Datasets:

Modalities:
Text
Formats:
parquet
Languages:
Vietnamese
Libraries:
Datasets
pandas
License:
url
stringlengths
20
200
date
stringlengths
0
10
title
stringlengths
5
162
content
stringlengths
38
52.9k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/yeu-nguy-co-gay-rung-nhi-vi
Yếu tố nguy cơ gây rung nhĩ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Nội Tim mạch và Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Rung nhĩ là một trong những dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất trên thế giới. Việc phòng bệnh hoặc điều trị tốt bệnh rung nhĩ đóng vai trò quan trọng trong việc tránh được những biến chứng nặng nề mà rung nhĩ có thể gây ra, bao gồm cả đột quỵ. 1. Rung nhĩ là gì? Ở người bình thường, tim gồm có bốn buồng, hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất lớn hơn nằm bên dưới. Tâm nhĩ phải nhận máu nghèo oxy từ các cơ quan trong cơ thể, đưa xuống tâm thất phải để tống máu lên phổi, nơi xảy ra quá trình trao đổi khí để trở thành máu giàu oxy. Tâm nhĩ trái nhận máu giàu oxy từ phổi và đưa xuống tâm thất trái để đưa máu đi nuôi khắp cơ thể.Sở dĩ có dòng màu luân chuyển được tim là nhờ vào hoạt động co bóp đồng bộ và nhịp nhàng của các buồng tim. Tim có khả năng tự phát xung động nhờ vào nút xoang chủ nhịp nằm trong tâm nhĩ phải, gần với vị trí đổ vào buồng nhĩ phải của tĩnh mạch chủ trên. Xung động do nút xoang phát ra có tần số trung bình khoảng 60 - 100 nhịp / phút và được dẫn truyền đến các thành phần khác trong quả tim thông qua một hệ thống dẫn truyền đến tận từng tế bào cơ tim. Chính nhờ sự phát xung và hệ thống dẫn truyền xung động này mà các buồng tim co bóp đều đặn và thực hiện tốt nhiệm vụ bơm máu đi nuôi cơ thể của mình.Khi có bất thường trong hệ thống phát xung và/ hoặc dẫn truyền xung động, rối loạn nhịp tim sẽ xuất hiện. Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp rất phổ biến trên lâm sàng. Trong bệnh rung nhĩ, nút xoang mất khả năng làm chủ nhịp, thay vào đó nhiều vị trí khác nhau trong buồng nhĩ thay nhau phát xung liên tục kích thích các thớ cơ của tâm nhĩ rung lên. Tần số phát xung tại các điểm trong hai buồng nhĩ rất lớn nhưng không đều, khoảng 350 - 600 nhịp/ phút. Hai tâm nhĩ không co bóp nửa mà chỉ rung lên, vì thế giảm lượng máu xuống tâm thất và tăng lượng máu ứ đọng lại ở buồng tâm nhĩ, kích thích quá trình đông máu dẫn đến việc hình thành các cục máu đông nhỏ trong buồng nhĩ. Ngoài ra, nếu các xung động với tần số nhanh này lan xuống hai tâm thất, sẽ làm tăng tần số nhịp tim, trong trường hợp tần số tim quá nhanh sẽ tạo ra những nhát bóp không hiệu quả (nhát bóp rỗng), làm giảm lượng máu đưa đi nuôi cơ thể, người bệnh có thể bị hạ huyết áp hoặc ngất xỉu.Nhiều thống kê cho thấy trong dân số, số lượng người mắc rung nhĩ rất cao. Bệnh rung nhĩ còn làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ lên đến 5 lần so với những người bình thường và là nguyên nhân cho hơn 25% các trường hợp đột quỵ trên lâm sàng. Bệnh rung nhĩ không thể tự khỏi và thường tiến triển nặng lên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh rung nhĩ còn làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ lên đến 5 lần so với những người bình thường 2. Yếu tố nguy cơ gây rung nhĩ Nguyên nhân trực tiếp và cơ chế xuất hiện rung nhĩ hiện vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia đã đưa ra nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh rung nhĩ. Yếu tố nguy cơ không phải là nguyên nhân gây bệnh, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, đặc biệt là những người có các yếu tố nguy cơ, có khả năng bị bệnh rung nhĩ cao hơn hoặc nếu khi mắc bệnh thì nguy cơ diễn tiến nặng và gặp nhiều biến chứng cũng tăng lên. Một số yếu tố nguy cơ đã được công nhận như:Tuổi: người cao tuổi, nhất là những người trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn trong nhóm các bệnh nhân rung nhĩ so với người trẻ.Bệnh lý tim mạch: Rung nhĩ có mối liên quan chặt chẽ tới bệnh tăng huyết áp. Các bệnh lý liên quan đến hệ động mạch vành, bệnh van tim, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, hoặc sau các phẫu thuật can thiệp lên tim, bệnh tim bẩm sinh cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh rung nhĩ.Bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, lạm dụng chất kích thích làm tăng khả năng bị rung nhĩ.Một số bệnh toàn thân như cường giáp không được phát hiện và kiểm soát tốt cũng tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp nhĩ như nhịp nhanh nhĩ đa ổ, rung nhĩ. Rung nhĩ có mối liên quan chặt chẽ tới bệnh tăng huyết áp 8 dấu hiệu rối loạn nhịp tim
https://tamanhhospital.vn/trat-khop-cung-don/
07/10/2020
Trật khớp cùng đòn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh
Chiếm 9-10% chấn thương vùng vai, hội chứng trật khớp cùng đòn (trật khớp cùng vai đòn) là bệnh lý thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi, hoạt động thể thao. Nếu không được điều trị chệch khớp cùng vai đòn kịp thời, chấn thương có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Khớp cùng đòn là gì? Khớp cùng đòn (tiếng Anh làacromioclavicular joint) là một khớp động giữa đầu ngoài xương đòn và mặt trong của mỏm cùng vai, diện khớp được bao phủ bởi sụn sợi. Bao khớp của khớp cùng đòn rất mỏng, tuy nhiên nó được giữ vững bởi ba hệ thống phức hợp dây chằng gồm dây chằng nón, dây chằng thang và dây chằng cùng đòn (là sự dày lên của bao khớp trước trên). Các sợi của cơ delta và cơ thang hòa lẫn vào phần trên dây chằng cùng đòn làm tăng độ vững của khớp. (1) Mục lụcTrật khớp cùng đòn là gì?Nguyên nhân gây sai khớp cùng vai đònDấu hiệu nhận biết sai khớp cùng vai đònPhương pháp chẩn đoán chệch khớp cùng đòn ở vaiPhác đồ điều trịPhòng ngừa bằng cách nào?Trật khớp cùng đòn là gì? Trật khớp cùng đòn (tiếng Anh là Acromioclavicular Joint Dislocation) là chấn thương vùng vai xảy ra khi bệnh nhân té ngã đập vai với tư thế cánh tay áp sát thân mình. Tùy theo độ lệch và tổn thương dây chằng, sai khớp cùng đòn được phân thành 6 cấp độ (theo tác giả Rockwood) (2): Độ I: giãn dây chằng cùng đòn Độ II: đứt dây chằng cùng đòn, giãn dây chằng quạ đòn Độ III: đứt dây chằng quạ đòn, khớp cùng đòn trật hoàn toàn Độ IV: đầu ngoài xương đòn trật ra sau, vào hoặc xuyên qua cơ thang Độ V: đầu ngoài xương đòn di lệch lên trên rất nhiều Độ VI: với phần xương đòn đi lệch xuống dưới mỏm cùng vai hoặc mỏm quạ. Khoảng gian quạ – đòn thu hẹp so với bên lành. Phân loại trật khớp cùng đòn theo Rockwood Nguyên nhân gây sai khớp cùng vai đòn Khớp cùng đòn bị trật xảy ra khi bạn té ngã khiến vai bị va đập. Cơ chế chấn thương có thể trực tiếp hoặc gián tiếp: Cơ chế trực tiếp: Chấn thương xảy ra do người bệnh ngã đập vai trong tư thế khớp vai khép, làm mỏm cùng vai bị đẩy vào trong và xuống dưới. Cơ chế gián tiếp: Người bệnh ngã chống tay khiến lực truyền dọc theo trục xương cánh tay đến khớp cùng đòn. Cơ chế di lệch trong chấn thương gián tiếp Dấu hiệu nhận biết sai khớp cùng vai đòn Tương tự như các chấn thương trật khớp khác, người bị sai khớp cùng đòn có thể gặp các triệu chứng (3) bao gồm: Đau và hạn chế vận động khớp vai; Vai bên chấn thương xệ xuống, đầu ngoài xương đòn nhô lên khỏi mỏm cùng vai; Dấu hiệu phím đàn: Dễ dàng ấn xương đòn về vị trí ban đầu, nhưng khi bỏ tay ra đầu ngoài xương đòn lại nhô lên; Phần vai chấn thương bị sưng, bầm tím, đau đớn. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào như nêu trên, người bệnh cần được thăm khám để chẩn đoán chính xác bệnh lý, từ đó điều trị kịp thời, dứt điểm, tránh những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, nếu bạn có dấu hiệu chệch vai, hãy đọc ngay bài viết chệch khớp vai ngay nhé! Hình ảnh lâm sàng của chấn thương, đầu ngoài xương đòn bị nhô lên khỏi mỏm cùng vai Phương pháp chẩn đoán chệch khớp cùng đòn ở vai Việc chẩn đoán các chấn thương khớp cùng đòn dựa trên những dấu hiệu lâm sàng và thực hiện chụp X-quang để có thể đưa ra kết luận chính xác. Chụp X-quang khớp vai 3 tư thế: X-quang vai thẳng, X-quang xương bả vai chữ Y và X-quang nách. X-quang Zanca: Tương tự như X-quang vai thẳng, nhưng đầu phát tia chếch 10 độ về phía đầu. Kỹ thuật này giúp quan sát đầu khớp cùng đòn tốt hơn. Chụp phim X-quang stress (X-quang thẳng với tay đeo tạ 4 – 6kg và so sánh 2 bên) Mỗi mức độ tổn thương khác nhau sẽ có những biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng riêng biệt, cụ thể như sau: Mức độ tổn thương Biểu hiện lâm sàn Biểu hiện trên phim X-quang I Đau khớp cùng quạ đòn, hạn chế vận động vai. Không đau vùng gian – quạ đòn Không thấy biểu hiện bất thường II Đầu ngoài xương đòn nhô lên một chút so với mỏm cùng vai; Dấu hiệu phím đàn; Ấn đau vùng gian quạ – đòn Đầu ngoài xương đòn hơi nhô cao, khớp cùng đòn giãn rộng; X – quang stress: không thây thay đổi so với bên lành III Đầu ngoài xương đòn nhô lên rõ rệt hơn mức độ II, gồ lên mặt da Đầu xương đòn nhô cao so với mỏm cùng vai; X – quang stress: khoảng gian quạ – đòn tăng lên 25% 100% so với bên lành IV Mức độ đau hơn mức độ III, đầu ngoài xương đòn trật ra sau so với mỏm cùng vai. X – quang nách hoặc CT – scan: đầu ngoài xương đòn di lệch ra sau V Tương tự như loại III nhưng mức độ nặng hơn rất nhiều Da bị gồ lên rất nhiều Khoảng gian quạ đòn tăng lên 100% 300% so với bên lành VI Vai phẳng, mỏm cùng vai nhô lên rõ Có thể có gãy xương đòn, xương sườn hoặc tổn thương đám rối cánh tay kèm theo Có 2 trường hợp: Đầu ngoài xương đòn trật nằm dưới mỏm cùng vai và dưới mỏm quạ Phác đồ điều trị Tùy theo mức độ tổn thương và nhu cầu của người bệnh, bác sĩ điều trị có thể chọn phương pháp điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. (4) Phương pháp điều trị bảo tồn được chỉ định đối với tổn thương mức độ I, II và bệnh nhân tổn thương mức độ III nhưng có nhu cầu vận động ít. Cách thức điều trị đối với phương pháp này là: Nghỉ ngơi, chườm đá; Đeo túi treo tay 4-6 tuần; Tập phục hồi chức năng: 4-6 tuần đầu tập tầm vận động thụ động khớp vai, sau đó tập tầm vận động chủ động, tăng sức cơ. Đối với những trường hợp tổn thương mức độ III nhưng bệnh nhân còn trẻ, có nhu cầu vận động nhiều và những trường hợp nặng hơn, mức độ tổn thương ở loại IV, V, VI, phương pháp phẫu thuật sẽ hiệu quả hơn, cụ thể các kỹ thuật thực hiện gồm: Phẫu thuật cố định khớp cùng đòn; Cố định xương đòn vào mỏm quạ; Tái tạo dây chằng quạ đòn bằng gân tự thân hoặc gân đồng loại, chuyển dây chằng quạ cùng thành dây chằng quạ đòn; Phẫu thuật nội soi cố định quạ – đòn. Phòng ngừa bằng cách nào? Để phòng ngừa chấn thương trật khớp cùng đòn, theo Bác sĩ Vũ Tú Nam, trong sinh hoạt thường ngày bạn cần lưu ý: Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, đúng cách; Tham gia giao thông có ý thức, đúng luật, đi lại cẩn thận; Tham gia tuyên truyền, giáo dục về luật giao thông và lao động để mọi người có thể tự bảo vệ bản thân; Tìm hiểu cách sơ cứu tại chỗ cơ bản các trường hợp chấn thương. Khi gặp bất kỳ khó khăn hay trường hợp khẩn cấp nào, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cụ thể. Những kiến thức sơ cứu tại chỗ cơ bản sẽ giúp người bệnh bảo vệ bản thân, hạn chế những biến chứng do chấn thương gây nên Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ: HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858 TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Hotline: 0287 102 6789 – 093 180 6858 Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh Trật khớp cùng đòn là một trong những chấn thương vai phổ biến nhất. Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu hay các cơn đau bất thường ở vai thì cần đến ngay cơ quan y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị. Thảo Nguyễn
https://suckhoedoisong.vn/chan-doan-khoi-u-o-tim-169164319.htm
08-10-2019
Chẩn đoán khối u ở tim
( Trần Đình Long - Đà Nẵng) U nhầy tim thường là một khối u có cuống cắm vào bất kỳ vị trí nào từ trong lòng quả tim. Cuống khối u có thể ở tâm nhĩ, tâm thất hoặc ở trên van tim. Khối u có thể lớn trên 10cm đường kính nhưng thông thường độ 5 - 6cm, bao bọc quanh khối u là các tế bào viêm, huyết khối. Trong thực tế hay gặp u nhầy ở tâm nhĩ và nhĩ trái chiếm đến 90%, cuống của nó xuất phát từ vách liên nhĩ. Bệnh này hay gặp ở nữ giới (gấp 2 - 3 lần so với nam) và hiếm thấy ở trẻ em. Khối u này nằm trong lòng của các buồng tim gây cản trở dòng máu lưu chuyển trong tim và gây ra triệu chứng tương ứng. Chúng ta biết quả tim là một khối cơ có chức năng cơ bản là co bóp và màng ngoài tim bao bọc. Khối u của tim đều xuất phát từ 2 phần này: tim và màng tim. Biểu hiện lâm sàng của khối u tim cũng tùy vào mức độ ảnh hưởng của khối u trên cấu trúc màng tim hay tim, nếu ảnh hưởng đến màng tim sẽ có những triệu chứng của viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim (biểu hiện đau ngực, khó thở, biến đổi huyết áp…). Nếu ở tim sẽ dẫn đến loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền điện học của tim, các triệu chứng của mạch vành (từ thiếu máu cơ tim đến nhồi máu cơ tim), kể cả các triệu chứng của tổn thương van tim. Tất nhiên còn có những triệu chứng toàn thân như sốt, sụt cân, khó thở, thiếu máu… Các triệu chứng vừa nêu ở trên rõ ràng là không điển hình, nó có mặt ở phần lớn các bệnh tim mạch với xét nghiệm thường không ghi nhận bất thường (ngoài biểu hiện của phản ứng viêm). Muốn chẩn đoán chính xác bệnh u của tim chỉ cần làm siêu âm tim hoặc cao cấp hơn là thông tim (trên DSA). Riêng X-quang hoặc đo điện tâm đồ sẽ không đặc trưng mà chỉ có ý nghĩa gợi ý mà thôi..
https://dantri.com.vn/suc-khoe/chuyen-quyen-luc-tren-giuong-20151029151708451.htm
20151029
Chuyện “quyền lực” trên giường
Bắt đầu với “ảnh hưởng” nắm bắt được. Không khó đoán, đa phần, quyền chỉ trỏ thuộc về các ông. Màn đổi ngôi sang bà, ngày xưa hơi biệt lệ, nhưng nay không có gì quá sửng sốt. Cần mở ngoặc việc trao “quyền trượng” này không hoàn toàn mang ý nghĩ truất phế mà có thể đơn giản đó là cách ông buông rèm nhiếp chính hay tạo cơ hội chung vai sát cánh cho bà. Dù ông hay bà, một khi “quyền” được xác lập thì mọi sự trên giường phải tuân theo, hình thức này hay hình thức khác. Một ông chồng lăng xăng trông có vẻ sinh sát thật tình là đang dõi theo ánh mắt hài lòng của vợ mà hành sự. Cùng kịch bản, vẻ “ăn tươi nuốt sống” có thể không thật sự phản ảnh dục tình của cô vợ mà thực bụng cô đang chiều theo bóng tùng quân. Dù ông hay bà khoác long bào có vẻ không phải vấn đề gì lớn, chỉ phiền khi “ảnh hưởng” thật sự lại nằm trong tay kẻ khác. Cô vợ cố công chiều chuộng để giữ chân chồng, bản thân ông cũng sốt sắng vải thưa che mắt thánh, rốt cuộc chính cái “phòng nhì” mới thực sự khuynh loát chuyện ấy của đôi uyên ương. Nhận lệnh “quân pháp bất vị thân” kiếm bằng được thằng cháu đích tôn nên chung quy xoay xở trên giường của đôi vợ chồng son do bà mẹ chồng xếp sắp. Cám cảnh hơn là những đôi vợ chồng mong khởi sắc phòng the, chữa chạy chăn gối mà đồng lòng ăn nằm theo sách vở, chỉ bảo của ai đó. Câu hỏi là cầm lên đặt xuống với “quyền lực” làm gì bởi dù là giường chiếu cũng không thể để chúng rơi vào tình trạng “vô chính phủ”? Không sai, chỉ hiềm khi chiếc gậy chỉ huy thay vì dẫn dắt lại trở đầu thọc bánh xe tình dục. Nhắc lại, “ảnh hưởng” trên giường không phải lúc nào cũng mang bộ mặt sắt đá mà lắm khi chúng khá dễ thương, dễ mến, vấn đề là dễ mến vẫn có thể... vô duyên lúc nào đó. Anh chồng mê mải làm đẹp lòng vợ, sẵn lòng xếp thứ quyền lợi của mình nên rốt cuộc giường chiếu rơi vào cảnh khập khiễng, đi không ra đi, chạy không ra chạy. Cũng vậy với cô vợ hết lòng thượng tôn đặc lợi cho chồng, khiến chẳng những gối chăn nửa nạc nửa mỡ mà kẻ chịu thương chịu khó cũng phải mắc nạn lây trầm uất, lãnh cảm. Với những loại quyền “trên trời rớt xuống” càng cần xem xét. Điển hình với những đôi vợ chồng lên giường kiểu “thị phạm” từ băng hình, trang mạng. Nhận ra “quyền lực” lỗi thời thì việc phải làm là thay đổi hoặc biến cãi nó. Đừng cho rằng đây là việc nâng quan điểm thái quá với chuyện giường nhà. Hãy thử nghĩ tới có thể bạn không khó nhận ra bấy lâu mình và người bạn đời chỉ cốt giữ cho giường chiếu tồn tại chứ không phát triển. Nếu đặt hạnh phúc gối chăn làm đầu thì cú vặn mình này, thật ra, khá nhẹ nhàng. Theo BS. Đỗ Minh Tuấn Sức khoẻ & Đời sống
https://suckhoedoisong.vn/tam-quan-trong-cua-tiem-nhac-phong-bach-hau-ho-ga-uon-van-bai-liet-cho-tre-4-6-tuoi-169211020092540605.htm
20-10-2021
Tầm quan trọng của tiêm nhắc phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt cho trẻ 4-6 tuổi
Kháng thể đối với bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt không tồn tại suốt đời mà sẽ giảm dần theo thời gian. Trong giai đoạn 4-6 tuổi, trẻ cần được tiêm nhắc để tăng khả năng bảo vệ trước 4 bệnh nguy hiểm trên. Hiểu đúng việc tiêm nhắc các loại vắc-xin cho trẻ SKĐS - Tiêm nhắc vắc-xin sẽ giúp hệ miễn dịch tái sản xuất lượng kháng thể mà trước đó đã được tạo ra sau đợt chủng ngừa cơ bản đầu tiên cho trẻ. Xem thêm video đang được quan tâm 6 biện pháp đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 PL Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/tre-viem-tieu-phe-quan-co-nen-dung-thuoc-khang-sinh-169240426103357842.htm
02-05-2024
Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?
