text
stringlengths
23
21.9k
Một người làm quan Lúc ấy, anh đã ở tuổi 33, bạn bè ai cũng ngạc nhiên. Ở Bộ, anh nhận mức lương tương đương chuyên viên bậc 3. Tức là bằng chưa đến một phần năm lương làm bên ngoài.Bẵng đi một thời gian, bạn tôi mới được đề bạt chức vụ Phó phòng.Hóa ra, bố vợ anh bạn đang làm Cục trưởng đã bố trí để anh này chuyển ngang vào Cục của ông. Anh tâm sự với tôi rằng, dù trái nghề, nhưng anh buộc lòng phải theo ý của nhạc phụ. “Cá chuối đắm đuối vì con”, anh kể ông cụ cứ lo lắng, vì thằng con rể chưa vào biên chế thì không biết sau này cháu ngoại ông sẽ “trông vào đâu”. Cả nhà nội cũng xúm vào khuyên răn khiến anh phải bỏ công việc nghìn đô ở ngoài, để vào làm công chức.Và nay, nhạc phụ lại bố trí cho anh con rể/cấp dưới chức vụ Phó phòng mà bao người ao ước. “Được đề bạt thì vui nhưng cũng nhiều áp lực, ông ạ. Mọi người sơ sót không sao, nếu mình va vấp thì sẽ bị quy là đi lên nhờ bố vợ. Nhiều khi thấy hối hận” - anh kể với tôi bên chén rượu.“Nhưng dù gì thì cũng không oán ông cụ. Ông cụ lo cho mình thôi mà” - anh kết. Bằng một logic Á Đông quen thuộc tới mức chẳng ai muốn bàn cãi: phụ huynh lo cho con cái bằng việc đặt chỗ ngồi, là chuyện đương nhiên.Nhiều bạn bè tôi cũng được sắp xếp như vậy. Một cô bạn được bố chồng đưa vào cơ quan do ông đứng đầu. Cậu em họ tôi thì được mẹ vợ bố trí chức giám đốc chi nhánh ngân hàng nơi bà nắm giữ vị trí ủy viên Hội đồng quản trị. Mọi sự đều đúng quy trình: chỉ có những lời xì xào vô nghĩa, còn bộ phận tổ chức cho biết, việc tiếp nhận, bổ nhiệm con dâu, con rể không trái quy định.Tất nhiên là không trái quy định. Bởi pháp luật nước ta chỉ ngăn ngừa xung đột lợi ích bằng các điều chỉnh liên quan đến vợ chồng hoặc ruột thịt. Các đối tượng được điều chỉnh bởi Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng chỉ là “vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột”  của cán bộ.Nhưng nền văn hóa Việt Nam cho ra một đáp số khác về xung đột lợi ích. Cấm bổ nhiệm con ruột thì bổ nhiệm dâu rể. Cấm anh chị em kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý thì cho các cháu. Lọt sàng xuống nia. Sự gắn kết của một đại gia đình, vốn là một nét văn hóa đẹp, đã biến điều 37 Luật phòng chống tham nhũng thành cái sàng không đủ lọc.Luật còn bỏ qua nhiều trường hợp rất nhạy cảm khác, như là không hề cấm vợ làm cấp phó nếu chồng làm trưởng. Ở Bà Rịa-Vũng Tàu, cục trưởng Cục thuế tỉnh quy hoạch vợ mình làm cục phó. Thanh tra kết luận rằng “chưa có cơ sở kết luận ông lợi dụng chức vụ quyền hạn”. Đó đơn giản vẫn là một việc làm hợp pháp.Ngăn chặn xung đột lợi ích là một biện pháp kỹ thuật quan trọng để phòng chống tham nhũng. Giám sát và kiểm tra liên tục chỉ có thể tìm ra các “sự đã rồi”, không thể hiệu quả bằng việc chặn đứng các nguy cơ phát sinh từ đầu.Nhiều nước phương Tây có nền văn hóa không mặn mà lắm với “tam đại đồng đường” vẫn dựng một hàng rào rất cao trong ngăn chặn xung đột lợi ích. Tổng thống Donald Trump gặp ngay sự phản đối khi định bổ nhiệm con rể. Bởi vì khái niệm “người thân” được luật pháp Mỹ điều chỉnh rất rộng, mở ra đến cả dâu, rể, cọc chèo, cha, mẹ/con nuôi, thậm chí là anh, chị em chỉ cùng cha hoặc mẹ.Và còn một lợi ích quan trọng nữa: việc ngăn chặn các cuộc bổ nhiệm này, là một động thái nuôi dưỡng niềm tin. “Việc bổ nhiệm người thân làm giảm niềm tin của công chúng rằng chính phủ đang tìm kiếm người giỏi nhất cho công việc” - GS Kathleen Clark của Đại học Washington, chuyên gia về đạo đức công quyền phân tích - “Một người thân của sếp được bổ nhiệm sẽ làm các công chức khác "mất tinh thần”.Tinh thần “thà chặn nhầm còn hơn bỏ sót” ấy đã tồn tại từ cổ luật phương Đông. Nó gọi là luật Hồi tỵ (tránh đi). Nôm na rằng, trong một nha môn hay một hạt, cha con anh em hay thân thích khác, không được cùng làm việc. Nếu được bổ nhiệm thì các đương sự phải khai ra để đổi một người đi chỗ khác. Quy định này có lúc mở ra đến việc cấm những người cùng quê hay "học cùng một thầy từ nhỏ, tình nghĩa mật thiết" làm quan một nơi.Sẽ không thể trông chờ vào đạo đức của mỗi cá nhân; hoặc đến khi có vấn đề liên quan đến các cuộc bổ nhiệm, thì kỷ luật hay lên án các cá nhân. “Lên án” không phải là một biện pháp đảm bảo công bằng xã hội.Luật pháp cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng “chồng trưởng vợ phó” hay “cả họ làm quan” từ khâu bổ nhiệm. Sự ngăn chặn này theo tôi sẽ không bỏ lọt người tài. Nếu là người tài thực sự, một cá nhân có thể thi thố năng lực ở một địa phương khác, cống hiến cho xã hội bằng một cách khác.Hay là có ai đó thực sự nghĩ rằng nhân dân vẫn tuyệt đối tin tưởng, chẳng chút hoài nghi nếu một cơ quan có chồng là trưởng, vợ là phó, bố vợ là cục trưởng, con rể là trưởng phòng?Trần Anh Tú "Một người làm quan,cả họ được nhờ!"- Câu cửa miệng đó đủ nhấn mạnh việc ĐẶT LỢI ÍCH GIA ĐÌNH,GIA TỘC LÊN TRÊN LỢI ÍCH QUỐC GIA! Phải thay đổi tư tưởng cố hữu này,ngay và luôn! Lý do sao nước vẫn nghèoLý do dân mãi phận bèo trôi sôngKhi mà luật lệ chưa thôngKhi mà quan chức như ông như bàTha hồ xếp đặt ghế hoaCho dâu, cho cháu, cho nhà quan đôngBao giờ cho đến ngày maiBao giờ có chỗ người tài làm quan... Cái gì không quản lý được thì cấm, nhưng riêng việc bổ nhiệm thì không áp dụng chân lý này. Cảm ơn tác giả. Không biết ai có thể chỉ giùm tôi cơ quan công quyền nào không có hiện tượng này không. Xin chân thành cảm ơn. Và rồi câu trả lời nhận được là tất cả đều được "bổ nhiệm đúng quy trình"!! Mình là dân thường không hiểu được đâu. Làm quan tuy lương thấp nhưng ối người mơ chả được. Xưa thì "Một người làm quan, cả họ được nhờ". Nay thì "Cả họ làm quan, toàn dân được nhờ". Bài viết hay và phản ánh đúng thực tại xã hội. Mong rằng cấp có thẩm quyền sẽ quan tâm hơn vấn đề này. Ông bí thư huyện mình (Nay đã về hưu) còn lôi được tất cả con cái dâu rể vào làm cán bộ huyện cơ. Cả 3 đứa con cùng học 1 trường ĐH (Nghe nói người nhà có người quen). Tóm lại, con vua thì vẫn làm vua, đó là điều không xa lạ gì, dù hiện giờ chúng ta đang ở thế kỷ 21 rồi :P Bởi thế nên dân đã tổng kết: 1 lần cơ cấu hơn phấn đấu cả đời! Một người làm quan, cả họ được nhờ, vì vậy chất lượng "sản phẩm" kém, làm hư hại cả xã hội. cái quy trình đã quá cũ rồi. cái cần là phạt nếu liên quan. chứ cứ bổ nhiệm sai rồi rút thì bao giờ hết sợ dây dài nhất thế gian kia. hiện tượng này nó đã có cách đây mấy thập kỷ rồi,chỉ có điều bây giờ xã hội đã có độ mở,nhờ công nghệ thông tin, nhờ những trang mạng xã hội,những báo điện tử cũng góp phần thúc đẩy xã hội ngày một minh bạch hơn,công khai hơn so với trước kia.còn chuyện con dâu,con rể,con của thông gia,con của ban,rồi con của bạn thằng bạn ,nói trung là lắm chiêu trò lắm nhà báo ơi,vì thế cho đến bây giờ nó chỉ là giọt nước làm tràn ly, cần lắm một thay đổi nền quản trị quốc gia để đất nước phát triển. Chuyện này quá xưa rồi. Ai cũng biết hết rồi. Khổ nỗi là "đúng quy trình ". Sao mọi người cứ nói này nói nọ nhiều thế. Họ chỉ xin làm đầy tớ thôi chứ có làm vương làm tướng gì đâu
'Hối lộ' bác sĩ Và hôm nay, dù có chút ngần ngại, tôi vẫn muốn bàn về nạn phong bì trong bệnh viện - từ chính những gì mình cảm nhận trong những ngày qua.Mẹ tôi phải nhập viện vì một tai nạn. Bà được chuyển thẳng từ Hải Dương lên một bệnh viện Trung Ương.Vừa nhập phòng, gia đình tôi đã được các “ma cũ” rỉ tai, hướng dẫn chuyện phong bì. Nào là đi ai thế nào, hoạt động này cần đi bao nhiêu, hoạt động kia bao nhiêu. Rất chi tiết, rõ ràng như thể có barem.Mẹ tôi - trong cơn đau - được truyền bá rằng ở đây bệnh nhân nào cũng vậy. Đồng tiền đi trước là đồng tiên khôn. Thế là bà vội giục tôi chuẩn bị phong bì, đi gặp bác sĩ để “gửi gắm”. Nhưng tôi gạt đi. Tôi nói với bà: “Để điều trị xong xuôi, mọi thứ tốt đẹp, các y bác sĩ tận tình thì mình sẽ cảm ơn. Mẹ đừng làm hư cán bộ”.Có thể nhiều người không đồng ý với điều này, nhưng theo tôi, phong bì cho nhân viên y tế không phải là xấu. Vấn đề là chiếc phong bì ấy phải dựa trên cơ sở tự nguyện, chứ không phải bắt nguồn từ bất kỳ áp lực nào.Nó nên là món quà mà bệnh nhân dành để tri ân những người đã chữa trị, cứu giúp mình, chứ không thể bị coi là một thủ tục bắt buộc để bệnh nhân nhận được sự chăm sóc tốt. Bởi thật ra đấy là nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ y tế.Việc sử dụng phong bì như một món quà cám ơn rõ ràng không hề mang tính tiêu cực, mà cũng phù hợp với văn hóa, đạo lý của người Việt Nam. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, hiện nay phong bì đang chủ yếu sử dụng như một hành vi hối lộ, như cách mẹ tôi được hướng dẫn.Nó đang thực sự trở thành gánh nặng của người bệnh. Cùng phòng mẹ tôi có một ca bệnh đến từ một tỉnh miền Trung. Gia cảnh bác nghèo lắm. Nghèo đến mức bị thương rồi vẫn cố làm việc, hệ quả là vết thương trầm trọng như hiện tại. Để bác nhập viện, gia đình đang phải rao bán gia súc, gia cầm. Cũng như mẹ tôi, người nhà bác được hướng dẫn về “văn hóa phong bì” ở viện. Tôi nhẩm tính, với họ khoản tiền ấy có khi là cả gia tài. Nếu được lựa chọn, rất nhiều người sẽ không đưa phong bì. Nhưng đang tồn tại một thực trạng là cộng đồng không có niềm tin vào cái tâm sáng của cán bộ y tế. Họ không yên tâm khi không đưa phong bì.Những ngày sau đó mẹ tôi chỉ phải thay băng, mà không được cấp thuốc. Bà rất lo lắng: liệu có phải mình không chi tiền nên bị đối xử như vậy. Thậm chí, nhiều người khác trong phòng cũng hùa vào giả thiết ấy khiến mẹ tôi càng hoang mang.Tôi thì tin rằng không có chuyện vì chiếc phong bì mà người thầy thuốc bán rẻ mình như thế. Đơn giản chỉ là mẹ tôi chưa đến giai đoạn cần dùng thuốc. Tôi trấn an bà. Đồng thời khuyên bà cứ trao đổi thẳng thắn với bác sĩ điều trị. Đơn giản vì bà có quyền như vậy.Nhưng cũng phải sau vài hôm tôi động viên, bà mới dám hỏi. Câu trả lời của bác sĩ là yên tâm, khi nào cần dùng thuốc ắt sẽ kê đơn.Sự hoang mang của bệnh nhân như mẹ tôi phản ánh sự bất bình đẳng về vị thế giữa bệnh nhân và cán bộ y tế ở nước ta. Lĩnh vực y tế nói riêng và dịch vụ công nói chung vẫn tồn tại tâm thế cán bộ là người ban phát dịch vụ. Còn người thụ hưởng lại có tâm lý mình là người đi xin, không dám đòi hỏi gì.Trong khi đó, lẽ ra theo quan điểm hiện đại, bệnh nhân phải là khách hàng. Bệnh viện là bên cung cấp dịch vụ. Còn cán bộ y tế là người trực tiếp phục vụ khách hàng.Nói một cách khác, bệnh nhân chính là “thượng đế”.Có lẽ, chính sự nhầm lẫn về vai trò này là nguyên nhân dẫn đến câu chuyện phong bì dai dẳng trong ngành y và nhiều dịch vụ công khác, đơn cử như giáo dục.Tâm lý về vai trò “cửa dưới” trong một cuộc ban phát ấy đã hình thành trong một giai đoạn nào đó của nền kinh tế bao cấp 30 năm về trước và để lại di chứng đến tận hôm nay. Nhưng đã đến lúc nó cần chấm dứt.Nếu mối quan hệ giữa bệnh nhân và cán bộ y tế được đưa về đúng bản chất thì chắc chắn phong bì sẽ trở thành món quà tri ân đầy ý nghĩa, tình cảmMột cuộc khảo sát của World Bank năm ngoái chỉ ra rằng có đến 65% người dân tin rằng “quà biếu là hối lộ”. Trong khi đó, chỉ hơn 10% người được hỏi tin rằng tặng quà là nét văn hóa. Tức là nếu như một chiếc phong bì thực sự tồn tại 2 trạng thái: “văn hóa” và “hối lộ” thì chính người đưa, trong sự sốt sắng và sợ hãi của mình, đã lựa chọn trạng thái “hối lộ”.Ngày mai mẹ tôi lên bàn mổ. Khi đặt bút viết những dòng này, tôi cũng có chút đắn đo. Liệu tuyên ngôn như thế này, kèm với khuôn mặt mình ở đây, thì liệu có sự phân biệt đối xử nào xảy ra? Nhưng tôi bỗng nhận ra rằng nghĩ kiểu đó cũng là một loại nỗi sợ vô hình, giống với nỗi sợ khiến người ta đưa hối lộ.Tôi có quyền tin rằng bác sĩ vẫn sẽ làm đúng trách nhiệm. Và tôi, có quyền tuyên bố nói không với sự thỏa hiệp kiểu sợ sệt này.Tất Đức Tình cảm/ "Sự tri ân" vốn đẹp đẽ nhưng chưa bao giờ chúng trở nên méo mó,"dị dạng" và biến tướng bởi sự toan tính và "nhầm lẫn" nghiêm trọng như ở thời đại này! Phải có những người không thoả hiệp như bạn,cái thực chất mới trở về nguyên nghĩa của nó,Tất Đức ạ! Tôi là bs nên rất vui khi bệnh nhân như bạn hiểu,không một người bs nào trong đầu nghĩ đến tiền khi làm việc. Mẹ tôi cũng vừa mổ thay thủy tinh thể cho hai mắt. Mỗi lần mổ một mắt và làm cách nhau một tuần. Lần đầu gia đình tôi phần thì nghĩ để mổ xong rồi mới cám ơn phần vì không biết đưa phong bì thế nào cho kín đáo nên đã không đưa phong bì trước. Hôm đó bác sỹ làm rất nhanh và hầu như không nói chuyện gì trong suốt thời gian mổ. Lần thứ hai, gia đình có đưa cho bác sĩ (vẫn chính bác sĩ mổ lần trước) một chiếc phong bì với chủ ý để cám ơn cho lần mổ đầu. Lần này bác sĩ đó làm chậm hơn, rất nhẹ nhàng, cẩn thận và quan trọng là có hỏi han và động viên mẹ tôi trong suốt thời gian mổ. Và có cái lạ là mắt mổ lần sau đúng là có sáng hơn và không bị tèm nhèm chảy nước như mắt mổ trước. Vậy là mẹ tôi vẫn nhắc lại câu ca muôn thủa "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn". Cuộc sống muôn màu. Mẹ tôi cũng vừa mổ, các bác sĩ và y tá cũng rất nhiệt tình măc dù tôi cũng chưa cảm ơn bằng "phòng bì" (chắc chắn tôi sẽ cảm ơn họ vì tôi thấy họ xứng đáng được nhận sự tri ân từ gia đình người bệnh) . Đúng là có khá nhiều góc khuất trong ngành y. Nhưng, tôi nói về một trong những góc sáng để mọi người cùng suy ngẫm mà tìm cách loại bỏ góc khuất. Tôi "chầu trực" để gặp bác sĩ phẫu thuật để trao đổi về trường hợp của mẹ tôi mới cảm nhận được phần nào sự vất vả của họ: 7h30' sáng đến giao ban, tua phòng khám bệnh, đi vào phòng mổ lúc 9h, mổ xong 13h rồi lại mổ tiếp ca mổ khác kéo dài đến 10h tối. Sáng hôm sau 7h30' lại tiếp tục việc như ngày hôm qua. Tôi không biết họ ăn trưa, tối như thế nào mà công việc thì áp lực như vậy. Tôi thiết nghĩ, với những bác sĩ giỏi, lương của họ phải vài trăm triệu 1 tháng mới xứng đáng với công sức và giá trị họ mang lại (sự sống mà). Tôi đem so thu nhập của Bác sĩ phẫu thuật giỏi (tính cả cảm ơn như mọi người vẫn nói) mà so với doanh nhân hay thu nhập của "quan" thì chẳng thấm tháp là gì. Nên tôi cam đoan rằng, đa số những người trong ngành y họ không phải hoàn toàn vì đồng tiền. Cần có chính sách giảm tải cho ngành y tế và chính sách về thu nhập cho họ (câu chuyện còn dài lắm....) Tôi là 1 BS đã có thời gian làm việc tại BV, nay tôi qua làm công tác quản lý, tôi hiểu rõ mọi chuyện trong bài viết của tác giả, tôi hiểu tâm lý của bệnh nhân và cả tâm lý của người thầy thuốc; cơ bản các nhân viên y tế từ y tá đến bác sỹ, đa số đều muốn bệnh nhân ghi nhận công sức của mình, muốn thấy bệnh nhân mau khỏi bệnh, môt lời cảm ơn của bệnh nhân và gia đình người bệnh là niềm vui và sự động viên to lớn của nhân viên y tế, nhưng nếu mọi việc chỉ như thế thì cuộc sống này quá lý tưởng; đứng trước cửa sinh tồn lúc bệnh tật, người bệnh đôi khi đòi hỏi quá mức, quá khả năng của thầy thuốc và tâm lý hoang mang của người bệnh là mảnh đất màu mỡ của sự vòi vĩnh của 1 số nhân viên y tế; nếu ai cũng đủ bình tâm như tác giả thì mọi sự sẽ tốt đẹp biết mấy, chúng tôi, những người thầy thuốc cũng mong muốn như vậy. Một chút ý kiến của cá nhân xin mọi người đừng chỉ trích tôi. Hôm qua tôi được đọc bài về một vị giáo sư đáng kính của một trường đại học nọ mặc quần cộc để giảng bài, nhằm thay đổi tư duy lối mòn của sinh viên. Đúng! chúng ta chỉ có thể thay đổi lối suy nghĩ cũ kỹ để phát triển nếu dám đột phá và sáng tạo, cởi bỏ mọi rào cản, định kiến của xã hội. Sự đột phá đó nếu đúng về chân lý, hợp lẽ thường thì cần phải được cộng đồng hỗ trợ, tiếp thêm sức mạnh để lan tỏa. Tức khắc, chúng ta sẽ có được một hệ tư tưởng mới, tiến bộ. Bằng không thì hãy cứ quẩn quanh, trói chặt với cái vòng luẩn quẩn do sự cầu toàn, cá nhân của chính chúng ta tạo ra. Cảm ơn tác giả bài viết, cảm ơn vị giáo sư đáng kính nọ! Làm thế nào đây? Ai rồi cũng phải ít nhất 1 lần vào bệnh viện. Đưa tiền thì làm hư bác sỹ / Không đưa tiền thì bác sỹ làm hư mình (bệnh nặng thêm). ĐÂY LÀ MỘT SỰ THÂT: Thằng cháu tôi phải mất 400 triệu để chạy vào làm điều dưỡng ở một Bệnh viện lớn ở Hà Nôi. Nó thường tâm sự đi làm để gỡ gạc, lấy tiền trả nợ: Ai đút lót tiền thì làm tận tình, nhẹ nhàng, còn ai không có tiên thì "bóp" cho lòi tiền ra!....... ĐÂY LÀ SỰ THẬT. Bài viết hay quá anh Tất Đức ạ. Mẹ tôi làm trong nghề y, tôi cũng có một người em làm trong nghề y. Và trong một môi trường rất gần với những tấm áo blouse trắng như thế, tôi hiểu được và tin rằng: không phải bác sĩ nào cũng muốn và làm mọi cách để có những chiếc "phong bì thỏa hiệp kiểu sợ sệt". Họ có danh dự và trọng lời thề nghề nghiệp lắm. Không thể phủ nhận có những "con sâu", nhưng tôi tin số ấy rất ít thôi. Hy vọng mỗi chúng ta sẽ góp thêm một tiếng nói, một quan điểm để xã hội nhin nhận đúng hơn, công bằng hơn với những người thầy thuốc, như bài viết này của anh. Kính chúc Bác phẫu thuật tốt và nhanh khỏe; chúc anh và gia đình mọi sự may mắn. Trân trọng cảm ơn. Tôi đã 2 lần thực tế đưa người nhà đi bệnh viện, lần 1 cấp cứu tai nạn tại 1 bv lớn, mặc dù quen biết và gặp gỡ các bác sỹ (nhưng chưa đưa tiền cũng vì nghĩ để sau) kết quả người nhà bị "bỏ quên" luôn cho đến tận ngày hôm sau, khi người nhà tìm mọi cách để "được đưa" phong bì thì bệnh nhân mới được mổ làm bệnh nhân bị di chứng đến tận bây giờ. Lần 2 người nhà tôi đi khám và điều trị ở bv tim Hà Nội, môi trường làm việc ở đây thật tuyệt, không thể đưa được phong bì cho họ, từ nhân viên đến bác sỹ, thái độ và kỷ luật làm việc rất ổn (cả viện tim 1 và 2) điều này rõ ràng là từ người lãnh đạo bệnh viện thấu hiểu bệnh nhân (thường là họ rất nghèo) và nghiêm khắc với nhân viên của họ (khi đưa phong bì nhân viên không dám nhận vì "cháu sợ bị mất việc").Tks Không biết thế nào. Em vừa trải qua phẫu thuật 2 lần trong hai lần ấy em cũng đã được trải nghiệm văn hóa phong bì làm thay đổi tính cách bác sĩ điều trị. cả XH này chổ nào cần nhờ vả đều vậy cả, BS chỉ là một mắt xích nhỏ tý thôi Mẹ tôi bệnh ung thư, mổ xẻ, sạ trị ở bệnh viện, những người bệnh ở chung phòng mẹ tôi hầu như đều dấm dúi, nhồi nhét phong bì cho bác sỹ, nhà tôi nghèo đâu có phong bì để đưa nhưng tôi thấy bác sỹ rất tận tâm, chẳng phân biệt đối xử gì hết. Sau 04 năm điều trị, ăn ngủ ở đó nhiều hơn ở nhà, mẹ tôi đã hoàn toàn hết bệnh, bà năm nay 72 tuổi vẫn đi chùa đi núi, vui vẻ bình thường. Có thể tùy bệnh viện, tùy bác sỹ hoặc có thể do cảm giác người bệnh! hoặc ...chờ các anh chị bổ sung thêm! O nuoc ngoai bac si la nguoi duoc coi trong nhat va cung la nghe co thu nhap cao nhat, ho khongco co hoi nao de noi chuyen ve tien voi benh nhan vi tat ca deu qua bao hiem va nhat la ho so benh nhan khong con coi trong ho cung nhu Hoi Y Si luc nao cung nhin vao ho mot cach nghiem khac .. Quan điểm của bạn rất đúng, người thầy thuốc phải cân nhắc, đắn đo một cách khoa học cho cuộc phẫu thuật mà họ chuẩn bị tiến hành. Nghĩ theo cách đưa phong bì trước có thể làm cho họ bị phân tâm, đắn đo và suy nghĩ... Trong chuyên môn, có những việc diễn ra không theo được ý định của người thầy thuốc, ví như chưa tiên liệu hết những khả năng, diễn biến của bệnh... vv và vv. Điều đó dẫn đến cuộc phẫu thuật không đạt được ý định theo chuyên ngành. Trong khi người nhà lại có các ý nghĩ, có lẽ thế này, có lẽ thế nọ.Tôi đồng ý với bạn về cách xử sự như trên, như thế mới được gọi là tri ân công đức đối với nghề thầy thuốc.
Đánh bác sĩ Đầu năm 2002, tua trực của tôi có một bệnh nhân đau bụng dữ dội. Kết quả chụp chiếu và siêu âm do chính tôi làm, các xét nghiệm khác cũng được thực hiện rất khẩn trương. Nhưng bỗng bệnh nhân đột ngột tử vong. Cả kíp trực khi ấy đều có mặt, nhưng đều bó tay.Người nhà bệnh nhân kéo đến rất đông, họ vác dao chém bất cứ ai mặc áo trắng. Cả bệnh viện phải cởi áo blouse bỏ chạy thoát thân.Kết quả mổ tử thi không tìm ra nguyên nhân tử vong. Hội đồng chuyên môn cấp Sở và cấp Bộ được thành lập ngay tức khắc, các chuyên gia hàng đầu được mời đến kiểm thảo tử vong, đủ các cuộc họp và các chỉ đạo quyết liệt từ các cấp, nhưng bí mật về cái chết của bệnh nhân vẫn mãi mãi không được sáng tỏ.Suốt năm ấy, tuần nào người nhà bệnh nhân cũng đến giăng khẩu hiệu “đòi mạng”. Để giữ an toàn cho bản thân, anh em bác sĩ đã phải quyên góp tiền của nhau để “bồi dưỡng” cho họ.Những câu chuyện bị bệnh nhân dọa đánh, bị đánh, hay phải mang tiền đến “bồi dưỡng” như tôi vừa kể trên đây, trong môi trường y tế không ai lạ, nó diễn ra thường xuyên. Nhiều lắm những câu chuyện, mà tôi tin chắc nhà văn có trí tưởng tượng phong phú đến mấy cũng không thể nghĩ ra.Trước khi có lực lượng 141 của Công an Thành phố và sự hỗ trợ tăng cường của công an phường, gần như chúng tôi bị dọa đánh và bị đánh mỗi đêm, bởi những lý do chẳng ai ngờ nổi.Có vẻ nhiều người bị ám ảnh, rằng mọi biến chứng hay tử vong đều là lỗi của bác sĩ, họ đòi bác sĩ phải chịu hết mọi trách nhiệm. Khi các báo đăng tin bác sĩ Dương bị đánh, tôi đọc kỹ và thấy nhiều ý kiến bình luận công kích bác sĩ. “Không có lửa thì sao có khói” - họ lập luận như vậy. Không gì đáng sợ hơn việc đám đông cổ vũ cho một hành động côn đồ.Nếu coi bạo hành y tế giống như một cuộc đôi co ngoài đường phố, thì đó là một sai lầm cực kỳ tai hại, bởi thực tế nó nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bạo lực y tế gia tăng, nó giống như người bệnh đang tự đẩy chất lượng y tế xuống vực.Khi bác sĩ bị một bệnh nhân đánh, họ sẽ phải “phòng thủ” trong chuyên môn, nhiều bệnh nhân khác sẽ bị ảnh hưởng, cả xã hội sẽ phải trả giá đắt. Hãy thử tưởng tượng, bác sĩ với một tâm trí sợ hãi, một bàn tay run rẩy, liệu họ có thể cung cấp một dịch vụ y tế tốt nhất dành cho người bệnh?Cách đây 5 năm, tôi tiếp nhận một bệnh nhân có khối u màng não khoảng 7cm, u lành tính nhưng lại đe dọa tính mạng. Tôi và một bác sĩ đồng nghiệp đã tiến hành nút tắc toàn bộ các mạch máu nuôi dưỡng, để chuẩn bị cho ca mổ ngày hôm sau.Khi chúng tôi đang loay hoay với chiếc ống thông đưa từ động mạch đùi lên não, thì người nhà bệnh nhân xông vào dọa. Họ nói bệnh nhân đã mổ 4 lần ở 4 bệnh viện mà không lấy được u, lần này nếu xảy ra bất cứ chuyện gì thì sẽ giết chết chúng tôi.Mặc dù đã quen với nhiều lời hăm dọa nhưng chúng tôi vẫn bị sốc. Cả đêm không ngủ, cả sáng hôm sau làm việc trong trạng thái bất an, tâm trí hướng về phòng mổ đợi tin.  Đến 1 giờ chiều, bác sĩ phẫu thuật gọi điện báo khối u đã hoại tử hoàn toàn vì kết quả nút mạch rất tốt, tổ chức u được nạo vét hết. Chúng tôi thở phào.Việc điều trị được tiến hành trong trạng thái tâm lý như thế, là tốt hay không, có lẽ không cần trình bày.Có nhiều nguyên nhân gây ra những bức xúc về chất lượng y tế. Ngân sách chi cho y tế không cao. Chính sách y tế còn nhiều bất cập, tạo ra sự không đồng đều giữa các tuyến, nhiều cơ sở y tế không được người dân tin tưởng. Quá trình chi trả bảo hiểm nhiêu khê, gây khó khăn không chỉ cho người bệnh mà còn cho cả các bác sĩ.Nhưng đánh đập và dọa giết các bác sĩ sẽ giải quyết được những bất cập ấy? Hay là cho đến khi chất lượng y tế được cải thiện, chúng tôi phải chấp nhận làm việc trong bầu không khí kia vì “không có lửa thì sao có khói”?Ứng xử như thế nào với tình trạng bạo hành y tế? Có thể nhiều người sẽ nói, rằng cần bàn tay của pháp luật.Bác sĩ Dương đã bị người nhà bệnh nhân đập một cái cốc vào đầu và phải khâu 7 mũi. Là một bác sĩ đã từng khám giám định thương tích, tôi biết vết thương phần mềm khâu 7 mũi chưa gây tổn hại sức khỏe đến 11% để có thể truy tố. Công an sẽ phải thả đối tượng trong vòng 3 ngày tạm giữ, rồi xử phạt hành chính và đền bù tiền thuốc men cho bác sĩ bị đánh. Câu chuyện ầm ĩ rồi sẽ nhanh chóng chìm xuống.Nhưng tính chất của 7 mũi khâu ấy, trên đầu của một bác sĩ cấp cứu, chịu trách nhiệm về sinh mạng của nhiều con người, thì nghiêm trọng hơn một vết thương phần mềm rất nhiều.Cho đến khi toàn bộ hệ thống y tế được cải thiện - điều mà chính các bác sĩ cũng mong mỏi -  thái độ chủ động của xã hội vẫn đóng vai trò quyết định.Nhiều người hỏi tôi, làm thế nào để khi mắc bệnh sẽ gặp được những bác sĩ tốt? Câu trả lời của tôi là, ngay từ khi có nhận thức về cuộc sống, hãy tôn trọng bác sĩ.Trần Văn Phúc Tôi đồng cảm với tác giả bài viết. Trong bất cứ mọi công việc, ai cũng phải có lần mắc sai sót, và cho dù sai sót ấy là do từ lỗi chủ quan, cũng không vì thế mà qui kết cho tất cả mọi nhân viên y tế. Hãy tưởng tượng, nếu 1 ngày trên đất nước này vắng bóng cán bộ y tế thì việc gì sẽ xảy ra? Sẽ có biết bao nhiêu là nạn nhân sẽ không được chữa trị? và kết quả? Bao nhiêu ca phẩu thuật trong ngày? bao nhiêu ca sinh đẻ? bao nhiêu ca cấp cứu tai nạn giao thông? Chúng ta có quá thờ ơ với sự đóng góp của ngành y tế, khi đòi hỏi tất cả đều phải tốt, đều phải hoàn hảo trong khi mọi người đều biết biển học là mênh mông mà kiến thức con người là có hạn.? Tôi nghĩ là nhân viên y tế không cần nhiều đến sự tôn vinh mà chỉ mong nhận được sự cảm thông từ mọi người. Bạo lực học đường,bạo lực ngành Y, bạo lực đường phố...là dấu hiệu nghiêm trọng của "căn bệnh" về xuống cấp đạo đức và văn hoá ứng xử! Xã hội cần chung tay để "phẫu thuật căn bệnh" này,không thể xem nhẹ! Xin chia sẻ với tác giả. Tôi có nhiều thời gian ở bệnh viện với vị trí người nhà bệnh nhân và cũng tự làm bệnh nhân rồi. Trừ một số ít thái độ không tốt mà chắc môi trường nào cũng có, còn lại tôi rất biết ơn và thông cảm với các bác sĩ, y tá, điều dưỡng ... các cán bộ nhân viên bệnh viện. Họ cũng là con người, môi trường làm việc của họ thường xuyên tiếp xúc với cảnh đau ốm bệnh tật, thương tích máu me, có những hình ảnh mà nếu người yếu bóng vía có khi còn bị sốc. Vậy mà họ là người bắt tay vào thăm khám, chữa trị, xử lý những vấn đề đó để tình trạng người bệnh được tốt hơn, chỉ riêng điều đó cũng đã khiến tôi thấy rất cảm phục. Mọi người đã nói về nhiều vấn đề, hôm nay tôi xin nêu ý kiến về một việc nhỏ. Đó là một lần tôi nằm ở phòng bệnh, cùng phòng có một cháu bé mới hai tuổi vừa mổ cắt ngón tay và ngón chân thừa (6 ngón). Đêm đó em bé quấy khóc rất nhiều. Gia đình dỗ bé rất ồn ào, mặc dù trong phòng đều là các bệnh nhân cũng mới mổ xong đều cần nghỉ ngơi, thôi thì hiểu là vì gia đình xót con. Nhưng từ ông, bà, bố, mẹ khi dỗ bé đều có một câu: " Để ông (bà, bố, mẹ...) đánh chừa bác sĩ nhé, đuổi bác sĩ đi nhé, bác sĩ làm con đau hả, thương thương...". Liệu đó có phải là thương con trẻ đúng cách? Và sau này khi đứa trẻ lớn lên liệu có thêm vụ hành hung bác sĩ vì chữa bệnh cứu người nào nữa không??? Cảm ơn A đã chỉ ra bản chất vấn đề của ngành y tế. Sao không thấy các thánh lên tiếng. Đồng ý với bác sĩ Phúc việc "đánh đập và dọa giết bác sĩ" sẽ không giải quyết được bất cập nhưng đó chỉ là rất ít so với những sơ suất đến không thể chấp nhận được của những người mặc áo trắng đối với bệnh nhân. Đó không hẳn là chuyên môn mà còn là đạo đức nghề nghiệp. Bác sĩ nghĩ sao những trường hợp quên dao, kéo, bông băng trong bụng bệnh nhân? Nếu lương tâm nghề nghiệp không có, sẽ rất khó để có chuyên môn vững chắc. Và ngược lại một bác sĩ làm nhiệm vụ cứu người mà tắc trách sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Chúng tôi không cổ súy cho bạo lực y tế, nhưng qua vấn đề trên, những người mặc áo trắng mới phải suy nghĩ và hoàn thiện bản thân thay vì phân trần, đòi hỏi người khác phải tôn trọng. Bác sĩ ạ, tôi không vơ đũa cả nắm cũng chẳng bênh ai. Nhưng thực tình với hiện trạng y tế như hiện nay thì phản ứng của bệnh nhân có thể hiểu được. Họ đặt hết hi vọng, và phần lớn có thêm phong bì rất rất dày để họ được chữa bệnh. Ai thì tôi không biết chứ tôi sợ bệnh lắm, vì bệnh mà phải đi viện là có khi tiền tích cóp cả năm đi tong. Xã hội nó thế bác sĩ và bệnh nhân như "chiến trường" ở vậy thì đừng mong họ (bệnh nhân) có cái nhìn thiện cảm. Tôi là điều dưỡng làm viêc tại bệnh viện tỉnh, tôi rất yêu thương con người đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, lúc còn đi học nghĩ là sau nảy mình sẽ dược cống hiến, giúp đỡ cho nhiều người. Và bây giờ, sau 6 năm công tác, nhiệt huyết trong tôi đã giảm đi rất nhiều, ngày ngày tôi và đồng nghiệp phải đối diên với sư vô lý của bn, họ có suy nghĩ vô bệnh viên là chửi trước rồi tính sau, trong khi mình thì muốn tốt cho bn, và cũng có 1 vài đồng nghiệp của tôi bị đánh nữa, nói chung là có rất nhiều chuyện xuất phát từ phía người nhà và người bênh làm mình nản Tình hình bảo vệ trong bv cũng quá lỏng lẻo, người nhà thích thì đánh nhân viên y tế bởi vì chỉ bị phạt hành chính thôi,nếu người dân muốn được chăm sóc y tế tốt nhất thì xin hãy cư xử lịch sự và tôn trọng chúng tôi. Không phải là bác sĩ nhưng tôi cảm thấy bị tổn thương ghê gớm. Sao phải cứ lấy bạo lực ra để giải quyết mọi việc. Toi hoan ho tinh than chia se voi cong dong anh em hãy tôn trọng người bệnh trước, tôn trọng người là tôn trọng mình, không phải vô cớ mà họ đòi chém đâu, có thể anh tốt nhưng anh không thể không thấy, hãy làm hết trách nhiệm của mình với nghề với tính chuyên nghiệp cao, nghề nào cũng thế. Đừng mang tâm lý giáo viên bác sĩ là nghề ban ơn, mà phải nghĩ người dân bỏ tiền ra khám bệnh họ phải nhận được dịch vụ tốt nhất có thế mới tiến bộ được! Tôi rất đồng ý với bài viết của BS Trần Văn Phúc: ''Ngay từ khi có nhận thức về cuộc sống, hãy tôn trọng bác sĩ'' cũng như ý kiến của bạn Vinh: ''Chúng ta có quá thờ ơ với sự đóng góp của ngành y tế'' . Chỉ những khi chẳng may những ai bị bệnh mới thấy giá trị của những các bác sĩ và ngành y. Có hai nghề mà tất cả mọi người đều cần đến, đều có tính quyết định đến chất lượng cuộc sống của con người là nghề thầy thuốc và nghề thầy giáo. Vậy mà, than ôi, nhà nhà chửi bới thấy giáo, người người chửi bới thầy thuốc. Nghề y nó bạc lắm? Nhiều vô lý tồn tại con học dốt bất lễ thì do thầy cô đến bệnh viện đòi bs phải chữa khỏi bệnh phải nói nhẹ đi khẽ nhưng gđ nhà mình thì không tự giáo dục nhau Bác nói thật chính xác! Bác sĩ và nhà giáo: những con người cần phải được cả xã hội tôn trọng, tôn trọng ở mức cao nhất.
Đối thoại ở thôn Hoành Cho tới sáng 16/4, mọi cánh cửa thông tin về huyện Mỹ Đức chỉ le lói một vài tia yếu ớt. Câu chuyện mà ai cũng có thể truyền tai nhau là chiều 15/4, một đoàn cảnh sát gồm cả cơ động, công an, cán bộ huyện đã xảy ra xô xát với hàng ngàn người dân, sau hoạt động bắt người theo quyết định khởi tố đã có từ trước đó hơn một tháng. Hàng chục cảnh sát, công an, cán bộ huyện đã bị dân giữ lại tại nhà văn hoá thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.Tôi và một phóng viên nam lên đường tới Mỹ Đức với một sự thôi thúc phải tìm ra câu chuyện gì thực sự đang diễn ra. Gần đến nơi, thấy từng nhóm người cả cảnh sát, cả người mặc thường phục đứng lố nhố khắp trên con đường vào xã tôi đã run. Tôi chỉ là một phụ nữ, tôi còn có con nhỏ. Tôi dừng lại một quán trà ven đường lân la đến nửa ngày. Nhưng qua giờ trưa, tôi thấy mình không thể chịu nổi nữa. Tôi tự hỏi: Vì sao đã đến tận nơi này rồi lại ngồi đây để trở về ngờ vực? Tôi có linh cảm có một câu chuyện chẳng lành đằng sau những video chỉ thấy gào thét, chỉ thấy những hừng hực căm phẫn từ đám đông bắt bớ kia? Và tôi đã không kìm được bước chân của mình đến cổng làng, sau khi để lại toàn bộ giấy tờ, tư trang cho người đồng nghiệp ở vòng ngoài, chỉ mang theo 2 thứ: ghi âm và điện thoại.Nhưng khi vừa kịp thấy đám đông đứng đầu đường dẫn vào thôn Hoành, vừa thoáng qua những thân gỗ to lù lù chắn ngang đường làng, tôi đã bị nhiều bàn tay lôi lại. Tôi giật bắn người: hàng chục đôi mắt phụ nữ lọt ra từ khuôn mặt bịt kín khẩu trang đang đổ dồn về mình. Những người đàn ông chạy ào tới túm áo tôi.Những câu hỏi như thét lên: “Mày là ai? Từ đâu đến? Đến đây làm gì?”. Tôi không biết mở lời từ đâu, bởi không thể gào to như họ. Tôi run rẩy. Mất một hai phút để tự trấn tĩnh, tôi nói mình là phóng viên. Nhưng dân làng nói tôi phải có thẻ ngành. Toàn bộ giấy tờ tôi đã để bên ngoài vì không thể đoán trước thái độ của những người dân ở đây với nhà báo như thế nào. Không xuất trình được giấy tờ, tôi bị một người đàn ông và một phụ nữ áp giải bằng xe máy vào sâu bên trong.Họ chở tôi vào làng, len lỏi qua những chướng ngại vật đã dựng lên. Dọc hai bên đường, từng tốp người già, trẻ, lớn bé đứng ngồi nhấp nhô. Khi nhìn thấy người lạ mặt, họ bật dậy và lại tiếp tục những câu hỏi như gào lên: “Nó là ai? Sao lại vào đây?”. Người làng chở tôi đến trước một khu nhà văn hoá thôn Hoành: Nơi đang giữ hàng chục người thực thi công vụ. Chúng tôi dừng lại trước cánh cổng sắt đóng chặt nhiều lớp khoá. Trong khoảng sân lớn, có vài chục người: đàn ông trung niên, thanh niên, phụ nữ... Người ngồi, người nằm ngủ, bên cạnh đều có sẵn gậy nhỏ. Thấy tôi, người dân bật dậy, đổ dồn những ánh nhìn cảnh giác cùng tức giận. Có một người đàn bà mặt giận dữ nói nhất định phải khám người tôi. Những người đàn ông bình tĩnh cũng không khuyên nổi bà. Bà dẫn tôi vào một căn phòng nhỏ, bắt cởi quần áo. Tôi run lên. Đời tôi chưa từng nghĩ có một lúc mình sẽ nhận sự xúc phạm lớn đến vậy.Thấy chiếc khuy quần, người đàn bà cũng nghi ngờ đó là một thiết bị ghi âm, ghi hình nguỵ trang nào đó. Người đàn bà vừa khám vừa hét lên những câu chuyện không đầu không cuối. Hóa ra bà là người thân của một trong 4 người Đồng Tâm vừa bị bắt giữ. Mọi sự tức giận, sợ hãi trong tôi bỗng tan biến. Trên gương mặt khắc khổ, giận dữ của người đàn bà hiện lên sự hoang mang, sợ hãi. Tôi hợp tác để bà khám bất kỳ gì bà muốn và hỏi chuyện. Bà ứa nước mắt kể rằng đời mình chưa bao giờ phải chứng kiến cảnh bắt người như hôm qua. Người phụ nữ ấy không chịu đựng nổi.Tôi chợt nhận ra, họ cũng là người nông dân giống như bố mẹ mình, ẩn sau những câu nói ác khẩu là sự hiền lành, đôn hậu, và thậm chí là yếu đuối. Tôi bình tĩnh trò chuyện cùng bà.Nhưng cuộc nói chuyện liên tục bị ngắt quãng. Những người xung quanh chen vào, tiếp tục đòi khám người lần nữa, bắt tôi mở khóa điện thoại để lục soát, cáo buộc tôi là “người được cài vào thôn”. Nhưng bà gạt họ đi, và cứ thế kể. Người ta mắng bà: “Cô có biết đây là ai không mà cô kể?”. Bà mặc kệ.Người phụ nữ ấy có một khát khao được nói, và những gì bà cần, là một sự lắng nghe.Sau một hồi, những người xung quanh không để bà nói tiếp nữa. Họ quyết định đuổi tôi ra khỏi xã, tịch thu ghi âm và điện thoại. “Nếu các bác không nói với cháu, thì vĩnh viễn không có ai biết chuyện gì đã xảy ra ở đây” - tôi cố gắng thuyết phục. Có một lúc, tôi thậm chí đã nghĩ đến việc sẽ ở lại đây đêm nay: họ sẽ giam tôi, nhưng như thế cũng không sao, tôi sẽ biết được thêm nhiều điều. Tôi không còn thấy sợ người dân nữa. Chỉ có một vấn đề, là họ không đồng ý để tôi gọi một cuộc điện thoại về nhà cho gia đình yên tâm.Rồi một ai đó để ngỏ khả năng, rằng nếu tôi là phóng viên đàng hoàng của một cơ quan báo chí tử tế, thôn Hoành sẽ chào đón tôi quay lại. Vài thanh niên áp giải tôi ra ngoài thôn. Tôi lấy giấy tờ và xin quay lại. Lại đi qua những đoạn đường đầy ắp người, nhưng chào đón tôi lúc này là những ánh mắt đã dịu lại. Thấy tôi quay lại, hết phụ nữ, lại đến đàn ông đều muốn kể chuyện. Có người vì xúc động mà nói đứt quãng không thành câu. Họ đã chấp nhận nói chuyện điện thoại với toà soạn và cam kết: đảm bảo an toàn tuyệt đối để tôi trở về.Câu chuyện tôi lắng nghe sau đó không như những gì bên ngoài đang run sợ. Họ khẳng định không tưới xăng lên người cảnh sát. Họ còn cử riêng một gia đình hàng ngày nấu cơm cho các cán bộ ăn, dẫn cán bộ đi vệ sinh, tắm rửa. Họ còn muốn kể câu chuyện nhiều hơn như thế với tôi, nhưng trời sắp tối, họ muốn đưa tôi ra về để được an toàn. Tôi hiểu vẫn còn có những người cực đoan không thấy thoải mái với một người lạ trong thôn vào lúc này.Tôi đã bắt đầu hành trình trong thôn Hoành bằng sự sợ hãi đến cứng người, nhưng ra về với tâm trạng bình yên. Đưa tôi ra khỏi thôn, những người đàn ông, phụ nữ bỏ gậy xuống, rời đi những ánh mắt giận dữ, họ lại trở về với sự đôn hậu của những người dân quê. Sau những đống sỏi đá ngổn ngang đổ xuống làm chướng ngại vật là những biểu ngữ: "Không chống chính quyền".Nếu hôm ấy, tôi đi thẳng về Hà Nội sau khi được thả ra, tôi sẽ vĩnh viễn chỉ nhìn thấy một nửa bức tranh. Và đó là nửa tối ám, đầy những ánh mắt long lên vì giận dữ, đầy cảm xúc tiêu cực. Nhưng tôi đã quay lại, và chủ động đối thoại, để may mắn được nhìn thấy sự hồn hậu và nỗi khát khao được bày tỏ trong chính những gương mặt ấy.Khoảng cách giữa một con người đầy hằn học cầm gậy gỗ, với một con người chất phác của nông thôn, dường như chỉ là một cuộc trò chuyện cầu thị. Nhiều người trong số họ chỉ có nhu cầu được lắng nghe.Một cuộc đối thoại thực sự công khai đang được chờ đợi.Bảo Hà Đây chính xác là sự thật nè. Và cứ đi theo con đường này sẽ tìm đến tận cùng của sự thật. Tìm sự thật không quá khó, chỉ cần chân thành mở lòng ra. Cảm ơn Vnexpress và nhà báo Bảo Hà về bài viết này. Lắng nghe, đối thoại là sự tôn trọng người dân. Thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Tây (cũ) - nơi mà những người lính Hà Tây chúng tôi đã được tập trung huấn luyện trước khi vào chiến trường B ngày ấy, với sự đùm bọc yêu thương hết lòng của những người dân thật thà chất phác. Cho đến nay, Hội đồng ngũ 5/5 chúng tôi vẫn còn nhớ như in những đêm trăng sáng với đĩa khoai lang, rổ lạc luộc, bát nước chè xanh, rồi cuộc chia tay đầy tình nghĩa nơi đây...Sáng sớm đọc bài viết trên VnExpress thấy hay mà xót xa quá..."...Khoảng cách giữa một con người đầy hằn học cầm gậy gỗ, với một con người chất phác của nông thôn, dường như chỉ là một cuộc trò chuyện cầu thị. Nhiều người trong số họ chỉ có nhu cầu được lắng nghe..." Tôi chờ bài viết tiếp theo của chị...Hãy viết khách quan, trung thực những gì chị đã thấy và đã nghe. Lâu lắm rồi mới có cảm giác xúc động khi đọc 1 bài báo . Một nhà báo đúng nghĩa Rất cảm ơn những phóng viên dũng cảm đi tìm sự thật như chị./. Nhà báo có tâm. Chỉ tôn trọng, lắng nghe, phân tích, giải thích đúng tình, đúng lý với dân là sẽ giải quyết được vấn đề. Cám ơn Bảo Hà về bài viết này. Dân cần đối thoại Đây chính là những thông tin mà độc giả cần! Cảm ơn nhà báo BẢO HÀ Người dân ko chống chính quyền. Mong rằng có một cuộc đối thoại thực sự được diễn ra Nhà báo Bảo Hà ơi, cảm ơn bài viết này. Hãy viết tiếp đi, mọi ng muốn nghe, muốn đọc!!! Cảm ơn chị.
Niềm tin vào đa cấp Anh gần như hài lòng với cuộc đời của một người bốc vác.Lương tháng từ 7 đến 10 triệu tùy vụ, trừ tiền thuê nhà, tiền ăn uống dè sẻn ra vẫn để ra được ít tiết kiệm. Nhưng nói là “gần như”, bởi anh còn một mục tiêu sống quan trọng chưa thể hoàn thành: cứu giúp cuộc đời bằng tinh thần khai sáng của mạng lưới đa cấp.Anh từng có một trang trại trồng tiêu vài héc-ta ở Đăk Nông. Ở giai đoạn thị trường hồ tiêu vẫn ổn định, thì cuộc sống vô cùng nhàn tản. Nhưng rồi anh gặp các thành viên của một mạng lưới đa cấp. Cái họ mang đến cho anh, không chỉ là cơ hội kiếm tiền, mà còn là một hệ thống triết lý vị nhân sinh đầy mê hoặc.“Công ty anh có triết lý rất giống với đạo Phật” - có lần người nông dân ấy thốt lên với tôi.Cuộc đời anh trở thành một bi kịch sau cái ngày bước chân vào “hệ thống”. Vườn hồ tiêu bỏ hoang để anh đuổi theo những giấc mơ cao vời của mạng lưới. Nhưng rồi người nông dân cũng không đủ quan hệ và sự khéo léo để “phát triển mạng lưới” của mình. Anh thất bại. Từ một nông dân khỏe mạnh và lạc quan, anh trở thành một người ủ dột, nằm dài cả ngày.Một ngày, anh thức dậy và nhìn thấy cha mình đã treo cổ tự tử giữa nhà. Trước khi đi, ông chỉ dặn con, còn trẻ thì cố mà làm ăn.Anh cũng đã tự tử theo, nhưng không thành. Rồi anh lưu lạc mãi ra ngoài Hà Nội này, để trở thành một người bốc vác. Anh không dám quay về vườn tiêu nơi bố anh đã chết nữa.Nhưng vấn đề của người đàn ông ấy, là anh trót tin và yêu công ty đa cấp của mình với tư cách một hệ thống triết lý, chứ không phải là một phương thức làm giàu. Làm bốc vác được đôi năm, anh lại bắt đầu đi dự các “đại hội thành công”, si mê xem các clip quảng bá sức mạnh của công ty trên mạng...Và anh nói, ngày xưa, đúng là tại đa cấp mà ông già mất. Nhưng chuyện thành ra bi kịch thế, là do mình chưa biết cách làm. Mình sai, chứ công ty không sai.Có lẽ là nhiều độc giả ở đây có thể kể ra những câu chuyện cay đắng hơn. Đã có thời điểm số người tham gia các công ty đa cấp tại Việt Nam lên tới cả triệu. Nhưng tôi đã ngồi nhiều tiếng đồng hồ nghe anh kể chuyện đời mình, mà không một lời bàn luận: niềm tin của anh nông dân ấy là một thứ gì đó rất cay nghiệt. Anh đã mất tất cả, nhưng từ chối vứt bỏ niềm tin.Để phân tích ra tất cả những thủ pháp và biến tướng của các công ty đa cấp tại Việt Nam, để kể hết các bi kịch mà nó mang đến, khuôn khổ bài viết này không đủ.Hôm qua, tôi vừa xem clip một cô gái trẻ khóc ngất van lậy những người vừa bắt mình đừng báo cho gia đình. Cô đi ăn cắp để trả nợ vì dính vào hệ thống đa cấp.Và đến một lúc, khi con số những người đã dấn thân vào các mạng lưới lên tới cả triệu, đủ mọi thành phần, chúng ta hiểu rằng lên án các cá nhân nhẹ dạ, thiếu hiểu biết không phải là cách giải quyết vấn đề.Bỏ qua những vỏ bọc “cứu nhân độ thế” vốn được tinh tế khoác lên hoạt động kinh doanh của nhiều công ty, thuyết phục đại chúng - thì vẫn không có gì sai nếu người ta mong muốn kiếm được nhiều tiền một cách hợp pháp.Vấn đề của những bi kịch ấy, chỉ là tại sao chúng hợp pháp?Cái này thì đến chính những người hành pháp cũng không trả lời nổi.Trong một hội nghị về kinh doanh đa cấp diễn ra cách đây chưa lâu tại khu vực miền Trung, các cán bộ địa phương đứng lên than thở: họ có phát hiện ra sai phạm cũng không cách nào xử lý. Công an tỉnh thì thậm chí phải thốt lên: “Thực sự là chúng tôi không biết cơ quan nào xử lý”. Quản lý thị trường tỉnh thì khẳng định mình không có thẩm quyền.Chuyện đã rất cũ: chỉ có một đơn vị có quyền xử lý doanh nghiệp đa cấp, là Cục Quản lý cạnh tranh. Cục này, nhân sự có vài chục người. Để quản lý những mạng lưới cả triệu người với đủ loại biến tướng. Và trớ trêu nhất, là nó thuộc Bộ Công thương - nơi cấp phép cho doanh nghiệp đa cấp.Đã từ lâu việc Cục Quản lý cạnh tranh nằm trong Bộ Công thương được các nhà chuyên môn gọi là “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Cấp giấy phép, quản lý, giám sát, phạt, rút giấy phép là một nơi.Địa phương, nếu có phát hiện sai phạm nhờ tai mắt nhân dân, thì chỉ xử lý được “người bán hàng đa cấp” chứ không xử lý được doanh nghiệp.Và đấy chỉ là một lỗ hổng. Để giải bài toán nhức nhối về đa cấp, thì phải đặt tiên quyết ra câu hỏi rằng tại sao nhiều hoạt động của họ vẫn ngang nhiên dù đã có luật. Chắc chắn còn lỗ hổng.Luật của chúng ta khá đầy đủ, và sắp tới sẽ còn đầy đủ hơn nữa. Không có chuyện kiếm tiền nhờ đưa người vào hệ thống (mô hình kim tự tháp), không được tự tiện tổ chức đào tạo, hội nghị... tất cả những thứ đó sẽ “chặt tay” những mạng lưới đa cấp. Nhưng là... trong điều kiện lý tưởng.Lần cuối tôi gặp người bạn ở chợ đầu mối, anh bảo mình sẽ vào chùa đi tu. Anh đã bán vườn tiêu ở quê, và không còn sức theo đuổi sự nghiệp đa cấp nữa.Làm sao có thể trách một người nông dân trồng tiêu nếu anh không hiểu được một hệ thống phức tạp do những bộ óc tinh khôn nghĩ ra hòng kiếm trăm tỷ, nghìn tỷ?Có trách, thì phải hỏi xem ai, thiết chế nào chịu trách nhiệm bảo vệ anh.Đức Hoàng Chứng kiến nhiều người lâm vào hoàn cảnh như anh nông dân trồng tiêu này. Mỗi lần đọc và nghe thấy 2 từ Đa Cấp là trong lòng đầy giận dữ. Ai mời mình vô đa cấp là mình đấm vào mặt, không cần trình bày nhiều! Để đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng, phải qua nhiều kênh phân phối. Kênh phân phối có nhiều cấp, nên được gọi là đa cấp. Tất cả mọi thứ mà qua kênh phân phối đều là đa cấp: thịt, quần áo, thuốc, bàn, ghế, bim bim. chai nước... Nhưng mỗi 1 cấp có nhiệm vụ riêng, và cách thức phân phối, bán hàng riêng. 1 hệ thống không có quá nhiều cấp, phụ thuộc đặc điểm của từng loại hàng hoá. Nếu càng nhiều cấp, hàng hoá đó phải có sức tiêu thụ lớn và giá sản xuất so với giá bán cho người tiêu dùng chênh lệch nhiều (để nuôi các kênh phân phối vận hành).Bản chất của thương mại là đa cấp, nhưng người ta không dùng từ đó. Từ "Đa cấp" chỉ xuất hiện khi nó gắn liền với các công ty xây dựng mô hình theo hướng "kim tự tháp", lôi kéo càng nhiều người vào mạng lưới để thu tiền của người đến sau. Nhưng hàng hoá mà họ bán chỉ luân chuyển trong nội bộ, từ cấp trên xuống cấp dưới, mà rất ít khi bán đến tay người tiêu dùng thực sự.Làm 1 kênh phân phối, bạn phải có vốn, khả năng bán hàng ra, hiểu sản phẩm, hiểu khách hàng, chứ không phải bán cho người nhà, lôi kéo người khác tham gia vào để rồi lại bán hàng cho chính họ, biến họ thành kênh phân phối cho mình. Đó không phải hoạt động thương mại, mà là lừa đảo.Số người bị lừa bởi mô hình đa cấp nhiều, bởi họ không có sự hiểu biết về thương mại, bán hàng. Công ty đa cấp về phương diện các thủ tục luật pháp thì không có gì sai, nhưng họ biến tấu cách thức hoạt động theo kiểu hút máu trong nội bộ. Khách hàng thực sự rất ít và không bị ảnh hưởng nhiều. Vì vậy để phạt / truy cứu trách nhiệm các chủ công ty đa cấp là khó.Hãy nhìn một cách tổng thể, khách quan để hiểu nguyên nhân vấn đề.Người bị các công ty đa cấp biến tướng lừa là do họ không nhận ra mình bị lừa, hoặc bị lòng tham làm mờ mắt, tin vào điều giả dối, lừa lọc.Cơ quan quản lý cần có những quy định để ngăn chặn sự biến tướng và các hành vi, thủ đoạn lừa dảo.Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Nếu bản thân không tham, không mong muốn kiếm thật nhiều tiền từ công ty đa cấp thì sẽ chẳng bao giờ bạn bị lừa. Khi mà một mô thức kinh doanh bị bóp méo,biến tướng lệch hẳn đi so với ban đầu + thông tin hạn chế + chế tài pháp lý không minh bạch + quản lý lỏng lẻo thì không chỉ ngành Đa cấp đông nạn nhân mà nhiều ngành khác cũng có những "nạn nhân" và hệ lụy không kém cạnh đâu,Đức Hoàng ạ! Từ kinh nghiệm bản thân và quan sát tôi thấy hầu hết những người mất rất rất nhiều tiền vào những thứ như tín dụng siêu lợi nhuận, số đề, cá độ, hàng đa cấp, mua hàng trúng thưởng đều có chung vấn đề: LÒNG THAM. THAM kiếm tiền thật nhiều, THAM kiếm thật nhanh, THAM kiếm thật dễ dàng nhàn hạ. Lòng tham làm ngta MÙ MẮT để THẤY những dấu hiệu nhiều khi rất dễ thấy dễ đoán: Tiền chứ không phải vỏ sò lượm ngoài bãi. Nếu tôi nhận được thì tất có người phải chi ra. Chẳng ai ngu chi nhiều, nhanh, dễ. Nếu ngta đưa tôi nhiều, nhanh, dễ thì chắc chắn là có vấn đề, có VẤN ĐỀ LỚN!! Đơn giản vậy thôi. Cần phải đưa đa cấp vào giáo dục như ý thức về tai nạn giao thông thì may ra mới đỡ được. Nghe đến đa cấp là tôi đã cảm thấy rất dị ứng rồi. Đa cấp như một căn bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan mà lại khó chữa, chẳng có vacxin nào phòng ngừa hữu hiệu ngoài cách ta phải tự làm cho mình miễn dịch hoặc có kháng thể mạnh lên. Nhưng điều này khó lắm vì lợi ích vật chất luôn làm mờ mắt rất nhiều người. Tôi cũng có một ông anh trai nông dân tựa nhân vật trong bài viết, mất năm chục triệu đổ vào đa cấp, đến ngày cty đó bị rút giấy phép rồi mà vẫn còn tin đến mê muội. Không hiểu truyền bá kiểu gì mà người ta lại có thể tin đến mù quáng như vậy? Trước khi có những chế tài quản lý về hoạt động kinh doanh đa cấp được kiện toàn thì trước hết mỗi người nên tự bảo vệ mình bằng cách học thuộc câu châm ngôn "nếu kiếm tiền dễ như vậy thì ngu gì họ chỉ cho mình". Tôi cũng đau đáu như anh khi bao nhiêu người nông dân thật thà quê Bắc Ninh tôi bị "mê" đa cấp. Về mặt xã hội kẻ đáng trách là Bộ Công thương vì không điều nghiên gì cả mà cứ cấp phép tràn lan cho ĐA CẤP hoạt động gây hại cho hàng triệu người nghèo, gây bất ổn cho XH, mang bi kịch cho bao nhiêu gia đình...Cần phải nghiêm khắc lên án Bộ công thương về chuyện này. Chắc chắn việc cấp phép đó không thể không mang lại mối lợi lớn cho họ. Sợ nhất là câu của các thánh: "bản chất đa cấp không xấu" Tôi đã không đủ kiên nhẫn để đọc hết bài báo và tự hỏi: Tại sao một công ty vô bổ đem lại bất hạnh cho biết bao gia đình như vậy lại được phép thành lập, chúng ta không cho phép thành lập thì thế giới loại chúng ta à, chúng ta vi phạm nhân quyền hay chúng ta không được xem là nền kinh tế thị trường à, chúng ta không cho phép thành lập thì Việt Nam biến mất trên bản đồ thế giới hay sao? Thật không thể hiểu nổi, một kiểu thả gà ra để đuổi. BÀI HỌC SUỐT ĐỜI. ĐA CẤP Nhớ... cái hồi mình phải nói thẳng vào mặt những ‘anh bạn': 'nó là công ty 'răng lợi' chứ sinh lợi gì, anh mà cứ theo nó thì 'răng' sẽ không còn để ăn cơm nhai thịt, chỉ 'nhe lợi' mà húp cháo... Thời ấy mà mình đã 'thấy rõ' cái phi lý trong chuyện 'hái ra tiền' của các vị 'chuyên gia chèo kéo' mời 'tham gia bảo hiểm và các loại hình đa cấp... do thấy mình cũng có ‘tầm’ thu hút... Nhưng nghĩ lại, thì mình cũng đã bị bọn ‘Sinh lợi’ lừa, bị 'ăn cắp và cho kẻ cắp' kha khá quỹ thời gian... hic... Do là mình luôn có sẵn máu 'thiện chí xã hội', nên không những đã chịu khó nghe bọn họ 'thuyết pháp', lại còn dành nhiều thời gian và thiện chí để 'giác ngộ' họ lại... thế nên mới ‘bị hại quỹ thời gian’. Nhưng mình 'tuyệt' không đi cùng họ 'lên thiên đàng' vấn đề là" vì sao chúng hợp pháp?" câu nói rât hay, cám ơn tác giả. Truyền thông của trò đa cấp cực kỳ giỏi
Tháo ngòi ở Đồng Tâm Nhưng người dân từ chối. Họ muốn mời ông Chung đến đối thoại ở nhà văn hóa thôn Hoành. Ông Chung và đoàn công tác đợi ở huyện. Còn người dân thì tập trung ở nhà văn hóa thôn đợi ông.Cả 2 đều ngóng nhau, và tôi tin đó là một sự chờ đợi chân thành. Nhưng cuối cùng thì không có cuộc gặp nào diễn ra cả, trong ngày hôm qua.Chủ tịch thành phố từng là một người nổi tiếng vì các cuộc thương thuyết, đàm phán trong giải cứu con tin. Năm 2014, vụ thương thuyết tại nhà E6 tập thể Thanh Xuân Bắc – Hà Nội, kẻ khống chế con tin sau khi nghe ông Chung thuyết phục, đã buông hung khí, đầu hàng. Trước đó nữa, tháng 11 năm 2013, ông Chung tổ chức giải cứu thành công cháu bé bị một kẻ phê ma túy bắt cóc từ bệnh viện Nhi Trung ương. Đó chỉ là hai vụ tiêu biểu.Thời đó, ông còn công tác ở CATP Hà Nội. Và suy cho cùng, các cuộc thương thuyết với tội phạm, thì ngoài khôn khéo ra, còn được phép có sự quyết liệt. Nghĩa là tình huống xấu nhất, thì có thể sử dụng vũ lực.Nhưng ngày hôm nay, ở Mỹ Đức, người dân thôn Hoành có phải là “đối tượng” không? Hay nói cách khác, có phải tất cả họ đều là “đối tượng” không? Và mặc dù còn nhiều con tin đang bị giữ trong thôn, thì phương án sử dụng vũ lực là không thể.Điều ấy, ông Chung đã khẳng định vào tối qua,  ông bác bỏ các tin đồn gây hoang mang trong cuộc họp với lãnh đạo xã. Chủ tịch Hà Nội một lần nữa đề nghị bà con nhân dân xã Đồng Tâm thả toàn bộ những người bị bắt giữ. Ông khẳng định: “Nhà nước luôn tôn trọng người dân và sẽ không có việc tấn công, giải cứu”. Tuy nhiên, vị Chủ tịch cũng chia sẻ "việc gì cũng có giới hạn". Giới hạn ở đây là gì? Và thế nào hay khi nào là vượt qua giới hạn?Đó hẳn nhiên không phải là một lời đe dọa. Nhưng chắc chắn là một lời cảnh báo.Sự dằng dai như hiện nay, với một số lượng không nhỏ con tin bị bắt giữ trái phép, đang dần dần đẩy mọi việc đi quá giới hạn. Không thể để con tin bị giam giữ trái phép hàng tháng trời. Cũng không thể để một làng xóm biến thành khu tự trị, thách thức pháp luật và chính quyền. Quốc có quốc pháp, và bây giờ không còn là thời phép vua thua lệ làng.Nhưng mà ở phía bên kia “chiến tuyến”, đa phần là những người nông dân.Những nông dân đang hoang mang, thậm chí sợ hãi. Họ ý thức được rằng mình đã đi quá xa. Hôm qua, một lão cao niên trong thôn Hoành thừa nhận rằng bà con trong thôn đã nhận thức được việc bắt giữ người thi hành công vụ là sai trái.Vậy nên, người dân Đồng Tâm muốn thấy một vị lãnh đạo, chỉ với chiếc sơ mi trắng và quần âu, vào tận thôn Hoành để đối thoại với họ.Quyết định không vào thôn của đoàn công tác, suy cho cùng cũng là hợp lý.  Nhưng nó cho thấy, niềm tin giữa đôi bên chưa đủ.Nhưng trong những chuyện như thế này, người dân không tin quan là thường. Làm quan, khổ nỗi bắt buộc phải tin dân. Bởi vì người ta không thể cứ nghi kỵ dân. Mà ngược lại, bằng lòng tin, người ta có thể thu phục lòng tin của hàng nghìn, hàng vạn người.Bên kia những ụ đất, gậy gộc, đống đá, là lũy tre làng. Cái liềm vung lên thì là hung khí, cúi xuống thì là nông cụ. Người dân Đồng Tâm tâm sự, họ đã đuổi cả những kẻ mà họ gọi là “bọn phản động chống Đảng” đi, không hợp tác khi được đề nghị. Vậy thì chính quyền hãy tin ở dân. Giờ cần người giúp họ và giúp chính mình thoát khỏi thế bế tắc này.Đây là cơ hội vàng để gỡ nút thắt. Chuyện đúng sai, chuyện xử lý giải quyết hậu quả, cứ hạ nhiệt đi rồi mới nói tiếp được. Giờ cái cần tháo ngòi nhất là đưa những cán bộ công quyền đang bị giữ ở thôn Hoành ra ngoài.Bất kỳ ai - dù là lãnh đạo thành phố hay các đại biểu dân cử - chịu trách nhiệm đứng ra làm người thương thuyết trong vụ này, sẽ là người gỡ ngòi. Và người đó, cần một sự dũng cảm.Không phải dũng cảm chỉ với người dân mà còn dũng cảm với cả hệ thống sau lưng mình.Gia Hiền "Kiên nhẫn đầy chua cay,nhưng kết quả của nó thì êm dịu!" Tôi tin mọi việc sẽ đều tiến triển tốt đẹp! Cảm ơn anh Gia Hiền và VNExpress vì bài viết rất tinh tế! tôi thấy Gia Hiền nói chính xác . Cần thể hiện lòng tin với dân trước Bài viết quá tinh tế và sâu sát! Cảm ơn anh Gia Hiền và VNExpress! Đọc bài báo thấy phân tích rất đúng chỉ cần có một người dũng cảm tháo ngòi nổ thì đôi bên sẽ được an toàn Có thể thông cảm với nỗi bức xúc của người dân thôn Hoành, nhưng việc bắt, giam giữ người trái pháp luật, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông đường bộ... đều là các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có yếu tố hình sự. Do vậy, việc đối thoại để thuyết phục người dân giải tán, trở lại đời sống bình thường là cần thiết nhưng sự nhân nhượng đó "quá giới hạn" sẽ thành một tiền lệ xấu và có thể tái diễn ở các địa phương khác Bài báo rất có trách nhiệm Bài viết hay, kết luận tuyệt vời. Cảm ơn tác giả. Hay ở chỗ nêu ra được khách quan tình cảnh bây giờ và kết luận tuyệt vời ở chỗ việc cần làm ngay để nhanh chóng tháo gỡ nút thắt. "Bên kia những ụ đất, gậy gộc, đống đá, là lũy tre làng. Cái liềm vung lên thì là hung khí, cúi xuống thì là nông cụ."Người nông dân thì vẫn là nông dân, họ không thể hóa thú dữ được. Họ cũng cần yên ổn sống thôi các bác ạ. Bài viết quá hay,anh ơi! Kiên nhẫn đầy chua cay,nhưng kết quả của nó thì êm dịu! Với lòng tin,sự thấu hiểu lẫn nhau thì mọi khúc mắc sẽ được tháo gỡ,tôi tin vậy! Bác Chung hãy dũng cảm về thôn thôi. Người dân quá bức xúc vì quyền lợi chưa được đảm bảo, mất lòng tin vào cán bộ cơ sở nên làm vậy thôi. Phía sau là những người nông dân chất phác. thật thà và đáng thương lắm Thành công ở đây là dân vui lòng và luật pháp được thượng tôn. Phải nói VnExpress có những cây bút rất đẳng cấp, viết về những sự kiện một cách rất công bình. Không ai muốn phải đối đầu và vi phạm pháp luật. Rất mong lãnh đạo TP Hà Nội đối thoại, giải quyết cũng như xử lý nghiêm những vấn đề tồn tại quá lâu. Đây cũng là bài học lớn cho các địa phương cũng như các cấp chính quyền trong việc ứng xử với người dân. Hy vọng vấn đề của xã Đồng Tâm sớm được giải quyết thấu đáo. Có thể tháo ngòi nổ bằng 2 cách: chui xuống hố bom để tháo hoặc di chuyển quả bom ra khỏi hố rồi tháo. Người lính công binh giỏi không chỉ cần dũng cảm mà còn phải khéo léo, thận trọng và biết cách nào là đúng nhất. Muốn dân yên thì LĐ phải có PA xử lý tận gốc vấn đề. KHông chỉ người dân ở Mỹ Đức mà toàn thể người dân Việt Nam muốn thấy vấn đề đất đai ở Đồng Tâm được giải quyết công khai minh bạch.
Bình đẳng chỗ ngồi Tôi nghĩ, những oan sai cũng một phần từ đấy mà ra, khi người ta từ chối tranh luận. Ở những diễn đàn khác, từ chối tranh luận có thể hiểu là do thiếu lý lẽ, là thua. Ở đây ngược lại, cái từ chối tranh luận ấy coi như đặt thêm một bút phê bất lợi vào số phận bị cáo. Và trong những phiên tòa đó, trước quyền lực của Hội đồng xét xử nhân danh Nhà nước, trước quyền uy của ông công tố viên in đậm lên phán quyết, tôi cảm giác luật sư chỉ là một cái bóng mờ.Trong một thời gian dài, tại Việt Nam, chỗ ngồi của đại diện Viện kiếm sát được bố trí cao hơn chỗ ngồi của luật sư. Công tố viên ở trên bục còn bàn luật sư thì dưới thấp. Thật khó để tin rằng những người tham gia tố tụng không thấy sự bất bình đẳng ấy. Và cũng thật khó để tin rằng trong tâm tư mỗi người không gợn lên suy nghĩ công tố viên uy quyền hơn, lời nói của vị này đáng được tôn trọng hơn lời biện hộ của luật sư.15 năm trước, Pháp luật TP HCM là tờ báo đầu tiên đặt vấn đề luật sư phải ngồi ngang hàng với kiểm sát viên để bàn luận. Đó là trước khi Nghị quyết 08/2003 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp ra đời. Suốt từ đó đến nay, chúng tôi luôn đeo đuổi, đau đáu và tiếp tục cổ xúy, tiến tới hiện thực hóa đề xuất. Mỗi khi có cơ hội là chúng tôi lại đào xới, tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, người dân và những cấp quản lý. Bởi chúng tôi hiểu rằng chỗ ngồi không chỉ thể hiện bình đẳng về hình thức mà còn là vị thế của hai bên buộc tội và gỡ tội. Quan trọng hơn, nó đáp ứng được hình thức cho một phiên tòa tranh tụng thực sự theo tinh thần cải cách tư pháp, bảo đảm cao nhất quyền con người.Năm 2006, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương là nơi đầu tiên thí điểm mô hình tiến bộ này nhưng sau đó đã không được nhân rộng. Đến năm 2013 TAND TP Đà Nẵng cũng triển khai mô hình này. Cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ ấy chưa bao giờ dừng lại.Thực ra, vị thế bình đẳng của luật sư và công tố viên không hề mới. Thế giới đã áp dụng từ cả thế kỷ nay. Tại Việt Nam, mô hình này đã được giới thiệu trên tập san Tư pháp số 9-1965 và đã được sử dụng trên thực tế. Tuy nhiên sau đó nó biến mất và cho tới giờ chưa ai lý giải vì sao, cũng không rõ nó từng được sử dụng đến thời gian nào.Cả luật sư và kiểm sát viên, hai nhân vật chính của tranh tụng cho dù đối ngược nhau thì vẫn đều nhằm bảo vệ công lý, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Họ cần được bình đẳng nhưng cái chỗ ngồi đã hạ vị thế của luật sư trong nhiều thập kỷ . Cái chỗ ngồi, tưởng là chuyện nhỏ, nhưng lại thể hiện mạnh mẽ tinh thần về bình đẳng trong đối thoại. Khi tôi học về quản trị, chuyên gia nhắc đi nhắc lại là sẽ khó có một cuộc thảo luận tốt nếu khi thảo luận, sếp ngồi ghế bành còn nhân viên ngồi ghế đơn hoặc người chủ trì lại ngồi trên bục cao khi những người còn lại ngồi dưới thấp. Ông nói, để có chân lý thì ý tưởng phải được bình đẳng và người tham gia thảo luận phải có sự tự tin.Nếu như vậy, tại các phiên tòa, để tìm ra chân lý thì người luật sư bào chữa phải có thế ngồi ngang hàng với công tố viên. Nó đảm bảo sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trong quá trình tranh luậnTheo pháp luật tố tụng hình sự, luật sư là “người tham gia tố tụng” còn kiểm sát viên là “người tiến hành tố tụng”. Vai trò vị thế của luật sư được xếp ngang với rất nhiều người khác trong một phiên tòa hình sự như giám định viên, người làm chứng, người phiên dịch và những người có quyền lợi liên quan. Và cũng bởi sự bất bình đẳng mênh mông ấy, ở không ít phiên tòa, kiểm sát viên giữ quyền công tố từ chối tranh luận mà luật sư chẳng biết làm sao.Tôi đã rất vui khi đọc rằng dự thảo thông tư hướng dẫn hình thức bố trí phòng xử án mà Chánh án TAND tối cao sắp ban hành, sẽ để luật sư ngồi ngang bằng với kiểm sát viên.Nhưng rồi nghĩ lại, từ 1965 đến nay là 52 năm, lịch sử sang trang, thời đại cũng khác, sao một mô hình tiến bộ từng được giới thiệu và áp dụng, qua nửa thế kỷ mới được công nhận chính thức? Tôi không tin vì lý do tư duy. Tôi nghĩ rằng quyền lực là một thứ rất khó buông bỏ, và vì thế cải cách tư pháp sẽ thành công nhưng sẽ còn rất chông gai.Không chỉ là chỗ ngồi luật sư, không chỉ trong lĩnh vực tố tụng, mà trong xây dựng pháp luật cũng thế. Chúng ta đã chứng kiến những giấy phép con, những quyền lực thay vì chuyển giao thì bị các bộ ngành khư khư nắm giữ đã kìm hãm sự phát triển và tự chủ của doanh nghiệp đến thế nào. Đôi khi cải cách chỉ là gỡ bỏ những sợi dây chính mình đã buộc. Viện Kiểm sát cứ thế này thì chả trách có vụ oan sai. Chả lẽ cứ xin vào được Viện Kiểm sát là có quyền đứng trên pháp luật, chỉ làm theo ý mình, không cần biết ý kiến của người am hiểu pháp luật khác. Viện Kiểm sát phải cải cách thôi, phải tôn trọng ý kiến của Luật sư, phải tôn trọng luật pháp và quyền con người chứ. Cảm ơn bạn Đức Hiển đã nói lên nỗi lòng của bao thế hệ luật sư nước nhà. Chuyện tưởng như rất nhỏ nhưng chẳng nhỏ chút nào. Đến thay đổi cái hình thức còn khó thế thì làm sao thay đổi được nội dung hả bạn. Giả sử như cái dự thảo Thông tư hướng dẫn hình thức bố trí phòng xử án mà Chánh án TAND tối cao sắp ban hành để luật sư ngồi ngang bằng với kiểm sát viên như ngồi ở vị này mà nẫn tuyên “Giữ nguyên quan điểm như cáo trạng, không bổ sung gì thêm” thì chỗ ngồi kia còn bao ý nghĩa. Vì theo pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, luật sư là “người tham gia tố tụng” còn kiểm sát viên là “người tiến hành tố tụng” và Công an-Kiểm sát-Tòa án vẫn còn tình trạng "ba trong một" thì mọi cải cách cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nên nhớ là ngay cả Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị cũng đã từng xướng lên là xây dựng mô hình Viện Công tố thay cho Viện Kiểm sát. nhưng đến nay kết quả như thế nào chắc bạn biết rõ hơn mình. Đến Nghị quyết của Bộ Chính trị mà còn như thế thì Thông tư của Chánh án TAND là cái gì? Bài viết rất hay, tội như thế nào đường như đã được quyết định trước rồi, bày ra luật sư chỉ là hình thức, nếu ai đó có ý làm sai hồ sơ từ đầu thì coi như xong cãi mấy cũng không được, đó là nguồn gốc của oan sai. Tôi nhờ năm xưa vụ ô tô điên tông chết 2 nữ sinh trên đường Láng- Hòa Lạc, sự việc xảy ra giữa ban ngày bao nhiêu người chứng kiến mà vẫn thua hồ sơ, vụ án phải kéo dài rất lâu không xử được. Quyền lực cũng nguy hiểm như ma tuý khi nghiện.Cám ơn tác giả. Vì rằng trói buộc ở đây là trói buộc lợi ích chung của xã hội nhằm bảo tồn lợi ích riêng của nhóm, cho đến khi xã hội nhận thức và đòi hỏi quyền lợi của họ thì "gỡ bỏ," nếu có, chỉ là hình thức, và nghĩa vụ gỡ bỏ sẽ mãi ân huệ tùy hứng Toà án nhân dân tối cao có những đổi mới rất đáng khích lệ. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cần học tập, nhiều vụ oan sai là do Viện Kiểm sát đó. Cả 2 bộ đều phải đổi mới thì mới cải cách tư pháp tốt được. Bài viết rất hay. Lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao có tầm nhìn xa, đổi mới đúng những điều ngành tư pháp cần cải cách. Cứ tiếp tục thế này thì ngành tư pháp sẽ cải cách thành công, nâng cao vị thế của ngành, sánh vai với các nước phát triển như nước Mỹ, có thẩm phán chỉ cần 1 Quyết định mà cả thế giới khâm phục. Chỉ là một sự thật, nhưng sụ thật đó không đuợc thừa nhận vì nhiều lý do. Bài viết hay, biện chứng và thực tế. Cám ơn tác gỉa. CHÚC MỪNG .ĐỨC HIỂN. BÀI VIẾT QUÁ Ý NGHĨA Có những điều đã ăn sâu vào tư tưởng, khó thay đổi lắm. Trong một phòng họp, tuy là ngồi bàn bầu dục nhưng ghế của Thủ trưởng (sếp) cũng phải to hơn ghế của những người khác. Mà xin lỗi: Đôi khi (sếp) lại có vóc người nhỏ nhất. Ngồi ngang hàng, nhưng nói có ngang hàng hay không? Đó mới là điều thực chất quan trọng!Dân chủ và thượng tôn pháp luật là hai nhân tố quyết định của hoạt động Tòa án. Dạo này Toà án nhân dân tối cao có nhiều đổi mới đáng khen ngợi. Cải cách, đổi mới như thế thì người dân mới tin tưởng vào việc thực thi pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, cải cách tư pháp mới thành công. "Cái áo không làm nên thày tu", vậy thì "cái ghế không tạo ra vị thế"! Vậy mà ngay cả các cơ quan công quyền đều phải có các loại ghế cho các đối tượng khác nhau bởi "họ" vẫn ngầm quy định rằng đó là cái ghế của quyền lực và chắc chắn là của nhiều..bổng lộc nữa nên luôn là mục tiêu để họ "đấu thầu", mua bán, tranh giành...! Thế mới biếu cái "bả" quyền lực khó từ bỏ lắm thay...! Cám ơn bạn Đức Hiển đã nêu ra một vấn đề có tính chân lý tưởng rất hiển nhiên mà lại vô lý tréo ngoe lâu như vậy. Điều mà tôi không hiểu là vai trò của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Họ làm gì mà để điều phí lý tồn tại lâu đến thế? Hay họ không có vai trò gì đối với hội viên của mình? Mình thích cách viết này, rõ, rộng, săc bén về tư duy ...Hay và ý nghĩa lắm bạn hiền ơi!!
Quyền lực mềm Người này tiếp cận và hứa viết bài can thiệp pháp lý cho đương sự trong một vụ cưỡng chế. Anh ta đòi 50 triệu và đã nhận 12 triệu. Để nạn nhân tin, y hẹn nạn nhân lên tòa soạn báo. Y vào tòa soạn trước, rồi bước ra từ phòng tư vấn, gặp nạn nhân thông báo là đã can thiệp để được tư vấn miễn phí và sẽ viết bài. Trong khi thật ra, báo Pháp luật TP HCM vốn luôn có một đội ngũ hàng chục luật sư sẵn sàng tư vấn miễn phí cho người dân. Sau đó, khi đang hẹn nạn nhân để nhận tiếp 30 triệu, tên này bị bắt.Đây không phải là trường hợp hiếm hoi. Nó là hệ quả của một não trạng quen thuộc trong xã hội.Mỗi năm có hàng chục, hàng trăm trường hợp giả danh cán bộ hoặc người nhà cán bộ để xin việc làm, chủ yếu vào ngành y hoặc ngành giáo dục; xin chạy vào trường đại học của ngành công an... bị phát hiện và bắt giữ. Tương ứng là hàng trăm nạn nhân mắc lừa tổng số tiền tính bằng đơn vị trăm tỷ đồng. Và dù được cảnh báo, nó vẫn tiếp diễn năm này qua năm khác.Hơn 20 năm làm báo, tôi không đếm được bao nhiêu lần những chiếc xe hơi biển số trắng dán logo đài truyền hình hoặc đơn giản hơn là một tấm biển in nền đỏ chữ vàng với hai gạch ưu tiên, ở góc dưới có ba chữ "Xe báo chí". Cũng không dưới chục lần tôi được ai đó nhờ vả phóng to tấm ảnh chụp họ với một lãnh đạo cao cấp khi tình cờ có dịp bắt tay, để treo trang trọng giữa phòng khách gia đình hay phòng làm việc nhằm thỏa mãn sự hãnh diện hoặc ra oai. Trong nhiều trường hợp, có những chiếc xe biển trắng chạy trên đường không dán kính chắn nắng và vờ vô tình để cái mũ sĩ quan cảnh sát hay quân đội phía sau để bên ngoài nhìn thấy.  Tình trạng hễ vi phạm giao thông là xưng quen ông này, gọi điện thoại cho ông kia và được cho đi mà không hề bị lập biên bản xảy ra khá phổ biến. Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác an toàn giao thông hôm 4/1, ông Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng phải chỉ đạo: “Không thể để tình trạng cứ bị dừng xe là rút điện thoại ra gọi, sau đó có tiếng nói người quen là cho đi. Phải kiên quyết chấm dứt tình trạng 'cưa đôi' giữa người vi phạm và lực lượng xử phạt”.Một dạo, khi lực lượng 141 của Công an Hà Nội chặn dừng kiểm tra đối tượng vi phạm, nhiều kẻ còn xưng là cháu giám đốc công an Hà Nội. Một thiếu niên 17 tuổi có hành vi “chống đối người thi hành công vụ”. Khi bị khống chế, cậu này còn cao giọng: “Tôi là cháu chú Nhanh đây”.  Một cậu thiếu niên 17 tuổi mà đã có tâm lý mạo xưng để thách thức luật pháp,cho thấy tâm lý xã hội có vấn đề. Sự mạo xưng ấy hình thành một niềm tin rằng “quen biết” là một quyền lực.Tâm lý nể nang, coi mối quan hệ với người có chức quyền lớn hơn luật pháp, tư tưởng "một người làm quan cả họ được nhờ", nỗi toan tính, nói như người Nam Bộ là sợ "cá ăn kiến rồi kiến ăn cá"... tất cả đều là nguyên nhân tạo nên quyền lực đó, một quyền lực mềm hữu dụng.Pháp luật và ý thức công vụ biến thành món hàng đổi chác. Tâm lý ấy vô hiệu hoá kỷ cương, nó giễu nhại pháp chế, nó khiến công đường thành chỗ bán buôn. Tư duy ấy không chỉ tồn tại trong cán bộ, sự nhờ vả cậy dựa còn là quán tính sống của nhiều người. Sẽ rất dễ nếu chỉ để viết lời kết thế này: dẹp tệ trạng này, lại là trách nhiệm của những người quản trị xã hội chứ không phải của dân chúng. Nhưng bạn có thực lòng tin "quyền lực mềm" sẽ được xóa bỏ nếu chỉ bằng lời hô hào?Đức Hiển Đừng trách cậu bé 17 tuổi kia vội! Hãy xét những người lớn trước- hẹp thì gia đình cậu,rộng là xã hội xem lời nói,hành xử đã chuẩn mực chưa đã? Nếu ai cũng tử tế,ngôn hành đi liền với chức phận của mình thì đâu nên nỗi. "Thượng bất chính, hạ tắc loạn",ngẫm lời Cổ nhân quả không sai! Tôi thấy câu nói cuối của Đức Hiền là vấn đề lõi trong nhiều vấn đề "Tuy nhiên, để dẹp hẳn tệ trạng này, lại là trách nhiệm của những người quản trị xã hội chứ không phải của dân chúng" ! "Trách nhiệm của những người quản trị xã hội chứ không phải của dân chúng" Không hề sai! Tôi cũng có một chú em sĩ quan quân đội về hưu ,chú có một xe ô tô du lịch ,đi đâu chú cũng để cái Mũ Kepi ở vị trí sát kính sau ô tô rất dễ nhìn thấy ,mặc dù tôi chưa bao giờ thấy chú ấy đội cái mũ này ,và rồi tôi cũng nhận ra đây là lá bùa hộ mệnh của chú ấy khi chạy xe ra đường để các lực lượng chức năng nhìn thấy ít ra cũng nể nang không làm khó ,kể ra như vậy là một việc làm hơi bị hèn vì mình đã từng là một sĩ quan quân đội cơ mà ,tại sao lại làm điều khó coi như thế ? Không phải nể mà là sợ. Sếp mà giận là hết đường sống. Ai đâu dám đắc tội với sếp. Cảm ơn anh, thật trung thực. Phần kết luận của anh thật sâu sắc.Bất luận thế nào, khi đó pháp luật và ý thức công vụ đã thành món hàng đổi chác. Tâm lý ấy vô hiệu hoá kỷ cương, nó giễu nhại pháp chế, nó khiến công đường thành chỗ bán buôn. Tư duy ấy không chỉ tồn tại trong cán bộ, sự nhờ vả cậy dựa còn là quán tính sống của một số người dân, biến họ thành nạn nhân của trò lừa đảo và đẩy nghĩa vụ công dân xuống thấp.Tuy nhiên, để dẹp hẳn tệ trạng này, lại là trách nhiệm của những người quản trị xã hội chứ không phải của dân chúng. Nếu bạn không sợ ma thì chẳng kẻ nào đem mà ra doạ được bạn. Vì các cơ quan công quyền đã có sự nể nang, ưu tiên, thậm chí bỏ qua nguyên tắc, quy định của luật pháp đối với những người có chút quyền lực nên mới có kẻ tự xưng, giả mạo là có quyền lực. Nếu ở Mỹ có ai tự xưng là em họ của ông Trump, ở Đức có ai bảo mình là cháu của bà Merkel, ở Nhật có ai nói mình là họ hàng với ông Abe, ở Singapore có ai nói mình là bạn học cũ của ông Lý Hiển Long để yêu cầu cơ quan công quyền giải quyết một việc gì đó cho mình trái với thông lệ thì không những không được mà còn bị làm trò cười cho thiên hạ. TÔI LÀ CHÁU CỦA GIÁM THỊ TRẠI GIAM ĐÂY. VÔ CHO LẸ Đồng ý cả hai tay với tác giả rằng: "để dẹp hẳn tệ trạng này, lại là trách nhiệm của những người quản trị xã hội chứ không phải của dân chúng." Hà cớ sao mạo danh tồn tạiBởi cậy quyền nhờ bán - mua oaiLuật pháp có thể chuyển xoayĐổi đen thành trắng nên ai cũng cần?Rồi lần hồi quen dần tật xấuĐã làm quan phải thấu thiệt hơnNhưng vì tiền bạc vướng chơnNên đành để nó bôi trơn cuộc đời...Dân tình chỉ biết kêu trờiHay là nhờ vả thói đời mạo danh?!Nay mong chờ các anh quản trịXóa lạm quyền ỷ thế thị phiCông bằng minh bạch nhớ ghiQuyết tâm không nhận phong bì dân vui. Tôi từng là nạn nhân của việc "làm đúng", tôi công tác trong ngành cũng rất nhạy cảm, nhạy cảm đến nỗi tôi không dám nêu ra trên đây. Tôi đã hành động với đúng trách nhiệm của mình, không may cho tôi, đối tượng tôi xử lý lại là người nhà của các vị rất to trong ngành tôi. Do sự việc đã "đỗ bể" không thể "xử lý" cách khác được, nên các vị đành ngậm ngùi xử lý đúng theo quy định. Và kết quả là sau một thời gian rất ngắn tôi bị điều chuyển công tác ở vị trí khác, nơi khác. Không đơn giản như giản như các bạn nghĩ đâu !!! Nói thật, bản thân người viết hay tất cả mọi người đọc và comment ở đây, có ai chưa từng "nhờ vả" một mối quan hệ nào đấy chưa? Để thoát 1 biên bản phạt vi phạm giao thông, hay để được khám bệnh "nhanh hơn" những bệnh nhân khác? Thời buổi khó khăn, ai cũng phải lo cơm áo gạo tiền, nên đỡ được đồng nào hay đồng đấy. Rõ ràng !Trong 1 chuyến đi từ Quảng Ninh -> Thanh Hoá bằng xe riêng, dù đi khá cẩn thận, tôi vẫn bị thổi phạt 3 lần, tổng tiền phạt khoảng 5 triệu. Nhưng do có sự "quen biết" tôi đã ko mất số tiền này. Không phải vì tôi lạm dụng sự quen biết, mà vì cái sự thổi phạt ở đây nó ko mang tính chất ATGT, mà là chỉ để phạt.Và lý do cho tất cả lý do, đó là sự KHÔNG CÔNG BẰNG ! Tôi phải bảo vệ mình, bảo vệ túi tiền của mình trước khi trông chờ vào 1 "cơ chế quản lý" nào đấy. Bất luận thế nào, khi đó pháp luật và ý thức công vụ đã thành món hàng đổi chác. Tâm lý ấy vô hiệu hoá kỷ cương, nó giễu nhại pháp chế, nó khiến công đường thành chỗ bán buôn. Tư duy ấy không chỉ tồn tại trong cán bộ, sự nhờ vả cậy dựa còn là quán tính sống của một số người dân, biến họ thành nạn nhân của trò lừa đảo và đẩy nghĩa vụ công dân xuống thấp.Tuy nhiên, để dẹp hẳn tệ trạng này, lại là trách nhiệm của những người quản trị xã hội chứ không phải của dân chúng.Anh đã kết luận rồi. Cái này cũng từ cách làm việc của các ông đầy tớ dân mà ra cả Tôi thì chẳng tin "quyền lực mềm sẽ bị xóa bỏ" theo cái cách hô hào, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, hô hào khẩu hiệu suông như cách nhà quản lý mình vẫn làm từ bao năm nay...Nhờn rồi tác giả ạ.
Rượu Thích rượu không phải là một thứ đáng tự hào. Nhưng rượu, cũng như rất nhiều thứ đã tồn tại xuyên suốt lịch sử loài người, mang nhiều giá trị văn hóa. Đằng sau mỗi chai rượu có thể là một câu chuyện. Nó xứng đáng là một sở thích.Tôi nhớ một đêm rất xa, trong một khách sạn vắng, ở một thành phố quạnh quẽ, tôi xuống quầy bar, không biết làm gì cho qua đi buổi tối. Tôi gọi người bartender, và nhờ anh ta chọn một loại rượu bất kỳ. Anh lôi ra một chai rượu màu xanh rất nhạt, ở giữa chai ngâm một lá cỏ dài, rót cho tôi một ly. Đó là một lá cỏ được hái ở rừng Bialowieza, một trong những khu rừng nguyên sinh cuối cùng của châu Âu. Người phục vụ, thay vì chọn một loại phổ biến và an toàn, muốn giới thiệu cho tôi về quê hương anh.Tôi nhớ mình đã sung sướng thế nào khi cầm được một chai vodka được trang trí bởi Andy Warhol - một trong những họa sỹ pop art nổi tiếng nhất thế kỷ; hay là lần đầu tiên mở một chai whiskey từ đảo Islay và tìm thấy mảnh giấy kể câu chuyện của hòn đảo ấy. Tôi tất nhiên, cũng nhớ Bàu Đá, nếp cái hoa vàng làng Vân, hay là những chén rượu ngô người Mông. Bố vợ tôi không uống rượu, nhưng trong nhà hay có một chai rượu màu tím sậm. Màu tím ấy nói rằng quê ngoại của con trai tôi, là Quảng Ninh. Đó là một chai rượu ngâm củ ba kích.Nhưng càng thích rượu, tôi càng ghét nhậu: văn hóa nhậu của chúng ta phản bội chính thứ văn hóa tinh tế đằng sau những chai rượu. Không cần phải giải thích quá nhiều về văn hóa nhậu ở nước ta. Tôi đã nếm trải nhiều: đến cuối những cuộc nhậu mềm môi, thì rượu nào cũng không quan trọng nữa. Uống cốt lấy say. Vì say thì mới “vui”.Và tôi cũng đã từng ngộ độc. Hôm ấy, chúng tôi “nhậu” bằng rượu ông trưởng bản tự nấu. Tôi không nhớ mình đã uống bao nhiêu, nhưng đến một lúc, linh cảm thấy không ổn, tôi đi ra ngoài tự móc họng. “Hoàng cũng kém nhỉ” - một ai đó nói. Sau cuộc ấy, tôi về xuôi và nằm hơn 2 ngày. Tôi may mắn vì đã tự móc họng. Và khi nhớ lại tình huống lúc ấy, nhớ lại thái độ của những người xung quanh khi tôi nôn, tôi tự hỏi: nguyên nhân của những cuộc ngộ độc, là bởi rượu, hay là bởi cách uống rượu?Thỉnh thoảng, lại có một tốp người được cấp cứu vì ngộ độc methanol do uống rượu. Tuần trước 7 người, tuần này đã lại thấy 7 người nữa. Đó chỉ là những người được lên báo. Thủ tướng, cách đây 2 tuần, đã phải đứng lên chỉ đạo về tình trạng này. Nhưng khả năng của nhà chức trách chỉ là nhắm vào các cơ sở nấu và buôn bán rượu.Đó có phải là cốt lõi vấn đề? Rượu, là một trong những thứ thực phẩm được tiêu thụ bất chấp nhất. Không thể kiểm soát việc buôn bán và sản xuất, vì điều này sẽ làm cho giá rượu tăng lên - trong khi nhu cầu được uống nhiều, cũng như uống rẻ thì rất cao. Nếu mỗi người chỉ hài lòng với đôi ba chén, thì chỗ đứng cho các lò rượu lậu sẽ ít đi. Tiếc là không.Văn hóa uống “lấy say” khiến cho chất lượng rượu trở thành thứ yếu. Ở cuối những cuộc nhậu, thậm chí người ta hoàn toàn không thể phân biệt nổi một chai rượu giá 20 triệu và 20 nghìn.Không phải ai cũng cảm thấy vui thú khi uống đến say. Luôn có những người cảm thấy miễn cưỡng trong một cuộc nhậu. Nhưng đôi lúc, người ta đánh cược với sức khỏe theo một lực đẩy của sự sĩ diện, đôi ba câu khích bác, đe nẹt. Văn hóa nhậu thậm chí hình thành cả một chuỗi các kỹ thuật gây ức chế cho đối phương để ép uống - và những người làm chủ các kỹ thuật này đôi lúc tỏ ra rất tự hào.Rất dễ để nói về những giải pháp chống lại cơn ác mộng methanol: kiểm soát việc sản xuất, buôn bán, dán tem, đánh thuế... Nhưng những điều này có thể khiến rượu trở thành một thứ xa xỉ, và chống lại cả một nền văn hóa “nhậu” đang phát triển rực rỡ. Thị trường sẽ tự tạo ra các lực vận động chống lại các biện pháp này. Rượu vẫn sẽ được nấu ở đâu đó, thành phần đầy hóa liệu vì lợi nhuận, đong vào những chiếc can nhựa, mua bán bằng những lời giới thiệu truyền khẩu tâm đắc, vì xã hội muốn có chúng. Thậm chí là nghiện chúng. Nếu quy đổi tổng lượng cồn trong bia ra rượu 40 độ, và cộng với tổng lượng rượu, thì mỗi năm, chúng ta nâng khoảng 10 tỷ chén rượu 65 ml. Một con số tôi tạm tính dựa trên các thống kê có thể nhìn thấy. Làm sao kiểm soát được 10 tỷ chén rượu?Những cuộc nhậu đôi khi trở thành bi kịch. Những thanh niên mù lòa, bị chảy máu não sau những chén đầy. Từ ngày 26/2 đến 14/3, chỉ riêng tại Hà Nội, đã có 3 người chết vì ngộ độc rượu. Chống lại các nhà sản xuất vô lương tâm là một việc làm bức thiết. Nhưng rượu, khác với nhiều loại hàng hóa khác, đang được “chống lưng” bằng một động lực văn hóa cực mạnh.Sẽ không bao giờ là thừa để lên án thứ “văn hóa nhậu” này, khi người vẫn chết, rượu vẫn phát triển không kiểm soát và người ta vẫn âm thầm cổ vũ cho nó bằng một thứ “sĩ diện đàn ông” vô hình nào đó.Tôi đôi khi rất muốn nói thẳng với những người thích nhậu: họ mới là người không biết uống.Nhà tôi có rất nhiều vỏ chai rỗng. Đủ nhãn mác. Đôi khi tôi ngồi nhẩn nha uống một mình nửa chai vodka. Nhưng tôi ghét nhậu. Ít nhất là cho đến khi "nhậu" trở thành một khái niệm khác với đa số hiện nay.Đức Hoàng Bất kỳ sự cực đoan,ngộ nhận hay lạm dụng đều sẽ làm méo mó vẻ Đẹp và giá trị văn hoá vốn có của một đối tượng. Rượu cũng không là ngoại lệ! Con người thường là nô lệ của thói quen, song "bản lĩnh thực sự" của mỗi người là chiến thắng những thói quen,hành vi đó; vì bản thân mình và vì cả cộng đồng! bài viết rất hay, đàn ông Việt cứ lấy tửu lượng mạnh để chứng tỏ bản lĩnh đàn ông, các ông không biết phụ nữ chán đến cỡ nào khi thấy đàn ông xỉn, nhìn bê tha nhếch nhác và dơ lắm, khi đã say khướt thì bản lĩnh đàn ông với vợ không còn chút nào, nguyên nhân gây đổ vỡ hạnh phúc cũng từ đây, con cái nhìn bố cũng bớt thần tượng và từ từ ít nói chuyện với bố, các ông hãy suy nghĩ xem đúng không. Tôi là người miền núi (Lào Cai). Tôi thấy mấy năm trở lại đây uống rượu đang trở thành một tệ nạn cần lên án mạnh. Tôi ghét cay ghét đắng mỗi khi có việc gì đó phải đi ăn ngoài quán, muôn vàn lý do để người ta mời rượu. Không uống thì người ta phật ý mặc dù đã trình bầy đủ mọi lý do, đôi khi làm cho bữa ăn trở lên căng thẳng như cực hình. Lượn một vòng quanh các nhà hàng không khó để bắt gặp cảnh từ mấy cháu choai choai cho đến các bác tóc đã ngả mầu đều hô chung một khẩu hiệu "một, hai, ba...zô, zô, zô; một, hai, ba ....uống". Nhìn mà ngán ngẩm. Tôi cũng chẳng hiểu sao người ta phải nài ép nhau từng chén rượu - thứ độc hại mà ai cũng biết? Có những tiệc rượu là để chia vui do lâu ngày mới gặp nhau, những tiệc khác là để làm ăn... Còn có những cuộc nhậu đơn giản là nhậu thôi. Thậm chí trong một cơ quan vẫn có cảnh các sếp mời nhân viên nào phải "trăm phần trăm", nào "người mời thì đứng, người đứng phải đầy"... Không uống có khi bị cho là coi thường sếp, mà uống vào thì "thân làm thân chịu" biết kêu ai? Vậy nên tôi hoàn toàn ủng hộ việc bài trừ cái gọi là "văn hóa nhậu" rất phổ biến ở nhiều nơi hiện nay. Người ta hay vin vào lý do quan hệ, làm ăn để lôi nhau nhậu đến thừa sống thiếu chết. Tôi cũng từng chìm trong rượu mất vài năm, trước khi nhận ra những thứ được xây dựng trên bàn nhậu là những thứ ít nên được tin tưởng nhất. Ngày xưa ở VN tôi cũng thích rượu bia, nhưng mấy mươi năm ở Mỹ tôi đã bỏ thói quen ấy mặc dù rượu bia ở đây rất rẻ. Một phần vì luật pháp ở đây rất nghiêm khắc với tội uống rươu lái xe, nhưng cái chính là phần lớn thời gian của tôi đã dành cho học hỏi và kiếm tiền (người ta bảo đó là thực hiện giấc mơ Mỹ quốc "nhà, xe, tiền trong ngân hàng,...). Tôi ước gì xã hội VN cũng tạo động lực cho mọi người như vậy. Sỹ diện đã là dở, sỹ diện của người có dân trí thấp lại càng dở hơn. Nó là một hòn đá tảng cản bước tiến của xã hội. Chính xác, người Việt chúng ta rất cần xóa bỏ cái ' văn hóa nhậu ' như hiện nay. Đức Hoàng còn chưa đề cập đến chuyện lãng phí rất lớn trong ăn nhậu. Đúng là phải hiểu rõ sự khác biệt giữa uống rượu và nhậu. Đàn ông như Đức Hoàng, xã hội hiện nay cực hiếm Trong tác phẩm "một chuyến du hành đến xứ đàng ngoài" đã ghi lại hình ảnh người Vn trong mắt người phương Tây mấy thế kỷ trước. Và họ đánh giá rất thấp gu thưởng thức rượu cũng như thói say sưa của người Việt. Để rồi mấy trăm năm sau là lúc này đây chúng ta vẫn còn tranh luận là về văn hóa nhậu. Bài viết hay. Mamen tôi thích uống rượu và luôn tự hào vì thú vui đó. Tại nhiều chỗ giao lưu, nhiều người, cả Tây cả ta, có thắc mắc về việc công khai sở thích uống rượu của tôi, khi đó tôi cũng giải thích với họ về thú vui uống rượu, thưởng thức rượu, chứ không phải là nốc rượu cho say. Biết thế nên họ ko còn e ngại khi tâm sự với tôi về chủ đề rượu nữa.Cũng có những dịp tôi được gặp, được chia sẻ với chuyên gia về rượu. Có khi là cả hai vợ chồng già ở tận châu Phi xa xôi, họ cùng chung sở thích đó. Nghe họ kể về rượu, thú vui thưởng thức rượu, nghe họ hướng dẫn cách đánh giá chất lượng rượu, cách cảm nhận rượu cả bằng mắt, bằng mũi, bằng lưỡi thì thật là thú vị. Khi đó tôi càng thấu hiểu hơn rằng rượu là một thứ tinh hoa của con người.Chuyện về rượu còn dài dài lắm lắm. Biết bao giờ mới đủ ngấm, đủ say.?Cảm ơn tác giả về bài viết hay. Kính bạn một chén đầy... để nhâm nhi dần dần. Nhiều người cũng có sở thích uống rượu như Đức Hoàng, làm được như vậy mới sướng, mới văn minh, mới là biết uống. Mong nhiều đàn ông đọc và hiểu sâu sắc bài viết của Đức Hoàng. Người ta thường nói: Hợp đồng được kí trên bàn nhậu. Tôi không rõ câu nói bắt nguồn từ ai, nhưng hẳn y cũng là một bợm nhậu và chắc chắn không phải là dân làm ăn đàng hoàng. Tỉnh táo làm hợp đồng còn chẳng ăn ai chả là lúc say? Có chăng chỉ là kí những hợp đồng "đi đêm", "sân sau"? Thời nay người ta được tự do nhiều thứ, nhưng đáng tiếc khi ra ngoài đường thấy những đức tính tốt của người Việt được phát huy ít hơn sự phát triển của những thói hư tật xấu. Đập vào mắt thấy khắp nơi là quán nhậu với toàn người trẻ tuổi vào bất kỳ ngày nào trong tuần, ngày rằm và mùng một thì khói hương nghi ngút và đốt vàng mã lung tung, người ta thản nhiên vứt rác và phóng uế nơi công cộng, giao thông thì nhốn nháo, hơi một chút thì chửi bới, gây gổ và đánh nhau, nhiều người ăn mặc như đi khiêu vũ hoặc đi thi thể thao bước vào chốn tôn nghiêm, những hành động và lời nói lịch sự ở chốn đông người trở thành của hiếm. Những gì xảy ra hàng ngày trên thế giới người ta đều biết, nhưng học cái hay thì khó mà cái dở thì dễ. Nhớ câu: "Rượu ngon không có bạn hiền. Không mua không phải không tiền không mua". Anh biết thưởng rượu nhưng anh thích uống một mình, cũng là một cách sống vậy. Tôi khác, có được rượu ngon thì nhớ đến bạn, dứt khoát không uống một mình vì có rượu ngon. Dĩ nhiên, những khi quá phiền muộn thì việc uống một mình là điều ai cũng hiểu được. - Nhậu không có gì là sai, nhưng nếu uống cho say bí tỉ, thừa chết, thiếu sống thì hoàn toàn đáng lên án vì khi đó người ta không còn tỉnh táo, không kiểm soát được bản thân, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.- Nhậu phải biết điểm dừng của mình và phải tôn trọng người khác, họ không uống thì đừng cố ép, đó mới đúng là văn hóa nhậu
Nỗi đau câm lặng Ngày nhỏ, mẹ hay đi công tác xa, chị ở với bố. Tuổi thơ thần tiên bỗng chốc vỡ vụn khi chị bị một gã học sinh lớp 11 xâm hại. Từ một cô bé vui vẻ, chị co ro trong ốc đảo của riêng mình. Đến mức bao lần chị bị cha mẹ, thầy cô dọa nạt vì không chịu chào ai. Chị cứ thế xây tường cao, hào sâu quanh bản thân và tự nhủ "mình ổn".Cho đến 20 năm sau, chị phát bệnh, uống 15 lít nước mỗi ngày. Đó là quãng thời gian chị đấu tranh với chính mình chống lại căn bệnh thần kinh không kiểm soát được. Và cuối cùng chị chiến thắng.Nhưng chị hối hận. Chị chịu đựng quá lâu đến mức phát bệnh thần kinh. Ngay cả khi khỏi, chị vẫn giữ trong lòng khiến cho tâm hồn không thể nguyên vẹn. Chị ước mình có thể nói ra sớm hơn, nỗi đau sẽ không kéo dài mãi thế.Gần đây, các vụ xâm hại trẻ em ở Hà Nội, Sài Gòn, Vũng Tàu, mới nhất ở Bắc Ninh, Bắc Giang... khiến dư luận hoang mang. Thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cho thấy trong 5 năm (2011-2015), cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục. Tính ra mỗi năm có hơn 1.000 vụ. Nhưng ai cũng biết đây chỉ là một phần nổi trong tảng băng chìm.Nhưng tôi có lý do để tin rằng không phải đến bây giờ nạn ấu dâm mới "bùng phát". Chỉ là những định kiến xã hội đã dung dưỡng cho nó âm ỉ tồn tại. Nạn nhân sao dám lên tiếng khi mà một nền văn hóa vẫn gắt gao đòi hỏi phụ nữ còn trinh khi kết hôn. Chẳng may một bé gái, hay một phụ nữ bị phát hiện quá khứ xâm hại, họ sẽ đối mặt với nguy cơ được cảm thông ít hơn chịu dè bỉu. Nhưng vẫn có những cá biệt. Họ đã vượt lên trên nỗi xấu hổ để tìm công lý. Tuy nhiên, tiếng kêu cứu của họ thấu được tới đâu vẫn là vấn đề bỏ ngỏ.Tôi gặp anh hai lần. Lần nào anh cũng nấc nghẹn khi kể việc con gái 3 tuổi bị lão hàng xóm xâm hại tình dục. “ Em phải lên tiếng để những đứa trẻ khác không rơi vào hoàn cảnh như con em”. Giọng anh thợ làm bánh gateau, người Ba Vì ấy bao lần nấc nghẹn, giữa hội trường im phăng phắc.Tôi cũng gặp chị, người phụ nữ bán hàng ở chợ Hòa Lạc nhưng chẳng quản bắt xe bus đến bất cứ cuộc họp hành nào để tìm công lý cho con gái 7 tuổi. Cô bé bị một người vô cùng thân quen với gia đình làm hại. Ngay khi vụ việc xảy ra, người mẹ này đã lưu lại toàn bộ bằng chứng nhưng hai năm trôi qua, bao lá đơn kêu cứu đã gửi mà chị vẫn chưa nhận được động thái rõ ràng nào.Cái họ cần trước mắt, là một sự chia sẻ. Công lý có thể phải chờ quy trình điều tra và tố tụng. Nhưng sự chia sẻ, và giúp đỡ để vượt qua các gánh nặng tâm lý, vượt qua định kiến xã hội và làm lành vết thương từ bên trong thì không đáng để phải chờ. Một thống kê nói rằng, Việt Nam có đến 15 tổ chức bảo vệ trẻ em. Khi những vụ ấu dâm được phanh phui, ở nhiều nơi, bạn bắt gặp những người làm cha mẹ lầm lũi nói về vết thương mình đã âm thầm chịu đựng trong nhiều năm, không dám nói ra. Bạn bắt gặp cả những đứa trẻ đã chịu tổn thương không thể lành lại. Và bạn tự hỏi: chúng ta có thể giúp họ được nhiều hơn không?Có những vết thương đã có thể được chữa lành nếu như nó không trở nên câm lặng vì định kiến.Hoa hậu thế giới 1998, Linor Abargil từng là nạn nhân bị hiếp dâm chỉ 6 tuần trước khi cô đăng quang ngôi vị cao nhất. Trong tình huống đó, chẳng ai nghĩ cô dám nói ra "vết nhơ" đời mình. Nhưng ngay sau hôm đăng quang, cô đã chia sẻ câu chuyện của mình ra toàn thế giới. Linor trực tiếp đi tìm bằng chứng và nhanh chóng khiến kẻ thủ ác phải chịu 16 năm tù. Với tấm bằng cử nhân luật, cô thành lập trang web "Brave Miss World" (Hoa hậu Thế giới Dũng cảm). Từ đó tới nay Linor đi khắp thế giới giúp đỡ những nạn nhân.Giả sử Linor im lặng thì đã có hàng ngàn phụ nữ và trẻ em gái bị xâm hại không được phát hiện, chừng ấy kẻ gây tội ác không bị trừng trị và không thể tưởng tượng được sẽ bao phụ nữ, trẻ em gái sẽ là nạn nhân tiếp theo. Cô đã chữa lành vết thương tâm lý cho hàng nạn nhân. Sự dũng cảm của hoa hậu đã cứu rỗi nhiều hơn một thế hệ.Ở Việt Nam, cần nhiều hơn những sự dũng cảm như thế. Phan Dương Đối tượng của xâm hại hay quấy rối đa phần là phụ nữ,trẻ em- những người là phái yếu,mong manh nhất. Để vượt qua những nỗi đau thể xác,chấn thương tâm lý- tinh thần đã là cả một vấn đề quá lớn. Trước khi có được sự dũng cảm của bản thân những người bị hại hay gia đình họ cần hơn hết một chế tài đủ sức răn đe với những tên "yêu râu xanh" kia! Bởi chế tài xử phạt luôn đi trước ý thức chấp hành,cũng như sự cảm thông! Tôi đã bị em họ lạm dụng khi tôi 8 tuổi. Tôi chưa bao giờ nói với ai, kể cả gia đình, ngoại trừ người yêu bây giờ. Tôi muốn các bạn biết là chấn thương thương tâm lý do việc đó sẽ theo suốt cuộc đời, không bao giờ thực sự vượt qua, thực sự lành. Đặc biệt khi bạn bị lạm dụng bởi người quen, bà con, vì bạn vẫn thỉnh thoảng phải tiếp xúc với họ. Việc đó còn ảnh hưởng đến định hướng hôn nhân của bạn, khiến bạn hoặc là sợ phải gần gũi, yêu hay kết hôn, hoặc là lo lắng phải nói thế nào với người yêu về việc bạn không còn con gái. Họ có tin không hay họ cho là bạn chơi bời rồi dựng chuyện. Bạn già dặn hơn, trong lòng luôn có 1 nỗi đau âm ỉ, lặng lẽ tìm đến mỗi khi bạn nghe hay thấy những việc tương tự. Và đau đớn hơn, bạn trở thành đàn bà trước khi là thiếu nữ. Hãy bảo vệ các con bạn tốt, vì nếu không, nó sẽ rất đau. Chỉ khi bạn là nạn nhân, bạn mới thật sự hiểu. Theo hiểu biết hạn hẹp: 1/ Dường như các loài thú, động vật...bậc thấp hơn con người cũng kg có hành động cưỡng dâm...với những con cái còn nhỏ, chưa trưỡng thành...2/ Được nghe & biết là ở khá nhiều nơi trên thế giới thì loại tội phạm này còn bị ngay cả chính những tội phạm nghiêm trọng nhất, tử tù...khinh miệt, ghê tởm.... Cái loại này kg có nhân cách: kg có tư cách làm người có nghĩa là xã hội cần phải có luật thích đáng để loại ra khỏi xã hội của người. Luật pháp ta còn nhẹ với tội này nên nhờn thuốc. Một ông cụ ngoài 70 xâm phạm bé 7-8 tuổi, cứ chiếu luật tù 20 năm xem, đằng này chỉ 15 tháng rồi lại ra sớm vì GĐ có công... Theo thống kê cả nước có 15 cơ sở bảo vệ phụ nữ và trẻ em vậy mà những vụ bị tố cáo thường bị chìm xuồng... thật là thất cười cho 1 xã hội văn minh công bằng Nên có án phạt thật nặng cho loại tội ác này. Nạn nhân càng nhỏ tuổi thì hình phạt cho tội phạm càng tăng chứ. Ví dụ như cháu bé mới có 3 tuổi chưa đi mẫu giáo, hoặc 5 tuổi chưa đi lớp 1. Hoặc kẻ phạm tội có kiến thức có hiểu biết thậm chí có người đáng tuổi bậc cha, ông của nan nhân thật quá sức tưởng tượng. Những kẻ đó nên bị tù chung thân mới đáng. Những kẻ như vậy còn thua súc vật, xã hội cần khinh miệt và phạt thật nặng. Tôi chỉ thông cảm cho các cháu còn nhỏ dại, chưa hiểu biết thôi. Mỗi chúng ta có thể đã từng là nạn nhân hoặc thậm chí là thủ phạm của nạn ấu dâm. Hãy lên tiếng cảnh báo để thế hệ con cháu chúng ta không còn bị ám ảnh bởi nỗi đau thể xác lẫn tinh thần ấy. Định kiến là thứ có sẵn trong máu của người Việt Nam mình. Để xoá bỏ định kiến không dễ dàng, chỉ mong những cảm thông nhiều hơn để người bị xâm hại có thêm dũng cảm nói ra, bắt kẻ xấu phải chịu tội. Người ta thường cho rằng gãy tay gãy chân, chảy nhiều máu là nghiêm trọng. Nhưng thực ra bị thương như vậy còn dễ chữa và mau lành hơn là bị chấn thương tâm lý. Những nạn nhân bị lạm dụng tình dục, nhất là trẻ em sẽ bị ám ảnh suốt đời, bị hủy hoại cả tương lai nếu không được chữa trị bằng liệu pháp tâm lý phù hợp. Ngoài luật pháp và các cơ quan chức năng, chúng ta có nhiều đoàn thể quần chúng. Tuy nhiên dường như những hình phạt đối với tội phạm ấu dâm còn rất nhẹ, và chưa thấy các đoàn thể quần chúng có động thái hoặc tỏ thái độ gì đối với những tội quấy rối và xâm phạm tình dục. Ai cũng có thể nói: "con người là vốn quý nhất", "trẻ em là tương lai của đất nước" nhưng không nên chỉ nói mà cả xã hội cần phải có hành động cụ thể và hữu hiệu để bảo vệ vốn quý, tương lai này. Tội phạm tình dục, nhất là ấu dâm có thể không giết người nhưng chắc chắn giết cả tương lai, sự nghiệp của một con người, vì vậy chúng phải bị trừng trị đích đáng ngang với tội giết người. Tôi thấy trẻ em, nhất là trẻ em gái lớn lên đầy rẫy những nguy cơ bị xâm hại ở một hình thức nào đó, từ nặng tới nhẹ, ví như bị dùng lời nói, sờ mó, thậm chí xâm hại tình dục. Gia đình tôi có 5 chị em gái mà tất cả đều từng phải chịu những hình thức bị xâm hại mức độ nhé, thường xuyên bị quasaasy rối,, Bản chất của tội phạm, là sự bùng phát hay tồn tại những bản năng dục tính theo chiều hướng phi đạo đức, nó xảy ra ở mỗi cá thể con người, và có hiệu ứng lây lan theo cách bầy đàn. Nó làm hủy hoại bước đường đi tới một nền văn minh của một một xã hội. Vậy nên sinh ra luật pháp và những lực lượng được trang bị tận răng để thi hành luật pháp. Việc có kiên quyết trấn áp tội phạm hay không, điều đó phụ thuộc vào ý thức giác ngộ triệt để từng xã hội khác nhau. Một xã hội tốt, là một xã hội luôn phát triển đi lên theo cách nhận thức từ gốc của mọi vấn đề để vận hành. Một xã hội tồi, thì luôn luôn phản ứng phần ngọn, khiến cho cả một cỗ máy hành pháp, luôn ở thế thụ động trước mọi tai ương tiềm ẩn. Thật đau xót khi mỗi ngày nghe thấy những tin này. Tôi chẳng dám cho con gái chơi gần người khác giới nào, ngoài bố và ông cháu. Chồng cứ bảo tôi làm quá lên, nhưng quả thật tôi không dám mạo hiểm. Chỉ nghĩ thôi tôi đã thấy không chịu đựng nỗi rồi. Mong xã hội cùng chung tay bảo vệ trẻ. Cảm ơn tác giả đã nói đến nỗi đau câm lặng của nạn nhân và gia đình họ. Chừng nào xã hội còn im lặng, thờ ơ trước những câu chuyện XHTDTE, thì những nạn nhân còn phải chịu nỗi đau đớn kéo dài. Hãy lên tiếng vì sự an toàn của mỗi đứa trẻ, mỗi gia đình, và còn vì bảo vệ tất cả chúng ta khỏi nỗi sợ hãi . cần mạnh tay với loại nầy
Nhân thân ông xích lô Phiên tòa được dư luận chờ đợi không phải để mong nhìn thấy bị cáo bị trừng trị như nhiều vụ án tai nạn giao thông trước đó, dù ai cũng rưng rưng thương cháu bé. Mà bởi những tháng qua, thông tin về nhân thân bị cáo Thạch, một cựu binh ở chiến trường biên giới Vị Xuyên, Hà Giang năm xưa nay sống trong nghèo túng; về tấm lòng của đồng đội cũ - những người góp tiền giúp ông lo tang ma cho cháu bé; về thái độ đau khổ và ăn năn của ông, đã được xã hội thông cảm và sẻ chia. Bản thân gia đình cháu bé không yêu cầu bồi thường và xin tòa xử nhẹ cho ông. Hội đồng xét xử sau khi cân nhắc về các tình tiết giảm nhẹ như bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, hoàn cảnh và thái độ khắc phục hậu quả của bị cáo... đã tuyên phạt ông Thạch 6 tháng cải tạo không giam giữ. Thông tin về kết quả phiên xử được truyền đi rất nhanh. Nhiều người mừng cho ông. Dư luận nói đó là một bản án thấu tình và nhân văn. Nó được đón nhận với một sự nhẹ nhõm, hài lòng của công chúng.Thái độ của dư luận trong vụ ông Bình “còng” khiến tôi bỗng bật ra câu hỏi: Tại sao, ở nhiều phiên tòa, cũng cụm từ “nhân thân tốt’’, “phạm tội lần đầu’’, ‘’có nhiều thành tích trong công tác’’ lại vấp phải sự phản đối của công chúng? Đặc biệt là những phiên tòa xét xử cán bộ, quan chức nhà nước phạm tội tham nhũng. Người ta phản đối không phải vì những người đó thiếu các yếu tố trên mà vẫn được tòa chấp nhận. Người ta phản đối vì sự vô lý. Bởi ở loại tội phạm này, bị cáo là người có chức vụ trong cơ quan nhà nước. Có chức vụ dĩ nhiên là có thành tích, là chưa từng phạm tội và bị kết án, là phạm tội lần đầu, là nhân thân rất tốt. Theo lẽ dân gian, đã có chức vụ mà còn phạm tội thì bị xử nặng hơn dân, cớ sao vin vào “nhân thân tốt’’ để giảm nhẹ?Tôi nhớ tại rất nhiều phiên tòa xử những người lam lũ lỡ tay say rượu đánh nhau, lỡ dại làm sai điều gì đó, hàng ghế dự khán luôn có hàng xóm láng giềng. Thỉnh thoảng có người chép miệng: “Tội nghiệp, bình thường ổng hiền và tốt lắm!”.Tôi cũng nhớ, chưa có phiên tòa xử tham nhũng nào, xóm giềng đến dự với sự sẻ chia như thế.Tôi nhớ, tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội cách nay nửa năm, ngày 21-9-2016, báo cáo của Ủy ban Tư pháp cho biết: năm qua tỉnh Thanh Hóa xét xử các tội danh tham nhũng, một nửa trong số các bị cáo được cho hưởng án treo hoặc được xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Tương tự, Nghệ An xét xử 7 bị cáo tham nhũng thì cho 3 bị cáo hưởng án treo, 100% số bị cáo được xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Hà Nội xét xử 46 bị cáo phạm tội về tham nhũng, cho hưởng án treo 11 bị cáoÔng Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội từng nói rằng hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán về án treo dường như đang “làm lợi” cho tội phạm tham nhũng. Theo ông Bộ, có nhiều trường hợp các bị cáo tham nhũng cách thời điểm bị phát hiện nhiều năm, sau đó mới bị khởi tố. Nhưng đến khi xét xử lại áp dụng tình tiết bị cáo “có nhân thân tốt” là không đúng. “Nếu tốt thì đã không tham nhũng, mà tham nhũng nhiều lần, tham nhũng số lượng lớn thì không thể tốt được" - ông Bộ nói.Rõ ràng, việc giảm nhẹ hình phạt khi xử quan tham, khó có thể thuyết phục công chúng rằng đấy là việc làm nhân văn. Đó là sự mạo danh nhân văn, là dung túng, thiếu nghiêm minh. Dư luận đã quá chán nản với những người có nhân thân tốt, tốt đến… ngày bị bắt, bị tuyên án với con số tiền tham nhũng trăm, ngàn tỷ.Dĩ nhiên nền pháp luật dù có tốt đến mấy cũng chỉ có thể tiệm cận với chân lý. Với những khái niệm như nhân văn, người tốt, kẻ xấu, đôi khi việc định lượng của pháp luật không thể thay thế sự cảm nhận của người dân. Làm sao có thể khiến người dân tin rằng một người tốt chỉ qua những bằng khen và chức vụ.Quay lại với bị cáo Thạch trong vụ tai nạn giao thông, vì sao người ta tin ông tốt và chấp nhận “”nhân thân tốt”? Là vì thời trẻ ông cống hiến máu xương, tuổi già vẫn trằn lưng ra kiếm tiền mua gạo; vì ông dù có lỗi, nhưng phạm tội khi đang lao động đổ mồ hôi. Và tất cả những điều đó, người ta gọi là thiên lương. Thiên lương thì hiển lộ chứ không cần dẫn luật, thiên lương thì không cần phải chứng minh bằng những xấp bằng khen; thiên lương thì không ăn của dân trăm tỷ ngàn tỷ.Tôi học Luật, ngành đào tạo cán bộ tòa án. Bè bạn lớp tôi giờ đa phần luật sư, thẩm phán, lãnh đạo tòa. Thi thoảng gặp nhau chúng tôi vẫn hỏi nhau một câu, nhưng rồi chẳng đứa nào trả lời được.“Làm sao có thể tin một người có nhân thân tốt, khi mà ở họ không hề hiển lộ thiên lương?”Đức Hiển Bộ mặt của người dân qua mưu sinh, miếng cơm manh áo hàng ngày- cái Thật hay nhân cách hiển lô.Mấy quan thì khác- đa diện lắm: Dân có thể gặp quan đi lễ,làm từ thiện... nhưng ai biết "ma ăn cỗ" nơi nao?!!! Nhận ra Thiên lương với dân thì dễ,khó vô chừng với quan là bởi vậy! Tôi còn nhớ chủ tịch hà nội bảo rằng vỉa hè khó dẹp là do công an bảo kê, mà từ bảo kê là nói theo kiểu đường phố chứ nói theo luật là tham nhũng chứ còn gì. Người ta đã ra quân quyết liệt để dành vỉa hè nhưng thật ra là chỉ ngắt ngọn vì cái gốc của nó là diệt tham nhũng thì trật tự pháp luật sẻ được thiết lập vỉa hè không cần phải ra quân dọn dẹp tự người dân phải trả nếu không thì phải hầu toà và nộp phạt. Chúng ta quen nhắt ngọn mà cứ mỗi lần ngắt ngọn nó phun ra hàng chục cái đọt khác nên đã diệt thì diệt gốc còn không thì thôi để vậy chứ ngắt đọt chỉ tạo ra thêm nhiều nhiêu khê hơn Nói tóm lại, Việt Nam có một 'rừng luật' khi sử dụng thì dùng đa số là "LUẬT RỪNG". Vì thế mỗi năm phải sửa và bổ sung. Anh Hiển viết bài này rất sâu sắc Tôi nghe tin ông Thạch được tuyên phát tù cải tải tạo không giam giữ 6 tháng mà như muốn bật khóc. Thương cảm cho ông Thạch một phần, một phần lớn là dành cho thái độ của hội đồng xét xử dành cho ông. Cái thân nhân tốt của hầu hết cán bộ, công chức thời nay là một bản lý lịch trong sạch. Còn việc chạy chức, chạy quyền... đâu nào ai biết. Thiển nghĩ luật cần phải loại bỏ án treo mà thay vào đó là phạt lao động công ích như nhặt rác, dọn vệ sinh, dọn cỏ... có lẽ còn có tác dụng hơn. Biết luật mà còn phạm luật là tội phải xử nặng hơn. Bài viết sâu sắc, rất đúng! Một đằng là vô ý, một đằng là cố ý, 1 đăng vô ý 1 giây, 1 đằng cố ý nhiều lần, riêng cái đó đã đủ để định tội rồi, nhân thân nhân ngãi cái gì. Câu hỏi rất hay a Đức Hiển ak. Thì đồng tiền che mắt công lý rồi. Một bản án thấu tình đạt lý. Tòa án là nơi cầm cân nảy mực cho sự đúng sai. Vậy mà giờ đây lòng tin vào tòa án, viện kiểm sát hay các cơ quan thực thi pháp luật nói chung đã giảm đi rất nhiều. K chỉ một mà có quá nhiều con sâu trong một nồi canh. Năng lực, đạo đức và( có lẽ) cả những mặt trái tối màu làm nên những quyết định và bản án sai lệch. Tham nhũng nghĩa là hại dân hại nước,nó không phải là tai nạn,nó là hành vi tội ác cần được trừng trị nghiêm mới mong xã hội phát triển được .
