url
stringlengths
20
200
date
stringlengths
0
10
title
stringlengths
5
162
content
stringlengths
38
52.9k
https://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-gay-hoi-chung-bong-rat-mieng-169122203.htm
10-09-2016
Nguyên nhân gây hội chứng bỏng rát miệng
1.Thời kỳ mãn kinh Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn bệnh nhân bị hội chứng miệng bỏng rát là phụ nữ trung niên và họ bị tình trạng này 3 năm trước khi mãn kinh hoặc vài năm sau mãn kinh. Tình trạng này rất hiếm khi xảy ra ở phụ nữ dưới 30 tuổi. 2. Trầm cảm và lo âu Các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu và stress cũng liên quan tới hội chứng miệng bỏng rát. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tâm thần, bạn sẽ được kê các thuốc chống trầm cảm các thuốc ức chế tái hấp thu đặc hiệu serotonin. 3.Liken phẳng ở miệng Đây là một tình trạng viêm của miệng gây ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào niêm mạc miệng, gây loét miệng, sưng và các mảng trắng đỏ trong miệng. 4. Nhiễm nấm candida Đây là một trong những nhiễm trùng do nấm tích tụ trong miệng và gây ra các đám trắng trên lưỡi và họng. Ngoài ra, nó cũng gây sưng và đau miệng. 5. Các bệnh nội tiết Các bệnh nội tiết như tiểu đường và suy giáp cũng được biết đến là gây ra các triệu chứng bỏng rát miệng. 6. Khô miệng Khô miệng không được coi là một bệnh mà là triệu chứng gây ra bởi một số thuốc và thậm chí là mọt số bệnh như HIV, bệnh parkinson, Alzheimer, tiểu đường, thiếu máu, cao huyết áp và viêm khớp dạng thấp. Bệnh nhân bị khô miệng không tiết được đủ nước bọt. 7. Thiếu vitamin Thiếu vitamin B bao gồm folat, thiamin, vitamin B12 có thể gây ra hội chứng bỏng rát miệng. Một số thiếu hụt dinh dưỡng khác như sắt và kẽm cũng có thể là nguyên nhân. 8. Răng giả Thậm chí việc đeo răng giả cũng gây đau cấp tính và khó chịu trong miệng, đặc biệt nếu răng giả không thích hợp. Điều này có thể kích thích hoặc đặt quá nhiều áp lực lên các mô nhạy cảm ở miệng. 9. Một số loại thuốc Thuốc điều trị huyết áp cao có thể gây ra những tác dụng phụ như đau và cảm giác bỏng rát ở trong miệng. Nếu bạn bị triệu chứng này sau khi uống thuốc kê đơn, cần thông báo với bác sĩ. 10. Thói quen vệ sinh miệng sai cách Mặc dù thói quen vệ sinh miệng kém có thể khiến bạn dễ bị tưa miệng và các bệnh răng miệng khác, thậm chí cả việc đánh răng hoặc lạm dụng nước súc miệng cũng có thể dẫn tới hội chứng bỏng rát miệng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sieu-am-doppler-mo-co-tim-o-benh-nhan-thieu-mau-co-tim-cuc-bo-vi
Siêu âm Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là căn bệnh đang có xu hướng tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Bệnh có nguy cơ tử vong cao, làm tăng gánh nặng chi phí y tế. Trong các phương pháp chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ, siêu âm Doppler mô cơ tim là kỹ thuật đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay. 1. Tổng quan về bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính còn được gọi là đau thắt ngực ổn định, bệnh mạch vành mạn tính hoặc suy vành. Đây là bệnh lý khá thường gặp ở các nước phát triển, đang có xu hướng gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển trong những năm gần đây.Thiếu máu cơ tim cục bộ là căn bệnh xảy ra khi lưu lượng máu đi tới tim bị giảm, khiến tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp, tống máu. Lượng máu tới tim giảm là hậu quả của tình trạng một phần hoặc toàn bộ các nhánh của động mạch tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn. Thiếu máu cơ tim làm giảm khả năng bơm của tim, gây ra tình trạng tổn thương cơ tim, có thể dẫn tới loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim.Một số bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim cục bộ không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi triệu chứng xuất hiện thì phổ biến là cơn đau vùng ngực (đau thắt ngực), chủ yếu là đau phía trái của cơ thể. Triệu chứng đau thắt ngực có thể xảy ra hằng ngày hoặc đôi khi mới xuất hiện với đặc điểm là:Đau tức ngực lan tới vùng cánh tay, lưng, cổ và hàm trái;Triệu chứng đau xảy ra thường xuyên hơn khi người bệnh gắng sức hoặc làm việc nặng;Cơn đau thường diễn ra trong thời gian ngắn (không quá 5 phút);Có thể đi kèm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, mệt mỏi, khó thở, đổ mồ hôi,...Khi có những triệu chứng này, cần đi khám ngay để chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời, tránh được nguy cơ xảy ra những biến chứng không mong muốn. Trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng như: Đau thắt ngực nặng trên 5 phút, đổ mồ hôi lạnh bất thường, buồn nôn hoặc nôn ói, đau nhức vùng cổ, hàm, vai và cánh tay, thở dốc, khó thở,... thì nên cấp cứu kịp thời bởi đó là dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim.Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán là thiếu máu cơ tim cần thay đổi những thói quen xấu và xây dựng một lối sống tích cực. Việc thay đổi lối sống góp phần không nhỏ vào sự thành công trong quá trình điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên bác sĩ tim mạch Đỗ Xuân Chiến dành riêng cho những người bị thiếu máu cơ tim. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính còn được gọi là đau thắt ngực ổn định, bệnh mạch vành mạn tính hoặc suy vành 2. Siêu âm Doppler mô cơ tim chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ Bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng gánh nặng chi phí chăm sóc y tế và xã hội cho bệnh nhân nên việc chẩn đoán, điều trị bệnh sớm luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt.Trong những năm qua, siêu âm tim (đặc biệt là siêu âm tim qua thành ngực) là phương pháp đầu tiên được lựa chọn để đánh giá chức năng tim. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân có chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính nhưng trên siêu âm thường quy chưa phát hiện các rối loạn vận động vùng, biểu hiện rối loạn sớm chức năng tâm thu và tâm trương thất trái. Sự thay đổi chức năng thất trái của những bệnh nhân này cần phải khảo sát bằng những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp cộng hưởng từ cơ tim, chụp xạ hình tưới máu cơ tim và siêu âm Doppler.Siêu âm Doppler mô cơ tim (TDI) được chứng minh là một phương pháp thăm dò không chảy máu có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong đánh giá chức năng của từng vùng tâm thất chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ.Siêu âm Doppler mô xung nghiên cứu trực tiếp quá trình vận động của cơ tim. Phương pháp này cho phép bác sĩ đánh giá chính xác chức năng từng phần cơ tim, rất nhạy cảm với các kích thích gây ảnh hưởng tới sự co bóp của cơ tim và các kích thích gây thiếu máu.Siêu âm Doppler mô cơ tim cũng có thể phát hiện được những biến đổi vi mạch hoặc cấu trúc tổ chức trước khi có những triệu chứng bất thường trên các phương pháp siêu âm thông thường.Vì vậy, đây là phương pháp đánh giá ảnh hưởng của hiện tượng thiếu máu cơ tim lên chức năng thất trái rất chính xác. Đồng thời, kỹ thuật này cũng thực hiện khá đơn giản, không đòi hỏi các phần mềm phức tạp, cung cấp những thông tin có giá trị để chẩn đoán cả chức năng tâm thu và tâm trương của thất trái. Siêu âm Doppler mô cơ tim (TDI) được chứng minh là một phương pháp thăm dò không chảy máu có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong đánh giá chức năng của từng vùng tâm thất chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ Như vậy, có thể thấy siêu âm Doppler mô cơ tim là phương pháp chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ có độ chính xác và an toàn cao. Khi thực hiện kỹ thuật này, người bệnh cần tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quy trình chẩn đoán diễn ra suôn sẻ, cho kết quả chẩn đoán chính xác.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-nao-de-cham-soc-tre-mac-benh-vay-nen-tot-nhat-vi
Làm thế nào để chăm sóc trẻ mắc bệnh vảy nến tốt nhất?
Trẻ bị bệnh vảy nến cần học cách kiểm soát các triệu chứng, cũng như giữ được sự tự tin trước làn da không bình thường của mình. Những phương pháp chăm sóc trẻ bị vảy nến phù hợp sẽ giúp chúng dễ dàng sống chung với bệnh và hòa nhập với cộng đồng. 1. Học cách chấp nhận bệnh vảy nến ở trẻ em Ngay cả sau khi được nghe bác sĩ giải thích về bệnh vảy nến ở trẻ em, một số trẻ vẫn hy vọng rằng tình trạng này không có thật hoặc sẽ biến mất một cách kỳ diệu. Nếu trẻ bị bệnh vảy nến không hợp tác điều trị, bạn sẽ phải gặp rất nhiều sự kháng cự và giận dữ từ con.Để giúp trẻ bị bệnh vảy nến hiểu thêm về tình trạng bệnh và tăng cường ý thức kiểm soát bản thân, bạn có thể:Đưa cho bé tự đọc những cuốn sách hoặc các trang web viết về bệnh vảy nến ở trẻ em (tốt nhất là được viết bởi chính những đứa trẻ khác cũng mắc bệnh này). Sau đó cũng thảo luận, trao đổi với trẻ về những gì đọc được;Giải thích rằng bệnh vảy nến ở trẻ em không phải là do lỗi của con. Hãy cho con biết nếu có thành viên khác trong gia đình hoặc bất kỳ người quen nào cũng mắc bệnh tương tự;Khuyến khích trẻ chủ động đặt câu hỏi trong những lần thăm khám, gặp gỡ bác sĩ;Dạy cho trẻ bị bệnh vảy nến có trách nhiệm điều trị từ nhỏ. Ngay cả học sinh lớp một cũng đã biết cách sử dụng kem bôi để điều trị bệnh vảy nến và những đứa trẻ lớn hơn hoàn toàn có thể tự kiểm soát các triệu chứng của mình. Dạy trẻ đọc sách về bệnh vảy nến giúp trẻ hiểu thêm về tình trạng bệnh 2. Dạy trẻ bị bệnh vảy nến cách trả lời những câu hỏi thường gặp Trẻ bị bệnh vảy nến thường lo lắng khi được bạn bè xung quanh hỏi về căn bệnh của mình. Bố mẹ nên nghĩ đến tình huống một bạn khác nhận xét không tốt về tình trạng da của con khi bắt gặp trong phòng thay đồ tại trường học. Để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ này, hãy hướng dẫn con một số câu trả lời cơ bản, chẳng hạn như:Bệnh vảy nến là phổ biến;Đây không phải là bệnh truyền nhiễm, vì vậy không ai có thể bị lây từ trẻ;Nguyên nhân gây bệnh vảy nến không phải là do trẻ kém vệ sinh sạch sẽ hoặc lười đi tắm;Hiện tại không có cách chữa trị bệnh vẩy nến nhưng các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu các biện pháp để chăm sóc trẻ bị vảy nến tốt hơn.Con bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu bé sẵn sàng trả lời những câu hỏi hoặc lời nhận xét không mấy tích cực từ người khác. Thậm chí một số trẻ còn thực sự thích người khác đặt câu hỏi về căn bệnh của mình. Khi ấy trẻ bị bệnh vảy nến sẽ có cơ hội hướng dẫn các bạn cùng lớp những kiến thức mới, cũng như tự rèn luyện khả năng kiểm soát bản thân. Dạy trẻ bị bệnh vảy nến cách trả lời những câu hỏi thường gặp 3. Nói chuyện với các giáo viên trong trường học Vào đầu mỗi năm học, phụ huynh có con mắc bệnh vẩy nến nên gặp riêng với các giáo viên và thảo luận về một số vấn đề về sức khỏe của trẻ. Cụ thể, bạn cần được nhà trường xác nhận những thông tin sau:Có một giáo viên cụ thể chịu trách nhiệm giúp đỡ mà trẻ và phụ huynh có thể liên lạc, nhờ cậy bất cứ khi nào cần thiết ở trường;Các giáo viên bộ môn cũng cần nắm được tình trạng bệnh của trẻ, cam kết luôn chú ý theo dõi và giải quyết các vấn đề trong lớp học, như trêu chọc hoặc bắt nạt;Giáo viên thể dục sẽ không bắt buộc trẻ mặc đồng phục thể thao ngắn như các bạn khác, hoặc không yêu cầu tham gia một số hoạt động nhạy cảm với trẻ bị bệnh vảy nến.Nếu sớm thiết lập mối quan hệ với giáo viên trong nhà trường, bố mẹ và thầy cô có thể đưa ra hướng xử lý nhanh chóng hơn khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra. 4. Kết nối với những đứa trẻ bị bệnh vảy nến khác Đôi khi trẻ bị bệnh vảy nến sẽ cảm thấy cô độc vì nghĩ rằng bản thân chúng là những người duy nhất gặp phải vấn đề này. Bố mẹ hãy giúp con kết nối với những đứa trẻ khác cũng mắc phải tình trạng tương tự.Phụ huynh có thể tìm kiếm những hội nhóm chăm sóc trẻ bị vảy nến online để kết nối các bé lại với nhau, hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ về các cộng đồng hỗ trợ. Bạn cũng có thể cho bé tham gia trại hè quy tụ những trẻ bị bệnh vảy nến hoặc các tình trạng về da khác. Đây đều là những nơi tuyệt vời để trẻ nhận được sự hỗ trợ, học hỏi những lời khuyên thiết thực và xây dựng sự tự tin.Điều đó cũng giúp cho cả những người đang chăm sóc trẻ bị vảy nến. Trò chuyện với các bậc phụ huynh khác có con mắc bệnh vẩy nến có thể mang đến cho bạn những hiểu biết và lời khuyên mới. Kết nối với những đứa trẻ bị bệnh vảy nến khác tăng sự tự tin cho trẻ 5. Cân nhắc trị liệu tinh thần Trẻ em bị bệnh vảy nến hoặc các vấn đề sức khỏe mãn tính khác có nguy cơ cao bị tự ti và trầm cảm. Bố mẹ nên cân nhắc đến các biện pháp trị liệu bổ sung, chẳng hạn như gặp gỡ nhà tâm lý học trẻ em hoặc nhân viên y tế xã hội. Nhất là khi nhận thấy con có biểu hiện:Dễ cáu kỉnh và tức giận;Dành ít thời gian chơi với bạn bè;Có những thay đổi trong thói quen ăn ngủ;Gặp nhiều vấn đề ở trường học.Những liệu pháp về mặt tinh thần có thể hỗ trợ rất nhiều trong chăm sóc trẻ bị vảy nến, cả khi mới được chẩn đoán hoặc đã mắc bệnh trong thời gian dài. Các nhà trị liệu sẽ thay bố mẹ hướng dẫn những bệnh nhi mãn tính cách đối phó với các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày cũng như giải quyết mâu thuẫn với bạn bè ở trường học. Trẻ có thể bị trầm cảm khi mắc bệnh vẩy nến 6. Lạc quan về tương lai phía trước Bệnh vảy nến ở trẻ em là một căn bệnh mãn tính suốt đời, vì vậy rất khó dự đoán trước tương lai sẽ ra sao. Đôi khi một điều kỳ diệu có thể xuất hiện mà không cần lý do. Ngược lại, một phương pháp điều trị vẫn đang phát huy tốt hiệu quả có thể đột nhiên ngừng tác dụng. Bên cạnh đó, quan điểm của trẻ bị bệnh vảy nến cũng sẽ thay đổi. Một đứa trẻ có vẻ hoàn toàn ổn với các triệu chứng trong quá khứ, có thể trở nên tự ti và đau khổ hơn rất nhiều khi bắt đầu vào trung học.Phải sống chung với một căn bệnh về da mãn tính sẽ mang đến nhiều thăng trầm. Mặc dù phía trước sẽ có một số ngày khó khăn, nhưng trẻ bị bệnh vảy nến và chính bản thân bạn, vẫn có quyền hy vọng vào một tương lai tốt hơn. Đây là một bài học giúp bệnh nhi xây dựng sức bật tinh thần, để dựa vào nguồn sức mạnh tâm lý mà sống tốt cho đến hết cuộc đời.Tuy rằng hiện nay bệnh vảy nến vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi, tuy nhiên các phương pháp điều trị hiện tại đã phần nào cải thiện được triệu chứng cũng như các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra với người bệnh.Nguồn tham khảo: webmd.com
https://suckhoedoisong.vn/mang-gen-benh-thalassemia-van-co-the-sinh-con-khoe-manh-169210730111036602.htm
30-07-2021
Mang gen bệnh thalassemia vẫn có thể sinh con khoẻ mạnh
Trẻ mắc bệnh thalassemia cần điều trị truyền máu, thải sắt suốt đời, chi phí điều trị rất tốn kém, là gánh nặng khiến kinh tế nhiều gia đình kiệt quệ. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa nếu xét nghiệm sàng lọc, tầm soát và tư vấn cho các cặp đôi trước khi kết hôn và có con. Căn bệnh âm thầm truyền lại cho thế hệ sau Theo kết quả khảo sát bước đầu tình trạng mang gen bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) trên toàn quốc năm 2017 cho thấy VN có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia. Người bị bệnh và mang gen bệnh có ở tất cả các tỉnh, thành phố, ở tất cả các dân tộc trên toàn quốc. Có trên 20.000 người bệnh Thalassemia phải điều trị cả đời và mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia. Những người mang gen bệnh thalassemia thường không hề có biểu hiện gì bất thường trên lâm sàng, cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Họ chỉ tình cờ phát hiện là người mang gen bệnh thalassemia khi làm xét nghiệm công thức máu. Và nếu cả bố và mẹ cùng mang gen bệnh thalassemia thì xác suất sinh con mắc bệnh thalassemia là 25%; sinh con là người mang gen bệnh là 50% và xác suất sinh con hoàn toàn khỏe mạnh là 25%. Mặc dù tỷ lệ người mang gen bệnh thalassemia rất cao trong cộng đồng nhưng nhiều cặp đôi vẫn chủ quan, không chủ động tầm soát sàng lọc bệnh thalassemia trước khi sinh con. Trẻ mắc bệnh thalassemia có biểu hiện thiếu máu, vàng da do tan máu, các biến chứng do ứ sắt như xơ gan, suy tim,... Trẻ cũng có thể có biến dạng xương dẹt như xương sọ, xương hàm mặt nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc điều trị truyền máu và thải sắt cần duy trì suốt đời, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và kinh tế của gia đình có con mắc bệnh. Qua báo cáo thống kê từ năm 2001 đến nay, có tới 20% bệnh nhi mắc bệnh thalassemia tử vong ở lứa tuổi từ 6 - 7, nhiều em tử vong ở độ tuổi 16 - 17, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh nặng không có cơ hội xây dựng gia đình. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học ngày nay, nhiều biện pháp sàng lọc bệnh từ trước khi kết hôn, hoặc khi sinh con có thể giúp các vợ chồng mang gen bệnh tránh sinh con mắc bệnh thalassemia. Phòng tránh bệnh thalassemia - Vì tương lai của các con Các cặp đôi nếu phát hiện mình là người mang gen bệnh thalassemia hoặc đã sinh con mắc bệnh thalassemia hoàn toàn có thể phòng ngừa việc sinh con tiếp theo mắc bệnh. Do người mang gen bệnh thalassemia không biểu hiện triệu chứng gì nên thường bỏ qua việc sàng lọc bệnh thalassemia. Tuy nhiên, việc xét nghiệm sàng lọc tiền hôn nhân rất có ý nghĩa phòng bệnh thalassemia cho các cặp đôi trẻ. Đặc biệt các cặp đôi đã sinh con mắc bệnh thalassemia hoặc trong gia đình đã có người sinh con mắc bệnh thalassemia thì cần làm xét nghiệm gen bệnh thalassemia để tư vấn di truyền phòng ngừa sinh con mắc bệnh. Thalassemia là bệnh di truyền phổ biến, gây ảnh hưởng nặng nề nhưng việc phòng tránh lại rất dễ dàng nếu các cặp đôi đã xét nghiệm tầm soát gen bệnh thalassemia. Nếu cả hai cùng mang gen bệnh thì có nguy cơ sinh con mắc bệnh cần làm xét nghiệm chẩn đoán trước sinh hoặc làm chẩn đoán phôi tiền làm tổ để phòng tránh sinh con mắc bệnh thalassemia. Xét nghiệm tiền hôn nhân sàng lọc bệnh thalassemia là biện pháp hiệu quả, chi phí để các cặp đôi được tư vấn kịp thời, phòng tránh sinh con mắc bệnh thalassemia đặc biệt ở cộng đồng có tỷ lệ người mang gen bệnh cao như ở nước ta. Bất cứ cặp đôi nào cũng có thể chủ động phòng tránh sinh ra con mắc bệnh thalassemia với những xét nghiệm tầm soát cơ bản và chỉ cần thực hiện duy nhất một lần trong đời. Đầu tiên là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, đây là xét nghiệm thường được chỉ định khi mọi người đi khám sức khoẻ. Căn cứ vào kết quả tổng phân tích máu, bác sĩ có thể cho bạn biết bạn có mang gen bệnh thalassemia hay không và chỉ định các bước tiếp theo là định lượng thành phần huyết sắc tố và cân nhắc làm xét nghiệm gen để xác định đột biến gen. Các cặp đôi mang gen bệnh thalassemia hoàn toàn có thể phòng tránh sinh con mắc bệnh thông qua xét nghiệm chẩn đoán trước sinh. Hiện nay, các cặp đôi cũng có thể chủ động làm thụ tinh ống nghiệm và chẩn đoán phôi tiền làm tổ để chọn phôi khoẻ mạnh trước khi chuyển vào tử cung người mẹ. Vì tương lai sinh con khoẻ mạnh, mỗi cặp đôi nên làm xét nghiệm sàng lọc bệnh thalassemia trước khi kết hôn và sinh con. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phòng bệnh Thalassemia cho cộng đồng, Viện Công nghệ DNA đã và đang triển khai gói xét nghiệm tiền hôn nhân cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn, mang thai và tư vấn di truyền cho các cặp đôi cùng mang gen bệnh thalassemia có nguy cơ sinh con mắc bệnh. Với hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, tiên tiến đạt tiêu chuẩn ISO 15189/2012, cùng đội ngũ chuyên gia về di truyền, Viện Công nghệ DNA là địa chỉ tin cậy cho các cặp vợ chồng lựa chọn xét nghiệm sàng lọc thalassemia trước khi có kế hoạch mang thai và sinh con. Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình hay các vấn đề về xét nghiệm tiền hôn nhân hay các vấn đề di truyền khác, bạn có thể liên hệ qua hotline: 1900 88 68 14 Viện Công nghệ DNA Trụ sở chính: Tầng 4, tòa nhà New Skyline, KĐT Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội Chi nhánh tại TP.HCM: Phòng 608, 180 Lý Chính Thắng, P9, Q3 Hotline: 1900 88 68 14 Website: https://viencongnghedna.com.vn/
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/trac-nghiem-dau-hieu-tien-san-giat-la-gi-vi
Trắc nghiệm: Dấu hiệu tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là 1 trong những biến chứng của thai kỳ đặc trưng bởi huyết áp cao và có dấu hiệu tổn thương hệ thống cơ quan khác, thường là gan và thận. Tiền sản giật hay gặp ở sản phụ mang thai sau 20 tuần, việc nhận biết các dấu hiệu sớm của tiền sản giật là vô cùng quan trọng để can thiệp kịp thời, bảo đảm sức khỏe cho mẹ và con. Trắc nghiệm: Dấu hiệu tiền sản giật là gì? Tiền sản giật là 1 trong những biến chứng của thai kỳ đặc trưng bởi huyết áp cao và có dấu hiệu tổn thương hệ thống cơ quan khác, thường là gan và thận. Tiền sản giật hay gặp ở sản phụ mang thai sau 20 tuần, việc nhận biết các dấu hiệu sớm của tiền sản giật là vô cùng quan trọng để can thiệp kịp thời, bảo đảm sức khỏe cho mẹ và con. Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Tạ Quốc Bản , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Tạ Quốc Bản Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Sản phụ khoa Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tong-quan-day-du-nhat-ve-giai-doan-sau-sinh-ba-me-nao-cung-nen-biet-vi
Tổng quan đầy đủ nhất về giai đoạn sau sinh, bà mẹ nào cũng nên biết
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Thời kỳ hậu sản, còn được gọi là giai đoạn sau sinh, ngoài những thay đổi về sinh lý và các vấn đề y tế có thể phát sinh trong giai đoạn này, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn lưu ý đến nhu cầu tâm lý của bà mẹ sau sinh và nhạy cảm với những khác biệt về văn hóa xung quanh việc sinh con.Sau khi sinh, cơ thể các bà mẹ sẽ trải qua một số thay đổi mang tính nhất thời. Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên, việc theo dõi và khám sức khỏe định kỳ sau sinh vẫn rất cần thiết để phòng ngừa một số biến chứng nguy hiểm như:Chảy máu nhiều (băng huyết sau sinh)Nhiễm trùng tử cungNhiễm trùng bàng quang và thậnNhiễm trùng vúTrầm cảm sau sinhBăng huyết cũng có thể xuất hiện ngay sau khi sinh nhưng cũng có thể xuất hiện sau đó khoảng 6 tuần. 1. Chăm sóc bà mẹ sau sinh tại bệnh viện Ngay sau khi sinh, các bà mẹ sẽ được theo dõi ít nhất 1 giờ. Trong trường hợp sử dụng thuốc gây mê, thời gian theo dõi thậm chí còn phải kéo dài hơn trong phòng hồi sức được trang bị đầy đủ bình oxy, tiêm truyền tĩnh mạch và các thiết bị hồi sức khácCác nhân viên y tế sẽ tiến hành kiểm tra nhịp tim và đo thân nhiệt. Thông thường trong 24 giờ đầu, nhịp tim của sản phụ sẽ trở về bình thường và nhiệt độ có thể sẽ tăng nhẹ, quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Các nhân viên bệnh viện sẽ cố gắng hết sức nhằm giảm thiểu tối đa các cơn đau có thể xảy ra với bà mẹ cũng như nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.Cầm máu là ưu tiên hàng đầu. Sau khi sinh, y tá có thể xoa bóp vùng bụng người mẹ đều đặn và thường xuyên để giúp tử cung co lại và duy trì hình dạng ban đầu qua đó ngăn ngừa chảy máu. Thậm chí các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng oxytocin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch để kích thích tử cung co lại. Nếu người mẹ bị mất máu quá nhiều trong và sau khi sinh, họ cần làm xét nghiệm công thức máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu trước khi xuất viện.Các bà mẹ cũng có thể đi tiểu rất nhiều sau khi sinh do các cơ bàng quang bị yếu dẫn đến khó kiểm soát cảm giác bàng quang. Các bác sĩ cũng sẽ khuyến khích các bà mẹ đi tiểu nhiều và đều đặn, ít nhất 4 giờ một lần để tránh làm đầy cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng bàng quang. Trong nhiều trường hợp, những bà mẹ mới sinh không thể đi tiểu và phải đặt một ống thông tạm thời vào bàng quang để thải hết nước tiểu. Các bác sĩ cũng hạn chế tối đa những trường hợp đặt catheter do chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang cho sản phụ.Những bà mẹ mới sinh cũng được khuyến khích đại tiện trước khi xuất viện. Tuy nhiên vì thời gian nằm viện thường quá ngắn nên điều này tương đối khó thực hiện. Nếu sản phụ không đi đại tiện trong vòng 3 ngày hoặc lâu hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc nhuận tràng để tránh táo bón cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nếu trực tràng hoặc cơ xung quanh hậu môn bị rách trong khi sinh, thuốc làm mềm phân cũng có thể được sử dụng. Ngoài ra Opioids – một loại thuốc giảm đau được sử dụng trong sinh mổ có thể khiến tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn. Do đó nếu sử dụng Opioids, nên sử dụng với liều thấp nhất. Một bà mẹ mới sinh có thể có một chế độ ăn uống bình thường miễn là họ muốn. Các bác sĩ cũng khuyên các bà mẹ nên đứng dậy và đi lại càng sớm càng tốt. Các bà mẹ mới sinh cũng có thể bắt đầu các bài tập giúp tăng cường cơ bụng, thường là sau một ngày nếu sinh thường qua đường âm đạo và muộn hơn nếu sinh mổ. Động tác gập người và cong đầu gối được thực hiện ngay trên giường sau sinh có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên phần lớn các bà mẹ quá mệt mỏi để bắt đầu tập luyện ngay sau khi sinh. Sinh mổ là một phẫu thuật lớn, do đó các bà mẹ không nên tập thể dụng hay làm các công việc nặng cho đến khi họ hoàn toàn hồi phục, thường mất khoảng 6 tuần.Trước khi xuất viện, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm vắc-xin phòng sởi. Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván cũng cần được tiêm trong mỗi lần mang thai, tốt nhất là từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36. Những người phụ nữ mang thai chưa từng mắc thủy đậu hoặc tiêm vắc-xin phòng thủy đậu nên được tiêm liều vắc-xin thủy đậu đầu tiên sau khi sinh và liều thứ 2 sau đó từ 4 đến 8 tuần.Nếu một người mẹ mới sinh có nhóm máu Rh- và trẻ có nhóm máu Rh+ (được gọi là không tương thích yếu tố Rh) họ sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rho (D) qua đường tiêm bắp trong vòng 3 ngày sau sinh. Rho (D) có tác dụng ngăn ngừa cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể gây nguy hiểm cho thai nhi.Trước khi xuất viện, người mẹ sẽ được kiểm tra lần cuối. Trong trường hợp cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, họ sẽ được xuất viện trong 24 đến 48 giờ sau sinh nếu sinh thường và 96 giờ nếu sinh mổ. Thậm chí nhiều trường hợp có thể xuất viện chỉ sau 6 giờ sau sinh. Các bà mẹ cũng sẽ được cung cấp thông tin về những thay đổi trong cơ thể và biện pháp cần thực hiện để cơ thể phục hồi ổn định sau sinh. Các cuộc khám định kỳ sau sinh cũng được lên lịch và thông báo tới các bà mẹ, thường từ tuần thứ 6. Trong trường hợp sinh mổ hoặc có vấn đề gì xảy ra, lần khám đầu tiên có thể được sắp xếp sớm hơn. 2. Những thay đổi của cơ thể người phụ nữ ngay sau sinh 2.1. Tăng tiết dịch âm đạoCác bà mẹ mới sinh thường tăng tiết dịch âm đạo. Dịch âm đạo là hỗn hợp của dịch, máu và một phần nhau thai chưa bong hết. Thông thường máu sẽ chỉ có trong dịch âm đạo 3 đến 4 ngày sau sinh, sau đó dịch chuyển màu nâu nhạt và sau khoảng 2 tuần, nó trở thành màu trắng đục. Tình trạng tăng tiết dịch âm đạo có thể tiếp tục đến tuần thứ 6 sau sinh.2.2. Sử dụng thuốcCác bà mẹ không cho con bú có thể dùng thuốc ngủ hoặc một số loại thuốc giảm đau một cách an toàn. Đối với những phụ nữ cho con bú, acetaminophen và ibuprofen là những loại thuốc giảm đau tương đối an toàn2.3. Đau vùng sinh dụcKhu vực xung quanh âm đạo thường đau buốt, đặc biệt là khi đi tiểu. Vết rách tầng sinh môn hoặc vết cắt tầng sinh môn trong khi sinh có thể góp phần làm tăng tình trạng đau và sưng tấy.Ngay sau khi sinh và trong 24 giờ đầu, có thể dùng nước đá hoặc túi chườm lạnh để giảm sưng và đau. Các loại kem hoặc thuốc dạng xịt cũng có thể được áp dụng. Các bà mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh khu vực xung quanh âm đạo thường xuyên 2-3 lần mỗi ngày để giảm đau cũng như giảm nguy cơ nhiễm trùng. 2.4. Bệnh trĩCố gắng rặn khi sinh qua đường âm đạo có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn bệnh trĩ. Đau do bệnh trĩ gây ra có thể được giảm bớt bằng cách ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm hoặc thoa một số loại gel chứa chất gây tê cục bộ.2.5. Căng sữaCăng sữa xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình sản xuất sữa trong cơ thể. Đối với những bà mẹ không cho con bú có thể mặc một chiếc áo ngực vừa vặn để nâng cao bầu ngực qua đó giúp giảm tiết sữa hoặc chườm đá và dùng thuốc giảm đau để làm giảm sự khó chịu. Hạn chế vắt sữa thủ công vì có thể kích thích cơ thể tăng sản xuất sữa.2.6. Trầm cảm sau sinhĐa số phụ nữ sẽ mắc trầm cảm sau sinh. Họ cũng có thể cảm thấy cáu kỉnh, ủ rũ hoặc lo lắng dẫn đến giảm tập trung và khó ngủ. Các triệu chứng này thường biến mất sau khoảng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên nếu chúng vẫn tiếp tục kéo dài đến 2 tuần cản trở việc chăm sóc bé hoặc các sinh hoạt hàng ngày, các bà mẹ nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán phòng trường hợp trầm cảm kéo dài hoặc mắc một chứng rối loạn tâm thần khác. 3. Chăm sóc bà mẹ sau sinh tại nhà Các bà mẹ sau khi sinh có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động hàng ngày bình thường ngay khi họ cảm thấy sẵn sàng. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp các bà mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng trước sinh. Họ cũng có thể quan hệ tình dục ngay khi muốn và cảm thấy thoải mái với vấn đề đó. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên quan hệ tình dục khi các tổn thương trong quá trình sinh đẻ đã lành lại.Các bà mẹ sau sinh cũng nên chú ý vệ sinh khu vực âm đạo từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sau khi sinh, đặc biệt là sinh mổ, các bà mẹ cũng không nên đặt bất cứ thứ gì kể cả băng vệ sinh và thụt rửa âm đạo trong ít nhất 2 tuần. Nên tránh các hoạt động gắng sức và khuân vác nặng trong khoảng 6 tuần. Và cần đảm bảo vệ sinh vết mổ kỹ lưỡng để tránh nhiễm trùng.Giai đoạn sau sinh, tử cung của các bà mẹ vẫn mở rộng và tiếp tục co thắt một thời gian sau đó mới dần trở lại trạng thái ban đầu trong 2 tuần tiếp theo. Những cơn co thắt thường không đều và có thể gây đau đớn, đặc biệt là trong trường hợp các bà mẹ cho con bú bởi khi đó cơ thể sẽ kích thích sản xuất oxytocin khiến các cơn co thắt tử cung trở nên nghiêm trọng hơn.Các bác sĩ khuyến cáo bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu và tiếp tục cho con bú kèm ăn dặm trong 6 tháng tiếp theo cho đến khi trẻ không còn hứng thú với việc bú mẹ nữa. Các bà mẹ đang cho con bú cần học cách đặt trẻ nằm đúng tư thế trong khi cho trẻ bú. Nếu trẻ nằm ở tư thế không tốt, núm vú của mẹ có thể bị đau và nứt. Đôi khi trẻ ngậm môi dưới và mút, khiến núm vú bị kích thích. Trong những trường hợp như vậy, bà mẹ có thể dùng ngón tay cái để kéo nhẹ môi trẻ ra khỏi miệng. Để đưa núm vú ra khỏi miệng trẻ, trước tiên mẹ nên luồn ngón tay vào miệng trẻ để phá vỡ lực hút do trẻ bú. Động tác này có thể giúp vú không bị tổn thương và đau. Khi cho con bú, các bà mẹ cũng cần tăng lượng calo hấp thụ vào khoảng 300 đến 500 calo mỗi ngày. Bên cạnh đó các loại vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết. Các loại hải sản cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên phụ nữ đang cho con bú nên chọn hải sản chứa ít thủy ngân để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Giai đoạn sau sinh là khoảng thời gian các bà mẹ thay đổi về cả thể chất cũng như tinh thần và cảm xúc. Đây cũng là giai đoạn khó khăn khi người phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe khác nhau. Việc chăm sóc các bà mẹ sau sinh kể từ khi ở bệnh viện cho đến khi về nhà là rất quan trọng. Các bà mẹ sau sinh cần được tiêm một số loại vắc-xin đặc hiệu, bên cạnh đó là một chế độ ăn đảm bảo đủ năng lượng và chất dinh dưỡng không chỉ cho mẹ mà còn cho cả trẻ, đặc biệt là những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ và một chế độ nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý để có thể sớm phục hồi và lấy lại vóc dáng như lúc trước sinh. Nguồn tham khảo: msdmanuals.com, uptodate.comXEM THÊMHướng dẫn chăm sóc vết mổ/vết khâu tầng sinh môn cho sản phụ tại nhàNhững dấu hiệu bất thường ở vết mổ đẻTụ dịch vết mổ đẻ cũ có thể dẫn đến vô sinh thứ phát
https://suckhoedoisong.vn/tam-soat-va-dieu-tri-som-benh-phinh-tach-dong-mach-chu-tranh-gay-tu-vong-169230222201912945.htm
23-02-2023
Cần tầm soát và điều trị sớm bệnh phình tách động mạch chủ
Vừa qua, Bệnh viện Bãi Cháy đã tiếp nhận một bệnh nhân ngẫu nhiên đi khám bệnh, các bác sĩ chuẩn đoán bị phình tách động mạch chủ ngực và bụng và đã được phát hiện kịp thời, cấp cứu và chuyển tuyến điều trị thích hợp. Bệnh nhân tên Hoàng T.L (sinh năm 1954, trú tại TX Quảng Yên, Quảng Ninh) đến khám tại Phòng khám Yêu cầu Nội 1, Bệnh viện Bãi Cháy với biểu hiện mệt mỏi, đau bụng lan lên ngực, đau nóng rát, tức ngực, cảm giác khó thở, buồn nôn. Triệu chứng dễ nhầm với bệnh lý dạ dày tá tràng. Nhận thấy trên một bệnh nhân có tuổi, tiền sử có tăng huyết áp, các triệu chứng không điển hình. Các bác sĩ đã cho chụp Xquang phổi và thấy vùng trung thất rộng, nội soi thực quản - dạ dày có viêm thực quản trào ngược, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tiêm thuốc cản quang phát hiện hình ảnh phình và bóc tách động mạch chủ ngực và bụng. Hình ảnh phình tách động mạch chủ trên phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực của người bệnh. (ảnh BVCC) Ngay sau đó, bệnh nhân được hội chẩn chuyên khoa cấp cứu – tim mạch chẩn đoán bệnh lý phình tách động mạch chủ từ động mạch chủ lên kéo dài tới động mạch chủ bụng. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu ban đầu giảm đau, điều chỉnh huyết áp, thở oxy và tư vấn chuyển tuyến xử trí kịp thời cho bệnh nhân. Theo Ths.BSCKII Nguyễn Thị Xuân Hương – Chuyên gia đến từ Bệnh viện tuyến Trung Ương, người trực tiếp chỉ định kiểm tra cho bệnh nhân chia sẻ, với bệnh lý phình tách động mạch chủ, các nghiên cứu cho thấy trong ngày đầu tiên có khoảng 20-30% bệnh nhân tử vong, trong 48 giờ đầu có 50%, tỷ lệ sống sót sau 1 tháng khoảng 10% nếu không được điều trị kịp thời. Phình động mạch chủ là tình trạng phình một phần động mạch chủ, động mạch chính cấp máu của cơ thể. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt động mạch chủ làm việc nhiều dẫn đến phình mạch có thể bị vỡ. Tách động mạch chủ là một tình trạng các mạch máu lớn phân nhánh ra khỏi tim, gây ra vết rách. Máu chảy tràn qua những vết rách, tạo ra các lớp bên trong và ở giữa, đây là nguyên nhân khiến các động mạch chủ bị bóc tách. Nếu động mạch chủ bị chèn ép quá mức dẫn đến vỡ động mạch có thể gây tử vong. Bệnh lý này ít có triệu chứng hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ. Triệu chứng phình động mạch chủ ngực thường gặp nhất là đau ngực. Khi có đau ngực, bệnh nhân thường đã có biến chứng như lóc tách động mạch chủ hoặc khối phình dọa vỡ. Các triệu chứng khác xuất hiện khi khối phình có kích thước đủ lớn và tùy thuộc vị trí khối phình. Nếu bị phình động mạch chủ bụng thì hầu như không có triệu chứng mà thường phát hiện tình cờ qua siêu âm ổ bụng hoặc bỗng nhiên người bệnh thấy có khối đập theo nhịp tim ở vùng quanh rốn. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, nhằm phòng tránh và phát hiện sớm các bệnh lý của bản thân, người bệnh nên khám sức khỏe tổng quát tại các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ chuyên gia và trang thiết bị y tế chẩn đoán, điều trị hiện đại ít nhất 6 tháng 1 lần. Đồng thời nên loại bỏ các thói quen sinh hoạt có hại như hút thuốc lá, thuốc lào; kiểm soát tốt tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/trong-ngay-di-dai-tien-luc-nao-la-tot-nhat-vi
Trong ngày đi đại tiện lúc nào là tốt nhất?
Đi đại tiện là nhu cầu cơ bản của mỗi người. Hình thành thói quen đi đại tiện buổi sáng đều đặn mỗi ngày là bí quyết giúp ta có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và một tinh thần sảng khoái để bắt đầu ngày mới. 1. Thời điểm tốt để đi đại tiện Đi đại tiện thế nào là tốt hoặc đi đại tiện lúc nào là tốt nhất là vấn đề nhiều người thắc mắc nhưng không biết hỏi ai. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá, thời điểm tốt nhất để đẩy chất thải ra khỏi cơ thể là vào buổi sáng sau khi thức dậy.Đi đại tiện buổi sáng là thời điểm trùng với nhịp sinh học khi đại tràng co bóp mạnh gấp 3 lần trong giờ đầu tiên sau khi ngủ dậy. Trong khi bạn ngủ, hệ tiêu hoá có nhiều thời gian để hấp thu chất dinh dưỡng và đẩy chất thải đến ruột già. Khoảng 30 phút sau khi thức dậy, hệ tiêu hoá sẽ phát ra các tín hiệu khiến bạn có cảm giác muốn đi đại tiện.Tuy nhiên, không phải ai cũng đi đại tiện buổi sáng và điều đó là hoàn toàn bình thường. Tần suất đại tiện có thể dao động từ 3 lần một ngày đến 3 lần một tuần, miễn là nó xảy ra đều đặn, phù hợp với lối sống của bạn và không gây khó chịu. Giải đáp đi đại tiện lúc nào là tốt nhất? 2. Xây dựng thói quen đi đại tiện buổi sáng Chế độ ăn uống và tập luyện cùng với thói quen sinh hoạt sẽ quyết định tần suất đại tiện của mỗi người. Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để tập thói quen đi đại tiện buổi sáng, đồng thời tránh được tình trạng đi đại tiện lâu. 2.1. Ăn đậu trong bữa tối Đậu là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp nhuận trường tốt. Mỗi người cần ăn ít nhất 20-30 gram chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Theo hướng dẫn Chế độ ăn uống của Hoa Kỳ:1⁄2 chén đậu xanh cung cấp 10 gram chất xơ.1⁄2 chén đậu trắng cung cấp 9 gram chất xơ.1⁄2 chén đậu Hà Lan cung cấp 8 gram chất xơ. 2.2. Uống nhiều nước Uống nhiều nước giúp chất xơ trong hệ tiêu hoá “nở ra”, làm cho nó hoạt động hiệu quả hơn. Khi bạn không uống đủ nước, hệ tiêu hoá sẽ tăng tái hấp thu nước trong thức ăn làm phân trở nên khô cứng và bạn sẽ khó đi đại tiện hơn, có thể gây ra táo bón. Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và cung cấp đủ nước cho cơ thể vào buổi tối. 2.3. Đi dạo sau khi ăn tối Nếu bạn không có thời gian luyện tập thể dục thể thao, hãy cố gắng dành ít thời gian để đi dạo sau bữa tối. Tập thể dục ít nhất 1 lần mỗi ngày sẽ thúc đẩy nhu động ruột, tăng khả năng nhuận trường. 2.4. Ăn chút gì đó vào sáng sớm Thức ăn sẽ kích thích nhu động ruột, thúc đẩy nhuận trường. 2.5. Uống cà phê vào sáng sớm Trong cà phê có chứa caffeine là một chất có khả năng kích thích đường ruột. Đối với những người có thói quen uống cà phê sáng và đi đại tiện ngay sau đó, điều này là hoàn toàn bình thường. 2.6. Uống bổ sung dầu cá Nếu đã ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước mà vẫn bị táo bón, bạn hãy thử bổ sung thêm axit béo omega-3. Axit omega-3 có tác dụng như chất bôi trơn thành ruột, giúp phân dễ dàng đi qua hơn. Nguồn omega-3 dồi dào nhất là từ dầu cá. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung omega-3 từ chế độ ăn hàng ngày bao gồm cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích, đậu nành, hạt bí,... 2.7. Duy trì thói quen Hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống đều đặn, hợp lí và tập thói quen đi đại tiện vào một thời điểm cố định trong ngày. Đừng cố nín nhịn bỏ qua cảm giác muốn đi đại tiện, dành đủ thời gian đi vệ sinh để không cảm thấy căng thẳng, gấp gáp.Hình thành thói quen đi đại tiện buổi sáng đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn giúp bạn có tinh thần sảng khoái, đảm bảo sức khỏe toàn diện.Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
https://suckhoedoisong.vn/bai-tap-cai-thien-chuc-nang-ho-hap-cho-nguoi-benh-ap-xe-phoi-169240624162347123.htm
27-06-2024
Bài tập cải thiện chức năng hô hấp cho người bệnh áp xe phổi
1. Vai trò của tập luyện với người bệnh áp xe phổi Áp xe phổi là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong mô phổi, thường xuất hiện sau khi người bệnh mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính như viêm phổi, tắc mạch phổi nhiễm khuẩn… Khi mắc bệnh, mô phổi của người bệnh sẽ bị hoại tử, tạo điều kiện cho sự hình thành của dịch mủ và các ổ áp xe chứa mủ, tế bào bạch cầu chết và vi sinh vật gây bệnh. Bệnh áp xe phổi có những biểu hiện lâm sàng sốt, mệt mỏi, sút cân và dấu hiệu của viêm phổi. Bệnh nhân thường có sốt từ 38,5°C đến 39°C hoặc cao hơn, có thể kèm theo cảm giác rét run . Đau ngực thường xuất hiện ở vị trí tổn thương, đôi khi kèm theo đau bụng ở những bệnh nhân áp xe phổi thùy dưới. Ho khạc đờm có mủ, thường có mùi hôi hoặc thối, có thể khạc ra mủ lẫn máu hoặc thậm chí có ho máu nhiều. Hình ảnh minh họa áp xe phổi. Người bệnh cũng có thể gặp khó thở , biểu hiện suy hô hấp như thở nhanh, tím môi và đầu ngón tay, cùng với giảm PaO2 và SaO2. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, áp xe phổi có thể tiến triển tốt và bệnh có thể khỏi hoàn toàn sau một thời gian, mặc dù có thể để lại sẹo xơ phổi. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách hoặc không đáp ứng tốt, bệnh có thể tiến triển thành áp xe mạn tính hoặc để lại những hậu quả nguy hiểm như giãn phế quản quanh ổ áp xe, nhiễm trùng huyết, áp xe não, ho ra máu nặng, suy kiệt cơ thể, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Bên cạnh những chăm sóc, điều trị y khoa, các bài tập đặc biệt là các bài tập thở sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người bệnh, bao gồm: Cải thiện tình trạng bệnh. Giảm các triệu chứng khó chịu. Hỗ trợ thải đờm và dịch. Giảm tắc nghẽn đường hô hấp. Kích thích hệ thần kinh hoạt động tốt hơn, tăng cường chất lượng giấc ngủ và không gặp những triệu chứng như mệt mỏi, căng thẳng, suy giảm trí nhớ … Tập luyện giúp người bệnh áp xe phổi tăng cường sức khỏe và cải thiện chức năng hô hấp. 2. Các bài tập tốt cho người bệnh áp xe phổi 2.1 Bài tập thở - Thở cơ hoành Thở bằng cơ hoành là một kỹ thuật quan trọng trong phục hồi chức năng phổi, giúp tăng cường sức mạnh của cơ hoành và các cơ bụng ; giúp cải thiện lượng không khí di chuyển vào và ra khỏi phổi, cải thiện lưu thông khí và tăng trao đổi oxy, từ đó giúp họ giảm thiểu triệu chứng khó thở một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu sự mệt mỏi của các cơ hô hấp ngực. Đặc biệt, đối với người bệnh áp xe phổi, thở cơ hoành còn hỗ trợ người bệnh trong việc tăng cường tống thải đờm và dịch. Cách thực hiện: Ngồi hoặc nằm ở vị trí thoải mái. Đặt một tay lên ngực và tay kia lên bụng. Hít vào sâu qua mũi, để bụng phồng lên. Thở ra chậm qua miệng, cảm nhận bụng xẹp xuống. Lưu ý: Trong giai đoạn đầu tập vật lý trị liệu, người bệnh không nên thở cơ hoành ở tư thế nằm vì sẽ gây tình trạng ứ đọng khí trong ổ áp xe, đồng thời cũng không áp dụng thở vào sâu mà nên tập trung vào việc thở ra dài. Thở cơ hoành tốt cho người bệnh áp xe phổi. - Thở mím môi Thở mím môi là kỹ thuật thở được khuyên dùng bất cứ khi nào bệnh nhân cảm thấy khó thở. Thở mím môi thông qua việc kéo dài sức thở ra, có thể tạo ra một chút áp lực ngược, được gọi là áp lực dương cuối kỳ thở ra, từ đó giúp cải thiện hệ thống thông khí và tăng lượng oxy trong máu, giúp người bệnh kiểm soát được nhịp thở . Đây cũng là phương pháp thở được khuyên dùng phối hợp khi bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động. Cách thực hiện: Hít vào từ từ qua mũi trong 2 giây. Mím môi như khi thổi nến, thở ra từ từ qua miệng trong 4-6 giây. Người bệnh có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ trong quá trình thực hiện bài tập thở mím môi. Lặp lại cách thở này cho đến khi kiểm soát được nhịp thở. Cách thực hiện thở mím môi. - Ho có kiểm soát Ho có kiểm soát là phương pháp giúp làm sạch phổi bằng cách làm lỏng chất nhầy dư thừa trong phổi, đưa lên đường thở và thải ra ngoài. Ho là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ chất lạ hoặc độc hại, tuy nhiên, ho quá nhiều hoặc quá mạnh có thể gây mệt mỏi, thậm chí khiến đường thở bị co thắt. Ho có kiểm soát là phương pháp vừa làm sạch phổi lại vừa giúp giảm thiểu những rủi ro do ho quá nhiều hoặc quá mạnh. Với bệnh nhân áp xe phổi, ho có kiểm soát là phương pháp rất tốt giúp làm sạch đờm và giảm tắc nghẽn trong đường hô hấp. Cách thực hiện: Hít thở sâu, giữ hơi thở trong vài giây. Ho mạnh và ngắn hai lần liên tiếp mà không hít vào giữa các lần ho. Ho có kiểm soát giúp làm long đờm và dễ tống ra ngoài. 2.2 Các bài tập vận động Tập vận động là nền tảng của các chương trình phục hồi chức năng phổi. Mặc dù việc tập vận động không trực tiếp cải thiện chức năng phổi, nhưng sẽ tạo ra một số thích ứng sinh lý với việc vận động, qua đó có thể cải thiện tình trạng thể chất. Có ba loại bài tập cơ bản mà bệnh nhân áp xe phổi có thể tham khảo: - Bài tập aerobic: Những bài tập aerobic sẽ giúp cải thiện khả năng sử dụng oxy của cơ thể thông qua việc giảm nhịp tim và huyết áp. - Bài tập tăng cường hoặc có kháng lực: Những bài tập tăng cường hoặc có kháng lực có thể giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ hô hấp. - Bài tập kéo giãn và linh hoạt: Những bài tập kéo giãn và linh hoạt như trong yoga và Pilates có thể tăng cường sự phối hợp khi thở. Các bài tập kéo giãn giúp tăng cường sự phối hợp khi thở cho người bệnh áp xe phổi. 3. Những lưu ý khi tập luyện ở người bệnh áp xe phổi Người bệnh áp xe phổi nên tập luyện đều đặn hàng ngày, mỗi ngày từ 30-40 phút. Thời gian tập tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc sau khi ăn ít nhất 2 tiếng. Trong giai đoạn bệnh cấp tính, người bệnh cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bản thân để lựa chọn hình thức cũng như thời gian tập luyện. Có thể ngừng vận động để cơ thể được nghỉ ngơi hoặc nếu có tập luyện thì nên giảm cường độ và thời gian. Bên cạnh đó, người bệnh áp xe phổi nên khởi động kỹ trước khi tập luyện, thực hiện các bài tập một cách từ từ, chậm rãi, không quá sức và lựa chọn quần áo phù hợp. Cần lưu ý việc tập vận động có thể gây khó thở cho người bệnh, vì vậy bệnh nhân áp xe phổi nên tăng dần mức độ tập luyện dưới sự giám sát của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, kỹ thuật thở mím môi có thể được sử dụng để tăng mức oxy trong cơ thể bệnh nhân. Thuốc trị áp xe phổi SKĐS - Áp xe phổi có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm, đúng cách. Việc dùng kháng sinh là rất quan trọng trong điều trị áp xe phổi… Mời bạn xem tiếp video: Người phụ nữ bị áp xe phổi vì căn bệnh quen thuộc | SKĐS
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bien-chung-va-dieu-tri-viem-co-tim-vi
Biến chứng và điều trị viêm cơ tim
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Nguyễn Thùy Đoan Trang - Trưởng nhóm Tuần hoàn ngoài cơ thể - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ là chuyên gia về Tuần hoàn ngoài cơ thể trong phẫu thuật tim và hồi sức tim, điều trị nội khoa Tim mạch. Viêm cơ tim là sự viêm nhiễm ở cơ tim (bao gồm tế bào cơ tim, khoảng kẽ và các mạch máu ở tim). Đây là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không có phác đồ điều trị viêm cơ tim kịp thời, người bệnh có thể tử vong chỉ sau 24 - 48h. 1. Tổng quan về bệnh viêm cơ tim Viêm cơ tim là sự viêm nhiễm mạn tính hoặc cấp tính cơ tim. Bệnh đặc biệt nguy hiểm khi thường gặp ở người trẻ tuổi và có tỉ lệ tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn đoán kịp thời.Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm cơ tim thường ở thể nhẹ, người bệnh dễ nhầm lẫn với cảm sốt thông thường và dễ bỏ qua. Trường hợp viêm cơ tim do viêm nhiễm, người bệnh sẽ có các triệu chứng sốt cao lên đến 41 độ C, đau cơ, khớp, mệt mỏi, tim đập nhanh, hạ huyết áp, tim đập yếu, đau tức ngực, khó thở....Thông thường, bệnh tiến triển nhanh - chậm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ ảnh hưởng đến cơ tim. Trong một số trường hợp, nếu không được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị viêm cơ tim kịp thời, bệnh nhân viêm cơ tim có thể tử vong nhanh sau 24 - 48h.Để chẩn đoán viêm cơ tim, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi qua siêu âm tim, điện tim, X Quang ngực, MRI tim, xét nghiệm máu, chụp động mạch vành và sinh thiết cơ tim. Khi có dấu hiệu bất thường liên quan đến tim mạch, người bệnh cần theo dõi tim mach qua siêu âm để được chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị phù hợp 2. Nguyên nhân viêm cơ tim Mỗi nguyên nhân viêm cơ tim sẽ có những triệu chứng và mức độ ảnh hưởng sức khỏe khác nhau. Các nguyên nhân chính bao gồm: Do vi khuẩn, virus, xoắn khuẩn, nấm, tia xạ, thuốc và các loại hóa chất. Một số nguyên nhân khác như: Ảnh hưởng sau sinh, do bia rượu,...thậm chí viêm cơ tim không có nguyên nhân.Các chuyên gia thống nhất nguyên nhân thường gặp nhất của viêm cơ tim là do các siêu vi Enterovirus (70 serotypes): Coxsackie A4; A16; B1-5. Các siêu vi này chiếm 50% trường hợp viêm cơ tim do siêu vi trực tiếp từ dịch mũi, mô tim, họng, phân của người bệnh giai đoạn cấp tính. Viêm cơ tim có thể do tăng nhạy cảm hoặc thứ phát sau phản ứng thuốc. Mức độ thay đổi từ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ cho đến bệnh nặng, diễn tiến nhanh.Viêm cơ tim thường nặng và có tỷ lệ tử vong cao nhất khi nguyên nhân do virus, bạch hầu ở trẻ em, viêm cơ tim kèm suy tim, rối loạn nhịp tim và tắc mạch. 3. Các biến chứng của viêm cơ tim Viêm cơ tim là bệnh lý nguy hiểm và phức tạp, thường kèm theo viêm nội tâm mạc và viêm màng ngoài tim. Các biến chứng thường gặp của viêm cơ tim bao gồm: Suy tim mất bù, tắc mạch ngoại vi do cục máu đông, rối loạn nhịp tim nặng,Viêm cơ tim do virus thường dễ bị bỏ sót trong chẩn đoán nhưng lại diễn tiến trong thời gian rất nhanh, có nguy cơ tử vong và đột tử cao. Khi virus xâm nhập vào cơ thể thường khởi phát viêm họng, sốt, sau 5 - 7 ngày sẽ xâm nhập vào tim và các cơ quan khác. Tuy nhiên, quá trình này thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp thông thường.Virus tấn công vào tim làm tổn thương tế bào cơ tim, gây rối loạn nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim và dẫn đến trụy mạch. Một số trường hợp bệnh nhân tử vong chỉ sau 1 đến 2 ngày dù được phát hiện sớm.Để phòng ngừa các biến chứng của viêm cơ tim, bệnh nhân không nên chủ quan với các triệu chứng cảm cúm thông thường, khi có các dấu hiệu sốt cao, đau cơ, tức ngực, khó thở cần đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán kịp thời và theo dõi điều trị các bệnh nhiễm trùng. Biến chứng thường gặp của bệnh viêm cơ tim là rối loạn nhịp tim, nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn tới tử vong 4. Điều trị viêm cơ tim Tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có hướng điều trị viêm cơ tim khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là điều trị sớm và đủ thời gian, không để rối loạn nhịp tim, suy tim vì viêm cơ tim là bệnh có tỷ lệ tử vong cao.4.1 Điều trị triệu chứngTăng cường nghỉ ngơi, giảm ăn muối; Thở oxy ngắt quãng; Điều trị các rối loạn nhịp tim.Điều trị suy tim bằng thuốc:Thuốc trợ tim: dobutamin, dopamin, milrinoneThuốc lợi tiểu: Dùng từng đợt 2- 3 ngày. Lợi tiểu thải muối như: lasix, hypothiazide. Lợi tiểu giữ K+: AldactonBồi phụ đủ kaliDự phòng tắc mạch: thuốc chống đông máu hoặc thuốc ức chế kết tập tiểu cầuĐiều trị rối loạn nhịp: thuốc, chuyển nhịp khẩn trương hoặc cấy dụng cụ khử rung chuyển nhịp tim (ICD)4.2 Điều trị nguyên nhânTheo phác đồ điều trị chuẩn4.3 Hỗ trợ cơ họcBệnh nhân suy tim với huyết động không ổn định và không đáp ứng với điều trị bằng thuốc có thể cần được hỗ trợ tuần hoàn bằng dụng cụ: VAD (dụng cụ hỗ trợ thất) hoặc ECMO (Oxy hóa máu màng ngoài cơ thể)4.4 Ghép timCác bệnh nhân viêm cơ tim mạn tính với suy tim mất bù giai đoạn cuối là đối tượng chỉ định cho ghép tim.Các phương pháp điều trị viêm cơ tim cần thực hiện theo chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ. Để phòng ngừa viêm cơ tim, mọi người không được mất cảnh giác với các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus thông thường, khi có các dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.
https://suckhoedoisong.vn/khuyen-nghi-moi-ve-xet-nghiem-hpv-de-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-169184452.htm
20-12-2020
Khuyến nghị mới về xét nghiệm HPV để tầm soát ung thư cổ tử cung
Hướng dẫn mới yêu cầu kiểm tra cổ tử cung ban đầu ở tuổi 25, sau đó là xét nghiệm vi rút u nhú ở người (HPV) 5 năm một lần, liên tục cho đến khi 65 tuổi. Debbie Saslow, giám đốc điều hành tại Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết: “Những khuyến nghị được sắp xếp hợp lý này có thể cải thiện mức độ tuân thủ khám bệnh của người bệnh và giảm thiểu những tác hại tiềm ẩn. Chúng ta có được các khuyến nghị này là nhờ một số phát triển quan trọng trong y học gần đây đã cho phép chúng ta thay đổi cách tiếp cận trong việc tầm soát ung thư cổ tử cung, chủ yếu là hiểu sâu hơn về vai trò của HPV và phát triển các công cụ để trị bệnh này." Gần như tất cả các ca ung thư cổ tử cung là do các chủng HPV gây ra. ACS cho biết xét nghiệm HPV chính xác hơn xét nghiệm Pap và có thể được thực hiện ít thường xuyên hơn. Hướng dẫn cho biết các xét nghiệm HPV có thể được sử dụng kết hợp với xét nghiệm Pap cho đến khi tất cả các phòng thí nghiệm chuyển sang tiêu chuẩn mới về xét nghiệm HPV. Hướng dẫn này cho biết bệnh nhân có thể thực hiện đồng xét nghiệm 5 năm một lần, hoặc xét nghiệm Pap ba năm một lần. Xét nghiệm HPV âm tính làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Vắc xin HPV đã có sẵn gần 15 năm nay để bảo vệ phụ nữ khỏi hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung. Hướng dẫn trước đây kêu gọi việc tầm soát bắt đầu từ 21 tuổi, nhưng việc tiêm phòng HPV đã làm giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung. So với chỉ xét nghiệm Pap, Saslow cho biết chiến lược mới ước tính ngăn ngừa thêm 13% ca ung thư cổ tử cung và 7% ca tử vong do ung thư cổ tử cung.
https://suckhoedoisong.vn/ha-canxi-mau-nguyen-nhan-bieu-hien-dieu-tri-va-phong-benh-169240403102537953.htm
03-04-2024
Hạ canxi máu: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và phòng bệnh
1. Nguyên nhân hạ canxi máu Hạ canxi máu là tình trạng mức canxi trong máu thấp hơn mức bình thường. Nồng độ canxi huyết thanh toàn phần nhỏ hơn mức 8,5 mg/dL, trong điều kiện protein huyết tương bình thường, canxi ion hóa dưới mức 4,5 mg/dL. Hạ canxi máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh có thể đến từ chế độ sinh hoạt, ăn uống hay xuất hiện từ biến chứng của một số bệnh khác. Một số nguyên nhân cơ bản của canxi máu như: Lượng canxi cung cấp cho cơ thể không đủ: Nguyên nhân này thường gặp ở những đối tượng cơ thể có nhu cầu canxi cao như phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em đang phát triển nhanh. Nếu cung cấp không đủ lượng canxi hàng ngày sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi máu. Thiếu Vitamin D : Lượng vitamin D cung cấp cho cơ thể không đủ cũng là một trong số những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hạ canxi máu. Ngoài ra, việc không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa vitamin D cho cơ thể, từ đó dẫn đến lượng canxi trong máu cũng bị ảnh hưởng. Bệnh lý về thận: Các bệnh lý như suy thận cũng có thể dẫn đến hạ canxi máu, nguyên nhân do thận giảm bài tiết, các tế bào thận bị tổn thương làm giảm khả năng tổng hợp 1,25OH2D3. Ngoài ra, hội chứng Fanconi khiến lượng canxi qua thận giảm. Dùng các loại thuốc có tác dụng phụ gây ức chế hấp thu canxi: Trong quá trình điều trị bệnh phải dùng thuốc hoặc trong đời sống dùng thực phẩm chức năng trong thành phần một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ức chế hấp thu canxi. Nếu dùng nhiều và thời gian dài sẽ gây hạ canxi máu ở mức cao. Co giật, đôi khi xuất hiện tình trạng động kinh là tình trạng hay gặp ở bệnh nhân hạ canxi máu. Ngoài ra, tình trạng hạ canxi máu còn liên quan đến hormone PTH của tuyến cận giáp. Đây là hormon có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu, vậy nên, bất kỳ sự thay đổi nào từ PTH cũng có thể gây ảnh hưởng đến canxi trong máu. Mặc khác, các bệnh lý như viêm tụy cũng là nguyên nhân gây bệnh. Để xác định được chính xác nguyên nhân tình trạng hạ canxi, người bệnh nên được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sơ y tế uy tín. 2. Biểu hiện hạ canxi máu Hạ canxi máu khi vừa khỏi COVID-19, người phụ nữ đột ngột lơ mơ, co quắp tay chân, da tím tái Hạ canxi máu - chớ coi thường Biểu hiện thường gặp của bệnh hạ canxi máu là: 2.1. Đối với hạ canxi máu cấp tính Hạ canxi máu cấp tính thường gây nên các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng khi nồng độ canxi huyết tương < 1,9 mmol/l. Đây có thể xem là chuyển biến nặng của bệnh hạ canxi máu, mọi người cần chú ý một số biểu hiện sơ bộ của hạ canxi máu cấp tính: Tê quanh miệng, đầu ngón tay, đầu ngón chân. Co giật, đôi khi xuất hiện tình trạng động kinh. Cơ toàn thân đau nhức, cơ mặt bị co giật. Co cứng cơ ở lưng và 2 chân. Khó thở, suy tim cấp. Co thắt thanh quản, phế quản. Chuột rút, đau cơ. Nuốt khó. Lú lẫn, tâm thần. 2.2 Với hạ canxi máu mạn tính Hạ canxi máu mạn tính có thể là hậu quả của giảm tiết hormon tuyến cận giáp, thiếu vitamin D, suy giảm phản ứng với hormone tuyến cận giáp hoặc vitamin D. Dưới đây là một số biểu hiện cơ bản của hạ canxi máu mạn tính: Tóc khô. Da khô. Móng tay, chân giòn dễ gãy. Thiểu sản men răng, răng dễ hư, dễ gãy. Mắc các bệnh về cơ tim, suy tim sung huyết: mệt mỏi, nhịp tim không đều, đau ngực, thở nhanh,... Sa sút trí tuệ. 3. Hạ canxi máu có lây không? Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng hạ canxi máu như chế độ ăn uống, sinh hoạt hay do mắc một số bệnh lý thiếu hụt vitamin D, bệnh lý tuyến cận giáp… Hạ canxi máu không phải là bệnh lây nhiễm nên không thể lây. 4. Phòng ngừa hạ canxi máu Thông qua các nguyên nhân có thể gây ra bệnh hạ canxi máu để phòng tránh cần chú ý đến các nguyên tắc sau: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh nguy hiểm có thể gặp phải. Ăn uống thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa chua, sữa, ngũ cốc, phomai và các loại rau xanh có màu đậm. Đây là cách tốt nhất, hiệu quả và dễ dàng nhất để đảm bảo lượng canxi cho cơ thể. Tham khảo ý kiến bác sĩ dùng thêm một số sản phẩm bổ sung canxi và vitamin D. Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, bơi lội và một số môn thể thao khác sẽ giúp chắc khỏe xương, cải thiện sức khỏe bản thân. Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá gây mất lượng canxi qua nước tiểu. Bổ sung vitamin D qua phơi nắng: Buổi sáng phơi nắng trước 9h và buổi chiều sau 15h sẽ giúp tạo ra vitamin D nếu cơ thể đang thiếu. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang mắc ung thư da hoặc có nguy cơ ung thư da. Bệnh hạ canxi máu có các cách phòng tránh rất đơn giản, áp dụng dễ dàng trong cuộc sống hàng ngày. Áp dụng các cách phòng tránh trên có thể vừa giúp ngừa bệnh hạ canxi máu vừa nâng cao sức khỏe bản thân mình. 5. Điều trị hạ canxi máu Đối với bệnh thiếu canxi thường rất dễ điều trị, chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống. Tuy vậy, không nên tự điều trị bằng cách bổ sung nhiều canxi mà cần thực hiện theo khuyến cáo, chỉ định của bác sĩ. Bổ sung canxi thường được đề nghị bao gồm: Canxi cacbonat, ít tốn kém nhất và có nhiều canxi nguyên tố nhất. Canxi citrate, dễ hấp thu nhất. Canxi photphat, cũng dễ hấp thu và không gây táo bón. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp khác để điều trị nguyên nhân hạ canxi máu. Nếu người bệnh đang dùng một loại thuốc gây hạ canxi máu, bác sĩ thay đổi hoặc điều chỉnh liều lượng để đưa nồng độ canxi trở lại bình thường. Tại nhà, người bệnh hạ canxi máu cần chú ý sau: Người hạ canxi máu nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu canxi. Người hạ canxi máu nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu canxi, magie và vitamin D. Sau đây là một số thực phẩm giàu canxi mà bạn cần thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị chứng hạ canxi: - Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa bò, phô mai, kem, sữa chua, sữa đậu nành,… - Các loại cá béo và hải sản: Cá hồi, cá mòi, tôm, cua,… - Rau xanh: Cải xoăn, cải bó xôi, bắp cải brussels, bông cải xanh,… - Các thực phẩm khác: Đậu hũ, nước cam ép, bột mì được bổ sung canxi và một số loại nước khoáng có chứa canxi. - Canxi, vitamin D và magie giữ vai trò trong quá trình tổng hợp và hấp thu canxi cho xương. Do đó, cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và magie như sữa ít béo và không béo, cá mòi, cá hồi, đậu phụ, cải xoăn, bông cải xanh, ớt đỏ, dâu tây,… Ngược lại, người thiếu canxi không nên ăn các thực phẩm giàu phytate, oxalate, caffeine và muối cùng thời điểm bổ sung dưỡng chất giàu canxi. Bởi 4 hợp chất trên hạn chế khả năng hấp thu hoặc tăng bài tiết canxi của cơ thể. Ngoài các thực phẩm cần tránh trên, mỗi người cần bỏ thói quen xấu như hút thuốc, uống nhiều cà phê,… Bởi chúng có tác dụng lợi tiểu sẽ đẩy canxi ra ngoài theo đường bài tiết trước khi cơ thể hấp thụ. Thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày phòng hạ canxi máu cho mẹ và bé SKĐS - Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu thấp hơn mức độ cho phép. Trong trường hợp cấp tính nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả xấu cho sức khoẻ. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và trẻ em là đối tượng dễ bị hạ canxi máu.
