url
stringlengths 31
332
| title
stringlengths 10
132
| text
stringlengths 675
66.4k
| metadata
dict |
---|---|---|---|
https://www.wikihow.vn/Ng%E1%BB%A7-khi-b%E1%BB%8B-g%C3%A3y-x%C6%B0%C6%A1ng-s%C6%B0%E1%BB%9Dn | Cách để Ngủ khi bị gãy xương sườn | Nằm ngủ khi xương sườn bị gãy có thể rất đau, nhất là khi bạn không thể nằm với tư thế bình thường vì đau. Để dễ ngủ hơn khi xương sườn gãy, bạn cần điều chỉnh tư thế nằm và tìm cách giảm đau trước khi ngủ. Bạn cũng nên làm theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát cơn đau và liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp vấn đề với giấc ngủ vì đau xương sườn.
Phương pháp 1 - Tạo sự thoái mái
Bước 1 - Tìm tư thế dễ chịu nhất.
Khi bị gãy xương sườn, bạn có thể nhận thấy tư thế nằm ngửa là dễ chịu nhất, hoặc cũng có khi thấy thoải mái hơn khi nằm nghiêng. Cả hai tư thế này đều thích hợp khi xương sườn bị gãy. Bên cạnh đó, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng còn giúp bạn dễ thở hơn. Bạn có thể thử nằm vài kiểu khác nhau để tìm ra tư thế dễ chịu nhất.
Thử nằm nghiêng bên sườn bị thương. Một số bác sĩ khuyên bệnh nhân nằm nghiêng bên bị thương nếu chỉ bị gãy một bên sườn, vì tư thế này sẽ hạn chế cử động của các xương sườn gãy và giúp bạn thở sâu hơn. Tuy nhiên, nếu thấy đau khi nằm nghiêng bên xương sườn gãy thì bạn đừng cố.
Thử ngủ trên ghế dựa. Một số người bị gãy xương sườn thấy ngủ trên ghế dựa dễ chịu hơn là ngủ trên giường.
Bước 2 - Dùng gối để tạo sự thoải mái.
Gối và đệm có thể giúp bạn khỏi lăn trong giấc ngủ khiến bạn thức giấc vì đau. Nếu nằm ngửa, bạn hãy đặt dưới mỗi cánh tay một chiếc gối hoặc để hai chiếc gối dưới kheo chân để giảm sức căng ở lưng.
Bước 3 - Hít thở sâu
Xương sườn gãy có thể khiến bạn thở nông vì đau khi lồng ngực cử động quá nhiều. Vì vậy, sẽ là rất tốt nếu bạn cố gắng hít thở sâu vào ban ngày và trước khi đi ngủ. Việc hít thở sâu có thể giúp bạn thả lỏng và nhận được nhiều ô xy.
Nằm ngửa hoặc ngả người trên ghế dựa và từ từ hít một hơi sâu. Đếm đến 5 khi hít vào, sau đó chầm chậm thở ra khi đếm đến 5. Khi hít thở, bạn hãy cố gắng đẩy không khí vào bụng bằng cơ hoành.
Bước 4 - Hạn chế cứ động khi ngủ.
Trong vài ngày đầu tiên, bạn sẽ phải hạn chế ho, vặn người, trở mình và duỗi người. Việc này có thể khó nhớ hoặc khó kiểm soát vào ban đêm. Nhưng bạn hãy cố nhớ rằng xương sườn có liên quan đến nhiều bộ phận ở phần trên cơ thể, vì vậy cơn đau sẽ tăng thêm nếu bạn cử động.
Chuẩn bị sẵn vài chiếc gối gần đó để bạn có thể ép vào xương sườn khi bị ho trong đêm.
Tránh quấn xương sườn để hạn chế cử động. Việc quấn xương sườn sẽ làm tăng nguy cơ xẹp phổi và viêm phổi.
Phương pháp 2 - Giảm đau khi ngủ
Bước 1 - Uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu được bác sĩ kê thuốc giảm đau, bạn hãy uống thuốc trước khi đi ngủ 30 phút để kiểm soát cơn đau. Đảm bảo tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về cách sử dụng thuốc, và hỏi bác sĩ ngay khi có thắc mắc hoặc xuất hiện bất cứ vấn đề gì.
Lưu ý rằng một số thuốc giảm đau có thể khiến bạn khó ngủ vì chúng gây ra hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Ví dụ, nhóm thuốc opioid như codeine và morphine có thể gây ngưng thở và khiến bạn thức dậy giữa đêm.
Bước 2 - Thử uống thuốc giảm đau không kê toa.
Bạn có thể uống các thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen, naproxen hoặc acetaminophen. Nếu không được bác sĩ kê toa thuốc giảm đau, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê toa. Hỏi bác sĩ về loại thuốc và liều lượng sử dụng. Không uống nhiều hơn liều lượng khuyến cáo.
Nếu bạn mắc bệnh tim, huyết áp cao, bệnh thận, loét dạ dày hoặc chảy máu trong, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bạn có thể uống một trong các loại thuốc trên đây không.
Bước 3 - Chườm đá lên xương sườn.
Đá lạnh sẽ làm tê chỗ đau và giảm sưng. Trong 2 ngày đầu tiên sau khi bị thương, bạn hãy bọc túi đá trong khăn và cách mỗi giờ chườm lên chỗ đau 20 phút. Sau 2 ngày, bạn có thể chườm túi đá 10-20 phút mỗi lần, mỗi ngày ít nhất 3 lần.
Thử chườm đá ngay trước khi đi ngủ để giảm đau.
Tránh sử dụng nhiệt trên vùng xương sườn bị đau, nhất là khi bị sưng. Sức nóng làm tăng lượng máu lưu thông đến chỗ đau và gây sưng trầm trọng hơn.
Phương pháp 3 - Tạo môi trường để phục hồi
Bước 1 - Ngủ càng nhiều càng tốt.
Giấc ngủ là yếu tố cần thiết cho quá trình phục hồi của cơ thể, vì vậy bạn nên đảm bảo nghỉ ngơi thật nhiều. Hãy cố gắng ngủ mỗi dêm ít nhất 8 tiếng và chợp mắt vào ban ngày nếu thấy buồn ngủ. Một số cách hiệu quả để dễ ngủ hơn bao gồm:
Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi ngày
Tắt hết mọi thiết bị như tivi, máy tính, máy tính bảng và điện thoại
Đảm bảo phòng ngủ phải tối, mát và yên tĩnh
Tránh các thức uống có caffeine hoặc bia rượu trước khi ngủ
Không ăn trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng
Chọn một hoạt động thư giãn trước khi ngủ như nghe nhạc êm dịu hoặc tắm vòi sen
Bước 2 - Thỉnh thoảng cử động vào ban ngày.
Ngủ cả ngày không phải là ý hay khi bạn bị gãy xương sườn. Vào ban ngày, thỉnh thoảng bạn nên đứng dậy và đi lại. Điều này sẽ giúp bạn có thêm ô xy và đẩy chất nhầy ra khỏi phổi.
Cố gắng đứng dậy và đi quanh nhà vài phút, ít nhất mỗi tiếng một lần.
Bước 3 - Ho nếu bạn cần phải ho.
Bạn sẽ dễ bị viêm phổi nếu không ho khi cần ho. Ho khi xương sườn bị gãy có thể đau, nhưng dù gì thì bạn vẫn phải ho.
Ôm một chiếc gối hoặc chăn tì vào ngực khi ho để đỡ đau hơn.
Bước 4 - Ăn thức ăn bổ dưỡng
Việc nạp đủ dinh dưỡng cũng rất cần thiết cho quá trình hồi phục của cơ thể. Bạn cần áp dụng chế độ ăn cân bằng trong thời gian phục hồi. Chế độ ăn của bạn nên bao gồm:
hoa quả như táo, cam, nho và chuối
rau củ như bông cải xanh, ớt chuông, rau bó xôi và cà rốt
protein nạc như thịt gà bỏ da, thịt bò nạc xay và tôm
các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa và phô mai
carbohydrates phức như gạo lứt, mì và bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt
Bước 5 - Ngừng hút thuốc lá
Việc ngừng hút thuốc lá cũng có thể giúp bạn đẩy nhanh thời gian phục hồi. Nếu là người hút thuốc thì bây giờ là dịp tốt để cai thuốc lá. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về thuốc men và các chương trình cai thuốc lá có thể giúp bạn bỏ thuốc lá dễ dàng hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Lu%C3%B4n-lu%C3%B4n-c%C3%B3-th%C3%A1i-%C4%91%E1%BB%99-T%C3%ADch-c%E1%BB%B1c | Cách để Luôn luôn có thái độ Tích cực | Bạn đã bao giờ thấy bên cạnh mình có một người luôn tìm được điều tốt đẹp ở mọi thứ hay chưa? Nếu muốn trở thành người lạc quan hơn, hãy nhận ra những bước nhỏ bạn có thể thực hiện để đem lại thay đổi lớn tới nhân sinh quan của mình. Qua xác định và chuyển biến những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, bạn sẽ tạo ra tư duy tích cực. Nhân sinh quan tích cực sẽ cải thiện cách thức bạn đối mặt với những hoàn cảnh đau thương hay tiêu cực.
Phương pháp 1 - Thay đổi Tư duy Của bạn
Bước 1 - Đưa ra các khẳng định tích cực.
Hàng ngày, hãy nhớ những điều ở bản thân mà bạn ngưỡng mộ và tôn trọng. Theo thời gian, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tích cực về chính mình, bởi những khẳng định và tuyên bố này có tác dụng khích lệ tinh thần bạn. Các khẳng định đó cũng khiến bạn yêu thương và quan tâm hơn tới bản thân, giúp bạn sẵn sàng chiến đấu với mọi suy nghĩ tiêu cực của mình. Ví dụ về những khẳng định tích cực bao gồm:
Mình có năng lực và đã trang bị đầy đủ để hoàn thành mọi việc trong hôm nay.
Mình có quyền năng để vượt qua hoàn cảnh tồi tệ này và xoay chuyển tình thế.
Mình là người mạnh mẽ và tháo vát, mình sẽ tiếp tục được.
Bước 2 - Viết về những khía cạnh tích cực của bạn.
Sử dụng những khẳng định tích cực để lên danh sách các đức tính của chính mình mà bạn nhận thấy. Tự hỏi về điều mà bạn yêu thích nhất ở bản thân và viết ra. Bạn cũng có thể bổ sung những kỹ năng hay thành quả khiến bạn tự hào. Ví dụ, bạn có thể viết "tháo vát," "có năng lực," hoặc "đã hoàn thành chương trình học."
Sử dụng danh sách này để nhắc nhở bản thân về những giá trị tốt đẹp của bạn. Bạn sẽ muốn đọc chúng mỗi ngày để thực sự tiếp nhận những suy nghĩ tích cực về bản thân.
Bước 3 - Làm điều mà bạn yêu thích.
Thật dễ để sập bẫy tư duy tiêu cực khi bạn không tận hưởng điều mình đang làm. Có thể bạn đang choáng ngợp bởi công việc hoặc cuộc sống gia đình. Hãy dành chút thời gian trong ngày để làm điều đem lại niềm vui cho bạn. Điều đó có thể đơn thuần là giờ nghỉ bên tách cà phê cùng một người bạn, hoặc ngâm mình trong bồn tắm vào cuối ngày.
Các nghiên cứu cho thấy rằng làm điều khiến bạn nở nụ cười sẽ thực sự giúp bạn xoa dịu nỗi đau.
Bước 4 - Thừa nhận tầm quan trọng của sự tự tin và lòng biết ơn.
Xây đắp sự tự tin và lòng tự tôn được coi là hình thức tư duy tích cực về bản thân. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng lòng biết ơn sẽ đem tới cho bạn ý thức về niềm hạnh phúc, đồng thời tăng cường cảm giác tự tôn trong bạn. Lòng biết ơn cũng thúc đẩy cảm xúc tích cực của bạn đối với người khác và nhắc nhở bạn về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Cảm giác về sự biết ơn cũng có liên hệ tới những cấp độ cao hơn của lòng thương cảm, giúp bạn kết nối hơn với người khác.
Phương pháp 2 - Luyện tập Lối sống Tích cực
Bước 1 - Thiền có ý thức.
Thay vì thiền để thanh lọc suy nghĩ, hãy tập trung vào sự hiện diện của bản thân vào thời điểm đó và nhận thức đầy đủ về trải nghiệm của mình. Tìm một nơi yên tĩnh và thoải mái để dành thời gian tập trung vào những suy nghĩ của bạn. Bài tập này sẽ cải thiện tinh thần của bạn và khiến bạn cảm thấy sẵn sàng hơn, cả hai hệ quả đều giúp bạn duy trì trạng thái tích cực. Nhắc nhở tâm trí bạn tĩnh lặng và không làm gì khác ngoài suy nghĩ, từ phút này qua phút khác.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trạng thái có ý thức có thể giảm thiểu căng thẳng. Trạng thái này sẽ cải thiện suy nghĩ tích cực bằng cách giảm thiểu âu lo, tâm trạng tồi tệ, và ít năng lượng do căng thẳng.
Bước 2 - Luyện tập hít thở sâu.
Bắt đầu tập trung vào hơi thở của bạn. Lưu ý cảm xúc và cảm nhận của cơ thể khi bạn hít vào và thở ra. Buộc bản thân tập trung vào những điều đang diễn ra quanh mình. Khi hít thở có suy nghĩ, hãy sử dụng các giác quan để nhận ra những gì bạn đang thấy, nghe, và cảm nhận trong căn phòng hoặc không gian xung quanh. Tự hỏi liệu rằng cơ thể bạn đang cảm thấy mệt mỏi, thoải mái, hay căng cứng. Để ý tới suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Hít thở sâu là cách tuyệt vời để nhớ lại những điều tiêu tốn suy nghĩ và ảnh hưởng nhiều nhất tới cảm xúc của bạn trong ngày.
Bước 3 - Thực hiện Liệu pháp Nhận thức – Hành vi (LPNT-HV).
Cân nhắc làm việc với chuyên gia trị liệu được đào tạo về LPNT-HV. Phương pháp trị liệu này sẽ giúp bạn thay đổi tư duy hiện tại của mình. Vì những suy nghĩ có tác động mạnh mẽ tới nhân sinh quan của bạn, hãy bắt đầu biến đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực. Để làm được như vậy, bạn cần bắt đầu lưu tâm tới suy nghĩ của mình. Ngăn bản thân lại khi có một suy nghĩ tiêu cực và chuyển biến nó thành tích cực. Ví dụ, khi phải chờ xe buýt, hãy trân trọng quãng thời gian bạn có để thư giãn hoặc trò chuyện với ai đó cũng đang phải đợi xe.
Sẽ có ích nếu bạn viết lại những suy nghĩ của mình để chuyển biến chúng. Ví dụ, bạn có thể viết về một suy nghĩ tiêu cực (ví dụ như không thích lái xe khi trời mưa) và chuyển thành một suy nghĩ tích cực (có cơ hội để luyện tập lái xe dưới trời mưa nhiều hơn).
Bước 4 - Viết về những mục tiêu của bạn.
Một phần của sự tích cực là cảm giác tràn trề hy vọng vào tương lai. Đặt ra đích đến là cách tuyệt vời để tập trung vào tương lai. Lòng tự tôn của bạn cũng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ khi bạn đạt được những mục đích này. Để tăng khả năng thành công khi thực hiện mục tiêu, hãy đảm bảo rằng những mục tiêu này:
Được viết ra (Các nghiên cứu cho thấy rằng những mục tiêu đó sẽ chi tiết hơn và có khả năng thành công cao hơn)
Chi tiết
Thực tế
Được tạo ra với một khung thời gian hoặc hạn chót
Được thể hiện một cách tích cực
Bước 5 - Có những kỳ vọng thực tế.
Dù việc luôn luôn giữ thái độ tích cực có vẻ là một ý hay, nhưng bạn cần phải thực tế với bản thân. Sẽ có những lúc trong cuộc sống mà bạn đơn thuần không cảm thấy tích cực. Thực tế, có những hoàn cảnh xảy ra khiến bạn cảm thấy thực sự buồn bã và bực dọc. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng nhân sinh quan tích cực để đối mặt với những cảm xúc đau thương và đem tới cho bản thân nhận thức về niềm hy vọng hoặc sự chấp nhận.
Ví dụ, nếu mất đi thú cưng, bạn hẳn sẽ thấy buồn bã hay khó chịu. Bạn vẫn có thể sử dụng tư duy tích cực để nhắc nhở bản thân về những điều mà mình cần trân trọng, ví dụ như khoảng thời gian bạn đã dành bên thú cưng. Hoặc, bạn có thể dùng sự tích cực để nhắc nhở bản thân rằng quãng thời gian đau đớn này rồi cũng sẽ qua thôi.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-tr%E1%BA%A7m-c%E1%BA%A3m-l%C3%A2m-s%C3%A0ng | Cách để Điều trị trầm cảm lâm sàng | Trầm cảm lâm sàng đôi khi không đơn giản chỉ là "có vấn đề", hoặc thỉnh thoảng cảm thấy buồn bã. Trầm cảm lâm sàng có nghĩa là bạn bị trầm cảm ở mức độ chẩn đoán lâm sàng, tức là bạn có chẩn đoán sức khỏe tâm thần. Một số chẩn đoán bao gồm triệu chứng trầm cảm lâm sàng: Rối loạn trầm cảm chính, Rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng, Rối loạn trầm cảm dai dẳng, và Rối loạn phiền muộn tiền kinh nguyệt. Ngoài ra một số chứng rối loạn trầm cảm còn do sử dụng chất, thuốc, hoặc bệnh gây nên. Cho dù mắc chứng rối loạn nào, bạn vẫn có thể khắc phục triệu chứng trầm cảm thông qua hỗ trợ, sử dụng chiến lược đối phó, và thay đổi suy nghĩ trầm cảm.
Phương pháp 1 - Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp
Bước 1 - Giữ an toàn cho bản thân nếu có ý nghĩ muốn làm hại chính mình.
Trong trường hợp phát sinh ý định làm tổn thương hay tự sát, bạn cần tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. Nếu có suy nghĩ muốn tự sát hay làm hại bản thân và không thể kiểm soát tính bốc đồng, bạn cần ra ngoài tìm nguồn hỗ trợ ngay lập tức.
Gọi số khẩn cấp tại địa phương như 115.
Gọi đến đường dây nóng ngăn ngừa tự tử 0923457788 hoặc 0962237788 (tại Việt Nam), hoặc sử dụng liên lạc trực tuyến.
Đến phòng cấp cứu gần nhất và trình bày cảm giác của bản thân. Nói cho nhân viên y tế biết rằng bạn đang muốn tự tử.
Bước 2 - Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.
Nếu tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa, bạn nên chọn người có kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh nhân trầm cảm, và người mà bạn thấy thoải mái. Bác sĩ chuyên khoa phù hợp không thể giải quyết toàn bộ vấn đề ngay lập tức, nhưng có thể hỗ trợ bạn trong việc tự giúp bản thân, giới thiệu đến bác sĩ tâm lý nếu cần thiết (để điều trị y tế), và hỗ trợ bạn vượt qua thời kỳ khó khăn.
Liên lạc với công ty bảo hiểm y tế để tìm danh sách phòng khám lâm sàng được cấp phép tại khu vực. Bạn nên yêu cầu loại hình dịch vụ bao gồm trong bảo hiểm.
Nếu không có bảo hiểm, bạn có thể lên mạng tìm phòng khám tâm thần với chi phí hợp lý hoặc miễn phí ở địa phương. Hoặc bạn có thể gọi đến dịch vụ xã hội địa phương hay tổ chức chính phủ để yêu cầu hỗ trợ hoặc chương trình tài chính dành cho gia đình có thu nhập thấp.
Nếu tìm được bác sĩ chuyên khoa phù hợp, bạn có thể tiếp tục điều trị nếu có hiệu quả. Tìm hiểu xem liệu bạn có thể liên lạc ngoài giờ nếu có sự cố xảy ra hay không.
Tìm hoặc yêu cầu giới thiệu đến nhóm điều trị. Ví dụ như, liệu pháp Đối phó với trầm cảm (CWD) là phương pháp chữa trị hiệu quả có tác dụng giảm thiểu chứng trầm cảm mà bạn đang phải đối mặt.
Bước 3 - Cân nhắc dùng thuốc.
Các loại thuốc chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm SSRI có tác dụng điều trị chứng trầm cảm nặng. Bạn cần tham khảo bác sĩ chuyên khoa về việc thuốc có tác dụng hay không. Hỏi bác sĩ chuyên khoa về tên một số bác sĩ tâm lý đã điều trị hiệu quả cho bệnh nhân gặp vấn đề tương tự.
Ngay cả khi đang dùng thuốc theo toa, bạn cũng không nên cho rằng đây là biện pháp có thể giải quyết vấn đề một cách dễ dàng. Còn nhiều phương pháp khác để chữa trầm cảm mà bạn cũng nên thử.
Chấp nhận thực tế rằng không phải bác sĩ tâm lý nào cũng đều có tay nghề như nhau. Bạn nên hỏi bác sĩ tâm lý về cách thức điều trị dành cho người gặp phải tình huống giống như bạn. Tìm hiểu về loại thuốc hay dùng, liệu bác sĩ có kê toa hơn một loại thuốc hay không, và cách thức quy định liều dùng của thuốc. Nếu cảm thấy không phù hợp, bạn nên tìm bác sĩ khác .
Nếu bạn quyết định dùng thuốc để chữa trầm cảm, thì mỗi loại sẽ có tác dụng khác nhau. Một số sẽ làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm trong một khoảng thời gian hoặc thúc đẩy ý nghĩ tự tử trước khi chúng bắt đầu phát huy tác dụng. Nếu trường hợp này xảy ra, bạn nên liên lạc với bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa.
Không nên từ bỏ điều trị. Điều này có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực (run rẩy, ớn lạnh, v.v…) và có thể làm cho bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn chỉ nên thay toa hoặc ngưng dùng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ tâm lý.
Phương pháp 2 - Tiếp nhận hỗ trợ xã hội
Bước 1 - Tìm kiếm hỗ trợ từ gia đình.
Hỗ trợ xã hội là một trong những nguồn đáng ghi nhận khi đối mặt với trầm cảm. Hỗ trợ xã hội có thể tăng cảm giác có giá trị, yêu thương, cũng như có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ và quan tâm đến bạn.
Trầm cảm là bệnh tâm thần di truyền. Bạn nên xem lại tiền sử gia đình ruột thịt của mình. Những thành viên khác có bị trầm cảm hay không? Quan sát và xem họ làm gì để vượt qua tình trạng này.
Nếu một số thành viên gia đình thể hiện sự ủng hộ hơn, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đó. Nếu cảm thấy không tiện khi tìm kiếm hỗ trợ từ người thân cận (cha mẹ, anh chị em), thì bạn nên tìm đến ông bà, cô dì, chú bác, và anh chị em họ. Trong trường hợp vẫn còn thiếu hỗ trợ, bạn có thể liên lạc với bạn thân của mình.
Nếu bạn chỉ có thể nhờ cậy bác sĩ chuyên khoa thì cũng không có vấn đề gì. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kết nối bạn với liệu pháp điều trị nhóm có chức năng cung cấp hỗ trợ xã hội nếu bạn không thể dựa vào bạn bè hoặc gia đình.
Bước 2 - Chia sẻ cảm xúc với người khác.
Hỗ trợ tinh thần là giải pháp phổ biến đối với những người đang phải đối mặt với trầm cảm. Lý do là vì biện pháp này giúp giải tỏa cảm xúc khi có người khác bên cạnh thay vì tích tụ lâu ngày dẫn đến bùng nổ hoặc suy sụp tinh thần.
Trò chuyện với bạn bè. Nếu tâm trạng không tốt, bạn nên tìm một người bạn để lắng nghe và hỗ trợ, ngay cả khi người đó chỉ ở cạnh bên cũng đủ để cứu rỗi cuộc đời bạn. Đôi khi việc mở lời sẽ trở nên khó khăn hơn khi bạn đang bị trầm cảm và không nên xấu hổ về việc tâm sự cảm xúc với bạn bè.
Khóc trước mặt bạn bè hoặc người thân có thể xoa dịu tâm trạng của bản thân.
Nếu sẵn sàng vui vẻ, bạn có thể đề nghị bạn bè tham gia cuộc vui với mình.
Bước 3 - Phát triển mối quan hệ lành mạnh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng mối quan hệ với đối tác, gia đình, cũng như bạn bè là yếu tố chính gây nên trầm cảm chính. Những người có mối quan hệ không tốt hoặc thiếu sự hỗ trợ thường có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao gấp hai lần so với những người có mối quan hệ lành mạnh. Việc xác định và hủy bỏ các mối quan hệ không lành mạnh có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Một mối quan hệ lành mạnh bao gồm sự tôn trọng lẫn nhau, tin tưởng, hợp tác, và chấp nhận. Mối quan hệ thường xuất hiện trạng thái gần gũi về mặt thể chất, giao tiếp cởi mở và trung thực.
Mối quan hệ không tốt đẹp thường mang nhiều yếu tố kinh hãi, làm nhục, đe dọa, thống trị, phán xét, và đổ lỗi. Mối quan hệ này cũng đi kèm với các hình thức lạm dụng (bằng lời nói, thể chất, tình dục) và chiếm hữu.
Đánh giá tình bạn và mối quan hệ hiện tại của bạn. Có những người luôn kéo bạn xuống hay chỉ trích bạn? Có lẽ họ mang lại nhiều điều xấu hơn là tốt. Bạn nên cân nhắc tránh xa các mối quan hệ không lành mạnh, hoặc xây dựng mối quan hệ mới.
Phương pháp 3 - Sử dụng chiến lược đối phó
Bước 1 - Tự giáo dục bản thân.
Các tốt nhất để bắt đầu giải quyết vấn đề đó là nghiên cứu và giáo dục. Kiến thức là sức mạnh, cũng như việc nắm rõ nguyên nhân gây nên trầm cảm của bản thân giúp bạn đi được một nửa chặng đường khắc phục vấn đề của mình. Hỗ trợ thông tin có thể giúp những ai bị trầm cảm đối mặt với tình huống khó khăn.
Giáo dục tâm lý là thuật ngữ đặc biệt dành cho người tìm hiểu đầy đủ kiến thức về chứng rối loạn của bản thân. Bạn có thể hỏi bác sĩ chuyên khoa về giáo dục tâm lý đối với tình trạng rối loạn của mình và lên kế hoạch điều trị.
Thu thập sách vở, bài báo nghiên cứu, xem phim tài liệu, và tiến hành nghiên cứu trực tuyến để tìm hiểu thông tin về tình trạng của bạn.
Bước 2 - Đặt mục tiêu.
Đây là bước không thể thiếu trong mọi liệu pháp giảm triệu chứng trầm cảm. Để chữa trầm cảm hiệu quả, bạn cần có kế hoạch.
Tự hỏi bản thân rằng mình muốn đạt được kết quả gì trong việc điều trị trầm cảm lâm sàng. Bạn muốn khắc phục chứng trầm cảm như thế nào? Bạn muốn tình trạng này được giảm nhẹ? Bạn muốn tìm giải pháp đối phó mới? Bạn nên xác định cụ thể và đặt ra giới hạn thời gian (một tuần, một tháng, sáu tháng) và những mục tiêu có thể đạt được. Ví dụ như, mục tiêu chữa trị trầm cảm triệt để trong một tháng có thể không mấy thực tế. Tuy nhiên, việc giảm mức độ nghiêm trọng của trầm cảm ở thang điểm từ 1 đến 10 (10 là trầm cảm nặng, và một là không còn trầm cảm) từ chín xuống bảy thường dễ thực hiện hơn.
Vạch ra kế hoạch giảm thiểu trầm cảm. Sử dụng chiến lược đối phó liệt kê dưới đây để tạo dựng mục tiêu cụ thể. Ví dụ, bạn có thể đạt mục tiêu tiến hành nghiên cứu về rối loạn tâm trạng ít nhất một lần một tuần.
Đánh giá tính hiệu quả của kế hoạch. Thay đổi kế hoạch nếu cần để áp dụng chiến lược mới mà bạn chưa thử lần nào.
Bước 3 - Tăng cường hoạt động mang lại niềm vui thích phù hợp với bạn.
Việc lựa chọn cách thức đối mặt với trầm cảm tùy thuộc vào nguyên nhân gây căng thẳng, văn hóa, nguồn lực cá nhân, và tình huống xã hội độc nhất.
Một số hoạt động lành mạnh bao gồm: đọc sách, xem phim, viết lách (nhật ký hoặc truyện ngắn), hội họa, điêu khắc, chơi đùa với thú cưng, nấu ăn, chơi nhạc, thêu thùa, và đan len.
Sắp xếp các hoạt động lành mạnh này vào thói quen hằng ngày của bạn.
Các hoạt động tâm linh và tôn giáo được chứng minh có tác dụng giảm trầm cảm, đặc biệt là ở người già. Nếu cảm thấy phù hợp thì bạn có thể thực hiện giải pháp này.
Bước 4 - Cố gắng giải quyết vấn đề.
Đôi khi một số biến cố trong đời sống cũng như tình huống căng thẳng có thể nảy sinh làm bạn trở nên trầm cảm. Bạn nên tìm cách giải quyết vấn đề của mình để giảm thiểu căng thẳng. Tập trung vào những điều có thể chế ngự trong tình huống này (phản ứng hoặc suy nghĩ của bạn về tình trạng này) thay vì lo lắng về những thứ không thể kiểm soát (chẳng hạn như điều mà người khác làm).
Đôi khi xung đột cá nhân có thể góp phần làm cho bệnh trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên giải quyết mâu thuẫn khi có trục trặc với người khác. Ví dụ, bạn có thể trao đổi cảm xúc cởi mở nhưng không nên gây hấn. Nhấn mạnh bằng cách dùng chủ ngữ “Em/anh,” chẳng hạn như, “Em cảm thấy buồn khi anh quên gọi lại cho em.”
Tránh tìm kiếm thông tin mới trên cơ sở liên tục trì hoãn hành động thực tế; tình trạng này rất phổ biến với những người bị trầm cảm. Bạn nên cố gắng chấp nhận thực tế rằng nếu muốn thay đổi hoàn cảnh, bạn cần phải hành động. Thu thập thông tin cho chính mình về những lựa chọn giúp bạn thực hiện quyết định, nhưng đến một thời điểm nào đó bạn cần phải tiến lên và thực hiện quyết định này, cho dù là kết thúc tình bạn không lành mạnh hoặc áp dụng cách thức điều trị mới.
Tập trung vào những điều nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Tái tập trung vào kế hoạch và giải quyết vấn đề có thể thay đổi, thay vì suy nghĩ quá nhiều về những sai lầm của người khác hoặc những chuyện đang xảy ra trong môi trường sống của bạn (giao thông, hàng xóm ồn ào, v.v…).
Bước 5 - Tập thể dục.
Hoạt động thể chất có tác dụng giảm trầm cảm hiệu quả. Việc rèn luyện thậm chí có thể giúp vượt qua chứng trầm cảm, cho dù cơ thể đang có bệnh hay một vài biến cố xảy ra trong cuộc sống.
Bạn có thể thực hiện một số hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập máy, đi bộ đường dài, hoặc nâng tạ.
Bạn có thể thực hiện một số bài tập mang lại niềm vui chưa bao giờ thử trong đời, chẳng hạn như: Zumba, nhảy nhịp điệu, yoga, Bài tập tăng cường sức khỏe, và chèo xuồng.
Bước 6 - Thực hành chánh niệm hoặc thiền định.
Thiền chánh niệm có thể tăng cường nhận thức và giảm thiểu căng thẳng. Chánh niệm là trạng thái ở trong thời điểm hiện tại, ngay tại đây và ngay bây giờ. Tâm trí đang tập trung vào hiện tại thay vì gợi nhớ quá khứ hay lo lắng về những chuyện có thể xảy ra vào ngày mai.
Rèn luyện chánh niệm là bước cơ bản dành cho người mới bắt đầu thực hành chánh niệm. Bạn có thể tập luyện chánh niệm bằng cách chú tâm ăn một miếng trái cây (táo, chuối, dâu, hoặc loại trái cây ưa thích). Đầu tiên, quan sát miếng trái cây. Bạn thấy chúng có màu sắc và hình dạng như thế nào? Sau đó chạm vào miếng trái cây. Chúng có cảm giác thế nào? Mềm, mịn, hay gồ ghề? Lưu tâm về cảm giác và cấu trúc của loại trái cây. Sau đó ngửi và tận hưởng mùi thơm của miếng trái cây. Tiếp theo là cắn một miếng nhỏ. Trái cây có vị thế nào? Chua hay ngọt? Cấu trúc khi đưa vào trong miệng như thế nào? Ăn từ từ trong khi suy nghĩ và tập trung vào trải nghiệm thưởng thức trái cây. Lưu ý những suy nghĩ khác có thể làm đầu óc xao nhãng, sau đó thả trôi dòng suy nghĩ mà không cần phải phán xét chúng.
Một bài rèn luyện chánh niệm khác đó là đi dạo chánh niệm. Bạn chỉ cần đi bộ sang nhà hàng xóm (nếu an toàn) hoặc công viên gần nhà. Cũng như bài tập về trái cây, bạn có thể lưu ý những thứ mình chứng kiến, ngửi thấy, nghe được, nếm trải, và cảm giác trên da và cơ thể.
Bước 7 - Kìm hãm bản thân.
Bài tập kìm hãm, hay kỹ thuật xao nhãng, đặc biệt hữu ích nếu bạn cần thoát khỏi đau đớn cảm xúc tạm thời. Kìm hãm giúp bạn tránh xa cảm giác trầm cảm suy tư và tập trung vào thứ khác trong một thời gian nhất định.
Áp dụng kỹ thuật kìm hãm tinh thần liệt kê tên các tỉnh thành, màu sắc, hoặc động vật (từ A đến Y).
Thực hiện bài tập kìm hãm thể chất như xả nước lạnh lên tay, tắm bọt, hoặc âu yếm thú cưng.
Bạn có thể tìm thêm nhiều bài tập kìm hãm trên mạng.
Bước 8 - Tránh sử dụng chiến lược đối phó tiêu cực.
Điều này chỉ khiến cho bệnh trầm cảm trở nên tồi tệ hơn. Đối mặt với trầm cảm một cách tiêu cực bao gồm tự cô lập bản thân ra khỏi xã hội (tránh tiếp xúc xã hội), thực hiện hành động gây hấn (chẳng hạn như la hét, bạo lực, hoặc làm hại người khác), hoặc uống rượu bia hay dùng chất kích thích quá liều.
Không nên dùng ma túy và rượu bia để giải quyết tâm trạng chán nản hoặc triệu chứng trầm cảm khác.
Phương pháp 4 - Thay đổi suy nghĩ trầm cảm
Bước 1 - Tái cấu trúc tư duy vô ý thức.
Cách chúng ta tiếp cận hoặc suy nghĩ về bản thân, người khác, và thế giới tạo nên thực tế độc nhất. Suy nghĩ được kết nối trực tiếp với cảm xúc. Nếu suy nghĩ tiêu cực, chúng ta sẽ dễ dàng chán nản. Tái cấu trúc nhận thức là sự thay đổi tư tưởng tiêu cực và vô ích gây nên trầm cảm và thay thế bằng những suy nghĩ thực tế hơn. Nếu thay đổi tư duy có ý thức, bạn sẽ có thể giảm thiểu chứng trầm cảm toàn diện.
Bước 2 - Chống lại tư duy đen trắng.
Điều này có nghĩa là bạn cho rằng một điều gì đó phải là xấu hoàn toàn hoặc tốt hoàn toàn. Bạn nên tập suy nghĩ theo hướng trung lập. Nếu cho rằng điều gì đó hoặc một người thực sự xấu xa, bạn nên liệt kê ít nhất vài thứ tích cực và tập trung vào những mục này.
Bước 3 - Hạn chế tự trách bản thân.
Điều này giống như suy nghĩ rằng, “Tất cả đều là lỗi của mình. Không ai yêu mình vì mình là người xấu.” Những ý nghĩ này là không đúng vì không phải mọi lỗi lầm đều do bạn mà ra, thay vào đó là luôn xuất hiện vài yếu tố góp phần vào tình huống đó.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên đổ lỗi cho người khác. Nhận trách nhiệm và cố gắng đánh giá tình huống thực tế.
Bước 4 - Không làm trầm trọng hóa vấn đề.
Điều này có nghĩa là bạn suy nghĩ điều tồi tệ nhất có thể xảy ra và cố đoán trước tương lai.
Cố gắng suy nghĩ theo chiều hướng sự việc có thể xảy ra theo cách khác. Ví dụ, nếu cho rằng mình sẽ không có được công việc đã phỏng vấn, bạn có thể suy nghĩ người phỏng vấn thích mình và bản thân vẫn còn cơ hội.
Thử đoán xem chuyện xấu nhất có thể xảy ra là gì. Nếu tư duy hợp lý, thì nguy cơ xảy ra tiêu cực sẽ rất thấp.
Một cách khác đó là suy nghĩ về kịch bản tồi tệ nhất có thể và quyết định rằng bạn vẫn ổn trong tình huống và sự cố đó. Vì thế, nếu điều xấu nhất là bạn không vượt qua kỳ thi quan trọng, thì bạn vẫn có khả năng sống sót và an toàn. Bạn sẽ không chết chỉ vì không đạt kỳ thi và sẽ bước tiếp cũng như cố gắng lần sau. Có lẽ tình hình không xấu như bạn nghĩ.
Bước 5 - Giảm suy nghĩ cầu toàn.
Chủ nghĩa cầu toàn, hoặc tư duy mọi thứ cần phải theo ý muốn, có thể gây nên trầm cảm. Điều này là do bạn đặt kỳ vọng cao thiếu thực tế ở bản thân, người khác, hoặc môi trường xung quanh, và rồi cảm thấy thất vọng. Tình trạng chán ngán kéo dài chắc chắn sẽ gây nên cảm xúc chán nản và triệu chứng trầm cảm khác (khó ngủ, giảm hoặc tăng cân, v.v…).
Đặt ra mục tiêu và kỳ vọng thực tế cho bản thân. Nếu muốn giảm 5 kg trong ba ngày thì chắc chắn bạn sẽ thất bại. Điều này rất khó thực hiện và không tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu đặt mục tiêu hợp lý giảm 4 kg trong một tháng, thì bạn sẽ dễ dàng thực hiện và giảm thiểu tư tưởng cầu toàn.
Phát triển quan điểm bằng cách thêm vào thành tựu tích cực, và không chỉ là những thứ mà bạn đã không thực hiện hoặc cho rằng có thể làm tốt hơn. Thay vì bới lông tìm vết, bạn nên liên kết những điều mà bản thân đã thực hiện đúng hoặc làm tốt.
Cho bản thân nghỉ ngơi. Bạn nên suy nghĩ rằng "Mình không cần lúc nào cũng phải cố gắng hết sức. Đôi khi mình cảm thấy mệt mỏi hoặc đuối sức. Mình có thể dành thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức lực."
Đặt giới hạn thực hiện dự án và tuân theo giới hạn. Nếu có kế hoạch dành ra một đến hai giờ hoàn thành bài tập nhỏ, bạn nên dành ra một khoảng thời gian nhất định và ngừng lại sau đó. Điều này giúp bạn không phải phân tích và đọc lại sản phẩm của mình nhiều lần giống như những người theo thuyết hoàn hảo hay làm. Chỉ cần sắp xếp khoảng thời gian phù hợp cho bản thân để đặt ra giới hạn (ví dụ như không chỉ dành ra một giờ cho bài tiểu luận).
Bước 6 - Tin vào bản thân.
Bạn nên tự tin vào khả năng đối phó với tình huống và cảm xúc tiêu cực. Tư duy tích cực về khả năng giải quyết chứng trầm cảm trên thực tế có thể cải thiện tình trạng này một cách toàn diện.
Nếu có suy nghĩ tiêu cực như là “Mình không thể giải quyết vấn đề này. Nó quá sức đối với bản thân. Mình không thể xử lý được,” bạn nên cố gắng thay đổi sang tư duy tích cực và thực tế hơn như là, “Điều này thật sự khó khăn và mình cảm thấy chán nản, nhưng trước đây mình đã vượt qua được và bây giờ có thể thành công một lần nữa. Mình biết rằng bản thân sẽ chế ngự được cảm xúc này.”
Bước 7 - Chấp nhận tâm trạng buồn bã và chán nản.
Những người bị trầm cảm thường ít khi cho rằng có những sự việc cần phải chấp nhận. Tuy nhiên, bạn có thể giải quyết nhiều tình huống bằng cách đơn giản là chấp nhận chúng. Ví dụ, khi gặp phải cảm xúc tiêu cực (chẳng hạn như tâm trạng chán nản hoặc buồn bã), bạn nên chấp nhận như một điều bình thường và hợp lý để giải quyết khó khăn theo hướng lành mạnh. Đôi lúc việc không chấp nhận cảm xúc tiêu cực lại ức chế khả năng xoa dịu tâm trạng. Nếu không cho phép bản thân xử lý cảm xúc, bạn sẽ buồn bã hoặc chán nản kéo dài.
Cố gắng chấp nhận bằng cách nói hoặc suy nghĩ với bản thân rằng “Mình chấp nhận sự thật là mình đang chán nản. Điều này không mấy dễ chịu gì, nhưng cảm xúc đang thông báo rằng mình phải thay đổi điều gì đó. Mình sẽ tìm ra giải pháp để cảm thấy ổn hơn.”