Sau hai con tôm Ở miền Bắc, mỳ ăn liền được gọi là mỳ tôm - xuất phát từ hình ảnh 2 con tôm màu đỏ in trên vỏ bao bì giấy xi măng màu vàng sậm. Và trong suốt hàng thập kỷ, gói mỳ giá chỉ 1.000 -2.000 đồng ấy chính là một bữa ăn.Ròng rã bao nhiêu năm đi học, bữa sáng của tôi gần như luôn luôn là mỳ tôm. Một ít rau, cho thêm quả trứng, hoặc chút đồ ăn mặn còn lại của bữa tối hôm trước, nấu cùng vắt mỳ, thế là đủ sức học đến trưa. Các anh em họ của tôi thì thậm chí là nấu mỳ với thật nhiều nước, cho thêm mắm, ăn cùng với cơm nguội. Khi đó thì mỳ tôm trở thành thức ăn.Giai đoạn ấy về quê, mang theo chục cái bánh mỳ và mấy gói mỳ tôm là coi như quà quý cho trẻ con lối xóm. Bọn trẻ rứt bánh mỳ dai như cao su chia nhau, rồi để nguyên mỳ trong gói giấy, bóp vụn ra, tranh nhau bốc ăn sống như bim bim snack.Lúc ấy, không thấy ai nói ăn mỳ tôm là nóng ruột hay thiếu chất, cholesterol hay là gây béo phì. Nhà nào cũng có mỳ tôm trữ trong thùng gạo. Đi công tác xa, thậm chí đi nước ngoài, vali túi xách nào cũng dặm vài gói mỳ thì mới yên tâm.Năm 19 tuổi, tôi chơi với vài người bạn Nga. Đến ký túc xá của các bạn trong khu Đại học Bách Khoa - Hà Nội, thấy các bạn cũng ăn mỳ. Lúc đó tôi mới biết rằng, người Nga gọi mỳ tôm là "miliket" với âm "e" dài ra, bèn bẹt. Chính là người Việt Nam đã mang mỳ gói đến gia nhập vào văn hoá ẩm thực xứ bạch dương. Thật kỳ lạ, trong tôi lúc ấy dấy lên một niềm tự hào. Không phải rừng vàng biển bạc, không phải trái ngon vật lạ bốn mùa nhiệt đới, không phải gạo Nàng Hương phương Nam gạo tám thơm phương Bắc, mà chính những gói mỳ tôm ăn liền đã từng là danh thiếp của Việt Nam.Nói như vậy, không phải là đề cao theo kiểu chế giễu. Mà là để không đánh giá thấp gói mỳ với vai trò lịch sử của nó.Nhưng chỉ trong vòng 3 năm, mức tiêu thụ mỳ ăn liền của Việt Nam sụt giảm 400 triệu gói. Lợi nhuận trước thuế theo báo cáo mới nhất của chủ thương hiệu “hai con tôm” huyền thoại giảm tới gần 40%. Một tín hiệu từ thị trường.Mức sống khá hơn, và sự chăm chút về dinh dưỡng khiến người dân dần quay lưng với mỳ gói. Sự quay lưng hợp lý và tất yếu, như đã diễn ra với âu mỡ lợn, lọ muối vừng, hay những phong lương khô.Nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển, với hơn 1 triệu người thất nghiệp, thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương vẫn chưa tới 5 triệu đồng/tháng. Thay thế cho gói mỳ rất rẻ, vẫn chưa thể hoàn toàn là những bát phở 30.000 đồng, hay suất cơm văn phòng 50.000 đồng.Sau hơn 20 năm, đã là rất muộn để chúng ta nghĩ về một biểu tượng khác của nền sản xuất thực phẩm, hay là nền sản xuất hàng tiêu dùng nhanh nói chung. Nhưng chưa thấy. Sau huyền thoại “hai con tôm”, chúng ta chưa có gì.Trong cùng thời gian đó thì rất nhiều quốc gia đã nâng nền sản xuất thực phẩm của họ lên tầm thế giới. Trong các siêu thị Thái Lan, người ta thấy những suất cơm trắng được đóng gói kèm thức ăn và có thể hâm nóng tại chỗ. Giá không đắt hơn ly mì bao nhiêu. Trong các siêu thị Hàn Quốc, thì ngoài cơm, cháo, tokboki và mỳ muôn loại, còn có một đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa nước này: những bao bì đẹp mỹ mãn.Nhìn vào Nhật Bản có thể là một sự so sánh khập khiễng. Nhưng xứng đáng xem xét ví dụ này, bởi đó là quê hương của mỳ ăn liền.Nhật Bản đã phát triển chuỗi cửa hàng 7-Eleven nức tiếng, với hình thức ăn nhanh tại chỗ giá rẻ. Nhưng, trong những cửa hàng 7-Eleven, vẫn có rất nhiều mỳ ăn liền. Sự khác biệt là họ đã chế biến ra nhiều chủng loại hơn, thay thế các nguyên liệu có hại cho sức khoẻ. Thậm chí, những loại mỳ ăn liền mới của Nhật như Mug Nissin còn đáp ứng riêng cho nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em. Nhật Bản vẫn đứng top 3 quốc gia tiêu thụ mỳ ăn liền của thế giới, dù thu nhập bình quân đầu người lẫn tuổi thọ vẫn rất cao. Và trong khi các nhà sản xuất mỳ ăn liền Việt Nam đang điêu đứng, thì các hãng mỳ Nhật Bản lại đang tiếp tục đổ tiền vào xây dựng nhà máy ở Việt Nam.Một loạt các thương hiệu mỳ ăn liền lâu năm nhất của Việt Nam đều đã biến mất, hoặc lao đao để tồn tại. Phải chăng bởi một "tư duy mỳ ăn liền", thiếu tầm nhìn và chỉ quen Dễ dàng chứ chưa quen Thích ứng?Tôi đến Bình Dương, vào thăm căn hộ giá 100 triệu của những công nhân thế hệ mới. Trong tủ bếp, vẫn chất đầy mỳ ăn liền. Nhưng đó là mỳ ly, mỳ bát - có giá gấp 3-4 lần gói mỳ tôm thô mộc năm nào. Mà những sản phẩm đó thì đều mang nhãn của một công ty Nhật Bản.Sau hai con tôm, người lao động chuyển sang ăn mỳ Nhật, mỳ Hàn. Và ở đâu đó, tôi thấy người ta đang kêu gọi “tăng giá trị cho hạt gạo Việt Nam” - thay vì xuất khẩu thô như bây giờ.Sau hai con tôm, nền sản xuất thực phẩm, và rộng hơn, nền sản xuất hàng hóa nước ta có gì?Gia Hiền Không ngừng thay đổi,nâng cấp giá trị để đáp ứng được tiêu chí khắt khe và yêu cầu ngày một cao của người tiêu dùng! Đây là qui luật tất yếu không chỉ bó hẹp với gói mỳ mà còn đúng với mỗi cá nhân,mỗi ngành nghề,mỗi cộng đồng và cả quốc gia! Không đổi mới và tự nâng cấp là bạn đang tụt hậu và mất đi sự hiện hữu,đóng góp của chính mình! Vn nghèo mới ăn mì. Tô bún, tô phở bèo cũng 20k. Thu nhập vài 3 triệu ăn sáng tô bún, tô phở gọi là ăn sang. Chi tiêu bữa sáng cao so với thế giới. Vn đa số làm cắm đầu chỉ để ăn no. Thu nhập thấp, mức sống thấp. Ăn tô bún sáng cũng bị gắn mác ăn sang. mỳ hồi xưa ăn ngon lắm, 85g một gói sợi mì to và dai ăn rất ngon, bây giờ các hãng mỳ không những không nâng chất lượng mà còn rút ruột gói mì còn 65g tức là giảm 1/4 chất lượng. Bao bì thì vẫn chỉ 2 con tôm, cũng chẳng thấy quảng cáo trên tivi. Các hãng mì mới thì ăn không ngon, sợi bé tẹo. thua người ta có gì lạ Mình đang ăn sáng với 1 gói mì + 1 quả trứng, ngon , tiện , rẻ Thay đổi,đổi mới để thích nghi với các yêu cầu và tiêu chí cao hơn và khắt khe hơn - đó là quy luật! Điều này không chỉ đúng với gói mì,mà đúng với từng cá nhân,nó đúng với mỗi cộng đồng và cả một quốc gia. Anh không tự nâng cấp,tự đổi mới nghĩa là anh đang dần lạc hậu và bị đào thải! Bài viết đáng suy nghĩ và quá chí lý,anh Hiền ạ! Mì tôm món ăn xa xỉ ngày xưa! mì " hai con tôm" vẫn ngon như ngày đầu được ăn. Theo bao cao cua Hiep hoi mi an lien the gioi (WINA)thang 5/2016 thi tru VN, con Trung Quoc,Indonesia,Nhat ,Han muc tieu thu khong thay doi lon .Vay co 2van de ; chat luong mi an lien cua ta khong duoc cai tien hoac Dan ta giau hon cac nuoc tren Đối với một số thực phẩm truyền thống như mỳ tôm hay một thực phẩm mới ra đời bây giờ phần lớn người tiêu dùng chỉ quan tâm là sản phẩm thực phẩm có chất độc hại gì hay không, phải nghe ngóng, dò hỏi một thời gian thì mới lôi cuốn được người tiêu dùng vào cuộc. Vì vậy thực phẩm bây giờ phải đặt lên hàng đầu là sự an toàn thì thị trường mới chấp nhận. Mình thường ăn mì hảo hảo, omachi :) gần đây hay ăn nhất mì xào khô, nhưng mình ít khi ăn mì. Vì thấy ăn mì nhiều không tốt. Mì tôm bây giờ cũng khác so với hồi mới đi học cấp II, hồi đó hay ăn mì ăn sáng đi học. Mà ngày xưa kinh tế cũng đang thấp nên có mì tôm ăn đã là sang lắm. Các bạn bình luận rất sâu , rât rộng trên mọi khía cạnh của gói mì ăn liền tôi thấy hay lắm . Xưa kia tôi là ban nghiện , mà rất nghiện loại mì "Miliket" hai tôm bọc giấy xi măng của SG sản xuất , tôi có thể ăn ngày này qua ngày khác thay cơm mà không thấy chán . Nhưng giờ đây trên thị trường xuất hiện muôn vàn chủng loại mì ăn liền theo quảng cáo thì rất hay , ngon , bổ nhưng thực chất lại không phải thế . Tôi rất xin lỗi các nhà sản xuất cái gọi là mì ăn liền bây giờ , theo cảm nhận của riêng tôi nó không giống hương vị của sợi mì làm bằng bột mì thật khi xưa nữa mà nó phảng phất một loại sợi của bột ngô , bột khoai , bột sắn gì đó ăn vào nóng ruột lắm ... Cái gì cũng có nguyên nhân của nó cả !!! Tôi đang muốn mua một thùng mì hai tôm SG xưa với giá gấp 10 lần ... Mức giá trung bình, chất lượng trên trung bình (60-70%) mới giữ chân được người dùng! Nền sản xuất của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng kinh tế thị trường. Làm ăn công nghiệp mà vẫn là tư duy nông nghiệp và theo kiểu "phong trào" , ai bán được cái gì thì ta "ăn theo" và không vì mục tiêu phát triển bền vững, sống chết với loại sản phẩm đó. Hay nói theo ngôn ngữ khác là "mì ăn liên". .. Mình nghĩ thật thiển cận.1. Miliket có thể giảm nhưng thị phần của các hãng mì khác tăng, Miliket giảm là do năng lực của miliket thôi, tổng thể thị trường MAL Việt Nam vẫn đang rất tốt (Top 5 thế giới)2. Có thể tên của công ty đó là Nhật (thực ra thì là liên doanh với hơn 25% vốn Việt Nam), nhưng sản xuất và phát triển tại Việt Nam, sản phẩm của công ty này cũng xuất khẩu toàn thế giới. Công ty nào theo được xu thế, công ty đó phát triển.3. Ngoài MAL chúng ta có nhiều đó, như Phở ăn liền (Vifon vẫn là No2 tại VN và No1 tại Hà Nội với phở ăn liền), bún ăn liền, cháo ăn liền....cơm ăn liền không phải là không sản xuất được, chẳng qua nó có giá cao quá + phải dùng lò visong -> xu hướng chưa phát triển tại Việt Nam.4. Ăn nhanh phát triển tại Việt Nam với xu hướng chóng mặt, từ các cửa hàng tiện lợi đến quầy thức ăn siêu thị -> đây là xu hướng phát triển của xã hội.5. Nếu nói về số lượng tiêu thụ các sản phẩm ăn liền từ VN thì không so được với Thái, nhưng về chất lượng thì lại tốt hơn nhiều! '' 9 nửa'' ở quê ngày đó nghèo. thèm ăn mỳ tôm cứ phải giả vờ ốm. ko ăn cơm , ăn mỳ tôm cơ .:(
Lưu danh Đó là Tháp Bút. Sĩ phu Bắc Hà tự hào với biểu tượng của đạo học này lắm, đi qua Bờ Hồ chỉ nhìn từ xa đã thấy 3 chữ son đỏ chót: “Tả thanh thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh). Chỗ ấy, chuyện ấy, hướng dẫn viên du lịch nào cũng nằm lòng để giới thiệu với du khách. Trừ một việc rất xấu hổ, đó là khi khách nước ngoài chiêm ngưỡng Tháp Bút ở khoảng cách gần.Bốn mặt tháp đá, phủ kín những dòng lưu bút; nội dung đa dạng, từ tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, cho đến thề non hẹn biển, quyết chí thành công, cầu mong đỗ đạt, hoặc đơn giản là “Tôi đã đến đây!”.Các tác giả đã dụng công viết, thì cũng tìm mọi cách để dòng chữ ấy lưu càng lâu càng tốt. Bút bi có, bút xóa có, bút dạ có, mà dùng vật cứng khắc thẳng lên thân tháp cũng có. Dao sắc không gọt được chuôi - các cụ xưa nói vậy. Với Tháp Bút ở Hà Nội, có người đã cải biên một chút thành “Bút thẳng không giữ được thân”.Đấy chỉ là một ví dụ tiêu biểu. Bất kỳ người Việt Nam nào cũng có thể kể ra dẫn chứng của việc “đánh dấu lãnh thổ” theo những cách kinh khủng mà đồng bào mình thực hiện trên các di tích, các công trình nổi tiếng từ Nam chí Bắc.Và trong thời đại công nghệ, thì việc này được nâng lên một tầm cao mới về mức độ phù phiếm và gây hại.Hôm 15/5, một nhóm “phượt thủ” đã khoe chiến tích check-in bằng ảnh ở cột mốc 428 - cột mốc cuối cùng của cực Bắc Việt Nam. Nhưng sau khi bị chỉ ra những điểm khác biệt không thể chối cãi, họ phải thừa nhận, họ mới lên tới cột 423 và đã dùng son môi để sửa thành số 428 nhằm chụp ảnh khoe… cho oai. Bởi vì để lên đến cột 428 phải leo núi tới 3 giờ đồng hồ.Đến mức như thế, thì thói “sống ảo” có vẻ đã không còn tác hại ảo nữa. Cột mốc lãnh thổ, một thứ thiêng liêng được đánh đổi bằng rất nhiều hy sinh và là ý nghĩa tồn tại của cả một quốc gia - bị đem ra làm trò đùa chỉ để phục vụ nhu cầu “check-in”.“Check-in” - ở những năm của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21 - đây gần như là một khẩu lệnh. Tới bất cứ đâu, thậm chí chưa kịp đặt balo xuống, việc đầu tiên nhiều người làm sẽ là rút smartphone ra và “check-in” - tức là đánh dấu địa danh mình đang có mặt và thông báo cho nhiều người biết qua mạng xã hội. Facebook - mạng xã hội thông dụng nhất thế giới - chính là một trong những tác nhân thúc đẩy trào lưu này. Cái mà họ thu lại từ hàng triệu lần check-in của người dùng là thông tin cá nhân vô cùng quý giá, đầu tiên là cho mục đích quảng cáo, thương mại. Bởi vậy, với những thông tin check-in, Facebook cung cấp giải pháp xác định vị trí tiện lợi, hiệu quả nhất. Thậm chí, người ta có thể ngồi ở một nơi, và check in ở một nơi khác. Giới trẻ gọi đó là “sống ảo”.Nghiện sống ảo, cũng không khác gì nghiện ma túy cả. Những cơn thèm ca tụng ngày càng tăng cả số lượng lẫn cường độ. Check-in, chưa đủ. Chụp ảnh, chưa đủ. Phải check-in và chụp ảnh thật độc, thật khó mới được nhiều người ngưỡng mộ.Năm ngoái, khi cơn sốt trò chơi tương tác thực tại ảo Pokemon Go tràn tới Việt Nam. Rất nhiều game thủ đã… thay đổi vị trí các địa danh, để đỡ phải di chuyển trong quá trình bắt “quái vật ảo”. Điều này đã khiến cộng đồng tình nguyện xây dựng dữ liệu bản đồ cho Google của Việt Nam bị mất uy tín lớn. Và những khu vực lẽ ra có thể sớm hoàn thiện trên bản đồ điện tử của Google đã phải trì hoãn.Tôi còn nhớ hình ảnh, khi đến đấu trường Colosseum ở Rome, Italy. Cả công trình kỳ vĩ hơn 2.000 tuổi, gần như không có một dòng viết bậy nào. Nhưng có lẽ hiểu rằng đó là nhu cầu lớn của du khách, ban quản lý di tích cho đắp hai vòm xi măng trong khuôn viên di tích, cho phép du khách thoải mái ghi lưu bút. Quả nhiên, hai vòm xi măng đó đặc kín chữ, chủ yếu là chữ tượng hình - đến từ đâu đó của Đông Á.Thứ văn hóa lưu danh kiểu đó, rõ ràng không phải là nhu cầu của toàn thể nhân loại. Nó chỉ đang được cổ xúy ở một số nơi, tạo ra một số cảnh bi hài.Trong những bức ảnh check-in rất đẹp, rất phóng khoáng và sinh động, những dòng "lưu bút" trên di tích được chụp lại, hiếm khi nào thấy những túi rác đã được thu dọn gọn gàng, hay một chỗ cắm trại nghỉ đêm được trả lại nguyên trạng sau khi người ta rời đi. Hiếm khi nào thấy “check-in” trở thành một tuyên ngôn ý nghĩa nào khác ngoài việc “tôi đã đến đây”, tôi đang gián tiếp khoe chi phí, khoe công sức, khoe thời gian mình đến được đây, và như thế là tôi đã hơn phần còn lại.Hình ảnh Bút Tháp ở Hà Nội trông như một sự mỉa mai. Các bậc trí giả xưa, dù đã để lại bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu văn bia cổ tự, vẫn còn mang tham vọng “Viết lên trời xanh” để tỏ chí lưu danh cùng trời đất.Ngày nay, chỗ đó thành địa điểm để thể hiện một chí lưu danh mới, của một thế hệ được cho là có học hơn. Bài viết đáng nhớ. K biết bao nhiêu người đọc được bài này. Ai đọc được hứa sẽ k làm vậy. Like là đồng ý vì xã hội văn minh. Ý thức đa số dân Vn rất tệ, thậm chí là vô ý thức, sống ích kỷ chỉ nghĩ đến mình. Đi đâu cũng thấy chữ viết bậy, bút xóa, bút dạ đến khắc hẳn lên. Ý thức là điều quyết định. Học thức có thể bổ sung và phổ cập, nhưng ý thức cộng đồng phải trải qua nhiều thế hệ mới tạo được. Xã hội nước ta hiện nay còn vô số những hành vi vô ý thức nên con cháu sẽ học theo và biết đến bao giờ... Có học hơn không đồng nghĩa là có văn hoá hơn. Nhìn vào cách "lưu danh" trên chỉ thấy phản văn hoá,"sống ảo" và ưa khoa trương thôi anh. Hão huyền quá mức! "Ý thức" - từ mà chúng ta hay nhắc đến, chính là dân trí. Về cá nhân thì rất nhiều người sỹ diện, sống ảo. Nhiều tập thể cũng sỹ diện và sống ảo bằng chạy theo những danh hiệu thi đua mà bất chấp chất lượng thực chất, từ trường học đến tổ dân phố. Ở những nước có dân trí cao cũng có nhiều cá nhân sống ảo. Còn ở ta, dân trí còn thấp, không những cá nhân mà cả tập thể cũng sỹ diện, sống ảo, thích sưu tập danh hiệu thì khó có thuốc chữa lắm. Bạ ở đâu cũng viết , cũng ký tên, check in, chủ yếu là ở những người sống ảo thích khoe mẽ. Những người biết suy nghĩ kín kẽ và có ý thức không bao giờ như vậy Đắng......! Đọc mà thấy buồn quá. Sống trong thời đại văn minh, cái hay học chậm mà cái dở thì lan truyền nhanh quá. Thế mới biết tầm quan trọng của giáo dục từ những điều nhỏ nhất. Tôi đi chơi bất cứ đâu đều thấy cảnh những di tích bị viết vẽ, khắc, đánh dấu..., nhìn đau xót lắm, bức xúc lắm, những kẻ luôn cho là mình nhanh nhạy, hợp xu, hợp thời và sành điệu lắm, nhưng thật ra họ thật bản năng và mông muội. Tác phẩm của những kẻ có học nhưng ... VÔ Ý THỨC ! Điều đó phản ánh lối sống chạy theo ảo tưởng, những giá trị nhân văn thì không có chỗ đứng và bị khinh rẻ Cuộc đời còn lắm nhiêu khê, bao giờ hết "sống ảo" mới nên hồn người. bài viết thật ý nghĩa. Thưa tác giả bài viết, trí thưc ngày nay ( nhất là trí thức Đông á, trừ Nhật bản) không thể ví với bậc trí giả xưa đâu. họ không phải là người trí thức mà là người có tri thức ngu muội, ấu trí , vị kỷ. Hám danh, vụ lợi, khoe khoang, luôn muốn chứng tỏ mỉnh. Họ thuần về duy vật. Họ xây dựng giá trị con người trên nên tảng cá nhân và của cải riêng tư, chứ không trên nền tảng nhân vằn và xã hội. Nhiều thế hệ trẻ hiện nay chính là thành quả của sự nổ lực không ngừng bộ Giáo dục và đào tạo. :v Toàn cái loại no ăn béo đú,ham chơi lười lao động oai cái cóc gì mấy đứa đi phượt,nghe cái chữ đi phượt đã thấy sốt ruột rồi,
Bậc tam cấp trong đầu Đó là năm 1995, năm Nghị định 36-CP về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị được ban hành. Địa phương ra quân rầm rộ. Nhà nào cũng bị đập bỏ bậc tam cấp, ngay cả nhà bác phó giám đốc công an tỉnh ở cùng phố nhà tôi. Lúc đó người lớn bảo nhau: “Không có cái ba sáu xê pê thì ai mà dám đụng vào đấy”.Ấn tượng về năm 1995 bây giờ nghĩ lại không khác gì những điều đang diễn ra trên phố phường Hà Nội và TP HCM. Nhà nào cũng bị đập. Không có ngoại lệ. Và thậm chí quy mô của 36-CP còn lớn hơn: tôi là cư dân của một tỉnh nhỏ xa Hà Nội.Sau ấn tượng về chiến dịch ấy tôi cũng không để ý về quá trình biến đổi của cái bậc tam cấp. Nhưng tuần vừa rồi, về thăm nhà, tôi thấy nhà nào cũng vẫn còn bậc tam cấp nằm trên vỉa hè. Như vậy, sau hơn hai thập kỷ, không biết sau 36-CP chúng ta đã có bao nhiêu nghị định và các chiến dịch tương tự, nhưng sự thật trần trụi là phần thắng trong cuộc chiến bậc tam cấp chưa bao giờ thuộc về chính quyền. Đơn giản, sau mỗi lần như thế, người dân chưa bao giờ có ý định xóa bậc tam cấp khỏi vỉa hè.Đúng là chúng ta bắt buộc phải có bậc tam cấp để phục vụ cuộc sống hàng ngày, bởi nhà vốn cao hơn cốt đường. Trong những ngày qua, khi bậc tam cấp ở nhiều nơi bị đập bỏ, sự đi lại của người dân cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi cho rằng, bản chất vấn đề không phải nằm ở sự cần thiết của bậc tam cấp. Ở nhiều quốc gia phát triển mà tôi đã đi qua, bậc tam cấp không lấn ra vỉa hè. Nó được xây thụt vào trong, hoàn toàn trên phần đất của hộ gia đình sở hữu. Đây là thứ rất khác với nước ta. Rất hiếm gia đình chấp nhận hy sinh diện tích sở hữu của mình (dù là nhỏ thôi) để xây bậc tam cấp. Hầu hết đều lựa chọn hướng ra vỉa hè, nơi diện tích ấy thuộc về nhà nước. Tư duy ấy tồn tại từ đời ông cha chúng ta kéo dài cho đến tận bây giờ.Hình ảnh của những bậc tam cấp phản ánh một tính xấu phổ biến của người Việt Nam. Đấy là luôn muốn vun vén thu lợi riêng, bất kể mối lợi ấy là ảnh hưởng đến cộng đồng hoặc xâm phạm đến tài sản chung. Thậm chí, biến tài sản chung, thứ vốn không phải của mình thành của mình đôi khi còn là một chiến tích. Không chỉ bậc tam cấp mà lối hành xử ấy đã trở nên rất phổ biến ở nhiều không gian, nhiều lĩnh vực. Ví dụ như cố cơi nới nhà tập thể bằng chuồng cọp, cơi nới nhà đất bằng ban công đua ra…Tôi từng sống trong một con ngõ nhỏ Hà Nội. Nhưng “ngõ nhỏ phố nhỏ” của thế kỷ 21 không phải là hình ảnh đẹp như trong lời hát của nhạc sĩ Lê Vinh. Đường thì quanh co, uốn lượn, độ rộng thì không tương đồng, cho dù ở bất cứ đoạn nào thì hai xe máy tránh nhau đều đã vất vả. Quãng đường từ đầu ngõ vào nhà tôi chỉ chừng hơn 100m. Nhưng vì độ loằng ngoằng của nó, mà hầu như ai đến chơi nhà tôi đều phải ra đầu ngõ đón. Rất khó chỉ dẫn để họ tự đi vào. Đôi lúc tôi cũng nghĩ rằng chính lối lấn đất sống chết mặc bay, mỗi nhà lấn một tí là nguyên nhân hình thành những con ngõ quái thai như thế. Mà đâu chỉ lấn dưới đất, chúng ta còn thi nhau lấn trên trời. Hệ quả tạo ra những con ngõ tối tăm, thiếu ánh sáng và đầy ngột ngạt.Ai cũng làm, mình không làm thì thiệt. Cái sự mỗi người đua chen nhón một chút thứ chẳng thuộc về ai, tồn tại trong rất, rất nhiều lĩnh vực nữa chứ không chỉ có không gian công cộng.Cuộc tái thiết lập trật tự vỉa hè lần này, không chỉ là cơ hội để đập những bậc tam cấp hữu hình trên đường phố. Đó là cơ hội để chúng ta một lần nữa nhìn thẳng vào bản thân mình, và tự hỏi: Có thể gạt đi cái tâm lý mỗi người lấn một tý, hay rộng hơn là “của công cứ phá” được không? Đó là cơ hội để chúng ta lên án một thứ ý thức tai hại đã tồn tại thành tập quán.Thời gian sống ở Australia, tôi nhận thấy rất nhiều người ở nhà sang chơi, trầm trồ rằng bầu trời nước này sao đẹp thế. Tôi không hiểu có phải quả thật bầu trời Australia đẹp hơn trời Việt Nam? Hay chỉ là do phần lớn chúng ta đã đánh mất thói quen nhìn lên bầu trời ở Việt Nam, từ lâu đã không biết bầu trời Việt Nam đẹp thế nào? Đơn giản bởi nhìn lên trời có thấy gì đâu, ngoài những ban công đang đua ra giống như những bậc tam cấp trên vỉa hè vậy.Sau khi phá những bậc tam cấp trên vỉa hè, giờ là lúc phá đi cả những bậc tam cấp, kiên cố hơn, trong đầu.Phan Tất Đức Ích kỷ từ xa xưa. Bây giờ đập phần lấn chiếm lại lăn ra khóc lóc. Ăn cắp từ nhỏ nên mặc định ăn cắp là đúng. Rất đồng ý. Cần thay đổi quan điểm sống từ trong sâu thẳm mỗi con người. Có như vậy thì kết quả mới khả quan lên được. Bài hay lắm, bặc tam cấp, nhà này nền cao hơn và nhô ra hơn nhà kia 1 chút đó là tư duy nhỏ nhen bẩn thỉu cần tẩy rửa CẢM ƠN TÁC GIẢ BÀI VIẾT ĐẦY ẤN TƯỢNG Lâń chiếm vỉa hè ngay từ khi xây nhà, vậy mà địa chính phường vẫn cho làm. Người dân sai mà chính quyền cũng sai ngay từ đầu,ngay từ trong suy nghĩ. Cái dở của ta là vậy. Nhưng hình như việc lấn chiếm này chỉ phổ biến ở TP lớn thôi. Thật đáng xấu hổ. Ý NGHĨA.QUÁ HAY Bài viết hay qua1 Không có gì là không thể, nhưng THƯỢNG BẤT CHÍNH - HẠ TẤT LOẠN Quá đúng!!!! Còn phải bổ xung một cái "quái thai" nữa là việc "phạt cho tồn tại". Nó nhân danh sự "thông cảm","cái tình" để chà đạp lên pháp luật, mưu lợi riên cho môt người, một nhóm người. Nó là một trong những điều dung dưỡng làm xấu đi bộ mặt đất nước làm bẩn suy nghĩ của cả người dân và quan chức. Bạn không nhìn bầu trời Việt Nam thôi, tôi vẫn thấy bầu trời Việt Nam đẹp. Có điều việc đối xử của con người với nhau có đẹp hay không, bất kể là chính quyền hay nhân dân. Cũng không nên phân biệt dân và chính quyền mà chính quyền cũng do dân tạo ra mà thôi. Bài viết làm mình nhớ lại những kỷ niệm thời 36CP, lúc đó mình cũng có tham gia thực hiện. Quả thật so với quy mộ của chiến dịch giành lại vỉa hè kỳ này thì 36CP chỉ là cá chép so với cá voi thôi. Nhưng người Việt Nam vốn là vậy, KHÔN LỎI đã được cha mẹ ông bà dạy ngay từ khi còn ẵm ngửa thì bao giờ mới khá lên đây? Tôi thà chịu thiệt thòi để sống, dạy và làm gương con cháu bỏ đi thói khôn lỏi đó hy vọng thế hệ sau của chúng ta sẽ đưa đất nước tiến lên và luôn mong mọi người ĐỪNG ĐỢI NGƯỜI KHÁC SỬA MÌNH MỚI SỬA, ĐỪNG ĐỔ LỖI CHO XÃ HỘI ĐỂ BÀO CHỮA CHO CÁI SAI CỦA MÌNH. Tư duy lấn chiếm của công đã thấm vào trong máu từ hồi ông bà ảnh hưởng đến thế hệ con cháu ! Dân thì lấn chiếm vỉa hè, không gian đường phố, lấn chiếm bậc tam cấp ra hẽm đi, còn quan chức thì vun vén của công hoá phép thành của riêng như nhà đất, cổ phần hoá, quy hoạch đường đi sao cho nó uốn lượng đi ngang khu đất của mình, lấy của công lam của riêng là tham ô, tham nhũng...Muốn dẹp được nạn này thì phải bắt đầu từ giáo dục và sự nghiêm minh của pháp luật thì mới có thể giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề, còn không thì dần sẽ xẹp lại và "mèo vẫn hoàn mèo" theo như chiến dịch phong trào và kết thúc kiểu "đánh trống bỏ dùi" !!!! Muốn thay đổi đổi được tu duy của nhân dân trước hết cần thay đổi tư duy người "công bộc" trước. Nếu ngay từ đầu chính quyền địa phương không cho bất cứ ai lấn chiếm thì nay không phải khổ như vậy. Khốn nỗi một nhà lấn thì nhà khác cũng lấn vì "con gà tức nhau tiếng gáy", không lấn cũng thiệt, người này lấn một chút thì người khác thêm một chút nữa không chịu kém cạnh. Chính quyền địa phương thì xuê xoa, và chắc chắn có "thu thuế". Nay mọi việc trở nên quá đáng, không thể chịu nổi nữa thì phải dẹp. Ai lấn mà bị đập bỏ đều tiếc, mà không nghĩ rằng không thể giữ mãi cái không phải của mình. Quả là xã hội chúng ta rất lạ về quản lý sở hữu công, và con người chúng ta chẳng giống ai về quan niệm sở hữu cá nhân.
Chi phí 'ngầm' Công văn, đóng dấu sở của một tỉnh phía Bắc, gửi cho các quận huyện đề nghị lập danh sách doanh nghiệp kêu gọi tài trợ. Khoản kêu gọi này không phải phục vụ vấn đề từ thiện, dân sinh gì mà… để bù lại phần thất thoát của một dự án ngân sách lớn của địa phương.Dự án công lãng phí này bị dừng lại sau khi ngân sách tiêu ra ngót nghét gần 90 tỷ đồng, nhiều lãnh đạo đã bị kỷ luật, địa phương loay hoay bù lại ngân sách bằng cách vận động các doanh nghiệp khác hỗ trợ. Mang công văn này đến gặp, lãnh đạo quận đề nghị anh hợp tác. Anh bảo, từ chối cũng khó ăn nói với địa phương, nhận lời thì việc chi ra hàng chục triệu đồng là một khoản quá lớn với một doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn như doanh nghiệp anh.Doanh nghiệp anh, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, hiện không chỉ phải lo kinh doanh, lo cạnh tranh, lo đơn hàng hay thu xếp vốn. Họ đang phải đối phó với những dạng chi phí như trên, đang thường xuyên đổ xuống doanh nghiệp. Có doanh nhân kể với tôi rằng ngay đầu hè anh nhận được điện thoại của lãnh đạo phường đề nghị hỗ trợ địa phương một xe ôtô 45 chỗ trong vài ngày, để cán bộ phường đi biển nghỉ mát.Thật khó lắc đầu trước đề nghị này, khi an toàn an ninh của cơ sở kinh doanh hay bãi đậu xe… đều đang phụ thuộc lớn vào cấp chính quyền cơ sở. Đành phải tặc lưỡi. Nó lại là một khoản không tên được đưa vào chi phí kinh doanh. Không chỉ cấp phường, dường như bất cứ cơ quan nào, nhà nước hay tổ chức đoàn thể, từ thiện, cơ quan báo chí… đều tìm đến doanh nghiệp để vận động, kêu gọi. Nếu gần dịp lễ tết, gọi điện cho các doanh nghiệp thường thấy tắt máy, chúng tôi phải rất hiểu và thông cảm.Trong hội nghị, báo cáo của VCCI và phát biểu của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cũng nói nhiều về gánh nặng chi phí đối với doanh nghiệp. Chi phí vốn của doanh nghiệp rất cao vì lãi suất ngân hàng bình quân Việt Nam là 7-9%, trong khi các nước khác như Trung Quốc chỉ là 4,3%; Malaysia 4,6%; Hàn Quốc 2-3%; Nhật Bản 0,95%. Chi phí nhân công đang cao và tăng nhanh, cũng là một gánh nặng khác và làm lợi nhuận của doanh nghiệp teo tóp đi.Nếu là doanh nghiệp xuất khẩu, các chi phí vận tải, logistic tại Việt Nam cũng không hề dễ chịu. Một lô hàng rời bến đi các nước hay từ bến tàu về nhà máy đang cõng trên mình các chi phí vận tải, BOT, hạ tầng cảng biển, thủ tục hành chính, phí lưu kho bãi… Ngay cả các hãng tàu quốc tế cũng lạm thu các doanh nghiệp Việt Nam, theo thống kê đang có gần 70 khoản thu khác nhau trong đó rất nhiều phụ phí vô lý.Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp ước tính, chi phí vận chuyển một container từ cảng Hải Phòng về Hà Nội đắt gấp ba lần chi phí vận chuyển từ Hàn Quốc, Trung Quốc về Việt Nam.Các khoản chi phí không chỉ là gánh nặng lớn mà còn là nỗi ám ảnh với nhiều doanh nghiệp, như chi phí cho tham nhũng. Nhiều doanh nghiệp dùng các khoản chi phí này để có hợp đồng, tạo ra lợi thế cạnh tranh, rồi lâu dần thành con tin của “thực tế này”.Tôi từng biết một câu chuyện cười ra nước mắt ở một tỉnh miền núi phía Bắc. Một doanh nghiệp chạy vạy vay nợ khắp nơi để có một khoản lớn hòng mong nhận được một hợp đồng giá trị. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, thật không may phi vụ đổ bể vì lãnh đạo không giữ lời hứa. Không cách nào đòi lại, trong tuyệt vọng, doanh nghiệp thuê cả thầy cúng, mở đàn cúng mấy ngày để… “đòi tiền”.Một nghiên cứu về “chi phí ngầm” cho thấy từ năm 2009 đến 2011, doanh nghiệp muốn tạo ra một đồng lợi nhuận thì cần phải trả 0,7 - 1 đồng tiền chi phí không chính thức. Đáng lo ngại là các doanh nghiệp nhỏ thường có tỷ lệ chi phí không chính thức trên thu nhập cao hơn, họ thường bị thiệt hại nhiều từ tham nhũng. Hệ quả tiêu cực thì lớn, tham nhũng hạn chế đổi mới sáng tạo, làm tổn hại đến khả năng chiến lược và cản trở sự lớn mạnh của doanh nghiệp…Nét rất tích cực là sau Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp năm nay, người đứng đầu Chính phủ đã chọn chủ đề năm là giảm chi phí cho doanh nghiệp.Đây có lẽ là thông điệp giản dị mà sẽ có hiệu ứng thiết thực nhất cho các doanh nghiệp. Nhưng đây cũng không phải là lần đầu tiên tinh thần này được nêu lên. Để lời khẳng định có thực chất, giải pháp cụ thể giảm được chi phí cần được ưu tiên đưa ngay vào dự thảo Chỉ thị đang được hoàn thiện, và ban hành sớm.Một số tờ báo đã ví Hội nghị giữa Thủ tướng với doanh nghiệp năm nay là “Hội nghị Diên Hồng”. Mong rằng nó đúng là thế. Ở hội Diên Hồng, chỉ một tuyên bố, là làm ngay - bằng bất cứ giá nào.Đậu Anh Tuấn Kêu gọi ủng hộ kiểu ấy là một dạng tham nhũng công khai, tham nhũng tập thể. Những khoản phí "khó định danh" và phát sinh "vô lý" trên đều được kêu với khái niệm nghe rất "mềm": tiền bôi trơn! Tôi tin chẳng mấy doanh nghiệp kê khai,giải ngân được hết hay "né" được khoản này nếu muốn tồn tại và phát triển được! Bi hài! Xây trung tâm, tượng đài, cổng chào... đều là vốn xã hội hóa, do doanh nghiệp "tự nguyện " đóng góp... Thử không góp coi anh sống nổi không. Cuối cùng cũng đưa dân gánh hết. Mười mấy năm trước báo chí đã nói nhiều về chuyện này. Giờ nói tiếp và .... còn nữa. Nản.... Để xem, đâu lại vào đấy Điều mà a nói, tôi đã nghe nhiều và nghe từ lâu. Mong là có sự thay đổi lớn Chưa hết đâu... thường xuyên tổ chức tiệc tùng, ăn nhậu từ nhà ra đến quán lúc gần xong đều điện thoại gọi chủ các doanh nghiệp đến dự cho vui, vậy là sao? Nói chung, ngay cả bà bán xôi mà tháng nào cũng phải cúng. Đố ai không cúng mà làm ăn được. Công chức giàu có là do tham nhũng chứ chẳng tài giỏi gì đâu. Nghe qua các khoản phí "khó định danh", "phát sinh vô lý" và "phí bôi trơn" như nêu trên của các doanh nghiệp, tôi mới thấy rằng việc kinh doanh 10 phòng trọ cho công nhân của tôi cũng phải gánh chịu các loại phí đó, khó mà kêu ca được. Và tôi cũng thấy rằng, ở các trường Tiểu học, phụ huynh phải è cổ đóng nhiều loại phí để những người có trách nhiệm còn có cái mà hưởng hoa hồng là bình thường. Bao giờ ngành Giáo dục sẽ tăng biên chế giáo viên để dạy hai buổi và không phải đóng học phí buổi chiều đây ? Bài viết phản ánh rất đúng thực trạng, nhưng giải pháp ngăn chặn là cả 1 vấn đề Những khoản chi phí 'ngầm' doanh nghiệp không thể hạch toán chi phí và lại là cơ hội để CB thuế 'cò quay '. Thật đúng là trăm đường khổ... Các việc tham nhũng,hối lộ,nhũng nhiễu bây giờ nó tràn lan mọi nơi,quan trọng là công tác tuyển chọn nhân sự,còn cảnh chạy chọt,quen biết,con ông cháu cha,nghiệp vụ yếu kém,tư cách đạo đức không có,cái tâm,cái tầm cũng không,các thành phần này vào đội ngũ quan chức thật là tai hại,họ vào chủ yếu là để moi móc,lợi dụng những sơ hở của luật,sau đó, họ vận dụng làm luật,làm khó,móc nối với dịch vụ bên ngoài để ăn các hợp đồng chạy nhanh.những bức xúc hàng ngày người dân và doanh nghiệp phải câm lặng ấm ức nhỉn các diễn viên quan chức múa và ảo thuật Chừng nào còn tồn tại chi phí "ngầm" thì sức "đề kháng" của doanh nghiệp còn giảm sút và "sức lực" của doanh nghiệp càng mau kiệt quệ. Vì vậy cần khẩn trương, quyết liệt phải có thuốc "đặc trị" để cứu nguy doanh nghiệp, sự tồn tại nền kinh tế đất nước này.
Ngay tại Hội nghị, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký chỉ thị yêu cầu không được thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp quá một lần một năm, thanh tra đột xuất khi vi phạm thì không được mở rộng.Đây không phải là một vấn đề mới. Góc nhìn từng đăng tải nhiều bài viết của ông Đậu Anh Tuấn - trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về các cơ chế “hành” doanh nghiệp. Trong đó, thanh tra kiểm tra quá nhiều lần trong một năm là tình trạng phổ biến.Theo cuộc điều tra 10.000 doanh nghiệp tư nhân năm 2015 của VCCI, một doanh nghiệp lớn điển hình sẽ đón 3 đoàn thanh tra, kiểm tra trong một năm, doanh nghiệp vừa và nhỏ là 2 đoàn.50% số doanh nghiệp lớn bị thanh tra từ 3 lần trở lên trong năm gần nhất. Tỷ lệ này với doanh nghiệp nhỏ là 24%. Một doanh nghiệp lớn bình quân sẽ mất 40 giờ cho mỗi cuộc thanh tra thuế khi doanh nghiệp nhỏ là 7 giờ.Một cuộc điều tra 2.500 doanh nghiệp về thuế năm ngoái cũng cho kết quả tương tự, trên 62% doanh nghiệp có quy mô vốn trên 50 tỷ đồng phải đón tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra về thuế trong năm gần nhất trong khi chỉ là 37% nếu quy mô vốn từ một tỷ trở xuống.Một cuộc điều tra hơn 3.100 doanh nghiệp về hải quan trong cùng năm cũng của VCCI thì 66% doanh nghiệp có vốn trên 100 tỷ đồng từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, tỷ lệ này chỉ là 48% nếu quy mô vốn dưới 10 tỷ.“Phần lớn chỉ muốn làm ăn nhì nhằng, trông chờ được yên ổn, thoát được khỏi tầm ngắm của hệ thống cơ quan công quyền.” - đại diện giới doanh nghiệp nói về tâm lý làm ăn ngày nay.Trong khi đó, tinh thần “không thanh tra, kiểm tra quá một lần mỗi năm” thật ra đã được nêu ra từ lâu trong Nghị quyết 35 - chứ không phải tới hôm qua mới đề cập. Mình kinh doanh mặt hàng có điều kiện. Mỗi năm đón 6 đến 8 lần kiểm tra. Lỗi nhắc nhở củng bảo lập văn bản. Mai ra cơ quan giải quyết. Nên phải lót tay. Năm mất khoảng 4 đến 6 triệu. Chưa tính đóng thuế tháng. Hỏi kinh doanh lớn mạnh sao nổi. Muốn mở rộng kinh doanh cũng khó.  bóp chết doanh nghiệp từ trong trứng. tôi lập dn dn nhỏ có 15 m vuông kinh doanh mua, bán,cầm cố nữ trang. để được phép hoạt động phải liên hệ 7 cơ quan, trong đó 2 cơ quan 'khó' là cs pccc, ca quận . hoạt đông được 2 quý thì cơ quan thuế đt báo đoàn thanh tra xuống kt áp thuế, ca quận nghé kt..... sợ quá giải thể sau 3 quý . có ai 'chết' sớm hơn tôi khg ? Khôn dựng trại, dại dựng nhà Không phải là do doanh nghiệp không muốn lớn, mà do những nhóm lợi ích không để doanh nghiệp lớn mà thôi? Tôi lập cty từ 2010 DN siêu siêu nhỏ, vốn điều lệ 150tr đồng, chuyen tư vấn các hệ thống quản lý.. Thế mà phải nói là quá khổ sở với việc ktra của thuế.Năm 2016 bà x ktra thuế, hạch sách đủ điều, pbi 3 nguoi của đoàn hết 10tr, trua bà về nhà điện yêu cầu bỏ thể 2tr cho anh đội trương (sau này mới biết là bà giữ luon).. Hom sau ra số liệu tạm thời, bà nói ký đi toan những cái so liệu lặt vặt, về chi cục chị làm biên bản thì gọn hơn. Tin Bà mình ký thì hom sau nghe bà báo phạt 32tr.. và nhai thêm cái pbi 4tr nữa.. Cuối cùng cũng phạt nhieu đó tiền. Sau đó lại diện nói là: Em đưa sổ sách cho cháu chị lam cho, rồi có ai về ktra chị nói giúp.. Mình k đua the là Nam 2017 cung mới ktra, cung bà đó về lại, mình rút kinh nghiệm từ làn 1 những cai yêu cầu voi lý k có căn cứ mình bát hết, Bà khó chịu ra mặt.. Kết thúc ktra minh yêu cau ro rang ra, sai gì, lỗi nao bao nhieu Tien, không the để đem về chi cục rồi muốn đọc bao nhieu thì đọc, các thanh viên trong đoan hom đó bất ngờ hỏi: sao lai có chuyện đó đc, minh nói năm trước cũng chị này, ktra xong yêu cầu ký xong rồi báo chứ k đọc ra. Mấy anh trong đoan nói thoi năm nay khác, tính ra cho người ta...Thế là từ đó có các thong báo gì báo độ sát ngày rồi điện nhan vien minh len lấy xong về yêu cầu làm... Quá chán với những con sau mọt làm cho ngành thuế mang tiếng.Bố vợ mình cũng là nhan Vien thuế, ông Đức độ và liên chính. DN nghe tên ông đo thì 10 DVI khen ca 10. Thế mà bà này lại lam vậy. Mấy ông bạn ở sg kêu bỏ vào trong do ma lam, Thue quan nay kia đang hoang lam... Thử hoi sao dn sống nỗi,, kiểu này DN tôi sẽ con bị bà này hành dai đai. Chắc bỏ xứ quá... Chuyện nghịch lý,chuyện "lạ" chỉ có ở Việt Nam! ;-( dieu luat o ben Duc thi nguoc lai, nguoi kinh doanh con nhan duoc them tien nha nuoc giup do , nha nuoc luon ung ho tao dieu kien cho nguoi kinh doanh lam viec. Cho vay tien va thoi gian 1 den 3 nam dau nha nuoc khong thu thue Bán tạp hóa mà một năm đón hai lần quản lý thị trường , hai lần vệ sinh dịch tễ , không phong bì thì họ hoạch cho chết thôi , cay đắng mà vẫn phải chi tiền . Thử hỏi công ty lớn thì sẽ thế nào ??? Khó sống. Ba t buôn bán sách vở học sinh ở quê với 2tủ kính đồ chơi có trưng bày quà lưu niệm trong đó với vài thứ đồ chơi khoảng vài ba ngàn đồng treo ở ngoài. Buôn bán nhỏ lẻ một ngày buôn bán có lãi bao nhiêu đâu vậy mà quản lý thị trường 1năm ghé tầm 2,3lần. Hồi xưa ko chi bị phạt vì bán thằng lính nhỏ nhỏ bò bò có hai mươi mấy ngàn đồng mà bị phạt tới hơn 1triệu, cách đây cũng tầm 10năm rồi 1triệu cũng nhiều chứ. «Trò chơi bạo lực...» mà t thấy nó có gì đâu. Giờ thì biết hơn mỗi lần ghé như vậy ba t với 2 người bán chung mặt hàng đồ chơi rủ mấy người quản lý thị trường đó đi nhậu, mỗi chầu nhậu như vậy tốn trên dưới 10triệu rồi 3người chia tiền ra trả. Buôn bán giá trị từ 3000đ đến 300.000đ mà ở chợ xã vùng quê học sinh cũng còn nghèo thì mỗi tháng lãi bao nhiêu. Có buôn bán hàng cấm hay trái pháp luật đâu mà ko chi thì không bị lỗi này cũng bị lỗi nọ, rối mời lên mời xuống mất thời gian. Thật là khổ Đúng thật là dân muốn Làm giàu cũng khó. Không phải DN chúng ta không muốn lớn mà vì cơ chế của chúng ta, và lợi ích của một số nhóm đã làm cho DN của chúng ta không thể lớn nỗi. Mình cũng làm doanh nghiệp mà thấy bên thuế họ rất niềm nở, hướng dẫn nhiệt tình. Có khi nào sg nó khác ko đến kiểm tra vẫn tốt thôi. Nhưng đừng cắt cớ hành Dn là được! Theo minh thi du la doang nghiep vn hay nuoc ngoai deo phai co thanh tra hang ngay hang thang chu k phai 1 nam 2den 3 lan qua it
Từ ốc vít đến World Cup Đó là khi tổng giám đốc tổ hợp Samsung khẳng định rằng doanh nghiệp Việt Nam chỉ cung ứng được bao bì sản phẩm, in ấn cho hãng này. Một doanh nghiệp chiếm hàng chục phần trăm tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, mà không thể nội địa hóa nổi con ốc vít. Thông tin khiến nhiều người bàng hoàng.Năm ấy tôi không ở trong nước, không biết dư luận thực tế ra sao, mọi người có thực sự bức xúc vì con ốc vít hay không. Nhưng trên mặt báo, thì năm ấy thời sự đi vào đầu tôi toàn “ốc vít”.Chuyện con ốc vít năm 2014, qua phát biểu của các chuyên gia, doanh nhân, chia ra hai luồng quan điểm trái ngược. Một thể hiện sự chì chiết mỉa mai với mệnh đề khái quát “Việt Nam không làm nổi con ốc vít”; một thì nóng mặt, tìm cách chứng tỏ rằng trình độ kỹ thuật của Việt Nam không hề thua kém nhiều nước, và phân tích các nguyên nhân khác, như là cơ chế, vốn, hạ tầng.“Việt Nam không làm nổi con ốc vít” là một mệnh đề dễ gây tự ái. Nó khá quen thuộc trong những câu chuyện lịch sử của một nước nhỏ. Và trước sự tự ái, người ta có hai lựa chọn: chấp nhận sự hạ thấp như một thực tế, thậm chí tự chì chiết bản thân; hoặc là tìm ra nguyên nhân và thể hiện rằng tôi có thể làm được.Tại Hàn Quốc, các thành viên của đội tuyển U20 Việt Nam đã phải nghe nhiều mệnh đề mang tính hạ thấp như thế. HLV Hoàng Anh Tuấn mô tả rằng New Zealand “chủ quan từ sinh hoạt, tập luyện đến cách quan hệ đối xử”. Họ rất xem thường chúng ta.Một nhân vật đồng hành cùng đội tuyển U20 Việt Nam tại Hàn Quốc đã chia sẻ câu chuyện: “Trước trận đấu, khi đi chung thang máy với 2 thành viên trong ban huấn luyện của U20 New Zealand, họ đã nhìn chúng ta bằng nửa con mắt và nói bằng tiếng Anh: Người Việt Nam chúng mày không biết đá bóng”.Vặn ngược kim đồng hồ quay trở lại thời điểm diễn ra VCK U19 châu Á, ai dám nghĩ chúng ta có thể lọt vào Top 4 châu lục để lần đầu tiên giành vé đi World Cup? Câu trả lời: chẳng ai cả, ngoài thày trò ông Hoàng Anh Tuấn. Ngay cả Liên đoàn bóng đá Việt Nam cũng không kỳ vọng điều đó. Chính ông Tuấn trước giờ lên đường dự giải còn khẳng định: VFF không đặt mục tiêu quá cao cho U19 Việt Nam.Và rồi khi đội tuyển U19 Việt Nam đã tạo nên kỳ tích không tưởng ấy thì chẳng ít người vẫn dè bỉu chúng ta sẽ sang Hàn Quốc để làm “rổ đựng bóng”. Chỉ có ông Hoàng Anh Tuấn nói rằng U20 Việt Nam muốn thay đổi lịch sử bóng đá Đông Nam Á.Tất nhiên, khi HLV của U20 Việt Nam đặt ra những mục tiêu như vậy, người ta có thể dè bỉu ông “nổ”. Nhưng nói như Jack Ma: “Nếu không đầu hàng thì có nghĩa là bạn vẫn còn cơ hội. Từ bỏ ước mơ của mình chính là thất bại lớn nhất”. Đơn giản là nếu bước vào cuộc chơi, với tâm thế mặc định mình sẽ không làm được trò trống gì, chắc chắn bạn sẽ chẳng thể thu được một kết quả tốt.Và cuối cùng, thày trò ông Tuấn đã chơi đầy chững chạc ngay ở lần đầu tiên góp mặt ở đấu trường lớn nhất trong đời. Không hề có chút dấu hiệu nào thể hiện chúng ta chỉ là tân binh, là đội bóng bị đánh giá thuộc loại yếu nhất giải. Việt Nam đã bị New Zealand cầm hòa, chứ không phải ngược lại.Ông Tuấn không ngại nói với các học trò rằng mình bị coi thường. Nhưng ông muốn các em bỏ qua sự coi thường ấy, và thuyết phục cầu thủ rằng họ sẽ “đá rất hay”.Hình ảnh ông Hoàng Anh Tuấn lập tức chạy vào sân sau trận đấu gặp New Zealand hò hét các học trò đứng dậy thực sự là thước phim đầy cảm xúc. Tất nhiên, hơn ai hết ông Tuấn là người tiếc nuối nhất về kết quả. Nhưng ông muốn các học trò hiểu rằng hành trình của họ tại Hàn Quốc chưa kết thúc. U20 Việt Nam vẫn còn ít nhất 2 trận đấu nữa. Họ phải đứng dậy và sẵn sàng tiếp tục chiến đấu cho những điều kỳ diệu tiếp theo.Không dám khẳng định cuộc phiêu lưu của thày trò HLV Hoàng Anh Tuấn tại Hàn Quốc sẽ kết thúc như thế nào. Nhưng có một điều chắc chắn, bất chấp kết quả 2 trận đấu tới, U20 Việt Nam vẫn xứng đáng nhận được những lời khen ngợi. Giờ đây, bất kỳ đội tuyển nào khác của Việt Nam cũng có cơ sở để tin rằng mình hoàn toàn có thể làm được những điều lớn lao.Người ta có quyền lựa chọn khi cảm thấy bị hạ thấp. Tự ti hoặc tự tin. Việt Nam có thể có điểm tại World Cup. Việt Nam tất nhiên là có thể làm ốc vít, làm ra những sản phẩm kỹ thuật hàng đầu, có thể đi vào top đầu thế giới ở nhiều lĩnh vực, tôi muốn ai cũng nên tin như thế. Chỉ có điều trong lĩnh vực của “ốc vít” thì chưa thấy một nhà cầm quân nào có tinh thần như ông Tuấn mà thôi.Tôi về nước đã vài năm, gặp gỡ nhiều người. Hóa ra ở nhà, không mấy ai còn thực sự quan tâm đến chuyện ốc vít. Sự tự ái sục sôi năm nào, hình như đã trở thành câu chuyện đầu môi.Phan Tất Đức Gần đây tôi không quan tâm nhiều về bóng đá Việt Nam, bởi lẽ nhiều tuyển thủ, câu lạc bộ đã làm tôi cũng như nhiều khán giả khác khá thất vọng vì những tiêu cực, lối chơi... Đọc xong bài báo của anh mới vỡ nhẽ ra sự cố gắng, niềm tin của thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn lớn thế nào. Đúng vậy, niềm tin, niềm tin rằng mình sẽ thành công chính là yếu tố mấu chốt nhất để bạn có thể thành công, lớn hơn bất cứ cái gì khác, từ khả năng hay điều kiện. Cảm ơn anh về những chia sẻ. Giáo dục chính là mảng cần có 1 người như anh nói nhất. Tôi sẽ cố gắng để trở thành người đó! Bất kỳ cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào cũng đều có thể làm nên điều kì diệu nếu trong họ có một ý chí sắt đá, mãnh liệt, một sự chung sức đồng lòng nhất quán. Tuy nhiên, điều vi diệu đó sẽ tồn tại được trong bao lâu, đó mới là điều quan trọng? Tôi dám chắc một điều rằng, Việt Nam không phải là không làm nổi con ốc vít, cũng không thể là không thắng nổi những tên tuổi sừng sỏ trong bóng đá. Lịch sử nước nhà cũng đã chứng minh nhiều hơn những gì chúng ta đang mong mỏi. Lên dây cót tinh thần là điều không thể thiếu cho một thành công, nhưng thành công đó sẽ trở nên vô nghĩa, nếu chỉ để thỏa mãn lòng tự trọng hoặc ghi danh tự sướng cho thành tích của mình.Chiến tích chúng ta có thể có nhiều, nhưng cái chúng ta thiếu hiện nay đó chính là "tính bền vững". Muốn bền vững phải có được một nền móng tốt, muốn có nền móng tốt phải có được một vị chỉ huy công trình giỏi cùng với đội thợ lành nghề và vật liệu chắc chắn.Chúng ta có thể đầu tư để sản xuất được một con vít theo yêu cầu, nhưng liệu chúng ta có thể duy trì được sản xuất và tồn tại nếu lãi suất ngân hàng, giá cả năng lượng thuộc hàng bất định, không thể dự đoán nổi. Chúng ta có thể thắng một trận bóng đá, nhưng liệu nền bóng đá của chúng ta sẽ được đánh giá cao, nếu cách làm bóng đá của chúng ta chỉ chờ đợi vào cảm hứng đam mê đá bóng của các doanh nhân, doanh nghiệp? Chắc chắn không! và chúng ta cũng chỉ làm được đến thế, để rồi ngồi đó để tự huyễn hoặc mình về một quá khứ oai hùng, tô hồng cho bản thành tích, trong một bản báo cáo của ai đó.Chúng ta sẽ không bao giờ tìm được đường đi mới, để tự tin song hành với thiên hạ, nếu không mạnh dạn bước ra ngoài cái vết xe cũ kỹ, vì nghĩ rằng nó an toàn, để khám phá thế giới xung quanh. Thế giới xung quanh thật tuyệt diệu. Một xa lộ cao tốc chỉ cách lối mòn chúng ta đang đi trong rừng chỉ có vài trăm thước. "Một trong những Hạnh phúc lớn nhất là làm được điều mà người khác nghĩ / cho rằng bạn không thể!" Bài viết của Tất Đức là cảm hứng lớn cho bất cứ ai,bất kỳ lĩnh vực nào chiến thắng được chính bản thân mình đầu tiên để đi tới mục tiêu mình đã đặt. Thắng được bản thân mình là khó khăn nhất,cam go nhất. Điều gì là mục tiêu của bạn? Điều gì bạn đã có? Điều gì bạn cần bổ khuyết,để hoàn thiện bạn hơn? Bạn cần bắt đầu ra sao? Đứng lên ra sao sau mỗi va vấp?...Càng nhiều câu hỏi,sự thách thức mà bản thân hồi vấn,trả lời được và bắt tay vào hành động là cách ngắn nhất để chạm tới Thành công. Mọi sự khi ấy, ngay cả khi sự dè bỉu hay thị phi từ bên ngoài,từ "đối thủ" của mình chăng nữa...sẽ chỉ là "lót đường" cho bạn! Hình ảnh của HLV Hoàng Anh Tuấn chạy vào sân,hò hét các cầu thủ trẻ khi ấy sẽ không chỉ đơn thuần là cảm xúc; nó gợi nhắc cho tôi tới tiêu đề một cuốn sách cũng của một tác giả người Hàn Quốc: ĐỨNG LÊN! TIẾN LÊN! "THẾ GIỚI QUẢ THỰC RỘNG LỚN VÀ CHÚNG TA CÒN RẤT NHIỀU VIỆC PHẢI LÀM!" Thực phẩm bẩn tràn lan, bệnh hiểm nghèo đe dọa cuộc sống, ô nhiễm môi trường... Chẳng còn tâm trạng cho "ốc vít" nữa anh ạ. VN ít người có lòng tự trong cao như ông đừng coi thường những oốc vít Rất tâm đắc bài viết của anh! Tôi nghĩ ông Hoàng Anh Tuấn là một trong rất ít người ở nước ta nói được và làm được những điều mình đã nói. Trân trọng lắm thay! Ước gì có được thêm nhiều người như ông Tuấn! không phải không làm được mà làm gặp những rào cản gì. " Việt nam không làm nổi con ốc vít" nghe nhục vô cùng. để e phân tích cho mọi người biết tại sao VN lại không làm nổi con ốc vít, trong khi nó rất đơn giản, thực ra với kĩ thuật của Việt nam, con ốc vít không phải quá khó khăn khi làm, e từng làm trong mảng chất lượng của Canon nên em biết, vấn đề của nó nằm ở chỗ tỉ lệ lỗi của sản phẩm, các bác cứ tưởng tượng là trong khoảng 1 triệu con vít thì chỉ được phép lỗi một con, lỗi cụ thể là chỉ cần khác một chút so với thiết kế, ví dị có vụn sắt ở ren, đầu con vít khó thao tác......., nói chung là cứ có cái gì khác so với thiết dù là nhỏ nhất thì là lỗi, như vậy với tỉ lệ hàng được phép lỗi thấp như vậy, với khả năng quản lý của người việt ( thêm cả kĩ thuật) thì về cơ bản không đáp ứng được, các bác tưởng tượng một thiết bị được lắp ráp bởi hàng nghìn bộ phận, mà tỉ lệ lỗi mỗi bộ phận quá lớn sẽ dẫn đến việc tổng chung không thể sản xuất được, vd đt có 1000 linh kiện, mỗi linh kiện có tỉ lệ lỗi là 10% thì theo sác xuất, việc sản xuất là không thể xảy ra.do dó, VN mình vẫn làm được vít, nhưng chất lượng thế nào để đáp ứng được thì cả một bài toán dài, hầu như chưa có lời giải Thể thao là một trong những tiêu chí đánh giá về bản chất và con người của một quốc gia, tôi không hiểu các lứa đàn anh đi trước họ chơi bóng thế nào mà khiến dư luận, người hâm mộ chỉ trích, có lúc tôi dường như chẳng buồn xem Việt Nam đá bất cứ trận nào nữa. Nhưng đến giải tôi lại xem và cổ vũ bởi vì tôi mong tương lai sẽ có những con người như HLV Hoàng Anh Tuấn, anh Tuấn có lẽ là người làm thể thao mà tôi yêu mến nhất, phẩm chất một con người bản lĩnh, tâm huyết. Tôi và hàng triệu người Việt nam khác rất mong ai ai cũng như HLV Hoàng Anh Tuấn, và trên hết đó là lứa cầu thủ U20, mong các em trưởng thành và giúp đội tuyển Việt nam tương lai góp mặt ở vòng chung kết World Cup ở cấp độ đội tuyển. Hình như không nhiều người hiểu ẩn ý của tác giả? Phải chấp nhận thực trạng là VN đang thừa kinh doanh mà thiếu kĩ thuật trầm trọng. Và hầu như ai cũng rất "thực tế" Cựu HLV ĐTVN Calisto có lần nói : " VN làm bóng đá từ trên xuống.." Tư duy đi tắt đón đầu, ăn xổi ở thì, dễ ăn thì làm, khó khăn thì buông đã ăn sâu vào tâm thức người Việt rồi. Không đầu tư bài bản vào nền tảng gốc rễ mọi V/đ , thì đến bao giờ mới đi lên bằng nội lực thật sự của mình. Người Việt chúng ta luôn tự hào là thông minh, tháo vát, cần cù nhưng cái cần nhất là sự tự tin thì hay bị thiếu... Chảy nước mắt khi đọc bài viết này.
Rolex của Bảo Đại Bảo Đại là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Chiếc Rolex phiên bản giới hạn (thế giới chỉ còn ba chiếc) này được ông mua vào năm 1954 tại Geneva, trong thời gian tham dự Hội nghị Hòa bình tại Geneva về những tranh chấp ở Bán đảo Đông Dương. "Bao Dai" reference 6062 trở thành chiếc Rolex đắt nhất trong lịch sử, bởi nó hội tụ được cả ba yếu tố quan trọng: tình trạng cổ vật, độ hiếm và giá trị lịch sử.Chiếc đồng hồ Rolex này, một di vật của triều Nguyễn, chắc chắn có giá trị không kém so với nhiều di vật từ thời đại này đang được trưng bày trong các bảo tàng (như là trang phục của phi tần hay ấn của hoàng hậu...). Nó gắn liền với những ngày tháng biến động nhất của cá nhân ông vua cuối cùng, lẫn lịch sử đất nước. Sau hội nghị Geneva ít lâu, Quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất, còn Việt Nam cũng bước vào một chương khốc liệt mới.Tôi chỉ biết thở dài tiếc nuối, rằng lại thêm một di vật nữa từng thuộc về Việt Nam đã ra khỏi biên giới đất nước. Trước cái đồng hồ này, rất nhiều những thứ khác như tranh, đồ cổ… đã lặng lẽ rời khỏi Việt Nam theo rất nhiều con đường khác nhau.Mới đây, những kẻ buôn bán tranh lậu đã định mang tranh của cố họa sĩ Trần Văn Cẩn tuồn ra nước ngoài - những bức tranh được nhà nước liệt vào dạng bảo vật quốc gia cần phải gìn giữ. Rất may vụ này được phát hiện và ngăn chặn kịp thời.Cách đây vài năm, họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng khi làm cuốn sách khảo cứu về Tô Ngọc Vân cũng xa xót thở than rằng, toàn bộ ký họa của Tô Ngọc Vân đã được bán cho một nhà sưu tầm tranh của Thái Lan. “Trời ơi, tất cả ký họa ghi nhận một thời chống Pháp của danh họa lại được nhà sưu tầm Thái Lan quan tâm khi mà những cơ quan chức năng thờ ơ với chúng”. Phan Cẩm Thượng đã thực hiện hai chuyến sang Thái Lan để đọc lại các tài liệu từ bộ ký họa ấy mà viết về Tô Ngọc Vân, một họa sĩ Đông Dương, một danh họa gắn liền với lịch sử mỹ thuật cách mạng Việt Nam.Xa hơn nữa, khi tôi còn ở Đức, một người Việt đã móc ngoặc với giới buôn lậu đồ cổ, với hải quan, mang cả trống đồng từ Việt Nam sang bày bán công khai ở một tiệm bán hàng đồ cổ của anh ta tại Potsdam.Những hiện tượng ấy hẳn nhiều người không lạ, bởi bao nhiêu năm, đã có biết bao báu vật, những đồ men sứ, những tượng đài, cả tượng phật cổ, những phù điêu không bao giờ tái tạo được và nhiều dạng thức cổ khác có tuổi hàng nghìn năm, sản xuất từ đời Lý, Trần được tuồn lậu ra nước ngoài và rơi vào tay giới sưu tầm ngoại quốc.Câu chuyện 5 triệu USD được quyết định chỉ trong 8 phút đấu giá Rolex và những dòng chảy di sản ra nước ngoài đã khiến những người quan tâm đến giá trị cổ vật Việt xót xa và đặt ra câu hỏi thực sự: chúng ta đã thực sự có ý thức giữ gìn các báu vật của đất nước?Tôi tin chúng ta có những tỷ phú Việt đủ sức bỏ ra 5 triệu USD thậm chí là hơn thế nữa để ngăn chiếc đồng hồ Bảo Đại, tranh Bùi Xuân Phái, Trần Văn Cẩn… chảy ra nước ngoài. Bởi họ đã bỏ hàng chục triệu USD để sưu tầm xe sang, kim cương và những mặt hàng xa xỉ khác. Nhưng dường như chưa nhiều người thực sự chưa biết, chưa ý thức được giá trị của di vật và cổ vật. Điều này có thể xuất phát từ sự hình thành quá muộn và không rõ ràng của thị trường kinh doanh, mua bán cổ vật ở Việt Nam.Vì thế, phần còn lại thuộc về công việc của các nhà quản lý. Myanmar - một đất nước giàu giá trị di sản, nhưng chưa phát triển như chúng ta, từ lâu đã rất ý thức về việc bảo vệ cổ vật của đất nước họ. Tôi có thể dẫn ra một ví dụ nhỏ nhất. Trong cuốn hướng dẫn các du khách khi đến Myanmar, cơ quan quản lý văn hóa nước này khuyến cáo khách du lịch không nên mua các cổ vật, tượng Phật cũ vì chúng không được phép vận chuyển ra khỏi đất nước.Tôi hy vọng cơ quan quản lý văn hóa nước ta một ngày nào đó cũng sẽ quan tâm hơn đến việc bảo vệ các di sản văn hóa; thay vì giám sát chuyện ăn mặc của các nghệ sĩ hay trừng phạt các cô gái đẹp đi thi chui.Nguyễn Văn Thọ Di sản muốn được bảo vệ thành báu vật thì nó cần được định giá. Muốn được định giá cao thì khó có thể thoát khỏi số phận buôn bán khắp tứ phương. Thay vì cứ chi tiền tấn của dân ra để bảo vệ những báu vật đó, nhưng rồi chúng ngủ yên, trong 1 góc nào đó và không được quan tâm đúng mức với tầm cỡ của chúng trong các bảo tàng hỗn độn của nước ta hiện nay. Thì hãy cứ để tư nhân họ giữ, họ bảo quản hộ. Những nhà sưu tầm bảo vật nước ngoài người ta mua về cũng có ý thức giữ dìn còn hơn mấy anh làm công ăn lương trong bảo tàng nhiều. Vì đó là báu vật của họ. Tôi nghĩ thay vì tiêu cực nghĩ nó là mất mát báu vật của nước nhà thì nghĩ tích cực, thì tích cực mà nghĩ thì đó là truyền bá văn hóa nghệ thuật nước nhà một cách nhanh nhất, cũng là cách bảo quản các bảo vật này tốt nhất. Nếu không có cuộc đấu giá chiếc đồng hồ kia, liệu người dân Việt Nam mình, hay toàn thế giới có ai biết về sự tồn tại của nó. Chiếc Rolex này không phải do VietNam sản xuất. Vua Bảo Đại chỉ là người đi mua lại mà thôi, Nên ko thể gọi báu vật quốc gia được. Nên người nước ngoài người ta sở hữu cũng bình thường, đơn giản dân họ có tiền, còn dân mình ăn ko đủ no phải lo các kiểu ....nên ko việc gì phải xót cả. Thich câu cuối. Cơ quan chức năng giờ toàn làm chuyện gì đâu không!! Chảy máu Cổ vật; chảy máu "Chất xám"; chảy máu tài nguyên...Một quốc gia cũng như một sinh thể,không biết trân trọng,giữ gìn "dòng máu" của mình thì nguy thay! Người có tiền thì không làm về văn hóa, người làm về văn hóa thì không có tiền, trớ trêu thay. Tôi không đồng ý với góc nhìn của tác giả! Những bảo vật mà ông đề cập đó không hề mất đi dù có nằm trong tay người Việt hay người nước ngoài, trừ khi nó bị hủy hoại hoặc vùi lấp trong quên lãng do sự thiếu hiểu biết. Thực ra cũng phải cảm ơn những người đã dám bỏ ra 5 triệu đô để cho nhân loại chúng ta biết về cái đồng hồ Rolex Reference 6062 của Vua Bảo Đại. Nếu không, trong mắt tôi và nhiều người Việt yêu nước khác, nó cũng chỉ là mốt cái đồng hồ Rolex mà thôi. Với tôi, cái gì thực là văn hóa thì sẽ không mất đi bất kể chủ sở hữu là ai bởi vì văn hóa là tài sản chung của nhân loại. Dù là của ai nó vẫn chỉ là cái dồng hồ thôi . Bán lấy 5 triệu đô dùng vào việc khác có ích hơn Chúng ta không bảo vệ, gìn giữ được các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc và cổ vật thì đành để chúng rơi vào tay những nhà sưu tập nước ngoài. Hãy tự nhủ ít ra họ cũng biết quý trọng, nâng niu và bảo vệ những thứ đó, tránh cho chúng bị hủy hoại. Điều này cũng gần giống như những người nước ngoài sang VN xin con nuôi. Thử hỏi nếu cậu bé Pax Thien nếu không được minh tinh Angelina Jolie rất giàu có và yêu quý trẻ em nhận làm con nuôi thì bây giờ số phận cậu ấy sẽ ra sao ? Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Dường như các cơ quan quản lý văn hóa của chúng ta rất ít quan tâm đến vấn đề này, thiếu chủ động trong việc tìm kiếm, sưu tầm hoặc tham mưu cho câp trên về những vấn đề liên quan. Các cổ vật ở Việt Nam hiện tại chủ yếu là do người dân sưu tầm, phát hiện. Vụ đấu giá đồng hồ Rolex của vua Bảo Đại, cả giới sưu tầm cổ vật trên thế giới rầm rầm quan tâm, còn ta thì sao? Chẳng thấy một ai nhắc đến, chẳng có cơ quan chức năng nào tham mưu, hay chí ít cũng tuyên truyền về giá trị của nó để lôi kéo sự quan tâm của giới tỷ phú Việt Nam, có thể vì lòng tự hào dân tộc mà họ sẽ tham gia đấu giá, dù có thua nhưng cũng chứng tỏ rằng chúng ta cũng có quan tâm. Họ sẵn sàng bỏ vài chục tỷ để "chơi ngông" thậm chí vài trăm tỷ, thì với một bảo vật gắn liền với một vị vua, một quá trình lịch sử như vậy chẳng lẽ không một ai dám "chơi ngông" , Chơi ngông vì lòng tự hào dân tộc cũng đáng lắm chứ. Nếu chúng ta cũng chi ra tận 5 triệu usd mua 1 chiếc đồng hồ thì cũng chẳng khác gì ông vua Bảo Đại đã từng xài những thứ đắt nhất để mặc dân chúng lầm than! Ở ta, bảo vệ di sản chỉ là lập các dự án tiêu tiền ngân sách mà thôi! Mấy cái cổ vật này chỉ có ý nghĩa tượng trưng thôi. Một số người thích thì cho nó cái giá cao, còn đối với xã hội nó chẳng có ý nghĩa gì. ví dụ như cục gạch thời tiền sử, đem đấu giá vì nó có tính độc nhất, khó tìm cục thứ 2 nhưng không ai thích nó thì nó coi như cục đất chứ có ý nghĩa gì. Cho nên chẳng cần phải quan tâm khi nó chẳng có giá trị sử dụng, mấy ổng quan tâm là khi nó được người ta đã thích rồi ( mới có giá cao) . Nhưng trong dân gian làm sao biết cho hết được thứ gì được người ta thích như thế chứ, lại thêm 1 người muốn dạy người khác cách dùng tiền. Tôi thích khi tác giả không đủ sức làm thì lôi "chúng ta" vào cuộc. Cái đồng hồ đó có giá trị với tác giả nhưng không chắc có giá trị với người khác. Đừng áp đặt suy nghĩ lên người khác. Giá trị văn hoá Việt Nam là những con người Việt Nam đang sống hiện tại, chứ không phải những vật vô tri của ông hoàng nào đó. Tôi thì chẳng nghĩ là bấu vật gì hết , thời kỳ đất nước nghèo , dân đói mà một vị vua mua sắm cho mình chiếc đồng hồ xa sỉ ... haizza Chiếc đồng hồ Rolex của vua Bảo đại từng mua ở Thụy Sỹ để đùng, nay được đấu gái, theo tôi đấy không phải bảo vật, hay đồ cổ của Quốc gia. Vì chiếc đồng hồ này không phải do người VN làm ra, mặt khác, Vu BĐ là ông vu nhu nhược, tay sai cua Thực dân, bản thân ăn chơi trắc táng. Mặc dù được chính quyền CM VNDCCH mời ra làm Cố vấn cho CP nhưng không chịu được gian khổ, không đóng góp cho sự nghiệp giành ĐLTD của dân tộc, cam tâm quay về cộng tác, làm tay sai, bù nhìn cho bọn thực dân phản bội lại dân tộc. Do vậy không nên quan tâm đến chiếc đồng hồ này, trừ phi cá nhân nào đó muốn mua để sưu tầm hoặc dùng.
Cấp phép cho Quốc ca Hai chữ “tâm tư” của người đứng đầu bộ Tư pháp trong câu này, dường như gián tiếp phản ánh một thực trạng xã hội: vẫn có khoảng mờ giữa cái gọi là “được pháp luật cho phép” và “luật không cấm”. Không cấm vẫn chưa có nghĩa là được cho phép. Nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền lại thành một thứ “tâm tư” của Bộ trưởng.Khi Cục Nghệ thuật Biểu diễn đăng tải danh sách 300 ca khúc được phổ biến rộng rãi, người ta thấy xuất hiện cả “Tiến quân ca” - ca khúc mà theo điều 13 Hiến pháp, là Quốc ca nước CHXHCN Việt Nam.Việc “cho phép” lưu truyền ca khúc này, chưa bàn về khía cạnh pháp lý, gây ra khá nhiều bức bối trong cộng đồng. Người ta đặt ra câu hỏi rằng tại sao Cục Nghệ thuật Biểu diễn lại không thể chỉ có một danh sách “cấm” (với những thứ mà họ cho là không thể được biểu diễn, lưu hành) - và đương nhiên người dân được lưu truyền, biểu diễn những ca khúc còn lại. Tại sao phải lập nên một danh sách “được phép”, để rồi liên tục khiến dư luận ngã ngửa?Trong danh sách ca khúc mới được cấp phép phổ biến này, còn có những cái tên như là Chào em cô gái Lam Hồng (Ánh Dương), Bước chân trên dải Trường Sơn (Vũ Trọng Hối), Chào sông Mã anh hùng (Xuân Giao)...Ở một làng quê nọ, tôi gặp một người đàn ông đang phủ những mảnh trai lên một chiếc hộp. Không phải là sản phẩm mỹ nghệ công phu gì, chỉ là hàng bình dân. Những người xung quanh anh phủ keo lên toàn bộ chiếc hộp, đồng loạt dán mảnh trai lên. Họ sau đó chỉ chỉnh lại những chỗ chưa khớp. Mỗi ngày, họ dán được chục chiếc hộp như thế.Người đàn ông kia, anh phủ keo từng vị trí, chậm rãi nhặt từng mảnh trai bên cạnh, đặt vào đúng vị trí, nắn chỉnh xong, lại nhặt một mảnh khác. Cứ thế, mỗi ngày, anh dán được nửa chiếc hộp. Anh nắn chỉnh từng mảnh rất lâu, như một tác phẩm sơn mài đỉnh cao. Nhưng thực ra, tiền công của anh cho mỗi chiếc hộp là mười hai nghìn đồng. Anh kiếm được sáu nghìn đồng mỗi ngày, và có ba đứa con nhỏ.Đó không phải là một câu chuyện ngụ ngôn, mà là hoạt cảnh có thật. Nhưng nhân vật ấy là một nạn nhân chất độc da cam ở Ứng Hòa, Hà Nội. Anh suy nghĩ chậm hơn người khỏe mạnh và cần sự giúp đỡ của xã hội.Không thể “nhặt” từng thành tố li ti của xã hội ra, để tìm cách đặt chúng vào đúng vị trí theo kiểu như vậy, trừ trong một số lĩnh vực đặc biệt như quốc phòng. Bởi vì xã hội - cũng giống như các tác phẩm nghệ thuật - vận động theo hướng đi lên nhờ vào sự tự phát. Người ta chỉ chỉnh những chỗ họ cho là sai, vốn là thiểu số, chứ không thể lựa chọn từng chỗ mà họ cho là “đúng”, vốn là một con số khổng lồ.Cái “khoảng mờ” này không chỉ tồn tại trong lĩnh vực biểu diễn. Chúng là chủ đề thường xuyên tranh cãi trong kinh doanh, nơi mà việc kinh doanh không phép sẽ đưa người ta đến một phiên tòa hình sự chứ không phải là một án phạt hành chính. “Người dân có được làm những gì luật không cấm?” trở thành một câu hỏi văng vẳng ở các phiên tòa, ở diễn đàn quốc hội, và trong tâm tư của cả Bộ trưởng Tư pháp.Chuyện cấp phép hay không cho một ca khúc thực ra là chuyện nhỏ; cái lớn là thứ tâm lý muốn quản mọi thứ của các cơ quan công quyền. Người dân chỉ nên làm những gì được “cho phép”. Một đoàn từ thiện bị chặn lại ở trước vùng lũ lụt vì câu “chưa được phép”. Một người dân bị ngăn quay phim công an làm nhiệm vụ vì “chưa được phép” (thậm chí Cục cảnh sát giao thông từng có cả văn bản quy định thứ luật lệ này). Một vài bạn trẻ ôm guitar ngồi ở Bờ Hồ cũng có thể bị giải tán vì chẳng ai cho phép. Thứ tâm lý này tạo ra sự lạm quyền, hình thành một trở lực khủng khiếp với các hoạt động xã hội.Sẽ thật khó khăn để giải thích với các cụ tổ hưu, rằng mấy bài chèo mừng đất nước mừng mùa xuân các cụ chuẩn bị cho hội diễn quận sắp tới, thật ra chưa hề được cấp phép biểu diễn. Các cụ hát, có thể xem là vi phạm Nghị định 79/2012.Đức Hoàng "Chuyện cấp phép hay không cho một ca khúc thực ra là chuyện nhỏ; cái lớn là thứ tâm lý muốn quản mọi thứ của các cơ quan công quyền. Người dân chỉ nên làm những gì được “cho phép”. Cám ơn Đức Hoàng đã nói lên đúng bản chất của vấn đề. Khiếp hồn. Anh mang năng lực của một người khuyết tật hay chính xác hơn là thiểu năng để so sánh với năng lực của Cục nghệ thuật biểu diễn. Quả là một sự so sánh cân bằng không sai một li. Vâng, các ông thuộc Cục nghệ thuật thích oai oách, nên họ phải dùng cụm từ "cho phép", chứ dùng cụm từ "pháp luật không cấm" thì làm sao mà thể hiện được cái oai của họ. Các ông ấy thích làm việc khó hơn đó là "thống kê hết" những bài hát để mà cấp phép, thay vì "lựa chọn" những ca khúc cấm lưu hành để mà ban hành ra các thông tư; làm như vậy với thể hiện được năng lực của họ các bạn ạ!Đó cũng là thực tại khó chấp nhận của một số cơ quan hành chính nước ta.PS: Bức xúc vô cùng. Tôi và các bạn đang comment trên này đều chưa được "cho phép" đâu đấy. Đi "xin phép" thôi. Chỉ có thể là Đức Hoàng. Tuyệt! Chuyện rất đơn giản: Trong mỗi lĩnh vực, nếu phần cho phép ít hơn phần cấm thì trong quy định chỉ cần nêu cho phép những gì, và nếu phần cấm ít hơn phần cho phép thì chỉ cần nêu cấm những gì. Ví dụ: ở một đoạn đường chỉ cho phép xe cứu thương, cứu hoả thì chỉ cần có biển : "chỉ cho phép xe cứu thương và cứu hoả", mà không cần nêu : "cấm xe tải, xe buýt, xe con, xe ba bánh, xe mô tô, xe máy, xích lô ...". Không biết các nhà quản lý nghĩ những gì mà hay phải phức tạp hóa chuyện đơn giản. Hóa ra "không cấm" và "được phép" lại không cùng nghĩa ở nhiều góc nhìn đến vậy. Đau cái lòng! Nên nhớ rằng cơ quan công quyền chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. còn dân thì được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm! rất hay Cảm ơn anh đã nói lên tiếng lòng của những người dân Việt !!! Cứ cấp phép bài hát như thế này thì sao cấp cho hết được. Hàng ngày các nhạc sỹ cho ra đời bao nhiêu bài hát. Chỉ quản lý nơi nào hát bậy, không đúng pháp luật thì phạt thôi chứ. "Một đoàn từ thiện bị chặn lại ở trước vùng lũ lụt vì câu “chưa được phép”. Một người dân bị ngăn quay phim công an làm nhiệm vụ vì “chưa được phép” (thậm chí Cục cảnh sát giao thông từng có cả văn bản quy định thứ luật lệ này). Một vài bạn trẻ ôm guitar ngồi ở Bờ Hồ cũng có thể bị giải tán vì chẳng ai cho phép. Thứ tâm lý này tạo ra sự lạm quyền, hình thành một trở lực khủng khiếp với các hoạt động xã hội". Anh nói rất đúng. Ai cũng là vua, cũng bắt ép được người khác. Hành là 9 đó anh. Đúng là không thể...hài hơnMiệng cười chẳng trọn vì...cơn đau lòngCục nào cũng muốn làm caoKhổ cho dân thấp biết sao mà lần. Đề nghị Thanh tra CP vào cuộc làm rõ Cục nghệ thuật muốn gì? buồn thiệt
Giáo dục bế tắc Lứa của tôi được đào tạo ra để đón nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nhưng nhà máy lại khánh thành những 10 năm sau khi chúng tôi ra trường. Nên trong suốt quá trình học, chúng tôi toàn học chay. Nếu có thực tập, thì cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa một cơ sở sản xuất nào đó.Tình cảnh đó cũng góp phần làm cho tôi thay vì trở thành một kỹ sư chế biến dầu, lại thành một giảng viên đại học.Công việc ở trường cứ thế mà chạy, coi như ổn định. Lương tuy thấp, nhưng không đến nỗi chết đói ngay. Nếu chịu khó dạy thêm bên ngoài thì vẫn có thể sống được. Trong các câu chuyện thường ngày, nếu có lúc nào đó chạm đến chữ lương, thì ngay sau đó sẽ có người an ủi: Lương vậy, nhưng có thầy nào chết đói đâu. Thậm chí có thầy còn giàu.Tôi coi đó như một sự động viên, dù tôi không biết làm thế nào để có thể sống, chứ chưa nói là giàu, với hệ số lương khởi điểm là 1.92 và sẽ tăng thêm 0.24 sau mỗi ba năm làm việc. Nhưng tôi yêu công việc tôi đã chọn. Bên cạnh việc giảng dạy, tôi cũng bập vào làm nghiên cứu, như bao giảng viên trẻ khác.Mọi việc sẽ cứ diễn ra như vậy, nếu như tôi không nhận ra rằng: Tôi không có đủ vốn sống để dạy học. Tôi ở đây, các em sinh viên ở kia, tin tưởng và chờ đợi. Nhưng ngoài chuyện bài vở, những thứ mà tôi cũng học lại từ sách vở hoặc thầy của mình, thì gần như tôi không còn gì khác để hướng dẫn các em. Những trải nghiệm sâu xa về nghề nghiệp gần như không có.Lúc ấy, tôi bỗng nhận thấy, giảng dạy đúng nghĩa thực ra là vô cùng khó. Thuộc giáo trình, tinh thông bài tập, tuân thủ đúng quy trình, cũng không có nghĩa là sẽ làm tốt công việc này. Người dạy học đúng nghĩa cần nhiều hơn như thế rất nhiều.Ngẫm nghĩ kỹ hơn, tôi nhận thấy, nền giáo dục hiện thời hóa ra là một dây chuyền sản xuất hàng loạt. Nếu không có một góc cho riêng mình, sản phẩm sẽ là những con người giống hệt nhau, như được đúc ra từ một khuôn vậy. Tôi cũng khám phá ra rằng, công việc của tôi thực ra là một bộ phận của một hệ thống được thiết kế rất chặt chẽ. Nhưng mục đích của cái hệ thống đó là gì thì chưa bao giờ được phát biểu tường minh.Học để làm gì, chúng tôi không hề rõ. Dạy để làm gì, chúng tôi cũng không hề chắc chắn. Chúng tôi chỉ biết rằng, đã bước chân vào cỗ máy giáo dục, thì cứ thế mà thực hiện. Người dạy cứ dạy, người học cứ học. Đến ngày đến giờ thì thi. Thi xong thì tốt nghiệp. Tốt nghiệp xong thì ra trường. Ra trường xong thì đi xin việc. Nhiều người sẵn sàng chi trả cả mấy trăm triệu chỉ để có một chỗ làm, với mục tiêu vào biên chế để ổn định cho đến ngày nhận sổ hưu.Nhưng trong suốt quá trình dạy và học, những câu hỏi rất cơ bản như: “Học để làm gì? Dạy để làm gì? Dạy và học như vậy có phải là đúng cách? Nếu không thì có cách nào tốt hơn không?...” thì cả thầy và trò rất hiếm khi đặt ra.Tất cả bị phủ kín bởi những nhận định rất chung chung: Học để làm người. Học để trở thành người có ích cho xã hội. Còn nghề dạy học là nghề cao quý. Nhưng gần như không có một ai đi xa thêm một bước, chẳng hạn: Người là gì? Hay con người mà hệ thống giáo dục hướng đến là gì?Vậy là tôi quyết định đi du học. Ban đầu tôi chỉ tính đi một nước châu Á và một nước châu Âu, trong vài năm để hiểu rõ ngọn ngành. Nhưng cái hiểu rõ ngọn ngành đó hóa ra không dễ chút nào. Thế giới mà tôi khám phá ra quá khác so với hình dung của tôi lúc ban đầu. Bên cạnh những câu hỏi về chuyên môn thì những câu hỏi về nhân sinh và xã hội, xem ra khó trả lời hơn rất nhiều.Để có thể tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đó, tôi đã phải tập quên đi tất cả những gì mình đã được học để tìm hiểu và đón nhận những quan điểm mới. Tôi mất chẵn 10 năm để làm việc này. Đó là lúc, khi tôi nhận ra rằng, à thì ra, hệ thống giáo dục mà tôi đã trải qua là một hệ thống đào tạo con người công cụ, nặng về tuân thủ mà yếu về sáng tạo.Quan sát và tìm hiểu sâu hơn, tôi bàng hoàng nhận ra rằng: Mọi bế tắc của hệ thống giáo dục hiện thời đều bắt nguồn từ bế tắc về triết lý giáo dục, mà cụ thể là bế tắc trong việc phát biểu tường minh về con người mà hệ thống giáo dục đang hướng tới.Nói cách khác, hệ thống giáo dục cần một triết lý xuyên suốt để vận hành. Nhưng các cơ quan quản lý giáo dục đã không thể phát biểu tường minh triết lý đó để làm kim chỉ nam cho việc xây dựng và điều phối mọi hoạt động của hệ thống giáo dục. Vậy nên dù cải cách nhiều lần thì vẫn rơi vào vá víu sự vụ, và do đó thất bại.Nhưng cái nguyên tắc xuyên suốt đó, tức cái triết lý giáo dục đó là gì, mà không ai dám gọi tên và phát biểu một cách tường minh? Tôi quan sát dưới các bài viết về triết lý giáo dục tại mục 'Góc nhìn', có rất nhiều độc giả tự hỏi điều đó. Thì đây, một cách ngắn gọn: Triết lý giáo dục của hệ thống hiện thời là đào tạo con người công cụ.Cách thức thiết kế và triển khai chương trình giáo dục hiện thời cho thấy, đào tạo con người công cụ là điểm hội tụ của tất cả các hoạt động này. Đó là lý do vì sao thầy thì không dám chệch khỏi chương trình định sẵn, trò thì thụ động, nhân lực thì kém sáng tạo. Doanh nghiệp thì kém cạnh tranh. Nền kinh tế thì  kém phát triển.Nhưng nay cách mạng công nghiệp 4.0 đang lừng lững tới, những con người công cụ sẽ không có cách nào để cạnh tranh được với máy tính, robot và trí tuệ nhân tạo. Những con người không thể sáng tạo sẽ đi đâu về đâu? Họ sẽ sống thế nào? Và ai chịu trách nhiệm vì đã tạo ra những con người như thế?Tất cả đã và sẽ còn được lý giải trong một mệnh đề tiêu biểu: “Có ai chết đói đâu”.Giáp Văn Dương Bài viết thấm đẫm tính triết học và trăn trở các câu hỏi lớn cho bất kỳ cá nhân/ cộng đồng nào: Chúng ta là ai? Chúng ta SỐNG vì lẽ gì và như thế nào?...Tất cả là những câu hỏi này cần được định hình qua Giáo dục. Một nền Giáo dục không định hình nếp nghĩ cho mỗi cá nhân trả lời được câu hỏi "TA LÀ AI?" là một nền giáo dục thiếu hụt và thất bại. Đúng như anh nói, nền Giáo dục của ta là nền Giáo dục công cụ- của những sản phẩm hàng loạt,thụ động và khuôn mẫu "thụ động". Bản thân nền Giáo dục công cụ này cũng loay hoay mấy chục năm nay với đủ mô thức chắp vá mà chưa kiện toàn trong khi Giáo dục của hiện tại tiến bộ và tương lai là nền Giáo dục kiến tạo ra những CON NGƯỜI TỰ DO- Tự do về tư tưởng, tự do trong nhận thức,lựa chọn và cống hiến. " Có ai chết đói đâu!" là câu cửa miệng cho những tư tưởng tự trấn an, "hài lòng" với chính mình. Nó như "Phép thắng lợi tinh thần" của chàng AQ; mà để đổi thay mỗi cá nhân hay cộng đồng phải loại bỏ sớm,dù đớn đau,đầy trăn trở để hướng đến nhận thức lại chính mình. "TA LÀ AI?" - Câu hỏi mà chỉ nền Giáo dục kiến tạo những-con-người-tự-do mới hồi vấn nổi! Bài viết hay quá! Nếu bác này có trong bộ máy của bộ giáo dục VN thì các thế hệ trẻ của dân tộc việt nam được nhờ quá đi. Cảm ơn tác giả, mong tác tả có những bài viết hay hơn nữa! Bài viết rất hay, tôi đồng tình với nhận định của anh. Trả lời câu hỏi của anh: sẽ chẳng có ai chịu trách nhiệm cả, vì họ sẽ trả lời: Tại cơ chế. Nhưng họ cũng không nghĩ rằng: Cơ chế lại do chính họ đưa ra. Thật buồn. Tôi là người đang giảng dạy đại học. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Cảm ơn anh. Bao năm nay Hệ thống giáo dục say mê với việc cải cách, đổi mới, thay đổi trương trình, thay sách giáo khoa, ....với chi phí rất lớn, chúng ta cũng lấy con em mình ra làm thí nghiệm cho những thay đổi đó, nhưng kết quả thu được thì thật kiêm tốn và thật sự là rất nản.Tôi đồng tình với tác giả. điều cần thay đổi là mục tiêu, hay triết lý của giáo dục là đào tạo ra những con người SÁNG TẠO, chứ không phải là con người công cụ. Hay cho câu giáo dục được đào tạo theo một khuân mẫu và đào tạo ra những con người nặng về tuân thủ kém về sáng tạo. Đó chính là điều một số người cần Không chết đói nhưng đói đến lúc chết. Trừ những kẻ cơ hội Bài báo hay tuyệt. Không nói ra nhưng nhiều người biết nền giáo dục của ta quá lạc hậu rồi. Có lẽ do cơ chế chăng ? bài viết hay, "con người công cụ" một từ mới chưa có trong sách giáo khoacảm ơn tác giả Bai viet qua hay Tôi cũng như bạn từng là học trò mài quần trên ghế và từng là ông thầy tiểu học đỉnh đạc trên lớp để "dạy" cái gì "cho phép" trong SGK dù biết rằng nó chỉ là "kiến thức phổ thông...trên trời" mà "thực tế" thì khác hẳn chính "thầy" còn chưa "đạt" thì làm sao tới..."trò"?! Ví dụ như môn Đia lý, thao thao giảng bài về nước Mỹ, diện tích ra sao, dân số bao nhiêu, kinh tế thế nào...trong khi tôi còn chưa biết cái tỉnh BR-VT tôi ra thế nào! Chả trách các em cứ "tự nhiên" làm bài:"Đồng bằng sông Cửu Long ở bên bờ sông Hồng" hay: "Trần Quốc Tuấn là con của Trần Hưng Đạo"! Cảm ơn tác giả đã chia sẻ góc nhìn của mình. Bài viết chứng tỏ tác giả đã có cái nhìn khá sâu sắc về giáo dục Việt Nam hiện nay. Giáo dục mà không có lý tưởng ngay từ đầu thì chẳng khác nào một buổi sáng không có mặt trời. Cần phải xây dựng một triết lý giáo dục mới cho đất nước thì mới mong có được những cải cách sâu, rộng và phù hợp với thực tiễn. Những nhà quản lý giáo dục và toàn thể giáo viên cũng là những công cụ, họ chỉ được làm những gì mà cấp trên bảo làm: Từng phút dạy, từng con điểm, và cả những việc biết là vô bổ nhưng vẫn phải làm. hay lắm chú Dương ạ, nó giống như luận văn tiến sĩ ấy. " Có ai chết đói đâu" ! Chết đói do thiếu ăn thì có, nhưng rất ít. Song, chết đói do thiếu tri thức, thiếu giáo dục thì ở VN nhiều... và nhiều... lắm!
Khi trẻ bị xâm hại Chúng làm tôi nhớ đến cuộc phỏng vấn một luật sư già cách đây hơn hai tháng. Ông có một thân chủ đặc biệt - cô bé mới 7 tuổi. Mẹ bé mang theo cả sự phẫn nộ cùng nỗi sợ hãi đến tìm luật sư. Ông nói, còn thấy cả sự day dứt của người mẹ trẻ khi chị nói vì mưu sinh mới dắt díu chồng, con lên Sài Gòn thuê phòng, ngụ ở xóm trọ nghèo.Sau giờ đi học, tối tối, con gái nhỏ tha thẩn khắp xóm chờ ba mẹ tan ca. Đó cũng là cơ hội cho gã hàng xóm thân thiết giở trò đồi bại. Khi sự việc bại lộ, gia đình bé gái tố cáo nhưng công an chỉ gọi gã lên viết tường trình. Rồi trong lúc gia đình cháu bé chờ kết luận điều tra, gã lặn mất tăm.Người luật sư già nói với tôi, ông biết người mẹ ấy không đành lòng để sự việc "chìm xuồng", chị mới tìm luật sư nhờ tư vấn cách đưa "yêu râu xanh" ra ánh sáng. Giọng nói đều đều của người luật sư già nghẹn lại khi thuật đến kết luận của cơ quan điều tra: chưa đủ chứng cứ nên không thể bắt, giám định cũng chỉ cho kết luận chung chung vùng kín bị bầm tím do tác động ngoại lực; màng trinh không bị rách, không có dấu vết của tinh dịch hay thứ gì khác…Ông chuyển tông giọng chua chát khi kể người mẹ gần như bị trầm cảm, con gái nhỏ bị các bạn cùng trang lứa xa lánh, dị nghị...  Họ đã chuyển đi thật xa khỏi khu trọ.Tôi nghe ông kể, từng lời như từng nhát dao cứa vào tim. Ông bảo hiểu những khó khăn của công an khi thu thập chứng cứ song qua những gì tìm hiểu thì ông có niềm tin vào lời khai của bé gái bị xâm hại. “Đến tận bây giờ, tôi vẫn nguyên cảm giác đau đớn bất lực đó" - ông luật sư nói với tôi.Hai cháu bé ở Phú Thọ, Bắc Giang theo cha mẹ đi xem thể thao bị cưỡng bức; trẻ học mầm non ở Hà Nội bị hàng xóm “khám người”; nữ sinh trung học ở Nghệ An bị làm nhục; bé gái học cấp 1 bị xâm hại ở Cà Mau tự tử vì kẻ thủ ác không bị khởi tố. Rồi tin tức về một vài nghi án ấu dâm khác có nguy cơ rơi vào im lặng bởi cơ quan điều tra không đủ bằng chứng… Cuối năm vừa qua, trong một phiên tòa, bị cáo thậm chí đòi có người chứng kiến việc mình cưỡng bức bé gái mới tâm phục nhận tội.Liệu những vụ án ấu dâm còn có thể một kết cục nào khác? Nữ sinh ở Nghệ An đã uống thuốc tự tử. Bé gái ở Cà Mau, khi cơ thể đã lạnh lẽo, dòng chữ trẻ con vẫn nguệch ngoạc: “Tôi đã sắp chết không còn ở trên trái đất này nữa. Tôi chết nhắm mắt không yên khi chuyện này không được giải quyết”. Sự phẫn nộ cùng cực từ những câu chuyện như thế, tôi tin rằng thấm vào rất nhiều người đang đọc bài viết này.Chắc chắn là ngay cả khi tội ác đã xảy ra, đó không thể là kết cục duy nhất. Người luật sư già, sau thời gian dài đau đớn và bất lực, ông nói đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm. Ông tin rằng việc cần làm nhất với các bậc cha mẹ khi đó, là bình tĩnh.Sau những suy nghĩ quẩn quanh, tôi chợt nhận ra một điều: rằng dù mang bao sự giận dữ, điều chúng ta phải làm, là đưa ra một lựa chọn phù hợp.Lựa chọn đó nhân danh tương lai của những đứa trẻ. Cách đây chưa lâu, trong một tọa đàm ở Hà Nội, một nữ tiến sĩ đặt câu hỏi: Tại sao những ca xâm hại tình dục lại dẫn đến tự tử? Đó là khi mà nỗi đau, sự căm giận quá lớn khiến phụ huynh tra hỏi đứa trẻ, bắt con nhớ lại; đó là khi đứa trẻ bị chính xã hội ám thị, bắt chúng phải kể đi kể lại quá nhiều lần. Rồi thậm chí là những người chứng kiến, cũng tự nhay lại câu chuyện đó nhiều lần. Bà gọi đó là “cưỡng bức lần hai”.Chúng ta không thể vì sự bất lực đó mà tạo ra những làn sóng, những đòi hỏi "bằng chứng" điên cuồng, để rồi tạo ra sự ám ảnh với trẻ hay cả xã hội.Bởi vì - trước khi là những nhà điều tra quyết phá một vụ án gây phẫn nộ - chúng ta là những người lớn. Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là bảo vệ những đứa trẻ. Và trước khi mang tư cách “nhân chứng quan trọng”, thì chúng đầu tiên là những đứa trẻ dễ tổn thương.Tội ác, sự bất lực và sự căm thù không tước đi quyền lựa chọn và quyền yêu thương của chúng ta.Bảo Hà Xâm hại trẻ em là tội ác không thể tha thứ! Nhưng vì sao chúng liên tục xảy ra? Các bậc phụ huynh có thể trang bị kiến thức giới tính sớm hơn cho con,dạy trẻ những kỹ năng tự vệ cần thiết,cho con biết quyền riêng tư cá nhân đầy đủ...Song sẽ là chưa đủ và thiếu xót lớn nhất nêu khung hình phạt chưa đủ răn đe và cách vào cuộc của người đại diện hành pháp thiếu quyết liệt,ít trách nhiệm! Cả xã hội chung tay mới đẩy lùi được tội ác đáng ghê tởm này! bài viết quá sâu sắc .đề nghị các nhà làm luật nên tăng khung hình phạt.các nhà điều tra sử dụng băng ghi âm khi xét hỏi nạn nhân chỉ một lần duy nhất lấy đó làm chứng cớ kết tội thay vì nạn nhân bị cưỡng bức nhiều lần như lời vị tiến sĩ đã nói. nạn nhân và phụ huynh đã phẫn uất lắm rồi đừng để họ tuyệt vọng Lâu lắm mới đọc một bài hay như vậy.Là một Luật sư, tôi hoàn toàn đồng ý Trước khi trừng phạt kẻ thủ ác. Cần phải có những liệu pháp tâm lý để bảo vệ các bé đã. Để thoả mãn cơn phẫn lộ của mình mà gây ra những tổn thương sâu sắc hơn cho các bé thì có ích gì chứ?!!! Người giàu thì thuê osin, vệ sĩ để bảo vệ con mình, chẳng ai dám động chạm. Người nghèo chỉ biết gắng kiếm tiền để nuôi con, cuộc sống chật vật khó khăn khiến họ không có nhiều thời gian quan tâm, bên cạnh con. Xã hội là tổ hợp của cái đẹp và cái xấu, chỉ mong con người chúng ta đừng vô tâm thôi, đừng vô tâm vì sự an toàn trong sợ hãi. Một chủ đề rất "nóng" và không ai có thể bàng quan. Hy vọng bài này sẽ có ít nhất 1 nghìn ý kiến. Cảm ơn tác giả đã đề cập đến một vấn đề nóng bỏng và nhức nhối của xã hội hiện tại. Chúng ta đã từng nghe nói đến rất nhiều trường hợp tương tự như thân chủ của vị luật sư già trong bài viết, cuối cùng những kẻ thủ ác thì nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, còn những nạn nhân thì phải "cuốn gói" đến một nơi thật xa...! Thật là hết sức nghịch cảnh. Ở đây, ngoài chuyện liên quan đến các nhà làm luật và thực thi pháp luật, phải chăng còn có trách nhiệm ở thái độ của cộng đồng xung quanh??? Nên chăng, ngoài việc hoàn thiện hệ thống luật pháp và các biện pháp thực thi pháp luật một cách hiệu quả hơn, ngoài việc tuyên truyền cho các bé và các gia đình những biện pháp tự bảo vệ, cần có việc tuyên truyền và hướng dẫn để cộng đồng xung quanh có thái độ ứng xử cho phù hợp..., tránh những nghịch lý như bài báo đã nêu. BẢO HÀ ƠI, hay quá Cảm ơn tác giả Không chỉ là trẻ em mà người lớn cũng cần được giáo dục kiến thức về các vấn đề đó. con cái là thứ tài sản vô giá, trông giữ con cũng như cũng như trông gữ tài sản phải làm sao không để kẻ gian chiếm đoạt hoặc có ý đồ chiếm đoạt được tài sản, tức là phải dùng mọi biện pháp giám sát của cộng đồng ,gia đình, nhà trường không lúc nào rời mắt khỏi các cháu ,đồng thời huấn luyện kỹ năng,tình huống cho các cháu tự bảo vệ phòng tránh không lâm vào tình huống có thể bị xâm hại. quả thật đã xảy ra hành vi xâm hại đưa vào vòng tố tụng hình sự thì khó có thể làm khác được bởi những kẻ phạm tội luôn chối tội, các cơ quan tố tụng muốn khép tội phải chứng minh được chứng cứ. Người nghèo thường vì mưu sinh và yếu thế không có điều kiện trông nom tốt nhất tài sản của mình. các Hội đoàn nên để tâm đến vấn đề này như Đoàn Thanh niên,Hội phụ nữ ,trung tâm bảo trợ xã hội vv... Nói thì đơn giản nhưng rất phứt tạp, đứng về phía cha mẹ là không thể chấp nhận được, hung thủ phải bị trừng trị. đứng về phía người bị hại mà suy nghĩ, chúng ta không nên làm trầm trọng vấn đề để tránh ảnh hưởng tâm lý. đứng về hung thủ thì...nếu không có bằng chứng nào chứng minh được thì sẽ có nạn nhân t2,t3.....1 lần thì ngáo, 2,3 lần thì cáo, tới lúc đó không có cách nào tìm ra được chứng cứ, và người bị hại vẫn cứ bị hại. Nhưng nếu đứng về mặt pháp luật, chúng ta phải tìm được chứng cứ để chứng minh, nếu không sẽ sợ oan sai, thật sự rất phứt tạp. Theo tôi, t1: gia đình cần lập mưu, bắt tại trận, t2: gia đình không nên để nạn nhân suy nghĩ nhiều về việc đó (có thể tìm bs tâm lý). Đối vs trường hợp không thường xuyên mà chỉ xảy ra 1 lần:cơ quan công an cần tìm cách tìm ra được những chứng cứ hữu hiêu, không chỉ trong chờ vào tinh dịch được, còn có chứng cứ hiện trường nữa mà...v..v. Rất mong sẽ chấm dứt tình trạng....khốn nạn này,, mất hết tính người kẻ gây ác là tội phạm, kẻ bao che (hoặc không xử lý) là đồng phạm! Một lần nữa, lại là vấn đề chế tài và luật pháp được đề cập đến. Những nhà làm luật - trước tiên, trên cương vị là những người làm cha làm mẹ hãy điều chỉnh để mang lại niềm hy vọng sống cho các nạn nhân và ngăn chặn kẻ phạm tội từ trong ý nghĩ, để không còn những đứa trẻ buồn bã, cô độc và những gia đình đau khổ. Bảo vệ trẻ e là việc của tất cả mọi ng. Bé trai và bé gái đều phải đc bảo vệ . nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này vậy và đâu là giải pháp cho vấn đề này.
Điểm số và nước mắt Giờ đã du học tại Nhật nhưng mỗi khi nhắc lại thời trung học cơ sở, con gái tôi vẫn không quên được cảm giác sợ hãi mỗi khi mẹ đi họp phụ huynh. Bởi ngoài môn Văn và tiếng Anh, cháu học rất tệ môn Toán và nhiều môn khác.Cháu thương tôi bị bẽ mặt trong những buổi họp phụ huynh như thế. Do cách tính điểm trung bình cộng nên dù điểm Văn và tiếng Anh của con tôi cao cũng không cứu được các môn còn lại. Những ngày ấy, sau mỗi buổi họp phụ huynh, khi trở về nhà, tôi thường hài hước bảo cháu rằng, con là học sinh luôn giữ được phong độ ổn định trong học tập với bảng xếp hạng luôn luôn trong tốp 10 từ dưới lên. Tuy vậy, dù tôi có cười thì mắt cháu vẫn ướt. Không phải cháu tiếc nuối mà cháu thương tôi. Cháu nhiều lần nói, đại ý, mẹ có bao giờ băn khoăn về chuyện tại sao một người học giỏi như mẹ lại sinh ra một đứa con như con? Hoặc mẹ có muốn đổi con lấy một đứa bé khác giỏi hơn không?Tôi nghe cháu nói vậy, nhìn nước mắt chực trào ra nơi khóe mắt cháu mà cố nén lòng để cười. Rưng rưng cười cho con bớt dằn vặt. 14 -15 tuổi, cháu không đáng phải dằn vặt như thế.Hết học kỳ 1 lớp 9, một cô giáo chắc như đinh đóng cột khi nói rằng, cháu chỉ có thể đậu được vào một trường cấp 3 ở khu vực Cầu Giấy (khu vực có nhiều trường đầu vào điểm thấp). Một cô giáo khác khi tôi xin lời khuyên có nên cho cháu thi vào các trường cấp 3 thuộc quận Hoàn Kiếm cho gần nhà không cũng đã nói một cách hơi khó nghe, nhưng diễn tả đúng hàm ý của cô là “phải biết con mình là ai". Tức là nếu thi sẽ trượt.Nhưng tôi lại “biết cháu là ai” theo cách của tôi.Tôi chưa bao giờ quá coi trọng chuyện điểm số, cho dù khi đi học tôi thường nằm trong tốp đầu của lớp, nên tôi vẫn đồng ý khi cháu muốn thi Chuyên Sư phạm, một ngôi trường cấp 3 danh tiếng nằm trong Đại học Sư phạm thuộc quận Cầu Giấy.Và bởi Văn và tiếng Anh tốt nên cháu đã đậu và là học sinh hiếm hoi trong lớp 9 của cháu đậu trường chuyên của Bộ Giáo dục. Sau khi tốt nghiệp ở đó, cháu giành được học bổng du học Nhật.Cho đến giờ, tôi vẫn là kiểu phụ huynh không quá coi trọng chuyện điểm số. Nhưng xung quanh tôi, bạn bè, người quen, những phụ huynh mà tôi tình cờ gặp vẫn coi điểm số là thang duy nhất đánh giá năng lực của con em mình.Một phụ nữ trong khu nhà tôi ở vốn xuất thân trong một gia đình nghèo ở quê, chị không được học hành nên rất quan tâm đến việc học của đứa con trai lớn. Chị bảo, học kỳ này chị không thưởng cho cậu con trai lớp 2 vì cháu chỉ đạt 10 điểm môn Toán và 9 điểm môn tiếng Việt thay vì cả hai điểm 10 như chị kỳ vọng. Một bà mẹ khác cũng kêu trời vì sắp thi đại học đến nơi rồi mà con chỉ đạt học sinh tiên tiến, không đạt học sinh giỏi. Chị kể, tôi đã mắng nó té tát, tôi bảo học hành như nó thì sau này chỉ có đứng đường. Những ngày cuối năm học này, câu chuyện điểm số trở thành chủ đề cho nhiều cuộc bàn luận ở công sở, ở phố xóm và trên Facebook. Tôi nghĩ, đó cũng là một phần lý do mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phải ra Thông tư 30 quy định về việc bỏ chấm điểm đối với học sinh tiểu học. Trả lời phỏng vấn, ông Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học khẳng định, Thông tư 30 là thông tư rất nhân văn, giải tỏa vấn đề áp lực điểm số cho học sinh.Nhưng tôi thì không nghĩ hoàn toàn như ông Vụ trưởng.Tôi nghĩ, việc giảm áp lực thực sự cho học sinh, trước hết và quan trọng phải bắt đầu từ phụ huynh. Như trong một cuộc thi chạy đường dài, phụ huynh đặt mục tiêu phải giải quán quân cho tất cả những đứa trẻ, kể cả những đứa lực yếu tự thân, chỉ đủ sức đi bộ thì Thông tư 30 cũng bó tay.Mong ước là vô cùng vô tận nhưng sức người thì có hạn. Năng lực cá nhân của mỗi đứa trẻ cũng có hạn. Nếu tất cả phụ huynh đều muốn con làm siêu nhân, môn gì cũng giỏi và đặt trên đôi vai nhỏ bé của con những áp lực quá lớn về thành tích thì Thông tư 30 cũng chỉ như kiểu “nước xa không cứu được lửa gần”.Đặng Huyền Bộ GD&DT thấy chỗ nào người ta phản ánh nhiều, không ổn thì tháo nút thắt đó thôi, chứ không nhìn nhận 1 cách toàn cục xem nguyên nhân của nó bắt đầu từ đâu. Nhìn lại chặng đười bấy nhiêu năm cải cách có cuộc cải cách nào toàn diện và đem lại kết quả thực sự để người dân phải trầm trồ, phai ghi nhớ như 1 giai đoạn rực rỡ của Giáo dục Việt Nam chưa. Tôi thấy các vị ngồi vào vị trí đó, vì mình và những lợi ích của mình hơn là tâm huyết muốn nền Giáo dục Việt Nam tốt đẹp hơn. Các vị không xứng! Tác giả bài báo này nói còn thiếu về thành tích, điểm số của các con. Không chỉ bố mẹ mới yêu cầu con đạt điểm cao đâu, mà chính giáo viên chủ nhiệm mới khát khao học trò của mình đạt điểm số càng cao càng tốt, càng có thành tích để báo cáo cấp trên của họ.Bệnh thành tích mà lâu nay của Bộ GD&ĐT không thể sửa được là do hầu hết ban giám hiệu các trường vẫn muốn trường mình có thành tích cao, và lẽ đương nhiên là các thầy cô chủ nhiệm cũng phải có tư tưởng như Ban Giám Hiệu thôi.Bây giờ muốn bỏ nệnh thành tích của Bộ GD&ĐT thì chỉ còn cách tẩy não từ bộ trưởng, các thứ trưởng, các vụ, viện, cục cho đến tận các giáo viên chủ nhiệm của từng lớp học.Việc này thật khó phải không? Bênh quan liêu - thành tích này bây giờ chẳng khách gì bệnh nan y rồi. Thuốc nào để chữa cho được đây? Áp đặt,kỳ vọng quá cao của các phụ huynh thay vì là động lực sẽ chỉ tạo ra áp lực,đè nặng tâm lý với con trẻ. Hãy để các con học tập theo sở thích,sở trường; định hướng theo thực lực con trẻ...Làm được vậy việc học mới tạo được hứng thú,khơi dậy say mê chứ không là "ác mộng" với trẻ,sức ép với các bậc phụ huynh. Khi ấy,chúng ta mới có được CON NGƯỜI TỰ DO và SÁNG TẠO chân chính! "Không học giỏi sau này ra đường lượm rác mà ăn".Cái chuyện mà mỗi người chỉ cần làm đúng năng lực của mình, không cần phải cố quá sức của mình, nó chỉ có khi mà cái xã hội này hết ganh đua, hết người giỏi coi thường người dở thôi. Ai cũng biết mỗi người có một khả năng của mình, nhưng ông chủ lúc nào cũng nhìn người lao động phổ thông bằng nửa con mắt (mà có khi chẳng có con nào). Mấy nước như Nhật Bản hay Hàn Quốc còn xem đó là chuyện đương nhiên nữa chứ, người giàu có, có chức quyền phải được phục tùng tuyệt đối. Người nghèo nói đó là bất công thì người giàu nói phải như thế mới tiến bộ được, ai cũng như ai thì làm sao mà tiến bộ. Gần một nửa dân số thế giới sống dưới 50.000 đồng một ngày (1.500.000 một tháng), 1,3 tỉ người sống dưới 750.000 đồng một tháng. Nhưng các diễn thuyết gia thì luôn ra rả "ai cũng có thể làm giàu, ai cũng có thể thành công, các bạn chưa thành công vì biết cách, các bạn chưa giàu vì chưa cố gắng hết sức". Mỗi người có giới hạn khả năng của mình, cả thế giới chỉ có 1 Einstein, chỉ có 1 Napoleon, chỉ có 1 Leonardo da vinci, nhưng những người thành công thì luôn:"Vận may chỉ là từ biện minh của kẻ thất bại, tôi thành công là do chính bản thân mình". Vâng, do chính bản thân anh thông minh, do chính bản thân anh sinh ra trong gia đình có điều kiện.Có một mệnh đề rất phổ biến là Thành công = 1% tài năng + 99% nỗ lực, để chỉ trích những người thất bại rằng họ chỉ đơn giản là nỗ lực không đủ. Nhưng chẳng ai nói tới chuyện đơn giản rằng cả thế giới chỉ có 1 Einstein, chẳng ai nói đến rằng nỗ lực thật ra cũng là một phần của tài năng. Khi nhìn một người vừa gặp khó khăn đã bỏ cuộc, và một người gặp bao nhiêu khó khăn vẫn bước tiếp, người ta chỉ biết chỉ trích người bỏ cuộc, chẳng ai nghĩ rằng trời sinh có người chai lì, có người yếu đuối, có người gan góc, có người cái gì cũng sợ. "Không, không có, không có trời sinh gì hết. Tôi sinh ra chẳng khác gì anh hết. Anh không thành công vì anh không nỗ lực bằng tôi thôi. Vì thế tôi hoàn toàn có quyền coi thường anh, vì anh là đồ lười biếng, ăn bám xã hội. Chẳng có nguyên nhân khách quan nào khiến anh thất bại hết, chỉ có do chính anh thôi. Đừng có đổ thừa nữa, đừng có than vãn nữa, đứng lên và cày đi." - 1% người giàu thế giới nói với 50% dân số thế giới sống dưới 50.000 một ngày. Không phải chị không quan tâm đến điểm số, mà là chị rất tự tin và đánh giá chính xác lực học văn, tiếng Anh xuất sắc của con chị Trường hợp của chị là không cần giỏi tất cả các môn mà chỉ cần giỏi các môn quan trọng, sở trường chứ không phải là không cần điểm số. Không điểm số sao chị biết con chị học rất giỏi môn Văn và tiếng Anh? Ok, như chị nói "chị biết con chị là ai" có thể hiểu là chị có khả năng tự đánh giá được năng lực con mình. Thế, các phụ huynh khác không có khả năng đó thì làm sao? Không dựa vào điểm số để chọn được người đi du học xứng đáng nhất như trường hợp của con chị thì họ dựa vào cái gì? Rất muốn bài viết tiếp chị đưa ra dẫn chứng điểm số của con chị đứng gần cuối lớp nhưng vẫn được chọn đi du học! Chúng ta đi làm cần phiếu đánh giá hoàn thành công việc theo ngày, theo tháng, theo năm; học sinh đến trường cần các điểm số tương tự để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học hành. Rất đồng ý là với học sinh tiểu học, việc này chưa nên xem trọng vì việc học và chơi cần cân bằng. Đánh giá học vấn bằng điểm số theo tôi là quy luật. Giáo dục từ xưa đến nay vẫn thế. Người ngoài ngành đừng đại ngôn mệt lắm. Xuống thử làm giáo viên tiểu học xem để thấy cái khổ sở của việc bỏ cho điểm. Mà suy cho cùng, cái việc bỏ cho điểm ấy cũng chỉ là hình thức. Mà đúng là như vậy, phải như vậy, vì không đánh giá bằng điểm không lẽ đánh giá bằng niềm tin? Nền giáo dục VN ngoài đặc điểm thi cử “gà chọi” còn tạo ra “giải thưởng” học lệch. Học sinh chỉ cần học giỏi tuyệt đối 1 môn là tuyển thẳng đại học, thậm chí với môn ngoại ngữ được tài trợ học bổng du học toàn phần 1 năm. Tôi có đứa em con bà dì học giỏi tuyệt đối môn Anh văn, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, nhận được học bổng du học Hàn Quốc. Tưởng bở. Sang bên đó, chỉ giỏi tiếng Anh, số ngành để chọn học là cực kỳ hạn hẹp. Không giỏi toán làm sao đủ điều kiện thi vào khối kỹ thuật hay kinh tế. Giỏi tiếng Anh thì chỉ có thể chọn những ngành nghề chuyên về viết lách.Người ta lập ra hệ thống giáo dục phổ thông là để đào tạo ra công dân có sự hiểu biết toàn diện các kiến thức tối thiểu mà mỗi người đều phải biết. Từ sự hiểu biết toàn diện này đến trung học bắt đầu hướng nghiệp chọn ngành nghề mà mình thích, mình mơ ước, mình mê say. Tuy rằng chỉ có thể chọn 1 ngành nghề duy nhất trong vô số ngành nghề, nhưng vì hiểu biết toàn diện, phạm vi để chọn gần như không giới hạn. Còn học lệch 1 môn, phạm vi để chọn là rất hạn hẹp.Từ mục tiêu hiểu biết toàn diện, chương trình phổ thông tiên tiến không đặt nặng cái chuyện học giỏi hay không mà đặt nặng cái chuyện hiểu hay không. Ví như Toán phổ thông của họ so với VN có khó hơn không ? Khó. Cái khó của nó không giống với các bài toán của VN thiên về đánh đố, mẹo vặt. Nó là những bài toán tính toán rất đơn giản nhưng đòi hỏi tư duy logic cao. Ví dụ. Người ta cho anh hàng loạt dữ kiện, trong đó có những dữ kiện “dư thừa” dùng để gây nhiễu, che mắt. Việc của anh là chọn dữ kiện đúng và thiết lập công thức đúng. Anh không cần phải giải bài toán để tìm đáp số cụ thể vì người ta tạo ra máy tính không phải để anh đi làm cái việc “thiếu hàm lượng kỹ thuật” ấy. Với những bài toán như thế, chấp anh ăn gian, quay cóp, lật sách mở tài liệu tùy thích, mang cả thư viện vào phòng thi cũng không thành vấn đề.Chương trình phổ thông là dạy cho học sinh biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề để khi ra đời các cháu có thể tự làm chủ chính mình. Học sinh của họ tốt nghiệp trung học ra phần lớn không thi đại học ngay mà tìm kiếm công việc đơn giản để làm, để tích lũy kinh nghiệm sống. Sau 1 thời gian nhất định, cảm thấy những công việc đơn giản không còn tính “khiêu chiến”, những công việc phức tạp thì không đủ kỹ năng, lúc đó mới đi học đại học. “Sống để làm việc” và “Làm việc để sống” là 2 khái niệm khác nhau. Xã hội văn minh tiên tiến luôn hướng về vế thứ 1 còn xã hội nghèo nàn lạc hậu luôn bị động đối phó với vế thứ 2.Ở vế thứ 1, làm việc không chỉ để kiếm tiền mà còn để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bản thân vì nghề nghiệp mà anh chọn là công việc mà anh mơ ước, say mê. Ở vế thứ 2, làm việc thuần túy là để kiếm tiền với nghề nghiệp mà anh chọn là làm sao kiếm được nhiều tiền nhất chứ chưa chắc là nghề mà anh yêu thích. Với nghề nghiệp mà anh yêu thích, anh thường tự đào tạo, tự nghiên cứu sâu mà không cần ai đôn đốc hay cưỡng ép. Từ đó, mỗi 1 ngành nghề đều hướng đến tận cùng, đặt nền tảng cho việc phát sinh, khai sáng ra hàng loạt ngành nghề mới. VN mình lâu lâu lại “sốt” bất động sản, tức là, đồng tiền không có chỗ để đầu tư hợp lý vì các ngành nghề đã tương đối bão hòa. Đó là minh chứng cho 1 nền giáo dục, 1 nền kinh tế, 1 xã hội luôn bị động đối phó với vế thứ 2. Điểm số - những con số làm thước đo năng lực, trí tuệ...con người. Song, cái quan trọng là người dùng nó thực sự có tâm, có tầm không ?! Đặc biệt là bệnh thành tích hiện nay không giảm, mà ngược lại còn nặng thêm. Nếu dùng điểm để " ép HS phải học thêm" thì điểm số còn làm cho nước mắt cạn nhiều! Cách đây 25 năm khi con tôi vào lớp 1 tôi đã nói với con đừng để ý đến điểm số và các danh hiệu, hãy làm hết sức mình là được, cho đến bây giờ tôi vẫn thấy cần như thế Nếu không coi trọng điểm số thì các kỳ thi tính điểm để làm gì. Chỉ có điều đừng ép một đứa trẻ không có khả năng phải có điểm cao. Day la van de cua cha me Cho khong phai cua hoc sinh . Cha me co tri thuc se biet huong dan cac con thanh cong cho khong ap dat hay ki vong chung . Tổng kết cuối năm, tất cả các môn con tôi đều 10 điểm, và tôi rất sợ, vì tôi biết con tôi là ai. Cá nhân của em chưa được làm ba mẹ, nhưng mà em tin rắng nếu em là ba mẹ thì em sẽ không để cho con của mình phải chịu áp lực vì điểm số. Einstein cũng nói rằng mỗi người sinh ra là một thiên tài, nhưng nếu bắt một con cá leo cây thì nó sẽ sống một quảng đời còn lại và nghĩ rằng mình ngu muội. Nếu như cứ dựa mãi vào những gì thế gian nghĩ để làm chuẩn mực cho con thì nó sẽ biến thành một bản sao của người khác. Con em sinh ra là một bản thể, em sẽ không để nó chết như một bản sao. Vả lại, nếu như ta cứ so sánh con mình với người khác thì bao giờ là đủ? Đi học thì so điểm, đi làm so lương, lập gia đình thì so của hồi môn và nhiều thứ linh tinh khác nữa. Chúng ta có thực sự muốn con mang những gánh nặng đó? Nhớ lại lần đầu con cất tiếng khóc chào đời, chúng ta đã hạnh phúc hơn mọi thứ trên đời. Thế tại sao dần dần ta lại nỡ mang điều thế gian áp đặt lên đứa con thiêng liêng ấy? Rồi ta quên cái niềm hạnh phúc ấy chỉ bởi con làm ta thất vọng nhiều. Đồng tình với chị
Ép nhận phong bì Tất nhiên là có. Nó đã luôn tồn tại đâu đó trong các lời khai của những người bị phát hiện đã chạm tay vào cái phong bì. Và đôi lúc, lời khai này được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.Nhiều người hẳn sẽ phải nhíu mày khi đọc tiêu đề bản tin: Thanh tra xây dựng thoát tội nhận hối lộ do “bị ép nhận phong bì”.  Căn cứ lời khai của những người liên quan, khi xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử Tòa cấp cao tại Hà Nội đã xác định bị cáo, cựu thanh tra xây dựng phường không vòi tiền mà đương sự chủ động đưa. Áp dụng quy định có lợi cho bị cáo theo Bộ luật Hình sự 2015, HĐXX chuyển tội danh từ "Nhận hối lộ" sang "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Án phạt vì thế mà nhẹ đi.Chuyện này làm người ta nhớ lại một thanh tra giao thông khác, bị người dân cố ý nhét phong bì vào cặp, khi về mới phát hiện ra. Sở GTVT tỉnh cũng đã chấp nhận lời khai này, và vị thanh tra chỉ bị hạ bậc lương, dù số tiền trong phong bì xứng đáng cho một cuộc khởi tố vụ án hình sự.Như thế là chuyện “bị ép nhận phong bì” là một việc có thật, căn cứ vào các án lệ này.Nhưng ngoài các cuộc kiểm điểm và xét xử, ngoài các lời khai và các bản kết luận, thì trong đời sống, nó có thực sự tồn tại hay không?Một luật sư kể, cách đây độ hơn 10 năm, khi máy quay phim bí mật chưa phát triển thì các cán bộ tư pháp hay mời luật sư về nhà “trao đổi công tác”. Họ thường là bạn bè trường luật hoặc va vấp qua nhiều vụ án nên câu chuyện cũng có phần cởi mở. Chốt câu chuyện, luật sư nói "hôm nay tôi có món quà…" thì vị cán bộ miệng nói dõng dạc: "Anh không được làm thế, ảnh hưởng đến tình bạn của chúng ta. Mọi thứ sẽ được xử lý theo pháp luật". Tay anh ta vẫn đưa ra một cách tự nhiên, cầm lấy món quà ấy."Nghệ sĩ ưu tú cũng chỉ đóng đạt đến thế mà thôi", luật sư này cười như mếu.Có cán bộ khác lại nổi tiếng hay mời "những người liên quan" đến phòng làm việc riêng. Không nói gì, ông mở ngăn kéo và chỉ tay vào. "Khách" tự động thả phong bì và ra về. Coi như xong thỏa thuận.Còn bây giờ, khi máy quay bí mật đã tương đối rẻ và phổ biến thì một số cán bộ lại đổi chiêu: Có thể là viết vào tay mình, hoặc đơn giản hơn là chấm nước chè viết lên bàn. Vẫn vị luật sư kia kể, có lần, một công chức viết số 20 lên bàn. Ông vờ không hiểu hỏi nhỏ: 20 triệu à? Vị công chức thản nhiên đứng dậy buông đúng một từ "nghìn" rồi ra bàn làm việc.Người này mách người kia. Những câu chuyện xung quanh việc "đưa phong bì" cho thấy hành vi "vòi vĩnh" thường không "thành lời". Không một cán bộ, công chức nào dại đến mức ra giá như trong Truyện Kiều kiểu "có ba trăm lạng việc này mới xuôi". Công nghệ ghi âm, quay hình bây giờ không cho phép một ai có lý trí làm cái việc ấu trĩ ấy. Mà trên thực tế, đó có thể là cử chỉ, hành động thậm chí là không hành động. Đương sự phải "hiểu ý" mà hẹn gặp gỡ, trao đổi. Nói rộng hơn, việc gợi ý có thể ở những dạng thức khác có vẻ không còn mang màu sắc cá nhân. Có thể là "đơn vị hay phải đi công tác xa, đường xấu mà xe thì chờ mãi cấp trên chưa cấp"; "sắp tới, cơ quan tổ chức cho anh chị em đi nghỉ mát ở miền Trung"…Mỗi cơ quan, mỗi cá nhân lại có một “bộ quy tắc ứng xử” riêng trong chuyện này. Ai đến làm việc nên tìm hiểu trước, tránh đưa phong bì thô thiển. Thậm chí người ta kể rằng có bà bán nước ở cổng một cơ quan nọ, hễ ai đến làm việc, ngồi uống nước chè, bà đều hỏi ân cần: “Thế đã gặp chị chưa?”.Chị ở đây là vợ ông thủ trưởng cơ quan. Không gặp chị thì không xong việc.Tôi phải thú nhận rằng chính bản thân mình cũng từng phải “lót tay” trong những trường hợp cần thiết. Thật khó làm việc khi đối phương, thay vì bàn vào chuyện chính, lại nói bâng quơ: “Dạo này anh em khó khăn quá”.Vòi vĩnh dường như đã song hành cùng nền hành chính được chiết tự thành "hành là chính" ở nước ta. Những khoảng mờ, những văn bản đa nghĩa, sự thiếu giám sát của cấp trên vô tình đã khoác lên các cán bộ, công chức những quyền lực vô biên trong việc xử lý công việc của người dân, doanh nghiệp. Để họ có điều kiện "gợi mở" những khoản "lót tay".Và qua thời gian, thì sự vòi vĩnh đã được giũa gọt và nâng tầm lên một mức độ tàng hình. Có mà không. Không mà có.Tôi thậm chí tin rằng nếu căn cứ vào đúng các quy phạm, thì hành vi đòi hối lộ đã tuyệt tích trong các mối quan hệ ở nước ta từ lâu. Và thậm chí, có thể khẳng định rằng phần lớn những phong bì được đưa hàng ngày đều là bị “ép nhận”.Khoảng cách mông lung giữa cặp phạm trù “đòi hối lộ” và “bị ép nhận hối lộ”, có lẽ chính là phép thử cho quyết tâm chống tham nhũng.Trần Anh Tú Văn hoá phong bì là có thật,mà "Nén bạc đâm toạc..."cũng có lâu rồi! Bị" Ép nhận phong bì" là uyển ngữ/ xảo ngữ để CÁC VỊ đỡ căng cái mặt,bớt "áy náy" thôi mà! Thôi đừng nói nữa anh, em có chút quà mong anh đừng nói nữa thực tế có lần có người nhờ giúp, nhưng tôi là cán bộ nên biết ko giúp được và đã từ chối, sau người dân cứ thiết tha nhờ vả đưa phong bì tôi ko nhận. đến lúc về nhà lấy hồ sơ ra thì có cái phong bì bên trong có 1 triệu. vài ngày sau tôi phải xuống tận nơi để trả lại. nếu đọc được đoạn chia sẻ này, người dân đó sẽ mời tôi một trận bia chứ nhỉ Thân em vừa trắng lại mi nhonChuyên chở tình thơ thắm nghĩa trònNhưng mà ngày nay em mang tộiChỉ toàn đựng bạc ... giúp bôi trơn Chết lặng mà thương cái...phong bìTội tình bị ép rất nhiều khiTrao qua đưa lại ai nào thấyChỉ tại tên mi cái phong bìChỉ tại tên mi cái phong bìLại nằm trong cặp xếp làm chiBao năm quen thói đưa và nhậnBây giờ lại nói... ép phong bì. phải nói là công nghệ vòi vĩnh "biết rồi khổ quá nói mãi", câu này hoàn toàn đúng cho bài viết này. Tôi làm việc cho 1 công ty Tư vấn xây dựng, một thời gian sau mới nghiệm ra được cán bộ chẳng ai dùng mail nội bộ của cơ quan, chỉ toàn xài Yahoo với Gmail thôi. Kiểu chối tội trơ trẽn nhưng được cho phép bởi những người trơ trẽn hơn :3 Nên xử tội "ép nhận phong bì" mức độ giống như tội cưỡng dâm, vì cũng là bắt người khác làm một việc gì mà người ta không muốn. Tham nhũng ở nước ta không bao giờ " Giảm" được ! Nguồn gốc của tham nhũng là cơ chế. Người này về hưu hay bị bắt thì người trong cơ chế ấy lên thay. Bình thì mới nhưng rượu nấu cùng lò nên chất lượng không khác nhau. Chúng ta cần thay đổi mạnh mẻ cơ chế hiện tại mới mong có chuyển biến về tham nhũng. Thanh tra, kiểm tra nội bộ thường không có chút kết quả gì nếu không có dư luận phanh phui; Thậm chí dư luận "râm ran" nhưng thanh kiểm tra cũng "chưa phát hiện" được cho tới lúc cơ quan cấp trên nhúng tay vào thì sự thật đã quá muộn màng. Giờ thì mình biết tại sao quan chức lại giàu rồi, toàn bị ép cả. Thực chất là sự "đánh tráo khái niệm" một cách hết sức tinh vi của quan chức mà thôi! Tôi cũng đã từng bị vòi vĩnh. Đưa 2 lần lót tay đến lúc cần, cán bộ đó lại xin nghỉ phép giỗ bà dì, có lẽ do chưa đủ. Đành nhờ người gọi sếp của vị cán bộ kia. Thế là giải quyết ngay, không có giỗ j cả. Mồm mép lươn lẹo đến nỗi nghe thấy ngô nghê thế mà vẫn có hiệu quả thoát tội. Nồi canh pháp luật sâu nhiều hơn rau rồi. Chuyện hài rồi , người dân không ai bị thần kinh mà mang tiền đến ép các quan tham
Con người tự do Tôi cũng là một phụ huynh có ba con nhỏ. Con đi học, tôi vì trách nhiệm và vì tò mò mà dành thời gian tìm hiểu chương trình, rồi học cùng con ở hai quốc gia khác nhau nữa. Vậy tính ra, tôi đã đi qua 5 nền giáo dục Á - Âu, cả trực tiếp và gián tiếp. Vậy tôi thấy gì khác nhau trong 5 nền giáo dục đó? Và quan trọng hơn, bài học nào sẽ được rút ra từ những trải nghiệm thực tế đó?Tôi thấy rằng, dù khác nhau về văn hóa, thể chế và tôn giáo, nhưng giáo dục có hai loại mục tiêu: Đào tạo con người công cụ và đào tạo con người tự do. Hai mục tiêu này không tách bạch tuyệt đối, thường lồng ghép xen lẫn vào nhau theo chủ ý hoặc vô thức do tập tục. Tùy theo mức độ công cụ hay tự do nhiều hay ít, mà hệ thống giáo dục đó sẽ tạo ra con người công cụ hay con người tự do theo cách tương ứng.Như mọi hệ thống sản xuất khác, một hệ thống chỉ có thể vận hành trơn tru hiệu quả và không rơi vào hỗn loại khi hình dung đích xác được sản phẩm đầu ra có những thuộc tính nào. Với giáo dục là trả lời tường minh cho câu hỏi: Hệ thống giáo dục hướng đến việc đào tạo con người nào?Rất nhiều độc giả đã đặt ra câu hỏi tương tự sau các bài viết “Giáo dục không triết lý” và “Giáo dục bế tắc” trên Góc nhìn. Họ chấp nhận phản biện về cải cách hiện thời của tôi, nhưng đề nghị tôi trả lời rằng tôi mong muốn triết lý nào.Sau nhiều năm trải nghiệm, tôi bắt đầu gây dựng và theo đuổi một triết lý giáo dục mới, phát biểu giản dị rằng: Con người tự do là đích đến của giáo dục.Con người tự do, như tên gọi của nó, thể hiện trước hết ở việc tự do đi tìm câu trả lời cho câu hỏi cốt yếu “Tôi là ai?”. Đó chính là tự do tư tưởng. Tư tưởng về chính bản thân mình. Con người khác với con vật ở chỗ biết hỏi: “Người là gì, tức Tôi là ai?”, còn con vật thì không. Chính việc tự do đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này là cội nguồn của văn minh nhân loại, hình thành nên nhân tính và xã hội con người. Mà muốn vậy, điều kiện tiên quyết là họ phải có được tự do để tư duy trước khi trả lời cho câu hỏi tôi là ai. Mà để tư duy hiệu quả và chính xác, họ cần thông tin như những nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, sự tự do tiếp cận thông tin là điều tối quan trọng. Trong giáo dục, điều này có nghĩa, học sinh và giáo viên phải được quyền tiếp cận với các nguồn tư liệu và tài liệu tham khảo khác nhau, thể hiện trước hết ở nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau được lưu hành.Trong lớp học, học sinh phải được tự do bày tỏ ý kiến và diễn giải của mình. Nội dung bài học vì thế không được phép đóng cứng vào một diễn giải cụ thể, dù đó là diễn giải của người thầy đáng kính. Nếu không, học sinh sẽ bị thui chột sáng tạo và trở nên máy móc. Việc học rõ ràng không phải chỉ là ghi nhớ giải pháp của thầy cô, mà là tìm được bao nhiêu giải pháp theo cách của riêng mình cho vấn đề đang đối mặt. Việc thi cử khi đó cũng không đi theo hướng có học thuộc, biết đúng điều đã được dạy để thi hay không, mà trở thành thước đo cho sự trưởng thành của người học, mà quan trọng nhất là sự trưởng thành trong tư duy của họ, biểu hiện qua năng lực cốt yếu: Năng lực tư duy độc lập.Vì sao như vậy, vì nếu không có năng lực tư duy độc lập, một người dù đã bạc đầu, vẫn cần phải cậy nhờ đến tư duy của kẻ khác, do đó trên thực tế vẫn là trẻ vị thành niên. Đất nước không cần nhiều trẻ vị thành niên bạc đầu như vậy. Đất nước cần những con người trưởng thành, có tư duy độc lập, để xây dựng một đất nước độc lập và trưởng thành.Tầng thứ hai của con người tự do là tự do lựa chọn. Lựa chọn là cấp độ cơ bản nhất của hành động. Nhìn thật kỹ chúng ta sẽ thấy mọi hành động có nghĩa đều bắt đầu bằng một lựa chọn.Vì sao? Vì sau khi đã có tự do tư duy, đã có thể tư duy độc lập, thì ta phải làm điều gì đó chứ? Nếu giáo dục chỉ đào tạo ra những thế hệ học nhiều thi giỏi mà không biết làm việc, không có khả năng lựa chọn thì rõ ràng nền giáo dục đó đã sai đường. Với giáo dục, tự do lựa chọn thể hiện trước hết trong việc được quyền lựa chọn hình thức học tập phù hợp với mình. Vì thế, bên cạnh những loại hình trường hiện có, loại hình homeschooling, tức học tại nhà, cần được thừa nhận về mặt pháp lý.Quyền tự do lựa chọn còn thể hiện ở việc người học cần được quyền lựa chọn giáo viên phù hợp. Vì thế hệ thống giáo dục cần phải tổ chức sao cho lựa chọn này thực hiện được, ví dụ bỏ biên chế suốt đời. Không thể nào một giáo viên kém, nhưng vì lý do nào đó, vào được hệ thống giáo dục, thì nghiễm nhiêm ở đó gần 40 năm cho đến lúc về hưu mà không có cách nào để thay thế.Một người có tự do lựa chọn là một người đã có khả năng lãnh đạo bản thân, làm chủ cuộc đời mình, và tự chịu trách nhiệm về sự làm chủ đó. Đó chính là những phẩm chất mà một người học cần hướng tới. Lãnh đạo bản thân, làm chủ cuộc đời mình là thước đo cho sự trưởng thành thực sự cho người học.Tầng thứ ba của con người tự do sẽ là tự do trở thành, tức được tự do trong việc quyết định trở thành người mình chọn để trở thành. Nó bao gồm tự do thân thể, tự do biểu đạt cảm xúc, tự do biểu lộ tinh thần. Sự thay đổi của chúng chính là sự thay đổi của chúng ta. Người học phải nhận biết và làm chủ được những sự thay đổi đó, thông qua lựa chọn trong tự do và sau khi suy xét.Cho đến nay, tự do thân thể đã được pháp luật bảo hộ, nhưng nhiều khi còn mâu thuẫn khi triển khai. Quyền tự do thân thể chưa được nhận thức đúng. Bạo hành trong gia đình và nhà trường, một sự xâm phạm tự do thân thể điển hình, vẫn xảy ra thường xuyên. Bạo lực học đường bùng phát cũng là chỉ dấu xấu cho thấy tự do thân thể đã bị xâm phạm ngay trong môi trường trong sáng nhất là nhà trường.Còn tự do biểu đạt, dù là cảm xúc hay tinh thần, gần như ít khi được xét đến. Một phần do văn hóa truyền thống, một phần do giáo dục đã bỏ qua thứ tự do trở thành này, nên con người không được sống thật với cảm xúc và các giá trị tinh thần của mình, lại càng không dám biểu đạt chúng ra cho người khác thấy. Tất cả những điều này đều không tốt cho sức khỏe tâm thần, cho sức sáng tạo, và rộng hơn là cho một xã hội lành mạnh.Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy “tự do” chưa phải là một khái niệm được tôn trọng trong nhà trường, hay không phải là mục đích của nó.Tầng thứ tư của con người tự do là tự do kiến tạo, có được trên nền móng từ ba thứ tự do đã nói ở trên. Một người chỉ có thể kiến tạo tương lai nếu tương lai đó đã được kiến tạo trong tâm trí mình trước hết. Tương lai của một con người, tương lai của một quốc gia, nằm ở thứ tự do kiến tạo này.Đó là lý do vì sao tôi luôn tâm niệm rằng, triết lý giáo dục của thời đại mới không thể là đào tạo con người công cụ như hệ thống giáo dục hiện thời. Con người tự do là đích đến của giáo dục.Giáp Văn Dương Tất cả mọi con đường đều đến Rome. Anh có bài viết phân tích quá hay! Tự do bình đẳng và bác ái . Tôi yêu tự do. Con cái tôi cũng đang ở nước ngài Sâu sắc, đầy gợi mở và xứng đáng mang tầm nhìn vĩ mô là cảm nhận riêng tôi về bài viết của anh Dương. Mẹ tôi là Giáo viên dạy Văn, Bà nói với cả ba anh em tôi một câu,đến giờ tôi vẫn còn khắc ghi: "Mỗi đứa tự chọn lựa con đường học tập,nghề mình theo đuổi...Bao giờ cảm thấy không thể bay xa nữa,hãy về với Mẹ!" Tôi biết ơn bà vì điều này,bởi nó nằm ngoài "khuôn khổ" chung mà ngay cả nhiều đồng nghiệp hay bạn của Bà vẫn xem là "mạo hiểm". Chỉ bao giờ các bậc phụ huynh thay vì áp đặt nguyện vọng,ý chí của mình lên con cái mình,khi ấy chúng ta mới có NHỮNG ĐỨA TRẺ TỰ DO.Chỉ khi nào ở trường học,thay vì áp đặt các em học sinh học thuộc,học một cách máy móc,học nhiều điều quá hàn lâm và "cao siêu" người Giáo viên gợi mở,định hướng phương pháp,để các em học sinh tự tìm hiểu,theo đuổi điều gì đó vì đam mê,say mê...chúng ta mới có CÁC EM HỌC SINH TỰ DO. Chỉ khi nào mỗi một bạn trẻ thành niên,với đầy đủ nhận thức và quyền,trách nhiệm cuả một Công dân thay vì sống theo áp đặt của gia đình,chạy theo số đông phong trào,chịu lép vế bởi dư luận tự mình lựa chọn con đường mình bước tiếp và có đủ bản lĩnh đối diện- theo đuổi đam mê chính đáng tới tận cùng....chúng ta mới có được những CON NGƯỜI TỰ DO. Tôi tin,mỗi Quốc gia tiến bộ và văn minh luôn được hun đúc,cống hiến bởi nhiều cá nhân / CON NGƯỜI TỰ DO như vậy! Hãy bắt đầu và thay đổi từ ngay tư tưởng mỗi chúng ta! Theo tôi giáo dục ở nước ta là "giáo dụ sợ hãi" hơn là "giáo dục bế tắc". Vì quá sợ hãi nên chúng ta đã đi chệch hướng trong phương pháp đào tạo, mục tiêu của giáo dục phải là phát triển phương pháp tư duy chứ không chạy theo thành tích ảo như hiện nay. Sợ ngu dốt, sợ thất bại, sợ bị đánh giá yếu kém, thậm chí sợ cả suy nghĩ đúng đắn, điều này dẫn đến sự bất chấp để đạt được điểm số mà không cần biết mục tiêu giáo dục là gì, điểm số sẽ không có tác dụng nếu tư duy không phát triển tương ứng với các mức học hiện nay. Giáo dục là không thể nóng vội, vì lợi ích trăm năm trồng người mà. Tôi đã đọc kỹ lưỡng 3 bài viết gần đây về giáo dục của anh. Và câu hỏi lớn nhất là: BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU? Tôi thật sự tâm đắc với bài viết này vì nó sâu sắc và sát với thực tế. đáng tiếc là truyền thống hiếu học tốt đẹp từ xưa đã và đang trói buộc cả nền giáo dục chúng ta. Khi mà phụ huynh so bình thành tích của con em mình, trường thì đọ số lượng học sinh giỏi xuất sắc với nhau. Cơ hội nào tự do cho học sinh? phải học thật giỏi và phải giỏi với điểm số cực cao đó là điều bắt buộc. Thử dạo qua facebook mấy hôm nay xem, cha mẹ khoe điểm con nhiều vô kể. Đó chẳng phải tạo thành áp lực với con em chúng ta sao?Trẻ em đâu cần nhiều điểm số để thành người! Đồng ý kiến với tác giả là: "giáo dục của thời đại mới không thể là đào tạo con người công cụ như hệ thống giáo dục hiện thời. Con người tự do là đích đến của giáo dục." và "Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy “tự do” chưa phải là một khái niệm được tôn trọng trong nhà trường, hay không phải là mục đích của nó" Bộ giáo dục đang tiến hành công tác cải tổ giáo dục. Nếu họ đọc được bài báo này thì hay biết mấy. Từ trước tới giờ đã nhiều lần cải cách giáo dục mà tình hình vẫn không thay đổi. Hy vọng lần này Bộ giáo dục cải tổ toàn diện chứ không cải cách và đổi mới nữa. Việc đầu tiên trong cải tổ là phải đổi mới tư duy, muốn thay đổi nền giáo dục thì cần đến một thế hệ. Cảm ơn bài viết rất thực tế của anh. vấn đề ở đây là gđ nào chưa có đk thì con mình cũng khó có được sự tự do mong muốn được, đúng vậy ko anh và các bạn? Giáo dục Việt Nam là đào tạo thành Người Công Cụ sau bao nhiêu đổi mới Vẫn Mèo lại Hoàn Mèo.Khi học Văn Học đề bài yêu cầu " Nêu cảm nghĩ của em về bài văn bài thơ nào đó ...) . Tôi đố mà học sinh dám viết theo suy nghĩ của mình ( Cho dù học sinh chả thích bài thơ đó hay bài văn đó). Vẫn phải viết theo ý của giao viên không sai 1 chữ . Vì viết theo ý mình không thích chê bai thì ăn ngay con số 0.Với bệnh thành tính qua những con số điểm thì làm sao tự do sáng tạo được. Cái này chỉ có trong những giấc mơ dài. 1.Đào tạo lớp người làm thuê.Không biết kinh doanh.2.Luôn vâng lời,dễ bảo,chịu khó lao động.Không đòi hỏi lương cao và các điều kiện khác. Bài viết hay và sâu sắc. Nhưng những ý tưởng đó chỉ để xem và bình luận chơi thôi! Năm 1973 tôi hoc môn Sử ký lớp 11 ở trường với Ông Thầy đã tu nghiệp ở Mỹ về.Ông Thầy đã ra đề bài thi học ký nguyên văn như thế này:" Bạn hãy tự đặt ra câu hõi về lịch sữ mà bạn đã học vả tự trã lời."Sau 1975, tôi đã học với một Ông Thầy khác khi chuẩn bị thi lớp Master thì Ông Thầy này tâm sự là Ông có ước nguyện mỡ mộ trường đại học và khi đó Ông sẽ cho kẽ một slogan to lớn trước cỗng trường:" Học đễ trở trở thành con người tự do".Tôi thấy cả hai Ông Thầy đã nắm vững chân lý trong sự nghiệp đào tạo của mình.Cám ơn Dương. Thực ra những gì tác giả nói không mới, Immanuel Kant, John Stuart Mill đã "nói" về những nội dung này từ rất sớm, và phương Tây, với với cách giải thích và cải biến thực tại khách quan lý tính đã áp dụng từ rất sớm những triết lý này với nội dung cơ bản quyền của các cá nhân trong mối quan hệ của họ với cộng đồng và với xã hội.Nhưng cái mới của tác giả là một lần nữa nhắc lại triết lý kinh điển này cho giới làm chính sách để lưu ý họ, với quyền lực áp đặt triết lý được trao họ nên và phải có trách nhiệm đem và/hoặc áp dụng triết lý mang tính nền tảng này vào Chính sách giáo dục Quốc gia, với mục tiêu phát triển phần mền, năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân và phần cứng của năng lực này là tài sản cho Quốc gia để hướng tới mục tiêu chung của xã hội là Thịnh vượng và Hạnh phúc Đây cũng chỉ là quan điểm của tác giả thôi. Muốn làm được thì phải thay đổi cách nghĩ của người Việt Nam. Ai sẽ phải thay đổi đầu tiên?