https://tamanhhospital.vn/dau-dau-van-mach/
30/08/2022
Đau đầu vận mạch là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đau đầu vận mạch đặc trưng bởi chứng đau nửa đầu là tình trạng sức khỏe có thể gặp ở nhiều người. Trong đó phụ nữ dễ chịu ảnh hưởng hơn nam giới. Vậy, đâu là nguyên nhân đau đầu vận mạch? Triệu chứng đau đầu vận mạch bao gồm những gì? Biến chứng đau đầu vận mạch hay đau đầu vận mạch có nguy hiểm không? Mục lụcĐau đầu vận mạch là gì?Triệu chứng đau đầu vận mạchTriệu chứng cơn đau nửa đầuTriệu chứng đau đầu từng cụmĐau đầu do bệnh lýNguyên nhân đau đầu vận mạchĐau đầu vận mạch có nguy hiểm không?Chẩn đoán bệnh đau đầu vận mạchCách điều trị đau đầu vận mạchLàm thế nào để phòng tránh đau đầu vận mạch?Đau đầu vận mạch là gì? Đau đầu vận mạch là tình trạng liên quan tới sự thay đổi “giãn nở” các mạch máu ở khu vực đầu hoặc cổ. Cụ thể khi các mạch máu ở đầu bị căng/ nới rộng và bị viêm sẽ làm thay đổi nhịp đập bình thường của mạch và dẫn tới các cơn đau nhói. Nếu lúc này người bệnh có hoạt động thể chất thì càng khiến cơn đau đầu thêm trầm trọng. (1) Đau đầu vận mạch liên quan tới các mạch máu bị giãn nở gây thay đổi nhịp đập Triệu chứng đau đầu vận mạch Triệu chứng cơn đau nửa đầu Đau nửa đầu là dấu hiệu phổ biến hàng đầu của bệnh đau đầu vận mạch; đặc biệt xảy ra nhiều ở phụ nữ, người trẻ tuổi. Một số trường hợp hiếm hơn có thể gặp phải ở trẻ em. Bệnh có thể ở mức độ cấp tính theo từng đợt hoặc mạn tính. Theo các chuyên gia sức khỏe phân loại thì đây có thể là đau đầu nguyên phát hoặc thứ phát. Đau nửa đầu có thể kéo dài từ vài giờ cho tới vài ngày. Khi bị đau nửa đầu, người bệnh thường có các biểu hiện như đau nhói 1 bên đầu, buồn nôn, chóng mặt, ảnh hưởng thị lực, ăn không ngon, hay bồn chồn lo lắng,… Rối loạn hormone, mất ngủ, thay đổi thời tiết, tác dụng phụ của một số loại thuốc, lạm dụng caffeine hoặc đồ uống có cồn,… là các yếu tố nguy cơ cao gây ra chứng đau nửa đầu. (2) Triệu chứng đau đầu từng cụm Đau đầu từng cụm là dạng đau đầu nguyên phát do tác động từ mạch thần kinh và không phải là dạng đau đầu vận mạch phổ biến. Nam giới từ 20-40 tuổi là đối tượng thường gặp. Đau đầu từng cụm thường xảy ra ở vùng đầu phía trên mắt hoặc ở thái dương; thông thường diễn ra khoảng 30 phút tới 2 tiếng. Ngoài giãn nở mạch máu, một số nguyên nhân khác có liên quan tới triệu chứng đau đầu từng cụm của đau đầu vận mạch có thể là hoạt động của hệ miễn dịch, nhịp sinh học, hệ thống thần kinh tự chủ,… Cơn đau do đau đầu từng cụm gây ra có thể xuất hiện mọi lúc trong ngày, kể cả vào nửa đêm khiến người bệnh có cảm giác đau rát dữ dội. Các biểu hiện khác khi đau đầu bao gồm: đổ mồ hôi trán, chảy nước mắt, sưng mí/ sụp mí mắt, nghẹt mũi,… Đau đầu từng cụm thường xảy ra ở thái dương hoặc vùng trên mắt Đau đầu do bệnh lý Có không ít bệnh lý có thể khiến người bệnh có triệu chứng đau đầu vận mạch ví dụ như cúm, cảm lạnh, cao huyết áp, mất ngủ,… Tùy vào tình trạng bệnh khác nhau mà sẽ gây ra mức độ đau đầu khác nhau. Hầu hết trường hợp sau khi điều trị được bệnh lý ban đầu thì các cơn đau đầu cũng sẽ được giải quyết. Nguyên nhân đau đầu vận mạch Có nhiều nguyên nhân có thể khởi phát cơn đau đầu vận mạch, thường gặp nhất bao gồm: Bia rượu, các đồ uống có cồn Căng thẳng, lo lắng quá độ Thay đổi thời tiết dẫn tới thay đổi áp suất không khí Thay đổi nhịp sinh học (thức hoặc ngủ quá nhiều), vận động với cường độ bất thường Thay đổi hormone ở nữ giới trong thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh Các thực phẩm như thức ăn nhanh, socola, đồ ăn chứa nhiều chất phụ gia,… Sử dụng thuốc Đau đầu vận mạch có nguy hiểm không? Ai cũng có thể gặp phải tình trạng đau hoặc nhức đầu vận mạch. Bệnh thường không gây nguy hiểm tính mạng nhưng trong trường hợp diễn ra liên tục trong thời gian dài thì đó là dấu hiệu cảnh báo của không ít vấn đề sức khỏe. Khi tiến triển sang mạn tính với tần suất 2-3 cơn đau mỗi tuần, bệnh đau đầu vận mạch càng có nguy cơ cao gây ra biến chứng. Đầu tiên là ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tiếp theo là với tình trạng co giãn bất thường của mạch máu não khiến oxy và dưỡng chất cung cấp cho tế bào não bị thiếu hụt. Điều này dễ dẫn đến các biểu hiện như chóng mặt, run rẩy tay chân, đau đầu,… Nguy hiểm hơn nếu thiếu oxy từ 4-5 phút có thể gây tổn thương vĩnh viễn tế bào não dẫn tới đột quỵ, tử vong hoặc để lại những hệ quả nặng nề: Mất trí nhớ, liệt nửa người cùng nhiều bệnh lý thần kinh khác. Biến chứng đau đầu vận mạch như thế nào? Hay đau đầu vận mạch có nguy hiểm không? Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề như suy giảm chức năng tuần hoàn não, teo não, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, khối u não và nặng nhất là ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Đau đầu vận mạch ở mức độ nặng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tế bào não Chẩn đoán bệnh đau đầu vận mạch Dựa theo triệu chứng, tiền sử gia đình và phản ứng với một số loại thuốc mà bác sĩ sẽ có nhận định cụ thể về bệnh đau đầu vận mạch. “Tiêu chuẩn” chẩn đoán có thể khác nhau tùy theo loại đau đầu mà người bệnh gặp phải. (3) Đau nửa đầu: Tìm hiểu tiền sử bệnh và có thể thực hiện các kiểm tra thể chất/ thần kinh. Đau đầu do căng thẳng: Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng. Đau đầu từng cụm: Tuy không có xét nghiệm nào dùng để chẩn đoán đau đầu từng cụm nhưng tùy theo kiểu đau của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận. Liên quan tới bệnh lý khác: Dựa theo tình trạng bệnh hiện tại. Cách điều trị đau đầu vận mạch Tùy theo các dạng bệnh đau đầu vận mạch mà có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Bạn có thể giảm bớt mức độ và tần suất xuất hiện các cơn đau đầu bằng các cách như uống nhiều nước, dành thời gian nghỉ ngơi, cố gắng thư giãn/ giảm stress, dùng các thuốc không kê đơn/ kê đơn chẳng hạn như acetaminophen hay ibuprofen, ergotamines, triptan, gepants,… Ngoài việc dùng thuốc, trong trường hợp đau đầu nghiêm trọng, kéo dài dai dẳng, người bệnh cũng có thể được điều trị bằng các phương pháp khác như liệu pháp oxy, vật lý trị liệu, kích thích dây thần kinh hoặc phẫu thuật để giảm bớt tình trạng bệnh. Trong sinh hoạt hằng ngày, người bệnh đau đầu vận mạch cũng nên kiêng rượu, ăn uống đủ bữa, ngủ sớm, chườm mát, giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử,… Làm thế nào để phòng tránh đau đầu vận mạch? Việc ngăn chặn hoàn toàn các cơn đau đầu là điều khó có thể làm được; tuy nhiên chúng ta có thể phòng tránh và giảm số lượng cơn đau. Những việc cơ bản cần làm để ngăn ngừa bệnh đau đầu vận mạch chính là giảm căng thẳng, tăng cường các thực phẩm giảm đau đầu (ví dụ: Rau lá xanh đậm, trái cây, thực phẩm giàu omega-3, trà thảo mộc, sữa chua,…) và sử dụng thuốc (ví dụ như thuốc chống co giật, thuốc chẹn beta, thuốc chặn canxi, thuốc chống trầm cảm, tiêm botox,…). Đối với thuốc, trước khi tìm đến bất kỳ loại thuốc nào người bệnh cần thăm khám và tham khảo tư vấn từ bác sĩ. Việc dùng thuốc tùy tiện khi bị đau đầu vận mạch có thể dẫn đến nguy cơ cao kéo theo các tác dụng phụ không mong muốn. Hiện nay, Khoa Nội thần kinh, Trung tâm Thần kinh thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những chuyên khoa tiêu biểu về khám chữa các bệnh lý nội thần kinh như đau đầu, đau nửa đầu bên trái, đau nửa đầu bên phải,… Khoa Nội thần kinh quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn cùng với các trang thiết bị máy móc hiện đại giúp chẩn đoán, tầm soát các bệnh lý nội thần kinh hiệu quả, an toàn. Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Đau đầu nói chung và đau đầu vận mạch nói riêng là vấn đề sức khỏe không nên chủ quan bỏ qua, nhất là khi bệnh có cường độ đau nhói dữ dội hoặc tái phát nhiều lần. Để phòng ngừa ảnh hưởng xấu tới thần kinh, tốt nhất khi bị đau đầu kéo dài thì bạn nên đi gặp bác sĩ sớm để có chẩn đoán và hướng điều trị kịp thời.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-gi-khi-tre-bi-mem-sun-thanh-quan-vi
Làm gì khi trẻ bị mềm sụn thanh quản?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác đã có kinh nghiệm 15 năm trong chẩn đoán & điều trị các bệnh lý Nhi khoa, từng có thời gian công tác tại Bệnh viện Đà Nẵng và Trung tâm Phụ Sản Nhi Đà Nẵng. Thế mạnh của bác là Chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhi, hồi sức, cấp cứu nhi. Mềm sụn thanh quản gây những tiếng thở khò khè đối với trẻ sơ sinh, và cũng là bất thường bẩm sinh phổ biến nhất tại vùng thanh quản. 99% trẻ sẽ dần dần tự khỏi mà không cần tới điều trị. 1. Bệnh mềm sụn thanh quản ở trẻ nhỏ Mềm sụn thanh quản được coi là một bất thường bẩm sinh khiến cho vùng thượng thanh môn sẽ bị hẹp lại trong thì hít vào, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn tại đường hô hấp trên từng cơn và tiếng rít thanh quản. 2. Cách khắc phục mềm sụn thanh quản 2.1. Chẩn đoánChẩn đoán trẻ mắc chứng mềm sụn thanh quản bằng cách nội soi với ống mềm sẽ thấy nắp sụn thanh quản phồng, và ép lực vào vùng tiền đình của thanh quản mỗi lúc hít vào. Nắp sụn mềm kéo dài, xếp thành nếp, nhìn nghiêng giống ký hiệu omega Ω. Mỗi lúc trẻ hít hơi vào nắp sụn che kín lại hoặc ép lên thanh môn khiến thanh môn bị hẹp lại gây tắc nghẽn, trẻ khó khăn trong việc thở và xuất hiện âm thanh rít lên. Thực tế, tiếng rít đó được gây ra bởi nguyên nhân tuyến hung trở nên to bất thường, hay do bệnh tim mạch, bệnh phổi từ bẩm sinh..., người ta thường đo pH để đánh giá được mức trào ngược của dạ dày tá tràng. Trẻ khó khăn trong việc thở và xuất hiện âm thanh rít lên Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi phần thanh quản để xác định bệnh. Bằng cách đưa ống mềm, kích thước nhỏ qua mũi, bác sĩ sẽ thấy đường dẫn khí trên, thấy cấu trúc thanh quản, cách thanh quản chuyển động. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh đang diễn biến ra sao. Thủ thuật diễn ra tuy nhanh gọn nhưng sẽ khiến trẻ khó chịu, tiến hành tại phòng khám, thời điểm trẻ thức, không cần gây mê.Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang khi cần để xác định các vấn đề có thể đi kèm bệnh. Chụp chiếu X-quang tại vùng cổ và vùng ngực sẽ giúp bác sĩ thấy được cấu trúc đường hô hấp dẫn khó dưới nắp sụn thanh môn. Và hơn thế nữa, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi đường thở bằng huỳnh quang để thấy các cấu trúc cơ quan khác của vùng cổ, vùng ngực mỗi lúc trẻ thở.2.2. Điều trị2.2.1. Phương pháp điều trị cơ bảnĐiều trị nội khoaTrên 99% sẽ dần dần tự khỏi mà không cần điều trị, hầu như đa số sẽ hết khò khè khi được 2 tuổi. Tiếng khò khè sẽ tăng trong 6 tháng đầu sau sinh vì lượng khí trẻ hít thở sẽ tăng theo tuổi. Sau tuổi đó tiếng khò khè không tăng nữa và giảm dần rồi biến mất. Nhiều trường hợp, các triệu chứng biến mất nhưng đặc điểm bệnh học vẫn còn kéo dài cho đến lớn và trẻ có thể bị khò khè trở lại khi gắng sức hay thỉnh thoảng khi bị nhiễm virus hệ hô hấp.Bệnh này không có loại thuốc đặc hiệu điều trị, chỉ có thể tăng cường bổ sung vitamin D cùng canxi. Thường điều trị khi có trào ngược dạ dày thực quản và các nhiễm trùng hô hấp đi kèm.Nếu trẻ vẫn bú được, chơi được, tăng cân bình thường, chỉ có thở khò khè trong 2 tháng đầu sau sinh thì không cần xử trí gì thêm. Mềm sụn thanh quản là một chẩn đoán thường gặp và bác sĩ sẽ trấn an cha mẹ của trẻ về tính chất dạng bệnh này.Khi nào trẻ cần nhập viện?Hầu hết các trường hợp không cần thiết nhập viện trừ khi trẻ có dấu hiệu thiếu oxy hay ngừng thở. Trường hợp độ bão hòa oxy máu cao hơn 90% thì không cần thở oxy. Khi trẻ gặp tình trạng thiếu oxy nặng cần phải nhập viện để đo nồng độ oxy máu. Nếu nồng độ oxy máu trong lúc nghỉ <90% thì trẻ sẽ được cho thở oxy.Điều trị ngoại trúKhông cần cho trẻ uống thêm thuốc gì khác.Tái khám theo chỉ định của bác sĩ nếu cóVẫn tiêm chủng bình thường cho trẻ.Điều trị ngoại khoaĐối với những trường hợp bệnh nặng gây trẻ khó bú, kém tăng cân và phát triển, có thể dùng phẫu thuật.Phẫu thuật chỉ đơn giản chủ yếu là tạo hình các cấu trúc nâng đỡ quanh nắp thanh quản, lấy đi những phần mô thừa gây tắc khí đạo.Rất hiếm khi phải áp dụng phẫu thuật để điều trị mềm sụn thanh quản. Nếu trẻ đã được phẫu thuật rồi thì vẫn nên tiếp tục điều trị trào ngược dạ dày thực quản và các bậc cha mẹ vẫn rất cần theo dõi các dấu hiệu chuyển biến xấu để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế.Các phương pháp phẫu thuật mềm sụn thanh quan đối với trẻ nhỏ: nội soi tại thanh quản, nội soi phế quản, vi phẫu thuật chỉnh hình thanh quản trên.Phẫu thuật mềm sụn thanh quản có nguy hiểm không?Các tai biến của phẫu thuật chỉnh hình thượng thanh môn và mở khí quản là hoàn toàn có thể xảy ra. Nguy cơ tai biến và di chứng của mở khí quản có tỷ lệ tử vong là 2%. Tuy nhiên, bắt buộc vẫn phải tiến hành phẫu thuật trong trường hợp trẻ bị bệnh nặng và có chỉ định của bác sĩ. Các tai biến của phẫu thuật chỉnh hình thượng thanh môn và mở khí quản là hoàn toàn có thể xảy ra 2.2.2. Điều trị theo mức độ của bệnhTùy thuộc vào mức độ bệnh ta cũng sẽ có từng biện pháp điều trị cụ thể theo từng phác đồ như sau:Mức độ nhẹTheo dõi:Trên lâm sàng có tiếng rít thanh quản, và qua nội soi ghi nhận được các đặc điểm của mềm sụn thanh quản. Không có suy hô hấp và không có bằng chứng chậm tăng trưởng ở trẻ. Những trường hợp này có thể theo dõi và không cần can thiệp phẫu thuật. Có thể trấn an về khả năng tự thoái lui của bệnh. Tái khám định kỳ và theo dõi tăng trưởng cho tới khi bệnh thoái lui.Điều trị hỗ trợ:Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản khi cần thiết. Mềm sụn thanh quản và trào ngược dạ dày thực quản là hai bệnh lý thường có liên quan với nhau, và bệnh lý này có thể làm nặng thêm bệnh lý còn lại. Nếu nghi ngờ nên đánh giá và điều trị trào ngược. Kiểm soát trào ngược có thể giúp cải thiện mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí, bằng cách làm giảm phù nề và viêm niêm mạc vùng thanh quản.Biện pháp:Nên cho bệnh nhân ăn thức ăn đặc, ăn trong tư thế thẳng lưng người, kết hợp uống một số loại thuốc giảm tiết dịch axit dạ dày, thuốc hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày.Mức độ trung bìnhPhương án 1: Theo dõiTrên lâm sàng trẻ có tiếng rít thanh quản, co kéo cơ hô hấp phụ, khó cho trẻ bú, và sụt cân hoặc tăng cân không đủ. Cần đánh giá triệu chứng trào ngược và khó nuốt để điều trị thích hợp.Nên theo dõi sát tình trạng của trẻ nhằm phát hiện xem bệnh có trở nặng thêm không?, có tắc nghẽn đường dẫn khí nhiều hơn hoặc bú khó hơn không?, cân nặng có phù hợp với biểu đồ tăng trưởng theo lứa tuổi hay không?.Điều trị hỗ trợ:Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản khi cần thiết.Phương án 2: Phẫu thuậtChỉ định:Khi trẻ bị tắc nghẽn đường thở nặng và gây suy hô hấp, hoặc khi trẻ không thể bú đủ để tăng trưởng bình thường.Phẫu thuật thường dùng là phương pháp tạo hình sụn phễu - thanh môn nhằm chỉnh hình lại vùng thượng thanh môn và giải phóng sự tắc nghẽn.Điều trị hỗ trợ:Mở khí quản khi cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các nguy cơ tai biến và di chứng của mở khí quản có tỷ lệ tử vong là 2%.Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản khi cần thiết.Phương án 3: Thở áp lực dương hai thì - BiPAPChỉ định:Những trường hợp có thể ngừng thở lúc ngủ, hoặc đã phẫu thuật nhưng không giúp cải thiện tình trạng hoặc ở những trẻ có chống chỉ định phẫu thuật.BiPAP cũng có thể dùng như một biện pháp giúp trì hoãn. Ví dụ, BiPAP có thể giúp kéo dài khoảng thời gian giữa hai lần phẫu thuật.Điều trị hỗ trợ :Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản khi cần thiết.Mức độ nặngPhương án 1: Phẫu thuậtChỉ định:Bệnh mức độ nặng gặp ở 10%-15% trường hợp. Tạo hình nẹp phễu - thanh quản nhằm giải phóng tắc nghẽn vùng thượng-thanh-môn là biện pháp thường được dùng.Điều trị hỗ trợ:Mở khí quản khi cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các nguy cơ tai biến và di chứng của mở khí quản có tỷ lệ tử vong là 2%.Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản khi cần thiết.Phương án 2: Thở áp lực dương hai thì - BiPAPChỉ định:Những trường hợp có thể ngừng thở lúc ngủ, hoặc đã phẫu thuật nhưng không giúp cải thiện tình trạng hoặc ở những trẻ có chống chỉ định phẫu thuật.Điều trị hỗ trợ:Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản khi cần thiết. 3. Làm gì khi trẻ bị mềm sụn thanh quản? Cho con bú đúng cách Bệnh mềm sụn thanh quản hiện không có phương thuốc đặc trị, cha mẹ có thể cho trẻ bổ sung vitamin D, canxi. Chính vì vậy, bệnh này rất khó phòng ngừa được bởi nguyên nhân không rõ ràng.Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cần lưu ý:Hạn chế cho trẻ nằm ngửaDưới tác dụng của trọng lực, lớp mô sụn thanh quản càng sa vào đường thở của trẻ càng làm trẻ thở khò khè hơn. Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên cho trẻ nằm nghiêng, thi thoảng lại trở mình cho trẻ cho đỡ mỏi người, còn với trẻ lớn hơn thì bé sẽ tự nằm theo tư thế mà bé cảm thấy dễ thở nhất.Cho con bú đúng cáchMột số trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ rất khó bú. Vì thế mẹ cần phải tỉnh táo khi cho con bú để điều chỉnh lượng sữa vừa với sức bú của trẻ, tránh hiện tượng sặc sữa rất nguy hiểm.Vệ sinh mũi họng trước khi ngủTrước khi đi ngủ, bạn nhớ làm vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý để mũi bé được thông thoáng, giúp bé thở dễ dàng hơn. Trẻ bị mềm sụn thanh quản hay thở bằng miệng khi ngủ, bạn nên thoa bôi kem dưỡng môi cho bé để tránh hiện tượng môi khô, nứt nẻ, trẻ bú sẽ rất khó khăn.Tăng cường sức đề khángHạn chế tối đa các bệnh liên quan đến đường hô hấp vì trẻ bị mềm sụn thanh quản càng thở khò khè hơn khi mắc thêm các bệnh này. Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm thì bố mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp thông thường.Khám định kỳKhám và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ theo định kỳ. Nếu trẻ bị mềm sụn thanh quản dẫn đến sụt cân, ngưng thở, bỏ bú,... thì phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời. Cha mẹ nên định kỳ cho trẻ tới viện đo độ độ bão hoà oxy tươi trong máu.Chế độ sinh hoạtKhông cần kiêng cữ thức ăn nào hết cũng như không cần hạn chế bất cứ hoạt động thể chất nào hết của trẻ. Cho trẻ tiêm chủng bình thường để phòng tránh các bệnh khác.Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thànhKỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
https://tamanhhospital.vn/an-gi-de-tang-noi-tiet-to-nu/
19/06/2023
Ăn gì để tăng nội tiết tố nữ? 24 thực phẩm bổ sung chị em cần biết
Estrogen là Hormone nội tiết tố nữ, đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe tình dục và sinh sản ở phụ nữ. Tuy nhiên, nồng độ Estrogen thấp vào thời kỳ mãn kinh, dẫn đến các triệu chứng như mất ngủ, đổ mồ hôi ban đêm, gây bốc hỏa và thay đổi tâm trạng. Do đó, để tăng nồng Estrogen, phụ nữ có thể bổ sung bằng các thực phẩm lành mạnh từ thực vật giàu Phytoestrogen. Vậy ăn gì để tăng nội tiết tố nữ một cách tự nhiên? Mục lụcNội tiết tố nữ là gì?Ăn gì để tăng nội tiết tố nữ hiệu quả?1. Đậu nành2. Hạt lanh3. Hoa quả sấy4. Đậu xanh5. Mầm cỏ linh lăng6. Rau cải7. Hạt mè8. Quả mọng9. Quả đào10. Tỏi11. Hạnh nhân12. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt13. Thì là14. Dâu tây15. Súp lơ xanh16. Bơ17. Táo18. Trứng20. Hạt dẻ21. Khoai lang23. Củ mài đắng24. HàuLưu ý khi dùng thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữNội tiết tố nữ là gì? Nội tiết tố nữ là các loại Hormone tiết ra từ tuyến thượng thận và buồng trứng như Estrogen, Progesterone, Testosterone. Trong đó, Hormone Estrogen rất quan trọng với sức khỏe sinh sản và tình dục của phụ nữ. Tuy nhiên, nồng độ Estrogen thấp trong thời kỳ mãn kinh dẫn đến các triệu chứng như mất ngủ, giảm ham muốn tình dục hoặc tâm trạng thất thường. Dù bác sĩ có thể điều trị bằng liệu pháp thay thế Hormone nhưng một số loại thực phẩm sẵn có giàu Estrogen sẽ hữu ích cho tình huống này. (1) Ăn gì để tăng nội tiết tố nữ hiệu quả? Phụ nữ nên bổ sung chất béo lành mạnh, chất xơ và Protein, Calo vào khẩu phần ăn để tăng nội tiết tố nữ. Các thực phẩm này khi dung nạp vào cơ thể sẽ tác động đến việc sinh sản ra các Hormone. Sau đây là các loại thực thực phẩm tốt cho nội tiết tố nữ mà chị em nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. (2) 1. Đậu nành Đậu nành chứa dồi dào Isoflavone, giúp giảm nguy cơ ung thư vú, kiểm soát các triệu chứng mãn kinh, điều chỉnh mức Cholesterol và kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim. Phụ nữ dễ dàng bổ sung nội tiết tố nữ bằng các sản phẩm chứa Isoflavone như đậu phụ, sữa đậu nành và đậu nành non. 2. Hạt lanh Hạt lanh giàu Phytoestrogen Lignans. Thực tế, hạt lanh có hàm lượng Lignan cao gấp 800 lần so với bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hạt lanh hữu ích cho phụ nữ trải qua các triệu chứng mãn kinh. Loại hạt giàu Phytoestrogen này, cũng có lợi trong việc giảm nguy cơ ung thư vú. 3. Hoa quả sấy Ngoài ngon miệng, tốt cho sức khỏe và giàu chất xơ, trái cây sấy như mơ khô, chà là, mận khô, nho khô… còn cung cấp chất Phytoestrogen cho những người muốn tăng mức Estrogen. Quả mơ khô chứa lượng Phytoestrogen cao, tiếp đến là chà là, mận khô và nho khô. Lượng Isoflavone và Lignan cao trong các loại trái cây sấy khô giúp cải thiện các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, thay đổi tâm trạng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Để tăng nồng độ Estrogen nữ giới cần bổ sung các loại thực giàu Phytoestrogen 4. Đậu xanh Giàu Canxi, Magiê và chất xơ, loại đậu này giúp xương chắc khỏe và tiêu hóa tốt. Hàm lượng Phytoestrogen cao, giúp đậu xanh trở thành món ăn nhẹ hữu ích cho phụ nữ có nồng độ Estrogen thấp trong thời kỳ mãn kinh. Đặc biệt, trong đậu xanh dồi dào Isoflavone (hay còn được gọi là Biochanin A), giúp làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư. 5. Mầm cỏ linh lăng Mầm cỏ linh lăng chứa lượng lớn Phytoestrogen được gọi là Coumestans, hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Nghiên cứu chỉ ra rằng, Coumestans có lợi trong việc giảm nguy cơ loãng xương bằng cách cải thiện mật độ xương, quá trình khoáng hóa (quy trình phân hủy chất hữu cơ thành khoáng chất đơn giản) và kiểm soát các triệu chứng mãn kinh. 6. Rau cải Những loại rau họ cải có chứa lượng Phytoestrogen cao cùng với nhiều loại chất dinh dưỡng. Súp lơ trắng và bông cải xanh có hàm lượng Lignan cao gọi là Secoisolariciresinol, có tác dụng chống lại các bệnh ung thư liên quan đến Hormone như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và ung thư tuyến tiền liệt. Mặt khác, bắp cải và cải Brussels (loại bắp cải tí hon) rất giàu Phytoestrogen, rất tốt để cải thiện mật độ xương và các triệu chứng mãn kinh. 7. Hạt mè Hạt mè chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như Vitamin B6, Vitamin E, kẽm, sắt và giàu Phytoestrogen. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, phụ nữ nên ăn ít nhất 50 gram hạt vừng mỗi ngày trong 5 tuần đã tăng nồng độ Estrogen và giảm Cholesterol. 8. Quả mọng Các loại quả mọng như mâm xôi, việt quất và dâu tây đều giúp tăng mức Estrogen. Ngoài giàu chất xơ, Vitamin và chất chống Oxy hóa quả mọng còn chứa hàm lượng Phytoestrogen Lignans cao. 9. Quả đào Quả đào chứa đầy đủ khoáng chất và Vitamin tốt cho sức khỏe và cung cấp Phytoestrogen ở dạng Lignan. Một số nghiên cứu, phát hiện ra rằng những phụ nữ áp dụng chế độ ăn giàu Lignans không chỉ có thể giảm các triệu chứng mãn kinh mà còn giảm nguy cơ ung thư vú tới 15%. 10. Tỏi Khi nói đến ăn gì để tăng nội tiết tố nữ Estrogen thì tỏi là một trong thực phẩm đứng đầu danh sách. Ngoài việc nổi tiếng về giá trị ẩm thực, tỏi có nhiều lợi ích cho sức khỏe. (3) Một nghiên cứu cho thấy rằng, dầu tỏi bổ sung lượng Estrogen thiếu hụt cho phụ nữ mãn kinh. Hoạt chất Isoflavone trong tỏi hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách giảm Cholesterol, ngăn hình thành cục máu đông và giảm huyết áp. 11. Hạnh nhân Hạnh nhân chứa vô số Vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe và giúp tăng lượng Estrogen trong cơ thể. Hãy bổ sung hạnh nhân vào thực đơn hàng ngày để tăng nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, cần ăn ở mức độ vừa phải do hạnh nhân chứa lượng lớn chất béo và Calo. 12. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như hạt lanh, lúa mạch đen, lúa mì, lúa mạch hoặc yến mạch. Loại thực phẩm này chứa hàm lượng Lignan cao tự nhiên, dễ dàng bổ sung khi ăn bánh mì chứa ngũ cốc để tăng Estrogen. (4) 13. Thì là Đây là loại thảo mộc có hương vị thơm ngon và được sử dụng trong nhiều món ăn. Thì là chứa hàm lượng Phytoestrogen cao, thích hợp để tăng cường Estrogen cho cơ thể. 14. Dâu tây Dâu tây chứa nhiều Vitamin, khoáng chất, chất xơ và các hợp chất thực vật có lợi, bao gồm cả Phytoestrogen. Dâu tây giúp hỗ trợ tăng nồng độ Estrogen cho phụ nữ. 15. Súp lơ xanh Súp lơ xanh chứa 98,51mg Lignan trên 100g. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, súp lơ xanh chứa hợp chất Sulforaphane – có đặc tính ngăn ung thư. Nghiên cứu khác cho thấy, việc hấp bông cải xanh giúp bảo toàn được hầu hết các chất dinh dưỡng. Chị em có thể bổ sung bông cải xanh hấp vào món Salad hoặc xào với tỏi. 16. Bơ Bơ có nhiều Sterol thực vật, giúp kích thích sản sinh Progesterone. Ngoài ra, bơ là một nguồn Beta-Sitosterol quý giá, góp phần điều chỉnh Hormone gây căng thẳng Cortisol và duy trì sự cân bằng nội tiết tố tổng thể. 17. Táo Táo có nhiều Vitamin C, có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất Progesterone, loại Hormone chịu trách nhiệm giảm trầm cảm và lo lắng. 18. Trứng Trứng là thực phẩm giúp cân bằng nội tiết tố. Chúng có tác động tích cực đến nội tiết tố Insulin và Ghrelin trong cơ thể. Cụ thể, Insulin kiểm soát lượng đường trong máu trong khi Ghrelin kiểm soát sự thèm ăn. Nồng độ Insulin và Ghrelin sẽ thấp hơn sau khi tiêu thụ trứng vào bữa sáng (so với bữa ăn dựa trên Carb). Tương tự như các loại Protein khác, trứng giúp no lâu hơn, do đó nữ giới sẽ tiêu thụ ít Calo hơn và giúp ích cho những ai đang khó giảm cân. 19. Cá béo Các béo được coi là thực phẩm giúp cân bằng nội tiết tố ở nữ giới. Chúng giàu Vitamin D, giúp cải thiện nồng độ Testosterone của nữ giới. Việc kiểm soát nồng độ nội tiết tố giúp giải quyết các mối lo bao gồm tăng cân, mệt mỏi và trầm cảm. Một khẩu phần 3,5 ounce cá 2 lần/tuần có thể giữ cho trái tim của chị em khỏe mạnh, làn da và mái tóc chắc khỏe. Cá béo, chẳng hạn như cá hồi đánh bắt tự nhiên, cá trích, cá thu, cá hồi hồ và cá mòi. 20. Hạt dẻ Hạt dẻ giàu các loại Vitamin, khoáng chất và chứa Phytoestrogen, chịu trách nhiệm hỗ trợ sức khỏe mạch máu và sản xuất Hormone khỏe mạnh. Chúng tác động tích cực đến hệ thống nội tiết và giúp giảm mức Cholesterol và Insulin, giúp duy trì lượng đường ổn định trong máu. 21. Khoai lang Khoai lang chứa Phytoestrogen và giúp cơ thể loại bỏ các Estrogen yếu, gây ung thư, cản trở chức năng nội tiết tố của cơ thể. Những Estrogen này đến từ nhựa, dược phẩm, thực phẩm và độc tố môi trường và từ cơ thể sản xuất quá nhiều Hormone (do chế độ ăn nhiều thực phẩm sản xuất Estrogen). Khoai lang sẽ loại bỏ lượng Estrogen dư thừa, nhường chỗ cho các Estrogen khỏe mạnh nuôi dưỡng cơ thể. 22. Dầu Oliu Dầu Oliu giàu Phytoestrogen, giúp tăng nồng độ nội tiết tố nữ. Hơn nữa, dầu Oliu chứa một số hợp chất có tác dụng chống Oxy hóa và giảm nguy cơ tổn thương tế bào, có tác dụng ngừa ung thư. (5) Kết hợp dầu Oliu vào mỗi bữa ăn giúp cân bằng nội tiết tố cho nữ giới. 23. Củ mài đắng Củ mài đắng được sử dụng giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và chuột rút kinh nguyệt. Ngoài ra, củ mài đắng cũng giúp ích cho thời kỳ mãn kinh, từ việc giải quyết các cơn bốc hỏa đến loại bỏ tâm trạng tồi tệ. Rễ củ mài đắng chứa Diosgenin – một loại Phytoestrogen, có tác dụng loại Estrogen yếu. 24. Hàu Hàu chứa nguồn kẽm dồi dào, khả năng tạo ra Testosterone – Hormone chịu trách nhiệm về ham muốn tình dục, sức sống và còn giúp tự tin và săn chắc. Hàu không chỉ là nguồn cung cấp nội tiết tố, mà còn chứa nhiều Protein, Axit Béo Omega-3 tốt cho tim và não, đồng thời chúng có ít chất béo bão hòa. Lưu ý khi dùng thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ Khi sử dụng các thực phẩm tốt cho nội tiết tố nữ, lưu ý những điểm sau đây: Nên bổ sung thực phẩm giàu Phytoestrogen từ nguồn gốc thực vật. Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu Phytoestrogen có nguy cơ mắc u xơ cổ tử cung. Nếu chị em đang cân nhắc các phương pháp tăng mức Estrogen tự nhiên, nên đến bệnh viện để được các luận với bác sĩ tư vấn. Trong quá trình điều trị mất cân bằng nội tiết tố nữ, muốn bổ sung các thực phẩm giàu Phytoestrogen cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Các loại thực phẩm giàu Phytoestrogen, khi mua cần xem nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhằm tránh ngộ độc thực phẩm. Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong điều trị các bệnh mất cân bằng nội tiết tố nữ, cùng sự nhiệt huyết, tận tâm của các bác sĩ và trang bị máy móc, thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp người bệnh điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, đã cung cấp thông tin “Ăn gì để tăng nội tiết tố nữ?“. Hy vọng, chị em hiểu được duy trì cân bằng nội tiết tố nữ là yếu tố quan trọng với sức khỏe và sự cân đối cơ thể. Điều quan trọng, khi có dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ như khô âm đạo, giảm ham muốn tình duc, tâm lý thay đổi,… nên đến bệnh viện để bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Kể cả, tự bổ sung các thực phẩm tự nhiên cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-loai-da-va-cach-cham-soc-da-thuong-kho-nhon-hon-hop-nhay-cam-vi
Các loại da và cách chăm sóc: Da thường - khô - nhờn - hỗn hợp - nhạy cảm
Loại da thường được xác định bởi di truyền hoặc sự thay đổi hormone nội tiết tố. Một số thói quen hàng ngày và những yếu tố môi trường ô nhiễm, tuổi tác có thể làm da trở nên xấu hơn. Do đó, hiểu rõ về tính chất các loại da sẽ có cách chăm sóc phù hợp và tránh được tình trạng lão hóa. 1. Xác định loại da cơ bản Bước quan trọng nhất của việc chăm sóc da là tìm hiểu loại da cụ thể và cách để da thích nghi với hoàn cảnh cũng như điều kiện môi trường. Mỗi người sẽ có làn da khác nhau.Da được chia thành 5 loại đó là da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp và da nhạy cảm. Dưới đây là hai cách dễ dàng nhất để xác định loại da ngay tại nhà:Phương pháp mặt trần:Rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và sau đó nhẹ nhàng lau khô da. Để da trần (không áp dụng bất kỳ loại kem dưỡng ẩm, huyết thanh hoặc phương pháp điều trị bổ sung nào). Sau 30 phút, kiểm tra má, cằm, mũi và trán xem có bóng không. Sau 30 phút nữa, hãy đánh giá xem làn da có bị khô hay không, đặc biệt là nếu bạn cười hoặc làm bất kỳ biểu cảm nào khác trên khuôn mặt. Nếu da bạn cảm thấy căng, có thể da bị khô. Nếu có sự toả sáng (chú ý vùng trên mũi và trán) thì làn da của bạn chủ yếu là bình thường hoặc kết hợp. Nếu có bóng trên má, ngoài trán và mũi thì có thể đây là da dầu.Phương pháp làm mờPhương pháp này tiến hành nhanh hơn và thường thấy được sự khác biệt tuyệt vời giữa da khô và da dầu. Nhẹ nhàng đặt tờ giấy thấm dầu vào các vùng khác nhau trên khuôn mặt. Giữ tờ giấy hướng ra ánh sáng để xác định lượng dầu nhìn thấy được. Nếu tờ giấy lấy ít hoặc không có dầu tức là làn da khô, còn nếu tờ giấy thấm dầu từ vùng trán và mũi tức là da bình thường. Cuối cùng, giấy thấm dầu ở tất cả các khu vực có khả năng là làn da dầu. Có thể xác định loại da dễ dàng ngay tại nhà 2. Các loại da và cách chăm sóc 2.1. Da thường Những người có loại da thường khó mô tả được là da của họ dầu hoặc khô. Trường hợp bị dầu hoặc khô sẽ rất hiếm và nếu có thì loại da này có xu hướng dễ dàng giải quyết và loại bỏ tình trạng này.Lỗ chân lông của da thường thường nhỏ không bị lõm hoặc dễ dàng nhìn thấy. Làn da thường không có độ bóng và nó không có xu hướng bị nứt nẻ hoặc bong tróc. Các loại da thường thường có một vài nếp nhăn và tông màu da thường thường là đều, không có nhược điểm rõ rệt.Ngay cả khi bạn có một loại da bình thường với một vài nhược điểm nhỏ, bạn có thể áp dụng một số cách giữ cho làn da được sạch sẽ và tuân theo một quy trình chăm sóc da đúng cách thì có thể giữ cho làn da rạng rỡ và khỏe mạnh.Loại da thường không đồng nghĩa với làn da hoàn hảo. Bởi da cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Như vậy có nghĩa là những người không gặp vấn đề về da trong hiện tại nhưng có thể gặp vấn đề này khi tuổi tác tăng lên hoặc do điều kiện môi trường sống hoặc có thể bao gồm cả việc mang thai hay trải qua thời kỳ mãn kinh. Bởi vì, khi nồng độ hormone thay đổi hoặc do bất kỳ lý do nào hoặc do sử dụng một sản phẩm mà da nhạy cảm sẽ gặp phải tình trạng mụn do nội tiết.Những người có loại da bình thường nên sử dụng các sản phẩm không làm cho làn da cảm thấy quá nhờn và cũng nên tránh các sản phẩm quá khô. Da thường không đòi hỏi sự chăm sóc phức tạp như các loại da khác. Tuy nhiên, để duy trì một làn da khỏe mạnh, điều quan trọng là phải tuân thủ chế độ chăm sóc da thường xuyên. Da thường không đòi hỏi sự chăm sóc phức tạp như các loại da khác 2.2. Da khô Làn da khô sẽ làm cho bạn cảm thấy có sự căng da hoặc cũng có thể có các mảng vảy hoặc bong tróc. Những người có làn da khô thường có lỗ chân lông gần như rất nhỏ (vô hình) và có thể bị nếp nhăn sớm hơn cũng như sẽ bị kích ứng da thường xuyên hơn.Nguyên nhân gây khô daNguyên nhân gây khô da có thể là do một loạt các yếu tố. Đối với một số người, làn da khô là do di truyền. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến lượng bã nhờn được sản xuất trong tuyến dầu của da. Bã nhờn có vai trò giữ cho làn da mềm mại và dẻo dai.Với nhiều người cho rằng da khô là do thiếu độ ẩm, nhưng lượng nước của da khô thường được tìm thấy ở mức tương tự như da dầu. Cho nên, nếu thêm nước cho da khô thì thực sự sẽ phản tác dụng để điều trị tình trạng da này.Tầm quan trọng của kem dưỡng ẩm cho da khôSử dụng một loại kem dưỡng ẩm cho làn da khô là điều cần thiết. Nó rất quan trọng để duy trì chế độ chăm sóc da thường xuyên. Những người có làn da khô thường bị phản ứng dị ứng nhẹ và có xu hướng được hưởng lợi từ kem dưỡng thay vì nước dưỡng. Bởi vì, kem chứa nhiều dầu hơn, giữ ẩm tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ một loại kem dưỡng ẩm nào cũng cần kiểm tra xem da có phản ứng dị ứng với loại kem đó không hoặc có thể gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và lựa chọn một loại kem phù hợp.Một số biện pháp cải thiện làn da khô:Thay đổi lối sống và thói quen: Thay đổi một số thói quen trong cuộc sống có thể làm giảm bớt ảnh hưởng đến làn da khô. Chẳng hạn như không nên tắm quá lâu hoặc tắm với nước rất nóng.Sử dụng máy tạo ẩm không khí giúp cho làn da mềm mại và dẻo dai. Tuy nhiên, cần thường xuyên vệ sinh và thay nước cho máy để tránh hiện tượng vi khuẩn và nấm mốc có cơ hội phát triển. Da khô cần được cấp ẩm thường xuyên để da mềm mại 2.3. Da dầu Những người có làn da dầu thường nhận thấy có nhiều bóng trên khuôn mặt của họ và có thể họ còn phải đối mặt với tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng.Nguyên nhân gây ra da dầuDa dầu là kết quả của cả yếu tố di truyền và sự thay đổi nội tiết tố. Những người có da đầu với khuynh hướng do di truyền sẽ làm cho các tuyến dầu hoạt động tạo ra lượng bã nhờn cao hơn (chất nhờn này giúp cho da mềm mại và ngậm nước). Lượng dầu này chảy từ bên trong lớp biểu bì lên bên trên bề mặt da thông qua lỗ chân lông và nang lông.Với những người có da dầu với khuynh hướng do sự thay đổi của nồng độ hormone thì sẽ tăng sản xuất androgen kích thích tăng sản xuất bã nhờn. Khi lượng dầu được sản xuất quá nhiều chúng sẽ gây ra tắc nghẽn lỗ chân lông và trở thành mụn nhọt. Thông thường, da nhờn rất dễ bị nổi mụn như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ và sần. Đồng thời lỗ chân lông sẽ bị rõ hơn do bị mở rộng và làn da xuất hiện nhờn suốt cả ngày.Chăm sóc da dầuSự tích tụ dầu có thể khiến các tế bào da chết bị mắc kẹt trong lỗ chân lông và dẫn đến các vết thâm do mụn. Mặc dù, sử dụng một số sản phẩm có các thành phần như benzoyl peroxide để khắc phục tình trạng này, nhưng có thể nó sẽ bị phản tác dụng. Bởi các thành phần này có thể kích hoạt da sản xuất nhiều dầu. Vì vậy, điều quan trọng trong chăm sóc da dầu là tẩy tế bào chết một cách nhẹ nhàng cho da nhờn, chẳng hạn như acid salicylic. Acid này là một chất tẩy da chết tự nhiên, nhẹ nhàng làm bong tróc các tế bào da chết, đây là nguyên nhân gây tắc nghẽn lỗ chân lông.Những người có làn da dầu có cơ hội may mắn hơn với dấu hiệu lão hoá. Bởi vì, da nhờn phát triển ít nếp nhăn hơn, và điều đó đồng nghĩa với việc làn da sẽ chậm lão hoá hơn cũng như giữ nước tốt hơn.Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da dầu. Những người có làn da đầu thường cho rằng họ không cần dưỡng ẩm. Nhưng, da dầu không được dưỡng ẩm tốt thì nó thực sự sẽ khiến da càng tiết dầu nhiều hơn. Cho nên, hãy chọn một loại kem dưỡng ẩm nhẹ và không chứa dầu để giữ cho làn da mềm mại và ngậm nước đúng cách. Da dầu làm cho các tuyến dầu hoạt động tạo ra lượng bã nhờn cao hơn 2.4. Da hỗn hợp Da hỗn hợp có hai hoặc nhiều loại da khác nhau trên khuôn mặt. Các loại da hỗn hợp thường trải qua da khô và bong tróc trên một số phần nhất định của khuôn mặt và dầu quá mức ở những phần còn lại.Da hỗn hợp là loại da phổ biến nhất, nhưng khó xác định điều trị. Da thường sẽ sáng bóng ở vùng chữ T, bao gồm trán, mũi và cằm. Những khu vực này có xu hướng tuyến dầu hoạt động nhiều hơn các phần khác của khuôn mặt như má.Một số lưu ý trong chăm sóc da hỗn hợpNhững người có làn da hỗn hợp thường thấy rằng các phương pháp điều trị dựa trên hợp chất hoá học như benzoyl peroxide, thực sự có thể làm khô các vùng da khô trên mặt đồng thời kích hoạt sản xuất bã nhờn nhiều hơn ở các vùng da dầu. Tuy nhiên, khi lựa chọn những sản phẩm có chứa chiết xuất thực vật như trà xanh, dưa chuột và hoa cúc có thể làm dịu da, và làm giảm viêm.Những người có làn da hỗn hợp thường có xu hướng bị bong và khô ở hai bên má. Những khu vực này có thể bị kích thích bởi một số thành phần đặc biệt như là nước hoa, chất tạo mùi.Vì thế, hãy lựa chọn sản phẩm chăm sóc da không mùi hương để làm dịu và bảo vệ da.Những người có làn da hỗn hợp nên sử dụng hai loại kem dưỡng trong quá trình chăm sóc da. Một loại kem dưỡng ẩm sâu được sử dụng cho hai bên vùng má và một loại kem dưỡng ẩm nhẹ hơn ở các phần da nhờn trên khuôn mặt.Tẩy da chết là điều vô cùng cần thiết cho những người có làn da hỗn hợp. Sử dụng chất tẩy tế bào chết tự nhiên có thể giúp làm thông thoáng lỗ chân lông và làm bong tróc các tế bào da chết, đây là yếu tố làn da xỉn màu. Da hỗn hợp thường rất khó điều trị 2.5. Da nhạy cảm Các loại da nhạy cảm có thể biểu hiện các đặc điểm của da khô, da đầu hoặc da hỗn hợp. Loại da này có thể được gây ra bởi các tình trạng da như hồng ban và dị ứng. Vì vậy, hãy tránh các phương pháp chăm sóc da có chứa các thành phần hoá học.Hơn nữa, loại da này cũng rất dễ bị viêm. Do đó, điều quan trọng lựa chọn phương pháp chăm sóc da tự nhiên phù hợp với làn da nhạy cảm để tránh mọi phản ứng bất lợi.Mỗi người sẽ có một loại da và cơ địa khác nhau. Do đó việc hiểu rõ về các loại da sẽ giúp bạn có hướng chăm sóc và bảo vệ da phù hợp.Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.Nguồn tham khảo: webmd.com, bioclarity.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-nguy-co-co-gap-neu-quan-he-ngay-den-do-vi
Các nguy cơ có thể gặp nếu quan hệ ngày đèn đỏ
Quan hệ ngày đèn đỏ là một trong những kiểu quan hệ tình dục tạo ra nhiều cảm giác mới mẻ và thích thú. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại liệu việc quan hệ ngày đèn đỏ có hại không và làm thế nào để hạn chế những tác hại nếu có này? 1. Những lợi ích bất ngờ khi quan hệ ngày đèn đỏ Trên thực tế, phái nữ có xu hướng tăng ham muốn cũng như có những cảm xúc mãnh liệt hơn trước hoặc trong thời gian hành kinh hàng tháng. Đối với nhiều cặp đôi, việc quan hệ ngày đèn đỏ gần như là một sinh hoạt vô cùng bình thường, nhưng vẫn có một số cặp đôi e ngại thực hiện.Theo các chuyên gia nhận định, quan hệ vào ngày đèn đỏ vẫn có thể thực hiện như ngày bình thường, hơn nữa việc này cũng đem lại nhiều lợi ích bất ngờ.1.1 Giải tỏa căng thẳng và cải thiện cơn đau bụng kinh ở nữ giớiVào những thời điểm hành kinh mỗi tháng, phụ nữ thường dễ có các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, dễ mất kiểm soát và thường xuyên cảm thấy bứt rứt, khó chịu, nóng giận. Khi quan hệ ngày đèn đỏ, trong cơ thể phái nữ sẽ tiết ra hormone Oxytocin. Đây là loại hormone có tác dụng thư giãn hệ thần kinh, giảm bớt cảm xúc căng thẳng và đem lại giấc ngủ ngon hơn.Ngoài ra, việc quan hệ vào ngày đèn đỏ cũng được xem là một cách giảm đau hữu hiệu cho các cơn đau bụng kinh ở phụ nữ. Các nhà khoa học giải thích rằng: khi đạt cực khoái, cơ thể sẽ tiết ra endorphin làm giảm hầu như mọi cơn đau thường xuyên, bao gồm đau nhức đầu, hay đau bụng kinh ở nữ giới. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu nhận thấy việc lên đỉnh có thể giảm bớt sự co thắt tử cung cũng như hội chứng tiền kinh nguyệt, từ đó giảm đau lâu dài.1.2 Thêm gia vị tình yêu khi quan hệ vào ngày đèn đỏCó thể nói, máu vào những ngày kinh nguyệt cũng có thể bôi trơn, thậm chí hoạt động hiệu quả hơn so với dịch âm đạo thông thường. Và chính tác nhân này đã đem lại nhiều “gia vị” hơn cho mỗi cuộc yêu.1.3 Phụ nữ dễ lên đỉnh hơn vào “ngày đèn đỏ”Theo chia sẻ từ các nhà nghiên cứu, vào chu kỳ kinh nguyệt, phần xương chậu và âm đạo của nữ giới sẽ giãn nở hơn thông thường. Vì vậy, khi quan hệ tình dục vào thời gian này, phụ nữ sẽ dễ đạt cực khoái và cảm xúc có thể mãnh liệt gấp đôi so với ngày thường. Quan hệ ngày đèn đỏ có thể đem lại một số lợi ích bất ngờ 2. Chuyên gia giải đáp việc quan hệ ngày đèn đỏ có hại hay không? Câu trả lời là có.Quan hệ ngày đèn đỏ có nhiều lợi ích nhất định về mặt tinh thần và cảm xúc cuộc yêu, nhưng về mặt sức khỏe, đây là hoạt động có thể dẫn đến nhiều rủi ro, đặc biệt là với nữ giới.2.1 Nguy cơ viêm âm đạo tăng caoÂm đạo vào mỗi kỳ kinh thường nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương, căng tức và phù nề. Do đó, khi quan hệ tình dục, các tác động từ hoạt động này lên âm đạo sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương và tạo cảm giác đau rát sau quan hệ. Chính điều này làm gia tăng nguy cơ viêm và nhiễm trùng âm đạo.2.2 Viêm niêm mạc tử cung vì quan hệ ngày đèn đỏCũng như âm đạo, tử cung vào thời gian hành kinh sẽ nhạy cảm hơn, mỏng hơn và dễ gặp tổn thương hơn bình thường. Thực tế, rất nhiều trường hợp quan hệ vào ngày đèn đỏ đã gây ra hiện tượng rách tử cung, viêm niêm mạc tử cung hay thậm chí là ung thư tử cung nếu tình trạng này kéo dài. 3. Quan hệ ngày đèn đỏ có bị HIV không? Dù quan hệ tình dục theo hình thức nào, khi đối phương mắc các bệnh về đường tình dục, bao gồm HIV, bạn đều có nguy cơ bị lây nhiễm nếu thiếu các biện pháp quan hệ an toàn. Điều này cũng xảy ra đối với quan hệ ngày đèn đỏ.Phụ nữ vào thời điểm hành kinh sẽ nếu quan hệ sẽ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn bởi độ nhạy cảm của tử cung và âm đạo chính là cơ hội thuận lợi để virus xâm nhập vào cơ quan sinh sản, từ đó gây bệnh cho toàn bộ cơ thể.Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng nấm Candida ở âm đạo - một dạng viêm âm đạo thường thấy khi nội tiết tố thay đổi. Quan hệ ngày đèn đỏ có nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục hơn 4. Làm thế nào để quan hệ ngày đèn đỏ an toàn? Để giảm thiểu nguy cơ sức khỏe do quan hệ tình dục vào ngày đèn đỏ, cách tốt hơn hết là các cặp đôi nên hạn chế hoạt động này. Tuy nhiên, nếu bạn hoặc đối phương không thể kiểm soát được ham muốn, hay vì tò mò muốn thử, hãy chú ý những vấn đề sau để tăng độ an toàn của cuộc yêu:Tránh quan hệ vào những ngày đầu của kỳ kinh - đây là thời gian nữ giới yếu nhất và cũng là lúc ra nhiều máu kinh nhất. Quan hệ vào thời gian này không giúp ích nhiều về mặt khoái cảm, trái lại khiến nguy cơ về sức khỏe của phụ nữ có tỷ lệ xảy ra cao hơn. Tốt hơn hết, bạn hãy chọn quan hệ vào khoảng ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của kỳ kinh nguyệt.Hãy dùng bao cao su khi quan hệ để ngăn ngừa sự lây nhiễm các bệnh liên quan đến viêm / nhiễm trùng hay bệnh lây qua đường tình dục.Giữ vệ sinh âm đạo khoa học, đúng cách, bạn nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa âm đạo khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày dù có quan hệ hay không, tránh thụt rửa.Sau khi quan hệ ngày đèn đỏ, nếu nữ giới xuất hiện các triệu chứng bất thường như mụn rộp, ngứa ngáy, đau rát trong âm đạo dữ dội..., hãy tìm gặp các bác sĩ phụ khoa để nhận trợ giúp. Nhìn chung, quan hệ ngày đèn đỏ tạo ra nhiều cảm xúc mới mẻ và tích cực trong cuộc yêu, nhưng bạn vẫn nên có sự cân nhắc, chuẩn bị để không gặp phải các rủi ro không mong muốn.
https://suckhoedoisong.vn/sot-o-benh-nhan-dai-thao-duong-coi-chung-bien-chung-ap-xe-gan-169230820131709382.htm
22-08-2023
Tiểu đường, đái tháo đường bị sốt coi chừng biến chứng áp xe gan
Vừa qua Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa tiếp nhận nam bệnh nhân L.Q.S (66 tuổi, trú tại Thanh Thủy, Phú Thọ) bị áp xe gan do biến chứng của bệnh đái tháo đường . Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao 39 độ C, da, niêm mạc kém hồng, đường huyết tăng. Tiền sử bệnh nhân mắc đái tháo đường hơn 8 năm và đang được điều trị thuốc. Hơn 1 tuần trở lại đây, bệnh nhân xuất hiện sốt rét run, từng cơn, khoảng 2-3 cơn/ngày, nhiệt độ cao nhất 40 độ C, phải dùng thuốc hạ sốt. Ngoài ra, bệnh nhân còn mệt mỏi nhiều, ăn uống kém, gầy sút nhanh với 4 kg trong 6 tuần. Tại khoa Điều trị tích cực, bác sĩ chẩn đoán áp xe gan - đái tháo đường type 2. Sau khi hội chẩn nhanh liên khoa, bệnh nhân đã được xử trí kháng sinh, kiểm soát đường huyết bằng việc tiêm insulin. Sau 4 ngày điều trị lâm sàng, thể trạng bệnh nhân đã ổn đinh, số cơn sốt và tần suất sốt giảm dần. BSNT Nguyễn Thùy Dung - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Cũng theo thông tin tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, tại đây thường xuyên tiếp nhận những ca áp xe gan trên nền bệnh lý tiểu đường với các triệu chứng nặng. Thậm chí, có bệnh nhân phải vào cấp cứu trong tình trạng rét run, sốt cao, vàng da, đau tức vùng gan. Khi siêu âm phát hiện các ổ dịch khối mủ trong gan, chọc khối mủ ra xét nghiệm ra rất nhiều vi khuẩn. Theo BSNT Nguyễn Thùy Dung (Phòng viêm gan – Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai), nguyên nhân chủ yếu gây áp xe gan là vi khuẩn E.coli và vi khuẩn Whitmore. Ở những bệnh nhân đái tháo đường, hàm lượng đường trong cơ thể thường cao hơn nhiều so với người bình thường. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường có hệ miễn dịch kém tạo cơ hội và môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển nhanh. Áp xe gan do đái tháo đường Áp xe gan là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường. Đối với bệnh nhân áp xe gan thường vi khuẩn đi lên từ đường tiêu hóa rồi đi vào máu sau đó khu trú ở gan và tạo thành bệnh cảnh áp xe gan. Còn đối với người bệnh đái tháo đường, vi khuẩn có thể xâm nhập qua nhiều con đường như tiêu hóa, ngoài da, tiết niệu, hô hấp… Ngoài áp xe gan, bệnh nhân đái tháo đường có thể nhiễm khuẩn bất cứ cơ quan nào như áp xe ở phổi, tiết niệu, nhiễm trùng đường tiêu hóa… Biểu hiện của áp xe gan trên nền bệnh đái tháo đường Bệnh nhân đái tháo đường khi bị áp xe gan thường có các biểu hiện như: - Sốt cao - Rét run - Mệt mỏi - Vàng da - Dấu hiệu quan trọng nhất là đau tức vùng hạ thượng phải, ấn vào thấy rất đau. Tuy nhiên có những bệnh nhân không có triệu chứng gì ngoài sốt, sau khi siêu âm mới phát hiện có khối áp xe trong gan. Áp xe gan trên nền bệnh đái tháo đường nếu không phát hiện kịp thời có thể gây vỡ áp xe nguy hiểm tới tính mạng. Bác sĩ đưa ra lời cảnh báo cho người bệnh đái tháo đường Theo các chuyên gia y tế, bệnh đái tháo đường với hệ miễn dịch yếu dễ có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Trên nền bệnh đái tháo đường, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu có triệu chứng sốt, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và tìm nguyên nhân. Bên cạnh đó cần theo dõi các chỉ số, đặc biệt khi bị đau bụng cần khám bác sĩ ngay. Bởi biến chứng nguy hiểm nhất của áp xe gan chính là vỡ ổ mủ gây ra tình trạng viêm phúc mạc toàn thể. Ngoài ra khi ổ áp xe vỡ lên trên cơ hoành, phổi gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi , viêm phổi… Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng máu thậm chí gây tử vong. Xem thêm video được quan tâm: Viêm Gan: Những Ca Bệnh Biến Chứng Đáng Sợ | SKĐS
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhuom-dom-tim-vi-khuan-mycobacteria-vi
Nhuộm đờm tìm vi khuẩn Mycobacteria
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật - Bác sĩ Hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Do có cấu trúc vách tế bào giàu lipid nên vi khuẩn Mycobacteria không thể phát hiện bằng cách nhuộm gram thông thường. Chẩn đoán nhiễm trùng Mycobacteria có thể được thực hiện thông qua kỹ thuật nhuộm đờm “axit-fast bacillus” (AFB) để tìm vi khuẩn. 1. Đặc điểm của vi khuẩn Mycobacteria Các vi khuẩn Mycobacteria là một nhóm có thành tế bào giàu lipid và acid béo. Trong đó có acid béo mycolic acid chiếm khoảng 60% khối lượng màng tế bào của vi khuẩn. Mặc dù các vi khuẩn Mycobacteria có cấu trúc màng tế bào của vi khuẩn Gram dương, nhưng lượng lipid cao trong màng tế bào lại ngăn ngừa sự xâm nhập của thuốc nhuộm Gram, do đó kỹ thuật nhuộm Gram thông thường không cho phép quan sát được hình thái của vi khuẩn Mycobacteria dưới kính hiển vi. Chẩn đoán thường được thực hiện thông qua kỹ thuật nhuộm “axit-fast bacillus” (AFB) để tìm vi khuẩn mycobacteria.Chủng loại phổ biến nhất trong nhóm này chính là vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn lao hay còn gọi là trực khuẩn lao có kích thước khoảng 0,4 x 3-5mm. Chúng không có lông, vỏ và nha bào. Đây là loại vi khuẩn hiếu khí, không nuôi được ở môi trường thông thường mà cần nuôi trong môi trường giàu dinh dưỡng, phát triển chậm với thời gian phân chia khoảng 18 giờ/lần phân chia. Bệnh lao chủ yếu tác động đến phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như phổi, xương, hạch, màng bụng,... Nhờ khả năng đề kháng cao với các yếu tố lý hóa nên hóa chất dùng để diệt vi khuẩn lao cần phải có nồng độ cao và thời gian tiếp xúc đủ lâu thì mới phát huy hiệu quả. 2. Nhuộm đờm tìm vi khuẩn Mycobacteria được chỉ định khi nào? Nhuộm đờm là một xét nghiệm được thực hiện trên mẫu đờm nhằm phát hiện vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm Mycobacteria. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm này để xác định xem một người có bị bệnh lao hoặc nhiễm trùng Mycobacteria khác hay không. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để đánh giá hiệu quả ở những bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị lao hoặc một bệnh nhiễm trùng Mycobacteria khác. Nhuộm đờm là một xét nghiệm được thực hiện trên mẫu đờm nhằm phát hiện vi khuẩn gây bệnh 3. Lấy mẫu đờm để tìm vi khuẩn Mycobacteria tiến hành như thế nào? Để chuẩn bị lấy mẫu đờm trong ngày hôm sau, vào đêm trước khi xét nghiệm, bạn hãy uống nhiều chất lỏng như nước lọc hay trà, để giúp cơ thể tạo ra nhiều đờm. Lấy mẫu đờm buổi sáng sẽ giúp xét nghiệm chính xác hơn do nhiều vi khuẩn xuất hiện vào thời gian này.Về bệnh phẩm đờm, theo quy định của Chương trình chống lao quốc gia thì cần lấy 2 mẫu tại chỗ: Mẫu 1 lấy ngay sau khi khám bệnh, mẫu 2 sau mẫu 1 khoảng 2 giờ. Nếu điều kiện cho phép thì nên lấy mẫu đờm vào buổi sáng để xét nghiệm là tốt nhất, lấy 2 mẫu vào 2 sáng sớm sau khi ngủ dậy. Cần lấy khoảng 2 - 3 ml đờm ở những vị trí bất thường như có nhầy mủ, lẫn máu và không lẫn thức ăn.Để lấy mẫu đờm thuận lợi và cho kết quả chính xác, bạn nên thực hiện như sau:Đánh răng và súc miệng mà không sử dụng nước sát khuẩn.Hít thở sâu và dài vài lần.Hít thở sâu trở lại và ho mạnh cho đến khi có đờm.Khạc đờm vào cốc đựng mẫu.Tiếp tục ho khạc đờm cho đến khi cốc đầy đến vạch, khoảng 1 thìa cà phê.Vặn nắp cốc, rửa và lau khô bên ngoài của cốc.Nếu bạn không thể khạc ra đờm, bác sĩ sẽ nội soi phế quản lấy đờm trực tiếp từ phổi. Nội soi phế quản là một thủ thuật đơn giản, mất khoảng 30 đến 60 phút. Nó thường được thực hiện tại phòng khám và không cần phải gây mê. Có một số rủi ro khi nội soi phế quản như chảy máu, phản ứng với thuốc gây tê hay an thần, nhiễm khuẩn, co thắt phế quản,... 4. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật nhuộm đờm tìm vi khuẩn Mycobacteria 4.1. AFB trực tiếp nhuộm Ziehl- NeelsenƯu điểm:Kỹ thuật chẩn đoán này tương đối đơn giản và có thể tiến hành ở các phòng xét nghiệm vi sinh.Chi phí khá thấp, do đó có thể áp dụng phương pháp này để chẩn đoán sàng lọc vi khuẩn Mycobacteria, đặc biệt là vi khuẩn lao trong cộng đồng.Nhược điểm:Chỉ có thể đánh giá được vi khuẩn trong bệnh phẩm có phải là dạng trực khuẩn kháng cồn kháng axit hay không; không khẳng định được chính xác đó là vi khuẩn lao hay các vi khuẩn Mycobacteria cụ thể khác.Độ nhạy của kỹ thuật này khá thấp, chỉ phát hiện được vi khuẩn nếu nồng độ vi khuẩn > 10^5 vi khuẩn/ mL đờm khi soi ít nhất 10 vi trường. Để chuẩn bị lấy mẫu đờm trong ngày hôm sau, vào đêm trước khi xét nghiệm, bạn hãy uống nhiều chất lỏng 4.2. AFB trực tiếp nhuộm huỳnh quangƯu điểm:Kính hiển vi huỳnh quang có khả năng soi nhanh hơn kính hiển vi quang học.Có độ nhạy cao hơn, đặc biệt ở những mẫu bệnh phẩm ít vi khuẩn do diện tích các vi trường quan sát nhiều hơn.Nhược điểm:Kỹ thuật này có giá thành tương đối cao.Dễ xảy ra dương tính giả nếu nhầm lẫn giữa các chất phát quang khác và vi khuẩn.Các vi khuẩn Mycobacteria là những tác nhân gây bệnh thường gặp. Kỹ thuật nhuộm đờm tìm vi khuẩn Mycobacteria sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng phát hiện bệnh để đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.Mời các bạn tham khảo thêm bài “ Xét nghiệm Xpert MTB/RIF, tiến bộ mới trong chẩn đoán sớm bệnh Lao” . Nguồn tham khảo: healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/neu-khong-ngu-co-chet-khong-vi
Nếu không ngủ có chết không?
Giấc ngủ trung bình của người trưởng thành để đạt yêu cầu thì cần ít nhất 7 tiếng mỗi ngày và giảm dần khi tuổi tác tăng lên. Nhờ có việc ngủ đủ và sâu mà cơ thể sẽ cảm thấy sảng khoái sau khi ngủ dậy, nâng cao năng suất làm việc, học tập. Chính vì vậy thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người từ sức khỏe tinh thần tới thể chất như cân nặng, vẻ ngoài, trí nhớ. Vậy thực sự thì không ngủ có chết không? 1. Những tác hại của việc thiếu ngủ Những thói quen xấu ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ như: ngủ không đúng giờ, không ngủ trưa, ngủ ở chỗ lạ, không thoải mái, xem tivi quá nhiều hoặc sử dụng máy tính, điện thoại chơi game quá nhiều trước khi ngủ. Từ đó, không ngủ được sẽ nảy sinh ra các vấn đề sức khỏe sau:Tinh thần bất ổn, hay cáu gắt: Hầu hết mọi người sau một đêm mất ngủ sẽ có tâm lý cáu kỉnh do sự thay đổi hormone, dễ nổi nóng không vì bất kỳ lý do cụ thể nào.Ảnh hưởng xấu đến da: Không ngủ đủ sẽ khiến mắt sưng, quầng thâm, nếp nhăn và da tái xám do cơ thể phải giải phóng nhiều hormone cortisol gây dư thừa, phá vỡ collagen- loại protein giúp tăng đàn hồi và mịn màng của daSuy giảm trí nhớ: Thông thường, não sẽ có khả năng củng cố trí nhớ và chuyển thông tin nhận được vào vùng vỏ não nơi lưu giữ ký ức lâu dài, điều này được thực hiện hiệu quả nhất là khi chúng ta ngủ. Do đó việc thiếu ngủ sẽ làm não bộ không truyền tải đầy đủ dẫn tới hay quênGia tăng nguy cơ trầm cảm: Các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc trầm cảm lo âu thường ngủ ít hơn 6 tiếng vào ban đêm. Đây cũng là một vòng xoắn bệnh lý khi người không ngủ nhiều ngày cũng dễ mắc trầm cảm hơn người bình thườngTăng cân: Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân liên quan đến tiền căn béo phì do Ghrelin-hormone kích thích cảm giác đói trong cơ thể, trong khi leptic truyền tải tín hiệu no đến não và ngăn cản sự thèm ăn. Vì vậy thiếu ngủ cũng đồng nghĩa với việc giảm leptic và tăng Ghrelin ở mức cao gây cảm giác thèm ăn. 2. Con người không ngủ có sao không? Mất ngủ hoàn toàn có thể là nguyên nhân gây ra tử vong trực tiếp do bệnh lý gây mất ngủ hoặc các bệnh lý phát sinh sau khi không ngủ nhiều ngày. Đầu tiên, mất ngủ nặng gây tử vong có tính gia đình và mất ngủ gây tử vong tản phát là những bệnh do prion di truyền hoặc tản phát hiếm gặp gây khó ngủ, rối loạn vận động và tử vong. Cụ thể như sau:Mất ngủ gây tử vong có tính gia đình khi có đột biến nhiễm sắc thể trội trong gen PrP thường khởi phát từ độ tuổi 40. Các triệu chứng của bệnh gồm có khó đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ tăng dần, suy giảm nhận thức và các triệu chứng thuộc về rối loạn tri giác.Mất ngủ gây tử vong tản phát là đột biến thiếu gen PrP, thường khởi phát sớm hơn và cũng gây mất ngủ, suy giảm nhận thứcBên cạnh đó, mất ngủ hay hoàn toàn không ngủ cũng dẫn đến các hệ lụy như trầm cảm, đau đầu mạn tính, thoái hóa và ngộ độc tế bào. Nguy hiểm hơn mất ngủ còn có thể gây nên các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường là những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ. Không ngủ nhiều ngày có thể khiến bạn gặp tình trạng đau đầu mạn tính 3. Nhận biết mất ngủ như thế nào? Có thể nhận biết mất ngủ qua 3 dấu hiệu sau:Mất hơn 30 phút nằm trên giường nhưng không thể ngủ được, sau đó kiệt sức thì mới đi tới giai đoạn ngủ mơ màngGiấc ngủ bị gián đoạn liên tục bởi giấc mơ, mộng mị, tiểu đêm,... dẫn tới không duy trì được giấc ngủ bình thườngSau mỗi giấc ngủ cơ thể không thấy sảng khoái mà trái lại càng thêm mệt mỏi, uể oải và suy sụp tinh thầnLúc này bệnh nhân có thể tham khảo một số phương pháp sau nhằm quay trở lại giấc ngủ ngon hơn:Không hoạt động nhiều trước khi ngủ sẽ gây tăng năng lượng, tiết nhiều cholesterol gây khó ngủCố gắng giảm thiểu các áp lực, muộn phiền ảnh hưởng tới giấc ngủ, duy trì phòng ngủ luôn thoáng và yên tĩnhKhông sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia vào buổi tối, duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợpKhông sử dụng thuốc ngủ để gia tăng khả năng ngủ dễ dàng vì tác dụng phụ luôn thường trực như chóng mặt, đau đầu, dễ kích động và chu kỳ thức giấc sinh học của cơ thể cũng bị phá vỡ hoàn toàn. Điều này có thể khiến người bệnh lệ thuộc vào thuốc ngủ để có được giấc ngủ ngon, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/trung-ca-vung-kin-dieu-tri-the-nao-20170723211031121.htm
20170723
Trứng cá vùng kín điều trị thế nào?
Qua thư, bạn bị mụn bọc vùng kín, phù hợp với mụn trứng cá, là một bệnh da thông thường, biểu hiện của tình trạng viêm ở hệ thống nang lông và tuyến bã, mụn trứng cá phát triển qua các giai đoạn: 1. Tắc nghẽn ống chân, các tế bào của tuyến bả và các tế bào của ống chân lông khi chết sẽ được đào thải ra ngoài qua ống chân lông, nhưng khi các tế bào trên không được đào thải theo chế tự nhiên từ đó sẽ gây tắc nghẽn ngăn chặn sự di chuyển của chất nhờn trong ống. 2. Hoạt động quá mức của tuyến bã, lượng chất nhờn sản xuất tại tuyến bả được kích thích bởi hoóc-môn, chủ yếu là Testosteron. 3. Hoạt động gia tăng của vi khuẩn Propionibacterium acnes, vi khuẩn Propionibacterium acnes hiện diện rất nhiều trên da của bệnh nhân mụn trứng cá, những vi khuẩn này sẽ kết hợp với lượng chất nhờn và các tế bào chết để làm tăng độ nghiêm trọng của mụn trứng cá và sự sưng tấy của ống chân lông. 4. Sưng tấy của chân lông, khi vi khuẩn Propionibacterium acnes tấn công lỗ chân lông, chất nhờn, tế bào chết và bề mặt của ống chân lông sẽ bị sưng tấy. Sự sưng tấy này gây mụn trứng cá mủ xuất hiện trên mặt da. Nếu việc sưng tấy kéo dài và không được chữa trị, các mụn u nang lông nghiêm trọng sẽ phát triển sau đó và dẫn đến nhiễm trùng sưng tấy cũng như tạo sẹo vĩnh viễn. Với 4 giai đoạn phát triển của mụn trứng cá, mà biểu hiện trên lâm sàng với các sang thương căn bản gồm còi hay còn gọi là nhân trứng cá; sẩn nang lông, mụn mủ, nốt viêm, áp -xe bì, hạ bì. Còi trứng cá là những chất bã bít kín lỗ nang lông và phình to ra, đỉnh có màu đen do chất Keratine bị oxy hoá; biểu hiện là những điểm đen ở trên mặt, ngực, lưng có khi có cả ở da đầu và ở đùi, một số ít xuất hiện ở vú và sinh dục, ở sinh dục nữ thường xuất hiện ở cạnh nếp rảnh da và môi lớn. Trường hợp này em cần kiểm tra, khi còi trứng cá xuất hiện chỉ cần em lấy còi ra, sát trùng là sẽ khỏi. Chúc em thành công. Theo BS.CKI. Trần Quốc Long Sức khỏe & Đời sống
https://suckhoedoisong.vn/can-tho-cuu-song-san-phu-nhau-bong-non-the-nang-169131881.htm
22-05-2017
Cân Thơ: Cứu sống sản phụ nhau bong non thể nặng
Với sự chỉ đạo trực tiếp của bác sĩ BS. CKII. Nguyễn Thụy Thúy Ái - trưởng tua, ekip trực đã phối hợp nhanh chóng cùng ekip phẫu thuật gồm: BS. CKI. Trần Thị Hồng Như, BS. Lê Trần Thanh Thảo, BS. CKI. Ngô Văn Dũng để nhanh chóng tiến hành phẫu thuật cấp cứu người bệnh. Sau 40 phút, ca phẫu thuật đã thành công, bé trai sinh ra có cân nặng 2.100g và được chuyển lên khoa Sơ sinh để tiếp tục theo dõi. Hiện tại, sức khỏe của sản phụ sau ca phẫu thuật đã ổn định, tử cung gò khá, sản dịch lượng vừa, sinh hiệu ổn định. Sản phụ H đang được chăm sóc theo dõi tại BV Phụ sản Cần Thơ BS. CKI. Trần Thị Hồng Như phẫu thuật viên chính chia sẻ: “Đây là một trường hợp cấp cứu sản khoa diễn biến đột ngột, nhanh chóng có thể đe doạ tính mạng của mẹ và thai nhi do tình trạng choáng mất máu, biến chứng rối loạn đông máu hay vô niệu. Vì vậy, cần chẩn đoán và xử trí quyết đoán, kịp thời nhằm giảm các biến chứng sản khoa hạn chế tử vong cho mẹ và cho thai nhi. Nhau bong non là tình trạng nhau bám ở vị trí bình thường nhưng bong sớm trước khi được sổ ra ngoài. Bệnh lý nhau bong non có sự hình thành khối huyết tụ sau bánh nhau, khối huyết tụ lớn dần làm bong bánh nhau ra khỏi thành tử cung cắt đứt sự nuôi dưỡng giữa mẹ và thai nhi” Bên cạnh đó, để phòng tránh nhau bong non, bác sĩ Như chia sẻ thêm “Các sản phụ nên đăng ký khám thai định kỳ tại một cơ sở y tế uy tín ngay sau khi có thai để được bác sĩ tư vấn và quản lý thời kỳ thai nghén; bổ sung axit folic trước và ngay sau khi mang thai; khi phát hiện các yếu tố nguy cơ cao như: xuất huyết, đau bụng dưới… cần kịp thời đến bệnh viện chuyên khoa sản để được khám và xử trí kịp thời.”
https://dantri.com.vn/suc-khoe/dau-hieu-ung-thu-vom-hong-giai-doan-dau-20221106075452591.htm
20221106
Dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ung thư vòm mũi họng là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào biểu mô niêm mạc ở vùng vòm họng - phần cao nhất của họng, ngay phía sau của mũi. Ung thư vòm mũi họng gặp chủ yếu loại ung thư biểu mô không biệt hóa. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, với tỷ lệ khoảng 2 - 3 nam/1 nữ. Nếu phát hiện sớm, tiên lượng điều trị bệnh tốt, thời gian sống trên 5 năm có thể lên tới trên 80%. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn muộn, tức là khối u không chỉ khu trú ở vòm mà đã xâm lấn hoặc di căn tới các cơ quan khác như não, phổi, xương… việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Biểu hiện sớm của bệnh gián tiếp qua các cơ quan lân cận: tai - đầu - mũi - hạch cổ. Dưới đây là các dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu, thường xuất hiệnmột bên tăng dần: - Ù tai: khi ung thư vòm họng xâm lấn gây tắc vòi nhĩ, người bệnh thường xuyên bị ù tai một bên, có cảm giác như tiếng ve kêu bên trong tai. - Đau đầu: thường đau nửa đầu âm ỉ, có lúc đau thành cơn, dễ nhầm với các bệnh lý thần kinh và mạch máu não. - Ngạt tắc mũi hoặc chảy máu mũi lờ lờ máu cá: dấu hiệu này xuất hiện tăng dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kèm theo triệu chứng xì mũi ra máu, chảy máu cam. - Hạch cổ: hay gặp nhất là hạch góc hàm, đặc điểm nổi bật là hạch nhỏ, chắc, không đau thường tình cờ phát hiện. Các dấu hiệu trên chỉ điểm có thể có sự có mặt của ung thư vòm - bạn phải đi khám bác sĩ để chẩn đoán bằng nội soi thấy có khối u vùng vòm mũi họng và sinh thiết chẩn đoán xác định là ung thư. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân xuất hiện liệtcác dây thần kinh sọ. Thường khởi đầu là liệtdây số III, VVIgây sụp mi và lác trong. Khi ung thư xâm lấn nhiều vị trí tại não, sẽ liệttoàn bộ các dây thần kinh sọ (12 đôi - hội chứng GGarcin),liệthầu họng (sặc và nuốt nghẹn, mất cảm giác vùng họng), liệtmặt, lưỡi… liệtcác cơ cổ. Ngoài ra, còn xuất hiện hạch cổ hai bên, số lượng nhiều gây biến dạng vùng cổ. Người bệnh có thể có biểu hiện triệu chứng khác theo cơ quan bị di căn. Các triệu chứng trên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Tuy nhiên, chú ý kỹ một chút người bệnh có thể phân biệt được một đặc điểm chung của bệnh ung thư vòm họng là các dấu hiệu thường xuất hiện ở một bên và nặng dần theo thời gian, sử dụng điều trị thuốc vẫn không khỏi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-cua-protein-phan-ung-c-cpr-trong-xo-vua-dong-mach-vi
Vai trò của protein phản ứng C (CPR) trong xơ vữa động mạch
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Xuân Chiến - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa và Cố vấn chuyên môn,- Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Việc tầm soát và điều trị phòng ngừa nguyên phát các biến cố tim mạch là vô cùng cần thiết, nhất là trên các đối tượng nguy cơ cao. Cùng với các xét nghiệm, công cụ phổ biến, protein phản ứng C (CRP) ngày càng thể hiện vai trò của mình trong vấn đề phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. 1. Xơ vữa động mạch là gì? Xơ vữa mạch máu là tình trạng thành mạch bị xơ cứng kèm theo thu hẹp lòng mạch do các mảng xơ vữa làm dòng máu lưu thông hạn chế, gây ra tình trạng thiếu máu nuôi đến cơ quan. Bản chất của mảng xơ vữa là các phân tử lipid lưu hành trong máu với nồng độ cao, xâm nhập vào thành mạch. Chúng đóng vai trò như vật thể lạ, kích thích phản ứng viêm tại chỗ, thu hút tiểu cầu, bạch cầu, sợi fibrin đến cô lập, bao vây và lâu ngày sẽ diễn tiến vôi hóa. Vì động mạch luôn phải chịu áp lực dòng máu cao hơn các mạch máu khác, lòng mạch dễ bị tổn thương hơn; “xơ vữa mạch máu” cũng thường được quen gọi với tên “xơ vữa động mạch”.Khi mạch máu bị tắc hẹp ở cơ quan nào thì có biểu hiện thiếu máu cục bộ tại cơ quan đó. Đối với tổn thương động mạch tại tim thì được gọi là xơ vữa động mạch vành, gây ra nhồi máu cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ, lâu dài sẽ gây suy tim. Lúc này, bệnh nhân sẽ có cảm giác mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, lâu ngày tiến triển thành khó thở liên tục, khó thở khi nằm đầu thấp, phù chân, tiểu ít. Khi xơ vữa động mạch vành đến giai đoạn này là lúc bệnh đã trở nặng, suy giảm chất lượng cuộc sống.Tương tự như vậy, nếu xơ vữa động mạch tại não sẽ là điều kiện thuận lợi dẫn đến nhồi máu não, người bệnh đột ngột yếu liệt nửa người, méo miệng, nói khó, tiêu tiểu không tự chủ. Nếu xơ vữa động mạch chi dưới thì bệnh nhân bị đau cách hồi khi đi lại, bắt mạch mu chân nhẹ hay mất mạch, chân tái, tê bì, lâu dần sẽ mất chức năng. Bản chất của mảng xơ vữa là các phân tử lipid lưu hành trong máu với nồng độ cao, xâm nhập vào thành mạch 2. Protein phản ứng C và xơ vữa động mạch Protein phản ứng C (C-Reactive Protein - CRP) là một loại protein do gan tạo ra khi có nhiễm trùng hoặc do các tình trạng gây ra phản ứng viêm trong cơ thể như viêm khớp dạng thấp, bệnh lý tự miễn nói chung. Khi cơ thể bị nhiễm trùng, do có sự hiện diện của các kháng nguyên, những tế bào bạch cầu đóng vai trò miễn dịch sẽ lập tức bao vây và tiêu diệt bằng cách sản xuất ra một số protein phản ứng C. Các chất hóa học trung gian sẽ kích hoạt một dòng thác phản ứng, huy động thêm một số lượng lớn bạch cầu từ nơi khác đến tham gia, giải phóng thêm các men tiêu hủy thành tế bào vi khuẩn. Đồng thời, một số protein phản ứng C trong số đó sẽ kích thích gan sản xuất ra CRP. Chính vì vậy, nồng độ CRP trong máu từ lâu đã được sử dụng để xác định và đánh giá mức độ viêm hoặc nhiễm trùng.Vì các giai đoạn tiến triển của xơ vữa động mạch cũng có bản chất là một chuỗi các phản ứng viêm, mức độ CRP trong máu đã được nghiên cứu và kết luận là một chỉ số về mức độ nguy cơ mắc phải các vấn đề về tim mạch, trong đó xơ vữa động mạch đóng vai trò làm nguyên nhân cốt lõi. Thực tế đã cho thấy, nồng độ CRP là cao hơn ở những bệnh nhân bị xơ vữa động mạch so với những người không bị xơ vữa động mạch.Không những thế, giá trị của nồng độ CRP còn giúp nhận định một bệnh nhân bị xơ vữa động mạch với mức độ nguy cơ các biến cố tim mạch như thế nào, nhất là khi đối tượng thuộc nguy cơ trung bình, tức các yếu tố nguy cơ của xơ vữa chưa rõ ràng như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, hút thuốc lá và chưa có bất kỳ triệu chứng nào gợi ý cho bệnh xơ vữa động mạch tại các cơ quan. Nói một cách khác, chính giá trị của CRP lúc này sẽ giúp định hướng điều trị phòng ngừa tiên phát bằng cách tích tự thay đổi lối sống hay chủ động dùng thuốc ngay từ đầu. Xơ vữa động mạch tại não sẽ là điều kiện thuận lợi dẫn đến nhồi máu não 3. Xét nghiệm đo lường protein phản ứng C Xét nghiệm đo lường protein phản ứng C được thực hiện như một xét nghiệm máu thông thường, đơn giản, thời gian trả kết quả nhanh và chi phí thấp. Kết quả định lượng CRP sẽ được phân loại thành ba mức là thấp, trung bình và cao: Dưới 1mg/dL là thấp; 1-3mg/dL là trung bình và từ trên 3mg/dL hoặc lớn hơn là cao.Nồng độ protein phản ứng C có khuynh hướng tăng dần theo tuổi nhưng nhìn chung vẫn sẽ ổn định trong một vài tháng hoặc một vài năm. Theo đó, đây không phải là một xét nghiệm cần kiểm tra lặp lại một cách thường xuyên để theo dõi diễn tiến động học. Và hơn hết, để tránh gây nhầm lẫn sự hiện diện của tình trạng xơ vữa động mạch với các yếu tố gây nhiễu khác, người bệnh không được chỉ định tiến hành xét nghiệm này trong khi đang có bất kỳ loại nhiễm trùng hoặc viêm khác, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Lý do là vì nồng độ protein phản ứng C phản ánh tình trạng viêm trong cơ thể một cách không đặc hiệu, kết quả trong máu sẽ rất cao trong những tình huống này.Bên cạnh đó, nồng độ CRP cũng có độ nhạy cao tăng lên cùng với sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ khác như đái tháo đường, suy thận, hút thuốc và béo phì. Như vậy, nếu một người có hút thuốc lá hoặc thừa cân và có mức CRP cao, CRP chỉ có thể phản ánh được mối liên quan đến các yếu tố nguy cơ này hơn là chỉ ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch nói riêng.Ngoài ra, khi người bệnh mắc các biến cố mạch máu cấp tính như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên, mà không kèm theo tình trạng nhiễm trùng, phản ứng viêm nào khác, nồng độ CRP đo được lúc này cũng sẽ tăng cao.Mặc dù vậy, khi so sánh với các xét nghiệm thường quy khác ở những bệnh nhân có tình trạng xơ vữa động mạch, mức độ CRP tăng cao trong máu đã cho thấy là có mối liên quan đến nguy cơ nhồi máu cơ tim cao gấp ba lần so với xét nghiệm bilan lipid máu thông thường. Hơn thế nữa, trong một nghiên cứu về sức khỏe của phụ nữ, các chỉ số trong kết quả xét nghiệm CRP cho thấy là đạt độ chính xác cao hơn các xét nghiệm yếu tố viêm khác ở những phụ nữ khỏe mạnh đã mãn kinh. Ba năm sau, những người có mức CRP cao sẽ có nguy cơ tử vong vì bệnh mạch vành, bao gồm cả biến cố nhồi máu cơ tim, đột quỵ, cao hơn bốn lần so với những người có mức CRP thấp. Nồng độ protein phản ứng C có khuynh hướng tăng dần theo tuổi 5. Điều trị gì khi protein phản ứng C cao? Khi đã loại trừ các khả năng gây nhiễu khác, xét nghiệm máu với CRP có kết quả cao không phải là một yếu tố độc lập để quyết định điều trị. Tuy nhiên, dù không mắc bệnh lý gì đi kèm, yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch là không có hay rất thấp, nếu mức protein phản ứng C ở mức trung bình hoặc cao, việc thực hiện những thay đổi lối sống cũng đã chứng minh cho thấy có thể giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa thực sự về sau. Đó là:Xây dựng một chế độ ăn cân đối, khoa họcHạn chế hấp thu dầu mỡ, chất béoGiữ trọng lượng cơ thể hợp lýTập thể dục thường xuyênKiểm soát tốt chỉ số đường trong máu và huyết áp caoBỏ thói quen hút thuốc láUống rượu vừa phảiTrong trường hợp người bệnh đã mắc phải các biến cố tim mạch do xơ vữa hay có nguy cơ từ cao đến rất cao, việc điều trị phòng ngừa thứ phát lẫn tiên phát tích cực bằng thuốc là có chỉ định kéo dài. Các loại thuốc bao gồm thuốc ổn định huyết áp, đường huyết, giảm mỡ trong máu và chống kết tập tiểu cầu được tuân thủ hằng ngày. Theo đó, ngoài việc áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như trên, bạn cần thăm khám bác sĩ định kỳ và được đánh giá thường xuyên, nhằm đạt được mục tiêu điều trị một cách tốt nhất, đảm bảo chất lượng cuộc sống dài lâu.Nói tóm lại, protein phản ứng C (CRP) là một xét nghiệm trong máu đã chứng minh vai trò trong các bệnh lý tim mạch do xơ vữa. Đây là yếu tố giúp tầm soát, phân nhóm nguy cơ, từ đó lập kế hoạch điều trị lâu dài, hạn chế rủi ro mắc phải các biến cố tim mạch do tình trạng xơ vữa động mạch gây ra. Điều trị hiệu quả bệnh mạch vành Đau ngực có phải bị bệnh động mạch vành hay không?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-dau-hieu-bi-benh-gan-vi
Các dấu hiệu bị bệnh gan
Gan là một trong những bộ phận quan trọng dễ bị tổn thương nhất của cơ thể. Nếu gan gặp gặp vấn đề sẽ khiến sức khỏe toàn thân của một người suy giảm trong thời gian nhanh chóng. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu bị bệnh gan và tầm soát các bệnh về gan rất quan trọng. 1. Hiểu đúng về bệnh gan Gan là một trong các tạng lớn nhất của cơ thể, có kích thước bằng một quả bóng đá và nằm ở vị trí dưới lồng ngực bên phải. Gan đóng vai trò dự trữ máu và tham gia hỗ trợ tiêu hóa, thải chất độc của cơ thể ra ngoài.Bệnh gan nói chung là tình trạng gan bị tổn thương, các tổn thương trên gan được biểu hiện bằng mô sẹo, tổn thương trên bề mặt gan. Lúc này, các chức năng của gan sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Phần lớn các bệnh gây tổn thương gan hiện nay đều do virus hoặc lối sống không lành mạnh như sử dụng rượu bia hay bị béo phì. Các bệnh lý hiện nay ảnh hưởng đến chức năng gan phổ biến là:Bệnh xơ gan.Bệnh viêm gan A, B, C.Bệnh gan nhiễm mỡ.Bệnh ung thư gan. 2. Dấu hiệu bị bệnh gan phổ biến hiện nay Cơ thể mệt mỏi và chán ăn, cảm giác buồn nônChán ăn và buồn nôn thường được cho là những hiện tượng thường gặp của bệnh lý về dạ dày hay bệnh lý đường tiêu hóa thông thường. Tuy nhiên, ít ai biết rằng các bệnh về gan cũng gây ra tình trạng buồn nôn chán ăn.Như đã đề cập ở trên, gan đóng vai trò trong chức năng tiêu hóa của mỗi người. Nếu gan gặp vấn đề hoặc bị tổn thương, quá trình tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng do dịch mật bị hạn chế tiết ra. Điều này có thể làm cho bạn cảm thấy chán ăn và có cảm giác buồn nôn. Do đó, khi cảm thấy mệt mỏi và chán ăn, có kèm buồn nôn thì đây là một trong các dấu hiệu bị bệnh về gan.Đau vùng hạ sườn phảiHạ sườn phải là nơi vị trí của gan trong cơ thể, nếu bạn không vận động tư thế hay động tác nào quá mức ở vùng này mà vẫn bị đau, thì bạn cũng nên xem xét đi khám bác sĩ vì đây là dấu hiệu bị bệnh về gan khiến cho gan tổn thương.Nổi mụn da và ngứaGan đóng vai trò giải độc trong cơ thể nên khi gan bị tổn thương thì chức năng giải độc của cơ thể sẽ bị kém đi. Các chất độc có thể phát tán ra ngoài theo đường dưới da bằng cách gây mẩn ngứa và nổi mụn. Nếu đang trong trạng thái sức khỏe bình thường nhưng bạn phát hiện cơ thể nổi mụn nhiều, thường xuyên thì đây là một trong các dấu hiệu bị bệnh gan cần lưu ý.Da vàng, vàng mắtMột trong các dấu hiệu cảnh báo người bị bệnh gan đó chính là vàng da và vàng mắt. Nguyên nhân là do khi gan bị tổn thương thì sẽ không chuyển hóa được sắc tố bilirubin khiến lượng bilirubin dư ở trong máu dẫn tới tình trạng vàng da hay vàng mắt.Đi đại tiện thấy phân đổi màuPhân đổi màu sang màu sẫm hơn là một trong những dấu hiệu bị bệnh gan điển hình. Lúc này, gan bị tổn thương khiến cho xuất huyết tiêu hóa và phân sẽ có màu sẫm hơn.Gan là một trong số các bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể con người. Hầu như các chuyển hóa trong cơ thể đều có sự tham gia của chức năng gan. Do đó, bảo vệ gan cũng như bạn đang bảo vệ cuộc sống của chính mình. Nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện các dấu hiệu bị bệnh gan.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-ruot-kich-thich-dieu-tri-nao-vi
Hội chứng ruột kích thích điều trị thế nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là hội chứng đại tràng kích thích. Bệnh tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây khá nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. 1. Khái quát về hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích (còn gọi là hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng co thắt, bệnh đại tràng chức năng,...) gồm một nhóm rối loạn chức năng đường tiêu hóa mạn tính, hay tái phát. Đây là căn bệnh khá phổ biến trên thế giới với tỷ lệ mắc bệnh là 15 – 20%, chủ yếu ở nhóm tuổi 40 – 60 và thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các bác sĩ cho biết một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích là stress, ăn uống không điều độ, nhiễm trùng ruột,...Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng đại tràng kích thích là đau bụng ít nhất 1 ngày mỗi tuần trong 3 tháng, thay đổi số lần đi đại tiện, thay đổi hình dạng phân, tiểu khó, tiểu gấp, rối loạn kinh nguyệt, đau cơ, đau lưng, nhức đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, trầm cảm, hen phế quản, chóng mặt, đau ngực,... 2. Hội chứng ruột kích thích điều trị như thế nào? Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường. Các triệu chứng bệnh thường tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm. Việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Cụ thể là:2.1 Liệu pháp tâm lýĐể điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả, bác sĩ cần tạo được sự tin tưởng với người bệnh. Những lưu ý quan trọng là:Biết lắng nghe, trấn an bệnh nhân, giải quyết những lo lắng, muộn phiền của người bệnh.Giải thích rõ ràng, tường tận về bệnh sinh, bệnh sử tự nhiên của hội chứng ruột kích thích: đây không phải bệnh có tổn thương thực thể tại ruột, là bệnh lành tính nhưng mạn tính, có những đợt biểu hiện rầm rộ nhưng có đợt bệnh không có triệu chứng.Giải thích cho người bệnh biết về phương hướng điều trị là tập trung kiểm soát các triệu chứng khó chịu và việc điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ giúp làm giảm đau đớn, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Lắng nghe và giải thích về hội chứng ruột kích thích cũng như phương hướng điều trị cho bệnh nhân 2.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạtKhi mắc bệnh đại tràng co thắt, người bệnh nên lưu ý tới chế độ ăn như sau:Hạn chế thức ăn không dung nạp, khó tiêu, gây tiêu chảy và đau bụng như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, đồ uống nhiều đường và có ga, hoa quả nhiều đường, chất kích thích, thức ăn để lâu, được bảo quản không tốt,...Nếu bị táo bón, bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, rau quả tươi, tránh thức ăn khô, nước mắm, đồ nhiều gia vị,... vì dễ gây táo bón.Hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh căng thẳng thần kinh, tăng cường hoạt động thể lực như tập thể dục, đi bộ buổi sáng,...Luyện tập chế độ đại tiện một lần trong ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy. 2.3 Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt nhưng không cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thì người bệnh cần phải điều trị bằng thuốc. Tùy từng triệu chứng nổi trội của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp: thuốc chống co thắt, thuốc trị tiêu chảy, thuốc chống táo bón, thuốc chống đầy hơi hay thuốc an thần.Thuốc điều trị tiêu chảy:Thuốc chống tiêu chảy: Imodium, Diarsed, Questran.Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Actapulgite, Smecta, Bismuth.Kháng sinh Rifaximin.Vi khuẩn thay thế: Antibio, Lacteol, Enterogermina.Thuốc điều trị táo bónThuốc trị táo bón tạo khối: các thuốc chứa chất xơ, chất sợi từ hạt củ, quả; chất nhầy như rau câu, cám lúa mì như Igol, Equate, Normacol,... Các thuốc này thích hợp với những người ít ăn rau củ, trái cây nhưng không phù hợp với người uống ít nước.Thuốc trị táo bón thẩm thấu: có tác dụng kéo nước vào lòng ruột, giữ nước, làm mềm phân: Forlax, Lactulose, Sorbitol, Magie Sulfat,...Thuốc kích thích chức năng vận động bài tiết của ruột: lô hội, Bisacodyl, muồng trâu, picosulfat,...Thuốc Lubiprostone, Linaclotide, Eluxadolin. Sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Chú ý: không nên lạm dụng và dùng thuốc trị táo bón kéo dài.Thuốc chống co thắt điều trị đau bụng và chướng bụngThuốc kháng Cholinergic: Atropin, Buscopan.Thuốc chống co thắt hướng cơ trơn: Meteospasmyl, Sapmaverin, Duspatalin,...Nhóm thuốc triển vọng mới: tác dụng trên thụ thể 5-HTThuốc đối vận 5-HT có tác dụng trị tiêu chảy: Alosetron, Cilansetron.Thuốc đồng vận 5-HT có tác dụng trị táo bón: Prucalopride, Tegaserod,...Nhóm thuốc chống trầm cảmKhi bệnh nhân bị đau hoặc trầm cảm, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc tái hấp thu Serotonin chọn lọc chất ức chế. Các loại thuốc này giúp giảm trầm cảm, ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển ruột.Nếu sau điều trị, triệu chứng tiêu chảy, đau bụng không đỡ, bị sụt cân, đi tiêu ra máu bầm, máu tươi, nuốt khó, nôn ói không rõ nguyên nhân,... thì bệnh nhân nên đi khám ngay lập tức tại các bệnh viện uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương án điều trị tích cực, hiệu quả.
https://tamanhhospital.vn/cat-bao-quy-dau-bao-lau-thi-lanh/
27/10/2023
Cắt bao quy đầu bao lâu thì lành? Những lưu ý quan trọng cần biết
Cắt bao quy đầu là phẫu thuật loại bỏ da quy đầu dương vật nhằm xử lý một số vấn đề liên quan đến vùng này như: viêm bao quy đầu, hẹp hay tắc nghẽn bao quy đầu. Do thực hiện tại vị trí nhạy cảm nên nhiều nam giới thắc mắc sau khi cắt bao quy đầu bao lâu thì lành hẳn? Bài viết sau đây sẽ giải đáp câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo. Mục lụcKhi nào nam giới cần phải cắt bao quy đầu?Cắt bao quy đầu bao lâu thì lành?1. Cơ địa người bệnh2. Phương pháp phẫu thuậtNhững điều cần lưu ý sau khi cắt bao quy đầuSau cắt bao quy đầu cần kiêng gì cho mau khỏi?Hướng dẫn chăm sóc quy đầu tại nhà sau phẫu thuậtKhi nào nam giới cần phải cắt bao quy đầu? Dương vật có một lớp da che phủ quy đầu gọi là bao quy đầu. Nhiệm vụ của bao quy đầu là bảo vệ quy đầu dương vật khỏi tổn thương hoặc tác nhân gây bệnh. Trên thế giới, phẫu thuật cắt bao quy đầu có thể được chỉ định thực hiện ở trẻ em trong 2 – 10 ngày đầu sau khi sinh do một số nguyên nhân liên quan đến bệnh hoặc tôn giáo. Trong khi đó, cắt bao quy đầu ở nam giới trưởng thành thường liên quan đến vấn đề y tế. (1) Trong đó, hẹp, thậm chí tắc nghẽn bao quy đầu là một vấn đề có thể được chỉ định cắt bao quy đầu. Nhất là khi bao quy đầu chít hẹp, bó sát, không thể lộn xuống gây đau, khiến việc vệ sinh dương vật gặp khó, cản trở quá trình lưu thông máu, nguy cơ hoại tử dương vật. Ngoài ra, cắt bao quy đầu là phương pháp được chỉ định trong xử trí tình trạng viêm bao quy đầu nếu điều trị bằng thuốc không có tác dụng, tránh nguy cơ hình thành sẹo ở quy đầu hoặc viêm nhiễm lan sang các vùng khác như niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt, tinh hoàn… Phẫu thuật cắt bao quy đầu còn được chỉ định trong trường hợp nam giới được chẩn đoán ung thư dương vật. Đây là loại ung thư rất hiếm gặp, đặc trưng bởi sự xuất hiện khối u, vết loét giống mụn cóc gây chảy máu, hoại tử da dương vật. Cắt bao quy đầu được chỉ định để điều trị các vấn đề liên quan đến dương vật Cắt bao quy đầu bao lâu thì lành? Do tiến hành tại vùng nhạy cảm nên nam giới, đặc biệt những người được chỉ định phẫu thuật, rất quan tâm cắt bao quy đầu bao nhiêu ngày thì lành. Thời gian phục hồi sau ca phẫu thuật cắt bao quy đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa của người bệnh, phương thức phẫu thuật và cách chăm sóc hậu phẫu. 1. Cơ địa người bệnh Cắt bao quy đầu bao lâu lành phụ thuộc nhiều vào tốc độ bình phục của từng người. Có người bệnh lành vết thương nhanh cũng có những người bệnh lành thương chậm hơn. Nhìn chung, sau phẫu thuật cắt bao quy đầu, người bệnh cần ít nhất 10 ngày để lành vết thương. Sau khi cắt bao quy đầu xong, người bệnh sẽ bị sưng đau, chảy máu nhẹ ở dương vật, nhất là trong 1 – 4 ngày đầu. Cơn đau sẽ giảm dần trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, sau thời gian này, nếu dương vật tiếp tục sưng đau, chảy máu, tiết dịch mủ, đi tiểu khó, bung chỉ, người bệnh cần đến gặp bác sĩ tái khám ngay để được xử trí vết thương kịp thời. 2. Phương pháp phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến thời gian lành vết thương sau khi cắt bao quy đầu. Hiện nay có 3 phương pháp cắt bao quy đầu gồm: cắt thủ công, cắt bằng máy và bằng laser. Tùy từng trường hợp, bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh. 2.1 Cắt tay truyền thống Cắt bao quy đầu thủ công là phương pháp được áp dụng phổ biến từ trước tới nay, có thể áp dụng cho mọi trường hợp với độ chính xác và tính linh hoạt cao. Phương pháp này đòi hỏi nhiều ở tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ. Người bệnh thường được chỉ định gây mê toàn thân trước khi thực hiện phẫu thuật để đảm bảo an toàn. Tiếp đó, bác sĩ dùng dao mổ tạo ra một đường rạch dọc theo chiều dọc trên bao quy đầu để làm lộ quy đầu. Một cuộc phẫu thuật cắt bao quy đầu bằng tay kéo dài trong 30 – 45 phút. Sau phẫu thuật, người bệnh cần khoảng 1 – 2 tuần để phục hồi gần như hoàn toàn. Cắt bao quy đầu bằng phương pháp truyền thống đòi hỏi nhiều ở tay nghề và kinh nghiệm bác sĩ 2.2 Cắt bằng máy Ưu điểm của phương pháp cắt bao quy đầu bằng máy là thời gian thực hiện nhanh, chỉ khoảng 15 phút. Toàn bộ quá trình phẫu thuật và khâu vết thương đều được thực hiện bằng máy nên có tính chính xác cao, ít chảy máu, hạn chế đau, vết cắt gọn và thẩm mỹ. Nhờ đó, thời gian phục hồi cũng được rút ngắn, chỉ khoảng 7 – 10 ngày sau phẫu thuật. Tuy nhiên, tính linh hoạt của phương pháp này không bằng phẫu thuật bằng tay, không áp dụng cho mọi trường hợp. 2.3 Cắt bằng laser Cắt bao quy đầu bằng laser là phương pháp hiện đại, sử dụng chùm tia laser cường độ cao để loại bỏ lớp da quy đầu. Thời lượng thực hiện một ca phẫu thuật cắt bao quy đầu bằng laser dao động trong khoảng 10 – 15 phút. Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn, ít gây đau đớn, độ chính xác và tính thẩm mỹ của đường cắt cao, người bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi hoàn thành ca phẫu thuật, thời gian lành vết thương chỉ trong vòng 3 – 5 ngày. Bác sĩ Phạm Xuân Long (bên trái), khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, đang phẫu thuật cho người bệnh Những điều cần lưu ý sau khi cắt bao quy đầu Để vết thương mau lành sau khi cắt bao quy đầu, nam giới cần lưu ý một số điều dưới đây: Nên nghỉ ngơi tại nhà trong ít nhất 1 tuần để vết thương bình phục. Không quan hệ tình dục, thủ dâm ít nhất 4 tuần hoặc cho đến khi vết thương lành hẳn. Tránh các kích thích tình dục khiến dương vật cương cứng. Sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ (nếu có). Mặc quần, đồ lót rộng, mềm, nhẹ, thoáng trong 1 tuần sau phẫu thuật để tránh cọ sát vào vết thương. Vệ sinh vết thương, thay băng cẩn thận theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không vận động mạnh, tập thể dục, chơi thể thao cường độ cao trong 1 tháng sau phẫu thuật. Tái khám đúng hẹn với bác sĩ. Nếu vết thương xuất hiện tình trạng sưng đau kéo dài, mưng mủ, chảy máu nhiều, có mùi hôi, tiểu đau đi kèm sốt thì cần đến gặp bác sĩ ngay. Bổ sung đa dạng thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin A, C, E như rau củ, trái cây, các loại thịt… để nâng cao đề kháng, giúp vết thương nhanh lành. Sau cắt bao quy đầu cần kiêng gì cho mau khỏi? Sau khi cắt bao quy đầu, người bệnh cần kiêng một số điều sau để giúp vết thương nhanh lành: Kiêng quan hệ tình dục, thủ dâm hay tiếp xúc với kích thích tình dục trong ít nhất 1 tháng. Tránh mặc quần và đồ lót chật, dày, bó sát. Không tự ý đắp hay thoa bất kỳ thứ gì lên vết thương nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng chất kích kích, hút thuốc lá, chất gây nghiện vì sẽ làm chậm tốc độ phục hồi vết thương. Hướng dẫn chăm sóc quy đầu tại nhà sau phẫu thuật Bên cạnh yếu tố cơ địa, phương pháp phẫu thuật thì cắt bao quy đầu bao lâu thì lành hẳn chịu ảnh hưởng lớn từ việc chăm sóc vết thương sau phẫu thuật. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc vết thương. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau đây: Sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh theo kê đơn, chỉ định của bác sĩ. Dùng khăn sạch cẩn thận thấm khô vùng bộ phận sinh dục sau khi tắm, tránh để vết thương ẩm ướt, tạo điều kiện để vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh phát triển. Thay băng theo lịch. Dùng băng keo y tế dán cố định dương vật để tránh cọ sát vào quần, đồ lót khiến vết thương bị bung chỉ, chảy máu. Sau khi cắt bao quy đầu nên nghỉ ngơi để vết thương phục hồi Bài viết trên đã giải đáp một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm khi cắt bao quy đầu đó là: “Cắt bao quy đầu bao lâu thì lành hẳn?” Mong rằng bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/thu-dam-nhieu-co-khien-ban-tre-bi-liet-duong-20230311072955467.htm
20230311
Thủ dâm nhiều có khiến bạn trẻ bị liệt dương?
Bác sĩ Đinh Hữu Việt, chuyên gia nam học cho biết, trường hợp của bạn trai trên có hai vấn đề: Thứ nhất, mới quan hệ tình dục lần đầu tiên nên thường tâm lý chưa tốt, chưa có kinh nghiệm nên gặp tình trạng rối loạn cương hoặc xuất tinh sớm là đương nhiên. Trong trường hợp này bạn không nên hoang mang quá. Những lần sau thoải mái tâm lý sẽ tốt lên. Vấn đề thứ hai, chàng trai có thói quen thủ dâm, nhưng thủ dâm theo cách không được tốt là vừa thủ dâm vừa xem phim sex. Khi đó, cơ thể ở trong trạng thái kích thích rất mạnh, trong khi quan hệ tình dục thực tế lại không ở mức độ như thế. Nếu việc này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, khả năng cương cứng khó hoặc khó xuất tinh, gây ra tình trạng rối loạn. Xem phim và thủ dâm nhiều không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Gettyimages). Vì vậy, khi có bạn gái, bạn nên hạn chế tối đa việc thủ dâm mà quan hệ với đối tác thực sự. Bạn không nên vừa xem phim vừa thủ dâm. Bác sĩ Nguyễn Thế Lương, Phó giám đốc Bệnh viện Thận (Hà Nội) cho biết, hiện các nhà khoa học chưa tìm ra mối liên hệ giữa thủ dâm và rối loạn cương, tuy nhiên thủ dâm quá nhiều có thể dẫn đến xuất tinh sớm. Mục đích của thủ dâm khác quan hệ tình dục. Mong sớm đạt khoái cảm song lại e dè, sợ người khác biết nên nhiều nam giới muốn thực hiện nhanh, từ đó hình thành khung phản xạ là thời gian ngắn. Điều này dẫn đến nguy cơ hình thành phản xạ xuất tinh sớm. Các bạn trẻ chưa lập gia đình mà bị xuất tinh sớm, bác sĩ thường nghĩ đến nguyên nhân do thói quen "tự sướng". Ngoài ra, việc thủ dâm quá nhiều, sáng nào cũng tự hành xử tạo độ dày nhất định thực sự không tốt cho sức khỏe. Theo BS Lương, cơ thể sản xuất tinh trùng nhưng không phải là vô tận, hết lại đầy mà cần có thời gian nhất định để tái tạo. Hơn nữa mỗi lần xuất tinh cơ thể nam giới sẽ bị mất nhiều kẽm. Về lâu về dài nếu không được bổ sung sẽ dẫn đến thiếu kẽm trường diễn. Hậu quả là giảm ham muốn, có thể gây phì đại tuyến tiền liệt… Bên cạnh đó, nếu một người quá "nghiện" thì về sau sẽ không thấy được kích thích khi quan hệ tình dục thật sự. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống vợ chồng sau này. Vì thế, để dập tắt tâm trạng ham muốn tình dục quá mức, cách đơn giản là tập trung vào công việc, học hành, chơi thể thao... Khi mệt mỏi, ham muốn nhu cầu của con người cũng giảm. Tâm trí bận rộn sẽ không còn thời gian cũng như không có ham muốn để cần phải giải tỏa. Theo nghiên cứu, với nam giới từ 30 tuổi trở xuống tần suất thủ dâm thích hợp là 2-3 lần một tuần, từ 30 tuổi trở lên thì chỉ nên tự hành xử 1-2 lần một tuần. Tự thỏa mãn ham muốn tình dục là bình thường và không có hại khi được thực hiện để giảm bớt những thôi thúc sinh lý. Tuy nhiên, đây không phải là cách để tìm kiếm khoái cảm một cách thường xuyên.
https://tamanhhospital.vn/nguoi-xa-tri-nen-an-gi-kieng-gi/
10/06/2024
Người xạ trị nên ăn gì, kiêng gì để bồi bổ cơ thể, mau lại sức?
