url
stringlengths
20
200
date
stringlengths
0
10
title
stringlengths
5
162
content
stringlengths
38
52.9k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-duong-huyet-la-gi-vi
Xét nghiệm đường huyết là gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thị Hoàng Hà - Bác sĩ Xét nghiệm hóa sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Glucose (còn được gọi là đường) trong máu là nguồn năng lương chính cho các hoạt động của cơ thể. Thông thường lượng glucose trong máu luôn ở một khoảng hằng định đảm bảo duy trì quá trình hoạt động cũng như chuyển hóa trong cơ thể nhưng cũng có lúc glucose tăng lên bất thường là dấu hiệu thể hiện một tình trạng bệnh lý như đái tháo đường. Chỉ số xét nghiệm đường huyết sẽ giúp đánh giá cụ thể nồng độ đường trong cơ thể cũng như hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề về chuyển hóa mà cơ thể có nguy cơ mắc phải. 1. Xét nghiệm đường huyết là gì? Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm được thực hiện để đo lượng glucose trong máu của cơ thể, được thực hiện chủ yếu để kiểm tra bệnh đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Chỉ số đường huyết bình thường được đánh giá là an toàn cần đảm bảo:Từ 73.8-126 mg/dl (4.1 – 7.0 mmol/l) đối với đường huyết khi đóiThấp hơn 200 mg/dl ( 11.1 mmol/l) sau khi ănTừ 110-150 mg/dl (6-8,3 mmol/l) trước lúc đi ngủChỉ số glucose trong máu thể hiện qua xét nghiệm đường huyết lúc đói (xét nghiệm được thực hiện sau yêu cầu nhịn ăn ít nhất 8 tiếng) sẽ chịu sự ảnh hưởng của Insulin là một loại hormon tiết ra bởi tế bào beta của tuyến tụy và giải phóng vào máu khi nồng độ glucose tăng cao. Vì một nguyên nhân nào đó mà cơ thể không sản sinh đủ insulin (tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy trong đái tháo đường tuyp I) hoặc cơ thể có hiện tượng kháng lại insulin ( thường gặp trong đái tháo đường tuyp II) sẽ khiến lượng đường máu tăng lên không kiểm soát trong thời gian dài có thể gây các biến chứng về mắt, thận, dây thần kinh và mạch máu. Xét nghiệm đường máu trong cơ thể 2. Các loại xét nghiệm đường huyết Trong thực tế, có nhiều loại xét nghiệm đường huyết khác nhau để hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý đái tháo đường gồm có:Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Được tiến hành khi bệnh nhân đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng và là xét nghiệm đầu tay để chẩn đoán bệnh đái tháo đườngXét nghiệm đường huyết 2 giờ sau ăn: Được tiến hành đúng 2 tiếng sau khi ăn. Đây không phải là xét nghiệm chẩn đoán mà là xét nghiệm để kiểm tra xem người bị tiểu đường có dùng đúng lượng insulin cần thiết tương ứng với bữa ăn hay khôngXét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Có thể thực hiện bất cứ lúc nào, không liên quan đến bữa ăn. Xét nghiệm có thể được tiến hành vài lần trong ngày và được cho là bất thường nếu có sự biến động lớn giữa các kết quả xét nghiệm trong ngàyXét nghiệm dung nạp glucose đường uống: Đây là xét nghiệm dùng để chẩn đoán tiền đái tháo đường , đái tháo đường và cả đái tháo đường thai kỳ. Người bệnh sau khi lấy máu lúc đói sẽ được uống một lượng đường nhất định (75g đường), và được lấy mẫu sau đó 2h ( với người không mang thai) và lần lượt lấy mẫu vào 1h và 2h sau uống đường (đối với thai phụ).Xét nghiệm HbA1c máu: Đây là xét nghiệm xác định lượng glucose kết hợp với hồng cầu có thể được dùng để chẩn đoán tiểu đường hoặc đánh giá điều trị đối với người bệnh đang điều trị đái tháo đường, xem bệnh có được kiểm soát tốt hay không Xét nghiệm HbA1c máu 3. Xét nghiệm đường huyết lúc đói đối với bệnh tiểu đường Kết quả của xét nghiệm đường huyết lúc đói có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường, cụ thể như sau:Người tham gia xét nghiệm bình thường nếu đường huyết dưới 6.0 mmol/lNgười tham gia có rối loạn đường huyết lúc đói ( hay chính là một dạng của tiền tiểu đường) sẽ có chỉ số đường huyết từ 6.1- 6.9 mmol/lNgười tham gia mắc bệnh tiểu đường nếu chỉ số xét nghiệm lớn hơn 7.0 mmol/l Xét nghiệm đường huyết lúc đói 4. Chuẩn bị thực hiện các xét nghiệm đường huyết như thế nào? Xét nghiệm đường huyết được chia làm 2 dạng là xét nghiệm đường huyết lúc đói và xét nghiệm đường huyết bất kỳĐối với xét nghiệm đường huyết lúc đói bệnh nhân cần nhịn ăn trong vòng ít nhất 8 tiếng trước xét nghiệm, chỉ được uống nước lọc. Để tránh phải nhịn đói cả ngày thì bệnh nhân nên xét nghiệm vào buổi sáng. Đối với xét nghiệm đường huyết bất kỳ thì bệnh nhân không cần phải chuẩn bị gì.Đối với cả hai loại xét nghiệm thì chỉ số xét nghiệm đường huyết có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như:Stress do phẫu thuật, chấn thương, đột quỵ hoặc đau timUống đồ uống có cồn, hút thuốc, uống nhiều caffeineMột số thuốc ảnh hưởng đến lượng glucose trong máu Xét nghiệm được thực hiện tại bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại Tóm lại, chỉ số xét nghiệm đường huyết sẽ giúp đánh giá cụ thể nồng độ đường trong cơ thể cũng như hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề về chuyển hóa mà cơ thể có nguy cơ mắc phải. Do đó, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để có kết quả chính xác.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/dau-hieu-ung-thu-tuyen-giap-giai-doan-dau-20230130102942215.htm
20230130
Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi những tế bào bình thường ở tuyến giáp biến đổi thành những tế bào bất thường và phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng, có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Ung thư tuyến giáp có nhiều loại khác nhau, hay gặp là ung thư tuyến giáp nhú, thể tủy, thể không biệt hóa. Trong đó thể tủy và thể không biệt hóa có tiên lượng xấu hơn. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp đặc biệt là thể biệt hóa là bệnh ung thư tiên lượng rất tốt. Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư có thể phát hiện được ở giai đoạn đầu (Ảnh: Health). Theo các bác sĩ, có thể phát sớm ung thư tuyến giáp. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp mắc bệnh hiện nay được phát hiện sớm hơn nhiều so với trước đây và có thể được điều trị thành công. Hầu hết các bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu được phát hiện khi họ đến gặp bác sĩ vì nhận thấy các khối u hoặc nốt sần ở cổ. Một số trường hợp có thể được phát hiện sớm ung thư khi đi khám sức khỏe định kỳ. Ung thư tuyến giáp sớm đôi khi cũng được phát hiện khi mọi người siêu âm hoặc chụp CT để tìm các vấn đề sức khỏe khác. Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư tuyến giáp Ung thư tuyến giáp có một số dấu hiệu chính gồm: - Khối u ở cổ. - Bị khàn giọng. - Xuất hiện u giáp trạng: u có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt có thể nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt. - Xuất hiện hạch vùng cổ: hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u. Triệu chứng muộn hơn có thể là: - Khối u to, rắn, cố định trước cổ. - Khàn tiếng, có thể khó thở. - Khó nuốt, nuốt vướng, do u chèn ép. - Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, xét nghiệm máu hoặc siêu âm tuyến giáp thường có thể tìm thấy những thay đổi trong tuyến giáp. Tuy nhiên, những xét nghiệm này không được khuyến khích làm xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến giáp trừ khi một người có nguy cơ cao, chẳng hạn như có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp. Hiện nay không có xét nghiệm sàng lọc nào được khuyến nghị để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp cho những người có nguy cơ trung bình. Những người có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp thể tủy (MTC), có hoặc không có đa sản nội tiết loại 2 (MEN 2), có thể có nguy cơ phát triển ung thư này rất cao. Hầu hết các bác sĩ khuyến nghị xét nghiệm gen cho những người này khi họ còn trẻ để xem liệu họ có mang những thay đổi gen liên quan đến MTC hay không. Ngoài ra, xét nghiệm máu và siêu âm tuyến giáp có thể giúp tìm ra MTC ở giai đoạn đầu, khi bệnh vẫn có thể chữa được.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-phat-hien-benh-coi-xuong-o-tre-vi
Cách phát hiện bệnh còi xương ở trẻ
Còi xương là căn bệnh hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh còi xương có thể gây biến dạng xương của trẻ, thậm chí là dẫn tới tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là viêm phổi. 1. Bệnh còi xương ở trẻ là gì? Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Căn bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo, có trong thức ăn từ động vật như cá, gan, trứng, sữa,... Vitamin D là một nhóm gồm từ D2 – D7, trong đó 2 chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3. Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng tăng hấp thu canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng nên nó rất quan trọng trong sự phát triển hệ xương của trẻ em. Khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và photpho, làm canxi máu giảm và canxi trong xương bị huy động để ổn định nồng độ canxi máu, dẫn tới bệnh còi xương ở trẻ em, làm trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng,... 2. Dấu hiệu của bệnh còi xương ở trẻ em Dấu hiệu còi xương sớm ở trẻ là trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ra mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn). Trẻ bị còi xương cấp có biểu hiện tiếng thở rít thanh quản, hay nôn, nấc khi ăn, cơn khóc lặng, có thể bị co giật do hạ calci máu. Dấu hiệu còi xương thể bụ bẫm tương tự với còi xương thông thường. (Bệnh còi xương thể bụ xảy ra ở những trẻ có cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân béo phì nhưng vẫn bị còi xương do thiếu vitamin D). Nếu không kịp thời điều trị, sau khoảng vài tuần, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng ở xương. Tùy từng lứa tuổi mà các biểu hiện ở xương trẻ sẽ khác nhau. Cụ thể là: Trẻ bị còi xương thường hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc Ở trẻ nhỏ: Sờ thấy xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó do tư thế nằm, đầu bẹt về phía sau hoặc một bên. Thóp rộng của trẻ chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng trẻ mọc chậm, răng mọc lộn xộn và men răng xấu.Ở trẻ lớn hơn: Có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện vòng cổ tay và cổ chân. Các cơ nhẽo nên trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi,... Nếu không kịp thời điều trị có thể để lại nhiều di chứng cho trẻ như: Lồng ngực biến dạng, ngực dô ra phía trước như ngực gà, gù, chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát, vẹo cột sống, khung chậu hẹp (ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của bé gái),... Ngoài ra, trẻ bị còi xương còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái phát nhiều lần. 3. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ 3.1. Dùng thuốc Với những trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (sinh vào mùa đông), trẻ sinh ra bị nhẹ cân (dưới 2500g) thì từ tuần thứ 2 sau sinh nên uống vitamin D với liều 400 đơn vị/ngày, uống liên tục trong năm đầu. Trẻ còi xương thường bị thiếu canxi nên cha mẹ cần cho trẻ uống thêm canxi. Liều lượng và thời gian dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ vì nếu uống quá liều, kéo dài có thể làm tăng canxi máu, vôi hóa mạch máu dẫn tới sỏi thận. Bổ sung vitamin D cho trẻ theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa 3.2. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt Ngay từ khi mang thai người mẹ nên thường xuyên tắm nắng để tiếp nhận đủ vitamin D.Thai phụ nên tăng cường vitamin D từ thức ăn: thêm gan cá, cua, trứng, sữa, bơ,... vào chế độ ăn vì những thực phẩm này rất giàu vitamin D.Bà bầu cần làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị sinh non. Thai phụ có thể uống vitamin D khi thai nhi được 7 tháng với liều 600.000 đơn vị trong 3 tuần (200.000 đơn vị/tuần).Trẻ sau sinh cần được bú ngay, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.Tránh cho trẻ ăn dặm quá sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi.Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt là cua, cá, trứng, gan, sữa, phomai, các loại rau xanh,... Bữa ăn của trẻ nên có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D.Cho trẻ phơi nắng đều đặn khi trời nắng đẹp: khi da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì 7-dehydro cholesterol trong da sẽ chuyển đổi thành vitamin D3. Thời gian tắm nắng thích hợp là 10 – 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều.Khi thấy trẻ có dấu hiệu của còi xương, nên cho trẻ đi khám để bác sĩ hướng dẫn, chỉ định phương pháp điều trị cụ thể và tích cực hơn.Để cải thiện chứng còi xương ở trẻ, cha mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé. Thời gian tắm nắng cho bé mỗi lần bao lâu là đủ? Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) [email protected] thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/che-do-giau-protein-de-giam-can-vi
Chế độ ăn giàu protein để giảm cân
Protein chất dinh dưỡng quan trọng. Protein hàm lượng cao có liên quan đến các tác động có lợi đối với sự thèm ăn, cân nặng, thành phần cơ thể, lão hóa và sức khỏe tổng thể. Để đạt được những lợi ích tối đa từ chế độ ăn giàu protein, bạn hãy chia đều lượng protein của bạn trong ngày, đồng thời chọn các nguồn protein có chất lượng cao cùng với việc cân bằng lượng chất béo và carbs lành mạnh. 1. Tầm quan trọng của protein đối với sức khỏe Protein được xếp vào nhóm một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng, cùng với carbs và chất béo. Trong cơ thể bạn, protein sẽ thực hiện các vai trò sau:Sửa chữa và duy trì: Protein thành phần chính của cơ, xương, da và tóc. Các mô của các cơ quan liên tục được sửa chữa và thay thế bằng protein mới.Hormone: Các protein truyền tin hóa học cho phép các tế bào và cơ quan trong cơ thể truyền tín hiệu với nhau.Enzyme: Hầu hết các enzyme protein và hàng ngàn phản ứng hóa học diễn ra khắp cơ thể của bạn là do chúng điều khiển.Vận chuyển và lưu trữ: Một số protein có tác dụng giúp cung cấp các phân tử quan trọng đến những nơi cần thiết trong cơ thể. Chẳng hạn như protein hemoglobin có vai trò mang oxy đến các tế bào của cơ thể bạn.Protein được tạo thành từ các cấu phần nhỏ nhất axit amin. Trong số 22 axit amin, 9 axit thiết yếu, có nghĩa là chúng phải được tiêu thụ trong thực phẩm vì cơ thể bạn không thể tạo ra chúng.Một số thực phẩm cung cấp nhiều protein bao gồm: Trứng, sữa, thịt, cá và gia cầm.Protein thực vật không cung cấp đủ lượng axit amin thiết yếu cho cơ thể trong khẩu phần ăn nhưng có thể được kết hợp với các nguồn thực vật khác để tạo thành protein hoàn chỉnh như: Các loại đậu, ngũ cốc, đậu nành, các loại hạt giàu protein. 2. Tác dụng của protein đối với việc giảm cân 2.1 Cảm giác ngon miệng và noSử dụng nhiều protein hơn có thể giúp ngăn chặn cơn đói và thèm ăn của bạn trong nhiều giờ sau khi ăn.Protein có khả năng làm tăng sản xuất các hormone như PYY và GLP-1, cả hai đều giúp bạn cảm thấy no và hài lòng. Ngoài ra, protein giúp giảm mức độ ghrelin-hormone đói.Trong một nghiên cứu có kiểm soát trên 12 phụ nữ khỏe mạnh, nhóm tiêu thụ chế độ ăn giàu protein có mức GLP-1 cao hơn, cảm giác no lâu hơn và ít có cảm giác thèm ăn hơn so với nhóm ăn chế độ ăn ít protein hơn. Do những tác động này đến sự thèm ăn và no, lượng protein cao hơn thường dẫn đến việc giảm lượng thức ăn một cách tự nhiên.Trong một nghiên cứu khác, khi 19 thanh niên khỏe mạnh được phép ăn bao nhiêu tùy thích với chế độ ăn uống bao gồm 30% protein, họ tiêu thụ trung bình ít hơn 441 calo mỗi ngày so với khi họ theo chế độ ăn kiêng bao gồm 10% protein. Chế độ ăn giàu protein giúp bạn có cảm giác no lâu hơn Tỷ lệ trao đổi chấtHàm lượng protein cao có thể làm tăng số lượng calo bạn đốt cháy. Tiêu hóa protein dường như thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất ấn tượng lên 20–35%, so với mức tăng 5–15% đối với tiêu hóa carbs hoặc chất béo.Khi mọi người ăn chế độ ăn giàu protein, họ sẽ đốt cháy nhiều calo hơn trong vài giờ sau khi ăn.Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 10 phụ nữ trẻ khỏe mạnh, chế độ ăn giàu protein trong một ngày đã được chứng minh làm tăng tỷ lệ trao đổi chất sau bữa ăn cao gần gấp đôi so với chế độ ăn nhiều carb trong một ngày.Giảm cân và cấu tạo cơ thểKhông có gì đáng ngạc nhiên khi khả năng ngăn chặn sự thèm ăn, thúc đẩy cảm giác no và tăng cường trao đổi chất của protein có thể giúp bạn giảm cân. Khi sử dụng protein với chất lượng cao đã phát hiện ra rằng việc tăng lượng protein sẽ thúc đẩy giảm cân và giảm chất béo.Trong một nghiên cứu về chế độ ăn uống kéo dài 6 tháng bao gồm 65 phụ nữ thừa cân và béo phì, nhóm giàu protein giảm trung bình hơn 43% chất béo so với nhóm nhiều carb. Hơn nữa, 35% phụ nữ trong nhóm sử dụng thực phẩm giàu protein đã giảm ít nhất 10 kg. Nguyên nhân khi bạn giảm lượng calo nạp vào cơ thể, quá trình trao đổi chất của bạn sẽ chậm lại. Điều này một phần là do mất cơ.Hàm lượng protein cao hơn có thể giúp bảo vệ chống lại sự mất cơ và giữ cho tốc độ trao đổi chất của bạn tăng lên. Khi đánh giá 24 nghiên cứu bao gồm hơn 1.000 người, chế độ ăn giàu protein được phát hiện có hiệu quả hơn so với chế độ ăn protein tiêu chuẩn để giảm cân, duy trì khối lượng cơ và ngăn ngừa sự chậm lại của quá trình trao đổi chất trong quá trình giảm cân. Chế độ ăn tiêu chuẩn hoặc chế độ giàu protein có thể hiệu quả cho tất cả mọi người.Một nghiên cứu ở châu Âu đã kết luận rằng dựa trên các loại gen khác nhau, chế độ ăn giàu protein sẽ đặc biệt hiệu quả để giảm và duy trì cân nặng ở 67% dân số. 3. Cách tuân theo chế độ ăn giàu protein Chế độ ăn chứa hàm lượng protein cao sẽ rất dễ thực hiện và có thể được tùy chỉnh theo sở thích thực phẩm của riêng bạn và mục tiêu liên quan đến sức khỏe của bạn. Chẳng hạn, bạn có thể muốn theo một chế độ ăn ít carb, nhiều protein để kiểm soát lượng đường trong máu.Nếu bạn tránh các sản phẩm từ sữa, bạn có thể theo một chế độ ăn không có sữa và giàu protein. Ngay cả một chế độ ăn chay cũng có thể giàu protein nếu trong chế độ sẽ bao gồm trứng hoặc sữa và nhiều loại đậu và protein thực vật khác.Một số hướng dẫn cơ bản để tuân theo chế độ ăn giàu protein với mục tiêu ăn để giảm cân:Ghi nhật ký thực phẩm: Bắt đầu ghi nhật ký thực phẩm bằng ứng dụng hoặc trang web cung cấp giá trị protein cho hàng nghìn loại thực phẩm và cho phép bạn đặt mục tiêu calo và dinh dưỡng đa lượng của riêng mình.Tính nhu cầu protein: Để tính nhu cầu protein của bạn, hãy nhân trọng lượng của bạn theo đơn vị pound với 0,6–0,75 gam hoặc trọng lượng theo ki-lô-gam với 1,2–1,6 gam.Ăn ít nhất 25–30 gam protein trong các bữa ăn: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ tối thiểu 25 gam protein trong các bữa ăn có thể thúc đẩy giảm cân, duy trì cơ bắp và sức khỏe tổng thể tốt hơn.Bao gồm cả protein động vật và thực vật trong chế độ ăn uống của bạn: Ăn kết hợp cả hai loại sẽ giúp chế độ ăn uống của bạn bổ dưỡng hơn về tổng thể.Chọn nguồn protein chất lượng cao: Tập trung vào thịt tươi, trứng, sữa và các loại protein khác, thay vì các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói và thịt ăn trưa.Sử dụng các bữa ăn cân bằng: Cân bằng các loại thực phẩm giàu protein với rau, trái cây và các loại thực phẩm thực vật khác trong mỗi bữa ăn. Ghi nhật ký thực phẩm giúp bản kiểm soát tình trạng giảm cân tốt hơn 4. Các nguồn thực phẩm cung cấp protein tốt nhất Thực phẩm cung cấp nguồn protein giàu chất dinh dưỡng và ít chất béo bão hòa và calo hơn, chẳng hạn như: Thịt nạc; hải sản; đậu; đậu nành; sữa ít béo; trứng; các loại hạtBạn nên thay đổi thức ăn giàu protein. Chẳng hạn, bạn có thể có cá hồi hoặc các loại cá khác giàu omega-3, đậu hoặc đậu lăng cung cấp cho bạn chất xơ cũng như protein, bao gồm óc chó trong món salad của bạn hoặc hạnh nhân trong bột yến mạch của bạn.Bạn đang sử dụng bao nhiêu protein? Hàm lượng protein trong một số thực phẩm:1/2 chén phô mai tươi ít béo: 12,4g85 gam đậu phụ, loại chắc: 9g1/2 chén đậu lăng nấu chín: 9g2 thìa bơ đậu phộng tự nhiên (7g) hoặc bơ hạnh nhân (6,7g)Ức gà không da 3 oz: 26gPhi lê cá 85 gam (tùy loại cá): 17-20g28 gam phô mai provolone: ​​7g1/2 chén đậu tây nấu chín: 7,7g28 gam hạnh nhân: 6g1 quả trứng lớn: 6g114 ml sữa chua nguyên chất ít béo: 6g114 ml sữa đậu nành: 3,5g114 ml sữa ít béo: 4gCarb và chất béoTrong khi bổ sung protein vào chế độ ăn uống, bạn cũng nên tích trữ các loại thực phẩm chứa carbs thông minh như:Trái câyRauCác loại ngũ cốcĐậu và các loại đậuSữa ít béo và sữa chuaNgoài ra, hãy thử các chất béo lành mạnh như:Các loại hạt và bơ hạt kiểu tự nhiênHạt giốngQuả ô liuCáBơĐể giúp kiểm soát sự thèm ăn của bạn, nó cũng giúp chia lượng calo hàng ngày của bạn thành bốn hoặc năm bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ nhỏ hơn.Quý khách vui lòng theo dõi website (www.vinmec.com) để có thêm thông tin hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên. Nguồn tham khảo: webmd.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/van-tim-nhan-tao-co-hoc-va-sinh-hoc-khac-nhau-nao-vi
Van tim nhân tạo cơ học và sinh học khác nhau thế nào?
Thay van tim tự thân và van tim nhân tạo là kỹ thuật nhằm điều trị bệnh lý van tim không đáp ứng với phương pháp nội khoa. Van tim nhân tạo gồm van tim sinh học và van tim cơ học. Mỗi loại có ưu nhược điểm và chỉ định khác nhau. 1. Các loại van tim Có nhiều loại van tim dùng cho phẫu thuật thay van, bao gồm:Van tim nhân tạo cơ học: Van tim nhân tạo cơ học được làm từ kim loại, bên ngoài phủ lớp carbon hoặc titanium phủ pyrolytic carbon để hạn chế hình thành cục máu đông.Van tim sinh học: Van tim sinh học được sản xuất từ vật liệu tự nhiên, đó là màng ngoài tim hoặc van tim của bò và lợn đã qua xử lý.Van tim tự thân: Thay van tim tự thân là phương pháp sử dụng màng tim hoặc van tim của chính người bệnh để tái tạo van cần sửa chữa. Van tim tự thân có thời gian tồn tại gần như suốt đời.Van tim đồng loài: Van tim đồng loài là van tim của người hiến tạng, được xử lý và bảo quản đúng quy trình. Đây là loại van tim sinh học đặc biệt vì không có vật liệu nhân tạo. Ưu điểm của van tim đồng loài là có độ kháng khuẩn cao, nhìn chung tuổi thọ tốt hơn van tim sinh học nhưng kém van tim cơ học và không cần dùng thuốc chống đông. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là kích thước van không đa dạng, phụ thuộc người hiến, số lượng ít và kỹ thuật cấy ghép phức tạp hơn so với thay van tim tự thân và van tim nhân tạo. Có nhiều loại van tim dùng cho phẫu thuật, như van tim nhân tạo cơ học, van tim sinh học... 2. Đặc điểm của van tim nhân tạo cơ học 2.1. Ưu điểm của van tim nhân tạo cơ họcNhờ được làm từ vật liệu nhân tạo carbon hoặc titanium chịu nhiệt nên ưu điểm lớn nhất của van tim nhân tạo cơ học là độ bền. Về lý thuyết, van tim cơ học có thể tồn tại đến suốt đời mà không ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng. Trên thực tế, so với các loại van tim còn lại thì van tim nhân tạo cơ học khoảng từ 20 đến 30 năm hoặc hơn.Do làm bằng các vật liệu bền nên van cơ học không bị thoái hóa theo thời gian, giá thành rẻ hơn, chỉ bằng một nửa so với giá của van tim sinh học.2.2. Nhược điểm của van tim nhân tạo cơ họcƯu điểm lớn nhất của van tim nhân tạo cơ học là độ bền cao nhưng nhược điểm lớn nhất là đòi hỏi bệnh nhân phải sử dụng thuốc kháng đông suốt đời để phòng ngừa nguy cơ hình thành huyết khối trên van, tránh xảy ra hiện tượng kẹt van, tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim.Sử dụng thuốc kháng đông thường đi kèm với tăng nguy cơ xuất huyết, như xuất huyết dưới da (các vết bầm tím), xuất huyết đường tiêu hóa (xuất huyết dạ dày), xuất huyết đường tiết niệu (tiểu ra máu) và nặng nề nhất là xuất huyết não có thể dẫn đến di chứng tàn phế hoặc tử vong cho người bệnh. Ngoài ra, thuốc kháng đông còn có nguy cơ gây dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ.Ngược lại, dùng thuốc kháng đông không đủ liều dẫn đến tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trên van cơ học, kẹt van và có thể gây tử vong nếu không được can thiệp xử lý kịp thời. Cục máu đông cũng có thể tróc ra và làm tắc nghẽn động mạch gây nhồi máu các cơ quan, nguy hiểm nhất là nhồi máu não và nhồi máu cơ tim.Ở bệnh nhân đã được thay van cơ học, thuốc kháng đông cũng làm phức tạp các trường hợp cần phẫu thuật ngoài tim hoặc khi khởi phát bệnh có chống chỉ định dùng kháng đông. Ví dụ như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não,...2.3. Chỉ địnhVan tim nhân tạo cơ học được xem xét sử dụng cho các trường hợp:Bệnh nhân <60 tuổi và không có chống chỉ định với thuốc kháng đông.Có nguy cơ hình thành huyết khối từ trước như: Rung nhĩ, nhĩ trái giãn lớn (trên 55mm), có cục máu đông trong nhĩ, tiền sử huyết khối,... và có chỉ định dùng thuốc kháng đông suốt đời. Lúc này, việc có thêm van tim nhân tạo cơ học chỉ là một yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối.Những phụ nữ trẻ, muốn có thai cần được cân nhắc rất kỹ việc lựa chọn loại van phù hợp. Thay van tim cơ học sẽ tránh được tình trạng thoái hóa van nhưng trong 3 tháng đầu và sau 36 tuần cần ngừng uống thuốc kháng đông, thay bằng thuốc kháng đông loại khác, đồng thời phải được theo dõi sát. Vì vậy, van cơ học không phù hợp với những người không có điều kiện chăm sóc y tế tốt, không thể theo dõi thường xuyên. Van tim nhân tạo cơ học không bị thoái hóa theo thời gian, giá thành rẻ 3. Đặc điểm của van tim sinh học 3.1. Ưu điểm của van tim sinh họcVan tim sinh học làm từ vật liệu tự nhiên đã được xử lý. Chính vì vậy, ưu điểm lớn nhất của van sinh học là không cần phải sử dụng thuốc kháng đông suốt đời. Bệnh nhân thường chỉ cần sử dụng thuốc kháng đông trong vòng khoảng 3 tháng sau phẫu thuật. Đây là thời gian cần thiết cho nội mạc hóa các vật liệu nhân tạo và không còn nguy cơ tạo huyết khối.3.2. Nhược điểm của van tim sinh họcDo bản chất là mô van tự nhiên dị loài nên nhược điểm lớn nhất của van tim sinh học là sẽ thoái hóa dần theo thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động của van và gây tình trạng tái hẹp hoặc hở van nhân tạo. Vì vậy, tuổi thọ của van tim sinh học chỉ kéo dài từ 8 đến 15 năm, sau đó bệnh nhân thường cần phải phẫu thuật lại để thay van tim mới.Mức độ thoái hóa van tim sinh học tùy thuộc vào tuổi của người bệnh và áp lực tác động lên van. Tuổi càng trẻ van thoái hóa càng nhanh. Ở trẻ em, 50% van sinh học sẽ bị hư sau 4 năm và sau 6 năm là 80%. Đối với người trên 60 tuổi, 5% van sinh học sẽ thoái hóa sau 5 năm, 20% sau 8 năm và sau 10 năm là 30%.3.3. Chỉ địnhVan tim sinh học được chỉ định cho các nhóm bệnh nhân sau:Người trên 60 tuổi thường ưu tiên chỉ định thay van tim sinh học hơn van tim nhân tạo cơ học vì ở độ tuổi này tốc độ thoái hóa của van chậm hơn so với người trẻ tuổi.Phụ nữ dự định sinh con trong thời gian gần, nhưng cần giải thích cho người bệnh hiểu rõ rằng sự thoái hóa van tim sinh học diễn ra nhanh hơn ở người trẻ và trong lúc mang thai.Bệnh nhân không có khả năng theo dõi và chăm sóc ý tế tốt, nhất là trong việc dùng thuốc kháng đông máu, ví dụ như người dân tộc; người ở vùng sâu vùng xa, hải đảo; người thiểu năng trí tuệ,...Bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc kháng đông hoặc có các bệnh lý dễ gây chảy máu như xuất huyết não, xuất huyết dạ dày,...Bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng được khuyến cáo sử dụng van tim đồng loài vì giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.Tóm lại, van tim sinh học và van tim cơ học thường được chỉ định để điều trị bệnh lý van tim, không đáp ứng với phương pháp nội khoa. Mỗi loại van tim đều có những ưu nhược điểm và chỉ định khác nhau. Do đó, tùy vào mục đích, hoàn cảnh và tình trạng mà mỗi người sẽ được chỉ định thay van tim phù hợp.
https://suckhoedoisong.vn/benh-hoc-duong-cha-me-can-lam-gi-khi-tre-co-dau-hieu-cong-veo-cot-song-169230810144501029.htm
10-08-2023
Bệnh học đường: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu cong vẹo cột sống?
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị cong vẹo cột sống Hiện nay tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em diễn ra rất nhiều khiến các phụ huynh lo lắng và tìm kiếm các giải pháp phòng ngừa. Tình trạng cột sống biến dạng bất thường ở trẻ nhỏ nhiều phát sinh bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân thường gặp là do bẩm sinh, tình trạng dị tật hay do yếu tố di truyền. Tuy nhiên đây chỉ là một phần nhỏ mà nguyên nhân nhiều nhất đó là thói quen sinh hoạt, ngồi học sai tư thế. Trẻ em do đặc thù cột sống còn mềm, yếu dễ bị tác động hơn nữa nhận thức về cơ thể còn non nớt. Bên cạnh đó bố mẹ, nhà trường lại thiếu sự quan tâm giáo dục cho trẻ hoặc có điều kiện kinh tế không đủ để đầu tư bàn ghế học tập đúng chuẩn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống của các em. Ngoài ra, một nguyên nhân cũng làm cho bé mắc cong vẹo cột sống một cách âm thầm lặng lẽ đó là chiếc cặp sách. Cặp quá nặng, quá to, không đạt chuẩn sẽ khiến cột sống của trẻ chịu nhiều áp lực gây xô lệch, biến dạng. Một vài dấu hiệu cong vẹo cột sống bố mẹ có thể nhận thấy ở trẻ đó là: - Một bên vai hoặc hông cao hơn bên kia. - Một bên vai hoặc hông nhô ra. - Trẻ có dáng đi vẹo. - Trẻ có thói quen ngồi sai tư thế. - Trẻ có thói quen mang vác vật nặng. Phòng ngừa cong vẹo cột sống: Đâu là giải pháp an toàn và hiệu quả? Cong vẹo cột sống có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bố mẹ có thể cho trẻ khám định kỳ, nếu cong vẹo cột sống được phát hiện và điều trị sớm, có thể ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm. Sau khi đã được tìm hiểu về các nguyên nhân chủ yếu của cong vẹo cột sống ở trẻ thì việc đầu tiên và nhất định phải làm ngay đó là rèn luyện tư thế ngồi học đúng. Tiếp theo là đầu tư các công cụ học tập đúng chuẩn để hỗ trợ bé rèn luyện tư thế ngồi học đúng. Đây là bệnh lý ảnh hưởng đến vóc dáng và sức khỏe của trẻ nhỏ tuy nhiên việc nhắc nhở , rèn luyện ý thức cho trẻ kết hợp giữa học và vận động thể thao để thư giãn cùng sự đầu tư các sản phẩm hỗ trợ như đai Pita-Sapo Posture thì phụ huynh có thể phòng tránh được bệnh về cong vẹo cột sống ở trẻ. Hiện nay, đai Pita-Sapo Posture được đánh giá là sản phẩm có công dụng trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng gù lưng và cong vẹo cột sống hiệu quả. Sản phẩm được kiểm định theo một quy trình nghiêm ngặt bởi nhà sản xuất. Đã có rất nhiều bố mẹ sử dụng sản phẩm cho con em của mình và có những phản hồi tốt về khả năng hỗ trợ cải thiện được cột sống . Vì thế phụ huynh có thể yên tâm đầu tư cho trẻ đai Pita-Sapo Posture. BIOMEQ - Địa chỉ phân phối đai Pita-Sapo Posture uy tín, chính hãng Đai Pita-Sapo Posture là thương hiệu bonbone của Nhật Bản. Hiện tại đai Pita-Sapo Posture được cấp phép lưu hành ở Việt Nam theo số lưu hành 220000533/PCBA-HCM và được BIOMEQ phân phối độc quyền. Ưu điểm nổi bật của đai chống gù lưng Pita Sapo Posture: - Được làm từ chất liệu vải cao cấp thoáng khí, tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi đeo. - Cấu tạo 2 lớp dễ dàng điều chỉnh lực căng. - An toàn với da, không gây hầm bí, mẩn đỏ hay dị ứng. - Mặc dưới lớp áo tạo tính thẩm mỹ cao. Trẻ em thường rất năng động và thường xuyên vận động, với đai Pita-Sapo Posture tự tin sẽ hỗ trợ và giúp cố định tư thế chuẩn cho trẻ. Đảm bảo không gây cản trở hoạt động giúp bố mẹ yên tâm nuôi dạy con tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm hãy liên hệ theo hotline: (028) 22 600 006 - 0972 597 600 để được tư vấn kỹ càng nhất. Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam. Thông tin liên hệ bonbone Vietnam: - Trụ sở chính: 89 Trần Văn Dư, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh - VP Hà Nội: A2-BT6 KĐT Hạ Đình, Ngõ 214 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội - Website: https://bonbone.com.vn/ - Fanpage: https://www.facebook.com/bonbonevietnam
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lo-chan-long-mat-to-phai-lam-sao-vi
Lỗ chân lông mặt to phải làm sao?
Trên các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm làm đẹp, các trang mạng xã hội, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các câu hỏi như “Lỗ chân lông to phải làm sao?”, “Da khô lỗ chân lông to phải làm sao?”... Bài viết đưa ra 8 giải pháp giúp chúng ta cải thiện làn da đặc biệt là tình trạng lỗ chân lông to. 1. Nguyên nhân khiến lỗ chân lông mặt to Lỗ chân lông là những lỗ nhỏ trên da có nhiệm vụ tiết dầu và mồ hôi. Chúng cũng có liên kết với các nang tóc của bạn.Nếu lỗ chân lông của chúng ta có vẻ to hơn, có thể là do:MụnTăng sản xuất bã nhờnTác hại của ánh nắng mặt trờiSử dụng các mỹ phẩm có thành phần không gây bít tắc lỗ chân lông 2. Lỗ chân lông to thì phải làm sao? - 8 giải pháp hàng đầu giúp se khít lỗ chân lông 2.1. Đánh giá các sản phẩm chăm sóc da của bạnCó thể đã đến lúc cần thay đổi các sản phẩm chăm sóc da mà bạn sử dụng thường xuyên.Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ sản phẩm nào được thiết kế để làm sạch bã nhờn dư thừa và mụn trứng cá mà cảm thấy lỗ chân lông ngày càng hiện rõ hơn, bạn cần cân nhắc loại bỏ chúng. Sử dụng những sản phẩm trên trong thời gian ngắn là tốt, nhưng chúng thực sự có thể gây kích ứng da của bạn khi sử dụng lâu dài.Các sản phẩm này dựa vào các thành phần hoạt tính như axit salicylic để loại bỏ các lớp sừng trên cùng của da bạn. Điều này tạo ra hiệu ứng làm khô da, dẫn đến lỗ chân lông của bạn trông nhỏ hơn. Nhưng nếu da bạn trở nên quá khô, các tuyến bã nhờn của bạn sẽ tăng tiết bã nhờn để bổ sung độ ẩm đã mất. Điều này khiến da chúng ta lại trở nên dầu hơn.Để tránh trường hợp trên, chúng ta chỉ nên sử dụng các sản phẩm sau trong một vài tuần hoặc tại tại một thời điểm nhất định:Chất làm se khítTẩy tế bào chết làm sạch sâuMặt nạ dầuNgoài ra, hãy đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm của bạn đều không gây kích ứng, thường là các sản phẩm có gốc nước (water-based). Các sản phẩm có thành phần gây dị ứng, hoặc gốc dầu (oil-based) nên đặc biệt hạn chế nếu bạn có làn da dầu. Quá nhiều dầu có thể dẫn đến lỗ chân lông to.2.2. Làm sạch da mặtSữa rửa mặt tối ưu nhất là những sản phẩm giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa mà không làm mất đi độ ẩm cần thiết trên da của bạn. Đối với tình trạng lỗ chân lông to liên quan đến da dầu, nên sử dụng loại sữa rửa mặt dạng gel. Da thường đến da khô sẽ phù hợp với với những loại sữa rửa mặt dạng kem. Sữa rửa mặt tối ưu nhất là những sản phẩm giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa mà không làm mất đi độ ẩm cần thiết trên da của bạn Bất kể bạn thuộc tuýp da nào, nên tránh các loại sữa rửa mặt có chứa xà phòng hoặc chất tẩy rửa. Những chất này có thể khiến lỗ chân lông của chúng ta trông to hơn.Tuy nhiên, ngay cả những loại sữa rửa mặt tốt nhất cũng không có tác dụng gì nếu chúng không được sử dụng đúng cách. Hãy chắc chắn rằng chúng ta đã thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình sau:Dùng nước ấm (không nóng, không lạnh) để làm ướt mặt.Massage sữa rửa mặt theo vòng tròn ở khuôn mặt và cổ của bạn trong ít nhất 30 đến 60 giây.Rửa sạch và vỗ nhẹ cho da khô. (Không cọ xát!)Lặp lại quy trình này vào mỗi buổi sáng và tối để cân bằng da và giữ cho lỗ chân lông luôn khỏe mạnh.2.3. Tẩy tế bào chết với AHA hoặc BHACác Viện Da liễu tại Mỹ khuyên nên tẩy tế bào chết chỉ 1-2 lần mỗi tuần. Tẩy da chết giúp loại bỏ các vảy dư thừa có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn mà không cần chà xát quá mức. Nếu bạn đang bị mụn, hãy bỏ qua bước tẩy da chết để tránh gây kích ứng nổi mụn.Nếu có thể, hãy chọn sản phẩm tẩy da chết có axit alpha-hydroxy (AHA) hoặc axit beta-hydroxy (BHA). BHA còn có tên gọi khác là axit salicylic và không nên sử dụng nếu bạn bị dị ứng với aspirin. Mặc dù cả hai thành phần có thể tối đa hóa lợi ích tẩy tế bào chết của bạn, nhưng BHA cũng có thể thấm sâu vào lỗ chân lông để điều trị mụn.2.4. Dưỡng ẩm để cân bằng độ ẩmMột trong những sai lầm khá phổ biến của những người có làn da dầu là bỏ qua bước dưỡng ẩm vì sợ rằng nó sẽ làm da mặt tiết nhiều dầu hơn. Kem dưỡng ẩm thực sự giúp bã nhờn tự nhiên của bạn thâm nhập vào các lớp sâu hơn của da. Điều này không chỉ giúp làm giảm tình trạng bóng dầu mà còn giúp dưỡng da hiệu quả. Nếu không bổ sung đủ độ ẩm, da của bạn có thể tiết ra nhiều dầu hơn. Nếu bạn bị lỗ chân lông to, lời khuyên là nên chọn một loại kem dưỡng ẩm dạng nước, nhẹ. Kem dưỡng ẩm thực sự giúp bã nhờn tự nhiên của bạn thâm nhập vào các lớp sâu hơn của da 2.5. Dùng mặt nạ đất sétMặt nạ đất sét có thể giúp loại bỏ dầu, bụi bẩn và da chết sâu bên trong lỗ chân lông, từ đó giúp chúng trông nhỏ hơn. Bạn có thể sử dụng mặt nạ đất sét một hoặc hai lần mỗi tuần, nhưng không sử dụng vào những ngày bạn tẩy tế bào chết. Sử dụng mặt nạ đất sét và tẩy tế bào chết trong cùng một ngày có thể gây khó chịu cho da và tăng nguy cơ kích ứng.2.6. Thoa kem chống nắng mỗi ngàyTất cả mọi người đều nên sử dụng kem chống nắng, do đó đừng vì làn da dầu mà lười dùng kem chống nắng. Tác hại của ánh nắng mặt trời không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư và nếp nhăn lâu dài mà còn có thể làm khô da và khiến lỗ chân lông to hơn.Sử dụng sản phẩm có chỉ số SPF từ 30 trở lên và nên thoa ít nhất 15 phút trước khi ra ngoài. Chúng ta cũng có thể chọn các sản phẩm kem dưỡng ẩm và kem nền có chứa SPF trong đó.2.7. Không ngủ khi trang điểmNgủ gật khi trang điểm sẽ gây hại cho làn da của bạn. Khi để qua đêm, mỹ phẩm có thể kết hợp với dầu thừa, bụi bẩn và vi khuẩn còn sót lại trong ngày và làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn. Điều này có thể làm cho lỗ chân lông trông to hơn vào ngày hôm sau khi bạn thức dậy.Đó là lý do tại sao việc rửa sạch lớp trang điểm của bạn vào buổi tối là rất quan trọng, bất kể bạn có mệt mỏi hay về nhà muộn thế nào. Để có thể làm sạch lớp trang điểm tối đa, bạn nên sử dụng các sản phẩm tẩy trang trước khi rửa mặt.2.8. Uống đủ nướcNgoài việc sử dụng đúng sản phẩm, uống đủ nước cũng có lợi cho lỗ chân lông và sức khỏe tổng thể của làn da. Cụ thể, nước giúp:Dưỡng ẩm bên trong daLoại bỏ độc tố khỏi lỗ chân lôngCải thiện làn da tổng thểMột nguyên tắc chung là uống ít nhất tám cốc nước hoặc các chất lỏng khác mỗi ngày. Nếu cảm thấy không thể uống được nhiều nước lọc, chúng ta có thể uống các loại nước vị cam, chanh hoặc ăn các loại trái cây chứa nhiều nước như dưa chuột, dưa hấu... Uống đủ nước cũng có lợi cho lỗ chân lông và sức khỏe tổng thể của làn da Hy vọng thông tin trên đã cung cấp cho bạn thêm lựa chọn và giải đáp lỗ chân lông mặt to phải làm sao. Chúc bạn luôn có chế độ ăn khoa học và nâng cao năng suất làm việc cải thiện cuộc sống.
https://tamanhhospital.vn/dia-dem-mat-nuoc/
02/03/2023
Đĩa đệm mất nước: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Đĩa đệm mất nước là một trong các biểu hiện của quá trình lão hóa đĩa đệm. Bệnh gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Nếu không có biện pháp can thiệp sớm, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng theo thời gian, thậm chí là cần phẫu thuật can thiệp. Mục lụcĐĩa đệm mất nước là gì?Triệu chứng khi đĩa đệm bị mất nướcNguyên nhân gây mất nước ở đĩa đệmPhương pháp chẩn đoánCách điều trị đĩa đệm mất nướcĐiều trị không phẫu thuậtPhẫu thuật điều trịBiện pháp phòng ngừa đĩa đệm mất nướcĐĩa đệm mất nước là gì? Đĩa đệm mất nước (khô đĩa đệm) là tình trạng những đĩa đệm bị mất nước, dần mỏng hơn và mất khả năng đàn hồi. Tình trạng này còn được gọi là xẹp đĩa đệm. (1) Bệnh lý này tiến triển với 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu: Các đĩa đệm bị mất nước nhẹ, giảm khả năng đàn hồi. Tuy vậy, những đốt xương cột sống chưa ảnh hưởng nhiều. Giai đoạn hai: Đĩa đệm bị xẹp lại, dần trở nên mỏng hơn. Tình trạng này làm thay đổi cấu trúc cột sống, thu hẹp khoảng cách giữa những đốt xương, bắt đầu khởi phát nhiều bệnh liên quan tới cột sống. Giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này, những đốt xương đã dính liền một khối. Tình trạng này khiến người bệnh bị nhức dữ dội. Bệnh ở giai đoạn này rất khó điều trị dứt điểm. Triệu chứng khi đĩa đệm bị mất nước Ở thời điểm mới khởi phát, triệu chứng có thể là một vài cơn đau nhẹ âm ỉ, không đau nhói nên nhiều người bệnh thường chủ quan không thăm khám. (2) Theo thời gian, khi đĩa đệm bị mỏng dần, người bệnh sẽ bị cứng ở lưng, gây nhiều khó khăn khi vận động. Tới giai đoạn đĩa đệm quá mỏng, xương sẽ chèn ép lên những dây thần kinh, gây đau ở lưng và cổ, thậm chí có thể đau xuống tay, chân và bàn chân. Phần lớn người bệnh mất nước đĩa đệm sẽ có các triệu chứng như: Đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vùng cột sống cổ hoặc cột sống lưng. Đau tăng khi cử động như cúi người, đứng lên ngồi xuống…; khi di chuyển mạnh hay lan tới những bộ phận khác như tay, vai, hông, mông, bắp đùi. Suy yếu cơ, bị ngứa ran và tê tứ chi. Nguyên nhân gây mất nước ở đĩa đệm Quá trình lão hóa là nguyên nhân chủ yếu gây xẹp đĩa đệm. Khi tuổi tác càng cao, đĩa đệm sẽ dần trở nên suy yếu. Nhân nhầy bên trong đĩa đệm suy giảm cùng với áp lực từ những đốt sống, khiến đĩa đệm bị xẹp đi, mất đi các chức năng vốn có. (3) Ngoài ra, đĩa đệm mất nước còn do những nguyên nhân như: Mắc những bệnh xương khớp như loãng xương, thoái hóa cột sống… Chấn thương khi chơi thể thao, té ngã do va chạm, tai nạn trong lao động… làm tổn thương đến cột sống, dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan tới cột sống, trong đó có xẹp đĩa đệm. Ngồi quá nhiều hoặc tư thế ngồi không đúng tạo áp lực lớn lên cột sống, lâu dần có thể gây thoái hóa đĩa đệm. Làm các công việc nặng nhọc, thường xuyên nâng vác vật nặng không đúng cách. Thừa cân, béo phì. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, không đủ dưỡng chất, hút thuốc lá cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ mất nước đĩa đệm. Phương pháp chẩn đoán Để chẩn đoán tình trạng đĩa đệm mất nước, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh một số thông tin như vị trí cơn đau và những triệu chứng liên quan như cảm giác tê hoặc ngứa ran ở tay chân. Khi thăm khám, bác sĩ có thể đánh giá những vấn đề liên quan gồm: Kiểm tra sức mạnh cơ bắp: Người bệnh sẽ được kiểm tra tình trạng teo cơ hay những cử động bất thường ở cơ. Đánh giá cơn đau: Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh di chuyển theo nhiều cách khác nhau nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Đánh giá chức năng thần kinh: Bác sĩ sẽ gõ vào các vị trí khác nhau bằng búa phản xạ nhằm quan sát phản ứng của người bệnh. Phản ứng kém hay không có phản ứng có thể là dấu hiệu cảnh báo rễ thần kinh bị chèn ép. Bên cạnh đó, các kích thích nóng và lạnh có thể được chỉ định thực hiện để kiểm tra phản ứng của dây thần kinh với sự thay đổi nhiệt độ. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện những phương pháp chẩn đoán như: Chụp x-quang: Chụp x-quang giúp phát hiện ra bất thường trong cấu trúc cột sống và hình dạng của xương đĩa đệm. Chụp CT: Hỗ trợ bác sĩ xác định cụ thể hình ảnh đốt sống đĩa đệm và độ lún đĩa đệm. Chụp MRI: Hỗ trợ bác sĩ xác định độ chèn ép dây thần kinh trong vùng cột sống ảnh hưởng. Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra những vấn đề khác như khối u hoặc những tổn thương có thể dẫn tới đau lưng, hỗ trợ chẩn đoán xác định tình trạng đĩa đệm mất nước. Cách điều trị đĩa đệm mất nước Nếu không có triệu chứng hoặc xuất hiện những triệu chứng nhẹ, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh kiểm soát tốt cân nặng, thường xuyên tập thể dục và tránh xa những tác nhân gây đau lưng như nâng các vật nặng, ngồi quá lâu… (4) Nếu triệu chứng bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh áp dụng các phương pháp điều trị như: Điều trị không phẫu thuật Dùng thuốc: Những loại thuốc giảm đau có thể giúp người bệnh cải thiện những triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc như ibuprofen hay naproxen có thể hỗ trợ điều trị cơn đau do xẹp đĩa đệm hay hỗ trợ thư giãn cột sống. Tuy vậy, thuốc chỉ nên được dùng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Massage trị liệu: Xoa bóp và massage có thể làm thuyên giảm các cơn đau do khô đĩa đệm. Hơn nữa, biện pháp này còn có thể giúp thư giãn những đốt sống. Vật lý trị liệu: Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh cột sống để giảm đau. Giảm cân: Kiểm soát tốt cân nặng có thể giảm bớt áp lực lên đĩa đệm, phòng ngừa tình trạng xẹp hay phồng đĩa đệm. Người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục mỗi ngày để cải thiện những triệu chứng bệnh. Trị liệu thần kinh cột sống: Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp bảo tồn giúp chữa lành cơn đau tận gốc. Bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh cấu trúc sai lệch của khớp xương và đĩa đệm, từ đó giải phóng sự chèn ép lên rễ dây thần kinh và ống sống. Phương pháp này giúp kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể, loại bỏ cơn đau dứt điểm và ngăn ngừa tái phát. Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng: Phương pháp này có thể giúp giảm viêm, sưng và đau lưng. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc dưới sự hướng dẫn của x–quang để đảm bảo tính chính xác. Phẫu thuật điều trị Đối với các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cột sống để điều trị tình trạng đĩa đệm mất nước. Tuy nhiên, phương pháp này thường không được thực hiện cho tới khi những phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả. Những phương pháp phẫu thuật điều trị xẹp đĩa đệm phổ biến gồm: Thay thế đĩa đệm nhân tạo: Đây là thủ thuật thay thế toàn bộ đĩa đệm. Bác sĩ sẽ loại bỏ đĩa đệm bị hư hỏng và thay bằng một đĩa đệm nhân tạo. Phẫu thuật hợp nhất cột sống: Bác sĩ tiến hành loại bỏ đĩa đệm tổn thương, sau đó hợp nhất hai đốt sống với nhau để tạo sự ổn định. Để thực hiện kết nối, bác sĩ thực hiện phương pháp ghép xương. Mảnh xương được lấy từ một nơi khác trên cơ thể hoặc từ người hiến tặng, sau đó cố định bằng vít, que, móc vào cột sống. Biện pháp phòng ngừa đĩa đệm mất nước Đĩa đệm mất nước là quá trình bình thường khi cơ thể lão hóa, rất khó phòng ngừa. Tuy nhiên, để làm chậm quá trình lão hóa, cần lưu ý: Uống đủ nước: Cơ thể mỗi ngày cần được cung cấp đủ nước cho mọi hoạt động. Không hút thuốc lá: Những hóa chất trong thuốc lá có thể ảnh hưởng trực tiếp tới những đĩa đệm ở lưng, làm tăng tốc độ thoái hóa đĩa đệm. Kiểm soát tốt cân nặng để tránh tạo áp lực lớn lên lưng và cột sống, làm chậm tiến trình thoái hóa đĩa đệm. Duy trì tư thế cột sống tốt khi ngồi, đứng hoặc khi khuân vác vật nặng để tránh làm tổn thương đĩa đệm. Thường xuyên tập thể dục: Vận động phù hợp có thể giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp, củng cố hệ thống xương và hỗ trợ tốt những chuyển động của lưng. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế. Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp… BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật. Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Tình trạng đĩa đệm mất nước xảy ra do tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Nếu không có biện pháp can thiệp sớm, những triệu chứng có thể nghiêm trọng theo thời gian, dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Phần lớn trường hợp có thể kiểm soát những triệu chứng bằng những biện pháp chăm sóc tại nhà như nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, dùng thuốc giảm đau, thay đổi lối sống. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, người bệnh nên nhanh chóng trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn, có các phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa rủi ro.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-ve-benh-than-vi
Tìm hiểu về bệnh Than
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Ngày nay bệnh than là bệnh hiếm gặp, tuy nhiên bệnh than là một bệnh truyền nhiễm lây lan cao do khả năng tồn tại vài chục năm trong lòng đất ảnh hưởng chủ yếu đến động vật như trâu bò ngựa, dê. Tuy nhiên bệnh có thể truyền sang người do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh gây bệnh rất nặng có thể tử vong. 1. Tìm hiểu về bệnh than Là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thường làm tổn thương da, hiếm khi gây tổn thương miệng họng, đường hô hấp dưới, trung thất hoặc bộ máy tiêu hóa.Nguyên nhân gây ra bệnh than là do vi khuẩn Bacillus anthracis. Đặc điểm của vi khuẩn này là một trực khuẩn có hình que, tồn tại dưới dạng bào tử có sức đề kháng tốt tồn tại trong đất hoặc động vật hàng chục năm có khả năng chống chọi được với môi trường khắc nghiệt, chỉ bị tiêu diệt khi đun sôi 100 độ C trong 30 phút.Ổ chứa là động vật, thông thường là động vật ăn cỏ cả gồm động vật hoang dã, gia súc như trâu, bò, lợn, dê,... làm lan truyền trong máu và tồn tại lâu ngay cả khi động vật đó chết vẫn còn khả năng gây bệnh đặc biệt gây bệnh cho ngườiBệnh than lây truyền qua những con đường nào?Bệnh than lây truyền bệnh từ động vật sang người qua vùng da người bị tổn thương như vết xây xát tiếp xúc trực tiếp với các mô của động vật ăn cỏ như qua lông, da, xương,..Nuốt phải khuẩn than do ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn nấu không chín cũng làm lây truyền bệnh than.Lây trực tiếp qua đường hô hấp do hít phải bào tử vi khuẩn than như trong công nghiệp chế biến da, len, xươngChẩn đoán xác định bệnh than bằng cách tìm thấy trực khuẩn gây bệnh từ máu, nốt loét hoặc chất tiết trong tiêu bản nhuộm trực tiếp, nuôi cấy. xét nghiệm huyết thanh học.Sử dụng kháng sinh là penicilline hoặc tetracylin để điều trị bệnh than. Vi khuẩn gây bệnh than 2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh than Bệnh than gây ra những thể bệnh khác nhau tại các vị trí khác nhau, cụ thể:Ở thể da, vùng da bị nhiễm trùng xuất hiện ngứa, sau đó nổi sần, mụn nước, sau đó khoảng 2 - 4 ngày sau phát triển thành nốt loét có màu đen kèm theo có phù mức độ từ nhẹ đến nặng. Vị trí thường gặp là đầu, cánh tay và bàn tay. Nếu không được điều trị kịp thời có thể lan tới các hạch bạch huyết vùng rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết hoặc tổn thương não.Thể phổi. Bệnh than thể phổi có biểu hiện cấp tính như nhiễm đường hô hấp trên. Bệnh thường diễn biến nặng nề sốt và sốc sau 3-5 ngày và sau đó là tử vong.Thể ruột. Bệnh than thể ruột hiếm gặp và khó phát hiện. Đau bụng dữ dội kèm theo sốt, nhiễm khuẩn huyết và kết thúc bằng tử vong.Trong đó bệnh than là thể da dễ điều trị nhất, thể hô hấp thông thường diễn biến rất nhanh, nặng thường dẫn tới suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn nhiễm độc có thể tử vong. Thể dạ dày ruột khó điều trị hơn có thể dẫn đến mất nước điện giải, mất máu, nhiễm khuẩn huyết, thủng ruột. Bệnh than thể dạ dày ruột có thể gây nhiễm trùng máu 3. Các biện pháp phòng chống, dịch 3.1 Đối với gia súcSát khuẩn tẩy uế môi trường đồng thời tiệt khuẩn những chất tiết thải ra từ bệnh nhân và các đồ vật bị nhiễm. Tẩy uế nơi có xác chết và chất thải của gia súc theo đúng quy định.Xác súc vật bắt buộc phải được phủ lớp vôi bột trước khi chôn.Các thức ăn khác có nguồn gốc động vật cần cẩn thận làm sạch sẽ trước khi chế biến.Không bán da, không ăn thịt của những súc vật nhiễm bệnh than vì có thể lây bệnh qua đường ăn uống.Điều trị súc vật nghi ngờ bằng penicillin hoặc tetracyclin.Kiểm tra nước thải và chất thải từ các nhà máy chế biến súc vật có thể bị nhiễm bệnh3.2 Đối với công nghiệpGiữ gìn vệ sinh. Tuyên truyền, giáo dục giữ gìn vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm khuẩn có khả năng bị lây truyền bệnh than.Đảm bảo thông gió tốt ở những ngành công nghiệp có nguy cơ lây bệnh than.Thường xuyên kiểm tra sức khỏe thường kỳ cho công nhân với sự chăm sóc y tế kịp thời đối với những chỗ da bị tổn thương nghi nhiễm khuẩn.Khu công nghiệp nên có quần áo bảo hộ lao động, nhà tắm sạch sẽ để tắm giặt và thay quần áo sau khi làm việc. Nhân công cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định định kỳ 3.3 Đối với người nghi ngờ mắc bệnhThu dung, cách ly điều trị bệnh nhân. Thực hiện giám sát những chất thải trong thời gian bệnh nhân bị bệnh.Dự phòng cho đối tượng có nguy cơ bằng tiêm phòng và thường xuyên tiêm nhắc lại hàng năm cho tất cả súc vật có nguy cơ mắc bệnh.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/du-phong-dot-quy-o-benh-nhan-rung-nhi-vi
Dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Hiện nay tỷ lệ mắc rung nhĩ trong dân số vào khoảng 0,4%, tỷ lệ này tăng dần theo tuổi. Bệnh lý rung nhĩ gây nhiều biến cố tim mạch, gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời, các phương pháp điều trị vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, vấn đề dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ cũng là mối quan tâm lớn. 1. Rung nhĩ là gì? Rung nhĩ là một trong ba bệnh lý không lây nhiễm hàng đầu thế giới (cùng với suy tim và đái tháo đường). Đây là bệnh lý rối loạn nhịp tim thường gặp nhất. Bệnh nhân rung nhĩ bị tăng 3-5 lần nguy cơ đột quỵ, 3 lần nguy cơ suy tim và nguy cơ tử vong tăng 1,5-3 lần.Rung nhĩ là loạn nhịp nhanh trên thất đặc trưng bằng các hoạt động không đồng bộ của nhĩ kèm theo suy chức năng cơ học của nhĩ.Khoảng 30% rung nhĩ được cho là vô căn, tức không có nguyên nhân. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: tuổi cao, nam giới, uống rượu, rối loạn chức năng tuyến giáp, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý van tim,... 2. Triệu chứng và xét nghiệm chẩn đoán của rung nhĩ Một số bệnh nhân rung nhĩ không có triệu chứng hoặc biểu hiện chỉ thoáng qua(11%). Các triệu chứng thường gặp nhất của rung nhĩ:Các xét nghiệm ứng dụng trong chẩn đoán rung nhĩ hiện nay:Điện tâm đồ: Với dấu hiệu mất sóng P, thay vào đó là các sóng f với tần suất 400-600 lần/phútSiêu âm tim Người bệnh cần được đánh giá rung nhĩ qua điện tâm đồ 3. Hướng dẫn xử trí bệnh nhân rung nhĩ Ba mục đích chính trong điều trị bệnh nhân rung nhĩ:a) Kiểm soát tần số tâm thất: thuốc Digitalis, chẹn Beta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi.b) Chuyển loạn nhịp tim về nhịp xoang bình thường:Amiodarone, Ibutilide (thuốc mới)Chuyển nhịp bằng sốc điện: Lựa chọn được chỉ định khi bệnh nhân đã được dùng đủ liều thuốc chống đông, đây là phương pháp hiệu quả để điều chỉnh loạn nhịp.c) Điều trị thuốc chống đông ngăn ngừa rung nhĩ đột quỵ: Thuốc kháng vitamin K, Heparin.Tùy thuộc vào từng loại rung nhĩ, các bệnh lý đi kèm mà có cách xử trí khác nhau.Một số phương pháp điều trị khác ở cơ sở có khoa Tim mạch can thiệp:Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn: được lựa chọn khi bệnh nhân thất bại hoặc kém đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc tần số tâm thất chậm (dưới 60 lần/phút)Triệt phá rung nhĩ bằng ống thôngPhẫu thuật (áp dụng tại cơ sở có trung tâm phẫu thuật tim) 4. Nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ Sự co bóp không hiệu quả của tâm nhĩ sẽ làm giảm sự đổ đầy máu vào tâm thất gây ra tình trạng ứ đọng máu dẫn đến hình thành cục huyết khối trong tim trái. Nguyên nhân chính gây ra biến chứng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ là do sự tắc các mạch máu nuôi não do cục huyết khối.Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các thang điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ do huyết khối ở các bệnh nhân rung nhĩ bao gồm thang điểm CHADS2 và CHA2DS2-VASc.Chúng ta có thể tham khảo các thành phần yếu tố nguy cơ trong thang điểm để từ đó có thể phòng ngừa và tầm soát bệnh tật tốt hơn:Tuổi: ≥75Giới tính: nữTiền sử đột quỵ, thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) hoặc thuyên tắc mạchCác bệnh lý nội khoa đi kèm: Suy tim, Tăng huyết áp, Đái tháo đường, bệnh lý mạch máu khác. Bệnh lý tăng huyết áp là một trong các nguy cơ gây đột quỵ
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dac-diem-tre-suy-dinh-duong-cap-do-3-vi
Đặc điểm trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 3
Trẻ gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng độ 3 (thể nặng) sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thể chất, trí tuệ và nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, người chăm sóc trẻ cần nhận biết sớm đặc điểm của trẻ suy dinh dưỡng để kịp thời điều trị. 1. Phân loại suy dinh dưỡng theo cấp độ Thông thường, trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ có chỉ số cân nặng thấp hơn mức bình thường, nhưng nếu chỉ dựa vào chỉ số cân nặng để đánh giá trẻ đó có bị suy dinh dưỡng hay không thì lại không chính xác. 3 chỉ số đánh giá dinh dưỡng toàn diện gồm:- Cân nặng theo tuổi.- Chiều cao theo tuổi.- Cân nặng theo chiều cao.Các chỉ số trên sẽ được đem đi so sánh với bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng của Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia (NCHS) được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) khuyến cáo nên áp dụng cho trẻ ở những nước đang phát triển.3 cách đánh giá và phân loại suy dinh dưỡng phổ biến nhất là:Phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - 1981);Phân loại theo Waterlow (1976);Phân loại theo Welcome (1970).* Phân loại suy dinh dưỡng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - 1981)WHO sử dụng các chỉ số cân nặng theo tuổi, dựa vào độ lệch chuẩn (SD) so với quần thể tham khảo tại Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia (National Centre of Health Statistics) để phân loại các mức độ suy dinh dưỡng khác nhau:Suy dinh dưỡng độ 1: Cân nặng của trẻ dưới – 2SD đến – 3SD tương đương với mức cân nặng còn 70-80% so với mức bình thường.Suy dinh dưỡng độ 2: Cân nặng của trẻ dưới – 3SD đến – 4SD tương đương với mức cân nặng còn 60-70% so với mức bình thường.Suy dinh dưỡng độ 3: Cân nặng của trẻ dưới – 4SD tương đương với mức cân nặng còn dưới 60% so với mức bình thường.Cách phân loại theo WHO có ưu điểm nhanh, đơn giản, phổ biến và có thể áp dụng được với nhiều đối tượng nhưng lại có nhược điểm là không phân biệt được suy dinh dưỡng cấp tính hay mãn tính, và không nêu đủ các thể suy dinh dưỡng nặng.* Phân loại suy dinh dưỡng theo Waterlow (1976)Phương pháp phân loại này sử dụng hai chỉ số về cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi để phân loại tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính hay suy dinh dưỡng mãn tính và suy dinh dưỡng trong quá khứ dựa theo bảng sau: Theo bảng trên: Gầy mòn là biểu hiện của tình trạng suy dinh dưỡng cấp; Còi cọc là biểu hiện của tình trạng suy dinh dưỡng trong quá khứ; Gầy mòn và còi cọc là biểu hiện của tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính.Trong cộng đồng phương pháp này được sử dụng để bổ sung cho cách phân loại suy dinh dưỡng theo WHO nhưng lại không phân loại được các thể suy dinh dưỡng nặng và từng mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ.* Phân loại suy dinh dưỡng theo Welcome (1970)Phương pháp phân loại theo Welcome sử dụng chỉ số cân nặng theo tuổi và phương pháp này phù hợp để phân loại thể suy dinh dưỡng nặng. Suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor: Trẻ không được nuôi dưỡng nhưng lại trông bụ bẫm vì bị ứ nước ở chân và bàn chân.Suy dinh dưỡng thể Marasmus: Loại suy dinh dưỡng xảy ra khi chất béo trong cơ thể và các mô bị thoái hóa với tốc độ nghiêm trọng để bù đắp cho sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể. Điều này làm chậm hoạt động của hệ thống miễn dịch và các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.Suy dinh dưỡng thể Marasmus-Kwashiorkor: Đặc trưng bởi suy kiệt nghiêm trọng cũng như phù nề. Nguyên nhân do thiếu hụt cả protein và calo.Ưu điểm của phương pháp phân loại này là tính tiện lợi, phân loại nhanh các thể suy dinh dưỡng nặng nhưng nhược điểm là chưa phân loại được suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, suy dinh dưỡng cấp và mãn. 2. Chẩn đoán trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 3 Để chẩn đoán một trẻ có bị suy dinh dưỡng cấp độ 3 hay không thì cần phải thông qua việc kiểm tra chỉ số chiều cao và cân nặng để so sánh với cân nặng và chiều cao lý tưởng của trẻ cùng lứa tuổi cộng với các dấu hiệu lâm sàng như sau:Mệt mỏiCáu gắtHệ thống miễn dịch kém làm tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùngDa khô và có vảyTrẻ chậm tăng trưởng, còi cọcBụng phình toThời gian phục hồi lâu hơn sau vết thương, nhiễm trùng và bệnh tậtGiảm khối lượng cơChậm phát triển hành vi và trí tuệSuy giảm chức năng tâm thần và các vấn đề tiêu hóaCác quy trình chẩn đoán kèm theo dấu hiệu lâm sàng gồm:Đo đường kính giữa cánh tay trên: Nếu chu vi của phần giữa cánh tay dưới 110 mm, đó là dấu hiệu rõ ràng của tình trạng suy dinh dưỡng ở con bạn.Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu cụ thể như công thức máu, đường huyết, nồng độ protein trong máu hoặc albumin và các xét nghiệm máu thông thường khác có thể chẩn đoán tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.Các xét nghiệm khác: Bác sĩ cũng chỉ định các xét nghiệm khác như xét nghiệm chức năng tuyến giáp, xét nghiệm xác định hàm lượng canxi, kẽm và vitamin,... vì chúng giúp xác định tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Chẩn đoán trẻ suy dinh dưỡng độ 3 3. Các thể suy dinh dưỡng độ 3 3.1. Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) Nguyên nhân:Nguyên nhân chính của kwashiorkor là ăn không đủ protein hoặc các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Nó phổ biến nhất ở các nước đang phát triển với nguồn cung cấp thực phẩm hạn chế, vệ sinh kém và thiếu giáo dục về tầm quan trọng của việc cung cấp cho trẻ sơ sinh và trẻ em một chế độ ăn uống đầy đủ. Ở các nước đang phát triển, kwashiorkor rất hiếm và là kết quả của chế độ ăn vặt quá nhiều, ăn kiêng lỗi mốt hoặc bệnh lý tiềm ẩn như HIV.Triệu chứng:Thờ ơ, mệt mỏi, cáu kỉnhMất khối lượng cơPhù trắng toàn thân, mềm, ấn lõm nguyên nhân do giảm lượng đạm trong máu, giảm albumin làm giảm áp lực keo dẫn đến tăng thoát nước ra khoảng gian bào. Phù nề chiếm 5–20% trọng lượng cơ thể.Cân nặng của trẻ < 60 - 80% so với cân nặng tiêu chuẩnGan to do thiếu máuSức đề kháng kém nên thường xuyên bị tiêu chảy và không thể điều trị dứt điểmTriệu chứng của thiếu máu như da, móng tay nhợt nhạtTâm thân và vận động chậm phát triểnCòi xương, hạ canxi huyếtTóc thưa, mỏng, hơi đỏ, đau và nứt miệng, tăng hoặc giảm sắc tố da kèm theo da bong tróc do thiếu vitamin.Chức năng thận kémMất cân bằng trao đổi chất và điện giảiXét nghiệm chẩn đoán:Phân tích khí máu động mạchTổng mức proteinPhân tích nước tiểuKali huyết thanhThanh thải creatinineHuyết thanh creatinineNitơ urê máu (BUN)Công thức máu toàn bộ (CBC)Biến chứng:Hôn mêKhuyết tật vĩnh viễn về tinh thần và thể chấtSốc Suy dinh dưỡng độ 3 thể teo đét 3.2. Suy dinh dưỡng độ 3 thể teo đét (Marasmus) Nguyên nhân:Cân bằng năng lượng tiêu cực gây ra tình trạng chậm chạp và điều này có thể do giảm năng lượng ăn vàoTăng mất calo ăn vào do nôn, tiêu chảy mãn tính, bỏng...Tăng tiêu hao năng lượngNhiễm trùng mà nguyên nhân do vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùngTrẻ bú bìnhSự kết hợp của các yếu tố trênSuy dinh dưỡng thể teo đét thường gặp ở các nước chậm phát triển, các khu ổ chuột, vùng nông thôn đói kém.Dấu hiệu:Ngoại hình teo tóp, gầy còm là cách trình bày cổ điển của marasmus.Xương sườn nhìn rõTăng trưởng chậm, mất nhiều mô mỡTiêu chảy mãn tínhTeo cơ, đặc biệt là ở bắp tay và môngNếp gấp da, khuôn mặt "ông già"Nhiệt độ cơ thể bất thường ( hạ thân nhiệt hoặc sốt oxy hóa )Thiếu máu, mất nước (thường xuyên khát nước và mắt teo lại)Tổn thương giác mạc do thiếu vitamin ABiểu hiện ngoài daViêm tai giữa và viêm mũiSốc giảm thể tích dẫn đến mạch hướng tâm yếu, đầu chi lạnh và giảm ý thứcLiệt các chi dướiKiểm soát bàng quang và ruột yếuMáu hoặc chất nhầy trong phânNhiễm trùng, giảm cân, hôn mêNgất xỉu hoặc thay đổi nhận thứcNôn mửa liên tụcXét nghiệm chẩn đoán:Giá trị đường huyết thấp hơn 3 mmol/ L là dấu hiệu của hạ đường huyếtNồng độ huyết sắc tố thấp hơn 40 g/ L là dấu hiệu của bệnh thiếu máu nặngKiểm tra lam máu bằng kính hiển vi: Phát hiện ký sinh trùng là biểu hiện của nhiễm trùngGiá trị albumin thấp hơn 35 g/ L là dấu hiệu của suy giảm tổng hợp protein nghiêm trọngKiểm tra và cấy nước tiểuKiểm tra phân bằng kính hiển viĐiện giải đồ: Hạ natri máu thể hiện rõ. Tuy nhiên, kết quả hiếm khi hữu ích và cũng có thể dẫn đến liệu pháp không phù hợp.Các xét nghiệm HIV không được thực hiện thường xuyên.Biến chứng:Mất thị lực vĩnh viễnSuy nội tạngDị tật khớp 3.3. Thể hỗn hợp (Marasmus - Kwashiorkor) Suy dinh dưỡng thể phù sau khi điều trị phục hồi một phần và hết dấu hiệu phù thì sẽ trở thành teo đét nhưng gan vẫn thoái hóa mỡ.Để điều trị bé suy dinh dưỡng độ 3, điều quan trọng đầu tiên là phải xác định được nguyên nhân gốc rễ. Khi nguyên nhân gốc rễ được xác định, bác sĩ sẽ đề xuất những thay đổi cụ thể đối với kế hoạch ăn kiêng để khắc phục tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng. Nhiều tác động tiêu cực của suy dinh dưỡng có thể được điều chỉnh và đảo ngược nếu điều trị kịp thời. Bởi vậy, nếu phát hiện con có bất kỳ dấu hiệu nào của suy dinh dưỡng, cha mẹ nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) [email protected] thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://suckhoedoisong.vn/nam-gioi-roi-loan-cuong-duong-cham-co-con-can-biet-dieu-nay-169231112115723335.htm
12-11-2023
Nam giới rối loạn cương dương, chậm có con cần biết điều này
ThS.BSNT Phùng Anh Tuấn, chuyên khoa Nam học, giảng viên trường Đại học Phenikaa cho biết BS. đã khám cho một bệnh nhân rối loạn cương dương. Bệnh nhân này lấy vợ mấy năm nhưng gặp trục trặc trong quan hệ tình dục với vợ, rất khó cương, khi cương lên cũng không được tối đa. Tình trạng này khiến hai vợ chồng chán nản trong chuyện ấy, tần suất quan hệ tình dục thấp. Sau thăm khám, tìm hiểu cách sinh hoạt, thói quen của người bệnh, được biết người này thường xuyên đi ăn nhậu và nghiện thuốc lá, trung bình hút mỗi ngày một bao thuốc lá. Những tác hại của thuốc lá với khả năng sinh sản Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, hút thuốc lá có thể làm giảm khả năng sinh sản, gây khó khăn cho việc thụ thai. Hút thuốc còn ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất hormone. Không chỉ hút thuốc trực tiếp mà tiếp xúc với khói thuốc lá cũng gây hại cho hệ thống sinh sản. Ngoài ra, việc hút thuốc lá có thể làm hỏng ADN trong tinh trùng, làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương , tình trạng mà nam giới không thể giữ cương cứng đủ vững để quan hệ tình dục thỏa đáng. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương. Tháng 4 năm 2016, Khoa tiết niệu châu Âu đã công bố một phân tích tổng hợp về ảnh hưởng của việc hút thuốc đối với sức khỏe tinh dịch. Phân tích bao gồm 20 nghiên cứu và từ hơn 5.000 nam giới trên khắp châu Âu. Nghiên cứu cho thấy hút thuốc có liên quan đến việc giảm số lượng tinh trùng, giảm khả năng vận động của tinh trùng (đó là cách tinh trùng bơi) và hình thái tinh trùng kém (hình dạng của tinh trùng). Đáng chú ý nhất là tác động tiêu cực của việc hút thuốc đối với sức khỏe tinh trùng mạnh hơn ở nam giới vô sinh và ở những người hút thuốc từ trung bình đến nặng so với những người hút ít thuốc. Khả năng di chuyển của tinh trùng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào? ĐỌC NGAY Hút thuốc lá dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đối với khả năng sinh sản, khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Các chất độc được tìm thấy trong thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hút thuốc khiến nam giới tiếp xúc với lượng cadmium và chì cao, những kim loại có liên quan đến giảm khả năng sinh sản. Mức độ chì đã được tìm thấy cao hơn đáng kể ở những người hút thuốc vô sinh khi so sánh với cả những người không hút thuốc có khả năng sinh sản và vô sinh. Những người nghiện thuốc lá nặng (những người hút 20 điếu thuốc trở lên mỗi ngày) được phát hiện có hàm lượng cadmium cao hơn trong tinh dịch của họ. Nhưng những độc tố này có thể không phải là yếu tố duy nhất. Mức kẽm có thể đóng một vai trò. Một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông hút thuốc có nồng độ kẽm trong tinh dịch thấp hơn cũng có nồng độ, khả năng di chuyển và hình dạng tinh trùng kém. Mặt khác, ở những người hút thuốc có nồng độ kẽm trong tinh dịch bình thường vẫn gặp vấn đề về nồng độ, khả năng vận động và hình thái tinh trùng dù mức độ bất thường ít hơn. Khả năng di chuyển, vận động và hình thái của tinh trùng bị ảnh hưởng khi nam giới hút thuốc lá. Rối loạn cương dương và hút thuốc liên quan như thế nào? Hút thuốc có mối tương quan chặt chẽ với việc tăng nguy cơ rối loạn cương dương, đàn ông càng hút thuốc thì càng có nhiều khả năng bị rối loạn cương dương. ThS.BS Phùng Anh Tuấn cho biết, việc hút thuốc lá làm ảnh hưởng đến các mạch máu như xơ vữa và hẹp khiến máu lưu thông đến "cậu nhỏ" sẽ kém. Ngoài ra, nếu nam giới vừa hút thuốc vừa uống rượu bia càng khiến nguy cơ rối loạn cương dương tăng lên do đồ uống có cồn sẽ làm giảm lượng testosterone , giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến mạch máu. Đàn ông hút thuốc có nguy cơ mắc rối loạn cương dương cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Hút thuốc cản trở sự lưu thông đến tất cả các vùng của cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục, khiến việc đạt và duy trì sự cương cứng trở nên khó khăn hơn. Khi bỏ thuốc lá, sức khỏe sẽ được cải thiện, huyết áp ổn định, giảm nguy cơ đau tim, cải thiện hệ tuần hoàn. BS. Phùng Anh Tuấn khuyên nam giới hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, sau đó tiến tới giảm dần dần và bỏ hẳn vì sức khỏe của bản thân và hạnh phúc của gia đình. Rối loạn cương dương không giống như vô sinh nhưng nếu hoạt động tình dục gặp khó khăn thì việc người vợ mang thai sẽ không dễ dàng. Một nghiên cứu cho thấy sau 6 tháng cai thuốc lá, hơn 50% cho biết hiệu suất tình dục được cải thiện. Tham khảo bảng Sinh lý bệnh của hút thuốc lá và rối loạn cương dương theo nghiên cứu: Hệ thống quy định Sự miêu tả • Kích hoạt hệ thần kinh giao cảm Hoạt động giao cảm tăng lên có thể làm gián đoạn chức năng cương dương. Khói thuốc lá có thể gây ra sự gián đoạn hoạt động bình thường của hệ thần kinh tự chủ thông qua việc tăng hoạt động giao cảm và giảm hoạt động giao cảm. • Oxit nitric và stress oxy hóa Oxit nitric (NO) là chất kích thích chính giúp thư giãn cơ trơn. Hút thuốc lá làm giảm khả năng cung cấp oxit nitric thông qua tổn thương nội mô, dẫn đến giảm hoạt động của eNOS (NOS nội mô) hoặc nNOS (NOS thần kinh). • Viêm/kích hoạt hệ thống miễn dịch Thuốc lá và nicotin làm tăng dấu hiệu viêm. Viêm và hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch góp phần gây ra rối loạn cương dương. Quá trình này có thể hoạt động thông qua tác động của hệ thống miễn dịch lên khả dụng sinh học và tín hiệu của oxit nitric. • Testosterone Testosterone điều chỉnh ham muốn tình dục và điều chỉnh giải phóng oxit nitric và hoạt động NOS trong tế bào nội mô. Testosterone cũng điều chỉnh thời gian của quá trình cương dương như một chức năng của ham muốn tình dục. Hạt bí ngô 'thực phẩm vàng' cho người rối loạn cương dương SKĐS - Rối loạn cương dương đang là vấn đề tình dục khá phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Rối loạn cương dương có thể là kết quả của bệnh mạch máu, đái tháo đường, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ... Xem thêm video đang được quan tâm: Nam giới cần lưu ý gì sau quan hệ tình dục?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/da-nang-tu-phat-adpkd-duoc-dieu-tri-nhu-nao-vi
Thận đa nang tự phát (ADPKD) được điều trị như thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hùng - Bác sĩ điều trị bệnh Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Thận đa nang tự phát xảy ra khi các nang chứa đầy dịch lỏng phát triển bên trong thận. Các phương pháp điều trị không thể chữa trị dứt điểm nhưng có thể làm giảm các triệu chứng bệnh. 1. Sử dụng thuốc Tolvaptan trong điều trị thận đa nang tự phát (ADPKD) Tolvaptan là biệt dược được bán dưới tên gọi là Jynarque và Samsca. Tuy nhiên, chỉ có Jynarque là có tác dụng điều trị thận đa nang tự phát (ADPKD). Thuốc có tác dụng duy trì chức năng thận khi nó chuyển biến xấu đi nhanh chóng. Trong thời gian sử dụng thuốc, bạn sẽ được theo dõi chức năng gan thông qua các xét nghiệm máu. Thời gian đầu khi mới sử dụng thuốc, bạn cần xét nghiệm thường xuyên. Sau đó thì xét nghiệm khoảng 3 tháng/lần.Các tác dụng phụ khác từ tolvaptan bao gồm:Khát nướcĐi tiểu nhiều lầnSố lượng nước tiểu lớn trong mỗi lần đi tiểuThức dậy vào ban đêm để đi tiểu Một trong những tác dụng phụ của thuốc Tolvaptan là đi tiểu nhiều lần trong ngày 2. Điều trị huyết áp ở người mắc bệnh thận đa nang tự phát (ADPKD) Huyết áp cao là một triệu chứng phổ biến xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh thận đa nang tự phát (ADPKD). Huyết áp tăng cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và các khối u nang ở thận phát triển nhanh hơn. Do đó, người mắc ADPKD cần điều trị huyết áp sớm.Các loại thuốc điều trị huyết áp phổ biến nhất được sử dụng cho người bị thận đa nang tự phát (ADPKD) là thuốc ức chế men chuyển ACE và thuốc chẹn thụ thể angiotensin-2 (ARB).Thay đổi lối sống theo hướng tích cực cũng có tác dụng giúp người bệnh giữ huyết áp ở mức khỏe mạnh. Nó được thực hiện bằng cách:Chế độ ăn ít muốiHạn chế các thực phẩm chứa caffeineTập thể dục thường xuyênBỏ thuốc lá Bệnh nhân huyết áp cao khi bị bệnh thận đa nang tự phát nên hạn chế ăn muối 3. Thuốc giảm đau cho người mắc bệnh thận đa nang tự phát (ADPKD) Đau đớn cùng với huyết áp cao là những triệu chứng thường gặp nhất ở người mắc bệnh thận đa nang tự phát (ADPKD). Tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí cơn đau, mà có thể sử dụng các loại thuốc sau:Acetaminophen: Thuốc acetaminophen được sử dụng để điều trị các cơn đau ngắn hạn. Thuốc an toàn cho những người mắc các bệnh lý thận.Opioids: Khi acetaminophen không đạt hiệu quả giảm đau, thuốc giảm đau opioid có thể được sử dụng thay thế. Tramadol (Ultram) thường được kê đơn cho người mắc bệnh thận đa nang tự phát.Thuốc chống động kinh: Những loại thuốc này, còn được gọi là thuốc chống co giật, giúp làm dịu cơn đau mãn tính do tổn thương dây thần kinh. Ví dụ như gabapentin (Neurontin) và pregabalin (Lyrica).Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc điều trị trầm cảm cũng có tác dụng làm dịu các cơn đau mãn tính.Nói chung, những người mắc các bệnh lý về thận nên tránh các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen. Vì những loại thuốc này có thể gây tổn thương thận và giảm tác dụng của thuốc điều trị huyết áp. Thuốc Acetaminophen giúp giảm đau cho bệnh nhân thận đa nang tự phát 4. Thuốc kháng sinh trong điều trị thận đa nang tự phát (ADPKD) Thuốc kháng sinh điều trị một số bệnh nhiễm trùng thường xảy ra với bệnh thận đa nang tự phát (ADPKD). Trong đó, các bệnh lý thường gặp nhất là:Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs): ADPKD dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu trên với các triệu chứng là sốt và đau ở bên hông.Nhiễm trùng thận: ADPKD cũng làm tăng nguy cơ mắc một loại nhiễm trùng thận được gọi là viêm thận bể thận cấp tính. Đó là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, giống như nhiễm trùng đường tiết niệu, nó gây sốt và đau bên hông. Ngoài ra, bản thân các u nang cũng có thể bị nhiễm trùng.Thuốc kháng sinh giúp chữa khỏi các bệnh nhiễm trùng này, giúp loại bỏ cơn đau mà chúng gây ra đối với cơ thể bạn. Khị bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh 5. Điều trị sỏi thận ở người mắc bệnh thận đa nang tự phát (ADPKD) Khoảng 25% những người bị thận đa nang tự phát (ADPKD) cũng bị sỏi thận. Một số người mắc sỏi thận không xuất hiện triệu chứng, trong khi những người khác có biểu hiện cực kỳ đau đớn. Nó cần được đào thải ra khỏi cơ thể để ngăn ngừa các thương tổn thận lâu dài.Trong trường hợp may mắn, các viên sỏi với kích thích nhỏ có thể ra ngoài khi đi tiểu. Bạn có thể thực hiện một số cách dưới đây để thúc đẩy quá trình thải sỏi:Uống nhiều chất lỏngUống thuốc chẹn alpha (các loại thuốc giúp thải sỏi)Không ăn muối hoặc thức ăn mặnMột số phương pháp điều trị tích cực hơn được áp dụng đối với sỏi thận kích thước lớn như:Liệu pháp sóng xung kích sử dụng sóng năng lượng để phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ để thải bỏ qua đường nước tiểuPhẫu thuật giúp gắp sỏi ra hoặc phá vỡ viên sỏi 6. Phẫu thuật trong điều trị thận đa nang tự phát (ADPKD) Khi thuốc không hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau hoặc khi bệnh đã tiến triển nặng, bạn và bác sĩ có thể thảo luận về các lựa chọn phẫu thuật. Chúng có thể bao gồm:Chọc hút nang: Dẫn lưu u nang bằng kim là lựa chọn phẫu thuật ít xâm lấn nhất, nhưng không có tác dụng giảm đau lâu dài. Khoảng 1/3 người mắc ADPKD được chọc hút nang không bị đau trong thời gian 18 tháng.Mở thông nang: Là phương pháp phẫu thuật nhằm dẫn lưu nang thận. Nó giúp giảm đau kéo dài hơn so với chọc hút nang, nhưng vẫn không phải là giải pháp giảm đau lâu dài.Cắt bỏ thận: Khi thận đa nang tự phát chuyển sang giai đoạn nặng, phẫu thuật cắt bỏ thận có thể được chỉ định.Cấy ghép thận: Cắt bỏ và ghép thận là một lựa chọn trong trường hợp thận bị suy. Phải mất một thời gian để sắp xếp. Bạn cần được đánh giá bởi đội ngũ y tế tại một trung tâm cấy ghép. Nếu được chấp thuận, bạn sẽ được thêm vào danh sách chờ ghép tạng quốc gia. Cắt bỏ thận được chỉ định trong trường hợp người bệnh mắc bệnh thận ở giai đoạn muộn 7. Lọc máu trong điều trị thận đa nang tự phát (ADPKD) Lọc máu cũng là một lựa chọn cho bệnh suy thận. Trong quá trình lọc máu, bạn sẽ được kết nối với một máy làm sạch các chất thải từ máu. Khi bắt đầu điều trị bằng lọc máu, bạn sẽ cần chúng trong suốt phần còn lại của cuộc đời, trừ khi được cấy ghép thận. Nguồn tham khảo: webmd.com
https://suckhoedoisong.vn/tran-dich-mang-phoi-khong-chi-don-thuan-benh-lao-16979330.htm
01-07-2014
Tràn dịch màng phổi không chỉ đơn thuần bệnh lao
Tràn dịch màng phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ em, nhưng với người cao tuổi thường để lại hậu quả xấu nặng nề hơn. Vì vậy, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ở Mỹ, hàng năm có khoảng xấp xỉ một triệu trường hợp tràn dịch màng phổi được phát hiện; ở nước ta hàng năm có khoảng 1.000 trường hợp được chẩn đoán và can thiệp. Nhiều nguyên nhân Màng phổi gồm lá thành và lá tạng, giữa hai lá có khoảng trống. Bình thường trong khoảng trống có một ít dịch sinh lý để làm bôi trơn khi phổi hoạt động làm cho lá thành và lá tạng chuyển động nhịp nhàng. Khi lượng dịch vượt quá chỉ số sinh lý bình thường tức là có sự bài tiết xuất hiện làm ứ đọng dịch trong khoang màng phổi đến một mức độ nhất định sẽ gây tràn dịch màng phổi. Thực chất của tràn dịch màng phổ là biểu hiện hoặc biến chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Tràn dịch màng phổi có thể do viêm phổi với nhiều căn nguyên đa dạng như: do vi khuẩn họ cầu khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu), vi khuẩn Hemophilus influenzae, K.pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, vi khuẩn lao hoặc ung thư (phổi, di căn) hoặc một số bệnh khác. Bệnh thường gặp nhất trong tràn dịch màng phổi là lao phổi. Tràn dịch màng phổi cũng có thể do u ác tính (các khối u lồng ngực đè vào ống ngực gây thoát dịch dưỡng trấp ra màng phổi) hoặc ung thư phổi. Một số bệnh như: áp-xe dưới cơ hoành, áp- xe gan, xơ gan cổ trướng, viêm tuỵ tạng, viêm màng ngoài tim, suy tim sung huyết hoặc một số bệnh mạn tính như thấp khớp mạn hoăc luput ban đỏ cũng có thể gây nên tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi có thể do u nang buồng trứng ở nữ giới (hội chứng Meigs). Chấn thương lồng ngực hoặc sau phẫu thuật lồng có thể gặp tràn dịch màng phổi tuy rằng tỉ lệ gặp rất hiếm. Ngoài ra, tràn dịch màng phổi có thể do một số bệnh bởi ký sinh trùng gây nên (lỵ amíp, giun chỉ, sán lá gan). Nhận biết tràn dịch màng phổi Đau ngực là triệu chứng khởi đầu của tràn dịch màng phổi. Đau thường âm ỉ phía bên tràn dịch, nếu nằm nghiêng về phía bên đối diện thì sẽ đau tăng lên. Khó thở cũng là một triệu chứng thường gặp. Khó thở xuất hiện và mức độ khó thở tùy thuộc vào số lượng và tốc độ dịch tiết ra. Người bệnh có thể sốt. Sốt thường biểu hiện của triệu chứng nhiễm trùng và là phản ứng của cơ thể. Nếu tràn dịch màng phổi xẩy ra ở người có tuổi, sức yếu hoặc bệnh hiểm nghèo thì thân nhiệt tăng lên không nhiều hoặc có khi không tăng lên (không sốt). Ho khan cũng có thể xuất hiện nhưng ho khan với số lần nhiều hay ít cũng như sốt cao hay sốt vừa còn tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh (viêm phổi do vi sinh vật, lao phổi thì ho nhiều hơn các bệnh như: áp-xe gan, áp-xe cơ hoành…). Để chẩn đoán, ngoài các triệu chứng lâm sàng thì cần chụp X-quang phổi, hoặc chụp CT, cộng hưởng từ (MRI) phổi, gan mật và các cơ quan nghi bị bệnh gây tràn dịch màng phổi. Hiện nay, siêu âm là một phương pháp khá phổ biến để phát hiện tràn dịch màng phổi. Nếu có điều kiện thì cần chọc dò màng phổi để xét nghiệm, quan sát màu sắc, tính chất của dịch tiết và xét nghiệm tế bào học, vi sinh, ký sinh. Xét nghiệm dịch màng phổi cũng có thể tìm thấy hồng cầu trong đó, nếu có hồng cầu có thể là nguyên nhân do ung thư phổi hoặc sau nhồi máu phổi. Trong những trường hợp cần thiết, người ta cần phải sinh thiết màng phổi để xác định nguyên nhân. Nguyên tắc điều trị và dự phòng Tràn dịch màng phổi có nhiều bệnh khác nhau, trong đó có những bệnh rất phức tạp như ung thư phổi, u ác tính các cơ quan lân cận, xơ gan, suy tim, suy thận. Vì vậy, khi thấy đau tức ngực, khó thở, sốt và các bất thường khác…cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, nhất là ở người tuổi đã cao, sức khỏe đã suy giảm hoặc đã có tiền sử mắc các bệnh về phổi (lao phổi, viêm phổi, gãn phế quản), bệnh gan, bệnh tim. Mỗi một loại bệnh khi xác định được và điều trị thì hầu hết bệnh sẽ ổn định, khỏi. Tuy vậy, sau tràn dịch màng phổi còn phải được theo dõi và điều trị tránh dày dính màng phổi ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hô hấp. Hiện nay việc điều trị tràn dịch màng phổi có nhiều tiến bộ với kỹ thuật phẫu thuật nội soi. Những người đang mắc bệnh lao thì cần điều trị thật tích cực, tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, không nên chủ quan, không được bỏ thuốc đang điều trị và cần có chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện một cách hợp lý để giữ gìn và nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật. Những người đã từng mắc bệnh lao đã điều trị khỏi cũng rất cần đi khám bệnh theo định kỳ để được theo dõi một cách nghiêm túc đề phòng bệnh tái phát. Để tránh mắc các bệnh về phổi, áp-xe gan do vi khuẩn hoặc do ký sinh trùng thì cần có một môi trường sống tốt. Vì vậy, cần thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần ăn chín, uống chín, không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, gỏi cá, nem chua, nem chạo, rau sống). Không hút thuốc lá để phòng các bệnh về đường hô hấp. Cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cần vệ sinh họng, miệng, răng thật sạch hàng ngày bằng hình thức đánh răng, súc họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. TTƯT. PGS. TS. BÙI KHẮC HẬU Thực hiện BHYT toàn dân - Cần sự chung tay của cộng đồng Bí kíp uống nước chữa bệnh Ðể sốt rét rừng không thể phát tác (PII)
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luu-y-khi-phuc-hoi-chuc-nang-sau-thay-khop-hang-do-thoai-hoa-vi
Lưu ý khi phục hồi chức năng sau thay khớp háng do thoái hóa
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Ngoại Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Thay khớp háng là phương pháp phẫu thuật thay thế một phần hay toàn bộ khớp háng để điều trị những bệnh lý khớp háng mà tất cả các phương pháp điều trị khác thất bại. Thay khớp háng nhân tạo sẽ giúp giảm đau, biên độ vận động khớp háng được cải thiện. 1. Chỉ định thay khớp háng do thoái hóa khi nào? Thay khớp háng nhân tạo thường được chỉ định cho bệnh nhân trên 50 tuổi gặp các bệnh lý làm tổn thương sụn khớp của chỏm xương đùi và ổ cối như:Bệnh hoại tử chỏm xương đùi, thoái hóa khớp háng, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp... điều trị bảo tồn không có kết quả,bệnh nhân đau kéo dài.Hoặc còn được chỉ định trong các bệnh sau: gãy cổ xương đùi ở người già, không liền xương sau gãy cổ xương đùi, gãy khối mấu chuyển xương đùi.Có nhiều loại khớp háng ra đời và cũng có nhiều phương pháp mổ khác nhau. Nhìn chung khớp nhân tạo có thể phân thành các loại cơ bản là khớp háng có ciment và khớp háng không ciment.Có bệnh nhân thoái hóa khớp háng bán phần( chỉ thay chỏm xương đùi) và có bệnh nhân được thay khớp háng toàn phần( thay cả chỏm xương đùi và ổ cối) tùy theo mức độ bệnh và lứa tuổi.Khớp háng không có ciment được phát triển thành nhiều loại nhỏ tùy thuộc vào bề mặt tiếp xúc và chịu lực của nó là : Kim loại – nhựa cao phân tử, ceramic – ceramic, kim loại – kim loại, khớp có cán vặn Spiron ( dùng cho người trẻ tuổi) 2.Chống chỉ định thay khớp háng Chống chỉ định thay khớp háng với bệnh nhân bị liệt Chống chỉ định thay khớp háng cho bệnh nhân quá trẻ, bị nhiễm trùng khớp háng, bị liệt hay có bệnh thần kinh ảnh hưởng đến khớp háng, bị tổn thương do ung thư.... 3. Phục hồi chức năng sau thay khớp háng Nguyên tắc phục hồi chức năng sau thay khớp háng do thoái hóa nhằm giúp giảm đau, giảm phù nề; Tăng cường sức mạnh các nhóm cơ; Tăng tầm vận động khớp háng; Tăng cường hoạt động trị liệu cho bệnh nhân.3.1 Ngày thứ 1 và 2 sau phẫu thuậtTập các bài tập vận động ở trên giường, thay đổi tư thếKhớp cổ chân: Tập gấp duỗi và xoay khớp cổ chân, tập nhiều lần trong ngày, mỗi lần 5 – 10 phút. Bài tập được tiến hành bắt đầu sau khi phẫu thuật cho đến khi khỏi bệnh.Khớp gối: Bệnh nhân nằm ở tư thế 2 chân duỗi thẳng, mũi chân thẳng lên trần nhà, tập gấp duỗi gối bằng cách nâng khớp gối lên thụ động hoặc chủ động 20 động tác mỗi lần. Ngày khoảng 2 lần. Chú ý: không xoay khớp gối.Co cơ mông : Bệnh nhân nằm ngửa, co cơ mông trong 5s sau đó nghỉ 5s, tập mỗi lần 10 động tác và ngày tập 5 lần.Tập khớp háng: Tập khép và dạng khớp háng. Bệnh nhân nằm ngửa 2 chân duỗi thẳng, dạng khớp háng cả 2 chân (cả khép). Chú ý không xoay khớp háng vào trong và luôn để ở tư thế hơi xoay ngoài.Tập co cơ tĩnh: Bệnh nhân nằm với gối thẳng, co cơ tĩnh cả 2 chân, mỗi lần co 5s rồi nghỉ 5s nâng, tập 10 động tác trong 1 lần và 10 lần/ngày. Nằm nâng chân lên khỏi mặt giường giữ trong 5-10 s.Tập mạnh sức cơ tứ đầu đùi: Bệnh nhân nằm thẳng đặt 1 gối dưới khoeo chân, giữ cho khớp gối gấp khoảng 30– 40 độ. Giữ chặt đùi và đưa cẳng chân lên trên giữ trong khoảng 5s rồi từ từ đưa về vị trí cũ. Mỗi lần làm 10 động tác và 3-4 lần/ngày.3.2 Từ ngày 3-5 sau mổCho bệnh nhân ngồi dậy ở trên giường, tiếp tục tập các bài tập vận động ở trên giường: Khớp gối, khớp háng.Đưa 2 chân ra khỏi thành giường, tập đung đưa 2 chân và tập tăng sức mạnh của cơ đùi. Bệnh nhân có thể tự di chuyển nhẹ nhàng ở trên giường. bệnh nhân sau khi thay khớp háng sẽ tập một số bài tập vận động ở trên giường 3.3 Từ ngày 5 đến 4 tuần sau mổBệnh nhân tiếp tục các bài tập vận động khớp và tăng sức mạnh của cơ. Giai đoạn này có thể tập đứng và đi với nạng hoặc khung. Những lần đầu bệnh nhân có thể có người giữ sau đó tự đứng.Bệnh nhân đứng chịu trọng lực trên chân lành, 2 tay bám vào thành ghế. Nâng gối của chân kia lên giữ trong 2-3s sau đó đặt chân xuống. Động tác nữa là đứng chịu trọng lực trên chân lành giữ gối và háng bệnh trên 1 mặt phẳng rồi tập khép và dạng khớp háng bằng cách đưa chân vào trong và ra ngoài.Động tác tập gấp và duỗi khớp háng: đưa chân phẫu thuật ra trước và ra sau. Chú ý là không được gấp khớp háng trên 90 độ.Tập đi bộ, tập lên xuống cầu thang. Tập mạnh sức cơ tư thế đứng bằng cách kéo chân bằng dây chun.3.4 4-6 tuần sau phẫu thuậtBệnh nhân đi bộ với nạng hoặc gậy, lần đầu đi khoảng 5-10 phút trong 1 lần và đi 3-4 lần/ngày. Những lần sau có thể đi 20-30 phút và 2-3 lần/ngày. Tập đạp xe đạp tại chỗ và tập tham gia các hoạt động hàng ngày: rửa bát, giặt giũ.3.5 6- 12 tuần sau phẫu thuậtBệnh nhân có thể tập đi bằng cách bỏ nạng, tập lái xe.3.6 Sau 12 tuầnBệnh nhân có thể trở lại công việc, lái xe, chạy, đánh golf..Không gấp khớp háng quá 90 độ và không xoay khớp háng vào trong.Không được ngồi xổmKhông được ngồi trên ghế mà không có tay vịnMuốn đứng dậy từ ghế : đưa chân phẫu thuật ra trước sau đó từ từ đứng dậyKhông được ngồi ghế hoặc toilet thấp.Không được xoay khớp gối khi đứng, ngồi, khi nằm và phải kê gối giữa 2 chân.Ngoài ra, người bệnh sau khi thay khớp háng có thể được chỉ định dùng một số thuốc điều trị như kháng sinh, giảm đau chống viêm( paracetamol, NSAID...), chống phù nề, chống huyết khối tĩnh mạch. 4. Những lưu ý đối với người bệnh sau thay khớp háng Người bệnh sau thay khớp háng tránh ngồi một chỗ quá lâu Trong vài tuần đầu sau khi phẫu thuật, khả năng di chuyển của bạn sẽ bị giới hạn. Vì vậy, trước khi phẫu thuật, bạn nên chuẩn bị môi trường trong nhà của mình bằng cách loại bỏ tất cả các chướng ngại vật và mối nguy hiểm tiềm ẩn để phòng ngừa té ngã và tai nạn:Tháo các loại thảm trải sàn, thảm tấm và dây cáp trên sàn nhà;Đảm bảo sàn nhà trong phòng tắm hoặc nhà bếp không trơn trượt;Đảm bảo bệ ngồi vệ sinh đủ cao để giữ khớp háng cao hơn khớp gối của bạn;Tránh để các vật dụng cần thiết trên sàn nhà hoặc trong các tủ ở dưới thấp, đặc biệt là trong nhà bếp hoặc phòng ngủ;Đảm bảo có bố trí ghế ngồi thoải mái;Mang các loại giày dép dễ mang và có đế cao su để tránh trơn trượt.Tránh mọi hoạt động gắng sức;Tránh mọi tư thế và động tác không được bác sĩ phẫu thuật và chuyên viên vật lý trị liệu cho phép;Tập luyện theo đề nghị của chuyên viên vật lý trị liệu, đảm bảo không tập quá sức;Kiểm soát đau và sưng bằng cách nâng cao chân và tuân thủ liệu pháp chườm lạnh;Tập đi theo đề nghị của chuyên viên vật lý trị liệu;Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, thay vào đó là đi bộ thường xuyên với khoảng cách ngắn;Mang vớ áp lực theo đề nghị của bác sĩ phẫu thuậtGia đình nên đưa người thay khớp háng đi tái khám sau 01 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau phẫu thuật. Sau đó 1 năm khám lại 1 lần.