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/M%E1%BB%9F-t%E1%BA%ADp-tin-CSV | Cách để Mở tập tin CSV | CSV (Comma-separated value: các giá trị định giới bằng dấu phẩy) là những tập tin chứa dữ liệu từ bảng được liệt kê dưới dạng văn bản thuần túy, chẳng hạn như thông tin liên hệ email. Tuy rằng tập tin CSV có thể được mở bằng nhiều chương trình (chẳng hạn như các trình soạn thảo), nhưng dữ liệu bên trong định dạng này sẽ hiển thị đầy đủ nhất trong phần mềm bảng tính, chẳng hạn như Microsoft Excel, OpenOffice Calc hoặc Google Sheets (Google Trang tính). Bạn sẽ cần chọn “Open” (Mở) từ trong trình đơn “File” (Tập tin), chọn tập tin CSV và điều chỉnh thiết lập dấu phân cách nếu dữ liệu chưa hiển thị đúng cách. Những bước tương tự có thể áp dụng được trên Google Sheets, nhưng việc này đòi hỏi bạn tải tập tin lên máy chủ Google. Quá trình làm việc sẽ trôi chảy hơn nếu bạn sắp xếp dữ liệu gọn gàng và khoa học!
Phương pháp 1 - Bằng Microsoft Excel
Bước 1 - Khởi chạy Microsoft Excel trên máy tính.
Bước 2 - Nhấp vào trình đơn “File” và chọn “Open” ở góc trên bên trái.
Cửa sổ duyệt tập tin trên máy tính sẽ mở ra.
Bạn cũng có thể nhấn Ctrl + O (Windows) hoặc ⌘ Cmd + O (Mac) để tiến hành tác vụ tương tự.
Bước 3 - Chọn tập tin CSV và nhấp “Open”.
Tập tin sẽ mở ra và hiển thị trong bảng tính Excel mới.
Bước 4 - Nhấp vào thẻ “Data” (Dữ liệu) để truy cập trình hướng dẫn “Text to Columns” (tùy chọn).
Nếu Excel hiển thị toàn bộ văn bản của tập tin CSV trong một cột, tùy chọn này sẽ giúp chương trình phân tích dữ liệu tốt hơn. Thẻ Data nằm trong thanh trình đơn trên cùng và sẽ hiển thị bộ tùy chọn dành riêng cho dữ liệu.
Nếu bạn chỉ muốn chia thành các cột nhất định, hãy nhấp và kéo con trỏ chuột nhằm tô sáng những cột cần tách.
Bước 5 - Nhấp vào “Text to Columns” (Văn bản thành cột).
Đây là một trong các tùy chọn nằm trong thẻ dữ liệu, sau khi nhấp vào đó thì trình hướng dẫn “Text to Columns” sẽ mở ra.
Bước 6 - Chọn “Delimited” (Dấu phân cách) rồi nhấp “Next” (Tiếp theo).
Dấu phân cách sẽ lập ra ranh giới giữa các điểm dữ liệu trong tập tin văn bản (trong trường hợp này là dấu phẩy).
Bước 7 - Chọn ô đánh dấu “Comma” (Dấu phẩy) rồi nhấp vào “Finish” (Xong).
Tất cả văn bản trước đó đã được phân cách bằng dấu phẩy sẽ được tách ra theo từng cột.
Phương pháp 2 - Bằng OpenOffice Calc
Bước 1 - Tải và mở OpenOffice Calc.
Chọn hệ điều hành của bạn từ trong trình đơn thả xuống rồi nhấp “Download” (Tải về). Khởi chạy trình cài đặt và chọn sản phẩm văn phòng The OpenOffice mà bạn muốn đưa vào quá trình cài đặt. Sản phẩm duy nhất mà bạn cần để mở tập tin CSV là OpenOffice Calc.
OpenOffice là phần mềm miễn phí.
Bước 2 - Nhấp vào trình đơn “File” và chọn “Open”.
Trình đơn này ở góc trên bên trái và sẽ mở ra cửa sổ duyệt tìm tập tin trên máy tính.
Bước 3 - Chọn tập tin CSV và nhấp “Open”.
Tập tin sẽ mở ra trong chương trình bảng tính OpenOffice Calc.
Bước 4 - Nhấp vào trình đơn “Data” và chọn “Text to Columns” (không bắt buộc).
Nếu OpenOffice Ccalc không phân chia dữ liệu đúng cách thì bạn có thể tự đặt dấu phân cách. Trình đơn Data nằm trong thanh trình đơn trên cùng.
Nếu bạn chỉ muốn chia thành các cột nhất định, hãy nhấp và kéo con trỏ chuột nhằm tô sáng những cột cần tách.
Bước 5 - Chọn nút radio “Separate By” (Phân cách bởi).
Tùy chọn này nằm bên dưới tiêu đề “Separator Options” (Tùy chọn phân cách).
Bước 6 - Tích vào ô “Comma” rồi nhấp “OK”.
Tất cả văn bản trước đó đã được phân cách bằng dấu phẩy sẽ được tách ra theo từng cột.
Phương pháp 3 - Bằng Google Sheets
Bước 1 - Truy cập Google Sheets bằng trình duyệt web và đăng nhập tài khoản Google của bạn.
Nhập tên người dùng và mật khẩu rồi nhấp “Sign in” (Đăng nhập).
Google Sheets là miễn phí, nhưng bạn cần có tài khoản Google để sử dụng. Nếu như chưa có tài khoản Google, hãy nhấp vào “Create Account” (Tạo tài khoản) và tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để tạo tên người dùng và mật khẩu Google.
Google Sheets cũng có thể được sử dụng thông qua sản phẩm chính là Google Drive.
Bước 2 - Nhấp vào “Open File Picker”.
Nút này có biểu tượng thư mục và nằm ở góc trên bên phải trang. Cửa sổ “Open a File” sẽ mở ra.
Bước 3 - Nhấp vào thẻ “Upload” (Tải lên).
Bạn sẽ đi đến giao diện tải lên tập tin CSV.
Bước 4 - Kéo tập tin CSV thả vào cửa sổ tải lên.
Thanh tiến trình sẽ hiện ra khi quá trình tải lên bắt đầu.
Hoặc bạn có thể nhấp vào nút “Select file to upload” (Chọn tập tin để tải lên) nằm giữa cửa sổ tải lên và duyệt tìm tập tin CSV trên máy tính.
Bước 5 - Chờ tập tin CSV tải lên.
Khi hoàn tất, tập tin sẽ tự động được mở bởi Google Sheets.
Quá trình này có thể mất vài giây đến vài phút tùy vào kích thước tập tin.
Google Sheets sẽ tự động tách tất cả dữ liệu được phân cách bằng dấu phẩy trong tập tin CSV .
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-Sinh-t%E1%BB%91-Chu%E1%BB%91i | Cách để Làm Sinh tố Chuối | Sinh tố chuối có thể làm món ăn sáng tuyệt vời hoặc món ăn xế ngon miệng, ngoài ra còn có tác dụng giải rượu. Chuối có thể kết hợp hài hòa với nhiều hương vị khác, do đó bạn có thể chế biến nhiều loại sinh tố để thỏa mãn khẩu vị của mình. Bạn có thể làm món sinh tố bổ dưỡng với protein và chất xơ hoặc sinh tố kiểu tráng miệng ngọt ngào. Một khi đã biết công thức cơ bản, bạn có thể để cho trí tưởng tượng bay xa và sáng tạo ra công thức riêng của riêng bạn. Sinh tố chuối thực ra chỉ là một loại sinh tố hoa quả!
Phương pháp 1 - Sinh tố chuối – mật ong
Bước 1 - Bóc và cắt lát một quả chuối, sau đó bỏ vào máy xay sinh tố.
Để có món sinh tố đặc hơn, bạn nên dùng chuối đông lạnh thay vì chuối tươi. Nếu không có máy xay sinh tố, bạn có thể dùng máy xay thực phẩm gắn lưỡi dao kim loại.
Bước 2 - Cho thêm sữa và mật ong.
Lượng sữa bạn cho vào càng nhiều thì sinh tố càng loãng. Để có món sinh tố đặc hơn, bạn hãy dùng sữa chua trắng không đường hoặc sữa chua hương vani thay cho sữa.
Để bổ sung protein, bạn hãy thêm vào 3 thìa canh (45 g) bơ lạc.
Thêm vào một nhúm bột quế để tăng thêm hương vị.
Nếu không tìm được mật ong, bạn có thể thay thế bằng đường, agave nectar, cỏ ngọt stevia, thậm chí xi-rô phong.
Bước 3 - Cho đá vào sau cùng nếu thích.
Có thể bạn không cần dùng đá nếu đã dùng chuối đông lạnh – trừ khi bạn thích sinh tố thật đặc.
Bước 4 - Xay các nguyên liệu cho đến khi mọi thứ sánh mịn và quyện đều.
Sinh tố khi xay xong không được lổn nhổn. Có thể thỉnh thoảng bạn phải ngừng xay, mở nắp máy xay và dùng phới cao su đẩy các nguyên liệu trên thành máy xay xuống.
Tùy vào loại máy xay, có thể bạn cần chọn các chế độ xay như: “xay nhuyễn”, “trộn” hoặc “nghiền”.
Bước 5 - Rót sinh tố vào cốc và dọn lên.
Bạn có thể để nguyên như vậy và thưởng thức hoặc trang trí với một chút kem đánh bông, vài lát chuối hoặc một chút mật ong.
Phương pháp 2 - Sinh tố chuối với quả mọng
Bước 1 - Chuẩn bị các loại hoa quả.
Bóc và cắt lát một quả chuối. Rửa dâu, cắt bỏ cuống và cắt đôi hoặc cắt tư (để dễ xay hơn). Rửa quả việt quất.
Để có món sinh tố đặc hơn, bạn hãy dùng chuối đông lạnh thay vì chuối tươi.
Bước 2 - Cho thêm hoa quả vào máy xay sinh tố.
Nếu không có máy xay sinh tố, bạn có thể dùng máy xay thực phẩm gắn lưỡi dao kim loại.
Bước 3 - Thêm nước ép quả và sữa chua.
Cho thêm mật ong nếu bạn thích món sinh tố ngọt. Nếu không có agave nectar, bạn có thể dùng một chất tạo ngọt khác như mật ong, cỏ ngọt stevia hoặc đường.
Bước 4 - Cho đá vào sau cùng.
Nếu đã dùng chuối đông lạnh, bạn có thể dùng ít đá hơn hoặc không cần đá.
Bước 5 - Xay cho đến khi các nguyên liệu sánh mịn và quyện đều.
Có thể thỉnh thoảng bạn phải ngừng máy xay, mở nắp và dùng phới đẩy các nguyên liệu trên thành máy xay xuống. Tiếp tục đẩy và trộn cho đến khi hỗn hợp không còn lợn cợn.
Bước 6 - Rót sinh tố vào cốc và dọn lên.
Bạn có thể để nguyên như vậy thưởng thức hoặc trang trí với vài lát chuối, một lát dâu hoặc vài quả việt quất.
Phương pháp 3 - Sinh tố chuối bổ dưỡng
Bước 1 - Rót sữa hạnh nhân vào máy xay sinh tố hoặc máy xay thực phẩm.
Nếu không tìm được sữa hạnh nhân, bạn có thể tự chế biến bằng cách xay 1 cốc (240 ml) nước với ½ cốc (70 g) ) hạnh nhân.
Bước 2 - Thêm rau bina và xay cùng với sữa hạnh nhân.
Có thể bạn cần xay làm nhiều mẻ, vì rau bina hơi khó xay. Tiếp tục xay cho đến khi rau đã nhuyễn và hòa quyện với sữa hạnh nhân. Trộn rau bina trước là để món sinh tố được mịn hơn khi hoàn tất.
Đừng lo, bạn sẽ không thấy mùi vị của rau bina sau khi món sinh tố đã hoàn thành. Rau sẽ tan vào sinh tố, tạo nên màu xanh đẹp mắt và rất bổ dưỡng!
Bước 3 - Bóc và cắt lát một quả chuối, sau đó cho vào máy xay.
Để có món sinh tố đặc hơn, bạn có thể dùng chuối đông lạnh thay chuối tươi. Vào lúc này, bạn cũng có thể thêm vào 5-6 viên đá. Đá sẽ giúp món sinh tố lạnh hơn và đặc hơn.
Bước 4 - Thêm bơ lạc và mật ong vào.
Nếu muốn bổ sung chất xơ, bạn hãy cho thêm một ít hạt chia. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng bơ lạc mịn thay vì loại còn hạt lợn cợn; loại mịn dễ xay đều hơn và giúp cho món sinh tố mịn hơn.
Bước 5 - Xay cho đến khi các nguyên liệu sánh mịn và quyện đều.
Thỉnh thoảng, bạn hãy ngừng máy xay và dùng phới đẩy các nguyên liệu trên thành máy xay xuống. Điều này sẽ giúp các nguyên liệu được trộn đều hơn.
Bước 6 - Rót sinh tố vào cốc cao và thưởng thức.
Món sinh tố này giàu protein và chất dinh dưỡng, có thể giúp bạn no đến vài giờ. Món này cũng có thể làm bữa sáng lý tưởng!
Phương pháp 4 - Sinh tố chuối kem
Bước 1 - Xay chuối và kem half-and-half trong máy xay.
Bóc vỏ và cắt lát chuối trước, sau đó bỏ vào máy xay. Rót kem half-and-half lên trên và xay đều cho đến khi các nguyên liệu nhuyễn mịn. Hỗn hợp này sẽ làm chất nền sánh mịn và thơm ngon cho thức uống của bạn.
Dùng chuối đông lạnh nếu bạn muốn có món sinh tố đặc hơn.
Nếu thích sinh tố loãng hơn, bạn nên dùng sữa nguyên kem hoặc sữa tách béo thay cho kem half-and-half.
Bước 2 - Cho thêm xi-rô phong, đường nâu, bột quế và nhục đậu khấu.
Các nguyên liệu này sẽ giúp cho món sinh tố của bạn thêm phong phú và hương vị đậm đà. Nếu không thích xi-rô phong, bạn có thể dùng chất tạo ngọt khác, chẳng hạn như agave nectar, mật ong, mứt, đường, mật đường, v.v...
Bước 3 - Cân nhắc thêm vào một ít bánh quy graham bóp vụn để tăng độ giòn.
Bạn có thể thay bánh quy graham bằng 2 chiếc bánh xốp vani bóp vụn. Vào lúc này, bạn cũng có thể thêm các hương vị khác vào món sinh tố. Sau đây là một số gợi ý:
Thêm vào một ít ca cao hoặc vụn sô-cô-la để tạo hương vị sô-cô-la phảng phất.
Làm món sinh tố cay-ngọt bằng cách cho thêm ¼ thìa cà phê (0,65 g) ớt cayenne.
Bước 4 - Xay cho đến khi các nguyên liệu trở nên sánh mịn.
Hẳn là bạn không muốn món sinh tố còn lổn nhổn hoặc lợn cợn. Thỉnh thoảng, có thể bạn phải ngừng máy xay và dùng phới cao su đẩy các nguyên liệu trên thành máy xay xuống. Như vậy, các nguyên liệu sẽ được trộn thật đều.
Bước 5 - Rót sinh tố vào cốc cao và thưởng thức.
Bạn có thể uống nguyên như vậy hoặc thêm vào chút bột quế, hạt nhục đậu khấu hoặc các lát chuối. Để trông như món tráng miệng thực thụ, bạn hãy trang trí bằng một chút kem đánh bông, xi rô phong và cốm trang trí nhiều màu; hoàn tất với một quả anh đào ngâm bên trên.
Phương pháp 5 - Sinh tố chuối ăn sáng
Bước 1 - Cho một quả chuối bóc vỏ và cắt lát vào máy xay.
Với món sinh tố đặc hơn, bạn hãy dùng chuối đông lạnh. Nếu không có máy xay, bạn có thể dùng máy xay thực phẩm gắn lưỡi dao kim loại.
Bước 2 - Cho sữa, sữa chua và yến mạch vào.
Nếu thích món sinh tố ngọt hơn, bạn có thể dùng sữa chua vani. Dùng sữa chua trắng không đường nếu bạn thích món sinh tố ít ngọt. Bạn cũng có thể không dùng sữa mà dùng thêm sữa chua để có món sinh tố đặc hơn nữa.
Bước 3 - Cho thêm bột quế, mật ong và bơ lạc.
Bột quế giúp tạo độ cay và tăng hương vị cho món sinh tố; mật ong tạo vị ngọt; bơ lạc bổ sung protein. Nếu dùng bơ lạc, bạn nhớ chọn loại mịn; loại này dễ trộn hơn nhiều so với loại còn lợn cợn.
Nếu thích món sinh tố thật lạnh và đặc, bạn hãy thêm vài viên đá.
Bước 4 - Xay các nguyên liệu cho đến khi mọi thứ quyện đều và sánh mịn.
Thỉnh thoảng, bạn nên tạm dừng máy xay và đẩy các nguyên liệu trên thành máy xay xuống. Điều này sẽ đảm bảo mọi thứ được trộn đều và không còn lợn cợn.
Bước 5 - Rót sinh tố vào cốc cao và thưởng thức.
Bạn có thể để nguyên như vậy và uống, hoặc rắc lên trên một ít yến mạch, một nhúm bột quế hoặc một chút mật ong để trang trí.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%91ng-kh%C3%B4ng-ph%E1%BB%A5-thu%E1%BB%99c | Cách để Sống không phụ thuộc | Mặc dù việc có một mối quan hệ cam kết, mật thiết có thể giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng cứ cảm thấy không thể làm bất cứ việc gì khi không có người khác có thể dẫn tới vấn đề như Mối quan hệ Phụ thuộc. Mối quan hệ Phụ thuộc là sự rối loạn mang tính cấp tiến, nghĩa là mối quan hệ có thể bắt đầu lành mạnh nhưng một người dần trở nên kiểm soát nhiều hơn hoặc phụ thuộc vào người khác, điều đó có thể dẫn tới một mối quan hệ không tốt. Hơn nữa, tự thể hiện bản thân cần thiết cho sự phát triển cá nhân và được cho là một nhu cầu thiết yếu có thể thúc đẩy hành vi. Nói chung, những người độc lập và tự chủ thường có thể tồn tại và hoạt động tốt hơn trong xã hội so với những người hay phụ thuộc vào người khác để có hạnh phúc và sự bền vững. Việc kiểm soát nhiệm vụ và kỹ năng sống cơ bản không chỉ giúp bạn làm chủ được cuộc sống của chính mình mà cuối cùng còn góp phần biến bạn thành người hạnh phúc hơn.
Phương pháp 1 - Phát triển một số thói quen độc lập
Bước 1 - Sống có trách nhiệm.
Một phần trong việc tự chủ là đảm nhận nhiệm vụ nào đó cho phép ta trải nghiệm sự độc lập. Làm một số điều đơn giản như thanh toán hóa đơn đúng hạn, dọn dẹp sạch mớ lộn xộn, và đi làm hay đi học đúng giờ có thể giúp bạn cảm thấy có trách nhiệm và tự chủ nhiều hơn.
Nếu không có việc làm, bạn có trách nhiệm đi tìm việc, tìm kiến thức dẫn đến công việc, hay bắt đầu kinh doanh riêng.
Bước 2 - Nắm bắt tình hình.
Thông tin là sức mạnh, vì thế có thông tin sẽ cho bạn quyền để tự quyết định và khẳng định sự độc lập. Cố gắng thu thập nhiều thông tin đa dạng và bắt kịp những gì đang diễn ra tại công ty hay trường học, thành phố, chính quyền, đất nước và thế giới.
Ví dụ, bạn biết rằng quy định địa phương đang được đưa ra để biểu quyết liệu nuôi gà sau sân vườn có được phép hay không, thì việc này cho bạn cơ hội vận động và bỏ phiếu cho quyền được nuôi gà để có những quả trứng sạch.
Bước 3 - Biết mục tiêu hướng tới.
Bạn nên có khả năng phán đoán phương hướng. Điều gì đó chỉ dẫn bạn. Chẳng hạn, nếu đang theo học đại học, ít nhất bạn nên có ý định về điều bạn muốn làm sau khi ra trường và những gì bạn thiết tha muốn học. Bạn cũng nên thử đặt mục tiêu cho bản thân. Thử thiết lập một số mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, sau đó có hiểu biết thực tế về điều cần làm để đạt được các mục tiêu đó.
Tìm chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, nếu không chắc chắn về điều mà bạn muốn thực hiện trong cuộc sống. Có thể tìm hướng dẫn tự đánh giá nghề nghiệp trên mạng. Nhiều trang mạng có thể đưa ra hướng dẫn bổ ích.
Hầu hết các trường đều có sẵn trung tâm dạy nghề hoặc chuyên gia tư vấn cho tất cả sinh viên đăng ký. Những nguồn lực này có thể giúp bạn định hướng tầm nhìn cho tương lai.
Bước 4 - Tự quyết định.
Để người khác tự quyết định giùm bạn về cơ bản chính là bạn đang từ bỏ sự độc lập và tự chủ của mình. Khẳng định bản thân và tự quyết định dựa trên mục đích và ước mơ của bạn. Điều quan trọng là ân cần, chu đáo với người khác, nhưng không nhất thiết phải từ bỏ khả năng tự quyết định.
Ví dụ, nếu đang tìm một nơi để ở với bạn cùng phòng, chắc chắn rằng bạn đang quyết định dựa trên những điều tốt nhất cho mình. Nếu bạn thích thuê nhà và cần tự do nhiều hơn so với căn hộ, hãy trung thành với sở thích đó và không để cho bạn cùng phòng thuyết phục bạn điều gì đó mà bạn không muốn.
Điều này cũng phổ biến đối với một số người để cho vợ/chồng hoặc những người quan trọng khác đưa ra quyết định trong mối quan hệ, từ việc ra ngoài ăn đến việc sống ở đâu và muốn mua loại xe gì. Thay đổi động lực của mối quan hệ có thể khiến chúng trở nên căng thẳng, nhưng đóng góp một phần trong việc quyết định nhiều việc ở mức độ hàng ngày và dài hạn có thể giúp kiểm soát cuộc sống tốt hơn.
Phương pháp 2 - Quản lý tiền bạc một cách độc lập
Bước 1 - Học cách để quản lý tiền.
Để người nào đó quản lý tiền của bạn có thể dẫn tới khoảng nợ không mong muốn, ít quyền tự do sử dụng tiền khi bạn thấy phù hợp, hoặc mất sự nhạy bén về tài chính đối với cách làm thế nào để quản lý tiền bạc.
Hậu quả là bạn phụ thuộc nhiều hơn vào người quản lý tiền của mình, điều này không chỉ khiến việc từ bỏ mối quan hệ không lành mạnh trở nên khó khăn khi cần, mà cũng có nguy cơ tạo ra tình thế khó xử khi đối phương không còn quản lý các vấn đề tài chính (ví dụ, do bệnh nặng hoặc qua đời).
Bước 2 - Thoát khỏi nợ nần.
Chuyên gia cho rằng tổng số thanh toán nợ dài hạn hàng tháng không nên vượt quá 36% thu nhập hàng tháng (nghĩa là, thu nhập trước khi trừ thuế, bảo hiểm y tế, và một số khoản khác được cấp phát). Nợ dài hạn bao gồm vay thế chấp mua nhà, thanh toán tiền xe, tiền cho sinh viên vay, và dĩ nhiên, tiền trả thẻ tín dụng.
Nếu vượt quá 36% thu nhập hàng tháng, hãy tạo một kế hoạch làm thế nào để trả hết nợ, bắt đầu với một số hạn mức tín dụng có lãi suất cao nhất.
Một số khả năng có thể xảy ra bao gồm chuyển số dư tới một hạn mức tín dụng có lãi suất thấp hơn, thiết kế lại ngân sách hàng tháng để phân bổ thêm tiền cho việc trả nợ, hoặc thống nhất số nợ vào một mục thanh toán với lãi suất thấp. Ví dụ, nếu bạn đang có nhà riêng và có thể tái cấp vốn, bạn có thể sử dụng giá trị của ngôi nhà để trả hết nợ mà không mở thêm hạn mức tín dụng nào khác.
Bước 3 - Thanh toán bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng.
Trong khi bạn trả tiền bằng thẻ tín dụng, hãy cưỡng lại sự thôi thúc làm tăng thêm tiền vào tổng số nợ hiện có. Cách duy nhất bạn có thể thoát nợ là làm giảm số nợ bạn đã tạo ra trước đây. Trong khi đang trả nợ, nếu bạn không có tiền mặt đủ để chi trả cho các chi phí, đừng mua sắm thêm. Bạn cũng có thể sử dụng thẻ ghi nợ vì nó tương đương với việc trả tiền mặt. Cố gắng không vay thêm tiền của bạn bè hay thành viên gia đình.
Bước 4 - Luôn có sẵn tiền mặt.
Luôn đem tiền mặt theo bên mình giúp thanh toán dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đảm bảo bạn cất tiền ở nơi an toàn. Hơn nữa, chắc chắn tích lũy nhiều tiền tiết kiệm để chi trả cho một số chi phí phát sinh bất ngờ (vì chúng chắc sẽ cần), bạn có thể thanh toán bằng tiền tiết kiệm chứ không phải có thêm một khoản nợ.
Nghĩ về tiền tiết kiệm như một cách tạo ra khoản vay với lãi suất 0% cho bản thân. Do đó, đôi khi nó giúp bạn có ý thức về tài chính hơn nhằm tiết kiệm thay vì để trả nợ.
Bước 5 - Sở hữu nhà của riêng mình.
Tích lũy tiền gửi ngân hàng và vốn sở hữu bằng việc làm chủ một phần bất động sản vẫn là một trong những cách tốt nhất để trở nên tự chủ và gây dựng sự giàu có. Hợp đồng cho thuê có thể buộc bạn vào tình huống mà bạn không thích và chủ nhà có thể thay đổi các điều khoản của hợp đồng thuê khi bạn gia hạn mới, điều này có thể buộc bạn phải rời khỏi chỗ ở, trước khi bạn muốn thay đổi.
Khi mua bất động sản, hãy tìm một số ngôi nhà hay căn hộ nằm trong ngân sách của bạn (nghĩa là bạn không muốn có một khoản thanh toán thế chấp vượt quá 28% thu nhập hàng tháng).
Bước 6 - Tiêu tiền trong khả năng bạn kiếm được.
Tạo ngân quỹ hàng tháng và tuân thủ. Điều này khả thi nếu bạn trung thực về các chi phí và tạo một số khoản phụ cho những chi phí không lường trước. Nếu bạn không biết tiền đã đi đâu vào mỗi tháng, hãy kiểm tra kỹ chi phí sinh hoạt (thuê/vay thế chấp, các tiện ích, bảo hiểm, thuế) cùng với mức độ ăn ngoài thường xuyên, những gì bạn mua, trả tiền gas và chi phí vui chơi giải trí.
Một mẫu về ngân sách hàng tháng có thể như thế này khi lấy ví dụ ở Mỹ:
Tiền thế chấp/Thuê nhà: $1,000 (tương đương 22 triệu VND)
Trả tiền xe: $400 (tương đương 8,9 triệu VND)
Gas/Điện: $200 (tương đương 4,4 triệu VND)
Nước: $30 (tương đương hơn 600.000 VND)
Điện thoại: $100 (tương đương 2,2 triệu VND)
Truyền hình/Internet: $100 (tương đương 2,2 triệu VND)
Thực phẩm: $800 (tương đương 17,8 triệu VND)
Giải trí: $150 (đương đương 3,3 triệu VND)
Bảo hiểm nhà/bảo hiểm người thuê nhà: $300 (tương đương 6,6 triệu VND)
Bảo hiểm y tế: $300 (tương đương 6,6 triệu VND)
Bảo hiểm xe: $100 (tương đương 2,2 triệu VND)
Đổ xăng: $200 (tương đương 4,4 triệu VND)
Chăm sóc con cái: $600 (tương đương 13,3 triệu VND)
Thanh toán thẻ tín dụng: $200 (tương đương 4,4 triệu VND)
Các chi phí khác (có thể bao gồm tiền nuôi con, tiền cấp dưỡng cho vợ, một số họat động hoặc lớp học, các loại thuế tài sản, hoặc các dịch vụ tiện ích cộng thêm như là tiền rác/rác tái chế hay hóa đơn điện thoại “bàn”.)
Xem xét các khoản chi phí so với thu nhập hàng tháng trên giấy có thể giúp ý nhận thức hơn về những gì bạn có thể và không thể chi trả.
Điều này tạo cơ hội để bạn trò chuyện với những người mà bạn chia sẻ tiền bạc và tạo mong muốn về cách để quản lý tiền, giúp bạn có thể tham gia cùng và tự chủ nhiều hơn.
Phương pháp 3 - Sống không phụ thuộc
Bước 1 - Xác định và có kiến thức về những gì bạn phải chịu trách nhiệm.
Bạn có trách nhiệm với một số điều dù hiểu biết về chúng hay không. Bạn thực sự chịu trách nhiệm khi có ý thức về chúng và chăm sóc tốt bản thân.
Bước 2 - Tự nấu ăn.
Để người khác nấu cho bạn hay mua thức ăn chế biến sẵn dẫn đến việc phụ thuộc vào người khác mà điều này sẽ tổn hại tính tự chủ của bạn. Tự nấu ăn giúp tiết kiệm tiền và có bữa ăn tốt cho sức khỏe hơn, cũng như cảm giác viên mãn.
Đăng ký lớp nấu ăn hay học qua mạng hoặc trên tivi. Nếu cảm thấy không thoải mái khi ở trong bếp, cân nhắc học lớp dành cho người mới bắt đầu tại trường cao đẳng cộng đồng tại địa phương hay học theo đầu bếp trên một trong các kênh dạy nấu ăn. Một vài người dẫn chương trình là các đầu bếp nổi tiếng sẽ hướng dẫn các công thức nấu ăn dễ nhất có thể được làm lại bởi thậm chí các đầu bếp hay rụt rè nhất.
Nhờ người thân chỉ bạn nấu ăn. Đây là cách hay để học một số điều cơ bản về nấu ăn. Ngoài ra, bạn có thể thắt chặt tình cảm với người thân hoặc thậm chí học nấu một số công thức đặc biệt được truyền từ đời này sang đời khác.
Bước 3 - Trồng cây trong vườn.
Một cách thú vị để nuôi dưỡng sự độc lập là trồng cây để có thức ăn cho riêng bạn. Một khu vườn là phương pháp tiết kiệm và hiệu quả, cung cấp trái cây và rau củ theo mùa, điều này cũng có thể đem lại mức hài lòng cao hơn trong ăn uống.
Nếu sống ở khu vực thành phố, bạn có thể không có được một khu vườn kích thước chuẩn, nhưng bạn có thể trồng cà chua trên ban công hoặc trồng rau thơm trong thùng để tăng thêm hương vị cho thức ăn. Một số khu vực trong thành phố thậm chí cũng có vài chỗ cho khu vườn chung hoặc khu vườn trên mái nhà mà bạn có thể sử dụng hoặc đóng góp vào.
Một vài cộng đồng thường cho thuê công cụ làm vườn hay tổ chức các lớp học làm vườn cho người mới bắt đầu tại thư viện. Những cách này hữu ích nếu bạn là người mới bắt đầu.
Bước 4 - Thành thạo một số điều cơ bản về y tế khẩn cấp.
Biết cần làm những gì trong tình huống y tế khẩn cấp có thể giúp bạn cứu một mạng sống và cho bạn sự tự tin về cảm giác độc lập, thậm chí khi đối mặt với tình huống khẩn cấp.
Học một lớp về Hồi sức tim phổi (Cardiopulmonary Resuscitation – CPR). Bên cạnh Hội Chữ Thập Đỏ, một số trường đại học và bệnh viện cộng đồng dạy các khóa học về Hồi sức tim phổi và sơ cứu, điều này có thể giúp bạn biết những gì cần làm trong trường hợp khẩn cấp có liên quan đến tới khó thở hoặc bất tỉnh.
Học những gì cần thiết trong tình huống khẩn cấp. Bạn có biết mình sẽ làm gì nếu đang cắm trại ở nơi hoang vắng và một người bạn bị rắn cắn? Biết cách để giải quyết trong tình huống “nếu-thì sao” sẽ giúp bạn là người tiên phong trong trường hợp khẩn cấp. Hội Chữ Thập Đỏ luôn có một ứng dụng miễn phí trên các thiết bị di động nhằm cung cấp một số chỉ dẫn về điều cần làm trong nhiều dạng tình huống.
Tập sử dụng các thiết bị y tế. Nếu bạn hay người yêu cần được điều trị y tế liên tục, cứ phụ thuộc vào chuyên gia chăm sóc sức khỏe để tiêm thuốc hay tiêm tĩnh mạch (Intravenous Injection – IV) để kiểm soát tình hình có thể không thuận tiện. Yêu cầu y tá hướng dẫn bạn cách dùng một vài thiết bị nào đó ngay tại nhà để có thể kiểm soát được tình hình và giúp cho bạn (hoặc người yêu) độc lập nhiều hơn.
Bước 5 - Hiểu các bước căn bản để sửa xe máy.
Đừng trở thành một cô gái yếu đuối cần được giúp đỡ bên vệ đường nếu như bánh xe bị xì hơi. Chờ đội hỗ trợ sửa chữa có thể đặt bạn vào tình huống không được bảo vệ, khiến bạn cảm thấy nguy hiểm. Đối với một số cách sửa chữa cơ bản, trang YouTube là nguồn hữu dụng để xem cách sửa xe như thế nào. Để học điều căn bản, bạn có thể tìm một video chính xác về cách bạn cần làm cho xe và hiệu xe của mình, điều này có thể giúp ích trong trường hợp bạn chỉ cần làm theo một phương pháp không tiêu chuẩn để sửa xe.
Học cách thay lốp xe nếu là ô tô. Bất cứ ai cũng có thực hiện thay lốp cơ bản nếu có kiến thức và kỹ năng. Cách thức cơ bản là nới lỏng các đai ốc bánh xe, nâng xe bằng giá đỡ, tháo rời đai ốc, tháo lốp, đặt lốp dự phòng trên các bu lông, thay đai ốc, hạ xe, và vặn chặt. Tham khảo sách hướng dẫn dành cho xe của bạn và hỏi chuyên gia đã qua đào tạo để được mô tả cách làm.
Biết cách động cơ và dây đai làm việc như thế nào. Có thể kiểm tra và biết khi nào dây đai sắp rò khí hoặc nếu bạn biết động cơ có vấn để thì bạn có thể tiết kiệm được cả thời gian lẫn tiền bạc. Hơn thế, việc thay dây đai là nhiệm vụ đơn giản khi chi phí cho việc này nói chung sẽ vượt xa chi phí của bản thân chiếc dây đai. Dành thời gian để tự làm điều đó có thể thực sự giúp tiết kiệm tài chính.
Tập thay các loại dầu và nhiên liệu cơ bản. Thay các loại dầu và nhiên liệu cho xe cần được hoàn thành trên cơ sở luân phiên. Chỉ cần có chất liệu và kiến thức đúng bạn có thể thực hiện thay dầu đơn giản tại nhà. Mỗi hệ thống đều có một số khuyến cáo khác nhau và sách hướng dẫn dành cho chủ sở hữu có thể giúp bạn biết nên thực hiện một vài nhiệm vụ bảo trì nhất định.
Bước 6 - Duy trì sức khỏe.
Thể hiện sự độc lập từ việc uống thuốc theo toa và gặp bác sỹ mỗi lần bị đau nhức là cách giữ bản thân bạn luôn khỏe mạnh.
Tập thể dục đều đặn. Hiệp Hội Tim Mạch Mỹ khuyến cáo nên tập thể dục 3 đến 4 lần trong một tuần để giảm lượng cholesterol và huyết áp. Giúp máu lưu thông và các mô khỏe mạnh bằng cách tập luyện nhiều cho tim mạch hoặc tập thể dục aerobic thường xuyên.
Có chế độ ăn uống sạch và lành mạnh. Tôn trọng cơ thể nghĩa là bạn ăn uống thực phẩm lành mạnh được trồng tại đất và có nguồn gốc rõ ràng. Đừng ăn các thực phẩm đã qua chế biến, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, khoai tây chiên, thực phẩm và nước uống có đường để nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể.
Bước 7 - Biết khi nào cần gặp bác sĩ.
Mọi người thường luôn có xu hướng tự quyết định kiểm soát sức khỏe bằng cách đơn giản là không bao giờ đi gặp bác sĩ nữa. Tuy nhiên, điều này không phải là cách giải quyết tốt nhất, bởi vì luôn có một số trường hợp cần đến hỗ trợ y tế.
Nếu là bệnh nhân “thường xuyên” tại phòng khám của bác sĩ vì một căn bệnh mãn tính, số lần bạn thăm viếng bác sĩ giảm xuống nếu tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi và các yếu tố rủi ro, bạn nên tiếp tục duy trì một lịch khám sức khỏe và kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm.
Hiểu biết liệu bạn có nguy cơ mắc một số bệnh cụ thể bởi vì sức khỏe, lịch sử bệnh gia đình và lối sống của bạn.
Tìm hiểu một vài dấu hiệu cảnh báo có thể đe dọa tới tính mạng chẳng hạn như bệnh tim, đột quỵ, bệnh tắt nghẽn phổi mãn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD), bệnh hô hấp thấp mãn tính, ung thư (đặc biệt là ung thư phổi), HIV/AIDs, bệnh tiêu chảy và tiểu đường.
Cân nhắc học hỏi thêm một số trạng thái mà thường là nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ: bệnh Alzheimer, bệnh cúm và viêm phổi, bệnh thận, và tự tử hoặc những căn bệnh gây ra tàn tật nghiêm trọng, chẳng hạn bệnh viêm khớp, bệnh trầm cảm và rối loạn trong việc dùng thuốc.
Bước 8 - Sống không phụ thuộc vào tiện ích công cộng.
Nếu bạn thực sự muốn khẳng định sự độc lập, hãy thử sống mà không phụ thuộc vào tiện ích công cộng. Tiết kiệm tiền cho các chi phí năng lượng bằng cách dùng các thức ăn có sẵn từ đất và chứng tỏ bạn thực sự có thể sống mà không cần dịch vụ tiện ích.
Xem xét việc trồng tất cả các thực phẩm. Từ một khu vườn có thể tìm các loại quả mọng và nấm, hãy học về các loại thực phẩm khác nhau mà bạn có thể trồng và ăn mọc dại. Phải thật thận trọng về việc ăn bất cứ thứ gì mọc dại bởi vì một số loại cây có độc tố. Bạn cũng có thể đi săn để có thịt ăn, nhưng đừng quên tuân thủ theo quy định săn bắn tại địa phương.
Tìm nguồn năng lượng thay thế. Hãy tham gia vào sáng kiến “xanh” và khám phá ra một số nguồn năng lượng khác nhau có sẵn ngày nay. Bạn sẽ tiết kiệm tiền và giảm lượng khí thải carbon bằng cách thực hiện một vài bước đơn giản. Chỉ chắc rằng bạn không kết thúc bằng việc gánh thêm nợ hoặc đồng ý một hợp đồng cho thuê mà loại bỏ đi những lợi ích về tài chính.
Thử trước khi mua. Nếu bạn không chắc mình có thể sống mà không phụ thuộc vào dịch vụ công cộng, cân nhắc việc tìm thuê một ngôi nhà mà không có tiện ích công cộng trong kỳ nghỉ (ví dụ, tại một nơi hẻo lánh như một hòn đảo hoặc một khu rừng vắng vẻ) và biến kỳ nghỉ tiếp theo thành một nhiệm vụ đi tìm hiểu tình hình thực tế.
Phương pháp 4 - Cảm giác tự chủ về mặt tình cảm
Bước 1 - Học cách quan tâm cảm giác và cảm xúc riêng.
Tự chủ về cảm xúc nghĩa là bạn có thể xử lý cảm xúc riêng và không yêu cầu người khác xác nhận những trải nghiệm và cảm giác dành cho bạn. Học cách xử lý cảm giác và cảm xúc riêng nghĩa là học cách để tự xem xét nội tâm và tìm kiếm lý do tiềm ẩn cho cảm giác thay vì thừa nhận giá trị bề ngoài.
Quá trình này có thể dẫn tới cái nhìn sâu sắc về nguồn gốc của một số cảm giác và cách để bắt đầu tránh cảm giác tiêu cực.
Một vài phương pháp để học cách sống nội tâm và chín chắn hơn bao gồm trị liệu chuyên nghiệp, sách về sự tự lực, và giáo lý về tôn giáo nhất định (ví dụ, những lời dạy Phật giáo về tính cá nhân và cách đặc tính này góp phần gây ra cảm giác đau khổ).
Bước 2 - Duy trì cảm giác tự chủ.
Nếu đã cảm thấy độc lập về mặt cảm xúc trong mối quan hệ, bạn nên tìm cách để duy trì, ngay cả khi đối mặt với sự thay đổi lớn, chẳng hạn mong muốn có thêm một đứa con.
Bước 3 - Tránh mối quan hệ tình cảm "tay ba” nếu có thể.
Thường thì mọi người phản ứng lại để làm tổn thương cảm giác bằng cách tham gia cùng những người khác để giúp họ xử lý trải nghiệm và tránh trò chuyện với người làm tổn thương họ trực tiếp. Nhà tâm lý học Murray Bowen gọi những tình huống này là “mối quan hệ tam giác”.