Người xạ trị nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe khi điều trị bệnh ung thư? Duy trì chế độ ăn uống khoa học trong suốt quá trình xạ trị giúp người bệnh tăng hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng phụ. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Th.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM Mục lụcNgười xạ trị nên ăn gì?1. Thực phẩm giàu protein, ít chất béo2. Thực phẩm giàu carbohydrate phức hợp3. Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất béo tốt4. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất5. Người đang xạ trị ung thư nên uống nhiều nước6. Nên ăn các món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóaĂn gì để giảm tác dụng phụ của xạ trị?1. Với chán ăn2. Với buồn nôn và nôn3. Với đau miệng/cổ họng4. Với khô miệng5. Với thay đổi hương vị và mùi6. Với đầy hơi7. Với táo bón8. Với tiêu chảy9. Với mệt mỏiNgười đang xạ trị nên kiêng gì?1. Thực phẩm nặng mùi2. Thực phẩm khô, cứng3. Thực phẩm có cồn và chất kích thích4. Thực phẩm cay nóng5. Thực phẩm đóng hộp6. Nước ngọt có ga7. Tránh cà phê và trà đặc8. Không ăn các thực phẩm không đảm bảo an toàn9. Xạ trị ung thư kiêng ăn gì còn tùy thuộc vào tác dụng phụLưu ý trong chế độ ăn cho người đang xạ trị ung thư1. Nên ăn các món thanh đạm, ít gia vị2. Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên, ăn chậm nhai kỹNgười xạ trị nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xạ trị. Duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp hỗ trợ cơ thể và hệ thống miễn dịch của người bệnh chống lại tế bào ung thư. Vậy người xạ trị nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh ung thư nên dùng khi xạ trị. 1. Thực phẩm giàu protein, ít chất béo Việc cung cấp đủ lượng Protein rất quan trọng trong quá trình xạ trị, giúp duy trì khối lượng cơ bắp và hỗ trợ chữa lành mô. Để bổ sung đủ protein cần thiết, người bệnh nên ăn các thực phẩm như sữa, thịt, thịt gia cầm, cá, trứng hoặc các thực phẩm từ đậu, các loại hạt,… (1, 2) 2. Thực phẩm giàu carbohydrate phức hợp Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể cảm thấy thiếu năng lượng. Vậy người xạ trị nên ăn gì để cung cấp đủ năng lượng cần thiết? Carbohydrate phức hợp (carbs) là nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều carbs đã qua tinh chế. Người xạ trị nên chọn những thực phẩm ít tinh chế như lúa mì nguyên hạt, yến mạch hoặc các loại rau, trái cây. Vì chúng chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp duy trì vi khuẩn tốt của đường ruột, thúc đẩy sản xuất các axit béo chuỗi ngắn, hỗ trợ trao đổi chất và sửa chữa tế bào. 3. Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất béo tốt Người xạ trị nên ăn gì và có nên ăn nhiều chất béo? Một chế độ ăn đủ chất béo tốt rất có lợi cho quá trình xạ trị, giúp giảm viêm và hỗ trợ chức năng tế bào. Tuy nhiên, không phải chất béo nào cũng như nhau. Người bệnh cần lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất béo tốt như dầu ô liu, dầu hạt nho, quả óc chó, quả bơ, các loại hạt… để bổ sung cho cơ thể. Nên bổ sung đủ chất béo tốt trong quá trình xạ trị 4. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất Một số loại vitamin và khoáng chất giúp cơ thể chữa lành và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Người bệnh nên chọn thực phẩm bổ sung vitamin D như sữa, sữa chua, nước cam, ngũ cốc… Vitamin và khoáng chất có thể được nhận đủ qua chế độ dinh dưỡng, tuy nhiên bác sĩ có thể đề nghị bổ sung các loại vitamin tổng hợp. Trước khi bắt đầu sử dụng bất cứ loại vitamin nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề người đang xạ trị ung thư nên ăn gì để đảm bảo an toàn cho người bệnh. 5. Người đang xạ trị ung thư nên uống nhiều nước Bổ sung đủ nước giúp tăng cường năng lượng, chức năng của các cơ quan trong quá trình xạ trị. Tất cả các loại đồ uống không cồn đều có tác dụng giữ nước; do đó ngoài nước khoáng, người bệnh cũng có thể dùng nước trái cây, nước ép rau củ… Người bệnh đang xạ trị cần uống khoảng 8 – 10 ly nước mỗi ngày. 6. Nên ăn các món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa Người xạ trị nên ăn gì dễ nuốt và tốt cho hệ tiêu hóa? Xạ trị khi bị ung thư vùng đầu và cổ có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình ăn uống như khô miệng, lở loét, buồn nôn, mất vị giác…. Do đó người bệnh nên ăn các món ăn mềm, dễ tiêu như thịt hầm, khoai tây nghiền, các món súp, canh… Ăn gì để giảm tác dụng phụ của xạ trị? Không phải tất cả người bị ung thư đều gặp tác dụng phụ khi xạ trị. Tuy nhiên, người bệnh cần nắm rõ xạ trị nên ăn gì để giảm tác dụng phụ trong quá trình điều trị. 1. Với chán ăn Chán ăn là vấn đề thường gặp trong điều trị ung thư. Khối u ảnh hưởng rất lớn đến việc hấp thụ dinh dưỡng như thay đổi khẩu vị, buồn nôn, tiêu chảy, thiếu tinh thần… Tuy nhiên vì lý do nào thì người bệnh cũng nên lưu ý, đảm bảo bổ sung đủ các nhóm chất cần thiết. Thay vì ăn một ngày ba bữa lớn, người bệnh có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, món ăn giàu dinh dưỡng, giàu chất đạm. Người bệnh có thể tham khảo gợi ý sau: Không bỏ bữa sáng, lượng đạm và năng lượng nạp vào bữa sáng nên chiếm ⅓ tổng lượng thức ăn trong ngày. Bổ sung đủ nước qua các món canh, sữa, nước trái cây, thức ăn nghiền… Có sẵn các loại thực phẩm yêu thích như phô mai, các loại hạt, bánh quy… Thường xuyên thay đổi món, đa dạng các loại thực phẩm. 2. Với buồn nôn và nôn Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở dạ dày, nguyên nhân có thể do xạ trị, phẫu thuật, tác dụng phụ của thuốc hoặc nhiễm trùng. Vậy người xạ trị nên ăn gì để tránh buồn nôn? Đồ ăn nhạt, giàu tinh bột, ít béo Bánh mì nướng, bánh quy giòn Kem ít béo, sữa chua để lạnh Các loại trái cây như cam, quýt, chanh Ngậm chanh, gừng tươi hoặc uống trà gừng khi buồn nôn Buồn nôn khi xạ trị nên ăn gì? 3. Với đau miệng/cổ họng Đau miệng và cổ họng có thể do các đợt xạ trị, hóa trị ở đầu hoặc cổ gây ra, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Dưới đây là một số lưu ý cho người bệnh bị đau miệng/cổ họng: Nấu/hầm mềm thức ăn, có thể xay nhuyễn thực phẩm khi chế biến Cắt thức ăn từng miếng nhỏ giúp dễ nhai Thường xuyên súc miệng; có thể dùng muối, baking soda và nước ấm để thay thế cho nước súc miệng Dùng ống hút để uống, tránh đồ uống chạm vào vùng miệng bị đau Uống nhiều nước để giữ miệng và cổ họng sạch sẽ Một số thực phẩm phù hợp cho người bệnh như thịt hầm, khoai tây nghiền, súp kem, ngũ cốc nấu chín, bánh mì, bánh quy chấm sữa… 4. Với khô miệng Các đợt xạ trị có thể gây khô miệng, ăn uống khó khăn. Để cải thiện tình trạng khô miệng, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm mềm, ẩm, dễ nuốt như thịt hầm, các món đậu, phô mai, trứng hấp, ngũ cốc nấu chín, nước trái cây… 5. Với thay đổi hương vị và mùi Hóa trị, xạ trị và một số loại thuốc có thể làm thay đổi vị giác của người bệnh. Sự thay đổi này ở mỗi người sẽ khác nhau và tương ứng với những lưu ý riêng: Vô vị: Người bệnh có thể thay đổi cách chế biến (kho, nướng, nghiền); thay đổi nhiệt độ thức ăn (lạnh, nóng, bình thường); chế biến bắt mắt và mùi hương hấp dẫn; sử dụng nhiều gia vị và hương liệu hơn (nếu có thể); dùng hành tỏi để tạo hương vị cho thịt và rau; thêm các loại thảo mộc vào thức ăn; thường xuyên thay đổi thực phẩm có hương vị khác nhau. Đắng miệng: Người bệnh nên súc miệng bằng nước trước bữa ăn, nên ướp thịt với nước sốt, nước ép trái cây, nước cốt chanh (cần tham khảo ý kiến của bác sĩ); bổ sung protein từ các loại đậu và sữa; sử dụng dụng cụ ăn uống bằng nhựa thay cho kim loại; có thể thử các loại kẹo bạc hà hoặc kẹo cao su không đường. Ngọt miệng: Người bệnh có thể thêm một ít muối vào thức ăn; pha loãng đồ uống ngọt với nước; thử những thực phẩm có tính axit như chanh, cam. 6. Với đầy hơi Người xạ trị nên ăn gì để tránh đầy hơi? Đầy hơi là cảm giác no nhanh, căng bụng, khó chịu sau khi ăn. Đầy hơi có thể do phẫu thuật dạ dày, xạ trị, táo bón hoặc một số nguyên nhân khác. Nếu cảm thấy đầy hơi, người bệnh có thể thử các phương pháp sau. Chia nhỏ bữa ăn Uống nước trước và sau bữa ăn Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vận động thường xuyên giúp dễ tiêu 7. Với táo bón Táo bón khá phổ biến ở người đang xạ trị, do một số nguyên nhân gây nên như chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc hóa trị và giảm đau trong quá trình điều trị bệnh. Một số cách cải thiện tình trạng táo bón thông qua chế độ ăn uống người bệnh có thể tham khảo: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt… Uống nhiều nước (khoảng 8-10 ly nước mỗi ngày), có thể bổ sung nước qua các loại đồ uống khác như súp, nước ép trái cây và rau củ, sữa… Người bệnh nên vận động, thực hiện các bài tập thể chất nhẹ nhàng. Người xạ trị nên ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa, giảm tác dụng phụ. 8. Với tiêu chảy Tiêu chảy là tình trạng đi phân lỏng, diễn ra thường xuyên, khiến nước và chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt. Uống nhiều nước, lượng nước được bổ sung sẽ thay thế nước và chất dinh dưỡng bị mất đi khi tiêu chảy. Người bệnh có thể bổ sung thêm nước dừa, nước điện giải, nước trái cây… 9. Với mệt mỏi Mệt mỏi, khó chịu là cảm giác phổ biến nhất của người đang điều trị ung thư và thực hiện xạ trị. Lúc này, cơ thể cần rất nhiều năng lượng để tự chữa lành, người bệnh không thể thực hiện các hoạt động thường ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như quá trình điều trị bệnh. Người xạ trị nên ăn gì để kiểm soát tình trạng mệt mỏi kéo dài? Tăng khẩu phần ăn vào những ngày cần nhiều năng lượng Nhờ người thân chuẩn bị các bữa ăn, làm sẵn đồ ăn cho những ngày mệt mỏi, thiếu năng lượng. Để đồ dùng, thực phẩm trong tầm tay, có thể dễ dàng cầm lấy Ngồi thay vì đứng khi nấu ăn Chia nhỏ bữa ăn, nên ăn thực phẩm nhiều calo, dinh dưỡng Người đang xạ trị nên kiêng gì? Các loại thực phẩm gây kích ứng hệ tiêu hóa, làm suy yếu hệ thống miễn dịch không nên xuất hiện trong thực đơn của người bệnh ung thư. Dưới đây là những thực phẩm người xạ trị nên tránh. 1. Thực phẩm nặng mùi Các loại thực phẩm nặng mùi khiến người bệnh nhạy cảm, buồn nôn sau khi thực hiện xạ trị. Để tránh tình trạng chán ăn, buồn nôn, khó chịu, người bệnh không nên ăn các thực phẩm nặng mùi như sầu riêng, tỏi, mắm tôm, mù tạt… Người bệnh có thể ăn đồ nguội thay vì nóng để hạn chế mùi từ thức ăn. Người xạ trị nên tránh các thực phẩm nặng mùi bởi có thể gây nôn, ói. 2. Thực phẩm khô, cứng Khi xạ trị, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến đầu, miệng và cổ sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau miệng/họng, khô cổ, giảm tiết nước bọt, khó nuốt… Vì vậy người bệnh cần tránh các loại thức ăn khô cứng như xương, sườn, các loại bánh quy nướng cứng, các loại hạt quá cứng… (3) 3. Thực phẩm có cồn và chất kích thích Đối với người bị ung thư nói chung và người đang xạ trị nói riêng, cần tuyệt đối tránh các loại thực phẩm có cồn như bia, rượu và chất kích thích. Thực phẩm chứa cồn và chất kích thích có thể khiến bệnh lý nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị bệnh. 4. Thực phẩm cay nóng Quá trình xạ trị thường sẽ xuất hiện các tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón… Do đó người bệnh cần kiêng các thực phẩm cay nóng để tránh tình trạng khó chịu hay ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Các thực phẩm người bệnh cần cân nhắc khi ăn là mì cay, đồ chiên rán, thịt nướng cay, kim chi… (4) 5. Thực phẩm đóng hộp Thực phẩm đóng hộp thường chứa lượng lớn dầu gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa; hơn nữa các thực phẩm này thường chứa nhiều chất bảo quản cũng như calo rỗng, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Do đó người bệnh cần tránh ăn các loại thực phẩm đóng hộp như cá hộp, thịt hộp… thay vào đó có thể bổ sung thịt tươi, rau củ, trái cây vào thực đơn dinh dưỡng của mình. 6. Nước ngọt có ga Xạ trị nên kiêng gì, có cần kiêng nước ngọt không? Nước ngọt có ga thường chỉ chứa đường, ga cùng những chất phụ gia khác, hàm lượng dinh dưỡng trong loại đồ uống này rất ít. Do đó trong thời gian điều trị ung thư người bệnh nên tránh nước ngọt có ga, có thể thay thế bằng nước lọc, nước trái cây, nước ép rau củ… Xạ trị nên kiêng nên uống nước ngọt có gas, nhất là khi bị loét miệng. 7. Tránh cà phê và trà đặc Các tác dụng phụ khi xạ trị như mất nước và tiêu chảy sẽ trầm trọng hơn nếu người bệnh thường xuyên sử dụng thức uống có chứa cafein như cà phê và trà đặc. Người bệnh có thể thay thế bằng các loại đồ uống khác để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. 8. Không ăn các thực phẩm không đảm bảo an toàn Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với những người đang điều trị ung thư, thực hiện các loại xạ trị. Do đó người bệnh cần kiêng các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, nguồn gốc không rõ ràng, nghi ngờ về chất lượng, hư hỏng hoặc ôi thiu… nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng trong trạng thái miễn dịch suy yếu khi xạ trị. 9. Xạ trị ung thư kiêng ăn gì còn tùy thuộc vào tác dụng phụ Người bệnh có thể gặp ít hoặc không gặp tác dụng phụ nào trong quá trình xạ trị. Các tác dụng phụ có thể bao gồm chán ăn, thay đổi vị giác, đau miệng/họng, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi… Xạ trị kiêng ăn gì phụ thuộc rất nhiều vào tác dụng phụ. Do đó, trong suốt quá trình xạ trị, hãy lắng nghe cơ thể để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với tác dụng phụ đang gặp phải như: Loét miệng tránh thực phẩm có tính axit như chanh, cam, quýt, cà chua… Tiêu chảy hạn chế thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt… Loét miệng và tiêu chảy tránh thực phẩm cay nóng như lẩu cay, mì tôm, thịt nướng cay… Buồn nôn hạn chế thực phẩm tạo khí như rau họ cải, đậu… Xem thêm: Sau xạ trị ung thư nên ăn gì, kiêng gì để nhanh phục hồi? Lưu ý trong chế độ ăn cho người đang xạ trị ung thư Để quá trình điều xạ trị diễn ra hiệu quả, người bệnh cần nắm rõ người xạ trị nên ăn gì và những lưu ý sau: 1. Nên ăn các món thanh đạm, ít gia vị Tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều gia vị có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người bệnh, làm trầm trọng hơn một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn. Do đó người bệnh nên thêm các món thanh đạm, ít gia vị vào bữa ăn. 2. Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên, ăn chậm nhai kỹ Thay vì ăn 3 bữa lớn một ngày, hãy chia nhỏ bữa ăn, thường xuyên mang theo đồ ăn bên mình để có thể bổ sung đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể. Nên ăn chậm nhai kỹ, tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Để đặt lịch thăm khám, tư vấn về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua: Hy vọng các thông tin trên góp phần giải đáp thắc mắc người xạ trị nên ăn gì, kiêng gì và những lưu ý chung cho người bệnh. Với mỗi người bệnh khác nhau, tình trạng sức khỏe, sự đáp ứng với thuốc điều trị, các tác dụng phụ gặp phải thường khác nhau. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị và bác sĩ dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luu-y-khi-dung-thuoc-dieu-tri-thoai-hoa-cot-song-vi
Lưu ý khi dùng thuốc trị thoái hóa cột sống
Mặc dù thoái hóa cột sống không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, cần điều trị thoái hóa cột sống kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng nặng nề. 1. Thoái hóa cột sống là bệnh gì? Thoái hóa cột sống là bệnh lý viêm xương khớp ở cột sống, có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí đoạn đốt sống nào của cột sống như cột sống cổ, cột sống ngực (trên và giữa lưng) hoặc cột sống thắt lưng (phần lưng dưới). Tuy nhiên, thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống lưng là các vị trí thường gặp nhất.Thoái hóa cột sống bắt nguồn từ nhiều yếu tố: Tuổi cao, giới tính nữ, phải lao động nặng, thói quen sinh hoạt không khoa học và chế độ ăn uống mất cân bằng dưỡng chất. Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn như: Tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, do di truyền.Một số triệu chứng thường gặp khi bị thoái hóa cột sống như:Đau nhức, cứng cơ lưng, cổ và vai gáy, thường thấy vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.Sốt nhẹ, người thấy mệt mỏi, khó thở, có thể kèm theo đau thượng vị.Xuất hiện cơn đau mức độ từ âm ỉ đến dữ dội, đau tăng lên khi vận động mạnh và giảm đi khi nghỉ ngơi.Yếu các cơ vận động hoặc cảm giác tê bì chân tay. Trường hợp thoái hóa nghiêm trọng có thể chèn ép đến dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống.Nhức đầu, choáng váng hoặc đau lan đến vai. 2. Điều trị thoái hóa cột sống như thế nào? Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống, bao gồm:2.1. Dùng thuốcDùng thuốc là phương pháp được sử dụng đầu tiên cũng như rất phổ biến khi phát hiện các triệu chứng bệnh. Việc dùng thuốc đúng chỉ định giúp người bệnh giảm khó chịu do các triệu chứng bệnh gây ra. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc đúng chỉ định để đem lại hiệu quả điều trị cũng như tránh các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Dưới đây là một số thuốc thường được chỉ định bao gồm:Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs): Một số thuốc được dùng phổ biến như Ibuprofen, Naproxen hay Aspirin. Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để giảm đau do thoái hóa, ngăn ngừa các biến chứng do viêm tại vùng đốt sống bị tổn thương. Tuy nhiên, không nên dùng trong thời gian dài hay lạm dụng, bởi thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như nhức đầu, chóng mặt, ảnh hưởng đến tim, thận và dạ dày ở liều cao.Thuốc có thành phần giảm đau Corticoid: Loại thuốc này giảm đau nhanh chóng hơn nên được dùng cho các trường hợp có cơn đau nhức dữ dội khi bị thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống lưng. Tương tự như các thuốc giảm đau khác, nếu dùng liều cao trong một thời gian dài, lạm dụng thuốc, dùng không đúng liều cũng sẽ có gặp các tác dụng không mong muốn như suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng, nhiễm trùng ....Thuốc giãn cơ (Cyclobenzaprine hoặc Carisoprodol): Tác dụng chính của nhóm thuốc này là ngăn chặn co cứng cơ và dây chằng, giảm các cơn đau nhức ở vùng bị thoái hóa. Tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn nôn hay dị ứng.Thuốc hỗ trợ hoạt động của cột sống: Thuốc bổ sung Glucosamine giúp tổng hợp sụn khớp và hình thành nên các mô liên kết xương, các chất xơ, tinh bột và khoáng chất. Từ đó cải thiện tình trạng thoái hóa và làm khớp cột sống hoạt động trơn tru hơn. Thuốc chứa acid amin với thành phần chính là Peptan giúp tăng cường sự dẻo dai và khỏe mạnh ở đốt sống, giúp các khớp nối đốt sống linh hoạt hơn, các mô gắn kết hơn. Thuốc bổ sung vitamin B1, B6, B12 vừa có tác dụng giảm đau vừa giúp hạn chế tình trạng tê bì chân tay và tăng cường sức khỏe xương khớp.Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị thoái hóa cột sống cổ và thuốc điều trị thoái hóa cột sống lưng:Người bệnh chỉ dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc khi phát hiện các triệu chứng thường gặp có thể nhầm lẫn với một bệnh tiềm ẩn nào khác.Trong quá trình dùng thuốc, tùy vào cơ địa của từng người bệnh cũng như diễn biến bệnh, các triệu chứng thoái hóa cột sống có thể nặng hơn hoặc giảm đi khi liệu pháp dùng thuốc chưa đáp ứng theo mong muốn, người bệnh cũng không nên tự ý tăng giảm liều dùng thuốc. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị, có thể việc thay đổi liều dùng thuốc làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.Đây là một bệnh mãn tính cần thời gian điều trị lâu dài, vì vậy người bệnh nên ưu tiên các loại thuốc có thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra.Trong quá trình dùng thuốc chỉ nên sử dụng các thuốc được kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không phối hợp cùng lúc nhiều loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh thuốc tương tác thuốc có thể xảy ra và ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh nên thông báo với bác sĩ các thuốc đang sử dụng bao gồm thực phẩm chức năng, thảo dược... để được tư vấn đầy đủ.Ngoài sử dụng thuốc, nên kết hợp ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và cân bằng hợp lý, thực hiện các bài luyện tập giúp cột sống khỏe mạnh.Trong quá trình dùng thuốc, tùy cơ địa của mỗi người bệnh có thể xảy ra bất kỳ các tác dụng không mong muốn, trường hợp này nên ngừng thuốc ngay lập tức và thông báo với bác sĩ điều trị để được can thiệp kịp thời.2.2. Bài tập vận động điều trị thoái hóa cột sốngMột số bài tập dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên sẽ hỗ trợ tốt trong điều trị thoái hóa cột sống. Các bài tập này giúp kéo giãn cột sống một cách tự nhiên, thúc đẩy phục hồi các tổn thương ở đốt sống, đồng thời giúp các khớp đốt sống trở nên linh hoạt và dẻo dai. Bên cạnh đó, các bài tập vận động giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và tinh thần minh mẫn hơn. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý tập các bài tập vì khi chưa được bác sĩ xác định tình trạng thoái hóa và hướng dẫn. Tập không đúng cách có thể làm tăng áp lực lên cột sống, dẫn đến bệnh diễn biến nặng hơn. 2.3. Châm cứu hỗ trợ giảm đauTheo Đông y, châm cứu giúp khai thông khí huyết, khôi phục cân bằng của khí, kích thích cơ thể tự chữa lành. Theo Y học hiện đại, châm cứu sẽ tác động vào vùng cột sống bị tổn thương, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh ra Endorphin - là một loại chất giúp giảm đau và chống viêm tự nhiên. Tuy nhiên, châm cứu có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhiễm trùng, liệt, teo cơ... nên người bệnh cũng phải cẩn trọng.2.4. Phẫu thuậtKhi bị thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống và hẹp ống sống kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, phẫu thuật là điều cần thiết. Đây là phương pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác thất bại, bởi phẫu thuật cột sống tương đối nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro như có thể gây đau tim, đột quỵ, tổn thương não, buồn nôn, đau họng, khô miệng hoặc ớn lạnh, rối loạn đông máu, đau nhức hoặc nhiễm trùng. 3. Phòng ngừa thoái hóa cột sống 3.1. Chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lýBổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho cơ xương khớp trong bữa ăn hàng ngày như vitamin C, D, Canxi hoặc Magie.Có thể dùng kết hợp các thực phẩm chức năng có chứa Glucosamine.Uống nhiều nước, mỗi ngày từ 1.5 - 2 lít nước.Không dùng hoặc hạn chế rượu bia hay các chất kích thích khác như cà phê và thuốc lá.3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt và luyện tập hàng ngàyHạn chế làm các công việc quá sức nặng nhọc, và khi làm việc cần điều chỉnh tư thế cột sống thích hợp nhằm giúp giảm áp lực lên cột sống;Không nên ngồi lâu một chỗ, thay đổi tư thế ngồi đứng mỗi 60 phút, đứng lên đi lại để giúp cột sống được thư giãn;Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh stress bằng cách đọc sách, nghe nhạc, đi dạo;Cần theo dõi và kiểm soát cân nặng hợp lý;Luyện tập thể dục thể thao hợp lý, tránh tập luyện quá độ, bạn có thể lựa chọn các bộ môn nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu.Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị thoái hóa cột sống, giúp bạn có thêm kiến thức để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả nhằm hạn chế những tác dụng không mong muốn xảy ra và tăng cường hiệu quả điều trị.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/doi-moi-tiep-can-de-nang-tam-nganh-y-te-20231011122744264.htm
20231011
Đổi mới tiếp cận để nâng tầm ngành y tế
Bệnh tật không ngừng gia tăng, vì vậy, phát minh mới tiếp tục ra đời nhằm giải quyết những vấn đề này. Ngành khoa học toàn cầu là một trong những động lực chính của nền kinh tế thế kỷ 21, được thúc đẩy bởi những đột phá trong lĩnh vực y tế để giải quyết các vấn đề chăm sóc sức khỏe. Nhằm truyền cảm hứng trong việc đổi mới tiếp cận, thúc đẩy giải pháp sáng tạo để nâng tầm y tế Việt Nam, diễn đàn "Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế" lần thứ 2 sẽ được Pharma Group tổ chức vào ngày 18/10/2023 tại Hà Nội và trực tuyến qua Zoom. Tiếp nối thành công của sự kiện năm 2022, ban tổ chức cho biết, diễn đàn năm nay sẽ tập trung thảo luận 3 yếu tố cốt lõi nhằm đẩy nhanh quá trình hiện thực hóa tầm nhìn phát triển y tế của Việt Nam bao gồm: nâng cao năng lực nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng; tăng cường đổi mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng y tế. Nội dung diễn đàn còn bàn chuyển đổi số trong hệ thống y tế, ứng dụng giải pháp công nghệ tiên tiến, xu hướng như trí tuệ nhân tạo (AI), quản trị dữ liệu thế giới thực (real-world data) trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng hệ thống y tế bền vững, đến nâng tầm vị thế năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thực hành tốt sản xuất thuốc của Việt Nam trong khu vực; kiến tạo môi trường chính sách tạo đột phá cho việc phát triển ngành. Diễn đàn có sự tham gia của TS. Mary Harney, Nguyên Phó thủ tướng (1997-2006), Bộ trưởng Bộ Y tế và Trẻ em (2004-2011) - Cộng hòa Ireland. Giai đoạn đương nhiệm của TS. Mary Harney cũng là thập niên (1997-2007) tăng trưởng đột phá của Ireland với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên năm là 9,4% và nay đã trở thành cường quốc xuất khẩu dược phẩm toàn cầu với giá trị đạt gần 71 tỷ USD/năm. Việc chia sẻ các kinh nghiệm thực tế của TS. Mary Harney sẽ là những thông tin tham khảo hữu ích đối với việc xây dựng các chính sách, chiến lược tạo đột phá liên quan của Việt Nam. Cùng với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam, các nội dung được trình bày và thảo luận từ chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số từ IQVIA, Microsoft tại diễn đàn hứa hẹn mang lại những góc nhìn thú vị, kinh nghiệm có giá trị cho việc chuyển đổi số tại Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển đổi số y tế, không chỉ là xu hướng trên toàn cầu mà còn là vấn đề được Chính phủ Việt Nam quan tâm. Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch hành động về chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Một số mục tiêu được đề ra bao gồm việc đảm bảo an ninh trong việc quản trị dữ liệu y tế, quản lý dịch bệnh và y tế công cộng trên nền tảng số, cũng như áp dụng các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), kết nối vạn vật y tế (IoMT), chuỗi khối (Blockchain)... trong các hoạt động y tế. Sự kiện cũng đánh dấu cột mốc năm thứ 25, Pharma Group cùng các thành viên đồng hành cùng ngành y tế Việt Nam cùng chung mục tiêu vì một Việt Nam mạnh khỏe, phồn vinh bền vững dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo. Diễn đàn dự kiến sẽ tiếp tục có sự tham gia từ đại diện cơ quan ban ngành, đại diện các đại sứ quán, cộng đồng y khoa, các chuyên gia từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế, dược phẩm trong và ngoài nước;… Để biết thêm thông tin chi tiết và có cơ hội tham gia diễn đàn năm nay, truy cập https://voi.org.vn/hif2023-vn/
https://suckhoedoisong.vn/viem-tuyen-tien-liet-co-chua-tri-dut-diem-duoc-khong-169230406120653779.htm
06-04-2023
Viêm tuyến tiền liệt có chữa trị dứt điểm được không?
ThS. BS. Nguyễn Trần Thành, Phó Trưởng khoa Tiết niệu - Nam khoa, Bệnh viện 19-8 Theo ThS.BS. Nguyễn Trần Thành, Phó Trưởng khoa Tiết niệu - Nam khoa, Bệnh viện 19-8 , khi tuyến tiền liệt bị viêm, có thể gây ra các triệu chứng đau ở vùng chậu, đau khi đi tiểu, đau khi xuất tinh, khó tiểu, tiểu ít, tiểu nhiều về đêm. Ngoài ra, cơ thể mệt mỏi, sốt; dịch tiết từ tuyến tiền liệt bị nhiễm có thể xuất hiện trong nước tiểu.‏ Tình trạng viêm tuyến tiền liệt cấp tính hoàn toàn có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. ‏Tuy nhiên, viêm tuyến tiền liệt mạn tính rất khó để điều trị dứt điểm. Theo đó, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra như viêm tinh hoàn , viêm tủy sống, viêm niêm mạc bàng quang, viêm dương vật ...‏ ‏ - ThS. BS. Nguyễn Trần Thành khuyến cáo. ‏1. Cách điều trị viêm tuyến tiền liệt ‏ ‏Việc điều trị viêm tuyến tiền liệt sẽ dựa theo nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:‏ ‏ 1.1. Thuốc kháng sinh ‏ Có thể lựa chọn các loại kháng sinh sau đây:‏ ‏ Nhóm beta-lactam: Amoxicillin kết hợp với axit clavulanic, ceftriaxone...‏ ‏Nhóm thuốc quinolon: Levofloxacin, ciprofloxacin...‏ ‏Nhóm thuốc macrolid: Clarithromycin, azithromycin… ‏ ‏Lưu ý khi dùng:‏ ‏Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi bác sĩ kê đơn và cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.‏ ‏Việc lạm dụng hoặc sử dụng thuốc kháng sinh không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh , gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị về sau.‏ ‏Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc kháng sinh như phản ứng dị ứng, tiêu chảy …‏ ‏Nếu đang sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào khác, cần trao đổi với bác sĩ để tránh tương tác thuốc có thể xảy ra (làm giảm hiệu quả điều trị hoặc làm tăng tác dụng phụ). ‏ ‏ 1.2. Thuốc chẹn alpha (Alpha blockers) ‏ Những nguy hại khi tự ý dùng thuốc tăng cường sinh lý nam ĐỌC NGAY ‏Nhóm thuốc này có tác dụng giãn cơ vòng bàng quang và cơ trơn tuyến tiền liệt, từ đó giúp cho việc thoát nước tiểu dễ dàng hơn và cải thiện các triệu chứng do viêm tuyến tiền liệt gây ra. ‏ ‏Một số loại thuốc thuộc nhóm này như tamsulosin, alfuzosin, terazosin, doxazosin. Người bệnh sử dụng thuốc chẹn alpha có thể gặp phải các tác dụng phụ như tụt huyết áp, chóng mặt, tim đập nhanh, phù nề…‏ ‏Lưu ý, trao đổi với bác sĩ về tương tác thuốc nếu đang sử dụng các loại thuốc như thuốc chẹn Beta, thuốc rối loạn cương dương , thuốc kháng histamin, naloxone, clonidine…‏ ‏ 1.3. Thuốc giảm đau, chống viêm ‏ ‏Để giảm bớt triệu chứng đau, sốt trong viêm tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID). Hai loại phổ biến nhất là ibuprofen hoặc acetaminophen.‏ ‏Khi sử dụng các thuốc này, người bệnh cần hạn chế uống rượu một cách tối đa vì dễ xảy ra phản ứng, gây kích ứng ruột và làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày . Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, khó tiêu… Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc giảm đau hoặc sử dụng cùng lúc nhiều loại NSAID, tránh nguy cơ quá liều.‏ ‏Cần tuân thủ tuyệt đối đơn chỉ định của bác sĩ để điều trị viêm tuyến tiền liệt hiệu quả.‏ ‏2. Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm tuyến tiền liệt không dùng thuốc‏ ‏Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh viêm tuyến tiền liệt cần xây dựng lối sống sinh hoạt như:‏ ‏Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm có lợi cho việc cải thiện triệu chứng viêm tuyến tiền liệt như cà chua, quả mọng, các loại cá béo giàu Omega-3 (cá thu, cá hồi…), các loại đậu, trái cây họ cam, quýt…‏ ‏Hạn chế các thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị, chứa chất kích thích, thực phẩm cay nóng, nhiều muối…‏ ‏Uống đủ nước để thúc đẩy quá trình bài tiết ở thận diễn ra thuận lợi.‏ ‏Đi tiểu đúng cách và không giữ tiểu quá lâu.‏ ‏Tránh quan hệ tình dục không an toàn.‏ ‏Điều chỉnh lối sống, tập thể dục đều đặn, tránh stress, tăng cường giấc ngủ và tránh hút thuốc và uống rượu bia quá nhiều. ‏ Mời bạn đọc xem tiếp video: 5 Mẹo tâm lý giúp giảm cân dễ dàng hơn | SKĐS Minh Tâm Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-gi-xay-ra-trong-khi-sieu-am-vi
Điều gì xảy ra trong khi siêu âm?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Khổng Tiến Đạt, Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ có hơn 14 năm làm việc trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng các phản xạ khác nhau của sóng âm thanh ở tần số siêu âm để phát hiện các đối tượng và đo khoảng cách. 1. Siêu âm Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng phổ biến trong điều trị, được đánh giá là an toàn và không gây đau cho bệnh nhân. Siêu âm diễn ra bằng cách sử dụng một dụng cụ gọi là đầu dò, kết hợp với gel đặt trực tiếp lên da phát ra sóng âm có tần số cao truyền vào cơ thể. Sau đó đầu dò thu lại các âm thanh phản xạ, gửi về bộ xử lý trung tâm hay còn gọi là CPU. Tại đây sau quá trình xử lý và phân tích, các hình ảnh về cơ quan, nội tạng bên trong cơ thể sẽ được chuyển đến màn hình.Siêu âm không sử dụng các bức xạ ion hóa như chụp X-quang hay chụp cắt lớp vi tính. Hình ảnh thu được từ siêu âm là hình ảnh thời gian thực nên có thể cho thấy cấu trúc và chuyển động của các cơ quan trong cơ thể như tim hay chuyển động của máu trong lòng mạch.Hiện nay siêu âm đã phát triển và hình thành nhiều kỹ thuật mới hiện đại như siêu âm màu, siêu âm 3D định dạng dữ liệu sóng âm để hiển thị hình ảnh 3D hay siêu âm 4D ngoài định dạng hình ảnh 3D còn có thể mô tả những cơ quan, nội tạng hay thai nhi dưới dạng các video sinh động và chân thực nhất. Siêu âm 4D cho phép mô tả cơ quan nội tạng dưới dạng video sinh động Kiểm tra hình ảnh siêu âm có thể giúp chẩn đoán một số bệnh và đánh giá tổn thương của các cơ quan bên trong cơ thể. Một số triệu chứng có thể được chỉ định phải siêu âm như:ĐauSưngNhiễm trùngSiêu âm cũng là phương pháp hữu ích để kiểm tra các cơ quan bao gồm:Tim và các mạch máuGanTúi mậtLáchTụyBàng quangMột số cơ quan sinh sản của nữ giới như tử cung, buồng trứng, ...Thai nhiMắtTuyến giáp và tuyến cận giápTinh hoàn (đối với nam giới)Não, hông và cột sống ở trẻ sơ sinh. Siêu âm không có hiệu quả đối với não người trưởng thành.Ngoài ra siêu âm cũng có thể được sử dụng trong một số các thủ thuật khác mà điển hình là sinh thiết tế bào. Đầu dò siêu âm sẽ được gắn vào đầu ống nội soi để giúp xác định và lấy chính xác các tế bào tại nơi cần sinh thiết. Siêu âm đầu dò trực tràng Hình ảnh siêu âm Doppler có thể giúp các bác sỹ quan sát và đánh giá:Sự tắc nghẽn lưu lượng máu do xuất hiện cục máu đôngKhối u hoặc các dị tật mạch máu bẩm sinhĐánh giá lưu lượng máu cung cấp đến các cơ quan khác nhau như tinh hoàn đối với nam hoặc buồng trứng đối với nữ. Tăng lưu lượng máu bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng 2. Quy trình siêu âm Hình ảnh siêu âm trên thực tế dựa trên nguyên tắc tương tự radar được sử dụng trong quân đội. Khi sóng âm va vào một vật thể, chúng dội lại. Bằng cách hấp thu và đo các sóng dội lại, máy có thể xác định khoảng cách cũng như kích thước, hình dạng và tính nhất quán của các vật thể.Trong y học siêu âm được sử dụng để phát hiện những thay đổi về cấu trúc và chức năng của các cơ quan, mô và mạch máu hoặc tìm thấy những khối u bất thường có nguy cơ dẫn đến ung thưVậy quá trình siêu âm diễn ra như thế nào? Quy trình siêu âm dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi này:Người bệnh trước khi siêu âm sẽ được yêu cầu cởi bỏ quần áo và trang sức đeo trên người hay ít nhất là để lộ ra khu vực cần siêu âm. Một loại gel sẽ được thoa đều vào khu vực đóĐầu dò sẽ được các kỹ thuật viên nhẹ nhàng di chuyển trên da. Khi các đầu dò tiếp xúc với da, chúng gửi đi xung sóng âm tần số cao, sóng âm tiếp xúc với các cơ quan và nội tạng trong cơ thể rồi phản xạ ngược trở lại, các đầu dò có nhiệm vụ thu nhận hết âm phản xạ này, gửi cho bộ xử lý trung tâm. Tại đây, dựa vào cường độ sóng, thời gian âm phản xạ trở lại máy sẽ phân tích và đưa ra hình ảnh của các cơ quan, nội tạng đó được hiển thị trên màn hình. Đối với siêu âm Doppler, sự chuyển động của các tế bào máu gây ra sự thay đổi của cường độ sóng phản xạ qua đó hiển thị hình ảnh dòng máu chảy trong lòng mạch Hình ảnh siêu âm Doppler mạch máu trên phim Thông thường quá trình siêu âm diễn ra trong khoảng 30 phút đến 1 giờ tùy thuộc vào việc hình ảnh thu được đủ rõ ràng để chẩn đoán hay chưa.Trong quá trình siêu âm, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như cảm thấy đau hoặc khó chịu nên trao đổi ngay với kỹ thuật viên.Những kỹ thuật viên có thể giải thích một số thắc mắc của người bệnh liên quan đến hình ảnh siêu âm, tuy nhiên kết quả siêu âm chính thức sẽ được gửi cho bác sĩ điều trị trong tối đa 24 giờ.Siêu âm là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất. Là phương pháp không xâm lấn, không sử dụng các ion bức xạ có hại nên siêu âm hoàn toàn an toàn với cơ thể, kể cả bà mẹ đang mang thai và thai nhi.Ngoài ra quy trình siêu âm cũng được thực hiện đơn giản và ít tốn thời gian. Tất cả các bước từ chuẩn bị bệnh nhân đến di chuyển đầu dò siêu âm để thu được hình ảnh rõ ràng nhất phục vụ cho quá trình chẩn đoán chỉ mất khoảng từ 30 phút đến một giờ. Kết quả siêu âm cũng sẽ được gửi đến bác sĩ điều trị trong thời gian nhanh nhất. Bài viết tham khảo nguồn: radiologyinfo.org, healthline.com, cancerresearchuk.org, themedicalchambers.com
https://vnvc.vn/benh-sot-vang-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-va-cach-phong-ngua/
21/07/2020
Bệnh sốt vàng: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Bệnh sốt vàng lây truyền qua đường muỗi đốt, được xem là một trong những căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm. Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về nguy cơ bùng phát đại dịch sốt vàng da trên thế giới. Biện pháp dự phòng hiệu quả nhất, ngăn chặn dịch bệnh sốt vàng – cho đến nay – vẫn là tiêm vắc xin. Tiêm vắc xin phòng bệnh sốt vàng giảm nguy cơ gây tử vong có thể lên đến 50% Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 200.000 trường hợp mắc bệnh sốt vàng trên toàn thế giới mỗi năm, khiến 30.000 trường hợp tử vong. Sốt vàng dường như đang gia tăng trên toàn cầu do khả năng hệ miễn dịch của con người suy giảm, nạn phá rừng, biến đổi khí hậu và đô thị hóa mật độ cao. Hiện nay tại Việt Nam chưa có dịch sốt vàng diễn ra, tuy nhiên với điều kiện sẵn có tác nhân truyền bệnh là muỗi vằn Aedes, loại muỗi này thường hoạt động vào lúc sáng sớm và chiều khi trời chạng vạng. Chúng sinh sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm hoặc những nơi có ao tù nước đọng, nước dư thừa ở đáy các vật chứa… Mục lụcSốt vàng là gì?Nguyên nhân gây bệnh sốt vàngCác yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt vàngNhững dấu hiệu và triệu chứng của sốt vàngNhiễm trùng sốt vàng da thường có 3 giai đoạn:Bệnh sốt vàng được chẩn đoán, xét nghiệm như thế nào?Sốt vàng được điều trị như thế nào?Biến chứng của bệnh sốt vàngPhòng chống sốt vàng như thế nào?1. Tiêm phòng2. Chống muỗi3. Tăng cường kiểm dịch y tếSốt vàng là gì? Sốt vàng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường thấy nhất ở các vùng Nam Mỹ và châu Phi. Khi truyền sang người, virus sốt vàng có thể gây hại cho gan và các cơ quan nội tạng khác gây tổn thương nhiều phủ tạng, suy gan, suy thận, trụy tim mạch, vàng da vừa hoặc nặng, sốc nhiễm khuẩn, và có khả năng gây tử vong. Nguyên nhân gây bệnh sốt vàng Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sốt vàng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sốt vàng gây ra. Virus lây truyền qua đường máu từ người và động vật mang bệnh sang người lành thông qua những vết đốt của muỗi vằn họ Aedes đã nhiễm bệnh. Muỗi Aedes vừa là véc tơ chính của virus sốt vàng, đồng thời cũng là ổ chứa mầm bệnh. Con người không thể truyền bệnh sốt vàng trực tiếp cho nhau qua thông qua tiếp xúc thông thường, các vật dụng thường ngày, nhưng có thể truyền bệnh trực tiếp vào máu thông qua kim tiêm. Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra một số loài muỗi khác nhau có thể truyền virus sốt vàng. Chúng thường có mặt khắp nơi, nhiều nhất là ở những khu rừng nhiệt đới, truyền bệnh cho khỉ – đây cũng là một vật chủ cho căn bệnh này giống như con người. Bệnh thường xảy ra nhiều nhất vào mùa mưa, khí hậu nóng (nhiệt độ trung bình trên 20 độ C), khi loài muỗi Aedes phát triển mạnh. Ở khu vực bệnh lưu hành, mọi chủng đều có thể nhiễm virus sốt vàng, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt vàng Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) đã xác định 44 quốc gia có nguy cơ lây truyền bệnh sốt vàng, chủ yếu ở các nước khu vực Trung Phi và Nam Mỹ, trong đó khoảng 90% trường hợp mắc bệnh đến từ sa mạc Sahara. Mặc dù ở Việt Nam vẫn chưa có ca bệnh sốt vàng lưu hành, nhưng có nhiều lao động đang cư trú ở những nước có dịch bệnh, hành khách tử các nước đang có dịch bệnh về nước nên không khỏi tránh bệnh dịch xuất hiện. Bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh sốt vàng nếu đi du lịch đến một quốc gia nào đó có virus sốt vàng. Những khu vực này bao gồm châu Phi cận Sahara và Nam Mỹ. Ngay cả khi không có báo cáo hiện tại về người nhiễm bệnh ở các khu vực này, không có nghĩa là bạn không nguy cơ mắc bệnh. Có thể người dân địa phương đã được tiêm phòng để phòng bệnh, hoặc các trường hợp sốt vàng da chưa được phát hiện và báo cáo chính thức. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm virus sốt vàng da, song nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh là trẻ em, người lớn tuổi, người có nghề nghiệp phải thường xuyên phơi nhiễm cho muỗi tấn công, đốt, hút máu. Muỗi vằn chính là vật trung gian truyền bệnh. Những dấu hiệu và triệu chứng của sốt vàng Sốt vàng có hai triệu chứng rõ ràng nhất là sốt và vàng da. Hiện tượng này xảy ra do bệnh gây tổn thương gan, viêm gan. Đối với một số người, sốt vàng da không có triệu chứng ban đầu, trong khi một số người khác các triệu chứng xuất hiện từ 3 đến 6 ngày sau khi tiếp xúc với virus do muỗi đốt. Nhiễm trùng sốt vàng da thường có 3 giai đoạn: Thời gian ủ bệnh: Từ 3-6 ngày sau khi nhiễm virus gây bệnh. Bệnh nhân sốt vàng có thể lây truyền bệnh từ trước khi sốt một vài ngày và sau sốt 3 – 7 ngày. Muỗi Aedes sau khi hút máu có nhiễm virus sốt vàng sẽ trở thành nguy hiểm trung bình từ 9-12 ngày, sau đó có khả năng truyền bệnh suốt đời. Thời kỳ khởi phát bệnh: Bệnh nhân đột ngột sốt cao, kèm rét run, đau đầu, đau cơ toàn thân, mặt đỏ xung huyết, buồn nôn và nôn, mạch chậm và yếu không tương xứng với tăng thân nhiệt, có vàng da nhẹ, bạch cầu máu ngoại vi giảm. Giai đoạn toàn phát: Bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam, máu mũi, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Trường hợp nặng, bệnh nhân tổn thương nhiều phủ tạng, suy gan, suy thận trụy tim mạch, vàng da vừa hoặc nặng, sốc nhiễm khuẩn và tử vong. Tỷ lệ tử vong ở thể nặng từ 20-50%, các thể khác dưới 5%. Tổ chức Y tế Thế giới ước tình có tới 50% số người trên toàn thế giới đến giai đoạn nhiễm trùng này sẽ chết, chỉ có phân nửa có khả năng hồi phục. Bệnh sốt vàng được chẩn đoán, xét nghiệm như thế nào? Sốt vàng rất khó chẩn đoán, đặc biệt là trong giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với bệnh sốt rét nặng, viêm gan virus, sốt xuất huyết, ngộ độc. Khi một bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, trước tiên các bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi về triệu chứng, hoạt động du lịch gần đây, sau đó, bác sĩ sẽ khám và chỉ định thực hiện xét nghiệm máu. Nếu bệnh nhân có bệnh sốt vàng, máu sẽ có virus trong đó. Nếu không, các xét nghiệm máu cũng có thể phát hiện các kháng thể và các chất khác đặc hiệu cho virus. Sốt vàng được điều trị như thế nào? Bệnh sốt vàng hiện chưa có thuốc đặc trị, nên sau khi được chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng như sốt, chống xuất huyết, chống suy gan, chống dị ứng, đau cơ và mất nước. Vì nguy cơ bệnh có thể làm chảy máu trong, tránh dùng aspirin và các thuốc chống viêm. Chú ý, chỉ dùng kháng sinh khi có biểu hiện bội nhiễm vi khuẩn, bệnh có biến chứng nặng cần nhập viện để được theo dõi và điều trị sát sao hơn. Khi bị sốt, người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp làm mát khác như lau mát, sử dụng các loại quần áo rộng, mỏng… mặc để cơ thể dễ thoát nhiệt. Biến chứng của bệnh sốt vàng Hiện nay, sốt vàng được xem là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ở thời điểm hiện tại, bệnh bùng phát trên một số quốc gia và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể kéo dài > 1 tuần với hồi phục nhanh và không có di chứng. Ở thể nghiêm trọng nhất (gọi là sốt vàng ác tính), mê sảng, nấc, co giật, hôn mê và suy đa tạng có thể xảy ra ở giai đoạn cuối. Trong quá trình phục hồi, bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là viêm phổi, có thể xảy ra. Các biến chứng trong giai đoạn bội nhiễm của sốt vàng bao gồm suy thận, suy gan, vàng da, mê sảng, hôn mê. Những người sống sót sau nhiễm trùng sẽ hồi phục dần dần trong khoảng thời gian vài tuần đến vài tháng, thường không gây ra những tổn thương nội tạng đáng kể. Trong thời gian này, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, vàng da. Ngoài ra, sốt vàng cũng gây ra các biến chứng khác bao gồm nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu. Sốt vàng được xem là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Phòng chống sốt vàng như thế nào? Bệnh sốt vàng là một căn bệnh lây nhiễm thực sự nguy hiểm không chỉ ở các dấu hiệu phức tạp mà còn ở các biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để chủ động phòng chống, không để mắc bệnh sốt vàng khi đến các vùng có dịch, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC khuyến cáo người dân nên thực hiện những biện pháp sau: 1. Tiêm phòng Tiêm phòng là biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa sốt vàng. Stamaril (Pháp) là một vắc xin ngừa bệnh sốt vàng an toàn, và chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh suốt đời. Vắc xin Stamaril phòng bệnh sốt vàng dành cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn trên 60 tuổi. Vắc xin được chỉ định cho những người: Đi đến, đi qua hoặc sống tại khu vực lưu hành bệnh sốt vàng. Đi đến bất kỳ Quốc gia nào yêu cầu Giấy chứng nhận Tiêm chủng Quốc tế tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sốt vàng để nhập cảnh. Người có nguy cơ nhiễm bệnh do nghề nghiệp. Vắc xin phòng sốt vàng hầu như không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, sau khi tiêm bạn thường có cảm giác đau, sưng đỏ ở vết tiêm, ngoài ra còn có biểu hiện sốt nhẹ hoặc nôn. Những người được khuyến cáo không nên tiêm vắc xin sốt vàng gồm: Phụ nữ mang thai và cho con bú. Những người có tiền sử dị ứng với protein trứng gà, thịt gà, và các thành phần có trong vắc xin. Người bị suy giảm, rối loạn chứng năng tuyến ức. Người bị suy giảm hệ miễn dịch (do bẩm sinh, đang hóa trị, xạ trị bệnh ung thư), người nhiễm HIV. Tiêm vắc xin là giải pháp phòng bệnh sốt vàng hiệu quả nhất 2. Chống muỗi Ngoài việc tiêm vắc xin, bạn có thể giúp bảo vệ bản thân khỏi bệnh sốt vàng bằng cách chống lại sự tấn công của muỗi. Để không bị muỗi đốt bạn nên: Tránh tham gia các hoạt động ngoài trời khi thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất. Mặc áo sơ mi dài tay, quần dài khi đi vào khu vực có nhiều muỗi. Nếu khu vực bạn ở có nhiều muỗi gây bệnh sốt vàng sinh sống, nên dùng lưới chống muỗi, thuốc diệt muỗi. 3. Tăng cường kiểm dịch y tế Việt Nam cho tới nay chưa có bệnh nhân sốt vàng, vì thế biện pháp tăng cường kiểm dịch y tế biên giới rất quan trọng, nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, quản lý những trường hợp nghi mắc sốt vàng có thể xâm nhập. Báo cáo khẩn cấp với cơ quan y tế về mọi trường hợp nghi ngờ ca bệnh sốt vàng ở bất cứ địa điểm nào trong nước. Ngoài ra, người từ các nước đang có dịch về Việt Nam nên chủ động theo dõi sức khỏe, ít nhất 7 ngày sau khi trở về, nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Để được tư vấn và đặt lịch tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sốt vàng quý khách vui lòng liên hệ: Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC Hotline: 028 7102 6595 (tư vấn và đặt lịch tiêm) Website: www.vnvc.vn Fanpage: VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn Group: Tiêm phòng cho Trẻ em và Người lớn Hoặc đến trực tiếp hệ thống trung tâm VNVC trên toàn quốc Xem thêm clip nên tiêm những mũi tiêm nào ngoài tiêm chủng mở rộng: https://www.youtube.com/watch?v=GtUBNsUy93A Nguồn tham khảo: http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/1080/benh-sot-vang
https://suckhoedoisong.vn/soi-than-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-va-phong-benh-169240517100735364.htm
18-05-2024
Sỏi thận: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Bài tập ngăn ngừa và hỗ trợ đào thải sỏi thận SKĐS - Việc điều trị sỏi thận rất quan trọng để tránh biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên đối với các sỏi có kích thước nhỏ, không gây ra triệu chứng rầm rộ, người bệnh có thể điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc, tập luyện dưỡng sinh, xoa bóp... Đây là hệ quả của sự kết tinh chất khoáng trong nước tiểu và lắng đọng lại tại thận, lâu ngày kết tụ tạo thành sỏi. 1. Tổng quan về sỏi thận Sỏi thận được hình thành theo nhiều cách khác nhau. Canxi có thể kết hợp với các chất hóa học khác, như oxalat hoặc phốt pho có trong nước tiểu để trở thành sỏi. Sỏi thận cũng có thể hình thành do sự tích tụ acid uric bắt nguồn từ rối loạn quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Sỏi thận là bệnh lý sỏi tiết niệu thường gặp ở nam giới trung niên. Sỏi thận là loại sỏi hình thành trên đường tiết niệu. Ảnh minh họa Khi hệ tiết niệu bắt đầu hiện tượng lắng và kết tinh sỏi, những tinh thể và viên sỏi nhỏ thường đi theo đường tiểu và được bài tiết ra ngoài. Tại một vị trí nào đó trên đường niệu, tinh thể hoặc viên sỏi bị vướng lại, tiếp tục lắng và kết tinh tạo thành những viên sỏi kích thước lớn hơn. Tại đây, sỏi kích thước lớn dần, có thể làm cản trở dòng lưu thông của nước tiểu dẫn tới ứ đọng nước tiểu, giãn phình ở phần trên vị trí tắc nghẽn. chính tại vị trí này, sẽ xảy ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng, kết tinh và hình thành thêm các loại sỏi khác nhau… phá hủy dần dần cấu trúc. 2. Nguyên nhân gây sỏi thận Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận. Đó là: Uống không đủ nước, khiến nước tiểu quá đặc. Nồng độ các tinh thể bị bão hòa trong nước tiểu. Chế độ ăn nhiều muối, nhiều đạm. Bổ sung Calcium, Vitamin C quá nhiều khiến thận bị quá tải Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tiêu chảy… dễ hình thành sỏi. Yếu tố di truyền. Ở những người bẩm sinh hoặc mắc phải, có dị dạng đường tiết niệu, khiến đường tiểu bị tắc nghẽn. Nhiễm trùng đường tiết niệu. Béo phì. 3. Dấu hiệu khi bị sỏi thận Cấu trúc đường tiết niệu của bạn không được thiết kế để loại bỏ các chất thải rắn, do đó không có gì ngạc nhiên khi sỏi thận xuất hiện, mắc kẹt trong đường tiết niệu, gây cảm giác rất đau, đến mức người ta gọi đó là "cơn đau bão thận" hoặc "cơn đau quặn thận". Sỏi gây đau ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới. Đó là khi khởi phát, xuất hiện rất đột ngột, sau khi có một hoạt động gắng sức. Sau đó cường độ đau mạnh hơn. Người bệnh thường đau quằn quại, vật vã để tìm một tư thế giảm đau nhưng không được. Hiểu rõ về sỏi thận để giảm nỗi lo 3 lưu ý phòng sỏi thận tái phát trong mùa hè Triệu chứng đi kèm theo cơn đau sỏi thận là buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột. Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run nếu có nhiễm trùng tiết niệu kết hợp. Các trường hợp sỏi có bề mặt nhám, gai san hô… khi cọ xát vào đường tiểu thì gây tiểu ra máu. Bình thường sỏi thận không gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, do bệnh nhân hoạt động nhiều, hoặc vận động mạnh thì gây tiểu ra máu. Bế, tắc đường tiểu: Bao gồm bí tiểu, bế tắc thận, thận ứ nước căng to. Vì các dấu hiệu này tương tự với nhiều bệnh khác nên cần thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để phân tích nguyên nhân và chẩn đoán. 4. Điều trị sỏi thận Để chẩn đoán bệnh sỏi thận một cách chính xác và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, bệnh nhân sẽ phải thực hiện nhiều biện pháp xét nghiệm cận lâm sàng ( 4 ). Đó là:siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, soi cặn lắng, PH nước tiểu, protin niệu, tìm tế bào và vi trùng, chụp Xquang, nội soi bàng quang… Điều trị dự phòng: Bệnh nhân nên uống nhiều nước và thường xuyên vận động, nhảy dây là một lựa chọn rất tốt. Vì sỏi thận thường dính vào trong niêm mạc thận, khi vận động (nhất là nhảy dây) có thể rời ra và tăng cơ hội tự đào thải, nhất là những sỏi đài dưới. Điều trị nội khoa để giảm các cơn đau quặn thận do sỏi. Bác sĩ thường sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trong các trường hợp này, tiêm tĩnh mạch Diclofenac (Voltarene ống 75mg). Một số trường hợp không có hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng Morphin.Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, thường được sử dụng nhiều là kháng sinh . Phẫu thuật: Khi điều trị nội khoa không hiệu quả với các cơn đau quặn thận, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật sớm để giải quyết tắc nghẽn. Tùy cơ địa bệnh nhân, số lượng và kích thước sỏi; tình trạng chức năng thận từng bên… bác sĩ sẽ quyết định dẫn lưu tối thiểu bể thận qua da, hoặc mổ cấp cứu. Việc phát hiện sớm và chủ động đào thải sỏi thận ra bên ngoài bằng các cách tự nhiên luôn là việc nên làm trước khi chúng gây ra biến chứng nặng nề. 5. Cách hạn chế bị sỏi thận Việc phát hiện sớm và chủ động đào thải sỏi thận ra bên ngoài bằng các cách tự nhiên luôn là việc nên làm trước khi chúng gây ra biến chứng nặng nề. Nên làm gì khi bị sỏi thận Uống nhiều nước: Lượng nước uống hàng ngày cần thiết là trên 2 lít (tương đương 12 cốc nước), việc uống nhiều nước có thể hạn chế được 50% bệnh sỏi thận tái phát. Đặc biệt trong nước chanh có nhiều chất xitrat là chất hạn chế ngưng kết oxalate và can xi trong nước tiểu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi . Ăn thức ăn có giàu canxi: Canxi có nhiều trong sữa, fomate, trứng…, khi chúng ta ăn kiêng các thức ăn chứa nhiều canxi dẫn đến nguy cơ mắc bệnh sỏi thận oxalate gia tăng, vì canxi trong thức ăn sẽ kết hợp với oxalate trong đường tiêu hóa và được đào thải ra ngoài. Lượng canxi được khuyến nghị ăn hàng ngày là từ 1000-1200 mg/1 ngày (tương đương khoảng 2-3 cốc sữa). Trái lại can xi bổ sung (sử dụng uống bổ xung trong loãng xương) là yếu tố gây tăng nguy cơ bệnh sỏi thận. Cần hạn chế gì khi bị sỏi thận Hạn chế nước ngọt có ga và nước đường: Trong nước ngọt có ga chứa chất acid phosphoric là nguyên nhân hình thành sỏi thận, bện cạnh đó có hàm lượng fructose, fructose đã được chứng minh là làm tăng bài tiết nước tiểu có các tinh thể: canxi, oxalate , và axit uric, do đó làm tăng nguy cơ sỏi thận. Hạn chế ăn thịt đỏ: Thịt đỏ, nội tạng động vật và động vật có vỏ, có chứa 1 lượng lớn hợp chất hóa học tự nhiên gọi là purine, lượng purine cao sẽ dẫn đến sản xuất acid uric cao, làm tăng bài tiết acid uric trong nước tiểu, tạo sỏi acid uric. Hạn chế ăn mặn: Chỉ nên ăn 2-3gr muối /1 ngày, ăn nhiều muối (nacl) dẫn đến tăng natri, khi tăng natri trong máu làm tăng đào thải canxi ra nước tiểu (vì natri và can xi cùng chia nhau cơ chế vận chuyển trong thận), nghiên cứu cho thấy: nếu ăn tăng 100 mmol nacl trong thức ăn thì sẽ bài tiết ra nước tiểu tăng 25 mg canxi, gây tăng nguy cơ bệnh sỏi thận. Bên cạnh đó natri cao gây ảnh hưởng không tốt cho bệnh lý tim mạch và huyết áp. Hạn chế rượu: vì rượu là nguyên nhân gây mất nước, nguy cơ sỏi thận tăng. Tránh bổ sung vitamin C liều cao: Oxalate là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa vitamin C, Nên uống 60mg / ngày vitamin C dựa trên chế độ ăn uống , nếu bạn muốn uống vitamin C bổ sung, không được quá 500mg/ 1 ngày, lượng dư thừa 1000mg / ngày trở lên có thể tạo ra nhiều oxalate trong cơ thể, tạo sỏi thận oxalate. Xem thêm video được quan tâm 7 công dụng của quả mận không phải ai cũng biết | SKĐS
https://tamanhhospital.vn/moc-rang-khon-ham-duoi/
18/05/2024
Mọc răng khôn hàm dưới: Dấu hiệu và cách giảm nhẹ triệu chứng
Hiện nay, mọc răng khôn hàm dưới là vấn đề nhiều người bàn tán trên mạng xã hội, bởi nó khiến nhiều người “mất ăn mất ngủ” vì cảm giác đau đớn, khó chịu. Cách nào giúp giảm nhẹ triệu chứng mọc răng khôn hàm dưới? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lụcRăng khôn hàm dưới mọc khi nào?Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới1. Răng đau nhức và trở nên nhạy cảm hơn bình thường2. Sưng nướu3. Sốt và nhức đầu4. Hàm nặng nề, cử động một cách khó khăn5. Chán ăn, ăn không được ngon miệng6. Hơi thở có mùi hôi gây khó chịuRăng khôn hàm dưới mọc trong bao lâu?Tại sao mọc răng khôn hàm dưới thường có các triệu chứng khó chịu?Mọc răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?1. Viêm lợi2. Sâu răng3. Ảnh hưởng đến cung hàm và cả xương4. Nguy hiểm sang các bộ phận bên cạnhCách giảm nhẹ các triệu chứng mọc răng khôn hàm dưới1. Sử dụng nước muối ấm2. Sử dụng phương pháp chườm lạnh3. Sử dụng túi lọc trà4. Sử dụng thuốc giảm đauMọc răng khôn hàm dưới nên làm gì?1. Kiểm tra răng tại chuyên khoa Răng Hàm Mặt2. Giữ vệ sinh răng miệng tốt hơn3. Có chế độ ăn uống hợp lýNhững biểu hiện mọc răng khôn hàm dưới bất thường cần đi khám ngayĐịa chỉ điều trị răng khôn hàm dưới mọc lệch an toàn, nhẹ nhàng, không đauRăng khôn hàm dưới mọc khi nào? Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, đây là răng hàm lớn thứ ba – răng mọc cuối cùng. Thông thường, răng khôn hàm dưới thường mọc muộn nhất vào độ tuổi trưởng thành từ 17 – 25 tuổi khi chân răng bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, có người đến 35 – 40 tuổi mới mọc răng khôn. Sở dĩ gọi là răng khôn vì răng khôn sẽ mọc khi con người bước vào độ tuổi trưởng thành. (1) Răng khôn hàm dưới có thể mọc bình thường nhưng trong vài trường hợp, chúng có thể khiến nhiều người đau đớn, khó chịu vì mọc lệch 45 độ, 90 độ, mọc ngầm trong xương hoặc mọc ngược về phía xương hàm gây sự khó chịu cho người bệnh, hơn hết là gặp phải các vấn đề về sức khỏe răng miệng như: đau nhức, hành sốt, sưng một bên má, viêm sưng lợi, khó há miệng, không thể ăn uống một cách bình thường. Chính vì thế, mọc răng khôn hàm dưới gây nên nhiều tranh cãi khắp mạng xã hội, bởi chức năng của chúng không rõ ràng mà lại gây nhiều phiền toái. Thậm chí, nhiều người còn đùa với nhau rằng răng khôn nhưng “không hề khôn” tí nào. Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới Quá trình mọc răng khôn hàm dưới diễn ra không liên tục, tùy thuộc vào cơ địa của từng người, thông thường diễn ra từ 3-6 tháng nhưng có thể lâu hơn thì răng mới có thể trồi lên hết được. Tùy vào tình trạng cơ địa, răng khôn hàm dưới sẽ có những dấu hiệu khác nhau khi mọc. Sau đây là những dấu hiệu thường gặp khi mọc răng khôn hàm dưới mà bạn nên biết. 1. Răng đau nhức và trở nên nhạy cảm hơn bình thường Răng đau nhức là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất khi mọc răng khôn hàm dưới. Các cơn đau thường sẽ kéo dài trong quá trình mọc răng khôn hàm dưới, khiến người bệnh khó chịu và khó khăn trong việc ăn nhai, thậm chí mất ngủ. Thông thường, cơn đau kéo dài dữ dội khi răng khôn hàm dưới từ từ nhú ra khỏi nướu. Dù răng khôn hàm dưới mọc thẳng, mọc lệch hay mọc ngầm đều sẽ xuất hiện triệu chứng đau, tuy nhiên mức độ đau có thể thay đổi. 2. Sưng nướu Khi đến độ tuổi trưởng thành, xương hàm thường trở nên cứng chắc và không còn phát triển kích thước nên khi mọc răng khôn hàm dưới, nướu của người bệnh sẽ giãn ra khiến bề mặt răng và vùng nướu bị sưng gây đau đớn, khó chịu. Tình trạng sưng nướu khi mọc răng khôn hàm dưới sẽ kéo dài đến khi răng mọc ổn định. Trong vài trường hợp, mọc răng khôn hàm dưới khiến nhiều người mệt mỏi, đau đớn kéo dài. (2) 3. Sốt và nhức đầu Khi mọc răng khôn hàm dưới, hiện tượng sốt có thể sẽ xuất hiện do lúc này nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì tình trạng sốt không kéo dài. Khi răng khôn hàm dưới mọc hoàn chỉnh, bạn sẽ hết đau, khó chịu. (3) Bên cạnh đó, vì răng khôn hàm dưới được liên kết với nhiều dây thần kinh cảm giác nên khi mọc sẽ dẫn đến tình trạng nhức đầu, đặc biệt là triệu chứng đau nửa đầu bên trái. 4. Hàm nặng nề, cử động một cách khó khăn Thông thường, mọc răng khôn hàm dưới gây đau và sưng nướu, ảnh hưởng trực tiếp đến các cử động của hàm, gây khó khăn khi nhai và vận động cơ hàm. 5. Chán ăn, ăn không được ngon miệng Khi mọc răng khôn hàm dưới, người bệnh sẽ rất chán ăn, ăn không ngon miệng vì cảm giác đau khi nuốt nước bọt, nhai. Đặc biệt, khi thức ăn trúng phần lợi chuẩn bị mọc răng khôn sẽ gây đau nhiều khiến người bệnh không thể nhai cũng như cảm nhận rõ vị của thức ăn. 6. Hơi thở có mùi hôi gây khó chịu Khi răng khôn hàm dưới mọc sẽ khiến hàm dưới bị tổn thương cùng với mảng bám trong răng, do khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, sẽ dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu. Răng khôn hàm dưới mọc trong bao lâu? Không giống như các vị trí răng khác trong cung hàm, răng khôn hàm dưới không mọc liên tục mà chia nhiều giai đoạn. Thời gian mọc phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Nhiều người bệnh mất khoảng vài năm để răng khôn hàm dưới có thể mọc hoàn chỉnh. Cụ thể, mỗi lần răng khôn hàm dưới nhú lên mất vài ngày, vài tuần hoặc có khi cả tháng, không theo chu trình cụ thể nào. Chỉ khi có các dấu hiệu như trên, người bệnh được khám và chụp X-quang thì mới xác định được có đúng là răng khôn đang mọc hay không. Tại sao mọc răng khôn hàm dưới thường có các triệu chứng khó chịu? Triệu chứng mọc răng khôn hàm dưới thường gây tình trạng đau đớn, khó chịu cho người bệnh, thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đa số người bệnh mọc răng khôn hàm dưới với tình trạng sưng, phát sốt và cứng cơ hàm bởi vị trí răng khôn hàm dưới thường gắn liền với các dây thần kinh cảm giác trong cơ thể. Răng nằm trong góc hàm rất khó vệ sinh và thường hay mọc lệch, là nguyên nhân chính của việc tích tụ mảng bám và vi khuẩn, gây viêm nhiễm và sâu răng âm thầm. Mọc răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không? Mọc răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không là câu hỏi được mọi người thắc mắc. Khi răng khôn hàm dưới mọc lệch đâm vào răng bên cạnh hoặc mọc ngầm bên trong đâm vào xương hàm gây sưng đau hoặc áp xe răng. Mọc răng khôn hàm dưới đa phần sẽ không nguy hiểm nhưng đôi khi có thể xuất hiện các biến chứng sau: 1. Viêm lợi Khi răng khôn hàm dưới mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, thức ăn có thể tồn đọng lâu ngày tạo thành những mảng bám gây lợi trùm răng khôn hàm dưới hoặc viêm lợi trùm. Khi ổ viêm bị nặng, có thể lây lan sang các vị trí răng bên cạnh, nhất là răng hàm của người bệnh. 2. Sâu răng Do vị trí nằm ở dưới cung hàm nên răng khôn mọc hàm dưới sẽ dễ dàng tích tụ vi khuẩn gây nên tình trạng sâu răng. 3. Ảnh hưởng đến cung hàm và cả xương Nếu răng khôn mọc lệch sang răng bên cạnh sẽ làm chân răng lung lay, tiêu chân răng hoặc nặng hơn có thể sẽ phải nhổ cả răng bên cạnh. Bên cạnh đó, nếu răng mọc ngầm trong hàm không được xử lý kịp thời sẽ gây tiêu xương hoặc nhiễm trùng. 4. Nguy hiểm sang các bộ phận bên cạnh Những ổ răng nhiễm trùng, áp xe do răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm nếu không đến bệnh viện điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng sang mang tai, cổ, mắt,… Cách giảm nhẹ các triệu chứng mọc răng khôn hàm dưới Khi gặp tình trạng răng khôn mọc ngầm, nhiều người thường không biết làm thế nào để bản thân trở nên dễ chịu, thoải mái trong những ngày này. Cùng tham khảo những cách giảm nhẹ các triệu chứng mọc răng khôn hàm dưới. 1. Sử dụng nước muối ấm Khi xuất hiện các triệu chứng mọc răng khôn hàm dưới, người bệnh có thể giảm thiểu tình trạng đau nhức, ê buốt khi sử dụng nước muối ấm để súc miệng, nên súc miệng bằng nước muối ấm 2 lần 1 ngày, mỗi lần khoảng 5 phút vào buổi sáng khi thức dậy và trước khi đi ngủ. 2. Sử dụng phương pháp chườm lạnh Khi mọc răng khôn hàm dưới, chườm lạnh là phương pháp hữu hiệu để giảm đau. Người bệnh cần lấy đá viên nhỏ quấn chặt vào chiếc khăn mềm rồi chườm lên khu vực má bị sưng mỗi ngày khoảng 3 lần để giúp giảm nhẹ tình trạng đau nhức. 3. Sử dụng túi lọc trà Một trong những cách hiệu quả giảm nhẹ các triệu chứng mọc răng khôn hàm dưới là sử dụng túi lọc trà vì trong túi trà có chứa một lượng axit tannic giúp chống viêm hiệu quả. Khi thực hiện, người bệnh cần ngâm túi trà, sau đó bỏ vào tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng sau đó áp lên vùng sưng đau, lúc này sẽ thấy cơn đau dịu bớt. 4. Sử dụng thuốc giảm đau Mọc răng khôn hàm dưới kéo theo nhiều cơn đau khiến người bệnh khó chịu trong cuộc sống thường ngày. Lúc này, thuốc giảm đau là một trong những cách giúp giảm nhẹ các triệu chứng mọc răng khôn hàm dưới. Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau paracetamol hoặc cách tốt nhất là nên kiểm tra răng tại khoa Răng – Hàm – Mặt để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và kê đơn thuốc. Xem thêm: Mọc răng khôn hàm trên: Khi nào, triệu chứng và cách giảm nhẹ 14 cách giảm đau răng khôn tại nhà hết nhanh và hiệu quả Mọc răng khôn hàm dưới nên làm gì? 1. Kiểm tra răng tại chuyên khoa Răng Hàm Mặt Khi gặp các dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới, người bệnh cần đặt lịch thăm khám tại chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được bác sĩ kiểm tra răng miệng, từ đó, có hướng xử lý kịp thời để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm khi mọc răng khôn hàm dưới. 2. Giữ vệ sinh răng miệng tốt hơn Trong quá trình mọc răng khôn hàm dưới, người bệnh cần vệ sinh răng miệng kỹ càng để tránh viêm nhiễm và giảm nhẹ các triệu chứng mọc răng khôn hàm dưới. Người bệnh nên đánh răng 2 lần một ngày hoặc sau khi ăn; song song đó, có thể sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng kỹ càng. 3. Có chế độ ăn uống hợp lý Khi mọc răng khôn hàm dưới, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý để tránh viêm nhiễm, gây đau đớn. Thông thường, người bệnh cần tránh ăn thức ăn cứng, giòn, dính vì có thể ảnh hưởng đến răng khôn hàm dưới. Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh các thực phẩm có đường vì thức ăn ngọt có thể mắc kẹt trong nướu và tạo thành các mảng bám, là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Người bệnh nên sử dụng thức ăn mềm, lỏng để có thể dễ dàng nhai, nuốt và vệ sinh răng miệng. Những biểu hiện mọc răng khôn hàm dưới bất thường cần đi khám ngay Khi mọc răng khôn hàm dưới, dù là cơn đau nhẹ hay nặng, khi có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần phải đi khám ngay để được bác sĩ chuyên khoa đưa ra hướng xử lý kịp thời. Dưới đây là những biểu hiện mà người bệnh không được xem thường: Chảy máu răng kèm theo sưng nướu, sưng lợi kèm theo đau hàm Răng có dấu hiệu lung lay hoặc lệch lạc Răng bị tụt nướu Xuất hiện các vết loét trong miệng Sưng nướu, sưng lợi, xuất hiện mủ Địa chỉ điều trị răng khôn hàm dưới mọc lệch an toàn, nhẹ nhàng, không đau Đội ngũ bác sĩ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là địa chỉ uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn thăm khám và thực hiện dịch vụ nhổ răng khôn hàm dưới. Song song đó, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM còn trang bị hệ thống máy móc cao cấp, hiện đại giúp người bệnh yên tâm, thoải mái và nhẹ nhàng khi xử lý răng khôn mọc ngầm. Máy nhổ răng siêu âm Piezotome giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, giảm đau, nhanh lành, hạn chế tình trạng biến chứng. Khi xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng mọc răng khôn hàm dưới, người bệnh có thể đặt lịch thăm khám và tư vấn để được điều trị, dứt điểm những cơn đau nhức khó chịu. Chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ bác sĩ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, liên tục cập nhật những phương pháp hiện đại, kỹ thuật tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.
https://suckhoedoisong.vn/che-do-dinh-duong-cho-tre-coi-xuong-cham-lon-169114614.htm
07-04-2016
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương chậm lớn
1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương? Nguyên nhân của còi xương là do thiếu Canxi, vitamin D, MK7 dẫn tới thiếu Canxi trong xương. Trong khi canxi là một vi chất quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể trong đó tham gia vào điều hòa hệ thần kinh giao cảm. Do đó dấu hiệu đầu tiên đứa trẻ biểu hiện thiếu canxi đó là rối loạn thần kinh thực vật trẻ rất hay khóc về đêm, ra mồ hôi trộm. Đặc biệt sau thời gian dài bị còi xương mà không được điều trị thì sẽ có những biến dạng trên xương như đầu bẹp, trán dô, nặng hơn nữa ở giai đoạn trẻ biết ngồi thì lồng ngực bị dô, rồi cháu có những biểu hiện chậm phát triển về vận động như chậm biết lẫy, biết bò, biết đứng, biết đi, chậm mọc răng. Tiếp theo là đến giai đoạn còi xương di chứng, trẻ có những biến dạng ở xương như chân cong vòng kiềng, hình chữ X chữ O, vòng cổ chân cổ tay, hay ngực xuất hiện những chuỗi hạt sườn hoặc cong vênh xương sườn. Đến giai đoạn này thì dù bệnh còi xương được điều trị tích cực cũng chỉ hết triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật mà không bao giờ hết các di chứng ở xương của trẻ. Do vậy, cần phòng bệnh còi xương ngay từ khi trẻ được sinh ra. Trong trường hợp trẻ có nguy cơ bị còi xương cần điều trị ở giai đoạn sớm khi trẻ mới có các rối loạn thần kinh thực vật như ngủ trằn trọc, khóc đêm, ra nhiều mồ hôi trộm, tóc rụng hình vành khăn... để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, tránh để lại các di chứng ở xương của trẻ. 2. Những trẻ có nguy cơ còi xương cao? Những trẻ có nguy cơ cao bị còi xương bao gồm: - Trẻ sinh vào mùa thu, mùa đông, nhà ở thiếu ánh sáng, trẻ không được tắm nắng hàng ngày, hoặc tắm nắng không đúng cách …. - Trẻ sinh non, trẻ sinh đôi, sinh ba, trẻ bị còi xương từ bào thai do chế độ ăn của mẹ thiếu chất… - Trẻ bị hay bị bệnh hô hấp như viêm mũi họng, cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi… - Trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa kéo dài như táo bón, phân sống, tiêu chảy, tắc mật bẩm sinh làm cản trở sự hấp thu Canxi và muối khoáng ở ruột. - Trẻ không được bú mẹ, hoặc thiếu sữa mẹ phải ăn sữa công thức thì cũng dễ bị còi xương hơn. - Trẻ được nuôi dưỡng không đúng cách như chế độ ăn thiếu dầu mỡ không hấp thu được vitamin D, MK7. Hay trẻ ăn nhiều chất bột từ sớm (trước 6 tháng) do chất bột có nhiều acide phytinic, chất này kết hợp với Canxi thành muối không hoà tan làm cho sự hấp thu Canxi ở ruột bị giảm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng còi xương ở trẻ, như nuôi dưỡng không đúng cách, do bệnh tật. Vì vậy để phòng và điều trị còi xương cho trẻ bên cạnh chế độ dinh dưỡng đúng cách giúp trẻ hấp thu đủ vitamin D , MK7, Canxi và khoáng chất. Cần giúp trẻ giảm ốm vặt bằng cách tăng cường hệ miễn dịch toàn thân và miễn dịch đường tiêu hóa cho trẻ. 3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương - Với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn, và tiếp tục bú mẹ cho tới khi được 2 tuổi. Ngay từ những tuần đầu sau sinh nên cho trẻ ra tắm nắng từ 10-15 phút trước 9 h sáng, mùa đông có thể tắm muộn hơn một chút. Trường hợp thời tiết lạnh, không có ánh nắng có thể bổ sung dự phòng vitamin D, MK7 hàng ngày cho trẻ. - Với trẻ trên 6 tháng, bên cạnh việc tắm nắng hàng ngày cho trẻ, trong chế độ ăn bổ sung cần chú ý thức ăn giàu canxi và các khoáng chất như tôm, cua, cá, trứng, rau xanh, đậu, sữa, và chế phẩm từ sữa. Chú ý cho trẻ ăn đủ chất béo dầu, mỡ để hấp thu vitamin D, MK7 và các vitamin tan trong dầu để trẻ phát triển tốt. Điều quan trọng là khi trẻ lớn lên, nhu cầu cơ thể ngày một tăng cao, khi chế độ ăn hàng ngày không đáp ứng đủ, trẻ xuất hiện những dấu hiệu sớm nhất của còi xương cần bổ sung kịp thời, đủ các dưỡng chất quan trọng như Vitamin D, MK7, Canxi, Kẽm, Magie…Vitamin D giúp hấp thu Canxi khi trẻ ăn uống vào máu và MK7 tiếp tục vận chuyển canxi và khoáng chất từ máu đến nơi cần là xương. Việc bổ sung đồng bộ các dưỡng chất trên đầy đủ sẽ giúp trẻ phòng và hỗ trợ điều trị còi xương hiệu quả, đặc biệt là giúp trẻ cao lớn vượt trội và có dáng chuẩn khi trưởng thành. Để tìm hiểu thêm về bệnh lý và phương pháp điều trị còi xương, giúp trẻ phát triển tốt, phụ huynh có thể gọi tới tổng đài 1900.545439 – 0439.978.898 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư b [email protected] để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp (miễn phí). Thực phẩm chức năng Pre-VIPTEEN Giúp nâng tầm cao và trí tuệ Việt Pre-VIPTEEN (Gồm hai loại là Pre Vipteen 2 & Pre Vipteen 3) , với các ưu điểm vượt trội: Chứa đa dạng các dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển chiều cao như MK7, vitamin D3, Canxi, kẽm, Magie, Acid folic . Trong đó, Canxi và Kẽm dạng nano, MK7 được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống “Natto” của Nhật Bản. Pre Vipteen 2 được bổ sung thêm Immune Alpha, Sữa non, Fos. Mang lại 2 tác dụng, giúp: Phát triển chiều cao Tăng cường sức đề kháng Pre Vipteen 3 được bổ sung thêm DHA, EPA, Taurin, Cao Bilberry, FOS . Mang lại 3 tác dụng, giúp: Phát triển chiều cao Phát triển trí não Bảo vệ mắt. Cả hai loại dùng được cho trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi (tùy theo nhu cầu) Nên sử dụng thành đợt từ 3-6 tháng để đạt hiệu quả cao. Có thể sử dụng hàng ngày và thường xuyên để thu được kết quả cao nhất. Để đạt hiệu quả tối đa, cần kết hợp với việc ăn uống đủ dưỡng chất, sinh hoạt điều độ, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc. Qui cách: Hộp 20 gói cốm Sản phẩm của : CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VINH GIA Địa chỉ : 116 Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà nội. Liên hệ: 043.537.6763 Giấy xác nhận NDQC số: 305-1131/2015/XNQC-ATTP Lưu ý: Sản phẩm có bổ sung vitamin K2 (MK7), nên hỏi ý kiến bác sĩ khi đang dùng thuốc chống đông máu Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
https://suckhoedoisong.vn/suyt-nguy-vi-tu-bo-thuoc-169128217.htm
21-12-2019
Suýt nguy vì tự bỏ thuốc...
Chị Hà vốn hay bị viêm phế quản nên rất có ý thức giữ gìn sức khỏe. Ấy vậy mà dạo này thời tiết lạnh, độ ẩm cao nên chị bắt đầu húng hắng ho, ho rít từng cơn, khó thở tức ngực, người mệt mỏi. Đi khám bệnh, bác sĩ cho biết chị bị hen phế quản (viêm phế quản co thắt). Ngoài kháng sinh điều trị viêm phế quản, bác sĩ còn cho chị uống thuốc ventolin để dự phòng cơn co thắt. Tối hôm ấy, chị uống thuốc xong được một lúc thì thấy dường như người mệt hơn, tay run run còn tim thì đập nhanh và mạnh. Chồng chị xem lại hướng dẫn sử dụng thuốc thì mới biết tác dụng phụ của ventolin là gây kích thích, tim đập, run tay... đúng như cảm giác chị đang gặp. Tuy chả hiểu tác dụng phụ này nguy hiểm đến đâu, nhưng chị Hà nghĩ tốt nhất là ngừng uống loại thuốc này lại mà chỉ cần uống kháng sinh như mọi lần rồi bệnh cũng sẽ khỏi. Hôm sau, cơn ho kéo đến khiến chị rũ rượi, người lả đi vì không thở được, môi bắt đầu tím. Chồng chị vội đưa chị trở lại phòng khám, may mà phòng khám cũng ở gần nhà nên chị được cấp cứu kịp thời. Khi chị bình tâm trở lại, BS. Hoàng Mai Phương (Trung tâm Bác sĩ gia đình Hà Nội) mới giải thích: Ventolin có thành phần hoạt chất là salbutamol, thích hợp cho việc điều trị co thắt phế quản trong bệnh hen phế quản, viêm phế quản mạn... Ở một số người ventolin dạng uống có thể gây tác dụng phụ làm cho tim đập nhanh, run tay (như trường hợp của chị). Tuy nhiên, đừng thấy thế mà vội bỏ thuốc, hãy trao đổi lại với bác sĩ để có thể thay đổi dạng thuốc như khí dung hay thuốc xịt thì sẽ ít bị tác dụng phụ này hơn. BS. Phương cũng cho biết: Khi phải dùng ventolin để cắt cơn, tức là bệnh hen chưa được kiểm soát tốt. Nếu bệnh nhân tùy tiện bỏ thuốc thì sẽ rất nguy hiểm vì có thể bị tử vong do phế quản bị co thắt, bệnh nhân không thở được dẫn đến cơ thể bị thiếu ôxy... Thì ra là thế. Chính vì sự hiểu biết không đầy đủ về bệnh và việc uống thuốc nên chị Hà suýt nữa đã tự hại mình.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/4-meo-thu-thai-cho-nguoi-kinh-nguyet-khong-deu-vi
4 Mẹo thụ thai cho người kinh nguyệt không đều
4 Mẹo thụ thai cho người kinh nguyệt không đều Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Thị Thu - Trưởng Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ. Vấn đề này cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc thụ thai tự nhiên diễn ra khó hơn. Tuy nhiên, với những mẹo đơn giản, chị em hoàn toàn có thể thụ thai một cách đơn giản ngay cả khi kinh nguyệt không đều. 1. Mẹo thụ thai tự nhiên Rất nhiều người sợ rằng kinh nguyệt không đều khó có thai nên luôn thắc mắc “kinh nguyệt không đều có thai được không?” và đi tìm kiếm cách dễ thụ thai cho người kinh nguyệt không đều. Theo Bác sĩ CKII Bùi Thị Thu - Trưởng Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng thì có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề “kinh nguyệt không đều có thai không?” và “kinh nguyệt không đều phải làm sao?Thực tế thì vẫn có cách để những người kinh nguyệt không đều mang thai tự nhiên. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau: Theo dõi ngày rụng trứng là cách làm đầu tiên; Quan hệ tình dục thường xuyên hơn; Sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học...Sử dụng thuốc hỗ trợ để cải thiện chu kỳ kinh...Trường hợp bạn đã áp dụng các phương pháp giúp mang thai tự nhiên này nhưng không mang lại hiệu quả thì đừng ngần ngại mà hãy đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn phương pháp hỗ trợ giúp tăng tỉ lệ mang thai để chào đón bé yêu của mình nhé.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/bi-quyet-lam-dep-cua-cac-mc-truyen-hinh-20230502085546869.htm
20230502
Bí quyết làm đẹp của các MC truyền hình
Làm đẹp không đơn giản là ngày một ngày hai mà là cả một quá trình. Điểm chung lớn nhất của những cô nàng MC truyền hình là duy trì thói quen lành mạnh như tập luyện thể dục thể thao, chăm sóc cơ thể bằng thực phẩm và hoa quả tự nhiên, nhiều vitamin. Ngoài ra, để tôn thêm nhan sắc rạng rỡ và nhiều năng lượng, mỗi cô nàng lại có bí quyết riêng. Dưới đây là những chia sẻ về bí quyết làm đẹp của các cô nàng MC truyền hình. MC Mai Ngọc Mai Ngọc có làn da tươi trẻ. Cô nàng dù đã cán mốc 30 tuổi nhưng chẳng mấy ai đoán được tuổi thật của cô nếu chỉ nhìn vào làn da đó. Mai Ngọc chia sẻ, sau 20 tuổi, làn da không tự sinh collagen nữa nên phải chăm chỉ bảo dưỡng. Cô nàng cho biết định kỳ lựa chọn các phương pháp làm đẹp công nghệ cao mà không cần nghỉ dưỡng tại nhà. Theo cô, ngoài ngưỡng 30 tuổi, chị em nên sử dụng các phương pháp trẻ hóa da, duy trì lối sống cân bằng giữa tập luyện, ăn uống. Sự hỗ trợ từ các phương pháp không xâm lấn với tần suất 1-3 lần/năm có thể giúp chị em trẻ đẹp hơn. Không chỉ chăm sóc cho nhan sắc của bản thân, Mai Ngọc cũng lựa chọn phương pháp này dành tặng mẹ của mình. MC Hải Vân Là một trong những gương mặt dẫn chương trình quen thuộc trong các bản tin kinh tế của nhà đài, Hải Vân được khán giả truyền hình yêu mến bởi nụ cười thường trực và hình ảnh chỉn chu, chuyên nghiệp khi lên sóng. Cô nàng từng nhận nhiều lời khen về nhan sắc xinh đẹp không thua kém hoa hậu. Khác với Mai Ngọc, Hải Vân lại ưu ái mái tóc của mình hơn cả. Để giữ mái tóc luôn bồng bềnh mềm mại, Hải Vân cho biết, cô lựa chọn phương pháp nuôi dưỡng tự thân, tác dụng lâu bền và hạn chế tác dụng phụ. Ngoài ra một điểm cộng khác cho nhan sắc trẻ trung và tươi tắn của Hải Vân chính là nụ cười duyên dáng thu hút người đối diện. Cô nàng đã có những chia sẻ trên mạng xã hội của mình rằng, cho đến khi sử dụng kỹ thuật bọc sứ thẩm mỹ tại phòng khám id Beauty Center, nụ cười của cô mới trở nên tự nhiên hơn. MC Quỳnh Hoa Quỳnh Hoa là một trong những gương mặt quen thuộc và từng được chú ý khi xuất hiện trên bản tin thời tiết của nhà đài. Cô nàng sở hữu nhan sắc xinh đẹp nhờ đôi mắt to, nụ cười duyên và vóc dáng cân đối. Dù tần suất làm việc dày đặc, Quỳnh Hoa cho biết, cô vẫn giữ thói quen rèn luyện sức khỏe với bộ môn golf. Tuy nhiên, để đối mặt với tác động nhiều giờ trước ánh sáng trường quay và khí hậu ngoài trời, Quỳnh Hoa lựa chọn cách duy trì nhan sắc bằng phương pháp dưỡng da tại các phòng khám da liễu. "Các phương pháp này không tạo ra cảm giác căng bóng trên bề mặt da, mà tập trung nuôi da từ bên trong, giúp cải thiện các vấn đề da dễ gặp phải khi bước sang tuổi 30 như thâm sạm, chất lượng da kém săn chắc, mẫn cảm và dễ bị kích ứng hơn...", Quỳnh Hoa nói. Điểm chung của các MC truyền hình nói trên là lựa chọn phòng khám chuyên khoa để hỗ trợ duy trì nhan sắc của mình. Nếu bạn đang phân vân về món quà dành cho người thân trong những ngày lễ hoặc cho chính bản thân mình thì phòng khám chuyên khoa da liễu và răng hàm mặt id Beauty Center là một gợi ý. Đăng ký tư vấn trực tuyến tại đây: https://forms.gle/Gn5zix5HWRCG2mjb7 Thông tin liên hệ: Đại chỉ: 29 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội Chuyên viên tư vấn răng hàm mặt: 098 109 5533 Chuyên viên tư vấn da liễu: 098 109 5522
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/che-do-kieng-chua-benh-da-day-vi
Chế độ ăn kiêng chữa bệnh dạ dày
Liệt dạ dày có thể xảy ra tạm thời hoặc mãn tính. Tình trạng này có thể là một triệu chứng của một vấn đề khác về y tế, hoặc cũng có thể là vô căn. Bất kể nguyên nhân hoặc thời gian gây ra chứng đau dạ dày của bạn, thì việc ăn nhiều bữa nhỏ và hạn chế chất xơ cũng như chất béo có thể giúp ích cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết sau khi phục hồi các triệu chứng dạ dày. 1. Đau dạ dày Chứng liệt dạ dày, tình trạng dạ dày của bạn đổ vào ruột non chậm hơn bình thường. Chứng liệt dạ dày có thể được kích hoạt bởi một bệnh hoặc một bệnh lâu dài, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh lupus. Các triệu chứng liên quan đến đau dạ dày có thể tiến triển từ nhẹ hoặc nặng, và thường bao gồm tình trạng: Nôn mửa, đầy bụng, buồn nôn và ợ chua. Đôi khi chứng đau dạ dày cho biết một dấu hiệu tạm thời cơ thể bạn đang gặp phải vấn đề khác mà bạn đang phải đối phó.Chứng đau dạ dày cũng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật cắt cơn hoặc một thủ thuật y tế khác làm gián đoạn quá trình tiêu hóa của bạn. Khi bạn bị chứng liệt dạ dày, hàm lượng các chất dinh dưỡng như chất béo và chất xơ được sử dụng đưa vào cơ thể có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng của cơ thể đồng thời mức độ của bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó, đau dạ dày ăn gì sẽ cải thiện được tình trạng này. Phương pháp điều chỉnh chế độ ăn uống đôi khi là phương pháp điều trị đầu tiên được đề xuất cho những người bị chứng liệt dạ dày nhằm giúp giảm bớt các dấu hiệu khó chịu của bệnh gây nên. 2. Cách chế biến và sử dụng thức ăn Mục đích để giảm bớt các triệu chứng của bạn trong khi vẫn đảm bảo bạn nhận được đủ dinh dưỡng từ thực phẩm thì cách chế biến và sử dụng thức ăn khá quan trọng. Tuy nhiên, ăn kiêng cho người đau dạ dày ở mỗi người đều khác nhau, nhưng bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể yêu cầu bạn:Chia bữa ăn hàng ngày thành những bữa nhỏ. Bạn cố gắng sắp xếp các bữa ăn trong trường hợp bạn phải ra ngoài. Ngày ăn có thể chia thành khoảng 4 - 6 lần. Bụng của bạn có thể sưng ít hơn và trống rỗng nhanh hơn nếu bạn không nạp quá nhiều thức ăn vào cùng một lúc. Một bữa ăn nhỏ khoảng 1 đến 1/2 chén thức ăn.Trước tiên bạn nên lựa chọn và sử dụng thức ăn lành mạnh. Bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa calo rỗng như món tráng miệng hoặc đồ ăn nhẹ.Ăn kiêng khi bị đau dạ dày có thể thực hiện xay các loại thực phẩm ra khi đó sẽ giúp chất lỏng rời khỏi dạ dày của bạn nhanh hơn chất rắn. Bạn nên cho thực phẩm của bạn vào máy xay sinh tố hoặc máy xay thực phẩm với nước, nước trái cây, sữa hoặc nước dùng. Bạn cũng có thể trộn thịt, kể cả cá và gà.Ăn ít chất xơ và chất béo. Những loại thực phẩm giàu chất xơ và chất béo có thể làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Bạn có thể cảm thấy ổn nếu bạn cung cấp dưới 2-3 gam chất xơ trong mỗi bữa ăn. Bạn có thể cần cố gắng giữ lượng chất béo của mình từ 30 đến 50 gam hoặc ít hơn mỗi ngày.Thêm đồ uống nhiều chất béo. Bụng của bạn sẽ dễ chịu hơn khi tiêu hóa chất béo lỏng. Cho nên bạn có thể lựa chọn một số thực phẩm này nhằm cung cấp nhiều hơn calo cho cơ thể.Nhai kỹ thức ăn. Thức ăn rắn khiến dạ dày khó tiêu hóa hơn. Thức ăn của bạn sẽ giống như khoai tây nghiền trước khi bạn nuốt.Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bạn nên uống nhiều nước và các chất lỏng khác mỗi ngày. Mất nước có thể làm cho cảm giác buồn nôn của bạn tồi tệ hơn. Nếu bạn nôn nhiều, bác sĩ có thể yêu cầu bạn uống đồ uống thể thao hoặc đồ uống có đường hoặc chất điện giải.Sử dụng thức ăn đặc trước. Bạn nên thử thức ăn đặc vào buổi sáng và ăn các bữa ăn lỏng hơn sau đó trong ngày. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện chế độ ăn toàn chất lỏng trong một thời gian. Nhai kỹ thức ăn giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn 3. Những loại thực phẩm nên tránh sử dụng 3.1.Thực phẩm có quá nhiều chất béo Bạn sẽ muốn hạn chế thức ăn rắn có nhiều chất béo, bao gồm: Thịt không nạc chẳng hạn như: Xúc xích và bất cứ loại thực phẩm nào được chiên, rán trước khi sử dụng hoặc nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, bạn hãy thử các loại thực phẩm không có chất béo, ít chất béo hoặc giảm chất béo. 3.2. Thức ăn giàu chất xơ Một số loại trái cây và rau có thể khiến cho bạn cảm thấy khó nhai. Đồng thời những loại trái cây này cũng có thể gây ra sự hình thành bezoar - chất xơ kết tụ lại với nhau. Bạn có thể bị tắc nghẽn các loại thực phẩm này trong dạ dày. Một số thực phẩm giàu chất xơ bạn có thể không nên sử dụng:Trái cây sống và khô chẳng hạn như táo, quả mọng, dừa, quả sung, cam và hồngRau sống chẳng hạn như cải Brussels, ngô, đậu xanh, rau diếp, vỏ khoai tây và dưa cải bắpNgũ cốc nguyên hạtCác loại hạt bao gồm bơ hạt dai và bỏng ngôCác loại đậu hoặc đậu khô như đậu lăng, đậu nành hoặc đậu nướng 3.3. Thức ăn dai Những loại thức ăn này sẽ gồm các loại thịt như: Bít tết và thịt nướng, hoặc bất cứ loại thịt nào có da. 3.4. Sản phẩm bơ sữa Bạn có thể không tiêu hóa tốt lactose, một loại đường có trong các sản phẩm sữa. Thay vào đó, hãy sử dụng sữa không có lactose hoặc không có sữa như đậu nành. Bị bệnh dạ dày nên tránh các loại bơ sữa có lactose 3.5. Rượu và hút thuốc Những thứ này có thể làm dạ dày của bạn trống rỗng nhiều hơn. 3.6. Nước giải khát có ga Khi bạn sử dụng nước giải khát có ga khiến cho không khí thừa có thể làm đầy dạ dày của bạn. Nước giải khát có ga có thể làm đầy dạ dày 3.7 Sử dụng lượng lớn chất lỏng cung cấp cho cơ thể Quá nhiều chất lỏng cùng một lúc có thể khiến bạn cảm thấy thực sự no. Vì vậy, bạn hãy cố gắng uống từng ngụm nhỏ trong khi ăn. 4. Những thực phẩm bạn nên sử dụng Bạn sẽ cần thử các loại thực phẩm khác nhau để xem loại nào phù hợp với mình. Nhưng bác sĩ của bạn có thể đề nghị:Tinh bột: Những loại thực phẩm thuộc nhóm này có thể lựa chọn chẳng hạn như: mì ống trắng, bánh mì trắng, bánh quy giòn, bánh nướng xốp kiểu Anh, màu trắngHạt: Bạn có thể chọn các loại hạt bao gồm: Yến mạch nhanh, gạo trắng, Ngũ cốc ít chất xơ (dưới 2 gam mỗi khẩu phần)Chất đạm: Những thực phẩm có chứa thành phần chất đạm phong phú bao gồm: Thịt gà, cá, đậu hũ, thịt nạc (thịt bò hoặc thịt lợn), hạt mịn hoặc bơ hạt (1-2 muỗng canh)Trái cây (gọt vỏ, đóng hộp hoặc nấu chín): Táo, chuối, bưởi, đào hoặc lê. honeydew hoặc dưa đỏRau (nấu chín và gọt vỏ) bao gồm: Cà rốt, quả bí, bí đao, ớt, khoai lang hoặc khoai tây trắng, gọt vỏCác lựa chọn từ sữa hoặc thực vật: Sữa tách béo, đậu nành, gạo, sữa hạnh nhân, pho mát chất béo thấp, pudding hoặc sữa chuaĐồ uống có hàm lượng calo cao: Các loại nước ép trái cây, đồ uống thể thao, sữa lắc, sinh tố protein, sữa có hàm lượng chất béo cao hơn (2% và sữa nguyên chất, hoặc sữa yến mạch đầy đủ chất béo), thức uống dinh dưỡng Nên ăn các loại trái cây như táo, chuối, bưởi, dưa đỏ 5. Một số mẹo áp dụng cho người bị đau dạ dày Ngồi khi ăn: Bạn không nên cúi xuống hoặc nằm xuống trong khi ăn. Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên cố gắng đứng thẳng ít nhất 1-3 giờ sau khi bạn hoàn thành, khi đó có thể làm giảm áp lực lên dạ dày của bạn.Đi dạo: Các triệu chứng của bạn có thể thuyên giảm nếu bạn đi dạo hoặc vận động sau khi ăn.Viết nhật ký thực phẩm: Viết ra những gì bạn ăn và cảm giác của bạn sau khi sử dụng các loại thực phẩm đó, có thể giúp bạn tìm ra loại thực phẩm tốt cho tình trạng của bạn đồng thời bạn cũng sẽ biết được những thực phẩm có thể sẽ làm cho triệu chứng bệnh của bạn trở nên tồi tệ và nghiêm trọng hơn. 6. Bệnh liệt dạ dày và bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường không được kiểm soát cũng có thể làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Đó là do lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến các dây thần kinh của bạn, bao gồm cả các dây thần kinh trong bụng của bạn. Khi gặp những dấu hiệu này bạn nên nói chuyện với bác sĩ về cách bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu của mình. Nguồn tham khảo: webmd.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cong-dung-cua-rau-te-thai-vi
Công dụng của rau tề thái
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Hồng Chính - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông Rau tề thái được biết là có tác dụng thanh nhiệt, minh mục (sáng mắt), tiêu viêm. Chính vì vậy, trong Y Học Cổ Truyền có bài thuốc điều trị mờ mắt, nóng gan từ rau tề thái rất hay, đó là hái rau tươi nấu cháo ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng bổ gan, ăn dần sẽ giúp sáng mắt. 1. Rau tề thái là gì? Rau tề thái còn có tên khác là cây tề, địa mễ thái, cải dại, cỏ tâm giác.Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây tề thái được thu hái lúc ra hoa. Trong lá non rau tề thái có chứa acid ascorbic, nhiều vitamin K1, acid amin, đường đơn, các dẫn chất choline và nguyên tố kim loại. Rau tề thái có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, tiêu viêm. Theo Đông y, rau tề thái có vị ngọt nhạt, tính mát, đi vào tạng can và phủ vị. Thuốc có tác dụng:Thanh nhiệt, giảm ho, trừ suyễn, cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng;Bổ tỳ kiện vị;Thanh can minh mục.Rau tề thái được dùng điều trị cho các trường hợp sau:Chảy máu cam;Thổ huyết (nôn ra máu);Khái huyết (ho ra máu);Niệu huyết (đi tiểu ra máu);Tiện huyết (đại tiện ra máu);Viêm sưng kết mạc mắt;Phù nề, đầy trướng;Vấn đề về kinh nguyệt;Nhiễm trùng bàng quang;Các vấn đề về tim mạch như suy tim nhẹ, huyết áp thấp,...Liều dùng rau tề thái dạng cây tươi từ 50 - 100g, dạng khô từ 10 - 15g; có thể nấu hãm, ép nước hoặc phối hợp với các thuốc khác.2. Tác dụng dược lý của rau tề tháiTheo nghiên cứu, rau tề thái có tác dụng dược lý giống như cựa lõa mạch, cao lỏng có tác dụng lên tử cung cô lập hay trên mẩu ruột đều gây co bóp rõ rệt. Trong rau tề thái chứa axit bursic có tác dụng cầm máu. Vì trong rau tề thái có colin và acetylcholin, cho nên khi tiêm cao lỏng vào dưới da động vật, lập tức gây hạ huyết áp và co thắt cơ hô hấp.Năm 1957, một nghiên cứu đăng trên Thượng hải trung y dược tạp chí, đã báo cáo việc dùng nước sắc và cao lỏng rau tề thái thí nghiệm trên tử cung cô lập của chuột bạch, tử cung tại chỗ của thỏ, mèo và tử cung trường diễn của thỏ thì đều thấy có tác dụng hưng phấn. Thành phần gây hưng phấn tử cung được xác định tan trong nước, trong rượu loãng, nhưng không tan hoặc rất khó tan trong cồn nguyên chất, ete dầu hỏa, ete etylic và clorofom không có nước. Nghiên cứu cũng cho thấy thấy tề thái có tác dụng cầm máu và máu chóng đông lại.Tiêm cao lỏng rau tề thái vào tĩnh mạch của chó đã được gây mê thì thấy có tác dụng hạ huyết áp, đồng thời hệ hô hấp được hưng phấn. Nếu như tiêm atropin trước thì hiện tượng hạ huyết áp có thể không xuất hiện, nhưng hiện tượng hưng phấn hô hấp không bị ảnh hưởng. Canh rau tề thái rất tốt cho các trường hợp chảy máu cam, đái ra máu... 3. Một số bài thuốc dùng rau tề tháiBài thuốc từ rau tề thái được các thầy thuốc sử dụng đó là:Chữa lỵ ra máu: Lấy 30g rau tề thái sao đen hay sao tồn tính sắc uống.Chữa phế ung, ngực đầy tức, khó thở hoặc toàn thân phù thũng: Sử dụng rau tề thái khô 20g, đại táo 5 quả, sắc ngày uống 1 thang.Chữa cổ trướng, đái sẻn ít: Sử dụng rau tề thái khô 100g, đình lịch tử 100g, đem tán nhỏ mịn, làm thành viên hoàn mật 10g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 viên với nước sắc trần bì.Một số món ăn có rau tề thái được dùng để chữa bệnh:Canh rau tề thái thịt lợn: Chuẩn bị 100g rau tề thái tươi, xương lợn 80 - 100g. Ninh xương lợn cho nhừ sau đó cho rau tề thái đã rửa sạch thái nhỏ vào, thêm gia vị vừa ăn. Món ăn này rất tốt cho các trường hợp chảy máu cam, đái ra máu, đau mắt đỏ...Canh rau tề thái trứng gà: Chuẩn bị rau tề thái tươi 200g, trứng gà 1 - 2 quả. Rau tề thái đem rửa sạch cắt ngắn, cho vào nồi nấu thành canh. Khi rau chín nhừ thì đập trứng gà vào và nêm gia vị cho vừa ăn. Món canh này thường dùng cho các trường hợp lao thận đái máu.Chè tề thái mứt táo ngó sen: Chuẩn bị rau tề thái 60g, ngó sen 20g, táo 5 quả, đem nấu thành dạng canh hoặc chè đặc, ăn cả cái lẫn nước. Món ăn này thường dùng cho các trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng.Trong dân gian rau tề thái cũng dùng để nấu cháo, ép nước tươi uống hoặc làm bánh. Trong y học dân gian Trung Quốc dùng rau tề thái chữa bệnh đái đục với liều 8 - 12g, sắc uống trong ngày.4. Rau tề thái có an toàn không?Rau tề thái an toàn khi uống hoặc dùng cho da với lượng nhỏ. Rau tề thái có thể kém an toàn trong các trường hợp sau:Đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Rau tề không an toàn khi dùng uống hoặc ngoài da trong thời kỳ mang thai vì nó có thể làm cho tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.Vấn đề về tim: Rau tề thái có thể gây trở ngại cho việc điều trị bệnh tim. Tốt nhất là tránh sử dụng rau tề nếu bạn đang điều trị bệnh tim.Sỏi thận: Rau tề thái chứa các hợp chất hóa học gọi là oxalat, có thể hình thành sỏi thận. Nếu bạn đã từng bị sỏi thận trước đây, tốt nhất nên tránh sử dụng rau tề.Phẫu thuật: Rau tề thái có thể làm chậm hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương khi kết hợp với các loại thuốc được sử dụng trong và sau khi phẫu thuật. Bạn nên ngừng sử dụng rau tề thái ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.Tình trạng tuyến giáp: Rau tề thái có thể gây trở ngại cho điều trị các bệnh về tuyến giáp, vì thế bạn nên tránh sử dụng.Trên đây là một số thông tin về dược lý cũng như tác dụng của cây tề thái. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo, nếu muốn áp dụng điều trị, người dùng nên hỏi ý kiến thầy thuốc có chuyên môn.