https://suckhoedoisong.vn/cac-phuong-phap-can-thiep-hieu-qua-voi-tre-tu-ky-169240102155431116.htm
04-01-2024
phương pháp can thiệp hiệu quả với trẻ tự kỷ
Dưới đây là các nhóm phương pháp điều trị tự k ỷphổ biến. Nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ Biểu hiện đặc trưng của tự kỷ ở trẻ là sự suy giảm trong giao tiếp, phản xạ xã hội. Trẻ tự kỷ thường có những bất thường về ngôn ngữ, hành vi, sống thu mình, có những hành vi kỳ lạ, lặp đi lặp lại và cả những đặc điểm khác thường trên khuôn mặt mà chúng ta khá dễ để nhận ra. Phân chia theo mức độ thì tự kỷ ở trẻ có các loại sau: Tự kỷ mức độ nhẹ, tự kỷ mức độ trung bình và tự kỷ mức độ nặng. Phương pháp can thiệp có kiểm chứng là những phương pháp đã qua nghiên cứu nghiêm túc và có bằng chứng đồng nhất, liên tục cho thấy trẻ có thêm kỹ năng nhờ được can thiệp. Ảnh minh họa Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ có nhiều. Trong đó phải kể đến một số nguyên nhân phổ biến sau: Di truyền là nguyên nhân hàng đầu gây tự kỷ ở trẻ. Một số biểu hiện của bệnh tự kỷ được cho là do nhóm gen quy định. Vì thế, trong gia đình có người bị tự kỷ thì nguy cơ trẻ bị tự kỷ cao hơn những trẻ khác. Môi trường phát triển như thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ, người thân, ít giao tiếp bên ngoài… Mẹ mắc bệnh khi mang thai như cúm, sởi hoặc bị nhiễm độc thai nghén, sử dụng chất kích thích, thuốc an thần, sự thiếu hụt tyroxin trong tuyến giáp của mẹ… Trẻ gặp bất thường ở não. tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển. Trẻ bị đẻ non dưới 37 tuần, thiếu hoặc ngạt oxy não khi sinh. Chấn thương sọ não do các can thiệp sản khoa cũng khiến trẻ bị tự kỷ. Các phương pháp can thiệp đối với trẻ tự kỷ Nhóm phương pháp dựa trên phân tích hành vi ứng dụng (ABA ): Cải thiện về nhận thức, khả năng ngôn ngữ, và hành vi thích nghi; Tuy vậy, ít quan tâm tới tính cá nhân và riêng biệt của từng trẻ, cảm xúc và kết nối với người khác. Nhóm phương pháp dựa trên tính cá nhân và sự phát triển (DIR/Floortime, RDI): Trẻ tiến bộ ở các lĩnh vực mà Floortime tập trung vào như cảm xúc, giao tiếp và quan hệ với người khác và cho thấy tiềm năng rất lớn của phương pháp này cho tự kỷ. Nhóm phương pháp kết hợp (ví dụ ESDM): Đây là phương pháp rất triển vọng, và đã chứng minh được hiệu quả trong cải thiện khả năng nhận thức (trí tuệ), khả năng ngôn ngữ, và hành vi thích nghi, và giảm thiểu các triệu chứng tự kỷ. Nhóm phương pháp hỗ trợ về giao tiếp như AAC, PECS hiệu quả trong việc phát triển ngôn ngữ giao tiếp của cá nhân bị rối loạn phổ tự kỷ và các rối loạn phát triển khác. Nhóm các phương pháp trị liệu cảm giác , trị liệu hoạt động đây là những phương pháp can thiệp có tính chất bổ trợ cho quá trình can thiệp. Tuy chưa có nhiều nghiên cứu thực chứng về hiệu quả của các phương pháp này, nhưng trong nhiều trường hợp chúng ta thấy đây là những phương pháp cần thiết và có những tác dụng nhất định với trẻ em rối loạn phổ tự kỷ. Điều trị dinh dưỡng - sinh học - dùng thuốc: Các phương pháp thay đổi chế độ ăn, bổ sung chất, bổ sung vitamin: những nghiên cứu về các phương pháp này có kết quả pha trộn giữa hiệu quả và không hiệu quả, nói chung bằng chứng về hiệu quả thấp và chưa thuyết phục; thở oxy cao áp mặc dù được sử dụng ở một số gia đình, chuyên gia, cơ sở và dịch vụ điều trị, nhưng đều chưa chứng minh được hiệu quả. Các phương pháp điều trị bằng thuốc cho thấy ít nhiều hiệu quả trong việc điều trị một số vấn đề hành vi ở người có rối loạn phổ tự kỷ như hành vi định hình lặp lại, hành vi chống đối, hành vi tăng động tuy nhiên thuốc có thể có tác dụng phụ như tăng cân, mệt mỏi/ủ rũ. Nhóm phương pháp trị liệu nghệ thuật như âm nhạc được xem là những phương pháp can thiệp có tính chất bổ trợ cho quá trình can thiệp. Một số nghiên cứu cho thấy âm nhạc giúp tăng cường tính kết nối, tương tác và hỗ trợ giảm căng thẳng cho trẻ em rối loạn phổ tự kỷ. Ngoài ra, còn hàng trăm phương pháp khác điều trị, can thiệp và giáo dục rối loạn phổ tự kỷ được đưa ra, hầu hết đều chưa được nghiên cứu, chứng minh hiệu quả ở Mỹ và trên thế giới. Xem thêm video được quan tâm: Xơ mướp chữa bệnh gì ? | SKĐS
https://tamanhhospital.vn/thuoc-dieu-tri-loang-xuong/
19/08/2022
4 thuốc điều trị loãng xương phổ biến: Cách sử dụng, Liều dùng
Việc dùng thuốc điều trị loãng xương là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao dành cho người bệnh. Tuy nhiên, quá trình sử dụng bắt buộc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh tối đa tác dụng phụ và các vấn đề không mong muốn. Mục lụcChỉ định sử dụng thuốc điều trị loãng xươngLoãng xương uống thuốc gì?BisphosphonatesHormone và liệu pháp liên quan đến hormoneThuốc sinh họcThuốc tăng tạo xươngNên sử dụng thuốc loãng xương trong bao lâu?Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc điều chữa loãng xương và thực phẩm bổ sungChỉ định sử dụng thuốc điều trị loãng xương Thuốc điều trị loãng xương được chỉ định sử dụng cho những người có kết quả kiểm tra mật độ xương với điểm T từ -2,5 trở xuống (chẳng hạn như -3,3 hoặc -3,8), được chẩn đoán loãng xương. Ngoài ra, những trường hợp giảm mật độ xương có kèm theo yếu tố nguy cơ cao vẫn có thể dùng nếu bác sĩ tư vấn. Tuy nhiên, để biết chính xác liệu cơ thể có đủ điều kiện để sử dụng thuốc điều trị hay không, người bệnh sẽ phải trải qua quá trình đánh giá từ công cụ y khoa. Kết luận đưa ra sẽ dựa trên kết quả về mật độ xương và yếu tố nguy cơ. (1) Đối với các nguồn thực phẩm bổ sung, mặc dù không được quy định chi tiết như thuốc kê đơn nhưng điều này không đồng nghĩa với việc luôn luôn an toàn cho tất cả người dùng. Chẳng hạn, những chất bổ sung Canxi từ thực vật, tảo,… được bác sĩ yêu cầu sử dụng để tăng cường sức khỏe cho xương khi cơ thể không thể tự tổng hợp qua chế độ ăn thông thường. Hàm lượng được khuyến nghị là từ 1.000 – 1.200 mg/ngày. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều hơn mức này hoàn toàn không giúp xương khỏe hơn, ngược lại còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, táo bón và tích tụ Canxi trong máu. Tương tự đối với các loại thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin D, người sử dụng cũng cần tuân theo chỉ định cụ thể sau khi kiểm tra nồng độ chất trong máu. Thực tế, Stronti được quảng cáo là hữu ích đối với bệnh loãng xương nhưng chưa bao giờ được chấp thuận tại Mỹ. Một phiên bản kê đơn của Strontium Ranelate xuất hiện nhưng ngay sau đó bị loại bỏ ra khỏi thị trường do tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, dù thuốc kê đơn điều trị loãng xương hay thực phẩm chức năng, khi sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Mục đích chính nhằm để hiểu rõ về lợi ích mang lại cũng như các rủi ro có thể gặp trong quá trình dùng. Loãng xương uống thuốc gì? Hiện nay, thuốc điều trị loãng xương rất đa dạng. Người bệnh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình. (2) Bisphosphonates Bisphosphonates là thuốc loãng xương dành cho phụ nữ sau mãn kinh, người già, nam giới thuộc nhóm nguy cơ (nghiện rượu bia, thuốc lá,…), có tác dụng ức chế quá trình hủy xương (nên còn được gọi là Thuốc chống hủy xương). Nhóm thuốc này có nhiều lựa chọn, chế độ sử dụng và nhãn hiệu khác nhau. Cụ thể gồm: Alendronate: Fosamax®, Fosamax Plus D®, Binosto®. Ibandronate: Boniva®. Risedronate: Actonel®, Atelvia®. Axit zoledronic: Reclast®. Các tác dụng phụ có thể xảy ra của Bisphosphonates bao gồm một số triệu chứng giống như cúm (sốt, nhức đầu), ợ chua và suy giảm chức năng thận. Thậm chí, dấu hiệu nghiêm trọng hơn là hoại tử xương hàm, gãy xương đùi do chấn thương thấp,… Nguy cơ xảy ra những triệu chứng này sẽ tăng lên khi dùng thuốc kéo dài trên 5 năm. Hormone và liệu pháp liên quan đến hormone Nhóm này bao gồm Estrogen, Testosterone và chất điều biến thụ thể Estrogen chọn lọc Raloxifene (Evista®). Cụ thể như sau: Liệu pháp Estrogen: Bên cạnh khả năng bảo vệ, điều trị loãng xương, liệu pháp Estrogen còn có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ ung thư vú và sự phát triển của các cục máu đông. Liệu pháp Testosterone: Liệu pháp này được sử dụng cho đàn ông có lượng hormone Testosterone thấp, giúp tăng mật độ xương, điều trị loãng xương và đem đến một số lợi ích khác cho sức khỏe. Raloxifene: Raloxifene có dạng viên nén, hoạt động tương tự như Estrogen với xương. Bên cạnh tác dụng điều trị loãng xương, liệu pháp này còn được dùng để làm giảm nguy cơ ung thư vú ở một số phụ nữ. Ngoài ra, Calcitonin-salmon (Fortical® và Miacalcin®) là một loại hormone tổng hợp, có tác dụng làm giảm nguy cơ gãy xương sống. Hormone có thể đưa vào cơ thể bằng đường tiêm hoặc hít trực tiếp qua mũi. Một số tác dụng phụ được ghi nhận gồm: chảy nước mũi, chảy máu cam (đối với dạng hít), phát ban, đỏ mặt (đối với dạng tiêm) và nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, Calcitonin-salmon không được khuyến khích là lựa chọn đầu tiên. Thuốc sinh học Denosumab (Prolia®) là sản phẩm được sử dụng dưới dạng tiêm sáu tháng một lần cho phụ nữ và nam giới. Thuốc là lựa chọn thay thế khi các phương pháp điều trị khác không thành công. Denosumab (Prolia®) có thể sử dụng được ngay cả trong trường hợp suy giảm chức năng thận. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ nghiêm trọng cũng được ghi nhận như nhiễm trùng, tổn thương xương đùi, xương hàm,… Thuốc tăng tạo xương Những sản phẩm này đem đến nhiều tác dụng có lợi đối với người bị loãng xương. Trong đó, ba loại đã được phê duyệt gồm: Romososumab-aqqg (Evenity®): Sản phẩm đã được chấp thuận sử dụng cho phụ nữ sau mãn kinh đối mặt với nguy cơ gãy xương cao. Người bệnh sẽ được tiêm hai mũi với thời hạn 1 năm. Teriparatide (Forteo®) và Abaloparatide (Tymlos®): Đây là hai loại hormone tuyến cận giáp, được đưa vào có thể bằng đường tiêm và dùng hàng ngày trong 2 năm. Đối với sản phẩm này, sau khi ngưng dùng, lợi ích cũng sẽ biến mất, do đó người bệnh sẽ cần dùng đến một loại thuốc điều trị khác. Điều này giúp đảm bảo duy trì sự phát triển của xương mới. Nên sử dụng thuốc loãng xương trong bao lâu? Bisphosphonates là loại thuốc chữa loãng xương phổ biến nhất, thường được dùng trong ít nhất từ 3 – 5 năm. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố nguy cơ để xác định xem người bệnh có cần dùng tiếp hoặc đổi sang thuốc mới hay không. Những tác dụng phụ do Bisphosphonates gây ra cũng đã được ghi nhận, trong đó hai triệu chứng nghiêm trọng nhất là: (3) Hoại tử xương hàm Viêm thực quản Hai biến chứng này rất hiếm gặp, tuy nhiên để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải, bác sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh ngưng dùng Bisphosphonates sau 3 – 5 năm. Con số này có thể thay đổi dựa vào mức độ loãng xương nặng hoặc nhẹ. Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc điều chữa loãng xương và thực phẩm bổ sung Các loại thuốc loãng xương và thực phẩm chức năng bổ sung Canxi, Vitamin D là rất cần thiết đối với quá trình điều trị. Tuy nhiên khi tìm kiếm, sử dụng sản phẩm, người bệnh cần cân nhắc một số lưu ý quan trọng sau: (4) Cẩn trọng khi dùng thuốc ở người lớn tuổi: Đây là nhóm đối tượng có khả năng mắc các bệnh mãn tính cao (tiểu đường, viêm khớp, huyết áp cao,…). Do đó, những người lớn tuổi thường có xu hướng sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau. Vì vậy, việc kiểm tra, tham khảo cẩn thận trước khi chọn thuốc là thực sự cần thiết. Tìm hiểu kỹ về thuốc trước khi mua, bao gồm: tên thuốc, thành phần hoạt chất, cơ chế hoạt động, khả năng gây dị ứng, thời gian phát huy tác dụng, cách bảo quản,… Tìm hiểu kỹ về cách dùng thuốc, đọc kỹ các hướng dẫn trước khi sử dụng. Tìm hiểu về khả năng tương tác giữa thuốc điều trị loãng xương và các loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng,… đang dùng khác. Luôn luôn kiểm tra hạn sử dụng trên chai thuốc và tuyệt đối không dùng sản phẩm đã hết hạn. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế. Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp… BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật. Trên đây là tổng hợp 4 loại thuốc điều trị loãng xương đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng với những cập nhật hữu ích này, người bệnh sẽ tìm được sản phẩm phù hợp nhất cho tình trạng đang gặp phải. Tuy nhiên, với bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm bổ sung nào, việc tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa là thực sự cần thiết và quan trọng.
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-va-mon-an-cho-nguoi-xo-vua-mach-169160875.htm
23-07-2019
Thuốc và món ăn cho người xơ vữa mạch
Nguyên nhân chính là ăn uống không hợp lý, ít vận động thể lực dẫn đến thừa cân, béo mập và tăng huyết áp. Sau đây là một số bài thuốc và món ăn nước uống hỗ trợ trị bệnh. Thuốc uống Bài 1: sơn tra 15g, sinh hoàng kỳ 15g, lá sen 8g, sinh đại hoàng 5g, sinh khương 2 lá, sinh cam thảo 3g. Sắc uống thay trà. Tác dụng: chữa mỡ máu cao, xơ vữa động mạch. Bài 2: sơn tra 10g, linh chi 10g, trạch tả 15g, thảo quyết minh 15g, xích thược 12g. Sắc uống trong ngày. Tác dụng: chữa mỡ máu cao, tăng huyết áp, thiểu năng động mạch vành. Bài 3: sơn tra 15g, đan sâm 15g, quyết minh tử 12g, hồng hoa 5g. Sắc uống thay trà. Dùng liên tục 2-3 tháng. Tác dụng: chữa mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não và động mạch vành. Bài 4: sơn tra 30g, hoa hòe 15g, lá sen non 15g, thảo quyết minh 10g, đường trắng vừa đủ. Sắc kỹ, thêm đường uống vài ba lần trong ngày. Tác dụng: giãn mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, thanh nhiệt, giảm mỡ máu. Bài 5: sơn tra 30g, lá sen 10g. Sắc uống thay trà. Tác dụng: thanh nhiệt, giảm mỡ máu. Cháo sò biển bổ âm, điều kinh, bổ gan thận, ích tinh huyết, trị tăng huyết áp, xơ vữa mạch, đau lưng mỏi gối, tiểu tiện sót. Món ăn thuốc hỗ trợ Thịt lợn nấu câu kỷ: thịt lợn nạc 250g, câu kỷ tử 15g, gia vị, rượu trắng, hành, gừng lát, tiêu bột, nước vừa đủ. Câu kỷ rửa sạch. Thịt lợn thái chỉ, bắc nồi đảo nhanh thấy chuyển màu trắng thì cho rượu, hành, gừng, gia vị đảo qua, cho nước dùng và hạt câu kỷ, thịt chín nhừ múc ra bát, cho hạt tiêu. Ăn kèm trong bữa cơm. Tác dụng: chữa mỡ máu cao, can thận bất túc, bồi bổ cường tráng, an thần, sáng mắt. Cháo vừng, quả dâu: vừng đen 60g, quả dâu 60g, đường trắng 10g, gạo lức 50g. Vừng, dâu, gạo đã vo sạch cùng nấu cháo, cho đường. Chia ăn 2 lần trong ngày. Tác dụng: bổ phế ích khí, thông huyết mạch. Chữa mỡ máu cao, tăng huyết áp. Cháo quyết minh tử: quyết minh tử (hạt muồng) 20g, gạo lức 100g. Quyết minh tử đãi sạch rang thơm, cho vào nồi, đổ nước đun cạn còn một nửa, bỏ bã, cho gạo vo sạch nấu cháo. Chia ăn 2 lần trong ngày. Người đại tiện lỏng hoặc huyết hư, hoa mắt không nên ăn nhiều. Cháo đậu nành: đậu nành 500g, gạo lức 50g, đường hoặc bột gia vị vừa đủ. Đậu và gạo đãi sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo. Khi mặt cháo nổi váng, cho đường hoặc bột gia vị vào. Ăn nóng buổi sáng và tối. Tác dụng: bổ hư nhuận táo, chữa mỡ máu cao, xơ vữa mạch vành, tăng huyết áp. Cháo đậu xanh, sắn dây: đậu xanh 50g, bột sắn dây 50g hòa nước lạnh, gạo lức 50g. Gạo và đậu xanh đãi sạch cùng nấu cháo, khi gần chín cho bột sắn dây vào, nấu thêm một lát là được. Chia ăn 2 lần trong ngày. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thử, lợi thủy trị mỡ máu cao và tăng huyết áp. Cháo sò biển: sò biển 50g, gạo lức 100g. Sò biển ngâm nước ấm nửa ngày rồi cho vào nước đun sôi, vớt ra, bóc bỏ vỏ, lấy ruột cho cùng gạo đã vo sạch, đổ nước vừa đủ nấu cháo. Ăn nóng vào buổi sáng và tối. Tác dụng: bổ âm, điều kinh, bổ gan thận, ích tinh huyết, trị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đau lưng mỏi gối, tiểu tiện sót. Cháo tôm nõn: tôm nõn 30g, gạo lức 100g. Tôm nõn ngâm nước ấm 30 phút, gạo đãi sạch cùng nấu cháo. Ăn nóng vào buổi sáng và tối. Tác dụng: chữa thận dương hư suy, thận tinh suy kém, tăng huyết áp, mỡ máu cao. Nước đậu xanh: đậu xanh lượng tùy ý, vo sạch, phơi khô, nghiền thành bột, pha vào nước sôi, uống ngày 3 lần, mỗi lần 30g, liền trong 1 tháng. Nước sơn tra, ngân hoa: sơn tra thái lát 30g, kim ngân hoa 6g, đường trắng 60g. Sơn tra và kim ngân hoa sao chín, cho đường, đun nhỏ lửa thành mứt rồi cho nước sôi hòa tan là được. Dùng trong ngày. Tác dụng: chữa mỡ máu cao, tăng huyết áp, lỵ, tiêu hóa kém.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kiem-tra-thinh-giac-cho-tre-em-vi
Kiểm tra thính giác cho trẻ em
Các bài kiểm tra thính giác định kỳ được cung cấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào trong quá trình phát triển của chúng. Mặc dù các vấn đề nghiêm trọng về thính lực trong thời thơ ấu của trẻ là rất hiếm khi xảy ra, nhưng việc xét nghiệm sớm có thể đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời các tình trạng về thính giác cho trẻ. 1. Tầm quan trọng của kiểm tra thính giác cho trẻ em Các bài kiểm tra thính giác có thể được thực hiện ngay sau khi sinh nhằm giúp chẩn đoán các tình trạng mất thính lực đáng kể ở trẻ em cũng như phát hiện ra bất kỳ vấn đề thính giác nào đang trở nên tồi tệ hơn.Việc kiểm tra thính lực cho bé định kỳ có thể giúp phát hiện ra sớm một vấn đề về thính giác không được chẩn đoán trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm ở trẻ. Do đó, bạn nên cho trẻ đi kiểm tra thính giác càng sớm càng tốt vì những tình trạng phát hiện muộn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, lời nói, các kỹ năng xã hội và học tập của trẻ. 2. Khi nào nên cho trẻ đi kiểm tra thính giác? Khả năng nghe của trẻ có thể được kiểm tra theo các mốc sau đây:Trong vòng 2 tuần đầu sau khi sinh: Đây được gọi là kiểm tra thính giác trẻ sơ sinh, thường được thực hiện trước khi bạn xuất viện sau khi sinh con.Trẻ từ 9 tháng – 2.5 tuổi: Trong quá trình đánh giá sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ trong độ tuổi này, bạn nên cho trẻ đi khám thính giác nhằm kiểm tra bất kỳ vấn đề thính lực nào có thể làm cản trở đến sự phát triển của trẻ.Trẻ từ 4 – 5 tuổi: Hầu hết trẻ em sẽ được kiểm tra thính giác khi chúng bắt đầu đi học. Các bài kiểm tra này có thể được tiến hành ngay tại trường học hoặc phòng khám tai mũi họng.Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể kiểm tra thính lực cho bé vào bất kỳ thời điểm nào mà bạn cảm thấy lo ngại. Tốt nhất, hãy trao đổi với bác sĩ đa khoa nếu bạn lo lắng về khả năng nghe của con mình. Kiểm tra thính giác trẻ sơ sinh được thực hiện trong vòng 2 tuần đầu sau khi sinh 3. Các bài kiểm tra thính lực cho trẻ em Dưới đây là những bài kiểm tra thính giác phổ biến dành cho trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ, bao gồm:3.1.Đo thính lực củng cố thị giác (VRA)VRA thường được sử dụng để kiểm tra thính lực cho bé từ 6 tháng đến 2 tuổi rưỡi. Trong quá trình đo thính lực củng cố thị giác, trẻ sẽ được dạy cách liên kết âm thanh với các phần thưởng trực quan, chẳng hạn như màn hình máy tính sáng hay đồ chơi.Khi trẻ có thể liên kết âm thanh với phần thưởng trực quan, âm lượng và cao độ của âm thanh sẽ thay đổi để xác định được những âm thanh yên tĩnh nhất mà trẻ có thể nghe được.3.2.Đo thính lực khi chơiTrẻ nhỏ từ 1.5 – 5 tuổi có thể được kiểm tra thính giác khi chơi. Trong quá trình kiểm tra, âm thanh sẽ được phát qua tai nghe hoặc loa, sau đó trẻ sẽ được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ đơn giản khi chúng nghe thấy các âm thanh, chẳng hạn như đặt bóng vào thùng để hoàn thành một câu đố.Tương tự như phương pháp VRA, âm lượng và cao độ của âm thanh phát ra sẽ được thay đổi để có thể xác định được âm thanh yên tĩnh nhất mà trẻ có thể nghe thấy.3.3.Đo thính lực âm thanh thuần tuýNhững trẻ lớn hơn có thể thực hiện đo thính lực âm thanh thuần tuý nhằm kiểm tra thính giác trước khi trẻ bắt đầu đi học. Nó cũng tương tự như một bài kiểm tra thính lực cho người lớn.Trong quá trình đo thính lực âm thanh thuần tuý, máy sẽ tạo ra âm thanh ở các âm lượng và tần số khác nhau. Âm thanh được phát qua tai nghe và bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ trả lời bằng cách nhấn nút khi chúng nghe thấy bằng. Thông qua việc thay đổi mức độ của âm thanh, bác sĩ có thể tìm ra những âm thanh yên tĩnh nhất mà trẻ có thể nghe được.3.4.Thử nghiệm dẫn truyền âm thanh qua xươngBên cạnh việc sử dụng tai nghe hoặc loa, hầu hết các thử nghiệm trên cũng có thể được thực hiện bằng cách dùng một thiết bị rung nhỏ đặt ở sau tai. Thiết bị này sẽ truyền âm thanh trực tiếp đến tai thông qua các xương ở đầu, giúp xác định phần nào của tai không hoạt động bình thường nếu trẻ đang có các vấn đề về thính giác.3.5.Đo màng nhĩĐo màng nhĩ là một bài kiểm tra thính giác giúp đánh giá mức độ linh hoạt của màng nhĩ.Để có thính giác tốt, màng nhĩ của trẻ cần phải linh hoạt để cho phép âm thanh đi qua nó. Nếu màng nhĩ quá cứng do có chất lỏng phía sau (tai keo), nó có thể khiến cho âm thanh bị dội ngược lại thay vì truyền qua màng nhĩ.Trong quá trình kiểm tra màng nhĩ, bác sĩ sẽ đặt một ống cao su mềm ở lối vào tai của trẻ. Không khí nhẹ nhàng thổi xuống ống và âm thanh được phát qua một chiếc loa nhỏ bên trong ống, sau đó ống đo âm thanh bị dội ngược lại từ tai. Kiểm tra thính giác giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào về khả năng nghe của trẻ 4.Nguyên nhân gây ra các vấn đề về thính giác ở trẻ em Thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ gặp phải các vấn đề về thính giác, bao gồm mất thính lực tạm thời do cảm lạnh. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây mất thính lực khác ở trẻ cũng có thể được phát hiện trong các cuộc kiểm tra thính giác định kỳ, bao gồm:Keo tai: Sự tích tụ nhiều của các chất lỏng trong tai giữa, thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ.Tình trạng nhiễm trùng: Phát triển ngay khi trẻ còn trong bụng mẹ hoặc khi sinh, chẳng hạn như cytomegalovirus và rubella, gây mất thính lực tiến triển ở trẻCác tình trạng di truyền: Chẳng hạn như chứng xơ cứng tai, khiến cho các dây thần kinh thính giác không hoạt động hiệu quả như bình thường.Tổn thương ốc tai hoặc dây thần kinh thính giác: Điều này có thể xảy ra do chấn thương nghiêm trọng ở đầu, phẫu thuật đầu hoặc tiếp xúc với tiếng ồn lớn.Ngạt khi sinh: Trẻ bị thiếu oxy khi sinh.Một số bệnh lý nhất định: Chẳng hạn như viêm não hoặc viêm màng não. 5. Phát hiện các dấu hiệu của vấn đề thính giác ở trẻ Mặc dù trẻ có thể được kiểm tra thính giác định kỳ khi chúng lớn lên, tuy nhiên các bậc phụ huynh vẫn nên để ý đến các dấu hiệu khi trẻ có sự bất thường về thính lực, bao gồm:Trẻ kém tập trung hoặc thiếu sự chú ýNói to và nghe ti vi ở âm lượng lớnKhông phản hồi khi tên của trẻ được gọi bởi người khácPhát âm sai từKhó xác định và nhận biết được nơi phát ra âm thanhBạn nên trao đổi với bác sĩ đa khoa nếu lo lắng về khả năng thính lực của con mình. Các bài kiểm tra thính lực cho bé có thể được thực hiện ở mọi lứa tuổi. Nguồn tham khảo: medlineplus.gov, nhs.uk
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-buoc-kham-lam-sang-tuyen-giap-vi
Các bước khám lâm sàng tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến thuộc hệ nội tiết của cơ thể, nằm ở phía trước cổ, sản xuất hormone hỗ trợ chức năng hoạt động của các cơ quan khác. 1. Tuyến giáp có vai trò gì? Tuyến giáp sản xuất hormone nội tiết vào máu giúp ổn định các chức năng hoạt động của các bộ phận khác trong cơ thể. Khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone vào máu sẽ gây bệnh cường giáp.Ngược lại, khi tuyến giáp tiết quá ít hormone vào máu sẽ gây ra bệnh suy giáp. Tuyến giáp trữ > 90% lượng Iod cơ thể, hormone giáp làm tăng chuyển hóa cơ bản, chuyển hóa lipid, chuyển hóa protid...Bệnh tuyến giáp là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh nội tiết. Bướu giáp xảy ra ở 10% nữ giới, 2% nam giới, gây mất thẩm mỹ, khó khăn trong sinh hoạt nếu bướu lành tính.Ngược lại, bướu ác tính có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Do đó, chúng ta nên thường xuyên theo dõi sức khỏe tuyến giáp thông qua các bước khám tuyến giáp định kỳ để phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị (suy giáp, cường giáp, bướu giáp, ung thư giáp, viêm tuyến giáp...). 2. Mục tiêu của việc khám lâm sàng tuyến giáp Xác định được bướu tuyến giáp, phân biệt với các khối u khác ở vùng trước cổ.Xác định đặc tính của bướu tuyến giáp: Bướu to lan tỏa, bướu có nhân, mật độ, đặc điểm di động, nhạy với cảm giác đau.Khám hạch ở các vùng có liên quan đến bướu giáp.Thực hiện nghiệm pháp Pemberton. Việc khám lâm sàng tuyến giáp giúp xác định kích thước, một độ của bướu 3. Chuẩn bị trước khi khám tuyến giáp Bệnh nhân được giải thích những điều cần biết khi thăm khám để bệnh nhân hợp tác. Bệnh nhân được yêu bộc lộ vùng cổ (nếu áo có cổ cao):Tư thế bệnh nhân: Người bệnh ngồi thoải mái trên ghế thấp (thăm khám với thủ thuật nhìn, sờ) và bệnh nhân nằm ngửa (trong cách nghe tuyến giáp). Riêng nghiệm pháp Pemberton thì bệnh nhân sẽ đứng hoặc ngồi. Ngoài ra, người bệnh có 1 ly nước nhỏ để uống giúp quan sát bướu giáp di chuyển theo nhịp nuốt.Tư thế bác sĩ: Đứng sau bệnh nhân hoặc đối diện bệnh nhân, 2 bàn tay của người khám bệnh và ống nghe phải ấm. 4. Các bước khám lâm sàng tuyến giáp Nhìn và quan sát vùng cổSờ nắn bướu giápKhám và phát hiện các hạchNghe âm thổi vùng bướu giáp ở 2 tư thế nằm và ngồiNghiệm pháp Pemberton (nếu có chỉ định) 4.1 Nhìn bướu giáp 4.1.1 Mục đích Nhận biết bướu giáp có tính chất di động theo nhịp nuốt, phân biệt với các u khác như: hạch cạnh cơ ức đòn chũm, phì đại cơ ức đòn chũm hay khối u mỡ cạnh cổ. Nếu bướu giáp không hoặc ít di động theo nhịp nuốt thì nghi ngờ viêm giáp xơ hóa Riedel hoặc ung thư giáp do mô xơ hay thâm nhiễm vào các cấu trúc lân cận.Quan sát vùng da cổ phía trên bướu giáp để phát hiện hội chứng viêm: sưng, đỏ, nóng, đau trong viêm giáp cấp sinh mủ hay sưng đau trong viêm giáp DeQuervain. Nhìn bướu giáp để phát hiện hội chứng viêm: sưng, đỏ, nóng 4.1.2 Kỹ thuật Bệnh nhân ở tư thế ngồi, bộc lộ vùng cổ và thực hiện động tác nuốt bằng cách uống vài ngụm nước nhỏ. 4.2 Sờ bướu giáp Mục đích: Xác định các đặc điểm, tính chất bướu giáp mạch bằng cách khám rung miêu và khám lại các hạch vùng. Có 2 kỹ thuật sờ: khám phía trước và khám phía sau.Khám phía sau: Bệnh nhân ngồi trên ghế, bác sĩ đứng phía sau bệnh nhân và khám bướu giáp bằng các ngón 2,3,4 (hoặc ngón 2,3) của 2 bàn tay. Một tay cố định tuyến giáp, tay còn lại khám tuyến giáp, không khám hai tay cùng lúc. Ngón cái có thể đặt phía sau cổ bệnh nhân, các ngón 2,3,4 di động từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới để xác định ranh giới bướu giáp, tính chất lan tỏa hay nhân giáp và mật độ tuyến giáp.Khám phía trước: Bệnh nhân ngồi trên ghế, thầy thuốc dùng ngón cái để khám, các ngón 2,3,4 cũng có thể được dùng trong trường hợp khám từng thùy tuyến giáp. Bác sĩ sẽ xác định lại tính chất của từng thùy tuyến giáp, kết hợp thêm khám hạch vùng và tìm rung miêu.Sờ tuyến giáp để đánh giá các đặc điểm sau:Hình dạng: tuyến giáp to lan tỏa hay có nhân (một hay nhiều nhân). Nếu có nhân, mô tả vị trí, kích thước, mật độ, giới hạn, di động, có đau khi sờ hay không.Kích thước: ước tính kích thước tuyến giáp, bệnh nhân có tuyến giáp lớn gợi ý bướu giáp thòng.Mật độ: mềm gặp trong bướu giáp đơn thuần, chắc trong viêm giáp, cứng trong viêm giáp Riedel hay ung thư giáp.Đau khi sờ: có thể là do viêm giáp (cấp hay bán cấp) hay do nang giáp xuất huyết. Sờ tuyến giáp để đánh giá kích thước tuyến giáp 4.3 Nghe bướu giáp Mục đích: Xác định bướu giáp mạch (bằng cách nghe được âm thổi trên bướu giáp). Bướu giáp mạch có thể gặp trong bệnh Basedow hay bướu giáp khổng lồ.Bệnh nhân ngồi trên ghế, bác sĩ đứng bên cạnh hay ngồi đối diện. Bác sĩ tiến hành nghe từ đáy tim lên để loại trừ các âm thổi trong bệnh lý van động mạch chủ (hẹp van động mạch chủ).Sau đó nghe tại tuyến giáp tại 2 cực trên và 2 cực dưới nơi động mạch giáp trên và giáp dưới đổ vào. Nếu không nghe âm thổi hay nghi ngờ thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nín thở để loại trừ các tạp âm đường hô hấp.Một số trường hợp đặc biệt có thể nghe ở tư thế nằm: bệnh nhân nằm ngửa trên giường, bộc lộ vùng cổ (không nằm gối). Tư thế này dễ phát hiện âm thổi hơn khi nghe ở tư thế ngồi do loại bỏ yếu tố trọng lực. K Thì âm thổi (tâm thu hay liên tục) 4.4 Nghiệm pháp Pemberton Chỉ định khi có nghi ngờ bướu giáp chìm sau xương ức hoặc bệnh nhân có triệu chứng phù áo khoác hay tuần hoàn bàng hệ vùng cổ vai.Bệnh nhân ngồi trên ghế hay đứng, bác sĩ đứng trước mặt bệnh nhân. yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay thẳng lên khỏi đầu, lòng bàn tay hướng vào nhau, cánh tay ép sát vào mang tai, hít thật sâu rồi nín thở.Bác sĩ sẽ quan sát vẻ mặt bệnh nhân, nếu nghiệm pháp Pemberton dương tính sẽ thấy mặt bệnh nhân đỏ bừng và bệnh nhân có thể chóng mặt, choáng váng, chứng tỏ có khối choán chỗ trung thất trên (bướu giáp chìm, u tuyến ức, hạch phì đại...)Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn của cơ thể, có thể thăm khám được. Thông qua thăm khám kỹ lưỡng bác sĩ sẽ định hướng được tình trạng của bệnh nhân nhờ đó đưa ra chẩn đoán và điều trị đúng đắn, kịp thời.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/u-ac-tinh-phat-trien-trong-bao-lau-20220716090307363.htm
20220716
U ác tính phát triển trong bao lâu?
U ác tính là gì? Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hơn một trăm triệu triệu (100.000.000.000.000.000) tế bào. Ung thư bắt đầu với những thay đổi trong một tế bào hoặc một nhóm nhỏ tế bào. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Vương Quốc Anh, các tế bào tạo ra tín hiệu để kiểm soát mức độ và tần suất phân chia của các tế bào. Nếu bất kỳ tín hiệu nào trong số này bị lỗi hoặc bị thiếu, các tế bào có thể bắt đầu phát triển và nhân lên quá nhiều và hình thành một cục gọi là khối u. Khối u chính là nơi ung thư hay u ác tính bắt đầu. Một số loại u ác tính, được gọi là bệnh bạch cầu bắt đầu từ các tế bào máu. Chúng không tạo thành khối u rắn. Thay vào đó, các tế bào ung thư tích tụ trong máu và đôi khi là tủy xương. Để bắt đầu phát bệnh ung thư, một số thay đổi nhất định diễn ra trong gen của một tế bào hoặc một nhóm tế bào. Đây là một dạng đột biến. Nó có nghĩa là một gen đã bị hư hỏng hoặc bị mất hoặc được sao chép quá nhiều lần. U ác tính bắt đầu như thế nào? Để trả lời câu hỏi U ác tính phát triển trong bao lâu?, chúng ta cần hiểu các đột biến có thể xảy ra một cách tình cờ khi một tế bào đang phân chia. Một số đột biến có nghĩa là tế bào không còn hiểu các chỉ dẫn của nó. Nó có thể bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát. Phải có khoảng 6 đột biến khác nhau trước khi một tế bào bình thường biến thành tế bào ung thư. Các đột biến có thể xảy ra một cách tình cờ khi một tế bào đang phân chia. Chúng cũng có thể được gây ra bởi các quá trình sống bên trong tế bào. Hoặc do những thứ đến từ bên ngoài cơ thể, chẳng hạn như các chất hóa học trong khói thuốc lá. Và một số người có thể thừa hưởng các lỗi trong các gen cụ thể khiến họ có nhiều khả năng mắcbệnh ung thưhơn. Một số gen bị hư hại hàng ngày và các tế bào rất giỏi trong việc sửa chữa chúng. Nhưng theo thời gian, những hư hại có thể tích tụ. Và một khi các tế bào bắt đầu phát triển quá nhanh, chúng có nhiều khả năng nhận thêm các đột biến và ít có khả năng sửa chữa các gen bị hỏng. Có thể mất nhiều năm để một tế bào bị tổn thương phân chia và phát triển và tạo thành một khối u đủ lớn để gây ra các triệu chứng hoặc hiển thị trên phim chụp cắt lớp. Hầu hết các bệnh ung thư mất nhiều năm để phát triển và thường xảy ra ở mọi người khi họ già đi. Quá trình lâu dài này chủ yếu là do các cơ chế bảo vệ của tế bào để ngăn chặn ung thư phát triển. Tuy nhiên, khi các tế bào già đi, cơ hội tích lũy các đột biến có hại tăng lên và các tế bào ung thư có thể bắt đầu phát triển. Một số bệnh ung thư dễ phát hiện hơn những bệnh khác. Ví dụ, một số loại ung thư da có thể được chẩn đoán ban đầu chỉ bằng cách kiểm tra bằng mắt - mặc dù sinh thiết là cần thiết để xác định chẩn đoán. Nhưng các bệnh ung thư khác có thể hình thành và phát triển mà không bị phát hiện trong 10 năm trở lên. Triệu chứng phổ biến của ung thư Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến hơn có thể do ung thư theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý bất kỳ biểu hiện nào trong số này cũng có thể do các vấn đề khác gây ra. - Mệt mỏi hoặc cực kỳ mệt mỏi không thuyên giảm khi nghỉ ngơi. - Giảm cân hoặc tăng từ 4-5kg trở lên mà không rõ lý do. - Các vấn đề về ăn uống như không cảm thấy đói, khó nuốt, đau bụng hoặc buồn nôn và nôn. - Sưng hoặc nổi cục ở bất cứ đâu trên cơ thể. - Dày hoặc có cục ở vú hoặc các bộ phận khác của cơ thể. - Đau, đặc biệt là cơn đau mới hoặc không rõ lý do, không biến mất hoặc trở nên tồi tệ hơn. - Những thay đổi về da như một khối u chảy máu hoặc chuyển sang đóng vảy, nốt ruồi mới hoặc nốt ruồi thay đổi, vết loét không lành, da hoặc mắt có màu hơi vàng (vàng da). - Ho hoặc khàn giọng không biến mất. - Chảy máu hoặc bầm tím bất thường không rõ lý do. - Thay đổi thói quen đi tiêu, chẳng hạn như táo bón hoặc tiêu chảy, không biến mất hoặc thay đổi ở phân của bạn, - Những thay đổi ở bàng quang như đau khi đi tiểu, tiểu ra máu hoặc cần đi tiểu thường xuyên hơn hoặc ít hơn. - Sốt hoặc đổ mồ hôi ban đêm. - Nhức đầu. - Vấn đề về thị giác hoặc thính giác. - Các thay đổi ở miệng như lở loét, chảy máu, đau hoặc tê.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-sao-de-biet-bo-sung-vitamin-d-cho-tre-dung-lieu-luong-vi
Làm sao để biết bổ sung vitamin D cho trẻ đúng liều lượng?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Trẻ có nguy cơ thiếu vitamin D do không tổng hợp đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời, hoặc do không nhận đủ từ thực phẩm cần được bổ sung dạng thuốc để phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin D. Cha mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách bổ sung vitamin D cho trẻ đúng liều lượng. 1. Liều lượng vitamin D cho cơ thể con người Với trẻ em:Trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc trẻ bú mẹ một phần (uống kèm sữa công thức) cần được bổ sung vitamin D liều 400 IU/ ngày, bắt đầu vài ngày sau khi sinh.Ngừng dùng vitamin D khi bé đã cai sữa và uống mỗi ngày 1 lít sữa và bổ sung thêm vitamin D (sữa công thức với trẻ < 12 tháng hoặc sữa bò với trẻ >12 tháng). Nếu bé uống ít hơn 1 lít sữa mỗi ngày thì vẫn cần bổ sung 400 IU vitamin D/ngày. Tiếp tục cho trẻ uống vitamin D tới khi bé uống đủ 1 lít sữa giàu Vitamin D mỗi ngày.Trẻ lớn không nhận đủ 400 IU vitamin D mỗi ngày thông qua thực phẩm cũng cần được bổ sung vitamin D hàm lượng 400 IU/ngày.Trẻ có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin D trong trường hợp trẻ dùng một số thuốc điều trị đặc biệt hoặc bị một số bệnh mạn tính có thể cần bổ sung vitamin D liều cao hơn.Các dạng thuốc bổ sung vitamin D thường dùng cho trẻ em:Sterogyl (Vitamin D2 tan trong cồn, 1 giọt = 400 IU), dùng 1 giọt mỗi ngày.Infadin (Vitamin D2 tan trong dầu, 1 giọt = 800 IU), dùng 1 giọt mỗi ngày hoặc cách ngày.Vitamin D3 B.O.N (Vitamin D3 dạng dầu, 200.000 IU/1ml/ống), cho trẻ dùng 1 ống mỗi 6 tháng (có thể tăng 2 ống mỗi 6 tháng nếu trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng hoặc da sẫm màu). Bổ sung liều lượng vitamin D phù hợp cho cả trẻ em và người lớn Với người lớn:Cần bổ sung 600 IU vitamin D mỗi ngày cho người 19-70 tuổi và bổ sung 800 IU mỗi ngày cho người trên 70 tuổi.Bổ sung liều lượng vitamin D phù hợp cho cả trẻ em và người lớn. Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn? Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé! Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Ma Văn Thấm Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu 2. Ngộ độc vitamin D nguy hiểm như thế nào? Ngộ độc vitamin D là tình trạng rất hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, ngộ độc xuất hiện khi hàm lượng vitamin D trong cơ thể quá cao (hàm lượng 25-hydroxy vitamin D trong máu liên tục > 200 ng/ml được coi là có tiềm năng gây độc vitamin D). Nguyên nhân thường là do cơ thể được bổ sung vitamin D liều quá lớn, hoàn toàn không phải do chế độ ăn hay do tiếp xúc với ánh nắng. Cơ thể có khả năng điều hòa lượng vitamin D được tổng hợp nhờ tia cực tím và các loại thực phẩm thường không chứa quá nhiều vitamin D.Hậu quả chính của ngộ độc vitamin D là làm cho bệnh nhân tăng canxi máu, dẫn tới chán ăn, buồn nôn và nôn. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tiểu tiện thường xuyên. Canxi máu cao có thể gây vôi hóa mạch máu và mô, làm tổn thương tim, các mạch máu và thận. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung cả canxi (1.000 mg/ngày) và vitamin D (400 IU) ở phụ nữ tiền mãn kinh làm tăng 17% nguy cơ sỏi thận trong vòng 7 năm.Điều trị chứng ngộ độc vitamin D bao gồm ngừng ngay việc sử dụng vitamin D liều cao, ngừng bổ sung canxi, duy trì khẩu phần ăn ít canxi, uống nhiều nước hoặc truyền dịch. Bác sĩ có thể chỉ định dùng corticosteroid hoặc thuốc lợi tiểu tăng thải canxi để làm giảm nồng độ canxi huyết thanh.Trường hợp ngộ độc vitamin D cấp, được phát hiện kịp thời sau khi bệnh nhân vừa uống vitamin D liều cao, bác sĩ có thể tiến hành gây nôn, rửa dạ dày cho bệnh nhân để ngăn chặn vitamin D tiếp tục hấp thu vào cơ thể. 3. Cách bổ sung vitamin D cho trẻ Tắm nắng là biện pháp quan trọng để bổ sung vitamin D cho trẻ Tắm nắng là biện pháp quan trọng để bổ sung vitamin D cho trẻNhu cầu hàng ngày về vitamin D là từ 400 - 600UI/ngày, nhu cầu này không có sự khác biệt lắm giữa trẻ em và người lớn. ở người cao tuổi do hấp thu kém nên nhu cầu cao hơn một chút nhưng cũng không quá 1.000 UI/ngày, có nghĩa là khi xét nghiệm máu không bị thiếu vitamin D nhưng không có điều kiện tắm nắng vẫn có thể bổ sung liều nhu cầu hàng ngày, còn khi đã bị thiếu vitamin D thì phải dùng liều điều trị cao hơn có thể lên tới 4.000UI/ngày, thời gian điều trị khoảng 3 tháng. Khi vitamin D trở về bình thường thì lại giảm xuống liều hàng ngày.Để phòng bệnh còi xương cho trẻ nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày 20 – 30 phút vào buổi sáng là tốt nhất (trước 9 giờ), trường hợp không có điều kiện để tắm nắng như sinh vào mùa đông hoặc nhà ở chật chội... thì phải cho trẻ bổ sung vitamin D từ khi sinh ra sau 1 tuần, thời gian uống đến 2 tuổi, còn khi trẻ đã lớn, chơi được ngoài trời nhiều hơn hoặc không có biểu hiện của bệnh còi xương thì cũng không cần phải uống nữa.Có thể bổ sung vitamin D cho trẻ như sau:Đối với bé từ 2 tuần tuổi đến 18 tháng tuổi dùng liên tục mỗi ngày từ 800-1.000 IU (nếu bé khỏe mạnh): 1.500 IU (nếu bé ít được ra nắng) và 2.000 IU (nếu thấy bé có màu da thẫm).Bé từ 18 tháng tới 5 tuổi chỉ sử dụng liều trên trong mùa đông, ít ánh nắng. Đối với bé còi xương, cần uống 1.200 -5.000 IU/ngày trong 4 tuần, sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng.Tuy nhiên, tất cả đều phải được chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám, các mẹ không nên bổ sung vitamin D tùy tiện cho con vì có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm trong chế độ ăn của trẻ để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Vitamin D có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, vì vậy cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ cho bé.Nếu bà mẹ lo lắng về sự thiếu hụt vitamin D ở trẻ hãy hỏi bác sĩ để làm xét nghiệm máu cho bé. Với những bé bú mẹ hoàn toàn, sinh trong mùa đông, vì điều kiện nào đó mà không được tắm nắng... thì cũng cần hỏi bác sĩ để bổ sung vitamin D cho trẻ. Ngay cả trẻ lớn và người lớn nếu không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vẫn cần phải bổ sung vitamin D. Những trẻ bị béo phì nguy cơ thiếu vitamin D càng hay gặp.Việc bổ sung vitamin D cho trẻ bằng đường uống vào sáng hay chiều, lúc đói hay no đều không ảnh hưởng gì đến việc hấp thu vitamin D, nhưng nếu uống cùng với canxi thì nên uống vào buổi sáng, vì canxi uống buổi tối dễ có nguy cơ bị sỏi thận.Vitamin D thuộc nhóm tan trong chất béo nên khi uống vào sẽ được tích lũy ở gan để cơ thể sử dụng dần, nên ngoài việc bổ sung duy trì liều theo nhu cầu hàng ngày cũng có thể dùng liều cao theo định kỳ (theo chỉ định của bác sĩ). Vitamin D có trong thực phẩm nào? Tư vấn: Nhận biết và xử lý trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ
https://tamanhhospital.vn/cach-dieu-tri-hoi-chung-than-hu/
11/05/2023
3 cách điều trị hội chứng thận hư ở người lớn đúng chuẩn Bộ Y tế
Hội chứng thận hư là bệnh lý phổ biến. Bệnh điều trị rất phức tạp. Cách điều trị hội chứng thận hư yêu cầu kiểm soát tốt những triệu chứng, điều trị các nguyên nhân gây bệnh, đồng thời phải tránh được những biến chứng từ thuốc. Mục lụcTổng quan về hội chứng thận hư1. Nguyên nhân2. Triệu chứngHội chứng thận hư có nguy hiểm không?Hội chứng thận hư có chữa khỏi được không?Chẩn đoán hội chứng thận hư1. Tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng thận hư2. Chẩn đoán thể lâm sàng3. Chẩn đoán hội chứng thận hư theo nguyên nhân4. Chẩn đoán qua mô bệnh họcCác cách điều trị hội chứng thận hư khoa học1. Điều trị hội chứng thận hư thứ phát2. Điều trị đặc hiệu hội chứng thận hư nguyên phát3. Điều trị triệu chứngNhững điều cần lưu ý khi điều trị hội chứng thận hưTổng quan về hội chứng thận hư Hội chứng thận hư là tình trạng cơ thể bị mất protein qua nước tiểu với lượng trên 3g protein một ngày, dẫn tới giảm albumin máu gây ra phù. Nguyên nhân là tổn thương các cầu thận. Tình trạng này gặp ở cả trẻ em và người lớn. Hội chứng thận hư có cả nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. (1) Hội chứng thận hư xảy ra khi cầu thận tổn thương dẫn tới giảm albumin máu, phù 1. Nguyên nhân Hội chứng thận hư là do màng lọc của các cầu thận bị viêm và tổn thương. Màng lọc cầu thận giúp lọc máu trong cơ thể khi máu đi qua thận. Các cầu thận khỏe mạnh có thể giữ lại protein trong máu (albumin) không đi qua màng lọc. Khi bị viêm, màng lọc cầu thận sẽ cho phép quá nhiều protein trong máu thấm qua màng lọc, gây ra hội chứng thận hư. Phần lớn trường hợp mắc hội chứng thận hư ở người trẻ thường không có nguyên nhân (hội chứng thận hư nguyên phát). 2. Triệu chứng Hội chứng thận hư đặc trưng với những triệu chứng như: Sưng phù: Tình trạng sưng phù thường xuất hiện xung quanh vùng mắt, mắt cá chân, bàn chân. Người bệnh có thể gặp những triệu chứng kèm theo như tràn dịch màng bụng, màng phổi, màng tinh hoàn (ở nam giới). Xuất hiện bọt trong nước tiểu. Trọng lượng cơ thể tăng vì lượng nước dư thừa không thể thoát ra ngoài. Mệt mỏi. Chán ăn, ăn mất ngon. Hội chứng thận hư có nguy hiểm không? Người bệnh hội chứng thận hư có thể mắc các biến chứng như: (2) Nhiễm khuẩn: Người bệnh bị nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính, thường gặp là viêm mô tế bào và viêm phúc mạc. Tắc mạch (huyết khối): Biến chứng này gồm tắc tĩnh mạch thận cấp hoặc mạn, tắc tĩnh mạch và động mạch chi, tắc động – tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch lách, hiếm gặp hơn là tắc mạch phổi. Suy thận cấp. Rối loạn điện giải. Suy dinh dưỡng. Suy thận mạn. Biến chứng do sử dụng thuốc: Biến chứng này thường là do sử dụng nhóm thuốc corticoid trong thời gian dài hoặc do dùng các thuốc ức chế miễn dịch khác hay do dùng thuốc lợi tiểu. Xem thêm:12 biến chứng hội chứng thận hư cực kỳ nguy hiểm bạn cần biết rõ Hội chứng thận hư có chữa khỏi được không? Hội chứng thận hư khi được phát hiện sớm và điều trị đúng có thể đạt được tình trạng bệnh ổn định. Khi bệnh ổn định người bệnh có thể được dừng thuốc và tiếp tục theo dõi bởi bác sĩ. Những trường hợp bệnh ổn định 5 năm thì khả năng tái phát ít, có thể coi như khỏi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh tái phát khi ngưng thuốc và phải điều trị lâu dài. Những phương pháp điều trị thận hư hiện nay với mục tiêu thuyên giảm triệu chứng, giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng và đạt được tình trạng bệnh ổn định lâu dài. Người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị thận hư khác nhau. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào cũng cần tuân theo chỉ định từ bác sĩ. Chẩn đoán hội chứng thận hư 1. Tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng thận hư Một số tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng thận bao gồm: Phù. Protein niệu nhiều hơn 3,5g trong 24 giờ. Protein máu giảm dưới 60g/lít, đi kèm albumin máu giảm dưới 30g/lít. Tăng cholesterol máu từ 6,5mmol/lít trở lên. Có hạt mỡ lưỡng chiết và trụ mỡ trong nước tiểu. Khi chẩn đoán hội chứng thận hư, tiêu chuẩn 2 và 3 là bắt buộc. Các tiêu chuẩn còn lại có thể không đầy đủ. 2. Chẩn đoán thể lâm sàng Hội chứng thận hư thể đơn thuần: Khi xác định các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư, không có kèm những biểu hiện như tăng huyết áp, tiểu ra máu, suy thận. Hội chứng thận hư thể không đơn thuần: Ngoài các tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng thận hư, người bệnh còn bị tăng huyết áp, tiểu máu đại thể hoặc vi thể, hoặc đi kèm suy thận. 3. Chẩn đoán hội chứng thận hư theo nguyên nhân Những nguyên nhân gây hội chứng thận hư nguyên phát bao gồm bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu, bệnh thận màng, bệnh xơ hóa cầu thận ổ cục bộ, bệnh viêm cầu thận màng tăng sinh, viêm cầu thận tăng sinh gian mạch và viêm cầu thận tăng sinh ngoại mạch. Những nguyên nhân thứ phát gây hội chứng thận hư gồm sử dụng thuốc, độc chất, bệnh tự miễn như lupus ban đỏ rải rác, bệnh ác tính, bệnh di truyền, rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng và ký sinh trùng… 4. Chẩn đoán qua mô bệnh học Chẩn đoán hội chứng thận hư qua mô bệnh học gồm bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu, bệnh thận màng, bệnh xơ hóa cầu thận ổ cục bộ, bệnh viêm cầu thận màng tăng sinh, viêm cầu thận tăng sinh ngoại mạch, viêm cầu thận tăng sinh gian mạch. Các cách điều trị hội chứng thận hư khoa học 1. Điều trị hội chứng thận hư thứ phát Với các trường hợp điều trị hội chứng thận hư thứ phát, bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân. 2. Điều trị đặc hiệu hội chứng thận hư nguyên phát Điều trị đặc hiệu hội chứng thận hư nguyên phát hay dùng liệu pháp corticoid. Ở đợt phát bệnh đầu tiên, trong giai đoạn tấn công, sử dụng prednisolon (nhóm corticoid) ít nhất 4 tuần. Nếu người bệnh đáp ứng điều trị tốt (xét nghiệm nước tiểu trong 24 giờ không có protein niệu, hoặc nếu còn chỉ ở dạng vết), bác sĩ sẽ giảm dần liều prednisolon. Tuy vậy, người bệnh vẫn cần duy trì sử dụng prednisolon kéo dài hằng năm theo chỉ định của bác sĩ. Nếu người bệnh không đáp ứng với prednisolon, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành sinh thiết thận, dựa trên kết quả mô bệnh học để xác định phương pháp điều trị tiếp theo. Đối với điều trị đợt tái phát, ở thể ít tái phát (dưới 1 lần trong khoảng 6 tháng), bác sĩ áp dụng điều trị như đợt đầu. Ở thể thường xuyên tái phát (hơn 2 lần tái phát trở lên trong khoảng 6 tháng) hay phụ thuộc corticoid, bác sĩ dùng liều tấn công như đợt đầu cho tới khi tình trạng protein niệu chấm dứt. Sau đó, người bệnh cần dùng liều duy trì kéo dài, giảm liều dần cho đến một năm sau. Thông thường với thể tái phát, thường phải kết hợp corticoid và thuốc ức chế miễn dịch. Có nhiều trường hợp khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể thành công thay thế hoàn toàn corticoid, đạt được kết quả lui bệnh hoàn toàn và sau đó người bệnh có thể được ngưng sử dụng thuốc lâu dài. Cũng có thể xảy ra trường hợp người bệnh phụ thuộc corticoid và không thể dừng thuốc mà phải dùng một lượng corticoid kéo dài rất nhiều năm. Các loại thuốc ức chế miễn dịch thường được chỉ định đối với những trường hợp điều trị hội chứng thận hư hay tái phát, phụ thuộc, kháng thuốc hoặc xuất hiện biểu hiện có tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng corticoid. 3. Điều trị triệu chứng Trong giai đoạn đầu, người bệnh hội chứng thận hư chưa đáp ứng với điều trị đặc hiệu. Lúc này, các phương pháp điều trị triệu chứng có thể cần thiết để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Đôi khi điều trị triệu chứng phải kéo dài do người bệnh có triệu chứng dai dẳng, không đáp ứng với điều trị đặc hiệu. Các lựa chọn điều trị triệu chứng bao gồm: Giảm phù: Trong giai đoạn phù nặng, bác sĩ chỉ định người bệnh cần ăn nhạt tuyệt đối. Đối với trường hợp phù ít, người bệnh chỉ cần ăn nhạt tương đối, khoảng 5g muối mỗi ngày. Lưu ý các nước mắm và mì chính vì cũng có một lượng muối nhất định. Dùng thuốc lợi tiểu, cần đảm bảo tuân thủ dùng thuốc lợi tiểu theo chỉ định của bác sĩ. Giảm đạm trong khẩu phần ăn trong giai đoạn đái ra nhiều protein, trung bình một người nặng 50kg sẽ được ăn 50g đạm tương đương 250g thịt/ngày. Hạ huyết áp: Những biện pháp giảm huyết áp trung bình hoặc ít nhất giảm huyết áp tâm thu sẽ giúp bảo vệ thận. Các nhóm thuốc hạ huyết áp thường được chỉ định như nhóm ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể angiotensin 2. Một số trường hợp không có tăng huyết áp vẫn có thể dùng hai nhóm thuốc này do có khả năng làm giảm protein niệu. Sử dụng kháng sinh khi nhiễm khuẩn. Các nhóm thuốc khác gồm ức chế tiết axit dạ dày, vitamin D2, D3, canxi, các yếu tố vi lượng… giúp hạn chế tác dụng phụ từ corticoid và hậu quả của protein niệu. Những điều cần lưu ý khi điều trị hội chứng thận hư Đảm bảo tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị từ bác sĩ, thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học. Hạn chế bổ sung chất béo, ăn ít mỡ, ăn ít đường trong các bữa ăn hàng ngày. Hạn chế dùng muối, mì chính, nước mắm, nước tương, các loại nước chấm khác… trong mỗi bữa ăn. Giảm lượng nước uống khi đang trong giai đoạn phù nhiều. Khi hết phù uống đủ nước, trung bình 2 lít/ngày. Những loại thuốc điều trị bệnh (corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh…) cần được sử dụng đúng cách. Những thuốc này khi sử dụng đúng liều lượng và chỉ định có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị. Không hút thuốc lá, sử dụng uống rượu bia hoặc những chất kích thích khác. Trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ hoa quả, rau xanh và những loại thực phẩm chứa lượng canxi dồi dào. Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường, TS.BSCC Mai Thị Hiền, Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam… Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý. Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây: Hội chứng thận hư là bệnh lý tổn thương màng lọc cầu thận dẫn đến protein từ máu bị thoát ra ngoài qua nước tiểu. Bệnh khi không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Phía trên là tổng hợp các cách điều trị hội chứng thận hư chuẩn bộ ý tế, bên cạnh đó hãy đến bệnh viện Tâm Anh để thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác nhất
https://dantri.com.vn/suc-khoe/phong-kham-da-khoa-nam-viet-tai-quan-10-20220606180808678.htm
10
Phòng khám đa khoa Nam Việt tại quận 10?