Tiếng hát người câm Cứ mỗi lần nhắc đến Luật về Hội, tôi lại nhớ bà Thảo. Nhiều người Sài Gòn hẳn đã gặp bà, dù không biết tên. Có dạo, cứ mỗi tối, bà lại dẫn một lũ trẻ ra đường đi bộ Nguyễn Huệ để hát rong. Người phụ nữ khắc khổ, tóc đã bạc, bắt nhịp cho dàn đồng ca “hát” theo tiếng nhạc phát ra từ chiếc loa cũ. Nhóm hát ấy là của những người câm điếc.Người câm cũng biết hát. Bà Thảo đứng trước, như một nhạc trưởng, nghe lời ca phát ra từ chiếc loa, rồi dùng tay “hát” lại bằng ngôn ngữ ký hiệu. Lũ trẻ hòa nhịp “hát” theo, cũng bằng tay. Khung cảnh ấy khiến nhiều người qua đường xúc động, dừng lại, bỏ tiền vào chiếc hòm nhỏ.Đó không phải là một nhóm hát rong thông thường. Đằng sau nhóm hát ấy là nỗ lực duy trì một “hội” dành cho người câm điếc TP HCM của bà Thảo.Con trai duy nhất của bà, Khiêm, bị câm điếc bẩm sinh. Sau nhiều năm nuôi dạy đứa con khiếm thính trở thành cử nhân mỹ thuật, bà nói mình thấu cảm sự khó khăn của những người câm điếc. Bà đứng ra tổ chức những hoạt động giáo dục cho người câm điếc, từ dạy chữ, dạy kỹ năng sống, cho đến việc nuôi cả những đứa trẻ câm điếc không nơi nương tựa trong căn nhà tập thể chỉ hơn 20 mét vuông của mình. Hay đôi khi, là những việc như quyên góp mua một chiếc quan tài cho người câm điếc nghèo nọ đã qua đời.Báo chí viết về bà Thảo nhiều. Nhưng không khiến bà có một tư cách. Bà tả rằng chồng hồ sơ xin được thành lập “Hội điếc câm TP HCM” của mình đã dày cả mét. Rất nhiều lá đơn, rất nhiều quyết định của UBND thành phố. Trong căn phòng nhỏ của bà, bên cạnh mấy đứa trẻ câm điếc đang nằm ngủ, tôi đã xem hết, nhưng không thể nhớ hết. Một quy trình rối rắm được điều chỉnh bằng nhiều nghị định và thông tư. Đã gần 10 năm, bà xoay xở với đống giấy tờ ấy mong cái hội của mình được thừa nhận.Năm ấy, tôi đã định viết nhiều về bà Thảo - trong tuyến bài vận động cho dự án Luật về Hội. Nhưng cuối cùng, như nhiều năm trong quãng 10 năm qua, nó vẫn là một dự án treo. Năm ngoái, năm nay hay năm sau viết cũng chưa muộn.Được thành lập hội là một nhu cầu chính đáng của công dân. Chính phủ có thể có rất nhiều lý do về an ninh, về ổn định chính trị để nghi ngại về các hội. Nhưng có lần, tôi dự một bàn tròn về Luật Hội, có đồng nghiệp bức xúc: “Liên minh chung cư Hà Nội có phải là một cái hội không?”. Một nhóm các cư dân chung cư liên hiệp lại, để đấu tranh với chủ đầu tư về những vấn đề như phí gửi xe, sửa chữa điện nước, cái hố rác thông tầng... thì có phải là một nhu cầu chính đáng và rất cần thiết trong xã hội hay không? Cái gọi là “hội”, thật ra chỉ đơn giản như thế.Nghĩ đến việc những hội như hội đồng hương Hải Phòng, hội họa mi chiến Hà Nội, hội chủ quán phở Nam Định, theo nguyên tắc phải được gọi là “hoạt động ngoài vòng pháp luật”, rất thấy có vấn đề.Và cái nhóm hát của người câm trên đường Nguyễn Huệ, dù pháp nhân của nó đã kẹt lại ở đâu đó trong núi công văn giấy tờ trên ủy ban, thì nó vẫn là một hội. Không được gây quỹ, không được có con dấu, thì nó hoạt động bằng cái thùng quyên góp trên phố đi bộ, mấy bà cháu đổ ra sàn nhà, cùng đếm, rồi đem tiền ấy đi tổ chức hoạt động cho người câm điếc. Nó hoạt động, không phải bởi ý nguyện cá nhân của bà Thảo - mà bởi thành phố ấy, có rất nhiều người câm điếc nghèo khó cần được giúp đỡ, và họ tin bà Thảo.Nhưng tất nhiên, nói thế không phải là không cần luật. Không có một pháp nhân, không có một cơ chế kiểm toán, bà Thảo có nhận bao nhiêu lời ra tiếng vào cũng phải chịu. Người ta có nói, bà lợi dụng bọn trẻ khuyết tật để làm tiền, cũng phải chịu.Nhiều hội đang hoạt động, như là những tiếng hát của người câm. Người câm vẫn hát, bởi vì họ cần hát, nhưng không thể thành những lời ca, mà chỉ thành một thông điệp day dứt.Những nghi ngại về an ninh và ổn định chính trị của cái “quyền lập hội”, nếu có cơ sở, cũng có thể được điều chỉnh bằng rất nhiều điều luật khác. Nó không phải là cơ sở để nâng lên đặt xuống mãi cái Luật về Hội - khiến nó trở thành dự án Luật mang số phận long đong nhất lịch sử. Hôm qua, tại Quốc hội, nhiều đại biểu quốc hội đã rất sốt ruột vì cái sự xin hoãn lần thứ rất nhiều này.Dạo này vào Sài Gòn, tôi lên căn gác nhỏ của bà Thảo mấy lần, nhưng đều không gặp. Truyền thông đã giúp bà bận bịu hơn, làm được nhiều việc hơn với cộng đồng người câm, không cần đi hát rong xin tiền nữa. Nhưng vui đấy, rồi lại buồn ngay: vẫn lác đác đâu đó là những điều tiếng của một nhóm hoạt động tự phát "không có kiểm toán".Bọn trẻ con câm điếc, chúng tất nhiên không thể cãi nhau. Còn bà Thảo, ai khiến bà không có nổi một cái pháp nhân cho đàng hoàng?Đức Hoàng Tôi cũng đang thành lập "Hội những người mê anh Đức Hoàng", chờ mãi không thấy chấp nhận Tiếng hát người câm tiếng hát lòngMơ về cái Hội phận long đongSợ hoài, nghi mãi không dám quyếtBiết đến bao giờ Luật làm xong? Ẩn dụ và so sánh của tác giả quá thâm thúy. Thật chua xót ! Muốn được chính danh làm việc tốt điều lành cũng muôn vàn khó khăn, các bạn ạ ! Ai khiến cho bà Thảo không có nổi một cái pháp nhân có lẽ cần thêm trái tim ấm hơn,đôi tai biết lắng nghe nhiều hơn nữa mới trả lời nổi điều Đức Hoàng đang băn khoăn! Tôi đã ứa nước mắt khi đọc bài này. Rất kính nể tác giả. Nếu được xin cho địa chỉ của bà Thảo. Xin cảm ơn. công nhận bài của Đức Hoàng luôn hay. Hay thật ! Ở  mình rất nhiều thứ không được luật pháp cho phép, nhưng không rõ có bị cấm hay không ? Và rồi những sự việc ấy vẫn cứ xảy ra, họ vẫn cứ làm mà không hề nghĩ là có thể vi phạm pháp luật . làm người tốt cũng khó nhể? Tôi cũng thành Fan hâm mộ anh Đức Hoàng từ lúc nào không biết. Nhà báo rất có tâm và tài.... Tôi dự định thành lập Hội những người không nói dối nhau, chuẩn bị suốt 30 năm rồi. Tưởng rằng những gì không cấm thì người dân được phép làm, hoá ra những gì chưa có luật thì không được phép, nghĩa là bị cấm. Cám Ơn Đức Hoàng về bài viết này, Có thể chấp nhận luật lập hội không mang mục đích chính trị.
Mua tương lai cho trẻ Anh chia sẻ điều khiến tôi lặng người. Con trai anh, khi học lớp 8 đã nói với bố “mua giải cho con để được cộng điểm khi thi vào lớp 10”. Có bạn trong lớp của cháu đã được phụ huynh mua giải thưởng. Quá nửa học sinh trong lớp khi vào lớp 9, đã thuộc diện được cộng điểm khuyến khích bởi có giải trong các cuộc thi văn hóa, nghệ thuật…Tôi đọc lá thư ấy cho PGS Văn Như Cương. Ông chau mày. “Giáo dục như thế thì chết”. Thầy bảo, trước đây cũng có phụ huynh nói nhỏ với thầy rằng, họ chỉ cần bỏ vài triệu sẽ mua được các giải văn nghệ, thể thao.Hai mùa tuyển sinh vừa qua, mỗi năm trường Lương Thế Vinh, nơi thày Cương làm chủ tịch HĐQT, nhận được 4.000 hồ sơ, trong đó có 1.000 đạt điểm 10 tuyệt đối cả hai môn Toán, tiếng Việt suốt 5 năm tiểu học. Cứ 10 hồ sơ sẽ có 3 thí sinh được giải trong các cuộc thi văn hóa, nghệ thuật, thể thao… từ cấp trường trở lên.“Tôi hoảng quá”, thầy bảo suốt từ khi đi học, đến lúc đi dạy rồi làm quản lý trường, thầy không thấy học bạ nào được 10 điểm tuyệt đối như thế. Các học sinh thi đỗ vào hệ THCS của trường Lương Thế Vinh các năm trước, được đánh giá có chất lượng tốt hơn học sinh xét tuyển đỗ vào, cũng hiếm hoi đạt 10 điểm Văn, Toán trong 5 năm tiểu học.PGS Văn Như Cương bàn, rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương “cấm thi” để giảm tải học tập, thi cử cho học sinh. Tuy nhiên, việc nhiều phụ huynh “luyện” cho con tham gia nhiều cuộc thi để cộng điểm khác, nếu thực chất là học sinh thi, thì còn vất vả, căng thẳng hơn thi tuyển một lần.Một người chị từng chia sẻ với tôi rằng, đồng hành với con qua các cuộc thi học sinh giỏi thành phố, thi tiếng Anh qua mạng… mới thấy con vất vả như thế nào. Mọi lúc, mọi nơi và gần như tất cả thời gian con dồn vào việc nhớ từ, luyện thi... Có hôm nằm lên giường ngủ với mẹ, con còn bật dậy vào bàn ngồi học vì nghĩ ra điều gì đó hay ho cho bài luận của mình. Đó là chưa kể khi học đội tuyển, các môn khác trên lớp đã được thầy cô “ngầm” cho con không phải học nhưng vẫn sẽ cho kết quả cao.Bệnh thành tích và nỗi ám ảnh khoa cử, tưởng được dẹp bằng cơ chế xét tuyển, cuối cùng lại trầm trọng thêm. Và việc bọn trẻ tự gồng lên thi thố cho đạt các thứ thành tích này, dù đã là bi kịch, vẫn còn là một điều may mắn. Trong một số trường hợp, lũ trẻ thậm chí có thể được giáo dục rằng thành tích là thứ có thể “chạy” được.Có phụ huynh kể rằng ở lớp con, có bạn không biết bơi nhưng lại được giải bơi, không biết chơi cầu lông nhưng có giải cầu lông. Tôi không tưởng tượng được rằng những ông bố bà mẹ ấy, sẽ nói gì với con để giải thích về cái giải này. Tôi cũng đoán được điều gì sẽ diễn ra trong đầu đứa trẻ, cũng như là bạn học của chúng, khi tiếp nhận hành vi ấy. Chúng sẽ xấu hổ với bạn bè? Hay là chúng sẽ thích, vì chúng là trẻ con? Chúng chưa thể hiểu hết được ý nghĩa của việc tự vượt qua chính mình.Dù trạng thái tâm lý nào, nó cũng sẽ mang tính giáo dục mạnh, sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của các cháu sau này.“Thật đáng xấu hổ khi các cháu mới 14-15 tuổi đã phải tận mắt chứng kiến tiêu cực trong giáo dục... khi những gia đình có tiền đi mua giải được cộng thêm điểm. Điều này sẽ là vết nhơ theo các cháu trong suốt cuộc đời, nhất là trong độ tuổi hình thành nhân cách” - lá thư của vị phụ huynh kia viết. Anh dường như thực sự bức bối, vì đã đề tên thật, địa chỉ, và cả trường lớp của mình trong một bức thư tố chuyện chạy giải, gửi cho báo chí.Cơ chế xét tuyển và ưu tiên thành tích ngoại khóa khi xét tuyển, có thể là một mô hình tiên tiến của phương Tây. Nhưng có lẽ sẽ còn nhiều chi tiết phải cân nhắc lại trong bối cảnh xã hội Á Đông nặng nề truyền thống khoa cử; và sự thiếu minh bạch.Bản thân những đứa trẻ nghĩ sao về điều đó? Tôi nhìn thấy những khuôn mặt buồn, đứng tựa vào thang máy của mấy học sinh được cha mẹ đưa tới lớp học thêm tiếng Anh buổi tối trong tòa nhà đang sống. Và tôi thầm nghĩ, mình sẽ chỉ làm gì, dù là chơi hay học, để con mình thấy vui.Quỳnh Trang Rồi sau đó chúng lại là công chức- viên chức ! Con tôi năm nay mới 4 tuổi và tôi đã chuẩn bị những bước đi riêng cho con...Tôi không tin vào bộ GD nữa Tôi thấy giáo dục cứ càng cải cách thì càng đi xuống. Tôi thấy cái thời bao cấp việc giáo dục vậy mà hay. Còn giờ thì.... nản và buồn quá. Nhân cách của con trẻ cấu thành bởi giáo dục Gia đình, Nhà trường và Xã hội. Trong đó môi trường giáo dục đầu tiên là Gia đình,từ cách hành xử của ông bà,cha mẹ,người thân của bé!..Sẽ không thể có con trẻ có nhân cách tốt khi trong gia đình bé,người lớn hành xử thiếu chuẩn mực,lệch xa đạo đức và tư cách..."Thượng bất chính,hạ tắc loạn"- Câu nói của Cổ nhân đáng để mỗi bậc phụ huynh chúng ta soi vào,xem lại cách hành xử nếu muốn con cháu chúng ta là một thế hệ "con NGƯỜI" đúng nghĩa! Vậy nên,hãy khoan trách cứ con trẻ,cần xét ở đây là từ chính hành xử mỗi người lớn chúng ta! Chữa bệnh thành tích phải chữa từ PHHS chứ ko phải từ GV hay hệ thống giáo dục Chúng ta đang có một nền giáo dục cho điểm giả mà như thật. Một nền giáo dục thiếu trung thực sẽ đào tạo ra những con người thiếu trung thực, hám danh hão và quen chạy chọt. Phần tiền phải trả trong cuộc mua bán này là quá nhỏ bé nếu đem so với cái giá lâu dài mà các con phải trả cho đời. Thương cho sự học! "...Điều này sẽ là vết nhơ theo các cháu trong suốt cuộc đời, nhất là trong độ tuổi hình thành nhân cách” Đó chỉ là góc nhìn của những người lương thiện, tử tế. Sẽ là không ít người luôn thấu hiểu một điều rằng "những gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền" nó rất ứng nghiệm và thành công trong xã hội mà đạo đức không được giãi thích bằng một khái niệm chuẩn mực và nhân bản. Sự thừa nhận của bầy đàn, vẻ hào nhoáng, địa vị, thành công trong tài chính cá nhân, sự chỉnh chu bề ngoài hay quyền lực hiện hữu là cái mà người ta mặc nhiên rằng đó là sự tử tế và lương thiện. Tất cả điều có thể mua được trừ một thứ không thể mua được đó là năng lực trí tuệ và đạo đức thực sự nằm trong con người cụ thể. Tôi thường khuyến khích con cố gắng học bằng thực lưc chính mình , cháu học lớp 4, sức học khá giỏi.Thi học kỳ 2 vừa qua ,các môn đều đạt 9,10 riêng môn Khoa học ( môn phụ) cháu chỉ đạt 8 điểm .Cháu có hạnh kiểm tốt, phong trào thể thao văn nghệ..ở trường tôi đều cho cháu tham gia vì thật sự cháu thích.Cháu buồn ,vì điểm 8 môn khoa học nên không được phần thưởng học sinh xuất sắc, tôi an ủi cháu là con đã cố gắng nhưng một chút chủ quan với môn học bài nên kết quả không như ý chứ tôi nhất quyết không xin thêm nửa điểm môn khoa học để con mình được thành tích mặc dầu việc này đối với tôi chỉ tốn 1 cuộc điện thoại. Nếu cho con niềm vui trước mắt, hậu quả về sau là không nhỏ , chi bằng nhân việc này dạy cho cháu thái độ học tập nghiêm túc đối với tất cả các môn học.Tôi lên án những chuyện mua giải này , giải nọ cho con trẻ...Chúng ta rất cần thực chất trong giáo dục để tạo ra một lớp người trung thực, thực lực , thực tài trong tương lai. Giáo dục giảm tải gì mà trẻ con bây giờ không có thời gian để là con nít thật sự, không học thêm thì sợ thua bạn vì xung quanh bạn nào cũng đi học thêm. Bạn nào học thêm thì được giáo viên cho làm bài tập trước từ đề kiểm tra - nên trên lớp giáo viên hỏi bài thì không biết gì mà điểm kiểm tra luôn 9 - 10 điểm.Chính học sinh lớp 6 về nói với mẹ mình như vậy. Giáo dục như vậy thì ngay bây giờ cũng đã biết tương lai của một Việt Nam như thế nào rồi. Nói đến giáo dục chỉ biết kêu trời. Ai có con đi học thì mới hiểu giáo dục hiện nay là giáo dục kiểu gì. Buồn. .buồn và buồn Tôi thấy tại tp. Hcm có trường phổ thông năng khiếu tuyển sinh lớp 10 không cộng điểm ưu tiên khuyến khích cho bất cứ học sinh nào do đó các học sinh đã được cạnh tranh công bằng và nhà trường tuyển được các học sinh giỏi thực chất Thì trường tổ chức sơ tuyển những hs nào có những cái giải " năng khiếu " ấy đi ( chỉ kiểm tra môn năng khiếu đó thôi , nhẹ nhàng mà ). Ngày tôi là học sinh trung học cơ sở. Lần đầu cho cuộc thi thử 6 môn và xét tuyển vào cấp 3. Dù được đánh giá là học khá nhưng tôi thi điểm không đủ để xét tuyển vào lớp chọn, Mẹ tôi đã bán mấy tạ lúa, nhờ người quen xin cho vào lớp chọn, dù chỉ là A3. Suốt một thời gian dài tôi ám ảnh. Tôi phải cố gắng để theo kịp bạn bè. Cố và cố. Những tưởng thành tích tốp đầu của lớp sẽ nguôi đi cái mặc cảm tự ti chạy vào lớp chọn, nhưng không. Nó đã ám ảnh tôi đến hết những năm cấp 3. Rồi tôi đỗ đại học với số điểm khá cao ngày ấy. nhưng đến bây giờ vẫn không nguôi cái nỗi ám ảnh đó. Tôi cũng đang không biết sẽ chọn dường nào cho con ..........Nhưng tôi sẽ không để con tôi phải như tôi ngày xưa. Sự giả dối đã phổ biến, người trung thực có lương tâm là số ít và đang lép vế
Vái tứ phương Là một bác sĩ, tôi vừa mừng cho những bệnh nhân ấy, vừa băn khoăn trăn trở. Tôi trăn trở bởi tôi hiểu, chữa bệnh ung thư là một hành trình gian truân và đau đớn, mà trên hành trình ấy sẽ có rất ít người được trở về với ngôi nhà của mình.Bản thân tôi, nếu không được đào tạo kiến thức y khoa bài bản, thì chắc chắn nội dung câu chuyện này cũng sẽ làm cho tôi rơi vào trạng thái mất kiểm soát, tin và sẵn sàng làm theo những lời chỉ dẫn.“Thực dưỡng Ohsawa” bản chất là một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, được tác giả của nó - Ohsawa ví như một phương pháp thiền giúp cho cơ thể vượt qua được những căn bệnh hiểm nghèo.Chế độ ăn kiêng ấy theo nguyên tắc giảm dần, chia làm 10 giai đoạn. Giai đoạn đầu có 10% ngũ cốc, 30% rau, 10% súp, 30% thịt cá, 15% hoa quả, 5% tráng miệng. Mỗi giai đoạn tiếp theo tăng 10% tỉ lệ hạt, loại bỏ đều các tỉ lệ khác. Đến giai đoạn thứ 4 thì bỏ hẳn hoa quả. Giai đoạn thứ 6 loại bỏ hẳn thịt cá. Giai đoạn cuối cùng loại bỏ hẳn ngũ cốc và chất lỏng.Xâm nhập vào Mỹ từ cuối thập niên 50, phương pháp này lan rộng. Trong thập niên 60, nhiều trường hợp tử vong hoặc thập tử nhất sinh vì suy dinh dưỡng và mất nước do ăn kiêng đã được ghi nhận.Năm 1971, hội đồng dinh dưỡng Mỹ phải lên tiếng cảnh báo. Những con số nạn nhân thiếu máu, hạ Protein máu, hạ Kali và Calci máu, suy kiệt cơ thể, suy thận do thiếu nước… đủ làm các chuyên gia ở một quốc gia có nền y học phát triển bậc nhất thế giới phải giật mình lo ngại.Vậy tại sao thế giới vẫn tin “Thực dưỡng Ohsawa”?Quan điểm khởi đầu của Ohsawa chỉ là thực hành một cách sống tôn trọng cả thể chất lẫn tinh thần, nó không phải là hình thức trị liệu y học đặc biệt, cũng không phải là một tôn giáo để có thể tạo nên đức tin.Nhưng về sau, những tư tưởng triết học siêu hình, nhưng siêu tôn giáo Nhật Bản đã tác động vào “Thực dưỡng Ohsawa”, làm cho nó trở thành một thứ khoa học phản lại khoa học.Bản thân Ohsawa không chủ trương chẩn đoán bệnh và ăn kiêng để điều trị khỏi ung thư, nhưng những học trò năng nổ của ông lại gán cho nó cái tác dụng thần kỳ ấy. Để rồi nó trở thành một truyền thuyết được lưu truyền mãi tới hôm nay.“Thực dưỡng Ohsawa” đã có mặt ở Việt Nam từ trước năm 1975 và âm thầm truyền bá nhưng khá mạnh mẽ. Những cuốn sách của Michio Kushi - học trò tích cực nhất của Ohsawa - đã được dịch sang tiếng Việt và không ít người coi là cẩm nang gối đầu giường.Tôi đã gặp nhiều bệnh nhân tôn sùng Kushi như thánh, họ học thuộc những điều Kushi dạy như kinh. Những phép dưỡng sinh chữa bệnh huyền bí xuất phát từ trước tác của ông cũng có dịp phát triểm rầm rộ ở Việt Nam.Điển hình như phong trào nhân điện gần 20 năm về trước, một phương pháp được cho là có thể truyền năng lượng và khả năng chữa bách bệnh, nó làm u mê bao người bệnh, lôi kéo họ trốn viện nằm chờ chết ở nhà.Chúng ta cũng không lạ gì với những người rao giảng Reiki với khả năng siêu phàm, họ có thể đặt tay lên bất kì chỗ nào của cơ thể và đọc vài câu thần chú là bách bệnh chữa khỏi, khối ung thư ác tính cũng tiêu tan.Thời gian gần đây, chúng ta chứng kiến hàng loạt “các cô các cậu” viết chữ còn chưa xong, vậy mà họ tự xưng có khả năng chữa bệnh siêu phàm: vỗ tay vào lưng, giẫm chân lên lưng, thậm chí là sờ ngực… Điều đặc biệt là không chỉ những người dân kém hiểu biết, mà ngay cả những người có trình độ học vấn cao, những nhân vật nổi tiếng như diễn viên nghệ sĩ, cũng đều tin theo cách chữa trị ấy.Đã là con người, ai cũng yêu mạng sống, dù có đau khổ đến mấy thì họ cũng muốn được sống chứ chẳng ai mong chết. Bởi vậy mà người bệnh ung thư khi họ không tin vào y học hiện đại, thì bất cứ điều gì có thể bấu víu họ đều tin.Đó là lí do để họ lũ lượt tìm đến những bà mán chữa ung thư, hay bỏ điều trị, quay trở về nằm nhà uống nước lá đu đủ chờ chết trong hy vọng. Có bệnh vái tứ phương. “Một ai đó đã chữa khỏi” - như tin tức ở đầu bài viết - là quá đủ để tìm đến một phương mà “vái”.George Ohsawa hay Michio Kushi, cả hai đều là những con người xuất chúng, tư tưởng của họ có rất nhiều những ưu điểm. Nhưng không vì thế mà mọi phương pháp của họ rao giảng và truyền bá đều là chân lý đúng đắn. Đặc biệt là khi nó đã biến dạng đôi chút qua truyền miệng, và qua niềm tin của những người tuyệt vọng.Bởi vậy mà tôi cho rằng, không chỉ với người bệnh ốm yếu (đặc biệt là bệnh nhân ung thư), mà ngay cả với anh chị em khỏe mạnh đang theo đuổi “Thực dưỡng Ohsawa”, hay đơn giản như các phương pháp thanh lọc cơ thể (detox) đang được báo chí và diễn đàn chia sẻ chóng mặt; thì chúng ta hãy tỉnh táo suy nghĩ cân nhắc thiệt hơn, xem có phù hợp với cơ thể mình hay không, hãy ứng dụng.Và điều cuối cùng, là khi một thông tin không đúng bản chất vấn đề, người tiếp nhận thông tin một cách mù quáng và lan truyền nó rộng rãi, thì đó chính là một khối u ác tính của xã hội.Nếu đó là một thông tin sai lệch về xã hội, thì có thể xã hội sẽ kịp đề kháng, phản biện và phủ nhận nó.Nhưng nếu đó là một thông tin sai lệch về y học và sức khỏe, thì có thể người tiếp nhận sẽ... không bao giờ còn cơ hội mà phản biện nữa.Trần Văn Phúc Tôi là một bệnh nhân đã qua điều trị ung thư vú (giai đoạn 2) được gần 8 năm, xin chia sẻ với các bạn những trải nghiệm của bản thân, mong giúp được chút gì . Trước hết đừng quá hoang mang khi biết mình bị bệnh, mọi biến cố có thể xẩy ra trong cuộc đời, bình tĩnh mà nhìn nhận nó thì mới có sức để sử lý nó. Trước hết tôi làm hồ sơ để phẫu thuật, mua một ít sách để đọc khi vào chờ ở BV, mọi hoạt động khác vẫn bình thường, chỉ không nhận đi các nơi mà chỉ làm việc trên internet. Đặc biệt trong gia đình chỉ có 1 người con biết chuyện mình phải đi chữa bệnh. Do đó không khí gia đình ôn hòa, không có gì náo động cho đến khi chỉ còn 3 ngày nữa tôi vào BV để phẫu thuật. Tuyệt đối không cho anh em, bạn bè biết tin gì hết, kể cả nơi mình đang cộng tác làm các chương trình KHKT (họ sẽ chỉ cho là mình đi làm việc hoặc đi chơi ở nước ngoài ), lúc này mà nhiều người thăm hỏi chỉ làm rối ruột minh thôi. sau khi phẫu thuật và hóa trị tôi tuân theo chế đô tập luyện, ăn uống theo sách hướng dẫn (tham khảo các sách rồi chọn cho mình một cách phù hợp) . NHiều người đến thăm mách các loại thuố nam, lá lẩu, thầy lang, bà mế ... tôi nghe và biết vậy. Từ khi chữa bệnh cho đến nay tôi vẫn làm việc bình thường và cảm thấy yên tâm. Có mấy thứ mà tôi cho là tốt : kiểm tra định kỳ, tập một số động tác yoga, thiền và ăn uống hợp lý (à phải nói thêm là năm nay tôi mới bước vào mùa xuân thứ 78 ). Mong bạn nào có người thân mắc bệnh như tôi sẽ thêm niềm tin để đối diện với những gì cần thiết. Bài viết của BS giúp chúng ta nhiều lắm.. Tôi cũng không hiểu tại sao có những người có hiểu biết mà vẫn bị lôi cuốn bởi những tín điều phi lý không chỉ đẻ chữa bệnh mà còn trong nhiều phạm trù khác, đúng là một loại "khối u" rất khó chữa. Cám ơn Bác sĩ. Bản thân mình không có chút hiểu biết nào về phương pháp thực dưỡng Ohsawa cũng như cách mà nó được truyền bá sẽ chửa khỏi ung thư. Nhưng mình hiểu thông điệp của BS Phúc: đừng tiếp nhận và truyền bá thông tin mù quáng. Mỗi người chúng ta trong xã hội hiện đại đầy thông tin phải hết sức thận trọng để không bị thông tin làm "nhiễu". Nhưng vấn đề cũng chính là chỗ này, không hề dễ dàng cho tất cả chúng ta để phân biệt được đâu là thông tin đúng đắn, đâu là thông tin sai lệch. Nếu một cái gì đó chính thống không mang lại niềm tin vững chắc thì người ta phải dựa vào những thứ mà người ta không thực sự tin tưởng, thậm chí là vớ vẩn. Nếu nền y học hiện đại không làm cho bệnh nhân tin rằng sẽ chữa khỏi được bệnh thì người ta sẽ đi tìm phương sách khác. Nếu điều kiện sống hiện tại không thỏa mãn các như cầu cơ bản và sự yên bình thì người ta sẽ đi cầu cúng và hương khói thường xuyên. Nếu bố mẹ đẻ không đóng được vai trò chỗ dựa cho con trẻ thì chúng sẽ đi tìm nó ở bạn bè và người ngoài. Điều này chẳng qua là theo quy luật tự nhiên, và con người đã bao lần chống lại quy luật tự nhiên đều thất bại. "Chữa bệnh ung thư là một hành trình gian truân và đau đớn, mà trên hành trình ấy sẽ có rất ít người được trở về với ngôi nhà của mình".Quá trình chữa bệnh là một quá trình của niềm tin và hy vọng. Khi nào mà cơ chế và cách chữa trị ung thư chưa được khẳng định cụ thể thì sẽ còn có nhiều người đi tìm hy vọng trong các phương pháp chữa trị không chính thống khác. Bạn là một người yêu nghề, tôi cũng vậy nhưng chúng ta cũng đừng phủ nhận những thực tế mà người bệnh được chữa khỏi nhờ những biện pháp chữa trị như vậy. Đất nước chúng ta còn nghèo, chi phí chữa trị ung thư còn rất cao, để điều trị chính thống thì một người dân bình thường có khi phải bán nhà, vợ con phải gánh nợ nần chồng chất, bạn bảo họ phải làm sao? Giữa quá nhiều thông tin,sự lựa chọn đầy rẫy chỉ khiến con người hiện tại thêm mông lung. Dù vào tình thế nào đi nữa,cũng cần cơ sở,sự cân nhắc của mỗi người hơn là đơn thuần chạy theo số đông,phòng trào! Một điều rất tốt với người này không hẳn sẽ thực sự phù hợp với người khác,người bệnh cũng như vậy! Rất cám ơn một vị thầy thuốc có tâm, có trách nhiệm với cộng đồng ! Mẹ vợ tôi bị ung thư vú giai đoạn cuối, qua đời cách đây vừa tròn một năm. Phát hiện bệnh muộn, Tây y bế tắc, đành chọn con đường THỰC DƯỠNG cầu may. Gia đình tôi cũng không tin nhiều lắm nhưng có bệnh phải vái tứ phương. Đưa mẹ vợ tôi lên Đồng Nai thọ giáo một ông Thầy, Thầy bảo Thầy chữa hết cho nhiều người giai đoạn cuối như mẹ vợ tôi. Từ khi theo Thầy, mẹ vợ tôi phải ăn uống hết sức nghiêm ngặt, bà đang rất khỏe mạnh (khi đó bệnh chưa phát ra), mập mạp trở nên gầy và yếu dần, yếu dần và mất. Giờ đây thấy hối hân vì đã bắt mẹ tôi phải "đày ải" trước khi mất, không cho bà ăn nhiều món dù bà rất thèm. Tôi muốn nhắn nhủ mọi người, ai có người thân như mẹ vợ tôi, nếu Tây y bó tay thì cũng đừng hy vọng quá nhiều vào THỰC DƯỠNG để rồi tuân thủ một cách quá cực đoan và làm cho người bệnh phải khổ trước khi mất. Ông Thầy ở Đồng Nai, một mặt hô hào về công hiệu của phương pháp này, mặt khác mở công ty bán chuyên bán thực dưỡng. Do đó hiệu chữa bệnh có thần kỳ như ông ấy quảng cáo không là câu hỏi để mọi người suy nghĩ. Muốn sống lâu ít bệnh thì phải ăn đúng bữa, ngủ đúng giấc, không làm việc quá sức. Đơn giản vậy thôi. Ăn cho cố vào rồi đi chữa béo phì, tiểu đường. Nhịn ăn, kiêng khem cho cố vào rồi đi chữa bệnh loét bao tử. Nhậu cho cố vào rồi chữa bệnh xơ gan, bệnh gút. Dầm mưa dãi nắng cho cố vào rồi đi chữa bệnh thấp khớp, hen suyễn, viêm phổi. Ngồi 1 chỗ hoặc vận động quá sức cho cố vào rồi đi chữa bệnh dãn tĩnh mạch chi dưới..... Tóm lại là, không cần kiêng khem gì cả miễn là đừng làm gì "cho cố". Sống là phải biết đủ, thế thôi. Còn ung thư, cũng không phải là loại bệnh "trời kêu ai nấy dạ". Thường xuyên ở trong 1 trạng thái không khỏe nào đó suốt nhiều năm mà không chịu đi bác sỹ, đến lúc không chịu được nữa mới đi thì đã trễ. Chỉ có bệnh nhân mới tự đến bác sỹ chứ bác sỹ không thể lôi kéo ép buộc bệnh nhân đến được. Đã tự đến mà vẫn không tin bác sỹ thì thôi thà đừng đến. Ngoài 40 tuổi là không có bệnh nào chữa hết tận gốc được, chỉ làm chậm hoặc ngăn chặn tiến triển của nó thôi (tức là phải uống thuốc đến hết đời). Tin linh tinh uống thuốc lung tung xèng thì ....bệnh gì cũng chữa hết (người chết làm gì còn bệnh nữa) !!! Mạng sống là của mình, của người thân mình, không phải của bác sỹ.Bác sỹ đã bó tay thì người nhà vẫn phải chạy, phải vái thôi.Biết sao được.Thực ra có rất nhiều bệnh nhân ung thư không được các bác sỹ tư vấn 1 cách kỹ lưỡng, rõ ràng (trong đó có người nhà tôi, điều trị tại bệnh viện ung bướu). Không thông báo cho người nhà tình trạnh thực sự của bệnh, thời gian dự đoán còn cầm cự được (do họ cũng không biết hoặc họ vô tâm). Ngay vào ngày người nhà tôi qua đời, khi được hỏi liên tục về một kết quả xét nghiệm, bác sỹ còn trả lời chờ vài ngày nữa sẽ có, không có 1 lời nhắc nhở, chú ý nào khác. Có cảm giác ông ấy không biết tình trạng của bệnh nhân mình đã chuyển biến thế nào.Vậy thì người nhà phải chạy thôi. Biết làm sao được. Tính mạng là của người nhà mình mà. Bài viết rất hữu ích ạ, cảm ơn tác giả rất nhiều! Đôi khi ranh giới gữa sự sống và cái chết mong manh đến nỗi khiến lý trí người bệnh và cả thân nhân cũng trở nên không còn minh mẫn. Và người ta bám víu vào cái gì đó cho người ta hi vọng le lói về mạng sống của mình, của người thân,... Rất đồng ý với ý kiến của bác sĩ bài viết hay, cảm ơn anh. Bài viết của bác sĩ rất hay và bổ ích. Rất nhiều trong số những người thực hành phương pháp này họ hiểu và tin cơ sở khoa học của nó, trong khi tác giả bài viết ko đưa ra dẫn chứng cụ thể hay cơ sở khoa học để bạn biện mà chỉ đơn thuần là quan điểm và lập luận suông, mình ko đánh giá cao những bài viết như thế này. Cũng như cuộc đấu tranh giữa duy tâm-duy vật không kết thúc được
Làm xong thì dân biết Không hẹn trước, cũng chẳng có tư cách công tác gì, tôi và anh bạn chỉ là hai khách du lịch bình thường. Nhưng tôi rất muốn tìm hiểu về đất nước đang chuyển mình này, mà chẳng có nơi nào tốt hơn, ngoài việc tìm đến các nhà báo. Tôi gặp lễ tân, trình bày ý nguyện, rồi bày tỏ mong muốn được gặp ai đó, bất kỳ ai cũng được.Kết quả không ngờ. Phó tổng biên tập tờ này ra tiếp chúng tôi. Ông bảo, các anh muốn biết điều gì, về tờ báo, về đất nước, cứ hỏi. Chúng tôi trò chuyện khá cởi mở.Thời ấy, Myanmar vẫn nằm dưới quyền chính phủ quân sự cũ, chưa chuyển giao hết quyền lực như bây giờ. Tôi hỏi ông về một đại dự án của chính phủ, lớn nhất Myanmar thời kỳ đó, một dự án khiến nhiều nhà quan sát quốc tế ngạc nhiên. “Tại sao họ làm thế?” - “Điều đó phải đi hỏi họ” - ông nhún vai. “Thế người dân không biết gì về dự án đó hay sao?” - “Biết chứ, họ làm xong thì dân biết”.Mỗi lần nhớ về cuộc trò chuyện ấy, tôi lại thấy câu nói ấy buồn cười. Ông phó tổng tỏ ra là một người nghiêm túc. Và dù cởi mở, vẫn giữ chút ít sự thận trọng - vì cuối cùng ông vẫn là lãnh đạo một tờ báo, cũng chẳng biết tôi là ai, không một mẩu giấy tờ. Nhưng đến cuối buổi nói chuyện, nhà báo ấy vẫn không tránh được việc thốt lên một câu mỉa mai.Mệnh đề “dân biết chứ, họ làm xong thì dân biết” ấy thật ra là kinh điển không chỉ ở Myanmar.Báo cáo vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, bội chi ngân sách Nhà nước năm 2016 là 192 nghìn tỷ đồng. Tất nhiên nếu nhìn kỹ vào báo cáo, thì một trong những nguyên nhân chủ yếu là do thu ngân sách không đạt dự toán. Nhưng dù là lý do gì, bội chi tất nhiên là không tốt. Nó khiến nợ công gia tăng. Ngân sách eo hẹp thì không thể tạo động lực cho các dự án phát triển.Và tôi tự hỏi rằng trong bức tranh ảm đạm này, thì có bao nhiêu dự án, bao nhiêu khoản chi nằm trong tình trạng “họ làm xong thì dân biết”?Những gang thép Thái Nguyên hay xơ sợi Đình Vũ, nghìn tỷ vốn nhà nước “đắp chiếu” đã khiến người dân kinh hãi. Nhưng đến đầu tuần trước, Văn phòng chính phủ lại công bố danh sách 7 dự án nghìn tỷ “cần xử lý” nữa, như Đạm Hà Bắc, đóng tàu Dung Quất hay gang thép Lào Cai.Tất nhiên làm ăn có lỗ lãi là chuyện rủi ro có thể gặp, nhưng những con số kinh hoàng về vốn ngân sách này luôn khiến tôi nhớ đến sự minh bạch của các doanh nghiệp nhà nước. Quy định về việc họ cũng phải công bố thông tin hoạt động lên website vốn đã có từ lâu, nhưng số doanh nghiệp tuân thủ rất ít. Về cơ bản, dân sẽ biết khi đã có kết cục.Rồi những chuyện ngang trái như tiếp khách hết 3,2 tỷ ở ủy ban tỉnh Gia Lai; cán bộ ủy ban xã Đồng Thái (Ba Vì, Hà Nội) nợ đến 3,5 tỷ tiền ăn uống, hát hò và khiến chủ nợ kéo đến tận ủy ban đòi; hay là thành ủy Bạc Liêu hết tiền không có cả tiền đóng điện nước... đều khiến tôi tự hỏi rằng tại sao “họ làm xong dân mới biết”?Việc công khai hoạt động của các cơ quan chi tiêu hay đầu tư ngân sách là chuyện hiển nhiên. Đằng nào, Luật tiếp cận thông tin (có hiệu lực vào năm 2018) cũng sẽ cho phép người dân được quyền hỏi mọi vấn đề như vậy. Nhưng tôi tự hỏi rằng tại sao phải đến khi báo chí chất vấn, người dân chất vấn thì chúng ta mới có quyền “biết”. Thời đại này không thiếu gì kênh để chủ động bạch hóa. Huyện nào cũng có cổng thông tin riêng. Doanh nghiệp thì khỏi bàn.Nhưng không. Việc chủ động minh bạch vẫn là một thứ gì rất xa xỉ. Họ cứ làm xong thì dân biết.Họ làm xong thì dân biết, câu mỉa mai của ông phó tổng tờ báo kia rất đắt giá. Cũng là cái sự “biết”, nhưng “biết trước” và “biết sau” vô cùng khác biệt. Họ làm xong thì dân biết, cũng là “biết” nhưng không thể gọi là có sự giám sát, không có sự điều chỉnh, ngăn chặn và dân biết nhưng dân... không thể bàn.Người dân biết rất nhiều thứ. Nhưng đều là sau khi nó đã trở thành đống bê tông đắp chiếu hay một lỗ rỗng toác không thể quyết toán trên sổ sách. Và nếu không có một sự thay đổi quyết liệt nào đó, thì trong năm 2017 tới, người dân sẽ còn được biết rất nhiều thứ nữa. Có điều, "họ làm xong thì dân biết".Đức Hoàng Còn một thứ xong thì dân biết đó là người chịu trách nhiệm chính những vụ bê bối đó đã đi nước ngoài xong thì dân biết , còn cơ quan chức năng thì bảo là không tìm thấy . Xong Hà Nội cắt cỏ hết 800 tỷ mỗi năm, nạo vét với vài cái xà lan và gầu cạp, cào cào mấy cái cũng hết 120 tỷ đồng. Những chuyện như vậy nếu người lãnh đạo trong cuộc không nói ra thì cũng chẳng ai biết. Dân biết và rùng mình: Thế thì làm sao có chuyện "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Chỉ có một thứ cần phải giữ bí mật, đó là những con số và sự việc liên quan đến an ninh quốc gia. Ngoài ra, những thứ khác mà không công khai, minh bạch (một cách kịp thời) thì chắc chắn do muốn che dấu bới một động cơ không lấy gì làm trong sáng. Trớ trêu ở chỗ càng cố giấu, càng nửa kín nửa hở thì càng tạo nghi ngờ, và những nghi ngờ thường là quá sự thật, gây tác dụng ngược đối với mục đích che dấu. Chúng ta đang phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, công bằng dân chủ, văn minh. Một xã hội thiếu công khai,minh bạch thì không thể gọi là xã hội văn minh được. chúng ta đều biết sau khi ngân sách cho tiếp khách, ngân sách cho đầu tư bị trống rỗng ! chúng ta luôn là người sau cùng được biết. và nực cười thay, biết rồi cũng không biết phải làm gì để cho nó không còn tái diễn, chúng ta chỉ còn "biết" thở dài: tiền chùa mà ! HOAN HÔ ĐỨC HOÀNG, mọi ng dân chỉ mong cấp cap nhất là TW , QH, kịp thời ra các chế tài buộc các doanh nghiệm, các cơ quan công quyền, quản lý NN phải minh bạch các kế hoạch chi tiêu và cả những khoản ngoài kê hoạch vì đó là tiền của DÂN Và dân sẽ phải dọn cái đống ấy ư? dân biết nhưng dân... không thể bàn.vậy thì biết để làm gì?thà không biết cho đỡ đau lòng anh à...cay như bánh vẽ ý MỌI THỨ CÁC BẠN LIỆT KÊ DÂN CÓ NGƯỜI BIẾT CÓ NGƯỜI KHÔNG. ...NHƯNG CÓ MỘT THỨ MÀ TẤT CẢ CÁC NGƯỜI DÂN TỪ TRẺ BẮT ĐẦU ĐI HỌC MẪU GIÁO ĐẾN NGƯỜI SẮP CHẾT, TỪ NGƯỜI TỈNH ĐẾN KẺ ĐIÊN ĐỀU BIẾT ĐÓ LÀ. ....TẤT CẢ LÃNH ĐẠO ĐỀU RẤT. ........GIÀU Họ tham nhũng, mua bán quan chức để lên cao, khi bị bắt thì dân biết. Còn những ai nâng đỡ, dọn đường cho họ thì dân không thể biết, có chăng về hưu thì dân hơi biết. Có 2 câu hỏi không ai trả lời cho dân chúng: (1) các vị đại biểu dân cử ở đâu mà không giám sát?; (2) ai chịu trách nhiệm, có bị mất chức không, hay chỉ là nghiêm khắc phê bình và nghiêm khắc rút kinh nghiệm ? Anh hoàng chẳng bao giờ làm sếp to được vì anh biết quá nhiều Chúng ta đang sống trong một xã hội mà chỉ có những quan chức mới được biết dự àn nàu dự án kiaVà cái đó được tình bằng tiền mua dự án Và cả cái dự án hơn nghìn tỷ BRT ( xe buýt nhanh) mà HN mới chạy thử nghiệm để đưa vào khai thác. Họ lấy hơn 1000 tỷ để làm 14km BRT mà khi chạy ko nhanh hơn bus thường và cũng có mẫu số chung làm song rồi dân mới biết. Trong lĩnh vực quản lý chi tiêu công ở ta,nhiều khi Ông Phó nơi đó còn chưa biết nữa là dân,cái mà Đức Hoàng gọi là ..biết sau đó cũng là do báo chí hoặc lý do gì đó thôi,mà theo tôi thì đó K phải là hiện yượng hiếm đâu mà dân cần biết!Cám ơn Đức Hoàng,ở ta phải nói:Họ làm xong dân còn chưa biết Đức Hoàng ạ Họ làm xong thì dân biết để ...còng lưng đóng thuế khắc phục cho họ !
Người dân Đó là một quyết định đáng chú ý, vì “dư luận”, hay là ý kiến của người dân sau này thể hiện là một thành tố quan trọng trong nhiều quyết sách của ông Nguyễn Xuân Phúc.Ngày 7/4/2016, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức.Sáu tháng sau, chính phủ có trang facebook riêng. Một nỗ lực mới trong giao tiếp với người dân, nếu xét đến việc nhiều Bộ cũng chưa thực hiện được động tác này.Và một năm sau, ngày hôm qua, chính phủ ra mắt website chính thức để tiếp nhận ý kiến từ người dân, ở địa chỉ nguoidan.chinhphu.vn.“Người dân” là một tên miền hay. Khác với “Nhân Dân”, nó không giống một khái niệm mang tính pháp quy. Nó gần gũi hơn. Nó mang sắc thái của một sự giải phóng khỏi các cơ chế. Nếu như “tiếp thu ý kiến Nhân dân” vốn là một quy trình, đã được thiết kế rất bài bản với vai trò trung gian của Hội đồng Nhân dân, Đại biểu Nhân dân, các cuộc tiếp xúc cử tri hay hội họp; thì “kiến nghị của người dân” lại mang một sắc thái khác.Trong một bài viết cách đây đã lâu, tôi có nói về những người lớn lên trong trại trẻ mồ côi, sẽ không thể làm được chứng minh thư, vì không có hộ khẩu. Làm sao một trăm phần trăm trẻ trong mái ấm có được hộ khẩu? Đó là một đòi hỏi vô lý. Một lỗ hổng chính sách.Có một người đàn ông 30 tuổi. Nhiều năm trước, khi anh đến tuổi phải rời mái ấm, không một mảnh giấy tờ tùy thân ngoài tờ giấy xác nhận mình đã được nuôi ở mái ấm. Anh lang bạt, không tìm được chốn nương thân, lại quay trở về mái ấm, xin bà má được phụ bếp, nấu cơm.Tôi vào bếp, nhưng rồi không dám nói chuyện với anh. Những người sống trong mái ấm ấy mang một vẻ dè dặt với người ngoài. Tôi thì không muốn đóng vai một tay săn lùng bi kịch để bán báo: anh ta đã ngoài 30, và mang một thân phận chẳng giống ai. Chẳng biết phải mở đầu câu chuyện như thế nào.Bây giờ tôi lại nhớ đến số phận ấy. Anh ta mất một phần quyền nhân thân, và ở một nét nghĩa nào đó không thể chứng minh mình là “Công dân” của Việt Nam. Anh ta không có lá phiếu bầu cử. Anh ta không thể tham gia tiếp xúc cử tri, và nếu cán bộ tiếp dân thực hiện đúng quy trình tiếp nhận khiếu nại (vốn quy định là dành cho “công dân”), thì chàng trai vô nhân thân ấy sẽ không bao giờ gửi thành công một lá đơn.Nhưng anh ta chắc chắn là một người dân.Tính gợi mở của khái niệm “người dân” tạo ra thêm quyền lực cho những ý kiến. Giữa “công dân” hoặc “cử tri” với “Nhà nước” là một mối quan hệ hành chính - có trước sau, trên dưới. Nhưng trong một cuộc đối thoại giữa “Nhà nước” với “người dân”, thứ không mang tính pháp quy, thì đây là một mối quan hệ ngang hàng.Cũng như thế, nếu chỉ căn cứ vào các mối quan hệ hành chính, các khái niệm pháp quy, thì cái gọi là “dư luận” hoàn toàn có thể bị gạt đi: nó không thể đo đếm được. Nhưng cũng giống như chỉ đạo của phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cách đây 1 năm, nó có thể rất quan trọng, và được cân nhắc trong quyết định.Việc chính phủ mở một website để lắng nghe phản ánh, kiến nghị từ “người dân” chắc chắn không phải là phép giải thần kỳ cho mọi khúc mắc trong hệ thống quản lý. Nhưng nó phản ánh một thái độ. Rằng mọi người dân đều có quyền được lắng nghe một cách nghiêm túc - cho dù anh ta có là ai.Thoạt nhìn, phương thức “lắng nghe trực tiếp” này hàm chứa ít nhiều nghịch lý. Vốn đã có các quy trình khiếu nại phân cấp được thiết kế công phu,  nếu bỏ qua nó để việc gì cũng tới thẳng cấp cao nhất thì sẽ tạo ra rất nhiều áp lực. Chính chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng thừa nhận điều này khi công bố website nguoidan.chinhphu.vn.Nhưng đó không hẳn là một áp lực về hành chính, mà là một áp lực về tinh thần.Đó không hẳn là vấn đề của các kiến nghị, và chỉ đạo cụ thể, mà hàm chứa một thông điệp dành cho đội ngũ cán bộ rằng “làm quan thời này không dễ”.Hôm qua, khái niệm “người dân” được nêu ra trong một cơ chế của chính phủ, dù chưa hẳn chính thức, chỉ là một tên miền và cách gọi, nhưng gợi mở rất nhiều thông điệp quan trọng.Và bởi vì chính phủ đã ngỏ lời trước, nên chắc chắn “người dân” sẽ không cho phép tinh thần này trở thành hình thức.Đức Hoàng "Người dân" có khác "Nhân dân" ?"Người dân" hai tiếng dễ gần êm taiMong rằng không chỉ đổi thayDanh từ hình thức mà thay cách nhìnCông bằng - Tôn trọng - Lắng ngheKhông còn xa cách nẹt đe dân tìnhKhông còn phe phái bao cheKhông còn xảo ngữ dân nghe riết nhàm. "Làm quan" đúng nghĩa thực ra ở thời nào cũng rất khó... chứ không chỉ thời nay đâu. Quan thanh liêm, chính trực, lo cho dân, trừ kẻ xấu... làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng, trật tự, kỷ cương, luật pháp nghiêm minh... Rất khó... Để "lắng nghe trực tiếp" ý kiến của người dân, trước hết chúng ta phải xây dựng cho được một xã hội công dân, một khi người dân đã thực sự là một chủ thể xã hội thì các biện pháp đặt ra như trang website, số điện thoại nóng thì mới có kết quả thiết thực cho người dân. Tôi thích cách đặt vấn đề của anh. Nó chỉ ra vấn đề, tưởng như không có gì to tát, lại hàm nghĩa sâu xa. Trước khi làm một việc gì, người có tư duy khoa học hay xác định mục đích và chủ thể. Nếu xác định chủ thể là người dân, mục đích là sự hài lòng của người dân thì việc đó nghiễm nhiên đúng đắn. Tôi hi vọng, vô cùng hi vọng vào sự đổi thay của đất nước, từ những thay đổi như thế này! Cảm ơn anh Đức Hoàng. Tôi thường xuyên mong ngóng bài viết của anh, trên các trang báo và Facebook. Chúc anh và gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc, thành công! Cám ơn anh Hoàng, bài viết quá hay. Klq, nhưng cho em hỏi sao anh không dùng fb nữa ạ? Đó là một điều rất tiếc, khi anh là fbker đáng đọc nhất nhì Việt Nam hiện nay( em chỉ theo dõi anh thôi chứ không kết bạn, nhưng mấy bữa nay em không thấy anh nữa, nên hỏi thôi ạ) Tôi chỉ hy vọng CP sẽ nắm bắt được một phần nào thực tế hoạt động của CQ các cấp thông qua kiến nghị của người dân, để có những chỉ đạo điều chỉnh kịp thời những lệch lạc của CQ địa phương. Rat quan tam thong tin nay, cam on nha bao Duc Hoang ! Rất vui với động thái mới này, mong nhiều điều tốt đẹp hơn sẽ tới! Lại là Đức Hoàng, một ngòi bút cứng rắn, tinh tế và nhân văn. Nhân dân hay người dân thì cũng vạn đại , chẳng ai nói người dân là nhất thời cả . Lại một bài viết hay cả ơnanh Hiang Giải thích rất hay về sự giản dị, nhưng nghe nó hàn lâm quá bởi trước giờ nhiều người cũng hiểu như tác giả Đức Hoàng, nhưng sao bây giờ mới nêu, mới nói, nó ở đâu quá xa hay giờ người ta mới học được? Và cái quan trọng là theo cách phân tích của tác giả thì liệu những người thực thi có hiểu được như vậy và làm được theo tinh thần như vậy không mới là điều cốt lõi và là cái để khẳng định chứ không cũng chỉ là nêu nhưng không hiểu nghĩa mà đã vậy thì việc thực thi chắc cũng sẽ còn chờ và đợi xem thế nào. Càng nhớ hơn lời dạy của Bác “Nước lấy dân làm gốc”.
Phòng khám Trung Quốc Anh ta bắt đầu giới thiệu những màn bẻ sắt nóng, xuyên dùi qua người, bẻ gãy chân gà và phục hồi sau vài phút… Nhưng khi tôi đặt các câu hỏi mang tính chuyên môn y khoa, mới nhận ra vị “đồng nghiệp” không biết gì về cơ chế liền da, liền xương, trả lời nhăng cuội. Gặng hỏi nhiều lần anh ta mới nói, rằng anh ấy đi buôn ở Móng Cái, biết tiếng Việt nên được thuê về làm. Và khi tôi hỏi về chữ “BS” trên bảng tên của anh ấy, thì anh ấy cười, tùy ai hiểu sao cũng được.Trong số những người bỏ ra số tiền lớn để mua hàng Trung Quốc, có cả một số bác sĩ. Họ tin vào giá trị của thứ bột được cho là bột ngọc trai, họ tin vào tác dụng thần thánh của những vị thuốc bắc mà ít nơi nào có được.Ngay cả các màn ảo thuật không thể giải thích hợp lí về mặt y khoa cũng không làm họ nghi ngờ. Họ cứ bỏ tiền ra mua, để rồi, khi về đến Việt Nam, họ mới nhận thấy sự thiếu khôn ngoan của mình.Sau khi đi qua hàng loạt cửa hàng, một số người đã bỏ ra số tiền trị giá hàng trăm triệu đồng để mua hàng của Trung Quốc, cả đoàn ngộ ra một điều, người Trung Quốc rất giỏi làm giá. Họ biết ngay bạn đã biết gì về mặt hàng, và họ thừa khả năng đánh bóng mặt hàng của họ bằng những chức năng mà bạn hằng mơ ước, họ hứa hẹn những tác dụng mà không ai có thể mang lại cho khách hàng.Và cuối cùng, gần như tất cả những người trong đoàn chúng tôi đã từng bỏ nhiều tiền ở Trung Quốc, đã không sử dụng các sản phẩm mua về, hoặc sử dụng được một thời gian rồi ngưng khi thấy nó không có những tác dụng như hứa hẹn, cho dù đó là bột ngọc trai, trà, thuốc bắc…Trên thực tế, nền y học Trung Quốc cũng đã có những thành tựu nhất định - lại mang nhiều nét gần gũi với văn hóa Việt Nam, chính vì vậy mà nhiều người Việt Nam đã đặt niềm tin vào họ. Nhiều người Trung Quốc kinh doanh trong lĩnh vực sức khỏe rất giỏi trong việc nhận biết và tận dụng niềm tin và sự ngưỡng mộ đó của người Việt. Họ cũng tận dụng tối đa tâm lí “tiền nào của nấy” của người bệnh Việt Nam để tính giá trên trời.Phương thức kinh doanh ấy, đã du nhập vào nước ta khoảng chục năm trở lại đây, phát triển mạnh, và chưa thấy dấu hiệu bị kìm hãm.Mặc dù đã có quá nhiều thông tin về sự lừa đảo của các “phòng khám Trung Quốc” đăng trên truyền thông, một số bệnh nhân vẫn mất cảnh giác. Và thật không may, đa số là những khách hàng có tiền, thậm chí có khá nhiều tiền để có thể thanh toán ngay những khoản tiền khá lớn mà không có kế hoạch trước.Ở cả hai thành phố lớn nhất nước, các nhà quản lý y tế đều phải thừa nhận: tình trạng sai phạm ở các phòng khám Trung Quốc rất nhiều. Đơn cử, trong 13.000 cơ sở y tế tư nhân tại TP, tổng mức xử lý vi phạm hành chính năm 2016 là khoảng 10 tỉ đồng. Nhưng tính riêng 16 phòng khám có bác sĩ Trung Quốc đã phạt hơn 1 tỉ đồng. Tức là tỷ lệ bị phạt của phòng khám Trung Quốc hơn phần còn lại khoảng... gần 100 lần.Trong đó, theo Sở Y tế TP.HCM và Sở Y tế Hà Nội, thì sai phạm chủ yếu nhất, là vẽ bệnh, vẽ thêm dịch vụ để thu tiền. Nói một cách đơn giản, là lừa bệnh nhân.Mới đây lại có một bệnh nhân phải trả 42 triệu đồng cho một dịch vụ vốn chỉ tốn vài triệu ở bệnh viện công, cho một căn bệnh không có thật.Trước đó, tại Hà Nội, một nữ thai phụ tử vong khi làm thủ thuật tại phòng khám có bác sỹ Trung Quốc - trong một ca bệnh mà theo nhận định của chính Sở Y tế, “chỉ cần kê đơn cho chị mua thuốc về đặt là khỏi”.Nhưng nếu chỉ là một mô hình kinh doanh bất minh được “du nhập” thì chưa đủ để người bệnh rơi vào những chiếc bẫy giăng sẵn.Để các phòng khám kiểu này có thể lừa bịp được người bệnh Việt Nam, còn có sự tiếp tay của nhiều người Việt Nam, từ các nhân viên, phiên dịch viên, điều dưỡng, bác sĩ người Việt, và chắc chắn, phải đặt câu hỏi về trách nhiệm của những nhà quản lý y tế.Tôi biết một cán bộ quản lý y tế cực kỳ khắt khe, soi từng li từng tý mỗi khi đến kiểm tra đột xuất các cơ sở tư nhân. Nhưng trong địa bàn, có một phòng khám Trung Quốc lại liên tục xảy ra sự cố. Một phóng viên y tế kỳ cựu nói với tôi, vị đó thậm chí còn có xu hướng bênh vực mỗi khi phòng khám kia sai phạm.Để có thể quảng cáo, một phòng khám Việt Nam phải qua bao nhiêu là thủ tục. Nhưng trên các phương tiện thông tin đại chúng, không biết bao nhiêu lời đao to búa lớn về các phòng khám Trung Quốc vẫn xuất hiện.Và trước tình hình ấy, chính Sở Y tế Hà Nội mới đây cũng phải than phiền: nếu phòng khám Trung Quốc sai, chỉ có thể phạt, rồi lại để tồn tại. Luật hiện nay chưa cho phép đóng cửa dù có sai nhiều tới đâu.Người dân chắc chắn đang chờ đợi những chế tài mạnh tay hơn để chấm dứt hoạt động bất lương này. Tại sao liên tục lừa bệnh nhân mà không thể đóng cửa?Bởi nếu không, câu hỏi về phương thức hoạt động bất minh của nhiều phòng khám Trung Quốc, sẽ lan sang chính các nhà quản lý...Võ Xuân Sơn Lấy số mạng con người ra để đổi chác,kiếm lời thì không chỉ mấy vị ngụy thầy thuốc kia cần bị tẩy chay,mà trách nhiệm chính là CÁC VỊ quản lý ngành y. Tâm lý sính ngoại của dân ở đây phải sếp sau sự "tiếp tay" ăn "hoa hồng" của MẤY VỊ! "Tại sao liên tục lừa bệnh nhân mà không thể đóng cửa?". Tôi cũng hỏi như vậy ! Không hiểu những người này nhìn,nghe và đọc gì?Cá nhân tôi ngay cả tiếp xúc với họ tôi còn không muốn chứ đừng nói là tìm đến dùng và sử dụng những dịch vụ họ cung cấp ! Cảm ơn Tác giả đã cho chúnh tôi thấy được phần nào sự thật về các phòng khám Trung Quốc với cái nhìn của một người trong nghề. Xin được nhắc lại một câu của Tác giả: "Để các phòng khám kiểu này có thể lừa bịp được người bệnh Việt nam, còn có sự tiếp tay của nhiều người Việt nam, từ các nhân viên, phiên dịch viên, điều dưỡng, bác sĩ người Việt, và chắc chắn, phải đặt câu hỏi về trách nhiệm của những nhà quản lý y tế." Bài viết rất hay, nhà nuớc cần can thiệp và mạnh tay đối với các cơ sở hoạt động bất lương này. Tôi có người quen tới Khám phòng khám trên đường Võ Văn Kiệt,Bs Trung quốc khám,rồi siêu âm... ,rồi hù bị bệnh lây truyền.buổi sáng sơ sơ hết hơn 3 Triệu,và nói phải điều trị liên tục 10-15 ngày.Tôi nghe tin ,biết bị lừa.nói qua bên Bệnh Viện Da Liễu,khi làm các xét nghiệm,thì hoàn toàn không bị Bệnh gì.Rất nhiều người Việt bị lừa như vậy.Tôi tính sơ sơ,với tiền thuê mặt bằng hàng 50-100 triệu 1 tháng,tiền thuê phiên dịch,thuê nhân viên..nếu nó không lừa,nó lấy gì chi...Hãy cứ tới Bệnh Viện Công,an toàn,giá rẻ. Nếu bác sĩ giỏi thì ở 1 đất nước mà hơn 1 tỉ dân thì cần sang VN làm ăn không ?? nhất nữa đã ai nghĩ người TQ xem VN mình như thế nào không. Từng đó cũng đủ hiểu tại sao rồi. Nhà quản lí cũng vậy chứ không phải SẼ như câu kết nên phòng khám trời ơi mới tồn tại. Bây giờ mới biết nếu các phòng khám TQ sai thì ta chỉ có thể phạt và cho tồn tại (để họ sai tiếp). Luật thì như vậy, còn người VN thì không có "văn hoá tẩy chay" (cửa hàng nào ngon thì dù bị mắng chửi vẫn cứ nhào vào ăn và trả tiền). Vậy là "hết thuốc chữa". Sai phạm phạt thật nặng. Phạt nhiều thì đóng cửa. Bộ Y tế có ai đọc bài này không? Tôi tự hỏi tại sao chúng ta luôn bị họ lừa hết lần này đến lần khác , hết lĩnh vực này đến lĩnh vực khác mà vẫn cứ sử dụng thậm chí phụ thuộc vào hàng kém chất lượng của họ. Tôi là nhà sản xuất thú nhồi bông tôi biết hàng TQ dùng thứ vải chất lượng kém rồi làm bóng bằng hóa chất có thể gây mẩn ngứa, thậm chí ung thư da cho trẻ em, nhưng chẳng thấy quản lý thị trường để ý gì, chỉ khổ tụi tôi đóng thuế đầy đủ đi đường công an, qltt hỏi thăm liên tục...............nhiều khi nghĩ nản không muốn làm nữa vì làm tử tế chỉ đủ rắc đường còn làm bậy thì nghĩ áy náy với con em mình .......... Chẳng lẽ muốn sống trong xh này buộc phải gian dối theo anh tàu hay sao??????? Tôi đã có lần đi du lịch sang TQ, thấy cách tiếp thị và quảng cáo của họ thật là bậc thầy, họ bắt bệnh thì đúng rất nhiều, một phần là do mình tự kê khai giúp họ, nhưng phải phục họ vì họ phán bệnh và hướng dẫn điều trị rất hay, nhưng khi mua thuốc về sử dụng thì kết quả rất kém mặc dù giá cả rất cao, không xứng với tiền nào của ấy, nói tóm lại là chúng ta đã bị họ lừa một cách công khai, nhiều người đã đi TQ họ cũng có xác nhận như tôi. Đến bây giờ họ sang VN mở phòng khám và điều trị thì số người bị mắc bẫy lại càng nhiều thêm, thiết tưởng nhà chức trách và những ngài có trách nhiệm phải giúp người bệnh hiểu rõ vấn đề này, buồn thay một số BS, nhân viên y tế của chúng ta lại vì đồng tiền mà tiếp tay cho họ, những nhà quản lý thì thờ ơ vô cảm vậy thì bà con hãy tự cứu mình bằng cách tẩy chay những phòng khám không có uy tín đó, trước khi được TRỜI cứu. Phải nói rằng chúng ta dã "hở sườn " trong công tác quản lý hành nghề y tế tư nhân, đặc biệt là các phòng khám Trung Quốc trên đất nước ta. Cần phải chặn đứng hoạt động bất minh này trước khi quá muộn ! Nhiều tiền cộng với sính ngoại.
Hợp đồng sinh tử Câu chuyện chưa biết sẽ được xem xét ra sao vì căn cứ để tìm hiểu vụ việc là bệnh án cũng đã bị hủy vì quá lâu.Không chỉ chuyện cũ, những cái chết trong khi điều trị hoặc mổ nhầm chân này qua chân kia, tay này qua tay kia xảy ra gần đây cũng phải loay hoay mãi quanh chuyện xác định trách nhiệm và bồi thường thiệt hại.Tôi từng đưa người nhà đi mổ, phía bệnh viện bắt phải ký vào bản cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có rủi ro xảy ra với bệnh nhân.Cách đây hai năm, gia đình tôi đưa ba nuôi đi điều trị tại một bệnh viện ở Thái Lan. Đại diện gia đình phải ký vào bản hợp đồng quy định rất rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của cả hai bên. Phía gia đình bệnh nhân cũng có thể phải bồi thường cho bệnh viện nếu làm trái với chỉ định điều trị hoặc vi phạm các điều khoản khác. Hồi đó, theo nguyện vọng gia đình họ cho ba nuôi tôi về ăn Tết cổ truyền. Nhưng trong thời gian này sức khỏe ông đột ngột xấu đi nên bệnh viện tức tốc cử ê-kíp riêng bay sang đưa bệnh nhân trở lại bệnh viện. Họ khấu trừ khoản này vì cho rằng đó là trách nhiệm chỉ định của bệnh viện.Bệnh viện là bên cung cấp dịch vụ, bệnh nhân là khách hàng. Đây là giao dịch dân sự cần xác lập bằng hợp đồng rõ ràng, bình đẳng về cả quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng này thực tế còn quan trọng hơn bất cứ hợp đồng cung cấp dịch vụ nào khác vì nó liên quan đến sinh mạng của khách hàng, tức bệnh nhân, là người trả tiền cho dịch vụ khám chữa bệnh. Nó là một hợp đồng sinh tử.Tôi hiểu, bản cam kết trước mổ là một biện pháp không thể thiếu để bảo vệ bác sĩ trước những rủi ro y khoa. Mảnh giấy này không phải là căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường nếu xác định được hậu quả xảy ra là do sai sót chuyên môn từ phía bác sĩ và bệnh viện.Tuy nhiên, khi sự cố gây chết người xảy ra ở các bệnh viện Việt Nam, chúng ta thường xuyên gặp phản ứng cực đoan từ phía người nhà, thay vì thái độ bình tĩnh để làm rõ sự việc. Tôi cho rằng nguyên nhân ít nhiều xuất phát từ lịch sử xử lý các trường hợp tương tự. Phía bệnh viện thường đổ lỗi cho tai biến y khoa, bất luận sự thật thế nào. Người nhà bệnh nhân khó có đủ hiểu biết chuyên môn, không có điều kiện tiếp cận đầy đủ thông tin về sự việc để nắm được lợi thế nếu đưa vấn đề ra luật pháp. Vì nơi xác định sai phạm thường cũng là nơi gây ra sai phạm, đều là ngành y, cấp trên hoặc cấp dưới của nhau. Người bệnh thường phải cắn răng chấp nhận mức độ bồi thường, phụ thuộc vào lòng “hảo tâm” và mức độ tử tế của bên gây ra hậu quả. Vì thế, những hành động manh động, gây náo loạn bệnh viện hoặc truy đánh y bác sĩ diễn ra thường xuyên.Theo tôi, cần có một cơ quan tài phán độc lập để xác định nguyên nhân gây ra vụ việc là do tai biến y khoa hay do sai sót trong điều trị. Đây là cơ sở để tiến hành bồi thường thiệt hại, là căn cứ để người bệnh tin vào sự công bằng của quá trình điều tra, xem xét. Bệnh nhân được đảm bảo quyền lợi còn bác sĩ tránh bị hình sự hóa hoặc chịu hàm oan về tay nghề và trách nhiệm.Ở nước ngoài các y sĩ đoàn sẽ là cơ quan trung gian làm trọng tài để xác định mức độ đúng sai và bồi thường thiệt hại. Tình trạng bệnh được y văn thống kê rủi ro cao thì mức bồi thường thấp và ngược lại.Bạn tôi, một bác sĩ giàu kinh nghiệm chia sẻ, anh từng mất đi một đồng nghiệp giỏi chỉ vì một sự cố y khoa. Đồng nghiệp của anh đã hành động cực đoan và ra đi mãi mãi vì không chịu nổi áp lực sau cái chết không được làm rõ nguyên nhân của một người bệnh.Chúng ta không thể đứng về một phía khi xảy ra sự cố y khoa. Nhưng tôi cho rằng, gia đình người bệnh chấp nhận chi trả đầy đủ theo yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ thì cũng phải có một hợp đồng quy định nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của bệnh viện, cơ sở y tế.Tránh sự thù tức từ phía gia đình bệnh nhân và thái độ rũ bỏ trách nhiệm từ phía bệnh viện và tiến tới một phương thức khoa học, bình đẳng trong điều trị là giao dịch dân sự ngay tình.Hoàng Linh Chà, nếu làm được như nhà báo nói thì "bệnh viện ra bệnh viện, bệnh nhân ra bệnh nhân" không bị lộn xộn như hiện nay. Ngành y tế nước ta không thiếu bác sỹ, giáo sư giỏi và các nhân viên y tế tâm huyết với nghề. Dân ta không phải ai cũng sẵn sàng gây sự khi xảy ra sự cố hoặc không vừa lòng về dịch vụ y tế. Còn lại chỉ là ứng xử sao cho đúng với vị trí của mình. Nếu ai cũng biết xác định vị trí, quyền hạn và trách nhiệm, nếu biết kiểm soát hành vi thì mọi nơi trong xã hội ta sẽ văn minh, và xã hội ta sẽ là một xã hội văn minh. Chỉ tiếc rằng hiện nay mặt bằng dân trí của ta còn thấp quá. Mà dân trí ở đây không chỉ là của những người dân thường, mà còn bao gồm cả những người có quyền hành nữa. Bệnh nhân đi khám đi mổ, trả tiền rồi còn fải vắt từng đồng van xin người ta cứu mình, nằm lên giường mổ chích thuốc mê, lỗi KHÔNG BAO GIỜ LÀ CỦA BỆNH NHÂN ĐƯỢC. Bọn bao biện đuổi hết chúng nó đi "Theo tôi, cần có một cơ quan tài phán độc lập để xác định nguyên nhân gây ra vụ việc là do tai biến y khoa hay do sai sót trong điều trị.& Ở nước ngoài các y sĩ đoàn sẽ là cơ quan trung gian làm trọng tài để xác định mức độ đúng sai và bồi thường thiệt hại." Nhiều người không thích điều này :)) . Dù sao cũng cám ơn nhà báo đã nhắc đến điều này. tôi đồng ý với đề xuất của anh! đã đến lúc chúng ta nên ràng buộc trách nhiệm của bệnh viện với bệnh nhân; bệnh nhân với bệnh viện bằng những bản hợp đồng rõ ràng . chúng ta không thể cứ tiếp tục làm việc thiếu chuyên nghiệp như vậy. Phần lớn đội ngũ y tế của Việt nam đối với bệnh nhân giống như kiểu bố thí vậy Khoogn có một bên thứ 3 độc lập đứng ra kiểm soát thì ko bao giờ có chuyện nhân viên y tế gây chết ng , làm tổn hại sk bị đi tù. Coogn an vào cuộc kiểm tra ư? Chả khác gì bảo nông dân đi sửa TV bị hỏng Đã là kinh tế thị trường, đã là xã hội hóa thì phải tuân theo quy luật của thị trường, của xã hội, chuyện này phải nên làm từ rất lâu rồi nhưng vì cơ chế của chúng ta vẫn còn bao cấp(?) và bao biện nên người bệnh vẫn chỉ là bên hứng chịu tất cả mà không có quyền phản ứng, chỉ trông chờ vào "tòa án lương tâm" mà thôi. HỢP ĐỒNG SINH TỬ. NGHE THẬT BUỒN LÀM SAO Bài viết hay quá ! Nhưng ở mình chưa có cơ chế. Chắc phải còn lâu lắm... hợp lý và hợ tình. Làm ngay Tôi bị sâu răng , đi khám BV yêu cầu kiểm tra sức khỏe tổng thể , có cả xét nghiệm HIV là làm sao ? Trong khi chờ cơ chế quan hệ giữa bệnh nhân và khoa ngoại của bệnh viện thì nên có ngay " Hợp đồng trách nhiệm thu gom sạch dụng cụ mỗ, bông, băng, gạc ...trong bụng bệnh nhân". Cùng là ngành dịch vụ phục vụ con người nhưng khi bạn đến khách sạn, bạn được miễn phí trông xe; khi bạn đến bệnh viện, bạn phải trả tiền trông xe. Tại khách sạn, bạn có thể quát - mắng nhân viên và thậm chí Giám đốc của KS nhưng ở bệnh viện thì bạn ko thể làm việc đó...Còn nhiều bất cập lắm. Hợp đồng rõ ràng thế BS sống bằng gì? Nên có cơ chế này ở Việt Nam để khách hàng là người bệnh bớt thiệt thòi.
Ngậm miệng Đại diện lãnh đạo ngành giáo dục lập tức trả lời rằng đó chỉ là thiểu số. Một câu trả lời kinh điển.Và ngay lập tức, câu trả lời “thiểu số” gặp phản ứng trái chiều từ những chuyên gia giáo dục có mặt tại hội nghị. Tất cả đều quá biết rằng, hình ảnh người giáo viên cứng cỏi, khẳng khái lên tiếng trước cái sai, cái xấu trong bộ máy giáo dục là quá ít ỏi - chứ không phải là tiêu cực trong ngành giáo dục ít ỏi.Cuối năm ngoái, tôi cố gắng thuyết phục một nhà giáo làm nhân vật cho chương trình đàm luận trên truyền hình về chủ đề tiêu cực trong giáo dục, tôi có cuộc trò chuyện với một cô giáo đã hơn 20 năm trong nghề. Chính xác là 21 năm, bởi đó cũng là năm cuối cùng trước khi cô quyết định nghỉ dạy.Tôi đề nghị được nghe những chuyện bức xúc nhất, những trang chưa bao giờ được lật mở với ai trong cuốn sổ đời nhà giáo của cô. Chậm rãi, và rụt rè cô kể, không quên dặn đi dặn lại rằng không được tiết lộ danh tính của cô.“Tại sao vậy, đằng nào thì cô cũng sẽ nghỉ cơ mà?” – tôi thắc mắc.“Bởi vì nhiều đồng nghiệp của tôi còn tiếp tục dạy, và tôi sợ những điều không hay sẽ xảy đến với họ”.“Điều không hay” nhất mà cô giáo ấy e ngại, đó là mếch lòng hiệu trưởng, từ đó các giáo viên liên quan sẽ gặp khó khăn khi đứng bục, còn bản thân cô sẽ không còn giữ được mối giao hảo với đồng nghiệp bao năm.Trong các câu chuyện của cô, người hiệu trưởng nhà trường hiện lên như một vị vua quyền uy. Còn những nhà giáo, thì không gì hơn là những triều thần lấy việc tận tụy và tận trung làm chân lý. Bởi vì quyền lợi của họ, từ thứ nhỏ nhặt nhất, đều được quyết định bởi hiệu trưởng.Được đứng giảng hay chỉ làm các việc giáo vụ văn phòng? - Hiệu trưởng quyết. Được phụ trách chủ nhiệm hay chỉ là giáo viên bộ môn? - Hiệu trưởng quyết. Được đứng lớp bao nhiêu buổi, thời gian eo hẹp hay phân bổ hợp lý? - Hiệu trưởng quyết. Được ký hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn? - Hiệu trưởng quyết. Được tạo điều kiện khi mang thai, sinh nở, hay “du di” khi gia đình có hoàn cảnh khó khăn? - Hiệu trưởng có thể châm chước.Và ước mơ lớn nhất của người giáo viên: được vào biên chế - thì hiệu trưởng cũng đóng vai trò rất lớn trong việc tác động đến quyết định của phòng giáo dục địa phương.Đó tất nhiên là ẩn ức của riêng cô - một người giáo viên ở một ngôi trường cụ thể. Bởi vì tôi đã đi tìm hiểu: về mặt lý thuyết, cơ chế dân chủ trong trường học được thiết kế rất tỉ mỉ. Một hiệu trưởng, có nhiệm kỳ, và chỉ được bổ nhiệm lại thông qua ý kiến của chi bộ và Hội đồng Sư phạm trường. Mà các cuộc lấy phiếu tín nhiệm còn rất ngặt nghèo, hơn cả bầu cử, phải đạt được ít nhất là 2/3 phiếu.Trong cái cơ chế lý tưởng ấy, mà không có dân chủ, thì phải hỏi tại sao các thày cô không lên tiếng?Câu chuyện trở nên rõ ràng hơn, khi nhà giáo ấy kể với tôi về công việc mưu sinh của mình. Để đảm bảo cuộc sống, mỗi buổi chiều, sau khi rời bục giảng, cô mặc nguyên bộ áo dài ấy phóng đến một cơ sở kinh doanh. Tại đó, trong bộ áo dài kinh điển của giáo viên, với kỹ năng giao tiếp mềm mỏng hòa nhã, cô đóng vai một nhân viên lễ tân cho đến hết buổi tối.Đó là giai đoạn mà cô cho là cay đắng nhất của đời giáo viên. Cô gọi đó là những ngày “ngậm miệng để được ăn phấn”.Cô im lặng không đổi lấy gì khác, ngoài việc còn được đứng trên bục giảng để truyền thụ kiến thức cho học trò.Tà áo dài cao quý của một nhà giáo trên bục giảng cũng lại chính là tà áo dài của một nhân viên lễ tân nơi buôn bán - hình ảnh ấy có lẽ đã nói lên nhiều điều. Về đời sống của người giáo viên, và động lực để họ thực thi các cơ chế dân chủ trường học.Tôi đã phải nghe quá nhiều cuộc tâm sự chua chát từ các giáo viên, từ trung học đến mầm non, về quyền lực của người đứng đầu, về những việc cần im lặng bất thành văn.Trong vụ việc cô hiệu trưởng trường Nam Trung Yên (Hà Nội) cho taxi đi vào sân trường làm gãy chân học trò, nhưng phiếu thăm dò lại cho kết quả 100% ý kiến giáo viên và học sinh khẳng định không có vụ việc, là một minh chứng cho quyền lực không định danh của hiệu trưởng.Tôi tự hỏi, sự dân chủ trong nhà trường ấy ở đâu và hiện tượng tiêu cực có phải là “thiểu số” như câu trả lời của quản lý ngành?Gia Hiền Tiêu cực,độc đoán ở ngay cái nôi trồng người- vốn nổi danh vì sự mô phạm,đạo đức- thì đừng hỏi vì sao hiện giờ cái xấu,sự xuống cấp tràn lan trong xã hội! Chưa đánh giá đúng vai trò của sự nghiệp sư phạm,chúng ta còn phải hối tiếc nhiều điều! Thầy giáo Khoa, người đã dũng cả đứng lên chống gian lận thi cử đã từng bị chính những đồng nghiệp của mình tẩy chay còn gì. Minh chứng cho vấn đề này Ý kiến thì bảo hay cãi, tranh luận thì bảo phát ngôn ngông cuồng, chống đối, bức xúc nói chuyện thì bảo hay tụ tập nói xấu. Môi trường này chỉ ai đã làm mới hiểu, bây giờ thì đúng là ngậm miệng lại được tiếng thơm. Ôi xời, Cứ gì sư phạm hả bác! Ngành nào, cơ quan nào chả vậy! Thủ trưởng công bộc mà cứ như boss hết loạt! Cứ phát biểu trái ý là thành không đoàn kết, là bị cô lập.... Con cháu, người thân nhào cơ quan vào cả đống í mà Còn rất nhiều điều chưa nói ra hết,nhà báo Gia Hiền ơi! Không chỉ là "ngậm miệng để được ăn phấn"mà là "ngậm đắng nuốt cay"khi bị BGH chèn ép,thủ đoạn,trù dập.Quyền lực mềm của Hiệu Trưởng có sự về hùa của các thành viên trong Ban lãnh đạo,bao gồm Hiệu Phó,Chủ tịch Công đoàn,Ban Thanh Tra và các tổ trưởng chuyên môn cùng chia cái bánh lợi ích thì giáo viên đành "ngậm bồ hòn làm ngọt " thôi. Giáo dục đã xuống cấp ở mức báo động. Các vị quản lý đã để tiền bạc chi phối. Mỗi vị trí đều có thể mua bán với mức giá tương ứng. Đừng đổ lỗi cho Giáo viên, họ chỉ là công cụ bị lợi dụng chính bản thân họ cũng phải "mua việc" bằng cái giá rất cao... Tôi từng ở"trong chăn" nên biết"chăn có rận" như thế nào.cám ơn tác giả! Lại một bài báo trong chuyên đề '"Góc nhìn" nữa nói về GD. Bài" Cái lý của việc dạy thêm" của Nguyễn Xuân Quang phản ánh vấn đề nóng DT - HT. Bài này tác giả GH phản ánh vấn đề trong quản lý trong nhà trường(đặc biệt là người HT). Là một GV sắp nghỉ hưu tôi đánh giá một bài viết có tâm, có tầm, phản ánh khá chính xác vấn đề nêu trên! Đề nghị ngành GD- ĐT có giải pháp mạnh mẽ trong cải cách nói chung, trong đổi mới quản lý GD nói riêng. Một công việc khó, nhưng phải làm! Nhà báo Gia Hiền đã phản ánh qua đúng thực trạng các trường học hiện nay. Và vì quyền sinh sát trong tay hiệu trưởng, nên giáo viên cứ theo khuôn, để cuối năm có tỉ lệ HS giỏi càng cao càng tốt, sỉ số học sinh trong mỗi lớp qua đông, giáo viên cấp một chỉ gò chủ yếu 2 môn văn và toán, các môn khác dạy qua loa, các môn ngoại khóa như nhịp điệu, cờ vua, bóng rổ cắt hết, các chương trình văn nghệ, thể thao thi đua vào các ngày lễ, thì giáo viên tự lựa chọn theo mối quan hệ với phụ huynh, không có sự công bằng trong tuyển chọn. con gái lớp 2 về hỏi mình " mẹ nếu mẹ làm GV, mà trong lớp có nhiều bạn cùng muốn tham gia văn nghệ, thi đua thể thao, thì mẹ làm thế nào cho công bằng, để những bạn đó đều được tham gia văn nghệ, thể thao trong mỗi năm" . Nản. tôi có người anh họ là giáo viên cấp hai(thcs) sắp nghỉ hưu lương khá cao khoảng 7tr,mấy năm trước khi nghỉ hưu anh ko phải lên lớp mà thuê một gv mới ra trường dạy thay với thù lao 2tr (chỗ quen biết lắm mới kiếm dc việc dạy thay) còn anh ngồi nhà chơi tháng dư 5tr.cái quan trọng là khi về hưu anh ấy bán xuất gv dạy học này cho cô giáo trẻ kia với giá 200tr,và cô gv kia có chỗ dạy,ko biết dến bao giờ cô ấy mới dủ vốn hay phải chờ dến ngày về hưu sẽ lại bán xuất dạy cho thế hệ sau,ko biết lời hay lỗ vì ko biết sau nay nghề giáo có ai mua ko.nếu vậy thay vì mua chỗ dạy bỏ 200tr mua lô đất khi về hưu bán lại có thể 2 tỷ hoạc hơn,dạy ở nông thôn khó kiếm tiền dạy thêm lắm chỉ có lương thôi,khổ thật chỉ được cái mác gv Ngậm miệng có khi còn chưa được yên thân đấy chứ tác gia Gia Hiền Mẹ tôi là giáo viên, giờ đã nghỉ hưuHồi còn đi dạy mẹ thường kể rằng: Khi họp hội đồng hễ ai mà phát biểu không hợp ý hiệu trưởng thì nhận được câu trả lời là trường chúng ta đang thừa biên chế đồng chí nào muốn chuyển thì làm đơn tôi kí ngay. Ai cũng sợ -Tôi tự hỏi, sự dân chủ trong nhà trường ấy ở đâu và hiện tượng tiêu cực có phải là “thiểu số” như câu trả lời của quản lý ngành?+ Ý kiến chủ quan của tôi là "Đại đa số". Xin cảm ơn. Ngoc Hai : hay mình là gv, đã qua 8 đời HT. mình thấy người thì thật như đếm, người thì thương gv như người thân trong gia đình, cũng có người chuyên quyền độc đoán, trù dập người đấu tranh, cũng có người chỉ chuyên đi nịnh bợ cấp trên và tìm mọi cách moi của phụ huynh và tiền ngân sách cấp về... nói như thế để thấy rằng nhà trường cũng chỉ là một xã hội thu nhỏ... và có lẽ ở đâu, ngành nào cũng có người tốt kẻ xấu. Còn nói dân chủ trong trường học thì theo mình nghĩ ở cấp 2,3 hoặc nơi xa các trung tâm thì chắc chắn là có , còn cấp tiểu học và mầm non hoặc các trường trung tâm hoặc gần trung tâm thì rất mất dân chủ. Lí giải điều này có lẽ do đặc thù 2 cấp học này gần như không có GV nam nên chị em thường là nhẫn nhịn cho xong chuyện và cũng sợ trù dập mà mình thì yếu thế không thể đối phó được nên im lặng là thượng sách. Hoặc nhưng trường ở trung tâm, gần trung tâm, nếu mình đấu tranh HT tham mưu với Phòng cho chuyển đi xa thì thật là lợi bất cập hại, thế là đành im thôi. Nói chung hiện nay quy chế dân chủ trong nhà trường thì có nhưng chủ yếu là hình thức và thiếu thực tế, lại thêm việc đấu tranh ít được sự bảo vệ từ cấp quản lí cao hơn nên mọi người sẽ nghỉ "con kiến kiện củ khoai" đành "ngậm bồ hòn làm ngọt" vậy. Đọc bài này mình thấy nhà báo Gia Hiền có quan tâm nhưng đâu đã biết hết tất cả những cái tiêu cực mất dân chủ trong trường học. Và theo mình thì cái bệnh nặng nhất có lẽ chưa phải là bệnh mất dân chủ bởi nó chưa phổ biến bằng bệnh "thành tích" mà ông Nguyễn Thiện Nhân từng nhìn ra mà không đưa ra được phương thuốc để điều trị cho nên ngày càng trầm trọng hơn. Nếu căn bệnh này không trị được thì đừng bao giờ nghĩ đến việc đưa GD đi lên !
Bổ nhiệm nhầm Là người con của Hải Dương, tôi hiểu đấy từng là niềm tự hào là của cả nền công nghiệp miền Bắc, chứ không phải riêng người Hải Dương. Nhưng nói đến sứ Hải Dương hiện nay chẳng ai biết nó đã “chết” hay vẫn còn tồn tại. Tôi không biết. Đem hỏi những người cùng quê, cũng không biết.Những lần ít ỏi về thăm quê, đi qua nhà máy sứ, tôi chỉ thấy một khung cảnh hoang tàn, khác hẳn khi còn nhỏ. Có một dạo, đến cả cái tên “Công ty sứ Hải Dương” lớn trên cánh cổng cũng không còn lành lặn, rơi mất chữ, mấy năm không thấy được thay. Những bức tường cáu bẳn, bong tróc. Có thể nhà máy sứ bây giờ không còn liên quan mấy đến bức tranh kinh tế vĩ mô của Hải Dương. Nhưng khi một người bạn hỏi hình ảnh tôi nhớ về quê nhà, tôi lại quyết định kể về nhà máy sứ. Nó đã từng là một biểu tượng. Và bây giờ, cái biển tên bong tróc của nó, gợi ra nhiều cảm xúc.Nội lực yếu, Hải Dương trông chờ vào nguồn vốn đầu tư từ ngoài. Cứ thỉnh thoảng, tôi lại phải đọc về một khu công nghiệp nào đó quy hoạch rồi nhưng bị bỏ hoang – người nông dân mất đất sản xuất, than trời vì không có việc làm. Ngay cả với các khu công nghiệp có hoạt động, có năm, chỉ trong vòng 6 tháng đầu, đã "thải" ra gần 14.000 lao động.Trong suốt cả thập kỷ, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hải Dương cao nhất chỉ đứng vị trí thứ 29 (từ tận năm 2009). Đáng chú ý, trong 3 năm gần đây, Hải Dương đều tụt hạng.Trong bức tranh ấy, thì Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tỉnh, cơ quan tham mưu chính về vấn đề việc làm, trong tổng số 46 biên chế, có tới... 44 lãnh đạo cấp phòng trở lên Trong bức tranh ấy, ông Phạm Văn Tỏ, Giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh, vì “sơ suất” do anh em cấp dưới trình lên và ông này “không xem xét kỹ”, nên đã đặc cách cho… con ruột mình giữ chức Phó phòng tại Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương.Thực tế, với đặc thù của nền công vụ Việt Nam thì đưa một người vào biên chế đã khó, nhưng để đuổi họ ra lại còn khó hơn. Với vị trí lãnh đạo cũng tương tự như vậy. Khi một cá nhân đã được bổ nhiệm thì sẽ gần như không có chuyện bị mất chức (chỉ trừ khi vi phạm pháp luật).Còn ngay cả khi cá nhân ấy làm việc không hiệu quả, sáng cắp ô đi, tối cắp ô về cũng rất khó có chuyện người này bị mất chức. Vì thế, bất kì sai lầm nào trong công tác cán bộ, đặc biệt là với cán bộ lãnh đạo sẽ đều phải trả giá rất đắt.Điều nguy hiểm là tình trạng bổ nhiệm nhầm người này đang diễn ra phổ biến. Từ Nam chí Bắc, từ Trịnh Xuân Thanh cho đến trưởng phòng Quỳnh Anh ở Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, những cuộc “bổ nhiệm nhầm” hay “bổ nhiệm thần tốc” được phát hiện gợi ý rằng chúng chỉ là phần chóp của tảng băng chìm. Dẫu sao, quy trình vẫn được vận hành bởi con người.Khi những sai sót liên quan đến việc bổ nhiệm con trai mình bị báo chí phanh phui, ông Phạm Văn Tỏ đã nói rằng: “Tôi xin chịu trách nhiệm, tự nhận hình thức kỷ luật trước lãnh đạo tỉnh Hải Dương”.Nhưng ai sẽ là người chịu trách nhiệm trước dân?Một quyết định bổ nhiệm có thể được “ký nhầm”, một cán bộ có thể được “ngồi nhầm chỗ”, nhưng cuộc đời của hàng vạn con người – như những lao động đang loay hoay tìm việc làm ở Hải Dương, những nông dân mất đất sản xuất – không thể “sống nhầm”.Họ vẫn phải có việc làm, phải ăn cơm, mua thịt cá, xăng xe… Những thứ ấy không thể “nhầm” .Một quyết định bổ nhiệm nhầm sẽ tạo ra một lãnh đạo ngồi đó và ký thêm hàng trăm, hàng nghìn chữ ký có thể đáng nghi ngại trong nhiệm kỳ của anh ta. Những chữ ký này tạo “nhầm” ra không biết bao nhiêu chính sách đáng nghi ngờ. Và người dân sẽ phải chấp nhận rằng đời mình sẽ bị điều chỉnh “nhầm” bởi các chính sách đó?“Cán bộ là cái gốc của mọi việc” – chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết. Và nếu cái gốc được đặt nhầm, thì khó có thể tính toán được hậu quả mà cái chữ ký bổ nhiệm ấy đã tạo ra.Nhưng trong phần lớn các trường hợp, như trong vụ Sở có 44 lãnh đạo, thì việc chịu trách nhiệm sẽ diễn ra bằng một quyết định kỷ luật. Dưới “hình thức khiển trách”.Phan Tất Đức Một người có thể nhầm, hai người có thể nhầm nhưng cả thế hệ "NHẦM" thì bi kịch!Học sinh "ngồi nhầm" lớp,cán bộ "ngồi nhầm" chỗ...liệu chỉ "vô tình" hay là sản phẩm méo mó,dị dạng của cả một cơ chế "Nhầm! Xin rút kinh nghiệm!"??? Họ không bao giờ bổ nhiệm NHẦM người đâu. Chỉ có nhân dân là NHẦM họ thôi!!! Toàn nhầm COCC mà không nhầm lấy 1 người không thuộc COCC. Nhầm cũng đúng người cần nhầm nhỉ. Ai cũng hiểu, chỉ người trong cuộc Giả bộ không hiểu. Hoan hô ông gì đó nhận hình thức KỈ LUẬT rất ghê gớm. Ghê hơn "nghiêm túc kiểm điểm và rút kinh nghiệm vô cùng sâu sắc". Đi nhầm đường thậm chí chỉ đè vạch: PHẠT; chọn nhầm nghề: ĐÓI thậm chí có thể vào tù nếu chọn nghề buôn lậu, buôn ma túy; chọn nhầm trường: THẤT NGHIỆP, vân vân và vân vân. Chỉ có một cái nhầm là được tiền: Bổ nhiệm cán bộ, có chăng thì "rút kinh nghiệm, nghiêm túc kiểm điểm, phê bình sâu sắc". Đã từ lâu ngồi nhầm ghế bựKý nhầm hoài có sự gì đâuDân nghèo là tại...mưa ngâuChứ sao lại bảo tớ câu ngồi nhầm Cán bộ có thể ngồi nhầm chỗ...nhưng cuộc đời của hàng vạn con người k thể sống nhầm... Bạn viết rất chuẩn vời thực trạng mấy nhiệm vừa qua. Cứ bổ nhiệm nhầm người nhà , người thân, người kém năng lực vào các chức danh quản lý Nhà nước rồi lại rút kinh nghiệm thì đất nước ta sẽ đi về đâu ? lấy ai làm công bộc của dân đây? Những cán bộ được "BỔ NHIỆM NHẦM" này chỉ là phần nổi của tảng băng trôi bổ nhiệm nhầm mà thôi Chuẩn và chính xác. Nguy cơ hiện hữu của mọt nền hành chính vòng vo, cò quốc. Có 2 kiểu nhầm: nhầm do vô ý và nhầm do cố ý. Có Trời mà biết các vị nhầm kiểu gì. Nhưng nhầm do cố ý tức là cố ý làm trái, đi ngược lại luật pháp hoặc các nguyên tắc mang tính nhân văn. Còn nhầm do vô ý tức là lơ là, không tập trung, không chuyên tâm vào nhiệm vụ hoặc nghiệp vụ kém. Cả 2 kiểu nhầm đều đáng bị kỷ luật, và không nên chỉ phê bình, khiển trách, cảnh cáo, rút kinh nghiệm sâu sắc rồi chấm hết. Có gì lạ đâu Anh. Toàn lãnh đạo không nên muốn làm gì thì phải có lót tay, càng nhiều lãnh đạo lót càng nhiều nên doanh nghiệp chết khiếp, họ đi chỗ nào ít phải lót tay hơn (ít chứ làm gì có chỗ nào ko có) Thật sâu sắc, bài viết đã bước đầu cho thấy tác hại của việc "nhầm" có chủ ý của lãnh đạo! Ông này thắc mắc kỳ lạ thật. Người ta được ai bổ nhiệm thì chịu trách nhiệm với người đó là đúng rồi, dân có bổ nhiệm người ta đâu mà chịu trách nhiệm với dân. Ông "Phan"ko biết đấy thôi! Họ bị kỷ luật "nhầm"???( thay vì buộc thôi việc, hoặc cách chức) Chua chát quá
Vỏ thép mong manh Hơn hai năm trước, ông Liên bán tàu gỗ, gom góp hết tài sản trong nhà được 800 triệu đồng để đối ứng vay ngân hàng đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67. Ký hợp đồng với công ty đóng tàu ở Đà Nẵng, ngày ngày ông Liên lại ngược xuôi hơn 40km từ Quảng Nam ra Đà Nẵng “giám sát” con tàu sắp thành hình.Khấp khởi mừng, ông làm hợp đồng thuê 10 lao động và trả tiền cho mỗi người 6 triệu đồng/tháng để giữ chân họ, vì thời buổi khó kiếm người đi biển. Bi kịch ập đến với ông Liên, khi cuối tháng 3/2016, con tàu hạ thủy thì bị hỏng máy, khi chưa nghiệm thu. Máy tàu trị giá hơn 2 tỷ, được ông Liên đặt mua từ một công ty khác đem về cho công ty đóng tàu lắp ráp.Tưởng việc sửa máy dễ dàng, nhưng khi thợ mở máy ra thì không thể cứu. Ông Liên đâm đơn ra tòa yêu cầu công ty đóng tàu bồi hoàn chi phí mua máy tàu hơn 2 tỷ đồng. Trong lúc chờ tòa phân xử, con tàu nằm phơi mưa gió, nhiều bộ phận đã xuống cấp, gỉ sét.Người dân xã Bình Minh quê ông từng kiên cường đứng lên sau cơn bão Chanchu 2006. Nhưng bây giờ, một lão ngư rắn rỏi như ông Liên lại quỵ ngã.Nhóm thợ ông thuê, nửa năm qua đều đặn phải trả công, tốn 360 triệu đồng dù chưa một ngày sử dụng. Hết tiền, ông đành hủy hợp đồng để thợ đi làm thuê cho chủ khác. Hai con trai trước đây háo hức được làm chủ con tàu vỏ thép của gia đình, giờ phải xin đi làm thuê trên tàu của người khác để giúp cha trả nợ.Ông Liên không phải là người đầu tiên ở miền Trung “nếm trái đắng” của tàu vỏ thép. Ở Bình Định đang có tới 9 con tàu phải nằm bờ, sau những sự cố trên biển từ chân vịt cuốn hết lưới, hỏng hộp số, máy phát điện... Ngư dân ngao ngán vì làm ăn thua lỗ, đổ nợ càng thêm nóng lòng khi nhìn những con tàu khác cập bến đúng mùa đánh bắt với cá đầy khoang.Nghị định 67 của Chính phủ ra đời trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Có thể hiểu, chính sách này không đơn thuần giúp ngư dân có phương tiện vững chãi ra khơi, an toàn hơn nếu bị đâm va, mà còn nhằm tăng sự hiện diện của “những cột mốc sống trên biển” bảo vệ Tổ quốc.Nhưng có cảm giác tư tưởng này lấn át mục tiêu tạo điều kiện cho nghề cá nhân dân chuyển biến thành một nghề sản xuất lớn theo hướng hiện đại, công nghiệp hóa. Chiếc tàu vỏ thép dường như được “phiên dịch” sai ý nghĩa cốt lõi. Những người hoạch định chính sách cũng như ngư dân, dường như chỉ chú trọng đến việc thay vỏ con tàu từ chất liệu gỗ sang thép, chứ không hiểu rằng đó phải là một quy trình “thay” cả người vận hành.Có một thực tế bị quên đi, rằng thực chất con tàu chỉ là một bộ phận trong ngành công nghiệp đánh cá, bên cạnh công nghệ, quy trình đánh bắt, kiến thức hàng hải, ngư lưới cụ… Hệ thống công nghệ ấy phải bằng cách nào đó chuyển giao cho ngư dân.Những ngư dân lâu nay đi làm thuê, khao khát được làm chủ, giờ được Nhà nước tạo điều kiện vay đến hơn 90% để có một con tàu lớn hàng chục tỷ đồng. Chính sách này tạo cảm giác cho họ là Nhà nước đã cho cơ hội có được con tàu, mà không tạo cho họ ý thức mình phải là chủ nhân, là người phải trả khoản nợ đó.Là chủ con tàu, đáng ra ngư dân phải giám sát việc đóng tàu từ những mối hàn đầu tiên. Con tàu với ngư dân, đó không chỉ là “con trâu làm đầu cơ nghiệp”, mà còn là căn nhà họ sẽ gắn bó. Nhưng thực tế thì họ hầu như phó mặc. 21 mẫu thiết kế đã có Bộ Nông nghiệp phát hành, thi công thì phía doanh nghiệp làm. Ngư dân chỉ biết chọn mẫu và ký vào tờ hợp đồng để bắt đầu tính lãi ngân hàng. Họ thật ra cũng không có đủ kiến thức và trình độ để làm gì hơn thế.Tôi hỏi ông Liên có thường xuyên ra xưởng đóng tàu giám sát không? Ông bảo có, nhưng không có kiến thức như khi đóng tàu gỗ, nên phía nhà máy nói thế nào cũng đành gật đầu. Tôi đã gặp hơn một ngư dân như vậy.Các cơ sở đóng tàu trong nước, lâu nay chỉ quen với việc đóng tàu vận tải, sà lan sắt, tàu cứu hộ chứ chưa đóng tàu đánh cá. Tôi tự hỏi, những người đưa ra mẫu tàu cho ngư dân có mấy người ra khơi cùng ngư dân đánh cá để tìm hiểu mẫu tàu nào thì phù hợp với từng mục đích khai thác thủy sản.Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội nghề cá TP Đà Nẵng, nói với tôi rằng sau khi Nghị định 67 ra đời, nhiều ngư dân đăng ký. Nhưng ông đã họp họ lại, nói thẳng cho họ biết rằng Nhà nước không hề cho không mà thực ra là cho ngư dân nợ. Ông đặt ra hàng loạt câu hỏi cho ngư dân: đóng tàu sắt đánh bắt gì, đã nắm vững kỹ thuật đánh bắt chưa, có kỹ năng vận hành tàu lớn hay không, ai sẽ lo hậu cầu khi anh ra khơi…Ông Lĩnh khuyên ngư dân rằng, nếu chưa nắm vững những điều đó, thì đừng làm. Đến giờ, Đà Nẵng có 7 dự án đóng tàu theo Nghị định 67, trong đó 4 tàu vỏ sắt đã hạ thủy và ra khơi thuận lợi. Ông Lĩnh đúc kết, những ngư dân này, như anh Sang, anh Mười là người biết kiến thức, biết quản lý và biết tham gia vào việc thiết kế, chọn vật liệu, giám sát con tàu của mình.Tàu vỏ thép rất cần. Nhưng không phải là để đâm va - như ý nghĩa đơn sơ mà 2 chữ “vỏ thép” gợi lên. Trước tiên, nó phải là một công cụ làm ăn hoàn chỉnh của những ngư dân ấy.Ba năm qua, với hàng chục con tàu vỏ thép ra khơi phải về nằm bờ vì hỏng hóc, phần nào phản ánh chính sách của Nghị định 67 - một ý nguyện tốt đẹp - chưa thành công.Chẳng lẽ bây giờ trách người ngư dân? Chả biết nói gì, chẳng lẽ cho đi niềm tin bây giờ khó thế? Chẳng lẽ không thể đặt hoàn toàn niềm tin vào doanh nghiệp đóng tàu hay sao? Xã hội không thể tin nhau rồi sẽ ra sao? Tôi có theo dõi vấn đề này trên các phương tiện truyền thông, khi thấy nói các cơ sở đóng tầu thay thép Nhật, Hàn theo thiết kế bằng thép Trung Quốc thì biết là hỏng rồi. Những người trong ngành Cơ khí đều biết chất lượng thép Nhật, Hàn khác với thép Trung Quốc thế nào. Đóng tàu vỏ thép kiểu này tưởng là ngư dân được lợi và góp phần giữ chủ quyền, nhưng hoá ra ngư dân thiệt nhất và có nguy cơ phá sản, còn ai được lợi thì chưa biết Ko biết khi mình đặt hàng máy bay , tàu ngâm có cần phải giảm sát ko nhỉ? Bài báo hay và có chất lượng quá. Chủ trương hỗ trợ là chủ trương đúng, nhưng đã bị chính những doanh nghiệp đóng tầu làm cho nó sai đi. Thép Tây thép Tàu thép Nhật cũng đều là thép thôi, nhưng thật là đơn giản, thép đóng tầu cần có các thành phần hóa học để không bị ăn mòn và phải đảm bảo chất lượng. Hợp đồng thép Nhật, máy Nhật mà đưa và thép Trung Quốc, máy Trung Quốc là sai hoàn toàn. Chuyện chất lượng tương đương không nói, chỉ riêng chuyện sai nguồn gốc xuất xứ là sai hợp đồng rồi. Chết cái là người dân thì không rõ, lại tạm ứng thanh toán quá nhiều. Bây giờ cần có cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý các doanh nghiệp này. Không còn gì đau đớn hơn... 1 - Bảo chủ tàu đi giám sát việc đóng tàu ? Đùa. Chế tạo và sử dụng là 2 chuyện khác nhau. Đơn vị đóng tàu là đóng từ a đến z, bao gồm cả mua và lắp ráp các trang thiết bị khác. Anh đặt người ta đóng cái vỏ, tự mua cái máy ở nơi khác đến bảo họ lắp, họ lắp kiểu gì ? Động cơ xe hơi còn muôn hình vạn trạng huống gì động cơ tàu biển. Động cơ không phù hợp thiết kế khoang máy làm sao lắp ? Giám sát việc đóng tàu phải là 1 cơ quan chuyên nghiệp về tư vấn thiết kế công nghệ kỹ thuật hàng hải.2 – Tàu vỏ thép có trọng tải lớn hơn thuyền gỗ nên phần chìm dưới nước khá sâu (từ mép cánh đối trọng (chống lật khi gặp sóng lớn) đến vạch trọng tải khoảng 4 – 5 mét. Loại tàu này chỉ có “bám biển” chứ không thể “bám đảo”. Xung quanh đảo thường có đá ngầm. Chạy vào đó để cho mắc cạn, hỏng chân vịt, thủng đáy à ?3 – Vận hành tàu thép và thuyền gỗ cũng không khác nhau bao nhiêu, khác nhau bởi khả năng chở nặng thôi. Bởi vì khả năng chở nặng, tàu thép có thể đánh cá ngoài khơi xa trong vùng biển quốc tế, 1 chuyến đi có thể kéo dài 3 – 4 tháng. Tàu thép đương nhiên là sẽ đánh bắt các loại cá càng to càng tốt. Người ta là ngư dân lâu năm kinh nghiệm, cái chuyện vận hành tàu, sửa chữa bảo trì, đánh bắt cá không cần ai dạy.4 – Đóng 1 con tàu thép hoàn chỉnh, trang bị các loại cái gì cũng có, giá bét khoảng 6 – 7 tỷ. Chỉ có 2 – 3 tỷ (bao gồm cả tiền vay) thì thôi đừng “lên” tàu thép. Trong tay phải có ít nhất 10 tỷ, bao gồm đóng tàu và vốn lưu động cho chuyến đi biển đầu tiên (lương cho thủy thủ đoàn, dầu cho động cơ và máy phát điện, nước để uống và để làm nước đá đông lạnh cá, thức ăn cho mọi người, vật tư thay thế khi hỏng hóc đột xuất,….). Điều này chả khác gì anh chỉ có tiền mua Kia Morning nhưng cứ nhất định phải mua Mercedes. Kết quả là mua được chiếc Mercedes cũ đến mức sắp đem cân ký. Chưa có điều kiện để lên “thép” thì cứ dùng “gỗ” để tích lũy dần việc gì phải vội. Từ 1 con tàu gỗ, tích tụ vốn liếng phát triển thành 2 – 3 chiếc. Từ 2 – 3 chiếc mới lên “thép”. Nghề nào cũng vậy, phải đi từ thấp lên cao, vốn nhỏ mà dám chơi lớn là rất liều đấy, rủi ro 1 phát là treo niêu như chơi. Bài viết dày dặn và sâu sắc quá. Có cái gì đó lớn hơn nhiều so với việc đóng một con tàu, dù là vỏ gì đi nữa. Nếu đã là hỗ trợ, hãy thực sự hỗ trợ họ hết mình Người Việt nam ưu tiên dùng hàng VN là đây Tất cả những chuyển tiếp từ một loại trang thiết bị sang thiết kế mới đều phải qua các công đoạn căn bản như học tập, tiếp thu và khả thi chứ một "bức nhảy vọt" thì tất sẽ thất bại... "Đi tắt đón đầu" kiểu này thì hỏng. Chỉ có ý tưởng mà k đánh giá được mức độ sự việc. Ngư dân nghèo họ ít kiến thức nhưng phải hướng dẫn chứ Đề nghị chuyển vấn đề này sang bên hình sự. Không thể cho những kẻ gian dối làm hại ngư dân trong khi chúng ta đang vất vả bảo vệ biển, bảo vệ chủ quyền của đất nước mà ngư dân đóng vai trò rất quan trọng như thế. Đừng trách ngư dân hãy trách các cơ quan quản lí và doanh nghiệp đóng tàu vô trách nhiệm Thay thép nhật , Hàn bằng thép Trung quốc thay máy mới bằng máy secon han đẩy ngư dân vào đường phá sản.
Kỳ vọng đổi thay Đó là một sân khấu nhỏ với những người mẫu được trang điểm lộng lẫy như những thiên thần của Victoria’s Secret. Điều đặc biệt là phía sau ánh đèn sân khấu, ít nhất là trên giấy tờ, họ là đàn ông. Đó là những người chuyển giới từ nam sang nữ.“Khác lạ” trong một xã hội vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng Khổng giáo, người chuyển giới phải chịu rất nhiều thiệt thòi do bị phân biệt đối xử. Định kiến từ cộng đồng, một người mẫu nói với tôi, có thể vượt qua bằng cách lờ đi cho xong. Nhưng điều khổ sở nhất với họ là sự kỳ thị về mặt pháp lý khi không được thừa nhận giới tính thật của mình. Đó là những vấn đề không phải ai cũng hiểu được. Bạn đã bao giờ bị giữ lại ở sân bay; bị cảnh sát giao thông xử lý do hình ảnh trên giấy tờ không giống với thực tế; hay bị từ chối đăng ký kết hôn do giới tính thật khác với giới tính trong khai sinh?Bởi thế, họ có lẽ là những người đón chào 2017 nhiệt thành nhất, khi lần đầu tiên người chuyển giới được thừa nhận về mặt pháp lý. Bộ Luật Dân sự 2015 cho phép chuyển đổi giới tính đối với những người đã định hình, hoàn thiện về giới tính, và có các quyền nhân thân phù hợp. Cuộc đời họ sẽ thay đổi, từ ngày mai.Đó chỉ là một trong những chính sách tiến bộ sẽ bắt đầu vào ngày 1/1/2017. Đó cũng là ngày sẽ đánh dấu một loạt thay đổi.Về giao thông, xe bus nhanh (BRT) chính thức vận hành ở Hà Nội, và dù với nhiều tranh cãi, là nỗ lực đáng nhìn nhận để giải quyết vấn đề tắc nghẽn ngày càng trầm trọng ở thủ đô. Về môi trường, Nghị định 155/2016 (có hiệu lực từ tháng 2/2017) với những hình phạt rất nặng được kỳ vọng giúp làm trong lành hơn không gian sống của người dân. Những bi kịch xuất phát từ tin đồn, “ném đá trên mạng” có lẽ cũng sẽ giảm bớt phần nào khi Bộ Luật Dân sự mới mở rộng quyền của cá nhân với hình ảnh của mình. Theo đó, cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, và uy tín. 2016 là một năm đầy biến động. Từ thảm hoạ cá chết và thiên tai liên tục ở miền Trung, đợt hạn hán lịch sử ở Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long, cho đến việc phanh phui những đại án tham nhũng, câu chuyện liên hoàn về quy trình bổ nhiệm, ít năm nào trôi qua với nhiều thách thức như thế.Ngày mai, còn cuộc đời những ai sẽ thay đổi?World Bank cho biết xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam năm qua tăng 9 bậc, đứng ở vị trí 82/190. Năm qua, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng kỷ lục. Nhiều người bạn làm doanh nghiệp của tôi đã tính đến chuyện mở rộng kinh doanh sau khi ra Tết. Niềm tin từ đối tác quốc tế và của chính người dân sẽ là điểm khởi đầu lý tưởng cho những quyết tâm cải cách thể chế mạnh mẽ hơn trong năm tới. Năm cũ trôi qua, năm mới đến với nhiều biến số khôn lường. Chúng ta lo lắng về môi trường, về nguy cơ đổ vỡ của TPP, thực phẩm bẩn, giao thông, và vô vàn vấn đề nhiều năm qua chưa được giải quyết. Nhưng nỗi lo chỉ có thể xử lý bằng hành động. Ngày mai, vẫn còn rất nhiều cuộc đời đang chờ đợi được thay đổi - bằng những quyết sách hợp lý của một “chính phủ kiến tạo”.Khi nhậm chức 5 tháng trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định chính phủ của ông sẽ là “chính phủ kiến tạo phát triển, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”. Chưa thể nhận định về hệ thống chính quyền mới, từ trung ương đến địa phương chỉ sau một thời gian ngắn. Nhưng người dân chắc chắn đang chờ đợi thêm những “hành động quyết liệt” trong năm 2017. Năm nay, ở nhiều thành phố, đêm giao thừa sẽ không có pháo hoa. Có thể không khí sẽ trầm lắng hơn, những đô thị sẽ bớt hoa chen người đi trong đêm tân xuân. Nhưng biết đâu đó cũng là một điều hay, khi mọi người có một đêm cuối năm tĩnh lặng hơn thường lệ, quây quần bên người thân để tiễn đưa năm cũ. Và chắc chắn là nhân dân đang chờ cũng có những niềm vui sẽ đến trong năm 2017 mà không cần pháo hoa. Như của những người mẫu chuyển giới tôi gặp trong đêm mưa xứ Huế năm ngoái.Nguyễn Khắc Giang Neu nhu VN bo duoc cai benh thanh tich nua thi rat tuyet voi. Vi cai benh thanh tich ma no lam kho bao nguoi, tham chi no lam cho dat nuoc thut lui. Năm nay rồi lại tới năm kia. Hai chứ "đổi mới" nghe thật thân thuộc. Qua 2017 đầy "biến động" thì người ta sẽ mong tiếp 2018 "khởi sắc" hơn. Nhưng rồi tất cả sẽ kết thúc với hi vọng... Lại tiếp tục hi vọng...Làm đi, đừng nói nữa, hãy giúp Việt Nam mỗi năm lại có thêm một cái để nói, là cái tốt, cái đẹp, hãy làm như cách mà chúng ta tiến bộ 2-3% so với năm trước, ít ra sẽ là những hi vọng lớn hơn, với 2-3% hãy "nhân giống" để con số tăng phần trăm mỗi năm ngày càng cao hơn. Có thể là 10 năm, 20 năm hay 50 năm nữa Việt Nam mới thật sự "đang phát triển". Em sẽ chờ...(năm nay em 13 chuẩn bị 14)...cho tới con số 50 năm kia... Dân không cần những gì hình thức, hoành tráng, kỷ lục này nọ nhất khu vực hay nhất thế giới mà dân không được hưởng lợi. Dân cần đổi mới mạnh mẽ hơn và thiết thực hơn. Năm 2017, ƯỚC MƠ của tôi rất giản dị, không xa xỉ. Tôi ước gì TPHCM sẽ SẠCH ĐẸP hơn: mọi người không xả rác; đổ rác đúng nơi, đúng giờ qui định. TP sẽ AN TOÀN hơn: gia đình tôi được thoải mãi đi trên vĩa hè không bị chiếm đóng; băng qua đường mà không phải sợ các xe đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, leo vĩa hè. Chúc mọi gia đình Happy New Year 2017. Chúc Toàn thể các thành viên trong chính phủ Việt Nam khóa này một năm mới 2017 dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp chống tham nhũng để đưa đất nước ngày càng phát triển bền vững. Việt nam là đất nước tiểu nông mà,ưa ổn định mà không chịu đổi mới. Con người biết tôn trọng nhau sống thì thế dat nuoc rat phat triển. Nhưng đó là đều mà ko dc dạy dỗ thường xuyên. Quy luật lượng-chất, muốn đổi chất phải đủ lượng, sử dụng công cụ để lao động hiệu quả! CHÚC TẤT CẢ CÓ NIỀM VUI SỐNG TRONG NĂM MỚI Tôi mong các cấp chính quyền cần tôn trọng người dân từ giao tiếp, lời nói đến việc làm ...cái thói ô dù, bệnh thành tích hối lộ là nguyên nhân của mọi vấn đề tiêu cực và làm chậm sự phát triển, văn minh của đất nước.Cần phải triệt tiêu ngay. chỉ cần những người được giao nhiệm vụ quản lý xã hội ( các ông bà làm quan ấy ) làm việc chí công vô tư , không tư lợi . trung thành lợi ích nhân dân thì VN sẽ phát triển rất nhanh, chúc mừng năm mới ! Có ai nghĩ rất nhiều trường hợp yêu cùng giới, kết hôn cùng giới, thay đổi giới tính là cái mốt, trào lưu không? Mong rằng, mọi sự ngày càng tốt đẹp hơn với tất cả mọi người trong năm mới 2017. Tôi mong 2017 chúng ta những người lớn đi đâu cũng phải xếp hàng, không xả rác bừa bãi, trật tự giao thông. Hãy làm cho được việc nhỏ đó đi. Tôi bảo đảm các bạn 2017 xã hội chúng ta sẽ tiến lên ....... nhân dân đang chờ niềm vui n 2017 mà o cần pháo hoa . tôi thích bài viết này.