https://suckhoedoisong.vn/nhung-vi-thuoc-khac-phuc-viem-khop-giam-dau-khop-169166250.htm
04-12-2019
Những vị "thuốc" khắc phục viêm khớp, giảm đau khớp
Bình thường, các đầu xương được bao phủ bằng một lớp sụn. Chức năng của lớp sụn khớp này là làm cho các khớp xương chuyển động êm ái, dưới tác dụng bôi trơn của chất hoạt dịch. Lớp sụn còn giúp hấp thu những chấn động từ bên ngoài vào trong ổ khớp. Bệnh viêm khớp xương dần phá hủy lớp sụn, khiến các đầu xương trực tiếp cọ xát vào nhau. Sự cọ xát này gây đau, sưng và hạn chế cử động êm ái của khớp. Theo thời gian, các khớp sẽ biến dạng, đầu xương lại mọc ra những mấu gai xương. Đôi khi, những mảnh xương vỡ còn trôi lơ lửng trong ổ khớp, gây thêm đau đớn. Sự chắt lọc và kết hợp các thành phần dược liệu lành tính cho khớp có thể phát huy công dụng lớn trong hỗ trợ đẩy lùi và cải thiện bệnh viêm khớp (ảnh DuocFrize) Các triệu chứng dễ thấy của bệnh là cứng khớp khi thức dậy hoặc ngồi lâu, sưng đau một hay nhiều khớp hoặc có cảm giác vướng khi cử động do các đầu xương trực tiếp cọ xát lên nhau. Khớp thường hay bị ảnh hưởng là đầu gối, cột sống, mắt cá chân, khớp hông và bàn tay. Bệnh lý viêm xương khớp được xếp vào nhóm bệnh thoái hóa khớp do tuổi tác. Một số yếu tố làm thúc đẩy quá trình thoái hóa này là thừa cân, béo phì, tổn thương khớp do một động tác lặp đi lặp lại. Ngoài đau đớn, bệnh còn dễ gây tàn phế, hạn chế khả năng đi lại do các khớp bị hủy hoại. Y học cổ truyền và y học hiện đại đã tìm ra nhiều thành phần quý được chứng minh có tác dụng trong hỗ trợ khắc phục bệnh viêm khớp như: Đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi, glucosamine, collagen type 2 nhập khẩu từ Đức, chondrointine, MSM, chiết xuất vỏ liễu trắng, cao nhũ hương, chiết xuất dứa dại, acid Hyalurolic. Các chuyên gia cho biết, sự chắt lọc và kết hợp các thành phần này có thể phát huy công dụng lớn trong hỗ trợ đẩy lùi và cải thiện bệnh. So với thoái hóa khớp, viêm khớp gây đau đớn nhiều hơn và dễ gặp các biến chứng nhiều hơn (ảnh minh họa) Hiện tại, đã có sản phẩm ứng dụng công nghệ sản xuất mới, đạt chuẩn GPM-HS tăng thẩm thấu trực tiếp vào phần xương mô bị viêm sưng, giúp hấp thụ tối đa dưỡng chất cho xương khớp, từ đó ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa khớp với các thành phần hàng đầu: - Glucosamine, collagen type 2 nhập khẩu từ Đức và chondrointine giúp hỗ trợ phục hồi tái tạo sụn khớp - Canxi, vitamin D3, vitamin K2 giúp hỗ trợ phục hồi tái tạo xương dưới sụn phòng ngừa loãng xương. - MSM, chiết xuất vỏ liễu trắng, cao nhũ hương, chiết xuất dứa dại giúp hỗ trợ kháng viêm, tiêu viêm, đào thải độc tố và giảm đau nhanh chóng - Đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi, ginkgo giúp bồi bổ can thận, khí huyết lưu thông cho cơ thể khỏe mạnh. - Acid Hyalurolic có tác dụng làm trơn khớp, Dùng thường xuyên giúp làm trơn khớp gối, khớp tay chân khớp bả vai. Giảm tình trạng khô khớp. - Nano curcumin dùng rất tốt cho người bị đau dạ dày khi dùng nhiều các loại thuốc điều trị khớp. Sự kết hợp các hoạt chất sinh học thiên nhiên này vừa làm tăng tác dụng hỗ trợ khắc phục viêm khớp, đau khớp, thoái hóa khớp tốt hơn vừa hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Chúng không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, có tính an toàn cao. Hợp chất hai thuốc này được bày bán trong các nhà thuốc lớn trên toàn quốc, không cần có toa thuốc. Thông tin thiết yếu cho người mắc bệnh khớp: Sản phẩm hỗ trợ khắc phục khớp viêm và thoái hóa hữu hiệu Well JointBone Splus Sản phẩm chuyên biệt cho người đau - viêm - thoái hóa khớp Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Well JointBone Splus của CTCP Dược phẩm Frize Việt Nam tiên phong kết hợp các thành phần dưỡng khớp hàng đầu cùng Đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi, glucosamine, collagen type 2 nhập khẩu từ Đức, chondrointine, MSM, chiết xuất vỏ liễu trắng, cao nhũ hương, chiết xuất dứa dại, acid hyalurolic…. vừa làm tăng tác dụng hỗ trợ khắc phục viêm khớp, đau khớp, thoái hóa khớp tốt hơn vừa hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn cho người sử dụng: - Giúp giảm đau khớp, vận động khớp linh hoạt và dễ chịu hơn - Giảm tình trạng viêm khớp, đặc biệt khi khớp bị sưng, nóng đỏ, đau - Níu chậm quá trình thoái hóa khớp, tăng tuổi thọ cho khớp Cách dùng hiệu quả sản phẩm Well JointBone Splus: - Hỗ trợ điều trị: uống 1 viên x 2 lần/ ngày - Duy trì hàng ngày: 1 viên x 1 lần/ ngày - Uống sau khi ăn từ 30-60 phút và duy trì từ 1 -2 tháng để có hiệu quả cao nhất Tham khảo thêm về sản phẩm Well JointBone Splus tại fanpage https://www.facebook.com/ WellJointBoneSplus hoặc hotline 0911.096.616 GPQC số: 01941/2019/ATTP-XNQC Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
https://suckhoedoisong.vn/khi-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-16917040.htm
19-09-2012
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
(SKDS) - Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một trong những bệnh lý khiến các bậc phụ huynh luôn phải quan tâm lo lắng. Có em thì bị táo bón kéo dài, có em lại bị đi ngoài sống phân, tiêu chảy… Vì sao lại thế và làm thế nào để khắc phục? Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ em Nói về nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thì có nhiều, nhưng đối với trẻ em thì những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do trẻ chưa ý thức được vấn đề vệ sinh cơ thể, vệ sinh ăn uống, nề nếp sinh hoạt và sự lây nhiễm qua tiếp xúc. Đặc biệt là đối với học sinh thì những rối loạn tiêu hóa thường gặp là táo bón và tiêu chảy cấp. Ảnh minh họa (nguồn Internet) Táo bón Táo bón là một trong những triệu chứng rất phổ biến của bệnh lý hệ thống tiêu hoá và cũng là triệu chứng xuất hiện trong rất nhiều bệnh lý khác trong cơ thể. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân và nếu táo bón xảy ra kéo dài ở trẻ em, rất dễ dẫn tới các tổn thương thực thể của đại trực tràng nếu không được điều trị kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón như sau sốt cao, do dùng thuốc; do thói quen đi đại tiện không đều; do chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, do căng thẳng thần kinh, do tổn thương trong ống tiêu hóa... tuy nhiên ở trẻ em trong độ tuổi đi học thường táo bón do một vài nguyên nhân sau: chứng táo bón do chế độ ăn không đủ nước và chất xơ. Những trẻ ăn chế độ ăn đặc biệt với thức ăn nhanh - giàu chất béo (thịt rán, sữa trứng khuấy sẵn) và đường (kẹo, nước ngọt nhiều đường) có thể bị táo bón thường xuyên hơn. Thường thì chứng táo bón xuất hiện sau khi trẻ trải qua một thời gian viêm nhiễm, không khỏe. Trong khi bị ốm, trẻ thường không uống đủ lượng nước cần thiết khiến chất thải trở nên rắn và rất khó di chuyển. Những chất thải này sẽ gây xước hậu môn và là nguyên nhân gây ra bệnh nứt hậu môn. Stress cũng có thể dẫn tới táo bón, trẻ có thể bị táo bón khi chúng lo lắng về điều gì đó, chẳng hạn như khi trẻ bắt đầu đi học ở trường mới hoặc khi trẻ gặp vấn đề gì đó ở nhà. Trẻ lười đi vệ sinh, thậm chí ngay cả khi trẻ có “nhu cầu”. Tuy nhiên đây lại là một nguyên nhân ít được để ý đến. Một số trẻ bị táo bón do mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS), có thể xảy ra khi trẻ bị stress hoặc khi trẻ ăn phải thức ăn nào đó, thường là thức ăn quá nhiều chất béo hoặc gia vị. Tuy nhiên cũng cần chú ý trong một số trường hợp, táo bón kéo dài có thể là dấu hiệu của một bệnh lý thực thể nào đó như dài đại tràng, trĩ… vì vậy cần đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám nếu táo bón kéo dài. Tiêu chảy cấp Người lớn nên quan tâm tới vấn đề tiêu hóa của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng có hại cho sức khỏe của trẻ. Điều quan trọng là cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ gặp rối loạn tiêu hóa để được khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp. Cũng giống như ở người lớn, nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gặp nhất là do nhiễm trùng, đây là loại tiêu chảy gặp khắp nơi trên thế giới đặc biệt ở các nước kém phát triển, đồng thời là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và tử vong cao ở trẻ em. Sở dĩ nguyên nhân gây tiêu chảy cấp chủ yếu do nhiễm khuẩn vì điều kiện vệ sinh thấp kém, môi trường ô nhiễm, thiếu nước sạch, ăn ở đông đúc chật chội, thiếu giáo dục và y tế. Hầu hết nhiễm trùng gây tiêu chảy cấp lây truyền qua đường phân – tay – miệng, qua nước và thức ăn nhiễm bẩn. Khi bị tiêu chảy cấp, ngoài đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng nhiều nước, thường có kèm theo nôn mửa, đau bụng, sốt và các biểu hiện toàn thân khác tùy theo từng nguyên nhân. Các nguyên nhân hay gặp gây nên tiêu chảy cấp ở trẻ em là: - Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn, do các vi khuẩn dạng campylobacter gây ra. Ổ chứa vi khuẩn là động vật, thường là ở gia súc và gia cầm như chó con, mèo con, chim, lợn, các động vật gặm nhấm… đều có thể là nguồn lây bệnh cho người. Nguyên nhân các vụ dịch xảy ra phần lớn liên quan đến thức ăn và nhất là thịt gia cầm không được nấu chín, sữa không được tiệt khuẩn và nước chưa được lọc sạch. - Tiêu chảy cấp do salmonela: đây là nguyên nhân hay gặp nhất trong các nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn. Khi nhiễm vi khuẩn, sau 12 – 36 giờ sẽ xuất hiện các biểu hiện đau bụng dữ dội vùng thượng vị và quanh rốn, đôi khi đau lan tỏa khắp bụng; buồn nôn và nôn nhiều lần, ỉa chảy nhiều lần trong ngày, dẫn đến mất nước nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiểu niệu, vô niệuvà tử vong do rối loạn nước và điện giải. Điều trị chủ yếu bổ sung nước và điện giải, hạ sốt, an thần và cân nhắc khi sử dụng kháng sinh. - Tiêu chảy cấp do độc tố của tụ cầu: bệnh cảnh này là do ăn phải thức ăn đã nhiễm ngoại độc tố của tụ cầu vàng. Sau khi nhiễm từ 30phút – 6giờ, bệnh nhân đột ngột xuất hiện đau bụng dữ dội vùng thượng vị nhiều hơn vùng rốn, đau quặn từng cơn; buồn nôn và nôn nhiều lần trước khi đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước; thường không có sốt hoặc sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, có thể rối loạn nước và điện giải dẫn đến trụy tim mạch, dễ gây tử vong ở trẻ nhỏ. Điều trị chủ yếu là bổ sung nước và điện giải, trợ tim mạch. - Bệnh do Rotavirus: bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống nhiễm virus. Virus này chủ yếu gây bệnh cho trẻ em dưới 2 tuổi; thường xuất hiện sau 24 – 48h, khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt cao hoặc không sốt, nôn nhiều, ỉa chảy nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, đôi khi dẫn đến rối loạn nước và điện giải rất nhanh. Điều trị chủ yếu là điều chỉnh cân bằng nước và điện giải. - Bệnh do phẩy khuẩn tả: Bệnh lây nhiễm theo đường tiêu hóa, do ăn phải thức ăn, nước uống… bị nhiễm mầm bệnh trong quá trình nuôi trồng, chế biến, bảo quản… hoặc do ruồi nhặng, chuột gián… làm lây lan mầm bệnh. Đặc biệt nguồn nước bị ô nhiễm là phương tiện lây truyền hết sức nguy hiểm. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, đặc biệt những vùng sau lũ lụt; thường xuất hiện ở các nước và những vùng có trình độ kinh tế xã hội thấp kém, không cung cấp đủ nước sạch, điều kiện vệ sinh môi trường không tốt. Sau khi nhiễm phẩy khuẩn tả, bệnh biểu hiện đột ngột xuất hiện ỉa lỏng dữ dội, phân toàn nước, màu trắng đục như nước vo gạo có lẫn những hạt trắng lổn nhổn mùi tanh. Đi ngoài dễ dàng, số lượng nhiều, nhiều lần. Sau khi đi lỏng vài giờ sẽ xuất hiện nôn, nôn dễ dàng, số lượng nhiều, lúc đầu là nước và thức ăn, sau dịch giống như dịch phân; thường không sốt hoặc sốt nhẹ; bệnh nhân mệt lả, khát nước, có khi xuất hiện khó thở, các đầu chi lạnh rúm ró, mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt. Nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong vì shock không hồi phục. Salmonella thủ phạm gây bệnh tiêu chảy cấp. Dự phòng rối loạn tiêu hóa thế nào? Táo bón: Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ, những ngày đầu chưa quen, trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, đúng giờ cho trẻ ngồi vào bô như vậy (khoảng 10-15 phút), nói chung khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài. Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ kết hợp hoa quả như cam, bưởi, đặc biệt là chuối, cho trẻ ăn 1 – 2 quả chuối một ngày có thể đạt được hiệu quả của việc nhuận tràng, uống nước đun sôi để ấm. Ngoài ra có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60ml và pha bằng nước sôi. Tiêu chảy: Để dự phòng tiêu chảy cấp cho trẻ, người lớn (gia đình và nhà trường) cần giáo dục cho học sinh có ý thức giữ gìn môi trường sạch sẽ; giữ gìn vệ sinh cá nhân như luôn rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; không chơi đùa tại những nơi có rác bẩn; không ăn thức ăn đường phố, thức ăn không đảm bảo vệ sinh; ăn chín uống sôi… Với người lớn thì cần chế biến và bảo quản thức ăn, nước đảm bảo an toàn thực phẩm; phải đảm bảo có “đôi bàn tay sạch” khi chế biến thức ăn; quản lý tốt chất thải sinh hoạt ra môi trường. Không nên để trẻ gần gũi, ôm ấp vật nuôi, đặc biệt khi vật nuôi có dấu hiệu bị ốm. Cần cách ly trẻ mang bệnh với các trẻ khác để tránh bệnh lây lan… Rối loạn tiêu hóa là chứng bệnh thường gặp và cũng có nhiều người chủ quan nên đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Do đó, người lớn nên quan tâm tới vấn đề tiêu hóa của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng có hại cho sức khỏe của trẻ. Điều quan trọng là cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ gặp rối loạn tiêu hóa để được khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp. ThS. Nguyễn Bạch Đằng
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loi-khuyen-de-ban-co-tu-van-dong-sinh-hoat-dung-vi
Lời khuyên để bạn có tư thế vận động, sinh hoạt đúng
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Bác sĩ Nội cơ xương khớp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Tư thế xấu có thể dẫn đến căng thẳng quá mức đối với cơ thể. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể bị biến dạng, các cơ thắp tư thế có khả năng bị chấn thương và dẫn đến đau lưng. 1. Bệnh xương khớp Bệnh xương khớp là một trong những bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hoá. Bệnh có trên 200 loại khác nhau và các loại bệnh thường gặp bao gồm:Viêm khớp. Tình trạng sụn khớp bị mòn, vỡ hoặc viêm nhiễm. Bệnh thường xảy ra ở những vị trí như khớp gối, háng, cổ tay, ngón tay...Thoái hoá khớp. Quá trình lão hoá, tổn thương hay bào mòn sụn khớp hoặc sụn cột sống cùng với lượng dịch khớp ít dần không đủ để bôi trơn khiến khớp bị khô. Bệnh thường xảy ra ở các vị trị như khớp gối, háng, cột sống cổ, lưng.Thoát vị đĩa đệm. Địa đệm bị lệc ra khỏi vị trí bình thường đồng thời gây chèn ép dây thần kinh cột sống làm xuất hiện những cơn đau nhức dữ dội.Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp). Là bệnh mãn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động bị lỗi tấn công nhầm vào các mô cơ. Bệnh thấp khớp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp và gây ra các triệu chứng đau, sưng.Đau thần kinh tọa. Bệnh gây ra những cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa từ thắt lưng đến gót chân.Vôi hoá cột sống. Do canxi lắng đọng trên các dây chằng bám vào đốt sống, mẩu xương của cột sống.Loãng xương. Tình trạng xảy ra khi xương bị mỏng và yếu dần, dễ dẫn đến tổn thương và bị gãy.Ngoài ra, còn một số bệnh khác như: đau vai gáy, gai cột sống, tràn dịch khớp... Đau vai gáy 2. Tư thế Tư thế là trạng thái giữ cơ thể trong khi đứng, ngồi hoặc nằm.Tư thế vận động đúng và tư thế sinh hoạt đúng là sự liên kết chính xác của các bộ phận cơ thể được hỗ trợ bởi mức độ căng cơ phù hợp với trọng lực cơ thể. Không có tư thế và các cơ điều khiển sẽ khiến cho toàn bộ cơ thể sẽ ngã xuống đất.Một số cơ nhất định trong cơ thể sẽ chịu trách nhiệm duy trì tư thế bình thường. Những nhóm cơ đó bao gồm gân kheo và cơ lưng lớn - là các loại cơ quan trọng trong việc duy trì tư thế đúng. Trong khi các dây chằng giúp giữ khung xương lại với nhau, thì các cơ này khi hoạt động đúng cách sẽ ngăn chặn lực hấp dẫn đẩy cơ thể về phía trước. Cơ bắp tư thế cũng duy trì tư thế và sự cân bằng của chúng trong quá trình vận động.Tư thế vận động đúng và tư thế sinh hoạt đúng giúp cho cơ thể đứng, đi, ngồi và nằm ở những vị trí ít căng thẳng nhất trong việc hỗ trợ cơ bắp và dây chằng trong quá trình vận động và các hoạt động chịu trọng lượng. Tư thế vận động đúng Thêm vào đó, tư thế đúng còn giúp cho cơ thể giữ xương và khớp thẳng hàng sao cho cơ bắp được sử dụng một cách chính xác, giảm sự hao mòn bất thường của bề mặt khớp. Đó là nguyên nhân có thể dẫn đến viêm khớp thoái hoá và đau khớp. Nó còn có tác dụng giảm căng thẳng cho dây chằng giữ các khớp cột sống với nhau, giảm thiểu chấn thương. Không những thế nó còn giúp ngăn ngừa căng cơ, ngăn ngừa mệt mỏi cơ bắp.Để duy trì tư thế hoạt động và sinh hoạt thích hợp, cần có sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp, chuyển động khớp bình thường ở cột sống và các vùng cơ thể khác cũng như các cơ tư thế đảm bảo cân bằng ở cả hai bên cột sống. Ngoài ra, cần phải nhận định được thói quen tư thế ở nhà và nơi làm việc để có thể sửa đúng nếu cần thiết. 3. Lời khuyên tư thế vận động đúng và tư thế sinh hoạt đúng Không được đi với dáng vai thõng xuống. Tư thế này sẽ làm tăng thêm sự căng thẳng trên cột sống. Điều đó sẽ gây căng thẳng cho xương, cơ và khớp. Tư thế xấu này không chỉ ảnh hưởng đến lưng mà còn làm sụt giảm nhanh chóng các ở quan bên trong làm cho phổi và ruột hoạt động khó khăn hơn. Theo thời gian, điều này sẽ khiến cho cơ thể khó tiêu hoá thức ăn và không nhận đủ không khí đảm bảo cho quá trình thở.Đứng thẳng lưng. Tư thế này sẽ giúp cho cơ thể cảm thấy thoải mái và trông đẹp hơn. Thực hiện tư thế này cần đứng thẳng giữ đầu thẳng và ép cằm vào trong, tai cũng nên giữ ở giữa vai. Đứng thẳng bằng vai, đầu gối thẳng và bụng thon. Hạn chế để hông nhô ra bên ngoài.Không ngồi gục xuống bàn làm việc. Tư thế ngồi làm việc có thể là thoải mái nếu trượt và ngả người ra phía sau hoặc xoay một chút. Nhưng đó không phải là tư thế tốt. Hãy ngồi xuống ghế, đặt một chiếc khăn nhỏ, cuộn lại sau lưng để bảo vệ đường cong tự nhiên của cột sống. Cong đầu gối một góc phải và giữ cho chúng có cùng chiều cao hoặc cao hơn một chút so với hông.Chú ý tư thế sử dụng điện thoại. Khi nghiêng đầu kiểm tra tin nhắn có thể sẽ làm căng cột sống. Và trạng thái này lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, thậm chí là trong năm có thể dẫn đến đau lưng, cổ... Nên chú ý tư thế khi sử dụng điện thoại Không lái xe quá chậm. Có thể tư thế ngả ghế khi lái xe tạo cảm giác thoải mái nhưng nó không phải tư thế đúng cho cơ thể. Thay vào đó, hãy kéo ghế về gần tay lái, cố gắng thả lỏng chân, cong đầu gối một chút và chúng nên ở mức độ thấp hơn hoặc cao hơn hông. Tốt nhất nên đặt một chiếc gối hay cuộn khăn để phía sau lưng để giữ cho cột sống cong tự nhiên.Sử dụng giày dép vừa với bàn chân. Giày dép thiếu một chút so với bàn chân có thể làm cho chân đẹp hơn nhưng đó không phải là điều tốt cho tư thế của cơ thể. Giày khiêu vũ và giày cao gót đẩy phần cột sống về phía trước, và đè nặng lên lưng. Điều đó sẽ làm thay đổi xương sống và gây áp lực lên các dây thần kinh gây ra đau lưng. Giày cao cổ đến khối cũng khiến trọng lượng cơ thể tăng lên ảnh hưởng đến tư thế. Vì vậy, hãy chọn một đôi giày gót thấp, phù hợp với bàn chân.Sử dụng gối đúng cách. Nên đặt gối dưới đầu để nó ngang với cột sống, đồng thời chọn những chiếc gối mỏng vừa phải giúp cho cột sống cong tự nhiên.Tập thể dục và tăng cơ bụng. Trọng lượng của bụng quá nặng sẽ làm cho cơ thể thêm căng thẳng. Cơ bắp mạnh mẽ có thể hỗ trợ cột sống. Vì vậy, hãy luyện tập để giữ cho cơ thể và cột sống ở tư thế tốt.Kiểm tra các sự cố. Nếu bị trượt hoặc ngã nên kiểm tra bằng cách đặt đầu dừa vào tường và di chuyển bàn chân sao cho ngón chân chạm vào tường. Lưng dưới và cổ để cách khoảng 5cm. Hoặc có thể gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn. Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com Hướng dẫn các bài tập giảm đau cổ vai gáy
https://tamanhhospital.vn/hep-van-dong-mach-chu/
14/10/2022
Hẹp van động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Hẹp van động mạch chủ làm cản trở lưu thông máu chứa oxy và dưỡng chất đến các cơ quan trong cơ thể. Đây là bệnh van tim thường gặp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Mục lụcHẹp van động mạch chủ là gì?Triệu chứng nhận biết hẹp van động mạch chủNguyên nhân gây hẹp van động mạch chủYếu tố nguy cơ gây hẹp van động mạch chủBiến chứng nguy hiểm của hẹp van động mạch chủBiện pháp phòng ngừa hẹp van động mạch chủPhương pháp chẩn đoán hẹp van động mạch chủCận lâm sàngĐiều trị hẹp van động mạch chủPhẫu thuậtThay đổi lối sống và chế độ tự chăm sóc tại nhàCần chuẩn bị những gì trước khi đi khámHẹp van động mạch chủ là gì? Hẹp van động mạch chủ là tình trạng van không thể mở ra hoàn toàn. Tình trạng này sẽ làm giảm hoặc chặn lưu lượng máu từ tim (thất trái) đi nuôi cơ thể. Ban đầu, tim sẽ làm việc nhiều hơn để có thể bù đắp lại lượng máu thiếu hụt, đưa đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, tim sẽ bị quá sức, dẫn đến phì đại cơ tim thất trái hoặc suy tim. (1) Hẹp van động mạch chủ được chia thành ba mức độ: hẹp nhẹ, vừa và khít. Mức độ hẹp van động mạch chủcàng tăng thì rủi ro suy tim càng lớn. Triệu chứng nhận biết hẹp van động mạch chủ Khi hẹp van động mạch chủ nhẹ, người bệnh thường không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Thỉnh thoảng các triệu chứng chỉ xuất hiện mờ nhạt khi hoạt động gắng sức như chơi thể thao hoặc khi sinh nở… Khi van động mạch chủ bị hẹp nặng, một số dấu hiệu điển hình xảy ra khi gắng sức, bao gồm: Đau ngực Khó thở Mệt, xây xẩm hoặc ngất Có thể có rối loạn nhịp: hồi hộp Khi có triệu chứng cơ năng, diễn tiến đến tử vong nhanh: khi có đau ngực, sống còn trung bình là 5 năm, ngất là 3 năm và suy tim chỉ còn 2 năm Nguyên nhân gây hẹp van động mạch chủ Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến hẹp van động mạch chủ, bao gồm: (2) Thoái hóa vôi người lớn tuổi (phổ biến ở độ tuổi 70-80 tuổi): Tuổi tác càng cao, nguy cơ vôi hóa của các van động mạch chủ càng lớn, các mảng cholesterol đóng ở van tim dẫn đến nhiều vấn đề về tim mạch, trong đó có hẹp van động mạch chủ. Dị tật tim bẩm sinh: Bình thường van ĐMC có 3 mảnh. Ở trẻ bị hẹp van ĐMC bẩm sinh, từ khi sinh ra van chỉ có 2 mảnh, van 1 mảnh, thậm chí có van 4 mảnh nhưng hiếm… Theo thời gian, van ĐMC ở trẻ dị tật bẩm sinh thường thoái hóa và và vôi hóa sớm hơn những người bình thường. Hậu thấp (một biến chứng của viêm họng, gây tổn thương van tim): Đây là căn bệnh tự miễn gây ra bởi liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Bệnh thường khởi phát với tình trạng viêm họng, kéo dài trong khoảng 2 tuần, tùy vào tình trạng sức khỏe ở mỗi người bệnh. Trong khoảng thời gian này, cơ thể tự sản sinh kháng thể chống lại sự nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, do cấu tạo cơ và van tim tương tự như tế bào vi khuẩn, khiến hàng rào miễn dịch của cơ thể nhận sai và tấn công, gây tổn thương van tim. Yếu tố nguy cơ gây hẹp van động mạch chủ Hẹp van động mạch chủ có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng có nguy cơ hẹp van động mạch chủ cao có thể kể đến như: Tuổi cao; Một số bệnh tim có sẵn khi sinh (bệnh tim bẩm sinh) chẳng hạn như van động mạch chủ hai mảnh; Có tiền sử nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến tim; Có các yếu tố nguy cơ tim mạch: đái tháo đường, cholesterol cao và huyết áp cao; Bệnh thận mạn tính; Tiền sử xạ trị vùng ngực. Biến chứng nguy hiểm của hẹp van động mạch chủ Hẹp van động mạch chủ là một trong những căn bệnh van tim nguy hiểm hàng đầu. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy tim. Viêm nội tâm mạc Loạn nhịp tim Đột quỵ Cục máu đông Tử vong Biện pháp phòng ngừa hẹp van động mạch chủ Để phòng ngừa hẹp van động mạch chủ, bạn cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/ lần để bác sĩ có thể theo dõi và phát hiện hẹp van động mạch chủ, hoặc các bệnh tim khác trong giai đoạn đầu hoặc trước khi bệnh tiến triển. (3) Lưu ý, một số tình trạng có thể gây hẹp van động mạch chủ như: Sốt thấp khớp: hãy đi khám nếu trẻ đau họng. Bệnh viêm họng có thể dẫn đến sốt thấp khớp nếu không được điều trị.Viêm họng do liên cầu khuẩn trị được nếu dùng kháng sinh đúng cách. Giải quyết các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành: bao gồm tiểu đường, huyết áp cao, béo phì và cholesterol cao. Những yếu tố này có thể liên quan đến hẹp van động mạch chủ, vì vậy bạn nên kiểm soát cân nặng, huyết áp, đường huyết và mức cholesterol nếu bạn bị hẹp van động mạch chủ. Chăm sóc răng và nướu của bạn. Nướu bị nhiễm trùng (viêm nướu) và mô tim bị nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc) có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phương pháp chẩn đoán hẹp van động mạch chủ Để chẩn đoán bệnh hẹp van động mạch chủ, bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng, bệnh sử của bạn và tiền sử gia đình, tiến hành thăm khám, nghe tim và kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh, xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của hẹp van động mạch chủ. Cận lâm sàng Siêu âm tim: giúp khảo sát van và động mạch chủ, có thể xác định nguyên nhân và mức độ của bệnh, cũng như phát hiện các bệnh van tim khác. Siêu âm tim qua thực quản giúp khảo sát van động mạch chủ kỹ hơn. Điện tâm đồ: có thể phát hiện dày, giãn các buồng tim, loạn nhịp tim … X-quang ngực: kiểm tra tim hoặc động mạch chủ có giãn không và tình trạng của phổi. Trắc nghiệm gắng sức: để xem triệu chứng của bệnh van động mạch chủ có xuất hiện khi hoạt động thể chất không và giúp xác định tình trạng bệnh. Nếu bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng có triệu chứng thì tuyệt đối không được làm trắc nghiệm gắng sức Cộng hưởng từ (MRI), CT scan tim: cho hình ảnh chi tiết về tim, gồm cả van và động mạch chủ. Thông tim: có thể áp dụng nếu các cận lâm sàng khác không thể chẩn đoán hoặc xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị hẹp van động mạch chủ Phương pháp điều trị hẹp van động mạch chủ còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh. (4) Nếu triệu chứng không có hoặc nhẹ, cần theo dõi thường xuyên. Bác sĩ có thể khuyến nghị thay đổi lối sống, phòng ngừa nhiễm trùng ở tim và dùng thuốc để điều trị các triệu chứng hoặc giảm nguy cơ biến chứng. Khi bệnh nặng thì cần được phẫu thuật thay van động mạch chủ theo đúng khuyến cáo. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thay van động mạch chủ qua da. Phẫu thuật Thay van động mạch chủ: là phương pháp điều trị chính đối với hẹp van động mạch chủ nặng. Bác sĩ sẽ thay van bệnh bằng van cơ học hoặc van sinh học ( làm từ mô tim của bò, lợn hoặc người hoặc sử dụng van động mạch phổi của chính bệnh nhân) Van sinh học sẽ bị thoái hóa theo thời gian và có thể cần được thay lại. Người có van cơ học phải dùng thuốc làm loãng máu suốt đời để ngăn ngừa cục máu đông. Bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân về lợi ích và rủi ro của từng loại van và lựa chọn loại van phù hợp. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thay van qua ống thông mà không phẫu thuật. Hình trái: Thay van động mạch chủ sinh học; Hình phải: thay van động mạch chủ cơ học Thay đổi lối sống và chế độ tự chăm sóc tại nhà Bệnh nhân cần tái khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi. Bên cạnh đó, dù thay đổi lối sống không ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh, nhưng lối sống lành mạnh rất có lợi cho tim: Chế độ ăn có lợi cho tim mạch: ăn nhiều loại trái cây rau quả, các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo, thịt gia cầm, cá và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, hạn chế ăn nhiều muối và đường. Duy trì cân nặng hợp lý. Hoạt động thể chất thường xuyên. Hãy hỏi bác sĩ để được hướng dẫn trước khi bắt đầu tập thể dục, đặc biệt nếu bạn đang xem xét các môn thể thao cạnh tranh. Kiểm soát căng thẳng(stress): thông qua các hoạt động thư giãn, thiền, hoạt động thể chất và dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Tránh thuốc lá. Kiểm soát huyết áp. Phụ nữ tuổi sinh đẻ có hẹp van tim: phải thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi mang thai, về loại thuốc có thể dùng an toàn, có cần điều trị gì trước khi mang thai không… Bệnh nhân cần được bác sĩ Tim mạch và bác sĩ Sản khoa phối hợp theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình mang thai và sinh con. Nếu bị hẹp van quá nặng, bác sĩ có thể khuyến cáo không mang thai để tránh nguy cơ biến chứng. Xem thêm: Những phương pháp điều trị hẹp van 2 lá đang được áp dụng hiện nay Cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám Viết ra các triệu chứng của bạn, bạn đã bị trong bao lâu, các triệu chứng có thường xuyên không? Các triệu chứng nghiêm trọng như thế nào? Điều gì dường như cải thiện hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng? Gia đình bạn có ai bị bệnh tim không? Lập danh sách các thông tin y tế quan trọng của bạn, gồm các vấn đề sức khỏe khác gần đây bạn gặp phải cũng như tất cả các loại thuốc và thực phẩm bổ sung bạn đang dùng. Hãy đưa người thân, bạn bè đi theo vì họ có thể giúp bạn ghi nhớ những gì bác sĩ nói. Hẹp van động mạch chủ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Do đó, mỗi người cần ý thức phòng tránh bệnh, thường xuyên khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để được điều trị phù hợp. Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán bệnh chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp nhất cho mỗi bệnh nhân.
https://tamanhhospital.vn/kham-vo-sinh-nam-bao-nhieu-tien/
20/09/2021
Khám vô sinh nam bao nhiêu tiền? | Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Vô sinh nam không chỉ là gánh nặng về sức khỏe, tinh thần mà còn có thể gây áp lực không nhỏ lên tài chính của gia đình bạn. Vì thế, nếu chẳng may đang gặp vấn đề về đường con cái, bạn nên tìm hiểu về những thông tin cơ bản như khám vô sinh nam bao nhiêu tiền, khi nào cần khám và khám ở đâu an toàn… để có sự chuẩn bị chu đáo. Mục lụcTổng quan về vô sinh namKhi nào cần đi khám vô sinh nam?Khám vô sinh nam bao nhiêu tiền?Khám với chuyên giaCơ sở vật chấtPhương pháp khámƯu điểm của dịch vụ khám vô sinh nam tại BVĐK Tâm AnhTổng quan về vô sinh nam Liên quan đến câu hỏi khám vô sinh nam hết bao nhiêu tiền, trước tiên các chuyên gia Nam học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản về vô sinh nam như sau. Vô sinh nam – Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một cặp vợ chồng có sinh hoạt tình dục thường xuyên, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn không có thai tự nhiên được xem là vô sinh. Trong đó, vô sinh nam giới là vô sinh xuất phát từ phía người đàn ông (có hoặc không kết hợp với nguyên nhân từ phía người phụ nữ). Kết quả thống kê cho thấy, cơ hội thụ thai của một cặp đôi hiếm muộn là 1/5 mỗi tháng. Đồng thời, khoảng 30% các vấn đề về sinh sản ở các cặp vợ chồng bắt nguồn từ người đàn ông. (1) Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới rất đa dạng. Tuy nhiên, nhìn chung là có liên quan đến tinh trùng, bao gồm: Sự tắc nghẽn khiến cho tinh trùng không xuất ra ngoài được Các vấn đề về số lượng, chất lượng tinh trùng Các vấn đề liên quan đến nội tiết tố Các bệnh lý toàn thân và việc dùng thuốc điều trị Các vấn đề về suy sinh dục, bệnh lý đường sinh sản Các yếu tố về tâm lý, môi trường sống và làm việc Trong rất nhiều trường hợp, nguyên nhân gây vô sinh nam không thể nhận biết được nên được gọi là vô sinh vô căn. Trong quá trình khám vô sinh nam, các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp kiểm tra phổ biến dưới đây: Kiểm tra sức khỏe tổng quát, kiểm tra cơ quan sinh dục, hỏi bệnh sử Phân tích mẫu tinh dịch trong phòng thí nghiệm để kiểm tra các bất thường cũng như sự hiện diện của các kháng thể kháng tinh trùng Xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ nội tiết tố Sinh thiết tinh hoàn nhằm đánh giá sự bất thường của tinh trùng Siêu âm bìu, tinh hoàn để kiểm tra sức khỏe cơ quan sinh sản, bao gồm tuyến tiền liệt Kiểm tra những bất thường của nhiễm sắc thể (nếu cần) Phương pháp điều trị vô sinh nam sẽ được lựa chọn trên cơ sở các nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể: Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh, thuốc chống oxy hóa, thuốc cân bằng nội tiết tố, thuốc kháng estrogen… để chữa các bệnh hiện có hoặc kích thích hoạt động của tinh hoàn, giúp cải thiện chất lượng tinh trùng. Điều trị ngoại khoa: Chỉ định ngoại khoa được đề xuất trong trường hợp các phương pháp nội khoa không hiệu quả hoặc để điều chỉnh các bất thường về cấu trúc cơ quan sinh sản của người bệnh như giãn tĩnh mạch tinh, tinh hoàn lạc chỗ, thoát vị bẹn, vô tinh do bế tắc trong tinh hoàn, vô tinh do bế tắc mào tinh, cắt nội soi mở rộng lồi tinh… Phương pháp khác: Ngoài điều trị nội khoa, ngoại khoa, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản như: thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng của mình, thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng hiến tặng, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). (2) Khi nào cần đi khám vô sinh nam? Việc khám vô sinh nam hết bao nhiêu tiền, khám ở đâu để tiết kiệm chi phí và mang lại kết quả tốt nhất cũng có liên quan đến thời điểm khám của bạn. Vì thế, bạn nên quan tâm đến sức khỏe, theo dõi khả năng thụ thai và sớm đến cơ sở y tế khi có các biểu hiện: Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, ham muốn tình dục thấp hoặc các vấn đề khác về chức năng tình dục Đau đớn, khó chịu, phát hiện khối u hoặc sưng đau ở vùng tinh hoàn Chậm con và tiền sử gặp các vấn đề về tinh hoàn, tuyến tiền liệt Người từng có phẫu thuật háng, tinh hoàn, dương vật hoặc bìu Người phối ngẫu trên 35 tuổi Khám vô sinh nam bao nhiêu tiền? Với câu hỏi khám vô sinh nam hết bao nhiêu tiền, các chuyên gia Nam học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh cho rằng, trên thực tế không thể có con số cụ thể. Bởi tùy theo tình trạng người bệnh, nơi khám chữa bệnh… mà chi phí có thể khác nhau. Cụ thể, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chi phí khám vô sinh nam là: Khám với chuyên gia Ở hầu hết các cơ sở y tế, khi đăng ký khám với các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, người bệnh sẽ phải trả thêm một khoản chi phí nhất định, tùy theo từng nơi. Tuy nhiên, hiện tại ở Khoa Nam học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, người bệnh vẫn chỉ trả một mức giá cố định khi đăng ký khám là 160.000 đồng/lần khám. Nhờ đó, mọi người bệnh đều có được cơ hội thăm khám với các chuyên gia để có thể được chẩn đoán chính xác và chăm sóc sức khỏe một cách chu đáo, bài bản. (3) *Lưu ý bảng giá dịch vụ trên đây là bảng giá tham khảo tại thời điểm cập nhật bài viết. Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm khách hàng sử dụng dịch vụ. Cơ sở vật chất Với những nơi được đầu tư cơ vật chất hiện đại, thoáng mát, tọa lạc tại khu vực trung tâm… chi phí khám cũng sẽ cao hơn mặt bằng chung. Bởi phần chi phí xây dựng, khấu hao cơ sở vật chất cũng được tính vào tiền khám. Tuy nhiên, tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh, bạn được thụ hưởng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, sạch sẽ, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo nhưng chi phí vẫn hợp lý, không chênh lệch quá nhiều so với các cơ sở khám chữa bệnh khác. Phương pháp khám Phương pháp khám cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám vô sinh nam. Ngoài hỏi thăm bệnh sử, làm các xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm nước tiểu… người bị vô sinh nam còn được chỉ định làm một số xét nghiệm chuyên sâu như kiểm tra nhiễm sắc thể, sinh thiết tinh hoàn… Do đó, khi đến khám tại bệnh viện, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các phương pháp thăm khám, kiểm tra bảng giá niêm yết để chuẩn bị tiền cho phù hợp. Ưu điểm của dịch vụ khám vô sinh nam tại BVĐK Tâm Anh Khoa Nam học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh được thành lập nhằm mục tiêu giúp giải quyết những rắc rối về chức năng sinh sản của Nam giới, mang đến hạnh phúc cho các cặp đôi và tiếng cười trẻ thơ cho mỗi gia đình. Do đó, Khoa Nam học cung cấp dịch vụ tư vấn, điều trị các bệnh lý phổ biến và chuyên sâu trong lĩnh vực Nam học như: vô sinh nam, rối loạn cương, rối loạn xuất tinh, lão hóa, thiểu năng tuyến sinh dục, các dị tật cơ quan sinh dục nam bẩm sinh, ung thư sinh dục nam, biện pháp ngừa thai nam… (4) Ưu điểm của dịch vụ khám tại Khoa Nam học bao gồm: Được trực tiếp thăm khám bởi đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm, nhiệt tình, tự tin làm chủ những kỹ thuật tiến bộ nhất trong việc chăm sóc sức khỏe nam giới. Với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy siêu âm; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet, máy Laser công suất lớn (Holmium), kính hiển vi hiện đại dùng cho các phẫu thuật vi phẫu – tạo hình… sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị vô sinh nam hiệu quả, nhanh chóng. Hệ thống BVĐK Tâm Anh có ưu điểm là sở hữu khả năng phối hợp liên viện hiệu quả giữa 3 khoa gồm Hỗ trợ sinh sản, Khoa Phụ sản và Khoa Nam học để phục vụ cho việc hỗ trợ sinh sản. Dự kiến trong tương lai sẽ hướng tới ứng dụng tế bào gốc vào trong quá trình khám và điều trị một số bệnh lý nam khoa như: rối loạn cương dương… Cơ sở vật chất khang trang, thoáng mát, tọa lạc tại khu vực thuận tiện cho việc di chuyển. Mạng lưới chăm sóc khách hàng làm việc 24/7, tổng đài luôn đảm bảo thông suốt để người bệnh và thân nhân có thể liên lạc đặt lịch khám hay tư vấn với các chuyên gia ngay cả khi đã xuất viện. Để đặt lịch khám và điều trị vô sinh nam với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Những băn khoăn của người bệnh về khám vô sinh nam hết bao nhiêu tiền, khám ở đâu, phương pháp thăm khám… đã được giải đáp ở trên. Nếu bạn có những vấn đề có liên quan đến vô sinh nam, nên thăm khám càng sớm càng tốt tại các bệnh viện có chuyên khoa Nam học để được điều trị. Đó cũng là cách giúp tiết kiệm chi phí, thời gian một cách hiệu quả.
https://vnvc.vn/cho-tre-an-trung-ga-truoc-khi-tiem-cum/
05/02/2024
Cho trẻ ăn trứng gà trước khi tiêm cúm có sao không?
Trứng gà là một thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng lớn chất protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của trẻ. Trẻ ăn trứng gà trước khi tiêm cúm, cơ thể sẽ được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để chống lại các bệnh do virus gây ra. Tuy nhiên, đối với những đối tượng trẻ dị ứng với trứng, có nên cho trẻ tiêm vắc xin phòng cúm hay không? Cho trẻ ăn trứng gà trước khi tiêm cúm liệu có tốt? Mục lụcVắc xin cúm được sản xuất như thế nào?Vắc xin cúm sản xuất từ trứngSản xuất vắc xin cúm dựa trên phương pháp nuôi cấy tế bàoVắc xin cúm tái tổ hợpCho trẻ ăn trứng gà trước khi tiêm cúm nên hay không?Trẻ bị dị ứng trứng có tiêm phòng cúm được không?Vắc xin cúm được sản xuất như thế nào? Có nhiều cách khác nhau để sản xuất vắc xin cúm, vì thế có rất nhiều loại vắc xin trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các loại vắc xin cúm đều đáp ứng được các tiêu chuẩn về tính hiệu quả và an toàn của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ). Các phương pháp mà vắc xin cúm được sản xuất bao gồm: Vắc xin cúm sản xuất từ trứng Đây là cách phổ biến nhất, đã được sử dụng hơn 70 năm để sản xuất vắc xin cúm. Phương pháp này có thể tạo ra cả vắc xin bất hoạt và vắc xin giảm động lực. (1) Quy trình sản xuất vắc xin cúm như sau: 1. Các mẫu virus tiềm năng (CVVs) được Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cùng Hệ thống Ứng phó và Giám sát Cúm Toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp được dùng để nuôi cấy trong trứng gà theo quy định hiện hành của FDA Hoa Kỳ 2. Những CVV này được tiêm vào trứng gà đã thụ tinh và ủ trong vài ngày để virus nhân lên 3. Thu hoạch chất lỏng chứa virus từ trứng 4. Xử lý virus: Đối với vắc xin cúm bất hoạt, virus thu hoạch được sẽ bị bất hoạt (bị giết) và tinh chế kháng nguyên của virus thành một sản phẩm tinh khiết; Đối với giảm động lực, virus thu được sẽ để sống nhưng bị làm suy yếu đi. 5. Bổ sung các tá dược cần thiết 6. FDA kiểm tra chất lượng và phê duyệt tất cả các loại vắc xin cúm trước khi phát hành và vận chuyển 7. Đóng gói và phân phối. Sản xuất vắc xin cúm dựa trên trứng là phương pháp nuôi cấy virus cúm trong phôi trứng Sản xuất vắc xin cúm dựa trên phương pháp nuôi cấy tế bào Đây là phương pháp sản xuất vắc xin cúm bất hoạt, được thực hiện thông qua quy trình đã được FDA Hoa Kỳ chấp thuận và phê duyệt như sau: 1. Nuôi cấy mẫu virus cúm trong tế bào động vật có vú thay vì vào trong trứng gà; 2. Đợi mẫu virus cúm nhân bản và phát triển, sau đó thu hoạch; 3. Thu thập chất lỏng chứa virus; 4. Xử lý virus thu được: Vô hiệu hóa virus, tinh chế kháng nguyên virus cúm tinh khiết 5. Bổ sung các tá dược cần thiết; 6. Thử nghiệm; 7. FDA Hoa Kỳ kiểm tra và phê duyệt trước khi phát hành và vận chuyển; 8. Đóng gói và phân phối. Lưu ý, những động vật được sử dụng trong quá trình nghiên cứu hoàn toàn không bị ảnh hưởng đến tính mạng. Vắc xin cúm tái tổ hợp Đây là phương pháp sản xuất vắc xin thứ ba đã được phê duyệt áp dụng vào năm 2013 với công nghệ tái tổ hợp. Khác với 2 cách sản xuất vắc xin cúm trên, phương pháp này không sử dụng mẫu virus cúm để sản xuất. Thay vào đó, vắc xin tái tổ hợp được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp tế bào. Quy trình sản xuất vắc xin tái tổ hợp: 1. Các nhà khoa học thu thập được gen của virus cúm có chứa các DNA để tạo ra gen HA – một kháng nguyên của virus cúm, có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch của người ta tạo các kháng thể kháng virus cúm; 2. Kết hợp gen HA với Baculovirus – một loại virus lây nhiễm ở động vật không xương sống nhằm mục đích thúc đẩy quá trình tái tổ hợp, cung cấp DNA để tạo ra kháng nguyên cúm HA xâm nhập vào dòng tế bào chủ; 3. Phát triển, nhân bản kháng nguyên HA đã tái tổ hợp với số lượng lớn; 4. Thu thập các kháng nguyên và thực hiện tinh chế thành các kháng nguyên tinh khiết, có chất lượng cao; 5. Đóng gói dưới dạng vắc xin cúm tái tổ hợp; 6. FDA Hoa Kỳ kiểm tra về chất lượng và hiệu lực; 7. Sau khi được phê duyệt, lô vắc xin tái tổ hợp được phép phân phối. Đây là phương pháp sản xuất vắc xin cúm nhanh nhất vì lược bỏ được thời gian chờ đợi mẫu virus phát triển trong quá trình nuôi dưỡng trong trứng hay nuôi dưỡng tế bào trong động vật có vú. Cho trẻ ăn trứng gà trước khi tiêm cúm nên hay không? NÊN cho trẻ ăn trứng gà trước khi tiêm cúm. Điều này giúp phụ huynh xác định được xem liệu trẻ có bị dị ứng với trứng gà hay không. Vì trong quá trình sản xuất vắc xin cúm, virus cúm được nuôi cấy bên trong phôi trứng gà nên thành phần của vắc xin sẽ chứa protein của trứng gà. Tuy nhiên, cách làm này không hoàn toàn hiệu quả. Vì cho dù là một trường hợp rất hiếm gặp, nhưng khi trẻ gặp tình trạng phản ứng dị ứng vắc xin cúm vẫn không thể xác định được nguyên nhân do trẻ bị dị ứng hay không. Trong vắc xin cúm không chỉ chứa protein trứng mà còn chứa nhiều tá dược khác. Có thể cho trẻ ăn trứng gà trước khi tiêm vắc xin cúm nhằm xác định được tình trạng dị ứng với protein trong trứng của trẻ Trẻ bị dị ứng trứng có tiêm phòng cúm được không? ĐƯỢC, THẬM CHÍ ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH TIÊM. Dị ứng trứng là loại dị ứng thực phẩm phổ biến thứ hai tại Hoa Kỳ, sau dị ứng sữa, ảnh hưởng đến khoảng 1,3% trẻ em và 0,2% người lớn. Tại Việt Nam, trẻ em cũng có tỷ lệ dị ứng trứng cao hơn người lớn. Bởi vắc xin cúm được nuôi cấy trong phôi trứng gà, nên nhiều phụ huynh thường lo ngại về sự an toàn của vắc xin cúm đối với trẻ bị dị ứng trứng. Tuy nhiên, vắc xin cúm ngày nay chỉ chứa một lượng nhỏ protein từ trứng gà và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cũng đã khuyến cáo trẻ bị dị ứng với trứng vẫn nên tiêm vắc xin phòng cúm vì lợi ích của việc dự phòng cúm lớn hơn rất nhiều so với tác hại của việc dị ứng trứng gây ra cho trẻ. Cũng theo CDC Hoa Kỳ, nguy cơ xuất hiện các phản ứng bất lợi khi tiêm vắc xin cúm ở những đối tượng bị dị ứng với trứng là vô cùng thấp, với 7.4 triệu liều vắc xin được tiêm, chỉ gặp 10 trường hợp sốc phản vệ. Hầu hết các trường hợp sốc phản vệ đều không liên quan đến protein từ trứng gà có trong vắc xin mà được xác định do đối tượng tiêm bị suy giảm miễn dịch (2). Kết quả của nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em bị dị ứng với trứng hoàn toàn có thể được chỉ định tiêm vắc xin cúm mà không xảy ra bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi 367 người bị dị ứng với trứng, chủ yếu là trẻ em đã tiêm phòng cúm trong hơn 5 năm, gần ⅓ trong số đó có tiền sử bị sốc phản vệ sau khi ăn trứng, xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như tụt huyết áp hoặc khó thở. Tuy nhiên, không có bệnh nhân nào có phản ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm và chỉ có 13 trường hợp trong tổng số mẫu nghiên cứu 367 xuất hiện các triệu chứng dị ứng nhẹ như ngứa da, nổi mề đay. Những triệu chứng dị ứng nhẹ này chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày sau khi tiêm và sau đó biến mất hoàn toàn, không để lại bất cứ biến chứng hay phản ứng xấu nào. (3) Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã xem xét 26 nghiên cứu với gần 4.000 người bị dị ứng trứng đã tiêm phòng cúm và kết quả chỉ ra không ai trong số những bệnh nhân dị ứng trứng đã tiêm phòng vắc xin cúm xuất hiện bất kỳ một phản ứng nghiêm trọng nào. Nói chung, các chuyên gia khuyên tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng cúm hàng năm. Mặc dù hầu hết trẻ em bị cúm không quá một tuần hoặc lâu hơn, nhưng trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản và nhiễm trùng xoang. Trong trường hợp trẻ có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với trứng, trẻ cần được tiêm tại các cơ sở y tế uy tín, có đảm bảo sự giám sát của các bác sĩ hoặc y tá. Điển hình là Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC với kho vắc xin đạt chuẩn Quốc quy tế mô lớn, hiện đại với đầy đủ các loại vắc xin nói chung và vắc xin cúm cho trẻ em và người lớn nói riêng với chất lượng cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được nhập khẩu chính hãng từ các hãng vắc xin và công ty dược phẩm uy tín hàng đầu Thế giới. Với nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp, 100% bác sĩ, điều dưỡng viên có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, 100% khách hàng đến VNVC được bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm miễn phí, được chỉ định tiêm chủng chính xác cùng khu vực xử trí sau tiêm khang trang, trang thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến hàng đầu giúp kịp thời đối phó với các phản ứng dị ứng với trứng hiếm hoi xảy ra khi tiêm vắc xin cúm, đảm bảo trọn vẹn trải nghiệm tiêm chủng an toàn tại VNVC. Khách hàng nhi tiêm vắc xin phòng cúm tại Trung tâm tiêm chủng VNVC Cho trẻ ăn trứng gà trước khi tiêm cúm là điều bình thường, thậm chí nên làm vì cách làm này có thể xác định được tình trạng dị ứng với trứng của trẻ. Đây là thông tin rất có ích cho các bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc, giúp đưa ra các chỉ định tiêm chủng chính xác nhất. Tuy nhiên, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng cúm lớn hơn nhiều so với phản ứng do tình trạng dị ứng với trứng đem lại cho trẻ, vì thế vẫn nên ưu tiên việc cho trẻ đi tiêm phòng cúm hàng năm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huyet-ap-thap-sau-phau-thuat-vi
Huyết áp thấp sau phẫu thuật
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bất kỳ một phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những rủi ro trong và sau khi phẫu thuật. Hạ huyết áp sau mổ là một vấn đề nhiều người gặp phải. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách xử trí hiệu quả đối với huyết áp thấp sau phẫu thuật như thế nào? 1. Nguyên nhân gây hạ huyết áp sau mổ Huyết áp bình thường dao động ở mức 120/80mmHg, nếu bằng hoặc nhỏ hơn 90/60mmHg, kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... thì được coi là hạ huyết áp, nhưng cũng có thể tùy thuộc vào từng hoàn cảnh và bệnh nhân. Các nguyên nhân khiến huyết áp thấp sau phẫu thuật gồm:1.1. Gây mêThuốc gây mê được sử dụng trong khi phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Những thay đổi có thể xảy ra trong khi bạn đang ngủ và khi thuốc sắp hết tác dụng. Ở một số người, thuốc gây mê làm hạ huyết áp sau mổ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận và cho bạn tiêm các thuốc qua đường tĩnh mạch để giúp huyết áp trở lại bình thường.1.2. Sốc giảm thể tíchSốc giảm thể tích xuất hiện khi cơ thể bị rơi vào trạng thái sốc vì mất máu trầm trọng. Mất một lượng lớn máu trong quá trình phẫu thuật có thể làm hạ huyết áp. Giảm lượng máu cũng đồng nghĩa với việc giảm cấp máu và dẫn tới khó có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của các cơ quan.Trường hợp huyết áp thấp sau phẫu thuật do sốc giảm thể tích bạn sẽ được điều trị tại bệnh viện. Mục tiêu của điều trị là bồi phụ và khôi phục lại thể tích tuần hoàn trong cơ thể trước khi tổn thương xuất hiện ở các cơ quan quan trọng (đặc biệt là thận và tim).1.3. Sốc nhiễm trùngNhiễm trùng huyết là một biến chứng đe dọa đến tính mạng do nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc virus. Nó làm cho thành của các mạch máu nhỏ rò rỉ chất lỏng vào các mô kẽ. Một biến chứng nghiêm trọng của nhiễm trùng huyết được gọi là sốc nhiễm khuẩn, và một trong những triệu chứng của nó là hạ huyết áp sau mổ nghiêm trọng.Nhiễm trùng huyết được điều trị tại bệnh viện bằng cách các phương pháp như sử dụng thuốc kháng sinh, bù lại thể tích tuần hoàn và theo dõi. Để điều trị hạ huyết áp sau mổ, bạn có thể được cho dùng thuốc co mạch. Chúng giúp mạch máu co lại để huyết áp tăng lên. Sốc nhiễm trùng 2. Xử trí huyết áp thấp sau phẫu thuật Huyết áp thấp sau phẫu thuật sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị tổn thương các cơ quan thiết yếu như tim và não do thiếu oxy. Hạ huyết áp sau mổ xảy ra khi bệnh nhân đang nằm viện điều trị các tình trạng cấp cứu như mất máu hoặc nhồi máu cơ tim.Tuy nhiên, tụt huyết áp sau khi xuất viện về nhà sẽ trở nên nguy hiểm nếu người bệnh không được sơ cứu đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp xử trí tại nhà hiện tượng hạ huyết áp sau mổ như sau:Đứng dậy từ từ:Việc này giúp kéo dãn mạch máu từ từ, giúp lưu thông máu một cách đơn giản hơn. Sau khi thức dậy tránh đứng lên ngay. Thay vào đó, nên di chuyển chậm từ nằm sang ngồi với đôi chân thả xuống đất. Giữ vị trí này ít nhất 60 giây để cho cơ thể có khả năng tự điều chỉnh. Tiếp đó, vẫn ngồi trên giường nhưng từ từ đung đưa chân. Giữ vị trí này trong 1 - 2 phút trước khi đứng thẳng.Không sử dụng các chất kích thích như cà phê và rượu:Nguyên nhân là cả hai chất này đều gây mất nước dẫn đến tụt huyết áp.Ăn thành nhiều bữa nhỏ:Một số người có thói quen ăn bữa lớn, nhiều carb, việc này có thể làm giảm huyết áp đột ngột ngay sau ăn, trong chuyên môn gọi là hiện tượng hạ huyết áp sau ăn hay hạ huyết áp thế đứng. Vì vậy, bạn nên duy trì các bữa chính nhỏ có hàm lượng carb thấp và bổ sung các bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính, sẽ có tác dụng làm tăng huyết áp cho nhóm người bị hạ huyết áp sau mổ.Ăn uống đúng cách:Nhiều bệnh nhân sau phẫu thuật có triệu chứng chán ăn. Trong thời gian này việc không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân của huyết áp thấp sau phẫu thuật. Đây là lúc cơ thể đòi hỏi nhiều năng lượng cho quá trình hồi phục. Bạn cần cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, do đó nên chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là protein do protein đặc biệt cần thiết cho quá trình liền vết thương.Uống nhiều nước:Mất nước là thủ phạm đứng đằng sau bệnh hạ huyết áp sau mổ. Bạn cần bổ sung thêm nhiều nước để giúp phòng ngừa tụt huyết áp sau mổ hiệu quả. Tăng cường uống nước lọc và các loại nước giàu chất điện giải như nước dừa, sẽ có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp.Ăn nhiều muối:Các bác sĩ khuyến cáo nếu người bệnh tăng thêm muối vào thức ăn hoặc uống viên thuốc muối thì có thể phòng ngừa được tình trạng hạ huyết áp sau mổ.Sử dụng rễ cam thảo: Rễ cam thảo được xem là phương thuốc thảo dược tốt để điều trị bệnh huyết áp thấp Theo y học cổ truyền rễ cam thảo được xem là phương thuốc thảo dược tốt để điều trị bệnh huyết áp thấp. Nó có tác dụng hỗ trợ chức năng tuyến thượng thận và điều hòa huyết áp. Có thể dùng trực tiếp hoặc dưới dạng sản phẩm viên nang, viên nén, dạng bột hay dạng trà. Nếu đang uống thuốc làm loãng máu, kali, hoặc thuốc hạ huyết áp, hãy nghe tư vấn của bác sĩ trước khi dùng cam thảo để đảm bảo an toàn.Theo các chuyên gia, sau khi phẫu thuật người bệnh cần tăng cường nghỉ ngơi, uống thuốc, ăn uống đầy đủ để phòng tránh các biến chứng sau phẫu thuật, nhất là tình trạng huyết áp thấp sau phẫu thuật. Sau khi về nhà cần thực hiện chăm sóc bản thân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.Tuy nhiên nếu tình trạng huyết áp thấp không được cải thiện và diễn ra liên tục với các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, mờ mắt, buồn nôn, mất nước, ớn lạnh hoặc ngất xỉu thì bạn nên đi khám để được điều trị và chăm sóc kịp thời.Bác sĩ Trần Quốc Tuấn đã có 12 năm kinh nghiệm tại các Bệnh Viện Đa Khoa Vĩnh Long, Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, Bệnh Viện Nguyễn Trãi. Hiện nay đang là Bác sĩ Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế uy tín hàng đầu trong lĩnh vực điều trị các bệnh về huyết áp, với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu chuyên môn và kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/cay-mong-quy-vo-lieu-trang-khac-tinh-cua-dau-nhuc-xuong-khop-20230926161952575.htm
20230926
Cây móng quỷ, vỏ liễu trắng - khắc tinh của đau nhức xương khớp
Tác dụng vượt trội của cây móng quỷ trong cải thiện chứng đau nhức xương khớp Năm 1954, cây móng quỷ lần đầu tiên được nghiên cứu tại trường Đại học Jena, Đức. Qua 40 năm với hơn 30 nghiên cứu lớn nhỏ khác nhau, các nhà khoa học trên toàn thế giới chứng minh được hoạt chất Harpagoside trong cây móng quỷ có tác dụng ức chế các yếu tố gây viêm, giúp giảm đau và ngăn chặn quá trình viêm nhiễm hiệu quả, ức chế enzym phá hủy sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, tăng cường tái tạo collagen khớp, giúp tái tạo và bảo vệ sụn khớp. Những cơ chế hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tiến triển của các bệnh như viêm khớp và thoái hóa khớp. Tổ chức The German Commission E ở Đức (tương đương với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ - FDA) đã xác nhận cây móng quỷ là một loại thảo dược hỗ trợ hiệu quả trong việc cải thiện đau nhức xương khớp và các rối loạn liên quan đến sự thoái hóa trong cơ thể. Kết hợp cây móng quỷ và vỏ liễu trắng: Hiệu quả trong hỗ trợ giảm đau và giảm viêm Một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2000 đã chứng minh rằng hoạt chất Salicin có trong vỏ liễu trắng có cấu trúc tương tự như Aspirin, do đó có tác dụng giảm đau và giảm viêm tương tự nhóm thuốc này. Nghiên cứu này được thực hiện trên 210 bệnh nhân mắc bệnh đau thắt lưng mãn tính và đã ghi nhận rằng vỏ liễu trắng không chỉ giúp góp phần giảm đau, giảm viêm, mà còn hỗ trợ bảo vệ sụn khớp. Kết quả cho thấy sau 4 tuần theo dõi, hiệu quả của vỏ liễu trắng vượt trội so với nhóm giả dược. Sự kết hợp chiết xuất cây móng quỷ và vỏ liễu trắng tạo thành công thức 3 tác động khi sử dụng trong thời gian dài gồm giảm đau, giảm viêm khớp, thoái hóa khớp, góp phần bảo vệ và tái tạo sụn khớp; góp phần ngăn cản các cơn đau cấp tính xuất hiện, hạn chế các biến chứng dính khớp, cứng khớp; góp phần làm chậm quá trình thoái hóa khớp, tăng khả năng vận động ở người bị bệnh xương khớp. PGS.TS.BS Hồ Bá Do, Phó chủ tịch Hội Y học Cổ truyền Việt Nam, Giảng viên cao cấp Học viện Quân y, đã giải thích tác dụng của cây móng quỷ và vỏ liễu trắng trên chương trình Tư vấn Sức khỏe được phát sóng trên kênh Truyền hình Quốc hội. PGS.TS.BS Hồ Bá Do cho biết: "Cây móng quỷ và vỏ liễu trắng có tác dụng với chứng đau xương khớp hàng nghìn năm nay, đồng thời được thử nghiệm lâm sàng số lượng lớn bệnh nhân ở khắp nơi trên thế giới. Hai loại thảo dược này khi kết hợp với nhau có tác dụng góp phần giảm đau cho bệnh nhân, tác động tới quá trình viêm vô trùng. Sử dụng sản phẩm có chứa 2 loại thảo dược này sau 1-2 tháng, bệnh nhân có thể cải thiện giảm đau vận động. Thông thường, lộ trình từ 3-6 tháng, bệnh nhân sẽ ổn định và ngăn ngừa cơn đau tái phát hiệu quả". Cải thiện sức khỏe nhờ cây móng quỷ và vỏ liễu trắng Bà Trịnh Thị Hiên, 63 tuổi, ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, cho biết dù cuộc sống tương đối đủ đầy, tưởng như đã yên ấm nhưng lại phải vật lộn với căn bệnh đau nhức xương khớp tái đi tái lại nhiều năm trời mà không có cách nào có thể trị khỏi dứt điểm. "Đầu tiên chỉ đau 2 ngón, dần dần tôi đau sang cổ tay, đầu gối, đến vai rồi thắt lưng. Tôi đi khám được chẩn đoán viêm đốt sống 4 năm và phồng đĩa đệm. Đi lại, lên xuống cầu thang, tôi đều đau, vai cứ rã ra, đêm đau không ngủ được. Tôi vẫn dùng các loại thuốc mà chỉ được một thời gian là bệnh lại tái phát. Bây giờ tôi chỉ muốn tìm được loại thuốc nào có thể cải thiện sức khỏe", bà Hiên chia sẻ. Qua chương trình Phép màu cuộc sống trên VTV1, bà Hiên đã được bác sĩ tư vấn và biết tới giải pháp thảo dược từ cây móng quỷ và vỏ liễu trắng. Bà sử dụng kiên trì, căn bệnh đau nhức xương khớp tiến triển tốt. Với sức khỏe được cải thiện, giờ đây, bà Hiên có thể tham gia vào các hoạt động, công việc yêu thích, tận hưởng thời gian bên gia đình và thực hiện những kế hoạch mà bà từng trì hoãn. Viên xương khớp Bách Niên Kiện chiết xuất từ cây móng quỷ và vỏ liễu trắng từ châu Âu, đã được chứng minh hiệu quả trên 60 bệnh nhân đau nhức xương khớp tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội. Khách hàng gọi tới 1800 6802 (miễn phí) để được chuyên gia tư vấn chi tiết hoặc gửi ngay câu hỏi đến chuyên gia xương khớp. Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty TNHH Dược phẩm FOBIC - nhà sản xuất Bách Niên Kiện - nhãn hàng gửi quà tặng lên tới 699.000 đồng cho 50 độc giả đầu tiên gọi điện tới số điện thoại tư vấn miễn phí 1800 6802 và đặt câu hỏi tư vấn hay nhất. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên xương khớp Bách Niên Kiện có giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 01922/2019/ATTP-XNQC-ATTP do Bộ Y tế cấp ngày 19/9/2019. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/duong-chat-phong-ngua-coi-xuong-o-tre-hieu-qua-va-khoa-hoc-nhat-vi
Dưỡng chất phòng ngừa còi xương ở trẻ hiệu quả và khoa học nhất
Theo công bố từ Trung tâm khám tư vấn Dinh dưỡng, trẻ còi xương đang là một tình trạng phổ biến và có xu hướng tăng trong vài năm gần đây. Không chỉ riêng trẻ ở vùng ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời gặp tình trạng này, mà nhiều trẻ ở thành thị không được chăm sóc đúng cách cũng bị còi xương. 1. Tổng quan về còi xương ở trẻ em Ngày xưa, bệnh còi xương ở trẻ em thường gặp nhiều ở trẻ vùng cao vì môi trường sống khá ẩm thấp, tia sáng mặt trời yếu, sương mù nhiều nên khó có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng tốt vào sáng sớm. Tuy nhiên, không phải chỉ có trẻ em vùng cao mà các bé ở thành thị và những khu vực khác vẫn có nguy cơ mắc còi xương cao. Hiện nay hầu như con trẻ đều được ba mẹ bao bọc rất kỹ, ít khi cho ra ngoài nên việc tiếp xúc với ánh nắng để tổng hợp vitamin D cũng bị hạn chế.Còi xương là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em tại Việt Nam, nhưng nhiều bậc phụ huynh ở nước ta vẫn còn bị nhầm lẫn giữa còi xương và suy dinh dưỡng.Suy dinh dưỡng xuất hiện ở những trẻ bị thiếu dinh dưỡng nặng, dẫn đến chiều cao hoặc cân nặng thua sút khi so sánh với những bé ngang tuổi.Còi xương thường có biểu hiện chung là loạn dưỡng xương do thiếu hụt vitamin D, ảnh hưởng đến chuyển hóa hấp thu canxi và photpho ngay trong giai đoạn phát triển xương. Còi xương gây ảnh hưởng lớn đến vóc dáng bé sau này, hạn chế phát triển cơ thể và có thể làm biến dạng xương. 2. Nguyên nhân còi xương ở trẻ em Như đã đề cập ở trên, trẻ còi xương là do việc thiếu hụt vitamin D trong giai đoạn phát triển. Vitamin D là một dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa cũng như hỗ trợ hấp thụ dễ dàng canxi và photpho bên trong cơ thể, nhờ đó giúp xương chắc khỏe và duy trì sự ổn định của cấu xương ở mức phù hợp.Theo các nghiên cứu, việc không bổ sung đủ vitamin D cho bé trong giai đoạn đầu đời thường do các nguyên nhân sau:Ít tiếp xúc với ánh mặt trời tự nhiên: Nhiều bậc phụ huynh lo ngại việc ở ngoài trời nắng trong thời gian dài sẽ làm bé bị choáng và đổ bệnh. Vì vậy dù có khí hậu nhiệt đới, nước ta vẫn đang nằm trong diện có nhiều trẻ còi xương do ít tiếp xúc với nắng sángChế độ ăn thiếu chất: Trong thực đơn ăn dặm hiện nay, nhiều bà mẹ vẫn chỉ quan tâm cho con ăn nhiều chất đạm, tinh bột, canxi,... mà quên rằng cần vitamin D để chuyển hóa và hấp thụ canxi, photpho cho xương, giúp xương phát triển. Chính vì thế nhiều trẻ dù bổ sung đủ canxi nhưng do thiếu vitamin D nên cơ thể tăng trưởng vẫn bị hạn chế, dẫn tới còi xương ở trẻ emPhụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ: Sữa mẹ rất cần thiết cho trẻ trong năm đầu đời, nhưng các mẹ cũng nên biết vitamin D trong sữa mẹ rất ít và chỉ đủ cung cấp một phần so với nhu cầu trong ngày của con.Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, còi xương cũng có thể gặp ở những bé bị rối loạn tiêu hóa quá lâu hơn bình thường, bệnh nhiễm khuẩn, tình trạng đẻ non, tuổi tác (bé càng nhỏ nguy cơ còi xương càng cao). Trẻ còi xương là do việc thiếu hụt vitamin D trong giai đoạn phát triển 3. Những dấu hiệu thường gặp ở trẻ còi xương Phần đầu: Tóc mọc theo kiểu vành khăn, có bướu ở đỉnh đầu và trán làm đầu to ra, phần xương có dấu hiệu mềm, thóp trước rộng, bờ mềm, có tình trạng chậm mọc răng, răng hay bị sâu, mọc không theo thứ tựPhần thân: Lồng ngực hơi giống với ngực gà, da xanh thiếu máu. Chân kiểu chữ C hoặc như vòng kiềng. Chậm biết đi và ngồi so với trẻ cùng tuổiBiểu hiện tâm lý: Bé hay trằn trọc khó ngủ, nôn, thường la khóc, ra mồ hôi trộm nhiều trong cả ngày. Mỗi bữa ăn trẻ đều có biểu hiện chán ănTriệu chứng trẻ còi xương, còi cọc nặng hơn từng được ghi nhận là co giật vì hạ canxi máu. 4. Trẻ còi xương cần bổ sung những gì? “Trẻ còi cọc bổ sung gì” là vấn đề được các bậc ba mẹ quan tâm khi phát hiện con mình gặp tình trạng trên. Điều quan trọng là phụ huynh cần tỉnh táo và tham vấn ý kiến từ các bác sĩ có chuyên môn để có liệu trình chữa trị phù hợp. Có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể trẻ bằng các cách sau:Tắm nắng đúng cách: Đây là cách đơn giản, miễn phí và hiệu quả đối với trẻ còi xương. Mỗi ngày mẹ chỉ cần cho con tiếp xúc với ánh nắng trước 8h00 sáng và khoảng 10 - 15 phút là đủ. Khi tắm nắng cần để bụng, lưng, tay và chân lộ ra ngoài, tiếp xúc với ánh nắng thì mới tổng hợp được vitamin DBổ sung sữa đều đặn: Sữa mẹ là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ vì vậy nên cho trẻ bú sữa đều mỗi ngày, nếu mẹ không đủ sữa có thể dùng thêm sữa ngoài dưới tư vấn của chuyên gia dinh dưỡngCho trẻ uống vitamin D và canxi: Dây cũng là một cách tốt nhưng cần phải thông qua bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé. Nếu mẹ không tuân theo hướng dẫn y tế mà sử dụng tùy ý sẽ dễ gây thừa vitamin D, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Bổ sung vitamin D từ thực phẩm: Ngoài những cách trên thì việc bổ sung vitamin D và canxi qua thực phẩm cũng được các chuyên gia y tế khuyến khích. Tắm nắng đúng cách giúp cải thiện tình trạng trẻ còi xương 5. Thực phẩm chứa nhiều vitamin D cần thiết cho trẻ còi xương Thức ăn cho trẻ còi cọc, còi xương chứa vitamin D tự nhiên cần được các mẹ ưu tiên vào giai đoạn bé ăn dặm được. Vitamin D xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm phổ biến như:Các loại hải sản như cá hồi, cá ngừ và cá thuSữa nguyên chất, sữa đậu nành và nước cam bổ sungThực vật như đậu nành, ngũ cốcGan bò, lòng đỏ trứngPhô maiNgoài vitamin D, bé cũng cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa. Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.Để có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu khi cần tư vấn nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) [email protected] thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tien-si-phu-hoa-duoc-tap-doan-invisalign-my-trao-tang-thanh-tuu-tron-doi-20221111100951113.htm
20221111
Tiến sĩ Phú Hòa được Tập đoàn Invisalign Mỹ trao tặng "Thành tựu trọn đời"
Giải thưởng do Tập đoàn Invisalign Mỹ đề cử. Công nghệ niềng răng trong suốt Invisalign có nhiều ưu điểm trong thẩm mỹ và chỉnh nha. Tiến sĩ Nguyễn Phú Hòa là một trong những bác sĩ nha khoa tiếp cận sớm công nghệ Invisalign tại thị trường Việt Nam. Hiện tại, bác sĩ Hòa đã thực hiện hàng nghìn ca chỉnh nha, niềng răng Invisalign, đem đến những nụ cười rạng rỡ, tự tin cho khách hàng. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Phú Hòa chia sẻ: "Với nhu cầu lớn về thẩm mỹ cũng như tính an toàn cho sức khỏe, công nghệ trong suốt Invisalign được nhiều người dùng quan tâm hơn, khắc phục các tình trạng thường gặp như răng mọc chen lấn, lệch lạc, răng hô (vẩu) hay móm, sai khớp cắn,… Điểm ưu việt của công nghệ này là giúp bệnh nhân tự tin ngay cả khi đang trong thời gian chỉnh nha, dễ tháo lắp và vệ sinh, ít gây bất tiện trong sinh hoạt cá nhân, ăn uống,… Vì vậy, ở Việt Nam và trên thế giới, công nghệ này đã ngày một phát triển, được nhiều người lựa chọn hơn". Có rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ từ chối niềng răng chỉnh nha do ngại sử dụng mắc cài. Nhiều người trưởng thành cũng ngại ngần niềng răng vì bị mất tự tin khi giao tiếp, làm việc, sinh hoạt,… Công nghệ Invisalign giúp chỉnh thẳng răng; hạn chế trở ngại trong ăn uống sinh hoạt; ítgặp các nguy cơ và sự khó chịu về miệng và lợi; duy trì sự khỏe mạnh của răng miệng trong suốt quá trình niềng; giảm thiểu các vấn đề trục trặc khi niềng răng. Do đó, công nghệ này giúp người niềng răng giảm số lần gặp bác sĩ; khay niềng được thay 2 tuần mỗi lần thuận tiện; liệu trình được cập nhật và điều chỉnh trên máy tính với hình ảnh 3D dễ nhìn. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Phú Hòa cho biết, công nghệ niềng răng Invisalign hội tụ nhiều ưu điểm như: Không gây tổn thương cho lợi, hạn chế kích ứng, không gây đau, cộm. Người dùng có thể tự thay khay, tháo, lắp khay mà không cần đến sự trợ giúp của bác sĩ, dễ dàng vệ sinh, hạn chế các bệnh lý về răng thường gặp. Công nghệ niềng răng Invisalign phù hợp với nhiều lứa tuổi, nhất là những người làm công việc liên quan đến tính thẩm mỹ cao. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa sở hữu nhiều máy móc hiện đại, theo chuẩn của công nghệ niềng răng Invisalign do Mỹ chứng nhận. Invisalign mang lại sự thoải mái, nhẹ nhàng, nhanh chóng, lấy dấu răng được thực hiện trên Itero 5D. Công nghệ Itero 5D có những điểm ưu việt như dự đoán trước được sự dịch chuyển của răng, khách hàng có thể xem kết quả sau niềng răng; hơn 10.000 điểm quét, ôm trọn góc răng và hàm; hình ảnh chân thật đem đến hiệu quả cao nhất có thể. Nhờ đó, trong suốt thời gian thực hiện chỉnh nha, người niềng răng có thể theo dõi toàn bộ quá trình dịch chuyển của răng. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa Địa chỉ: Số 484 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội Hotline: 0983 913 391 Website: nhakhoaquoctephuhoa.vn
https://suckhoedoisong.vn/cac-thuoc-dieu-tri-suy-tim-169240425100757748.htm
01-05-2024
Các thuốc điều trị suy tim
Theo ước tính, hiện Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người bị suy tim . Để điều trị suy tim , các biện pháp chung là thay đổi lối sống, theo dõi chặt chẽ và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng và kiểm soát lâu dài. Một số trường hợp có thể cần can thiệp phẫu thuật. Ghép tim là giải pháp cuối cùng khi tất cả các biện pháp khác không hiệu quả. Bên cạnh can thiệp y học, người bệnh cần thực hiện một lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe tim mạch như ngưng thuốc lá, giảm cân ở người béo phì thừa cân; kiểm soát huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường; ngưng sử dụng rượu. Một lưu ý quan trọng khác cần hạn chế sử dụng muối (<2g/ngày), nước uống cũng nên sử dụng trong giới hạn hợp lý (< 1,5 lít/ngày). Ngoài ra, bệnh nhân cần lựa chọn những môn thể dục nhẹ nhàng, phù hợp, không cần hạn chế vận động. 1. Thuốc điều trị suy tim 1.1. Các thuốc điều trị giảm triệu chứng của suy tim Có rất nhiều nhóm thuốc điều trị triệu chứng suy tim, nhưng có 2 nhóm thuốc dùng phổ biến nhất hiện nay là thuốc lợi tiểu và glycosid trợ tim. - Thuốc lợi tiểu quai: Do suy tim có thể dẫn đến phù nề, mệt mỏi, khó thở, ho… sử dụng thuốc lợi tiểu là lựa chọn hàng đầu cho các bệnh nhân suy tim có triệu chứng ứ huyết, phù ngoại biên. Thuốc lợi tiểu quai (lợi tiểu thải kali) giúp tăng bài tiết nước tiểu ở thận, đưa lượng dịch bị ứ đọng bên trong ra khỏi cơ thể, từ đó giảm các triệu chứng suy tim. Cần lưu ý rằng, thuốc gây hạ huyết áp, do vậy cần lưu ý chỉ định ở những bệnh nhân huyết áp thấp . Phải đảm bảo bệnh nhân có các dấu hiệu ứ nước thì mới chỉ định dùng lợi tiểu. Nếu bệnh nhân thiếu nước sẽ làm trầm trọng thêm rối loạn nước – điện giải. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc lợi tiểu phù hợp căn cứ vào các triệu chứng cũng như tình trạng bệnh. Không tự ý sử dụng hay tăng giảm liều. Khi thuốc lợi tiểu thải nước, luôn kéo theo mất các chất điện giải, trong đó quan trọng nhất là kali, do vậy phải luôn luôn lưu ý bổ sung kali đầy đủ, vì thiếu kali có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim , ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. - Thuốc trợ tim glycosid: Các thuốc trợ tim glycosid (digoxin, digitoxin) có khả năng cải thiện được sức bơm máu của tim, giúp người bệnh dễ thở hơn. Thuốc cũng giữ cho nhịp tim ổn định hơn với trường hợp tim đập nhanh hoặc không đều do rung nhĩ. Tuy nhiên, đây là nhóm thuốc độc bảng A, cần hết sức lưu ý các chống chỉ định khi dùng và bắt buộc phải được bác sĩ kê đơn và theo dõi. Thuốc có thể có những tác dụng phụ nguy hiểm đến tính mạng như loạn nhịp tim (đặc biệt ngoại tâm thu thất ở các mức độ khác nhau và chậm nhịp tim); làm nặng thêm bệnh lý mạch vành do thuốc làm tăng mức tiêu thụ oxy của cơ tim. Ở các bệnh nhân có suy thận kết hợp, các bệnh nhân có rối loạn điện giải máu (đặc biệt kali máu tăng hoặc giảm đều nguy hiểm) cần phải đặc biệt chú ý. Người bệnh suy tim cần thay đổi lối sống, theo dõi chặt chẽ và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh. 1.2. Thuốc cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân - Thuốc ức chế thụ thể angiotensin/neprilysin (ARNI): ARNI là một loại thuốc kết hợp mới để điều trị suy tim. Chúng bao gồm thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) và loại thuốc ức chế neprilysin (ví dụ sacubitril). Thuốc có tác dụng giảm huyết áp, giảm hậu gánh và tăng thải natri, nhờ đó giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và nhập viện do suy tim. TMột số tác dụng phụ của thuốc như tăng kali máu, huyết áp thấp, suy giảm chức năng thận và phù mạch. Chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn với thành phần của thuốc, người có bệnh lý về gan như xơ gan, suy gan... Bệnh nhân có tiền sử phù mạch liên quan đến điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin cũng không nên dùng nhóm thuốc này. Ngoài ra, phụ nữ có thai và cho con bú cũng không nên sử dụng. - Thuốc chẹn beta : Thuốc chẹn beta giao cảm được sử dụng rộng rãi trong điều trị suy tim, giúp làm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Thuốc có tác dụng hạn chế sự kích thích thái quá của hệ thần kinh giao cảm, giúp kiểm soát nhịp tim, giảm áp lực trong tim. Một số tác dụng phụ của thuốc như gây mệt mỏi, đau đầu, lạnh tay, rối loạn tiêu hóa, choáng váng, khó thở, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm. Nếu bệnh nhân có huyết áp quá thấp hoặc nhịp tim quá chậm thì không nên sử dụng thuốc chẹn beta. Các trường hợp hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng không dùng thuốc chẹn beta vì có thể làm cho các triệu chứng của những bệnh này nặng nề hơn. Trường hợp bị suy tim mà có ứ trệ ở phổi, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc lợi tiểu để tình trạng ứ trệ này giảm hẳn trước khi kê thuốc chẹn beta. - Thuốc lợi tiểu kháng aldosterone: Các thuốc lợi tiểu kháng aldosterone hay còn gọi là thuốc lợi tiểu giữ kali, thường được dùng ở các bệnh nhân có triệu chứng mức độ từ vừa đến nặng hoặc có các dấu hiệu suy tim. Thuốc giúp làm giảm nguy cơ suy tim tiến triển, giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân suy tim. - Thuốc ức chế chất đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2): Thuốc ức chế SGLT2 được sử dụng trong điều trị đái tháo đường để ngăn chặn sự tái hấp thu glucose. Thuốc giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện chức năng tim, từ đó giảm tỉ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân suy tim. 2. Những điều lưu ý khi dùng thuốc Mặc dù với sự tiến bộ không ngừng của y học hiện đại ngày nay, các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối đã có thể được điều trị triệt để bằng ghép tim hay bằng các dụng cụ hỗ trợ thất trái. Tuy nhiên, các biện pháp này còn có rất nhiều hạn chế do điều kiện kinh tế, điều kiện trang thiết bị... Do vậy, các biện pháp nội khoa vẫn là phương pháp điều trị hỗ trợ hoặc là chọn lựa chủ yếu để điều trị bệnh suy tim, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây suy tim, nên điều trị nội khoa phải bao gồm: Các thuốc điều trị nguyên nhân gây suy tim, thuốc điều trị triệu chứng và thuốc điều trị các biến chứng của suy tim. Ngoài ra, bệnh nhân suy tim hầu hết là có các bệnh đồng mắc và thường phải sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau. Do vậy người bệnh cũng cần có những hiểu biết nhất định để tránh những sai lầm đáng tiếc khi sử dụng thuốc. Đối với người bệnh cần: Uống thuốc đúng, đủ, đều vào giờ cố định để tránh quên thuốc. Giữ các toa thuốc cẩn thận vào nơi dễ nhớ, dễ tìm để có thể tra cứu khi quên liều dùng, thời điểm dùng, cách dùng. Không dùng chung toa thuốc với người bệnh khác dù cùng mức độ suy tim, cùng triệu chứng. Không tự ý tăng/giảm/ngừng thuốc. Khi uống thuốc thấy triệu chứng không giảm hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường, cần tái khám hoặc gọi ngay cho bác sĩ. Mời bạn đọc xem tiếp: 7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim SKĐS - Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể. 6 câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh suy tim SKĐS - Suy tim là một bệnh mạn tính người bệnh cần được quản lý suốt đời. Với việc điều trị phù hợp, các dấu hiệu và triệu chứng suy tim có thể được cải thiện, nhiều người thấy tim trở nên khỏe hơn, chức năng tim hồi phục.