1. Viêm tiểu phế quản là gì? Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi, đa số dưới 12 tháng tuổi, đỉnh điểm là 2-6 tháng. Nguyên nhân của viêm tiểu phế quản là RSV - một loại virus hợp bào hô hấp. Ngoài ra còn có các tác nhân khác. RSV thường lây qua đường hô hấp, giọt tiết từ người nhiễm bệnh và lây cho người lành. Bệnh thường khởi đầu bằng các triệu chứng ho, sốt, sổ mũi… sau đó 1-2 ngày sẽ khò khè, thở nhanh, thở co lõm ngực, quấy khóc, bỏ bú…và có thể tím tái, lừ đừ. Khám sẽ thấy rale ẩm và rale ngáy… Tất cả trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu chẩn đoán viêm tiểu phế quản bác sĩ sẽ khuyên nhập viện theo dõi vì nhóm tuổi này nguy cơ trở nặng tại nhà. Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vì vậy, khi thấy bé có dấu hiệu ho, khò khè, thở nhanh hơn bình thường, mệt mỏi, bỏ bú… đều phải đi khám trực tiếp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phù hợp. Việc khám sớm giúp bé có thể điều trị sớm, tránh bệnh tiến triển nặng. 2. Viêm tiểu phế quản có nên dùng kháng sinh ? RSV là siêu vi, nên về nguyên tắc, hiện nay chỉ khuyến cáo điều trị hỗ trợ không gồm thuốc kháng sinh, không thuốc giãn phế quản vì cơ chế gây khò khè của RSV khác với trong bệnh hen suyễn, chỉ là hạ sốt, bù nước, theo dõi các biến chứng suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi… Tuy nhiên, có thể sử dụng kháng sinh trong trường hợp bác sĩ khám ghi nhận có thể có nhiễm trùng đi kèm nhiễm RSV hoặc có suy hô hấp. Nếu bé được kê kháng sinh thì cha mẹ cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nắm rõ về liều lượng, cách cho trẻ uống thuốc và khi nào thì ngưng. 3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản tại nhà - Đầu tiên đó chính là bù đủ nước: Viêm tiểu phế quản thường gây sốt, thở nhanh… nên bé sẽ mất nước nhiều hơn bình thường. Có nhiều bé mất nước rất nặng, da khô, mệt nhiều... nên ở nhà nếu bé bị bệnh về hô hấp nói chung, không riêng viêm tiểu phế quản cần cho trẻ uống nhiều nước. Nước còn có tác dụng làm loãng đàm rất tốt, giúp bé dễ dàng tống xuất đàm hoặc nuốt xuống, tránh vướng cổ gây kích thích và gây ho - Thứ hai là thông thoáng đường thở bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9%: Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi, họng cho thông thoáng đường thở, giúp bé thở và trao đổi khí tốt hơn. - Thứ ba đó là siro ho : Cần lưu ý, một số loại siro ho có tác dụng ức chế ho thì không nên dùng vì việc ức chế ho sẽ gây tắc đàm nhớt trong phổi bé, gây xẹp phổi và biến chứng nặng nề hơn. Nếu trẻ trên 12 tháng tuổi thì mật ong hỗ trợ ho rất tốt. Việc dùng thuốc kháng sinh, thuốc khí dung hay corticoid cho bé đều phải do bác sĩ chỉ định. - Thứ tư đó là hạ sốt nếu như có sốt >38 độ C (kẹp nách) với liều paracetamol 15mg/kg mỗi 4-6 tiếng/lần và một ngày không được quá 4 liều. Việc hạ sốt giúp bé đỡ mệt hơn, đỡ mất nước hơn. - Cuối cùng, những thuốc như phun khí dung, giãn phế quản, kháng sinh hay corticoid… đều không được khuyến cáo dùng thường quy trong viêm tiểu phế quản. Tuy nhiên, thực tế mỗi bé khác nhau sẽ có điều trị khác nhau và một số trường hợp việc dùng thuốc kháng sinh hay corticoid cho bé đều phải do bác sĩ chỉ định. Thường các bé mức độ nhẹ sẽ tái khám sau 2-3 ngày. Nếu bé bỏ bú, sốt cao, thở mệt, tím tái… cha mẹ cần cho bé tái khám ngay. 4. Làm gì để phòng ngừa viêm tiểu phế quản? - Vệ sinh cá nhân và môi trường sống. - Người lớn hút thuốc lá là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm phổi hay các bệnh hô hấp. - Tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là cúm hàng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi... Trẻ mắc viêm tiểu phế quản khi nào cần gặp bác sĩ? SKĐS - Viêm tiểu phế quản ở trẻ là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nguyên nhân phổ biến là do virus gây ra. Vào mùa đông và thời gian đầu của mùa xuân, khi thời tiết ở miền Bắc lạnh và ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Mời xem thêm video được quan tâm: Người viêm họng nên ăn và kiêng thực phẩm nào? | SKĐS BS. CKI. Nguyễn Thanh Sang Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hau-het-chan-thuong-so-nao-o-tre-em-deu-xay-ra-tai-nha-vi
Hầu hết chấn thương sọ não ở trẻ em đều xảy ra tại nhà
Hơn 4 triệu trẻ mỗi năm bị chấn thương sọ não và điều ngạc nhiên là nguyên nhân phổ biến nhất gây chấn thương sọ não ở trẻ dưới 5 tuổi là do trẻ bị ngã tại nhà đập đầu vào đồ đạc và vật dụng trong nhà như trẻ bị ngã cầu thang, sàn nhà, giường, tường, bàn và ghế. 1. Chấn thương sọ não ở trẻ là gì? Chấn thương đầu còn thường được gọi là chấn thương sọ não (Traumatic brain injury - TBI), tùy thuộc vào mức độ chấn thương chấn thương sọ não có thể nhẹ như một vết sưng, bầm tím hoặc có vết xước trên đầu. Cũng có thể là một chấn động, một vết cắt sâu hoặc vết thương hở, vỡ xương sọ, chảy máu trong hoặc tổn thương não.Các loại chấn thương đầu bao gồm:Chấn động não: Não bộ bị xê dịch, rung lắc quá mạnh gây nên những vi tổn thương. Bệnh nhi thường bị ảnh hưởng đến tuần hoàn và dịch ngoại bào giữa các khoang và tế bào thần kinh.Giập não: Khi có chấn động quá mạnh, tế bào não có thể bị dập một phần, tổ chức não bị phù nề và nhiều tế bào thần kinh gặp phải tình trạng nửa sống nửa chết.Máu tụ nội sọ: Là thể nặng nhất trong chấn thương sọ não, có thể gây tử vong ngay nếu ổ chảy máu nhiều và lớn. Máu tụ nội sọ là thể nặng nhất trong chấn thương sọ não 2. Nguyên nhân của chấn thương sọ não ở trẻ Các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ chấn thương sọ não cao nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ sơ sinh bị chấn thương sọ não thường gặp nhất là do ngã. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây chấn thương sọ não ở trẻ, bao gồm:Chấn thương thể thaoTai nạn xe cơ giới hoặc bị xe tông khi đang đi bộTrẻ bị ngược đãi... 3. Triệu chứng của chấn thương sọ não ở trẻ Các triệu chứng của chấn thương sọ não ở mỗi trẻ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Các triệu chứng của chấn thương đầu nhẹ có thể bao gồm:Trẻ quấy khóc, vật vã hoặc lừ đừ, rể rỉ, bỏ bú.Nôn hoặc buồn nôn nhiều lần ngay cả khi không ăn gì.Ở trẻ lớn hơn, sẽ thấy trẻ than đau đầuTrường hợp nặng, tổn thương trong sọ, có thể nhận biết các dấu hiệu thần kinh như co giật, yếu liệt chân, giãn đồng tử, hôn mê, gọi không tỉnh dậy, chảy máu hoặc chảy dịch từ lỗ tai... Các triệu chứng của chấn thương sọ não ở mỗi trẻ khác nhau 4. Xử lý trẻ bị chấn thương sọ não như thế nào? Nếu trẻ nhỏ bị ngã hoặc va đập mạnh kèm theo những triệu chứng trên, phụ huynh cần biết những bước xử lý ban đầu trong lúc chờ đợi xe cứu cấp.Khuyến khích trẻ bị thương giảm thiểu mọi cử động ở đầu hoặc cổ. Trong trường hợp, vết thương trên đầu bị chảy máu nhiều, cần cầm máu vết thương bằng cách ấn trực tiếp và băng. Trấn an trẻ và cố gắng giữ bình tĩnh.Trong quá trình vận chuyển nạn nhân, cho trẻ nằm ngửa, đầu nghiêng về một bên và không gối cao. Cần cho trẻ nằm trên ván cứng để tránh tổn thương cột sống và biến chứng tủy sống.Tuyệt đối không để bệnh nhân đi bộ, ngồi dậy hay vận động mạnh.Đưa trẻ đến bệnh viện đa khoa gần nhất có khoa chấn thương, ngoại thần kinh, phòng hồi sức cấp cứu để thăm khám và chẩn đoán sơ bộ. 5. Phòng ngừa té ngã gây chấn thương sọ não ở trẻ Trẻ em thường rất hiếu động, nghịch ngợm nên trong quá trình vui chơi, trẻ có thể gặp phải các chấn thương, va đập, ngã từ trên cao...Vì thế để phòng ngừa té ngã gây chấn thương sọ não ở trẻ cha mẹ cần chú ý.Phải luôn có người quan sát trẻ nhỏ, hạn chế cho trẻ chơi đùa ở những nơi cầu thang, ban công... không có thanh bảo vệ. Sắp xếp hoặc sửa đổi để đảm bảo môi trường vui chơi an toàn cho trẻ em.Kiểm tra việc sử dụng dây an toàn khi trẻ ngồi trên bất kỳ phương tiện nàoĐảm bảo trẻ em đội mũ bảo hiểm khi chơi thể thao, đi xe đạp, trượt patin, trượt ván hoặc trượt tuyết.Tùy từng trường hợp chấn thương nặng hay nhẹ bác sĩ sẽ quyết định phương án điều trị phù hợp nhất. Nếu bạn nghi ngờ còn bạn bị chấn thương sọ não có thể đưa trẻ đến khám tại Khoa Nhi tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.Khoa Nhi tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã tiếp nhận nhiều ca chấn thương sọ não ở trẻ và đã có những xử lý kịp thời, hạn chế tối thiểu biến chứng để lại. Tại đây, trẻ sẽ được các chuyên gia hàng đầu thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị chặt chẽ, tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện trên 7 lĩnh vực: vận động tinh, vận động thô, ngôn ngữ, giác quan, nhận thức, cảm xúc - xã hội, phát triển cá nhân. Phải luôn có người quan sát trẻ nhỏ, hạn chế cho trẻ chơi đùa ở những nơi cầu thang, ban công Nguồn tham khảo: babycenter.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-xuat-hien-bach-cau-ai-toan-tai-thuc-quan-vi
Nguyên nhân xuất hiện bạch cầu ái toan tại thực quản
Bài viết được viết bởi ThS, BS. Mai Viễn Phương, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Khi cơ thể phơi nhiễm với yếu tố dị nguyên sẽ xuất hiện bạch cầu ái toan tại thực quản, ống tiêu hóa, ruột non. Viêm thực quản do bạch cầu ái toan là tình trạng thâm nhiễm bạch cầu ái toan tại thực quản gây ra các triệu chứng lâm sàng. Bệnh lý này đặc trưng với các vòng tròn đồng tâm xuất hiện ở thực quản trên quan sát nội soi, bệnh có thể gây các triệu chứng nuốt khó, nuốt nghẹn và các biến chứng hẹp, thủng thực quản. 1. Thực quản là gì? Thực quản nằm ở đâu? Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày, dài khoảng 25cm, tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo, có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau và có hình ống khi nuốt thức ăn. Phía trên thực quản nối với hầu ngang mức đốt sống cổ 6, phía dưới thông dạ dày ở tâm vị, ngang mức đốt sống ngực 10. Thực quản nằm ở phía sau khí quản, đi xuống vùng trung thất sau, nằm ở phía sau tim và trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày. Hình 1: Vị trí của thực quản trong lồng ngực Hình 2: Hình ảnh nội soi của thực quản bình thường 2. Bạch cầu ái toan là gì? Eosinophils là một trong những thành phần của bạch cầu được sản sinh từ tủy xương và là một trong những tế bào có vai trò thúc đẩy tiến trình viêm, đặc biệt các phản ứng viêm dị ứng. Do vậy, một số lượng lớn eosin có thể tích tụ trong các mô như là thực quản, dạ dày, ruột non và đôi khi trong máu khi những cá nhân đó phơi nhiễm với yếu tố dị nguyên.Bạch cầu ái toan nói riêng và các loại bạch cầu nói chung đều có những đặc điểm sau:Xuyên mạch: Có khả năng thay đổi hình dạng, xuyên qua vách giữa các tế bào để di chuyển tới những nơi cần bạch cầu.Chuyển động: Có khả năng chuyển động bằng chân giả (giống amip) với tốc độ 40 mm/phút.Có đáp ứng với các kích thích hoá ứng động và nhiệt ứng động: Khi có những chất do mô viêm sản xuất hoặc do vi khuẩn tạo ra hoặc có những chất hoá học đưa từ ngoài vào cơ thể, thu hút bạch cầu ái toan đến, hoặc xua đuổi bạch cầu ra xa hơn.Thực bào: Có khả năng thực bào, ẩm bào. Tuy nhiên khả năng thực bào của bạch cầu ái toan yếu. Hình 3: Bạch cầu ái toan có vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch 3. Bạch cầu ái toan ở ống tiêu hóa Trong điều kiện bình thường, bạch cầu ái toan (BCAT) có thể gặp ở các đoạn khác nhau của đường tiêu hóa, trừ thực quản. Các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong cơ chế miễn dịch bẩm sinh với chức năng bảo vệ chống lại các tác nhân tấn công khác nhau. Tình trạng tăng bạch cầu ái toan ở đường tiêu hóa có thể gặp trong nhiều bệnh như nhiễm khuẩn, kí sinh trùng các bệnh lý viêm ruột mạn tính, hội chứng tăng bạch cầu ái toan, các bệnh lý mô liên kết, tăng sinh tủy ác tính, mẫn cảm với các thuốc. Nếu không phải do các nguyên nhân kể trên, cần xem xét đó có phải là viêm đường tiêu hóa do bạch cầu ái toan hay không. Đây là một bệnh chẩn đoán chủ yếu dựa vào mô bệnh học với tình trạng tăng số lượng BCAT ở mảnh sinh thiết niêm mạc đường tiêu hóa và loại trừ các nguyên nhân gây tăng BCAT tại chỗ. 4. Tăng bạch cầu ái toan ở thực quản có thể gặp trong những bệnh lý nào? Bình thường, niêm mạc thực quản có thể có một số tế bào lympho nhưng không có bạch cầu ái toan. Khi có tình trạng viêm do dị ứng, tế bào biểu mô của lớp niêm mạc sẽ tăng sản và bắt đầu xuất hiện bạch cầu ái toan. Tình trạng xuất hiện bạch cầu ái toan ở lớp biểu mô thực quản được gọi là tăng bạch cầu ái toan ở thực quản.Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào kết quả mô bệnh học, không thể khẳng định chẩn đoán viêm thực quản do bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Tình trạng này còn có thể gặp trong các bệnh lý khác tại thực quản như trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tăng bạch cầu ái toan do đáp ứng với thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibitor responsive esophageal eosinophilia - PPI REE), co thắt tâm vị hoặc một số bệnh lý ngoài thực quản như bệnh Celiac, Crohn, nhiễm trùng, hội chứng tăng bạch cầu ái toan, tăng nhạy cảm với thuốc, viêm mạch, pemphigus, các bệnh lý mô liên kết, thải ghép.... Năm 2007, trong đồng thuận đầu tiên trên thế giới về VTQDBCAT chưa nêu được rõ ràng định nghĩa của bệnh lý này nhưng đến đồng thuận thứ hai ra đời năm 2011, VTQDBCAT được định nghĩa là bệnh lý thực quản mạn tính do cơ chế miễn dịch/kháng nguyên đặc trưng bởi các triệu chứng liên quan đến rối loạn chức năng thực quản và tình trạng viêm với sự xuất hiện chủ yếu của bạch cầu ái toan trên mô bệnh học. Định nghĩa này vẫn được đồng thuận trong các khuyến cáo tiếp theo của Hội Tiêu hóa Mỹ năm 2013 và Hội Tiêu hóa châu Âu năm 2017.Khuyến cáo của Hội Tiêu hóa Mỹ năm 2013 đã nhấn mạnh nếu tăng BCAT tìm thấy ở thực quản cần đặt ra 3 khả năng thường gặp: VTQTCAT, viêm thực quản trào ngược (GERD) và tăng BCAT thực quản đáp ứng với thuốc kháng tiết axít PPI (viết tắt là PPI-REE). 5. Bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan Viêm thực quản do bạch cầu ái toan (VTQDBCAT – Eosinophil Esophagitis - EoE) là tình trạng thâm nhiễm bạch cầu ái toan tại thực quản gây ra các triệu chứng lâm sàng. Bệnh lý này đặc trưng với các vòng tròn đồng tâm xuất hiện ở thực quản trên quan sát nội soi, bệnh có thể gây các triệu chứng nuốt khó, nuốt nghẹn và các biến chứng hẹp, thủng thực quản. Hình 4: Viêm thực quản do bạch cầu ái toan gây ảnh hưởng đến vận động thực quản 6. Bệnh lý viêm thực quản trào ngược Viêm thực quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc lót bên trong lòng thực quản, đoạn ống tiêu hóa nối từ họng đến dạ dày có chức năng đưa thức ăn vào cơ thể. Bệnh có thể do trào ngược axit, nhiễm trùng, phản ứng phụ của một số sản phẩm thuốc hoặc dị ứng thực phẩm khiến cho người bệnh khó nuốt, đau tức phần ngực. Hình 5: Bệnh lý viêm thực quản trào ngược cũng gây nên tình trạng xuất hiện bạch cầu ái toan tại thực quản 7. Tăng BCAT thực quản đáp ứng với thuốc kháng tiết axít PPI (Proton Pump Inhibitor – Responsive Esophageal Eosinophilia, PPI-REE) Trong giai đoạn từ 1993 đến 2008, bệnh lý viêm thực quản do bạch cầu ái toan (EoE) và GERD được coi là những thực thể riêng biệt: Tăng bạch cầu ái toan thực quản khi tiếp xúc với tình trạng tăng axit ở thực quản khi theo dõi pH thực quản hoặc đáp ứng với liệu pháp ức chế bơm proton (PPI – thuốc kháng tiết axit) sẽ được chẩn đoán là GERD, trong khi theo dõi pH bình thường hoặc không đáp ứng với PPI sẽ được chẩn đoán là EoE. Các hướng dẫn cập nhật vào năm 2011 đã mô tả một kiểu hình mới, tăng bạch cầu ái toan thực quản đáp ứng với chất ức chế bơm proton (PPI-REE), đề cập đến những bệnh nhân dường như có EoE trên lâm sàng, nhưng đã thuyên giảm hoàn toàn sau khi điều trị bằng PPI. Hiện tại,PPI-REE phải được loại trừ chính thức trước khi chẩn đoán EoE, vì 30-40% bệnh nhân nghi ngờ EoE cuối cùng được chẩn đoán với PPI-REE.Điều thú vị là PPI-REE và EoE vẫn không thể phân biệt được dựa trên các phát hiện lâm sàng, nội soi và mô học, theo dõi pH thực quản, và đo lường các dấu hiệu mô học và cytokine liên quan đến viêm bạch cầu ái toan, khả năng ức chế axit của liệu pháp PPI, đang trở nên lỗi thời. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy PPI-REE không thể phân biệt được về mặt di truyền và kiểu hình với EoE và liệu pháp PPI đơn thuần có thể đảo ngược hoàn toàn các triệu chứng viêm dị ứng. Như vậy, PPI-REE có thể tạo thành một kiểu phụ của EoE và liệu pháp PPI có thể là bước điều trị đầu tiên và chế độ ăn kiêng / steroid có thể đại diện cho liệu pháp nâng cao. Có thể, thuật ngữ PPI-REE sẽ sớm được thay thế bằng EoE đáp ứng PPI. Cơ chế tại sao một số bệnh nhân đáp ứng với liệu pháp PPI (PPI-REE) trong khi những người khác thì không (EoE), vẫn còn được làm sáng tỏ.Rất nhiều nghiên cứu đã cố gắng tìm ra cách để chẩn đoán phân biệt giữa PPI-REE và VTQDBCAT. Cả hai bệnh lý đều có những đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học khá tương đồng. Bản thân thuốc kháng tiết axít cũng có tác dụng chống viêm và một số nghiên cứu gần đây cho thấy điều trị PPI giúp làm giảm tình trạng viêm do cơ chế miễn dịch qua yếu tố Th2 ở bệnh nhân PPI-REE tương tự như sự thuyên giảm của bệnh nhânVTQDBCAT khi điều trị steroid tại chỗ.Có một số đặc điểm có thể giúp phân biệt GERD và VTQTBCAT. Đặc điểm khác biệt thường gặp là kết quả đo pH thực quản của VTQTBCAAT sẽ bình thường, còn GERD sẽ có kết quả bất thường, bệnh nhân GERD sẽ có đáp ứng tốt với thuốc kháng tiết axit, còn bệnh nhân VTQTBCAT hầu như không đáp ứng điều trị với thuốc này. Hình ảnh nội soi của VTQTBCAT với hình ảnh đặc trưng và các vòng tròn đồng tâm của thực quản, dưới kính hiển vi sẽ thấy có nhiều bạch cầu ái toan (nhiều hơn 15 bạch cầu ái toan trên 1 quang trường), còn đối với bệnh nhân GERD, chủ yếu là hình ảnh các vết xước trên đường Z và có rất ít bạch cầu ái toan (ít hơn 5 bạch cầu ái toan/ 1 quang trường). Tuy nhiên cần lưu ý cả GERD và VTQDBCAT đều hay gặp ở bệnh nhân trẻ và đôi khi có thể cùng xuất hiện trên một bệnh nhân. Ở bệnh nhân có rối loạn chức năng thực quản đã được thiết lập chẩn đoán GERD bằng nội soi hoặc đo pH, vẫn chưa thể loại trừ hoàn toàn VTQDBCAT. Mối quan hệ giữa GERD và VTQDBCAT khá phức tạp và có thể là tác động qua lại hai chiều. Giả thuyết được đặt ra là khi bệnh nhân mắc GERD, tính thẩm của niêm mạc thực quản thay đổi dẫn đến dễ bị tác động bởi các dị nguyên và hoạt hóa phản ứng miễn dịch hơn. Ngược lại, ở bệnh nhân VTQDBCAT, có tình trạng tăng nhạycảm với sự xuất hiện của acid trên niêm mạc thực quản so với những người khỏe mạnh. Do vậy,VTQDBCAT cũng có thể tạo ra các thay đổi về cấu trúc và chức năng ở thực quản và gây ra GERD thứ phát.Để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:Gói khám sức khỏe tổng quát VipGói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩnKết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội. Tài liệu tham khảoLandres RT, Kuster GG, Strum WB (1978). Eosinophilic esophagitis in a patient with vigorous achalasia. Gastroenterology, 74(6): 1298 - 1301. 2. Lucendo AJ và cộng sự (2017). Guidelines on Esophageal eosinophiliaevidence based statements and recommendations for diagnosis and management in children and adults. United European Gastroenterol J, 5(3): 335-58. 3. Straumann A, Spichtin HP, Bernoulli Rvà cộng sự (1994). Idiopathic eosinophilic esophagitis: a frequently overlooked disease with typical clinical aspects and discrete endoscopic findings. Schweiz Med Wochenschr, 124: 1419 -29.Hirano I, Moy N và cộng sự (2013). Endoscopic assessment of the esophagus features of eosinophilic oesophagitis: validation of a novel classification and grading system. Gut, 62(4),: 489 -95