Bước 4 - Bày tỏ lo lắng một cách thích hợp.
Nếu có điều gì đó gây áp lực cho mối quan hệ, hãy bày tỏ sự lo lắng và chia sẻ trải nghiệm song không cho phép người khác làm bạn lo lắng thêm, lặp đi lặp lại, hoặc cố gắng giải quyết vấn đề thay cho bạn.
Nói cách khác, mọi người nên hành động như nguồn lực giúp đỡ lẫn nhau, song đừng khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn, và đừng thay đổi suy nghĩ riêng của mỗi cá nhân.
Bước 5 - Chia sẻ trách nhiệm một cách công bằng.
Khi hai hoặc nhiều người có chung trách nhiệm, các cá nhân phải tự chủ bằng cách đáp ứng trách nhiệm cá nhân theo cách công bằng.
Mọi người cũng phải có khả năng đáp ứng một số trách nhiệm cá nhân mà không bỏ qua trách nhiệm chung.
Mỗi người trong mối quan hệ vẫn phải tin tưởng vào sự trung thực và cam kết với người khác, miễn là họ có khả năng đáp ứng trách nhiệm.
Ví dụ, nếu một cặp vợ chồng có con, họ sẽ có một số trách nhiệm chung là làm bố mẹ và trách nhiệm cá nhân là làm người tạo thu nhập hoặc người chăm sóc chính. Nếu một người ở nhà chăm sóc con, thì người đi làm sẽ có một số trách nhiệm và mối quan tâm nhất định. Người ở nhà cũng sẽ có trách nhiệm và mối quan tâm riêng.
Bước 6 - Yêu cầu giúp đỡ khi cần.
Bạn nên cố gắng phân biệt lo âu/vấn đề mà bạn có thể xử lý/giải quyết theo cách riêng và những việc mà bạn cần giúp đỡ.
Nếu ranh giới cá nhân của bạn đối với một ai khác là quá thấp, thì người khác có thể cảm thấy như có gánh nặng, họ trở nên ít thân thiện và ít sẵn lòng giúp đỡ. Nguy cơ là bạn cũng phụ thuộc vào người khác.
Nếu ranh giới cá nhân của bạn quá cao, bạn có thể trở nên bực bội và bắt đầu thấy người khác ích kỷ, vô cảm và không sẵn lòng giúp đỡ. Bạn cũng có thể không nhận được sự hỗ trợ mà bạn cần.
Nhờ người khác giúp đỡ là điều có lợi miễn là bạn không hình thành thói quen phụ thuộc vào bất cứ ai cho việc điều chỉnh cảm xúc, và đối phương không cảm nhận sự trung thực và sự cam kết đã bị mất.
Bước 7 - Đánh giá xem liệu một số thách thức mới là trách nhiệm chung hay trách nhiệm cá nhân.
Khi mối quan hệ phát triển, thì sẽ tiếp tục có một số vấn đề và trách nhiệm cụ thể cho một người, cũng như vấn đề và trách nhiệm chung.
Khi những vấn đề này phát sinh, một người phải nhận ra liệu vấn đề/trách nhiệm là của riêng họ hay là của chung, và họ phải tạo liên hệ với người khác hoặc nguồn hỗ trợ khác khi cần.
Giống như một Tổng thống hay người đứng đầu khi thảo luận vấn đề với các cố vấn quan trọng, các cá nhân phải tin tưởng vào ông/bà ấy, cũng như những người đang được tư vấn để có thể trở nên tự chủ. Ông/Bà ấy cũng phải biết khi nào quyết định cần được chia sẻ và đảm bảo rằng người khác cảm thấy tin tưởng và kết nối.
Ví dụ, khi con của một cặp vợ chồng lớn lên, cả bố mẹ phải phát triển mối quan hệ với con và cách làm bố mẹ trong khi cả hai cũng chia sẻ trách nhiệm dạy con cái, đặc biệt đối với một số vấn đề lớn hơn đòi hỏi cả bố mẹ phải cùng làm (ví dụ, con đi học đại học). Họ cần quan tâm đến trách nhiệm và cảm giác riêng trong khi cũng thừa nhận quyền bố mẹ của người khác để đôi lúc làm một vài điều khác biệt.
Bước 8 - Điều chỉnh tình cảm thông qua viết nhật ký hằng ngày.
Để giúp bạn theo dõi sự phát triển tình cảm trong một mối quan hệ, cân nhắc viết nhật ký. Nhật ký hằng ngày về cơ bản là một cuốn sổ ghi lại hoạt động mỗi ngày của bạn, nhưng nó khác một cuốn nhật ký cá nhân nơi tập trung viết về những điều bí mật và giọng điệu thì trầm ngâm và mang chất thơ. Ví dụ, thay vì đơn giản nói rằng bạn và chồng/vợ ra ngoài để xem vật dụng cho trẻ, bạn tập trung vào cách bạn cảm nhận xuyên suốt những điều bạn đã trải qua, sử dụng các sự kiện trong ngày để giúp bạn sắp xếp suy nghĩ. Viết nhật ký hằng ngày là việc tự định hướng và không có quy tắc hoặc thủ tục nhất định, nhưng có một vài lời khuyên giúp bạn bắt đầu dễ dàng:
Tìm một nơi sạch sẽ, thoải mái và yên tĩnh. Bạn cũng nên lui tới nơi đó thường xuyên, và nếu xem trọng tính riêng tư, tìm nơi tương đối riêng tư.
Trước khi viết, cho phép bản thân có thời gian để thư giãn và suy nghĩ. Nghe nhạc để kích thích cảm xúc.
Khi sẵn sàng, hãy viết. Đừng lo lắng viết đúng ngữ pháp, chính tả hoặc chọn từ chuẩn. Đừng lo người khác có thể đọc những gì bạn đang viết hay nó sẽ ảnh hưởng suy nghĩ của họ về bạn như thế nào. Nghĩ về nhật ký thường ngày như một không gian kín đáo và không tồn tại sự phê bình.
Bước 9 - Kiên trì viết nhật ký hằng ngày.
Nếu gặp khó khăn khi viết, hãy áp dụng một trong những gợi ý về cảm xúc. Để quyết định cảm xúc nào, bạn chọn hoặc là dùng từ nói về cảm xúc xuất hiện đầu tiên trong tâm trí hoặc dùng từ điển tra nghĩa, từ điển đồng nghĩa hay bất cứ cuốn sách nào và lật tìm cho tới khi bạn thấy một từ nói về cảm xúc. Đừng dành thời gian lựa từ, hãy chọn từ đầu tiên bạn tìm thấy. Chèn từ về cảm xúc đó bất cứ nơi nào bạn thấy <cảm xúc> ở bên dưới. Nếu cảm xúc đặc biệt quan trọng với bạn, hãy dành một tuần để viết với tất cả 6 gợi ý về cảm xúc và dùng ngày thứ bảy để đọc lại những gì bạn đã viết:
Viết <cảm xúc> ở đầu trang và thoải mái viết chúng đến cuối trang/qua trang cho tới khi bạn cảm thấy bình yên và không còn thêm suy nghĩ nào khác xuất hiện trong tâm trí.
Cảm nhận được <cảm xúc> có ý nghĩa gì đối với bạn?
Khi nào bạn cảm thấy được nhiều <cảm xúc> nhất? Bạn có nhiều hoặc ít sự kết nối với người khác khi cảm nhận <cảm xúc>?
Khi nào bạn cảm thấy ít <cảm xúc> nhất? Bạn có nhiều hoặc ít kết nối với người khác khi không nhận ra <cảm xúc>?
Cách bạn phản ứng với <cảm xúc> cùng người khác là như thế nào? Nguồn gốc của phản ứng này là gì?
Suy nghĩ về lời trích dẫn bao gồm <cảm xúc> trong đó. (Dùng công cụ tìm các lời trích dẫn trực tuyến, như trang http://www.faganfinder.com/quotes/, để tìm một câu tương tự với cảm xúc của bạn).
Bước 10 - Xem lại một số mục trong nhật ký hằng ngày.
Khi bạn viết đủ nhiều trong cuốn nhật ký, hãy xem lại những gì bạn đã viết một cách định kỳ, tập trung vào cách mà mối quan hệ của bạn đã được thay đổi và bạn trở nên tự chủ nhiều hơn/ít hơn.
Khi bạn nhận thấy cơ hội cho sự độc lập, hãy nghĩ về một số cách để (1) chịu trách nhiệm, (2) nắm bắt được tình hình, (3) biết phương hướng, và (4) tự quyết định.
Bước 11 - Tìm gặp chuyên gia tư vấn nếu cần.
Trong khi điều này có vẻ như trái với điều người khác nghĩ là tự nhiên, việc nhận giúp đỡ từ một bác sĩ chuyên khoa giỏi có thể khiến bạn cảm thấy tự chủ hơn. Viết nhật ký hằng ngày có thể mang lại một số tình cảm khó có thể đối phó một mình, vì thế hãy sẵn sàng nhờ giúp đỡ nếu bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng và trầm cảm quá mức.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%E1%BA%ADp-M%E1%BB%99t-Ch%E1%BB%A9ng-Th%C6%B0-T%E1%BB%AB-B%E1%BB%8F-Ch%E1%BB%A7-Quy%E1%BB%81n-T%C3%A0i-S%E1%BA%A3n | Cách để Lập Một Chứng Thư Từ Bỏ Chủ Quyền Tài Sản | Nếu bạn có một khối tài sản và tìm cách để chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác, có lẽ bạn cần lập một chứng thư từ bỏ chủ quyền tài sản. Tài liệu này nói rằng bạn đang từ bỏ quyền của bạn trên một mảnh đất, một căn nhà, hoặc một loại tài sản và giao nó cho một bên khác. Để lập một chứng thư này, bạn cần phải điền vào một mẫu đơn xin từ bỏ quyền với tài sản, có chữ ký của cả hai bên, được công chứng và ghi lại trong văn phòng lưu trữ của quận.
Chứng thư từ bỏ quyền với tài sản liên quan đên việc từ bỏ những quyền quan trọng, và có thể có những tác động quan trọng về pháp lý. Nó thường được khuyên “nên được kiểm tra bởi một luật sư” trước khi ký đồng ý từ bỏ những quyền lợi của bạn
Phương pháp 1 - Chuẩn bị Tài liệu
Bước 1 - Hãy chắc chắn rằng chứng thư từ bỏ quyền với tài sản đúng là loại chứng thư cần cho việc chuyển nhượng của bạn.
Một chứng thư từ bỏ quyền với tài sản hầu hết được sử dụng để chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản từ một thành viên trong gia đình sang thành viên khác. Nó khác với chứng thư bảo đảm thông thường là nó không cung cấp một sự bảo đảm liên quan đến tài sản- hay nói cách khác nó chuyển nhượng tài sản sang người chủ mới. Đây không phải là cách tốt nhất để bảo vệ cả hai bên khi chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, vì vậy một số nghiên cứu trước khi sử dụng phương pháp này là rất quan trọng.
Bạn có lẽ sử dụng chứng thư từ bỏ quyền với tài sản nếu bạn và anh chị em ruột hoặc cha mẹ đồng sở hữu một khối tài sản và bạn muốn từ bỏ quyền sở hữu của mình trên tài sản này bằng cách chuyển quyền sở hữu cho người khác.
Các điều luật liên quan đến chứng thư từ bỏ quyền với tài sản khác nhau ở mỗi bang, vì vậy hãy làm một số nghiên cứu để tìm ra một chứng thư đúng với tình huống của bạn.
Xem xét việc thuê một luật sư để giúp bạn vạch ra những việc cần làm và hoàn thành việc chuyển giao. Bằng cách này bạn có thể chắc chắn chứng thư được thực hiện một cách chính xác và được lập theo pháp luật của bang.
Bước 2 - Xác định vị trí hiện tại của chứng thư đối với tài sản.
Nếu bạn không có nó trong hồ sơ, bạn có thể sao chép một bản ở văn phòng lưu trữ quận hoặc nơi đăng ký nó. Việc này có thể sẽ mất một khoản phí nhỏ. .
Bước 3 - Tìm số thửa đất.
Một thửa hay một block có thể được xác định trên hóa đơn đóng thuế gần nhất của bạn, trang web hệ thống thông tin địa lý của quận ( “GIS”), hoặc bằng cách gọi cho văn phòng giám định của quận.
Bước 4 - Chuẩn bị chứng thư.
Bạn có thể tải về một mẫu trực tuyến hoặc sử dụng phần mềm xử lý văn bản để tạo chứng thư. Nó sẽ phải bao gồm các thông tin sau:
Một mô tả về các bên. Chủ sở hữu hiện tại của tài sản nên được định danh và chỉ định là "Grantor" (Người chuyển nhượng) và bên những người được nhận tài sản nên được định danh và chỉ định là " Grantee" (Người nhận chuyển nhương) . Một văn bản yêu cầu từ bỏ quyền sở hữu tài sản thường nói rằng mỗi bên đều là người trưởng thành và một cư dân của một tỉnh/quận hoặc phường cụ thể. Ví dụ, “John Doe (“Grantor”),một công dân trưởng thành của Quận Grant”
Một tuyên bố rằng Grantor từ bỏ các quyền của mình đối với tài sản và chuyển nhượng quyền sở cho Grantee. Ngôn ngữ chung để nêu rõ điều này là "qua đây thông cáo và từ chối quyền của mình đến". Ví dụ, "John Doe (" Grantor "), một cư dân trưởng thành của quận Grant, qua đây thông cáo và từ chối quyền của mình đến Mary Drake (" Grantee ") , một cư dân trưởng thành của quận Madison. "
Một mô tả về tài sản. Mô tả của bạn nên bao gồm cả tên địa chỉ đường thông thường và tình trạng pháp lý đầy đủ của tài sản. Bạn có thể tìm thấy mô tả pháp lý của tài sản trên chứng thư hiện tại hoặc trên trang web hệ thống thông tin địa lý của quận. Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng mô tả pháp lý đầy đủ và không ghi rút gọn các thông tin này. Kiểm tra với văn phòng giám định viên trong quận nơi có tài sản này nếu bạn không chắc chắn.
Tuyên bố về số tiền xem xét. Thông thường, khi chuyển nhượng tài sản bởi chứng thư từ bỏ quyền tài sản , không xem xét, hay thanh toán nào được trả cho người chuyển nhượng. Tuy nhiên, luật hợp đồng đòi hỏi có sự xem xét để một hợp đồng có hiệu lực, vì vậy một chứng thư này thường đưa ra tổng phí là 1 hoặc 10 đô.
Một khoảng trống cho ngày và chữ ký của người bảo lãnh. Một dòng cho người chuyển nhượng đánh tên và chữ “ngày” với khoảng trống sau nó, cho người chuyển nhượng điền ngày vào đó là lý tưởng.
Một chữ ký công chứng. Chứng thư phải có chữ ký của Người chuyển nhượng tuyên thệ trước mặt một công chứng viên ("công chứng viên"). Ngôn ngữ chuẩn cho một nội dung công chứng thường là "trước tôi, công chứng viên ký tên dưới đây, trong và cho QUẬN (thay thế bằng tên của các QUẬN), Nhà nước (thay thế bằng tên của nhà nước) với tư cách cá nhân là sự có mặt của người chuyển nhượng (thay thế với tên của người chuyển nhượng), đã ký tên trên chứng thư trên cơ sở hoàn toàn tự do và tự nguyện về hành động này". Một dòng dưới hàng chữ này, là tên được in hoặc đánh máy của công chứng viên và một chỗ trống cho ngày và con dấu của công chứng viên, cũng cần được cung cấp.
Bước 5 - Xác định nếu có bất kì chữ ký nào được yêu cầu của người chuyển nhượng.
Luật áp dụng khác nhau ở các bang, một số bang yêu cầu về nhân chứng hay thậm chí người được chuyển nhượng ký tên vào chứng thư. Kiểm tra với luật sư của bạn hay nhân viên của văn phòng lưu trữ hay văn phòng đăng ký để xác định có cần thiết bổ sung thêm chữ ký nào không.
Phương pháp 2 - Hoàn tất Chứng thư
Bước 1 - Quyết định cách trình bày của chứng thư.
Nhiều tỉnh và/hoặc quận có những đòi hỏi rất cụ thể cho cách trình bày một chứng thư. Nói chung, bạn nên canh lề 5.08 cm ở phần đầu trang của chứng thư và ít nhất 2.54 cm ở phần cuối trang. Hãy kiểm tra trên trang web lưu trữ của quận về hướng dẫn trình bày hoặc là gọi cho họ và hỏi .
Bước 2 - Xác định có cần bổ sung thêm thông tin gì không.
Một vài bang đòi hỏi những sự trình bày nào đó cho một chứng thư từ bỏ quyền tài sản. Ví dụ, bang Indiana đòi hỏi câu sau,” Tôi khẳng định, dưới các hình phạt về tội khai man, mà tôi đã cẩn trọng xem xét một cách hợp lý để ghi ra số an sinh xã hội trong tài liệu này, trừ khi được luật pháp yêu cầu " phải xuất hiện trong chứng thư và có chữ ký của người lập chứng thư. Kiểm tra điều kiện của tiểu bang, với luật sư của bạn, hay với nhân viên của văn phòng lưu trữ hay văn phòng đăng ký để xác định xem những thông tin bổ sung nào mà tiểu bang đòi hỏi.
Bước 3 - In chứng thư và ký vào những chỗ cần thiết.
Cả người chuyển nhượng và được chuyển nhượng đều nền ký vào chứng thư.
Bước 4 - Công chứng tài liệu.
Chữ ký của người chuyển nhượng sẽ được công chứng. Bạn có thể tìm thấy một công chứng viên ở bất cứ ngân hàng hay văn phòng luật nào. Công chứng viên thường thu phí một khoản phí danh nghĩa cho các dịch vụ của họ.
Bước 5 - Lưu trữ chứng thư ở văn phòng lưu trữ quận hoặc nơi đăng ký chứng thư.
Mỗi quận, hay phường, sẽ có những thủ tục và phí khác nhau cho việc lưu trữ chứng thư này, vì vậy bạn có thể muốn gọi trước để nhờ họ hướng dẫn.
Bước 6 - Chờ cho chứng thư từ bỏ quyền của bạn đã được lưu trữ gửi bưu điện đến bạn.
Nhiều văn phòng lưu trữ và đăng ký chứng thư có thể gửi bưu biện chứng thư đã lưu trữ cho bạn trong vài ngày. Bản sao của chứng thư đã được lưu trữ này là hồ sơ chính thức của người sỡ hữu tài sản, vì vậy nên đặt nó ở nơi an toàn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-danh-s%C3%A1ch-th%E1%BA%A3-xu%E1%BB%91ng-tr%C3%AAn-Excel | Cách để Tạo danh sách thả xuống trên Excel | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy tính để tạo danh sách thả xuống trên trang tính Microsoft Excel. Tính năng này cho phép bạn tạo danh sách các mục để chọn, đồng thời chèn bộ chọn thả xuống vào bất kỳ ô trống nào trên trang tính. Tính năng khung thả xuống chỉ khả dụng trên Excel phiên bản máy tính.
Phương pháp 1 - Tạo danh sách
Bước 1 - Mở tập tin trang tính Excel mà bạn muốn chỉnh sửa.
Bạn có thể tìm và nhấp đúp vào tập tin Excel đã lưu trên máy tính, hoặc mở Microsoft Excel và tạo bảng tính mới.
Bước 2 - Nhập danh sách giá trị cho khung thả xuống.
Bạn phải nhập các mục thả xuống vào từng ô riêng biệt, liên tiếp trong cùng một cột.
Chẳng hạn, nếu muốn danh sách thả xuống bao gồm "New York", "Boston" và "Los Angeles", bạn có thể nhập "New York" vào ô A1, "Boston" vào ô A2 và "Los Angeles" vào ô A3.
Bước 3 - Nhấp vào ô trống mà bạn muốn chèn khung thả xuống.
Bạn có thể chèn danh sách thả xuống vào bất cứ ô trống nào trên trang tính.
Bước 4 - Nhấp vào thẻ Data nằm trong ruy-băng thanh công cụ.
Nút này nằm phía trên thanh công cụ ở đầu trang tính. Các công cụ về dữ liệu sẽ mở ra.
Bước 5 - Nhấp vào nút Data Validation (Xác thực dữ liệu) nằm trong thanh công cụ "Data" (Dữ liệu).
Nút này gồm hai biểu tượng ô riêng biệt với dấu tích màu xanh lá và dấu cấm màu đỏ. Một hộp thoại mới sẽ bật lên.
Bước 6 - Nhấp vào khung thả xuống Allow (Cho phép) nằm trong hộp thoại "Data Validation" vừa bật lên.
Trình đơn này thuộc thẻ "Settings" (Cài đặt) trên hộp thoại.
Hộp thoại bật lên Data Validation sẽ tự động mở ra với thẻ Settings.
Bước 7 - Chọn List (Danh sách) từ trong trình đơn thả xuống "Allow".
Tùy chọn này sẽ cho phép bạn tạo danh sách trong ô trống được chọn.
Bước 8 - Tích vào tùy chọn
In-cell dropdown.
Khi đánh dấu tùy chọn này, bạn sẽ tạo ra danh sách thả xuống nằm trong ô đã chọn trên trang tính.
Bước 9 - Tích vào tùy chọn
Ignore blank (không bắt buộc).
Khi đánh dấu ô này, người dùng sẽ có thể để trống khung thả xuống mà không gặp phải thông báo lỗi.
Nếu khung thả xuống mà bạn đang tạo là trường bắt buộc, bạn cần chắc chắn rằng ô này không được đánh dấu. Hoặc bạn có thể không tích vào.
Bước 10 - Nhấp vào khung văn bản bên dưới mục "Source" (Nguồn) trên hộp thoại bật lên.
Bạn có thể chọn danh sách giá trị muốn chèn vào khung thả xuống ở đây.
Bước 11 - Chọn danh sách giá trị cho khung thả xuống trên trang tính.
Sử dụng chuột để chọn danh sách giá trị mà bạn muốn chèn vào khung thả xuống trên trang tính.
Chẳng hạn, nếu đã có dữ liệu "New York", "Boston" và "Los Angeles" trong ô A1, A2 và A3, bạn cần chọn phạm vi ô từ A1 đến A3.
Hoặc bạn có thể nhập thủ công các giá trị của danh sách thả xuống vào khung "Source" ở đây. Trong trường hợp này, bạn cần chắc chắn phân tách từng mục riêng bằng dấu phẩy.
Phương pháp 2 - Tùy chỉnh danh sách thuộc tính
Bước 1 - Nhấp vào thẻ Input Message nằm đầu cửa sổ hộp thoại "Data Validation" bật lên.
Thẻ này cho phép bạn tạo thông báo bật lên hiển thị cạnh danh sách thả xuống.
Bước 2 - Tích vào tùy chọn
Show input message....
Tùy chọn này cho phép bạn hiển thị một thông báo bật lên nhỏ nếu khung thả xuống được chọn.
Nếu bạn không muốn hiển thị thông báo bật lên thì không cần đánh dấu ô đó.
Bước 3 - Nhập "Title" (Tiêu đề) và "Input Message" (Thông báo nhập).
Bạn có thể sử dụng vùng này để giải thích, mô tả hoặc cung cấp thêm thông tin về danh sách thả xuống.
Thông báo nhập và tiêu đề mà bạn gõ vào đây sẽ hiển thị trong một thông báo nhỏ màu vàng bật lên bên cạnh khung thả xuống khi ô chứa danh sách được chọn.
Bước 4 - Nhấp vào thẻ Error Alert (Thông báo lỗi) ở đầu hộp thoại.
Thẻ này cho phép thông báo lỗi bật lên mỗi khi dữ liệu không hợp lệ được nhập vào ô thả xuống.
Bước 5 - Tích vào tùy chọn
Show error alert... (Hiển thị chuông báo lỗi).
Khi tùy chọn này được đánh dấu, thông báo lỗi sẽ bật lên khi người dùng nhập dữ liệu không hợp lệ vào ô thả xuống.
Nếu không muốn thông báo lỗi bật lên thì bạn đừng chọn ô này.
Bước 6 - Chọn kiểu lỗi trong khung thả xuống Style.
Bạn có thể chọn trong số Stop, Warning và Information ở đây.
Tùy chọn sẽ hiển thị cửa sổ bật lên cùng với thông báo lỗi, điều này ngăn người dùng nhập dữ liệu không nằm trong danh sách thả xuống.
Các tùy chọn và không ngăn người dùng nhập dữ liệu không hợp lệ nhưng sẽ hiển thị thông báo lỗi cùng dấu "" màu vàng hoặc chữ "" màu xanh.
Bước 7 - Nhập nội dung "Title" và "Error message" tùy chỉnh (không bắt buộc).
Tiêu đề và thông báo lỗi tùy chỉnh sẽ bật lên khi dữ liệu không hợp lệ được nhập vào ô thả xuống.
Bạn có thể để trống các trường này. Khi đó, tiêu đề và thông báo lỗi mặc định sẽ là mẫu lỗi chung của Microsoft Excel.
Mẫu lỗi mặc định có tiêu đề "Microsoft Excel" và và thông báo "The value you entered is not valid. A user has restricted values that can be entered into this cell" (Giá trị bạn đã nhập không hợp lệ. Người dùng có các giá trị hạn chế có thể được nhập vào ô này).
Bước 8 - Nhấp vào nút OK trong hộp thoại "Data Validation" bật lên.
Danh sách thả xuống sẽ được tạo và chèn vào ô mà bạn đã chọn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/M%E1%BB%9F-t%E1%BA%ADp-tin-7z | Cách để Mở tập tin 7z | Nếu bạn đã từng gặp qua tập tin có phần mở rộng “.7z”, hẳn bạn sẽ tự hỏi vì sao mình không thể mở được chúng. Những tập tin này (“7z” hay “tập tin 7-Zip”), là tập hợp một hoặc nhiều tập tin được nén trong cùng một gói. Bạn sẽ cần cài đặt ứng dụng giải nén nhằm trích xuất nội dung khỏi tập tin nén. Những ứng dụng này thường miễn phí và có sẵn cho mọi hệ điều hành, bao gồm iOS và Android. Hãy cùng tìm hiểu cách mở tập tin 7z với ứng dụng iZip trên thiết bị di động, phần mềm 7-Zip hoặc WinZip trên Windows và The Unarchiver cho Mac OS X.
Phương pháp 1 - iZip trên điện thoại
Bước 1 - Tìm iZip trên App Store hoặc Play Store.
7z là định dạng nén chứa một hoặc nhiều tập tin bên trong. Để truy cập các tập tin được nén bên trong, bạn sẽ cần ứng dụng giải nén. iZip được khuyên dùng nhiều trên mạng nhờ khả năng xử lý loại tập tin này miễn phí.
Bước 2 - Nhấn vào “Get” (Nhận) hoặc “Install” (Cài đặt).
Ứng dụng sẽ tải và cài đặt vào thiết bị.
Bước 3 - Nhấn vào biểu tượng iZip để khởi chạy ứng dụng.
Bước 4 - Nhấn vào “Local Files” (Tập tin cục bộ) để tìm tập tin 7z.
Nếu tập tin 7z nằm trên dịch vụ đám mây, hãy chọn “iCloud Drive” hoặc “Google Drive”.
Bước 5 - Nhấn lâu trên tên tập tin 7z.
Nhấn giữ ngón tay trên tập tin cho đến khi bạn thấy khung với nội dung “Would you like to unzip all files?” (Bạn có muốn giải nén tất cả tập tin?) hiện ra.
Bước 6 - Nhấn vào OK.
Nội dung của tập tin 7z sẽ được giải nén vào thư mục cùng tên.
Khi thanh tiến trình biến mất, bạn có thể mở tập tin bằng cách nhấn vào chúng ngay trên iZip hoặc đi đến thư mục đang lưu trữ.
Phương pháp 2 - 7-Zip trên Windows
Bước 1 - Truy cập website 7-Zip.
Vì 7z là tập tin nén nên bạn sẽ không thể xem nội dung bên trong cho đến khi các tập tin được trích xuất bằng chương trình giải nén. Người dùng Windows có thể trích xuất nội dung của tập tin nén 7z bằng 7-Zip mà không tốn phí.
Một tùy chọn phổ biến nữa là WinZip, chương trình này có bản dùng thử miễn phí. Nếu bạn không thể sử dụng tùy chọn miễn phí 7-Zip thì hãy dùng thử WinZip.
Bước 2 - Nhấp vào nút “Download” (Tải xuống) nằm cạnh tập tin dành cho phiên bản (32-bit hoặc 64-bit) của Windows.
Nếu bạn không biết mình đang dùng Windows 32 hay 64-bit, hãy nhấn ⊞ Win+S để mở khung tìm kiếm, sau đó gõ “system”. Nhấp vào “System” trong kết quả tìm kiếm và nhìn vào nội dung cạnh tiêu đề “System Type” (Loại hệ thống).
Bước 3 - Chọn vị trí lưu (ví dụ:
Desktop), sau đó nhấp “Save” (Lưu).
Bước 4 - Nhấp đúp vào tập tin 7-Zip .exe và chọn “Run” (Chạy).
Tiến hành theo các lời nhắc để hoàn tất quá trình cài đặt 7-Zip.
Sau khi cài đặt xong, bạn nhấp vào “Finish” (Hoàn tất).
Bước 5 - Nhấp đúp vào tập tin 7z mà bạn muốn mở.
Nội dung của tập tin nén sẽ hiển thị trong cửa sổ 7-Zip.
Bước 6 - Nhấn Ctrl+A để chọn tất cả tập tin trong thư mục nén, sau đó nhấp vào “Extract” (Giải nén).
Bước 7 - Nhấp vào nút “…” để chọn thư mục lưu trữ tập tin.
Thư mục mà bạn chọn là nơi mà nội dung bên trong tập tin 7z sẽ được giải nén vào.
Vị trí mặc định là thư mục mới nằm trong thư mục hiện tại và được đặt tên theo tập tin 7z.
Chẳng hạn, nếu tập tin nén tên là Blue.7z và nằm trên màn hình desktop thì tập tin mặc định mới sẽ được tạo trên màn hình desktop với tên “Blue”.
Bước 8 - Nhấp “OK” để giải nén tập tin vào thư mục.
Bạn sẽ thấy thanh tiến trình thể hiện thời gian của quá trình giải nén. Sau khi tập tin được giải nén xong, thanh tiến trình sẽ biến mất. Lúc này, bạn có thể nhấp đúp vào thư mục để truy cập tập tin.
Phương pháp 3 - WinZip trên Windows
Bước 1 - Nhấp đúp vào tập tin 7z.
7z là định dạng chứa 1 hoặc nhiều tập tin được nén thành kích thước nhỏ hơn. Bạn sẽ cần giải nén tập tin để truy cập nội dung bên trong. Một số người dùng Windows đã được cài đặt sẵn WinZip, chương trình này có thể giải nén tập tin 7z.
Nếu bạn không thể mở tập tin 7z sau khi đã nhấp đúp, hãy tiến hành theo những bước sau để tải phiên bản dùng thử của WinZip.
Bạn cũng có thể sử dụng 7-Zip dành cho Windows như giải pháp thay thế miễn phí.
Bước 2 - Truy cập http://www.winzip.com/lan7z.htm.
WinZip có giá gần 700,000 đồng (29,95 đô la), nhưng chương trình này cho phép cài đặt và dùng thử 30 ngày miễn phí.
Bước 3 - Nhấp vào “Download Now” (Tải xuống ngay bây giờ), sau đó lưu chương trình cài đặt vào thư mục Downloads.
Bước 4 - Nhấp đúp vào chương trình cài đặt và chọn “Run”.
Chương trình sẽ được cài đặt trên máy tính.
Bước 5 - Nhấp đúp vào tập tin 7z.
Nội dung của tập tin 7z sẽ hiện ra trên cửa sổ WinZip.
Bước 6 - Nhấn Ctrl+A để chọn tất cả nội dung trong tập tin 7z.
Bước 7 - Nhấp vào nút “1-click Unzip”.
Bước 8 - Chọn “Unzip to PC or Cloud” (Giải nén vào máy tính hoặc đám mây) và chọn thư mục đích.
Nếu bạn không chọn gì thì một thư mục mới cùng tên với tập tin 7z sẽ được tạo, tùy chọn mặc định này cũng đủ để đáp ứng nhu cầu.
Bước 9 - Nhấp vào “Unzip” để giải nén nội dung trong tập tin 7z vào thư mục.
Bây giờ bạn có thể xem nội dung được nén trong tập tin 7z.
Phương pháp 4 - The Unarchiver trên Mac OS X
Bước 1 - Khởi chạy App Store trên máy tính Mac.
Để truy cập nội dung trong tập tin nén 7z, bạn sẽ cần ứng dụng để trích xuất chúng. The Unarchiver là tùy chọn phổ biến dành cho Mac, chương trình này có thể được tải và cài đặt từ App Store.
Bước 2 - Gõ “Unarchiver” vào trường tìm kiếm đầu App Store, sau đó chọn chương trình hiện ra trong kết quả tìm kiếm.
Bước 3 - Nhấp vào “Get” rồi chọn “Install App” (Cài đặt ứng dụng).
Bước 4 - Tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt The Unarchiver trên máy tính.
Bước 5 - Khởi chạy The Unarchiver sau khi cài đặt xong.
Danh sách liên kết tập tin sẽ hiện ra trên màn hình.
Bước 6 - Chọn “7-Zip archive” từ trong danh sách “File Formats” (Định dạng tập tin).
Thao tác này sẽ định hướng để chương trình nhận diện và mở tập tin 7z trong tương lai.
Bước 7 - Đi đến thẻ “Extraction” (Trích xuất).
Bước 8 - Chọn “Ask for a destination folder” (Hỏi thư mục đích) từ trong trình đơn thả xuống.
Tùy chọn này sẽ cho phép bạn chọn vị trí lưu tập tin được trích xuất.
Bước 9 - Nhấp đúp vào tập tin 7z mà bạn muốn mở.
Bạn sẽ được nhắc chọn thư mục để giải nén tập tin.
Bước 10 - Chọn thư mục để lưu nội dung của tập tin 7z, sau đó nhấp vào “Extract”.
The Unarchiver sẽ giải nén và sao chép tập tin vào thư mục mà bạn chọn. Khi thanh tiến trình biến mất, bạn sẽ có thể truy cập tập tin.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%ADa-ch%E1%BB%AFa-c%E1%BB%ADa-l%C3%B5i-r%E1%BB%97ng-b%E1%BB%8B-th%E1%BB%A7ng | Cách để Sửa chữa cửa lõi rỗng bị thủng | Cửa lõi rỗng rẻ hơn nhiều và phổ biến hơn cửa gỗ đặc nhưng cũng mỏng manh hơn và dễ bị hư hại. Mặc dù các lỗ thủng hoặc các vết trầy xước xấu xí trên cửa có vẻ khó khắc phục, nhưng thực ra bạn có thể sửa được chỉ trong một hoặc hai ngày. Chỉ cần vá lại các lỗ thủng hoặc làm đầy các vết trầy xước trước khi hoàn thiện bề mặt là chẳng mấy chốc cánh cửa của bạn trông lại đẹp như mới!
Phương pháp 1 - Vá lỗ thủng hoặc vết nứt
Bước 1 - Cắt bỏ mọi mảnh gỗ bong hoặc vỡ xung quanh lỗ thủng hoặc vết nứt.
Tuỳ vào mức độ hư hại của cánh cửa, có thể sẽ có các mẩu vụn hoặc mảnh vỡ xung quanh rìa của lỗ thủng hoặc vết nứt. Trước khi sửa, bạn hãy dùng dao đa năng cắt bỏ các mảnh gỗ hỏng sao cho chỉ còn lại lỗ thủng gọn gàng, không có các rìa lởm chởm.
Luôn luôn cắt hướng ra xa người khi dùng dao đa năng, đặc biệt là khi cắt những vật liệu cứng như gỗ.
Có thể bạn cần làm cho lỗ thủng hoặc vết nứt rộng ra trước khi bắt đầu sửa chữa. Vá lỗ thủng rộng và không có phần gỗ hư hại sẽ dễ hơn vá lỗ thủng nhỏ hơn nhưng còn các mảnh gãy hoặc vỡ.
Bước 2 - Nhét khăn giấy ăn đầy lỗ thủng.
Mặc dù không làm cho cửa chắc hơn hoặc sửa được cửa, nhưng khăn giấy là vật liệu dễ tìm và không tốn kém để giữ cố định phần bọt cách nhiệt khi nó khô đi. Vo vài tờ khăn giấy ăn và nhét xung quanh bên dưới và xung quanh rìa lỗ thủng hoặc vết nứt mà bạn muốn sửa.
Khăn giấy ăn có tác dụng tốt nhờ nó nhẹ nên bạn có thể nhét bên trong cửa lõi rỗng. Nếu không có khăn giấy ăn, bạn có thể dùng khăn giấy lau mặt hoặc thứ gì đó cũng nhẹ tương tự như vậy.
Bước 3 - Dùng keo bọt nở cách nhiệt lấp lỗ thủng.
Keo bọt nở cách nhiệt có dạng chai xịt với một vòi xịt dài trên đầu chai. Hướng vòi xịt vào lỗ thủng hoặc khe nứt trên cửa và xịt. Bọt xốp sẽ nở ra, lấp đầy khoảng trống bên trong cửa và có thể tràn một ít ra ngoài lỗ thủng lên bề mặt cánh cửa.
Keo bọt nở cách nhiệt có bán trên mạng hoặc các cửa hàng vật liệu xây dựng. Với lỗ thủng nhỏ, bạn có thể chọn loại ít nở hơn cho dễ sử dụng.
Bước 4 - Chờ qua một đêm cho bọt cách nhiệt khô.
Khi đã lấp đầy lỗ thủng hoặc vết nứt bằng bọt cách nhiệt, bạn cần chờ cho nó khô hẳn trước khi cắt gọt hoặc chà nhẵn. Chờ khoảng 4-5 tiếng hoặc tốt nhất là qua một đêm để vật liệu khô hoàn toàn.
Xem hướng dẫn trên sản phẩm keo bọt cách nhiệt mà bạn đang dùng để biết thời gian khô của nó mất bao lâu.
Bước 5 - Dùng dao đa năng gọt những phần bọt xốp thừa.
Cầm dao bên trên phần bọt xốp nhô ra sao cho lưỡi dao ngang bằng với bề mặt cửa. Trượt lưỡi dao xuống bề mặt cửa để gọt phần thừa cho đến khi phần bọt xốp thấp hơn bề mặt cửa không quá 2,5 mm.
Bước 6 - Trét một lớp bột matit ô tô để gia cố lỗ thủng.
Trộn 1 phần bột matit ô tô với 1 phần chất xúc tác đóng rắn và phết hỗn hợp lên lỗ thủng ở cửa. Dùng cạnh dao trét matit để phết và ấn hỗn hợp vào lỗ thủng trên cửa, lấp đầy mọi khe hở sao cho gần ngang bằng với bề mặt cửa.
Bột matit ô tô là một hợp chất làm chắc cửa rất tốt nhưng có thể khó sử dụng. Nó thường được đóng gói cùng với chất xúc tác đóng rắn có tác dụng kích hoạt. Sản phẩm này có bán trên mạng, hoặc ở cửa hàng bán vật liệu hoặc cửa hàng sửa chữa ô tô.
Bước 7 - Bít lỗ thủng bằng vữa nếu muốn sửa chữa nhanh.
Nếu không có bột matiit ô tô, bạn có thể dùng vữa để bít lỗ thủng. Dùng dao trét matit múc một ít vữa lên trát vào lỗ thủng trên cửa. Trát vữa bằng động tác dài và mượt sao cho bề mặt càng nhẵn và càng đều càng tốt.
Vữa là vật liệu rẻ, dễ mua và rất dễ sử dụng.
Vữa có bán trên mạng hoặc ở các cửa hàng vật liệu xây dựng.
Bước 8 - Chờ một tiếng cho khô.
Bất kể là dùng vữa hay bột matit ô tô, bạn cũng cần chờ cho vật liệu khô hoàn toàn. Chờ cho hỗn hợp khô đến khi bạn sờ vào thấy nó đã cứng.
Đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì vữa hoặc bột matit ô tô để biết thêm thông tin về thời gian hỗn hợp khô hoàn toàn.
Bước 9 - Chà nhẵn bề mặt cửa.
Dùng giấy nhám thô cỡ 100- 120-grit để chà nhẵn mảng vá. Chà vữa hoặc bột matitt ô tô cho đến khi mảng vá phẳng và ngang bằng với bề mặt cửa.
Bước chà nhám sẽ giúp cho mảng vá nhẵn và khó trông thấy hơn. Tuy nhiên, phần rìa xung quanh lỗ thủng hoặc vết nứt sẽ bị sần sùi sau khi chà. Để khắc phục điều này và làm cho cửa trông như không hề bị vá, bạn có thể dùng sơn gỗ hoặc sơn lau gỗ để sơn bề mặt cửa.
Phương pháp 2 - Sửa cửa trầy xước
Bước 1 - Dùng giấy nhám thật mịn để loại bỏ sơn và các mảnh vụn.
Dùng giấy nhám 320-grit để chà nhẵn những khu vực sơn bong tróc và/hoặc mảnh gỗ vụn. Làm sạch khu vực trầy xước để bạn có thể vá lại thay vì dán lại các mẩu vụn.
Nếu cửa gỗ có nhiều mảnh vụn, bạn hãy dùng găng tay dày khi chà nhám để tránh bị thương.