Thầy khởi nghiệp Lim Kok Wing, ông chủ của trường đại học cùng tên ở Malaysia có quan điểm rất độc đáo về cải cách giáo dục: “Thật là sai lầm khi mù quáng bắt chước nền giáo dục Anh quốc, vốn dựa trên hai cột trụ là tiến bộ khoa học của cách mạng công nghiệp và các giá trị đạo đức của Anh giáo. Bây giờ đang là thế kỷ 21, chúng ta đang ở trung tâm của cách mạng thông tin. Ở đây chúng ta theo đạo Phật, đạo Hồi và đạo Hindu. Chúng ta có thể và phải làm khác”.Thành lập năm 1992, năm 2007, đúng 50 năm ngày Malaysia giành độc lập từ Anh, LimKokWing Creative University là trường đại học châu Á đầu tiên xâm nhập thị trường Anh, mở phân hiệu London ngay tại quảng trường Picadilly. Hiện trường có hơn 30.000 sinh viên, 80% là sinh viên nước ngoài từ hơn 165 nước với campus ở 12 nước.Khi được hỏi, có phải vì “háo danh” mà ông đặt trường theo tên mình, Lim Kok Wing đã trả lời: "Tôi đặt trường theo tên tôi, bởi vì đổi mới giáo dục đòi hỏi như vậy. Phụ huynh và học sinh tin vào người dám đặt cả thanh danh của mình vào sự nghiệp này".Ở Việt Nam, mặc dù không hoàn toàn tán thành mô hình hoạt động quá lãng mạn, tôi ngưỡng mộ Giáp Văn Dương, vì đơn giản anh đã dũng cảm gắn tên mình vào ngôi trường kiểu mới Giap School do anh lập ra, sau khi từ bỏ sự nghiệp tại nước ngoài để trở về Việt Nam.Ngoài ra, tuy không chính danh vì nhiều lý do khác nhau, nhưng ai cũng biết trường Thực nghiệm của thầy Đại, trường Marie Curie của thầy Khang, trường Thăng Long của cô Sính, trường Duy Tân của thầy Cơ… Và rất nhiều ngôi trường khác gắn với những người thầy như vậy nữa.To nhỏ có thể khác nhau, nhưng với tôi đó chắc chắn là những ngôi trường tử tế.Khi biết tôi làm Funix, một người bạn đã viết trên Facebook, rằng nhà nước tốn tiền cho ông Nam này đi học để về nói những điều nhảm nhí. Làm sao mấy cái video trên mạng cộng với sự dỗ dành của mấy ông thầy vừa học vừa làm, lại có thể thay thế các giảng đường và những vị giáo sư bạc đầu.Một chuyên gia CNTT rất có uy tín người Việt từ Mỹ, đã mail cho ban đào tạo, rằng Funix chẳng qua là một trò lừa đảo, và thách thức tôi trả lời trên diễn đàn của anh.Một sinh viên đã nộp tiền, dọa sẽ tố cáo Funix nếu không trả lại tiền vì bạn ấy cho rằng chúng tôi đã “treo đầu dê, bán thịt chó”.Bạn có thể làm gì, nếu không phải là trực tiếp đứng ra đối mặt với những cáo buộc đó chứ không nấp sau khẩu hiệu, quyết định của tập thể. Tôi chấp nhận đương đầu với những khó khăn, những hoài nghi thậm chí chỉ trích vì tôi tin những gì mình theo đuổi.Làm thầy đã là rất khó. Làm thầy khởi nghiệp sẽ khó hơn 1.000 lần vì cái bạn mất không chỉ là tiền bạc mà là cả thế hệ.Nguyễn Thành Nam Là doanh nhân, đừng nói nhiều! Bơ hết và làm tới đi! Có thành quả thì tự khắc im tiếng hết. Anti-fan cứ gõ phím, Công Vinh cứ ghi bàn đều. Quả 50 rồi!!! Hóng quả 53. Kakaka... Xét về khía cạnh quản trị doanh nghiệp, tranh cãi thị phi đúng sai trên truyền thông là điều nên tránh với bất kỳ doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc nào. Đơn giản vì một lẽ, thị phi không nhiều, người biết về việc thị phi đó không lớn. Nếu tung ra truyền thông, chẳng khác nào quảng bá cho cái thị phi đó. Người ta sẽ không đủ kiên nhẫn để kiểm nghiệm ai đúng, ai sai, mà lựa chọn tốt nhất là né tránh. "Hữu xạ tự nhiên hương". Trong cuộc sống, không có gì là hoàn hảo, không ai là có thể làm hài lòng hết tất thảy mọi người, giữ im lặng đúng cách không phải là chuyện thắng thua mà nó là một nghệ thuật. Nghệ thuật sống! Về việc thầy và khởi nghiệp thì đúng. Nhưng về quan điểm Funnix không thể thay thế trường học truyền thống cũng chính xác. Mô hình học trực tuyến tuy hiệu quả và có nhiều điểm lợi, nhưng trừ khi có các cách tương tác mới thật sự cách mạng, việc học trực tuyến sẽ không thể thay thể bằng cách học truyền thống.Mong anh vững bước trên con đường của mình, đi tiên phong ở Việt Nam và đón đầu các công nghệ mới đem việc này thành hiện thực. Em thích câu " Phụ huynh và học sinh tin vào người dám đặt cả thanh danh của mình vào sự nghiệp này" Trong một thời đại, một xã hội có quá nhiều kẻ lừa đảo, kẻ "treo đầu dê bán thịt chó" thì đừng tranh luận, cứ làm tới để chứng minh bằng kết quả. Khi có kết quả tốt thì những người chỉ trích, nghi ngờ tự nhiên biến mất. Câu cuối tôi không đồng ý lắm. Là thày (dù không phải là khái niệm thày khởi nghiệp tác giả đang nói đến) mà dạy kém cũng chẳng phải mất cả nhiều thế hệ hay sao . Làm gì có cái nào dễ hơn cái nào. Những người từ bỏ nước ngoài về nước là : " trong xứ mù kẻ chột làm vua " . Doanh nhân tìm tiền. Thầy thì giáo dục con người. Triết lí kinh doanh khác triết lí giáo dục a Nam nhé. Tôi vẫn thích a Nam nhưng cũng mong a đừng đơn thuần đào tạo nghề. Einstein từng nói nếu anh chỉ rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp thì giống như a đào tạo ra chú chó nghiệp vụ hơn là tạo ra con người với đầy đủ cảm thức sống về cuộc sống. Chúc a Nam thành công trên cả hai phương diện. quá chuẩn. BÀI VIẾT.THỰC TẾ Chào chú Nam, cháu tin ở cái tâm, cái tầm của chú, vì cháu có được vinh dự nói chuyện với chú 1 lần cách đây 8 năm khi khởi nghiệp, mặc dù đã thất bại. những phân tích của chú khi cháu hỏi ý kiến , nhưng cháu không nghe theo, khi cháu đã thất bại nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc khi dám đương đầu thử thách. Chúc chú và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Nguyễn Giang Cảm ơn anh Nam, em luôn luôn nhận sinh viên thực tập, các bạn ra trường đi làm mà không qua thực tập, thì thường ghen tị nếu trước đây bạn đó được gặp người làm thực tế. được đi tiếp súc thực tế ngoài thời gian ngồi ghế nhà trường thì họ thành công hơn nhiều. Em cũng hiểu mô hình Funix em tin rằng nó thành công ah Nếu bạn có học trực tuyến ở những website giáo dục trực tuyến đình đám trên thế giới, tôi tin chắc các bạn phản đối hoặc nghi ngờ sẽ nói khác. Tôi đã rất thích thú khi có thể ngồi tại VN học một khoá về digital marketing với những kiến thức mới nhất, hiện đại nhất từ trường ĐH Illinois nổi tiếng của Mỹ, tham gia thi và đánh giá bài thi của các bạn trên khắp thế giới cùng học trực tuyến, và học xong thì áp dụng luôn vào công ty của tôi. Tuyệt vời là nó hoàn toàn miễn phí.Đây rõ ràng là mô hình giáo dục của tương lai. Có một platform tốt để tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi có thể dạy những gì mọi người muốn dạy, và học những gì muốn học. Những bộ môn hay sẽ được người học review và đánh giá cao. Thậm chí những môn khó phổ biến như hội hoạ hay âm nhạc cũng đang dần được số hoá. Nếu có một platform dễ sử dụng, tôi cũng muốn đem kiến thức của mình đúc kết thành khoá học để truyền đạt cho mọi người, theo cách của tôi. Càng có nhiều người như vậy, chúng ta sẽ có càng nhiều tri thức thực tế, phương pháp dạy vô cùng đa dạng và sinh động.Việc Funix có nền tảng cho người Việt là điều đáng mừng. Cần cho Funix thời gian để tập hợp tri thức, xây dựng cộng đồng. Funix phải làm nhanh hơn, mạnh hơn nữa vì đây là thời đại số hoá rồi. Mới sáng, lướt qua mặt báo trước khi làm việc, gặp bài quá hay không thể không đọc và không suy nghĩ. Cám ơn Anh Nam, cám ơn VNExpress. Đọc xong bài báo thấy trước mắt là một ngày thật đẹp! Tóm lại không có việc gì dễ. Không bao giờ là đủ với những người thích chỉ trích, bạn chỉ có thể làm hài lòng những người có niềm tin vào bạn!
Sapa không lặng lẽ Chúng tôi đến thăm người nhà. Nhà anh Hải, chị Hiền là một gian cấp bốn nằm phía trước cánh rừng thênh thang của gia đình. Chị Hiền là giáo viên trường tiểu học ở thị trấn Sapa, sinh ra lớn lên và gắn bó với mảnh đất này. Ngày ấy, như nhiều người dân thị trấn nghèo, chị tôi đang mòn mỏi chờ đợi một sự đổi thay dứt khoát của Sapa.Chị dẫn ba người nhà tôi lên Hàm Rồng ngắm cảnh. Nhìn từ đỉnh núi, Sapa như một cái chiếu nhỏ trải giữa mây ngàn. Chuyến đi ấy thật đẹp.11 năm sau, nhân dịp đi công tác ở miền biên giới Mường Khương tôi có dịp ghé thăm lại chị Hiền. Gian nhà ngói anh chị xây từ năm 1994 bây giờ lọt thỏm giữa muôn trùng nhà hàng, khách sạn. Tôi nhìn ngôi nhà kỷ niệm của hai vợ chồng, rồi nhìn ra phố, ra hồ, nhìn lên quảng trường nhà thờ, nhìn những trụ đỡ cáp treo đã vươn lên trời cao. Sapa bây giờ không còn và không thể lặng lẽ như trong một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Thành Long. Ngày hay đêm khắp thị trấn đều rền vang tiếng máy khoan, máy xúc, tiếng gầm rú của xe ben chở vật liệu. Trước sự lộn xộn ấy, chính quyền Sapa vẫn đang miễn cưỡng giương cao ngọn cờ “bảo tồn”, nhưng chỉ có thể ở hình thức: bảo tồn sao được khi hầu hết vùng được vạch ra là “khu bảo tồn” quanh thị trấn mỗi ngày có hàng nghìn người ra vào tự do xáo trộn đời sống và môi trường. Thậm chí điều đó còn được khuyến khích.Khoảng mười năm trở lại đây, khi tàu Hà Nội- Lào Cai cải tiến toa hành khách hai tầng, khi 37 cây số Lào Cai - Sapa không còn bị sạt lở, chia cắt, đặc biệt là khi quốc lộ 2 mới, rồi cao tốc Hà Nội - Lào Cai được đưa vào sử dụng, Sapa đã không còn là Sapa của ngày xưa. Từ một thị trấn miền núi, Sapa trở thành một điểm đến của nhiều triệu du khách trong và ngoài nước.Bây giờ, khi hệ thống cáp treo có sức tải hàng nghìn người một ngày đã được xây xong trên đỉnh Fansipan, người ta vẫn tiếp tục tranh cãi về việc nên gìn giữ Sapa như thế nào. Gìn giữ như thế nào khi bản quy hoạch đô thị Sapa có ý tưởng khởi thảo từ thời ông Bùi Quang Vinh còn tại nhiệm Lào Cai, bây giờ ông đã làm xong nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư, nó vẫn chưa được hoàn thành.Sự chậm trễ, mà đáng lý phải đi trước một bước, của công tác quy hoạch và quản lý, đã biến Sapa thành một thứ không còn rõ hình hài. Sapa, thực chất, đã biến màu kể từ ngày nó được xem là một điểm đến của du khách; bị xới nát với một tốc độ không thể nào cứu vãn. Và những người bị bỏ lại bên lề của cuộc chuyển mình là những người H’mong, người Dao đang lang thang bán dạo ở trước các nhà hàng. Hay những người cũ của Sapa như anh chị tôi, không có tiền nhảy vào cơn sốt xây nhà nghỉ quán hàng tự phát, không có cơ hội nào khác, và nghèo đi.Có một thực tế khá phũ phàng khi nhu cầu phát triển mâu thuẫn với việc bảo tồn nguyên trạng thiên nhiên. Thiên nhiên đành phải lùi bước, không gian văn hóa của người bản địa cũng vậy. Đây là vấn đề mà khá nhiều quốc gia phát triển cũng không thể giải nổi.Đại công trường Sapa hiện nay chỉ ra rằng chúng ta, với năng lực quản lý hiện tại, vẫn đang chỉ đứng trước hai lựa chọn rất rõ ràng: bảo tồn hoặc phát triển, không có “và”.Số phận của Sapa ngày nay đã được chọn lựa từ hai thập niên trước, khi nó được xác định là địa danh du lịch và đón những “ông Tây” đầu tiên. Chọn lựa rồi, thì chuyện không còn là dừng lại ở bảo tồn mà phải quản lý thế nào, phát triển ra sao để đáp ứng nhu cầu phát triển.Ngược lại, số phận của Sơn Đoòng, Mỹ Sơn, những cánh rừng phòng hộ ở Lăng Cô, Bạch Mã, Sơn Trà hay nhiều nơi khác nữa sẽ cần sự quyết tâm nói “không” với sự nửa vời trộn lẫn mong muốn kiếm tiền để toàn tâm toàn ý làm “bảo tồn”.Nếu đã chọn lựa “bảo tồn” thì việc giữ nguyên trạng thái của nó cần được ưu tiên chứ không thể được thỏa hiệp bằng những mệnh đề trúc trắc như “triển khai căn cứ vào mức độ phù hợp tình hình thực tế” vốn đang không thực hiện được. Và nếu đã lựa chọn “phát triển” thì hãy đầu tư một cách bài bản, cả từ quản lý lẫn hạ tầng. Vừa bảo tồn, vừa phát triển - với nguồn lực và cách làm của chúng ta hiện nay - là một sáo ngữ, phi thực tế. Bài viết hay lắm tác giả, nhưng không biết có giải quyết được gì không, quê tôi ở Phú Quốc "đảo ngọc hoang sơ", giờ PQ đang "rất phát triển", tôi sợ lắm, tôi sợ nó sẽ "phát triển", càng "phát triển", tôi càng sợ, và điều tôi sợ đã càng ngày càng thành sự thật... Bài phân tích sâu sắc. Đất sapa đang tăng. Lượng khách du lịch tăng. Nhiều khách sạn khu nghỉ dưỡng. Thì có gì mà không tốt. Tôi khen anh quan đầu tỉnh đang đi đúng hướng. Chỉ có phát triển du lịch thì bà con người mông mới hết nghèo. Còn ai phản đối thì nhớ mỗi năm lên làm từ thiện cho vài kg gạo vài quyển tập. Nhớ chỉ có phát triển du lịch bà còn mới hết nghèo, bà còn mới hết phá rừng làm rảy. Hoàn toàn đồng ý với tác giả. Tôi mới lên Sapa tuần trước thấy không phải là một Sapa thành phố trong sương nữa mà đúng là thành phố trong bụi. Bụi mù khắp nơi, từ khu chợ mới cho đến khu trung tâm chợ cũ, ven hồ cũng bụi mù do các xe tài chở vật liệu xây dựng phục vụ công trình khách sạn 5* đối diện với Nhà thờ Sapa. Mà xe tải chạy vô tội vạ, ngoài việc gây bụi ô nhiễm môi trường, làm bẩn đường sá còn rất nguy hiểm cho khách du lịch. Người ta lên Sapa để thưởng thức môi trường trong lành mà lại để thành phố bụi mù thế này thì ai còn dám lên. Sao không quy định xe tải chỉ được chạy sau 20.00h như ở các thành phố khách để giữ môi trường trong sạch cho mọi người??? Ko có cáp treo ko có tiện nghi thì sapa chỉ là nên nên đến 1 lần rồi thôi. Hãy nhìn Đà Lạt nơi nghĩ dưỡng đầy đủ tiện nghi thu hút khách du lịch phát triển rất mạnh. Nếu ko có đầu tư thì sapa chỉ là vùng đất đẹp trong thơ ca thi phú, người dân vẫn làm lũ nghèo. MỘT SÁO NGỮ PHI THỰC TẾ. QUÁ CHUẨN những mệnh đề trúc trắc như “triển khai căn cứ vào mức độ phù hợp tình hình thực tế" chỉ là trò lừa bịp , thực tế là nếu muốn giữ nguyên trạng thì chẳng thể kiếm được tiền , và tất nhiên là mấy cái "mỏ" như tác giả nêu thì các sếp làm sao mà không tận dụng kiếm tiền cho được . Mỗi bài viết là quan điểm, góc nhìn của 1 cá nhân. Chúng ta nên tôn trọng điều đó và không nên phán xét. Nghe cũng như kiểu Cá tôm và Gang thép Tôi thì chỉ thấy một Sapa ồn ào và bụi bặm vô cùng, đuờng xá thì vỡ nát xấu xí, bộn bề, chúng tôi chỉ tự hỏi những nguời lãnh đạo chính quyền Sapa họ có nhìn thấy không mà họ vẫn để thế Tôi cũng đang dẫn tour, có cả hành trình Sa Pa. Sa Pa giờ khác quá, chỉ thương các em nhỏ bé xíu. Kiếm tiền cũng tốt nhưng cứ từ từ xem xét kỹ càng đã, đằng này cứ như sợ ai giật mất, làm bừa thật nhanh Sapa bây giờ như một món lẩu .Thị trấn về đêm như một quán Bar phù hợp với giới trẻ ăn.chơi ,nhảy múa ....Nhưng ban ngày thì khủng khiếp như một công trường lộn xộn ,tự phát không quy hoạch không tầm nhìn và vô cùng tự phát "Hôm qua em đi tỉnh về,hương đồng cỏ nội bay đâu mất rồi" Tôi yêu Sapa, đã có dịp đến Sapa 2-3 lần trong đời, và lần 3 vừa qua tôi đến đúng dịp cơn bão số 1 đổ bộ, chiến thắng gió và mưa...tôi thích thú khi chinh phục đỉnh fanxipan...nhưng có lẽ chỉ có thế, chỉ còn thế- SAPA-! Nỗi thất vọng tràn ngập trong tôi là một Sapa xấu, bẩn, mù bụi, biến mất vẻ thơ mộng của núi, của rừng cây, của những nếp nhà ẩn hiện, của những kiến trúc phương Tây đầu thế kỉ trước...Ôi chao, Sapa giờ trở thành một ĐẠI CÔNG TRƯỜNG!
Trật tự trong thảm họa Tôi nghĩ với thói xấu cố hữu "thích hơn người, ích kỷ, cá nhân" của người Việt, thì muôn đời dân ta vẫn cứ "dẫm lên nhau mà sống và cả và ...chết! Nhiều khi đứng quan sát cách thức dân ta tham gia giao thông, tôi thấy giá như mọi người cứ trật tự, tuần tự đi lại thì làm gì có chuyện ách tách; đằng này cưa tranh nhau, cướp nhau từng mi li mét một, cứ như là nếu không làm thế thì mình kém cỏi, lép vế so với người bên cạnh. Ngoài ra còn "hiệu ứng tâm lý" nữa: trong khi một số người nhẫn nại cố gắng đi lại nghiêm chỉnh, thì một số khác nghênh ngang, bơ đời, vi phạm luật lệ, nhưng lại vô can và được việc, khiến những người nghêm túc thấy chính sự nhẫn nại và ý thức chấp hành luật pháp và hành xử đúng mức của mình trở nên vô nghĩa và ... vô duyên! Tôi đã từng làm cty Nhật và từng ở Nhật. Tôi chỉ nói đơn giản người dân Nhật tin tưởng tuyệt đối vào chính quyền, cấp dưới tin tưởng tuyệt đối vào cấp trên. Còn VN thì ngược lại Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam nên thay đổi toàn diện hệ thống giáo dục. Kiểu học hiện nay nặng lý thuyết, ít thực hành, con tôi lớp 2 (kể cả năm lớp 1) học từ 7h45 đến 17h15, tối về vẫn còn bài tập về nhà làm đến 23h30 không hết. Toàn bài tập làm trong SGK và thêm một số loại sách nhà trường mua. Những bài học về kỹ năng sống vô cùng ít ỏi, và những bài học, thực tế, thực hành về ý thức xã hội, về tình người, về lễ phép.... gần như không có. Điều này làm nên những thế hệ con người VN ý thức vô cùng kém, học sinh nói bậy chửi tục ở khắp các trường, đánh nhau thì tàn bạo, con người vô cảm. Truyền thông, báo chí cứ kêu báo động nạn này, nạn kia... Hỏi biện pháp ở đâu??? Cứ thế này đến bao giờ mới có "trật tự"??? Bài viết hay,nếu hiện tại chị là lãnh đạo tại VN thì có thể có những giải pháp tốt cho người dân tránh được thiên tai. Còn lãnh đạo đương nhiệm thì chưa tìm ra giải pháp cũng như chưa đi sâu vào lòng dân...vì họ còn rất bận. Bạn viết bài nhìn theo bề nổi. Thứ nhất là trong khi bạn chỉ nghe thấy "nhanh chóng chỉ đạo" thì tôi cũng nghe thấy nhiều cơ quan truyền thông đưa tin khuyến cáo người dân đậu tàu bè thế nào, tránh đường nào có cây đổ, ngập sâu, tai nạn... Thứ hai, giả sử bạn có cố tình không nghe thấy những khuyến cáo đó, thì cũng không có nghĩa các cơ quan chức năng (tính cả các người lãnh đạo và các công nhân liên quan) tại hiện trường không xử lý sự cố, hướng dẫn người dân đi lại. Thứ ba, các công tác đó của chúng ta đương nhiên đều có mặt yếu kém và không thể so với Nhật, vì một lẽ đơn giản cả cơ quan chức năng hay người dân đều là người Việt Nam chứ không ở đâu ra cả, và cả hai thành phần đó đều kém người Nhật về nhiều mặt, đặc biệt nhất là tính tổ chức, kỷ luật, văn minh. Thế nên nếu tách riêng để đổ lỗi là sai, từng cá nhân chúng ta (bao gồm tất cả) đều phải nỗ lực cải thiện thì xã hội mới tốt. Vì nếu dựa vào những nhận định cuối có xu hướng đổ lỗi của bạn, thì tôi nói khi không có thiên tai gì, đường xá vẫn có đèn xanh đèn đỏ, vẫn có công an, vẫn rất nhiều người lấn làn, vượt đèn đỏ, đi không theo nguyên tắc gì đó thôi??? Tôi đã được xem CLIP Thanh niên xăm trổ dùng điếu cày chia làn đường Hà Nội, thật là hiệu quả. Hãy để NGƯỜI VIỆT NAM dạy người việt nam Minh bạch và kịp thời những thông tin là rất quan trọng nhất. Kế đến là các giải pháp hướng dẫn chi tiết cho người dân. Cả 2 điều này gần như chưa có ở Việt nam.Rất đồng cảm với tác giả trong hai đoạn cuối. Hay. Đơn giản chỉ một câu "Đầu não có vấn đề thì tay chân lộn xộn". Văn hóa, ý thức của người VN quá kém. Thực sự không biết đó là do giáo dục hay là bản chất giống nòi. Toàn người lớn, trưởng thành mới đau chứ. Buồn, nhưng phải chịu vì khi sinh ra đã ở môi trường này rùi. Bài viết quá hay. Hô hào hay kêu gọi ý thức không thể rèn nên một thói quen, một kỹ năng nào mà phải là những hướng dẫn cụ thể để biết cách làm và làm liên tục mới thành thói quen được. Nếu "người lớn" chỉ nói những điều đao to búa lớn, giáo điều thì "người nhỏ" chỉ nghe để đó, đôi khi còn không muốn nghe. Giáo dục từ bé về kỹ năng sống; rèn luyện trong một thời gian dài để thành phản xạ bản năng; cập nhật sự cố và chỉ dẫn chính xác, chi tiết việc cần làm; quan-dân chỉ có thể đồng lòng khi quan có TRÁCH NHIỆM trong từng việc nhỏ và dân có NIỀM TIN để tự giác tuân theo. Bài rất hay! Cảm ơn Chị Quỳnh Châu! Rất mong có nhiều bài hơn nữa như thế này-từ các đồng bào Việt kiều ta ở các nước trên khắp thế giới-chia sẻ về những bài học hay đúc rút được từ quốc gia mà quý vị đang cư trú. Đúng là "đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Rất mong đợi! _/|\_ Từ lâu rồi tôi nghe có người nói nên thuê người Nhật điều hành   một thời gian Có những nước mà người dân có sẵn trong máu tính kỷ luật, trật tự như Đức, Anh, Nhật, Thụy Điển. Cũng có những nước người dân mang trong mình tính thích tự do thoải mái như Ý, Pháp, Tây Ban Nha. Người Việt chắc cũng mang trong mình tính cách luôn tự do thoải mái. Chỉ có điều là ở những nước công nghiệp phát triển, cho dù đặc tính dân tộc thế nào thì xã hội cũng được quản lý tốt, và người ta biết lúc nào cần kỷ luật, trật tự, tôn trọng cái chung, lúc nào có thể tự do thoải mái làm theo ý riêng mình. Đã đến lúc chúng ta không tăng việc hô hào ý thức, phát động phong trào này nọ, mà nên tăng cường quản lý xã hội bằng luật pháp chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể, nghiêm minh. cụm từ rất quen tai: “nhanh chóng chỉ đạo”: xin bổ sung chính xác hơn là : "sự chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời, sâu sắc...bla bla...các biện pháp thích hợp, đúng đắn..bla bla..." tóm lại về phương diện dự báo, chỉ ra cách hành động phòng tránh, khắc phục, sinh tồn...thì chẳng được tích sự gì với những cụm từ quen mồm theo quy trình đó. Một bài viết khiến cả trên cả dưới và người dân phải suy ngẫm "chỉ đạo" là cụm từ phổ thông để giải quyết. Cám ơn bạn đã viết lên suy nghĩ này, trách nhiệm không chỉ thuộc về tổ chức mà còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cá nhân. Thay đổi đương nhiên không phải một sớm, một chiều, so sánh là khập khiễng các nền văn minh, văn hóa, nhưng cốt lõi là phải biết đi tắt đón đầu, học hỏi kinh nghiệm quý báu từ các nước bạn.
Những rạp phim 'chết' Tôi còn nhớ như in cái mùi ẩm mốc, vòm trần cao vút và cảm giác choáng ngợp khi ánh đèn tắt đi, chỉ còn lại màn hình khổng lồ với những hình ảnh kỳ diệu. Tôi cũng không quên rằng, khi phim đang chiếu có một con chuột chạy vù qua chân, khiến cả một hàng ghế la hét.Lần đầu tiên trong đời tôi đi xem phim với bạn gái là hồi cấp 3, ở rạp Fansland Lý Thường Kiệt. Đó là Psycho - một bộ phim kinh dị kinh điển của Hitchcock. Rồi suốt những năm sau đó, là những Độ cao kinh hoàng, Kẻ cắp xe đạp, Ben Hur, Phù thủy rừng Blair, Bao giờ cho đến tháng mười... và rất nhiều bộ phim tuyệt vời khác. Kiến thức phim ảnh bé mọn của tôi phần lớn có được từ những danh mục phim khổ A5, chữ bé li ti của Fansland.Suốt thời sinh viên, với cái túi lúc nào cũng rỗng, tôi vẫn theo đuổi được điện ảnh bởi những suất chiếu sinh viên: 20 nghìn một đôi vé của rạp Dân Chủ. Rạp to, ghế đẹp, âm thanh xịn, phim thì rất mới.Thế nhưng, rạp Tháng Tám, ngay cả khi đã xây sửa lại vẫn chẳng có mấy khách. Fansland thì vì vắng quá, đã đóng cửa cả chục năm rồi. Dân Chủ cũng thế, năm ngoái đã đột ngột ngừng hoạt động vĩnh viễn.“Người dân Hà Nội ngỡ ngàng”, “nhiều người tiếc nuối” là những dòng tít báo tôi đọc được khi những rạp chiếu phim nổi tiếng này “qua đời”. Những lúc ấy, người ta bỗng có vẻ yêu chúng nhiều hơn, cho dù chính sự quay lưng của khán giả đã khiến chúng phải đóng cửa.Fansland từng bán vé chỉ 15 nghìn và phải đóng cửa. Dân Chủ, vé 25 nghìn, cũng đóng cửa. Và nếu nói đến rạp chiếu, tôi từng ngồi một mình một rạp ở Rạp phim Quân Đội (Lý Nam Đế), hai người một rạp ở rạp phim Cửa Bắc - bây giờ hai rạp ấy sập tiệm cả rồi. Nếu đặt cạnh những hệ thống rạp chiếu phim của các tập đoàn Hàn Quốc, đông nghẹt cả tuần, thì dễ nhận ra rằng giá trị mà người dân thành thị đang lựa chọn là gì. Ở đó, giá vé cao ngất ngưởng, quảng cáo đầu phim thì dài nửa tiếng. Nhưng cái thắng lợi, là không gian sang trọng, là dịch vụ mượt mà, toilet hiện đại... Tức là giá trị cốt lõi của “thưởng thức văn hóa” (với chỉ 25 nghìn) không thực sự quan trọng bằng việc tận hưởng dịch vụ tối tân (với giá gấp 5 lần như thế). Chính khán giả đã lựa chọn.Hôm nay, tôi lại bắt gặp những dòng chia sẻ trên Facebook, những tiêu đề bài báo gần giống với thời Fansland hay Dân Chủ đóng cửa. Đó là về việc rạp Hanoi Cinematheque 22A Hai Bà Trưng sắp bị phá bỏ và thay thế bằng một trung tâm thương mại. Lại ngỡ ngàng. Lại tiếc nuối.Thực tế thì Hanoi Cinematheque 22A Hai Bà Trưng cũng chỉ đông người biết đến, và nói đến, vào những ngày cuối cùng còn hoạt động này thôi. Trước đó, nó rệu rã vận hành, lủi thủi với những buổi chiếu phim tài liệu hay phim kinh điển. Đôi khi rộn ràng với những cuộc hội thảo, thuyết trình nho nhỏ. Rồi thôi. Trong phòng chiếu phim nhỏ xíu đó, tôi cũng đôi lần ý tứ nhấc chân lên cho lũ chuột chạy về tổ của chúng.Lần gần nhất tôi đến khoảng sân nhỏ đó, chỉ cách đây hơn một tháng. Hôm ấy tự nhiên trời mát, tôi gọi một tách cà phê, uống một mình. Cứ thế, một mình, suốt cả một buổi sáng, rồi về. Tuyệt đối yên tĩnh. Những “không gian văn hóa” biến mất thoạt nghe đúng là đáng tiếc nuối. Nhưng đời sống văn hóa không được khởi nguồn bởi cơ sở hạ tầng, mà ngược lại. Cũng giống như là đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc không bắt đầu từ khi có chương trình Nông thôn mới xây nhà văn hóa cho họ. Bản thân cái cộng đồng ấy phải có nhu cầu sinh hoạt văn hóa trước, thì các không gian văn hóa mới có lý do để tồn tại. Nếu nhu cầu ấy đủ mạnh, chẳng sinh hoạt văn hóa nào có thể “chết”: một rạp chiếu phim kinh điển không thể tồn tại ở Hai Bà Trưng (vì giá đất quá cao) thì sẽ tự khắc nảy nở ở chỗ mới, và khán giả sẽ tìm đến, sẽ lại biến nó thành lãng mạn. Tiếc rằng đó là điều rất đáng ngờ, dù bây giờ người ta “tiếc nuối” hay “ngỡ ngàng”.Tháng trước, tôi thừa một vé xem vở nhạc kịch "Đêm hè sau cuối" - một tác phẩm được giới phê bình đánh giá đặc biệt cao. Tôi đứng ở trước Trung tâm văn hóa Pháp phố Tràng Tiền đúng nửa giờ đồng hồ. Tôi gần như van vỉ người qua lại nhận vé để vào xem. Nhưng tất cả đều từ chối, thậm chí là từ chối như gặp một thằng ăn cướp hay là tâm thần. Cuối cùng, đến giờ chiếu, tôi phải vào trong, may quá cho được một chị đi cùng nhóm bạn nhưng quên vé.Tôi nghĩ nếu đó là một coupon ăn lẩu băng chuyền hay phiếu giảm giá ở trung tâm thương mại thì mình sẽ không phải đứng chờ lâu đến thế. Gia Hiền Bài viết hay và sâu sắc. Con người thường có cảm giác tiếc nuối và nhớ thương những thứ sắp mất và vừa mới mất. Cũng như người thân của ta vậy, chúng ta sẽ khóc hết nước mắt khi ai đó gần ta không còn, nhưng trước đó thì chẳng khi nào quan tâm họ. Thấy để nhắc mình thay đổi thói quen cũng như giá trị thật của tình yêu đích thực. Cảm ơn anh! Đồng ý với quan điểm của anh, toàn những thứ sắp chết người ta mới cảm thấy tiếc nuối... Em ở trong Nam và cũng lần đầu nghe đến tên rạp =)) Đa số những người đi xem rạp ngày nay đều là những người trẻ và còn rất trẻ. thị hiếu của họ không phải là nhạc kịch mà là những bộ phim hoặc những vở diễn hài mang tính chất giải tri là chính. Còn những người thích xem kịch và nhạc kịch ở đâu? họ là những người đã có gia đình và ở nhà lo cho gia đình con cái và bao nhiêu việc cần phải làm trước biết bao nhiêu mối quan hệ xã hội. Và khi đã lớn xíu họ cũng lười đi tới rạp. Chẳng có ai giết rạp cả chỉ là thị hiếu thay đổi thôi. "Tháng trước, tôi thừa một vé xem vở nhạc kịch "Đêm hè sau cuối" - một tác phẩm được giới phê bình đánh giá đặc biệt cao." giới phê bình đánh giá cao nhưng có mấy người biết. Đừng hỏi tại sao rạp chết ? hãy hỏi những người trẻ tại sao lại ko xem nhạc kịch vậy thôi? Rạp chiếu phim này mấy năm nay có mấy ng qua xem nữa đâu. Ông chủ rạp vẫn duy trì chỗ này phục vụ sở thích cá nhân của mình, kinh phí duy trì bằng hình thức phát hành thẻ thành viên câu lạc bộ tham gia tự nguyện, nói trắng ra cũng là hình thức kinh doanh. Người việt mình với tính cả thèm chóng chán nên rạp cũng chỉ sôi động được một thời gian đầu sau đó dần dần vắng khách và giờ chỗ đó chủ yếu kinh doanh café là chính, vậy sao có thể gọi là không gian văn hóa được? Tôi cho rằng phá đi xây cái khác là hợp lý hơn. Bởi vì công trình đó cũng chẳng phải kiến trúc của người Việt. Cứ cho rằng trước đây nó đã phục vụ nhiều hoạt động văn hóa nhưng thử hỏi bao nhiêu người biết đến nó? Nó không đại diện cho tất cả người dân Thủ đô. Có lẽ khi nó được xây, chẳng phải nó cũng phá vỡ cảnh quan vốn có của Hồ Gươm hay sao? Vậy thì tại sao giờ đây khi phá bỏ cái nền cũ kỹ, mục nát để xây mới lại nhiều người phản đối? Ủng hộ quan điểm của nhà báo, bản chất đây là một sản phẩm kinh doanh của một cá nhân nước ngoài, không phải là địa điểm đại diện văn hóa hay di tích để mà nói tới chuyện bảo tồn. Xin lỗi tác giả nhé. E ko có cùng quan điểm với A, và mới đọc chừng 1/3 bài viết của A là E hết muốn đọc nữa rồi. 1 phần là do đây là ý kiến của riêng A.A là người được tiếp xúc với các rạp film loại cũ thì giờ nó đóng cửa, A tiếc nuối. Chứ có khi các rạp ấy đóng cửa, chính chủ rạp và nhân viên lại thấy nhẹ nhõm đấy.Ngồi ở 1 rạp mà còn chuột chạy qua chạy qua và mùi ẩm mốc, chất lượng phim ko tốt thì E nghĩ nó ko đc gọi là văn hoá đâu. Nhà mình ở cùng ngõ với Cinematheque, đại để là Cinematheque đi thẳng thì nhà mình rẽ phải, nói để mọi người hiểu là mình sống cùng với cái ngõ 22A Hai Bà Trưng này mấy chục năm rồi. mình hơi ngạc nhiên vì dạo này mọi người xôn xao khóc lóc, ai cũng bảo là một miền kí ức này nọ, với lượng người tiếc thương như thế mà Cinematheque vẫn chả có mấy người vào, thật là kỳ khôi. trời ơi, giữ lại đi mà, trước giờ muốn kiếm chỗ cafe 1 mình không ma nào phá bĩnh ngay trung tâm vậy khó lắm. Chứ giờ mà biến nó thành công trình cho gia đình, trẻ em, phục vụ đông đảo người dân làm gì, mấy đối tượng đó có đem lại giá trị gì cho HN đâu. Mệt mõi quá đi. Các bạn nhà kê hãy để lại không gian cho người sống deep như mình. Tôi thề, khi nghe các bạn kêu gào về sự mất mát của cái Cinematheque này, tôi thấy gai trong lòng quá. Đây là rạp chiếu do ông Gerry thuê từ năm 2002 (cũng mới), chẳng bạn nào donation lấy 1 đồng, ông ta bỏ tiền túi ra để tiếp tục thuê địa điểm. Nếu bạn là người yêu điện ảnh, và ông Gerry còn tâm huyết, ông ấy sẽ tiếp tục thuê 1 chỗ khác để làm văn hóa. Và cũng sẽ chẳng ai đến donation cả. Vẫn chỉ đến vãn cảnh chùa. Văn hóa gì, bôi bác lắm. Bài viết của bạn rất tuyệt, sâu lắng và nhiều cảm xúc. Chính chúng ta đã giết chết những lãng mạn xinh xắn và những hoài niệm đáng yêu của tâm hồn mình. Tiếc cũng không được. Nhiều thứ khác cũng đang mất. Giờ này còn ai xem tuồng chèo? Cũng muốn ghé đến ủng hộ Cinematheque nhưng thú thực là chưa có dịp, hơi tiếc, thực sự thì mình cũng muốn xem chỗ đấy như thế nào vì cũng có thể coi là Hà Nội gốc nhưng chưa được nghe tiếng chỗ này, nhìn góc chụp quán café sao mà bồi hồi quá… Tôi nghĩ chúng ta cũng đã quá cảm tính quá, toàn tiếc thương mà cũng chưa rõ là cái này có hiệu quả không, có thực sự đem lại giá trị gì cho cộng đồng mê điện ảnh, nếu chỉ là một công trình nghệ thuật từ 14 năm trước, chất lượng chưa rõ thế nào, giá bán thế nào mà đã bảo nó là di tích của Hà Nội thì quá nóng vội. Có thể hoài cổ, kêu gọi sự thương hai nhưng thiết nghĩ còn cần nhiều giá trị khác của Hà Nội cần các bạn quan tâm và bảo tồn! Thân! 2. Mình là dân HN gốc 4 đời đây, và hỏi mọi người trong nhà chả ai biết đến cái rạp này cả. Đến khi có cái vụ lùm xùm này mới biết đến nó, cũng lọ mọ đến 1 lần xem nó như nào mà thấy dân tình khóc lóc thương xót thảm thế. Đến thì ko có gì đặc biệt cả, ko khác mấy quán cafe ven hồ (có khi còn ko bằng), chuột gián thì tung tăng khắp nơi. Mình ko hiểu chỗ này có giá trị gì về văn hóa nữa luôn??? Anh cũng không nên xót xa nhiều.Cái đẹp, cái nghệ thuật không cần số đông thưởng thức.Người Việt Nam hiện giờ đang lo sau no cái bụng, ấm cái thân, đẹp cái mặt thôi.Chiều sâu nội tâm ít ai thèm quan tâm.E cũng do giáo dục một phần.
Sẽ chỉ xót xa Trong đoạn video ghi lại sự việc, một người đàn ông la hét trong hoảng loạn, phần thân trên của ông đã bị sức nóng của vụ nổ lột hết lớp da. Những phần da bị lột vón thành cục đen lỗ chỗ. Vây xung quanh ông là những người đang cố dùng mọi cách để sơ cứu cho nạn nhân. Họ múc nước từ những chiếc xô xanh, xô đỏ. Tôi nghe có tiếng người can ngăn "đừng dội nước đá". Người đàn ông ấy sau đó được xác định bỏng 80%, đang được điều trị tích cực trong bệnh viện.Một buổi chiều tháng 7/2008, trước cửa quán ăn Mondo số 166 đường Hardgrave, khu West End ở thành phố Brisbane, Australia, cũng có một người đàn ông ngồi bệt xuống đường trong hoảng loạn với những cục da đen bị lột vón trên tay, ngực và mặt. Đó chính là tôi.Thoát ra trong biển lửa của một vụ rò khí ga, những phần không có quần áo của tôi bị lột trắng hết biểu bì, áo quần thấm ga bốc lửa. Jess, một cô phụ bếp trong nhà hàng, đang là sinh viên năm cuối trường Công nghệ Queensland, đã lăn tôi ba vòng dập lửa, rồi nhanh như điện, nhúng chiếc khăn cỡ lớn vào chậu nước xả từ vòi phủ khắp vết thương. Ngọn lửa bốc nhanh đến nỗi tai tôi chỉ vừa nghe tiếng “phụp” thì người đã bị lửa vây khắp xung quanh, sức nóng của ga chạy vèo một lượt qua da và tôi chỉ kịp cảm thấy như có một làn gió mát phủ khắp. Khoảng 5 phút sau, xe cấp cứu có mặt, bác sĩ đỡ tôi lên băng ca và nhấc từ từ chiếc khăn thấm nước để phủ lên người tôi tấm drap đặc chủng. Vết bỏng lúc này mới bắt đầu đau rát, nhưng tôi vẫn nghe rõ họ nói với Jess và những người xung quanh “các bạn đã làm rất tốt”.Qua hai tuần điều trị tích cực ở phòng cấp cứu, tôi được chuyển về phòng hồi sức, vết thương tiến triển tốt. Lúc này các bác sĩ mới cho tôi hay, vết bỏng trên mặt có khả năng không phải cấy ghép, sẽ phục hồi. Những vết cháy trên chân, tay và cổ tuy có chỗ sâu đến độ 3 (5 là cấp độ cao nhất), nhưng máu không bị nhiễm trùng. Tất cả là nhờ chiếc khăn nhúng nước kịp thời và đủ tiêu chuẩn vệ sinh của Jess.Tôi nhiều lần chứng kiến người ta chữa bỏng bằng những cách kỳ dị. Kem đánh răng, nước mắm được cho là những phương thuốc chữa bỏng bí truyền. Tệ nhất và phổ biến nhất hiện nay, là dùng nước đá. Cách chườm đá lên vùng bị bỏng có lẽ xuất phát từ một nhận thức rất đơn giản, đá thì lạnh còn bỏng, thì do nóng mà ra. Suy nghĩ ấy hoàn toàn sai lầm và đã gây tổn hại không thể phục hồi cho các nạn nhân, bởi bỏng có nhiều loại và nước đá chỉ khiến cho vết bỏng dễ bị hoại tử.Sẽ còn phải nói nhiều về vụ nổ trạm biến áp trên đường Minh Khai, quận Hà Đông chiều 17/11 khi mà một trạm điện mới nghiệm thu cách đó vài giờ, lúc đóng điện thử đã tràn dầu phát nổ. Nhưng bất cứ một ai trong chúng ta hẳn đều từng nhìn thấy những hàng ăn, quán nước vây xung quanh những trạm biến áp thế này. Đặc biệt dày đặc là trong khu phố cổ ở Hà Nội và trên những vỉa hè các quận nội thành ở TP HCM. Vụ nổ ở Hà Đông, trong số năm nạn nhân, có hai vợ chồng chủ quán nước và ba người khách. Nhân chứng ở đây nói rằng, cũng may là đầu giờ chiều nên quán còn vắng khách. Nếu vào tầm cuối giờ, đúng giờ xổ số, chắc hậu quả ít ai dám nghĩ tới.Tôi sinh ra ở nông thôn và trong ký ức, những trạm biến áp đều là những khu vực đầy đe dọa, luôn có những hàng rào bảo vệ xung quanh và biển cảnh báo đầu lâu xương chéo kèm theo dòng chữ "Điện cao thế, nguy hiểm". Ngay từ nhỏ, chúng tôi đã được dạy phải tránh xa những chỗ như thế. Vậy mà lên thành phố, nhìn mãi thành quen, đôi khi cái trạm biến áp trông cũng chẳng khác một cái kiot có cửa sắt kín và búi dây điện ở phía trên. Tấm bảng cảnh báo hoặc theo thời gian phai nhạt, hoặc được gắn đâu đó phía bên hông chẳng ai nhìn thấy. Mà có nhìn thấy, cũng chẳng còn nhiều giá trị cảnh báo cho những người luôn lấy sự thuận tiện của mưu sinh làm lý do để bào chữa cho mình.Khi nỗi sợ hãi về những hiểm nguy mờ dần, khi kiến thức về kỹ năng sinh tồn vẫn là nghe nói thì chúng ta sẽ lại chỉ biết xót xa cho những mạng người hẩm hiu.Lại Trọng Tình Nại ní nuận, có là bom người Việt cũng không sợ, huống hồ bốt điện . Thế mới biết là giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng. Cảm ơn những chia sẻ của tác giả! Sau vụ nổ này.các trạm biến áp khác vẫn bị vây quanh bởi hàng quán và vẫn thản nhiên hoạt động bình thường... bị bỏng thì việc đầu tiên là ngâm nước máy 15 phút, sau đó lấy khăn sạch thấm nước rồi phủ vào chỗ bị bỏng khoảng 1 tiếng rồi mới bôi thuốc, mình thường làm vậy và thấy vết bỏng rất nhanh khỏi. Xã hội đang tồn tại nhiều vấn đề hiểm họa đối với con người đáng quan tâm góp ý kiến xây dựng. CHUYỆN ĐÃ RỒI GIỜ MỚI SỢ.MUỘN Thật buồn "sẽ chỉ xót xa"Không vì bốt điện mà ta giật mìnhCòn nhiều bất cập mà kinhXem thường mạng sống dân tình mưu sinhMong rằng xã hội văn minhKỹ năng, hiểu biết, chân tình muôn nơiViệt nam rồi sẽ tuyệt vờiƯớc mơ rất khó, ai ơi đồng lòng... Sốc rồi không làm gì cả! Trẻ con ngay từ cấp 1 ở Úc đã được giáo dục sơ cứu, cách gọi điện thoại cấp cứu, xe chữa cháy vận hành thế nào, những bài học về sống còn dưới nước, tham quan bệnh viện, bảo tàng ... nên có thể nói họ có những kiến thức cơ bản mà nền giáo dục của chúng ta rất yếu kém. Nền giáo dục của Việt Nam ta nghiêng về sách vở, giáo điều nhiều quá mà quên những kiến thức phổ thông đó sẽ rất cần thiết trong cuộc sống. Hi anh Tình. Bao giờ anh lại về Việt Nam? Ở các nước văn minh người ta tổ chức phòng ngừa chuyên nghiệp, và khi xảy ra sự cố người ta cũng xử lý một cách chuyên nghiệp. Ở xã hội kém văn minh thì mọi thứ đều thiếu và không chuyên nghiệp. Người VN thì nói chung là "nước đến chân mới nhảy", điếc không sợ súng, ai cũng cho rằng "rủi ro nó trừ mình ra". Đến khi xảy ra sự cố thì chúng ta rút kinh nghiệm, truy cứu trách nhiệm, chia buồn, thăm hỏi, hỗ trợ và tất cả những chuyện này đều được loan báo. Tình ơi Tình, hôm nào gặp phải cho tớ xem tay chân cổ với! :) Khi sự đã rồi thì đại diện các cơ quan có trách nhiệm thường đến thăm nhà nạn nhân và nói: "Chúng tôi rất đau xót ...". Lần sau hay việc khác thì cũng lặp lại như thế... Tôi vẫn thích giọng văn của ông. Số của ông tôi không gọi được , gọi lại cho Vũ Hoan số điện thoại này nhé 0913030669
Cuộc đấu của Trump Từ khi vào Nhà Trắng, Trump đã ký hàng loạt sắc lệnh như bỏ Obamacare (mà chưa có giải pháp mới), xây tường biên giới Mexico trị giá hàng chục tỷ USD (chưa biết kiếm ở đâu ra)… Và một sắc lệnh gây tranh cãi nhất là cấm cửa người tị nạn Syria, tạm thời ngưng nhận người tị nạn, và cấm nhập cảnh Hoa Kỳ những ai đến từ 7 nước có đa số dân theo Hồi giáo – lệnh BAN. Trong vài giờ sau khi lệnh ban ra, hàng trăm ngàn người bị ảnh hưởng, bỏ chuyến bay, bị ách lại biên giới.  Người ta hoang mang về giá trị Mỹ.Mấy ngày trước, tôi ngồi trò chuyện với một anh cựu lính thủy đánh bộ Mỹ. Anh làm cho công ty lắp cửa, đến nhà tôi chào hàng. Thấy tôi là người Việt Nam, anh ngồi tâm sự về tình cảm của mình với dân nhập cư, rồi lan sang Trump. Tôi hỏi, anh nghĩ gì về ông tổng thống mới. Anh thở dài, anh không thích nói chuyện chính trị nhưng xem ông Trump trên báo chí và tivi thì anh thay đổi nhận thức.Anh không thích Trump. Theo anh, người Mỹ xua lính như anh đi đánh nhau khắp thế giới, mất bao công sức và xương máu để trải cái anh gọi là “giá trị Mỹ”. Bây giờ ông này xây cái tường vây không cho ai vào.Nhiều người Mỹ hoang mang như vậy. Những người đang biểu tình có thể gặp khắp nơi trên đất nước quãng thời gian này. Và tất nhiên, họ cảm thấy rằng 2 phán quyết liên tiếp của tòa án là thắng lợi của mình.Hệ thống kiểm chứng và cân bằng quyền lực nổi tiếng của nước Mỹ bắt đầu khởi động. Như một nghị sỹ Mỹ nói, trong Nhà Trắng đang có một con gấu ám chỉ ông Trump không cần biết luật lệ là gì. Để chế ngự chú gấu với những ẩn số khó lường, cần hệ thống tam quyền phân lập, đúng sai phải dựa vào Hiến pháp, mới đủ sức đưa “gấu” vào khuôn khổ.Nhưng không ai quên những bài học đã diễn ra cách đây 3 tháng, vào ngày bầu cử 8/11 lịch sử của nước Mỹ.Những người phản đối Donald Trump luôn khí thế hơn, trình bày nhiều lập luận hơn, tỏ ra có lý tưởng hơn. Họ tưởng như sẽ thắng, vì những lập luận sắc sảo không thể tranh cãi. Nhưng rồi lịch sử ghi nhận một chương khác.Hồi ấy, trước ngày bầu cử có một anh bạn tôi ở Maryland tuyên bố như đinh đóng cột: Trump sẽ thắng. Hỏi tại sao, anh bảo, chiều chiều đi dạo mang theo cái iPad để nghe nhạc và rỗi thì xem tin mạng. Danh sách wifi hiện lên theo bước chân anh, phát ra từ những căn nhà hai ven đường, rất nhiều cái được đặt tên là “I support Trump” (Tôi ủng hộ Trump). Họ không treo biểu ngữ ngoài cửa. Rất kín đáo, nhưng họ vẫn tìm cách bày tỏ sự ủng hộ nhiệt thành của mình.Hồi ấy, tôi đi dạo quanh đường Lee Highway (Virginia) xem dân Mỹ chuẩn bị bầu cử thế nào. Lang thang hơn một tiếng, cầm máy ảnh, cố tìm xem các biểu ngữ thuộc phe Trump hay Clinton có số lượng như nhau không. Một người phụ nữ đứng tuổi đi dạo qua thấy thế bảo tôi: Biểu ngữ không nói lên điều gì đâu. Những người không treo biểu ngữ ngoài cửa mới “nguy hiểm”. “Họ sẽ lên tiếng lúc cần thiết” - bà nói.Rồi cuối cùng họ lên tiếng đúng vào lúc “cần thiết” thật. Và Trump bước vào Nhà Trắng.Nhắc lại hồi ấy để thấy rằng cho dù hôm nay có rất nhiều người công khai thể hiện thái độ với những chính sách của tân tổng thống, thì ông vẫn là một ẩn số. Không kể đến 52 phiếu của Đảng Cộng hòa ở Thượng viện, thì những người ủng hộ âm thầm của ông có mặt ở nhiều nơi: họ có thể là dân thường, nhưng cũng có thể là nhà tài phiệt, họ có thể là viên chức, nhưng cũng có thể là chính trị gia. Hay thậm chí là thẩm phán? Như mọi khi, họ kín tiếng hơn phần còn lại. Nhưng họ vẫn sẽ hành động.Nước Mỹ, sau những biểu ngữ chống Trump vẫn đầy trên mặt báo và mặt đường, có những biểu ngữ câm với sức mạnh khôn lường.Phán quyết của 2 phiên tòa chưa nói lên điều gì. Dù thế nào thì cả hai bên sẽ đưa lên Tòa Tối cao. Cuộc chiến pháp lý về một sắc lệnh của Tổng thống tiếp tục. Hệ thống cân bằng quyền lực nổi tiếng của Mỹ sẽ còn phải làm việc với cường độ cao trong 4 năm tới.Còn tôi, đành tạm hài lòng với việc vẫn gặp được những anh Mỹ quý dân nhập cư như chàng nhân viên tiếp thị cửa. Anh Mỹ "quý dân nhập cư" ấy chưa chắc thật lòng khi gặp và nói chuyện với dân nhập cư. Người Mỹ, nhất là Mỹ trắng, thường tỏ ra lịch sự và giấu kín true feelings của họ khi gặp dân da màu. Sau 38 năm ở Mỹ, tôi đã học tập, làm việc chung với cả ngàn người Mỹ và nhận ra rằng, tuyệt đại đa số Americans chỉ nói thật lòng của họ ra với người cùng màu da với họ. Nói như vậy không có nghĩa rằng họ là bọn kỳ thị chủng tộc; nhưng nếu tin vào "lời nói không mất tiền mua" của họ thì hơi phiến diện. Ở Mỹ hiện nay, political correctness rất là thịnh : ai mở miệng nói xấu sắc dân thiểu số bị coi ngay là racist. Do đó, các người ủng hộ Trump không muốn identify themselves trong các cuộc thăm dò dư luận, vì ông Trump vẫn thường bị chỉ trích là đại diện cho khuynh hướng thiếu khoan dung với các sắc dân khác. Anh bạn à !Thứ 1 chỉ có Trump mới tạo ra đột biến cho nước Mỹ.Thứ 2. Dưới Trump là những thiên tàiThứ 3. Trump là người thành côngThứ 4. Vì đó là nước Mỹ dân chủ nên Thẩm Phán toà án mới được tự do " ngôn luận kiểu Mỹ " .Thứ 5. Đừng so sánh Mỹ với Việt Nam nha ! Ông tỷ phú Buffet còn quay đầu ủng hộ Trump, nguời việt mình thì đa số đến giờ này vẫn còn cay cú với thắng lợi của ông Trump, nhưng lại trông chờ chính quyền ông trump mạnh tay can dự vào biển đông. Không hiểu được ! "Giá trị Mỹ" chẳng là gì với người dân, ai xây dựng cuộc sống trực tiếp người dân tốt hơn sẽ được ủng hộ. Trump đã vào Nhà trắng và đang làm đúng cam kết khi tranh cử. Bài viết chỉ có giá trị chủ quan là chính bác à,xây tường để ngăn nhập cư bất hợp pháp là sai à?? Khoản tiền đó chưa biết lấy ở đâu hay là bác không biết lấy ở đâu ạ? Một nhận xét thiếu sự suy xét kĩ lưỡng đối với một nhà báo.Trong khi vướng rất nhiều bê bối về nguòi hồi giáo,dân tị nạn thì trump cấm nhập cảnh trong 9 tháng để vạch ra các quy định mới có gì sai (có phải cấm vĩnh viễn đâu). Người xưa có câu ngẫm lại thấy thật hay "thùng rỗng kêu to". Thật ra cái thùng không kêu mới chính là cái thùng nhiều rượu, trong cái "tâm trạng Mỹ" này. Người không thỏa ý nguyện thì chỉ trích Donald Trump đủ điều,tuy ông được nhiều người đánh giá là hàm hồ khi ban hành những quyết định trong cương vị tổng thống,nhưng thật sự qua hàng chục năm nay có tổng thống nào dám nhìn thẳng vào vấn đề an ninh của nước Mỹ bởi chính họ củng bị chi phối áp lực của một quốc gia dân chủ nhất thế giới khi há miệng ngăn cấm thì sợ mắc quai và đó cũng là kẻ hở lớn nhất của an ninh nước Mỹ và tổng thống Donald Trump đã nhận thấy được điều đó,không phải chính sách ông ban ra là ngăn sông cấm chợ,nước Mỹ không bao giờ cô lập chính mình vì đây là quốc gia hợp chủng quốc và an ninh quốc gia đôi khi cần thiết phải có sự điều chỉnh là như vậy.Ủng hộ Donald Trump Giá trị Mỹ ? Cái gì gọi là giá trị Mỹ ? Là chính trị. Khi nhắc tới Mỹ, mối quan tâm của rất nhiều người là làm sao đến Mỹ định cư. Họ lại không biết rằng, cái sự "tự do nhập cư vào Mỹ" thực chất là 1 trong vô số thủ đoạn chính trị của Mỹ mà thôi. Làm gì có chuyện "tự do nhập cư" như nhiều người tưởng. Anh thử đem hồ sơ đến đại sứ quán Mỹ xin phỏng vấn di trú xem. Đừng có mơ mà qua lọt. Điều kiện cực kỳ khắt khe. Cho nên, đa số "dân nhập cư" vào Mỹ, nói xin lỗi, thường được gọi là "người tị nạn". Tức là, anh phải mang cái danh "người tị nạn" để được nhập cư vào Mỹ. Tị nạn cái gì ? Tị nạn kinh tế ? Không có cửa. Phải là tị nạn chính trị. Để trở thành kẻ tị nạn chính trị, anh phải chống đối chính quyền nước mình, bị bắt giam, thì mới có tư cách "tị nạn chính trị". Còn muốn di cư hợp pháp thông qua phỏng vấn di trú thì anh phải là người siêu giàu. Nếu bạn không có ý định đi Mỹ nhập cư bạn có thể nhìn nước Mỹ bằng con mắt khách quan nhất. Còn nếu có ý định thì chỉ có 2 lựa chọn, hoặc là cố làm ra thật nhiều tiền, hoặc là chống đối chính quyền nước mình để trở thành người tị nạn. Tự do nhập cư ? Xạo. Ngoài ra còn 1 con đường khác để đi. Nhập cư lậu. Dân Mexico chính là đi con đường này mặc dù họ sát vách với Mỹ. Dân Mexico còn như thế thì huống gì những nơi xa hơn. ...còn tôi thì thấy anh chàng nhân viên tiếp thị cửa rất thông minh và biết thời thế trong công việc của mình. Còn về Trump thì... wait and see. Toi la mot trong nhung nguoi khong treo bieu ngu do, toi ung ho TT Trump toi da mac ke dang Doi lap co tim cach ngan chan hoac boi nho TT. Vi du rat don gian tai sao ban phai co trach nhiem cuu mang nhung nguoi hang xom cua ban den the he nay sang the he khac khi no anh huong den thu nhap va kinh te cua gia dinh ban, nuoc My la Hiep chung quoc Hoa ky nhung khong phai la Hoi Chu Thap Do de cuu mang tat ca moi nguoi tren quoc gia co tinh vi pham phap luat loi dung chinh sach nhan dao de duoc chu cap moi thu mien phi, ai cung co long tu thien nhung phai dat dung cho Những người im im thường rất nguy hiểm. Giá trị Mỹ là ở chỗ người dân có quyền biểu tình tuần hành phản đối, hay là chả thấy người Mỹ nào bán mạng đi chỗ khác kiếm sống. Không đủ lý lẽ để tôi hoàn toàn tin anh chàng chào hàng bác gặp là người quý dân nhập cư. Tôi ủng hộ Trump, tôi tin ông ta sẽ có những thay đổi cho bộ mặt của thế giới, thế giới này đã buồn tẻ và đổ nhiều máu trong mấy chục năm qua khi Mỹ đã châm ngòi ở khắp mọi nơi, với lối tư duy của các đời Tổng thống Mỹ nước Mỹ nhiều thù hơn bạn. Trump đang làm ngược lại, chắc thù sẽ giảm, còn bạn có tăng hay không hồi sau phân giải! Dù sao tôi vẫn thích Trump, người Mỹ phải là người Mỹ chứ không thể mấy ông Việt Nam da vàng tóc đen nói giọng nơ nớ cũng gọi là người Mỹ. Mọi người có thể đến Mỹ sinh sống và làm việc, nhưng cho nhập quốc tịch thì không. Tôi làm Tổng thống sẽ tư duy và hành động như vậy, thế giới phẳng về kinh tế, không thể phẳng về huyết thống và văn hoá được. Có ai để ý đến những biểu ngữ của người dân Việt nam không? Anh Cua viết rất sâu. Thích. Chúc a khoẻ để cống hiến nhiều bài hay nữa. Việc của nước Mỹ hình như luôn được hậu thuẫn bởi những người kín tiếng ở đằng sau chính trường. Đúng không anh HM?
Làm cho 'ra hồn' Thủ tướng dùng hai lần khái niệm “đại học ra hồn”. Nguyên văn, ông nói: “Chúng ta không có một đại học ra hồn thì đất nước Việt Nam một trăm triệu dân này cũng không ra sao cả” và “Các bộ ngành phải cùng tư duy trong việc đổi mới để có một đại học ra hồn và đó cũng là nguồn gốc tạo hiền tài phát triển đất nước”.Nhiều người tỏ vẻ thất vọng vì cho rằng chỉ đạo chung chung. Tưởng phải đại học đẳng cấp quốc tế, đại học khai phóng, phi lợi nhuận gì chứ. Không được như Harvard Mỹ thì cũng phải NUS Singapore. "Ra hồn" là cái gì?Tôi thì rất thấm.Từ bé, tôi thường xuyên bị bà ngoại mắng: Có quét cái nhà mà cũng không ra hồn, thì sau này lớn lên làm được việc gì.Không hiểu quét nhà “ra hồn” là thế nào, nhưng tôi rất ấm ức, quét nhà thì liên quan gì đến tương lai hậu vận chứ. Mình là học sinh giỏi hẳn hoi mà, dù lúc đó tôi cũng tự biết là mình quét chưa hết sức, chưa cẩn thận. Cứ thế tôi học lên đến tận tiến sĩ nhưng vẫn chưa bị ai nhắc là phải làm cái gì cho ra hồn. Cho đến khi đi làm, tôi mới lại nghe lại khái niệm tương tự “ra hồn”. Tôi bị một khách hàng Nhật mắng: bọn mày có pha màu tô cái nút mà cũng không biết pha cho ra hồn à? Mở mắt ra xem bọn tao pha này.Nhẫn nhục pha màu tô cái nút, nhẫn nhục viết từng dòng code cho ra hồn, nhẫn nhục viết cái báo cáo ngày cho ra hồn, nhẫn nhục viết cái kiểm điểm cho ra hồn. Thật là mất không biết bao nhiêu công sức. Rồi khi sang làm trường, ngồi cặm cụi đọc sách, làm slide, tự nhận thấy mình không thể làm một bài giảng cho ra hồn được, mới nảy ra ý nghĩ, sao không kế thừa giáo trình của các cao thủ. Còn mình tập trung giải thích cho ra hồn cho các bạn sinh viên.Thầy tôi, một võ lâm cao thủ kể: Một võ sĩ người Hoa ra chiêu làm một võ sĩ Tây to tướng ngã vật. Võ sĩ Tây sợ lắm, khúm núm hỏi: “Không hiểu chiêu thức của sư huynh là gì mà cao siêu vậy?”. Võ sĩ người Hoa khiêm tốn: “Có gì đâu. Chỉ là công phu tập luyện thôi mà”.Võ sĩ Tây lại tưởng công phu (kungfu) - vốn được dùng như tính từ chỉ sự chăm chỉ tập luyện bất kỳ kỹ năng gì từ pha trà đến vẽ tranh - là tên một môn võ. Từ đó trở đi, tất cả các môn võ người Hoa đều được anh này gọi là Kungfu.Muốn làm được đại học cho ra hồn, thì phải làm sao để chọn giáo trình cho ra hồn, giáo viên phải chuẩn bị bài giảng cho ra hồn, trả lời sinh viên cho ra hồn, giáo vụ phải xếp lớp cho ra hồn, tạp vụ phải quét nhà cho ra hồn…“Ra hồn” cuối cùng chỉ là tận tâm làm trọn vẹn một công việc cho đúng đòi hỏi của nó. Nhiều đại học khác ở Việt Nam, theo nghĩa ấy, hẳn nhiên chưa “ra hồn".Làm cái gì cho ra hồn, là phải công phu lắm.Bà ngoại tôi đã biết điều đó từ lâu. Nguyễn Thành Nam Khái niệm "ra hồn" của nhà báo Nguyễn Thành Nam tương đương với chữ "tử tế".Chừng nào mọi cá nhân,rộng ra là cả xã hội "học tử tế","làm tử tế",..mới mong có một "quốc gia tử tế (ra hồn)" được! Tôi thì cứ nghe "lại cải cách" là...vãi hồn! hay rất hay đến tận hôm nay tôi mới được đọc một bài viết hơi hơi ra hồn .bạn thử hình dung xem cả dân tộc này biết làm việc cho ra hồn như lời dậy của bà ngoại bạn thì dân tộc này sẽ tốt đẹp biết nhường nào Ra...hồn! Vâng! Phụ huynh chúng tôi mỗi khi nghĩ đến nó là hồn...ra! Miền Tây sông nước quê tuiÔng bà hay kể buồn - vui ra hồnRa hồn mọi thứ mọi nơiHọc làm học nói học chơi ra hồnRa hồn thì xác mới khônRa hồn cho nước cho thôn ra hồnNhớ về ngày ấy đã quaThầm mong nước Việt nam ta ra hồn. Hay quá, rất đơn giản, rất Việt nam, không cần bác học. Làm cho "ra hồn" đâu có phải dễ CÓ CÁI QUÉT NHÀ CUNG KHÔNG RA HỒN. BÀ NGOẠI BIẾT TỪI LÂU RỒI .HIHI .THỰC TẾ Bài viết hay, thâm thúy. Tôi thích. Chính vì chạy theo thành tích ,nên bây giờ nhiều thứ phải giả dối . Còn thiếu "RA DÁNG" nữa. Ông bà thường nói làm gì thi phải cho ra hồn ra dáng mới được. Hồn mới được 60% thôi Thực ra chả riêng đại học dạy cho học sinh hay người lao động làm việc cho tân tâm là đã thành công rồi. Đơn giản như lau cái nhà là có thể thấy được ai sẽ tận tâm với công việc rồi. Cái hồn đơn giản đúng là sự tận tụy với công việc ý thức chung mình vì mọi người đúng cho ra hồn. Làm "không ra hồn" là đặc trưng của con người do nền sản xuất nhỏ sinh ra. Làm "không ra hồn" thể hiện từ việc làm từ gia đình ra xã hội, gọi nôm na là làm không đến nơi, đến chốn. Thể hiện từ một việc chung lớn cho xã hội, như đề ra đường lối, chính sách, pháp luật cho đến một nghề làm ăn của cá nhân mà khi làm bộc lộ "không ra hồn", thiếu "chuyên nghiệp". Khi biểu hiện lề lối làm việc thiếu chuyên nghiệp thì hiệu quả không cao, chất lượng kém, thậm chí còn gây ra hậu quả xấu cho xã hội. Nuôi dưỡng tư tưởng tuyệt đối hóa vật chất thì lấy đâu ra... hồn. Thời buổi nay, mì ăn liền chiếm thượng phong. Nên làm cho ra hồn khó bề thắng nổi. Ông trên đã làm không ra hồn, thì ông dưới hồn đã ra di từ lâu rồi. Đó là cái nghịch lý của VN.
Hướng về Hà Nội Đấy là một Hà Nội khác hẳn với phần còn lại trong năm. Đường phố vắng vẻ. Chẳng còn bầu không khí đặc quánh bởi hơi người và khói xe, một cuộc hành hình khi đi đường. Hà Nội ngày Tết cho phép người ta thư thái lại qua. Sự khác biệt của Hà Nội ngày Tết lại phơi bày "từ khóa" của vấn đề thủ đô đang đối mặt: Mức tăng dân số cơ học do di dân.Sự tăng dân số cơ học quá mức đã để lại nhiều hệ lụy. Không chỉ giao thông, sự quá tải về mặt dân số còn khiến nhiều dịch vụ công khác như giáo dục, y tế, … và môi trường sống cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Điều báo động là tình trạng ấy gần như không có cách khắc phục. Cơ sở hạ tầng đã “thua” trong một cuộc chạy đua với tốc độ tăng dân số và khoảng cách trên đường chạy cứ thế xa dần, xa dần, rơi vào bế tắc.Lý do: Đất lành chim đậu. Hà Nội lâu nay vẫn được phát triển theo định hướng là trung tâm đầu não về chính trị-hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế… (như ghi trong Luật thủ đô) thì không đông mới là lạ.Năm 2009, khi tôi tham gia một nghiên cứu về thanh niên di cư đến Hà Nội có một trường hợp khiến tôi nhớ mãi. Một bé gái 15 tuổi, quê tại một tỉnh trung du bị lừa và bán cho một quán cà phê kích dục ở Hà Nội. Em bé ấy không có bằng cấp, không người thân và cũng có chẳng tay nghề gì. Mười sáu tuổi, em dễ dàng nghe người ta dụ dỗ xuống Hà Nội làm việc, để rồi bị lừa.Bởi trong tâm thức của cô bé vừa học xong cấp 2, Hà Nội là nơi có nhiều việc làm và có thể kiếm tiền. Đấy cũng là suy nghĩ của số đông thanh niên vùng tôi đến. Hà Nội là nơi đầu tiên họ nghĩ đến khi thoát ly, tìm kiếm việc làm, cơ hội... “Hà Nội” đã được vẽ lên trong tâm thức người dân khắp vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ như là một nơi chứa đựng những hy vọng khác biệt.Một thủ đô có nhất thiết phải gánh quá nhiều vai trò như thế? Có không ít quốc gia, thủ đô chỉ đơn thuần là đầu não về chính trị, hành chính, tức là nơi đặt trụ sở của Chính phủ, Nhà nước. Thậm chí, có những đất nước còn có nhiều hơn một thủ đô với những chức năng khác nhau. Hà Nội thì khác, nhiệm vụ của nó, là trở thành “trái tim của cả nước ở mọi khía cạnh”.Hãy lấy ví dụ về một “thủ đô học thuật”. Tôi không biết liệu có thủ đô nào trên thế giới có nhiều trường Đại học, Cao đẳng như Hà Nội không? Trên địa bàn TP Hà Nội có tổng cộng 55 trường Đại Học, 29 Học viện và 29 trường Cao đẳng. Trong khi Bắc Kinh - diện tích lớn gấp 5 lần - chỉ có 72 trường đại học, Cao Đẳng. Tôi đi nhiều, nhưng chưa có "may mắn" đến thủ đô nước nào nhiều Đại Học như Hà Nội. Ở những nước phát triển các trường Đại học danh tiếng có thể được đặt rải rác ở các thành phố, các bang trên cả nước, chứ không phải đặt cùng một chỗ. Ngược lại, ở nước ta, hầu hết các trường Đại học có giá nhất đều quy tụ tại Hà Nội.Hay là nhiệm vụ trở thành một “trung tâm tài chính sánh ngang với Hong Kong, Singapore” mà Bộ Kế hoạch & Đầu tư giao cho Hà Nội cách đây không lâu. Cộng thêm với nhiệm vụ của một “trung tâm văn hóa”, “trung tâm hành chính”, chúng ta có một đô thị phi thường. Ở Mỹ, nhiệm vụ ấy tương đương với Boston, New York, Washington DC, Los Angeles và San Francisco cộng lại. Ở Đức, nó có thể là sự tổng hợp của Frankfurt, Berlin, Bonn và Munich. Ở Trung Quốc, thì một thành phố như vậy gánh nhiệm vụ của Bắc Kinh, Thẩm Quyến và Thượng Hải.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư dùng từ “siêu đô thị” (mega city) để gọi Hà Nội. Nhưng tôi chưa biết một “mega city” nào kể cả New York hay Thượng Hải gánh nhiều nhiệm vụ chính trị đến thế. Mà dân số nước ta, xếp thứ 13 thế giới, không phải biến số nhỏ.Bé gái năm xưa tôi gặp, sau khi được công an giải cứu từ quán cà phê kích dục ấy trở về nhà, bị chấn sang tâm lý, rồi mắc bệnh tâm thần. Nhiều năm sau, tôi lên tìm lại gia đình ấy. Mẹ em tần ngần: Em nó lại vừa bỏ đi rồi. Thấy bảo, trước khi đi, cô gái điên ấy nói rằng mình lên Hà Nội.“Lên Hà Nội” trở thành một quán tính đã ăn vào tiềm thức của ngay cả một người không còn tỉnh táo. Tôi, sau Tết, cũng lại rời cái đô thị tỉnh lẻ của mình để lên Hà Nội. Để làm việc. Từ thời đi học, tôi gần như không còn lựa chọn nào khác.Tất Đức Đây là hệ quả của việc phát triển quá tập trung vào một "trung tâm". Nếu người dân ở các tỉnh, thành có thể tìm được cơ hội học tập, làm việc tốt ở địa phương mình thì chẳng việc gì họ phải xa quê hương tới Hà Nội và TP.HCM làm gì! Vì mọi mưu đãi đổ dồn về đó, mọi thứ muốn tốt thì phải về đó. Vốn cũng rót về đó ( tiền ở đâu thì người ở đó) ăn theo đó là ti tỉ dịch vụ. Muốn nó thông thoáng thì đơn giản quá thôi như Tphcm đang triển khai ấy, dịch chuyển các nhà máy về Bình Dương và Đồng Nai ( xây dựng cơ sở hạ tầng , đường xá cầu cống .....) tạo thêm các ưu đãi về thuê đất thuế suất..v...v.. . Cấp đất và yêu cầu các trường Đh dời ra vùng ven. Tôi thấy rất đơn giản và không có gì khó ở đây cả, quan trọng là có làm hay không mà thôi. Như bài viết đã nói, khi chỉ có thể về HN thì nó đông là không có gì lạ cả. do sự yếu kém của những người quản lý mà thôi, cái j cũng muốn tập chung phát triển cho HN, 63 tỉnh thành phố với hơn 90tr dân mà chỉ có 02 trung tâm kinh tế lớ là HN và SG, nếu biết chia sẻ lợi ích phát triển cho từng tỉnh thành khác thì đâu đến nỗi dân cư tỉnh lẻ phải bỏ quê hương lên HN và vào SG để lập nghiệp, tôi mong HN 365 ngày đều như ngày tết ấy, chung quy cũng chỉ vì miếng cơm manh áo chứ có ai muốn xa xứ lên đây mà chen chúc đâu Hà Nội đã,đang,và vẫn sẽ là "Cái Làng lớn",nếu việc qui hoạch vĩ mô không được đánh giá đúng mức,khoa học!Hi vọng bài viết của Tất Đức sẽ đến được những người làm công tác quu hoạch vừa có Tâm,có Tầm và có Tài. HN có thể gọi là "mega city" ở phương diện: những gì rất tốt đẹp, rất bình thường, rất xấu xí đều có thể tìm thấy ở TP này, trong từng con ngõ, trong từng khu dân cư, trên mỗi đường phố, và từ sáng đến đêm. Điều đặc biệt là sự tốt đẹp đang vật lộn chống lại cái xấu xí, lúc thắng lúc thua, trong khi cái bình thường (chiếm đa số) thì đứng nhìn. Nếukhông tin thì bạn hãy chịu khó sử dụng ngũ quan để nghe, nhìn, ngửi, nếm, sờ sẽ cảm nhận được ngay. cha mẹ,chính quyền tạo điều kiện cho các bạn ăn học thành tài là để các bạn quay về làm giàu cho quê hương.ùn ùn kéo lên hn làm cái gì Giờ có nhiều lựa chọn lắm, Đà Nẵng, Sài Gòn... Cá nhân tôi thấy tại sao chúng ta không giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ở Hà Nội từ " gốc rễ" của nó đó là mật độ dân số quá cao? Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội cao hơn nhiều tỉnh khác. Nhiều nguoi muốn "hướng về Sài Gòn" để tìm việc đó 2/3 nguồn thu của HN đóng vào ngân sách quốc gia chứ lấy đâu ra nhà nước tập trung đầu tư vào HN mà đầu tư vào các tỉnh có nguồn thu kém quá nhiều. HN phát triển được chủ yếu do người dân và doanh nghiệp chịu khó làm ăn chứ nhà nước đầu tư gì mấy đâu. Người dân các tỉnh cũng nên học tập trở về quê xây dựng quê hương mình dần dần cũng sẽ phát triển như HN. Lại một người con nữa rời Nghệ An yêu thương ra HN định cư đây. Với tri thức tầm vừa như mình, Hà Nội mở ra cơ hội việc làm lương từ 14-15 tr, và cái động lực phấn đấu trong nghề, chứ Thành phố Vinh chỉ kiếm được chỗ lương tầm 8-9 tr, và quanh đi quẩn lại chỉ có vậy, không có (hoặc rất ít) cơ hội việc làm lương cao hơn, ít động lực phấn đấu hơn. Các bạn thật là mâu thuẫn, lúc thì nói nhà nước đầu tư cho HN quá nhiều mà không đầu tư cho tỉnh các bạn nên phải lên HN học hành, làm việc, lúc thì lại nói là nhà nước không chịu đầu tư mở rộng đường sá để các bạn đi nên tắc đường. Tóm lại, các bạn nên về quê nhà mình xây dựng quê hương. Nhà nước đang ưu đãi rất nhiều cho các tỉnh của các bạn nhất là nông thôn, vùng sâu vùng xa. Ôi, tác giả viết quá trúng. Sao AE mình ko ở quê ngồi comment nhỉ. Tại 3G ở quê nó cũng lởm quá đi cơ! Thế mới biết "tầm nhìn và định hướng" có vai trò quan trọng như thế nào Ngày xưa khi sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội tôi cũng kịch liệt phản đối vì muốn giữ một Hà Nội bản sắc của riêng mình nhưng sau này khi vào Sài Gòn sinh sống và làm việc tôi mới thấy quyết định sáp nhập là đúng đắn, Hà nội cần phải lớn mạnh về nhiều mặt, ở VN yếu tố vùng miền vẫn rất nặng nề.
Phật tại tâm Sư đã ngót trăm tuổi, bữa trưa chỉ là bát cháo vừng đen xay nhuyễn cùng một quả chuối tiêu. Ăn chậm rãi đến khi bát cháo hết nhẵn, nhà sư xắn một miếng chuối, rồi dùng nó vét sạch trơn bát cháo không còn đến một mảy vừng. Tôi nhìn bà ăn như thế, không dám để thừa, nhắm mắt nhắm mũi ăn cho hết phần của mình.Ăn xong rồi, sư trụ trì cười hỏi tôi:- No chưa?- Dạ no rồi, no quá!- Sao lại no quá?- Vì các sư cô cho con nhiều quá, ăn cố mới hết.- Lần sau con đừng ăn cố, tội mình, tội cả miếng ăn. Cứ ăn khi nào đủ no thì thôi. Bữa ăn trưa đó để lại cho tôi bài học giản đơn nhưng sâu sắc về nhu cầu và khả năng, hình thức và bản chất. Sư trụ trì ăn uống gọn gàng tiết kiệm, vì đó là tác phong, là lối sống của bà. Không có nghĩa là tôi nên “bắt chước” như vậy. Và ngay cả khi làm đúng như vậy mà lòng không mong muốn, cơ thể không thoải mái, thì cũng không có ý nghĩa gì.Ngày tôi lại càng cảm giác nhiều người thực hiện các hành vi tín ngưỡng một cách hoàn toàn hình thức. Họ làm mà không hiểu và cũng không lan tỏa cái tinh thần bên trong của tôn giáo. Chẳng hạn cúng sao giải hạn vào đầu năm mới. Khắp trong Nam ngoài Bắc, hàng trăm nghìn người đổ dồn đến các chùa chiền để nhờ các nhà sư làm lễ cúng sao giải hạn. Lại có những ngôi chùa được đồn đại là đặc biệt linh nghiệm khi làm nghi lễ này. Vậy là quang cảnh hàng nghìn người chắp tay cầu khấn kín xung quanh chùa, đứng lên cả… cầu vượt trước chùa để vái vọng, năm nào cũng diễn ra trong hết mực cảm thông của làng xóm láng giềng, lẫn các phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm. Nhưng Phật giáo hoàn toàn không có nghi thức cúng sao giải hạn (thờ cúng các tinh tú và theo dõi thiên văn là sở trường của Đạo giáo). Hòa thượng Thích Thiện Bảo - phó ban hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đầu năm nay đã phát biểu chính thức trên báo chí rằng: Cúng sao giải hạn không phải là văn hóa Phật giáo. Thậm chí, theo kinh Di giáo của nhà Phật, trước khi Đức Phật nhập Niết bàn, Ngài cũng dạy đệ tử Phật nên tránh xem tướng lành dữ, nhìn sao trên trời để suy lường vận mệnh nên hư. Những việc xem ngày giờ tốt xấu đều chẳng nên làm...Một dẫn chứng rất bi hài khác, là cảnh đi lễ đền Bà Chúa Kho. Đầu năm, người ta sẽ tới để xin “vay” lộc Bà, và cuối năm thì chuẩn bị rất nhiều vàng mã, lễ vật để cúng “tạ”. Đây là việc nhất thiết: có vay thì phải có trả. Nhưng Bà Chúa Kho sinh thời vốn là một nhân vật có thật trong lịch sử, có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh). Một người thủ kho nổi tiếng liêm chính đến mức triều đình xây đền cho dân thờ cúng, nhưng người ta lại mang lễ vật “đút lót” để xin vay vốn làm giàu? Chưa nói đến chuyện mê tín, ngay cái lập luận ban đầu cơ bản đó cũng đã rất mâu thuẫn.Bài học mà vị trụ trì trăm tuổi dạy tôi khi xưa, diễn nôm ra, cũng chỉ đơn giản thế: tìm thấy sự thoải mái trong lòng, đừng vì người khác làm mà mình cũng phải căng lên, rập khuôn mà làm theo. Nhưng chúng ta phải chứng kiến quá nhiều “hội chứng đám đông” trong sinh hoạt tôn giáo. Người ta làm mà không hỏi tại sao mình phải làm, và điều này thực sự có ý nghĩa gì. Còn nhiều, rất nhiều các hành vi có thể kể ra làm dẫn chứng, dễ dàng thấy được ở khắp các điểm sinh hoạt tôn giáo. Như là khổ sở rắc tiền lẻ đủ các ban bệ, tượng thờ, cho đến cành cây, khe cửa, giếng nước, mái chùa. Như là sờ bằng được, chạm bằng được vào tượng. Như là tranh cướp bằng được một chiếc khánh nhựa, một mặt Phật Quan Âm, hay một tràng hạt bằng gỗ được nhà chùa phát tặng khách thập phương sau khi hành lễ. Quang cảnh này vừa diễn ra trong ngày khai hội Chùa Hương năm nay.Dường như sự ngộ nhận và tâm lý khấn cầu là nguyên nhân của hiện tượng này. Nếu vậy, thì người ta đang phạm vào chính tam độc - Tham, Sân, Si - điều mà nhà Phật vẫn thường khuyên nhủ Phật tử nên sớm nhận thức và rũ bỏ.Có lẽ hiếm có quốc gia nào, kể cả những quốc gia lấy Phật giáo làm quốc đạo, sự hâm mộ Phật giáo lại mâu thuẫn như ở Việt Nam: hết mực sùng kính, nhưng cũng nhiều tạp niệm đến mức ngộ nhận xa rời chân lý khởi thủy tốt đẹp.Phật giáo, cũng như bất cứ tôn giáo nào, không phải là “kho tán lộc” cho nhân sinh - mà là phương pháp để con người tìm ra cái bản ngã tốt đẹp vốn tiềm ẩn trong chính tâm mình. Nam mô A-di-đà Phật - câu niệm phổ biến nhất của Phật giáo mà chúng ta biết, thực ra còn có thể hiểu là: Quay về giác ngộ sự vô lượng.Gia Hiền Gia Hiền hay quá Phù hợp với những quan niệm của tôi về Phật Giáo. Cảm ơn Nhà báo Gia Hiền!Dù đã 66 tuổi rồi, và cũng hay đi Chùa, lễ Phật, nhưng đọc bài viết của anh, tôi gộ ra được nhiều điều để sửa mình. Cái gì cũng mong tốt đẹp nhưng lại thờ ơ không làm gì cho cuộc sống hàng ngày tốt đẹp hơn. Một vị quan dùng quyền lực làm lợi cho một người (hoặc nhóm người) nào đó, bản thân mình thu về một khoảng lợi thì bị coi là "tham quan", bị người đời nguyền rủa, ngay những người đang dâng tài lộc cho vị quan đó cũng coi khinh. Thế nhưng những vong hồn nhận "tài lộc" của nhân sinh để "xoay chuyển càn khôn" làm cho những người cúng bái van xin (một hình thức đút lót) được hưởng lợi lại được tôn xưng là thánh này thánh nọ. Thật không hiểu nổi, sự u mê của con người làm họ "nhận đầu các vị thánh" xuống ngang hàng bọn tham quan, rồi xúm nhau cúi lạy vậy bản thân họ sẽ cao quý đến đâu? Tôi không bài xích các vị Thần, Phật, Thánh, Tiên mà chính những người đang hàng ngày cúi lạy van xin, xì xụp khấn vái kia mới đang hạ thấp những bậc thánh nhân mà không biết. Phật tại tâm,, sơ nguyên thì tâm ai cũng lành, cũng thiện. Mọi người đi chùa cái tâm ban đầu cũng rất tốt, nhưng hội chứng đám đông khiến mọi người sai lệch mà quên đi cái sơ tâm ban đầu. Thiết nghĩ nên ban hành miễn phí các quyển sách nhỏ hướng dẫn các hành vi tín ngưỡng, văn hóa phù hợp với từng nơi. cái trí nó làm sai cái tâm thôi, nên cần rèn lại cái trí Có những cái cần nhẹ nhàng thanh tình thì diêm dúa màu mè hoa lá cành. thực tế ở đây người dân không biết thì các thầy dạy nhưng có nhiều nơi trong chùa còn có cách làm mới trưng hoa hoét rồi các cách như để thu hút người đến lễ bái chụp ảnh đăng mạng. Tiền rải khắp nơi, bàn thờ phật có cả đĩa để sẵn vậy sao người ta không để, thi nhau đổi tiền lẻ để rải rồi vô tình tiếp tay cho dịch vụ đổi tiền lẻ, trong khi chỉ cần tùy tâm có 1 đồng đưa vào hòm công đức 1 đồng nhiều hơn thì cúng dường nhiều chỉ cần 1 hòm công đức thôi cũng chỉ là đèn hương tâm thành mỗi người một chút xây dựng. bao năm rồi hòm công đức vẫn quá nhiều, có giống như đi hối hộ, đút lót đâu phải đưa tận tay mới được. rồi mua bỏ chút tiền thật mua cả đống tiền vàng cúng trong khi kiếm cả tiền tỉ bất chính hòng xóa tội. Thật lạ, người dân không biết thì nơi thờ tự hướng dẫn dần rồi người dân cũng truyền nhau mà ngộ ra. Cái chính ở đây chính là người biết mà không nói, người nói không đúng, người không biết không tìm hiểu và không chịu nghe. Muốn đời tốt con cháu ngoan hiền hãy là tấm gương dù bất kì đâu và đặc biệt là ứng xử với xã hội với thiên nhiên và tâm linh đúng thì ắt nơi nơi hoan ca mà thôi Nền đạo đức cơ bản của Phật giáo là nhân bản - nhân quả. Mọi điều tốt xấu đều là tự thân mình. Không cúng tế, không cầu khẩn, không dị đoan... có điều một số nhà chùa khôg hiểu (hoặc không chịu hiểu) điều đó, mê muộn Phật tử, gười dân để làm giàu. Người dân thì u mê, sợ hãi, tham lam... nên mới có cảnh chen lấn ở các lễ hội. Có bạn người nước ngoài hỏi tôi, các bạn theo tôn giáo gì? Mình đứng hình một lúc để tìm câu trả lời và kết cục mính nói là "Không gì cả" thay vì nói là Vô thần - Vô thánh thì cũng thực không phải, mà Phật giáo thì cũng không. Ai cũng cầu tài cầu lợi về mình thì làm gì có Tôn giáo nào như thế. Rất hay, mặc dù tôi không phải là tín đồ của Phật giáo, không nghiên cứu nhiều về phật pháp nhưng như lẽ thường tôi luôn nghĩ sự tốt - xấu, thiện - ác do chính mỗi con người thực hiện trên chính cái tâm và sự suy nghĩ của mình. Các nhà chùa không phải không biết chuyện này nhân họ lờ đi để kiếm lợi, vì thế mới có một số chùa, một số nhà sư trở lên cực giàu mà giàu thì sẽ có quyền lực. Có quyền lực và có tiền thì làm gì cũng dễ. Đó là cái ai cũng mong muốn. Cho nên chẳng ai thức tỉnh đám đông tham lam và mê tín kia cả. họ cố gắng nhét tiền vào tay phật để mong lợi lộc là điều có thể thông cảm được Đúng đấy, khắp nơi bây giờ chen nhau đi lễ bái, cầu đủ mọi thứ...nhưng đến 90% là đi theo tâm lý đám đông. Tôi cũng quan niệm Phật tại tâm, sống trên đời đừng làm điều ác, đừng nghĩ oan cho người khác, cố gắng giúp đỡ được mọi người trong phạm vi có thể...làm những việc mà lương tâm thấy đúng và thoải mái nhất. Thế là tốt rồi, đâu cần phải đi cầu, cúng tận đâu cho mệt. Tín ngưỡng là điều tốt. Đạo Phật cũng giáo dục lối sống nhân văn. Tuy nhiên người ta làm theo những điều Phật dạy một cách nửa vời, thiếu hiểu biết cơ bản, cộng với sự đua đòi, sỹ diện, mù quáng theo đám đông nên từ tín ngưỡng trở thành mê tín, rồi ngu muội. Đúng là còn tham, sân, si thì có cúng lễ cầu kỳ tốn kém thế nào, giành được bao nhiều lộc cũng vô ích. Những kẻ như vậy chỉ biến lễ hội tâm linh thành một thứ hội hè bát nháo, cứ như mặc áo dài với quần soóc, hoặc khoác com lê đi guốc mộc. Đáng tiếc thay họ lại là con số không ít, và kéo theo những kẻ ngu muội, dân trí rất thấp làm theo. Những bài viết như thế này rất cần nhiều báo đăng tải để phá đi sư mê mụi mà quay về với trí tuệ, rất cảm ơn nhà báo Gia Hiền. Đạo Phật rất phổ biến ở nước mình nhưng dường như các giáo lý cơ bản của nhà Phật không được đông đảo phật tử thấu đạt. Dẫn đến nhiều sự ngộ nhận, làm lệch lạc bản chất tốt đẹp của Phật giáo. Đạo Phật là đạo của Giác ngộ! Có nhiều chùa gần Tết thu tiền của khách thập phương có nhu cầu nhờ nhà chùa làm lễ cầu an ( 100k / gia đình ) và 200k / ng cho lễ giải hạn v v. Nhìn cảnh chúng sinh chen chúc cầu niệm trong các ngày làm lễ mà thấy buồn. T/c kinh doanh lợi dụng lòng tin còn có phần theo hiệu ứng đám đông của nhiều chùa làm niềm tin vào ý nghĩa cao quý của Đạo Phật bị tổn thương rất nhiều. Mong sao Giáo hội Phật giáo VN có chính kiến sớm về chuyện này.
Yêu cho roi vọt Tôi trả lời là chưa. Chưa lần nào tôi phải lấn cấn vì hành vi bạo lực của giáo viên. Có thể giáo viên các trường con tôi học được đào tạo bài bản hơn. Có thể gia đình có "mối quan hệ" tốt đẹp với nhà trường và giáo viên. Có thể là con tôi không quá nghịch ngợm. Có thể có nhiều nguyên nhân.Nhưng câu hỏi ấy lại khiến tôi suy nghĩ về một khía cạnh khác. Tôi phải thú nhận rằng tôi từng đánh con, không chỉ một lần. Cậu con trai từng bị tôi đánh vì tội vứt điện thoại di động của bố từ tầng hai xuống. Còn cô con gái thì bị bố phát vào mông giữa trường mầm non vì tội không chịu ăn. Tôi không nhớ cụ thể những lần đánh con. Chỉ nhớ như in cảm giác sau những lần "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" này - giống với sự bàng hoàng. Đầu óc tôi trống rỗng, không làm nổi việc gì cả. Hơn hết là sự cắn rứt, hối hận.Có lần đưa con vào lớp, nhìn con nước mắt rơm rớm mà tôi chỉ muốn chạy lại, ôm lấy con và nói lời xin lỗi. Nhưng tôi không làm thế. Lấy hết nghị lực, tôi làm ra vẻ giận dữ, đổ hết tội lỗi lên đầu con, để có thể quay đi ra chỗ để xe. Cả ngày đó, tôi chỉ nghĩ đến việc xin lỗi. Nhưng buổi tối, tôi chỉ hỏi con về tình hình học tập, ăn-chơi-ngủ-nghỉ, chứ không hề đả động đến việc tôi đã dùng bạo lực với cháu. Tôi vui vì hình như con cũng đã quên. Dường như sự vô tư của bọn trẻ là chỗ bám víu cho chính tôi.Bạn bè tôi, những người là phụ huynh, cũng thừa nhận họ từng đánh con. "Đánh nhẹ ấy mà, cho nó chừa tội nghịch ngợm", một bà mẹ nói. Và họ đều thú nhận việc đánh con liên quan đến cảm xúc của bố mẹ nhiều hơn. Mất kiểm soát, không kìm chế được cơn tức giận, sự bực bội, chúng tôi trút lên con mình.Tôi mới đọc một tài liệu về bố mẹ độc hại (toxic parents). Bố mẹ độc hại là những ông bố bà mẹ sở hữu những khuôn mẫu hành vi tiêu cực, nhất quán đối với cuộc sống của đứa con. Tức là những bố mẹ gây hại cho đưa con. "Bố mẹ độc hại" có thể là những người nghiện rượu, hay kiểm soát con cái, bạo hành con cái bằng lời nói hay bạo hành thân thể… Trong đó, bố mẹ bạo hành thân thể con (nói nôm na là đánh con) có vẻ là trạng thái phổ biến nhất trong xã hội chúng ta.Tại sao chúng ta đánh con? Ngoài những lý do kể trên, phải chăng chúng ta đang thiếu kỹ năng làm bố, làm mẹ. Theo quan sát của tôi, nhiều cặp vợ chồng trẻ chưa từng nghe tới những lớp học kỹ năng làm bố mẹ. Chúng tôi học hỏi những kỹ năng này từ ông bà, thậm chí cụ kỵ...Nếu ở nhiều nước, hành vi đánh con có thể dẫn đến một phiên tòa hình sự thì ở Việt Nam hiếm khi cơ quan chức năng can thiệp vào hành vi này dù trong rất nhiều tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự có tình tiết tăng nặng là "phạm tội đối với người dưới 16 tuổi". Cho nên các ông bố bà mẹ ở Việt Nam thường không run tay khi thực hiện "quyền làm cha mẹ" bằng bạo lực.Đó có phải là một tập quán? Phương pháp giáo dục “Yêu cho roi cho vọt” này đã tồn tại từ đời ông cha chúng ta, và được vô thức truyền lại cho dù bối cảnh xã hội hôm nay, não trạng của chính chúng ta - những người sống ở một xã hội có nhiều chuẩn mực khác trước - không chấp nhận điều đó.Qua những vụ như Sen Vàng, chúng ta nhận thức được rằng việc đánh một đứa trẻ là điều không thể chấp nhận được, bất kể nhân danh điều gì. Nhưng phải chăng là việc “đánh dã man” chỉ là một mức độ khác của “đánh cho chừa” mà các phụ huynh bình thường khác đang thực hiện hàng ngày. Từ “đánh cho chừa” hàng ngày đến “đánh dã man” chỉ là một phút trượt theo một quán tính tâm lý sai lạc có sẵn của những người lớn.Không thể nói rằng “đánh nhẹ” khác với “đánh mạnh” hay là lập luận rằng tôi đánh con có kiểm soát còn những người khác đánh con tôi là tùy tiện, là không có quyền. Đó là ngụy biện.Chúng ta có thể trở thành “cha mẹ độc hại” bất cứ lúc nào. Những đứa trẻ lớn lên sẽ lại trở thành cha mẹ, và sẽ lại làm theo những nguyên mẫu có sẵn. Ngay cả những kẻ đang có nguy cơ bị khởi tố hình sự trong môi trường giáo dục kia, có thể cũng đã vô thức hình thành từ một nguyên mẫu “người lớn” trong thế hệ của họ.Thói quen không thể thay đổi ngay, nhưng mọi việc có thể bắt đầu từ một sự ăn năn mỗi lần chúng ta thiếu kiềm chế với con cái.Trần Anh Tú Cha mẹ tôi ngày xưa vẫn đánh chúng tôi, cũng phải nói lên rằng chúng tôi nên người ngày nay nhờ những trận đòn đó. Có lẽ sẽ nhiều bạn phản đối ý kiến của tôi nhưng ngày xưa khi chúng tôi phạm lỗi (dù lớn hay nhỏ) mặc dù rất giận nhưng Ông, Bà chỉ nói "con lên giường nằm sấp xuống" Đến khi hết giận mới cầm roi vào hỏi "con có biết con phạm lỗi gì không, lỗi đó đáng phạt mấy roi" sau khi phân tích đúng sai của lỗi đã phạm thì mới đánh. Và cứ thế anh em chúng tôi trưởng thành nhờ những trận đòn (có khi 3-5-7 roi). Câu cuối cùng sau mỗi trận đòn cha mẹ tôi thường nói là: "Con hãy nhớ cha mẹ đánh con, con đau một thì cha mẹ đau mười" phụ huynh việt nam rất kì lạvừa đánh con vừa bảo nó nín khóccái câu tục ngữ ở trên đã biến chất từ lâu rồi Trưa hôm qua, một nhóm học sinh đi ngang qua cửa sổ phòng tôi. Tôi đã nghe rất rõ một em hùng hồn : " Tội gì phải làm bài cho mệt ?Tao cứ thiếu bài đấy, cô chẳng dám làm gì đâu. Đánh bọn mình hả, lên báo, bị đuổi việc ngay. Bố bảo ???" .... Muốn không đánh con mà vẫn dạy được điều hay lẽ phải cho chúng thì bố mẹ phải thuyết phục, tức là động não, và phải làm gương, tức là mình hành động gương mẫu trước cho chúng theo. Đánh con là biểu hiện sự bất lực hoặc lười biếng tư duy. Dân chủ trong gia đình là bố mẹ không đánh con mà sẵn sàng đối thoại với con. Dân chủ trong xã hội là lãnh đạo không áp đặt hoặc lừa dối mà chia sẻ, đối thoại với dân. Quán tính một thói quen là quá lớn, dùng roi vọt với con trẻ cũng vậy! Bạo hành với con trẻ rất gây phản ứng ngược: sự lỳ đòn,đối phó....Nên chăng lấy tình cảm thuyết phục,dùng lý lẽ phân tích để trẻ nhận biết,thay đổi hành vi theo hướng tích cực sẽ tốt hơn! Cảm ơn anh Trần Anh Tú! Tôi không đồng tình với ý kiến của bạn cho rằng Yêu cho roi vọt là một tập quán sai lầm, nếu nói như vậy chẳng khác nào ta từ bỏ cội nguồn của mình, ông bà ta từ chưa nói không sai đâu Yêu cho roi vọt đó là một chân lý, mà đã là chân lý thì là bất hữu, có sai chân chính người thực hiện nó. Trẻ con rất nhạy cảm với điều tốt đẹp và thói xấu, hãy làm gương thay vì hành động bản năng thì việc chỉ bảo trẻ cũng đơn giản hơn nhiều. Rồi bạn sẽ thấy nếu trẻ con k bị ăn roi thì suốt ngày cha mẹ phải dỗ ngọt hoặc phải chiều chuộng chúng. Tôi vẫn nghĩ thương cho roi cho vọt . Chúng ta dạy con đánh đúng lỗi đúng lúc chứ k phải bạo hành nhé. Các bạn phải hiểu rõ 2 vấn đề này.ok Theo tôi, đánh con vì "nóng, giận" là thói rất xấu, không thể chấp nhận được của người làm cha mẹ.Đánh con (bằng roi) theo tôi lại là cần thiết để tạo phản xạ cho trẻ. Vì với trẻ con, người lớn đâu có thể "giảng giải " cho chúng bằng những lờii nói với những " điều hơn, lẽ thiệt" được. Bố mẹ nào chẳng thương con! Con hổ ăn thịt đấy, nhưng đâu có ăn thịt con nó! Vâng đánh con rồi lại thương con lắm và quan trọng là phải kiểm điểm xem mình xử sự như vậy đã được chưa? Sai ở đâu? Thế nào thì tốt hơn. Con có lỗi hay mình có lỗi?... Còn tôi vẫn giữ quan điểm: Dạy con phải có roi! Còn Thầy Cô giáo thì hoàn toàn không nên "dại " mà đánh học trò. Vì người Việt nam bây giờ có mấy ai muốn Thầy Cô dạy dỗ con cái họ một cách thực sự đâu!Kể cả đi học, thì phần lớn mọi người cũng đều muốn con mình được học hành một cách "nhàn hạ". Còn học sinh thì khỏi phải nói, chữ " NHÀN" luôn làm đầu! Đó là chưa kể "Thầy Cô " của ta cũng còn không ít việc phải làm, phải xem xét!Để giải trình câu này, tôi chỉ xin nói là :" Học trò phải đi học từ 6 h30 đến 17 h00 hàng ngày, còn thời gian đâu mà các Thầy các Cô "bắt " chúng học thêm nưa! Thời gian ngần ấy ở Trường chưa đủ sao???? Tự nghiệm lại bản thân mình ở góc độ đứa trẻ từng bị đánh, trừ vài lần bị đánh oan (kiểu như bố mẹ cãi nhau rồi giận cá chém thớt quay sang đánh con) thì hầu hết những lần bị đánh lúc bé toàn đúng tội trang =)) lớn rồi những đòn roi đó cũng chỉ thành kỷ niệm mà thôi, ko bị ám ảnh hay sợ hãi gì, đôi khi còn buồn vì bố mẹ già rồi chẳng còn vung nổi cây đánh mình.Trẻ em VN được nuông chiều hơn so với trẻ em phương tây nên thường nhõng nhẽo, khó bảo hơn, khó mà dạy theo kiểu không roi vọt như họ lắm. Tất nhiên nếu thay đổi ngay từ cách dạy của phụ huynh - không nuông chiều trẻ tùy hứng, vui thì cái gì cũng chiều con, không vui thì không thỏa mãn yêu cầu hay đòi hỏi của trẻ nên chúng sẽ quấy -thì trẻ cũng sẽ không nghịch hoặc bướng đến mức phải đánh chúng.Muốn tiến bộ trong cách nuôi dạy thì phải học toàn diện, không phải cái gì cũng chỉ học một nửa, tôi thấy phụ huynh chiều con khi ở nhà nên đến trường các em không được nuông chiều nữa sẽ rất khó dạy.Từ khi cấm đánh trẻ ở trường tiểu học, tôi không biết có tốt cho trẻ không nhưng cá nhân tôi (phụ huynh) thấy các em hỗn hào và hư hơn, tư tưởng "thầy cô không dám đánh" bị các em hiểu quá sai lệch là thầy cô sợ mình, có khi lại gây hại nhiều hơn tốt.haizz. Rất đồng ý với tác giả về việc sử dụng bạo lực với trẻ em. Chúng ta cần sớm thay đổi. Tôi cũng mới có con và đang cố theo nguyên tắc này. không thực tế cho lắm. khi con bạn nghịch quậy phá không nghe lời bạn sẽ làm gì , bạn khuyên giải , phân tích ư, bạn làm gì cho chúng dừng lại khi chúng đang nghich phá. nói tôi nghe . cái gì cũng phải có hai mặt hết. Có những đứa trẻ hiền lành, biết nghe lời người lớn, chúng không bị đòn và lớn lên thành đạt.Có những đứa trẻ có cá tính khác thường, nếu không dùng roi để hạn chếthi thoi xau se lam hai doi no. Tôi cũng cảm thấy vô cùng hối hận và day dứt sau khi buông roi đánh con. Khi sử dụng đến đòi roi là mình đã "bế tắc" trong phương pháp giáo dục trẻ. Tôi rất không bình tĩnh khi con hư, bướng bỉnh, lỳ, chống đối, ....Để cảm giác hối hận kia không còn, tôi học hỏi kỹ năng, phương pháp giáo dục ở nhiều trang Web và hơn hết kiềm chế bản thân. Mình bây giờ cũng ko dám làm bố, hay kết hôn, hay có bạn gái nữa...Bố mẹ mình rất hay chửi rủa, đánh đập mình chỉ vì việc mình làm ko giống với những đứa cùng lớp. Có lần bố mình còn ấn giúi mình xuống sàn nhà mà đánh, đấm và định lấy dao chặt đầu nữa...Các bạn có thể nghĩ rằng thương cho roi cho vọt là 1 truyền thống tốt đẹp của người Việt ta nhưng mình thì chán ngấy nó rồi. Giờ mình chỉ thấy đó là 1 sự giả tạo quá trắng trợn!Hãy ngưng đánh đập con cái đi! Trẻ em ko thể sống hạnh phúc và tốt đẹp bằng đòn roi!
Tham nhũng chính sách Nhưng Davos năm nay còn có sự xuất hiện của một người Việt Nam rất nghèo. Một sự xuất hiện không chính thức: hình ảnh của cô được tổ chức Oxfam sử dụng để thực hiện chiến dịch đấu tranh chống bất bình đẳng tại Diễn đàn.Khi các chuyên gia của Oxfam - một trong những tổ chức chống đói nghèo lớn nhất thế giới - đến Việt Nam và hỏi tôi về một nhân vật tiêu biểu cho khoảng cách giàu nghèo tại nước ta, tôi chỉ cho họ chỗ của Oanh. Cô là một thành viên của xóm chạy thận mà năm ngoái tôi đã nhắc đến trong bài “Ý nghĩa một cành đào”.Oanh đã chạy thận ở Bệnh viện Bạch Mai được hơn 10 năm. Trong đoạn phim mà Oxfam tung ra bên lề Davos, bạn sẽ nhìn thấy những hình ảnh cực đoan của cái nghèo. Mẹ Oanh khóc, kể về việc phải bán đi từng chiếc giường trong nhà để chữa bệnh cho con. Trong một cảnh khác, Oanh “cải trang” như một ninja, che kín mặt và cơ thể, để đột nhập vào bệnh viện bán nước trà rong. Bán rong là trái nội quy bệnh viện. Nhưng với bệnh tật trong mình, đấy là cách duy nhất cô nghĩ ra để kiếm sống. Gia tài của cô gái này có một bình trà đặc bằng plastic: cô không dám dùng cả ấm bằng sứ để đi bán nước, vì bảo vệ bệnh viện sẽ đập vỡ nếu họ bắt được.Đoạn phim đó sau này được Oxfam phát đi khắp nơi, như một chân dung tiêu biểu của cái nghèo trên toàn cầu.Thông điệp mà các nhà hoạt động quốc tế đưa ra, khi tung hình ảnh của Oanh ra toàn thế giới, là về sự bất bình đẳng giàu nghèo trên toàn thế giới. “Hãy xây dựng một nền kinh tế phụng sự tất cả mọi người” - thông điệp viết.Và một trong những “đòi hỏi” mà hình ảnh của Oanh đưa ra, là việc người giàu không sử dụng quyền lực kinh tế của mình để giành lấy những ưu đãi về chính sách.Ở nước ta, khái niệm này vẫn hay được gọi dưới tên “lợi ích nhóm”. Gần đây, nó được thay thế bằng một khái niệm cụ thể hơn, là “tham nhũng chính sách”. Đó là khi những người có quyền lực (chủ yếu là tiền) sử dụng nó để điều chỉnh chính sách theo hướng có lợi cho họ trong tương lai. Tất nhiên, quá trình “điều chỉnh” này đồng thời tước đoạt lợi ích của những người yếu thế hơn. Người giàu giàu hơn và người nghèo nghèo đi.Vấn đề không phải chưa được nhận thức. Nó đã được nhắc tới nhiều lần trong các diễn đàn Quốc hội, hay bởi những lãnh đạo chính phủ.Tham nhũng chính sách là một loại hình tham nhũng đặc biệt: nó không mang tính cơ hội; mà tạo ra một hành lang thênh thang cho những kẻ trục lợi đi trong 5 năm, 10 năm hay lâu hơn thế. Nó có thể là một dự án BT, BOT hay BTO, một cuộc đổi đất lấy hạ tầng đáng nghi ngờ. Nó có thể là một cuộc bán đấu giá tài sản nhà nước bị chi phối. Nhưng nó cũng có thể là một ưu đãi nhỏ - nhưng mang tính hệ thống mà nếu không phát hiện sẽ giúp cho sự bất bình đẳng kéo dài vĩnh viễn. Oanh - người mưu sinh bằng việc bán nước chui - nói với đạo diễn, rằng cô đồng ý xuất hiện, vì muốn nói lên một tiếng nói, thay cho những người nghèo khác trên đất nước này (và vô tình, là nhiều người trên thế giới). Nhưng tất nhiên, những người như Oanh không thể trở thành chủ thể trong cuộc đấu tranh chống “tham nhũng chính sách”.Đó cũng không chỉ là công việc của các nhà lập pháp. Trách nhiệm giám sát thuộc về toàn dân. Những người có điện thoại thông minh, Internet và óc suy đoán.Hệ quả của tham nhũng chính sách cực lớn, nhưng bởi vì gây hậu quả trên quy mô lớn, nên nó có một “nhược điểm”. Đấy là phần lớn kết quả của hoạt động này được công khai: những dự thảo luật, những đề án, dự án lớn. Khác với những cuộc tham nhũng thông thường, ẩn giấu sau lớp bê tông cốt tre, những vali được đưa tại nhà riêng hay là các hợp đồng tuyển dụng... tham nhũng chính sách có thể được ngăn chặn từ đầu.Biểu hiện của nó có thể đang xuất hiện ở một dự án bạn đi qua hàng ngày, hay là trong một loại thuế phí nào đó bạn cảm thấy hoài nghi.“Tham nhũng chính sách” và cách ta đối mặt với nó có thể là từ khóa quyết định tương lai.Đức Hoàng Tôi đọc rất nhiều bài viết của Đức Hoàng, thấy anh viết hay và đúng. Nhưng đọc nhiều rồi đôi khi cũng thấy hoang mang vì những bài viết của anh đâu có thay đổi được những sự thực mà anh phản ánh? Đơn giản là vì những người có quyền và có khả năng thay đổi nó đâu muốn nó thay đổi? Và những bài Đức Hoàng viết ra cũng chỉ để thỏa mãn sự bức xúc của nhiều người dân và bạn đọc như chúng tôi. Đức Hoàng là nhà báo có trình độ, nhận thức xã hội sâu sắc, tài năng, tâm huyết có đạo đức hiện nay, tôi rất thích đọc bài của Anh. Bài viết rất xuất sắc của Đức Hoàng. Nhưng hỡi ôi, tự cổ chí kim, con người ta vẫn luôn tìm cách cấu xé và tước đoạt quyền lợi của nhau, nên không bao giờ có chuyện những kẻ thực hiện "tham nhũng chính sách" tự ý rời bỏ quyền lợi của mình đâu. Nó quá tinh vi, quá phức tạp, được tạo ra từ những bộ óc xuất sắc, và chỉ có những người có trình độ tương tự, có lương tâm mới đủ sức ngăn chặn. Những người như vậy lại quá ít Đức Hoàng ơi!Những người thấp cổ bé họng như chúng tôi cần lắm những bài viết như vậy. Và mong 1 ai đó có đủ quyền lực và cái Tâm tốt để giải quyết những vấn nạn của Đất nước mình. Tuổi đã gần kề cổ... lai hy, định về núi để chờ khuất.Lại đọc bạn nên lại xuống núi like bạn.Chừng nào khuất tính sau. Từ trước tới giờ tôi chỉ nghĩ được đến "buôn chính sách", cái mà người ta dùng tiền để tác động các nhà lập pháp thông qua hối lộ. Qua bài này của ĐH tôi mới ngộ ra rằng còn có cả "tham nhũng chính sách" nữa, cái mà chính các nhà lập pháp tạo ra để dọn đường cho mình sau khi mãn nhiệm, khi đã có một số vốn kha khá nhờ "buôn chính sách". Cảm ơn ĐH! Bài viết của Đức Hoàng rất hay nhưng tôi lại suy nghĩ nhiều sau câu nói :Trách Nhiệm Giám Sát thuộc về Toàn Dân...đúng là vậy nhưng Dân làm đựơc gì?? Rất đúng!!!!hiện nay có hiện tượng:một vài người có tiền cấu kết với một vài quan chức mua đất rừng phòng hộ với giá rẽ,sau đó,họ đế ra qui hoạch đất đó với các dự án rồi bán đất đó hương lợi.nhóm này giàu càng giàu,rối dúng tiến lôi kéo quan chức khác,tha hoá cán bộ các cấp.thật nguy hiễm cho đất nước Dùng quyền lực điều khiển bộ máy lập pháp tạo ra những chính sách, đề án, dự án lớn, dự thảo luật có lợi? Giống ngày xưa cô giáo dạy bản chất của Đế quốc tư bản... Bài viết của anh lần này hơi chung chung rồi, rất khó cho nhiều người chưa nói tất cả người đọc hay toàn dân nhận ra, nhìn thấy và đấu tranh với vấn nạn này. Với chủ đề này, anh hãy viết 1 chục bài, điều tra phân tích cụ thể từng dự án, từ chính sách phục vụ cho lợ ích nhóm. Thí dụ những quyết sách của Bộ Công Thương với ngành thép, cấm xuất khẩu quặng hay việc áp thuế nhập khẩu thép 1 cách "chọn lọc". Tham nhũng chính sách chỉ có thể thực hiện từ những bàn tay của giới tai to mặt lớn, mà trong thời buổi tham nhũng vặt còn "được" cho rút kinh nghiệm sâu sắc, hay hạ cánh an toàn, thì tham nhũng với đầy ô đầy dù trên đầu ai sẽ đám trừ khử ?... Tôi muốn những bài viết như thế này được gửi đến tất cả mọi người những người chưa biết hay cố tình không biết . mong rằng sẽ có sự thay đổi ít nhất từ trong nhận thức Đức Hoàng viết nhiều bài hay về những việc không hay. Đây có phải là một hệ quả không ai mong muốn, khi mà đọc những bài hay lại thấy toàn những chuyện không hay (?). Không ít các nội qui, qui định dưới luật do các bộ ban ngành đặt ra cũng là một hình thức dễ tham nhũng chính sách
Cướp đi mầm thiện Bấy giờ mợ tôi là Trưởng ban phụ nữ nên có trách nhiệm cùng lãnh đạo tiểu khu (nay là phường) kết hợp với các vị tăng sư đền và chùa Hai Bà tổ chức lễ hội này.Phần lễ, theo phong tục, chúng tôi theo chân người lớn đẩn bộ đôi voi gỗ ra tận sông Hồng tắm mát, tưởng nhớ tới bản anh hùng ca bất diệt của Hai Bà Trưng trong cuộc khởi nghĩa bảo vệ Tổ quốc. Phần hội thì tưng bừng vô cùng. Cạnh gốc đa cổ thụ, người ta dựng sân khấu chơi trò đấu Trung Bình Tiên. Hai thanh niên khỏe, cầm cả cây tre đực, dài tới 4 - 5 mét, đầu bịt giẻ chọc nhau, ai ngã khỏi bục là thua. Đấu Trung Bình Tiên chọn ra các lực sĩ hôm nay, nhắc lại hình ảnh kiêu dũng ở một thời gươm giáo, tầm vông là côn quyền... Rồi sới vật mở ra cho các đô từ mấy lò vật tận Hà Bắc, Sơn Tây về trổ tài với các đô võ Hà Nội. Tinh thần thượng võ quật cường bảo vệ đất nước có lẽ vun lên trong tâm hồn ngây thơ của lứa tôi từ ngày bắt đầu nhận thức ấy. Tinh thần ấy dạy cho tôi suốt 12 năm cầm súng: làm trai phải dũng cảm và quyết tử cho đất nước; giúp tôi, một cậu bé Hà Nội vượt qua tất cả bệnh tật ở rừng sâu, núi hiểm, vượt qua tất cả bom đạn...Những ngày đi hội của tuổi thơ giúp tôi ngày một thấm thía rằng: Văn phải luôn bên Võ, mà Văn phải góp phần hoàn chỉnh thêm tính thiện trong mỗi con người, trong từng dân tộc.Tôi lớn lên, vào trận mạc rồi sinh sống ở nước ngoài suốt 30 năm. Quan sát ở Đức, tôi cũng thấy người ta hết sức chú ý tới các chi tiết ở từng lễ hội, sao cho bảo tồn được tinh thần dân tộc trong một thế giới ngày càng văn minh, tiến bộ và xa rời dần các giá trị cũ.Ở nước ta, sau Tết, đâu đâu cũng là lễ hội, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc. Nhiều lễ hội rất có ích, khi nó thức giấc, nuôi nấng tâm hồn, khích lệ những người dân yêu việc nông, yêu đồng áng, đấy là yêu chính đất nước của họ. Nhưng có những lễ hội lại phản tác dụng. Ấy là khi những hủ tục bị khư khư giữ lấy, tạo nên những hình ảnh lạc lõng trong một thế giới đã văn minh lên rất nhiều. Năm ngoái, sau rất nhiều bàn cãi, người ta đã bỏ được nghi thức chém lợn nơi công cộng. Nhưng năm nay, mới hôm trước thôi, tôi thấy đám đông hân hoan trước cảnh treo đầu con trâu ở Yên Bái hoặc điềm nhiên chứng kiến hai con trâu lao vào nhau trong máu me ở Phú Thọ.Tôi không biết những người trẻ, những tuổi thơ như tôi trước đây thấy được điều gì trước một nhóm người lớn ra sức căng con lợn ra mà chém đầu. Tôi không biết cảm xúc gì sẽ để lại trong họ khi nhìn những con trâu hiền lành rãy rụa thảm khốc. Tại sao người ta lại hành động tàn bạo với một con vật luôn “đi trước cái cày” mỗi mùa thóc lúa. Tôi chỉ thấy sự phản bội của con người với con vật đã đồng hành với sự no ấm của chính mình. Ở rất nhiều lễ hội khác, tình trạng tranh giành, đánh nhau để cướp lộc cũng là một hủ tục theo tôi cần bỏ hẳn. Ngay cả việc phát Ấn cũng nên bỏ. Bởi nó kích động lòng tham của người ta, thái độ mong cầu thăng quan tiến chức, mong cầu được phát tài lộc thay vì khuyến khích sự nỗ lực tự thân.Tôi cho rằng lễ hội là rất cần thiết, không thể bỏ được. Nhưng trong một xã hội dân trí chưa cao, bạo lực tự phát ngày một gia tăng, những giá trị không hướng thiện cần phải được mạnh dạn loại bỏ. Không thể gieo xuống đất này mầm ác và điều xấu.Không thể khép lũy tre làng, nhân danh bản sắc văn hóa để khư khư giữ lấy hủ tục, làm những điều ngược lại với quan điểm nhân văn mà nhân loại hướng tới.Nguyễn Văn Thọ Lại dân trí chưa cao... Ngày xưa làng có đâu nhiều cử nhân, tiến sỹ như bây giờ... mà đâu cũng tôn tri, trật tự lắm. Bây giờ phải gọi là văn minh thụt lùi. Thể hiện sự quản trị xã hội yếu kém. Bác Thọ nói rất chí lý: "Tại sao người ta lại hành động tàn bạo với một con vật luôn “đi trước cái cày” mỗi mùa thóc lúa. Tôi chỉ thấy sự phản bội của con người với con vật đã đồng hành với sự no ấm của chính mình..Nhưng có điều tôi nhận thấy về mặt chủ quan rằng, tôi sinh ra và lớn lên ở miền tây nam bộ, các Lễ hội vùng này không bạo lực như các tỉnh phía Bắc, ở đây nét truyền thống vẫn còn giữ như đua ghe ngo, đua trâu,...và các lễ hội dân gian đầy ý nghĩa khác. Có lần tôi đi lễ hội chùa Hương, nghe nhiều người bạn của tôi nói đây là vùng đất linh thiêng, đi cho biết nhưng khi đi về thì không bao giờ muốn quay lại vì những hình ảnh phản cảm của nơi tôn nghiêm nhất là con đường dẫn lên chùa, 02 bên bày bán đặc sản thịt cầy tấp nập,.. Ai cũng biết những phản cảm trong lễ hội cần phải dẹp bỏ, nhưng những nhà tổ chức lễ hội lại khư khư muốn giữ lại bởi phía sau nó là cái mà ngày nay người ta gọi là: "Lợi ích nhóm". Sau mỗi tờ ấn phát ra là 20 ngàn thu lại, hay con lợn ở lễ hội làng Ném Thượng mà được gọi là Ông lợn đó trước khi bị chém được đặt trên xe dong đi khắp làng để mọi người, mọi nhà "MỪNG TUỔI ÔNG LỢN" bằng cách bỏ tiền vào cái hòm đặt phía trên ÔNG LỢN đó!Những khoản tiền đó đi đâu, chi tiêu thế nào thì chỉ có Trời mới biết! Tôi tán đồng với quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Thọ. Cảm ơn tác giả đã có bài viết hay này chưa muộn so với thời gian thường diễn ra các lễ hội sau tết nguyên đán trên đất nước chúng ta. Không thể khép lũy tre làng, nhân danh bản sắc văn hóa để khư khư giữ lấy hủ tục, làm những điều ngược lại với quan điểm nhân văn mà nhân loại hướng tới.đừng vì miếng thịt Trâu,Heo sau khi thi hành án tử dã man có giá trên trời mà các vị tổ chức mê muội ham lợi khư khư giữ rồi bao biện là truyền thống...tâm linh. Cám ơn Bác Thọ rất nhiều , bài viết rất nhân văn mong rằng mọi người đọc nó và làm theo nghe. Con người vẫn đang đang chìm đắm trong VÔ MINH mà lại nghĩ rằng mình đang hạnh phúc.THAN ÔI!!! Rât hay. Ủng hộ ý tửởng của tác giả. Cứ nói lễ hội là do người xưa truyền lại. Xin lỗi. 99% lễ hội ngày nay là do người ngày nay tạo ra. Lễ hội ngày xưa rất đơn giản, dâng hương cúng đình làng rồi làm cỗ ăn với nhau. Ví như "ấn đền Trần" ngày xưa làm gì có. Hoặc "giỗ Tổ Hùng Vương" là phải đi hành hương đến đền Hùng thì ngày nay nơi nào cũng có thể tổ chức giỗ. Làm đúng như người xưa làm thì .....không hút được khách du lịch. Vì thế người ta nặn ra vô số trò mèo không có trong lễ xưa. Thiên hạ rộn ràng vì lợi ích. Thiên hạ nhốn nháo cũng vì lợi ích. Làm cái lễ mà không thu được tiền thì ai chịu làm ? Cần phải mạnh dạn loại bỏ khỏi xã hội những "lễ hội" hay đúng hơn là hủ tục đề cao việc cướp, giết, chém đầy máu và bạo lực.Chúng ta gieo NHÂN xấu thì chắc chắn xã hội khó nhận được QUẢ tốt. Cháu là người miền Nam, không hiểu nhiều về văn hóa miền Bắc, xin hỏi bác ngày xưa có những lễ hội bắt đầu bằng các từ "chém", "giật", "cướp" không? Hay đây là sản phẩm của thứ được gọi là "xã hội tiên tiến muốn bảo tồn giá trị văn hóa" ạ? Cháu ở trong miền Nam thì chưa từng thấy những lễ hội này, chỉ nghe đến, biết đến vào những năm gần đây khi các tổ chức này nọ lên tiếng về mức độ bạo lực. Ngày còn nhỏ, cháu chỉ toàn nghe về những lễ hội hát ví dặm hay tương tự vậy, chỉ nghe thôi là đã thích lắm rồi bác ạ. Vô số những lễ hội và hủ tục không mang tính hướng thiện như vậy vẫn diễn ra và không dẹp bỏ được mà có nhiều nơi lại đòi gộp, bỏ Tết, một lễ hội lớn nhất thiêng liêng nhất của người Việt. Đất nước ta có nhiều lễ hội kích động thú tính quá, nên bỏ ngay và luôn, không thể xây dựng xã hội văn minh, con người nhân ái nếu còn nhiều lễ hội đâm, chém, treo cổ như vậy. Tôi ủng hộ bài viết ! Văn hóa phản ánh thời cuộc.
Gánh nặng của Bộ trưởng Nhạ Nhưng liệu Bộ Giáo dục & Đào tạo có đủ khả năng chịu trách nhiệm về hiện thực này hay không?Bạn bè tôi, những người tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội, khá long đong. Tất cả đã bước vào cổng trường đại học ở một giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế nói chung và nền xây dựng nói riêng. Rồi khi họ ra trường, tất cả những thứ đó đã “đóng băng”.Một vài người vào làm cho một tổng công ty xây dựng lớn, thuộc Bộ Xây dựng. Một trong số công trình mà công ty của các bạn xây, như mọi công trình khác giai đoạn ấy, là một đại dự án tham vọng. Nó nằm trên đường tôi đi làm mỗi ngày. Nhưng một hôm, tôi đi qua và phát hiện ra rằng cái máy xúc ở đấy không nhúc nhích nữa. Một tháng, hai tháng rồi một năm, cỏ bắt đầu mọc và bạn tôi không có lương. Họ đành bỏ việc. Sáu năm sau, bạn bè tôi cũng ổn định bằng nhiều cách xoay xở. Và sau rất nhiều nỗ lực “phá băng” ngành bất động sản của chính phủ, đến gần đây tôi mới thấy cái máy xúc ấy hoạt động trở lại.Những bức tranh như thế rất tiêu biểu cho ngành xây dựng ở giai đoạn sau năm 2010. Đó tất nhiên không phải câu chuyện của Bộ giáo dục và Đào tạo. Bởi vì trường đại học của chúng tôi cũng trực thuộc Bộ Xây dựng. Đó là một quy trình kín, từ trường ra đến cái công trình. Hầu hết các trường đại học lớn khác và các lĩnh vực kinh tế khác cũng chịu sự quản lý theo ngành dọc. Và tôi tự hỏi Bộ trường Phùng Xuân Nhạ có thể làm gì với những bức tranh này?Điểm đầu vào của chúng tôi không thấp, sinh viên Kiến trúc năng động và được khuyến khích tự học, tự đọc rất nhiều. Nhưng không ai dạy chúng tôi cách xin việc trong bối cảnh bong bóng bất động sản bị thổi lên rồi vỡ. Không ai dạy điều đó, nó nằm trong trách nhiệm quy hoạch vĩ mô của từng ngành.Lãnh đạo một trong những doanh nghiệp lớn nhất nước đã chia sẻ sự bức xúc với việc quy trách nhiệm về nạn thất nghiệp cho Bộ Giáo dục & Đào tào. Anh chỉ ra rằng, tại các quốc gia phát triển, trách nhiệm “tạo việc làm” được quy định là của tất cả các bộ. Ví dụ, tại Mỹ, Ngân hàng Trung ương có ba trọng trách chính, thì đầu tiên là “tối đa hóa việc làm”, sau đó mới đến ổn định giá cả và thiết lập lãi suất phù hợp.Ở Mỹ, tôi được giới thiệu mô hình bản đồ dự kiến về khối lượng việc làm của toàn bộ bang Florida, chi tiết đến từng hạt, cho từng ngành, cập nhật liên tục, để sinh viên có thể lên kế hoạch cho mình không chỉ về công việc, mà thậm chí là cả chỗ ở sau khi ra trường.Một bản đồ như thế là điều đáng mơ ước. Nhưng làm sao người ta có thể tạo ra nó. Đó là sự tổng hợp dữ liệu lớn từ tất cả các cơ quan quản lý của mọi ngành, đòi hỏi một sự minh bạch đến tận cùng. Phải thế thì mới nhìn thấy được nơi nào có và sắp có việc làm.Tổng công ty mà bạn bè tôi làm việc thua lỗ suốt từ năm 2011 đến giờ, vốn chủ sở hữu âm hàng nghìn tỷ đồng, rất nhiều nhân công thất nghiệp, mà giờ vẫn chưa thể quy được trách nhiệm cho ai.Với những bài toán mà biến số không thể gọi tên như thế, thì một “bản đồ việc làm” kiểu Mỹ là điều không tưởng. Với những phương thức quy hoạch và vận hành kinh tế như thế, thì việc nhận trách nhiệm của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo rất đáng hoài nghi.Việc quy trách nhiệm cho Bộ Giáo dục là lặp lại một tư duy rất sai lệch rằng bước vào trường đại học thì hiển nhiên sẽ có việc làm. Việc coi “quy tuyển sinh đại học” như nguyên nhân thất nghiệp tô đậm thêm định kiến học đại học là chìa khóa tối hậu để đảm bảo tương lai.Nhiều nhân công của xơ sợi Đình Vũ, gang thép Thái Nguyên cũng đang thất nghiệp và đó không phải vấn đề của điểm đầu vào đại học. Bây giờ là lúc rất cần rõ ràng: ngành nào đang có nhiều nhân công thất nghiệp, do trình độ lao động, hay do quy hoạch ngành; chứ không phải chỉ đưa ra chung chung một con số tổng mà giải quyết được vấn đề.Đôi khi, “nhận trách nhiệm” chưa hẳn là hành vi đáng khuyến khích. Một người nhận trách nhiệm, nhiều người tránh được trách nhiệm.Đức Hoàng Bác ấy chỉ nói là "nhận trách nhiệm" chứ có hứa tự trả lương cho 191.000 người đó đâu mà a.Hoàng phải lo. Xử lý cái "trách nhiệm" ấy thế nào mới là vấn đề. Hóng! Tôi nghĩ không cần mơ nước Mỹ làm gì cho xa xôi. Sao không học hỏi ngay mô hình giáo dục của Singapore. Cùng ngay Asean, bối cảnh văn hoá tương tự. Hệ thống GD của họ đứng thứ 4 thế giới đấy. Chúng ta cần một triết lý GD đào tạo định hướng công việc. Cần phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đại học về cung và cầu. Nói cách khác, tự bản thân Bộ GD phải tự coi mình là một ĐỐI TÁC với họ. Cảm ơn anh Hoàng đã đem đến cái nhìn mà không nhiều người nhận ra: Việc làm là vấn đề của cả xã hội, không riêng việc đào tạo. Đào tạo ra nhân công giỏi cũng không có ý nghĩa khi xã hội không có việc để làm. Nhưng với tình hình nước ta khi nhân công trình độ còn rất thấp và kém hiệu quả, việc giáo dục đang có vai trò quan trọng. Tôi luôn luôn thích đọc Đức Hoàng bởi cách lập luận của Anh sắc, gọn, logic. Về vấn đề thất nghiệp, mình chỉ nói theo ý kiến cá nhân của mình thôi. Nếu mình thực sự cố gắng nỗ lực thì không bao giờ hết việc. Thị trường bây h có còn là thị trường của 1 thành phố hay 1 đất nước nữa đâu. Và việc làm không đúng với ngành nghề đào tạo là chuyện quá bình thường. Chỉ có điều là mình đã thực sự nỗ lực hay chưa thôi. mình nghĩ là như vậy đấy. sinh viên ra trường thất nghiệp ? cocc dành hết chổ rồi thì chổ đâu mà làm, cần gì phải phân tích xâu xa Thực ra bây giờ không ai thực lòng với tổ quốc, chỉ nói là chính, hành động thì không thực, nếu thực lòng thì đất nước này tiến xa lắm rồi, vậy chúng ta phải làm gì đây? Vấn đề của VN là `thừa thầy thiếu thợ`. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục là quy hoạch đầu vào đại học, cao đẳng và dạy nghề theo nhu cầu thực tế để làm sao giảm thiểu số sinh viên ra trường không kiếm được việc làm. Sao lại nói là Bộ trưởng GD không có trách nhiệm được. Tôi khoái cái kết nầy: "Đôi khi, “nhận trách nhiệm” chưa hẳn là hành vi đáng khuyến khích. Một người nhận trách nhiệm, nhiều người tránh được trách nhiệm". Ở nước mình, “nhận trách nhiệm” chỉ là một câu an ủi cho người bị thiệt thòi, vậy thôi. Quá đúng luôn nè. Thất nghiệp đổ hết cho giáo dục, tôm cá chết đổ hết cho 1 ông lãnh đạo tỉnh, lũ lụt người chết đổ hết do ông trời, ... rồi nhiều vấn đề khác nữa, mỗi khi như vậy chỉ cần tìm ra được một người để đổ lỗi, nhận trách nhiệm rồi đâu lại hoàn đó mà mãi không thể tìm ra được nguyên nhân chính xác và lời giải cho vấn đề. Con cháu của các quan chức có thất nghiệp đâu?Chỉ tội cho con cháu của những người dân bình thường. Nhiều vấn đề, nhưng vấn đề " nhận trách nhiệm "...để làm gì? khó lắm anh Hoàng ơi.cứ các bác sắp về hưu hay chuyển ngành thì thể nào cái ghế đó cũng được "đăng kí chỗ ngồi" trước rồi.thời buổi thất nghiệp theo mùa thế này thì cứ có việc làm là người ta lại kéo người thân vào cùng thôi. ko ai chia sẻ cho ai đâu. Hay và nhiều trăn trở. em luôn viết những bài báo đầy trách nhiệm Thật buồn cười! Tại sao BGD phải chịu trách nhiệm về "các cử nhân thất nghiệp"?Vậy những người chưa cử nhân mà thất nghiệp thì bộ nào chịu trách nhiệm?Suy nghĩ đó vẫn mang "mùi' của thời bao cấp, cứ nghĩ SV tốt nghiệp là phải có việc làm!