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/soi-mat-nhung-dieu-can-biet-vi
Sỏi mật: Những điều cần biết
Bài viết được viết bởi Bác sĩ Đặng Anh Sơn - Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Sỏi mật là chất cặn cứng của dịch tiêu hóa có thể hình thành trong túi mật. Túi mật là một cơ quan nhỏ, hình quả lê nằm ở bên phải bụng, ngay bên dưới gan. Túi mật chứa một chất lỏng tiêu hóa được gọi là mật được tiết vào ruột non. Sỏi mật có kích thước từ nhỏ bằng hạt cát đến lớn bằng quả bóng gôn. Một số người chỉ phát triển một viên sỏi mật, trong khi những người khác phát triển nhiều viên sỏi mật cùng một lúc.Những người gặp phải các triệu chứng do sỏi mật thường yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Sỏi mật không gây ra bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng thường không cần điều trị. 1. Triệu chứng sỏi mật Sỏi mật có thể không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:Đau: đau đột ngột và dữ dội ở phần trên bên phải của bụng hoặc ngay dưới xương ức.Buồn nôn hoặc nôn.Vàng da vàng mắt.Sốt cao kèm theo ớn lạnh. Vàng da là một triệu chứng của bệnh sỏi mật 2. Các yếu tố thuận lợi gây sỏi mật Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật bao gồm:Nữ giớiTừ 40 tuổi trở lênLà người Mỹ bản địaLà một người Mỹ gốc MexicoThừa cân hoặc béo phìÍt vận độngCó thaiĂn một chế độ ăn nhiều chất béoĂn một chế độ ăn giàu cholesterolĂn một chế độ ăn ít chất xơCó tiền sử gia đình bị sỏi mậtBị bệnh tiểu đường Bệnh nhân tiểu đường tăng nguy cơ mắc sỏi mật Bị một số rối loạn về máu: thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc bệnh bạch cầu.....Giảm cân rất nhanhDùng thuốc có chứa estrogen: thuốc tránh thai hoặc thuốc điều trị hormone...Bị bệnh gan 3. Các biến chứng sỏi mật Các biến chứng của sỏi mật có thể bao gồm:Viêm túi mật: Sỏi mật bị mắc kẹt trong cổ túi mật có thể gây viêm túi mật.Sự tắc nghẽn của ống mật chủ: Sỏi mật có thể làm tắc các ống (ống dẫn) mà mật chảy từ túi mật hoặc gan đến ruột non của bạn. Có thể dẫn đến đau dữ dội, vàng da và nhiễm trùng ống mật.Sự tắc nghẽn của ống tụy: Ống tụy là một ống chạy từ tuyến tụy và nối với ống mật chủ ngay trước khi vào tá tràng. Dịch tụy, hỗ trợ tiêu hóa, chảy qua ống tụy.Sỏi mật có thể gây ra tắc nghẽn trong ống tụy, có thể dẫn đến viêm tụy. Viêm tụy gây đau bụng dữ dội, liên tục và thường phải nhập viện.Ung thư túi mật: Những người có tiền sử sỏi mật tăng nguy cơ ung thư túi mật. Nhưng ung thư túi mật rất hiếm gặp nên dù nguy cơ ung thư tăng cao nhưng khả năng bị ung thư túi mật vẫn rất nhỏ. Viêm túi mật là biến chứng của bệnh sỏi mật 4. Chẩn đoán sỏi mật Lâm sàngĐau bụng vùng hạ sườn phải.Sốt gai rét.Nôn, buồn nôn.Vàng da vàng mắt.Cận lâm sàngXét nghiệm máu. Xét nghiệm máu có thể phát hiện nhiễm trùng, vàng da, viêm tụy hoặc các biến chứng khác do sỏi mật gây ra.Các xét nghiệm hình ảnh khác: siêu âm ổ bụng, chụp MRI đường mật... Bệnh sỏi mật có thể được phát hiện khi xét nghiệm máu 5. Điều trị sỏi mật Hầu hết những người bị sỏi mật không gây ra triệu chứng sẽ không bao giờ cần điều trị. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên cảnh giác với các triệu chứng của biến chứng sỏi mật, chẳng hạn như cơn đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng sỏi mật xảy ra bạn có thể điều trị.Hiện tại, Vinmec có nhiều biện pháp can thiệp đối với những trường hợp sỏi mật cần can thiệp như:Phẫu thuật cắt bỏ túi mật nội soi: là một phẫu thuật nhằm cắt bỏ túi mật thông qua phương pháp nội soi, thực hiện qua nhiều đường mổ nhỏ ( 2-3 đường mổ) thay vì phương pháp phẫu thuật mở truyền thống. Với phương pháp này người bệnh sẽ hồi phục nhanh hơn, ít chảy máu, nguy cơ nhiễm khuẩn thấp hơn và thẩm mỹ hơn.Nội soi mật tụy ngược dòng hay còn gọi là ERCP (Endoscopic Retrograde Cholangiopancreatography) là kỹ thuật nội soi tá tràng dưới màn tăng sáng X quang để chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường mật và tụy tạng. Kỹ thuật được tiến hành đưa catheter vào đường mật hoặc đường tụy qua máy nội soi tá tràng, qua đó bơm thuốc cản quang vào đường mật hoặc đường tụy với mục đích chẩn đoán và điều trị bệnh lý của đường mật và đường tụy.Với những bệnh nhân có sỏi ống mật chủ sẽ được tiến hành lấy sỏi theo phương pháp này; đây là phương pháp ít xâm nhập, ít tác động vào cơ thể người bệnh, ít biến chứng hơn, thời gian lưu viện ngắn, hồi phục sức khỏe nhanh.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khi-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-phai-lam-gi-vi
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì?
Rối loạn tiêu hóa là một trong những chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Hầu hết các trường hợp rối loạn tiêu hóa đều không quá nguy hiểm nhưng nếu phụ huynh chủ quan, để kéo dài không điều trị thì có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của bé. Vậy khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá phải làm gì? Cùng tham khảo ngay. 1. Biểu hiện trẻ rối loạn tiêu hóa Đối với trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi), do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên khi thay đổi một chế độ ăn uống không phù hợp, bé dễ bị rối loạn tiêu hóa. Để có phương án điều trị kịp thời, cha mẹ cần chú ý ngay khi bé có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như:Táo bón: Tình trạng táo bón thường xảy ra nếu trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu như thức ăn cứng, ít chất xơ, các loại đạm khó tiêu,... Táo bón không chỉ gây đau đớn cho trẻ mà còn tạo ra nhiều tác động tâm lý tiêu cực khiến bé sợ đi vệ sinh, ăn kém, bỏ ăn,... và gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột;Nôn trớ: Triệu chứng này thường xảy ra do trẻ chưa hoàn thiện hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bé lớn lên, cấu trúc hệ tiêu hóa dần hoàn thiện thì triệu chứng nôn trớ cũng sẽ biến mất;Đi ngoài phân sống: Là triệu chứng xảy ra do sự mất cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột. Nếu tỷ lệ hại khuẩn trong cơ thể lớn bất thường có thể gây loạn khuẩn đường ruột, gây một số biểu hiện như đi ngoài phân sống, phân lỏng, đôi khi trong phân có lẫn chất nhầy,...;Đau bụng: Em bé bị rối loạn tiêu hóa có thể bị đau bụng với các cơn đau có hình thái, mức độ khác nhau, từ đau nhẹ tới đau quằn quại. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái và đôi khi cũng có thể đau ở những vị trí khác;Đi ngoài phân nát: Là triệu chứng điển hình của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, thức ăn sẽ không trải qua quá trình tiêu hóa đầy đủ mà nhanh chóng bị đẩy ra ngoài nên trẻ dễ bị mất nước;Đầy hơi: Do sự lên men của các vi sinh vật hoặc tình trạng rối loạn chuyển hóa tinh bột trong hệ tiêu hóa mà trẻ có thể gặp các triệu chứng như đầy hơi, đi kèm sình bụng, bụng trướng to;Triệu chứng khác: Ợ chua, đắng miệng, hôi miệng, buồn nôn và ói mửa,... 2. Nguyên nhân trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì, cha mẹ cần nắm được những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Theo đó, tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa đi vào máu. Quá trình này bắt đầu từ miệng, đi đến trực tràng. Nếu có bất kỳ nguyên nhân nào làm đảo lộn quá trình tiêu hóa thức ăn này thì đều được gọi là rối loạn tiêu hóa.Một số nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em gồm:Sức đề kháng yếu: Hệ tiêu hóa của trẻ 0 - 6 tuổi còn non nớt, kết hợp với sức đề kháng yếu nên bé dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,...;Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh: Khi thuốc kháng sinh đi vào cơ thể, bên cạnh tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại thì nó cũng có thể đi kèm các tác dụng phụ như tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi. Từ đó, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, dẫn tới rối loạn tiêu hóa;Ăn uống, sinh hoạt: Trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm, ăn nguồn thực phẩm kém vệ sinh,... cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa;Biến chứng từ một số bệnh: Khi mắc phải các bệnh như viêm tai giữa, viêm mũi họng cấp, viêm phổi, viêm phế quản,... trẻ thường tiết ra đờm chứa vi khuẩn. Thay vì khạc nhổ ra ngoài, trẻ lại nuốt đờm vào cơ thể, dẫn tới nhiễm khuẩn đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa;Dinh dưỡng không hợp lý: Tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo như xúc xích, bánh kẹo, lạp xưởng,... cũng là nguyên nhân gây các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em. 3. Giải đáp: Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì? Nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Vì tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên các phụ phụ huynh cần căn cứ vào nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ để có phương án điều trị phù hợp nhất.3.1 Áp dụng một số mẹo trị rối loạn tiêu hóaSau đây là một số cách trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà các bậc phụ huynh có thể thực hiện tại nhà:Ăn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa: Ngay cả khi trẻ không bị rối loạn tiêu hóa thì cha mẹ cũng nên cho bé ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua để giúp bảo vệ lợi khuẩn đường ruột;Sử dụng lá ổi: Lá ổi có vị chát với thành phần chứa tanin, có chất làm săn se, có tác dụng trị tiêu chảy rất tốt. Vì vậy, nhiều phụ huynh sử dụng lá ổi để trị rối loạn tiêu hóa. Cách làm: Lấy vài búp ổi non, rửa sạch, nấu với nước. Mỗi lần, lấy 1 cốc nước nhỏ, cho trẻ uống từng ít một để tránh bị sặc. Nên uống 3 lần/ngày x 2 - 3 ngày, tình trạng tiêu chảy sẽ thuyên giảm rõ rệt;Uống trà bạc hà, hoa cúc: Là loại trà có chứa hoạt chất chống viêm, giảm đau, tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trà hoa cúc giúp tinh thần sảng khoái, giảm chướng bụng và buồn nôn. Lá bạc hà chứa tinh dầu và các chất chống co thắt dạ dày, giúp làm dịu triệu chứng bệnh hiệu quả;Uống nước chanh: Nước chanh tươi là loại nước giải khát, nâng cao sức đề kháng, có tác dụng làm giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Mỗi ngày, cha mẹ cho bé uống 1 cốc nước chanh tươi - khoảng 1 thìa nước cốt chanh pha với nước ấm để cải thiện hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, cha mẹ chú ý không nên cho bé uống nước chanh lúc đói hoặc uống quá nhiều chanh vì có thể gây hại cho dạ dày (do lượng axit trong chanh tương đối lớn);Gừng: Từ lâu, gừng đã được biết đến với công dụng trị chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn,... Vì vậy, cha mẹ có thể cho bé sử dụng gừng nếu bé đang gặp một số vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Cách làm: Cạo vỏ gừng, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Mỗi lần, cho 3 - 4g gừng tươi pha vào tách trà, uống nước. Lưu ý: Không uống quá nhiều gừng để tránh gây ợ chua, rát cổ họng;Chuối tiêu xanh: Các bậc phụ huynh có thể lấy chuối tiêu xanh, gọt bỏ phần vỏ mỏng bên ngoài, giữ lại lớp vỏ xanh bên trong rồi xay nhuyễn và đem nấu cháo cho bé ăn. Ăn 2 lần/ngày khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ thuyên giảm rõ rệt;Cam thảo: Theo Đông y, cam thảo có tác dụng chống viêm, chống co thắt đường tiêu hóa. Cam thảo cũng có tác dụng làm giảm đau bụng, khó tiêu, giúp điều trị hiệu quả chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Cách làm: Khi bé bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ có thể cho bé nhai một ít cam thảo hoặc lấy cam thảo pha với nước cho con uống. Tốt nhất nên uống nước cam thảo trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc uống sau khi ăn 1 tiếng để phát huy được công dụng;Ăn đu đủ chín: Trong đu đủ có chứa enzyme papain - có công dụng chuyển đổi protein trong cơ thể thành các axit amin. Nhờ hoạt động của papain, hệ tiêu hóa có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, ngăn ngừa các vấn đề khác của đường tiêu hóa. Đặc biệt, trẻ nhỏ bị táo bón nếu ăn đu đủ chín có thể cải thiện tình trạng này hiệu quả;Hồng xiêm xanh: Có vị chát, thường dùng trong các bài thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ. Cách làm: Thái hồng xiêm xanh thành từng lát mỏng, đem sao vàng, phơi khô dùng dần. Mỗi lần, lấy khoảng 10 lát hồng xiêm, sắc với nước để uống dần. Ngày uống 2 lần, liên tục vài ngày để trị chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ;Cà rốt: Mẹ lấy khoảng 500g cà rốt, cạo vỏ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ. Tiếp theo, đem cà rốt nấu với khoảng 2 lít nước tới khi cạn còn 1 lít thì tắt bếp. Sau đó, chắt lấy nước cho bé uống hoặc nấu cháo cà rốt cho trẻ ăn để giảm tiêu chảy.3.2 Thăm khám bác sĩ và sử dụng thuốcKhi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì? Trong trường hợp bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám với bác sĩ để được xác định nguyên nhân và tư vấn phương án điều trị thích hợp.Cha mẹ có thể cho bé sử dụng một số loại thuốc kháng sinh đúng liều để tránh nguy cơ viêm nhiễm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, phụ huynh cần tuân thủ việc cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn biến nghiêm trọng hơn.Bên cạnh đó, nếu trẻ có những biểu hiện như đi ngoài ra máu, sốt cao, tiêu chảy mất nước,... thì cha mẹ nên đưa trẻ nhập viện ngay để được điều trị kịp thời, tránh được nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. 4. Nên cho trẻ ăn gì và kiêng gì khi bị rối loạn tiêu hóa? Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì, ăn gì và kiêng gì? Sau đây là một số gợi ý cho các bậc phụ huynh:4.1 Thực phẩm tốt cho trẻ rối loạn tiêu hóaMột số thực phẩm trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gồm:Chuối: Là loại quả giúp hỗ trợ các chức năng của dạ dày vì nó có chứa pectin - 1 chất giúp quá trình tiêu hóa, đại tiện trở nên thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, chuối rất giàu kali - một chất điện giải cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi trẻ bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa. Ngoài ra, chuối còn giúp bổ sung cho trẻ 11 loại khoáng chất, 6 loại vitamin thiết yếu;Sốt táo: Trong táo có chứa lượng pectin dồi dào, giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên cho bé ăn sốt táo thay vì táo tươi vì táo đã được nấu chín dễ tiêu hóa hơn, cung cấp nhiều calo hơn. Bên cạnh đó, táo còn chứa nhiều chất xơ, tốt cho việc cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón;Thức ăn từ gạo: Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ có thể cho bé ăn các món từ gạo như cơm trắng, cháo xay, cháo hạt,... vì đây là thực phẩm dễ tiêu, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bé, giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy hiệu quả;Rau xanh: Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ có thể tăng khẩu phần rau của bé để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp tiêu hóa các chất béo không lành mạnh - một nguyên nhân gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa;Thịt gà: Đây là loại thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa khá thấp. Khi được chế biến đúng cách, thịt gà trở thành nguồn thực phẩm dễ tiêu hóa và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Các enzyme trong thịt gà có thể làm dịu tình trạng khó chịu ở dạ dày của trẻ;Sữa chua: Là thực phẩm giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn vì có chứa các vi khuẩn có lợi, cải thiện tình trạng rối loạn đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng sữa chua cho những trẻ gặp tình trạng bất dung nạp lactose;Ngũ cốc nguyên hạt: Là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm và chứa các loại dầu thực vật tự nhiên, thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh.4.2 Thực phẩm nên kiêng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóaMột số thực phẩm các bé đang bị rối loạn tiêu hóa nên tránh:Đồ ăn nhanh khó tiêu: Thịt hộp, xúc xích, pizza, thịt xông khói, hamburger,...;Trẻ bị tiêu chảy: Nên kiêng thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh, nước ngọt,... và chất xơ như các loại đậu;Trẻ bị táo bón: Nên kiêng thực phẩm giàu tinh bột như đậu, bắp và thức ăn giàu chất béo vì chúng sẽ khiến phân khô hơn, bé khó đi tiêu hơn;Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp lactose trong sữa: Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi sang sử dụng loại sữa có hàm lượng lactose thấp hơn, phù hợp cho trẻ. 5. Các biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ Rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Vì vậy, để tránh phải đối diện với tình trạng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì, tốt nhất cha mẹ nên tìm biện pháp phòng ngừa bệnh sớm bằng cách:Cho trẻ bú mẹ: Trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời, duy trì bú mẹ càng lâu càng tốt. Bú mẹ chính là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng đường ruột, giúp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh về đường tiêu hóa và nhiều bệnh lý khác;Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng: Bữa ăn của trẻ cần cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng quan trọng với tỷ lệ cân bằng. Mỗi bữa ăn cho trẻ nên có đủ 4 nhóm dưỡng chất là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cha mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều hoặc quá ít một loại dưỡng chất để tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ;Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Thực phẩm cho bé ăn cần phải tươi ngon, sạch sẽ, không chứa hóa chất. Khi chế biến đồ ăn cho bé, các bậc phụ huynh nên dùng nguồn nước sạch, cho bé ăn chín, uống sôi;Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của trẻ: Ngoài việc giữ vệ sinh trong ăn uống, cha mẹ cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ. Đồng thời, nên thường xuyên lau rửa nhà cửa, vệ sinh đồ dùng và đồ chơi của bé để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ đồ vật sang trẻ;Luyện tập cho bé thói quen ăn chậm, nhai kỹ: Khi thực phẩm được nhai kỹ, chúng sẽ được nghiền nhỏ, hòa trộn tốt hơn với enzyme tiêu hóa. khi đi xuống dạ dày, thức ăn cũng được tiêu hóa nhanh hơn. Do đó, trẻ sẽ có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa;Khuyến khích trẻ vận động: Cha mẹ nên khuyến khích bé tập luyện với các bài tập phù hợp với độ tuổi như đá bóng, đạp xe, chơi bóng rổ, đánh cầu lông, bơi lội,... Các bài tập này vừa kích thích trẻ phát triển chiều cao vừa tăng cường sự trao đổi chất, giúp bé ăn ngon, tiêu hóa tốt, tăng cân đều và khỏe mạnh hơn;Lưu ý khác: Bổ sung men vi sinh hoặc lợi khuẩn cho trẻ, rèn luyện cho bé thói quen đi vệ sinh khoa học (mỗi ngày đi đại tiện 1 lần vào cùng 1 thời điểm).Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì? Tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Đồng thời, phụ huynh cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng hằng ngày, cải thiện sức đề kháng để trẻ ít ốm vặt hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