Bước 2 - Phết keo trám gỗ lên khu vực trầy xước.
Bóp hoặc phết một ít keo trám gỗ lên vết trầy trên cửa. Dùng ngón tay hoặc dao trét matit phết và ấn keo vào các vết xước. Cố gắng phết cho mịn, đều và bằng phẳng với bề mặt cửa.
Kéo trám gỗ có bán trên mạng hoặc ở các cửa hàng vật liệu. Sản phẩm có dạng trộn sẵn trong tuýp hoặc có hai thành phần phải trộn với nhau trước khi sử dụng. Bạn hãy đọc hướng dẫn trên bao bì sản phẩm để có kết quả tốt nhất.
Bước 3 - Chờ cho keo khô trong khoảng 15-20 phút.
Keo trám gỗ cần phải ổn định và dính chặt vào gỗ. Sau khi phết keo vào tất cả các vết trầy xước, bạn nên chờ 15-20 phút đến khi sờ vào thấy keo đã cứng để cho khô hẳn.
Đọc hướng dẫn sử dụng của sản phẩm keo trám gỗ để biết thêm thông tin về thời gian chờ keo khô.
Bước 4 - Chà nhẵn keo trám gỗ bằng giấy nhám 320-grit.
Khi keo trám gỗ đã khô, bạn sẽ dùng giấy nhám thật mịn để chà nhẵn khu vực mà trước đây là vết trầy. Chà bằng động tác mượt mà và chậm rãi để loại bỏ phần keo thừa và làm phẳng bề mặt cửa.
Các nốt sần sùi sẽ nổi rõ hơn khi bạn sơn lên khu vực đã chà nhẵn. Bạn hãy dùng tay sờ khắp bề mặt vừa trám keo để phát hiện những chỗ cần phải chà nhẵn và phẳng.
Bước 5 - Làm sạch bề mặt bằng khăn giấy ẩm hoặc miếng mút ẩm.
Quá trình chà gỗ và sơn khu vực trầy xước có thể tạo ra một lượng lớn bụi và các mẩu vụn làm xấu bề mặt cửa khi sửa xong. Dấp nước vào mảnh vải sạch cho ẩm và nhẹ nhàng lau khắp bề mặt cửa cho thật sạch bụi.
Phương pháp 3 - Hoàn thiện lại bề mặt cửa lõi rỗng
Bước 1 - Chà nhẵn mảng vá và lau sạch bụi.
Để đảm bảo sơn hoặc sơn lau gỗ bám đều vào khu vực sắp sơn, bạn sẽ dùng giấy nhám 220-grit để chà nhẵn khu vực vừa sửa. Dùng máy hút bụi hoặc giẻ ẩm lau sạch bụi và các mẩu vụn.
Bụi sẽ khiến cho sơn khó bám vào gỗ và tạọ nên bề mặt không đồng đều. Bạn cần lau sạch bụi trước khi hoàn thiện cửa.
Bước 2 - Tháo các phụ kiện kim loại hoặc bản lề cửa.
Tốt nhất là bạn nên sơn toàn bộ cánh cửa để có lớp hoàn thiện đồng đều thay vì chỉ sơn khu vực vừa sửa. Dùng tuốc nơ vít tháo các bộ phận bằng kim loại trên cửa như tay nắm cửa, bản lề, hoặc ổ cài chốt khoá ở gần mép dưới của cửa.
Nếu muốn tháo hẳn cánh cửa ra khỏi bản lề, bạn hãy ấn móng tay vào đáy của từng chiếc chốt của bản lề và dùng búa gõ bật chốt ra. Như vậy, bạn sẽ có thể hoàn thiện cánh cửa ở chỗ khác và công việc sẽ dễ dàng hơn.
Kiểm tra các ốc vít ở từng vị trí gắn ốc để chọn đúng loại tuốc nơ vít cần dùng. Bạn luôn luôn nên dùng tuốc nơ vít để tháo và gắn ốc vít của cửa lõi rỗng, vì khoan điện rất dễ làm hư hại cửa.
Một cách khác là dùng băng dính che sơn để che kín những khu vực không muốn sơn lên.
Bước 3 - Tìm loại sơn hoặc sơn lau gỗ trùng màu với cửa.
Việc chọn đúng màu sơn sẽ giúp cho màu cửa sửa lại tiệp màu với các cánh cửa còn lại trong nhà. Bạn có thể yêu cầu nhân viên tại cửa hàng vật liệu xây dựng cho xem các mẫu sơn hoặc nhờ họ chọn màu sơn khớp với màu cửa.
Mặc dù ý tưởng chụp ảnh cánh cửa để tìm đúng màu nghe có vẻ hay, nhưng không phải lúc nào nó cũng có tác dụng. Ánh sáng trong nhà, loại máy ảnh dùng để chụp và ảnh in ra giấy có thể thay đổi màu sắc.
Nếu có thể, bạn hãy đem mẫu cửa đến để so – chẳng hạn như một mẩu cửa mà bạn cắt ra khi bắt đầu sửa.
Bước 4 - Sơn một lớp sơn đều trên toàn bộ cánh cửa.
Dùng chổi quét sơn đa năng lớn hoặc cây lăn sơn để sơn một lớp lên cửa. Sơn tất cả các đường rãnh hoặc ô cửa trước, sau đó sơn các nhát dài và đều lên phần còn lại của cánh cửa để tránh để lại các lằn sơn thấy rõ.
Nếu sợ lấm bẩn khu vực làm việc, bạn có thể trải vải bạt hoặc vài tờ báo cũ dưới cánh cửa trước khi bắt đầu sơn.
Bước 5 - Chờ cho cánh cửa khô trong 3-4 tiếng.
Khi đã sơn một lớp đầu tiên, bạn hãy chờ cho sơn khô trong 3-4 tiếng. Dù chỉ bị chạm nhẹ là lớp sơn cửa cũng có thể bị hỏng, do đó bạn cần đảm bảo mọi người trong nhà đều biết là sơn còn ướt.
Đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì sơn hoặc sơn lau gỗ để biết thêm thông tin về thời gian chờ sơn khô.
Bước 6 - Sơn lớp thứ hai và chờ cho khô.
Mỗi lớp sơn thêm vào sẽ giúp cho màu cửa đậm hơn một chút và nhìn chung là đẹp hơn. Khi lớp sơn thứ nhất đã khô, bạn sẽ sơn lớp thứ hai để che đi những khuyết điểm hiện rõ sau khi sơn lớp trước. Chờ cho cửa khô hoàn toàn cho đến khi không còn ẩm hoặc dính khi sờ vào.
Nhiều loại sơn nội thất phải mất nhiều ngày mới khô hoàn toàn. Hãy cẩn thận với cánh cửa trong 1 tuẩn sau khi sơn để tránh làm hỏng lớp sơn.
Bạn có thể sơn nhiều lớp sơn hoặc sơn lau gỗ tuỳ thích, nhưng 2-3 lớp sơn là đã đủ đẹp.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/G%E1%BB%ADi-%E1%BA%A3nh-%C4%91%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%87n-tho%E1%BA%A1i | Cách để Gửi ảnh đến điện thoại | Có nhiều cách khác nhau để truyền ảnh vào điện thoại di động. Lựa chọn của bạn tùy thuộc vào bản chất của quá trình: bạn đang gửi hình ảnh cho chính mình hay cho người khác? Người nhận có sử dụng điện thoại thông minh (iPhone, Android, Windows) hay không? Hình ảnh đang nằm trên máy tính hay chính điện thoại của bạn? Đáp án cho những câu hỏi này sẽ giúp bạn chọn được cách gửi ảnh phù hợp.
Phương pháp 1 - Gửi email chứa ảnh từ máy tính đến điện thoại
Bước 1 - Mở chương trình hoặc website email trên máy tính.
Nếu điện thoại mà bạn đang gửi ảnh có hỗ trợ email thì thiết bị có khả năng tải ảnh dưới dạng tập tin đính kèm. Bạn cũng có thể gửi tin nhắn MMS (dịch vụ nhắn tin đa phương tiện) cho điện thoại.
Bước 2 - Soạn thư mới.
Hầu hết điện thoại thông minh ngày nay cho phép chúng ta kiểm tra email ngay trên thiết bị.
Bước 3 - Đính kèm ảnh.
Nhấp vào nút "Attachments" (Tệp đính kèm) trên cửa sổ soạn thư để duyệt tìm ảnh trong máy tính. Hầu hết dịch vụ thư điện tử đều hỗ trợ gửi tập tin đính kèm lên đến 20 MB, nghĩa là khoảng 5 ảnh mỗi email.
Bước 4 - Nhập tên người nhận.
Có vài cách để tiến hành tùy vào đối tượng mà bạn đang gửi ảnh:
Với email truyền thống – Nếu bạn đang truyền ảnh vào điện thoại của mình, hãy nhập địa chỉ email của chính bạn. Nếu đang chuyển ảnh cho người khác và điện thoại của họ có khả năng nhận email thì bạn nhập địa chỉ email thường dùng của đối phương.
Với MMS – Nếu bạn muốn tin nhắn được gửi dưới dạng MMS đến điện thoại, hãy sử dụng địa chỉ MMS của người nhận. Xem thêm trên mạng để biết cách tìm địa chỉ MMS của ai đó. Khi nhìn vào bản đồ, bạn cần chắc rằng mình chọn đúng địa chỉ MMS chứ không phải địa chỉ SMS.
Bước 5 - Gửi email.
Bạn cần đợi để ảnh tải lên dịch vụ email/tin nhắn và gửi đến người nhận.
Bước 6 - Mở email hoặc tin nhắn MMS chứa ảnh đã gửi trên điện thoại.
Nếu bạn gửi ảnh cho chính minh, nội dung sẽ hiện ra trên điện thoại ngay sau đó. Bạn cần chắc rằng điện thoại đang bật và có kết nối mạng.
Để nhận tin nhắn MMS, điện thoại cần kết nối dữ liệu di động.
Bước 7 - Lưu ảnh.
Quá trình này khác nhau tùy theo điện thoại, nhưng nhìn chung bạn có thể nhấn giữ lâu ảnh đang mở trên màn hình hoặc nhấn vào nút Menu và chọn để lưu tập tin vào điện thoại. Lặp lại quá trình này với từng ảnh trong email/tin nhắn.
Phương pháp 2 - Gửi ảnh từ điện thoại này sang điện thoại khác
Bước 1 - Mở ảnh trên điện thoại mà bạn muốn gửi.
Mở ảnh mà bạn muốn gửi bằng ứng dụng Photos (Hình ảnh).
Bước 2 - Nhấn vào nút "Share" (Chia sẻ).
Biểu tượng của nút này sẽ khác nhau tùy vào điện thoại và phiên bản mà bạn đang sử dụng.
Bước 3 - Chọn phương pháp chia sẻ ảnh.
Có nhiều tùy chọn dành cho bạn tùy vào những ứng dụng khác nhau mà bạn đã cài đặt trên điện thoại.
Email - Ảnh sẽ được gửi dưới dạng tập tin đính kèm trong email.
Messaging (Tin nhắn) - Ảnh sẽ được gửi dưới dạng tập tin đính kèm trong tin nhắn văn bản (MMS) hoặc thông qua iMessage (nếu cả bạn và người nhận đều sử dụng Apple iPhone).
Tùy chọn ứng dụng cụ thể - Danh sách tùy chọn khác nhau bao gồm Facebook, Hangouts, WhatsApp, vân vân sẽ hiện ra tùy theo bạn đã cài đặt những ứng dụng nào. Hãy chọn tùy chọn phù hợp nhất với nhu cầu của bạn và người nhận.
Bước 4 - Hoàn tất việc gửi tin nhắn.
Quá trình này sẽ khác nhau tùy theo phương pháp gửi ảnh mà bạn chọn. Có thể sẽ mất một lúc nếu bạn gửi nhiều hình.
Phương pháp 3 - Truyền ảnh từ máy tính vào iPhone
Bước 1 - Hợp nhất tất cả hình ảnh mà bạn muốn truyền vào một thư mục.
Bạn có thể tạo nhiều thư mục con bên trong thư mục này, chỉ cần tất cả ảnh nằm đều cùng nằm ở một vị trí thì việc thêm ảnh vào iPhone sẽ dễ dàng hơn.
Bước 2 - Kết nối iPhone vào máy tính thông qua cáp USB.
Bước 3 - Mở iTunes.
Xem thêm trên mạng về cách tải và cài đặt iTunes.
Bước 4 - Chọn iPhone của bạn.
Nếu trước đây bạn chưa kết nối iPhone vào máy tính, hãy cấp quyền để máy tính sử dụng Apple ID của bạn. iTunes sẽ hướng dẫn bạn trong suốt quá trình và yêu cầu bạn đăng nhập bằng Apple ID và mật khẩu.
Bạn cũng sẽ được yêu cầu tin tưởng máy tính này trên màn hình iPhone.
Bước 5 - Sau khi chọn iPhone, bạn nhấp vào tùy chọn Photos trong thực đơn bên trái.
Bước 6 - Tích vào ô "Sync Photos" (Đồng bộ ảnh).
Bước 7 - Chọn thư mục chứa ảnh mà bạn muốn truyền.
Bước 8 - Nhấp vào nút .
Apply Ảnh của bạn sẽ được đồng bộ hóa vào iPhone và có thể được tìm thấy trong ứng dụng Photos.
Phương pháp 4 - Truyền ảnh từ máy tính sang điện thoại Android
Bước 1 - Chuẩn bị máy tính.
Tùy vào hệ điều hành máy tính, có vài điều mà bạn cần quan tâm đầu tiên:
Nếu là Windows – Máy tính phải có Windows Media Player 10 trở về sau. Bạn có thể kiểm tra bản cập nhật bằng cách nhấp vào thực đơn "Help" (Trợ giúp) và chọn "Check for updates" (Kiểm tra cập nhật).
Nếu là Mac OS X – Bạn cần tải công cụ Android File Transfer từ Google. Tiện ích này sẽ cho phép bạn kết nối thiết bị Android với máy tính Mac. Bạn có thể tải miễn phí tại android.com/filetransfer/.
Bước 2 - Kết nối thiết bị Android với máy tính thông qua cáp USB.
Trên Windows, cửa sổ Autoplay sẽ hiện ra. Nếu bạn sử dụng máy tính Mac, thiết bị Android sẽ hiện ra trên màn hình desktop.
Bước 3 - Mở thiết bị Android trên máy tính để duyệt tìm tập tin.
Một loạt thư mục chứa toàn bộ tập tin trên thiết bị Android sẽ hiện ra.
Bước 4 - Mở thư mục Pictures (Ảnh).
Đây là nơi thích hợp nhất để truyền ảnh vì ứng dụng Gallery (Thư viện) hoặc Photos trên Android sẽ tự động nạp ảnh từ thư mục này.
Bước 5 - Sao chép ảnh mà bạn muốn vào thư mục Pictures trên thiết bị Android.
Bạn có thể sao chép và dán hoặc kéo ảnh thả vào thư mục Pictures. Sẽ mất một lúc nếu như bạn sao chép nhiều ảnh.
Không ngắt kết nối điện thoại Android cho đến khi quá trình truyền tập tin hoàn tất.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%A1i-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng | Cách để Tái tổ chức cuộc sống | Mọi kỳ vọng mà nền văn hóa đề ra cho chúng ta sẽ dễ khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp. Một vài người bị mắc kẹt với nhiều nghĩa vụ nhỏ nhặt đến nỗi họ quên mất ưu tiên của mình. Quá trình tái tổ chức cuộc sống bao gồm suy nghĩ kỹ càng về khao khát thật sự của bạn. Sau đó, bạn sẽ có quyền tự do để tiến hành thực hiện thay đổi trong cuộc sống hằng ngày dựa trên nguyện vọng cao nhất của bản thân trong việc đem lại sự hạnh phúc phúc và khỏe khoắn cho chính mình.
Phương pháp 1 - Xem xét lại cuộc sống
Bước 1 - Hình dung về bản chất tốt đẹp nhất của chính mình.
Phẩm chất quan trọng nhất của bạn là gì? Hiểu rõ năng khiếu có một không hai mà bạn có thể sử dụng để giúp ích cho thế giới sẽ giúp bạn xác định hướng đi trong cuộc sống. Bạn nên dành một vài giờ để suy nghĩ kỹ càng về yếu tố khiến bạn trở thành người đặc biệt.
Dành thời gian để đến những nơi mà bạn có thể là chính mình sẽ là phương pháp khá tốt để xác định yếu tố hình thành nên con người bạn. Bạn nên cố gắng tìm đến nơi mà bạn có thể hòa mình vào thiên nhiên, hoặc dành thời gian cho người thấu hiểu bạn. Đặc điểm nào xuất hiện rõ nét nhất khi bạn được là chính mình?
Tham khảo ý kiến của người mà bạn tin tưởng về phẩm chất đáng quý mà họ nhận thấy ở bạn cũng sẽ khá hữu ích. Đôi khi, sẽ khá khó khăn để chúng ta có thể nhìn nhận rõ điểm mạnh của mình.
Bước 2 - Thiết lập danh sách ưu tiên.
Bạn nên dành thời gian để suy nghĩ về ưu tiên cá nhân ngoài những nghĩa vụ hiện tại mà bạn phải thực hiện. Bạn cần ghi nhớ về khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc sống, và dành ưu tiên cho hoạt động có thể đem lại cho bạn những khoảnh khắc này. Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải suy nghĩ về điều khả thi và ngược lại, bạn chỉ cần nghĩ về nhân tố giúp tạo động lực cho bạn. Biện pháp này sẽ giúp bạn nhận thức rõ yếu tố mà bạn trân trọng thay vì chiến lược mà bạn nên sử dụng để đạt được chúng. Bạn nên duy trì sự ngắn gọn và dễ hiểu cho danh sách – không quá năm mục. Hãy tự hỏi bản thân câu hỏi sau để có thể liên kết với ưu tiên của chính mình:
Bạn muốn sống cuộc sống của mình như thế nào?
Bạn có muốn trở nên khỏe mạnh và đầy sức sống?
Bạn có muốn hình thành mối liên hệ sâu sắc hơn với mọi người trong cuộc sống?
10 năm sau, điều gì sẽ khiến bạn cảm thấy tự hào khi nói về bản thân?
Bước 3 - Viết ra lịch làm việc mỗi ngày.
Một ngày bình thường của bạn sẽ đòi hỏi những hoạt động nào? Bằng cách thiết lập lịch làm việc mỗi ngày, không phải là điều mà bạn mong muốn cho bản thân mà là hoạt động mà bạn thật sự sẽ thực hiện, bạn sẽ dễ dàng nhận biết chiến lược hiện tại để có thể đáp ứng ưu tiên của bản thân.
Bây giờ thì bạn đã có sẵn lịch làm việc, bạn nên tìm hiểu xem liệu ưu tiên của bạn có mặt trong lịch hoạt động hằng ngày. Liệu bạn có thể hình thành mối liên hệ giữa yếu tố mà bạn trân trọng và nhiệm vụ mà bạn phải thực hiện mỗi ngày hay không? Ví dụ, nếu bạn đã dùng bữa sáng đầy dinh dưỡng, bạn có thể liên kết hành động này với ưu tiên trong việc duy trì cơ thể và tinh thần khỏe mạnh của bản thân. Nếu bạn không thể nhận thức được mối liên quan giữa cách thức bạn sử dụng thời gian và ưu tiên quan trọng của mình, bạn sẽ phải tiến hành xem xét lại toàn bộ mọi việc.
Bước 4 - Tách rời yếu tố cấp bách và yếu tố có giá trị.
Bạn nên xem xét lại lịch làm việc hằng ngày, sắp xếp mọi hoạt động mà bạn thực hiện vào hai danh mục khác nhau: cấp bách và có giá trị. Mọi hành động của chúng ta đều có một ý nghĩa nào đó, nếu không, chúng ta sẽ không muốn thực hiện chúng. Bạn nên nhận thức rõ hành động cấp bách mà bạn phải làm, có nghĩa là bạn có cảm giác như thể bạn đang phải chịu áp lực và phải nhận lấy hậu quả khi không thực hiện nó. Sau đó, hãy tìm kiếm hoạt động khác có giá trị hơn. Nếu một điều nào đó khá đáng giá với bạn thì có nghĩa là bản chất của nó khá thú vị, và tương quan với ưu tiên của bạn (cho dù chỉ là một chút).
Ví dụ, có lẽ bạn cảm thấy bối rối về việc lựa chọn thời điểm phù hợp để gọi điện thoại cho mẹ của bạn. Bạn nên tự hỏi bản thân: có phải bạn gọi điện cho mẹ mỗi ngày bởi vì nếu bạn không làm vậy, bạn sẽ cảm thấy có lỗi hoặc lo sợ rằng bạn sẽ gây tổn thương cho mẹ? Hoặc, có phải là bạn thường xuyên trò chuyện với mẹ vì bạn dành ưu tiên cho gia đình và quá trình này sẽ thắp lên ngọn lửa của sự gắn kết trong tâm hồn bạn? Lựa chọn đầu tiên cho thấy hoạt động này là , và lựa chọn thứ hai là hoạt động .
Bước 5 - Thiết lập danh sách nghĩa vụ và trách nhiệm của bạn.
Chúng không phải chỉ bao gồm nghĩa vụ quan trọng, chẳng hạn như thanh toán tiền thuê nhà hoặc mua thức ăn, mà còn là nghĩa vụ đối với người khác. Điều quan trọng mà bạn cần phải thực hiện để có thể thoát khỏi sự trừng phạt hoặc xấu hổ là gì? Mặc dù chúng sẽ không biến mất hoàn toàn, nhận thức rõ hành động xuất phát từ nỗi sợ sẽ giúp bạn mài giũa khả năng nhận thức giữa phản ứng dựa trên sự ưu tiên và dựa trên sự sợ hãi, sự cấp bách hay là nghĩa vụ.
Dần dần, bạn sẽ tìm hiểu được cách để đưa ra quyết định khác biệt về việc cần làm và thời điểm phù hợp để tiến hành nó. Lúc này, bạn nên quan tâm đến sự ưu tiên và sự phát triển của bạn hơn là chỉ tập trung vào việc lo sợ phải lãnh nhận hậu quả.
Bắt đầu nhận thức rõ về nghĩa vụ mà bạn có thể thay đổi, phân chia, hoặc giao phó cho người khác để bảo vệ giá trị và ưu tiên của bản thân. Liệu cô dì, bạn bè, hoặc đồng nghiệp của bạn có thể giúp bạn hoàn thành một nửa nghĩa vụ của mình? Hoặc có lẽ nhiệm vụ đó hoàn toàn thuộc trách nhiệm của người khác – bạn nên gia tăng cơ hội để người đó có thể trở nên có trách nhiệm hơn và tiến hành xử lý nhiệm vụ.
Bước 6 - Suy nghĩ về mối quan hệ của bạn.
Để sống mà không trở nên choáng ngợp hoặc bối rối với các ưu tiên của chính mình, bạn cần phải vây quanh bản thân với người đem lại sự thoải mái cho bạn đủ để bạn có thể trở nên tự tin và sáng tạo hơn. Lần sau khi bạn ra khỏi nhà, hãy ý thức hơn trong việc xác định người cung cấp cho bạn năng lượng và người khiến bạn cảm thấy quá trình trò chuyện trở thành như một công việc phải làm. Biện pháp này sẽ giúp cung cấp cho bạn linh cảm về người thật sự có thể đem lại cho bạn sự nuôi dưỡng, khiến bạn dễ dàng cảm thấy được khích lệ hơn là bị ép buộc trong mối quan hệ với người khác.
Tự hỏi bản thân câu hỏi sau đây một cách trung thực: “Người nào khiến mình có cảm giác thấp bé khi ở cạnh? Người nào khiến mình cảm thấy như sự đóng góp của mình là khá tầm thường?”. Bạn sẽ ngạc nhiên (và run rẩy) khi biết rằng người mà bạn yêu thương nhiều nhất thường sẽ khiến bạn trở nên khiêm tốn và kiềm chế cảm xúc thật sự của chính mình.
Phương pháp 2 - Thay đổi quan điểm
Bước 1 - Trân trọng sự thảo luận khó khăn.
Có khá nhiều người mà chúng ta cần phải làm việc và chia sẻ cùng họ trong cuộc sống, tuy nhiên, họ thường sở hữu phong cách cũng như sự ưu tiên khác nhau. Có phải là bạn từng muốn thiết lập một cuộc trò chuyện nào đó, nhưng lại gạt nó sang một bên vì bạn lo sợ trước phản ứng của người đó? Bạn nên trò chuyện với đối phương về sự bất đồng của bạn mà không phán xét hoặc kết tội họ. Sau đó, bạn có thể động não về cách xử lý sự khác biệt này trong tâm trí. Đôi khi, chúng đòi hỏi bạn phải thực hiện giải pháp nhanh chóng để loại bỏ sự thất vọng hoặc bất mãn khỏi cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ, đồng nghiệp của bạn luôn muốn bạn thực hiện công việc mà bạn không hề yêu thích đó là lưu trữ hồ sơ. Nếu bạn bình tĩnh trình bày cho đồng nghiệp của bạn biết rằng công việc này là nguồn gốc chính đem lại sự khó chịu cho bạn, bạn có thể tìm cách để chia sẻ gánh nặng. Có thể đồng nghiệp của bạn chỉ đơn giản là quên phải thực hiện nhiệm vụ này và muốn phớt lờ nó hoàn toàn. Bất kể như thế nào, bạn hoàn toàn có quyền tiến hành điều chỉnh để có thêm thời gian rảnh rỗi dành riêng cho hoạt động mà bạn yêu thích.
Bước 2 - Dành thời gian cho bản thân.
Bạn nên nhớ thường xuyên kiểm tra bản thân và ưu tiên của mình. Bạn nên tưởng tượng rằng bạn đang gặp gỡ người bạn tốt mà bạn có thể trút hết mọi sự bất an và câu hỏi thầm kín nhất về hướng đi trong cuộc sống. Bây giờ, hãy quan sát xem liệu bạn có thể trở thành người bạn đó với chính mình hay không. Nếu bạn có thể tử tế và thấu hiểu như người bạn đó, bạn sẽ trở nên gần gũi và thông cảm với bản thân nhiều hơn bất kỳ một người nào khác.
Bạn càng dành nhiều thời gian ở một mình ngoài trời thì càng tốt. Mỗi khi có thể, bạn nên ở một mình trong sân sau nhà bạn hoặc đi đến công viên gần nhà. Biện pháp này sẽ khiến bạn ngừng nhắc nhở bản thân về công việc mà bạn cần phải thực hiện và chú ý hơn đến vẻ đẹp tại nơi mà bạn đang hiện diện để sống chậm lại và quý trọng cuộc sống nhiều hơn.
Bước 3 - Biến đổi quá trình tự nói chuyện với bản thân một cách tiêu cực thành lời khích lệ.
Nhiều người trong số chúng ta thường suy nghĩ rằng "Mình không thể làm được điều này", hoặc "Mình không đủ giỏi" mà không hề hay biết. Mỗi khi bạn nhận thức được rằng bạn đang hạ thấp chính mình hoặc xem bản thân như người bất tài, bạn nên cố gắng chống chọi lại nó bằng cách đưa ra lời khẳng định về điều mà bạn có thể thực hiện.
Giả sử bạn được giao làm một bài báo cáo trong lớp với lời gợi ý dài dòng, khó hiểu. Một giọng nói trong đầu bạn sẽ xuất hiện và nói với bạn rằng bạn sẽ không thể giải quyết nó vì đã quá trễ nải. Bạn nên đáp lại giọng nói này bằng cách cho nó biết rằng bạn có thể chịu đựng áp lực khá tốt hoặc rằng bạn là một nhà văn sở hữu khá nhiều hiểu biết bất kể mọi chủ đề.
Bước 4 - Nuôi dưỡng sự chấp nhận đối với quá khứ.
Bạn sẽ không thể tái tổ chức cuộc sống mà không giải thoát bản thân khỏi sự hối tiếc hoặc nỗi oán giận trong quá khứ. Nếu có thể, bạn nên chuộc lỗi với người mà bạn không thể giải quyết vấn đề với họ. Họ có thể là người cha/mẹ mà bạn đã không gặp mặt trong nhiều năm hoặc người bạn mà bạn chưa từng gặp lại sau một cuộc tranh cãi. Nếu bạn cảm thấy tức giận sau khi chia tay hoặc thất vọng với bản thân vì đã không nhận được sự thăng chức mà bạn luôn mong muốn, bạn sẽ tiêu tốn nguồn năng lượng cần thiết giúp bạn tiến hành thay đổi.
Khi chuộc lỗi, bạn không cần phải đối chất dài dòng về chuyện đã xảy ra. Điều quan trọng là bạn cần phải cho người đó biết rằng bạn đã nhận ra vấn đề chưa được giải quyết giữa cả hai, và rằng bạn muốn tiến bước trong cuộc sống cùng với sự tôn trọng dành cho họ cũng như lòng biết ơn trước bài học mà bạn đã rút ra từ trải nghiệm này. Viết email ngắn gọn cho người đó sẽ giúp bạn nhận thức mức độ trưởng thành của bản thân từ tình huống trong quá khứ. Trực tiếp đối mặt với bí mật chôn giấu sẽ đem lại cảm giác bình yên cho bạn.
Phương pháp 3 - Lên kế hoạch tiến hành thay đổi
Bước 1 - Bắt đầu mỗi ngày với danh sách việc cần làm.
Thiết lập danh sách là cách tuyệt vời để loại bỏ cảm giác hỗn loạn và choáng ngợp. Chúng đồng thời cũng sẽ giúp bạn quản lý căng thẳng bằng cách cung cấp cho bạn hình ảnh về mức độ công việc mà bạn cần phải làm. Khi bạn sử dụng danh sách việc cần làm như là điểm bắt đầu, bạn có thể nhận biết rõ khoảng thời gian trống mà bạn có thể dùng để điều chỉnh hoạt động hằng ngày của mình. Một khi bạn trông thấy danh sách này, bạn nên tái sắp xếp chúng sao cho yếu tố quan trọng với bạn và với hạnh phúc của bạn sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu thay vì hoạt động thường được xem là cấp bách.
Ví dụ, có lẽ bạn sắp đến hạn thanh toán hóa đơn trong 4 ngày. Tuy nhiên, đi dạo quanh khu phố cũng là hoạt động nằm trong danh sách của bạn. Dành thời gian để thanh toán hóa đơn chắc chắn sẽ giúp xoa dịu căng thẳng cho bạn – nó là nghĩa vụ mà bạn có thể “tống khứ”! Nhưng vì hôm nay không phải là ngày đến hạn thanh toán, bạn có thể lựa chọn xử lý hóa đơn khi cần thiết, vì hôm nay, vận động và nghỉ ngơi là nhân tố quan trọng hơn cho sự hạnh phúc của bạn.
Bước 2 - Dọn dẹp sạch sẽ.
Sở hữu không gian sạch sẽ ở nhà, công sở, v.v, sẽ tác động mạnh mẽ đến khả năng hoàn thành công việc mà chúng ta cảm nhận. Dọn dẹp nhà cửa tươm tất, không ngần ngại loại bỏ vật dụng hư hỏng và đem tặng đồ dùng mà bạn không còn cần đến. Tái chế sách báo và hóa đơn cũ đang chồng chất trong tủ, và thực hiện tương tự cho thế giới ảo. Bạn nên xóa bỏ email, ghi chú, và thông tin liên lạc cũ đầy ắp trong thư mục. Hành động này sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và mở cửa cho điều mới mẻ và khác biệt tìm đến với không gian của bạn.
Bước 3 - Điều chỉnh thói quen ngủ của bạn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần thiếu ngủ trong một vài ngày, nhiều người sẽ trải nghiệm tâm trạng không vui và giảm thiểu khả năng điều chỉnh cảm xúc tiêu cực.. Điều này có nghĩa là bạn sẽ ít có cảm hứng để hoàn thành công việc mà bản thân bạn đã nhìn nhận như ưu tiên hàng đầu.
Nếu bạn không thể ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm, bạn nên ngủ trưa một chút sau đêm thiếu ngủ. Tìm hiểu cách để cải thiện thói quen ngủ sẽ khá hữu ích.
Bước 4 - Tìm kiếm chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Tổ chức lại cuộc sống có thể là thay đổi thức ăn mà bạn tiêu thụ và thói quen ăn uống mỗi ngày của bạn. Trừ khi bạn dành ưu tiên và yêu thích cải thiện kỹ năng nấu nướng của bản thân, bạn nên phát triển thói quen về thời điểm bạn nên đi mua thực phẩm và chuẩn bị thức ăn. Bạn không nên tạo cơ hội để sự căng thẳng có thể phát sinh khi phải tiến hành xác định món ăn và thời gian bạn muốn dùng bữa.
Lập danh sách thực phẩm cơ bản mà bạn cần phải có để luôn có thể chuẩn bị bữa ăn nhanh hoặc bữa ăn nhẹ giàu dinh dưỡng. Bằng cách sở hữu lựa chọn đáng tin cậy, bạn sẽ có thể tránh xa quá trình ăn uống quá nhiều hoặc quá ít đi kèm với (và làm trầm trọng thêm) sự căng thẳng.
Bước 5 - Tập thể dục để loại bỏ sự lo lắng.
Tập thể dục sẽ giúp não phóng thích endorphin, adrenaline, và các loại chất hóa học khác góp phần xoa dịu căng thẳng và cải thiện tâm trạng buồn bã. Mọi loại vận động đều đã được chứng minh sẽ giúp điều chỉnh chức năng của cơ thể và thúc đẩy cảm giác khỏe khoắn. Yoga, tập tạ, bài tập tim mạch đều là lựa chọn khá tốt.
Bạn không nên tập thể dục đến nỗi nó sẽ gây ảnh hưởng đến việc duy trì sự ưu tiên của bạn. Mục tiêu ở đây là giúp bạn trở nên khỏe mạnh hơn để có thể sống cuộc sống mà bạn mong muốn, chứ không phải tăng thêm nghĩa vụ mà bạn không quan tâm. Nếu bạn biết rõ rằng gia tăng sức chịu đựng của cơ bắp không phải là ưu tiên của bạn trong cuộc sống, bạn nên lựa chọn đi bộ nhanh thay vì tập tạ.
Bước 6 - Giám sát tật xấu của bản thân.
Bạn có thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, hoặc “dán mắt” vào TV? Tật xấu không phải là vấn đề, nhưng cách bạn thực hiện chúng có thể giúp bạn nhận biết thói quen sử dụng thời gian của bản thân. Bằng cách có ý thức hơn trước vai trò của tật xấu trong cuộc sống – và chúng thường sẽ thay đổi – bạn sẽ có thể tìm hiểu phương pháp để tận dụng chúng một cách có trách nhiệm hơn mà không phải loại bỏ chúng hoàn toàn. Ví dụ, lần sau khi bạn đi nhậu cùng bạn bè, hãy tự hỏi bản thân: "Liệu hành động này có giúp mình tiến đến thực hiện ưu tiên nào đó hay không?"
Câu trả lời không nhất thiết phải là không – bạn có thể uống một ly rượu với gia đình hoặc bạn bè mà bạn quý mến. Tuy nhiên, ly rượu có thể giúp bạn tránh phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong danh sách việc cần làm và cũng có thể gây trở ngại cho khả năng nhận thức sự ưu tiên của bạn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/G%E1%BB%99p-(Merge)-c%C3%A1c-Trang-Facebook | Cách để Gộp (Merge) các Trang Facebook | Nếu bạn đang kinh doanh trên Facebook thì có nhiều khả năng là khách hàng và fan hâm mộ của bạn đã vô tình tạo ra các trang Facebook thu hút lượt xem đúng ra là dành cho trang chính của bạn. Điều này thường xảy ra khi bạn có một địa chỉ cụ thể và người dùng Facebook gõ nhầm địa chỉ đó khi đăng bài (check in). Nếu gộp các trang đó lại, bạn có thể khiến toàn bộ fan hâm mộ và khách hàng cùng đề cập đến một trang để có thể dễ dàng kiểm soát tin nhắn và marketing.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị Các thứ Cần thiết
Bước 1 - Đảm bảo rằng các trang đã đạt tiêu chuẩn gộp.
Facebook chỉ gộp các trang khi chúng thỏa mãn những điều kiện sau:
Bạn phải có quyền Quản lý (Manager) ở tất cả các trang sắp được gộp.
Các trang phải có nội dung tương tự nhau. Như vậy, bạn không thể gộp một trang nói về tổ chức phi chính phủ và một trang nói về các bản thu âm.
Các trang phải có tên gần giống nhau. Ví dụ: Bạn có thể gộp “Trang thú vị” và “Trang thú vị 2” nhưng không thể gộp “Trang thú vị” với “Trang hoàn toàn khác”. Nếu tên trang không giống nhau, bạn cần thay đổi tên của trang sao cho gần giống nhau. Hãy vào trang, bấm Chỉnh sửa (Edit) rồi bấm Cập nhật thông tin trang (Update Page Info). Tiếp theo, gõ tên mới vào phần Tên (Name). Bạn chỉ có thể thay đổi tên nếu trang đó có ít hơn 200 lượt thích (like).
Nếu có thể, các trang nên có cùng địa chỉ.
Bước 2 - Xác nhận rằng các trang mà bạn định gộp thuộc về bạn.
Nếu bạn có ý định gộp các trang ghi địa chỉ của bạn do người dùng tạo ra, bạn phải xác nhận là trang đó thuộc về công ty của bạn. Bạn phải chứng minh rằng bạn thực sự là người đại diện cho công ty.
Để xác nhận rằng một trang thuộc về bạn, hãy vào trang đó và bấm nút ("...") ở phía trên cùng trang. Hãy chọn “Đây có phải là công việc kinh doanh của bạn không?” (Is this your business?) và điền vào mẫu. Có thể bạn sẽ được yêu cầu cung cấp tư liệu chứng minh rằng bạn đang kinh doanh. Sau khi hoàn thành quá trình xác nhận, bạn có thể gộp trang đó với trang kinh doanh chính của bạn.
Bước 3 - Nghĩ kỹ xem nên giữ lại trang nào.
Khi gộp các trang, trang nào có nhiều lượt thích nhất sẽ được lưu và những trang khác sẽ được gộp vào đó. Các trang do người dùng tạo ra sẽ vĩnh viễn được xóa, chỉ để lại trang có nhiều lượt thích nhất với nhiều người theo dõi (follower), đánh giá và check in.
Bước 4 - Lưu nội dung cần thiết trên các trang cũ.
Mọi bức ảnh hoặc bài viết trên trang cũ sẽ bị xóa đi mãi mãi. Vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn đã tải ảnh sang trang chính và sao chép những bài viết quan trọng.
Phương pháp 2 - Gộp các Trang
Bước 1 - Mở trang có nhiều lượt thích nhất.
Bạn sẽ thực hiện thao tác gộp từ trang này. Bạn cần mở Bảng điều khiển Quản trị (Admin Panel) của trang đó.
Bước 2 - Bấm nút Chỉnh sửa Trang (Edit Page).
Sau đó chọn Chỉnh sửa Cài đặt (Edit Settings).
Bước 3 - Bấm Gộp các trang trùng lặp (Merge duplicate Pages).
Nút này nằm ở phía dưới cùng bảng chọn. Nếu bạn không thấy nút này nghĩa là Facebook không phát hiện ra những trang đủ điều kiện gộp. Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra kỹ xem các trang mà bạn muốn gộp đã đạt đủ tiêu chuẩn chưa.
Bước 4 - Xác nhận các trang mà bạn muốn gộp.
Danh sách những trang trùng lặp sẽ được phát hiện và hiển thị. Hãy tích vào ô ở bên cạnh trang mà bạn muốn gộp với trang chính. Khi bạn bấm nút Gộp trang (Merge Pages), toàn bộ người theo dõi, đánh giá và check in sẽ được thêm vào trang chính của bạn. Cùng lúc, toàn bộ nội dung đăng trên các trang cũ sẽ bị xóa.
Có thể bạn sẽ phải chờ đến 14 ngày để yêu cầu gộp trang được chấp thuận. Bạn sẽ sớm nhận email thông báo là đã gộp trang thành công hoặc không thành công.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-27kg | Cách để Giảm 27kg | Mỗi người đều có lý do riêng để giảm cân, có người giảm cân để cải thiện ngoại hình, có người giảm cân để cải thiện sức khỏe tổng quát. Bất kể lý do của bạn là gì, nếu muốn giảm cân điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng việc giảm cân đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm. Dưới đây là một số lời khuyên có thể hữu ích cho quá trình giảm cân của bạn.
Phương pháp 1 - Giảm cân bằng Phương pháp Ăn kiêng
Bước 1 - Lập kế hoạch ăn kiêng.
Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để giảm cân thông qua biện pháp ăn kiêng là chọn chế độ ăn kiêng phù hợp. Thay đổi kế hoạch ăn uống sao cho phù hợp với phong cách sống của bạn, và đặt mục tiêu giảm cân rõ ràng. Kế hoạch giảm cân phải phù hợp với mục tiêu giảm cân cũng như bệnh sử sức khỏe, và tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi lập kế hoạch ăn uống. Hiện tại có rất nhiều cách giảm cân khác nhau bằng việc ăn kiêng. Dưới đây là một vài kế hoạch ăn kiêng như.