Chảy máu chất xám Vậy là tôi được cởi trói để tự mình quyết định ở hay về. Thời ấy lương cử nhân của vợ chồng tôi ở trong nước mỗi người quy ra chỉ 4-5 USD/tháng. Ở bên này, năm 1991, mỗi tháng tôi có thể kiếm được 20.000 USD. Ba má tôi nhìn thấy những xe máy, ti vi, tủ lạnh tôi đưa về, cũng không còn lý do gì để suy nghĩ.Năm 1996, tôi đã ước tính số kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư đang lao động trong Chợ Sân Vận động Mười năm Warszawa, Ba Lan, có thể lập được một trường Đại học Tổng hợp với đầy đủ các khoa, các tổ bộ môn. Đây là chợ trời bán buôn lớn nhất châu Âu lúc đó với khoảng 15 nghìn quầy bán hàng, trong đó có 5 nghìn quầy người Việt. Rất nhiều trí thức. Đó là những trí thức không còn làm trí thức nữa: trước cái nghèo trong nước, trước sự hấp dẫn vật chất mà nước bạn mang đến, họ sẵn sàng làm cửu vạn, làm con buôn. Chúng tôi lội tuyết hàng chục cây số, bán buôn trong mùa Đông Ba Lan buốt giá, để kiếm tiền.Lực lượng trí thức này từ năm 1995 đến năm 2005 bị phân hóa mạnh. Số ít thành đạt, tích lũy được vốn thì hoặc ở lại hoặc về nước tiếp tục kinh doanh, trong đó có nhiều người lọt vào top giàu nhất Việt Nam. Số đông bằng lòng với số tiền kiếm được trong hơn 10 năm lao động vất vả cực nhọc ở xứ người, ai nhát thì gửi tiền tiết kiệm lấy lãi bù vào chi phí sinh hoạt, ai liều thì mua bất động sản cho thuê. Chỉ có rất ít người say mê nghề nghiệp mới quay lại làm việc tại các cơ quan, trường đại học, viện nghiên cứu… quay lại làm “trí thức”.Hơn bốn thập kỷ, từ năm 1950 - 1991 các nước XHCN đã đào tạo cho Việt Nam hàng trăm nghìn công nhân kỹ thuật, kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ. Lực lượng lao động được đào tạo bài bản này thời gian đó đóng góp tỷ lệ đáng kể chuyên gia cao cấp cho các ngành kinh tế mũi nhọn nước nhà. Nền kinh tế kế hoạch hóa không tạo ra thất nghiệp, ai cũng có việc làm nhưng ít ai được làm việc đúng nghĩa.Khi ấy, hậu quả chiến tranh và kinh tế bao cấp góp phần thúc đẩy chảy máu chất xám của Việt Nam. Ở thời kỳ sơ khởi, nỗi lo kinh tế, nỗi lo cơm áo gạo tiền là nguyên nhân chính sinh ra “dòng chảy chất xám” của Việt Nam. Bây giờ thì không còn đói nữa, nhưng người ta vẫn đi. Thống kê cho biết, khoảng 70% sinh viên Việt Nam du học nước ngoài đã không về nước sau khi nhận được bằng tốt nghiệp. Mà số du học sinh này, hiện tại đang lên tới hàng trăm nghìn người.Tôi hỏi một bạn trẻ đang học thạc sĩ tại Đại học kinh tế SGH Warszawa về lý do ở lại Ba Lan làm việc. Bạn nói: “Tôi thích phong cách làm việc của người Tây, chăm chỉ, hiệu quả, nghiêm chỉnh, chỉn chu. Về Việt Nam tôi khó tìm được một công ty có văn hóa làm việc như thế. Nếu tôi về Việt Nam làm ở cơ quan nhà nước, ví dụ như chủ tịch thành phố, tôi sẽ làm giống Ba Lan, mở quỹ công khai để cấp vốn cho các dự án giải quyết các vấn đề chung của thành phố, tận dụng tối đa nhân tài trẻ và ý tưởng của họ. Nhưng tôi biết điều này khó thực hiện nổi trong điều kiện hiện nay, vậy thì ở lại bên này cống hiến tốt hơn”.Hai thế hệ cách nhau 30 năm mang hai nỗi niềm. Thế hệ chúng tôi thì lo đói, lo nghèo, sẵn sàng ở lại để đi buôn bán ở chợ trời hòng kiếm miếng ăn. Thế hệ của các bạn, thì cần một môi trường để được làm việc, được sáng tạo, được cống hiến.Tất nhiên cái gì cũng có hai mặt. Họ đi rồi vẫn đóng góp được cho đất nước. Nền kinh tế toàn cầu đang tạo ra “lưu thông chất xám” thay vì “chảy máu chất xám”. Lưu thông chất xám tạo điều kiện trao đổi giữa các nước những nhân tài có tri thức, vốn, kỹ năng, hệ thống công nghệ và các mối quan hệ đồng nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả cho quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước và toàn cầu. Một số trí thức Việt Nam ở lại các quốc gia phát triển hơn, có điều kiện làm việc tốt hơn, một mặt xúc tiến thương mại đầu tư, thúc đẩy quan hệ với doanh nhân nước sở tại và đa quốc gia, mặt khác gửi kiều hối về xây dựng đất nước.Năm 2016, chính phủ nói rất nhiều về “khởi nghiệp sáng tạo”, và mong muốn tìm cơ chế khuyến khích cho thứ đó. Những bộ não được đào tạo ở các quốc gia phát triển kia chắc chắn là hạt nhân quan trọng cho phong trào khởi nghiệp. Nhưng là nếu họ trở về. Bây giờ, chúng ta chỉ có thể chờ đợi thời gian sẽ tạo ra sự phát triển. Tôi đã chờ mấy chục năm để thấy ngày mà cái ăn cái mặc không còn là vấn đề nữa; thì bây giờ đã lại phát sinh những đòi hỏi mới, những yêu cầu mới để các trí thức trở về. Trần Quốc Quân Tôi đang tạm trú ở nước ngoài, vẫn đầu tư thương xuyên về trong nước (tiền lực và cả nhân lực) nên có thể đóng góp vài cái nhìn từ ngoài. Nói về chất xám người Việt ở nước ngoài, không có nhiều lắm đâu mà lo cho mệt người. Tôi làm việc với các bạn trẻ Việt tại nước ngoài, 99% đều có tư duy ngắn hạn và không có chí khí, những thành phần này về Việt Nam cũng chỉ chê bai và bất mãn, khó đóng góp được gì nhiều, ngay cả cho họ một núi vàng. Thôi thì để họ bay nhảy ở nước ngoài với đồng lương rẻ mạt (quy đổi tiền Việt thì cũng là to to), đỡ phải chật đất, để người Việt khác sinh sống. Chẳng cần phải hô hào gì cho mệt, người có chí ất sẽ thành đại sự, họ cũng tự quay về với cội nguồn. Những người quay về vì điều kiện trong nước chỉ là những kẻ bất tài không thể bương trải nỗi bên ngoài, lấy vỏ bọc ấy để trở về. Hãy giỏi trở về cả bằng đầu óc, bằng của cải, hãy lấy của thế giới (tri thức lẫn tiền tài) làm giàu việt nam, đừng kiểu về đội lốt tri thức quèn vơ vét tiền của đất nước rồi lại đem ra nước ngoài. Về ư ? Không cạnh tranh được với " cái lá đa sân chùa " ! các bạn có biết nếu kéo trí thức về nước, vậy " trí ngủ " đi đâu ? những hậu duệ, tiền tệ, nịnh nọt họ sẽ đi đâu ..... cho nên không thể kéo trí thức về , vì " trí ngủ " ở việt nam còn quá nhiều Học xong ở nước ngoài mà về nước làm việc thì hong mất công học hành bao năm. Ở nước ngoài không dạy chạy, không dạy nịnh, không dạy làm chứng từ bố láo v.v.. Về nước khong có cửa để làm người tử tế. Một góc nhìn tôi nghĩ là tổng quát hơn là đặc điểm dân tộc. Các bạn khi chê bai thì thường đem Nhật, Hàn và nói họ phát triển thần kỳ thế này thế kia, nhưng dân tộc họ kỷ luật, tự trọng và nếu nói đến vấn đề bài viết thì họ có tự tôn dân tộc rất cao. Họ cũng đã trải qua thời gian phải đi học ở phương Tây để xây dựng đất nước, nếu ai trong họ cũng nghĩ về bản thân mình trước thì họ cũng đã có thể làm như người VN, vấn đề là ý thức dân tộc của họ rất cao nên chính họ trở về xây dựng đất nước chứ không "đợi người khác xây dựng đất nước tốt rồi thì mới về". Đừng có tư duy ngắn đổ lỗi cho một bộ phận nhỏ, xây dựng đất nước là nhiệm vụ của toàn dân tộc, chính những người không hài lòng về sự phát triển hiện tại thì phải là những viên gạch đầu tiên giúp đất nước phát triển hơn. Người giỏi thật thích ứng với môi trường hiện có, lao động và thay đổi môi trường tốt hơn, người "giỏi vừa" thì chờ người khác thay đổi môi trường cho đúng ý mình. Đó chỉ là một trong những khía cạnh của việc tư duy không đủ dài, tương tự như việc người VN chủ yếu hay ăn xổi đầu cơ chứng khoán, nhà đất bằng khoảng bong bóng giá trị ảo chứ kỹ thuật, sản xuất, những thứ tạo của cải vật chất thì ít được đầu tư. Tư duy này bạn có thể bắt gặp bất cứ đâu hàng ngày, kể cả việc tham gia giao thông, vệ sinh môi trường cũng thể hiện điều đó. về ư ... ? khi mà con ông cháu cha vẫn nắm giữ các chức vụ chủ chốt chi phối trong mọi cơ quan .. thì đừng mong lớp trẻ trở về.. Đất lành chim đậu. Nước ta đã là môi trường làm việc tốt hơn rất nhiều so với 10 năm, 20 năm, 30 năm trước. Tuy nhiên ta có xuất phát điểm thấp so với nhiều nước. Khi môi trường của ta tốt lên thì môi trường của nhiều nước cũng tốt lên so với chính bản thân họ làm ta không theo kịp. Thế giới bây giờ rất nhỏ bé đối với phương tiện thông tin. Vận động, hô hào người có tri thức trở về đóng góp cho đất nước là cần thiết, nhưng cần thiết hơn là tiếp tục làm cho môitrường làm việc tốt hơn cho lao động chất xám, lao động kỹ thuật. Tựu trung là chúng ta mới chỉ khá hơn so với chính mình trước kia, chứ thực tế vẫn đang đi sau thiên hạ. Muốn bắt kịp thiên hạ thì phải đi nhanh hơn, kể cả về cải thiện môi trường làm việc. Rất cám ơn bài báo của anh Trần Quốc Quân , Vâng ! anh nói rất đúng nhưng chưa đủ cho phép tôi thêm vào nhé : Môi trường làm việc của vn ta không đáp ứng được nhu của giới trí thức trẽ khi đã học xong ở nước ngoài , không phát triễn được tài năng trí tuệ & không được tôn trọng thực sự những phát minh sáng kiến & cái không thễ bỏ qua là tiền công quá rẽ mạc . Đã có những bạn trí thức trẽ về nước đễ phục vụ cho tỗ quốc nhưng cũng chĩ được 1 vài năm rồi lại phương tây làm việc . Đối với những tầng lớp đi trước cũng vậy , họ cùng thời với anh sang các nước Tây & Đông âu đễ : Lao động , học việc , nghiên cứu sinh , sinh viên .........chĩ có số ít ng về như anh & họ đã ở lại là họ đã chấp nhận làm những công việc không liên quan với những gì họ đã học được , trãi qua những thăng trầm của cuộc sống mưu sinh nơi xứ ng , đến nay một số ng đã gọi là già họ mãn nguyện với những thành tích mà họ đã đạt được & có 1 số ít ng hồi hương trỡ về với cội nguồn . Nhưng rất tiếc cũng chĩ 1 vài năm họ lại quay trỡ lại cái nơi mà họ coi đó là sự thành công . Như vậy đâu chĩ có thế hệ trí thức mang màu chất xám muốn ở lại Châu âu mà ngay cã những ng đã già yếu họ cũng muốn chọn cho mình những nơi tốt đẹp hơn . Sau khi học ở thành phố lớn nhất nước, mình đã về quê làm việc và đang từng bước đóng góp xây dựng quê nhà! Nên bắt đầu từ giảm bớt những nhiêu khê, phiền hà mà các đại sứ quán đang hằng ngày làm nản lòng Việt kiều yêu nước bởi vì không trọng dụng nhân tài Tôi cho rằng việc ở hay về là quyết định của mỗi ngươgi, không ai nói được là cách nào sẽ tốt hơn. Nói là chảy máu chất xám khi làm việc ở nước ngoài thì những ngươgi châu Âu đi làm ở Việt Nam thì sao? Đất lành thì chim đậu. Mỗi người được tự do lựa chọn trong thời đại thế giới phẳng. Còn việc không làm việc do chế độ đãi ngộ thì phải nói là "chảy máu chất xám trong lĩnh vực công", chứ không phải chảy máu chất xám khỏi Việt Nam. Nếu thế thì cả những người được đào tạo trong nước chứ không phải chỉ riêng được đào tạo ở nước ngoài. Và muốn cải cách đầu tiên phải bắt đầu từ chế độ tiền lương. Có thực mới vực được đạo. Tôi luôn tin như thế! Ở những nước phát triển việc học tập và nghiên cứu rất thuận lợi .Tôi biết có sinh viên Việt nam du học có đề tài làm luận án tốt nghiệp được nước sở tại đánh giá rất cao .Nhưng khi mang nó về Việt nam lại không sử dụng được ,vì cơ chế phát triển kinh tế và xã hội ở đó khác xa với Việt nam.Hầu như đại đa những nước học sinh ta du học là những nước có hệ thống chính trị rất khác với Việt nam .Vậy chất xám được tạo ra ở nước ngoài không thể gọi là chất xám của Việt nam được .Chỉ khi nhân tài được đào tạo tại Việt nam mà lại ra nước ngoài làm việc thì đó mới gọi là cảy máu chất xám. CHẢY MÁU CHẤT XÁM. QUÁ HAY Về hay ở lại là quyền của mỗi cá nhân. Tôi cũng đi từ năm 19, ở nước ngoài hơn 10 năm và cuối cùng lựa chọn về. Tôi thấy ổn với cuộc sống ở Việt Nam. Tôi nghĩ khá nhiều thách thức (tôi không nói khó khăn) nhưng ở đâu chẳng thế và tôi chấp nhận. Tôi chẳng có thời gian than vãn vì chỉ biết cắm đầu vào làm để thực hiện các mục tiêu của bản thân. Tôi chẳng mong ước lớn lao sẽ làm gì cho dân tộc, mà cố gắng để không thành kẻ ăn bám xã hội. Tôi đơn giản cố làm giàu cho gia đình về vật chất và tinh thần. Tôi đóng thuế đầy đủ và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Với tôi thế là đủ. Có nhiều lắm bạn tôi đang sống ở nước ngoài. Tôi nghĩ họ sống ở đó quá tốt, nhưng cũng đánh đổi không ít (như xa gia đình, bạn bè, người thân). Tôi ủng hộ họ tuyệt đối nhưng không phải những người mở miệng ra là than quê nhà không được tạo điều kiện để phát huy khả năng. Tôi vẫn tôn trọng quản điểm đó nhưng chắc chắn chăm chỉ, chỉn chu, văn hoá là thứ ta phải tạo ra, chứ không phải tìm kiếm.
Barie trên vỉa hè Quân sinh ra tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi Quân sống là chung cư ở quận Nhất vốn chẳng xa cơ sở mátxa nơi cậu làm việc là bao. Cho nên dù là người khiếm thị cậu vẫn có thể tự đi làm một mình. Năm ngoái Quân gọi đện khoe với tôi: “Quận Nhất, có quy hoạch nhiều tuyến phố đi bộ, dẹp hẳn tệ bán hàng rong, nên hằng ngày em đi làm khỏe re”. Tôi chưa kịp mừng cho Quân, thì nghe tin, Quân bị tai nạn khi đang trên đường đi làm bởi những chiếc barie chắn xe máy trên hè phố.Những chiếc barie ấy đã được lắp đặt trên một số tuyến phố của phường Bến Nghé, quận Nhất để thiết lập lại trật tự đô thị. Chức năng của chúng rất đơn giản: ngăn xe máy chạy lên vỉa hè. Nhưng đằng sau cái mong muốn rất đỗi đơn sơ ấy của những nhà quản lý, lại là những logic hết sức phức tạp của một cái đô thị… phức tạp. Và cậu bạn mù của tôi, nằm trên vỉa hè chỉ mấy ngày sau khi chúng được lắp đặt, chỉ là một ví dụ của sự phức tạp ấy.Các thanh barie bằng chất liệu inox có đường kính 8 cm được gắn so le suốt chiều rộng vỉa hè, ngăn không cho xe máy vượt qua nhưng người đi bộ vẫn có thể lách hoặc bước qua bình thường. Độ hở giữa các thanh khoảng 80 cm, đủ để người khuyết tật lăn xe qua. Thông tin này đã được thông cáo rộng rãi mấy ngày nay, thể hiện rằng nhà quản lý cũng đã cố tính kỹ lưỡng, tính đến cả người khuyết tật (điều rất nhiều công trình công cộng khác không có được). Nhưng chỉ là “cố” – bởi vì rất nhanh, những thanh chắn ấy lộ ra là một giải pháp đầy tính chống đỡ tình thế. Do chúng phải đặt so le và đủ khoảng cách cho người đi xe lăn, nên cuối cùng thì xe máy vẫn lách qua được. Và hình ảnh những chiếc xe máy luồn lách giữa những tấm barie cho thấy tính hiệu quả rất hạn chế của phương án barie trên hè phố.Còn người đi xe lăn? Tôi hỏi bạn tôi, anh Cử, phó giám đốc Trung tâm khuyết tật và phát triển (DRD) ở TP.HCM. Anh kết luận rằng gần như là bất khả để người đi xe lăn một mình có thể bẻ hướng bánh xe vuông góc 90 độ trong phạm vi như vậy. Còn với người khiếm thị,  anh gay gắt hơn. “Đây là bẫy tử thần cho người khiếm thị” – anh bảo.Bộ Xây Dựng đã có những quy định khá rõ về quy chuẩn của công trình công cộng với người khuyết tật – như phần cảnh báo dành cho người khiếm thị. Nhưng có lẽ, trong một nỗ lực tuyệt vọng chống lại sự rối tinh của đường phố, chính quyền không đủ thời gian nghĩ tới điều ấy.Không biết là có phải bởi tôi là một người khuyết tật, nên cái nhìn của tôi bị khắt khe hơn so với người lành lặn? Hãy cứ cho rằng người khuyết tật chỉ là một biến số nhỏ, chẳng đáng là bao so với lợi ích thu được, không tính đến cũng chẳng sao. Nhưng tôi nhìn thấy từ hình ảnh của Quân nằm trên vỉa hè - một phép thử chính sách.Người khuyết tật trở thành một miếng giấy quỳ thử sự phức tạp và rối rắm của cái barie. Và nó lộ ra là một quyết sách hạn hẹp: một cô gái phải tự rạch lên mặt mình để tránh bị trêu ghẹo. Cái vỉa hè phải hy sinh một phần ý nghĩa, phải vứt bỏ đi một phần sự toàn vẹn của mình, để tránh sự “xâm hại” của những người đi xe máy vô ý thức.Cho dù có thông cảm với chính quyền, tôi cho rằng quyết sách ấy không đáng khuyến khích. Nó ở đó, chỉ như một biểu tượng cho sự tuyệt vọng. Tuyệt vọng trong quy hoạch. Tuyệt vọng trong thi hành luật lệ. Tuyệt vọng trong việc thuyết phục nhau bằng khái niệm “văn hóa”. Nó đại diện cho những barie lớn hơn, ngăn ta đến với tương lai.Cho dù cái barier ấy có phát huy phần nào tác dụng để ngăn chặn xe máy, thì nó cũng không thể là giải pháp đáng trông chờ. Chúng ta không thể xây dựng tương lai bằng những cuộc “chống cháy” cực chẳng đã như vậy.Có những thứ không đúng, không sai, chúng tồn tại chỉ như một mâu thuẫn. Cái barie trên vỉa hè là một thứ như thế. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, nếu nó đã ở đó rồi, thì cứ để nó ở đó, để chúng ta nhìn vào và biết mình đã mất đi những gì, đã ở tình thế bế tắc tới mức độ nào.Còn Quân, hay tôi, sẽ biết tự tránh những cái barie ấy mà chọn đường khác. Chúng tôi đã quen với điều đó ở hạ tầng công cộng nước ta, từ khi biết đi rồi. Chúng tôi chấp nhận sự khuyết tật trong tư duy, cũng như đang sống chung với sự khiếm khuyết không may mắn của cuộc đời.Trần Quốc Nam Trần Quốc Nam! cám ơn anh. Bài viết quá hay! Chúng ta đang chấp nhận " sự khuyết tật trong tư duy" và điều này cũng thật đáng buồn, đáng xấu hổ! Tôi thích nhất đoạn này: "Rằng quyết sách ấy không đáng khuyến khích. Nó ở đó, chỉ như một biểu tượng cho sự tuyệt vọng. Tuyệt vọng trong quy hoạch. Tuyệt vọng trong thi hành luật lệ. Tuyệt vọng trong việc thuyết phục nhau bằng khái niệm “văn hóa”. Nó đại diện cho những barie lớn hơn, ngăn ta đến với tương lai". Bài viết thật sâu sắc, cảm ơn tác giả! Vĩa hè để cho người đi bộ. Nếu anh chạy xe máy trên vĩa hè lần đầu phạt tiền, vi phạm lần hai tịch thu phương tiện.Tôi tin CSGT làm kỹ sẽ không ai dám vi phạm. Lúc đó sẽ không cần sáng kiến đặt barie giữa đường như vậy. Chẳng có đất nước tiên tiến nào trên thế giới này sử dụng ý tưởng này cả. Tôi chắc như thế. Điều khó hiểu là: có bao nhiêu người, nhóm, ban .... xét duyệt ý tưởng này để cuối cùng nó được ra đời ở 1 phường. Nhìn vô đã thấy có vấn đề về thẩm mỹ rồi. Chưa nói đến các "hậu quả". Cứ thế này... làm sao TP cải thiện đc cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ??? Đối tượng cần triệt ko ảnh hưởng gì. Nhưng lại ảnh hưởng lớn đến những người lẽ ra cần đc quan tâm thì giờ thành người lãnh hậu quả. Buồn!Tôi nói dựa trên hình ảnh và thông tin của bài báo. Đau sót quá, mai kia lại tháo ra, cách làm muôn thuở của chính quyền mà! Rất hay! Hà Nội thì xây dải phân cách dành riêng đường cho một loại xe buýt (gọi là nhanh) nhưng người dân đặt câu hỏi: nếu đã có đường ưu tiên riêng thì xe Buýt nào mà chả nhanh được? Còn Thành phố HCM lắp barie để chống xe máy lên vỉa hè và tôi rất thích (mặc dù hơi buồn) với câu tác giả dùng là: cô gái đẹp phải tự rach mặt mình để tránh bị trêu ghẹo! Đây là những biện pháp thể hiện của tư duy bế tắc mà thôi! Barie ngăn xe máy chạy lên vỉa hè và cản luôn cả người khiếm thị, nhưng không cản được ý thức tồi của một số người dân khi tham gia giao thông. Xin có đôi lời cùng anh Quốc Nam, tôi là người ở tỉnh, lên Sài Gòn lập nghiệp hơn 20 năm rồi. Việc lắp đặt barie trên vỉa hè là một trong những cố gắng của chính quyền sở tại để chấn chỉnh tình trạng trạng lộn xộn cũng như văn hóa giao thông hiện nay. Biết đâu, 5 hay 10 năm nữa, khi văn hóa giao thông đã khá hơn, chính quyền lại dỡ barie đi, chứ để đó làm gì cho chướng. Đừng kêu oai oái lên như thế, thay đổi nào mà chẳng làm đau đớn hay khó chịu. Đừng bắt chước cái kiểu sợ loa phường kêu ra rả, nhưng khi đòi dẹp nó đi thì cứ bảo hãy giữ lại như giữ một nét văn hóa ngày nào. Kỳ cục. Thử ra nước ngoài mà xem, không phải những nước công nghiệp phát triển mà chỉ cần là những nước ASEAN hàng xóm của chúng ta, thì thấy không ở đâu xã hội bát nháo như ở ta. Xe máy leo lên hè, vỉa hè bị lấn chiếm để kinh doanh, rác rưởi vứt khắp nơi, người ta khạc nhổ lung tung, thậm chí đái bậy cả ở những nơi nhiều người qua lại, xe cộ chưa đến đèn xanh đã ào qua ngã tư, cứ vài ba người ngồi trên xe máy thì một người không đội mũ bảo hiểm hoặc mũ rởm, còi xe inh ỏi bất kể ngày đêm, người đi bộ qua đường bất cứ chỗ nào tuỳ thích, xe máy xe đạp đi ngược chiều "cho tiện", bếp than tổ ong xả khói khắp nơi, mùi đồ nướng thổi thằng vào người đi bộ, cầu vượt dành cho người đi bộ vắng hoe, rào chắn trên đường bị tự ý dỡ bỏ để sang đường "cho tiện", v.v... nhiều không kể xiết, cứ bước chân ra khỏi nhà thì thấy ngay. Vì vậy người VN ra đường không mấy ai được thảnh thơi mà đều căng thẳng, mắt trước mắt sau đề phòng mọi chuyện, khác hẳn với dáng vẻ người nước khác. Tất cả những biện pháp của chính quyền nhằm vãn hồi trật tự xã hội cho tới nay đều thấy hoặc chỉ được nhất thời, hoặc mang tính đối phó, hoặc vô hiệu. Sở dĩ như vậy vì người dân đã mắc một căn bệnh mà chúng ta quen gọi là "ý thức kém" và kêu gọi nâng cao mãi nó vẫn cứ thấp lè tè. Thực ra nó là một sự khiếm khuyết của tâm hồn, cũng có thể gọi là khuyết tật, không phải bẩm sinh và chưa có thuốc chữa. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm chúng ta đang tụt hậu so với thiên hạ. Tôi là người lành lặn nhưng hay bị vấp ngã. Từ khi nhìn thấy cái barie tôi đã cảm nhận nó sẽ là cái bẫy cho những người như mình, đọc thêm bài này thì thấy cái bẫy này sẽ dành cho rất nhiều người. Nếu có quy định cấm xe đi trên vỉa hè và thực thi nghiêm túc thì chắc chắn sẽ giảm được việc đi trên vỉa hè mà ko cần đặt bẫy thế này Tôi ủng hộ ý kiến của bạn. Ngưởi VN có câu: Lợi bất cập hại. Chắc chắn những ng có sáng kiến này đã không nghĩ đến những người khiếm thị. UBND Q. 1 sẽ sớm. dỡ bỏ các barie này. Biện pháp hữu hiệu nhất và văn minh nhất có lẽ là lắp camera ở những tuyến phố này và kiên quyết phạt "nguội" những người vi phạm. Cứ thực hiện một vài vụ sẽ yha61y hiệu quả ngay. Cái Barie ngăn xe gắn máy leo lên vỉa hè dựng lên thì dễ,nhưng những Barie trong ý thức- thứ phanh hãm để con người ta ngộ ra,biết rằng mình không nên,không được vượt qua những giới hạn vì có thể xâm phạm tới lợi ích người khác hay cộng đồng lại khó tạo dựng hơn nhiều! Gốc của vấn đề lại nằm ở dân trí & ý thức! Cảm ơn anh vì tính nhân văn,sâu sắc của bài viết! cần dẹp bỏ ngay những cái barie chết người này nếu không người già trẻ em người khiếm thị sẽ gặp họa Bài viết hay Tại sao lại phải dùng biện pháp"mềm dẻo" với gười vi phạm? Ở các phố HN cũng vậy, đặc biệt là Phan Đình Phùng, Chùa Bộc, giờ cao điểm xe máy lao lên vỉa hè ngang nhiên như được phép. Đặc biệt nữa là tôi chưa hề thấy một cảnh sát hay trật tự viên nào có mặt để nhắc nhở hay ngăn chặn.Ko cần barie ngổn ngang vô lối như vậy, chỉ cần có vật ngăn từ lối lên vỉa hè thôi. Vỉa hè cao hơn đường, người ta thường lao lên vỉa hè từ vị trí vỉa hè làm bằng đường để vào cửa hàng, vào ngõ, vào nhà, chỉ cần chặn các lối đó vào giờ cao điểm. Tôi đã thấy 1 người dân dùng đúng cái xe máy của họ chặn như thế. Quan trọng hơn là: đã vi phạm thì phải xử phạt. Vỉa hè phố tan nát vì ô tô, xe máy, phạt tiền người vi phạm là hoàn toàn có căn cứ.Tóm lại, chốt chặn và phạt ráo riết một thời gian là dần dần người vi phạm "biết sợ pháp luật". Biện pháp tuyên truyền hay đối phó ko nhiều tác dụng với những người "nhờn luật".
Phép thử BRT Bí thư Thành ủy Hà Nội lo lắng: “Hà Nội đang nhìn thấy thảm họa giao thông tiến dần về phía mình mà không biết làm thế nào”. Bí thư Thành ủy TP HCM thì nói: “Trong các bức xúc của nhân dân thì ùn tắc giao thông là số một”. Những tưởng BRT sẽ được xã hội chào đón, cổ vũ. Nhưng không phải. Trên các diễn đàn báo chí và mạng xã hội, BRT chia dư luận thành hai bên và có vẻ như những người chỉ trích nó đông hơn. Trong những ngày BRT chạy thử nghiệm và ngày đầu tiên chính thức hoạt động, không ít người đi xe cá nhân lấn làn, không nhường đường cho BRT, mặc dù đã quy định làn đường riêng dành cho BRT để nó có thể chạy thông suốt, đúng lịch với tần suất 3-5 phút mỗi chuyến.Do truyền thông về dự án thiếu rõ ràng, các cơ quan quản lý đã gây ra sự hiểu nhầm cho nhiều người dân rằng BRT sẽ góp phần giảm ngay tắc đường (điều đang làm cho người dân bức xúc), nhưng người dân lại nhìn thấy điều ngược lại. Một tuyến BRT đầu tiên chưa đầy 15 km mà giảm được tắc đường là điều hoàn toàn không khả thi ở bất kỳ thành phố nào trên thế giới. Phải là một hệ thống BRT với cả chục tuyến, mấy trăm km đường, trong tổng thể một mạng xe buýt với hàng trăm tuyến, hàng nghìn bến đỗ mới có thể làm được điều đó và nếu có sự hỗ trợ của hệ thống tàu điện ngầm (MRT) thì càng tốt. Còn một tuyến BRT đầu tiên, chạy trên một làn đường được “cắt” ra từ mặt đường chung, chắc chắn sẽ làm cho phần đường dành cho các phương tiện giao thông cá nhân (ôtô con, xe máy) càng tắc hơn so với trước. Sự thật đó không thể khác được, dù ở Hà Nội hay ở bất kỳ đâu trên thế giới. Những người đi xe cá nhân buộc phải chấp nhận tắc đường hơn để BRT có làn đường riêng mà chạy cho nhanh, đúng lịch, nhiều chuyến và an toàn. Người dân chỉ ưu tiên sử dụng xe buýt thay cho xe cá nhân khi xe buýt chạy nhanh, đúng lịch, nhiều chuyến và an toàn. Sự bất tiện hơn cho những người đi xe cá nhân trên phần đường nhỏ hơn là giá phải trả để những người sử dụng xe buýt có được những lợi ích giao thông công cộng. Sự thật đó cần được truyền thông rõ ràng để nhận được sự hiểu biết, chia sẻ của người dân.Một sự thật khác là các đô thị văn minh, hiện đại trên thế giới đều phải dựa trên nền tảng giao thông công cộng là chủ yếu. Không ở đâu chính quyền có thể làm đủ đường để đại đa số người dân đô thị sử dụng phương tiện giao thông cá nhân là chính, dù là ôtô con hay xe máy. Không đường sá nào có thể chịu đựng nổi mức tăng mấy chục nghìn xe ôtô con và gần nửa triệu xe máy mỗi năm, với số lượng xe máy đăng ký bình quân vượt trên 2.000 chiếc/km đường như ở Hà Nội và TP HCM trong những năm gần đây. Ở châu Âu, trung tâm các thành phố lớn được định hình cả trăm năm nay, hiếm đường phố được mở rộng hoặc làm mới. Hạn chế xe cá nhân và phát triển giao thông công cộng là giải pháp, với tỷ trọng ngày càng nghiêng về giao thông công cộng có sức chở lớn, tần suất cao.BRT là một loại phương tiện giao thông công cộng như thế. Tuyến BRT Lincoln Tunnel ở bang New Jersey của Mỹ có số lượng xe khoảng 700 chuyến/giờ cao điểm, trong khi tuyến hầm xuyên biển Cross Harbor Tunnel ở Hong Kong mỗi ngày đạt gần 15.000 chuyến, khoảng 600 chuyến/giờ. Tần suất chạy 3-5 phút/chuyến (12-20 chuyến/giờ) như BRT Hà Nội mới bằng xe buýt thường ở nhiều nước, chưa hẳn là BRT. Thế nhưng, mọi cái lớn đều phải bắt đầu từ cái nhỏ. Mọi cây cổ thụ đều bắt đầu từ những mầm cây. Vấn đề là liệu “cái mầm” có được chăm sóc, được tạo điều kiện để lớn thành “cái cây” và từ “một cây” thành một “rừng cây” hay không, hay là bị vùi dập đến chết luôn?Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần thẳng thắn, trung thực với chính mình: chúng ta muốn nền giao thông đô thị thế nào cho chúng ta và quan trọng hơn - cho con cháu chúng ta trong tương lai? Chúng ta muốn con cháu tiếp tục sống với nền giao thông lộn xộn, với xe máy là phương tiện đi lại chính trên những đường phố bị ùn tắc và tai nạn giao thông rình rập như đang có, hay là muốn con cháu được hưởng nền giao thông công cộng văn minh, hiện đại, an toàn như ở Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, châu Âu…? Nếu muốn điều thứ hai, chúng ta buộc phải hiểu rằng xe cá nhân là phương tiện giao thông không được ưu tiên, mà phải được hạn chế, những người sử dụng xe cá nhân phải chịu bất tiện, thậm chí tốn kém, để giao thông công cộng có không gian, điều kiện phát triển. Chúng ta phải hy sinh một số thứ đang có để tạo cơ hội cho thứ tốt hơn. Chúng ta có thể “khát”, nhưng phải dành “bình nước” tưới cho cái “mầm cây” để nó lớn lên thành “cây”, rồi thành “rừng cây”. Hiếm có điều tốt đẹp nào mà lại không phải hy sinh gì cho nó.Khi chúng ta đi xe cá nhân mà bị tắc đường hay thấy bị làm khó, nên hiểu rằng điều đó là vì chúng ta sử dụng loại phương tiện đi lại không được ưu tiên trong các đô thị tương lai của con cháu chúng ta.BRT Hà Nội là một phép thử để chúng ta tự thử chính mình.Lương Hoài Nam Bài viết rất hay. Ủng hộ BRT. Bài viết với cái nhìn tích cực. Rất thích và hy vọng cái mầm cây trong bài viết sẽ thành cây đại thụ. Đồng ý với tác giả, cần làm các phương tiện cá nhân nản trí chuyển sang phương tiện công cộng và hình thành ý thức đi xe công cộng trong công chúng ủng hộ cấm phương tiện cá nhân để phát triển giao thông công cộng. Một đất nước văn minh không phải là người nghèo cũng đi xe riêng mà chính là người giàu cũng sử dụng xe công cộng. dân mình là như vậy, chẳng cần biết mục đích là gì, cứ chê đã. con đường đến văn minh luôn vấp phải khó khăn từ những con người này Bài viết hay và sâu sắc Bài viết tuy ngắn nhưng có hình ảnh sâu sắc và dễ hiểu...Tin tưởng sẽ có (rừng cây) Luon luon tam đắc với các bài của Anh Lương Hoài Nam, người am hiểu luon nhìn moi thứ rất sâu sắc Rất hay! Mình đã theo dõi nhiều bài viết về giao thông của bác Lương Hoài Nam, bác là một người có kiến thức rất uyên thâm và đầy thực tiễn về lĩnh vực này!Trước khi phản biện lại ý kiến, các bạn nên tìm đọc lại bài viết "Kẹt xe Sài Gòn: 6 dễ dãi và 10 cách tháo gỡ táo bạo" Nói chung nếu phương tiện giao thông công cộng đáp ứng được nhu một phần nhu cầu cầu đi lại em sẳn sàng vứt bỏ phương tiện cá nhân để thay đổi đấy. Đằng này phương tiện công cộng mà hiện tại chủ yếu là xe buýt chỉ chạy chủ yếu trên các trục đường lớn, người dân sống trong hẻm, đường nhỏ thì sao? Giờ muốn đi làm không lẽ vừa đi bộ, vừa chuyển 3 - 4 tuyến xe buýt để đến nơi dù chỉ có quảng đường 6km. Vừa tốn thời gian, vừa tốn thêm tiền thử hỏi ai sẽ lựa chọn. Nói thẳng một điều nhé, chỉ cần xe buýt đáp ứng được một trong hai tiêu chí dưới đây thì người dân sẳn sàng chuyển đổi ngay: hoặc rẻ hơn hoặc nhanh hơn. Giá 1 vé 1 tuyến thì rẻ nhưng giờ muốn đi làm mấy người thuận lợi chỉ đi 1 tuyến. Tại sao vừa tốn tiền, vừa tốn thời gian mà bắt người dân phải làm theo. Chưa kể xe chạy đến 20h hoặc 21h là hết chuyến. Vậy buổi sáng ra đường bằng xe buýt thì sau giờ đó sẽ về nhà bằng gì? TPHN hãy mở nhiều làn xe bus nhanh, cương quyết làm, dần dần đẩy hết các xe cá nhân lưu thông ra ngoài vành đai 3,4,5, ai muốn dùng xe cá nhân thì gửi xe ngoài các vành đai rồi đi bus ra đó. các anh cương quyết làm thì lập tức kỷ cương Giao thông đô thị sẽ đâu vào đó Từ chuyện cấm đường BRT này đã thấy 1 sự thật rằng ở HN thì ô tô mới chính là phương tiện gây tắc đường, ô tô mới chính là phương tiện đi ẩu nhất. Mấy hôm nay thấy cấm đường cho BRT đi thì ô tô chỉ dám đi 1 hàng dọc chứ khoogn đi hàng 4 hàng 5 nữa, mình đi qua đây thấy nhanh và không tắc nữa. Bài viết rất hay! Mong mọi người chia sẻ để nhiều người đọc được và thay đổi hành động của mình. Rất mong mọi thứ sẽ được thay đổi để con cháu ko phải chật vật khi ra đường như chúng ta hiện nay. Toàn dân hãy tạo điều kiện và ủng hộ xe buýt nhanh để nó nhân rộng cả nước! Rồi nước ta cũng sẽ đẹp đẽ, sạch sẽ, giao thông nhanh và an toàn như Singapore, Hàn Quốc... bài viết rất hay
Xin cứu đói Tôi, với tư cách một người dân bình thường, sẽ tự nhiên đặt ra câu hỏi xót xa: tại sao những tỉnh này lại phải xin cứu đói? Sau đó, tôi, với tư cách một người làm truyền thông, đi tìm thông tin về tình trạng của họ.Một cuộc kiếm tìm vô vọng: mới chỉ có vài ba trong số các tỉnh xin cứu đói là đã công bố báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội 2016” trên website của tỉnh hoặc trên website của Bộ Kế hoạch đầu tư, như là Cao Bằng hay Quảng Ngãi. Website của Cục thống kê Bình Định mới chỉ có báo cáo tháng 11/2016. Website tỉnh Lào Cai cũng vậy. Ở Thanh Hóa, bản báo cáo cập nhật tình hình kinh tế - xã hội gần nhất, là tháng... 8 năm 2015. Không có lỗi đánh máy nào ở đây. Chính xác, là năm 2015.Tôi tin rằng các tỉnh này thực sự gặp khó khăn. Không dám nghĩ khác. Nhưng ngoài cái niềm tin vô điều kiện ấy, thì tôi còn muốn biết rằng lãnh đạo tỉnh, trong các báo cáo của mình, nhìn nhận như thế nào về tình hình kinh tế địa phương.Bởi vì năm nào cũng có khoảng chục tỉnh xin gạo cứu đói mỗi dịp Tết. Và năm nào, trước đấy cũng có những bản báo cáo đầy mỹ từ. Hãy đọc một câu quen thuộc sau đây:“Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 tương đối ổn định, một số lĩnh vực có chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng...; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt... nghìn tỷ đồng, tăng... so với năm trước”.Đó là đoạn trích từ báo cáo của một tỉnh năm nay xin cứu đói. Tôi không muốn công bố một chỉ dấu cụ thể để biết nó là tỉnh nào. Bởi vì nó là một dạng “văn mẫu” quen thuộc trong các báo cáo. Tôi tự hỏi có liên quan gì về logic giữa “tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 tương đối ổn định” và việc phải xin ngân sách trung ương để cứu đói cho hàng chục nghìn con người? GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - vẫn thấy tăng (tất nhiên là nó tăng). Các lĩnh vực sản xuất kinh tế vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Những khó khăn được điểm rất chừng mực.Trong bản báo cáo điển hình của một tỉnh xin cứu đói, tôi nhìn thấy phần thành tựu dài 12 trang, với những cụm từ như “chuyển biến tích cực”, “có bước phát triển”, “có nhiều khởi sắc”, “có bước tiến bộ”... nhiều không thể đếm xuể. Riêng “chuyển biến tích cực” được lặp lại đến ba lần. Phần “Một số hạn chế” dài ba trang rưỡi, trong đó không có một dòng nào dành cho ứng phó thiên tai. Cho dù là ngay sau cái báo cáo ấy, họ phải gửi tờ trình xin cứu đói cho hàng chục nghìn người vì thiên tai. Chữ “thiên tai” trong báo cáo này được nhắc đến một lần, cùng với dịch bệnh và giá dầu ở phần “nguyên nhân khách quan”.Trong bản báo cáo điển hình ấy, tôi nhìn thấy cái gì cũng tăng, số hộ nghèo thì giảm, nhưng người đói thì được “đính kèm” bằng một tờ trình sau đó. Tôi không hiểu báo cáo này. Bất kỳ một phòng ban hay là nhân viên nào viết ra một cái báo cáo như thế này ở khối tư nhân, chắc hẳn anh ta đã có một kết cục chẳng tốt đẹp gì.Tôi nghĩ những cái báo cáo “đọc xong ngơ ngác” kiểu này không phải là một dạng che giấu khuyết điểm. Nó chỉ là quán tính tư duy. Những sáo ngữ như là “chuyển biến tích cực” được sử dụng như một thói quen. Phần báo công dài gấp ba lần nhìn nhận khó khăn, cũng là một dạng tập quán mà cán bộ viết báo cáo khó lòng “dám” cưỡng lại.Và tất nhiên, đấy đã là những trường hợp khả quan nhất, tức là còn có báo cáo để mà đọc. Chứ tầm này mà vẫn còn phải đọc báo cáo của tháng 8/2015 như tỉnh Thanh Hóa thì phải chất vấn thế nào.“Xin gạo cứu đói” thực sự là một cụm từ nghe rất đau lòng. Và tôi tự hỏi rằng, những báo cáo tình hình kinh tế - xã hội bao giờ thì “có bước khởi sắc” ở cái lĩnh vực đau lòng này? Đức Hoàng Tượng đài, quãng trường, trụ sở nghìn tỷ xây dựng rất hoành tráng nhưng cuối năm xin gạo cứu đói thật đau lòng ! Xin cứu đói, điều này ok thôi. Chỉ sợ khi cấp cho 10 thì đến người dân có 1. Câu chuyện con bò đi "lạc" vào nhà cán bộ k bao giờ tôi quên... Chỉ là nguời Dân thuờng thôi nhưng đọc bài báo của bạn cũng thấy thật xót xa cho đất nuớc, Dân tộc mình, Bạn viết rất hay về thực trạng báo cáo láo và bệnh thành tích. Thời buổi này mà còn cả chục tỉnh xin cứu đói thì đến bao giờ đất nước mới thoát nghèo. Đói, không viết nổi báo cáo năm 2016 nên đành "treo" báo cáo tháng 8/2015 "ăn" tạm. Thông cảm nha. "Nước ta từ lâu được coi là một hình mẫu của thế giới trong xóa đói giảm nghèo."Trên các báo cáo. ;)) Bài viết rất thực tế, kiểu văn mẫu đã thành thói quen ăn vào máu của người lãnh đạo rồi, trốn tránh sự thực, tốt đẹp khoe ra xấu xa đậy lại thì bao giờ tiến bộ được. Minh bạch sao mà tìm được ở loại lãnh đạo này. Cứ bảo ngưởi dân khi nào cảm thấy đói thì cứ ra nhìn tượng đài và các câu khầu hiệu thì hết đói chứ gì ! Từ ngày đọc bài báo "12 Tỉnh xin gạo cứu đói dịp tết nguyên đán..." là đã cảm thấy xấu hổ không thèm đọc rồi. Có một tỉnh ở rất gần Hà NộiTiện giao thông vì chẳng có núi đồiSong không hiểu vì sao xin cứu đóiNghe tên thôi mà cảm thấy đắng lòng! Kiểu như chuyện đến hẹn lại lên, Tết đến đi xin cứu trợ theo quy trình vạch sẵn, cũng chả cần review xem đứa nào đói, cứ đi xin đã, mất gì đâu. Không biết còn bao nhiêu cán bộ quan liêu như thế này ở các lĩnh vực khác nữa? Miền nam cũng rất nhiều người nghèo nhưng họ rất thật thà chất phát ai cho gì dùng nấy không thì thôi Cả nước ta đồng lòng như thế, từ mỗi cá nhân(kể cả học sinh, nhất là học sinh) cho đến các tổ chức, tập thể đều viết báo cáo như thế, chẳng ai thấy lạ gì, đây là điều đáng sợ. Sự tàn lụi nhìn thấy được :)) Nghèo ổn định và bền vững nên năm nào cũng xin cứu đói. Còn thành tích của mấy sếp đó vẫn phải " ghi " và " Nhận "
Văn minh thụt lùi Cô nói về những cơn thèm ngủ liên tục; về nỗi sợ ngủ gật ở nhà máy - khi bạn có thể thao tác nhầm, làm hỏng hàng hóa, bị phạt hoặc thậm chí bị đuổi việc; về một người đồng nghiệp vì buồn ngủ quá đã cho cả cánh tay vào máy rồi bị cán dập xương. Và cô nói về những đứa con. Hà đang nuôi con nhỏ. Cô bước chân vào nhà máy này khi đứa thứ hai chưa tròn một tuổi. Cô không vui khi về nhà, vì đứa trẻ sẽ quấn mẹ, bắt bế. Mẹ nó thì thèm ngủ. Cơn buồn ngủ làm cô cáu gắt với con. Đôi lúc làm đứa trẻ sợ hãi. Hà cũng chẳng có thời gian nấu ăn tử tế. Sự mệt mỏi và chán chường cứ dồn tụ, nhân lên thành một nỗi tuyệt vọng.Trong rất nhiều tâm sự của các nữ công nhân mà tôi đã nghe, tôi thấy căng thẳng nhất khi nghe chuyện của Hà. Vì tôi hiểu một phần sự ức chế ấy: người ta có thể gạt đi rất nhiều thứ trong đời sống nếu cần một giấc ngủ để hôm sau đi làm; nhưng nếu đang có con nhỏ thì đơn giản là không. Bạn không có quyền thương lượng trong trường hợp ấy. Nó tạo ra một tình thế rất bất lực, khi “ngày làm việc” buộc phải kéo dài gần 24 giờ. Chúng ta đều biết rằng bắt thức liên tục vốn là một hình thức tra tấn - theo nghĩa đen.Và tôi tin nhiều người sẽ đồng ý rằng quy định của Bộ Luật Lao động 2012, về việc phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ 60 phút mỗi ngày làm việc, là một quy định văn minh.Nhưng hẳn nhiều nữ công nhân sẽ thất vọng, khi biết trong Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động, quy định này đã bị gạch bỏ.Quy định về số phút nghỉ của lao động nữ chưa được thực thi chặt chẽ trong thực tế, với những nhà máy tôi đã qua, và công nhân tôi đã gặp. Cũng rất khó, bởi việc giám sát là bất khả. Còn các lao động nữ, đặc biệt trong ngành gia công, thường ở trong thế yếu và có xu hướng chấp nhận vô điều kiện đòi hỏi của chủ sử dụng. Còn một vài yếu tố kỹ thuật, khi không gian nghỉ, hay là phòng vắt sữa cho những nhân công nữ này cũng khiến doanh nghiệp "ngại" thực thi luật.Nhưng việc nó tồn tại thể hiện một ý chí tiến bộ của luật pháp. Những nữ công nhân có biết điều này không? Họ biết. Họ hiểu rằng nếu mình không được nghỉ, thì đấy là vấn đề của doanh nghiệp, chứ Nhà nước thì có quan tâm đến trường hợp của mình. Không có một điểm nào của luật pháp được 100% dân số tuân thủ, nhưng chúng tồn tại để thể hiện ý chí của xã hội, thể hiện mong muốn đi lên, thể hiện quy ước về sự công bằng.Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hẳn có lý do để gạch bỏ quy định này trong dự thảo. Dạng sửa đổi này được xếp vào phần có “bất cập trong thực tiễn thi hành”, như viết trong tờ trình.Tôi sẽ để dành bình luận cho độc giả. Bởi tôi không hiểu được sự chiến thắng dễ dàng của “thực tiễn” trước các ý nguyện tiến bộ. Bộ hẳn đã có lý do để đưa quy định này vào trong dự thảo 5 năm về trước. Bây giờ, vì thực tế không tuân theo mong muốn, nên ta chấp nhận lùi lại, chấp nhận gạch bỏ một mong muốn tốt đẹp?Hay thực sự sau khi xem xét các cơ sở khoa học, Bộ cho rằng việc để phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng có 60 phút nghỉ mỗi ngày là không cần thiết?Tôi không hiểu. Bởi tôi nhìn thấy những gương mặt phờ phạc và ức chế. Tôi đã nhìn thấy gương mặt ấy trong chính gia đình mình 3 năm trước, khi chúng tôi có đứa đầu lòng. Tôi biết rằng, bắt một lao động như thế phải gắng gượng, dù chỉ một phút, không mang lại hiệu quả cho ai, kể cả chủ doanh nghiệp.Tôi muốn lắng nghe ý kiến của độc giả. Bởi có thể từ góc độ doanh nghiệp hay nhà quản lý, có những suy nghĩ mà tôi chưa thể hiểu. Tôi còn muốn nghe ý kiến, bởi thời hạn lấy ý kiến cho cái dự thảo này trên website của Bộ, sẽ hết vào ngày 22/1 tới. Tức là nếu không ai lên tiếng, thì nó sẽ được trình, và rất có thể là 60 phút nghỉ của “bà đẻ” ấy sẽ biến mất như chưa từng tồn tại.Trở lại với Hà. Trong suốt cuộc diễn thuyết về giấc ngủ ấy, cô chỉ có một mong ước là ngủ gật ở nhà máy mà không bị phát hiện. Hoặc là bị phát hiện, nhưng không bị báo cáo và đuổi việc. Còn việc cô sẽ ngủ gật, gần như là một chuyện hiển nhiên. Đức Hoàng Sau bao nhiêu chú ý dồn vào buýt nhanh và tắc nghẽn giao thông anh Hoàng đúng là có bài viết tuyệt vời về một quy định tưởng chừng như nhỏ nhoi nhưng lại thực sự rất cần thiết cho những người yếu thế nhất trong xã hội. 60 phút đối với bất cứ công nhân viên nào cũng đều có ích. họ trở về sớm không có nghĩa là họ đc nghỉ ngơi nhiều hơn. có con nhỏ là có cả đống việc phải làm. tôi có nhiều đồng nghiệp đang hưởng chế độ nghỉ 60' này, họ đều rất biết ơn nhưng hầu như đều lo lắng là chỉ đc đến khi con mình 12t tuổi. nhưng đứa bé qua 3 tuổi mới bớt lo chứ ko phải là 12tháng. còn các đồng nghiệp tôi thì đều lo là nếu qua 12t này nhỡ con họ bệnh j đó khiến họ phải xin nghỉ thường xuyên thì công việc sẽ gặp khó khăn.nếu bỏ đi luôn cái 60p này thì với những người công nhân viên là nữ, sẽ rất thiệt thòi, nó khiến họ gặp khó khăn khi tiếp tục công việc cũ và tiềm việc làm mới. nếu cứ cô gắng như lời anh tác giả nói. hậu quả sẽ rât tiêu cực cho sức khỏe họ và cuộc sống gđ của chính họ. Tôi có cảm giác như ở Việt Nam đang có mội cuộc chiến giữa người lao động và doanh nghiệp, thay vì hợp tác phát cùng phát triễn Tôi không đồng ý bỏ 60' nghỉ của lao động nữ đang nuôi con dưới 12t. 60' nghỉ này có lợi cho tất cả mọi người, kể cả doanh nghiệp. Nếu vì buồn ngủ mà xảy ra tai nạn lao động thì thiệt hại cho doanh nghiệp còn lớn hơn nhiều. Logic tri thức & nhân văn. Hay. Xin cám ơn. Viec Bo Lao dong va Thuong binh_Xa hoi de nghi tang so gio lam them tu 200 len 600 gio / nam moi thuc su dang kinh hoang . Những người soạn thảo văn bản có lẽ là những người ăn trên ngồi trước,họ đã có người giúp việc và có người chăm con? Tôi, phụ nam, đề nghị được làm thêm 2 tiếng để PHỤ NỮ có con nhỏ được nghỉ 1 tiếng... Để xã hội tốt đẹp hơn, Chúng tôi- Những người con trai của mẹ, người chồng của vợ sẽ làm việc nhiều hơn để "bù tiền" cho một giờ nghỉ thêm này của phụ nữ. Các vị hãy đưa ra luật chơi đi, chúng tôi sẽ "chơi" sòng phẳng. Đừng o ép người phụ nữ của đàn ông chúng tôi. Ai đồng ý cho xin một like nhé ! Tôi đồng ý như bạn Chúng tôi có 2 cháu nhỏ, chỉ cần được nghỉ sớm 10-15' thôi vợ tôi đã rất mừng lắm lắm, con nhỏ vui vẻ, việc nhà suôn sẻ, con trẻ hớn hở hạnh phúc rất vui tươi. Thực ra với các bà mẹ có con nhỏ được nghỉ làm sớm mấy chục phút còn có ý nghĩa và giá trị hơn là đc nghỉ tết hay lễ thêm vài ba ngày ! Ai là người muốn sửa đổi , cắt bỏ Bộ Luật Lao động 2012, về việc phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ 60 phút mỗi ngày làm việc là người thiếu suy nghĩ không có ĐẦU và cũng chẵng có TIM . Đại đa số công nhân làm việc như một miếng chanh bị vắt kiệt nên gần như chẳng ai còn sức lực để làm công nhân cho tới tuổi nghỉ hưu, và doanh nghiệp cũng chẳng bao giờ sử dụng những người lớn tuổi làm công nhân. Vậy quãng thời gian còn lại của người công nhân sau khi bị vắt hết sức sẽ là lực cản cho xã hội phát triển.Pháp luật lao động thì có rất nhiều nhưng để thực thi đúng luật là việc khó khăn, quyền lợi của công nhân chưa được đảm bảo. Và càng khó khăn hơn nữa khi luật quy định bất lợi cho công nhân như đề xuất tăng giờ làm thêm (lên 600 giờ năm), cắt giờ nghỉ của phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Cảm thấy như có một nhóm lợi ích đang vận động hành lang cho việc này.Không thể so sánh về giờ làm thêm hoặc thời gian nghỉ thai sản của người lao động Việt Nam với các Quốc gia khác, vì họ có thể làm thêm nhiều giờ hơn nhưng luật cũng bảo vệ họ tốt hơn, chế độ an sinh xã hội cũng tốt hơn để họ có thể chuyên tâm làm việc.Nếu quy định tăng giờ làm thêm và cắt giờ nghỉ của phụ nữ nuôi con nhỏ trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam thì đó là một bước lùi. Với tiếng nói và hành động của những người có lương tâm để hy vọng rằng ý chí của nhóm thiểu số nào đó không thể áp đặt lên đa số người dân được. Haizzz. Ai cũng mong lợi ích về mình thì ai chịu nhường ai? Người lao động cũng là con người, máy móc còn phải bảo trì thì ép con người làm việc liên tục gần như là không thể. Doanh nghiệp thì luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà quên mất k có công nhân thì lấy đâu ra lợi nhuận, nên nhớ khoa học của ta chưa đủ "trình" để chỉ dăm ba công nhân có thể điều khiển cả quá trình sản xuất. Thôi thì thế này cho vuông, giờ đặt ra thu nhập theo doanh số sản phẩm, ví dụ 1 sản phẩm trả công nhân 100k rồi cứ lấy số lượng sản phẩm trong 1 tháng nhân lên trả lương, đối với phụ nữ có con nhỏ thì ưu tiên mức đãi ngộ ví dụ 1 sản phẩm giống trên nhưng trã 150k cho họ chẳng hạn, giảm giờ làm nếu họ yêu cầu và tuyệt đối k đuổi việc lao động nữ (trừ những vi phạm nghiêm trọng như trộm cắp hoặc thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo thoả thuận hợp đồng lao động). Vậy thôi, lao động nữ được ưu tiên có quyền làm hay k làm thì tuỳ, k làm khỏi có lương, làm thì tất nhiên được hưởng, vậy doanh nghiệp cũng k bị thiệt. Tuy nhiên nên có mức hỗ trợ cho lao động nữ trong khoảng thời gian nhất định sau sinh vì sinh xong thì ma nào có sức đi làm? Tôi nghĩ chỉ có vậy, k ai thiệt ai hơn thì lao động nữ mới đỡ khổ. Cám ơn nhà báo Đức Hoàng, anh đã nói hộ tâm tư của nhiều nữ công nhân, viên chức, công chức. Một nội dung văn minh như thế mà Bộ LĐ-TB-XH lại định bỏ thì đau lòng quá. Mong mọi người lên tiếng.
Huyền thoại trên Facebook Tôi từng tham gia vào cuộc tranh luận đó, nhưng như nhiều chuyện trên Facebook, sẽ đến lúc chúng ta thấy mệt mỏi và phải dừng lại vì thường đối tượng tranh cãi cuối cùng lại đi rất xa so với lúc đầu. Tôi để ý đến câu chuyện này vì một việc khác. Đó là để bảo vệ lý lẽ của mình, những người ủng hộ bỏ Tết âm lấy nước Nhật làm ví dụ noi gương. Vào triều đại Minh Trị, người Nhật đã chuyển từ dùng lịch Âm sang lịch Dương, nhằm phương Tây hoá toàn diện đất nước, tạo động lực phát triển. Kết quả là một thần kỳ Nhật Bản như hôm nay. Người Việt Nam đi sau, tất nhiên cần học tập ngay từ bước đầu tiên mang tính biểu tượng ấy.  Nước Nhật hẳn là một ví dụ quá tuyệt vời. Là quốc gia mà người Việt ưa thích nhất (tỷ lệ ưa thích đạt 82%, so với Trung Quốc 19% theo một khảo sát của Pew Research Center), đứng đầu trong số các nước đầu tư vào Việt Nam, lại là điểm đến mơ ước của cả du học sinh lẫn người xuất khẩu lao động trong nước. Thông điệp rất rõ ràng: hãy ăn Tết Dương, và chúng ta sẽ hùng mạnh như nước Nhật.Điểm yếu duy nhất của thông điệp là có thể nó dựa trên một câu chuyện không có thật. Bởi Nhật Hoàng Minh Trị thay đổi lịch “ăn Tết” của người Nhật không phải bởi muốn “phương Tây hoá” nhanh chóng, mà có lý do… khá tầm thường với nhiều người. Vào năm 1872, sau khi thiết lập hệ thống tiền lương theo tháng mới, chính quyền Minh Trị buộc phải đổi sang Dương lịch do năm đó sẽ có thêm 1 tháng nhuận nếu dùng Âm lịch, và chính phủ mới thì đã cạn ngân khố. Đó là câu chuyện kể lại bởi Shigenobu Okuma, chính trị gia đời đầu thời Minh Trị và là nhà sáng lập của Đại học Waseda danh tiếng. Câu chuyện Tết của người Nhật cũng tương tự một câu chuyện tự cường khác mà chúng ta hay được nghe kể lại. Đó là chuyện người Hàn Quốc, sau những năm gắng gượng mà vẫn nghèo trong thập niên 1960, quyết định sao chép toàn bộ sách giáo khoa của người Nhật để học tập. Nhờ vậy, chỉ sau 20 năm Hàn Quốc đã trở thành con hổ châu Á, từ thế giới thứ ba vươn lên thế giới thứ nhất trong hào quang chói lọi của kỳ tích sông Hàn. Nếu một người tỉnh táo, và hiểu mối quan hệ lịch sử phức tạp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, sẽ biết câu chuyện đó không có cơ sở. Nhưng nó đã lưu truyền mạnh đến mức, từng có một tập đoàn lớn tại nước ta định đầu tư hàng trăm tỷ cho giáo dục dựa trên câu chuyện ấy; hay chính xác hơn là triết lý “đi copy cho nhanh”.Cả hai câu chuyện nói trên đều được xếp vào danh mục “huyền thoại mạng”: những câu chuyện tưởng tượng làm bàn đẩy cho những cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Hiện tượng này không chỉ có ở Việt Nam. Từ điển Oxford năm nay đã thêm từ mới, gọi đó là “post-truth” - hậu sự thật.Từ điển này định nghĩa “post-truth” là “biểu thị tình huống khi thực tế khách quan kém ảnh hưởng hơn so với niềm tin cá nhân và mang tính cảm xúc trong việc định hình quan điểm công chúng”. Một định nghĩa hơi phức tạp, nhưng nhìn chung có thể giải thích qua những ví dụ chúng ta gặp hàng ngày.Đó là việc thể hiện ngay thái độ bất mãn và phẫn nộ mỗi khi có thông tin tiêu cực xuất hiện, thuật ngữ mạng gọi là auto-chửi, không cần biết thông tin đó chính xác đến mức độ nào.Đó là việc nhanh chóng tin tưởng và chia sẻ những tin đồn thất thiệt, bất chấp nguồn gốc và độ hợp lý của nó.Đó là việc vẽ ra những câu chuyện không có thật nhằm lôi cuốn cảm xúc phi lý trí của đám đông, qua đó phục vụ mưu đồ riêng của mình.Từ điển Oxford chọn “post-truth” là từ khoá của năm 2016, một năm mà cảm tính lên ngôi trước lý trí với sức công phá mãnh liệt của “fake news” (tin vịt) và những bài diễn thuyết dân túy trong cuộc trưng cầu dân ý ở Anh và bầu cử Tổng thống Mỹ.Ở Việt Nam, tác động của các “huyền thoại mạng” có lẽ chưa lớn đến mức như vậy, ngoại trừ việc nó tạo ra thứ thuốc phiện tinh thần cho nhiều người. Chuyện Tết người Nhật hay sách giáo khoa người Hàn suy cho cùng cũng chỉ để nhiều người tổng hợp likes và comments trước khi đi ngủ, không có nhiều giá trị thực tiễn. Những tin đồn thất thiệt gây hại cho cộng đồng dễ dàng được tạo ra và lan tỏa cũng nhờ cái kỷ nguyên “hậu sự thật” này.Nhưng cũng giống như thuốc phiện, “huyền thoại” càng dùng lâu càng kéo người ta vào vũng lầy không lối thoát của niềm tin mù quáng, của thói quen sử dụng sự giả dối để đạt được mục đích. Một người không quan tâm đến sự thật thì rất đáng sợ, nhưng cả cộng đồng không quan tâm đến sự thật thì đó là thảm họa.Kết quả không bao giờ biện minh được cho phương tiện. Thay đổi thực sự không thể xuất phát từ những kỳ vọng không có thật. Vì chỉ khi thực sự muốn và dám nhìn thẳng vào sự thật, thì sự thay đổi tích cực mới có thể bắt đầu.  Cuối cùng, có thể một ngày nào đó chúng ta hoàn toàn chuyển sang ăn Tết Dương. Có thể dùng sách giáo khoa tiên tiến của Nhật. Nhưng tôi mong, nếu có ngày đó, thì đó phải là kết quả của những tranh luận và cân nhắc dựa trên sự thật, chứ không phải qua những huyền thoại dựng lên từ bàn phím.Nguyễn Khắc Giang Đúng là trên mạng có những điều không thật, nhưng có điều thật rằng : Trên mạng người ta có nhiều sự thật được phơi bày mà ngoài đời người ta chỉ dám nói với nhau trong xó cửa , kể cả sự dối trá.. Bỏ tết âm lịch hay không tôi thấy không quá quan trọng mà quan trọng là phải bỏ nền hành chính quan liêu và nền giáo dục thầy sao trò vậy mới là quan trọng với nước việt lúc này.Nên chăng phải có một hội nghị diên hồng với sự tham gia đầy đủ của các tâng lớp nhân dân để tìm ra phương hướng phát triển phù hợp cho đất nước. Nhờ có mạng xã hội mà những điều sai trái bất công bị phanh phui ra hết! Khi còn là con nít cho đến hiện tại, với tôi tết Nguyên đán rất thiêng liêng. Sau này không biết sao chứ bây giờ cứ sắp tới tết là tôi lại hào hứng, nôn nao, cảm xúc đó lặp lại đều đặn mỗi năm. Không biết có ai giống tôi không nữa. Tôi thì ủng hộ chỉ nên có một cái Tết, đó là Tết Dương lịch, lý do cũng ko phải là theo Nhật hay theo ai đó mà tôi nghĩ là vì hai cái Tết gần nhau, lãng phí thời gian đi lại. Nhất là tai nạn giao thông đều tăng cao cả vào 2 dịp Tết. Sao ko dồn vào một cái thôi? Những lý do: quây quần bên người thân, gia đình, bạn bè một năm một lần đều có thể thực hiện được vào dịp Tết dương lịch mà. Ngày nghỉ Tết Dương lịch sẽ kéo dài hơn một chút thay vì nghỉ cả 2 cái Tết như hiện nay. Tiết kiệm được bao nhiêu chi phí cho xã hội. Ngày của Năm mới Âm lịch thì cũng coi như những ngày mồng Một hay Rằm của những tháng Âm lịch khác, Có sao đâu? Điển hình nhất là việc các chuyên gia khởi nghiệp hở tí là nêu Bill Gates ra như một tấm gương tay trắng không cần học giỏi cũng thành công trong khi chẳng ai đề cập việc ông luôn là học sinh giỏi, viết chương trình máy tính từ lớp 8 đỗ điểm cao Harvard, có mẹ là người làm to quan hệ rộng hay sau khi rời đại học ngày nào cũng đọc sách để trau dồi kiến thức. Hơn nữa dù người ta có thành công mấy thì họ là họ , ta là ta, nhiều nhất chỉ học hỏi chứ không thể nào copy dc Tư duy: "Đi tắt đón đầu" là sai lầm nhất của một quốc gia, ai đã đọc cuốn: "Ngũ luân thư" của Nhật thì hiểu rằng nếu muốn làm một bức tượng Phật lớn bằng đá thì phải tạo một bức tượng nhỏ bằng gỗ trước tiên, giống như người ta năm mô hình oto bằng đất sét, kích thước như thật trước khi cho sản xuất hàng loạt. SGK Nhật không nói lên điều gì. Học sinh Nhật có SGK vẫn phải đi học ở trường bác ạ. Vấn đề là phương pháp dạy học cũng như mục tiêu dạy học cho ra đời những công dân như thế nào. Học sinh VN không có chủ kiến vì bị thầy cô áp đặt thì dù có SGK tiên tiến bằng 10 cũng thế thôi, ra đời toàn loại công dân adua theo đám đông. Nước Nhật họ mạnh từ trong ý thức, họ có thể dạy học sinh nhảy dây tập thể và đi xe đạp 2 người mỗi người đạp một bên chứ không phải giàu mạnh chỉ nhờ vào thay đổi cách đón tết Tôi nghĩ rằng thông điệp mà tác giả đề cập ở đây là Sự thật cần được tôn trọng, đặc biệt là những luận điểm khi tham luận trên thế giới mạng . Tôi nghĩ rằng nên vậy. Hãy bỏ Tết dương lịch, cái tết vớ vẫn và gây lãng phí pháo bông bao nhiêu năm qua. Mạng xã hội có nhiều cái không thật , nhưng ở đó tôi tìm thấy sự thật nhiều hơn báo chí đấy . TẾT CỔ TRUYỀN.CÓ BỎ ĐƯỢC KHÔNG.QUÂY QUẦN . BÊN NGƯỜI THÂN .GIA ĐÌNH. BẠN BÈ TRỌN 1 NĂM. MỚI GẶP.KHÔNG TẢ HẾT Một bài viết tuyệt vời Có thể có những "huyền thoại dựng lên từ bàn phím" lại sẽ trở thành hiện thực tích cực. Cũng như con người đã từng đạt được nhiều thành tựu vượt bậc mà điểm xuất phát của nó lại là từ những câu chuyện viễn tưởng...
Bến xe Mỹ Đình ‘thất thủ’ Một ngày sau, trong cuộc đối thoại căng thẳng giữa nhà xe và Sở Giao thông vận tải, các hãng xe đòi kiện chính quyền.Việc điều chỉnh sắp xếp luồng bắt đầu thực hiện từ ngày 2/1 với nguyên tắc: không để xảy ra tình trạng xe đi xuyên tâm, xuyên tuyến; xe có điểm đến tại cùng địa phương sẽ được điều chuyển về chung một bến. Hà Nội có lý do để đưa ra quyết định này. Bởi ngoài việc được cho sẽ làm giảm lượng xe xuyên tâm, vốn tiềm ẩn gây ùn tắc, tai nạn giao thông, rõ ràng việc điều chuyển này tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho công tác của cơ quan quản lý.Nhưng lật ngược vấn đề, chẳng phải vô cớ các hãng xe lại phản kháng mạnh mẽ như vậy. Việc gộp tất cả xe có cùng điểm xuất phát và điểm đến về cùng một bến vô hình trung đã triệt tiêu cơ hội cạnh tranh. Nhiều hãng xe đã phát triển bằng thị trường ngách. Tức là khai thác các cung đường mà hãng lớn hơn không đoái hoài tới. Nhưng với quyết định của UBND Hà Nội thì những nỗ lực ấy đã không còn đất sống. Người dân cũng có lý do để phàn nàn về cơ hội tiếp cận dịch vụ. Bạn tôi than thở, hành trình về Bắc Giang quê anh có thể sẽ phải nhân đôi thời gian so với thường lệ. Nhà bạn gần bến xe Yên Nghĩa. Sau này bạn sẽ mất thời gian và tiền bạc để di chuyển sang tận bến xe Gia Lâm. Rất nhiều người khác cũng rơi vào tình trạng như bạn tôi. Một quyết định gây khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn người dân, tại sao vẫn  được ban hành? UBND Hà Nội tin rằng việc giảm lượng xe xuyên tâm sẽ giúp giảm quá tải mật độ giao thông và nguy cơ tai nạn. Nhưng chưa thấy một nghiên cứu hay cơ sở khoa học nào khẳng định xe xuyên tâm là nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Người ta hoàn toàn có thể phản biện, quyết định của Ủy ban có thể bớt được vài chuyến xe khách xuyên tâm. Song nó lại có thể gia tăng hàng trăm phương tiện cá nhân ở cùng thời điểm. Vì bến xe Mỹ Đình vốn phục vụ một khu vực có rất nhiều trường đại học, và phục vụ cho một khối lượng lao động di cư khổng lồ của khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Nhu cầu về vùng Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Thanh Hóa) - vốn là nơi đóng góp nhiều lao động di cư nhất - từ Mỹ Đình lớn, hay là từ bến Nước Ngầm lớn hơn? Nay chuyển xe Thanh Hóa, Nghệ An về hướng Nước Ngầm, là tăng hay giảm lưu lượng?Cuộc tranh cãi sẽ không có hồi kết. Lý do rất đơn giản: không có bằng chứng khoa học.UBND thành phố có thể đã đúng. Nhưng không có bằng chứng khoa học, không có nghiên cứu cụ thể và thuyết phục nào được Sở đưa ra về lý do “xe khách xuyên tâm gây ách tắc giao thông”, thì có thể chỉ là một suy nghĩ cảm tính. Đó là lối làm chính sách không dựa trên bằng chứng. Thường xuyên đi trên cung đường Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng, nơi có các chuyến xe khách từ bến Mỹ Đình lưu thông, tôi nhận thấy tình trạng tắc đường không phải do quá tải lượng xe khách. Mà do các xe này cố tình đi chậm, dừng đỗ tùy tiện để đón khách, từ đó gây ra xung đột giao thông. Thực trạng này có trách nhiệm của cơ quan chức năng. Phần ngọn đó chưa bao giờ được giải quyết thấu đáo, mà nay thành phố tuyên bố rằng lý do nằm ở phần gốc - là các tuyến xe - rồi ra tay gộp lại, nó giống như là vì không thể dọn được lá khô, mà chặt luôn cả cái cây đi cho… đỡ rác.Và cuối cùng, lý do tất nhiên không chỉ nằm ở chính quyền. Bản thân các hãng xe cũng chưa bao giờ chấp hành đầy đủ luật pháp, tạo ra một thói quen tiêu dùng rất xấu cho người dân là cứ đứng đường chờ xe khách, tiện đâu đón đấy.Cả cái cách mà họ bỏ mặc hành khách ở bến xe, từ chối phục vụ để “phản đối” chính quyền - trong những ngày cuối năm tất tả này - cũng lại một lần nữa tô đậm cái tư duy “được việc mình”.Trong một cuộc đối thoại mà bên ban hành chính sách cũng làm cho “được việc mình”, bên thi hành cũng chỉ tìm cách “được việc mình”, thì tôi không tin rằng vấn đề kẹt xe có thể giải quyết một sớm chiều. Và như thế, Mỹ Đình sẽ lại "thất thủ", còn tôi, sẽ vẫn ngày ngày thấy cảnh người dân đứng dàn hàng bên đường vành đai, chờ xe khách đi qua rồi… vẫy. Phan Tất Đức Buýt liên tỉnh chỉ có chức năng giải quyết nhu cầu di chuyển giữa các tỉnh, không có chức năng đưa đón tận nhà. Việc của buýt liên tỉnh là đợi tại bền đầu cuối để chờ khách. Buýt liên tỉnh đi vào nội ô để đón khách sẽ đón luôn cả khách của xe buýt nội thị (thường là những người phải đổi 2 tuyến buýt trở lên). Cái sự phản đối của các nhà xe buýt liên tỉnh là rất vô lý. Xưa nay, họ đã không làm đúng chức năng, khi chính quyền đưa họ trở về chức năng của họ thì họ làm reo, phản đối. Bài viết của tác giả chứng tỏ tác giả không hiểu gì về chức năng của buýt liên tỉnh. Lập lại trật tự là xe nào có chức năng và phạm vi hoạt động của xe đó, không dẫm đạp chồng chéo lên nhau. Cám ơn nhà báo Phan Tất Đức đã phân tích thấu tình đạt lý & ý kiến của tôi cũng có chung quan điễm . Tại sao các thành phố lớn ở nước ta kêu gọi ng dân tham gia giao thông công cộng , 1 chuyến xe buýt chuyên chỡ hàng chục ng khách nếu đễ họ di chuyễn bằng xe tư nhân thì con số nầy sẽ tăng lên mấy lần & nguyên nhân do đâu xảy ra cãnh kẹt đường thì các ông bộ ngành đã biết . Các nhà chức trách cứ ngồi trên phán bừa mà không hiểu rõ những bất cập của các nhà xe & hành khách , đến chừng nỗi bức xúc của ng dân được nói lên thì bị cho là chống đối & đòi xữ lý nghiêm hoặc cưỡng chế . Vậy tiếng nói của ng dân có được cho là tự do hay không ? Việc chúng ta nên làm bây giờ là xuống địa bàn nhìn ngắm thực tế tình trạng kẹt xe do đâu mà ra & tìm cách tháo gỡ cho thấu tình đạt lý . Thường xuyên đi trên cung đường Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng, nơi có các chuyến xe khách từ bến Mỹ Đình lưu thông, tôi nhận thấy tình trạng tắc đường không phải do quá tải lượng xe khách. Mà do các xe này cố tình đi chậm, dừng đỗ tùy tiện để đón khách, từ đó gây ra xung đột giao thông. Thực trạng này có trách nhiệm của cơ quan chức năng. Phần ngọn đó chưa bao giờ được giải quyết thấu đáo, mà nay thành phố tuyên bố rằng lý do nằm ở phần gốc - là các tuyến xe - rồi ra tay gộp lại, nó giống như là vì không thể dọn được lá khô, mà chặt luôn cả cái cây đi cho… đỡ rác. Ý này quá chính xác, nhiều lực lượng như vậy mà để cho xe khách đi chậm, lấn làn, bắt khách. Không phải họ không thấy, mà thấy không phạt, Tôi không hiểu vì lý do gì? Di chuyển từ cổ nhuế qua nước ngầm để về Hà Nam. thời gian đi ra nước ngầm nhiều gấp đôi thời gian từ nước ngầm về Hà Nam. Nản! Anh viết cũng có cái đúng. Cũng có cái chưa hợp lí. Nhà xe nào cũng muốn full khách tại bến chạy cho nhanh. Chứ ra ngoài bắt khách nhỡ bị bắt thì nộp phạt bằng cả chuyến xe. Nếu cảnh sát giao thông không thu tiền "mãi lộ", phí cầu đường không cao ngất ngưởng thì họ không tham 1-2 khách làm gì cả. Họ cũng làm việc kiếm tiền mà những cái chi "không giấy tờ" họ phải lo thêm thôi. Không trách được ai cả. Nhưng quyết định của TP là khó chấp nhận. Theo cá nhân tôi, quyết định trên ắt hẳn của 1 người không có hiểu biết thực trạng như nào hoặc vì tư lợi của ai, caia gì đó mà ép các nhà xe phải di rời như vậy. Xin để ngỏ... Đi về hướng nào của Thành phố thì đi ra hướng đó sẽ có bến xe để được phục vụ như cầu. Đó là phương án tối ưu nhất. Bây giờ tranh cãi chuyển tuyến của bến xe Mỹ Đình, chỉ là điều tất yếu của việc cách đây từ khi quyết định mở tuyến cho bến xe. Lúc đó ít ai phản ứng về điều này. Khách hàng hay nhà cung cấp dịch vụ chỉ nghĩ đơn giản là thuận tiện và hiệu quả nhất cho mình, kiểu ở đâu có nhu cầu là ta sinh ra chợ và bến xe. Người dân mua nhà để an cư cũng nghĩ ít nhiều về tiện lợi bến xe mình hay đi hay không. Nhà xe cũng chỉ nghĩ, nơi đâu nhiều nhu cầu thì tôi đến. Tầm nhìn của những người làm quy hoạch trước đây họ nghĩ gì về bây giờ. Bài viết đánh sâu vào thói quen của tất cả người Việt : " tiện cho mình trước cái đã". Từ ban quản lý, chế tài cho đến người dân.Dám nói 1 câu: ngành nào cũng vậy sẽ ko phát triển theo chiều hướng tốt nếu cứ cái tư duy này. Trộm nghĩ: "Cầu thủ hai phía" đã không tôn trọng "luật chơi", thì "Người hâm mộ" đừng mong có lối chơi đẹp và trận đấu đẹp ! Cứ chờ thấy ngay chính sách này đúng được mấy phần trăm. Dân thì đứng đường vẫy xe; nhà xe thì đi chậm, tạt ngang bắt khách; csgt thì...không biết. Cả đường Phạm Văn Đồng ùn ứ, nhốn nháo, mình vừa đi vừa run. Tôi đồng ý: Quyết định nặng tính hành chính, thiếu cơ sở khoa học. Rất đồng tình với các phân tích của nhà báo Phan Tất Đức. Nhưng tôi phải nói thêm rằng :1. Xe chạy từ Mý đình đi phía Nam hoặc phía Bắc không phải là chạy xuyên tâm mà là chạy theo đường vành đai theo quy hoạch của thủ đô, nên cứ trình là xuyên tâm thì lãnh đạo quan liêu ký ngay, vì các ông ấy có đi xe khách bao giờ đâu.2.Trong phân tích chỉ nói người Hà Nội đi về các tỉnh thôi!.Nhưng còn hành khách ở các tỉnh phía Băc về đến Mỹ Đình muốn về các tỉnh phiws Nam như Nam định, Nghệ an lại phải đi tăng bo xe buýt và tăng thêm ùn tắc vì chính xe buýt lại đi xuyên tâm. Vì vậy các nhà quản lý phải xem lại đi: một quyết định vừa thiếu cơ sở khoa học, vừa không đặt địa vị mình vào người đi xe và người phục vụ, chỉ lý thuyết thôi. Tôi là Thân Đức Nhã rất muốn được nói lên tiếng nói của người đi xe thường xuyên. Cảm ơn Phan Tất Đức. ĐT của tôi 0912103231 Do Sở GTVT đã cấp quá nhiều lot cho các xe trái tuyến là cái cốt lõi trong việc này. Vì mỗi lot xe phải chi hàng tỷ đồng thì mới có lot. Cần phải quy trách nhiệm cho những thằng nào đã ký và cấp cho quá nhiều nhà xe chạy không đúng tuyến.Và cái chính nữa là các xe chạy lòng vòng và rất chậm để bắt khách dọc đường trong đô thị. Chuẩn! Gốc rễ là ở ý thức phục vụ. Cấm bắt xe dọc đường, phải bắt ở các tuyến xem sao. Sài gòn có bến xe Miền Đông và Miền Tây. Miền Đông đi về Miền Bắc và Đông Nam Bộ. Miền Tây đi về các tỉnh Miền Tây. Có ai phần nàn gì đâu.
Sống với rác Như những bãi rác khác, khi mới xây dựng người ta thuyết phục cư dân xung quanh rằng rác ở đây xử lý bằng công nghệ cao, đảm bảo môi trường sống trong lành cho bà con. Nhưng bây giờ, đến lúc trở trời, mùi rác vẫn theo gió bao trùm cả xóm, nhà nhà phải đóng kín cửa và không dám ra ngoài.Xóm có nhiều trẻ con, tổ dân phố kiến nghị lên nhà máy, người ta xin lỗi một vài lần rồi đâu lại vào đó. Dần dần người dân cũng chán, chỉ phàn nàn “công nghệ cao mà thế à” rồi thôi không kiến nghị nữa.Năm nay, khi cơ quan tôi thực hiện một nghiên cứu về chất thải rắn đô thị, tôi mới biết lời cam kết “công nghệ cao” là có thật. Nhà máy đầu tư bằng vốn ODA, được kỳ vọng tái chế rác thành phân bón hữu cơ, biến rác thành tiền. Công nghệ châu Âu, như người ta nói, nếu vận hành đúng thì hẳn nhiên sẽ không gây ô nhiễm.Nhưng không may cho nhà máy đó, và nhiều nhà máy khác trên đất nước này, đầu vào cho quá trình xử lý lại là rác Việt Nam: lẫn lộn đủ thứ từ thức ăn thừa, túi nylon, cho đến rác thải kim loại hay ắc-quy hỏng. Chi phí tái phân loại cao, cùng với chi phí vận hành đã cao gấp đôi so với cách làm bình thường, được vài năm bãi rác lại phải quay về cách làm truyền thống: xử lý lộ thiên, tức chôn lấp một cách thủ công.  Một doanh nghiệp FDI, đứng thứ 31 trong danh sách những công ty xử lý chất thải ở Mỹ, cũng kêu trời khi cho chúng tôi xem hệ thống xử lý rác hiện đại đắp chiếu do rác không được phân loại khi thu gom.  Hệ thống xử lý rác đô thị Việt Nam đang đối mặt với một vấn đề chung: rác không được phân loại. Suốt 10 năm qua, người dân thủ đô hẳn đã quen với giọng hát của ca sĩ Lưu Hương Giang phát ra từ những chuyến xe gom rác: “Hãy phân loại rác vì đó là tài nguyên quý giá”. Một lời kêu gọi rơi vào thinh không.Khi không thể phân loại rác, chúng ta phải chịu đựng mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên từ bãi rác lộ thiên. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), tính đến 2010, toàn bộ chất thải rắn của Việt Nam được xử lý bằng hình thức chôn lấp với 157 bãi rác và chỉ có 10,8% trong số đó được coi là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Chúng ta đang xây một biệt thự lộng lẫy nhưng thiếu nhà vệ sinh.Và cũng như việc thiếu nhà vệ sinh, đây là vấn đề hết sức cấp bách, bởi lượng rác đô thị tăng theo cấp số nhân với dân số. Ước tính trong vòng 10 năm qua (2004 - 2015), lượng rác đô thị của Việt Nam tăng gần gấp đôi từ 12,8 triệu tấn lên mức trên 20 triệu tấn.Tròn 10 năm cái gọi là “phong trào 3R” (3 loại rác) ra đời. Tròn 10 năm bài ca “hãy phân loại rác” của vợ chồng nhạc sĩ Hồ Hoài Anh ra rả trên đường phố. Và sau 10 năm, cái thu được đã rất gần với một cuộc khủng hoảng rác.Một cán bộ tỉnh Bắc Ninh chia sẻ với chúng tôi là có những hôm phải thức trắng đêm để canh không cho xe rác đổ trộm trên tuyến đường 1A mới. Sự cố từ bãi rác Đa Phước hồi giữa năm ở Sài Gòn là sự cảnh báo rõ ràng nhất. Rác không phân biệt giàu-nghèo, khi những người hứng chịu mùi hôi thối là công dân của Phú Mỹ Hưng. Và sự cố rác, khi bắt đầu, sẽ không qua đi trong một ngày: những cuộc khủng hoảng rác xẩy ra ở Naples, Italy hay Lebanon từng kéo dài đến mấy năm trời, kéo theo vô số hệ lụy về sức khoẻ cho người dân.Người dân thấy bất tiện khi phải phân loại rác theo từng túi riêng, trong khi công ty thu gom mất thêm chi phí, vì buộc phải có hai loại xe chuyên dụng để chở và xử lý từng loại rác khác nhau. Dần dần, hai bên thỏa hiệp với nhau bằng những túi nylon đựng các thể loại rác thập cẩm như trước. Các chuyến xe thu gom cũng thay bản nhạc hứng khởi của Hồ Hoài Anh bằng lời thỉnh cầu tha thiết và... mông lung hơn: “Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi”.Một trong những điều có thể làm, là tăng phí môi trường theo số lượng rác thải ra của từng hộ gia đình. Theo số liệu của chúng tôi, chi phí môi trường trên mỗi hộ gia đình ở Việt Nam là 0,1% trên tổng thu nhập, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 1% trên thế giới. Giá càng rẻ càng khuyến khích người dân đổ nhiều rác.Ở một khía cạnh khác, cần bỏ cơ chế chi trả cho các công ty thu gom theo kiểu “đếm cân ăn tiền”. Bởi cách làm này, theo nguyên tắc kinh tế, sẽ không khuyến khích họ xử lý rác hiệu quả, bởi cứ có càng nhiều rác thì công ty càng thu lợi, trong khi sẽ triệt tiêu động lực đầu tư trang bị, phương tiện hiện đại để giảm thiểu rác. Chỉ cần một thay đổi nhỏ, ví dụ như bắt các công ty thu gom rác phải trả tiền cho bãi rác theo khối lượng thải, thì tôi tin rằng kết quả sẽ khác đi nhiều.Sẽ không nói quá khi cho rằng mức độ văn minh của một đất nước được đánh giá qua cách ứng xử với rác. Và để có sự văn minh ấy, chỉ giải quyết bằng mặt chính sách thôi là chưa đủ. Không một ai vô can khi môi trường xuống cấp. Mỗi khi bãi rác gần nhà bốc mùi theo gió, tôi ngửi thấy trong đó một phần trách nhiệm của mình.Nguyễn Khắc Giang Ngày xưa em đi học ở Anh thì đơn giản lắm, cứ mỗi nhà 3 cái thùng rác, tuần đổ 1 lần1 là giấy các loại, bìa các tông, chai lọ thủy tinh2 là nilon, nhựa, chai lọ nhựa3 là thức ăn thừa, rác hữu cơ-> 3 loại này nếu cư dân không phân loại đúng thì người đổ rác họ không thu gom, cứ để đó đến mức chất đống, bốc mùi thì họ tự khắc phải phân loại lại cho đúng để được đổ rác. Xe đổ rác của họ rất tiêu chuẩn, mỗi tuần sẽ dùng 1 loại xe chuyên dụng có cái hốc chứa rác theo từng loại đàng hoàng. Việt Nam thiếu khoản này.Riêng chuyện rác không phân loại được thì họ có 1 thùng to cao màu đen, chỉ đổ 2 tuần 1 lần. Thường người bản địa rất hạn chế đổ thùng này, riêng sv tụi em qua học lúc đầu không quen phân loại rác, ở xếp lớp rác quá nhiều hay lười hụt ngày đổ rác là phải đem rác sang bỏ "ké" những thùng này. Cơ mà dần dần thì cũng tiết chế đổ thùng này lắm vì đổ tứ lung tung vô để 2 tuần thì nó hôi không chịu nổi. Tôi lại cho rằng mức độ văn minh được thể hiện qua cách con người đối xử với nhau có bằng tình thương và tinh thần trách nhiệm hay không. Khi đó, không chỉ chuyện rác mà hàng tá chuyện khác cũng tự động được giải quyết. Cái cách ứng xử đó chúng ta có thể học từ đâu? Ở nhà: từ ông bà, cha mẹ. Ở trường: từ thầy, cô. Cách dạy tốt nhất: Làm gương. Không gì tệ hại bằng một bài thuyết giảng hay đi kèm một tấm gương xấu. Sự thay đổi luôn khởi đầu từ một số ít cá nhân có ý thức cao, rồi lan toả dần ra. Nếu chúng ta thực sự bắt tay hành động bằng cách dạy dỗ con cháu trong nhà, thì tôi tin muộn nhất 2,3 thế hệ nữa, khi các cháu trưởng thành và là rường cột quốc gia, những chuyện thế này sẽ không còn nữa. Nếu chỉ kêu suông, thì lại "lối cũ ta về" thôi! Hãy có những tiết học từ tiểu học tới trung học dạy về vệ sinh môi trường và giáo án được ân cần như những tiết học về chính trị trong những thập niên 80/90 vậy đó. Với nội dung thiết thực và thành thật, tư tưởng sẽ thấm nhuần. Lãnh đạo thỉnh thoảng cũng nên xuất hiện trên TV kêu gọi giữ gìn vệ sinh môi trường. Một hai năm chưa có kết quả cụ thể thì xoay vòng cho những bộ mặt cộng đồng quen thuộc như đại sứ du lịch, ca sĩ nổi tiếng, MC của gameshow. Khuyến khích những chương trình nhiều ảnh hưởng như "Gặp nhau cuối năm" góp một lời nhắn nhủ thay vì chỉ kiểm duyệt cấm đoán họ. Có thể sẽ không quá tốn kém đâu nhỉ. Hy vọng vậy. Nếu Cường Đô la khuyên nhủ chấp hành nghiêm chỉnh giao thông đèn đỏ; Hà Hồ cho xem đội mũ bảo hiểm đẹp ntn; Mr. Đàm khuyến khích bỏ rác vào thùng phân loại, xã hội sẽ đẹp hơn 1 chút. Khu tôi sống ở Phú Nhuận, gần khu PhanXichLong. Rác nhiều lắm:1. Rác sinh hoạt và ăn uống thải từ các quán và nhà hàng2. Rác âm thanh từ các hàng quán và nhà hàng, đặc biệt khi có tiệc sinh nhật3. Rác giao thông. Xe hơi đậu đầy đường. Xe máy chiếm hết lòng vỉa hè. Các quán và nhà hàng nghiểm nhiên sử dụng lòng vỉa hè.4. Rác khói và bụi.5. Rác mùi thức ăn, thịt nướng cá nướng bay ào ạt khắp đường phố.Hy vọng vnexpress làm phóng sự ảnh khu vực này để cho các cơ quan chức năng họ biết, hoặc biết rồi thì biết thêm, ngje rồi thì ngje nữa để xử lý bớt rác loại này. Nếu không sẽ sinh ra nhiều loại rác rưởi khác nữa. Anh nói hay quá, tôi sống ở Bắc Ninh, quê tôi mỗi tháng lại có vài xe rác về đổi trộm rồi đốt khét lẹt, cán bộ địa phương ko ai can thiệp được. Khi đổ rác, tôi nghĩ việc phân loại rác đối với mỗi gia đình là không khó, nhưng người đi thu rác họ chỉ có 1 cái xe, cái xe ấy không có ngăn để mà phân loại rác. Vậy từ cái cơ bản đó đã không có rồi thì người dân phân loại rác để làm gì Cần lắm một HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ Qua bài viết liên hệ mới thấy cán bộ giử chức vụ nhanh giàu thế. Bài viết hiếm hoi về một vấn đề cả xã hội phải quan tâm và có thể nói đang là nhức nhối ở các đô thị. Tuy nhiên rất buồn là còn nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc xử lý rác để giữ môi trường sống cho cộng đồng. Có những tỉnh nhà máy xử lý rác do doanh nghiệp bỏ vốn ra xây dựng xong để đắp chiếu do địa phương không bố trí được nguồn vốn trả cho chi phí xử lý rác, Hay quá! Chắc chắn sẽ có nhà phân loại rác, nhưng rồi lúc thu gom, gom vào chung thì củng vậy. :( "Mỗi khi bãi rác gần nhà bốc mùi theo gió, tôi ngửi thấy trong đó một phần trách nhiệm của mình". Kết luận tuyệt với! Vì nhà của sạch sẽ, gọn gàng không thể trông chờ vào một mình "bà Xã". Không cần hai loại xe chuyên chở ,chỉ cần chở theo hai ngày chẳn lẻ khác nhau cho từng loạiKhông cần đợi lâu hơn nữa có thể làm ngayKhông cần đóng gói thực phẩm bắt mắt chỉ cần hộp nhựa có thể tái dùngKhông cần bao ni long chi cần giỏ xáchKhông cần bao ni long chỉ cần cà mênhKhông cần hộp xốp chỉ cần hộp nhựa để tái dùngKhông cần mỗi nhà một thùng rác chỉ cần bốn nhà một thùng rác đôiTHỊT CÁ TÔM CUA CHO VÀO HỘP TẤC.LÀM ĐƯỢC ĐIỀU NÀY THẾ GIỚI ĐỨNG VỀ PHÍA BẠN BẠN MUỐN KIỆN GÌ ĐÒI GÌ THÌ HÃY CHUẨN BỊ Tại sao Nhật Bản họ làm được cực kì tốt mà ta thì không? Theo tôi có các nguyên nhân sau:1. Chỉ dẫn rõ ràng2. Chế tài mạnh3. Luật pháp nghiêm mìnhCông ty thu gom rác bên Nhật mà phát hiện nhà nào phân loại không đúng họ sẽ từ chối nhận và báo cho nhà chức trách biết. Sau đó sẽ có người bên quản lý chính quyền xuống làm việc với nhà đó liền. Thụy Điển đang cần nhập rác về vì dư thừa công suất các nhà máy xử lý rác!Anh em mình gom rác về và bán sang đó kiếm thêm bổ sung lương hưu đi! Nhưng coi chừng lại phải xin "hạn ngạch" (qouta) của Bộ Công Thương cũng nên?!Hoặc là VN mình "viện trợ" khẩn cấp cho Thụy Điển ít rác để đáp lại việc Thụy Diển đã giúp VN nhiều vốn ODA trước đây! Truoc khi tro thanh ",thanh pho Thong Minh" chung ta phai la mot thanh pho SACH. Nhìn vào giao thông và rác là có thể biết ngay trình độ phát triển và văn minh của một đất nước.Mỗi lần về nước phaỉ vật lộn với giao thông hỗn loạn,còi xe inh ỏi,rác khắp nơi,còn cộng thêm trộm cắp chặt chém.....Mới nhiêu đó thôi cũng khiến những người đi xa khó lòng muốn trở về.
Tâm lý ‘để việc qua Tết’ Có năm, chị đã phải dời lịch khánh thành một ngôi trường chỉ vì giấy phép tham dự của nhà tài trợ và chuyên gia là người nước ngoài đã không kịp được địa phương phê duyệt trước ngày diễn ra, mặc dù đồng nghiệp của chị đã chuẩn bị và nộp từ trước Tết khá lâu.   Hồi tháng 10/2016, khi dự thảo lịch nghỉ Tết 2017 được đưa ra, khảo sát trên VnExpress cho thấy, gần 80% độc giả chọn phương án nghỉ 10 ngày. Tôi thì nghĩ dù lịch nghỉ Tết chính thức dài hay ngắn, đối với nhiều người, tâm lý nghỉ Tết năm nào cũng thường kéo dài khoảng hai tháng, bắt đầu vào tháng Chạp, và chỉ thật sự kết thúc khi hết hẳn tháng Giêng.“Để qua Tết” - như câu trả lời chúng ta thường nhận được - là một thói quen làm việc khá phổ biến trong các cơ quan công sở ở Việt Nam. Thay vì hoàn thiện nốt các công việc còn tồn đọng, không ít nơi dành sự ưu tiên cho những hoạt động khác như hội nghị tổng kết công tác năm, thi đua khen thưởng, liên hoan tất niên, thăm hỏi, chúc Tết… Hàng xóm của tôi, một chuyên gia về giấy tờ, thủ tục chia sẻ, dường như ai cũng sợ điệp khúc "để qua Tết" nên hiếm người mua bán, sang nhượng nhà đất hay xin giấy phép xây dựng dịp này. Nếu ai bất đắc dĩ buộc phải làm, họ sẽ tế nhị và khôn khéo quà cáp cho những cán bộ trực tiếp nhận giấy tờ để công việc được trôi nhanh.Cũng những ngày sát Tết cách đây 2 năm, một sinh viên trong dự án của tôi gặp trục với máy ATM khi đang cần tiền để mua vé quê. Em liên hệ với nhân viên trực tổng đài thì được hẹn “Chờ qua Tết đến phòng giao dịch để giải quyết”. Nhưng “để qua Tết” cũng không đồng nghĩa với việc hết ngày nghỉ Tết cuối cùng, công việc thường nhật sẽ trở lại để người dân đã có thể liên hệ công tác ngay sau những ngày chờ đợi. Những mùng đầu tiên đi làm lại sau Tết, nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước lại tiếp tục bận rộn với thủ tục chúc Tết, lì xì, hội họp du xuân, gặp mặt đầu năm, tiệc mừng tân niên, sau đó lại đến những bữa nhậu lai rai cho đến "hết mùng". Nước ta có chừng xấp xỉ 8.000 lễ hội lớn nhỏ mỗi năm, rơi chủ yếu vào tháng Giêng do nền văn hóa nông nghiệp của ông bà xưa kia được rảnh rỗi, nhàn hạ vào mùa Xuân. Văn hóa làm việc “phải qua rằm” được cho là xuất phát từ lịch trình thăm viếng chùa chiền, tham gia trẩy hội dày đặc của người dân chứ không riêng gì quan chức. Càng đi những chùa lớn, càng phải chen chúc, nhang khói nhiều thì mới được gọi là “thành tâm” vẫn đang là quan điểm của khá nhiều người dân. Tôi còn nhớ sau kỳ nghỉ Tết năm 2016, Đồng Nai là tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tâm lý dư âm nghỉ Tết, tâm lý lễ hội, tâm lý tháng Giêng của người lao động sau khi về quê ăn Tết. Hàng trăm doanh nghiệp ở các khu công nghiệp Amata, Biên Hòa 2, Loteco bị thiếu hụt lao động trầm trọng. Một số doanh nghiệp phải cử cả nhân viên nhân sự ra các tuyến đường trong khu công nghiệp với mong muốn tiếp xúc trực tiếp, và hy vọng tuyển dụng đủ số lượng công nhân cho kịp kế hoạch sản xuất các đơn hàng. Tôi cho rằng, việc quan trọng nhất chúng ta nên tranh luận không phải là lịch nghỉ Tết bao nhiêu ngày, mà chính là giai đoạn trước và sau những ngày nghỉ chính thức đó, chúng ta có còn đang tập trung làm tốt công việc của mình hay không. Tư tưởng “để qua Tết” chính là tâm lý trì trệ và cách làm việc thiếu trách nhiệm gây ra hàng loạt ngưng trệ, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và gây ra những hệ lụy xã hội khác.Nguyễn Hoàng Khánh Tiên Rất đồng tình với quan điểm của bạn,vấn đề nghỉ nhiều hay nghỉ ít không quan trọng bằng vấn đề chất lượng làm việc.Cả việc bỏ Tết cổ truyền nữa,theo tôi thấy đây là một vấn đề nhảm nhí.Chúng ta nói rằng để hội nhập với quốc tế thì nên bỏ Tết cổ truyền để phù hợp với cái gọi là "làm việc tác phong công nghiệp",đỡ mất thời gian.Không lẽ hội nhập với quốc tế là phải bỏ đi bản sắc văn hóa của dân tộc hay sao?Vấn đề ở đây không phải là nghỉ ít hay nghỉ nhiều mà vấn đề là ở chất lượng làm việc. tâm lý này cũng chỉ xảy ra đối với những người làm những việc mà "cha chung không ai khóc" thôi, bình thường động vào đồng tiền bát gạo là "cong mông lên chạy" tuốt, đến ngày nghỉ mới thôi. ĐÓN TẾTA!Tết đếnXuân lại vềTrăm hoa đua nởMọi việc còn dang dởTạm dừng đón tết vui xuânDù năm qua kinh tế khó khănBa ngày tết cứ vui chơi thỏa thích Đang ngồi chờ nghỉ tết, đọc được bài này, định đi làm nhưng thôi mọi việc cứ để sau tết. Haiza. ở nước ngoài ở người ta cũng nghỉ đông 2 tháng ! tuỳ tập tục ! muốn kích cầu phải thế ! hay lắm Tác phong công nghiệp chưa thấm nhuần,tư tưởng "Nước đến chân mới nhảy",tâm lý mùa vụ "Tháng giêng là tháng ăn chơi"...đậm chất văn hoá nông nghiệp còn sâu đậm thì sự trễ nải còn dài dài! Cứ xem các quán bia hay cafe cũng thấy người Việt ta còn rảnh,chưa bận rộn lắm đâu! Để qua tết là ở chính quyền . Còn BV Chúng tôi đâu có dược nghĩ. Những ngày cận trước và sau tết càng khổ vì bệnh nhán dồn lại rất đông. Lề lối làm việc của một nền sản xuất nhỏ là vậy, làm bực dọc đối với mọi người. Tắm từ đầu trở xuống , muốn thay đổi gì thì cũng phải bắt đầu từ trên sẽ xuống tới dân , trên làm gương làm mẫu thì dân ắt hẳn sẽ theo , quan đến công sở sau tết để chúc tết anh em trong cơ quan xong là đến phần đi lễ chùa chiền , hoặc đi chúc tết tứ tung... vậy sao dân có thể "yên tâm" ngồi làm việc cho được. Bài viết rất hay và sâu sắc! Không phải chúng ta phải bỏ Tết, mà là chúng ta cần phải thay đổi tâm lý làm việc những ngày trước tết và sau tết. Ấy nhưng với một số nhà... thì gọi đó là "văn hóa" dân tộc cơ đấy ! Họ, kể cả một số người có tên tuổi hẳn hoi cho rằng, những ai muốn "gộp" Tết lại là "thiển cận", "mất gốc"...và cái sự Tết âm lịch nó không ảnh hưởng gì đến hội nhập với làm ăn kinh tế theo kiểu mới.... Người Việt làm việc hơn 40h/ tuần, nhưng vẫn chậm phát triển, quan trọng là năng suất làm việc, có kéo dài hay rút ngắn ngày nghĩ lễ ko có ý nghĩ gì? Cai nay goi la Tam ly Hanh Chinh ,cho Tam ly Dan gian Thi so "mac no "truoc khi sang Nam Moi. Nhập gia tùy tục.Sống phải biết hòa nhập với thiên nhiên.
Cây cầu một gang Sông thì không thể rộng một gang nhưng cây cầu mà người dân ở đây qua sông chỉ còn trơ khung sắt và mặt cầu lát vài thanh gỗ, rộng chừng hơn gang tay. Cầu nối liền xóm Đổi Mới và xóm Đá 2, xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc của tỉnh Hòa Bình. Thế nhưng hàng ngày có hàng trăm lượt người, kể cả những em bé chừng 7 - 8 tuổi, vai mang balô, vắt vẻo hai chân mong manh, đi như xiếc qua cầu.Năm 2014, một đoàn kiểm tra của chính quyền tỉnh và huyện xuống, cho rằng cầu đã xuống cấp, không đủ điều kiện sử dụng nên đã yêu cầu xã dỡ bỏ mặt sàn và chờ dự án đầu tư.Nhưng trong 2 năm đó, không có dự án mới nào thay thế. Người dân 2 xóm Đổi Mới và Đá 2 đã không thể chờ đợi, không thể đi đường vòng 4-5 km hay lội suối, nên buộc phải đi như xiếc qua chiếc cầu đã bị dỡ bỏ phần lớn, chỉ còn trơ khung.Thật may mắn cho người dân xã Lỗ Sơn vì trong cả 2 năm qua, như lời ông chủ tịch nói, chưa có tai nạn nào xảy ra. Nếu có ai đó chẳng may trượt ngã, thì mùa cạn, bên dưới suối sâu toàn đá, còn mùa mưa thì lại lũ dữ, tính mạng cũng khó mà bảo toàn.Lo ngại tính mạng người dân qua sông bằng cây cầu chỉ rộng bằng gang tay, báo chí mới đây đã đưa tin báo động tình trạng này. Kết quả là ai đó đã... cho tháo nốt những thanh gỗ còn lại.Những đồng nghiệp của tôi muốn rằng qua bản tin của mình chính quyền sẽ sớm xây cầu mới hoặc có hình thức tạm thời nào đó để dân qua sông an toàn. Nhưng cách mà “những người có trách nhiệm” giải quyết là tháo cầu. Giờ thì người dân Lỗ Sơn chỉ còn cách duy nhất là liều mình băng qua dòng suối.Sự chờ đợi của người dân Lỗ Sơn tuyệt vọng tới mức, giờ họ mong nhớ cây cầu rộng một gang tay kia. Cậu học sinh nhắn tin cho tôi, còn nói rằng giá mà báo chí, truyền hình đừng nhắc gì đến cây cầu thì họ vẫn còn có cái để qua sông.Nhiều cây cầu nối những bờ vui đã mọc lên sau những bài báo, từ sự chỉ đạo, đầu tư của chính quyền hoặc sự đóng góp tiền của từ mọi miền đất nước của người dân. Có lẽ chưa bao giờ sau thông tin của báo, thực tế lại khó khăn hơn trước.Không chỉ những người làm báo mới có ước vọng về những cây cầu, nhiều bạn trong giới doanh thương, nghệ sĩ cũng đã đứng ra vận động xây hàng trăm cây cầu ở những nơi cần thiết. Nhưng với tình hình địa lý sông suối, sông ngòi chằng chịt như Việt Nam - xếp thứ 17 thế giới về độ dài giao thông đường thủy - làm cầu kiểu từ thiện là không bao giờ đủ, phải có sự đầu tư mang tầm chiến lược từ Chính phủ và sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương.Tôi có trao đổi với nhiều vị lãnh đạo địa phương, các anh còn tỏ ra bức xúc hơn cả người dân nhưng rồi vẫn đổ cho ngân sách hạn hẹp, phải ưu tiên cho những công trình có thể đẻ ra tiền trước. Thực tế thì những địa phương này rất mạnh tay đầu tư ở những khu vực trọng yếu, thậm chí phá bỏ những cây cầu còn sử dụng được hàng chục năm để xây cầu mới nhằm phát triển kinh tế khu vực.Bài toán kinh tế địa phương phải chăng đã đặt một bộ phận dân chúng ra bên lề? Chúng tôi không cạn nghĩ như vậy.Nếu chờ đợi một ngân sách dồi dào, dư dôi mới làm cầu cho dân thì không biết bao giờ mới có. Vậy thì liệu có thể bớt đi những tượng đài, những hội sở hoành tráng, những lễ hội phù phiếm… để đầu tư những công trình thiết yếu cho người dân, trong đó có những cây cầu? Chắc là rất khó vì việc này chưa thấy diễn ra ở Hòa Bình, dù đã hai năm trẻ con cheo leo trên cây cầu sắp sập.Chuyện quốc gia đại sự thu nhỏ lại thì cũng như chuyện gia đình, nếu đợi giàu có, dư dôi mới giúp đỡ người khác thì biết đến bao giờ. Nghĩ tới người khác ngay cả khi mình chưa đủ khả năng mới thật ý nghĩa.Rất nhiều khi chúng ta lấy “khả năng chưa đủ” để không giúp đỡ người khác, thực ra đó chỉ là một cái cớ để che giấu tâm ý thật của bản thân mà thôi.Tôi tự hỏi tâm ý ấy ở các lãnh đạo là gì?Hoàng Linh "Vậy thì liệu có thể bớt đi những tượng đài, những hội sở hoành tráng, những lễ hội phù phiếm… để đầu tư những công trình thiết yếu cho người dân, trong đó có những cây cầu?" Tôi rất đồng ý với bạn. Tượng đài này khác cần có nhưng chưa phải lúc. Dân ta còn nghèo, học sinh còn cần cầu để đi tới trường thì tượng đài hay tạm ngừng để dành ngân sách xây cầu cho học sinh trước đã.. Cổ nhân có câu: "Còn người còn việc còn tổ chức,. Mất người nất việc cũng mất tổ chức luôn" Bài viết rất hay! "Tôi tự hỏi tâm ý ấy ở các vị lãnh đạo là gì?"Câu chốt quá đã, anh Hoàng Linh ơi... Cầu 1 gang, đợi 1 đời !!! Những lãnh đạo đó ai cũng có lương, nhưng nếu họ có thêm cái TÂM thì cuộc sống đẹp hơn rồi. Tiền ngân sách để xây trụ sở, tượng đài, quảng trường... là có kế hoạch rồi, còn cầu cho bà con qua sông hả? chờ xã hội hóa đi nhé! Lãnh đạo k nghĩ thế. Tỉnh này có tượng đài thì tỉnh kia phải có. Tỉnh này bắn pháo hoa thì tỉnh kia phải bắn. Dân tình miền núi chắc tự lo rồi. Dễ hú, phong cho dân Lỗ sơn là anh hùng, xong. Cần phải có chiến lược rõ ràng về đầu tư cho giao thông nông thôn và tập trung nhiều nguồn lực cho nó. Nông nghiệp, nông thôn chiến 60-70% dân số. Nếu loại bỏ đi nhiều công trình , nhà máy ... nghìn tỷ kia mà đầu tư cho nông thôn, thì chắc đã khác rồi. CÂY CẦU MỘT GANG. BUỒN LÀM SAO CHO NHỮNG NGƯỜI DÂN XÃ LỖ SƠN Sao không ước trong số các em có người thành đạt được làm cán bộ lãnh đạo hay các cô gái lấy được chồng là ai đó thì sông có rộng bao nhiêu cũng không hề gì .Xem là biết nơi đó không phải quê hương hay quê vợ của ai rồi. Mong các vị lãnh đạo nhìn xuống dưới chân người dân, đừng mãi nhìn trên cao hoài... Tôi chỉ có thể giải thích bang một từ "VO CẢM" cán bộ quá vô cảm trước nỗi khổ của người dân Rất đúng. Các lãnh đạo địa phương ấy có vì dân hay không ? Tỉnh nào cũng đua nhau làm những công trình hoành tráng chưa cần thiết, như tượng đài, văn miếu, trụ sở tỉnh, trụ sở cơ quan thật to, gồi trên những bộ bàn ghế cũng hoành tráng nhiều nơi chẳng kém gì ngai vàng (xem trên ti vi) còn con em thì trường học nhếc nhác, ăn không no, và phải vượt sông vượt suối bằng bè mảng, các thành phố thì không có chỗ cho trẻ em chơi....Các quan lớn ơi, hãy bớt đi những gì chưa cần thiêt lắm, việc cấp thiết hiện nay là xây cầu, trường học, đường giao thông chứ không phải là trụ sở cơ quan hoành tráng và tượng đài...... "Tôi có trao đổi với nhiều vị lãnh đạo địa phương, các anh còn tỏ ra bức xúc hơn cả người dân nhưng rồi vẫn đổ cho ngân sách hạn hẹp, phải ưu tiên cho những công trình có thể đẻ ra tiền trước." Phải ưu tiên cho những công trình có thể đẻ ra tiền cho các sếp trước , ý a ấy là vậy , cậu đánh máy coi chừng nhé.
Thi đua bình bầu Nếu phải chọn một hình ảnh để mô tả những cuộc bình bầu này, tôi sẽ chọn bóng đá - vì nó là một môn chơi tập thể điển hình, cũng như là hoạt động của mọi tổ chức. Nhưng điều kỳ lạ của “bóng đá thi đua” này, là mỗi trận bóng có 22 cầu thủ, nhưng ngay từ trước lúc thi đấu, đã có hướng dẫn nội bộ áp chỉ tiêu là chỉ có 6 huy chương vàng được trao.Chưa hết, trong số 6 huy chương này, có 3 chiếc lại được áp chỉ tiêu là phải trao cho ban huấn luyện.Chỉ tiêu này được tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu ban huấn luyện chỉ có 2 người, một trưởng một phó, thì chiếc còn lại sẽ được tìm cách trao cho... nhân viên khiêng cáng chứ quyết không bao giờ đến tay các cầu thủ kia. Ba chiếc còn lại, sẽ trao cho đội trưởng, hai đội phó. Và thế là hết. Những người còn lại không hy vọng gì.Đó chỉ là một hình ảnh sơ lược cho dễ hình dung. Sẽ rất khó để mô tả hết về cuộc “trường chinh” này trong một bài báo. Nó thường bắt đầu từ tháng 11, với thủ tục “đăng ký bình bầu thi đua”, rồi trải qua những bản tự kiểm điểm cuối năm, hàng loạt cuộc họp khác cho đến lúc ra được kết quả. Nó tốn rất nhiều năng lượng. Nhưng vượt lên trên tất cả, là thứ chính yếu nhất: đó là một cuộc thi đua có chỉ tiêu cho người thắng cuộc.Chỉ tiêu này, cộng với những quy định cứng nhắc như “phải có sáng kiến cải tiến kỹ thuật”, “có đề tài nghiên cứu”, khiến cho ban huấn luyện lúc nào cũng sẽ nhận được một quota nhất định. Vì “cải tiến” hay không thì phải là người cầm con dấu quyết định. Việc lính tráng được bầu là rất hãn hữu. Trong những năm ngồi các cuộc bình bầu, chỉ vài năm tôi được chứng kiến có “chiến sĩ” lọt qua được cái quota khắc nghiệt này.Kịch bản ấy cứ diễn ra từ năm này sang năm khác, và rồi khiến cho không còn ai thực sự quan tâm đến cuộc bình bầu ấy nữa. Bản kiểm điểm cuối năm thì đã có mẫu sẵn, thậm chí phần lớn mọi người chép lại hoàn toàn bản kiểm điểm những năm trước. Có lần, lãnh đạo phải thốt lên: “Bản kiểm điểm năm 2015 mà sao lại ghi năm 2013 thế này?”. Người nộp quên sửa.Tất nhiên bình bầu cuối năm nhạt ý nghĩa thì “thi đua” trong năm cũng không tồn tại. Từ lúc đăng ký thi đua là đã nhìn nhau biết kết quả. Một vị trưởng phòng với một ông nhân viên cùng đăng ký thì không cần chờ đến bình bầu.Chắc không ai dám tưởng tượng một giải đấu mà ngay từ đầu giải ban tổ chức đã tuyên bố sẽ chỉ có 6 huy chương vàng được trao. Và nếu chuyện đó có thật, thì không cần phải bàn đến tâm lý thi đấu và quyết tâm cống hiến của cầu thủ làm gì cho mệt.Thế mà mô hình ấy được áp dụng vào những hoạt động quan trọng hơn bóng đá rất nhiều.Thế mà năm nào, cuộc trường chinh ấy cũng đốt rất nhiều năng lượng, rất nhiều cuộc họp. Nó thậm chí là một hoạt động tối quan trọng trong những ngày cuối năm. Tôi không dám đại diện cho toàn bộ hệ thống công quyền. Tất nhiên, tôi có quyền hy vọng ở đâu đó, những cuộc thi đua phát huy sáng kiến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vẫn đang diễn ra đầy thực chất.Nhưng ở nhiều nơi trong các cơ quan Nhà nước, thì “thi đua” là một thứ chỉ diễn ra ngoài giấy tờ, ngoài các cuộc họp, dưới những dạng thức tinh vi khác.Trần Anh Tú Nhà báo Trần Anh Tú viết rất đúng và ấn tượng về cái gọi là thi đua khen thưởng của nền hành chính hiện nay- thật là chua chát! Còn tôi, nhiều năm qua tôi đã quan niệm thi đua là "thua đi"- đừng bon chen làm gì! Tôi đồng ý với các ý kiến của Anh Tú và muốn bổ sung thêm: để tinh giản bộ máy, giảm bớt biên chế "vô công" thì giải tán toàn bộ các "Ban thi đua" từ cấp TƯ đến các cấp địa phương. Khi giải tán đi thì một số "bệnh" trong xã hội ta tự khắc sẽ biến mất. Chiến sĩ thi đua; Nhưng không thấy chiến sĩ đâu toàn thấy lãnh đạo đạt giải; Nhiều bác còn tranh của chiến sĩ và khoe mấy cái giấy khen thi đua hàng năm mới sợ; Thật là một bộ phim hài giữa cuộc sống đời thực. Diễn thôi mà anh bạn! Diễn càng sâu thì dân càng sầu! Nhưng tôi có hi vọng, vì với sự phát triển của Inernet, facebook, youtube và những báo điện tử như VnE, mỗi người dùng là một người góp tin nghiệp dư, chúng ta dần dần sẽ có 1 hệ thống minh bạch hơn. Cái gì lỗi thời, không có năng lực cạnh tranh sẽ bị đào thải, Darwin biết điều đó. Thi đua thì phải bình bầuChỉ tiêu đưa xuốngcòn đâu lượt mìnhCuối năm từ lúc bình minhHọp hành liên tụchoàng hôn phát rầuDanh hiệu có sống được lâu?Chi bằng phấn đấuchẳng mong hão huyềnBao người danh hiệu liên miênMà sao hiệu quảbuồn riêng tháng ngàyMong rằng tự giác làm hayCòn hơn danh hiệutừ nay chẳng màng... Phát mệt với bình bầu cuối năm. Phải ngồi cả buổi để nghe những thứ đã nghe năm trước và năm trước nữa, phải bỏ phiếu cho những người đã và sẽ là ngọn cờ thi đua........bền vững. Tôi cũng đã 21 năm chứng kiến cái điệp khúc ấy rồi. Và chúng tôi vẫn truyền nhau câu khẩu hiệu "đường, sữa phát từ trên xuống; cuốc xẻng phát từ dưới lên". Trong 21 năm cống hiến hăng say ấy, duy nhất có 1 lần tôi được nhận "đường sữa" ở cái mức gọi là "cấp trên cơ sở". Nhìn Báo cáo thành tích và Giải pháp, sáng kiến ... mà ngán đến cổ như ăn thịt mỡ bẩy ngày. Các bạn có biết không. tất cả những thứ đó đều do nhân viên viết cho các sếp, các sếp chỉ việc hạ bút ký vào một chữ thôi. Được giải, được thành tích, bằng khen, huân huy chương các loại.. là của các sếp hết, chỉ khổ đứa phải viết cho các sếp thôi. Khốn khổ lắm. Trời ạ, y chang cơ quan tui. Ví dụ như chỉ tiêu toàn cơ quan được 10 danh hiệu thì 9 danh hiệu luôn có người nhận từ năm này qua năm khác, chỉ lọt sổ 1 danh hiệu cho người khác cho nó... dân chủ. "Từ lúc đăng ký thi đua là đã nhìn nhau biết kết quả. Một vị trưởng phòng với một ông nhân viên cùng đăng ký thì không cần chờ đến bình bầu."Một ý kiến rất đúng thực tế. Viên chức đã chán cái thi đua này lắm rồi. Phải dẹp thôi. Tự nhiên tôi ngồi nghĩ, bệnh thành tích do đâu mà ra nhỉ? Phấn đấu vì thành tích cao là 1 điều tốt đẹp, nhưng cố bằng mọi giá để được thành tích cao, dù mình không xứng đáng với thành tích đó, thì có ý nghĩa gì? Tôi có bằng IELTS 7.5, sau một thời gian stress không học hành gì thì level anh văn của tôi giảm nhiều. Vậy nên tôi thấy ngại lắm khi nói với ng ta là mình IELTS 7.5. Tôi thấy hiện tại mình không xứng với bằng cấp đó. Bởi vậy tôi chả hiểu những người bệnh thành tích như thế nghĩ gì nữa, thật đấy. Chắc không bao giờ tôi hiểu nổi...Và thú thật là tôi rất khinh những người như vậy. " Đặc sản" của nền hành chính quan liêu, nặng giấy tờ. Bộ Nội vụ nghĩ sao về " sáng kiến" này? Thi đua là để so sánh để tuyên dương để cạnh tranh phát triển. Còn ở VN mình tôi không biết lý do thi đua để làm gì khi mà chưa làm đã biết kết quả thì ai cố gắng, ai nỗ lực. Chung ra chỉ là 1 thứ lố bịch sinh ra để viết báo cáo. Dẹp đi... Mọi người thử tính, một năm cả nước mất bao nhiêu công để rút kinh nghiệm? Bao nhiêu cây bị đốn hạ làm giấy in bản kiểm điểm? Bao nhiêu thời gian để xin xác nhận ở nơi cư trú?...Hỏi sao năng suất lao động của ta không sánh được với ai? Tr. A. Tú viết chính xác. Thi đua hiện nay đôi khi như trò hề, ngay cả những người thắng thì họ cũng tự thấy xấu hổ vì bản thân chả có thành tích gì so với kẻ khác.
Mâu thuẫn của buýt nhanh Một lần phải rẽ phải mà làn ưu tiên xe buýt là bên phải, thấy đằng trước nhiều ôtô, làn buýt không có xe, tôi chuyển sang làn buýt trước khi kết thúc vạch phân cách vài mét để chuẩn bị rẽ sớm một chút, thế là bị đánh trượt. Thói quen suy nghĩ “đơn giản” khi tham gia giao thông như ở Việt Nam của tôi còn cần thời gian để sửa.Lần thi khác, tôi phải lái xe qua một con đường có hệ thống đèn nhưng nhiều lần đi qua tôi chỉ thấy nhấp nháy vàng, chưa lần nào thấy bật đỏ. Bỗng nhiên hôm thi nó không nháy nữa rồi chuyển sang đèn đỏ khá nhanh làm tôi phải phanh gấp. Lại trượt tiếp. Thì ra có chiếc buýt từ phía xa sắp đến thì hệ thống đèn đỏ mới hoạt động. Ở đây xe buýt được chủ động điều khiển tốc độ đèn xanh đỏ.Về sau khi đã có bằng lái xe, thỉnh thoảng gặp một chiếc xe buýt đi ngược chiều muốn rẽ trái, dù xe mình được ưu tiên, tôi vẫn đi chậm lại nháy đèn nhường xe buýt rẽ trước như bao người dân ở đây, vì làm như vậy, tôi hiểu mình không chỉ nhường một chiếc xe, mà đang tôn trọng hàng chục con người trên đó cần đến bến đúng giờ.Bạn bè tôi từ Pháp, Mỹ sang chơi Thụy Sĩ ít nhiều đều bị dính hoá đơn phạt vì vi phạm giao thông, đều là phạt “nguội”.Camera tự động chụp hình biển số lúc mình quá tốc độ hay vượt đèn, gửi hoá đơn về địa chỉ nhà. Có bạn từ Mỹ sang tháng đầu dính đến 3 - 4 cái hoá đơn. Có những lỗi không phải dễ thích nghi dù lái xe lâu năm. Camera bắn tốc độ và vượt đèn đỏ bị “mang tiếng” là máy kiếm tiền của Thụy Sĩ. Ví dụ năm 2009 riêng Geneve thu 15,8 triệu franc qua gần 160.000 hoá đơn bắn tốc độ tự động.Với chính sách khắt khe với phương tiện cá nhân, khuyến khích mọi người dùng phương tiện công cộng, năm 2014 Thụy Sĩ vẫn giữ kỷ lục thế giới về số km sử dụng phương tiện công cộng của người dân với 2303 km/ người/ năm. Theo sau là Nhật Bản với 1912 km, Pháp 1301 km…Mấy ngày nay, tôi vẫn thấy những phàn nàn về sự chậm trễ của buýt nhanh ở Hà Nội, vẫn còn nhiều người dân, thậm chí xe biển xanh đi lấn làn xe buýt, hay còn những suy nghĩ “đơn giản” như: “Xe buýt có đỗ trước cửa nhà tôi như xe máy không?”.Nhưng những câu chuyện lấn làn, tạt đầu xe buýt nhanh, theo các tường thuật, đang có xu hướng giảm, khi việc cương quyết xử phạt bắt đầu được thực hiện. Trên trục đường của tuyến xe buýt nhanh bây giờ, xe hơi và xe máy bắt đầu có thói quen đi đúng làn quy định.Nó sẽ buộc phải trở thành một bước khởi đầu quyết liệt để tạo ra cả một hệ sinh thái nghiêm khắc như những gì tôi đã thấy ở các quốc gia phát triển.Một tuyến xe buýt nhanh (và sắp tới sẽ thêm các tuyến khác) sẽ là tiền đề cho rất nhiều thứ: một cuộc truyền thông sâu rộng về phương tiện công cộng; một cuộc tranh luận lớn trên quy mô xã hội để bật ra ý thức của người dân; các chế tài xử phạt cho việc lấn làn cũng sẽ phải hoàn thiện hơn, không chỉ cho tuyến buýt nhanh. Trước tình trạng hỗn độn trong vận hành xe buýt nhanh những ngày đầu, nhiều người muốn có thêm công nghệ, như là camera hành trình cho xe buýt nhanh, CCTV, để quản lý và xử phạt trên làn đường này...Từ tuyến xe buýt nhanh này, tôi hy vọng tạo ra một “hệ sinh thái” góp phần vào sự phát triển của thủ đô: Người dân sẽ có ý thức với giao thông hơn, công an giao thông sẽ nghiêm khắc, minh bạch hơn, cơ sở hạ tầng cho giao thông xây dựng sẽ hợp lý và tử tế hơn, công nghệ sẽ áp dụng nhiều hơn cho giao thông quy hoạch, quản lý hành chính sẽ giản tiện, hiệu quả hơn trong việc xử lý vi phạm giao thông.Cuộc thử nghiệm có vẻ đầy xung đột này chắc chắn sẽ còn tạo ra nhiều hệ quả, nhiều tranh luận nữa. Nhưng nếu chỉ có phương tiện cá nhân, thì giao thông vĩnh viễn là một cuộc thỏa hiệp khổng lồ. Nhiều người nước ngoài tới Việt Nam khó có thể hiểu nổi, tại sao phương tiện giao thông của chúng ta di chuyển linh hoạt, lắt léo và vô tổ chức như thế mà vẫn tránh được nhau, tránh được người đi bộ. Có lẽ vì chúng ta "giỏi" trong thỏa hiệp khi đi trên đường, tìm cho mình một lối thoát trước mắt mà không nhận ra một khối tắc khổng lồ trong tương lai.Mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn là tiền đề cho sự phát triển, chứ không phải sự thỏa hiệp. Tôi tin nếu chúng ta ngừng thoả hiệp với văn hoá giao thông "vô tổ chức", Hà Nội sẽ giữ được tuyến buýt nhanh hoạt động trôi chảy, đúng giờ. Bài viết rất hay. Ủng hộ BRT. Bài viết với cái nhìn tích cực. Rất thích và hy vọng cái mầm cây trong bài viết sẽ thành cây đại thụ. Đồng ý với tác giả, cần làm các phương tiện cá nhân nản trí chuyển sang phương tiện công cộng và hình thành ý thức đi xe công cộng trong công chúng ủng hộ cấm phương tiện cá nhân để phát triển giao thông công cộng. Một đất nước văn minh không phải là người nghèo cũng đi xe riêng mà chính là người giàu cũng sử dụng xe công cộng. dân mình là như vậy, chẳng cần biết mục đích là gì, cứ chê đã. con đường đến văn minh luôn vấp phải khó khăn từ những con người này Bài viết hay và sâu sắc Bài viết tuy ngắn nhưng có hình ảnh sâu sắc và dễ hiểu...Tin tưởng sẽ có (rừng cây) Luon luon tam đắc với các bài của Anh Lương Hoài Nam, người am hiểu luon nhìn moi thứ rất sâu sắc Rất hay! Mình đã theo dõi nhiều bài viết về giao thông của bác Lương Hoài Nam, bác là một người có kiến thức rất uyên thâm và đầy thực tiễn về lĩnh vực này!Trước khi phản biện lại ý kiến, các bạn nên tìm đọc lại bài viết "Kẹt xe Sài Gòn: 6 dễ dãi và 10 cách tháo gỡ táo bạo" Nói chung nếu phương tiện giao thông công cộng đáp ứng được nhu một phần nhu cầu cầu đi lại em sẳn sàng vứt bỏ phương tiện cá nhân để thay đổi đấy. Đằng này phương tiện công cộng mà hiện tại chủ yếu là xe buýt chỉ chạy chủ yếu trên các trục đường lớn, người dân sống trong hẻm, đường nhỏ thì sao? Giờ muốn đi làm không lẽ vừa đi bộ, vừa chuyển 3 - 4 tuyến xe buýt để đến nơi dù chỉ có quảng đường 6km. Vừa tốn thời gian, vừa tốn thêm tiền thử hỏi ai sẽ lựa chọn. Nói thẳng một điều nhé, chỉ cần xe buýt đáp ứng được một trong hai tiêu chí dưới đây thì người dân sẳn sàng chuyển đổi ngay: hoặc rẻ hơn hoặc nhanh hơn. Giá 1 vé 1 tuyến thì rẻ nhưng giờ muốn đi làm mấy người thuận lợi chỉ đi 1 tuyến. Tại sao vừa tốn tiền, vừa tốn thời gian mà bắt người dân phải làm theo. Chưa kể xe chạy đến 20h hoặc 21h là hết chuyến. Vậy buổi sáng ra đường bằng xe buýt thì sau giờ đó sẽ về nhà bằng gì? TPHN hãy mở nhiều làn xe bus nhanh, cương quyết làm, dần dần đẩy hết các xe cá nhân lưu thông ra ngoài vành đai 3,4,5, ai muốn dùng xe cá nhân thì gửi xe ngoài các vành đai rồi đi bus ra đó. các anh cương quyết làm thì lập tức kỷ cương Giao thông đô thị sẽ đâu vào đó Từ chuyện cấm đường BRT này đã thấy 1 sự thật rằng ở HN thì ô tô mới chính là phương tiện gây tắc đường, ô tô mới chính là phương tiện đi ẩu nhất. Mấy hôm nay thấy cấm đường cho BRT đi thì ô tô chỉ dám đi 1 hàng dọc chứ khoogn đi hàng 4 hàng 5 nữa, mình đi qua đây thấy nhanh và không tắc nữa. Bài viết rất hay! Mong mọi người chia sẻ để nhiều người đọc được và thay đổi hành động của mình. Rất mong mọi thứ sẽ được thay đổi để con cháu ko phải chật vật khi ra đường như chúng ta hiện nay. Toàn dân hãy tạo điều kiện và ủng hộ xe buýt nhanh để nó nhân rộng cả nước! Rồi nước ta cũng sẽ đẹp đẽ, sạch sẽ, giao thông nhanh và an toàn như Singapore, Hàn Quốc... bài viết rất hay
Công lý bị 'delay' Tôi gọi đấy là những lúc mà công lý bị “delay” - vì chúng gợi tôi nhớ đến những thông báo theo kiểu sân bay: Bạn sẽ bị delay 10 phút, 20 phút, rồi 1 giờ, rồi có thể nửa ngày, vì một lý do nào đó.Hồi tháng 4/2016, Đội 14, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội lập văn bản xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở Viet Foods và tạm giữ 2,2 tấn xúc xích do nghi chứa chất cấm gây ung thư sodium nitrade. Doanh nghiệp này sau đó được xác định không sai phạm và sản phẩm của họ an toàn. Họ được trả lại số hàng bị thu giữ nhưng không kèm theo bất cứ lời xin lỗi hay động thái minh oan công khai nào từ phía Cục quản lý thị trường Hà Nội. Doanh nghiệp thiệt hại hàng chục tỷ đồng, đứng bên bờ vực phá sản.Gần 9 tháng sau, hôm 10/1, Thủ tướng đã yêu cầu Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm đơn vị, cá nhân có sai phạm trong vụ việc. Một vấn đề hành chính, đáng lý không đến tầm ủy ban thành phố đã phải đợi đến sự lên tiếng của lãnh đạo chính phủ.Những sự việc oan uổng tương tự không hiếm. Ví như chuyện của ông Lương Ngọc Phi - Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Hòa Bình. Ông Phi từng ngồi tù oan tổng cộng 1.066 ngày về tội danh “trốn thuế” và “lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" trước khi được minh oan. Nhưng về sau, hành trình đòi đền bù của "doanh nhân oan" Lương Ngọc Phi còn dài hơn thời gian ngồi tù bởi 6 lần thương lượng bất thành với các cơ quan tố tụng tỉnh Thái Bình. Sau khi có bản án bồi thường, cũng phải mất một năm, ông Phi mới nhận được tiền bồi thường về tổn thất tinh thần và giảm sút sức khỏe từ Bộ Tài chính. Còn tiền bồi thường thiệt hại tài sản, thì đã hơn 15 năm ông chưa nhìn thấy. Cho dù từ khi vướng vào oan sai, tất cả công việc kinh doanh và cuộc sống của gia đình ông Phi đều hoàn toàn bị đảo lộn. Sự việc cũng chỉ được gọi bằng một cụm từ rất đơn giản và nhẹ nhàng: “vụ việc dân sự”. Và bởi vì khái niệm ấy quá nhẹ nhàng, nên nó mới lâu đến thế?Nhưng một vấn đề hành chính hay dân sự bị delay có thể dẫn đến hậu quả đau lòng. Đó là mâu thuẫn giữa Công ty Long Sơn và những người nông dân ở Đăk Nông. Trong những năm qua, người dân tố cáo Long Sơn hủy hoại tài sản của họ. Tuy nhiên, tiến độ điều tra chậm chạp đến bất ngờ. Ngày 23/10/2016, người dân đã dùng súng tự chế bắn vào nhóm người của Công ty Long Sơn đến "giải phóng mặt bằng" khiến ba người chết, 16 người bị thương. Đau lòng. Và người ta tự hỏi nếu như trước đó có một quyết định hành chính đơn giản, ví dụ như yêu cầu công ty Long Sơn dừng thi công trên phần đất đang tranh chấp, thì sự việc đau lòng có xảy ra?Sau tất cả, ông Phi chỉ mong sớm nhận được tiền bồi thường cho hơn 1.000 ngày ngồi tù oan.Chủ cơ sở Vietfoods chỉ mong nhận được lời xin lỗi của cơ quan quản lý thị trường. Ông Lương Ngọc Phi, giờ đã 67 tuổi, chỉ mong "các cơ quan chức năng sớm thi hành án để tôi kịp nhìn thấy công lý được thực thi khi tuổi cao, sức yếu, không còn sức lao động”. Người ta tự hỏi rằng các quyết định ấy có gì khó khăn đến mức chúng cứ bị trì hoãn? Đó là những vấn đề hành chính. Đó là những vụ việc dân sự. Nhưng khi chúng bị trì hoãn, thì công lý cũng đến muộn. Hay là bởi vì chúng có một điểm chung: một bên là các cơ quan quan liêu, còn bên kia là dân, nên công lý của “vụ việc dân sự” cũng bỗng nhiên khó... đến kịp giờ?Trần Anh Tú Đó là sự lưu manh của một bộ phận không nhỏ. Bài viết còn quá nhẹ nhàng so với nhưngx bi kịch cuộc đời vì công lý bị trì hoãn. Mất niềm tin cũng từ đây. Bởi vì Quan sai thì cho là đơn giản để mỵ dân . Còn ăn trộm ổ bánh mỳ thì cho là hình sự , xa hoi luôn bất công vơi ngươi dân Sự thiếu nghiêm minh, sự thiếu minh bạch và trên hết là thiếu dân chủ thực sự là cha đẻ của quan liêu, đó là nguyên nhân Công lý bị 'delay'. Anh không biết câu "Hà Nội không vội được đâu" à? Thủ đô nghìn năm văn hiến của 1 đất nước mà còn nói như thế thì các tỉnh thành khác.. cứ phải từ từ. Bài viết rất hay.ở địa phương mình có cơ quan cán bộ còn nói thẳng là "đúng ra phải tới báo cáo như trình báo thổ công thổ địa khi mở ra kinh doanh",trong khi đó mọi thủ tục pháp lí đã hoàn tất mà họ còn nói thế đó.công lí ở xa lắm khi cán bộ thì quan liêu,thị quyền ở rất gần dân Công Lý thuộc về người có tiền và có quyên...Đời nó là vậy mà "Dân sự" nghĩa là sự việc của dân, ai mà thèm quan tâm chứ! Đây là chuyện hàng ngày, giờ mới kể. Người nhìn thấy thì không giải quyết được, người giải quyết được lại bị "Vướng" cái gì đó...??? Đắng quá... Bài viết rất hay. Còn kiểu 1 ông làm 2 ông chơi trả lương 3 ông thì còn delay dài dài anh ạ. Thế đấy, nhưng thử không đóng phạt hành chính, hay trễ 1 ngày thôi, sẽ biết tay quan. Đúng là "Một bên là các cơ quan quan liêu, còn bên kia là dân, nên công lý của “vụ việc dân sự” cũng bỗng nhiên khó... đến kịp giờ." Song, còn một bên nữa là Bên Trên của các cơ quan quan liêu cũng là bên Trên của toàn dân sao cứ để Công lý bị 'delay' triền miên?
