình dân" trong XH và với họ thì tình yêu thú vật và khái niệm văn minh phương tây hoàn toàn xa lạ, xa xỉ. Có mấy khi họ tiếp xúc với người nước ngoài Tác giả bài viết này đã nói thay lời rất nhiều người rồi, vấn đề còn lại là của các nhà lập pháp. |