Giới thiệu về Phòng khám Đa khoa Nam Việt Phòng khám Nam Việt tại quận 10 - khu vực trung tâm của TPHCM với nhiều tuyến đường giao thông thuận lợi, khá thuận tiện cho bệnh nhân mỗi khi di chuyển đến phòng khám. Hướng tới sự phát triển cao của dịch vụ thăm khám và điều trị bệnh, Phòng khám Đa khoa Nam Việt đã được thành lập bởi ban lãnh đạo và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tận tâm với nghề. Dưới sự cấp phép cũng như giám sát hoạt động thường xuyên từ Sở Y tế thành phố để bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân. Nam Việt phát triển nhiều chuyên khoa như nam, phụ khoa... hỗ trợ người bệnh chăm sóc y tế toàn diện dựa trên nỗ lực của tập thể đội ngũ nhân viên y tế của phòng khám. Không chỉ khám chữa bệnh cho người dân riêng TPHCM mà phòng khám còn chào đón tất cả người bệnh đến từ khắp nơi. Phòng khám Đa khoa Nam Việt tại quận 10? Không phải ngẫu nhiên mà phòng khám Nam Việt lại trở thành lựa chọn của rất nhiều người bệnh tại TPHCM cũng như các tỉnh thành lân cận mỗi khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Đội ngũ y bác sĩ: Phòng khám là nơi quy tụ của các chuyên gia y tế có chuyên môn. Các bác sĩ tại đây đều có kinh nghiệm dày dặn với thời gian dài công tác tại các bệnh viện lớn ở trong và ngoài nước. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên của phòng khám luôn luôn chu đáo, nhiệt tình với bệnh nhân. Sự tâm huyết và năng lực của đội ngũ nhân viên y tế chính là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng của phòng khám Nam Việt. Cơ sở vật chất: Hiểu được tầm quan trọng của các thiết bị, máy móc y khoa trong quá trình khám chữa bệnh, Nam Việt luôn chú trọng cập nhật, đồng bộ mới thường xuyên các trang thiết bị tân tiến. Phòng khám được trang bị đầy đủ các máy siêu âm, máy chụp CT Scanner, máy X- quang kỹ thuật số, hệ thống máy xét nghiệm... Những máy móc này đều được kiểm định chất lượng thường xuyên, giúp quá trình thăm khám và điều trị bệnh diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và cho kết quả chính xác hơn. Phương pháp điều trị: Phòng khám Đa khoa Nam Việt tại quận 10 đang ứng dụng nhiều phương pháp điều trị tiên tiến và phù hợp với từng bệnh nhân. Các bác sĩ kết hợp nhuần nhuyễn những phương pháp Tây y và Đông y để gia tăng hiệu quả chữa trị, ngăn ngừa bệnh tái. Đặc biệt, phòng khám thường xuyên cập nhật các công nghệ y khoa tân tiến vào công tác khám chữa bệnh, tối ưu quy trình và hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhân tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc. Dịch vụ hỗ trợ: Dịch vụ chăm sóc khách cũng là yếu tố được Nam Việt chú trọng. Khi người bệnh nhắn tin, gọi điện tới hệ thống tư vấn của phòng khám đều được đội ngũ tư vấn viên của phòng khám phản hồi nhanh chóng và hỗ trợ nhiệt tình. Ngoài ra, nhờ quy trình thăm khám khoa học, nhân viên có tác phong làm việc nhanh gọn, hướng dẫn người bệnh rõ ràng mà quá trình thăm khám cũng diễn ra nhanh chóng, không tốn thời gian chờ đợi Liên hệ phòng khám để đặt lịch và tư vấn sức khỏe thông qua HOTLINE 028 6285 7525 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 202 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TPHCM.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/am-anh-nguoi-dep-phien-ban-loi-tu-spa-20180514091636814.htm
20180514
Ám ảnh "người đẹp phiên bản lỗi" từ… spa
Những người đẹp - “phiên bản” lỗi Trước đó, tháng 2-2018, Bệnh viện Trưng Vương TP Hồ Chí Minh tiếp nhận, cấp cứu nhiều trường hợp bị biến dạng mắt, mũi, mặt vì nhấn mí, tạo má lúm đồng tiền, nâng mũi chỉ. TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ (THTM) - Bệnh viện Trưng Vương cho hay, nạn nhân đều đi làm đẹp tại các spa, có người còn làm tại tiệm uốn tóc. Điển hình là đầu tháng 2-2018, chị T.T.M.H. (25 tuổi) tìm đến Bệnh viện Trưng Vương trong tình trạng mũi bị biến dạng, sưng tấy, chảy dịch màu xanh. Chị H. cho biết đã nâng mũi bằng silicon ở một spa với giá vài triệu đồng. Một trường hợp khác là chị N.H.T. (35 tuổi) bị sưng một cục mủ bên má sau khi thực hiện thủ thuật tạo má lúm đồng tiền tại một spa. Các bác sỹ đã phát hiện một ổ áp xe lớn trong má trái của bệnh nhân và phải phẫu thuật cắt bỏ. Sau phẫu thuật, má bệnh nhân bị lõm vào và trở nên dị dạng. “Rất may là bệnh nhân này chỉ bị lõm má bởi tạo má lúm đồng tiền. Chứ chưa tới mức biến dạng khuôn mặt. Di chứng cũng sẽ phải tính đến là sẽ bị ảnh hưởng hay làm mất chức năng ống tuyến nước bọt, có thể làm tắc hoặc rò rỉ ống tuyến nước bọt của bệnh nhân này"- BS Khanh cho hay. Tiếp đó, vào cuối tháng 2-2018, bệnh nhân Hà Thi S. (21 tuổi, ngụ tại tỉnh An Giang) đã đau đớn và suýt mất mũi vì nâng mũi ở spa. Chị S. nhập Bệnh viện trong tình trạng mũi đã bị co rút, sưng tím toàn bộ thân mũi. Theo lời chị, chị đã nâng mũi 2 lần trước đó nhưng không hài lòng và được một spa ở quận 4, TP Hồ Chí Minh tư vấn là nâng mũi bằng chỉ sẽ hiệu quả, chị không tìm hiểu kỹ mà gật đầu luôn. Chị cho biết được một nhân viên tại spa luồn rất nhiều sợi chỉ vào mũi, bà chủ spa nói về nhà 24h sẽ hết khó chịu nhưng chị mòn mỏi đợi cả 2 tháng sau, mũi cứ tình trạng sưng to, rỉ chảy nước vàng và biến dạng… Được biết, sau hơn 2h phẫu thuật, các bác sĩ đã mổ cấp cứu cho bệnh nhân S. giải quyết tình trạng bị nhiễm trùng. Đồng thời phải tái cấu trúc lại chiếc mũi cho chị S. Khi thao tác vùng mũi của bệnh nhân bác sĩ cũng rất khó khăn do mũi co rút, xơ chai cứng. Trong khoang mũi phát hiện rất nhiều sợi chỉ cuộn thành một bó, mô xơ chai gây nhiễm trùng. Trường hợp chị S. cũng là ca thứ 3 trong 2 tháng đầu năm 2018 xảy ra biến chứng sau khi đi nâng mũi bằng chỉ tại spa khu vực TP Hồ Chí Minh mà các bác sĩ báo cáo. Gần đây nhất, vào ngày 23-4 vừa qua, tại BV Da liễu Trung ương, một khách hàng chạy gấp từ điểm spa tới cấp cứu vì sau khi làm nhấn mí mắt cho cô, nhân viên spa đã làm gẫy kim, một phần kim nhỏ xíu như lông mi mắt đã "chạy" trong mắt cô gái mà chủ spa "bó tay" không thể xử lý. Để cứu cho con mắt bệnh nhân, bác sĩ tại BV Da liễu Trung ương đã phải huy động hết cả "công năng" mới lần, tìm ra được mảnh kim gãy. Và đây cũng là trường hợp thứ 4 từ đầu năm 2018 tới nay mà BV Da liễu Trung ương tiếp nhận cấp cứu về nhấn mí mắt tại spa. Dịch vụ "Bảo hành trọn đời" - phía sau lời cam kết Chỉ đề cập về phương pháp làm đẹp da "vĩnh cửu" nhờ được đắp mặt nạ bằng nhiều loại bột chiết xuất từ các loại "thảo dược thiên nhiên" mà đang có ở tất cả các spa, Thanh-một nhân viên PR của thẩm mỹ viện H.Y. khu vực TP Hồ Chí Minh phân tích cho chúng tôi như sau: Nguồn gốc nguyên liệu đắp mặt mà spa thường làm có thể không gây ra tác hại nhìn thấy ngay, nhưng về lâu dài mới xuất hiện. Trong đó, ngại nhất là nguy cơ ung thư da, từ loại kem làm từ nguyên liệu có chất tẩy, độc tố đầy trong đó. Phổ biến nhất là da mặt người làm bị tàn phá, ngưng sử dụng là da xám lại như da người chết, nổi mụn lại nên cứ phải bôi kem, dùng thuốc ở spa đó thường xuyên, gây nên tình trạng "nghiện" kem thoa da. Qui trình trị liệu đẹp da trong spa thường từ 5-10 lần. Nhưng sau khi dùng một thời gian, mụn mọc lại ầm ầm, da lại xám như cũ. Tất nhiên, khách lại tới spa và lại dùng liệu trình đó. Spa bỗng dưng có những con nghiện "hợp pháp"... Một thực tế diễn ra theo lẽ tự nhiên, đó là hầu hết người đi làm đẹp bị "sự cố" đều rất ngại, xấu hổ, hoặc nhận thấy nguy tới tính mạng, nguy cơ "xấu vĩnh viễn" rồi mới chạy tới cầu cứu bác sĩ trong BV. Cũng có trường hợp bệnh nhân quay trở lại cơ sở làm đẹp "bất thành" cho mình "bán vốn", đòi kiện nhưng hầu như không đi tới đâu. Có nơi chủ cơ sở còn "hùng hổ" chửi bới, kêu cả xã hội đen "dằn mặt" dọa nạt nếu bệnh nhân đi tố cáo. Những câu chuyện làm đẹp bị hỏng được truyền tai giữa các chị em và từ đây đã hình thành nên những Hội facebook "Chị em dao kéo", Hội "Chị em phẫu thuật thẩm mỹ"; "Tâm sự Eva"... mà ở đó, có vô số tâm sự như một "hội kín" để chị em giải quyết "hậu" của việc làm đẹp. Thời sự nhất của Hội là những câu chuyện sau khi làm đẹp bị hỏng. Trên trang "tâm sự dao kéo" chúng tôi đọc được một đoạn tâm sự như sau: "Đây là câu chuyện của bạn em: Cuối tháng trước, Ch. có tin tưởng vào lời dụ dỗ của bà chủ Spa và để bà tiêm 50 cc filler vào hai bên ngực. Sau đó mới phát hiện ra là silicon lỏng. Sau đó ngực của Ch. bắt đầu tức, đỏ, sưng lên. Em có đọc được một bài báo có trường hợp... phải cắt bỏ hết hai bên ngực vì bơm silicon. Hai chị em có đăng lên hội nhóm để chị em chia sẻ kinh nghiệm thêm. Ngay sau đó chủ spa nhắn tin dọa nạt. Họ kêu nếu không xóa bài sẽ mời lên Công an. Em và Ch. lúc đó cũng chưa nghĩ đến việc đòi bồi thường hay gì cả, chỉ là mong họ khám lại đưa ra phương pháp thôi vậy mà họ còn hung hăng dọa nạt đủ kiểu. Rồi họ cho mấy thằng nhóm khác xóa bài. Hôm sau em và Ch. đi lên spa đó thì cơ sở đã đóng cửa. Bất lực và hoang mang em đưa Ch. đi siêu âm thì phát hiện là ngực có nhiều nang đã bị chạy lan ra xung quanh có khả năng hoại tử. Có bệnh thì vái tứ phương, chị em cứ nghe nơi nào có bác sĩ hay là chạy tới. Các bác sĩ nổi tiếng xem và đều từ chối vì họ bảo chưa từng gặp ca nào kinh khủng vậy. Cuối cùng thì trời cũng có mắt, em Ch. cũng được một bác sĩ cứu”. Trước thực trạng có nhiều quảng cáo trên mạng tự xưng hoặc giả danh BS có kinh nghiệm làm tạo hình thẩm mỹ (THTM), BS Ngô Anh Kiệt- Trưởng khoa phẫu thuật THTM Bệnh viện Triều An, TP Hồ Chí Minh phân tích: Phẫu thuật THTM đòi hỏi bác sĩ có thâm niên, tay nghề cao, hiểu được giải phẫu để chích thuốc tê, tiên liệu được biến chứng xảy ra trong hậu phẫu để giải quyết. Do đó đừng vì ham giá rẻ mà đánh đổi tính mạng, việc muốn phục hồi lại các chức năng ở vùng mũi, má sau tai biến thẩm mỹ là rất khó khăn. Chưa kể là các vùng tác động bên dưới như ngực, bụng - hút mỡ thì là những cuộc đại phẫu rồi! Nên chọn các bệnh viện có chuyên khoa để thực hiện hoặc những nơi được cấp phép đàng hoàng". Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Hồng Dũng- Phòng Quản lý Dịch vụ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nói: "Vì nhiều lý do mà hiện chưa thể quản lý được các việc tư vấn, hoạt động hành nghề tại các spa. Từ liệu trình, tư vấn cho tới nhiều kỹ thuật có tính chất xâm lấn mà nhiều cơ sở vì lợi nhuận đang hành nghề "điếc không sợ súng". Khách hàng cần tỉnh táo khi nghe những tư vấn làm đẹp tại spa. Cũng theo BS Dũng, cho tới nay, trong việc chăm sóc bệnh tật của người dân, chỉ có phác đồ trị liệu của Bộ Y tế với các bệnh lý, riêng ngành đa khoa thẩm mỹ, dù nó là một phần của dịch vụ ngành Y, nhưng chưa có phác đồ điều trị. Mọi quảng cáo kỹ thuật đều từ miệng của mọi chủ tiệm spa, cũng như thẩm mỹ “chui” đều tự xướng lên rằng: "Bảo hành trọn đời" mà thôi. Theo Công an Nhân dân
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-gay-dau-moi-khop-hang-vi
Nguyên nhân gây đau mỏi khớp háng
Đau mỏi khớp háng là triệu chứng của một số tình trạng, bao gồm viêm khớp, chấn thương ở hông, viêm bao hoạt dịch... Tình trạng đau mỏi khớp háng thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi và vật lý trị liệu. 1. Vai trò của khớp háng Khớp háng là một khớp rất ổn định và mạnh mẽ. Nó được gọi là khớp dạng lồi cầu và ổ cối. Điều này là do phần trên của xương đùi có hình dạng giống như một quả bóng, nằm bên trong một hốc rỗng trong xương chậu (ổ cối) của bạn. Khớp lồi cầu - ổ cối tạo ra nhiều chuyển động nhất trong tất cả các loại khớp khác nhau trong cơ thể.Khớp háng được giữ với nhau bằng một lớp cơ được cố định vào xương gọi là gân. Các cơ và gân này tạo thành một bao quanh khớp và hỗ trợ các cử động của khớp. Chúng giúp di chuyển khớp, hỗ trợ chuyển động của chân và phần thân trên của bạn.Với tất cả sự hỗ trợ này, việc khớp háng bị trật khớp là điều bất thường, ngay cả sau một chấn thương do tác động mạnh.2. Triệu chứng của đau mỏi khớp hángCác triệu chứng đau khớp háng bao gồm:Đau ở háng, xuống phía trước của chân và ở đầu gối.Đôi khi đau đầu gối là dấu hiệu duy nhất của vấn đề về khớp háng – đây được gọi là đau quy chiếu hoặc đau lan tỏa và khá phổ biến.Bạn có thể cảm thấy đau ở bên ngoài hông hoặc ở mông, mặc dù điều này cũng có thể do các vấn đề ở lưng dưới của bạn gây ra. 3. Nguyên nhân của đau mỏi khớp háng Nhiều tình trạng và chấn thương có thể gây đau mỏi khớp háng. Một số nguyên nhân đau mỏi khớp háng phổ biến có thể bao gồm:Thoái hóa khớpThoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau mỏi khớp háng ở người lớn. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ở ngón tay, đầu gối và khớp háng.Khớp háng của bạn có thể trở nên đau, sưng và cứng vì thoái hóa khớp làm mỏng sụn khiến xương của bạn không cọ xát với nhau, hình thành gai xương trên xương của khớp. Bạn có thể cảm thấy rất đau do viêm xương khớp hông hạn chế cử động và đôi khi khiến bạn đi khập khiễng.Thoái hóa khớp háng có thể gây ra rất nhiều đau đớn, trong những trường hợp nặng, chân có thể trở nên ngắn hơn và hông có thể bị cố định ở tư thế cong, khiến việc di chuyển trở nên khó khăn.Bệnh Paget xươngBệnh Paget ảnh hưởng đến cách xương phát triển và tự làm mới, khiến xương trở nên yếu hơn. Nó thường ảnh hưởng đến xương chậu, khiến nó phát triển không theo hình dạng. Điều này thường có thể dẫn đến đau mỏi khớp háng.Các loại viêm khớp khácCác tình trạng viêm, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến và viêm cột sống dính khớp đều có thể gây đau hông.Gãy xương khớp hángNếu bạn bị ngã và bị thương ở hông, hãy đến gặp bác sĩ vì gãy xương quanh hông rất phổ biến, đặc biệt là ở những người cao tuổi bị loãng xương.Hoại tử vô mạch (hoại tử xương)Hoại tử vô mạch là một tình trạng hiếm gặp và gây đau đớn, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể ở người trưởng thành từ trẻ đến trung niên. Nó xảy ra ở khớp háng khi lượng máu cung cấp cho lồi cầu ở phần cuối của xương đùi bị mất. Điều này làm cho xương chết và lồi cầu xẹp xuống, dẫn đến viêm khớp.Đây có thể là tình trạng mất lưu lượng máu vĩnh viễn hoặc tạm thời. Đôi khi điều trị bằng steroid, đối với các bệnh như ung thư hoặc hen suyễn, có thể gây ra tác dụng phụ là hoại tử vô mạch. Ngoài ra, bạn có thể bị gãy xương nghiêm trọng ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến phần cuối của xương. Việc mất lưu lượng máu này khiến xương và mô xung quanh dần dần chết đi – thay đổi hình dạng của quả bóng ở phần cuối của xương và khiến khớp háng của bạn bị đau, cứng. Nó có thể khiến lồi cầu trong khớp bị xẹp xuống, dẫn đến viêm khớp.Hội chứng chạm khớp hángLà tình trạng mà lồi cầu và ổ cối không di chuyển tự do trong phạm vi chuyển động bình thường của chúng. Điều này có thể là do đỉnh của lồi cầu không tròn hoàn toàn hoặc do ổ cối quá sâu. Nguyên nhân chưa hoàn toàn được lý giải tại sao điều này xảy ra, trong hầu hết các trường hợp không cần điều trị cụ thể.Viêm bao hoạt dịch quanh mấu chuyểnTúi hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, hoạt động giống như đệm để giảm ma sát khi các bộ phận của cơ thể di chuyển lên nhau, ví dụ như khi gân hoặc dây chằng đi qua xương. Nếu bạn bị đau ở phần xương của khớp háng, bạn có thể bị viêm bao hoạt dịch.Viêm bao hoạt dịch quanh mấu chuyển thường xảy ra ở cả hai bên hông. Nó thường cải thiện khi nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu.Viêm gân chậuViêm gân cơ chậu là tình trạng viêm gân cơ chậu chạy qua mép xương chậu, cơ giúp bạn gập chân lên. Tình trạng này thường tự khỏi không cần điều trị.Khớp háng bậtLà tình trạng mà gân gấp khớp háng bị đứt nhưng thường không gây đau hông. Nếu bác sĩ cho rằng bạn mắc phải tình trạng này, họ thường khuyên bạn nên nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau cho đến khi tình trạng ổn định. Các xét nghiệm và phẫu thuật hiếm khi cần thiết.Rách sụn viền ổ cốiSụn viền ổ cối là một vòng sụn dày xung quanh hốc hông. Nó có thể bị rách nếu lồi cầu hoặc ổ cối bị biến dạng. Đây có thể là kết quả của các vấn đề về hông trong thời thơ ấu hoặc thay đổi hình dạng của hông khi nó phát triển, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân là không rõ.Nếu bác sĩ của bạn cho rằng bạn bị sụn viền ổ cối, họ có thể khuyên bạn nên tiến hành kiểm tra khớp. Một lượng nhỏ thuốc nhuộm được tiêm vào khớp hông trước khi chụp MRI hoặc CT. Điều này cho hình ảnh rõ ràng về bề mặt của xương, mô mềm và sụn trong khớp.4. Điều trị đau mỏi khớp hángNếu cơn đau hông của bạn không cải thiện khi dùng các loại thuốc như Paracetamol và Ibuprofen, kết hợp nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm. Họ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)Bác sĩ có thể kê đơn thuốc NSAID mạnh hơn, chẳng hạn như Diclofenac, Naproxen hoặc liều cao hơn của Ibuprofen để giúp giảm đau. Giống như tất cả các loại thuốc, NSAID đôi khi có thể có tác dụng phụ. Nếu bạn đang dùng NSAID theo toa, bác sĩ của bạn sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc các bệnh này.BisphosphonateĐược sử dụng để điều trị bệnh Paget xương và loãng xương. Chúng hoạt động bằng cách làm chậm quá trình mất xương, giúp giảm nguy cơ gãy xương hông.Vật lý trị liệuChuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn một loạt các bài tập và hoạt động vận động nhẹ nhàng giúp giảm đau hông.Lao động trị liệuNếu bạn cho rằng công việc hoặc một số hoạt động nhất định có thể là nguyên nhân chính gây ra cơn đau của mình, bạn nên thảo luận vấn đề này với chuyên gia trị liệu cơ năng.Tiêm steroidNếu cơn đau của bạn là do viêm bao hoạt dịch hoặc viêm trong hoặc xung quanh khớp háng, việc tiêm steroid có thể giúp ích. Tiêm thuốc gây tê cục bộ làm tê khu vực để giảm đau khi tiêm. Chúng thường rất hữu ích trong việc điều trị các tình trạng ảnh hưởng đến vùng mấu chuyển ở bên ngoài khớp háng.Phẫu thuậtKhông phải ai bị đau mỏi khớp háng cũng cần phẫu thuật. Tuy nhiên, gãy xương khớp háng hầu như luôn cần phẫu thuật để ổn định xương. Việc thay lồi cầu cũng có thể cần thiết.Phẫu thuật thay khớp hángNếu cơn đau hông của bạn là do viêm khớp và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể trao đổi với bạn về phẫu thuật thay khớp háng. Các kỹ thuật hiện đại được sử dụng trong thay khớp háng tạo nên sự đột biến như: Hơn 90% người thay khớp háng thấy giảm đau rõ rệt và một khớp háng nhân tạo hiện đại sẽ tồn tại ít nhất 15 năm.Phẫu thuật rách sụn viền ổ cốiPhẫu thuật định hình lại hông có thể cải thiện khả năng cử động khớp và giảm đau cũng như cứng khớp. Trong một số trường hợp, quy trình này được thực hiện bằng phẫu thuật lỗ khóa.Đau hông dai dẳng có thể là dấu hiệu của viêm khớp hoặc chấn thương nghiêm trọng. Đến khám bác sĩ ngay nếu cơn đau khiến bạn khó đi lại hoặc di chuyển. Nếu bạn bị đau hông sau khi bị ngã hoặc tai nạn xe hơi, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
https://tamanhhospital.vn/mun-cam/
28/09/2022
Mụn cám là gì? Nguyên nhân và các vị trí mọc “ưa thích”
Mụn cám không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống. Việc điều trị mụn cám không đúng cách khiến da thêm sần sùi, đen sạm, viêm… Bạn không tự sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mà nên khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để có phương pháp điều trị hiệu quả. Mục lụcMụn cám là gì?Nguyên nhân gây mụn cámMụn cám thường mọc ở đâu?Những câu hỏi về mụn cám thường gặp?1. Mụn cám có nên nặn không?2. Có nên lột mụn cám không?3. Nặn mụn cám xong nên làm gì?4. Mụn cám có tự hết không?Các phương pháp trị mụn cám1. Trị mụn cám bằng các phương pháp dân gian2. Trị bằng thuốc bôi, thuốc uốngMụn cám là gì? Mụn cám là tình trạng lỗ chân lông bị tắc, biểu hiện bằng những nốt nhỏ li ti, thường xuất hiện ở các vùng da mũi, cằm, má… khiến da sần sùi, thô ráp. Một số trường hợp mụn cám mọc ở lưng, ngực, vai. Loại mụn này có nhân màu trắng hoặc vàng đục, ngả về màu đen, không sưng, không viêm hay đau nhức. Nam và nữ trong độ tuổi dậy thì thường mọc mụn cám. Ngoài ra, phụ nữ mang thai thay đổi nội tiết tố cũng dễ nổi mụn cám Mụn cám biểu hiện bằng những nốt nhỏ li ti, thường xuất hiện ở vùng da mũi, cằm, má… Sự tắc nghẽn lỗ chân lông ban đầu gây mụn cám nhưng nếu da không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác: Mụn đầu đen: do lỗ chân lông giãn to và thông với môi trường bên ngoài nên nhân mụn bị oxy hóa thành màu đen, nhân mụn chứa đầy bã nhờn, bụi bẩn. Mụn mủ: bụi bẩn bên trong lỗ chân lông có thể dẫn đến viêm nhiễm, nổi mẩn đỏ, sưng tấy và mưng mủ. Nguyên nhân gây mụn cám Lỗ chân lông là những khe hở nhỏ trên da có nhiệm vụ giải phóng dầu và mồ hôi. Khi lỗ chân lông tắc, các tế bào da chết, mồ hôi nhờn hoặc bụi bẩn bị mắc kẹt, không thể thoát ra ngoài, gây ra mụn cám. Dưới đây là các nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị tắc: Tăng tiết bã nhờn: nếu các tuyến mồ hôi dầu nhờn sản xuất quá nhiều dầu, bã nhờn ở lỗ chân lông mà da không đào thải hết ra bên ngoài kịp sẽ bị tắc, dẫn đến hình thành nhân mụn cám. Vệ sinh da không đúng cách: rửa mặt không kỹ hoặc chà sát da quá mạnh là những nguyên nhân gây tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn cám. Môi trường nóng ẩm: yếu tố nhiệt độ làm tăng nguy cơ mọc mụn cám. Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao, kết hợp với khói bụi khiến da liên tục tiết dầu, gây nổi mụn. Rối loạn hormone: stress kéo dài, giai đoạn dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt không đều, tiền mãn kinh… đều tác động đến hormone khiến tuyến dầu hoạt động mạnh. Điều này gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn cám. Sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: dùng mỹ phẩm, sửa rửa mặt không đúng loại da, tình trạng da tưởng đơn giản nhưng lại là “sát thủ” âm thầm làm da tăng hoặc giảm tiết bã nhờn, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của lỗ chân lông. Ngoài ra, nhiều người dân còn dùng các sản phẩm kem trộn có chứa những hóa chất khiến da mỏng, yếu hơn, lỗ chân lông giãn nở khiến vi khuẩn gây mụn dễ dàng tấn công. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: cuộc sống hiện đại với nhiều lo toan, công việc căng thẳng, thức khuya… đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể. Cùng đó là chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, món ăn nhiều gia vị cay nóng… Dù không trực tiếp gây tắc nghẽn lỗ chân lông nhưng góp phần làm tình trạng tắc nghẽn thêm nặng nề. Tiền sử gia đình: yếu tố gia đình góp phần gây ra tình trạng da dầu, da khô. Để cải thiện, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Mụn cám thường mọc ở đâu? Mụn cám thường xuất hiện nhiều ở vùng mặt, nhất là khu vực chữ T. Ngoài ra, mụn cám còn mọc ở nhiều vị trí: lưng, ngực, vai… Mỗi vị trí đều báo hiệu vấn đề sức khỏe. Mụn cám ở mũi: tập trung nhiều mụn cám gây mất thẩm mỹ. Mụn cám ở trán: da vùng trán mỏng, tiếp xúc nhiều với ánh nắng nên tiết nhiều chất nhờn, dễ bít tắc lỗ chân lông gây ra mụn cám. Mụn cám ở cằm: đây là vùng da thường không được vệ sinh kỹ nên dễ gây mụn. Mụn cám ở má: hai vùng má thường có lỗ chân lông to, tuyến dầu, tuyến bã nhờn rất phát triển, nếu không được vệ sinh kỹ dễ tích tụ bụi bẩn gây mụn cám. Mụn cám ở miệng: thường xuyên mọc mụn cám do việc vệ sinh không kỹ. Mụn cám ở phần quai nón: do tình trạng tăng tiết mồ hôi và không được rửa mặt kỹ, da tích tụ những chất bẩn và hình thành nhân mụn. Mụn ở vùng này dễ chuyển thành mụn mủ, mụn nốt nang nếu không được chăm sóc đúng cách. Những câu hỏi về mụn cám thường gặp? 1. Mụn cám có nên nặn không? Không nên nặn mụn cám. Nặn mụn cám khiến da dễ viêm, do đó cần khám với bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc da, điều trị mụn và đưa ra những lời khuyên phòng ngừa, hạn chế mụn cám, cách dùng các sản phẩm dược mỹ phẩm phù hợp với từng loại da. Nặn mụn cám không đúng cách khiến da sạm màu, sần sùi. Mụn cám với các đốm trắng đục li ti khiến da sần sùi, lỗ chân lông to, gây mất thẩm mỹ. Những lưu ý khi nặn mụn: Làm sạch da, có thể xông hơi từ 10-15 phút để lỗ chân lông giãn nở giúp quá trình nặn mụn dễ dàng hơn, lấy sạch nhân mụn. Sát khuẩn da bằng dung dịch sát khuẩn, mang bao tay y tế vô khuẩn trong khi nặn mụn. Nhẹ nhàng nặn mụn, hạn chế gây tổn thương lên tế bào da. Tiếp tục sát khuẩn và làm sạch da một lần nữa và áp dụng chế độ chăm sóc phù hợp để mụn cám không tái phát sau khi nặn. Xem thêm:Mụn bọc là gì? Đặc điểm nhận dạng các loại thường gặp hiện nay 2. Có nên lột mụn cám không? Vì mụn mọc li ti trên da gây mất thẩm mỹ, vậy có nên lột mụn cám hay không? Cũng giống nặn mụn, lột mụn nhằm loại bỏ mụn ra khỏi bề mặt da. Bạn được lột mụn cám nhưng cần dùng đến các sản phẩm gel lột mụn an toàn, vệ sinh da sạch sẽ, thao tác nhẹ nhàng để da không bị tổn thương. Tuy nhiên, với cách lộn mụn cám, khó lấy sạch các nhân mụn sâu. Đồng thời, bất cứ tác động nào lên da cũng khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Việc nặn mụn có thể gây ra một số vấn đề: Da bị tổn thương: do lực lột mụn quá mạnh, đôi khi để lại sẹo rỗ. Kích ứng da: một số thành phần trong gel lột mụn, miếng lột mụn khiến da bị ngứa rát, sưng tấy. Lực kéo miếng lột mụn ra khỏi da làm bật nhân mụn cũng khiến bề mặt da tổn thương. Lỗ chân lông giãn to: lột mụn thường xuyên khiến lỗ chân lông giãn nở liên tục, sức đàn hồi kém nên để lại lỗ chân lông to khiến mụn cám tái phát trầm trọng hơn. Lột mụn cũng khiến da sạm màu, kém sắc. Viêm da: lột mụn khiến lỗ chân lông to là cơ hội để vi khuẩn tấn công không chỉ khiến da sạm màu, kém sắc mà còn gây viêm da, dẫn đến mụn mủ. 3. Nặn mụn cám xong nên làm gì? Nặn mụn nhằm loại bỏ các nhân mụn ra khỏi da nhưng đồng thời cũng tạo một vết thương hở; nếu chăm sóc không đúng cách, da sẽ tổn thương nặng nề. Do vậy, chế độ chăm sóc da sau khi nặn mụn rất quan trọng. Để da nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa mụn cám quay trở lại, bạn nên: Sát khuẩn da trước và sau khi nặn mụn. Dùng nước hoa hồng thoa lên da, mát-xa nhẹ nhàng để se khít lỗ chân lông, cung cấp dưỡng chất cho da. Sử dụng mặt nạ giúp da phục hồi mau lành các tổn thương. Bôi các thuốc trị mụn theo chỉ định của bác sĩ Da liễu. Dùng kem chống nắng, bảo vệ da kỹ lưỡng khi ra ngoài. 4. Mụn cám có tự hết không? Mụn cám gây mất thẩm mỹ nhưng thường lành tính, đa phần sẽ tự hết nếu biết chăm sóc da đúng cách. Bạn nên vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên tẩy tế bào chết với các sản phẩm an toàn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp dù chăm sóc da đúng cách, ăn uống khoa học nhưng da vẫn tiết nhiều dầu gây mụn cám. Do đó, bạn nên đi khám với bác sĩ khoa Da liễu để được tư vấn, điều trị phù hợp. Chăm sóc da đúng cách giúp ngừa mụn cám hiệu quả. Các phương pháp trị mụn cám 1. Trị mụn cám bằng các phương pháp dân gian Điều trị mụn cám bằng các phương pháp dân gian là cách nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả của các cách dân gian thường vô thưởng vô phạt, thậm chí còn làm tình trạng mụn cám thêm trầm trọng dẫn đến viêm, sưng tấy. 2. Trị bằng thuốc bôi, thuốc uống Mỗi người có cơ địa và tình trạng sức khỏe khác nhau, do đó, nếu bạn trị mụn cám bằng thuốc bôi, thuốc uống cần phải theo chỉ định của bác sĩ khoa Da liễu. Điều này giúp tránh trường hợp sử dụng không đúng loại thuốc làm mụn nghiêm trọng hơn, dễ mưng mủ… khiến việc điều trị khó khăn hơn và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống. Việc điều trị mụn cám sẽ thành công nếu: Chăm sóc da đúng cách. Cần làm sạch và kiểm soát độ nhờn của da thường xuyên bằng cách rửa mặt nhẹ nhàng 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt phù hợp (giảm nhờn hoặc kiểm soát nhờn) với nước ấm. Sử dụng kem dưỡng ẩm thích hợp sau khi bôi thuốc để tránh khô da.Không chạm tay vào da để tránh đưa bụi bẩn, vi trùng vào lỗ chân lông. Khám bác sĩ Da liễu nếu gặp các vấn đề về da như mụn cám, mụn đầu đen… Mụn cám không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Thay vì đi tự nặn mụn cám hay dùng các loại mỹ phẩm trôi nổi trên thị trường, bạn nên đi khám với bác sĩ Da liễu để khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả. BVĐK Tâm Anh TP.HCM với thiết bị máy móc hiện đại và bác sĩ giàu kinh nghiệm là địa chỉ tin cậy cho những ai đang gặp rắc rối với mụn cám cũng như các vấn đề da liễu khác.
https://tamanhhospital.vn/rung-nhi-nen-an-gi-kieng-gi/
23/08/2022
Bệnh nhân rung nhĩ nên ăn gì, kiêng gì? | Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Để giúp kiểm soát bệnh rung nhĩ, ngoài các phương pháp điều trị như dùng thuốc hay phẫu thuật, bệnh nhân có thể thay đổi lối sống, tránh ăn uống các loại thực phẩm gián tiếp hoặc trực tiếp gây rung nhĩ. Vậy bệnh nhân mắc rung nhĩ nên ăn gì và kiêng gì? Mục lụcBệnh rung nhĩ kiêng ăn gì?1. Rượu bia, đồ uống có cồn2. Caffeine3. Thực phẩm giàu vitamin K4. Chất béo5. Muối6. Đường7. Gluten8. Quả bưởi9. Nước ép nam việt quất10. Đồ uống lạnh11. Thịt đỏ12. Gạo trắng13. TyramineNgười bị rung nhĩ nên ăn gì?1. Thực phẩm giàu chất xơ2. Thức ăn chống oxy hóa3. Ngũ cốc nguyên hạt4. Chất béo lành mạnhMột số lưu ý dành cho bệnh nhânLựa chọn chế độ ăn phù hợpTập thể dụcGiảm căng thẳngTránh các chất kích thíchHạn chế rượu biaBỏ thuốc láQuản lý cholesterol máuBệnh rung nhĩ kiêng ăn gì? ThS.BSNT Lê Mạnh Tăng – Bác sĩ khoa Tim Mạch, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết, bệnh rung nhĩ là một loại rối loạn nhịp tim, gây ảnh hưởng đến các buồng tim. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng mất đồng bộ điện học và sự co bóp của các buồng tim. Rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối trong buồng tim, đột quỵ não, tắc mạch chi, mạch tạng và suy tim sung huyết. (1) Những loại thức uống, thực phẩm nên kiêng khi bị bệnh rung nhĩ, bao gồm: 1. Rượu bia, đồ uống có cồn Trả lời cho câu hỏi “bệnh rung nhĩ kiêng ăn gì, uống gì” thì rượu bia và đồ uống có cồn là những cái tên đứng đầu danh sách. Thứ nhất, uống rượu bia có thể góp phần gây tăng huyết áp, béo phì và rối loạn nhịp thở khi ngủ (SDB) – những yếu tố nguy cơ quan trọng của rung nhĩ. Thứ hai, uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ phát triển rung nhĩ, gây ra các cơn rung nhĩ nhanh ở những người đã bị rung nhĩ trước đó, đặc biệt ở bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường. Thứ ba, ngoài lý do đây là những tác nhân gây ra bệnh rung nhĩ thì rượu bia, đồ uống có cồn còn có thể tương tác với các loại thuốc đang được người mắc rung nhĩ sử dụng ví dụ như tương tác ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông máu… Rượu bia, đồ uống có cồn góp phần làm tăng huyết áp, béo phì và rối loạn nhịp thở khi ngủ – những yếu tố nguy cơ của rung nhĩ. 2. Caffeine Theo bác sĩ Tăng, nếu được chẩn đoán mắc chứng rung nhĩ, bệnh nhân nên giảm lượng caffeine tiêu thụ, khoảng 1-2 ly cà phê một ngày để tránh hình thành những cơn rung nhĩ không đáng có. Tuy nhiên, uống nước tăng lực lại là một câu chuyện khác. Đó là bởi vì nước tăng lực chứa caffeine ở nồng độ cao hơn cà phê và trà. Chúng cũng chứa nhiều đường và các chất hóa học khác có thể kích thích hệ thống tim. Nhiều nghiên cứu và báo cáo quan sát đã liên kết việc tiêu thụ nước tăng lực với các biến cố tim mạch nghiêm trọng, bao gồm loạn nhịp tim và đột tử do tim. Nếu bạn mắc rung nhĩ, bạn nên tránh đồ uống tăng lực. Ngoài ra, các chất bổ sung thảo dược và nước tăng lực cũng có thể chứa guarana – một loại thảo mộc có nồng độ cafein cao. 3. Thực phẩm giàu vitamin K Dùng warfarin, acenocoumarol (thuốc chống đông máu kháng vitamin K) có thể giúp dự phòng hình thành cục máu đông dẫn đến đột quỵ. Tuy nhiên, thuốc có thể giảm hiệu quả khi bệnh nhân ăn thực phẩm giàu vitamin K như rau diếp, rau bina, cải thìa, cải xoăn, bông cải xanh, măng tây và cải Brussels. Đối với những người đang dùng các loại thuốc chống đông máu khác không cần phải tránh những loại rau này. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân biết liệu vitamin K hoặc thực phẩm giàu chất xơ có phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe tim mạch hay không. 4. Chất béo Tiếp tục cho câu hỏi: bệnh rung nhĩ tránh ăn gì, thì bánh rán, khoai tây chiên, bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng xốp… là những thực phẩm cần tránh xa. Lý do là bởi chúng có nhiều chất béo chuyển hóa và hoàn toàn không tốt cho những người mắc rung nhĩ. Không như những loại chất béo khác, chất béo chuyển hóa khiến cơ thể tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt. Ngoài ra, ở các loại thịt cũng có nhiều chất béo, bao gồm thịt nội tạng, thịt bò, thịt cừu, xúc xích, thịt gia cầm sẫm màu và thịt xông khói. Và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, bao gồm sữa nguyên chất, kem béo, kem và pho mát đầy đủ chất béo. Chất béo khiến cho tình trạng béo phì trở nên trầm trọng, đồng thời có thể gây tăng huyết áp. Những điều này làm tăng nguy cơ mắc rung nhĩ. 5. Muối Bác sĩ Tăng cho hay, bởi vì muối (natri) có thể làm tăng huyết áp và điều này có thể tăng khả năng xảy ra rung nhĩ, do đó việc hấp thụ natri nhiều hơn mức bình thường sẽ làm tăng phát triển rung nhĩ. Để giữ mức natri bình thường, bệnh nhân cần tránh ăn tất cả các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ mặn. Mức natri cao cũng có thể làm mất cân bằng nồng độ kali máu, chất điện giải quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Giới hạn khuyến nghị nên chỉ dùng không quá 1 muỗng cafe muối mỗi ngày. (2) 6. Đường Bệnh rung nhĩ kiêng ăn gì thì đường là một lưu ý lớn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị đái tháo đường có nguy cơ phát triển rung nhĩ cao hơn 40% so với những người không bị đái tháo đường. Các chuyên gia chưa rõ nguyên nhân gây ra mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và rung nhĩ, nhưng có thể mức đường huyết cao – một triệu chứng của bệnh đái tháo đường, là một yếu tố cần xem xét. Một nghiên cứu năm 2019 ở Trung Quốc cho thấy, những người trên 35 tuổi có mức đường huyết (EBG) cao sẽ có nhiều khả năng bị rung nhĩ hơn so với những người không có mức đường huyết cao. Thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng lượng đường trong máu và ăn thức ăn có đường liên tục cũng có thể gây ra tình trạng kháng insulin, làm tăng đáng kể khả năng mắc bệnh đái tháo đường, từ đó dẫn đến xuất hiện rung nhĩ. 7. Gluten Protein có tên Gluten có nhiều trong lúa mạch và lúa mì. Thành phần này cũng được tìm thấy trong các sản phẩm như: bánh mì, mì ống, gia vị và nhiều loại thực phẩm đóng gói. Ở những người được chẩn đoán là dị ứng với gluten (chẳng hạn như bệnh celiac), việc tiêu thụ gluten có thể kích hoạt cơn rung nhĩ. Ở nhóm người này, gluten làm tăng mức độ viêm nhiễm trên toàn cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng điều hành của các dây thần kinh điều hòa nhịp tim hoạt động. Gluten có trong mì ống có thể khiến bệnh rung nhĩ trở nặng hơn. 8. Quả bưởi Ăn bưởi sẽ không phải là một ý kiến ​​hay nếu như người mắc rung nhĩ đang dùng thuốc để điều trị. Bởi trong nước bưởi có chứa một chất hóa học mạnh có tên gọi là naringenin và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất này có thể cản trở hiệu quả của các loại thuốc chống loạn nhịp tim, như amiodarone (Cordarone) và dofetilide (Tikosyn). Nước bưởi cũng gây ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc từ ruột vào máu. (3) Ngoài ra, nếu bệnh nhân dùng chống đông máu kháng vitamin K như warfarin, acenocoumarol, ăn bưởi có thể làm cho máu loãng hơn bình thường và gây ra nguy cơ bị chảy máu. 9. Nước ép nam việt quất Người mắc rung nhĩ cần kiêng nước ép nam việt quất khi đang điều trị bằng warfarin chống đông máu. Giống như bưởi, nước ép nam việt quất có thể làm tăng lượng warfarin lưu thông trong cơ thể và khiến bệnh nhân có nguy cơ bị chảy máu. Những người dùng các loại thuốc chống đông máu khác không cần hạn chế uống nước ép nam việt quất, nhưng cũng cần lưu ý rằng bất kỳ loại nước ép trái cây nào cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu. 10. Đồ uống lạnh Những loại đồ uống lạnh giúp giải nhiệt trong những ngày nóng bức cũng có thể là nguyên nhân đưa đến một cơn rung nhĩ. Một nghiên cứu được công bố gần đây cho thấy, có thể có mối liên hệ giữa việc nhiệt độ đồ uống lạnh và nhịp tim không đều. Nếu thấy cơ thể có vấn đề sau khi ăn hoặc uống thứ gì đó lạnh, hãy đến thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất. 11. Thịt đỏ Chất béo bão hòa trong thịt cừu, thịt lợn và thịt bò làm tăng cholesterol xấu trong máu. Mức cholesterol LDL cao có thể dẫn đến bệnh tim và rung nhĩ, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Thay vì ăn các loại thịt có nhiều mỡ, chế độ ăn nên đưa vào các phần nạc của thịt bò, thịt lợn. Đối với bánh mì kẹp thịt hoặc bánh mì thịt, hãy chọn thay thế một nửa thịt bằng đậu hoặc ít nhất 90% thịt bò nạc xay để cắt bớt mỡ. 12. Gạo trắng Quá trình xay xát khiến loại thực phẩm này đã bị loại bỏ đi các chất dinh dưỡng và chất xơ mà trái tim cần để hoạt động khỏe mạnh. Chất xơ có thể giúp cải thiện mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì và đái tháo đường type 2 – những tình trạng liên quan đến rung nhĩ. bệnh nhân có thể chọn gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên hạt giúp no lâu hơn và có thể giảm nguy cơ đột quỵ. 13. Tyramine Tyramine là một axit amin ảnh hưởng đến huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Heart cho thấy, thực phẩm có chứa hợp chất tyramine làm tăng huyết áp và gây ra các triệu chứng xơ hóa. Pho mát lâu năm như parmesan, gorgonzola, nước tương, dưa cải bắp và xúc xích Ý chứa đầy tyramine, do đó cần kiêng những thực phẩm này nếu bệnh nhân mắc rung nhĩ. Người bị rung nhĩ nên ăn gì? Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là điều cực kỳ quan trọng nếu được chẩn đoán mắc bệnh rung nhĩ. Vậy người bị rung nhĩ nên ăn gì? Dưới đây là những loại thực phẩm nên được thêm vào chế độ ăn uống để giảm nguy cơ mắc rung nhĩ: (4) 1. Thực phẩm giàu chất xơ Trái cây tươi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ, đặc biệt là quả chuối vì nó có lợi trong việc quản lý rung nhĩ do hàm lượng kali cao. Mức kali thấp có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, do đó thay vì uống nước trái cây đóng gói chứa nhiều đường thì các chuyên gia khuyến khích ăn trái cây tươi để cung cấp đủ các loại vitamin thiết yếu. Hiệp hội người về hưu Mỹ (AARP) đặc biệt khuyến cáo nên tập trung vào trái cây màu đỏ để tốt cho tim mạch, ví dụ như quả táo. Việc ăn cả quả táo thay vì chỉ uống nước ép táo giúp giảm mức cholesterol và bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể. 2. Thức ăn chống oxy hóa Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng có lợi của việc thêm nhiều chất chống oxy hóa vào chế độ ăn uống. Điều này giúp điều trị chứng loạn nhịp tim liên quan đến rung nhĩ và thậm chí có thể giúp thúc đẩy sự đảo ngược tình trạng bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm, thức uống chống oxy hóa nổi bật: Trà xanh Thay vì tìm đến ly cà phê, hãy uống một tách trà xanh nhỏ. Mặc dù chúng đều chứa caffeine và có thể làm tăng nhịp tim, nhưng trà xanh có ít caffeine hơn và tăng cường chất chống oxy hóa. Chế độ ăn Địa Trung Hải Chế độ ăn này kết hợp các loại thực phẩm lành mạnh, chủ yếu bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm khác thành những món ăn tốt cho tim mạch. 3. Ngũ cốc nguyên hạt Các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm cholesterol và có tác dụng tốt cho tim mạch. Đây là nguồn thực phẩm cần thiết trong danh sách rung nhĩ nên ăn gì. Sự khác biệt giữa ngũ cốc tinh chế và ngũ cốc nguyên hạt là gì? Đó là ngũ cốc tinh chế được chế biến để kéo dài thời hạn sử dụng và một số chất dinh dưỡng đã bị loại bỏ. Ngược lại, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bột yến mạch hoặc kiều mạch… là nguồn cung cấp chất xơ và magiê tốt hơn vì không qua quá trình xay xát. 4. Chất béo lành mạnh Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn, chẳng hạn như dầu ô liu, dầu hạt cải, quả hạch, là những thực phẩm bổ sung rất tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh. Chất béo không bão hòa, đặc biệt là axit béo omega-3 rất có lợi cho sức khỏe tim mạch tổng thể. Omega-3 được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá ngừ albacore, cá mòi, cá hồi, hạt lanh và quả óc chó. Thực phẩm có các axit béo này làm giảm nguy cơ loạn nhịp tim, giảm mức chất béo trung tính và làm chậm quá trình hình thành mảng bám. Một số lưu ý dành cho bệnh nhân Lựa chọn chế độ ăn phù hợp Bác sĩ Tăng lưu ý, cân nặng tăng lên sẽ gây tăng gánh nặng cho tim, có thể biểu hiện thành rung nhĩ. Tình trạng béo phì thực sự có thể thay đổi kích thước tâm nhĩ với sự gia tăng dần kích thước tâm nhĩ. Do đó, lựa chọn chế độ ăn uống bổ dưỡng như giàu chất xơ với rau quả và trái cây, giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật, tăng ngũ cốc nguyên hạt,… sẽ giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế hình thành rung nhĩ. Tập thể dục Tăng cường các bài tập thể dục và thực hiện như một thói quen với ít nhất 05 ngày mỗi tuần và mỗi ngày ít nhất 30 phút. Trước khi tập luyện, hãy lưu ý tìm hiểu nhịp tim mục tiêu phù hợp với độ tuổi và theo dõi nhịp tim trong suốt quá trình vận động. Tập thể dục thường xuyên giúp phòng tránh rung nhĩ. Giảm căng thẳng Ngay cả những người khỏe mạnh và không có vấn đề gì về tim cũng có thể bị rung nhĩ do căng thẳng cao độ. Nghiên cứu hiện đại cho thấy khoảng 54% bệnh nhân bị rung nhĩ từng cơn đến từ nguyên nhân phổ biến nhất là do căng thẳng tâm lý. Tránh các chất kích thích Sử dụng các sản phẩm có chất kích thích như cà phê, trà, soda,… có thể làm tăng nhịp tim nhiều hơn. Ngoài ra, hãy cẩn thận với các loại thuốc không kê đơn, bao gồm cả chất bổ sung dinh dưỡng và thuốc cảm lạnh hay dị ứng. Những sản phẩm này có thể chứa chất kích thích hoặc có các đặc tính khác có thể gây rối loạn nhịp tim. Hạn chế rượu bia Sử dụng rượu bia quá mức khiến cơ thể có những cảm giác nôn nao, xuất hiện tình trạng mất nước và tăng hormone căng thẳng. Điều này sẽ gây tác hại xấu cho tim bởi có thể làm tăng nguy cơ rung nhĩ. Bỏ thuốc lá Nicotine là một chất kích thích khiến tim đập nhanh và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rung nhĩ. Hút thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành. Quản lý cholesterol máu Các vấn đề về tim như xơ vữa động mạch (động mạch bị tắc, xơ vữa,…) và cholesterol cao có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rung nhĩ, dẫn đến nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tuân theo một chế độ ăn ít chất béo, ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, tập thể dục hàng ngày và thăm khám định kỳ với bác sĩ tim mạch để kiểm soát mức cholesterol tốt nhất. Được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại như máy siêu âm tim và mạch máu 4D hiện đại, máy chụp cộng hưởng từ 1,5 – 3 Tesla, máy CT tim và động mạch vành 768 lát cắt, hệ thống chụp mạch máu DSA với cánh tay robot…, Trung tâm Tim mạch Hệ thống BVĐK Tâm Anh tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân bị rung nhĩ cũng như các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim, thiếu máu cơ tim…). Phác đồ điều trị được xây dựng cá thể hóa, đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Tổng kết: bệnh nhân rung nhĩ nên tập trung ăn trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein từ thực vật (như đậu, quả hạch và hạt); tránh ăn thức ăn mặn, nhiều đường hoặc chất béo bão hòa. Các sản phẩm sữa ít hoặc không có chất béo và các loại thịt nạc hơn (như cá, thịt gia cầm) là những lựa chọn tốt cho bệnh nhân rung nhĩ.
https://tamanhhospital.vn/cac-dang-u-tai-thuong-gap/
31/03/2022
Các dạng ù tai thường gặp: Chẩn đoán và phương pháp điều trị
Có hai dạng ù tai thường gặp bao gồm ù tai cơ học và ù tai thần kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân. BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết, ù tai là tình trạng tai xuất hiện âm thanh không mong muốn có nguồn gốc từ chính hệ thống thính giác hoặc các cơ quan lân cận mà người khác không thể nghe được. Phần lớn những âm thanh ù tai đơn âm nhưng cũng có thể là phức âm như tiếng sóng biển, tiếng dế kêu hoặc tiếng chuông reo. Tổ chức toàn cầu về Khiếm thính ước tính có tới 1% người lớn mắc chứng ù tai bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nói chung Phân loại theo cơ chế sinh bệnh, chứng ù tai được chia làm hai loại chính như sau: Mục lục1. Ù tai cơ học2. Ù tai thần kinhCác phương pháp chẩn đoán chứng ù tai1. Thăm khám lâm sàng2. Kiểm tra cận lâm sàngCác phương pháp điều trị chứng ù tai1. Phẫu thuật2. Điều trị nội khoa1. Ù tai cơ học Là tình trạng xuất hiện các âm thanh từ trong tai hay các cơ quan lân cận. Ù tai cơ học được chia nhỏ thành hai loại bao gồm ù tai chủ quan (chỉ có bệnh nhân nghe được) và ù tai khách quan (cả bệnh nhân và người khác đều nghe được). Nguyên nhân được xác định là do bất thường mạch máu bao gồm: Bất thường động tĩnh mạch – Phình mạch; tiếng rung tĩnh mạch, hở xương vịnh cảnh, hội chứng Eagle, u cuộn cảnh hoặc cuộn nhĩ. Nguyên nhân thứ 2 là do vấn đề thần kinh cơ bao gồm: Co thắt cơ khẩu cái; co thắt cơ bàn đạp; co thắt cơ căng màng nhĩ; rối loạn chức năng khớp thái dương hàm. Ngoài ra, ù tai cơ học còn có các nguyên nhân khác chẳng hạn như: Dãn rộng vòi nhĩ, bệnh rối loạn chức năng vòi – viêm nhiễm tại chỗ… 2. Ù tai thần kinh Có nguồn gốc thần kinh xuất phát từ hệ thống thính giác hoặc vỏ não thính giác. Ù tai thần kinh cũng được chia thành ù tai có nguồn gốc từ thần kinh trung ương và ù tai có nguồn gốc từ thần kinh ngoại biên.(1) Nguyên nhân gây ù tai thần kinh có thể do các vấn đề về dây thần kinh ngoại biên, ống tai ngoài, tai giữa, ốc tai, trung ương, thần kinh thính giác hoặc từ các đường dẫn truyền thần kinh trung ương – vỏ não. Các phương pháp chẩn đoán chứng ù tai Bác sĩ Hằng cho biết, tất cả các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng phải được khai thác và ghi nhận kỹ lưỡng để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh bao gồm: 1. Thăm khám lâm sàng Bệnh sử: tuổi, thời gian khởi phát ù tai, kiểu tiến triển của ù tai, tiền sử gia đình và các triệu chứng nghe hoặc các triêu chúng tiền đình kèm theo như nghe kém, đầy tai, chóng mặt. Tính chất ù tai: Cần xác định vị trí ù tai ở trong đầu, một bên hay hai bên; cao độ, âm đơn hay âm phức, tiếng ù đều đều, theo nhịp mạch, tiếng lích rích hay như tiếng thổi; cường độ, mức độ gây khó chịu, ảnh hưởng của môi trường, liên tục hay ngắt quãng.(3) Các triệu chứng kèm theo: Chảy dịch tai, tiếp xúc với tiếng ồn, chấn thương đầu, sử dụng các loại thuốc gây hại cho tai. Khám lâm sàng: Cần khám lâm sàng tai – thần kinh toàn diện kết hợp với đánh giá chức năng tai. 2. Kiểm tra cận lâm sàng Đo thính học: kiểm tra thính lực đồ, chức năng thông khí vòi nhĩ. Hinh ảnh học: Cần chụp cắt lớp xương thái dương có và không có tiêm thuốc, chụp mạch não đồ. Xét nghiệm huyết học: Bao gồm xét nghiệm công thức máu để xác định tình trạng thiếu máu và xét nghiệm chức năng tuyến giáp để biết người bệnh có bị bệnh cường giáp hoặc suy giáp hay không. Tác nhân dị ứng: Cần đánh giá được tình trạng dị ứng của bệnh nhân bằng cách kiểm tra xem chất dị ứng trong thức ăn, khí thở hoặc môi trường sống. Đồng thời cần đánh giá tình trạng tăng áp lực mê nhĩ bằng cách sử dụng các nghiệm pháp khác. Tất cả các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng phải được khai thác và ghi nhận kỹ lưỡng để phục vụ cho việc chẩn đoán ù tai Các phương pháp điều trị chứng ù tai Tổ chức toàn cầu về Khiếm thính ước tính có tới 1% người lớn mắc chứng ù tai bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nói chung.(2) Theo bác sĩ Hằng chứng ù tai không phải là bệnh lý ác tính nhưng gây ảnh hưởng đến tâm lý, giấc ngủ, khả năng nghe, khả năng giao tiếp do mất tập trung. Thậm chí ù tai còn có thể gây ra nỗi sợ hãi mơ hồ khiến người bệnh trầm cảm kéo dài… do đó cần điều trị bệnh càng sớm, càng tốt. Phẫu thuật hoặc phương pháp nội khoa có thể giúp điều trị dứt điểm chứng ù tai. 1. Phẫu thuật Bác sĩ Hằng cho biết, có nhiều phương pháp phẫu thuật có thể giúp điều trị bệnh ù tai. Các dạng ù tai thường được chỉ định phẫu thuật chủ yếu có nguồn gốc cơ học hoặc có nguyên nhân từ các khối choán chỗ trong góc cầu – tiểu não, u tân sinh của thùy thái dương hoặc do điếc dẫn truyền. Các phẫu thuật giảm áp túi nội dịch trong tai Phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình Phẫu thuật cắt bỏ thần kinh giao cảm Người bệnh cần tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng phục hồi của tai 2. Điều trị nội khoa Bác sĩ Hằng cho biết, trong điều trị nội khoa các phương pháp thường được phân làm hai loại chính bao gồm: Các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù và các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù. Các thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương Các thuốc kháng histamin và thuốc giảm phù nề Các thuốc an thần ức chế thần kinh trung ương Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng và chỉ dùng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-test-nhanh-co-phat-hien-duoc-omicron-tang-hinh-vi
Làm test nhanh có phát hiện được Omicron tàng hình?
Với các sản phẩm kit test đa dạng hiện nay, mọi người đều có thể tự mình thực hiện xét nghiệm COVID 19 tại nhà hoặc tại các trạm y tế gần nhất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thắc mắc rằng liệu chủng Omicron tàng hình có thể được phát hiện bằng các kit test nhanh hay không, cùng làm rõ thông tin này qua bài chia sẻ dưới đây. 1. Chủng omicron test nhanh có ra không? Omicron tàng hình hay còn được biết đến với tên đầy đủ là biến thể Omicron BA.2. Đây là một trong các biến thể của biến chủng Omicron, dòng virus gây ra đại dịch SARS CoV-2 trên toàn thế giới trong suốt 3 năm vừa qua.Omicron là một trong các chủng virus lây bệnh và làm cho công tác phòng chống dịch trở nên khó khăn hơn trong khoảng từ cuối năm 2021 đến giữa đầu năm 2022. Với tốc độ lây lan được đánh giá là nhanh gấp 1.5 lần biến thể tìm ra trước đó Omicron BA.1, Omicron tàng hình thực sự gây ra những thách thức không nhỏ để xác định được một người có bị nhiễm COVID hay không.Theo những ghi nhận được thống kê từ các nơi làm test nhanh covit, nhiều cas bệnh có triệu chứng đầy đủ của COVID 19 như sốt, ho, nhức mỏi cơ bắp nhưng khi test nhanh covit vẫn ra một vạch (âm tính) là vì các lý do sau:Người bệnh thực hiện test ở những ngày đầu, tải lượng virus còn thấp, do đó kết quả xét nghiệm vẫn cho ra âm tínhThao tác thực hiện test nhanh covit chưa chuẩn xác: Tùy vào từng bộ kit test xét nghiệm, thời gian đọc kết quả,...Kit test kém chất lượng: Các sản phẩm kit test kém chất lượng ngày nay tồn tại tràn lan trên thị trường. Đa phần các kit test này sẽ cho ra kết quả không chính xác. 2. Xét nghiệm PCR có phát hiện Omicron tàng hình không? Xét nghiệm PCR là một trong các phương pháp dùng để xét nghiệm xem một người có bị nhiễm virus SARS CoV-2 hay không. Phương pháp này được áp dụng trên toàn cầu trong suốt thời gian đại dịch bùng phát.Nhiều ý kiến cho rằng, với phương pháp xét nghiệm có độ chính xác trên 90% như PCR thì Omicron tàng hình sẽ bị phát hiện. Tuy nhiên, theo các báo cáo về đặc trưng của chủng Omicron tàng hình thì biến thể này không mang đột biến giống như Omicron BA.1, do đó khi xét nghiệm PCR không phân biệt được đó là Omicron tàng hình hay chủng Delta, chỉ khi thực hiện việc giải mã trình tự gen mới có thể kết luận là chủng omicron tàng hình hay không.Chỉ khi người bệnh có rõ các triệu chứng của nhiễm Covid chủng Omicron, được thực hiện test nhanh đúng quy trình và sử dụng những bộ test chất lượng cao mới có thể cho ra kết quả chính xác.Omicron tàng hình là một trong các biến chủng COVID lây lan nhanh nhất hiện nay. Các xét nghiệm dạng test nhanh covit và PCR cũng không cho ra một kết quả chính xác nếu người bệnh mắc chủng virus này. Hiện tại vẫn chưa có rõ các nghiên cứu về biến thể này, do đó mọi người dân vẫn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh dịch để tránh virus lây lan.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huong-dan-kiem-tra-suc-khoe-phoi-vi
Hướng dẫn kiểm tra sức khỏe phổi
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật - Bác sĩ Hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Hệ hô hấp là một trong những hệ cơ quan rất quan trọng của cơ thể con người. Vì vậy, kiểm tra sức khỏe phổi cũng như kiểm tra hệ hô hấp là điều cần thiết để đảm bảo quá trình trao đổi khí, những chức năng hô hấp khác được hoạt động một cách khỏe mạnh. 1. Kiểm tra hệ hô hấp Phổi được xem là một cơ quan đặc biệt nhất trong hệ hô hấp vì nó giữ những nhiệm vụ quan trọng duy trì sự sống như trao đổi khí, vận chuyển oxy và CO2 đến và đi từ tĩnh mạch phổi, lọc độc tố có trong máu, chuyển hóa... Phổi rất dễ bị nhiễm phải những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn nên bảo vệ phổi là điều rất cần thiết. Hơn nữa, vì xã hội ngày càng phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa nên những tác nhân từ môi trường như khói bụi, khói thuốc lá... cũng phần nào ảnh hướng rất nhiều đến sức khỏe của lá phổi. Những tác nhân bên trong như di truyền cũng là nguyên nhân gây nên những bệnh lý ác tính.Kiểm tra hệ hô hấp, đặc biệt là kiểm tra sức khỏe phổi hết sức quan trọng đối với mỗi người để có thể phát hiện ra những tình trạng bệnh lý bất thường trong thời gian sớm nhất. Nghiêm trọng nhất là những bệnh lý ác tính như ung thư phổi, ung thư phế quản có thể di căn đến những cơ quan khác cũng như gây nên nhiều biến chứng cho bệnh nhân, dẫn đến tử vong. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu như ho, khàn tiếng, khó thở, đau ngực, biếng ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân, nổi hạch vùng cổ, đau mỏi vai gáy trong thời gian dài thì người bệnh nên chủ động tìm đến những trung tâm y tế để được kiểm tra sức khỏe phổi và kiểm tra hệ hô hấp.Bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe phổi thì cần có một lối sống lành mạnh để dự phòng những bệnh lý liên quan đến phổi như duy trì thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể dục thể thao, ăn nhiều rau, trái cây để bổ sung cho hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh, không hút thuốc lá và tránh việc hít phải khói thuốc lá để giảm nguy cơ mắc bệnh về phổi. Kiểm tra sức khỏe phổi hết sức quan trọng đối với mỗi người 2. Khám hô hấp để tầm soát các bệnh lý phổi Khi thực hiện kiểm tra hệ hô hấp thì người bệnh sẽ được các bác sĩ khai thác tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra như xét nghiệm máu, xét nghiệm sinh hóa máu để kiểm tra tình trạng gan, thận, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch... Ngoài ra, một số marker chỉ điểm ung thư cũng có thể được thực hiện nếu bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ ung thư những cơ quan thuộc hệ hô hấp như định lượng CEA, Cyfra 21 – 1, SCC... Một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng đối với khám hệ hô hấp đó là chụp X – quang phổi, bên cạnh đó còn có chụp cắt lớp vi tính phổi nếu có chỉ định của bác sĩ thăm khám.Ngoài những cận lâm sàng kể trên thì bệnh nhân còn được đo hô hấp ký còn gọi là thăm dò chức năng hô hấp: nhằm đánh giá các rối loạn thông khí hạn chế , tắc nghẽn và ghi lại những thông số liên quan đến hoạt động của phổi.Để chủ động bảo vệ sức khỏe của phổi và hệ hô hấp thì cần tiến hành khám hô hấp và kiểm tra sức khỏe phổi định kỳ mỗi năm. Đồng thời, người bệnh nên lắng nghe cơ thể và quan sát những dấu hiệu bất thường nếu có, từ đó sẽ phát hiện sớm được những bệnh lý liên quan.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dan-rang-su-veneer-la-gi-vi
Dán sứ Veneer là gì?
Hiện đang có nhiều người lựa chọn phương pháp dán răng sứ Veneers. Dán sứ Veneer là một phương pháp giúp tăng tính thẩm mỹ cho răng, đảm bảo chức năng ăn nhai mà không gây xâm lấn. 1. Dán sứ Veneer là gì? Mặt dán sứ Veneer (Laminate sứ) là vật liệu có dạng vỏ mỏng với độ dày từ 0.3 - 0.5mm, giống với màu răng, được gắn lên bề mặt ngoài của răng, ôm vừa khít toàn thân răng. Nó giúp cải thiện hình dáng răng và đạt được tính thẩm mỹ như mong muốn. Veneer thường được làm từ sứ, composite hoặc nhựa tổng hợp, được gắn vĩnh viễn lên răng.Phương pháp dán sứ Veneer cũng có thể được sử dụng trong điều trị một số vấn đề về thẩm mỹ. Cụ thể, những đối tượng nên dán răng sứ Veneer gồm:Người sở hữu răng bị mòn cạnh;Người có răng bị nứt, mẻ do chấn thương;Người có răng mọc thưa, giữa các răng có khe hở;Người bị lệch răng nhẹ, phát triển không đều, hình dạng bất thường;Người có răng bị ố màu do hút thuốc, dùng thuốc kháng sinh hoặc tẩy trắng răng không có tác dụng.Một số đối tượng không nên dán sứ Veneer gồm:Người bị bệnh nha chu;Người có răng mọc lệch hoặc bị sai khớp cắn nặng;Bệnh nhân có lỗ sâu răng lớn, răng bị mòn hết men răng.Khi thực hiện dán sứ Veneer, bác sĩ chỉ mài 1 lớp mỏng trên bề mặt răng, không tác động tới ngà răng hay các mô nhạy cảm quanh răng. Trong quá trình thực hiện, người bệnh sẽ được gây tê để giảm cảm giác ê nhức. 2. Dán sứ Veneer có ưu điểm gì? Phương pháp dán sứ Veneer được đánh giá cao vì:Độ thẩm mỹ cao: Phương pháp dán răng sứ làm thay đổi màu sắc, hình dáng và kích thước của răng, giúp răng đều và đẹp hơn. Đồng thời, màu sứ Veneer khá tự nhiên nên giúp bạn tươi tắn, tự tin hơn khi mỉm cười;Ít tác động đến răng thật: Khi dán sứ Veneer, bạn chỉ cần mài rất ít mô răng nên không gây tổn hại tới răng. Đồng thời, phương pháp này hiếm khi gây chết tủy hay phải chữa tủy;Đảm bảo chức năng ăn nhai: Nha sĩ chỉ mài ở mặt ngoài răng một chút khi dán sứ Veneer nên không tác động nhiều tới cấu trúc giải phẫu của mô răng. Do đó, chức năng ăn nhai của bạn sẽ không bị ảnh hưởng. Đặc biệt, phương pháp này không loại bỏ nhiều mô răng, không xâm lấn đến tủy răng nên hạn chế tối đa tình trạng ê buốt răng;Độ bền cao: Dán răng sứ Veneer có độ bền cao với tuổi thọ trung bình 10 - 15 năm nếu được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao, phòng nha thiết bị hiện đại và người bệnh chăm sóc răng tốt. 3. Phân biệt giữa dán sứ Veneer và bọc răng sứ 3.1 Về trường hợp thực hiệnDán sứ Veneer và bọc răng sứ được thực hiện trong các trường hợp sau:Dán sứ Veneer: Dùng trong trường hợp răng bị sậm màu, ố vàng, bị mòn hoặc vỡ ở mức độ tương đối (không quá 1⁄3 thân răng);Bọc răng sứ: Dùng trong trường hợp khôi phục răng bị hư hỏng nặng như màu răng quá xấu, răng không đều, răng gãy vỡ, sâu răng nặng hoặc mất gần như toàn bộ răng, khớp cắn sai lệch.3.2 Về kỹ thuật thực hiệnSự khác biệt về kỹ thuật thực hiện giữa 2 phương pháp như sau:Dán sứ Veneer: Nha sĩ mài 1 lớp mỏng trên bề mặt ngoài của răng (khoảng 0.3 - 0.5mm) rồi dán miếng sứ Veneer lên. Phần lớn men răng và các mô nhạy cảm quanh răng đều không bị ảnh hưởng;Bọc răng sứ: Nha sĩ sẽ mài khoảng 1 - 2mm mô răng rồi gắn mão sứ lên trên. Quá trình này có thể ảnh hưởng tới tủy răng, thậm chí phải lấy tủy răng nên chỉ áp dụng phương pháp này nếu răng đã bị hư hỏng nặng.3.3 Về độ bềnNếu được chăm sóc tốt, tuổi thọ của răng được dán sứ Veneer có thể kéo dài 10 - 15 năm. Còn tuổi thọ của bọc răng sứ có thể lên tới 20 năm. Để đảm bảo độ bền, bạn cần chăm sóc răng miệng kỹ càng, nên từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, lười đánh răng, ăn đồ cứng,... 4. Quy trình dán sứ Veneer Quy trình dán sứ Veneer như sau:Kiểm tra răng: Nha sĩ sẽ kiểm tra xem hàm răng của bạn có phù hợp để thực hiện phương pháp dán sứ Veneer không. Đồng thời, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng của bệnh nhân, chụp phim X-quang nhằm kiểm tra các khiếm khuyết, xác định nguyên nhân hư tổn và số lượng răng cần phục hình. Trường hợp bị sâu răng, cao răng hoặc mất răng thì bác sĩ sẽ điều trị trước khi dán sứ;Mài bớt men răng: Để chuẩn bị làm răng thì bác sĩ thường sẽ mài bỏ một lượng nhỏ men răng, tạo chỗ để dán sứ Veneer vào răng;Lấy dấu hàm, chọn màu răng: Bác sĩ sẽ lấy dấu hàm răng bằng cao su lấy dấu, chọn màu sắc miếng dán sứ Veneer phù hợp với hàm răng của bệnh nhân;Tạo hình mô phỏng cho Veneer: Mẫu lấy dấu hàm răng được gửi tới phòng labo nha khoa nhằm tạo hình mô phỏng sao cho mặt dán sứ phù hợp với răng bệnh nhân. Thời gian thực hiện thường mất vài ngày nên bác sĩ có thể gắn răng tạm cho người bệnh trong lúc chờ đợi;Dán Veneer lên răng: Ở lần khám tiếp theo, bác sĩ sẽ đặt miếng Veneer lên răng bệnh nhân để kiểm tra mức độ phù hợp, điều chỉnh theo hình dạng của răng. Sau khi xử lý hoàn tất thì bác sĩ làm sạch răng, dán Veneer.Khi dán sứ xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh răng miệng và có chế độ ăn uống hợp lý để răng duy trì được màu sắc lâu dài. 5. Chăm sóc sau khi dán sứ Veneer Một số lưu ý người bệnh cần nhớ sau khi dán răng sứ Veneer là:Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh để đảm bảo tuổi thọ cho mặt sứ và sức khỏe răng miệng. Bạn không nên hút thuốc lá để tránh gây hại cho răng miệng. Đồng thời, bạn nên tránh uống nước màu sẫm để đảm bảo độ bền, đẹp của răng. Bạn cũng nên phân chia lực cắn vào cả 2 bên hàm, tránh sử dụng nhiều 1 bên hàm. Đặc biệt, bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt, dai, cứng, không dùng răng để mở nắp chai, xé bao bì hay cắn móng tay,...;Bạn nên chăm sóc răng miệng thường xuyên để có thể bảo vệ khoang miệng. Lưu ý là bạn nên dùng bàn chải mềm đánh răng 2 lần/ngày; dùng nước súc miệng để làm sạch mảng bám trong khoang miệng và dùng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa ở các kẽ răng;Sau khi dán sứ Veneer, bạn nên đi thăm khám định kỳ để được tư vấn, kiểm tra về răng, khớp cắn và độ bám keo. Đồng thời, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra.Dán sứ Veneer là phương pháp giúp bệnh nhân sớm sở hữu hàm răng trắng sáng, khỏe đẹp như ý. Khi chọn phương pháp này, bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền dài lâu của mặt sứ Veneer.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-mat-do-co-bi-1-ben-roi-lay-sang-mat-con-lai-vi
Đau mắt đỏ có thể bị 1 bên rồi lây sang mắt còn lại
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là một bệnh rất dễ lây lan trong gia đình và cộng đồng. Chính vì thế, điều trị đau mắt đỏ vừa có mục đích cải thiện triệu chứng, mau lành bệnh, vừa phòng tránh lây sang mắt bên lành cũng như lây sang người khác. Chỉ khi được như vậy, bệnh lý này sẽ không còn lại một vòng xoắn lẩn quẩn, bảo vệ cho những đôi mắt khỏe đẹp. 1. Đau mắt đỏ là gì? Khi phần kết mạc trắng trong mắt của bạn được nhìn thấy chuyển sang màu đỏ hoặc hồng kèm theo cảm giác ngứa ngáy, bạn có thể đã bị một tình trạng gọi là đau mắt đỏ.Đây không phải là do kết mạc mắt gặp bất thường mà là do kết mạc bị viêm nhiễm. Kết mạc vốn là một lớp màng trong suốt, phủ phía trước mắt và cả hai mí mặt trên và dưới, vốn dĩ không quan sát thấy được. Chính vì thế, đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus hoặc cũng có thể là một biểu hiện trong phản ứng dị ứng.Viêm kết mạc do vi khuẩn và virus đều rất dễ lây lan và bạn có thể truyền bệnh cho người khác trong khoảng thời gian lên tới hai tuần sau khi các triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên. Trong khi đó, viêm kết mạc dị ứng lại không phải là bệnh truyền nhiễm. 2. Đau mắt đỏ lây lan qua đường nào? Nhiễm trùng trong đau mắt đỏ có thể truyền từ người này sang người khác theo cùng một cách lây nhiễm với các tác nhân là virus và vi khuẩn. Thời gian ủ bệnh, thời gian từ khi bị nhiễm bệnh đến khi các triệu chứng thực sự xuất hiện, đối với viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn là khoảng 24 đến 72 giờ.Nếu bạn chạm vào một thứ gì đó có chứa mầm bệnh là virus hoặc vi khuẩn có ái tính với kết mạc mắt và sau đó chạm vào mắt, bạn có thể bị đau mắt đỏ. Hầu hết các vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt thông thường tới tám giờ, trong khi đó, một số loài có thể sống sót đến vài ngày. Ngược lại, phần lớn các virus có thể tồn tại rất lâu, trong một vài ngày hay thậm chí với một số loài kéo dài trong hai tháng trên một bề mặt thuận lợi.Nhiễm trùng trong đau mắt đỏ có thể lây lan sang người khác thông qua tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như bắt tay, ôm hoặc hôn. Ho và hắt hơi cũng có thể lây nhiễm qua các giọt bắn. Thậm chí, nếu một bên mắt của bạn mắc bệnh, bên còn lại vẫn còn lành nhưng rồi cũng sẽ bị nhiễm trùng tương tự.Ngoài ra, bạn có nguy cơ bị đau mắt đỏ cao hơn nếu bạn đeo kính áp tròng. Vì đây cũng là một con đường cho vi khuẩn có thể sống, phát triển và tăng sinh trên bề mặt kính cũng như trên cơ thể người. Đau mắt đỏ có khả năng lấy từ người này sang người kia thông qua việc: ôm, hôn 3. Bị đau mắt đỏ cần phải cách ly bao lâu? Đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm bắt đầu khi một trong các triệu chứng xuất hiện và tình trạng này vẫn sẽ kéo dài nếu người bệnh vẫn còn có chảy nước mắt và chảy mủ.Vì vậy, nếu con bạn bị đau mắt đỏ, cha mẹ nên là giữ chúng ở nhà cho đến khi các triệu chứng hoàn toàn biến mất, phòng tránh lây lan cho những trẻ đồng trang lứa. May mắn là hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ là nhẹ với các triệu chứng thường thuyên giảm rõ rệt trong vòng một vài ngày.Đối với người lớn, bạn có thể vẫn làm việc nhưng nên trong môi trường độc lập, hạn chế tiếp xúc với người khác. Đồng thời, bạn cần có biện pháp bảo vệ kỹ lưỡng như đeo kính bảo hộ, che miệng khi ho và hắt hơi, rửa tay kỹ sau khi chạm vào mắt... nhằm hạn chế lây nhiễm cho người xung quanh hay cả các thành viên khác trong gia đình. 4. Cách phòng ngừa đau mắt đỏ như thế nào? Nguyên tắc phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả nhất là hạn chế các con đường có thể gây lây nhiễm với người đang mắc bệnh, kể cả từ con của bạn.Điều quan trọng nhất là bạn không nên chạm tay trực tiếp vào mắt. Trong đó, bạn nên có thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn dưới vòi nước chảy tối thiểu 20 giây và tuân thủ đúng quy trình. Thời điểm rửa tay là sau khi làm vệ sinh cho mình hay cho con trẻ, có nguy cơ tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm như nhà vệ sinh, thùng rác, tay nắm cửa, bề mặt bàn ghế, sử dụng các vật dùng công cộng... Không những thế, thói quen này cần được thực hiện bởi tất cả các thành viên trong gia đình, kể cả trẻ nhỏ nếu bé bắt đầu có ý thức hợp tác.Ngoài ra, các cách khác cũng góp phần giúp ngăn ngừa đau mắt đỏ bao gồm:Tránh dụi mắtSử dụng khăn cá nhân. Giặt giũ khăn mặt và khăn lau hàng ngàyTránh dùng chung khăn và các dụng cụ chung với người khác như chén bát, ly uống nước...Thay vỏ gối thường xuyênKhông dùng chung mỹ phẩm cho mắt. Nếu bạn bị nhiễm trùng mắt nghi ngờ từ các loại mỹ phẩm, hãy hủy bỏ chúng.Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt với người khác dù có mắc bệnh đau mắt đỏ hay khôngTẩy trang sạch sẽ, nhất là vùng mắt trước khi đi ngủNgừng dùng kính áp tròng trong thời gian đỏ mắt. Giữ kính áp tròng và hộp đựng sạch sẽ, vệ sinh hằng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ mắt.Tránh tiếp xúc với khói (thuốc lá), khói hóa chất và các chất kích thích khácMặc dù hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ thường có diễn tiến nhẹ nhàng, tự thuyên giảm sau vài ngày, vì tính lây lan rất mạnh trong cộng đồng, mỗi người cần biết cách vệ sinh, bảo vệ đôi mắt cho chính mình khỏi các nguồn lây nhiễm. Khi mắc bệnh, cần chủ động cách ly bản thân, tránh để lây bệnh cho người khác.Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng có kinh nghiệm 13 năm là bác sĩ điều trị bệnh về mắt tại Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Mắt tại Phòng khám Liên Chuyên khoa Khoa Khám bệnh - Nội khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.Quý khách hàng có thể trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, cdc.govXEM THÊM:Viêm kết mạc lây qua đường nào? Cần kiêng gì khi mắc bệnh?Cách chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏBệnh viêm kết mạc mắt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-1-tuoi-bi-tao-bon-nang-vi-sao-va-lam-nao-vi
Trẻ 1 tuổi bị táo bón nặng, vì sao và làm thế nào?
Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em với biểu hiện rất dễ nhận biết đó là thông qua số lần đại tiện. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ như chế độ dinh dưỡng, tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa, sử dụng thuốc,... Nếu tình trạng táo bón kéo dài sẽ làm cho trẻ biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. 1. Vì sao trẻ 1 tuổi bị táo bón? Táo bón không phải là một bệnh lý mà là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em và nhận biết thông qua số lần đại tiện của trẻ. Trẻ 1 tuổi bị táo bón là tình trạng giảm tần suất đi đại tiện, phân khô và cứng hơn dẫn tới đi đại tiện khó và đau rát. Trẻ 1 tuổi bị táo bón nếu đại tiện ít hơn 3 lần/tuần hoặc trên 2 ngày/lần. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ bao gồm:Cho trẻ ăn dặm không đúng cách: Nếu cha mẹ cho trẻ ăn dặm không đúng cách ví dụ như ăn quá nhiều thực phẩm có giàu đạm, ăn ít chất xơ, chế biến thức ăn đặc,... sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao bị táo bón. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không phù hợp cũng sẽ tạo áp lực lên dạ dày và đường ruột của trẻ dẫn tới hội chứng kém hấp thu.Sữa công thức không phù hợp: đối với trẻ 1 tuổi, đa phần cha mẹ sẽ bổ sung thêm các loại sữa công thức. Tuy nhiên, nếu không biết cách lựa chọn đúng loại sữa phù hợp cho trẻ hay sử dụng sữa có công thức giàu đạm, vi chất dinh dưỡng có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ không chuyển hóa hoàn toàn, gây ra đầy bụng và dẫn đến tình trạng trẻ 1 tuổi bị táo bón.Uống ít nước: Thiếu nước sẽ khiến cho phân bị khô, cứng và gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Vì thế, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.Ngoài ra, một số bệnh lý như mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, rối loạn tiêu hóa, hoặc mắc bệnh lý bẩm sinh ví dụ như vấn đề về tuyến giáp hoặc phình đại tràng,... cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ 1 tuổi bị táo bón.Xem ngay: Điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ của bạn bằng nước ép mận Bổ sung vào chế độ ăn của trẻ thực phẩm sữa chua khi trẻ 1 tuổi bị táo bón nặng 2. Trẻ 1 tuổi bị táo bón phải làm sao? Tình trạng táo bón kéo dài sẽ để lại nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, còi cọc, chậm lớn, suy dinh dưỡng, đầy hơi, chướng bụng, hay nôn trớ và ăn khó tiêu. Những chất độc trong phân cần được thải ra hàng ngày, nếu bị tích lại trong ruột có thể sẽ bị hấp thu trở lại máu và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Trẻ 1 tuổi bị táo bón nặng có thể dẫn tới tình trạng bị sa trực tràng do ngồi chờ lâu, rặn mạnh và thậm chí chảy máu trực tràng do phân quá rắn.Để khắc phục tình trạng táo bón, cha mẹ cần phải biết được nguyên nhân gây ra. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý thực hiện một số biện pháp sau:Bổ sung đủ nước cho trẻ theo nhu cầu của trẻ. Thông thường, nhu cầu uống nước ở trẻ 1 tuổi trong khoảng từ 500 – 700ml nước/ngày. Có thể cho trẻ uống thêm nước ép bằng các loại rau xanh, trái cây nhằm tăng cường chất lỏng trong đường ruột.Chế biến món ăn dặm cho trẻ nhỏ ở dạng lỏng, mềm cho dễ tiêu hóa. Có thể bổ sung thêm các loại rau xanh, củ, cá, trứng, thịt,... Lưu ý, cần đảm bảo cân bằng những thành phần dinh dưỡng, tránh tình trạng bổ sung quá nhiều đạm sẽ gây khó tiêu và dẫn tới táo bón.Cần chia nhỏ bữa ăn trong một ngày để tránh tình trạng gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ.Duy trì cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ trong thời gian dài nhất có thể. Bởi vì ngoài vi chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp enzyme giúp hỗ trợ hoạt động của các cơ quan tiêu hóa.Bổ sung vào chế độ ăn của trẻ bằng những loại thực phẩm như sữa chua, men tiêu hóa để giúp bổ sung, tăng số lượng lợi khuẩn, duy trì cũng như điều hòa hoạt động của đường ruột.Lựa chọn sữa công thức phù hợp với nhu cầu của trẻ, hàm lượng từng thành phần. Không nên pha sữa quá đặc hoặc thay đổi nhiều loại sữa khác nhau cho trẻ.Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất nên đi vào buổi sáng.Khuyến khích trẻ vận động nhằm thúc đẩy nhu động ruột và cải thiện tình trạng táo bón.Massage: Dùng ngón tay cái xoa nhẹ xung quanh vùng rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ trong khoảng thời gian từ 5 - 10 phút. Việc này sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường nhu động ruột và tăng khả năng tiêu hóa của dạ dày, giảm tình trạng đau bụng, đầy hơi và táo bón ở trẻ. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ tập bài tập kích thích nhu động ruột bằng cách nắm 2 cổ chân của trẻ rồi di chuyển lên xuống như động tác đạp xe trong 10 phút nhằm kích thích ruột già và cơ vòng hậu môn, cải thiện được tình trạng táo bón hiệu quả.Ngâm hậu môn với nước muối ấm: Việc ngâm hậu môn bằng nước muối ấm sẽ giúp làm mềm niêm mạc và thư giãn cơ vòng hậu môn, từ đó giúp cho trẻ dễ dàng đi đại tiện hơn và tránh hiện tượng đau rát.Mật ong và nước ấm: Mật ong giúp bôi trơn và kích thích nhu động ruột, duy trì được tỷ lệ nước trong phân, làm khối phân mềm hơn và dễ dàng được tống ra ngoài. Đây là một trong những lý do mà từ lâu mật ong được biết đến là một mẹo chữa táo bón dân gian cho trẻ nhỏ. Cha mẹ chỉ cần pha mật ong với nước ấm sau đó cho trẻ uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê.Tóm lại, táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em với biểu hiện rất dễ nhận biết đó là thông qua số lần đại tiện. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ như chế độ dinh dưỡng, tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa, sử dụng thuốc,... Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ làm cho trẻ biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. Do vậy, cha mẹ cần cho con tới cơ sở khám chữa bệnh để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp can thiệp phù hợp.Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết như: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa như táo bón. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) [email protected] thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-khien-he-tieu-hoa-cua-be-kem-phat-trien-vi
Nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của bé kém phát triển
Hệ tiêu hóa của bé kém phát triển sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sức khỏe. Do đó, để trẻ phát triển toàn diện, phụ huynh cần quan tâm, tìm hiểu về hệ tiêu hóa của trẻ, từ đó có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp. 1. Dấu hiệu hệ tiêu hóa của bé kém Tình trạng hệ tiêu hóa của bé kém là khi không hấp thu các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày một cách toàn diện. Cụ thể, nguồn thức ăn mà bé đưa vào cơ thể có thể có đầy đủ các loại dưỡng chất, tuy nhiên tình trạng cơ thể bé lại luôn rơi vào trạng thái thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến sức khỏe suy yếu, dễ mắc bệnh vặt.Quá trình tiêu hóa thức ăn giúp chuyển hóa và cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi sống tế bào trong cơ thể. Những chất dinh dưỡng được ruột non hấp thu từ thức ăn, sau đó vận chuyển đến máu, cơ, các mô và cơ quan khác để xây dựng, phát triển cũng như duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh kém khiến trẻ không thể hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể.Hầu hết các dưỡng chất đều có thể được hấp thu một cách dễ dàng thông qua nhiều hoạt động cơ học trong khoang miệng (như cắn, nhai, nghiền nát thức ăn) và các phản ứng biến đổi hóa học (như thủy phân enzyme trong dạ dày, tuyến tụy, bài tiết dịch mật đến ruột non). Đôi khi, những loại chất dinh dưỡng khó hấp thụ như lipid, protein sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể không thể hấp thụ hết các dưỡng chất từ thức ăn được đưa vào. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé kém cũng là một yếu tố dẫn đến quá trình tiêu thụ thức ăn không đạt hiệu quả cao. 2. Nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của bé kém Tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ kém là một trong những vấn đề phổ biến mà mỗi ông bố bà mẹ đều lo ngại. Nguyên nhân dẫn đến việc tiêu hóa kém ở trẻ em và trẻ sơ sinh thường bắt nguồn từ:Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện: Khả năng hoạt động của hệ thống các cơ quan, tế bào, cơ, mô tiêu hóa ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện và không thể hoạt động hết công suất như với người trưởng thành. Do đó, khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ thường gặp nhiều khó khăn.Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh: Nếu bé thường xuyên ăn phải các loại thực phẩm không vệ sinh (chẳng hạn như các loại thức ăn chưa nấu chín, đồ ăn vặt vỉa hè, thực phẩm không rõ nguồn gốc,...) thì hệ tiêu hóa của bé sẽ bị ảnh hưởng. Việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ khiến bé bị đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm nhiễm đường tiêu hóa,... dẫn tới hệ tiêu hoá của bé kém đi.Trẻ ăn phải những loại thực phẩm có tính kỵ nhau: Đôi khi các món ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng rất phong phú và chất lượng, tuy nhiên khi cho chúng kết hợp với nhau trong một bữa ăn thì có nguy cơ xảy ra tương kỵ, làm cho hệ tiêu hóa không thể hấp thu. Một số cặp thực phẩm thường xuyên xảy ra tương tác với nhau như: tỏi và cá trắm, cua và mật ong. Một số loại thực phẩm có thể làm hệ tiêu hóa của bé kém đi Ảnh hưởng từ việc điều trị những bệnh lý tiêu hóa: Một số loại thuốc điều trị bệnh ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi điều trị các bệnh có liên quan đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, việc kiêng khem quá kỹ hay không đúng cách khi đang điều trị bệnh cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của bé.Ăn uống không điều độ: Trẻ thường xuyên bỏ bữa, biếng ăn, ăn một lúc quá nhiều thức ăn hoặc ăn quá nhiều món ăn chỉ chứa duy nhất một loại dinh dưỡng nhất định được xem là nguyên nhân thường gặp khiến hệ tiêu hóa của bé kém đi.Tất cả những trường hợp trên đều có nguy cơ khiến các cơ quan trong bộ máy tiêu hóa bị tổn thương, viêm nhiễm, suy giảm hiệu quả hoạt động,... làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ thức ăn của trẻ. 3. Làm thế nào để hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt nhất? Để chăm sóc và duy trì hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ tốt nhất, bố mẹ hãy tham khảo một số bí quyết dưới đây.3.1. Chọn thời điểm ăn dặm phù hợp cho trẻViệc cho trẻ ăn dặm sớm thường không tốt đối với dạ dày của trẻ nhỏ vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa thật sự hoàn thiện. Nhìn chung, dạ dày trẻ sẽ không thể hấp thụ ngay các chất như protein hay lipid.Nếu bé ăn dặm từ sớm, hệ tiêu hóa sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dẫn đến nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là rối loạn tiêu hóa. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của con.3.2. Lựa chọn nguồn thực phẩm sạchNhìn chung, để hệ tiêu hóa của trẻ em được phát triển và hoàn thiện, bố mẹ hãy ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh. Tốt nhất nên cho trẻ ăn chín, uống sôi để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng trẻ bị táo bón, phụ huynh nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ. Đa phần các bé không thích ăn rau xanh, do đó hãy cố gắng chế biến, bày trí món ăn thật hấp dẫn, bắt mắt để bé có hứng thú. Ngoài ra, bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn với lượng thức ăn vừa đủ để giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa và cho bé uống thật nhiều nước. Cha mẹ nên lựa chọn thực phẩm sạch phù hợp với hệ tiêu hóa của bé kém Thông thường, hệ tiêu hóa của trẻ khá nhạy cảm, do đó bố mẹ cần quan tâm, chăm sóc bé đúng cách để hạn chế tình trạng hệ tiêu hóa của bé kém phát triển. Nếu nhận thấy trẻ gặp phải các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa, bố mẹ hãy theo dõi cẩn thận và đưa con đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.Bên cạnh việc chăm sóc đúng cách, lựa chọn thực phẩm phù hợp,... bé cũng nên được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.Để có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website (vinmec.com) và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng khi cần tư vấn nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) [email protected] thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/massage-lung-co-tac-dung-gi-co-giam-dau-nhuc-met-moi-vi
Massage lưng có tác dụng gì? Có giảm đau nhức, mệt mỏi?
Massage lưng có nhiều tác dụng cho sức khỏe con người như giúp giảm đau nhức và mệt mỏi cơ thể, đồng thời còn giúp điều trị tình trạng đau lưng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 1. Massage lưng có tác dụng gì? Đau lưng là một triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề và do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng đau lưng không chỉ gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn gây ảnh hưởng tới năng suất lao động, thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng tới cả gia đình, xã hội.Vì vậy, cần tìm ra một biện pháp giúp giảm đau mỏi lưng. Massage và kéo giãn cột sống là các phương pháp hiệu quả để điều trị đau lưng do cứng cơ, gai mỏ xương, hẹp khe khớp,... làm chèn ép các dây thần kinh. Massage lưng giảm đau nhức vì giúp giãn cơ, mở rộng các khe khớp, giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh. Đồng thời, massage lưng giảm mệt mỏi, tăng dần vận động của đoạn cột sống bị hạn chế, tăng cường tuần hoàn tới nuôi dưỡng tại vị trí đau. 2. Kỹ thuật xoa bóp huyệt và massage lưng Người bệnh nằm sấp trên giường, kéo áo lên trên thắt lưng và chiếu tia hồng ngoại 10 phút. Sau đó, kỹ thuật viên massage vùng lưng: Xát, xoa và day vùng thắt lưng 10 phút. Tiếp theo, kỹ thuật viên nắm tay lại, thực hiện đấm nhẹ dọc theo cột sống thắt lưng tới khớp xương hông của người bệnh. Thực hiện 3 - 5 lượt rồi dùng ngón cái để day ấn các huyệt thận du, đại trường du, hoàn khiêu và thừa phù. Mỗi huyệt day ấn khoảng 1 phút.Vị trí các huyệt như sau:Thận du: Nằm dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 15cm;Đại trường du: Nằm dưới gai sống thắt lưng 4, đo ngang ra 15cm;Hoàn khiêu: Khi người bệnh nằm nghiêng, co chân đau ở trên, chân dưới duỗi thẳng thì huyệt hoàn khiêu nằm ở vị trí 1⁄3 ngoài và 2⁄3 trong của đoạn nối giữa điểm cao nhất của mấu chuyển lớn xương đùi với khe xương cùng;Thừa phù: Là điểm giữa nếp lằn chỉ mông. Các bước thực hiện kỹ thuật xoa bóp huyệt và massage lưng 3. Các kỹ thuật kéo giãn cột sống 3.1 Động tác 1 Người bệnh nằm ngửa, co gấp 2 chân sao cho 2 gót chân sát vào mông. Kỹ thuật viên đứng phía trước bệnh nhân, dùng 2 tay giữ phía trước 2 đầu gối, dùng lực tỳ dần 2 đầu gối xuống, tới khi lưng người bệnh dần giãn tới mức tối đa thì giữ nguyên động tác 1 - 2 phút rồi trở lại tư thế ban đầu. Tiếp tục thực hiện lại 3 - 5 lần rồi chuyển sang động tác 2. 3.2 Động tác 2 Người bệnh nằm ngửa, gấp 2 chân sao cho mặt trước đùi gần áp sát bụng. Kỹ thuật viên đứng trước người bệnh nhân, dùng 2 tay giữ mặt dưới của khớp gối rồi tỳ ép gối người bệnh về phía ngực. Lúc này, lưng người bệnh dần được kéo giãn, chờ tới khi cùng lưng căng tối đa thì giữ nguyên động tác trong 1 - 2 phút rồi quay trở lại tư thế ban đầu. Tiếp tục thực hiện lại 3 - 5 lần rồi để người bệnh nằm nghỉ thư giãn trong 2 - 3 phút và kết thúc.Lưu ý: Khi kéo giãn, nếu tăng - giảm lực quá nhanh có thể gây kích thích làm tăng co cơ. Vì vậy, cần tăng giảm lực từ từ, đặc biệt với người có bệnh lý đau cấp tính. Kỹ thuật viên cũng có thể linh hoạt điều chỉnh lực kéo và hướng kéo trong ngưỡng chịu đựng của người bệnh. 4. Kỹ thuật tăng cường vận động khớp háng và khớp gối Người bệnh nằm ngửa trên giường, duỗi thẳng 2 tay và 2 chân, thả lỏng và thư giãn toàn thân. Kỹ thuật viên đứng cạnh bệnh nhân, 1 tay nắm cổ chân, 1 tay giữ đầu gối người bệnh và bắt đầu vận động. Đầu tiên, gấp chân, ép bụng và duỗi ra, thực hiện liên tục 10 lần mỗi chân. Sau đó, vận động xoay khớp háng theo chiều kim đồng hồ 5 vòng rồi xoay ngược lại 5 vòng, thực hiện tuần tự từng chân.Động tác tiếp theo, bệnh nhân gấp 2 chân lên bụng, kỹ thuật viên dùng 2 tay giữ 2 đầu gối để vận động khớp háng. Thực hiện vận động theo chiều lên - xuống 10 lần, sang trái - sang phải 10 lần rồi xoay tròn theo chiều kim đồng hồ 10 lần, xoay ngược chiều kim đồng hồ 10 lần. Kỹ thuật tăng cường vận động khớp háng và khớp gối 5. Các kỹ thuật massage lưng khác 5.1 Massage giảm đau nhức Kỹ thuật: Dùng 2 tay luân phiên ấn và kéo giãn các cơ. Dùng ngón tay cái và phần trên lòng bàn tay để nhấn mạnh các vị trí massage. Động tác này thực hiện để massage cơ lưng, cơ mông và cơ đùi.Lợi ích: Giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng, làm dẻo cơ bắp và giảm đau nhức. Phương pháp massage này thường được sử dụng trong thể thao. 5.2 Massage tìm những vị trí căng thẳng Kỹ thuật: Thực hiện động tác vuốt nhẹ nhàng bằng cách áp 2 bàn tay vào da, các ngón tay thẳng, 2 ngón cái áp sát vào nhau, vuốt nhẹ nhàng, hướng xuống dưới rồi chếch ra 2 bên. Cần thực hiện vuốt liên tục nhiều lần.Lợi ích: Giảm căng thẳng cho hệ thần kinh. Qua phản ứng của cơ thể, việc massage có thể tìm ra những vùng bị căng thẳng. 5.3 Massage thông huyệt Kỹ thuật: Dùng 2 ngón tay cái ấn mạnh dọc theo đốt sống lưng.Lợi ích: Các khu vực nằm trên lưng đều liên quan tới các bộ phận trên cơ thể. Động tác này giúp làm thông những huyệt bị tắc ở lưng và mang lại nhiều lợi ích cho những bộ phận cơ thể tương ứng. Bài massage thông huyệt dành cho lưng 5.4 Massage giúp da khỏe Kỹ thuật: Dùng các ngón tay vê trên da dọc theo lưng.Lợi ích: Kỹ thuật giúp tác động tới da và mạch máu, loại bỏ bớt các tế bào da chết, mang lại sinh lực và độ đàn hồi cho làn da. 5.5 Massage kích hoạt cả cơ thể Kỹ thuật: Thả lỏng ngón cái, để thẳng các ngón tay khác, vỗ nhẹ vào những vùng cần massage và thực hiện động tác chặt một cách nhẹ nhàng.Lợi ích: Kỹ thuật rất hữu hiệu đối với người bị mệt mỏi. Động tác này sẽ được thực hiện vào cuối bài massage.Các kỹ thuật massage lưng giảm mệt mỏi, đau nhức nên được thực hiện đúng cách để mang lại nhiều lợi ích nhất cho người bệnh.
https://suckhoedoisong.vn/ung-thu-da-16912999.htm
24-06-2011
Ung thư da
Ung thư da gồm nhiều loại u ác tính khác nhau xuất phát từ các tế bào biểu mô của da. Có nhiều loại ung thư da, nhưng ba loại thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố. Biểu hiện lâm sàng của các loại ung thư này cũng rất đa dạng. Nhưng điều quan trọng là khi có một thương tổn da lâu lành, nhất là khi có vết loét dai dẳng hoặc một đám sắc tố không đồng đều, phát triển bất thường thì chúng ta cần đến khám tại chuyên khoa da liễu. Ung thư tế bào đáy Là loại ung thư da hay gặp nhất chiếm khoảng 75% các loại ung thư da, nhưng thường chỉ xâm lấn tại chỗ, rất ít di căn xa. Nguồn gốc tế bào của loại ung thư này chưa rõ ràng. Biểu hiện là khối u nhỏ, hình tròn, hơi nổi cao, bóng (như hạt ngọc trai), trên có các mạch máu giãn, thâm nhiễm cứng, màu da bình thường hay có hiện tượng tăng sắc tố, có thể loét, dễ chảy máu, vị trí ở vùng da hở. Ung thư biểu mô tế bào đáy tiến triển chậm, xâm lấn tổ chức xung quanh gây biến dạng và làm rối loạn chức năng của một số cơ quan bộ phận như mũi, miệng và mắt. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cắt bỏ rộng thương tổn, tiên lượng của bệnh rất tốt. Phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi. Ung thư biểu mô tế bào gai Là loại u ác tính xuất phát từ các tế bào sừng của thượng bì. Ung thư biểu mô tế bào gai chiếm khoảng 20% các loại ung thư da, đứng thứ hai sau ung thư tế bào đáy. Ngoài khả năng xâm lấn tại chỗ các tế bào ung thư có thể di căn xa ở hạch hoặc các cơ quan khác. Mức độ di căn tùy thuộc vào kích thước và vị trí của thương tổn. Tỉ lệ ung thư biểu mô tế bào gai khác nhau giữa các chủng tộc và vùng lãnh thổ. Thường ung thư này hay xuất hiện trên các thương tổn da có sẵn như các vết loét mạn tính, sẹo bỏng, một số bệnh da mạn tính. Ở Việt Nam hay gặp trên các bệnh nhân có hẹp bao qui đầu chưa được điều trị. Do đó, những người có hẹp bao qui đầu nên đi phẫu thuật cắt rộng bao qui đầu càng sớm càng tốt. Biểu hiện của ung thư biểu mô gai là những khối u sùi, thâm nhiễm cứng, chắc, màu hồng đến màu đỏ, loét dễ chảy máu, đóng vẩy tiết nâu đen. Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tổ chức ung thư ở giai đoạn sớm khi chưa có di căn giúp có một tiên lượng tốt. Nhưng nếu bệnh nhân đến muộn khi đã có di căn hạch thì tỉ lệ sống sau 5 năm rất dè dặt, đặc biệt là những thương tổn ở sinh dục, chân, tay, tai. Ung thư tế bào hắc tố Nếu bệnh nhân đến muộn khi đã có di căn hạch thì tỷ lệ sống sau 5 năm rất dè dặt, đặc biệt là những thương tổn ở sinh dục, chân, tay, tai. Là một loại ung thư da ác tính của các tế bào hắc tố với tỉ lệ di căn và tử vong cao. Loại ung thư này thường gặp ở người da trắng và chiếm khoảng 5% các loại ung thư da. Ung thư tế bào hắc tố có thể xuất hiện trên các nốt ruồi có từ trước, nhưng cũng có thể xuất hiện trên da hoàn toàn bình thường. Biểu hiện là các u hoặc đám tăng sắc tố không đều màu đen, nâu lẫn lộn, không đối xứng, phát triển nhanh trong thời gian ngắn, bờ khúc khuỷu, kích thước lớn hơn 0,6cm, có thể loét, di căn nhanh nhất là khi thương tổn được can thiệp ngoại khoa như dùng laser, plasma hay phẫu thuật không đúng cách. Trong trường hợp nghi ngờ, cần phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thương tổn và làm xét nghiệm mô bệnh học để xác định chẩn đoán. Cắt sinh thiết chỉ nên thực hiện khi thương tổn quá rộng không thể phẫu thuật ngay lấy bỏ toàn bộ thương tổn. Tiên lượng của bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ xâm lấn của các tế bào u. 95% bệnh nhân bị ung thư tế bào hắc tố thể nông bề mặt, sống trên 5 năm sau khi được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Ngoài ra, một số ung thư da khác ít gặp hơn như ung thư tế bào xơ, ung thư các tế bào nội mạc mạch máu, ung thư tế bào Merkel, ung thư tế bào tuyến bã.v.v. Chẩn đoán đôi khi gặp không ít khó khăn cần dựa vào kinh nghiệm của các bác sĩ lâm sàng và giải phẫu bệnh, đặc biệt là xét nghiệm hóa mô miễn dịch sử dụng một số markers đặc hiệu đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán xác định các loại ung thư này. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư thường gặp Ánh sáng mặt trời (tia cực tím) là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư da. Do vậy, ung thư da gặp nhiều ở những người da sáng màu và ở vùng nhiều ánh nắng. Đặc biệt như ở Úc tỉ lệ ung thư da cao là do bị thủng tầng ozon không ngăn cản được các tia cực tím của ánh sáng mặt trời. Những biến đổi về gen: Một số gen tham gia vào quá trình sửa chữa các tổn hại ở da do các yếu tố môi trường gây ra như gen p53, gen BRAF, gen “patched”, gen Hedgehog... Khi các gen này bị ức chế hoặc biến đổi thì khả năng sửa chữa không còn và dễ dẫn đến xuất hiện nhiều ung thư da. Human papilloma virus (HPV): nhiều nghiên cứu thấy sự liên quan giữa ung thư da và virus gây sùi ở người (HPV). Các virus này thường liên quan đến ung thư biểu mô gai. Các yếu tố khác: Một số yếu tố như nhiễm độc một số kim loại nặng (arsenic) cũng là nguyên nhân của ung thư da, nhất là ung thư biểu mô tế bào gai. Thuốc lá, hắc ín, các chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu, cũng được nhiều nghiên cứu chứng minh là những nguyên nhân gây ung thư tế bào gai. Chẩn đoán ung thư da Có thể dựa vào các biểu hiện lâm sàng, nhưng để khẳng định chắc chắn thì phải làm xét nghiệm mô bệnh học và làm hóa mô miễn dịch trong các trường hợp khó. Đặc biệt với ung thư biểu mô gai đôi khi phải làm mô bệnh học nhiều lần và phải cắt sâu thương tổn khi có những thương tổn sùi tồn tại lâu thì mới phát hiện được tế bào ung thư. Điều trị ung thư da Nguyên tắc chung điều trị ung thư là loại bỏ sớm nhất toàn bộ tổ chức ung thư. Có nhiều biện pháp đã được áp dụng như phẫu thuật cắt bỏ rộng thương tổn, phẫu thuật cắt bỏ thương tổn có kiểm soát bằng giải phẫu bệnh (phẫu thuật Mohs), phẫu thuật lạnh, đốt bỏ thương tổn, xạ trị, hóa chất... Tùy từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể đối với từng trường hợp mà áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau. ThS. Vũ Thái Hà - TS. Nguyễn Sỹ Hóa
https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-thieu-mau-lai-can-bo-sung-vitamin-b12-169169727.htm
08-03-2020
Vì sao thiếu máu lại cần bổ sung vitamin B12?