Lưu ý, theo các chuyên gia dinh dưỡng và y tế thì bất kỳ phương pháp ăn kiêng nào khiến giảm hơn mức trung bình từ 0,5-2 kg/tuần đều không an toàn cho cơ thể của chúng ta. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng giảm cân quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ tăng cân trở lại. Để giảm khoảng 0,5-1 kg/tuần, trung bình người lớn cần phải cắt giảm 500 đến 1.000 calo/ngày từ chế độ ăn kiêng.
Chế độ ăn có lượng carb thấp hoặc hoàn toàn không có carb: Chế độ ăn kiêng này sử dụng một phương pháp loại bỏ carbohydrate ra khỏi chế độ ăn uống của bạn và thay thế các thực phẩm chứa carbohydrate bằng thực phẩm giàu protein. Tuy chế độ ăn như vậy rất hữu ích trong việc giảm cân, nhưng có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, do carbohydrate là thành phần tự nhiên cần thiết cho sức khỏe con người.
Chế độ ăn kiêng có lượng chất béo thấp: Chế độ ăn này được thiết kế để cắt giảm tổng lượng chất béo trong chế độ ăn của bạn, do đó giúp loại trừ calo dư thừa khiến cơ thể tăng cân. Ngoài ra, giảm lượng chất béo còn giúp giảm nguy cơ cao huyết áp và bệnh về tim.
Chế độ ăn kiêng có lượng calo thấp: Chế độ ăn này giúp kiểm soát tổng lượng calo nạp vào cơ thể từ thức ăn, để giúp giảm tổng lượng calo của cả cơ thể. Phương pháp nào có thể khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, do tổng lượng calo nạp vào và năng lượng của cơ thể giảm xuống.
Bước 2 - Tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Bạn phải trao đổi với bác sỹ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình giảm cân nào.
Bước 3 - Uống nhiều nước và vitamin.
Uống nước là không chỉ tốt cho cơ thể, mà nước còn giúp bạn làm giảm cơn đói và giảm cảm giác thèm ăn do uống nước có thể tạo cảm giác no. Ngoài ra, uống thêm vitamin tổng hợp hàng ngày để giúp thay thế các chất dinh dưỡng bổ sung mà bạn có thể bị thiếu khi ăn kiêng.
Theo nhiều bác sỹ, nam giới nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày và phụ nữ nên uống 2,2 lít nước/ngày.
Đảm bảo uống đủ vitamin. Khi ăn kiêng chúng ta thường có xu hướng cắt giảm thức ăn xuống ít hơn so với mức trước đây, khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng do đó chúng ta phải uống vitamin để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Bước 4 - Ăn sáng.
Ăn kiêng không có nghĩa là bỏ ăn. Trái ngược với quan niệm của nhiều người, ăn sáng thực sự giúp cơ thể khởi động quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy lượng calo dư thừa trong suốt cả ngày.
Bắt đầu ngày mới với bữa sáng có khoảng 500-600 calo. Bạn có thể tham khảo ví dụ bữa ăn lành mạnh và đầy đủ nhưng vẫn nằm trong giới hạn calo cho phép, như sau một quả chuối, một bát bột yến mạch bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt với 1-2 muỗng canh bơ đậu phộng. Bữa sáng như vậy sẽ vừa cung cấp đủ carbohydrate và cả protein. Carbohydrates cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể và protein cung cấp năng lượng trong suốt cả ngày.
Bước 5 - Ăn trưa.
Nếu bạn đã bữa sáng đầy đủ và có kế hoạch ăn tối, thì không có lý do để ăn bữa trưa thịnh soạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn bữa ăn lành mạnh và đầy đủ bằng cách.
Giới hạn bữa trưa chỉ với 300-400 calo. Bạn có thể chuẩn bị salad, sữa chua, cá, thịt gà (không chiên, nhưng có thể nướng), trái cây, rau luộc, hay súp.
Tránh dùng thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc nhiều calo, như thực phẩm chiên, nước sốt đặc với kem,
Bước 6 - Dùng bữa tối chia theo khẩu phần.
Nhiều người thường có thói quen ăn rất nhiều vào buổi tối. Vì thế, tốt hơn hết bạn nên giới hạn khẩu phần ăn tối của mình. Đừng ăn quá nhiều và cũng không nên ăn món tráng miệng sau bữa tối.
Bữa tối chỉ nên có khoảng 400-600 calo. Bạn có thể dùng gà với mì ống làm từ bộ mì nguyên chất, bánh taco mahi mahi, thịt bò xào với bông cải xanh và nấm hương, hoặc thịt lợn với nước sốt lựu, đây là những lựa chọn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và vẫn trong giới hạn calo cho phép.
Bước 7 - Tránh ăn thức ăn nhẹ không lành mạnh, soda, và rượu.
Dùng món ăn nhẹ như khoai tây chiên, bánh kẹo, và thực phẩm không lành mạnh khác giữa các bữa ăn sẽ làm phá hủy chế độ ăn kiêng của bạn. Tất cả món ăn nhẹ "không lành mạnh", hoặc thực phẩm chứa nhiều calo "rỗng" hoặc có lượng chất béo cao, đều chứa quá nhiều calo cho quá trình trao đổi chất của bạn và khiến cơ thể dư thừa calo dẫn đến tăng cân. Ngoài ra, soda và rượu, đặc biệt là bia, có lượng calo rất cao và nói chung là không cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Bạn có thể đổi sang dùng một số món ăn vặt lành lạnh hơn như hạnh nhân, cà rốt và món hummus (món ăn của vùng Trung Đông và Ả rập), phần thức ăn nhẹ có giới hạn lượng calo, hoặc sữa chua.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nước uống soda dành cho ăn kiêng không hiệu quả cho quá trình giảm cân. Trên thực tế, vị ngọt của nước soda dành cho ăn kiêng đánh lừa cơ thể rằng nó đang được nạp nhiều calo, nhưng thực tế là không có calo nào. Tuy nhiên, chính việc uống soda dành cho ăn kiêng có khả năng làm tăng cảm giác đói cũng như cảm giác thèm ngọt, thức ăn có nhiều calo.
Phương pháp 2 - Giảm cân bằng Phương pháp Tập thể dục
Bước 1 - Đặt mục tiêu giảm cân hợp lý.
Nếu tập luyện quá nhiều, cơ thể của bạn sẽ chịu không nỗi dẫn đến bị tổn thương. Do đó, điều đáng lưu ý khi chọn phương pháp này để giảm cân là không chọn chế độ tập luyện vượt qua khả năng thể chất của cơ thể bạn. Ngoài ra, nhớ rằng những thay đổi nhỏ trong lối sống của bạn (như đi bộ hoặc đi xe đạp thay vì lái xe, đi cầu thang thay vì thang máy, v.v.) có thể làm tăng mức độ hoạt động thể chất mà bạn có được trong suốt cả ngày, như vậy bạn sẽ không cần tập luyện với cường độ quá cao.
Đặt mục tiêu quá lớn có thể tạo ra môi trường tiêu cực và khiến bạn cảm thấy khó khăn và muốn từ bỏ. Thử đặt mục tiêu nhỏ hơn, đặt mục tiêu trong từng tuần, thay vì mục tiêu lớn mà khó đạt được.
Bước 2 - Đảm bảo chọn lựa bài tập phù hợp với thể trạng cơ thể của bạn.
Điều quan trọng nhất là phải nắm rõ khả năng tập luyện của cơ thể. Nếu bạn bị đau đầu gối, tránh chạy hoặc chạy bộ trên bề mặt cứng. Nếu có bệnh tim hoặc bệnh khác, bạn phải tham khảo ý kiến với chuyên gia y tế để tìm phương pháp tập luyện phù hợp cho bạn.
Bước 3 - Đảm bảo khởi động trước và sau khi tập luyện.
Trước khi tập luyện, phải khởi động trước bằng cách kéo căng cơ bắp. Bước này sẽ giúp bạn tránh bị chấn thương. Sau khi tập luyện bạn cũng nên khởi động kéo căng cơ để ngăn ngừa đau nhức cơ.
Nhớ rõ nếu bị chấn thương trong quá trình luyện tập thì kế hoạch giảm cân của bạn sẽ phải bị hoãn lại. Thậm chí, nếu cơ bị đau hoặc rách dây chằng thì bạn cũng không thể tập luyện trong vài tuần hoặc vài tháng, lúc đó có khả năng bạn sẽ tăng cân trở lại.
Bước 4 - Thực hiện động tác tập luyện "nhẹ".
Trong khi tập luyện “nhẹ” có vẻ bất lợi cho việc giảm cân nhanh chóng, nhưng tập luyện nhẹ có nghĩa là tránh tình trạng làm tổn thương khớp và cơ trong lúc tập luyện. Đi bộ và chạy bộ được chứng minh là giải pháp thay thế hiệu quả cho chạy với cường độ nhanh. Một số máy tập, như máy tập elliptical, máy tập leo cầu thang, và máy tập chèo thuyền, cũng có thể giúp bạn không bị quá căng cơ khi tập luyện.
Ngoài chạy bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đi bộ, bạn có thể tập một số bài tập đơn giản như tập xoay vòng tròn cánh tay, tập chống đẩy plank, tập squats, tập nâng chân, động tác Plié Squat, tập bench dip (chống đẩy trên ghế tập cơ tam đầu tay sau), đá, tập bài vịt bước đi, chùng chân, và bài tập khác để giúp bạn giảm cân.
Bước 5 - Chú ý đến cảm giác của cơ thể khi luyện tập.
Chú ý theo dõi nhịp đập, hơi thở và nhịp tim trong khi tập luyện để chắc chắn cơ thể bạn có kể là xử lý sự căng thẳng của việc thực hiện đúng cách. Nếu cảm thấy cơ thế có thay đổi đột ngột và bất thường thì bạn phải ngay lập tức gặp bác sỹ hoặc chuyên gia y tế để kiểm tra.
Bước 6 - Kiên trì.
Nếu bạn chỉ tập luyện trong một thời gian ngắn thì sẽ không có nhiều tác động đến cân nặng của bạn. Một khi bạn đã lập kế hoạch tập luyện, hãy cố gắng kiên trì tập luyện hàng ngày do 2 lý do chính. Đầu tiên, cân nặng của bạn sẽ chỉ giảm xuống khi bạn kiên trì tập luyện thể dục. Thứ hai, nếu việc tập luyện bị gián đoạn hoặc chỉ tập theo định kỳ thì chỉ càng làm cho quá trình giảm cân của bạn khó khăn hơn bởi vì tập như vậy sẽ không góp phần làm tăng thời gian và cường độ tập luyện.
Để đạt được kết quả như bạn mong muốn thì có thể mất nhiều thời gian. Cố gắng kiên trì với kế hoạch của bạn và nhớ rằng bạn sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi trải qua nhiều thời gian “khổ luyện”. Tập luyện tuy rất khó khăn thách thức nhưng kết quả bạn thu lại được rất xứng đáng.
Bước 7 - Đánh giá tiến độ giảm cân.
Nếu bạn chưa có cân để đo trọng lượng, hãy mua một cái! Để đảm bảo rằng quá trình tập luyện của bạn giúp bạn giảm cân, bạn cần phải cân thường xuyên để theo dõi cân nặng của bạn.
Bước 8 - Không nên thất vọng.
Tập luyện thể dục sẽ không giúp bạn giảm cân ngay lập tức, mà đó phải là quá trình lâu dài và trong một số trường hợp, bạn có thể tăng cân trước khi bạn giảm cân. Kiên trì với chương trình tập luyện của bạn.
Phương pháp 3 - Tiến hành Phẫu thuật Dạ dày (GBS)
Bước 1 - Tiến hành phẫu thuật dạ dày, đây là phướng pháp cuối cùng.
Tốt hơn hết bạn nên thử tất cả phương pháp giảm cân khác trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật dạ dày bởi vì phương pháp này tồn tại nhiều nguy hiểm.
Bước 2 - Nhận thức rõ ưu và khuyết điểm của GBS.
Phương pháp phẫu thuật dạ dày để giảm cân đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng, do đó điều quan trọng là bạn phải biết những ưu và khuyết của phương pháp này.
Ưu điểm:
Bạn có thể giảm cân rất nhanh
Phương pháp này có thể giúp bạn giảm cân ngay cả khi phương pháp khác không hiệu quả với bạn
Phương pháp này giúp làm hạn chế cảm giác thèm ăn khi bạn không thể tự kiểm soát cảm giác thèm ăn của mình
Với phương pháp này, bạn không cần nhiều hoặc hoàn toàn không cần nỗ lực tập luyện thể dục
Khuyết điểm:
Phương pháp phẫu thuật khá nguy hiểm, tốn kém, và có thể không được bảo hiểm
Bạn có thể bị vỡ dạ dày nếu ăn quá nhiều
Qua thời gian, dạ dày của bạn có thể kéo dãn ra trở lại, điều này có nghĩa là phương pháp phẫu thuật không phải là vĩnh viễn
Phương pháp này không giúp giải quyết những vấn đề cơ bản của việc tăng cân
Bạn có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng
Bước 3 - Tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ.
Chuyên gia y tế có thể giúp bạn giảm cân mà không cần phải phẫu thuật dạ dày. Chuyên gia có thể hướng dẫn cho bạn phương pháp điều trị thay thế, chế độ ăn, phương pháp trị liệu hoặc các chương trình luyện tập sẽ giúp bạn tránh được biến chứng và hạn chế của phương pháp phẫu thuật dạ dày.
Ngoài ra, một số người có thể trạng sức khỏe không phù hợp để phẫu thuật. Đây cũng là lý do quan trọng không kém để tham khảo ý kiến bác sỹ về việc phẫu thuật nhằm giảm cân.
Bước 4 - Suy nghĩ kỹ liệu rằng giảm cân có đáng để hy sinh như vậy không.
Bác sĩ sẽ cho bạn biết liệu rằng bạn có đủ điều kiện để phẫu thuật dạ dày hay không cũng như hạn chế bạn sẽ phải đối mặt sau khi phẫu thuật. Một số hạn chế thông thường như hạn chế khả năng ăn thức ăn, phải tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt đối với một số loại thực phẩm, và dạ dày có thể có cảm giác khó chịu trong khi hoặc sau khi ăn.
Bước 5 - Lên lịch và chuẩn bị thủ tục phẫu thuật.
Bạn không thể coi nhẹ việc phẫu thuật dạ dày bởi vì sau khi tiến hành bất kỳ ca phẫu thuật nào đều cần nhiều thời gian để phục hồi và tốt hơn hết bạn nên nhờ bạn bè hoặc người nhà chăm sóc bạn sau khi làm phẫu thuật. Đảm bảo quá trình làm thủ tục và phẫu thuật diễn ra suôn sẻ.
Bước 6 - Tham gia tất cả cuộc hẹn tái khám và tuân theo hướng dẫn của bác sỹ.
Sau khi phẫu thuật, bạn phải tuân theo mọi khuyến cáo và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo kết quả thành công. Ngoài ra, bạn phải thường xuyên tái khám để bác sỹ theo dõi và kiểm tra mức độ hồi phục của bạn sau phẫu thuật.
Nếu bạn muốn phẫu thuật dạ dày để cải thiện ngoại hình, bạn phải yêu cầu có thêm phẫu thuật để loại bỏ da thừa và định hình lại các khu vực bị ảnh hưởng để có ngoại hình đẹp hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A3i-nh%E1%BA%A1c-t%E1%BB%AB-web-tr%E1%BB%B1c-tuy%E1%BA%BFn | Cách để Tải nhạc từ web trực tuyến | Đây là bài viết hướng dẫn bạn cách để tải nhạc từ gần như mọi website. Nếu nhạc được đăng dưới dạng video trên YouTube, Facebook hoặc trang nghe nhạc trực tuyến tương tự, bạn sẽ dùng ứng dụng 4K Video Downloader miễn phí để sao chép phần nhạc từ video; bạn cũng có thể dùng ứng dụng này để tải tập tin nhạc trực tiếp từ SoundCloud. Để tải nhạc từ trang web bất kỳ trên máy tính, bạn thử dùng vòng lặp âm thanh (feedback loop) trong Audacity để thu âm, chỉnh sửa và xuất thành tập tin MP3 mà không bị lẫn tiếng ồn bên ngoài. Cuối cùng, bạn có thể tải một số nhạc nền từ các trang web phù hợp bằng việc sử dụng mã nguồn của trình duyệt.
Phương pháp 1 - Sao chép nhạc từ video trên các trang nghe nhạc trực tuyến
Bước 1 - Tìm hiểu các trang có thể áp dụng phương pháp này.
Ứng dụng mà bạn dùng cho phương pháp này cho phép bạn tải nhạc từ video được đăng trên bất kỳ trang nào sau đây:
YouTube
Facebook
SoundCloud
Vimeo
Flickr
Dailymotion
Mặc dù trang FAQ (Các câu hỏi thường gặp) của 4K Video Downloader có đề cập hỗ trợ các video trên Metacafe, nhưng hiện nay bạn không thể tải nhạc từ Metacafe bằng 4K Video Downloader.
Bước 2 - Tải ứng dụng 4K Video Downloader.
Đây là ứng dụng miễn phí trên máy tính Windows và Mac, cho phép bạn tải nhạc từ video tại các trang kể trên. Để tải tập tin cài đặt, bạn thực hiện như sau:
Truy cập https://www.4kdownload.com/download trên trình duyệt web của máy tính.
Nhấp vào .
Chọn nút (Tải về) dành cho hệ điều hành của bạn.
Chọn thư mục lưu tập tin và/hoặc xác nhận việc tải về khi được yêu cầu.
Bước 3 - Cài đặt 4K Video Downloader.
Sau khi tập tin cài đặt được tải về, bạn nhấp đúp vào tập tin và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt ứng dụng 4K Video Downloader trên máy tính.
Nếu sử dụng máy Mac, bạn sẽ cần nhấp và kéo biểu tượng 4K Video Downloader vào biểu tượng "Applications" (Ứng dụng) trước khi thực hiện yêu cầu cài đặt. Bạn cũng cần xác minh việc cài đặt.
Bước 4 - Mở trang web cần sử dụng.
Truy cập trang web có video mà bạn muốn tải nhạc. Riêng nhạc trên SoundCloud không phải ở dạng video.
Ví dụ, nếu muốn tải nhạc từ một video của VEVO, bạn sẽ truy cập YouTube.
Bước 5 - Truy cập video đã chọn.
Mở video có phần nhạc mà bạn muốn tải về.
Nếu muốn tải nhạc từ SoundClound, bạn sẽ tìm bài hát mà mình muốn tải về và nhấp vào tiêu đề bài hát để mở trang.
Bước 6 - Sao chép địa chỉ của video.
Với hầu hết website, bạn sẽ thực hiện việc này bằng cách nhấp vào địa chỉ trên thanh địa chỉ ở phía trên cửa sổ trình duyệt rồi ấn Ctrl+C (Windows) hoặc ⌘ Command+C (Mac).
Nếu sử dụng Facebook, bạn phải nhấp chuột phải vào video, nhấp tiếp vào (Hiển thị đường dẫn video) và sao chép đường dẫn URL đang hiển thị. Tuy nhiên, chương trình 4K Video Downloader không thể tải các video riêng tư.
Bước 7 - Mở 4K Video Downloader.
Nhấp hoặc nhấp đúp vào ứng dụng 4K Video Downloader với biểu tượng đám mây màu trắng trên nền xanh lá.
Bỏ qua bước này nếu chương trình tự động mở sau khi cài đặt xong.
Bước 8 - Nhấp vào Paste Link (Dán đường dẫn) ở phía trên góc trái cửa sổ 4K Video Downloader.
Ứng dụng sẽ bắt đầu tìm video của bạn.
Bước 9 - Nhấp vào khung lựa chọn "Download Video" (Tải video).
Sau khi 4K Video Downloader tìm được video của bạn, bạn sẽ thấy lựa chọn này hiển thị ở phía trên góc trái cửa sổ 4K Video Downloader. Nhấp vào đây để xem các lựa chọn trong khung.
Bỏ qua bước này và bước tiếp theo nếu bạn tải nhạc từ SoundCloud.
Bước 10 - Nhấp vào Extract Audio (Xuất âm thanh) trong khung lựa chọn.
Bước 11 - Chọn chất lượng, nếu cần.
Đánh dấu vào ô bên cạnh một trong các lựa chọn chất lượng (chẳng hạn như "High Quality" (Chất lượng cao)) để chọn.
Bước 12 - Chọn định dạng mà bạn thích.
Định dạng mặc định (MP3) trong 4K Video Downloader là một trong các định dạng được sử dụng phổ biến nhất, nhưng bạn có thể chọn định dạng khác bằng cách nhấp vào khung lựa chọn "Format" (Định dạng) ở phía trên góc phải cửa sổ và nhấp vào định dạng mà bạn muốn sử dụng.
Bước 13 - Chọn thư mục tải về.
Nhấp vào (Duyệt) bên phải đường dẫn tải về hiện tại ở bên dưới cửa sổ, rồi chọn thư mục mà bạn muốn sử dụng (chẳng hạn như ) rồi nhấp vào (Lưu).
Trên Mac, bạn sẽ nhấp vào bên phải đường dẫn tải về thay vì .
Bước 14 - Nhấp vào Extract (Xuất) bên dưới cửa sổ.
Thao tác này sẽ yêu cầu 4K Video Downloader bắt đầu sao chép nhạc từ video đã chọn. Sau khi việc sao chép hoàn tất, bạn có thể thấy tập tin bài hát trong thư mục lưu.
Nếu 4K Video Downloader thông báo không thể tải tập tin, hãy thử tải lại hoặc tải một tập tin khác. Nếu vấn đề vẫn không thay đổi, bạn chỉ cần đợi một ngày - 4K Video Downloader thường giải quyết sự cố liên quan đến việc tải nhạc có bản quyền trong khoảng vài tiếng đến một ngày.
Phương pháp 2 - Sử dụng Audacity
Bước 1 - Cài đặt SoundFlower nếu bạn sử dụng máy Mac.
Ứng dụng SoundFlower cho phép bạn thu lại âm thanh trên màn hình. Hãy truy cập https://github.com/mattingalls/Soundflower/releases/tag/2.0b2 trên trình duyệt của máy Mac và thực hiện như sau:
Nhấp vào đường dẫn .
Nhấp đúp vào tập tin đã tải về, rồi thực hiện các yêu cầu trên màn hình (bao gồm việc xác minh phần mềm).
Nhấp vào {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/f\/ff\/Macapple1.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/ff\/Macapple1.png\/29px-Macapple1.png","smallWidth":460,"smallHeight":476,"bigWidth":29,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} (Trình đơn Apple) và nhấp vào (Tùy chọn hệ thống…).
Nhấp vào (Âm thanh), rồi nhấp vào thẻ (Nguồn phát) trong cửa sổ đang mở.
Chọn và tăng âm lượng, rồi thực hiện tương tự cho trong thẻ (Nguồn thu).
Nhấp vào thẻ (Hiệu ứng âm thanh), nhấp vào khung lựa chọn "Play sound effects through" (Phát hiệu ứng âm thanh qua), và chọn (Cổng dành cho loa, tai nghe) (hoặc (Tai nghe), hay (Loa nội bộ)).
Bước 2 - Cài đặt Audacity nếu bạn chưa có chương trình này.
Bạn có thể tải và cài đặt Audacity miễn phí trên máy tính Windows và Mac:
Truy cập https://www.audacityteam.org/download/ trên trình duyệt web của máy tính.
Chọn hệ điều hành của bạn.
Nhấp vào (Windows) hoặc (Mac).
Nhấp đúp vào tập tin cài đặt vừa tải về.
Thực hiện theo hướng dẫn cài đặt trên màn hình.
Bước 3 - Mở Audacity.
Nhấp hoặc nhấp đúp vào ứng dụng Audacity với biểu tượng tai nghe màu xanh dương bên ngoài sóng âm màu cam.
Bước 4 - Bật Software Playthrough (Chế độ nghe nội dung đang được thu) nếu bạn sử dụng máy Mac.
Nhấp vào trình đơn ở phía trên màn hình, chọn , và nhấp vào lựa chọn nếu ô này chưa được đánh dấu.
Nếu ô này đã được đánh dấu, lựa chọn đã được bật.
Bước 5 - Nhấp vào khung lựa chọn kiểu thu âm.
Đó là khung lựa chọn ở phía trên góc trái phần thu âm. Màn hình sẽ hiển thị một danh sách lựa chọn.
Trên máy Mac, bạn sẽ nhấp vào khung lựa chọn bên phải biểu tượng micro.
Bước 6 - Nhấp vào Windows WASAPI trong danh sách lựa chọn.
Trên máy Mac, bạn sẽ nhấp vào .
Bước 7 - Nhấp vào khung lựa chọn nguồn thu ở ngay bên phải khung lựa chọn kiểu thu.
Màn hình sẽ hiển thị một trình đơn khác.
Trên máy Mac, lựa chọn này hiển thị bên cạnh biểu tượng loa ở ngoài cùng bên phải các khung lựa chọn.
Bước 8 - Nhấp vào Speakers (Loa) trong danh sách lựa chọn.
Lúc này, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu thu âm với Audacity.
Nếu sử dụng tai nghe trong khi thực hiện việc này, bạn sẽ nhấp vào (hoặc lựa chọn tương tự) tại đây.
Trên máy Mac, bạn sẽ nhấp vào (Nguồn phát tích hợp sẵn) hoặc .
Bước 9 - Truy cập phần nhạc mà bạn muốn thu âm bằng cách mở trang có bài hát đó.
Đó có thể là bất kỳ trang web nào mà máy tính nhận diện được âm thanh.
Bước 10 - Bắt đầu thu âm trong Audacity.
Nhấp vào hình tròn "Record" (Thu âm) ở phía trên cửa sổ Audacity để thực hiện việc này.
Bước 11 - Phát nhạc bằng cách nhấp vào nút "Play" của bài hát.
Audacity sẽ bắt đầu thu âm phần nhạc đang mở.
Bước 12 - Dừng việc thu âm khi đã hết nhạc.
Nhấp vào ô vuông "Stop" (Dừng) ở phía trên cửa sổ Audacity để dừng việc thu âm.
Bước 13 - Cắt âm thâm nếu cần thiết.
Để xóa những đoạn âm thanh chết từ đầu đoạn thu âm, bạn kéo đoạn thu trong Audacity về vị trí ban đầu (kéo sang bên trái), nhấp và rê chuột trên phần mà bạn muốn xóa, rồi ấn phím Del.
Trên máy Mac, bạn nhấp vào (Chỉnh sửa) và chọn (Cắt) thay vì ấn phím Del.
Bước 14 - Nhấp vào File ở phía trên góc trái cửa sổ Audacity (hoặc trên màn hình Mac).
Màn hình sẽ hiển thị một danh sách lựa chọn.
Bước 15 - Chọn Export (Xuất) trong danh sách lựa chọn File.
Thao tác này sẽ hiển thị thêm một trình đơn khác.
Bước 16 - Nhấp vào Export as MP3 (Xuất theo định dạng MP3) trong trình đơn.
Màn hình sẽ hiển thị cửa sổ "Save As" (Lưu thành).
Bước 17 - Nhập tên bài hát.
Đặt tên bất kỳ cho đoạn thu âm tại trường "File name" (Tên tập tin) hoặc "Name" (Tên).
Bước 18 - Chọn thư mục lưu.
Nhấp vào thư mục mà bạn muốn lưu tập tin (chẳng hạn như nếu muốn lưu trên hình nền máy tính, bạn sẽ chọn ).
Bước 19 - Chọn chất lượng nếu thích.
Nếu bạn muốn tăng chất lượng của bài hát, hãy nhấp vào khung lựa chọn "Quality" (Chất lượng) và nhấp vào lựa chọn tốt hơn mà bạn chưa chọn (chẳng hạn như (Cực cao)).
Thao tác này cũng sẽ làm tăng dung lượng tập tin bài hát.
Bước 20 - Nhấp vào Save (Lưu) ở bên dưới cửa sổ.
Bước 21 - Nhập thông tin bài hát nếu bạn thích.
Tại cửa sổ đang hiển thị, bạn nhập các thẻ dành cho tên nghệ sĩ, album, và các thông tin khác mà bạn thích.
Các thẻ mà bạn nhập tại đây sẽ giúp những chương trình như iTunes và Groove nhận dạng tập tin âm thanh.
Bạn có thể bỏ qua bước này nếu không muốn gắn thẻ cho bài hát.
Bước 22 - Nhấp vào OK ở bên dưới cửa sổ.
Thao tác này sẽ xuất bản thu âm thành tập tin MP3 trong thư mục lưu đã chọn.
Quy trình này có thể mất từ vài giây đến vài phút tùy thuộc vào chất lượng đã chọn và thời lượng của bài hát.
Phương pháp 3 - Sử dụng mã nguồn của trình duyệt
Bước 1 - Biết khi nào nên áp dụng phương pháp này.
Nếu bạn muốn tải nhạc nền của trang web hoặc nhạc từ video phát tự động khi mở trang web, bạn có thể dùng phương pháp này để tìm và tải tập tin nhạc.
Nếu nhạc mà bạn muốn tải về được bảo vệ bản quyền (trường hợp sử dụng các trang như SoundCloud), bạn sẽ không thể dùng mã nguồn của trình duyệt. Hãy thử sử dụng 4K Video Downloader hoặc Audacity.
Bước 2 - Truy cập trang web mà bạn muốn sử dụng.
Mở trang web mà bạn muốn xuất nhạc, và đảm bảo trang web được tải đầy đủ thông tin với phần nhạc được phát trước khi tiếp tục.
Bước 3 - Mở mã nguồn của trình duyệt.
Bước này sẽ hơi khác tùy thuộc vào trình duyệt của bạn:
Google Chrome — Nhấp vào ở phía trên góc phải cửa sổ, chọn (Công cụ khác) và nhấp vào (Công cụ của nhà phát triển).
Firefox — Nhấp vào ở phía trên góc phải cửa sổ, chọn (Nhà phát triển web) trong danh sách lựa chọn, nhấp vào (Người kiểm duyệt).
Microsoft Edge — Nhấp vào ở phía trên góc phải cửa sổ, rồi chọn (Công cụ của nhà phát triển) trong danh sách lựa chọn.
Safari — Bật trình đơn (Phát triển) nếu cần, rồi nhấp vào trên thanh trình đơn và nhấp vào (Hiển thị mã nguồn của trang) trong danh sách lựa chọn.
Bước 4 - Nhấp vào thẻ Elements (Các yếu tố) nếu cần thiết.
Bạn sẽ cần thực hiện việc này ở phía trên cửa sổ Developer của trình duyệt Chrome và Edge.
Bỏ qua bước này trên Safari hoặc Firefox.
Bước 5 - Mở ô tìm kiếm "Find".
Bạn nhấp vào cửa sổ Developer, rồi ấn Ctrl+F (Windows) hoặc ⌘ Command+F (Mac) để thực hiện việc này.
Bước 6 - Nhập một định dạng âm thanh.
Định dạng âm thanh phổ biến nhất là MP3, nên bạn sẽ gõ mp3 vào cửa sổ "Find" và ấn ↵ Enter để tìm kiếm.
Các định dạng âm thanh khác bao gồm M4A, AAC, OGG và WAV.
Bước 7 - Tìm địa chỉ của tập tin âm thanh.
Kéo xem các kết quả được tô đậm đến khi bạn thấy một tập tin MP3 có đầy đủ địa chỉ web, bắt đầu với http:// hoặc ftp:// và kết thúc bằng .mp3. Địa chỉ có thể khá dài.
Nếu bạn không thấy các kết quả với định dạng .mp3, hãy thử định dạng khác. Bạn cũng có thể thử định dạng video như MP4. Nếu bạn không tìm được kết quả, bài hát có thể bị ẩn dưới trình phát âm thanh được mã hóa hoặc có mã nhúng.
Bước 8 - Sao chép đường dẫn URL của tập tin âm thanh.
Nhấp đúp vào đường dẫn URL của tập tin âm thanh mà bạn muốn tải về, rồi ấn Ctrl+C (Windows) hoặc ⌘ Command+C (Mac) để sao chép.
Lưu ý, trang web có thể chứa rất nhiều đường dẫn URL khác nhau cho các tập tin âm thanh, nên bạn cần trở lại trang này và sao chép đường dẫn URL khác nếu đường dẫn đầu tiên không hoạt động.
Bước 9 - Nhập đường dẫn URL vào thanh địa chỉ.
Nhấp vào thanh địa chỉ, rồi ấn Ctrl+V hoặc ⌘ Command+V để dán đường dẫn của bài hát và ấn ↵ Enter để truy cập trang của bài hát.
Nếu bạn nhận được thông báo lỗi 404, điều đó có nghĩa là bài hát không còn được lưu trữ tại đường dẫn URL đã nhập. Hãy trở lại và sao chép đường dẫn URL khác, hoặc sử dụng Audacity
Bước 10 - Tải tập tin nhạc.
Sau khi mở trang bài hát, bạn nhấp phải vào ô của bài hát và chọn (Lưu thành) để tải tập tin MP3 hoặc MP4.
Trên Chrome, bạn có thể nhấp vào ở bên dưới góc phải và chọn (Tải về).
Nếu bài hát được tải về theo định dạng MP4, bạn sẽ cần chuyển tập tin MP4 thành MP3 để hoàn tất quy trình này.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nghe-%C3%A2m-thanh-c%E1%BB%A7a-m%C3%A1y-t%C3%ADnh-t%E1%BB%AB-xa-b%E1%BA%B1ng-Remote-Desktop | Cách để Nghe âm thanh của máy tính từ xa bằng Remote Desktop | Theo mặc định, Windows Remote Desktop Connection có thể phát âm thanh của máy tính từ xa trên máy tính mà bạn sử dụng để truy cập. Nếu gặp vấn đề, bạn có thể kiểm tra những tùy chọn thích hợp được thiết lập bằng cách khởi chạy phần mềm Remote Desktop, mở phần cài đặt nâng cao và chọn “Play on this device” (Phát trên thiết bị này). Những bước tương tự sẽ áp dụng được cho dù bạn kết nối với điện thoại hay máy tính để bàn. Đừng quên kiểm tra để chắc chắn rằng máy tính/điện thoại mà bạn đang sử dụng không bị tắt tiếng!
Phương pháp 1 - Bằng ứng dụng Remote Desktop di động
Bước 1 - Tải và mở ứng dụng Microsoft Remote Desktop.
Nhấn vào “Free” (Miễn phí) để tải và chọn “Open” (Mở) sau khi quá trình cài đặt hoàn tất.
Phiên bản Android và iOS của ứng dụng có thể được mua trên cửa hàng tương ứng.
Android có một số ứng dụng remote desktop với tính năng tương tự đến từ bên thứ ba, chẳng hạn như RemoteToGo. Tuy nhiên, những ứng dụng này không được Windows Remote Desktop Connection hỗ trợ chính thức.
Bước 2 - Nhấn vào dấu “+” nằm cuối màn hình.
Trang “Add Desktop” (Thêm máy tính để bàn) sẽ hiện ra.
Bước 3 - Nhấn vào “Advanced” (Nâng cao).
Nút này nằm đầu trang, danh sách các thiết lập tùy chọn sẽ hiện ra.
Bước 4 - Nhấn vào trình đơn thả xuống “Sound” (Âm thanh) và chọn “Play on this device” (Phát trên thiết bị này).
Bạn cũng có thể thiết lập để phát trên thiết bị từ xa hoặc không phát âm thanh từ trong trình đơn này.
Bước 5 - Nhấn vào “General” (Chung).
Bạn sẽ trở lại trang thông tin đăng nhập kết nối.
Bước 6 - Nhập thông tin đăng nhập cho máy tính từ xa.
Username sẽ là tên hoặc địa chỉ IP của máy tính mà bạn muốn kết nối, còn password là mật khẩu đăng nhập của máy tính đó.
Nếu không biết tên máy tính, bạn có thể đi đến “Control Panel > All Control Panel Items > System” trên máy tính đó để xem.
Bạn có thể tìm địa chỉ IP máy tính bằng cách nhập “ipconfig” vào dòng lệnh trên máy tính đó.
Nhấn vào biểu tượng đĩa để lưu hồ sơ máy tính từ xa cho việc sử dụng trong tương lai.
Bước 7 - Nhấn vào “Connect” (Kết nối).
Nút này nằm phía cuối màn hình, kết nối với máy tính từ xa sẽ bắt đầu.
Bước 8 - Kiểm tra thử âm thanh của máy tính từ xa.
Khi máy tính từ xa hiện ra trên màn hình máy tính cục bộ, hãy nhấn vào biểu tượng loa ở phía dưới bên phải thanh tác vụ (taskbar) để mở bảng điều khiển âm thanh. Sau khi bạn điều chỉnh âm lượng thích hợp, tiếng chuông xác nhận thay đổi sẽ vang lên báo hiệu thành công.
Phương pháp 2 - Bằng Remote Desktop Connection
Bước 1 - Khởi chạy Remote Desktop Client.
Nhấn phím ⊞ Win và nhập “Remote Desktop Connection” vào thanh tìm kiếm. Sau đó, nhấp vào kết quả tìm kiếm hiện ra để khởi chạy.
Microsoft cũng hỗ trợ máy khách Mac với tính năng tương tự.
Bước 2 - Nhấp vào nút "Options" (Tùy chọn) nằm cuối cửa sổ.
Sau khi bạn nhấp vào, cửa sổ sẽ mở rộng và hiển thị một số thẻ.
Bước 3 - Nhấp vào "Local Resources" (Nguồn cục bộ).
Thẻ này nằm gần bên phải thẻ mặc định “General”.
Bước 4 - Nhấp vào nút “Settings…” (Cài đặt) nằm phía dưới tiêu đề Remote Audio (Âm thanh từ xa).
Một cửa sổ sẽ bật lên với các tùy chọn âm thanh.
Bước 5 - Nhấp vào “Play on this computer” (Phát trên máy tính này).
Bạn cũng có thể chọn để phát âm thanh của máy tính từ xa hoặc không phát âm thanh từ trong trình đơn này.
Bước 6 - Nhấp “OK” để lưu lại thiết lập.
Cửa sổ bật lên sẽ đóng lại.
Bước 7 - Nhập thông tin đăng nhập cho máy tính từ xa.
Username sẽ là tên hoặc địa chỉ IP của máy tính mà bạn muốn kết nối, còn password là mật khẩu đăng nhập của máy tính đó.
Nếu không biết tên máy tính, bạn có thể đi đến “Control Panel > All Control Panel Items > System” trên máy tính đó để xem.
Bạn có thể tìm địa chỉ IP máy tính bằng cách nhập “ipconfig” vào dòng lệnh trên máy tính đó.
Bạn có thể nhấp nút “Save” ở phía dưới bên trái để giữ lại thông tin đăng nhập cho lần sử dụng sau.
Bước 8 - Nhấp vào nút "Connect" ở phía dưới bên phải cửa sổ.
Kết nối với máy tính từ xa sẽ bắt đầu.
Bước 9 - Kiểm tra thử âm thanh của máy tính từ xa.
Khi máy tính từ xa hiện ra trên màn hình máy tính cục bộ, hãy nhấn vào biểu tượng loa ở phía dưới bên phải thanh taskbar để mở bảng điều khiển âm thanh. Sau khi bạn điều chỉnh âm lượng thích hợp, tiếng chuông xác nhận thay đổi sẽ vang lên báo hiệu thành công.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%8Dc-Ng%C3%B4n-ng%E1%BB%AF-C%C6%A1-th%E1%BB%83 | Cách để Đọc Ngôn ngữ Cơ thể | Hiểu được ngôn ngữ cơ thể có thể giúp bạn thu hẹp khoảng cách giữa các mối quan hệ, bởi vì giao tiếp không lời chiếm hơn 60% ý nghĩa trong giao tiếp giữa cá nhân với nhau. Để ý những dấu hiệu mà người đối thoại gửi đến thông qua ngôn ngữ cơ thể và có khả năng hiểu được chúng là một kĩ năng rất hữu ích. Với một chút tinh tế, bạn có thể học cách đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác, và nếu luyện tập thường xuyên, nó sẽ trở thành bản năng thứ hai của bạn.
Phương pháp 1 - Đọc Dấu hiệu Cảm xúc
Bước 1 - Khóc.
Khóc được xem là sự bùng nổ của cảm xúc ở hầu hết trường hợp. Thông thường, khóc là biểu hiện của nỗi buồn hay mất mát, nhưng cũng có trường hợp khóc vì hạnh phúc. Đôi khi, người ta cũng chảy nước mắt vì cười nhiều do tác động của sự hài hước. Vì thế cho nên bạn cần xem xét kĩ những dấu hiệu để xác định ngữ cảnh phù hợp của hành vi này.
Cũng có lúc người ta khóc một cách gượng ép để lôi kéo lòng thương cảm hoặc toan tính điều gì đó. Trường hợp này gọi là "nước mắt cá sấu", đây là câu thành ngữ rút ra từ câu chuyện về một con cá sấu giả vờ khóc khi săn mồi.
Bước 2 - Giận dữ hoặc đe dọa.
Bạn có thể nhận thấy điều này nếu người đó cau mày lại thành hình chữ V, mắt mở to, môi mở ra hay mím lại.
Khoanh tay cũng là một tín hiệu chứng tỏ người đó đang nổi giận và giữ khoảng cách.
Bước 3 - Lo lắng.
Khi cảm thấy lo lắng con người thường chớp mắt nhiều hơn, cơ mặt co dãn liên tục và môi bất giác mím lại.
Những người đang lo lắng thường đứng ngồi không yên, tay chân luôn cảm thấy thừa thãi.