https://suckhoedoisong.vn/sot-sieu-vi-nguyen-nhan-trieu-chung-duong-lay-truyen-cach-dieu-tri-va-phong-tranh-169240523154426098.htm
24-05-2024
Sốt siêu vi: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng tránh
Thời tiết nóng bức - Coi chừng sốt siêu vi Thời gian vừa qua, trời nắng nóng khiến nhiều trẻ em bị ốm. Số trẻ đến khám đông tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và các địa phương trở nên quá tải. Virus gây sốt siêu vi thường hoạt động mạnh trong thời điểm thay đổi thời tiết. 1. Tổng quan về sốt siêu vi Sốt siêu vi (hay còn gọi sốt virus) là nhiễm phải loại virus gây ra hiện tượng sốt siêu vi như: Enterovirus, Adenovirus hay Rhinovirus,… Sốt siêu vi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm sốt siêu vi . Ngoài ra những người tiếp xúc gần với người bị nhiễm siêu vi, đi đến khu vực đang có "dịch" sốt siêu vi, người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu cũng là đối tượng có nguy cơ bị sốt siêu vi cao hơn. Sốt siêu vi là tình trạng sốt cấp tính do nhiễm phải loại virus hay siêu vi trùng. Các bệnh nhiễm trùng virus đều có thể gây sốt. 2. Sốt siêu vi có lây không? Sôt siêu vi là bệnh lây nhiễm, đường lây nhiễm sốt siêu vi thường gặp là: Hô hấp: Nếu một người bị nhiễm virus có ho/ hắt hơi ở gần bạn, bạn có thể hít phải những giọt bắn có chứa virus từ họ. Trường hợp này thường xảy ra đối với lây cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Nuốt phải: Đồ ăn, thức uống cũng có thể bị nhiễm virus như virus norovirus và enterovirus. Nếu dùng phải những thực phẩm như vậy bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng. Bị cắn/đốt: Bạn cũng có thể bị nhiễm trùng virus nếu bị côn trùng và các động vật khác mang virus cắn/ đốt. Ví dụ cho trường hợp này là bệnh dại hoặc sốt xuất huyết. Truyền máu: Nếu người hiến máu bị nhiễm virus như viêm gan B hay HIV thì có nguy cơ cao lây bệnh cho người nhận máu. 3. Nguyên nhân gây bệnh sốt siêu vi Nguyên nhân chính của sốt virus chính là bị lây nhiễm virus qua các đường khác nhau. Sốt là cách cơ thể phản ứng chống lại virus. Trong đó chủ yếu qua đường hô hấp , vì virus có trong nước bọt và dịch khi hắt hơi của người bệnh. Khi hít vào, virus sẽ theo đó xâm nhập vào cơ thể. Sốt siêu vi ở trẻ - Cần xử trí đúng cách Sốt siêu vi dễ lây nhiễm nếu không đeo khẩu trang Virus có trong thức ăn và nước uống có thể xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta sử dụng thức ăn và nước uống không đảm bảo vệ sinh. Virus còn do muỗi truyền bệnh, đây là tác nhân phổ biến nhất. Muỗi là vật chủ trung gian lây truyền các bệnh gây sốt virus, đặc biệt là sốt xuất huyết, Zika. Sốt siêu vi thường gặp vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày và thường tự khỏi, khi được điều trị tích cực bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan, bởi vì một số trường hợp bệnh diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. 4. Triệu chứng sốt siêu vi Người bị nhiễm siêu vi có thể sốt từ 37,2°C đến hơn 39°C tùy vào loại virus tiềm ẩn. Ngoài ra khi có hiện tượng sốt siêu vi, người bệnh còn có thêm các triệu chứng kéo dài trong vài ngày như: ho, hắt hơi, đổ mồ hôi, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, mắt đỏ… Sốt siêu vi ở trẻ em có biểu hiện: Sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 39 - 40 độ C, sốt có thể kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng. Ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi. Với trẻ nhỏ thường sẽ quấy khóc nhiều, bỏ bú. Với trẻ lớn thường kêu đau đầu, đau ở hai bên thái dương và sau gáy. Trẻ bị chảy nước mắt, mắt đỏ, có ghèn và nhạy cảm với ánh sáng. Trẻ bị đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy. Trẻ có thể bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da,... Trẻ có thể bị nổi ban hoặc bọng nước. Ban thường xuất hiện sau khi triệu chứng sốt đã giảm, ở giai đoạn bắt đầu hồi phục. Để chẩn đoán bệnh sốt siêu vi, bác sĩ có thể sẽ tìm cách loại trừ nhiễm trùng do vi khuẩn qua xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh cũng như thực hiện các xét nghiệm máu hoặc lấy các mẫu bệnh phẩm như nước bọt hoặc chất dịch cơ thể. Ảnh minh họa. 5. Chẩn đoán và điều trị sốt siêu vi Để chẩn đoán bệnh sốt siêu vi, bác sĩ có thể sẽ tìm cách loại trừ nhiễm trùng do vi khuẩn qua xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh cũng như thực hiện các xét nghiệm máu hoặc lấy các mẫu bệnh phẩm như nước bọt hoặc chất dịch cơ thể. Điều trị bệnh sốt siêu vi dựa vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh, mức độ sốt cùng các triệu chứng khác đi kèm. Ở mức độ sốt nhẹ hơn, các phương pháp điều trị có thể bao gồm: Hạ sốt bằng Ibuprofen và acetaminophen. Tắm nước ấm: Giúp làm dịu cơ thể đang sốt. Uống nhiều nước: Bổ sung thêm lượng nước hằng ngày hoặc các chất điện giải vừa giúp hạ thân nhiệt vừa ngăn ngừa tình trạng mất nước do sốt. Không nên chườm lạnh hoặc ngâm nước lạnh để hạ sốt. Vì khi đó thân nhiệt đang tăng cao thì việc tiếp xúc với nước có nhiệt độ thấp không những không có tác dụng hạ sốt mà còn có thể ảnh hưởng xấu tới cơ thể. 6. Phòng ngừa sốt siêu vi Do virus thường lây lan qua đường hô hấp, côn trùng cắn/đốt, dịch cơ thể và đường ăn uống cho nên phòng tránh là hiệu quả nhất. Để phòng bệnh sốt siêu vi, mọi người cần làm các việc sau đây: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng/nước rửa tay khô trước khi ăn, sau khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh,… Tránh ở gần/tiếp xúc với người bệnh đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi. Phòng ngừa muỗi đốt. Đeo khẩu trang nơi công cộng. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa cũng như môi trường xung quanh cho sạch sẽ, thoáng mát, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây bệnh. Cần được tiêm phòng đầy đủ. Xem thêm video được quan tâm: Những ai dễ mắc bệnh trĩ nhất?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cong-dung-cua-cay-muong-trau-vi
Công dụng của cây muồng trâu
Cây muồng trâu hay còn gọi là muồng muồng, thường mọc hoang ở nhiều tỉnh của nước ta. Tuy nhiên, đây là một cây dược liệu được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy cây muồng muồng chữa bệnh gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! 1. Công dụng của cây muồng trâu Cây muồng trâu hay gặp ở nhiều nơi trên nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Muồng trâu là loại cây thân gỗ mềm, có thể cao từ 1,5 - 3m.Theo Y Học Cổ Truyền, cây muồng trâu có vị đắng, tính mát, mùi hắc nhẹ, lá vị cay ấm. Phần thân, quả, lá, cành của cây muồng trâu đều được sử dụng để bào chế thành thuốc.Theo nghiên cứu hiện đại, trong hạt muồng trâu có chứa tới 15% protein, Mg, Mn, Ca, Na. Phần lá và quả muồng trâu có các dẫn xuất anthraquinon và phần rễ cây chứa sitosterol (là dẫn xuất của steroid thường xuất hiện trong các sản phẩm điều trị bệnh ngoài da).Quả muồng trâu được thu hái vào tháng 10 – 12 hằng năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Thân, cành và lá cây muồng trâu thường được thu hái khi chưa ra hoa, có thể dùng tươi hoặc phơi nắng cho khô.Theo Y Học Cổ Truyền, công dụng của cây muồng là sát trùng, nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt và giảm ngứa. Khi sao vàng, cây muồng trâu có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, nhuận gan và tiêu thực. Cây muồng trâu được sử dụng trong điều trị chàm, hắc lào, vàng da, viêm da thần kinh, dị ứng, viêm gan, táo bón, đờm nhiều, phù thũng.Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, cây muồng trâu có công dụng:Cao lá muồng đang được nghiên cứu để làm thuốc điều trị viêm gan cấp và mãn tính do nó có khả năng điều hòa chỉ số bilirubin, ALT và bảo vệ tế bào gan.Lá muồng trâu có tác dụng kháng khuẩn và nấm.Thực nghiệm trên chuột cống trắng bị xơ gan cho thấy cao lá muồng trâu có thể ức chế quá trình xơ.Hợp chất anthraquinone trong cây muồng trâu có tác dụng trong điều trị các bệnh da liễu như vẩy nến, hắc lào, lang ben, dị ứng, mẩn ngứa,...Tác dụng nhuận tràng của cây muồng trâu được xác định là do hoạt động của hợp chất Sennoasides. Ở đại tràng, vi khuẩn đường ruột sẽ thủy phân hợp chất này thành Anthornes tác động đến nhu động ruột nhằm hạn chế táo bón và khó tiêu. Cây muồng muồng chữa bệnh gì là thắc mắc của một số người bệnh 2. Một số bài thuốc từ cây muồng trâu 2.1. Lá muồng trâu điều trị vảy nếnĐể điều trị bệnh vảy nến, bạn cần lấy 100g lá muồng trâu tươi, đem rửa sạch và để ráo nước. Sau đó xay nhuyễn hoặc giã nhỏ lá muồng trâu với 1 thìa muối.Sử dụng bông để thấm phần nước chấm lên vùng da bị vảy nến. Bạn cũng có thể dùng gạc đắp phần lá muồng trâu đã giã trên da trong vòng 30 phút, làm 2 lần/ngày. Lưu ý bạn cần vệ sinh vùng da sạch và lau khô trước khi bôi hoặc đắp thuốc.2.2. Công dụng của cây muồng trong điều trị dị ứng daCách thứ nhất: Lấy lá muồng trâu tươi đem xay nhuyễn với nước ấm, sau đó đun cho hỗn hợp cô sệt lại. Dùng hỗn hợp thu được bôi lên vùng da bị mẩn ngứa ngày 2 – 4 lần.Cách thứ hai: Sử dụng 200g lá muồng trâu rửa sạch, đun với 2 lít nước, rồi pha thêm với nước ấm để tắm hằng ngày nếu vùng da dị ứng rộng.2.3. Cây muồng trâu chữa viêm họngMột trong những công dụng của cây muồng đó là chữa viêm họng. Sử dụng 100g lá muồng trâu tươi rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước, đem xay nhuyễn lá với 250ml nước lọc. Sau đó lọc bỏ bã, lấy phần nước cốt để súc miệng hằng ngày có tác dụng giảm đau, ngứa rát ở cổ họng.2.4. Cây muồng trâu chữa bệnh hắc làoDùng lá muồng trâu tươi sạch, đem giã nát cùng với muối hoặc nước chanh để tăng tính sát khuẩn. Sau đó đắp lá lên trên vùng da bị hắc lào trong 20 – 30 phút. Công dụng của cây muồng được ứng dụng trong một số bài thuốc Y học cổ truyền 2.5. Cây muồng trâu chữa bệnh thấp khớpCó thể sử dụng muồng trâu cùng với các dược liệu như dứa dại, quế chi, vòi voi, rễ cỏ xước. Sắc các vị thuốc này cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 500ml thì lấy ra uống trong ngày.2.6. Cây muồng trâu điều trị đau thần kinh tọaSử dụng muồng trâu cùng với thần thông, cây lức, kiến cò, đỗ trọng, rễ nhàu, sắc với 400ml nước cho tới khi cạn còn đủ 1 bát nước, chắt ra uống 1 lần trong ngày.2.7. Cây muồng trâu điều trị táo bónNếu bạn đang gặp phải tình trạng khó tiêu, táo bón, có thể đun 20g lá muồng trâu với 1 lít nước, đun trong vòng 20 phút và uống trước khi đi ngủ.Cây muồng trâu có nhiều tác dụng trong điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, cây muồng trâu cần thận trọng sử dụng cho phụ nữ có thai, người có tỳ hư hàn và đặc biệt là không nên dùng dược liệu này trong một thời gian dài.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kham-van-dong-nhung-dieu-can-biet-vi
Khám vận động: Những điều cần biết
Khi các dây thần kinh hay các dây thần kinh vận động chi phối sự cử động của các chi trên cơ thể người bị tổn thương, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề về rối loạn vận động. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ tiến hành khám vận động cho người bệnh để đánh giá tình trạng rối loạn cũng như đưa ra pháp đồ điều trị hiệu quả nhất đối với người bệnh. 1. Khám vận động là gì? Rối loạn vận động với nguyên nhân chủ yếu do dây thần kinh vận động bị tổn thương khiến người bệnh không thể kiểm soát một phần hay toàn bộ cơ thể và gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.Sau đây là một số rối loạn vận động thường gặp nhất:Mất điều hòa vận động;Bệnh Parkinson;Hội chứng Tourette;Liệt cứng;Run vô căn;Loạn trương cơ lực;Bệnh Huntington.Để đánh giá mức độ rối loạn vận động do nguyên nhân tổn thương các dây thần kinh vận động trên toàn bộ cơ thể hoặc một phần cơ thể người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện khám vận động để đánh giá được sức chi trên và chi dưới của người bệnh từ đó đưa ra liệu trình điều trị thích hợp nhất đối với người bệnh.Khám vận động được thực hiện thông qua việc quan sát tình trạng vận động của người bệnh đồng thời thông qua một vài động tác được chỉ định để đánh giá tình trạng trương cơ lực, sức cơ, dáng điệu và sự phối hợp vận động của người bệnh. Bệnh Parkinson là một dạng rối loạn vận động thường gặp 2. Khám vận động được tiến hành như thế nào? 2.1 Tiến hành quan sát tình trạng chi trên dưới của người bệnhBác sĩ sẽ quan sát và đánh giá các vấn đề như sau:Quan sát cơ bắp của người bệnh, đánh giá tình trạng cơ bắp của người bệnh xem có ở trạng thái bình thường hay không, có bị teo cơ hay phì đại cơ hay không. Khi người bệnh ở trạng thái nghỉ ngơi, các bó cơ có thể bị rung giật nhỏ và nhẹ mà không làm dịch chuyển khớp với nhiều nguyên nhân khác nhau.Các hoạt động trong lúc nghỉ ngơi của người bệnh có thể là tăng động do chứng nằm ngồi không yên hoặc chứng chân không yên hoặc giảm động thường gặp ở bệnh nhân trầm cảm, parkinson, người bệnh rối loạn chức năng hồi trán giữa. Ngoài ra còn có các vận động tự phát như run rẩy, múa giật, loạn trương cơ lực.2.2 Khám cơ lựcMục đích của việc tiến hành khám cơ lực là để đánh giá hoặc phát hiện tăng trương lực cơ hoặc giảm cơ lực cơ ở người bệnh.Bệnh nhân được yêu cầu nằm thẳng và thư giãn thả lỏng chân tay, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra độ chắc nhão bằng cách bóp nhẹ các bắp cơ ở cẳng tay, cánh tay, đùi và cẳng chân. Ngoài ra để đánh giá được độ co doãi bằng cách di chuyển gập và duỗi chi tại các khớp khuỷu, cổ tay, đầu gối một cách thụ động. Đánh giá độ ve vẩy bằng cách lắc nhẹ cẳng tay và cẳng chân của bệnh nhân. Thông qua khám cơ lực, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng của người bệnh, nếu bệnh nhân có các đặc điểm như cơ bắp chắc, khi bệnh nhân co doãi có sự phản kháng lại rất nhẹ đối với các vận động thụ động và bàn tay bàn chân ve vẩy nhẹ nhàng thì đây là những dấu hiệu của một người bình thường. Khám cơ lực giúp đánh giá hoặc phát hiện tăng trương lực cơ hoặc giảm cơ lực cơ ở người bệnh. Đối với các trường hợp tăng trương lực cơ sẽ gây ra tình trạng cứng cơ do sự tăng đề kháng ở cả nhóm cơ gấp lẫn nhóm cơ duỗi tạo ra cứng cơ kiểu ống chì. Ngoài ra còn có trường hợp cứng cơ bánh xe răng cưa, cứng cơ kiểu tháp...Các trường hợp giảm trương lực cơ do các rối loạn tiểu não, rối loạn dây thần kinh cơ. Đối với trẻ em sơ sinh, giảm trương lực cơ chủ yếu do rối loạn dây thần kinh cơ hoặc dây thần kinh trung ương.2.3 Sức cơBác sĩ thông báo cho bệnh nhân về việc khám sức cơ, lúc này bệnh nhân có thể ngồi hoặc nằm trên giường bệnh tùy vào yêu cầu của bác sĩ. Trong quá trình khám bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các động tác như sau:Đối với sức cơ chi trênDạng và khép cánh tay, đưa cánh tay ra trước và ra sau với không và có lực cản của người khám. Gập và duỗi, sấp và ngửa cẳng tay với không và có lực cản của người khám.Gập và duỗi bàn tay với không và có lực cản của người khám.Xòe và khép, gập và duỗi các ngón tay với không và có lực cản của người khám Khám sức cơ chi trên bằng cách gập, duỗi bàn tay Đối với sức cơ chi dướiDạng, khép và nâng đùi với không và có lực cản của người khám.Gập và duỗi cẳng chân với không và có lực cản của người khám.Gập và duỗi bàn chân với không và có lực cản của người khám.Duỗi và gấp các ngón chân với không và có lực cản của người khám.Thang điểm đánh giá sức cơ trong khám vận động:Độ 0/5: Liệt hoàn toàn.Độ 1/5: Vận động cơ có thể thấy được, nhưng không cử động khớp.Độ 2/5: Cử động được khớp, nhưng không thắng trọng lực.Độ 3/5: Thắng được trọng lực, nhưng không thắng lực cản.Độ 4/5: Chống được lực cản, nhưng chưa đạt đến sức cơ bình thường.Độ 5/5: Sức cơ bình thường2.4 Dáng điệu của người bệnhSự bất thường dáng điệu của người bệnh có thể là do khiếm khuyết một số dây thần kinh trung ương hoặc dây thần kinh vận động. Để khám vận động, bác sĩ sẽ thực hiện một số bài test như sau:Romberg test: Yêu cầu bệnh nhân đứng thẳng, chụm hai chân sát vào nhau, mở mắt sau đó nhắm mắt. Bệnh nhân có thể đứng thẳng khi mở mắt, và loạng choạng (muốn té) khi nhắm mắt là do rối loạn hoặc là cảm giác sâu hoặc là chức năng tiền đình vì thị giác có thể bù trừ cho cả hai. Thị giác không thể bù trừ tốt cho thất điều tiểu não, do đó bệnh nhân này loạng choạng cả khi mở mắt. Bệnh nhân thất điều tiểu não cũng loạng choạng khi nhắm mắt, nhưng không được gọi là Romberg dương tính Romberg test giúp xác định dáng điệu bất thường của người bệnh Test kéo: Người khám đứng lưng sát tường để có thể dựa vào khi cần. Yêu cầu bệnh nhân đứng thẳng quay lưng về mặt người khám, cách 30-60cm, hai chân chụm vào nhau, mắt mở. Kéo vai bệnh nhân chắc và nhanh ngược về phía người khám. Kiểm tra sự mất phản xạ tư thế nếu tư thế có thể bị ảnh hưởng trong các rối loạn dây thần kinh cơ hoặc rối loạn hạch nền. Gặp trong hội chứng Parkinson, bệnh nhân tổn thương thì trán hoặc chất trắng hai bên.Cho bệnh nhân đi thăng bằng, đi lại bình thường tự do hoặc đi nối gót trên một đường thẳng để đánh giá sự thăng bằng của người bệnh, độ dài và sự đều đặn của nhịp bước chân, khả năng xoay người và các cử động cánh tay kèm theo. Lưu ý nếu bệnh nhân không đi vững thì phải đảm bảo có người đi kèm để hỗ trợ bệnh nhân, tránh để bệnh nhân té ngã.2.5 Phối hợp vận độngBác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số động tác như sau:Ngón tay chỉ mũi: Yêu cầu bệnh nhân dùng ngón trỏ chạm vào mũi người khám rồi sau đó chạm vào mũi bệnh nhân. Lặp lại động tác trên nhiều lần cho đến khi thấy được rằng các động tác cử động mềm mại và chính xác.Gót chân, đầu gối : Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa. Yêu cầu bệnh nhân nhấc một chân lên rồi đặt gót chân xuống đúng đầu gối chân kia và trượt gót chân đều đặn xuống dọc theo mào xương chày đến mu bàn chân. Các bệnh nhân với bệnh lý bán cầu tiểu não sẽ di chuyển (ngón tay hoặc gót chân) không đều đặn mà bị giật theo từng nấc, có thể sai mục tiêu (rối tầm). Ngón tay chỉ mũi là một trong những bài kiểm tra vận động thường dùng Các vận động thay đổi nhanh: Yêu cầu bệnh nhân vỗ vào lòng một bàn tay luân phiên bằng lòng và mu bàn tay còn lại đều đặn liên tục, càng nhanh càng tốt. Có thể vỗ bằng lòng bàn tay 3 cái thì đổi sang vỗ bằng mu tay 1 cái, cứ thế lặp lại càng nhanh càng tốt. Các bệnh nhân thất điều sẽ không thể duy trì sự thay đổi nhịp nhàng biên độ và tốc độ vận động sẽ rối loạn không đều. Người bình thường sẽ dừng tay lại nhanh chóng và tay sẽ được đưa về vị trí cũ mà không có quá tầm.Hiện tượng dội: Yêu cầu bệnh nhân đứng hoặc ngồi, duỗi thẳng cánh, cẳng và bàn tay ra trước, lòng bàn tay hướng xuống dưới, nhắm mắt lại. Dùng tay đánh dứt khoát vào cẳng tay để đẩy cánh tay đi xuống. Bệnh nhân mắc bệnh lý tiểu não sẽ không kiểm soát được vận động đi xuống một cách nhanh chóng, sau đó nâng trở lại quá tầm, do đó cánh tay sẽ “dội lên” cao hơn vị trí ban đầu.Các vận động soi gương: Đưa ngón trỏ tay người khác trước mặt bệnh nhân, cách người bệnh 30-60cm. Yêu cầu bệnh nhân cũng đưa ngón trỏ gần nhưng không được chạm vào. Sau đó nhanh chóng di chuyển ngón tay người khám đến vị trí mới cách vị trí cũ 30cm. Lặp lại vài lần để đánh giá sự di chuyển của người bệnh. Bệnh nhân rối loạn chức năng tiểu não sẽ đi quá khỏi mục tiêu và mỗi lần di chuyển phải điều chỉnh một hoặc vài lần mới đến sát mục tiêu.Rối loạn vận động nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương lâu dài đến não, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trong vận động, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám vận động. Khám vận động giúp phát hiện ra rối loạn vận động sớm tránh tổn thương lâu dài đến não
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loan-nang-khop-thai-duong-ham-co-chua-duoc-khong-vi
Loạn năng khớp thái dương hàm có chữa được không?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Nam - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Loạn năng khớp thái dương hàm không chỉ gây ra tiếng kêu khi người bệnh mở miệng hoặc nhai mà chúng còn gây đau đớn, khó chịu. Người bệnh bị chứng rối loạn khớp thái dương hàm do nhiều vấn đề khác nhau có thể kể tới như viêm khớp, chấn thương xương hàm, hay cơ bị mỏi do hàm siết chặt hoặc mài răng. Vậy loạn năng khớp thái dương hàm là gì và loạn năng khớp thái dương hàm có chữa được không? Bài viết sẽ giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi này. 1. Loạn năng khớp thái dương hàm là gì? Loạn năng khớp thái dương hàm là rối loạn liên quan đến các cơ nhai, đến khớp thái dương hàm hoặc cả hai. Nhưng vỡ biểu hiện của căn bệnh này thường không rõ ràng, thoáng qua, thậm chí có người tự nhiên khỏi, chính vì thế hầu hết mọi người không mấy quan tâm. Bệnh tuy không gây tử vong nhưng nếu phát hiện chậm sẽ rất khó điều trị và gây ra nhưng khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể.Loạn năng khớp thái dương hàm sẽ làm đau có chu kỳ, co thắt cơ và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ. Đây là khớp động duy nhất trong hệ thống sọ mặt, có vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống nhai. Khi bị bệnh rối loạn khớp thái dương hàm sẽ gây ra đau đớn ở khớp thái dương – khớp ở hai bên đầu ở phía trước của tai, nơi điểm xương hàm tiếp ứng sọ. Vì vậy khi bị bệnh sẽ ảnh hưởng tới việc giao tiếp, ăn uống, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Loạn năng khớp thái dương hàm sẽ làm đau có chu kỳ, co thắt cơ và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ 2. Triệu chứng của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm Các triệu chứng có thể nhận biết khi bị loạn năng khớp thái Dương hàm:Có cảm giác đau hoặc mỏi ở vùng cơ hàm khi nói chuyện, khi ăn, nhai, há miệng, siết chặt hai hàm, nhai thức ăn cứng...Cảm giác đau ở các cơ nhai: vùng góc hàm, vùng dưới hàm.Đau vùng trước tai, đau trong tai.Đau vùng thái dương, các cơ vùng cổ-vai-gáy.Tiếng kêu lục cục khi mở hoặc đóng hàm.Đau nhức đầu, đau nửa đầu.Cứng khớp hàm: khó khăn khi há miệng lớn, khi há lớn có thể lệch hàm.Bệnh cũng có thể gây ra tiếng kêu khi mở miệng hoặc nhai.Đau là triệu chứng nổi bật nhất của loạn năng khớp thái dương hàm và thường khiến cho người bị loạn năng khớp tìm đến bác sĩ, có thể đau nhẹ âm ỉ kéo dài đến đau chói. 3. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn khớp thái dương hàm Có nhiều nguyên nhân gây loạn năng khớp thái dương hàm, trong đó có thể kể tới:Yếu tố gen di truyền, khiến khớp thái dương hàm bị sai lệch do bẩm sinh.Tật nghiến răng hay thói quen siết chặt răng (có ý thức hoặc vô ý thức), làm gia tăng áp lực lên vùng cơ hàm và tổn hại khớp thái dương hàm.Bị tác động từ bên ngoài gây chấn thương làm trật khớp thái dương hàm, có thể là do các hoạt động thể thao hoặc lao động không bảo đảm an toàn.Hàm răng lệch lạc, thưa hoặc mất răng dẫn đến sai khớp cắn.Thói quen ăn uống không khoa học, nhai một bên hoặc dùng nhiều các thực phẩm cứng, khó nhai hằng ngày.Áp lực, căng thẳng tâm lý dẫn đến phản xạ co cơ hàm không tự chủ, làm hình thành nên tật nghiến răng khi ngủ. Tật nghiến răng làm gia tăng áp lực lên vùng cơ hàm và tổn hại đến khớp thái dương hàm 4. Loạn năng khớp thái dương hàm có chữa được không? Câu trả lời là có. Tùy thuộc vào tình trạng rối loạn cơ khớp thái dương hàm của mỗi bệnh nhân mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Thông thường người bệnh sẽ được điều trị nội khoa kết hợp với các bài tập trị liệu rối loạn cơ khớp thái dương hàm. Tư vấn về chế độ dinh dưỡng – nghỉ ngơi, mài chỉnh khớp cắn, thực hiện máng nhai, chỉnh nha...Cho điều trị bằng thuốc. Bác sỹ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, ...Nếu bệnh nhân bị bệnh do căng thẳng hay lo âu kém, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể giới thiệu đến nhà tâm lý có kinh nghiệm trong trị liệu hành vi nhận thức. Cách tiếp cận này bao gồm các biện pháp can thiệp để giúp nhận thức và thay đổi hành vi, học hỏi kỹ thuật thư giãn, và quản lý căng thẳng.Cũng có trường hợp bệnh có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại, bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên dùng thuốc hoặc bảo vệ khớp cắn để giúp giữ cho khỏi mài răng vào ban đêm. Trong trường hợp rất hiếm, có thể phải phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế các phần khớp.Ngoài điều trị bằng y học, người bệnh cũng chủ động trong quá trình điều trị như:Ý thức hơn về thói quen liên quan đến căng thẳng - siết chặt xương hàm, nghiến răng hoặc nhai - sẽ giúp giảm bớt tần số đau.Tránh sử dụng quá mức cơ quai hàm. Để giảm thiểu việc sử dụng các cơ hàm nhưĂn thức ăn mềm.Thực phẩm được cắt thành miếng nhỏ.Tránh thực phẩm dính hoặc dai như kẹo cao su vì sẽ cần hoạt động khớp nhai lâu dẫn tới mỏi hàmKhông mở miệng quá rộng trong khi ngáp.Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể chỉ cho cách làm bài tập kéo căng các cơ hàm và xoa bóp. Cũng có thể các bài tập để nâng cao đầu, cổ và tư thế vai.Áp đồ ấm, nóng ẩm hoặc nước đá các bên của khuôn mặt có thể giúp thư giãn cơ hoặc làm giảm bớt đau đớn Người bệnh cần lưu ý không há quá to khi ngáp Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng gây rối loạn chức năng khớp hoặc đau ở mặt bao gồm đau đầu, thường xảy ra trong hoặc xung quanh khớp thái dương hàm có tổn thương cơ, dây chằng và khớp.Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm:Điều trị nội khoaLàm giảm căng thẳngVật lý trị liệuThay đổi thói quen xấu ảnh hưởng đến hệ thống khớpMáng nhai, thư giãnMài chỉnh khớp cắnTái tạo khớp cắn bằng phục hình răng, nắn chỉn răng, ...Quan trọng, bệnh nhân rối loạn cơ khớp thái dương hàm cần phải tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được theo dõi và điều trị tốt nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-xac-dinh-muc-do-phan-manh-adn-tinh-trung-vi
Xét nghiệm xác định mức độ phân mảnh ADN tinh trùng
Bài viết được viết bởi BS Đỗ Huy Dương, Trung tâm Công nghệ cao Vinmec Phân mảnh ADN tinh trùng dùng để chỉ mức độ bất thường di truyền bên trong tinh trùng và là một trong các nguyên nhân dẫn đến thất bại IVF, sảy thai hoặc khó có con. Xét nghiệm xác định mức độ phân mảnh ADN tinh trùng sẽ giúp đánh giá khả năng thành công của IVF. 1. Thông tin lâm sàng Tính toàn vẹn vật chất di truyền của tinh trùng là một thông số quan trọng để đánh giá khả năng thụ tinh và phát triển bình thường của phôi. Phân mảnh ADN tinh trùng là thuật ngữ chỉ mức độ bất thường di truyền bên trong tinh trùng và là một trong các nguyên nhân dẫn đến thất bại IVF, sảy thai hoặc khó có con. Các xét nghiệm đánh giá mật độ tinh trùng, độ di động, hình thái không thể đánh giá chất lượng tinh trùng ở mức độ phân tử.Các nghiên cứu khoa học cho thấy:ADN tinh trùng phân mảnh mức độ cao ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi blastocyst;Mức độ phân mảnh ADN càng cao thì khả năng thất bại với IVF và sẩy thai càng cao;Mức độ phân mảnh ADN cao hơn ở những bệnh nhân có bất thường về chỉ số tinh trùng;Bệnh nhân có chỉ số tinh trùng bình thường cũng có thể có mức độ phân mảnh tinh trùng cao. 2. Ưu điểm của xét nghiệm Xét nghiệm giúp cung cấp thông tin cho bác sĩ điều trị bệnh nhân vô sinh nam Cung cấp thông tin về tính toàn vẹn vật chất di truyền của tinh trùng để xác định đối tượng nguy cơ cao;Cung cấp thông tin cho bác sĩ điều trị để quản lý và điều trị bệnh nhân vô sinh nam;Cung cấp giá trị tiên đoán để đánh giá khả năng thành công của các phương pháp hỗ trợ sinh sản 3. Mức độ phân mảnh ADN tinh trùng cao và khả năng mang thai Những cặp vợ chồng mà người chồng có mức độ phân mảnh ADN tinh trùng cao vẫn có thể mang thai bình thường và khỏe mạnh, tuy nhiên khả năng này thấp hơn so với trường hợp có mức độ phân mảnh ADN tinh trùng thấp.Phôi hình thành từ tinh trùng bị phân mảnh ADN có chất lượng thấp.ADN tinh trùng phân mảnh có thể dẫn đến các bất thường trong phát triển của phôi, sảy thai nhiều lần hay các vấn đề bệnh lý của con. 4. Nguyên nhân dẫn đến phân mảnh ADN tinh trùng Nghiện thuốc lá có thể dẫn đến phân mảnh ADN tinh trùng Lây nhiễmSốtNghiện thuốc láNghiện rượuCăng thẳngChế độ ăn không hợp lýTiếp xúc với ô nhiễm môi trườngTuổi caoGiãn tĩnh mạch tinh 5. Đối tượng chỉ định xét nghiệm Vô sinh không rõ nguyên nhânHỗ trợ phôi phát triểnPhôi phát triển kémThất bại IVF nhiều lầnSảy thai nhiều lầnGiãn tĩnh mạch tinhChỉ số tinh dịch thấpTiếp xúc với môi trường độc hạiTuổi cao 6. Biện pháp điều trị với trường hợp phân mảnh ADN tinh trùng mức độ cao Phẫu thuật tĩnh mạch tinh điều trị phân mảnh ADN tinh trùng Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến phân mảnh ADN. Nếu tình trạng phân mảnh là do yếu tố gốc tự do thì việc thay đổi lối sống giảm thiểu nguy cơ tạo ra các gốc oxi hóa là điều cần thiết. Các biện pháp điều trị khác có thể gồm:Kháng sinh trong trường hợp xuất hiện triệu chứng lây nhiễmThay đổi lối sống: hút thuốc, nghề nghiệpChế độ ăn: thực phẩm sạch đặc biệt thực phẩm chứa yếu tố chống gốc tự do như vitamin C, EPhẫu thuật tĩnh mạch tinhLấy tinh trùng từ mào tinhSử dụng phương pháp ICSI thay vì IVFTrung tâm hỗ trợ sinh sản IVF Vinmec là địa chỉ điều trị vô sinh - hiếm muộn được nhiều cặp vợ chồng chọn lựa. Cho đến nay Trung tâm đã thực hiện hỗ trợ sinh sản cho trên 1000 cặp vợ chồng hiếm muộn với tỷ lệ thành công trên 40%. Tỷ lệ này tương đương với các nước phát triển như Anh, Mỹ, Australia,...Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa trong nước và quốc tế, được đào tạo tại những trung tâm hàng đầu trên thế giới như tại Mỹ, Singapore, Nhật, Úc và các trung tâm Hỗ trợ sinh sản nổi tiếng trên thế giới.Với trình độ chuyên môn cao cùng bề dày kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF Vinmec có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay, giúp hiện thực hóa ước mơ làm cha mẹ của hàng trăm gia đình trên khắp Việt Nam. Nguồn tham khảo: reproductivehealthgroup.co.uk
https://suckhoedoisong.vn/ket-hop-thuoc-va-chinh-sua-gen-lieu-phap-moi-chong-lai-ung-thu-gan-169211215142623308.htm
17-12-2021
Kết hợp thuốc và chỉnh sửa gen chống lại ung thư gan
Kỹ thuật này kết hợp thuốc và chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 thành các hạt nano lipid, sau đó kích hoạt chúng bằng sóng siêu âm. Một phương pháp điều trị mới nổi chống lại bệnh ung thư được gọi là liệu pháp sonodynamic (SDT), bao gồm đưa thuốc đến khối u và sau đó kích hoạt chúng bằng xung siêu âm.Điều đó tạo ra các loại oxy phản ứng (ROS) có thể gây ra stress oxy hóa trên các tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Ung thư gan, loại ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới. CRISPR và thuốc sản xuất ROS có ít tác dụng phụ hơn so với các phương pháp điều trị ung thư gan khác Ung thư có thể chống lại các phương pháp điều trị bằng các enzym chống oxy hóa, làm giảm hiệu quả của phương pháp. Vì vậy, đối với nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tìm ra cách để loại bỏ hệ thống phòng thủ đó.Nhóm nghiên cứu cho rằng họ có thể sử dụng CRISPR để tắt một gen gọi là NFE2L2, mà tế bào ung thư sử dụng để thiết lập khả năng phòng thủ chống oxy hóa của chúng.Nhóm nghiên cứu đã kết hợp cả CRISPR và thuốc sản xuất ROS thành các hạt nano lipid, có thể được kích hoạt bằng các xung siêu âm. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm kỹ thuật này trên ung thư biểu mô tế bào gan.Các tế bào đã sử dụng các hạt nano, và ROS được hình thành khi siêu âm, phá vỡ các lysosome của tế bào.Điều đó cho phép CRISPR xâm nhập vào nhân tế bào, nơi nó hoạt động để loại bỏ biểu hiện của NFE2L2.Do đó, nhiều ROS được tạo ra hơn, gây tổn hại và giết chết nhiều tế bào ung thư hơn đáng kể so với cùng một kỹ thuật mà không cần chỉnh sửa gen . TIN LIÊN QUAN "Những biện pháp ngăn chặn viêm gan - xơ gan - ung thư gan" Trong các thí nghiệm tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm kỹ thuật này trên chuột bị ung thư biểu mô tế bào gan ở người được cấy ghép. Tất cả đều cho thấy các khối u của chúng thu nhỏ lại sau 15 ngày. Nhóm nghiên cứu cho biết, kỹ thuật này sẽ có ít tác dụng phụ hơn so với các phương pháp điều trị khác, bởi vì ROS và CRISPR chỉ được giải phóng vào các tế bào trong khu vực hướng các xung siêu âm.Siêu âm cũng có thể thâm nhập sâu hơn vào mô so với một kỹ thuật liên quan được gọi làliệu pháp quang động, được kích hoạt bằng ánh sáng hồng ngoại. Tất nhiên, các nhà khoa học vẫn cần phải vượt qua khoảng cách giữa thử nghiệm trên động vật và thử nghiệm trên người.Nhưng kết quả của nghiên cứu đã mang lại những tín hiệu hết sức lạc quan. Mời xem thêm video đang được quan tâm: Giải báo chí Vì sức khỏe nhân dân.
https://tamanhhospital.vn/tac-voi-trung-co-chua-duoc-khong/
23/04/2024
Tắc vòi trứng có chữa được không? Có thể trị khỏi hẳn không?
Tắc vòi trứng là bệnh lý gây vô sinh nữ phổ biến với tỷ lệ lên đến 20% các vấn đề liên quan vòi trứng. Vậy tắc vòi trứng có chữa được không là thắc mắc chung của nhiều cặp vợ chồng khi đang mong con sau nhiều lần thất bại, đang tìm kiếm một cơ hội đón con yêu về nhà. Để giải thích cho vấn đề tắc vòi trứng chữa được không, độc giả có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết dưới đây. Mục lụcTắc vòi trứng ảnh hưởng sức khỏe ra sao nếu không điều trị?1. Có nguy cơ dẫn đến vô sinh2. Giảm cơ hội mang thai khi làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)3. Thai ngoài tử cung4. Đau bụng dướiTắc vòi trứng có chữa được không?Phụ nữ bị tắc vòi trứng có chữa hẳn được không?Phương pháp điều trị tắc vòi trứng1. Điều trị nội khoa3. Điều trị ngoại khoaBiện pháp phòng ngừa tắc vòi trứng ở phụ nữPhụ nữ có dấu hiệu tắc vòi trứng nên thăm khám và điều trị sớm Tắc vòi trứng ảnh hưởng sức khỏe ra sao nếu không điều trị? Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị chít hẹp khiến tinh trùng không thể đến gặp trứng để diễn ra quá trình thụ tinh. Ống dẫn trứng là bộ phận nối dài từ sừng tử cung đến buồng trứng. Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, một nang sẽ phát triển trội lên và phóng noãn (hay còn gọi là rụng trứng), loa vòi trứng sẽ đón noãn và vận chuyển đến 1/3 ngoài vòi trứng, đây là vị trí xảy ra quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và noãn. Nếu ống dẫn trứng không bị tắc nghẽn, tinh trùng hoàn toàn có thể thuận lợi di chuyển trong lòng ống dẫn trứng, dễ dàng kết hợp với trứng và thụ tinh. Trứng được thụ tinh thành công sẽ di chuyển đến buồng tử cung để làm tổ, phát triển thành bào thai. Ngược lại, nếu ống dẫn trứng bị tắc có thể khiến trứng không được thụ tinh. Hiện nay, khoảng 20-30% trường hợp vô sinh có liên quan đến các vấn đề về ống dẫn trứng, trong đó tắc ống dẫn trứng gây vô sinh chiếm 10-20%. (1) Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tắc vòi trứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như: 1. Có nguy cơ dẫn đến vô sinh Tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh nữ. Thông thường, quá trình thụ thai xảy ra ngay bên trong ống dẫn trứng, khi trứng được thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử. Hợp tử này phân chia rất nhanh và tiếp tục di chuyển dọc theo ống dẫn trứng, đi vào buồng tử cung để làm tổ và phát triển. Khi phụ nữ bị tắc nghẽn ống dẫn trứng, khả năng cao trứng không thể thụ tinh với tinh trùng hoặc hợp tử bị kẹt lại tại ống dẫn trứng nên khó có khả năng mang thai tự nhiên. (2) 2. Giảm cơ hội mang thai khi làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) Về mặt lý thuyết, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF có thể giúp người phụ nữ mang thai mà không cần thông qua ống dẫn trứng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi vòi tử cung giãn tắc ứ dịch, dịch ứ đọng ở vòi tử cung là dịch viêm có khả năng chảy ngược vào buồng tử cung, gây ra bất lợi khi chuyển phôi vào. Điều này làm giảm tỷ lệ phôi làm tổ thành công và phát triển thành em bé khỏe mạnh. Chính vì vậy, khi phát hiện bệnh nhân bị giãn tắc, bác sĩ cần cân nhắc tình trạng bệnh nhân để đưa ra chỉ định phù hợp xử lý ứ dịch vòi tử cung trước khi chuyển phôi nhằm đảm bảo chuẩn bị điều kiện tốt nhất để phôi làm tổ. Xem thêm:Bị tắc vòi trứng có làm IVF được không? Chuyên gia giải đáp Tắc vòi trứng ảnh hưởng tỷ lệ mang thai IVF thành công 3. Thai ngoài tử cung Biến chứng thường gặp nhất của tắc vòi trứng là tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Điều này xảy ra do phôi bị kẹt lại trong ống dẫn trứng, không thể di chuyển đến buồng tử cung để làm tổ do đường trong lòng vòi trứng bị chít hẹp. Trường hợp mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, thai nhi không thể giữ đồng thời đe dọa trực tiếp đến tính mạng người mẹ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 4. Đau bụng dưới Mặc dù tắc vòi trứng thường không có biểu hiện rõ ràng, một số trường hợp có thể có biểu hiện đau âm ỉ hay đau quặn vùng bụng dưới do viêm nhiễm phần phụ hoặc viêm vùng chậu gây ra. Tắc vòi trứng có chữa được không? Bị tắc vòi trứng có chữa được không? Tắc ống dẫn trứng có thể được chẩn đoán và điều trị nếu phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời. Điều quan trọng cần lưu ý, các phương pháp điều trị được đưa ra dựa trên tình hình thực tế vòi tử cung của bạn chỉ đơn thuần là tắc hay có kèm theo ứ dịch vòi tử cung. Chính vì vậy, trong trường hợp nhận chẩn đoán bị tắc ống dẫn trứng, bạn nên tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa Hỗ trợ sinh sản và các chuyên khoa liên quan để có phương pháp điều trị hợp lý nhất. >> Xem thêm:Siêu âm có phát hiện tắc vòi trứng không? 3 phương pháp biết được Bị tắc vòi trứng có chữa trị được không? Bác sĩ Thu khuyên rằng phụ nữ dưới 35 tuổi nên kiểm tra khả năng sinh sản mỗi năm 1 lần và 6 tháng/lần đối với phụ nữ trên 35 tuổi. Kiểm tra ống dẫn trứng cũng như tìm kiếm các nguyên nhân tiềm ẩn khác giúp bạn có thêm nhiều cơ hội mang thai thành công trong tương lai. Phụ nữ bị tắc vòi trứng có chữa hẳn được không? Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhận chẩn đoán bị tắc vòi trứng ngày càng nhiều và có xu hướng trẻ hóa. Điều này dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ngày càng nhiều, cản trở ước mơ được có con của nhiều cặp đôi. Mặc dù vậy, nhờ những tiến bộ y học cùng sự hỗ trợ từ hệ thống công nghệ, kỹ thuật y khoa hiện đại, phụ nữ bị tắc vòi trứng có thể được điều trị dứt điểm. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những bệnh viện đi đầu trong điều trị vô sinh, hiếm muộn tại Việt Nam. Đặc biệt, điều trị tắc vòi trứng tại Bệnh viện Tâm Anh có thể được tiến hành bằng các biện pháp xử trí nội khoa và ngoại khoa tùy thuộc vào mức độ bệnh. Qua đó, Tâm Anh hỗ trợ nhiều cặp đôi tiến gần hơn với hành trình “có con” của mình. Xem thêm: Chị em phụ nữ sau điều trị thường thắc mắc thông vòi trứng bao lâu thì có thai được? Phương pháp điều trị tắc vòi trứng Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cho các trường hợp tắc ống dẫn trứng, cụ thể: 1. Điều trị nội khoa Tắc vòi trứng có chữa được bằng phương pháp nội khoa không? Nếu vòi trứng bị tắc do tình trạng viêm nhiễm vùng chậu, bác sĩ có thể chỉ định điều trị kháng sinh chống viêm để tình trạng viêm không tiến triển nặng hơn. Mặc dù vậy, các phương pháp điều trị nội khoa không đảm bảo các ống dẫn trứng sẽ thông suốt. Thuốc điều trị nội khoa đóng vai trò tiêu diệt vi khuẩn. Các tổn thương và mô sẹo đã hình thành sẽ không được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thay vào đó là can thiệp thủ thuật ngoại khoa. Có thể nói, điều trị tắc vòi trứng bằng phương pháp nội khoa có thể ngăn ngừa các tổn thương nặng hơn, hỗ trợ điều trị sinh sản hoặc can thiệp phẫu thuật sửa chữa sau này có nhiều cơ hội thành công hơn. Điều trị nội khoa đối với trường hợp bị tắc vòi trứng nhẹ Nếu bệnh nhân chỉ tắc nghẽn một ống dẫn trứng, thì vẫn có thể mang thai tự nhiên, tuy nhiên tỷ lệ mang thai tự nhiên có thể sẽ thấp hơn so với phụ nữ có 2 vòi trứng thông thương. Các chuyên gia có thể cung cấp các loại thuốc hỗ trợ sinh sản nhằm tăng cơ hội rụng trứng bên buồng trứng có vòi trứng thông. Tuy nhiên chỉ định này không phù hợp nếu bệnh nhân bị tắc nghẽn cả hai ống dẫn trứng. (3) Nếu như cả 2 vòi tử cung đều bị tắc, các biện pháp như tập thể dục, thiết lập chế độ ăn kiêng hay điều trị nội khoa… đều không thể thông ống dẫn trứng bị nghẽn. Can thiệp phẫu thuật là cách duy nhất giúp thông ống dẫn trứng. 3. Điều trị ngoại khoa Trong trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định điều trị ngoại khoa chữa tắc vòi trứng. Một số cách điều trị bao gồm: Dùng bơm hơi để thông tắc vòi trứng: Đây là biện pháp áp dụng trong những trường hợp tắc vòi trứng nhẹ. Để thực hiện thủ thuật, bác sĩ đưa một ống mỏng hoặc bóng nhỏ từ âm đạo vào tử cung cho đến khi chúng chạm tới chỗ tắc nghẽn để nong, loại bỏ tắc nghẽn. Phẫu thuật nội soi vòi trứng: Đây là phương pháp đặt dụng cụ nội soi vào buồng tử cung, sau đó sẽ đưa một dụng cụ chuyên khoa vào vòi trứng để đẩy và thông tắc ống dẫn trứng. Trong một số trường hợp, phẫu thuật nội soi có thể thông vòi trứng bị tắc hoặc loại bỏ mô sẹo tại vòi trứng cho bệnh nhân. Phẫu thuật cắt và nối ống dẫn trứng: Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đoạn ống dẫn trứng bị tắc không thể thông, rồi nối lại hai đầu của mỗi ống. Nếu phẫu thuật thành công, trứng sẽ di chuyển và thụ tinh như bình thường. Tuy nhiên theo thời gian, mô sẹo đôi khi có thể phát triển trên phần nối gây ra tắc nghẽn mới. Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng: Được chỉ định trong trường hợp các biện pháp thông tắc không mang lại hiệu quả, dịch ứ nhiều, vòi buồng trứng bị tắc quá nặng không thể có hy vọng mang thai tự nhiên. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định xử trí cắt bỏ vòi dẫn trứng để hạn chế nguy cơ dịch chảy ngược vào buồng tử cung, đồng thời áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để người mẹ có thai và sinh con bình thường. Trong các trường hợp vòi trứng ứ dịch nặng nề, việc cắt bỏ vòi trứng cũng sẽ giúp tỷ lệ ivf thành công tăng lên. Mỗi ca phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng thường yêu cầu thời gian nằm viện từ 1-2 ngày và thời gian hồi phục kéo dài 4-6 tuần. >> Xem thêm:Tắc 2 vòi trứng có thai tự nhiên được không và có chữa được không? Biện pháp phòng ngừa tắc vòi trứng ở phụ nữ Phần lớn ống dẫn trứng bị tắc nghẽn là hệ quả của nhiễm trùng vùng chậu gây nên. Hầu hết các trường hợp viêm, nhiễm trùng đều lây truyền qua đường tình dục. Đáng lo ngại, các bệnh nhiễm trùng đều không cấp tính và diễn tiến âm thầm, không gây ra bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào. Tình trạng nhiễm trùng càng kéo dài, nguy cơ hình thành mô sẹo và khiến ống dẫn trứng bị viêm/tắc nghẽn ngày càng cao. Không có biện pháp phòng ngừa tắc vòi trứng triệt để, tuy nhiên chúng ta có thể làm giảm rủi ro mắc các bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu bằng cách: Sử dụng bao cao su khi quan hệ để phòng ngừa một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thăm khám định kỳ, xét nghiệm tìm kiếm dấu hiệu bị viêm nhiễm thường xuyên nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao. Phụ nữ có dấu hiệu tắc vòi trứng nên thăm khám và điều trị sớm Mặc dù tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến vô sinh ở nữ giới, rất khó để tìm kiếm dấu hiệu tắc vòi trứng thông qua thăm khám lâm sàng. Triệu chứng tắc vòi trứng điển hình nhất chính là tình trạng khó thụ thai tự nhiên hoặc mang thai ngoài tử cung. Chính vì vậy, nếu các cặp vợ chồng đã cố gắng thụ thai ít nhất 1 năm trở lên, không sử dụng bất kỳ biện pháp phòng tránh thai nào nhưng vẫn không có con, có nguy cơ bị mắc bệnh lý liên quan cơ quan sinh sản, trong đó có ứ tắc vòi dẫn trứng thì nên thăm khám kiểm tra. Một số dấu hiệu cảnh báo phụ nữ nên thăm khám kiểm tra sức khỏe sinh sản gồm: Đau vùng chậu âm ỉ hoặc kéo dài trong hoặc ngay sau kỳ kinh nguyệt. Dịch tiết âm đạo bị đổi màu, có mùi bất thường và/hoặc vón cục. Để đăng ký thăm khám và tầm soát sức khỏe sinh sản tại IVF Tâm Anh, bạn có thể liên hệ qua thông tin sau: Trên đây là một số thông tin Bác sĩ… cung cấp nhằm mang đến các kiến thức hữu ích giải đáp cho thắc mắc tắc vòi trứng có chữa được không mà nhiều cặp vợ chồng đang băn khoăn. Phát hiện sớm, điều trị hiệu quả tắc vòi trứng giúp mở ra nhiều cơ hội để cha mẹ sớm đón con yêu về nhà.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tap-mong-bang-day-khang-luc-tai-nha-co-hieu-qua-vi
Tập mông bằng dây kháng lực tại nhà có hiệu quả?
Dây kháng lực là một công cụ tuyệt vời để tập mông săn chắc. Chúng rất hiệu quả, giá thành hợp lý và áp dụng linh hoạt với các bài tập toàn thân. Dưới đây là 6 bài tập mông bằng dây kháng lực mà bạn có thể thực hiện bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu. Bạn có thể thực hiện các bài tập mông hiệu quả tại nhà này vài lần mỗi tuần hoặc thêm vào lịch tập thể dục hàng ngày. 1. Ưu điểm của dây kháng lực Dây kháng lực hiện đang được rất nhiều người tập gym sử dụng vào các bài tập luyện vì những lợi ích như sau:Gọn nhẹ, dễ mang đi: Với dây kháng lực, bạn có thể tập cơ bụng khi đi nghỉ, tập mông hiệu quả tại nhà hoặc bất cứ khi nào có thời gian.Nhiều loại đa dạng: Dây kháng lực có nhiều loại với độ căng khác nhau nên bạn có thể lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu sử dụng, dù bạn là người mới bắt đầu hay người tập lâu chuyên nghiệp.Dùng linh hoạt với nhiều bài tập: Bạn có thể tác động lực vào hầu hết mọi bộ phận cơ thể: từ thân trên, thân dưới, cơ bụng, cơ mông....dây kháng lực giúp các nhóm cơ hoạt động nhiều và săn chắc hơn.Tác động thấp: Dây kháng lực có thể mang lại hiệu quả không kém các thiết bị hỗ trợ đắt tiền, nhưng gọn nhẹ và ít gây tác động tới không gian xung quanh. Bạn vẫn có thể tập mông săn chắc mà không gây ồn hoặc chiếm nhiều không gian tập của bất cứ ai. 2. Gợi ý bài tập mông bằng dây kháng lực 2.1. Glute BridgeNằm ngửa trên sàn hoặc thảm, cong đầu gối và quấn dây kháng lực ngay ở trên đầu gối. Hai bàn chân rộng bằng hông với hai tay áp trên sàn (các ngón tay gần chạm vào gót chân).Siết cơ bụng để lưng dưới ép xuống sàn.Nhấn lực vào bàn chân để nâng hông lên cho đến khi chúng thẳng hàng với đầu gối. Siết cơ mông trên khi nâng người.Hạ hông xuống sàn để về vị trí ban đầu. Có nhiều bài tập mông bằng dây kháng lực 2.2. Banded Clam ShellNằm nghiêng bên trái với hông, đầu gối và mắt cá chân xếp chồng lên nhau. Gập đầu gối thành góc 90 độ, quấn dây kháng lực quanh đùi ngay trên đầu gối.Đặt hai bàn chân chạm vào nhau, từ từ mở đầu gối phải ra rồi hạ xuống áp vào gối trái (tư thế mở vỏ sò).Người tập lưu ý siết cơ bụng và thẳng lưng khi thực hiện các động tác này. Không rướn người về phía trước hoặc ngả người ra sau. Thực hiện số lần yêu cầu ở một bên chân, sau đó đổi chân lặp lại động tác tương tự. 2.3. Donkey KickQuấn dây kháng lực quanh đùi (ở ngay trên đầu gối). Sau đó về tư thế bốn chân với 2 tay 2 chân trên sàn. Cổ tay đặt thẳng dưới vai và đầu gối trên sàn thẳng dưới hông.Co chân phải lên, đá thẳng ra sau hướng về phía trần nhà. Siết cơ mông và giữ chân thẳng hàng với hông, cơ thể thăng bằng không xô lệch.Hạ đầu gối để trở về vị trí ban đầu. Thực hiện số lần yêu cầu ở một bên chân, sau đó đổi bên lặp lại động tác tương tự.2.4. Fire HydrantĐộng tác này tương tự như Donkey Kick nhưng khác ở chỗ nâng chân sang ngang. Bạn thực hiện bài tập này như sau:Bạn quấn dây kháng lực quanh đùi, ở ngay trên đầu gối. Về tư thế bốn chân với 2 tay 2 chân trên sàn, cổ tay đặt thẳng dưới vai và đầu gối trên sàn thẳng dưới hông.Nâng đầu gối phải sang bên phải trong khi siết cơ bụng để giữ cơ thể ổn định, cột sống thẳng.Đưa đầu gối trở lại sàn để về vị trí ban đầu. Thực hiện số lần yêu cầu ở một bên chân, sau đó đổi bên lặp lại động tác tương tự.2.5. Plank JackQuấn dây kháng lực quanh cổ chân, sau đó vào tư thế Plank cao. Trong tư thế này, cổ tay đặt dưới vai, hông thẳng hàng với cột sống, hai chân duỗi thẳng về phía sau và cơ bụng siết.Ở tư thế này, duy trì siết cơ bụng, nhảy đưa hai bàn chân rộng ra rồi đưa chúng về vị trí ban đầu. Lặp lại nhiều lần động tác để đưa chân gần và xa nhau.Người tập lưu ý thực hiện động tác chân nhanh và dứt khoát. Đồng thời duy trì siết cơ bụng và hông thăng bằng trong suốt quá trình tập. Bổ sung bài tập mông bằng dây kháng lực vào lịch tập luyện để đem lại hiệu quả cao hơn 2.6. Kneeling Leg LiftQuỳ trên sàn với dây kháng lực quấn quanh đùi (ở ngay đầu gối).Mở thẳng chân phải sang bên phải, bàn chân đặt trên sàn để giữ thăng bằng. Tay trái đặt trên sàn để chống đỡ thân trên, tay phải chống trên hông hoặc đặt sau đầu.Ở vị trí này, nhấc bàn chân phải lên khỏi sàn sao cho cao nhất có thể.Hạ chân chạm sàn để hoàn tất 1 lần tập.Thực hiện số lần yêu cầu ở một bên chân, sau đó đổi bên lặp lại động tác tương tự.XEM THÊM: 15 bài tập lưng để tăng cường cơ bắp và ngăn ngừa chấn thương 3. Để tập mông hiệu quả tại nhà với dây kháng lực cần làm gì? Để tập mông hiệu quả tại nhà với dây kháng lực, bạn có thể thực hiện một số gợi ý sau:Bổ sung bài tập mông bằng dây kháng lực vào lịch tập luyện. Ví dụ: tập Squat, deadlift hoặc Lunge như bình thường nhưng dùng thêm dây kháng lực sẽ giúp tăng sức mạnh và làm săn chắc cơ mông.Nếu là người mới tập, nên dùng dây kháng lực khoảng 3-5 phút trong 5 ngày/tuần. Càng tập quen thì càng thực hiện được nhiều động tác với thời gian lâu hơn. Với người muốn tập nâng cao thì nên thêm bài tập cơ mông săn chắc vào lịch tập thông thường 3-5 ngày/tuần để khởi động hoặc nhắm vào những nhóm cơ khó tiếp cận.Để giúp giảm bớt mỡ toàn thân và giúp các cơ săn chắc, bạn nên kết hợp tập luyện với xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý, chế độ ăn giàu protein để bù lượng calo đã mất qua tập luyện một cách an toàn.Phía trên là 6 bài tập mông hiệu quả tại nhà được các chuyên gia thể hình gợi ý để giúp bạn sở hữu vòng 3 săn chắc và quyến rũ. Bạn có thể tập những bài tập này vài lần mỗi tuần hoặc thêm vào lịch tập thể dục hàng ngày để sớm nhận được kết quả mong muốn. Nguồn tham khảo: self.com, womenshealthmag.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-liet-day-vii-ngoai-bien-voi-phuong-phap-vat-ly-tri-lieu-vi
Điều trị liệt dây VII ngoại biên với phương pháp vật lý trị liệu
Bài viết được sự tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Thu Hương - Trưởng Đơn nguyên phục hồi chức năng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên là tình trạng tê bì nửa mặt bị tổn thương kèm theo mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt. Bệnh có thể được chỉ định điều trị nội khoa và điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu. 1. Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là gì ? Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên, là tình trạng tê bì nửa mặt bị tổn thương kèm theo mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt (liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não). Liệt dây VII ngoại biên là là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền từ người này sang người khác.Nguyên nhân gây bệnh là do liệt dây VII ngoại biên, tổn thương dây VII từ xương thái dương trở ra còn gọi là liệt mặt Bell, thường do lạnh, hoặc do viêm. Liệt dây thần kinh VII ngoại biên có thể do lạnh hoặc viêm 2. Chẩn đoán liệt dây thần kinh VII ngoại biên như thế nào ? Việc chẩn đoán liệt dây VII ngoại biên thông qua hỏi tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng.Bệnh thường khởi phát đột ngột với liệt nửa mặt sau khi ngủ dậy, người bệnh cảm giác tê bì nửa mặt, nhìn vào gương thấy liệt nửa mặt hoặc khởi phát sau thay đổi thời tiết đột ngột.Dấu hiệu Charles bell: Người bệnh không nhắm kín mắt bên liệt.Ở trạng thái thư giãn: Mặt người bệnh không cân xứng, bị kéo lệch về bên lành. Mất nếp nhăn trán và nếp nhăn mũi má, mép bên liệt bị hạ thấp so với bên kia, thức ăn chảy ra miệng ở bên liệt.Không mất cảm giác nửa mặt bên liệt.Để chẩn đoán chính xác tình trạng liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, các bác sĩ cần khám tai mũi họng, thần kinh, chụp cộng hưởng từ và làm xét nghiệm máu để loại trừ tổn thương do liệt dây VII trung ương và các bệnh lý khác. Xét nghiệm máu được thực hiện để chẩn đoán bệnh 3. Điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên như thế nào? Trước tiên là chỉ định điều trị nội khoa, người bệnh liệt dây thần kinh số VII sẽ được sử dụng corticoid sớm, liều cao (1mg prednisolon /kg). Ngoài ra có thể dùng các thuốc chống virus đặc biệt cho những trường hợp có bệnh cảnh nhiễm virus hay đau vùng sau tai, rối loạn cảm giác vùng mặt.Ngoài ra, để điều trị hiệu quả liệt dây VII ngoại biên, cần kết hợp điều trị vật lý trị liệu hoặc kích thích điện cùng với các bài tập cơ mặt sẽ mang đến hiệu quả điều trị toàn diện cho người bệnh. Việc thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn, nên điều trị ngay sau khi phát hiện bệnh.Bệnh nhân bị liệt dây thần kinh mặt có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và điều trị. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn Nội thần kinh được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm. Đặc biệt có hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế; chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, cho hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao, hạn chế tối đa biến chứngĐể được tư vấn chi tiết về bệnh liệt mặt cũng như quy trình khám chữa bệnh tại Vinmec, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
https://suckhoedoisong.vn/xoa-bop-bam-huyet-dieu-tri-co-nhi-dau-canh-tay-169145323.htm
28-03-2019
Xoa bóp - bấm huyệt điều trị cơ nhị đầu cánh tay
Cơ nhị đầu là cơ vùng cánh tay trước. Cơ có hai đầu, bám nguyên ủy vào xương vai ở củ trên khớp (đầu dài) và vào mỏm quạ xương vai (đầu ngắn). Cơ bám tận vào lồi củ xương quay. Đây là một cơ hai khớp nên chức năng của nó ở khớp vai là gập cánh tay và là cơ ổn định chỏm xương cánh tay ở khớp này. Tại khớp khuỷu, nó làm gập và ngửa cẳng tay. Vì hai đầu của cơ là đầu dài và đầu ngắn bám vào xương vai cách nhau một khoảng nên chức năng của chúng đối với cánh tay không giống nhau. Đầu dài của cơ này làm gập và dang cánh tay (khi cánh tay xoay ngoài hoàn toàn), trong khi đầu ngắn lại gập và khép cánh tay. Nguyên nhân Tổn thương thường gặp trên cơ nhị đầu là tổn thương sụn viền và gân nhị đầu: đối với những người chơi thể thao, đặc biệt là các môn thể thao thường phải sử dụng tay qua đầu như tennis, cầu lông, bóng ném, bóng rổ… Tình trạng đau vai do có tổn thương sụn viền và chỗ bám của gân nhị đầu dài. Tổn thương này gây đau trong các động tác sinh hoạt hàng ngày. Đau trong những trường hợp này thường dai dẳng, tăng lên khi thực hiện các động tác đưa tay qua đầu và làm giảm khả năng vận động của tay khi bị chấn thương. Sụn viền khớp vai là một cấu trúc giải phẫu, bao quanh ổ chảo xương vai, là phần tiếp khớp với xương cánh tay và có vai trò làm sâu thêm ổ chảo để tăng khả năng chống trật khớp cho khớp vai. Gân nhị đầu dài xương cánh tay là 1 trong 2 đầu gân của cơ nhị đầu cánh tay. Cơ này có tham gia vào động tác gấp và sấp khuỷu tay. Gân nhị đầu dài chạy vào trong khớp và bám vào bờ trên ổ chảo xương vai và liên tục với phần trên của sụn viền. Đoạn trong khớp này của gân nhị đầu có vai trò phức tạp trong đó có một vai trò được nhắc đến là định hướng cho chuyển động của chỏm xương cánh tay trong động tác dạng vai. Cấu trúc sụn viền và gân nhị đầu ở chỗ bám vào bờ trên ổ chảo xương cánh tay dễ bị thương tổn khi dư lực của cơ nhị đầu tác động vào chỗ bám ở bờ trên ổ chảo gây nên thương tổn. Cơ chế chấn thương thường gặp là khớp vai xoay trong khi khuỷu tay duỗi đột ngột, thường gặp trong động tác ném bóng, nâng vật nặng (đẩy tạ) hoặc động tác phát bóng mhamh và mạnh trong tennis.Chấn thương có thể nặng ngay lập tức hoặc tăng dần do bị tác động lặp đi, lặp lại. Cơ nhị đầu cánh tay dễ bị chấn thương, viêm Chẩn đoán Triệu chứng chính của tổn thương này là đau, tùy mức độ tổn thương có thể đau khi vận động vai ở một số động tác hoặc đau ê ẩm thường xuyên nếu kèm theo tình trạng viêm của gân. Đau có thể lan xuống vùng cánh tay hoặc cẳng tay.Đôi khiđau cảm giác mơ hồ, không rõràng.Bên cạnh đau là tình trạng giảm vận động do đau, bệnh nhân có thể không thực hiện được động tác do đau hoặc khi cố thực hiện sẽ bị mất lực để thực hiện động tác. Đôi khi triệu chứng đau giống với đau do các nguyên nhân khác của bệnh lý nội khoa như viêm gân cơ, viêm quanh khớp vai... nên cần phải thăm khám kỹ mới có thể phân biệt được. Siêu âm cơ: siêu âm khớp vai là biện pháp hữu hiệu nhất cho phép chẩn đoán đánh giá tình trạng gân và túi hoạt dịch gân.Siêu âm còn giúp cho việc theo dõi tiến triển của tổn thương và hiệu quả của việc điều trị. Chụp MRI: cho phép đánh giá tình trạng gân và bao hoạt dịch gân một cách chính xác Việc chẩn đoán dựa vào việc thăm khám kỹ bằng những nghiệm pháp thăm khám lâm sàng chuyên khoa kết hợp với siêu âm cơ vùng vai hoặc chụp phim cộng hưởng từ khớp vai. Chẩn đoán viêm gân và viêm bao hoạt dịch gân: có đau khớp vai, có điểm đau ở rãnh nhị đầu, đau tăng khi làm động tác xoay ngoài và gấp cẳng tay có trở kháng. Siêu âm: có hình ảnh viêm gân hoặc viêm túi hoạt dịch gân dài cơ nhị đầu. Chẩn đoán trượt gân dài cơ nhị đầu ra khỏi rãnh nhị đầu: có thể thấy tiếng “bật” khi vận động cánh tay nhất là động tác gấp cánh tay ra trước, xoay trong và nâng cánh tay lên. Gân lại trở về rãnh khi cánh tay trở về vị trí cạnh thân mình. Không thấy điểm phồng của cơ nhị đầu ở 1/3 dưới cánh tay và không thấy hố lõm vùng bụng cơ khu trú như là đứt gân. Siêu âm: cho bệnh nhân xoay trong cánh tay, đưa cánh tay ra trước lên trên. Ở động tác này, gân sẽ trượt ra khỏi rãnh, có hình ảnh rãnh nhị đầu trống. Đưa tay về vị trí dọc thân mình, gân trở về nằm trong rãnh, siêu âm lại thấy gân trong rãnh nhị đầu. Chẩn đoán đứt hoàn toàn gân dài cơ nhị đầu: lâm sàng: có tiếng “phựt” và cảm giác đau nhói ở mặt trước khớp vai sau một gắng sức của cơ nhị đầu. Sưng nề và có vết tím bầm ở vùng rãnh nhị đầu, dưới cơ delta phía trước, có thể không có triệu chứng này nếu đứt gân do thoái hóa. Xuất hiện một điểm phồng ở hố trụ trước 1/3 dưới cánh tay, và một hố nơi bụng cơ nhị đầu khu trú trước đây. Làm động tác gấp và ngửa cẳng tay có sức đề kháng thấy tăng độ phồng ở 1/3 dưới cánh tay. Siêu âm: thấy rãnh nhị đầu trống, không có gân trong rãnh. Chụp MRI để chẩn đoán chính xác tình trạng đứt gân. Điều trị bằng xoa bóp - bấm huyệt Xoa xát vùng mặt trước cánh tay: chủ yếu bôi trơn chuẩn bị xoa bóp bấm huyệt nếu vùng da mặt trước cánh tay da khô thoa dầu, nếu vùng mặt trước cánh tay da ẩm thì sử dụng phấn rơm. Day cơ nhị đầu cánh tay: dùng gốc lòng bàn tay day cơ nhị đầu cánh từ khuỷu tay đến vai chú ý mặt trước cánh tay. Miết cơ nhị đầu cánh tay: 1 bàn tay vịn cẳng tay người được xoa bóp bấm huyệt bàn tay kia gập các ngón tay 2, 3, 4, 5 về phía lòng bàn tay, sử dụng các khớp liên đốt gần nhấn vào mô, trượt dọc theo cơ tới đầu xương cánh tay (đầu dài cơ nhị đầu), sau đó miết hơi lệch về sau một chút về phía nách (đầu ngắn của cơ nhị đầu). Từ 3 - 5 lần. Bóp nắn cơ nhị đầu cánh tay: dùng 2 tay ngón cái 1 bên các ngón còn lại 1 bên, bóp nhẹ nhàng từ khuỷu tay lên mặt trước vai. Từ 3 - 5 lần. Nhào cơ nhị đầu: dùng tay bóp nhẹ trên cơ nhị đầu cách nhau 5cm, di chuyển 2 tay theo chiều nhược nhau. Từ 3 - 5 lần Ấn day điểm đau: dùng ngón tay day điểm đau chú ý nhẹ nhàng vừa sức chịu đựng. Ấn các huyệt: Kiên ngung, Liệt khuyết, Xích trạch... Rung cơ nhị đầu: người xoa bóp bấm huyệt áp sát bàn ngón tay rung với tần số cao từ vai đến khuỷu tay. Vận động khớp vai: nếu có giới hạn vùng khớp vai. Quay vòng nhỏ: người xoa bóp bấm huyệt 1 tay để ở vai, 1 tay để ở khuỷu tay người được xoa bóp bấm huyệt, di chuyển khớp vai nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ theo vòng nhỏ, chủ yếu là thăm dò biên độ vận động của khớp, sau đó quay ngược lại bằng số vòng đã quay trước đó. Quay vòng rộng ra trước: giống như quay vòng nhỏ nhưng mở rộng biên độ của khớp vai về phía trước theo chiều kim đồng hồ, sau đó quay ngược lại bằng số vòng đã quay trước đó. Ấn giãn vai: người xoa bóp bấm huyệt 1 tay để ở vai, 1 tay để ở khuỷu tay người được xoa bóp bấm huyệt di chuyển khớp vai nhẹ nhàng bằng cách nâng khớp khuỷu lên ngang vai hoăc cao hơn tùy theo sức chịu đựng. Ấn giãn vai Quay vòng rộng ra sau: người xoa bóp bấm huyệt 1 tay để ở vai, 1 tay để ở khuỷu tay người được xoa bóp bấm huyệt, di chuyển khớp vai nhẹ nhàng mở rộng biên độ của khớp vai về phía trước theo chiều kim đồng hồ, sau đó di chuyển khuỷu tay về phía đầu.sao cho cẳng tay kết thúc ở đỉnh đầu, lập lại 3 - 5 lần. Quay vòng rộng ra sau Vận động khớp khuỷu: người xoa bóp bấm huyệt một tay giữ phía trên khớp khuỷu, tay kia nắm cổ tay người được xoa bóp bấm huyệt, rồi làm động tác gấp, duỗi và quay sấp ngửa ba đến năm lần. Gấp Xoa lại kết thúc: chú ý xem lại vùng xoa bóp bấm huyệt vùng mặt trước cánh tay có ửng đỏ vùng da là đạt, mỗi lần xoa bóp bấm huyệt và vận động khớp vai, khuỷu là 20 phút, ngày làm 1 - 2 lần, liệu trình 2 tuần. đánh giá lại bằng thăm khám và siêu âm cơ. Duỗi Khi tay không làm được động tác gập và dang. khép cánh tay cũng như không làm gập và ngửa cẳng tay trong bệnh lý gân cơ nhị đầu thì xoa bóp - bấm huyệt là lựa chọn thích hợp giúp sơ thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, làm cho dinh vệ được điều hòa, trấn thống giúp cải thiện các triệu chứng và điều trị các tổn thương do viêm gân cơ nhị đầu gây nên.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bi-ho-van-tim-nguy-hiem-the-nao-vi
Bị hở van tim nguy hiểm thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bệnh hở van tim đang là một trong các bệnh lý tim mạch phổ biến nhất trong thời điểm hiện tại. Vậy, liệu hở van tim có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm của nó ra sao? Các bạn vui lòng đọc tiếp trong bài viết dưới đây. 1.Tìm hiểu về bệnh hở van tim 1.1 Định nghĩa về bệnh hở van tim Hở van tim là hiện tượng máu trào ngược vào các khoang trước do van tim không đóng kín trong quá trình đóng cửa. Điều này đồng nghĩa với việc tim phải hoạt động vượt qua mức bình thường để bù đắp cho sự thiếu máu. Khi tim hoạt động quá tải, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan đến hệ tim mạch và gây nguy hiểm. Hở van tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm Tất cả các van của tim bao gồm hai lá, ba lá, động mạch chủ, động mạch phổi bị hở đều được gọi là bệnh hở van tim. Những nguyên nhân dẫn đến hở một hoặc nhiều hơn các van tim mà bạn thường gặp bao gồm:● Bẩm sinh: Đây là yếu tố không thể kiểm soát, thường được phát hiện từ khi bé mới sinh ra.● Quá trình lão hóa: Thời gian khiến chức năng hoạt động của van tim suy yếu, đặc biệt đối với những người cao tuổi.● Van tim có thể không hoạt động hoặc các thành phần khác như dây thần kinh, cơ duy trì sự hoạt động của van có thể bị đứt hoặc giãn bất thường.● Các bệnh lý khác: Tăng huyết áp, cholesterol cao, viêm nội tâm mạc, sưng phình động mạch chủ, thiếu máu, và bệnh nhồi máu cơ tim, đều có thể ảnh hưởng và dẫn đến việc van tim không đóng kín. 1.2 Triệu chứng của bệnh hở van tim Hở van tim có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Việc tìm hiểu về các triệu chứng thường gặp khi van tim bị hở sẽ giúp bạn nhận biết bệnh kịp thời và có hướng điều trị thích hợp. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà người mắc bệnh van tim bị hở thường gặp:● Khó thở: Đây là một triệu chứng thường gặp đối với hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh suy van tim. Tình trạng này càng trở nặng khi cơ thể phải vận động mạnh hoặc gắng sức. Đôi khi, người bệnh cũng có thể cảm thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, điều này thường đi kèm với cảm giác mệt mỏi liên tục.● Nhịp tim nhanh hơn bình thường: Đây là cách cơ thể tăng cường hoạt động bơm máu để cố gắng đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Người bệnh thường có thể cảm nhận rõ ràng sự đập nhanh của tim ở phía ngực.● Cảm giác hoa mắt, chói mắt và chóng mặt: Các triệu chứng này thường xảy ra thường xuyên, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và công việc của người bệnh.● Sưng phù chân, đặc biệt quanh mắt cá, đau thắt ngực và ho khan (đặc biệt vào ban đêm): Những dấu hiệu này thường xuất hiện ở những trường hợp hở van tim từ mức độ trung bình trở lên. 2. Đi tìm lời giải bệnh hở van tim có nguy hiểm không? Bệnh hở van tim là một tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí có thể đe dọa tính mạng của người bệnh như rung nhĩ, suy tim, đột quỵ... Mức độ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Vậy hở van tim có nguy hiểm không? theo dõi chi tiết từng mức độ dưới đây: 2.1 Hở van sinh lý hay mức độ hở van 1⁄4 Hở van tim 1/4, hay được gọi là hở van tim sinh lý, tuy là một mức độ hở van nhẹ. Thông thường, tình trạng hở van tim nhẹ không đem lại nguy hiểm nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần theo dõi định kỳ, nhất là siêu âm tim kiểm tra sự tiến triển của hở van tim để được tư vấn và điều trị kịp thời.Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được theo dõi và kiểm tra định kỳ, khi hở van tiến triển thành mức độ nặng, sẽ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, suy tim, hoặc đột quỵ. Trong trường hợp hở van tim nặng, việc điều trị trở nên khó khăn hơn và cũng có nguy cơ phải thay van tim bằng van nhân tạo. 2.2 Hở van tim mức độ trung bình đến nặng Đối với những trường hợp hở van tim nặng, người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:● Suy tim: Bệnh hở van tim nặng, nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến suy giảm chức năng cơ quan, vì tim không cung cấp đủ máu cho các cơ quan trong cơ thể. Nó có thể gây tổn thương cho gan, thận, não, và có thể gây ra những biến chứng cấp tính như phù phổi cấp, hoặc nhồi máu cơ tim.● Rối loạn nhịp tim: Bệnh hở van tim cũng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, bao gồm nhịp tim nhanh hoặc chậm, và nghiêm trọng nhất là rung nhĩ. Nếu không được điều trị ngay lập tức, nguy cơ tử vong là rất cao.● Phù phổi cấp: Đây là biến chứng xảy ra sau khi suy tim đã xảy ra. Phù phổi khiến cho phổi không thể hoán đổi đủ lượng oxy cần thiết, và nếu không được phát hiện và điều trị cấp cứu, nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh là rất lớn.● Tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ: Đây là nguyên nhân chính gây tàn phế và liệt, và nằm ở vị trí thứ ba trong danh sách các nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu.Từ những biến chứng trên bạn đã có câu trả lời cho việc hở van tim có nguy hiểm không?. Chính vì vậy, người bệnh cần có các biện pháp điều trị và dự phòng phù hợp. 3. Các biện pháp điều trị ngăn biến chứng hở van tim Điều trị có vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ phát triển biến chứng nguy hiểm do bệnh hở van tim. Các phương pháp điều trị cho hở van tim bao gồm: 3.1 Điều trị bằng thuốc ● Sử dụng thuốc tây y điều trịTùy theo tình trạng hở van tim, bác sĩ sẽ lựa chọn các loại thuốc phù hợp để cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng của người bệnh.● Dùng thảo dược hỗ trợ điều trị hở van timViệc sử dụng thảo dược như một phương pháp hỗ trợ trong điều trị hở van tim đã được thực hiện từ xa xưa. Có nhiều loại thảo dược tự nhiên được coi là mang lại hiệu quả cho người bệnh tim mạch nói chung và hở van tim nói riêng, như Đan sâm và Hoàng đằng. Những loại thảo dược này giúp tăng cường năng lượng, cải thiện chức năng tim và ngăn ngừa sự hình thành huyết khối, từ đó giảm áp lực lên van tim, ngăn ngừa tình trạng hở van trở nặng hơn và giảm nguy cơ suy tim cũng như đột quỵ.Ngày nay, phương pháp dùng thuốc bằng thảo dược ngày càng được quan tâm, vì tính an toàn, hạn chế được nguy cơ tác dụng phụ do dùng quá nhiều thuốc tây y. Tuy nhiên, có rất nhiều những sản phẩm được bào chế có chứa thành phần hoạt chất trên. Bạn nên lựa chọn những sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả và độ an toàn để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất.Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm thảo dược này cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch. 3.2 Phẫu thuật Phương pháp can thiệp phẫu thuật như sửa van tim hoặc thay van tim nhân tạo thường được áp dụng cho các trường hợp nghiêm trọng, khi các biện pháp điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả. Quyết định này thường được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra. 3.3 Phương pháp không dùng thuốc Duy trì lối sống lành mạnh để cải thiện hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ biến chứng Sử dụng lối sống lành mạnh và tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ biến chứng cho người mắc bệnh hở van tim. Theo đó, người bệnh nên:● Chế độ ăn uống: Tăng cường sử dụng rau xanh và trái cây tươi; Ưu tiên ăn cá, thịt nạc và thịt gia cầm không da, thay thế cho các loại thịt đỏ; Hạn chế tiêu thụ mỡ động vật, các sản phẩm sữa nguyên kem, bơ, phô mai, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp; Giảm lượng muối tiêu thụ, nên duy trì dưới 5g/ngày và chú trọng kiểm soát lượng Natri trong cơ thể; Tránh tiêu thụ quá mức rượu, bia, cà phê và các chất kích thích; Ngừng hút thuốc lá và thuốc lào, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.● Chế độ tập luyện: Tập luyện với mức độ phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền... Nên thực hiện ít nhất 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 ngày mỗi tuần.● Các biện pháp khác: Đảm bảo giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào mùa lạnh và khi có sự thay đổi thời tiết; Duy trì vệ sinh răng miệng tốt để tránh nguy cơ viêm nội tâm mạc và tổn thương van tim.Ngoài ra, người bệnh cũng nên thực hiện tiêm vắc-xin cúm, covid...đầy đủ phòng tránh các bệnh lý đường hô hấp.Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn đã nhận thức được hở van tim có nguy hiểm không và cách thức điều trị kịp thời. Các dấu hiệu của hở van tim thường khó nhận biết ở giai đoạn sớm, do đó bạn hãy thăm khám định kỳ để nhận biết sớm bất thường về van tim. Thực phẩm bảo vệ sức khỏeÍch Tâm Khang - Dùng cho người bị tim mạch, suy tim- Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp do suy tim; - Hỗ trợ giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, đau ngực, ho, phù), giảm cholesterol máu và an toàn khi sử dụng. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Journal of Nutritional Therapeutics (Tạp chí Dinh dưỡng trị liệu) Canada năm 2014.Thành phần: Cao Đan sâm, cao Natto, Hoàng đằng, L-carnitine, MagieĐối tượng sử dụng:- Người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành)- Người có nguy cơ tim mạch: người cao tuổi, có tiền sử gia đình bị tim mạchTiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.Số điện thoại: 0981.238.219Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY * Sản phẩm này có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.XNQC số 3555/2020/XNQC-ATTP
https://dantri.com.vn/suc-khoe/an-rau-co-lam-tang-axit-uric-20240610203236481.htm
20240610
Ăn rau có làm tăng axit uric?
Theo Medical News Today, axit uric là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể, là sản phẩm chuyển hóa của các chất có nhân purine. Nguồn chính tạo ra axit uric gồm cả nội sinh và ngoại sinh. Nguồn gốc ngoại sinh từ thức ăn hàng ngày cung cấp cho cơ thể. Một số thực phẩm đồ uống có lượng purine cao như nội tạng động vật, cá biển, hải sản, bia rượu… Nguồn gốc nội sinh do quá trình chuyển hóa axit nucleic trong cơ thể. Quá trình chuyển hóa này diễn ra chủ yếu tại gan và một phần nhỏ diễn ra tại niêm mạc ruột. Axit uric dư thừa có thể tích tụ dưới dạng tinh thể trong các mô cơ thể, đặc biệt là thận và khớp, gây sỏi thận và bệnh gút.Nếu có lượng axit uric cao hơn bình thường, điều bạn cần làm là có một chế độ phù hợp với nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và một số đồ uống nhất định. Ăn một chế độ ăn ít purine sẽ làm giảm sản xuất axit uric. Cải bó xôi có hàm lượng purine vừa phải vì thế bạn không nên ăn quá nhiều (Ảnh: N.P). Theo Verywell Health, purine từ thực vật ít có khả năng làm tăng nồng độ axit uric của bạn. Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ bạn cần lưu ý. Dưới đây là những thực phẩm có hàm lượng purine vừa phải, bạn không nên ăn nhiều: - Bột yến mạch. - Cám lúa mì. - Nấm. - Rau chân vịt. - Măng tây. - Súp lơ. - Một số loại đậu như đậu thận, đậu xanh, đậu lăng… Theo một bài báo đăng trên tạp chí vào tháng 9/2017, mặc dù những loại rau này có thể làm tăng nồng độ axit uric nhưng chúng không làm tăng axit uric nhiều như các loại thịt và hải sản giàu purine. Những cách khác để giảm axit uric Chế độ ăn uống là một cách để giảm nồng độ axit uric, nhưng đó không phải là cách duy nhất. Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể áp dụng: Thực hiện chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật Nghiên cứu sâu rộng đã chỉ ra rằng một số loại thực phẩm có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể bạn. Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu thực vật, có thể làm giảm nồng độ axit uric trong nước tiểu. Tăng lượng vitamin C Một số nghiên cứu cho rằng vitamin C mang lại lợi ích cho bệnh gút, vì thực phẩm giàu vitamin C (cam quýt, ớt, dâu tây và bông cải xanh) có thể giúp cơ thể bạn loại bỏ axit uric. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định mối liên hệ này. Uống nước chanh Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy uống nước chanh mới vắt sẽ làm thay đổi độ pH trong máu và nước tiểu, làm giảm lượng axit uric. Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng cần phải nghiên cứu thêm. Tăng lượng chất xơ Sức khỏe đường ruột của bạn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể. Đảm bảo bạn nhận được lượng chất xơ phù hợp có thể giúp điều trị bệnh gút. Tiêu thụ chất xơ lành mạnh có thể giúp bạn điều chỉnh tình trạng viêm trong bệnh gút và giảm sản xuất axit uric. Bạn có thể tìm thấy chất xơ lành mạnh trong ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây. Hoạt động thể chất Hoạt động thể chất không chỉ có thể giúp giảm đau mà còn cải thiện tâm trạng. Tìm một hoạt động ít tác động đến khớp của bạn, chẳng hạn như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội. Bạn hãy đặt mục tiêu là 150 phút tập thể dục mỗi tuần. Bạn có thể thực hiện 30 phút hoạt động thể chất 5 ngày một tuần để đạt được mục tiêu này. Nếu bạn vẫn chưa đạt đến mức đó, hãy làm những gì bạn có thể và cố gắng tiến lên. Mỗi phút hoạt động thể chất đều có giá trị và đáng giá.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sieu-am-mang-phoi-cap-cuu-vi
Siêu âm màng phổi cấp cứu
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tống Văn Hoàn - Bác sĩ Hồi sức Cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Siêu âm màng phổi cấp cứu là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý màng phổi hiện nay. 1. Siêu âm màng phổi cấp cứu là gì? Siêu âm màng phổi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh với mục đích phát hiện, đánh giá tính chất của dịch màng phổi, ước lượng số lượng dịch, hướng dẫn chọc dò, sinh thiết màng phổi, đồng thời đánh giá tổn thương dạng nốt hay khối trên màng phổi. Phương pháp này đã được ứng dụng từ lâu trong thăm khám thành ngực, màng phổi, trung thất, nhu mô phổi,... Ngoài ra, siêu âm màng phổi cũng được sử dụng để chẩn đoán sớm các trường hợp tràn khí màng phổi khi chưa chụp được X-quang phổi.Ưu điểm của siêu âm màng phổi là: Không có liều chiếu xạ, thiết bị nhỏ gọn, có thể thực hiện tại giường bệnh ở những bệnh nhân nặng, bệnh nhân được cấp cứu, có thể thực hiện lặp lại nhiều lần, thời gian thăm khám nhanh và chi phí thấp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại hạn chế là độ phân giải hình ảnh phụ thuộc vào thiết bị; hình ảnh không khách quan, phụ thuộc vào người thực hiện và có thể gây khó khăn trong phân tích một số hình ảnh siêu âm. Siêu âm màng phổi giúp phát hiện bất thường 2. Chỉ định/chống chỉ định Phát hiện, đánh giá tràn dịch màng phổi, đặc biệt trong trường hợp nghi ngờ tràn mủ, tràn máu màng phổi do bệnh lý hoặc sau các thủ thuật có nguy cơ tràn dịch;Làm rõ bản chất của tổn thương mờ ở thành ngực hoặc màng phổi như khối u, dịch;Chẩn đoán phân biệt tràn dịch màng phổi hay dịch khu trú dưới cơ hoành, đánh giá sự di động của cơ hoành;Phát hiện, đánh giá độ dày màng phổi, khối u màng phổi, khối u phổi xâm lấn vào thành ngực;Hướng dẫn chọc dò, dẫn lưu dịch và sinh thiết màng phổi;Phát hiện, theo dõi tai biến, tiến triển của tràn khí màng phổi. Siêu âm giúp đánh giá tình trạng tràn dịch màng phổi 3. Thực hiện kỹ thuật siêu âm màng phổi cấp cứu 3.1 Chuẩn bịNgười thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh;Phương tiện sử dụng: Máy siêu âm 2D có đầu dò tần số 3.5 MHz và gel dẫn âm;Người bệnh: Có tư thế chuẩn, bộc lộ vùng cần siêu âm. Bệnh nhân cần được kiểm tra hồ sơ (tiền sử, bệnh sử, các thủ thuật xâm lấn đã thực hiện) và kiểm tra sức khỏe. Tư thế ngồi: Đặt đầu dò siêu âm ở các khoang liên sườn, giúp thăm khám được bệnh lý thành ngực, màng phổi và phát hiện tràn dịch màng phổi lượng ít. Tư thế nằm: Thăm khám màng phổi ở góc sườn hoành bên và sau, nhu mô phổi phần đáy và lấy gan làm cửa sổ siêu âm, đánh giá cơ hoành, màng phổi. Máy siêu âm 3.2 Quy trình thực hiệnĐặt đầu dò siêu âm màng phổi, di chuyển dọc theo khoang liên sườn từ đỉnh phổi xuống dưới vòm hoành;Khi nghi ngờ có tổn thương ở màng phổi thì quan sát sự thay đổi trong các thì của hô hấp, so sánh với bên phổi đối diện;Hình ảnh bình thường:Dấu hiệu dội lại: Khi gặp mặt phân cách ở giữa màng phổi và không khí trong nhu mô phổi, sóng âm sẽ bị phản xạ dội lại liên tiếp, tạo ra các đường song song với màng phổi;Dấu hiệu trượt màng phổi: Lá thành và lá tạng trượt lên nhau. Dấu hiệu trượt màng phổi mất đi khi có bệnh lý: tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, u màng phổi,...;Dấu hiệu đuôi sao chổi: Sóng âm khi gặp môi trường không khí và các vách phế nang sẽ tạo nên nhiều mặt phản hồi liên tiếp theo nhiều hướng;Dấu hiệu bờ biển trên siêu âm kiểu TM; Nhận định trong trường hợp tràn dịch màng phổi:Tràn dịch màng phổi điển hình nếu siêu âm cho hình ảnh khoảng trống âm đồng nhất nằm ở giữa lá thành và lá tạng;4 mức độ của cản âm: Tùy nguyên nhân gây tràn máu màng phổi mà khi siêu âm màng phổi có thể thấy các hình ảnh đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau;Trống âm;Hỗn hợp âm nhưng không có vách hóa;Hỗn hợp âm có vách hóa;Tăng âm đồng nhất;Ước lượng mức độ tràn dịch màng phổi khi dùng đầu dò siêu âm 3,5 MHz:Tràn dịch màng phổi lượng rất ít: Khoảng trống âm chỉ khu trú ở góc sườn hoành;Tràn dịch màng phổi lượng ít: Khoảng trống âm nằm ở góc sườn hoành, nằm trong tầm quét của đầu dò siêu âm;Tràn dịch màng phổi lượng vừa: Khoảng trống âm lớn hơn 1 tầm nhưng chưa vượt quá 2 tầm quét của đầu dò siêu âm;Tràn dịch màng phổi lượng nhiều: Khoảng trống âm vượt quá 2 tầm quét của đầu dò siêu âm;Nhận định trong trường hợp tràn khí màng phổi: Các dấu hiệu gợi ý bệnh nhân bị tràn khí màng phổi gồm:Không thấy dấu hiệu phổi trượt;Không thấy dấu hiệu đuôi sao chổi;Đường màng phổi bị rộng ra. Siêu âm màng phổi Siêu âm màng phổi cấp cứu là phương pháp có khả năng chẩn đoán bệnh lý thành ngực, tràn dịch màng phổi, dày màng phổi, u màng phổi, tràn khí màng phổi, hỗ trợ định vị và định hướng chọc dò, sinh thiết, dẫn lưu dịch,... Bệnh nhân khi được chỉ định thực hiện siêu âm màng phổi cần phối hợp tốt với bác sĩ để thu được kết quả chẩn đoán chính xác, hỗ trợ tốt cho công tác điều trị sau này.XEM THÊM:Chẩn đoán sốc nhiễm khuẩnXét nghiệm chẩn đoán tràn dịch màng phổiSốc nhiễm khuẩn xảy ra khi nào?
https://dantri.com.vn/suc-khoe/trieu-chung-ung-thu-vom-hong-giai-doan-muon-20221122075818156.htm
20221122
Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn muộn
Ung thư vòm họng là loại ung thư thường gặp đối với các vùng đầu và cổ. Ung thư vòm họng thường xuất hiện ở nam giới. Đây cũng là dạng ung thư phổ biến nhất ở nước ta trong những năm gần đây. Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến loại bệnh ung thư này. Một số nghiên cứu cho thấy những người nhiễm virus Epsstein - Barr thường có nguy cơ nhiễm ung thư vòm họng cao hơn. Ngoài ra, những người uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá hoặc ăn nhiều loại đồ ăn lên men như dưa muối là những người có nguy cơ cao mắc loại bệnh ung thư nguy hiểm này. Ung thư vòm họng giai đoạn sớm không có những biểu hiện rõ ràng nên bệnh nhân ung thư vòm họng đa số chỉ được phát hiện ở giai đoạn cuối. Dù vậy, nếu gặp các biểu hiện sau, chúng ta cần nghĩ đến bệnh ung thư vòm họng: -Người bệnh bị đau họng kéo dài trên một tuần và uống thuốc không hiệu quả. Hay bị ngạt mũi, tắc mũi kéo dài. - Bệnh nhân thấy khó nghe, khó nói tự nhiên bị chảy máu cam, khó thở và nổi những hạch bất thường khu vực vòm họng kèm theo bệnh đau nửa đầu. Nếu có những biểu trên, cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và phát hiện bệnh sớm nhằm có phương án điều trị hiệu quả. Còn ở giai đoạn muộn hơn, ung thư vòm họng có các dấu hiệu sau: -Hạch cổ:Vị trí hay gặp là hạch cổ vị trí góc hàm hoặc xuất hiện nhiều hạch ở 1 hay 2 bên cổ. -Các triệu chứng thần kinh gồm nhìn đôi và lác trong, đau nửa mặt hoặc đau họng, đau đầu hoặc đau nửa đầu khi u xâm lấn nội sọ. -Các triệu chứng mắt như xâm lấn ổ mắt hiếm gặp, chủ yếu gặp lồi mắt hoặc liệt vận nhãn. Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ung thư vòm họng nên hạn chế uống rượu, hút thuốc hoặc ăn các đồ ăn lên men như dưa muối, cá muối, cà muối… Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/de-phong-voi-dich-benh-do-cum-h1n1-vi
Đề phòng với dịch bệnh do cúm A/H1N1
Mặc dù không nguy hiểm bằng các một số bệnh cúm khác nhưng cúm A/H1N1 có thể gây viêm phổi và bội nhiễm, nghiêm trọng hơn là có thể gây suy đa tạng và dẫn đến tử vong ở một số đối tượng có nguy cơ, đặc biệt là các bệnh nhân mãn tính và có bệnh nền. 1. Cúm A/H1N1 là bệnh gì? Bệnh cúm A/H1N1 là một bệnh cúm mùa do virus cúm A/H1N1 gây ra. Đây là bệnh rất dễ lây truyền từ người này sang người khác với tốc độ rất nhanh. Mặc dù không nguy hiểm bằng các một số bệnh cúm khác, nhưng bệnh có thể gây viêm phổi và bội nhiễm, nghiêm trọng hơn là có thể gây suy đa tạng và dẫn đến tử vong ở một số đối tượng có nguy cơ, đặc biệt là các bệnh nhân mãn tính và có bệnh nền.Tương tự như virus Corona gây bệnh viêm phổi Vũ Hán gây dịch bệnh tại Hà Nội và một số tỉnh thành trên nước ta, bệnh Cúm A/H1N1 từng là chủng đại dịch được phát hiện và bùng phát mạnh vào năm 2009, có tốc độ lây lan nhanh.Tại Việt Nam, dịch bệnh H1N1 bùng phát mạnh vào cuối năm 2009, sau khi triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, dịch bệnh được đẩy lùi vào đầu năm 2010, đến tháng 7/2010 Việt Nam đã cơ bản khống chế dịch cúm A trên cả nước. Cúm A/H1N1 từng bùng phát thành đại dịch vào cuối năm 2009 Về con đường lây truyền, virus gây bệnh cúm A/H1N1 lây lan từ người qua người khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện hoặc khi người lành tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm virus cúm A, sau đó đưa tay lên mũi, miệng, mắt. 2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh cúm A/H1N1 Tương tự như những bệnh cúm mùa thông thường khác, người bệnh bị nhiễm virus cúm A/H1N1 có các biểu hiện triệu chứng như sau:Sốt trên 38 độ C và kèm theo cảm giác ớn lạnh.Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức cơ, suy nhược cơ thể.Đau họng, ho khan.Hắt hơi, nghẹt và sổ mũi, khó thở.Buồn nôn, nôn và tiêu chảy.Ở những bệnh nhân bị cúm nặng, phổi có dấu hiệu tổn thương dẫn tới suy hô hấp như khó thở hoặc thở nhanh.Xuất hiện biến chứng thứ phát như: Viêm xoang do bội nhiễm, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.Đối với những người bệnh mắc bệnh mãn tính như tim mạch, máu, phổi,... thì bệnh tiến triển nặng hơn. Cúm A nặng có thể dẫn tới biến chứng sốc nhiễm khuẩn 3. Phòng bệnh cúm A/H1N1 Để phòng ngừa bệnh cúm A/H1N1, mọi người cần chủ động:Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh. Cụ thể, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên; sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt;Khi ho hoặc hắt hơi thì cần che mũi, miệng; không khạc nhổ bừa bãi và tránh tiếp xúc gián tiếp và trực tiếp với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm A.Chế độ ăn thức ăn cân bằng, đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng nhằm ngăn ngừa nhiễm virus cúm.Những trường hợp sốt cao, khó thở thì cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang rồi đến cơ sở y tế để khám, tư vấn, xử lý và phòng tránh lây lan.Đặc biệt, để phòng bệnh đặc hiệu, mọi người nên đi tiêm vắc-xin để phòng bệnh. Nên tiêm đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY. Tamiflu: Không phải ai bị cúm A cũng có chỉ định dùng
https://tamanhhospital.vn/phac-do-gio-vang/
04/03/2024
Phác đồ giờ vàng là gì? Lợi ích của kỹ thuật mang lại cho trẻ sinh non
Phác đồ giờ vàng nhấn mạnh tầm quan trọng của hồi sức sơ sinh trong 60 phút đầu đời ở trẻ sinh non. Từ đó, trẻ giảm nguy cơ tử vong cũng như mắc các bệnh lý nguy hiểm về sau. Mục lụcPhác đồ giờ vàng là gì?Yếu tố phác đồ giờ vàngLợi ích của kỹ thuật phác đồ giờ vàngQuy trình thực hiện kỹ thuật phác đồ giờ vàngNhững khó khăn, thách thức của phác đồ giờ vàngPhác đồ giờ vàng là gì? Phác đồ giờ vàng là khái niệm được R. Adams Cowley – Bác sĩ phẫu thuật của quân đội Mỹ đã sáng tạo vào năm 1957, nhấn mạnh tầm quan trọng của cấp cứu trong 60 phút đầu sau chấn thương, ngăn ngừa tử vong cho nạn nhân. Theo đó, “giờ vàng” chỉ khoảng thời gian can thiệp các biện pháp y tế để cứu sống cũng như ngăn chặn các bệnh tật, biến chứng nghiêm trọng. Năm 2009, Reynold đã mượn lại thuật ngữ “giờ vàng” này để áp dụng cho Sơ sinh, Hồi sức sơ sinh. Tại đây, “giờ vàng” được sử dụng để chỉ 60 phút đầu sau sinh của trẻ sinh non. Trong khoảng thời gian này, các biện pháp y tế, chăm sóc, hồi sức sơ sinh sẽ được thực hiện để giảm thiểu tối đa các rủi ro liên quan đến trẻ sinh non, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho trẻ. (1) Đến năm 2014, Castrodale đã xây dựng phác đồ “Giờ Vàng”, hướng dẫn chăm sóc trẻ sinh non trong 60 phút đầu đời một cách hệ thống, an toàn và hiệu quả nhất. Năm 2018, TS.BS Cam Ngọc Phượng – Giám đốc Trung tâm Sơ sinh BVĐK Tâm Anh TP.HCM sang Australia du học, chứng kiến trẻ sinh non được chăm sóc nhẹ nhàng nhờ can thiệp sớm 60 phút đầu đời. Về nước, bác sĩ cùng đồng nghiệp nghiên cứu, xây dựng phác đồ “giờ vàng”, với mong muốn giảm nguy cơ đặt nội khí quản, giảm tỷ lệ thở máy xâm lấn, từ đó giúp giảm chi phí điều trị cho bệnh nhi. Theo GS.TS.BS Ngô Minh Xuân – Chủ tịch Liên chi Hội Chu sinh – Sơ sinh TP.HCM, hiện nay tỷ lệ tử vong trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất cao không chỉ Việt Nam mà cả thế giới, đặc biệt nhóm trẻ sinh cực non, nguy cơ tử vong cao hàng đầu. Mỗi năm nước ta có khoảng 100.000 – 110.000 trẻ chào đời non tháng và 17.000 trẻ tử vong trong vòng 28 ngày sau khi sinh. Trẻ non tháng có nhiều nguy cơ sau sinh, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, nhiễm trùng dẫn tới suy hô hấp tiến triển nặng và tử vong. Nhóm trẻ này tử vong 64% so với trẻ bình thường. Nghiên cứu về sinh lý ở trẻ sơ sinh cho thấy, mức đường huyết của trẻ giảm sau kẹp rốn nửa tiếng. Mức đường huyết giảm nhiều sau khoảng 60 phút không điều trị kịp thời, gây tổn thương não, di chứng nặng về sau cho trẻ. Do đó, trẻ sinh non cần truyền tĩnh mạch duy trì đường huyết sau sinh. Ngoài ra, trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm trùng tăng gấp 3 lần so với trẻ đủ tháng. Nhiều tài liệu nghiên cứu khẳng định nguy cơ tăng gấp 10 lần so với trẻ đủ tháng, do hệ miễn dịch chưa trưởng thành. 63% trường hợp nhiễm trùng sơ sinh để lại di chứng về sau. Nhất là ảnh hưởng thính lực, tăng nguy cơ co giật, thở Oxy kéo dài. Phác đồ giờ vàng được áp dụng tại phòng sinh, khoa hồi sức sơ sinh cấp độ 3, cho trẻ sinh non dưới 32 tuần, đặc biệt là trẻ sinh non dưới 28 tuần; tập trung vào hồi sức sơ sinh ngay tại phòng sinh, ổn định hô hấp với phương pháp thở không xâm lấn (CPAP), giúp giảm nguy cơ đặt nội khí quản ở trẻ sơ sinh suy hô hấp, ổn định thân nhiệt sớm. Sau đó truyền dung dịch đường, đạm sớm, và có thể cho kháng sinh đối với em bé nguy cơ nhiễm khuẩn… giúp tăng khả năng sống sót và phát triển khỏe mạnh cho bé, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non và cực non, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi mãn tính, giảm di chứng, khuyết tật về thính giác, thị giác cũng như đảm bảo sự phát triển về não bộ, thần kinh cho trẻ… Phác đồ “giờ vàng” giúp tăng tỷ lệ sống và phát triển khỏe mạnh cho trẻ sơ sinh. Yếu tố phác đồ giờ vàng Trẻ sinh non không có đủ thời gian để phát triển hoàn thiện các cơ quan trước khi chào đời, do đó ngay từ giai đoạn đầu sau sinh trẻ rất dễ gặp phải 4 biến chứng: Suy hô hấp: Phổi và các cơ quan thuộc hệ hô hấp thường bắt đầu phát triển và hoàn thiện ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Hạ thân nhiệt: Trẻ sinh non chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt nên khi mới chào đời, việc kiểm soát thân nhiệt cho trẻ không phù hợp sẽ khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao, đến 64%. Hạ đường huyết: Sau khi kẹp rốn, đường huyết của trẻ sinh non giảm nhanh chóng, từ đó có thể gây ra các tổn thương não nghiêm trọng. Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là yếu tố cần đặc biệt chú ý ở trẻ sinh hon. Nguy cơ trẻ sinh non bị nhiễm trùng cao hơn trẻ sinh đủ tháng từ 3 – 10 lần. Nhằm giúp trẻ sinh non giảm nguy mắc phải các biến chứng trên, phác đồ “giờ vàng” được thực hiện ngay trong phòng sanh, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ bác sĩ Sơ sinh, bác sĩ Sản khoa và Ekip phòng sanh. Phác đồ bao gồm nhiều yếu tố: Hồi sức phòng sinh, hỗ trợ hô hấp bằng phương pháp không xâm lấn, ổn định hô hấp. Duy trì nhiệt độ ổn định, từ 36.5 – 37.4 độ C. Phòng ngừa hạ thân nhiệt. Kẹp rốn muộn. Thời gian bắt đầu truyền tĩnh mạch Glucose, kháng sinh. Thời gian cho trẻ vào lồng ấp kín. Phòng ngừa nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm trùng huyết. Lợi ích của kỹ thuật phác đồ giờ vàng Từ 2021 – 2022, theo dõi trên 75 trẻ sinh non từ 27,5 – 28 tuần được điều trị thành công tại Trung tâm Sơ sinh – Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho thấy, khi áp dụng phác đồ “giờ vàng”, tỷ lệ phải đặt nội khí quản ở trẻ giảm 62.5% xuống 26%. Đồng thời, chi phí điều trị trung bình của trẻ giảm xuống 30 – 40%. Phác đồ “giờ vàng” là bước chăm sóc chuẩn đầu tiên cho trẻ sinh rất non ngay tại phòng sinh, mang đến nhiều lợi ích cho trẻ. Giảm tỷ lệ đặt nội khí quản. Giảm thở máy xâm lấn. Giảm chi phí điều trị. Giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Tăng tỷ lệ sống và phát triển khỏe mạnh cho trẻ sinh non. Cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ sinh non. >>>Có thể bạn chưa biết: Phác đồ “giờ vàng” cứu sống trẻ sinh cực non chỉ 740g tại Tâm Anh Quy trình thực hiện kỹ thuật phác đồ giờ vàng Khi tiếp nhận một ca sinh non, bác sĩ Sản khoa sẽ thông báo cho bác sĩ Sơ sinh để cung cấp thông tin về tình trạng chung của cả sản phụ và thai nhi để có chuẩn bị phù hợp. Tiếp đó, đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế thuộc khoa Sơ sinh đã được tập huấn về kỹ thuật phác đồ giờ vàng sẽ có mặt tại phòng sanh. Khi em bé vừa được đưa ra khỏi bụng mẹ, trong khoảng 10 phút đầu, các nữ hộ sinh sẽ giúp trẻ ổn định thân nhiệt bằng cách cho trẻ nằm trên giường sưởi (để sẵn ở chế độ Manual, để tạo nhiệt tối đa), tăng nhiệt độ phòng sanh lên 25 độ C và đặt trẻ vào túi nhựa ủ ấm trên đệm ấm cho trẻ. Song song với đó, các bác sĩ hồi sức phòng sanh sẽ tiến hành ổn định hô hấp cho trẻ bằng phương pháp NCPAP (thở không xâm lấn) hoặc NIPPV. Khi trẻ mới chào đời, các bác sĩ Hồi sức sơ sinh sẽ đánh giá nhịp tim và hô hấp của trẻ, từ đó xác định vị trí đặt nội khí quản cho trẻ và chuẩn bị đặt TMR cho trẻ. Điều dưỡng của khoa Hồi sức sơ sinh sẽ hỗ trợ theo dõi thông khí cho trẻ. Tiếp đó, đưa trẻ về khoa Hồi sức sơ sinh khi đã ổn định. Trong quá trình di chuyển từ phòng sanh về phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sinh non (NICU), trẻ sẽ được nằm trong lồng ấp chuyển bệnh để giữ ấm và được theo dõi nồng độ bão hòa Oxy trong máu, nhịp tim và cung cấp với lượng Oxy vừa đủ để tránh các biến chứng do thiếu/thừa Oxy về sau. Khi được về phòng Hồi sức sơ sinh, bác sĩ sẽ tiến hành đặt Catheter rốn cho trẻ. Trẻ sẽ tiếp tục được bơm Surfactant bằng kỹ thuật ít xâm lấn để hỗ trợ nở phổi. Trẻ được theo dõi thân nhiệt, tiêm Vitamin K1, truyền tĩnh mạch, chụp X-quang để đánh giá phổi nở, vị trí đặt nội khí quản và cân nhắc điều chỉnh Catheter rốn (nếu cần). Cuối cùng, trẻ sẽ được truyền kháng sinh, TPN và ngưng truyền Dextrose 10%, đặt trong lồng ấp kín có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp theo dõi trong 1 giờ. Em bé sinh non được chăm sóc tích cực tại phòng hồi sức sơ sinh. Những khó khăn, thách thức của phác đồ giờ vàng Tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng hiện phác đồ “giờ vàng” hiện vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do còn nhiều khó khăn, phải kể đến như: Cần có đội ngũ y bác sĩ, các nhân viên kinh tế giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu, tập huấn thường xuyên về phác đồ “giờ vàng”. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bác sĩ, nhân viên y tế từ nhiều chuyên khoa: Sản, Nhi – Sơ sinh. Cần có đầy đủ các máy móc, trang thiết bị hiện đại, tân tiến. GS.TS.BS Ngô Minh Xuân cho biết, đối với sơ sinh nói riêng, phác đồ giờ vàng với điểm nhấn sử dụng phương pháp thở không xâm lấn (CPAP) sớm tại phòng sinh là một trong bước quan trong ngay sau sinh giúp trẻ sinh non và cực non giảm suy hô hấp, cải thiện được dư hậu sau sinh, góp phần giảm tỷ lệ tử vong ở nhóm trẻ có nguy cơ, mang lại nhiều giá trị, lợi ích cho cộng đồng. Phác đồ này cũng góp phần giảm chi phí cho gia đình và xã hội. “Tôi đánh giá phác đồ giờ vàng là sự đổi mới về tư duy, cập nhật kỹ thuật hiện đại trong điều trị trẻ sinh rất non và cực non”, GS Ngô Minh Xuân nói thêm. Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ: Trên đây là những thông tin hữu ích về “Phác đồ giờ vàng”. Phác đồ mở ra nhiều cơ hội cho trẻ sinh non, đặc biệt là trẻ sinh cực non, giúp trẻ tăng khả năng sống sót và phát triển khỏe mạnh.