https://vnvc.vn/tiem-phong-ung-thu-co-tu-cung-hpv-nhung-dieu-can-biet/
21/12/2017
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung (HPV) giá bao nhiêu và những điều cần biết
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung giúp ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung đang là bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới và xếp thứ 4 về các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong trên toàn cầu. Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp đứng thứ 3 ở phụ nữ Việt Nam từ độ tuổi 15 – 44. 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh. Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, có hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, gần 5.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, hơn 2.000 trường hợp tử vong vì ung thư cổ tử cung trong năm 2018. Virus HPV có thể tồn tại âm thầm và phát triển trong cơ thể mà không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào. Biện pháp phòng ngừa tối ưu đến 90% ung thư cổ tử cung chính là tiêm vắc xin phòng chống virus HPV đối với bé gái và phụ nữ từ 9-45 tuổi. Có những loại vắc xin phòng HPV nào? Độ tuổi và đối tượng tiêm ngừa ung thư cổ tử cung? Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không? Bị nhiễm HPV có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không? Bị sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không? Tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?… Mục lụcVắc xin phòng HPV là gì?Có nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung?Độ tuổi và đối tượng tiêm ngừa ung thư cổ tử cungLịch tiêm HPV phòng ung thư cổ tử cungGiá vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) là bao nhiêu?Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?Tác dụng phụ của vắc xin phòng HPVBị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?Khả năng nhiễm bệnh khi không tiêm phòng ung thư cổ tử cungTiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?Bị sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không?Địa điểm tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) uy tínVắc xin phòng HPV là gì? Vắc xin phòng HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus) gây ra; nhiễm ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, có liên quan đến bất thường cổ tử cung (gồm tổn thương tiền ung thư, ung thư), mụn cóc và bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn. HPV cũng có liên quan đến những ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ. Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục: tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV. Ngoài ra, virus này còn có thể lây truyền không qua đường tình dục như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót… HPV cũng có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh. Có hơn 140 tuýp Papillomavirus (HPV) được phát hiện ở người. Khoảng 40 loại có thể nhiễm vào vùng sinh dục như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng, hậu môn, dương vật và bìu cũng như miệng và cổ họng. Những loại HPV này lây lan trong quá trình quan hệ tình dục. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV ở bộ phận sinh dục hoàn toàn không gây hại và tự biến mất. Nhưng một số loại HPV có thể dẫn đến mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư. Hai loại HPV (tuýp 6 và 11) gây ra hầu hết các trường hợp mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Mụn cóc sinh dục là những mụn nhìn thấy được ở vùng sinh dục của đàn ông và phụ nữ. Những mụn này có thể nhỏ hoặc lớn, nhô hoặc bẹt và không gây đau. Mụn cóc không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể khó đối phó vì khả năng tái nhiễm sau điều trị. Tuy nhiên, mụn cóc sinh dục được coi là virus có nguy cơ thấp vì không dẫn đến ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Hơn 10 chủng virus HPV có thể dẫn đến ung thư, trong đó có 2 chủng đặc biệt (loại 16 và 18) dẫn đến phần lớn các trường hợp ung thư. Đây được gọi là HPV nguy cơ cao. Ung thư cổ tử cung có liên quan phổ biến nhất với HPV, nhưng HPV cũng có thể gây ung thư ở âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và hầu họng. Tuýp HPV 16,18 cũng là 2 tuýp chính gây nên ung thư cổ tử cung và còn là tác nhân gây ra các loại ung thư như: Ung thư âm hộ (50%), Ung thư âm đạo (65%), Ung thư hầu họng (70%). Nhiễm trùng HPV từ đường sinh dục là rất phổ biến. Trên thực tế, hầu hết những người có quan hệ tình dục đều bị nhiễm virus tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Hầu hết những người bị nhiễm virus không có triệu chứng và cảm thấy hoàn toàn ổn, vì vậy họ thường không biết mình bị nhiễm bệnh. Theo thống kê của HPV Information Centre, cứ 4 phút trôi qua lại có 1 người chết vì ung thư cổ tử cung, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Hiện chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Nhưng có rất nhiều điều bạn có thể làm để giữ cho HPV không có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Có những loại vắc xin có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm một số loại HPV nhất định. Nhiễm virus HPV nguy cơ cao thường có thể dễ dàng điều trị trước khi tiến triển thành ung thư, đó là lý do tại sao việc tiêm phòng và tầm soát ung thư hàng theo định kỳ rất quan trọng. Xem thêm: Địa điểm, giá tiêm vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung HPV ở Hà Nội và Hồ Chí Minh Có nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung? Cho đến nay, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin phòng HPV khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV. Bác sĩ khuyến cáo trẻ em và người lớn trong độ tuổi 9-45 tuổi nên tiêm loại vắc xin này để đảm bảo được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này. Độ tuổi và đối tượng tiêm ngừa ung thư cổ tử cung Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho cả nam và nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 45 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Các chuyên gia khuyến cáo, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm. Phụ nữ tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm, khả năng đáp ứng miễn dịch càng cao Các nhà khoa học cho rằng các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể thụ hưởng được lợi ích từ tiêm phòng HPV. Hiện nay, theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), cần xem xét mở rộng chương trình tiêm phòng HPV cho các bé trai, sau khi một nghiên cứu cho thấy số nam giới mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV sẽ vượt xa nữ giới, và nhiễm HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi ở nam giới cũng như ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật…). Xem thêm: Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cho bé gái khi nào? Ở đâu? Lịch tiêm HPV phòng ung thư cổ tử cung Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những vắc xin thường xuyên khan hiếm. Hiện nay, ở nước ta đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV gồm: vắc xin Gardasil và Gardasil 9 (xuất xứ: Mỹ). Vắc xin Gardasil giúp bảo vệ bạn khỏi virus HPV chủng 16 và 18 – hai loại virus này được xem là nguy hiểm nhất vì chúng có thể gây ra các căn bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và hậu môn. Ngoài ra, vắc xin cũng có tác dụng chống lại virus HPV chủng 6 và 11, hai chủng virus này có thể gây ra bệnh mụn cóc sinh dục. Đối với vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 được xem là vắc xin bình đẳng giới vì mở rộng đối tượng bảo vệ cả cho nam giới và nữ giới, với khả năng bảo vệ khỏi 9 tuýp virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58, hiệu quả trên 90% Loại vắc xin Gardasil (xuất xứ: Mỹ) Gardasil 9 (Mỹ) Số chủng phòng ngừa Phòng 4 týp HPV (6, 11, 16 và 18) Phòng 9 tuýp virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 Đối tượng tiêm Tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi Chỉ định tiêm chủng cho cả nam giới và nữ giới, từ 9 tuổi đến 45 tuổi. Lịch tiêm HPV Gồm 3 mũi: Mũi 1: Lần tiêm mũi đầu tiên. Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1. Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2. Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên: Phác đồ 2 mũi Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng. Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng. Phác đồ 3 mũi (0-2-6) Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng Người từ tròn 15 tuổi đến 45 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên: Phác đồ 3 mũi (0-2-6): Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng. Phác đồ tiêm nhanh: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi. Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 3 tháng. Tác dụng Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn. Giá vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) là bao nhiêu? Vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) đang là vắc xin nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Vì thế tình trạng khan hiếm, đôi khi loạn giá vắc xin đã xảy ra ở nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc. Riêng ở VNVC với nguồn vắc xin ổn định, khách hàng yên tâm vì sẽ được sử dụng những vắc xin chất lượng tốt nhất, được nhập khẩu từ các hãng sản xuất vắc xin uy tín trên thế giới, với giá thành hợp lý. VNVC đang có sẵn 2 loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung do hãng Merck Sharp and Dohm (Mỹ) sản xuất, giúp phòng bệnh hiệu quả theo tiêu chuẩn của WHO. Giá vắc xin ung thư cổ tử cung có sự khác nhau phụ thuộc vào loại vắc xin. STT Phòng bệnh Tên vắc xin Nước sản xuất Giá bán lẻ (VNĐ) 1 Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn. Gardasil Mỹ 1.790.000 2 Gardasil 9 Mỹ 2.950.000 Khi tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung tại VNVC, khách hàng sẽ không phải trả phí dịch vụ khám và tư vấn trước tiêm, đồng thời còn được thụ hưởng nhiều ưu đãi đi kèm. Xem bảng giá các loại vắc xin khác của VNVC tại đây. Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không? Tiêm vắc xin phòng HPV không cần xét nghiệm trước tiêm. Nữ giới nằm trong độ tuổi 9 – 45, không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin, không đang điều trị các bệnh cấp tính… đều đủ điều kiện tiêm vắc xin này. Tất cả chị em nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng Tác dụng phụ của vắc xin phòng HPV Nhiều người có thể chủng ngừa mà không gặp bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phản ứng phụ nhẹ đến trung bình sau khi chủng ngừa như: Phản ứng tại chỗ tiêm, quầng đỏ, đau hoặc sưng; Sốt nhẹ; Nổi mề đay; Đau đầu; Mệt mỏi; Đau cơ; Đau khớp; Buồn nôn và nôn; Rối loạn dạ dày ruột: đau bụng, tiêu chảy; Quá mẫn… Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc nếu triệu chứng vẫn còn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không? Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Bởi trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm – tức là sau khi cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này. Bên cạnh đó, HPV có nhiều type khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm một tuýp HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những tuýp HPV khác. Khả năng nhiễm bệnh khi không tiêm phòng ung thư cổ tử cung Một thực tế cho thấy virus HPV rất dễ lây lan, theo một số thống kê thì có đến 20% trường hợp nhiễm HPV trong 4 tháng đầu phát sinh quan hệ tình dục và 50% trường hợp bị nhiễm HPV trong 2 năm đầu phát sinh quan hệ tình dục. Virus HPV xâm nhập vào biểu mô cổ tử cung, tạo nên các biến đổi của tế bào và diễn tiến này kéo dài từ 10 đến 20 năm với biểu hiện từ tổn thương viêm nhiễm đơn giản đến tân sinh trong biểu mô, ung thư tại chỗ và xâm lấn. Do đó, việc phát hiện sớm bằng tế bào học, xét nghiệm tầm soát là cần thiết, giúp tăng khả năng dự phòng, điều trị sớm tổn thương cổ tử cung nhằm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh và nghiên cứu triển khai vắc xin phòng ngừa Human Papilloma virus ở phụ nữ trẻ tuổi. Nếu chưa tiêm vắc xin, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm virus HPV nếu có các yếu tố sau: Quan hệ tình dục không an toàn; Quan hệ tình dục đồng giới; Quan hệ nhiều bạn tình; Tiếp xúc với mụn cóc; Có hệ miễn dịch bị suy giảm; Dinh dưỡng kém. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai? Khi có dự định lập gia đình, phụ nữ cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung sớm. Nếu có thai khi đang tiêm vắc xin thì sẽ tạm hoãn lịch tiêm, hoàn tất lịch tiêm tiếp tục sau khi sinh con. Bị sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không? Bệnh sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Chúng có thể là một nốt sùi nhỏ hoặc hình dạng trông giống như cây súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc có thể rất nhỏ và khó có thể nhìn thấy. Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus human papilloma (HPV). Virus này có thể gây bệnh sùi mào gà cũng như bệnh ung thư cổ tử cung. Tiêm phòng HPV là hoạt động tiêm một loại vacxin vào cơ thể để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm virus HPV. Tiêm vắc xin không đem lại tác dụng tương đương thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn. Do đó, nếu đã bị bệnh sùi mào gà, người bệnh nên khám chuyên khoa da liễu, làm xét nghiệm PCR HPV; nếu chưa nhiễm các tuýp này thì có thể tiêm phòng. Trong trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà, và đang điều trị bệnh sùi mào gà theo đơn thuốc của bác sĩ thì có thể tiêm vắc xin phòng ngừa tái phát và hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà theo hướng dẫn của các bác sĩ. Địa điểm tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) uy tín Với hơn 170 trung tâm trên toàn quốc, được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, khang trang và dịch vụ tiêm chủng vắc xin an toàn, cao cấp với giá thành hợp lý, Hệ thống tiêm chủng vắc xin cho trẻ em và người lớn VNVC đã đáp ứng tốt nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, tiết kiệm chi phí, thời gian và được tận hưởng dịch vụ tiêm chủng cao cấp, trở thành địa chỉ tin cậy cho hàng triệu gia đình Việt. Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC có đầy đủ các loại vắc xin dành cho trẻ em và người lớn. Các loại vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trong và ngoài nước, vắc xin được bảo quản trong hệ thống kho lạnh GSP theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, giúp đảm bảo lưu giữ vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C. Tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) tại VNVC, khách hàng sẽ không phải lo lắng việc vắc xin sẽ bị giảm tác dụng do quy trình tiêm chủng không an toàn, vắc xin không đạt chất lượng hay quên lịch tiêm. Để đặt lịch tiêm phòng HPV, khách hàng có thể điền thông tin tại đây hoặc gọi đến tổng đài: 028 7102 6595, liên hệ qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc để đăng ký vắc xin phòng bệnh lây qua đường tình dục và ung thư cổ tử cung. Khách hàng được khám sàng lọc miễn phí khi tiêm vắc xin phòng HPV tại VNVC Tiêm phòng ung thư cổ tử cung (HPV) tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, khách hàng sẽ được miễn phí khám và tư vấn trước tiêm, theo dõi sức khỏe sau tiêm, hỗ trợ giữ vắc xin theo lịch tiêm chủng từng người, nhắc lịch tiêm tự động… Nguồn vắc xin phòng HPV luôn có sẵn, được VNVC bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của WHO.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-nho-hat-sen-co-tot-khong-vi
Trẻ nhỏ ăn hạt sen có tốt không?