Đỗ Trung Hiếu (Nam Định) Bạn Hiếu thân mến! Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu như thiếu máu do dinh dưỡng, thiếu máu do bệnh lý cơ quan tạo máu, thiếu máu do tan máu..., trong đó thiếu máu dinh dưỡng (tức là thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt, vitamin B12, acid folic, magie, kẽm, đồng, coban...) là nguyên nhân thường gặp nhất. Vitamin B12 là tên chung chỉ các cobalamin hoạt động trong cơ thể. Chúng có chủ yếu trong động vật như thịt, cá, trứng, gan... Ngoài ra, trong cơ thể người được tổng hợp một lượng nhỏ nhờ một số vi khuẩn ở ruột. Các cobalamin đóng vai trò quan trọng là các coenzym đồng vận chuyển tham gia nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng trong đó đáng chú ý là quá trình chuyển hóa acid folic và tổng hợp ADN nên rất cần cho sự tổng hợp sinh hồng cầu.Ngoài ra, còn tham gia quá trình chuyển hóa lipid và hoạt động bình thường của hệ thần kinh.Khi thiếu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu to, viêm đa dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động khu trú ở chân. Trong trường hợp của bạn, có thể tình trạng thiếu máu là do bệnh viêm dạ dày mạn tính đã dẫn đến tình trạng kém hấp thu, trong đó làm kém hấp thu vitamin B12 nên dẫn đến thiếu máu. Vì vậy, trong đơn thuốc, bác sĩ sẽ cho dùng vitamin B12 mà không phải là sắt. Vì vậy, bạn yên tâm sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Nếu thấy có gì bất thường trong dùng thuốc (vì có thể gặp tác dụng phụ của thuốc hoặc tình trạng bệnh xấu đi...), cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý thích hợp, kịp thời.
https://suckhoedoisong.vn/co-duoc-dung-paracetamol-cho-tre-bi-thieu-men-g6pd-khong-169180638.htm
24-09-2020
Có được dùng paracetamol cho trẻ bị thiếu men G6PD không?
Nguyễn Thanh Thủy (Hà Nội) Đây là câu hỏi ngày càng nhiều phụ huynh có con bị thiếu men G6PD đặt ra cho chúng tôi. Ước tính thế giới có khoảng 400 triệu người gặp vấn đề này và Đông Nam Á mà cụ thể là Việt Nam nằm trong số những vùng có tỷ lệ mắc cao. Nhiều bé được phát hiện khi làm sàng lọc sau sinh, nhiều bé thì sau này vô tình làm xét nghiệm gene để chẩn đoán một bệnh khác thì mới biết đột biến gene gây thiếu G6PD. Nhiều trẻ được phát hiện thiếu men G6DP khi làm sàng lọc sau sinh. Ở những trẻ này cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc. Men G6PD là viết tắt của men glucose-6-phosphate dehydrogenase - là một men rất cần thiết để đảm bảo cho tế bào hồng cầu sống và làm việc bình thường. Nếu thiếu men này cộng với uống một số loại thuốc hoặc ăn một số đồ ăn có thể khiến các tế bào hồng cầu bị vỡ, nhẹ thì gây thiếu máu, nặng thì tử vong. Những trẻ thiếu G6PD có thể có một cuộc sống hoàn toàn bình thường, miễn là tránh các loại thuốc và thực phẩm có nguy cơ gây tan máu. Do đó, nếu trường hợp con của bạn bị ốm, khi đi khám thì hãy nói cho bác sĩ biết bé bị thiếu men G6PD để bác sĩ cân nhắc đơn thuốc, tránh những thuốc có nguy cơ cao gây tan máu. Còn về thuốc hạ sốt như bạn hỏi, thì paracetamol hay ibuprofen được coi là có nguy cơ trung bình, nghĩa là vẫn uống được nhưng phải theo dõi sát. Trong các trường hợp bé phải dùng thuốc, phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ, vì trẻ có thể đột ngột có những dấu hiệu sau: sốt, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng đậm, mệt mỏi, nhợt nhạt, xanh xao, mệt mỏi... Nếu có các dấu hiệu này thì cần báo gấp với bác sĩ và đưa con đến bệnh viện. Nếu phụ huynh không chắc chắn lắm về việc theo dõi tình trạng của bé tại nhà, tốt nhất là đưa trẻ vào bệnh viện vì tình trạng của bé có thể nặng lên rất nhanh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-yen-mach-chua-nhieu-chat-xo-vi
Vì sao yến mạch chứa nhiều chất xơ?
Yến mạch có nhiều tinh bột, chất xơ, protein và chất béo hơn hầu hết các loại ngũ cốc khác và là nguồn cung cấp beta glucan dồi dào, một loại chất xơ hòa tan độc đáo mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. 1. Yến mạch là gì? Yến mạch là một loại thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt chủ yếu được trồng ở Bắc Mỹ và Châu Âu, có tên khoa học là Avena sativa, thuộc họ cỏ Poaceae. Yến mạch thường được ăn vào bữa sáng như bột yến mạch, được làm bằng cách đun sôi yến mạch trong nước hoặc sữa, có thể nấu thành cháo yến mạch. Chúng cũng thường được chế biến như một nguyên liệu trong bánh nướng xốp, thanh granola, bánh quy và các loại bánh nướng khác. Yến mạch được đánh giá cao nhất về giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của chúng.Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho phép sử dụng công bố sức khỏe trên nhãn thực phẩm liên quan đến việc giảm nguy cơ bệnh mạch vành khi tiêu thụ beta-glucan từ yến mạch. Bên cạnh đó, bột yến mạch cũng là một thực phẩm lý tưởng đối với những người đang cố gắng giảm cân do có hàm lượng nước và chất xơ hòa tan cao. Yến mạch có rất nhiều cách chế biến 2. Chất xơ trong yến mạch Nhiều người thắc mắc rằng yến mạch là tinh bột hay chất xơ. Thực tế, thành phần dinh dưỡng cho 100 gram yến mạch thô là:Lượng calo: 389Nước: 8%Chất đạm: 16,9 gamCarbs: 66,3 gramĐường: 0 gramChất xơ: 10,6 gramChất béo: 6,9 gamCarb chiếm 66% trọng lượng khô của yến mạch. Khoảng 11% carbs là chất xơ, 85% là tinh bột. Yến mạch rất ít đường, chỉ có 1% là từ đường sucrose. Khác với tinh bột trong các loại ngũ cốc khác, tinh bột trong yến mạch có hàm lượng chất béo và độ nhớt cao hơn, nhờ vào khả năng liên kết với nước.Yến mạch nguyên hạt chứa gần 11% chất xơ, loại chất xơ hòa tan chính trong yến mạch là beta-glucan. Yến mạch cung cấp nhiều chất xơ hơn so với các loại ngũ cốc khác, giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, tăng cảm giác no và ức chế cảm giác thèm ăn. Beta glucans hòa tan trong yến mạch là loại chất xơ đặc biệt, vì chúng có thể tạo thành dung dịch giống như gel ở nồng độ tương đối thấp.Ngoài ra, beta glucan còn có tác dụng giảm mức cholesterol và tăng sản xuất axit mật. Chúng cũng được cho là có thể làm giảm lượng đường trong máu sau một bữa ăn giàu carb. Tiêu thụ beta glucans hàng ngày đã được chứng minh làm giảm cholesterol, đặc biệt là cholesterol LDL (cholesterol xấu), và do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Yến mạch cũng cung cấp các chất xơ không hòa tan, bao gồm lignin, cellulose và hemicellulose. Hàm lượng chất xơ trong yến mạch rất cao 3. Những lợi ích sức khỏe của yến mạch Những lợi ích sức khỏe của yến mạch có thể kể đến như:Yến mạch nguyên hạt có nhiều chất chống oxy hóa, đáng chú ý nhất là avenanthramides có thể giúp làm giảm huyết áp bằng cách tăng sản xuất oxit nitric- phân tử khí này giúp giãn nở các mạch máu và giúp lưu thông máu tốt hơn.Yến mạch có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm LDL cholesterol và bảo vệ LDL cholesterol khỏi quá trình oxy hóa.Chất xơ hòa tan beta-glucan trong yến mạch giúp cải thiện độ nhạy insulin và giúp giảm glucose máu.Yến mạch giúp làm chậm quá trình trống rỗng của dạ dày và tăng sản xuất hormone tạo cảm giác no PYY, nhờ đó giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hỗ trợ quá trình giảm cân.Bột yến mạch keo (yến mạch xay mịn) từ lâu đã được sử dụng để giúp điều trị da khô và ngứa, làm giảm các triệu chứng của một số tình trạng da khác nhau, kể cả bệnh chàm.Các nghiên cứu cũng cho thấy cám yến mạch có thể giúp giảm triệu chứng táo bón ở người lớn tuổi, giảm đáng kể nhu cầu sử dụng thuốc nhuận tràng. Yến mạch có nhiều chất xơ, là nguồn thực phẩm hữu ích cho những người muốn giảm cân Tóm lại, yến mạch chứa một số thành phần độc đáo - đặc biệt, chất xơ hòa tan beta-glucan và chất chống oxy hóa được gọi là avenanthramides. Các lợi ích của yến mạch bao gồm hỗ trợ giảm cân, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, bảo vệ, chống kích ứng da và giảm táo bón. Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất mà bạn nên có trong khẩu phần ăn. Nguồn tham khảo: hsph.harvard.edu, healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-phat-trien-cua-tre-mau-giao-tu-35-den-36-thang-vi
Sự phát triển của trẻ mẫu giáo (từ 35 đến 36 tháng)
Đến sinh nhật thứ ba, trẻ đi học mẫu giáo có thể tự mặc áo cho mình, vẽ một đường thẳng và giữ thăng bằng trên một chân ít nhất 1 giây. Con thậm chí biết tự chuẩn bị ngũ cốc ăn sáng. Sự tinh nghịch ở độ tuổi này là khởi đầu cho cuộc sống năng động trong tương lai. Nhận biết sớm dấu hiệu tự kỷ ở trẻ Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. 1. Chạy và nhảy mà không cần suy nghĩ Hầu hết các trẻ mẫu giáo 36 tháng đều không còn bụ bẫm như hồi trẻ mới biết đi mà đã cao hơn và tay chân cũng rắn chắc hơn. So sánh với hồi 1 - 2 tuổi, mẹ sẽ thấy bé đã lớn và khỏe mạnh nhiều, bước chân cũng tự tin hơn. Nhiều chuyển động cơ bản của con đã trở thành bản chất. Nghĩa là trẻ mẫu giáo 35 tháng không còn cần tập trung tinh thần cao độ để đi, đứng, chạy hoặc nhảy. Một số hành động khác như kiễng chân hoặc giữ thăng bằng một chân, có thể vẫn cần sự tập trung và nỗ lực.Hầu như các bé 3 tuổi bé thích chạy nhảy tự do và chơi đuổi bắt đơn giản, chứ vẫn chưa sẵn sàng tham gia thi đấu thể thao một cách có tổ chức. Bố mẹ chỉ cần cùng ra sân chơi bóng và chạy nhảy thoải mái với con để thúc đẩy phát triển kỹ năng thể chất, không đặt ra luật lệ khiến bé cảm thấy bị ràng buộc. Thông qua trò chơi này, con cũng có cơ hội học được các quy tắc, cách thương lượng và giải quyết xung đột. Hầu như các bé 3 tuổi bé thích chạy nhảy tự do và chơi đuổi bắt đơn giản 2. Chú ý trong thời gian dài hơn Thời gian trẻ đi học mẫu giáo có thể tập trung vào một hoạt động đã tăng lên đáng kể. Cùng với việc đạt được các kỹ năng xã hội phức tạp hơn, lúc này con đã có thể chơi các trò phức tạp với nhiều người khác, như đuổi bắt hoặc các lá bài thiếu nhi.Và trong khi mải mê bởi những trò chơi lôi cuốn, trẻ đi học mẫu giáo lại ít tập trung, dễ phân tâm trước những yêu cầu của mẹ. Nếu muốn con chú ý, thay vì nói to và la hét khiến trẻ hoảng sợ, bố mẹ chỉ nên nói chuyện với con nhẹ nhàng.Những bé phải nghe mắng quá thường xuyên sẽ có xu hướng lãng tránh hoặc bỏ ngoài tai. Mặc khác, nói chuyện dịu dàng và thì thầm lại rất có sức hấp dẫn, nhất là khi mẹ điều chỉnh giọng điệu và thêm những từ như: bí mật, đặc biệt và kỳ diệu... Trẻ sẽ nghĩ rằng lời mẹ nói thật tuyệt vời và thú vị, do đó phải chạy đến gần hơn để lắng nghe. 3. Không còn ngủ trưa Trẻ mẫu giáo 35 tháng có thể chỉ cần chợp mắt một chút vào buổi trưa, hoặc hoàn toàn không ngủ trưa ở một số nền văn hóa. Tuy nhiên, hãy cố gắng sắp xếp thời gian yên tĩnh, thư thái vào buổi trưa. Cho dù con có ngủ hay không thì nghỉ ngơi cũng sẽ giúp bé bình tĩnh hơn trong ngày, ít quấy khóc vì mệt mỏi. Ở độ tuổi này, trẻ cần sự riêng tư và thời gian thư giãn một mình giữa một ngày bận rộn để cảm thấy ổn định và thoải mái. Cho dù con có ngủ hay không thì nghỉ ngơi cũng sẽ giúp bé ít quấy khóc vì mệt mỏi 4. Khám phá cơ thể Trẻ đi học mẫu giáo bắt đầu quan tâm đến bộ phận bên trong quần áo của người khác là một phần bình thường của quá trình trưởng thành. Cố gắng không phản ứng quá sốc hoặc kinh hãi nếu bạn thấy con mình đang giả làm bác sĩ và thăm khám vùng kín một đứa trẻ khác, hoặc cả hai đứa trẻ chạy tung tăng trong phòng mà không mặc đồ. Bạn chỉ cần cho con biết rằng bộ phận sinh dục là vùng riêng tư của mỗi người và cần được giữ kín, không cho ai xem. Sau đó, hướng cả hai trẻ đến một hoạt động khác, như hỏi “Có ai ăn bánh không?”.Cách xử lý như vậy có thể giúp bé cảm thấy nhẹ nhõm sau khi đã lỡ chơi một trò cấm kỵ. Hơn nữa, nếu bạn xử lý vấn đề ngay từ bây giờ mà không né tránh, con sẽ có một thái độ lành mạnh về tình dục khi ngày càng phát triển lớn hơn. 5. Dấu hiệu phát triển lùi Trẻ đi học mẫu giáo phải đối mặt với sự thay đổi lớn về môi trường sống và chia ly bố mẹ, vì vậy con có thể phát triển lùi. Tình trạng này thể hiện ở việc con không chịu tiếp tục những kỹ năng đã từng thông thạo trước đây như bỗng nhiên tè dầm sau khi đã biết tự ngồi bô, đòi được đút cho ăn dù đã biết dùng muỗng nĩa, hoặc nói chuyện ngô nghê, khó hiểu.Bố mẹ dễ bực bội và phản ứng tiêu cực khi trẻ 3 tuổi đột nhiên hành xử như một em bé nhỏ hơn. Nhưng đây có thể là dấu hiệu cho thấy con cảm thấy không thoải mái và cần được quan tâm nhiều hơn. Việc hành động giống như một em bé nổi loạn là do con muốn trở về khoảng thời gian an toàn ngày trước, khi được ở bên mẹ và chơi tự do cả ngày trong nhà.Đối với trường hợp này, đừng yêu cầu con hành động như một cô / cậu bé trưởng thành, tránh gây thêm áp lực cho con. Ngược lại, nên thưởng hoặc khen ngợi khi chơi cùng con, chú ý con lâu hơn một chút, thường xuyên gần gũi, ôm ấp và vuốt ve con. Đồng thời, bạn nên giảm bớt sự kỳ vọng, giúp đỡ khi con dọn dẹp hoặc mặc quần áo cho đến khi trẻ sẵn sàng lấy lại khả năng tự chủ, tự lập.Giai đoạn phát triển lùi của trẻ mẫu giáo 36 tháng sẽ tự qua đi khi bé quen dần với trường học và được quan tâm đúng mức. Trường hợp ngoại lệ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bé bị suy yếu về thể chất, vận động cơ yếu đuối, triệu chứng ban đầu của bệnh tự kỷ hoặc một số bệnh lý hay gặp ở trẻ cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Trẻ đi học mẫu giáo phải đối mặt với sự thay đổi lớn về môi trường sống vì vậy con có thể phát triển lùi Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình dài, vì thế cha mẹ hãy là người bạn đồng hành giúp trẻ phát huy tốt khả năng về thể chất cũng như tinh thần của mình. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường so với độ tuổi hay gặp khó khăn trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý.Ngoài ra, trẻ mẫu giáo cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Nguồn tham khảo: babycenter.com Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) [email protected] thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://suckhoedoisong.vn/viem-gan-virus-a-b-va-c-hieu-dung-benh-xu-ly-dung-cach-169194976.htm
15-06-2021
Viêm gan virus A, B và C: Hiểu đúng bệnh, xử lý đúng cách
Điểm chung của các loại viêm gan virus Viêm gan virus được đặc trưng bởi sự xâm nhập của virus vào các tế bào gan, tái tạo và liên tục gia tăng về số lượng. Kèm theo sự xâm nhập và gia tăng không ngừng của virus sự phá hủy liên tục của các tế bào gan, đe dọa đến các hoạt động bình thường của cơ quan này như: Chức năng giải độc, sản xuất mật, tạo protein máu, chuyển hóa năng lượng về dạng dự trữ,... Triệu chứng của viêm gan virus cũng thường khá giống nhau. Một số triệu chứng thường xuất hiện như: - Sốt - Đau khớp - Mệt mỏi - Ăn uống không ngon miệng, tiêu hóa kém - Buồn nôn, nôn - Đau tức ở vùng hạ sườn phải - Vàng da, vàng mắt - Nước tiểu đậm màu - Phân nhạt màu Khi xâm nhập vào cơ thể người lành, thường tình trạng viêm gan cấp sẽ xảy ra. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm gan cấp tính đôi khi không rõ ràng làm cho người mắc không hề biết mình nhiễm bệnh, bỏ qua thời điểm vàng để xử lý. Khi đó, bệnh chuyển thành dạng mạn tính, không có biểu hiện gì trong nhiều năm liền gây ra tình trạng xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Sự khác biệt giữa các loại viêm gan virus A, B, C Mặc dù cùng mục tiêu xâm nhập là lá gan của con người nhưng giữa các dạng viêm gan đều có sự khác nhau rõ rệt: Mức độ phổ biến và lây truyền - Viêm gan A do virus viêm gan A (HAV) gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường tiêu hóa (đường miệng, phân), rất hiếm qua đường máu. Bệnh phổ biến trên toàn thế giới, tản phát hoặc bùng thành dịch. Trên thế giới hàng năm có khoảng 1,4 triệu ca nhiễm. Tại nước ta, bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em và nơi vệ sinh không đảm bảo. - Viêm gan B do virus viêm gan B gây ra. Bệnh lây lan nhanh từ người sang người qua đường máu (tiêm, truyền, chung dao cạo dính máu, quan hệ tình dục, truyền từ mẹ sang con,...). Đây là dạng viêm gan virus rất phổ biến với khoảng 400 triệu người nhiễm theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. - Viêm gan C do virus viêm gan C gây ra. Cũng như viêm gan B, bệnh lây từ người sang người qua đường máu nhưng ít lây hơn qua đường tình dục và từ mẹ sang con. Thời gian ủ bệnh - Viêm gan A có thời gian ủ bệnh khoảng từ 15-50 ngày (trung bình khoảng 28 ngày). Sau thời gian này, các triệu chứng có thể xuất hiện. Bệnh mang tính chất cấp tính, ngắn hạn và có thể chữa khỏi. - Viêm gan B có thời gian ủ bệnh khoảng 60-150 ngày (trung bình 90 ngày). Một số trường hợp viêm gan B cấp tính không có triệu chứng. Nhiều trường hợp bệnh chuyển sang mạn tính, các triệu chứng có thể không rõ rệt cho tới khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. - Viêm gan C có thời gian ủ bệnh từ 14 đến 84 ngày, đôi khi có thể kéo dài tới 182 ngày. Một số người trải qua cơn cấp tính của viêm gan C và có thể tự khỏi. Nhưng hơn một nửa số người mắc sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính và nặng dần nếu không được khắc phục. Tiên lượng điều trị - Viêm gan A gây ra tổn thương tại gan với các biểu hiện như tiểu nhiều, vàng da, vàng mắt nhưng có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tháng. - Viêm gan B cấp tính có thể xử lý khỏi hoàn toàn. Nhưng với các trường hợp mạn tính thì nhiều người phải sống chung với bệnh suốt đời bằng cách sử dụng thuốc kháng virus. - Viêm gan C: Ở cả hai dạng cấp và mạn tính thì viêm gan C đều có thể khắc phục khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng virus. Hiểu biết rõ về sự khác biệt giữa 3 căn bệnh viêm gan sẽ giúp bạn nắm được các biện pháp điều trị tương ứng cũng như giảm bớt những hoang mang lo lắng khi gặp phải một trong 3 bệnh viêm gan này. Kiểm soát tốt triệu chứng, yếu tố then chốt giúp ổn định bệnh Dù gặp phải tình trạng viêm gan A, B hay C thì chức năng gan đều bị ảnh hưởng do sự tàn phá mà những virus gây ra trên cơ quan này. Đi kèm với đó là nhiều biến chứng khó lường như: - Ngộ độc mạn tính: Sử dụng các thuốc điều trị bệnh, chất dư thừa, chất độc xâm nhập vào cơ thể không được kịp thời chuyển hóa về dạng không độc sẽ gây hại cho gan và các cơ quan khác. - Giảm khả năng bài tiết mật khiến tiêu hóa kém, chán ăn, cơ thể suy kiệt do thiếu năng lượng, mệt mỏi kéo dài. - Suy giảm hệ miễn dịch: Các yếu tố miễn dịch không được tổng hợp kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng lớp rào chắn bảo vệ cơ thể suy yếu. Không chỉ tạo điều kiện cho virus phát triển mà còn khiến cơ thể dễ bị viêm, nhiễm khuẩn,... Ngoài ra, còn nhiều biến chứng khác cũng có thể xuất hiện. Trong khi đó, việc điều trị bằng thuốc chỉ có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm virus và nhiều yếu tố khác như: Thói quen sống, sinh hoạt, uống nhiều rượu bia, thuốc lá,... đều có thể tác động khiến những tổn thương tại gan khó hồi phục, thậm chí làm bệnh nặng hơn. Do đó, việc cải thiện các triệu chứng như vàng da, vàng mắt,... hay chính xác hơn là phục hồi những tổn thương tại gan là rất cần thiết. Chỉ khi những tổn thương này được cải thiện, chức năng gan được nâng cao thì sức khỏe của người bệnh mới được cải thiện. Naturenz Gold - Giải pháp hỗ trợ cho người bị viêm gan đã được chứng minh hiệu quả Mặc dù xuất hiện trên thị trường không lâu nhưng Naturenz Gold lại được rất nhiều người tin tưởng sử dụng. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Naturenz Gold được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, là sản phẩm công ty cổ phần Dược Hậu Giang – công ty Dược uy tín hàng đầu Việt Nam. Được phát triển dựa trên công trình nghiên cứu của Viện công nghệ sinh học Việt Nam, mỗi một viên Naturenz Gold đều chứa 7 dược liệu “vàng” là nấm linh chi lim, hà thủ ô đỏ, hoa marigold, núc nác, đan sâm, nấm bào ngư và hoài sơn. Sự kết hợp của các loại dược liệu và áp dụng phương pháp “định chuẩn hướng gan” tức là định đúng hàm lượng, chiết xuất đúng những thành phần có lợi cho gan giúp đem lại hiệu quả bảo vệ các tế bào gan, hỗ trợ ngăn chặn những tác nhân có hại, giúp gan sớm lấy lại các chức năng chuyển hóa quan trọng. Đồng thời, hỗ trợ hạ men gan, giảm thiểu các triệu chứng xuất hiện do tổn thương chức năng gan như: Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu,... Đặc biệt, Naturenz Gold còn rất an toàn khi sử dụng kéo dài. Do đó, đây chính là một lựa chọn đúng đắn để phục hồi chức năng gan khi bị viêm gan virus nói riêng và các tổn thương tại gan nói chung. Naturenz Gold - Giải pháp bảo vệ lá gan của bạn Công dụng: Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm gan. Hỗ trợ giải độc gan, giúp bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan. Đối tượng sử dụng: Người men gan cao, viêm gan, xơ gan, suy giảm chức năng với các biểu hiện: vàng da, ăn uống khó tiêu, đau tức hạ sườn. Người thường xuyên uống rượu bia, dùng thuốc tây dài ngày gây hại đến gan. Cách dùng: Có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. Người lớn 2 viên x 2 lần/ ngày. Nên sử dụng tối thiểu 1 tháng để đạt hiệu quả như mong muốn. GPQC số: 3827/2020/XNQC-ATTP Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-vong-chi-bam-sinh-vi
Hội chứng vòng thắt chi bẩm sinh
Hội chứng vòng thắt bẩm sinh là một căn bệnh rất hiếm gặp ở trẻ và có nguy cơ để lại dị tật rất cao. Hội chứng này biểu hiện qua các ngấn sâu trên các chi của trẻ nên rất nhiều phụ huynh lầm tưởng đó chỉ là các ngấn sinh ra do con mình bụ bẫm. 1. Hội chứng vòng thắt chi bẩm sinh là gì? Hội chứng vòng thắt chi bẩm sinh là tật do các vòng thắt bẩm sinh chèn lấy các mạch máu và dây thần kinh, khiến cho phần cơ dưới của vòng thắt không thể phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh. Dấu hiệu thường gặp ở hội chứng vòng thắt bẩm sinh này ở cổ tay, ngón tay hay cổ chân các bé.Theo kết luận của đội ngũ y bác sĩ, vòng thắt bẩm sinh là hội chứng rất hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1 trẻ trong 1200 đến 1500 trẻ sống sinh ra. Vì là trường hợp hiếm gặp nên nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa có hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này.Hội chứng vòng thắt bẩm sinh là căn bệnh khá nguy hiểm vì nguy cơ để lại dị tật ở trẻ cao, nếu không được phẫu thuật kịp thời thì trẻ có thể bị teo các chi do thiếu máu nuôi dưỡng, thậm chí là hoại tử chân tay. 2. Nguyên nhân của hội chứng vòng thắt chi bẩm sinh Vòng thắt bẩm sinh là hội chứng không mang tính di truyền và không có cách phòng ngừa. Ngành y học cho đến thời điểm này vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của hội chứng vòng thắt chi. Có ba gia thuyết được đưa ra nhằm phân tích nguyên nhân gây ra hội chứng này như sau:Giả thuyết thứ nhất, xuất hiện những điều bất thường sản sinh ở mầm bào thai, từ đó tạo nên các dây dính trong quá trình phát triển khiến các chi của thai nhi bị co thắt lại.Giả thuyết thứ hai, có thể nguyên nhân của vòng thắt bẩm sinh liên quan đến vỡ ối. Bởi khi xảy ra hiện trạng nước ối của người mẹ bị vỡ, các mô từ màng ối bị tách ra sẽ tạo thành nhiều dải sợi ối nhỏ và mỏng. Những dải sợi ối này có thể vướng vào các chi của thai nhi và gây tình trạng vòng thắt bẩm sinh.Giả thuyết thứ ba, các y bác sĩ đề cập đến sự chấn thương trong tử cung khi chọc ối hoặc phẫu thuật thai nhi. Khi tử cung xuất hiện chấn thương thì có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết, những dây dính được tạo thành và quấn vào các chi của thai nhi gây nên hiện tượng vòng thắt. Hội chứng vòng thắt chi bẩm sinh là tật do các vòng thắt bẩm sinh chèn lấy các mạch máu và dây thần kinh 3. Biểu hiện hội chứng vòng thắt bẩm sinh Hội chứng vòng thắt bẩm sinh có biểu hiện rất đa dạng với các mức độ khác nhau. Đặc điểm để nhận biết bất thường chính là bố mẹ sẽ thấy các chi của bé xuất hiện các ngấn sâu hơn so với trường hợp trẻ có ngấn do bụ bẫm bình thường, vòng thắt sẽ lõm hẳn xuống so với phần da hai bên.Ở mức độ nhẹ, sẽ khó phát hiện triệu chứng của hội chứng vòng thắt chi hơn vì nó chỉ là một vết lõm tròn xuất hiện quanh ngón tay hoặc cánh tay, ngón chân hoặc cẳng chân trẻ. Nhiều trường hợp mắc vòng thắt bẩm sinh nhẹ nếu không phát hiện sớm gây ảnh hưởng chức năng vận động lâu dài về sau.Với những trường hợp nặng hơn, các vòng thắt bẩm sinh sâu hơn, chặt hơn thì có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của chi như gây sưng to, phù nề (do làm hạn chế lưu thông dòng bạch huyết hoặc tĩnh mạch) hay gây tắc động mạch. 4. Chẩn đoán và điều trị hội chứng vòng thắt chi bẩm sinh Tuy là một vòng thắt bẩm sinh là một hội chứng hiếm gặp có tỉ lệ lưu lại dị tật ở trẻ cao, nhưng căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể phát hiện trước sinh qua siêu âm 3D và 4D. Những thai phụ không may rơi vào trường hợp này cần phải đi khám thai định kỳ đều đặn theo lịch để được theo dõi thường xuyên, đồng thời nhận các tư vấn về phác đồ điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa.Tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng của bé, các bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có cần phẫu thuật ngay khi sinh để khắc phục hay ngăn ngừa các vấn đề do các vòng thắt bẩm sinh gây ra (như làm giảm lưu lượng máu và chèn ép vào dây thần kinh); hoặc nếu không cần can thiệp cấp thiết thì có thể trì hoãn cuộc phẫu thuật cho đến khi bé được ít nhất 6 tháng tuổi.Ca phẫu thuật điều trị hội chứng vòng thắt chi sẽ tiến hành những với bước đầu tiên là lấy vòng thắt, tiếp đó phải giải phóng các mạch máu thần kinh gân và cơ ở vị trí vòng thắt bị những tổ chức mô xơ sợi dày bao quanh và siết chặt cấu trúc. Sau mổ, chi của bé sẽ thoát khỏi vòng siết chặt, các mạch máu nuôi lưu thông tốt, vết mổ khô.Tóm lại, hội chứng vòng thắt chi bẩm sinh là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển toàn diện cũng như cuộc sống của trẻ về sau. Vì vậy, nếu bố mẹ thấy bé có những ngấn chân, tay bất thường thì hãy đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để có kết luận chính xác nhất. Vòng thắt bẩm sinh là một hội chứng hiếm gặp có tỉ lệ lưu lại dị tật ở trẻ cao Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, hiện nay khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu ở trẻ. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu của hội chứng vòng thắt chi bẩm sinh, cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-dong-mach-vanh-di-truyen-hay-loi-song-anh-huong-nhieu-hon-vi
Bệnh động mạch vành: Di truyền hay lối sống ảnh hưởng nhiều hơn?
1. Bệnh động mạch vành có di truyền không? Bệnh động mạch vành (CAD) là tình trạng tích tụ các mảng xơ vữa trong lòng động mạch cung cấp máu cho tim của bạn. Sự tích tụ này có thể dẫn đến lưu lượng máu đến cơ tim bị suy giảm, dẫn đến một số trường hợp nguy hiểm như gây đau tim hoặc đột quỵ. Bệnh xuất hiện và tiến triển nhanh ở người trên 60 tuổi và có tiền sử gia đình mắc bệnh. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh động mạch vành có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 1.1 Bệnh động mạch vành và gen Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong xác định nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Các biến thể gen có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý cholesterol, kiểm soát huyết áp ở mức ổn định,..Nhờ giải trình tự gen, các nhà khoa học có thể xác định những các biến thể gen nào phổ biến ở bệnh nhân bệnh động mạch vành. Tính đến năm 2017, các nhà nghiên cứu đã phát hiện có khoảng 60 biến thể gen có thể liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của năm 2021, con số biến thể gen này đã tăng vượt qua con số 200.Những biến thể gen này liên quan đến quá trình kiểm soát huyết áp và xử lý lipid (chất béo) trong máu, chẳng hạn như cholesterol. Đây cũng là lý do, gen có ảnh hưởng đến bệnh tim mạch ở một mức độ nhất định. 1.2 Bệnh động mạch vành và tiền sử gia đình Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành có thể tăng đối với người có tiền sử bệnh tim trong gia đình.Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do di truyền. Tiền sử bệnh của gia đình có thể là kết quả của việc các biến thể gen liên quan đến bệnh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong nhiều đời.Tuy nhiên, nó cũng có thể liên quan đến các yếu tố lối sống chung trong gia đình, chẳng hạn như chế độ ăn uống giống nhau và thói quen hút thuốc của một số thành viên trong gia đình. 2. Lối sống và nguy cơ mắc bệnh động mạch vành 2.1 Lối sống làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim Bên cạnh yếu tố di truyền, lối sống của một người cũng đóng một vai trò quan trọng trong nguy cơ mắc bệnh.Việc hút thuốc, tiểu đường, béo phì do thói quen ăn uống không lành mạnh,... đều được coi là các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. 2.2 Cải thiện lối sống, giảm nguy cơ bệnh tim Lối sống lành mạnh góp phần giảm nguy cơ bệnh động mạch vành Một lối sống lành mạnh có thể giảm thiểu nguy cơ bệnh động mạch vành. Điều này bao gồm việc duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn, ngừng hút thuốc và kiểm soát cân nặng.Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, người có thói quen sống lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn những người không có thói quen này 3. Di truyền và lối sống, yếu tố nào ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh động mạch vành nhiều hơn 3.1 Mối liên quan giữa di truyền và môi trường Cần lưu ý rằng lối sống và di truyền có thể có liên quan với nhau. Các thành viên trong một gia đình có các thói quen chung trong đời sống hằng ngày và thậm chí chế độ ăn uống cũng giống nhau, điều này đóng góp vai trò quan trọng trong việc tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.Nhưng các nghiên cứu nguy cơ bệnh dựa trên gia đình đều có những hạn chế, do rất khó để tách yếu tố lối sống của gia đình và gen ra khỏi nhauVí dụ, những người trong cùng một gia đình có chế độ ăn uống hoặc thói quen giống nhau đều mắc bệnh, kết quả này không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền của họ. 3.2 Di truyền hay môi trường ảnh hưởng nhiều hơn đến nguy cơ mắc bệnh động mạch vành Cha mẹ bị bệnh tim không đồng nghĩa với việc con cái cũng sẽ bị di truyền bệnh tim. Điều đó chỉ có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh của con có thể cao hơn. Việc bệnh động mạch vành có hình thành và tiến triển hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố lối sốngTuy nhiên, nếu một người có cha hoặc mẹ mắc bệnh tim sớm thì khả năng mắc bệnh này sẽ cao hơn. 4. Giảm nguy cơ bệnh động mạch vành ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh Sống một lối sống có lợi cho sức khỏe có thể giúp ngăn ngừa, giảm nguy cơ hoặc trì hoãn sự khởi phát của các bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tim. Lựa chọn lối sống tích cực bao gồm từ những việc đơn giản nhất:● Ngủ đủ giấc● Hoạt động thể chất● Tham khảo người bệnh tim nên ăn gì để có một chế độ ăn uống lành mạnh,● Ít rượu, bia, thuốc lá và chất béo bão hòaCác chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến nghị, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tim mạch nếu bạn có người thân trực hệ mắc bệnh và bản thân bạn có lượng cholesterol cao hoặc một số yếu tố gây nguy cơ khác Cải thiện lối sống sẽ giảm ảnh hưởng của gen đến bệnh động mạch vành Lối sống (bao gồm thói quen như hút thuốc, chế độ ăn uống không cân đối giữa các chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì và thiếu hoạt động thể chất) cũng có thể kết hợp cùng với yếu tố gen di truyền làm tăng nguy cơ mắc động mạch vành.Gen là thứ không thể thay đổi được nhưng lối sống thì hoàn toàn có thể. Hãy chọn cho bản thân một lối sống lành mạnh, duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn mỗi tuần theo khuyến nghị của WHO, ngừng hút thuốc và kiểm soát cân nặng, những điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và giảm thiểu sự ảnh hưởng các biến thể gen liên quan đến bệnh này.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/drallen-chiropractic-ung-dung-lieu-phap-tu-my-cho-benh-nhan-xuong-khop-20221025094959211.htm
20221025
Dr.Allen Chiropractic ứng dụng liệu pháp từ Mỹ cho bệnh nhân xương khớp
Đến khám tại Dr.Allen Chiropractic, NSƯT Việt Hoàn chia sẻ anh đã bị loét dạ dày, ăn không ngon miệng, không thể tăng cân trong thời gian dài vì sử dụng thuốc giảm đau điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống. Sau khi dùng, cơn đau giảm rất nhanh nhưng cũng dễ tái lại, mức độ đau ngày càng tăng. Đại diện Dr.Allen Chiropractic cho biết khâu thăm khám cẩn trọng, xác định chính xác căn nguyên gây đau nhức cho khách hàng để từ đó xây dựng lộ trình trị liệu tích cực nhất, áp dụng tổng hợp liệu pháp và công nghệ Mỹ chữa bệnh tận gốc mà không dùng đến một viên thuốc nào. Tiên phong liệu pháp Chiropractic Chiropractic, nắn chỉnh trị liệu thần kinh cột sống đã có lịch sử phát triển hơn 125 năm tại Mỹ và các quốc gia phát triển. Kể từ khi ra đời đến nay, Chiropractic đã điều trị thành công cho hơn 100 triệu người Mỹ và châu Âu mỗi năm. Có đến hơn 75.000 trung tâm Chiropractic đang hoạt động trên toàn thế giới. Về cơ bản, Chiropractic là phương pháp điều trị bảo tồn không xâm lấn, hoạt động dựa trên nguyên lý gắn kết giữa hệ thần kinh cột sống và cơ thể con người. Khi đốt sống bị sai lệch vị trí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh đi ngang nó, từ đó gây rối loạn tín hiệu dẫn truyền và khiến cơ thể xuất hiện triệu chứng đau nhức. "Với thao tác nắn chỉnh cột sống nhẹ nhàng, tại vị trí chuẩn xác, các bác sĩ Chiropractor tiến hành điều chỉnh đốt sống bị lệch về đúng vị trí vốn có. Từ đó, giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh xung quanh, từ đó giúp bệnh nhân xử lý triệt để các triệu chứng như: đau nhức, tê bì chân tay, đau đầu, vận động khó khăn… Khi cột sống được khôi phục tư thế chuẩn sẽ giúp cơ thể người bệnh quay trở về trạng thái cân bằng tự nhiên và tự cải thiện bệnh tật ở cơ quan khác mà không cần dùng thuốc", đại diện Dr.Allen Chiropractic cho biết. Phương pháp nắn chỉnh Chiropractic hỗ trợ điều trị các bệnh cột sống (như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, đau lưng, đau cổ vai gáy, cong vẹo…). Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi thực hiện bởi bác sĩ được đào tạo chuyên ngành Chiropractic. Tại Dr.Allen Chiropractic, các bác sĩ tốt nghiệp chuyên ngành trị liệu thần kinh cột sống từ các trường đại học danh giá tại Mỹ và có trên 20 năm kinh nghiệm khám và chữa bệnh, theo đại diện Dr.Allen Chiropractic. Rút ngắn thời gian chữa bệnh cho khách hàng nhờ công nghệ Mỹ Diễn viên Thu Trang điều trị thoái hóa cột sống cùng công nghệ y khoa Hoa Kỳ (Ảnh: Dr.Allen Chiropractic). Bên cạnh nắn chỉnh Chiropractic, tùy theo tình trạng bệnh lý, khách hàng sẽ được bác sĩ Mỹ chỉ định trị liệu cùng hệ thống công nghệ y khoa theo chuẩn FDA Hoa Kỳ, giúp nâng cao hiệu quả hồi phục. "Máy và thiết bị y tế được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, chứng nhận về hiệu quả trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp cột sống, bao gồm: Sóng xung kích Shockwave, Laser thế hệ IV, điện xung, siêu âm, hệ thống giảm áp cột sống DTS,...", đại diện đơn vị chia sẻ. Mỗi bệnh nhân được xây dựng riêng một phác đồ cá nhân hóa, mang đến hiệu quả toàn diện, tiết kiệm thời gian. Vợ chồng Hà Linh - admin group "Nghiện nhà" hài lòng sau 1 liệu trình với bác sĩ Joseph. Các bác sĩ cột sống Hoa Kỳ đưa ra cảnh báo không nên tự ý hay lạm dụng thuốc giảm đau xương khớp quá nhiều, cần đi khám để biết căn nguyên gây đau nhức và tỉnh táo lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Tặng 30 suất khám 1:1 với hội đồng bác sĩ cột sống Hoa Kỳ khi đăng ký tại đây . Thông tin liên hệ: Dr.Allen Chiropractic - Hội đồng bác sĩ cột sống Hoa Kỳ Website: https://drallen.com.vn Hotline: 1900 1599 Địa chỉ: Tại Hà Nội: - 352 Phố Huế, Hai Bà Trưng - Tầng 1, tòa nhà Trung Yên Plaza, Số 1 Trung Hòa, Cầu Giấy - 85 Giang Văn Minh, Ba Đình Tại TP Hồ Chí Minh: - 129 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3 - 138 Lý Tự Trọng, Phường Bến Thành, Quận 1
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/anh-huong-cua-thuoc-toi-chuc-nang-gan-vi
Ảnh hưởng của thuốc tới chức năng gan
Thuốc thường dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, có một số loại thuốc ảnh hưởng tới chức năng gan, thậm chí gây nguy hiểm nếu lạm dụng thuốc hoặc tự ý mua thuốc dùng. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu ảnh hưởng của thuốc tới chức năng gan như thế nào? 1. Ảnh hưởng của thuốc tới chức năng gan Hầu hết thuốc sau khi uống hoặc tiêm, thậm chí thuốc ngậm, thoa ngoài da, đặt hậu môn đều có thể ảnh hưởng đến gan (ngộ độc gan) ở từng mức độ khác nhau. Tùy từng loại thuốc mà có thể gây nên viêm gan cấp, suy gan cấp hoặc viêm gan mạn, xơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc bệnh đường mật, bởi vì thuốc vào máu và đi qua gan trước khi đào thải ra ngoài theo đường tiết niệu hoặc theo đường mật xuống ruột. Đặc biệt là những người đã có bệnh gan, mật mạn tính, gan càng dễ bị ngộ độc thuốc hơn.Một số loại thuốc ảnh hưởng chức năng gan:Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol (hoạt chất này có mặt trong rất nhiều các sản phẩm trị sốt, ho, cảm cúm...) có thể dẫn đến viêm gan do dùng quá liều hoặc dùng một thời gian dài. Nếu dùng paracetamol khi uống rượu lại càng nguy hiểm vì bản thân rượu đã có tác động xấu cho gan. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau như salicylate (aspirin), ibuprofen hoặc naproxen, nếu nhẹ có thể làm tăng men gan, nếu nặng có thể gây viêm gan cấp.Thuốc phenytoin (thuốc điều trị động kinh), diazepam (thuốc an thần), halothan (thuốc gây mê) hoặc thuốc cimetidin (điều trị bệnh dạ dày) có thể gây viêm gan cấp.Thuốc kháng sinh gây hại gan như: clindamycin và metronidazol nếu dùng quá liều hoặc kéo dài cũng có thể gây viêm gan cấp tính. Kháng sinh erythromycin, ciprofloxacin có thể gây viêm đường mật, từ đó ảnh hưởng đến gan hoặc thuốc ức chế virus retrovirus nhưng vẫn có thể gây viêm gan nếu dùng sai chỉ định.Thuốc kháng viêm corticoid là thuốc rất hiệu nghiệm trong điều trị viêm, dị ứng, nhưng nếu lạm dụng có thể làm cho gan bị nhiễm mỡ, nhất là khi sử dụng kéo dài, quá liều.Thuốc chống lao như isoniazid, rifampicin, streptomycin,... đặc biệt là isoniazid (INH), khi dùng có thể gây ngộ độc cho gan, bởi vì đối với bệnh nhân lao, thường phải dùng liều cao ngay từ đầu và dùng kéo dài nhiều tháng. Ngộ độc gan do thuốc chống lao có thể nhẹ, từ từ nhưng có thể nặng, biểu hiện vàng da, vàng mắt, mệt mỏi hoặc có thể suy gan (tỷ lệ khoảng 0,1 - 2% bệnh nhân).Ngoài ra, không nên xem thường vitamin A, cho dù đó là một loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể, nhất là trẻ em, nhưng khi dùng quá liều có thể gây tổn hại gan. Nếu uống vitamin A thường xuyên liều lớn trên 25.000 đơn vị/ngày, có thể gây ngộ độc mạn tính và tổn thương gan. 2. Biểu hiện gan bị ảnh hưởng do thuốc Đa số ngộ độc gan do thuốc biểu hiện lâm sàng rất nghèo nàn, thậm chí không thấy biểu hiện gì, nhất là loại nhẹ, mạn tính, kéo dài. Một số trường hợp chỉ thấy mệt mỏi, chán ăn, nhất là bệnh nhân đang dùng thuốc chống lao, đặc biệt là những tháng sau khi dùng thuốc.Vì vậy, để biết gan có bị ngộ độc hay không khi dùng thuốc quá liều hoặc dùng thuốc kéo dài hoặc lạm dụng thuốc (dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm...), nhất là người có tiền sử viêm gan cần đi khám bệnh. Khi đi khám bệnh, cần cho bác sĩ biết đã dùng những loại thuốc gì, trong bao lâu (tốt nhất là có đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh, y bạ) để bác sĩ xem các loại thuốc đó có làm tổn hại gan hay không.Trên cơ sở đó, người bệnh sẽ được làm xét nghiệm về chức năng gan, mật, siêu âm gan. Khi có nghi ngờ và nếu cần thiết sẽ được tiến hành các cận lâm sàng khác (chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hoặc sinh thiết gan,...). 3. Cách dùng thuốc nhưng không hại đến gan? Với những người đã hoặc đang mắc bệnh về gan cần hết sức lưu ý là không tự động mua thuốc để tự chữa bệnh cho mình, đặc biệt là các loại thuốc có ảnh hưởng đến gan.Người bị đau nhức xương khớp với bất kỳ nguyên nhân nào cũng cần được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh (liều lượng bao nhiêu và dùng trong bao nhiêu ngày,... người bệnh cần tuân thủ).Khi mắc bệnh nhiễm khuẩn phải đi khám bệnh, không tự động mua kháng sinh dùng, bởi vì tự mua kháng sinh (cả thuốc kháng virus) để dùng sẽ không có lợi cho người bệnh, có thể dẫn tới tổn thương gan và làm cho vi khuẩn kháng thuốc.
https://tamanhhospital.vn/dieu-tri-ung-thu-thuc-quan/
17/07/2023
6 cách điều trị ung thư thực quản: Bệnh có chữa được không?
Ung thư thực quản là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 6 trên thế giới. Khi được chẩn đoán mắc ung thư, nhiều người lo lắng liệu ung thư thực quản có chữa được không? Phương pháp nào điều trị ung thư thực quản hiệu quả? Mục lụcUng thư thực quản có chữa được không?6 phương pháp điều trị ung thư thực quản phổ biến1. Phẫu thuật2. Xạ trị3. Hóa trị4. Hóa xạ đồng thời (Hóa trị kết hợp xạ trị)5. Liệu pháp miễn dịch6. Liệu pháp nhắm trúng đíchTác dụng phụ, biến chứng của điều trị ung thư thực quảnChăm sóc bệnh nhân điều trị ung thư thực quảnTheo dõi sau điều trị ung thư thực quảnUng thư thực quản có chữa được không? Ung thư thực quản có chữa được không luôn là câu hỏi đầu tiên của bệnh nhân và gia đình khi có chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản. Kết quả điều trị ung thư thực quản phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và mức độ đáp ứng của điều trị. Ung thư thực quản phát hiện ở giai đoạn càng sớm, tỷ lệ điều trị thành công càng cao. Theo các thống kê, chỉ khoảng 25% bệnh nhân được phát hiện ung thư thực quản giai đoạn sớm, do bệnh không có dấu hiệu điển hình. Phần lớn các bệnh nhân thường được chẩn đoán bệnh khi đã có các triệu chứng nặng, tương ứng giai đoạn 3, 4 của bệnh. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tiên lượng sống của bệnh nhân. Khi ung thư thực quản đã tiến triển đến giai đoạn trễ, việc điều trị lúc này không còn khả năng điều trị triệt để (chữa khỏi bệnh), mà chủ yếu mang ý nghĩa kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân nhiều nhất có thể, đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh gây ra. 6 phương pháp điều trị ung thư thực quản phổ biến Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bác sĩ có thể chỉ định một, hoặc kết hợp các biện pháp điều trị sau: (1) 1. Phẫu thuật Phẫu thuật là chỉ định điều trị hàng đầu của bệnh ung thư thực quản, nếu bệnh ở giai đoạn còn phẫu thuật được và thể trạng của bệnh nhân cho phép thực hiện phẫu thuật. Có hai mục đích phẫu thuật: điều trị triệt để và giảm nhẹ triệu chứng. Phẫu thuật triệt để bao gồm việc cắt bỏ một phần thực quản chứa khối u và nạo vét các hạch xung quanh. Sau đó, phần còn lại của thực quản sẽ được nối lại với dạ dày để giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra bình thường. Nếu cần, có thể sẽ dùng một phần ruột để thay thế phần thực quản, kết nối với dạ dày. Phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng là khi bệnh không còn chỉ định phẫu thuật triệt để, hoặc thể trạng bệnh nhân không cho phép phẫu thuật triệt để. Một đoạn giá đỡ (stent) được đặt vào trong lòng thực quản để giúp cho thức ăn có thể đi qua. Phẫu thuật có thể được thực hiện bằng phương pháp nội soi, hoặc mổ mở, hoặc kết hợp nội soi với mổ mở. 2. Xạ trị Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các tia bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ức chế khả năng tăng sinh của tế bào ung thư. Hiện có 2 phương pháp xạ trị bệnh ung thư thực quản: Xạ trị bên ngoài: sử dụng máy móc bên ngoài cơ thể, chiếu tia đến khu vực cần xạ trị. Xạ trị bên trong: chất phóng xạ được đặt trong kim, hạt, ống thông, dây dẫn… đặt trực tiếp vào vùng có khối u. Phương pháp xạ trị bên ngoài chiếu tia bức xạ vào khu vực cần xạ trị. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và giai đoạn ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xạ trị trong hoặc ngoài cơ thể. 3. Hóa trị Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, hạn chế sự tăng sinh các tế bào ung thư tại vùng có khối u, cũng như trong toàn cơ thể. (2) Thuốc hóa trị có thể được sử dụng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch, hoặc qua đường uống, hoặc kết hợp cả 2 đường dùng. 4. Hóa xạ đồng thời (Hóa trị kết hợp xạ trị) Xạ trị kết hợp hóa trị nhằm giúp tăng tác dụng của cả hai phương pháp, mang đến hiệu quả cao hơn trong điều trị. Tuy nhiên, việc kết hợp 2 phương pháp này có thể làm tăng các tác dụng phụ nhiều hơn và nặng nề hơn so với sử dụng hóa trị/xạ trị đơn thuần. 5. Liệu pháp miễn dịch Liệu pháp miễn dịch là bước đột phá, tạo ra kỷ nguyên mới trong điều trị ung thư. Mục đích của liệu pháp miễn dịch là giúp hệ thống miễn dịch thoát khỏi sự ức chế của tế bào ung thư, kích thích hệ miễn dịch tăng hoạt động tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch có thể được sử dụng đơn lẻ, hoặc kết hợp với hóa trị. Việc sử dụng liệu pháp miễn dịch thường được chỉ định cho ung thư thực quản giai đoạn tiến triển, ung thư tái phát hoặc di căn sang các bộ phận xa của cơ thể. (3) 6. Liệu pháp nhắm trúng đích Liệu pháp nhắm trúng đích là phương pháp sử dụng thuốc có cơ chế xác định và tiêu diệt trúng vào tế bào ung thư mà không/hoặc ít gây hại đến các tế bào lành. Khi có chỉ định kết hợp với hóa trị, sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giảm bớt tác dụng phụ. (4) Tác dụng phụ, biến chứng của điều trị ung thư thực quản Mỗi phương pháp điều trị (phẫu thuật, xạ trị, điều trị toàn thân bằng thuốc) đều có thể gây ra những tác dụng phụ, biến chứng khác nhau. Vì vậy, trước khi bắt đầu điều trị ung thư, bệnh nhân cần được tư vấn kỹ lưỡng về những tác dụng phụ, biến chứng có thể gặp phải và cách theo dõi, xử trí khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường. (5) Đối với phương pháp phẫu thuật cắt thực quản, bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề sau điều trị như: nuốt khó (do hẹp miệng nối), hội chứng Dumping (do thức ăn di chuyển từ dạ dày vào ruột non quá nhanh, có thể gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, đau quặn bụng, các triệu chứng của hạ đường huyết…), đầy bụng, khó tiêu, trào ngược… Đối với xạ trị ung thư thực quản, các biến chứng được phân thành giai đoạn sớm và muộn. tùy thuộc vào thời điểm xuất hiện triệu chứng. Các biến chứng sớm (xảy ra trong vòng vài tuần sau xạ) thường gặp bao gồm: mệt mỏi, nuốt khó, buồn nôn, nôn ói, sụt cân, viêm da hoặc viêm phổi do xạ… Các biến chứng muộn có thể xuất hiện sau xạ nhiều tháng hoặc nhiều năm, bao gồm: nuốt khó (do hẹp thực quản), rò thực quản, xơ phổi, xơ da… Đối với các liệu pháp điều trị toàn thân, mỗi phác đồ điều trị sẽ có các độc tính, tác dụng phụ khác nhau. Một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm: buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, chán ăn, giảm các dòng tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), tê tay chân… Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị để kịp thời chẩn đoán và có kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp. Chăm sóc bệnh nhân điều trị ung thư thực quản Đối với bệnh nhân ung thư, ngoài việc chăm sóc nâng cao thể chất (dinh dưỡng, vận động..), cần lưu tâm nhiều về các yếu tố về tâm lý – tinh thần và xã hội. Bởi vì các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Các bệnh nhân ung thư thường bị giảm ít nhất 10% trọng lượng cơ thể kể từ thời điểm được chẩn đoán bệnh, và tiếp tục giảm trong quá trình điều trị với mức độ nhiều hơn nếu không được chăm sóc phù hợp. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bệnh nhân, làm cho bệnh nhân mệt mỏi và chán nản, đôi khi muốn bỏ điều trị. Để đồng hành cùng bệnh nhân ung thư thực quản, người thân và gia đình cần lưu ý một số điều sau: Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, chứa đầy đủ khoáng chất giúp nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung thư. Chế biến thực đơn phong phú với các món ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt. Người nhà có thể tập ăn cùng bệnh nhân để giúp bệnh nhân bớt cảm giác “sợ ăn” vì sợ bị sặc, vì đau khi nuốt… Đồng hành cùng bệnh nhân, luôn động viên tinh thần giúp bệnh nhân giảm lo âu, căng thẳng, khủng hoảng, tuyệt vọng… Luôn tạo quyết tâm, khơi dậy tinh thần “chiến đấu đến cùng, quyết không bỏ cuộc”, luôn hỗ trợ bệnh nhân nhìn nhận các vấn đề theo chiều hướng tích cực. Đây chính là chìa khóa quan trọng nhất trong điều trị bệnh. Kết hợp vận động nhẹ, thư giãn như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga… Theo dõi sau điều trị ung thư thực quản Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc duy trì lịch thăm khám, chế độ dinh dưỡng – vận động phù hợp, lưu ý cố gắng giữ tình trạng tâm lý – tinh thần tích cực, đồng thời thông báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng khác thường nào. Gia đình động viên người bệnh giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ phác đồ điều trị BVĐK Tâm Anh với đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị ung thư, thường xuyên cập nhật phác đồ điều trị hiện đại trên thế giới, được trang bị các hệ thống máy móc y tế hiện đại hàng đầu Việt Nam sẽ hỗ trợ điều trị ung thư thực quản và các bệnh lý ung thư khác; giúp bệnh nhân tiếp cận phương pháp điều trị hiệu quả nhất; tăng cường khả năng điều trị thành công cho ca bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ khoa Ung bướu còn phối hợp bác sĩ Dinh dưỡng, Tâm lý xây dựng phác đồ điều trị toàn diện, nâng đỡ thể chất và tinh thần giúp người bệnh yên tâm điều trị. Để tìm hiểu dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị ung thư thực quản tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ: Có thể thấy câu hỏi “Ung thư thực quản có chữa được không?” phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh, phác đồ điều trị của bác sĩ cùng sự nỗ lực rất lớn từ phía bệnh nhân và thân nhân. Các phương pháp điều trị ung thư thực quản góp phần hạn chế sự tiến triển của khối u thực quản, tuy nhiên hiệu quả giảm dần khi giai đoạn ung thư càng trễ. Vì thế, chúng ta nên chủ động tầm soát để sớm phát hiện ung thư thực quản, giúp tăng khả năng điều trị thành công.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/kazu-gain-gold-sua-mat-tang-can-duoc-nhieu-me-bim-tin-dung-20240403203512840.htm
20240403
Kazu Gain Gold - Sữa mát tăng cân được nhiều mẹ bỉm tin dùng
Kazu Gain Gold - dinh dưỡng theo chuẩn Nhật Bản Nền khoa học dinh dưỡng Nhật Bản đã góp phần nâng cao tầm vóc cho người Nhật trong nhiều năm qua. Từ đó, các nhà nghiên cứu và chuyên gia dinh dưỡng của Aiwado đã miệt mài nghiên cứu và ứng dụng thành công vào sản phẩm Kazu Gain Gold với khát vọng mang nguồn dinh dưỡng theo chuẩn Nhật đến trẻ em Việt Nam. Sản phẩm dinh dưỡng Kazu Gain Gold của Aiwado (Ảnh: Aiwado). Kazu Gain Gold - Sữa mát tăng cân đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng của Bộ Y tế Nhật Bản, đồng thời được Hiệp hội trao đổi Y tế Nhật Bản chứng nhận. Với lợi thế đó, Kazu Gain Gold đã nhận sự tin dùng của hàng triệu khách hàng, cùng độ bao phủ sản phẩm trên các kênh bán hàng truyền thống và hiện đại. Đại diện Aiwado chia sẻ: "Kazu Gain Gold được bình chọn là thương hiệu số 1 sữa mát tăng cân thể hiện cho sự ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ Aiwado trong hành trình mang giấc mơ sữa Nhật đến với hàng triệu trẻ em Việt Nam". Chăm con theo chuẩn Nhật từ nguồn sữa mát tăng cân Trong cuốn sách "Bí mật của những đứa trẻ khỏe mạnh nhất thế giới" của tác giả Naomi Moriyama và William Doyle nhấn mạnh rằng cha mẹ Nhật kiên trì áp dụng lối sống và chế độ ăn lành mạnh cho các con từ khi còn bé và đây là bí quyết của những trẻ em khỏe mạnh. Người tiêu dùng chọn mua Kazu Gain Gold (Ảnh: Aiwado). Tiêu hóa khỏe là nền tảng vững chắc đầu đời để trẻ khỏe mạnh bởi 70-80% tế bào miễn dịch nằm ở ống tiêu hóa của trẻ. Bổ sung lợi khuẩn để giúp con phát triển hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh là bí quyết nhiều mẹ bỉm lựa chọn. Thấu hiểu điều đó, Kazu Gain Gold bổ sung lợi khuẩn Nhật Bản cùng bộ 3 chất xơ (GOS Nhật Bản, FOS và HMO) giúp sữa thanh mát, tăng cường sự phát triển hệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột, từ đó hỗ trợ tăng cường hấp thu dinh dưỡng, trẻ khỏe mạnh hơn. Theo UNICEF, trong số 41 quốc gia phát triển ở Liên minh châu Âu và OECD, Nhật Bản là quốc gia duy nhất có ít hơn 1/5 trẻ em bị thừa cân. Bởi lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học được ba mẹ kiên trì áp dụng đã giúp trẻ em Nhật Bản phát triển và tăng cân theo chuẩn khoa học. Kazu Gain Gold của Aiwado bổ sung đạm whey và đạm sữa cùng MCT cao cấp cung cấp năng lượng cao, tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng hợp lý, cân đối giúp bù đắp năng lượng thiếu hụt, hỗ trợ con tăng cân chuẩn khỏe mạnh và nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng. Trưng bày sữa mát tăng cân Kazu Gain Gold tại cửa hàng (Ảnh: Aiwado). Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, Kazu Gain Gold được đưa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của 592 đối tượng từ 24 đến 71 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ sử dụng sản phẩm dinh dưỡng Kazu Gain Gold cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tăng cân sau 8 tuần. Theo báo cáo của Buzzmetrics (đơn vị nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận), Kazu Gain Gold chiếm vị trí số 1 trong tâm trí khách hàng về tính năng sữa mát tăng cân. Kết quả được nghiên cứu dựa trên 15.921 thảo luận đề cập đến các sản phẩm có tính năng sữa mát tăng cân cho trẻ. Trong đó, Kazu Gain Gold nhận được 3.746 thảo luận tích cực về thuộc tính sữa mát và 5.386 thảo luận tích cực về thuộc tính tăng cân trên các kênh truyền thông trực tuyến. Thông tin liên hệ: Công ty Cổ phần Thực phẩm Aiwado Địa chỉ: lầu 9, Tòa nhà Center Point - 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường 8, quận Phú Nhuận, TPHCM Hotline Aiwado Care: 1900 6093 Website: https://aiwado.com Fanpage: https://facebook.com/aiwado.com.vn
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dang-co-thai-uong-nuoc-ep-can-tay-duoc-khong-vi
Đang có thai uống nước ép cần tây được không?
Trong thời kỳ mang thai, những loại thực phẩm mà bạn ăn, uống có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Nước ép cần tây có khá nhiều lợi ích đối với thai phụ. Tuy nhiên, cần chú ý vì một số bộ phận của cây cần tây không an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai. 1. Có thai uống nước ép cần tây được không? Cần tây là một loại rau thuộc họ hoa tán, có nguồn gốc từ vùng Bắc Phi và Địa Trung Hải. Ngày nay, loại rau này có mặt ở mọi nơi trên thế giới. Thông thường, cần tây được sử dụng trong món salad, súp và một số món ăn nhất định. Ngoài ra, cần tây còn là một món ăn nhẹ phổ biến mà nhiều người thích ăn vì nó không chứa chất béo. Hàm lượng dinh dưỡng trong cần tây cũng mang lại một số lợi ích sức khỏe cho phụ nữ mang thai.Ăn, uống các loại nước ép cần tây khi mang thai có an toàn không? Đáp án là: Có. Tuy nhiên, bạn cần rửa rau cần tây cẩn thận trước khi ăn hoặc ép lấy nước. Cần tây chưa rửa sạch có thể chứa một số loại ký sinh trùng và vi khuẩn có hại, có thể khiến bạn mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh listeriosis (bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Listeria monocytogenes) và bệnh toxoplasmosis (do nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii). Vì vậy, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi ăn hoặc uống nước ép cần tây.XEM THÊM: Cần tây: Lợi ích sức khỏe & Thông tin dinh dưỡng 2. Lợi ích của cần tây với phụ nữ mang thai Hàm lượng dinh dưỡng cao của cần tây mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Các lợi ích sức khỏe bao gồm:Lợi tiểu: Cần tây là nguồn cung cấp khoáng chất kali và natri tuyệt vời, giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể khi mang thai. Loại rau này hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể và ngăn cơ thể giữ nước;Điều chỉnh huyết áp: Cần tây có chứa các hợp chất hóa học hữu cơ phổ biến như phthalide giúp giảm hormone căng thẳng, làm giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu và giảm huyết áp. Do đó, loại rau này giúp giảm thiểu nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ và các vấn đề về tim;Giảm mức cholesterol: Phthalides có trong cần tây kích hoạt bài tiết mật, giúp giảm thiểu mức cholesterol trong thai kỳ. Mức cholesterol thấp làm giảm lắng đọng mảng bám trên thành động mạch. Vì vậy, cần tây giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, chất xơ trong cần tây còn giúp loại bỏ cholesterol trong máu, đảm bảo nhu động ruột diễn ra trơn tru;Bảo vệ khớp: Đặc tính chống viêm của cần tây giúp giảm thiểu cơn đau và tình trạng sưng tấy quanh khớp khi mang thai. Vì cần tây hoạt động như một chất lợi tiểu tự nhiên nên nó giúp loại bỏ sự tích tụ các tinh thể axit uric xung quanh khớp, làm giảm sự khó chịu và đau đớn ở khớp. Hàm lượng canxi có trong loại rau này cũng giúp bạn có một hệ xương chắc khỏe. Ngoài ra, loại rau này còn giúp tăng cường tái tạo các mô trong các khớp bị viêm;Thư giãn thần kinh: Hàm lượng canxi cao trong cần tây giúp làm dịu thần kinh của thai phụ trong thời kỳ mang thai;Quản lý cân nặng: Uống nước ép cần tây trước bữa ăn giúp bạn giảm cân và duy trì trọng lượng phù hợp trong thai kỳ. Hàm lượng calo thấp và chất xơ cao trong cần tây cũng giúp bạn hạn chế được việc ăn quá nhiều, điều chỉnh việc tăng cân hiệu quả;Tăng cường miễn dịch: Hàm lượng vitamin C cao trong cần tây giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ cảm lạnh khi mang thai. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong loại rau này cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ mẹ và bé khỏi một số vấn đề sức khỏe;Ngăn ngừa ung thư: Cần tây rất giàu phthalides, polyacetylenes và flavonoid, giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư và giải độc các chất gây ung thư. Ngoài ra, coumarin có trong loại rau này cũng giúp cải thiện hoạt động của các tế bào bạch cầu, ngăn ngừa nguy cơ phát triển ung thư. Các chất chống oxy hóa trong cần tây trung hòa các gốc tự do và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể không bị tổn thương. Nước ép cần tây mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai 3. Phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng hạt cần tây Thai phụ cần tránh sử dụng hạt cần tây (từ hoa của cây cần tây). Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland, hạt cần tây có thể dẫn đến chảy máu tử cung và kích thích các cơn co thắt trong tử cung dẫn đến sảy thai. Bên cạnh đó, dầu hạt cần tây (sản xuất từ việc chưng cất hạt) được sử dụng như một loại thuốc an thần nhưng chưa được chứng minh công dụng nên thai phụ cũng cần tránh sử dụng.Phụ nữ mang thai có thể dùng nước ép cần tây nhưng cần loại bỏ hạt cần tây để đảm bảo cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và giảm nguy cơ gặp phải những rủi ro khó lường. Ngoài việc uống nước ép cần tây bạn cũng nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng khi mang thai phù hợp, khám thai định kỳ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé. Nguồn tham khảo: healthline.com, hellomotherhood.com, momjunction.com
https://suckhoedoisong.vn/cong-nghe-huong-dich-bao-boi-ho-tro-day-lui-hieu-qua-benh-da-day-169166754.htm
13-12-2019
Công nghệ hướng đích - “bảo bối” hỗ trợ đẩy lùi hiệu quả bệnh dạ dày
Công nghệ hướng đích giúp hoạt chất “tự tìm đến vết thương” để chữa lành TS. Lê Thị Thu Hường, Trưởng nhóm nghiên cứu tiềm năng “Thiết kế và phát triển thuốc mới”, công nghệ hướng đích là một phương pháp khoa học giúp đưa các loại thuốc đến các tế bào bị bệnh một cách tập trung, có chọn lọc. Tại nước ta, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ hướng đích trên hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng, tạo ra Hệ (Nano Curcumin, Axit Folic liên kết Curcumin) – gọi tắt là Curcumin hướng đích. Curcumin có nhiều tác dụng và có đa đích. Do đó, khi uống Curcumin vào cơ thể, Curcumin sẽ phân tán đến các đích khác nhau. Phân tử curcumin hướng đích khác với curcumin thường ở chỗ chúng bao phủ bởi phân tử acid folic. Tế bào viêm và tế bào ung thư lại có nhiều thụ thể folate (thụ thể để hút acid folic). Do đó phân tử curcumin hướng đích sẽ bị “hút” tới các tế bào viêm nhiều hơn. Bệnh dạ dày chủ yếu là viêm loét, lâu dần có thể tiến triển nặng thành ung thư. Công nghệ hướng đích giúp hỗ trợ làm lành vết loét trong bệnh dạ dày, đồng thời có tác dụng phòng ngừa sự xuất hiện của tế bào ung thư. Cucurmin hướng ưu tiên tìm đến các ổ viêm loét trong dạ dày (ảnh minh hoạ) Ts. Hường cũng cung cấp thêm thông tin, Công nghệ này được giới thiệu lần đầu tiên bởi nhà khoa học được giải Nobel Y học Paul Ehrlich (1854-1915) vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi ông nghiên cứu và đưa ra khái niệm “viên đạn thần kỳ” để chỉ cho các thuốc được gắn kết có chọn lọc với những tế bào bệnh, nhưng không gây độc hại cho tế bào khỏe mạnh và không gây lãng phí trong cơ thể. Ngoài ra, theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, tính từ đầu thập niên 90, chi phí phát triển liệu pháp trúng đích chỉ chiếm 1% tiền đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thuốc mới, nhưng nó đã cứu sống cho 43 triệu người và đóng góp hơn 4.700 tỷ USD cho kinh tế thế giới. Curcumin hướng đích tập trung tấn công tế bào viêm mạnh gấp 70 lần so với Nano Curcumin thông thường Đồng quan điểm trên PGS-TS Phạm Hữu Lý, là người hướng dẫn khoa học Đề tài bào chế Curcumin hướng đích với nhiều năm nghiên cứu về công nghệ nano cho hay, công nghệ hướng đích là một phương pháp để đưa các loại thuốc đến tận nơi các tế bào bị bệnh một cách chọn lọc. Và ở đấy, chữa lành các tế bào bị tổn thương mà không làm gây hại đến các tế bào lành. Lý giải cụ thể về cơ chế hướng đích này, PGS. Lý chia sẻ, các kết quả nghiên cứu cho thấy Curcumin hướng đích có khả năng thâm nhập vào tế bào viêm loét theo cả 2 cơ chế hướng đích chủ động và hướng đích bị động và có sinh khả dụng cũng cao hơn nhiều lần so với nano curcumin thường.Theo đó, ưu điểm vượt trội của Curcumin hướng đích giúp tăng sinh khả dụng lên tới 95%, gấp 70 lần so với curcumin thường. Kích thước hạt nano siêu nhỏ (30 – 50 nm), giúp dễ dàng đi qua màng tế bào.Cấu trúc hạt mi-xen, bao ngoài là lớp vỏ polyme thân nước, giúp tăng độ tan lên 7.500 lần, cải thiện khả năng hấp thu vào hệ tuần hoàn. Bền vững trong môi trường PH ruột. “Với những ưu điểm vượt trội như trên, chỉ cần dùng một lượng nhỏ 200mg Curcumin hướng đích sẽ tương đương với việc bạn phải dùng đến 4kg nghệ tươi, uống 120g (hơn 1 lạng) tinh bột nghệ hay uống tới 24 viên nang curcumin thường”, PGS. Lý nói. SCurma Fizzy - Tập trung viêm loét hỗ trợ khỏe nhanh dạ dày Sản phẩm được phân phối bởi Công ty Cổ phần Elepharma VPGD: Số nhà 9, Trương Công Giai, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội GPKD số 0107844969 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp ngày 15/01/2015 Sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà Hotline tư vấn (miễn phí): 1800 6091 Website: https://scurmafizzy.com/ Số GPQC: 01945/2017/ATTP-XNQC
https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-suy-buong-trung-som-16996926.htm
12-05-2015
Dấu hiệu suy buồng trứng sớm
Suy buồng trứng sớm là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng ở những phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40. Đây là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn, vô sinh và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần của người phụ nữ. Nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm Có nhiều nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm: Có thể có liên quan đến nhiễm sắc thể, di truyền, các bệnh lý tự miễn, nhiễm vi khuẩn, hoặc là do can thiệp điều trị. Tuy nhiên suy buồng trứng vô căn vẫn chiếm đa số trong các nguyên nhân. Thông thường, các nang trong buồng trứng cung cấp trứng cho đến khi người phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh tự nhiên. Suy buồng trứng sớm vô căn ảnh hưởng đến tỉ lệ nang noãn đã chết đi trong đời sống sinh sản của người phụ nữ, thường là có giảm nang noãn lúc sinh và có gia tăng sự thoái hóa. Triệu chứng Triệu chứng thường gặp nhất khi bị suy buồng trứng sớm là kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh. Một số trường hợp có những triệu chứng giống như mãn kinh tự nhiên, bao gồm cơn bốc nóng, vã mồ hôi về đêm, dễ kích động, âm đạo khô, rối loạn tiết niệu (tiểu nhiều lần, són tiểu),... Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản Suy buồng trứng sớm ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của người phụ nữ bởi vì nó dẫn đến tình trạng không hình thành hoặc rụng bất kì một quả trứng (noãn bào) nào. Do đó, phụ nữ bị suy buồng trứng sớm rất khó có thai. Đến nay, chưa có phương pháp điều trị nào để khôi phục lại hoạt động bình thường của buồng trứng, cải thiện khả năng sinh sản mà chỉ có thể điều trị một số triệu chứng bệnh. Giải pháp thường dùng nhất là bổ sung oestrogen và nhiều hoóc môn khác mà buồng trứng không tạo ra được. Phương pháp này giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và duy trì khối lượng xương. Đối với những phụ nữ bị suy buồng trứng nhưng muốn có thai phải áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm: Lấy trứng của phụ nữ khác cho kết hợp với tinh trùng của chồng rồi đặt vào tử cung bệnh nhân. Đây được coi là giải pháp mang lại tỷ lệ thành công cao nhất. Tuy nhiên tỷ lệ thành công thường giảm ở những người bị suy buồng trứng sớm có tiền căn điều trị hóa trị hay xạ trị hoặc những người lấy trứng từ chị em ruột và thụ tinh ống nghiệm xin trứng cũng bị giới hạn về độ tuổi điều trị. Do đó, ngay khi có biểu hiện nghi ngờ suy buồng trứng sớm, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị sớm. Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị hoóc môn thay thế hay điều trị hiếm muộn. Bác sĩ Thu Lan Ra máu giữa kỳ kinh, đáng sợ không? Tăng cân ở bà bầu bao nhiêu là đủ? Rối loạn tiền kinh nguyệt
https://suckhoedoisong.vn/cach-xu-ly-van-de-ve-da-o-nguoi-benh-vay-nen-viem-da-co-dia-169230626112905123.htm
27-06-2023
Cách xử lý vấn đề về da ở người bệnh vảy nến, viêm da cơ địa
1. Bệnh vảy nến - Triệu chứng: Bệnh vảy nến là một bệnh lành tính, nhưng lại rất khó điều trị. Bệnh vảy nến có số lượng tế bào da chết nhanh và nhiều gấp 10 lần người bình thường. Quá trình này gây ra các triệu chứng ngoài da có các mảng đỏ, bên trên có lớp phủ trắng như vảy cá do tế bào da chết tạo thành. Các tế bào chết này hằng ngày phát triển tạo thành lớp dày và bong tróc. Các lớp da bong tróc có thể lan rộng ra vùng da đầu, vùng da đầu gối, vùng khuỷu tay, thậm chí có thể lan ra toàn thân nếu không khống chế được. Bệnh để nặng hơn sẽ xuất hiện các mụn mủ khô và nông. Nếu vảy nến ở móng tay, móng chân thì những vị trí này trở nên xù xì, dày lên, dễ gãy… Bệnh vảy nến gây ngứa ngáy, khó chịu… Biểu hiện của bệnh vảy nến. - Cách xử trí: Khi da bị khô, có thể gây kích thích bệnh tiến triển, nổi vảy nhiều hơn. Do đó biện pháp phòng ngừa đầu tiên là giữ ẩm cho da. Bổ sung đủ nước: Mỗi ngày cần ghi nhớ và uống đủ khoảng 2,5 lít nước. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng nếu có bật điều hòa. Nên bật máy tạo độ ẩm trong các phòng làm việc, phòng ngủ - là nơi sử dụng nhiều nhất để tạo môi trường giữ ẩm cho da. Giảm căng thẳng: Khi căng thẳng bệnh vẩy nến dễ tái phát. Nên có kế hoạch và sắp xếp thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Những lúc mệt mỏi có thể nghe nhạc, ngồi thiền, tập các bài thở điều hòa cơ thể. Không sử dụng sản phẩm vệ sinh da có tính tẩy rửa mạnh. Nên dùng sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội… với tính chất nhẹ nhàng, không hương liệu... Sau đó dùng kem dưỡng da cho da mặt và da toàn thân. Nên chọn các loại kem dạng mỡ thay vì kem lỏng, các sản phẩm dành cho da bị bệnh. Nên có kế hoạch và sắp xếp thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Khi bệnh đang tiến triển, cần đi khám tại chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị. Do đây là bệnh mạn tính, chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, do đó vấn đề cần thiết là kiên trì tuân thủ điều trị, tái khám định kỳ để được đánh giá toàn diện. Dù ban đầu là bệnh lành tính, nhưng nếu không kiểm soát được, bệnh có thể tiến triển và dẫn đến biến chứng như viêm khớp vảy nến , rất khó điều trị và gây tổn thương cho khớp. 2. Viêm da cơ địa - Triệu chứng: Viêm da cơ địa ở người trưởng thành ít có triệu chứng rầm rộ. Các biểu hiện chính là da khô sần sùi kéo dài dai dẳng (mạn tính), vùng da bệnh bị thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ; dễ nổi mẩn nếu có tiếp xúc yếu tố gây dị ứng… Các biểu hiện khi bệnh tiến triển: Nhiều ban đỏ. Bề mặt da có mụn nước nhỏ, nông. Nếu mụn nước vỡ sẽ chảy dịch gây phù nề, vảy tiết. Nếu có bội nhiễm gây loét, mụn mủ, sưng nóng Vùng da tổn thương thấy ngứa, nóng rát và sưng đau. Bệnh vảy nến có chữa khỏi không, cách phòng ngừa thế nào? - Cách xử trí: Là bệnh mạn tính, nên không thể chữa dứt điểm bệnh viêm da cơ địa, nhưng có thể kiểm soát được bằng các cách sau: + Bôi kem dưỡng ẩm : Tình trạng da khô là nguyên nhân hàng đầu khiến viêm da cơ địa dễ tái phát, tiến triển và ngược lại, bệnh viêm da cơ địa cũng khiến da bị khô. Do vậy, sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da từ 2 - 3 lần mỗi ngày là yếu tố rất quan trọng, giúp da tránh nứt nẻ gây nhiễm trùng. + Sử dụng sản phẩm vệ sinh (dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt…) và sản phẩm chăm sóc da (kem dưỡng, serum…) dành cho da nhạy cảm. + Xây dựng chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh : Tránh ăn thực phẩm dễ gây dị ứng . Hằng ngày vệ sinh nhà cửa sạch sẽ; thường xuyên giặt ga, chăn, gối, thảm, rèm cửa; tránh tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp khói thuốc lá và môi trường nhiều bụi, ô nhiễm. Không cào gãi khi da bị ngứa, vì sẽ gây kích ứng da và càng ngứa hơn. Ngoài ra, không nên tắm quá 20 phút một lần, ưu tiên tắm bằng nước ấm hơn là nước nóng hoặc nước lạnh; nếu đã dùng loại dầu gội, sữa tắm phù hợp, nên hạn chế tối đa dùng sang loại khác; không dùng móng tay để gãi cào khi da bị ngứa, vì sẽ gây kích ứng da và càng ngứa hơn; nên mặc áo thoáng mát, vải mềm, mỏng trong thời tiết nóng... Trường hợp bệnh tái phát, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn thuốc uống, thuốc thoa. Không nên tự ý thoa thuốc hoặc đắp các loại lá, vì nguy cơ bội nhiễm da rất cao. Mời độc giả xem thêm video: Hai loại thực phẩm bị nghi làm tăng đột biến số ca ung thư đại trực tràng | SKĐS ThS.Nguyễn Thị Lan Anh Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/viem-cau-than-cap-phat-hien-som-dieu-tri-nhanh-169171499.htm
02-04-2020
Viêm cầu thận cấp: Phát hiện sớm, điều trị nhanh
Nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp Viêm cầu thận cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó do nhiễm khuẩn đóng vai trò đáng kể. Viêm cầu thận cấp có liên quan mật thiết với một số vi sinh vật gây bệnh, điển hình là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes). Đối với liên cầu nhóm A thì tỷ lệ bắt gặp nhiều ở các type huyết thanh học như type 12 (viêm họng cấp), type 49 (gây mụn nhọt ở da như chốc đầu, mụn mủ...). Ngoài ra có thể do tụ cầu (Staphylococcus) hoặc phế cầu (S. pneumoniae) hoặc một số virus như virus viêm gan B, virus quai bị, virus sởi, virus thủy đậu hoặc do ký sinh trùng (một số nấm gây bệnh, ký sinh trùng sốt rét) nhưng tỷ lệ thấp. Triệu chứng điển hình của bệnh Viêm cầu thận cấp gặp tỷ lệ cao ở trẻ em. Bệnh xuất hiện đột ngột, nhất là vào những tháng nắng nóng thì trẻ dễ bị nhiễm trùng da gây mụn mủ, chốc đầu; mùa lạnh trẻ hay bị viêm họng. Biểu hiện là toàn thân mệt mỏi, sốt 38 - 390C hoặc đôi khi sốt nhẹ hơn. Giai đoạn đầu của viêm cầu thận cấp thì có thể đau vùng thắt lưng hai bên, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, buồn nôn. Khi bệnh bước sang giai đoạn toàn phát thì xuất hiện phù, lúc đầu phù nhẹ ở mặt (thấy nặng mặt, mi mắt phù), sau đó phù dưới da xuất hiện ở vùng mắt cá chân. Phù của bệnh viêm cầu thận cấp là phù trắng, ấn lõm (phù quanh mắt cá, mặt trước xương chày, mu bàn chân) và có đặc điểm là không gây đau. Trong một số trường hợp nặng có thể xuất hiện phù toàn thân như tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù phổi cấp, phù não. Một điều cần lưu ý là phù trong viêm cầu thận cấp phụ thuộc vào chế độ ăn uống (ăn mặn thì phù tăng lên, ăn nhạt thì phù giảm). Người bệnh thấy (trẻ lớn) hoặc người nhà của trẻ thấy trẻ đái ít cả về số lần đi tiểu, cả về số lượng nước tiểu và xuất hiện sớm (nước tiểu chỉ đạt được 500 - 600ml/24giờ). Có thể gây nên thiểu niệu (nước tiểu dưới 500ml/24giờ) hoặc vô niệu (nước tiểu dưới 100ml/24giờ) là biểu hiện suy thận cấp. Đái máu xảy ra trong vài tuần đầu của bệnh. Sau một thời gian bị viêm cầu thận cấp thì có thể xuất hiện tăng huyết áp (cả tối đa, cả tối thiểu), nguy hiểm nhất là tăng huyết áp một cách đột ngột có thể gây biến chứng. Viêm cầu thận cấp có thể khỏi hoàn toàn từ 90 - 95%, nếu phát hiện và điều trị sớm. Viêm cầu thận cấp có thể gây biến chứng nguy hiểm. Biến chứng Tỷ lệ biến chứng viêm cầu thận mạn chỉ khoảng từ 5-10%, trong đó nguy hiểm nhất trong giai đoạn viêm cầu thận cấp là suy thận cấp hoặc suy tim gây phù phổi cấp (OAP). Suy thận cấp gây thiểu niệu hoặc vô niệu. Viêm cầu thận cấp cũng có thể gây phù não cấp hay bệnh não huyết áp cao. Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá về sự có mặt của hồng cầu, protein, trụ niệu (chuyển hóa protien dở dang), trụ hạt (do tế bào viêm từ cầu thận bị bong ra và đi qua ống thận). Xét nghiêm công thức máu có thể thấy giảm số lượng hồng cầu do đái máu, thấy bạch cầu tăng, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính, tốc độ lắng máu tăng và phản ứng protein C tăng (CRP). Xét nghiệm sinh hóa máu có thể thấy urê, creatinin tăng, protid máu giảm. Nếu viêm cầu thận cấp do vi khuẩn liên cầu nhóm A thì hàm lượng kháng thể kháng streptolysin O tăng (ASLO). Nguyên tắc phòng bệnh Cần phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn ở mũi, họng và các bệnh mụn nhọt, chốc đầu, đặc biệt là do vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes) gây ra. Vệ sinh hàng ngày họng miệng bằng cách súc họng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày tránh để xảy ra mắc bệnh mụn, nhọt, chốc đầu. Mùa lạnh cần giữ ấm cổ, không uống nước lạnh quá. Trẻ em khi bị viêm họng mà nghi ngờ do liên cầu nhóm A cần được điều trị tích cực, triệt để. Đặc biệt là phản ứng ASLO định lượng dương tính thì cần được tư vấn của bác sĩ để được tiêm phòng kháng sinh penicillin chậm theo quy định (liều lượng bao nhiêu và trong thời gian bao lâu). Đối với các trường hợp sau khi đã được điều trị khỏi bệnh thì theo định kỳ nên được khám bệnh để kiểm tra các chức năng của thận.