Meiji thời bao cấp Lúc đó tôi đang làm ở viện nghiên cứu của một bộ. Lương ba cọc ba đồng. Cuộc sống của công nhân viên chức khó khăn đồng đều. Tất cả theo chế độ tem phiếu, theo tiêu chuẩn.Thời ấy, có vè:"… Tôn Đản chợ của vua quanNhà Thờ chợ của trung gian nịnh thầnĐồng Xuân chợ của thương nhânVỉa hè chợ của nhân dân anh hùng…".Năm 1978 đổi tiền, thống nhất tiền tệ sau cuộc chiến tranh dài dằng dặc. Tháng 2/1979, Đặng Tiểu Bình phát động cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc. Khó khăn chồng chất, đói nghèo.Trụ được đến tháng 9/1985, lạm phát phi mã, lại đổi tiền tiếp. Đất nước bộn bề khó khăn.Cậu em ruột gửi từ Sài Gòn ra một hộp sữa bột Meiji Nhật nặng chưa đầy một cân. Lúc đó, dân miền Bắc không biết rằng, trên đời còn có cả loại sữa bột Meiji. Vặn mãi, vặn mãi mới mở được hộp sữa pha cho con bé uống. Trắng tinh, mịn. Thơm ngạt cả mũi.Giờ, nếu đẻ thêm đứa nữa, sau 30 năm vật vã bươn chải kiếm sống, tôi đủ tiền mua một nghìn hộp sữa bột Meiji. Nhưng hộp sữa năm xưa là một món quà, một kỷ niệm không thể quên. Đứa con gái đầu lòng mà tôi yêu hơn mọi thứ trên đời, sinh ra đã phải nằm chung trong một chiếc lồng kính tại bệnh viện C. Nó không lớn lên bằng hộp sữa - vì sữa ấy chỉ được pha dè sẻn trong những trường hợp đặc biệt. Nhưng kỷ niệm này được tôi lưu giữ mỗi khi nhớ về một thời khó khăn, thiếu thốn đủ mọi thứ.Cái vỏ hộp Meiji bằng kim loại, tôi giữ đựng đồ 10 năm sau, mãi khi chuyển về nhà mới, hộp bị gỉ sét mới bỏ.Con bé và thế hệ những đứa trẻ sinh ra trước và sau cuộc Đổi Mới giờ đều đã trên dưới ba mươi. Từ một nước hơn 90% là nông nghiệp, đói nghèo, nay Việt Nam cũng đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Tuy không phải mọi cái đều tốt hơn, nhưng những thay đổi về hạ tầng như đường sá, cầu cống, hàng không, viễn thông, đi lại, xuất cảnh… mang tính hội nhập, tích cực là điều không thể phủ nhận.Ngày trẻ, ước mơ lớn nhất của tôi là được đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài để đổi đời. Năm 1989, đói quá, nghèo quá, tôi bắt đầu trốn giờ làm việc tranh thủ đi "đánh quả". Vụ đầu tiên làm thầu, tôi kiếm được mấy chỉ vàng. Mỗi lần nhận tiền bên A, trừ chi phí, ra Hàng Bạc, mua được mấy phân vàng.Bắt đầu ham. Vụ thứ hai, cuối năm 1989, đầu 1990, lần đầu tiên, sau gần năm nhận cả thiết kế, cả tổ chức thi công, tôi cầm gần hai chục cây vàng. Số tiền này, khi ấy khá lớn, có thể mua được vài căn nhà. Nhưng tôi tiêu hết chỉ sau một chuyến đi Sài Gòn. Một chiếc Cup 81-89 màu ốc bươu kim vàng giọt lệ; một đầu máy Sharp 790 mới nhất; một TV Sanyo màu 25 inch; một dàn máy nghe nhạc... Tất cả được quyết rất nhanh. Chả đâu vào đâu, chỉ để "thỏa mãn nỗi đau bần cố". Ba mươi năm, nhiều thứ thay đổi chóng mặt. Tụi trẻ ra nước ngoài du học dễ dàng, chỉ cần gia đình có tiền. Công nghệ thay đổi nhanh kinh khủng. Phần lớn đám trẻ giờ đã có điện thoại thông minh. Tất nhiên chúng không thể hiểu được sao bố chúng lại khao khát một cái ti vi, một cái đầu máy đến mức đổi bằng mấy cây vàng.Đám trẻ thích nghi nhanh chóng với công cuộc toàn cầu hoá không cần hô khẩu hiệu. Chúng đứng bên ngoài cuộc Đổi mới ba chục năm trước. Không nhiều những đứa trẻ thời ấy, giờ còn quan tâm đến chuyện, cuối năm nay là tròn 30 năm Đổi mới.Xương máu của các thế hệ đàn anh, thế hệ chúng tôi đổ nơi chiến trường Campuchia, các ngọn đồi, cánh rừng, dòng suối biên giới phía Bắc, chúng không được biết, nhiều đứa còn không cả quan tâm. Cái đói nghèo, khó khăn thiếu thốn nhiều chục năm trước cuộc Đổi mới mà cha mẹ chúng phải oằn mình chống đỡ, chịu đựng, chúng hoặc không biết, hoặc lỡ quên.Tôi nhớ hộp sữa bột Meiji Nhật Bản. Nhớ những năm tháng gian khổ. Nhớ câu nói nổi tiếng, ấn tượng của một chính khách: "Hãy tự cứu mình, trước khi trời cứu"...Hộp sữa bột Nhật Bản, giờ có thể mua được dễ dàng với hầu hết người dân của đất nước có thu nhập trung bình. Nhưng nỗi lo thì đang ở chỗ khác, môi trường đang bị hủy hoại đến mức cảnh báo, nợ công vượt trần, xã hội phân hoá sâu sắc bởi khoảng cách giàu nghèo, tham ô, tham nhũng tràn lan, đạo đức xuống cấp, lòng tin của người dân lung lay...Tôi trân quý hộp sữa bột ấy. Nhưng nó chỉ là một kỷ niệm. Tôi biết rằng nó không thể là thành quả mà chúng ta hướng tới. Ba mươi năm, không thể vì ai cũng mua được hộp sữa, mà ta tin rằng mọi thứ đã tốt đẹp, đã thành công.Ai cũng cần nhìn lại quãng đường mình đã đi, để nhận biết mình là ai, để biết tử tế với đúng, sai, được, mất.Bùi Huy Hội Vẫn biết để phát triển là phải đánh đổi nhiều thứ, nhưng vẫn thấy cảm giác mất mát nhiều quá. Sao Nhật bản, Hàn quốc họ phát triển vượt bậc mà vẫn giữ được những giá trị truyền thống của dân tộc họ? Sao ta không học hỏi họ? Sự xuống cấp trầm trọng về đạo Đức, về văn hóa về môi trường sống là do đâu? Đất nước sau đổi mới đúng là đạt được nhiều thành tựu, nhưng nhìn cả một quãng thời gian 30 năm thì những gì đạt được ấy còn rất khiêm tốn khi so sánh với các nước khác trong khu vực, cũng trong 30 mươi năm ấy những nước gần chúng ta như singapo, indo, malaysia... đã phát triển để giờ đều trở thành những nền kinh tế mạnh hơn chúng ta nhiều. Cảm ơn anh có bài viết rất hay. Những năm 80 tôi đang học đại học, rất nghèo đói, và cũng có tâm lý "thỏa mãn nỗi đau bần cố" tôi ước rằng vài năm nữa đi làm có tiền tháng lương đầu tiên tôi sẽ mua hẳn một con gà luộc, xé tay rồi ăn. Mua sắm và tiêu tiền "CHỈ ĐỂ THOẢ MÃN NỖI ĐAU BẦN CỐ"! Cám ơn A HỘI đã gợi lại và khái quát thật đúng cách tiêu tiền của nhà nghèo khi có tiền,mà nó được biểu hiện qua hình ảnh bà con nhiều vùng trên đất nước tái nghèo sau vài năm nhận tiền đền bù đát cho các CT quốc gia.Đúng là Làm ra tiền rất khó,nhưng tiêu tiền cho hiệu quả còn khó hơn nhiều và càng đúng hơn khi nghe chia sẻ của ca sĩ họ ĐÀM. Cháu sinh năm 1991, khi lớn lên, mẹ hay nhắc cháu là: " hồi xưa ba sửa xe đạp, 1 ngày kiếm vài ngàn, nhưng mà cũng ráng mua cho con hộp sữa " mê-zi", bằng tiền ăn cả tháng của cả nhà". có lẽ giờ cháu mới hiểu được ba mẹ đã hy sinh như thế nào. Cảm ơn chú! Có một cái mà bây giờ mọi người đều dễ dàng chấp nhận trong khi nó cực kỳ nguy hiểm. Đó là "nói dối". Bất cứ ai, bất cứ lúc nào mỗi người trong số chúng ta đều sẵn sàng sử dụng nó để: Kiếm tiền, lấy lòng, khoe khoang.. Tôi đồng tình với ý kiến của tác giả bài viets.Tôi cũng cố rất rất nhiều điều đáng nhớ mà ngày nay không thể hiểu nổi:Thí dụ năm 1952 ,tôi đang là lính quân y , thời đó trang phục của lính không được phát vì nghèo,nên ai tình nguyện vào lính chỉ có quàn áo từ nhà mang theo .Hàng tuần ra suối tắm nhờ trời nắng vừa tắm vừa giặt ,chờ quần áo khô mặc rồi về doanh trại.Khi hành quân từ Thái nguyên lên Đồng đăng phải đi bộ (đường đá dăm)không giầy dép,áo mưa là lá cọ,bát đũa,"bidon" làm bằng ống bương vân vân ...và...vân vân nhưng đời vẫn vui phơi phới .Đó chỉ là vai trong hàng ngàn ,hàng ngàn thí dụ khác .Chỉ vai điều nêu trên cũng không thể hiểu nổi đối với những thế hệ tiếp theo. Thời đó nhiều người có tiền nhưng việc đầu tiên nghĩ đến là xe máy và TV, tủ lạnh chứ ít ai nghĩ tới mua nhà, đất do đã có nhà ở (dù rất nhỏ, chật hoặc ở chung). Một số dân ngoại tỉnh vào SG làm việc thì chỉ mơ ước có căn nhà, dù "rất xa" nên chỉ lo mua đất và mua được hẳn những miếng lớn do là ao ruộng. Sau này, những chỗ "rất xa" đó lại trở thành gần xịt do SG mở rộng và bỗng chốc mấy anh "nhà quê" đó trở thành giàu có nhờ bán đất. Và cũng không ít người trở thành dân buôn bán BĐS rồi thành đại gia hồi nào không hay. Tiếc là mình thuộc "thành phần trước". Hic hic.. Nếu tự so mình hiện nay với chính mình cách đây 30 năm thì hầu như ai cũng vượt xa. Tuy nhiên so sánh như vậy để tự khích lệ, để ôn nghèo nhớ khổ, để trân trọng những cố gắng vượt khó, chứ không phải để tự thỏa mãn. Nếu nhìn hàng xóm, khu vực, thế giới hiện nay như thế nào so với chính họ cách đây 30 năm thì mới thấy ta đang ở đâu. Nếu ai kể nhiều chuyện quá khứ thì có nghĩa là hiện tại có ít chuyện để kể, và cứ vẽ ra viến cảnh tốt đẹp trong tương lai thì cũng chẳng mấy ai tin. Thực tế thật đơn giản: từ hôm qua đến hôm nay nếu ta đi chậm hơn thiên hạ thì khó có thể nói ngày mai ta sẽ chạy nhanh hơn họ để đuổi kịp và vượt họ được, mà phải đến ngày kia hoặc nhiều ngày sau nữa. Tuyệt vời quá! Cảm ơn chú! Chú đã nói lên hết được những suy nghĩ của những người trong thế hệ của chú! Cháu đúng bằng tuổi con gái chú và cháu đã đọc rất nhiều những cuốn sách viết về thời chiến tranh, thời bao cấp đói nghèo... Cháu cũng được nói chuyện cũng như nghe kể về thời đó từ những bậc cha chú với những hồi ức không thể nào quên. Mỗi người, mỗi cảm nhận khác nhau nhưng nhìn chung, tất cả đều có những tình cảm, những băn khoăn, suy nghĩ giống như chú! Thế hệ chúng cháu đúng là có những bạn trẻ gần như lãng quên hoặc cố tình không nhớ về một thời gian khó, một thời mà nếu bỏ qua thì không thể có những phút giây được hít thở, được sống với một cảm giác "đất nước mình", "tổ quốc mình"... như ngày hôm nay! Nhưng bản thân cháu không phải bao che hay bảo vệ nhưng cũng muốn đặt lại câu hỏi: "Phải chăng, những người của thế hệ đi trước đã quên mất trách nhiệm "đồng hành" và "chuyển giao" những băn khoăn, những trăn trở cho thế hệ đi sau chỉ bởi lý do "chúng tao vất vả kiếm tiền nuôi ăn học mà thế này thế kia..."?? Bài vè ấy phải là:"Tôn Đản chợ của vua quanVân Hồ chợ của trung gian nịnh thầnĐồng Xuân chợ của thương nhânVỉa hè chợ của nhân dân anh hùng"Vì cửa hàng phân phối nằm ở Vân Hồ chứ không phải ở phố Nhà Chung, bác ạ. Tôi nhấn bài viết vì có dòng Meiji và liên tưởng đến công cuộc Duy Tân tại Nhật Bản từ 1868 (ở ta thì 1986 nhỉ :D), cái tôi đang tìm hiểu hiện nay, tuy nhiên khi đọc bài thì nội dung có phần khác. Dầu vậy tôi đồng cảm với tác giả và hiểu khá rõ những gì tác giả đã trải nghiệm vì thuộc thế hệ 7x đời đầu. Thật cảm động! Mong sao các bạn trẻ cảm nhận và thấu hiểu về một thời khó khăn, thiếu thốn mà cả dân tộc đã đi qua để giữ gìn và vươn lên. Loi hoang de Meiji (Minh Tri Thiên Hoang) o doan cuoi phim The Last Samurai do Tom Cruise va Ken Wantanabe dong vai chính :" Sau 20 nam chung ta da co duong xa, xe lua, hai cang nhung duong nhu chúng ta quên mất chúng ta là ai, chúng từ đâu đến ..." Bây giờ, trong từng gia đình 3 thế hệ, nếu con cháu có biểu hiện lệch lạc mà ông bà cha mẹ nói rằng: "Ngày trước..." thì sẽ nhận được ngay câu trả lời "Lại kể chuyện cổ tích !" và chúng ngay lập tức quay lưng về phòng riêng đóng cửa lại ! Chúng không thèm nghe, không thèm biết ông bà cha mẹ đã từng như thế nào.Tiếc rằng hiện tượng này diễn ra khá phổ biến. Đau lòng lắm.
Phụ nữ và rượu Có đủ thứ lý do khó hiểu cho sự hiện diện xa lạ này, tôi thấy đa số mang tâm thế khiên cưỡng, nụ cười luôn gượng gạo, bởi đơn giản họ phải đi “tiếp khách”.Đàn ông rượu vào lời ra, cưa cẩm, tán tỉnh, chân tay quăng ba lăng nhăng, uống là phải khoác vai. Thường thì khi đã say tơi tới thật thì họ quay ra tranh luận chuyện trên giời, đó là lúc những phụ nữ trong mâm tuột ra ngoài, lặng lẽ ngồi nhìn ly, nhìn đĩa và nhìn nhau. Cùng cực chán nản.Có lần ngồi cạnh một chị "bị" mời đến lúc dở rượu, vừa ngồi xuống các anh hăng say bắt uống chào mâm. Chị cười và uống đủ lễ, đến ly thứ sáu thì sau mỗi lần hết chén là đưa khăn ăn che miệng, tôi phát hiện chị nhè rượu ra đó, chị nhận ra điều đó đặt chiếc khăn tang vật ướt đẫm rượu xuống cạnh ghế ngồi, ánh mắt lấm lét nhìn tôi như mắc tội.Tôi mỉm cười thân thiện, không nói gì cả, nâng chén lùa đám đã ngà say vào chuyện khác. Mãi sau chị mới khều khều: "Cảm ơn anh không mách chuyện em ăn gian. Cho phép em mời anh một chén riêng, đây là rượu thật và uống thật nhé".Đó là một tình huống khó xử. Tôi không muốn ép ai uống rượu, nhất là phụ nữ khi bằng trực giác thấy rằng điều đó là cực hình với họ. Tửu lượng tùy người, đàn ông uống cấp tập ngần ấy khi đói bụng còn ngã ngửa.Trước đây tôi đọc đâu đó cho rằng đàn bà ít uống không phải vì tửu lượng kém, hình như họ thường uống ừng ực một cách chân thành nhất khi quá chán. Buồn khác với chán. “Chán” ở đây là trạng thái tâm lý khi bị vô số nỗi buồn lớn nhỏ cuộc sống vây hãm, nuốt bất cần.Chị em bị ép đi uống, rót rượu, cười, nâng ly, khách... vì lý tế nhị nào đó hoặc nhằm mưu cầu trong công tác, liệu họ có chán? Chán đến mức nếu có những quấy rối, va chạm suồng sã nhạy cảm giống như "vô tình", cũng không phản ứng?Chuyện tiếp khách, uống rượu, bông đùa cợt nhả ở cái tuổi trung niên kém mặn mà không còn lạ. Nhàm đến mức người ta còn chả buồn ngạc nhiên nữa khi thấy bóng dáng phụ nữ bên bàn nhậu, say ngất ngư nôn thốc tháo lẫn trong tiếng cười ha hả thỏa mãn niềm vui ít lịch lãm, nhất là những ngày khách khứa cuối năm sặc mùi "xôi thịt". Thứ văn hóa này phổ biến đến mức càng đi ra tỉnh ngoài càng thấy sợ, khách chỉ việc ngồi một chỗ, đội "chủ nhà" lùa từ chị kế toán, em lễ tân, cô cần vụ... tất thảy phụ nữ trong cơ quan ra cụng ly chúc sức khỏe khách "trăm phần trăm”, hết ly như một quán tính là đưa tay ra bắt. Khách nhiều vị quá chén cứ nắm lấy bàn tay ấy nhìn mắt cười hỏi tên xin số điện thoại.Những ngày tháng Chạp, có bao nhiêu phụ nữ đang nở những nụ cười gượng gạo bên bàn rượu, đầu thì quay quắt làm sao trốn được chén tiếp sau, lòng dạ chán chường. Tôi đoán là nhiều. Cái gọi là “những bữa tất niên” đôi khi không thuần túy là một cuộc gặp gỡ cuối năm cũ trước khi về quê ăn Tết. Nó mang cả sắc thái ngoại giao, tri ân đối tác, chúc tết lãnh đạo, và phụ nữ ngồi bên bàn đã thành một cái nếp của nhiều cuộc rượu-ngoại-giao.Chuyện có thể nhỏ ở tầm xã hội, nhưng nếu người ta cứ lờ chuyện nhỏ ấy đi và tạo thành một “nét văn hóa” thì rõ là não trạng xã hội, hay là của những bàn tay chìa ra bắt sau chén rượu kia, có vấn đề không nhỏ.Trước khi chị em đủ bản lĩnh lắc đầu thì đám đàn ông cần biết cảm thấy hèn với thứ "quyền lực mềm" cưỡng chế phụ nữ đi tiếp khách, uống và buông lời thớ lợ.Đời sẽ dịu dàng biết mấy khi chúng ta biết đặt mình vào vị trí của nhau.Hoàng Minh Trí Đời sẽ dịu dàng biết mấy khi chúng ta biết đặt mình vào vị trí của nhau. - Tôi thích câu này của anh. Bài viết hay quá! Sâu sắc và đầy tính cảm thông. Đáng tiếc là không có mấy anh, mấy chú hiểu được cái cớ sự tréo ngoe này... Không riêng phụ nữ, việc ép uống bất cứ ai cũng là hèn hạ. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu điều đó nên Việt Nam đứng top thế giới về ung thư gan. Quá hay, quá xuất sắc. Cảm ơn Anh đã chẩn đoán đúng căn bệnh trầm kha thiếu thần dược để chữa trị của xã hội hiện nay. Bài viết rất đúng, thật là xót xa khi nhìn cảnh chị em phụ nữ nhắm mắt nhăn mặt để uống ly bia, ly rượu trong những buổi tiệc tiếp khách. Bởi vậy khi được chiêu đãi mấy ảnh tui thường đi bia ôm, vào đó thì mọi thứ đều đảo lộn. Đàn ông bị cưa cẩm, tán tỉnh, bị khoác vai, bị ôm ấp va chạm xàm sở, bị ép phải lau mặt bằng khăn lạnh, bị ép cụng ly 100 % đến nổi phải chấp tay xin mấy chị mấy em tha mạng.Đời sẽ dịu dàng biết mấy khi chúng ta đảo lộn cái "nét văn hoá" của những cuộc rượu ngoại giao. Hì hì… Đúng vậy. Cứ nhất thiết là cứ phải có phụ nữ trên bàn nhậu mới chịu. Chẳng vui vẻ gì, lúc nào cũng gượng gạo cười tỏ vẻ vui tươi để khỏi mất lòng họ. Uống không hết thì bị coi là không tôn trọng. Nói chung là đi một cách bất dĩ. Vợ tôi về nhà mà có mùi rượu là tôi cho cái bạt tai. Em là con gái, và em xin trân trọng nói rằng, ép rượu phụ nữ là hành động không quân tử chút nào. Hầu hết bọn em vì nể nả mà uống chút ít, sau đó tìm cách chuồn.Ai đời đi nghe bợm nhậu nói chuyện trên giời làm gì cho mệt người Tôi thấy lạ nhỉ, có nhiều đàn ông ở đây hình như bị nhột hay sao á, mà cứ kêu oai oái, chắc vợ mấy bị thế mấy ông thích lắm nhỉ? Bản thân tôi là đàn ông chứ là đàn bà tôi lấy chồng tây cho khỏe, thấy ngán đàn ông Việt Nam quá rồi mặc dù tôi cũng đàn ông. Ai muốn chửi cứ việc. Tôi rất ghét mấy cha, đặc biệt là già có chức vụ lôi kéo, dùng đủ lời để ép phụ nữ uống rượu. Cũng là đàn ông, tôi thấy những gã này thật bỉ ổi và xấu xa Tôi thấy rất nhiều cô gái trẻ xem chuyện đi ngồi tiếp rượu như một công việc làm thêm! Tôi thấy vui mà. Miễn là chị em đừng uống nhiều, chỉ uống kiểu cụng ly nhấp môi thôi. Và để thật vui thì cũng không nên ép phụ nữ uống. Giờ Chị em đòi Bình đẳng giới ghê lắm. Nhiều khi Chị em mời rượu, mình là đàn ông còn thấy sợ! bài viết hay. Nói lên tâm trạng của mình. Không ít người nghĩ Rượu& Phụ nữ là hai nhân tố khó tách rời cho một cuộc vui! Đáng tiếc,tư tưởng đó không phải nhỏ trong xã hội "tiến bộ" này!Thật chua chát! uống rượu ở Việt Nam xưa nay vẫn là 1 vấn đề rất nhiều người phàn nàn. Uống rượu là uống để thưởng thức, để ngon miệng chứ không phải nhắm mắt uống lấy được như đa số ở Việt Nam bây giờ
Bệnh viện không quá tải Một bác cao tuổi rút thẻ thương binh la lối om sòm đòi ưu tiên siêu âm ngay lập tức. Trong phòng làm việc có 2 máy siêu âm chạy hết công suất, ngoài 2 bệnh nhân nằm trên giường, đứng chờ sẵn còn có một bà mẹ bế cháu bé khóc thét, một bà cụ già uể oải ôm bụng, một phụ nữ bơ phờ mệt mỏi đã mở sẵn khóa quần và cúc áo...Để bớt căng thẳng, cô nhân viên hành chính vận động tất cả bệnh nhân nhường cho bác thương binh. Thấy thẻ BHYT của bác trái tuyến, kết quả siêu âm lại bình thường nên tôi tò mò. Theo chân bác ra ngoài, tôi hỏi cách bác chuyển thẻ BHYT. Bác hào hứng kể: “Tôi bị tiểu đường và cao huyết áp, bác sĩ khẳng định chữa được nên giữ lại. Tôi làm um lên, dọa nếu bệnh tiểu đường và huyết áp của tôi mà không đỡ, thì anh ta mất việc. Thế là anh ta viết ngay giấy chuyển viện”…Cuộc gặp gỡ làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Hầu hết bệnh viện tuyến cơ sở mà tôi từng biết được đầu tư khá tốt cho hạ tầng, trang thiết bị đạt chuẩn căn bản, đảm bảo tất cả người dân đều được chăm sóc y tế. Vậy tại sao bệnh nhân lại không sử dụng? Trả lời cho câu hỏi ấy chính là 7 học viên mà tôi đang hướng dẫn. Tất cả đều tốt nghiệp loại khá hệ đại học chính quy, đã có thâm niên công tác, nhưng khi hỏi đến kiến thức chuyên sâu theo đúng chuyên môn, thì cả 7 người đều bối rối. Nghề y học xong 6 năm đại học, mới chỉ đủ xóa mù kiến thức y khoa, chưa thể thực hành trên người bệnh. Vào bệnh viện, họ sẽ học kinh nghiệm từ các đàn anh đi trước để hành nghề. Với cách thức như thế, cùng chính sách phân tuyến điều trị kéo dài trong nhiều năm, thì dù có tốt nghiệp loại khá giỏi, nếu công tác ở bệnh viện huyện đến hết đời cũng chỉ mổ được viêm ruột thừa, bệnh viện tỉnh có khá hơn nhưng cũng vẫn chỉ dừng ở những kỹ thuật đơn giản. Y tế có một nguyên lý cơ bản: Bệnh nhân là tất cả. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo nên những phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh có quyền truy cập những cơ sở y tế có phương pháp điều trị tốt, họ cũng ngày càng hiểu biết nên càng có cơ hội kiểm soát những phương pháp điều trị. Con người khi mắc bệnh thì tiền sẽ không phải là vấn đề, nên họ sẽ tìm đến bệnh viện đang triển khai kỹ thuật tốt nhất để khám và điều trị.Mô hình y tế của chúng ta, do đang có khoảng cách chuyên môn quá xa giữa 3 tuyến (huyện - tỉnh - trung ương), nên bệnh nhân tự khắc tạo thành một dòng chảy, mà khởi đầu là y tế tuyến huyện, dồn qua tuyến tỉnh để về tuyến trung ương. Những điều bất cập và phi lý cũng theo cái dòng chảy một chiều ấy mà xuất hiện. Ở các quốc gia phát triển, dòng chảy bệnh nhân không theo một chiều như ở ta, mà được khơi thông để tỏa ra các hướng. Để một hệ thống y tế ở đâu cũng có những chuyên khoa sâu, ở bệnh viện nào cũng có chuyên gia giỏi, các nước quy định tất cả bác sĩ ra trường đều phải học nội trú thực hành từ 3 - 5 năm, ở các bệnh viện có chức năng đào tạo chuyên sâu, dưới sự hướng dẫn trực tiếp bởi những người thầy có tay nghề cao. Với thời gian học thực hành như vậy, đảm bảo một bác sĩ ngoại khoa ra trường có thể vững vàng thực hiện một ca đại phẫu, nên họ tỏa đi bất cứ nơi đâu làm việc, thì bệnh nhân vẫn luôn tin tưởng.Mới đây, vấn đề giảm tải bệnh viện lại được đặt ra sau khi Bộ trưởng Y tế thị sát bệnh viện K. Theo tôi, coi "quá tải" như tình trạng chung của hệ thống y tế ở ta là chưa đầy đủ, bởi hàng loạt bệnh viện ở địa phương đang phải đối mặt với thực trạng không có bệnh nhân, không đủ chi phí để tự tồn tại.Cả nước hiện có 1180 bệnh viện, nhưng chỉ 39 bệnh viện tuyến trung ương bị quá tải, chiếm tỷ lệ 3%. Với 382 bệnh viện lớn thuộc tuyến cuối của 63 tỉnh thành, chỉ vài bệnh viện quá tải, số còn lại giữ được bệnh nhân để lấp đầy số giường theo chỉ tiêu đã là việc khó khăn, nói gì đến chuyện quá tải. Còn lại 759 bệnh viện khác, cảnh đìu hiu vắng vẻ là không thể tránh khỏi.Nhưng suốt hai thập kỷ qua, nỗi ám ảnh nằm ghép của 3% số bệnh viện, đã tạo nên tình trạng quá tải “giả tạo” của cả hệ thống chăm sóc sức khỏe, nó đủ che lấp 97% số bệnh viện đang phải tìm cách thu hút bệnh nhân. Giải pháp là gì? Nhiều ý kiến đã được đưa ra, nhiều nội dung đã được triển khai, nhưng là một bác sĩ, tôi cho rằng những cách làm ấy chưa giải quyết được vấn đề gốc rễ.Ví dụ, để khắc phục tình trạng yếu kém chuyên môn của bệnh viện tuyến dưới, ngành y tế đã điều các bác sĩ giỏi về làm việc tăng cường vài tháng. Nó giống như việc nâng cấp chiếc máy bay kém chất lượng, bằng cách gắn thêm cho nó cái động cơ. Ban đầu chiếc máy bay đó có thể bay cao hơn một chút, nhưng ngay sau đó nó tụt xuống nhanh chóng, kéo theo cái động cơ tăng cường kia cũng trở nên rệu rã. Tình trạng quá tải bệnh viện, theo tôi là “không tồn tại”, mà chỉ tồn tại hiện tượng quá tải “giả tạo”. Với những bệnh nhân không có khả năng chạy lên tuyến trên như bác thương binh, họ sẽ phải chấp nhận phó thác sức khỏe của mình cho sự may rủi. Đấy mới là vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách y tế cần phải suy nghĩ.Trần Văn Phúc Bác Phúc nói rât chính xác. Xưa nay họ hò hét kêu la chuyện quá tải Giả tạo rồi vẽ ra 1 vài giải pháp xử lý, nhưng đấy chỉ là cái ngọn nhỏ xíu (3%). Còn 97% không giả tạo, đầy ắp khắp nơi thì hầu như không ai nhìn thấy, hoặc nhìn thấy nhưng làm lơ vì bất lực vì chúng ta vận hành ngành Y tế "theo kiểu Việt nam", tương tự như ngành Giáo dục vậy (40 năm Cải cách giáo dục, càng ngày càng tệ, khổ cho con trẻ và cha mẹ chúng). Bác sỹ phân tích rất chính xác . Tôi biết ở quê tôiCó chị kia lúc hóc với tôi thi vào cấp 3 không đỗSau đó đi học vừa học vừa làm rồi có chế độ conCán bộ y tế cho học y tá từ từ tại chức lên bác sỹGiờ giữ chức vụ trạm trưởng y tế tôi hỏi mọi ngườiCó ai giám khám chữa bệnh ở đó không . Cứ có nện người dân phải đến bệnh viện trung ương thôi chứ không thểLàm vật thí nghiệm cho BS không đậu nổi cấp 3 như vậy Bài viết đúng thực trạng, tôi làm ở bệnh viện huyện nên tôi hiểu. Cám ơn tác giả, đề nghị bộ xem lại chính sách. Có một câu chuyện, em gái ruột tôi, trong một buổi tối đau bụng, phải cấp cứu trong bệnh viện tỉnh. Bác sĩ tại đó kết luận em tôi cần phải mổ ruột thừa. Mẹ tôi gọi điện về Hà Nội hỏi lại dì là bác sĩ và sau đó không đồng ý cho bác sĩ mổ vì các triệu chứng không đúng. Tới sáng hôm sau thì em tôi lại bình thường, thật may vì đêm qua không mổ ruột thừa. Đó là một trong rất nhiều câu chuyện giải thích tại sao người dân cứ phải chạy về trung ương chữa bệnh. Bác sỹ giỏi không muốn làm việc "tuyến dưới" thì chuyện người dân vượt tuyến "lên thăm" họ cũng là chuyện bình thường. Do đó cần có sự tổ chức đào tạo lại bác sỹ tuyến dưới để nâng cấp trình độ của bác sỹ ở tuyến này. Có như vậy mới giảm tải tuyến trên. Tuy nhiên, cũng cần luân chuyển bác sỹ giỏi từ tuyến trên về tuyến dưới và có đãi ngộ xứng đáng. Ví dụ: bác sỹ giỏi từ tuyến trung ương về tuyến tỉnh lương gấp 2-3 lần, về tuyến huyện gấp 3-4 lần... Bỏ hẳn hình thức bác sỹ đào tạo cử tuyển nhằm loại bỏ trình độ yếu vẫn đi học bác sỹ. Những người muốn thay đổi thì đâu có quyền, còn những người có quyền thì nói vòng vo ! Ý kiến quá hay và có sức thuyết phục đối với tôi. Nếu tôi là người có thể tác động làm thay đổi điều này thì tôi sẽ bắt tay nghiên cứu thay đổi ngay. Phải có một chiến lược và làm từng bước để đạt được điều mà nhiều nước khác đã làm. Mong người lãnh đạo quan tâm điều này quá. Cảm ơn bác sĩ Trần Văn Phúc. Quá đúng Quá hay, quá đúng Quá đúng! Nhà gần như vùng sâu vùng xa khi xưa, cách nay khoảng 8 năm. Má tôi, khi đó là 68 tuổi. Má bị đau bụng và sốt. Các anh tôi phải chở Má ra bệnh viện huyện (Cách nhà 14 km) bằng vỏ máy, vì lúc đó chưa có xe 4 bánh từ thiện hoặc xe 4 bánh dịch vụ cho thuê như bây giờ. Cả nhà sốt sắn theo Má tôi. Ra đến bệnh viện huyện, 2 người trực (lúc đó khoảng 9 giờ tối) dửng dưng nói:"Bà cụ không sao, tại bả ăn không tiêu, uống viên thuốc tiêu này là khỏe à". Má uống vô thấy không khỏe, Anh em tôi xin nhập viện họ không cho, kêu"về đi, Bà cụ kg tiêu chứ có gì đâu mà nhập viện. Lúc đó thấy Má không ổn, anh em tôi đưa Má ra bệnh viện tỉnh, vô cấp cứu. Sáng hôm sau BS làm xét nghiệm các thứ, đến tối họ đưa Má tôi vô phỏng mổ, BA nói má tôi viêm ruột thừa. Mổ xong nằm viện cả 10 ngày Má tôi mới xuất viện về nhà và khỏe hẳn. Từ đó về sau nhà tôi nhất là Ba, Má khi bệnh là ra bệnh viện tỉnh hoặc lên thành phố. Con chị em tôi khi sinh đẻ cũng ra bệnh viện tỉnh, chứ không dám nằm ở huyện chứ nói gì đến Trạm y tế xã. Nói như thế có thể có người nói. Vậy mấy người nằm ở huyện hoặc xả chết hết à. Nhưng như BS Phúc nói khi bệnh thì chẳng tiết gì tiền bạc nữa nên cố gắng hết sức có thể thôi. Nút thắt ở đâu thì giải quyết ở đó. Theo tác giả, nguyên nhân gốc rễ là bác sĩ ra trường chỉ có kiến thức cơ bản. Ở bệnh viện tôi, nếu nhận tất cả bác sĩ về nội trú là điều không thể, mỗi khóa chỉ có thể nhận một vài bạn thi đủ điểm. Lâm sàng đúng là người thầy thực tế kinh nghiệm nhất. Không thể bắt các chuyên gia, giáo sư đầu ngành phải chia sẻ tất cả những gì họ biết hoặc họ muốn chia sẻ cũng không có thời gian và thực tế cho học viên xem. Vậy phải làm thế nào?? Chỉ có cách đào tạo sao cho khi ra trường bác sĩ đạt được trình độ đủ để làm việc luôn, học định hướng, chuyên sâu ngay trong trường chứ không trông chờ vào đi nội trú (mà nội trú xong 100% họ ở lại làm cho bệnh viện luôn). "để khắc phục tình trạng yếu kém chuyên môn của bệnh viện tuyến dưới, ngành y tế đã điều các bác sĩ giỏi về làm việc tăng cường vài tháng. Nó giống như việc nâng cấp chiếc máy bay kém chất lượng, bằng cách gắn thêm cho nó cái động cơ. Ban đầu chiếc máy bay đó có thể bay cao hơn một chút, nhưng ngay sau đó nó tụt xuống nhanh chóng, kéo theo cái động cơ tăng cường kia cũng trở nên rệu rã"Tôi cũng là bác sĩ nên tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định này của bs Phúc. Đề án 1816 tăng cường bác sĩ cho tuyến cơ sở không hiệu quả mà lại tốn kém tiền của nhân lực, mong BT nghĩ lại. Trạm xá phường nơi tôi sống có các cán bộ y bác sỹ làm việc theo đúng kiểu "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về". Họ nhàn hạ riết quen đến độ có lần tôi đau bụng quá tính vào khám cho gần thì nhận được những ánh mắt tỏ rõ sự ngỡ ngàng như tôi từ trên trời rời xuống (có lẽ nào giờ có ai đến đây khám bệnh như tôi đâu). Sau khi hỏi hang qua loa thì họ bảo tôi đi ra bệnh viện quận để khám đi. Như vậy đó, bệnh viện các tuyến dưới luôn muốn đẩy bệnh nhân lên tuyến trên cho rảnh, bệnh viện tuyến trên lại hở cái cũng chuyển lên trên nữa hình thành hình kim tự tháp dồn lên đỉnh. Như thế bảo sao các bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lại lại không quá tải! Bai viet cua Bac si rat dung, nhung giai phap de giam qua tai BV can phai co su thay doi nhieu, voi su tham gia cua nhieu cap khac nhau.Vdu:Tai sao ko de cac co so yte ban dau chi thuc hien cong viec phong benh, nhu tiem chung, phong chong SDD, benh hoc duong.,benh roi nhieu tam tri ..v.vcach su dung thuoc nam ,rau sach ...khong bat ho phai co chi tieu giuong benh/nam, vi phong benh tot cung da giam tai Bn roi..roi viec nang cao chat luong kham chua benh, dac biet chu trong viec tu van cho benh nhan, nang cao su hieu biet cua Bn ve cac benh , cach phong chong...va toi dong y voi viec co phan hoa cac Bv, do la hinh thuc buoc phai nang cao chat luong kham benh, tuy vay phai co qua trinh quan ly va kiem tra chat che ..Toi rat mong co nhieu y kien cua cac nhan vien yte ve van de qua tai de giam bot ganh nang cho nhan vien yte noi chung o cac Bv tuyen tren.
Vết thương há miệng Một quả đạn pháo rơi ngay trước cửa hầm. Chị Bích, con gái thứ hai của bà Choòng bị một mảnh đạn đâm thẳng qua tim.Ông Sơn, người cùng bản, mang chị Bích đi chôn. Người lính ấy về từ chiến trường miền Nam, cả làng giết trâu ăn mừng, không được bao lâu, thì đã lại lên biên giới cắm chông chờ một cuộc chiến khác - chiến tranh biên giới 1979. Rồi không được bao lâu nữa, lại là cuộc tấn công năm 1984, lại cầm súng, lại cầm xẻng đi chôn người chết.Vị Xuyên những ngày tháng sau đó thành biển lửa trước đạn pháo từ bên kia biên giới bắn sang. Người nhà kể, từ ấy, cứ mỗi lần trời có mưa gió sấm chớp, bà Choòng lại khóc. Vì người Tày có tục dựng một cái lều ngay trên mộ người khuất, để che mưa che gió. Bà đi sơ tán vội, không kịp dựng cái lều cho con. Bà thương con không có cái mái cọ che đầu.Những câu chuyện như thế ở dải đất hình chữ S này nhiều vô kể. Và cũng rất nhiều người như bà Choòng, hay ông Sơn, sau hơn 30 năm, mới có một người đến, để hỏi về cái buổi chiều ấy. Bà đã già lắm nhưng vẫn nhớ từng chi tiết. Con mình không nhớ sao được, bà nói. Bà dắt tôi đến miệng hầm dưới gốc tre. Bà chỉ chỗ quả đạn pháo rơi xuống. Rồi đứng lặng im.Ông Sơn cũng vẫn nhớ ngày chôn cô bé cùng làng. Người lính già đã đi qua mấy cuộc chiến tranh, nhưng không kể chuyện chiến tích bi hùng. Ông chỉ nhắc tôi, qua nhà ấy mà hỏi thăm, có bà Choòng, có đứa con bị chết. Hơn 30 năm, họ không quên được những gì đã xảy ra.Không khí ở cái bản người Tày ấy làm tôi nhớ đến tiến sĩ Ku Su Jeong. Bà là người đã khởi xướng phong trào “Xin lỗi Việt Nam” - một phong trào gây tranh cãi ở Hàn Quốc. Bà muốn xin lỗi những nạn nhân của các cuộc thảm sát mà lính Hàn Quốc đã gây ra trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tòa soạn báo nơi bà công bố các bài viết từng bị đốt phá. Tiến sĩ Ku Su Jeong bị công kích, vì nhiều người cho rằng nên “khép lại quá khứ”. Dư luận Hàn Quốc cũng phân hóa vì phong trào này. Nhưng bà cho rằng, “con người không thể khép lại quá khứ hay lịch sử được”.Bà Ku Su Jeong bây giờ thỉnh thoảng lại dắt các đoàn khách Hàn Quốc sang, cúi đầu xin lỗi người dân của những nơi mà quân đội nước bà đã gây ra thảm sát. Bà kể một câu chuyện rất hay: Lần đầu tiên bà tới Phú Yên, kèm lời xin lỗi và hỏi han, bà tặng các nhân chứng một ít trà sâm loại rẻ tiền. Lần thứ hai, vì áy náy, bà mua trà sâm đắt tiền, nhưng các nhân chứng lại chê trà lần này uống không tốt cho sức khỏe bằng lần trước. Tiến sĩ Ku nhận ra rằng, trà sâm rẻ tiền lại “tốt” hơn, chỉ bởi vì đó là lần đầu tiên. Sau mấy chục năm, lần đầu tiên họ được gặp một người Hàn Quốc, lần đầu tiên họ nói hết nỗi lòng, giải tỏa những uất hận dồn nén.Lịch sử có thể khép lại hay không, đôi khi chỉ cần một lời thăm hỏi, hay xin lỗi thẳng thắn.Lịch sử có thể khép lại hay không, phải xem còn bao nhiêu người không thể nói dù chỉ một lần về nỗi đau của mình, chứ không phải là bao nhiêu năm đã trôi qua.Sẽ có rất nhiều người tin rằng việc bà Ku Su Jeong làm là bới móc nỗi đau quá khứ, không để cho nó được trôi đi. Nhưng tôi tin rằng bà Choòng sẽ không cho rằng một lời xin lỗi là vô nghĩa.Bà Ku Su Jeong nói rằng bà sẽ xin lỗi hàng trăm, hàng nghìn lần, cho đến khi nào người dân Việt Nam bảo đủ rồi, những vết thương đã lành, thì lịch sử khi đó mới tự khép lại.Không phải ai cũng nghĩ như tiến sĩ Ku. Vẫn còn những khoảng lịch sử không được nhìn nhận theo cách ấy. Và có những lời xin lỗi chưa bao giờ được đưa ra, cho dù cuộc giết chóc ấy có vô lý đến cực cùng. Nếu bạn đi từ thành phố Hà Giang lên cửa khẩu Thanh Thủy, qua kilomet 11, gần ủy ban xã Phương Tiến, bạn sẽ nhìn thấy bên trái đường, một người phụ nữ già ngồi trước bậc thềm căn nhà nhỏ. Đấy là bà Nguyễn Thị Choòng. Nhiều người già trong vùng đã quên mất cái ngày mà cơn mưa đạn pháo bắt đầu rót từ bên kia biên giới. Nhưng bà thì vẫn nhớ. Đấy là ngày mùng 2 tháng 3 âm lịch. Ngày giỗ của con bà.Nơi ấy cũng đã nằm xuống rất nhiều người con của nhiều bà mẹ khác. Và vết thương lịch sử có tự khép lại được không? Tôi không dám hỏi họ câu ấy. Từng người, từng người, vẫn còn nhớ ngày, nhớ giờ nhà mình cháy, con mình chết.Đức Hoàng "Vẫn còn những khoảng lịch sử không được nhìn nhận theo cách ấy. Và có những lời xin lỗi chưa bao giờ được đưa ra, cho dù cuộc giết chóc ấy có vô lý đến cực cùng."==> tôi rất ưng ý câu này! Đức Hoàng viết hay quá. từu nỗi đau của người dân bj án oan sai, đến cả những nỗi đau của dân tộc. Thật thấm thía. Mong rằng có nhiều người đọc và tự suy ngẫm. MÙNG 2 THÁNG 3 ÂM LỊCH.TỪNG NGƯỜI VẪN CÒN NHỚ NGÀY.NHÀ MÌNH CHÁY.CON MÌNH CHẾT. VẾT THƯƠNG LỊCH SỬ Cảm ơn Duc Hoang vì một bài viết sâu sắc và nhân văn! Ước gì thế giới không có chiến tranh, xung đột... Không có mất mát đau thương!!! Bài viết hay quá, quá khứ chưa khép lại là quá khứ còn tiếp diễn, xin lỗi khi hai bên đã quan hệ bình thường, còn đang so kè, đối đầu thì không ai lên tiếng xin lỗi đối phương bao giờ Thành thật chia buồn cho tất cả những ai đã hi sinh nằm xuống để bảo vệ quê hương!!!Bác đã nói "Tất cả do dân ... vì dân..." Xin hãy nghĩ đến dân mà thương xót tiền của dân hãy lấy lợi ích chung đừng vì lợi ích riêng mà trục lợi cho bản thân mình, rồi hậu quả về sau dân sẽ chịu "Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể" Chờ họ nói lời xin lỗi ư,quả là khó, Càng nhớ đau thương thì càng phải nhớ thuộc lòng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc mình,không những hôm nay mà mà mãi sau này nữa các bạn ạ. Toi da SONG duoc qua nhung ngay chien tranh voi y tuong rang Minh da CHET ! Bài viết cảm động! Rất cám ơn Đức Hoàng, bài viết rất xúc tích và cảm động. NHẮC TỚI THẤY BUỒN.CHO NGƯỜI DÂN.MÙNG 2 THÁNG 3 ÂM LỊCH Cảm ơn Nhà báo Đức Hoàng về bài báo trên tôi Là người Lính từng cầm súng trên mặt trận Vị Xuyên giai đoạn 1984 ~ 1989 mình cũng chứng kiến bao nhiêu mất mát của cuộc chiến tranh này người dân vô tội bị đạn pháo TQ bắn trúng nhà tại bản Quyết Tiến Quản Bạ, tại bản người Mông, người Mán, người Tày tại chân đèo QT (cổng trời) những Đồng đội tôi hy sinh dọc tuyến từ các cao điểm 1059; 1234; 920; kho K1, đồi chè vv... đến nay còn in mãi trong ký ức của tôi. Bài viết rất hay, nhưng còn thiếu 64 chiến sĩ trên đảo Gạc Ma năm 1988. Một lời xin lỗi sẽ không bao giờ có nhưng chúng ta phải có trách nhiệm cho thế hệ mai sau biết lịch sử của dân tộc, không nên che đậy dù đó là ai. chiến tranh là phi nghĩacám ơn nhà báo cho tôi biết thêm lịch sử Nếu cứ xoáy vào những nỗi đau của người dân thì nhiều nhiều lắm, nó không nằm ở biên giới trong các cuộc chiến, không nằm ở nơi đã từng có chiến tranh ...mà ngay trong cuộc sống tưởng như bình yên của bao làng quê VN trong các thời kỳ...đã qua. Nhưng có ai đã dám nhắc lại và chịu trách nhiệm về nỗi đau đó ...của bao gia đình.... !
Người mẹ bán tim Chị tin rằng con mình, một đứa trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh, có thể được chữa bằng phương pháp cấy tế bào gốc. Và để phục vụ kế hoạch ấy, chị sẵn sàng chết, với mong muốn đổi nội tạng của mình lấy 600 triệu đồng; dù các bác sĩ đã khuyên chị bình tĩnh.Cuộc đời làm bác sĩ của mình, tôi đã gặp nhiều bệnh nhân tuyệt vọng. Họ bỏ qua những lời khuyên của bác sĩ để níu kéo hy vọng cuối cùng. Cách đây vài hôm, tôi cũng gặp một bệnh nhân tuyệt vọng. Anh bị chấn thương cột sống, đã được mổ tại cả địa phương và bệnh viện đầu ngành. Có vẻ như anh rất thất vọng với kết quả của cả hai lần mổ. Dù theo tôi, ca mổ thứ hai đã làm nhiều hơn mức cần thiết.Khi tôi hỏi anh đến gặp tôi với mong muốn gì. Anh cho biết anh muốn hết liệt, hết rối loạn tiểu tiện. Có người bệnh chấn thương cột sống nào mà không mong muốn như vậy? Nhưng tôi không đủ khả năng chữa cho anh. Tôi cung cấp thông tin cho anh về các phương pháp chữa bệnh hiện nay trên thế giới. Anh đã biết những thông tin ấy. Nhưng hình như anh chưa biết, rằng việc cấy tế bào gốc mới chỉ đang trong vòng nghiên cứu, có thể thành công, nhưng cũng có thể thất bại. Ngay cả khi nó thành công thì người ta cũng chưa biết cái giá phải trả là như thế nào. Nhưng anh có vẻ quyết tâm, dù cho chi phí có lớn đến đâu đi chăng nữa.Chúng tôi cũng hay gặp những hoàn cảnh éo le ở những gia đình đã bán hết nhà cửa, tài sản, để chữa bệnh. Tâm lý phải làm gì đó cho người thân đã khiến cả gia đình lâm vào cảnh khốn cùng sau khi người bệnh qua đời. Có bệnh nhân qua được một giai đoạn nào đó nhưng không còn gì để bán, không vay mượn được nữa để đi tiếp.Giả sử người mẹ ấy có thể bán được nội tạng, có một số tiền đủ để cho con chữa bệnh, cũng vẫn sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Phương pháp chữa bệnh mà người mẹ quyết tâm bán tim mình để theo đuổi cho con có thực sự xứng đáng với việc chị đặt cả tính mạng mình vào đó? Đó có phải là phương pháp đã được phép thực hiện cho mọi người, không phải chỉ là đang nghiên cứu hay không?Cứ cho là phương pháp ấy có thể chữa hết bệnh cho cháu bé, thì cháu sẽ sống ra sao khi đã không có cha, giờ lại không còn mẹ? Tôi không hoàn toàn ủng hộ ý kiến cho rằng người mẹ đã có lỗi với con khi quyết định sinh mà chưa đủ khả năng nuôi con, nhưng tôi sẽ rất đồng ý với ai cho rằng việc chị quyết định chết bây giờ, cho dù để lấy tiền chữa bệnh cho con, là một hành động thiếu trách nhiệm với con của mình. Vấn đề của người mẹ quyết định bán tim và nội tạng của mình để lấy tiền cho con chữa bệnh, và trước đây là người mẹ đã tự tử để lấy tiền phúng viếng cho con đi học, cho thấy, trước những hoàn cảnh ngặt nghèo, người ta dễ mất định hướng, dễ dẫn đến những quyết định hết sức tiêu cực, thể hiện sự bế tắc như thế nào.Và trước những con người như thế, tôi cho rằng cái đang thiếu nhất, chính là những chỗ dựa tinh thần. Trước những cơn bĩ cực, đặc biệt là khi đã lên báo, sẽ có người đến tặng tiền, mong họ vượt qua cuộc khủng hoảng.Trong đợt công tác cứu trợ ngập lụt miền Trung vừa qua, chúng tôi đến Lệ Thủy, Quảng Bình. Ở đó, chúng tôi được biết có một số các bà mẹ khiếm thị đơn thân đang gặp khó khăn nên quyết định hỗ trợ thường xuyên cho các cháu. Kể từ hôm đó, tôi thường xuyên nhận được điện thoại của các bà mẹ và các cháu mà tôi nhận hỗ trợ. Thật tiếc là tôi không có nhiều thời gian để duy trì độ dài của các cuộc nói chuyện. Tuy nhiên, qua những trao đổi ngắn, lại khá khó khăn bởi vấn đề ngôn ngữ địa phương, tôi hiểu rằng, họ cần nhiều hơn là một khoản tiền hỗ trợ. Các chị bị cô lập vì nhiều nhẽ. Vì vấn đề tài chính, vì định kiến xã hội. Tôi đã nhận được một số ý kiến, và khó mà bác bỏ. Chẳng hạn như, sẽ là có tội nếu chúng ta quyết định sinh ra một đứa con khi chưa có đủ khả năng nuôi dưỡng nó. Đấy là chưa kể đến chuyện còn khá nhiều người ác cảm với những phụ nữ không chồng mà có con, kể cả khi đó là quyết định ngay từ đầu của họ. Chị Hoa trong câu chuyện “bán tim lấy tiền chữa bệnh cho con” cũng là một người mẹ đơn thân. Và từ phản ứng cực đoan của chị - sẵn sàng rao bán tim gan mình trên chợ đen - tôi tin rằng chị không chỉ hứng chịu bi kịch thuần túy của việc thiếu tiền.Chị, và rất nhiều những người tuyệt vọng khác mà bạn có thể gặp ở bất kỳ đâu trong bệnh viện, rất cần một chỗ dựa về tinh thần. Hội phụ nữ, các đoàn thể… ở đâu? Sao những tổ chức được lập ra với bao nhiêu mục tiêu cao cả, tiêu tốn khá nhiều ngân sách, lại không giúp cho những người đang rơi vào bế tắc đó có một quyết định đúng đắn, tích cực? Chúng ta tìm đến những người nghèo và cho tiền khi nghe rằng họ đã tới mức cùng quẫn. Chúng ta chưa bao giờ có một cơ chế để lắng nghe và hỗ trợ những người bế tắc từ trước khi họ tuyệt vọng. Sẽ còn bao nhiêu bà mẹ khốn cùng như chị Hoa khi sự tuyệt vọng sẽ lại nối dài bởi sự tuyệt vọng đơn độc khác?Võ Xuân Sơn Bài báo hay quá, cảm ơn Bác Sỹ đã đặt ra 1 vấn đề cần cho xã hội.Hội phụ nữ, các đoàn thể… ở đâu? Sao những tổ chức được lập ra với bao nhiêu mục tiêu cao cả, tiêu tốn khá nhiều ngân sách, lại không giúp cho những người đang rơi vào bế tắc đó có một quyết định đúng đắn, tích cực? BÁN TIM CỨU CON. NẾU AI CÒN MẸ .NHỚ ĐỀU NẦY Con người sinh ra ai cũng đều muốn được sống, họ không chọn cho mình bất hạnh nhưng hoàn cảnh, số phận đã xô đẩy họ. Xung quanh chúng ta hàng ngày vẫn tồn tại hàng trăm, hàng ngàn cuộc đời bất hạnh khổ đau. Chẳng phải đến khi Thiên tai, lũ lụt họ mới xuất hiện và cần giúp đỡ. Hội phụ nữ, hội nông dân và các tổ chức XH khác phải chăng thay đổi cách nhìn của mình? Quan tâm hơn đến nỗi đau hàng ngày của những cuộc đời bất hạnh. Tôi có cùng suy nghĩ như anh và băn khoan liệu cháu bé sống ra sao khi ko còn mẹ. Sự hy sinh này có kết quả tốt không? Người thân bao giờ cũng mang tâm lý "còn nước còn tát" với người bệnh nặng. Người ngoài cuộc và các nhà chuyên môn luôn sáng suốt hơn người trong cuộc. Nên chăng, nếu thấy không còn nước thì phải giúp cho những người đang rơi vào bế tắc đừng cố tát nữa, đừng vì tính đồng cảm mà bỏ qua lý trí. Nếu có ai đó mua TIM của chị Hoa thì người đó không những bị hỏng TIM mà còn hỏng cả LƯƠNG TÂM. Buồn! Thấm từng chữ,Bài viết hay nhiều ý nghĩa, mở ra cho mình một suy nghĩ tích cực hơnCám ơn Bs Võ Xuân Sơn Cảm ơn tác giả vì bài viết rất hay. Chúng ta nên đưa những người ấy ra ngắm tượng nghìn tỷ để họ tạm quên đi bệnh tật của mình Ở xã hội nào cũng có những người khốn khổ mà, hết bán tóc,bán răng, bán thân và giờ là bán tim để cứu con. Hội phụ nữ hay các đoàn thể chỉ đặt ra để có chứ không phát huy hết tác dụng đâu anh Sơn à Bài viết thật tuyệt vời!Đọc các bài của Bác sỹ này tôi thấy Ông là người học cao biết rộng, giỏi về chuyên môn tầm cỡ khu vực và quốc tế, đặc biệt với một nhân cách "thầy thuốc như Mẹ hiền". Chúc Ông sức khỏe đê tiếp tục cứu người bằng tai nghe và ngòi bút! Một vấn đề rất khó viết mà anh đã viết được ra. Hy vọng lay động tâm cam hoặc khởi đầu cho "một cái gì đó" ! Khi tuyệt vọng thì người ta không nghĩ được sâu xa như lời bác sĩ nói đâu ạ. Chị ấy chỉ vì thương con và mong muốn con được sống thôi. Tự nhiên tôi nghĩ đến tỷ phú Hoàng Kiều. Nói thật lòng đó. Các mạnh thường quân ơi, các bạn hãy là những người đầu tiên giúp đỡ họ đi. Hãy giang tay giúp người mẹ này và cháu bé qua cơn hoạn nạn. Cám ơn rất nhiều. Giá mà Việt Nam chấp nhận quyền được chết, đây là một quyền rất nhân văn của con người. Chỉ tiết là ở Việt Nam vẫn điệp khúc: cái gì không quản lý được thì cấm.
Nước mắt đỏ đen Tôi chứng kiến một chàng trai chỉ tầm 25-26 tuổi, tính tình hiền như đất, nhưng thỉnh thoảng lại khiến gia đình thất điên bát đảo với trát đòi nợ vài tỷ. Chỉ trong một năm, cậu này đã đốt chừng 20 tỷ. Đến đấy thì tôi không dám tiếp xúc thêm để chứng kiến kết thúc của gia đình kia, chuyện gì sẽ xảy ra khi họ không còn đất để bán.Tôi cũng chơi với một chiến sĩ cảnh sát từng giữ cương vị chỉ huy cấp đội. Tương lai xán lạn. Anh còn trẻ, học hành bài bản, gia đình lại truyền thống. Nhưng tiền đồ ấy đã tan thành mây khói, khi anh này vỡ nợ hàng tỷ đồng do cá độ bóng đá. Anh phải xin ra khỏi ngành. Nhưng rồi vẫn không thể cai nghiện. Bây giờ thỉnh thoảng anh vẫn nhắn tin vay tôi chỉ vài trăm nghìn, với đủ mọi lý do. Ban đầu dù không dư dả gì nhưng tôi đều giúp vì thương anh – người đã mất tất cả. Nhưng cách đây ít tháng tôi đã không thể đáp ứng đề nghị của anh nữa. Chẳng phải vì tiếc tiền, mà đơn giản chỉ là tôi thấy mệt mỏi với cách sống mù quáng của anh.Tôi đã chứng kiến quá nhiều những gương mặt người như thế trong những năm tháng tuổi trẻ của mình. Già, trẻ, trai, gái, người lao động phổ thông hay cán bộ có tiền đồ rộng mở.  Khi đọc những thông tin đầu tiên về việc ca sĩ họ Đàm lên facebook nức nở về việc phải trả nợ 20 tỷ cho người thân, tôi đã nghĩ ngay rằng đó là một câu chuyện liên quan cờ bạc. Bởi chỉ có đỏ đen mới khiến người ta đốt tiền một cách khủng khiếp và hết lần này đến lần khác như vậy. Đỏ đen nguy hiểm chẳng khác nào ma túy, nếu không muốn nói hậu quả của nó còn ghê gớm hơn. Cờ bạc cũng gây nghiện. Và một khi đã nghiện cờ bạc cũng khó cai như ma túy vậy. Đam mê đỏ đen rồi nợ nần. Sau đó thì phải xoay mọi cách để trả nợ, mà phương án cuối cùng thường là “báo nhà”. Ở thời điểm phải bằng mọi giá để có tiền ấy, gia đình thường được nghe những lời hứa hẹn, thề thốt rất bùi tai rằng sẽ không có sai lầm nào nữa. Nhưng tất nhiên họ không dừng lại. Vòng xoáy đó sẽ chỉ chấm dứt khi gia đình khánh kiệt.  Một người nghiện ma túy nặng có lẽ một ngày cũng chỉ có thể đốt đến tiền triệu. Trong khi cờ bạc thì ngày bay hàng tỷ đồng, thậm chí nhiều hơn cũng hoàn toàn có thể. Cờ bạc tước mất nhân cách một con người nhanh hơn ma túy – với nợ nần, dối trá, với một cuộc sống liên tục bị đe dọa tính mạng và sống trong hoảng sợ cực cùng.Nhưng mấu chốt của câu chuyện này, không phải là sai lầm của những cá nhân – những con nghiện – mà là dường như chúng ta đang dung dưỡng một môi trường thuận lợi để thứ tệ nạn này phát triển.Pháp luật Việt Nam, đánh bạc là phạm pháp. Nhưng việc tiếp cận với đỏ đen ở nước ta lại rất dễ dàng. Có vô số website cá độ trực tuyến bằng tiếng Việt, công khai tài khoản ngân hàng, số điện thoại… Rồi người ta có thể đánh lô, đánh đề ở bất cứ đâu. Bất kỳ ai nếu bước chân vào thế giới này đều sẽ đọc được cách vận hành của nó. Số tiền các nhà cái đổ ra để marketing công khai cho cờ bạc tại Việt Nam, tôi tin rằng còn tinh tế hơn nhiều ngành thương mại mà chúng ta xác định là “chủ đạo”. Bạn đăng ký tài khoản trực tuyến, rồi bạn có thể nhận được điện thoại từ đầu số nước ngoài với giọng nữ đầy nhẹ nhàng “chúc bạn vui vẻ”, và cứ thế chơi đến khi tán gia bại sản. Hay nếu bạn không rành công nghệ, bạn là khách hàng tiềm năng, thì tôi cũng đã chứng kiến “đầu nậu” hỗ trợ công nghệ đến tận răng, mua máy tính, cài đặt sẵn cho khách ở nhà. Đáng bao nhiêu một bộ máy tính khi họ sắp được siết nợ sổ đỏ? Việc này khiến tôi nhớ đến cách mà Jack Ma mua máy tính cho những cộng đồng nghèo tại Trung Quốc để họ mua sắm trực tuyến trên Alibaba. Một phép so sánh buồn và buồn cười: cờ bạc ở ta làm thương mại tinh tế ngang với doanh nghiệp tỷ đô nước ngoài, nhiều ngành chạy dài không kịp.Và tất cả những thứ đó đều đang vận hành công khai. Tôi không tin rằng có điều gì qua mắt được cơ quan điều tra.Và trước tất cả những thứ đó, phản ứng đáng kể nhất của xã hội là đồng cảm với một người nổi tiếng khóc. Kéo một phong trào lên mạng khóc. Vì bất lực? Và thế là hết. Phan Tất Đức Đương nhiên không có điều gì qua mắt được những cán bộ tài ba của cơ quan điều tra cả. Nhưng họ đang nuôi bò để vắt sữa, càng nhiều bò thì càng được nhiều sữa. Lâu lâu giết một vài con bò ốm đói, ít sữa để hiến tế dư luận. Sữa lúc nào cũng ngọt và mọi người ai cũng thích sữa. Một vài bài báo đã lên tiếng trách móc ĐVH về chữ hiếu sau vụ streamlive lòm xòm trên. Nhưng ko hiểu họ có biết 20 tỷ là số tiền lớn đến mức nào ko ? Và nếu là một người L Đ bthg thì sẽ dành bao nhiêu lâu mới kiếm đc số tiền lớn như vậy. Còn về bà mẹ đam mê kia thì sao ? Đáng lẽ vào cái tuổi đó với kinh nghiệm sống của mình trải qua bao thời kỳ khó khăn nhẽ ra phải có những lời khuyên về cách sống cách đối xử với đồng tiền..... thì lại đâm đâu vào cờ bạc để bọn xh đen vào tận nhà đòi tiền liệu bà ta có giữ thể diện cho con bà ? Đạo lý hay hiếu thuận điều do con người sinh ra cả trên hết hãy biết đối xử tốt với ng khác dù là con đẻ mình . Điều đáng buồn hơn là những tổ chức băng nhóm này đòi nợ công khai nhưng không có cơ quan chức năng nào can thiệp. Không có gì để có thể nói cho hết. Chỉ dùng tạm một cụm từ đó là : "chính xác!". Chính bản thân tôi cũng từng là một con nghiện cờ bạc cho đến một khi tiền bạc - nhân cách đạo đức không còn có thể giữ được nữa. Cũng may là tôi còn có thể nhìn lại hai đứa con mà làm lại từ đầu. Tôi chẳng hiểu sao những trang mạng chơi game trúng thưởng vcoin đã tiêu hủy không biết bao nhiêu cái nhà lại vẫn hoạt động ngày một mạnh mẽ. Cơ quan pháp luật Việt Nam lý nào không biết đây là cờ bạc trá hình ? Bài viết rất hay. Ủng hộ họ Đàm công khai. Không để bọn lưu manh chăn dắt lừa lọc hết tài sản thì đã muộn rồi. Pháp luật chưa nghiêm Tôi hiểu nỗi đau của Đàm vì tôi sống trong hoàn cảnh của ĐÀm. Chúng tôi đã vì sợ tai tiếng, sợ bị chê cười vì gia đình toàn người có học thức. Chúng tôi đã chịu suốt 20 năm. Càng trả được nợ, canh bạc càng khát và cả canh bạc đều nghĩ rằng con cái không bao giờ để cho mẹ khổ. Cực chẳng đã, sau 20 năm, chúng tôi buộc phải công khai không trả cho ai bất kì một khoản nào với bất cứ lí do gì. Đó thực sự là một cú sốc vô cùng đau đớn cho cả gia đình, chúng tôi cứ tưởng rằng không thể sống nổi khi công khai vậy mà đó lại là một quyết định đúng sau 20 năm với đủ mọi biện pháp. Và bây giờ mọi việc cũng đã ổn cho dù có người không nằm trong hoàn cảnh này họ đều cho rằng con cái như vậy là bất hiếu. Đàm đã làm rất đúng và rất can đảm. Tôi thực sự rất cảm ơn Đàm vì nhờ việc làm của bạn mà đã thức tỉnh được biết bao nhiêu người đang lầm lỡ, cũng cảm ơn tác giả bài viết này cho tôi cơ hội được nói lên suy nghĩ của mình. Hay lắm. Mình cũng biết một anh, đang làm bác sỹ ở Bệnh viện lớn, vừa học xong thạc sỹ, bố vợ có chức tước trong ngành y tế tỉnh, mỗi tội mê cờ bạc, gia đình nội gia đình ngoại bao lần trả nợ hộ, nhưng đỉnh điểm mùa Euro vừa rồi anh gánh quả nợ 18 tỉ, và lúc tũng quẫn đã thắt cổ tự tự..thật chua xót. Khổ nhục vì gia đình có người nghiện cờ bạc và nói dối như quậy Tôi hiểu rõ điều này, và tôi căm thù nó. ở chỗ tôi, nhà nhà đánh bạc người người làm bac, nó như một thứ nghề, và được bảo kê của cơ qua chức năng. Cờ bạc là do lòng tham của con người nhưng nếu cơ quan chức năng quản lí chặt chẽ và có những hình phạt thích đáng thì ng ta vẫn sẽ biết sợ mà ko chơi. Hãy nhìn Philippin, bây h ai dám bán ma túy?!!! Việc cờ bạc sinh ra dối trá , đồng nghĩa với tư cách bị bán rẻ , nhân phẩm bị chà đạp, nói gì tiếng khóc của con trai làm sao hấp dẫn bằng chiếu bạc, người như thế là một gánh nặng, không còn tình, nên loại bỏ họ ra khỏi cuộc sống riêng tư của cá nhân, dù rất khó nhưng là việc nên làm. Thật - nó còn nghiện hơn ma túyđi làm chơi bài với bạn, thua 3 xị cố chơi để gỡ lại thì lại thua thêm 6 xị nữa.từ đó u mê trong đỏ đen 2 năm trời đã mất đi 1 lô đất, may mà giờ đã tỉnh giấc và đã có vợ 1 con, cuộc sống này hạnh phúc quá Người chơi đánh bạc là người nghĩ rằng "tất cả đều ngu mình ta khôn". Khi người chơi ý thức được "tất cả đều khôn chỉ mình ta ngu" thì đã muộn.
Vòng hận thù Chỉ trong giây phút, người đàn ông đứng tuổi với phong thái mực thước và hiền lành đang phát biểu ở một triển lãm nghệ thuật đã ngã xuống, bất động. Điều còn ám ảnh hơn nữa là chỉ một lát sau đó bàn tay phải của ông từ từ xoãi ra trong một phản xạ vô thức của cơ thể trước khi ông trút hơi thở cuối cùng ngay trước ống kính máy quay vẫn đang tự động ghi hình và trong tiếng quát tháo giận dữ của tên khủng bố.Tôi tự hỏi rằng những hình ảnh đau thương ấy sẽ ám ảnh người thân của ông đến bao giờ. Tên sát nhân như một con hổ dữ, lồng lộn, điên cuồng, rảo bước chung quanh thi thể bất động của ông. Những hình ảnh được ghi lại và phát đi trên tất cả kênh truyền thông đã khiến cho những người xem bình thường thực sự choáng váng, và đối với những người chứng kiến tận mắt vụ ám sát ấy thì đó sẽ là cơn ác mộng thực sự.Chỉ một giờ sau, tin tức từ Đức cho biết một chiếc xe tải lao thẳng vào đám đông khách tham quan hội chợ Giáng sinh tại Berlin, gây ra cái chết của ít nhất 12 người và làm hàng chục người khác bị thương. Sau vụ khủng bố bằng xe tải ở Nice trong dịp Quốc khánh Pháp cách đây mấy tháng thì hôm nay cũng với cách thức tấn công tương tự, vụ tấn công tàn bạo ấy đã cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người vô tội đang tận hưởng niềm vui của một mùa Giáng sinh.Tại sao một đại sứ của Nga, một quốc gia hùng mạnh, lại bị ám sát dễ dàng như thế? Không có một kế hoạch đảm bảo an ninh cho đại sứ mặc dù ông đang làm việc tại quốc gia nằm trong khu vực xung đột nguy hiểm nhất trên thế giới. Và điều đáng nói hơn nữa là kẻ ám sát chính là một nhân viên thuộc lực lượng đặc biệt của cảnh sát Ankara.Tại sao Đức, một quốc gia nổi tiếng về an ninh, an toàn, lại bị tấn công bằng phương thức khủng bố chỉ vừa xảy ra cách đây mấy tháng, trong một dịp lễ hội mà ai cũng biết là sẽ tiềm tàng những rủi ro lớn về an ninh, an toàn?Tất cả những câu hỏi trên vừa dễ trả lời nhưng cũng vừa rất khó hiểu. Nó như là một hệ quả có thể thấy trước từ những hoạt động quân sự của phương Tây tại Trung Đông hiện nay, tất yếu sẽ dẫn đến những hành động khủng bố nhằm trả đũa. Nhưng điều khó hiểu là tại sao tất cả những sự kiện trên lại diễn ra một cách hoàn hảo như thể trong một bộ phim với một kịch bản được sắp xếp chặt chẽ nhất nhằm mang lại hiệu ứng gây sốc không kém một siêu phẩm hành động đình đám của Hollywood? Lại thêm một ngày nữa, phương Tây bị những mũi dao từ Trung Đông thọc vào sườn để gây ra những nỗi đau nhức nhối nhất.Có thể thấy được động cơ của những hành động này là nhằm đánh động cho thế giới về cuộc chiến tàn khốc đang diễn ra tại Syria, như tên sát nhân đã hô vang trong đoạn video ám sát: "Đừng quên Aleppo, đừng quên Syria!". Từ Nga, từ Đức, các chính trị gia vẫn đang cố gắng tìm kiếm cách giải thích hợp lý về nguyên nhân của những vụ khủng bố. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng thông điệp chua xót nhất mà những vụ việc trên nhắc nhở cho tất cả chúng ta, là chúng ta đang sống trong một thế giới bất tận sự bất ổn bởi vòng xoáy hận thù không lối thoát, một thế giới tựa như là bàn cờ của các chính trị gia tham vọng mà những người dân thường chỉ được coi như những con tốt thí. Những cuộc đối đầu mà rất khó nói ngay được bên nào nhiều chính nghĩa hơn đã đẩy biết bao nhiêu người vô tội vào sự khốn cùng, tạo ra một thế giới điên đảo với những bi kịch không ai lường trước được.Thành phố Birmingham (Vương quốc Anh) nơi tôi sống đang tổ chức một hội chợ Đức, là một trong những hội chợ Giáng sinh lớn nhất ở châu Âu. Những hàng rào chắn ngăn chặn những vụ đâm xe tự sát đã được dựng lên ở lối vào. Cảnh sát vũ trang cũng đã xuất hiện nhiều hơn. Mặc dù những biện pháp an ninh đang được tăng cường tối đa thì theo dự báo trong những ngày tới lượng khách tham dự hội chợ chắc chắn sẽ sụt giảm đáng kể. Khi mà bom đạn vẫn đang tàn phá những thành phố ở Trung Đông và giết hại bao nhiêu mạng người vô tội: trẻ em, phụ nữ, người già... thì mùa lễ hội cuối năm của người dân ở các nước phương Tây liệu có còn mang ý nghĩa của thanh bình và an lạc?Lê Đức Tiến Câu nói quá hay "chúng ta đang sống trong một thế giới bất tận sự bất ổn bởi vòng xoáy hận thù không lối thoát, một thế giới tựa như là bàn cờ của các chính trị gia tham vọng mà những người dân thường chỉ được coi như những con tốt thí. Những cuộc đối đầu mà rất khó nói ngay được bên nào nhiều chính nghĩa hơn đã đẩy biết bao nhiêu người vô tội vào sự khốn cùng, tạo ra một thế giới điên đảo với những bi kịch không ai lường trước được." Người dân chỉ là con tốt thí trên bàn cờ của các chính trị gia. Những cuộc đối đầu mà rất khó nói ngay được bên nào nhiều chính nghĩa hơn đã đẩy biết bao nhiêu người vô tội vào sự khốn cùng, tạo ra một thế giới điên đảo với những bi kịch không ai lường trước được. Người dân lương thiện luôn chịu đau khổ, thiệt hại bởi các chính trị gia, những người luôn tìm ra các lý do để phát động hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác.Tôi rất kính trọng các đời Vua Thái Lan vì tư tưởng của họ là Không để chiến tranh xảy ra trên đất Thái Lan và người Thái không được giết người Thái. Vì tư tưởng đó mà người dân Thái Lan được sống trong hòa bình gần 700 năm nay, trong khi các nước láng giềng liên tục với hàng trăm cuộc chiến. Chiến tranh hay hòa bình là do con người cả, nếu thật sự muốn hòa bình thì sẽ có hòa bình. Đúng là vòng xoáy bất tận Tiến Lê ạ, mỗi người chúng ta nên tự buông bỏ hận thù cá nhân trước nhé, sống tha thứ và bình an trong tâm hồn. Chiến tranh chưa bao giờ có lợi cho người dân ( có lợi thì cũng chỉ là 1 bộ phận lợi ích nhóm nhỏ nhoi). Nhưng tại sao nó vẫn diễn ra kèm theo đó là bạo lực và khủng bố. Chiến tranh tướng thì đỏ ngực nhưng lính thì xanh cỏ. "LẤY OÁN BÁO OÁN, OÁN OÁN CHẬP CHỒNGLẤY ÂN BÁO OÁN, OÁN MỚI TIÊU TAN.""HẬN THÙ DIỆT HẬN THÙ, ĐỜI NÀY KHÔNG THỂ ĐƯỢCTỪ BI DIỆT HẬN THÙ, LÀ ĐỊNH LUẬT NGÀN THU." Nước Đức đã che chở và đùm bọc những người tị nạn là tốt, nhưng trong đó có có cả những thành phần khủng bố. Vẫn như thời nguyên thủy, mặc dù trình độ phát triển đã rất cao, rất nhiều bộ óc vĩ đại ngày đêm nghĩ cách giải quyết vấn đề bạo lực và vẫn chưa có cách nào hiệu quả, hình như ngày càng tệ hại hơn Vậy nên từ xa xưa trong dân gian Việt Nam đã có câu rằng: "Mười phần chết báy còn ba, chết hai còn một mới ra hồn người". QUÁ THẢM KHÓC. XIN CHIA BUỒN " Bạo lực sinh ra bạo lực", anh dội bom đạn vào người khác thì cũng bị người ta bắn lại mình. Luôn cầu mong thế giới không còn chiến tranh, còn tàn phá, còn chết chóc. Chiến tranh là phi nghĩa dù dưới bất kỳ lý do gì. Cuộc sống hiện đại mang lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng voi tình giúp cho những người có tâm tính độc ác hành động một cách dễ dàng những âm mưu ác độc của mình. Xin chia buồn cũng nước Nga vĩ đại. Chỉ còn 10 ngày nữa thôi là hết năm cũ hy vọng sẽ chỉ có những niềm vui diễn ra. Lối thoát của sự hận thù là lấy đức báo oán. Nếu mọi người từ lúc còn bé hiểu được điều này thì những người dân vô tội không còn đau thương nữa. Khi mà bom đạn vẫn đang tàn phá những thành phố và giết hại bao nhiêu mạng người vô tội: trẻ em, phụ nữ, người già.. là thông điệp chua xót nhất "Chúng ta đang sống trong một thế giới bất tận sự bất ổn bởi vòng xoáy hận thù không lối thoát, một thế giới tựa như là bàn cờ của các chính trị gia tham vọng mà những người dân thường chỉ được coi như những con tốt thí Thế giới vẫn trong vòng xoáy hận thù, tranh chấp, tham vọng hay âm mưu của những tay buôn vũ khí lấy sinh mạng con người làm lợi nhuận, Vết thương đau cho dân IRAD, LYBY, SYRIA, châu âu bất an. Chỉ khi tất cả cùng chung một mục tiêu hoà bình , tất cả các bên mới ngồi với nhau để giải quyết thì mới xong
Quyền được vui sống Và cả những tấm chân dung. Trên đó, tất cả đều cười. Những người phụ nữ, những người đàn ông, những đứa trẻ. Họ chết trong ngày Quốc khánh Pháp 2016 trên đại lộ lớn nhất và dài nhất của Nice, Promenade des Anglais, là nạn nhân của một vụ khủng bố bằng xe tải. Kẻ giết người đã lao chiếc xe ấy vào đám đông đang trong cuộc vui.Nhưng có một cảnh tôi cũng không thể quên được khi có mặt ở Nice vài ngày sau đó: cuộc sống vẫn tiếp diễn. Ngay phía biển, cách không xa nơi đã xảy ra thảm kịch, người ta vẫn vui vẻ tắm nắng và nô đùa với sóng. Trên quảng trường phía trước mặt, người ta vẫn hát, các đôi thanh niên vẫn hôn nhau, các quán cà phê vỉa hè vẫn đông người như không có chuyện gì tồi tệ vừa mới xảy ra. Châu Âu là thế. Không nỗi đe doạ nào có thể ngăn cản cuộc sống, cuộc vui, những bữa tiệc tại đây diễn ra.Một người Pháp nói với tôi rằng, điều mà bọn khủng bố mong muốn là nỗi sợ hãi sẽ biến cuộc sống của họ thành địa ngục, buộc họ phải thay đổi lối sống. “Chúng căm ghét cuộc sống văn minh”, ông nói. “Chúng sợ hãi ánh sáng và tìm cách nhân lên cả sự hận thù bằng việc mượn xung đột tôn giáo. Chúng không doạ được chúng tôi đâu”.Thế nên tôi tin, ở Berlin, người ta cũng nghĩ thế sau vụ tấn công bằng xe tải lao vào chợ Giáng Sinh ở thủ đô nước Đức đêm 19/12.Một người bạn Đức sống ở Berlin trả lời email của tôi về việc anh nghĩ thế nào trước những gì đã xảy ra. “Tôi may mắn không có mặt ở chợ Giáng Sinh vào thời điểm ấy”, anh viết. “Nhưng sau những gì đã xảy ra, không có gì thay đổi trong những kế hoạch đi chơi Giáng Sinh và Năm mới của gia đình tôi”. Nhưng liệu anh có sợ hãi sẽ xảy ra những điều tệ hại tiếp không? “Không” - anh nói, dù thừa nhận rằng chúng ta không thể lường trước các nguy cơ.Những nguy cơ đã hiện hữu từ lâu. Các vụ tấn công đã xảy ra liên tục ở châu Âu kể từ vụ tấn công tạp chí Charlie Hebdo tháng 1/2015. Pháp bị khủng bố. Rất nhiều người đã chết. Bỉ cũng vậy. Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu nằm trong vòng xoáy của những xung đột ở Syria và vấn đề người Kurd. Nước Đức từng rúng động vì những vụ tấn công vào phụ nữ trong đêm Giao thừa 2016 ở Cologne. Và bây giờ, đến lượt Berlin, ở chợ Giáng Sinh, một không gian truyền thống và đẹp đẽ, đầy màu sắc và âm thanh. Tấn công vào chợ Giáng Sinh - không chỉ gửi một thông điệp tôn giáo như mọi khi - chúng còn muốn làm thay đổi thói quen sống của hàng trăm triệu người châu Âu sắp đón Giáng Sinh, buộc họ ở nhà, tránh xa các khu chợ truyền thống, các siêu thị, các nhà thờ, phủ một bóng đen đầy khiếp hãi lên họ.Anh bạn ở Berlin bảo rằng, những nguy cơ khủng bố ở châu Âu giờ đang lớn hơn, và nước Đức cần phải cảnh giác hơn. Người ta cũng thừa hiểu rằng, càng thất bại trên các chiến trường dẫn đến mất lãnh thổ chiếm được, IS càng khát khao trả thù phương Tây. Nhưng rồi anh viết, “thế nhưng trong cuộc sống này, chúng tôi còn nhiều nỗi lo khác lớn hơn là khủng bố, như thất nghiệp, cuộc sống đầy bấp bênh...”.Quan điểm ấy có thể được một người bồi bàn tôi đã gặp ở Paris chia sẻ. Anh phục vụ bàn ở một quán cà phê gần nhà hát Bataclan, nơi đã bị IS tấn công vào đêm 13/11/2015 làm 130 người thiệt mạng. Anh không có mặt đêm đó ở quán, vì đã làm ca sáng. “Sau tất cả những gì xảy ra, tôi chợt nhận thấy cuộc sống này thật có ý nghĩa và phải cố gắng không để nó trôi đi mà không đọng lại điều gì” - anh nói với tôi - “Tự dưng tôi thèm có một người phụ nữ để ôm nàng và ái ân hàng đêm, thèm có một căn nhà của riêng mình để bày bừa ra rồi dọn, thèm có những chuyến đi đâu đó đến tận cùng thế giới. Tôi có tham quá không?”.Những vụ khủng bố hóa ra lại khiến những người châu Âu tôi đã gặp nghĩ nhiều hơn đến những niềm vui sống bé bỏng hàng ngày, chứ không phải bức tranh chính trị vĩ mô. Và tất nhiên, họ không hề tham lam.Sau những vụ khủng bố tại châu Âu, tôi chia sẻ trên Facebook cá nhân những suy nghĩ về niềm vui sống. Trước hàng loạt sinh mạng bỗng nhiên bị tước đoạt đi dễ dàng và vô lý ở đâu đó trên hành tinh, tôi tự hỏi rằng chúng ta đã biết trân trọng cuộc sống yên lành hiện tại chưa? Hay chúng ta đang thờ ơ?Một kẻ phi xe lạng lách trên đường hoặc đi ngược chiều có thể đâm vào ta và người thân của chúng ta. Một kẻ bán thực phẩm vô lương tâm trộn lẫn các chất bẩn độc hại trong đồ ăn của chúng ta. Một kẻ ta không biết mặt có thể lăng nhục và xỉa xói chúng ta bằng những lời lẽ vô văn hoá cực độ chỉ vì ta và người đó không cùng quan điểm.Có người sẽ nói rằng tôi nghĩ xa xôi, nhưng lời bộc bạch của người bồi bàn đã thoát chết ở Paris, khiến tôi không thể không nghĩ đến sự dửng dưng với quyền vui sống, mà mình vẫn gặp hàng ngày trên phố.Trương Anh Ngọc Tự dưng tôi thèm có một người phụ nữ để ôm nàng và ái ân hàng đêm, thèm có một căn nhà của riêng mình để bày bừa ra rồi dọn, thèm có những chuyến đi đâu đó đến tận cùng thế giới. Tôi có tham quá không?”. Triệu like! Đọc bài viết của tác giả Trương Anh Ngọc làm tôi nhớ đến một cảnh trong bộ phim Batman, lúc thằng hề Joker đặt bom trên 2 chiếc phà : chiếc phà nào muốn sống thì phải bấm nổ bom trên chiếc phà còn lại !!! Vào lúc mạng sống con người ta mong manh như ngàn cân treo sợi tóc thì lại là lúc cái : nhân chii sơ,tính bổn thiện được bộc lộ rõ ràng nhất !!! Đã ko có ai bấm nút kích hoạt kia,và Batman đã nói với Joker là : '' ngươi muốn chứng minh điều gì ? Rằng sâu thẳm trong tâm ai cũng xấu xa như ngươi ? Ko,ngươi hoàn toàn đơn độc ...'' cũng như trong cuộc sống,dù cái ác có thế nào đi nữa thì cái thiện nó sẽ luôn và mãi dành chiến thắng !!! Nhà báo Trương Anh Ngọc viết càng ngày càng hay , sâu sắc & đầy chất nhân văn , có lẽ anh càng nhiều tuổi , trải nghiệm càng nhiều thì văn bút của anh càng hay hơn & trí tuệ hơn những cũng đầy thực tế cuộc sống hàng ngày nóng bỏng . Trở lại với chủ đề bài viết của Anh Ngọc "Quyền được vui sống ..." thì theo tôi cái ác không thể & tuyệt đối không bao giờ làm cuộc sống tươi đẹp của chúng ta mất đi ý nghĩa vui sống . QUYỀN ĐƯỢC VUI SỐNG. QUÁ Ý NGHĨA Giang Sinh khong con la ngay le rieng cua Cong giao ma tro thanh mot ngay vui , hoa binh va hy vong tren khap the gioi. So sánh mọi điều của phương Tây và phần còn lại của thế giới mà không có sự đố kỵ, hằn học, thù ghét mới lạ. Hoặc cứ nhìn xóm giềng quanh ta cũng thấy tương tự như vậy. Vấn đề muôn thủa Chúc mọi người giáng sinh an lành. Cuộc sống quá nhiều những điều cần lo nếu phải nghĩ suy, lo lắng thì cuộc sống này sẽ ngắn lại và vô nghĩa. Hãy cứ vui đi, cho trọn ngày hôm nay. Một bài báo sâu sắc. Cảm ơn nhà báo Trương Anh Ngọc ! Bài viết hay quá! Cảm ơn tác giả! Đôi mắt của người mọi người chưa đủ rộng để... nói một lời cho xứ Trung Đông. Bài viết rất sâu sắc, cảm ơn nhà báo Anh Ngọc. Mỗi con người không những có quyền được vui sống mà còn có quyền được sống bình đẳng, được quyền tin hoặc không tin vào điều gì đó... và không bị tước đoạt một phần thành quả lao động mà làm ra... Từ khi sự sống xuất hiện trên trái đất này cho đến nay là cả một quá trình phát triển hoàn thiện của cuộc sống, đó là quy luật khách quan mà không một thế lực nào có thể ngăn cản, dập tắt nổi. Do đó quyền được vui sống là động lực mạnh mẽ, to lớn thúc đẩy cuộc sống tốt đẹp của xã hội loài người không ngừng tiến lên phía trước. Hãy giành cho mình, cho mọi người, cho nhau những quyền mà họ xứng đáng được nhận và được hưởng, trong đó có quyền được vui sống, được hưởng niềm hạnh phúc,... phải không nhỉ!?! " Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương". Cuộc sống là điều tuyệt viwif nhất mà Thượng Đế mang đến cho mọi người.
Lối thoát cho kẹt xe Nhưng ngay từ trước khi có tiền treo thưởng, hàng loạt biện pháp đã được vạch ra: Hạn chế xe cá nhân, tăng vận tải công cộng, xây dựng đường vành đai ba, mở các tuyến xe điện trên cao…Tất cả đáng lẽ đều đã được triển khai từ lâu, nhưng tiền luôn là một trở lực, ngăn cản tất cả. Ở Việt Nam có một điều tôi cho là lạ: cái gì không làm được đều bị đổ lỗi là thiếu tiền, thiếu rất nhiều tiền. Dường như không có những dự án hàng nghìn, hàng chục nghìn tỷ thì người ta sẽ không xoay xở tìm những cách khả thi khác.Tôi cho rằng, có một số giải pháp không cần nhiều tiền, thậm chí không cần đến tiền, cũng có thể góp phần hạn chế ùn tắc, miễn là thủ đô quyết tâm đến cùng.Thứ nhất là phải bắt đầu lộ trình cấm xe máy ở Hà Nội và TP HCM ngay từ bây giờ. Nhiều người sẽ phản ứng, thậm chí phản ứng mạnh: cấm xe máy thì đi làm bằng phương tiện gì? Nhưng năm 1995 cứ 1.000 dân Hà Nội thì có 150 xe máy. Sau 12 năm (2007), con số này tăng lên 4 lần (600 xe trên 1.000 dân). Bây giờ đã là năm 2017, tỷ lệ này sẽ lớn hơn nhiều. Còn tốc độ tăng ôtô ở Hà Nội và TP HCM vượt cả Tokyo. Trong lúc đó, các tuyến đường nội đô không mở rộng, thậm chí còn nhỏ đi vì sự lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ngày một trầm trọng hơn. Mà nếu có mở đường, thì mở đến đâu cho lại với lượng xe tăng lên theo cấp số nhân như vậy?Đương nhiên cấm xe máy phải theo một lộ trình, có thể kéo dài trong gần chục năm. Giải pháp này nên bắt đầu từ việc cấm ở một số con phố, một số tuyến đường cho tới cấm ở nhiều tuyến phố, nhiều con đường lớn. Trong thời gian đó, chính quyền phải nhanh chóng xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông công cộng.Việc cấm xe máy cũng sẽ tạo cho người dân thói quen đi bộ. Tôi đã nhiều năm đi bộ với khoảng cách hơn hai cây số từ nhà đến cơ quan gần như tất cả ngày trong tuần. Tôi cảm thấy thoải mái, lại rèn được tính dẻo dai. Tôi tin người khác cũng sẽ có cảm giác tương tự một khi họ dám từ bỏ thói quen nhảy lên xe máy phóng đi dù là chỉ để ra ngõ mua vài thứ lặt vặt.Việc thực hiện giải pháp này từng bước, chậm nhưng kiên quyết, cũng sẽ giúp người dân có thời gian chuẩn bị tâm lý để không mua xe máy mới, để làm quen với các phương tiện khác… Chủ trương cấm xe xích lô, cấm pháo, bắt đội mũ bảo hiểm cũng từng bị phản ứng quyết liệt nhưng đều đã thành công. Tôi tin chúng ta cũng cấm được xe máy, miễn là chính quyền kiên định, có tầm nhìn, vì lợi ích lâu dài để không bị lung lay bởi đám đông đang bị những quyền lợi trước mắt đè nặng.Thứ hai, theo tôi cần trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Ở Hà Nội, TP HCM, vỉa hè bị lấn chiếm gần hết, người đi bộ đành phải xuống lòng đường. Việc tăng vận tải công cộng sẽ không thành công nếu không đi đôi với việc giành lại vỉa hè cho người dân. Việc này đương nhiên khó với một xã hội đã quen với hình thức buôn bán nhỏ lẻ. Nhưng tôi không tin đây là việc không làm được. Thứ ba, lòng đường phải được trả lại cho xe cộ. Tôi nhiều lần chứng kiến cả dòng người đang lưu thông bỗng nhiên khựng lại, dồn ứ… chỉ vì một lái xe đỗ ôtô bên đường để mua giữa đường. Hiện trạng này hoàn toàn có thể giải quyết được bằng giải pháp tiếp theo: xử phạt nghiêm minh. Ý tôi là xử phạt nghiêm minh, từng ngày từng giờ, ở bất cứ nơi đâu, địa bàn nào; chứ không phải chỉ có vẻ nghiêm minh trong từng chiến dịch, trong từng đợt ra quân rầm rộ.Giải pháp cuối cùng - một giải pháp hoàn toàn nằm trong tầm tay của chính quyền: kiên quyết không cấp phép xây nhiều cao ốc ở trung tâm Hà Nội. Hà Nội bây giờ đã rộng gấp bốn lần Hà Nội xưa, rộng đủ để người dân, các công sở không phải chen chúc nhau trong nội đô, trên những ổ tò vò bé xíu và chót vót. Tắc nghẽn giao thông ở Hà Nội như một căn bệnh trầm kha. Không phải căn bệnh nào cũng đòi hỏi rất nhiều tiền mới chữa được; có khi chỉ cần đến “thuốc vườn nhà” trong tầm tay với. Miễn là chúng ta - chính quyền và người dân - bắt đúng bệnh, dùng đúng thuốc và kiên nhẫn thực hiện theo đơn.Dương Xuân Nam Tôi rất muốn đi bộ nhưng vỉa hè bị lấn hết phải đi dưới lòng đường. Việc giải quyết vấn đề vỉa hè là quá đơn giản không tốn chi phí tại sao các cơ quan chức năng không làm ? - hầu như đã xuất hiện "phần lớn các giải pháp" trên mặt báo, do sự hiến kế "không vụ lợi". Nhưng thực hiện, câu hỏi "trăn trở" lâu nay, vâng, cả mấy thập kỷ nay, Ai làm..? nói từ chuyện cái vỉa hè để trông giữ xe, để bán quán..tràn lan...Nhiệm kỳ nào cũng "kiên quyết", và kết quả của sự kiên quyết ấy, là càng ngày, tình trạng càng tồi tệ hơn?! Ai đã cho phép các nhà hàng, nhà bank, cty...ngang nhiên dựng biển dưới lòng đường trước cửa trụ sở : "chỗ đỗ xe của Cty X, Y.."? Ai, Ai, Ai..? câu trả lòi rất dễ, mà cũng "vô cùng khó", vì "Ta lại đánh Ta"...kakaka..! Thỉnh thoảng tôi thấy ra quân một đợt để nhắc nhở việc lấn chiếm vỉa hè rồi lại thôi. Có hôm CSGT đi qua các vỉa hè a lô cầm chừng và rồi khi họ đi rồi thì vỉa hè lại đâu vào đó, lại bày ra như cũ, như không có chuyện gì xảy ra, thật lạ kỳ và cứ ngày này qua ngày khác lại diễn ra mà không làm sao, cất vào rồi lại bày ra, thản nhiên và vô tư Cách duy nhất và lâu dài nhất là khỏi cấm gì cả mà di dời các cơ quan hành chính ra ngoại thành. Vì đường ngoại thành rộng, đẹp mà không có xe chạy nhiều! nếu người dân mua xe hơi thì ta lại cấm tiếp xe hơi sao ? Tôi muốn đi bộ để đi làm để rèn luyện sức khoẻ. Tôi muốn đi bộ trên vỉa hè có trồng cây xanh mát. Tôi cũng biết điều này là rất khó nhưng không phải không làm được. Có thể sau này già tôi mới thấy những điều tôi muốn nhưng sau này con cháu chúng ta được như vậy là tôi cũng mừng. Đồng ý với nhà báo là cơ chế giải quyết phải đồng bộ và có lộ trình. Nhưng nếu xét theo khía cạnh về tăng trưởng kinh tế, giao thông vận tải là huyết mạnh trong việc lưu thông hàng hóa. Nếu như nhà báo cho đi bộ trong nội thành và hạn chế các phương tiện cá nhân, thúc đẩy các phương tiện công cộng thì giải pháp đi ngược lại xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, giao nhận trì trệ, kéo theo các phụ trợ khác ảnh hưởng đến sản xuất, ... Cần giải pháp mang tính toàn diện tất cả các khía cạnh Mời tác giả qua Bắc Kinh mà xem, không có xe máy nhưng ô tô hàng triệu chiếc làm tắc đường hàng tiếng đồng hồ, khói bụi không thở nổi... Một chiếc ô tô hay xe máy về đến việt nam có giá cao gấp vài lần.nước ngoài người ta sx ra chiếc xe mất bao nhiêu chi phí mà chỉ được 1 phần, còn mình thi đánh thuế gấp vài lần mà vẫ không có tiền để đầu tư vào giao thông va mở mang đường phố. Vậy mọi người nghĩ xem giải pháp là ở đâu? Chỉ có cách là chống tham nhũng thôi! Ở Tokyo, xe máy chỉ dùng để đi chợ hoặc đi lại cá nhân tại các con đường nội bộ của khu đô thị vệ tinh. Xe hơi được dùng để đi xuyên thành phố trên các đại xa lộ, đường vành đai và đường cao tốc. Nội ô là địa bàn của xe công cộng gồm taxi, xe buýt, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao. Mặc dù là thành phố có hệ thống giao thông công cộng hiện đại thuộc hàng bậc nhất TG, Tokyo vẫn xảy ra kẹt xe thường xuyên ở các đại xa lộ. Tokyo có dân số là 36 triệu người, gấp 4 lần rưỡi TpHCM. Cao ốc ở Tokyo thường chiếm hết cả 1 ô (1 block) đường chứ không nhỏ tí như ở VN đâu. Dân Tokyo rất it người ở nội ô, đa số ở ngoại ô và khu đô thị vệ tinh (người nghèo mới ở chung cư cao ốc ở nội ô). Phí lưu hành xe cá nhân vào nội ô của Tokyo thuộc hàng cao nhất TG. Người ta hiện đại như thế, quy hoạch hợp lý như thế, ý thức cộng đồng cao như thế, luật pháp nghiêm khắc như thế, mà còn không tránh khỏi kẹt xe thì VN cái gì cũng lạc hậu, tầm nhìn kém, ý thức kém, luật pháp lỏng lẻo, so sánh kiểu gì. Nếu không mở rộng được đường thì tốt nhất là cấm hết xe, cho người dân cưỡi ngựa! nếu cấm xe máy thì chắc chắn là phương tiện công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. còn xe hơi cá nhân sẽ tăng cao ,mà kẹt xe chủ yếu là do ôt tô Thế còn ôtô thì sao tất cả đều phát triển theo quy luật tự nhiên. Dân số nội đô vốn đã cao hạ tầng giao thông hep, giá đền bù cao chót vót tiền của nào cho đủ một mét vuông giải tiền giầy cả mấy phân mới đủ các giải pháp tình thế trước mắt chi là tạm thời chưa khả thi hãy nhìn vào dân số nội đô, hạ tầng giao thông, hội nhập tpp. Cái xe máy rồi nó cũng biến mất và thay vào đó là những cái xe bốn bánh, một kịch bản đã nhìn thấy Nhìn giao thông trên phố thì tắc không phải do xe máy mà là do ô tô Nhà báo nói các giải pháp trên không tốn tiền. Sai hoàn toàn. Nó là mất đi nguồn thu của rất nhiều người với rất nhiều tiền nên sẽ rất tốn tiền đó.
Thưởng và thuế Với số tiền này, ông phải nộp 56% thu nhập của mình, tức gần 4.500 euro, thuế thu nhập cá nhân. Nhiều người Đan Mạch phải đóng thuế theo mức này, và cũng như thầy giáo tôi, họ không mấy phàn nàn về tỷ lệ trên trời đó.Tôi nhớ lại chuyện này khi theo dõi thái độ bất mãn gần đây, liên quan đến việc thưởng Tết bị đánh thuế theo luật thuế thu nhập cá nhân. Nhiều người cho biết, sau khi bị khấu trừ, số tiền tiêu Tết còn lại chưa được một nửa. Một số còn kêu gọi giảm thuế thu nhập cá nhân xuống, thậm chí đến mức ngang với thuế doanh nghiệp (đang là 22%). Tôi hiểu sự bất mãn của những người làm công ăn lương, như tôi, khi thấy một phần công sức của mình bị xén bớt cho thuế. Nhưng tôi cho rằng, vấn đề gây bức xúc lớn không nằm ở thuế suất.Mức thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam không phải là quá cao. Cách tính thuế “luỹ tiến” với mức thu nhập cao nhất chịu thuế 35% (trên 80 triệu đồng) chỉ nhỉnh hơn một chút so với những nước trong khu vực (Thái Lan cũng có cùng mức cao nhất 35%, Philippines 30%). Con số này còn thấp hơn nhiều so với các “Con rồng” châu Á là Nhật Bản (55%) hay Trung Quốc (45%), chưa kể đến các nước có mức thuế cá nhân khủng khiếp như ở Bắc Âu như trường hợp người thầy của tôi. Tâm lý của mọi người, tất nhiên, là thuế càng ít càng tốt. Nhưng thuế là nguồn thu chính yếu để vận hành bộ máy nhà nước, cung cấp những dịch vụ công thiết yếu để bảo vệ và làm điểm tựa cho xã hội phát triển. Nếu không có thuế, chúng ta sẽ chỉ biết trông chờ vào viện trợ, như của Nhật Bản trong chuyến thăm mới đây của Thủ tướng Abe, để có những con tàu tuần tra bảo vệ biển Đông. “Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân” nghe có vẻ là một câu khẩu hiệu giáo điều, nhưng rất chính xác với thực tiễn.Vấn đề của chúng ta nằm ở hai câu hỏi: liệu đánh thuế đã đúng và đủ người hay chưa, và thuế có sử dụng đúng mục đích không. Gói gọn lại, đó là chuyện công bằng thuế. Ở câu hỏi thứ nhất, có lẽ nhiều người đồng ý rằng việc thu thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân, hiện chỉ đang “nắm kẻ có tóc”. Cơ quan thuế chỉ có thể tiếp cận được những khoản thu chính thức của người làm công ăn lương như tiền lương, thù lao, thưởng Tết… trong khi chưa có giải pháp chống thất thu ở các giao dịch ngoài luồng như chuyển nhượng đất đai hay chứng khoán. Hơn nữa, việc đánh thuế cao với thu nhập từ lao động, ngược lại giữ tỷ lệ rất thấp các khoản thu nhập bất thường, là một sự phân biệt đối xử bất công. Nếu trúng Vietlott 92 tỷ đồng, bạn sẽ chỉ phải trả 10% tiền thưởng để đóng thuế, tương đương mức thuế suất cho ngưỡng thu nhập chịu thuế thấp thứ nhì, 10 triệu đồng/tháng. Phiên bản Vietlott ở Mỹ có mức thuế suất với giải thưởng là 39,6%. Một “hố đen” của ngành thuế là khu vực kinh doanh không đăng ký, hay kinh tế phi chính thức, vốn có quy mô rất lớn ở Việt Nam (có tổ chức ước đạt khoảng 20% GDP). Do không đăng ký, cơ quan thuế gần như mất kiểm soát việc đóng thuế của toàn bộ khu vực này. Theo một nghiên cứu của World Bank, quy mô khu vực phi chính thức nếu chiếm từ 17,6% GDP đến 35,7% GDP thì mức độ thất thoát nguồn thu thuế tương ứng từ 3,5% GDP đến 6,1% GDP. Khi “quy ra thóc”, con số này có thể lên đến hàng tỷ USD. Vấn đề thứ hai là việc sử dụng thuế. Xét một mức độ nào đó, người dân là khách hàng trả tiền bằng thuế để đổi lại những dịch vụ mà nhà nước cung cấp. Khi “khách hàng” cảm thấy sản phẩm mang lại chưa tương xứng với mức tiền bỏ ra, tất yếu họ sẽ tìm cách trả ít tiền hơn.Chúng ta sẽ hiểu cảm giác này lúc bước chân khỏi văn phòng, vật lộn trong bầu không khí ô nhiễm nặng nề và những con đường kẹt không lối ra; lúc nghe tin về những đại án gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế; hay phong trào xây quảng trường - tượng đài, sau khi phải nộp một phần không nhỏ thưởng Tết cho cục thuế. Mức độ hài lòng về cách sử dụng thuế cũng giải thích vì sao những người Bắc Âu không vì mức thuế cao mà di cư ồ ạt sang nơi có mức thuế thấp hơn. Bởi họ thấy số tiền bỏ ra để đổi lấy nền y tế, giáo dục, và những dịch vụ công tiên tiến khác là đáng đồng tiền bát gạo. Trong khi những người có điều kiện ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, di chuyển theo chiều ngược lại.Đóng thuế đã và sẽ luôn là câu chuyện phức tạp, vì nó liên quan rất trực diện đến quyền lợi mỗi cá nhân. Nhà vật lý đại tài Albert Einstein từng phải thốt lên rằng thuế thu nhập là thứ còn khó hiểu hơn thuyết tương đối. Tôi chỉ mong rằng, sự phức tạp không ngăn cản việc thiết lập một hệ thống thuế thu nhập cá nhân công bằng hơn. Công bằng, với nhiều người, chỉ là đánh thuế xứng đáng với gia tài của những người đeo mặt nạ lên nhận giải thưởng, thay vì tập trung bào mòn mồ hôi nước mắt của người lao động.Nguyễn Khắc Giang Thuế đóng không tiếc. Chỉ ức mấy ông trăm tỷ ngàn tỷ rồi kiểm điểm rút kinh nghiệm. Dưới chục tỷ thì ém hết r. Bài viết quá hay. Tác giả đã phản ánh đúng thực trạng thuế của Việt Nam. Ngành thuế chỉ nắm kẻ có tóc cho đạt thành tích hằng năm. Cá nhân có thu nhập cao, đóng thuế TNCN cao để trả lương cho bộ máy thi hành công vụ nhưng đổi lại, khi có nhu cầu cá nhân sử dụng dịch vụ công thì thường bị các nhân viên thi hành công vụ làm khó dễ, vòi vĩnh bởi nghĩ rằng những người này tiếp tục phải phong bì để phân phối lại thu nhập cho cá nhân họ một lần nữa. Người dân sẵn lòng đóng thuế thu nhập mức cao như hiện nay nếu được đối xử công bằng, được sử dụng các dịch vụ công với chất lượng tương ứng với với mức thuế TNCN mà cá nhân đã đóng góp cho sự vận hành của bộ máy hành chính công, cần thiết định danh những cá nhân VIP theo mức thuế TNCN đã đóng để phân luồng phục vụ trong điều kiện VN hiện nay. Một góc nhìn liên quan đến thuế: đa số người dân có thu nhập bất thường sẽ vui vẻ đóng thuế với mức cao, nếu biết sự đóng góp của mình được sử dụng hữu ích chứ không phải để chi cho những cán bộ chính quyền địa phương vô tích sự, những cơ quan mà lãnh đạo nhiều hơn nhân viên, những công trình nghìn tỷ xây xong phải đắp chiếu hoặc càng vận hành càng lỗ. Đúng là tiền thuế bây giờ còn nhiều rắc rối và bất công. Tuy nhiên cái nhức nhói nhất là việc sử dụng tiền thuế đó như thế nào? Nghìn tỷ bỏ ra xây cái nọ, trùng tu cái kia thì bỏ được (lí do thì ai cũng hiểu), còn vài tỷ mua gạo cho dân nghèo thì k có, đấy là thực tế ở một số tỉnh thành trong năm nay. Những đồng mồ hôi, công sức ấy lại bỏ ra thêm vài chục đến vài nghìn tỷ để sửa chữa các sai lầm từ "án oan" đến "thiếu trách nhiệm gây thất thoát" (thất thoát đi đâu thì tôi ngây dại, k biết), vậy còn ai mong đóng thuế vì bản chất là thuế nộp vào mình k được quyết định mục đích sử dụng, k làm cải thiện đời sống cơ bản (dân nghèo k có gạo ăn), thì ai k mong muốn giảm thuế. Tại sao châu Âu nhiều nước đóng thuế thu nhập rất cao mà người dân vẫn thích sống (đa số, trừ những người quá giàu), đó là vì tiền thuế được dùng đúng mục đích, hợp lòng dân, vậy thôi. Tác giả phân tích khá hay, nhưng tựu chung là "Đừng hỏi vì sao dân né thuế mà phải hỏi chính quyền làm gì để dân phải né thuế". Người nhận giải Vietlott nói riêng, trúng sổ số, cá cược nói chung phải "ẩn mình hay đeo mặt nạ" mà kể cả người thò tay nhận tiền dưới gầm bàn cũng đang mang bộ mặt nạ giả da, giả nhân nghĩa kia tác giả ơi!Công bằng hay không? chỉ có học thuyết của Albert Einstein là tuyệt đối thôi! Vấn đề ở đây là tiền thuế có được sử dụng đúng mục đích phục vụ nhân dân hay không ? Một bài viết quá hay! Kết nhất là câu cuối bài: Công bằng, với nhiều người, chỉ là đánh thuế xứng đáng với gia tài của những người đeo mặt nạ lên nhận giải thưởng, thay vì tập trung bào mòn mồ hôi nước mắt của người lao động."Đúng là nắm kẻ có tóc! Tôi là một Giáo viên, lương tháng được gần 10 triệu, chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân do giảm trừ gia cảnh. Vậy mà khi viết một cuốn giáo trình được thanh toán hơn 3 triệu cũng bị trừ ngay hơn 300 ngàn tiền thuế. Người ta lý giải là tạm thu theo quy định, cuối năm tất toán sẽ hoàn lại. Cuối cùng đến cuối năm khi hỏi thủ tục hoàn thuế thì quá phức tạp, lằng nhằng, chẳng có thời gian mà làm nữa, đành phải chào thua. Nản! Cám ơn anh. Rất hay và thấu triệt. Tác giả có hàm ý gì đây, xin hỏi thuế thu của dân cao ngất thế dùng đúng chỗ chưa, tham nhũng đầy đường, oan sai phải đền bù không ít, hạ tầng thị dùng từ Tệ... đừng so sánh khập khiễng với nước người ta. Đúng người dân không ngại đóng thuế, mà chỉ không thể biết được tiền thuế đi đâu để làm gì. Tiền thuế để xây tượng đài, để tham nhũng cho một số người có đặc quyền thì ai muốn nộp thuế. Tiền thuế để nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, giao thông...cho thế hệ sau thì người dân ai cũng muốn nộp thuế hết! Khu vực phi chính thức mà anh nói các cơ quan thuế họ vẫn nắm và thu không chính thức đó Thấy bất công và sưu cao thuế nặng Tác giả nói chưa đủ: Tiền thuế của dân để đổi lấy dịch vụ công, nhưng xem những dịch vụ ấy có cái nào phục vụ miễn phí không? Đến mức lên phường, xã đóng con dấu, chúng nó cũng thu phí. Thu không hết, xài không hiệu quả dẫn đến ngân sách lúc nào cũng thiếu hụt bắt buộc phải tận thụ, lạm thu. Lúc nhỏ đi học thấy sách lịch sử, văn học tố cáo thực dân phong kiến sưu cao thuế nặng. Giờ nhìn lại xã hội, tính lại số loại thuế dân phải nộp thì cạn lời luôn. Là công dân tôi muốn làm từ thiện giúp đỡ người nghèo khổ và sẵn sàng đóng thuế cho đất nước phát triển. NHƯNG tiền thuế để đầu tư chứ không phải để lãng phí, để nuôi bộ máy khổng lồ , nuôi "30 % sáng cắp ô đi tối cắp về ".
Loa phường Bây giờ tôi đã chuyển sang sống ở chung cư. Tiếng rao của người bán vôi tôi vẫn nhớ. “Vôi bột vôi cục vôi chất lượng cao đây...” - một câu liền mạch nhiều tiết tấu, lặp đi lặp lại, lúc xa lúc gần khi cái xe bò chở vôi đi xuyên qua những con ngõ. Địa bàn phường vẫn còn nhiều đất nông nghiệp, và vôi là một loại nguyên liệu quan trọng cho cây trồng.Còn loa phường, nặn óc mãi không nhớ được đã nghe gì từ nó. Đoán thì được, vì nội dung loa phường nào cũng giống nhau. Danh sách ứng viên hội đồng nhân dân, danh sách nhập ngũ, thông báo cắt điện hay là lịch tiêm chủng... Nhưng bảo rằng nhớ ra một câu gì chiếc loa đã nói, thì chịu. Tôi nghĩ nhiều người bây giờ bảo nhớ lại một nội dung từ cái hệ thống truyền thông ấy, cũng chịu.Có lẽ chuyện chỉ đơn giản, là tiềm thức của tôi không thể nói dối. Tiếng rao của ông bán vôi, mặc dù chỉ có mỗi một câu lặp lại qua ngày tháng, nó vẫn hàm chứa cảm xúc, và thông điệp rõ ràng. Tôi thậm chí còn chưa bao giờ nhìn thấy ông bán vôi ấy, nhưng luôn tưởng tượng ra được một người đàn ông ngồi một cái xe máy cũ, kéo một cái xe bò lấm lem màu trắng chạy quanh làng. Thậm chí bây giờ nghĩ lại, còn tưởng tượng ra cả bình minh, ra những gốc cây chờ được bón vôi ngoài ruộng.Còn loa phường, tưởng rằng nội dung truyền tải rất ghê gớm, toàn những nghị quyết hay hướng dẫn nghiêm trọng. Nhưng nó không cùng đẳng cấp với ông bán vôi: nó không phải là một cuộc giao tiếp. Nó không phải là loại hình “phát thanh” mà các đồng nghiệp của tôi thực hiện ở VOV. Người ta không đầu tư cho loa phường đến thế. Họ chỉ đơn giản là đọc lại văn bản bằng một chất giọng đều đều. Và văn bản thì không phải là văn nói.Mất kiên nhẫn nhất là những lúc cái loa ấy đọc tiểu sử của các ứng viên hội đồng nhân dân. Hãy thử trình bày lại giọng đọc ấy bằng văn viết. Sinh ngày mùng chín tháng Tư năm một nghìn chín trăm năm mươi bảy, quê quán Hải Dương, tôn giáo, không, bí danh, không, trình độ học vấn, mười hai trên mười hai, ngày vào Đảng ngày mùng năm tháng tư năm một nghìn chín trăm bảy mươi tám, quá trình công tác, từ năm một nghìn chín trăm tám mươi đến năm một nghìn chín trăm chín mươi ba...Đôi lúc, cái cách họ đọc “bí danh không tôn giáo không” làm tôi nhớ đến một câu chuyện cười. Về tổng thống một nước nọ đọc khai mạc diễn văn Olympic. Ông ta đứng lên, và đọc dõng dạc năm lần chữ O: “O, O, O, O, O”. Sân đấu im lặng. Một lát sau, thư ký mới bối rối chạy lên kéo tay áo: “Đấy là cái logo Olympic, không cần đọc, thưa ngài”.Tiềm thức của tôi, cũng như rất nhiều người Việt Nam khác, đã được huấn luyện qua năm tháng để từ chối tiếp nhận thanh âm từ loa phường.Tôi biết những người đã phải làm bài thi đại học trong thứ âm thanh ấy. Một sự ức chế và khổ sở vô cùng. Tất nhiên, cả những nhà có người ốm, hay thi thoảng là chính tôi sau những đêm đã thức trắng làm việc. Nó hoạt động lạnh lùng và tuần tự như một con rô bốt, từ giờ giấc đến cách thức. Loa phường là đại diện cho những tập quán cũ kỹ mà đôi lúc, chúng ta quá lười để “xét lại”. Bạn có thể gặp những biểu hiện ấy ở bất kỳ đâu. Ví dụ trong một bản khai lý lịch rất phổ biến. Bạn nhìn thấy những câu hỏi khiến nhiều ứng viên xin việc ngơ ngác, kiểu: “Trước Cách mạng tháng Tám làm gì? Ở đâu?” hay là “Trong kháng chiến chống Pháp làm gì? Ở đâu?”.Hoặc tương tự, là văn phong báo cáo, văn phong của biểu ngữ tuyên truyền, văn phong khai mạc, vốn cũng đang dần trở thành những thứ hủ lậu.Loa phường vốn hình thành trong thời kỳ chiến tranh, khi mà phương thức truyền tin một chiều không thể thay thế và người dân thiếu đói thông tin. Có thể một lúc nào đó trong lịch sử, tiếng loa phát thanh vang lên giữa bình minh là quý giá. Nhưng bây giờ, với rất nhiều phương thức tiếp cận thông tin đa chiều và hiệu quả hơn, nó trở thành một thứ cưỡng bức người nghe.Bây giờ mới xét lại hiệu quả của loa phường, tôi vẫn nghĩ là quá muộn. Nó có thể được thay thế từ lâu bằng nhiều biện pháp tinh tế hơn.Thậm chí “loa phường” xứng đáng trở thành một tính từ. Dành cho những hoạt động tuyên truyền không mang tính giao tiếp, nơi người truyền đạt không quan tâm đến cảm xúc của người tiếp nhận.Có những thông điệp, mà tôi nghĩ giao cho người bán vôi, ông ta sẽ nghĩ ra cách truyền đạt tốt hơn nhiều bộ phận trong hệ thống truyền thông công cộng nước ta bây giờ. Đức Hoàng “Trước Cách mạng tháng Tám làm gì? Ở đâu?” hay là “Trong kháng chiến chống Pháp làm gì? Ở đâu? Mỗi lần làm giấy tờ đến đoạn này mình cũng không hiểu ghi để làm gì trong thời đại này. Từ 5h sáng mỗi ngày, khắp các phố phường ở Phan Thiết vang lên tiếng loa oang oang chát chúa đinh tai nhức óc, âm thanh thì hỗn độn không nghe rõ nội dung, giọng cô phát thanh viên trẻ tuổi thì the thé rất chói tai. Loa được treo trên trụ điện cách nhà 50m, dù đóng kín cửa nhưng vẫn ồn rất khó chịu, người già không ngủ được đã đành, con nhỏ mới vài tháng tuổi cũng giật mình quằn quại rất xót xa. Cái tai hoạt động theo cơ chế tự động, không muốn nghe cũng không được. Ngủ giờ nào, dậy giờ nào là quyền tự do của mỗi người, không nên áp đặt kiểu như vậy, nên dẹp loa cho người dân nhờ. Thế giới văn minh tiến bộ rồi, ai muốn nghe thì mở Radio lên nghe. Cảm ơn VnExpress rất nhiều. Cảm ơn anh Đức Hoàng. Hay quá. Trong vô vàn thông tin nhiễu loạn hiện nay, tác giả vẫn có những góc nhìn rất tinh tế. Từ chuyện cái loa đến nội dung tờ sơ yếu lý lịch chúng ta nên nhìn lại vấn đề phù hợp với thực tế của rất nhiều thứ tại Việt Nam. Những câu chuyện cổ tích, trạng quỳnh cổ súy cho kiểu suy nghĩ cá nhân, khôn vặt cũng nên lui về hậu trường kêt thúc xứ mẹnh lịch sử của nó. Rõ ràng loa phường là một trong những thứ hủ lậu, và hầu như chỉ có những con người hủ lậu mới vẫn trung thành với những thứ hủ lậu. Nếu dẹp loa phường thì cũng nên dẹp những con người còn đầu óc hủ lậu, giao cho ông bán vôi, ông ta sẽ nghĩ ra cách để đất nước tiến lên mạnh mẽ. Cám ơn Đức Hoàng đã nói dùm tôi cũng như rất nhiều bà con nông dân nông thôn hiện nay. Đề nghị NN bỏ cái loa đó đi là đúng lúc rồi đó,k nhũng tốn kém kinh phí mà còn gây ức chế cho người dân. Mỗi lần tôi về quê là muốn đập nát cái loa vô tích sự đó đi nhưng k dám vì như vậy là vi phạm pl nhưng rất bực mình. Loa phường... cưỡng bức người nghe.Niềm đau chôn dấu...(Lại là anh Đức Hoàng... tuyệt vời). Tôi ở phường bách khoa, cuộc họp dân phố nào bà con cũng đề nghị bỏ loa phường nhưng họ lại tăng 1 loa thành mỗi cột 2 loa. Quá hay, chúng ta khổ sở vì cái loa phường quá lâu, đó là cái phương tiện "không quan tâm đến cảm xúc" của người khác. Mong các vị biết cho nỗi thống khổ ô nhiễm môi trường âm thanh của nhân dân Và kế tiếp là làm ơn bỏ những cái băng rôn bảng hiệu vô nghĩa treo đầy đường. @Đức Hoàng: 20 năm trước gia đình tôi chuyển tới sống ỏ một nơi mà nhiều người đã dọn đi (vì chịu không nổi chăng?), đó là dưới cái trụ điện có gắn 4 cái ô- pạc-lưa mà cái miệng của nó bằng với cái bánh xèo 20.000đ ( 4 tấc -như con gái 5tuổi của tôi hồi đó hay s/sánh). Cứ đúng 5h sáng là nhạc hiệu, rồi " mời các bạn tập thể dục buổi sáng", rồi chương trình nông thôn mới (mặc dù tôi đang ở TP, kiếm cục đất chọi chim không ra), ra rả như vậy tới đúng 6h30. Tôi cùng xóm với gần 30 người làm công nhân ở khu CN gần đó, chúng tôi làm ca đêm, 5h sáng tan ca, chúng tôi phải ngồi quán cà phê chờ đến 6h30 mới về nhà, ai mệt quá thì về, (thật ra có về thì ngủ gì được?). CHỐT .GIAO CHO ÔNG BÁN VÔI Sự tồn tại kéo dài của loa phường không phải do tập quán, do lười xét lại mà chính bởi sự bảo thủ, trì trệ của ngành văn hóa, thông tin vì đã có nhiều ý kiến phản bác từ rất lâu rồi. Chưa kể đi kèm với nó là quyền lợi của nhóm người biên tập, đọc tin.... ! Chúng tôi rất ủng hộ việc bỏ loa phường. Loa phường không những là phương tiện truyền thông kém hiệu quả nhất trong thời đại internet & điện thoại thông minh ngày nay, mà tệ hơn nó là một kiểu lạm quyền: bắt người khác nghe những thứ họ không muốn nghe hoặc không quan tâm; âm lượng thì quá to (đây là một dạng ô nhiễm tiếng ồn), khổ nhất là những người ở xung quanh đó. "Tiềm thức của tôi, cũng như rất nhiều người Việt Nam khác, đã được huấn luyện qua năm tháng để từ chối tiếp nhận thanh âm từ loa phường." Rất chuẩn xác! có xã ở Ngoại ô thuộc Hà Tây Hà Nội cồn đầu tư cả tỷ bạc để đầu tư Loa phường không dây nữa chứ :(( Tác giả bài viết đã nói giùm nỗi lòng của em, cái loa phường y như một sự tra tấn mỗi mùa thi cử, học hành, cứ sáng 6h định mò dậy học thì nghe cái gì đọc rè rè bên tai đến 8h -9h vẫn còn đọc hoặc chuyển sang phát nhạc . Còn những ngày khác ngủ chưa đã giấc thì lại nghe nó phát sáng sớm khó chịu vô cùng.
Biến số Donald Trump Tôi ở đó cùng 8 nhà báo nữa từ Đông Nam Á và châu Đại dương. Tất cả cùng quan tâm đến TPP và Biển Đông.Nhưng Hiebert mở đầu câu chuyện bằng nụ cười lịch thiệp. “Tôi phải nói rằng tôi sẽ không thể bàn về những gì xảy ra nếu Trump thắng cử” - ông tuyên bố luôn - “Vì tôi không có ý niệm gì về điều đó cả”.Phần sau của cuộc trò chuyện, về tương lai của khu vực cùng “tổng thống Hillary Clinton”, tất nhiên không còn giá trị gì ở thời điểm này.Có lẽ nhiều người như Hiebert, từ chối dự đoán về nhiệm kỳ của Trump. Nhiều người hiểu, rằng 4 năm tới, sẽ là những ngày tháng khó lường với cả nước Mỹ lẫn thế giới. Không ai biết được điều gì sẽ xảy ra khi tỷ phú bất động sản bước vào phòng Bầu dục.Cách nghĩ của Trump rất khác biệt. Hôm qua, trong diễn văn nhậm chức, một lần nữa Tổng thống Mỹ lại thể hiện điều đó. Kể từ thời Bush cha, hơn 30 năm qua, trong bất kỳ một cuộc chuyển giao quyền lực nào, diễn văn nhậm chức của tân tổng thống đều có câu: “Tôi cảm ơn tổng thống [tiền nhiệm] vì đã phụng sự tổ quốc của chúng ta”. Hai tổng thống Bush đã nói vậy, Clinton đã nói vậy, và Obama cũng nói vậy khi tiếp quản Nhà Trắng từ người tiền nhiệm. Nhưng Trump thì không. Ông chỉ cảm ơn vợ chồng ông Obama vì đã giúp đỡ chuyển giao quyền lực. Ông không cảm ơn Obama vì công sức của cựu tổng thống trong 8 năm trước đó. Thậm chí là toàn bộ bài diễn văn, gợi cho người ta một cuộc tổng công kích những người tiền nhiệm.“Chúng ta sẽ không chấp nhận những chính trị gia chỉ nói mà không hành động, liên tục phàn nàn nhưng không bao giờ làm gì để giải quyết” - Trump nói. Đám đông vỗ tay. Nhưng Obama, ngồi cách đó vài mét, thì chắp hai tay để trên đùi, hai ngón cái đập vào nhau một cách gượng gạo. Đó là lời công kích trực tiếp.Trump dị biệt. Nhưng ông không cô đơn. Nhiều người Mỹ nghĩ như ông. Hôm qua, phóng viên Reuters tường thuật rằng có nhiều người dự lễ nhậm chức tại Washington, DC đã sốc khi biết cái mũ đỏ ghi dòng chữ “Make America Great Again” của họ được sản xuất ở Việt Nam, Trung Quốc hay Bangladesh chứ không phải ở Mỹ. Họ cảm thấy xấu hổ.Đó là điều rất bình thường. Hàng may mặc Mỹ sản xuất ở Việt Nam, Trung Quốc thì có gì mà ngạc nhiên. Nhưng Trump đã nói sẽ chỉ dùng hàng Mỹ và thuê người Mỹ kia mà? Không. Cái thực tế bình thường ấy bây giờ dưới thời Donald Trump đã trở nên bất thường. Họ sẽ xét lại quá khứ. Họ sẽ xét lại toàn bộ cái trật tự cũ kỹ của cả Mỹ và thế giới, và sẽ làm điều đó một cách quyết liệt.Ngày 7/11 năm ngoái, tôi đứng cách Trump 20 mét trong cuộc diễn thuyết của ông - nửa ngày trước khi bầu cử bắt đầu. Có một lúc, tôi đã đưa cánh tay mình lên nhìn. Tôi nổi da gà: cái cách mà nhà tài phiệt nói chuyện với đám đông, khiến cả những người không liên quan thấy chấn động. Tôi nổi da gà, khi nghe ông bắt nhịp: “Hãy cùng làm nước Mỹ...”, rồi đám đông ở dưới, đồng thanh hô lên: “... vĩ đại lần nữa”. Họ gần như kích động. Họ khao khát sự thay đổi. Họ muốn làm điều đó ngay ngày mai. Và họ đã làm.Trong khán phòng đó, tôi nhìn thấy người châu Á, người Latin, thấy cờ của người đồng tính. Tôi thấy một phụ nữ cụt một tay, viết lên tấm băng gạc quấn quanh phần còn lại của tay trái, đại ý: Cụt cũng bầu Trump.Và sự quyết liệt ấy, không chỉ của Trump, mà của những người Mỹ tin tưởng ông, sẽ khiến thế giới thay đổi theo hướng không ai lường hết.Từ hôm nay, với rất nhiều người Mỹ, dưới sự dẫn dắt của tân tổng thống, một món đồ gia công tại Việt Nam, Trung Quốc, Mexico hay bất kỳ đâu ngoài nước Mỹ có thể trở thành một “vấn đề”. Và Murray Hiebert, trong buổi sáng DC hôm ấy, dù từ chối bàn về Trump, vẫn nói với chúng tôi: “Dù ai được bầu, thì TPP cũng trở thành chuyện hoang đường”. Từ hôm nay, sự trông ngóng bàn tay duy trì trật tự và an ninh lớn nhất thế giới có thể là ảo ảnh. Ông trùm bất động sản có cử an ninh đến giúp một tòa nhà nếu khách thuê không trả tiền?Từ hôm nay, nhiều quốc gia sẽ phải đặt nước Mỹ là một biến số X, và tính toán nhiều hơn, dựa vào hằng số nội lực của riêng mình.Đức Hoàng Từ hôm nay, nhiều quốc gia sẽ phải đặt nước Mỹ là một biến số X, và tính toán nhiều hơn, dựa vào hằng số nội lực của riêng mình.Nếu chúng ta hiểu được điều này thì chúng ta đã không nghèo.... Trump là người nhiệt huyết, nhưng lại là kẻ bất chấp. Tính cách này làm thường dân thì không sao, nhưng đứng đầu thiên hạ thì dễ trở thành thảm hoạ. Vì rằng nhiệm vụ người đứng đầu là hài hoà lợi ích của tất cả chứ không đơn giản là bất chấp để phục vụ lợi ích cho ai đó, nhóm người nào đó, kể cả đó là lợi ích cục bộ của quốc gia mình, mà chẳng đếm xỉa đến lợi ích của các quốc gia khác. Học dốt thì nhìn bài toán chỉ thấy biến số, còn học giởi thì luôn nhìn thấy đáp số cho biến số 8 năm qua, phải nói cả 4 nhiệm kỳ là 16 năm của 2 tổng thống mỹ, là thời kỳ đủ dài để một số nước tranh thủ phát triển, bành trướng. Nhận thấy điều đó và tân tổng thống trump sẽ làm, tôi nghĩ việt nam sẽ thuận lợi hơn chứ không phải khó khăn hơn khi ông trump làm tổng thống mỹ. “Chúng ta sẽ không chấp nhận những chính trị gia chỉ nói mà không hành động, liên tục phàn nàn nhưng không bao giờ làm gì để giải quyết” - Trump nói.HÃY NHỚ NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ NÓI NHÉ ! Ông Trump. Thời đại này, bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển cũng phải có tư tưởng tiến bộ, không có con đường nào khác. Khoảng cách giữa nói và làm của chính trị gia xa lắm. Nói đem việc làm về Mỹ mà đội cái nón VN may là biết rồi " Que sera,sera " (viêc gì dên rôi se dên). KHÓ NÓI TRƯỚC. CHUYỆN HAY SẺ TỚI Hãy làm Việt Nam vĩ đại lên nào !! Make Vietnam great. Cố lên !!! -Người ta cứ quen theo một cách củ nên khi có sự đổi mới thì khó chịu, dù đổi mới là điều cần thiết. Làm thì chưa biết nhưng cách nghĩ của Trump là đúng. Những con đường mòn đi mãi cũng nhàm chán. Cần phải thay đổi nó đi. Chưa biết Trump sẽ làm được gì trong 1 hay 2 nhiệm kỳ, nhưng ông ấy đã có những thay đổi với những lối mòn cũ kỹ. tôi thích ông chăm này, tính cách rất quái, luôn tạo sự đột phá mới mẻ cứ bình tĩnh và chờ xem ông ta làm như thế nào, đừng phán vội Chỉ những người thừa nhận quyền lực của Mỹ trên cả các nước khác, mới hy vọng hoặc thất vọng vì ông Trump mà thôi. Với tôi, Mỹ là Mỹ, họ có tương tác với thế giới, chứ vắng họ chợ vẫn đông.