Hạt sen là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ nhỏ ngay từ trong bụng mẹ. Vậy trẻ 7 tháng tuổi ăn hạt sen được không? Thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn hạt sen là khi nào? 1. Thành phần dinh dưỡng của hạt sen Hạt sen còn được gọi là hạt liên nhục, thường được sử dụng như một loại thực phẩm bổ dưỡng, vừa có tác dụng an thai, vừa tốt cho cả trẻ từ khi còn trong bụng mẹ. Hạt sen có thể được sử dụng khi tươi hoặc ở dạng sấy khô đều đảm bảo lượng dinh dưỡng nhất định, cụ thể như sau:Hạt sen tươi: Mỗi 100g sẽ cung cấp cho cơ thể 162 calo và 30g gluxit, 9,5g protit, 17mg vitamin C, 0,21g vitamin B1, 0,17g vitamin B2 và rất nhiều khoáng chất khác như canxi, kali, photpho, sắt,...Hạt sen khô: Tương tự như hạt sen tươi, mỗi 100g có thể chứa tới 92mg canxi, 6,4mg sắt, 263 mg photpho, 17g protit, 60g gluxit 2. Trẻ nhỏ ăn hạt sen có tốt không? Hạt sen là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, vì vậy thêm hạt sen vào khẩu phần ăn của trẻ sẽ đem lại các lợi ích sau:Giúp trẻ phát triển tốt về thần kinh và trí nãoHạt sen không chỉ giúp trẻ có một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn mà còn hỗ trợ cho trẻ phát triển tốt về hệ xương khớpHạt sen có tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể, phòng ngừa táo bón ở trẻ và giúp trẻ hạn chế cơn đau nhức khi trẻ mọc răng.Tại thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm, việc sử dụng hạt sen để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ rất được các bậc phụ huynh quan tâm. Vậy trẻ 6 tháng ăn hạt sen được không? Câu trả lời là được, vì khẩu phần ăn của trẻ cần được biến đổi đa dạng, nên dùng thực phẩm tươi để chế biến thành bột, mì, súp cho trẻ. Vì vậy cháo hạt sen cho trẻ 6 tháng tuổi là sự lựa chọn hoàn hảo.Tuy nhiên, mẹ cần chú ý băm nhỏ hoặc xay nhuyễn hạt sen để không làm trẻ bị hóc, cũng không nên cho trẻ ăn quá thường xuyên sẽ gây nên cảm giác ngán do vị ngọt và bùi của hạt sen Trẻ em ăn hạt sen giúp đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ 3. Có nên cho trẻ ăn hạt sen mỗi ngày? Với những dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời, hạt sen thường được các bậc phụ huynh lựa chọn trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc sử dụng hạt sen dù rất tốt nhưng đối với trẻ không nên ăn thường xuyên quá 50g cho mỗi bữa. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ còn khá yếu nên với một số loại hạt thì cơ thể trẻ khó có thể hấp thụ hết được số lượng lớn trong một lúc. Không những thế, trẻ ăn quá nhiều hạt sen sẽ gây ra tình trạng dị ứng, nôn mửa hoặc khiến trẻ có cảm giác buồn nôn.Tóm lại, hạt sen mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên với đối tượng là trẻ nhỏ chúng ta chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ trong mỗi bữa ăn để trẻ có thể hấp thu tốt và đảm bảo được sự phát triển toàn diện.Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Các dấu hiệu bé thiếu kẽmThiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻHãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) [email protected] thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chan-doan-va-dung-thuoc-trong-dieu-tri-viem-loet-dai-truc-trang-chay-mau-vi
Chẩn đoán và dùng thuốc trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu
Thói quen ăn uống sinh hoạt chưa khoa học là nguyên nhân chính lý giải cho vấn đề ngày nay có rất nhiều người bị viêm loét đại tràng. Viêm loét đại trực tràng có nhiều biểu hiện khác nhau, mức độ gây đau đớn nhẹ hay nặng còn tùy thuộc vào vị trí viêm loét. Vậy dấu hiệu bị viêm loét đại trực tràng ra sao? Bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin về bệnh cũng như chẩn đoán và dùng thuốc trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu. 1. Đại trực tràng nằm ở đâu? Chức năng của đại trực tràng Đại trực tràng còn được gọi là ruột già là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa. Đại trực tràng có chức năng tiếp nhận và bài biết các thức ăn không tiêu hóa được (phân) 2. Viêm loét đại trực tràng là gì? Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng chảy máu? Viêm loét đại-trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính, có tính chất tự miễn. Bệnh gây ra tình trạng bị loét và chảy máu tại khu vực đại trực tràng, gây tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng đến nay vẫn chưa rõ, tuy nhiên theo nghiên cứu, bệnh có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch. Viêm loét đại tràng chảy máu và bệnh Crohn được gọi chung là nhóm bệnh viêm ruột (Inflammatory Bowel Disease – IBD). Bệnh lúc đầu có thể chỉ khu trú tại trực tràng, về sau lan dần vào trong, gây tổn thương có thể toàn bộ đại tràng, đôi khi có thể lan cả sang một phần của đoạn cuối ruột non. Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính có tính tự miễn 3. Triệu chứng, dấu hiệu mắc viêm loét đại trực tràng? Dấu hiệu lâm sàng:Dấu hiệu người bệnh có thể nhận thấy trong quá trình sinh hoạt hằng ngày:Đau bụng, ruột thấy khó chịu, không thoải mái, đầy bụng, chướng bụngHoạt động ruột thay đổi liên tục gây ra tình trạng bị rối loạn phân: Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón, thấy có nhày máu (màu đỏ tươi hoặc sẫm màu) nhiều lần trong ngày, phân màu đỏ.Sốt hiếm khi thường ở thể tiến triển nặng, thể có biến chứng.Phân nhỏ hơn so với bình thườngTriệu chứng ngoài tiêu hóa: bị đau khớp, viêm màng bồ đào, viêm xơ hóa đường mật.Toàn thân: gầy sút cân không rõ nguyên do, thiếu máu, đôi khi phù do thiếu dinh dưỡngCơ thể mệt mỏiDấu hiệu cận lâm sàng:Khi thực hiện thủ thuật nội soi đại trực tràng, thấy phạm vi tổn thương:Viêm loét trực tràng: tổn thương chỉ ở trực tràngViêm loét trực tràng và đại tràng sigma: tổn thương từ trực tràn đến giữa đại tràng sigma.Viêm loét đại tràng trái: tổn thương từ trực tràng lên đến đại tràng góc lách.Viêm loét đại tràng phải: tổn thương từ trực tràng lên đến đại tràng góc gan.Viêm loét đại tràng toàn bộ.Sau khi nội soi, lấy 1 mảnh tế bào bị viêm để làm xét nghiệm (xét nghiệm mô bệnh học). Đây là tiêu chuẩn đánh giá quan trọng, kết luận cuối cùng để biết mức độ viêm loét đại trực tràng chảy máu. Kết quả cho thấy:Tổn thương chỉ ở lớp niêm mạc, dưới niêm mạc, không tổn thương đến lớp cơ.Biểu mô phủ bong tróc, mất bằng phẳng.Cấu trúc khe tuyến bất thường: ngắn lại, mất song song, chia nhánh, giảm số lượng tế bào hình đài cạn kiệt chất nhày.Tương bào thâm nhập xuống lớp mô đệm.Áp xe khe hốc.Xuất huyết niêm mạc, các mạch máu xung huyết. Xét nghiệm mô tế bào bị viêm là tiêu chuẩn đánh giá quan trọng để xác định tình trạng bệnh Làm xét nghiệm thêm thấy:Bị thiếu máu ở các mức độ tùy vào tình trạng xảy ra sớm hay lâuNếu không khám, điều trị kịp thời, viêm loét đại trực tràng chảy máu gây ra những biến chứng nguy hiểm khác:Phình giãn đại tràng: thường gặp ở thể viêm loét đại tràng nặng, viêm toàn bộ đại tràng. Đại tràng giãn to chủ yếu giãn đại tràng ngang, d > 6cm. đay là 1 cấp cứu nội khoa vì có nguy cơ thủng đại tràng.Thủng đại tràng: bệnh cảnh viêm phúc mạc. là cấp cứu ngoại khoa.Xuất huyết tiêu hóaUng thư hóa theo dõi CEA, CA 19.9. 4. Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu Đối với các trường hợp chưa từng điều trị: Khởi đầu cho sử dụng 1 loại thuốc, sau đó đánh giá đáp ứng dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân sau 10- 15 ngày;Đối với trường hợp đã hoặc đang điều trị có đợt tiến triển nặng: Cần bắt đầu lại điều trị bằng 2 loại thuốc đang điều trị và kết hợp thêm 1 loại thuốc khác;Trường hợp đã được điều trị và ngừng điều trị từ lâu: Điều trị khởi đầu giống như trường hợp chưa từng được điều trị, nên bắt đầu điều trị bằng loại thuốc khác;Trường hợp thể tổn thương nhẹ tối thiểu ở trực tràng và đại tràng sigma nên kết hợp thêm thuốc điều trị tại chỗ viên đặt hậu môn và thuốc thụt; Viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể được điều trị bằng việc sử dụng thuốc 5. Thuốc điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu Để điều trị bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu mức độ nhẹ.(tổn thương ở trực tràng), điều trị bằng thuốc:5- ASA đường uống: pentasa5 - ASA tại chỗ : nang đặt hậu môn.Có thể kết hợp steroid tại chỗ nang đạn đặt hoặc dung dịch thụt hoặc dạng bột: 100mg x 1-2 lần/ngày.Kháng sinh uống: ciprofloxacin hoặc metronidazolĐiều trị bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu mức độ vừa ( tổn thương ở đại tràng trái )5 - ASA đường uống: pentasa n5 - ASA tại chỗ: dung dịch thụt hoặc bột.Dung dịch hydrocortisone 100mg thụt vào mỗi buổi sángKháng sinh uống: ciprofloxacin hoặc metronidazolNếu không đáp ứng: kết hợp corticoid uốngNếu vẫn không đáp ứng:methylprednisolonĐiều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu mức độ vừa hoặc nặng ( tổn thương đại tràng phải hoặc toàn bộ đại tràng ):5- ASA đường uống: pentasaPrednisolon uốngNếu không đáp ứng: corticoid liều cao tiêm TM, methylprednisolon 16-20mg/8h, hydrocortisone 100mg/8h (TM). Nếu lâm sàng cải thiện sau 7-10 ngày giảm liều dần mỗi 5mg/tuần và cắt hẳn. nếu không đáp ứng kết hợp dùng thuốc ức chế miễn dịch.Kháng sinh: ciprofloxacin hoặc metronidazol Tùy thuộc vào mức độ viêm loét đại trực tràng chảy máu để sử dụng thuốc điều trị phù hợp 6. Lưu ý trong quá trình điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩXây dựng chế độ ăn uống khoa học, tuân thủ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít chất xơ như cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, lưu ý tránh ăn rau sống, bắp...Kiêng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng.Hạn chế căng thẳng quá mức khiến bệnh thêm trầm trọng, nên thư giãn, thoải mái đầu óc, không sử dụng các chất kích thích, uống đủ nước. Đây cũng là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu đối với những người khỏe mạnh.Cho tới nay, chưa có thuốc đặc trị khỏi bệnh hoàn toàn viêm loét đại trực tràng chảy máu. Chỉ có thể điều trị giúp hạn chế bệnh, giảm đau đớn cho bệnh nhân. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh stress và cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.Ngay khi có triệu chứng, cần đi khám bệnh sớm để được điều trị kịp thời khi tổn thương chưa lan rộng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bpa-la-gi-va-no-co-tot-cho-suc-khoe-khong-vi
BPA là gì và nó có tốt cho sức khỏe không?
BPA là một hóa chất công nghiệp có thể nhiễm vào thức ăn và đồ uống. Một vài chuyên gia nhận định rằng BPA có độc và mọi người nên nỗ lực để tránh xa khỏi nó. Nhưng có lẽ bạn vẫn cho rằng liệu nó có thực sự nguy hiểm đến mức đó hay không? Bài viết này cung cấp thông tin một cách chi tiết về BPA và những ảnh hưởng đến sức khỏe của nó. 1. BPA là gì? BPA (bisphenol A) là một hóa chất được thêm rất nhiều vào trong thành phần các sản phẩm thương mại, gồm các vật dùng để đựng thực phẩm và các đồ đạc vệ sinh cá nhân.Dù được phát hiện lần đầu vào những năm 1890, nhưng đến những năm 1950 các nhà hóa học mới nhận ra rằng việc trộn BPA với những thành phần khác sẽ làm gia tăng độ dẻo và chắc chắn của sản phẩm.Ngày nay, các loại nhựa chứa BPA thường được sử dụng để tạo ra đồ đựng thực phẩm, bình bú cho trẻ, và các sản phẩm khác. BPA cũng được sử dụng để tạo ra nhựa epoxy, sản phẩm dùng để bôi vào các lớp bên trong của các hộp đựng thực phẩm nhằm giữ cho kim loại không bị ăn mòn và bị vỡ. 2. Sản phẩm nào có chứa nhựa BPA? Các sản phẩm phổ biến có thể chứa BPA bao gồm:Các mặt hàng được đóng gói bằng nhựa.Thực phẩm đóng hộp.Đồ dùng vệ sinh cá nhân.Sản phẩm vệ sinh phụ nữ.Giấy in hoá đơn nhiệt.Đĩa CD và DVD.Mặt hàng điện tử gia dụng.Mắt kính.Thiết bị thể thao.Chất trám răng.Điều đáng chú ý là nhiều sản phẩm dán nhãn không chứa BPA vì chỉ đơn thuần là công ty sản xuất đã thay chất này bằng BPS (bisphenol-S) và BPF (bisphenol-F).Nhưng chỉ cần một nồng độ nhỏ của BPS và BPS cũng có thể gây nguy hại cho chức năng của các tế bào tương tự như BPA. Vì thế, việc lựa chọn các sản phẩm chai nhựa không chứa BPA không phải là một giải pháp đúng đắn.Các sản phẩm nhựa được đóng nhãn tái chế từ số 3 đến 7 hoặc có chữ “PC” hầu như đều chứa BPA, BPS hoặc BPF. Thực phẩm đóng hộp có chứa nhựa BPA 3. BPA xâm nhập cơ thể bạn như thế nào? Nguồn tiếp xúc chủ yếu với BPA chính là thông qua việc ăn uống.Không phải toàn bộ lượng BPA đều có liên kết chắc chắn khi các đồ dùng để chứa đựng được sản xuất . Điều này cho phép một phần BPA thoát ra bề mặt và tiếp xúc với vật phẩm bên trong vật chứa.Ví dụ, một nghiên cứu gần đây phát hiện được rằng nồng độ BPA trong nước tiểu giảm 66% sau 3 ngày khi người tham gia tránh sử dụng thực phẩm đóng gói.Một nghiên cứu khác, người tham gia được cho sử dụng thực phẩm tươi sạch hoặc súp đóng hộp hằng ngày trong vòng 5 ngày. Lượng BPA xác định được trong nước tiểu của những người tiêu thụ súp đóng hộp cao hơn 1,221% so với những người ăn thực phẩm tươi sạch.Thêm vào đó, Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo rằng nồng độ chất BPA ở những trẻ được cho bú bằng vú mẹ thấp hơn đến 8 lần so với những trẻ được cho bú sữa công thức bằng bình bú chứa chất BPA. BPA xâm nhập cơ thể thông qua việc ăn uống 4. BPA có tác động xấu đến sức khoẻ không? Nhiều chuyên gia nhận định rằng chất BPA rất có hại -- nhưng một số khác lại không chấp thuận với ý kiến này.Phần dưới đây sẽ giải thích việc chất BPA có tác động gì bên trong cơ thể và tại sao nó vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. 4.1 Cơ chế sinh học của chất BPA Chất BPA được cho là có khả năng bắt chước các cấu trúc và chức năng của hóc môn estrogen.Vì chất này có hình dạng giống với estrogen, BPA có thể liên kết với các thụ thể estrogen và gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ thể, chẳng hạn như sự tăng trưởng, sửa chữa tế bào, quá trình phát triển của thai nhi, năng lượng hoạt động, và sinh sản.Hơn nữa, chất BPA còn có thể liên kết với các thụ thể hóc môn khác, chẳng hạn như việc làm thay đổi chức năng của các thụ thể tuyến giáp.Cơ thể chúng ta rất nhạy cảm với những thay đổi trong nồng độ các hóc môn, đó là lý do tại sao khả năng bắt chước estrogen của chất BPA được tin là gây ảnh hưởng đến cơ thể. Chất BPA có hình dạng giống với estrogen 4.2 Sự tranh cãi về chất BPA Như thông tin được đưa ra ở trên, nhiều người băn khoăn tại sao chất BPA nên bị cấm.Việc sử dụng loại chất này đã được hạn chế ở EU, Canada, Trung Quốc và Malaysia - đặc biệt là các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Một số tiểu ban của Hoa Kỳ đã áp dụng luật cho loại hóa chất này, nhưng vẫn chưa có quy định liên bang nào được thiết lập.Năm 2014, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ra báo cáo mới nhất, báo cáo này xác nhận về giới hạn phơi nhiễm hằng ngày chính thức của thập niên 1980 là 50 microgram BPA trên mỗi kilogram và đưa ra kết luận rằng BPA an toàn khi ở mức cho phép.Tuy nhiên, những nghiên cứu trên động vật gặm nhấm cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của chất BPA xuất hiện thấp hơn ở mức độ cho phép rất nhiều.Hơn nữa, nghiên cứu ở khỉ cho thấy lượng BPA ở mức độ tương đương với con người gây ảnh hưởng đến sự sinh sản của chúng.Một khảo sát tiết lộ về việc các nghiên cứu được tài trợ bởi các công ty công nghiệp không cho thấy bất kì sự tai tiếng nào của chất BPA. Trong khi đó, có đến 92% các nghiên cứu không nhận được sự tài trợ từ các công ty công nghiệp tìm thấy những tác động tiêu cực đáng kinh ngạc của BPA. 4.3 BPA có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ BPA có thể gây ảnh hưởng đến một nhiều khía cạnh của khả năng sinh sản.Một nghiên cứu quan sát được rằng ở những phụ nữ thường xuyên bị sảy thai thường có nồng độ BPA trong máu cao gấp 3 lần so với những phụ nữ có thai kỳ thành công.Hơn nữa, những nghiên cứu ở các phụ nữ đang tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản cũng cho thấy lượng BPA cao khiến những phụ nữ này có sản lượng trứng ít hơn và khả năng nang mang thai của họ giảm đến 2 lần.Trong số các cặp vợ chồng trải qua việc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), những cặp mà người chồng có nồng độ BPA cao thì phôi của họ có chất lượng thấp hơn từ 30 đến 46%.Một nghiên cứu riêng biệt cho thấy rằng những đàn ông có mức BPA cao hơn bình thường 3 đến 4 lần có nồng độ và số lượng tinh trùng thấp.Thêm vào đó, những đàn ông làm việc tại các công ty sản xuất BPA ở Trung Quốc cho rằng việc cương dương với họ khó hơn đến 4,5 lần và sự thỏa mãn tình dục cũng giảm hơn so với những người đàn ông khác. BPA có thể là nguyên nhân gây sảy thai ở phụ nữ 4.4 Những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ nhỏ Hầu hết các nghiên cứu (không phải tất cả) nhận thấy rằng những trẻ nhỏ có mẹ tiếp xúc BPA tại nơi làm việc có cân nặng lúc mới sinh nhẹ hơn 0,2 kg so với những trẻ có mẹ không tiếp xúc với loại chất này.Trẻ được sinh ra từ những phụ huynh phơi nhiễm với chất BPA cũng có khoảng cách từ hậu môn đến cơ quan sinh dục ngắn hơn, điều này chỉ ra việc nội tiết tố bị ảnh hưởng trong quá trình phát triển thai nhi.Hơn nữa, trẻ được sinh ra bởi người mẹ có nồng độ BPA cao hơn thường có chiều hướng dễ bị tăng động, lo lắng và trầm cảm hơn. Những trẻ em này cũng cho thấy khả năng phản ứng cảm xúc cao hơn 1,5 lần và có tính hung hăng cao hơn 1,1 lần.Cuối cùng, việc bị phơi nhiễm BPA trong giai đoạn đầu đời cũng được cho là sự ảnh hưởng làm tăng khả năng ung thư tuyến tiền liệt và mô vú.Tuy nhiên, dù có nhiều nghiên cứu trên động vật ủng hộ rằng sự tác động của BPA lên con người là rất tiêu cực, các nghiên cứu ở người ít có sự kết luận hơn. 4.5 Có liên quan đến bệnh tim và đái tháo đường loại 2 Các nghiên cứu ở người cho thấy một nguy cơ lớn hơn từ 27 đến 135% mắc bệnh cao huyết áp ở những người có nồng độ BPA cao.Hơn thế nữa, một khảo sát ở 1,455 người Mỹ có liên quan đến chất BPA có rủi ro mắc bệnh tim cao hơn từ 18 đến 63% và nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn từ 21 đến 60%.Trong một nghiên cứu khác, nồng độ BPA cao có liên quan đến rủi ro mắc đái tháo đường loại 2 cao hơn từ 68 đến 130%.Những người có mức BPA cao thường có nguy cơ kháng insulin cao hơn đến 37%, nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường loại 2.Tuy nhiên, có vài nghiên cứu cho thấy không có sự liên hệ nào giữa chất BPA và những bệnh lý trên. 4.6 Có thể làm tăng nguy cơ béo phì Những phụ nữ béo phì thường có nồng độ BPA cao hơn 47% so với những phụ nữ có cân nặng bình thường.Vài nghiên cứu cũng báo cáo về việc những người có nồng độ BPA cao có 50 đến 85% khả năng bị béo phì và 59% khả năng có vòng eo lớn hơn bình thường -- dù chưa phải tất cả các nghiên cứu đều chấp thuận kết quả này. Những dấu hiệu tương tự cũng được nhận thấy ở trẻ em và thanh thiếu niên.Mặc dù việc phơi nhiễm trước khi sinh có liên hệ với việc gia tăng cân nặng ở động vật. Điều này vẫn chưa thực sự được xác nhận ở con người. Phơi nhiễm BPA làm tăng nguy cơ béo phì 4.7 Có thể gây ra các vấn đề khác về sức khỏe Phơi nhiễm BPA cũng có liên hệ đến một số vấn đề sức khỏe sau:Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): nồng độ BPA cao hơn 46% ở những phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang khi so sánh với những phụ nữ không mắc bệnh này.Sinh non: những phụ nữ có lượng BPA trong cơ thể cao hơn bình thường dường như sẽ có 91% khả năng sinh con trước 37 tuần.Hen suyễn: việc phơi nhiễm trước khi sinh với chất BPA có liên quan đến rủi ro mắc chứng thở khò khè cao hơn 130% ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Việc bị phơi nhiễm với BPA khi còn nhỏ sẽ để khiến chứng thở khò khè kéo dài đến sau này.Chức năng gan: Mức BPA cao có liên quan đến việc làm tăng 29% rủi ro khiến cho men gan bất thường.Chức năng miễn dịch: Lượng BPA cao còn góp phần làm cho hệ miễn dịch suy yếu.Chức năng tuyến giáp: Nồng độ BPA cao cũng liên hệ đến sự bất thường của hóc môn tuyến giáp, cho thấy chức năng tuyến giáp đang bị suy giảm.Chức năng não: Những con khỉ xanh Châu Phi sau khi được cho tiếp xúc với chất BPA (đã được đánh giá tính an toàn bởi Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ) cho thấy sự mất liên kết giữa các tế bào não. Phơi nhiễm BPA có thể ảnh hưởng đến chức năng não 4.8 Làm thế nào để giảm bớt sự phơi nhiễm với chất BPA Với tất cả những tác động tiêu cực mà loại chất này tiềm ẩn. Có thể bạn sẽ muốn tránh xa khỏi BPA.Mặc dù việc loại bỏ BPA là rất khó, vẫn có một số cách để chúng giảm đến mức tối đa việc tiếp xúc với loại hóa chất này:Tránh ăn thực phẩm đóng gói: Hãy ăn chủ yếu những thực phẩm tươi, nguyên chất. Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp và thực phẩm được đóng gói trong bao bì nhựa có dán nhãn tái chế từ 3 đến 7 hoặc có các chữ “PC”.Uống nước từ vật chứa làm bằng thủy tinh: Hãy mua các loại nước được bán trong chai lọ thủy tinh thay vì nhựa hoặc lon, và dùng những loại ly nước thủy tinh nhỏ thay cho những cái làm từ nhựa.Tránh xa khỏi các sản phẩm chứa BPA: Hãy hạn chế việc tiếp xúc với các biên lai thu nhận hết mức có thể vì chúng chứa rất nhiều chất BPA.Chọn lọc đồ chơi cho trẻ: Hãy chắc chắn về việc những món đồ chơi bạn mua cho trẻ được làm từ các chất liệu không chứa BPA -- đặc biệt là những món mà trẻ nhỏ có thể nhai hoặc mút bằng miệng.Đừng đưa các vật chứa bằng nhựa vào lò vi sóng: Hãy hâm nóng và dự trữ thức ăn bằng các vật chứa làm từ thủy tinh.Mua sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh: Một số chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng sữa bột thay cho sữa lỏng vì chất lỏng có khả năng hấp thụ nhựa nhiều hơn từ hộp đựng.Trước những bằng chứng sáng tỏ về sự độc hại của chất BPA, việc từng bước giới hạn đi sự tiếp xúc với chất BPA và các độc tố có trong thực phẩm khác là rất quan trọng. Đặc biệt, sẽ rất có lợi cho phụ nữ mang thai khi tránh tiếp xúc với chất BPA -- nhất là trong những giai đoạn đầu của thai kỳ. Chúng ta hoàn toàn không cần phải lo lắng khi thỉnh thoảng uống phải nước từ các chai nhựa làm từ BPA hoặc ăn thực phẩm đóng hộp.Dù vậy, việc bỏ sử dụng các vật chứa làm bằng nhựa và thay vào đó sử dụng các loại không chứa BPA chỉ đòi hỏi một chút sự nỗ lực nhưng lại có thể đạt được những lợi ích sức khỏe to lớn.Nếu bạn nhắm tới việc ăn uống những thực phẩm tươi sạch, nguyên chất, thì bạn sẽ tự động giới hạn đi sự tiếp xúc với chất BPA.Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ tốt nhất.Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, mayoclinic.org, webmd.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-trai-cay-tot-cho-tim-mach-vi
Các trái cây tốt cho tim mạch
“Người bệnh tim nên ăn trái cây gì” nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người. Do hiện nay, bệnh tim đã trở thành một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các vấn đề sức khỏe. Ngoài các phương pháp điều trị y học, các chuyên gia y tế thường khuyến khích bệnh nhân duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và kiểm soát tình trạng sức khỏe một cách tối ưu. Dưới đây là danh sách các loại trái cây có lợi cho sức khỏe tim mạch. 1. Lý do người bệnh tim nên ăn trái cây là gì? 1.1 Trái cây chứa nhiều chất xơ Chất xơ là một thành phần phổ biến có mặt trong hầu hết các loại trái cây, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chất béo có hại việc xâm nhập vào máu thông qua quá trình tiêu hoá.Cụ thể, các chất xơ, chẳng hạn chất xơ hoà tan (như pectin), khi nhập vào cơ thể sẽ tạo ra một lớp màng nhầy. Từ đó, hỗ trợ cơ thể trong việc giảm sự hấp thụ của chất béo có hại từ thức ăn.Nhờ vào tác động này, nồng độ cholesterol xấu trong máu được kiểm soát, làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành, đột quỵ, và suy tim. 1.2 Trái cây là nguồn vitamin dồi dào Hoa quả chứa đựng hầu hết các loại vitamin thiết yếu giúp duy trì sức khỏe tim mạch, bao gồm:● Vitamin C và E (như bưởi, cam, quýt, dứa): Đây là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn chặn tổn thương từ các chất oxi hóa và gốc tự do. Ngoài ra, chúng còn cải thiện chất lượng mạch máu và tăng khả năng co bóp của cơ tim, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của hệ thống tim mạch.● Vitamin nhóm B (như chuối, nho, kiwi): Các loại vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tim mạch khỏi nhiều vấn đề như suy tim, đột quỵ, bệnh tim bẩm sinh, và thiếu máu. Đặc biệt, chúng có tác động tích cực đối với sự phát triển của hệ thống tim mạch ở thai nhi.Việc tích hợp hoa quả vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và giúp duy trì một hệ thống tim mạch khỏe mạnh. 1.3 Trái cây cung cấp khoáng chất cho tim mạch Ngoài các loại vitamin, khoáng chất như kali, magie, và canxi cũng đóng vai trò tích cực đối với sức khỏe của hệ tim mạch. Kali, chẳng hạn, giúp ngăn chặn rối loạn nhịp tim và ổn định huyết áp, trong khi magie và canxi đảm bảo sự hiệu quả trong quá trình co bóp của tim và vận chuyển máu đến khắp cơ thể. Các khoáng chất này được tìm thấy trong nhiều loại quả như chuối, cà chua, bưởi, lựu, dưa hấu, tạo nên một nguồn dồi dào và đa dạng cho chế độ dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe tim mạch. 1.4 Trái cây giàu chất polyphenols Hàm lượng cao các polyphenol như quercetin, kaempferol, catechin trong trái cây cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch. Nhóm chất chống oxy hóa này không chỉ giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm và tổn thương tế bào, mà còn có khả năng giảm nồng độ cholesterol xấu và kiểm soát đường huyết hiệu quả. Các loại trái cây giàu polyphenol bao gồm việt quất, mâm xôi, nho đỏ, cam quýt, táo, dâu dây, bưởi, tạo ra một sự đa dạng và ngon miệng trong chế độ ăn hỗ trợ sức khỏe tim mạch. 1.5 Trái cây chứa nhiều carotenoids Giống như polyphenols, carotenoids cũng là một nhóm chất chống oxy hóa đáng kể có trong trái cây, đặc biệt là trong các loại quả có màu vàng, cam, và đỏ. Nhóm chất này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ, và nhồi máu cơ tim, nhờ vào khả năng chống viêm và khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Các loại trái cây có hàm lượng cao carotenoids, bao gồm dưa hấu, đu đủ, cà chua, lựu, anh đào, đều đặn xuất hiện trong danh sách đáp án của câu hỏi “người bệnh tim nên ăn trái cây gì". 2. Người bệnh tim nên ăn trái cây gì? Người bệnh tim nên ăn trái cây gì? 2.1 Cà chua Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tufts ở Boston đã chỉ ra rằng việc ăn cà chua và các thực phẩm giàu lycopene ít nhất 5 lần mỗi tuần trong khoảng thời gian 11 năm có thể giúp giảm đến 26% nguy cơ mắc bệnh mạch vành.Lycopene, một hợp chất chống oxy mạnh mẽ, được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tác động của gốc tự do và các yếu tố gây ra xơ vữa động mạch, đồng thời cung cấp một lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch khi tích hợp vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. 2.2 Các loại quả mọng Một số trái cây quả mọng, như việt quất, dâu tây, mâm xôi, phúc bồn tử, và mứt của chúng, là những nguồn dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu cho sức khỏe tim mạch. Những loại trái cây này không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanin, giúp đối phó với phản ứng viêm và stress oxy hóa, tạo điều kiện bảo vệ cho sự phát triển của hệ tim mạch.Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều trái cây quả mọng liên quan đến giảm huyết áp tâm thu, giảm lượng cholesterol "xấu" LDL, cải thiện chỉ số khối cơ thể (BMI), và làm giảm dấu hiệu viêm. Đặc biệt, các loại trái cây này có hàm lượng calo thấp, là sự lựa chọn lý tưởng để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Kết hợp chúng với rau củ và loại trái cây khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đồng thời đạt được nhiều lợi ích sức khỏe to lớn. 2.3 Bơ Bơ từ lâu đã là nguồn cung cấp chất chất béo vô cùng có lợi cho sức khỏe tim mạch vì đây là các chất béo không bão hòa sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu cũng như nguy cơ mắc bệnh tim.Đã có một thử nghiệm được thực hiện để kiểm tra ảnh hưởng của quả bơ đến sự giảm cholesterol ở người thừa cân, béo phì. Kết quả là những người mỗi ngày đều ăn một quả bơ cho thấy hàm lượng cholesterol “xấu” LDL trong máu giảm ở mức đáng ghi nhận. LDL-cholesterol là một yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý tim mạch.Bên cạnh đó, thành phần kali có trong bơ là một dưỡng chất cần thiết cho tim mạch. Trung bình mỗi trái bơ có thể cung cấp đến 975mg kali, đáp ứng khoảng 28% nhu cầu kali cần trong một ngày. Bạn cũng cần biết rằng việc bổ sung ít nhất 4,7g kali hàng ngày có thể giúp làm giảm 8,0/4,1 mmHg huyết áp trung bình và 15% nguy cơ đột quỵ.Trái bơ cũng rất có lợi cho những người mắc bệnh tim vì các chất béo đơn không bão hòa và kali có trong bơ giúp giảm hàm lượng cholesterol, hạn chế tăng huyết áp và giảm nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa như rối loạn lipid, đái tháo đường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh lý tim mạch. 2.4 Táo Lợi ích của táo cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng đã được biết đến từ lâu. Táo là một nguồn cung giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và chất polyphenol tốt cho tim mạch. Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu cho rằng thói quen thường xuyên ăn táo có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Nguyên nhân được chỉ ra là nhờ hợp chất polyphenol có tác dụng làm giảm cholesterol có nhiều trong vỏ táo.Ngoài ra, ăn táo thường xuyên cũng giúp cải thiện khả năng làm giảm cholesterol. Tác dụng này nhờ vào các hợp chất khác có trong thành phần quả táo như epicatechin, procyanidin B1, catechin và beta-carotene. 2.5 Các loại quả họ cam Cam và các loại quả thuộc họ cam là những lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Trong cam, chúng ta tìm thấy hesperidin, một hợp chất có khả năng giảm tắc nghẽn trong động mạch và cải thiện chức năng của hệ thống mạch máu. Ngoài ra, các thành phần như vitamin C, A, B6 và chất xơ cũng đóng góp tích cực vào việc cải thiện sức khỏe của mạch máu.Một nghiên cứu của Đại học Hebrew ở Jerusalem trên chuột đã chỉ ra rằng những con chuột được cho ăn cam có huyết áp thấp hơn từ 20 đến 25% so với nhóm không ăn cam.Tại Đại học Glasgow, nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng tiêu thụ bưởi (ăn hoặc uống nước ép) có tác động giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu. Các loại lipid xấu này thường là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, một yếu tố khởi phát cho nhiều bệnh tim mạch. Cam luôn nằm trong danh sách đáp án của câu hỏi “người bệnh tim nên ăn trái cây gì" 2.6 Kiwi Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng vào năm 2013 ghi nhận rằng việc tiêu thụ đều đặn hai quả kiwi mỗi ngày trong thời gian 8 tuần có thể giảm đáng kể nồng độ cholesterol LDL trong máu.Lợi ích của kiwi và các dưỡng chất có trong đó đã được công nhận từ lâu. Vitamin C và các chất chống oxy hóa, không chỉ giúp giảm viêm nhiễm ở tim mạch mà còn hỗ trợ việc hạ huyết áp. Hơn nữa, thành phần kali có trong quả kiwi cũng đóng góp vào việc duy trì sự ổn định của huyết áp. 2.7 Chuối Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích mọi người thêm chuối vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ vì chúng dễ ăn, thơm ngon và chi phí thấp, mà còn bởi những lợi ích to lớn mà chúng mang lại cho sức khỏe. Chuối là nguồn vitamin phong phú, đặc biệt là vitamin B6, vitamin C, kali, magie, và chất xơ.Kali và magie đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng tim và ổn định huyết áp. Thêm vào đó, vitamin B6 trong chuối đóng góp vào việc điều chỉnh homocysteine, một loại acid amin liên quan đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Việc thường xuyên bao gồm chuối trong chế độ dinh dưỡng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. 2.8 Lựu Lựu được đánh giá cao là một loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Trái lựu là nguồn phong phú acid ellagic, một yếu tố có khả năng ngăn chặn sự tích tụ của lipid xấu như cholesterol trong động mạch, đồng thời giảm nguy cơ phát triển xơ vữa mạch máu. Hơn nữa, hàm lượng kali cao trong trái lựu cũng hỗ trợ người bệnh kiểm soát huyết áp ở mức ổn định. 2.9 Dưa hấu Dưa hấu là một trong những loại trái cây có lợi cho sức khỏe tim mạch, nhờ sở hữu hàm lượng cao chất xơ, vitamin A, C, magnesium, và đặc biệt là lycopene. Lycopene là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương do căng thẳng oxy hóa. Điều này giúp máu lưu thông hiệu quả, bảo toàn chức năng tim mạch và đảm bảo hoạt động của nó diễn ra tối ưu. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch chỉ bằng cách ăn các loại trái cây trong danh sách “người bệnh tim nên ăn trái cây gì" Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và cải thiện các bệnh lý tim mạch. Tìm được đáp án cho câu hỏi “Người bệnh tim nên ăn trái cây gì" và sử dụng các loại trái cây này mỗi ngày là một phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả. Giúp mọi người tránh xa các yếu tố nguy cơ có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kham-benh-tri-la-kham-nhung-gi-vi
Khám bệnh trĩ là khám những gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. BSCK II Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bệnh trĩ là một trong những bệnh khá phổ biến ở người lớn và đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng đến nhập viện. Do tính chất công việc cũng như sinh hoạt của mọi người chính là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Trong đó thành phần hay gặp nhất là khối dân văn phòng và những người cao tuổi. 1. Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Bản chất của trĩ là các đám rối mạch máu trong ống hậu môn, khi máu không được lưu thông, bị ứ đọn lại tĩnh mạch căng và giãn dần, tùy từng mức độ gây nên nhiều hay ít búi trĩ. Dựa vào vị trí phát sinh của búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.Bệnh trĩ có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi.Trĩ nội: là búi trĩ xuất phát phía trên đường lược. Búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.Trĩ ngoại: khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược ( hay còn gọi đường hậu môn – trực tràng). Búi trĩ được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu mônTrĩ hỗn hợp là sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại 2. Vì sao bệnh trĩ cần được phát hiện sớm? Bệnh trĩ thường có tiến triển âm thầm và lặng lẽ, thời gian đầu các biểu hiện của bệnh chưa thực sự rõ ràng cộng với tâm lý e ngại của người bệnh không đi khám và điều trị sớm. Khi bệnh trở nên nặng hơn, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và có nhiều biến chứng khác. Đến lúc này, việc điều trị sẽ vô cùng phức tạp và rất tốn kém.Bệnh trĩ càng nặng thì thời gian điều trị bệnh càng lâu. Vì vậy, bệnh trĩ cần được phát hiện sớm và điều trị càng sớm càng tốt để có thể đạt được hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí hơn. Bệnh trĩ càng nặng thì thời gian điều trị bệnh càng lâu Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã có gói khám và chẩn đoán bệnh trĩ. Khi khách hàng sử dụng gói khám, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán, thăm khám, nội soi để phát hiện bệnh và có hướng điều trị phù hợp.Khách hàng sử dụng gói khám và chẩn đoán bệnh trĩ tại Vinmec sẽ được hưởng đầy đủ các dịch vụ bao gồm:Được thăm khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa giàu kinh nghiệmSử dụng phương pháp nội soi trực tràng, hậu mônHình ảnh về tình trạng hậu môn được ghi lạiBệnh trĩ nếu để lâu ngày sẽ gây viêm hậu môn mãn tính, rò hậu môn, trực tràng bị hẹp đi, nứt kẽ hậu môn và đặc biệt có thể tiến triển thành ung thư. Chính vì vậy, bệnh trĩ cần phải được thăm khám sớm và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn. 3. Vì sao nên khám bệnh trĩ tại Vinmec? Với các trang thiết bị hiện đại cùng kỹ thuật cao, Vinmec đang đem đến cho khách hàng những sự lựa chọn tối ưu nhất. Tùy theo thương tổn cụ thể của trĩ mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.Tại Vinmec, đang sử dụng phương pháp tiêm thuốc gây xơ trực tiếp vào búi trĩ và các vùng xung quanh búi trĩ, phương pháp phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp Longo. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã có gói khám và chẩn đoán bệnh trĩ Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trĩ Phân biệt sa trực tràng và trĩ
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-bi-tieu-duong-co-uong-duoc-mat-ong-khong-vi
Người bị tiểu đường có uống được mật ong không?