https://vnexpress.net/chua-tieu-duong-bang-co-cay-nhieu-nguoi-bi-bien-chung-nang-4768788.html
11/7/2024
Chữa tiểu đường bằng cỏ cây, nhiều người bị biến chứng nặng - Báo VnExpress Sức khỏe
Người bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng bàn chân do đường huyết cao, tổn thương thần kinh, mạch máu. Ngày 10/7, tiến sĩ, bác sĩ Lâm Văn Hoàng, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết mỗi tháng tiếp nhận hơn 300 bệnh nhân khám bàn chân tiểu đường, hơn một nửa có biến chứng bàn chân. Hiện có hơn 60 trường hợp bị biến chứng bàn chân tiểu đường nặng phải điều trị nội trú. Hầu hết họ cho biết tự chữa bằng các "bài thuốc dân gian" là dùng cỏ hay lá cây. "Thuốc tán từ lá hay vỏ cây có tác dụng nhất định, tuy nhiên cần y học nghiên cứu thêm để chỉ rõ bộ phận nào của cây thuốc, dùng hàm lượng ra sao hoặc cách thức nào an toàn nên cần cẩn trọng, ít an toàn", bác sĩ Hoàng nói, thêm rằng người bệnh tiểu đường thường đường huyết cao kèm biến chứng mạch máu, thần kinh, lão hóa da... dễ bị nhiễm trùng và lâu lành hơn. Ông cũng khuyến cáo biện pháp dùng kim chích lấy mủ, cắt lể rất nguy hiểm với người bệnh tiểu đường. Thực tế sau một thời gian dùng thuốc dân gian, nhiều người đến viện khám thì bệnh đã tiến triển nặng. Như ông Hùng, 62 tuổi, ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu, bị tiểu đường 10 năm, gần đây ông ngã, có hai vết xước ở mu bàn chân trái to bằng hạt đậu phộng (hạt lạc). Vài ngày sau vết thương rỉ dịch, đau nhức, ông đắp lá cây, bột thuốc trong 5 tuần, kết quả là loét sâu rộng hơn, hoại tử, hôi, đen như hắc ín. Đầu tháng 7, ông được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cấp cứu do đau chân dữ dội, sốt cao liên tục nhiều ngày, mê man, sụt 2 kg. Bác sĩ chẩn đoán ông bị nhiễm trùng nặng do biến chứng bệnh tiểu đường, nguy cơ hoại tử phải cắt chân. Người bệnh xem tivi tại khu nội trú của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM sau khi điều trị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp Còn bà Liên, 62 tuổi, ngụ Lâm Đồng, mắc bệnh tiểu đường nhiều năm, gần đây nổi nhọt ở bắp chân nên nhai lá cây đắp lên nhọt. Hơn một tuần sau, nhọt to hơn, bà dùng kim chích mủ rồi mua thuốc bột màu đen về bôi khiến nhiễm trùng. Nhập viện, bà được chăm sóc tích cực, loại bỏ các mô hoại tử, kiểm soát đường huyết, điều trị kháng sinh cao liều, chăm sóc vết thương hàng ngày suốt hai tuần. Bác sĩ đặt máy hút áp lực âm (VAC) giúp vết thương của bà mau lành, nhờ đó giữ lại được bàn chân nguyên vẹn. Người bệnh tiểu đường được truyền dịch sau nhiều ngày sốt cao, mất nước do nhiễm trùng bàn chân. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Ông Hùng và bà Liên nghĩ bệnh tiểu đường phải điều trị suốt đời, đôi khi chán nản nên chữa theo phương pháp dân gian. Họ "điều trị thuận tự nhiên" với hy vọng khỏi bệnh hoàn toàn lại ít tốn kém, cây cỏ quanh nhà không mất tiền mua, không mất thời gian đi viện... Loét, nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi ở người tiểu đường đặt ra nhiều thách thức trong điều trị, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh, theo bác sĩ Hoàng. Biến chứng bàn chân tiểu đường có thể khiến người bệnh mất khả năng đi lại. Mỗi người bệnh tiểu đường có tình trạng riêng. Do đó điều trị cho từng người bệnh cần cá thể hóa. Khi chẩn đoán, bác sĩ không chỉ đánh giá vết thương mà còn kiểm tra toàn diện các biến chứng mạch máu, thần kinh, đường huyết, bệnh nền... nhằm điều trị phù hợp và giải quyết các vấn đề đi kèm. Tùy tình trạng vết thương, người bệnh được dùng kháng sinh, chăm sóc, cắt lọc mô hoại tử, lựa chọn băng gạc, dung dịch rửa vết thương phù hợp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đặt máy VAC giúp loại bỏ dịch ứ đọng, những mảnh tổ chức hoại tử nhỏ trong vết thương và dịch phù nề ở tổ chức xung quanh, giúp nhanh lành thương hơn. Các bác sĩ đa chuyên khoa gồm Nội tiết - Đái tháo đường, Chấn thương chỉnh hình, Tim mạch... phối hợp nhằm tối ưu hiệu quả điều trị cho người bệnh. Người bệnh khám tầm soát biến chứng bàn chân ít nhất một lần mỗi năm có thể phát hiện sớm, giải quyết các tình trạng như xơ vữa và tắc mạch máu, bệnh thần kinh ngoại biên tiểu đường, móng dày sừng, móng quặp, chai chân... Hiện, Khoa Nội tiết - Đái tháo đường , Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM có đơn vị chăm sóc ban đầu, phòng ngừa và phát hiện biến chứng sớm cho người tiểu đường. Đây là mô hình mới trong dự phòng, phòng bệnh sớm hơn là chữa bệnh, theo bác sĩ Hoàng. Đinh Tiên *Tên người bệnh đã được thay đổi Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp
https://tamanhhospital.vn/em-be-sinh-non-35-tuan-tuoi/
28/03/2024
Cách chăm sóc em bé sinh non 35 tuần tuổi đến dưới 37 tuần tuổi từ A - Z
Em bé sinh non 35 tuần cần được chăm sóc đúng cách để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy trẻ sinh non 35 tuần tuổi cần được chăm sóc thế nào? Lưu ý gì khi chăm sóc trẻ? Mục lụcNguyên nhân sinh non 35 tuầnHướng dẫn cách chăm sóc trẻ sinh non 35 tuần1. Tắm rửa vệ sinh cho trẻ sinh non2. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng3. Đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp4. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo5. Giấc ngủ của trẻ phải đủ giấc, ngủ sâuBiến chứng có thể gặp ở em bé sinh non 35 tuần tuổi1. Bé bị nhiễm khuẩn2. Trẻ sau sinh gặp các vấn đề về hô hấp3. Khó kiểm soát nhiệt độ cơ thể4. Nguy cơ bị vàng da cao hơn5. Gặp các vấn đề liên quan đến não bộCác câu hỏi thường gặp1. Bé 35 tuần nặng bao nhiêu?2. Liệu em bé sinh ra ở tuần thứ 35 có phải ở lại NICU không?3. Tỷ lệ sống sót của em bé sinh ra ở tuần thứ 35 là bao nhiêu?4. Những ảnh hưởng lâu dài của trẻ sinh ở tuần thứ 35 là gì?Nguyên nhân sinh non 35 tuần Sinh ở thai 35 tuần được gọi là sinh non (non muộn), tức là thai nhi chưa đủ 37 tuần thai đã chào đời. Các nguyên nhân dẫn đến sinh non bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các vấn đề về sức khỏe bà mẹ, vấn đề của thai nhi và các phần phụ của thai (bệnh lý bánh rau, nước ối) và một nguyên nhân quan trọng khác nữa là liên quan đến vấn đề nhiễm khuẩn. Một số trường hợp các bà mẹ có thể sinh non mà không tìm được căn nguyên rõ ràng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non cần lưu ý: Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá gần. Mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai. Mẹ bầu mang song thai, đa thai. Mẹ có bất thường về tử cung, cổ tử cung hoặc các cơ quan thuộc hệ thống sinh sản. Mẹ bầu mắc có bệnh nền như tiêu đường, tim mạch, huyết áp, béo phì. Trong thời gian mang thai, mẹ bị nhiễm trùng ối hoặc viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục. Chăm sóc thai kỳ không an toàn: thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích (ma túy, hút thuốc lá, khói thuốc lá, bia rượu,…), stress, căng thẳng kéo dài, ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất, thiếu ngủ,… Các vấn đề bất thường và bệnh lý khác của thai… Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sinh non 35 tuần Chăm sóc trẻ sinh non 35 tuần tuổi đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và tỉ mỉ từ người thân. Trẻ được chăm sóc đúng cách có thể phát triển khỏe mạnh, an toàn, nhanh chóng bắt kịp tốc độ phát triển của trẻ sinh đủ tháng. Đặc biệt, giúp trẻ giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Về cơ bản, trẻ sinh non 35 tuần tuổi sức khỏe đã ổn định nên việc chăm sóc tại nhà sẽ giống với trẻ sơ sinh bình thường khác. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên lưu ý các yếu tố như nhiễm trùng, dinh dưỡng và đặc biệt là vấn đề vàng da. Trẻ sinh non ở 35 tuần không quá non yếu nên có thể ăn bú như trẻ đủ tháng và được xuất viện như những trẻ đủ tháng, tuy nhiên, vấn đề bệnh lý vàng da ở nhóm trẻ sinh non 35 tuần thường gặp hơn và tăng nặng so với các trẻ đủ tháng. Khi chăm sóc trẻ sinh non, cha mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu bệnh lý của trẻ để có thể phát hiện và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, can thiệp kịp thời. 1. Tắm rửa vệ sinh cho trẻ sinh non Tắm cho trẻ đúng cách giúp loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn và các tế bào chết trên da trẻ, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, da trẻ sinh non rất nhạy cảm nên trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại dầu gội, sữa tắm hay các sản phẩm dưỡng da, cấp ẩm cho trẻ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn lựa chọn sản phẩm an toàn, phù hợp nhất. Trẻ sơ sinh nói chung nên chỉ tắm gội bằng nước sạch mà không cần sử dụng bất kì một sản phẩm dầu gội, sữa tắm nào và trẻ có thể tắm cách ngày hoặc 3 lần/tuần là đảm bảo vệ sinh cơ thể cho trẻ. Em bé sinh non 35 tuần tuổi cần được chăm sóc đúng cách, cẩn thận. 2. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất lý tưởng và hoàn hảo cho trẻ sơ sinh, đặc biệt với trẻ sinh non. Trẻ sinh non có hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch kém hơn so với trẻ đủ tháng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa, ngoài ra còn chứa các kháng thể, giúp trẻ tăng cường đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh vặt, và giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện. Mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu, có thể tăng cữ bú phù hợp theo cân của trẻ. Lưu ý, mẹ cho con bú nên duy trì chế độ ăn đầy đủ dưỡng dưỡng chất, ngủ nghỉ khoa học để đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ. Trường hợp không thể cho trẻ bú sữa mẹ, với trẻ sinh non có kèm theo các vấn đề bệnh lý khác có nguy cơ với đường tiêu hóa của trẻ, cần được hỗ trợ sữa mẹ thanh trùng. Với trường hợp trẻ bắt buộc phải sử dụng sữa công thức, cha mẹ cần chú ý lựa chọn sữa có thành phần dinh dưỡng an toàn cho trẻ, có nguồn gốc rõ ràng. Việc bảo quản, pha chế cần thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm và đảm bảo các yếu tố vệ sinh. Nếu trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, dị ứng sữa hay bất thường cần ngưng cho trẻ dùng sữa và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm. 3. Đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp Duy trì nhiệt độ phòng phù hợp, không quá lạnh hoặc quá nóng, tạo không gian sạch sẽ, thoáng khí sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Điều này còn giúp em bé sinh non 35 tuần tuổi giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi, suy hô hấp… Nhiệt độ phòng của trẻ không nên để quá nóng hay quá lạnh. Để trẻ có giấc ngủ ngon cần đảm bảo phòng ngủ thoáng mát, không quá nóng. Khi trẻ ngủ, tùy thuộc vào mức độ mặc quần áo và sử dụng các loại khăn quấn/chũn khi ngủ mà cha mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ phòng cho phù hợp, tránh để trẻ bị nóng quá khi ngủ khiến trẻ ngủ không ngon giấc và tăng nguy cơ của hội chứng đột tử khi ngủ. Cha mẹ cần chú ý cho trẻ nằm trên đệm cứng, không sử dụng gối hoặc các loại gối chèn trẻ khi ngủ, không đội mũ hoặc sử dụng các loại khăn, vải mềm quanh khu vực đầu của trẻ, không sử dụng các loại bao tay, chân của trẻ. Nhiệt độ thông thường để đảm bảo giấc ngủ ngon cho trẻ khoảng 22-24 độ. Cha mẹ cũng chú ý không nên sử dụng các dụng cụ phun sương làm tăng độ ẩm quá mức trong phòng có thể làm cho trẻ khó chịu. Độ ẩm tối đa trong phòng cho trẻ sơ sinh không vượt quá 70%. Việc duy trình nhiệt độ phòng cao và độ ẩm cao thương làm trẻ khó chịu và tăng nguy cơ bệnh lý đường hô hấp. 4. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo Trẻ sinh non 35 tuần tuổi cần được tiêm phòng đúng lịch như các trẻ sơ sinh đủ tháng khác. Việc khám sàng lọc trước tiêm chủng với nhóm trẻ này cần được tiến hành kỹ lưỡng hơn, tránh bỏ sót các bệnh lý tiềm tàng với trẻ. Với các trẻ sơ sinh non có kèm theo bệnh lý cần được tiêm chủng trong các cơ sở tiêm chủng trong bệnh viện theo đúng khuyến cáo. 5. Giấc ngủ của trẻ phải đủ giấc, ngủ sâu Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ sinh non. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giấc ngủ sâu, các tế bào não bộ tăng cường hoạt động, hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều giúp trẻ phát triển trí não và thể chất một cách toàn diện và tối ưu nhất. Do đó, mẹ nên tạo không gian thoải mái, yên tĩnh để trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sâu giấc. Ngủ đủ giấc, sâu giấc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện. >>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc em bé sinh non 36 tuần tại nhà Biến chứng có thể gặp ở em bé sinh non 35 tuần tuổi Sinh non 35 tuần tuổi khiến trẻ có nguy cơ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như: (1) 1. Bé bị nhiễm khuẩn Việc trẻ sinh non có thể do căn nguyên nhiễm khuẩn, tất cả trẻ sinh non cần được sàng lọc các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn cũng như thăm khám, theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh lý nhiễm khuẩn sơ sinh sớm. Ở trẻ sinh non, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Đáng lưu ý, nguy cơ nhiễm trùng máu ở trẻ sinh non khá cao, có diễn tiến nhanh chóng và có thể gây tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. 2. Trẻ sau sinh gặp các vấn đề về hô hấp Ở tuần thai thứ 35, các cơ quan thuộc hệ hô hấp có thể chưa trưởng thành và chưa thật sự sẵn sàng, đảm bảo chức năng hô hấp nếu trẻ chào đời ở thời điểm này. Do đó, trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp cao hơn với trẻ đủ tháng khác 3. Khó kiểm soát nhiệt độ cơ thể Theo chia sẻ của các chuyên gia, trẻ sinh non 35 tuần thường có cân nặng thấp hơn, lượng mỡ dự trữ bên trong cơ thể cũng ít hơn. Điều này khiến thân nhiệt của trẻ dễ bị giảm xuống thấp và trẻ cũng chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hiệu quả. Vì vậy, trẻ sinh non gặp vấn đề hạ thân nhiệt nhiều hơn với trẻ đủ tháng. Việc giữ ấm cho trẻ sau sinh và đảm bảo thân nhiệt cho trẻ là cần được chú ý hơn. 4. Nguy cơ bị vàng da cao hơn Vàng da được chia làm hai nhóm: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, phần lớn và sinh lý. Tuy nhiên, ở trẻ sinh non, vàng da thường nguy cơ tiến triển bệnh lý và các ảnh hưởng của bệnh lý vàng da ở trẻ sinh non cao hơn. Vì vậy, việc khám và quản lý vàng da ở trẻ sinh non cần được chú ý nhiều hơn sơ với trẻ đủ tháng 5. Gặp các vấn đề liên quan đến não bộ Nguy cơ xuất huyết não thất và các gặp phải các biến chứng não bộ thường xảy ra ở trẻ sinh rất non và cực non, với trẻ sinh non 35 tuần, nguy cơ xuất huyết não là ít gặp. Tuy nhiên, các vấn đề khác liên quan đến hành vi và tâm lý của trẻ sinh non vẫn cao hơn so với trẻ đủ tháng. Ngoài các vấn đề trên, em bé sinh non 35 tuần còn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như: các vấn đề về hệ tiêu hóa, viêm ruột, vấn đề về máu, trao đổi chất, kém hấp thu, thị lực và thính giác kém… >>>Tham khảo thêm: Cách chăm sóc trẻ sinh non 34 tuần tuổi Các câu hỏi thường gặp Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về em bé sinh non 35 tuần: (2) 1. Bé 35 tuần nặng bao nhiêu? Bé sinh non 35 tuần có cân nặng không quá chênh lệch so với trẻ sơ sinh đủ tháng. Cân nặng của chúng thường dao động trong khoảng từ 2,3 – 2,7kg, có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng và chăm sóc của mẹ trong thai kỳ. 2. Liệu em bé sinh ra ở tuần thứ 35 có phải ở lại NICU không? Tùy thuộc vào cân nặng của trẻ, tình trạng của trẻ sau sinh và các bệnh lý liên quan đến vấn đề sinh non mà trẻ có thể cần được chăm sóc tại đơn vị hồi sức sơ sinh (NICU). Ngay khi tình sức khỏe của em bé sinh hoàn toàn ổn định, trẻ có thể tự thực hiện các kỹ năng cơ bản như hô hấp, bú – nuốt, trẻ có thể được thường quy cùng với mẹ. Các lưu ý trong chăm sóc trẻ sinh non cần được tư vấn với gia đình và trẻ có thể xuất viện, chăm sóc tại nhà. 3. Tỷ lệ sống sót của em bé sinh ra ở tuần thứ 35 là bao nhiêu? Em bé sinh ra ở tuần thứ 35 có tỷ lệ sống cao khi được chăm sóc đúng cách. Khi mới chào đời, trẻ sẽ được hỗ trợ tích cực từ nhân viên y tế để tăng tỷ lệ sống sót và giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng. 4. Những ảnh hưởng lâu dài của trẻ sinh ở tuần thứ 35 là gì? Tùy vào căn nguyên sinh non, tình trạng của trẻ trước và sau sinh, hầu hết trẻ sinh non 35 tuần tuổi có thể phát triển hoàn toàn bình thường như các trẻ đủ tháng khác. Một số trường hợp trẻ bệnh lý có thể gặp các vấn đề như sau: Chậm phát triển: thường gặp như chậm nói, chậm phát triển các kỹ năng vận động, nhận thức,… Nguy cơ mắc phải các dị tật thần kinh cao: gặp khó khăn trong học tập, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD),… Mắc các bệnh về đường hô hấp: hen suyễn, bệnh phổi mãn tính,… Sức khỏe tâm thần dễ bị ảnh hưởng: trầm cảm, rối loạn lo âu,… Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm Sơ sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ: Hy vọng với những thông tin trên, quy phụ huynh đã hiểu rõ hơn về cách chăm sóc cũng như một số ảnh hưởng có thể xảy ra ở em bé sinh non 35 tuần. Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như: sốt, bú kém, chững cân, dấu hiệu nhiễm bệnh, nhiễm trùng,… bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ ngay lập tức.
https://suckhoedoisong.vn/ho-van-tim-hai-la-nguyen-nhan-trieu-chung-bien-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-169211006233446815.htm
08-10-2021
Hở van tim hai lá: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và điều trị
Nếu tình trạng hở van hai lá trở nên nghiêm trọng, máu không thể được đẩy đi hoàn toàn và sẽ gây ra các dấu hiệu cũng như triệu chứng có thể xảy ra và khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở. Bài viết của BS. Đặng Đức Minh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cung cấp những thông tin về tình trạng hở van hai lá. 1. Hở van tim hai lá là gì? Hỉnh ảnh mô tả van tim bình thường và bệnh van tim. Ảnh: Internet Tim có cấu tạo gồm 4 ngăn, 2 tâm nhĩ ở trên và 4 tâm thất nằm bên dưới, trong đó có 2 van thông tâm nhĩ và tâm thất ở mỗi bên được gọi là van nhĩ thất. Van nhĩ thất thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải còn được gọi là van 3 lá vì có cấu tạo dạng 3 cánh khép lại, trong khi van nhĩ thất thông giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái còn được gọi là van 2 lá với cấu tạo 2 cánh. 3 loại quả màu đỏ giúp ngừa bệnh tim mạch và ung thư Giải đáp thắc mắc về COVID-19 liên quan đến bệnh tim mạch Van hai lá nối giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, van gồm có lá trước và lá sau (2 lá) áp vào nhau giúp van đóng mở, đưa máu đi theo một chiều từ nhĩ trái xuống thất trái. Hở van 2 lá là tình trạng 2 lá van đóng không kín, làm dòng máu trào ngược từ thất trái về nhĩ trái khi tim co bóp. Do lượng máu trào ngược về nhĩ trái cộng thêm lượng máu bình thường từ phổi đổ về làm tăng lưu lượng máu, hậu quả là giãn lớn nhĩ trái và thất trái nếu hở van nặng và kéo dài. 2. Các giai đoạn của bệnh hở van tim 2 lá Có 4 giai đoạn của bệnh theo diễn tiến từ nhẹ đến nặng: - Giai đoạn A : Bệnh nhân có nguy cơ mắc hở van hai lá, thường gặp ở người sa van 2 lá, tăng huyết áp , bệnh động mạch vành mạn tính. Trên siêu âm tim hở van 2 lá nhẹ, các buồng tim không giãn, chức năng tim tốt. Người bệnh hầu như không có triệu chứng của bệnh. - Giai đoạn B : Bệnh tiến triển tăng lên, thường gặp ở người có bệnh van hậu thấp, bệnh cơ tim, sa van 2 lá. Trên siêu âm thấy hở van mức độ trung bình trở lên, các buồng tim giãn nhẹ, chức năng tim còn tốt và bệnh nhân không có triệu chứng của bệnh hở 2 lá. - Giai đoạn C : Bệnh ở mức độ nặng nhưng bệnh nhân không có triệu chứng của bệnh. Trên siêu âm tim hở van 3/4 - 4/4, dãn lớn thất trái, nhĩ trái, áp lực động mạch phổi bình thường hoặc tăng, chức năng tim bắt đầu thay đổi. - Giai đoạn D : Hở van tim 2 lá nặng và người bệnh có triệu chứng suy tim , giảm khả năng gắng sức và khó thở. Trên siêu âm tim hở van mức độ từ 3/4 trở lên, giãn lớn thất trái, nhĩ trái, tăng áp động mạch phổi, chức năng co bóp thất trái giảm. Siêu âm Doppler được sử dụng để phát hiện dòng chảy hở van và tăng áp động mạch phổi. Siêu âm tim 2 chiều hoặc 3 chiều được sử dụng để xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Siêu âm qua thực quản cũng được chỉ định khi cân nhắc sửa van hai lá thay vì thay van, nhằm đánh giá chi tiết hơn cơ chế hở van. 3. Hở van tim 2 lá có nguy hiểm không? Hở van 2 lá có nhiều mức độ khác nhau, được đánh giá dựa vào siêu âm tim và chụp cản quang buồng tim (thông tim). Cách thông dụng để đánh giá độ nặng của hở van 2 lá là dựa vào siêu âm tim, được chia làm 4 độ: - Hở 2 lá 1/4: Mức độ hở van nhẹ hoặc rất nhẹ. - Hở 2 lá 2/4: Mức độ hở van trung bình. - Hở 2 lá 3/4: Mức độ hở van nặng. - Hở 2 lá 4/4: Mức độ hở van rất nặng. Bệnh nhân hở van hai lá nặng nhưng chưa có triệu chứng, theo diễn tiến bệnh sẽ có 50% xuất hiện triệu chứng sau 5 năm. Bệnh nhân hở 2 lá nặng đã có chỉ định phẫu thuật nhưng không thực hiện, chỉ điều trị nội khoa thì tỷ lệ còn sống sau 5 năm chỉ 30%. Một nghiên cứu nổi tiếng Framingham Heart Study của Mỹ cho thấy, ở người bình thường, khi làm siêu âm tim, 75 - 80% có hở van ở mức độ nhẹ (1/4); khoảng 19% ở mức độ trung bình đến nặng (2/4 - 3/4) và hở nặng đến rất nặng (3/4 - 4/4) gặp khoảng 3,5%. Tỷ lệ người mắc bệnh tăng dần khi lớn tuổi. Hở van hai lá được xác định chẩn đoán dựa trên siêu âm tim. 4. Nguyên nhân của tình trạng hở van hai lá - Sa van hai lá: Trong tình trạng này, các lá van hai lá phình trở lại tâm nhĩ trái trong quá trình tim co bóp. Dị tật tim phổ biến này có thể ngăn van hai lá đóng chặt và dẫn đến máu chảy ngược. - Các mô cơ nhú bị tổn thương: Theo thời gian, các mô cột cơ nhú neo các nắp của van hai lá vào thành tim có thể bị kéo căng hoặc rách, đặc biệt ở những người bị sa van hai lá. Vết rách có thể gây rò rỉ máu qua van hai lá đột ngột và có thể phải điều trị bằng phẫu thuật. Chấn thương ở ngực cũng có thể làm đứt cơ nhú. - Thấp khớp: Sốt thấp khớp - một biến chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn không được điều trị có thể làm hỏng van hai lá, dẫn đến hở van hai lá sớm hoặc muộn trong cuộc đời. - Viêm nội tâm mạc : Van hai lá có thể bị hỏng do nhiễm trùng màng trong tim (viêm nội tâm mạc) có thể liên quan đến van tim. - Đau tim: Cơn đau tim có thể làm tổn thương vùng cơ tim nâng đỡ van hai lá, ảnh hưởng đến chức năng của van. Nếu tổn thương đủ rộng, cơn đau tim có thể gây ra hở van hai lá đột ngột và đặc biệt nghiêm trọng. - Bất thường của cơ tim (bệnh cơ tim): Theo thời gian, một số tình trạng nhất định chẳng hạn như tăng huyết áp có thể khiến tim làm việc quá mức, dần dần khiến tâm thất trái của tim to ra. Điều này có thể kéo căng mô xung quanh van hai lá và dẫn đến hở van. - Chấn thương: Chấn thương chẳng hạn như trong một tai nạn xe hơi có thể dẫn đến hở van hai lá. - Dị tật tim bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra đã bị dị tật ở tim, bao gồm cả van tim bị tổn thương. - Do thuốc: Sử dụng kéo dài một số loại thuốc có thể gây ra chứng hở van hai lá, chẳng hạn như những thuốc có chứa ergotamine được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu và các bệnh lý khác. - Xạ trị: Trong một số ít trường hợp, xạ trị ung thư tập trung vào vùng ngực có thể dẫn đến hở van hai lá. - Rung nhĩ: Rung nhĩ là một vấn đề về nhịp tim phổ biến có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra chứng hở van hai lá. 5. Triệu chứng của hở van tim hai lá Ở những trường hợp bệnh lý, các triệu chứng có thể không xuất hiện trong nhiều năm. Các dấu hiệu và triệu chứng của hở van hai lá sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, cũng mức độ tiến triển nhanh như thế nào. Khi đó, các triệu chứng có thể bao gồm: - Nghe thấy tiếng tim bất thường (tiếng thổi của tim) qua ống nghe - Khó thở, đặc biệt khi hoạt động mạnh hoặc khi nằm xuống - Mệt mỏi - Tim đập nhanh, loạn nhịp - Phù mu bàn chân hoặc mắt cá chân Hở van hai lá thường nhẹ và tiến triển chậm. Các triệu chứng có thể không xuất hiện trong nhiều năm và nhiều người không biết bản thân đang mắc tình trạng này, và bệnh cũng có thể không tiến triển nặng thêm. Tuy nhiên, đôi khi bệnh phát triển nhanh chóng và người bệnh có thể bị đột ngột xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng. Tiên lượng thay đổi theo thời gian, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của hở hai lá. Một số trường hợp hở hai lá nặng lên và trầm trọng. Một khi hở hai lá trở nên trầm trọng, khoảng 10% bệnh nhân không có triệu chứng trở nên có triệu chứng mỗi năm sau đó. Khoảng 10% bệnh nhân bị hở hai lá mạn tính do sa van hai lá đòi hỏi can thiệp. BS. Đặng Đức Minh - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 6. Các biến chứng của hở van tim hai lá Khi ở mức độ nhẹ, hở van hai lá thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, hở van hai lá nặng có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm: * Hở van hai lá gây suy tim Đây là kết quả của tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hở van hai lá mức độ nặng làm tăng áp lực cho tim vì khi máu bị chảy ngược lại, lượng máu được chuyển đi khắp cơ thể sẽ bị ít hơn theo mỗi nhịp đập. Điều này khiến tâm thất trái ngày càng lớn hơn và nếu không được điều trị, cơ thất trái sẽ yếu đi và dẫn đến suy tim. Ngoài ra, áp lực máu tích tụ trong phổi cũng làm tăng áp lực lên tim. * Rung nhĩ Sự giãn ra và mở rộng của tâm nhĩ trái có thể dẫn đến tình trạng nhịp tim không đều, trong đó các buồng tâm nhĩ của tim đập một cách hỗn loạn và quá nhanh. Rung nhĩ có thể gây ra cục máu đông, và cục máu đông có thể vỡ ra kèm theo di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ nếu cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu trong não. * Tăng huyết áp động mạch phổi Nếu tình trạng hở van hai lá lâu dài không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, tăng áp động mạch phổi có thể xảy ra. Van hai lá bị hở có thể làm tăng áp lực trong tâm nhĩ trái, cuối cùng có thể gây tăng áp động mạch phổi. Điều này có thể dẫn đến suy tim ở phía bên phải của tim. 7. Điều trị hở van tim 2 lá Các phương pháp điều trị bệnh hở van 2 lá được lựa chọn tùy theo mức độ nặng của bệnh. Hở van 2 lá nhẹ không cần điều trị đặc hiệu, chỉ cần theo dõi siêu âm định kỳ mỗi năm để theo dõi tiến triển của bệnh. Hở van 2 lá trung bình trở lên cần tìm nguyên nhân để điều trị can thiệp nguyên nhân, ngăn ngừa tình trạng hở 2 lá tiến triển. Những trường hợp hở van 2 lá nặng (3/4 - 4/4), có triệu chứng cơ năng, giãn lớn buồng tim, chức năng tim giảm cần điều trị phẫu thuật sửa hoặc thay van tim. * Điều trị nội khoa (dùng thuốc): Dùng kháng sinh phòng thấp tim tái phát lâu dài (đến 40 tuổi hoặc hơn) nếu hở van 2 lá do hậu thấp. Khám và điều trị bệnh răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng để phòng ngừa nhiễm trùng trên van 2 lá. Nguyên nhân nguồn gốc nhiễm trùng trên van tim có 75% vi trùng từ vùng hầu họng, răng miệng bị viêm đi vào máu và bám lên chỗ van tim bị hư gây viêm nhiễm hoặc áp-xe van, làm hư hỏng van nặng nề hơn. Điều trị các bệnh nội khoa có nguy cơ cao dẫn đến hở van tim như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim… Điều trị suy tim nếu bệnh nhân có triệu chứng hay suy giảm chức năng tim trên siêu âm tim. Các thuốc điều trị suy tim bao gồm thuốc ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II hoặc ARNI (Sacubitril + Valsartan), thuốc chẹn bêta, lợi tiểu. Nếu người bệnh có kèm bệnh tim mạch do xơ vữa cần dùng thêm thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc giảm cholesterol máu. Bệnh nhân bị rung nhĩ cần sử dụng thuốc làm chậm tần số tim như chẹn bêta và thuốc chống đông để phòng ngừa huyết khối gây tắc mạch. Tiêm vaccinephòng bệnh cúm mỗi năm, vaccine phòng viêm phổi do phế cầu mỗi 5 năm cho tất cả bệnh nhân hở van nặng, suy tim. * Điều trị phẫu thuật Có nhiều dấu hiệu để quyết định thời điểm cần phẫu thuật thay van tim. Có nhiều dấu hiệu để quyết định thời điểm cần phẫu thuật thay van, căn cứ vào triệu chứng cũng như các thông số chức năng tim. Thông thường là khi bệnh nhân có triệu chứng, chức năng tim còn tốt (EF>30%) thì chỉ định phẫu thuật, nếu chức năng tim giảm thì cân nhắc phẫu thuật nếu các yếu tố nguy cơ cho phẫu thuật thấp, tỉ lệ thành công của phẫu thuật cao. Hoặc nếu bệnh nhân không có triệu chứng thì cũng nên chỉ định phẫu thuật khi có rối loạn chức năng thất trái trên siêu âm tim (Ds >45mm, EF <60%) hoặc tăng áp lực động mạch phổi hoặc rung nhĩ mới xuất hiện. Điều trị can thiệp gồm phẫu thuật (sửa hoặc thay van nhân tạo) và sửa van qua da. Phẫu thuật sửa van: được ưu tiên lựa chọn hơn nếu cấu trúc van thích hợp để sửa. Trường hợp van hư nặng, vôi hóa nhiều không thể sửa thì bắt buộc phải thay van nhân tạo. Sau thay van nhân tạo, người bệnh cần uống thuốc chống đông để ngăn ngừa cục huyết khối gây kẹt van. Đối với van sinh học, thời gian uống kháng đông là 3 tháng nếu không có kèm rung nhĩ. Nếu thay van cơ học hoặc bệnh nhân đã có rung nhĩ thì uống thuốc kháng đông suốt đời. Sửa van 2 lá qua da (MitraClip) : Bác sĩ đưa một ống thông theo mạch máu ở đùi đi vào nhĩ trái, xuống thất trái, sau đó đưa 1 kẹp bằng kim loại vào giữa 2 mép van chỗ bị hở và kẹp lại. Phương pháp này không sửa van triệt để như mổ tim hở, chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhân nặng không thể phẫu thuật được, điều trị thuốc tối đa rồi nhưng triệu chứng suy tim không giảm, phải nhập viện nhiều lần. 8. Van 2 lá bị hở điều trị có khỏi không? - Hở van 2 lá nhẹ: Có thể không tiến triển thêm. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng, chỉ cần theo dõi hàng năm, điều chỉnh lối sống tốt cho sức khỏe, điều trị các bệnh mạn tính đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường giúp ngăn ngừa hở van tiến triển. - Hở 2 lá trung bình hậu thấp cần phòng thấp lâu dài để tránh thấp tái phát, hở van không tiến triển thêm; nong đặt stent mạch vành nếu hở van do thiếu máu cục bộ cơ tim. - Hở van nặng có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật sửa hay thay van nhân tạo. Sau phẫu thuật, chức năng của van 2 lá phục hồi gần như hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần uống thuốc và theo dõi đều đặn với bác sĩ chuyên khoa. Điều trị đúng sau mố tim giúp hạn chế bệnh tái phát. Bệnh nhân sau mổ sửa hoặc thay van 2 lá cơ học có thể sống thêm 20 - 30 năm nữa hoặc hơn tùy vào tính trạng sức khỏe của mỗi người và chăm sóc lâu dài sau mổ tim. 9. Những vấn đề cần theo dõi sau mổ van tim 2 lá - Sau phẫu thuật sửa van: theo dõi hở van tái phát, nhiễm trùng van tim; - Sau thay van sinh học: theo dõi thoái hóa van, hở van tái phát, nhiễm trùng van tim; - Sau thay van cơ học: theo dõi kẹt van do huyết khối, sút van, nhiễm trùng trên van nhân tạo. Để việc theo dõi tốt, người bệnh cần: - Uống thuốc đều đặn và tái khám định kỳ; - Siêu âm tim: ngay sau mổ tim, tháng thứ 3, thứ 6 và 1 năm sau mổ, sau đó là mỗi năm hoặc khi có triệu chứng mệt, khó thở; - Bệnh nhân có uống thuốc kháng vitamin K cần đo INR định kỳ mỗi 1-3 tháng và khi tái khám để chỉnh liều thuốc sao cho INR nằm trong khoảng điều trị cao nhất (INR mục tiêu 2.5 – 3.5). - Bệnh nhân nghi ngờ có dấu hiệu kẹt van cần làm thêm siêu âm tim qua thực quản, chụp CT tim hay soi van dưới màn huỳnh quang để xác định và tìm nguyên nhân. 10. Thay đổi lối sống và các thói quen không tốt - Giữ huyết áp trong tầm kiểm soát : Kiểm soát huyết áp cao là rất quan trọng nếu bị hở van hai lá. - Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch : Thức ăn tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng hở van hai lá, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch khác có thể làm suy yếu cơ tim. Ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đường, muối và ngũ cốc tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng. Ăn nhiều loại rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein, chẳng hạn như thịt nạc, cá và các loại hạt khác. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch. - Duy trì cân nặng hợp lý: Giữ cân nặng trong phạm vi được bác sĩ khuyến nghị. - Phòng ngừa viêm nội tâm mạc : Nếu đã được thay van tim, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng sinh trước khi làm thủ thuật nha khoa để ngăn ngừa nhiễm trùng được gọi là viêm nội tâm mạc. - Cắt giảm rượu : Lạm dụng rượu nặng có thể gây rối loạn nhịp tim và có thể làm cho các triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn. Sử dụng rượu quá nhiều cũng có thể gây ra bệnh cơ tim, một tình trạng cơ tim bị suy yếu dẫn đến hở van hai lá. - Tránh thuốc lá : Nếu hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Hỏi tham khảo ý kiến bác sĩ để nỗ lực bỏ thuốc. Hoạt động thể chất thường xuyên. Có thể tập thể dục trong bao lâu và ở mức độ nào sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh hay cường độ tập luyện. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết. - Đi khám thường xuyên: Đi khám thường xuyên ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu là một phụ nữ và gặp phải tình trạng bị hở van hai lá, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn mang thai. Nên được theo dõi một cách cẩn thận và chu đáo trong suốt thai kỳ và sau khi sinh. Sức khỏe tình dục và bệnh tim SKĐS – Nhiều bệnh nhân tim hoặc người bệnh đã trải qua cơn đột quỵ sợ rằng quan hệ tình dục sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của họ hoặc làm phát sinh các vấn đề sức khỏe tim mạch khác. Xem thêm video đang được quan tâm: Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà. BS. Đặng Đức Minh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://tamanhhospital.vn/phau-thuat-noi-soi-khop-co-chan/
29/01/2022
Phẫu thuật nội soi khớp cổ chân: Quy trình, lợi ích, phục hồi
Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay những chấn thương ở khớp cổ chân có thể được điều trị bằng phương pháp nội soi, mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như vết mổ nhỏ, ít chảy máu, nhanh hồi phục. Vậy cần chuẩn bị những gì, quy trình thực hiện phẫu thuật nội soi khớp cổ chân ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây: Mục lụcPhẫu thuật nội soi khớp cổ chân là gì?Chỉ định thực hiện phẫu thuậtViêm khớp cổ chânGãy xương mắt cá chânChấn thương dây chằng cổ chânHội chứng ống cổ chânViêm cân gan chânViêm màng hoạt dịch khớp cổ chânMắt cá chân không ổn địnhChuẩn bịQuy trình thực hiệnLợi ích so với phẫu thuật truyền thốngÍt đau và giảm nguy cơ biến chứngÍt để lại sẹoKhông cần phải nhập việnRút ngắn thời gian phục hồiBiến chứng nguy hiểmPhục hồi sau phẫu thuật nội soi khớp cổ chânMột số lưu ý sau khi thực hiện phẫu thuậtPhẫu thuật nội soi khớp cổ chân là gì? Nội soi khớp cổ chân là một phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu thường được bác sĩ chấn thương chỉnh hình sử dụng để chẩn đoán và điều trị các vấn đề ở khớp cổ chân. Phương pháp này dùng một camera quan sát có khả năng phóng đại và truyền hình ảnh của khớp cổ chân đến màn hình video để phẫu thuật bên trong và xung quanh khớp cổ chân thông qua các vết rạch nhỏ trên da. (1) Nhờ đó, người bệnh ít đau đớn, giảm chảy máu và nhanh hồi phục hơn so với phương pháp mổ hở truyền thông. Chỉ định thực hiện phẫu thuật Theo các chuyên gia cơ xương khớp, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, phương pháp phẫu thuật nội soi khớp cổ chân được chỉ định khi: Viêm khớp cổ chân Phẫu thuật này được thực hiện khi khớp cổ chân bị viêm do nguyên nhân thoái hóa, chấn thương, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện hợp nhất khớp cổ chân để điều trị tình trạng viêm khớp nghiêm trọng. Hiệu quả của nội soi khớp cổ chân có thể tốt hơn mổ mở truyền thống. Gãy xương mắt cá chân Nội soi khớp mắt cá chân có thể được sử dụng để điều trị gãy xương, nhằm đảm bảo cho sự liên kết ổn định của xương và sụn. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể được dùng để đánh giá các tổn thương sụn ở khớp cổ chân. Chấn thương dây chằng cổ chân Dây chằng cổ chân có thể bị giãn, rách một phần hoặc đứt hẳn do chịu một lực tác động mạnh khi người bệnh bị tai nạn giao thông, té ngã, chơi thể thao… Phẫu thuật nội soi được thực hiện để điều trị các chấn thương dây chằng, ngăn ngừa nguy cơ mất vững. Hội chứng ống cổ chân Phẫu thuật nội soi khớp cổ chân cũng được chỉ định khi người bệnh bị Hội chứng ống cổ chân, hiện tượng dây thần kinh xương chày và các nhánh bị chèn ép do nhiều nguyên nhân như bong gân, gãy xương, gây tê buốt, đau ngứa, mất cảm giác bàn chân… Viêm cân gan chân Mặc dù viêm cân gan bàn chân có liên quan đến các cơn đau ở phần dưới của gót chân, nhưng nó cũng có liên quan đến dây chằng liên kết xương gót chân, bàn chân, mắt cá chân và bắp chân. Thủ thuật nội soi khớp cổ chân có thể mang đến một cách tiếp cận lý tưởng khi phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả. Viêm màng hoạt dịch khớp cổ chân Tỷ lệ người bị viêm màng hoạt dịch khớp cổ chân chiếm đến 35% các ca bệnh về xương khớp. Khi bệnh chuyển sang mạn tính sẽ dễ gặp phải biến chứng và cần phải sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi để khắc phục tình trạng đau nhức, sưng tấy… Mắt cá chân không ổn định Phương pháp nội soi khớp cổ chân có thể được chỉ định để điều trị tình trạng mất ổn định ở mức độ vừa phải, nhất là khi nguyên nhân xuất phát từ chấn thương dây chằng. Chuẩn bị Để đảm bảo cho quá trình phẫu thuật nội soi khớp cổ chân diễn ra thuận lợi, người bệnh cần tuân thủ một số lời khuyên của các chuyên gia bao gồm: Trao đổi với bác sĩ các vấn đề về sức khỏe khác, loại thuốc đang dùng (nếu có), phương án gây tê hoặc gây mê, phương pháp giảm đau… Người bệnh cũng cần tìm hiểu về các biện pháp chăm sóc, sắp xếp người hỗ trợ sau phẫu thuật để nhanh phục hồi và tránh các chấn thương không mong muốn khác. Quy trình thực hiện Sau khi hoàn tất công đoạn chuẩn bị, người bệnh sẽ chính thức bước vào ca phẫu thuật nội soi khớp cổ chân với quy trình như sau: (2) Các bác sĩ sẽ thực hiện gây mê hoặc gây tê tùy theo tình trạng sức khỏe và yêu cầu thời gian người bệnh bất động trong ca mổ Người bệnh được khử trùng khớp cổ chân. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra hai đường rạch nhỏ để thiết bị nội soi có thể đi vào trong khớp cổ chân thực hiện mục đích thám sát và điều trị cho người bệnh. Sau khi bác sĩ hoàn tất quá trình phẫu thuật, các vết mổ sẽ được đóng lại bằng chỉ hoặc băng dính. Người bệnh có thể được nẹp cố định hoặc bó bột, nếu cần phải bất động khớp cổ chân trong một thời gian nhất định. Lợi ích so với phẫu thuật truyền thống So với mổ mở truyền thống, phẫu thuật khớp cổ chân bằng hình thức nội soi mang đến một số lợi ích. Cụ thể như: (3) Ít đau và giảm nguy cơ biến chứng Vết mổ lớn đồng nghĩa với việc tiếp xúc nhiều hơn với các nguồn gây nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, phương pháp phẫu thuật nội soi khớp cổ chân với đường mổ rất nhỏ, chỉ khoảng 5-7 mm giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, giảm tổn thương bao khớp, ít chảy máu và tránh biến chứng tốt hơn so với phương pháp mổ hở thông thường. Ít để lại sẹo Về mặt logic, vết mổ nhỏ hơn cũng có nghĩa là vết sẹo nhỏ và có tính thẩm mỹ cao hơn. Hơn nữa, với kỹ thuật phẫu thuật hiện đại, bác sĩ sẽ dùng chỉ khâu tự tiêu có thể làm giảm sự hình thành mô sẹo. Đôi khi, vết mổ nội soi nhỏ đến mức không cần phải khâu mà chỉ cần dùng băng dính là có thể tự lành. Không cần phải nhập viện Một số cơ sở y tế có thể thực hiện phẫu thuật nội soi khớp cổ chân như một thủ tục ngoại trú. Người bệnh có thể không mất nhiều thời gian nằm viện qua đêm và có thể tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Rút ngắn thời gian phục hồi Các thủ thuật nội soi khớp có xu hướng nhanh lành hơn so với mổ mở truyền thống nên người bệnh cũng bắt đầu tập vật lý trị liệu sớm hơn. Hầu hết người bệnh có thể trở lại với các hoạt động thường nhật trong 1-2 tuần hoặc sớm hơn. Thời gian hồi phục hoàn toàn và trở lại với các môn thể thao cường độ cao vào khoảng 4-6 tuần Biến chứng nguy hiểm Tuy nội soi khớp cổ chân là một trong những phẫu thuật tương đối an toàn, nhưng mọi cuộc phẫu thuật đều tiềm ẩn nguy cơ phát sinh một số biến chứng nhất định. Các chuyên gia Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, khuyến cáo các biến chứng có thể xảy ra gồm: Tổn thương dây thần kinh và mạch máu gây tê buốt, ngứa râm ran ở các đầu ngón chân. Tỷ lệ này chiếm khoảng 10% và thuyên giảm theo thời gian. Nhiễm trùng vùng khớp cổ chân do không đảm bảo khâu vô trùng dụng cụ Chảy máu do các mạch máu, bao khớp bị tổn thương Rủi ro liên quan đến gây tê, gây mê Hình thành các cục máu đông Phục hồi sau phẫu thuật nội soi khớp cổ chân Quá trình chăm sóc sau phẫu thuật góp phần rất lớn trong việc hồi phục khả năng vận động của khớp cổ chân. Để rút ngắn quá trình phục hồi, người bệnh được khuyên: Áp dụng các biện pháp chăm sóc tích cực như kê cao chân để tránh bị tụ máu gây sưng tấy, chườm lạnh để giảm đau… Dùng thuốc giảm đau không kê toa như paracetamol, ibuprofen hoặc thuốc theo đơn của bác sĩ. Một số trường hợp người bệnh được bó bột để tránh di chuyển quá nhiều và thúc đẩy quá trình hồi phục. Thời gian bó bột có thể kéo dài từ 4-6 tuần. Người bệnh có thể phải cần đến nạng khi di chuyển. Nếu người bệnh được phẫu thuật nội soi khớp nhằm để chẩn đoán, bác sĩ có thể đặt nẹp ở cổ chân để tránh tình trạng khớp bị xô lệch. Tùy theo tình trạng bệnh, mức độ hồi phục, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian người bệnh có thể bắt đầu tập vật lý trị liệu để khôi phục chức năng của khớp cổ chân. Nếu cần, người bệnh cần đến bệnh viện để cắt chỉ sau 1-2 tuần được phẫu thuật. Một số lưu ý sau khi thực hiện phẫu thuật Bất kỳ tác động nào đến cơ thể cũng cần được quan tâm. Do đó, khi thực hiện phẫu thuật nội soi khớp cổ chân, người bệnh nên: Lưu ý các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, chảy máu, rỉ dịch từ vết mổ, sưng đỏ vùng da quanh vết mổ, tình trạng đau tăng nặng sau 2 ngày phẫu thuật… Đề phòng Hội chứng chèn ép khoang, một tình trạng hiếm gặp nhưng khá nguy hiểm. Hội chứng này xảy ra khi áp suất của các mô trong khớp cổ chân cao hơn áp suất máu cung cấp cho khu vực đó. Nguyên nhân có thể đến từ tình trạng chèn ép quá chặt khớp cổ chân do bó bột, đeo nẹp… khiến cho các mô không nhận được đầy đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tốc độ chữa lành vết thương và cuối cùng dẫn đến chết mô. Do đó, khi thấy khớp cổ chân sưng nhiều, chân tê ngứa, đổi màu da, lạnh chân hoặc bàn chân… người bệnh nên trao đổi ngay với bác sĩ để được tư vấn chi tiết. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; ThS.BS Trần Anh Vũ; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng, THS.BS.CKI Đặng Khoa Học… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ tiên tiến hàng đầu thế giới Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp… BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật. Để đặt lịch khám và điều trị phẫu thuật nội soi khớp cổ chân với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Phẫu thuật nội soi khớp cổ chân là một biện pháp can thiệp ít xâm lấn, sở hữu các ưu điểm vượt trội so với mổ mở truyền thống và được chỉ định để điều trị cho nhiều bệnh lý khác nhau. Mục đích chính của phương pháp này là giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động của khớp cổ chân. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, phòng tập vật lý trị liệu đạt tiêu chuẩn để đảm bảo sự thành công của ca phẫu thuật và hạn chế nguy cơ biến chứng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tong-quan-ve-cac-loai-thuoc-giam-dau-trong-hoi-suc-cap-cuu-vi
Tổng quan về các loại thuốc giảm đau an thần trong hồi sức cấp cứu
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bệnh nhân gặp tình trạng đau dữ dội trong hồi sức cấp cứu rất phổ biến, hiểu biết về vị trí và tính chất của cơn đau đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định phác đồ cấp cứu. Sử dụng các loại thuốc giảm đau an thần trong hồi sức cấp cứu cũng là một phần chủ yếu trong điều trị. 1. Thuốc giảm đau an thần là gì? Bệnh nhân ở phòng bệnh nặng hoặc khoa hồi sức cấp cứu thường còn tỉnh nên rất lo lắng do bị cách ly, nghe nhiều tiếng báo động của các máy y khoa và chịu nhiều cơn đau đặc biệt là khi làm thủ thuật. Sử dụng các loại thuốc giảm đau an thần trong hồi sức cấp cứu cũng là một phần trong điều trị.Tùy theo bệnh lý, bệnh nhân có thể có các biểu hiện:Kích thích vật vã.Tụt kim đường tĩnh mạch.Đau và bất ổn.Chống máy thở.Tim nhanh.Stress.Tăng huyết áp.Hoặc khi phải tiến hành các thủ thuật cấp cứu: đặt nội khí quản, chọc dịch não tủy, chọc tủy xương nội soi tiêu hóa, phế quản, đặt dẫn lưu màng phổi, chọc hút màng tim, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, nắn xương gãy...Mục tiêu an thần giảm đau:Bệnh nhân dễ chịu, không lo lắng.Giảm stress.Cho phép thủ thuật dễ dàng.Tránh chống máy thở, tự rút ống nội khí quản.Giảm nhu cầu oxy.Thuốc lý tưởng an thần giảm đau khi:Tác dụng nhanh và tỉnh lại nhanh.Có thời gian tác dụng mong muốn.Dễ dàng điều chỉnh liều.Ít tác dụng phụ hô hấp, tim mạch, không ảnh hưởng chức năng gan thận.Không tương tác với các thuốc khác.Khoảng cách nồng độ điều trị lớn. Thuốc giảm đau an thần giúp tăng tiết hormone dopamin 2. Một số các loại thuốc giảm đau an thần trong hồi sức cấp cứu 2.1 Nhóm thuốc giảm đau Opioid FentanylƯu điểm: có hiệu lực với khởi phát ngay lập tức và ít bị tụt huyết áp hơn so với các opioid.Nhược điểm: Cứng thành ngực có thể xảy ra với liều cao hơn.Vai trò: Một lựa chọn tốt để giảm đau cho hầu hết các bệnh nhân nguy kịch.HydromorphoneƯu điểm: Sử dụng liều IV thấp hơn so với các opioid khác. Nhược điểm: Chất chuyển hóa có khả năng gây độc thần kinh (kích thích), có thể tích lũy ở bệnh nhân có rối loạn chức năng gan và / hoặc thận.Vai trò: Tùy chọn giảm đau thay thế cho fentanyl hoặc morphin. Điều chỉnh liều và chuẩn độ cần thiết cho bệnh nhân suy thận và / hoặc gan.Morphine sulfateƯu điểm: Chuyển hóa không CYP (glucuronidation) Nhược điểm: Có thể tích lũy trong rối loạn chức năng gan hoặc thận và kéo dài tác dụng. Giải phóng histamine gây giãn mạch, hạ huyết áp và nhịp tim chậm Vai trò: Giảm đau thay thế cho fentanyl hoặc hydromorphone trong đó giảm tiền gánh và tác dụng ức chế cơ tim. Điều chỉnh liều và chuẩn độ cần thiết cho bệnh nhân suy thận và / hoặc gan. Tránh ở những bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển hoặc mất bù với suy thận do nguy cơ tích lũy chất chuyển hóa thần kinh. Truyền liên tục thường không được sử dụng để an thần hoặc giảm đau trong ICU nhưng thường được sử dụng cho mục đích giảm nhẹ.RemifentanilƯu điểm: Tác dụng cực ngắn. Được làm sạch bằng các este huyết tương không đặc hiệu thành các chất chuyển hóa không hoạt động. Không tích lũy trong suy thận hoặc gan. Kịp thời đảo ngược thuốc giảm đau và an thần khi ngừng thuốc.Nhược điểm: Đau và khó chịu có thể dự đoán được khi ngừng đột ngột. Tá dược glycine có thể tích lũy trong suy thận.Vai trò: Một thay thế cho fentanyl cho bệnh nhân cần đánh giá thần kinh thường xuyên hoặc những người bị suy đa cơ quan. 2.2 Nhóm thuốc giảm đau không Opioid Acetaminophen (paracetamol)Ưu điểm: Không bị phụ thuộc và dung nạp như opioid. Không có tác dụng kháng tiểu cầu và độc tính đường tiêu hóa của NSAID.Nhược điểm: Thiếu tác dụng chống viêm đáng kể. Truyền IV yêu cầu hơn 15 phút. Có thể gây nhiễm độc gan khi dùng quá liều mãn tính hoặc cấp tính. Tránh hoặc sử dụng liều thấp hơn hàng ngày ở người lớn tuổi và bệnh nhân có nguy cơ nhiễm độc gan (ví dụ, sử dụng rượu nặng hoặc suy dinh dưỡng). Tương tác với warfarin (có thể kéo dài INR) và thuốc gây cảm ứng CYP450 (tăng nguy cơ viêm gan).Vai trò: Lựa chọn đầu tiên để điều trị các cơn đau cấp tính nhẹ và trung bình. Thuốc giảm đau bổ trợ có thể làm giảm nhu cầu opioid. Khi rối loạn chức năng gan là đáng kể, xem xét tránh hoặc giảm liềuKetorolacƯu điểm: Không bị phụ thuộc và dung nạp như opioid. Chống viêm hiệu quả.Nhược điểm: Có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng suy thận. Nguy cơ liên quan đến liều của bệnh dạ dày. Ức chế đảo ngược chức năng tiểu cầu. Có thể làm thay đổi tác dụng bảo vệ tim mạch của aspirin.Vai trò: Thuốc giảm đau bổ trợ có thể làm giảm nhu cầu opioid. Tránh dùng trong suy thận, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, giảm cung lượng tim, tình trạng giảm kali máu, hen suyễn hoặc xơ gan. Chống chỉ định trong điều trị đau do phẫu thuật trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Bệnh nhân cần đảm bảo đủ dịch.IbuprofenƯu điểm: Không bị phụ thuộc và dung nạp như opioid. Chống viêm hiệu quả.Nhược điểm: Có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng suy thận. Nguy cơ liên quan đến liều của bệnh dạ dày. Ức chế đảo ngược chức năng tiểu cầu. Có thể làm thay đổi tác dụng bảo vệ tim mạch của aspirin.Vai trò: Điều trị ngắn hạn các cơn đau cấp tính vừa và tình trạng sốt. Thuốc giảm đau bổ trợ có thể làm giảm nhu cầu opioid. Tránh dùng trong suy thận, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, giảm cung lượng tim, tình trạng giảm kali máu, hen suyễn hoặc xơ gan. Chống chỉ định trong điều trị đau do phẫu thuật trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Bệnh nhân cần đảm bảo đủ dịch.GabapentinƯu điểm: Hiệu quả trong điều trị đau thần kinh. Nguy cơ tương tác thuốc thấp.Nhược điểm: Chỉ dùng đường uống, dùng thuốc theo lịch và chuẩn độ cá nhân trong vài ngày đến vài tuần. Sinh khả dụng đường uống thay đổi (27 đến 60%) và tỷ lệ nghịch với liều. Các tác dụng bất lợi bao gồm an thần, chóng mặt và mất điều hòa, có thể xấu đi trong suy thận, cần điều chỉnh liều. Không nên dừng đột ngột, do nguy cơ gián đoạn triệu chứng.Vai trò: Bổ sung hữu ích cho các thuốc giảm đau khác để điều trị đau thần kinh và đau sau phẫu thuật hoặc rối loạn chức năng ở những bệnh nhân có thể được điều trị bằng đường uống. PregabalinƯu điểm: Hiệu quả trong điều trị đau thần kinh. Sinh khả dụng đường uống (> 90%) đáng tin cậy hơn gabapentin và có thể giúp giảm đau nhanh hơn với thời gian ngắn hơn để chuẩn độ đến liều đầy đủNhược điểm: Chỉ dùng đường uống, dùng thuốc theo lịch và chuẩn độ cá nhân trong vài ngày đến vài tuần. Sinh khả dụng đường uống thay đổi (27 đến 60%) và tỷ lệ nghịch với liều. Các tác dụng bất lợi bao gồm an thần, chóng mặt, nhìn mờ, khô miệng và mất điều hòa, có thể xấu đi trong suy thận, cần điều chỉnh liều. Không nên dừng đột ngột, do nguy cơ gián đoạn triệu chứng.Vai trò: Bổ sung hữu ích cho các thuốc giảm đau khác để điều trị đau thần kinh và đau sau phẫu thuật hoặc rối loạn chức năng ở những bệnh nhân có thể được điều trị bằng đường uống. Thuốc giảm đau Paracetamol 2.3 Nhóm thuốc An thần – giãn cơ PropofolƯu điểm: Thuốc an thần – gây ngủ khởi phát ngay lập tức và thức tỉnh nhanh khi ngừng thuốc khi sử dụng trong thời gian ngắn. Chuyển hóa không thay đổi trong suy gan hoặc thận và ít tương tác thuốc quan trọng. Đường dùng tĩnh mạch dễ dàng chuẩn độ đến độ sâu an thần mong muốn, giảm thiểu nguy cơ quá liều. Propofol làm giảm áp lực nội sọ một cách hiệu quả, giảm chuyển hóa não, kiểm soát các cơn co giật và có thể làm giảm run ở giai đoạn làm ấm lại của liệu pháp hạ thân nhiệt trong điều trị hồi sức ngừng tim.Nhược điểm: Tác dụng phụ bao gồm hạ huyết áp, nhịp tim chậm, ức chế hô hấp, giảm co bóp cơ tim, tăng triglyceride, đau tại chỗ tiêm ngoại vi. Trình bày sản phẩm cụ thể có thể bao gồm các chất gây dị ứng tiềm năng (trứng, đậu nành, đậu phộng, những người khác). Không có tác dụng giảm đau.Vai trò: Một lựa chọn tốt kết hợp với giảm đau thích hợp để an thần trong thời gian ngắn cho bệnh nhân cần thức tỉnh nhanh. Cũng là một lựa chọn tốt để giảm áp lực nội sọ hoặc dùng thuốc an thần ngắn sẵn sàng cho các thử nghiệm cai máy thở sớm.KetaminƯu điểm: Thuốc an thần phân cực mạnh có tác dụng giảm đau rõ rệt giúp duy trì cung lượng tim và áp lực động mạch trung bình mà không ức chế ổ hô hấp. Không ức chế phản xạ bảo vệ. Có thể làm giảm dung nạp opioid cấp tính.Nhược điểm: Kích thích giao cảm (tăng nhịp tim và nhu cầu oxy của cơ tim, tăng áp lực nội sọ và huyết áp hệ thống) có thể không dung nạp được tùy theo điều trị lâm sàng. Hiếm khi, ức chế hô hấp liên quan đến việc dùng thuốc nhanh hoặc liều cao hơn. Các tác dụng bất lợi có thể bao gồm ảo giác, mê sảng khi ngừng, nhớ lại khó chịu, quá mẫn, buồn nôn và nôn. Chuyển hóa phức tạp, có thể tích lũy trong suy thận và / hoặc suy gan hoặc do tương tác thuốc.Vai trò: Một lựa chọn thay thế cho điều trị đau sau phẫu thuật, kích động nghiêm trọng hoặc như một thuốc giảm đau bổ trợ ở những bệnh nhân bị đau nặng kháng trị ở các khoa lâm sàng khi tăng nhu cầu oxy của cơ tim và trương lực giao cảm. 2.4 Thuốc chủ vận alpha2-adrenergic trung ương DexmedetomidineƯu điểm: An thần ức chế giao cảm hiệu quả (thuốc chủ vận alpha2 trung ương) với giải lo âu và giảm đau vừa phải, nhưng không có tác dụng đáng kể về mặt lâm sàng đối với hô hấp. Đặc tính và mức độ an thần có thể cho phép bệnh nhân nặng, thở máy có thể tương tác hoặc dễ dàng thức tỉnh, nhưng vẫn thoải mái. Có thể được sử dụng ở những bệnh nhân ICU không thở máy và tiếp tục khi cần sau rút ống NKQ. Giảm run ở giai đoạn làm ấm lại của liệu pháp hạ thân nhiệt trong điều trị hồi sức ngừng tim.Có thể ít gây mê sảng hơn các lựa chọn an thần khác.Nhược điểm: Có khả năng hạ huyết áp và nhịp tim chậm hoặc tăng huyết áp không giải quyết nhanh chóng khi ngừng thuốc đột ngột. Nên giảm liều với suy thận và / hoặc suy gan. Dùng nhanh liều tải có thể liên quan đến mất ổn định tim mạch, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm hoặc block tim. Không gây ra sự an thần sâu cần thiết cho phong tỏa thần kinh cơ.Vai trò: Một lựa chọn tốt cho thuốc an thần ngắn và dài hạn ở những bệnh nhân nguy kịch mà không có tình trạng tim mạch liên quan. Có thể hữu ích cho việc an thần của bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển mê sảng. 2.5 Benzodiazepine Midazolam:Ưu điểm: Một tác nhân an thần và giải lo âu mạnh với tác dụng ngay lập tức và thời gian tác dụng ngắn khi dùng ngắn hạn (<48 giờ). Nhược điểm: Chuyển hóa qua gan bởi CYP3A4 thành các chất chuyển hóa có hoạt tính có thể tích tụ và gây ra tình trạng an thần kéo dài nếu được sử dụng lâu dài. Thời gian bán hủy có thể kéo dài ở những bệnh nhân nguy kịch với suy gan hoặc thận. Nguy cơ mê sảng. Ngoài ra, nó tương tác với các thuốc được sử dụng trong ICU (ví dụ, một số thuốc kháng retrovirus, thuốc chống nấm azole) làm thay đổi chuyển hóa CYP sao cho có thể xảy ra tình trạng an thần quá mức khi sử dụng midazolam và thuốc được chuyển hóa bởi CYP3A4.Vai trò: Một lựa chọn tốt cho giải phẩu ngắn hạn và điều trị kích động cấp tính. Điều chỉnh liều và chuẩn độ dần dần là cần thiết cho bệnh nhân suy thận và / hoặc gan.LorazepamƯu điểm: An thần, gây ngủ, giải lo âu mạnh với đặc tính chống co giật. Chuyển hóa ở gan bằng glucuronidation thành các chất chuyển hóa không hoạt động. Nguy cơ tương tác thuốc tương đối thấp và an toàn trong suy gan và thận nhẹ đến trung bình.Nhược điểm: Khởi phát tương đối chậm. Nguy cơ an thần quá mức khi chuẩn độ do phản ứng chậm và tích lũy trong các mô ngoại biên. Nguy cơ mê sảng. Nguy cơ kết tủa. Dung môi propylene glycol có thể tích lũy khi sử dụng kéo dài hoặc dùng liều cao gây nhiễm toan chuyển hóa và rối loạn chức năng nội tạng. Thời gian bán hủy dài, với nguy cơ tích lũy đáng kể ở người lớn tuổi hoặc ở bệnh nhân suy thận hoặc gan đáng kể.Vai trò: Một lựa chọn tốt để an thần cho hầu hết bệnh nhân, kể cả những người có thể cần dùng thuốc an thần liên tục trong thời gian dài. Mặc dù liều bolus không liên tục có thể được ưa thích, truyền dịch liên tục có thể được bắt đầu cho những bệnh nhân cần dùng liều cao hơn thường xuyên lặp đi lặp lại.DiazepamƯu điểm: Khởi phát nhanh với tác dụng an thần và giãn cơ mạnh.Nhược điểm: Chuyển hóa qua gan thành các chất chuyển hóa có hoạt tính có thể tích tụ và gây ra tình trạng an thần kéo dài nếu được sử dụng lâu dài. Thời gian bán hủy có thể kéo dài ở những bệnh nhân nguy kịch với suy gan và / hoặc suy thận. Nguy cơ mê sảng. Ngoài ra, nó tương tác với các loại thuốc được sử dụng trong ICU làm thay đổi chuyển hóa CYP. Dung dịch tiêm chứa dung môi propylene glycol và không thể được truyền dưới dạng truyền liên tục. Vị trí tiêm đau và nguy cơ viêm tĩnh mạch.Vai trò: Hiếm khi được sử dụng để an thần cho bệnh nhân nguy kịch. Có thể hữu ích cho bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng có nguy cơ cai rượu hoặc co giật do dùng thuốc quá liều hoặc ngộ độc. Sử dụng các loại thuốc giảm đau an thần trong hồi sức cấp cứu cũng là một phần trong điều trị Thạc sĩ Phan Ngọc Toán từng là Bác sĩ điều trị Nội khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị, bác sĩ Cấp cứu và Hồi sức tích cực - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng trước khi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng như hiện nay. Bác sĩ Toán có nhiều kinh nghiệm trong điều trị Hồi sức – Cấp cứu người lớn, Cấp cứu bệnh nhi.Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.XEM THÊM:Những điều cần biết về thuốc xịt hen SeretideThuốc chống loạn nhịp cordaroneLưu ý khi dùng thuốc nhỏ mũi có chứa Xylometazoline
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/den-led-xanh-lam-hai-mat-rui-ro-ve-giac-ngu-vi
Đèn LED xanh làm hại mắt, rủi ro về giấc ngủ?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Có nhiều thông tin về việc đèn LED xanh cũng như ánh sáng xanh có tác động tiêu cực tới mắt cũng như tới giấc ngủ của con người. Vậy thực hư thông tin này như thế nào, tác động của ánh sáng xanh ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Ánh sáng xanh gây tác hại cho mắt và giấc ngủ như thế nào? Không phải mọi loại ánh sáng xanh đều không tốt, một ví dụ điển hình ánh sáng mặt trời chính là nguồn ánh sáng xanh chính, và do đó khi con người hoạt động ngoài trời vào ban ngày đồng nghĩa với việc phơi nhiễm cực kì lớn với ánh sáng xanh, nhưng con người không bị gây hại bởi nguồn ánh sáng xanh này.Thế giới ngày nay ngày càng phụ thuộc nhiều vào các thiết bị điện tử hay vật dụng phát sáng như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay, đèn LED, bóng đèn huỳnh quang,... Ngày nay con người phụ thuộc nhiều vào các vật dụng phát sáng Chúng là các món đồ công nghệ với màn hình hiển thị hoặc là nguồn sáng phát ra một lượng lớn ánh sáng xanh, và chính nguồn ánh sáng xanh này sẽ gây ra các tác hại đối với con người về mặt lâu dài. Trên thực tế, các ánh sáng xanh hoặc xanh - tím có hại có thể gây tổn thương tới các tế bào võng mạc nằm sâu trong mắt. Thêm vào đó các nghiên cứu đã chỉ ra ánh sáng xanh có hại là yếu tố nguy cơ gây khởi phát thoái hóa điểm vàng có liên quan tới tuổi tác - một tình trạng tiến triển gây mất dần thị lực.Ánh sáng xanh cũng gây gián đoạn tới nhịp sinh học của con người, tức là chu kỳ thức - ngủ tự nhiên. Ban ngày ánh sáng xanh giúp cơ thể thức dậy và khởi động một cách tự nhiên, chính vì vậy nếu tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng xanh vào buổi tối (điều mà con người hiện nay đang thực hiện ngày một nhiều qua hành động sử dụng các màn hình điện tử và vật dụng phát sáng) sẽ khiến nhịp sinh học bị tác động, giấc ngủ sẽ khó thực hiện hơn, và bản thân toàn bộ giấc ngủ sẽ không đạt chất lượng như một giấc ngủ bình thường. Ánh sáng xanh tác động trực tiếp đến nhịp sinh học của con người 2. Làm thế nào để bảo vệ mắt và giấc ngủ trước tác hại của ánh sáng xanh? Có một số phương pháp nhất định có thể giúp bảo vệ mắt và giấc ngủ khỏi tác hại của ánh sáng xanh như:Sử dụng các loại kính có tác dụng lọc ánh sáng xanh có hại.Sử dụng các thiết bị điện tử một cách hợp lý, không nhìn vào màn hình quá lâu, xen kẽ vào giữa quá trình sử dụng là các khoảng nghỉ ngơi, thư giãn cho mắt. Có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để giải quyết tình trạng khô mắt.Hạn chế tối đa sử dụng các thiết bị điện tử hoặc tiếp xúc quá nhiều với nguồn phát sáng vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.Tập trung quá lâu hoặc phơi nhiễm quá mức với các nguồn phát ánh sáng xanh không tốt (như đèn LED, màn hình điện tử,...) thường dẫn tới mỏi mắt, nhìn mờ và đau đầu, nhưng đi kèm với đó có thể là cả tổn thương mắt và ảnh hưởng tới giấc ngủ. Vì vậy nắm rõ các yếu tố nguy cơ cũng như cách bảo vệ đôi mắt và giấc ngủ trước ánh sáng xanh là vô cùng quan trọng Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org và webmd.com
https://suckhoedoisong.vn/mo-lay-thai-cuu-san-phu-19-tuoi-bi-tien-san-giat-nang-phu-toan-than-169231128113142382.htm
28-11-2023
phụ nữ mang thai bị tiền sản giật, phù toàn thân được mổ lấy thai cứu tính mạng
Thông tin từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, Khoa Khám bệnh vừa cấp cứu bệnh nhân Vũ T.H ở Phúc Diễn Bắc Từ Liêm 19 tuổi mang thai lần đầu, tiền sản giật có dấu hiệu nặng: huyết áp cao 210/110 mmHg, phù to toàn thân, có dấu hiệu thần kinh: mất thị giác kèm theo đau đầu dữ dội. Đánh giá tình trạng nguy kịch nên người bệnh được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực - chống độc và giảm đau. ThS. BSCKII Trương Minh Phương – Phó Khoa sản bệnh A4 cho biết: "vì bệnh nhân cấp cứu chúng tôi chưa khai thác được nhiều, bệnh nhân chỉ nói quá trình mang thai đi khám ở cơ sở y tế tư nhân, không khám thai định kỳ. Rất may là bệnh nhân đã được bệnh viện tuyến dưới cấp cứu với một phác đồ đúng nên quá trình cấp cứu người bệnh sau đó cũng thuận lợi hơn. Người bệnh được các bác sĩ điều trị tích cực hạ huyết áp, cải thiện tình trạng phù não, điều trị triệu chứng thần kinh và khảo sát đánh giá tình trạng thai. Dù thai nhi có tuổi thai 29 tuần nhưng đánh giá chỉ tương đương với thai 26 tuần, trọng lượng của thai xấp xỉ 800g và bắt đầu có biểu hiện rối loạn phân bố tuần hoàn thai nhi. Tình trạng thai nhi rất xấu có nguy cơ mất tim thai trong bụng mẹ. Thai nhi được hỗ trợ trưởng thành phổi, bảo vệ não. Sau hơn 8 tiếng điều trị tích cực, diễn biến bệnh có cải thiện hơn, huyết áp được duy trì ổn định, thị lực người bệnh cải thiện, triệu chứng đau đầu thuyên giảm…". Sản phụ bị tiền sản giật nặng, phù toàn thân được các BS Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cấp cứu kịp thời. Ngay sáng 8/11, người bệnh được hội chẩn cấp lãnh đạo Bệnh viện. Nhận định đây là thời điểm thích hợp nhất để chấm dứt thai kỳ, TS.BS Mai Trọng Hưng, PGĐ Bệnh viện đã đưa ra quyết định đình chỉ thai kỳ vì đây là trường hợp tiền sản giật có những dấu hiệu nặng gây nguy hiểm đối với cả mẹ và con. Ca mổ được thực hiện bởi ê kíp BS Trương Minh Phương đã lấy ra 1 trẻ trai 850gr, em bé được chuyển khoa sơ sinh chăm sóc. Sau mổ, sản phụ ổn định, các triệu chứng tiền sản giật đã cơ bản được kiểm soát. Lời khuyên của bác sĩ: Tiền sản giật là một trong những bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, có thể gây ra những tai biến nguy hiểm thậm chí tử vong cho sản phụ và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nguy cơ tiền sản giật thường gặp ở những thai phụ có các yếu tố sau: ‎ - Mang thai ở độ tuổi > 40 ‎ - Mang thai lần đầu ‎ - Béo phì, tăng cân trong thai kỳ ‎ - Thai phụ có thói quen sinh hoạt không tốt cho sức khỏe như hút thuốc lá, rượu bia,... ‎ - Thai phụ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, hội chứng kháng thể kháng phospholipid hoặc một số bệnh tự miễn như lupus,... ‎ - Có bệnh tăng huyết áp... Bất kỳ thai phụ nào cũng có nguy cơ mắc tiền sản giật, tuy nhiên thai phụ hoàn toàn có thể sàng lọc và dự phòng tiền sản giật sớm để tránh hậu quả nặng nề. Bệnh lý tiền sản giật có thể được sàng lọc ở giai đoạn từ tuần thai 11 đến 13 tuần 6 ngày để chỉ ra người có nguy cơ cao tiền sản giật. Việc điều trị dự phòng sẽ được áp dụng với những thai phụ có nguy cơ cao. ‎ - Bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, nếu mẹ thấy bất thường như chóng mặt, tăng huyết áp, phù, cần tới cơ sở sản khoa chuyên môn cao để được kiểm tra và phát hiện bệnh chính xác, từ đó điều trị dự phòng kịp thời. Sàng lọc tiền sản giật sớm được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây, song ở nước ta kỹ thuật này khá mới mẻ. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là cơ sở tiên phong trong vấn đề này, được chuẩn hóa quốc tế và đang nhân rộng kỹ thuật này cho các cơ sở trên cả nước. Hà Trang Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/benh-viem-loet-hang-vi-da-day-16980342.htm
15-07-2014
Bệnh viêm loét hang vị dạ dày
Nhiều bệnh nhân sau khi nội soi dạ dày , nhận kết quả chẩn bệnh: viêm loét hang vị dạ dày và rất băn khoăn, không hiểu rõ 2 chữ “hang vị” vì thường chỉ nghe nói đến “ viêm loét dạ dày ”. Viêm, loét hang vị dạ dày là một bệnh hay gặp, bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng lớn đến lao động, học tập, đặc biệt có thể gây nên biến chứng, nhất là người cao tuổi. Nội soi dạ dày là một thủ thuật có nhiều giá trị vì bác sĩ nội soi quan sát trực tiếp được bằng mắt Lời khuyên của thầy thuốc Khi đã bị viêm, loét hang vị cần ăn uống các chất mềm, dễ tiêu, nhất là những người cao tuổi có bộ phận răng, hàm đã suy giảm. Không nên ăn chua, cay quá mức, không nên hút thuốc, uống cà phê, trà đặc, bởi vì các chất kích thích này nếu dùng vào chiều tối sẽ làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Khi giấc ngủ bị rối loạn, không ngủ được hoặc ngủ ít, chập chờn thì bệnh viêm loét hang vị càng đau và bệnh sẽ nặng thêm. Nên tập thể dục thường xuyên, tùy theo sức khỏe của mình mà chọn lựa phương pháp cho thích hợp. Đặc điểm của viêm, loét hang vị dạ dày Dạ dày nếu nhìn thẳng vào thì có hình dạng chữ J. Về mặt giải phẫu thì dạ dày được chia làm nhiều phần, bắt đầu từ tâm vị, phình vị, thân vị, hang vị và tận cùng là môn vị. Dạ dày là nơi phình to nhất trong hệ thống đường tiêu hóa của con người, phía trên nối với phần cuối thực quản và phía dưới nối với phần đầu ruột non (tá tràng) nên thường gọi là dạ dày - tá tràng. Dạ dày có 2 bờ là bờ cong lớn và bờ cong nhỏ. Hang vị là phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị. Dạ dày có thể bị mắc nhiều bệnh ở các vùng khác nhau của dạ dày (hoặc đơn lẻ hoặc cùng một lúc nhiều vị trí đều bị bệnh) nhưng đáng quan tâm nhất là viêm hoặc loét hoặc có khối u của vùng hang vị. Bệnh viêm, loét hang vị có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỉ lệ cao hơn trẻ em, đặc biệt là người cao tuổi. Vì vậy, cần cảnh giác với bệnh viêm, loét hang vị biến chứng ung thư. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi khác nhau (viêm loét dạ dày, viêm loét hang vị, viêm loét tâm vị, viêm loét bờ cong nhỏ, viêm loét tiền môn vị, viêm loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng). Trong bài viết này chỉ đề cập đến viêm, loét hang vị. Nguyên nhân và triệu chứng Nguyên nhân gây viêm, loét hang vị rất đa dạng, nhất là vị trí chứa đựng các loại thức ăn, nước uống và một trong các cơ quan của cơ thể luôn luôn hoạt động 24/24 giờ trong ngày. Trong đó đáng chú y nhất là do nhiễm vi khuẩn gây viêm hang vị cấp tính hoặc mãn tính (còn gọi là viêm dạ dày cấp, mãn tính) bởi các vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn (vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn ngộ độc thịt…), đặc biệt là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Vi khuẩn HP là loài vi khuẩn gây viêm loét hang vị chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại nguyên nhân do vi sinh vật gây ra. Viêm loét hang vị cũng có thể gặp ở những người do viêm thoái hóa khớp (mà căn bệnh này gặp đa số ở người cao tuổi) dùng các thuốc giảm viêm corticoid (prednisolon, medrol, solumedrol) hoặc các loại thuốc giảm đau không steroid (diclofenac, mobic, piroxecam…), aspirin. Ngoài ra, viêm hang vị cấp tính còn có thể do uống rượu nhiều, lúc đang đói hoặc do tác động tâm lý căng thẳng kéo dài, stress. Khi viêm hang vị kéo dài không được chữa trị hoặc chữa trị không đúng có thể dẫn đến loét hang vị, loét cả hành tá tràng, đặc biệt là loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị. Biểu hiện của bệnh là đau, tức vùng trên rốn (thượng vị), có lúc cơn đau dữ dội nhưng hầu hết là đau âm ỉ. Lúc mới bị bệnh thường đau sau khi ăn, đau về đêm nhiều hơn ban ngày và đau dễ xuất hiện khi thời tiết lạnh, áp thấp nhiệt đới hoặc gió mùa đông bắc. Đau có thể xuất hiện khi ăn chua, cay, nhất là sau uống rượu, bia, nước giải khát có ga. Kèm theo đau là buồn nôn, nôn, phân lúc lỏng lúc đặc, thậm chí phân rắn chắc như phân dê. Khi đã bị loét thì đau cả lúc no lẫn lúc đói, người gầy, da xanh, mệt mỏi do các chất dinh dưỡng không hấp thu được đủ cho nhu cầu hoạt động của con người, trong đó chất sắt bị hấp thu rất kém gây thiếu máu. Nguy hiểm nhất là loét hang vị biến chứng thành u ác tính. Người bệnh lúc này sẽ đau bụng nhiều bất kể lúc nào, nôn nhiều, người gầy rõ rệt, da có màu vàng rơm. Để chẩn đoán viêm, loét hang vị, ngoài hỏi bệnh (đây là một công đoạn không thể thiếu và đóng góp khá quan trọng trong chẩn đoán bệnh), khám lâm sàng thì chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang và nội soi dạ dày. Chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang cho đến hiện nay vẫn còn giá trị. Nội soi dạ dày là một thủ thuật mới có nhiều giá trị vì bác sĩ nội soi quan sát trực tiếp được bằng mắt. Tuy nhiên phải là bác sĩ được đào tạo nội soi cơ bản để dần dần có kinh nghiệm giúp cho việc chẩn đoán viêm loét hang vị ngày càng có hiệu quả hơn. Qua nội soi có thể sinh thiết ở vị trí viêm hoặc loét để xét nghiệm tế bào học, trong trường hợp nghi có bất thường hoặc sinh thiết để chẩn đoán có vi khuẩn HP hay không bằng phương pháp nhuộm gram. Ưu điểm của phương pháp nhuộm Gram từ mảnh sinh thiết là thấy được hình thể vi khuẩn (dạng xoắn, cong), không bắt màu thuốc nhuộm gram (gram âm) và biết được cách sắp xếp của các vi khuẩn HP. Mảnh sinh thiết còn dùng để thử tét xác định men ureaza góp phần vào việc chẩn đoán có vi khuẩn HP hay không. Bởi vì vi khuẩn HP có men này. Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh Khi đã xác định viêm, loét hang vị cần điều trị sớm, tích cực theo đơn của bác sĩ, bởi vì ngày nay đã có phác đồ điều trị hiệu quả khi viêm loét hang vị. Người bệnh không nên tự mua thuốc điều trị hoặc dùng thuốc của những người không hiểu biết chuyên môn về y học. Người bệnh cũng không nên dùng đơn thuốc của một người khác để mua thuốc điều trị cho mình, bởi vì còn tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh và khả năng đáp ứng của từng người, đặc biệt là người cao tuổi. Điều trị sớm, tích cực nhằm mục đích để bệnh chóng khỏi tránh xảy ra biến chứng và đưa lại sức khỏe cho người bệnh. TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG Chức năng bảo vệ cơ thể của lông, tóc Bảo quản nội tạng bằng siêu đông lạnh Chủ thẩm mỹ viện lên tiếng vụ bị tố biến mặt khách hàng thành "mặt quỷ"
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dac-diem-vi-khuan-thuong-han-vi
Đặc điểm vi khuẩn thương hàn
Bệnh thương hàn do trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhi) và phó Thương hàn (Salmonella paratyphi A, B) gây ra, có thể phát triển thành dịch qua đường tiêu hóa và gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 1. Bệnh thương hàn là gì? Như đã nói ở trên, thương hàn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Salmonella (Typhi và paratyphi A, B) gây nên. Với những trường hợp bệnh nhẹ, hầu như không xuất hiện triệu chứng rõ rệt. Nhưng với những người bệnh nặng sẽ xuất hiện các táo bón triệu chứng, dấu hiệu ban đầu là sốt và sốt cao kéo dài, mệt mỏi, ho khan, , phát ban dạng sởi ở vùng quanh thắt lưng... Bệnh sẽ khởi phát đột ngột gây ra một hội chứng nhiễm độc toàn thân nặng. Độc tố của bệnh gây ra loét họng, loét ruột gây chảy máu ruột. Độc tố thương hàn cũng gây nhiễm độc cơ tim, làm viêm cơ tim, trụy tim mạch, viêm não... Từ 8 -14 ngày là thời gian để vi khuẩn xâm nhập và ủ bệnh trong cơ thể.Một số phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến hiện nay là:Khi cấy máu thấy mọc vi khuẩn thương hànDùng phản ứng WidalSử dụng kháng thể đơn dòng phát hiện kháng nguyên H trong máu bệnh nhân. Bệnh thương hàn sẽ gây các bệnh loét ruột, chảy máu ruột do độc tố của nó rất mạnh 2. Đặc điểm của vi khuẩn thương hàn Bệnh thương hàn là bệnh truyền nhiễm và có khả năng phát triển thành dịch rất nhanh, do vi khuẩn thương hàn và phó thương hàn gây nên. Cách vi khuẩn xâm nhập, ủ bệnh và phát triển trong cơ thể người bệnh là qua đường tiêu hóa, vi khuẩn xâm nhập vào lách của người bệnh rồi đi vào máu. Ở giai đoạn lâm sàng này, người bệnh có các triệu chứng nhiễm độc.Vi khuẩn thương hàn còn được gọi là Salmonella typhi thuộc loại vi khuẩn gram âm, có 107 type kháng nguyên và 3 phó thương hàn với tên khoa học là Salmonella enteritidis còn gọi là paratyphi A, Salmonella schottmulleri còn gọi là paratyphi B, Salmonella hirschfeldii còn gọi là paratyphi C. Người ta tìm thấy Salmonella typhi trong túi mật người bệnh, người lành mang trùng và được đào thải ra môi trường bên ngoài qua phân trong một thời gian dài. Đây là loại vi khuẩn này có sức đề kháng cao, sống dai: Sống trong vòng 30 phút ở nhiệt độ 55 độ C; ở ngoài môi trường nó tồn tại cả tháng.Phương thức lây nhiễm của vi khuẩn thương hàn là:Ở các động vật nuôi trong nhà.Sử dụng thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn: Uống nước chưa đun sôi bị nhiễm mầm bệnh, ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn.Ruồi nhà cũng là nguyên nhân gây nhiễm bẩn các loại thực phẩmSử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa bị nhiễm vi khuẩn thương hàn Bệnh thương hàn là bệnh truyền nhiễm và có khả năng phát triển thành dịch rất nhanh Ngoài biện pháp giữ gìn môi trường sống vệ sinh, ăn chín uống sôi để phòng chống bệnh thương hàn, mỗi người có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh này bằng cách tiêm vắc-xin phòng bệnh thương hàn.Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng thương hàn. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin phòng thương hàn tại Vinmec chính là:Khách hàng được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất.Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho khách hàng trong quá trình tiêm chủng.100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi, giúp khách hàng có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện để đảm bảo chất lượng.Khách hàng sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng ký Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.Để đăng ký tiêm phòng, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.XEM THÊM:Bị sốt thương hàn có nguy hiểm không?Liều tiêm, lịch tiêm vắc-xin thương hànBiến chứng của bệnh thương hàn Dấu hiệu cảm sốt thương hàn và vacxin phòng tránh Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec
https://dantri.com.vn/suc-khoe/da-day-keu-cuu-vi-an-nhieu-man-20230628141320152.htm
20230628
Dạ dày "kêu cứu" vì ăn nhiều mận
Đối với nhiều người, những trái mận chín đỏ thơm ngon luôn có sức hấp dẫn lạ thường. Mận ít calo, giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Trong mận có đa dạng các loại vitamin quan trọng như A, C, K rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nhiều người không ngần ngại tận hưởng trọn vẹn mùa mận chín trong năm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều mận sẽ khiến bạn gặp phải các vấn đề tiêu hóa, thường thấy nhất là các triệu chứng bụng cồn cào, khó tiêu, ợ hơi,... nghiêm trọng hơn có thể làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý ở dạ dày như trào ngược, viêm hoặc loét dạ dày. Chị N.T.D (45 tuổi, Hà Nội) thăm khám chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI với tình trạng ban đầu là đau bụng, chán ăn, người mệt, đại tiện phân ra máu. Tìm hiểu chi tiết hơn, chị D. chia sẻ: "Từ trước đến nay tôi rất ít gặp các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng trong vòng 1-2 tháng gần đây, điều khác biệt lớn nhất là tôi ăn rất nhiều mận. Một phần là mận vào mùa, một phần cũng là do sở thích, mỗi ngày tôi ăn tới cả cân mận thậm chí là nhiều hơn". Sau thăm khám, bác sĩ có chỉ định chị D. thực hiện nội soi dạ dày đại tràng, kết quả chẩn đoán viêm dạ dày. Giải đáp về mối liên hệ giữa việc ăn mận quá nhiều và bệnh tiêu hóa, bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thái Sơn - Trưởng khoa Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa TCI cho biết: "Đối với trường hợp của chị N.T.D chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân viêm dạ dày đến từ việc ăn mận. Tuy nhiên, trong quả mận có chứa hàm lượng axit cao nên nếu mọi người ăn quá nhiều, nhất là ăn lúc đói sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến các tổn thương ở niêm mạc dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng khả năng viêm loét ở thành dạ dày". Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù mận đang vào mùa và có yêu thích quả mận đến đâu, mỗi người cũng chỉ nên ăn tối đa trong khoảng 10 quả một ngày, không nên ăn nhiều hơn để tránh những hậu quả cho sức khỏe nói trên. Bác sĩ Phạm Thái Sơn nhấn mạnh: "Mọi người nên chú ý không ăn nhiều mận lúc đói. Trước khi ăn cần rửa sạch với nước muối và kiểm tra kỹ vì mận chín đỏ rất dễ bị hư hỏng. Chỉ nên ăn những quả lành và có độ chua ngọt vừa phải để loại bỏ những tác nhân gây hại tới đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, một số nhóm đối tượng cần hạn chế hoặc không nên ăn mận bao gồm: người có cơ địa nóng, người bệnh sỏi thận, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ". Cũng theo bác sĩ Sơn, trong trường hợp gặp phải các triệu chứng tiêu hóa có tính nghiêm trọng người bệnh cần chủ động thăm khám sớm. Một số trường hợp có thể cần tiến hành nội soi dạ dày đại tràng nhằm chẩn đoán đúng bệnh để nhanh chóng được điều trị đúng phác đồ. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa được nhiều khách hàng tin chọn. TCI quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ nội soi dạ dày - đại tràng hiện đại bao gồm nội soi NBI 5P sử dụng dải tần ánh sáng hẹp và nội soi cao cấp MCU kết hợp siêu âm nội soi cùng nội soi phóng đại nhuộm màu, giúp phát hiện và xử lý ung thư sớm đường tiêu hóa trong một ngày. TCI chẩn đoán và lên phác đồ điều trị toàn diện chi tiết, giải quyết các vấn đề tiêu hóa người bệnh gặp phải. Trong tháng 7, TCI dành tặng ưu đãi 40% công nội soi dạ dày - đại tràng tất cả các công nghệ, giảm 40% các gói khám chuyên khoa Tiêu hóa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sinh-co-tot-cho-ban-khong-vi
Sinh tố có tốt cho bạn không?