Đường về quê Ngày khai giảng năm nay, tôi dự lễ khánh thành ngôi trường mới ở một huyện nghèo. Ngôi trường mới - được xây bằng khá nhiều tiền từ một quỹ từ thiện danh tiếng, được thiết kế bởi một trong những kiến trúc sư nhiều giải thưởng quốc tế nhất Việt Nam - đầy đủ chức năng, nổi bật và tinh tươm nằm trên đỉnh núi.Lũ học trò vùng sâu vẫn đi những đôi dép tổ ong đã rách, hay thậm chí là chân đất, trong những bộ đồng phục lấm lem đến dự lễ khai trường. Chúng không mấy hiểu được sự quan trọng của buổi lễ. Nhưng các cô giáo, thì dường như đã chọn những bộ váy áo đẹp nhất của mình cho ngày hôm ấy. Dĩ nhiên là thế. Có đông quan khách từ Hà Nội về dự lễ, trong đó có các học giả được ngưỡng mộ.Nhưng dù những chiếc áo đã được ủi rất kỹ, dù các cô đã rất cố, cho một ngày có trường mới, những vết rách sờn trên trang phục vẫn hiển hiện. Ngôi trường mới không xóa được vết sờn trên áo của nhiều giáo viên, và đôi chân trần của lũ trẻ. Nhiều tỷ đồng đã được chi ra để làm ngôi trường ấy. Tôi vẫn tin đó là một đóng góp giá trị cho tương lai của các em, là nỗ lực rất lớn của các nhà hảo tâm. Nhưng cũng giống như hàng chục nghìn tỷ đồng đã chi cho các nhà văn hóa, trường học, bệnh xá nói chung trong chương trình Nông thôn mới, nó chưa thay đổi được nền tảng của vùng đất ấy. Những kết cấu bê tông đẹp đẽ đó vẫn sẽ được lấp vào bằng những thầy giáo, bác sĩ và người dân mặc chiếc áo sờn. Chúng có thay đổi được “chất” của hoạt động giáo dục hay y tế không, là điều bỏ ngỏ.Nheo mắt nhìn bức tranh lớn quanh ngôi trường mới, trạm xá mới, nhà văn hóa mới, vẫn là câu chuyện kinh tế nông thôn.Bây giờ, những ngày giáp Tết, một trong những vấn đề vất vả nhất của xã hội, là chuyện giao thông. Hàng chục triệu người đổ về quê ăn Tết. Đấy là những người tha hương. Và câu hỏi là tại sao họ đi? Rất dễ trả lời: mưu sinh. Theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014, thì lý do việc làm chiếm phần lớn tỷ lệ người di cư. Họ đi từ đâu tới đâu? Từ quê ra thành phố. Cứ 3 người từ đô thị về nông thôn, thì có 7 người từ nông thôn ra thành thị.Bây giờ, những ngày giáp Tết, chuyện an toàn thực phẩm lại nóng. Đường biên giới với những sản phẩm đáng ngờ đi xuống từ phía Bắc đã “sốt” từ vài tháng nay. Nhưng chúng ta biết chăm sóc sức khỏe cho nhau thế nào, khi mà một cuộc điều tra khác, năm 2015, của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, chỉ ra rằng 40% doanh nghiệp nông nghiệp, lỗ hoặc là hòa vốn.Chỉ cách đây mấy ngày, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn khẳng định trong một diễn đàn, rằng “làm nông nghiệp có thể giàu”.Nếu làm nông nghiệp thực sự có thể giàu, thì không nhiều người bỏ quê lên phố như thế. Và thậm chí ở quê, sẽ không cần đến các nhà từ thiện để xây một ngôi trường mới. Kỳ họp Quốc hội gần nhất, nhiều rào cản cho kinh tế nông thôn đã được bàn đến gay gắt. Nổi bật trong đó là việc xóa bỏ hạn điền và hạn chế quy hoạch nông nghiệp. “Nuôi con gì, trồng cây gì theo thời vụ như thế nào… nên để doanh nghiệp và người dân tự lo” - đại biểu Lê Thị Hồng của Bắc Giang nói. Hiện tại, Nhà nước can thiệp rất sâu vào nhiều lĩnh vực nông nghiệp, quyền tự do kinh doanh, gây nguy cơ nhũng nhiễu, tiêu cực. Bản thân quy hoạch nông nghiệp cũng thường xuyên vỡ. Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp thì khiến cho doanh nghiệp không muốn đầu tư lâu dài.Thành phố có rất nhiều vấn đề nóng. Thành phố thu hút rất nhiều cuộc tranh luận, năng lượng xã hội để giải quyết vấn đề của nó. Thành phố còn thu hút nhiều tiền xây tượng đài-quảng trường-vườn hoa nữa. Nhưng nông nghiệp và nông thôn, ít nhất cho đến giờ phút này, vẫn là gốc rễ của xã hội và nền kinh tế.Ngày cuối năm, người ta tìm đường về quê. Nhưng đường về quê bây giờ chỉ là một tấm vé tàu xe chen chúc - để trở về nơi mà người ta đã bỏ lại. Liệu có thể có một “đường về quê” khác - một con đường trong tâm trí người Việt Nam và tâm trí của các nhà hoạch định chính sách, của dòng tiền và dòng chất xám?Trong năm con gà, có những việc chúng ta có thể làm ngay.Đức Hoàng Lai la Duc Hoang , k Bao Gio biet chan khi doc cac bai viet cua ban. That qua sau sac. Đức Hoàng ơi!Đừng viết nữa,bạn cứ viết tôi cứ phải đọc,đọc xong cứ phải đau. Đắng lòng, chen chúc về quê mấy ngày Tết rồi lại chen chúc nhau ra đi kiếm kế mưu sinh?Ai giúp chúng tôi những người sinh ra và lớn lên ở nông thôn? Tương lai sẽ đi về đâu? Giải quyết kinh tế nông thôn, cũng là giải quyết luôn bài toán kẹt xe ở Ha noi , Sai gon.... Sự khác biệt, phân hóa dẫn đến hoặc là mất cân bằng hoặc là xung đột. Mất cân bằng dễ dẫn đến xụp đổ. Xung đột dễ dẫn đến hỗn loạn hoặc tìm mọi cách để phủ định lẫn nhau. Giải quyết chúng trước hết phải có tầm nhìn bao quát và tổng thể, hơn là chú tâm vào những tiểu tiết, lấp đầy dư luận. Rất tán thành quan điểm với Đức Hoàng, rằng muốn có được sự phát triển bền vững và ổn định, thì cần phải tìm về căn nguyên gốc rễ mà xử lý, hơn là sử dụng các phong trào, mô hình có tính hình thức, chỉ để nhằm che đậy, lấp liếm đi cái sự yếu kém nội tại bên trong. "Có những việc chúng ta có thể làm ngay". Trân trọng gửi tới những nhà hoạch định chính sách Nhiều nhà hoạch định còn bận lo toan đến quyền lợi của họ làm gì có rảnh nghĩ chuyện chung vì lợi ích xã hội! Con phải dấn thân ra thành thị để hưởng "kỳ tích", chên đẩy về quê để nói với bố mẹ rằng "kỳ này..." con lại phải tiếp tục ra đi vì ""đường về quê" khác mà anh Đức Hoàng mong ước chưa có, còn lâu mới có, vì "nhiệm kỳ" thì ngắn, con đường thì dài, chưa ai kịp xây. Những trăn trở của nhà báo Đức Hoàng là của nhiều người lương thiện nhưng biết đến bao giờ các nhà hoạch định tri âm cùng bạn? Lại thấy buồn Bây giờ về làng quê những ngày trước Tết thì chỉ thấy ông bà già với trẻ em, người lớn đổ xô ra thành phố làm việc hết. Ruộng đất cũng cho thuê chứ làm thì chả được bao nhiêu, bà con trồng trọt chăn nuôi tự phát và không được định hướng gì cả. Đến lúc bệnh dịch bùng phát là cày cuốc cả năm đi tong. Bảo sao người ta không bỏ quê ra phố! Bài viết hay nhất và là bài viết tôi tâm đắc nhất từng đọc trên mạng của Duc Hoang, cảm ơn nhà báo nhiều! Chúc sức khoẻ và tâm huyết chính trực cho nghề viết nhé! rất đơn giản thôi nếu tôi là lãnh đạo, khi một v ịđược lên lànlãnh đạo của tỉnh .điều đầu tiên là phải làm cách nào để biến tỉnh mình thành mottj nơi đáng ống nhất Việt nam .làm thế nào để đưa tỉnh mình có thu nhập đầu người tối thiểu vd 2000 usd một tháng ? nếu vị đó trả lời được phương án trước người dân tôi đồng ý cho làm lãnh đạo . tôi không đưa đàu tư nước ngoài vê ftỉnh mình vì không đemlại lợi ích , chiếm đất đai của người dân khiến họ phải bỏ xứ ra đi , các khu công nghiệp không đemlại giàu có cho người dân. Một khi thu nhập cao hơn thành phố , môi trương sạch hơn và gần gia đình hơn không ai bỏ di làm gì . Ai cũng biết nc ta là nước nông nghiệp nhưng thực sự nông nghiệp cũng có phát triển mạnh đâu. Ở một số vùng ví dụ như ở quê e, phong trào trồng, chăn nuôi rất phát triển. Do vậy e nghĩ rằng cứ nông nghiệp mạnh thì đất nước sẽ mạnh. kêu cho vui thôi Đức Hoàng thật tuyệt, quá hay, quá sâu sắc
Khi chính quyền treo thưởng Lần đầu tôi đi, 2007 đến 2011, đúng giai đoạn sáp nhập Hà Tây, thủ đô to lên gấp gần 4 lần. Năm 2011, ấn tượng của tôi khi trở về, chỉ là thành phố đã to hơn, có rất nhiều con đường thênh thang mới mở ở khu vực vành đai. Những con đường mới hàm chứa hy vọng.Đến mùa hè 2013, tôi lại đi, tới tận năm ngoái mới trở về. Nhưng lần trở về này, thì Hà Nội đã hoàn toàn thay đổi. Thay vì rộng ra như đáng lẽ phải thế, nó bỗng nhiên trở nên chật chội hơn rất nhiều. Giao thông, một trong những điều cốt yếu ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu thị dân, ngày càng trở nên tệ đi và trở thành một nỗi ám ảnh thường trực hàng ngày đối với tất cả. Trong lúc tôi xa Hà Nội, nhiều “nút giao thông” đáng sợ đã được tạo ra. Ngã Tư Sở trở thành cơn ác mộng với những người muốn về nhà trong giờ cao điểm. Minh Khai thường xuyên là một cái nêm lèn kín người và xe. Lê Văn Lương, con đường mới chứa đựng hy vọng của một Hà Nội mới từ 5 năm trước, tắc cứng ngay cả vào giờ thấp điểm. Và trong con mắt của một người xa Hà Nội lâu ngày, những nút giao thông ấy gắn liền với các cao ốc tráng lệ khai trương sau khi tôi đi ít lâu. Chỉ là vô tình?200.000 USD để treo thưởng cho những giải pháp chống kẹt xe cho Hà Nội, trong một tầm nhìn gần hai thập niên nữa, ban đầu dường như là một cách khôn ngoan: nó khiến người dân cảm thấy mình quan trọng, mình được lắng nghe, mình được hỏi han.Nhưng điều đáng nói hơn cả ở đây là cái thời điểm mà thành phố đưa ra vấn đề.Các nhà chuyên môn “ngoài quốc doanh” chỉ được cầu cứu khi chính những người có trách nhiệm đã bế tắc, chỉ được đoái hoài hỏi ý kiến khi mọi việc đã đi theo hướng vô cùng tồi tệ, chỉ được hỏi thăm khi một bầu không khí bi quan và chán nản đang bao trùm, khi nhiều người còn tin rằng, sẽ chẳng bao giờ chúng ta được đi lại như ở các nước văn minh. Nhiều thế hệ những người có trách nhiệm đã tự “quy hoạch” thành phố trong những mớ nhì nhằng xây dựng và bằng sự dễ dãi trong cấp phép xây các nhà cao tầng, đến mức chính thủ tướng phải lên tiếng. Trong lúc đó, nhiều cơ hội để phát triển giao thông công cộng bị bỏ lỡ - như sự chậm chạp tính bằng nhiều năm của việc triển khai BRT và tàu điện trên cao. Tất cả đã biến Hà Nội thành một đô thị hỗn loạn về giao thông và bây giờ cái sự “xin sáng kiến” mới được mở rộng ra chút ít.Chỉ là mở rộng chút ít, bởi vì cuộc thi dành cho các đơn vị tư vấn được... mời tham gia thi tuyển. Tức là rất hạn hẹp về thời gian cũng như là đối tượng tham gia. Nó không phải là một cuộc trưng cầu sáng kiến từ toàn dân.Người ta không thể không nhìn ra những tấm gương lớn về đô thị hóa với nhiều triệu đến nhiều chục triệu dân tập trung trong thành phố như Mexico City, Sao Paulo hay Bangkok. Họ cũng không thể đơn giản là không thu được gì từ rất nhiều đoàn công tác ra nước ngoài học tập kinh nghiệm về quản lý đô thị của các nước tiên tiến. Những lời cảnh báo đã có từ nhiều năm trước, đã trở nên nhức nhối và báo động hơn nữa trong thời gian sau đó, và rồi trở nên nghiêm trọng hơn vào thời điểm này.Lần đầu tiên tôi đi, một quyết định mở rộng Hà Nội được ký. Lần thứ hai tôi về, có vẻ như đã có rất nhiều “quyết định” làm chật Hà Nội được thông qua. Mà chưa rõ ai chịu trách nhiệm.200.000 USD là một khoản tiền không hề ít đối với một nhà tư vấn đơn lẻ nào đó, nhưng lại là quá ít nếu hiểu được rằng, chúng ta đã lãng phí hàng nghìn lần như thế những nguồn tài chính và nhân lực trong biết bao năm qua mà không hề làm chất lượng giao thông của thành phố tốt hơn lên.Dù thế nào, tôi vẫn tin, người dân sẽ không “dỗi”. Khi chính quyền cầu cứu, vẫn sẽ có những người tâm huyết, hiến kế cho họ nhằm cứu vãn tình hình mà không đòi hỏi gì nhiều. Chỉ cần chính quyền lắng nghe, thì không cần đến số tiền treo thưởng đọc lên nghe rất kêu kia, các nhà tư vấn vẫn sẵn sàng góp ý. Các nhà khoa học ngoài quốc doanh, những trí thức sẵn sàng cống hiến, chỉ để chất lượng sống của chính họ và người thân được cải thiện.Và giả dụ, cái cuộc “xin sáng kiến” rất hẹp này có thất bại, thì có thể là, lúc đó chính quyền sẽ không còn cách nào khác ngoài thực sự mời toàn thể người dân tham gia vào giải quyết bài toán giao thông. Điều đáng ra đã có thể làm từ 10 hay 20 năm trước.Trương Anh Ngọc Việc quy hoạch để chia chác xong rồi, giờ hậu quả một...bãi cho dân chịu thì mới...cần đến ý kiến của chuyên gia..để sửa chữa & dọn dẹp với ít tiền còm thì làm được cái gì? Mình gửi email và gọi điện để hỏi về thủ tục nộp hồ sơ tham gia nhưng tất cả là 1 sự in lặng : không ai trả lời, nản quá Giải thưởng như một trò hề. Cái quan trọng nhất là tìm được giải Pháp tôi ưu thì lại giới hạn người tham gia. Khi chính quyền bất lực thì mới cầu cứu dân. 1 chuyện khôi hài nhưng có thật. Và thời gian kể từ khi thông báo mời bàn dân tham gia hiến kế đến khi đóng hồ sơ cũng chỉ vỏn vẹn chục, hơn chục ngày. Một đề án có tính đột phá để giải quyết một vấn nạn khổng lồ của một thành phố lớn mà chỉ nghiên cứu trong 10 ngày, kể cả thời gian viết thì chỉ có ông Bụt làm được thôi. Cạn lời! Những người có "trách nhiệm " đã quy hoạch thủ đô của chúng ta theo kiểu mì ăn liền, ăn thì nhanh, nhưng chết từ từ,,,, dù thế nào tôi vẫn tin chẳng có giải pháp nào cả vì chỉ làm cho có. Quá đúng ,mười một năm về trước có người đã gửi đóng góp về ách tắc giao thông cho Hà nội, Đà Nẵng nhưng chỉ có mỗi Bác Thanh có ký thư cảm ơn. Bây giờ thì Đà Nẵng cũng tắc ,huống chi Hà nội. Rồi mọi thứ sẽ lẽ quay về quỹ đạo cũ, còn cái treo thưởng này cũng sẽ nhanh chóng bị quên đi Các quyết định lớn cần được nêu rõ tên cán bộ chịu trách nhiệm, để người dân có thể theo dõi. Mong các bác có sáng kiến đóng góp cho cộng đồng. Cám ơn. Đọc được tin có cuộc thi tôi đã thấy mừng và theo dõi liên tục cho tới khi đưa ra thể lệ và đối tượng tham dự. Bực mình nói "lại vẽ ra làm cho có xong rồi đậy lại để đấy". Hãy hạn chế và tiến đến cấm xe máy ở các thành phố lớn như trung quốc đã làm và phát triễn hệ thống giao thông công cộng đặc biệt là xe buýt mới giải quyết kẹt xe như hiện nay. Tư duy xe máy và tư duy nhà ống đang làm hại người việt! Bạn viết rất hay và mình có cùng quan điểm với bạn. Cuộc thi này ngay từ đầu đã giới hạn đối tượng tham gia. Thay vì toàn dân tham gia chắn chắc sẽ mang lại kết quả mong đợi. Nghe có vẻ quan liêu, làm cho có vì cũng chính những người đang tự quy hoạch theo ý mình để tham gia cuộc thì này. Nếu muốn thì nên đi khảo sát thực tế chứ ngồi đó mà viết quy hoạch thì cũng bằng không. Nên học hỏi Cần Thơ kìa. Họ ra soát nhưng điểm kẹt xe bằng cách đi thị sát thực tế. Đưa ra hướng giải quyết tôt. Việt nam mình cứ lu loa nhân tai nhiều lắm , ôi bao nhiêu là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đây rẫy ra đó mà chẳng làm ra trò trông gì cả. Không ai có thể thay đổi quá khứ. Cũng chẳng ai có thể quy hoạch lại Hà Nội, trừ khi anh hàng xóm nổi điên. Vậy nên cái kết của bài viết chẳng có tác dụng gì cả. Hãy xắn tay vào làm.
Huyền thoại SBC Mỗi lần họp mặt, các cựu thành viên đội săn bắt cướp (SBC) còn sống vẫn nhắc lại cái ngày đầu tiên xuất trận, khi mà bí thư Đoàn Công an TP HCM Trần Cường phát lời kêu gọi. Hào khí ngất trời. SBC chạm trán với tội phạm vũ trang ngay trên đường phố, tiêu diệt những băng cướp khủng khiếp nhất nhưng mất mát, thương tật cũng nhiều, có trinh sát còn bị bắn chết ngay trước trụ sở công an TP HCM.Tôi từng trực tiếp chứng kiến cảnh thuyết phục của lực lượng SBC và băng cướp Lẹ Què bên bờ sông Thủ Thiêm.Lẹ Què cầm AK chọc thủng vòng vây, cố thủ trong lùm dừa nước, ngay khu bến thuyền, nguy hiểm cho người dân, nhưng nếu SBC tiếp cận có nguy cơ bị bắn chết.Anh Dương Minh Ngọc - một thành viên đội - thuyết phục Lẹ Què buông súng đầu hàng, tên này ra điều kiện anh Ngọc phải đấu súng với hắn và chỉ được bắn một viên, nếu trúng đạn y sẽ đầu hàng còn không sẽ xả súng giết chết anh.Dương Minh Ngọc một mình một súng ngắn lội xuống bãi sình và chỉ với một viên đạn duy nhất đã bắn xuyên thủng 2 má của Lẹ Què. Tên này không bắn càn mà buông súng như đã cam kết.Người dân và chính quyền địa phương hai bên bờ sông Sài Gòn vui mừng giết heo làm gà ăn mừng vì băng cướp nguy hiểm đã bị SBC triệt phá.Anh Dương Minh Ngọc và những cựu SBC mà tôi tiếp xúc đều nói rằng, cho dù mang tên gọi gì khác nhưng sự tái lập “quả đấm thép” SBC là ước nguyện của các SBC năm xưa trước khi nhắm mắt xuôi tay vì tuổi già. Khi nằm trên giường bệnh anh Võ Tấn Thành, người đội trưởng SBC đầu tiên vẫn nhắc ước nguyện thấy lại hình ảnh oai hùng, cứu khốn phò nguy của lực lượng SBC trên đường phố.Đội Săn bắt cướp được thành lập từ những ngày đầu sau khi đất nước thống nhất 1975. Chức năng của lực lượng ấy, là đấu tranh, triệt phá các loại tội phạm nguy hiểm, băng nhóm “xã hội đen” có vũ trang, tội phạm giết người, cướp của, bắt cóc...SBC được trao cho nhiều quyền hạn về sử dụng các loại vũ khí, biện pháp nghiệp vụ để trấn áp tội phạm. Thời điểm đó, cán bộ SBC không quá 30 tuổi, được phép chạy xe máy hết tốc độ, được chạy vào đường cấm, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, gặp đối tượng truy nã không đầu hàng được phép bắn hạ sau khi đã bắn cảnh cáo hai phát. Họ đã lập nhiều chiến công quan trọng, triệt phá những băng cướp khét tiếng, giữ gìn bình yên cho thành phố.Tuy nhiên, sau đó, khi xã hội đi vào ổn định, SBC được cho dừng hoạt động. Chính các cựu thành viên của SBC cũng thừa nhận rằng pháp luật nay đã hoàn thiện, người thi hành công vụ phải hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật - và phương thức xưa của SBC không còn phù hợp.Ý tưởng tái lập đội SBC được khởi xướng từ giữa năm 2016 bởi bí thư Thành ủy Đinh La Thăng. Và mong ước của anh Thành, anh Ngọc đã trở thành hiện thực vào sáng hôm qua, ngày 25/1, khi “lực lượng Cảnh sát hình sự đặc nhiệm phía Nam” chính thức đi vào hoạt động.Có gì giống và khác giữa SBC xưa và lực lượng “Cú đấm thép” của năm 2017 này? Đó vẫn là những cá nhân tinh túy được tuyển chọn. Họ được đào tạo rất kỹ về lái xe, võ thuật, bắn súng. Nhưng tất nhiên, “SBC phiên bản 2017” sẽ được trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại. Các chiến sĩ còn được đào tạo cả ngoại ngữ để đáp ứng với tình hình hiện tại.Về mặt quyền hạn, khác với năm xưa, Đội được ưu tiên trong một vài trường hợp phát sinh nhưng vẫn phải hoạt động trong quy định của pháp luật.Màn thách bắn súng tôi chứng kiến năm nào, giữa đại ca Lẹ Què và anh Ngọc, có lẽ là tiêu biểu cho tinh thần và phương thức của SBC ngày ấy. Họ hiện ra như những anh hùng trượng nghĩa, vượt qua các quy tắc thông thường để trừ gian diệt bạo. Cần phải làm vậy, khi mà Sài Gòn những năm sau giải phóng cứ 40 phút lại có một vụ cướp, hàng chục người dân vô tội bị bắn chết mỗi năm.Giờ thì không dùng cách thức ấy trong một xã hội pháp quyền được nữa. Các chiến sĩ đặc nhiệm năm 2017 sẽ phải khôn khéo hơn, tỉnh táo hơn, để vừa đấu tranh với tội phạm, vừa đảm bảo được quyền công dân.Nhưng sự tái lập của một “Quả đấm thép” chắc chắn là điều mà người dân đang chờ đợi. Tình hình an ninh trật tự của thành phố đang khiến cho từ người dân đến lãnh đạo, đều không yên lòng.Mục đích của một “Quả đấm thép”, nói như Bí thư thành ủy, là để “tội phạm hình sự vẫn chưa nhận được những đòn nhớ đời, phải trả giá ngay tức khắc... từ lực lượng chống lại chúng”.Giống với SBC năm xưa, họ không chỉ là những người trực tiếp hành động. Những chiến sĩ tinh anh ấy còn được trông chờ sẽ đóng vai trò những biểu tượng, để tội phạm nghe đến là kinh hồn bạt vía. Và để chúng biết rằng, thành phố này có những người bảo vệ.Liệu năm 2017 này, có phải là năm đầu tiên, mà người dân TP HCM, tập lại cách nghe điện thoại hay chụp hình trên hè phố - điều họ không còn dám từ lâu?Hoàng Linh Vì đâu mà có nhiều cướp vậy! tôi không nghĩ là có nhiều thanh niên tự dưng manh động đến vậy,chúng đa phần là có sự hỗ trợ,bao bọc của một ai đó quyền lực.Vậy nên giải pháp phải là diệt từ gốc chứ như TP HCM đang làm là mới chỉ diệt từ ngọn!Chúng ta hãy nhìn Trung Quốc,họ không bắt những kẻ thấp bé,mà tập chung vào những vị cao cấp,diệt dần xuống dưới mới là cách làm đúng đắn nhất! Nghe thành lập lại lực lượng SBC thì cũng mừng thật đấy. Nhưng ngẩm lại, điều này chứng tỏ xã hội còn rất bất ổn, và cũng chứng tỏ lực lượng hành pháp của ta, hoặc là yếu kém, hoặc là chỉ biết làm việc khác chứ không biết chống tội phạm. Hy vọng trong tương lai gần thành phố sẽ không còn cần đến lực lượng SBC huyền thoại nữa. tội phạm ngày càng lộng hành một phần do pháp luật quá nhu nhược, không thành lập thì thôi đã thành lập thì phải cho họ được quyền tấn công tiêu diệt tội phạm để làm sao vừa nghe thấy tiếng SBC là bọn chúng phải tim dập chân run không như hiện nay tội phạm sau khi gây án còn vẫy tay với công an mình Hoàn toàn ủng hộ đội quân " quả đấm thép". không thể chấp nhận một xã hội pháp quyền lại để giang hồ lộng hành như chốn không người. cần có thể huy động thêm lực lượng đặt công quân đội tham gia hổ trở. chính quyền vũng mạnh dân mới yên bề làm ăn được. ngày nào giang hồ còn lộng hành ngày đó chính quyền còn yếu kém, mất niềm tin. Hoan nghênh Thành ủy, UBND TP và Công an TP đã có quyết tâm lớn và có biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân nói chung và người dân sinh sông tại thành phố với việc thành lập đơn vị đặc nhiệm này. Xin chúc Đội đặc nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và an lành. XIN CAM CHU VI BAI VIET NAY.XIN CAM ON CAC CHU TRONG DOI SBC VI DA CONG HIEN CHO MOT VIET NAM NGAY CANG GIAU DEP, YEN BINH, VA PHON THINH HON. Sài gòn dẫn đầu đất nước về tội phạm. Liệu SBC có làm giảm bớt điều xấu xí này tuyệt vời SBC Tôi nhớ nhân vật chính trong truyện "Bóng anh trên đường phố" đó là anh Dương Minh Ngọc, nguyên trưởng phòng CSHS công an TP HCM. Mặc dù cuộc đời Anh có lúc vấp váp, thăng trầm thì tôi vẫn khâm phục và kính trọng Anh CHÚC MỪNG TOÀN ĐỘI. QUẢ ĐẤM THÉP. LUÔN VUI+KHỎE. NHÂN DÂN. TPHCM . RẤT PHẤN KHỞI Nếu Đội này phát triển mạnh thì tội phạm giảm, hoặc ngược lại. “lực lượng Cảnh sát hình sự đặc nhiệm phía Nam” Cai Ten Nghe Hoa`nh Trang Qua Di. QUẢ ĐẤM THÉP .THẬT TUYỆT VỜI Tốt tốt thôi Liệu bao nhiêu thành viên của lực lượng mới này có phẩm chất của lớp đàn anh đi trước, chắc là không có được bao nhiêu bởi xã hội hiện thực đã quá khác xa so với trước.
Chiến lược gai mít Khi tôi viết những dòng này thì Viện Tin học, tiền thân của Viện Công nghệ Thông tin, vừa tổ chức 40 năm thành lập. Năm 1977, tôi về công tác ở Viện - những nhà ngói cấp 4 ở làng Liễu Giai (Hà Nội), bên cạnh là khu tập thể “sáu anh em chia nhau một phòng”.Thời ấy khổ, nhưng không ngăn được những nhiệt huyết khoa học. Nhờ anh Alain Teissonnière, chuyên gia công nghệ thông tin người Pháp, lãnh đạo Viện khi đó là giáo sư Phan Đình Diệu và nhóm kỹ sư trẻ, dự án xây dựng máy vi tính ra đời. Những kỹ sư miệt mài với chip mới lạ, với những dòng phần mềm đầu tiên được viết để dạy máy vi tính. Thực tập bên Pháp, khi về, họ xách vali đầy chip cho máy tính, ổ đĩa mềm, đĩa cứng và cả mỏ hàn, dù hồi đó số tiền đủ mua một ngôi nhà ở Hà Nội.Họ thức trắng đêm, quên ăn, quên ngủ, dù nhà rất nghèo. Đạp xe đến văn phòng, không may ngã, cặp lồng cơm đổ ra đường, chỉ thấy muối vừng, mấy cọng rau muống già và quả cà pháo. Các bà vợ đạp xe mang cơm cho chồng. Một chị than “mấy đêm rồi, anh Việt (Ngô Trung Việt) nhà em không về nhà”. Cô khác kêu “Anh Khôi (Phạm Ngọc Khôi) bỏ đi lên Viện cả tuần nay”. Năm ấy, chiếc máy tính VT80 ra đời. Việt Nam trở thành nước thứ ba trên thế giới chế tạo thành công máy vi tính. Khi đó khu vực châu Á nói chung, trừ Nhật Bản, còn rất lạ lẫm với vi xử lý. Các đoàn từ Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Ấn Độ đến thăm Viện nườm nượp, một nơi mà dân làng vẫn dùng phân tươi, nước giải để tưới hoa và rau, đi vệ sinh phải đeo khẩu trang. Thế mà hôm nay, các quốc gia này đã bỏ Việt Nam một khoảng cách số theo đúng nghĩa đen và bóng.Nếu hợp tác với nước ngoài, được đầu tư và sản xuất công nghiệp thì những máy vi tính đầu tiên có thể ra với thế giới mang dòng chữ “Made in Vietnam”. Nhưng, một số vị lãnh đạo ngành có ảnh hưởng tới đầu tư không nhìn ra điều đó. Nhập PC 2.000 $ mang về bán 4.000 $ tại thị trường Việt Nam dễ như đồ ăn nhanh bên phương Tây là cơ hội vàng kiếm tiền. Viện biến thành công ty buôn bán, các bộ, các ngành cũng thế. Giấc mơ vi tính Việt Nam ngừng ở đó, buôn bán PC thay cho tư duy dài hơi cho nền công nghệ non trẻ, thế mạnh IT đã bị bẻ gẫy.Từng là người phụ trách IT của vùng Đông Á Thái Bình Dương của World Bank, tôi có dịp đi công tác nhiều châu lục. Mỗi khi có dịp dạo quanh phố phường, tôi để ý đến những sản phẩm Made in Vietnam. Nhiều nhất là giầy dép, quần áo, thực phẩm đông lạnh, hoa quả, và món phở nổi tiếng. Tuy nhiên, tịnh không thấy một sản phẩm IT mang nhãn Việt Nam. Vào BestBuy (cửa hàng điện tử) bên Mỹ cũng vậy, hoàn toàn vắng bóng.Ngành IT đã có thể trở thành một ngành “mũi nhọn” và trên thực tế từng được xác định là một ngành “mũi nhọn” của nước ta. Nhưng trong một chiến lược phát triển kiểu quả mít, bây giờ mũi nhọn ấy đã cùn mòn nếu so với mặt bằng chung của thế giới.Mũi nhọn kiểu quả mít, nghĩa là ngành nào cũng được xác định là “mũi nhọn”, dù gai quả mít chả đâm được ai. Mỗi khi bàn đến chiến lược phát triển kiểu quả mít này tôi lại nghĩ đến cái cách mà Việt Nam đã đầu tư cho ngành IT năm xưa, và tự hỏi rằng nếu như có ít “mũi nhọn” hơn, nếu như chúng ta (hay chính xác hơn là những vị mà chúng ta giao phó điều phối nguồn lực) tập trung hơn thì hôm nay Việt Nam đã có thể ở đâu trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới?Hơn nửa thế kỷ trước có bài báo của giáo sư Tạ Quang Bửu nói về thế mạnh của học sinh Việt Nam là giỏi toán. Ông cho rằng, sĩ tử nhà nghèo chỉ có bút chì và giấy nháp sẽ giải được những bài toán thế kỷ mà không cần đầu tư nhiều tiền. Ông đã tiên đoán đúng, Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields, nhưng lại đơm hoa kết trái ở xứ người.Truyền thống giỏi toán đó là cơ hội cho ngành IT với lớp trẻ yêu khoa học kỹ thuật, thích tìm tòi. Cha anh họ từng ăn cơm cặp lồng làm nên cái máy vi tính thời cấm vận, thì chẳng có lý do gì với nền công nghệ hiện đại như hiện nay, hạ tầng Internet thuộc vào tốt nhất trong vùng, thế hệ trẻ không có sản phẩm bên Mỹ. Cơ hội vẫn còn. Theo Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2016, vào năm 2020 sẽ có 26 tỷ thiết bị nối Internet, 4 tỷ người dùng Internet. Máy vi tính đầu tiên tính từng byte thì từ năm nay lưu lượng đã tính bằng zettabyte - tỷ giga byte. Năm 2020 sẽ có 2,3 tỷ giga byte truyền toàn cầu. Ngành IT chiếm 6% giá trị kinh tế toàn cầu và miếng bánh vẫn còn cho những quốc gia mới nổi và lực lượng lao động trẻ như Việt Nam. Vấn đề chỉ là chúng ta cư xử với “mũi nhọn” như thế nào, tập trung đầu tư hay san sẻ với hàng trăm “mũi nhọn” khác.Gốc nông dân, lớn lên và trưởng thành như một công dân toàn cầu, tôi mê mẩn những gói thực phẩm làng quê Việt ở xứ người. Nhưng sẽ vui hơn nếu có gói IT Made in Vietnam có trên quầy hàng BestBuy ở thủ đô Hoa Kỳ. Để làm được điều đó thì IT và nông nghiệp không thể là một trong hàng trăm cái gai mềm trên quả mít. Hiệu Minh Thực sự câu chuyện của anh Hiệu Minh là một câu chuyện điển hình về sự xung đột của khoa học công nghệ và kinh tế. Tôi biết comment này sẽ khó có thể đc nhiều like nếu so với các comment khác tranh thủ chỉ trích, đổ lỗi cho số nhỏ mà chúng ta vẫn hay có thói quen đổ lỗi từ trước đến nay. Tôi chỉ muốn cung cấp góc nhìn khác tới một vấn đề. Thứ nhất, các vị lãnh đạo không từ nơi nào đến cả, họ vẫn là người Việt Nam nên mang đặc điểm của (phần đông) dân tộc Việt Nam. Ngay cả hiện nay, người VN vẫn chuộng làm thương mại, đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, mua đi bán lại hơn là vào công nghệ, kỹ thuật, sản xuất. Đặc điểm tư duy đó dĩ nhiên sẽ được phản chiếu lại ở các cấp lãnh đạo. Ở mọi xã hội đều vậy, các sự kiện, quyết định trong chiều dài lịch sử đều phản ánh nền xã hội đó. Thứ hai, như anh Hiệu Minh nói, thời đó khổ, mà theo quy luật triết học, khi còn đói kém thì người ta phải lo cơm áo gạo tiền trước. Có ai dám đảm bảo đầu tư cả đống tiền để phát triển công nghệ trong thời kỳ thiếu thốn đó để rồi sẽ chắc thành công, hay sẽ bị toàn dân lên án là lãng phí mà không lo tới những thứ thiết yếu? Thực tế, vấn đề anh Hiệu Minh kể luôn là vấn đề nhức nhối của các xã hội đang phát triển, và tôi cũng làm khoa học kỹ thuật nên rất trân trọng những người như vậy. Nhưng khi nhìn vấn đề với các góc nhìn lịch sử, triết học thì ta sẽ nhận định vấn đề được khách quan hơn. Đặc trưng của ta là ăn xổi ở thì, thấy cái lợi trước mắt thì tranh nhau làm. Trồng cây và trồng người; 10 năm có ăn, nếu ăn non thì trong nhiệm kỳ đó đã ăn được. Anh hùng làm nên lịch sử! Hồi Nhật bản đã tiến kịp phương Tây thì Người Việt nói bóng đèn(điện) treo ngược vẫn cháy đã bị chém, đến nay vẫn thế. Đất nước muốn tiến lên phải có sức mạnh toàn dân tộc, nhất là những người lãnh đạo, vài người giỏi không giải quyết được gì Tôi nằm trong số " nhiều người không biết". Cảm ơn tác giả đã cho chúng ta hiểu rõ hơn. Quả thật ... " thâm ý " , tác giả đang nói tới vấn đề chính là "gạo" . Vì gạo đang là vấn đề nhức nhối nhất, vì nó là ngành xuất khẩu chủ lực, nhưng cho tới nay " gió đã xoay chiều" !. Cái gai chính là ở câu cuối.Cho tác giả ngàn like luôn .!!!. Thật đau lòng cho nền khoa học nước nhà! Khoa học ở VN chưa thực sự được coi là nền tảng cho phát triển, mặc dù khẩu hiệu "Cách mạng KHKT là then chốt" đã được "hô" to từ hơn nửa thế kỉ trước và, vấn đề "then chốt", lương của cán bộ khoa học trình độ Tiến sỹ không bằng tiền công của Osin giúp việc! Công nghiệp ô tô mới là Mũi Nhọn, vì nó lại quả rất xứng đáng. Nếu xem thời sự trên tivvi và lắng nghe kỹ thì chúng ta thấy các từ sau được dùng rất nhiều: chiến lược, mũi nhọn, hàng đầu, quốc sách, trọng điểm, nền tảng..... Vậy cái nào mới là quan trọng thật sự ? Lời đắng cho một nền công nghiệp Bài viết rất hay. Em cũng là 1 thằng học ngành IT nên cũng rất trăn trở về vấn đề này. Cái gì cũng là "mũi nhọn", cũng đầu tư thì không hiểu kết quả sẽ như thế nào? Ôi Triều tiên cũng có chuyên gia mạng, mũi nhọn IT này nọ và họ có thứ gì bày bán ở Bestbuy đâu. Nông phẩm còn không thấy bóng ở Mỹ nữa. Và họ giàu đến nỗi sẵn lòng xuất khẩu cho Mỹ một thứ miễn phí nửa. Cảm ơn bài viết của chú, không am hiểu về lĩnh vực IT nên nhờ bài viết của chú mới biết Việt Nam là nước thứ 3 trên thế giới chế tạo thành công chiếc máy vi tính, cũng đáng để tự hào nhưng thật tiếc, cơ hội đã vụt qua. Thế mới biết, trong trách của những chiến lược gia, những nhà quy hoạch quan trọng thế nào, nó có thế thay đổi vận mệnh của cả một quốc gia! Cần lắm những lãnh đạo có tâm và có tầm! Nếu hợp tác với nước ngoài, được đầu tư và sản xuất công nghiệp thì những máy vi tính đầu tiên có thể ra với thế giới mang dòng chữ “Made in Vietnam”. Nhưng, một số vị lãnh đạo ngành có ảnh hưởng tới đầu tư không nhìn ra điều đó. Nhập PC 2.000 $ mang về bán 4.000 $ tại thị trường Việt Nam dễ như đồ ăn nhanh bên phương Tây là cơ hội vàng kiếm tiền. Viện biến thành công ty buôn bán, các bộ, các ngành cũng thế. Giấc mơ vi tính Việt Nam ngừng ở đó, buôn bán PC thay cho tư duy dài hơi cho nền công nghệ non trẻ, thế mạnh IT đã bị bẻ gẫy." Buồn!Và buồn hơn đó là: "Mũi nhọn kiểu quả mít, nghĩa là ngành nào cũng được xác định là “mũi nhọn”, dù gai quả mít chả đâm được ai."Cảm ơn tác giả! Chúng ta chưa thực sự đối xử với cái gì như là một mũi nhọn. Chúng ta không có mũi nhọn nào cả. Chúng ta chỉ có (quá) nhiều thứ được gọi là mũi nhọn thôi. Nếu cứ đầu tư dàn trải, ăn xổi, chuộng hình thức, chuộng phong trào, chuộng báo cáo thành tích bề nổi thì mãi vẫn đi sau thiên hạ thôi. Đã có thời kỳ thuật ngữ "đi tắt đón đầu" là mốt thời thượng, nay ít nghe thấy, là vì: nếu thiên hạ đi đường vòng thì ta mới đi tắt được, nhưng họ đang đi thẳng trong khi ta đang đi lòng vòng loay hoay thì đi tắt kiểugì. Chắc chỉ có cách: ta phải tăng tốc, đi nhanh hơn tốc độ của họ thì mới bắt kịp. Nên giảm những mỹ từ: mũi nhọn, đặc thù ... mà dũng cảm nhìn vào thực tế để có hành động thiết thực và làm ngay thì mới kịp.
Rác sau Tết Thế là ở Hà Nội, người dân chơi đào từ rất sớm, mới qua rằm tháng Chạp nhiều nhà đã mua đào về chưng. Hoa lúc ấy nở sớm, giá lại rẻ, chưng đến cận Tết thì đem vứt bỏ, thay cành mới. Người chơi hoa thì hỉ hả, người trồng hoa thì buồn rười rượi, còn người dọn hoa thì toát mồ hôi. Bởi “mùa Tết” của những công nhân vệ sinh môi trường, sẽ kéo dài đến cả tháng, thay vì chỉ khoảng hai tuần. Đêm 30 tháng Chạp, tôi chạy qua chợ hoa Quảng Bá, lúc chỉ còn chừng 15 phút nữa là đến giao thừa. Các hàng hoa đã dọn về từ lâu, để lại một núi rác khổng lồ. Để gom chỗ rác ấy, công ty vệ sinh môi trường điều đến một cái xe ủi. Cái xe lầm lũi dồn những cành đào, cuống hoa, lá rụng, rồi cả các cây quất còn nguyên bầu đất, lù lù hàng đống. Những công nhân vệ sinh xúc núi rác ấy lên xe, còng lưng đẩy ngược con dốc tới điểm có xe tập kết rác. Tôi nghĩ chắc chắn công việc không thể hoàn thành trước 3h sáng. Họ có thể sẽ đón giao thừa bên núi rác.Bạn vác một cành đào to, một chậu quất lớn về nhà, chi phí vận chuyển rẻ ra cũng trăm nghìn. Sau đó cả nhà xúm lại, cho vào chậu, rồi quét hoa lá rụng, cũng phải mất nửa ngày mới có thể xoa tay pha ấm trà ngồi ngắm. Đến lúc hoa tàn, quất rụng, đem vứt đi thì cũng lại ngần ấy công sức. Chỉ có điều, điểm đến cuối cùng sẽ giản tiện hơn: chỉ việc quẳng ra bãi rác. Phần còn lại mặc nhiên có công ty môi trường đô thị đảm nhiệm nốt. Mà nào có phải chúng ta chỉ quẳng ra bãi rác những cành hoa? Những ngày này, khắp nơi mọc lên các điểm tập kết rác tự phát. Người ta rất khôn ngoan và tế nhị, sẽ vứt rác Tết vào lúc tối muộn, và vứt ra đúng đầu đường. Bởi vì ai cũng hiểu rằng, chúng sẽ phải được dọn sạch trong đêm hoặc sáng sớm. Nếu không, giao thông có thể tắc nghẽn vì rác. Quả là như vậy, riêng trong thời gian cao điểm trước và sau Tết, công ty môi trường đô thị phải yêu cầu công nhân viên làm việc nối ca liên tục, để đảm bảo rác thải luôn được dọn sạch sẽ. Tết Đinh Dậu này, chỉ riêng 4 quận nội thành Hà Nội, mỗi ngày có khoảng 5.500 tấn rác phát sinh. Tại TP HCM, con số ấy là 13.000 - 14.000 tấn. Làm một con số chia đơn giản, TP HCM có 7.000 công nhân vệ sinh, nghĩa là bình quân mỗi người xử lý 2 tấn rác. Đằng sau những đống rác là sự cầu kỳ trong ăn chơi của những thị dân đang giàu lên. Đào, mai, phải vác từ rừng về, là giống cây rất cứng và có cành tỏa rộng, tháo dây buộc ra choán hết cả một nửa căn buồng. Những chậu quất 5 tầng 9 tán, kèm theo bầu đất rộng đến cả mét, nặng trĩu. Rồi những vò rượu cần, những gói bọc tầng tầng lớp lớp nylon, ngay đến một hộp bánh quy bây giờ cũng phải mở đến 3 lớp vỏ mới cắn được miếng bánh. Đằng sau những đống rác chỉ có sự giàu có tiền bạc, chứ chưa thấy sự giàu có trong ứng xử. Những cây đào cây quất khổng lồ được đưa nguyên ra vỉa hè, lòng đường chờ “một ai đó” đi qua dọn dẹp. Một ai đó là một công nhân, phần nhiều trong số đó là phụ nữ, thu nhập không tăng lên vì tải thêm những cái tán cây khô khổng lồ ấy sau những ngày Tết.Đằng sau những đống rác là một cuộc chiến tận lực và không cân sức của những người trực tiếp cầm cây chổi.Đằng sau những đống rác không chỉ là chi phí về nhân công. Nó có những “chi phí ngầm” mà chúng ta ít khi nghĩ đến. Mùa Tết năm nay, khách du lịch từ nhiều nước châu Á đổ về Việt Nam. Và họ sẽ được đón tiếp bằng một “bộ nhận diện thương hiệu quốc gia” thật là kỳ quặc: những tán đào, mai, quất khô cong nằm nghễu nghện trên những đống vỏ hộp bánh kẹo rượu mứt của ngày Tết, ngay mùng 3, mùng 4, nhiều nơi trên những tuyến đường trung tâm. Cái giá của hình ảnh ấy không dễ gì đo được.Đằng sau những đống rác (không nhỏ) là một câu chuyện lớn hơn về cách chúng ta xử lý sự dư thừa khi mình đang giàu lên.Năm ngoái nhà tôi chơi hai cành đào to. Gần đến rằm tháng Giêng hoa mới tàn hết, phải đem vứt. Mẹ tôi cầm chiếc kéo cắt gà, cắt gọn hết cành nhỏ, buộc thành một bó. Cành to lại bẻ đôi, rồi cũng buộc lại. Rất gọn gàng, cũng không mất bao nhiêu công sức. Tôi cầm 2 bó củi đào gọn gàng ấy mang ra xe rác vứt khi nghe tiếng kẻng, hoàn toàn không thấy áy náy hay phải dấm dúi vì ái ngại gì. Chúng ta có thể tặng quà cho một cái thùng rác - đó là những món quà dành cho những công nhân vệ sinh. Và món quà ấy đôi khi, chỉ là sự ái ngại.Gia Hiền Chi phí vệ sinh vn quá rẻ. Kỷ luật xử phạt cực kỳ nhẹ nhàng, văn hóa ý thức vệ sinh rất kém nên đã hình thành NÚI RÁC KHỔNG LỒ sau Tết.Tôi đổ thừa cho tất cả từ ý thức đến quản lý khu vực. Tôi tội những người bạn vn ý thức tốt sống trong 1 lũ vô ý thức. Có thể rất nhiều người kg tin là ở những đất nước càng phát triển thì tiêu chí con người & môi trường luôn đưa lên tiêu chí hàng đầu. Con người bắt đầu từ giáo dục, giáo dục & giáo dục để đạt được xã hôi văn hóa, văn minh. Môi trường bắt đầu từ thu gom, xử lý rác để đạt trong sạch cho cộng đồng & môi trường sống. Đã được làm việc một số lĩnh vực công nghiệp & tiếp cận 1 số nơi Nhật, châu Âu...chưa đủ nhiều để biết nhưng đủ để thấy là vn còn kém & kém lắm, vn cần phải được giáo dục & học nhiều lắm bắt đầu từ RÁC & XẾP HÀNG.... Một bài viết giúp mọi người có thêm những suy nghĩ tích cực hơn, cảm ơn nhà báo. Đừng nhìn cách ăn mặc, đừng nghe lời phát biểu để đánh giá thực chất. Cứ nhìn cách ứng xử ngoài đường, nơi công cộng của từng người thì biết ngay dân trí của người đó, và suy rộng ra từng gia đình, từng xã hội. Ngoài khẩu hiệu, phát động phong trào, nêu gương người tốt việc tốt, chắc chắn (và quan trọng hơn) là chúng ta còn nhiều việc phải làm và làm quyết liệt mới thay đổi được thực chất và đưa xã hội vào quy củ được. tôi rất muốn kêu gọi mọi người phân loại rác trước khi cho vào xe rác. Những loại rác dễ phân huỷ như cọng rau, vỏ quả chúng ta cho riêng vào một nơi. Rác ấy phân huỷ nhanh và có thể dùng làm phân bón, các loại rác không phân huỷ như bao nilon, chai lọ bằng nhựa, thuỷ tinh.. cho vào một nơi. Như thế chúng ta góp phần làm môi trường đỡ ô nhiễm Bao nhiêu người có ý thức được như chúng ta đây? người có ý thức không thấm vào đâu so với người vô ý thức ở xã hội này. không biết họ vô tình hay cố ý nữa, cho nên cần lắm những nhà Báo, nhà hoạt động xã hội cùng lên tiếng mạnh mẽ, trước tiên là tuyên truyền giáo dục mạnh để mọi tầng lớp đều biết và điều chỉnh hành vi của mình để giảm bớt, sau đó là dùng biện pháp mạnh đối với những đối tượng còn lại. nơi tôi ở là 1 khu dân cư toàn nhà khá và giàu có, nhưng ôi thôi rác thì khỏi nói rồi, nhà tôi ngay cạnh công viên nên tôi phải kiêm luôn nghề lượm rác, nếu không lượm thì hiệu ứng đám đông họ lại thi nhau vứt, mà lượm ư? hôm nay lượm, qua 1 đêm lại thấy đầy rác. và tôi cũng chẳng hiểu cơ quan chức năng sinh ra để làm cái gì nữa? Cam on tac gia ve bai viet. Qua sau sac. Toi hi vong moi nguoi hay yeu thuong moi truong nhu yeu chinh ban than minh. em ở Vũng Tàu, thành phố du lịch nhưng buồn thay là dọc tuyến đường chính từ nhà em ra biển không thấy thùng rác công cộng nào. Nhiều lúc em thấy khách du lịch họ muốn bỏ lon nước, bịch đồ ăn...vào thùng nhưng không có, thế là họ vứt vào bồn bông Người Việt ngày càng xấu đi Giàu tiền bạc mà nghèo ứng xử thì phải gọi là nghèo mà nhiều tiền! Đã có luật xả rác ra đường có hiệu lực từ 1/2/2017. Vấn đề là tổ chức thực hiện như nước ngoài. Ben toi Thanh pho len lich thu gom cho tung khu vuc cac cay thong sau Giang sinh .Ngay do co xe co gioi di nhat ve cac Trung tam recycle de xay lam Phan bon.Bo ra Khong dung lich se Khong duoc nhan.Tot nhat la cat ngan va cot thanh bo nhu Me cua tac gia . Cách hành xử với rác là một khía cạnh cho ta thấy trình độ sống của một cá nhân,một cộng đồng văn minh đến đâu! Rất cần thay đổi nhỏ để tạo nên hình ảnh mới,đẹp hơn! NHỮNG CÔNG NHÂN ÂM THẦM LÀM VIỆC SUỐT ĐÊM. KHỔ LẮM NGƯỜI ƠI . Ý THỨC TRÊN HẾT Đào rừng cây to cồng kềnh léo tèo vài cánh hoa cũng được chặt và chở nhiều về Hà Nội mới khiếp.
Rườm rà lễ tết Có thể Mitsuko quyết định thay đổi năm nay, nhưng cũng có thể, dịp năm mới với nhiều người Nhật hiện nay không có gì khác hơn một kỳ nghỉ dài để thư giãn. Tết không còn màu sắc của một ngày lễ thiêng liêng như các quốc gia châu Á khác. Hồi mới sang Nhật, tôi rất ngạc nhiên vì thấy họ đón năm mới nhẹ nhàng quá. Ngày kết thúc công việc hay ngày làm việc đầu tiên của năm mới ai nấy đều tỉnh rụi như chẳng hề có hội hè. Họ cũng không đặt nặng việc sửa soạn nấu nướng vì mọi thứ đều có thể đặt mua trên mạng. Siêu thị kinh doanh không nghỉ ngày nào, hàng hóa ăm ắp và giữ nguyên giá. Phố phường tĩnh lặng, không cảnh hối hả bon chen và nam phụ lão ấu hễ thu xếp được là xách vali đi du lịch nghỉ ngơi. Chỉ có duy nhất ngày đầu năm, nhiều gia đình vẫn đi tảo mộ, đi chùa cầu an hoặc dùng chung bữa, nửa ngày còn lại là đi shopping tranh thủ đợt sale lớn. Nhưng ở lâu một chút, tôi lại thấy Tết Nhật “bằng phẳng” quá. Cũng có nhiều người già ở đây phàn nàn rằng Tết ở Nhật bây giờ phai nhạt hơn khi xưa rất nhiều bởi người Nhật hiện đại không thích những nghi lễ rườm rà nữa.Liên hệ tới những cái Tết Việt, phố phường tắc nghẽn, hàng hóa đắt đỏ, người người nhọc nhằn vội vã ngược xuôi, ăn uống chúc tụng kéo dài… tôi bỗng mong người mình cũng đón Tết như người Nhật thì có phải đỡ tốn kém mệt mỏi biết bao.Trước đây, khi còn son rỗi ở Việt Nam, mỗi dịp Tết về tôi lại trốn rịt trong nhà hoặc nhận đi trực ở cơ quan để trốn tránh điều theo tôi là “nhiêu khê ồn ào". Tới khi tôi xa nhà, ở cạnh những người Việt Nam xa quê, tôi mới thấu hiểu cảm giác thèm sum vầy bên gia đình của những kẻ tha hương. Cũng tới lúc này, khi có con, tôi mới hiểu những nỗ lực của cha mẹ và những người xung quanh khi năm nào cũng cố gắng gìn giữ những cái Tết thật nguyên bản cho con cháu. Không phải bố tôi không mệt mỏi vì dọn dẹp nhà cửa, xắn quần áo để cắt tiết gà, không phải mẹ tôi không tất bật vì ngày giáp tết có khi đi chợ 4-5 lần, tay xách nách mang và túi bụi nấu nướng, ninh hầm. Chỉ là nếp nghĩ cần giữ gìn văn hóa truyền thống - là trách nhiệm với tổ tiên và con cháu không cho phép bố mẹ tôi (hay như bao người Việt khác) ngừng lao động mệt nhọc. Có nhiều khi, khi chơi vơi nghĩ tới việc nuôi dạy con nơi xứ người sao cho con tự tin và hòa nhập tốt, tôi vẫn nhận được lời khuyên của cả người Nhật lẫn người Việt: Hãy để con trước tiên là người có nền tảng văn hóa, là cái dây neo để con lớn lên và tự hào về đặc tính dân tộc của mình. Ấy là lúc tôi đồng cảm với nỗ lực của những người Việt xa xứ khác khi cố giữ gìn văn hóa truyền thống, cố xoay cho đủ mâm cơm ngày Tết. Cảm giác ở nhà, không khí Tết... tất cả những điều đó chỉ diễn ra trong khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng lại chuyên chở một điều duy nhất thiêng liêng là tâm thức người Việt, điều không thể thay đổi trong dòng máu Việt cho dù ở bất cứ nơi đâu.Đã có nhiều tranh cãi về việc nên chăng người Việt chuyển qua đón Tết Dương lịch như người Nhật để tiết kiệm thời gian và chi phí cho xã hội, để gia tăng lợi ích kinh tế trong thế giới phẳng. Có lẽ bản chất chỉ nằm ở câu chuyện đón Tết sao cho bớt đi những thủ tục rườm rà và hạn chế tham nhũng thông qua biếu tặng, là cách người ta vận hành bộ máy cung ứng hàng hóa để việc mua sắm không bị ùn ứ và tăng giá bất thường trong dịp cuối năm. Nó cũng là câu hỏi đặt ra để người Việt tư duy lại cách nghĩ và làm việc chuyên nghiệp hơn để hội hè không ảnh hưởng tới năng suất làm việc, là việc phát triển các dịch vụ để giải phóng bớt sức lao động cho phụ nữ và tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho người Việt trong những dịp lễ bận rộn. Tất nhiên, đó cũng có thể chỉ là cảm thán xuất phát từ ức chế dành cho giao thông. Ngày Tết bản thân nó không có lỗi.Còn văn hóa cộng đồng, niềm vui sum vầy, những truyền thống... là tài sản quý giá nhất của một dân tộc, không nên đồng hóa nó với bất cứ nền văn hóa nào.Quỳnh Châu Bỏ Tết Âm Lịch để được thêm vài ngày đi làm thì được gì? Người Nhật bỏ Tết truyền thống của họ từ chục năm trước, nhưng quyết định từ chục năm trước chắc gì đã đúng với thời điểm hiện tại. Tết Tây gần với Tết Ta thì cũng đã sao đâu? Người Mỹ có lễ Tạ Ơn chỉ khoảng 1 tháng trước Giáng Sinh và Noel nhưng họ vẫn giàu mạnh đấy thôi. Hiện tại, làm nhiều không bằng làm ít mà năng suất cao. Chúng ta quá chú trọng đến "cần cù bù thông minh" mà không nghĩ ngược lại rằng nếu chịu khó tìm hiểu, học hỏi cái thông minh của người khác có thể chúng ta có quyền "lười biếng" nhiều hơn 1 tí. Bởi xét cho cùng thì sống để làm gì? chỉ để cắm đầu cắm cổ làm cho đến lúc nghỉ hưu, sức cùng lực kiệt hay sao? thoải mái đi, "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ". Người ở Mỹ, Nhật..đều bày tỏ tết ở Việt rườm rà, nặng nề hãy lấy niềm vui hoan hỉ của hàng triệu người nông dân Viêt khi tết đến. Một năm lam lũ trầy trật nắng mưa, bão lũ nhọc nhằn hãy để cho họ vài ngày vui rồi lại lao vaò căm cụi khi nào đất nước giàu có hiện đại hãy tính , tự thân sẽ thay đổi. Dừng lạm bàn xa xôi ,Tôi yêu tết việt. Tết không có lỗi, lỗi ở con người. Hiện những người kêu bỏ Tết thì cũng giống như vì có tai nạn giao thông nên cấm xe ra đường! Hồng Kông, Singapore cũng đón tết âm lịch vậy, phát triển kinh tế nằm ở vấn đề con người. Mọi năm cả căn nhà tôi đều được phủ 1 lớp vôi mới, trừ cái phòng và cái bếp nơi vợ chồng con cái tôi sinh hoạt. Do vợ chồng tôi ở chung với gia đình, má tôi dễ tánh lắm ít khi la rầy, nên "tụi bây lo phần tụi bây, tao (với anh chị em tôi) lo phần còn lại". Phần má lo ăn tết góc ngách sạch tươm, chỉ sà xuống bếp là tôi có cái ăn ké. Năm nay khác òi, mấy nhóc con tôi chóng lớn, nó muốn tôi và chúng cùng dọn dẹp sạch sẽ để đón tết. Khổ thiệt, phòng bé tí dọn rác rưởi ở đâu mà ra cả núi, xong việc thì mất 3 ngày, phòng và bếp sáng hẳn lạ thường, mấy hình vẽ nguệch ngoạc ngắn dài bằng màu bút chì sáp trên tường không còn nữa, tôi vui như muốn khóc vì con tôi đã ý thức và lớn khôn. Cám ơn tết nhé, tôi yêu tết! Hôm qua về ngoại ăn bữa cơm mà ngon quá. Thit trâu xào rau muống nem rán gà luộc miến lòng gà thịt kho đông bánh chưng rau xào tỏi thịt ngan xào xả lăn. Toàn món quên thuộc nhưng sao mà ăn ngon lắm. Tết chỉ mong đc về nhà ăn bữa cơm như thế. Tôi đang học tại Hàn Quốc. Tết xa quê chỉ được nghỉ 3 ngày nhưng mấy anh em vẫn cố gắng có mâm cơm tết bánh chưng, giò chả. Cái Tết dù ngày nay bị pha tạp bởi nhiều cái không tốt nhưng nó vẫn là văn hóa, là bản sắc của dân tộc, là lúc để mọi người đặc biệt những người con xa xứ nhớ về gia đình, cội nguồn, dân tộc. Năm mới chúc các độc giả của vnexpress có một cái tết trọn vẹn, hạnh phúc bên gia đình. Tôi cũng đồng ý với Quỳnh Châu '' không nên đồng hóa nó với bất cứ nền văn hóa nào.? vì ta là người Việt Câu kết của bạn làm tôi rất thích, like cho một vé "Còn văn hóa cộng đồng, niềm vui sum vầy, những truyền thống... là tài sản quý giá nhất của một dân tộc, không nên đồng hóa nó với bất cứ nền văn hóa nào". Thế gới này chia ra thành các nước, cũng như cơ thể con người có những bộ phận chức năng khác nhau đều có những đặc tính riêng mỗi dân tộc cũng như chức năng khác nhau của các bộ phận trong cơ thể người vậy. Ở góc độ này nếu gộp chung tết tây và ta thì cũng như tim phổi gan ruột lẫn lộn vậy, nghe có vẻ ko ổn. Hòa nhập như dòng máu lưu thông khắp cơ thể nhưng đừng để các cơ quan lẫn lộn nhau. Cảm ơn em đã viết bài này! rất chuẩn. truyền thống là tài sản vô giá Bạn còn trẻ nên có cái nhìn cũng thoáng hơn nhưng không vì thế mà đề nghị bỏ tết Cổ Truyền, bởi tết Cổ Truyền là một nền văn hóa đậm bản sắc dân tộc, đặc trưng của người việt mình và chỉ nên hòa nhập chứ không thể hòa tan, nếu bạn có điều kiện nên góp sức vào các lĩnh vực KT, KHCN và đào tạo nguồn nhân lực cho người Việt bạn nhé. Cảm ơn nhiều Giá trị ngày Tết là vĩnh cửu, chúng ta than vãn ngày Tết là do không biết làm gì cho có ý nghĩa và không biết cách tạo niềm vui cho bản thân và gia đình. Đúng vậy tết ko có lỗi.con ngườ VN mạnh dạn bỏ các hủ tục như lợi dụng tết say rượu,cờ bạc,đốt pháo...Mấy năm nay tôi thấy bà con mình ở các thành phố có suy nghĩ và thưc hiên tích cực nhiều đấy.cái gì ko phù hợp sẽ bị đào thải,nhưng phải có thời gian. Hoàn toàn đồng ý. Cả năm đã phải học tập, làm việc vất vả thì lẽ ra dịp Tết phải là lúc được nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình, chứ không phải là dành cho những thể loại lễ nghi rườm rà, mang nặng tính hình thức.
Bánh chưng khổng lồ Nhưng với những chiếc bánh chưng khổng lồ, những chai rượu cung tiến cỡ đại, tôi không hiểu những người làm ra nó muốn truyền gửi thông điệp gì. Chẳng lẽ đồ phải thật to thì lòng mới tỏ? Đức Hoàng ạ, chỉ có anh mới dám nói thẳng, nói thật, không uốn cong ngòi bút. Tôi coi anh là "Táo Quân VNExpress" Bánh Chưng thì to đùng nhưng nhận thức về văn hoá, cuộc sống thì lùn và hạn hẹp. Thật tiếc! Sĩ diện địa phương. Cứ làm lấy tiếng to, cao nhất cái đã, Dân đói nghèo đã có gạo cứu đói, mà đói thì cũng ... kệ. Có nơi làm từ thiện bữa cơm có thịt cho các học sinh nghèo còn không được vì chưa xin phép quan địa phương mà. Có bụng quan nào bé đâu, toàn đi không thấy chân. Nên đổi khẩu hiệu: do Dân, vì Dân ... được chưa? Thâm thúy và sâu cay quá! Cái sĩ đè bẹp dí cái no... Duc Hoang giu lai bai nay Tet nam sau dang tiep. Lại là câu chuyện nhỏ to.Những cái bánh chưng, bánh dày to nhưng lòng thành có khi là nhỏ.Những hạt gạo nhỏ lại rất to đối với những hoàn cản còn thiếu thốn.Điều cần làm là xác định đâu là chuyện to, đâu là chuyện nhỏ cũng không làm được, vậy thử hỏi cúng tiến như vậy còn ý nghĩa gì?Nhưng sợ nhất vẫn là tư duy nhỏ mà lại làm việc to. "VĂN HÓA SĨ DIỆN" đã thấm nhuần vào trong dân tộc Việt từ bao giờ không ai hay, chỉ biết rằng con người ta sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ, thậm chí cả mạng sống để có được chữ "DANH" (mà họ cho rằng họ sẽ được ). Những người trẻ ngày nay họ vẫn đang kế thừa xuất sắc văn hóa ấy... Thế đấy cả nước nhịn xem pháo hoa, để xem các tỉnh được cứu đói lập các kỷ lục về độ chịu chơi. Thiết nghỉ đất nước việt nam là đất nước của tất cả mọi công dân không phân biệt giàu ngèo sang hèn thì bất kỳ một quyết định nào mang tầmm quốc gia phải vì lợi ích chung phục vụ cho mọi đối tượng hay quá! chúc nhà báo một năm mới dồi dào sức khỏe, có nhiều bài viết hay khi cái đầu nhỏ thì phải có cái gì đó to để che bớt cái đầu nhỏ đi Khôn đâu đến trẻ, khoẻ đâu đến già. Lãnh đao non nớt thì tai họa đổ hết lên đầu thảo dân Sao Nghệ an lại làm ra bánh trưng 7 tạ để làm gì khi vừa ngửa tay xin trung ương cứu trợ 1600 tấn gạo và tệ nạn xã hội ở tỉnh lại nhiều Theo tôi nên làm 700 cái bánh 1 kg, dâng lễ xong chia đuọc cho 700 nguòi nghèo còn tốt hon nhiềuM Vâng, bánh chưng to chứa đựng những tư duy nhỏ, thưa nhà báo. Những vấn đề sử dụng tiền, làm những thứ để nhất ấy nó chứng minh rằng trong XH hiện nay có một số đang " tập làm người" họ là những kẻ "không may có tiền nhiều" !
Vĩnh biệt Fidel Thời điểm đó Cuba vừa bị chính quyền của Tổng thống George W.Bush đưa vào “trục ma quỷ” cùng với Iraq và Bắc Triều Tiên. Quốc đảo Caribe bị kết tội tài trợ cho khủng bố. Chính phủ Mỹ vừa trình thượng viện thông qua ngân sách 59 triệu USD để lật đổ chế độ Cuba.  Đứng trên sân khấu ngày hôm ấy, Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã 78 tuổi. Vẫn bộ quân phục màu xanh ôliu quen thuộc và trong cái nắng nhiệt đới chói chang, ông giận dữ lên án những âm mưu của chính quyền Mỹ. Ông khẳng định dân tộc Cuba sẽ chiến đấu đến người cuối cùng để bảo vệ những thành quả của cách mạng. Một cảm giác lạnh chạy dọc sống lưng tôi khi khép lại bài phát biểu, Fidel đã dùng chính câu chào của các võ sĩ giác đấu trong đấu trường La Mã để gửi thông điệp tới Washington. Ông nói: “Vạn tuế Caesar! Những kẻ sẽ chết xin chào ngài”.   Đó là câu nói mà tôi hay dùng để tả cho bạn bè về cái cách mà Fidel Castro hiện lên với người dân Cuba. Một người luôn sẵn sàng chết cho mục tiêu đề ra. Lịch sử ghi tên ông như một nhân vật đã trải qua hơn 600 âm mưu ám sát bất thành của CIA. Lịch sử cũng biết đến ông như người đã cho phép Liên Xô đưa vũ khí hạt nhân vào Cuba để phe xã hội chủ nghĩa có được “một con dao găm” kề bên cuống họng của đế quốc trong thời chiến tranh lạnh.Trong những năm ở Cuba tôi từng gặp nhiều người đồng chí của Fidel. Họ đều giống ông ở sự kiên định nhuốm màu lý tưởng và niềm tin vào công bằng xã hội. Giống như Fidel, những người đồng chí của ông lập luận: người dân Cuba có thể không giàu về của cải, đời sống có thể còn nhiều khó khăn nhưng không ai được phép tước đi của con người quyền được học hành miễn phí, được chăm sóc sức khỏe miễn phí, được hoạt động thể thao và nghệ thuật. Đó cũng là những điều mà nhà cách mạng Fidel Castro đã nói khi đứng trước tòa án năm 1953, sau cuộc đảo chính bất thành.Với niềm tin ấy, sau 50 năm lãnh đạo đất nước, Fidel đã tạo ra những kết quả mà mỗi người đều có thể có một cách đánh giá của riêng mình. Bạn bè tôi, những sinh viên Cuba ngày ấy, hay phải nhịn đói để lên giảng đường. Chẳng ai muốn phải nhịn đói. Nhưng nếu hỏi họ rằng một nước Cuba không có Fidel sẽ ra sao, thì họ vẫn trả lời rằng, rất có thể họ sẽ phải sống ở một chế độ mà vừa phải nhịn đói, vừa không được đi học.Bạn bè tôi thuộc về một thế hệ mà tỷ lệ có bằng đại học cao nhất trên thế giới, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh gần như thấp nhất. Họ được hưởng những điều mà nhiều quốc gia trên thế giới mơ ước, đặc biệt là những thành tựu y tế vượt bậc. Nhưng rất nhiều điều bình dị, như Internet, điện thoại di động hay là một chiếc xe máy, đến bây giờ vẫn là ước mơ của 90% người dân Cuba.Bạn tôi, có giáo dục và y tế miễn phí, nhưng phải mất 10 năm để xây xong căn nhà của mình. Cứ gom từng bao xi măng, từng viên gạch, từng xẻng cát, lúc nào có vật liệu là lại xây. Họ xây mà không bao giờ biết được rằng mình có thể hoàn thành căn nhà ấy hay không.Tất cả những điều đó, đều đã đến từ niềm tin của Fidel. Một niềm tin không thể đánh đổi. Cho dù bối cảnh thế giới đã biến đổi thế nào trong 50 năm kể từ sau cuộc cách mạng, thì Fidel vẫn đứng đó, dưới ánh mặt trời Caribe và tuyên bố chết cho những điều mình đặt ra.Fidel vừa trở về với đất. Sự ra đi của ông đã tạo ra trên thế giới này cả những kẻ vui mừng và rất nhiều người đau xót. Nhưng người ta hiểu, không còn Fidel, đất nước Cuba cũng sẽ không còn là Cuba của ngày trước nữa.Trong suốt những năm sống ở quốc đảo ấy, tôi đã hỏi ý kiến của rất nhiều người về Fidel. Có những người thích và không thích ông. Cũng như bây giờ, trên thế giới, người ta nói về ông theo nhiều cách khác nhau, tiêu cực và tích cực. Fidel Castro đã để lại một di sản lớn và phức tạp, đã xuất hiện trong những hình ảnh đẹp đẽ, lãng mạn và cả sự quyết liệt khiến người ngoài không thể hiểu nổi. Vĩnh biệt Fidel. Mỗi người trên thế giới này, sẽ nhớ về ông theo cách riêng của mình. Với tôi, đó là sự lựa chọn của trái tim.Lê Anh Ngọc Fidel Castro đã để lại một di sản lớn và phức tạp. Nên nhớ mỗi con người dù "vĩ đại" đến đâu cũng chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định của lịch sử của nhân loại. Đừng ngộ nhận, không có gì vĩnh cửu. Nếu có vĩnh cửu thì nhân loại chắc chắn sẽ ... diệt vong. Đúng là "mỗi người đều có thể có một cách đánh giá của riêng mình" nhưng tôi cũng như anh, cũng mong muốn được chăm sóc y tế khi ôm đau bệnh tật, cũng mơ ước cho con tôi và những đứa trẻ khác được đến trường, v.v.v.Không phải sự thành bại nào cũng thành chân lý nhưng Ông ấy, Fidel Castro, rất kiên cường. Vĩnh biệt Ông! Có thể không phải trong bất kì chủ trương nào Phidel Castro đều đúng, nhưng tôi tin rằng ông làm những điều đó hoàn toàn vì Tổ Quốc mình. Quang Minh Fidel Castro. Một huyền thoại. Người bạn lớn của nhân dân ViệtNam. SỰ LỰA CHỌN CỦA TRÁI TIM tôi chỉ biết đến Fidel Castro qua những bài học trên trang sách lịch sử một vị lãnh tụ tài ba của nhân dân Cuba tuy ông đã về cõi vĩnh hằng những tư tưởng, triết lý của ông vẫn tồn tại vĩnh cửu không bao giờ phai nhạt Chỉ có những người cách mạng kiên cường như Fidel Castro thì mới đem lại hạnh phúc lớn lao thật sự cho nhân dân Cuba và thế giới. Fidel là hình ảnh của con người "không chịu cúi đầu". Tôi tin với việc phụng sự hết mình của lãnh tụ Phidel và các đồng sự của ông, nếu không có việc ngăn cấm của phương Tây và Mỹ nhân dân, và đất nước Cu Ba rất thịnh vượng Chào ngài Fidel SỰ LỰA CHỌN CỦA TRÁI TIM ! VĨNH BIỆT ÔNG ! Vĩnh biệt Ngài: Fidel Fidel không phải là ông thánh để nói điều gì cũng đúng. Tuy nhiên, tôi dám chắc không lãnh tụ nào dám sống hết mình và toàn tâm vì nhân dân của mình như ông. Fidel luôn trong trái tim tôi và hàng tỷ người trên thế giới.Cúi đầu vĩnh biệt ngài - 1 Nhân cách vĩ đại. Tôi đã thần tượng Fidel từ hồi còn học tiểu học ( gần 60 năm ) qua cuốn :"Đảo xanh anh hùng" rồi sách, báo và môn sử ...Đến bây giờ khi thông tin toàn cầu, nhiều cách nhìn nhận về ông song tôi vẫn rất khâm phục ông. Vĩnh biệt ông- Một huyền thoại !
Mừng tuổi Tôi cũng bí, không biết trả lời sao, dù thấy rằng việc cho vào phong bì hai mươi nghìn cũng “có vấn đề” gì đó. Trẻ con sẽ thất vọng (so với “chuẩn” chung). Và liệu người lớn có ai đánh giá nhà mình hà tiện không? Nhưng không phản biện được. Tôi đành đồng ý.Tôi tự hỏi, những cái phong bì mừng tuổi liệu có phải đã trở thành một loại quán tính văn hóa - như rất nhiều quán tính khác trong đời sống của chúng ta. Nội dung và định lượng của phong bì mừng tuổi bây giờ hàm chứa rất nhiều sự ái ngại, nhu cầu giữ thể diện, hoặc là các mối quan hệ của người lớn. Rồi ngay cả chính những đứa trẻ cũng bắt đầu làm quen với những con số đầy thực dụng qua phong bì mừng tuổi - chứ không phải thứ gì khác.Nó rời xa và mất dấu với cái ý nghĩa gốc, là một lời chúc sức khỏe và may mắn.Tôi nghĩ về cái “nghi vấn” mừng tuổi của vợ, rồi quyết định thử thay đổi một lần. Năm nay, tôi mừng tuổi cho một vài đứa trẻ bằng sách. Không cho tiền nữa.Chúng là con của hai vợ chồng trẻ sống ở bãi giữa sông Hồng, trên căn nhà phao. Mẹ chúng học được đến cấp hai. Còn ông bố, thì gần như mù chữ. Cậu làm nghề chở hàng thuê bằng xe máy, nhưng không đọc được cả tên biển đường, chỉ có thể hỏi thăm và nhớ. Dù thế, hai vợ chồng dạy con rất cẩn thận - trong sức lực của mình. Hai đứa trẻ đang học tiểu học, rất chăm.Tôi bê xuống dưới bãi một thùng gần một trăm cuốn, toàn những sách có tranh màu, in rất cầu kỳ. Tôi chia sách cho hai đứa. Phần còn lại, tôi bảo chúng đi chia cho các bạn trong xóm. Hai đứa vơ ngay lấy, tấp tểnh chạy đi, sang những nhà phao khác. Bọn trẻ hàng xóm đón tiếp bằng một thái độ lạnh nhạt. “Không, tao ghét sách lắm” - một đứa nói thẳng. Không đứa nào có nhu cầu cầm về dù chỉ để xem tranh.Tôi đứng trên bờ nhẫn nại quan sát cuộc “truyền bá tri thức” ấy. Con bé lớn chạy lên bờ, thở dài: “Cháu không đỡ được rồi bác ạ”. Chẳng ai ở đây thích đọc sách đâu, nó bảo, các bạn ở trên bờ còn chẳng đọc.Rồi cả buổi chiều, hai đứa trẻ bắt người lớn đọc cho mình nghe những quyển sách mới được tặng.Tôi thấy vui. Sự thờ ơ của những đứa trẻ khác là bình thường. Ngay cả trên phố kia nhiều người lớn cũng còn chưa thổi được tình yêu sách vào trẻ con, nữa là ở đây, nơi mà phần lớn chúng được “quy hoạch” trở thành lao động chân tay từ khi còn nhỏ. Nhưng chỉ hai đứa trẻ nhận sách, và cố gắng thuyết phục các bạn cùng đọc với mình, đã đủ cho một niềm vui - hay chính xác hơn là niềm hy vọng.Tất nhiên, chúng - và gia đình - cần tiền mặt trước mắt. Tôi hiểu điều đó. Thỉnh thoảng, những khi nhà ấy có việc, tôi vẫn đến, dúi vào tay mẹ bọn trẻ mấy tờ giấy bạc. Nhưng rồi tiền hết rất nhanh, và chúng không thể thay đổi được tương lai “mặc định” của những đứa trẻ sinh ra nơi này, tắm trong dòng nước đục ngầu của vũng sông này, hay chính xác hơn, không tạo ra được hy vọng.Sách thì khác. Và cái cách lũ trẻ sờ nắn mấy quyển sách có tranh màu, bắt người lớn đọc cho chúng nghe, lại càng khác nữa. Nó tạo ra hy vọng, ít nhất, là cho chính tôi - người đang quan sát gia đình ấy vật lộn giữa lòng phố.Tôi tự hỏi rằng có bao nhiêu thứ trong những ngày Tết đang được thực hiện rập khuôn như một thủ tục như thế. Những món quà Tết? Những buổi gặp tất nhiên? Những lời cảm ơn kèm chút phong bì “tri ân”? Những chuyến viếng thăm nhà cấp trên? Có bao nhiêu thứ thực sự còn đang gắn với gốc rễ văn hóa và bao nhiêu thứ đang nhuốm đủ thứ sắc thái xã hội, từ sự ái ngại kiểu “không làm thì người ta đánh giá” cho đến sự mưu cầu?Tôi tự hỏi rằng liệu có phải chính những quán tính làm người ta mệt mỏi như thế khiến cho nhiều người đang muốn xem xét lại việc đón Tết truyền thống?Và tôi tự hỏi, ngoài ngày Tết, chất lượng sống của chúng ta có bị ảnh hưởng, bị méo mó bởi các tập quán văn hóa tốt đẹp của người Á Đông bỗng nhiên trở nên “lai” với xã hội công nghiệp và trở thành phiền toái, từ một cuộc gặp gỡ, hộp bánh Trung thu cho đến một lời cảm ơn (trong phong bì). Chúng ta đang làm bao nhiêu việc theo thói quen và không đặt chút cảm xúc thật nào vào đó? Và việc này, có làm méo mó các giá trị xã hội ở tầm vĩ mô?Cuộc thử nghiệm “mừng tuổi” của tôi với lũ trẻ bãi, dù rất nhỏ, bỗng nhiên tạo ra rất nhiều cảm xúc - so với việc tôi mừng tuổi cho mỗi đứa một tờ bạc. Nó khiến ít nhất là chính tôi cảm giác rằng mình đã thực sự cầu chúc cho hai đứa trẻ ấy một tương lai tốt đẹp.Những thay đổi lớn đến từ việc chúng ta bắt đầu khởi động các thay đổi nhỏ.Chúng ta có thể tăng chất lượng sống của mình bằng việc từ tốn xét lại những quán tính mà mình vô thức tuân theo. Đôi khi, chỉ bằng cách thực sự đặt cảm xúc vào những việc mình làm.Những thay đổi tích cực trong cuộc sống mỗi người sẽ là thay đổi tích cực của cả cộng đồng. Và hôm nay, ngày mùng Một của một năm nhiều hy vọng, là lúc phù hợp để nói về những thay đổi như thế. Đức Hoàng Đứa bé vừa nhận được bao lì xì liền xé toàn ra xem tiền thấy ít có vẻ ko hài lòng rồi vứt vỏ bao ngay trước mặt người vừa tặng rồi quay lưng chạy đi chơi. Đứa lớn hơn thì đã so sánh năm nay cho ít hơn năm trước. Người lớn thì thì thầm với nhau : mình lì xì cho con họ nhiều mà họ thì lì xì cho con mình ít quá. Lỗ vốn mất toi. Buồn cho lối suy nghĩ . bọn trẻ đâu biết được ý nghĩa của bao lì xì là lộc may mắn đầu năm . . . chúc quý đọc giả năm mới an lành , thành công , ngập tràn hạnh phúc. Đọc bài của Anh Đức Hoàng xong mình phải lôi ngay đống lì xì ra để thay ruột:))) Mừng tuổi Đức Hoàng một cái like trên VNE nhé! Chúc chú có thêm những bài viết hay trong năm mới! Đâu phải ai cũng có cái nhìn xa được như A Đức Hoàng. Sáng mồng 1 đọc được bài của A tôi dũng cảm hơn để thoát khỏi lực quán tính đang chi phối đời sống xã hội bài viết rất hay ý nhị - ủng hộ hoàn toàn CHÚC GIA ĐÌNH. ĐỨC HOÀNG . LUÔN VUI+KHỎE. NHIỀU THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG . NHỮNG BÀI VIẾT RẤT Ý NGHĨA. HAY TRONG LÒNG NGƯỜI Ngày xưa mừng tuổi lấy hênNgày nay mừng tuổi để quên nhọc nhằnLì xì may mắn đầu nămChứ không phải để tìm dăm ...hợp đồng. Trước giờ làm gì cũng vô tâm, rập khuôn, giờ sẽ để tâm thay đổi những lối mòn! Năm nào Tết đến tôi cũng "khổ" với tiền mừng tuổi. Cho ít quá thì sợ bị đánh giá hà tiện keo kẹt, còn cho kha khá để vui lòng mọi người thì hết nguyên cả một tháng lương chỉ để mừng tuổi. Đau đầu lắm mọi người ơi! Cơ bản tấm lòng có thật sự chúc phúc cho gia chủ hay không, còn lỳ xì nó vẫn có ý nghĩa là món quà đầu năm nên mừng tuổi những gì mà họ thích cũng là lẽ đương nhiên (chưa chắc đã là tiền). Xã hội ngày nay đa phần họ thích độ dày của phong bao hơn là ý nghĩa tượng trưng, dưới góc độ cá nhân tôi thấy thái độ tiếp nhận món quà mới quan trọng chứ không phải cái tôi của người lì xì bài viết hay quá,cảm ơn anh Những thay đổi tích cực trong cuộc sống mỗi người sẽ là thay đổi tích cực của cả cộng đồng? Mong! Có những thay đổi trong cuộc sống tạo nên chuyển biến tích cực, nhưng có những đổi thay nhưng chẳng giống ai thì nên nhìn lại. Ví dụ như quà lì xì ngày Tết của bạn, sự thay đổi đó có thích hợp không trong ngày đầu năm mới. Quà tặng đó hãy tặng vào dịp khác thích hợp hơn. Phong tục Lì Xì không có gì xấu cả chỉ do con người lợi dụng nó để thực hiện ý đồ của mình mới thành những trò lố lăng. Hãy để cho con cháu ta có những gì mà bao đời nay cha ông mình gìn giữ, đừng vì những trò lố lăng của vài người mà làm mất đi phong tục truyền thống bao đời nay. Lì xì hay mừng tuổi là một tập quán rất nhân văn từ xưa, khi vào dịp Tết người lớn tặng trẻ con mấy tờ tiền lẻ mới, mang giá trị tinh thần là chính. Nhưng bây giờ mọi thứ hầu như đã bị vật chất hoá, người ta lì xi cho cả trẻ con và người lớn, không phải tiền lẻ nữa mà là "tiền chẵn", và đánh giá giá trị của sự lì xì theo trị giá số tiền trong phong bì. Không chỉ chuyện lì xì, nhiều thứ khác nay đội lốt phong tục, tập quán để phục vụ mục đích hoàn toàn mang tính vật chất và thực dụng. Không thể vận động, kêu gọi được, mà những sự méo mó này tự nó sẽ biến mất khi xã hội văn minh lên, giống như khi người ta mặc com-lê hoặc áo dài thì sẽ thấy ngượng mồm nếu văng tục vậy. Tôi cũng rất thích đọc sách và thậm chí còn khóc khi đọc được khi đọc sách nữa, nhiều lúc cũng muốn giới thiệu với các bạn tôi những quyển sách hay, nhưng các bạn tôi nhìn tôi như sinh vật lạ và cũng không bao giờ đọc, họ thích nhậu hơn. Đôi lúc tôi có cảm giác nhiều người hình như nghĩ rằng đọc sách là cái gì đó yếu đuối và dở hơi. Đọc sách đâu cứ nhất thiết phải là nạp thêm kiến thức, chỉ cần mang lại sự thư thái cho đầu óc (cũng giống như đi học), vậy là được.
Xuân này con không về Nhìn Tùng gò lưng kéo xe, bên trên chất ngất nghểu mấy chục thùng carton đựng giầy thể thao, chẳng ai nghĩ Tùng chưa đến 30 tuổi. Gương mặt ngăm đen khắc khổ với hai gò má nhô cao, hai nếp hằn khá sâu nơi khóe miệng khiến Tùng trông như đang độ tuổi trung niên. Thế mà Tùng vẫn trai tân. Bảy năm trước, Tùng sang Ba Lan khi mới 22 tuổi.Cậu là một phần của cơn lốc xuất khẩu lao động chui ở miền Trung trong một thập niên trở lại đây. Cách nay hơn mười năm, không biết nguồn tin từ đâu mà viễn cảnh làm giàu ở châu Âu đã cuốn cả huyện của Tùng - một vùng đất yên ả ở Nghệ An vào cơn lốc xuất ngoại sang Ba Lan. Bố mất sớm, nhà chỉ có mẹ chưa kịp già đã yếu và ba đứa em đang tuổi ăn tuổi lớn, Tùng là lao động chính, chỗ dựa thu nhập của cả gia đình. Hiếm khi có bữa no trong nhà. Tùng muốn đi.Chẳng cần chờ Tùng ngỏ lời chính thức, mới nghe phong thanh, “cò xuất ngoại” đến liền. Phí dịch vụ “du lịch nước ngoài” cho một người: 400 triệu đồng. Tùng lắc đầu ngao ngán, định buông xuôi: bán cả đất, cả túp lều không được gọi là nhà và chục gốc bưởi vẫn không dồn nổi trăm triệu thì đi đâu?Không để cho Tùng buồn lo, “cò tín dụng” tự mò đến nhà. Thỏa thuận lãi suất và thời hạn thanh toán xong xuôi, hai tháng sau Tùng lên máy bay sang Nga. Sau đấy là chuỗi ngày luồn rừng lội suối đến Ba Lan, để lại món nợ chờ Tùng gửi tiền về nhà trả cho “cò tín dụng”.Giờ cậu làm việc 10 giờ mỗi ngày ở chợ. Bữa sáng, bữa trưa ăn quả táo, vài miếng bánh mì phết bơ, uống cốc sữa tươi cho rẻ. Bữa tối 8 người chen chúc trong căn hộ 2 buồng 50 mét vuông, góp gạo thổi cơm chung. Ăn qua quít, ở tạm bợ, sống tiết kiệm tối đa để dành tiền trả nợ, Tùng luôn nơm nớp lo sợ bị cảnh sát hay biên phòng quây bắt, tống vào trại và trục xuất về nước. Bốn năm lao động, Tùng mới trả hết nợ vay lãi. Đó không phải là một số phận cá biệt bạn có thể gặp trên những nẻo đường châu Âu. Tùng thậm chí là một người may mắn. Trong làng có Tiến, thấy Tùng đi 4 năm trả hết nợ, cũng lại vay lãi để đi. Ba năm trước, Tiến đặt chân sang Ba Lan đúng thời kỳ làm ăn kém, đến cửu vạn cũng cạnh tranh hạ giá tiền công. Mỗi tháng, Tiến chỉ để ra được 300 đô - tức là chẳng nhiều hơn bao nhiêu so với lương công nhân khu công nghiệp ở nhà. Hai tháng trước, Tiến bị biên phòng bắt, đưa vào trại tập trung chờ trục xuất về nước. Chiều nay, Tùng gọi điện cho tôi, giọng nghèn nghẹn: “Hôm qua lên trại tặng quà Tết cho Tiến, nghe kể vợ Tiến không chịu nổi áp lực đòi tiền của bọn chủ nợ đã cắp con bỏ đi biệt tăm, biệt tích đâu rồi”.          Đó chắc chắn cũng không phải những số phận của riêng châu Âu. Ở đâu đó trên khắp thế giới, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan hay Trung Đông, không khó để bắt gặp một số phận như thế. Thậm chí còn cay đắng hơn nhiều so với những người tôi đã gặp tại Ba Lan. Có bao nhiêu lao động không thể, hoàn toàn không thể về quê ăn Tết mùa Xuân này? Chẳng mấy ai biết: gần như chưa bao giờ nó được thống kê đầy đủ - như một vấn đề đủ nghiêm trọng của xã hội đáng ra phải thế.Đó có thể là những sai lầm của riêng họ - những người nông dân ít hiểu biết mong muốn đổi đời bằng giấc ảo mộng những tên cò mồi vẽ ra để siết cổ. Nhưng đó liệu có thể còn là việc của ai khác? Ai để những đường dây “cò mồi” đưa người đi nước ngoài ấy ngang nhiên hoạt động nơi làng quê?Tôi hỏi, từ ngày sang đây đã lần nào về thăm mẹ và các em chưa. Tùng mắt đỏ hoe bảo, năm nào cứ vào độ cuối năm, em gọi điện về nhà thông báo không về nước ăn Tết được, mẹ lại rấm rứt khóc. Bảy cái tết xa nhà đến rồi đi, mẹ cứ nghĩ cậu tiếc tiền vé máy bay, không nhớ không thương mẹ và các em. Mẹ đâu có biết, Tùng ở bên này bất hợp pháp, không có visa để ra vào biên giới, về là về luôn, làm gì có cửa quay trở lại...Xuân này, bao nhiêu người không về như thế? Trần Quốc Quân Chết đói đến nơi buộc họ phải liều chứ không phải không biết, không biết đến lúc nào dân mới hết khổ Rơi nước mắt khi đọc. Cơ khổ khi là dân của nước nghèo cố lên việt nam ơi. cùng nhau chung tay xây dựng việt nam tươi đẹp. một việt nam mà con cháu ta không phải làm cửu vạn bên xứ người Các bạn trẻ phải hiểu một nguyên lý đơn giản: "Phải làm thì mới có ăn". Các bạn trẻ hãy cứ làm giàu trên mảnh đất quê hương mình Trong niềm vui tưởng như bất tận của mọi người mỗi dịp tết đến xuân về thì đâu đó còn rất nhiều những số phận hẩm hiu, thật cảm động, Việt Nam! ơi đến khi nào mới hết những hoàn cảnh như thế này? Toi cung khong ve duoc nhung nho mang truyen thong , toi an Tet on_ line . Tai sao họ không về ?! Vì ở VN thu nhập còn tệ hơn ! Chỉ có bọn tham nhũng và nhóm thân hữu là giàu thôi ! Tôi đang định cư tại công hòa Séc đã 27 năm rồi tôi khuyên các bạn có ý định sang Tây đễ làm ăn thì phãi tìm hiểu thật kỷ công việc mình sẽ làm ở nước ngoài, có ng thân cư trú hợp lý , không nên quá tham vọng dẫn đến về không được ở lại cũng chẳng xong vì ( không dễ đễ được giấy tờ định cư bên đây ) tuyệt đối không nghe những lời dụ dỗ đường mật những dịch vụ không uy tín chừng sang đây họ đã lấy tiền dịch vụ xong thì sống chết mặt bây tiền thầy bỏ túi . Tôi khẵng định với các bạn rằng : Sang Tây không dễ kiếm được đồng tiền như ở quê nhà mình vẫn tưởng , khó khăn thường gặp là : Giấy tờ cư trú , công việc làm , nhà ở & không những mất phí dịch vụ tuyễn ng mà còn phí rất lớn cho ng tuyễn dụng công việc ( Nếu đi làm công nhân ) ví dụ : 1h bạn làm ra 4euro thì dịch vụ chỉ trã cho bạn 2 hoặc 3 euro thôi vì bạn không được ký hợp đồng lao động trực tiếp với các cty nhà máy mà phãi qua dịch vụ tuyễn ng . Đọc xong buồn quá. Thương thay cũng một kiếp người . Con gái đi du học cũng xuân này không vềHôm nay con còn phải đi thi . Vắng con buồn lắm nhưng đọc xong bài này thì thấy nỗi buồn chưa thấm vào đâu. Sẽ còn nhiều câu truyện đau lòng hơn nữa mà có thể chúng ta chưa biết: chết nơi đất khách quê người. Tại sao ko có ai hướng nghiệp cho họ ngay tại quê hương mình mà để đám cò mồi hút máu họ từ năm này qua năm khác? Thật thương cho anh. Chúc a gặp được nhiều may mắn. Yên tâm đi. Vài năm nữa đi XKLĐ ở Cam pu Chia cho gần là hết khổ Ở đâu cũng phải lao động quần quật, chứ có phải sang đất nước người ta để hốt tiền đâu, nghĩ đơn giản quá, thật đáng thương. Bạn tôi sang Ba Lan cũng trong tình trạng như vậy, giờ thì đã trả xong nợ nhưng cuộc sống vẫn cứ bồng bềnh như 7 năm trước. Ấy vậy mà cứ cố bám trụ bởi chỉ 1 lẽ là đã đi rồi thì chẳng thể về...
Tiền và cống hiến Câu hỏi đầu tiên tôi thường đặt ra là: Bạn giỏi nhất việc gì? Các câu trả lời khá đa dạng. Thậm chí, có ứng viên (vừa tốt nghiệp đại học), sau khi suy nghĩ một lúc đã trả lời rành rọt: "Em giỏi nhất môn Văn".Câu hỏi cuối cùng tôi thường chốt lại là: Bạn mong đợi gì ở chúng tôi? Trái với câu mở đầu, phần trả lời cho câu hỏi cuối này sẽ khá giống nhau. Cơ bản là mong đợi một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, tạo điều kiện phát huy khả năng, được tin tưởng giao phó, được học hỏi đàn anh…Tôi chưa gặp ứng viên nào đưa ra câu hỏi về mức lương và chế độ đãi ngộ trong các cuộc phỏng vấn. Mặc dù, sau khi phỏng vấn xong họ thường tìm cách hỏi dò những thông tin này. Thậm chí có những người rất giỏi, được mời về hẳn hoi, thì cũng chỉ nói chuyện công việc chứ không đả động đến đãi ngộ. Để rồi chỉ sau đó một thời gian ngắn, khi lương thưởng và quản lý thời gian không như ý, họ quay ra phản ứng bằng… thái độ làm việc (cụ thể là bằng chất lượng công việc, sản phẩm).Đó là một thói quen kỳ lạ của người Việt Nam: Che giấu nhu cầu vật chất của mình vì sợ bị đánh giá không tốt.Bạn tôi, một người Anh, từng kinh qua nhiều nghề, trong đó có thời gian là bếp trưởng của nhà hàng 4 sao. Ở châu Âu, vị trí đó có thu nhập khá cao rồi. Nhưng sau này, anh vẫn bỏ việc, sang Việt Nam sống bằng nghề dạy tiếng Anh. Ở TP HCM, anh nhận làm giảng viên cho hai đối tượng chênh lệch rất lớn về trình độ. Một vài buổi trong tuần, anh dạy cho nhân viên của hãng IBM, tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin. Phần thời gian còn lại, anh dạy một lớp sơ cấp cho một trung tâm Anh ngữ hạng xoàng ở ngoại ô. Khá ngạc nhiên trước lựa chọn của bạn, tôi có hỏi, thì anh giải thích: "Tôi dạy IBM vì ở đó tôi thỏa thuận được mức lương khá cao. Còn tôi dạy ở lớp sơ cấp, vì ở đó tôi có được sự tôn trọng còn cao hơn cả IBM". Đó là một lập luận rất hay về sự tương xứng giữa thu nhập và công sức bỏ ra, giữa giá trị của tiền công và giá trị của niềm hứng khởi.Không có quy ước nào bắt người ta phải “học hỏi”, “cống hiến”, “trưởng thành” trong công việc. Họ có thể nói thẳng rằng mình làm việc thuần túy vì tiền. Họ có thể học ở nơi khác, dành lý tưởng và sự cống hiến ở nơi khác. Tiếc rằng ở nước ta mấy thứ này đang bị đánh đồng.Mới đây, người ta xôn xao về cô gái đặt câu hỏi: “Em phải học tập và làm việc như thế nào để các nhà tuyển dụng ở đây nhận em vào làm với mức lương khởi điểm 2.000 USD/ tháng?”. Rất nhiều chì chiết và răn dạy cô gái, cho rằng cô nên nghĩ đến việc tạo ra giá trị trước rồi hãy đòi hỏi.Nhưng tôi lại nghĩ rằng đó là một câu hỏi rất hay, đi thẳng vào vấn đề mà chúng ta thường tránh né. Không hiểu vì sao và từ bao giờ, có một nếp nghĩ rằng, đòi hỏi đãi ngộ, lương thưởng là không nên, không phải. Tôi suy luận, có lẽ đây là nếp nghĩ từ thời bao cấp.Mệnh đề cô gái trẻ đưa ra là sự tò mò về mục tiêu lý tưởng (tạm xem mức lương khởi điểm 2.000 USD là lý tưởng với một thanh niên vừa tốt nghiệp đại học). Nhà tuyển dụng hôm đó cũng đã thẳng thắn đưa ra những yêu cầu, cụ thể là liệu ứng viên có thể đem lại cho công ty giá trị gấp 5, gấp 7 lần con số 2.000 USD đó. Tôi cho đây là một cuộc đối đáp thẳng thắn, hữu ích.Lương bổng và đãi ngộ chắc chắn không thể xem là tiêu chí đầu tiên để thu hút nhân tài. Nhưng rõ ràng, cũng khó có thể kêu gọi nhân tài cống hiến, nếu vẫn áp đặt các giá trị đạo đức vào các giá trị cơ bản như là mưu sinh, nâng cao điều kiện sống. Thành phố Đà Nẵng năm ngoái đã phải thừa nhận kế hoạch đầu tư đào tạo nhân tài cho tầm nhìn dài hạn đã thất bại, khi mà gần như tất cả các trường hợp được hỗ trợ tài chính đi du học nước ngoài sau đó đều không muốn trở lại.Hai thập kỷ trước, có hai bộ quần áo thay đổi và được ăn no khi lên giảng đường đã là điều rất hạnh phúc với các sinh viên. Nếu hỏi họ về một chiếc xe máy riêng, một chiếc điện thoại di động như là những điều kiện cơ bản và tối thiểu để bắt đầu đi làm, hẳn sẽ là một giấc mơ viển vông không kém gì mức lương khởi điểm 2.000 USD của năm 2016. Chúng ta sẽ trông đợi vào điều gì để rút ngắn thời gian của những giấc mơ như thế: Thay đổi tư duy đãi ngộ người tài, hay là chờ đồng tiền trượt giá?Gia Hiền Tôi thích bài viết này. Mặc dù không thích câu hỏi Lương khởi điểm 2.000USD/tháng. Nhà tuyển dụng cũng nói rồi, nếu bạn tạo ra giá trị gấp 5 - 7 lần, người sử dụng lao động sẽ trả cho bạn như thế. Thị trường mà. Bài viết hay quá! Tâm đắc nhất câu nói của tác giả về một trong những thói quen kỳ lạ của người Việt Nam: "Che giấu nhu cầu vật chất của mình vì sợ bị đánh giá không tốt". Lâu nay khi được nhận vào làm, nhân viên phải cố gắng cống hiến, tận tâm để công ty thấy được khả năng rồi tăng lương nên nghe câu hỏi của em thấy lạ và bị chì chiết là đúng rồi. Một câu hỏi hay đáng cho các bạn trẻ đi xin việc suy nghẫm. dù bạn có cống hiến gấp 100 lần hoặc hơn và công ty có trả bạn cao gấp vài ba lần con số bạn muốn mà môi trường làm việc ko phù hợp thì bạn cũng ko thể gắn bó lâu dài được. Kinh nghiệm này tôi rút ra sau 20 năm đi làm. Lương đôi khi ko phải là tất cả đâu các bạn ạ. Lương tương xứng công sức mình bỏ ra, được làm trong môi trường làm việc thân thiện, dược tôn trọng... đó là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Tôi nghĩ, bạn hay tôi cũng có câu trả lời rồi. Tại sao du học luôn là niềm khát khao của gần như tất cả học sinh của chúng ta? Câu hỏi cũng là câu trả lời đấy. THAY ĐỔI TƯ DUY ĐÃI NGỘ NGƯỜI TÀI . CHỐT CÂU NẦY Người Việt Nam là thế ..và không thể khá được vì không có bản lĩnh. Thường "chọc gậy bánh xe " là giỏi. Tiền và cống hiến là hai mặt của một vấn đề không thể tách rời nhau nhưng chúng ta xác định chậm quá, làm cho mỗi người lao động thiếu tự tin ngay bản thân mình. Nếu người quản lý và người lao động thực sự hiểu được giá trị lao động và tài năng cống hiến thì tiền và công hiến phải rõ ràng, thấu đáo. Rất cảm ơn bài viết của anh...rất ý nghĩa cho người lao động và doanh nghiệp cùng tạo ra năng lực cạnh tranh cho chính mình! Chắc bạn làm việc ở môi trường nhà nướn quá. Chứ tôi làm ở doanh nghiệp ( ngân hàng), người lao động đặt vấn đề lương bổng rất rõ ràng. Đáp ứng được yêu cầu họ mới đồng ý làm. Đặc biệt đối với vị trí quản lý thì thu nhập gần như được xem trọng hạng đầu. Việc nhút nhát ko đề cập đến thu nhập có lẽ chỉ xảy ra với các bạn mới ra trường thôi vì tâm lý miễn có việc làm để học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm là chính. Còn lại người có từ vài năm kinh nghiệm và quản lý thì có thể ngồi "trả giá" lương với nhà tuyển dụng đấy. Bài viết chưa phản ánh đúng với công tác tuyển dụng thực tế hiện nay lắm! O nuoc ngoai thuong tra luong theo gio cho khong theo thang vi co che do lam them (,over time), lam over time hay ngay le thuong duoc tra gap hai lan ruoi (double _ haft) so voi luong chinh .Thuong khong phai nguoi xin viec ma chinh nguoi chu (employer) hoac nguoi phong van ( interviewer)hoi nguoi xin viec muon duoc tra bao nhieu mot gio ,hoac lich su hon ho hoi cho lam cu tra bao nhieu mot gio.Nhu vay,khong nen chi trach nguoi xin viec ve viec hoi truoc tien luong. Thế thì bạn Gia Hiền chưa gặp tôi rồi. Tôi cũng đa từng đi xin việc nhưng câu cuối cùng chắc chắn là là tôi hỏi lương thưởng và chế độ đãi ngộ. Tôi cũng xin nói mấy câu hồi tôi còn đi làm và đi xin việc. năm 2001 tôi ra trường và xin đi làm. đến năm 2006 tôi xin nghỉ và tôi xin sang công ty khác là một tập đoàn lớn của việt nam khi đề xuất mức lương 1300USD họ bảo mình nghĩ gì khi đưa ra mức lương như thế và tôi cũng nói thẳng luôn nếu tôi không làm được thì tôi đã không yều cầu mức lương như thế, thế rồi họ không nhận tôi. sau 3 tháng khi tôi xin được một công việc ở công ty liên doanh việt nhật với mức lương cao hơn thì tôi gặp lại ông chủ tịch của tập đoàn tôi đã xin việc trước đây mà tồi đòi 1300USD ông đã ngớ người khi gặp tôi và lúc đó ông ta hỏi xếp của tôi là người mà anh đã từng nói chuyện tôi tôi đây à thì lúc đó tôi mới vênh mặt với ông ta và lúc đó ông ta không giám nhìn tôi mà đi thẳng luôn. Tôi luôn buồn về việc người Việt Nam luôn mong muốn vật chất nhưng lại nói tránh đi. Tôi cũng suy nghĩ nhiều về nguyên nhân có việc đó. Hiện giờ tôi cho rằng đó là do hệ thống quản lý từ thời xa xưa ở Việt Nam - luôn đánh giá thấp những người nói thật nhu cầu vật chất của mình! Hay, rất hay. Nhiều bài viết nhấn mạnh quá nhiều vào cống hiến mà quên đi sự đối đãi xứng đáng để tái sản xuất, nâng cao chất lượng hơn nữa. người lao động ngại hỏi vì sợ bị đánh giá còn nhà tuyển dụng thì cũng có nhiều nơi vì câu hỏi đó mà cũng lại đánh giá ko thiện cảm về ứng viên. Nói chung quan niệm phải cần thay đổi từ hai phía.
Cũi, xích và thảm án Buổi chiều mưa tầm tã, anh chị đi làm mướn vắng nhà, chỉ có bốn đứa con chơi với nhau. Thằng út bốn tuổi bị cột chân vào một đoạn dây nối với cây cột ngoài mái hiên, nó bò quanh cái vòng tròn bán kính bốn mét, miệng u ơ vô nghĩa. Chân nó chỗ bị xích đã lở loét do dây nghiến vào. Anh chị Bảy nói biết sao được, nó bị loạn thần, anh chị đi làm tối ngày, không cột tay chân nó lại, nó bò ra bờ kênh lỡ có bề gì làm sao cứu.Một lần khác tôi về tỉnh nọ sau khi có thông tin về người cha hành hạ đứa con tâm thần bằng cách nhốt vào cũi sắt, đưa cơm nước qua các chấn song. Trong đó đứa con ông trần truồng và bẩn thỉu. Tôi đến mang sẵn trong lòng sự phẫn nộ, nhưng rồi trở về với sự cám cảnh trước nỗi bất hạnh đến tột cùng của ông: vợ mất, con trai tâm thần suốt ngày cầm dao dọa giết người. Ông thì nghèo rớt, không còn cách nào nên phải chăm sóc con như vậy.Cũng như người cha vừa kể, hơn 10 năm nay có một người mẹ ở Bắc Giang vừa mỏi mòn chăm cháu ngoại, vừa chăm đứa con gái tâm thần trong cũi gỗ. Chị bị tâm thần rồi bị kẻ nào đó hiếp dâm, sinh một đứa con trai. Khi lên cơn chị đạp phá đồ đạc, đánh đập mẹ già, và chiếc cũi gỗ là lựa chọn cuối cùng của người mẹ.Những chiếc cũi nói lên nhiều điều. Chúng ta không thể đau lòng hơn thân nhân những bệnh nhân tâm thần ấy. Họ vừa phải phục vụ suốt đời người con bị bệnh, vừa đau đớn khi nhốt con mình. Nhưng họ sẽ đau hơn nếu không ngăn chặn được hiểm họa nếu con mình nổi cơn và gây án mà nạn nhân có thể là hàng xóm, người thân hoặc chính họ.Vụ thảm án khiến ba người chết do người tâm thần gây ra ở Hà Giang vừa qua không phải là vụ đầu tiên. Năm nào cũng có những vụ giết người như thế. Kẻ gây án ở Hà Giang trước đó từng giết người, bị khởi tố rồi được đình chỉ sau khi áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Còn năm ngoái ở Đăk Lăk, một bệnh nhân tâm thần đã trốn viện về sau khi bị cưỡng bức chữa bệnh vì quậy phá. Một tháng sau anh ta nổi cơn và chém chết cha mình.Không ai biết trước bao giờ thì những bệnh nhân tâm thần nổi cơn và gây án, cũng không ai muốn nhốt con mình như con thú trong cũi. Nhưng cũng không ai có thể yên tâm sống chung với người tâm thần trong một cộng đồng.Khi người dân phải sống trong bất an vì những nguy cơ có thể thấy trước mà tự họ không đủ khả năng ngăn chặn hoặc bị vướng víu bởi tình cảm thì pháp luật cần phải có biện pháp can thiệp để đảm bảo hậu quả không xảy ra. Thế nhưng hiện nay biện pháp bắt buộc chữa bệnh không được áp dụng trong trường hợp họ chưa có hành vi nguy hiểm cho xã hội, cũng không có quy định về việc cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý những bệnh nhân tâm thần hung hãn này. Đây là một lỗ hổng lớn tồn tại dai dẳng.Vì vậy, những chiếc cũi, chiếc xích nhốt người thân phải tồn tại như một đòi hỏi tất yếu của cuộc sống, bất luận điều đó sai pháp luật vì những người bị nhốt chưa hề được giám định tâm thần và không hề có quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.Ở phía ngược lại, có những kẻ gây án một cách tỉnh táo, có dự mưu nhưng sau đó lại thoát tội nhờ giấy chứng nhận tâm thần phân liệt, không đủ năng lực hành vi để chịu trách nhiệm hình sự. Những kẻ này sau khi thoát án, chẳng phải ngồi tù và cũng không phải ngồi trong cũi.Nếu bệnh nhân tâm thần không được chủ động giám định và quản lý tốt, nếu những tờ giấy chứng nhận tâm thần phân liệt chỉ được sử dụng như một bằng chứng thoát tội thì ngay cả khi có cũi và có xích, thảm án vẫn tiếp tục xảy ra.Đức Hiển Mới đọc bài nữ giám đốc thuê người tiêm máu chứa HIV vào con tình địch nhưng đc đình chỉ điều tra vì có giấy tâm thần, nghe mà tức lộn ruột. Bài viết rất được - thiển ý của tôi dù có thể ai đó cho là bất nhân: những kẻ mà đã giết người dù có giấy chứng nhận tâm thần cũng nên tử hình. Vì nếu tâm thần giả thì bị tội 2 lần - quá đúng rồi, còn tâm thần thật - nếu không trừng phạt rất có thể sẽ gây án lần 2, 3... Nhân đạo cũng phải có giới hạn chứ? Và những kẻ tâm thần giả kia lại càng tác oai tác quái khi người thân của chúng có tiền và có quyền, càng nguy hiểm cho xã hội hơn Thật đau lòng và đồng cảm với tác giả về nội dung bài báo này. Xã hội còn quá nhiều bất công đối với người nghèo.... Rât hay và săc sảo, có tâm và có tầm lắm, xin cảm ơn a Mới đọc bài nữ giám đốc thuê người chích máu nhiễm HIV vào con tình địch nhưng đc tạm đình chỉ HAY ! Bài viết quá hay và đúng thực tế . Ở các nước ng ta giàu có những ng bị bịnh tâm thần được vào viện nuôi dưỡng có đội ngủ nhân viên chăm sóc hẳn hoi mà gia đình không phãi trã bất cứ một khoãn chi phí gì . Ở nước ta những ng nầy đã bị gia đình che giấu vì sợ mang tiếng xấu , nếu ng thân bị nặng thì mới nhờ đến cơ quan y tế xác định bịnh chữa trị sơ sài rồi cho điều trị ngoại trú , về nhà bị gia đình khóa chân xích cẳng hay nhốt ở chuồn củi thì bị xã hội lên án , nếu đễ sống tự do thì hiễm họa xảy ra bất thường mà chính ngay ng thân là nạn nhân của những vụ thãm sát nầy . Nhìn ng thân bị kiềm hãm bỡi những dụng cụ dễ kiếm mà gia đình xót đau trong lòng thì trái lại những ng thông thái minh mẫn & âm mưu đến thủ đoạn lại thích cho mình cái bịnh tâm thần trước vành móng ngựa ??? Nực cười thay những kẽ nầy sẽ nghĩ gì khi mình đủ tĩnh táo đễ nhìn ng bị bịnh tâm thần . CŨI . XÍCH VÀ THẢM ÁN. TÂM THẦN .NÓI LÊN TẤT CẢ Giá trị là gì? Là tiền. Người có giá trị là người có tiên. Có những thứ không mua được bằng tiền, thì mua được bằng...nhiều tiền. Chức tước công quyền phải qua nhiều cửa, nhiều cấp: Qui trình, ban bệ, thanh tra, giám sát v...v.. mà còn mua được, thì cái giấy chứng nhận tâm thần cho người phạm tội đâu khó gì... Hôm trước có một bạn nêu ý kiến rất hay : Khi xảy ra vụ án thì cần có một cơ quan độc lập giám định tâm thần nghi phạm chứ không sử dụng giấy giám định được cấp trước đó. Nếu không thì như chúng ta thấy bọn hung thủ có thể sử dụng cái " bằng điên" như bùa hộ mệnh. Chung quy lại là công tác quản lý xã hội còn lỏng lẻo nên mọi việc mới méo mó như vậy. Co nhung nguoi lam thiet hai xa hoi nhieu ti dong ma khong biet hoi han .Ho co phai cung thuoc dang tam than va dang can nhung chiec cui va dich cho ho ? Thiếu gì nhà có người tâm thần đâu. Sao lại xử sự với người nhà mình như thế. Đừng nén ngụy biện. Sao khong đưa vào trại tâm thần. Đồng thuận ý kiến nhà báo Đức Hiển Chuyện đời nhiều lúc trái ngangNếu không đồng cảm sẽ ngang trái đờiPháp luật đôi lúc rối bờiKẻ gian lợi dụng thoát lời thị phi...Mây ngàn gió núi thênh thangNào ai có muốn nhốt mang con mìnhMong rằng luật định phân minhKhông còn cũi-xích-án tình xảy ra.
Hạt gạo bị trói Năm nay, khi đến thăm một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Đồng Tháp, tôi tìm thấy phần nào câu trả lời.Từ giữa năm 2016, sản phẩm của công ty này được bày bán tại Fortune và BigBox, hai siêu thị bán lẻ ở Singapore. Đây là một điều hiếm hoi, bởi gạo Việt, dù là gạo chất lượng thấp hay gạo thơm, phần lớn được bán cho các nhà phân phối nước ngoài. Từ đó, gạo “made in Vietnam” được gán nhãn mác và bao bì của hãng nước ngoài rồi mới tung ra thị trường. Chúng ta bán được hàng, nhưng không có thương hiệu và bị cắt ngọn phần giá trị gia tăng lớn nhất.Với cách làm khác, doanh nghiệp này không chỉ xoá được ám ảnh “vô danh” của gạo Việt, mà còn thu được lợi nhuận nhiều hơn ít nhất 200 USD/tấn so với các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu kiểu truyền thống. Tính đến tháng 10, họ xuất khẩu được 500 tấn sang thị trường Singapore bằng thương hiệu riêng. Thế nhưng, điều trớ trêu là doanh nghiệp này không có... giấy phép xuất khẩu. Họ phải nhờ một bên khác xuất khẩu hộ - thuật ngữ chuyên môn là "uỷ thác" - với giá 2 USD/tấn. Bởi họ không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo Nghị định 109/2010 về xuất khẩu gạo hiện hành. Những điều kiện mà nghị định này đặt ra là phải có kho dự trữ có sức chứa 5.000 tấn/năm, nhà máy xay xát có công suất 10 tấn/giờ, phải xuất khẩu trên 20 nghìn tấn/năm.... Không chỉ có một doanh nghiệp rơi vào cảnh ấy, có những doanh nghiệp bán được gạo với giá 4.000 USD/tấn nhưng phải lách luật để bán.Thay vì làm ổn định và nâng cao chất lượng gạo Việt Nam xuất khẩu, trong 6 năm qua Nghị định 109 tạo ra một vòng kim cô kìm toả sự phát triển của các doanh nghiệp. Mục tiêu ban đầu của việc đặt ra những rào cản như trong Nghị định 109 là dễ hiểu trong hoàn cảnh 6 năm trước, khi gạo chất lượng thấp đang là kênh xuất khẩu chính. Văn bản này được coi là phương thuốc để dẹp loạn thị trường, gom các doanh nghiệp có đủ năng lực lại để dễ quản lý, và “chia lại” một cách công bằng hơn lợi nhuận cho nông dân. Không thể phủ nhận nghị định đã đạt được một số mục tiêu nhất định. Nhưng khi ngành gạo rục rịch chuyển hướng sang phân khúc chất lượng cao, thì nó thành lỗi thời.Có hai điểm chính bất cập ở cái “vòng kim cô” này. Đầu tiên là doanh nghiệp sẽ phải bao sân từ đầu vào, phát triển vùng nguyên liệu, cho đến xay xát, lưu kho và tìm bạn hàng xuất khẩu. Nó ép doanh nghiệp phải ôm trọn toàn bộ chuỗi sản xuất, không có đất cho chuyên môn hóa. Thứ hai là kể cả anh có xây dựng được chuỗi sản xuất từ A đến Z nhưng nếu không có đủ quy mô, cũng không được phép xuất khẩu. Những doanh nghiệp muốn sản xuất quy mô nhỏ để tập trung cho chất lượng hoàn toàn bị phủ nhận bởi quy định này. Không khó hiểu khi thị trường xuất khẩu gạo Việt tập trung vào các doanh nghiệp lớn, chạy đua thành tích xuất khẩu về sản lượng thay vì chất lượng.Những cái vòng kim cô kiểu ấy không chỉ trói hạt gạo Việt Nam, mà còn đang tồn tại ở rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.Xuất khẩu gạo vẫn là ngành kinh doanh có điều kiện. Điều này là dễ hiểu. Bởi gạo là mặt hàng liên quan đến an ninh lương thực. Nhưng tôi cho rằng khi đã đảm bảo xong phần “an ninh lương thực” rồi, thì việc kinh doanh mặt hàng này nên để cho thị trường quyết định thay cho mê cung các văn bản hành chính lỗi thời. Để xuất khẩu gạo, doanh nghiệp trên cũng phải thành lập một công ty con ở Singapore. Điều khác biệt là thủ tục đăng ký kinh doanh ở đây rất dễ dàng, và họ hoạt động bình thường ở đây 3 năm mà không gặp rào cản pháp lý nào.Muốn phát triển kinh tế, nhiều khi chỉ đơn giản là tạo điều kiện để các doanh nghiệp được phép kinh doanh đàng hoàng trên đất nước mình. Nguyễn Khắc Giang Tác giả phân tích rất sâu sắc... cái nghị định đó đến bây giờ là quá lỗ thời rồi...để đáp ứng nghị định doanh nghiệp phải bỏ vốn lớn để đầu tư cho tài sản cố định. Trong khi xây dựng gạo có thương hiệu, thì cần phải đầu tư 1 lượng lớn tiên cho PR, quảng cáo, giá trị mềm... Nguồn lực doanh nghiệp thì có hạn, đầu tư cả 2 hướng như vậy chắc Việt Nam không có mấy doanh nghiệp làm được. Vậy 1 loạt các doanh nghiệp nhỏ và năng động đang bị cái nghị định đó tạo lên 1 rào cản quá lớn về vốn và ts cố định.... chúng ta thấy rằng thị trường nội địa và xuất khẩu đang bị các quy định pháp lý ràng buộc tùm lum. khiến ko ít doanh nghiệp và thương hiệu hoặc điêu đứng, hoặc điêu luyện(lách) thêm.khốn nỗi, luật kinh tế lại do những người ko làm kinh tế và ko am hiểu chợ búa, thị trường,...ban hành. thế nên, ra cái nào là...hành cái đó. Mình sống ở Đài Loan hơn 8 năm rồi mà chưa tìm được bao gạo nào Made in Vietnam mà mua cả, toàn thấy gạo Thái và gạo Đài ko à.Thích câu cuối của tác giả " Muốn phát triển kinh tế, nhiều khi chỉ đơn giản là tạo điều kiện để các doanh nghiệp được phép kinh doanh đàng hoàng trên đất nước mình." VN mình có 3 đời 5 kíp nữa cũng không khá lên được : hàng sx trong nước kém chất lượng & cao hơn hàng nhập khẫu , hàng xuất khẫu được thì qua tay bao nhiêu cữa ãi mới tiếp cận được ng tiêu dùng . Người vn mình chịu thương chịu khó là vậy nhưng cũng chĩ biết đi làm thuê cho các cty nước ngoài thôi . Nếu tôi có mở công ty thì tôi cũng sang Singapore để mở chứ mở ở VN khó khăn quá Là một kỹ sư hóa, sống và làm việc tại quê nhà Trà Vinh. Tôi không khỏi đau lòng khi 1 năm nay giá lúa luôn giữ ở mức 4500 đến 5500 vnđ. Với giá này người nông dân phải tha phương lên Bình Dương -Sài Gòn cầu thực. Bỏ lại con cái không thể chăm sóc và dạy dỗ nên người.Tôi mong, những người lảnh đạo cần nhìn lại định hướng kinh tế của mình, cần nhìn thấy những cái hạn chế và những cái đã làm được rồi phát huy.Cần phải có cái TÂM và cái TẦM trong nền kinh tế còn quá nghèo nàn này.Tôi cảm ơn. Ôi Việt Nam quê tôi, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới? Trên đất nước mình còn biết bao văn bản trói chân doanh nghiệp,không biết đến bao giờ VN mới không còn từ: CƠ CHẾ BẤT CẬP,những văn bản làm nghèo đất nước... đúng vậy. "có những doanh nghiệp bán được gạo với giá 4.000 USD/tấn nhưng phải lách luật để bán..." gạo gì mà đắt vậy tà 4USD / 1kg. Mình ở nước ngoài mua gạo ngon cũng chỉ 2USD/ 1kg. tác giả phản ánh rất đúng thực trạng Đúng là khôn nhà, dại chợ, phải xem lại. Tôi ở Mỹ hơn 20 năm rồi thấy toàn gạo made in Thailand. Thật tội người nông dân Việt Nam. chung ta phải tư duy lại về an ninh lương thực và thoát ra tư duy nhất nông nhì sỹ. an ninh luong thực quốc gia trong ngắn hạn chỉ cần dự trữ 6 tháng, trong dài hạn đủ sản lượng tương đương quỹ đất nuôi được 150 triệu người. còn lại phải mạnh dạn quy hoạch đô thị hoá, công nghiệp hoá theo kinh tế thị trường. mặt khác bây giờ công nghệ tiên tiến sản xuất nông nghiệp không cần đất, Bộ NN&PTNT không nên dùng từ " nông dân thiếu đất sản xuất" Cần một cách dùng người đối ứng hữu hiệu với tình-thời thế cho yêu cầu phát triển mới mong có được những thay đổi hợp lý và có lợi...Lãnh vực nào cũng cần như thế, và lại phải bắt đầu như thế!
Khủng hoảng truyền thông Đúng ngày công ty sắp mở bán một dự án căn hộ, một báo liên tục đưa tin kẹt xe ở khu vực này với những mô tả khủng khiếp. Nhiều trang tin địa ốc của các đối thủ liên tục dẫn lại và mở các topic khiến thông tin bất lợi lan rộng. Anh nói báo viết không sai, nhưng họ đã không viết thêm về chuyện đã có dự án giao thông gỡ nút thắt kẹt xe ở khu vực này, rằng họ sẽ giao nhà đúng lúc hoàn thành các dự án giao thông ấy.Tờ báo kia không nhắc gì đến công ty địa ốc, nhưng đối với họ đó vẫn là khủng hoảng. Kể lại chuyện đó để thấy rằng khủng hoảng truyền thông trong thời đại này dễ bùng phát đến mức nào. Thông tin lan truyền rất nhanh, dễ dàng tạo ra tương tác, rồi suy đoán, bình luận, khiến cho một đám lửa truyền thông nếu có sẽ lan nhanh khủng khiếp.12 năm trước, thông tin trên một tờ báo lớn về nghi vấn chất lượng sữa nguyên liệu đã làm cho một hãng sữa lớn lao đao. Chỉ trong vài ngày, hàng loạt nhà phân phối trả hàng, hủy hợp đồng, doanh số tụt xuống một nửa. Nhờ quản trị tốt, họ sau đó đã phục hồi nhưng cũng mất nửa năm với thiệt hại khó lòng đong đếm.Không chỉ có các doanh nghiệp mới bị khủng hoảng truyền thông, năm trước, một cô giáo ở miền Tây bị phạt 5 triệu đồng do comment vào facebook của người khác để nhận xét vị lãnh đạo tỉnh “kênh kiệu”.Vị lãnh đạo đã bị phản ứng và đàm tiếu sau án phạt có một không hai đó. Những xử sự thiếu bình tĩnh đã khiến cuộc khủng hoảng lan rộng, báo chí và mạng xã hội có dịp đưa thêm những câu chuyện khác, tạo ra cái nhìn thiếu thiện cảm của công chúng đối với vị này.Khủng hoảng truyền thông có rất nhiều dạng thức. Thậm chí là khủng hoảng xuất phát từ… xử lý khủng hoảng. Một phóng viên bị đánh trong khi tác nghiệp, bị đấm, bị đá bởi lực lượng chức năng. Chính quyền vào cuộc rất nhanh. Nhưng người ta lại dùng uyển ngữ để gọi tên nó khác đi như “đưa chân hơi cao” hoặc “gạt tay trúng má”. Việc trả lời ấy vô tình đã nối dài câu chuyện và gây ra một cuộc khủng hoảng khác.Khủng hoảng truyền thông không phải là việc báo chí viết gì về sự cố. Trong thời đại mà công chúng dễ dàng bày tỏ quan điểm thông qua mạng xã hội, thì khủng hoảng bắt đầu suy nghĩ và nhận thức không đầy đủ của công chúng về sự cố và đối tượng gây ra nó. Hiểu sai điều này, không thể xử lý dứt điểm khủng hoảng và không thể vạch ra hướng quản trị các sự cố truyền thông trong tương lai.Việt Nam hiện có gần 900 cơ quan báo chí và 300 mạng xã hội được phép hoạt động, ngoài việc đáp ứng nhu cầu thông tin thì đây cũng là môi trường khuếch tán mạnh mẽ các sự cố truyền thông và tiếp lửa cho những “đám cháy” khủng hoảng.Câu hỏi đặt ra là: khủng hoảng truyền thông dễ xảy ra như thế; tác động trong thời đại Internet lại lớn như thế; liệu có phải là dấu chấm hết cho một sự nghiệp con người hay thương hiệu một tổ chức?Những hành xử chân thành, có trách nhiệm và đúng thời điểm sẽ góp phần dập tắt đám cháy và mở lối cho sự phục hồi sau đó. Hành xử của ông lãnh đạo tỉnh miền Tây sau vụ “kênh kiệu phạt năm triệu”, việc ông chủ động nói ra những suy nghĩ của mình đã khiến dư luận tan đi khá nhanh, những ấn tượng tốt về ông cũng được truyền miệng như khi người ta rỉ tai nhau những thông tin suy diễn bất lợi.Một doanh nghiệp biết coi những sơ suất về hành xử hoặc chữa lỗi sản phẩm của mình và giao tiếp với công chúng để bày tỏ thiện chí đó, rồi vẫn có thể phục hồi. Không ai có thể thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng truyền thông mà không thiệt hại, nhưng sự trở lại và phát triển mới là điều cần nhắm đến.Nhưng tất nhiên là vẫn đầy rẫy những người không ý thức được sức mạnh của truyền thông mới. Kiểu giải thích “gạt tay trúng má” là một ví dụ cho việc đánh giá thấp khủng hoảng và tiếng nói của công chúng. Hay là rất nhiều doanh nghiệp vẫn cố che đậy sự cố, thậm chí tìm mọi cách khiến truyền thông im lặng. Tôi cho rằng, đó không phải là cách ứng xử chuyên nghiệp và bền vững.Khủng hoảng truyền thông không chừa một ai. “Dao sắc không gọt được chuôi”, mấy hôm nay, một công ty chuyên tư vấn thương hiệu và xử lý khủng hoảng truyền thông cũng đang gặp phải khủng hoảng của chính họ, sau vụ lùm xùm kiểm định hàm lượng arsen trong nước mắm.Doanh nghiệp này đang lựa chọn giải pháp im lặng.Việc một sự cố truyền thông có thể trở thành khủng hoảng hay không, phụ thuộc 90% vào phản ứng của bạn đối với sự cố ấy. Hiểu theo cách đó, để thấy sự phục hồi sau khủng hoảng là điều hoàn toàn khả dĩ, nếu chúng ta chọn một góc nhìn đúng về nó, ngay từ đầu.Và trên hết, khi mà Internet cho phép những giao tiếp giữa con người với con người diễn ra nhiều hơn, trực tiếp hơn, thì điều kiện tiên quyết để xử lý một khủng hoảng, vẫn là sự chân thành.Đức Hiển Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì là dối trá! Có những thuật ngữ chỉ có ở Việt Nam như: Lỗi đánh máy, đường cong mềm mại.... "Nước mắm" mới tạm ổn khi đã có xin lỗi nhưng vẫn còn vấn đề ai tài trợ và xử lý thế nào. "Gạt tay giơ chân" thì ngừng ngang đoạn Báo TT khiếu nại cách xử lý của CA. Hy vọng cả 2 không bị chìm xuồng như vụ "Miễn tố" với mấy ông gây ra sự cố bể ống nước ở HN hay như vụ . "Cà phê xin chào" nghe thì êm nhưng chủ quán khó sống ổn. Vẫn còn nhiếu cái xử lý không chuyên nghiệp lắm! Truyền thông khủng hoảng tại ai?Tại người phát biểu? Tại dân mình khờ?Hay là tại bác làm ngơNói lời uyển ngữ nên thơ nhẹ nhàng?Hay vì ta chẳng hiểu quan?Chân thành trung thực mở toang sự tìnhNgười ơi hãy chớ làm thinhCùng nhau xây dựng văn minh cộng đồng. Mình cũng là một nhà báo nhưng vừa... về hưu. Rất tâm đắc với nội dung bài báo. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, vai trò của truyền thông rất lớn. Vấn đề là phải cần có khách quan, sự chân thật và sự chân thành. Ai muốn lợi dụng nó để làm chuyện trái với lương tâm thế nào cũng có lúc phải trả giá!..... Nếu xử lý khủng hoảng truyền thông bằng cách im lặng mà thành công thì các công ty truyền thông đóng của hết. VẪN LÀ SỰ CHÂN THÀNH. QUÁ CHUẨN. BÀI VIẾT Người nói không có tội, người nghe mới có tội, nhưng không phải vì thế mà muốn nói gì cũng được, nói phải đúng sự thật, phải có trách nhiệm, cho nên nói phải củ cải cũng phải nghe là như vậy. Nhưng trước hết hãy xem lại các cơ quan xử lý thông tin như thế nào mới là đáng nói. Ngay chính cả thông tin càng bưng bít thì càng ... thông tin, Vụ gạt tay trúng má cũng chìm xuồng rồi còn đâu. xảo ngữ thì đúng hơn "Gạt tay trúng má" hay "đập mặt vào gậy" rồi cũng chìm xuồng êm xuôi thôi , hài hơn phim hài Truyền thông thì KHỦNGDoanh nghiệp mới HOẢNGLàm gì có khủng hoảng truyền thông Chân thành là Sự Khôn - Ngoan Cao Cấp ! cảm ơn bài viết của anh!