https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-chong-hut-thuoc-la-vo-lai-mac-ung-thu-phoi-chuyen-gia-ung-thu-noi-gi-169240115125144585.htm
17-01-2024
hút thuốc lá và ung thư phổi
Trên thực tế tại nơi làm việc BS Đức chia sẻ rằng đã gặp nhiều trường hợp "Chồng hút thuốc lá vợ ung thư phổi " hay "Con hút thuốc lá mẹ ung thư phổi". Điển hình là chị N.T.H. 54 tuổi đến khám với các biểu hiện ho uống thuốc mãi không khỏi và gần đây hay tức ngực. Sau khi khám, thông qua hình ảnh X-quang phổi của bệnh nhân, bác sĩ đã phát hiện có 2 đám mờ, nghi ngờ 1 khối u ở phổi phải, 1 khối u ở vùng trung thất. Bác sĩ lập tức cho bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để làm rõ chẩn đoán. Kết quả phát hiện 2 khối nghi ngờ trên ảnh chụp. Tiếp đó, bệnh nhân N.T.H đã thực hiện các xét nghiệm và sinh thiết, kết quả chẩn đoán ung thư phổi đã di căn. Khi nhận được kết quả chẩn đoán chị H trong tâm trạng lo lắng vì con còn chưa đến tuổi trưởng thành. Chị tâm sự, mình là người sống nhiều năm trong môi trường hút thuốc lá thụ động do chồng nghiện thuốc lá lâu năm. Chị bày tỏ lo lắng liệu rằng con của chị có mắc bệnh giống chị không? Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp "Chồng hút thuốc lá vợ ung thư phổi" được ghi nhận lại ở phòng khám- BS Đức chia sẻ. Ung thư phổi liên quan rõ ràng đến hút thuốc lá chủ động và thụ động Cũng theo BS Đức, ở nước ta dù nhận thức về tác hại thuốc lá đã được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người hút thuốc lá trong nhà, trong phòng làm việc làm khói thuốc lá tồn lưu trong không gian kín khiến những người xung quanh phải hút thuốc lá thụ động. "Khi đi đường chúng ta dễ dàng thấy người lái xe, một tay chìa ra ngoài hút thuốc lá hoặc đang chở vợ con phía sau vẫn hút thuốc lá phì phèo... Do vậy, mặc dù phụ nữ không hút thuốc lá mà bị ung thư phổi là do hút thuốc lá thụ động"- BS Đức giải thích. Theo các chuyên gia, ung thư phổi loại ung thư thường gặp và bệnh có tiên lượng rất xấu, gây tử vong cao cho cả hai giới. TS.BS. Nguyễn Minh Đức - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM Rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy ung thư phổi liên quan nhân quả rõ ràng đến hút thuốc lá chủ động và thụ động. Theo BS Đức, khi chẩn đoán chụp CT phổi liều thấp chắc chắn tốt hơn chụp X-quang trong tầm soát ung thư phổi và cần lưu ý như sau: - Nếu đối tượng đang và đã hút thuốc lá 2 gói/ngày và trên 10 năm hoặc 1 gói/ ngày và trên 20 năm. - Hiện tại đã bỏ hút thuốc lá < 15 năm nhưng trong quá khứ đã hút lá 2 gói/ngày và trên 10 năm hoặc 1 gói/ ngày và trên 20 năm. - Hút thuốc lá thụ động thì căn cứ theo số năm tiếp xúc khói thuốc lá. Ví dụ chồng hút bao nhiêu năm thì tính là người vợ hút thuốc lá trong bấy nhiêu năm. - Bình thường độ tuổi cần tầm soát 50-80 tuổi. Nếu hút thuốc lá ở độ tuổi càng trẻ thì lại càng phải tầm soát sớm < 50 tuổi. - Khi tầm soát cho chồng thì nhất định phải tầm soát cho tất cả các đối tượng người thân như vợ, cha mẹ… nếu người hút thuốc lá chủ động hút thuốc lá trong nhà, khuôn viên hẹp, thông khí kém, xung quanh người thân. - Khi người hút thuốc lá thụ động như vợ, mẹ bị ung thư phổi và người thân có hút thuốc lá thì người này cũng cần được tầm soát bằng CT phổi liều thấp. - Người có người thân trực hệ bị ung thư phổi cũng cần phải tầm soát. Vì khoảng 8% tổng số ca ung thư phổi có liên quan đến yếu tố di truyền. Ung thư phổi liên quan rõ ràng đến hút thuốc lá chủ động và thụ động Theo bác sĩ Đức các tổn thương phổi trên các đối tượng nguy cơ thường phát triển rất nhanh. Khi tổn thương chưa hình thành u rõ và ngoài khả năng sinh thiết thì cần phải đánh giá lại bằng chụp CT phổi liều thấp trong vòng 3 tháng chứ không phải là 6 tháng hay 1 năm. "Các tổn thương kính mờ khu trú thường sẽ tạo khối và dạng u rất nhanh trong khoảng 3 tháng – 12 tháng và chậm nhất là 1-2 năm. Do đó khi có tổn thương kính mờ trên các đối tượng nguy cơ lại càng phải theo dõi chặt chẽ" –BS Đức nói. Vì vậy, bỏ thuốc lá không những tốt cho sức khỏe của chính người hút mà còn là biện pháp hữu hiệu bảo vệ người thân, gia đình và cộng đồng. Nếu hút thuốc lá thì tuyệt đối không hút thuốc lá nơi đông người, chỗ công cộng, không đứng gần người già, phụ nữ, trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương do khói thuốc lá, BS Đức khuyến cáo. Hình ảnh tổn thương do ung thư phổi Ung thư phổi biểu hiện như thế nào? Theo các chuyên gia y tế, ung thư phổi giai đoạn đầu thường không gây triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh tiến triển nặng, tùy thuốc vào vị trí, kích thước, độ xâm lấn của khối u mà xuất hiện dấu hiệu cụ thể như: - Ho kéo dài: Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp thông thường. Tuy nhiên với ung thư phổi, tình trạng ho diễn ra trong thời gian dài, liên tục khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. - Ho ra máu: Đây cũng là triệu chứng điển hình của ung thư phổi. Khó thở hoặc thở khò khè: Người bệnh ung thư phổi thường gặp khó khăn khi thở: khó thở hoặc thở khò khè. Vì thế người bệnh cần đi khám ngay khi có biểu hiện này để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. - Đau ngực: Thành ngực có rất nhiều sợi thần kinh kết nối với nhau, do đó khi khối ung thư phổi xâm lấn vào ngực hoặc cột sống sẽ gây ra đau tức ngực. Cơn đau có thể nặng hơn về buổi tối, khi thở sâu, ho, hắt xì hoặc cười thì rất đáng lưu ý. - Mệt mỏi, gầy sút cân: Nếu không áp dụng bất cứ biện pháp giảm cân nào mà cân nặng vẫn thay đổi thì bạn nên lưu ý vì nó có thể là dấu hiệu mắc bệnh ung thư. 9 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi cần biết SKĐS - Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Gần đây, bệnh xuất hiện ở những người trẻ tuổi nhiều hơn. Vậy dấu hiệu sớm của căn bệnh này ra sao? Ai cần sàng lọc ung thư phổi? Khánh Mai Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://vnvc.vn/ai-duoc-tiem-vaccine-covid-19-mui-3/
16/12/2021
Ai được tiêm vaccine Covid-19 mũi 3? Khi nào và lưu ý những gì?
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, từ tháng 12, các tỉnh, thành triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi bổ sung cho các đối tượng là người từ 18 tuổi trở lên. Vậy những ai được tiêm vaccine Covid-19 mũi 3, khi nào tiêm và cần lưu ý những gì? Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân trên toàn thế giới. Với những đợt bùng phát mới và sự xuất hiện không ngừng của nhiều biến chủng nguy hiểm, việc tiêm phủ 2 vaccine có ý nghĩa lớn khi tỷ lệ bệnh nhân biến chuyển nặng giảm thấp, mặc dù số ca mắc tăng nhanh. Mặc dù vậy, nhiều tỉnh thành hiện nay như TP.HCM, khu vực Tây Nam Bộ… vẫn có tỷ lệ bệnh nhân biến chuyển nặng, gây khó khăn cho việc mở cửa trở lại và các hoạt động kinh doanh, học tập và lao động sản xuất. Chính vì vậy, chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế sớm triển khai mũi tiêm bổ sung (mũi 3) ngay trong tháng 12 này, trước mắt là cho nhóm nguy cơ cao. Các bằng chứng trong thời gian gần đây cho thấy, hiệu quả của vaccine phòng Covid-19 có thể giảm dần theo thời gian, các loại vaccine phòng Covid-19 đã được đưa và sử dụng ở thời điểm hiện tại có thể kém hiệu quả hơn đối với biến chủng virus Delta. Do đó, việc tiêm bổ sung mũi vaccine thứ 3 là cần thiết, giúp củng cố miễn dịch, mang đến sự bảo vệ lâu dài hơn. Mục lụcĐối tượng nào được tiêm vaccine Covid-19 mũi 3?Đã có 95% vaccine cho tiêm mũi 3Tiêm mũi 3 xong có phải đã hoàn tất liều căn bản?Thời gian tổ chức tiêm mũi 3 khi nào?Đơn vị nào lập danh sách tiêm vaccine mũi 3?Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cần lưu ý những gì?1. Tìm hiểu kỹ thông tin về vaccine trước khi tiêm chủng2. Quan tâm, chăm sóc bản thân trước khi tiêm vaccine4. Lưu ý trong quá trình tiêm5. Theo dõi phản ứng sau tiêmĐối tượng nào được tiêm vaccine Covid-19 mũi 3? Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, liều Covid-19 bổ sung dành cho người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên cho người từ 50 tuổi trở lên, người đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người trực tiếp thực hiện xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế, người có tình trạng suy giảm miễn dịch (như cấy ghép tạng, ung thư, HIV, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong vòng 6 tháng,…). Vaccine tiêm mũi bổ sung là vaccine cùng loại với liều cơ bản, hoặc vaccine mRNA (Pfizer, Moderna). Cần tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày, mũi 3 được tiêm trong trường hợp liều cơ bản tiêm đủ 2 mũi. Người từ 18 tuổi trở lên, có tình trạng suy giảm miễn dịch, người từ 50 tuổi trở lên là những đối tượng tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 Đã có 95% vaccine cho tiêm mũi 3 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ sẽ tiếp tục phân bổ vaccine đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của các địa phương. Các tỉnh, thành phố cần lập danh sách những người cao tuổi, người có bệnh lý nền chưa tiêm vaccine để tiêm ngay cho những đối tượng này. Theo ghi nhận của Bộ Y tế, tổng số lượng vaccine đã tiếp nhận và dự kiến tiếp nhận từ nay đến hết năm 2021 là khoảng 211 triệu liều từ các nguồn mua, viện trợ và tài trợ. Số lượng vaccine tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên là khoảng 68,4 triệu liều, đáp ứng đủ 95%. Bên cạnh việc triển khai tiêm liều bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày, liều nhắc lại vaccine Covid-19 được khuyến cáo tiêm sau 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung. Nếu mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng một loại vaccine thì mũi nhắc sẽ tiêm cùng loại vaccine đó, hoặc vaccine sản xuất bằng công nghệ mRNA. Nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau, thì mũi nhắc lại cũng tiêm vaccine mRNA. Hiện tại Việt Nam, có 2 loại vaccine được sản xuất bằng công nghệ mRNA đã được cấp phép sử dụng là Pfizer và Moderna. Tiêm mũi 3 xong có phải đã hoàn tất liều căn bản? Đến 13h ngày 14/12, nước ta đã tiêm trên 133,7 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Các địa phương và đơn vị đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi một cho những người trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng, song song đó là trả mũi hai cho những người đã tiêm mũi một đủ thời gian. Tuy nhiên, tiến độ tiêm chủng vaccine Covid-19 của cả nước giảm nhiều trong những ngày gần đây. Tỷ lệ sử dụng vaccine phân bổ còn thấp, tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine tại một số tỉnh, thành phố cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên chưa cao (dưới 85%), như: Hà Giang (78,4%), Quảng Nam (81,4%), Cao Bằng (81,2%), Bạc Liêu (83,0%) và Thái Bình (83,3%). Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng bao phủ vaccine phòng Covid-19 đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo tiêm chủng an toàn, hiệu quả theo như các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với những địa phương đã đạt được tốc độ bao phủ tiêm chủng cao trên 90% như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng,… cần rà soát lại các đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm vét, tránh bỏ sót, đồng thời triển khai tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Những người thuộc đối tượng tiêm liều bổ sung mũi 3, sau khi đã hoàn thành được xem là hoàn tất liều cơ bản. Thời gian tổ chức tiêm mũi 3 khi nào? Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 được bắt đầu từ ngày 10/12/2021 tùy theo nguồn cung ứng vaccine với lộ trình dự kiến như sau: Tháng 12/2021: Tập trung triển khai tiêm phòng cho những đối tượng suy giảm miễn dịch đã hoàn tất 2 liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Từ tháng 1/2022 – tháng 12/2022: Tiêm nhắc lại cho những người đã hoàn thành liều cơ bản ít nhất 6 tháng theo thứ tự ưu tiên; tiếp tục tiêm mũi bổ sung cho những người suy giảm miễn dịch đã hoàn thành 2 mũi cơ bản ít nhất 28 ngày, đảm bảo bao phủ liều nhắc cho người dân từ 18 tuổi trở lên vào cuối năm 2022. Đơn vị nào lập danh sách tiêm vaccine mũi 3? Những cơ sở y tế có quản lý và điều trị người bệnh thuộc các nhóm đối tượng trên chịu trách nhiệm lập danh sách đối tượng tiêm, dự trù nhu cầu vaccine Covid-19 mũi 3 và tổ chức tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế nếu cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện tiêm chủng phổ biến cho người bệnh về việc tiêm vaccine Covid-19 mũi 3, đồng thời hướng dẫn người bệnh đăng ký tiêm hoặc đến cơ sở tiêm phòng đã phối hợp trước để tiêm vaccine đúng hạn. Cơ sở xã hội, cai nghiện ma túy quản lý điều trị người bệnh HIV lập danh sách những người bệnh cần tiêm vaccine mũi 3 gửi về cơ quan quản lý trực tiếp để phối hợp với ngành Y tế tiêm vaccine cho người bệnh. Tại địa phương, ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn hướng dẫn người dân sinh sống trên địa bàn thuộc nhóm cần tiêm vaccine mũi 3 đăng ký tiêm nếu chưa có cơ sở y tế hẹn tiêm. Trạm y tế kiểm tra thông tin tình trạng bệnh lý của người dân dựa trên chẩn đoán của cơ sở khám chữa bệnh và lịch sử tiêm chủng với chỉ định tiêm vaccine mũi 3, tổ chức tiêm. Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cần lưu ý những gì? 1. Tìm hiểu kỹ thông tin về vaccine trước khi tiêm chủng Hiện nay, vaccine phòng Covid-19 đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân. Có rất nhiều thông tin sai lệch về vaccine trên các trang mạng xã hội khiến nhiều người hoang mang, lo sợ. Do đó, người dân cần chủ động tìm hiểu những thông tin khoa học, chính thống liên quan đến vaccine trước khi tiêm phòng tại các nguồn đáng tin cậy như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), website và fanpage Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC. (1) Cần tìm hiểu những thông tin chính thống về vaccine, nếu có thắc mắc cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ 2. Quan tâm, chăm sóc bản thân trước khi tiêm vaccine Trước khi tiêm vaccine, bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc, chế độ sinh hoạt đều đặn để giúp hệ miễn dịch hoạt động tối đa. Bên cạnh đó, giữ cho cơ thể đủ nước (duy trì đủ 2,5l – 3l nước mỗi ngày) giúp loại bỏ các tế bào độc tố. Đặc biệt cần bổ sung nước vào các thời điểm như buổi sáng sau khi thức dậy, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến buổi chiều, từ chiều đến giờ ăn tối. Uống đủ nước, ngủ đủ giấc và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh trước khi tiêm vaccine Ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm: các nhóm thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu xơ. Không để bụng đói trước tiêm vì có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, nhất là đối với những người sợ kim tiêm. Không sử dụng các thực phẩm có chứa caffeine như trà, cà phê, nước tăng lực trước khi tiêm vì sẽ làm tăng tần số tim, tăng huyết áp, nếu sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng. 4. Lưu ý trong quá trình tiêm Trong quá trình tiêm, người dân cần đảm bảo các biện pháp an toàn tại cơ sở tiêm chủng như giữ khoảng cách theo quy định và đeo khẩu trang. Khai báo với cán bộ y tế tình trạng sức khỏe của bản thân, tiền sử bệnh, các loại thuốc đã và đang sử dụng. 5. Theo dõi phản ứng sau tiêm Sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3 nói riêng và các loại vaccine khác nói chung, người dân cần được theo dõi sức khỏe 30 phút tại địa điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi sức khỏe ít nhất 7 ngày sau tiêm. Các chuyên gia nhận định, phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 có thể nhẹ hơn mũi 1 và mũi 2. Tuy nhiên, những trường hợp sốc phản vệ cũng có thể xảy ra, tùy thuộc vào cơ địa từng người cũng như tình trạng sức khỏe vào ngày tiêm vaccine. Cụ thể, các phản ứng phổ biến sau tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 bao gồm: đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt… Người dân cần thông báo ngay cho cán bộ y tế nếu có bất thường xảy ra với cơ thể sau tiêm. Theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm và báo ngay cho các cơ quan y tế nếu có bất thường Sau khi về nhà cần tiếp tục theo dõi thân nhiệt, đo nhiệt độ khi sốt, uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng và cần theo dõi đáp ứng thuốc hạ sốt. Dấu hiệu nguy cơ bao gồm sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt, sốt kéo dài trên 24 giờ, phát ban, tinh thần khó chịu, kích thích vật vã, khó thở…. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mức độ miễn dịch của vaccine Covid-19 sẽ giảm dần sau tiêm 2 mũi, cùng sự tái bùng phát các ca nhiễm có liên quan đến biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 là giải pháp cho các vấn đề này, giúp cải thiện hiệu quả của vaccine cũng như tăng cường bảo vệ trước những biến thể mới của virus.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tac-dung-cua-cay-ban-tay-vi
Tác dụng của cây bàn tay
Cây bàn tay là 1 loại thực vật mọc hoang ở vùng núi phía Tây Bắc. Nó được người dân địa phương sử dụng với mục đích giải rượu, làm mát gan. Vậy tác dụng chính và một số bài thuốc từ cây bàn tay là gì? 1. Cây bàn tay là gì? Cây bàn tay hay có tên gọi khác là Co mừ phi (tiếng Tày), tên khoa học Heliciopsis lobata (Merr.) - thuộc họ Cơm vàng (Proteaceae)Theo truyền thuyết của người Tày vùng Cao Bằng, Bắc Kạn cây mọc ở các rừng thiêng, nơi an táng người chết, lá cây xẻ thủy giống như những bàn tay khổng lồ, canh giữ nơi yên nghỉ của những người đã khuất; vì vậy nên gọi là Cây bàn tay. Là cây thân gỗ cao khoảng 7-8 m, có cành nhỏ và cuốn lá non, quanh thân có lông nhung; Cuống lá cứng, dài 40-80cm, rộng 20-40cm, xẻ sâu tạo thành hình gần bầu dục, mỗi lá xẻ từ 3-9 thùy dạng trứng, mép lá có thể nguyên hay có hình gợn sóng; Hoa có hình bầu dục thường ra vào tháng sáu, không có cuống, hoa là đơn tính; Quả dẹt có hình trứng hoặc hình bầu dục, không có lông bao quanh, khi chín quả có màu nâu đen, vị ngọt có thể ăn được.Cây phân bố ở rải rác các tỉnh miền núi phía Bắc, một số ít chi khác có thể mọc ở phía Nam. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ cây đào về, thái lát mỏng, phơi khô sắc nước uống. Ngoài công dụng làm thuốc, phần lõi gỗ của cây có thể sử dụng làm vật dụng trong gia đình, ván lót sàn,... đồ gia dụng, ván thưng nhà. 2. Công dụng của cây bàn tay Theo y học cổ truyền, Cây bàn tay có vị chua nhẹ, tính mát; Quy kinh Can, Thận. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Một số tác dụng của Cây bàn tay đã được nghiên cứu, chứng minh hay được kiểm chứng trong dân gian:Giúp giải độc gan hiệu quả: giảm các triệu chứng nóng gan, tăng men gan, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, viêm gan do virus hay xơ gan. Giải rượu, giải độc cho uống quá nhiều bia rượu.Giúp lợi tiểu, chống viêm. Hỗ trợ điều trị các chứng viêm khớp, thấp khớp. Bệnh lý ở thận như: Viêm cầu thận, phù do thận, nước tiểu đỏ, nhiễm trùng đường tiết niệu.Nấu nước tắm để giảm đau nhức cho phụ nữ sau sinh.Cây bàn tay giúp trị các triệu chứng của tiểu đường: Khô miệng, khát nước, nóng bức khó chịu trong người. 3. Cách dùng và liều dùngCây bàn tay dùng bằng cách sử dụng rễ cây đã thái mỏng rồi phơi khô đem sắc lấy nước uống, uống như nước trà hàng ngày. Hoặc có thể ngâm rượu, uống mỗi ngày 1 - 2 ly nhỏ để trị các chứng thấp khớp.Cách ngâm rượu từ Cây bàn tay: Dùng 1kg rễ cây đã phơi khô đem ngâm ngập trong 2 lít rượu trắng (rượu khoảng 40-45 độ), thời gian ngâm ít nhất 1 tháng để chiết xuất được hết hoạt chất của thuốc. Trong hầu hết các bài thuốc gia truyền chữa bệnh về gan của các lương y nổi tiếng đều có vị thuốc rễ Cây bàn tay Liều dùng không cố định, tùy thuộc vào mục đích điều trị và tình trạng của người bệnh. Thông thường dùng từ 20 – 50 gam khô. Lưu ý: Thuốc hầu như không có độc tính và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu sử dụng kéo dài với liều quá cao có thể gây giảm sinh lý. 4. Các bài thuốc từ cây bàn tay Bài thuốc giải rượu:Trước hoặc sau khi uống rượu, uống 1 cốc nước sắc từ rễ cây bàn tay giúp giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt sau khi uống rượu, giảm mệt mỏi sau đó. Cách sắc nước: Dùng khoảng 70g rễ khô, đun với 3 bát nước. Đun tới khi sôi rồi để lửa nhỏ thêm khoảng 5 phút, sau đó chắc ra uống. Bài thuốc chữa các triệu chứng của bệnh gan (vàng da, vàng mắt, tiểu ít, nước tiểu sậm màu,...):Dùng 20g rễ Cây bàn tay, 10g Thổ phục linh, 20g Mộc thông, 10g Lá cây nhãn, 10g Bồ khai đỏ. Đem sắc lấy nước, ngày 1 thang chia làm 2-3 lần uống. Uống liên tục trong 10-15 ngày sẽ cải thiện các triệu chứng của tổn thương chức năng gan. Bài thuốc chữa xơ gan cổ trướng, xơ gan do rượu:Rễ Cây bàn tay 20g, Thạch xương bồ 10g, Rễ chua ngút 10g, Chỉ thiên 10g, Rễ me chua 10g, Bồng bồng rường 10g, Long nha thảo 20g, Thổ Phục linh 10g, Rễ dâu 10g.Đem sắc nước uống ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Bài thuốc chữa viêm gan virus:Dùng 100 – 200 gam rễ Cây bàn tay sắc nước uống thay nước hàng ngày.Bài thuốc chữa bệnh Gout:Dùng 200 gam Cây bàn tay sắc nước uống thay nước hàng ngày. Uống liên tục trong 1 - 2 tháng. Có thể thêm vị thuốc Tầm gửi cây Xau xau để tăng hiệu quả giảm acid uric máu. Như vậy, cây bàn tay là một loại dược liệu tự nhiên có công dụng trong nhiều bệnh lý. Tuy không có độc tính và ít gây tác dụng phụ nhưng trước khi sử dụng với mục đích điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
https://tamanhhospital.vn/u-trung-that/
23/06/2022
U trung thất: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa
Các khối u trung thất lành tính và ác tính, bao gồm khối u từ tuyến ức, dây thần kinh, mô bạch huyết (hạch bạch huyết, mô liên kết hoặc tế bào mầm), có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan lân cận nếu không được can thiệp sớm. Mục lụcU trung thất là gì?Nguyên nhân gây ra khối u ở trung thấtTrung thất trướcTrung thất giữaTrung thất sauTriệu chứng u trung thấtU trung thất có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoánĐiều trị u trung thấtƯu điểm của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong điều trị u trung thấtNhững rủi ro của ca mổPhòng ngừa khối u trung thấtU trung thất là gì? U trung thất là khối u hình thành ở khu vực trung thất. Chúng có thể lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Khối u trung thất có khả năng xuất hiện ở phần trước hoặc sau của khu vực này. Vị trí khối u phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh. Thống kê cho thấy các khối u phát triển ở phần sau của trung thất chủ yếu gặp ở trẻ em, còn khối u ở phần trước trung thất xảy ra nhiều hơn ở người lớn. Trung thất là khu vực được bao quanh bởi xương ức ở phía trước, cột sống ở phía sau và phổi ở hai bên. Trung thất chứa tim, động mạch chủ, các hạch bạch huyết, tuyến ức, thực quản, khí quản và dây thần kinh. (1) Nguyên nhân gây ra khối u ở trung thất Nguyên nhân hình thành khối u trung thất thường liên quan đến vị trí của chúng: (2) Trung thất trước Ung thư hạch: bao gồm cả u Lympho Hodgkin và u Lympho không Hodgkin; U tuyến ức và u nang tuyến ức: là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra khối u trung thất. Phần lớn các u tuyến ức là lành tính và được bao quanh bởi một bao xơ; Tế bào mầm: 60-70% các khối u tế bào mầm là lành tính, thường gặp ở cả nam và nữ; Khối trung thất tuyến giáp: thường là khối u lành tính, chẳng hạn như bướu cổ. Trung thất giữa U nang phế quản: là một dạng phát triển lành tính có nguồn gốc từ đường hô hấp; Nổi hạch trung thất: tình trạng hạch to lên; U nang màng ngoài tim: khối u ác tính nguyên phát của màng ngoài tim; Các khối u khí quản: có thể lành tính hoặc ác tính; Các khối u thực quản: có thể lành tính hoặc ác tính; Các bất thường về thực quản: bao gồm chứng giãn thực quản, túi thừa và thoát vị hông; Bất thường mạch máu: bao gồm chứng phình động mạch chủ và bóc tách động mạch chủ. Trung thất sau Các khối u thần kinh: là nguyên nhân phổ biến nhất của các khối u trung thất sau, được phân loại thành khối u vỏ bọc thần kinh, khối u tế bào hạch và khối u tế bào paraganglionic. Khoảng 70% khối u thần kinh là lành tính; Nổi hạch: do sự tăng sinh của các hạch bạch huyết; U nang thần kinh: là dạng u hiếm gặp, liên quan đến cả yếu tố thần kinh và đường tiêu hóa; Bất thường cột sống: bao gồm các bất thường nhiễm trùng, u ác tính và chấn thương lồng ngực; Bất thường mạch máu: bao gồm chứng phình động mạch chủ. Triệu chứng u trung thất Gần 40% những người có khối u trung thất không biểu hiện triệu chứng. Khối u thường được phát hiện trong quá trình chụp X-quang ngực để chẩn đoán một tình trạng sức khỏe khác. (3) Nếu các triệu chứng sau xuất hiện, đó là do khối u đang chèn ép các cơ quan xung quanh: Ho Hụt hơi Đau ngực Buồn nôn và nôn Sốt Ớn lạnh Đổ mồ hôi đêm Ho ra máu Khàn tiếng Giảm cân không chủ đích Nổi hạch Thở khò khè Sụp mí mắt, đồng tử nhỏ và các vấn đề về mắt khác Những cơn ho dai dẳng, ho ra máu là biểu hiện cho thấy khối u trung thất đang chèn ép phổi U trung thất có nguy hiểm không? Theo TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, Trung tâm tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM, cả khối u trung thất lành tính và ác tính đều cần điều trị. Nếu không can thiệp, khi khối u phát triển, chúng sẽ chèn ép các cơ quan và mô xung quanh, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng của những cơ quan này. Trong khi đó, các khối u ác tính có thể lây lan sang những vùng khác của cơ thể. Nếu chúng xâm lấn vào tủy sống sẽ gây chèn ép tủy sống. Trường hợp chúng xâm lấn tim hoặc các mạch máu của tim, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong. Bên cạnh đã điều trị u trung thất bằng phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như: Giảm cảm giác thèm ăn Chảy máu Thiếu máu Táo bón Tiêu chảy Mệt mỏi Rụng tóc Nhiễm trùng Buồn nôn, nôn Đau đớn Sưng tấy Phương pháp chẩn đoán Các kỹ thuật thường được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá khối u trung thất bao gồm: Chụp cắt lớp vi tính (CT) vùng trung thất Xét nghiệm máu Siêu âm Sinh thiết X-quang ngực Chụp cộng hưởng từ (MRI) ngực Nội soi thực quản Nội soi phế quản Nội soi trung thất kèm sinh thiết Hệ thống chụp CT 768 lát cắt hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh giúp phát hiện sớm u trung thất. Điều trị u trung thất Theo TS.BS Nguyễn Anh Dũng, phương pháp điều trị được áp dụng cho các khối u trung thất phụ thuộc vào loại khối u và vị trí của nó: (4) Các u tuyến ức cần kết hợp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật xâm lấn tối thiểu như nội soi lồng ngực, phẫu thuật cắt bỏ bằng robot hoặc bằng phương pháp phẫu thuật cắt đoạn giữa – một phương pháp tiếp cận mở chia đôi xương ức. Các u lympho được can thiệp bằng hóa trị, sau đó là xạ trị. Bác sĩ cũng có thể phẫu thuật để lấy mô chẩn đoán. Các khối u thần kinh phát triển ở trung thất sau được điều trị bằng phẫu thuật. Một số khối u lành tính và chưa ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh được điều trị nội khoa. Bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của chúng và khi cần thiết mới tiến hành phẫu thuật. Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nội soi loại bỏ u trung thất cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Ưu điểm của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong điều trị u trung thất So với phẫu thuật truyền thống, những bệnh nhân trải qua phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, chẳng hạn như nội soi lồng ngực loại bỏ u trung thất, sẽ được hưởng nhiều lợi ích như: Ít đau sau phẫu thuật Thời gian nằm viện ngắn hơn Phục hồi nhanh hơn và sớm quay lại sinh hoạt hàng ngày Giảm nguy cơ nhiễm trùng Ít chảy máu trong và sau phẫu thuật Những rủi ro của ca mổ So với mổ mở truyền thống, phẫu thuật nội soi loại bỏ u trung thất đã giúp giảm thiểu tối đa biến chứng trong và sau mổ. Tuy vậy, vẫn tồn tại nguy cơ gặp phải rủi ro đối với phương pháp xâm lấn tối thiểu này. Những rủi ro đó bao gồm: Tổn thương khu vực xung quanh bao gồm tim, màng ngoài tim và tủy sống; Chảy máu nhiều trong lúc mổ, bệnh nhân cần truyền máu và bác sĩ phải rạch đường mổ lớn hơn; Tràn dịch màng phổi; Dẫn lưu hậu phẫu; Nhiễm trùng, chảy máu nhiều ở giai đoạn hậu phẫu. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể để người bệnh chuẩn bị tốt cho ca phẫu thuật. Giai đoạn hậu phẫu, bệnh nhân cũng sẽ được hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc vết mổ, chế độ ăn phù hợp và chế độ vận động hợp lý để sớm hồi phục sức khỏe. Phòng ngừa khối u trung thất TS.BS Nguyễn Anh Dũng cho biết, không thể ngăn ngừa u trung thất hình thành nhưng có thể loại bỏ nó hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Điều quan trọng là mỗi người quan tâm sức khỏe nhiều hơn và thăm khám định kỳ, trường hợp xuất hiện các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, ho không rõ nguyên nhân… kéo dài hơn hai tuần, cần đến bệnh viện kiểm tra sớm. Quy tụ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch – lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp bị bệnh lý u trung thất, có trường hợp khối u có kích thước lên tới 10cm. Trung tâm ưu tiên phát triển kỹ thuật mổ nội soi hiện đại, ít xâm lấn, giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người bệnh. Bên cạnh đó, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn thăm khám và điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch khác như bệnh mạch vành, bệnh suy tim, bệnh van tim, bệnh cơ tim, suy giãn tĩnh mạch chân, bệnh tim bẩm sinh… Trung tâm được trang bị hệ thống máy móc hiện đại như hệ thống chụp CT 768 lát cắt, hệ thống DSA – chụp mạch vành 2 bình diện, hệ thống máy siêu âm 4D… giúp phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời. Các khối u trung thất nếu không được điều trị có thể phát triển nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để được tầm soát, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
https://suckhoedoisong.vn/bong-vong-mac-cham-chua-de-mu-169148653.htm
20-09-2018
Bong võng mạc - Chậm chữa, dễ mù
Bong võng mạc do đâu? Bong võng mạc nguyên phát xuất hiện do dịch kính ở trên bề mặt võng mạc hóa lỏng, chui qua các vết rách võng mạc (xuất hiện do võng mạc bị thoái hóa) gây tách võng mạc khỏi hắc mạc. Bong võng mạc nguyên phát hay gặp ở người cận thị và cao tuổi. Bong võng mạc thứ phát xuất hiện sau một bệnh lý khác của mắt (như: bệnh võng mạc đái tháo đường, viêm hắc mạc...). Bong võng mạc có thể xảy ra đối với các trường hợp bị chấn thương ở mắt. Nếu chấn thương nhãn cầu kín là nhãn cầu bị bóp méo do lực tác động nhưng không làm vỡ thành của nhãn cầu. Chấn thương nhãn cầu hở là thành nhãn cầu bị đâm xuyên hay vỡ, thường kèm theo tình trạng hở các tổ chức nội nhãn như mống mắt, dịch kính, hắc mạc, thậm chí cả võng mạc. Bong võng mạc có thể xảy ra sớm trong ngày đầu tiên chấn thương hoặc một thời gian sau đó, hay gặp nhất trong vòng một tháng. Bong võng mạc cũng có thể xảy ra từ từ, có khi một năm sau mới phát hiện được, thường do đứt chân võng mạc. Phụ nữ mang thai mắc tật khúc xạ ở mắt như bị cận thị, viễn thị, đái tháo đường hoặc từng có chấn thương ở mắt sẽ có nguy cơ bong võng mạc gấp 4 lần so với người bình thường. Vì vậy, các sản phụ trong trường hợp này cần khám đáy mắt ngay từ những tháng đầu của thai kỳ và khám lại theo chỉ định của bác sĩ để kịp thời phát hiện các điểm bị tổn thương trên võng mạc. Những biểu hiện Bệnh bong võng mạc không gây đau đớn, chỉ gây rối loạn thị giác và giảm thị lực. Vì không gây đau đớn nên mọi người còn khá chủ quan khi bị bong võng mạc. Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh bong võng mạc đó là thị lực bị giảm dần cho đến mất hẳn thị lực. Những người bị cận thị, đặc biệt là cận thị nặng từ 5-7 đi ốp thường có nguy cơ cao bị bong võng mạc. Điều đáng lưu ý, nếu đột nhiên thấy xuất hiện các đốm đen lơ lửng trước mắt (giống như ruồi bay) hoặc thấy các tia chớp sáng lóe lên cũng có thể là biểu hiện của bong võng mạc. Nếu võng mạc bong cả mảng lớn, bệnh nhân có cảm giác như bị một mảng tối che ngay trước mắt, di chuyển dần về phía trung tâm, khi bong qua hoàng điểm sẽ gây mờ mắt rất nhanh, thị lực giảm rồi dần dần mất hẳn. Các triệu chứng trên có thể xuất hiện dần dần hoặc đột ngột tùy vào tốc độ bong võng mạc. Mặt khác, do mắt bên kia có thể vẫn nhìn được bình thường nên nhiều bệnh nhân không đến khám kịp thời. Biện pháp điều trị Có nhiều phương pháp điều trị bong võng mạc khác nhau. Lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hình thái bong võng mạc, các tổn thương kèm theo, tuổi, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân... Phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị bong võng mạc nguyên phát. Bệnh nhân càng được phẫu thuật sớm, võng mạc càng áp lại sớm thì thị lực càng phục hồi tốt hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật không phải luôn thành công trong mọi trường hơp. Mặt khác, nhiều trường hợp võng mạc đã áp nhưng thị lực chỉ phục hồi được một phần. Tùy vào hình thức và mức độ bong võng mạc mà các bác sĩ nhãn khoa có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau như: áp võng mạc bàng bơm khí nội nhãn, đai hoặc độn củng mạc, cắt dịch kính... Điều trị bong võng mạc do chấn thương khó khăn phức tạp hơn so với các trường hợp bong võng mạc không do chấn thương do các tổn thương phối hợp cần xử lý đồng thời như xuất huyết, nhiễm trùng có mủ trong mắt, có dị vật trong mắt, kẹt võng mạc vào vết thương thành nhãn cầu... Chính vì vậy, thị lực sau mổ của bệnh nhân thường kém. Bong võng mạc phát hiện càng muộn, kết quả điều trị càng thấp. Lời khuyên của thầy thuốc Cần khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các thoái hóa võng mạc và xử trí (điều trị laser quanh vết rách võng mạc...) để ngăn ngừa bong võng mạc. Đi khám mắt ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như nhìn thấy ruồi bay, chớp sáng, màn đen che trước mắt, để phát hiện và xử trí sớm bong võng mạc. Sau phẫu thuật võng mạc, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ kỹ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là cách sử dụng thuốc và tư thế nằm, ngồi, đọc sách, cúi đầu... để võng mạc sẽ hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp do bệnh nặng nên cần phải mổ thêm một hoặc hai lần nữa và có khi phải sử dụng những loại thuốc đặc biệt bơm vào trong mắt để làm cho võng mạc áp trở lại. Võng mạc là màng thần kinh mỏng nằm trong cùng của mắt. Chức năng của võng mạc giống như phim trong máy chụp ảnh, có tác dụng ghi lại những hình ảnh và sự vật bên ngoài sau đó truyền lên não, vì vậy mà chúng ta có thể nhận biết được thế giới xung quanh. Khi võng mạc bị bong ra khỏi vị trí bình thường, võng mạc sẽ không được nuôi dưỡng, do đó bệnh nhân sẽ bị nhìn mờ, nếu không điều trị bệnh có thể dẫn đến mù một phần hoặc mù hoàn toàn.
https://suckhoedoisong.vn/phong-ngua-viem-bang-quang-cap-tinh-169118699.htm
27-06-2016
Phòng ngừa viêm bàng quang cấp tính
Nguyên nhân gây viêm bàng quang cấp tính Viêm bàng quang cấp chủ yếu là do vi sinh vật, trong đó vi khuẩn đóng vai trò đáng kể, nhất là họ vi khuẩn đường ruột, đứng hàng đầu là E.coli, sau đó là Proteus, Enterobacter, Citrobacter, Kebsiella. Tiếp đến là vi khuẩn họ cầu khuẩn, chủ yếu là tụ cầu da (S. epidermidis) hoặc tụ cầu hoại sinh (S. saprophyticus). Vi khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa) có thể gây viêm bàng quang cấp, nếu do chúng sẽ rất khó khăn cho việc điều trị, bởi vì, vi khuẩn này có sức đề kháng rất tốt, đồng thời chúng có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh (đa đề kháng kháng sinh). Ngoài ra, viêm bàng quang cấp có thể do vi khuẩn gây viêm niệu đạo cấp hoặc mạn tính đi ngược lên như Chlammydia, Mycolasma. Bên cạnh đó, có một số yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh viêm bàng quang cấp, đó là bàng quang ứ nước do sỏi bàng quang hoặc sỏi niệu đạo hoặc do sự chèn ép bàng quang gây ứ đọng nước tiểu (tăng sinh tiền liệt tuyến ở nam giới, nhất là người cao tuổi). Ở phụ nữ do ít vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hoặc vệ sinh không đúng cách, trong khi cấu tạo niệu đạo ngắn, lại ở sát gần hậu môn rất dễ vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, đi ngược lên bàng quang gây viêm cấp tính. Ngoài ra, một số thống kê cho thấy ở nữ giới đang ở tuổi sinh hoạt tình dục mạnh (sau khi cưới chồng hoặc quan hệ tình dục nhiều lần do lạm dụng tình dục) rất dễ bị viêm bàng quang cấp. Triệu chứng viêm bàng quang cấp biểu hiện như thế nào? Triệu chứng thường gặp nhất là đi tiểu có cảm giác bỏng rát, đau nhức vùng dưới rốn trên xương mu (nơi đối diện với bàng quang) và tiểu rát, dắt, buốt, thậm chí đau lan sang niệu đạo, âm hộ (nữ giới) nhưng sau khi đi tiểu xong, sẽ giảm đau hoặc hết đau rát. Luôn cảm thấy buồn đi tiểu và tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt hay đi tiểu đêm, thậm chí tiểu không tự chủ hoặc són tiểu. Nước tiểu màu đục (có mủ), có mùi hôi, khắm, thậm chí đi tiểu ra máu (màu nước tiểu đỏ). Phòng ngừa viêm bàng quang cấp Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, ăn uống và sinh hoạt điều độ. Ở lứa tuổi sinh hoạt tình dục, cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài trước và sau khi quan hệ, nên quan hệ điều độ. Khi mắc các bệnh sỏi đường tiết niệu, tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến (nam giới) cần tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh và nghe theo tư vấn của bác sĩ. Hằng ngày không nên nhịn tiểu và không nên ngồi một chỗ quá lâu. Để chẩn đoán viêm bàng quang cấp, cần hỏi kỹ tiền sử của người bệnh, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, cần chụp Xquang, siêu âm hệ tiết niệu, tiền liệt tuyến (nam giới). Nếu điều kiện cho phép nên nuôi cấy nước tiểu để xác định vi khuẩn và độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh (áp dụng kỹ thuật kháng sinh đồ) nhằm giúp bác sĩ điều trị chọn kháng sinh thích hợp để điều trị có hiệu quả hơn. Tác hại của viêm bàng quang cấp Trước tiên, viêm bàng quang cấp làm cho người bệnh lo lắng, buồn phiền, thậm chí gây hoang mang, nhất là có đái máu hoặc đái đục làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nói chung và ảnh hướng đến cuộc sống thường ngày, nhất là các đôi nam nữ mới lập gia đình hoặc người cao tuổi. Nếu không phát hiện hoặc ngại không đi khám bệnh, viêm bàng quang cấp sẽ chuyển sang viêm bàng quang mạn tính, các triệu chứng sẽ xuất hiện liên tục, dai dẳng, gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt, viêm bàng quang cấp không chữa trị dứt điểm có thể gây viêm ngược dòng lên thận gây viêm thận (viêm bể thận) và hậu quả xấu nhất là gây suy thận. Viêm bàng quang cấp có thể gây nhiễm khuẩn huyết - một căn bệnh rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không phát hiện hoặc phát hiện muộn. Điều trị Khi nghi ngờ bị viêm bàng quang cần đi khám bệnh ngay để được xác định và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra biến chứng. Không tự chẩn đoán bệnh và không tự mua thuốc điều trị khi không có chuyên môn về y học, bởi vì các loại vi khuẩn gây viêm bàng quang cấp đã và đang đề kháng nhiều kháng sinh, nếu làm như vậy, bệnh không những không khỏi mà có thể nặng thêm, phức tạp thêm. Khi đã có chỉ định điều trị của bác sĩ, cần tuân theo một cách nghiêm túc, tránh điều trị dở dang, tránh tự động thay thuốc và tránh tự động điều chỉnh liều lượng thuốc.
https://suckhoedoisong.vn/3-luu-y-khi-mac-viem-cot-song-dinh-khop-tranh-tan-phe-169231109190426115.htm
11-11-2023
Viêm cột sống dính khớp tránh tàn phế cần chú ý 3 điều sau
Viêm cột sống dính khớp có biểu hiện thế nào? Trong thời kỳ đầu phát bệnh, các triệu chứng viêm cột sống dính khớp thường nhẹ nên không được chú ý. Khi triệu chứng đã rõ thì bệnh đã tiến triển từ vài tháng đến vài năm. Dấu hiệu sớm thường là đau cột sống thắt lưng và viêm các khớp chi dưới. Đau tăng lên về đêm và cứng cột sống thấy rõ nhất là lúc sáng sớm mới ngủ dậy. Ở giai đoạn muộn có các biến dạng cột sống rõ rệt như eo lưng dẹt do teo cơ cạnh cột sống, lưng gù, cổ vươn về phía trước. Khớp háng bị viêm trong 70% trường hợp, thường xuất hiện trong 5 năm đầu bị bệnh, có biểu hiện đau vùng bẹn, sau mông, hạn chế vận động phần hông, cơ mông đùi teo. 4 dấu hiệu của viêm cột sống dính khớp và cách điều trị Viêm cột sống dính khớp, điều trị như thế nào? Khớp gối chủ yếu sưng đau, ít nóng đỏ, có thể kèm theo tràn dịch khớp, làm hạn chế các động tác gấp dũi chân, đi lại khó khăn. Một số khớp khác cũng có thể bị tổn thương như khớp cổ chân. khớp vai. Đau gót chân và đau hay sưng tấy ở những điểm bám gần dây chằng vào xương gọi là viêm gân bám tận. Ngoài ra, bệnh còn có một số biểu hiện toàn thân và ngoài khớp như sốt. gầy sút, viêm màng bồ đào, hở van tim, loạn nhịp tim,… những bất thường đó có thể chuẩn đoán khi chụp X-quang tim phổi, làm điện tim và siêu âm tim. Ở giai đoạn muộn viêm cột sống dính khớp có các biến dạng cột sống rõ rệt như eo lưng dẹt do teo cơ cạnh cột sống. Viêm cột sống dính khớp có nguy hiểm không? Nếu viêm cột sống dính khớp không được phát hiện và điều trị sớm sẽ phát triển nặng dần, dẫn đến dính và biến dạng và cứng toàn bộ cột sống và hai khớp háng, khiến người bệnh bị tàn phế. Tình trạng gù lưng nhiều có thể khiến các xương sườn chạm vào xương cánh chậu gây đau, hạn chế giãn nở lồng ngực, gây suy hô hấp, suy tim. Các biến chứng nặng nề còn có chèn ép tủy và thần kinh do hẹp ống sống. Làm thế nào để không bị tàn phế? Cho đến nay viêm cột sống dính khớp vẫn chưa có điều trị triệt để, điều trị hiện đại giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển tổn thương cấu trúc của bệnh. Điều trị bao gồm dùng thuốc, tiêm thuốc giảm đau tại chỗ kết hợp với vật lý trị liệu và tập thể dục, trường hợp nặng thì cần đến phẫu thuật chỉnh hình, thay khớp. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh cần có chế độ vận động và sinh hoạt khoa học giúp kiểm soát đau, tránh cứng khớp. Trong giai đoạn tiến triển của bệnh, khi khớp không vận động thì phải đặt khớp ở vị trí thích hợp để kết hợp dùng với nẹp nghỉ để tránh co rút khớp. Ngoài ra cần kiên trì tập duỗi thẳng chi và cuộc sống để giảm nhẹ các cơn đau do co rút cơ gây ra. Khi nằm nghỉ, người bệnh phải nằm trên nên cứng, đầu gối thấp, chân duỗi thẳng hơi dạng để tránh các khớp bị co rút nặng thêm. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh cần có chế độ vận động và sinh hoạt khoa học giúp kiểm soát đau, tránh cứng khớp. Khi bệnh đã đỡ thì cần phải tích cực vận động càng sớm càng tốt để chống dính khớp. Bạn phải hiểu rằng tập vận động khớp và điều trị bằng thuốc đều có tầm quan trọng như nhau, để duy trì được tư thế tốt nhất của cột sống, tăng cường sức cơ của các cơ cạnh sống và tăng hoạt động của các cơ hô hấp. Tránh mang vác nặng ngồi lâu không thay đổi tư thế. Nếu thấy khớp háng không thoải mái thì nên đi kiểm tra sớm và khám định kỳ, đối với người có khớp háng đã bị cứng đơ không thể sinh hoạt và làm việc bình thường thì phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Tóm lại: Viêm cột sống dính khớp cần phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm thì kết quả mới khả quan. Mục đích của điều trị là giảm đau chống viêm và vật lý trị liệu để duy trì chức năng vận động của các khớp cột sống và ngoại vi. Điều quan trọng là cần tuân thủ đúng chế độ thuốc men và tập luyện do các bác sĩ chuyên khoa chị định. Giai đoạn tiến triển của bệnh nếu không được điều trị đúng các khớp bị phá hủy nhiều gây dính khớp ở tư thế xấu. Viêm cột sống dính khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị SKĐS - Viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm khớp mạn tính, còn có tên gọi là bệnh Bechterew, Strumpel... Bệnh thường gặp ở nam giới, tỷ lệ mắc bệnh dưới 30 tuổi chiếm 80%. Bệnh có tính chất gia đình chiếm 3-10%. BS. Nguyễn Hoàng Lan Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/benh-ung-thu-phoi-o-nu-gioi-khac-nam-gioi-nhu-the-nao-20220510104812227.htm
20220510
Bệnh ung thư phổi ở nữ giới khác nam giới như thế nào?
Các loại ung thư phổi ở phụ nữ Các triệu chứng của ung thư phổi thường được xác định bởi vị trí của nó trong phổi. Các triệu chứng cũng phụ thuộc vào loại ung thư phổi gây ra chúng. Theo Verywell Health, có hai loại ung thư phổi chính: - Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC): NSCLC là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% các trường hợp ung thư phổi. NSCLC bao gồm các loại phụ khác nhau có các đặc điểm khác nhau. - Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): SCLC ít phổ biến hơn trước đây và chiếm khoảng 10%-15% các trường hợp ung thư phổi. Đây là loại ung thư phổi liên quan mạnh nhất đến hút thuốc. Ung thư phổi tế bào nhỏ có xu hướng phát triển gần các đường hô hấp lớn. Do đó, chúng có xu hướng gây ra các triệu chứng sớm (do tắc nghẽn đường thở) như ho, ho ra máu, thở khò khè và nhiễm trùng đường hô hấp lặp đi lặp lại. Loại thứ 3 là khối u carcinoid, chiếm 1-2% các khối u phổi. Những khối u này không liên quan đến hút thuốc và có xu hướng xảy ra ở phụ nữ trẻ hơn. Nhiều trong số những khối u này là những khối u phát triển rất chậm. Ung thư phổi không tế bào nhỏ được chia thành: - Ung thư biểu mô tuyến ở phổi: Ung thư biểu mô tuyến ở phổi là loại ung thư phổ biến nhất được tìm thấy ở phụ nữ và những người chưa bao giờ hút thuốc. Những khối u này có xu hướng phát triển ở vùng ngoại vi của phổi và có thể phát triển khá lớn trước khi chúng gây ra các triệu chứng. Khi những loại ung thư này di căn (lan rộng), chúng có nhiều khả năng di căn đến xương hơn các loại ung thư phổi khác. - Ung thư biểu mô tế bào vảy: Ung thư biểu mô tế bào vảy, tương tự như SCLC, có xu hướng phát triển gần các đường thở lớn và cũng có xu hướng gây ra các triệu chứng sớm do tắc nghẽn đường thở. Chúng có liên quan đến việc hút thuốc ở một mức độ lớn hơn so với ung thư biểu mô tuyến ở phổi. - Ung thư biểu mô tế bào lớn: Ung thư phổi tế bào lớn có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trong phổi nhưng hoạt động tương tự như SCLC, phát triển và lây lan nhanh chóng. Tình trạng hút thuốc Phụ nữ phát triển ung thư phổi có nhiều khả năng không bao giờ hút thuốc (được định nghĩa là hút ít hơn 100 điếu thuốc trong đời) hơn nam giới. Người ta ước tính rằng khoảng 20% phụ nữ không bao giờ hút thuốc. Ung thư biểu mô tuyến phổi phổ biến hơn nhiều ở những người chưa bao giờ hút thuốc và đã phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Giai đoạn chẩn đoán Phụ nữ (và những người chưa bao giờ hút thuốc) cũng có xu hướng được chẩn đoán ở giai đoạn nặng hơn nam giới. Điều này có nghĩa là khối u có nhiều khả năng đã di căn đến các vùng xa của cơ thể như xương hoặc não. Tuổi khi chẩn đoán Phụ nữ thường được chẩn đoán ở độ tuổi hơi trẻ hơn nam giới và ung thư phổi xảy ra tại độ tuổi 30-54 ở phụ nữ phổ biến hơn ở nam giới. Do tuổi trẻ hơn, phụ nữ có thể mắc ít tình trạng y tế khác (bệnh đồng mắc) có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng mà họ gặp phải. Ví dụ, ho mãn tính liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD, bệnh viêm phổi không hồi phục) sẽ ít phổ biến hơn. Trong khi, ở các nhóm tuổi, khoảng 20% phụ nữ mắc bệnh ung thư phổi là những người không hút thuốc trong suốt đời, con số này cao hơn nhiều ở những phụ nữ trẻ được chẩn đoán. Một nghiên cứu năm 2019 xem xét những người trẻ tuổi bị ung thư phổi cho thấy 70% không bao giờ hút thuốc. Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư phổi ở phụ nữ thường mơ hồ và bắt đầu dần dần. Vì ung thư biểu mô tuyến ở phổi có xu hướng phát triển ở ngoại vi phổi, chúng có thể phát triển khá lớn trước khi được chẩn đoán. Vì lý do này, các tác động toàn thân chẳng hạn như mệt mỏi, phổ biến hơn.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/thong-doc-tinh-kagoshima-nhat-ban-tham-trung-tam-y-khoa-t-matsuoka-20230713183722114.htm
20230713
Thống đốc tỉnh Kagoshima - Nhật Bản thăm trung tâm y khoa T-Matsuoka
Từ ngày 10-14/7/2023, Thống đốc tỉnh Kagoshima, ông Shiota Koichi cùng đoàn đại biểu gồm có Phó chủ tịch HĐND tỉnh Kagoshima, đại diện Hội liên hữu kinh tế, Hội Công thương tỉnh… có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Cuộc gặp mang ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường hợp tác các lĩnh vực giữa tỉnh Kagoshima và Việt Nam. Chuyến thăm được diễn ra nhân dịp hai nước đang có nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, chiều ngày 12/7/2023, Thống đốc tỉnh Kagoshima, ông Shiota Koichi cùng đoàn đại biểu đã tới thăm Trung tâm y khoa Nhật Bản T-Matsuoka tại Hà Nội. Đón tiếp phái đoàn là TS.BS. Matsuoka Yoshinori, Chủ tịch Tập đoàn Y tế EMS kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dịch vụ Y tế Việt Nhật (sở hữu thương hiệu T-Matsuoka). Qua tham quan, trao đổi, phái đoàn Nhật đánh giá cao cơ sở vật chất, chuyên môn và nhất là mô hình y tế đề cao chăm sóc sức khỏe chủ động mà T-Matsuoka Medical Center đang phát triển tại Việt Nam. T-Matsuoka đang là một trong những đơn vị tiên phong trong việc triển khai dịch vụ kiểm tra sức khỏe Ningen Dock - mô hình tầm soát sớm các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, tim mạch, đột quỵ… mà người Nhật luôn tự hào, giúp người Việt có cuộc sống chất lượng hơn ngay cả khi còn khỏe mạnh, nhằm giảm tải gánh nặng cho các bệnh viện tuyến đầu. Hơn nữa các dịch vụ tham vấn y tế từ xa, hỗ trợ đăng ký điều trị tại Nhật cũng góp phần làm "cầu nối" giải quyết những khó khăn về khoảng cách địa lý khi người dân muốn tiếp cận với y tế Nhật. Thống đốc tỉnh Kagoshima cũng bày tỏ sự cảm kích TS.BS. Matsuoka Yoshinori với những đóng góp của phòng khám cấp cứu Kagoshima - cơ sở đầu tiên có lịch sử hơn 10 năm của Tập đoàn EMS đang vận hành tốt và giúp người dân trong tỉnh được cấp cứu kịp thời. Đoàn đại biểu cũng hy vọng Trung tâm Y khoa Nhật Bản T-Matsuoka sẽ tiếp tục giữ vững và phát huy được sứ mệnh góp phần gắn kết thêm mối quan hệ ngoại giao đang rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trước đó, trong chuyến thăm và làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế Lao động Phúc lợi Nhật Bản về việc tăng cường hợp tác y tế sâu rộng giữa hai nước từ ngày 4-7/7/2023, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam cũng đã ghé thăm T-Matsuoka Medical Clinic Kanda tại Tokyo, cơ sở mới thành lập tháng 5/2023 của T-Matsuoka. Đoàn công tác cũng bày tỏ sự ủng hộ khi T-Matsuoka thực hiện sứ mệnh cầu nối y tế, triển khai song song cơ sở tại Việt Nam và cơ sở tại Nhật Bản giúp cho người dân tại hai nước được thăm khám và chăm sóc sức khỏe thuận tiện ngay cả khi phải di chuyển giữa hai quốc gia. Trao đổi, thăm hỏi trực tiếp người Việt sử dụng dịch vụ tại T-Matsuoka Medical Clinic Kanda, đoàn đại biểu Bộ Y tế Việt Nam tin tưởng với phiên dịch viên y tế chuyên môn cao, dịch vụ y tế chất lượng và chi phí hợp lý, kỳ vọng đây sẽ là địa chỉ đáng tin cậy của cộng đồng người Việt cần tìm đến khám bệnh, điều trị mà không lo ngại rào cản ngôn ngữ. Nhận được sự quan tâm và ủng hộ, Tiến sĩ, Bác sĩ Matsuoka Yoshinori cũng bày tỏ mong muốn cơ sở tại Việt Nam cùng với cơ sở tại Nhật Bản sẽ tiếp tục thực hiện tốt vai trò ngoại giao về y tế trong mối quan hệ thân thiết giữa hai nước. Cũng trên cam kết đó, Trung tâm y khoa Nhật Bản T-Matsuoka sẽ tiếp tục hoàn thiện và chuẩn bị những dự án mới ý nghĩa trong thời gian tới để mang lại giá trị y tế vượt trội cho người Việt.
https://tamanhhospital.vn/benh-tim-mach-co-ty-le-tu-vong-cao-tai-vn/
09/04/2021
Bệnh tim mạch có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam | Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Bệnh tim mạch được xem là “kẻ giết người thầm lặng”, số ca mắc bệnh, nhất là mạch vành ngày càng tăng, theo Phó giáo sư Nguyễn Thị Bạch Yến. Thông tin được Thầy thuốc nhân dân, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Bạch Yến – Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ trong buổi tọa đàm “Bệnh mạch vành và bệnh lý tim mạch” diễn ra trên VnExpress ngày 7/4. Chương trình còn có sự tham gia của Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên – Cố vấn phẫu thuật tim, đến từ Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM. Mục lụcNgày càng nhiều người mắc bệnh tim mạchTầm soát bệnh tim mạch tại Việt Nam hiện đại không kém thế giớiThay đổi lối sống và thăm khám định kỳ giúp phòng tránh và giảm tác hại nguy hiểm của bệnh tim mạchNgày càng nhiều người mắc bệnh tim mạch Phó giáo sư Nguyễn Thị Bạch Yến cho biết, bệnh tim mạch thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Ước tính mỗi năm có khoảng 17,9 triệu người trên toàn thế giới tử vong do các bệnh lý tim mạch, trong đó, 85% do nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bệnh lý tim mạch khá đa dạng, liên quan đến xơ vữa động mạch như bệnh động mạch vành tim, nhồi máu cơ tim; Bệnh động mạch vành não như tai biến mạch máu não gồm đột quỵ não do tắc mạch hoặc xuất huyết não. Ngoài ra, còn các bệnh lý khác về tim mạch như các bệnh động mạch ngoại biên gây hạn chế vận động. Hiện số người mắc bệnh tim mạch, đứng đầu là bệnh mạch vành, tăng mạnh trong thời gian qua. Trong các bệnh lý tim mạch, có khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh mạch vành. Theo Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh, có 4 yếu tố chính gây xơ vữa động mạch, động mạch vành gồm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường và hút thuốc lá. Đặc biệt, nếu trong gia đình có bố mắc bệnh này và tử vong khi dưới 55 tuổi và người mẹ dưới 65 tuổi thì con có nguy cơ mắc bệnh càng cao. “Năm 1970, tại bệnh viện tôi làm việc, trong khoa tim mạch chỉ 1-2 người bị mạch vành. Đến nay, khi đến bất kỳ khoa tim mạch ở bệnh viện nào cũng có khoảng 50% người mắc bệnh này”, Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh cho biết. Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh tại buổi tọa đàm Bệnh mạch vành xảy ra do tình trạng xơ vữa, hình thành khi còn trẻ (khoảng 30 tuổi). Nếu không phát hiện và điều trị sớm, mảng xơ vữa lớn dần gây hẹp lòng động mạch vành, nếu mức độ hẹp 50-70% trở lên có thể khiến bệnh nhân đau ngực khi gắng sức. Dấu hiệu bệnh mạch vành rất đa dạng, điển hình là tình trạng đau xương ức khi gắng sức nhưng có trường hợp chỉ đau bên phải, có người đau bên trái, có người đau ở gần dạ dày. Vì vậy, người bệnh cần thực hiện thêm các kiểm tra cận lâm sàng như siêu âm tim, điện tâm đồ gắng sức, chụp MSCT mạch vành có cản quang… để chẩn đoán bệnh chuẩn xác hơn. Trong các bệnh lý tim mạch, tỷ lệ bệnh tim bẩm sinh có xu hướng tăng lên thời gian qua, một phần nguyên nhân do tuổi sinh đẻ ngày càng cao, tăng nguy cơ bất thường về di truyền. Ngoài ra, các yếu tố khác như môi trường, stress, ô nhiễm… cũng khiến bệnh tim bẩm sinh tăng. Việc điều trị sớm bệnh tim bẩm sinh sẽ ít để lại hậu quả nặng nề, không chỉ ở tim mà còn ở các cơ quan bơm máu tới như phổi, gan, thận, thậm chí là sự phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ. Trước đây, có những khó khăn về kỹ thuật như phẫu thuật cho những trẻ cân nặng thấp có nguy cơ cao hơn, bác sĩ phải cân nhắc giữa yếu tố lợi và hại. Ngày nay, với kỹ thuật và sự hiểu biết về tuần hoàn của cơ thể, phẫu thuật càng sớm càng hiệu quả. Theo bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên, khoảng năm 1992-1993, trẻ phải đạt 15-20 kg trở lên mới đủ tiêu chuẩn mổ tim. Nhưng hiện tại, các bác sĩ Việt Nam đã có thể mổ tim sơ sinh, thậm chí có thể thực hiện ở trẻ sinh non tháng chỉ 1,5-2 kg. Trong trường hợp bệnh đơn giản sẽ được theo dõi để phẫu thuật vào thời điểm phù hợp như sáu tháng, một năm, ba tuổi, năm tuổi. Những trường hợp phức tạp phải mổ nhiều giai đoạn (giai đoạn 1, 2, 3) và cần tính toán thời điểm thích hợp. Phẫu thuật tim cần cá nhân hóa từng đối tượng để phù hợp về mọi mặt. Bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên cho biết phẫu thuật tim cần chú trọng tính cá nhân hóa Tầm soát bệnh tim mạch tại Việt Nam hiện đại không kém thế giới Theo các chuyên gia, tuổi càng tăng thì dễ mắc bệnh tim mạch. Nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những đối tượng này nên theo dõi chặt chẽ biểu hiện của cơ thể, tầm soát định kỳ để phát hiện và điều trị sớm. Nhịp tim của người bình thường dao động từ 60-100 chu kỳ một phút; nếu nhịp tim 60 là chậm, trên 100 là nhanh. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, khi tầm soát bệnh tim mạch, bên cạnh việc hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng, bệnh nhân có thể được chỉ định các kiểm tra cận lâm sàng cơ bản như: đo điện tâm đồ, ghi điện tim liên tục 24 giờ đến 14 ngày để phát hiện các rối loạn nhịp bất thường; siêu âm tim đánh giá cấu trúc của van tim, bất thường chức năng tim; siêu âm mạch máu khảo sát xơ vữa mạch máu; nghiệm pháp gắng sức bằng thảm lăn hay chụp MSCT mạch vành kiểm tra bất thường mạch vành; siêu âm động mạch chủ – thận và các xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan, thận, chức năng tuyến giáp,… để tìm nguyên nhân tăng huyết áp (nếu có), đánh giá tình trạng thiếu máu cơ tim… “Những phương tiện tầm soát bệnh mạch vành kể trên ở Việt Nam không hề thua kém thế giới”, Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh nói. Thay đổi lối sống và thăm khám định kỳ giúp phòng tránh và giảm tác hại nguy hiểm của bệnh tim mạch Bệnh lý tim mạch do xơ vữa gia tăng ở cả người trẻ, có người ngoài 30 tuổi đã mắc bệnh. Ngoài yếu tố gia đình, tình trạng xơ vữa còn có liên quan đến thói quen, lối sống không khoa học như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ít hoạt động thể lực, không tập thể dục thể thao. Bệnh dễ xảy ra với người tăng huyết áp, tiểu đường, những người trước đây có tiền sử bị tim mạch như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim rất dễ bị tái phát. “Một điều may mắn là những bệnh này có thể phòng ngừa. Khi phát hiện, tầm soát sớm thì có thể chữa trị, ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, tính mạng. Mỗi người cần chủ động tầm soát sức khỏe, khi phát hiện bệnh thì tích cực điều trị”, Phó giáo sư Nguyễn Thị Bạch Yến nhấn mạnh. Các chuyên gia cũng chỉ ra, để phòng bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch, mỗi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục, hạn chế bia rượu, tránh xa thuốc lá, không dùng thuốc lắc vì gây nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, cần kiểm soát cân nặng, ngăn béo phì vì dẫn đến tiểu đường, gây bệnh mạch vành. “Phòng ngừa bệnh mạch vành trong chính tầm tay chúng ta chứ không phải thầy thuốc. Bệnh nhân sau phẫu thuật hay điều trị cũng cần hợp tác với bác sĩ và tránh xa các yếu tố nguy cơ để đạt hiệu quả điều trị, duy trì chất lượng cuộc sống”, Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh nói. Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh (giữa); bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên (trái) giải đáp các thắc mắc cho độc giả về các bệnh lý tim mạch Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh (giữa); bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên (trái) giải đáp các thắc mắc cho độc giả về các bệnh lý tim mạch. Minh Tú – Ngọc An Buổi tọa đàm “Bệnh mạch vành và bệnh tim mạch” khép lại Tuần tư vấn bệnh tim mạch diễn ra từ ngày 1/4 đến 7/4 trên VnExpress. Suốt một tuần qua, các chuyên gia tim mạch hàng đầu đến từ Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh đã giải đáp gần 1.000 câu hỏi, thắc mắc của độc giả về bệnh mạch vành, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, hở van tim, phẫu thuật tim, cùng các bệnh lý tim mạch khác… Để tham khảo phần trả lời chi tiết của các bác sĩ tại buổi tọa đàm, xem tại đây. Quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm như PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến, BS Nguyễn Minh Trí Viên, TS.BS Trần Văn Hùng, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, BS.CKII Huỳnh Ngọc Long, BSCKI Vũ Năng Phúc, TS.BS Nguyễn Thị Duyên, ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều, BS Nguyễn Đức Hưng, BS Nguyễn Phạm Thùy Linh, BS.CKI Phạm Thục Minh Thủy, ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy, BS.CKII Võ Ngọc Cẩm, ThS.BS Nguyễn Khiêm Thao, BS.CKI Hoàng Thị Bình, ThS.BS Nguyễn Quốc Khánh…; cùng trang thiết bị hiện đại, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh mang đến dịch vụ tầm soát, chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh lý tim mạch cho mọi đối tượng, từ phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đến người trưởng thành, người cao tuổi… Liên hệ ngay để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia tim mạch hàng đầu của Hệ thống bệnh viện đa khoa Tâm Anh: Hà Nội: Địa chỉ: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858 TP HCM: Địa chỉ: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM Hotline: 0287 102 6789 Fanpage: facebook.com/benhvientamanh Bác sĩ tư vấn cách tầm soát, điều trị bệnh tim mạch – Tôi năm nay 33 tuổi, nghề nghiệp làm văn phòng. Tôi không hút thuốc lá, chỉ uống rượu bia khi tiếp khách nhưng tần suất không nhiều. Tôi bị triệu chứng đau tức ngực khoảng 5 năm. Thời gian gần đây, triệu chứng đau tức ngực (vị trí đau ở quanh khu vực chính giữa ngực và gần phía tim) xảy ra với tần suất nhiều hơn so với trước. Những cơn đau ban đầu thì nhói trong khoảng thời gian ngắn, nhưng gần đây, cơn đau ê ẩm và kéo dài, khiến tôi thấy khó thở. Có những lúc tôi cảm nhận tim mình như đang bị vật gì đè vào ảnh hưởng đến việc co bóp cơ tim và lưu thông máu. Thời gian diễn ra cơn đau khoảng 5 đến 10 phút. Xin hỏi bác sĩ triệu chứng của tôi có phải là dấu hiệu của bệnh mạch vành hay bệnh tim mạch nào khác không? Mong bác sĩ cho lời khuyên tôi cần thăm khám, điều trị như thế nào? Trân trọng cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Tiến Long, 33 tuổi, Hà Nội) – Phó giáo sư Nguyễn Thị Bạch Yến: Đau ngực có rất nhiều nguyên nhân bao gồm bệnh lý thành ngực (da, cơ xương), bệnh lý thần kinh (thần kinh liên sườn), bệnh lý nguy hiểm về mạch vành, ngoài ra còn có bệnh phổi, dạ dày, thực quản cũng gây đau ngực. Bệnh lý mạch vành là bệnh lý xảy ra do tình trạng xơ vữa, hình thành từ khi còn trẻ khoảng 30 tuổi và từ từ mảng xơ vữa lớn dần nếu không quan tâm, điều trị. Nếu mảng xơ vữa lớn dần gây hẹp lòng động mạch vành khoảng 50-70% trở lên có thể làm bệnh nhân đau ngực khi gắng sức. Bởi khi gắng sức, nhu cầu oxy cho cơ tim tăng lên nhưng mạch vành không giãn ra được do bị hẹp và dẫn đến thiếu máu cơ tim, triệu chứng gây đau ngực. Lúc đầu đau khi gắng sức nhiều, dần dần hẹp nhiều thì khi gắng sức nhẹ sẽ gây đau ngực. Cơn đau ban đầu ngắn, khi nghỉ ngơi sẽ hết, nếu hoạt động nặng sẽ đau ngực trở lại. Một trong những đặc điểm quan trọng của bệnh mạch vành là đau khi gắng sức. Đặc điểm điển hình của bệnh mạch vành thường đau sau xương ức, ngoài ra, còn có bệnh lý dạ dày thực quản cũng có thể gây đau nóng rát sau xương ức. Tuy nhiên, đau do trào ngược dạ dày, thực quản có một đặc điểm là hay đau về đêm. Bạn không mô tả rõ đau có đau gắng sức hay không, đau nhiều ban đêm hay ngày. Bệnh mạch vành có liên quan đến nhiều yếu tố. Tuy bạn còn trẻ, nhưng có các yếu tố kèm theo thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, trong gia đình có người bị bệnh lý tim mạch. Nếu cơn đau như vậy nhưng có xu hướng tăng lên, bạn nên đi khám để các bác sĩ kiểm tra đầy đủ xem đau ngực do nguyên nhân nào. – Tôi đo điện tâm đồ cho kết quả thiếu máu tim nhưng siêu âm tim lại bình thường. Tôi đang điều trị tại khoa tâm thần kinh “rối loạn lo âu”. Tôi hay dễ mệt, mệt nhiều. Nhiều khi lấy hơi thở khá khó khăn, nhất là buổi chiều, chỉ nói một hai câu cũng mệt, hoặc khi làm gì vội vàng thì rất mệt. Tôi chỉ sợ mệt quá thở không nổi dẫn đến ngừng tim. Mong bác sĩ vui lòng tư vấn triệu chứng của tôi có phải là bệnh tim không? Tôi có bị tắc nghẽn mạch chỗ nào ảnh hưởng đến tim và mạch vành không? Tôi bị dị ứng hải sản không chụp CT mạch vành có cản quang được. Ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có cách nào khác để chẩn đoán bệnh mạch vành không? Cảm ơn bác sĩ. (Trần Thảo Điệp, 42 tuổi, TP HCM) – Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh: Triệu chứng của bạn chưa chắc là bệnh mạch vành, khi có người đến thăm khám bệnh mạch vành, thông thường tôi sẽ hỏi các yếu tố nguy cơ như có tăng huyết áp không, hút thuốc lá nhiều hay không. Ví dụ người 25 tuổi, hút hai bao thuốc lá một ngày trong 5 năm thì nguy cơ mạch vành cao hơn người không hút thuốc lá. Tiếp đó, tôi sẽ hỏi có bị tiểu đường hay không, thử máu xem cholesterol và LDL có cao hay không. Một yếu tố quan trọng khác cần phải hỏi là yếu tố gia đình, cha và mẹ có ai bị bệnh mạch vành sớm không, cha bị mạch vành sớm là dưới 55 tuổi còn mẹ dưới 65 tuổi. Những trường hợp như vậy mới nghi ngờ. Dấu hiệu bệnh mạch vành rất đa dạng, điển hình là đau xương ức khi gắng sức nhưng có phụ nữ lại chỉ đau bên phải, có người lại đau bên trái, có người đau ở gần dạ dày. Vì vậy cần xét nghiệm cận lâm sàng để xác định bệnh mạch vành. Thông thường chúng tôi vừa siêu âm tim vừa truyền thuốc để tìm có rối loạn hay không, cho bệnh nhân chạy trên thảm lăn hoặc đạp xe để đo điện tâm đồ. Nhưng có những bệnh nhân không thực hiện được các biện pháp đó thì chụp khảo sát mạch vành MSCT. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có loại máy 768 lát cắt. Bạn bị dị ứng hải sản nên không có nghĩa là không thể chụp có cản quang. Nếu có dị ứng, chúng tôi vẫn có cách giải dị ứng với thuốc cản quang nên nếu bị mạch vành vẫn can thiệp được. Bạn đừng quá lo lắng, cứ đến khám để phát hiện bệnh. – Người thân của tôi vừa được phẫu thuật tim bắc cầu mạch vành, đang trong giai đoạn hồi sức. Tuy nhiên, theo lời của y tá, không thấy tay trái của bệnh nhân cử động, trong khi hai chân và tay phải cử động bình thường. Tôi xin hỏi những nguyên nhân nào làm yếu cơ tay hoặc liệt tay sau phẫu thuật? Xin cảm ơn bác sĩ. (Thuận An, Long An) – Bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên: Qua câu hỏi của bạn, tôi không biết bệnh nhân có còn thở máy hay không. Nếu bệnh nhân còn thở máy thì có các đường truyền cố định chi để không bị rời ra ngoài khi bệnh nhân không tỉnh. Nếu bệnh nhân tỉnh, có thể thấy yếu hoặc liệt nửa cơ thể hoặc một chi nào đó. Những kết luận này nên do bác sĩ có thẩm quyền – như bác sĩ trực tiếp điều trị – đưa ra. Lựa chọn thông tin cần tỉnh táo, đúng nguồn. Một số tin đồn ở những người không có trách nhiệm, hoặc thông tin ngoài luồng như trên mạng sẽ làm cho gia đình hoang mang, cuộc sống bị đảo lộn. Hoặc khi người nhà đi hỏi nhiều nơi, tạo áp lực lên đội ngũ bác sĩ, có thể khiến cho đội ngũ bác sĩ có quyết định không chính xác. Do đó, bạn nên hỏi thông tin chính xác và hỏi những người có trách nhiệm, như bác sĩ hồi sức điều trị, bác sĩ phẫu thuật viên trực tiếp điều trị. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm trả lời câu hỏi của bệnh nhân với thái độ cầu thị, cởi mở. Tôi nghĩ không có bác sĩ nào từ chối trả lời cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân yếu một tay, tỷ lệ này cũng có trong phẫu thuật tim, phẫu thuật mạch vành nhưng tỷ lệ yếu không nhiều và khả năng hồi phục cao. – Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh: Bệnh nhân Việt Nam thường có tâm lý sợ bác sĩ là không đúng, người nhà có thể hỏi ngay bác sĩ điều trị, không hỏi qua y tá hay người trung gian. – Hơn 10 năm nay, mỗi lần đo huyết áp tại bệnh viện là huyết áp của tôi tăng 16-18/8-10 nhưng theo dõi thường xuyên sáng chiều ở nhà chỉ mức 12-13/7-8,5. Bác sĩ bảo tôi bị hội chứng áo choàng trắng. Xin bác sĩ giải thích thêm về bệnh này và tôi cần lưu ý gì trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày? Cám ơn bác sĩ. (Nguyễn Văn Khuân, 60 tuổi, TP Tân An). – Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh: Hiện tượng này rất phổ biến, tôi thường khuyên các bác sĩ đừng dựa vào huyết áp đó mà cho thuốc mạnh ngay, hôm sau bệnh nhân ngồi dậy không nổi. Khi bệnh nhân đến môi trường lạ như bệnh viện, phòng mạch hoặc bất cứ bác sĩ nào, họ bị tăng huyết áp. Hiện nay, trong y khoa, để chẩn đoán tăng huyết áp nên dựa vào huyết áp đo tại nhà hoặc huyết áp 24 giờ. Huyết áp điện tử rất tốt, mọi người nên mua một cái để đo tại nhà, loại có băng tay sẽ chính xác và nên đo ở nhà sẽ đúng hơn. Có trường hợp nguy hiểm hơn là huyết áp đo ở nhà cao nhưng tại bệnh viện không cao, gọi là tăng huyết áp bị che giấu, nhiều biến chứng hơn. Bệnh nhân tăng huyết áp nên giảm ăn muối, bớt thịt, mỡ và ăn chay với điều kiện không ăn đồ chiên. Thay đổi lối sống, tập thể dục, thay đổi ăn uống, không hút thuốc lá sẽ hạn chế được tình trạng tăng huyết áp. – Mẹ em năm nay 56 tuổi. Trong lần đi khám sức khỏe tổng quát, kết quả điện tim cho thấy tim đập không đều. Cả nhà định đưa mẹ đi bệnh viện chuyên khoa để khám, mẹ bảo thấy khỏe mạnh bình thường, không mệt mỏi hay hồi hộp. Mong bác sĩ tư vấn mẹ em bị bệnh gì và cần khám thêm những gì để chẩn đoán bệnh? Gói tầm soát bệnh tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh gồm những gì? Chi phí như thế nào? Cảm ơn bác sĩ. (Ngô Hoa, Hà Nội) – Phó giáo sư Nguyễn Thị Bạch Yến: Nhịp tim của người bình thường thường đều đặn, nhịp tim ban đêm có thể chậm hơn ban ngày, dao động 60-100 lần một phút, lúc nghỉ ngơi dưới 60 nhịp chậm, trên 100 là nhanh. Nhịp không đều có thể có một số trường hợp như nhịp xoang không đều, nhịp tim không đều do bên cạnh nhịp chính thì có nhịp bất thường gọi là ngoại tâm thu (ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất), rung nhĩ gây nhịp không đều (trên lâm sàng gọi là loạn nhịp hoàn toàn). Nhiều trường hợp bệnh nhân rất khó chịu, có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, nhất là khi hoạt động. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có bất thường ngoại tâm thu hoặc rung nhĩ nhưng bản thân họ không cảm nhận được bất thường. Mẹ bạn nên đi khám sớm để đánh giá đầy đủ và phát hiện loạn nhịp gì, từ đó bác sĩ đưa ra cách điều trị phù hợp. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, khi tầm soát bệnh tim mạch, đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bệnh kỹ càng và thăm khám lâm sàng, sau đó, bệnh nhân được chỉ định các kiểm tra cơ bản ban đầu như điện tâm đồ, siêu âm tim. Điện tim giúp đánh giá nhịp tim đều hay không đều, bất thường về mặt điện học. Siêu âm tim đánh giá cấu trúc của van tim, chức năng tim có bất thường hay không. Bên cạnh đó, một số xét nghiệm được chỉ định về máu để đánh giá chức năng gan, thận, mỡ máu, đường máu – các yếu tố có liên quan đến bệnh lý tim mạch. Trong một số trường hợp, mẹ bạn có loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ cho đo máy holter điện tâm đồ. Máy có thể ghi được điện tim suốt 24h đồng hồ, có những loại máy có thể ghi trong 3 ngày, thậm chí 2 tuần để xem rối loạn nhịp gì. Trong những trường hợp cần thiết, nếu có bất thường về nghi ngờ xơ vữa mạch máu làm siêu âm đánh giá tình trạng mạch máu. Nếu nghi ngờ bất thường về mạch vành sẽ được chỉ định làm nghiệm pháp gắng sức. Trường hợp bệnh nhân có thể chạy trên thảm sẽ là nghiệm pháp gắng sức với thảm trải. Nếu với người già, được đánh giá nghiệm pháp gắng sức với siêu âm tim để đánh giá bất thường. Nếu nghi ngờ tiếp, bác sĩ có thể chỉ định chụp động mạch vành để xem mạch vành có hẹp, tắc hay không. Chụp mạch vành là tiêu chuẩn “vàng”, chính xác nhất để đánh giá xem lồng ngực có thực sự bị hẹp, xơ vữa hay không. – Mẹ tôi năm nay 76 tuổi, cách đây 5 năm bà đã đặt mạch vành một dây, gần đây bà bị đau lại, bệnh viện chẩn đoán phình động mạch 4 cm nhưng vì tuổi cao nên bệnh viện không phẫu thuật được. Xin bác sĩ tư vấn trường hợp mẹ tôi có phẫu thuật được không? Nếu không phẫu thuật thì phương pháp điều trị như thế nào? Mong bác sĩ cho lời khuyên để gia đình yên tâm. Cảm ơn bác sĩ. (Hà Nguyễn, TP HCM) – Bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên: Câu hỏi này phải cần có sự kết hợp của nội, ngoại khoa, can thiệp mới có câu trả lời thỏa đáng. Bạn có dùng một số từ có thể chưa chính xác về chuyên môn, như “đặt mạch vành một dây”, tôi hiểu nôm na là mẹ bạn bị hẹp một nhánh động mạch vành và được đặt stent một nhánh động mạch vành. Hiện tại, mẹ bạn 76 tuổi, có phình động mạch 4 cm. Trước đây, đối với bệnh nhân trên 70 tuổi, vấn đề mổ cũng cần cân nhắc vì có nhiều vấn đề liên quan khác như miễn dịch, sức đề kháng, sức khỏe nói chung. Đến nay, bác sĩ có thể chấp nhận mổ cho bệnh nhân 80 tuổi. Một số bệnh nhân trên 70 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, có thể hoạt động, lao động bình thường, đóng góp cho xã hội, không có bệnh lý đi kèm nặng như suy thận, suy gan, ung thư thì bệnh tim mạch ở tuổi 80 vẫn có thể mổ được. Phình động mạch chủ thông thường trên 50 mm, nhiều khả năng sẽ vỡ và tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như tốc độ tiến triển khối phình trong một năm, bóc tách hay không, có chèn vào động mạch để nuôi các tạng trong bụng hay không. Trước đây, phẫu thuật thay đoạn động mạch bị phình là biện pháp điều trị tiêu chuẩn. Hiện nay, khi có kỹ thuật và vật liệu trong thông tim can thiệp thì hầu như đất dụng võ của phẫu thuật của loại bệnh lý này càng thu hẹp. Người ta có thể đặt ống stent graft vào đoạn động mạch chủ bụng chiếm ưu thế trong bệnh lý này. Khó khăn trong thủ thuật này là về chi phí, đắt hơn. Nếu thực hiện được thì thủ thuật đơn giản, thời gian nằm viện ngắn, xuất viện nhanh chóng. Tỷ lệ biến chứng thấp nhưng bệnh nhân mổ có thể gặp biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, nằm lâu trong bệnh viện (biến chứng khác như nhiễm trùng tiểu, loét). Đối với bệnh lý này, gia đình có đủ điều kiện đặt stent graft có thể cân nhắc. Bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh: Mẹ của bạn chưa có chỉ định mổ. Đường kính động mạch chủ là 18-20 mm, nếu đường kính 40 mm chưa có chỉ định mổ, thì cần điều trị nội khoa tối ưu. Nếu có tăng huyết, bác sĩ có thể cho thuốc chẹn beta để làm siêu âm một lần. Nếu siêu âm 50 mm trở lên, đặt stent graft cần có hội chẩn của bác sĩ nội khoa tim mạch, bác sĩ phẫu thuật tim, bác sĩ can thiệp. Đương nhiên, người cao tuổi nên ưu tiên các phương pháp nhẹ nhàng. – Con em bị tim bẩm sinh (không lỗ van động mạch phổi kèm vách liên thất kín, hở van 3 lá 2/4). Khi vừa sinh ra đã được chuyển ngay đến bệnh viện để điều trị với định hướng là thông tim (có thể bao gồm đặt stent). Cho em hỏi việc xử lý như vậy sau này còn phải làm thêm phẫu thuật gì không? Con em có thể tham gia các hoạt động vui chơi cường độ mạnh như các bạn cùng trang lứa được không? Em cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Vũ Chính, Đà Nẵng) – Bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên: Bệnh lý thực hiện trong khoảng vài trăm ca, bệnh khó đoán, phụ thuộc vào cấu trúc tim phải của cháu có đủ kích thước, thể tích hay không, có thể trở thành buồng tim phải bình thường hay không. Muốn tim bình thường phải có đường thoát phụ thuộc vào hở van ba lá trong thời gian bào thai. Đối với trường hợp của cháu, hở van ba lá không nhiều, tôi sợ rằng trường hợp nặng. Muốn cứu cháu sau khi sinh không có máu lên động mạch phải, bác sĩ giữ ống động mạch để máu có thể lên phổi, cố gắng đục phá bỏ màng ngăn giữa thất phải và động mạch phổi. Như vậy, thất phải mới có đường thoát và phát triển được. Kết quả tổng thế từ lúc phát hiện đến khi lớn lên trung bình không được tốt, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố để có thể đạt được kết quả tốt. Thông thường, khoảng 50% có thể sống sót đến giai đoạn cuối, phụ thuộc vào các bác sĩ sơ sinh có kịp thời can thiệp, đặt stent truyền thuốc duy trì ống động mạch hay không. Cháu có nong được động mạch phổi hay không, nếu được thì tiên lượng sẽ tốt hẳn, sau đó, cần theo dõi trong vòng 6 tháng đầu để xem thất phải có phát triển hay không. Nếu thất phải không phát triển được, phải điều trị theo hướng một thất. Bình thường trái tim có hai bơm nhưng chỉ có một bơm. Kết quả cũng khá tốt nhưng mà cháu không có trái tim, hệ thống tuần hoàn bình thường, chỉ đạt được mức độ gắng sức 60% như người bình thường. Cháu chỉ có thể gắng sức như đi bộ, chạy chậm, đánh bóng bàn, cường độ cao hơn sẽ khó. Cháu có thể phát triển thể chất, trí tuệ gần như người bình thường. Cũng có những cháu đã mổ theo hướng này đã học đại học, lập gia đình nhưng gắng sức hạn chế. – Em bị tim bẩm sinh, thông liên nhĩ, hở van 3 là 2,5/4 thì chữa trị như thế nào ạ? Có nên phẫu thuật để bít lỗ dù thông liên nhĩ không? Chữa trị hở van như thế nào? Em có nên tập gym, chạy bộ gì không ạ? Mong bác sĩ tư vấn. Em cảm ơn bác sĩ! (Trí Huỳnh, 31 tuổi, TP HCM) – Bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên: Thông liên nhĩ là một trong những bệnh lý đơn giản nhất của bệnh tim bẩm sinh. Thông liên nhĩ là một lỗ thông giữa 2 buồng nhận máu, ở buồng nhận máu áp lực thấp nên luồng thông không nhiều như các buồng khác. Diễn tiến bệnh: kích thước lỗ thông bạn không nói rõ, bạn 32 tuổi thì quá trình bệnh cũng khá dài. Kích thước nhỏ dưới 10 mm tương tự như có nốt rò ở lỗ thông, kích thước nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến trái tim và hoạt động. Trường hợp nếu có hở van ba lá mức độ từ nhẹ đến trung bình thì lỗ thông này kích thước cũng trung bình khoảng 10-20 mm. Trong quá trình lượng máu từ bên trái sang phải, lượng máu khiến bên phải dãn ra, máu lên phổi nhiều hơn, bạn cũng có thể ảnh hưởng khi hoạt động gắng sức. Trường hợp của bạn khi mổ có 2 điểm lợi: tăng thể lực, một số trường hợp có lỗ thông như vậy sẽ tăng khả năng đột quỵ do có một số cục máu đông trong hệ thống tĩnh mạch, đi vào tim có thể qua lỗ này thẳng lên các động mạch não. Với trường hợp các lỗ vừa hoặc trung bình, chúng tôi khuyên bạn nên đóng để tốt hơn cho cuộc sống, qua phương pháp thông tim can thiệp, bằng những dụng cụ vốn được gọi là “dù”, thực tế là hai cái đĩa có thể bung ra và có thể kẹp vào bờ của lỗ và bít hoàn toàn lỗ. Trường hợp của bạn cần siêu âm kỹ để xem phần bờ đó có chắc chắn để cái đĩa bám tốt hay không, trường hợp cái bờ chắc chắn, cách xa cấu trúc quan trọng của tim thì có thể thông tim can thiệp. Tức là luồn ống thông vào tim, không có vết mổ, không đau đớn hay nằm lâu. Trường hợp của bạn nên thăm khám, siêu âm qua đầu dò thực quản để nhìn rõ từ đó đưa ra câu trả lời chính xác là nên can thiệp hay mổ. – Chồng em năm nay 38 tuổi, tiền sử gia đình có cao huyết áp! Trước đây làm việc nhiều áp lực, gắng sức, đêm ngủ không được, gặp nhiều vấn đề về cả tiêu hoá, đại tràng… Chồng em là một kiến trúc sư và chuyên thiết kế thi công nên công việc rất stress. Chồng em rất hay bị nhói ngực, quặn ngực, đau lồng ngực chỗ tim, ngạt cả vai gáy cứng đơ. Triệu chứng nhói xảy ra với tần suất ngày nhiều hơn trước, nhất là khi thức đêm để làm việc. Những dấu hiệu nghi ngờ xảy ra đột quỵ là có đủ hết. Chồng em từng khám bị hở van tim 2/4 nhưng từ rất lâu rồi. Xin bác sĩ tư vấn giúp chồng em nên thăm khám như thế nào, lộ trình điều trị ra sao ạ? Chồng em phải làm gì ngay từ bây giờ để kiểm soát được những dấu hiệu nguy hiểm này ạ? Ở bệnh viện Tâm Anh có phương pháp gì để kiểm tra xem chồng em có bị tắc nghẽn mạch hay bị hở van nặng hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ. (Duyên Nguyễn, TP HCM) – Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh: Chồng em 38 tuổi nhưng có nhiều triệu chứng, tôi tiên đoán thiếu thể dục, đáng lẽ kiến trúc sư làm việc nhiều nên dành thời gian 45 phút đến một tiếng tập thể dục. Nếu chồng của bạn không hút thuốc lá, uống rượu, thì ít có nguy cơ bệnh mạch vành ở độ tuổi 38. Nếu chồng bạn đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, hỏi kỹ các yếu tố nguy cơ, đo điện tâm đồ (tôi nghĩ là bình thường), đo huyết áp tay và chân, siêu âm tim. Nếu bệnh nhân than bị tức ngực nhiều có thể làm trắc nghiệm gắng sức (nhưng tuổi 38 có thể không cần). Trong siêu âm tim, hở van hai lá 2/4, nếu bệnh lý sẽ hẹn bệnh nhân mỗi năm theo dõi một lần. Nếu hở van tim 2/4 chỉ điều trị bằng thuốc, chưa cần phải phẫu thuật. Với y học hiện đại, có đầy đủ phương tiện để theo dõi hở van hai lá 2/4 và làm việc nhiều áp lực không những phòng ngừa được bệnh tim, phòng bệnh mạch máu não. – Tôi thỉnh thoảng mệt mỏi, hồi hộp, sợ sệt, hụt hơi, đi khám tổng quát phát hiện tim hở van 3 lá 2/4, ngoại tâm thu, thiếu máu nhẹ, bác sĩ điều trị chỉ cho thuốc uống. Xin bác sĩ tư vấn, tình trạng của tôi nếu điều trị bằng thuốc uống có khả năng hết không hay cần can thiệp phẫu thuật? Chế độ ăn uống sinh hoạt nên thế nào để hỗ trợ điều trị ạ? Cám ơn bác sĩ. (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 46 tuổi, TP HCM) – Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh: Hở van hai lá 2/4 là thể trung bình, cần tìm hiểu nguyên nhân, nếu người bệnh có áp lực động mạch phổi tăng cao có thể làm hở van 3 lá. Ví dụ phụ nữ uống thuốc làm giảm béo phì có thể làm hở van ba lá. Trước đây, có trường hợp người bệnh dùng một số thuốc có thể ảnh hưởng đến ảnh hưởng van ba lá, tăng áp mạch phổi. Nếu hở van ba lá 2/4 chưa đáng ngại nhưng mỗi năm phải siêu âm một lần xem có tăng hay không, áp lực động mạch phổi có tăng hay không. Nếu có tăng cần tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân. Người bệnh cần theo dõi thường xuyên. Chào bác sĩ, mạch của em nhanh trên 90 (nhưng huyết áp bình thường), lúc mệt hay thay đổi thời tiết em cảm thấy như thiếu oxy, phải hít thở thật sâu. Có lúc phải ngồi mới thấy hít thở đủ oxy. Em đi khám được các bác sĩ siêu âm tim và đo tim gắng sức không phát hiện bệnh lý gì. Xin hỏi bác sĩ, triệu chứng của em là biểu hiện bệnh lý gì và em cần làm thêm kiểm tra gì để chẩn đoán bệnh ạ? Cám ơn bác sĩ! (Chị Kim Dung, 40 tuổi, Hà Nội) – Phó giáo sư Nguyễn Thị Bạch Yến: Nhịp tim của con người với người bình thường dao động 60-100 chu kỳ một phút. Trong giới hạn này là bình thường. Nếu nhịp tim 60 là nhịp chậm, nhịp bạn dưới 50 chậm phải đi khám ngay. Nếu nhịp bạn 100 chu kỳ mỗi phút, và thường xuyên ở mức này phải thăm khám. Nhịp tim của bạn 90 chu kỳ/phút là cao hơn người bình thường, tuy chưa vượt nhưng xuyên ở thường mức cao hơn người bình thường. Vì người bình thường lúc nghỉ ngơi chỉ khoảng 70-80 lần một phút. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim như tuổi tác, tuổi càng cao thì nhịp càng chậm. Nhịp nhanh ở người thừa cân béo phì, người tiểu đường, hút thuốc lá. Bệnh suy tim, bệnh động mạch vành tim, bệnh nội tiết như cường giáp (basedow) cũng bị nhịp nhanh hơn bình thường. Bạn đã làm điện tim, siêu âm tim, gắng sức nhưng nhịp tim của bạn bình thường, có thể không liên quan đến tim mạch. Bạn cần xem xét các yếu tố tôi đã nêu ở trên có thể thay đổi để nhịp tim chậm hơn. Nhịp tim có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết ví dụ như nóng quá. Nhịp tim của bạn đã đã hơi nhanh khi có những yếu tố thêm vào thì nhịp nhanh hơn, khó chịu hơn. – Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có những thiết bị máy móc hiện đại nào giúp tầm soát bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch khác như tăng huyết áp, loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim? Em có thể đặt hẹn khám bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh như thế nào? (Như Mai, TP HCM) Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh: Tôi khám bệnh vào sáng thứ 3, 5, 6 hàng tuần, bạn có thể gọi hotline 0287 102 6789 để đăng ký. Để chẩn đoán bệnh mạch vành không chỉ có máy móc thiết bị mà cần phải có đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm. Bác sĩ có thể nhìn dáng người, có những người tai to mặt lớn, tai gập có thể đoán mắc bệnh mạch vành. Bác sĩ sẽ xem xét về lối sống. Những người hút thuốc lá cũng có nguy cơ bệnh mạch vành nhiều hơn. Bác sĩ sẽ hỏi thêm các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp, đái tháo đường, lipid máu, hút thuốc lá. Tôi luôn nhắc các học trò phải hỏi chính người bệnh. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bác sĩ luôn hỏi bệnh sử khá kỹ để có thể đoán ra bệnh mạch vành. Dù điện tâm đồ bình thường cũng không loại trừ bệnh mạch vành. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có 2 phương tiện rất tốt để chẩn đoán bệnh này là trắc nghiệm gắng sức bằng thảm lăn, chụp MSCT mạch vành có cản quang. Bác sĩ tin là với những phương tiện đó có thể tầm soát cho bệnh nhân. – Em 32 tuổi, em có triệu chứng tim đập nhanh cách đây 1 năm, sau khi mắc bệnh cúm. Tim bình thường cỡ 75-80 nhịp, có lúc sau khi ăn hoặc làm việc nhà, tim em đập 120-130 nhịp, cảm giác rất mệt và đau đầu; có lúc nhịp tim nhảy 180 trong khoảng 1 phút rồi thấp lại; có khi triệu chứng mất đi khoảng vài tháng sau đó lại trở lại. Chất lượng làm việc giảm hẳn do em thường xuyên mệt và đau đầu. Em đã đi đo điện tâm đồ, đeo máy theo dõi EKG 2 lần, mỗi lần 1 tháng và siêu âm tim nhưng bác sĩ vẫn nói tim bình thường. Mong bác sĩ tư vấn em cần kiểm tra thêm gì nữa để tìm nguyên nhân bệnh ạ. Em xin cảm ơn! (Phương Đặng, 20 tuổi, Tây Ninh) Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh: Tình trạng của bạn có thể không liên quan đến cúm mà liên quan đến viêm cơ tim. Viêm cơ tim có thể làm chức năng tim suy giảm, tim đập nhanh. Trong bệnh sử bạn mô tả có lúc tim bình thường, có lúc tim đập nhanh thì bạn có thể bị nhịp nhanh kịch phát trên thất. Chúng ta đo điện tâm đồ 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ… không phát hiện bệnh vì chúng ta vẫn có bệnh nhưng lúc đo sẽ không hiện ra. Trường hợp này chúng ta cần có phương tiện, đặt máy điện tâm đồ dưới da và đo cả tháng, có trường hợp phải đo cả năm để phát hiện bệnh. Tất nhiên cần phát hiện nguyên nhân, có thể là cường giáp, trong cơn có tăng huyết áp khiến tim đập nhanh. Bạn nên đến khám để tìm nguyên nhân vì nếu kéo dài có thể khiến suy tim. – Tôi đang điều trị tim mạch với chẩn đoán là bệnh van tim hậu thấp, cơn rung nhĩ kịch phát, suy tim. Kết quả siêu âm gần đây là hẹp van hai lá khít, hở van hai lá nhẹ – vừa, Wilkins 8 điểm. Hở van chủ vừa, hẹp van chủ nhẹ, hở ba lá nhẹ. Với kết luận như trên bệnh của tôi có cần phẫu thuật không? Một năm tôi bị 2 đến 3 lần tim đập nhanh kịch phát. Xin hỏi bác sĩ tôi cần làm gì để dứt cơn hẳn và không bị như vậy nữa? Mong các bác sĩ tư vấn giúp. Xin cám ơn. (Lê Sơn, 52 tuổi, Hà Nội) – Phó giáo sư Nguyễn Thị Bạch Yến: Bệnh van tim do thất thường gặp ở tuổi học đường vì bệnh liên quan tới nhiễm vi khuẩn liên cầu, thường là viêm họng do liên cầu. Khi cơ thể chống lại con liên cầu này thì đánh luôn tới van tim, làm cho van tim bị tổn thương. Tổn thương van tim do thất thường có 2 hình thái: làm van 2 lá dính vào nhau, van bị dày lên, mép van cuộn lại làm hở van tim. Các bệnh nhân bị van tim do thất thường chỉ có thể bị tổn thương 1 van, nhưng nhiều trường hợp tổn thương cả van 2 lá và van động mạch chủ. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tổn thương van tim sẽ tiến triển chậm, ngược lại sẽ ngày càng nặng lên. Trường hợp bạn bị thấp tim từ khi còn trẻ và hiện nay đã chuyển thành hẹp, khít, dẫn tới hậu quả là máu ứ lại ở tâm nhĩ trái, làm cho tâm nhĩ trái căng và giãn ra. Đồng thời, máu sẽ ngược lên và làm tăng áp lực trong động mạch phổi, gây ra biến chứng rối loạn nhịp mà bạn bị đó là rung nhĩ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ bị khó thở khi gắng sức. Tuy nhiên, bạn khá may mắn khi bác sĩ kết luận là hẹp khít nhưng Wilkins 8 điểm, thể hiện là van 2 lá của bạn còn khá mềm mại, tổn thương động mạch chủ không quá nặng nề. Như vậy các bác sĩ có thể tiến hành nong van 2 lá cho bạn. Bác sĩ sẽ đưa quả bóng vào qua đường ống thông, nong rộng ra, áp lực nhĩ trái giảm đi. Nhờ đó bạn sẽ không phải thay van tim mới. Nếu sau 10, 15 năm tổn thương tái phát, lúc đó sẽ cần tới những hướng điều trị khác như thay van tim. – Chào bác sĩ! Tôi có câu hỏi nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Tôi 35 tuổi, thỉnh thoảng tôi có cảm giác bị loạn nhịp tim, tim đập thình thịch, cảm giác như muốn thoát ra khỏi lòng ngực. Tuy nhiên, tôi cũng không thấy mệt hay chóng mặt hay bất kỳ cảm giác gì khác. Đặc biệt hiện tượng này xuất hiện rõ rệt sau khi uống cà phê và đá banh. Tôi đã thử không uống cà phê khoảng 1 tuần thì không thấy tim đập loạn nhịp nữa, nhưng không biết là trong tương lai có bị lại hay không. Vậy cà phê có phải là nguyên nhân khiến tôi bị loạn nhịp tim không? Trước đây, tôi không có bất kỳ bệnh lý nào về tim. Ba tôi thì bị tụt huyết áp, mẹ tôi thì tăng huyết áp và đái tháo đường. Tôi cần làm gì để kiểm soát tình trạng loạn nhịp tim thưa bác sĩ? Mong được sự tư vấn của bác sĩ. Xin chân thành cảm ơn! (Trần Công, 35 tuổi, TP HCM) – Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh: Các bạn tập uống cà phê từ ít đến nhiều, chỉ uống cà phê thật (chứa cafein là chính), cà phê giả pha hạt cao ở lề đường có thể khiến tim loạn nhịp hơn. Kinh nghiệm tôi là uống cà phê xay, uống từ ít đến nhiều. Tuy nhiên đó chỉ là giả dụ. Đó chỉ là cảm quan của người bệnh có thể tình cờ uống cà phê nhưng đó cũng có thể là triệu chứng bệnh. Tim đập 3-4 lần một phút có thể 3-4 ngoại tâm thu liên tục làm nhịp nhanh. Tôi nghĩ bạn nên đến khám bác sĩ đo điện tâm đồ 24h, MSCT có những trường hợp loạn nhịp ban đêm nhiều, ban ngày nhiều. Nếu thử không uống cà phê có loạn nhịp hay. 38 hay 40 tuổi cũng có thể có thể loạn nhịp, cộng thêm yếu tố gia đình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, bạn nên đi khám bệnh sớm.