Sự bồn chồn còn thể hiện qua động tác nhịp chân hoặc rung đùi.
Bước 4 - Biểu hiện của sự bối rối.
Người ta thường cười gượng gạo, quay đi và nhìn chỗ khác khi cảm thấy ngượng.
Nếu ai đó cứ nhìn xuống thì hẳn họ đang ngượng ngùng, bẽn lẽn hay xấu hổ. Con người cũng có xu hướng nhìn xuống khi cảm thấy giận dữ hoặc đang cố kìm nén cảm xúc. Khi người ta cứ liếc nhìn mặt đất thì có thể người đó đang có suy nghĩ hoặc cảm giác không thoải mái.
Bước 5 - Nhận biết dấu hiệu của sự tự hào.
Con người thường thể hiện sự tự hào bằng tư thế ngẩng cao đầu, chống tay lên hông và nở một nụ cười nhẹ.
Phương pháp 2 - Đọc Dấu hiệu Biểu thị quan hệ
Bước 1 - Đánh giá hành vi văn hóa và sự tiếp xúc, hay khoảng cách và sự va chạm.
Đây là một cách để truyền đạt thông điệp trong mối quan hệ giữa người với người. Sự gần gũi về cơ thể và đụng chạm là dấu hiệu của cảm tình đặc biệt, quý mến thậm chí tình yêu..
Những người có mối quan hệ thân mật thường đòi hỏi ít không gian cá nhân hơn so với người lạ.
Tuy nhiên, không gian cá nhân cũng bị ảnh hưởng bởi vùng miền; bạn nên nhớ điều được coi là bình thường ở nơi này lại có thể trở nên xa lạ khi đến một nơi khác.
Bước 2 - Đọc qua ánh mắt.
Khoa học đã chứng minh rằng khi con người ở trong cuộc giao tiếp mà họ thấy hứng thú thì mắt của họ tập trung vào gương mặt của người đối thoại đến 80%. Họ không chỉ nhìn vào mắt, tuy nhiên sẽ tập trung ở mắt vài phút, sau đó di chuyển dần xuống mũi hoặc môi, rồi trở lại mắt. Chốc chốc họ cũng có thể nhìn xuống bàn rồi trở lại với mắt của đối phương.
Nếu người ta nhìn quanh trong suốt cuộc nói chuyện thì có thể họ đang chán và sẵn sàng để dừng cuộc đối thoại.
Đồng tử nở rộng cho thấy người đó đang hứng thú với câu chuyện, trừ những trường hợp họ dùng chất kích thích như cồn, cocaine, thuốc lắc, ma túy các loại, v.v...
Giao tiếp bằng mắt cũng thường xuyên được coi như một biểu tượng của sự trung thực. Khi một người có điều gì muốn giấu sẽ tránh ánh mắt của người kia, đó là một minh chứng khoa học được công nhận rộng rãi về việc nói dối. Tuy nhiên như đã nói ở trên, nói đến việc đánh giá bằng mắt và nói dối thì có rất nhiều biến thể cá nhân và ngoại lệ.
Bước 3 - Nhìn vào tư thế.
Nếu một người để tay ra sau đầu hay cổ có nghĩa là họ sẵn sàng với những gì đang thảo luận hoặc có thể chỉ là đang thoải mái nói chung.
Khoanh tay hay bắt chéo chân là dấu hiệu cho thấy sự khước từ hoặc chấp nhận ở mức thấp đối với người đối diện. Nhìn chung, khi cơ thể một người bắt đầu chuẩn bị cho tư thế này, điều đó hàm ý là cả tinh thần, tình cảm và thể chất của họ đều đóng lại với người kia.
Trong một cuộc nghiên cứu trên 2000 cuộc đàm phán được ghi hình để đánh giá ngôn ngữ cơ thể của người thương thuyết, trong những cuộc đàm phán có người tham gia khoanh tay hay bắt chéo chân, không có một sự thỏa thuận nào đạt được giữa các bên.
Phương pháp 3 - Đọc Dấu hiệu của Sự thu hút
Bước 1 - Đánh giá giao tiếp bằng mắt.
Tạo ra giao tiếp bằng mắt là dấu hiệu của sự thu hút, chẳng hạn như chớp mắt nhiều hơn bình thường 6-10 lần mỗi phút.
Nháy mắt cũng được xem là một tín hiệu của tự tán tỉnh hay thu hút. Tuy nhiên ở một số nền văn hóa châu Á họ sẽ cau mày khi thấy bạn nháy mắt vì điều đó là khiếm nhã.
Bước 2 - Quan sát những biểu cảm nhất định trên gương mặt.
Cười là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của sự lôi cuốn. Hãy chắc rằng bạn có thể nhận diện được một nụ cười gượng gạo bằng cách nhìn vào mắt họ. Nụ cười thật sự thường tạo nên những vết nhăn nhỏ quanh mắt (gọi là chân chim). Khi ai đó nở nụ cười giả tạo bạn có thể sẽ không thấy các vết nhăn.
Nhướng chân mày cũng được xem là hành động tán tỉnh.
Bước 3 - Cân nhắc về tư thế, điệu bộ và thái độ.
Thông thường những người bị thu hút bởi người đối diện sẽ cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa họ. Điều đó có nghĩa là họ sẽ hơi nghiêng người về phía người đó hoặc thậm chí thể hiện rõ ràng hơn ở sự va chạm cơ thể. Một cái chạm nhẹ hoặc vuốt ve lên cánh tay có thể là dấu hiệu của sự hấp dẫn.
Sự thu hút cũng thể hiện ở đôi chân cứ hướng về đối tượng mà chúng ta quan tâm.
Lòng bàn tay ngửa lên là dấu hiệu của sự quan tâm lãng mạn vì nó cho thấy người đó đang mở lòng.
Bước 4 - Giới tính khác nhau cũng thể hiện sự thu hút khác nhau.
Đàn ông và phụ nữ có những cách quyến rũ riêng biệt thông qua ngôn ngữ cơ thể.
Đàn ông có xu hướng hơi nhoài người về phía đối tượng anh ta quan tâm trong khi phụ nữ sẽ nghiêng nửa người và ngả về phía sau một chút.
Đàn ông thường đưa tay lên trên đầu thành một góc vuông khi họ đang cảm thấy hứng thú.
Khi phụ nữ muốn thể hiện sự cuốn hút, hai cánh tay sẽ ngửa ra và bàn tay chạm vào những vùng gợi cảm trên cơ thể như giữa hông hay cằm.
Phương pháp 4 - Đọc Dấu hiệu của sự Quyền lực
Bước 1 - Chú ý giao tiếp bằng mắt.
Giao bằng mắt là một kênh của giao tiếp cử chỉ và là cách cơ bản đầu tiên mà con người thể hiện quyền lực. Một người muốn củng cố uy thế của mình sẽ tự do nhìn chằm chằm và quan sát kĩ lưỡng người kia khi hai người đang giao tiếp bằng mắt. Người có quyền lực hơn cũng sẽ là người cuối cùng phá vỡ giao tiếp bằng mắt ấy.
Nếu bạn đang tìm cách để thể hiện quyền lực thì nhìn chằm chằm là cách để đe dọa tốt nhất.
Bước 2 - Đánh giá nét mặt.
Một người đang khẳng định uy quyền cũng sẽ hạn chế cười để giữ giao tiếp ở mức độ nghiêm trọng và họ có thể cau mày hoặc mím môi.
Bước 3 - Đánh giá hành vi và thái độ.
Cử chỉ đầy uy quyền; thường xuyên chỉ vào người khác và sử dụng điệu bộ trịch thượng là cách họ cho người khác thấy địa vị của mình. Ngoài ra, một người có lập trường cao và rộng thường tỏ ra rất thoải mái, đây cũng là một cách chứng tỏ bản lĩnh.
Cá nhân chiếm ưu thế cũng sẽ có một cái bắt tay chắc chắn. Họ thường đặt tay mình lên trên với lòng bàn tay hướng xuống phía dưới; cái bắt tay sẽ rất chặt chẽ và được duy trì nhằm thể hiện thế thượng phong.
Bước 4 - Xem xét cách một người quản lí không gian cá nhân của họ.
Những người có địa vị cao thường có nhiều khoảng cách vật lý với cấp dưới để thể hiện quyền lực và sự thống trị ở nơi làm việc. Ngoài ra, tư thế có vẻ bành trướng cũng là dấu hiệu của sức mạnh và quyền hành.
Quyền lực cũng thể hiện thông qua đứng với ngồi. Đứng – nổi bật và riêng biệt - là một tư thế đầy uy quyền.
Một tấm lưng thẳng và bờ vai mạnh mẽ cho thấy sự tự tin. Còn người tự ti có dáng đi khá nặng nề, lưng hơi khom về phía trước.
Cá nhân thống lĩnh thường dẫn đầu và đi trước một nhóm hoặc là người bước qua cửa đầu tiên. Họ thích trở thành nhân vật tiên phong.
Bước 5 - Nhìn vào cách một người chạm vào người khác.
Những người ý thức được địa vị của mình thường có nhiều lựa chọn khi chạm vào người khác vì họ cảm thấy tự tin khi ở vị trí đó. Nhìn chung trong ngữ cảnh mà một người có ưu thế hơn thì anh ta sẽ chạm vào người còn lại thường xuyên và mạnh dạn.
Trong tình huống xã hội mà hai người có địa vị ngang tầm thì cả hai sẽ đáp lại những va chạm vật lý theo các cách tương tự nhau.
Phương pháp 5 - Hiểu Ngôn ngữ Cơ thể
Bước 1 - Đọc ngôn ngữ cơ thể là một việc không dễ dàng.
Hành vi tự bản thân nó đã phức tạp vì mỗi người mỗi khác và có cách thể hiện bản thân không giống nhau. Hiểu được ngôn ngữ cơ thể thật sự là một thử thách, vì muốn giải mã những tín hiệu mà người khác gửi đi thì bạn phải đem chúng vào văn cảnh chung. Chẳng hạn, có phải anh bạn đó đã đề cập với bạn rằng anh ta vừa cãi nhau với vợ hay là không được đề bạt trong công việc? Hoặc trông anh ta trông có vẻ lo lắng trong bữa trưa?
Khi giải mã ngôn ngữ cơ thể của người khác thì điều quan trọng là bạn phải đưa vào với tính cách cá nhân, yếu tố xã hội, hành vi không lời và hoàn cảnh. Những thông tin này rất hữu ích, tuy vậy chúng không phải lúc nào cũng có sẵn. Con người rất phức tạp, vì thế bạn không phải bất ngờ bởi cách mà họ sử dụng cơ thể của mình để truyền đạt cũng phức tạp không kém!
Bạn hãy so sánh việc đọc ngôn ngữ cơ thể với xem một bộ phim truyền hình yêu thích; sau tất cả, bạn không chỉ xem một cảnh trong bộ phim mà là toàn bộ tập phim thì mới hiểu được ý nghĩa của một cảnh. Bạn cũng phải ghi nhớ những tập trước, lịch sử nhân vật và cốt truyện như một tổng thể. Đọc ngôn ngữ cơ thể cũng vậy, bạn cần phải nhìn vào bức tranh lớn hơn khi muốn phân tích một chi tiết trong đó!
Bước 2 - Đừng quên xem xét sự khác biệt cá nhân.
Không có một quy luật chung nào khi nói đến việc đọc ngôn ngữ cơ thể, thậm chí bạn còn phải “nghiên cứu” người đó một thời gian. Đôi khi điều đúng với người này lại không hợp lý với người kia.
Ví dụ, khi nói dối, một số người cố phá vỡ giao tiếp bằng mắt trong khi số khác lại duy trì giao tiếp bằng mắt còn nhiều hơn bình thường để không bị phát hiện việc mình đang nói dối.
Bước 3 - Ngôn ngữ cơ thể cũng khác nhau ở mỗi nền văn hóa.
Đối với một số biểu cảm và sự bày tỏ của ngôn ngữ cơ thể thì ý nghĩa của thông điệp có thể được hiểu theo khác nhau tùy theo đặc thù văn hóa.
Như trong văn hóa Phần Lan chẳng hạn, khi một người tạo ra giao tiếp bằng mắt thì đó là tín hiệu có thể đến gần. Ngược lại ở Nhật Bản, nếu một người nhìn thẳng vào mắt bạn, hãy cẩn thận vì đó là lời cảnh báo về sự giận dữ.
Một ví dụ khác ở phương Tây, khi một người cảm thấy thoải mái với bạn, họ sẽ nghiêng người về trước và điều chỉnh sao cho cả gương mặt lẫn cơ thể trở nên trực diện với bạn.
Một số người mắc những chứng bệnh đặc biệt có thể có những ngôn ngữ cơ thể đặc trưng. Ví dụ: người bị bệnh tự kỉ thường tránh giao tiếp bằng mắt khi nghe người khác nói và thường tỏ ra bồn chồn.
Mặc dù biểu cảm của cơ thể là khác nhau giữa các vùng miền, nhưng những nghiên cứu cho thấy một số nhất định cách diễn đạt của ngôn ngữ cơ thể là phổ thông với hầu hết các nền văn hóa. Điều này đặc biệt đúng trong giao tiếp bề trên và cấp dưới. Nền văn hóa nào cũng thế, cá nhân ở vị trí thấp hơn thì phải nghe theo sự chỉ thị.
Bước 4 - Lưu ý rằng sự hiểu biết là khác nhau phụ thuộc vào các kênh phi ngôn ngữ.
Kênh phi ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt thông điệp hay dấu hiệu mà không cần đến lời nói. Những kênh phi ngôn ngữ bao gồm giao tiếp cử chỉ (giao tiếp bằng mắt, biểu cảm gương mặt và ngôn ngữ cơ thể), cảm giác xúc giác (sự va chạm vật lý) và không gian giao tiếp (không gian cá nhân). Nói cách khác chúng là những phương tiện truyền tải thông tin giữa người và người.
Như một quy luật chung, con người ta thường dễ dàng đọc biểu cảm gương mặt hơn cả, sau đó đến ngôn ngữ cơ thể và cuối cùng là không gian cá nhân và va chạm xúc giác.
Kể cả với mỗi kênh đều có sự đa dạng. Như với biểu cảm gương mặt, không phải tất cả đều dễ hiểu. Chúng ta có thể đọc được nét mặt hài lòng dễ dàng hơn so với nét mặt khó chịu. Một nghiên cứu cho thấy đa số cá nhân có thể giải mã cảm xúc hạnh phúc, mãn nguyện, xúc động tốt hơn so với tức giận, buồn bã, sợ hãi và chán ghét.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/K%C3%ADch-ho%E1%BA%A1t-WhatsApp-kh%C3%B4ng-c%E1%BA%A7n-m%C3%A3-x%C3%A1c-nh%E1%BA%ADn | Cách để Kích hoạt WhatsApp không cần mã xác nhận | Bạn đang tìm cách kích hoạt WhatsApp mà không phải dùng số điện thoại? Mặc dù không có cách nào hoàn toàn bỏ qua được mã xác minh, chúng tôi đã tìm được một vài cách đi đường vòng có thể giúp bạn vào được tài khoản của mình - ngay cả khi bạn không thể nhận các cuộc gọi hoặc tin nhắn. Bài viết này của wikiHow sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để kích hoạt WhatsApp mà không cần số điện thoại trên thiết bị Android, iPhone, iPad, thậm chí trên cả máy tính Windows.
Phương pháp 1 - Tạo số điện thoại mới
Bước 1 - Cài đặt Google Voice trên điện thoại hoặc máy tính bảng.
Trên máy tính, hãy truy cập: https://voice.google.com/u/2/about
Google Voice là ứng dụng miễn phí, bạn có thể tìm thấy trên {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/1\/1e\/Androidgoogleplay.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/1e\/Androidgoogleplay.png\/26px-Androidgoogleplay.png","smallWidth":460,"smallHeight":531,"bigWidth":26,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Play Store (Android) hoặc {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/5\/55\/Iphoneappstoreicon.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/55\/Iphoneappstoreicon.png\/30px-Iphoneappstoreicon.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} App Store (iOS) bằng cách nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm.
Bước 2 - Mở ứng dụng hoặc website Google Voice.
Ứng dụng có biểu tượng điện thoại trắng nằm trên bong bóng đối thoại xanh lá. Bạn có thể tìm thấy trên màn hình home hoặc danh sách ứng dụng.
Bước 3 - Đăng nhập tài khoản Google để tiếp tục.
Trên máy tính, có thể bạn cần chọn For Personal Use (Nhu cầu sử dụng cá nhân) hoặc For Work (Dành cho công việc) trước khi đăng nhập tài khoản.
Nếu chưa có tài khoản Google, bạn có thể đăng ký bằng cách nhấn vào Add account (Thêm tài khoản) ở cuối màn hình và chọn Create account (Tạo tài khoản) trên màn hình tiếp theo. Sau đó, tiến hành tạo địa chỉ Gmail dành cho tài khoản Google.
Bước 4 - Nhấn vào Search (Tìm kiếm) ở góc dưới bên phải màn hình.
Thao tác này sẽ tìm kiếm khu vực gần với những số có sẵn của bạn.
Trên máy tính, bạn cần chọn Continue (Tiếp tục) để bắt đầu tìm kiếm.
Nếu sử dụng máy tính, có thể bạn sẽ cần chọn , hoặc . Hãy chọn vì chúng ta sẽ sử dụng WhatsApp trên trình giả lập Android.
Bước 5 - Chọn thành phố gần bạn nhất.
Danh sách số điện thoại khả dụng trong khu vực đó sẽ hiện ra. Bạn cũng có thể tự nhập tên thành phố vào thanh tìm kiếm.
Bước 6 - Nhấn hoặc nhấp vào Select (Chọn) cạnh số điện thoại mà bạn muốn.
Bước 7 - Chọn Accept number (Chấp nhận số điện thoại) ở cuối màn hình tiếp theo.
Bạn cũng có thể nhấn vào mũi tên trở lại {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/1\/11\/Android7expandleft.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/11\/Android7expandleft.png\/30px-Android7expandleft.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} nếu muốn chọn số khác.
Bước 8 - Nhấn vào Next (Tiếp theo) để liên kết thiết bị với Google Voice.
Trên máy tính, bạn cần chọn Verify (Xác minh).
Bước 9 - Nhấn hoặc nhấp vào khung để nhập số điện thoại.
Khung này nằm bên dưới dòng "Enter your phone number" (Nhập số điện thoại của bạn) ở đầu màn hình hoặc trong trình đơn bật lên.
Nếu không có số di động, bạn cũng có thể sử dụng số điện thoại cố định hoặc số của bạn bè nếu họ cho phép. Chúng ta chỉ cần truy cập tạm thời vào điện thoại này để hoàn tất quá trình là xong.
Bước 10 - Chọn Send code (Gửi mã) để nhận mã xác nhận.
Nếu sử dụng đường dây mặt đất, bạn hãy nhấn vào Verify by phone (Xác nhận bằng cuộc gọi).
Bước 11 - Nhập mã mà bạn vừa nhận.
Nếu không nhận được tin nhắn văn bản hay cuộc gọi nào, hãy nhấn vào Resend code (Gửi lại mã).
Bước 12 - Nhấn vào mũi tên trên khung thả xuống để lựa chọn.
Bạn có thể chọn "No" (Không) nếu như không muốn sử dụng số đó lâu dài.
Chọn Yes(all calls) (Tất cả cuộc gọi) nếu bạn muốn sử dụng số này cho ứng dụng cuộc gọi tiêu chuẩn.
Chọn Yes(international calls only) (Chỉ cuộc gọi quốc tế) nếu bạn muốn sử dụng số này cho các cuộc gọi ngoài nước. Google Voice sẽ tính phí 0,01 đô la/phút đối với cuộc gọi quốc tế.
Chọn Select number before each call (Chọn số trước mỗi cuộc gọi) nếu bạn muốn chọn số trước khi gọi.
Chọn No nếu bạn không muốn sử dụng số Google Voice cùng với ứng dụng điện thoại tiêu chuẩn.
Bước 13 - Nhấn hoặc nhấp vào Next và chọn Finish để hoàn tất quá trình.
Vậy là bạn đã có số điện thoại miễn phí để sử dụng khi kích hoạt WhatsApp.
Trên máy tính, bạn sẽ có tùy chọn liên kết đường dây điện thoại bổ sung với số Google Voice trong quá trình thiết lập.
Phương pháp 2 - Kích hoạt WhatsApp trên iOS hoặc Android
Bước 1 - Cài đặt WhatsApp trên điện thoại hoặc máy tính bảng.
WhatsApp có thể được tải miễn phí từ {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/1\/1e\/Androidgoogleplay.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/1e\/Androidgoogleplay.png\/26px-Androidgoogleplay.png","smallWidth":460,"smallHeight":531,"bigWidth":26,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Play Store (Android) hoặc {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/5\/55\/Iphoneappstoreicon.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/55\/Iphoneappstoreicon.png\/30px-Iphoneappstoreicon.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} App Store (iOS) bằng cách nhập từ khóa trong thanh tìm kiếm.
Nếu bạn đang sử dụng WhatsApp trên điện thoại, hãy gỡ cài đặt và cài lại ứng dụng nếu muốn sử dụng số điện thoại mới.
Bước 2 - Mở WhatsApp.
Ứng dụng có biểu tượng điện thoại trắng trên nền xanh lá nhạt. Bạn có thể tìm thấy trên màn hình home, app drawer hoặc danh sách ứng dụng.
Bước 3 - Nhấn vào Agree and Continue (Đồng ý và tiếp tục) ở cuối màn hình.
Bước 4 - Nhập số điện thoại vào khung và nhấn Next.
WhatsApp sẽ gửi tin nhắn văn bản đến số điện thoại của bạn.
Bước 5 - Nhấn vào OK trên cửa sổ bật lên để xác nhận số điện thoại.
Bước 6 - Mở tin nhắn xác nhận trên Google Voice.
Nếu chưa nhận được tin nhắn, hãy nhấn vào Resend SMS (Gửi lại SMS) hoặc Call me (Gọi tôi) để nhận mã xác nhận.
Bước 7 - Nhập mã xác nhận vào WhatsApp.
Ứng dụng sẽ tự động xác nhận số sau khi bạn nhập.
Bước 8 - Nhấn vào Not Now (Không phải bây giờ) hoặc Continue trên cửa sổ bật lên.
Chọn "Continue" nếu bạn muốn sao lưu WhatsApp vào Google Drive ở bước này.
Bước 9 - Nhập tên bạn trên màn hình tiếp theo để hoàn tất thiết lập.
Vậy là bạn đã kích hoạt WhatsApp bằng số điện thoại thay thế.
Phương pháp 3 - Kích hoạt WhatsApp trên máy tính Windows
Bước 1 - Mở trình duyệt web trên máy tính.
Bước 2 - Truy cập website BlueStacks.
Nhập liên kết này vào trình duyệt: https://www.bluestacks.com/download.html.
BlueStacks là một trong những trình giả lập Android miễn phí phổ biến nhất, tuy nhiên quá trình này cũng tương tự nếu bạn chọn sử dụng trình giả lập khác. Không nhất thiết phải sử dụng BlueStacks, miễn là bạn có một trình giả lập Android để tiếp tục.
Bước 3 - Chọn Download (Tải xuống) ở phía trên chính giữa màn hình.
Sau đó bạn sẽ được yêu cầu chọn vị trí lưu tập tin tải xuống.
Bước 4 - Mở và cài đặt BlueStacks trên máy tính.
Quá trình cài đặt sẽ xác định nơi cài đặt BlueStacks, cũng như những tính năng khác mà bạn muốn điều chỉnh.
Bước 5 - Mở BlueStacks.
Ứng dụng có biểu tượng hình vuông màu xanh lá, vàng, đỏ và xanh dương xếp chồng lên nhau. Bạn có thể tìm trên màn hình desktop hoặc bằng cách nhấp vào {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/0\/07\/Windowsstart.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/07\/Windowsstart.png\/30px-Windowsstart.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Start và nhập BlueStacks vào thanh tìm kiếm.
Vào lần đầu khi mở BlueStacks, bạn sẽ được yêu cầu đăng nhập tài khoản Google.
Bước 6 - Mở Google Play Store.
Ứng dụng này nằm trên màn hình home. Bạn cũng có thể nhập vào thanh tìm kiếm ở góc trên bên phải màn hình.
Bước 7 - Tìm ứng dụng WhatsApp trong thanh tìm kiếm trên cùng.
Ứng dụng có biểu tượng chính thức là hình điện thoại trắng trên nền xanh lá.
Bước 8 - Nhấp vào Install (Cài đặt) và Open (Mở) sau khi xong.
WhatsApp sẽ mở ra trong BlueStacks.
Bạn cũng có thể mở WhatsApp bằng cách nhấp vào biểu tượng trên màn hình home sau khi cài đặt. Đây là biểu tượng điện thoại trắng trên nền xanh lá.
Bước 9 - Nhấp vào Agree and Continue ở cuối màn hình.
Bước 10 - Nhập số điện thoại mới vào khung rồi nhấn Next.
WhatsApp sẽ gửi tin nhắn văn bản cho số này.
Bước 11 - Nhấp vào OK trên cửa sổ bật lên để xác minh số điện thoại.
Bước 12 - Mở tin nhắn xác minh trên website Google Voice.
Nếu không nhận được tin nhắn, bạn có thể nhấp vào Resend SMS hoặc Call me để nhận mã xác minh.
Bước 13 - Nhập mã xác minh vào WhatsApp.
Ứng dụng sẽ tự động xác minh số điện thoại sau khi bạn nhập.
Bước 14 - Nhấp vào Not Now hoặc Continue trên cửa sổ bật lên.
Chọn "Continue" nếu bạn muốn sao lưu WhatsApp lên Google Drive ở bước này.
Bước 15 - Nhập tên bạn vào màn hình tiếp theo để hoàn tất quá trình thiết lập.
Vậy là bạn đã kích hoạt WhatsApp bằng số điện thoại thay thế và không cần điện thoại di động.
BlueStacks sẽ tự chạy dưới nền, vì thế bạn có thể giữ liên lạc thường xuyên với bạn bè và gia đình khi sử dụng PC.
Phương pháp 4 - Kích hoạt WhatsApp Web trên máy tính
Bước 1 - Mở trình duyệt web trên máy tính.
Quá trình này đều tương tự trên cả PC và Mac.
Bước 2 - Truy cập https://web.whatsapp.com.
Các bước thiết lập WhatsApp Web và mã QR sẽ hiện ra ở góc trên cùng.
Bước 3 - Mở WhatsApp trên điện thoại Android hoặc iOS.
Ứng dụng có biểu tượng điện thoại trắng trên nền xanh lá nhạt. Bạn có thể tìm thấy trên màn hình home, app drawer hoặc danh sách ứng dụng.
Bạn cần có tài khoản WhatsApp để hoàn tất quá trình này. Hãy tiến hành theo các bước phía trên nếu cần thiết.
Bước 4 - Nhấn vào biểu tượng trình đơn ⋮ ở góc trên bên phải màn hình.
Bước 5 - Nhấn vào WhatsApp Web trong trình đơn thả xuống.
Bước 6 - Nhấn vào OK GOT IT trên màn hình tiếp theo để tiếp tục.
Có thể bạn cần cho phép WhatsApp truy cập máy ảnh. Hãy tiến hành theo các bước trên màn hình để tiếp tục.
Bước 7 - Hướng camera điện thoại về phía màn hình máy tính.
Sau khi mã QR nằm giữa khung thì ứng dụng sẽ nhận ra mã và tự đăng nhập vào tài khoản của bạn trên WhatsApp Web.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90u%E1%BB%95i-ong-v%C3%A0ng | Cách để Đuổi ong vàng | Ong vàng là loài côn trùng biết bay và có ngòi châm, làm tổ bên trên hoặc dưới mặt đất. Bạn có thể ngăn chặn loài gây hại này bằng cách loại bỏ các nguồn thức ăn có thể thu hút chúng như thùng rác không đậy nắp, các thức uống chứa đường, hoa quả chín nẫu rụng trong vườn. Cố gắng ngăn chặn ong vàng làm tổ xung quanh nhà và tiêu diệt mọi tổ ong đang hoạt động mà bạn bắt gặp bằng thuốc trừ sâu.
Phương pháp 1 - Ngăn chặn ong tiếp cận nguồn thức ăn
Bước 1 - Sử dụng thùng rác chắc chắn có nắp đậy kín.
Rác sinh hoạt thường hấp dẫn lũ ong vàng đến tìm thức ăn chứa đạm và đường. Bạn cần luôn đậy kín các thùng rác ngoài trời. Mỗi thùng rác cần phải có nắp chắc chắn và đóng chặt để ong không vào được.
Những khu vực chứa rác cần phải có cánh cửa lò xo nặng để luôn luôn đóng kín.
Tránh đổ rác đầy ứ trong các thùng rác đặt ngoài trời, vì như vậy bạn sẽ không đậy kín được. Nếu cần thiết, bạn hãy mua nhiều thùng rác.
Bước 2 - Thu dọn hoa quả chín nẫu rụng dưới các gốc cây.
Nhà bạn sẽ rất dễ bị ong vàng và các loài côn trùng khác xâm nhập nếu có cây ăn quả trồng trong sân. Bạn nên thường xuyên để mắt đến các cây ăn quả và loại bỏ tất cả các quả chín nẫu hoặc thối rữa. Nhặt quả rụng xung quanh gốc cây và vứt bỏ ngay.
Bỏ quả vứt đi vào túi ni lông buộc kín để tránh thu hút ong vàng.
Bước 3 - Chôn rau và hoa quả bỏ đi làm phân trộn ở độ sâu ít nhất 7,5 cm.
Tránh đổ các mẩu hoa quả hoặc rau củ lên trên bề mặt đống phân trộn, vì nước trong củ quả có thể thu hút ong vàng bay đến. Bạn nên phủ lên trên một lớp vật liệu phân trộn nâu dày khoảng vài cm để lấp kín lớp rau quả. Các vật liệu này có thể bao gồm lá khô, vỏ bào, rơm, cỏ khô hoặc giấy các-tông vụn.
Để ngăn ong vàng và các loài dịch hại khác lại gần, tốt nhất bạn hãy làm phân trộn trong thùng thay vì đổ thành đống bên ngoài.
Bước 4 - Dùng cốc có nắp để uống khi ở ngoài trời.
Ong vàng thường bị thu hút bởi nhiều loại nước, đặc biệt là nước có chứa đường như soda hoặc nước quả. Để ngăn chặn một trong những loài côn trùng này bay vào nước uống, bạn hãy chọn cốc có nắp đậy. Thu dọn cốc ngay sau khi uống xong để ong vàng không tìm đến.
Bạn có thể bị ong đốt vào môi nếu uống nước trong lon có ong vàng bay vào.
Phương pháp 2 - Ngăn chặn ong xây tổ
Bước 1 - Lấp các hang do thú gặm nhấm đào để ngăn chặn ong vàng làm tổ ở đó.
Không giống các côn trùng biết bay khác, ong vàng đôi khi làm tổ dưới mặt đất. Để phòng chống điều này, bạn hãy tìm kỹ mọi lỗ hổng trên mặt đất do động vật gặm nhấm hoặc thú cưng đào bới. Lấp đất vào các hang và đầm chặt để bịt thật kín.
Các tổ ong vàng nằm dưới mặt đất có thể gây nguy hiểm, vì ngay cả những công việc đơn giản như cắt cỏ cũng có thể kích động một cuộc tấn công.
Bước 2 - Bịt kín các hỗ hở dẫn vào nhà bằng vật liệu trám để ngăn ong xâm nhập.
Kiểm tra bên ngoài nhà để tìm những chỗ sứt mẻ, mòn rách, vì ong bắp cày và các loài côn trùng khác có thể lách qua các khe hở nhỏ để xâm nhập và xây tổ bên trong. Sử dụng súng bắn keo để bít các khe hở, lỗ hổng hoặc kẽ nứt xung quanh nhà. Đặt súng bắn keo nghiêng góc 45 độ và bóp cò để bắn keo vào các điểm cần bịt kín.
Keo trám acrylic thích hợp cho các lỗ nhỏ hơn 0,6 cm, nhưng các lỗ lớn hơn cần phải bịt kín bằng keo polyurethane.
Rất có thể bạn phải gọi chuyên gia diệt trừ dịch hại nếu nhà bạn đã bị ong vàng xâm nhiễm.
Bước 3 - Treo tổ ong bắp cày giả để cảnh báo ong vàng.
Ong bắp cày có bản tính chiếm lãnh thổ và sẽ không làm tổ trong vòng khoảng 100 m quanh nơi đã có tổ ong khác chiếm cứ. Bạn có thể mua một tổ ong giả ở cửa hàng bán đồ gia dụng và treo ở nơi dễ nhìn thấy gần nhà để xua đuổi ong vàng và các loại ong bắp cày khác.
Mua tổ ong giả loại bền và chống thấm nước.
Phương pháp 3 - Diệt ong vàng
Bước 1 - Tìm và phá hủy các tổ ong nhỏ vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè.
Các tổ ong vàng bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè khi ong chúa xây các tổ nhỏ cho lứa ong thợ mới. Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách tìm các tổ nhỏ treo dưới mái hiên, lan can, lối ra vào nhà và các xó xỉnh bên ngoài nhà. Đeo găng tay hoặc dùng gậy to kéo tổ ong xuống và giẫm lên ngay để diệt các tế bào trứng bên trong.
Ong chúa là thành viên duy nhất trong tổ di chuyển vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè.
Khi các tổ ong đã phát triển và lũ ong thợ bắt đầu xuất hiện thì sẽ rất nguy hiểm nếu bạn phá tổ ong bằng cách này.
Tổ ong vàng có dạng tròn, trông như giấy và có một lối vào nhỏ ở phía dưới.
Bước 2 - Quét thuốc trừ sâu cabaryl vào miệng tổ ong xây ở trên mặt đất vào lúc trời chạng vạng.
Bạn nên xử lý tổ ong vào lúc trời nhá nhem tối, khi lũ ong không còn hoạt động mạnh. Rắc cabaryl, một loại thuốc trừ sâu bột vào một mảnh vải hoặc cọ quét sơn cũ. Nhẹ tay quét thuốc trừ sâu xung quanh lối ra vào dưới đáy tổ ong, cẩn thận đừng bịt kín..
Tránh rung lắc tổ ong, vì lũ ong có thể bị kích động bay ra tấn công.
Ong vàng sẽ bị dính thuốc trừ sâu khi chúng chui ra chui vào tổ, sau đó chúng sẽ nuốt vào trong lúc chải chuốt.
Quá trình tiêu diệt toàn bộ tổ ong có thể mất khoảng 5 ngày.
Để tự vệ khi tiếp cận tổ ong, bạn cần mặc trang phục bảo hộ cao cổ và áo tay dài, găng tay và lưới che đầu hoặc khăn choàng đầu.
Mua thuốc trừ sâu cabaryl trên mạng hoặc các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật.
Bước 3 - Rót thuốc trừ sâu diazinon vào các tổ ong dưới mặt đất và lấp đất lên.
Tiếp cận tổ ong vàng dưới mặt đất trong vườn khi trời bắt đầu tối. Cẩn thận rót thuốc trừ sâu dạng lỏng vào các miệng tổ ong. Nhanh chóng lấp một xẻng đất lên trên miệng tổ để lũ ong khỏi bò lên.
Bạn có thể tìm mua diazinon ở các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật.
Bước 4 - Đừng bóp nát ong vàng, vì bạn sẽ kích động những con ong bắp cày khác bay đến tấn công nếu làm vậy.
Tránh làm hại ong vàng khi bạn gặp phải chúng. Thay vì thế, bạn hãy tránh đi hoặc ngồi yên khi chúng đến gần và chờ chúng bay đi.
Bước 5 - Dùng bẫy ong bắp cày không độc để tiêu diệt những con ong vàng mà không dùng hóa chất.
Đổ một loại chất lỏng hấp dẫn với ong như nước đường hay soda vào ngăn chứa nước trong bẫy. Những con ong vàng mệt lử sẽ lân la đến gần bẫy khi sục sạo tìm thức ăn và sa vào bẫy. Cách vài ngày rửa sạch và thay mới để vứt bỏ xác côn trùng.
Bạn có thể mua bẫy ong bắp cày không độc ở các trung tâm làm vườn, cửa hàng gia dụng, hoặc mua trên mạng.
Sử dụng ít nhất 4 chiếc bẫy để xử lý một tổ ong vàng.
Bả ong sẽ thu hút ong vàng, vì vậy bạn cần đặt bẫy cách những khu vực mọi người thường lui tới tối thiểu 6 mét.
Bước 6 - Tự làm bẫy ong bằng chai nước ngọt lớn bằng nhựa.
Mở nắp chai nước ngọt và cắt phần đầu thon nhỏ của chai. Lật ngược phần đầu lại và lồng vào phần đáy chai. Rót soda, nước đường hoặc các chất lỏng hấp dẫn khác vào đầy nửa chai.
Lũ ong bắp cày sẽ bay vào bẫy và rất khó thoát ra, sau đó sẽ rơi xuống chất lỏng và chết đuối.
Đổ nước cũ và thay nước mới thường xuyên để loại bỏ xác côn trùng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%A3y-m%C3%BAa | Cách để Nhảy múa | Bạn có cảm thấy khó chịu khi phải đứng nơi góc phòng trong khi mọi người đang nhảy nhót vui vẻ? Bạn sắp dự một sự kiện yêu cầu bạn phải nhún nhảy một chút? Nếu tự tin bị sụt giảm nghiêm trọng chỉ vì không biết nhảy ngăn cản bạn tận hưởng niềm vui, cũng đừng lo. Nếu chịu bỏ thời gian để làm chủ vài bước cơ bản, bạn có thể học được cách nhảy tự do, khiêu vũ một điệu lãng mạn hay làm khách mời ngạc nhiên trên sàn nhảy tại đám cưới gia đình.
Phương pháp 1 - Nhảy tự do
Bước 1 - Nhịp đầu theo điệu nhạc.
Hãy bắt đầu bằng cách tìm nhịp điệu của bản nhạc. Nếu được, hãy cùng đếm, búng hay vỗ tay theo phách. Một khi đã bắt được giai điệu rồi, bắt đầu nhịp đầu theo nhạc.
Khi đầu bạn đã nhịp được theo nhạc rồi thì rất dễ cho phần còn lại của cơ thể chuyển động theo.
Để tìm được nhịp nhạc, hãy cố lắng nghe tiếng trống hoặc bass. Đây thường là những nhạc cụ mang lại giai điệu cho bài nhạc.
Bước 2 - Chuyển trọng lượng cơ thể từ chân này sang chân kia.
Khi đã nắm bắt nhịp tốt rồi, bạn có thể bắt đầu kết hợp thêm vài nhịp chân. Bắt đầu bằng cách chuyển trọng lượng sang một bên chân, chân còn lại nhấc gót nhẹ khỏi sàn. Cứ thế chuyển qua chuyển lại theo điệu nhạc.
Tại mỗi nhịp đếm, bạn lại chuyển thân người sang một chân. Bạn có thể nhún qua nhún lại ở mỗi nhịp nhưng bắt đầu chậm rãi thôi, dần dần bạn sẽ thấy thoải mái và nhảy nhanh hơn.
Thả lỏng chân và đầu gối hơi khuỵa. Cơ thể bạn khi nhịp qua lại hai chân nên có độ “nẩy” nhẹ, chỉ là nhún nhẩy tinh tế xen giữa chuyển trọng lượng giữa hai chân.
Bước 3 - Di chuyển chân theo nhạc.
Khi bạn đã có thể thoải mái nhịp thân người theo điệu, hãy bắt đầu di chuyển đôi chân. Ngay trước khi chuyển trọng lượng thân người sang chân kia, hãy nhích nhẹ lên, dù chỉ là 2-5 cm khỏi vị trí cũ. Dù di chuyển chân cũng hãy giữ nó gần sàn.
Chú ý khớp ngón chân, đó là bộ phận giúp bạn nhún nhảy dễ dàng.
Nếu bạn nhảy với một ai khác, hãy đảm bảo nhún nhảy nhịp nhàng với họ.
Bước 4 - Kết hợp với hông.
Khi nhịp thân từ chân này qua chân kia, hãy di chuyển hông (và cả cơ thể) nhẹ nhàng theo hướng chân đó. Ví dụ khi bạn nhịp sang chân phải, cũng hãy di chuyển hông sang phải. Bạn có thể vặn người một tí để thêm chút chuyển động.
Ví dụ khi bạn nhịp sang phải, hãy đưa vai phải ra trước một chút và đưa vai trái ra sau. Làm ngược lại bước trên khi nhịp sang trái.
Bước 5 - Kết hợp với cánh tay.
Khi không thoải mái, bạn thường khoanh tay hay để chúng buông thõng hờ hững. Thay vào đó, hãy di chuyển cánh tay. Giữ bàn tay mở hoặc nắm hờ. Bạn có thể huơ cánh tay trên không trung hay cong tay lại và đung đưa hai bên, như khi chạy bộ. Dù bạn làm gì, đừng chỉ nhảy một điệu mà hãy chuyển đổi. Bạn có thể thử những điệu nhảy sau:
Điệu lắc xí ngầu. Nắm hờ hai tay và lắc cả cánh tay như khi bạn lắc xí ngầu. Sau khi lắc vài cái, bung tay "thả xí ngầu". Đừng lạm dụng điệu nhảy này vì trông sẽ rất buồn cười.