Giá trị dinh dưỡng của một ly sinh tố có thể thay đổi đáng kể dựa trên các thành phần cụ thể được sử dụng để làm sinh tố. Chẳng hạn, sinh tố làm từ sữa chua nguyên kem sẽ có nhiều chất béo hơn sinh tố làm từ nước hoặc sữa chua không béo. Cùng tìm hiểu xem uống sinh tố có tốt cho bạn không, bằng cách xem những lợi ích tiềm tàng mà chúng đem lại cho sức khỏe của bạn. 1. Sinh tố là gì ? Sinh tố là một loại đồ uống dạng kem đặc, thường được pha trộn từ các loại trái cây, rau, nước trái cây, sữa chua, sữa đặc, các loại hạt và các loại sữa tươi khác.Sinh tố thường có hai thành phần chủ yếu, một là rau hoặc trái cây, hai là một loại chất lỏng đi kèm hoặc kem. Bạn có thể tùy ý chế biến các loại sinh tố khác nhau tùy thuộc theo ý thích của mình. Mùi vị của các loại sinh tố khác nhau tùy thuộc vào thành phần và cách chế biến, nhiều người thích thêm đá xay vào thành phẩm cuối cùng để có được độ sánh lại mát lạnh như một ly sữa lắc. 2. Thành phần của sinh tố Bạn có thể tận dụng các loại rau hoặc trái cây tự trồng được hay có thể mua chúng tại chợ hay các cửa hàng. Nguyên liệu chế biến sinh tố rất đa dạng và phong phú:Trái cây: Các loại quả mọng, quả dâu, quả táo, xoài, bơ, dứaCác loại rau: Cải xoăn, rau bina, dưa chuột, củ dền, súp lơ, cà rốt...Các loại hạt: Hạt chia, hạt lanh, hạt cây gai dầu, hạnh nhân, bơ đậu phộng, hạt óc chó...Các loại thảo mộc: Gừng, quế, bột cacao, mùi tây, ngò, húng, bạc hà...Các chất bổ sung dinh dưỡng và thảo dược: Tảo xoắn, phấn ong, bột matcha, bột protein và các chất bổ sung vitamin hoặc khoáng chất dạng bộtCác loại chất lỏng: Nước trà, cafe, sữa không đường, sữa có đường, sữa nguyên kem, sữa tách béo, nước dừa...Chất tạo ngọt: Nước hoa quả ép, mật ong, siro, cỏ ngọt, kem...Các loại khác: Sữa chua, phô mai, vani, yến mạch... 3. Các loại sinh tố Sinh tố trái cây: Đúng như tên gọi của chúng, thành phần chính trong loại sinh tố này thường có ít nhất một hoặc nhiều hơn vài loại trái cây pha trộn với kem, sữa, đá hay nước trái câySinh tố xanh: Chỉ cần nghe đến từ xanh là bạn sẽ nghĩ ngay đến các loại rau. Và đúng như vậy, thành phần chủ yếu là các loại rau như đã đề cập ở phần trên cùng với nước trái cây, mật ong hay một chút sữa. Nhưng với loại sinh tố này thì xu hướng rau sẽ nhiều hơn các loại sinh tố thông thường, chúng sẽ chỉ chứa thêm một chút hoa quả hay chất tạo ngọt.Sinh tố protein: Với loại sinh tố này thì thành phần của chúng không cố định với một loại thực phẩm nào cả. Chúng có thể có rau, các loại hạt, hoa quả và thêm một chút sữa chua, pho mát, mật ong... Uống sinh tố đem lại cho con người nhiều giá trị dinh dưỡng 4. Lợi ích sức khỏe 4.1. Lợi ích tiêu mỡUống sinh tố là một cách giảm cân không cần nỗ lực. Bạn thậm chí không cần sử dụng chúng để thay thế bữa ăn nếu bạn khéo léo trong việc lựa chọn nguyên liệu. Các loại trái cây như quả mọng là một vũ khí giảm cân bí mật. Điều này là do flavonoid, đã được chứng minh trong các nghiên cứu là một trong những chìa khóa giúp bạn không tăng cân.Nhiều người còn tin rằng quả việt quất còn có thể ngăn chặn các tế bào mỡ phát triển.Để tận dụng tối đa khả năng đốt cháy chất béo từ sinh tố của bạn, hãy đảm bảo bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein sẽ giúp bạn có cảm giác no.4.2. Lợi ích hydrat hóaUống 6 - 8 cốc nước một ngày theo khuyến nghị đối với bạn là một khó khăn nhưng chỉ với một ly sinh tố ngon miệng là bạn đã thực hiện được 1 phần của khuyến nghị đó rồi.Bạn có thể bổ sung lượng nước từ thức ăn hay đơn giản hơn từ vài ly sinh tố, đặc biệt là các loại sinh tố trái cây và sinh tố xanh. Để tăng lượng nước nhận được từ những ly sinh tố này, bạn hãy bắt đầu ly sinh tố đầu tiên với nước hoặc sữa bởi chúng giúp hydrat hóa rất nhiều so với cafe. Bên cạnh đó, sữa còn giúp tăng cường thêm canxi.4.3. Cảm giác no lâu hơnQuả bơ là một ví dụ về một loại sinh tố giúp bạn no đến giờ ăn trưa và hạn chế cảm giác thèm ăn vặt và bạn chỉ cần nửa quả bơ để làm được điều này. Bạn sẽ có được một ly sinh tố kem đặc và thơm ngon chứa đầy chất béo lành mạnh, chất xơ và protein.4.4. Giảm cảm giác thèm ănChính bởi lý do sinh tố khiến bạn no lâu hơn nên chúng cũng khiến bạn ít thèm đồ ăn vặt hơn rất nhiều.Ví dụ, uống một ly sinh tố giàu protein để bắt đầu ngày mới là cách hoàn hảo để ngăn cảm giác thèm ăn và duy trì cảm giác thèm ăn cho đến bữa ăn tiếp theo. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho mục tiêu giữ dáng của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm cách dễ nhất để tiêu thụ một lượng protein tốt thì rau bina là một trong những thứ tốt nhất để cho vào sinh tố. Chủ yếu là do nó chứa thylakoid làm giảm cảm giác thèm ăn của bạn.4.5. Tiêu hóa tốt hơnSinh tố xanh - Loại sinh tố kết hợp các loại rau lá xanh tươi như rau bina, cải xoăn, cần tây hoặc cải thìa. Đặc biệt, những loại rau xanh này là thực phẩm có tính kiềm nên chúng là lựa chọn tốt nhất để bạn chống lại sự khó chịu của chứng trào ngược axit và chứng ợ nóng.Hãy thoải mái bổ sung một số thực phẩm có tính kiềm khác như cà rốt, dâu tây và quả việt quất để đạt được lợi ích sức khỏe.4.6. Chúng chứa đầy chất chống oxy hóaChất chống oxy hóa rất quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư, bệnh tim và các bệnh mạn tính khác.Bạn có thể bổ sung chất chống oxy hóa bằng cách thêm một đến hai thìa cà phê bột trà xanh matcha vào sinh tố của bạn.Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác mà bạn có thể cho vào sinh tố bao gồm nho, quả việt quất, rau xanh đậm và khoai lang. Uống sinh tố giúp tăng khả năng miễn dịch 4.7. Tăng khả năng miễn dịchTrái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa tuyệt vời để có sức khỏe tốt nhưng một số loại được chứng minh là giúp tăng khả năng miễn dịch của bạn.Thêm khoai lang vào sinh tố của bạn không chỉ là một cách để làm cho chúng có hương vị đẹp mắt; beta-carotene trong khoai lang là một chất tăng cường miễn dịch.4.8. Ngủ ngon hơnVới những nguyên liệu phù hợp, sinh tố có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Các chất hỗ trợ giấc ngủ ngon khác bao gồm kiwi và chuối. Thêm một ít yến mạch nữa vì chúng chứa magie và canxi, được các nghiên cứu chứng minh là có lợi cho giấc ngủ ngon.4.9. Sức khỏe làn daCác nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống sinh tố làm từ thực phẩm có chứa carotenoids có thể mang lại cho bạn một làn da đẹp. Sinh tố bí đỏ hoặc xoài là một sự lựa chọn khác giúp cải thiện làn da của bạn.4.10. Thực phẩm được tiêu hóa tốt hơn khi ở dạng lỏngTiêu thụ trái cây và rau quả ở dạng lỏng giúp cơ thể bạn dễ dàng phân hủy các chất dinh dưỡng và tiêu hóa chúng. Một số thành phần trong sinh tố có thể rất tốt nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích và các vấn đề tiêu hóa khác.4.11. Giải độc cơ thểBởi vì sinh tố chứa rất nhiều thành phần bổ dưỡng, uống sinh tố có thể là một cách tuyệt vời giúp giải độc cơ thể của bạn và loại bỏ độc tố.Một số loại trái cây và rau quả đặc biệt có tác dụng giải độc như tỏi, đu đủ và củ cải đường. Chúng có thể giúp làm sạch máu của bạn và giúp gan thải độc hiệu quả hơn.4.12. Tăng cường trí nãoCác chất dinh dưỡng trong sinh tố trái cây và rau quả thường được cho là giúp tăng cường chức năng não của bạn và giúp đầu óc của bạn cảm thấy minh mẫn hơn.Uống sinh tố là một cách tuyệt vời để dễ dàng bổ sung nhiều trái cây và rau quả vào thói quen hàng ngày của bạn, giúp bạn bổ sung axit béo omega-3, từ đó giúp não của bạn hoạt động tốt hơn.4.13. Cảm thấy hạnh phúc hơnBạn sẽ thường nghe mọi người nói rằng họ cảm thấy vui vẻ và tràn đầy năng lượng hơn rất nhiều khi uống sinh tố và điều này cũng có thể tương tự với bạn.Ăn nhiều trái cây và rau củ trong ngày giúp bạn cảm thấy thoải mái và khiến bạn lạc quan hơn về cuộc sống - điều đó đã được khoa học chứng minh.4.14. Ít bị trầm cảm hơnCác nhà khoa học đã chỉ ra rằng axit folic có thể giúp điều trị chứng trầm cảm. Vì vậy bạn có thể thêm các loại rau giàu folate vào sinh tố xanh của bạn nếu bạn đang có tâm trạng kém. Các nguồn cung cấp axit folic tốt khác là bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, chuối, đậu Hà Lan và rau bina.4.15. Tăng cường hấp thụ canxiSử dụng sinh tố làm từ sữa là một cách dễ dàng để tăng lượng canxi của bạn, cũng như nhận được các vitamin và khoáng chất quan trọng. Canxi là một khoáng chất có vai trò quan trọng cải thiện sức khỏe tốt và đóng một số vai trò quan trọng trong cơ thể.4.16. Phòng chống một số bệnh ung thưDâu tây, việt quất và nho là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và dinh dưỡng thực vật dồi dào, cả hai đều có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tật. Đặc biệt, chất chống oxy hóa có thể giải quyết các gốc tự do và đóng một vai trò trong việc chống lại bệnh ung thư.4.17. Lượng chất xơ đầy đủ nhấtHầu hết các loại sinh tố làm từ trái cây đều là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Bạn sẽ nhận được nhiều chất xơ nhất từ ​​lê, táo, bơ, chuối, cam và hầu hết các loại quả mọng. Tất cả đều chứa chất xơ không hòa tan. Uống sinh tố có thể thay thế một bữa ăn chính để giảm cân 4.18. Xây dựng xương chắc khỏe hơnTrái cây và rau nói chung có liên quan đến sức khỏe xương tốt hơn. Khi bạn làm sinh tố rau xanh, bạn đang tận hưởng một nguồn khoáng chất tuyệt vời như magie, canxi và phốt pho - tất cả đều giúp xương chắc khỏe hơn.4.19. Giúp ngăn ngừa bệnh timMột điểm cộng thực sự lớn cho việc phát triển thói quen sinh tố thường xuyên đó là cơ hội để sống khỏe mạnh lâu hơn.Một trong những lợi ích của việc tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch chuyển hóa.4.20. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đườngUống sinh tố có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Các nghiên cứu đã gợi ý rằng tiêu thụ nhiều loại trái cây và rau quả khác nhau có thể làm giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - đặc biệt là sinh tố xanh với các loại rau có lá màu xanh đậm.4.21. Cân bằng nội tiết tốMột trong những lợi ích ít hơn của việc uống sinh tố lành mạnh bao gồm khả năng cân bằng nội tiết tố của bạn với các thành phần phù hợp - và đây là một tin tuyệt vời nếu bạn là nữ.Để làm điều này một cách hiệu quả, sinh tố của bạn cần phải chứa chất béo lành mạnh như bơ và dầu dừa, và bông cải xanh (giúp cân bằng lượng estrogen). Sau đó sẽ giúp duy trì mức độ collagen của bạn và giúp da của bạn tự phục hồi nhanh chóng hơn.Uống dinh tố có thể thay thế một bữa ăn chính nếu bạn muốn giảm cân hay là một bữa ăn phụ trong ngày tùy thuộc vào sở thích hay chế độ ăn uống mà bạn đang theo đuổi. Dinh dưỡng mà chúng mang lại cho bạn phụ thuộc phần lớn vào thành phần mà bạn chọn để chế biến chúng.Những ly sinh tố bổ dưỡng nhất được chế biến từ những thực phẩm toàn phần như trái cây, rau củ, sữa chua, các chế phẩm từ sữa khác. Chúng đặc biệt dễ chế biến và không làm mất quá nhiều thời gian cũng như công sức của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một cách sáng tạo để tăng lượng trái cây và rau của mình, sinh tố có thể là cách để bạn lựa chọn. Và cũng bởi vì chúng thực sự tốt cho sức khỏe của bạn nữa. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/he-luy-cua-benh-thieu-mau-co-tim-cuc-bo-vi
Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ: những điều cần biết
Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ xảy ra khi động mạch vành (động mạch cung cấp máu cho tim) bị hẹp, khiến cho lượng máu nuôi tim bị giảm lưu lượng. Bệnh nhân mắc bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim... Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Phong, Bác sĩ Nội và Can thiệp Tim mạch, Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City 1. Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là gì? Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là tình trạng giảm lưu lượng máu đến cơ tim, làm cho tim không nhận đủ oxy. Bệnh thường xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn, làm hạn chế lưu thông máu. Tình trạng này gây giảm khả năng bơm máu của cơ tim, có thể dẫn đến đau tim hoặc các vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim. Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim có hai dạng chính: thiếu máu cục bộ cấp tính và thiếu máu cục bộ mạn tính. Bệnh tim thiếu máu cục bộ cấp tính: Đây là tình trạng xảy ra khi một trong những động mạch vành của tim bị tắc nghẽn đột ngột. Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực hoặc vấn đề nghiêm trọng về rối loạn nhịp tim. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính: Đây là bệnh động mạch vành ổn định, thường xuất hiện dưới dạng cơn đau thắt ngực ổn định. Đau thắt ngực ổn định là cảm giác đau ngực khi người bệnh tăng cường hoạt động. Cơn đau thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi. Đây là dạng bình thường của tình trạng xơ vữa động mạch vành. Trong quá trình hoạt động, một số mảng xơ vữa có thể nứt, gây hẹp hoặc tắc nghẽn mạch đột ngột, dẫn đến hội chứng vành cấp (acute coronary syndrome). Hội chứng vành cấp khi được kiểm soát được coi là bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính hay đau thắt ngực ổn định. Người mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim thường trải qua cảm giác đau thắt ngực 2. Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ Bệnh tim thiếu máu cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu lưu thông qua một hoặc nhiều động mạch vành bị suy giảm, gây cản trở quá trình tiếp nhận oxy của cơ tim. Nguyên nhân của bệnh tim thiếu máu cục bộ bao gồm: Bệnh xơ vữa động mạch: là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, tình trạng này dẫn đến hẹp các động mạch nuôi tim, dẫn đến cơ tim không đủ oxy và dưỡng chất để hoạt động. Cục máu đông: các mảng xơ vữa động mạch có thể bị vỡ và hình thành các cục máu đông, làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến cơ tim bị thiếu máu đột ngột và gây đau tim. Co thắt động mạch vành: Việc co thắt tạm thời của cơ trong thành động mạch có thể làm giảm hoặc ngăn cản lưu lượng máu đến một phần của cơ tim trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, co thắt động mạch vành hiếm khi là nguyên nhân của bệnh tim thiếu máu cục bộ. Những nguyên nhân khác: Đa phần những nguyên nhân này xuất phát từ các yếu tố như gắng sức, cảm xúc căng thẳng, thời tiết khắc, lạm dụng chất kích thích, ăn quá no. Các yếu tố nguy cơ gây ra xơ vữa động mạch bao gồm nhiều yếu tố như cơ thể trải qua tình trạng căng thẳng kéo dài, thói quen hút thuốc lá, tình trạng béo phì, thiếu hoạt động vận động, rối loạn mỡ máu, và tăng huyết áp... 3. Triệu chứng của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ Một số người mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ có thể không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, được mô tả là tim thiếu máu cục bộ thầm lặng. Tuy nhiên, đối với phần lớn bệnh nhân, khi bệnh xảy ra, họ thường trải qua những triệu chứng phổ biến như đau thắt ngực. Ngoài ra, những triệu chứng khác có thể bao gồm: Đau lan lên cổ hoặc hàm. Đau lan ra vai hoặc cánh tay. Nhịp tim nhanh. Khó thở khi hoạt động thể chất hoặc lao động gắng sức. Buồn nôn và ói mửa. Toát mồ hôi. Mệt mỏi. 4. Phương pháp chẩn đoán Để chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ, bác sĩ thường thực hiện các bước kiểm tra lâm sàng, thu thập bệnh sử và có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung như sau: Điện tâm đồ (ECG): Sử dụng các điện cực gắn vào da để ghi lại hoạt động điện của tim. Thay đổi trong hoạt động điện của tim có thể là dấu hiệu của tổn thương tim. Đo điện tâm đồ (ECG) là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ Trắc nghiêm gắng sức: Quan sát nhịp tim, huyết áp, và nhịp thở khi người bệnh tập thể dục trên máy chạy bộ hoặc xe đạp cố định. Tập thể dục làm tăng cường hoạt động của tim, giúp phát hiện các vấn đề tim mà người bệnh có thể không nhận ra trong tình trạng bình thường. Siêu âm tim: Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh video về hoạt động của tim. Giúp xác định tổn thương và hoạt động bất thường trong một vùng cụ thể của tim. Siêu âm tim gắng sức: Thực hiện sau khi người bệnh gắng sức, giống như siêu âm tim thông thường nhưng sau khi thực hiện một chuỗi hoạt động gắng sức. Chụp CT tim: Xác định sự tích tụ canxi trong động mạch vành, một dấu hiệu của chứng xơ vữa động mạch vành. Cung cấp hình ảnh rõ ràng về động mạch tim thông qua chụp mạch vành CT. Các xét nghiệm này giúp bác sĩ đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng tim và đưa ra quyết định điều trị phù hợp. 5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ Thiếu máu cơ tim cục bộ là bệnh lý tim mạch phổ biến, cực kỳ nguy hiểm, nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho người bệnh, cụ thể: 5.1 Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh Cảm nhận đau ngực hoặc sự nặng nề ngực, khó thở, và cảm giác mệt mỏi có thể là những dấu hiệu cảnh báo cho bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Đối với trường hợp bệnh không gây đau thắt ngực, bệnh nhân có thể không có bất kỳ triệu chứng cảnh báo nào, dẫn đến tình trạng chủ quan về bệnh, không thực hiện kiểm tra và điều trị, có thể gây ra những biến chứng như nhồi máu cơ tim hoặc đột tử. Người mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim thường trải qua đau ngực, cảm giác đau xuất hiện ở vùng ngực trái phía trước tim, và có thể lan ra cổ, vai trái, hàm, và cánh tay trái. Ngoài ra, họ có thể trải qua cảm giác khó thở, lo lắng, hồi hộp, buồn nôn, vã mồ hôi, và đánh trống ngực. Tại giai đoạn đầu của bệnh, triệu chứng thường xuất hiện sau khi gắng sức. Nếu triệu chứng vẫn xuất hiện khi nghỉ ngơi, đây là biểu hiện nguy hiểm, và việc đi khám bệnh sớm là rất quan trọng. 5.2 Biến chứng suy tim Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và có trường hợp còn nhanh chóng dẫn đến biến chứng suy tim. Các tổn thương cơ tim và sự giảm sức bơm máu làm cho tim trở nên yếu đuối, điều này có thể dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, và ho... 5.3 Biến chứng rối loạn nhịp tim Tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ kéo dài có thể là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn nhịp tim, từ những vấn đề đơn giản đến các trường hợp phức tạp và thậm chí có nguy cơ nguy hiểm tính mạch như: ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất, rung nhĩ, nhịp nhanh thất, và thậm chí cả trường hợp rung thất có thể dẫn đến tình trạng đột tử. 5.4 Biến chứng nhồi máu cơ tim Hậu quả nặng nề nhất của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, gây ra tình trạng cực kỳ nghiêm trọng với sự thiếu hụt máu, dinh dưỡng, và oxy, dẫn đến tổn thương và hoại tử một vùng cơ tim cụ thể. Nếu không được đưa ra cấp cứu kịp thời, nguy cơ suy tim, rối loạn nhịp tim, hoặc thậm chí đột tử có thể xuất hiện. 5.5 Tổn thương van tim do biến đổi cấu trúc cơ tim Tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài có thể tác động đặc biệt đến hoạt động của van tim, đặc biệt là van hai lá, dẫn đến tình trạng hở van hai lá. 6. Phương pháp điều trị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ Mục tiêu chủ yếu của quá trình điều trị: Giảm thiểu các triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Tăng khả năng tưới máu đi nuôi dưỡng, giảm tình trạng thiếu máu cơ tim. Ngăn ngừa hội chứng mạch vành cấp và giảm nguy cơ tử vong do bệnh. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân và kết quả của quá trình chẩn đoán. Trong đó, phương pháp điều trị nội khoa vẫn là lựa chọn chủ yếu cho hầu hết các trường hợp bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính hoặc cơn đau thắt ngực ổn định. Điều trị nội khoa: Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị cơn đau thắt ngực ổn định bao gồm: Thuốc chống kết tiểu cầu như Aspirin, Clopidogrel, Ticagrelor, hoặc Prasugrel. Thuốc điều trị rối loạn lipid máu như statin, ezetimibe. Thuốc ức chế men chuyển như enalapril, perindopril, lisinopril. Thuốc chẹn beta giao cảm như Metoprolol, Bisoprolol, Carvedilol, Nebivolol. Thuốc chẹn kênh canxi như dihydropyridines và non-dihydropyridines. Dẫn xuất nitrates như Nitroglycerin, Isosorbide dinitrate. Lưu ý: Người bệnh không nên tự y áp dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân cần có sự hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc để điều trị thiếu máu cơ tim Điều trị can thiệp: Trong trường hợp triệu chứng vẫn tồn tại sau quá trình điều trị nội khoa, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp can thiệp nhằm tăng cường tưới máu cơ tim. Nong mạch vành và đặt stent: Bác sĩ sử dụng một ống (stent) được đưa từ động mạch ngoại biên (động mạch ở cổ tay hoặc ở vùng bẹn) và đặt stent tại vị trí tắc nghẽn động mạch vành để khắc phục tình trạng hẹp của động mạch vành, tạo điều kiện cho máu lưu thông qua chổ hẹp để cung cấp cho tim. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ sử dụng một mạch máu khác để vượt qua đoạn động mạch vành bị tắc nghẽn, làm tăng cường lưu thông máu. 7. Làm thế nào để phòng ngừa cơ tim thiếu máu cục bộ? Tạo ra một lối sống lành mạnh là chìa khóa để duy trì sức khỏe, cũng như là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn bệnh tật, bao gồm cả bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ. Việc từ bỏ thói quen hút thuốc lá, giới hạn việc sử dụng rượu bia, tăng cường hoạt động thể dục, xây dựng chế độ ăn uống cân đối, duy trì giấc ngủ hợp lý, tránh căng thẳng và lo âu quá mức, cùng việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là những biện pháp chủ động và hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Quan trọng nhất, việc phát hiện vấn đề sức khỏe ngay từ khi nó xuất hiện sẽ giúp bắt đầu điều trị kịp thời, tăng khả năng thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của bệnh và duy trì sức khoẻ Trung Tâm Tim Mạch là một trong những trung tâm mũi nhọn hàng đầu của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City. Đội ngũ chuyên gia bao gồm nhiều Giáo sư, Tiến sĩ và bác sĩ giàu kinh nghiệm, uy tín lớn trong điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp, ứng dụng tốt các kỹ thuật cao cấp trong quá trình chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về tim mạch. Đặc biệt, Trung Tâm Tim Mạch sở hữu các trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với những bệnh viện lớn trên thế giới như: MáyCT 640 (Toshiba), máy cộng hưởng từ MRI 3 Tesla (Siemens), các thiết bị nội soi cao cấp EVIS EXERA III (Olympus Nhật Bản), phòng mổ Hybrid theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống gây mê cao cấp Avace.. Trung tâm có chương trình hợp tác toàn diện với Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà nội, Đại học Paris Descartes - Bệnh viện Georges Pompidou (Pháp).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-tre-de-beo-phi-tuoi-day-thi-vi
Vì sao trẻ dễ béo phì tuổi dậy thì?
Tuổi dậy thì bao gồm một chuỗi các giai đoạn ảnh hưởng đến hệ xương, cơ, sinh sản và gần như tất cả các hệ thống cơ thể khác. Những thay đổi về thể chất trong tuổi dậy thì làm tăng chiều cao và cân nặng của trẻ, thậm chí khiến trẻ có xu hướng gặp phải tình trạng béo phì tuổi dậy thì, đây hiện là nỗi lo chung của không ít bậc phụ huynh. 1. Vì sao trẻ dễ béo phì tuổi dậy thì? Béo phì ở trẻ em là một mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Dinh dưỡng, cân bằng năng lượng và nội tiết tố ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tăng trưởng và phát triển dậy thì. Trẻ thừa cân béo phì thường cao hơn so với tuổi, giới tính và có xu hướng trưởng thành sớm hơn trẻ gầy. Theo đó, cần nỗ lực phát hiện tác động béo phì ở trẻ em để ngăn ngừa bệnh chuyển hóa và tim mạch trong cuộc sống sau này.Các nguyên nhân khiến trẻ dễ gặp phải tình trạng béo phì tuổi dậy thì bao gồm:1.1 Giảm tốc độ chuyển hóa năng lượng khi trẻ bước vào tuổi dậy thìKhi trẻ đến tuổi dậy thì, tức tuổi thanh thiếu niên, mức độ hoạt động thể chất giảm hơn so với khi trẻ ở tuổi thiếu nhi. Sự khác biệt này do trẻ bắt đầu dành thời gian cho việc học cũng như ý thức của trẻ dần chuyển sang quá trình tư duy nội tâm chiếm ưu thế. Đúng vậy, trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học cũng cho thấy rằng trẻ có khuynh hướng sử dụng ít năng lượng hơn, hiệu số trung bình là 450 calo mỗi ngày, tăng thời gian nghỉ ngơi đáng kể hơn hẳn so với cùng thời điểm khi trẻ 10 tuổi.Điều này có thể gây mâu thuẫn với suy nghĩ thông thường là trẻ vào tuổi dậy thì sẽ cần nhiều năng lượng hơn để phát triển, tăng nhanh kích thước cơ thể. Tuy nhiên, trong thực tế, một phần lớn năng lượng dư thừa do giảm vận động khi trẻ dậy thì lại chuyển hóa thành chất béo và khiến trẻ trở nên dễ béo phì hơn.1.2 Tăng lượng calo tiêu thụ hằng ngàyDo “làn sóng” của nồng độ cao các hormone kích thích tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì, trẻ có khuynh hướng tiêu thụ khá nhiều thức ăn so với nhu cầu thực sự của cơ thể cần. Trẻ ăn ngon miệng hơn, đặc biệt là các thực phẩm giàu năng lượng như tinh bột, bánh kẹo ngọt, nước ngọt. Bên cạnh đó, cùng với sự quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng của cha mẹ, cũng như các cách chế biến, hình thức của thức ăn ngày càng phong phú, đa dạng đã tác động làm tăng khẩu vị cho trẻ và khiến trẻ ăn nhiều hơn. Do đó, nếu quá trình tiêu thụ calo trong giai đoạn đầu dậy thì vẫn giữ nguyên thì trẻ vẫn có khuynh hướng sẽ tăng cân một cách nhanh chóng. Trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng như bánh kẹo sẽ dễ béo phì tuổi dậy thì 1.3 Tác động của lối sốngTỷ lệ trẻ béo phì tuổi dậy thì bắt đầu tăng nhanh trong thời đại công nghiệp hiện nay, đặc biệt ở các nước phát triển và đang phát triển. Sự khác biệt này rất lớn so với thế hệ trước đây, khi các loại thức ăn nhanh chưa hình thành. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ em trong xã hội hiện đại là trẻ đã được tự do sử dụng tiền tiêu vặt hàng ngày khá sớm, tự chi tiêu vào việc mua thức ăn vặt khi trẻ ở trường vào giờ ra chơi hoặc giờ ra về.Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật với các thiết bị công nghệ, mạng internet và các trò chơi điện tử càng khiến trẻ có khuynh hướng giảm hoạt động thể chất, tăng thời gian nghỉ thụ động. 2. Giảm cân có cần thiết ở tuổi dậy thì không? Tuổi dậy thì đã được chứng minh là một yếu tố gây tăng cân quá mức, khiến trẻ trở nên béo phì. Những thay đổi tâm sinh lý xung quanh tuổi dậy thì với một vẻ ngoài kém hoàn thiện đôi khi là một nỗi lo lắng. Lúc này, một số trẻ sẽ quá chú trọng vào việc giảm cân để có được thân hình "lý tưởng", lâu dài có thể gây sang chấn tâm lý hay thậm chí rối loạn ăn uống.Chính vì vậy, cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu phạm vi cân nặng hợp lý là gì và quan trọng hơn là trọng lượng cân nặng của cơ thể không phải lúc nào cũng nói lên toàn bộ giá trị của con người. Đồng thời, trẻ cũng cần có cha mẹ như người hướng dẫn hay người bạn đồng hành hỗ trợ giảm cân an toàn, bao gồm các phương pháp tập luyện và chế độ dinh dưỡng phù hợp. 3. Các bài tập giảm cân an toàn không dùng thuốc dành cho thanh thiếu niên Một cách cơ bản để kiểm soát lượng calo là di chuyển, vận động thể lực nhiều hơn. Trẻ nên được khuyến khích làm điều này bằng các bài tập có cấu trúc ít nhất một giờ và cả các hoạt động chung trong cả ngày của mình. Những hoạt động này có thể bao gồm:Đi xe đạpTrượt vánBơi lộiKhiêu vũ, nhảy múaĐi bộ hoặc chạy bộCác môn thể thao phối hợpTheo đó, cơ thể trẻ sẽ có thể đốt cháy nhiều calo hơn bất cứ lúc nào trẻ rời khỏi màn hình TV hoặc máy tính và vận động cơ thể để giúp giảm cân. Điều quan trọng là trẻ cần chọn được những việc thực sự thích làm và duy trì đều đặn trong thời gian dài, trở thành một thói quen thường xuyên. Cố gắng dành thời gian mỗi ngày để tập thể dục và tạo nó thành một phần tự nhiên trong cuộc sống. Bơi lội là bài tập giảm cân an toàn cho thanh thiếu niên 4. Chế độ ăn uống lành mạnh cho thanh thiếu niên Ngoài việc vận động tích cực hơn, cha mẹ cần quan tâm đến những gì trẻ ăn, bởi đây cũng là một thành phần quan trọng trong việc hỗ trợ giảm cân an toàn. Đồng thời, cha mẹ cũng nên dành thời gian phân tích cho trẻ hiểu một thực đơn với cách ăn kiêng giảm cân an toàn như thế nào để bản thân trẻ được chủ động cải thiện thói quen ăn uống của mình.Ngoài ra, các cách khác để cắt giảm lượng calo không cần thiết bao gồm:Xem lại các lựa chọn đồ uống: Quá nhiều nước sô-đa, nước trái cây và đồ uống thể thao thực sự có thể gây nghiện. Thay thế chúng bằng nước lọc và cắt giảm lượng calo rỗng và đường thêm vào.Tăng cường trái cây và rau củ: Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng trong khi chúng cũng ít calo. Điều đó có nghĩa là dạ dày sẽ no nhanh hơn mà lại ăn ít hơn. Hãy thử ăn trái cây như đồ ăn nhẹ hoặc trước bữa ăn để cắt giảm calo mà không cảm thấy đói.Tránh xa thức ăn nhanh: Không có gì sai khi thỉnh thoảng ăn bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên, nhưng hãy tránh ăn những loại thực phẩm đó hàng ngày.Tránh ăn vặt thường xuyên: Nếu trẻ cảm thấy đói vào buổi chiều, cha mẹ hãy dự trữ sẵn đồ ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, ngũ cốc, sữa chua... và tránh kẹo, bánh quy, đồ ngọt vốn chứa rất nhiều calo. Ngoài ra, hãy chú ý đến các lý do khác khiến trẻ có thể thèm ăn, như buồn chán, mệt mỏi hoặc cảm thấy căng thẳng. Ăn uống theo cảm xúc có thể khiến cân nặng cơ thể trở nên tồi tệ hơn và càng làm quá trình giảm cân trở nên khó khăn. 5. Các phương pháp giảm cân không lành mạnh Một trong những sai lầm lớn nhất mà trẻ dậy thì và nhiều khi cả người lớn mắc phải là cố gắng tìm đường tắt hoặc cách để giảm cân nhanh. Những phương pháp giảm cân không lành mạnh này có thể nhanh chóng phản tác dụng và thậm chí có thể gây nguy hiểm.Bỏ bữa ăn: Trẻ vì mặc cảm ngoại hình đều có cảm giác muốn bỏ bữa, đặc biệt nếu đã ăn quá nhiều vào cữ trước đó. Tuy nhiên, việc bỏ bữa có thể phản tác dụng. Nguyên nhân là vì trẻ có thể ăn nhiều calo hơn vào bữa ăn tiếp theo và vì quá đói, trẻ sẽ có nhiều khả năng ăn đồ ăn vặt hơn.Chế độ ăn kiêng không phù hợp: Các chế độ ăn kiêng ít calo một cách khắc nghiệt có thể rất hấp dẫn, làm giảm cân nhanh chóng nhưng những kiểu ăn kiêng này thường không lành mạnh và có thể phá hoại nỗ lực giảm cân ban đầu. Khi không tiêu thụ đủ calo, cơ thể thực sự giữ lại chất béo để cung cấp năng lượng cho chính nó, điều này sẽ càng làm tăng chuyển hóa chất béo. Thêm vào đó, phần lớn trọng lượng giảm ban đầu là nước mà không phải chất béo.Thuốc giảm cân: Thuốc giảm cân nhằm mục đích là để giảm cân nhanh chóng nhưng hầu hết người tìm đến đều có hành vi sử dụng thiếu kiểm soát. Trong khi đó, những sản phẩm này vốn dĩ không phù hợp với trẻ dậy thì, khi cơ thể đang nằm trong giai đoạn cần nhận được tất cả các chất dinh dưỡng để phát triển một cách khỏe mạnh, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên.Tập thể dục quá mức: Tập thể dục có thể là một cách lành mạnh để kiểm soát cân nặng nhưng quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về cả thể chất và tinh thần. Một số trẻ tự gây áp lực về tập luyện một cách ám ảnh đến mức được coi là một dạng rối loạn hành vi. Thuốc giảm cân là một phương pháp giảm cân không thân thiện với trẻ Tóm lại, béo phì tuổi dậy thì là một vấn đề khá thường gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị trước về kiến thức và kỹ năng cơ bản, cha mẹ chính là những người bạn đồng hành, hỗ trợ tốt nhất cho trẻ trải qua cột mốc phát triển quan trọng. Hơn nữa, các phương pháp giảm cân an toàn không dùng thuốc luôn được khuyến khích bằng chế độ rèn luyện và dinh dưỡng sẽ là nền tảng cùng trẻ phát triển trong tương lai.Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có triển khai gói khám sức khỏe tổng quát dành cho mọi đối tượng, lứa tuổi, giới tính. Việc trẻ được kiểm tra sức khỏe trong độ tuổi này giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường và có hướng can thiệp kịp thời. Đặc biệt ở những trẻ béo phì thường có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, huyết áp.Qua kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ ăn uống, lối sống phù hợp với thể trạng từng trẻ, giúp trẻ có một sức khỏe tốt nhất cho giai đoạn phát triển về sau. Việc thăm khám luôn được thực hiện bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu chuyên môn đến từ nhiều bệnh viện lớn trên cả nước.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khong-biet-cach-xoay-be-co-lam-hai-co-nao-vi
Không biết cách xoay bẻ cổ làm hại cổ thế nào?
Xoay bẻ cổ Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BS Lê Dương Tiến, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng 1. Những tổn thương có thể gặp khi xoay bẻ cổ Như vậy có thể thấy việc vặn, xoay cổ sẽ giúp bạn làm giảm áp lực này, tạo cảm giác khoan khoái cho cơ thể, từ đó khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng thực hiện không đúng cách hoặc thực hiện thường xuyên và quá mạnh có thể gây ra các cơn đau khó chịu và có thể làm tổn thương vùng cổ. Bởi cổ là vùng quan trọng và nguy hiểm. Tại vùng cột sống cổ có những cơ quan rất quan trọng như tủy sống, các rễ thần kinh, các động mạch chính đi lên não. Xoay cổ quá mạnh và thường xuyên để tạo ra tiếng rắc bạn có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề như:Tổn thương mô và cột sống ở vùng cổChèn ép dây thần kinh cổ dẫn đến đau đớn, giảm phạm vi chuyển động của cổ khiến bạn khó hoặc không thực hiện những hoạt động của cổLàm căng cơ cổTăng áp lực lên các đốt sốngKéo giãn dây chằng trong khớp cổ khiến các khớp xương lỏng lẻo, hay mất ổn định: khi bạn xoay cổ nhiều lần có thể làm suy yếu khả năng nâng đỡ phần đầu khiến nó dễ bị tổn thươngTăng nguy cơ thoái hoá đốt sống cổThủng mạch máu do bẻ cổ quá mạnh: Hay nguy hiểm hơn khi bẻ cổ sai cách và thường xuyên có thể gây vỡ động mạch đốt sống khiến những cục máu đông hình thành trong não dẫn đến đột quỵ hay thậm chí là tử vong. 2. Hạn chế rủi ro khi xoay bẻ cổ Để tránh rủi ro, có thể xoay cổ bằng cách:Bước 1: Nới lỏng các cơ cổ trước khi bẻ khớp cổ. Để thư giãn, bạn hãy cúi đầu với cằm hướng về phía xương ức và giữ yên trong 20 giây. Sau đó di chuyển đầu về phía sau, mắt nhìn lên trần nhà và thư giãn trong 20 giây. Ngoài ra bạn có thể xoay cổ theo chiều kim đồng hồBước 2: Nghiêng về một bên để kéo căng cơ cổ trong 20 giây. Thực hiện tương tự với bên còn lạiBước 3: Đặt tay trái dưới cằm với lòng bàn tay ôm trọng xương quai hàm. Sau đó đặt tay phải ra sau đầu, cánh tay cong tạo cảm giác thoải mái. Lúc này, bạn hãy giữ chặt đầu và cằm, bắt đầu kéo căng sang bên trái lúc này có thể nghe tiếng kế răng rắc. Cuối cùng: bạn có thể thay đổi vị trí tay và kéo căng sang bên phảiLưu ý:Bẻ khớp cổ nên được thực hiện bởi những người có chuyên mônKhông dùng lực mạnh. Nên dùng lực nhẹ và thực hiện một cách từ từ.Không cố gắng vặn cổ tròn với lực mạnh để ngăn ngừa chấn thương cổ.Không tiếp tục bẻ khớp cổ nếu có cảm giác khó chịu hoặc đau. Trường hợp này nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị.Không thực hiện chuyển động một cách đột ngột.
https://suckhoedoisong.vn/co-nen-phau-thuat-khi-bi-dau-than-kinh-toa-169230425173148201.htm
27-04-2023
Có nên phẫu thuật khi bị đau thần kinh tọa?
Tuy nhiên, kết quả một nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí BMJ cho thấy việc phẫu thuật có thể chỉ mang lại kết quả tạm thời, và tình trạng đau thường tái diễn lại trong vòng 1 năm. Tác giả nghiên cứu, giáo sư Christine Lin tại Đại học Sydney (Úc), cho biết: " Đau thần kinh tọa được đặc trưng bởi cơn đau lan từ trên xuống phía sau chân, nguyên nhân thường do chèn ép rễ thần kinh cột sống vì tổn thương đĩa đệm cột sống thắt lưng . Các biểu hiện có thể bao gồm: đau lưng, yếu cơ và cảm giác kim châm ở cẳng chân". "Chúng tôi tiến hành đánh giá xem liệu phẫu thuật có mang lại hiệu quả trong việc giảm đau và hạn chế tàn tật ở những người bị đau thần kinh tọa do tổn thương đĩa đệm cột sống hay không" – Giáo sư Christine Lin cho biết thêm. Thuốc trị đau thần kinh tọa Sau khi phân tích tổng quan 24 nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học đã kết luận rằng, trong khi việc phẫu thuật cắt bỏ một phần đĩa đệm tổn thương đã giúp giảm đau và giảm thiểu tàn tật trong thời gian ngắn, thì lợi ích giảm dần theo thời gian và tại thời điểm sau 1 năm, không thấy còn lợi ích nào so với những người không phẫu thuật". Nhóm nghiên cứu cho rằng: "Mặc dù phẫu thuật không phải là biện pháp can thiệp duy nhất cho bệnh nhân đau thần kinh tọa, nhưng chúng tôi không có nhiều lựa chọn điều trị dựa trên các bằng chứng khoa học". "Hiện không có nhiều bằng chứng cho thấy vật lý trị liệu mang lại hiệu quả rõ rệt. Tương tự, cũng có rất ít bằng chứng cho thấy các loại thuốc, bao gồm cả steroid được tiêm trực tiếp vào vùng thắt lưng, có hiệu quả trong việc giảm đau đáng kể. Rất nhiều bệnh nhân lựa chọn phẫu thuật, bất chấp nguy cơ rách đĩa đệm và biến chứng vết thương" – Nhóm nghiên cứu cho biết thêm. Để đánh giá hiệu quả của phẫu thuật, nhóm nghiên cứu đã phân tích tổng quan 24 nghiên cứu trước đây so sánh lợi ích tiềm năng của phẫu thuật so với các lựa chọn không phẫu thuật ở bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm gây ra. Trong số đó, một nửa số nghiên cứu đã đánh giá cụ thể kết quả phẫu thuật sau thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm. Các lựa chọn không phẫu thuật bao gồm tiêm steroid và/hoặc "giả" phẫu thuật hoặc "giả" điều trị. Kết quả giảm đau được theo dõi trong khoảng thời gian 1 năm sau điều trị. Yoga nhẹ nhàng cũng có thể giúp giảm đau thần kinh tọa. Kết quả cho thấy, phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm ít hoặc rất ít hiệu quả trong việc giảm đau so với các lựa chọn không phẫu thuật. Phân tích sâu hơn cho thấy, phẫu thuật tốt hơn các lựa chọn không phẫu thuật trong việc giảm đau mức độ "vừa phải" trong vòng 3 tháng sau phẫu thuật. Nhưng sau 3 tháng cho đến hết 1 năm, khả năng giảm đau của phẫu thuật so với các lựa chọn không phẫu thuật là khá ít. Và không có lợi ích giảm đau đáng kể nào được ghi nhận trong suốt 1 năm sau thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng thừa nhận rằng các nghiên cứu trước đây được thực hiện trong các điều kiện khác nhau, điều này có thể ảnh hưởng đến các tiêu chí để đưa ra chỉ định phẫu thuật ở bệnh nhân. Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng: "Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa sẽ được cải thiện theo thời gian, vì vậy đối với nhiều bệnh nhân, việc giảm được đau trong thời gian ngắn mà phẫu thuật mang lại có thể vẫn có giá trị, nếu bệnh nhân và bác sĩ phẫu thuật quyết định lựa chọn theo hướng này". "Điểm mấu chốt là phẫu thuật có thể được coi là một lựa chọn điều trị sớm, điều này có thể quan trọng đối với những bệnh nhân ưu tiên việc giảm đau nhanh chóng và những người cho rằng lợi ích ngắn hạn của phẫu thuật vẫn lớn hơn những nguy cơ tiềm ẩn và chi phí của phẫu thuật" – Nhóm nghiên cứu cho biết thêm. Annina Schmid, chuyên gia thuộc Khoa khoa học thần kinh lâm sàng tại Đại học Oxford (Anh), người không thuộc nhóm nghiên cứu, cũng đồng ý rằng: "Hầu hết các bệnh nhân đau thần kinh tọa (khoảng 7/10 số bệnh nhân) sẽ hồi phục một cách tự nhiên, bất kể họ chọn biện pháp vật lý trị liệu, thuốc men hay phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu này đã cho thấy rằng, về lâu dài, cả phẫu thuật và biện pháp điều trị khác đều mang lại hiệu quả giảm triệu chứng tương đương nhau". Lưu ý khi dùng thuốc điều trị đau thần kinh tọa SKĐS - Đau thần kinh tọa là bệnh thường gặp biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: Đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá và các ngón chân. Mời xem video nhiều người quan tâm: Ăn cá hay thịt tốt hơn | SKĐS
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bien-chung-cua-chin-me-neu-khong-dieu-tri-kip-thoi-vi
Biến chứng của chín mé nếu không điều trị kịp thời
Chín mé là bệnh ngoài da hay gặp. Thông thường, hay xuất hiện chín mé ở tay, chân. Bệnh chín mé nếu không được xử trí đúng cách, người bệnh không chú ý giữ vệ sinh, có thể gây biến chứng. 1. Chín mé ở tay, chân do đâu mà có? Chín mé là bệnh ở đầu ngón tay, ngón chân bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng gây ra. Khi bị trầy, xước, rách vết da nhỏ, đặc biệt ở những người thường đổ mồ hôi nhiều, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua các vết xước này dễ dàng, sinh sôi và phát triển, gây nhiễm trùng.Do vết xước thường là vết thương nhỏ nên người bệnh hay chủ quan, không điều trị. Thông thường, người bị chín mé ít khi được điều trị khi tổn thương ở giai đoạn nhẹ, đến khi chuyển sang giai đoạn nặng, chín mé mưng mủ thì người bệnh mới khám và điều trị. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải biến chứng chín mé nếu không được điều trị kịp thời. 2. Chín mé phát triển như thế nào? Ban đầu, chín mé xuất hiện trong khoảng từ 1 - 3 ngày sau khi đầu ngón tay, ngón chân có vết xước và vi khuẩn xâm nhập vào. Ở giai đoạn này, chín mé có triệu chứng là sưng, đỏ, gây nhức, ngứa, khiến người bệnh khó chịu, không thể cử động ngón tay, ngón chân.Khoảng 4 - 7 ngày tiếp theo, chín mé bắt đầu lan tỏa rộng ra xung quanh ngón tay, ngón chân. Lúc này, chín mé gây đau nhức và căng tức, có thể cảm nhận tình vùng bị tổn thương đau và giật theo từng nhịp đập. Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ do nhiễm trùng. 3. Phân biệt chín mé với bệnh da liễu khác Chín mé cần được phân biệt với các bệnh da liễu ở đầu ngón tay, ngón chân khác như:Tổ đỉa: bệnh thường gây ngứa, có thể sưng nhẹ, nhưng ít khi gây đau.Viêm cấp quanh móng: bệnh gây sưng, đau nhức và có thể mưng mủ.Chín mé do ung thư hắc tố: bệnh thường xuất hiện ở ngón cái, có màu đen, gây sưng, khiến người bệnh bị mất móng.Thông thường, bệnh chín mé là do virus Herpes gây ra trong khoảng 2 - 20 ngày. Cần nhận biết triệu chứng cụ thể của chín mé do virus Herpes để phân biệt với các bệnh da liễu nêu trên để điều trị đúng cách. Cụ thể:Khi bị nhiễm, đầu ngón tay có cảm giác đau và rát như bị chích.Sau đó, chỗ tổn thương bắt đầu sưng, tấy đỏ, mụn nước nổi lên trên vùng da bị đỏ. Giai đoạn này có thể kéo dài đến 7 - 10 ngày.Mụn nước vỡ cho thấy dịch trong suốt, hoặc đục, cũng có thể có máu.Sau khi gây nhiễm trùng, virus Herpes xâm nhập vào đầu dây thần kinh cảm giác ở da và đi đến các tế bào Schwann, hạch thần kinh ngoại vi chờ điều kiện thuận lợi để di chuyển ra da và gây bệnh. Bệnh chín mé gây khó chịu ở ngón tay 4. Biến chứng chín mé Trong khoảng 7 - 10 ngày đầu sau khi chín mé xuất hiện, tổn thương có thể chuyển sang giai đoạn mưng mủ. Lúc này, nếu không được điều trị kịp thời bằng cách rạch để thoát lưu mủ, hoặc rạch nhưng không đủ độ sâu để mủ có thể được dẫn lưu hết ra bên ngoài, chín mé có thể gây ra các biến chứng:Viêm xươngViêm khớpViêm bao hoạt dịch khớpNhiễm khuẩn huyếtVới những biến chứng nêu trên, chín mé có thể khiến xương bị viêm, làm sưng, đau, tấy đỏ, để lâu gây ra lỗ rò. Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để kiểm tra và xem xét biến chứng.Lúc này, hình ảnh X-quang cho thấy tình trạng viêm xương với mảnh vụn xương bị rớt ra. Để điều trị, bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật để lấy xương ra. Biến chứng này có thể khiến người bệnh phải mất đi đốt xương, ảnh hưởng đến chức năng tổng thể của bàn tay. Chín mé bị sưng viêm mủ có thể dẫn tới viêm xương 5. Bị chín mé ở tay nên làm gì? Khi bị chín mé ở tay hoặc chân, trước tiên, người bệnh cần phải giữ cho chỗ bị chín mé không bị nhiễm trùng thêm, bằng cách rửa, vệ sinh vết thương với thuốc tím pha loãng, lau khô và bôi kháng sinh.Nếu chín mé đã chuyển sang giai đoạn mưng mủ, người bệnh cần được rạch vết thương để làm thoát mủ và chỉ định dùng kết hợp với thuốc kháng sinh.Để phòng ngừa chín mé ở tay, chân cần luôn giữ gìn vệ sinh, rửa tay, chân sạch sẽ. Tránh ngâm nước hoặc để bụi bẩn bám dính vào tay chân, tạo điều kiện để virus, vi khuẩn gây bệnh chín mé.
https://suckhoedoisong.vn/mac-polyp-tui-mat-vi-sao-169100037.htm
07-07-2015
Mắc polyp túi mật, vì sao?
Polyp túi mật là một bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nữ nhiều hơn nam. Đa số polyp túi mật thuộc dạng lành tính, tuy vậy, có một tỷ lệ rất thấp trở thành ác tính. Hiện nay, điều trị bằng phương pháp nội soi cắt bỏ túi mật là một phẫu thuật ít xâm lấn, ít đau, ít biến chứng và sau phẫu thuật người bệnh hồi phục nhanh chóng. Vị trí túi mật trong hệ tiêu hóa. Polyp túi mật là tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, là hình thái tổ chức xuất phát từ thành túi mật phát triển lồi vào trong lòng túi mật. Tỷ lệ bị polyp túi mật khoảng từ 0,3-9% dân số. Có nhiều yếu tố thuận lợi để hình thành polyp túi mật như rối loạn chức năng gan - mật, rối loạn đường máu, rối loạn mỡ máu, người thừa cân, béo phì, chế độ dinh dưỡng không phù hợp (ăn nhiều mỡ, phủ tạng động vật, uống nhiều rượu, bia...), gan nhiễm mỡ, nhiễm virut viêm gan. Đại đa số polyp túi mật không phải là dạng u tân sinh mà chỉ là “u giả” do lắng đọng cholesterol hoặc viêm nhiễm. Đa số các trường hợp polyp túi mật là lành tính và thường có kích thước nhỏ dưới 10mm, các loại này gần như không có khả năng trở thành ác tính (ung thư). Vì vậy, không nên quá sợ hãi khi phát hiện polyp túi mật, nhất là loại có kích thước dưới 10mm. Số lượng và kích thước của polyp túi mật khá đa dạng, nhưng thường gặp nhất là có một polyp và kích thước nhỏ hơn 10mm. Tuy vậy, một số người có thể có nhiều polyp trong túi mật và có thể có kích thước khá lớn (trên 20-40mm). Một số trường hợp vừa có polyp túi mật vừa có sỏi túi mật. Trong trường hợp polyp túi mật có kích thước lớn hơn 10mm, chân lan rộng, hình không đều đặn, phát triển nhanh có thể nghĩ đến polyp ác tính, cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt. Thái độ xử trí khi có polyp túi mật Khi polyp túi mật nhỏ dưới 10mm và không có biểu hiện gì khác thường (đau bụng, đau dưới hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa hoặc có sốt kèm theo), người bệnh không nên quá lo lắng, chưa cần dùng một biện pháp gì chữa trị và nên xác định là chung sống hòa bình với chúng. Tuy vậy, người bệnh cần chú ý, sau từ 3 - 6 tháng cần được siêu âm túi mật. Nên siêu âm ở cơ sở y tế có đủ điều kiện để tiện việc đánh giá, kết luận. Sau thời gian đó nếu siêu âm không còn hình ảnh của polyp, không cần phải xử trí gì. Nếu siêu âm thấy polyp có kích thước trên 10mm, chân lan rộng, có hiện tượng xâm lấn, hình không đều đặn, phát triển nhanh, kèm theo đau bụng vùng hạ sườn phải, thượng vị, rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn) và kết quả xét nghiệm chức năng gan mật có những thay đổi đáng kể, nên có hội chẩn để đề xuất can thiệp phẫu thuật ngoại khoa nhằm cắt bỏ polyp túi mật. Cắt bỏ polyp túi mật đồng nghĩa với cắt bỏ toàn bộ túi mật. Hiện nay, điều trị bằng phương pháp nội soi cắt bỏ túi mật là một phẫu thuật ít xâm hại, ít đau, ít biến chứng và sau phẫu thuật người bệnh hồi phục nhanh chóng. Với loại polyp túi mật giả, chỉ cần áp dụng chế độ ăn giảm chất béo, hạn chế ăn mỡ, lòng động vật, tôm, thịt đỏ (thịt chó, bò, trâu), không uống rượu bia, nếu có tăng cholesterol máu cần tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ. Mời bạn đọc đón đọc phần 2 :" Dấu hiệu mắc polyp túi mật " vào lúc 14h ngày 7/7/2015 ThS.BS. Bùi Mai Hương Những triệu chứng báo hiệu bệnh tật rất dễ bị bỏ qua Nhiễm khuẩn máu vì tập thể dục quá sức 80% số người nhiễm giun lươn tử vong vì chữa nhầm
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lo-thung-trong-tim-co-gay-nguy-hiem-vi
Lỗ thủng trong tim có gây nguy hiểm?
Bài viết bởi Bác sĩ Trần Hồng Nhật, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Lỗ thủng trong tim là dị tật bẩm sinh, liên quan đến thông thương bất thường giữa các buồng tim. Bệnh xảy ra từ trong bào thai, tồn tại ngay sau sinh, làm thay đổi dòng chảy của máu qua đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. 1. Vì sao tim có lỗ thủng? Nguyên nhân tim bẩm sinh đa phần là chưa được hiểu rõ. Người ta nhận thấy có sự đóng góp của yếu tố gen và môi trường. Các nguyên nhân có thể gây ra tim bẩm sinh:Mẹ nhiễm cúm, Rubella khi mang thaiNgười mẹ lạm dụng rượu và thuốc láCác bất thường nhiễm sắc thể: ba nhiễm sắc thể 18, ba nhiễm sắc thể 21...Một số thuốc được chứng minh có thể gây quái thai: thalidomide, lithium, hydantoin ... Bất thường 3 nhiễm sắc thể 21 2. Lỗ thủng trong tim gây ảnh hưởng gì? Mức độ ảnh hưởng của các lỗ thủng là khác nhau tùy thuộc vào kích thước và vị trí của nó. Có những dị tật nhẹ có thể không cần điều trị ngay. Nhưng cũng có những dị tật nặng và phức tạp, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tới mạng sống của trẻ ngay từ lúc mới sinh.Một số ảnh hưởng của tim bẩm sinh có thể gặp, gồm có:Rối loạn nhịp tim: bệnh lý tiến triển làm suy tim, căng giãn buồng tim, làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền xung điện trong tim và gây ra loạn nhịp. Tình trạng rối loạn nhịp ác tính nguy hiểm có thể xảy ra, thậm chí gây đột tửNhiễm trùng tim (viêm nội tâm mạc): Ở bệnh nhân tim bẩm sinh, các vi khuẩn có cơ hội theo máu thâm nhập tới tim, chúng gây nhiễm trùng tim, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhânĐột quỵ: khi tồn tại lỗ thủng trong tim, cục máu đông hình thành có cơ hội di chuyển bất thường qua lỗ thông. Chúng đi theo dòng máu lên não, làm tắc nghẽn mạch máu não và gây ra đột quỵ.Suy tim: do ảnh hưởng của rối loạn huyết động, theo thời gian, tim sẽ dãn chức năng bơm máu của tim bị giảm sút, không còn khả năng bơm đủ máu để đáp ứng được nhu cầu của cơ thểTăng áp lực phổi: do rối loạn dòng chảy, máu được đưa lên phổi nhiều hơn so với bình thường, gây tăng áp lực động mạch phổi. Giai đoạn đầu, áp lực này có thể hồi phục khi lỗ thông được sửa chữa, nhưng áp lực sẽ tăng cố định ở giai đoạn sau của bệnh lý. Rối loạn nhịp tim do bệnh lý tim bẩm sinh 3. Xử trí lỗ thủng trong tim như thế nào? Việc điều trị dị các lỗ thủng bẩm sinh này phụ thuộc vào đặc điểm và mức độ ảnh hưởng của nó. Một số trẻ với lỗ thủng nhỏ có thể theo dõi vì chưa có ảnh hưởng sức khỏe, hơn nữa một tỷ lệ nhỏ những lỗ thủng này có thể tự bít (khả năng tự bít này tùy thuộc vào kích thước và giảm dần theo thời gian). Những trẻ khác với dị tật nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng thì cần can thiệp ngay.Một số phương pháp dùng để điều trị bệnh bao gồm:Nội khoa: Khi bệnh chưa có chỉ định mổ hay khi đã quá chỉ định. Điều trị chính là dự phòng nhiễm trùng tim, điều trị tăng áp phổi và suy tim.Phẫu thuật: Bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện Phương pháp phẫu thuật tim hở để vá các lỗ thủng trong tim.Thông tim can thiệp: là phương pháp cho phép các bác sĩ sửa chữa lỗ thủng mà không cần phẫu thuật mở lồng ngực và tim. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiếp cận tim qua các ống thông, thường đi từ động mạch tĩnh mạch đùi, sau đó sẻ sử dụng các dụng cụ để bít các lỗ lỗ thủng. Những dấu hiệu con bị tim bẩm sinh, cần đi khám bác sĩ ngay Bệnh suy tim là gì? Cách chữa bệnh suy tim
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hinh-anh-benh-ly-duong-mat-tren-mri-vi
Hình ảnh bệnh lý đường mật trên MRI
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Công Hiền - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Chụp cộng hưởng từ đường mật là một kỹ thuật có giá trị trong việc chẩn đoán các bệnh lý đường mật. Đây là một kỹ thuật không xâm phạm, không nhiễm xạ, cho ra hình ảnh giải phẫu chi tiết có thể phát hiện được các tổn thương và hình thái cấu trúc trong cơ thể. 1. Chụp cộng hưởng MRI đường mật Chụp cộng hưởng từ MRI là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại trong y học được sử dụng từ trường và sóng radio. Cộng hưởng từ đường mật là kỹ thuật có giá trị cao trong khảo sát bệnh đường mật.Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI có độ tương phản cao, cho ra các chi tiết giải phẫu có thể phát hiện được chính xác các tổn thương hình thái và cấu trục của các bộ phận trong cơ thể. Khả năng tạo hình 3D không gây ra tác dụng phụ nên được áp dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán bệnh lý đường mật nói riêng và các chuyên khoa khác nhau nói chung.Chụp cộng hưởng từ đường mật có một số ưu nhược điểm sau:Ưu điểm: Không xâm lấn, không nhiễm xạ, không gây tê, xác định tốt hơn đường mật phía trên chỗ tắc nghẽn, có thể kết hợp với hình T1W và T2W để đánh giá tổn thương ngoài đường mật.Nhược điểm: Độ phân giải trong không gian không cao so với đường mật ngược dòng qua nội soi. Vì vậy, độ nhạy giảm trong phát hiện bất thường đường mật ngoại biên. Cộng hưởng từ đường mật là kỹ thuật có giá trị cao trong khảo sát bệnh đường mật 2. Chỉ định chụp MRI Chỉ định chụp cộng hưởng từ đường mật trong những trường hợp sau:Phát hiện và theo dõi sau điều trị ung thư đường mậtPhát hiện sỏi đường mậtĐánh giá giãn đường mậtPhân giai đoạn tiền phẫu trong ung thư đường mậtĐánh giá các bất thường bẩm sinh đường mật 3. Hình ảnh một số bệnh lý đường mật 3.1 Sỏi mậtSỏi đường mật là một bệnh thường gặp. Thành phần cấu tạo sỏi thường là sỏi cholesterol khoảng 70% và sỏi sắc tố mật khoảng 30%. Các yếu tố thuận lợi tạo ra sỏi như bệnh lý nhiễm trùng, các rối loạn chuyển hóa, tình trạng ứ mật, bệnh lý tán huyết, di truyền,...Đặc điểm hình ảnh bao gồm:Hình tăng tỷ trọng nằm trong đường mậtGiãn đường mật phía trước sỏiSỏi cholesterol thường có cùng tỷ trọng với dịch mật3.2 U đường mậtU đường mật có thể lành tính hoặc ác tính. U lành tính bao gồm: polyp túi mật, u cơ tuyến túi mật,... có thể chẩn đoán trên siêu âm và một số loại u khác thường hiếm gặp.U ác tính bao gồm: Ung thư đường mật và ung thư túi mật. Trong đó ung thư túi mật nguyên phát thường đi kèm sỏi túi mật hoặc túi mật sứ, hay gặp ở nữ giới hơn nam giới. Đặc điểm hình ảnh trên MRI thường là khối lớn không đồng nhất, ngấm thuốc không đều. Một số dấu hiệu khác bao gồm:Xâm lấn nhu mô gan lân cậnGiãn đường mật trong ganHạch rốn ganDi căn phúc mạcDi căn gan và di căn xa Chụp cộng hưởng từ đường mật phát hiện sỏi đường mật Tóm lại, chụp cộng hưởng từ đường mật là một phương pháp chẩn đoán y học hiện đại và được áp dụng phổ biến. Đây là một kỹ thuật không xâm phạm, không nhiễm xạ, cho ra hình ảnh giải phẫu chi tiết có thể phát hiện được các tổn thương và hình thái cấu trúc trong cơ thể, có giá trị trong việc chẩn đoán các bệnh lý đường mật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-cua-xet-nghiem-vi-sinh-trong-chan-doan-viem-duong-ho-hap-duoi-vi
Vai trò của xét nghiệm vi sinh trong chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Vượng - Bác sĩ Xét nghiệm vi sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Viêm đường hô hấp dưới là một trong những vấn đề đáng quan tâm đối với sức khỏe cộng đồng. Việc chẩn đoán các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là rất quan trọng. Và xét nghiệm vi sinh là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi để chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới với ưu điểm là trả kết quả nhanh và chính xác. 1. Tìm hiểu về bệnh viêm đường hô hấp dưới Viêm đường hô hấp là bệnh hay gặp ở trẻ em, trẻ sinh non tháng, người cao tuổi, người bị suy dinh dưỡng, có hệ miễn dịch yếu hoặc có bệnh mãn tính kèm theo. Thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm không khí,... cũng là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bệnh viêm đường hô hấp thường được chia thành 2 loại:Viêm đường hô hấp trên: Viêm họng, viêm mũi xoang, viêm thanh quản;Viêm đường hô hấp dưới: Viêm phổi, viêm phế quản cấp, áp xe phổi.Cụ thể, viêm đường hô hấp dưới là hội chứng bao gồm tất cả các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp dưới ở khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Bệnh có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Các bệnh chính khi nhắc tới viêm đường hô hấp dưới là: Viêm phế quản, viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mãn tính, viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Bệnh viêm đường hô hấp dưới 2. Các xét nghiệm vi sinh chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới 2.1 Xét nghiệm thường quy và miễn dịchHiện nay, tỷ lệ phát hiện các tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp bằng các phương pháp chẩn đoán vi sinh như nuôi cấy chỉ đạt khoảng 30 - 40%.Xét nghiệm vi sinh thường quySử dụng đàm hay các bệnh phẩm có đờm lấy được từ bệnh nhân để thực hiện xét nghiệm phát hiện các tác nhân vi sinh gây bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm đàm có hạn chế vì bệnh phẩm bị tạp nhiễm do phải qua đường hầu họng nên khó xác định đúng vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn tạp nhiễm. Ngoài ra, các tác nhân vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp dưới thường gặp rất khó mọc nên đòi hỏi phải có đủ các môi trường phân lập và phải được nuôi cấy ngay. Đây là yêu cầu khó đáp ứng tại các phòng thí nghiệm vi sinh lâm sàng tại các bệnh viện.Bên cạnh đó, để phát hiện tác nhân vi khuẩn gây viêm phổi, bệnh nhân cần được xét nghiệm cấy máu. Tuy nhiên, tỷ lệ cấy máu dương tính trong chẩn đoán viêm phổi thường khá thấp (dưới 14%) do không phải tác nhân vi khuẩn gây bệnh nào cũng có khả năng xâm lấn vào máu. Bên cạnh đó, kết quả cấy máu đôi khi có thể bị dương tính giả do bị tạp nhiễm vì các lỗi kỹ thuật trong quá trình cấy máu. Xét nghiệm cấy máu Xét nghiệm huyết thanhLà xét nghiệm phát hiện kháng thể đặc hiệu tác nhân vi sinh gây bệnh, được sử dụng để phát hiện các tác nhân gây viêm đường hô hấp dưới không thể nuôi cấy thường quy (vi khuẩn, virus không điển hình). Tuy nhiên, xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu thuộc lớp IgG thường không hữu dụng bởi đòi hỏi phải làm huyết thanh kép. Trong khi đó, xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu thuộc lớp IgM lại có hạn chế về độ nhạy và độ đặc hiệu.Xét nghiệm hóa miễn dịchLà xét nghiệm phát hiện kháng nguyên hòa tan các vi khuẩn Legionella và S.pneumoniae trong nước tiểu. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là giá thành thực hiện cao và độ nhạy không cao nên ít được sử dụng.Đối với các tác nhân virus hoặc vi khuẩn không điển hình, có thể sử dụng kỹ thuật ELISA hoặc nhuộm kháng thể huỳnh quang trực tiếp. Tuy nhiên, các xét nghiệm này cũng khó áp dụng bởi độ nhạy thường không cao. 2.2 Xét nghiệm Real-time PCRKỹ thuật real-time PCR là kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, giúp phát hiện các tác nhân vi sinh gây bệnh viêm phổi và viêm đường hô hấp dưới, giúp giải quyết được những hạn chế mà các phương pháp vi sinh truyền thống đang gặp phải.Dựa trên nguyên tắc vừa nhân bản vừa phát hiện các trình tự nucleic acid đặc hiệu có trong mẫu thử, xét nghiệm real-time PCR có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất trong việc phát hiện các tác nhân vi sinh gây bệnh có trong các mẫu bệnh phẩm khác nhau. Cụ thể, phương pháp này có thể chẩn đoán chính xác 33 tác nhân gây nhiễm khuẩn đường hô hấp chỉ với một xét nghiệm (PCR đa tác nhân). Đồng thời, kỹ thuật real-time PCR cũng nâng tỷ lệ phát hiện được tác nhân vi sinh trong các bệnh lý viêm đường hô hấp là từ 30 - 40% (phương pháp nuôi cấy truyền thống) lên tới 70%. PCR đa tác nhân là phương pháp chẩn đoán thích hợp nhất trong các trường hợp viêm đường hô hấp nghi do virus.Đặc biệt, với phương pháp xét nghiệm vi sinh real-time PCR, thời gian trả kết quả nhanh hơn so với nuôi cấy, giúp chẩn đoán nhanh nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp, từ đó giúp bác sĩ đưa ra lựa chọn kháng sinh đặc hiệu, hạn chế được tình trạng phát triển của những chủng vi khuẩn đa kháng do sử dụng các kháng sinh phổ rộng. Xét nghiệm Real-time PCR Phương pháp xét nghiệm vi sinh trong chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới gồm các xét nghiệm nuôi cấy truyền thống và xét nghiệm real-time PCR hiện đại. Việc áp dụng phù hợp các phương pháp này giúp bác sĩ sớm đưa ra liệu pháp điều trị trúng đích, tránh tình trạng kéo dài điều trị theo kinh nghiệm, mang lại hiệu quả trị bệnh cao nhất.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-nhuoc-co-lambert-eaton-nhung-dieu-can-biet-vi
Hội chứng nhược cơ Lambert-eaton: Những điều cần biết
Hội chứng Lambert-Eaton là một rối loạn tự miễn hiếm gặp của mối nối thần kinh cơ và gây biểu hiện nhược cơ. Tình trạng này khởi phát sớm ở các cơ bắp tay hay đùi, làm giảm khả năng vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Mức độ bệnh, bệnh nguyên cũng như các yếu tố liên quan sẽ đóng vai trò quyết định điều trị và tiên lượng bệnh lâu dài. 1. Hội chứng Lambert-Eaton là gì? Hội chứng Lambert-Eaton, còn được gọi là hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton, là một tình trạng trong đó hệ thống miễn dịch tấn công vào các mối nối thần kinh cơ. Đây là vị trí tiếp nối của đầu tận dây thần kinh và cơ bắp, quyết định điều khiển cho việc co cơ. Theo đó, vì hội chứng Lambert-Eaton ảnh hưởng vào vị trí này, cơ không nhận được tín hiệu nên sẽ không thể hoạt động được.Hội chứng Lambert-Eaton đã được cho thấy là có mối liên quan nhất định đến một loại ung thư phổi gọi là ung thư tế bào nhỏ. Hội chứng này có thể được xem là thuộc hội chứng cận ung, là biểu hiện của cơ thể phản ứng để chống lại căn bệnh ung thư tiềm ẩn. Chính vì thế, bệnh nhân có hội chứng Lambert-Eaton có kèm ung thư sẽ có độ tuổi trung bình cao hơn - chủ yếu là nam giới - và hầu như luôn có tiền sử hút thuốc lâu dài. Bệnh nhân mắc bệnh có kèm ung thư thường là nam giới có tiền sử hút thuốc lâu năm Ngược lại, ở những bệnh nhân có hội chứng Lambert-Eaton được tìm kiếm nhưng không có bằng chứng của ung thư liên quan, khởi phát bệnh có thể ở mọi lứa tuổi và cân đối về giới tính.Trong một số ít trường hợp còn lại, hội chứng Lambert-Eaton có thể hình thành sau một bệnh lý tự miễn khác. Ngoài ra, vẫn có những trường hợp mà nguyên nhân không thể tìm ra. 2. Các triệu chứng của hội chứng Lambert-Eaton như thế nào? Sau đây là những triệu chứng thường gặp của hội chứng Lambert-Eaton:Cơ bắp yếu đi. Sự yếu cơ thường được suy giảm đi tạm thời sau khi tập thể dục hoặc gắng sứcKhó đi lạiCảm giác ngứa ran, dị cảm ở tay hoặc chânSụp miToàn thân mệt mỏi, uể oảiKhô miệngKhó nóiKhó thởNuốt sặcThay đổi chức năng bàng quang và nhu động ruộtRối loạn cương dương 3. Làm thế nào để chẩn đoán hội chứng Lambert-Eaton? Để chẩn đoán hội chứng Lambert-Eaton, các bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá những triệu chứng của bạn cũng như thực hiện một số nghiệm pháp nhằm xác định sự yếu cơ là do bệnh lý tại cơ, tại hệ thần kinh ngoại biên hay trung ương.Bên cạnh đó, bạn cũng cần được chỉ định các cận lâm sàng hỗ trợ như tìm phức hợp kháng thể - kháng nguyên trong máu hay kiểm tra điện cơ.Ngoài ra, vì hội chứng Lambert-Eaton có liên quan đến ung thư phổi, các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thực hiện chụp X-quang hoặc chụp CT phổi kèm theo. Trong tình huống không tìm ra bằng chứng của ung thư phổi, bạn cũng sẽ được tầm soát các bệnh lý ung thư khác, chẳng hạn như ung thư hạch. Nếu bệnh lý ung thư không thể phát hiện ngay lúc đầu, bác sĩ sẽ kiểm tra thường xuyên để tiếp tục tìm kiếm khả năng mắc phải bệnh ung thư tiềm ẩn, vì hội chứng Lambert-Eaton được ghi nhận là có thể xuất hiện khoảng 3 năm trước khi có chẩn đoán ung thư thực sự. Thường xuyên kiểm tra và tầm soát để phát hiện hội chứng Lambert-Eaton kịp thời 4. Hội chứng Lambert-Eaton được điều trị như thế nào? Nếu bạn bị ung thư trong bối cảnh đang biểu hiện với hội chứng Lambert-Eaton, bạn sẽ được xem xét chỉ định điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị. Nếu bạn bị ung thư thực sự và đáp ứng tốt với điều trị, hội chứng Lambert-Eaton từ đó có thể có nhiều khả năng trở nên tốt hơn. Song song đó, bác sĩ cũng sẽ chỉ định các thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch của bạn để giúp cải thiện sự trao đổi các tín hiệu giữa tế bào thần kinh và sợi cơ.Trong các đợt nhược cơ cấp tính với mức độ nặng mà triệu chứng có thể ảnh hưởng đến tính mạnh, bạn có thể cần phải thực hiện thay huyết tương. Trong thủ thuật này, máu của bạn sẽ được đưa ra ngoài, lọc ra các tế bào máu trả lại cùng dung dịch thay thế huyết tương vào lại cơ thể. Lượng huyết tương của cơ thể được loại bỏ dần dần nhằm loại bỏ các protein của hệ thống miễn dịch tạo ra và tấn công vào khớp nối thần kinh – cơ. 5. Có thể phòng ngừa hội chứng Lambert-Eaton được hay không? Bởi vì nguyên nhân chính xác của hội chứng Lambert-Eaton cho đến này vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng, các cách phòng ngừa bệnh hiệu quả vẫn chưa được khuyến nghị.Tuy nhiên, cách để hạn chế khả năng mắc phải hội chứng Lambert-Eaton là làm giảm các nguy cơ có thể dẫn đến ung thư phổi. Trong đó, đặc biệt quan trọng là không hút thuốc lá. Ngoài ra, các bước khác có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi bao gồm:Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá thụ độngĂn nhiều trái cây và rau củKiểm tra sức khỏe định kỳTập thể dục, vận động thể lực thường xuyênNgủ đủ giấc, giảm căng thẳngHội chứng Lambert-Eaton là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các kết nối giữa các dây thần kinh và cơ gây ra yếu cơ. Phần lớn các trường hợp cho thấy có mối liên quan đến ung thư phổi hay các loại ung thư khác. Chính vì thế, việc tích cực thăm khám và tầm soát ung thư, điều trị thích hợp có thể giúp thuyên giảm triệu chứng và cải thiện tiên lượng sống nói chung.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ , hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org, rarediseases.org, hopkinsmedicine.org
https://suckhoedoisong.vn/ca-mac-viem-nao-nhat-ban-dau-tien-o-ha-noi-169240615195509848.htm
15-06-2024
Ca mắc viêm não Nhật Bản đầu tiên ở Hà Nội đã từng viêm vaccine
Đây là bệnh nhân nam, 12 tuổi, địa chỉ tại Phúc Thọ, khởi phát bệnh ngày 31/5/2024 với triệu chứng sốt cao, đau đầu, đến ngày 1/6 xuất hiện cứng gáy, đi lại loạng choạng. Ngày 2/6, bệnh nhi được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương, xét nghiệm Mac-Elisa dịch não tủy cho kết quả dương tính với vi rút viêm não Nhật Bản. Bệnh nhi tiền sử đã tiêm 4 mũi vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi cuối ngày 15/6/2019), Về bệnh sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 783 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023. CDC Hà Nội nhận định, điều kiện thời tiết chuyển mùa hè, thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và bọ gậy truyền bệnh, dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới. Kết quả giám sát tại một số khu vực ổ dịch cũ có chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ. Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 51 ca mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, giảm 29 ca mắc so với tuần trước, hầu hết là ca tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp. Bệnh nhân phân bố tại 20 quận huyện, một số đơn vị có nhiều bệnh nhân gồm Sóc Sơn, Mê Linh. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 1.522 ca mắc, 0 ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023. Về ổ dịch tay chân miệng, trong tuần ghi nhận 1 ổ dịch tại Bắc Phú, Sóc Sơn. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 39 ổ dịch, hiện còn 1 ổ dịch đang hoạt động. Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 16 ca mắc ho gà, không có ca tử vong, giảm 2 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 134 ca mắc tại 26 quận, huyện, thị xã; 0 ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, phân theo nhóm tuổi: dưới 2 tháng 47%, 2 -3 tháng 25,4%, 4 -11 tháng 9,7%, từ 1 tuổi trở lên 17,9%. Phân bố theo tiền sử tiêm chủng: chưa tiêm là 60,4%, tiêm 1 – 2 mũi 17,9%, 3 mũi 10,4%, 4 mũi trở lên 6,7%, không rõ 4,5%. Ghi nhận số mắc chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Hà Nội: Số ca mắc ho gà chủ yếu ở trẻ chưa được tiêm vaccine SKĐS - Theo Sở Y tế Hà Nội, các ca mắc ho gà từ đầu năm 2024 đến nay đều là ca bệnh tản phát, không phát sinh ổ dịch, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kham-noi-soi-hoc-mui-va-sinh-thiet-vi
Khám nội soi hốc mũi và sinh thiết
Khám nội soi hốc mũi và sinh thiết là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các trường hợp bệnh lý ác tính hốc mũi. Đây là phương pháp thăm khám kỹ thuật cao, chi phí thấp, đánh tin cậy, dễ thực hiện, giúp bệnh nhân được chẩn đoán sớm các tổn thương trong hốc mũi và vòm họng. 1. Tìm hiểu về khám nội soi hốc mũi và sinh thiết Khám nội soi hốc mũi là một phương pháp thăm khám có sử dụng ống soi phóng đại để quan sát mọi ngóc ngách bên trong hốc mũi như: vách ngăn, ngách mũi, cuốn mũi, các lỗ thông của xoang đổ vào mũi, cửa mũi sau và vòm họng.Ưu điểm của nội soi hốc mũi là sử dụng máy nội soi có chiều dài ống soi và đường kính phù hợp với lứa tuổi. Ngoài ra sử dụng hệ thống máy ghi hình kết nối với bộ vi xử lý để phóng to hình ảnh lên màn hình ti vi, quay video tiến trình soi. Nhờ đó, việc quan sát, đánh giá và hoặc sinh thiết tổn thương đúng vị trí sẽ cho kết quả chính xác hơn.Nội soi mũi chẩn đoán là một thủ thuật đưa ống soi đi qua lỗ mũi vào hốc mũi. Thông thường bác sĩ nội soi thường xịt thuốc tê và thuốc co niêm mạc trước khi soi vài phút để hốc mũi thông thoáng và tạm thời mất cảm giác đau. Điều này giúp cho ống soi di chuyển dễ dàng, xác định chính xác bệnh và người bệnh không cảm thấy đau trong lúc soi.Sinh thiết hốc mũi là một thủ thuật nội soi hốc mũi sinh thiết, sử dụng hình ảnh nội soi tìm vùng nghi ngờ, sau đó lấy một mảnh tổ chức bệnh lý ở trong hốc mũi để làm xét nghiệm mô bệnh học. Được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ bệnh lý ác tính dựa trên hình ảnh nội soi cần phải xác định tính chất mô bệnh học. 2. Chỉ định nội soi mũi Nội soi hốc mũi chẩn đoán được chỉ định trong nhiều trường hợp như:Nghẹt mũi mạn tính tái lại nhiều lần nghi ngờ có tắc nghẽn hốc mũi do phì đại cuốn mũi, polyp mũi, dị vật mũi, u hốc mũi, vẹo vách ngăn, VA quá phát, ung thư vòm họng...Chảy máu mũi tái phát nhiều lần cần xác định nguyên nhân như bướu máu, dị dạng mạch máu, polyp, u, dị vật sống,...Ngửi kém hoặc không ngửi được mùi tiến triển nghi ngờ u tế bào thần kinh khứu giác...Khi có các triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi, khịt khạc đờm nhầy, hắt hơi, đau cạnh mũi, đau quanh hốc mắt, đau vùng trán, đau thái dương, đau đỉnh đầu và sau gáy... Nghi ngờ bị viêm xoang.Nội soi khi nghi ngờ viêm VA: biểu hiện nghẹt mũi cả hai bên, tăng khi nằm và phải thở bằng miệng, chảy mũi xanh, nói giọng mũi, hay khịt mũi,... Nội soi mũi chỉ định với ung thư vòm họng 3.Chỉ định sinh thiết hốc mũi ? Chỉ định các tổn thương bệnh lý của hốc mũi hoặc sàng hàm, lan ra hốc mũi cần xác định mô bệnh học.Chống chỉ định: các phình mạch, sa màng não, u máu, u xơ mạch (chống chỉ định tương đối) nguy cơ chảy máu cao. 4. Các bước thực hiện nội soi hốc mũi và sinh thiết 4.1 Chuẩn bịNgười thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.Phương tiện:Bộ dụng cụ khám tai mũi họng;Kẹp sinh thiết;Bấc, gelaspon;Thuốc tê;Người bệnhThăm khám người bệnh và giải thích rõ.Người bệnh được làm các xét nghiệm cơ bản: máu chảy, máu đông.4.2 Các bước tiến hànhTư thế người bệnh có thể ngồi hoặc nằm;Thầy thuốc ngồi đối diện hoặc đứng ở bên phải khi người bệnh nằm;Gây tê bằng xylocain 3% dạng xịt và đặt bấc xylocain;Sử dụng máy nội soi để quan sát tìm vùng nghi ngờ sau đó dùng kẹp bấm một mảnh tổ chức nghi ngờ, tốt nhất là bấm ở vùng rìa tổn thương, không bấm vào tổ chức hoại tử;Bỏ tổ chức vừa bấm vào dung dịch cố định;Đặt bấc cầm máu và rút sau 24giờ. Kẹp sinh thiết là một trong các dụng cụ thực hiện nội soi hốc mũi và sinh thiết 5. Tai biến và xử trí trong nội soi sinh thiết hốc mũi Chảy máu: thường chỉ có rỉ ít máu sau khi đặt bấc thấm thuốc co mạch thì tự cầm. Nếu chảy máu nhiều phải đặt bấc;Nhiễm khuẩn: cho kháng sinh dự phòng;Sốc: chống sốc.Nội soi hốc mũi và sinh thiết là một phương tiện hữu hiệu nhằm phát hiện sớm ung thư hốc mũi mà các phương tiện khám tai mũi họng thông thường không thể phát hiện được. Khi mũi xuất hiện những triệu chứng lạ, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm. Con bị bệnh tai mũi họng, khi nào cần đi khám bác sĩ?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huong-dan-ve-lan-cam-lanh-dau-tien-cua-be-vi
Hướng dẫn về lần cảm lạnh đầu tiên của bé
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Tất cả trẻ sinh ra đều có khả năng miễn dịch đối với bệnh tật. Mặc dù vậy, cần có thời gian để hệ thống miễn dịch của trẻ hoàn thiện. Điều này khiến trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm virus gây cảm lạnh. hầu hết các loại cảm lạnh mà bé mắc phải đều giúp tăng khả năng miễn dịch. Mặc dù vậy, lần cảm lạnh đầu tiên của bé có thể khiến cha mẹ lo lắng. 1. Trẻ sơ sinh có dễ bị cảm lạnh không? Tất cả trẻ sinh ra đều có khả năng miễn dịch đối với bệnh tật. Mặc dù vậy, cần có thời gian để hệ thống miễn dịch hoàn toàn mới của trẻ có thể hoàn thiện. Điều này khiến trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm virus gây cảm lạnh.Hiện nay, chúng ta đã biết có hơn 200 loại virus có thể gây cảm lạnh. Điều may mắn là hầu hết các loại cảm lạnh mà bé mắc phải đều giúp làm tăng khả năng miễn dịch của bé. Mặc dù vậy, cơn cảm lạnh đầu tiên của bé vẫn có thể khiến cha mẹ lo lắng.Trẻ có thể bị cảm lạnh ở mọi lứa tuổi và thời điểm trong năm. Trên thực tế, trẻ có bị cảm lạnh nhiều nhất là 8 -10 lần/năm trong 2 năm đầu tiên. Nếu trẻ sơ sinh ở gần những đứa trẻ lớn hơn, khả năng chúng bị cảm lạnh có thể tăng lên.Cảm lạnh thông thường ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm, nhưng chúng có thể nhanh chóng chuyển sang các bệnh nặng hơn như viêm phế quản, viêm phổi. Bất kỳ bệnh nào ở trẻ dưới 2 hoặc 3 tháng tuổi đều là lý do để đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa, đặc biệt là nếu trẻ đang bị sốt. Trẻ sơ sinh rất dễ bị cảm lạnh do sức đề kháng yếu 2. Các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ sơ sinh Chảy nước mũi có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ sơ sinh đã bị cảm lạnh. Lúc đầu nước mũi của trẻ có thể loãng và trong, nhưng sau đó sẽ trở nên đặc hơn và có màu vàng xanh trong vài ngày. Điều này là bình thường và không có nghĩa là tình trạng cảm lạnh của bé ngày càng trầm trọng hơn.Các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ sơ sinh khác bao gồm:Trẻ khó chịuTrẻ có thể sốtTrẻ bị ho, đặc biệt là vào ban đêmTrẻ hắt xìTrẻ giảm cảm giác thèm ănTrẻ bị ngạt mũi nên khó để cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình.Trẻ khó ngủ.Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh có một số triệu chứng giống như các bệnh khác, chẳng hạn như cúm, viêm họng và viêm phổi. Điều này có thể làm cho việc chẩn đoán ở nhà trở nên khó khăn hơn đối với cha mẹ. 2.1. Phân biệt cúm và cảm lạnh ở trẻ sơ sinh Nếu trẻ sơ sinh bị cúm, trẻ có thể bị ớn lạnh, nôn mửa và tiêu chảy ngoài các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Trẻ cũng có thể có các triệu chứng mà bạn không thể nhìn thấy và trẻ không thể nói cho bạn biết, bao gồm đau đầu, đau cơ hoặc đau họng . Khác với cảm lạnh, khi bị cúm trẻ có thể bị nôn trớ 2.2. Phân biệt viêm phổi và cảm lạnh ở trẻ sơ sinh Cảm lạnh có thể nhanh chóng dẫn đến viêm phổi. Các triệu chứng của viêm phổi ở trẻ sơ sinh bao gồm:Trẻ ớn lạnhDa trẻ ửng đỏTrẻ đổ mồ hôiTrẻ có thể sốt caoTrẻ có thể bị đau bụng hoặc tiêu chảyTrẻ ho nặng hơnTrẻ thở nhanh hoặc khó thởMôi hoặc đầu ngón tay của bé có thể hơi tím. Điều này có nghĩa là bé không được cung cấp đủ oxy và cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. 2.3. Phân biệt viêm thanh khí phế quản và cảm lạnh ở trẻ sơ sinh Trẻ bị viêm thanh khí phế quản (Croup) có thể bị khó thở, khàn giọng và ho. Trẻ cũng có thể tạo ra âm thanh thở rít giống như thở khò khè. Trẻ bị ho là dấu hiệu của viêm thanh khí phế quản 2.4. Phân biệt viêm tiểu phế quản và cảm lạnh ở trẻ sơ sinh Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhưng nó đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh, vì đường thở của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.Các em bé thường xuyên phải nhập viện vì viêm tiểu phế quản, một tình trạng viêm đường hô hấp ảnh hưởng đến các đường dẫn khí nhỏ nhất trong phổi (tiểu phế quản). Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh phải nhập viện. Viêm tiểu phế quản do thường do virus hợp bào hô hấp gây ra. 3. Nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ sơ sinh Cảm lạnh thông thường là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra. Chúng không phải là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn và không đáp ứng với thuốc kháng sinh.Bác sĩ nhi khoa có thể tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, hoặc xét nghiệm dịch tiết đường hô hấp để xác định xem bệnh của bé là do vi rút hay vi khuẩn. Nhiễm trùng do virus có thể dẫn đến biến chứng nhiễm vi khuẩn. Chúng cũng có thể gây ra các bệnh như:Viêm phổiViêm họngNhiễm trùng taiCảm lạnh ở trẻ sơ sinh không phải là bất thường. Các vi rút gây bệnh có thể sống trong không khí và trên các bề mặt cứng trong thời gian ngắn. Điều đó làm cho việc lây truyền có thể xảy ra khi có hoặc không tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh.Những đứa trẻ sơ sinh ở gần những đứa trẻ lớn hơn có thể dễ bị cảm lạnh hơn. Nhưng ngay cả một chuyến đi đến phòng khám bác sĩ nhi khoa, ôm ấp một người lớn, hoặc đi dạo đến cửa hàng cũng có thể khiến trẻ tiếp xúc với vi trùng. Những đứa trẻ bú sữa mẹ có nhiều khả năng miễn dịch hơn so với trẻ bú sữa công thức hoàn toàn. Điều này là do việc cho con bú cung cấp kháng thể, tế bào bạch cầu và enzym cho trẻ. Những thứ này bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm trùng.Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có tất cả hoặc một phần khả năng miễn dịch của mẹ đối với các bệnh mà mẹ đã miễn dịch hoặc đã từng bị. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn miễn nhiễm với cảm lạnh. Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ 4. Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh khi nào gặp bác sĩ Em bé dưới 2 hoặc 3 tháng tuổi nên được bác sĩ khám nếu bị cảm lạnh. Điều này sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi tình trạng nghiêm trọng hơn và cũng giúp bạn khỏi lo lắng.Sốt là một cách cơ thể bé hoạt động để chống lại cảm lạnh. Mặc dù vậy, trẻ sơ sinh dưới 2 hoặc 3 tháng tuổi bị sốt từ 38° C trở lên vẫn cần được đưa đến gặp bác sĩ. Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ nếu trẻ từ 3 đến 6 tháng, bị sốt từ 39 ° C trở lên.Bất kể trẻ ở độ tuổi nào, cơn sốt kéo dài hơn 5 ngày đều cần được bác sĩ thăm khám. Bạn cần theo dõi tất cả các triệu chứng của bé. Bạn cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:Phát banNôn mửaTiêu chảyHo dai dẳng hoặc ho có đờmPhát ra tiếng kêu kỳ quặc, bất thườngKhó thởCo rút lại: khi các khu vực bên dưới và giữa các xương sườn và ở cổ chìm vào trong mỗi khi trẻ hít vàoChất nhầy màu xanh đặc hoặc chất nhầy có máu từ mũi hoặc miệngSốt hơn 5 đến 7 ngàyDụi tai hoặc dấu hiệu khác của sự khó chịu hoặc đau đớn về thể chất ở bất cứ đâu trên cơ thể họDấu hiệu mất nước, chẳng hạn như trẻ không đi tiểu nhiều như mọi khiTrẻ bỏ búMôi hoặc đầu ngón tay của trẻ có màu tím Trẻ bị cảm kèm dấu hiệu bỏ bú cần được đưa đến gặp bác sĩ 5. Điều trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh tại nhà Những điều nên làm và không nên khi điều trị cảm lạnh tại nhà cho trẻ sơ sinh để giúp chúng cảm thấy thoải mái. Những việc cần làm:Cho trẻ uống nhiều chất lỏng, kể cả sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bé trên 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống một ít nước .Hút chất nhầy trong mũi bằng cách sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi và sử dụng bầu hút.Làm ẩm không khí bằng máy tạo ẩm. Hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu họ đề nghị một loại máy phun sương ấm hoặc mát. Máy tạo độ ẩm ấm có thể gây bỏng rát cho trẻ lớn hơn, khi trẻ tò mò.Những việc không được làm:Thuốc kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt vi-rút và không nên dùng để điều trị cảm lạnh.Thuốc hạ sốt không kê đơn (OTC), bao gồm Tylenol cho trẻ sơ sinh, không được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Kiểm tra với bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ dưới 1 tuổi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào. Không dùng Aspirin để hạ sốt hoặc giảm đau cho trẻ nhỏ.Thuốc ho và cảm lạnh không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 2 tuổi.Đừng để trẻ nằm sấp khi ngủ, đặc biệt khi trẻ bị nghẹt mũi. 6. Trẻ sơ sinh bị cảm bao lâu thì khỏi? Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có thể kéo dài tới 9 hoặc 10 ngày. Bao gồm khoảng thời gian trẻ không biểu hiện nhiều triệu chứng nhưng dễ truyền bệnh cho những đứa trẻ khác, cũng như khoảng thời gian trẻ bắt đầu hoạt động bình thường nhưng vẫn có chảy dịch mũi. Trẻ bị cảm xuất hiện tình trạng chảy dịch mũi 7. Cách phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh Cho trẻ bú sữa mẹ có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ. Ngay cả một lượng nhỏ sữa mẹ được bổ sung cùng với sữa công thức cũng có thể hữu ích. Điều này đặc biệt đúng với sữa non giàu kháng thể, nguồn sữa mẹ đầu tiên bạn sản xuất khi em bé chào đời.Bạn không thể giữ trẻ trong một căn phòng hoặc trong nhà mãi được. Nhưng bạn có thể giúp bé tránh tiếp xúc với một số vi trùng:Thường xuyên rửa tay và yêu cầu khách đến thăm cũng làm như vậy.Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh.Lau sạch các bề mặt mà những người đang ho hoặc hắt hơi đã chạm vào.Đề nghị những người tiếp xúc với bé ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay thay vì vào tay.Nếu có thể, hãy hạn chế cho bé tiếp xúc với những đứa trẻ lớn hơn.Đảm bảo rằng người lớn và trẻ em xung quanh trẻ sơ sinh đã được tiêm phòng vắc-xin ho gà (ho gà) và vắc-xin cúm.Cảm lạnh do vi rút gây ra và thường gặp ở trẻ sơ sinh. Ngay cả trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cũng bị cảm lạnh, mặc dù những đứa trẻ này có khả năng miễn dịch lớn hơn trẻ không được bú sữa mẹ. Cảm lạnh không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng chúng có thể chuyển thành các bệnh nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ dưới 2 hoặc 3 tháng tuổi, đặc biệt nếu trẻ đang sốt cao hoặc có các triệu chứng khác. Bạn cũng cần chuẩn bị đồ dùng trước khi trẻ bị cảm lạnh đầu tiên như thuốc nhỏ nước muối, ống hút bầu cao su, thuốc hạ sốt, nhiệt kế và máy tạo độ ẩm là hữu ích.Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ. Nguồn tham khảo: babycenter.com, healthychildren.org
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khoi-dong-truoc-khi-chay-nhu-nao-vi
Khởi động trước khi chạy như thế nào?
Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Khoa Bình - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang Đối với những người có thói quen tập thể dục hàng ngày thì việc khởi động khi tập sẽ giúp việc tập luyện trở nên dễ dàng hơn, tránh được phần lớn các chấn thương. Một số động tác khởi động trước chạy sai mà nhiều người hay mắc phải chính là:Xoay khớp sai: Xoay khớp gối để khởi động khi chạy là lỗi mà rất nhiều người mắc phải. Theo Bác sĩ Nguyễn Khoa Bình - Vinmec Nha Trang, sở dĩ động tác xoay khớp gối là sai là bởi các động tác bình thường của khớp gối thường là: Gập, duỗi, xoay vào trong, xoay ra ngoài. Việc xoay khớp gối quá nhiều để khởi động khi tập có thể làm suy yếu các cấu trúc giữ vững khớp gối trước khi chạy. Giãn cơ tĩnh: Là động tác giãn 1 nhóm cơ và giữ tư thế đó trong vòng 15-30 giây. Động tác khởi động khi tập này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, gây hại cho cơ thể. Đặc biệt là các môn thể thao tốc độ, sức mạnh...Mọi người không nên áp dụng giãn cơ tĩnh để khởi động trước chạy mà nên thực hiện sau mỗi buổi tập để giúp phục hồi cơ thể nhanh hơn.Bác sĩ Nguyễn Khoa Bình - Vinmec Nha Trang hướng dẫn cách khởi động khi tập đúng như sau:Đối với môn chạy bộ thì cách khởi động khi tập là đi bộ trước tiên rồi sau đó mới đi nhanh. Đây là động tác khởi động toàn thân an toàn cho người tập.Đứng lên - ngồi xuống: Người tập chi cần xuống đùi song song mặt đất, không cần xuống quá thấp. Hạ gối tại chỗ: Động tác khởi động trước chạy này thực hiện bằng cách đứng thẳng, bước 1 chân lên trước, chân sau hạ gối. Mỗi bên thực hiện 5-10 lần.Nhảy đập tay trên đầu: Đứng thả lỏng, 2 chân khép nhẹ rồi sau đó nhảy bung 2 chân rộng hơn vai 1 chút, đưa tay lên trên. Bật nhảy về tư thế ban đầu. Nhảy cao chân tại chỗ: Đưa cao chân, đùi song song mặt đất, nhảy luân phiên từng chân 1. Động tác khởi động khi chạy này thực hiện từ 15-20 lần.Chạy gót chạm mông: Chạy tại chỗ, động tác khởi động trước chạy này sẽ giúp khởi động phần đùi sau. Trên đây là những động tác khởi động khi tập rất đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Mỗi người nên thực hiện trước khi bước vào các bài tập để giúp hạn chế các chấn thương thể thao có thể gặp phải. Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/hat-mit-bi-vut-bo-lai-duoc-ban-gia-dat-do-o-nhat-vi-bo-nhu-thuoc-20230606001628127.htm
20230606
Hạt mít bị vứt bỏ lại được bán giá đắt đỏ ở Nhật vì "bổ như thuốc"
Bộ phận của quả mít được bán giá đắt tại Nhật Mít là loại trái cây nhiều người yêu thích. Thứ quả đặc biệt này không chỉ thơm ngon mà còn nổi tiếng chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong quả mít, ngoài phần múi ra thì phần hạt mít, lá mít cũng có công dụng chữa bệnh. Ở Việt Nam, hạt mít thường bị vứt bỏ sau khi bổ, nhưng ít ai ngờ tại Nhật Bản chúng được bán với giá rất cao. Trong các siêu thị Nhật, bạn sẽ phải trả 200 nghìn đồng cho 1kg hạt mít. Lý do không chỉ bởi chi phí xuất sang Nhật đắt đỏ mà còn bởi nguồn giá trị về dinh dưỡng mà chúng đem lại. Hạt mít được người Nhật yêu thích vì vừa ngon vừa có công dụng chữa bệnh (Ảnh minh họa: Getty). Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Hạt mít có vị ngọt, tính bình, có mùi thơm, có tác dụng tu dưỡng ích khí, thông sữa. Loại hạt này có thể phơi khô để làm lương thực dự trữ. Theo y học hiện đại, hạt mít chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và E, carotenoid và các polyphenol. Những chất này giúp ngăn chặn sự tàn phá tế bàodo gốc tự do gây ra, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, hạt mít cũng giàu kali, một khoáng chất quan trọng cho sự hoạt động của tim mạch. Kali giúp ổn định huyết áp và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như cao huyết áp và bệnh tim. Hạt mít còn là một nguồn phong phú chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Chất xơ giúp cải thiện chuyển hóa chất béo, duy trì sự cân bằng đường huyết, và tăng cường chức năng tiêu hóa. Ăn hạt mít, cơ thể nhận về những "món quà" nào? Trị đầy bụng Cách làm: Mang hạt mít lượng đủ dùng đi luộc hoặc rang/nướng. Ăn sẽ có tác dụng trị bệnh. Mờ nếp nhăn Cách làm: Ngoài việc ăn hạt mít như một món ăn vặt, chị em có thể dùng bột hạt mít để đắp mặt nạ. Bạn hãy lấy hạt mít mang đi xay nhuyễn cùng sữa. Sau khi để lạnh có thể mang hỗn hợp này đắp lên mặt. Dùng đều đặn sẽ có công dụng mờ nếp nhăn. Ngoài việc ăn hạt mít như một món ăn vặt, chị em có thể dùng bột hạt mít để đắp mặt nạ (Ảnh: Getty). Trị tiêu chảy Cách làm: Chuẩn bị 20g hạt mít sao vàng, 12g mộc hương. Mang nguyên liệu đi sắc uống 1 thang/ngày. Chống bệnh thiếu máu Cách làm: Ăn hạt mít 1-2 lần/tuần để bồi bổ sắt, bởi hạt mít là một thực phẩm giàu sắt. Không những vậy, hạt mít còn làm tăng sản xuất các tế bào hồng cầu, do đó tăng cườngkhả năng miễn dịchvà ngăn ngừa bệnh tật. Hỗ trợ giảm cân Cách làm: Chị em có thể ăn hạt mít dưới dạng đồ ăn vặt, do hạt mít cung cấp nhiều chất xơ lại ít calo nên có thể trở thành món ăn chống đói phù hợp cho người muốn giảm cân. Hạt mít có thể được sử dụng dưới dạng đồ ăn vặt (Ảnh: Getty). Lưu ý khi ăn hạt mít Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết, dù hạt mít giàu chất xơ nhưng cũng có chứa hàm lượng tinh bột, do đó không nên ăn quá nhiều. Nếu muốn sử dụng hạt mít để điều trị bệnh, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Hạt mít thường được ăn dưới dạng hạt khô hoặc rang, không nên bổ sung thêm gia vị. Không nên ăn hạt mít sống vì chúng thường chứa các chất chống độc rất mạnh đó là tannin và chất ức chế trypsin, có thể sẽ làm cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa. Mặc dù hiếm, nhưng một số người có thể phản ứng dị ứng với hạt mít. Nếu bạn có dấu hiệu dị ứng như ngứa, phát ban, hoặc khó thở sau khi ăn hạt mít, hãy ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay. Những nhóm người không nên ăn mít Mít là một loại trái cây tự nhiên và an toàn cho phần lớn mọi người. Tuy nhiên, có một số trường hợp được khuyên nên hạn chế hoặc tránh ăn mít. - Người bị tiểu đường: Mít có hàm lượng đường tự nhiên khá cao, do đó người bị tiểu đường nên kiểm soát lượng mít tiêu thụ. Người bệnh có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết liều lượng mít phù hợp. - Người có cơ địa quá nóng: Những người có cơ địa nóng nên hạn chế ăn mít quá nhiều. Nguyên nhân là vì mít nhiều đường, sau khi ăn nó có thể tạo ra cảm giác bức bối, khó chịu trong cơ thể. - Người béo phì: Người bị béo phì nên hạn chế ăn nhiều loại quả chứa đường như mít, để tránh tích tụ mỡ trong bụng. - Người bị gan nhiễm mỡ: Mít chứa nhiều đường, không tốt cho gan, thậm chí có thể gây ra cảm giác nóng trong cơ thể. Những ai mắc bệnh gan nhiễm mỡ và mỡ máu cao cần thận trọng khi tiêu thụ các loại quả nhiều đường như mít.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-co-that-co-mi-mat-vi
Điều trị co thắt cơ mí mắt
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng - Bác sĩ Mắt - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng Co thắt cơ mí mắt là một loại loạn trương lực cơ khu trú, trong đó có sự co thắt không tự chủ của các cơ của mí mắt gây ra sự đóng lại của mi không chủ ý. Điều này không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến tầm nhìn nhưng đôi khi gây khó chịu, suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, vấn đề điều trị co thắt cơ mí mắt cần được đặt ra sớm, trước khi các cơn co thắt trở nên quá mức đến mức buộc mí mắt phải đóng lại. 1. Tổng quan về điều trị co thắt cơ mí mắt Co thắt cơ mí mắt là một tình trạng mãn tính, thường tiến triển nặng hơn. Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp chữa trị nào hiệu quả tuyệt đối, bệnh nhân vẫn có những lựa chọn điều trị tạm thuyên giảm.Tuy nhiên, vì co thắt cơ mí mắt thường xuyên tiến triển bất chấp việc điều trị, bệnh nhân có thể trở nên kém tuân trị, đôi khi trở thành nạn nhân của những phương pháp không chính thống.Điều trị co rút mi hiệu quả nhất của các phương pháp điều trị thông thường hiện nay bao gồm: dùng thuốc uống, tiêm độc tố botulinum và can thiệp phẫu thuật. Các phương pháp điều trị co thắt mi mắt không đặc hiệu khác cũng cho thấy hiệu quả là: chữa bệnh bằng đức tin, các liệu pháp thảo dược, thôi miên và châm cứu.1.1 Thuốc điều trị co thắt cơ mí mắtLiệu pháp điều trị bằng thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Trong lịch sử, đa dạng các loại thuốc đã được sử dụng để điều trị co rút mi, một phần vì chứng co thắt mi mắt ban đầu được coi là một biểu hiện của bệnh tâm thần và một phần cũng vì không có loại thuốc nào có hiệu quả rõ ràng hơn hẳn.Hầu hết các bệnh nhân đáp ứng không hoàn toàn và các thuốc sử dụng điều trị co thắt cơ mí mắt chỉ được mong chờ hồi phục một phần chức năng mắt cho người bệnh. Trong khi đó, bệnh nhân phản ứng khác nhau với từng loại thuốc và cũng khác biệt trong từng bệnh cảnh mà không có cách nào để dự đoán trước.Trong các nhóm thuốc được sử dụng, nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng không trực tiếp giúp giảm co thắt mí mắt nhưng hữu ích nếu bệnh trầm cảm làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Các loại thuốc có tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng thuận lợi cao nhất bao gồm lorazepam (67%), clonazepam (42%) và Artane (41%).Ngoài ra, còn có nhiều nhóm thuốc khác nhau cũng đã chứng minh một số hiệu quả trong chứng co thắt mí mắt, chủ yếu là dựa trên 3 giả thuyết dược lý sau đây: (1) Dư thừa cholinergic, (2) giảm chức năng GABA và (3) dư thừa dopamine. Dù vậy, dùng thuốc điều trị co rút mi vẫn được xem là kém hiệu quả hơn so với tiêm độc tố botulinum, vì vậy chỉ được sử dụng như là phương pháp điều trị hàng thứ hai cho những trường hợp co thắt mí mắt đáp ứng kém với độc tố botulinum, chẳng hạn như co thắt mí mắt đi kèm với co thắt giữa mặt và vùng mặt dưới. Liệu pháp điều trị co thắt cơ mí mắt bằng thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng 1.2 Độc tố botulinumĐộc tố Botulinum A được coi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với co thắt cơ mí mắt lên đến hơn 95%, đem lại sự cải thiện nhanh chóng nhưng tạm thời.Nguyên lý của phương pháp này là làm cản trở sự giải phóng acetylcholine (ACh) từ các đầu dây thần kinh, gây tê liệt tạm thời các cơ liên quan. Độc tố Botulinum A là sản phẩm của vi khuẩn, Clostridium botulinum (một sinh vật kỵ khí lớn, gram dương, hình que). Hai trong số các chế phẩm botulinum A có bán trên thị trường bao gồm onabotulinumtoxinA (Botox) và incobotulinumtoxinA (Xeomin). AbobotulinumtoxinA (Dysport) cũng có thể có hiệu quả tương tự.Sau khi được tiêm, độc tố botulinum sẽ liên kết nhanh chóng và chắc chắn tại các vị trí thụ thể trên các đầu dây thần kinh cholinergic theo kiểu bão hòa. Theo đó, tê liệt cơ là kết quả của việc ức chế giải phóng ACh từ đầu dây thần kinh. Độc tố botulinum sẽ gắn vào các túi chứa ACh ở đầu dây thần kinh và ngăn cản quá trình xuất bào phụ thuộc canxi.Tác dụng gây tê liệt có liên quan đến liều lượng, với tác dụng cao nhất vào 5-7 ngày sau khi tiêm. Bệnh nhân thường ghi nhận sự bắt đầu thuyên giảm 2,5 ngày sau khi tiêm thuốc với thời gian thuyên giảm các triệu chứng trung bình là 3 tháng. Hơn 5% bệnh nhân được điều trị thuyên giảm chứng co thắt mí mắt liên tục trong hơn 6 tháng, mặc dù một số bệnh nhân vẫn cần tiêm nhắc lại thường xuyên hàng tháng. Các cơ được tiêm phải mất khoảng 6-9 tháng để phục hồi sau tác động của độc tố botulinum, và đôi khi, các cơ không hoàn toàn trở lại mức chức năng trước khi tiêm.Các biến chứng của việc tiêm độc tố botulinum để điều trị co thắt cơ mí mắt bao gồm liệt mí (7-11%), hở giác mạc (5-12%), có triệu chứng khô mắt (7,5%), quặm mắt, đỏ da, cận thị, sợ ánh sáng (2,5%), nhìn đôi (<1%), bầm máu và yếu hay liệt cơ mặt. Độc tố Botulinum A được coi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với co thắt cơ mí mắt 1.3 Can thiệp phẫu thuậtỞ những bệnh nhân bị co thắt cơ mí mắt không cải thiện với điều trị bằng thuốc và tiêm độc tố botulinum, can thiệp phẫu thuật có thể được xem xét. Phương pháp điều trị phẫu thuật chính đối với chứng co thắt cơ mí mắt là phẫu thuật cắt bỏ cơ.Loại thủ thuật trước kia là cắt dây thần kinh, hầu như đã bị loại bỏ hoàn toàn vì tỷ lệ biến chứng cao. Các đối tượng chỉ định phẫu thuật co thắt cơ mí mắt có thể đã từng thất bại với liệu pháp độc tố botulinum vì bị lệch mí mắt, lo lắng về thẩm mỹ, không mở được mí mắt hoặc suy nhược cơ kéo dài. Những tình trạng này yêu cầu phẫu thuật bổ sung hoặc thay thế cho phẫu thuật cắt bỏ cơ.Cắt bỏ cơ hạn chế trong điều trị co thắt cơ mí mắt bao gồm phẫu thuật cắt bỏ các góc của mí mắt, bao gồm các phần trước, vòng quanh nhãn cầu hoặc cơ mắt trên và dưới của mí mắt.Cắt mí là một thủ thuật theo giai đoạn với phẫu thuật mí mắt trên thường được thực hiện đầu tiên, sau đó là phẫu thuật mí mắt dưới nếu các triệu chứng vẫn còn. Tránh cắt đồng thời mí mắt trên và mí mắt dưới vì thường dẫn đến biến chứng phù bạch huyết mãn tính.Tóm lại, chứng co thắt cơ mí mắt được chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng và dễ dàng điều trị bằng cách dùng thuốc, tiêm độc tố botulinum hay phẫu thuật. Tất cả các phương cách hiện tại đều có giá trị điều trị triệu chứng và có khả năng tái phát cao. Tuy nhiên, dùng Botox được xem là cách rất an toàn và hiệu quả đối với chứng co thắt mi mắt, có thể thay đổi cuộc sống của bệnh nhân, đặc biệt là những người đã không được chẩn đoán trong một thời gian. Dù vậy, người bệnh vẫn cần được chăm sóc theo dõi lâu dài và điều trị nhắc lại khi cần thiết.
https://tamanhhospital.vn/seo-mo-buou-co/
23/09/2022
Sẹo mổ bướu cổ nên chăm sóc như thế nào mau lành?
Nếu chăm sóc sẹo mổ bướu cổ không đúng cách, người bệnh dễ bị nhiễm trùng vết mổ, sẹo lồi, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, nhất là phụ nữ. Dưới đây là những cách chăm sóc giúp vết thương sau mổ bướu cổ nhanh lành, hạn chế sẹo lồi. Mục lụcKhi nào cần mổ bướu cổ?Nguy cơ tiềm ẩn sau mổ bướu cổVết sẹo mổ bướu cổ bao lâu mới lành?Cách chăm sóc vết thương sau mổ bướu cổ1. Giữ vết thương sạch sẽ và khô ráo2. Làm sạch khu vực vết mổ vào ngày sau phẫu thuật3. Thay băng gạc hàng ngày4. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùngCách ngừa sẹo xấu cho bệnh nhân mổ bướu cổ1. Ngưng và bỏ thuốc lá2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ3. Dùng kem chống nắng cho vết sẹo mổ bướu cổNên làm gì với các cơn đau sau khi mổ?1. Uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ2. Sử dụng băng gạc lạnh để giúp giảm đau3. Hạn chế cử động vùng cổ sau phẫu thuật4. Phát hiện sớm các biến chứng sau mổ u tuyến giápKhi nào cần mổ bướu cổ? Có ba loại bướu cổ: bướu cổ ác tính, bướu cổ lành tính và bướu độc (cường giáp). Với bướu cổ ác tính, mổ là lựa chọn đầu tiên. Ngay khi xác định bướu cổ ác tính, bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh và chỉ định mổ vào thời gian phù hợp. Với bướu cổ lành tính, trong quá trình mổ, những trường hợp bướu lớn chèn ép đường thở khiến quá trình gây mê khó khăn và phẫu thuật tiềm ẩn rủi ro: hạ canxi máu tạm thời hoặc vĩnh viễn do tổn thương tuyến cận giáp, mất nhiều máu, ảnh hưởng đến dây thanh quản khiến người bệnh khàn giọng, câm, sẹo trước cổ… bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ chỉ định phẫu thuật tuyến giáp sau khi thực hiện các phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc), uống i-ốt phóng xạ nhưng không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định mổ. Cụ thể: Đã điều trị thuốc kháng giáp, uống phóng xạ nhưng tình trạng cường giáp liên tục tái phát. Tuyến giáp bị viêm nặng, bướu cổ có kích thước lớn (độ 2 – 3) đã được điều trị nội khoa ổn định (tim đập bình thường, mạch hết nhanh, hết run tay, hết hồi hộp). Tuyến giáp hoạt động quá mức làm ảnh hưởng đến mắt hoặc người bệnh có vấn đề về mắt. Mổ bướu cổ là kỹ thuật khó, cơ sở phẫu thuật cần trang thiết bị hiện đại, bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM được trang bị thiết bị máy móc hiện đại cùng bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, tay nghề cao… giúp người bệnh an tâm, tin tưởng khi đến khám, điều trị. Nguy cơ tiềm ẩn sau mổ bướu cổ Sau mổ bướu cổ, người bệnh có thể bị tổn thương tuyến cận giáp, mất nhiều máu, khàn giọng, câm… và nguy cơ để lại sẹo trước cổ. Sẹo trước cổ nếu không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách dễ nhiễm trùng, lâu lành, để lại sẹo lồi gây mất tự tin khi giao tiếp. Vết sẹo mổ bướu cổ bao lâu mới lành? Trong quá trình mổ bướu cổ, bác sĩ đặt ống dẫn lưu ở vết mổ và gỡ ra sau 24 giờ. Bác sĩ khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu trong 10 -30 ngày không cần cắt chỉ khi vết thương lành. Một số cơ sở còn dùng chỉ không tự tiêu nên người bệnh phải đến cơ sở y tế để tháo chỉ. (1) Sau mổ bướu cổ, người bệnh cần 1-2 tuần để vết mổ “khép miệng” và 12–18 tháng để lành hẳn. Khoảng 9-10 tháng đầu, lớp da non có màu hồng nhạt, nổi gồ ghề trên bề mặt da. Sau đó, vết sẹo có thể to lên theo thời gian ngay cả khi đã “đóng miệng”, dẫn đến sẹo lồi. Người bệnh có thể thoa kem dưỡng ẩm, thuốc bôi trị sẹo để da mềm mại, giảm nguy cơ để lại sẹo lồi. Nhưng chỉ nên dùng sau 2 tuần từ khi phẫu thuật với các sản phẩm dịu nhẹ: lô hội, vitamin E… Ngoài ra, để tránh sẹo lồi, người bệnh có thể massge vết thương nhẹ nhàng mỗi ngày trong ít nhất 2 tháng. Theo đó, người bệnh thoa một ít dầu vitamin E hoặc kem trị sẹo lên da. Dùng các đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng theo vòng tròn. lực áp nhẹ nhàng da từ quá trình xoa bóp làm mềm các mô xơ và có thể làm phẳng sẹo. Massage vết sẹo hàng ngày ít nhất 2 tháng để tránh sẹo lồi. Sau 12-18 tháng, sẹo mổ bướu cổ vẫn còn hồng và nổi trên bề mặt da, người bệnh có thể được can thiệp bằng tia laser để cải thiện. Mạch máu trong vết sẹo hấp thụ ánh sáng laser nên bị vỡ khiến vùng da từ hồng hào trở nên bầm tím. Trong 2-3 tuần sau đó, tình trạng sẫm màu và gồ ghề sẽ mờ dần. Cách chăm sóc vết thương sau mổ bướu cổ Vết mổ tuyến giáp thường nhanh chóng lành lặn nhưng có thể để lại sẹo nếu không được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là những điều cần làm sau khi phẫu thuật tuyến giáp để vết mổ lành lặn, giảm thiểu sẹo lồi. (2) 1. Giữ vết thương sạch sẽ và khô ráo Hậu phẫu, người bệnh cần giữ vết thương khô ráo, sạch sẽ. Đến khi bác sĩ tháo chỉ khâu và vết mổ “khép miệng” thì rửa nhẹ vết mổ bằng nước, xà phòng có độ PH thấp hơn 7. Không nên chà vào vết mổ gây kích ứng, thậm chí làm hở vết thương. Sau đó, dùng khăn sạch lau khô vết thương rồi băng kín trong vòng 10 ngày. Người bệnh nên đến cơ sở y tế, bệnh viện để nhân viên y tế tháo băng sau khi bác sĩ kiểm tra. 2. Làm sạch khu vực vết mổ vào ngày sau phẫu thuật Người bệnh có thể tắm vào sau ngày phẫu thuật nhưng hạn chế nước dính vào vết mổ. Tuyệt đối không ngâm vết thương trong nước (bơi lội, tắm vòi sen, bồn tắm…) ít nhất 2 tuần. Không ngâm vết thương trong nước (bơi lội, tắm vòi sen, bồn tắm…) ít nhất 2 tuần. 3. Thay băng gạc hàng ngày Sau mổ, bác sĩ dùng miếng gạc nhỏ che vết thương, tránh nhiễm trùng. Vào các ngày tiếp theo, người bệnh nên nhẹ nhàng gỡ miếng gạc cũ, thay vào miếng mới một lần mỗi ngày để vết thương sạch sẽ, khô ráo. Nếu miếng gạc dính vào da, vết thương, hãy cho một ít oxy già hoặc nước muối sinh lý để làm ẩm, giúp tháo gạc dễ dàng hơn. Dùng bông gòn thấm nước oxy già, nước muối sinh lý làm sạch vết thương trước khi áp vào miếng gạc mới. 4. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng Nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật tuyến giáp hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh cần quan sát các dấu hiệu nhiễm trùng để kịp thời đến bệnh viện khám kịp thời: vết thương đỏ, nóng (có cảm giác ấm khi chạm vào), sưng, bung chỉ, rỉ dịch, sốt từ 38 độ trở lên, có mủ, tăng tiết dịch… Nếu các tình trạng trên xảy ra, người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra vết mổ, điều chỉnh thuốc. Cách ngừa sẹo xấu cho bệnh nhân mổ bướu cổ 1. Ngưng và bỏ thuốc lá Người hút thuốc lá có nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật so với người không hút thuốc. Thuốc lá chứa nicotine và carbon monoxide làm giảm nồng độ oxy trong máu, suy giảm chức năng tim, phổi và suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến vết thương dễ nhiễm trùng, lâu lành. (3) 2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là người vừa trải qua cuộc phẫu thuật. Người bệnh nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột (cơm, bún, phở…), đạm (thịt heo, thịt gà…), chất xơ (rau cải, bầu, bí…), vitamin và khoáng chất (xoài, ổi, mận…). Ngoài ra, người bệnh tuyến giáp không nên ăn bắp cải, cần tây… vì các loại rau này chứa nhiều i-ốt, không tốt cho sức khỏe người bệnh tuyến giáp. 3. Dùng kem chống nắng cho vết sẹo mổ bướu cổ Sau khi lành lặn, vùng da tại vết mổ nhạy cảm hơn với bức xạ tia cực tím, dễ bị tổn nóng rát, cháy sạm. Người bệnh nên hạn chế cho vùng da này tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi ra ngoài, nên bôi kem chống nắng và che chắn cẩn thận để vết mổ không bị rám nắng. Bôi kem chống nắng và che chắn cẩn thận để vết mổ không bị rám nắng. Nên làm gì với các cơn đau sau khi mổ? 1. Uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ Sau khi hết tác dụng của thuốc mê, người bệnh sẽ trải qua các cơn đau, có thể đau ít hay nhiều tùy vào từng cuộc phẫu thuật. Do đó, cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ (vitamin D, canxi , thuốc điều trị tuyến giáp…) sau mổ và cả khi xuất viện. 2. Sử dụng băng gạc lạnh để giúp giảm đau Khi hết tác dụng của thuốc, người bệnh có thể đau trở lại nhưng không thể tiếp tục dùng thuốc vì chưa đến giờ uống cữ tiếp theo. Lúc này, người bệnh có thể dùng gạc hoặc khăn, nhúng vào nước đá lạnh, vắt nhẹ rồi chườm lên vết thương. 3. Hạn chế cử động vùng cổ sau phẫu thuật Sau phẫu thuật, người bệnh có thể bị khàn tiếng nhẹ hoặc khó chịu khi nuốt trong vài ngày đầu. Cần hạn chế nâng vật nặng hoặc làm việc quá sức. Khi đi ngủ, cần kê cao gối để tạo thư thế thoải mái. 4. Phát hiện sớm các biến chứng sau mổ u tuyến giáp Ngoài chăm sóc sẹo, dự trù tình huống nhiễm trùng, người bệnh cũng cần lưu tâm đến các biến chứng có thể xảy ra sau khi mổ u tuyến giáp: (4) Chảy máu ở cổ: lượng máu mất trung bình cho các hoạt động tuyến giáp thường ít và khả năng cần truyền máu là cực kỳ hiếm. Tuy nhiên, chảy máu ở cổ có khả năng nguy hiểm đến tính mạng vì khi máu đọng lại, nó có thể đẩy lên khí quản gây khó thở. Người bệnh được theo dõi chặt chẽ suốt 24 giờ. Sau đó, nếu người bệnh khỏe và không có dấu hiệu chảy máu sẽ được xuất viện. Khi về nhà, người bệnh tiếp tục theo dõi các dấu hiệu: khó thở, giọng nói the thé, cổ sưng to… Nếu có bất kỳ triệu chứng nào xảy ra phải đến bệnh viện ngay lập tức. Khàn giọng/thay đổi giọng nói: tổn thương dây thần kinh thanh quản khiến người bệnh mất giọng hoặc khàn tiếng. Đối với khàn tiếng tạm thời, người bệnh có giọng nói mệt mỏi và suy nhược, xảy ra khi một hoặc nhiều dây thần kinh bị kích thích trong quá trình phẫu thuật hoặc do tình trạng viêm nhiễm xảy ra sau phẫu thuật. Tình trạng này thường thuyên giảm trong vòng vài tuần, nhưng có thể kéo dài đến 6 tháng. Trường hợp bị khàn giọng vĩnh viễn (hiếm khi xảy ra), bác sĩ khoa Tai Mũi Họng sẽ xác định vấn đề cụ thể và thực hiện các thủ thuật khác nhau để cải thiện chất lượng giọng nói. Hạ canxi máu (suy tuyến cận giáp): các tuyến cận giáp là bốn tuyến nhỏ có kích thước bằng hạt gạo, nằm gần hoặc gắn liền với tuyến giáp, kiểm soát nồng độ canxi trong máu. Hạ canxi máu (nồng độ canxi trong máu thấp) xảy ra vì các tuyến cận giáp không hoạt động bình thường ngay sau khi phẫu thuật, gây ra các triệu chứng: tê và ngứa ran (đặc biệt xung quanh môi và ở bàn tay và bàn chân), chuột rút… Người bệnh cần uống bổ sung canxi từ 1-2 tuần sau khi phẫu thuật tuyến giáp. Do đó, sau khi mổ bướu cổ, người bệnh nên vệ sinh vết thương sạch sẽ, tránh nhiễm trùng và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường: cổ sưng to, giọng nói the thé, chuột rút, tê tay, chân… người bệnh nên đi khám bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường và được bác sĩ khoa Da liễu chăm sóc vết sẹo để được khám và điều trị kịp thời. Sẹo mổ bướu cổ nếu chăm sóc đúng cách dễ để lại sẹo lồi, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Do đó, người bệnh sau khi mổ bướu cổ nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng. Khi vết thương “khép miệng”, nên tránh ánh nắng trực tiếp, nếu ra ngoài phải thoa kem chống nắng để lớp da không bị sạm. Đồng thời, nên massge liên tục trong 2 tháng để hạn chế sẹo lồi. Khi có dấu hiệu bất thường, nên đi khám với bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường để được phát hiện sớm vấn đề và điều trị kịp thời.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-khac-phuc-bieng-tam-ly-o-tre-vi
Cách khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ
Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Biếng ăn tâm lý ở trẻ là biếng ăn không do bệnh lý thực thể. Trẻ bị biếng ăn tâm lý cần được phát hiện và khắc phục kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ. 1. Biếng ăn ở trẻ Biếng ăn (hay chán ăn) là tình trạng thường gặp ở trẻ, nhất là những trẻ từ 1- 6 tuổi. Chưa có định nghĩa chuẩn về biếng ăn ở trẻ, nhưng có thể nhận biết trẻ biếng ăn khi có ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau:Trẻ không chịu ăn hết số lượng thức ăn cần thiết trong khẩu phần ăn; hoặc mỗi bữa ăn kéo dài quá 30 phút.Trẻ ăn ít, chưa được một nửa khẩu phần ăn cần thiết theo tuổi.Trẻ ngậm thức ăn trong miệng và không chịu nhai, nuốt.Từ chối ăn bằng cách khóc, gào thét hoặc chạy trốn khi thấy thức ăn.Bé nôn, ói khi nhìn thấy thức ăn.Cân nặng của trẻ không tăng lên trong 3 tháng liên tực.Biếng ăn không hẳn là bệnh, mà đó có thể là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau:Biếng ăn do bệnh: Biếng ăn có thể là biểu hiện của bệnh suy dinh dưỡng hoặc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, mạn tính như: nhiễm ký sinh trùng (nhiễm giun, sán,...), viêm đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng răng miệng, bệnh lý bẩm sinh,...Biếng ăn tâm lý: Biếng ăn tâm lý là nguyên nhân thường gặp của tình trạng biếng ăn ở trẻ. Biếng ăn tâm lý thường xuất phát từ việc trẻ bị ép buộc vào một khuôn khổ nào đó trong bữa ăn, cách cho ăn không đúng, không khí bữa ăn căng thẳng, phụ huynh không hiểu được tâm lý của trẻ, hoặc trẻ được nuông chiều thái quá.Biếng ăn do dinh dưỡng: Sai lầm trong chế biến thức ăn có thể là nguyên nhân dẫn đến biếng ăn ở trẻ. Việc cho trẻ ăn một loại thức ăn lặp đi lặp lại nhiều bữa có thể dẫn đến cảm giác chán nản và không thích thú với việc ăn uống. Thành phần thực phẩm kém phong phú, thiếu chất dinh dưỡng, hoặc chế biến không đúng cách cũng có thể khiến trẻ chán ăn, tiêu hóa kém,... 2. Biểu hiện biếng ăn tâm lý ở trẻ Trẻ bị biếng ăn tâm lý cũng thường biểu hiện những triệu chứng như những trẻ biếng ăn khác như:Trẻ từ chối thức ăn bằng cách che miệng, không chịu há miệng hoặc quay mặt đi khi nhìn thấy thức ăn.Khi đưa được thức ăn vào miệng thì trẻ lại thường xuyên ngậm thức ăn, không chịu nuốt. Nếu bị ép ăn có thể trẻ sẽ khóc lóc hay gào thét để chống đối.Trẻ lớn bị biếng ăn có thể chạy trốn vào giờ ăn, hoặc tỏ thái độ khó chịu, không thích ăn, hoặc chỉ ăn rất ít.Tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ có thể gây ra những ảnh hưởng trước mắt như hạ đường huyết, không đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của trẻ,... Về lâu dài, biếng ăn có thể khiến trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, thậm chí là suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ sau này. 3. Chẩn đoán biếng ăn tâm lý ở trẻ Chẩn đoán biếng ăn tâm lý ở trẻ dựa vào các tiêu chí sau đây:Trẻ ăn kém hơn 1 tháng, dẫn đến sụt cân hoặc không lên cân.Trẻ không mắc các bệnh lý thể chất hay bệnh lý tâm thần (rối loạn nhai lại,...).Khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ cả về số lượng và chất lượng nhưng trẻ vẫn kém ăn.Tình trạng biếng ăn xảy ra trước 6 tuổi, và tình trạng này có thể được cải thiện khi người khác chăm sóc trẻ. 4. Nguyên nhân trẻ bị biếng ăn tâm lý Như đã đề cập ở trên, biếng ăn tâm lý xuất phát từ tâm lý của trẻ. Trẻ bị biếng ăn tâm lý có thể do một số nguyên nhân sau:Trẻ cảm thấy không được tôn trọng khi bị ép ăn.Phụ huynh, người nuôi dưỡng không hiểu đúng nhu cầu tâm sinh lý của trẻ ở từng giai đoạn phát triển.Thức ăn và cách chế biến thức ăn không phù hợp với sở thích, cơ địa và sự phát triển của trẻ, ví dụ như chỉ cho trẻ lớn ăn nước hầm, cháo xay nhuyễn; hoặc cho trẻ ăn không đúng cách.Không khí bữa ăn căng thẳng làm ảnh hưởng tâm lý khi ăn của trẻ.Nuông chiều trẻ thái quá, ví dụ như cho trẻ xem tivi vào mỗi bữa ăn để “mua chuộc trẻ” khiến trẻ có tâm lý chỉ ăn khi được xem tivi.Quát mắng, dọa dẫm khi trẻ không chịu ăn hay ăn chậm sẽ khiến trẻ có tâm lý đau khổ, sợ hãi khi ăn, dần dần trẻ sẽ có phản ứng chống đối lại việc ăn uống, ghét người cho trẻ ăn.Chuyển dịch đột ngột môi trường sống của trẻ như đi nhà trẻ, chuyển trường, hay thay đổi người chăm sóc,... có thể là nguyên nhân khởi phát biếng ăn tâm lý của trẻ 5. Làm gì khi trẻ bị biếng ăn tâm lý? Biếng ăn tâm lý ở trẻ là một tình trạng không hiếm. Để khắc phục vấn đề này, các bậc phụ huynh cần phải kiên nhẫn để giải quyết được các nguyên nhân liên quan đến yếu tố tâm lý của trẻ, cùng với tình yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc trẻ đúng cách.Các biện pháp sau có thể khắc phục, hỗ trợ biếng ăn tâm lý ở trẻ:Không ép trẻ ăn: Trẻ biếng ăn tâm lý nếu bị ép ăn thì vấn đề sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Khi hình thành việc từ chối thức ăn thì nó có thể trở thành chứng biếng ăn chống đối ở trẻ. Càng ép ăn, trẻ càng có xu hướng kháng cự bằng cách khóc lóc, quay mặt đi khi được cho ăn, thậm chí là chạy trốn khi chuẩn bị đến giờ ăn.Cho trẻ ăn cùng cả nhà: Cho trẻ ăn riêng có thể khiến trẻ tập trung, điều này phù hợp với trẻ nhỏ khi mà chế độ ăn của trẻ khác biệt so với người lớn. Tuy nhiên, ở những trẻ biếng ăn tâm lý, việc cho trẻ ăn cùng cả gia đình có thể thay đổi tâm trạng ăn uống của trẻ, tạo bầu không khí vui vẻ và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.Không mua chuộc hay dọa dẫm trẻ: Không nên lấy việc ăn uống của trẻ làm điều kiện để thưởng cho trẻ cái này hay cái kia, điều này không giải quyết được biếng ăn tâm lý một cách lâu dài. Càng không nên hù dọa trẻ nếu trẻ không chịu ăn, vì sẽ làm cho trẻ có tâm lý chống đối với việc ăn uống.Chuyển tiếp môi trường từ từ: Sự thay đổi đột ngột môi trường sinh hoạt của trẻ như bắt đầu đi học, chuyển trường,... có thể khởi phát tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Do đó, cần có sự chuyển tiếp một cách từ từ để trẻ có thể làm quen, thích nghi với môi trường mới, bớt đi những lo lắng, điều này giúp cải thiện biếng ăn tâm lý của trẻ. Phụ huynh có thể điều chỉnh bữa ăn ở nhà dựa trên thực đơn ở trường của trẻ để trẻ cảm thấy bữa cơm ở lớp gần gũi hơn.Cho trẻ ăn theo nhu cầu: Thay vì ép trẻ ăn, phụ huynh có thể cho trẻ ăn theo nhu cầu và tôn trọng quyết định dừng lại bữa ăn của trẻ, không nên ép trẻ ăn khi trẻ cảm thấy no và không muốn ăn nữa. Điều này khiến trẻ có cảm giác được tôn trọng và tránh tâm lý chống đối khi ăn.Chia nhỏ bữa ăn: Biếng ăn tâm lý ở trẻ có thể được khắc phục với việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày, điều này vừa giúp trẻ giảm cảm giác chán ngấy khi không phải ăn một lượng thức ăn quá nhiều trong một bữa, vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ.Nếu biếng ăn tâm lý ở trẻ vẫn không được cải thiện, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ nhi khoa, các chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia tâm lý trẻ em để được tư vấn và điều trị hiệu quả tình trạng này.
https://suckhoedoisong.vn/viem-gan-a-169106498.htm
13-10-2015
Viêm gan A
Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng không diễn tiến mạn tính như viêm gan B, C cho nên ít gây tổn thương gan kéo dài, thường gặp ở những nước đang phát triển. Triệu chứng Viêm gan cấp tính: • Khởi phát bằng các dấu hiệu tương tự cảm cúm: sốt, ho, đau mỏi cơ, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu kéo dài 5-7 ngày. • Sau đó, hết sốt nhưng vẫn mệt mỏi và chán ăn. • Vàng mắt, vàng da kéo dài 2-4 tuần. Bệnh viêm gan A cấp tính thường tự khỏi, bệnh nhân đi tiểu nhiều và hết vàng da, vàng mắt. Khoảng 2% trường hợp diễn biến nặng, có thể dẫn đến suy gan, hôn mê gan, thậm chí tử vong. Viêm gan tối cấp: Diễn biến nhanh • Sốt cao, vàng mắt, mệt lả, gan teo nhỏ trong khoảng 1 tuần. • Hôn mê gan dẫn đến tử vong. Viêm gan kéo dài: Ít gặp • Ứ mật kéo dài, 2-3 tháng nhưng ít khi để lại hậu quả nặng nề. Nguyên nhân Do virus viêm gan A gây ra; lây qua đường ăn uống. Cách phòng chống • Tiêm vắc xin viêm gan A để phòng bệnh. • Giữ gìn vệ sinh ăn uống, cơ thể; rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh… tránh lây lan (Viêm gan A lây trực tiếp qua thức ăn và nước uống bị nhiễm virus; Virus gây bệnh này đào thải qua phân ở cuối thời kỳ ủ bệnh tới khi lui bệnh). • Nghỉ ngơi; Điều trị nội trú tại bệnh viện trong thời gian mắc bệnh. • Ăn thức dễ tiêu hóa, ít mỡ, đường để tránh quá tải cho gan. Hầm rượu & gác xép Garage ô tô Tum sân thượng ban công Phòng thờ
https://tamanhhospital.vn/benh-ho-van-tim/
15/11/2021
Hở van tim: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, trong đó bệnh lý hở van tim rất phổ biến trong các bệnh lý về tim mạch hiện nay. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí có thể tử vong. Hệ thống van tim có cấu tạo gồm van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi. Các van tim có vai trò điều hướng dòng chảy của máu ra – vào tim theo nguyên tắc một chiều. Cụ thể, khi máu từ buồng tâm nhĩ chảy xuống buồng tâm thất thì van 2 lá và van 3 lá sẽ mở ra, khi đó van động mạch phổi và van động mạch chủ sẽ đóng lại. Khi máu được bơm từ buồng tâm thất lên phổi và hệ thống tuần hoàn thì hai van động mạch phổi, van động mạch chủ mở còn van 2 lá và van 3 lá đóng lại, ngăn không cho máu trào ngược vào 2 buồng tâm nhĩ. Bệnh van tim là bệnh lý xảy ra khi một hoặc nhiều van tim gặp vấn đề về mặt chức năng, không thực hiện tốt chức năng đóng – mở, ảnh hưởng khả năng điều hướng máu lưu thông theo một chiều. Có hai dạng tình trạng bất thường ở van tim thường gặp nhất là hở và hẹp van tim. Mục lụcHở van tim là gì?Nguyên nhân gây ra hiện tượng hở van timCác dấu hiệu thường thấy của hở van timHở van tim có nguy hiểm không?Các phương thức chẩn đoánĐiều trị hở van tim như thế nào?Hở van tim sống được bao lâu?Phòng ngừa sớm hở van tim như thế nào?Hở van tim là gì? Bệnh hở van tim là tình trạng các van tim đóng lại không kín, khiến dòng máu trào ngược trở lại buồng tim mỗi khi tim co bóp. Do đó, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp khối lượng máu bị thiếu do trào ngược. Bệnh được chia thành 4 loại, tương ứng với 4 van tim: Hở van 2 lá: máu trào ngược từ tâm thất trái về tâm nhĩ trái. Hở van 3 lá: máu trào ngược từ tâm thất phải về tâm nhĩ phải. Hở van động mạch chủ: máu trào ngược từ động mạch chủ về tâm thất trái. Hở van động mạch phổi: máu trào ngược từ động mạch phổi về tâm thất phải. Với mỗi dạng hở van tim sẽ kèm theo 4 mức độ hở van 1/4, hở van 2/4, 3/4 và 4/4. Mức độ hở 4/4 là nặng nhất, kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của người bệnh. (1) Van ba lá và van động mạch phổi thường có tình trạng hở van nhẹ do sinh lý. Nguyên nhân gây ra hiện tượng hở van tim Các tổn thương khiến van tim bị hở có thể chia làm hai nhóm là nguyên nhân bẩm sinh và nhóm nguyên nhân do người bệnh có những bệnh lý mắc phải. (2) Nguyên nhân bẩm sinh: Thường gặp do bất thường cấu trúc van động mạch chủ, van hai lá. Nguyên nhân bệnh lý: Bệnh lý van tim mắc phải do hậu thấp: Tình trạng này xảy ra sau khi bị thấp khớp. Đây cũng là dạng van tim hở chiếm tỷ lệ cao nhất ở Việt Nam và những nước đang phát triển. Bệnh lý van tim mắc phải do thoái hóa: Nguyên nhân có thể do quá trình thoái hóa của tuổi già, van dày vôi hóa, đóng không kín. Hở van tim do nhồi máu cơ tim cấp, cơ tim giãn nở, phình/tách động mạch chủ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,… Hở van hai lá do sa van, đứt dây chằng van hai lá,… Các dấu hiệu thường thấy của hở van tim Bệnh hở van tim có triệu chứng khá đa dạng, phụ thuộc vào mức độ hở của van tim. Với hở van mức độ 1/4, người bệnh gần như không có triệu chứng, rất khó phát hiện. Vì vậy, tình trạng này còn gọi là hở van sinh lý, thường ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Từ hở van mức độ 2/4 thì người bệnh có thể gặp những triệu chứng như: Khó thở, đặc biệt là khi nằm hay hoạt động mạnh, có thể có cơn khó thở về đêm. Mệt mỏi kéo dài liên tục ngay cả khi không hoạt động (giảm khả năng gắng sức). Tim đập nhanh, đánh trống ngực liên tục ngay cả khi không hoạt động. Ho khan, nhất là về đêm. Không nằm thấp đầu được. Choáng ngất. Phù mắt cá chân hoặc bàn chân. Đau ngực, khó thở là những triệu chứng điển hình cảnh báo tình trạng van tim bị hở Người bệnh hở van mức độ 2/4 ở giai đoạn đầu thường không thấy những biểu hiện rõ ràng. Khi mức độ hở van tăng lên 3/4, bệnh tiến triển qua nhiều năm, thường sẽ xuất hiện triệu chứng hoặc biến chứng như suy tim, rối loạn nhịp tim,… Nguy cơ suy tim ở người bệnh hở van ở mức 4/4 thường cao hơn so với 3 mức độ còn lại. Ngoài ra, bệnh nhân ở mức độ này còn có thể bị rối loạn nhịp tim, phù phổi, sốc tim… Hở van tim có nguy hiểm không? Bệnh hở van tim nói riêng và các bệnh ở tim mạch nhìn chung đều gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Những biến chứng phổ biến của bệnh rất đa dạng, phổ biến là các biến chứng liên quan tới chức năng hoạt động của tim, bên cạnh đó van tim bị hở cũng có thể làm suy giảm chức năng của nhiều cơ quan khác. Suy tim: Đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân có van tim bất thường do tim phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp lượng máu bị thiếu hụt. Lâu ngày, buồng tim bị giãn và dẫn đến suy tim. Rối loạn nhịp tim: Đây là tình trạng nhịp tim đập bất thường, khi quá nhanh (tần số >100 lần/phút) hoặc quá chậm (tần số < 60 lần/phút), nhịp tim không đều hoặc lúc nhanh lúc chậm. Rối loạn nhịp tim là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử. Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: biến chứng thường gặp ở hở van động mạch chủ, tình trạng này xảy ra do dòng máu phụt ngược từ động mạch chủ về thất trái, dễ gây tổn thương lớp nội mạc tim. Khu vực này lại là nơi vi khuẩn dễ dàng bám dính, gây nhiễm trùng hay áp-xe. Đột quỵ: Người bệnh hở van tim gặp phải các biến chứng suy tim, giãn buồng tim, rối loạn nhịp tim sẽ tạo điều kiện hình thành các cục máu đông đi đến não, gây ra tai biến mạch máu não (đột quỵ). Các phương thức chẩn đoán Để chẩn đoán tình trạng hở van tim, chúng ta cần thăm khám lâm sàng và chỉ định cận lâm sàng phù hợp. Triệu chứng lâm sàng có dấu hiệu biểu hiện của bệnh lý (khó thở, tức ngực, choáng ngất…), tiền sử bệnh lý gợi ý nguyên nhân (bẩm sinh, nhồi máu cơ tim, chấn thương,…), khám tim bằng ống nghe tim. Ở người bị hở van tim, khi nghe tim thường nghe có tiếng thổi do dòng máu phụt ngược bất thường trong tim. Bệnh nhân có tiếng thổi bất thường khi kiểm tra với ống nghe. Để bổ sung tính chính xác cho các kết luận lâm sàng, các bác sĩ thường chỉ định thêm những phương thức chẩn đoán cận lâm sàng như sau: Điện tâm đồ: Phương pháp chẩn đoán này có thể cho thấy các biểu hiện không đặc hiệu như dày nhĩ trái, dày thất trái, rung nhĩ,… Chụp X-quang ngực: Có thể thấy hình ảnh bóng tim to, phù kẽ, phù phế nang thường gặp khi hở van cấp tính hoặc khi suy tim nặng. Siêu âm Doppler tim: Là phương pháp quan trọng nhất trong chẩn đoán chính xác tình trạng hở van tim, giúp xác định và đánh giá mức độ hở van, ảnh hưởng của bệnh tới các chức năng của tim. Phương pháp này cũng có thể giúp phát hiện các bệnh lý tim mạch khác của thai nhi. Thông tim và chụp mạch: Phương pháp chẩn đoán này thường chỉ được áp dụng khi các phương pháp cận lâm sàng khác không thể kết luận được về mức độ hở của van tim, đánh giá chức năng tim hoặc khi dự định phẫu thuật. Ngoài ra, còn có một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như: Chụp cộng hưởng từ, chụp CT scanner, xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu… Tùy vào tình trạng của từng người bệnh, các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể để củng cố tính chính xác của các chẩn đoán bệnh. Điều trị hở van tim như thế nào? Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đối với từng trường hợp bệnh. Thông thường, ở mức độ hở van 1/4 và triệu chứng rất nhẹ thì chưa cần thiết can thiệp điều trị. Mức độ hở van 2/4 vẫn được đánh giá là mức độ nhẹ, nhưng nếu có triệu chứng, các bác sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu (furosemide, spironolactone), thuốc làm giảm hậu gánh, thuốc giãn mạch nhóm nitrate, nhóm thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta giao cảm… Nếu van tim bị hở từ 2/4 trở lên, người bệnh cần tiến hành kiểm tra sớm để xác định nguyên nhân nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trường hợp van hở 3/4 trở lên, người bệnh phải điều trị tích cực, theo dõi sát sao. Trong những trường hợp hở van tim nặng (3,5/4 trở lên), bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp phẫu thuật tim mở hay can thiệp tim qua da dựa trên mức độ tổn thương van. Trong đó, phẫu thuật tim mở thường được áp dụng với trường hợp van tim cần thay thế, phương pháp can thiệp qua da có thể áp dụng trong một số trường hợp (sửa van hai lá qua đường ống thông – Mitra clip). (3) >> Xem thêm: Van tim nhân tạo sẽ được sử dụng trong phẫu thuật thay van tim nếu bệnh nhân có mức độ hở van nặng không thể thực hiện sửa van. Phẫu thuật thay van tim là phương pháp sử dụng với trường hợp van tim bị hở mức độ nặng Hở van tim có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, bởi vậy người bệnh khi đã phát hiện bệnh cần chú ý tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, sử dụng thuốc theo đơn để kiểm soát các triệu chứng của bệnh, tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh cũng được khuyến cáo nên kiểm tra huyết áp thường xuyên và phải điều trị tăng huyết áp (nếu có) vì huyết áp cao sẽ khiến tim phải hoạt động nhiều hơn. Bên cạnh đó, người mắc bệnh van tim cần chú ý thực hiện chế độ ăn nhạt, ít muối, ít chất béo và kiểm tra nồng độ mỡ trong máu thường xuyên để phòng ngừa bệnh mạch vành; không nên uống cà phê. Việc sử dụng đồ uống có cồn nên được hạn chế vì có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn nhịp (nếu có). Người bệnh hở van tin cũng cần chú ý kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân, béo phì nhằm làm giảm áp lực lên tim. Hở van tim sống được bao lâu? Tiên lượng sống của bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ hở van, loại van bị hở, thời điểm phát hiện bệnh, tình trạng bệnh nền cũng như phương pháp điều trị. Trong phần lớn các trường hợp, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ cho hiệu quả tốt, giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Người bệnh hở van tim 2 lá hay hở van động mạch chủ thường gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng và có tiên lượng xấu hơn so với hai loại hở van còn lại. Bệnh hở van tim ở người cao tuổi có mắc kèm theo các bệnh lý nền như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, suy tim… có tiên lượng sống thấp hơn những người chỉ bị hở van đơn thuần. Kết quả của một số khảo sát cho thấy, bệnh hở van 2 lá có kèm bệnh mạch vành sau 5 năm theo dõi có tỷ lệ tử vong lên tới 62%. Khi người bệnh được chẩn đoán sớm, van tim chưa bị hở nhiều, ít biến chứng, hiệu quả điều trị và cơ hội kéo dài tuổi thọ sẽ cao hơn so với khi phát hiện ở giai đoạn hở nặng. Khi các lá van đã bị hư hỏng nghiêm trọng, nguy cơ đột tử có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Do đó, khi người bệnh đã được chẩn đoán van tim bị hở ở mức độ bệnh lý (hở van mức độ vừa đến nhiều), người bệnh cần chú ý theo dõi và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Cho đến nay, thay/sửa van tim là phương pháp duy nhất giúp giải quyết triệt để tổn thương của van tim. Dù vậy, phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm và rủi ro nhất định nhưng các thống kê cho thấy thay/sửa van tim giúp cải thiện rõ rệt tuổi thọ cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể kéo dài tuổi thọ nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ Phòng ngừa sớm hở van tim như thế nào? Mặc dù y học ngày càng phát triển nhưng cho tới hiện tại, vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để giúp khôi phục chức năng ban đầu của van tim đã bị hở ngoài phương pháp thay/sửa van tim. Trong khi đó phương pháp này cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định. Do đó, vai trò của việc phòng bệnh càng quan trọng hơn. Những lưu ý dưới đây cũng có thể áp dụng với người mắc bệnh hở van tim, hỗ trợ hiệu quả điều trị. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ vitamin, các dưỡng chất cần thiết từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… để giúp tăng cường đề kháng. Hạn chế tối đa các thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn… để giúp có một trái tim khỏe mạnh. Cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc để loại bỏ căng thẳng. Tăng cường vận động đều đặn, chú ý thực hiện hoạt động thể dục vừa sức. Duy trì cân nặng ổn định, tránh tình trạng béo phì. Hạn chế sử dụng thuốc lá, các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia… Các yếu tố nguy cơ này không chỉ đe dọa sức khỏe tim mạch mà còn gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan chức năng khác. Tham khảo:Người bệnh hở van tim nên ăn gì, kiêng gì? Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Trung tâm Tim mạch được đầu tư xây dựng khang trang, quy tụ chuyên gia giàu kinh nghiệm, cập nhật thường xuyên các phác đồ điều trị mới theo hướng dẫn từ các Hiệp hội Tim mạch trong và ngoài nước. Thêm vào đó, hệ thống máy móc hiện đại: máy chụp CT ứng dụng trí tuệ nhân tạo, máy chụp cộng hưởng từ; máy siêu âm tim, siêu âm mạch máu (động mạch cảnh, mạch máu ngoại biên…) thế hệ mới dựng hình ảnh 4D, hệ thống máy DSA chụp mạch vành 2 bình diện… giúp thực hiện tầm soát, chẩn đoán nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh tim mạch. Để đặt lịch khám và điều trị cùng các chuyên gia tại Trung tâm Tim mạch, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Bệnh hở van tim có thể gặp phải ở mọi độ tuổi, giới tính, bởi vậy, mọi người cần chủ động tầm soát định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tham-my-an-toan-theo-kien-thuc-chuyen-mon-ma-chi-em-nen-biet-20220926214227353.htm
20220926
Thẩm mỹ an toàn theo kiến thức chuyên môn mà chị em nên biết
Phẫu thuật thẩm mỹ không có chức năng chữa bệnh Phẫu thuật thẩm mỹ được phát triển từ chuyên ngành phẫu thuật chỉnh hình, là việc tác động trực tiếp lên các bộ phận như mô mềm, xương, cơ nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn cũng như chức năng sinh hoạt của khu vực phẫu thuật. Mặc dù là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực y học nhưng phẫu thuật thẩm mỹ không có chức năng chữa khỏi bệnh mà chỉ góp phần cải thiện nhan sắc theo mong muốn cá nhân của chủ thể. Ngoài ra, nó còn có tác động loại bỏ khối u ở phần da cũng như làm trẻ hóa cơ thể khỏi lão hóa và vết tích của thời gian. Nhờ sự phát triển của y học và công nghệ, hiện nay có rất nhiều hình thức thẩm mỹ và được thực hiện trên nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Thuật ngữ phẫu thuật thẩm mỹ trở nên phổ biến và nhu cầu muốn được làm đẹp cũng ngày một tăng cao. Hàng năm, đã có hàng triệu người bao gồm cả nam và nữ đã chọn can thiệp dao kéo để hoàn thiện ngoại hình. Đa phần mọi người đều hướng đến sự thể hiện bản thân, không chỉ "ăn ngon mặc đẹp" mà còn phải đẹp hơn nữa. Không thể phủ nhận được những ưu điểm vượt trội của phẫu thuật thẩm mỹ khi so sánh với các biện pháp làm đẹp khác. Đối với một số người, phẫu thuật thẩm mỹ đã trở thành chìa khóa trong việc làm tăng sự tự tin và cải thiện nhan sắc của bản thân. Vẻ đẹp ngoại hình được hoàn thiện mang lại nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Với một số người khác, nó giúp cải thiện sức khỏe cho những bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh hoặc có ngoại hình ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng luôn có những rủi ro nhất định liên quan đến bất kỳ loại phẫu thuật xâm lấn nào, bao gồm cả các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ. Do đó, bạn nên chắc chắn về sự lựa chọn của mình và tìm hiểu rõ ràng về ưu nhược điểm của phương pháp thẩm mỹ, cân nhắc trước khi thực hiện. Những ai nên phẫu thuật thẩm mỹ Bất cứ ai cũng muốn có một vẻ đẹp tự nhiên, được nhiều người yêu mến, nhưng không phải ai sinh ra cũng xinh đẹp hoàn hảo. Mọi người tìm đến thẩm mỹ có thể vì chiếc mũi lệch, mắt một mí, gương mặt hàm hô/móm, thân hình quá khổ… Và phẫu thuật thẩm mỹ được coi là cầu nối dẫn đến sự hoàn thiện về hình thể, lấy lại niềm vui và sự tự tin trong cuộc sống. Vậy những ai nên phẫu thuật thẩm mỹ? - Phẫu thuật thẩm mỹ chỉ an toàn khi được áp dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên. - Những người có khuyết tật bẩm sinh, hoặc do tai nạn gây biến dạng. - Những người mong muốn cải thiện nhan sắc của mình. Dù là ai khi thực hiện phương pháp này cũng cần nhớ rằng mục tiêu của phẫu thuật thẩm mỹ đơn giản là để làm đẹp. Cái đẹp được định nghĩa theo sự hài hòa và phù hợp với bản thân chứ không cần theo bất kỳ hình mẫu hoặc đánh giá của người nào khác. Bên cạnh đó, ngoài mục tiêu về ngoại hình, bạn hãy luôn luôn đặt an toàn sức khỏe của bản thân lên hàng đầu bằng cách đi khám sức khỏe tổng quát và nghe tư vấn của bác sĩ để biết bản thân có phù hợp với việc phẫu thuật hay không. Đặc biệt với những người có tiền sử mắc các bệnh nan y như tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, máu khó đông... thì cần tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn để tránh những rủi ro và biến chứng. Sự thành công của một ca phẫu thuật thẩm mỹ phụ thuộc đến 90% vào trình độ của bác sĩ Vai trò của bác sĩ trong một ca phẫu thuật là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến 80-90% sự thành công của ca thẩm mỹ. Bác sĩ càng có chuyên môn giỏi, tay nghề cao thì quá trình thực hiện càng an toàn và tính thẩm mỹ. Bởi dù là ca đại phẫu hay tiểu phẫu cũng cần kinh nghiệm để phán đoán nhanh và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ dù có gây nguy hiểm hay không. Ngoài ra, vì tình trạng sức khỏe cũng như cấu tạo cơ thể của mỗi bệnh nhân là khác nhau, bác sĩ cũng cần có kiến thức chuyên môn dày dặn để đưa ra tư vấn phù hợp và phác đồ thẩm mỹ riêng biệt cho từng khách hàng trước khi phẫu thuật. Không thể đẹp ngay sau khi phẫu thuật thẩm mỹ Mặc dù được nhận định là phương pháp làm đẹp giúp mọi người có được ngoại hình như mong muốn một cách nhanh chóng nhưng không phải cứ phẫu thuật thẩm mỹ xong là có thể đẹp ngay được. Có không ít chị em tham gia phẫu thuật thẩm mỹ với kỳ vọng quá cao. Một số trường hợp rất thành công nhưng bản thân chị em lại thấy không vừa ý. Bởi vì dù là phương pháp làm đẹp nào cũng cần có thời gian để cơ thể hồi phục. Bạn nên sắp xếp để có được khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết và có thể đến tái khám bất kỳ lúc nào nếu có phản ứng không mong muốn sau khi thẩm mỹ. Đặc biệt, bạn không nên bắt đầu một chuyến đi xa hay tham gia các hoạt động thể thao, vận động mạnh để tránh ảnh hưởng đến vùng thẩm mỹ. Ngoài ra, việc chăm sóc cơ thể kết hợp cùng chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp vẻ đẹp mới bền lâu hậu phẫu thuật. Dưới đây là một số điều bạn nên lưu ý để duy trì được kết quả thẩm mỹ như ý: - Không nên ăn đồ dầu mỡ hoặc chứa nhiều chất béo, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả và cung cấp các loại dưỡng chất, vitamin cho cơ thể. - Hạn chế uống/ sử dụng các loại chất kích thích. - Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya, luyện tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. - Kiểm tra, thay băng thường xuyên hậu phẫu thuật để tránh nhiễm trùng. - Tái khám theo lịch hẹn và sự hướng dẫn của bác sĩ. Nên chọn cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ uy tín như thế nào? Hiện nay, ở Việt Nam có hàng trăm thẩm mỹ viện lớn nhỏ được giới thiệu, quảng cáo là hiện đại, chất lượng cao… nhưng bên cạnh đó cũng có không ít tin tức về tai nạn khi chọn sai nơi làm đẹp, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tính mạng. Do đó, việc lựa chọn cơ sở thẩm mỹ rất quan trọng. Dưới đây là các tiêu chí được đặt ra mà bạn nhất định phải biết nếu có ý định nâng hạng nhan sắc. - Cơ sở thẩm mỹ phải minh bạch về giấy tờ và được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. - Sở hữu đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm và có tiếng trong nghề. - Cơ sở y tế thường xuyên cập nhật công nghệ thẩm mỹ tiên tiến trên thế giới. - Được trang bị cơ sở vật chất hiện đại cùng quy trình thẩm mỹ rõ ràng. Trước khi đưa ra lựa chọn, bạn cũng cần tự trang bị những kiến thức cần thiết để không bị dắt mũi khi nghe tư vấn từ những cơ sở y tế ảo hay kém chất lượng. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu phản hồi từ những người đã trải nghiệm dịch vụ tại mỗi cơ sở để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của bản thân. Chuyên mục Hiểm họa thẩm mỹ trôi nổi do Báo Dân trí và Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Ngọc phối hợp mở từ ngày 13/9/2022. Với thông điệp "Thẩm mỹ an toàn - An tâm chất lượng" chuyên mục nhằm đưa ra những kiến thức, kinh nghiệm để giúp chị em có lựa chọn làm đẹp đúng đắn. Bên cạnh đó, chuyên mục cũng là nơi để chị em giải bày, chia sẻ quá trình làm đẹp của mình. Đồng hành cùng chuyên mục là đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về thẩm mỹ. Để được tư vấn các thông tin về làm đẹp hãy gọi Hotline đường dây nóng: 0915.810.138 - Tư vấn 24/7: https://www.facebook.com/thammyvienhongngoc
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phong-va-dieu-tri-gian-tinh-mach-tinh-o-tuoi-thieu-nien-vi
Phòng và điều trị giãn tĩnh mạch tinh ở tuổi thiếu niên
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bác sĩ Ngoại tiết niệu - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong trong lĩnh vực tiết niệu và tiết niệu chuyên sâu. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hệ thống tĩnh mạch ở tinh hoàn giãn to bất thường. Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ trai trong độ tuổi thiếu niên. Phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh chủ yếu là những can thiệp ngoại khoa, điều trị nội khoa hầu như không đem lại kết quả. 1. Giãn tĩnh mạch tinh 1.1 Giãn tĩnh mạch tinh là gì?Giãn tĩnh mạch tinh hay giãn tĩnh mạch thừng tinh là khi hệ thống tĩnh mạch ở tinh hoàn giãn to bất thường. Đây là tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ trai, nhất là khi đến tuổi dậy thì và có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản khi đến tuổi trưởng thành.Giãn tĩnh mạch tinh được chia thành 4 cấp độĐộ 0: Không có triệu chứng, không quan sát thấy, phát hiện qua siêu âm.Độ 1: Có triệu chứng khi gắng sức.Độ 2: Có thể sờ thấy nhưng không quan sát thấy.Độ 3: Quan sát thấy bằng mắt thường.Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gặp ở 14-20% thiếu niên - tỉ lệ tương đương với người lớn. Điều cần lưu ý là trong số này, có khoảng 20% có vấn đề về chức năng sinh sản. Do đây là thời điểm có sự phát triển mạnh về cả cơ thể và cơ quan sinh dục của trẻ. Tinh hoàn phát triển nhanh chóng, gia tăng lượng máu đến tinh hoàn, áp lực cao làm cho các mạch máu trở nên căng và giãn ra. Kích thước mạch máu tăng lên để chứa lượng máu ứ trệ lại tạo cơ hội cho sự trào ngược dòng máu từ tĩnh mạch trung tâm trở lại hệ thống tĩnh mạch tinh.Thông thường, nhờ những cơ chế trao đổi nhiệt phức tạp, dòng máu đến tinh hoàn được duy trì ở nhiệt độ 33 độ C. Giãn tĩnh mạch tinh làm rối loạn cơ chế này và làm tăng nhiệt độ tinh hoàn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng. Ngoài ra, nó còn làm mất cân bằng hormone và sự trao đổi oxy trong tinh hoàn. Có 2 loại tế bào trong mô tinh hoàn, tế bào sản xuất tinh trùng và tế bào sản xuất hormone sinh dục nam testosterone. Cả 2 loại tế bào này đều bị ảnh hưởng bởi giãn tĩnh mạch tinh. Ở tuổi thiếu niên, giãn tĩnh mạch tinh còn ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch tinh không gây ảnh hưởng đến sự cương cứng, kích thước dương vật, ham muốn tình dục, nam tính hay quá trình dậy thì Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gặp ở 14-20% thiếu niên - tỉ lệ tương đương với người lớn 1.2 Nguyên nhânHiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh, có thể có liên quan tới yếu tố di truyền. Do yếu tố giải phẫu tĩnh mạch tinh trong bên phải đổ vào thận phải. Đối với tĩnh mạch tinh trong bên trái đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Do đó, áp lực bên trong lòng tĩnh mạch tinh bên trái cao hơn bên phải và bên trái có nguy cơ giãn bất thường cao hơn.1.3 Dấu hiệu và triệu chứng giãn tĩnh mạch tinhThông thường, giãn tĩnh mạch tinh không có triệu chứng rõ ràng và không được để ý cho đến khi được bác sĩ tình cờ phát hiện nhờ thăm khám tinh hoàn. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị giãn tĩnh mạch tinh như:Vùng trên tinh hoàn có xuất hiện một khối những búi giãn ngoằn ngoèo và thấy rõ khi trẻ đứng, giảm khi nằm.Trẻ có cảm giác nặng vùng bìu sau một hoạt động gắng sức hoặc thời tiết nóng nực, và tăng lên thành dấu hiệu đau âm ỉ tinh hoàn bên bị bệnh.Trong thời kì dậy thì, thể tích tinh hoàn có thể tăng từ 2ml lên đến 16ml. Tinh hoàn được xác định là nhỏ khi thể tích chênh lệch giữa 2 tinh hoàn từ 2ml trở lên. Thể tích này được đo chính xác nhất qua siêu âm tinh hoàn. Ở người trưởng thành, giãn tĩnh mạch tinh có chỉ định mổ khi mà xét nghiệm tinh dịch đồ có bất thường hoặc bệnh nhân có vấn đề về khả năng sinh sản. Ngoài ra, cũng có thể chỉ định mổ khi khối tĩnh mạch tinh giãn rất to hoặc triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh. Kích thước của tĩnh mạch tinh giãn cũng là một yếu tố tiên lượng cho chất lượng của tinh trùng và sự phát triển của tinh hoàn. 2. Phòng và điều trị giãn tĩnh mạch tinh Điều trị giãn tĩnh mạch tinh ở tuổi thiếu niên chủ yếu là can thiệp ngoại khoa Có nhiều phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh, với mục tiêu chung là thắt các tĩnh mạch tinh đang giãn bệnh lý. Những phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh đang được sử dụng phổ biến bao gồm:Phẫu thuật nội soi ổ bụngThắt tĩnh mạch tinh ngoài phúc mạcVi phẫu thắt tĩnh mạch tinh đường bẹn.Chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp:Giãn tĩnh mạch tinh gây triệu chứng đau tức vùng bẹn bìu kéo dài ảnh hưởng tới sinh hoạt và khả năng lao động.Giãn tĩnh mạch tinh kết hợp với teo tinh hoàn.Giãn tĩnh mạch tinh phát hiện trên một cặp vợ chồng vô sinh.Giãn tĩnh mạch tinh kèm theo bất thường về tinh dịch đồ.Những phương pháp này đều là can thiệp tối thiểu, và có thể tái phát lại với tỷ lệ 2-15%. Phẫu thuật ổ bụng có thể gặp thêm một số biến chứng như tràn dịch màng tinh hoàn, teo tinh hoàn, hay đau tức tinh hoàn, tổn thương các tạng trong ổ bụng, nhiễm khuẩn vết mổ,... Thời gian phẫu thuật khoảng 1 giờ đồng hồ và bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày.Đối với giãn tĩnh mạch tinh, điều trị nội khoa không đem lại kết quả. Can thiệp ngoại khoa đã đem lại kết quả tích cực, gia tăng số lượng tinh trùng và tỷ lệ có thai cho vợ chồng bệnh nhân.Tóm lại, giãn tĩnh mạch tinh là khi hệ thống tĩnh mạch ở tinh hoàn giãn to bất thường. Đây là một tình trạng khá phổ biến ở những bé trai trong độ tuổi thiếu niên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Điều trị giãn tĩnh mạch tinh ở tuổi thiếu niên chủ yếu là can thiệp ngoại khoa và đem lại kết quả tích cực, giúp cho bệnh nhân gia tăng số lượng tinh trùng và tỷ lệ mang thai. Phương pháp điều trị và phòng ngừa rối loạn đường tiết niệu
https://dantri.com.vn/suc-khoe/thuoc-bo-duong-va-nhung-cuoc-tim-kiem-miet-mai-20160216080401322.htm
20160216
Thuốc bổ dương và những cuộc tìm kiếm miệt mài
Có hay không thuốc kích dục? Thuốc kích dục (chữ tiếng Anh là “aphrodisiac” xuất phát từ chữ Aphrodite - tên của vị nữ thần tình yêu trong Thần thoại Hy Lạp) với ý nghĩa là một loại thuốc mà khi uống, tiêm, dán, xịt... làm tăng nhu cầu tình dục ở một người bình thường. Đây là mơ ước từ ngàn xưa đến nay của một số ít người (đa số không có ý đồ tốt) và có lẽ mãi mãi vẫn chỉ là mơ ước. Người ta thường mường tượng hễ dùng mấy thứ thuốc này là tự nhiên nam hay nữ gì cũng bị mê hoặc, sẵn sàng nhảy bổ vào các cuộc truy hoan, không kiềm chế nổi, bất chấp tất cả. Thật ra, trong sách vở y học chưa thấy nói có ai phát minh ra loại thuốc kích dục theo kiểu này, mà chỉ thấy nói có những loại thuốc tác động lên não làm tăng hưng phấn đủ thứ, trong đó có hưng phấn tình dục. Một vài loại chất cũng tác động trên khu vực não chỉ huy sự hưng phấn tình dục, nhưng cũng mới chỉ nghiên cứu trên chuột mà thôi. Có rất nhiều loại thuốc kích dục đã được lưu truyền, ví dụ như rượu. Bản thân rượu có thể gây hưng phấn (dù là bất kỳ loại rượu gì) nhưng chỉ uống ở mức độ vừa phải, chứ nhiều quá đến mức chân nam đá chân chiêu thì lấy đâu ra niềm vui trong “chuyện ấy”. Thậm chí, uống lâu ngày còn bị tổn hại thần kinh (kể cả thần kinh cương), hậu quả là “cậu nhỏ” liệt luôn. Người ta hay chọn sừng tê giác làm thuốc kích dục chỉ vì hình thức bên ngoài của nó nhìn giống như bộ sinh dục nam cỡ “khủng” chứ sừng tê giác cũng chỉ giống như sừng trâu, sừng bò mà thôi. Hiệu quả chưa thấy đâu, nhưng hậu quả thì nhãn tiền, loài tê giác đang trên bờ tuyệt chủng. Bộ phận sinh dục của con dê đực cũng được chọn vì khả năng làm việc “đáng nể” của nó, nhưng không có chứng cứ khoa học nào khẳng định ăn “cái đó” xong thì khỏe và “sung” cả. Châu Á, châu Phi, châu Âu cũng tìm thuốc tráng dương Không chỉ ở nước ta mà các nước châu Á khác, châu Phi, thậm chí châu Âu cũng lưu truyền thứ thuốc tráng dương. Một giống bọ (côn trùng) Tây Ban Nha được người ta tán nhuyễn thành bột rồi uống, vì nó có chất cantharidin làm ngứa bộ phận sinh dục. Thực ra, cantharidin là một chất hóa học được dùng để làm thuốc trị mụn cóc. Người ta lấy chất này (dung dịch nồng độ 0,7%) bôi lên mụn cóc, nó sẽ đẩy mụn cóc lên và bong khỏi da. Tuy nhiên, vì đây là một chất cực độc nên các cơ quan quản lý như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không cho phép lưu hành. Thế nhưng do thiếu hiểu biết, một số người lại tận dụng chất này như một chất kích dục. Thật sự, cantharidin không có khả năng làm tăng ham muốn tình dục, mà chỉ có tác dụng kích thích niêm mạc vùng sinh dục, gây ngứa ngáy, khiến dương vật dễ cương, còn vùng âm hộ thì bứt rứt không yên. Nhưng ít ai biết được, với cantharidin từ “tác dụng” chuyển qua “tác hại” chỉ một bước chân. Nhẹ thì cương đau kéo dài (với nam giới) nặng thì có thể tử vong (cả nam và nữ). Ở Nam Phi, cantharidin được dùng làm chất độc giết người, làm thận suy, chảy máu ồ ạt đường ruột. Liều gây chết người thông thường là 32-65mg, nhưng đôi khi chỉ cần 10mg cũng có thể đưa một người “về nơi xa vắng”. Testosterone giúp tăng cường “yêu”? Trong Tây y, có lẽ testosterone có tác dụng bổ dương cho những người lớn tuổi bị giảm hàm lượng testosterone trong máu. Ngoài chuyện sinh lý giảm, những người này còn bị nhiều triệu chứng khác như hay buồn ngủ, dễ cáu gắt, buồn vui bất chợt, sức lực giảm sút, ăn kém ngon, có khi còn có những đợt đỏ bừng mặt... giống như phụ nữ vào giai đoạn mãn kinh vậy. Hiện tượng này cũng được gọi là mãn kinh nam (tắt dục nam). Tuy nhiên, dùng testosterone phải thận trọng, cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ vì nó là một nội tiết tố (tức là một loại chất vi lượng trong cơ thể). Nếu dùng sai thì gây hại khó hồi phục (ví dụ phụ nữ dùng nó sẽ bị mọc râu, tắt kinh, nam giới bị vô sinh...). Thực tế, có một loại “thuốc bổ dương” thuộc dạng ngon bổ rẻ rất dễ áp dụng, đó là thể dục thể thao. Bơi lội, chạy bộ, đi bộ giúp tráng dương rất tốt. Và điều này không ai có thể phủ nhận, chỉ cần bạn có sự kiên trì mà thôi. Theo TS.BS Nguyễn Thành Như Sức khỏe & Đời sống
https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-nhan-biet-phinh-dong-mach-chu-nguc-169104404.htm
09-12-2017
Dấu hiệu nhận biết phình động mạch chủ ngực
Ngày nay, phình động mạch chủ không còn là bệnh lý hiếm gặp, số bệnh nhân mắc phình động mạch chủ nhập viện ngày càng tăng. Đây là bệnh lý giãn động mạch chủ vĩnh viễn và không phục hồi, khi đường kính ngang đo được lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần so với đường kính phần còn lại của động mạch chủ. Phình động mạch chủ ngực chiếm khoảng 2-5% của tất cả phình mạch máu. Phình động mạch chủ ngực. Đặt stent - graft trong phình động mạch chủ ngực. Nguy cơ tử vong cao Thông thường, phình động mạch chủ ngực được chia thành các dạng sau: Phình động mạch chủ ngực đoạn động mạch chủ ngực, trong đó có thể phân chia thành hai loại theo hình dạng của nó: Dạng túi: mặt bên của động mạch chủ phồng lên và không đối xứng. Thường đây là giả phình động mạch chủ mà nguyên nhân do chấn thương hay do loét xuyên thấu động mạch chủ; Dạng hình thoi: đây là phình thật vì tổn thương cả 3 lớp của thành động mạch chủ. Giãn to bất thường một đoạn dài và liên quan đến toàn bộ chu vi của thành động mạch chủ. Phình động mạch chủ ngực - bụng liên quan cả hai động mạch chủ ngực xuống và động mạch chủ bụng. Tiến triển của bệnh liên quan đến một số yếu tố nguy cơ thường gặp bao gồm: xơ vữa động mạch, hút thuốc lá, nam giới và tăng huyết áp. Phình động mạch chủ ngực có tỉ lệ phát triển trung bình 0,42cm - 0,56cm/năm. Khi đường kính động mạch chủ ngực càng lớn thì nguy cơ gây vỡ phình càng tăng dẫn đến nguy cơ tử vong càng cao. Phình động mạch chủ ngực trên phim chụp CT Scanner. Dấu hiệu nhận biết bệnh Thông thường, phình động mạch chủ ít có triệu chứng hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ hay khi chụp Xquang ngực thường quy. Ngoài ra, một số bệnh nhân có triệu chứng không điển hình như: Đau: Thường đau mơ hồ, có thể đau ở cổ và hàm dưới hoặc đau giữa hai xương bả vai, hay đau lưng, đau vai trái. Khi có phình tách động mạch chủ thì xuất hiện đau đột ngột như xé vùng trước ngực hoặc sau lưng. Hình phân loại phình ĐMC theo hình dạng. Dấu hiệu chèn ép: Khi phình lớn có thể gây chèn ép các cấu trúc xung quanh hay tạng lân cận gây khàn tiếng (chèn ép thần kinh thanh quản) hoặc khó thở, khó nuốt do chèn vào khí quản, thực quản hoặc phù do chèn ép vào tĩnh mạch. Vỡ phình động mạch chủ: Đây là biến chứng nặng và nguy hiểm, bệnh nhân thường tử vong trước khi nhập viện. Một số trường hợp may mắn vỡ chưa hoàn toàn cần phẫu thuật cấp cứu tối khẩn cấp. Khi chưa sốc và trụy tim mạch thì các triệu chứng thường gặp là: Đau ở ngực hoặc bụng, lưng. Tính chất đau thường đột ngột và đau nhiều; Mạch nhanh và huyết áp không đo được hoặc rất thấp. Da niêm mạch nhợt do mất máu; Làm chẩn đoán hình ảnh sẽ thấy dịch trong màng phổi hay sau phúc mạc. Với trường hợp này, cần khẩn trương tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, tiên lượng cũng rất khó khăn. Mời độc giả đón đọc phần 2:" Đặt ống ghép nội mạch trong điều trị phòng động mạch chủ " vào lúc 8h ngày 14/9/2015
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tu-van-che-do-dinh-duong-de-giam-can-vi
Tư vấn chế độ dinh dưỡng để giảm cân
Bạn đang muốn giảm cân và đang bối rối không biết ăn thế nào để giảm cân thành công mà đơn giản, dễ làm. Sau đây là những gợi ý bạn có thể tham khảo chế độ giảm cân lành mạnh. 1. Các bước giảm cân 1.1 Cắt giảm lượng carbsPhần quan trọng nhất là cắt giảm đường và tinh bột, hoặc carbohydrate. Khi bạn làm điều đó, mức độ đói của bạn sẽ giảm xuống và bạn thường ăn ít calo hơn.Một lợi ích khác của việc cắt giảm carbs là làm giảm nồng độ insulin, khiến thận thải ra lượng natri và nước dư thừa. Điều này làm giảm đầy hơi và trọng lượng nước không cần thiết.1.2. Ăn protein, chất béo lành mạnh và rauMỗi bữa ăn của bạn nên bao gồm một nguồn protein, nguồn chất béo lành mạnh và rau ít carb.Nguồn protein lành mạnh bao gồm:Thịt: thịt bò, thịt gà, thịt lợn và thịt cừuCá và hải sản: cá hồi, cá hồi và tômTrứng: toàn bộ trứng với lòng đỏProtein từ thực vật: đậu, đậu và đậu nànhNhiều loại rau chứa ít carbs, bao gồm: Bông cải xanh, súp lơ, rau bina, cà chua, cải xoăn, bắp cải Brucxen, cải bắp.Nguồn chất béo lành mạnh bao gồm: Dầu ô liu, dầu dừa, dầu bơ, bơ.1.3. Nâng tạ ba lần mỗi tuầnBằng cách nâng tạ, bạn sẽ đốt cháy rất nhiều calo và ngăn quá trình trao đổi chất của bạn chậm lại. Nếu bạn mới đến phòng tập, hãy nhờ một huấn luyện viên cho một lời khuyên.Nếu nâng tạ không phải là một lựa chọn cho bạn, thì thực hiện một số bài tập tim mạch như đi bộ, chạy bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội. 2. Một số phương pháp hỗ trợ giảm cân 2.1 Uống nước, đặc biệt là trước bữa ănUống nước có thể tăng cường trao đổi chất giúp bạn đốt cháy thêm một vài calo. Một nghiên cứu cho thấy rằng uống một nửa lít nước (17 ounce) khoảng nửa giờ trước bữa ăn giúp những người ăn kiêng ăn ít calo hơn và giảm cân hơn 44%, so với những người không uống nước. Uống nước trước bữa ăn giúp giảm cân hiệu quả hơn 2.2. Uống cà phê đenCà phê chất lượng được nạp chất chống oxy hóa và có thể có nhiều lợi ích sức khỏe.Các nghiên cứu cho thấy rằng caffeine trong cà phê có thể tăng cường trao đổi chất lên 3-11 % và tăng khả năng đốt cháy chất béo lên tới 10-29%.Chỉ cần đảm bảo không thêm một loạt đường hoặc các thành phần calo cao khác vào cà phê của bạn. Điều đó sẽ phủ nhận hoàn toàn bất kỳ lợi ích.2.3. Uống trà xanhTrà xanh có nhiều lợi ích, một trong số đó là giảm cân. Mặc dù trà xanh có chứa một lượng nhỏ caffeine, nhưng nó được nạp chất chống oxy hóa mạnh mẽ được gọi là catechin, được cho là có tác dụng hiệp đồng với caffeine để tăng cường đốt cháy chất béo.2.4. Thử nhịn ăn gián đoạnNhịn ăn không liên tục là một mô hình ăn uống phổ biến, trong đó mọi người quay vòng giữa thời gian nhịn ăn và ăn.Các nghiên cứu ngắn hạn cho thấy việc nhịn ăn không liên tục có hiệu quả trong việc giảm cân như hạn chế lượng calo liên tục. Ngoài ra, nó có thể làm giảm sự mất khối lượng cơ bắp thường liên quan đến chế độ ăn ít calo.2.5. Uống bổ sung GlucomannanGlucomannan là loại chất xơ hấp thụ nước và nằm trong ruột của bạn trong một thời gian, khiến bạn cảm thấy no hơn và giúp bạn ăn ít calo hơn.2.6. Đi bộTrên thực tế, chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày là có thể hỗ trợ giảm cân. Thêm vào đó, nó là một hoạt động thú vị mà bạn có thể thực hiện cả trong nhà và bên ngoài bất cứ lúc nào trong ngày. 3. Một số chất dinh dưỡng giảm cân lành mạnh Hiện nay, xã hội phát triển đi kèm theo là nhiều thực phẩm đa dạng nhưng chứa nhiều chất béo, hóa chất làm ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể. Bạn cần cho mình một chế độ dinh dưỡng và khoa học thực phẩm để cải thiện được cân nặng của bạn.Dưới đây là một số chất dinh dưỡng để bạn thực hiện giảm cân:3.1. Ăn chất xơChất xơ được tìm thấy trong thực phẩm lành mạnh bao gồm rau, trái cây, đậu và ngũ cốc. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp bạn giảm cân và giảm cân.Tăng lượng tiêu thụ của bạn cũng dễ dàng như thêm đậu vào món salad của bạn, ăn yến mạch cho bữa sáng hoặc ăn vặt với các loại hạt và hạt giàu chất xơ. Salad rất giàu chất xơ, tốt cho việc giảm cân 3.2. Nhường chỗ cho chất béo lành mạnhMặc dù chất béo thường là thứ đầu tiên bị cắt giảm khi bạn đang cố gắng giảm cân, nhưng chất béo giảm cân lành mạnh thực sự có thể giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân.Các loại chất béo lành mạnh như: Dầu ô liu, bơ và các loại hạt đã được chứng minh là có thể giảm cân tối đa trong một số nghiên cứu. Hơn nữa, chất béo giúp bạn no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và giúp bạn đi đúng hướng.3.3. Ăn trứng cho bữa sángCác nghiên cứu cho thấy việc thay thế bữa sáng bằng ngũ cốc bằng trứng có thể giúp bạn ăn ít calo hơn trong 36 giờ tới cũng như giảm cân và mỡ trong cơ thể. 4. Lời khuyên giảm cân cho bạn 4.1 Đừng bỏ bữa sángBỏ bữa sáng sẽ không giúp bạn giảm cân. Bạn có thể bỏ lỡ các chất dinh dưỡng thiết yếu và cuối cùng bạn có thể ăn vặt nhiều hơn vì cảm thấy đói.4.2 Ăn nhiều trái cây và rauTrái cây và rau có ít calo và chất béo, và nhiều chất xơ - 3 thành phần thiết yếu để giảm cân thành công. Chúng cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất kết hợp với uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là trước bữa ăn.4.3 Không dự trữ đồ ăn vặtĐể tránh cám dỗ, đừng dự trữ đồ ăn vặt - chẳng hạn như sô cô la, bánh quy, khoai tây chiên giòn và đồ uống có ga ngọt - ở nhà. Thay vào đó, hãy bổ sung các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe vào chế độ ăn giảm cân của bạn như: trái cây, bánh gạo không ướp muối, bánh yến mạch, bỏng ngô không ướp muối hoặc không đường, và nước ép trái cây.Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ tốt nhất. Nguồn tham khảo: healthline.com, nhs.uk
https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-ung-thu-dai-trang-nhu-the-nao-169240602193221239.htm
03-06-2024
Điều trị ung thư đại tràng như thế nào?
1. Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng Tùy thuộc giai đoạn ung thư bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị. Thông thường ung thư từ giai đoạn 1-3A có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ các mô và tế bào ở gần. Nếu ung thư tiến triển sang giai đoạn 3B hoặc 3C cần hóa trị kèm theo phẫu thuật, để ngăn ngừa các tế bào ung thư tấn công các cơ quan khác. Giai đoạn 4 thì cần điều trị bằng hóa trị hoặc liệu pháp đích. - Phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng: Phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất trong ung thư, đặc biệt là ở giai đoạn sớm. Phẫu thuật triệt căncó thể loại bỏ hoàn toàn khối u khi chưa có biểu hiện xâm lấn, di căn. Nếu không thể điều trị triệt căn, phẫu thuật tạm thời vẫn loại bỏ phần lớn các tế bào ác tính, giảm hiện tượng chèn ép do khối u nhằm cải thiện chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Hình ảnh ung thư đại tràng. Chỉ định phẫu thuật triệt căn hay tạm thời, mở rộng và làm sạch tùy vào các yếu tố: + Phẫu thuật triệt căn: Là phẫu thuật cắt bỏ rộng rãi khối u theo nguyên tắc cắt bỏ đoạn ruột mang khối u đảm bảo bờ an toàn của hai đầu ruột cắt, nạo lấy hết các hạch mạc treo vùng, cắt tận gốc các mạch máu nuôi dưỡng. Phẫu thuật này được chỉ định cho các trường hợp: Bệnh nhân có thể trạng còn tốt. Ung thư ở giai đoạn chưa di căn xa. Ung thư còn khu trú ở thành ruột chưa xâm lấn các tạng xung quanh hoặc có xâm lấn nhưng còn khả năng cắt bỏ được. + Phẫu thuật mở rộng: Là phẫu thuật cắt bỏ rộng rãi triệt để, kết hợp cắt bỏ các cơ quan lân cận bị xâm lấn và cắt bỏ một phần hay toàn bộ các cơ quan di căn. Phẫu thuật này được chỉ định cho các trường hợp: Thể trạng bệnh nhân cho phép một phẫu thuật lớn. Ung thư xâm lấnvào các tạng lân cận hoặc di căn mà còn có thể cắt bỏ được. + Phẫu thuật làm sạch: Phẫu thuật cắt đoạn đại tràng trực tràng có khối u với mục đích làm sạch để tránh các biến chứng tắc ruột, nhiễm trùng, vỡ khối u hoặc trong các trường hợp di căn mà không thể lấy được hết. + Phẫu thuật tạm thời chỉ định cho các trường hợp: Giai đoạn muộn của ung thư. Không phẫu thuật triệt để được ở giai đoạn IV. Thể trạng bệnh nhân quá kém không thể chịu đựng được cuộc mổ lớn. Các phương pháp thực hiện: Nối tắt đoạn ruột trên với đoạn ruột dưới khối u. Đưa ruột trước khối u ra ngoài ổ bụng làm hậu môn nhân tạo. Các phẫu thuật chống chỉ định khi: Khối u quá lớn, ung thư đã di căn xa, vào các tạng lân cận, tới phúc mạc không có khả năng cắt bỏ. Người bệnh già yếu hoặc có các bệnh nặng phối hợp không thể thực hiện được phẫu thuật. 6 cách giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng ĐỌC NGAY - Xạ trị : Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư mà trong đó sử dụng bức xạ ion hoá năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể chữa khỏi bệnh, kéo dài, điều trị triệu chứng bệnh ung thư. Xạ trị thường được kết hợp với hóa trị, phẫu thuật để điều trị ung thư để mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh. Chỉ định xạ trị trong quản lý ung thư đại trực tràng, ống hậu môn: + Ung thư đại tràng : Chỉ định xạ trị khi phẫu thuật không thể tiến hành ngay được do u xâm lấn vào cơ quan xung quanh mà không thể cắt bỏ. + Ung thư trực tràng : Chỉ định xạ trị khi u lớn, xâm lấn rộng, có hạch di căn cần phải xạ trị... có thể cần phải thực hiện hóa trị và xạ trị đồng thời nhằm làm khối u nhỏ đi, dễ bóc tách trong phẫu thuật. Điều trị giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi, tăng khả năng bảo tồn cơ thắt hậu môn cho người bệnh. Một số trường hợp, xạ trị hoặc hóa xạ trị có thể được tiến hành sau phẫu thuật nhằm giảm nguy cơ tái phát tại chỗ, tại vùng tiểu khung. + Ung thư ống hậu môn: Đa số các trường hợp sẽ có chỉ định xạ trị. Trong một số trường hợp xạ trị có thể giúp nhiều bệnh nhân tránh phẫu thuật, bảo tồn ống hậu môn. - Hóa trị : Là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh. Với những phát minh mới về thuốc, hóa trị ngày càng phát triển, có hiệu quả cao và độc tính của thuốc được giảm thiểu. Hóa trị là một phần quan trọng trong điều trị ung thư đại trực tràng. - Liệu pháp điều trị đích: Ngày nay, một số loại thuốc điều trị nhắm trúng đích đã được áp dụng để điều trị ung thư đại trực tràng tiến triển. Liệu pháp này liên quan đến cơ chế miễn dịch, sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư. Rất nhiều thuốc theo cơ chế này đang được nghiên cứu và hứa hẹn sẽ cho kết quả khả quan. Các tế bàoung thư đại trực tràngcó thể có các thay đổi gen, khác với tế bào đại trực tràng bình thường nên dễ phát hiện hơn, đó cũng là điều kiện để chỉ định một số thuốc theo cơ chế miễn dịch. Phẫu thuật là chỉ định sớm nhất trong điều trị ung thư đại trực tràng. 2. Những lưu ý khi điều trị ung thư đại tràng Những người có yếu tố nguy cơ cao nên tầm soát ung thư đại tràng để được phát hiện và điều trị sớm. Khi có chỉ định phẫu thuật, trước đó vài ngày, bệnh nhân cần: - Ăn uống khoa học theo chỉ định của bác sĩ, hoặc chuyên gia dinh dưỡng... - Trong vòng 12 giờ trước khi tiến hành phẫu thuật, cần nhịn ăn, chỉ được uống nước lọc, nhịn uống nước 2 giờ trước ca mổ. - Khám tiền mê trước khi mổ vài ngày, bao gồm xét nghiệm nước tiểu, máu, đo nhịp tim, huyết áp. - Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân vẫn còn yếu nên quá trình chăm sóc trong giai đoạn này rất quan trọng, quyết định tới khả năng phục hồi. Tại bệnh viện người bệnh được nuôi ăn thông qua đường tĩnh mạch hoặc ăn bằng miệng từ thức ăn lỏng tới đặc dần. Thực phẩm tốt nên cho bệnh nhân ăn là trái cây giàu vitamin, chất xơ; rau xanh; thịt giàu protein; uống nước và thuốc đầy đủ. Tại nhà, sau khi bệnh nhân được ra viện, cần phải uống thuốc đầy đủ đều đặn đúng theo chỉ định. Sau khoảng 2 tuần, người bệnh có thể bắt đầu vận động nhẹ nhàng rồi dần dần mới nâng mức độ. Biện pháp tốt nhất là ngồi thiền, tập vài động tác yoga đơn giản, đi bộ; tránh vận động mạnh, quá sức; bảo đảm ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giàu chất xơ, uống nước đầy đủ. Hai ngày sau phẫu thuật không được tắm rửa mà chỉ lau người, thay quần áo. Sau đó bệnh nhân có thể tắm nhẹ nhàng với nước lã, tránh xà phòng, sữa tắm vào vết thương. Nếu điều trị bằng hóa chất, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như như đầy bụng, buồn nôn, sốt, viêm loét, giảm hồng cầu... cần lưu ý: Không nên để bụng quá đói và không nên ăn quá no sau hóa trị. Sau khi uống thuốc khoảng 30 phút mới nên ăn. Ăn chế độ thanh đạm, hạn chế ăn những loại thực phẩm có nhiều gia vị, nhiều mùi vị. Nên ăn cháo, uống nước cam, nước gừng, nước chanh, nước bưởi, sữa chua,.. Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều sắt như gan, thịt bò... Nên ăn các thực phẩm có tính kháng khuẩn như tía tô, rau diếp cá, tỏi, húng quế, mật ong... Mời độc giả xem thêm video: Bị ung thư đại tràng giai đoạn 4, chàng trai chia sẻ dấu hiệu.
https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-ho-tro-phu-nu-vuot-qua-tram-cam-sau-sinh-169240523210415489.htm
27-05-2024
Chế độ ăn hỗ trợ phụ nữ vượt qua trầm cảm sau sinh
Mặc dù nhận thức và nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của bà mẹ đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ gần đây nhưng tỷ lệ mắc bệnh tâm thần ở bà mẹ vẫn cao. Rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở các bà mẹ là trầm cảm sau sinh , được định nghĩa là các triệu chứng trầm cảm gặp phải trong 6 tháng đầu sau sinh Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 7 phụ nữ mới sinh con thì có một phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. Bộ Y tế cho biết, có 85% phụ nữ sau sinh có biểu hiện bất thường, thậm chí bệnh lý về tâm thần với mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Theo PGS.TS. Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm khoa Tâm thần - Bệnh viện Quân y 103: Trầm cảm sau sinh là một dạng rối loạn có các triệu chứng giống với trầm cảm thông thường. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra rối loạn này lại khác với nguyên nhân gây trầm cảm thông thường là do thiếu serotonin ở não vì biến động nội tiết ở bệnh nhân sau khi sinh. 1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh trầm cảm sau sinh Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, sản xuất sữa và chăm sóc con. Chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng có thể khiến bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, dễ cáu kỉnh, ảnh hưởng đến tâm trạng. Một kế hoạch bữa ăn toàn diện, giàu dinh dưỡng đã được chứng minh là không chỉ giúp phục hồi sau sinh mà còn giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh và rối loạn tâm trạng . Dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp bà mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh. Phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc từng bị trầm cảm sau sinh trong quá khứ có nhiều khả năng bị trầm cảm sau sinh hơn trong những lần mang thai tiếp theo. Những bà mẹ ở tuổi vị thành niên và những người không được chồng, gia đình hỗ trợ hoặc những người đang trải qua tình huống căng thẳng cao độ như mang thai phức tạp hoặc sinh non cũng có nguy cơ cao hơn. Một yếu tố nguy cơ khác đối với trầm cảm sau sinh là sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, tình trạng này rất phổ biến sau khi mang thai, vì vậy một trong những điều chủ động nhất bạn có thể làm nếu bắt đầu cảm thấy chán nản là đảm bảo rằng bạn đang nuôi dưỡng bản thân bằng những thực phẩm phù hợp. Ăn thực phẩm chất lượng cao, giàu dinh dưỡng sẽ giúp khôi phục chất dinh dưỡng, cân bằng nội tiết tố cần thiết để ổn định tâm trạng . Chế độ ăn giúp người bệnh trầm cảm cải thiện tâm trạng ĐỌC NGAY Có bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa dinh dưỡng tốt và trầm cảm sau sinh. Ví dụ, sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin B, acid béo omega-3, vitamin D, kẽm có liên quan đến nguy cơ gặp phải các triệu chứng trầm cảm cao hơn, bao gồm cả những triệu chứng liên quan đến trầm cảm sau sinh. Nghiên cứu cho thấy rằng chất dinh dưỡng cạn kiệt dễ làm tăng đáng kể tình trạng trầm cảm từ thời điểm mẹ chuẩn bị mang thai cho đến 1 năm sau sinh. Trong khoảng thời gian này, cơ thể bà mẹ cần nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với số lượng lớn hơn để cải thiện sức khỏe đường ruột, điều hòa nội tiết tố, khả năng miễn dịch và chức năng thần kinh nội tiết. 2. Các dưỡng chất ảnh hưởng tới tâm trạng bà mẹ sau sinh Mặc dù dinh dưỡng không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh nhưng nó được coi là một trong những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của phụ nữ sau khi sinh con. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng cần thiết có thể giúp giảm bớt nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của trầm cảm sau sinh: 2.1 Vitamin B Vitamin B rất cần thiết cho hoạt động bình thường của não. Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng và chức năng não. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa nguy cơ bị trầm cảm cao hơn và mức tiêu thụ vitamin B6 thấp. Các nghiên cứu khác cho thấy hàm lượng thấp một số vitamin B, bao gồm folate, vitamin B12, có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Một nghiên cứu nhỏ được công bố trên Tạp chí Rối loạn cảm xúc cho thấy những phụ nữ có lượng folate, vitamin B12 thấp có khả năng gặp các triệu chứng của trầm cảm sau sinh. Các thực phẩm giàu vitamin B rất cần thiết cho chức năng não và thần kinh, giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh. 2.2 Acid béo thiết yếu Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung chế độ ăn uống bằng thực phẩm giàu acid béo omega-3 có thể giúp tăng cường sự tập trung tinh thần, giảm viêm, giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh . Chất béo lành mạnh có đặc tính chống viêm có thể giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và sau khi sinh, lượng DHA dự trữ trong cơ thể mẹ sẽ được truyền qua sữa mẹ để hỗ trợ sự phát triển thần kinh của trẻ. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được công bố trên Tạp chí Rối loạn cảm xúc cho thấy những phụ nữ được bổ sung omega-3 liều cao khi mang thai và trong 3 tháng sau sinh có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh thấp hơn so với những phụ nữ dùng giả dược. 2.3 Vitamin D Vitamin D hỗ trợ hệ thống miễn dịch, não và hệ thần kinh. Vitamin D cũng rất cần thiết trong việc hỗ trợ hấp thụ canxi trong cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến trầm cảm sau sinh, năng lượng thấp, các vấn đề về xương, thậm chí là tăng cân. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm trong máu có thể phá vỡ hàng rào máu não và làm thay đổi hoạt động của não, dẫn đến các triệu chứng trầm cảm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức vitamin D giảm ở các bà mẹ sau sinh thường dẫn đến các triệu chứng trầm cảm sau sinh dễ nhận thấy hơn. 2.4 Kẽm giúp giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh Kẽm là một trong những khoáng chất vi lượng có nồng độ cao nhất trong não. Thiếu kẽm đã được chứng minh là có liên quan đến cảm giác lo lắng và trầm cảm cao hơn. Mặc dù bằng chứng hiện tại còn hạn chế nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung kẽm cũng góp phần làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm sau sinh và nghiên cứu sâu hơn đang được tiến hành về khả năng sử dụng kẽm như một biện pháp phòng ngừa tiềm năng đối với trầm cảm sau sinh. Các thực phẩm giàu kẽm giúp chống viêm, làm dịu hệ thần kinh, tốt cho người bị trầm cảm sau sinh. 2.5 Protein và sắt Protein tái tạo các mô và cơ trong cơ thể đồng thời ổn định lượng đường trong máu cũng như thúc đẩy quá trình lành vết thương. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng sắt và trầm cảm, căng thẳng cũng như chức năng nhận thức trong thời kỳ hậu sản. Sắt là một khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa cho thấy những phụ nữ có lượng chất sắt thấp khi mang thai có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng trầm cảm sau sinh nhất. Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng tiết lộ rằng những phụ nữ có đủ lượng chất sắt khi mang thai sẽ có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh thấp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các nguồn giàu chất sắt trong chế độ ăn uống là rất cần thiết để chống lại mối lo ngại ngày càng tăng về trầm cảm sau sinh hiện nay. 3. Lập kế hoạch bữa ăn cân bằng dinh dưỡng phòng chống trầm cảm sau sinh Tạo và tuân theo kế hoạch ăn uống sau sinh có thể giúp những bà mẹ mới sinh giảm nguy cơ lo ngại về sức khỏe tâm thần, tăng cường tâm trạng và tăng tiết sữa cũng như nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Bà mẹ sau sinh nên bắt đầu ngày mới với bữa sáng giàu protein và carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp như ớt chuông, nấm, bí xanh, rau lá xanh, các loại rau nhiều màu sắc khác. Trứng nên là món ăn sáng yêu thích vì chúng rất ngon, bổ dưỡng và đa năng. Ví dụ, 3 quả trứng ốp la rau bina, thêm nấm chứa khoảng 18g protein và 1/2 phần rau cần thiết. Tập trung vào lượng protein trong mỗi bữa ăn của bạn, khoảng 20-30g mỗi bữa. Protein giúp tạo ra các chất hóa học thần kinh ổn định tâm trạng như dopamine, endorphin, serotonin. Trứng cũng là một lựa chọn tuyệt vời vì chúng chứa tất cả các acid amin thiết yếu mà cơ thể cần và chứa 6g protein mỗi quả. Bà mẹ sau sinh nên ăn nhiều rau quả, trái cây và uống đủ lượng nước cần thiết. Kế hoạch bữa ăn cân bằng dinh dưỡng sau sinh không nên tập trung vào việc hạn chế các loại thực phẩm hay ăn kiêng mà hãy tập trung vào việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh, điều này giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, phục hồi và chữa lành. Khi kết hợp các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, hãy bao gồm các loại thực phẩm có chất dinh dưỡng quan trọng như: Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B Thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào bao gồm: Sò, trai, hàu Trứng Ngũ cốc nguyên hạt Rau lá xanh Các loại đậu Gan Sữa Quả hạch, hạt hướng dương Thịt đỏ Cá hồi, cá ngừ Thực phẩm giàu acid béo omega-3 Chế độ ăn ít chất béo có liên quan đến sự thay đổi tâm trạng, vì vậy hãy thêm chất béo lành mạnh như bơ, dừa, các loại hạt, dầu oliu và trứng vào chế độ ăn uống hàng ngày. Cá nước lạnh đóng hộp, đông lạnh hoặc tươi, chẳng hạn như cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá thu là nguồn cung cấp acid béo omega-3 tốt nhất. Các lựa chọn dựa trên thực vật để cung cấp acid béo omega-3 bao gồm các loại rau lá xanh đậm, hạt chia, đậu nành, quả óc chó, dầu hạt lanh. Điều quan trọng là phải chú ý đến nguồn acid béo omega-3 vì một số loại cá có thể chứa hàm lượng thủy ngân ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà mẹ và em bé. Thực phẩm cung cấp protein và sắt Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng ở bà mẹ cho con bú Sau sinh mẹ nên ăn gì để vừa tốt sữa vừa không tăng cân? Thịt bò, thịt cừu Tôm Ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch Đậu lăng Gan Mật mía chứa nhiều sắt Rau chân vịt Thực phẩm giàu vitamin D giúp cải thiện tâm trạng Con người sản xuất vitamin D một cách tự nhiên bằng việc hấp thụ ánh nắng mặt trời qua da, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm nguồn thực phẩm thì cá béo (bao gồm cá hồi, cá hồi, cá ngừ) rất tốt. Trứng và nấm được xử lý bằng tia cực tím cũng là những lựa chọn tốt và hầu hết các loại sữa, sản phẩm từ sữa bò cũng như sữa có nguồn gốc thực vật (như đậu nành, hạnh nhân, sữa yến mạch) đều là nguồn cung cấp vitamin D. Ngoài ra, vitamin D còn tìm thấy trong lòng đỏ trứng, ngũ cốc dinh dưỡng, gan động vật, nước cam,... Bổ sung thực phẩm giàu kẽm Động vật có vỏ, các loại thịt (như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu), đậu lăng, đậu xanh, hạt bí ngô, sữa, phô mai, ngũ cốc nguyên hạt đều là những nguồn cung cấp kẽm tốt. Kết hợp các loại rau lá xanh, tảo trong mỗi bữa ăn. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, làm dịu hệ thần kinh. Cải xoăn, rau bina, rong biển, củ cải là những lựa chọn tuyệt vời. Uống đủ nước Nước giúp cơ thể vận chuyển các chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải, điều hòa thân nhiệt. Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bà mẹ sau sinh nên tránh đường, giảm tiêu thụ ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc có chứa gluten vì gluten có liên quan đến chứng trầm cảm) để giữ lượng đường trong máu ổn định. Đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Nên hạn chế đồ uống có đường như nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp,... Chọn carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp, chẳng hạn như các loại rau giòn và nhiều màu sắc cũng như các loại hạt. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn. Chế độ ăn uống lành mạnh chỉ là một phần trong việc điều trị trầm cảm sau sinh. Việc kết hợp chế độ ăn uống với các biện pháp điều trị khác như liệu pháp tâm lý, thuốc chống trầm cảm ,... là rất quan trọng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm hay thực phẩm bổ sung cần theo chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro với sức khỏe người mẹ và cả em bé bú mẹ. PGS.TS Lưu Thị Hồng - Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế, cho biết, người phụ nữ cần chủ động phòng chống trầm cảm sau thời kỳ sinh nở. Có thể tạo cho mình một sự giao lưu, tiếp xúc sớm với bên ngoài, cần có đầu óc cởi mở, suy nghĩ tích cực... các áp lực trong cuộc sống sẽ giảm đi, từ đó sẽ giảm stress. Chia sẻ với người thân, bạn bè, gia đình trong và sau thời gian ở cữ là cách để bà mẹ có một tinh thần thoải mái, hồi phục sức khỏe để hòa nhập với cuộc sống, tránh được nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Xem thêm: Bài tập giúp giảm trầm cảm sau sinh SKĐS - Tập thể dục không phải một liệu pháp điều trị trầm cảm sau sinh một cách trực tiếp, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện có thể giúp giảm hoặc thậm chí ngăn ngừa các triệu chứng trầm cảm...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mong-ngua-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-vi
Thận móng ngựa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thận móng ngựa là một dị tật bẩm sinh hay gặp nhất trong những dị tật bẩm sinh có thể gặp ở thận của trẻ và gặp nhiều ở trẻ nam hơn trẻ nữ. Nguyên nhân gây bệnh thận móng ngựa thường chưa được biết rõ, những bệnh có nhiều biến chứng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. 1. Đại cương bệnh thận móng ngựa Trong thời kỳ phôi thai, thận phát triển và thay đổi vị trí trong suốt quá trình phát triển, chúng sẽ phát triển ở vùng tiểu khung và dần di chuyển lên vị trí dưới lồng ngực, ở hai bên cột sống thắt lưng. Khi di chuyển cực trên thận xoay vào trong để thận hường vào cột sống. Quá trình phát triển và di chuyển này sẽ hoàn thành trước khi thai 8 tuần tuổi. Trong quá trình này bất kỳ một nguyên nhân nào gây gián đoạn sẽ hình thành những bất thường bẩm sinh ở thận của thai nhi.Thận móng ngựa là một bất thường về vị trí và cấu trúc của thận hiếm gặp, gặp với tỷ lệ 1/400-1/800 trẻ.Trong bệnh thận móng ngựa, thay vì thận ở hai bên cột sống và nằm riêng biệt với nhau thì 2 thận trái và phải nối với nhau bởi một eo thận giả, có trên 90% số ca dính ở cực dưới của thận. Gọi eo thận giả bởi vì vị trí tiếp xúc này rất nhỏ, khó phát hiện và eo thận này không có chức năng gì. Khi hai quả thận nối với nhau thì chúng có hình dạng giống với móng ngựa, nên được gọi là bệnh thận móng ngựa.Vị trí của 2 thận trong bệnh thận móng ngựa thường ở vị trí thấp trong tiểu khung, bời vì trong thời kỳ phôi thai thận nằm ở vị trí trong tiểu khung sau đó di chuyển lên bụng nhưng do 2 thận bị dính vào nhau ở một cực nên bị vướng các mạch máu mạc treo tràng dưới nên không di chuyển được lên trên đúng vị trí hố thận, đồng thời chúng không thể xoay được.Ngoài ra phần eo giả thận có thể nằm đối xứng hoặc không đối xứng trên cột sống. Hội chứng thận móng ngựa được hình thành từ trong thai kỳ Thận móng ngựa có thể gây ra những biến chứng như:Gây tắc nghẽn đường tiểu, ứ nước thận.Hình thành sỏi thận với tỷ lệ 20-60%Nhiễm trùng đường tiểu.Ung thư thận: Người ta thấy rằng có tới 45% số ca mắc ung thư biểu mô thận gặp ở những bệnh nhân bị thận móng ngựa. Bởi một phần do những tác động từ việc ứ nước thận, sỏi thận và nhiễm khuẩn tiết niệu.Do bất thường về vị trí và hình dạng giải phẫu nên ở bệnh nhân bị thận móng ngựa sẽ tăng nguy cơ bị tổn thương thận khi bị chấn thương.Phần lớn trẻ không thấy các vấn đề sức khỏe khác khi mắc bệnh thận móng ngựa, tuy vậy ở khoảng 1⁄3 số trẻ bị dị tật này có những dị tật khác đi kèm bao gồm tim mạch, hệ thần kinh, cơ quan sinh sản, hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa và xương. 2. Nguyên nhân gây bệnh thận móng ngựa Bệnh thận móng ngựa ở trẻ em có liên quan tới yếu tố di truyền, tuy nhiên chưa có cơ sở nào để giải thích nguyên nhân dẫn đến dị tật này. Người ta nhận thấy rằng thận móng ngựa có nguy cơ xảy ra khi trẻ có một số rối loạn di truyền, đặc biệt là:Hội chứng turner: Một tình trạng bất thường nhiễm sắc thể giới tính gặp ở bé gái. Hội chứng này gây ra những vấn đề liên quan đến chiều cao và bất thường ở bộ phận sinh dục của bé gái.Hội chứng Edwards: hay còn gọi là Trisomy 18, bất thường liên quan tới nhiễm sắc thể số 18, trong đó bệnh nhân có 3 nhiễm sắc thể số 18. Hội chứng này khiến thai nhi phát triển chậm trong bụng mẹ, sinh nhẹ cân, khuyết tật trí tuệ, khuyết tật tim. Trẻ em có nguy cơ mắc thận móng ngựa khi bị rối loạn di truyền 3. Triệu chứng bệnh thận móng ngựa Bời vì thận móng ngựa nhưng vẫn đảm chức năng lọc và bài tiết nước tiểu, nên hầu hết người bệnh không biểu hiện triệu chứng gì và thường phát hiện bệnh một cách tình cờ thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ.Tuy nhiên, ở những người bệnh thận móng ngựa tăng nguy cơ các bệnh tại đường tiết niệu nên người bệnh có những biểu hiện của biến chứng hay những bệnh lý kèm theo khác như:Gặp những dị tật bẩm sinh khác như dị tật trên tim, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh...Tắc nghẽn đường tiểu: Biểu hiện đau âm ỉ ở lưng, nặng vùng bụng, tiểu ít, tiểu buốt, tiểu rắt, thường kèm theo nhiễm khuẩn tiết niệu.Nhiễm khuẩn tiết niệu: Sốt, nước tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.Sỏi thận: Đau vùng thắt lưng, nước tiểu có cặn, có thể tiểu ra sỏi, tiểu máu...Thông thường các dấu hiệu lâm sàng thường khó phân biệt, có nhiều trường hợp phát hiện khi làm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như:Siêu âm: Thấy có hiện tượng thận ứ nước, hình dáng thận bất thường. Tuy nhiên siêu âm thường khó phát hiện nếu người siêu âm không có kinh nghiệm.Chụp UIV: Khi thấy có các dấu hiệu nghi ngờ, hay trong trường hợp sỏi thận có thể phát hiện bất thường ở thận. Đôi khi một số trường hợp có thể bị nhầm lẫn.Chụp CT là phương pháp được lựa chọn khi chụp UIV còn nghi ngờ. Thấy được hình ảnh thận móng ngựa Chẩn đoán bệnh thận móng ngựa bằng hình ảnh 4. Phương pháp điều trị thận móng ngựa Thông thường với những bệnh nhân bị thận móng ngựa nếu không phát hiện bất kỳ bất thường nào thì không cần điều trị chỉ cần theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm các biến chứng do bệnh thận móng ngựa gây ra.Nếu trường hợp xuất hiện biến chứng thì cần tiến hành điều trị:Ứ nước thận: Cần tái lưu thông tránh ứ nước thận, thông thường bệnh nhân bị ứ nước thận do phần eo giả thận chèn ép vào niệu quản. Nên phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt eo thận, tuy nhiên trước khi phẫu thuật cần điều trị nội khoa trước nếu như bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu.Nhiễm khuẩn tiết niệu: Điều trị bằng các thuốc kháng sinh, chống viêm giảm đau, nếu sốt cao trên 38,5 độ C thì hạ sốt.Sỏi thận: Nếu không đi kèm với ứ nước thận thì bệnh nhân nên uống nhiều nước, nên tới cơ sở y tế thăm khám nếu sỏi lớn cần điều trị sỏi bằng các phương pháp can thiệp.Thận hình móng ngựa thông thường khó phát hiện, hay được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ. Nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên đường tiết niệu nên tới cơ sở y tế để khám, điều trị và theo dõi. Theo dõi thường xuyên ở bệnh nhân bị bệnh thận móng ngựa là biện pháp ngăn ngừa và phát hiện sớm những biến xảy ra. XEM THÊMÝ nghĩa của các xét nghiệm đánh giá chức năng thậnÝ nghĩa chỉ số xét nghiệm creatinine trong chẩn đoán suy thậnPhát hiện sớm suy thận bằng xét nghiệm nước tiểu - lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loc-mang-bung-o-nguoi-cao-tuoi-vi
Lọc màng bụng ở người cao tuổi
Lọc màng bụng là phương pháp nhẹ nhàng, ít tốn kém hơn chạy thận nhân tạo và thích hợp với người lớn tuổi. Tuy nhiên, việc tiến hành lọc màng bụng ở người cao tuổi có nhiều khác biệt do đặc điểm về thể chất, tinh thần cũng như điều kiện xã hội so với người trẻ. 1. Đặc điểm của người cao tuổi khi bắt đầu điều trị thay thận Khi suy thận mạn vào giai đoạn cuối, bệnh nhân cao tuổi thường đi kèm những đặc điểm sau:Người lớn tuổi thường mắc kèm nhiều bệnh lý có nguy cơ tử vong như bệnh lý mạch máu, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường.Bệnh nhân lớn tuổi luôn tiềm ẩn những yếu tố gây ra do quá trình lão hóa sinh lý, làm cho họ dễ bị bệnh như giảm thị lực, thính lực, giảm khả năng đi lại (do viêm khớp, đau khớp, thoái hóa khớp), giảm trí nhớ và giảm nhận thức.Người cao tuổi thường bị cô lập về mặt xã hội, cuộc sống bị thu hẹp, cảm giác cô độc, điều kiện kinh tế khó khăn do giảm thu nhập, dễ bị trầm cảm vì cuộc sống bị lệ thuộc vào gia đình (ước đoán 44% người lớn tuổi khi bắt đầu lọc máu bị trầm cảm, trong đó 30% ở dạng nặng).Bệnh nhân càng lớn tuổi thì càng dễ bị suy dinh dưỡng nặng do gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt, tiêu hóa thức ăn, có triệu chứng chán ăn do hội chứng ure máu cao, do việc ăn uống bị lệ thuộc vào người khác, thay đổi tiết chế khi bị suy thận làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, tăng mất protein khi lọc màng bụng.Bệnh nhân cao tuổi thường kèm theo teo cơ, giảm cân nên creatinine huyết thanh tăng ít và làm chậm trễ điều trị thay thế thận. Tình trạng suy dinh dưỡng là vấn đề cần lưu ý khi khởi đầu và trong quá trình lọc màng bụng.Người lớn tuổi có thể đi kèm hội chứng suy yếu toàn thể (frailty syndrome). Đây là nguyên nhân chính khiến các bệnh nhân này thường bị từ chối điều trị thay thế thận và đề nghị chuyển sang điều trị giảm nhẹ và nội khoa. Hội chứng suy yếu toàn thể liên quan đến sự suy giảm chức năng nhiều cơ quan, trong đó sự bất ổn định về sinh lý làm cho bệnh nhân dễ có nguy cơ suy chức năng các cơ quan khi gặp stress nhẹ. Hội chứng suy yếu thường gặp ở người già nhưng vẫn có thể xảy ra ở người trẻ tuổi.Người già mắc suy thận nếu sống một mình, không có người thân chăm sóc, sẽ dễ chọn điều trị chạy thận nhân tạo hơn lọc màng bụng. 2. Lợi ích khi lọc màng bụng ở người cao tuổi Những bệnh nhân mắc kèm nhiều bệnh nội khoa có nguy cơ tử vong cao như giảm khả năng dự trữ tim mạch, giảm rút nước khi lọc máu, giảm chức năng các áp cảm thụ quan, loạn nhịp tim, tăng nguy cơ chảy máu thì phương pháp ưu tiên chọn sẽ là lọc màng bụng.Lọc màng bụng ở người cao tuổi có một số lợi ích như:Kiểm soát huyết áp tốt.Bệnh nhân dùng ít thuốc hạ huyết áp hơn.Kiểm soát tốt thăng bằng nước.Thay đổi huyết động học ít.Kiểm soát đường huyết tốt qua việc dùng insulin vào dịch lọc màng bụng.Tình trạng thiếu máu cũng được kiểm soát tốt hơnKiểm soát tốt rối loạn nhịp tim (quan trọng ở bệnh nhân có bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ).Người bệnh không cần đường lấy máu.Có thể thực hiện thẩm phân tại nhà với sự hỗ trợ của gia đình.Lọc màng bụng ở người già có tỷ lệ nhập viện thấp. Lọc màng bụng ở người cao tuổi là phương pháp điều trị suy thận hiệu quả 3. Bất lợi của lọc màng bụng ở người già Suy thận mạn giai đoạn cuối là tình trạng bệnh nặng, việc điều trị không chỉ làm thay đổi cuộc sống của bệnh nhân mà còn gia đình, nhất là khi bệnh nhân là người cao tuổi. Lọc màng bụng không được chỉ định nếu bệnh nhân là người cao tuổi không có khả năng tự thay dịch thẩm phân (do mất trí, suy giảm tâm thần, mù, liệt nửa người hoặc những tình trạng thương tật khác về thể chất) và không có trợ giúp của gia đình và xã hội.Ngoài ra, lọc màng bụng ở người lớn tuổi cũng có một số chống chỉ định tương đối như với người trẻ:Có bệnh túi thừa.Thận đa nang, đau hông lưng.Bệnh mạch máu ngoại biên.Béo phì nặng.Giảm diện tích thẩm phân do sẹo mổ vùng bụng gây dính.Mở hậu môn nhân tạo.Viêm tụy tái phát.Mảnh ghép động mạch chủ bụng gần đây.Bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng. 4. Những phương pháp lọc màng bụng ở người cao tuổi 4.1.Phương pháp hỗ trợ lọc màng bụng (assisted PD)Phương pháp này áp dụng khi bệnh nhân không thể tự thay dịch và cần có điều dưỡng đến hỗ trợ thay dịch cho bệnh nhân lâu dài. Nhiều bệnh nhân sau một thời gian được hỗ trợ lọc màng bụng có tình trạng sức khỏe cải thiện và có thể tự thực hiện lọc màng bụng.4.2. Lọc màng bụng bằng máy cyclerLọc màng bụng tự động là phương pháp dùng máy cycler giúp thay dịch tự động, nhưng vẫn cần điều dưỡng đến hỗ trợ 2 lần mỗi ngày. Khoảng 48% bệnh nhân dùng biện pháp hỗ trợ lọc màng này còn sống sau 2 năm và là biện pháp được dùng cho những bệnh nhân lớn tuổi mắc kèm hội chứng suy yếu toàn thể.4.3. Hỗ trợ lọc màng bụng hoặc lọc màng bụng bằng máy cycler với người hỗ trợ đến giúp tại nhàNgười hỗ trợ trong trường hợp này là nhân viên y tế hoặc người thân của bệnh nhân đã được hướng dẫn thuần thục mọi quy trình về lọc màng bụng và không nhất thiết phải là điều dưỡng. Lọc màng bụng ở người cao tuổi cần có sự phối hợp chặt chẽ từ phía gia đình 5. Biến chứng có thể xảy ra khi lọc màng bụng ở người lớn tuổi Lọc màng bụng ở người cao tuổi có thể xảy ra một số biến chứng như sau:Biến chứng liên quan catheter như rỉ dịch, lỗi nút chặn, nhiễm trùng lối ra catheter: Đây cũng là những biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi.Thoát vị: Bệnh nhân lớn tuổi khi làm lọc màng bụng dễ có 1 trong nhiều loại thoát vị như thoát vị rốn, bẹn, thoát vị chỗ rạch ra vùng bụng, chỗ đặt catheter và vùng thượng vị. Nguyên nhân là do tình trạng lão hóa vùng mô mềm vùng bụng.Táo bón thường gặp ở người cao tuổi hơn mặc dù có thể gặp ở mọi lứa tuổi làm lọc màng bụng.Xuất huyết tiêu hóa do viêm túi thừa hoặc xuất huyết tiêu hóa dưới.Bất thường lipid máu: Thường gặp tăng cholesterol ở người già làm lọc màng bụng so với thận nhân tạo.Viêm phúc mạc: Tỷ lệ viêm phúc mạc không khác nhau giữa người cao tuổi và người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất ở bệnh nhân > 65 tuổi so với bệnh nhân < 65 tuổi.Các biến chứng ngoại khoa liên quan lọc màng bụng ở bệnh nhân lớn tuổi không khác với người trẻ.Tóm lại, lọc màng bụng là phương pháp điều trị thay thế thận thích hợp với người cao tuổi mắc suy thận mạn giai đoạn cuối, có sự hỗ trợ của gia đình. Những người già, nhất là bệnh nhân có nhiều bệnh lý mắc kèm, luôn có nguy cơ tử vong cao và việc thay thế thận cũng không làm thay đổi tiên lượng sống so với điều trị giảm nhẹ chỉ bằng nội khoa. Do vậy, cần có sự trao đổi kỹ càng giữa bác sĩ với gia đình và bệnh nhân, để có thể tìm ra biện pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân lớn tuổi bị suy thận mạn giai đoạn cuối.
https://tamanhhospital.vn/phau-thuat-u-tuyen-tung/
15/07/2023
Phẫu thuật u tuyến tùng: Mục tiêu, phương pháp thực hiện và rủi ro
Phẫu thuật u tuyến tùng có khả năng loại bỏ hoàn toàn khối u. Đối với khối u tuyến tùng ác tính, bác sĩ sẽ cân nhắc kết hợp các phương pháp điều trị để mang đến hiệu quả tối ưu. Phẫu thuật u tuyến tùng là cách điều trị tiêu chuẩn có tỷ lệ thành công cao được áp dụng gần như ở hầu hết các trường hợp bị u tuyến tùng, đặc biệt là u tuyến tùng lành tính. Vậy phẫu thuật u tuyến tùng là gì, mục tiêu ra sao và đâu là phương pháp phẫu thuật mới nhất hiện nay? Điều trị u tuyến tùng bằng phẫu thuật liệu có gây ra di chứng hay rủi ro gì không? Mục lụcMục tiêu của việc phẫu thuật u tuyến tùng là gì?1. U tuyến tùng là khối u như thế nào?2. Mục tiêu của phẫu thuật u tuyến tùngPhẫu thuật u tuyến tùng được thực hiện như thế nào?1. Phương pháp tiếp cận phẫu thuật2. Vi phẫu thuật3. Phẫu thuật nội soi mở não thất III và sinh thiết khối u4. Vi phẫu có nội soi hỗ trợPhẫu thuật u tuyến tùng có nguy hiểm không?Chăm sóc và theo dõi sau phẫu thuật u tuyến tùngMục tiêu của việc phẫu thuật u tuyến tùng là gì? Trước khi tìm hiểu về mục tiêu của việc phẫu thuật u tuyến tùng, chúng ta cần biết u tuyến tùng là loại khối u như thế nào, cụ thể như sau: 1. U tuyến tùng là khối u như thế nào? U tuyến tùng là một dạng khối u phát triển trong hoặc xung quanh vùng tuyến tùng, cũng là một trong những vị trí trung tâm của não bộ. Đây là khối u thuộc hệ thống thần kinh trung ương (CNS). Trong một số trường hợp, u tuyến tùng xuất phát từ tế bào mầm cũng có thể lan đến tủy sống của người bệnh. (1) Khối u vùng tuyến tùng tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trong các khối u não ở người lớn (thường xảy ra ở độ tuổi từ 20 đến 40). Căn bệnh u não này phổ biến hơn ở trẻ em với tỷ lệ mắc phải từ 3% đến 11%. Triệu chứng, tiên lượng và phương pháp điều trị khối u tuyến tùng phụ thuộc vào các yếu tố như loại u, mức độ ác tính của khối u, sức khỏe tổng thể, tuổi tác của người bệnh và những lựa chọn điều trị u tuyến tùng thay thế có sẵn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại những khối u hình thành tại hệ thần kinh trung ương theo hệ thống phân loại 4 mức độ ác tính. Khối u tuyến tùng độ 1 là khối u lành tính, có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng cách phẫu thuật. Ngược lại, khối u tuyến tùng độ 4 có nguy cơ ác tính cao, khó điều trị dứt điểm và dễ lây lan sang khu vực khác, tuy nhiên có thể đáp ứng tia xạ. U tuyến tùng phát triển trong hoặc xung quanh vùng tuyến tùng tại não bộ 2. Mục tiêu của phẫu thuật u tuyến tùng Mục tiêu chính của quá trình phẫu thuật u tuyến tùng bao gồm: Độ mô học của u. Loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt, đồng thời bảo tồn chức năng quan trọng của não. Ngăn chặn tình trạng phát triển của khối u. Làm giảm áp lực sọ não và các triệu chứng của khối choán chỗ nội sọ. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật u tuyến tùng để nâng cao hiệu quả cho quá trình hóa/xạ trị. Đa phần các trường hợp u tuyến tùng đều được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để điều trị, ngoại trừ trường hợp u tế bào mầm. Phẫu thuật là phương pháp điều trị ban đầu với tỷ lệ thành công cao, đã được áp dụng để điều trị nhiều loại u não trong đó có u tuyến tùng. Phương pháp phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn khối u tuyến tùng lành tính. Ở trường hợp khối u tuyến tùng được chẩn đoán ác tính, biện pháp phẫu thuật sẽ được thực hiện kết hợp cùng liệu pháp hóa trị và xạ trị với mục tiêu loại bỏ càng nhiều tế bào khối u càng tốt. Ngoài ra, ở những trường hợp đặc biệt, phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u tuyến tùng có thể được thực hiện sau liệu trình hóa/xạ trị để đạt được hiệu quả tối ưu. (2) Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tiến hành điều trị bằng thuốc hoặc xạ trị vào thời điểm trước/sau khi thực hiện phẫu thuật để tăng tỷ lệ thành công cho ca mổ. Phẫu thuật u tuyến tùng là phương pháp điều trị bệnh u tuyến tùng với tỷ lệ thành công cao Phẫu thuật u tuyến tùng được thực hiện như thế nào? Dưới đây là các phương pháp phẫu thuật u tuyến tùng điển hình đang được ứng dụng, mời bạn đọc cùng tham khảo: 1. Phương pháp tiếp cận phẫu thuật Phương pháp tiếp cận phẫu thuật u tuyến tùng được chọn tùy theo số lượng, kích thước và vị trí của khối u. Phẫu thuật u vùng tuyến tùng có thể thực hiện ở dạng sinh thiết để bác sĩ thu thập một lượng nhỏ mô khối u mang đi xem xét, đánh giá. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra quyết định điều trị phù hợp.Các thủ tục phẫu thuật quan trọng hơn sẽ được khuyến nghị để loại bỏ tất cả hoặc một phần khối u. Tùy vào vị trí của khối u, bác sĩ giải phẫu thần kinh có thể đề xuất phương pháp xâm lấn tối thiểu giúp tăng tốc độ phục hồi cho người bệnh. 2. Vi phẫu thuật Vi phẫu thuật khối u tuyến tùng ứng dụng 3 đường mổ chính: Đường mổ xuyên thể chai. Đường mổ dưới chẩm – xuyên lều tiểu não. Đường mổ dưới lều – bên trên tiểu não. Phương pháp vi phẫu thuật u tuyến tùng có thể lấy được toàn bộ khối u tuyến tùng với tỷ lệ thành công lên đến 84%. Trong đó, áp dụng vi phẫu thuật với 2 đường mổ là xuyên thể chai và chẩm – xuyên lều đạt hiệu quả lấy khối u đến 89%, nguy cơ xảy ra biến chứng chỉ khoảng 16%. (3) Hiện nay việc điều trị khối u tuyến tùng cần kết hợp đa mô thức, trong đó vi phẫu thuật có thể chiếm khoảng ⅔ trên tổng các ca phẫu thuật. Mỗi đường mổ đều có ưu nhược điểm riêng, việc lựa chọn đường mổ nào sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 3. Phẫu thuật nội soi mở não thất III và sinh thiết khối u Phương pháp phẫu thuật nội soi thần kinh não thất ra đời thể hiện sự thay đổi đáng kể về mặt kỹ thuật trong việc quản lý các khối u vùng tuyến tùng. Quy trình này có ưu điểm là kết hợp sinh thiết nội soi với nội soi phá sàn não thất III để điều trị não úng thủy và lấy dịch não tuỷ cho các chất đánh dấu khối u, tế bào học. (4) Quá trình lấy các mẫu mô khối u tuyến tùng sẽ diễn ra song song với việc kiểm tra tình trạng của những cấu trúc xung quanh. Từ đó, bác sĩ có thể xác định sự lan rộng của tế bào ung thư không được nhìn thấy trên phim chụp MRI. Quy trình này đã được chứng minh là an toàn với hiệu suất chẩn đoán cao lên đến hơn 90%. 4. Vi phẫu có nội soi hỗ trợ Phương pháp tiếp cận não thất III với sự hỗ trợ của kỹ thuật nội soi dưới lều đã mang lại hiệu quả quan sát vùng tâm thất thứ ba từ góc nhìn phía sau. Vi phẫu có nội soi hỗ trợ đã giúp loại bỏ khối u tuyến tùng còn sót và các cục máu đông xung quanh. Từ đó, bác sĩ có thể giúp làm giảm nguy cơ tử vong ở người bệnh u tuyến tùng. Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái để quá trình phẫu thuật u tuyến tùng diễn ra thuận lợi Phẫu thuật u tuyến tùng có nguy hiểm không? Phẫu thuật u não nói chung và phẫu thuật u tuyến tùng nói riêng luôn tồn tại nhiều thách thức và rủi ro. Những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật khối u tuyến tùng điển hình là yếu liệt, mất thăng bằng, suy giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, tụ dịch và máu trong não… Những biến chứng này có thể giảm dần theo thời gian tùy thuộc vào khả năng phục hồi của người bệnh. Tuyến tùng có vị trí khó tiếp cận, kích thước nhỏ nên khi phẫu thuật luôn tồn tại nguy cơ gây tổn thương các vùng não lân cận. Để hạn chế nguy cơ xảy ra di chứng sau phẫu thuật u tuyến tùng, cuộc mổ cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, với sự hỗ trợ tích cực của các thiết bị máy móc hiện đại. Khoa Ngoại Thần kinh, Trung tâm Thần kinh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là một trong những cơ sở y tế uy tín, nổi tiếng về thăm khám, điều trị các bệnh lý thần kinh tại Việt Nam. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh u não nói chung và u tuyến tùng nói riêng. Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM ứng dụng Robot mổ não thế hệ mới Modus V Synaptive đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay. Phẫu thuật điều trị u tuyến tùng bằng Robot thế hệ mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở mức tinh vi sẽ khắc phục hầu hết các hạn chế của phương pháp mổ não thông thường, đồng thời mang lại nhiều ưu điểm chưa từng có, bao gồm: Giúp bác sĩ thấy rõ khối u, các bó sợi thần kinh, mô não lành trên cùng một hình ảnh 3D cả trước, trong và sau mổ. Cho phép bác sĩ mổ mô phỏng 3D trước khi mổ chính thức, chủ động chọn đường tiếp cận khối u an toàn, không phạm phải dây thần kinh. Trong suốt quá trình mổ Robot sẽ giám sát và cảnh báo bằng các tín hiệu đèn giúp bác sĩ thao tác an toàn. Tỷ lệ thành công cao, giúp loại bỏ u tối đa, bảo toàn tối ưu các chức năng cho người bệnh. Tiết kiệm chi phí hàng chục lần so với mổ Robot ở nước ngoài. Chăm sóc và theo dõi sau phẫu thuật u tuyến tùng Sau khi phẫu thuật điều trị u tuyến tùng người bệnh cần có thời gian để phục hồi sức khỏe. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc sau mổ u tuyến tùng người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây: Quan tâm đến việc chăm sóc vết mổ: Cần giữ cho vết mổ luôn khô thoáng, sạch sẽ. Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ để tránh tình trạng nhiễm trùng. Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp: Người bệnh sau mổ u tuyến tùng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để có thể nâng cao sức đề kháng. Từ đó giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, sớm quay lại cuộc sống bình thường. Tránh vận động mạnh: Người bệnh sau mổ u não cần tránh vận động mạnh để hạn chế các tác động gây tổn thương não bộ. Tuy nhiên sau khi não đã ổn định và cơ thể dần hồi phục, người bệnh cần vận động nhẹ nhàng để giảm nguy cơ gây đông máu ở chân. Sau phẫu thuật u tuyến tùng người bệnh cần tuân thủ những lưu ý của bác sĩ để cơ thể sớm hồi phục và hạn chế biến chứng Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Nhìn chung, phẫu thuật u tuyến tùng được đánh giá là phương pháp có khả năng điều trị triệt để khối u lành tính và hỗ trợ chữa khối u ác tính. Nếu nghi ngờ bản thân mắc phải căn bệnh này, bạn hãy đến cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, đề ra phác đồ điều trị phù hợp.
https://suckhoedoisong.vn/9-dieu-nam-gioi-nen-biet-ve-hpv-169240414141709442.htm
14-04-2024
9 điều nam giới nên biết về HPV
1. HPV là gì? Virus u nhú ở người ( HPV ) là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Trong số những người từ 15 đến 59 tuổi, cứ 5 người thì có 2 người (40%) sẽ bị nhiễm virus. Có nhiều loại HPV khác nhau, HPV là một loại virus khác với HIV hoặc herpes (HSV). 2. Nam giới nhiễm HPV như thế nào? Nam giới có thể bị nhiễm virus khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người nhiễm virus, thường lây lan nhất khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo. Nó cũng lây lan qua sự tiếp xúc da kề da khi quan hệ tình dục. HPV có thể lây lan ngay cả khi người bị nhiễm trùng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Nếu bạn có quan hệ tình dục, bạn vẫn có nguy cơ bị nhiễm HPV ngay cả khi chỉ quan hệ tình dục với một người. Các triệu chứng có thể xuất hiện nhiều năm sau khi bạn quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng. Điều này khiến bạn khó biết được thời điểm nhiễm chính xác là bao giờ. 3. Các triệu chứng của virus HPV là gì? Hầu hết đàn ông nhiễm HPV không có triệu chứng. Nhiễm trùng thường tự biến mất. Tuy nhiên, nếu HPV không biến mất, nó có thể gây ra mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư. Khi thấy bất kỳ điều gì bất thường như mụn cóc trên đầu hoặc trục dương vật; chảy máu hoặc đau xung quanh mụn cóc; ngứa và khó chịu ở bộ phận sinh dục; tăng trưởng bất thường, khối u hoặc vết loét trên dương vật, bìu, hậu môn, miệng hoặc cổ họng... hãy gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán. Virus u nhú ở người (HPV) là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến. 4. Các triệu chứng của mụn cóc sinh dục là gì? Mụn cóc sinh dục thường xuất hiện dưới dạng một vết sưng nhỏ hoặc một nhóm vết sưng ở vùng sinh dục. Chúng có thể nhỏ hoặc lớn, nổi lên hoặc phẳng, hoặc có hình dạng giống súp lơ. Mụn cóc có thể biến mất, giữ nguyên hoặc phát triển về kích thước hoặc số lượng. Qua thăm khám, bác sĩ có thể chẩn đoán mụn cóc sinh dục bằng cách nhìn vào chúng. Mụn cóc sinh dục có thể quay trở lại ngay cả sau khi điều trị. Các loại HPV gây mụn cóc không gây ung thư. 5. HPV có thể gây ung thư? Nhiều trường hợp nhiễm HPV tự khỏi và không gây ra vấn đề sức khỏe nào. Tuy nhiên, nếu HPV không biến mất, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như mụn cóc sinh dục và một số loại ung thư. Bản thân HPV không phải là ung thư nhưng nó có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể dẫn đến ung thư, bao gồm: Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Ung thư dương vật ở nam giới. Ung thư hậu môn ở cả phụ nữ và nam giới. Ung thư vòm họng, ung thư ở phía sau cổ họng, bao gồm cả đáy lưỡi và amidan. Tất cả những bệnh ung thư này đều xuất phát từ việc nhiễm virus HPV không biến mất. Ung thư phát triển rất chậm. Việc chẩn đoán có thể phải mất đến nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau khi một người bị nhiễm virus. Hiện tại, không có cách nào để biết ai sẽ bị ung thư sau khi nhiễm HPV. Tuy mức độ phổ biến của bệnh ung thư do HPV không phổ biến ở nam giới nhưng một số nam giới có nhiều khả năng phát triển bệnh ung thư do HPV: Người có hệ miễn dịch yếu (bao gồm cả những người đang sống chung với HIV). Nam giới quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nhiều khả năng bị nhiễm virus HPV qua đường hậu môn. Họ có thể phát triển ung thư hậu môn. 6. Có xét nghiệm HPV ở nam giới không? Không, hiện tại không có xét nghiệm nào được phê duyệt để phát hiện virus HPV ở nam giới. TIN LIÊN QUAN Virus HPV có thể gây những bệnh ung thư nào? CDC không khuyến nghị xét nghiệm sàng lọc định kỳ virus HPV ở nam giới. CDC cũng không khuyến nghị xét nghiệm định kỳ các bệnh do HPV trước khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng ở nam giới. Một số cơ sở y tế cung cấp xét nghiệm Pap hậu môn cho những người đàn ông có nguy cơ mắc ung thư hậu môn cao hơn. Điều này bao gồm cả nam giới nhiễm HIV hoặc nam giới quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Nếu nghi ngờ có các triệu chứng và lo ngại về bệnh ung thư, hãy đến bệnh viện để được thăm khám. 7. Tôi có thể được điều trị virus HPV hoặc các vấn đề sức khỏe phát sinh từ virus không? Không có phương pháp điều trị cụ thể đối với virus HPV. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp điều trị các vấn đề sức khỏe phát sinh từ HPV. Ví dụ, điều trị mụn cóc sinh dục bằng thuốc theo đơn. Ung thư do HPV có thể điều trị hiệu quả khi được phát hiện và điều trị sớm. Tiêm vaccine HPV là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của nam giới. 8. Làm cách nào để giảm nguy cơ nhiễm virus HPV? Có hai bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ nhiễm virus HPV và các bệnh do virus HPV: Hãy tiêm phòng vaccine HPV: Vaccine HPV an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ nam giới khỏi mụn cóc và một số bệnh ung thư do HPV gây ra. Tốt nhất nên tiêm phòng trước khi quan hệ tình dục. Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục. Điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HPV. Tuy nhiên, HPV có thể lây nhiễm ở những vùng mà bao cao su không che phủ được. Vì vậy, bao cao su có thể không bảo vệ hoàn toàn khỏi bị nhiễm virus. 9. Khuyến cáo tiêm phòng HPV Vaccine HPV có thể ngăn ngừa một số ảnh hưởng sức khỏe do virus HPV gây ra. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tất cả trẻ vị thành niên (bao gồm cả bé trai và bé gái) ở độ tuổi 11 hoặc 12 (hoặc có thể bắt đầu từ 9 tuổi). Tất cả mọi người từ 26 tuổi trở lên, nếu chưa tiêm phòng. Tiêm chủng không được khuyến khích cho những người trên 26 tuổi. Tuy nhiên, một số người lớn từ 27 đến 45 tuổi chưa được tiêm phòng có thể quyết định tiêm vaccine HPV sau khi trao đổi với bác sĩ về nguy cơ nhiễm virus HPV mới và những lợi ích có thể có của việc tiêm phòng. Tiêm vaccine HPV cho độ tuổi từ 27 đến 45 mang lại ít lợi ích hơn. Hầu hết những người trưởng thành có hoạt động tình dục đều đã tiếp xúc với virus HPV, mặc dù việc tiêm chủng không nhắm đến tất cả các loại virus. Ở mọi lứa tuổi, việc có bạn tình mới là yếu tố nguy cơ bị nhiễm virus HPV mới. Những người quan hệ chung thủy một đối tác lâu dài sẽ không có khả năng bị nhiễm virus HPV mới. Những điều cần biết về HPV ở nam giới SKĐS - Virus HPV gây ra mụn cóc sinh dục dẫn đến ung thư không chỉ ở phụ nữ mà cả ở nam giới. Nam giới cần làm gì để tự bảo vệ mình khỏi virus HPV? Xem thêm video đang được quan tâm: Lý do quan hệ tình dục sớm làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Hoàng Nam (Theo CDC Hoa Kỳ) Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/tre-em-co-mac-benh-tri-khong-169230425105513585.htm
26-04-2023
Bệnh trĩ ở trẻ em
Người mắc bệnh trĩ nên ăn gì để bệnh không nặng thêm? SKĐS - Bệnh trĩ tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi, đau đớn, gây khó khăn trong sinh hoạt. Vậy người mắc bệnh trĩ nên ăn uống thế nào để cải thiện bệnh? Bệnh trĩ ở trẻ do đâu? Cũng giống như người lớn, bệnh trĩ là bệnh do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Có nhiều nguyên gây bệnh trĩ ở trẻ, tuy nhiên các yếu tố khiến trẻ bị trĩ bao gồm: - Trẻ mắc táo bón kéo dài Khi bị táo bón kéo dài có thể dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ thường không thích ăn rau xanh, quả chín... nên sẽ không nạp đủ lượng chất xơ cho cơ thể, khiến dễ bị bệnh trĩ hơn. Ngoài ra, trẻ uống ít nước, ăn ít rau xanh, có chế độ ăn uống không cân đối cũng sẽ làm tăng nguy cơ táo bón, dẫn đến bệnh trĩ. - Trẻ ngồi vệ sinh quá lâu Nhiều trẻ nhỏ khi đi vệ sinh thường ngồi lâu (thời gian ngồi đại tiện kéo dài hơn 10 phút mỗi lần) nhất là ở trẻ hay ngồi bô, điều này có thể làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, gây chèn ép các tĩnh mạch hậu môn và từ đó hình thành nên các búi trĩ. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy các yếu tố bệnh lý như viêm ruột, thể trạng của trẻ không tốt cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh trĩ. Vì trẻ đang trong quá trình phát triển hoàn thiện, nên các bộ phận của cơ thể, các cơ hậu môn ở trẻ còn khá yếu, các tổ chức hoạt động còn lỏng lẻo, dây chằng ở hậu môn và trực tràng chưa có sự liên kết bền vững. Ngoài ra, xương cùng và trực tràng của trẻ lại nằm trên cùng một đường thẳng, làm cho trực tràng dễ bị đẩy lên phía trên, khiến cho trẻ dễ mắc bệnh trĩ hơn. Khi bị táo bón kéo dài có thể dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ. Biểu hiện bệnh trĩ ở trẻ Khi bị mắc bệnh trĩ, thời gian đầu người bệnh chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Bệnh trĩ ngoại thường sớm được phát hiện và điều trị nhanh hơn, do người bệnh có thể sờ thấy khi trĩ ở mức độ nhẹ. Với bệnh trĩ nội, thường người bệnh chỉ nhận biết được khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, búi trĩ sa hẳn bên ngoài hậu môn hoặc bị tổn thương, dẫn đến xuất huyết nặng, viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ. Trên thực tế, dù tỷ lệ mắc bệnh trĩở trẻ em rất thấp, khoảng 1% ở trẻ dưới 05 tuổi. Tuy nhiên, trẻ em mới sinh cũng có thể mắc bệnh trĩ (do yếu tố di truyền) cho đến khi trưởng thành. Vì vậy, để nhận biết bệnh trĩ ở trẻ, cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu bất thường khi trẻ đại tiện. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là đại tiện ra máu tươi, phân cứng, quấy khóc, ngứa, rát hậu môn. Đặc biệt, sau khi trẻ đi đại tiện xong, có thể nhìn thấy cục thịt thừa sa ra ngoài ở hậu môn, nhiều giờ sau mới thụt vào, lâu ngày sẽ khiến trẻ bị thiếu máu, dẫn đến suy dinh dưỡng. Cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị bệnh trĩ? Trẻ bị mắc bệnh trĩ đa phần sẽ tự khỏi theo thời gian mà không cần phẫu thuật. Vì vậy, nếu phát hiện trẻ đi tiêu ra máu hoặc có bất kỳ sự bất thường nào ở hậu môn, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Để phòng ngừa cho trẻ không bị mắc bệnh trĩ, cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn và chế độ sinh hoạt của trẻ. Cần thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học, cụ thể: Cho trẻ ăn nhiều chất xơ. Hàng ngày bữa ăn cần có nhiều loại rau, củ và trái cây tươi… để giúp tạo khối phân, làm tăng khả năng hoạt động của nhu động ruột và hỗ trợ đào thải độc tố cho cơ thể, giúp trẻ phòng tránh bệnh táo bón. Các thực phẩm cần hạn chế là thức ăn nhanh, chiên, xào, thức ăn chứa nhiều tinh bột... Đặc biệt, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ uống nhiều nước trong ngày, vì nước góp phần làm mềm phân, đi đại tiện sẽ dễ dàng hơn. Rèn cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ, tránh để trẻ ngồi toilet trong thời gian dài hơn 10 phút. Ngoài ra, hãy cùng trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, hướng dẫn trẻ tập thể dục, tăng cường hoạt động thân thể, để giúp các cơ quan nội tạng hoạt động điều hòa, thông suốt, tiêu, tiểu dễ dàng, phòng ngừa táo bón. Mời độc giả xem thêm video: Một ngày bạn nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua để không bị tăng cân-
https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-tre-bi-vang-da-benh-ly-169104885.htm
23-09-2015
Nhận biết trẻ bị vàng da bệnh lý
Em năm nay 25 tuổi, đang mang thai tháng cuối. Em nghe nói có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da nặng rất nguy hiểm. Xin bác sĩ tư vấn giúp các dấu hiệu nhận biết trẻ bị vàng da và cách xử trí. Vũ Thị Hằng (Cao Bằng) Phần lớn trẻ sơ sinh sau sinh từ 3 -5 ngày có biểu hiện vàng da . Ðây là hiện tượng sinh lý bình thường do các hồng cầu thai nhi bị phá huỷ để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng, tên gọi là Bilirubin làm cho trẻ bị vàng da . Khi quan sát màu da toàn thân của trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết vàng da bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Nếu da trẻ đỏ hồng hoặc đen khó nhận biết hơn, bạn cần ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng da trong vài giây, sau đó buông tay ra, nếu trẻ bị vàng da , sẽ thấy được màu da vàng thật sự ở nơi ấn ngón tay. Ða số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh thường nhẹ và tự khỏi sau 7 - 10 ngày do chất Bilirubin được đào thải qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên có một số trường hợp vàng da nặng do chất Bilirubin tăng quá cao sẽ thấm vào não (tên y học gọi là vàng da nhân) gây nguy hiểm làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, có thể gây tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động... Do đó khi trẻ có biểu hiện vàng da bạn nên đưa cháu đến cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ khám và có tư vấn hướng dẫn cụ thể. Bác sĩ Nguyễn Văn Đức 7 quan niệm sai lầm về tiền nên loại bỏ khỏi tâm trí của bạn 7 món ăn thuốc giúp “trên bảo, dưới nghe” Uống cả vỏ thuốc
https://suckhoedoisong.vn/nguoi-bi-viem-xoang-cap-can-luu-y-nhung-gi-16923090919072767.htm
15-09-2023
Người viêm xoang cấp cần lưu ý những gì?
Viêm xoang cấp là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi trong một khoảng thời gian ngắn với các triệu chứng rầm rộ như: Sốt nhẹ, chảy mũi, ngạt tắc mũi , đau nhức vùng mặt tương ứng,... khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Nguyên nhân gây ra viêm xoang cấp Viêm xoang cấp là tình trạng viêm của các xoang cạnh mũi. Bệnh kéo dài không quá 8 tuần. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm xoang có thể tái đi tái lại nhiều lần và dẫn đến viêm xoang mạn tính. Viêm xoang cấp tính do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó viêm mũi cấp tính tái diễn nhiều lần là nguyên nhân chính. Các xoang có thể bị viêm cùng lúc, hoặc có thể bị viêm riêng lẻ, trong đó tỉ lệ viêm xoang hàm là cao nhất. Ngoài ra, có những nguyên nhân sau: Bất thường về giải phẫu: Vẹo lệch vách ngăn, bóng khí cuốn giữa, quá phát mỏm móc, bóng sàng, VA quá phát, các khối u vùng vòm mũi họng... Siêu vi, vi trùng, vi nấm. Viêm xoang do răng. Bệnh toàn thân: suy giảm miễn dịch, bệnh xơ nang... Các xoang có thể bị viêm cùng lúc hoặc có thể bị viêm riêng lẻ, trong đó tỉ lệ viêm xoang hàm là cao nhất. Những biểu hiện chính của viêm xoang cấp Hầu hết nhiễm trùng xoang đều xuất phát từ mũi và lan từ mũi vào trong xoang. Do vị trí giải phẫu các xoang khác nhau, cho nên có thể có triệu chứng riêng của mỗi xoang cũng khác nhau, tuy nhiên đa số người bệnh có những biểu hiện sau: Chảy mũi, ngạt mũi là những biểu hiện đặc trưng của viêm xoang cấp Sốt nhẹ, mệt mỏi. Đau nhức vùng mặt tương ứng với các vùng xoang như vùng trán, quanh hốc mắt, hố nanh.. Chảy mũi: lúc đầu dịch nhầy sau đặc dần, màu vàng hoặc xanh. Nghẹt mũi: một hoặc cả hai bên. Ngửi mùi kém, có thể mất ngửi. Ù tai. Chảy mũi, ngạt mũi và sốt nhẹ là những biểu hiện đặc trưng của viêm xoang cấp. Đặc biệt lưu ý viêm xoang cấp ở trẻ em các triệu chứng không rõ ràng, tiến triển nhanh và nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng biểu hiện ở mắt như: sưng nề mi mắt... Bệnh viêm xoang cấp nếu không được điều trị sẽ để lại những biến chứng viêm tai giữa cấp, mạn tính. Ngoài ra, còn có biến chứng hô hấp như: viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản mạn tính. Biến chứng mắt: viêm tấy, áp xe ổ mắt, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu... Viêm màng não, áp xe não, viêm tĩnh mạch xoang hang. Một số biến chứng khác như gây suy nhược thần kinh, trầm cảm... Chăm sóc khi bị viêm xoang cấp thế nào? Khi bị viêm xoang cấp tính phải kịp thời điều trị hợp lý. Nguyên tắc trị liệu là cải thiện sự thông khí và dẫn lưu ở xoang và mũi, chống nhiễm trùng. Nghỉ ngơi hợp lý, tránh hỉ khi mũi đang nghẹt. Dùng kháng sinh, kháng viêm toàn thân. Nhỏ thuốc co mạch mũi để thông mũi, tạo điều kiện khôi phục lại sự lưu thông khí và dẫn lưu dịch tiết giữa xoang và mũi. Sau thời kỳ cấp tính, nếu xoang hàm vẫn còn chứa nhiều mủ do không tự dẫn lưu ra được thì nên thông rửa xoang. Tóm lại, khi bị viêm xoang cấp tính, phải kịp thời điều trị hợp lý, kết hợp với nghỉ ngơi và điều dưỡng để tránh bệnh kéo dài thành mạn tính hoặc gây nên các biến chứng. Người bệnh cần chú ý những lưu ý sau: Dùng thuốc theo đơn: đúng liều lượng, đúng thời gian, không nên tự ý thay đổi thuốc, dừng thuốc. Tái khám đúng hẹn. Rửa mũi theo hướng dẫn. Vệ sinh họng miệng hàng ngày. Rửa mũi ít nhất 2-3 lần/ ngày. Sử dụng nước muối sinh lý ấm hoặc dung dịch vệ sinh mũi. Nếu ngạt mũi nhiều, sử dụng thuốc co mạch trước khi rửa mũi. Vệ sinh sạch sẽ và để khô dụng cụ rửa mũi. Ngoài ra, cần chú ý đến giữ ấm cơ thể. Vệ sinh tay thường xuyên. Tăng cường dinh dưỡng, uống nhiều nước ép trái cây để bổ sung vitamin tăng sức đề kháng. Người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Hạn chế lao động nặng, các môn thể dục gắng sức trong thời gian bị bệnh. Tránh hút thuốc và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi... Phòng ngủ người bệnh nên sử dụng máy làm ẩm không khí. Để phòng bệnh viêm xoang cấp cần điều trị tốt các viêm nhiễm ở mũi họng như viêm mũi, viêm VA,... Vệ sinh răng miệng, điều trị các bệnh lý do răng... Tránh các yếu tố kích thích như thuốc lá, khói, bụi... nên đeo khẩu trang khi ra đường. Tránh stress. Khi các triệu chứng tăng lên hoặc có bất kỳ các biểu hiện bất thường như: Sưng nề vùng mặt, mi mắt; Nhức đầu và nhức vùng mặt không giảm; Ù tai nhiều, đau tai; Mất ngửi; Sốt cao... cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Viêm xoang tái phát mùa mưa bão – Chuyên gia cảnh báo nguyên nhân SKĐS - Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh viêm xoang bao gồm: chảy dịch nhầy xuống cổ họng; chảy dịch mũi màu vàng, xanh lá cây, hay nghẹt mũi; căng tức vùng mặt nhất là quanh mũi, mắt và trán. BS. Nguyễn Văn Sơn Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/trong-khi-cho-tre-uong-nhieu-thuc-pham-chuc-nang-vi
Thận trọng khi cho trẻ uống nhiều thực phẩm chức năng
Dùng thực phẩm chức năng cho trẻ là sự lựa chọn phổ biến của các bậc cha mẹ hiện nay. Tuy nhiên, việc cho trẻ uống thực phẩm chức năng cần được thực hiện đúng cách mới đem lại hiệu quả, đồng thời nếu trẻ uống nhiều thực phẩm chức năng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nhất định. 1. Thực phẩm chức năng cho trẻ Thực phẩm chức năng cho trẻ không phải là thuốc mà là những loại thực phẩm được sản xuất nhằm bổ sung thêm một số chất cần thiết cho trẻ. Thực phẩm chức năng được bổ sung những chất vi lượng và vitamin cùng với một số chất khác, tuy nhiên nó không thể thay thế được những loại thực phẩm trong chế độ ăn hằng ngày cũng như không thể thay thế được thuốc điều trị. Tác dụng của thực phẩm chức năng chỉ được phát huy khi biết cách sử dụng phù hợp, vì vậy các bậc phụ huynh không nên lạm dụng và cần cân nhắc kỹ trước khi cho con trẻ của mình dùng bất cứ loại thực phẩm chức năng nào. 2. Trẻ uống nhiều thực phẩm chức năng Khi cho trẻ uống thực phẩm chức năng cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:Thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc mà bé đang uống hoặc tự nó gây ra một số tác dụng phụ đối với cơ thể của bé. Thông thường thì phản ứng tương tác thường diễn ra đó là Acetaminophen cùng với vitamin C khi dùng chung với nhau sẽ khiến chuyển hóa Acetaminophen bị chậm hơn so với bình thường. Hay Probiotic là những lợi khuẩn được sử dụng nhiều đối với những trẻ bị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, tuy nhiên khi sử dụng loại thực phẩm chức năng này vẫn có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ. Một trường hợp phổ biến khác đó là Melatonin dùng trong hỗ trợ ngủ ngon giấc có thể gây một số ảnh hưởng đối với những hormone trong cơ thể trẻ em, vì vậy không nên dùng Melatonin khi trẻ đang bị những bệnh lý về rối loạn hormone, bệnh thận, bệnh về gan, bại não, trầm cảm, động kinh...Việc sử dụng vitamin tổng hợp được nghiên cứu là dễ dẫn đến nguy cơ thừa một số chất ở trẻ như thừa sắt, thừa kẽm, vitamin A, C...Những loại thực phẩm chức năng được cho là giảm cân, đồng thời tăng cường sức khỏe trẻ em có chứa nhiều Steroid và những chất tương tự có thể gây hại đến gan, lâu dài khiến gan bị suy, thận bị suy và những bệnh lý khác.Với những trẻ đang mắc bệnh lý ung thư, suy dinh dưỡng nặng, không thể bổ sung dinh dưỡng đầy đủ bằng đường ăn uống hay những bệnh lý mạn tính khác thì việc sử dụng thực phẩm chức năng là phù hợp. Còn với những trẻ có sức khỏe bình thường, không mắc những bệnh lý kể trên thì việc dùng thực phẩm chức năng là không cần thiết. Vì vậy, việc dùng thực phẩm chức năng nên được chỉ định bởi những bác sĩ có chuyên môn để bảo vệ sức khỏe cho trẻ ở mức tốt. Cha mẹ cho trẻ uống thực phẩm chức năng nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa Khi bổ sung thực phẩm chức năng chứa calci cho trẻ thì cần có liều lượng phù hợp, vì nếu bổ sung quá nhiều dẫn đến thừa calci thì sẽ khiến cơ thể của trẻ trở nên mệt mỏi, trẻ không có cảm giác thèm ăn, sau này có nguy cơ bị bệnh sỏi thận, ảnh hưởng về xương...Tâm lý lạm dụng thực phẩm chức năng cũng khiến cha mẹ không chú trọng đến việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ cũng như tuân thủ điều trị.Cho trẻ uống thực phẩm chức năng không phải là biện pháp tối ưu trong việc tăng cường dinh dưỡng hay điều trị những bệnh lý. Thực phẩm chức năng cho trẻ không có quá nhiều tác dụng nên cần cân nhắc khi sử dụng, bạn nên được tư vấn với bác sĩ để có cách lựa chọn thực phẩm chức năng phù hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/man-co-dan-den-tang-can-khong-vi
Ăn mặn có dẫn đến tăng cân không?
Những người ăn nhiều muối có xu hướng nặng hơn do muối gây tích nước trong cơ thể. Trọng lượng này được gọi là “trọng lượng nước”, và bạn sẽ giảm cân nặng này nhanh chóng, ngay sau khi bạn cắt giảm lượng muối ăn vào. Vậy ăn mặn có dẫn đến tăng cân không? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này. 1. Tổng quan về muối Muối bao gồm hai thành phần chính khoảng 40% natri và 60% clorua. Muối thường được sử dụng để thêm hương vị cho thực phẩm hay bảo bảo quản chúng. Natri là một khoáng chất cần thiết cho cơ bắp và các chức năng thần kinh tối ưu khác. Cùng với clorua, nó cũng giúp cơ thể bạn duy trì sự cân bằng nước và khoáng chất thích hợp.Tuy nhiên, mặc dù có những chức năng thiết yếu và quan trọng cho cơ thể nhưng việc ăn quá nhiều muối (ăn mặn) có thể gây ra những tác động không tốt đối với sức khỏe của bạn, cả trong thời gian dài hạn hay ngắn hạn. Trong muối gồm 40% natri và 60% clorua 2. Mối quan hệ của muối với chế độ ăn của bạn 2.1. Muối và chế độ ăn cho các phi hành gia Jens Titze, phó giáo sư y khoa, sinh lý học và sinh lý học phân tử tại Đại học Vanderbilt ở Nashville cũng là trưởng nhóm nghiên cứu về “mối quan hệ của muối với chế độ ăn uống” đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều muối thật sự uống ít nước hơn những người ăn số lượng muối ít trong chế độ ăn của họ. Và những người ăn mặn thường hay đói hơn, về lâu dài sự thèm ăn tăng lên có thể khiến họ ăn quá nhiều và tăng cân.Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 năm 2017, nhóm đối tượng gồm 10 phi hành gia người Nga chuẩn bị tham gia chuyến du hành không gian lên sao Hỏa. Quá trình mô phỏng chuyến bay không gian kéo dài hành tháng, đã cung cấp môi trường ổn định cho các nhà nghiên cứu để tìm hiểu cách muối ảnh hưởng đến cơ thể họ.Trong suốt quá trình nghiên cứu, chế độ ăn của các phi hành gia không thay đổi ngoại trừ trường hợp thật sự cần thiết. Các nhà nghiên cứu đã thay đổi lượng muối trong thức ăn của họ. Các đối tượng nghiên cứu bắt đầu thực hiện chế độ ăn kiêng với 12 gam muối mỗi ngày. Đây là khoảng gấp đôi lượng được khuyến nghị bởi các hướng dẫn chế độ ăn uống của Hoa Kỳ. Sau vài tuần, các nhà nghiên cứu đã giảm lượng muối của họ xuống còn 9 gam mỗi ngày. Các nhà du hành vũ trụ đã ăn 6 gam muối mỗi ngày trong khoảng một phần ba thời gian cuối của thời gian nghiên cứu.Tổng kết nghiên cứu cho thấy: các phi hành gia uống nhiều nước hơn khi lượng muối ăn vào của họ giảm đi, và thêm nữa các đối tượng nghiên cứu phàn nàn về cảm giác đói khi đang ăn kiêng nhiều muối. 2.2. Muối và sức khỏe của bạn Natri – thành phần chính trong muối là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của chúng ta. Nhưng khi nồng độ natri máu tăng quá cao, huyết áp cũng thường tăng theo. Theo thời gian, huyết áp cao có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Nó có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim , bệnh thận và các vấn đề sức khỏe khác.Để bảo vệ khỏi bệnh cao huyết áp, các hướng dẫn chế độ ăn uống của Hoa Kỳ khuyến nghị chúng ta nên nạp ít hơn 2.300 miligam natri mỗi ngày. Đó là khoảng một thìa cà phê muối. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mục tiêu lý tưởng cho hầu hết người lớn là không quá 1.500 miligam mỗi ngày.Tuy nhiên, hầu hết người trưởng thành tại Hoa Kỳ theo ước tính của CDC tiêu thụ trung bình 3.400 gam mỗi ngày.Trong vài năm trở lại đây, các nhà khoa học đã có một vài nghiên cứu về mối liên quan của việc ăn nhiều muối có ảnh hưởng đến bệnh béo phì hay không? Và sau đây là những gì họ tìm thấy :Vào năm 2015, các nhà nghiên cứu Anh và Trung Quốc đã báo cáo rằng chất béo trong cơ thể tăng lên đối với trẻ em và người lớn trong chế độ ăn nhiều muối. Ăn thêm một gam muối mỗi ngày làm tăng hơn 20% nguy cơ béo phì ở trẻ em và chỉ số cũng tương đương ở người lớn. Các nhà nghiên cứu chưa tìm được nguyên nhân tại sao muối lại có tác dụng này, nhưng các nghiên cứu khác cho thấy ăn nhiều muối có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta đốt cháy chất béo.Một nghiên cứu của Úc được công bố năm 2016 cho thấy chế độ ăn nhiều muối làm tăng 23% nguy cơ béo phì ở học sinh. Những đứa trẻ đó có thể ăn nhiều hơn vì muối làm cho thức ăn ngon hơn. Họ cũng suy đoán rằng khi chúng thấy khát sau bữa ăn mặn, bọn trẻ sẽ tìm đến những loại nước ngọt dễ uống có hàm lượng calo cao.Một nghiên cứu khác của Úc từ năm 2016, do Tiến sĩ Russell Keast dẫn đầu, cho rằng muối làm tăng 11% lượng thức ăn và lượng calo mà người trưởng thành hấp thụ. Các tác giả cho biết muối cải thiện hương vị và có khả năng khiến mọi người ăn nhiều hơn.Trong khi các nghiên cứu này chỉ cho thấy mối liên hệ giữa muối và chất béo trong cơ thể. Cần phải nghiên cứu thêm để hiểu đầy đủ về vai trò của muối.Jens Titze khuyên bạn “Nếu bạn đang ăn kiêng và cố gắng giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể nhưng bạn luôn cảm thấy đói, hãy bắt đầu nghĩ đến việc giảm lượng muối trong chế độ ăn của bạn”. 3. Cách cắt giảm muối trong chế độ ăn của bạn Lauren Blake, một chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Y tế Wexner của Đại học Bang Ohio - Hoa Kỳ cung cấp cho bạn một vài lời khuyên trong việc giảm muối trong chế độ ăn của bạn:Tập trung vào thực phẩm toàn phần (là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất phytochemical, tên gọi chung của các hợp chất tự nhiên trong thực vật.) và hãy chế biến chúng tại nhà. Các loại thực phẩm chế biến và thức ăn nhanh thường sẽ chứa nhiều muối.Giảm dần lượng muối thêm vào thức ăn để vị giác của bạn dần thích nghi.Nêm thức ăn của bạn với các loại thảo mộc tươi hoặc khô. Trong mỗi loại nguyên liệu tự nhiên đều có chứa một lượng muối nhất định.Hãy thử đồ ăn của bạn trước khi nêm nếm, có thể bạn sẽ không cần phải bổ sung thêm muối.Thông qua những nội dung đã cung cấp ở trên, từ cảnh báo của các chuyên gia về các nguy cơ của việc sử dụng quá nhiều muối gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình vì những lợi ích về lâu dài cũng như lợi ích trước mắt có thể ảnh hưởng đến cân nặng hay chức năng tim và thận của bạn. Sử dụng quá nhiều muối có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn Nguồn tham khảo: webmd.com