Mật ong là thực phẩm khá bổ dưỡng và rất nhiều người uống mật ong để bồi bổ sức khỏe hiện nay. Nhưng mọi người đã biết sử dụng nó đúng cách. Và liệu rằng người tiểu đường có uống mật ong được không? Hôm nay mọi người hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé! 1. Những công dụng của mật ong đối với cơ thể Với một người có thể trạng bình thường, không mắc các bệnh về đường huyết như tiểu đường thì việc uống mật ong là rất nên làm. Điều này giúp cơ thể có thêm các chất đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa cũng như điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, việc dùng mật ong cũng nên được kiểm soát, nếu sử dụng quá mức cũng có thể dẫn đến nguy cơ bị tiểu đường.Thành phần chính của mật ong là đường fructose, ngoài ra còn có một số các khoáng chất, vitamin, và vài enzym khác,... Theo nhiều nghiên cứu khoa học và thực nghiệm chứng minh thì mật ong có thể giúp điều trị ho, phòng táo bón, cung cấp năng lượng năng, giảm nhiệt miệng, dùng mỗi muỗng mật ong một ngày sẽ làm cho cơ thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Nhưng một lưu ý nhỏ là người bị tiêu chảy không nên dùng mật ong, vì nó sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn nhé! Các bác sĩ không khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường dùng mật ong Một người khỏe mạnh, thể chất tốt thì một ngày dùng 2-3 muỗng mật ong sẽ là một việc làm rất tốt. Nếu mật ong được kết hợp với nước chanh sẽ là chất giải rượu tuyệt vời. Khi kết hợp chanh với bơ sẽ tạo ra mặt nạ dưỡng trắng mà chị em rất ưa chuộng. Với những trẻ bị ho khó dùng thuốc tây thì việc cho trẻ ngậm một ít mật ong cũng làm cải thiện rất lớn đối với tình trạng trẻ. Trắc nghiệm dành riêng cho người mắc đái tháo đường: Chế độ ăn của bạn đã hợp lý chưa? Người bị bệnh đái tháo đường cần phải quan tâm nhiều hơn đến cách tính toán khẩu phần ăn sao cho phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe. Nếu chưa rõ, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài trắc nghiệm ngắn sau đây. Bắt đầu 2. Người bị tiểu đường uống mật ong được không? Tiểu đường là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa các chất trong trong cơ thể làm cho đường huyết cao, gây nên các biến chứng cực kỳ nặng nề như cách bệnh tim, suy thận, hoại tử chi, mù lòa... Chính vì vậy, ở người bị tiểu đường thì việc kiểm soát lượng đường dung nạp vào cơ thể là rất quan trọng. Nếu việc kiểm soát được tốt, bệnh nhân hoàn toàn có thể sống tốt như người bình thường.Mật ong là một trong những chất có thể làm tăng lượng đường máu của bệnh nhân tiểu đường. Vậy tiểu đường uống mật ong được không, và nên uống như thế nào. Dù mật ong chứa lượng đường lớn, và các bác sĩ không khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường dùng mật ong. Nhưng người tiểu đường vẫn có thể dùng mật ong với lượng thấp hơn người bình thường nếu thể trạng bệnh nhân không thừa cân, béo phì. Các bệnh nhân tiểu đường có thể trạng lớn, BMI> 23kg/m2 thì việc kiêng ngọt, kể cả kiêng mật ong là điều tất yếu để bảo vệ sức khỏe. Những bệnh nhân có thể trạng cơ thể bình thường vẫn có thể dùng mật ong lượng nhỏ khoảng 5ml mật ong nguyên chất pha loãng với nước để sử dụng.Trong một số trường hợp bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc hạ đường huyết quá liều. Làm cho người bệnh rơi vào tình trạng mất tri giác, lúc này mật ong trở thành thuốc cực kỳ tốt. Khi đó uống mật ong với một lượng vừa đủ giúp làm đường máu người bệnh tăng nhanh chóng, hạn chế được tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân. Đây là một giải pháp an toàn, hiệu quả mà không kém phần đơn giản mà mỗi gia đình có người mắc bệnh tiểu đường cần ghi nhớ. Uống mật ong có thể giúp đường máu người bệnh tăng nhanh chóng trong trường hợp nguy hiểm như hạ đường huyết gây mất tri giác Trong thời buổi hiện nay thì tiểu đường không còn là căn bệnh hiếm gặp nữa. Nên việc có cho mình một chế độ ăn hợp lý là rất quan trọng và cần thiết cho mỗi người. Mật ong là một sản phẩm tốt cho cơ thể nếu được sử dụng một cách phù hợp. Những người mắc bệnh tiểu đường muốn sử dụng mật ong nên nhờ sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ để vừa đảm bảo cơ thể hấp thu tốt các dinh dưỡng cũng như tránh các nguy cơ gây tăng nặng tình trạng bệnh. Qua bài viết này, mong mọi người đã giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường có uống được mật ong không. Hy vọng đây là một bài viết hữu ích cho bệnh nhân cũng như người nhà của bệnh nhân tiểu đường.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-gi-khi-tre-bi-tieu-chay-cap-vi
Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp?
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là căn bệnh không hiếm gặp và thường có triệu chứng ồ ạt, đặc biệt trong 2 - 3 ngày đầu. Bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Do đó các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý để xử trí kịp thời trong một số trường hợp khẩn cấp. 1. Biểu hiện của bệnh tiêu chảy cấp trẻ em Tiêu chảy cấp ở trẻ là tình trạng đi đại tiện nhiều hơn bình thường, đặc biệt phân có thể thay đổi theo dạng lỏng, nước, một số trường hợp có máu và kéo dài khoảng 14 ngày.Nếu ở trẻ bú mẹ có thể đi tiêu 5-7 lần/ngày, phân sệt, lợn cợn màu xanh mùi chua. Trong trường hợp này trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và chơi đùa vui vẻ thì không có vấn đề gì lo lắng.Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp thì cần sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám.Một số dấu hiệu cụ thể về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em như sau:Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có có tần suất đi tiêu nhiều lần trong ngày, trung bình khoảng từ 3 - 10 lần/ ngày, hoặc nhiều hơn. Phân có thể sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh, hoặc nâu.Trẻ bú sữa mẹ có thể dễ sản xuất phân nhiều lần hơn và phân có nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức. Trẻ từ 1 tuổi trở lên, thông thường có khoảng 1 - 2 lần đi tiêu một ngày.Dấu hiệu phân trong bệnh tiêu chảy cấp là lỏng nhiều, có nước kèm mùi hôi tanh. Bên cạnh đó trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như quấy khóc, buồn nôn và nôn, đau bụng. Dựa vào tính chất và màu sắc của phân có thể giúp cha mẹ nhận biết tình trạng tiêu chảy ở trẻ 2. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện kéo dài hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa hấp thu ở ruột khi đổi sữa cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ em có thể phòng tránh như sau:Trẻ trong độ tuổi bắt đầu ăn dặm dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp do làm quen với nguồn dinh dưỡng mới.Trẻ bị suy dinh dưỡngTrẻ bị suy giảm miễn dịchDo trẻ có tập quán không tốt như bú bình, ăn dặm không đúng cách, sử dụng nước ô nhiễm, không chế biến thực phẩm vệ sinh.Ngoài ra, điều kiện thời tiết tại nước ta cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn, đặc biệt là rotavirus hay tấn công trẻ vào mùa khô lạnh. 3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? Bệnh tiêu chảy cấp có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì thế các bậc cha mẹ cần chú ý trang bị cho mình thêm kiến thức chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy.Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường tránh tình trạng mất nước: Đối với trẻ bú mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên hơn và lâu hơn, bởi lúc này trẻ cần năng lượng để hoạt động và tăng trưởng, đồng thời gia tăng thêm sức đề kháng.Cho trẻ uống dung dịch ORS: Hòa một gói dung dịch ORS pha 1 lít nước đun sôi và cho trẻ uống 50-100ml sau mỗi lần tiêu tiêu chảy ở trẻ < 2 tuổi, 100-200ml ở trẻ > 2 tuổi, cho trẻ uống từng muỗng hoặc uống từng ngụm nhỏ. Ngoài các, nên cho trẻ uống thêm nước cháo hoặc nước đun sôi để nguội. Phụ huynh cần pha thuốc theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định Cho trẻ uống viên kẽm theo chỉ dẫn của bác sĩ.Thực tế, có rất nhiều các bậc cha mẹ thường giữ tâm lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp không cho trẻ ăn hoặc hạn chế cho trẻ ăn dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu sức đề kháng, điều này càng làm bệnh tiêu chảy cấp trở nên nguy hiểm. Vì thế, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn bình thường, hạn chế kiêng cữ và nên chia nhỏ các bữa ăn để trẻ hấp thụ tốt và có cảm giác ngon miệng hơn.Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp nhưng không có các dấu hiệu mất nước và trẻ vẫn ăn, ngủ chơi và bú bình thường thì mẹ có thể điều trị cho trẻ tại nhà theo hướng dẫn của các bác sĩ mà không cần sử dụng kháng sinh.Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có các biểu hiện mất nước như khát nước, môi khô, khóc không có nước mắt, li bì, hôn mê, có máu trong phân, tiêu chảy và nôn ói nhiều thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và sớm có hướng điều trị. 4. Một số lưu ý khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ Để đảm bảo tối đa an toàn, khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp, cha mẹ không nên tự ý sử dụng dung dịch điện giải khi chưa có chỉ định của bác sĩ, kể cả trong trường hợp điều trị tại nhà cho trẻ. Bởi việc tự ý sử dụng dung dịch điện giải có thể khiến trẻ mệt mỏi và làm giảm lượng bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Với một số trẻ lớn hơn, việc sử dụng dung dịch điện giải có thể kiểm soát.Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên chú ý không nên cho trẻ uống nước trái cây nguyên chất vì sẽ làm cho bệnh tiêu chảy có thể có diễn biến nặng hơn, vì hầu hết nước trái cây chứa khá nhiều đường. Nếu trong trường hợp trẻ vẫn uống uống thì nên pha loãng cùng với nước đun sôi.Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ, các bác sĩ khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng nguồn nước sạch vệ sinh ăn uống, đồng thời thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay thường xuyên với xà phòng. Đặc biệt các bậc cha mẹ nên chích ngừa đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh tả, thương hàn và cho trẻ uống rota phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus theo đúng lịch. Phương pháp này được coi là phương pháp tối ưu nhất để phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra. Tiêm chủng đầy đủ theo lịch có thể giúp trẻ phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, trong đó có vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra. Tại Vinmec có đầy đủ cơ sở vật chất y tế hiện đại đạt chuẩn để bảo quản vắc-xin cũng như có không gian vui chơi thoải mái cho trẻ trước và sau quá trình theo dõi tiêm. Đặc biệt, khách hàng sẽ được thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới.Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ và người thân trong gia đình, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY. Mách mẹ những mũi tiêm vắc-xin bảo vệ con cả đời
https://tamanhhospital.vn/mo-noi-soi-cot-song-hai-cong/
05/04/2024
Mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) là gì, điều trị những bệnh nào?
Mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) là một kỹ thuật mổ hiện đại, giúp điều trị thành công nhiều bệnh cột sống – thần kinh nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống… Vậy mổ UBE là gì, có ưu điểm ra sao? Với tính ứng dụng cao và nhiều ưu điểm vượt trội, kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) đang được Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ứng dụng điều trị hiệu quả các bệnh lý nguy hiểm về cột sống – thần kinh. Mục lụcKỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) là gì?Kỹ thuật mổ UBE chuyên điều trị bệnh gì?1. Thoát vị đĩa đệm2. Thoái hóa cột sống3. Trượt đốt sống4. Hẹp ống sống5. Gai cột sống6. U cột sống/u tủy sống7. Các chấn thương thần kinh – cột sốngƯu điểm của kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE)1. Hiệu quả điều trị cao hơn2. An toàn cấu trúc thần kinh3. Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng4. Giảm đau sau mổ5. Hồi phục nhanh6. Yếu tố thẩm mỹKỹ thuật mổ UBE được ứng dụng khi nào?Quy trình mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE)Nguy cơ có thể gặp phải sau mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE)Cách chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi cột sống hai cổng UBENhững lưu ý sau mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE)Kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) là gì? Kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng hay nội soi cột sống hai cổng ở một bên (Unilateral biportal endoscopy – UBE) là một kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến, sử dụng phương pháp mổ nội soi xâm lấn tối thiểu, với đường rạch da rất nhỏ, để tiếp cận và can thiệp vào các vùng bệnh lý của cột sống, thần kinh mà không cần mổ hở với vết mổ lớn. (1) Kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) dùng để điều trị hiệu quả các bệnh cột sốt thần kinh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, trượt/hẹp ống sống, gai cột sống, thần kinh tọa… Kỹ thuật mổ UBE cột sống được thực hiện thông qua 2 vết rạch da siêu nhỏ, chỉ từ 5mm – 7mm tùy trường hợp. Các thiết bị nội soi và dụng cụ phẫu thuật được đưa vào cơ thể thông qua 2 lỗ nhỏ đó, tiếp cận đến vị trí tổn thương cần xử lý. Với những ưu điểm vượt trội, kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng ngày càng được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, dù kỹ thuật này mới chỉ được áp dụng trong thời gian gần đây nhưng đã nhận được sự chú ý, đánh giá cao từ cộng đồng chuyên môn và người bệnh nhờ hiệu quả vượt trội mà nó mang lại cho người bệnh. Hiện nay, kỹ thuật mổ nội soi hai cổng (UBE) đã được Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần Kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh lý thần kinh – cột sống. Bệnh viện đã đầu tư nhiều hệ thống thiết bị y tế chuyên dụng hiện đại nhất cũng như cử nhiều bác sĩ tu nghiệp ở các nước tiên tiến hàng đầu trên thế giới về phẫu thuật UBE, đáp ứng đầy đủ yêu cầu thăm khám và điều trị bệnh các bệnh lý thần kinh- cột sống bằng kỹ thuật UBE nói riêng và phẫu thuật thần kinh nói chung. Kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng Kỹ thuật mổ UBE chuyên điều trị bệnh gì? Kỹ thuật mổ nội soi cột sống – thần kinh có những ưu điểm vượt trội so với phương pháp mổ truyền thống. Dưới đây là các trường hợp bệnh thường được bác sĩ chỉ định mổ nội soi cột sống hai cổng: (2) 1. Thoát vị đĩa đệm Đây là tình trạng cấu trúc đĩa đệm giữa hai đốt sống bị thoái hóa và tổn thương, dẫn đến sự di lệch của đĩa đệm ra khỏi vị trí bình thường của chúng, nếu khối đĩa đệm thoát vị này gây chèn ép lên cấu trúc thần kinh cột sống gần đó thì có thể làm tổn thương cấu trúc thần kinh và gây ra triệu chứng bệnh lý. Triệu chứng chính thường gặp là đau nghiêm trọng tại vị trí đốt sống bị ảnh hưởng, đau tê lan xuống chân (thần kinh tọa) hoặc lan xuống cánh tay (nếu ở cột sống cổ) hoặc có thể làm rối loạn cảm giác da như tê bì, mất cảm giác, thậm chí liệt hoàn toàn tay chân, rối loạn tiêu tiểu. (3) 2. Thoái hóa cột sống Thoái hóa cột sống là tình trạng tổn thương của các cấu trúc của cột sống như đĩa đệm, đốt sống, khớp liên đốt sống và các cấu trúc dây chằng cột sống, chúng diễn tiến nặng dần theo thời gian. Bệnh có thể gây đau lưng kéo dài, đau tê lan xuống chân hoặc cánh tay tùy vào vị trí bị thoái hóa, yếu tay chân, cầm nắm, đi lại khó khăn dần. 3. Trượt đốt sống Trượt đốt sống là bệnh lý các cấu trúc khớp và dây chằng của cột sống không giữ được hai đốt sống kế cận với nhau khiến đốt sống trượt ra khỏi vị trí bình thường so với đốt sống kia, thường gặp ở cột sống lưng. Triệu chứng bệnh thường gặp là đau lưng, tê yếu hai chân. 4. Hẹp ống sống Ống sống là cấu trúc dạng khoang nằm trong cột sống chứa các cấu trúc thần kinh quan trọng như tủy sống, các dây thần kinh cột sống. Tình trạng hẹp ống sống có thể gây chèn ép các cấu trúc thần kinh này. Nguyên nhân hẹp ống sống thường do thoái hóa làm biến dạng dần các cấu trúc của cột sống như dây chằng, khối khớp liên đốt sống, đĩa đệm hoặc thân đốt sống, từ đó làm ống sống bị hẹp lại dần. 5. Gai cột sống Sự phát triển bất thường các cấu trúc xương ở cột sống tạo thành các “gai” hay chồi xương ở cạnh đốt sống. Bệnh lý này chứng tỏ có một sự thoái hóa cột sống kéo dài do đó bệnh nhân thường có biểu hiện đau lưng. Ngoài ra, các gai xương này có thể gây ra những biểu hiện bệnh lý thần kinh khi chúng chèn ép lên các cấu trúc thần kinh của cột sống. 6. U cột sống/u tủy sống U cột sống hoặc u tủy sống là khối u của cấu trúc xương sống, màng tủy hoặc của cấu trúc thần kinh bên trong ống sống, có thể là u lành tính hoặc ác tính. Khối u có thể gây chèn ép lên dây thần kinh hoặc tủy sống, từ đó gây ra các biểu hiện triệu chứng bệnh lý thần kinh như đau, tê bì, mất cảm giác, yếu liệt chi. 7. Các chấn thương thần kinh – cột sống Mổ UBE còn được áp dụng cho các trường hợp chấn thương cột sống gây chèn ép các cấu trúc thần kinh, chẳng hạn như chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã hoặc những chấn thương do nguyên nhân khác. Ưu điểm của kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) Được đánh giá là phương pháp mổ tiên tiến, kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) có những ưu điểm vượt trội như: 1. Hiệu quả điều trị cao hơn Kỹ thuật mổ nội soi UBE cho phép bác sĩ quan sát rõ nét, chính xác hơn ở khu vực can thiệp, phát hiện và xử lý tốt các tổn thương một cách chính xác, giúp nâng cao tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật. 2. An toàn cấu trúc thần kinh Khi thực hiện thao tác, các cấu trúc trong vùng phẫu thuật được ghi hình rõ nét và phóng đại trên màn hình nên việc sử dụng kỹ thuật mổ UBE giúp bác sĩ dễ dàng tránh được những tổn thương không mong muốn ở các cấu trúc thần kinh, mạch máu trong vùng phẫu thuật. 3. Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng Người cao tuổi và người bệnh mắc bệnh nội khoa cũng có thể được thực hiện mổ nội soi cột sống hai cổng để điều trị bệnh lý cột sống – thần kinh. Không giống như phẫu thuật mở, các vết thương trong phẫu thuật UBE rất nhỏ nên dễ lành hơn, người bệnh tiểu đường, người cao tuổi và những người mắc các bệnh nội khoa khác có thể lựa chọn phương pháp mổ UBE để giảm thiểu nguy cơ chậm lành vết mổ. Kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng UBE có thể áp dụng cho người bệnh đang mắc các bệnh lý mạn tính 4. Giảm đau sau mổ Người bệnh cảm thấy đau ít hơn ở vị trí vết mổ so với phẫu thuật hở truyền thống do vết mổ nhỏ, không làm tổn thương cơ và các cấu trúc xung quanh. Nhờ vậy trong thời gian phục hồi sau mổ, người bệnh cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. 5. Hồi phục nhanh Nhờ giải quyết tốt bệnh lý mà không gây ra các tổn thương các cấu trúc cơ cạnh sống nên sau mổ bằng kỹ thuật UBE người bệnh có thể tập vận động và ra viện sớm hơn. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể xuất viện từ 1 – 3 ngày sau khi mổ nội soi. 6. Yếu tố thẩm mỹ Nhờ đường rạch da nhỏ và không banh vén da nhiều nên vết rạch da sau mổ bằng kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng UBE thường rất ít để lại sẹo, giữ lại vẻ thẩm mỹ tốt nhất cho người bệnh. Kỹ thuật mổ UBE được ứng dụng khi nào? Hầu hết các trường hợp có chỉ định mổ bằng phương pháp truyền thống thì đều có thể mổ bằng kỹ thuật nội soi Các trường hợp cần can thiệp để điều trị bệnh lý cột sống – thần kinh sau khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Người bệnh lớn tuổi, người mắc các bệnh mạn tính có nguy cơ cao khi áp dụng các kỹ thuật mổ thông thường. Người bệnh lo ngại các vấn đề về sẹo sau mổ hoặc có khả năng chịu đau kém, cần thực hiện phương pháp phẫu thuật hạn chế tối đa xâm lấn. Quy trình mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) Trước khi thực hiện mổ UBE, bác sĩ đã hội chẩn và tiến hành tư vấn chi tiết cho người bệnh các ưu điểm của kỹ thuật cũng như nguy cơ có thể xảy ra. Người bệnh cũng được thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá xem tình trạng sức khỏe có đáp ứng điều kiện làm phẫu thuật hay không, chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, đo điện tim, chụp X-quang… Sau khi khám tiền mê và hoàn tất các quy trình đảm bảo an toàn phẫu thuật tốt nhất, người bệnh được đưa vào phòng phẫu thuật. Bệnh nhân được gây mê toàn thể, bác sĩ tiến sẽ hành rạch da hai đường nhỏ ở vùng cột sống để đưa ống nội soi và dụng cụ mổ tiếp cận vùng tổn thương. Qua hình ảnh nội soi trực tiếp trên màn ảnh, bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác phẫu thuật cắt bỏ tổn thương, chỉnh sửa và giải phóng các cấu trúc thần kinh bị chèn ép. Cuối cuộc mổ, người bệnh được khâu da hai mũi và chỉ cần băng các vết mổ bằng băng keo cá nhân và được đưa về phòng chăm sóc hậu phẫu. Sau mổ, bác sĩ sẽ khám và đánh giá khả năng hồi phục của bệnh nhân. Sau vài ngày, người bệnh có thể xuất viện và được hẹn tái khám theo đúng lịch của bác sĩ đề ra. Mổ UBE hạn chế tối đa xâm lấn Nguy cơ có thể gặp phải sau mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) Nhìn chung, việc ứng dụng kỹ thuật mổ nội soi hai cổng UBE để điều trị bệnh lý cột sống – thần kinh mang đến sự an toàn cho người bệnh và làm tăng tỷ lệ điều trị thành công. Tuy nhiên, theo y văn, vẫn có một số nguy cơ của phẫu thuật như: Người bệnh có thể cảm thấy đau ở vị trí vết mổ một thời gian. Bệnh nhân cũng có thể gặp các biến chứng khác như dò dịch não tủy, nhiễm trùng vết mổ, chảy máu… Tuy nhiên các biến chứng này rất hiếm xảy ra với tỷ lệ thấp hơn nhiều so với phương pháp mổ truyền thống. Cách chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi cột sống hai cổng UBE Khi chăm sóc người bệnh sau mổ UBE, người chăm sóc cần lưu ý: Hỗ trợ người bệnh vệ sinh vị trí vết mổ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không cho các chất lỏng, dung dịch rửa hay bất kỳ loại thuốc bôi nào lên vị trí vết thương nếu chưa có ý kiến của bác sĩ. Nhắc nhở người bệnh dùng thuốc đầy đủ và đúng giờ, đúng chỉ định của bác sĩ. An ủi, động viên người bệnh để người bệnh có tâm lý thoải mái trong suốt quá trình hồi phục. Thường xuyên đỡ người bệnh ngồi dậy, đi bộ và vận động nhẹ nhàng. Tránh để người bệnh nằm yên một chỗ quá lâu sẽ dễ gây lở loét da vùng lưng, làm máu lưu thông kém, dễ tắc nghẽn. Kiểm tra vết thương xem có tình trạng chảy dịch, mủ hoặc sưng hay không. Nếu có, nên đưa người bệnh đến bệnh viện để tái khám. Những lưu ý sau mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) Sau khi phẫu thuật điều trị bệnh lý thần kinh – cột sống bằng phương pháp mổ UBE, người bệnh cần nghỉ ngơi và vận động đúng cách để phục hồi nhanh. Một số lưu ý trong quá trình hồi phục sau mổ nội soi cột sống hai cổng UBE gồm có: Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý bỏ thuốc hay thay đổi liều dùng thuốc. Ngoài ra, nếu người bệnh có các toa thuốc điều trị các bệnh lý nền mãn tính kèm theo thì cần có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ khám, kiểm tra vết mổ để tư vấn phương pháp chăm sóc phục hồi tiếp theo. Một ngày sau phẫu thuật có thể đứng, đi bộ nhẹ nhàng vừa sức. Đi bộ làm tăng lưu lượng máu, giảm nguy cơ đông máu, giảm nguy cơ bị viêm phổi trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Hạn chế vận động mạnh, các hoạt động gây tác động lực lớn lên vùng phẫu thuật trong một vài tuần đầu tiên. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Việc bổ sung hợp lý protein và vitamin trong chế độ ăn uống rất quan trọng để chữa lành vết thương sau phẫu thuật. Nghỉ ngơi hợp lý sau phẫu thuật. Tùy tính chất công việc, người bệnh có thể quay trở lại làm việc sau khoảng một tuần tính từ thời điểm phẫu thuật. Có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về thời điểm quay trở lại làm việc. Nên nghỉ ngơi và dùng thuốc đúng theo tư vấn của bác sĩ sau mổ UBE Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) đang được Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ứng dụng là một kỹ thuật hiện đại, là giải pháp hiệu quả giúp chữa trị thành công rất nhiều bệnh lý thần kinh – cột sống. Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm, mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho người bệnh, giúp phục hồi nhanh, không để lại vết sẹo lớn, làm cho người bệnh khỏe mạnh và tự tin trở lại công việc hàng ngày.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cong-dung-cua-vi-thuoc-kim-tien-thao-vi
Công dụng của vị thuốc kim tiền thảo
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Đỗ Phú Thắng - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông Kim tiền thảo hay còn có tên gọi khác là cây mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng,... là bộ phận trên mặt đất của cây kim tiền thảo. Đây là cây thuốc nam có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. 1. Đặc trưng về cây kim tiền thảo Tên khoa học của cây kim tiền thảo là Desmodium styracifolium. Cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)Về hình dáng: Đây là cây thân thảo, mọc bò trên mặt đất, sau đứng thẳng, cao khoảng 0.3 – 0.5 m. Ngọn cây dẹt, có nhiều khía và có nhiều lông tơ trắng. Lá cây mọc so le, gồm 1 hoặc 3 lá chét hình tròn, dài từ 1.5 đến 3.4 cm, gốc bằng hoặc hơi hình tim, có gân lá khá rõ, mặt dưới phủ lông màu trắng bạc; lá kèm có lông, có khía; cuống lá dài 1-2cm.Hoa mọc thành từng chùm nhỏ, ngắn ở trong kẽ lá hoặc đầu ngọn thân thành; lá bắc sớm rụng; hoa màu hồng; đài 4 răng đều, có lông ngắn, tràng hoa có dạng cánh cờ hình bầu dục, các cánh hoa bên thuôn dạng thìa cong; bầu hơi có lông.Quả kim tiền thảo đầu hơi cong xuống và hạt có lông. 2. Kim tiền thảo có tác dụng gì? 2.1. Tác dụng lợi tiểuCây thuốc kim tiền thảo có nhiều tác dụng giúp lợi tiểu hay còn được hiểu là tăng thể tích nước tiểu, đồng thời làm chậm quá trình to lên của viên sỏi và có thể bào mòn sỏi. Vị thuốc có ít tác dụng phụ nên có thể sử dụng điều trị trong thời gian dài.Theo những tài liệu Y Học Cổ Truyền, kim tiền thảo còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi niệu. Vị thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiết niệu như trừ sỏi, các chứng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng sẫm... Vì tác dụng lợi tiểu của Kim tiền thảo, vì vậy sẽ khiến lượng nước tiểu và số lần đi tiểu trong 1 ngày của bạn nhiều hơn, có thể xảy ra một số bất tiện trong quá trình sử dụng thuốc. Cũng không nên dùng vào buổi tối, sẽ khiến bạn buồn tiểu và ảnh hưởng đến giấc ngủ2.2. Giảm đào thải canxi niệuTheo các nghiên cứu đã chứng minh rằng, kim tiền thảo làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu. Nhờ đó, có công dụng giúp đào thải lượng canxi cặn ra bên ngoài cơ thể mà không lắng đọng tạo thành tinh thể khi chưa đạt đến nồng độ bão hòa.Đồng thời, thảo dược này còn có tác dụng giúp tăng bài tiết lượng citrat niệu qua đó tăng đào thải oxalat, giảm hình hình thành canxi oxalat và giảm hình thành sỏi thận.2.3. Kháng viêm, kháng khuẩnTác dụng kháng viêm, kháng khuẩn của kim tiền thảo giúp giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống niệu quản và bị đẩy ra ngoài.Với những công dụng như kể trên, dược liệu kim tiền thảo đã được nhiều người biết đến và sử dụng như một vị thuốc quan trọng nhất trong điều trị các bệnh sỏi thận viêm đường tiết niệu và sỏi đường tiết niệu. Kim tiền thảo có tác công dụng giúp cơ thể kháng viêm kháng khuẩn 3. Những bài thuốc kim tiền thảo trị bệnh sỏi thận Để việc điều trị sỏi thận bằng kim tiền thảo mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp vị thuốc này với những loại thảo dược khác có cùng tác dụng lợi tiểu như râu ngô, trà atiso, râu mèo,... để làm tăng công năng của loại thảo dược này.Bài 1: Kim tiền thảo 30g, dừa nước 15g, hạt mã đề 15g, kim ngân hoa 15g. Sắc lấy nước uống hàng ngày. Công dụng điều trị viêm đường tiết niệu, hệ thống tiết niệu có sỏi.Bài 2: Kim tiền thảo 25g, đông quỳ tử 15g, xuyên phá thạch 15g, hoạt thạch 15g và ngưu tất 12g. Sắc lấy nước uống trong ngày, chữa bệnh sỏi đường tiết niệu.Bài 3: Kim tiền thảo 30g, xa tiền tử 10g, ô dược 10g, thanh bì 10g, đào nhân 10g và ngưu tất 12g. Sắc lấy nước uống trong ngày, có tác dụng tốt trong trị bệnh sỏi đường tiết niệu, tiểu buốt, kèm táo bón.Bài 4: Kim tiền thảo 30g, tỳ giải 20g, xa tiền tử 20g, hoạt thạch 20g kèm theo sinh địa, tục đoạn, đan sâm, mỗi thứ 9g. Sắc lấy nước uống trong ngày có tác dụng trong điều trị sỏi hệ thống tiết niệu, tiểu buốt, rắt, tiểu ra máu.Bài 5: Kim tiền thảo 40g, tỳ giải 20g, xa tiền thảo 20g, trạch tả 12g, uất kim 12g, ngưu tất 12g và kê nội kim 8g. Sắc lấy nước uống trong ngày điều trị sỏi tiết niệu kèm tiểu đục, tiểu buốt. Trong đông y kim tiền thảo cần được sử dụng theo chỉ dẫn của thầy thuốc 4. Uống kim tiền thảo nhiều có ảnh hưởng gì không? Theo Y Học Cổ Truyền, kim tiền thảo là loại cây lành tính, an toàn và không để lại tác dụng phụ gì nhiều đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần lưu ý một số trường hợp sau:Điều trị bệnh sỏi thận: Như đã trình bày ở trên, kim tiền thảo có tác dụng tốt trong điều trị sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Nhưng, kim tiền thảo chỉ có giá trị trong điều trị sỏi nhỏ hơn 1cm. Vì vậy trước khi bạn có ý định sử dụng vị thuốc này trong điều trị bạn cần xác định được kích thước và tình trạng sỏi thận của mình.Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, nếu muốn sử dụng vị thuốc này bạn cần sự tư vấn và theo dõi sát từ các bác sĩ sản khoa. Bởi đây có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi.Điều trị hoặc tiền sử mắc bệnh dạ dày: Bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá trước khi sử dụng kim tiền thảo.Tóm lại, trước khi sử dụng kim tiền thảo hay bất cứ loại thảo dược nào trong điều trị bệnh hoặc sử dụng hàng ngày bạn cần tham khảo và được tư vấn bởi các chuyên gia y tế. Điều này giúp việc sử dụng đạt được hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-thieu-mau-co-nen-nghe-khong-vi
Người thiếu máu có nên ăn nghệ không?
Nghệ không chỉ là một loại gia vị độc đáo mà nó còn chứa các hợp chất hoá học, điển hình là curcumin, rất tốt cho sức khỏe. Vậy những người thiếu máu có nên ăn nghệ hay không? 1. Nghệ có rất nhiều công dụng điều trị bệnh Nghệ là một loại gia vị phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nền ẩm thực của Châu Á. Nó được biết đến là nguyên liệu chính trong món cà ri. Nghệ thường có vị đắng, ấm và được sử dụng để tạo hương vị cũng như tạo màu cho món ăn.Bên cạnh đó, củ nghệ cũng được áp dụng rộng rãi để làm thuốc. Nó có chứa một chất hoá học màu vàng có tên là curcumin, dùng để tạo màu cho thực phẩm và mỹ phẩm. Hiện nay, loại gia vị này đang được sử dụng để hỗ trợ điều trị cho các tình trạng liên quan đến viêm và đau, chẳng hạn như viêm xương khớp. Ngoài ra, nghệ cũng có tác dụng cải thiện cho các triệu chứng của bệnh sốt cỏ khô, cholesterol cao, trầm cảm, chứng ngứa và bệnh gan. Nhiều người cũng dùng nghệ để điều trị cho chứng ợ nóng, giảm khả năng tư duy và trí nhớ, căng thẳng, bệnh viêm ruột và nhiều tình trạng khác.XEM THÊM: Ăn củ nghệ có thể chống lại ung thư? 2. Những người thiếu máu có nên ăn nghệ không? Củ nghệ được xem là một chất chống viêm và chống ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, trong một thí nghiệm trên chuột đã cho thấy các hợp chất hoá học trong nghệ có thể liên kết với sắt trong ruột và gây ra tình trạng thiếu sắt.Thực tế, nghệ là một trong những gia vị được biết đến là có khả năng ức chế sự hấp thụ sắt từ 20 – 90% ở người. Hoạt chất curcumin trong nghệ liên kết với sắt ferric (Fe3+) để tạo thành phức hợp ferric-curcumin. Ngoài ra, curcumin cũng ức chế sự tổng hợp của hepcidin, một trong những peptit có quan hệ mật thiết với sự cân bằng sắt. Tình trạng thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng. Do đó, những người có biểu hiện thiếu máu do thiếu sắt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung từ nghệ nào.Nhìn chung, khả năng hấp thụ sắt ở ruột của nghệ có thể có lợi cho những người đang gặp phải tình trạng quá tải sắt, chẳng hạn như bệnh huyết sắc tố hoặc bệnh thiếu máu huyết tán (ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm).XEM THÊM: Ăn nghệ có tốt cho gan không? Những người thiếu máu nên hạn chế ăn nghệ 3. Một số lợi ích khác khi sử dụng nghệ Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe đáng chú ý của việc tiêu thụ nghệ, bao gồm: 3.1. Cải thiện các triệu chứng của bệnh sốt hoa cỏ Hợp chất curcumin trong nghệ giúp làm giảm các triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt hoa cỏ, chẳng hạn như sổ mũi, ngứa, hắt hơi và nghẹt mũi. 3.2. Giảm thiểu tình trạng trầm cảm Hầu hết các nghiên cứu đã cho thấy, việc sử dụng curcumin từ nghệ có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm ở những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh trầm cảm. 3.3. Giảm cholesterol trong máu Củ nghệ có thể được sử dụng để làm giảm mức độ chất béo trong máu, hay còn được gọi là các chất béo trung tính. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm mức cholesterol cao trong máu. Nghệ có tác dụng giảm cholesterol trong máu 3.4. Tốt cho gan Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể uống chiết xuất nghệ để làm giảm thiểu các dấu hiệu tổn thương gan. Nghệ được cho là có khả năng ngăn ngừa sự tích tụ nhiều chất béo trong gan ở những người mắc phải tình trạng này. 3.5. Giảm đau xương khớp Một số nghiên cứu cho thấy, dùng chiết xuất nghệ riêng biệt hoặc kết hợp với các thành phần thảo dược khác có thể giảm đau và cải thiện chức năng của hệ xương ở những người bị thoái hoá khớp gối. Bên cạnh đó, nghệ cũng hoạt động tương tự như ibuprofen, một chất có tác dụng giảm đau xương khớp hiệu quả. 3.6. Cải thiện các triệu chứng ngứa do khí mù tạt Một nghiên cứu ban đầu cho thấy, khi sử dụng sản phẩm kết hợp giữa C3 Complex và Sami Labs LTD có chứa curcumin cùng với hạt tiêu đen hàng ngày trong vòng 4 tuần có thể làm giảm được mức độ ngứa và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân bị ngứa mãn tính do khí mù tạt. 3.6. Giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) Việc uống chiết xuất nghệ hàng ngày trong vòng 7 ngày trước kỳ kinh nguyệt và tiếp tục uống trong 3 ngày sau khi kinh nguyệt kết thúc có thể giúp bạn cải thiện được các tình trạng đau đầu, mệt mỏi và khó chịu do hội chứng PMS gây ra. 4. Tác dụng phụ và an toàn khi sử dụng nghệ Nghệ được cho là an toàn tuyệt đối khi sử dụng bằng đường uống trong một thời gian ngắn. Các sản phẩm từ nghệ cung cấp tới 8 gam curcumin mỗi ngày cũng được xem là an toàn khi sử dụng tối đa 2 tháng. Thực tế, nghệ hầu như không gây ra các tác dụng phụ quá nghiệm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải các tác dụng phụ nhẹ như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và chóng mặt. Những phản ứng phụ này có thể xảy ra nếu bạn sử dụng nghệ ở liều cao.Bên cạnh đó, nghệ cũng an toàn tuyệt đối khi được thoa lên da. Nó cũng có thể không gây ra tác dụng phụ khi được thoa lên vùng da bên trong miệng. Ngoài ra, khi thoa nghệ vào trực tràng cũng rất an toan, thậm chí loại củ này có thể làm thuốc xổ. Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ của nghệ 5. Một số cảnh báo đặc biệt khi sử dụng nghệ 5.1. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú Nghệ là thực phẩm an toàn tuyệt đối khi được tiêu thụ bằng đường uống với một số loại thực phẩm trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, nó sẽ không an toàn khi được dùng bằng đường uống với một số loại thuốc trong thai kỳ. Vì nó có thể thúc đẩy kinh nguyệt hoặc kích thích tử cung, gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 5.2. Các vấn đề liên quan đến túi mật Nghệ có thể khiến cho các vấn đề về túi mật trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn không nên sử dụng nghệ nếu bị mắc bệnh sỏi thận hoặc tắc nghẽn ống mật. 5.3. Tình trạng chảy máu Sử dụng nghệ có thể làm chậm lại quá trình đông máu. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị chảy máu và bầm tím ở những người mắc rối loạn chảy máu. 5.4. Cơ thể trở nên nhạy cảm với hormone Chất hoá học curcumin trong nghệ có thể hoạt động như một hormone estrogen trong cơ thể. Điều này khiến cho cơ thể trở nên nhạy cảm với hormone hơn. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy, nghệ có thể làm giảm sự tác động của estrogen ở một số tế bào ung thư nhạy cảm với hormone, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Vì vậy, nếu bạn đang mắc phải một bệnh lý nhất định, bạn hãy sử dụng nghệ một cách thận trọng để tránh khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn do tiếp xúc với hormone. 5.5. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản Tiêu thụ nghệ có thể làm giảm mức hormone testosterone và sự di chuyển của tinh trùng ở nam giới. Điều này có thể làm cản trở khả năng sinh sản, do đó bạn nên cân nhắc sử dụng nghệ nếu đang cố gắng sinh con. 5.6. Thiếu sắt Việc sử dụng nghệ có thể làm cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, những người bị thiếu sắt nên thận trọng khi dùng chúng. Người mắc bệnh thiếu sắt nên cân nhắc khi sử dụng nghệ 5.7. Bệnh gan Nghệ được cho là có nguy cơ làm hỏng gan, đặc biệt là ở những người mắc các bệnh về gan. Vì thế, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn không nên sử dụng loại gia vị này nếu đang có các vấn đề về gan. 5.8. Phẫu thuật Việc sử dụng nghệ có thể làm chậm quá trình đông máu, khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn trong và sau khi phẫu thuật. Vì thế, bạn nên dừng sử dụng nghệ ít nhất 2 tuần trước khi thực hiện cuộc phẫu thuật theo sự chỉ định của bác sĩ.Cuối cùng, việc sử dụng nghệ cùng với một số loại thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ bị bầm tím và chảy máu. Những loại thuốc chống đông máu phổ biến nhất, bao gồm clopidogrel (Plavix), aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác), diclofenac (Voltaren, Cataflam và những loại khác), enoxaparin (Lovenox), dalteparin (Fragmin), warfarin (Coumadin) hoặc heparin. Vì thế bạn hãy thông báo với bác sĩ khi sử dụng nghệ cùng với các loại thuốc này để được điều chỉnh phù hợp. Nguồn tham khảo: webmd.com, .ncbi.nlm.nih.gov
README.md exists but content is empty.
Downloads last month
42