Điệu nhảy cắt cỏ. Ngả về trước và tưởng tượng tay bạn đang nắm vào một chiếc máy cắt cỏ, tay kia nắm hờ và làm động tác kéo ra trước sau như đang khởi động máy. Khi máy cắt cỏ đã khởi động, bạn có thể bước vài bước với tay đưa ra trước như đang cắt cỏ.
Điệu quay thòng lọng. Nắm hờ tay như đang cầm một đoạn dây tưởng tượng, rồi xoay trên không như cao bồi đang chuẩn bị bắt bò. Nhịp thân người và đẩy hông ngược hướng với tay đang xoay.
Đấm tay. Nắm hai tay lại rồi làm động tác đấm lên không theo phong cách ăn mừng.
Bước 6 - Tìm phong cách riêng.
Bạn nên đi theo sự thúc đẩy tự nhiên của bản thân khi nhảy tự do. Bạn nghĩ mình chỉ giỏi nhảy một điệu đơn giản, nhưng càng cảm nhận nhịp điệu, bước nhảy của bạn sẽ càng tự nhiên. Lắng nghe những điểm tinh tế trong âm nhạc cũng luyện cơ thể bạn di chuyển theo nhạc. Quan trọng nhất là hãy sáng tạo! Hãy tạo ra điệu nhảy riêng giúp bạn tự tin và thấu hiểu cơ thể hơn.
Trải nghiệm nhiều bước nhảy khác nhau, tư thế và tốc độ khi nhảy.
Đừng ngại phải chế ra điệu nhảy riêng cho mình. Nhảy tự do là điệu nhảy bộc lộ tính cá nhân và khả năng ứng biến.
Phương pháp 2 - Khiêu vũ với bạn nhảy
Bước 1 - Vào vị trí với bạn nhảy.
Đứng mặt đối mặt với bạn nhảy và vào vị trí cơ bản. Nếu bạn là người dẫn, thì đặt tay phải lên vai đối phương và tay trái nắm lấy tay phải họ, vị trí tay hai bạn sẽ tạo thành cặp chữ C. Bạn nhảy cũng sẽ đặt tay lên vai phải bạn.
Bên tay đang nắm lấy nhau của hai bạn có thể giơ cao ngang mắt hoặc để thấp ngang hông, tùy theo ý thích cả hai. Chỉ cần giữ cho tay thư giãn, khuỷa tay cong thoải mái, và đừng làm bạn nhảy phải nâng vai lên.
Giữ khoảng cách 7-15 cm giữa bạn và bạn nhảy.
Đảm bảo bạn và bạn nhảy thống nhất ai là người dẫn ngay từ đầu nhé!
Bước 2 - Bước chân trái sang trái.
Khi các bạn bắt đầu nhảy, đưa chân trái ra theo chuyển động lướt mượt mà. Bạn nhảy sẽ làm theo với chân phải của họ. Đây là phần đầu của bước nhảy “chạm chân” của điệu slow.
Nếu bạn nhảy là người dẫn, hãy để họ triển khai bước đầu tiên, còn bạn hãy cố di chuyển theo họ càng mượt mà càng tốt.
Cố canh bước nhảy đúng theo nhịp bản nhạc. Đếm nhịp trong đầu cũng là một cách.
Bước 3 - Đưa chân phải vào chạm chân trái.
Sau bước nhảy đầu tiên với chân trái, hãy lướt chân phải vào để nó chạm chân trái. Bạn nhảy cũng sẽ làm theo bạn động tác này.
Cố không nẩy hay nhún người khi đang lướt chân tụ lại với nhau. Hãy nhắm đến chuyển động sao cho mượt mà lả lướt.
Bước 4 - Lặp lại chuyển động chân nhưng ở bên ngược lại.
Khi hai chân bạn đã chạu, tiếp tục bước sang phải bằng chân phải. Rồi lại lướt chân trái về với chân phải. Cứ thế lặp lại suốt bài nhảy.
Ngoài ra bạn còn có thể nhảy kiểu hai bước sang trái rồi hai bước sang phải.
Bước 5 - Dùng tay để điều hướng bạn nhảy nếu bạn muốn di chuyển xung quanh.
Nếu bạn muốn khiêu vũ quanh sàn nhảy, hãy nhẹ nhàng dùng tay đẩy hoặc kéo bạn nhảy theo hướng bạn muốn. Sau khi hai chân chạm nhau, hãy đẩy một tay và tay còn lại kéo cùng lúc bạn bước sang nhịp khác.
Ví dụ, khi bạn đang bước sang trái nhưng muốn xoay sang phải, bắt đầu đưa chân phải về lại chân trái. Sau đó, đẩy tay phải bạn nhảy trong khi nhẹ nhàng kéo vai phải của họ, cùng lúc đó bước sang trái.
Phương pháp 3 - Khiêu vũ tại đám cưới
Bước 1 - Học Điệu Nhảy Con Gà phù hợp với nhiều người.
Điệu nhảy con gà là kiểu nhảy phổ biến ở nhiều tiệc cưới. Nó rất dễ nhảy vì chỉ có 3 bước cơ bản mà bạn có thể thay đổi theo nhạc. Điệu nhảy này cũng không gây áp lực vì chẳng ai chú ý nếu bạn nhảy không đẹp. Các bước để nhảy điệu con gà:
Nâng cánh tay ngang vai rồi chụm ngón cái vào các ngón còn lại sao cho bàn tay trông như mỏ gà. Khi bạn bật ngón tay cái lên xuống trông sẽ như mỏ gà cục tác.
Sau đó nắm tay lại nhét vào dưới cánh tay để trông như bạn có cánh gà. Đập cánh lên xuống theo nhạc.
Với hai tay vẫn giả làm cánh gà, tiếp tục đập cánh nhưng đưa lưng ra, khuỵa gối và lắc mông dần xuống sàn.
Lặp lại các bước trên đến hết bản nhạc.
Bước 2 - Làm chủ điệu nhảy Hora trong đám cưới Do Thái.
Hora là điệu nhảy tại đám cưới Do Thái theo bài nhạc "Hava Nagila" hay các bài hát truyền thống Do Thái khác. Hora là điệu nhảy tập thể với cách thức quàng tay nhảy tập thể như "dây nho":
Bước chân trái sang phải. Chân phải bước theo sau đó. Rồi bước chân trái ra sau chân phải. Chân phải tiếp tục bước theo ra sau.
Điệu nhảy này được nhảy theo vòng tròn với mọi người nắm tay hoặc choàng tay lên vai nhau và nhảy.
Tốc độ của điệu nhảy này thường nhanh. Đôi khi nhạc bắt đầu chậm rãi nhưng dần dần ban nhạc sẽ chơi nhanh hơn cùng bài hát.
Bước 3 - Nhảy điệu slow cơ bản cho điệu nhảy đô la.
Tại vài đám cưới, khách mời sẽ xếp hàng và đưa 1 đô la (hoặc nhiều hơn) để nhảy với cô dâu chú rể. Bạn có thể nhảy điệu slow hoặc đôi khi không cần phải là nhảy mà chỉ là chia sẻ vài giây phút hân hoan cùng cặp đôi ngày cưới.
Trong vài trường hợp, khách nam sẽ nhảy với cô dâu và khách nữ nhảy với chú rể. Trong vài trường hợp khách mời sẽ nhảy cùng với cả cô dâu và chú rể.
Chỉ cần nắm tay và xoay tại chỗ là hợp lệ nếu đây là cách dễ nhất để có thể nói chuyện riêng với cô dâu chú rể.
Phương pháp 4 - Để nhảy sao cho đúng
Bước 1 - Đăng ký lớp học nhảy cơ bản.
Có rất nhiều lớp dạy nhảy thuộc mọi trường phái từ hip-hop cho tới ba lê, nhảy hiện đại lẫn salsa. Bạn có thể tìm trên mạng các lớp học trong khu vực. Dù bạn thích phong cách nào, thì có thể bạn sẽ thấy vài lợi ích nếu học nhảy khiêu cũ bởi các phong cách nhảy khác ít nhiều đều bắt rễ từ các bước khiêu cũ cơ bản.
Khi được dạy một bài nhảy, hãy chú ý những gì giáo viên làm. Cố gắng làm y hệt theo họ. Nếu không hiệu quả, hãy quan sát giáo viên lần nữa và chú ý những tiểu tiết họ đã làm để bước nhảy trông dễ dàng hơn.
Bạn có thể hỏi giáo viên vài bí quyết. Những giáo viên lành nghề đã làm việc với hàng trăm học viên nên sẽ có cách giúp bạn vượt qua các khó khăn.
Dù chỉ là vài tiếng học trong lớp cũng có thể giúp bạn học được căn bản và tự tin hơn.
Bước 2 - Tham gia nhảy flash mob để tăng tính tự tin.
Flash mob là hình thức trình diễn tập thể - thường là nhảy – theo kiểu tất cả cùng xuất hiện trình diễn từ khắp nơi rồi cùng nhau biến mất thật nhanh. Những màn diễn này trông có vẻ tự phát nhưng thật ra đã được biên đạo kỹ càng. Bạn có thể tìm các đội flash mob trên mạng, cùng họ luyện tập trong vài tuần và rồi trình diễn ở nơi công cộng.
Vài nhóm flash mob đăng video trên mạng hướng dẫn cách nhảy và diễn tập điệu nhảy.
Flash mob chào đón mọi người với đủ trình độ, nó tập trung vào tính vui vẻ và tạo ra khung cảnh hứng khởi, nên càng đông càng vui.
Bạn cũng có thể học được nhiều bước nhảy tuyệt vời và kết nối với nhiều người cùng sở thích nhảy múa.
Bước 3 - Xem các chương trình nhảy trên TV để có thêm cảm hứng.
Nhảy là hoạt động phổ biến trên toàn thế giới, và bạn có thể thấy chúng xuất hiện đầy trên TV. Thử mở TV xem các chương trình thực tế về thi nhảy. Tập trung vào các bước nhảy thì có phần quá chuyên nghiệp. Thay vào đó bạn có thể chú ý vào phong thái vũ công, họ trình diễn tự tin thế nào và trông họ vui vẻ ra sao trên sàn nhảy.
Các chương trình thi nhảy nổi tiếng hiện nay có Bước nhảy hoàn vũ and Thử thách cùng bước nhảy.
Bước 4 - Xem phim về nhảy để có ý tưởng mới.
Xem các phim về nhảy múa để có thêm ý tưởng. Có rất nhiều phim thuộc thể loại này để bạn chọn. Hãy xem càng nhiều càng tốt hoặc có thể chọn lựa các tựa hợp với sở thích của bạn, ví dụ:
Hãy thử xem Dirty Dancing hay Shall We Dance, đây đều là phim về những người chưa biết nhảy từng bước phát triển bản lĩnh và sự duyên dáng và luyện tập để trình diễn đầy sức sống.
Xem Footloose hay Flashdance để xem sức mạnh của nhảy múa ở hình thức phản kháng lại những áp đặt của những người có thẩm quyền hay vượt lên hoàn cảnh cá nhân.
Hãy xem mọi phim có Fred Astaire và Ginger Rogers để sự duyên dáng, tao nhã của những vũ công này truyền cảm hứng cho bạn.
Hãy xem Stormy Weather để thấy Nicholas Brothers đẩy nhảy tap vượt qua mọi giới hạn.
Bước 5 - Tham gia các cuộc thi nhảy để nâng cao kỹ năng.
Thi khiêu vũ, hay còn được chính thức biết đến là các sự kiện thi DanceSport, được tổ chức khắp nơi trên thế giới. Hãy tìm trên mạng các cuộc thi ở gần nơi bạn. Tham gia các cuộc thi nhảy giúp bạn đề ra mục tiêu cụ thể cho bản thân và xây dựng kỹ năng.
Xem qua các trang web như The International Grand Ball, United States Dance Championships, và Access Dance Network.
Phương pháp 5 - Mặc gì để nhảy
Bước 1 - Mang những đôi giày thoải mái.
Hãy chọn một đôi giày vừa vặn với đế linh hoạt, mỏng phù hợp với sàn nhảy. Tránh xa mấy đôi giày đế xuồng ra vì đế giày dày và gót khiến bạn khó cảm nhận được sàn nhảy. Hãy đảm bảo bản thân cũng cảm thấy an toàn với đôi giày. Những đôi xăng đan tốt nhất nên để ở nhà. Đừng mang sneaker hay những đôi giày với đế cao su bị dính trên dàn nhảy, vì chúng khiến bạn khó di chuyển mượt mà trên sàn.
Phong cách nhảy khác nhau đòi hỏi loại giày khác nhau, nên tìm hiểu trước bạn cần những gì cho phong cách nhảy của mình. Ví dụ, sneaker dùng rất tuyệt với hip-hop và tự do, trong khi giày cao gót hợp với điệu nhảy phong cách Latin.
Bước 2 - Chuẩn bị quần áo.
Nếu bạn có xu hướng đổ nhiều mồ hôi. Hãy chọn loại vải bằng sợi tự nhiên. Áo ba lỗ và áo yếm trông có thể đẹp, nhưng làn da đẫm mồ hôi nhớp nháp sẽ khiến bạn nhảy ngại bạn. Hãy chuẩn bị khăn thấm và phấn rôm phòng khi cần đến.
Nếu bạn sắp phải nhảy với bạn cặp, tránh mặc những chất liệu trơn trượt như lụa. Bạn nhảy có thể sẽ đỡ bạn khó khăn hơn nếu tay họ đổ mồ hôi.
Bước 3 - Mặc quần áo giúp bạn di chuyển thoải mái.
Đồ nhung bó sát trông có thể đẹp nếu bạn không phải di chuyển, nhưng có thể ngăn trở bạn trên sàn nhảy. Tệ hơn bạn còn dễ rơi vào tình cảnh xấu hổ khi đồ bị rách. Hãy chọn quần áo đủ rộng hoặc đủ co dãn để bạn có thể di chuyển toàn cơ thể. Chọn loại áo với tay áo không cản trở chuyển động tay – nó phải khiến bạn dễ dàng giơ tay lên không trung.
Thử đồ trước ở nhà để đảm bảo bạn có thể nhảy thoải mái.
Để tránh trục trặc, hãy đảm bảo loại quần áo bạn chọn có thể mặc vừa và sẽ không bị tuột khi bạn nhảy!
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C4%83ng-s%E1%BB%91-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-t%E1%BA%BF-b%C3%A0o-h%E1%BB%93ng-c%E1%BA%A7u | Cách để Tăng số lượng tế bào hồng cầu | Ốm yếu và mệt mỏi đến lịm người có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu - thiếu hụt tế bào hồng cầu (RBC). Chế độ ăn thiếu sắt và các khoáng chất, dưỡng chất khác là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này. Nồng độ hemoglobin trong máu thấp và lượng tế bào hồng cầu thấp là hai dấu hiệu của chế độ ăn mất cân bằng và thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng và các bệnh như bệnh bạch cầu ác tính (trong một số trường hợp) nếu số lượng tế bào bạch cầu quá nhiều trong khi lượng tế bào hồng cầu quá thấp.
Phương pháp 1 - Thay đổi chế độ ăn
Bước 1 - Tăng cường thực phẩm chứa nhiều sắt vào chế độ ăn để cải thiện dinh dưỡng.
Cách này giúp cơ thể hồi phục và bù đắp lại dưỡng chất thiếu hụt. Tăng cường thực phẩm giàu sắt mỗi ngày sẽ giúp tăng lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể. Sắt là một phần thiết yếu của tế bào hồng cầu và hemoglobin vì sắt giúp đưa oxy đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Sắt còn giúp bài tiết khí CO khi thở ra. Thực phẩm giàu sắt gồm có:
Các loại đậu/rau đậu
Đậu lăng
Rau xanh như cải xoăn và cải bó xôi
Hoa quả sấy khô, bao gồm mận khô
Thịt nội tạng như gan
Lòng đỏ trứng
Thịt đỏ
Nho khô
Nếu việc tiêu thụ thực phẩm giàu sắt mỗi ngày là chưa đủ, bạn có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt giúp tăng sản sinh tế bào hồng cầu. Viên uống bổ sung sắt có sẵn với liều 50-100 mg và có thể uống 2-3 lần mỗi ngày.
Bước 2 - Bổ sung đồng.
Đồng là khoáng chất thiết yếu khác giúp tế bào tiếp cận nguyên tố sắt ở dạng hóa học cần thiết cho tế bào hồng cầu trong quá trình chuyển hóa sắt. Đồng có trong thịt gia cầm, hải sải có vỏ, gan, ngũ cốc nguyên hạt, sô cô la, đậu, quả mọng và các loại hạt. Thực phẩm chức năng bổ sung đồng cũng có sẵn ở dạng viên nén 900 mcg và có thể uống 1 lần mỗi ngày.
Người trưởng thành cần 900 mcg đồng mỗi ngày. Trong thời kỳ sinh sản, nữ giới có kinh nguyệt nên cần bổ sung nhiều đồng hơn nam giới. Nữ giới cần 18 mg đồng mỗi ngày, trong khi đó, nam giới chỉ cần 8 mg.
Bước 3 - Bổ sung đủ axit folic.
Axit folic hay vitamin B9 hỗ trợ quá trình sản sinh tế bào hồng cầu bình thường. Thiếu hụt axit folic đáng kể có thể dẫn đến thiếu máu.
Ngũ cốc, bánh mì, rau lá xanh đậm, các loại đậu, đậu lăng và các loại hạt có chứa lượng lớn axit folic. Axit folic cũng có sẵn ở dạng thực phẩm chức năng - liều lượng 100 đến 200 mcg, có thể uống 1 lần mỗi ngày.
Trường Đại học Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị nên bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày đối với phụ nữ trưởng thành có kinh nguyệt đều đặn. Mặt khác, Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị liều bổ sung 600 mg axit folic mỗi ngày đối với phụ nữ mang thai.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ sản sinh tế bào máu khỏe mạnh, axit folic còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh và tái tạo thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào trong chức năng ADN bình thường.
Bước 4 - Bổ sung vitamin A (Retinol).
Vitamin A hỗ trợ sự phát triển tế bào gốc của hồng cầu trong tủy xương bằng cách đảm bảo tế bào hồng cầu đang phát triển có thể tiếp cận đủ lượng sắt cần thiết cho việc tạo ra hemoglobin.
Khoai lang, cà rốt, bí đỏ, rau lá xanh đậm, ớt chuông đỏ ngọt và các loại hoa quả như mơ, bưởi, dưa hấu, mận và dưa vàng đều giàu vitamin A.
Liều cần bổ sung mỗi ngày là 700 mcg vitamin A ở nữ giới và 900 mcg vitamin A ở nam giới.
Bước 5 - Bổ sung vitamin C.
Bổ sung vitamin C đồng thời với thực phẩm chức năng bổ sung sắt giúp mang lại hiệu quả kép. Nguyên nhân là do vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, nhờ đó tăng sản sinh tế bào hồng cầu.
Bổ sung 500 mg vitamin C mỗi ngày cùng với sắt sẽ giúp tăng tốc độ hấp thụ sắt của cơ thể, tăng hiệu quả sản sinh hồng cầu. Tuy nhiên, lưu ý rằng bổ sung sắt liều cao có thể gây hại cho cơ thể.
Phương pháp 2 - Thay đổi lối sống
Bước 1 - Tập thể dục hàng ngày.
Tập thể dục tốt cho tất cả mọi người, bao gồm người có nồng độ tế bào hồng cầu thấp, vì tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Tập thể dục giúp bạn khỏe mạnh và tránh mắc phải một số bệnh.
Các bài tập tim mạch như đi bộ nhanh, chạy bộ và bơi lội là tốt nhất nhưng bạn có thể tập bất kỳ bài tập thể dục nào.
Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu. Khi tập cường độ cao, bạn sẽ thấm mệt và đổ nhiều mồ hôi. Tập luyện cường độ cao khiến cơ thể phải nạp thêm một lượng lớn oxy. Khi điều này xảy ra, nó sẽ phát tín hiệu đến não cho biết cơ thể đang thiếu oxy, từ đó kích thích sản sinh tế bào hồng cầu và hemoglobin. Quá trình này sẽ tạo ra và cung cấp lượng oxy cần thiết.
Bước 2 - Bỏ thói quen xấu.
Khi lượng tế bào hồng cầu thấp là mối lo, tốt nhất bạn nên tránh hút thuốc and uống rượu bia. Bỏ những thói quen xấu này cũng tốt cho cả sức khỏe tổng thể.
Hút thuốc lá có thể cản trở tuần hoàn máu vì làm co mạch máu và khiến máu đặc lại. Tình trạng này khiến máu khó lưu thông đúng cách và khó đưa khí oxy đến các bộ phận khác trong cơ thể. Không những vậy, hút thuốc lá còn dẫn đến thiếu oxy trong tủy xương.
Mặt khác, tiêu thụ quá nhiều thức uống chứa cồn có thể khiến máu đặc và lưu thông chậm lại, dẫn đến thiếu oxy trong máu, giảm sản sinh tế bào hồng cầu và sản sinh ra tế bào hồng cầu chưa trưởng thành.
Bước 3 - Truyền máu nếu cần thiết.
Nếu số lượng tế bào hồng cầu thấp đến mức bổ sung thực phẩm và thực phẩm chức năng đều không bù đắp được thì bạn có thể lựa chọn cách truyền máu. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được xét nghiệm chẩn đoán. Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) sẽ giúp tính lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể.
Lượng tế bào hồng cầu bình thường là 4-6 triệu tế bào trên 1 ml máu. Nếu lượng tế bào hồng cầu ít, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn truyền hồng cầu khối (PRBC) hoặc máu toàn phần, nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng tế bào hồng cầu và các thành phần máu khác trong cơ thể.
Bước 4 - Đi khám sức khỏe đều đặn.
Đi khám sức khỏe đều đặn là cách tốt nhất để biết tình trạng số lượng tế bào hồng cầu. Hơn nữa, bạn có thể sẽ cần xét nghiệm thêm để sàng lọc vấn đề tiềm ẩn dẫn đến tình trạng tế bào hồng cầu thấp. Tốt nhất bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tối thiểu một lần mỗi năm.
Nếu được chẩn đoán số lượng tế bào hồng cầu thấp, bạn cần nhớ kỹ những bí quyết được chia sẻ ở trên. Thay đổi lối sống và chế độ ăn để tăng lượng tế bào hồng cầu trước khi tái khám. Nếu tuân thủ đúng, nồng độ tế bào hồng cầu sẽ bình thường trở lại.
Phương pháp 3 - Hiểu về số lượng tế bào hồng cầu
Bước 1 - Hiểu kiến thức cơ bản về tế bào hồng cầu.
Khoảng 1/4 tế bào trong cơ thể người là tế bào hồng cầu hay hồng cầu. Tế bào hồng cầu phát triển trong tủy xương với số lượng khoảng 2,4 triệu tế bào mỗi giây.
Tế bào hồng cầu lưu thông trong cơ thể từ 100-120 ngày. Cũng chính vì vậy mà bạn chỉ có thể hiến máu mỗi 3-4 tháng một lần.
Trung bình, nam giới có 5,2 triệu tế bào hồng cầu, nữ giới có khoảng 4,6 triệu tế bào hồng cầu trong 1 mm khối. Nếu thường xuyên hiến máu, bạn sẽ thấy nam giới vượt qua được xét nghiệm hiến máu nhiều hơn phụ nữ.
Bước 2 - Hiểu về cơ chế hoạt động của hemoglobin trong máu.
Hemoglobin là protein giàu sắt và là thành phần chính của tế bào hồng cầu. Hemoglobin tạo màu đỏ cho máu khi sắt liên kết với oxy.
Mỗi phân tử hemoglobin có 4 nguyên tử sắt và mỗi nguyên tử sẽ liên kết với 1 phân tử oxy và 2 nguyên tử oxy. Khoảng 33% của 1 tế bào hồng cầu là hemoglobin, thường là 15,5 g/dL ở nam giới và 14 g/dL ở nữ giới.
Bước 3 - Hiểu về vai trò của tế bào hồng cầu.
Tế bào hồng cầu đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển máu giàu oxy từ phổi đến mô và tế bào. Tế bào hồng cầu có màng tế bào cấu tạo từ các lipid và protein cần thiết cho chức năng sinh-lý, đồng thời hoạt động trong mạng lưới mao mạch thông qua hệ tuần hoàn.
Bên cạnh đó, tế bào hồng cầu còn hỗ trợ loại bỏ khí CO2. Tế bào hồng cầu chứa enzyme carbonic anhydrase, cho phép phản ứng giữa nước và CO2 để tạo axit cacbonic và tách i-on hydro với i-on bicacbonat.
I-on hydro liên kết với hemoglobin, còn i-on bicacbonat đi vào plasma (huyết tương), loại bỏ khoảng 70% CO2. 20% CO2 sẽ liên kết với hemoglobin, sau đó được tiết vào phổi. Trong khi đó, 7% còn lại sẽ được khuếch tán trong huyết tương.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%C3%B3-m%E1%BB%99t-c%C6%A1-th%E1%BB%83-quy%E1%BA%BFn-r%C5%A9 | Cách để Có một cơ thể quyến rũ | Để có một thân hình đồng hồ cát, bạn cần phải giảm lượng mỡ toàn thân và tăng cơ đùi, hông, lưng, ngực, vai và bụng. Bạn không thể có vòng ngực hay hông lớn hơn nhờ tập thể dục hay các chế độ ăn kiêng, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm cơ thể bạn săn chắc và thon gọn hơn. Ngoài ra, biết cách ăn mặc cũng giúp làm nổi bật các đường cong tự nhiên của bạn.
Phương pháp 1 - Thay đổi cách bạn ăn
Bước 1 - Bạn có thể giảm lượng calorie bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Nếu mục tiêu của bạn là giảm cân, cách dễ nhất để giảm mỡ thừa và có những đường cong quyến rũ là kết hợp một chế độ ăn kiêng phù hợp và tập thể dục. Bạn có thể giảm bớt 500 đến 700 calorie mỗi ngày để giảm khoảng 5 lạng, 1kg mỗi tuần.
Bạn hãy nhớ rằng bạn không nên ăn ít hơn 1200 calorie mỗi ngày, chế độ ăn như vậy sẽ rất có hại cho sức khoẻ.
Bước 2 - Ăn uống phù hợp với chế độ luyện tập tăng cường mà vẫn cắt giảm được lượng calo nạp vào.
Thay đổi chế độ ăn uống rất khó và không phải một ngày hai là có được, đặc biệt khi bạn vừa bắt đầu tập thể dục. Hãy chú ý những gì bạn ăn, đặc biệt khi bạn đang đặt mục tiêu ăn 1200-1400 calorie mỗi ngày. Hãy ăn ít đường đi. Đường tinh luyện và xi-rô bắp với lượng fructose cao (high fructose corn syrup) sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch giảm cân của bạn. Bạn cũng không nên ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, chúng không có lợi cho sức khoẻ như thức ăn bạn tự tay nấu.
Ăn nhiều hoa quả và rau xanh hơn. Bạn có thể ăn vặt bằng quả bơ, cải kale, thanh cà rốt, sốt hummus, các loại quả mọng và các loại thực phẩm khác có chứa các loại chất dinh dưỡng vi lượng (micronutrient), carbs phức (complex carbohydrates), chất béo tốt và các loại protein: bạn hãy nhớ kiểm soát sự thèm ăn của mình.
Bạn có thể ăn các loại đồ ăn bơ sữa (dairy) ít béo. Sữa chua Hy Lạp, sữa tách béo hay phô mai ít béo là ví dụ cho những thực phẩm bạn có thể lựa chọn. Các loại bơ sữa sẽ giúp bạn tăng cơ và no lâu hơn.
Bạn có thể ăn đồ ngọt tráng miệng hay khoai tây chiên nhưng đừng ăn chúng hàng ngày, thậm chí là hàng tuần. Chúng thường được coi là "treat" food, nghĩa là đồ ăn bạn tự thưởng cho bản thân sau một khoảng thời gian ăn kiêng nghiêm ngặt.
Bước 3 - Hãy tăng lượng chất xơ trong thực đơn của bạn.
Cơ thể bạn cần 25-35g chất xơ mỗi ngày, nhưng phần lớn mọi người thường chỉ ăn khoảng 10g. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các loại chất xơ hòa tan (viscous/ soluble fiber) khiến bạn có cảm giác no bụng và giảm cơn thèm ăn.
Một số thực phẩm có chứa chất xơ giúp giảm cân và tốt cho cơ thể là các loại đậu, măng tây, cải brussel và cháo bột yến mạch. Các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và carb phức tạp đều giàu chất xơ.
Hãy từ từ tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn của bạn. Ăn quá nhiều chất xơ khi cơ thể bạn không quen có thể làm bạn bị đau bụng, buồn nôn, và thậm chí là tiêu chảy.
Bước 4 - Uống nhiều nước.
Khi bạn bắt đầu tập thể dục, bạn cần uống ít nhất 2,5 lít, hay 10,5 cốc nước mỗi ngày. Bạn càng tập nhiều, cơ thể của bạn càng cần nhiều nước. Hãy uống nước trước, trong và sau khi bạn tập.
Bước 5 - Hãy ít sử dụng các đồ uống có cồn.
Chúng có thể thêm một lượng calorie lớn không cần thiết cho cơ thể bạn, làm chậm quá trình chuyển hóa và khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Hãy uống ít đồ uống có cồn và đừng uống quá thường xuyên.
Phương pháp 2 - Thay đổi cơ thể để có đường cong
Bước 1 - Hãy chuẩn bị cơ thể bạn cho quá trình tăng cơ bắp và giảm béo.
Các thay đổi tích cực của cơ thể bạn không chỉ là một cơ thể đẹp hơn mà còn là tinh thần tốt hơn. Hãy luôn thoải mái với bản thân để có thể thấy kết quả rõ ràng nhất.
Ngủ. Những người ngủ ít hơn 7 đến 8 tiếng mỗi ngày sẽ dễ có mỡ ở vùng bụng hơn. Điều này sẽ làm bạn khó đạt được mục tiêu hơn. Hãy cố gắng dành khoảng một tiếng trước khi bạn đi ngủ để tắt hết các thiết bị di động và thư giãn, như vậy bạn sẽ có giấc ngủ yên và sâu hơn.
Hãy làm một điều gì đó giúp giảm stress mỗi ngày. Khi bạn cảm thấy căng thẳng bởi công việc hay đời sống riêng tư, cơ thể bạn sẽ tiết ra cortisol, một chất có thể làm bạn tăng mỡ ở vùng bụng. Bạn có thể tập hít thở sâu, yoga, thiền, hay nghe nhạc ambient để giảm sự lo lắng.
Bước 2 - Tăng các bài tập cardio.
Để giảm lượng mỡ cơ thể và tăng cơ, hãy tập nhiều bài tập tăng nhịp tim hay tập thể dục nhịp điệu. Bạn cần tập 5-6 ngày mỗi tuần và cần tập ít nhất 45 phút cardio mỗi lần để có thể giảm béo. Tăng thời lượng tập thể dục từ 30 phút lên 1 tiếng có thể giúp cơ thể bạn thon gọn và giảm mỡ nhanh hơn. Các đường cong cơ thể cũng rõ ràng hơn.
Nếu bạn không có đủ thời gian để tập 45-60 phút, hãy chia mỗi bài tập thành 2 lần tập 30 phút. Bạn có thể tập gym 30 phút rồi đi bộ nhanh (speed walking) sau khi ăn tối. Mỗi buổi tập của bạn nên kéo dài ít nhất 30 phút để có thể thấy kết quả rõ ràng hơn.
Bước 3 - Hãy xen kẽ nghỉ ngơi giữa những lần vận động cường độ cao.
Nếu bạn chọn các bài tập huấn luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT), bạn sẽ tập các bài tập ngắn nhưng huy động nhiều sức lực cơ thể, rồi sau đó tập các bài nhẹ hơn hay nghỉ ngơi. Đây là một phương pháp giúp bạn giảm mỡ thừa. Bạn có thể bắt đầu bằng việc khởi động, rồi thay đổi liên tục giữa các bài tập cường độ nhẹ/ vừa và cao trong khoảng 2 đến 4 phút mỗi lần.
Ví dụ, bạn có thể cố gắng chạy nhanh hết có thể trong 1 phút (hay 15 giây hay 30 giây nếu bạn không thể chạy trong vòng 1 phút). Sau đó, đi bộ trong khoảng thời gian gấp đôi thời gian bạn chạy (2 phút đi bộ cho 1 phút chạy, 1 phút cho 30 giây, 30 giây cho 15 giây chạy). Lặp đi lặp lại 5 lần cho một vòng tập 15 phút. Khi cơ thể bạn quen hơn, hãy chạy nhanh hơn, bạn nên chạy dạo bộ thay vì đi bộ, và tăng thời lượng tập lên 30 đến 45 phút.
Bước 4 - Hãy tập nhiều bài tập cho các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Để có một cơ thể nhiều đường cong, bạn nên cân bằng lượng bài tập cho phần trên và dưới cơ thể. Mỗi bài tập của bạn nên tập trung vào mỗi nhóm cơ khác nhau để làm săn chắc toàn cơ thể và hệ tiêu hoá sẽ nhanh hơn.
Bạn có thể thử đến các lớp thể hình, ví dụ như đạp xe trong nhà, tập barre, tập cardio đốt mỡ, yoga flow/ vinyasa, hay tập bootcamp mỗi tuần một lần.
Tập máy, ví dụ như máy elliptical, máy chạy bộ hay máy leo thang mỗi ngày. Bạn cũng có thể tập máy trong các bài tập HIIT.
Hãy thử các bài tập khác như bơi lội, đi bộ leo đồi, đi bộ nhanh, hay đạp xe để có thể đa dạng hoá các bài tập.
Bạn có thể vừa tập cardio, vừa tập cơ bắp (strength training) trong mỗi buổi tập cơ bắp kéo dài 30 hay lâu hơn. Sử dụng các loại máy tạ hay tạ tay trong mỗi buổi tập máy 30 phút. Giảm thời gian nghỉ giữa các set tập để giữ nhịp tim cao và cơ thể bạn luôn đổ mồ hôi.
Bước 5 - Làm rắn chắc các cơ quanh hông, đùi, bụng và ngực bằng các bài tập cơ bắp.
Để có một cơ thể săn chắc, hãy chú ý đến chân và tay bạn khi tập cơ. Một điều nữa bạn nên chú ý là tập các bài tập cho lưng. Hãy tập cơ bắp 3 đến 4 lần mỗi tuần - gần như là hàng ngày. Một khi các bài tập cardio đã đốt hết mỡ thừa, các bài tập cơ sẽ giúp bạn có một thân hình đồng hồ cát.
Tập squats để tăng cơ đùi. Bạn nên nhớ luôn căng cơ bụng và thả lỏng lưng. Dùng tạ tay nếu bạn muốn tăng thêm độ khó của bài tập.
Bạn có thể đi bộ lên xuống để cải thiện cơ đùi và hông. Đặt một chiếc ghế cao tầm đầu gối hoặc hơn trước mặt bạn. Đặt bàn chân phải lên ghế, rồi bước lên cùng chân trái. Sau đó, hạ chân trái và chân phải xuống đất. Lặp đi lặp lại 12 lần mỗi chân. Bạn cũng có thể bước sang hai bên, chúng sẽ cải thiện hông và phần đùi ngoài.
Bạn cũng có thể tập plank. Nếu bạn mới tập, hãy bắt đầu bằng động tác plank-nửa thân (half-plank) với đầu gối chống xuống sàn thay cho mũi bàn chân. Khi bạn đã quen hơn, hãy tập bằng động tác plank toàn thân. Bạn cũng có thể plank mỗi bên người (side plank) để rèn luyện cơ hai bên người.
Tập chống đẩy kiểu Serratus. Động tác này sẽ tác động đến cơ vai và phần ngực, giúp cơ thể bạn tạo các đường cong. Hãy vào tư thế sao cho chỉ có tay và hai đầu gối của bạn chạm đất. Bạn hạ tay để cơ thể bạn tì vào khuỷu tay, rồi bạn hóp bụng lại và vào tư thế plank. Siết chặt cơ vai trong vòng 2 đến 5 giây, rồi thả lỏng. Lặp đi lặp lại 10 lần trong mỗi lần tập luyện, bạn nên chú ý nhịp thở chậm và đều.
Rèn luyện phần đùi ngoài với động tác clamshell. Hãy nằm quay sang một phía, người chống trên khuỷu tay. Đặt đầu gối ngay trước mặt như thể bạn đang ngồi trên ghế. Mở đầu gối, nhưng giữ gót chân với nhau. Dừng lại rồi hạ đầu gối từ từ xuống cho đến khi chúng chạm vào nhau. Hãy lặp lại động tác này 20 lần, và đừng di chuyển hông để tập trung toàn bộ lực vào đùi.
Phương pháp 3 - Cách ăn mặc hợp lí
Bước 1 - Mặc quần áo có các đường sọc ngang.
Sọc ngang sẽ giúp cơ thể bạn tròn hơn thay vì dài và mảnh dẻ. Chúng sẽ giúp làm nổi bật phần to nhất của cơ thể bạn và các đường cong, một điều rất quan trọng nếu bạn muốn trông như bạn có thân hình đồng hồ cát.
Các đường sọc ngang to bản cũng giúp bạn trông tròn hơn.
Bước 2 - Tránh chỉ mặc đồ màu đen.
Màu đen làm bạn trông gầy đi và sẽ làm nổi bật thân hình mảnh dẻ hoặc nhấn chìm các đường cong bạn có. Thay vì thế, mặc các màu sáng hoặc thậm chí là các hoạ tiết mà giúp cơ thể bạn trông ra hình ra dáng.
Nếu bạn có nhiều đường cong ở thân dưới hơn là thân trên, hãy mặc trang phục sáng màu ở thân trên và màu tối hơn ở thân dưới để làm cân bằng dáng người của bạn.
Bước 3 - Mặc đồ chiết eo.
Để trông như thể bạn có một thân hình đồng hồ cát, hãy chọn các kiểu quần áo chiết eo. Hãy chiết tại phần eo có số đo nhỏ nhất: điều này sẽ làm các đường cong của bạn rõ ràng hơn và dồn mọi sự chú ý vào phần eo của bạn.
Hãy thử mặc một chiếc áo hay váy dạng peplum. Dạng trang phục này có thiết kế bèo ở xung quanh eo nên làm hông bạn trông lớn hơn và vòng hai nhỏ hẳn đi, giúp thân hình bạn đồng hồ cát hơn.
Đeo thắt lưng. Như loại quần áo peplum, thắt lưng làm bạn như thể có một thân hình đồng hồ cát bằng cách che đi vòng hai và để phần áo/ váy thả ở hông.
Bước 4 - Hãy mặc quần áo rộng.
Thay vì mặc quần áo bó sát, hãy chọn các loại trang phục rộng và hơi bay một tẹo. Loại quần áo này, ví dụ như quần áo chiết eo, sẽ làm eo bạn trông nhỏ hơn và làm toàn cơ thể bạn trông thật quyến rũ. Hãy mặc các loại áo với phần tay áo nổi bật, ví dụ như tay áo phồng hay bèo nhún. Bạn cũng có thể mặc áo quấn để trông như thể bạn có thân hình đồng hồ cát.
Mặc váy dài (váy maxi), chân váy tiên cá (mermaid skirt), váy đắp dáng tulip (tulip skirt), váy xếp li hay váy tầng để trông như thể bạn có một thân hình đồng hồ cát. Bạn cũng có thể chọn mặc quần harem (quần thụng đũng), áo cánh dơi hoặc áo có hoạ tiết nhún.
Bước 5 - Hãy mặc quần jeans thụng hay quần bó sát (skinny).
Cả hai loại quần này đều giúp bạn trông nở nang hơn. Quần bó sẽ ôm lấy các đường cong tự nhiên của bạn dù chúng rõ ràng hay không, và quần thụng sẽ tạo dáng phần thân dưới và làm chúng trông to hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-c%C3%A1-betta-m%E1%BA%AFc-b%E1%BB%87nh | Cách để Nhận biết cá betta mắc bệnh | Có nhiều dấu hiệu cho thấy cá betta mắc bệnh, từ dáng điệu lờ đờ cho đến những đốm trắng trên mình cá. Ngay khi nghi ngờ một con cá betta mắc bệnh, bạn nên tách nó ra khỏi những con cá khác, vì nhiều loại bệnh có thể lây nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua thuốc chữa bệnh cho cá betta ở tiệm bán cá cảnh. Nếu không tìm được ở các cửa hàng, bạn có thể mua trên mạng.
Phương pháp 1 - Chú ý các dấu hiệu cho thấy cá betta không khỏe
Bước 1 - Quan sát hiện tượng cá bị bạc màu.
Khi cá betta mắc bệnh, màu sắc của cá có thể sẽ nhạt đi, thậm chí mất màu hoàn toàn.
Bước 2 - Để ý đến vây cá.
Vây cá betta khỏe mạnh sẽ nguyên vẹn, trong khi vây của cá bệnh có thể bị rách hoặc bị thủng lỗ chỗ.
Một dấu hiệu khác cho thấy cá betta bị bệnh là vây cá trông như khép vào mình cá; tức là vây không xòe ra như bình thường.
Bước 3 - Quan sát bộ dạng lờ đờ của cá.
Nếu cá betta bị bệnh, mức hoạt động của cá sẽ giảm xuống và không còn năng động như thường ngày. Chuyển động của cá sẽ chậm lại.
Một dấu hiệu nữa là cá sẽ hay nép dưới đáy bể hơn thường lệ.