Tôi muốn lương... thiện Nhưng rốt cuộc, sau nhiều cân nhắc, tôi vẫn quyết định làm. Vì nếu không tìm được một nguồn thu nhập khác, thì trong tương lai tôi sẽ không thể đảm bảo cuộc sống của bản thân.Trong nhiều năm gần đây, kể từ khi vào làm tại cơ quan nhà nước, tôi luôn phải thường trực duy trì cường độ làm việc 14-16 tiếng mỗi ngày. Thời gian làm thêm ngoài giờ gần tương đương với thời gian dành cho công việc chính thức. Lao động với cường độ như vậy cũng chỉ giúp tôi đáp ứng được nhu cầu cuộc sống ở mức độ vừa phải, gần như chưa có tích lũy hay tài sản gì đáng kể. Nếu không làm thêm thì với mức lương từ ngân sách, tôi hoàn toàn không đủ sống. Tôi lo ngại, vài năm nữa tôi sẽ không thể duy trì sức làm việc như vậy. Do đó, tôi đã phải mạo hiểm chọn phương án kinh doanh một cái gì đó. Tôi tin rằng số đông đang lĩnh lương từ ngân sách cũng rơi vào tình trạng như tôi: nhọc nhằn mưu sinh để tồn tại. Một anh bạn tôi quen đã chia sẻ thông tin cơ quan anh ấy (khá danh tiếng và quyền lực) tuyển biên chế, kèm theo lời nhắn đại ý: “phù hợp với ai được vợ hay bố mẹ nuôi”. Đấy tất nhiên chỉ là một lời nói đùa. Nhưng nó vẫn ẩn chứa một thông điệp: Nếu không có một hậu phương vững chắc nào đó kiểu như vậy, thì lựa chọn trở thành một công chức nhà nước sẽ rất khó để đảm bảo cuộc sống.Họ chỉ có 2 lựa chọn: bươn chải làm thêm hoặc buộc phải sống bằng “lậu”. Đơn giản là khi cuộc sống phải chịu quá nhiều áp lực tiền bạc (và thậm chí có thể bị nhìn nhận là kém cỏi vì không kiếm được tiền), thì người ta rất dễ nảy sinh tiêu cực, nhũng nhiễu, đòi hỏi; rồi xa hơn nữa là tham ô, tham nhũng... Đôi khi tôi vẫn tự hỏi nếu được đặt vào một vị trí có thể phát sinh “lậu”, không hiểu tôi có còn chấp nhận “cày cuốc” như hiện nay hay cũng sẽ “tặc lưỡi”? Thành thật mà nói, tôi không dám chắc điều gì sẽ xảy ra. Khi mà chính bản thân tôi đôi khi cũng cảm giác nản và mệt mỏi với cường độ làm việc ấy. Chưa kể việc phải làm ngoài giờ còn khiến tôi mất đi khoảng thời gian để dành cho những thứ khác như gia đình, bạn bè, giải trí, học tập…Đang diễn ra một nghịch lý là thu nhập của người giúp việc trong gia đình, hay một loại hình lao động phổ thông nào đó cũng cao hơn hẳn lương một công chức trẻ. Hẳn nhiều người sẽ vặn vẹo: đã biết lương thấp sao vẫn còn làm nhà nước? Vì muốn tìm một nơi trú ẩn an toàn: một công việc an nhàn, nhiều bổng lộc? Tất nhiên, đúng là cũng tồn tại những tư tưởng như vậy. Song nó không phải là tất cả. Vẫn có rất nhiều người có lý tưởng được cống hiến hay chỉ đơn giản là theo đuổi đam mê. Nhưng tôi cho rằng dù có đam mê hay lý tưởng đến đâu, thì để cải cách nền công vụ, yêu cầu bắt buộc vẫn phải là cần đảm bảo lương đủ cho nhu cầu sống thiết yếu của họ. Chính phủ đang có định hướng “tính đúng, tính đủ” giá của các ngành dịch vụ vốn được bao cấp như điện lực, y tế… Theo quan điểm của tôi, định hướng ấy cũng cần phải được áp dụng vào hệ thống lương của công chức. Tính đủ ở đây là lương đủ để bảo đảm cuộc sống, còn tính đúng là trả lương đúng theo năng lực và thành quả làm việc.Trên thực tế, nguyên nhân khiến bất cập trong mức lương của công chức, viên chức chưa thể giải quyết là do nguồn lực nhà nước có hạn, không thể đáp ứng được nhu cầu tăng lương cho cả bộ máy cồng kềnh. Mô hình lương cào bằng, theo ngạch bậc, niên hạn hiện nay (tức là người làm nhiều, thu nhập cũng như người đến ngồi chơi, uống chè) vừa không động viên được người lao động cống hiến, lại vừa dễ dẫn đến tiêu cực.Nói một cách khác, cần tinh giản biên chế, loại bỏ những con người đang “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, để lấy nguồn lực phục vụ tăng lương, trả công xứng đáng cho những người đang làm việc thực sự. Vấn đề nằm ở chỗ nhận thức ấy không  hề mới, đã rất nhiều lần được đưa ra, thậm chí còn đã có vài chiến dịch tinh giản biên chế được thực hiện trong quá khứ, nhưng cuối cùng thì bộ máy chẳng những không giảm mà còn càng ngày càng phình to. Tại sao lại như vậy?Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhận xét: “Chống tham nhũng khó vì ta tự đánh ta”. Theo tôi, ở đây, chuyện tinh giản biên chế cũng tương tự vậy. Sở dĩ nó không thu được hiệu quả mong muốn cũng là vì "ta đánh ta". Với văn hóa Việt Nam, chúng ta thường có tâm lý nể nang, không nỡ đẩy người khác vào cảnh phải mất việc. Chưa kể tinh giản biên chế là đánh thẳng vào những mối quan hệ, những nhóm lợi ích chằng chịt, phức tạp trong môi trường nhà nước; động đến đâu cũng có thể là con cháu ông A, bà B. Mới đây, Chính phủ đã quyết định tăng lương khoảng 7% trong năm 2017 cho tất cả đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Nhưng mức tăng nhỏ giọt ấy theo tôi không phải là giải pháp. Nó vừa tạo ra gánh nặng không nhỏ cho ngân sách, vừa không giúp cải thiện đời sống của những người thực sự cần đến lương (do giá trị tăng không cao, trong khi nguy cơ giá tiêu dùng bị đẩy lên). Tôi cho rằng sau tất cả tinh giản biên chế vẫn là điều bắt buộc phải làm. Ở khía cạnh nào đó, nó giống như cắt bỏ một khối u ác tính. Đau đớn nhưng cần thiết, nếu không muốn cả những phần cơ thể khỏe mạnh rồi cũng bị tàn phá, hủy hoại. Bằng không, tự chúng ta đã tạo ra một môi trường dung dưỡng sự tiêu cực. Và sẽ lại rất nhiều người tiếp tục đau đáu với câu hỏi, như tôi: “Làm sao để sống lương thiện bằng lương”?Phan Tất Đức Ai cho tôi lương thiệnAi vì nước thương dânAi không cần lương hậuAi tìm "lậu" quên nghèoNgân sách ngày càng teoÔi làm sao tinh giảmCon chú hai, dì támThật ngại không thể làmMơ ngày mai lương thiệnMơ quốc gia tiên tiếnMơ tương xứng lương tiềnMơ tôi làm...ông tiên. 1 người làm 3 người lãnh lương. Trong 2 người không làm đó, thậm chí có người còn phá hoại. Nếu cho nghỉ được 2 người không làm, lương người làm việc kia ít nhất tăng gấp 3. Mà hiệu quả còn cao hơn vì không còn người phá hoại. Bài viết rất hay, nói lên tâm trạng của rất phần lớn công chức, viên chức hiện nay. Cảm ơn tác giả. vẫn cái kiểu công tư không phân minh thì có tinh giản biên chế vẫn là con ông A cháu bà B trụ lại thôi bạn Phan Tất Đức ạ cũng chẳng thể sàng lọc được người làm giỏi đâu Bạn phân tích hay đấy, nhưng cái kết của bạn thì cũng chẳng đi đến đâu, tinh giảm biên chế: tinh giảm ai, ai tinh giảm....? chẳng lẽ tinh giảm đồng chí, đồng đội hay thậm chí là chính mình. Chỉ có một cách là tuyệt đối không tuyển thêm biên chế, khuyến khích về hưu non thì vài năm nữa chắc chắn biên chế sẽ giảm. 100 năm nữa cũng không làm được. Chuẩn không cần chỉnh, tôi sang Trung Quốc thấy bên họ 1 gia đình chỉ cần 1 người làm công chức, viên chức là có thể nuôi được cả gia đình còn bên ta lương công chức không bằng mấy anh lái xe, bốc vác, lái xem ôm thì làm sao không tham nhũng. Người ta sẽ tìm mọi cách để bù những khoản thiếu nhất là những người có chức có quyền. Vấn đề rất bức xúc nhưng cũ quá rồi, xới lại cũng không đi đến đâu. Với văn hóa nể nang, nương vào nhau cùng sống của người Việt ta thì hô mãi cũng vậy thôi. sao VN mình cái gì cũng biết, cái gì cung nhận diện được nhưng mà không làm được hoăc làm rất chậm. phải khắc phục được cái này Lính lác cũng không thể tham nhũng để giàu được. Nhưng công việc thì giống như con trâu với cái cày. LÀM SAO ĐỂ SỐNG LƯƠNG THIỆN BẰNG LƯƠNG.THẬT BUỒN Có những việc đáng ra không cần phải làm, phải quản nhưng bộ máy hành chính vẫn cứ muốn ôm vào vì vậy luôn có cảm giác thiếu người dù biên chế ngày càng phình ra. Tinh giản ư? Giản cái gì và tinh cái chi? Không khéo giản người tài và tìm người nhà. Luẩn quẩn, bao nhiêu năm rồi, tinh giản chẳng qua là làm gọn lại bộ máy, còn tinh ai giản ai thì không khéo những anh tinh nhất sẽ là những anh phải giản Ai cũng bảo lương chức không đủ sống nhưng cũng cố chen vào. Người thì xếp hàng thi tuyển 1 chọi mấy chục, người thì dựa vào quan hệ, mgười thì phong bì chạy chọt, người đương chức thì dành chổ cho con cháu. Nếu có năng lực thì hãy làm tư nhân đi, không muốn làm thuê thì làm chủ. Cố chen để có được 1 chân công chức xong thì than khó sống "lương thiện". Đã làm công chức là công bộc của dân thì đương nhiên phải sống lương thiện, sống không được thì nghỉ. Liệu ai dám khẳng định tăng lương đủ sống rồi sẽ "lương thiện" hết? TUYỆT VỜI ! Ý kiến của bạn thật đắt giá và chính xác, thể hiện tâm tư nguyện vọng của bao nhiêu người."Mức lương cào bằng, tăng theo niên hạn" là tàn dư của thời bao cấp xa xưa , cần được loại bỏ. Để con người có thể làm theo năng lực và hưởng theo năng lực. Cám ơn tác giả !
Biểu tượng của sân bay Tôi tạo điểm nhấn kiến trúc là những cây cột sảnh ốp đá granite đen, những chậu cảnh đặt bên cạnh, mái giả phía mặt tiền và sân thượng phía sau có một góc nhỏ để uống café cuối tuần. Anh trả lời rằng rất thích thiết kế này nhưng đành phải lựa chọn bản vẽ khác để thi công. Kinh phí của anh không đủ, hơn nữa cuộc sống sinh hoạt của gia đình lúc đó không có điều kiện để “màu mè” như vậy. Tóm lại là bản vẽ của tôi được đánh giá đẹp nhưng không phù hợp với công năng sử dụng của gia đình.Cho đến bây giờ đó vẫn là một bài học lớn cho tôi trong ngành xây dựng. Một công trình trước khi đáp ứng các yêu cầu thẩm mỹ cần đảm bảo phù hợp về công năng và hợp lý về chi phí. Tôi nhớ đến bài học vỡ lòng của mình khi tìm hiểu những phương án thiết kế sân bay Long Thành được công bố gần đây. Sân bay chính là cửa ngõ của một quốc gia và số lượng hành khách, hàng hóa trung chuyển thông qua sân bay quốc tế phần nào sẽ nói lên sự thịnh vượng của quốc gia đó. Việt Nam quyết định xây sân bay Long Thành là để tăng thêm số lượng máy bay ra vào, tăng tuyến, tăng hành khách và hàng hóa trung chuyển mà Tân Sơn Nhất đã không thể đáp ứng được theo đà phát triển. Do đó bài toán lớn nhất đặt ra cho kiến trúc sư trong việc thiết kế sân bay Long Thành là ở khả năng tiếp nhận và check-in cùng lúc một lượng máy bay và hành khách lớn. Muốn tăng thêm hành khách và hàng hóa, đòi hỏi phải thêm máy bay, muốn thêm máy bay lại phải xây thêm cổng ra vào và số lượng cổng ấy sẽ phụ thuộc vào diện tích bề mặt khu vực sân bay. Đó là lý do hầu hết các nhà ga sân bay trên thế giới đều hẹp, trải dài và đấy cũng được đánh giá là thiết kế đơn giản và tối ưu.Vì vậy, khi tìm hiểu 9 mẫu thiết kế sân bay Long Thành, tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề quy hoạch tổng thể, công năng sử dụng, khả năng đáp ứng các chuyến bay trong nước và quốc tế, tính thuận lợi cho máy bay vào ra… Nhưng các thuyết trình chủ yếu nhấn mạnh vào tạo hình cũng như tính biểu tượng của công trình. Đa số mô phỏng những biểu tượng khá cũ mòn như cánh én, cánh bướm, đặc biệt có ba thiết kế chung ý tưởng hoa sen.Trên thế giới vẫn có những nhà ga sân bay thiết kế hình cánh bướm, cánh én. Chẳng hạn Sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji tại thành phố Mumbai, Ấn Độ. Nhưng đấy là vì các kiến trúc sư khi ấy đứng trước thử thách là địa điểm xây sân bay nằm giữa một khu đất chật hẹp. Họ đã phải kéo dãn ra ba hướng để tạo hình cánh bướm, qua đó có thêm diện tích mà xây cổng vào máy bay. Cánh bướm Chhatrapati Shivaji đã được tạo ra vì công năng sử dụng, chứ không vì mang tính biểu tượng.Hoàn cảnh xây sân bay Long Thành khác hẳn. Nếu như sân bay Chhatrapati Shivaji phải xây trên một khu đất rộng 490 ha, bên cạnh một sân bay cũ vẫn hoạt động, thì Long Thành được xây mới hoàn toàn trên một khu vực trống với diện tích toàn sân bay vào khoảng 26.000 ha, trong đó phần diện tích sân bay là 5.000 ha. Các mẫu thiết kế của sân bay Long Thành sử dụng khá nhiều hình ba cạnh mà theo tôi có nhiều hạn chế đối với thiết kế sân bay, như: Tạo ra nhiều góc khó cho máy bay vào ra; Cắt nhỏ diện tích sân bay thành các khoang riêng biệt và có thể gây mật độ giao thông tập trung ở các nút giao ba cạnh. Tôi vẫn hy vọng, sân bay Long Thành cuối cùng sẽ chọn được một thiết kế có công năng tối ưu, giá trị sử dụng bền vững, chi phí xây dựng hợp lý, sau đó mới tính đến giá trị biểu tượng.Từng làm việc với nhiều thiết kế ở nước ta, tôi không ngạc nhiên khi công năng sử dụng, hiệu quả kinh tế thường bị coi nhẹ hơn so với các yếu tố bên ngoài như tạo hình, tính biểu tượng. Lối tư duy thiên về biểu tượng, sở thích biểu tượng, thói quen tự vỗ về bằng biểu tượng vẫn hằn sâu vào đời sống hiện đại. Điều này không chỉ tồn tại trong lĩnh vực kiến trúc mà xuất hiện ở rất nhiều phương diện đời sống. Chẳng hạn đèn đường trang trí hiện nay cũng phải cố tạo dáng rồng bay phượng múa, hoa sen, cánh én… bất chấp tính thẩm mỹ và sự hợp lý về tỷ lệ…Chừng nào trong đầu đề đặt ra cho các công trình, yêu cầu “giữ gìn bản sắc dân tộc” vẫn còn được đặt ngang hàng với các yêu cầu về công năng, hiệu quả sử dụng; chừng nào, biểu tượng vẫn là thứ án ngữ trong cách tư duy của xã hội, tôi tin rằng, người ta sẽ còn tiếp tục tô vẽ vẻ ngoài hơn là tính hiệu quả.Tư duy biểu tượng, tôi tưởng, đã thuộc về quá khứ - thời người ta sống chủ yếu bằng các giá trị tinh thần. Nhưng có lẽ tôi đã nhầm.Dũng Phan Bài viết quá hay và sâu sắc. Mong các lãnh đạo đọc và suy ngẫm. Không hẳn các nhà Thiết kế không biết điều đó. Để được hạ bút duyệt đôi khi họ phải chiều lòng "sở thích" của Chủ đầu tư .Chỉ một "Vai vế" nào đó ngang qua góp ý mấy câu là bản thiết kế có thể mất hoặc thêm vài chi tiết . Ý kiến tâm đắc, mua xe - xây nhà cũng nên hỏi ý kiến vợ con trước khi tham khảo mấy ông bạn: tính thực dụng ưu tiên hàng đầu, đặc biệt cho 1 quốc gia bước ra từ nghèo khổ chiến tranh như VN. Xuất sắc. Đồng ý hoàn toàn với tác giả Thế mới hiểu sức mạnh của phản biện xã hội trong xã hội công dân!Tôi là "mít đặc" trong kiến trúc, nhưng vẫn nhận ra sự có lý trong bài viết này. Không biết tiếng nói tâm huyết và đúng dắn của Tác gải có được những người có quyền quyết định lắng nghe không??? Mấy bác chỉ làm kỹ sư được thôi không làm được kinh tế đâu. Nếu làm như các bác thì có định mức đơn giá hết rồi còn gì để ăn, chia nữa. Thưa các bác là rồng, phượng v.v. không có ai định mức được, đơn giá càng không có lên quyết sao làm vậy, miễn có hội đồng quyết (tập thể mà) lên khi gãy cánh hay rơi chân rồng phượng thì cũng tập thể chịu và là mới nên chưa có kinh nghiệm.v.v. đó là lý do chính đó các bác ạ. Làm sao thì làm, làm gì thì làm nhưng cần thiết và cần biết rằng phải có "biệt thự to" cho chủ đầu tư. Muốn có ăn, muốn nổi tiếng tác giả cần theo thời. Không nên nhổ nước miếng ngược gió ...Từ hồi nhỏ lên rừng hái măng tôi đã biết điều này, nhưng dù sao dù chết chứ không ăn bẩn. Phân tích của TG là đúng, khi học KT trường không thể không dạy. Tuy nhiên ở nước ta "lãnh đạo" giỏi toàn diện nên công trình nào cũng phải phán thên ý kiến. Còn bệnh hình thức thì tràn lan nên KTS phải chiều! Biểu tượng tư duy lắm lúc thừaLối mòn suy nghĩ theo hương xưaBiết bao hình thức cho vừaQuen đi bước củ, quên chừa tương laiQuá khứ cần thay chuyển đổi rồiHình thức nên nhường hiểu quả thôiTừ nay ao ước trên môiKhông còn khẩu hiệu, chỉ coi tấm lòng. Tôi rất thích bài viết của bạn Dũng Phan ạ !- Tôi cũng mong các vị "các bộ" đọc bài viết nàn để mở rộng tư duykhông chỉ cho sân bay LT, mà còn cho mọi lĩnh vực về đời sống, khoa học, kinh tế ... của đất nước Bài viết này có đến được mấy người có thẩm quyền quyết định cái san bay Long Thành hay không?Ở gần nhà mình có ông kia mua con TOYOTA FORTUNER vì ông ấy có tiền và ông ấy thích nhưng đem về nhà thì vào cổng không lọt nên phải đập cái cổng nhưng đập xong rồi thì xe vào nhà lại không có chỗ đậu nên ông ấy trả xe lại và lấy con TOYOTA ALTIS Bài viết hay, sâu sắc, giản dị dễ hiểu, vì nó khiến tôi ,một người không được học về kiến trúc cũng hiểu ra vấn đề. Rất mong các vị có tiếng quyết định trong việc phê duyệt thiết kê sân bay Long Thành đọc kỹ bài viết này.Cảm ơn tác giả! Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả. Trước đây có một lãnh đạo cấp cao cũng đã nói: Người ta đến sân bay người ta quan tâm là làm thủ tục nhanh gọn, ít phải đi bộ nhiều, chỉ dẫn rõ ràng, đầy đủ tiện nghi như vệ sinh, bán hàng..chứ không ai quan tâm hình dáng tổng thể là con gì, cái gì. Hãy nhìn lại Bảo tàng Hà Nội hình Kim tự tháp lộn ngược, xây tốn kém hơn bình thương mà nay gần như bỏ không, lãng phí vô cùng. Mình thấy sân bay Suvarnabhumi của bên Thái cũng hẹp, trải dài và rất hữu hiệu, Đó là một trong những sân bay hàng đầu khu vực về lượng khách (lượng chuyến bay) cũng như hiệu quả kinh tế... Hi vọng các nhà làm thiết kế sân bay Long Thành nghĩ tới điều này nhiều hơn . Bài viết rất hay .. không những trong xây dựng mà ngay nhiều vấn đề khác .
Bán vé kiểu bao cấp Sau khi được một trang tin ở Italy đăng lên, một người bạn Italy nhắn tin cho tôi: “Mới nhìn qua tưởng các bạn xếp hàng mua iPhone7, nhưng không phải. Tình yêu bóng đá của các bạn thật lớn. Tôi rất ngưỡng mộ”.Ông bạn quả là có tính hài hước. Và cái tính hài hước ấy thực ra lại làm tôi đau lòng. Những người xếp hàng chen nhau xô vào cánh cổng của chỗ bán vé ấy đến mua một thứ sản phẩm có giá trị vật chất ít hơn nhiều chiếc iPhone. Có lẽ họ cũng không quá giàu. Lướt qua những gương mặt chai sạn gợi lên cái nghèo ấy, ta có quyền tự hỏi món quà tinh thần kia có lớn lao đến mức họ sẵn sàng chen lấn để có được nó?Italy cũng từng chứng kiến những cảnh tương tự như thế hàng tuần, trước những trận đấu đỉnh cao. Nhưng đó là từ… 30 năm trước, khi giải vô địch của họ là một World Cup thu nhỏ với biết bao ngôi sao hàng đầu thế giới thi đấu.Những năm tháng ấy, các trận đấu bóng đá trên các sân vận động Việt Nam cũng như thế. Đi xem bóng đá giống như một thứ giải trí cao cấp đối với giới bình dân. Thời bao cấp, cái gì cũng thiếu và do đó, cái gì cũng rất quý. Người ta xếp hàng và chen lấn xô đẩy để mua mọi thứ. Tôi đã sống qua những năm tháng ấy. Ký ức còn lại của một tuổi thơ bao cấp chất chứa toàn chuyện xếp hàng và những cô mậu dịch khó tính. Người ta xếp hàng mua gạo, mua dầu, mua vé tàu, xe, mua đủ thứ phân phối. Những năm tháng tưởng đã lùi sâu vào dĩ vãng hơn 30 năm trước, giờ xuất hiện ở Mỹ Đình.Bây giờ, ở đâu đó của thế giới phát triển, người ta đã lên đến Mặt trăng từ lâu, và vé bóng đá ở Italy tất nhiên là phân phối qua mạng. Nếu có xếp hàng thì cũng chỉ nằm trong một chiêu trò kinh doanh nào đó, như bán iPhone đời mới hay Black Friday. Còn ở ta, người dân vẫn phải xếp hàng dài dằng dặc ở Mỹ Đình để mua vé xem bóng đá trong một hình thức phân phối cũ kỹ. Cái hình thức xét cho cùng không làm lợi cho người thực sự muốn vào sân, mà làm giàu cho phe vé và là đất lành màu mỡ cho các hình thức xin-cho theo “vé công văn”.Thời đại Internet và smartphone, kể cả nhiều nước Đông Nam Á trong khu vực như chúng ta, cũng đã phân phối vé hoàn toàn qua mạng. Nhưng thứ văn minh ấy dường như vẫn là một điều quá xa lạ trong bóng đá Việt Nam. Tại sao ở ta, họ không áp dụng điều ấy? Họ kém công nghệ thông tin, hay đơn giản họ vẫn muốn giữ cách phân phối kiểu bao cấp? Sự minh bạch và công bằng không được đảm bảo, vô ý hay cố tình để tiếp tục duy trì đặc quyền đặc lợi cho “vé công văn” - là loại vé không thể đến được tay hàng nghìn người bình dân có khát vọng đến sân xem đội tuyển đá?Bao giờ cái cảnh xếp hàng chen lấn mua vé hoặc xông đến đổ cổng Liên đoàn Bóng đá để đòi mua vé sẽ kết thúc? Khi tư duy phân phối và xin cho vẫn còn tồn tại cùng thói cửa quyền kiểu cơ quan nhà nước vẫn chi phối nhiều hoạt động của cuộc sống, thì quá trình ấy xem ra còn rất dài.Đây không phải lần đầu tiên một cánh cổng bị xô đổ vì xếp hàng. Cánh cổng trường Thực nghiệm Hà Nội cũng từng đổ xuống, vì những người chờ xếp hàng xin học cho con. Nó cũng là một nghịch lý, khi mà những phương thức phân phối tiên tiến không hề được áp dụng. Người quản lý hàng hóa cố tình tạo ra một “đám đông bao cấp”. Phía trong cánh cổng là những người có quyền được phân phát. Và họ từ chối các phương thức có thể ảnh hưởng đến quyền uy ấy của mình.Câu chuyện bán vé bóng đá trực tuyến xem ra là một điều gì đó quá sức đối với những mảnh tư duy kiểu bao cấp còn đang tồn tại và chưa biết đến bao giờ mới mất đi trong xã hội này.Có lúc tôi nghĩ, hay là tại sân Mỹ Đình quá nhỏ, chỉ có 40.000 chỗ ngồi, nên chuyện vé lại thành một cơn bĩ cực lớn lao thế? Nhưng rồi lại nghĩ, kể cả sân lên tới 100.000 chỗ ngồi đi nữa, thì phân phối vé kiểu người ta đã làm bao năm qua cũng chỉ làm cho vấn đề trở nên tệ đi. Vé tàu đã bán qua mạng, đã bớt đi bao nỗi khổ cực xếp hàng của những người về quê ăn Tết. Bao giờ vé bóng đá sẽ được bán như thế, văn minh, minh bạch và công bằng?Hay vấn đề không phải là chuyện cái vé bóng đá, mà là ở việc nhiều người vẫn thích thú với việc được đóng vai cô mậu dịch viên đầy quyền uy?Trương Anh Ngọc Tôi chỉ đồng ý 1 phần với ý kiến của Tác giả. Đồng ý chúng Ta nên chuyển sang Bán vé Online nhằm hạn chế xếp hàng cho người dân. Nhưng phải có biện pháp Phòng chống Nạn đầu cơ vé. Ví dụ Nếu bán vé Theo kiểu Online thì một người nào đó Dùng Soft auto mua 1 lúc hết sạch vé rồi sau đó đem ra chợ đen bán. Hoặc chúng ta có chặn theo kiểu CMND thì họ vẫn có cách dùng huy động nhiều CMND để mua. Vé là một mặt hàng đặc biệt không giống món hàng thông thường bao nhiêu cũng bán được. Thân chào! Bài viết hay và sâu sắc. Ở mình những người có chút cơ hội là họ muốn thể hiện mình có cái quyền được ban phát Đọc bài báo của Trương Anh Ngọc, tui ngồi suy nghĩ hoài mà không hiểu được phân phối qua mạng là gì? Làm cách nào phân phối được? Chắc tại hồi nhỏ ít học quá nên tui hơi dốt. Và có lẽ là… những cán bộ của liên đoàn bóng đá cũng giống tui. Em kể thật cho các bác nghe là mặc dù người hâm mộ xếp hàng đông như vậy nhưng số mua được vé lại cực ít. Vì có một đội ngũ phe vé được CSCĐ bảo kê nên vây quanh cửa vào chặn không cho NHM được tiếp cân với thẻ số trước khi vào quầy vé. Kết quả là tới 90% vé trong quầy bị đám phe vé quay vòng mua và mang ra bán ở chợ đen. NHM xếp hàng mua vé rạng sáng 3/12 cực kỳ bức mà không làm gì được, trong đám đông NHM đó có em. Thật buồn. Hay. Tuyệt vời.Chúng tôi (cho phép tôi mạo muội xưng như vậy) không cần những bài viết quá thâm sâu, nhiều ẩn dụ, cũng không muốn lối chửi đổng, tát bầm thẳng mặt tí nào, cái chúng tôi cần là những bài báo xúc tích, vừa đủ nhẹ nhàng và kết tội rất tự nhiên. Những bài này, nó đi vào lòng người đọc nhiều nhất. Và rồi giải pháp sẽ từ từ xuất hiện.P/s: mấy thánh đừng kêu gào bảo nhà báo đưa ra biện pháp nữa nhé. CÔ MẬU DỊCH VIÊN ĐẦY QUYỀN UY.THỜI BAO CẤP. NAY CÒN XÓT LẠI t chỉ muốn nói 1 câu là quá hay, quá đúng, 40.000 vé mà chỉ bán có 13.000 thôi, còn 27.000 vé công văn, Cám ơn tác giả Trương Anh Ngọc, đã "mô tả" quá đúng hiện tượng và bản chất vấn đề. Tôi tự hỏi là những người có trách nhiệm chắc chẵn họ biết rõ điều đó và càng rõ hơn nữa là nỗi khổ của người "xin"/mặc dầu có mất tiền mua?, hoặc buôn? tại sao họ chẳng làm gì?... hay để thế này, thế giới càng thấy ta "yêu" bóng đá? rồi cũng có khi CNN đưa lên sóng cho toàn thế giới biết người VN "yêu" bóng đá thế nào!, tương tự như đưa tin: Quán cháo chửi, bún mắng đấy chẳng hạn! Cảm ơn tác giả, họ chỉ muốn "cải lùi" để giữ "cái quyền uy ấy của mình" giữ đc nó "sướng" lắm ạ. Đồng ý với anh Ngọc. Có những "quyền lợi ngầm" mà chỉ có cái cách phân phối cổ lô sĩ này mới mang lại được cho một số cá nhân tổ chức nào đó. Riêng cá nhân tôi thấy ngay việc phân chia số lượng vé công văn, vé mời, vé cho cổ động viên đã không cân bằng rồi chứ chưa nói đến cách thức phân phối chúng ra sao. Giá nhân công việc tay chân như trộn hồ tối thiểulà 250.000 đ/người/ngày. Ở đây ước tính dòng người trẩy hội này xuất hiện tối thiểu có 1.000 người. Nên giá trị lao động mất đi khi họ đứng xếp hàng tạm tính tối thiểu là 1.000 x 250.000 = 250.000.000 đ/kg. Đó là lý do 5 người Việt Nam làm mới bằng được 1 người Thái Lan. Bóng đá thời bao cấpNhìn dòng người tấp nậpMặt nhễ nhại mồ hôiMong có được chỗ ngồiĐành xếp hàng chen lấnCảnh tượng tưởng xa dầnAi ngờ ta vẫn vậyKhông thể bắt chước TâyVăn minh trong chuyện nàyCó mà đi trồng...rẫyAi lấy vé chợ đen?Nên ta quen bao cấpNên ta yêu xếp hàngNên ta thành liêu quanKhiến ai nấy... đầu hàngCó ai thấy hoang mang... Cảm ơn Anh Ngọc đã nói hộ rất nhiều người. Anh em nào chung tay xây dựng trang web phân phối vé online cho các sự kiện thì cùng mình nào! Không chỉ bóng đá mà các hoạt động khác cũng vậy các Bác ạh. Cú phải đến tại nơi mua. Tại sao không có kiểu bán vé xem như bán vé máy bay. Smart phone trên tay, chuyển tiền ngay, nhận được vé! Hic, rất cảm thông và đồng ý với nhà báo Anh Ngọc. Tôi kể câu chuyện gần như ý của Anh Ngọc: Tui vào mạng, tìm các thủ tục và nhập đầy đủ thông tin nhập hộ khẩu vào Form mẫu, đưa ra gặp em tiếp nhận thủ tục nhận khẩu phán 1 câu: " tất cả thông tin phải viết tay, không nhận bản thông tin đánh máy" .Đây là ý tưởng của ngành Công an thế kỷ 21 hay là ý tưởng muốn kéo lùi sự tiến bộ của mọi thông tin( phải viết tay...)
Chúc Tết cửa quan Tháng 12/2012, thường trực Ban Bí thư ký chỉ thị 12 có nội dung “nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên” trong dịp Xuân Quý Tỵ. Những lệnh cấm tương tự xuất hiện ở nhiều ngành, nhiều địa phương trong cả nước.Thời gian đó, trên phố Hà Trung, con phố chuyên đổi ngoại tệ của Hà Nội, các lãnh đạo Ban quản lý các dự án đường sắt “lầm lũi” đi về nhiều bận mỗi dịp Tết đến Xuân về, đổi từ Yên Nhật sang tiền Việt Nam để tiêu. Tổng số tiền họ nhận từ các đối tác Nhật Bản lên tới 11 tỷ đồng.Tôi nhắc lại những lệnh cấm chúc Tết ở giai đoạn 2009 và vụ tham nhũng ở Ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam là bởi nó đã được khai ra ở tòa. Và bởi vụ án ấy, mặc dù là án kinh tế chứ không phải chạy chức chạy quyền hay “ngoại giao” thông thường, nhưng đối tác Nhật cũng chọn dịp Tết cổ truyền của nước ta để đưa tiền. Tết năm nào cũng đưa tiền và chi tiền. Giải ngân số tiền ấy, theo các đối tượng, cũng lại chi cho việc... đi Tết.Người Nhật đã không đón Tết âm lịch từ khá lâu rồi. Họ không hổ danh là những người chu đáo và tỉ mỉ, ngay cả trong việc tìm hiểu "tập quán quan chức Việt". Họ hiểu, Tết ở Việt Nam là một dịp thích hợp cho việc gì.Đó chỉ là một ví dụ có thể nhìn thấy được, một vụ án đã xử rồi, về những gì diễn ra đằng sau những lệnh cấm chúc Tết. Tất nhiên, phố Hà Trung dịp Tết không chỉ sống bằng việc đổi Yên Nhật, và có thể còn rất nhiều những lần “đi Tết” bằng ngoại tệ khác chưa bị lộ.Chỉ là một ví dụ, bởi vì không thể lần giở lại được hết lịch sử nền hành chính để biết rằng đã có bao nhiêu chỉ đạo về việc không đi Tết lãnh đạo; cũng như là lần đầu tiên các cấp đề cập tới vấn đề đó từ bao giờ.Chỉ là một ví dụ, vì các đối tác nước ngoài không phải là chủ thể chính của các cuộc “chúc Tết” được nghiêm cấm. Mỗi dịp Tết đến, những con phố nhỏ đi ngang qua nhà nhiều vị lãnh đạo lại có nguy cơ tắc cứng. Nói như Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng, thì thậm chí là những người tới chúc Tết lãnh đạo còn phải băn khoăn “đến thì xếp hàng đến bao giờ”.Đến thì xếp hàng không biết tới lúc nào. Hàng xóm của một vị quan nhỏ, cũng có thể hiểu được điều này. Những chiếc xe không biết giấu mình đành đỗ chật phố, những ấm chè được pha mới liên miên, và những cuộc “chúc Tết”, ở sự tận cùng vô lý, lại phải diễn ra thật chóng vánh, và... trước Tết, để đáp ứng đặc thù thời đại.Năm nay, chính phủ lại một lần nữa chỉ đạo các địa phương không về Hà Nội chúc Tết lãnh đạo. Đó là một chỉ đạo không mới, nhưng vẫn một lần nữa cần được đưa ra.Những cuộc đưa và nhận hối lộ, hay là văn hóa quà biếu nói chung, không liên quan gì đến ngày Tết. Nhưng sinh ra một dịp mà mọi người có thể công khai đến nhà, thậm chí công khai đến văn phòng nhau, mang theo quà biếu trên tay, thì nó trở thành một cái cớ tốt cho những cái bắt tay hứa hẹn. Bản thân việc các cấp năm nào cũng phải đưa chỉ đạo “cấm chúc Tết lãnh đạo” đã hiệu quả hơn bất kỳ một cuộc thống kê nào về văn hóa quà biếu.Chỉ đạo của chính phủ vẫn cần thiết. Ít nhất là ở việc nó tiếp tục tô đậm thực tế và thể hiện quyết tâm đấu tranh chứ không để cái sự việc tưởng như đã hiển nhiên ấy trở thành "lễ nghĩa" mặc định.Và tất nhiên là có một chỉ đạo của chính phủ thì các lãnh đạo địa phương cũng phải đắn đo khi quyết định về thủ đô chúc Tết? Nó có thể cho đường dây nóng của Cục chống tham nhũng thêm lý do để đổ chuông.Nhưng việc cấm chúc Tết sẽ chỉ đánh tới phần ngọn của vấn đề. Gốc rễ, vẫn là những cơ chế chống tham nhũng đang được triển khai nhưng chưa hiệu quả. Công cuộc giám sát không thể và không nên được thực hiện ở cửa nhà các lãnh đạo. Những chỉ đạo “cấm chúc Tết”, được đưa ra để người ta nhớ rằng đằng sau “chúc Tết” thật ra là nỗi lo lắng khôn cùng về một hệ thống chưa được minh bạch và cơ chế giám sát còn chưa hoàn thiện.Không biết tôi có mộng mơ không khi mong đến một ngày, thay vì cấm, chúng ta sẽ tự hào giới thiệu với người Nhật rằng chúng tôi đã có thể mở toang cửa đón khách.Đức Hoàng Khổ lắm. Thủ Tướng cấm, nhưng tôi " thương yêu " lãnh đạo của tôi lắm, tôi phải chúc Tết để lãnh đạo thương yêu lại tôi. Nếu không tôi có khả năng mất việc, vợ con chết đói !! Cấm chúc tết sao không có chỉ đạo cấm nhận quà , có cầu thì phải có cung thôi, gốc rễ là đây. Cấm chúc tết mà vẫn nhận quà thì bố đứa nào dám ở nhà Quà biếu hơn nấm trong mưaLệnh cấm cứ cấm,còn mưa,nấm nhiều Công ty tôi năm nào cũng cử cán bộ tài chính đi công tác từ ngoài 20 để khuân tiền đem cho các quan. Tiền rất nhiều, nó tha hoá con người và biến thái mọi quan hệ. Sao cái gì Đức Hoàng cũng rành hết vậy. Khâmphục! Biết đâu bà chủ quán cháo chửi là hậu duệ của Tú Xương không chừng.Lẳng lặng mà nghe nó chúc sangĐứa thì mua ghế , đứa mua quậnPhen này bà quyết đi buôn cháoVừa chửi vừa đong cũng đắt hàng. Xếp hàng để được tham nhũng ! Quá khủng khiếp ! Ý là chúc gì thì chúc trước tết đi cho đỡ bị quá tải... Có nhiều thứ bị cấm ở VN nà vẫn diễn ra hàng ngày. Để xem lệnh cấm chúc Tết, tặng quà lãnh đạo nhân dịp Tết năm nay thế nào. Cứ chờ đến thời gian 23 tháng Chạp trở đi sẽ biết lệnh cấm này có hiệu lực hay không. Mỗi dịp Tết đến ai cũng nghĩ là sẽ vui vẻ chuẩn bị đón Xuân về, được nghỉ ngơi, du xuân thăm người thân bạn bè nhưng dân xây dựng chúng tôi lại đau đầu vì Tết. Lên danh sách năm nay đi Tết những ai (anh Hai, anh Ba, chị Sáu...), chuẩn bị loại phong bì đẹp, tiển mới, đi Tết như thế nào (tuy vào hợp đồng ký được), phong bì bao nhiêu cho phù hợp và coi được. Những đối tác đang làm ăn thì đã đành, nhưng những đối tác ba bốn năm nay chả ký được cái hợp đồng nào, chả nhẽ lại không đi Tết, người ta lại bảo mình chơi bèo. Quà Tết thường 2 đến 10 chai (tùy đối tác, cấp bậc) mà mỗi năm danh sách khoảng 20 cái gạch đầu dòng. Ôi khổ quá. Mong sao Tết đừng đến. Chúc Tết cửa quan thật xưa rồiNhưng mà tồn tại mãi không thôiCăn bệnh thâm căn luôn lờn thuốcLầm lũi chúc mừng sợ bị soiTừ nay xóa sạch phong bì tộiMộng vội ai ơi mộng vội hoàiƯớc sao mùa Tết không còn hãiĐể ấm lòng nhau mãi mãi tình Chúc Tết nhau là một nét đẹp văn hóa và là phong tục của dân gian mà sao lại phải "cấm" nhỉ ? Có cấm là cấm lấy công quỹ tặng quà Tết cho lãnh đạo, cho sếp ! Nhưng cũng chả cần cấm, vì mấy năm nay chỉ nghe báo cáo có 1,2 vụ nhận được quà "quá mức" cho phép, đã tự giác đem nộp lại thôi, còn đa phần là dưới mức mà. Phải vậy không Đức Hoàng? Mọi lệnh cấm đều vô nghĩa nếu các "quan trên" vẫn có "nhu cầu" nhận quà biếu! Điều này có nghĩa là phải làm cách nào để "các quan" không dám nhận quà biếu nữa thì sẽ không cần đến lệnh cấm- điều này thật khó lắm thay! Nơi tôi có vị lãnh đạo ơ trên con đương dài hơn 500m, những ngày cận Tết không có chổ đậu xe. Vui quá. Tất cả ở người nhận muốn nhận quà thì mới có ng biếu. Ng nhận cứ thẳng thừng k nhận xem có ai đến biếu k.
Nghi án học đường Sau này đi làm, tham dự những khóa đào tạo liên quan đến công việc, tôi vẫn phải dùng tài liệu photo. Lúc này, lý do không phải vì đắt hay rẻ mà vì giáo trình xuất bản từ lâu nhưng chưa được tái bản. Sách photo có rất nhiều hạn chế: chữ mờ, xộc xệch, đôi khi thiếu trang; nhưng vẫn được coi là "bảo bối" không thể thiếu trong mỗi kỳ thi. Có rất nhiều lý do để đến bây giờ, sinh viên vẫn phải photo một cuốn giáo trình. Vậy nên, tôi không ngạc nhiên trước thông tin về một sinh viên mang theo sách photo. Điều khiến tôi ngạc nhiên là cách xử lý của Hội đồng kỷ luật Đại học Luật TP HCM khi phát hiện ra sự việc.Ban đầu, Hội đồng đề nghị đình chỉ học tập một năm đối với sinh viên, do "tàng trữ và đưa vào trường trái phép tài liệu photo vi phạm bản quyền của trường". Trưởng phòng Công tác Chính trị sinh viên của trường cho biết thêm, “thủ phạm” bị phát hiện với hành vi vi phạm quá rõ: Mang tài liệu photo trái phép gồm tám cuốn giáo trình khác nhau vào trường. Vấn đề không phải là chúng ta có nên thông cảm với em sinh viên hay không. Mà cơ bản là em ấy chưa được chứng minh là có tội. Hơn ai hết, các thành viên của trường luật hiểu rõ nguyên tắc suy đoán vô tội. Nhưng nhà trường không có động tác chứng minh em này làm sai luật. Họ thậm chí có quyền khám người sinh viên ngay từ đầu hay không, vẫn còn là một câu hỏi. Hành vi “mang tài liệu photo” của em này có phải là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không, cũng chưa hề được chứng minh.Thế mà họ đề nghị đưa ra mức án phạt gây thiệt hại lớn: một năm đình chỉ học. Luật Sở hữu Trí tuệ cho phép sao chép tài liệu nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Hành vi của sinh viên này có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không cần có kết luận từ phía cơ quan có đủ thẩm quyền. Nhà trường không thể bỏ qua mọi tranh biện, lý lẽ để áp dụng hình phạt theo kiểu "nội quy trường". Chỉ đến khi dư luận lên tiếng, mức phạt mới được giảm xuống thành kỷ luật cảnh cáoCâu chuyện “tài liệu photo” này xuất hiện cùng thời điểm với nhiều “nghi án học đường” khác, khiến người ta phải xét lại quan niệm truyền thống về quan hệ thầy - trò. Ở trường tiểu học Nam Trung Yên, một học sinh bị gãy chân. Em Kiên nói rằng mình bị ôtô chở bà hiệu trưởng đâm vào trong sân trường. Nhưng rất nhanh chóng, nhà trường phản ứng bằng cách... phát phiếu thăm dò tới toàn trường. Kết quả thu về là 100% ý kiến khẳng định rằng không có xe ôtô, taxi nào vào trường lúc em học sinh bị tai nạn. Những dòng “làm chứng” ngây ngô và nguệch ngoạc của các bạn học em Kiên - những học sinh tiểu học - trở thành bằng chứng ngoại phạm của bà hiệu trưởng.Vụ việc chỉ sáng tỏ hơn đôi chút, khi báo chí vào cuộc, khi các cấp quản lý có ý kiến gay gắt. Bà hiệu trưởng “chợt nhớ ra” là mình có đi taxi vào trường. Tài xế taxi gây tai nạn cũng đã được tìm thấy.Ở một câu chuyện khác, một vụ nổ hóa chất ở THPT Phan Đình Phùng rơi vào câm lặng. Một nữ sinh mất đi một phần tương lai khi bị bỏng, nhưng nhà trường không hề lên tiếng, và thậm chí có dấu hiệu “lờ” câu chuyện đi khá lâu. Lại một lần nữa, mọi chuyện chỉ được xem xét sòng phẳng khi dư luận biết và dậy sóng.Quan hệ trong nhà trường, bỏ sang một bên những truyền thống “tôn sư trọng đạo” tốt đẹp, xét đến cùng vẫn là một mối quan hệ dân sự. Trong mối quan hệ dân sự ấy, thì phía học sinh, vì nhận thức non nớt, vì tính chất mối quan hệ (người chấm điểm và người nhận điểm), luôn là nhóm đối tượng yếu thế.Sự yếu thế ấy được thể hiện trong những câu chuyện trên. Và sự yếu thế ấy, trong một số trường hợp, bị lấn lướt bởi những người có quyền hơn. Một cách vô cảm.Cung cách ứng xử ấy với “trẻ con” mang một màu sắc phong kiến, khi mà những người giảng dạy được khoác một chiếc áo linh thiêng bất khả xâm phạm. Cung cách ứng xử ấy, sẽ tạo hình nhân cách cho những đứa trẻ.“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp, nhưng nó là một giá trị tinh thần. Ngoài khía cạnh tinh thần này, quan hệ thầy - trò cần được xử lý sòng phẳng như bất kỳ mối quan hệ dân sự nào khác, trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Trần Anh Tú Trời ơi, bài viết hay quá, 3 đoạn cuối chính xác như chiếc gương soi "Sự yếu thế ấy được thể hiện trong những câu chuyện trên. Và sự yếu thế ấy, trong một số trường hợp, bị lấn lướt bởi những người có quyền hơn. Một cách vô cảm.Cung cách ứng xử ấy với “trẻ con” mang một màu sắc phong kiến, khi mà những người giảng dạy được khoác một chiếc áo linh thiêng bất khả xâm phạm. Cung cách ứng xử ấy, sẽ tạo hình nhân cách cho những đứa trẻ.“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp, nhưng nó là một giá trị tinh thần. Ngoài khía cạnh tinh thần này, quan hệ thầy - trò cần được xử lý sòng phẳng như bất kỳ mối quan hệ dân sự nào khác, trên tinh thần thượng tôn pháp luật. . Tuyệt! Đại học Luật TP HCM vi phạm luật ở một số hành vi sau:* Khám người khi ko có lệnh của tòa án*Thu giữ tài sản khi ko có lệnh của viện ks hay tòa án* Tự chiếm quyền tòa án kết tội công dân vi phạm luật ( ở đây là luật bản quyền )* Tự chiếm quyền tòa án ra hình phạtHọ lấy lý do hs vi phạm nội quy, bản thân họ chưa chứng minh các tài liệu đó họ đã đăng ký bản quyền chưa. Xin hỏi anh mấy câu sau:1. Anh có biết để bảo vệ bản quyền một cuốn sách, người ta quy định chỉ có bao nhiêu % sách được phép photo hay không? Ngày xưa tôi đăng ký thẻ thư viên ở Hội đồng Anh, người ta quy định rõ là quyển sách chỉ được photo không quá bao nhiêu % (số trang), tạp chí chỉ được photo bao nhiêu %, thậm chí một bài báo trong tạp chí còn không được phép photo toàn bộ mà chỉ một phần. Người ta không đứng ở máy photo để canh xem người dùng có tuân thủ hay không, cũng không kiểm tra ở cửa ra, nhưng nếu ai bị phát hiện thì chắc chắn không được phép vào thư viện nữa. Sinh viên này mang tới trường tài liệu photo hoàn chỉnh của tận TÁM giáo trinh khác nhau, thế mà anh còn bảo là chưa chứng minh được có vi phạm bản quyền hay không?2. Liệu anh đã kiểm tra với phía nhà trường xem đây có phải trường hợp đầu tiên bị phạt vì mang tài liệu photo vào trường không, hay là đã có nhiều trường hợp rồi và nhà trường quyết định phạt nặng để làm gương?3. Đi học, hay nói rộng ra là ở đâu thì phải tuân theo luật ở đó, kể cả nếu luật chưa đúng nhưng anh còn ở thì phải chấp hành. Bản thân trường đã quy định không được mang giáo trinh photo vào trường (mang vào thôi chứ không cấm photo để học ở nhà), tại sao lại không tuân thủ. Đã thế còn là sinh viên trường Luật. Đến cái quy định nhỏ của trường mà còn khinh thường thì sau này ra hành nghề thế nào?Xin đừng bao biện là sinh viên nghèo thì thế này thế khác. Có nhiều cách để có giáo trinh gốc như mượn thư viện, mua lại khóa trên, tài liệu nào cũ thì photo bổ sung phần cập nhật vào đấy thôi. Đã đến lúc phải tôn trọng bản quyền và chất xám rồi.Việc anh liên hệ với vụ Nam Trung Yên và Phan Đình Phùng, ngoài việc cùng xảy ra trong khuôn viên giáo dục thì chả còn điểm liên quan nào khác. NGHI ÁN HỌC ĐƯỜNGNhà nghèo tài liệu phô tôAi ngờ vi phạm giấc mơ của thầyPhô tô tác giả không hayBản quyền xâm phạm đêm ngày diễn raBản quyền theo kiểu của taấy là trọng đạo như là tôn sưLuật ghi rất rõ từng từPhô tô giảng dạy hình như vẫn làmNội quy trường luật đã banNếu đi đến đích phải bàn khá lâuMong sao những tiếng đàn bầuCung thầy phải ấm phải sâu phải bềnĐừng như gió thoảng ngoài hiênThầy luôn luôn đúng có phiền trò không?(An Lâm) Hoan nghênh bài viết. Một tiếng chuông cảnh tỉnh. Khẳng định sự bình đẳng về quan hệ dân sự giữa thầy-trò, giữa nhà trường và học sinh, giữa phụ huynh và nhà trường, để xóa đi khái niệm học sinh luôn là kẻ yếu thế và bị lấn lướt. Vì điều đó ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách các em sau này và rộng ra là văn hóa ứng xử của toàn xã hội. Cơ chế xin-cho, sự ỷ lại quyền thế cũng từ đây mà ra. Hãy giáo dục các em thượng tôn pháp luật ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhân cách những đứa trẻ trở nên tốt hay xấu một phần ở cách người ta đối diện,hành xử trước SỰ THẬT! Một xã hội muốn lành mạnh lại càng cần hơn bao giờ hết những "tấm gương" TRONG & SÁNG. Cảm ơn anh vì bài viết! Nói thật là không đọc hết nổi bài viết của anh nhà báo này. Đọc một hồi tôi cảm thấy anh đang dùng chữ nghĩa để biện minh cho hành động sai trái, mặc dù ban đầu anh bảo không bàn về yếu tố "cảm thông". Trường có luật và quy định, muốn nói thế nào thì em sinh viên này đã vi phạm nội quy trường và em ấy đã thừa nhận. Nhiều người Việt đang dùng dư luận để áp chế luật trong trường hợp này. Nhìn ở phạm vi nhỏ là luật của trường, nhưng trên phạm vi lớn hơn là hệ thống pháp luật xã hội. Ngay cả sinh viên Luật còn không tuân thủ theo luật của trường thì ai sẽ là người tuân thủ pháp luật một nước? Ngày trước ở trường chúng tôi sao tài liệu học vì thầy cô (những người đứng tên bản quyền tài liệu) cho phép. Có những lúc vì nhiều khó khăn khác nhau, chúng tôi buộc phải photo một vài trang sách vì cần dùng để tham khảo nhưng không phải toàn bộ quyển sách. Tôi đang theo học một khóa học của trường ĐH tại Mỹ, giáo sư vẫn gửi tài liệu cho người học theo yêu cầu, nhưng chúng tôi phải cam kết không làm bản phái sinh và chia sẻ lại cho bất kỳ cá nhân nào khác. Tôn trọng pháp luật có thể vẫn còn khó khăn với nhiều người, nhưng là người học luật, sẽ thi hành luật trong tương lai, tôi mong những em sinh viên này có thể thực thi quy định của nhà trường nghiêm chỉnh. Còn với anh nhà báo, tôi cảm thấy anh đang đi vào vết xe đổ của nhiều người khi biện minh cho hành động chạy xe lên vỉa hè vì đường kẹt xe đấy anh ạ. Quá đúng, tôi hoàn toàn đồng tình với nội dung bài viết của tác giả Trần Anh Tú. Đúng là "nhìn mình lại nghĩ đến người ta". Tổng thống Mỹ (hành pháp) đã ký sắc lệnh rồi mà vẫn bị Thẩm phán và các Luật sư (Tư pháp) bãi bỏ là chuyện đất nước nào cũng cần thực thi "trên tinh thần thượng tôn pháp luật". Một xã hội mà luật pháp chưa được thượng tôn thì nhà trường theo kiểu phong kiến là đương nhiên. Rồi học sinh... cũng sẽ còn bị dài ...dài... đọc bài mà sao thấy thương bọn trẻ quá. luật bản quyền va sở hữu trí tuệ thi nhung trường hợp sao chép như để nghiên cứu khoa học ... thi không phải xin phép va không phải tra tiền. nha truong nên nghiên cứu lại luật Học trường luật, sau này trở thành luật gia mà lại vi phạm luật (nội quy nhà trường) thì không thể NGUỴ BIỆN cho hành vi của mình. Mà không phải 1 mà 8 quyển. Có thể hình phạt 1 năm đình chỉ là quá nặng, nhưng đã là quy định thì buộc phải chấp hành. Khi anh đồng ý tham gia 1 tổ chức, anh đã phải đọc nội quy và đồng ý thực hiện nghiêm túc (kể cả đăng ký thành viên trên 1 diễn đàn ảo). Vậy thì người ta có quyền căn cứ nội quy của tổ chức để phạt anh. Hình thức phạt cũng chỉ áp dụng trong phạm vi của anh ở tổ chức (đình chỉ học) chứ không thấy nói phạt tiền hay phạt tù gì mà phải đem pháp luật ra nói như nhà báo Tú. Bài viết rất hay. Tôi cũng xem trên TV anh luật sư là sv khóa 15 của trường khẳng định việc này không phạm luật trí tuệ và sẵn sàng hỗ trợ pháp lý miễn phí nếu sv này kiện nhà trường. Những con người thật tuyệt vời. Bản thân tôi nghĩ việc học hành là quyền bất khả xâm phạm của mỗi người, tại sao không đưa ra các hình thức xử phạt nhân văn hơn dù sao họ cũng là SV đang cần học hành và chúng ta là 1 ngôi trường cơ mà Hồi tôi học đại học thì nhà trường có trách nhiệm in và phát tài liệu miễn phí cho sinh viên, tài liệu thời ấy thường in roneo. Bây giờ Đại học luật không phát mà bắt sinh viên mua đã là điều khác thường. Em sinh viên photocopy để học chứ không phải để bán, như thế là không vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Vậy mà trường lại suýt buộc ngừng học 1 năm, sau khi dư luận phản đối rút xuống cảnh cáo. Đáng lẽ trường phải cảm ơn em này vì đã bỏ tiền ra photocopy mà không lấy tài liệu của trường, trường đỡ tốn công in. Đại học Luật TP HCM nghĩ sao đây? Rất cảm ơn nhà báo đã nói giùm chúng tôi- trước công luận. Tôi- và có lẽ rất nhiều người khác nữa, rất bức xúc trước màn hình TV khi nghe người thay mặt trường ĐH luật trả lời phỏng vấn. Tôi ước gì có ai đó phản biện lại. Thật may là truyền thông đã có tiếng nói. Xin cảm ơn và mong chờ trường Luật phản hồi- trên tinh thần tiếp thu, xây dựng để tiến bộ.
Yêu nước: nói hay không? Anh nói mấy hôm anh xem loạt bài về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 17-2 trên nhiều tờ báo của Việt Nam, đã sao in ra để cho các con của anh đọc. Ở nơi xứ người các con không hề biết về việc này. Anh nói: phải dạy trẻ con về lòng yêu nước.Anh còn muốn biết tâm tư, tình cảm của giới showbiz tại Việt Nam về vấn đề này. Vậy là tôi hẹn một giờ sau sẽ chuyển cho anh link các trang cá nhân của những nghệ sĩ Việt Nam nổi tiếng.Nhưng sau đó, tôi phải nói dối anh là bận quá, không có thời gian tìm hiểu. Thật ra tôi đã tìm đọc trang cá nhân của những nghệ sĩ đang "hot" hiện nay, nói đúng hơn là đang hốt bạc từ công chúng. Nhưng thật buồn. Không hề có dòng chữ nào, hình ảnh nào liên quan đến ngày kỷ niệm. Thắc mắc tôi liên lạc, gọi hỏi.Rất nhiều bạn phản ứng cho đó là quyền riêng tư, không thích thì không nói, không bày tỏ. Có nghệ sĩ còn nói rằng chỉ cần kiếm tiền, không quan tâm dính dáng gì đến chính trị.Nhưng tôi không đặt vấn đề chính trị, tôi chỉ muốn nói về giá trị cơ bản của người Việt là yêu nước và biết ơn tiền nhân.Tôi nói với những người bạn nghệ sĩ có cả vạn người theo dõi kia, rằng đừng bao giờ thờ ơ với chính trị. Bởi “chính trị” không phải thứ gì cao siêu. Nó là nồi cơm của các bạn, là tài khoản đang dầy lên của các bạn trong ngân hàng, là những villa mà các bạn đang có, là sự tự tin và kiêu hãnh mỗi khi các bạn đi ra bên ngoài.Khi mà các bạn có thể định hướng tâm tư tình cảm của cả một cộng đồng những người trẻ - những người còn thiếu kiến thức và chiêm nghiệm - thì việc nói với họ về chủ quyền đất nước, có nên xem là trách nhiệm?Điều đáng mừng là trong nhiều sự kiện, ngày kỷ niệm nhiều nghệ sĩ đã lên tiếng khẳng định lòng yêu nước và chủ quyền quốc gia. Đáng kính trọng, đa phần những nghệ sĩ này đều là “lao động tự do”, không hội đoàn, không chức vụ trong các tổ chức, hội đoàn ngốn ngân sách kinh niên. Những “Hội nghệ sỹ” danh vọng mà khi cần có tiếng nói thì chẳng thấy vị nào lên tiếng.Tôi chợt nhớ đến chuyện thả thơ lên trời, tôi không biết trong số các vị thơ bay tận cao xanh ấy có vị nào lên tiếng trong ngày hôm nay không? Vì rằng tiếng nói của các vị có tác động đến cộng đồng.Đó không phải là ý tưởng của riêng tôi. Đó là điều mà rất nhiều nghệ sỹ lớn đã làm, đã đi vào lòng công chúng.Huyền thoại Marlon Brando từng từ chối tham dự và nhận giải Oscar lần thứ 2 cho vai diễn xuất chúng trong Bố già, thay vào đó, ông cử đại diện là một cô gái da đỏ bản địa lên nhận giải và đọc tuyên bố của ông trước hàng chục triệu người theo dõi lễ trao giải trực tiếp trên khắp thế giới. Ông tuyên bố không nhận giải bởi nước Mỹ đối xử không ra gì với người da đỏ và cướp đất, phá hủy văn hóa của họ. Đạo diễn Steven Spielberg đã từ chối lời mời của Trung Quốc làm đạo diễn lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 2008 vì không đồng ý với quan điểm của chính phủ nước này về vấn đề Sudan lúc đó. Nhưng vị đạo diễn người Mỹ này cũng làm đau đầu nhiều đời tổng thống Mỹ vì các phát biểu chống các quan điểm chính thức của chính phủ Mỹ, đơn cử như chiến tranh Việt Nam trước 1975.Một ví dụ khác, tại sao người Hồng Kông yêu mến Châu Nhuận Phát? Vì thái độ rõ ràng của anh về các vấn đề tồn vong của Hồng Kông và các giá trị cơ bản của nó, anh bày tỏ sự ủng hộ cuộc biểu tình của sinh viên đồng thời kêu gọi dân chúng bình tĩnh, sáng suốt. “Tôi đã gặp những người dân Hồng Kông, những sinh viên Hồng Kông đi biểu tình cho những yêu cầu của mình, họ thật là dũng cảm, làm người khác thấy cảm động. Còn cảnh sát, theo tôi ngay từ ngày đầu tiên họ đã sai rồi, sử dụng cái gì mà đạn hơi cay chứ? Toàn bộ sinh viên đều rất lý trí, có một điều cần nói là nếu như chính phủ có một phương án mới, làm vừa lòng người dân hoặc là sinh viên Hồng Kông, thì việc phản đối kia tôi cho rằng sẽ được dừng lại”.Đối với người nghệ sĩ, người có ảnh hưởng đến công chúng thì những chuyện như thế này  là lúc chứng tỏ mình thuộc về đất nước dân tộc hay là một thứ gì đó xu thời…Rồi cuộc điện thoại an ủi cuối cùng cũng đến trong lúc chiều muộn từ một người nổi tiếng:"Ông ạ, mình im lặng nhưng không có nghĩa là mình không yêu nước, buồn lắm, có nhiều chuyện khó nói lắm…"Với các nghệ sĩ có lòng yêu nước, xin hãy tha thứ cho tôi nếu có gì đó không đúng hoặc mạo phạm.Hoàng Linh Quê hương ơi, quê hương ơiGần bốn mươi năm như đã thành hoài cổĐến thăm nơi xưa, tôi như được thấy rõBóng dáng những anh hùng vì nước quên thânNơi đây đã từng in rõ những bàn chânNhững câu hát, câu hò của những người lính trẻNhững con người sao hồn nhiên đến thếVẫn yêu đời dù chẳng biết rõ ngày maiVẫn làm thơ dù bom đạn gào thét bên taiVẫn mỉm cười nhìn trăng treo đầu súngKhi ngã xuống lòng vẫn không nao núngHy sinh thân mình vì Tổ Quốc thân yêuThế hệ sau chỉ muốn nói một điềuTổ Quốc sẽ không quên ơn những anh hùng liệt sỹ! cái nước mình rất lạ, chính trị nếu nói ra dể làm phật long người có chức có quyền, trái đắng thường rơi vào người nói, nên thôi , hay im lăng ? tôi ví dụ : vì sao sách giáo khoa hiện tại chỉ có và duy nhất 11 dòng về 1 chiến tranh biên giới hơn chục năm và hàng vạn thanh niên đã ngã xuống ? trách nhiệm này thuộc về ai ? câu trả lời vẫn là sự im lặng đáng sợ từ các nghành các cấp có liên quan ? Xin lỗi nhà báo trước ,nhà báo không hiểu ,cố tình không hiểu ..hay không biết những gì đang diễn ra trên đất nước này.Thật thất vọng ! Tác giả đang ở đâu vậy? Bác không hiểu hay cố tình không hiểu?! Riêng tôi tin mọi người đều yêu nước nhưng tại sao rất khó để biểu thị điều gì đó?? Không riêng giới nghệ sĩ. Nói tới cũng nên nói lui. Thói quen không bàn đến chuyện chính trị không phải chỉ của riêng người nổi tiếng mà còn là tình hình chung của người Việt. Thậm chí, ngay cả báo chí chính thống cũng bị kiểm soát việc đưa tin chính trị, đặc biệt là những tin "nhạy cảm". Việc gì cũng có nguồn gốc sâu xa và sự liên đới với nhau, nếu chỉ bàn luận dựa trên những thứ dễ dàng thấy được và ghi nhận được thì e rằng là khá phiến diện trong thời đại hiện nay. Thôi ông Hoàng Linh ơi!ông có bản lĩnh thì cứ nói đừng xúi giục người khác nói,bởi nói cũng chẳng dc gì mà mang vạvào thân thôi. Nhà báo mơ mộng quá vì báo chí, sách vở không đề cập đến thì sao bắt nghệ sỹ nổi tiếng họ phải lên tiếng. Yêu nước phải thể hiện bằng hành động bằng cái tâm mà làm việc vì đất nước vì nhân dân. Không phải nói tôi yêu nước ngoài miệng nhưng trong tâm thì lo tư lợi, hại nước lợi mình. Tôi nói nếu có động chạm tới một số người thì cho xin lỗi. Lút đầu đã dấu thì bây giờ trách ai! Có rất nhiều nguời yêu nước nhưng kg nói vì sợ. Vấn đề là lãnh đạo có dám nói kg đã. lich sử phải được ghi lại một cách trung thực, khách quan, nếu không chúng ta sẽ có tội với tiền nhân với quê hương đất nước. Anh nhà báo viết theo quan điểm sách vở và không hiểu gì về thế giới thực. Những người nghệ sĩ không dám nói, không quan tâm mà còn phải xóa đi những đường link lạ gợi ý về chuyện lịch sử chiến tranh, chính trị hay những comment về chính trị nữa. Anh chỉ biết nói, viết về họ nhưng anh không chịu trách nhiệm về những việc đó. Nên đừng xúi bậy mà bể nồi cơm của họ. Ngày này năm ngoái, tôi, một giáo viên dạy toán tại một trường cấp 3, đã kể cho học sinh lớp 12 về cuộc chiến này. Khi đó, nhìn các em thấy hơi ngạc nhiên vì Cô giáo dạy lịch sử chưa bao giờ đề cập cuộc chiến đó. Có những em xem tôi nói láo. Năm nay, ngày hôm nay, tôi lại kể về cuộc chiến này cho học sinh lớp 11 tôi đang dạy. Buồn thay, các em vẫn như không biết gì và không để ý gì? Sự hèn nhát và ích kỷ lên ngôi thay thế cho lòng yêu nước Bài báo hay quá cảm ơn tác giả. Song thực tế Showbiz Việt chỉ thích CỞI và KHOE CỦA chứ vận mệnh đất nước thì họ ko quan tâm bởi có những lý do sauThứ nhất; ở ta ko đc như Mỹ nếu ai đó đứng ra phản đối một chính sách nào đó ko hợp lòng dân thì người âý sẽ bị qui chụp là " phản động "Thứ 2; khi người dân lên tiếng khó mà đc các CQNN nghiêm túc tiếp thu giống như vụ 146 Quán Thánh- Ba Đình-HN.Thứ ba; Càng người nổi tiếng thì họ càng phải biết " giữ mồm " để giữ " nồi cơm " của họ nếu ngoan ngoãn thì còn cơm mà ăn, còn ko ngược lại.
Làm giàu có trách nhiệm Những vụ án hủy hoại môi trường gây chấn động, những doanh nghiệp bất động sản gây thị phi vì chất lượng sống của dân cư, cháy nổ và ách tắc giao thông, những cuộc đình công ở các nhà máy gia công và chế xuất, và tất nhiên, những cuộc khủng hoảng truyền thông - nơi người ta nói rất nhiều đến “đạo đức kinh doanh”.Tháng 8 năm nay, tôi nhận được tờ giấy thông báo từ một tập đoàn xây dựng. “Chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng từ ngày... tới...” - tờ thông báo viết. Nếu không có mảnh giấy này, tôi còn không biết rằng họ đang xây một cao ốc mới gần nhà mình. Họ làm việc đó rất lặng lẽ.Nhưng tờ thông báo còn đi xa hơn, khi đưa ra hàng loạt cam kết: nào là “không gây ồn hay ô nhiễm”, “đảm bảo không làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân” hay thậm chí "đây là tòa nhà văn phòng, không có thực nghiệm hay thí nghiệm hoá học”.Tờ giấy đó không có tính pháp lý. Nó chỉ là cách mà một doanh nghiệp Nhật Bản thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.Đây là một ví dụ nho nhỏ trong rất nhiều ví dụ về trách nhiệm mà doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội tại Nhật mà tôi từng biết. Trái với suy nghĩ, trách nhiệm lớn nhất của doanh nghiệp nằm ở việc tạo ra của cải vật chất, công ăn việc làm và đóng thuế làm giàu cho đất nước. Ở đây, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn vượt lên trên những hoạt động đó.Tôi làm việc tại một doanh nghiệp linh kiện ôtô. Trong thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, công ty tôi đã đầu tư mua một xe van khổng lồ để mỗi tuần cử các nhóm nhân viên tình nguyện lên Tohoku góp phần tái thiết khu vực này. Hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp khác cũng tham gia, và cách chung tay giải quyết thảm họa không chỉ là góp tiền, mà còn dùng rất nhiều tâm sức và nỗ lực để khôi phục đời sống vùng Tohoku, mà không cần tới các hoạt động PR ầm ĩ.Tất cả những trách nhiệm xã hội này của doanh nghiệp còn góp phần san sẻ với chính phủ các gánh nặng xử lý các vấn đề an sinh xã hội.Tại Việt Nam, sự phát triển kinh tế đồng nghĩa với sự gia tăng chóng mặt của số lượng các doanh nghiệp lớn và các đại dự án. Khái niệm "tránh nhiệm xã hội của doanh nghiệp" không phải là mới. Từ năm 2005, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam kết hợp với nhiều bộ ngành đã khai sinh giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” tôn vinh những doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng. Từ đó đến nay, họ đã trao giải cho nhiều công ty; tổ chức nhiều cuộc hội thảo để gửi những thông điệp gần xa tới ông chủ các doanh nghiệp. Nhưng những nỗ lực ấy vẫn chỉ như muối bỏ biển.Vẫn có hàng nghìn lao động Việt Nam phải làm việc trong điều kiện thấp, nước thải các nhà máy vẫn bị xả trộm ra sông, chất độc vẫn bị tuồn ra biển... Nhiều thảm họa môi trường gây ra bởi các doanh nghiệp để lại những hậu quả mà chính phủ đã tốn rất nhiều tiền để khắc phục và cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.Hàng ngày, người dân tại các đô thị lớn ở Việt Nam vẫn lầm lũi chen chúc nhau trên những con đường chật hẹp, len kín người. Người ta đổ lỗi cho đất chật người đông. Nhưng các doanh nghiệp bất động sản có nhìn thấy trách nhiệm của mình trong đó, khi họ đua nhau mua hàng loạt khu đất vàng, tiến hành xây những tổ hợp nhà ở, trung tâm thương mại khổng lồ mà không kèm theo các giải pháp cải thiện giao thông, cơ sở hạ tầng...Rất nhiều nước trên thế giới đã sớm nhìn ra các vấn đề này, vì vậy, xuất phát từ những ý niệm ban đầu nghiêng về phương diện đạo đức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã dần dà được pháp lý hóa hoặc ít nhất, tạo thành những quy định bất thành văn ràng buộc các công ty, tập đoàn. Chúng có vai trò ảnh hưởng quyết định đến mọi mặt, từ cấp phép đến kiểm tra, giám sát, xử phạt mọi hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình tồn tại.Việt Nam chắc chắn cũng vậy, cần có một sự quy định chặt chẽ hơn, có giá trị pháp lý hơn với các trách nhiệm xã hội của mọi doanh nghiệp, từ phía nhà nước. Bởi cái giá của phát triển kinh tế để đánh đổi đến an sinh xã hội hay an ninh môi trường là không thể bù đắp. Và không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu được rằng, muốn làm giàu, trước hết và ít nhất phải không xâm phạm đến lợi ích chính đáng của cộng đồng.Quỳnh Châu Bản thân là một doanh nhân, tôi rất thích 2 định nghĩa này: "Doanh nhân là người kiếm tiền bằng cách giải quyết vấn đề giùm người khác" và "Doanh nhân là người biến đam mê của mình thành giá trị cho người khác". Thực tế, doanh nhân chân chính kiếm tiền bằng cách phục vụ cộng đồng. Nhã kính! Rất đúng, nhưng trên hết và trước hết, phải là trách nhiệm và năng lực của các nhà quản lý vĩ mô. Khi mà doanh nghiệp và chính quyền chỉ gắn bó với nhau bằng luật pháp thì doanh nghiệp buộc phải "làm giàu có trách nhiệm". Mối gắn bó ở nước ta, ngoài luật pháp còn có thêm lợi ích riêng và thói vô trách nhiệm. Tôi không tin điều đó xảy ra. Xếp tôi làm việc không chừa cách gì, vừa luồn lách trách luật, vừa đưa phong bì, vừa bóc lột sức lao động, vừa tuyển nhân viên thử việc không trả lương. Hậu quả duy nhất là càng ngày càng giàu, tiền không chổ cất, mỗi năm mua vài miếng đất để giành. Muốn làm giàu phải làm người tử tế.Muốn làm người từ tế thì khó mà giàu! Cái này xuất phát từ 2 vấn đề : 1 là trách nhiệm, 2 là lòng tự trọng, có 2 cái đó thì mỗi người đều là người tốt xã hội mới tốt được. tôi nghĩ các nhà giáo dục nên tập trung giáo dục 2 đức tính quan trọng này bằng thực tế lẫn lý thuyết Một xã hội phát triển là một xã hội thể hiện đầy đủ ý thức xã hội công dân, từ mỗi cá nhân cho đến mỗi đơn vị trong xã hội nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng phải có trách nhiệm với xã hội. Nhưng thực trạng xã hội của chúng ta hiện nay còn kém nên ý thức xã hội công dân chúng ta chưa cao, làm giàu còn buôn gian bán lận, hủy hoại môi trường, sông chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Vì vậy làm giàu có trách nhiệm đối với xã hội đang là cả một vấn đề nan giải lớn. LÀM GIÀU CÓ TRÁCH NHIỆM. NGHE MÀ CHUA XÓT. CHO XÃ HỘI "Trong thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, công ty tôi đã đầu tư mua một xe van khổng lồ để mỗi tuần cử các nhóm nhân viên tình nguyện lên Tohoku góp phần tái thiết khu vực này. Hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp khác cũng tham gia, và cách chung tay giải quyết thảm họa không chỉ là góp tiền, mà còn dùng rất nhiều tâm sức và nỗ lực để khôi phục đời sống vùng Tohoku, mà không cần tới các hoạt động PR ầm ĩ."Thật là con người. Xin hỏi có doanh nghiệp nào mà chưa phải đút lót ở nước ta chưa ạ? Nếu có rồi thì xin xem lại hai từ "Trách nhiệm", đời không như là mơ đâu ạ. Nếu ai cũng làm giàu có trách nhiệm thì xã hội chúng ta đã công bằng, văn minh hơn và có ít người giàu hơn hiện nay. Trach nhiem la o chinh quyen, chính quyền dễ dãi thì không trách doanh nhân được, họ không phải thánh. Các bố hành pháp cứ làm cho nghiêm thi không phải lo gì hết. Còn lại tham ô nhũng lạm như bây giờ thì đừng có mong gì hết QUỐC có QUỐC PHÁP,GIA có GIA QUY! trên có nghiêm thì dưới mới thẳng hàng lối! Ở ta,nhất là trong gần 30 năm thay đổi cơ chế Q.Lý,lợi ích cộng đồng và người dân được đặt dưới lợi ích Cá nhân và Nhóm,mọi cái cứ cắt tỷ lệ cao và...thì đạo đức và trách nhiệm đa trong mọi lĩnh vực đang là thứ khó tìm mà ...giá rẻ mọi người ơi! Tôi làm ở công ty lớn của Nhật Bản. Bản thân chỉ là một nhân viên bình thường thôi nhưng tôi cảm nhận họ rất có trách nhiệm. Thế nên tôi đã gắn bó 10 năm.
Bóng đá và nắm đấm Chỉ chốc lát sau khi cái địa chỉ ấy được đăng lên, nó được hưởng ứng và chia sẻ hàng nghìn lần.Chỉ chốc lát sau khi chiếc xe buýt của Indonesia rời khỏi sân, tôi đọc được tin đã có những kẻ quá khích tìm cách tấn công đội bạn.Những cái đầu nóng đã không hề ý thức được rằng, chính sự thiếu kiềm chế là nguyên nhân quan trọng khiến đội tuyển Việt Nam bị loại. Họ lặp lại tinh thần bạo lực ấy một cách vô thức.Sau trận đấu, nhiều trọng tài trong nước cũng đánh giá, thủ môn Nguyên Mạnh đã nhận thẻ đỏ trực tiếp vì hành vi đánh nguội. Góc quay của truyền hình không cho thấy rõ điều đó, nhưng việc “trả đũa” của cầu thủ Việt Nam với đội bạn, là chuyện không khiến ai bất ngờ. Cầu thủ ta đã làm vậy suốt từ trận lượt đi.Chúng ta đã thua cả hai trận đấu vì những tình huống phạm lỗi. Trận trước là một tình huống phạm lỗi của Ngọc Hải với Lilipaly dẫn đến quả penalty quyết định trận đấu.Đội tuyển đã không thua vì lối chơi hay trình độ, mà thua vì khả năng kiềm chế. Tính bạo lực đã luôn là một phần nhức nhối của cả nền bóng đá, với những ví dụ nhiều không kể xiết. Chiếc thẻ đỏ hôm qua hình như là một cao trào của “tập quán” giải quyết vấn đề bằng nắm đấm.Gọi là “tập quán”, không phải chỉ bởi nó phổ biến trên sân cỏ. Nó còn phổ biến trong đời sống. Những lời kêu gọi thanh toán trọng tài Fu Ming vì chiếc thẻ đỏ, việc tấn công xe buýt của đội bạn, khiến cho tôi không thể không liên tưởng từ bạo lực sân cỏ đến bạo lực trong đời sống.Cũng không cần lấy quá nhiều ví dụ về việc xã hội chúng ta đang đối mặt với vấn đề bạo lực ra sao. Sự dung túng bạo lực trong xã hội không thể hiện bằng những vụ án hình sự gây choáng váng. Có những hành vi bạo lực thậm chí đang dần trở thành bình thường, đến mức mà người ta không nhận ra nó là bạo lực nữa. Như là bạo hành gia đình, hay là sự giẫm đạp lẫn nhau ở các lễ hội. Chúng ta dung dưỡng những điều đó lâu đến mức chúng đang lặp đi lặp lại như thể rất bình thường.Hay là chuyện “ăn miếng-trả miếng”, ai chơi xấu thì ta trả thù, có phải đã được “bình thường hóa” đến mức ngay sau pha đánh nguội trả đũa của thủ môn Mạnh, lại là lời kêu gọi trả thù trọng tài của một nhóm rất đông cổ động viên.Đêm qua, tôi ngủ nhờ một đồn biên phòng cách cột mốc biên giới chỉ vài cây số. Xung quanh chỉ toàn rừng núi. Các chiến sĩ ăn cơm rất sớm, rồi háo hức tập trung chờ đợi trước chiếc TV. Tôi đã nghe bộ đội râm ran về trận bóng suốt từ chiều. Ở giữa những vách núi cao vợi này, trận đấu ấy là một thứ gì rất quan trọng với đời sống tinh thần của các anh.Sáng nay, các chiến sĩ dậy sớm đi làm. Đồn biên phòng đang được xây mới. Trên công trường, tôi thấy những chiếc áo xanh hỏi nhau. “Đêm qua bóng đá như thế nào?” - một người không được xem hỏi. “Thua mà, bị thẻ đỏ nên thua” - một anh khác nói. “Điên à?” - người lính phản ứng rất mạnh, rồi đứng sững lại, lẩm nhẩm - “Thế tức là bị loại?”.Cũng giống người lính sáng nay ngỡ ngàng, ít người nghĩ rằng chúng ta kém hơn Indonesia về trình độ đá bóng. Và khi tôi chứng kiến tất cả khung cảnh ấy, từ háo hức chờ đợi đến ngỡ ngàng thất vọng, ở cái mảnh đất heo hút này, tôi tự hỏi: Thua thế có đáng không?Câu trả lời tất nhiên là không đáng.Rồi tôi lại tự hỏi mình: Thua thế có hợp lý không? Câu trả lời, rất tiếc, lại là có. Việc đòi tấn công trọng tài, tấn công đội bạn sau trận đấu thể thao kia, đã minh họa rõ ràng cho việc chúng ta có một thứ văn hóa xấu xí về việc dung túng bạo lực. Thẻ đỏ, penalty, chỉ là biểu hiện nhỏ của văn hóa ấy.Đức Hoàng Vấn đề ở đây không chỉ là bóng đá mà là nền tảng của đạo đức xã hội đã và đang xuống cấp anh Đức Hoàng ạ. Ai cũng có thể thuyết giảng về đạo đức rất hay, nhưng thực tế thì ngược lại. Mà nguy hại nhất là bắt đầu là ngành giáo dục, nơi những đứa trẻ bắt đầu được học những bài đạo đức đầu tiên.... Truyền thông phần nào cũng là nguyên nhân tạo nên tâm lý hiếu thắng của người hâm mộ- khi chưa vào trận bán kết lượt về này, truyền thông đã như khẳng định chúng ta sẽ thắng: nào là lợi thế sân nhà, sự "truyền lửa" của cổ động viên.v.v và v.v...đã làm cho cầu thủ và cổ động viên vào trận như một "con bò tót nhìn thấy dải băng đỏ"...và thế là cái gì xảy ra ắt sẽ xảy ra...Tôi chỉ mong rằng chúng ta luôn nhớ câu: "Đừng nói anh là ai mà hãy làm cho người ta biết anh là ai"! Hãy học cánh đá bóng của HAGL, trong bóng đá cần có lớp giảng về đạo đức và cách kiềm chế. Đội tuyển nên học 1 khóa Yoga! Quá chuẩn! Đây đâu phải lần đầu, giải đầu BĐVN thua theo kiểu này. Bản tính có sẵn ở giải Quốc nội khó thay đổi trận một trận hai, khi mà cách đào tạo cầu thủ chưa quan tâm đến việc thành người trước khi thành tài. Hôm qua, chúng ta đã thua vì chiếc thẻ đỏ, nhưng đáng buồn hơn, một số CĐV mù quáng còn bênh Nguyên Mạnh vì bên kia va chạm trước, chưa bao giờ tư duy "ăn miếng, trả miếng", sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết lại được mọi người đón nhận đến thế. Chắc có lẽ phải trừng trị cấm lên tuyển 1 số tuyển thủ để răn đe. Vâng chúng ta thua tính cách và sự bạo lực nói chung. Chứ không thua vì trình độ. Xét trên bình diện xã hội cộng đồng. Tôi thích lối đá đẹp mắt nhưng thực ra thì đâu phải chỉ có bóng đá VN là chặt chém đâu? Mourinho cũng rất thich lối đá chặt chém, nhưng ông ấy khác Hữu Thắng, Hữu thắng chặt tuốt bất kể đối thủ nào, bất kể khi tấn công hay phòng thủ, còn Mourinho thì ông ấy chỉ chặt chém khi gặp những đội đá kỹ thuật mà ông cho là có trình độ cao hơn đội của ông thôi, mặt khác ông ấy vận hành lối đá phản công rất hiệu quả khi áp dụng lối đá chặt chém và đặc biệt là không được chặt chém trong vòng cấm và cầu thủ phải luôn phiên nhau chặt chém chứ không phải là chỗ nào cũng chém, gặp ai cũng chém bừa kiểu ngáo đá như chúng ta. Suy cho cùng bóng đá là 1 trò chơi, tôi có 1 ông bạn khi mà cầu thủ VN dính đến tiêu cực bán độ ông còn nói VN lĩnh vực nào mà chả thế, chẳng qua do bóng đá là nhiều người quan tâm nên làm ầm ĩ lên thôi còn các lĩnh vực khác còn tiêu cực hơn nhiều, ngẫm lại cũng thấy đúng, như trận đấu hôm qua VN đã trả đũa Indo chơi xấu kết quả là thẻ đỏ nhưng thủ môn Nguyên Mạnh và các cầu thủ cũng ko hiểu nổi tại sao, đó là do ai cũng thấy bình thường nhưng trọng tài thì không. Nói thật tuyển lần này đá giống SLNA quá, liều lĩnh, đá rắn, trả đũa, không có đầu óc sao mà tiến xa được. Hãy xem Trọng Hoàng và QNH lao cả hai chân vào đối phương đó là đặc sản SLNA chứ ko phải bóng đá. Tiên trách kỷ hậu trách nhân, thực lực đội tuyển Việt Nam chỉ có vậy, phải chịu thôi. Cám ơn tác giả đã nói giùm chúng tôi! Lúc nào các ông Bình luận viên chả bình luận thế này: Trả đũa, phục thù, nã pháo, bắn hạ, dội bom, quyết chiến... thì bảo sao các cổ động viên chả hưởng ứng. Bạo lực bắt đầu từ ngôn ngữ! Pháp luạt Việt Nam bất lực, nên xã hội giải quyết bằng bạo lực. "Sự chuyên nghiệp" đó là tất cả những gì Việt Nam cần, không chỉ trong bóng đá. Xét năng lực cá nhân, người Việt không thua kém bất kỳ dân tộc nào trên thế giới. Chính sự thiếu chuyên nghiệp đã khiến cho mọi ưu thế đó trở thành vô nghĩa. Xu hướng gặt lúa non, ăn sổi cùng với văn hóa "mì ăn liền" khiến chúng ta khôn vặt hơn là tìm kiếm những giải pháp mang tính bền vững, lâu dài. Cám ơn Đức Hoàng, bài viết rất hay và ý nghĩa. Đúng là bạo lực đang có ở khắp nơi, ngay đến trường học (phụ huynh bênh con), bệnh viện (người nhà bệnh nhân hành hung bác sỹ, y tá) v.v... còn xuất hiện ầm ầm thì việc diễn ra ở sân bóng cũng đâu có gì lạ ??? Chế tạo ra sản phẩm có chất lượng như thế nào, được dùng như thế ấy. Bán không ai mua, cho không ai lấy!
Sự thật lịch sử “Về ngay, về ngay, bọn Tàu đánh ta rồi” – tướng Bảo nói với tôi.Chúng tôi vội vàng quay về Hà Nội. Ngay hôm sau, tôi được cử đi mặt trận Lạng Sơn, nơi cuộc chiến diễn ra ác liệt nhất. Khi tôi lên đến Đồng Mỏ, nơi tỉnh ủy, ủy ban sơ tán về đó, thì quân xâm lược đang chiếm giữ nửa bên kia thị xã Lạng Sơn - nay là thành phố Lạng Sơn.Nhiều nhà báo ở các báo trung ương cũng đang có mặt Đồng Mỏ. Chiều hôm sau, các chiến sỹ cho tôi cùng đi vào trung tâm thành phố. Có mấy chiếc xe UAZ chở các chiến sỹ cùng đi. Đi trước xe của tôi có xe chở nhà báo Nhật Isao Takano - thuộc tờ Akahata.Vào gần đến trung tâm Lạng Sơn, các chiến sỹ bảo chúng tôi xuống xe. Lúc đó lính Trung Quốc vẫn đóng giữ bên kia cầu Kỳ Lừa. Chúng bắn như vãi đạn về phía chúng tôi. Đạn kêu chíu chíu, nổ ràn rạt trên đầu. Người chỉ huy hô to : Nằm xuống, tất cả nằm xuống. Các chiến sỹ chúng ta bắn trả.  Tôi không quá lúng túng: đã nhiều lần đối mặt với bom đạn thời chiến tranh chống Mỹ, nên cũng hiểu được phần nào quy luật của những loạt đạn đang nhằm về phía chúng tôi. Khi bị quân ta đánh trả quyết liệt, buộc chúng phải rút về phía nửa bên kia của thị xã Lạng Sơn để lại chiến lũy chúng vừa dựng lên với những bức tường nhà dân bị tàn phá, đất đá, gạch ngói còn ngổn ngang.Lúc ấy, tôi mới nhìn về phía nhà báo Takano. Nãy giờ anh vẫn đứng, đưa ống kính lên hướng về phía bên kia cầu Kỳ Lừa, nơi quân xâm lược đang chiếm giữ. Người chỉ huy hình như cũng nhìn thấy nên hô to: “Nằm xuống, nằm xuống ...”. Nhưng, Takano vẫn đứng, vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của một nhà báo ở chiến trường, bất chấp hiểm nguy.Một loạt súng nổ chát chúa từ phía bên kia cầu Kỳ Lừa bắn sang. Tôi nhìn thấy Takano ngã xuống.Các chiến sỹ chúng ta bắn trả ràn rạt. Khi mọi người chạy đến, Takano đã bất tỉnh, máu chảy đầm đìa... Anh được xe cấp cứu chở về tuyến sau, chở vào bệnh viện, nhưng do bị thương quá nặng, mất nhiều máu nên anh đã hy sinh.Trên báo Nhân Dân lúc đó có đăng bài thơ của Huy Cận viết về nhà báo Nhật Takano, có câu: “Tay cầm máy ảnh, còn ghi nắng chiều...”. Đúng là buổi chiều hôm Takano hy sinh nắng vàng rực, nhưng không phải anh chỉ ghi nắng chiều mà anh đã ghi lại khoảnh khắc lịch sử để công bố cho cả thế giới biết về một sự thật, đó là quân xâm lược Trung Quốc đã vô cớ tràn vào nước ta ...Sau này, có người nói do Takano không biết tiếng Việt nên không nghe được tiếng hô “Nằm xuống”. Thực ra không phải vậy. Tuy chưa trò chuyện với Takano, những tôi biết anh nói được, hiểu được tiếng Việt. Tôi có quen biết bạn bè của Takano. Ngày trước, họ ở nhà khách gần tòa soạn báo Tiền Phong – cơ quan cũ của tôi.Hình ảnh Isao Takano ngã xuống gợi cho tôi nhớ đến câu nói của ông tổng biên tập tờ Charlie Hebdo của Pháp, khi bị đe dọa. Chỉ ít lâu trước khi bị khủng bố tấn công và sát hại nhiều thành viên tòa soạn, tổng biên tập Charbonnier đã nói: “Tôi thà chết, còn hơn sống quỳ”.Isao Takano không trực tiếp thuộc về bên nào trong cuộc chiến. Cuộc chiến đấu của riêng anh, cũng như của nhiều nhà báo chân chính khác, là với những sự thật bị che mờ, bị xuyên tạc. Kẻ thù của Takano không phải là “quân xâm lược Trung Quốc”. Kẻ thù của nhà báo ấy, là những xuyên tạc sự thực hay lãng quên lịch sử mà nhiều kẻ có thể sẽ tạo ra. Họ phải đứng thẳng, đưa máy ảnh thẳng về phía “kẻ thù” của họ để chiến đấu – cho dù kẻ thù ấy sẽ bắn về phía họ những viên đạn thật.Trong một cuộc chiến tranh, không chỉ có đạn pháo, tên lửa và những kẻ thù hữu hình. Biết sự thật, nhìn thẳng vào sự thật và nói cho những người khác biết về sự thật lịch sử cũng là một cách đấu tranh.Đó là bài học mà Isao Takano đã để lại cho chúng ta. Một bài học tôi biết nhiều người vẫn chưa chịu hiểu. Dương Xuân Nam Và sau bao năm đó, giờ chúng ta mới cho những thế hệ trẻ biết sự thật về cuộc chiến ấy? Tại sao vậy? Tại sao họ không dám đưa vào sách lịch sử? Họ sợ điều gì? Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật. Trung Quốc là quân xâm lược, và không để cuộc chiến vệ quốc này bị lãng quên. anh Nam viết rất hay, nhưng tại sao đến năm nay anh mới viết về sự thật lịch sử này? Sự thật lịch sử không thể bóp méo, nó phơi bày bản chất Đại Hán của Trung Quốc cho đến ngày nay. Anh Dương Xuân Nam nói đúng: "Trong một cuộc chiến tranh,không chỉ có đạn pháo,tên lửa và những kẻ thù hữu hình. Biết sự thật,nhìn thẳng vào sự thật và nói cho những người khác biết về sự thật lịch sử cũng là một cách đấu tranh". Càng đáng tri ân hơn khi để đánh đổi lấy sự thật,tự do bao con người đã phải hi sinh cả tính mệnh mình! khắc dấu ghi xương mối thù này cho các thế hệ không quên 17/2trung quốc xua quân xuống nhưng tôi sẽ nhớ ngày 16/3 hơn vì ngày đó chúng ta chiến thắng quân xâm lược phương bắc Ngày còn nhỏ tôi nhớ có nghe bài hát về nhà báo Ishao takano này. Giai điệu rất hay, trong lời hát nhiều lần nhắc đến tên anh. Tuổi thơ không nhớ hết lời, chỉ nhớ một câu "...tấm lòng anh như Hoa Anh Đào hé nở..." bởi vì câu này mà tôi biết anh là người Nhật. Giờ không còn nghe ai hát . Ai nhớ hết xin nhắc lại cho mọi người nghe đi . Lịch sử không thể bị lãng quên hoặc xuyên tạc. Nhiều nước tiên tiến ở Châu Âu hiện nay quan hệ rất hữu hảo với nhau, mặc dù trong lịch sử trung cổ, cận đại và hiện đại đã có chiến tranh với nhau làm hàng triệu người chết. Biết rõ lịch sử đau thương để không lặp lại. Cắt xén hoặc thêm thắt những điều không có thực vào lịch sử chẳng khác gì khai man lý lịch. Buồn. chúng tôi những thế hệ sau này biết cuộc chiến này rất lâu nhờ tìm đọc tư liệu gọi là trôi nổi hay phản động. Nhà báo Nam và rất nhiều nhà báo khác hiểu về cuộc chiến, chứng kiến nó thì im lặng? Tệ hơn nữa là hệ thống lịch sử Việt nam cũng im lặng? Tại sao? Phải chăng lịch sử phải làm theo chính trị? Năm 1979 tôi mới 19 tuổi đang học đại học, thời kỳ đó chúng tôi đang chờ lên đường theo lệnh Tổng động viên.Năm nay tôi đã gần 60 tuổi nhưng đến hôm nay qua bài báo này tôi mới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến 1979-1989. Phải đưa đầy đủ thông tin về cuộc chiến vào sách giáo khoa Lịch sử để con cháu đời sau biết được cha ông đã bảo vệ chủ quyền như thế nào. Bai hoc gi vay ? Ke ca vien gach cung khong duoc phep con nguyen ! Đây là một sự thật lịch sử không thể thay đổi. Rõ ràng Trung Quốc xâm lược trắng trợn lãnh thổ Việt Nam. Đây là một trong những ghi nhớ để thận trọng trong các mối quan hệ với Trung Quốc. Hay, cảm động. Cám ơn bạn đã chia sẻ bài báo. SỰ THẬT KHÔNG BAO GIỜ CHE DẤU ĐƯỢC!
Chúc Tết Cứ nhìn đường phố ở Hà Nội nhộn nhịp do xe các tỉnh đổ về chúc Tết từ 15 tháng Chạp (và đang có xu hướng sớm hơn) thì biết.Tôi từng chứng kiến cả dãy người túi to túi nhỏ, kiên nhẫn xếp hàng trước một cánh cửa để được vào trong. Xin thề đó toàn là những người đáng kính và trọng danh dự. Họ đến thăm sếp chỉ để bày tỏ tấm lòng thành nhân ngày Tết cổ truyền chứ không có nửa lời xin thăng quan tiến chức hay nhờ vả. Hàng nghìn năm sống trong nền văn minh lúa nước, truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã thấm sâu vào ngóc ngách con người. Có được ngày hôm nay, không được quên người cắt rốn cho mình. Cuộc đời là cái nợ đồng lần. Mình có thủ trưởng của mình thì sếp cũng có cấp trên của sếp. Mai sếp sẽ phải lên trên và trên nữa chúc Tết, cũng như hôm qua cấp dưới tới chúc mình. Ai cũng biết vật chất không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ tay người này sang tay người khác.Nhưng nói tận cùng, những việc thăm hỏi ngày Tết kiểu này tuy xuất phát từ tình cảm vô tư, nhưng dễ biến tướng, dễ tự chuyển biến và chuyển hóa. Nếu cấm, tôi tin sẽ được đa số ủng hộ, nhất là những người ở ba phần tư phía đáy hình tháp. Tuy giá trị gói quà của những người này nhỏ nhưng họ lại rất đông. Tất nhiên, cũng có một điều kiện: Họ phải được đảm bảo tất cả - từ đối thủ cạnh tranh đến đồng nghiệp - đều không mang quà đi chúc Tết cấp trên, và nếu những người này có cố tình đi, thì trên phải không nhận. Bảo họ ngồi nhà mà đồng nghiệp hoặc đối thủ đến chúc, cấp trên không đuổi chúng về, có phải là họ đã thiệt lại mang tiếng ngu không?Còn việc lợi dụng thăm hỏi chúc Tết với mục đích vụ lợi - hành động biến tướng của đưa và nhận hối lộ thì nên cấm. Như thế là phát huy quá đà phong tục tập quán của cha ông, làm xấu đi vẻ đẹp của văn hóa Tết. Việc các địa phương thời gian gần đây về Hà Nội chúc Tết ngày càng chu đáo và đầy đặn cũng đang tạo nên tiền lệ xấu. Những loại chúc Tết kiểu này rất nên cấm tiệt. Chắc làng trên xóm dưới đều đồng lòng.Có điều cấm thế nào đây. Bao nhiêu năm nay, năm nào cũng cấm mà có cấm được đâu? Phải chăng chúng ta đang thiếu một chế tài?Bình Ca Chết lặng mà xem họ chúc nhauChúc cho quan lớn thiệt dồi dàoNgười xe chen lấn đi mừng TếtGói nhỏ bao to của đáng hao...Người xưa chúc Tết ly trà đạoTống cựu nghinh tân nghĩa kết giaoNgày nay chúc Tết nhìn trâng tráoXã hội văn minh muốn ngã nhào. Cấm chúc tết chỉ là một câu khẩu hiệu tự nói cho có nói.Nếu không có hành động cụ thể từ những người ở một phần tư phía đỉnh hình tháp thì câu khẩu hiệu sẽ trở thành lời nhắc nhở " Đã đến mùa chúc tết "hay tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với cấp trên Lời thơ Trần Tế Xương vẫn còn nóng:Bắt chước ai ta chúc mấy lờiChúc cho khắp hết ở trong đờiVua, quan, sĩ, thứ, người muôn nướcSao được cho ra cái giống người. Cấm chúc tết xếp thì tôi chúc tết vợ,con xếp vậy.... Không có tí gọi là thì ăn tết mất ngon,không yên tâm tí nào... Nhưng người nhận cố tình không nhận thì đố ai tặng được đấy. Cho và nhận nếu xuất phát từ cái TÂM thì... Không cần chế tài gì cả bác ơi, chỉ cần cấp trên nói KHÔNG với quà Tết thì khi đó mọi người sẽ không tới nữa. Nghĩ mà tủi cái thân, ngày Tết mang tới nhà Sếp biếu mấy kg cam, bao tải dứa đựng cam bị rách, người giúp việc nhà Sếp lấy chân đá vào túi "Chi rứa? rách hết rồi, bác ấy sẽ không nhận quà đâu". Đành vậy, cầm hết cam về, may mà Sếp không có nhà. Những năm sau này, tôi biết Sếp tôi không nhận quà Tết của nhân viên chứ không phải do quà Tết chỉ là túi cam. Thủ trưởng cấp dưới chúc tết thủ trưởng cấp trên, nhân viên chúc tết thủ trưởng cấp dưới, thường dân chúc tết cán bộ. Cuối cùng chỉ có thường dân là không được chúc tết, tặng quà, và nếu có thì giá trị món quà thấp nhất, chỉ giá trị tinh thần là chính. Mà thường dân lại là số đông nhất. Vậy chúc tết, tặng quà mang nhiều giá trị tinh thần vẫn thuộc về số đông đấy chứ. nói thế thôi các bác àh.tôi cũng là người kinh doanh tôi đã gặp và tiếp xúc nhiều bác làm việc lớn.họ không vụ lợi chờ trong nhận quà tết theo ý các bác nói đâu.tôi thừa nhận rằng ở xã hội hiện tại bị biến tướng là do nhu cầu hình thức.nhưng đâu đó còn rất nhiều những con người làm việc lớn vì xã hội nhân dân lắm.có một điều là những bác làm việc có cung cách vì nhân dân luôn bị cấp dưới nịnh nọt trong cậy... từ đó họ làm ảnh hưởng chung mỗi mùa lễ tết về.một vấn nạn nữa là quà cáp là sự xuất phát từ những người muốn lợi lộc trong công việc.họ sợ không gởi quà thì họ cũng không có lợi ít cho bản thân.từ ý nghĩ đó mà họ phải làm mọi cách để gởi quà cho bằng được.cho nên tôi nghĩ tác giả biết báo cũng nên viết về sự biến tướng này là do cấp dưới lo xa "muốn phũ hoa trước để bước đi cho sau này" XEM XONG .NHỮNG CƠ HỘI CHÚC TẾT. KHÔNG BAO GIỜ DẸP ĐƯỢC. Người ngoài làm sao phân biệt được đâu là "tết truyền thống" đâu là "tết hối lộ" ?. Rồi cơ chế chế tài ai sẽ giám sát? Ai sẽ làm chứng? Và ai đảm bảo tính thực thi? .Quá khó!. Đến khi nào phần "người" trong con người lớn hơn phần "con" thì sẽ tự khắc bị tiêu diệt lần thôi. Toi mo Tet nay co mot so vi can bo cao cap mang nhung qua Tet nhan duoc di ," chuc Tet" lai Ba con o cac vung bi lu lut nang nhu Quanh Binh... Không thể dùng chế tài đê cấm chúc tết. Muốn không còn chúc tết biến tướng (và hàng trăm việc đời khác) thì cần phải minh bạch mọi việc thuộc công quyền. Do điều kiện môi trường sống thay đổi, có những loài sinh vật phải "tự chuyển hóa" cho phù hợp để tồn tại, sự "tự chuyển hóa " này mang tính tích cực. Song nhiều mặt xã hội hiện nay phải nói chính xác hơn là sự thoái hóa biến chất, hư hỏng chứ không phải sự "tự chuyển hóa". Những con người này đúng là ranh ma, họ tài giỏi làm ảo thuật, hô biến mọi thứ, cái tốt trở thành cái xấu, cái ngay thẳng trở thành cái cong. Do đó sự chúc Tết tốt đẹp của truyền thống dân tộc cũng được họ biến tướng nằm trong phạm trù biến hóa này để mưu cầu lợi ích riêng. Rõ rồi, khổ lắm nói mãi. Xóa bỏ tết là xong, như CôngGo vậy!!!!!!!!!! Khi nào cấp trên không nhận quà tết của xếp em thì em hứa với các bác em sẽ không mang quàn đến nhà xếp nữa.
Oằn lưng với phí Lô hàng mới nhập của công ty anh vừa qua cảng. Anh phải xuống nộp một hóa đơn phí sử dụng hạ tầng cảng biển hơn 210 triệu đồng. Quá choáng váng vì khoản phí mới phát sinh này, anh bảo lãi chuyến hàng này coi như hết.Tốc độ tăng phí “thần tốc” khiến doanh nghiệp trở tay không kịp. Trong vòng chưa đầy 48 giờ, khi hàng của anh còn lênh đênh trên biển, từ chỗ có lãi vài trăm triệu, khi hàng cập bến, đã không còn đồng lãi nào.Anh không hề biết Hải Phòng vừa ban hành nghị quyết mới về thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển. Nghị quyết được thông qua ngày 13/12/2016, công bố cho doanh nghiệp vào 30/12/2016 và có hiệu lực luôn vào ngày làm việc đầu tiên năm 2017 - ngày chuyến hàng của anh Nam đang trên đường về cảng. Mức phí 20 nghìn đồng một tấn hàng rời nhập khẩu, trước đó hoàn toàn không phải chịu. Với hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan thì 50 nghìn đồng mỗi tấn, tăng gấp đôi so với 2016 và tăng hơn gấp ba so với 2013.Giống tình cảnh anh Nam, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu từ 1/1/2017 phải trả từ 2,2 đến 4,8 triệu đồng một container nếu là hàng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hay gửi kho ngoại quan. Theo ước tính của Hiệp hội Bông - Sợi, một doanh nghiệp sợi dệt trung bình sẽ phải chi thêm từ 900 triệu đồng đến 2,4 tỷ đồng một năm cho riêng khoản phí mới này. Điều mà nhiều doanh nghiệp như anh Nam không giải thích được là khoản phí này “nhằm bù đắp chi phí” gì? Việc giải thích là nguyên tắc thu phí mà Luật Phí và Lệ phí đã quy định. Khi xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp đã chi trả hàng chục loại phí khác nhau cho các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng ở cảng biển từ dịch vụ cầu cảng, kho bãi, vận chuyển, cân tải trọng, vệ sinh, công trình dịch vụ tiện ích khác… đủ hết. Đường sá tốt hơn trước nhưng họ cũng đang phải trả phí đường bộ tăng cao ngất ngưởng. Cảng biển quốc tế không phải chỗ nào cũng có. Doanh nghiệp như của anh Nam không thể mang hàng về qua cảng Đà Nẵng hay Sài Gòn để tiết kiệm khoản phí này, vì khoảng cách quá xa. Nhiều doanh nghiệp những vùng khác cũng đang nhấp nhổm. Họ lo sợ khoản thu phí hạ tầng (dự kiến lên đến 1.500 tỷ đồng chỉ trong năm 2017 cho Hải Phòng) là một tín hiệu hấp dẫn để các địa phương có cảng biển, cảng sân bay hay cửa khẩu khác đồng loạt ban hành quy định thu phí. Phí tăng, giá thuê đất cũng tăng. Cuối năm rồi, tôi dự một sự kiện ở Bà Rịa - Vũng Tàu, nghe hàng loạt lời kêu cứu. Nhiều doanh nghiệp nhận được bản áp giá thuê đất mới, đều tăng từ 10 - 16 lần so với giai đoạn trước. Một doanh nghiệp nhỏ, vốn điều lệ 8,1 tỷ đồng, nhận hóa đơn thuê đất 8,6 tỷ trong khi năm ngoái chỉ là 580 triệu đồng. Có doanh nghiệp tư nhân lớn đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho một dự án trọng điểm tại tỉnh thì mới nhận được văn bản tính giá tiền thuê đất tăng đến 14 lần so với khi ký hợp đồng 5 năm trước. Doanh nghiệp bế tắc, mức giá này làm cho mọi phương án kinh doanh lạc quan nhất sụp đổ. Việt Nam đang có khoảng 600.000 doanh nghiệp tư nhân chính thức, hầu hết đang nhỏ bé li ti và không thể lớn. Mức đóng thuế, phí và các khoản nộp ngân sách của doanh nghiệp luôn gấp 2 - 3 lần so với mức lợi nhuận trước thuế. Với các doanh nghiệp siêu nhỏ, tỷ lệ này thậm chí lên tới 4 - 4,5 lần. Tốc độ tăng của các khoản thuế, phí và các khoản phải nộp ngân sách tại các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong những năm qua đang nhanh hơn nhiều so với mức cải thiện về lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp. Tết, tôi gọi điện chúc Tết anh Nam. Anh nói ngắn gọn, kỳ vọng năm 2017 này là một năm Chính phủ thực sự hành động về doanh nghiệp, một năm mà doanh nghiệp như anh sẽ không phải oằn mình về thuế phí.Dường như mong muốn tăng thu ngân sách là gánh nặng của nhiều cơ quan nhà nước. Áp lực khiến họ tìm cách đặt ra thêm các khoản thu. Nhưng bài toán ở đây là làm sao để thu được lượng thuế lớn nhất với thiệt hại kinh tế toàn cục nhỏ nhất.Nếu không nuôi dưỡng doanh nghiệp bằng chính sách thuế phí hợp lý, làm sao họ có thể tồn tại, lớn mạnh để từ đó tạo ra doanh thu, việc làm và góp phần tăng ngân sách qua tiền đóng thuế?Đậu Anh Tuấn Nói chung Doanh nghiệp được coi như những con Bò sữa, họ tranh nhau vắt được càng nhiều sữa càng tốt. Từ những khoản thuế, phí chính thức cho đến các khoản không chính thức như: quà cáp biếu xén các dịp này nọ, rồi các khoản "xin" xã hội hóa, từ thiện .v.v.. Sức chịu đựng của dân là vô hạn, cứ "khoan" thoải mái đê... Nợ công cao quá mà. Giờ mới thấm thía câu: ăn trước trả sau đau hơn hoạn Doanh nghiệp chết thì là việc của Doanh nghiệp. Chúng tôi cứ sống nhăng răng, thậm chí túi còn rủng rỉnh hơn. Nực cười. ...dưới rải đinh không à. Cac con ga doanh nghiep cua nuoc minh chua kip de "Trung vang" da bi dem di mo bung het roi . Bộ máy địa phương cồng kềnh thì phải tận thu phí thôi . Cứ vào cơ quan thuế quận huyện biết ngay họ làm những gì . Các ngành tinh giảm nhưng cơ quan thuế nguyễn như vân Chỉ làm béo mấy quan tham vì có nhiều DN và người dân sẽ trốn hoặc chạy... tăng thu nhiều sao ko thấy giảm chi vô mấy thứ vô bổ Bảo sao DN VN đủ lớn, đủ mạnh để cạnh tranh trên trường quốc tế (thậm chí nội địa) chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Cứ nói ngày xưa sưu cao thuế nặng... Tăng thuế là không tránh khỏi vì chi tiêu quá nhiều. Tuy nhiên, cần nói và làm giống nhau, đừng "lừa" dân, doanh nghiệp. Vận động khởi nghiệp nhưng tăng phí trước bạ doanh nghiệp nhỏ gấp đôi; thu thuế xong chẳng đem lại gì có lợi cho doanh nghiệp, người dân... Như luật rừng vậy,cứ ban hành là ban hành,không cần biết dân chúng doanh nghiệp có đồng tình hay không,sưu cao thuế nặng lại còn bị cán bộ thăm hỏi đòi phong bì .Tôi chán ngán cực độ chán quá rồi,có khi nghỉ cho khỏe .Luật đã vậy nhưng lại còn không công bằng,ai phong bì thì yên ổn được tạo điều kiện thoải mái lách luật,ai không phong bì không muốn lương tâm ray rứt khi phải đi đút lót như tôi thì chết nhăn răng,muốn ngay thẳng xanh chín với đời à không thể nào THUẾ LỆ PHÍ.QUÁ NHỌ.LA TRỜI LÀ PHẢI chuyen nay doanh nghiep bo cua chay lay nguoi.
Hàng không 'cướp khách' Với cương vị là tư lệnh ngành giao thông, Bộ trưởng có lý do để lo lắng cho ngành đường sắt. Phát triển đồng đều các ngành vận tải là điều quan trọng. Nhưng siết hàng không liệu có phải là giải pháp cứu ngành đường sắt? Ngày còn ở Australia, khi đi từ bang này sang bang khác, tôi luôn sử dụng đường hàng không. Bởi vé máy bay của các hãng giá rẻ tương đối phù hợp (có lẽ chỉ tương đương Việt Nam) và không hề đắt hơn di chuyển đường bộ, hay đường sắt. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi bằng đường bộ giữa các bang. Nhưng rồi một ngày, khi có việc phải di chuyển gấp từ Adelaide đến Canberra, tôi phát hiện ra tuyến này không có hàng không giá rẻ. Giá vé đắt hơn vài trăm AUD so với mức thường đi. Cuối cùng tôi chọn đi bằng xe khách. Hành trình ấy không hề tiện. Tôi phải di chuyển đến một thành phố khác để bắt một chuyến xe nữa đến Canberra. Nhưng cước phí thì “mềm” hơn đi máy bay rất nhiều.Trong đầu tôi lúc đấy là một phép tính rất cá nhân. Tôi lựa chọn vài trăm AUD tiết kiệm được, chấp nhận chịu sự thiếu thoải mái và hành trình dài bằng xe khách. Tất nhiên, sẽ có những người dư dả hơn tôi, lựa chọn ngược lại. Việc lựa chọn hình thức vận tải nào, hay rộng ra là sử dụng loại hình dịch vụ nào là quyền của người tiêu dùng, căn cứ trên các điều kiện về tài chính cũng như nhu cầu khác của bản thân. Đó là những lựa chọn rất cá nhân. Không phải cứ có máy bay là người ta sẽ dùng máy bay.Thị trường là thước đo chính xác nhất cho mọi loại hình dịch vụ. Ở đó, đơn giản là những sản phẩm thua kém về giá trị sẽ bị người tiêu dùng quay lưng. Không phải chỉ riêng đường sắt mất thị phần vào tay hàng không, mà còn rất nhiều loại hình dịch vụ, sản phẩm cũ cũng đang bị các sản phẩm sinh sau đẻ muộn với nhiều ưu thế hơn lấn át. Ví dụ như dịch vụ xe ôm, taxi so với Grab hay Uber, xổ số truyền thống với Vietlott… Đấy là quy luật bình thường trong kinh doanh. Và để không bị đào thải người ta sẽ phải vận động.Quay trở lại câu chuyện giữa đường sắt và hàng không. Chắc chắn ngành đường sắt sẽ không bị lép vế đến thế, nếu các toa tàu được làm mới, sạch sẽ, trang bị hiện đại: có điều hòa, có wifi… thay vì hầu hết vẫn sử dụng những toa tầu cũ kỹ, quạt treo trần (cái bật được, cái hỏng) như cách đây vài chục năm. Chắc chắn khách hàng cũng chẳng bỏ rơi ngành đường sắt nếu việc mua vé không khó khăn, chật vật chẳng khác gì thời bao cấp, trong khi phe vé gần như có thể đáp ứng mọi nhu cầu. Và dĩ nhiên ngành đường sắt vẫn sẽ có những ưu thế nhất định, nếu giá vé tàu thực sự cạnh tranh. Tôi thử làm một so sánh thì vé tàu rẻ nhất từ Hà Nội đi TP HCM trong ngày 8/12 là khoảng gần 600.000 đồng (ghế ngồi cứng), vé đắt nhất là hơn 1,3 triệu đồng (nằm mềm điều hòa). Trong khi vé máy bay rẻ nhất để bay từ Hà Nội vào TP HCM trong ngày 8/12 là 674.000 đồng (đã bao gồm thuế, phí, chỉ chưa có phí thanh toán). Còn trong quãng giá trên dưới một triệu đồng, hành khách có khá nhiều sự lựa chọn về giờ bay. Rõ ràng, đường sắt không hề có lợi thế về giá so với hàng không. Bộ trưởng nói rằng việc tăng chuyến thoải mái của hàng không dẫn đến hậu quả là các hãng “đối xử với khách không ra gì”. Quả là có thế. Bay máy bay giá rẻ giờ cũng rất phiền. Nhưng mà người tiêu dùng vẫn lựa chọn, chứng tỏ là nó còn... “ra gì” hơn đường sắt.  Nếu lo ngành hàng không phát triển thiếu kiểm soát, có lẽ sẽ tốt hơn nếu chỉ đạo Cục Hàng không đưa ra các quy chuẩn về độ an toàn (ví dụ như phi hành đoàn một ngày chỉ được bay bao nhiêu tiếng), các quy chuẩn về dịch vụ (thời gian hoãn chuyến cho phép là bao nhiêu, số chuyến được phép hoãn trong ngày mà không liên quan đến lý do thời tiết…). Tương tự, nếu Bộ trưởng thấy thuế phí hàng không quá rẻ tạo ra cạnh tranh thiếu lành mạnh với các loại hình vận tải khác như đường sắt, thì cần tham mưu, đề xuất tạo hành lang pháp lý để giải quyết tận gốc vấn đề ấy, chứ không phải là phần ngọn, đầu ra: siết không cấp thêm chuyến bay.Lo âu của Bộ trưởng có cơ sở, nhưng nó lại vẫn mang dấu hiệu của sự bảo hộ bằng mệnh lệnh hành chính, phi thị trường. Và làm thế, tôi e rằng đường sắt sẽ mãi chẳng “lớn” nổi, ngay cả khi chúng ta có hy sinh lợi ích của các hãng hàng không cũng như của người tiêu dùng. Phan Tất Đức Em đi thi hoa hậu không cần em đẹp mà chỉ cần mấy bạn kia xấu là được. Đặc biệt ở đây nữa là em có quyền làm cho mấy bạn kia xấu. Đúng như tác giả nói: mãi không lớn được! Bênh con. Đã bảo là kinh tế thị trường mà cạnh tranh không lại người ta ,còn không lo xem lại cách làm ăn của mình lại đi" mách mẹ " để bóp cổ đối thủ thì quả thật biết cách làm ăn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cần quán triệt toàn bộ cán bộ nhân viên, từ giờ đi công tác hay đi việc riêng cũng đều dùng dịch vụ đường sắt thay vì đường hàng không. Khi dùng thường xuyên cả hai loại hình này thì Bộ trưởng mới có quyết định đúng được. Chỉ 1 từ Chuẩn! Và đó là cái thường xuất phát trong suy nghĩ của những người có quyền. Thay vì vận động, họ chọn cách nằm im và muốn người khác cũng phải nằm im theo. Mấy bác đi công tác đi tàu dùm em cho em đỡ ế, em cảm ơn nhiều ạ. Vâng lại gặp kiểu tư duy muôn thuở. Chả khác gì mấy ông xe ôm truyền thống càng ngày càng ế thế là đuổi đánh, cấm tài xế grabbike lại gần bến xe vì cho rằng như vậy ngta sẽ đi xe mình. Vâng, cạnh tranh thì phải có người sống, kẻ chết. Cái chết mang lại cái sống mạnh mẽ hơn chứ không phải là sống vật vờ, sống phụ thuộc và sống trong sự thương hại. Chắc chỉ có Việt Nam mới có ghế gỗ trên tàu như ghế ngồi quán nuớc gốc đa ngày xưa Chưa nói đến các toa tàu cũ kỹ, nhếch nhác, bẩn thỉu,.. mà còn phải nói đến tah1i độ phục vụ của nhân viên nghành đường sắt mình cần gì hỏi ko thèm trả lời còn có trả lời thì như má người ta í. nên chuyện bị bỏ rơi là đương nhiên thôi Cái gì không có giải pháp hợp lý và bị... bí thì cách tốt nhất là mấy sếp ra lệnh cấm hoặc siết chặt lại. Hic...Làm sao phát triển đây??! Đồng ý với bác " thehung", ở Roma và Viên cũng thế, ga nắm ngay trung tâm thành phố nên nguoi đi tàu vẫn rất đông. Vừa rồi các lãnh đạo nhà mình còn muốn đưa ga Sài gòn ra ngoại thành, cũng may là chưa thực hiện không thì đường sắt chết queo rồi. Còn vấn đề nữa là vận chuyển hàng hóa của đường sắt cũng quan liêu quá cở. Tôi đã từng gởi 1 xe máy từ Quảng trị vào Sài gòn, nhưng ngày nhận hàng đường sất không bảo đãm và tôi phải cam kết là không khiếu nại. Muốn thì gởi, không thì thôi. Quá quan liêu. Thay vì nâng cao thái độ phục vụ, phương tiện vận tải coi lại giá vé để cạnh tranh .. chứ Bộ Trưởng đòi siết lại Hàng không thì còn gì là thị trường ... Hãy nhìn toa tầu hôi thối, toa xe nhà ăn kinh khủng của ngành đường sắt thì phải hiểu là ngành đó sẽ chết. Cứu cũng không nổi. Ngành đường sắt thu lợi nhuận không chịu tái đầu tư, hoạt động theo cơ chế bao cấp quen rồi, không năng động thì bị loại khỏi thị trường là đương nhiên. Đã chấp nhận kinh tế thị trường mà cứ đòi bao bọc như cậu ấm sao được! ok, bộ trưởng không việc gì phải siết hàng không, kìm hãm thị trường. Hàng không phát triển tốt đã làm cho ngành đường sắt phải tự xem lại mình mà tiến bộ hơn. Tôi đi Vinh - Nha Trang nếu chọn đi tàu hỏa sẽ mất 970k tiền vé và 1 đêm tròn, nếu chọn hàng không chỉ mất 700 k và 3 giờ để bay và thủ tục. Ta thấy rõ xã hội văn minh hơn, con người được phục vụ tốt hơn.
Blouse trắng Ở đó, lần đầu tiên tôi có ấn tượng sâu đậm về chiếc áo blouse trắng. Cô bác sĩ bệnh viện huyện, với áo blouse trắng và chiếc ống nghe, hiện lên như một thiên thần sẽ chữa cho tôi hết đau. Cô khám bệnh, kê đơn, và khi về đến nhà, uống thuốc vào, tôi quả nhiên hết đau thật. Lúc đó, cô bé trong tôi kết luận: những người mặc chiếc áo trắng này, phải là những người tốt, học rất giỏi, đầy trí tuệ. Kể từ lần ốm ấy, tôi luôn nhìn các bác sĩ với ánh mắt đầy thán phục.Gần mười năm sau, như mọi thanh niên bước ra khỏi cánh cổng trường phổ thông, tôi đứng trước nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Khi ấy, thày giáo dạy văn khuyên tôi nên theo học văn; người quen của gia đình thì lại giới thiệu tôi học ngoại giao; và có cả lựa chọn học ngành ngoại ngữ. Nhưng rồi chính ký ức về màu áo trắng tinh khiết của cô bác sĩ bệnh viện huyện năm nào đã khiến tôi chọn đăng ký nguyện vọng vào Đại học Y Hà Nội - một lựa chọn rất khó. Đến hôm nay, sau đúng 50 năm, màu áo ấy với tôi vẫn luôn là biểu tượng của sự thanh cao và trí tuệ.Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay, có một nhà báo hỏi tôi: Những tiêu cực xuất hiện trong ngành y, là bởi vì cái tâm của các cán bộ y tế, hay là bởi vì chế độ đãi ngộ dành cho họ chưa tương xứng? Các vấn đề của ngành y tế, là từ chủ quan các y bác sĩ, hay là từ khách quan của nền kinh tế thị trường?Tôi không suy nghĩ, mà trả lời luôn: Tất nhiên, cả hai nguyên nhân đều quan trọng. Nhưng gốc rễ của nghề y, vẫn phải là ý thức cống hiến của người thầy thuốc. Đó không phải một nghề để làm giàu. Ngay từ lúc đăng ký nguyện vọng vào trường y, anh đã lựa chọn một sứ mệnh, chữa bệnh cứu người. Để kiếm tiền, người ta có thể lựa chọn trở thành thương nhân, nhà sản xuất hay thậm chí là nghệ sĩ. Nhưng trong nghề y, thì sức khỏe của bệnh nhân phải được đặt lên trước hết. Người thầy thuốc, phải luôn tâm niệm điều đó. Nó không thể là một nghề nghiệp của những phép toán thiệt - hơn. Anh sẽ phải cứu người bệnh - ngay cả khi đó có là một kẻ thù trong chiến tranh.Đúng là nền kinh tế thị trường đặt ra những đòi hỏi mới về sự đãi ngộ với cán bộ y tế. Bây giờ, chúng ta không thể sống như thời bao cấp, được làm việc và cống hiến đã là một hạnh phúc. Đòi hỏi sự cống hiến vô điều kiện trong thời đại này là phi lý. Các chính sách vĩ mô, cũng như là các cơ chế đãi ngộ của xã hội đối với nghề nghiệp đặc biệt này, sẽ còn cần phải hoàn thiện.Nhưng trên hết, tôi vẫn tin rằng trong nghề y, tinh thần cống hiến vẫn là đòi hỏi đầu tiên. Nếu phải đi tìm một nguyên nhân cho bất kỳ vấn đề nào của ngành, phải hỏi đến thái độ và lương tâm của người thầy thuốc trước nhất.Nghề y mang những đòi hỏi rất đặc thù. Thi đầu vào khó, học rất dài, và người thầy thuốc phải không ngừng tự trau dồi trong suốt cuộc đời. Những kiến thức y học mới liên tục được cập nhật. Họ còn phải làm việc trực tiếp với những nỗi đau và những trạng thái mẫn cảm nhất của con người, nên còn phải trang bị sự tinh tế trong ứng xử và biết đồng cảm trong tâm hồn.Để có được sự phấn đấu liên tục đó, thì người thầy thuốc phải yêu nghề của mình một cách vô điều kiện. Người ta sẽ không thể trở thành một thầy thuốc đúng nghĩa, nếu làm việc theo phản xạ “có điều kiện”.Sự cao quý của chiếc áo blouse trắng, phải được bảo vệ bởi chính những người đang khoác nó lên mình, trước khi hỏi đến đãi ngộ của xã hội.Bất kỳ ai đã đọc 9 điều căn dặn của Hải Thượng Lãn Ông, thì sẽ nhận ra rằng: từ thời xa xưa, khi chưa có nền kinh tế thị trường hay chủ nghĩa vật chất, cụ đã phải dặn người làm thuốc “không nên cầu lợi, kể công”; “chớ mưu cầu quà cáp”; cầu cạnh người giàu mà khinh rẻ người nghèo. Bản chất của con người là sân si, và nếu không thể tự chiến thắng điều đó, thì cho dù có ở thời đại nào, có được đãi ngộ ra sao, người ta vẫn sẽ mưu cầu, đòi hỏi. Hơn 40 năm gắn bó với ngành y, tôi quan sát và nghiệm ra: những người đặt các phép tính thiệt - hơn cao hơn sứ mệnh với bệnh nhân cũng sẽ chẳng thể trở thành thầy thuốc giỏi. Không có tình yêu, anh không thể tìm tòi và nghiên cứu liên tục. Tôi vẫn gặp rất nhiều những người như thế, họ yêu và cống hiến vô điều kiện cho sự thanh cao của màu áo trắng. Mặc dù những tiêu cực vẫn tồn tại, tôi tin rằng cái tốt đã và sẽ lấn át cái xấu. Tôi cũng tin rằng người dân và các bệnh nhân cũng hiểu được điều đó. Mỗi dịp 27/2, tôi luôn cố gắng tìm cho mình một khoảng tĩnh lặng để nghĩ về nghề của mình. Dù còn nhiều việc phải làm, nhiều tình thế phải đương đầu, nhưng tôi tin nhiều đồng nghiệp của tôi vẫn đang nỗ lực vì một niềm tin áo trắng.Nguyễn Thị Kim Tiến Đồng ý với quan điểm của bộ trưởng. Về quản lý vĩ mô cần phải thay đổi để đảm bảo sự công bằng. Nghề Y lương thấp, trách nhiệm cao, một điều dưỡng viên tiêm cả ngàn mũi/ tháng, lương 3 triệu, sảy ra tai biến đền 300 triệu. Tham gia cuộc đua dành 3 triệu/ tháng nhưng anh mặc blouse phải giữ sạch áo thì thật khó khăn. Anh chiến thắng được nhận 3 triệu/ tháng thì thanh tao làm sao được vì số tiền này quá ít, thật khó khăn khi khoác áo blouse trắng với cái dạ dày trống không!. Cám ơn Cô tư lệnh ngành đã cho tôi mội buổi sáng ý nghĩa. Mục đích nghề Y là vì sinh mạng vô giá của con người. Chừng nào mạng sống của con người vẫn bị cân đo dưới phép tính thiệt hơn,xã hội đó vẫn mang trong mình căn bệnh trầm kha nhất- sự bần cùng về đạo đức và tinh thần. Cảm ơn bác sĩ Kim Tiến vì bài viết gợi nhiều suy nghĩ! Cảm ơn bài viết Chị Tiến, và tôi cũng luôn tin rằng dù thế nào đi nữa "cái tốt sẽ lấn át cái xấu" hy vọng mọi người hãy nỗ lực hơn nữa vì một niềm tin Blouse trắng. Bài viết quả là thật chuẩn, không cần chỉnh. "Để kiếm tiền, người ta có thể lựa chọn trở thành thương nhân, nhà sản xuất hay thậm chí là nghệ sĩ. Nhưng trong nghề Y, thì sức khỏe của bệnh nhân phải được đặt lên trước hết. Người thầy thuốc, phải luôn tâm niệm điều đó. Nó không thể là một nghề nghiệp của những phép toán thiệt-hơn. Anh sẽ phải cứu người bệnh - ngay cả khi đó có là một kẻ thù trong chiến tranh".Nhưng phải nói từ khi chuyển cơ chế bao cấp sang thị trường thì ngành y bị buông lỏng y đức. Chính một số y bác sỹ đã bán mình cho ....đồng tiền nên đã làm xấu đi hình ảnh "cô blouse trắng". Rồi chuyện học sinh giỏi thi vào ngành y cũng có mục tiêu... kinh doanh là đương nhiên. Cảm ơn bộ trưởng. Chúc các y bác sĩ VN sức khỏe và tôi tin " mặc dù các tiêu cực vẫn còn tồn tại nhưng cái TỐT đã và sẽ lấn át cái xấu " theo như bà bộ trưởng viết. Bộ trưởng viết bài này là thể hiện mong mỏi với đội ngũ ngành y trên toàn đất nước, hãy vì sức khỏe , tính mạng và niềm hạnh phúc của nhân dân trước hết. Và cứ như vậy thì các cái khác như thu nhập, ...sẽ đến. Có cái đáng lo nữa là tình trạng đau ốm bệnh tậc ngày còn nhiều quá ! Hãy suy ghĩ như phương Tây đi thôi.Con tôi năm nay 15 tuổi, đang học ở Pháp. Năm cháu học mẫu giáo, các cô giáo nói, con muốn làm nghề gì, cháu nói cháu muốn làm bác sỹ Cô giáo tán thưởng và nói, rất hay, nghề bác sỹ mang lại thu nhập rất cao và cơ hội nghề nghiệp lớn.Ngay từ mẫu giáo đã vậy.Sau này cháu về Việt Nam vài năm, học tiểu học, các cô giáo dạy cháu về những ngề cao quý, trong đó có nghề y, nghề giáo. Cháu hỏi, vậy nghề quét rác, nghề bán hàng, nghề làm bánh mỳ thì sao ?Giờ cháu học ở Pháp và vẫn muốn theo nghề y, vì cháu học giỏi và cháu muốn theo ước mơ từ nỏ, nhưng không phải nghề y là nghề cao quý. Cháu muốn làm việc, và cháu muốn được cống hiến. Ham muốn cống hiến không phải chí có ở nghề y, mà tất cả các nghề khác như vậy.Suy cho cùng nghề y hay nghê giáo, nghề gì nữa cũng chỉ là một phần của xã hội này.Không có nghề nào cao quý hơn nghề nào.Hãy thôi đề cao y đức mà hãy nói nhiều đến trách nhiệm và nghĩa vụ.Nghề nào cũng cần như nhau. Một cán bộ, một công chức có tâm là đây. Bộ trưởng nói hay quá ... nhưng thật sự tôi không biết các bộ trưởng sống thế nào với mức lương 15tr./tháng Thưa bộ trưởng (BT) Tiến, khi nào BT nghĩ tới bác sỹ bảo vệ được quyền lợi của bác sỹ vậy? BT cứ luôn nhấn mạnh về người bệnh, vậy thì bác sỹ ai sẽ bảo vệ đây? Lương tháng vài ba triệu không đủ nuôi thân, liệu có xứng đáng với công sức gần 10 năm học ngành y? Rồi những lúc bị người nhà bệnh nhân hành hung chả ai bảo vệ chúng tôi cả. Ngẫm lại đời làm bác sỹ thật chua cay. Mong BT xem xét lại chứ bác sỹ vẫn mãi bị đối xử như vậy thì mai sau tôi e sợ là sẽ chả còn những học sinh giỏi thi vào ngành y đâu. Kính chúc bộ trưởng luôn mạnh khoẻ và tiếp tục cống hiến để ngành ta ngày càng phát triển! Khoảng tĩnh lặng của Bộ trưởng về nghề thật ấn tượng, rất đồng cảm với chị.Áo blouse em khoát lên ngườiNhư nàng tiên trắng sáng ngời lòng nhânTa mơ được mặc một lầnGiang tay đón lấy bệnh nhân giúp đờiNhưng mà đó chỉ là mơĐa phần bác sĩ " ngây thơ " bực mìnhPhong bì, quan hệ, trọng khinhXem thường y đức bất minh tâm hồnMột khi dấn bước ngành yPhải luôn cống hiến khắc ghi lời thềĐó là HippocratesLương tâm, trách nhiệm, yêu nghề dấn thânChỉ vì lợi ích bệnh nhânQuyết không lạm dụng, bất nhân lạnh lùngMong sao blouse trắng tinh khôiGiúp cho giấc mộng xa xôi hiện thànhGiúp cho xã hội tiến nhanhGiúp cho tôi có mộng giành niềm tin Cam on vi bo truong voi nhung chia se chan that. Chuc bo truong luon khoe va day nhiet huyet de leo lai con thuyen ma chi la thuyen truong duoc chinh phu giao nhiem vu. Tôi không đòi hỏi miễn phí , không đòi hỏi "phục vụ" theo một nghĩa cung phụng nào đó, nhưng tôi nghĩ người bệnh cần một sự lắng nghe ! bản thân tôi đi khám bệnh tôi đã gặp nhiều trường hợp Bác sĩ thăm khám chỉ hỏi qua loa vài câu thậm chí vừa khám vừa tán chuyện với đồng nghiệp ! bệnh nhân chưa kịp nói hết những triệu chứng của bệnh thì có Bác sĩ đã gạt ngan . Tôi nghĩ con người có ưu thế hơn con vật là họ biết họ đau ở đâu và đau như thế nào và khoa học là mênh mông và phúc tạp bởi vậy người thầy thuốc thật sự thì dù có giỏi mấy củng phải lắng nghe bệnh nhân trình bày bệnh tình của họ từ đó người thầy thuốc mới đưa ra những phương pháp điều tị tốt nhất ! Mong lắm thay !