https://suckhoedoisong.vn/cat-khoe-mong-chan-tai-nha-mot-phu-nu-bi-hoai-tu-nhiem-trung-nang-ban-chan-169158011.htm
27-05-2019
Cắt khóe móng chân tại nhà, một phụ nữ bị hoại tử nhiễm trùng nặng bàn chân
Theo lời kể của bệnh nhân, trong lúc cắt móng chân thì chị bị một vết xước nhẹ, vài ngày sau vết xước sưng tấy nhưng nghĩ là không ảnh hưởng gì nên cũng không can thiệp và để như vậy. Khi chân sưng tấy, mưng mủ không thể đi lại được và phải nhập viện thì đã bắt đầu nhiễm trùng. Theo Bs. Nguyễn Xuân Anh, chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật bàn tay, vi phẫu tạo hình cho biết, môi trường da xung quanh bàn tay, bàn chân lúc nào cũng có sẵn các vi trùng thường trú và “đăng ký” tạm trú. Cấu trúc da, móng… của ngón tay, ngón chân rất hoàn hảo để chống lại vi khuẩn xâm nhập. Khi chúng ta làm đẹp cắt móng, hay có thói quen căn, rứt da bị xước vùng khóe móng sẽ gây vết trầy xước, chảy máu… đây chính là cửa ngõ được mở để mời các vi trùng thâm nhập. Bài chân bị nhiễm trùng vì thói quen lấy da thừa quanh móng chân và cắt khóe móng chân (ảnh BSCC) Cùng với đó là sự chủ quan nghĩ vết thương nhỏ sẽ không ảnh hưởng gì nên không được quan tâm chăm sóc ngay từ đầu. Đến khi đi ra đường gặp bụi bẩn, nước mưa là môi trường thuận lợi để vi trùng gây bệnh phát triển. Giai đoạn này bắt đầu sưng, nóng đỏ da quanh vết thương xây xước, tiếp đến là xuất hiện mủ lan rộng ngoán tay hoặc bàn tay bàn chân…dẫn đến nhiễm trùng huyết nặng toàn thân. BS. Xuân Anh khuyến cáo, không cắt móng, cắt da quá sát gây tổn thương da. Dụng cụ cắt da phải sạch không nên dùng chung bộ cắt móng chung với nhiều người. Nên bỏ thói quen cắt rứt da bị bong tróc, nên dùng đồ cắt móng tay hoặc kéo tỉa da. Nếu phát hiện có vết xây xát da thì phải chăm sóc vết thương hàng ngày: dùng nước sát khuẩn, dùng băng gạc vô trùng, giữ khô sạch vết thương đến khi lành. Thông thường vết xước khoảng vài ba ngày sẽ lành. Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cũng cảnh báo, trong quá trình làm móng như cắt da và lấy khóe, nếu cắt quá ngắn sẽ gây ra tình trạng móng chọc thịt. Đây là hiện tượng cạnh bên bản móng chọc vào tổ chức phần mền ở cuốn móng bên, làm tổn thương tổ chức này gây nên đỏ, sưng và đau. Khi bị viêm, người bệnh có biểu hiện sưng vùng móng, đau nhức các ngón tay, mất các nếp gấp của da trên móng. Trong đó, áp xe do tụ cầu với biểu hiện da quanh móng sưng, tấy đỏ, có mủ trắng, người bệnh bị sốt phải nhanh chóng được chẩn đoán. Trường hợp này cần can thiệp ngoại khoa, rạch mủ và uống kháng sinh, thậm chí cắt bỏ một phần móng. Ngoài ra người làm móng ở các sở không đảm bảo có thể bị viêm móng do virus herpes. Đây là loại virus rất dễ lây từ người này sang người khác, trong khi thợ làm móng ít khi từ chối khách hàng, kể cả người đang bị nhiễm trùng móng Trường hợp bị nhiễm virus herpes khó chẩn đoán hơn song cũng cần phải vệ sinh tại chỗ, uống kháng sinh chống virus. Đặc biệt, chị em còn có thể viêm quanh móng do candida thể cấp (sưng tấy, có mủ) hoặc mãn tính (chỉ hơi sưng, thâm tím, có thể gây biến dạng móng).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phac-do-dieu-tri-roi-loan-lipid-mau-vi
Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ Trần Quốc Tuấn đã có hơn 12 năm kinh nghiệm về hồi sức cấp cứu. Rối loạn chuyển hóa lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ tim mạch này thuộc nhóm nguy cơ có thể thay đổi được dựa trên phác đồ điều trị rối loạn lipid máu. 1. Định nghĩa rối loạn lipid máu Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, Triglycerid (TG) có trong huyết tương hoặc tăng cả hai, hoặc tình trạng giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao (HDL-C), hoặc tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL-C), làm tăng quá trình xơ vữa động mạch.Tăng Cholesterol trong huyết tương:Bình thường: Cholesterol máu < 5,2 mmol/l (< 200 mg/dl)Tăng giới hạn: Cholesterol máu từ 5,2 - 6,2 mmol/l (200 – 239mg/dl)Tăng cholesterol máu: >6,2 mmol/l (>240 mg/dl)Tăng Triglycerid trong máu:Bình thường: Triglycerid trong máu <1,7 mmol/l (<150 mg/dl).Tăng giới hạn: Triglycerid trong máu từ 1,7-2,25 mmol/l (150-199 mg/dl).Tăng Triglycerid: Triglycerid trong máu từ 2,26 – 5,64mmol/l (200 - 499mg/dl).Rất tăng: Triglyceride trong máu > 5,65 mmol/l (> 500 mg/dl).Giảm HDL-C - Lipoprotein có tính bảo vệ thành mạch, giảm HDL-C là có nguy cơ cao với xơ vữa động mạch:Bình thường: HDL-C > 0,9 mmol/l.Khi HDL-C < 0,9 mmol/l (<35mg/dl) là giảm. Lipid máu HDL-C - Lipoprotein và LDL–C - Lipoprotein Tăng LDL–C - Lipoprotein làm tăng quá trình xơ vữa:Bình thường: LDL-C <3,4 mmol/l (<130 mg/dl)Tăng giới hạn: LDL-C từ 3,4 – 4,1 mmol/l (130-159 mg/dl)Tăng nhiều: LDL-C > 4,1 mmol/l (>160 mg/dl)Rối loạn lipid máu hỗn hợp:Rối loạn lipid máu hỗn hợp là khi Cholesterol > 6,2 mmol/l và Triglycerid trong khoảng 2,26 – 4,5mmol/l. 2. Điều trị rối loạn lipid máu 2.1 Nguyên tắc điều trị tăng lipid máuĐiều trị rối loạn lipid máu phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên, bao gồm tăng cường tập luyện - vận động thể lực, nhất là những người làm công việc tĩnh tại, điều chỉnh chế độ tiết thực phù hợp với thể trạng và tính chất công việc.Thuốc làm giảm lipid máuThay đổi lối sống sau 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn thì cần chỉ định điều trị rối loạn lipid máu với các loại thuốc làm hạ lipid máu.2.2 Thuốc điều trị rối loạn lipid máuNhóm statin (HMG - CoA reductase inhibitors)Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế enzym Hydroxymethylglutaryl CoA Reductase, đây là một enzym tổng hợp Cholesterol toàn phần, làm giảm Cholesterol toàn phần nội sinh, kích thích tăng tổng hợp thụ thể LDL-c từ đó tăng thu giữ LDL-c tại gan. Kết quả làm giảm LDL-C, VLDL, cholesterol toàn phần, Triglycerid và tăng HDL-C. Ngoài ra nhóm thuốc statin còn giảm quá trình viêm của nội mạc mạch máu, giúp thoái hóa mảng xơ vữa, tăng tổng hợp nitric oxide của tế bào nội mạc.Chỉ định điều trị: tăng LDL-c, tăng Cholesterol toàn phần.Nhóm fibrateTác dụng: làm giảm Triglycerid. Ngoài ra các thuốc nhóm fibrat cũng làm tăng HDL-C.Một số hoạt chất thuộc nhóm fibrat: Gemfibrozil, ClofibrateChỉ định điều trị: tăng Triglycerid.Nhóm acid Nicotinic (Niacin, vitamin PP).Thuốc có tác dụng làm giảm Triglycerid do ức chế phân hủy từ tổ chức mỡ và giảm tổng hợp Triglycerid ở gan, ức chế tổng hợp và ester hóa acid béo tại gan, tăng thoái biến apoB, giảm VLDL, giảm LDL-C và tăng HDL-C (do giảm thanh thải apoA-I).Chỉ định điều trị: tăng LDL-C, giảm HDL-C, tăng Triglycerid.Nhóm ResinCơ chế tác dụng: Resin trao đổi ion Cl- với acid mật, tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, làm tăng bài tiết mật và giảm cholesterol ở gan, kích thích tổng hợp các thụ thể LDL-C và tăng thải LDL-C.Một số hoạt chất thuộc nhóm Resin: Cholestyramin, Colestipol, ColesevelamChỉ định điều trị trong trường hợp tăng LDL-C.Thuốc EzetimibeCơ chế tác dụng: thuốc ức chế hấp thụ Cholesterol toàn phần tại ruột, làm giảm LDL-C và tăng HDL-C.Chỉ định điều trị: tăng cholesterol LDL-C.Omega 3 (dầu cá) Dầu cá có tác dụng tăng dị hóa Triglycerid ở gan giúp giảm cân và duy trì cân nặng Cholesterol cao: Điều trị thế nào?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/y-hoc-co-truyen-dieu-tri-viem-xoang-vi
Y Học Cổ Truyền điều trị viêm xoang
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn Đức - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông Viêm xoang mũi là một trong những bệnh lý gây nhiều phiền phức cho con người. Đồng thời, việc điều trị viêm xoang nếu không thực hiện kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng ngoài ý muốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc các kiến thức về chữa viêm xoang bằng Đông Y. 1. Tổng quan về viêm xoang mũi Viêm xoang mũi có hai loại: Viêm xoang cấp tính (xảy ra do nhiễm trùng, dị ứng, các vết trầy xước gây viêm nhiễm tại vùng niêm mạc) và viêm xoang mãn tính (viêm xoang lâu ngày).Hiện nay, người ta có thể phân loại viêm xoang mũi theo nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó, các dạng viêm xoang mũi chủ yếu gồm:Viêm xoang mũi dị ứng.Viêm xoang trán hoặc viêm xoang bướm hoặc xoang hàm.Viêm xoang sàng trước/ sàng sau.Viêm đa xoang.Bệnh viêm xoang mũi gây khó chịu, mệt mỏi và nhiều phiền phức trong cuộc sống với vô số biểu hiện như:Đau nhức vùng mặt, trán, hốc mắt và đầu, ngứa khóe mắt.Có dịch mủ xoang vàng trong hoặc vàng đục chảy ra ngoài từ mũi.Dịch mủ xong cũng có thể từ mũi chảy xuống cuống họng, gây đau ngứa họng, dẫn đến viêm họng và sốt.Ngạt mũi, ù tai và thường xuyên khó thở.Khứu giác bị cản trở, không thể nhận biết mùi xung quanh.Tình trạng viêm xoang khi kéo dài, nhất là đối với viêm xoang mũi cấp tính, sức khỏe của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hệ quả từ nhiều biến chứng như:Biến chứng liên quan đến mắt: Đau và ngứa vùng khóe mắt / hốc mắt, viêm tuyến lệ, áp xe mí mắt, sưng mí mắt,...Biến chứng liên quan đến xương: Tình trạng viêm nhiễm vùng niêm mạc mũi kéo dài có thể gây tắc nghẽn mạch máu tại khu vực này, dẫn đến ảnh hưởng về xương vùng thái dương, sọ trán hoặc xương đỉnh.Biến chứng liên quan đến tai: Các trường hợp viêm xoang mãn tính sẽ tích tụ vi khuẩn chảy xuống họng và đọng ở phần vòi tai, dẫn đến viêm tai giữa, ù tai, thậm chí là điếc tai.Viêm não và viêm màng não.Viêm phế quản mãn tính,... 2. Phương pháp Đông Y có thể trị dứt điểm viêm xoang hay không? Hiện nay, bệnh nhân bị viêm xoang có thể chọn một trong hai hoặc kết hợp cả hai phương pháp điều trị từ Tây Y và Đông Y. Đối với các bài thuốc Đông Y trị viêm xoang, hiệu quả thường đến chậm hơn so với Tây Y. Tuy nhiên, khả năng trị bệnh được đảm bảo vô cùng an toàn và hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến những hệ cơ quan khác trong cơ thể.Phương pháp sử dụng thuốc Đông Y trị viêm xoang mũi thường chú trọng việc cân bằng âm và dương. Nhờ đó, các bài thuốc không chỉ cải thiện và khắc phục các triệu chứng bệnh mà còn tăng cường sức khỏe của gan thận, tẩm bổ từ bên trong cơ thể, nhờ đó ngăn ngừa sự tái phát bệnh.Cùng với đó, giá cả cho nguyên liệu của hầu hết các bài thuốc Đông Y chữa viêm xoang đều ở mức thấp. Vì vậy, việc điều trị lâu dài là hoàn toàn có khả năng với hầu hết mọi gia đình. Đông Y có thể được sử dụng kết hợp với Tây Y để trị bênh viêm xoang. 3. Tìm hiểu bài thuốc Đông Y trị viêm xoang Viêm xoang cấp tính do thể nhiệt thực chứng:Bệnh nhân khi bị viêm xoang cấp tính có thể có các triệu chứng như:Ngạt mũi và chảy nước mũi vàng đục, có mủ.Vùng xoang trán và xoang hàm đau.Một số triệu chứng toàn thân như sợ lạnh, thân nhiệt cao, mạch phù sác,...Ở trường hợp này, việc chữa viêm xoang bằng Đông Y tập trung vào giải độc. Đặc biệt, nếu bệnh nhân có hiện tượng đau đầu và sợ lạnh thì cần bổ sung thêm vị thuốc phát tán phong nhiệt.Bài thuốc này bao gồm các thành phần: Tân di, hoàng cầm, sơn chi, thạch cao, tri mẫu, bách hợp, mạch môn, thăng ma và cam thảo.Viêm xoang mãn tính do thể nhiệt hư chứng:Khi bị viêm xoang mũi mãn tính, tình trạng bệnh thường kéo dài, triệu chứng bệnh không quá nặng nề nhưng thường xuyên xảy ra, bao gồm:Đau ở xoang trán và xoang hàm khi ấn vào.Nước mũi có mủ và mùi hôi.Giảm hoạt động của khứu giác, thường xuyên đau nhức đầu.Các bài thuốc Đông Y trị viêm xoang mũi mãn tính thường tập trung vào dưỡng âm - nhuận táo và giải độc thanh nhiệt cho bệnh nhân. Hầu hết đều sử dụng Đối pháp lập phương, tuy nhiên, tùy theo tình trạng mà có các vị thuốc và hàm lượng khác nhau. 4. Các phương pháp Đông Y trị viêm xoang phổ biến khác Bên cạnh các bài thuốc Đông Y chữa viêm xoang, một số phương pháp khác trong Y Học Cổ Truyền cũng thường được áp dụng để giúp bệnh viêm xoang cải thiện hơn.Cứu ấm và châm cứu: Đây là phương pháp Đông Y trị viêm xoang sử dụng châm và nhiệt từ ngải cứu nhằm kích thích các huyệt ở quanh vùng xoang, mũi và huyệt ở cổ - gáy.Xông mũi xoang: Cách chữa viêm xoang bằng Đông Y này có tính đơn giản, có thể thực hiện tại nhà dễ dàng nhưng vẫn đem lại hiệu quả tốt.Xoa bóp: Đây cũng là một phương pháp chữa viêm xoang bằng Đông Y được nhiều người áp dụng, bao gồm các động tác massage vùng da như xoa, miết, tác động lên cơ day, ấn vùng mặt và vùng xoang mũi, vùng cổ gáy.Ấn huyệt: Các huyệt như huyệt hợp cốc (vị trí ở giữa ngón trỏ và ngón cái), huyệt bách hội trên đỉnh đầu, huyệt thượng tinh ở đường chân tóc ngay trước trán, ấn đường ở giữa hai chân mày, nghinh hương ở vùng khóe ngoài mũi sẽ được ấn. Tùy theo kỹ thuật mà triệu chứng có thể cải thiện nhiều hay ít.Có thể nói, các bài thuốc Đông Y trị viêm xoang cho đến nay vẫn được nhiều chuyên gia Y Học Cổ Truyền sử dụng, nổi bật với ưu điểm an toàn và hiệu quả bền vững. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện thêm một số liệu pháp như châm cứu, ấn huyệt,... để gia tăng khả năng điều trị.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhip-tim-nhanh-nhi-da-o-la-gi-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-vi
Nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ là gì? Cách điều trị và phòng ngừa
Nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ, hay còn gọi là MAT, là một hình thức hiếm gặp của nhịp tim bất thường, thường gặp ở những người mắc bệnh phổi. Điều trị nhịp nhanh nhĩ đa ổ thường tập trung vào can thiệp để ổn định nhịp tim bị rối loạn. 1. Nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ là gì? Nhịp nhanh nhĩ đa ổ (MAT) là khi người bệnh có nhịp tim bất thường được phát ra từ các buồng tâm nhĩ, tầng trên của tim tạo ra nhịp tim nhanh và không đều. Tương tự như các dạng nhịp nhanh nhĩ khác, nhịp tim trong trường hợp này có thể vượt quá 100 nhịp mỗi phút và có thể đạt tới 180 nhịp mỗi phút.Thuật ngữ "nhịp tim nhanh nhĩ hỗn loạn" cũng được sử dụng để mô tả tình trạng này. 1.1. Sự khác biệt giữa rung nhĩ và nhịp nhanh nhĩ đa ổ là gì? Cả hai tình trạng đều là dạng nhịp tim bất thường xuất hiện tại buồng nhĩ, tầng trên của tim. Thông thường, nếu người bệnh bị nhịp nhanh nhĩ đa ổ thì bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán phân biệt với rung nhĩ. Bác sĩ của bạn có thể giải thích sự khác biệt giữa chúng dựa trên kết quả điện tâm đồ của bạn, đặc biệt là bằng cách kiểm tra các sóng P thể hiện sự co bóp của tâm nhĩ.Khoảng một nửa số người mắc nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ trải qua tình trạng rung tâm nhĩ hoặc cuồng nhĩ. Bệnh thường xảy ra ở người trưởng thành. Ở độ tuổi trung bình là 70, người bệnh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng này. Mặc dù vậy, nó cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em.Nói chung, khi mắc phải nhịp nhanh nhĩ đa ổ, người bệnh thường đang trong tình trạng bệnh nặng. Đây là một dạng nhịp tim bất thường hiếm gặp, chiếm ít hơn 1% trong tổng số các trường hợp rối loạn nhịp tim. 1.2. Nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ ảnh hưởng đến cơ thể bệnh nhân như thế nào? Khi tim bạn đập quá nhanh thì sẽ không có nhiều thời gian để bơm nhiều máu vào bốn buồng tim. Khi đó, máu nghèo Oxy sẽ di chuyển qua các buồng tim trước khi đi đến phổi để hấp thụ oxy. Sau khi được bơm máu và nạp oxy, máu sẽ tiếp tục di chuyển và lưu thông khắp cơ thể bạn.Tuy nhiên, do thời gian giữa các chu kỳ bơm máu ngắn, lượng máu trong mỗi buồng tim sẽ giảm xuống dưới mức cần thiết. Điều này có nghĩa là mỗi nhịp tim sẽ mang theo một lượng máu ít hơn so với bình thường đến các tế bào trong cơ thể. Khi tim bạn đập quá nhanh thì sẽ không có nhiều thời gian để bơm nhiều máu vào bốn buồng tim 1.3. Các triệu chứng của nhịp nhanh nhĩ đa ổ là gì? Khi xảy ra nhịp nhanh đa ổ thì các triệu chứng thường không có. Tuy nhiên, nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng thì sẽ có 1 số triệu chứng rõ ràng được liệt kê dưới đây:Đau ngực.Đánh trống ngực.Hụt hơi.Ngất xỉu. Các triệu chứng của bệnh nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ thường bao gồm đau ngực, hụt hơi hoặc có thể là ngất xỉu 1.4. Nguyên nhân nào gây ra nhịp nhanh nhĩ đa ổ? Hầu hết mọi người mắc bệnh nhịp nhanh nhĩ đa ổ (từ 60% đến 85%) thường liên quan đến các vấn đề về sức khỏe của hệ hô hấp, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đây là vấn đề phổ biến nhất ở loại nhịp tim bất thường này.Các nguyên nhân khác bao gồm:Suy hô hấp.Nhiễm trùng hô hấp.Bệnh động mạch vành.Suy tim.Nồng độ kali, magie hoặc natri thấp.Bệnh ung thư.Bệnh tiểu đường.Trải qua ca phẫu thuật lớn.Suy thận.Thuyên tắc phổi (hiếm).Bệnh van tim (hiếm). 2. Nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ được chẩn đoán như thế nào? Điện tâm đồ (ECG) là xét nghiệm duy nhất mà bác sĩ cần thực hiện để chẩn đoán tình trạng nhịp nhanh nhĩ đa ổ (MAT). Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nhịp nhanh nhĩ đa ổ, bác sĩ có thể đề xuất thêm các xét nghiệm như:Chụp X-quang ngực.Xét nghiệm máu.Siêu âm tim (thường ít khi được thực hiện). 3. Điều trị nhịp nhanh nhĩ đa ổ như thế nào? Nhiều người mắc bệnh nhịp nhanh nhĩ đa ổ thường chỉ cần được điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh. Sau khi nguyên nhân được điều trị, thường thấy bệnh cũng giảm đi hoặc biến mất.Thông thường khi bệnh nhập viện vì suy hô hấp thì thường cũng sẽ dễ mắc phải nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ. Bác sĩ sẽ nhanh chóng cung cấp các phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.Các phương pháp điều trị cho nhịp nhanh nhĩ đa ổ và rối loạn nhịp tim của bạn có thể bao gồm:Sử dụng thuốc chẹn beta như metoprolol (Lopressor® hoặc Toprol®XL).Bổ sung magiê và kali.Sử dụng thuốc chẹn kênh canxi như verapamil (Verelan® hoặc Calan®) hoặc diltiazem (Diltzac® hoặc Cardizem®). Sử dụng các loại thuốc để điều trị các chứng rối loạn nhịp tim thường là phương pháp cần thiết Trong trường hợp hiếm khi, có thể cần phải thực hiện cắt bỏ nút AV và sử dụng máy điều hòa nhịp tim.Thuốc cho MAT có thể gây ra tác dụng phụ:Chóng mặt.Đau đầu.Đau bụng.Bệnh tiêu chảy.Táo bón. 4. Làm thế nào để có thể ngăn ngừa bệnh? Giữ cho các vấn đề về tim hoặc phổi của bệnh nhân không trở nên tồi tệ hơn có thể làm giảm nguy cơ bệnh. 4.1. Nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ kéo dài bao lâu? Tình trạng bệnh thường biến mất ngay sau khi bạn điều trị được nguyên nhân gây ra nó. 4.2. Làm thế nào để chăm sóc bản thân mình? Bệnh nhân có thể cần dùng thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi trong một thời gian. Điều này chỉ xảy ra với 25% những người có nhịp nhanh nhĩ đa ổ. 4.3. Khi nào nên gặp bác sĩ? Bệnh nhân sẽ cần phải đến các cuộc hẹn tái khám để giải quyết vấn đề gây ra nhịp nhanh nhĩ đa ổ. Nếu đó là tình trạng lâu dài, bạn sẽ cần đến khám thường xuyên để đảm bảo rằng nó được kiểm soát. Thường xuyên tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh tình của người bị rối loạn nhịp tim là cần thiết 4.4. Bệnh nhân nên hỏi bác sĩ những câu hỏi gì? Tôi cần dùng thuốc kê toa cho tôi trong bao lâu?Tiên lượng cho tình huống cụ thể của tôi là gì?Tôi có thể bị bệnh lần nữa không?Nhìn chung, các dấu hiệu của tình trạng nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ thường không rõ ràng, do đó người bệnh thường sẽ vô cùng ngạc nhiên khi mình được chẩn đoán về bệnh này.Lúc này điều quan trọng là người bệnh cần phải liên tục tái khám với bác sĩ để điều tra nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim cũng nhưng các vấn đề sức khỏe liên quan về hệ hô hấp của mình.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-co-tu-cung-khi-mang-thai-nguy-hiem-khong-vi
Viêm cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Viêm cổ tử cung là bệnh lý khá phổ biến với không chỉ phụ nữ bình thường lẫn phụ nữ đang mang thai. Cũng như các bệnh phụ khoa khác, viêm cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người mẹ và bé. 1. Viêm cổ tử cung là gì? Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung, có vai trò sản xuất dịch nhầy để dễ dàng giao hợp, tạo cơ hội cho tinh trùng dễ dàng vào sâu bên trong tử cung để tới ống dẫn trứng thụ thai.Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn gây tổn thương ở cổ tử cung. Viêm cổ tử cung khi mang thai cũng là tình trạng khá phổ biến. Thường trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ là thời gian mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là viêm cổ tử cung.Biểu hiện chung của viêm cổ tử cung khi mang thai là: Cổ tử cung bị sưng tấy, viêm nhiễm, âm đạo tiết dịch nhiều, có mùi khó chịu, cảm giác đau, ngứa rát vùng kín.Nếu chị em vẫn tiếp tục quan hệ lúc này có thể khiến tình trạng viêm cổ tử cung khi mang thai nhiễm nặng hơn. 2. Nguyên nhân viêm cổ tử cung khi mang thai Các nguyên nhân gây viêm cổ tử cung khi mang thai bao gồm:Mất cân bằng nội tiết khi mang thai.Vệ sinh vùng kín quá cẩn thận hoặc quá sơ sài.Môi trường âm đạo thay đổi: việc lạm dụng chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm vệ sinh sẽ gây mất cân bằng độ pH và tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập. Môi trường âm đạo thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập Mặc quần lót chật, bó sát khiến vùng kín bức bí dễ sinh vi khuẩn.Vùng kín ẩm ướt và tiết dịch nhiều khiến vi khuẩn sản sinh mạnh xâm nhập vào cổ tử cung gây viêm nhiễm.Quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến mắc các bệnh lý phụ khoa.Đã từng viêm nhiễm phụ khoa nhưng không điều trị triệt để.Người mẹ đã từng sảy thai, nạo thai hoặc sinh non nhưng không chăm sóc kĩ gây viêm nhiễm. 3. Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không? Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm và cần đặc biệt chú ý nếu thai phụ không may mắc các bệnh lý viêm nhiễm.Viêm cổ tử cung khi mang thai nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị sớm thì sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.Cụ thể:Nếu mẹ bị viêm cổ tử cung khi mang thai do nhiễm nấm Candida, con sinh thường có thể bị nấm dính vào niêm mạc miệng gây nấm miệng hoặc viêm da do nấm.Nguy hiểm hơn, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng hoặc tăng nguy cơ sinh non, sức đề kháng yếu, viêm phổi do nấm.Nếu mẹ bị viêm cổ tử cung do lậu cầu, vi khuẩn từ dịch tiết ở đường sinh dục của mẹ có thể xâm nhập vào mắt trẻ sơ sinh gây nên tình trạng viêm kết mạc mắt, khiến mắt trẻ bị sung huyết, có mủ vàng, gây ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.Nguy cơ vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối, bào thai...gây nhiễm trùng bào thai dẫn đến nguy cơ sinh non cao.Viêm cổ tử cung khi mang thai cũng làm giảm sự đàn hồi của tử cung nên cũng tăng nguy cơ sảy thai hơn so với bình thường. Viêm cổ tử cung khi mang thai gây ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé 4. Hướng điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai Viêm nhiễm phụ khoa dù ở người thường hay người đang mang thai thì phát hiện sớm sẽ cho kết quả điều trị nhanh hơn, tốt hơn.Đối với viêm cổ tử cung cấp tính, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị là chủ yếu. Thường là kết hợp giữa thuốc kháng sinh uống và thuốc đặt phụ khoa để tăng hiệu quả điều trị.Đối với viêm cổ tử cung mãn tính, bác sĩ vẫn chỉ định điều trị viêm cổ tử cung kết hợp các dung dịch đặc trị để vệ sinh vùng kín. Vì đơn giản trong thời gian thai kỳ, phụ nữ không thể áp dụng các phương pháp ngoại khoa, xâm lấn. Việc điều trị ngoại khoa có thể tiến hành sau khi đã sinh bé.Ngoài ra, các chị em cũng nên có biện pháp phòng tránh viêm cổ tử cung khi mang thai để giảm thiểu tối đa tình trạng viêm cổ tử cung.Để phòng tránh viêm cổ tử cung khi mang thai, phụ nữ nên:Chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ.Chọn đồ lót có chất liệu thoáng mát, độ thấm hút tốt.Tránh dùng các dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnhHạn chế ăn đường, đồ ngọt để tránh tăng lượng bài tiết ở âm đạoĂn nhiều sữa chua sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo rất hiệu quảKhi phát hiện viêm phụ khoa cần tránh quan hệ vợ chồng.Kiên trì chữa trị cho đến khi bệnh dứt điểm. Chị em phụ nữ nên có biện pháp để phòng tránh viêm cổ tử cung khi mang thai Viêm cổ tử cung khi mang thai nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do vậy nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, chị em nên chủ động đi khám sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý mua và dùng thuốc vì có thể gây hại cho thai nhi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phau-thuat-noi-soi-tim-o-dau-tot-nhat-va-nhung-dieu-ban-can-biet-vi
Phẫu thuật nội soi tim ở đâu tốt nhất và những điều bạn cần biết
Là một phương pháp phẫu thuật mới, người bệnh cần tìm bệnh viện phẫu thuật nội soi tim ở đâu tốt nhất cũng như hiểu thêm về thủ thuật này để yên tâm điều trị. Trong thế kỷ 21, phẫu thuật nội soi tim đã trở thành một trong những công nghệ y tế tiên tiến nhất và phổ biến nhất trên khắp thế giới. Đây là một phương pháp tiên tiến cho việc điều trị các vấn đề về tim mạch mà không đòi hỏi phải mở ngực. Tuy nhiên, khi quyết định thực hiện phẫu thuật nội soi tim, việc tìm hiểu về nơi đâu là tốt nhất và những thông tin quan trọng là điều rất quan trọng. 1. Tổng quan về phẫu thuật nội soi tim Phẫu thuật nội soi tim còn được gọi là phẫu thuật mở tim ít xâm lấn có nội soi, là một phương pháp tiến hành thông qua các vết mổ nhỏ khoảng 4cm, tại gian sườn bên phải để tiếp cận lồng ngực và thăm dò tình trạng của tim. So với phẫu thuật mổ tim thông thường, phương pháp này giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân và có thời gian phục hồi nhanh hơn vì không cần phải thực hiện bước cắt xương ức như trong phẫu thuật mổ tim truyền thống. Người bệnh có thể chủ động tìm các bệnh viện phẫu thuật nội soi tim ở đâu tốt nhất để có quá trình điều trị và phục hồi nhanh nhất 2. Ưu điểm của mổ tim ít xâm lấn có nội soi Phẫu thuật mở tim ít xâm lấn có thể được lựa chọn để điều trị nhiều loại bệnh lý tim mạch khác nhau. Ưu điểm của phương pháp này bao gồm giảm đau cho bệnh nhân và thời gian hồi phục nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi hơn so với phẫu thuật mổ tim hở cổ điển.Có nhiều loại phẫu thuật tim có thể thực hiện bằng phương pháp mổ tim ít xâm lấn, bao gồm:Sửa chữa hoặc thay van động mạch chủ/ van 2 láThay hoặc sửa chữa van ba láĐóng lỗ thông liên nhĩ; đóng thông liên thất, sửa chữa kênh nhĩ thất; phẫu thuật bắc cầu chủ vànhThủ thuật Maze trong điều trị rung nhĩCác phẫu thuật U timPhẫu thuật nội soi tim mang lại nhiều ưu điểm, bao gồm:Mất máu ítGiảm thiểu nguy cơ xương ức bị nhiễm trùngÍt xâm lấn và ít đauThời gian nằm viện ngắn, người bệnh hồi phục nhanh chóng và quay trở lại cuộc sống hằng ngày.Vết sẹo nhỏ, khó nhận ra và đảm bảo tính thẩm mỹ.Phẫu thuật nội soi tim ở đâu tốt nhất? Quyết định về việc áp dụng phẫu thuật mổ tim ít xâm lấn có nội soi thường được đưa ra dựa trên đánh giá của bác sĩ và chuyên gia phẫu thuật. Điều này đòi hỏi sự kỹ năng và kinh nghiệm chuyên sâu, và thường được thực hiện tại các trung tâm y khoa lớn với đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao trong lĩnh vực này. Bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng sức khỏe của người bệnh để có hướng can thiệp và điều trị hợp lý nhất 3. Nguy cơ khi thực hiện phẫu thuật nội soi tim Bên cạnh những lợi ích đã đề cập, mổ tim ít xâm lấn có nội soi vẫn tiềm ẩn những rủi ro tương tự như phẫu thuật tim hở, bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim, đột quỵ, và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cần chuyển đổi từ mổ tim ít xâm lấn sang phẫu thuật tim hở nếu đánh giá rằng không đủ an toàn cho người bệnh. 4. Phẫu thuật nội soi tim ở đâu tốt nhất? Trung tâm tim mạch - VMTC tại Vinmec Times City là một trong những trung tâm hàng đầu, có đội ngũ chuyên gia gồm Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa 2, Thạc sĩ có kinh nghiệm lớn trong điều trị tim mạch. Bệnh viện sử dụng các kỹ thuật cao cấp để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là phẫu thuật nội soi tim.Vinmec cũng đã thực hiện nhiều phương pháp phẫu thuật tiên tiến như mổ tim ít xâm lấn có nội soi, thay van tim qua da, mang lại nhiều lợi ích như giảm đau, thời gian hồi phục nhanh, và tính thẩm mỹ cao.Để đảm bảo chất lượng dịch vụ khám tim mạch, đội ngũ bác sĩ Tim mạch tại Vinmec được đào tạo kỹ thuật và sở hữu kiến thức sâu rộng, giúp quá trình khám bệnh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, Vinmec là đơn vị duy nhất tại Việt Nam trang bị phòng mổ Hybrid với các thiết bị hiện đại như máy chụp mạch DSA và máy gây mê tích hợp các phần mềm theo dõi huyết động bệnh nhân (hệ thống PiCCO, entropy...). Phòng mổ Hybrid tại Vinmec đáp ứng đa dạng yêu cầu từ can thiệp nong, đặt stent mạch vành, stent graft động mạch chủ, mổ tim mở, đến các phẫu thuật thay van tim với kỹ thuật hiện đại, giảm xâm lấn, đảm bảo an toàn, và giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng.Ngoài ra, trung tâm có chương trình hợp tác với Hệ thống Y tế Cleveland Clinic - hệ thống y tế số 1 tại Mỹ và là Trung tâm đầu tiên tại Châu Á được chứng nhận bởi Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) trong quản lý bệnh mạch vành và suy tim.
https://vnvc.vn/cum-a-h5n1-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-cach-phong-ngua/
28/02/2023
CÚM A H5N1: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Cúm A H5N1 đã giết chết gần 60% người mắc kể từ trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Đến nay, mặc dù y tế dự phòng và bệnh truyền nhiễm rất phát triển, nhưng cúm gia cầm A H5N1 vẫn đang tiếp tục lây lan, gây biến chứng và tử vong cho người và động vật. Mục lụcH5N1 là gì?Đặc điểm cấu tạo virus cúm A H5N1Cúm A H5N1 bắt nguồn từ đâu?Bệnh cúm A H5N1 có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnh cúm A h5n1Dấu hiệu, triệu chứng bệnh cúm A H5N1Thời gian ủ bệnh cúm A H5N1 là bao lâu?Các giai đoạn phát triển của bệnh cúm A H5N1Giai đoạn khởi phátGiai đoạn toàn phátBiến chứng bệnh cúm A H5N1Cúm A H5N1 có chữa được không? Cách điều trị cúm A H5N1Thuốc điều trị cúm A H5N1Cách phòng ngừa cúm A H5N1Các câu hỏi thường gặp khi gặp tình trạng sốt cúm ABệnh cúm A H5N1 có lây không? Lây qua đường nào?Cúm A H5N1 có lây từ người sang người không?Có vắc xin phòng cúm A H5N1 không?H5N1 là gì? H5N1 là một phân nhóm virus cúm A (Influenza A virus), thường xuất hiện ở chim và gia cầm. Giống như tất cả các loại virus cúm khác, virus A/H5N1 lây truyền giữa các loài chim, gia cầm và động vật khác, lây sang cho người và gây tử vong. Đặc điểm cấu tạo virus cúm A H5N1 Virus cúm A H5N1 có cấu trúc kháng nguyên gồm 2 loại: Kháng nguyên Hemagglutinin (H) và kháng nguyên Neuraminidase (N) đều nằm trên vỏ bọc của virus, bản chất là glycoprotein. Trong đó, kháng nguyên H – giúp virus dễ bám vào tế bào, kháng nguyên N – giúp virus dễ dàng chui vào trong tế bào vật chủ. Kháng nguyên H đặc trưng cho týp virus, còn kháng nguyên N đặc trưng cho thứ týp (subtype). Các cấu trúc H và N của virus cúm có thể thay đổi trong từng thứ týp. Hiện nay có 18 cấu trúc kháng nguyên H (H1 đến H18) và 11 cấu trúc kháng nguyên N (N1 đến N11) khác nhau. Virus cúm có tỉ lệ đột biến cao và kháng nguyên bề mặt luôn có xu hướng biến đổi. Trong đó kháng nguyên H và kháng nguyên N là thay đổi rõ nhất, chỉ cần đột biến nhỏ đã dẫn tới sự biến đổi kháng nguyên, tạo ra biến chủng cúm mới. Đây chính là nguyên nhân H5N1 có thể gây dịch cúm trên diện rộng, thường xảy ra vào mùa đông và đầu xuân. Đại dịch cúm thường liên quan tới sự thay đổi cơ bản gen ở virus cúm A tạo nên một týp virus mới. Cúm A H5N1 là phân nhóm cúm gia cầm có khả năng xâm nhiễm cao. Từ năm 1997 đến nay, sự bùng phát của virus H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. H5N1 là loại virus có khả năng tự biến đổi (hoặc tái tổ hợp) rất cao. Virus này có thể tạo ra biến đổi gen lây từ người sang người, gây nhiều lo ngại về đại dịch cúm toàn cầu. Virus H5N1 có thể kết hợp với virus cúm ở người tạo ra một loại virus mới có đầy đủ tính năng của 2 loại virus cũ, dễ dàng tạo ra đại dịch cúm cho người với tỷ lệ biến chứng nặng, nguy cơ tử vong là rất lớn. Cúm A H5N1 bắt nguồn từ đâu? Virus cúm A H5N1 được phát hiện lần đầu tiên ở các loài chim hải yến ở Nam Phi vào năm 1961, làm lây nhiễm và giết chết hàng triệu gia cầm. Trước đó, virus A H5N1 thường không lây nhiễm sang người. Tuy nhiên, năm 1997, người đầu tiên lây nhiễm cúm A H5N1 từ chim được báo cáo trong dịch cúm gia cầm ở Hồng Kông và đã cướp đi tính mạng của gần 60% người mắc. Kể từ đó, đã có nhiều ca nhiễm bệnh được ghi nhận khác nhau ở người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) cảnh báo: H5N1 có thể gây ra nhiều hơn một đại dịch cúm khi mầm bệnh vẫn đang tiếp tục gia tăng ở các khu vực lưu hành cao. Tháng 6/2008, đã có 11 ổ dịch H5N1 được báo cáo tại 5 quốc gia (Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Pakistan và Việt Nam) đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng và thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế. Các nghiên cứu dịch tễ cũng cho thấy, những ca nhiễm cúm A/H5N1 ở Campuchia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam xảy ra đồng thời với dịch H5N1 lớn ở gia cầm. Hầu hết các ca này gây ra do tiếp xúc với gia cầm, chim bị nhiễm cúm hoặc bề mặt có chứa dịch tiết từ gia cầm. Virus cúm A/H5N1 là loại virus cúm có khả năng lây nhiễm cao Bệnh cúm A H5N1 có nguy hiểm không? Virus A H5N1 là chủng cúm rất nguy hiểm do có độc lực cao, có thể gây diễn tiến khó lường theo chiều hướng phức tạp, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao người (từ 50-60% trường hợp mắc). Do vậy, khi có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp cần đến bệnh viện xét nghiệm khẳng định bị mắc vi rút cúm nào để có kế hoạch điều trị phù hợp. Tại Việt Nam, ca mắc cúm gia cầm H5N1 xuất hiện đầu tiên vào năm 2003 (Tính từ 2004 – 2013 có 35 ca mắc và 29 ca tử vong do cúm A/H5N1), biến chủng virus cúm này đã biến đổi thành một chủng có độc lực mạnh, tỷ lệ tử vong cao, có thời điểm đến 100%. Nguy hiểm nhất của bệnh cúm gà là khi lây sang người có thể gây viêm phổi cấp tính, tổn thương đa tạng, tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân gây bệnh cúm A h5n1 Cúm gia cầm A H5N1 (avian influenza) là bệnh cúm do virus cúm A/H5N1 gây ra cho các loài chim, động vật có vú và con người. Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây bệnh cúm A H5N1 cho cộng đồng, cụ thể: Việc sinh sống gần các trang trại gia cầm và lợn là điều kiện thuận lợi làm tăng tính đột biến kháng nguyên virus, làm virus dễ lây nhiễm. Một số chợ trời, nơi bán trứng và gia cầm nhưng điều kiện vệ sinh không đảm bảo có thể là nguồn bệnh lây lan cho cộng đồng. Ăn thịt gia cầm và trứng chưa được nấu chín. Trong số 18 thứ týp cúm, H5N1 được quan tâm với nhiều lý do: Đột biến nhanh và chứa các gen từ các loài động vật khác nhau. Tính sinh bệnh cao, có khả năng gây bệnh nặng ở người. Virus cúm A H5N1 được chia làm 2 nhóm theo độc lực gồm: virus cúm gia cầm có độc lực thấp (LPAI) và virus cúm gia cầm có độc lực cao (HPAI). Hiện nay chỉ có các thứ týp H5, H7 và H9 là có độc lực cao. Chim có thể đào thải virus ít nhất là 10 ngày theo đường phân – miệng, do đó làm tăng tính lây nhiễm theo các đàn chim di cư. Virus có khả năng truyền trực tiếp từ chim, gà sang người. Khả năng tái tổ hợp nhiều gen virus và có thể lây dễ dàng từ người sang người, gây đại dịch ở người. Khả năng tồn tại rất cao ở môi trường bên ngoài. Virus có thể bị giết chết ở 56oC trong 3 giờ và 600oC trong 30 phút và các chất tẩy uế thông thường như formalin, iodin. Tuy nhiên, với các týp độc lực cao, virus có thể tồn tại lâu ở môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ thấp, có thể sống ít nhất trong 35 ngày ở nhiệt độ 4oC. Nếu ở đông băng, virus có thể sống trong nhiều năm. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh cúm A H5N1 Người nhiễm virus cúm A H5N1 thường có những triệu chứng diễn biến cấp tính giống với các loại cúm thông thường, nhưng có thể kèm theo một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hơn. Những dấu hiệu cơ bản bệnh cúm A/H5N1 cần lưu ý: Sốt cao liên tục trên 38oC. Cảm thấy rét run, mệt mỏi, choáng váng đầu óc. Đau ngực, tim đập nhanh. Đau họng, ho, thường ho khan, ho có đờm. Chỉ sau nửa ngày, các triệu chứng do A/H5N1 trở nên trầm trọng. Người bệnh có biểu hiện suy hô hấp cấp như khó thở, thở nhanh, da tím tái. Các triệu chứng đi kèm là đau lan tỏa, mệt mỏi đặc biệt là đau đầu, đau nhức cơ, đau toàn thân, ý thức mê man. Bệnh cúm A/H5N1 có thể diễn tiến nghiêm trọng dần và gây biến chứng viêm phổi, tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hiếm gặp hơn, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng viêm kết mạc. Tùy vào từng giai đoạn bệnh và thể trạng khác nhau ở mỗi người mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Triệu chứng của cúm gia cầm H5N1 là sốt cao, rét run, ho, đau họng,… Thời gian ủ bệnh cúm A H5N1 là bao lâu? Các chuyên gia về điều tra dịch tễ cho biết, thời gian ủ bệnh của cúm A H5N1 dài hơn thời gian ủ bệnh của các chủng virus khác gây cúm mùa, từ 2-8 ngày và có thể dài đến 17 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với các nguy cơ như: giết mổ hoặc sử dụng các sản phẩm từ gia cầm nhiễm virus như thịt, trứng hoặc tiếp xúc với người đang nhiễm H5N1. Đây là khoảng thời gian virus H5N1 tiềm ẩn trong cơ thể, chưa phát tán và chưa có dấu hiệu, chỉ chờ cơ hội khởi phát. Tuy nhiên, việc phơi nhiễm nhiều lần với virus dẫn đến việc khó xác định chính xác thời kỳ ủ bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị thời gian ủ bệnh của A/H5N1 là 7 ngày, áp dụng cho điều tra và theo dõi những người tiếp xúc với người bệnh. Các giai đoạn phát triển của bệnh cúm A H5N1 Giai đoạn khởi phát Sau giai đoạn ủ bệnh, người bệnh đột ngột sốt cao trên 38 độ, đau nhức, mệt mỏi khắp toàn thân, chán ăn, uể oải. Giai đoạn toàn phát Sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, người nhiễm cúm A/H5N1 sẽ gặp các dấu hiệu nhận biết bệnh rõ ràng như: Sốt cao liên tục: Do ảnh hưởng của hệ thần kinh trung ương, người bệnh có thể lâm vào tình trạng hôn mê, rối loạn ý thức, giảm trí nhớ, mất tỉnh táo, đau rát họng, mệt mỏi, da nóng, đỏ. Xuất hiện cơn ho, thường ho khan, một số ho có đờm. Đau nhức toàn thân, đặc biệt là đau đầu, đau quanh hốc mắt, thái dương. Đau xương, khớp, cẳng chân và vùng thắt lưng dữ dội. Ngay xuất hiện những triệu chứng cảnh báo trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Biến chứng bệnh cúm A H5N1 BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC khuyến cáo, người mắc cúm A H5N1 có diễn tiến nặng chỉ sau nửa ngày nếu không điều trị kịp thời. Virus cúm A/H5N1 khiến người bệnh bị suy đường hô hấp cấp dẫn đến thiếu oxy và gây tổn thương các phủ tạng quan trọng, đe dọa trực tiếp tính mạng. Bệnh cúm khi không được điều trị hoặc điều trị muộn sẽ là nguồn khởi phát cho các biến chứng: Tổn thương hệ hô hấp: đây là biến chứng thường gặp nhất khi virus A/H5N1 tấn công, gây bội nhiễm phế quản – phổi, viêm phổi. Bội nhiễm Tai – Mũi – Họng: biến chứng này phổ biến ở trẻ nhỏ. Suy đa tạng: Các bộ phận quan trọng như thận, gan, não bị ảnh hưởng khi bệnh cúm A/H5N1 diễn tiến nặng. Hệ miễn dịch trở nên suy yếu do số lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính giảm mạnh. Ngoài ra, các hội chứng nghiêm trọng cũng có thể xảy ra ví dụ như đông máu nội mạch rải rác, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim… Người bệnh cũng có thể bị phù não, viêm màng não lympho. Cảnh giác cao và chủ động ngăn chặn cúm A/H5N1 ở người, đặc biệt nhóm đối tượng nguy cơ cao Cúm A H5N1 có chữa được không? Cách điều trị cúm A H5N1 Cúm A h5n1 có thể điều trị ĐƯỢC! tốt nhất Người bị cúm A H5N1 nên đến bệnh viện để được điều trị vì nếu điều trị tại nhà không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho cả người bệnh và người chăm sóc. Nếu bệnh ở mức độ nặng, người bệnh cần phải nhập viện để được theo dõi, điều trị và chăm sóc phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát. Khi điều trị tại nhà, người bệnh cần thực hiện các biện pháp dưới đây để bệnh sớm khỏi: Nghỉ ngơi cho tới khi hạ sốt, thư giãn trong môi trường thoáng khí, tránh những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, không nên nằm phòng điều hòa. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn các đồ dễ tiêu, thực phẩm lỏng, nóng và uống nhiều nước. Tránh ăn đồ ăn lạnh ảnh hưởng tới họng và lâu khỏi bệnh. Sử dụng nước muối loãng có tính sát khuẩn tốt để vệ sinh họng 2-3 lần/ngày để giảm nhanh triệu chứng đau rát họng và viêm họng. Vệ sinh mũi bằng thuốc xịt mỗi ngày để kiểm soát viêm nhiễm. Thuốc điều trị cúm A H5N1 Hiện nay, người mắc cúm A H5N1 đang được khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus Oeltamivir (Tamiflu) để điều trị, cần phải điều trị càng sớm càng tốt trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Trong trường hợp Oeltamivir không có hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng Zanamivir (Relenza) nhằm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Cần lưu ý, tất cả các loại thuốc khi sử dụng đều phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu người bệnh sốt cao trên 38 độ, sốt kéo dài liên tục thì nên uống Paracetamol. Các trường hợp ho khan, ho có đờm, đau cơ khớp… người bệnh chỉ nên điều trị bằng thuốc Codein nếu cần thiết theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Những ca nhiễm cúm A/H5N1 tiến triển nặng, có dấu hiệu sốc nhiễm khuẩn sẽ được chỉ định dùng corticosteroid. Tuyệt đối không không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt do cúm vì có nguy cơ gây hội chứng Reye nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em. Cách phòng ngừa cúm A H5N1 Cúm là loại virus có nhiều chủng loại và biến đổi hàng năm, kể cả chủng A/H5N1 cũng liên tục đột biến. Đến nay, vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu cúm A/H5N1, để chủ động phòng chống dịch cúm A (H5N1) lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp sau: Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, thế giới vẫn chưa có vắc xin phòng cúm A H5N1. Tuy nhiên, tiêm phòng các chủng virus cúm nguy hiểm khác chính là biện pháp hiệu quả nhằm tránh sự nhầm lẫn giữa virus cúm A/H5N1 với các loại virus cúm khác. Các câu hỏi thường gặp khi gặp tình trạng sốt cúm A Bệnh cúm A H5N1 có lây không? Lây qua đường nào? CÓ! Bệnh cúm A/H5N1 ở gia cầm có thể lây sang người. Sau khi nhiễm A/H5N1, người bệnh đào thải virus khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên có thể dài hơn, từ 7-10 ngày. Virus cúm A/H5N1 được phát tán ra môi trường bên ngoài qua nước bọt, dịch mũi, phân và trong các tế bào niêm mạc ruột non của một số loài chim di cư. Cúm A H5N1 lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A/H5N1, ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Cúm A H5N1 có lây từ người sang người không? CÓ! Bệnh cúm gia cầm tương đối phổ biến và có thể ảnh hưởng đến người bệnh ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không giống như các loại cúm khác ở người, cúm H5N1 không dễ dàng lây lan từ người sang người. Rất ít các trường hợp nhiễm bệnh này do lây truyền từ người sang người, chỉ trong các trường hợp có sự tiếp xúc đặc biệt gần gũi với người bệnh như mẹ chăm sóc cho trẻ bị nhiễm bệnh thì A/H5N1 mới lây từ người sang người. Nguy cơ lớn nhất mắc cúm A/H5N1 là việc tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc với các bề mặt bị ô nhiễm như lông, nước bọt hoặc phân của chúng. Rất hiếm khi dịch cúm gia cầm được truyền từ người sang người. Có vắc xin phòng cúm A H5N1 không? Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, cho đến nay, thế giới vẫn chưa có vắc xin phòng cúm A/H5N1. Việc tiêm ngừa vắc xin cúm phòng các chủng virus cúm A, B khác không có tác dụng phòng chống lại cúm chủng A/H5N1. Tuy nhiên, tiêm phòng cúm mùa chính là biện pháp can thiệp hiệu quả nhằm tránh sự tiếp xúc giữa virus cúm A/H5N1 với các loại virus cúm khác. Trong bối cảnh dịch Covid-19 gia tăng mạnh, việc tiêm vắc xin phòng cúm mùa rất cần thiết bên cạnh tiêm phòng Covid-19. Một số quốc gia khuyến khích tiêm vắc xin phòng cúm mùa, phế cầu khuẩn cùng vắc xin Covid-19 để mang lại hiệu quả phòng bệnh cộng gộp, giảm thời gian, công sức của người được tiêm. Hiện VNVC có đầy đủ hơn 40 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh cho trẻ nhỏ và người lớn, kể các loại vắc xin cúm thế hệ mới nhất: Tên vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) Influvac Tetra (Hà Lan) Ivacflu S (Việt Nam) Đối tượng Trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn Người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi Lịch tiêm Trẻ từ 6 tháng tuổi – dưới 9 tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm. Trẻ dưới 9 tuổi đã từng tiêm vắc xin cúm, trẻ trên 9 tuổi và người lớn: Tiêm 1 mũi 0.5ml Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 4 tuần Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm. Từ 9 tháng tuổi trở lên: lịch tiêm 1 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm. Người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi: tiêm 1 mũi 0.5ml. Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. Cúm A H5N1 rất dễ bùng phát thành vụ dịch ở gia cầm và tiềm ẩn nguy cơ lây sang người. Virus A/H5N1 có độc lực cao, các triệu chứng không quá rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn sang bệnh cúm do các chủng virus cúm khác. Do vậy, chủ động phát hiện bệnh sớm, điều trị và tuân thủ các biện pháp là yếu tố sớm đẩy lùi dịch cúm gia cầm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-tinh-huong-dac-biet-khi-tiem-vacxin-ngua-viem-gan-b-vi
Các tình huống đặc biệt khi tiêm vacxin ngừa viêm gan B
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. 1. Tại sao cần tiêm phòng viêm gan B? Viêm gan B là một bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan cấp tính hay mạn tính do vi rút viêm gan B. Trên thế giới ước tính có khoảng hơn 2 tỷ người (30% dân số) bị nhiễm vi rút viêm gan B và hơn 400 triệu người bị bệnh gan mạn tính. Hàng năm, ít nhất có khoảng 1 triệu người trên thế giới tử vong do xơ gan và ung thư gan.Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao (khoảng 10-20%) đặc biệt tỷ lệ mang vi rút viêm gan B ở phụ nữ có thai từ 10-16% và ở trẻ em là 2-6%.Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.Vi rút viêm gan B có thể lây truyền qua các đường sau:Lây từ mẹ qua con (chu sinh): Trẻ sơ sinh là nguồn nhiễm vi rút viêm gan B chủ yếu ở nhiều nước trên thế giới. Lây truyền vi rút từ mẹ sang trẻ trong lúc sinh rất dễ dàng.Lây truyền từ trẻ qua trẻ: Lây truyền thường xảy ra ở nhà, bệnh viện nhi, trường học và nhà trẻ. Cơ chế lây truyền từ trẻ qua trẻ có thể liên quan đến sự tiếp xúc các vết thương, vết trầy xước nhỏ ở da, niêm mạc có chảy máu, hay dịch tiết của vết thương. Vi rút viêm gan B cũng có thể lây truyền bằng cách tiếp xúc với nước bọt thông qua vết cắn, vết trầy xước khác ở da và cũng như qua sự nhai thức ăn trước cho trẻ.Lây truyền qua sự tiêm chích và truyền máu: Tiêm không an toàn là đường lây truyền chủ yếu của vi rút viêm gan B và những bệnh khác (viêm gan C, HIV) trên nhiều quốc gia.Lây truyền trong khi quan hệ tình dục: Khi có trầy xước, tiếp xúc với máu hoặc các dịch khác của cơ thể.Tiêm vacxin viêm gan B là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ bạn và gia đình khỏi viêm gan B. Tiêm vacxin viêm gan B được khuyến cáo cho tất cả trẻ sơ sinh, liều đầu tiên tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh và tiếp theo 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng. Vacxin viêm gan siêu vi B có thể được dùng ở dạng vacxin phối hợp giúp phòng ngừa thêm các bệnh lý khác trong cùng 1 mũi tiêm để giảm đau, giảm số lần tiêm cho trẻ. Ở người lớn, vacxin viêm gan B khuyến cáo tiêm 3 liều, trong thời gian 6 tháng, nhắc lại sau 5 năm. Viêm gan B lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh 2. Tình huống đặc biệt khi tiêm vacxin ngừa viêm gan B 1.2 Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinhTrong giai đoạn mang thai rất hiếm xảy ra lây truyền từ mẹ sang con, không quá 2%. Vi rút viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu vào thời gian sinh đẻ. Ở thời điểm này, khi tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt có thể giúp máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con (bình thường máu mẹ và máu con không tiếp xúc nhau mà chỉ trao đổi chất tại bánh nhau) hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, sự lây truyền sẽ diễn ra trong thời điểm này. Nếu mẹ bị nhiễm có HBsAg+ và HBeAg+ thì 90% trẻ sẽ bị lây truyền; hoặc mẹ nhiễm chỉ có HBsAg+ thì khả năng lây truyền là 10%. Vi rút có thể truyền sang trẻ khi tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm trong gia đình, người chăm sóc.Tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong 24 giờ sau sinh?Đây là cách tốt để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con.Việc tiêm vắc xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50-57% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày. Tiêm vắc xin viêm gan B mũi 1 càng sớm càng tốt nhằm mục đích bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với virut ngay khi sinh, đây là một sự cạnh tranh giữa sự nhân lên của vi rút và vắc xin tạo ra kháng thể kịp thời trung hòa vi rút đang có trong cơ thể, do đó nhiều nước đã tiêm ngay trong vòng 12 giờ.Tiêm vắc xin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu.2.2 Trường hợp mẹ nhiễm bệnh viêm gan BRiêng với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B, việc tiêm phòng cho trẻ càng đóng vai trò quan trọng hơn. Ngoài 1 mũi vắc- xin ngừa viêm gan B, trẻ cần được tiêm 1 mũi kháng thể (huyết thanh kháng viêm gan B) HBIg (Hepatitis B Immune Globulin) ngay trong vòng 12 -24 giờ đầu sau sinh. Globulin miễn dịch kháng viêm gan B tạo miễn dịch thụ động và một mũi vắc- xin viêm gan B tái tổ hợp để tạo miễn dịch chủ động cho trẻ. Vị trí tiêm kháng thể HBIg và vắc-xin viêm gan B phải ở 2 vị trí khác nhau.Bên cạnh mũi sơ sinh và huyết thanh (nếu có) thì trẻ được khuyến cáo tiêm 4 mũi vắc- xin phòng viêm gan B theo phác đồ sau:Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiênMũi 2: Sau mũi 1 một thángMũi 3: Sau mũi 2 một thángTiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm.Sau một tháng kể từ lúc trẻ được chích ngừa viêm gan B với mũi thứ 4 thì có thể để trẻ xét nghiệm HBsAg và HBsAb nhằm xác định hai vấn đề gồm:Trẻ có mắc virus viêm gan B không?Cơ thể trẻ đã có đủ kháng thể để chống lại virus viêm gan B chưa?Vắc-xin phòng ngừa viêm gan B cho trẻ em có thể là vắc- xin đơn giá hoặc vắc-xin kết hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.2.3 Bà mẹ xét nghiệm HBsAg âm tính có nên tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ không?Ở một số quốc gia đã phát triển, lưu hành viêm gan ở mức thấp, đường lây truyền từ mẹ sang con không phải là chủ yếu, nhưng cũng tiêm vắc xin viêm gan B từ rất sớm, thậm chí thực hiện tiêm trong vòng 12 giờ đầu sau sinh. Trường hợp mẹ có xét nghiệm HBsAg âm tính, trên lý thuyết là không mắc viêm gan B, tuy nhiên vẫn tiêm vắc xin ngay sau sinh vì một số lý do sau:Xét nghiệm âm tính giả trong khi mẹ vẫn đang nhiễm vi rút viêm gan B; chưa kể chất lượng xét nghiệm, ghi chép nhầm, báo cáo nhầm.Mẹ đang nhiễm ở thời kỳ cửa sổ (30 - 60 ngày) nên không phát hiện được qua xét nghiệm.Một số trường hợp chủng đột biến vi rút viêm gan B nên có thể lẩn tránh hệ thống miễn dịch và không phát hiện được qua xét nghiệm máu.Mẹ xét nghiệm HBsAg âm tính nhưng đứa trẻ có thể bị phơi nhiễm viêm gan B trong phòng sinh từ một sản phụ khác hoặc nhân viên y tế, từ người thân khác đang mắc viêm gan B.2.4 Tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sinh nonDù một số cột mốc khác trẻ sinh non có thể tiến triển chậm so với trẻ sinh đủ tháng nhưng việc chủng ngừa cho bé vẫn nên được diễn ra đúng thời điểm vì nếu trì hoãn việc củng cố hệ miễn dịch của bé thì trẻ có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Theo quy định, trẻ em được lên lịch tiêm ngừa theo độ tuổi tính từ ngày sinh. Trẻ sinh non có khả năng đáp ứng tốt với vắc-xin để sản xuất kháng thể cho các bệnh mà trẻ được chủng ngừa, tiêu biểu là vắc-xin viêm gan B.Tiêm ngừa viêm gan B gồm 3 liều, liều đầu tiên thường được thực hiện ngay sau khi sinh và chia thành 2 trường hợp như sau:*Mẹ của trẻ sinh non bị nhiễm viêm gan B: cần tiêm immunoglobulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) và tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau khi sinh.Đối với trẻ sinh non có cân nặng dưới 2 kg, khuyến nghị của Bộ Y tế là tiêm miễn dịch thụ động (kháng thể đặc hiệu chống lại virus - HBIG) cùng với vắc-xin hoạt động chống viêm gan B (HBV). Vắc-xin chủ động (HBV) tiêm ngay sau khi sinh sẽ không được tính vào lịch tiêm phòng mà lịch tiêm sẽ bắt đầu với chuỗi 3 lần tiêm khi trẻ đạt trọng lượng 2kg hoặc được 1 tháng tuổi;Xét nghiệm huyết thanh cho nhiễm viêm gan B (HBsAg) và miễn dịch (antiHBs) được khuyến cáo ở 9 tháng tuổi cho tất cả trẻ sơ sinh có mẹ mang virut viêm gan B.*Mẹ của trẻ sinh non không bị nhiễm viêm gan B: Trẻ sẽ được chủng ngừa lần đầu tiên ngay trước khi xuất viện hoặc khi cân nặng của bé đủ 2kg hoặc đến 1 tháng tuổi tùy thuộc vào việc điều kiện nào thỏa mãn trước. Đây là liều đầu tiên trong 3 mũi tiêm phòng viêm gan B, sức khỏe bé sẽ phát triển tốt và cân nặng tăng đều sau tiêm. 2 liều tiêm đầu tiên cho bé cách nhau 1 tháng và liều tăng cường được tiêm cách mũi tiêm thứ 2 khoảng 5 tháng.Việc tiêm mũi đầu thường được hoàn tất trước khi sản phụ và trẻ ra viện. Về sau, tiêm vắc-xin sẽ được tính theo độ tuổi, không tính theo cân nặng của bé và lịch tiêm của trẻ được tính như trẻ được sinh đủ cânTrường hợp không nên tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sinh nonPhản ứng dị ứng nghiêm trọng với các liều thuốc được chủng ngừa trước đó;Sốc phản vệ với thành phần trong vắc-xin;Hệ miễn dịch của bé bị ức chế vì đang điều trị cấy ghép nội tạng, ung thư hoặc trẻ đang sốt, mắc các bệnh nhiễm trùng.2.5 Người lớn cần thực hiện tiêm vắc-xin phòng viêm gan B như thế nào?Xét nghiệm trước khi tiêm: Cần làm các xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) để biết đã bị nhiễm virus viêm gan B hay trong cơ thể đã có kháng thể kháng virus viêm gan B hay chưa. Nếu kết quả là HBsAg dương tính, nghĩa là bạn đã nhiễm virus viêm gan B, việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả. Còn nếu HBsAb dương tính tức là bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, khi đó dựa vào nồng độ HBSAb để xem có cần thiết phải tiêm vắc-xin nữa hay không. Nếu cả hai xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, tức là chưa mắc bệnh và cần tiêm vắc-xin để phòng bệnh.Phác đồ tiêm: Có thể chọn 1 trong 2 phác đồPhác đồ: 0-1-6 nghĩa là liều thứ 2 cách mũi đầu tiên 1 tháng và liều thứ 3 cách liều thứ 2 là 5 tháng (cách liều đầu 6 tháng nếu tiêm đúng lịch).Phác đồ 0-1-2-12 tức là tiêm 3 liều liên tiếp cách nhau 1 tháng và liều thứ 4 cách liều thứ 3 là 1 năm.Nên xét nghiệm HbsAb sau tiêm phòng 5 năm một lần và nhắc lại 1 liều vắc-xin nếu xét nghiệm HBsAb < 10 mUI/ml2.6 Người đã nhiễm virus viêm gan B có tiêm phòng được không?Nếu kết quả xét nghiệm đưa ra HBsAg dương tính đồng nghĩa với việc đã nhiễm virus viêm gan B thì việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả.Vắc-xin phòng viêm gan B chỉ có tác dụng với những người chưa từng mắc viêm gan B. Nếu người bệnh xét nghiệm máu phát hiện đang nhiễm virus viêm gan B (HBsAg dương tính) thì nên thực hiện tiếp các xét nghiệm chuyên sâu để theo dõi tình trạng và diễn biến của bệnh, không cần tiêm phòng vắc-xin.2.7 Tiêm phòng viêm gan B trễ có sao không?Theo các chuyên gia và bác sĩ việc tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt. Bởi việc tiêm ngừa trễ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm virus viêm gan B mỗi ngày. Đặc biệt là những người phải chăm sóc hoặc thường xuyên tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, người có công việc thường xuyên tiếp xúc với máu và huyết thanh, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Đối với những trường hợp tiêm phòng virus viêm gan B mũi đầu tiên và mũi hai nhưng chưa tiêm phòng mũi thứ 3, bạn có thể tiếp tục tiêm mũi thứ ba mà không cần phải thực hiện lại quy trình tiêm phòng cũng như không cần tiêm lại từ đầu. Bởi thông qua hai mũi tiêm đầu tiên, cơ thể đã có khả năng nhận diện và chống lại virus. Tuy nhiên nếu tiêm liều thứ ba (liều nhắc lại) đúng với lịch hẹn thì biện pháp phòng ngừa này sẽ giúp bạn chống lại sự lây nhiễm của virus một cách hiệu quả nhất.2.8 Tại sao phải tiêm nhắc lại Viêm gan BVắc xin phòng viêm gan B cho khả năng phòng bệnh lên đến 95%, tuy nhiên lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên tiêm nhắc một liều vắc xin sau mỗi 5 – 10 năm kể từ mũi tiêm trước đó, để đảm bảo lượng kháng thể đủ cao để chống lại sự xâm nhập của virus viêm gan B. Lịch tiêm chủng viêm gan B đầy đủ nhất cho người lớn là 3 mũi cơ bản cách nhau 1 tháng và mũi 4 nhắc lại sau 12 tháng. Như vậy bạn nên tiêm một mũi nhắc lại sau 1 năm. Bạn nên kiểm tra nồng độ kháng thể sau khi hoàn thiện đủ 4 mũi tiêm; nếu nồng độ kháng thể đạt trên 10UI/l là cơ thể bạn đủ khả năng phòng bệnh viêm gan B.2.9 Tiêm phòng viêm gan B sau khi bị phơi nhiễmVirus viêm gan B sống rất lâu và dai dẳng, có thể tồn tại khi máu đã khô trong nhiều ngày. Bệnh viêm gan B là bệnh có diễn biến hết sức thầm lặng và không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng nên sự lây chéo trong cộng đồng là rất lớn.Nhiễm virus viêm gan B từ người bệnh sang người bệnh qua các dụng cụ dính máu của mà không được khử trùng tốt như dụng cụ y tế, xỏ khuyên tai, châm cứu, thậm chí các đồ dùng sinh hoạt như dùng chung dao cạo râu, bấm móng tay, bàn chải đánh răng, các đồ vật dễ gây trầy xước hoặc tiếp xúc với vết thương hở...Vật sắc nhọn nhiễm khuẩn xuyên thấu da (kim tiêm truyền, kim chọc dò, kim khâu, dao mổ...)Máu, dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương của nhân viên y tế khi làm thủ thuật ( vết bỏng, da viêm loét từ trước, niêm mạc mắt, mũi, họng...)Các bước cần làm sau phơi nhiễm từ bệnh nhân viêm gan BRửa ngay vết thương bằng nước và xà phòng và báo cáo chấn thươngXét nghiệm máu để kiểm tra có sự hiện diện của virus hay không như anti-HBs, anti-HBc, HBsAg, và ALTNếu chưa tiêm phòng, không chắc chắn đã tiêm hay chưa, hoặc chưa có miễn dịch bảo vệ: tiêm một liều HBIG trong vòng 24 giờ đầu sau phơi nhiễm (200- 400 IU), đồng thời tiêm vắc xin phòng viêm gan B mũi đầu tiên tại một vị trí tiêm khác. Sau đó cần tiêm đủ 3 liều vắc-xin trong vòng 6 tháng sau (lịch tiêm: tháng 0, 1 và 6)Nếu người bị phơi nhiễm có tiền sử không đáp ứng với vắc-xin viêm gan B, cần tiêm thêm một liều HBIG vào tháng tiếp theo.Nếu đã đạt mức HBsAg ≥ 10mIU/mL tức là người đó đã đạt mức miễn dịch bảo vệ và không cần tiêm tiếp HBIG hoặc vắc xin.Xét nghiệm lại một lần nữa anti-HBs, HBsAg và ALT sau 6 tháng để đánh giá lại.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tac-dung-chua-benh-cua-cay-hoang-nan-vi
Tác dụng chữa bệnh của cây hoàng nàn
Hoàng nàn là dược liệu có công dụng giảm đau và sát khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, dược liệu này có độc tính khá mạnh, cần được chế biến và sử dụng đúng cách để không gây tác động xấu đối với sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng và cách dùng vị thuốc Hoàng nàn. 1. Đặc điểm cây Hoàng nàn còn được gọi là Vỏ dãn, Mã tiền quế, có tên khoa học là Cotex Strychni wallichianae – thuộc ho Mã tiền (Loganiaceae). Loại thực vật này có những đặc điểm như sau:Hoàng nàn mọc leo và thuộc loại cây thảo dược, cành cây nhẵn, gầy và có móc mọc đối ở đầu những cành non;Thân cây có vỏ xám và có những đám màu vàng đỏ;Lá cây mọc đối, có hình dạng giống như hình bầu dục; lá dai, mặt nhẵn, cuống lá ngắn, hơi tròn hoặc nhọn, đầu lá nhọn hoặc tù. Chiều dài khoảng 6 – 12cm, chiều rộng lá khoảng 3 – 6cm;Hoa cây mọc thành chùy ngù tận cùng, không cuống và được phủ màu hung nâu;Quả cây hình cầu, đường kính quả từ 4 – 5cm. Vỏ ngoài của quả cứng, dày khoảng 4mm, trong quả chứa nhiều hạt hình khuy áo. Hạt có đường kính từ 22mm trở lên, dày khoảng 18mm.Vỏ thân và cành cây Hoàng nàn là những bộ phận được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh. Dược liệu sau khi thu hái đem phơi hoặc sấy khô. Vị thuốc là mảnh vỏ cuộn tròn hoặc cong lòng máng, kích thước to nhỏ không đều nhau (dài khoảng 5 – 12cm, rộng 2 – 4cm, dày 0,1 – 0,2cm). Mặt ngoài của vị thuốc có nhiều nốt sần sùi màu đỏ nâu hoặc nâu, mặt trong màu đen và có vị rất đắng. Dược liệu cần được bảo quản ở điều kiện độ ẩm không quá 12%, alcaloid toàn phần ít nhất là 2,5%.Hoàng nàn là vị thuốc có độc tính mạnh, vì vậy cần phải chế biến trước khi dùng để giảm độc tính của thuốc, giảm tác dụng gây độc của Strichnin và giảm hàm lượng Strichnin theo phương pháp loại trừ. Chế biến vị thuốc Hoàng nàn bằng cách ngâm vị thuốc trong nước khoảng 12 – 24 giờ. Sau đó cạo bỏ vỏ ngoài và ngâm tiếp trong nước vo gạo trong 3 ngày đêm, mỗi ngày thay nước một lần, vớt ra và rửa sạch. Dược liệu sau khi ngâm được phơi hoặc sấy đến khi khô kiệt. Tiêu chuẩn sau khi chế biến là vị thuốc có màu vàng đậm, vị đắng rõ rệt.Dược liệu sau khi chế biến cần được bảo quản theo quy định bảo quản thuốc độc, cụ thể là hoàng nàn sống thuộc loại thuốc độc Bảng A, hoàng nàn chín thuộc loại thuốc độc Bảng B. Cây hoàng nàn là dược liệu có công dụng giảm đau và sát khuẩn hiệu quả 2. Công dụng của vị thuốc hoàng nàn Tác dụng của cây hoàng nàn đối với sức khỏe đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Theo đó, vỏ thân cây chứa 6,28% alcaloid toàn phần, 2,34 – 2,93% Strichnin và 2,8% brucin khi còn sống. Dược liệu sau khi sơ chế thì thành phần hóa học cũng có sự thay đổi, trong đó hàm lượng alcoloid giảm còn 2,73%.Công dụng trong Y Học Hiện Đại: Hoạt chất Strichnin trong dược liệu có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, thần kinh ngoại vi mạnh và có thể gây ra nôn mửa, co giật và sợ ánh sáng. Strychnin tác dụng chọn lọc và đối kháng cạnh tranh với glycin trên receptor glycin tại tủy sống, vì vậy hoạt chất này có những công dụng sau:Tăng dẫn truyền thần kinh cơ, kích thích phản xạ tủy, tăng hoạt động và dinh dưỡng cơ. Thường được sử dụng trong điều trị đau cơ khớp, đau thần kinh ngoại biên, suy nhược, tê liệt và đái dầm, liệt dương;Tăng tiết dịch vị, giúp kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột, từ đó giúp ăn ngon và dễ tiêu;Kích thích vào các trung tâm nhìn, nghe, ngửi nên làm tăng độ nhạy cảm của các cơ quan cảm giác;Dùng liều cao Strychnin gây kích thích mạnh tủy sống làm tăng phản xạ, gây ra các cơn co giật tương tự như co giật uốn ván.Công dụng trong Y Học Cổ Truyền: Vị thuốc Hoàng nàn trong Y Học Cổ Truyền có tính lạnh, vị đắng nhưng mãnh liệt và rất độc, quy vào kinh Tỳ, Can. Dược liệu này có công dụng giảm đau, thông kinh lạc, trừ phong hàn. 3. Cách dùng và liều dùng vị thuốc Hoàng nàn Bên cạnh những công dụng đối với sức khỏe, Hoàng nàn là vị thuốc có độc tính cao, vì vậy người bệnh cần lưu ý một số vấn đề về cách dùng, liều dùng vị thuốc này như sau:Hoàng nàn đã chế biến có thể dùng trong, tuy nhiên chỉ được dùng với một liều lượng cho phép. Chỉ dùng ở dạng thuốc viên phối hợp cùng các vị thuốc khác, tuyệt đối không dùng dạng dược liệu này dưới dạng thuốc bột hay sắc;Hoàng nàn chỉ được dùng ngoài;Dược liệu chứa hoạt chất có độc tính cao (alcaloid, strychnin) nên khi dùng cần lưu ý mỗi lần dùng 0,1g, tối đa không vượt quá 0,4g mỗi ngày và không dùng cho phụ nữ đang mang thai.Vị thuốc có độc tính cao, khi bị ngộ độc người bệnh thường có triệu chứng gồm ngáp, chảy nước dãi, sợ ánh sáng, nôn mửa, mạch nhanh và yếu, tứ chi cứng đờ, một số triệu chứng tương tự như uốn ván (lồi mắt, co rút gân hàm, thân bị co, ngạt, khó thở...) và có thể tử vong sau khoảng 5 phút đến 5 giờ. Trong trường hợp ngộ độc hoàng nàn, cần cho người bệnh sử dụng một trong các bài thuốc sau:Nước cốt rau muống tươi: Rửa sạch rau muống, đem giã nhỏ và vắt ép lấy nước uống. Mỗi lần uống từ 100 – 200ml, dùng liên tục đến khi hết độc;Ngũ liễm cân tươi: Dùng 30 – 50g rễ cây Khế đem rửa sạch và sắc lấy nước uống. Mỗi lần uống 50 – 100ml, dùng liên tục đến khi hết độc;Ngã liễm căn gia vị thang: Dùng 30g vỏ cây Móng bò, 30g vỏ cây Bằng lăng và 1 nắm tay lá Gạo sấm. Hỗn hợp các vị thuốc đem sắc trong 1000ml nước đến khi còn 300ml thì dừng, thêm đường mía vào nước thuốc và dùng uống. Cây hoàng nàn chữa nhức xương, tê thấp 4. Hoàng nàn trong các bài thuốc chữa bệnh 4.1. Bài thuốc chữa vết loét, mụn ghẻDùng dược liệu Hoàng nàn tán thành bột và ngâm rượu, dùng kết hợp với lá Trầu không bôi lên các mụn ghẻ và vết loét.4.2. Bài thuốc chữa nhức xương, tê thấpChế biến bài thuốc như sau: Dùng 600g Hoàng nàn, 160g Hương phụ tử chế, 20g Thảo quả và 2g Đại hồi. Trong đó, vị thuốc đại hồi đem bỏ hạt và vị thuốc Thảo quả đem bỏ vỏ lấy hạt. Tất cả các vị thuốc được tán thành bột và trộn đều với nhau. Dùng 2 – 3g bột thuốc trộn với nước hoặc rượu, dùng uống sau khi ăn nửa giờ.4.3. Bài thuốc chữa ho đờm, ho cảm lạnh, ho gió, ngứa cổChế biến bài thuốc như sau: Dùng 160g Khô phàn (Phèn chua phi), 80g Nghệ vàng (được sao vàng), 20g Hạt tiêu (được sao thơm) và 12g Hoàng nàn chế. Tất cả các vị thuốc được tán thành bột mịn, làm thành viên có khối lượng 0,25g. Đối với người trưởng thành dùng 4 – 6 viên mỗi lần uống và uống 2 lần mỗi ngày với nước sôi để nguội.Như vậy, cây Hoàng nàn là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên dược liệu này cũng có độc tính mạnh và có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định.
https://suckhoedoisong.vn/viem-xoang-tai-phat-can-lam-gi-169231219113648304.htm
21-12-2023
Viêm xoang tâi phát cần làm gì?
Viêm xoang là gì? Điều trị viêm xoang như thế nào? SKĐS - Viêm xoang là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến. Đây là một căn bệnh mạn tính, dai dẳng, khiến người bệnh bị giảm chất lượng cuộc sống. Vậy điều trị viêm xoang như thế nào để đạt được hiệu quả? Vì sao xoang dễ bị viêm? Xoang đảm nhận nhiều chức năng: Thở, ngửi, bảo vệ, phát âm và nghe vì thế viêm xoang ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Khi bị viêm xoang bạn sẽ có cảm giác nặng nề vùng sọ mặt, do lúc viêm thay bằng không khí thì trong lòng xoang lại chứa dịch viêm. Sinh lý của xoang là thông khí và dẫn lưu. Hai chức năng này thực hiện được là nhờ các lỗ thông của xoang, qua các lỗ thông này xoang vận chuyển dịch đổ vào hốc mũi và thực hiện quá trình trao đổi khí. Nếu lỗ thông xoang bị tắc, lúc này xoang như một cái ao tù, ứ đọng dịch rồi sẽ dẫn đến viêm xoang . Ở tuổi nào có thể bị viêm xoang, cách phát hiện viêm xoang? Viêm xoang có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Xoang bị viêm sớm nhất là xoang sàng, ngay từ lúc mới sinh đã có thể bị viêm. Xoang hàm thường bị viêm từ lúc 4 - 5 tuổi. Các xoang khác thường bị viêm muộn hơn. Viêm xoang thường xuất hiện sau viêm mũi (dân gian hay gọi là cảm cúm) nếu không được điều trị 7 – 10 ngày. Bệnh nhân có thể xuất hiện sốt 38 - 40°C (viêm xoang cấp hoặc giai đoạn cấp của viêm xoang mạn tính). Một số yếu tố nguy cơ dễ gây viêm xoang như: Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, điều kiện ăn ở, nơi làm việc, hóa chất độc hại, khói bụi… Điều này giải thích tại sao mùa lạnh lại làm tăng số lượng bệnh nhân viêm xoang. Nếu sau khi bị viêm mũi họng cấp (cảm cúm) bệnh nhân vẫn thường xuyên: + Chảy nước mũi , mũi vàng xanh. + Ngạt tắc mũi hai bên. + Nhức mỏi mắt, nặng đầu. + Đau nhức vùng sọ mặt tương ứng với từng xoang bị viêm: Nhức trán (viêm xoang trán), nhức má (viêm xoang hàm), đau nhức góc trong ổ mắt (viêm xoang sàng trước), nặng sau gáy (viêm xoang sàng sau và xoang bướm). + Ho có đờm. Bác sĩ thăm khám mũi xoang sẽ thấy: + Niêm mạc mũi nề, xung huyết, cuốn dưới quá phát che một phần khe thở. + Sàn và khe mũi có dịch trắng đặc hoặc vàng xanh (đây là tiêu chuẩn chính chẩn đoán viêm xoang). + Khám họng phát hiện dịch chảy từ mũi xuống thành sau họng, phần họng mũi cũng có dịch chảy dọc theo nẹp trước hoặc sau loa vòi tai. + Dây thanh có thể phù nề hoặc nhiều dịch nhầy trong lòng thanh quản. Viêm xoang hay còn gọi là viêm mũi xoang là một loại bệnh lý hay gặp ở nước ta. Ảnh minh hoạ. Nên đi khám viêm xoang ở giai đoạn nào? Sau viêm mũi 3 ngày mà thấy vẫn có nhiều dịch mũi, dịch ngày càng đặc, kèm ho khan thì nên đi khám ngay, điều này mới tránh được viêm xoang hoặc viêm xoang đang ở giai đoạn đầu, việc giải quyết bệnh sẽ đơn giản hơn cho thầy thuốc cũng như cho bệnh nhân, đồng thời người bệnh cũng không phải dùng nhiều thuốc, không phải điều trị kéo dài, tránh lãng phí cũng như tránh được tác dụng phụ của thuốc. Viêm xoang tái phát cần làm gì? Viêm xoang tái phát thường xuyên là một thực tiễn mà mọi người bị viêm mũi xoang đều phàn nàn. Trên thực tế khá nhiều người cho rằng viêm xoang điều trị sẽ không thể khỏi, nên khi có các biểu hiện thì ngại đi khám. Nhiều người bệnh đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng với những biến chứng của viêm mũi xoang mạn như suy giảm thị lực, đau đầu, ho kéo dài và khó thở… Trên thực tế viêm xoang tái phát được cho là viêm xoang trên một bệnh nhân xuất hiện 4 lần trong một năm và giữa các đợt viêm xoang không có bất kì triệu chứng gì của mũi xoang. Đối với viêm xoang việc điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tái khám khi thấy có biểu hiện của bệnh. Viêm mũi xoang tái phát là do lỗ thông từ xoang ra mũi không được thông thoáng triệt để, chúng sẽ bị tắc lại rất nhanh mỗi khi có yếu tố thuận lợi như gặp lạnh, hít phải khói bụi, hóa chất… nguyên nhân phần lớn do người bệnh không tuân thủ điều trị triệt để mỗi khi viêm mũi xoang cấp với lý do sợ uống kháng sinh và kháng viêm kéo dài, vì lo ngại tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Thông thường khi chỉ định điều trị viêm xoang các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm trong 7 - 10 ngày đầu. Sau đó, người bệnh có thể thay thế giải pháp điều trị bằng thuốc thảo dược dạng viên kết hợp với dạng xịt để duy trì tác dụng chống viêm và chống phù nề niêm mạc, đào thải dịch viêm ứ đọng, tái tạo niêm mạc xoang, giúp điều trị viêm xoang hiệu quả mà không sợ tác dụng phụ như dùng thuốc tây y. Tóm lại: Viêm xoang là vấn đề hay gặp, để phòng bệnh cần hạn chế, tránh xa môi trường ô nhiễm không khí và khói thuốc lá để tránh nguy cơ gây kích ứng, nhiễm trùng, viêm phổi và đường hô hấp. Chú ý đến các yếu tố gây dị ứng đường hô hấp như phấn hoa, nước hoa, lông chó mèo… Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh, bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Cần rửa tay đúng cách trước mỗi bữa ăn, khi đi từ ngoài về, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi. Nếu không khí quá khô thì nên sử dụng máy tạo độ ẩm, điều này sẽ giúp ngăn ngừa viêm xoang. Tuy nhiên, cần lưu ý vệ sinh máy thường xuyên để máy luôn sạch, tránh nấm mốc sinh sôi. Ngoài ra, điều trị tốt các ổ viêm nhiễm ở mũi họng, răng miệng; Điều trị tốt các bệnh viêm đường hô hấp, hội chứng GERD. Nâng cao thể trạng, tăng cường sức chống đỡ của niêm mạc mũi xoang. Tham khảo thêm Người bị viêm xoang cấp cần lưu ý những gì? PGS. TS. BS Phạm Bích Đào Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phau-thuat-cat-amidan-dien-ra-nao-vi
Phẫu thuật cắt amidan diễn ra thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng các bác sĩ Tai - Mũi - Họng - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Phẫu thuật cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau, như gây mê, cắt không đúng kỹ thuật, bệnh nhân có rối loạn đông máu. Vì vậy, trước khi cắt amidan, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo an toàn trong phẫu thuật. 1. Trường hợp nào cần phẫu thuật cắt amidan? Amidan là tổ chức bạch huyết có chứa các tế bào bạch cầu, có nhiệm vụ nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể tiêu diệt vi khuẩn khi chúng thâm nhập. Nó cùng với các tổ chức bạch huyết khác ở họng tạo thành vòng bạch huyết Waldayer bao quanh đường hô hấp và đường tiêu hóa.Khi vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng sẽ bám vào amidan, lúc đó các tế bào bạch cầu sẽ tấn công vi khuẩn đưa vào trong để nhận diện và tạo ra kháng thể, sau đó kháng thể được nhân lên và đưa đi khắp nơi, nhưng nhiều nhất là tập trung ở vùng mũi họng để chống lại vi khuẩn khi tái nhiễm.Cũng chính vì điều này mà amidan rất dễ bị viêm, tình trạng này có thể tái đi tái lại nhiều lần, gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, việc phẫu thuật cắt bỏ amidan là cần thiết. Nhưng không phải cứ viêm amidan là cần phải cắt bỏ.Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật cắt amidan bao gồm:Amidan bị viêm tái phát nhiều lần >5 lần/năm và trong ít nhất 2 năm liên tiếp.Viêm Amidan gây ra các biến chứng.Amidan quá phát gây tắc nghẽn đường thở.Khối u amidan nghi ngờ ác tính cần làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. 2. Phẫu thuật cắt amidan có biến chứng nguy hiểm không? Phẫu thuật cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (khi phẫu thuật làm tổn thương mạch máu gây chảy máu không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu.Chính vì vậy mà trước khi phẫu thuật cắt amidan, bạn cần phải được làm các xét nghiệm rất kỹ về chức năng gan, chức năng thận và yếu tố đông máu để tránh xảy ra những tai biến đáng tiếc. Nếu có chỉ định, bạn nên phẫu thuật tại các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng. Phẫu thuật cắt amidan có thể gây biến chứng nguy hiểm 3. Cắt amidan bằng phương tiện gì? Có rất nhiều trang thiết bị khác nhau được sử dụng để cắt amidan, sự cải tiến các trang thiết bị này dựa trên tiêu chí cầm máu tốt và độ bỏng mô xung quanh thấp nhất.Dao điện là một thiết bị thường quy ở trong phòng mổ được sử dụng để cắt amidan. Nó có ưu điểm là rẻ tiền, khả năng cầm máu tương đối tốt nhưng độ bỏng cao, nhiệt độ tại vị trí cắt có thể lên đến 400 độ C, vì vậy khả năng gây tổn thương mô xung quanh lớn. Sau khi cắt amidan bệnh nhân thường thấy đau nhiều và nguy cơ chảy máu thứ phát cao hơn.Phẫu thuật bằng Laser có ưu điểm là ít gây tổn thương mô nhưng khả năng cầm máu của nó còn hạn chế và thời gian phẫu thuật lâu hơn.Plasma và coblator là phương tiện có ưu điểm cầm máu tốt và mức độ bỏng mô xung quanh ít nhưng chi phí cao.Dao ligasure có khả năng cầm máu tuyệt vời cùng với mức độ bỏng mô rất thấp, thời gian phẫu thuật nhanh (5-10 phút), bệnh nhân dùng ít thuốc mê vì vậy làm giảm nguy cơ tai biến do gây mê, giảm cảm giác đau sau phẫu thuật cũng như giảm tối đa khả năng chảy máu thứ phát. 4. Phẫu thuật cắt amidan như thế nào? Trước khi phẫu thuật cắt amidan, bệnh nhân sẽ được gây mê hoặc gây tê tại chỗ và với mỗi phương pháp vô cảm, bệnh nhân sẽ ở một tư thế khác nhau.Với phương pháp cắt amidan gây tê, bệnh nhân sẽ ngồi để phẫu thuật, đối với trẻ em có người kèm.Với phương pháp cắt amidan mê nội khí quản, bệnh nhân nằm ngửa cổ để phẫu thuật.4.1. Phẫu thuật cắt amidan bằng Sluder-BallangerBước 1: Gây tê tại tại cuống amidan, hốc amidan (gây tê bóc tách); có thể thêm trụ trước, trụ sau bằng lidocain 2% hoặc xylocain 2% có pha adrenalin 1/100.000.Bước 2: Bộc lộ khối amidan bằng cách banh miệng bệnh nhân.Bước 3: Đưa dụng cụ sluder ballenger vào từ cực dưới, bác sĩ ép cán dụng cụ vào mép môi đối diện bên cần cắt theo kiểu đòn bẩy. Lỗ dụng cụ đến sát khối amidan.Bước 4: Đưa amidan vào lỗ dụng cụ. Bác sĩ sẽ ép lỗ dụng cụ vào khối amidan, đồng thời ép mép môi đối diện theo kiểu đòn bẩy để đẩy hết khối amidan vào dụng cụ nhưng không để lọt cả trụ trước và trụ sau.Bước 5: Tách amidan ra khỏi hốc. Bác sĩ dùng ngón trỏ vuốt đầu của dụng cụ để tách rời khối và hố amidan, đồng thời đưa dụng cụ tới để bóc tách hoàn toàn. Sau đó, tiếp tục bóp dụng cụ để khối amidan được cắt vẫn còn dính vào lỗ của dụng cụ. Tránh khối amidan rớt xuống họng. Kéo amidan vừa cắt ra khỏi khoang họng. Tránh amidan khỏi hố là động tác khó nhất, đòi hỏi phải phối hợp tốt 2 tay.Bước 6: Kiểm tra và cầm máu hố mổ. Bác sĩ dùng kẹp cong kẹp bông ép vào hố mổ trong vài phút để cầm máu. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra hố mổ với vén trụ, nếu có chảy máu động mạch thì phải kẹp và cột cầm máu.4.2. Cắt amidan bằng phương pháp bóc tách thòng lọng (Tyding hoặc Vacher)Thì 1: Gây tê tại cuống amidan, hốc amidan (gây tê bóc tách); có thể thêm trụ trước, trụ sau bằng xylocain 2% hoặc lidocain 2% có pha adrenaline 1/100.000.Thì 2: Tách cực trên amidan bằng cách dùng alice để kẹp gần cực trên amidan kéo nhẹ vào trong, lấy dao rạch nhẹ niêm mạc trụ trước, cách bờ tự do khoảng 2mm. Sau đó bóc tách nhẹ niêm mạc tới bao amidan, rồi tiếp tục bóc tách lên cực trên. Ở cực trên có một số động mạch dễ chảy máu.Thì 3: Bóc tách khối amidan. Tách trụ trước ra khỏi amidan, rồi tách thành sau, sau đó tách trụ sau đến phần cực dưới amidan, khi này amidan chỉ còn dính với hố mổ ở cuống.Thì 4: Cắt cực dưới bằng thòng lọng. Bác sĩ dùng alice kẹp amidan qua thòng lọng, đưa đầu thòng lọng đến sát cực dưới, sau đó siết cán thòng lọng từ từ cho đến khi cực dưới bị đứt rời ra. Sau đó đưa khối amidan ra ngoài.Thì 5: Kiểm tra, cầm máu hố mổ. Bác sĩ dùng kẹp cong kẹp bông ép vào hố mổ để cầm máu trong vài phút. Sau đó, lấy kẹp ra và kiểm tra hố mổ với vén trụ xem có còn chảy máu hay không? Nếu vẫn còn chảy máu động mạch thì phải tiến hành kẹp và cột hoặc đốt cầm máu. Sau khi cầm máu xong, bên mổ đã ổn định thì có thể tiến hành cắt amidan bên đối diện.Cắt amidan gây mê nội khí quản: Sau khi gây mê, bác sĩ có thể bóc tách amidan bằng thòng lọng, dao đơn cực, lưỡng cực, Microdebrider, Coblator hoặc dao siêu âm, dao plasma...Các bước thực hiện tương tự như cắt amidan bằng phương pháp bóc tách ở trên.Các kỹ thuật cắt amidan có thể cắt bằng bằng dao điện đơn cực, lưỡng cực, thòng lọng, coblator...Cần cầm máu thật cẩn thận để đảm bảo hai hố amidan khô tốt. Sau phẫu thuật cắt amidan cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh nhiễm trùng 5. Các vấn đề bệnh nhân cần lưu ý sau phẫu thuật cắt amidan Đau: Sau khi cắt Amidan, vào ngày thứ 2 bạn có thể đau hơn so với ngày đầu tiên, do ngày đầu có dùng thuốc giảm đau truyền tĩnh mạch, nên tác dụng giảm đau tốt hơn. Còn từ ngày thứ 2 về sau, bạn sẽ được dùng giảm đau uống nên thấy đau hơn nhưng chịu đựng được, thường sau 5-7 ngày sẽ dễ chịu hơn.Vướng đờm: Sau khi phẫu thuật cắt amidan, đờm sẽ tăng tiết và đọng ở 2 hốc amidan, đồng thời do đau nên bạn không nuốt nước bọt nhiều, làm tăng tiết đờm, gây khó chịu ở họng. Tuy vậy, bạn không được khạc nhổ, không đằng hắng... Tình trạng chảy máu dễ xảy ra nếu bạn khạc, đằng hắng nhiều.Ho: Bạn cần cố gắng kìm hãm cơn ho vì ho nhiều dễ chảy máu, bác sĩ thường kê thêm thuốc giảm ho cho bạn. Nếu bạn vẫn ho nhiều, hãy liên hệ với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.Ăn uống: Bạn cần tuyệt đối kiêng ăn các thức ăn cứng, nóng, chua, cay, kiêng rượu bia và thuốc lá. Ngày đầu tiên sau mổ, bạn chỉ nên uống sữa hoặc ăn cháo loãng nguội. Ngày thứ 2, 3 sau mổ, bạn có thể ăn súp nguội, sữa lạnh hoặc cháo loãng. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 14, bạn có thể ăn cháo đặc, bún, phở và thức ăn mềm... Đến ngày thứ 15, bạn đã có thể ăn cơm bình thường.Chảy máu: Sau phẫu thuật cắt amidan, bạn có thể bị chảy máu bất cứ lúc nào trong 15 ngày đầu, do bong lớp giả mạc gây chảy máu. Trong ngày thứ 5 - 10, nếu có chảy máu với lượng ít và tự cầm sau khoảng 5-10 phút thì không đáng lo và không cần đến bệnh viện. Nhưng nếu máu chảy nhiều và không tự cầm, chảy rỉ rả kéo dài thì bạn phải đến bệnh viện gấp để được bác sĩ xử trí kịp thời.Vết mổ: Thông thường, vết mổ sẽ lành hoàn toàn sau 3 tuần. Tuy nhiên, tốc độ lành còn phụ thuộc từng người, vấn đề dinh dưỡng, nhiễm trùng...Khả năng nói và làm việc: Sau phẫu thuật cắt amidan, bạn không cần phải kiêng nói hoàn toàn, chỉ không nên nói lớn và nói nhiều, bạn có thể nói một cách nhỏ nhẹ. Bạn có thể hoạt động một cách nhẹ nhàng sau mổ 10 ngày, nhưng không nên lao động nặng, hoạt động mạnh trong ít nhất 2 tuần sau khi mổ.Tái khám: Bạn cần tái khám đúng ngày để bác sĩ phẫu thuật có thể kiểm tra, đánh giá tình trạng sau mổ.Tóm lại, phẫu thuật cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau, như gây mê, cắt không đúng kỹ thuật, bệnh nhân có rối loạn đông máu. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện phẫu thuật.
https://suckhoedoisong.vn/viem-gan-virus-a-b-va-c-hieu-dung-benh-xu-ly-dung-cach-169194976.htm
15-06-2021
Viêm gan virus A, B và C: Hiểu đúng bệnh, xử lý đúng cách
Điểm chung của các loại viêm gan virus Viêm gan virus được đặc trưng bởi sự xâm nhập của virus vào các tế bào gan, tái tạo và liên tục gia tăng về số lượng. Kèm theo sự xâm nhập và gia tăng không ngừng của virus sự phá hủy liên tục của các tế bào gan, đe dọa đến các hoạt động bình thường của cơ quan này như: Chức năng giải độc, sản xuất mật, tạo protein máu, chuyển hóa năng lượng về dạng dự trữ,... Triệu chứng của viêm gan virus cũng thường khá giống nhau. Một số triệu chứng thường xuất hiện như: - Sốt - Đau khớp - Mệt mỏi - Ăn uống không ngon miệng, tiêu hóa kém - Buồn nôn, nôn - Đau tức ở vùng hạ sườn phải - Vàng da, vàng mắt - Nước tiểu đậm màu - Phân nhạt màu Khi xâm nhập vào cơ thể người lành, thường tình trạng viêm gan cấp sẽ xảy ra. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm gan cấp tính đôi khi không rõ ràng làm cho người mắc không hề biết mình nhiễm bệnh, bỏ qua thời điểm vàng để xử lý. Khi đó, bệnh chuyển thành dạng mạn tính, không có biểu hiện gì trong nhiều năm liền gây ra tình trạng xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Sự khác biệt giữa các loại viêm gan virus A, B, C Mặc dù cùng mục tiêu xâm nhập là lá gan của con người nhưng giữa các dạng viêm gan đều có sự khác nhau rõ rệt: Mức độ phổ biến và lây truyền - Viêm gan A do virus viêm gan A (HAV) gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường tiêu hóa (đường miệng, phân), rất hiếm qua đường máu. Bệnh phổ biến trên toàn thế giới, tản phát hoặc bùng thành dịch. Trên thế giới hàng năm có khoảng 1,4 triệu ca nhiễm. Tại nước ta, bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em và nơi vệ sinh không đảm bảo. - Viêm gan B do virus viêm gan B gây ra. Bệnh lây lan nhanh từ người sang người qua đường máu (tiêm, truyền, chung dao cạo dính máu, quan hệ tình dục, truyền từ mẹ sang con,...). Đây là dạng viêm gan virus rất phổ biến với khoảng 400 triệu người nhiễm theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. - Viêm gan C do virus viêm gan C gây ra. Cũng như viêm gan B, bệnh lây từ người sang người qua đường máu nhưng ít lây hơn qua đường tình dục và từ mẹ sang con. Thời gian ủ bệnh - Viêm gan A có thời gian ủ bệnh khoảng từ 15-50 ngày (trung bình khoảng 28 ngày). Sau thời gian này, các triệu chứng có thể xuất hiện. Bệnh mang tính chất cấp tính, ngắn hạn và có thể chữa khỏi. - Viêm gan B có thời gian ủ bệnh khoảng 60-150 ngày (trung bình 90 ngày). Một số trường hợp viêm gan B cấp tính không có triệu chứng. Nhiều trường hợp bệnh chuyển sang mạn tính, các triệu chứng có thể không rõ rệt cho tới khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. - Viêm gan C có thời gian ủ bệnh từ 14 đến 84 ngày, đôi khi có thể kéo dài tới 182 ngày. Một số người trải qua cơn cấp tính của viêm gan C và có thể tự khỏi. Nhưng hơn một nửa số người mắc sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính và nặng dần nếu không được khắc phục. Tiên lượng điều trị - Viêm gan A gây ra tổn thương tại gan với các biểu hiện như tiểu nhiều, vàng da, vàng mắt nhưng có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tháng. - Viêm gan B cấp tính có thể xử lý khỏi hoàn toàn. Nhưng với các trường hợp mạn tính thì nhiều người phải sống chung với bệnh suốt đời bằng cách sử dụng thuốc kháng virus. - Viêm gan C: Ở cả hai dạng cấp và mạn tính thì viêm gan C đều có thể khắc phục khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng virus. Hiểu biết rõ về sự khác biệt giữa 3 căn bệnh viêm gan sẽ giúp bạn nắm được các biện pháp điều trị tương ứng cũng như giảm bớt những hoang mang lo lắng khi gặp phải một trong 3 bệnh viêm gan này. Kiểm soát tốt triệu chứng, yếu tố then chốt giúp ổn định bệnh Dù gặp phải tình trạng viêm gan A, B hay C thì chức năng gan đều bị ảnh hưởng do sự tàn phá mà những virus gây ra trên cơ quan này. Đi kèm với đó là nhiều biến chứng khó lường như: - Ngộ độc mạn tính: Sử dụng các thuốc điều trị bệnh, chất dư thừa, chất độc xâm nhập vào cơ thể không được kịp thời chuyển hóa về dạng không độc sẽ gây hại cho gan và các cơ quan khác. - Giảm khả năng bài tiết mật khiến tiêu hóa kém, chán ăn, cơ thể suy kiệt do thiếu năng lượng, mệt mỏi kéo dài. - Suy giảm hệ miễn dịch: Các yếu tố miễn dịch không được tổng hợp kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng lớp rào chắn bảo vệ cơ thể suy yếu. Không chỉ tạo điều kiện cho virus phát triển mà còn khiến cơ thể dễ bị viêm, nhiễm khuẩn,... Ngoài ra, còn nhiều biến chứng khác cũng có thể xuất hiện. Trong khi đó, việc điều trị bằng thuốc chỉ có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm virus và nhiều yếu tố khác như: Thói quen sống, sinh hoạt, uống nhiều rượu bia, thuốc lá,... đều có thể tác động khiến những tổn thương tại gan khó hồi phục, thậm chí làm bệnh nặng hơn. Do đó, việc cải thiện các triệu chứng như vàng da, vàng mắt,... hay chính xác hơn là phục hồi những tổn thương tại gan là rất cần thiết. Chỉ khi những tổn thương này được cải thiện, chức năng gan được nâng cao thì sức khỏe của người bệnh mới được cải thiện. Naturenz Gold - Giải pháp hỗ trợ cho người bị viêm gan đã được chứng minh hiệu quả Mặc dù xuất hiện trên thị trường không lâu nhưng Naturenz Gold lại được rất nhiều người tin tưởng sử dụng. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Naturenz Gold được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, là sản phẩm công ty cổ phần Dược Hậu Giang – công ty Dược uy tín hàng đầu Việt Nam. Được phát triển dựa trên công trình nghiên cứu của Viện công nghệ sinh học Việt Nam, mỗi một viên Naturenz Gold đều chứa 7 dược liệu “vàng” là nấm linh chi lim, hà thủ ô đỏ, hoa marigold, núc nác, đan sâm, nấm bào ngư và hoài sơn. Sự kết hợp của các loại dược liệu và áp dụng phương pháp “định chuẩn hướng gan” tức là định đúng hàm lượng, chiết xuất đúng những thành phần có lợi cho gan giúp đem lại hiệu quả bảo vệ các tế bào gan, hỗ trợ ngăn chặn những tác nhân có hại, giúp gan sớm lấy lại các chức năng chuyển hóa quan trọng. Đồng thời, hỗ trợ hạ men gan, giảm thiểu các triệu chứng xuất hiện do tổn thương chức năng gan như: Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu,... Đặc biệt, Naturenz Gold còn rất an toàn khi sử dụng kéo dài. Do đó, đây chính là một lựa chọn đúng đắn để phục hồi chức năng gan khi bị viêm gan virus nói riêng và các tổn thương tại gan nói chung. Naturenz Gold - Giải pháp bảo vệ lá gan của bạn Công dụng: Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm gan. Hỗ trợ giải độc gan, giúp bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan. Đối tượng sử dụng: Người men gan cao, viêm gan, xơ gan, suy giảm chức năng với các biểu hiện: vàng da, ăn uống khó tiêu, đau tức hạ sườn. Người thường xuyên uống rượu bia, dùng thuốc tây dài ngày gây hại đến gan. Cách dùng: Có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. Người lớn 2 viên x 2 lần/ ngày. Nên sử dụng tối thiểu 1 tháng để đạt hiệu quả như mong muốn. GPQC số: 3827/2020/XNQC-ATTP Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gai-dot-song-c5-c6-anh-huong-nao-vi
Gai đốt sống c5 c6 ảnh hưởng thế nào?
Dựa vào các số liệu đã được thống kê có thể thấy gai đốt sống cổ là một bệnh lý tương đối phổ biến và số lượng người mắc gia tăng từng ngày trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bệnh nhân có thể sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Gai cột sống là một bệnh liên quan đến xương khớp, bệnh này xảy ra khi có sự lắng đọng canxi quá nhiều trong cơ thể và tạo ra các gai xương. Ngoài ra, có những chấn thương vùng sụn khớp như: chấn thương dây chằng, thoái hóa cột sống cũng tác động gây hình thành bệnh. Đặc điểm của phần gai xương này đó là xuất hiện ở hai bên của đốt sống, đĩa sụn,... 1. Gai cột sống thường xảy ra ở những vị trí nào? Bệnh này thường xảy ra ở vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và quá trình sinh hoạt của bệnh nhân.1.1 Gai đốt sống cổĐối với những bệnh nhân bị gai đốt sống cổ, các triệu chứng xuất hiện thường thấy là vùng chẩm ở đằng sau gáy đau liên tục trong nhiều ngày và tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân tiếp tục xuất hiện những cơn đau ở những phần khác như xương bả vai và thậm chí còn bị tê ở vùng cánh tay.Bệnh gai đốt sống cổ nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày. Cánh tay bị tê làm hạn chế vận động của người bị bệnh. Trong đó, đa số những người mắc bệnh sẽ bị gai đốt sống C5, C6.1.2 Gai cột sống lưngCấu tạo giải phẫu của cơ thể người, cột sống thắt lưng có 5 đốt, được kí hiệu theo thứ tự lần lượt là L1, L2, L3, L4 và L5. Vị trí đốt sống L4, L5 là nơi các bác sĩ thường phát hiện bệnh nhân bị gai cột sống lưng.Khi bị gai cột sống lưng, người bệnh sẽ thấy được những triệu chứng như thắt lưng bất ngờ bị đau, tuy nhiêu triệu chứng này sẽ nhanh chóng kết thúc. Mỗi khi người bệnh vận động mạnh, cơn đau sẽ ập đến ngay và tiếp tục dày vò. Một số trường hợp bị đau ở lưng và lan ra ở các vùng khác trên cơ thể: mông, hông, cổ chân,... 2. Gai đốt sống C5, C6 ảnh hưởng thế nào? Đây là một trong những bệnh lý rất phổ biến, thường gặp nhất ở đối tượng người cao tuổi. Các biến chứng gai đốt sống C5, gai đốt sống C6 cũng thật sự đáng lo ngại đối với sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, cụ thể như:Ảnh hưởng đến tuần hoàn máu lên não: do bị chèn ép bởi các gai xương nên lượng máu lưu thông lên não rất kém ổn định thậm chí có thể bị thiếu hụt, nên bệnh nhân thường hay bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,...Mất cảm giác, tê bì, yếu chi: Khi tủy sống bị chèn ép, bệnh nhân sẽ xuất hiện các biểu hiện tê bì, các khớp vai bị yếu và sau đó còn lan dần xuống hai cánh tay đến bàn tay, khó có sự phối hợp với phần thân dưới,...Có sự rối loạn tiểu tiện, bại liệt: Khi bệnh nhân đang ở mức độ bị thoái hóa nặng sẽ có nguy cơ có sự rối loạn tiểu tiện, bị liệt ở một hoặc cả hai tay, chân do bị dồn nén trên dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép. 3. Chẩn đoán gai đốt sống cổ Có thể chẩn đoán bằng thăm khám lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh, khi có nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như sau:Chụp X-quang được sử dụng để kiểm tra các gai xương cũng như các bất thường khác.Chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể cung cấp các hình ảnh chi tiết hơn về các đốt sống cổ.Chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ giúp cho bác sĩ có thể xác định được vị trí của các dây thần kinh bị chèn ép.Điện cơ (EMG) được sử dụng trong trường hợp cần kiểm tra xem các dây thần kinh của bệnh nhân có hoạt động bình thường không khi gửi tín hiệu đến các cơ của bệnh nhân. 4. Điều trị gai đốt sống cổ Nếu có tổn thương tủy sống hoặc có các bệnh lý rễ thần kinh kháng trị sẽ có chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ cung sau của cột sống cổ. Chỉ định này sẽ được thực hiện khi bệnh nhân đã được bác sĩ thăm khám và có tư vấn chuyên môn. Nếu bệnh nhân chỉ có biểu hiệu hội chứng rễ, chỉ định sử dụng NSAID và nẹp cổ mềm, tuy nhiên nếu cách tiếp cận này không hiệu quả có thể cần phải phẫu thuật.Phẫu thuật được chỉ định khi đau khó chữa hoặc có sự tổn thương tủy sống (rối loạn chức năng bàng quang và ruột, yếu cơ thể tiến triển). 5. Cách phòng bệnh gai đốt sống cổ hiệu quả Để phòng bệnh, cần phải luôn chú ý vận động đúng tư thế, tránh làm những việc quá nặng hoặc làm việc quá sức kéo dài trong một khoảng thời gian. Đặc biệt ở các đối tượng là nhân viên văn phòng, thường xuyên ngồi làm việc thì nên dành chút thời gian để thay đổi tư thế hoặc vận động một cách nhẹ nhàng để tránh đau mỏi. Khi ngồi, không nên gập cổ hay gù lưng vì những điều này sẽ khiến cơ thể bị đau mỏi và hình thành nên bệnh.Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, tập đúng cách để có thể có một cơ thể dẻo dai và bộ xương chắc khỏe. Những môn thể thao thích hợp như chạy bổ, yoga, bơi lội.Cần dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi để cơ thể có thời gian hồi phục từ đó làm việc được tốt hơn.Bệnh gai cột sống sẽ không thể hình thành nếu bản thân biết xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, lành mạnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-gian-du-khong-tot-cho-trai-tim-dan-ong-vi
Sự giận dữ không tốt cho trái tim đàn ông
Sự tức giận có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe tim mạch. Theo các thống kê, nhìn chung, nam giới có nguy cơ bị đau tim nhiều hơn phụ nữ, dẫn đến chúng ta sẽ dễ dàng thấy được những biểu hiện tiêu cực của sự giận dữ lên sức khỏe trái tim đàn ông hơn là nữ giới. Học cách kiểm soát sự giận dữ giúp hạn chế bớt những vấn đề sức khỏe có thể xảy ra với sức khỏe trái tim đàn ông. 1. Sự giận dữ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch như thế nào? Sự giận dữ và một số cảm xúc khác có thể đưa cơ thể vào trạng thái “chống trả-hay-bỏ chạy”. Trạng thái này được hiểu đơn giản là một cơ chế thúc đẩy cơ thể tiết ra các hóc môn chuẩn bị sẵn sàng cho hoặc là ở lại đương đầu với đe dọa, hoặc là trốn chạy để bảo vệ an toàn cho bản thân.Khi sự tức giận xảy ra, hóc môn căng thẳng như adrenaline và cortisol làm gia tăng nhịp tim và tần số thở. Năng lượng trong cơ thể gia tăng đột ngột, các mạch máu thắt lại và huyết áp tăng vọt, cơ thể bước vào trạng thái sẵn sàng giải phóng cơn giận đó ra ngoài. Mặc dù những phản ứng căng thẳng này hữu ích với chúng ta trong những trường hợp khẩn cấp, nhưng chúng có thể gây hại nếu được kích hoạt liên tục. Nếu sự giận dữ xảy ra thường xuyên sẽ gây ra sự tổn thương và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch:Lượng hóc môn căng thẳng quá mức có thể đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, trong đó các mảng mỡ tích tụ trong động mạch. Ở một báo cáo, các nhà nghiên cứu thấy rằng những người khỏe mạnh thường xuyên phát sinh sự giận dữ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim 19% so với nhóm người giỏi kiểm soát sự giận dữ. Trong số những người bị bệnh tim, những người thường xuyên tức giận làm nặng hơn tình trạng bệnh nặng của họ.Sự tức giận cũng có thể làm gián đoạn các xung điện của tim và gây rối loạn nhịp tim nguy hiểm, đặc biệt là rung nhĩ. Kết quả các nghiên cứu cho thấy, những người đàn ông tức hay bùng phát sự giận dữ có nhịp tim bất thường cao hơn 10% và có nguy cơ tử vong cao hơn 20% trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên kết quả này không đúng đối với phụ nữ, nhưng đó có thể là do nam giới thường mắc bệnh tim ở độ tuổi trẻ hơn phụ nữ. Hơn nữa, những người đàn ông không kiểm soát sự giận dữ tốt có nguy cơ bị rung nhĩ cao hơn 30% so với những người đàn ông khác.Một nghiên cứu khác cho thấy rằng các hóc môn căng thẳng có thể dẫn đến mức độ cao hơn của protein phản ứng C (CRP), một chất có liên quan đến chứng xơ vữa động mạch và nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai, những người hay biểu hiện sự giận dữ có mức CRP cao hơn từ hai đến ba lần so với các đồng nghiệp điềm tĩnh hơn của họ.Bên cạnh những tác động trực tiếp về mặt sinh học, những người hay tức giận có thể chăm sóc bản thân không tốt, thói quen dinh dưỡng kém, lạm dụng thuốc lá, rượu bia và ít tham gia vào các hoạt động thể chất, những điều này hay gặp ở nam giới và làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.Nếu bạn kiềm chế sự giận dữ không tốt, nó sẽ làm tổn hại đến những mối quan hệ thân thiết nhất của bạn và cô lập bạn khỏi những người khác. Bạn có thể phải đối mặt với việc gia tăng lo lắng, thậm chí là trầm cảm và nhiều vấn đề tiêu cực khác trong cuộc sống. Sự giận dữ và những cảm xúc tiêu cực khác là một phần của cuộc sống 2. Kiểm soát sự giận dữ như thế nào? Sự giận dữ và những cảm xúc tiêu cực khác là một phần của cuộc sống. Chúng có thể phục vụ những mục đích hữu ích, nó biểu hiện như một tín hiệu cho thấy cần phải thay đổi điều gì đó. Nếu bạn có thể nói với mọi người theo cách thích hợp rằng bạn đang tức giận, đó là một dấu hiệu tốt, tuy nhiên điều này hiếm khi được thực hiện. Các lớp học tư vấn và quản lý cơn giận có thể giúp người hay bộc lộ sự tức giận kiểm soát được cảm xúc sâu kín của họ.Để kiểm soát sự giận dữ tốt hơn, bạn có thể tham khảo các lời khuyên sau đây:Khi bạn cảm thấy sự giận dữ nhen nhóm, hãy tìm cách bình tĩnh lại. Chẳng hạn bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi bằng cách đếm đến 10 trước khi trả lời hoặc tránh xa tình huống. Nếu bạn đang ở trong một môi trường học tập và làm việc căng thẳng, hãy nhắc nhở bản thân rằng những người khác đã làm hết sức mình, không một ai muốn chọc giận bạn cả.Thời điểm sự giận dữ phát sinh, hãy ghi nhớ những tuyên ngôn sau đây:Tôi sẽ lắng nghe nhiều hơn là nói chuyện.Tôi sẽ thử nhìn vấn đề dưới góc độ khác, bởi vì tôi không thể hoàn thành bất cứ điều gì bằng cách đổ lỗi cho người khác, ngay cả khi họ là người chịu trách nhiệm chính về vấn đề.Điều làm tôi giận dữ có còn quan trọng trong vòng 5 giờ, 5 ngày hay 5 năm tới không?Nếu ngày mai sự tức giận này chưa mất đi, tôi sẽ giải quyết nó, còn bây giờ tôi sẽ bình tĩnh.Sự giận dữ không phải là cách thể hiện sự quan tâm tới ai đó.Hoạt động thể chất là một cách tuyệt vời để hạn chế, xua tan căng thẳng và sự giận dữ. Tập thể dục cũng giúp kiểm soát cân nặng của bạn, làm giảm huyết áp, giảm cholesterol và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Tổn thương nguy hiểm nhất về thể chất chính là những tác động ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, nhóm bệnh lý mà đàn ông thường có tỉ lệ mắc cao hơn nữ giới. Trong vòng hai giờ đồng hồ khi sự giận dữ bùng phát, nguy cơ gây nên một cơn đau tim có thể tăng gấp hai lần, vì vậy nếu muốn bảo vệ sức khỏe tim mạch thì cách chúng ta kiểm soát sự giận dữ rất quan trọng. Nhiều người cho rằng kiểm soát sự tức giận có nghĩa là kìm nén cơn giận, nhưng ức chế cảm xúc không phải là một lựa chọn tốt. Nếu bạn thực sự muốn kiểm soát sự giận dữ, hãy cố gắng không bộc phát nó ngay thời điểm đó, sau tìm hiểu lý do của cơn giận và giải quyết điều đó theo cách tốt hơn. Nguồn tham khảo: webmd.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-soi-bui-gian-tinh-mach-thuc-quan-bang-vong-cao-su-vi
Nội soi thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội tiêu hóa, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Giãn tĩnh mạch thực quản là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân xơ gan. Đây là một chứng bệnh khá nguy hiểm vì nguy cơ chảy máu cao. Nội soi thắt tĩnh mạch thực quản ra đời sau tiêm xơ và hiện được ưa chuộng hơn. 1. Thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su qua nội soi là gì? Thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su là phương pháp qua đường nội soi dạ dày dùng vòng cao su thắt các búi tĩnh mạch giãn to, làm cho máu không còn lưu thông trong tĩnh mạch vỡ và ngừng lại, dẫn đến hình thành huyết khối và xơ hóa thành tĩnh mạch. Mục đích là ngăn chặn chảy máu từ các tĩnh mạch thực quản bị giãn trong bệnh xơ gan. Kỹ thuật được thực hiện thông qua nội soi can thiệp thực quản - dạ dày. 2. Chỉ định thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản qua nội soi Thắt điều trị cấp cứu khi đang chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản.Thắt dự phòng: Chảy máu tái phát và dự phòng tiên phát (Có chống chỉ định với chẹn beta giao cảm hoặc không dùng được beta giao cảm hoặc giãn búi to có nguy cơ vỡ) 3. Chống chỉ định thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản qua nội soi Thủ thuật chống chỉ định với bệnh nhân rối loạn đông máu hay giảm tiểu cầu nặng Trụy tim mạch, suy hô hấp.Thủng ruột, thủng rò thực quản, viêm phúc mạc.Hôn mê ganCó kèm giãn tĩnh mạch phình vị dạ dàyChấn thương đốt sống cổ.Không có sự đồng thuận của cha mẹ hoặc người bảo hộ hợp phápChống chỉ định tương đối:Mới phẫu thuật đường tiêu hóa 1 tháng, tắc ruột.Bệnh rối loạn đông máu (INR > 2), giảm tiểu cầu (< 50 G/l). 4. Chuẩn bị trước khi thắt tĩnh mạch thực quản qua nội soi Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ tình trạng về các bệnh lý tim mạch, huyết học hoặc đang sử dụng các thuốc chống đông máu, tình trạng dị ứng (nếu có).Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 - 8 giờ trước khi tiến hành thủ thuật.Bệnh nhân được gây mê toàn thân khi thực hiện thủ thuật. 5. Quy trình thực hiện thắt tĩnh mạch thực quản qua nội soi Gây mê nội khí quản (đề phòng hội chứng hít). Thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên để phân loại mức độ giãn tĩnh mạch thực quản, tìm các dấu hiệu vỡ của tĩnh mạch và tổn thương phối hợp gây chảy máu.Bác sĩ đưa 1 ống nội soi qua miệng bệnh nhân vào tới thực quản. Một dụng cụ mang các vòng thắt cao su được đưa vào để thắt các búi tĩnh mạch giãn dự phòng chảy máu. Đặt đầu máy soi đã được gắn với súng bắn vào sát búi tĩnh mạch. Hút từ từ búi tĩnh mạch chui vào trong vòng nhựa, bắn vòng cao su ra thắt búi tĩnh mạch, sau đó tìm búi tĩnh mạch cần thắt khác.Việc thắt tĩnh mạch thực quản được kiểm tra lại sau 2 tuần để đánh giá hiệu quả, nếu các bũi tĩnh mạch còn giãn, có nguy cơ chảy máu, bệnh nhân sẽ được thắt tiếp. 6. Các biến chứng có thể gặp phải khi nội soi can thiệp Một số biến chứng có thể gặp trong và sau thắt tĩnh mạch thực quản bao gồm: đau ngực, nuốt đau, buồn nôn và nôn, chảy máu (nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen), nhiễm trùng tại nơi thắt.Do tác dụng của thuốc gây mê nên bệnh nhân không vận hành máy móc, lái xe ít nhất 24 giờ sau can thiệp nội soi thắt tĩnh mạch thực quản. Sau khi thắt người bệnh nằm theo dõi trong 24 giờ, ăn thức ăn lỏng, mềm trong 24 giờ. 7. Xử trí tai biến Tình trạng sốt sau nội soi có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh Chảy máu tại búi thắt: truyền máu kết hợp dùng thuốc.Đau sau xương ức, khó nuốt: ăn lỏng, dùng thuốc giảm đau.Loét thực quản: dùng thuốc giảm tiết axit.Sốt: dùng kháng sinh.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được trang bị dàn máy nội soi tiêu hóa hiện đại nhất của hãng Olympus. Đây là một trong những hãng máy tốt nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, ở các đối tượng có khả năng hợp tác kém, nội soi dưới gây mê sẽ giúp người bệnh giảm đi phần nào cảm giác khó chịu, sợ hãi khi thực hiện nội soi. Từ đó, bác sĩ sẽ có điều kiện quan sát các tổn thương tốt hơn, thực hiện can thiệp đạt hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-phat-trien-cua-tre-39-tuan-tuoi-sau-sinh-vi
Sự phát triển của trẻ 39 tuần tuổi sau sinh
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng Trẻ 39 tuần tuổi cần theo dõi quá trình phát triển và các cột mốc quan trọng như nói chuyện, đi bộ, tăng trưởng, trí nhớ. Ngoài ra, một số thói quen nhỏ có thể làm cho công việc chăm bé của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. 1. Trẻ 39 tuần tuổi phát triển vận động Điều khiển cơ thểBạn có nhận thấy đứa con bé bỏng của mình đã tự sử dụng chân có chủ đích ngày càng nhiều hơn? Sự phát triển kỹ năng điều khiển các cơ lớn của trẻ đang tăng vọt khi trẻ chuẩn bị cho những bước đầu tiên trong những tháng tới.Bạn có thể hỗ trợ bước nhảy vọt lớn này trong quá trình phát triển kỹ năng điều khiển các cơ lớn của trẻ bằng cách tạo môi trường không gian xung quanh cho phép trẻ di chuyển thoải mái và dễ dàng. Bạn nên sắp xếp các đồ nội thất an toàn để trẻ có thể bò xung quanh, tự kéo mình lên và đi lòng vòng. Bạn có thể đặt những chiếc ghế có khoảng cách nhỏ để bé có thể bám vào ghế và tập đi. Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng những cơ bắp lớn ở tay và chân để kéo cơ thể lên sẽ giúp hỗ trợ và chuẩn bị cho trẻ những bước đầu đi vững chắc.Phát triển xã hộiCùng với bước nhảy vọt trong phát triển kỹ năng điều khiển các cơ lớn, bạn có thể bắt đầu nhận thấy trẻ 39 tuần tuổi đang nỗ lực nhiều hơn để thu hút sự chú ý của bạn. Đây là một phần trong quá trình phát triển xã hội của trẻ diễn ra khi trẻ có thể hiểu hành động của bản thân sẽ tạo ra phản ứng từ bạn! Bạn có thể nhận thấy trẻ cố tình chạm lấy mặt bạn hoặc túm lấy quần áo của bạn khi bạn ở gần khu vực, đây là cách trẻ thường thực hiện để thu hút sự chú ý của bạn. Trẻ cũng có thể tập nói nhiều hơn hoặc thậm chí khóc, để truyền đạt mong muốn và nhu cầu của bản thân.Do đó, bạn hãy nhớ phản hồi những nỗ lực giao tiếp của trẻ 39 tuần tuổi, ngay cả khi bạn không thể đáp ứng nhu cầu đó vào thời điểm hay hoàn cảnh cụ thể, để trẻ hiểu những gì đang diễn ra và hiểu rằng những nỗ lực của trẻ trong giao tiếp đang được bạn lắng nghe và đáp ứng. Trẻ 39 tuần tuổi biết nỗ lực nhiều hơn để thu hút sự chú ý của mọi người 2. Dinh dưỡng cho trẻ 39 tuần tuổi Đến thời điểm này, giờ ăn trong nhà bạn đang trở nên náo nhiệt hơn trước vì trẻ 39 tuần tuổi đã đủ lớn để nếm thử hầu hết những gì bạn chuẩn bị cho bữa tối, bao gồm thịt gà, pizza và mì spaghetti, miễn là các thực phẩm này được cắt thành những miếng siêu nhỏ và không cay. Lúc này, chế độ ăn của bé thay đổi, có nhiều loại thực phẩm khác nhau sẽ khiến bé uống ít sữa mẹ và sữa công thức. Trên thực tế, một số trẻ lớn hơn bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất, bao gồm thiếu máu, đây là bệnh lý cho thấy thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống.Một số dấu hiệu thiếu máu bao gồm xanh xao, yếu, khó chịu, thậm chí nhịp tim nhanh hoặc khó thở. Bác sĩ nhi khoa sẽ phát hiện thiếu máu khi khám cho trẻ 39 tuần tuổi, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ sớm nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về việc con bạn ăn gì và liệu có cần bổ sung sắt không. Trường hợp chưa thể gặp bác sĩ mà bạn vẫn lo lắng thì hãy bổ sung chất sắt vào chế độ ăn của bé dưới dạng ngũ cốc tăng cường, mì ống và thực phẩm giàu chất sắt tự nhiên, chẳng hạn như thịt nạc, lòng đỏ trứng và rau xanh. Thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như bơ hoặc một lượng nhỏ nước cam pha loãng, cũng giúp bé hấp thụ chất sắt tốt hơn.Trẻ 39 tuần tuổi bây giờ đã lớn hơn rất nhiều; lúc 9 tháng, trẻ có lẽ đã tăng gấp đôi trọng lượng khi sinh. Trẻ 39 tuần tuổi vẫn cần được bú sữa mẹ Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) [email protected] thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tac-dung-phu-khi-gay-te-ngoai-mang-cung-vi
Tác dụng phụ khi gây tê ngoài màng cứng
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Thông - Bác sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp gây tê được thực hiện bằng cách đưa một lượng thuốc tê thích hợp vào khoang ngoài màng cứng. Bên cạnh các ưu điểm, người bệnh cũng có nguy cơ gặp các tác dụng phụ gây tê ngoài màng cứng. 1.Phương pháp gây tê ngoài màng cứng là gì? Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp gây tê vùng, được thực hiện bằng cách đưa một lượng thuốc tê thích hợp vào khoang ngoài màng cứng của ống tủy. Sự phân bổ của các dây thần kinh tại khoang ngoài màng cứng chi phối cảm giác từng vùng nhất định trong ổ bụng và trên bề mặt da. Do đó, gây tê ngoài màng cứng chỉ làm mất cảm giác ở một số vùng do dây thần kinh bị thuốc tê phong bế. So với gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng có nhiều ưu điểm như:Hạn chế các tác dụng phụ của gây mê toàn thân có đặt ống nội khí quản: tác động bất lợi lên hệ hô hấp, tim mạch. Đặc biệt khi gây mê toàn thân bằng đặt nội khí quản có thể dẫn đến cơn co thắt thanh – khí - phế quản, nguy cơ này tăng cao đối với người bị hen phế quản hoặc viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.Giúp giảm đau sau phẫu thuật: tác dụng của gây tê ngoài màng cứng có thể kéo dài thêm nhiều giờ sau phẫu thuật bằng cách truyền liên tục thuốc tê thông qua catheter được đặt vào khoang ngoài màng cứng. Trong khi đối với gây mê toàn thân, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy đau và khó chịu ngay sau khi tỉnh dậy. Bệnh nhân bị viêm phổi tắc nghẽn mạn tính khi gây mê toàn thân bằng đặt nội khí quản có nguy cơ cao dẫn đến cơn co thắt thanh – khí - phế quản Người bệnh tỉnh táo lúc thực hiện phẫu thuật giúp bác sĩ thuận lợi trong theo dõi tình trạng người bệnh. Khi người bệnh cảm thấy có các triệu chứng bất thường trong cơ thể, có thể báo ngay với bác sĩ và được xử trí kịp thời. 2.Tác dụng phụ khi gây tê ngoài màng cứng Gây tê ngoài màng cứng là một kỹ thuật hiệu quả, an toàn và có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, cũng như hầu hết các thủ thuật y khoa khác, phương pháp này có một số tác dụng phụ nhất định. Một số người bệnh khi được thực hiện gây tê ngoài màng cứng sẽ gặp một số hiện tượng như:2.1. Hạ huyết ápĐây là tác dụng phụ khi gây tê ngoài màng cứng thường gặp nhất. Thuốc tê làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh chi phối mạch máu, làm giãn nở các mạch máu dẫn đến hạ huyết áp. Các triệu chứng của hạ huyết áp người bệnh có thể gặp như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, choáng váng,... Để đề phòng nguy cơ hạ huyết áp, người bệnh sẽ được theo dõi huyết áp chặt chẽ suốt quá trình phẫu thuật bằng Monitor. Nếu hạ huyết áp xảy ra, bác sĩ sẽ chỉ định truyền thuốc qua tĩnh mạch để bệnh nhân ổn định huyết áp. Hạ huyết áp là tác dụng phụ thường gặp sau khi gây tê ngoài màng cứng 2.2. Xuất hiện các khối tụ máu ngoài màng cứngKhoang ngoài màng cứng được lấp đầy bởi mạng lưới các đám rối tĩnh mạch. nếu tiêm vào những mạch máu này, máu sẽ chảy ra khoang ngoài màng cứng, hình thành khối máu tụ, gây chèn ép tủy sống của người bệnh. Tình trạng này có thể gây tổn thương thần kinh, làm liệt chi dưới. Đây là một biến chứng tuy hiếm gặp nhưng là một thảm họa của gây tê ngoài màng cứng. Vì lý do này, bệnh nhân rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông là chống chỉ định tuyệt đối của gây tê ngoài màng cứng.2.3. Nhiễm trùngNếu không đảm bảo vô khuẩn trong quá trình thực hiện, vi khuẩn có thể xâm nhập vào khoang ngoài màng cứng gây nhiễm khuẩn áp xe khoang ngoài màng cứng. Viêm màng não, viêm não đã được mô tả khi bị áp xe khoang ngoài màng cứng. Ngoài ra, áp xe ngoài màng cứng có thể gây chèn ép tủy sống, làm tổn thương thần kinh dẫn đến mất hoàn toàn khả năng vận động của nửa dưới cơ thể (liệt chi dưới).2.4. Biến chứng do chọc thủng màng cứngBiến chứng này xảy ra với tỷ lệ 1-2% số ca gây tê ngoài màng cứng. Thường dễ nhận ra vì có dịch não tủy chảy ra đầu kim. Chọc thủng màng cứng gây đau đầu dữ dội sau phẫu thuật do thoát dịch não tủy qua lỗ thủng ra khoang ngoài màng cứng. Đặc trưng của loại đau đầu này là đau vùng chẩm gáy, trước trán, nặng lên khi vận động đứng lên, ngồi xuống, người bệnh buồn nôn và nôn. Người bệnh được điều trị bằng nghỉ ngơi tại giường, thuốc giảm đau, bù dịch. Nếu không đáp ứng, bác sĩ có thể cân nhắc vá màng cứng bằng phương pháp bơm máu tự của chính bệnh nhân để điều trị (blood patch). Khoảng 10 – 15ML máu tự thân sẽ được tiêm vào khoang ngoài màng cứng ngay tại vị trí đã chọc thủng màng cứng giúp bịt kín lỗ thủng lên ngoài màng cứng. Phương pháp này có hiệu quả trên 90% các trường hợp. Thuốc giảm đau để điều trị trong trường hợp bệnh nhân bị chọc thủng màng cứng 2.5. Tê tủy sống toàn bộXảy ra khi một liều thuốc tê 10-20ml được tiêm trực tiếp vào khoang dưới nhện – nơi có chứa dịch não tủy khi tiến kim từ khoang ngoài màng cứng vào mà người thực hiện không nhận biết được. Tủy sống bị gây tê toàn bộ làm huyết áp giảm rất sâu, người bệnh ngừng thở, mất ý thức, đồng tử giãn. Đây là một tác dụng phụ khi gây tê màng cứng rất hiếm gặp. Việc điều trị gây tê tủy sống toàn bộ được thực hiện bằng đảm bảo thông thoáng đường thở, thông khí qua mask hoặc ống nội khí quản, kiểm soát tuần hoàn bằng bù dịch và thuốc co mạch,...Để phòng ngừa tai biến này, bác sĩ sẽ tiêm liều test để đánh giá đáp ứng của người bệnh.2.6. Mất kiểm soát bàng quangSau khi gây tê màng cứng, do thuốc tê tác động đến các dây thần kinh xung quanh, người bệnh sẽ không có cảm giác buồn tiểu khi bàng quang căng đầy nước tiểu. Ê-kíp mổ sẽ đặt ống thông tiểu vào bàng quang của bệnh nhân để giúp dẫn lưu nước tiểu. Ngay khi hết tác dụng của thuốc tê, khả năng kiểm soát bàng quang của người bệnh sẽ trở lại bình thường.2.7. Ngứa daMột số bệnh nhân sau khi được gây tê màng cứng có thể bị ngứa da. Tình trạng này thường tự hết mà không cần điều trị hoặc có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi rất dễ dàng. Ondansetron là thuốc chống nôn sau khi phẫu thuật 2.8. Buồn nônBuồn nôn là một tác dụng phụ khi gây tê màng cứng thường gặp. Nếu huyết áp của người bệnh bình thường, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống nôn để cải thiện triệu chứng của người bệnh.2.9. Đau lưngNhiều người bệnh sau khi phẫu thuật có phương pháp vô cảm là gây tê màng cứng sẽ có triệu chứng đau lưng, đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy không có sự gia tăng nguy cơ gây đau lưng kéo dài khi áp dụng phương pháp gây tê màng cứng. Người bệnh sẽ được hướng dẫn tư thế vận động phù hợp để hạn chế đau lưng.Gây tê màng cứng là kỹ thuật gây tê được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Đây là kỹ thuật có tính an toàn cao, các biến chứng nghiêm trọng sau gây tê màng cứng là rất hiếm. Theo nghiên cứu từ các trường hợp gây tê màng cứng cho sản phụ khi sinh, ước tính tỷ lệ gây tổn thương vĩnh viễn từ phương pháp này chỉ từ 1/80.000 đến 1/320.000 trường hợp. Trước khi thực hiện gây tê, người bệnh và gia đình sẽ được nhân viên y tế giải thích về phương pháp và trao đổi về các tác dụng phụ gây tê màng cứng có thể xảy ra.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thực hành gây mê phẫu thuật an toàn theo các hướng dẫn quốc tế. Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng được tiến hành sau khi đã siêu âm đánh giá cột sống và đánh dấu mốc khe đốt sống cần chọc kim, giúp bác sĩ gây mê tiến hành gây tê một cách dễ dàng. Với một đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng gây mê giàu kinh nghiệm, sử dụng thành thạo siêu âm cùng với các trang thiết bị hiện đại như máy dò thần kinh, máy siêu âm, hệ thống kiểm soát đường thở khó của Karl Storz, hệ thống theo dõi gây mê toàn diện AoA (Adequate of Anesthesia) của GE bao gồm theo dõi độ mê, độ đau và độ giãn cơ sẽ mang lại chất lượng cao và an toàn, giúp bệnh nhân gây mê vừa đủ, không thức tỉnh, không tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ. Hệ thống Y tế Vinmec cũng tự hào là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết với Hiệp hội Gây mê Thế giới (WFSA) hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu tại Đông Nam Á.Bác sĩ Đức Thông đã có 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Gây mê hồi sức. Đặc biệt, với quá trình 12 năm làm việc tại Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện C Đà Nẵng, bác sĩ Thông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Gây mê hồi sức cho người bệnh cao tuổi, có nhiều bệnh kèm, bệnh nặng khi mổ; giúp cho nhiều ca mổ nặng, phức tạp được thành công. Hiện tại, đang là Bác sĩ gây mê Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhiem-trung-tim-nguy-hiem-nao-vi
Nhiễm trùng tim nguy hiểm thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Tim là cơ quan nằm trong lồng ngực và được bao phủ bởi một lớp mô bảo vệ để tránh tổn thương và viêm nhiễm từ các tác nhân bên ngoài. Nhiễm trùng tim có thể xảy ra do nhiều tác nhân gây ra viêm, tổn thương đến lớp nội mạc tim, van tim, màng ngoài tim hay cơ tim. 1. Nhiễm trùng tim đặc trưng cho tình trạng bệnh lý nào? Nhiễm trùng tim mạch có thể xảy ra ở bất kỳ lớp nào của tim, gây nên các tình trạng nhiễm trùng tim mạch đáng lo ngại, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Các bệnh lý này gồm:Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Là loại nhiễm trùng tim thường gặp nhất, viêm ở lớp nội mạc lót bên trong các buồng tim và van tim, thường xảy ra ở những đối tượng đã mắc các vấn đề về van tim hay bệnh lý tim mạch.Viêm cơ tim: Đây là tình trạng nhiễm trùng ở lớp cơ tim hiếm gặp với tác nhân phổ biến do nhiễm virus.Viêm ngoại tâm mạc: Là tình trạng nhiễm trùng ở lớp màng ngoài cùng bao bọc trái tim, thường do virus gây nên. Đối tượng thường gặp nhất là nam giới từ 20-50 tuổi, có thể phục hồi sau khi điều trị các triệu chứng và nghỉ ngơi hợp lý. 2. Nhiễm trùng tim có những biểu hiện như thế nào? Tình trạng nhiễm trùng tim, đặc biệt là viêm nội tâm mạc có thể biểu hiện rõ ràng và phát triển nhanh chóng, đe dọa tới tính mạng người bệnh (trừ các trường hợp viêm nội tâm mạc bán cấp hay mạn tính). Các triệu chứng chính của nhiễm trùng tim gồm:Đau ngực.Sốt.Khó thở hay thở nông.Tim đập nhanh, đánh trống ngực.Xuất hiện các đốm đỏ dưới móng tay, tím nhỏ trên da, niêm mạc mắt hay trong miệng. Đau ngực là một trong những biểu hiện nhiễm trùng tim. 3. Những đối tượng có nguy cơ mắc nhiễm trùng tim Nguy cơ nhiễm trùng tim mạch sẽ cao hơn ở những đối tượng sau:Đặt van tim nhân tạo hoặc thiết bị khác trong tim (máy tạo nhịp).Nhiễm trùng tim ở trẻ em chủ yếu do dị tật bẩm sinh ở tim.Bệnh nhân lọc máu.Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, ví dụ như HIV.Sử dụng ma túy, chất kích thích.Tiền sử viêm nội tâm mạc hay nhiễm trùng tim trước đây. 4. Điều trị nhiễm trùng tim như thế nào? Điều trị nhiễm trùng tim sẽ tùy thuộc vào tác nhân gây ra nhiễm trùng. Cụ thể:Kháng sinh: Được chỉ định cho các trường hợp viêm do vi khuẩn gây ra.Thuốc chống nấm: Dùng điều trị tình trạng viêm nhiễm do nấm.Thuốc chống đông máu: Dùng để điều trị các trường hợp viêm nội tâm mạc.Thuốc kháng viêm không steroids (NSAIDs): Có tác dụng giảm bớt phản ứng viêm.Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân cần được điều trị ngoại khoa nhằm:Sửa chữa các tổn thương ở van tim hay mô tim bị ảnh hưởng do viêm nội tâm mạc.Loại bỏ các mô nhiễm trùng, tái tạo hay thay thế van tim.Chọc dò màng ngoài tim để dẫn lưu nhằm điều trị tràn dịch.Tóm lại, nhiễm trùng tim dẫn đến viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim thường rất khó phòng tránh. Do đó, bạn nên cố gắng kiểm soát những yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch.
https://suckhoedoisong.vn/tram-cam-theo-mua-ai-de-mac-169230308093659232.htm
08-03-2023
TRẦM CẢM là gì? Cách phòng bệnh? Trầm cảm theo mùa ai dễ mắc?
Ai trong chúng ta cũng có cảm giác buồn chán tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Đôi khi, những thay đổi tâm trạng này bắt đầu và kết thúc khi các mùa thay đổi, hay điều kiện thời tiết nơi sinh sống. Nhiều người có thể bắt đầu cảm thấy “chán nản” khi ngày ngắn lại vào mùa thu và mùa đông (còn được gọi là “Blue winter”) và bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn vào mùa xuân, với thời gian ban ngày dài hơn. Trong một số trường hợp, những thay đổi về cảm xúc này nghiêm trọng hơn và có thể ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận, suy nghĩ và xử lý các hoạt động hàng ngày. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi đáng kể trong tâm trạng và hành vi của mình mỗi khi chuyển mùa, bạn có thể mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (hay còn gọi là SAD - Seasonal Affective Disorder), một rối loạn cảm xúc thường gặp. 1. Trầm cảm theo mùa là gì? Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần. Trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng: Khí sắc trầm: Nét mặt của người bệnh rất đơn điệu, luôn buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều thậm chí mất hết nếp nhăn; Mất mọi quan tâm hay thích thú: Ví dụ một người trước đây thích đọc báo, xem phim nhưng giờ đây mất hết các sở thích đó, làm các việc đó nữa; Giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động: Người có thể than phiền mệt mỏi mà không có một nguyên nhân bệnh lý cơ thể nào, thậm chí chỉ với một công việc rất nhẹ nhàng họ cũng cần một sự tập trung lớn. Các triệu chứng tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần. SAD không được coi là một chứng rối loạn riêng biệt mà là một loại trầm cảm được đặc trưng bởi mô hình tái diễn theo mùa. Chứng bệnh này thường điển hình ở quần thể vùng khí hậu có sự thay đổi rõ rệt về mùa trong năm. Mùa đông được báo cáo có dấu hiệu bệnh tăng lên, các biểu hiện của bệnh với các triệu chứng kéo dài khoảng 4 đến 5 tháng mỗi năm. 2. Dấu hiệu của trầm cảm theo mùa Các dấu hiệu và triệu chứng của SAD bao gồm những triệu chứng trầm cảm và một số triệu chứng khác nhau đối với SAD kiểu mùa đông và kiểu mùa hè. Khi bạn có các triệu chứng sau, trong thời gian từ 2 tuần trở lên, có khả năng bạn đang bị trầm cảm: Các triệu chứng trầm cảm nặng có thể bao gồm: Cảm thấy chán nản hầu như cả ngày, gần như mỗi ngày Mất hứng thú với các hoạt động mà bạn từng yêu thích Trải qua những thay đổi về khẩu vị hoặc cân nặng Có vấn đề với giấc ngủ Cảm thấy chậm chạp hoặc tang hoạt động hơn bình thường Giảm năng lượng Cảm thấy vô vọng hoặc vô giá trị Gặp khó khăn trong việc tập trung Thường xuyên có suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử Đối với SAD kiểu mùa đông, các triệu chứng cụ thể khác có thể bao gồm: Ngủ quá giấc (hypersomnia) Ăn quá nhiều, đặc biệt là thèm đồ ăn có nhiều carbohydrate (đồ ngọt, tinh bột, ngũ cốc…) Tăng cân Xa lánh xã hội (cảm giác như “ngủ đông”) Các triệu chứng cụ thể của SAD kiểu mùa hè có thể bao gồm: Khó ngủ (mất ngủ) Chán ăn, dẫn đến sụt cân Bồn chồn và kích động Lo lắng Các kiểu hành vi bạo lực 3. Ai có nguy cơ mắc trầm cảm theo mùa ? Hàng triệu người trưởng thành có thể bị SAD, mặc dù nhiều người có thể không biết mình mắc bệnh. SAD gặp nhiều hơn ở phụ nữ so với nam giới và phổ biến hơn ở những người sống gần Bắc bán cầu hơn, nơi có thời gian ban ngày ngắn hơn vào mùa đông. Ví dụ, tại Mỹ những người sống ở Alaska hoặc New England có nhiều khả năng mắc SAD hơn những người sống ở Florida. Trong hầu hết các trường hợp, SAD bắt đầu ở tuổi trưởng thành trẻ tuổi. SAD phổ biến hơn ở những người mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng hoặc rối loạn lưỡng cực, đặc biệt là rối loạn lưỡng cực II, có liên quan đến các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm nhẹ tái diễn (ít nghiêm trọng hơn các giai đoạn hưng cảm toàn diện điển hình của rối loạn lưỡng cực I). Ngoài ra, những người bị SAD có xu hướng mắc các rối loạn tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu hoặc rối loạn hoảng sợ. Tìm hiểu thêm về những rối loạn này bằng cách truy cập trang Thông tin Sức khỏe Tâm thần của NIMH. SAD đôi khi di truyền trong gia đình. SAD phổ biến hơn ở những người có người thân mắc các bệnh tâm thần khác, chẳng hạn như trầm cảm nặng hoặc tâm thần phân liệt 4. Nguyên nhân của trầm cảm theo mùa Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị SAD có thể bị giảm hoạt động của serotonin (chất dẫn truyền thần kinh) trong não, giúp điều chỉnh tâm trạng. Nghiên cứu cũng cho thấy, ánh sáng mặt trời kiểm soát mức độ của các phân tử giúp duy trì mức serotonin bình thường, nhưng ở những người bị SAD, quy định này không hoạt động bình thường, dẫn đến mức serotonin giảm trong mùa đông. Sự rối loạn giữa hai hoạt chất này làm mất cân bằng đồng hồ sinh học, tâm trạng không cân bằng nên dễ bị trầm cảm. Những phát hiện khác cho thấy những người bị SAD sản xuất quá nhiều melatonin - một loại hormone đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì chu kỳ đánh thức giấc ngủ bình thường. Sản xuất quá nhiều melatonin có thể làm tăng cảm giác buồn ngủ. Cả serotonin và melatonin đều giúp duy trì nhịp điệu hàng ngày của cơ thể gắn liền với chu kỳ ngày đêm theo mùa. Ở những người bị SAD, sự thay đổi nồng độ serotonin và melatonin làm gián đoạn nhịp điệu bình thường hàng ngày. Do đó, chúng không còn có thể điều chỉnh theo những thay đổi theo mùa về độ dài ngày, dẫn đến những thay đổi về giấc ngủ, tâm trạng và hành vi. Theo dõi diễn biến triệu chứng trầm cảm, phát hiện sớm ở ý tưởng và hành vi tự sát để xử trí kịp thời. Ảnh minh họa. Sự thiếu hụt vitamin D có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề này vì vitamin D được cho là thúc đẩy hoạt động serotonin. Ngoài vitamin D tiêu thụ trong chế độ ăn uống, cơ thể sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trên da. Với ít ánh sáng ban ngày hơn vào mùa đông, những người bị SAD có thể có mức vitamin D thấp hơn, điều này có thể cản trở hoạt động của serotonin hơn nữa. Những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực về mùa đông cũng như những hạn chế và căng thẳng liên quan đến nó là phổ biến ở những người mắc SAD (cũng như những người khác). Không rõ đây là "nguyên nhân" hay "tác động" của chứng rối loạn tâm trạng, nhưng chúng có thể là trọng tâm điều trị hữu ích. 5. Trầm cảm theo mùa được chẩn đoán như thế nào? Để được chẩn đoán mắc SAD, một người phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Có các triệu chứng trầm cảm nặng hoặc các triệu chứng cụ thể được liệt kê ở trên. Các giai đoạn trầm cảm phải xảy ra trong các mùa cụ thể (nghĩa là chỉ trong các tháng mùa đông hoặc các tháng mùa hè) trong ít nhất 2 năm liên tiếp. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị SAD đều trải qua các triệu chứng hàng năm. Các giai đoạn này phải thường xuyên hơn nhiều so với các giai đoạn trầm cảm khác mà người đó có thể đã trải qua vào những thời điểm khác trong năm trong suốt cuộc đời. 6. Quản lý, điều trị rối loạn trầm cảm Trường hợp nặng, ví dụ có ý tưởng tự sát, loạn thần, chống đối ăn, kích động… cần được nhập viện điều trị. Điều trị: gồm có 2 phương pháp chính là liệu pháp tâm lí và hóa dược. - Liệu pháp ánh sáng Kể từ những năm 1980, liệu pháp ánh sáng đã trở thành phương pháp chính để điều trị SAD. Liệu pháp này nhằm mục đích giúp những người bị SAD tiếp xúc với ánh sáng rực rỡ mỗi ngày để bù đắp cho lượng ánh nắng mặt trời tự nhiên bị giảm đi trong những tháng ngày ngắn hơn. Đối với phương pháp điều trị này, bệnh nhân ngồi trước hộp đèn có ánh sáng mạnh (10.000 lux) mỗi ngày trong khoảng 30 đến 45 phút, thường vào buổi sáng, trong khoảng từ mùa thu đến mùa xuân. Các hộp đèn, sáng hơn khoảng 20 lần so với đèn trong nhà thông thường, lọc ra tia UV có khả năng gây hại, khiến đây là phương pháp điều trị an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, những người mắc một số bệnh về mắt hoặc những người đang dùng một số loại thuốc làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời có thể cần sử dụng phương pháp điều trị thay thế hoặc sử dụng liệu pháp ánh sáng dưới sự giám sát y tế. - Tâm lý trị liệu hay “Trò chuyện trị liệu” Những dấu hiệu cho thấy bạn mắc rối loạn trầm cảm ĐỌC NGAY Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) là một loại trị liệu nói chuyện nhằm giúp mọi người học cách đối phó với các tình huống khó khăn; CBT cũng đã được điều chỉnh cho những người bị SAD (CBT - SAD). Nó thường được tiến hành trong hai phiên nhóm hàng tuần trong 6 tuần và tập trung vào việc thay thế những suy nghĩ tiêu cực liên quan đến mùa đông (ví dụ: về bóng tối của mùa đông) bằng những suy nghĩ tích cực hơn. CBT - SAD cũng sử dụng một quy trình gọi là kích hoạt hành vi, giúp các cá nhân xác định và lên lịch cho các hoạt động trong nhà hoặc ngoài trời thú vị, hấp dẫn để chống lại sự mất hứng thú mà họ thường trải qua trong mùa đông. Khi các nhà nghiên cứu so sánh trực tiếp CBT với liệu pháp ánh sáng, cả hai phương pháp điều trị đều có hiệu quả như nhau trong việc cải thiện các triệu chứng SAD. Một số triệu chứng dường như trở nên tốt hơn nhanh hơn một chút khi điều trị bằng ánh sáng so với CBT. Tuy nhiên, một nghiên cứu dài hạn theo dõi bệnh nhân SAD trong hai mùa đông đã phát hiện ra rằng những tác động tích cực của CBT dường như kéo dài hơn theo thời gian. - Thuốc Vì SAD giống như các loại trầm cảm khác, có liên quan đến rối loạn hoạt động serotonin, nên thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) cũng được sử dụng để điều trị SAD khi các triệu chứng xảy ra. Những tác nhân này có thể cải thiện đáng kể tâm trạng của bệnh nhân. Các SSRI thường được sử dụng bao gồm fluoxetine, citalopram, sertraline, paroxetine và escitalopram. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã phê duyệt một loại thuốc chống trầm cảm khác, bupropion, ở dạng giải phóng kéo dài, có thể ngăn ngừa tái phát các đợt trầm cảm theo mùa khi dùng hàng ngày từ mùa thu cho đến đầu mùa xuân năm sau. Tất cả các loại thuốc có thể có tác dụng phụ. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng các loại thuốc này cho tình trạng của bạn. Bạn có thể cần phải thử một số loại thuốc chống trầm cảm khác nhau trước khi tìm ra loại thuốc giúp cải thiện các triệu chứng của bạn mà không gây ra tác dụng phụ có vấn đề. Để biết thông tin cơ bản về SSRI, bupropion và các loại thuốc điều trị sức khỏe tâm thần khác, hãy truy cập trang Thuốc điều trị Sức khỏe Tâm thần của NIMH. Ngoài ra, hãy truy cập trang web của FDA để biết thông tin cập nhật nhất về thuốc, tác dụng phụ và cảnh báo. - Vitamin D Vì nhiều người bị SAD thường bị thiếu vitamin D nên việc bổ sung vitamin D theo chế độ dinh dưỡng có thể giúp cải thiện các triệu chứng của họ. Tuy nhiên, các nghiên cứu kiểm tra xem vitamin D có hiệu quả trong điều trị SAD hay không đã đưa ra những kết quả khác nhau, với một số kết quả cho thấy nó hiệu quả như liệu pháp ánh sáng nhưng những nghiên cứu khác lại không cho thấy nhiều hiệu quả. 7. Lời khuyên khi quản lý và chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại nhà - Việc theo dõi sát sao của người thân trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao hiệu quả điều trị. Theo dõi diễn biến triệu chứng trầm cảm, phát hiện sớm ở ý tưởng và hành vi tự sát để xử trí kịp thời. - Cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân, mọi người thân trong gia đình cần thông cảm, chia sẻ, động viên và giúp đỡ bệnh nhân trầm cảm, tránh thái độ kỳ thị coi thường. Tạo điều kiện để bệnh nhân được bày tỏ ý kiến của mình. - Cần theo dõi bệnh nhân uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và quan sát người bệnh khi uống thuốc, tốt nhất là người nhà quản lý thuốc. Định kỳ hằng tháng đưa bệnh nhân đến khám bác sĩ chuyên khoa. Vì thời điểm bắt đầu của mô hình mùa đông - SAD có thể dự đoán trước nên những người có tiền sử SAD sẽ được bắt đầu điều trị vào mùa thu để giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt tỉ lệ trầm cảm xảy ra. Cho đến nay, còn ít nghiên về việc bắt đầu liệu pháp ánh sáng hoặc tâm lý trị liệu trước thời hạn có thể ngăn chặn sự khởi phát của trầm cảm theo mùa, các nghiên cứu hiện tại cũng không tìm thấy bằng chứng thuyết phục. Do đó, những người bị SAD nên thảo luận với bác sĩ của nếu họ muốn bắt đầu điều trị sớm để ngăn ngừa các giai đoạn trầm cảm. Ăn kiêng quá mức coi chừng mắc bệnh chán ăn tâm thần SKĐS - Chán ăn tâm thần là rối loạn ăn uống do hạn chế năng lượng nạp vào so với nhu cầu. Bệnh nhân sẽ có cảm giác sợ hãi về việc tăng cân, thậm chí không thể nhận ra mức độ nghiêm trọng khi trọng lượng cơ thể giảm thấp đáng kể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuc-don-goi-y-cho-benh-nhan-tieu-duong-vi
Thực đơn phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Bác sĩ Thận - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã có hơn 11 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh nội khoa chung đặc biệt có thế mạnh trong khám và điều trị chuyên ngành thận - Nội tiết. Khi bạn bị mắc bệnh đái tháo đường bạn nên duy trì một chế độ ăn hỗn hợp nhưng vẫn đầy đủ đảm bảo gồm các chất: Protein, carbohydrate và chất béo lành mạnh, vitamin và vi chất. Vậy câu hỏi cho bệnh nhân đái tháo đường nên ăn gì và kiêng ăn những gì để có được bữa ăn vừa đầy đủ năng lượng và cân bằng các chất dinh dưỡng mà vẫn kiểm soát tốt đường máu. 1. Cần lên kế hoạch chế độ ăn uống phù hợp với mỗi bệnh nhân đái tháo đường Chế độ ăn uống là bản hướng dẫn bạn cụ thể các loại thức ăn trong ngày mà bạn được ăn khi nào thì được ăn, ăn cái gì và ăn bao nhiêu để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết mà vẫn giữ mức đường trong máu trong phạm vi mục tiêu điều trị. Kế hoạch ăn uống hiệu quả cần có bữa ăn ngon và đạt được mục tiêu đường máu, khẩu vị và đủ năng lượng cho các hoạt động, cũng như bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang dùng.Bạn cần lập kế hoạch cho các bữa ăn chính và phụ đều đặn để tránh lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp. Carbonhydrat (có trong đường, tinh bột) và chất xơ, protein, chất béo chứa trong thực phẩm đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của cơ thể theo những cách khác nhau. Carbonhydrat có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn và cao hơn protein hoặc chất béo. Chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy các loại carbonhydrat có chất xơ trong chúng như là khoai lang sẽ không làm tăng lượng đường trong máu nhanh như các thực phẩm chứa carbonhydrat với ít hoặc không có chất xơ, chẳng hạn như soda. Bạn cần có một kế hoạch ăn uống khoa học nhất 2. Chọn số lượng Carbonhydrat phù hợp nhất Cần phải theo dõi số lượng carbonhydrat mà bạn sẽ ăn và đặt giới hạn cho mỗi bữa ăn có thể giúp giữ mức đường trong máu của bạn trong phạm vi mục tiêu điều trị. Vì vậy, bạn cần làm việc với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu xem bạn có thể ăn bao nhiêu carbonhydrat mỗi ngày và mỗi bữa ăn, sau đó tham khảo danh sách các thực phẩm phổ biến tại địa phương có chứa carbonhydrat và kích cỡ bữa ăn như thế nào. Một cách khác để quản lý lượng carbonhydrat mà bạn ăn là sử dụng chỉ số Glycemic (GI) là chỉ số đường máu. GI xếp loại carbonhydrat trong thực phẩm từ 0 đến 100 tùy theo mức độ ảnh hưởng của chúng đến lượng đường trong máu. Thực phẩm GI thấp thì cơ thể tiêu hóa và hấp thụ chậm hơn, do đó bạn sẽ no lâu hơn và không có tác động lớn đến lượng đường trong máu. Ngược lại, thực phẩm GI cao thì được tiêu hóa và hấp thu nhanh hơn, dẫn tới ảnh hưởng lớn hơn đến lượng đường trong máu và khiến bạn nhanh đói. Ví dụ:GI cao: Bánh mì (trắng và lúa mì), khoai tây nghiền, dưa hấu, nước ép trái câyGI thấp: Đậu, gạo lứt, cà chua, sữa chua, táo, sữa. Lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI phù hợp 3. Hướng dẫn về GI của thực phẩm Người bệnh đái tháo đường nên chọn những loại thực phẩm có GI thấp đến trung bình. Khi ăn thực phẩm GI cao nên ăn cùng với thực phẩm GI thấp để cân bằng mức glucose máu trong cơ thể. GI của thực phẩm có thể thay đổi khi bạn kết hợp với các thực phẩm khác.GI của thực phẩm cũng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như độ chín của trái cây. Vì vậy, bạn cần phải lựa chọn những loại thực phẩm có GI phù hợp. Nhìn chung những loại thực phẩm chế biến sẵn đều có lượng GI cao. Ví dụ như nước ép trái cây và khoai tây ăn liền có lượng GI cao hơn cả trái cây tươi và khoai tây nướng.Thực phẩm giàu chất béo hoặc chất xơ có xu hướng GI thấp hơn.Một số loại thực phẩm cùng họ hàng nhưng có thể có giá trị GI khác nhau. Ví dụ, gạo trắng hạt dài có GI thấp hơn gạo lứt nhưng gạo trắng hạt ngắn có GI cao hơn gạo lứt. Tương tự như vậy, yến mạch ăn liền hoặc kiều mạch ăn liền có chỉ số GI cao, nhưng yến mạch nguyên hạt và ngũ cốc ăn sáng nguyên hạt có GI thấp hơn.Khi chọn thực phẩm mặc dù lành mạnh nhưng bạn cần để ý tới giá trị dinh dưỡng của toàn bộ bữa ăn cũng như GI của thực phẩm.Một số thực phẩm GI cao có nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, cần cân bằng những thực phẩm này với các thực phẩm GI thấp hơn.Đối với nhiều người mắc bệnh đái tháo đường cần đo lượng carbonhydrat cho phù hợp nhằm giúp kiểm soát tốt đường huyết. Nhưng nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu hoặc muốn kiểm soát chặt chẽ hơn bạn nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được hỗ trợ. Thực phẩm giàu chất xơ có GI thấp 4. Phương pháp đĩa thức ăn (The Plate Method) Hàng ngày có thể bạn thường ăn nhiều thức ăn mà bạn không hề nhận ra. Do đó các chuyên gia nội tiết khuyến cáo người bệnh đái tháo đường có thể áp dụng phương pháp đĩa thức ăn. Đây là phương pháp đơn giản, dễ trực quan và dễ hiểu nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bạn có đủ rau quả không chứa nhiều tinh bộtvà protein nạc mà còn hạn chế được những loại thực phẩm có hàm lượng carbonhydrat cao và có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu.Bạn nên bắt đầu với một đĩa ăn có chiều dài 23cm với:Một nửa đĩa với các loại rau không chứa tinh bột: Như salad, đậu xanh, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải và cà rốt.Một phần tư đĩa: Protein nạc, như thịt gà, gà tây, đậu, đậu phụ hoặc trứng.Một phần tư còn lại với một loại thực phẩm có hạt hoặc tinh bột chẳng hạn như khoai tây, gạo hoặc mì ống (hoặc bỏ hoàn toàn tinh bột và tăng gấp đôi lượng rau không có tinh bột). Phương pháp The Plate Method Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type đái tháo đường xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra. Nguồn tham khảo: webmd.com, cdc.gov, medlineplus.gov Hướng dẫn sử dụng bút tiêm Insulin điều trị tiểu đường
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/che-do-an-toan-trai-cay-loi-ich-rui-ro-vi
Chế độ ăn toàn trái cây: Lợi ích, rủi ro
Các chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa ra lời khuyên hữu ích khi nói đến việc giảm cân, và chế độ dinh dưỡng. Trên thực tế, nhiều người tìm đến chuyên gia dinh dưỡng khi họ tò mò muốn thử một chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật, thuần chay hoặc ăn chay. Những người khác đang tìm kiếm chế độ ăn kiêng ít carb, keto hoặc giàu protein. Và đôi khi, một số người hỏi về chế độ ăn toàn trái cây. Vậy những lợi ích, rủi ro gì khi ăn kiêng với trái cây ? 1. Chế độ ăn toàn trái cây là gì ? Chế độ ăn kiêng ăn trái cây, hay chế độ ăn toàn trái cây, là một chế độ ăn thuần chay rất hạn chế những loại thực phẩm khác. Chế độ ăn này không cho phép người thực hiện nó ăn tất cả các sản phẩm có nguồn động vật, bao gồm cả sữa. Những người theo chương trình này ăn một chế độ ăn kiêng chủ yếu bao gồm trái cây sống. Rau, trái cây khô, quả hạch và hạt cũng có thể được ăn với lượng vừa phải.Các loại thực phẩm khác, chẳng hạn như ngũ cốc, các loại đậu và củ, bị hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn. Thực phẩm nấu chín dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trái cây nấu chín, đều được tránh. Không có một hướng cụ thể nào để thực hiện chế độ ăn kiêng toàn trái cây. Một số người thậm chí chỉ ăn những loại trái cây đã chín và rụng xuống đất hơn mà không ăn những trái cây đã được hái. Những người khác sẽ không ăn bất kỳ loại hạt nào, vì chúng có khả năng trở thành thực vật sống.Áp dụng chế độ ăn toàn trái cây cũng mang lại một số rủi ro, chẳng hạn như suy dinh dưỡng, vì vậy hãy trao đổi với các bác sĩ trước khi tiến hành thực hiện chế độ ăn này. Họ có thể hướng dẫn bạn cách đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà không gây ra nguy hiểm nào cho sức khỏe.Để thực hiện chế độ ăn toàn trái cây, phải đảm bảo ít nhất 50 – 75% lượng calo tới từ khẩu phần của bạn phải đến từ trái cây sống, chẳng hạn như chuối, đu đủ, nho, táo và quả mọng. Thông thường, 25 – 50% calo khác trong chế độ ăn sẽ đến từ các loại hạt, hạt, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên, những người tuân thủ chế độ ăn trái cây nghiêm ngặt có thể ăn tới 90% trái cây và chỉ 10% quả hạch và hạt. Chế độ ăn kiêng trái cây thường xoay quanh bảy nhóm trái cây sau:Trái cây chua: Cam, quýt, nam việt quất, dứaTrái cây nhiều axit: Anh đào ngọt, quả mâm xôi, quả sungTrái cây ngọt: Chuối, nho, dưaTrái cây nhiều dầu: Bơ, dừa, ô liuRau củ quả: Ớt, cà chua, dưa chuột, bí đỏCác loại hạt: Quả phỉ, hạt điều, hạnh nhân, quả hồ trăn, quả óc chóHạt hướng dương, hạt bí đỏTương tự như những người ủng hộ chế độ ăn kiêng nhạt, nhiều người theo chế độ ăn kiêng toàn trái cây cho rằng đây là một chế độ ăn kiêng lý tưởng giúp duy trì cân nặng. Một số người ăn trái cây được thúc đẩy bởi suy nghĩ không muốn giết bất kỳ sinh vật sống nào, ngay cả thực vật và đó là lý do họ theo đuổi chế độ ăn uống này. Không có bất kỳ giờ ăn cụ thể nào cho chế độ ăn kiêng trái cây. Kế hoạch thực sự khuyến khích người thực hiện ăn theo trực giác — hoặc chỉ ăn khi đói và dừng lại khi no. Không có bất kỳ quy tắc cứng nào về việc ăn bao nhiêu hoặc khi nào trong chế độ ăn kiêng trái cây. Trong trường hợp này, người thực hiện nên tập trung vào việc ăn ít nhất ba bữa chính mỗi ngày, với các bữa ăn nhẹ xen giữa nếu cảm thấy đói. Lợi ích của việc ăn uống trực quan là chúng ta có thể tự do điều chỉnh theo cơn đói của mình. Một số người cho rằng chế độ ăn toàn trái cây là cách ăn kiêng hợp lý Có vô số cách để sửa đổi chế độ ăn uống toàn trái cây, có thể làm cho chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Ví dụ, bạn có thể ăn một chế độ ăn dựa trên trái cây và vẫn bao gồm các nhóm thực phẩm thiết yếu khác như ngũ cốc nguyên hạt và protein. Một chế độ ăn kiêng trái cây đã sửa đổi có thể bao gồm:50% trái cây20% protein từ thực vật (ví dụ: Tempeh, đậu nành, seitan)20% rau10% ngũ cốc nguyên hạt (ví dụ: Yến mạch, lúa mì, bulgur, quinoa, v.v.)Thêm các loại thực phẩm khác vào chế độ ăn kiêng trái cây đảm bảo thành phần dinh dưỡng tốt hơn và giảm nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng và các biến chứng sức khỏe.Thật không may, hiện nay vẫn chưa có nhiều thông tin đáng tin cậy về chế độ ăn kiêng trái cây. Vì nó rất thích hợp và hạn chế, nghiên cứu về chế độ ăn uống còn thiếu. Hầu hết các nghiên cứu về trái cây đều tập trung vào các đặc tính chống oxy hóa hoặc các lợi ích sức khỏe độc ​​đáo khác, hơn là về tác dụng lâu dài của chế độ ăn kiêng trái cây. 2. Lợi ích và rủi ro của chế độ ăn toàn trái cây Mặc dù chế độ ăn kiêng trái cây có thể mang lại một số lợi ích dinh dưỡng, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng. Bởi vì trái cây thường chứa ít chất béo và chứa nhiều nước, do đó chúng ta có thể ăn nhiều trái cây mà không sợ bổ sung lượng calo quá cao. Trong chế độ ăn kiêng dựa trên trái cây, người thực hiện sẽ cần ăn một lượng lớn thức ăn để đáp ứng nhu cầu calo của mình, thúc đẩy cảm giác no một cách hiệu quả.Mặc dù trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng chúng không chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Chế độ ăn kiêng trái cây là một trong những kế hoạch ăn uống hạn chế nhất hiện có. Chỉ ăn chủ yếu là trái cây cũng có thể trở nên nhàm chán và dẫn đến cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm khác.2.1. Những lợi ích sức khỏeChế độ ăn toàn trái cây có thể mang lại một số lợi ích dành cho sức khỏe như:Khuyến khích thực phẩm toàn phần, bổ dưỡng: Trái cây nổi tiếng với các đặc tính tốt cho sức khỏe, bao gồm hàm lượng chất chống oxy hóa cao và hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất điện giải, chất dinh dưỡng thực vật và chất xơ cao. Hàm lượng chất xơ cao trong trái cây cũng thúc đẩy cảm giác no, có thể dẫn đến giảm cân.Thúc đẩy quá trình hydrat hóa: Ngoài mật độ dinh dưỡng cao, trái cây còn chứa rất nhiều nước. Ăn một lượng lớn trái cây như vậy có thể hỗ trợ quá trình hydrat hóa, giúp chúng ta sở hữu làn da căng mọng - điều rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. Ăn trái cây thúc đẩy cảm giác no dẫn đến giảm cân 2.2. Những rủi ro chế độ ăn toàn trái cây có thể mang đếnThiếu hụt chất dinh dưỡng: Cơ thể chúng ta cần protein và chất béo, hai chất dinh dưỡng đa lượng chính mà chúng ta có thể không nhận được đủ trong chế độ ăn kiêng trái cây. Ngoài ra, cắt bỏ ngũ cốc khiến cơ thể có nguy cơ thiếu vitamin B, hạn chế sữa và rau có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu canxi và bỏ đi các sản phẩm động vật có thể dẫn đến thiếu vitamin B12. Thiêu những vi chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến các biến chứng như thiếu máu, mệt mỏi, rối loạn miễn dịch và loãng xương....Nguy cơ biến chứng sức khỏe: Nguy cơ đối với các biến chứng sức khỏe là cao với chế độ ăn kiêng trái cây. Tính chất hạn chế của chế độ ăn kiêng trái cây có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường vì ăn một lượng lớn trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến độ nhạy insulin. Chế độ ăn kiêng trái cây cũng có thể gây nguy hiểm cho những người bị rối loạn tuyến tụy và thận. Trong một số trường hợp, những người tuân thủ chế độ ăn toàn trái cây một cách nghiêm ngặt thậm chí có thể vô tình chết đói vì nhiễm toan ceton nghiêm trọng. 3. Chế độ ăn toàn trái cây có phải là một lựa chọn lành mạnh cho bạn Chế độ ăn kiêng trái cây là một chế độ ăn kiêng khác biệt so với hầu hết các chế độ ăn kiêng khác. Trong khi một số chế độ ăn kiêng có thể bao gồm những loại thực phẩm đóng gói sẵn hoặc tập trung vào các nhóm thực phẩm cụ thể, thì chế độ ăn kiêng trái cây chỉ nhấn mạnh một nhóm thực phẩm cụ thể.Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ 2020 – 2025 Hướng dẫn Chế độ ăn uống cho Người Mỹ khuyến cáo nên tiêu thụ nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa và protein mỗi ngày để có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Các khuyến nghị chính trong hướng dẫn này gồm có :Nhiều loại rau khác nhau bao gồm rau xanh đậm, lá xanh, các loại rau màu đỏ và cam, các loại đậu (đậu và đậu Hà Lan), giàu tinh bột và những loại khácTrái cây, đặc biệt là loại trái cây nguyên tráiNgũ cốc, ít nhất một nửa trong số đó là ngũ cốc nguyên hạtCác sản phẩm từ sữa bao gồm sữa, sữa chua, pho mát và hoặc đồ uống từ đậu nành tăng cườngBổ sung protein từ nhiều nguồn, bao gồm hải sản, thịt nạc và thịt gia cầm, trứng, các loại đậu (đậu và đậu Hà Lan), các loại hạt và các sản phẩm từ đậu nànhNhững loại dầu ăn tốt cho sức khỏeHạn chế các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường bổ sung và natriChế độ ăn kiêng trái cây không đáp ứng hầu hết các khuyến nghị về chế độ ăn uống này. Trong khi chúng ta chỉ ăn toàn bộ là trái cây kèm thêm một chút rau, đồng thời hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường bổ sung và natri được coi là lành mạnh, chế độ ăn kiêng trái cây lại thiếu rau, ngũ cốc, sữa, protein và dầu.Cho dù mục tiêu của bạn là giảm, duy trì hay tăng cân, điều quan trọng là bạn phải biết bạn nên tiêu thụ bao nhiêu calo mỗi ngày. Hầu hết mọi người cần khoảng 1.500 calo mỗi ngày để giảm cân, 2.000 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng và thêm 500 calo mỗi ngày để tăng cân. Tất nhiên, con số này thay đổi dựa trên độ tuổi, giới tính, loại cơ thể, mức độ hoạt động thể chất và các yếu tố khác. Chế độ ăn kiêng với trái cây không đáp ứng được một chế độ ăn lành mạnh 4. Cách bắt đầu chế độ ăn toàn trái cây Nếu chế độ ăn kiêng toàn trái cây hấp dẫn bạn, hãy tiến hành từ từ. Thay vì bắt đầu tiến hành ngay lập tức, hãy dần dần thay đổi thói quen ăn uống hiện tại của mình. Điều này có thể có nghĩa là từ bỏ những thứ sau:RượuCác sản phẩm có nguồn gốc động vậtCác loại hạtThực phẩm chế biến sẵnCaféineBạn cũng nên bắt đầu thêm vào chế độ ăn của mình:Trái cây sốngQuả hạchRauNhững người ăn trái cây thường ăn tự do bởi nhiều nhóm trái cây. Họ có thể tuân theo kế hoạch ba bữa một ngày hoặc xây dựng thành bốn đến năm bữa ăn nhỏ hơn trong ngày. Các nhóm trái cây để lựa chọn gồm có:Trái cây có tính axit, chẳng hạn như cam, bưởi, cà chua, quả mọng, nho, mận và nam việt quấtTrái cây ít axit, chẳng hạn như táo, mơ, mâm xôi và anh đàoTrái cây nhiều dầu, chẳng hạn như bơ, ô liu và dừaTrái cây ngọt, chẳng hạn như chuối, chà là, sung và nhoTrái cây giàu tinh bột, chẳng hạn như bí,xoàiDưa các loạiRau quả, ví dụ như dưa chuột và ớt chuôngNếu có thể, hãy chọn trái cây hữu cơ. Và nếu muốn chúng tồn tại lâu hơn, hãy đảm bảo rằng chúng ta đang bảo quản trái cây đúng cách! Người tuân thủ chế độ ăn toàn trái cây cũng nên uống nước lọc, nước dừa, hoặc nước ép trái cây trong ngày. Và bất kể bạn tuân theo chế độ ăn uống nào, cơ thể bạn cần vận động để khỏe mạnh. Chế độ ăn kiêng trái cây có thể sẽ không cung cấp cho bạn đủ năng lượng để tập thể dục. Do đó bạn luôn cần điều chỉnh hàm lượng các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của mình.Mặc dù chế độ ăn kiêng trái cây cung cấp các chất dinh dưỡng từ trái cây, nhưng bạn có thể sẽ không nhận được tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Chế độ ăn kiêng trái cây thiếu protein và chất béo lành mạnh, cũng như rau, những thứ rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể và chức năng cơ thể tối ưu. Thực hiện chế độ ăn kiêng trái cây cũng có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn nghiêm trọng đối với các loại thực phẩm khác, điều này có thể gây ra hiện tượng buồn nôn hoặc dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Trao đổi với bác sĩ hoặc một chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu chế độ ăn kiêng trái cây. Chuyên gia y tế có thể giúp bạn thiết kế một kế hoạch ăn uống phù hợp nhất với mình. Nguồn tham khảo: verywellfit.com, healthline.com