Trang thái lờ đờ của cá có thể là do nhiệt độ trong nước quá thấp hay quá cao gây ra, vì vậy bạn cần đảm bảo nhiệt độ trong nước phải ở mức thích hợp.
Bước 4 - Chú ý đến thói quen ăn của cá betta.
Khi mắc một số bệnh nào đó, cá có thể bỏ ăn hoàn toàn. Nếu cá betta có vẻ như không muốn ăn, có lẽ nó đã bị bệnh.
Bước 5 - Kiểm tra các vết đốm.
Tìm các đốm trắng nhỏ, đặc biệt ở quanh đầu và miệng cá. Triệu chứng này có thể là một dấu hiệu của một số loại ký sinh trùng, có tên là ich.
Bước 6 - Phát hiện các về đề hô hấp ở cá.
Việc kiểm tra vấn đề hô hấp ở cá nghe khá lạ lùng, tuy nhiên, nếu cá betta liên tục ngoi lên mặt nước để lấy không khí thì đó là một dấu hiệu không bình thường.
Cá betta cũng thỉnh thoảng bơi lên mặt nước để thở, nhưng nếu cứ liên tục như vậy thì không ổn.
Bước 7 - Quan sát hành vi cọ hoặc gãi của cá.
Nếu bạn thấy cá betta cọ mình vào thành bể thì có thể đó một dấu hiệu không tốt. Tương tự như vậy, nếu cá cố gắng cọ vào cây cối hoặc các đồ vật trong bể thì có thể nó đã bị bệnh.
Bước 8 - Tìm các triệu chứng thể chất khác.
Mắt lồi có thể là một dấu hiệu của bệnh. Bạn hãy chú ý xem mắt của cá có lồi lên không.
Vẩy cá dựng lên cũng có thể là một triệu chứng của bệnh.
Nhìn mang cá. Nếu mang cá không khép vào được thì có lẽ nó đã bị sưng, và đó là một dấu hiệu khác cho thấy cá bị bệnh.
Phương pháp 2 - Xử lý bệnh táo bón
Bước 1 - Kiểm tra các dấu hiệu sưng phồng.
Nếu cá betta đột nhiên bị sưng lên, có lẽ nó bị táo bón. Bạn phải sớm chữa căn bệnh này cho cá.
Bước 2 - Ngừng cho cá ăn thức ăn bình thường trong nhiều ngày.
Việc đầu tiên để chữa táo bón là ngừng cho cá ăn chế độ bình thường trong vài ngày. Như vậy cá sẽ có thời gian tiêu hóa và đào thải thức ăn ra khỏi cơ thể.
Bước 3 - Cho cá ăn thức ăn sống.
Sau vài ngày, bạn hãy bắt đầu cho cá ăn lại. Tuy nhiên bạn nên cho cá ăn thức ăn sống một thời gian.
Các thức ăn sống có thể cho cá betta ăn gồm tôm biển hoặc trùn huyết. Nguyên tắc chung là cho thức ăn vừa đủ để cá ăn trong hai phút. Cho cá ăn hai lần một ngày.
Bước 4 - Không cho cá ăn quá nhiều.
Táo bón thường là dấu hiệu cho thấy bạn đang cho cá betta ăn quá nhiều. Vì vậy, khi cá bắt đầu ăn lại, bạn nên cho ăn ít hơn trước.
Phương pháp 3 - Chẩn đoán bệnh thối vây/đuôi và nhiễm nấm
Bước 1 - Để ý đến hiện tượng vây và đuôi cá bị rách.
Bệnh này có thể chỉ ảnh hưởng đến đuôi hoặc vây, tuy nhiên vẫn khiến cá trông tả tơi.
Lưu ý rằng một số giống cá đuôi dài như cá betta bán nguyệt sẽ cắn vây của chúng khi vây trở nên quá nặng. Trong trường hợp này, bạn cần chú ý đến các triệu chứng khác của bệnh ngoài hiện tượng vây rách.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến hiện tượng sậm màu ở chóp đuôi.
Bước 2 - Quan sát các mảng nhiễm nấm màu trắng.
Bạn thường có thể nhận ra bệnh này bằng những mảng màu trắng trên mình cá. Vây cá cũng có thể dính hoặc cá chậm chạp hơn bình thường. Mặc dù bệnh nhiễm nấm khác với bệnh thối vây, nhưng cách điều trị thì cũng tương tự.
Bước 3 - Thay nước.
Bước đầu tiên là thay nước bể cá. Tất nhiên là bạn cần chuyển cá sang bể khác khi thay nước. Bệnh này thường phát triển trong nước bẩn, vì vậy bạn cần cung cấp nước sạch cho cá. Bạn cũng nên làm vệ sinh bể trước khi thả cá trở lại bể.
Cách tốt nhất để làm sạch bể cá là sử dụng dung dịch thuốc tẩy pha với nước theo tỷ lệ 1:20. Để hỗn hợp thuốc tẩy trong bể trong một tiếng. Bạn có thể ngâm cây giả trong dung dịch, nhưng không ngâm đá hoặc sỏi, vì có thể chúng ngấm thuốc tẩy.
Nhớ rửa lại bể nhiều lần sau khi làm sạch bằng thuốc tẩy.
Đối với đá sỏi trong bể cá, bạn nên nướng ở nhiệt độ 232 độ C trong một tiếng. Để nguội trước khi đặt lại vào bể.
Bước 4 - Dùng thuốc.
Bạn sẽ chữa cho cá betta bằng thuốc tetracycline hoặc ampicillin cho vào nước. Lượng thuốc cho vào bể tùy thuộc kích cỡ của bể; đọc hướng dẫn trên bào bì thuốc.
Bạn cũng cần dùng thuốc diệt nấm. Thuốc này sẽ loại bỏ nấm trong nước.
Nếu chỉ bị nhiễm nấm, cá betta sẽ không cần thuốc tetracycline hoặc ampicillin, nhưng cần thuốc diệt nấm.
Bước 5 - Lặp lại quá trình điều trị.
Thay nước ít nhất 3 ngày một lần. Cho thêm thuốc sau mỗi lần thay nước. Chỉ ngừng sử dụng thuốc khi bạn thấy vây cá có vẻ như đã mọc lại; quá trình này có thể mất một tháng.
Với bệnh nhiễm nấm, bạn hãy quan sát xem các mảng màu trắng và các triệu chứng khác đã biến mất chưa. Khi đó bạn có thể xử lý bể bằng Bettazing hoặc Bettamax để diệt trừ nấm.
Phương pháp 4 - Điều trị bệnh velvet
Bước 1 - Chiếu đèn pin vào cá.
Có một cách để quan sát bệnh velvet là chiếu ánh sáng vào cá. Ánh sáng sẽ giúp bạn nhìn thấy ánh lấp lánh màu vàng hoặc màu rỉ sét trên vẩy cá do bệnh này gây ra. Cá betta cũng sẽ có các triệu chứng khác, ví dụ như lờ đờ, chán ăn và cọ mình vào thành bể hoặc các món đồ trang trí trong bể. Vây của cá cũng có thể khép sát vào mình cá.
Loại ký sinh trùng này có thể được ngăn ngừa bằng cách thêm muối cá cảnh (aquarium salt) và chất làm mềm nước vào bể định kỳ. Pha 1 thìa cà phê muối cho 10 lít nước. Bạn có thể nhỏ 1 giọt chất làm mềm nước vào mỗi 4 lít nước, tuy nhiên, bạn nên đọc hướng dẫn trên bao bì trước. Chỉ cho thêm muối khi thay nước, không cho thêm thuốc khi cho thêm nước.
Bước 2 - Dùng Bettazing.
Đây là loại thuốc công hiệu nhất để trị bệnh velvet vì nó có chứa 2 hoạt chất chống lại căn bệnh. Pha 12 giọt cho mỗi 4 lít nước.
Bạn cũng có thể sử dụng một loại thuốc có tên là "Maracide".
Tiếp tục điều trị cho đến khi cá không còn biểu hiện các triệu chứng.
Bước 3 - Xử lý toàn bộ bể cá.
Cá mắc bệnh vẫn nên được cách ly, nhưng bạn nên xử lý cả bể cá. Bệnh này rất dễ lây.
Để tách riêng cá bị bệnh, bạn phải chuyển nó sang bể khác chứa nước sạch. Cả hai bể cần phải được xử lý.
Phương pháp 5 - Điều trị bệnh ich
Bước 1 - Nhận ra các đốm trắng khắp mình cá trông như muối.
Ich là một loại ký sinh trùng gây ra các đốm trên mình cá. Bạn cũng cần để ý đến hiện tượng vây cá bị dính và trạng thái lờ đờ của cá. Cá cũng có thể bỏ ăn.
Cũng như velvet, loại ký sinh trùng này có thể ngăn ngừa được nếu bạn xử lý nước đúng cách. Pha 1 thìa cà phê muối cá cảnh cho mỗi 10 lít nước. Nếu dùng chất làm mềm nước, bạn có thể nhỏ 1 giọt cho mỗi 4 lít nước, tuy nhiên bạn cũng cần đọc hướng dẫn trên bao bì trước.
Bước 2 - Thử tăng nhiệt độ nước để trị bệnh ich.
Nếu bể cá lớn, bạn hãy thử tăng nhiệt độ trong nước lên 29,5 độ C để diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên, bạn có thể vô tình tăng nhiệt độ quá cao làm chết cá nếu bể cá có kích thước nhỏ.
Bước 3 - Thay nước và làm vệ sinh bể cá.
Để điều trị bệnh ich, bạn nên thay nước. Ngoài, ra bạn cũng cần làm sạch bể như đã mô tả ở phần điều trị bệnh thối vây/đuôi và bệnh nhiễm nấm. Với bể nhỏ hơn, bạn có thể vớt cá ra bể khác, rửa sạch bể và tăng nhiệt độ trong nước lên 29,5 độ C trước khi thả cá lại vào bể.
Bước 4 - Xử lý nước.
Nhớ cho muối và chất làm mềm nước vào bể trước khi thả cá trở lại. Bước này sẽ ngăn ngừa ký sinh trùng xâm nhập trở lại và tấn công cá.
Bước 5 - Dùng thuốc Aquarisol.
Nhỏ 1 giọt thuốc này vào mỗi 4 lít nước. Nên tiếp tục dùng thuốc mỗi ngày cho đến khi cá khỏe hơn. Thuốc sẽ tiêu diệt ký sinh trùng.
Nếu không có "Aquareisol", bạn có thể sử dụng Bettazing khi cần thiết.
Phương pháp 6 - Điều trị bệnh lồi mắt
Bước 1 - Chú ý hiện tượng lồi mắt ở cá.
Triệu chứng chủ yếu của bệnh này là mắt của cá lồi lên. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng này là một triệu chứng của một bệnh khác.
Ví dụ, lồi mắt có thể là dấu hiệu của bệnh lao. Nếu mắc bệnh lao, thường thì cá sẽ không tự khỏi được.
Bước 2 - Thay nước và rửa bể cá.
Với bệnh lồi mắt ở cá, bạn cần cung cấp nước sạch cho cá như đã đề cập ở phần trước. Ngoài ra, bạn cũng cần phải làm vệ sinh bể.
Bước 3 - Sử dụng ampicillin.
Ampicillin có thể chữa được bệnh này nếu đó không phải là triệu chứng của một bệnh nặng hơn. Bạn cần thêm thuốc vào bể mỗi lần thay nước và rửa bể, thực hiện trong 3 ngày. Tiếp tục áp dụng chế độ này trong một tuần sau khi những triệu chứng không còn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%AFt-t%E1%BB%89a-c%C3%A2y-l%C3%B4-h%E1%BB%99i | Cách để Cắt tỉa cây lô hội | Những cây lô hội khỏe mạnh sẽ phát triển sum suê, trổ nhiều lá mới, đơm hoa, thậm chí mọc cây con, vì vậy loài cây này cần được chăm sóc thường xuyên. Cây lô hội đòi hỏi bạn phải cắt tỉa khéo léo hơn so với những loài cây khác, tuy nhiên các bước gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn bảo dưỡng cây đúng cách. Bằng việc loại bỏ các phần hư hại và dư thừa trên cây, bạn có thể giúp cây khỏe mạnh và xanh tốt, xứng đáng để làm vật trang trí xinh đẹp cho căn phòng.
Phương pháp 1 - Cắt tỉa những phần nhìn thấy của cây
Bước 1 - Chuẩn bị dụng cụ cắt cây.
Bạn sẽ cần một dụng cụ cắt các cuống lá nhỏ và rễ cây, chẳng hạn như dao làm bếp. Bạn cũng có thể dùng kéo; và nếu cây đã phát triển khá lớn, có lẽ bạn cần kéo cắt cây để chỉnh sửa cây.
Khử trùng dao làm bếp trước khi cắt cây. Bạn có thể khử trùng bằng cách lau lưỡi dao bằng cồn tẩy rửa và để khô.
Bước 2 - Tỉa các lá hư tổn.
Xử lý các lá xấu trước. Nếu cần, bạn nên cẩn thận rẽ các cành và lá cây để tìm các lá nâu, lá khô hoặc lá chết. Những chiếc lá không khỏe mạnh bị bạc màu cũng cần phải loại bỏ. Dùng dao hoặc kéo để cắt tại gốc lá.
Nhẹ tay khi cắt để tránh vô tình làm gãy các lá lành.
Sâu bọ hoặc mầm bệnh trên lá cây có thể lây lan ra cả cây, vì vậy những chiếc lá đó cần được loại bỏ.
Tình trạng thiếu ánh sáng, tưới quá ít hoặc quá nhiều nước thường là các nguyên nhân làm chết lá cây.
Bước 3 - Cắt các lá dư thừa bên ngoài.
Dùng dao hoặc kéo cắt cây tỉa bớt một số lá lành sao cho kích thước còn lại của cây vừa với chậu. Đặt lưỡi dao hoặc kéo sát gốc cuống lá và cắt gọn. Những chiếc lá bên ngoài là lá già nhất và có nhiều gel nhất.
Gel lô hội có nhiều công dụng trong y khoa. Nếu muốn sử dụng các lá này, bạn nên rọc các cạnh gai của lá và bảo quản trong tủ lạnh đến khi cần lấy gel.
Tránh cắt các lá mọc sát thân chính của cây. Các lá này còn non và cần phải để lại thay thế cho các lá già.
Bước 4 - Loại bỏ các cuống lá già và hoa.
Cắt các phần này của cây theo cách tương tự như cắt bỏ lá. Khi cây trổ hoa, các hạt sẽ sớm hình thành. Khi hoa tàn đi, chúng sẽ hút các dưỡng chất mà lẽ ra cây dành cho các lá mới khỏe mạnh. Tuy nhiên, các cây lô hội sống trong nhà rất hiếm khi ra hoa, vì vậy có lẽ bạn không phải xử lý hoa của những cây lô hội trồng trong nhà.
Hoa đã tàn sẽ thu hút sâu bọ và có thể rơi vào chậu cây, hút nước và làm bẩn chậu cây.
Phương pháp 2 - Làm sạch đất
Bước 1 - Loại bỏ các chồi bên.
Các chồi bên còn gọi là cành vượt của cây. Các chồi này hút mất chất dinh dưỡng của cây và chiếm không gian trong chậu. Thông thường thì bạn có thể nhổ các chồi này lên khỏi mặt đất mà không hại đến cây.
Một số chồi bên có thể bị lấp và mọc rối vào nhau dưới đất, vì vậy bạn sẽ phải lấy cây ra khỏi chậu, cẩn thận loại bỏ đất khỏi bầu rễ và gỡ rối cho bộ rễ.
Các chồi bên là những cây lô hội con, vì vậy bạn có thể đem trồng vào đất mới trong chậu riêng. Bạn nên để các chồi này khô vài ngày trước khi trồng lại, và nhớ sử dụng loại đất trộn chuyên dùng cho loài xương rồng và cây mọng nước.
Bước 2 - Nhấc cây ra khỏi chậu.
Đảm bảo đất phải hơi ẩm trước khi bạn nhấc cây ra; điều này sẽ giúp rễ cây không bị hư hại. Giữ nhẹ thân cây và nghiêng chậu cây sang bên. Cây sẽ rời khỏi chậu khi bạn kéo ra. Nếu không, bạn hãy thử siết chậu cây hoặc gõ chậu vào bề mặt cứng. Xử lý những chồi cây mà trước đó bạn chưa cắt được.
Bước 3 - Cắt tỉa rễ cây.
Có thể bạn cần làm việc này nếu phải thay chậu cho cây. Đầu tiên, bạn sẽ giũ bớt đất, sau đó tỉa các rễ dài và loại bỏ một số rễ bên. Bộ rễ còn lại cần phải đủ để chiếm 2/3 không gian trong chậu mới, như vậy không những bạn sẽ dễ trồng lại hơn mà còn giúp cây phát triển hệ thống rễ khỏe hơn trong đất mới. Tưới nước nhẹ cho đến khi cây đã thích nghi.
Chờ cho cây khô một ngày sau khi cắt tỉa để vết cắt trên rễ cây lành sẹo và ngăn ngừa tổn thương cây về lâu dài.
Tìm các rễ bị thối rữa. Tìm tất cả những phần rễ bị hư hại và cắt bỏ, cẩn thận đừng làm hỏng các rễ lành. Rắc bột lưu huỳnh hoặc bột than lên những phần đã tỉa nếu có thể.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-vi%E1%BB%87c-v%E1%BB%9Bi-%C4%91%E1%BB%91i-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-%E1%BA%A3nh-trong-YouTube-Video-Editor | Cách để Làm việc với đối tượng ảnh trong YouTube Video Editor | Bạn muốn làm video có các thành phần là (các) video và hình ảnh xem kẽ nhau và không biết phải sử dụng công cụ nào để có thể làm như vậy? YouTube Video Editor có thể giúp làm thỏa mãn nhu cầu đó của bạn đấy.
Phương pháp 1 - Công việc chuẩn bị
Bước 1 - Đi tới YouTube Video Editor.
Để đi tới được YouTube Video Editor - Trình chỉnh sửa video trên YouTube, bạn hãy đi tới địa chỉ: https://www.youtube.com/editor. Nếu bạn đã có tài khoản của Google, bạn sẽ thấy màn hình kênh video trên YouTube của riêng bạn xuất hiện.
Bước 2 - Chuẩn bị làm việc với đối tượng ảnh trong YouTube Video Editor.
Nếu trước đó bạn đã làm việc với đối tượng video trong YouTube Video Editor, trên dòng thời gian của nó đã có sẵn video được chọn và được chuẩn bị xong từ trước, đang chờ bạn bổ sung thêm đối tượng ảnh vào ngay sau đối tượng video đã được chuẩn bị từ trước đó trên dòng thời gian (Xem bài: Làm việc với đối tượng video trong YouTube Video Editor). Hãy nhấn vào biểu tượng chiếc máy ảnh để đi tới màn hình chỉnh sửa ảnh trong YouTube Video Editor.
Bước 3 - Chuẩn bị ảnh cho việc chỉnh sửa.
Hãy nhấn vào nút - Thêm nữa các ảnh chụp, bạn sẽ được đưa tới một màn hình, nơi bạn có thể:
Chọn ảnh từ các ảnh chụp của bạn tại (các ảnh chụp của bạn). Mặc định chương trình hiển thị ở đây.
Chọn ảnh từ các (các albums ảnh chụp) mà bạn trước đó đã tải lên đâu đó trên Internet, ví dụ như trong Google Photos, chẳng hạn.
Chọn tải lên các hình ảnh rồi chọn từ đó. Giả sử bạn chọn cách này. Lúc này bạn hãy nhấn nút ở giữa màn hình, - Hãy chọn các ảnh chụp từ máy tính của bạn, rồi tìm các hình ảnh trên máy tính của bạn để tải lên.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/8\/8d\/Y-Editor-Picture-Upload-Photos.png\/460px-Y-Editor-Picture-Upload-Photos.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/8\/8d\/Y-Editor-Picture-Upload-Photos.png\/728px-Y-Editor-Picture-Upload-Photos.png","smallWidth":460,"smallHeight":289,"bigWidth":728,"bigHeight":457,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Giả sử, sau khi tải lên xong, bạn có được một vài hình ảnh như trong hình minh họa.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/b\/b2\/Y-Editor-Picture-Upload-Photos-Done.png\/460px-Y-Editor-Picture-Upload-Photos-Done.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/b2\/Y-Editor-Picture-Upload-Photos-Done.png\/663px-Y-Editor-Picture-Upload-Photos-Done.png","smallWidth":460,"smallHeight":244,"bigWidth":663,"bigHeight":351,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Bước 4 - Chọn ảnh để chỉnh sửa.
Bây giờ, hãy chọn hình ảnh bạn thích, giả sử là tệp có tên cho-meo.jpg, rồi rê nó xuống dòng thời gian và đặt nằm ngay bên cạnh video đã được chỉnh sửa trước đó. Bạn sẽ thấy màn hình được biến đổi như trong hình minh họa. Tới đây, các công việc chuẩn bị ảnh để chỉnh sửa đã xong, và bạn đã sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn làm việc với hình ảnh được chọn, với lựa chọn mặc định là (Sửa nhanh).
Phương pháp 2 - Làm việc với hình ảnh được chọn trên dòng thời gian của YouTube Video Editor
Bước 1 - Làm việc với hình ảnh được chọn trên dòng thời gian (Timeline).
Chỉnh khoảng thời gian xuất hiện của hình ảnh được chọn. Mặc định, toàn bộ khoảng thời gian hình ảnh được chọn xuất hiện là 5 giây. Bạn có thể chỉnh sửa khoảng thời gian này cho nhiều hoặc ít hơn 5 giây tùy theo ý thích của bạn bằng cách đưa chuột vào giữa các cạnh bên (có thể cả với cạnh bên trước và cạnh bên sau), chuột sẽ biến thành hình mũi tên trắng 2 đầu, cùng cụm từ (rút ngắn lại độ dài thời gian) rồi rê chuột ngang sang trái hoặc phải để thay đổi khoảng thời gian xuất hiện của hình ảnh được chọn. Giả sử bạn làm tăng sự xuất hiện của hình ảnh được chọn từ 5 giây thành 10 giây như hình minh họa.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/0\/06\/Y-Editor-Picture-Edit-1.png\/460px-Y-Editor-Picture-Edit-1.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/0\/06\/Y-Editor-Picture-Edit-1.png\/728px-Y-Editor-Picture-Edit-1.png","smallWidth":460,"smallHeight":288,"bigWidth":728,"bigHeight":456,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Bất kỳ khi nào bạn muốn thoát ra khỏi màn hình làm việc với video được chọn trên dòng thời gian thì hãy nhấn chuột vào bất kỳ khoảng không gian trống nào nằm ở bên phải của hình thu nhỏ của hình ảnh được chọn trên dòng thời gian. Còn bất kỳ khi nào bạn muốn vào lại màn hình làm việc với video được chọn đó, hãy nhấn vào hình ảnh thu nhỏ của video được chọn đó.
- Xem trước các hiệu ứng so với video (bây giờ là hình ảnh) gốc ở chế độ 2 màn hình xếp cạnh nhau, một cho đối tượng gốc và một cho đối tượng được áp dụng các hiệu ứng bạn chọn thử. Bạn rất nên chọn ô này để có thể so sánh được các hiệu ứng được tạo ra khi hình ảnh được chọn của bạn làm việc với các thực đơn khác nhau được nêu bên dưới đây.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/9\/91\/Y-Editor-Picture-Preview-Side-By-Side.png\/460px-Y-Editor-Picture-Preview-Side-By-Side.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/9\/91\/Y-Editor-Picture-Preview-Side-By-Side.png\/728px-Y-Editor-Picture-Preview-Side-By-Side.png","smallWidth":460,"smallHeight":289,"bigWidth":728,"bigHeight":458,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Bước 2 - Quick fixes - Sửa nhanh.
Thực đơn này được chọn mặc định, và bạn có thể có các thao tác sau đây với hình ảnh được chọn (bạn có thể tự thử để thấy các hiệu ứng):
- Tự chỉnh. Chọn ô này sẽ làm cho video sáng lên.
- Độ sáng và độ tương phản. Chọn ô này sẽ cho phép bạn tăng hoặc giảm độ sáng và độ tương phản của hình ảnh được chọn bằng cách di chuyển các con trượt (độ sáng) và (độ tương phản) sang phải hoặc sang trái để tăng hoặc giảm chúng, một cách tương ứng.
- Xoay. Nhấn vào 2 nút bên dưới sẽ làm xoay video được chọn theo hoặc ngược chiều kim đồng hồ theo từng góc 90 độ mỗi lần.
- Trải rộng và phóng to.
Bước 3 - Filters - Bộ lọc.
Với thực đơn này được chọn, bạn có thể thử và áp dụng các bộ lọc khác nhau cho hình ảnh được chọn. Hãy nhấn vào hình ảnh thu nhỏ của bộ lọc để thử. Nếu bạn thấy thích, hãy nhấn vào nó một lần nữa để áp dụng.
Bước 4 - Text - Văn bản.
Với thực đơn này được chọn, bạn có thể thêm dòng văn bản vào hình ảnh được chọn. Để có thể đưa văn bản vào hình ảnh, việc đầu tiên bạn phải làm là chọn ô (Bật chế độ văn bản). Ngay khi bạn chọn ô này, bạn sẽ thấy có dòng (Gõ văn bản vào đây) xuất hiện trên hình ảnh được chọn.
Bạn có thể thực hiện một loạt các hành động với văn bản y hệt như được nêu ở bước Text - Văn bản trong bài Làm việc với đối tượng video trong YouTube Video Editor.
Tạo dòng văn bản, bằng việc gõ cụm từ bất kỳ bạn muốn vào trường (Văn bản), nơi mặc định có dòng chữ (Gõ văn bản vào đây). Ví dụ, bạn có thể gõ: ‘Chó và mèo ngủ chung’, với phần nền dòng văn bản màu xanh nước biển, như trong hình minh họa.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/b\/b3\/Y-Editor-Picture-Text-Example.png\/460px-Y-Editor-Picture-Text-Example.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/b3\/Y-Editor-Picture-Text-Example.png\/728px-Y-Editor-Picture-Text-Example.png","smallWidth":460,"smallHeight":267,"bigWidth":728,"bigHeight":422,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Bước 5 - Hoàn tất chỉnh sửa hình ảnh được chọn.
Tới đây, các bước chỉnh sửa hình ảnh được chọn đã kết thúc. Để hoàn tất, bạn hãy:
Nhấn vào nút Create video ở góc trên bên phải màn hình để lưu lại các chỉnh sửa và tạo ra video có thêm hình ảnh được chọn.
Bạn sẽ được đưa sang một màn hình khác, nơi YouTube video Editor nhắc bạn về việc chương trình đang tiến hành xử lý video bạn vừa tạo ra, nhắc bạn kiểm tra lại sau và xin lỗi về điều đó.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/7\/72\/Y-Editor-CC-Video-Done-1.png\/460px-Y-Editor-CC-Video-Done-1.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/7\/72\/Y-Editor-CC-Video-Done-1.png\/728px-Y-Editor-CC-Video-Done-1.png","smallWidth":460,"smallHeight":253,"bigWidth":728,"bigHeight":401,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Bạn sẽ thấy video vừa được tạo ra sẽ gồm 2 thành phần:
Thành phần 1: video được chọn từ trước khi thêm vào hình ảnh được chọn. Độ dài của video này là 48 giây.
Thành phần 2: video gồm cả video được chọn trước đó và hình ảnh được chọn. Độ dài của video này là 58 giây, trong đó 48 giây là độ dài của video được chọn trước đó, cộng với 10 giây là độ dài của hình ảnh được chọn.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%93ng-c%C3%A2y-nhanh-thu-ho%E1%BA%A1ch | Cách để Trồng cây nhanh thu hoạch | Có nhiều biện pháp mà bạn có thể thực hiện để thúc cây trồng lớn nhanh hơn, ví dụ như chọn loại phân bón thích hợp. Cây trồng tăng trưởng nhanh sẽ giúp bạn sớm thu hoạch nông sản hoặc sớm nhận được những món quà như một bó hoa chẳng hạn. Khi đã biết phải chăm bón cho cây như thế nào và nên trồng các loài cây nào là bạn đã có hướng đi đúng để trồng cây sao cho nhanh thu hoạch.
Phương pháp 1 - Bón phân cho cây
Bước 1 - Kiểm tra đất trồng.
Để chọn được đúng loại phân bón, bạn sẽ phải biết thành phần đất của bạn. Bạn có thể mua một bộ test thử đất ở các cửa hàng bách hoá lớn hoặc các trung tâm làm vườn. Kết quả kiểm tra đất sẽ cho biết bạn cần bón thêm các chất dinh dưỡng gì để đạt được mức cân bằng cho cây sinh trưởng tốt.
Bạn cũng có thể gửi mẫu đất đến phòng nông nghiệp để có kết quả cụ thể hơn.
Bước 2 - Chọn phân bón hữu cơ hoặc vô cơ.
Quyết định xem bạn nên sử dụng phân bón hữu cơ hay phân bón vô cơ. Nếu chọn phân bón vô cơ, bạn hãy tìm hỗn hợp có thể cung cấp sự cân bằng dinh dưỡng tốt nhất mà đất của bạn đang cần. Phân bón hữu cơ thì khó đánh giá hơn, vì mỗi loại lại khác nhau về lượng dưỡng chất mà chúng cung cấp. Phân bón hữu cơ cũng sẽ phải phân huỷ thành các chất vô cơ trong đất để cây có thể hấp thụ, nghĩa là nó sẽ mất nhiều thời gian hơn mới đem lại kết quả.
Phân bón vô cơ cung cấp chất dinh dưỡng tức thì và giúp cây tăng trưởng nhanh chóng. Phân bón hữu cơ giải phóng chất dinh dưỡng vào đất chậm hơn, nhưng về lâu dài sẽ tạo được môi trường đất lành mạnh hơn. Nếu mục tiêu của bạn là thu hoạch cây đang trồng và thúc cho cây tăng trưởng nhanh thì nên dùng phân bón vô cơ. Nếu bạn muốn có khu vườn hoặc luống cây bền vững thì phân bón hữu cơ sẽ có lợi hơn.
Bước 3 - Quyết định chọn phân bón dạng hạt hay dạng lỏng.
Phân bón dạng hạt là loại có dạng viên nhỏ. Cũng như phân bón hữu cơ, phân bón dạng hạt thích hợp nhất cho các dự án lâu dài như các luống cây. Phân bón dạng hạt được bao bọc bằng lớp vỏ resin, nhờ đó chất dinh dưỡng sẽ được giải phóng từ từ vào đất. Phân bón dạng lỏng có tác dụng nhanh hơn nhiều nhưng phải bón nhiều lần hơn, thường là vài tuần một lần. Phân bón dạng lỏng cũng đắt tiền hơn.
Chọn phân bón dựa vào thời gian dự tính của dự án trồng trọt. Nếu bạn muốn cây trồng sau này tăng trưởng nhanh hơn, hãy chọn loại phân bón dạng hạt, vì nó sẽ giúp cho đất màu mỡ theo thời gian. Nếu bạn đang có cây trồng đang cần chăm bón ngay thì nên dùng phân bón dạng lỏng.
Nếu bạn chọn phân bón dạng lỏng, hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Nếu bạn bón phân quá nhiều lần thì cây có thể bị chết vì quá liều.
Bước 4 - Xem các thành phần dinh dưỡng của phân bón.
Cây cối cần có 16 chất dinh dưỡng để sinh trưởng tốt. 3 chất dinh dưỡng chính là ni tơ, phốt pho và kali, được gọi là các dưỡng chất đa lượng. Các chất dinh dưỡng thứ cấp cần có là lưu huỳnh, canxi và magie. Cuối cùng, cây cối còn cần các dưỡng chất vi lượng như boron, cô ban, đồng, sắt, mangan, molybden, và kẽm.
Cây cối sẽ không thể phát triển nếu thiếu 3 dưỡng chất đa lượng.
Một số loại phân bón được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác. Nếu bạn trồng một loại cây, chẳng hạn như một loài hoa nào đó, thì loại phân bón này sẽ giúp cây phát triển. Tuy nhiên, nếu bạn trồng nhiều loại cây khác nhau cùng lúc thì tốt nhất là dùng loại phân bón không bổ sung các chất dinh dưỡng khác.
Bước 5 - Xác định tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong bao phân bón.
Các loại phân bón khác nhau có tỷ lệ các dưỡng chất khác nhau. Ví dụ, loại phân bón 6-12-6 có 6% ni tơ, 12% phốt pho và 6% kali. Bạn hãy chọn hỗn hợp có lợi nhất cho đất của bạn dựa vào kết quả kiểm tra đất.
Với đất đã có thành phần cân đối, bạn hãy chọn loại phân bón 10-10-10. Loại phân bón này thường có hàm lượng ni tơ cao, vì đó là dưỡng chất thường bị thiếu hụt nhất trong đất. Loại phân bón này cũng thường chứa phốt pho và magie.
Bước 6 - Bón phân cho cây.
Tốt nhất là rải đều phân bón vào đất. Nếu dùng phân bón dạng hạt, bạn có thể dùng máy rải phân bón để phân phối cho đều.
Nếu bạn bón phân cho cây trồng ngoài trời, hãy nhớ dọn sạch phân bón rơi vãi trên lối đi để ngăn ngừa phân bón trôi vào các rãnh nước.
Bước 7 - Bón phân cho cây thường xuyên.
Cây cối tiêu thụ chất dinh dưỡng rất nhanh. Để cây luôn nhận được dưỡng chất đều đặn, bạn cần bón phân theo nhu cầu của cây, dựa vào các loại cây và loại phân bón. Đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì để biết liều lượng đúng.
Nếu bạn mua cây trồng sẵn trong chậu, hãy đọc thẻ gắn trên cây xem loại đất trồng cây trong chậu là gì. Điều này sẽ giúp bạn biết nên bón phân bao lâu một lần .
Phương pháp 2 - Chọn đúng loại cây trồng
Bước 1 - Chọn loại cây bạn muốn trồng.
Mỗi giống cây có tốc độ phát triển khác nhau. Bạn hãy tìm hiểu các giống khác nhau của loại cây mà bạn muốn trồng. Ví dụ giống cà chua glacier sẽ chỉ cần trồng 50 ngày so trung bình 70-90 ngày đối của các giống cà chua thông thường.
Bước 2 - Cân nhắc trồng rau xanh.
Một số loại rau xanh mọc rất nhanh. Rau mầm chỉ cần trồng 14 ngày. Rau xà lách arugula mất 21 ngày, còn rau diếp là 26 ngày. Có nhiều loại rau xanh mọc lên rất nhanh, đậc biệt là các loại rau dùng trong món salad.
Bước 3 - Chọn loại rau củ.
Nếu muốn trồng rau củ, bạn hãy chọn các loại rau phát triển nhanh, chẳng hạn như đậu cô ve, củ dền, bông cải xanh, hành lá, củ cải, bí, dưa chuột, đậu bắp và đậu Hà Lan.
Bước 4 - Chọn các cây hoa ngắn ngày.
Các loài hoa ngắn ngày rất hữu ích để dùng làm quà tặng hoặc tô điểm cho khu vườn. Cúc xu xi, cúc chuồn chuồn, cúc vàng mọc nhanh và rất đẹp. Một số loài hoa tuyệt vời khác mà bạn có thể cân nhắc là hoa hướng dương, hoa đậu thơm, hoa kim cương.
Phương pháp 3 - Hỗ trợ cây tăng trưởng
Bước 1 - Trồng cây con trong nhà.
Nếu định trồng cây ngoài trời nhưng lại phải chờ đến mùa xuân, bạn sẽ gieo hạt trong nhà. Cây con sẽ mất khoảng 4 đến 12 tuần để này mầm. Nếu bạn để cho cây nảy mầm trong nhà và đem ra trồng ngoài vườn, cây sẽ tăng trưởng sớm hơn 4-6 tuần so với khi bạn gieo hạt trực tiếp xuống luống đất.
Tìm một loạt các chậu trồng cây nhỏ, sâu khoảng 5-10 cm và có lỗ thoát nước.
Tránh dùng phân bón. Thay vào đó, bạn nên dùng hỗn hợp rêu than bùn và đá vermiculite trong chậu.
Để cây ra ngoài trời mỗi ngày vài tiếng. Thực hiện việc này ít nhất 2 tuần trước khi bạn đem cây ra ngoài trồng vào luống đất. Cách này sẽ giúp cây thích nghi với ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Các cây có thể đánh ra trồng lại là cà chua, ớt chuông, cà tím, dưa. Tuy nhiên, có một số loài cây không sinh trưởng tốt khi trồng lại như bí ngòi, đậu, củ dền, ngô, rau bó xôi, củ cải turnip và đậu Hà Lan.
Bước 2 - Nói chuyện với cây.
Các nghiên cứu cho thấy rằng cây cối phản ứng rất tốt khi được nghe hát. Khi bón phân cho cây, bạn hãy trò chuyện hoặc hát cho chúng nghe. Ghi âm lại giọng của bạn và mở cho cây nghe khi bạn không có mặt. Điều này sẽ giúp cây mọc nhanh hơn..
Bước 3 - Cung cấp ánh sáng cho cây.
Dùng đèn trồng cây nếu bạn trồng trong nhà. Loại đèn trồng cây tốt nhất là đèn phóng điện cường độ cao (HID). Đèn HID có hai dạng: halogen kim loại (MH) và natri áp suất cao (HPS). Bóng đèn MH toả ánh sáng mạnh nhất với ánh sáng xanh trong dải quang phổ, có tác dụng kích thích cây mọc lá. Bóng đèn HPS bền hơn bóng MH và phát ánh sáng đỏ/cam trong dải quang phổ. Bóng đèn HPS kích thích hoa nở.
Bước 4 - Sử dụng bã cà phê.
Bã cà phê giúp cây phát triển nhanh hơn nhờ chất caffeine có trong cà phê. Bã cà phê giàu ni tơ, một dưỡng chất thiết yếu đối với cây. Các nghiên cứu còn cho thấy caffeine giúp cây tăng trưởng nhanh hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/K%E1%BA%BFt-b%E1%BA%A1n-tr%E1%BB%B1c-tuy%E1%BA%BFn | Cách để Kết bạn trực tuyến | Cảm thấy mệt mỏi khi phải trò chuyện với chính mình? Bạn có bị mắc kẹt trong căn nhà của mình, hoặc cảm thấy ngại ngùng về việc một mình bước ra xã hội để gặp gỡ người mới? Internet là nơi tuyệt vời để gạt bỏ sự e dè, gặp gỡ người mới trên khắp thế giới, và thiết lập tình bạn với người chia sẻ cùng sở thích và đam mê với bạn. Tìm hiểu về cách kết bạn trực tuyến không phải là điều khó khăn.
Phương pháp 1 - Lựa chọn người có cùng quan điểm
Bước 1 - Xem qua trang web trước tiên.
Khi bạn tham gia cộng đồng trực tuyến, tốt nhất là bạn nên xem qua trang web hoặc “rình rập” (xem lướt qua) diễn đàn, lời bình luận, và bảng thông tin. Như thể khi bạn bước vào một sự kiện xã hội, bạn sẽ muốn cảm nhận được một chút gì đó từ nơi này và cách con người tương tác. Qua lời bình luận, bạn sẽ biết liệu những người này có phải là người mà bạn có thể thiết lập mối quan hệ hay không.
Một vài cộng đồng trực tuyến yêu cầu bạn phải đăng ký trước khi có thể đọc bảng thông tin hoặc lời bình luận. Bạn có thể tìm kiếm đôi chút về trang web bằng cách xem qua nhận xét hoặc tham khảo trên chính trang web đó để xem liệu bạn có nghĩ đây là trang web phù hợp với tính cách của bạn hay không.
Bước 2 - Xác định người dùng có cùng sở thích với bạn.
Một khi bạn đã đăng ký trên một trang web nào đó, đã đến lúc bạn cần tìm kiếm người dùng bạn nghĩ rằng họ sẽ trở thành bạn tốt của bạn. Nơi dễ dàng nhất để bắt đầu là xác định người có cùng sở thích với bạn. Nếu bạn nhận thấy một lời bình luận mà người khác đã viết về tình yêu của họ dành cho bóng đá và nướng bánh, và bạn cũng yêu thích chúng, bạn có thể cố gắng xây dựng tình bạn với người đó.
Bạn có thể liên lạc với họ ngay lập tức sử dụng biện pháp mà trang web cung cấp (như bấm vào tên người dùng của họ để mở cửa sổ trò chuyện, hoặc bấm vào “tin nhắn mới” cạnh tên họ).
Bạn cũng có thể cắt và dán tên của họ tại một nơi nào đó trên máy vi tính (hoặc viết chúng ra giấy) để nhắn tin cho họ khi đã cảm thấy thoải mái hơn.
Bước 3 - Quyết định tên người dùng.
Ngay cả khi bạn thích tham gia nhiều hơn một trang web – có nghĩa là bạn sẽ phải thiết lập nhiều tài khoản người dùng – bạn sẽ muốn ghi nhớ chúng. Tạo tên người dùng mà bạn có thể sử dụng cho mọi trang web sẽ khá hữu ích. Bạn sẽ phải điều chỉnh tên cho trang web khác nhau, nhưng nhìn chung, tên tương tự nhau sẽ giúp bạn không bị nhầm lẫn.
Nếu một trang web đã có người dùng trùng với tên bạn chọn, thêm số, từ, hoặc chữ đặc biệt sẽ cho phép bạn sử dụng tên đó. Ví dụ, hoanganh đã có người sử dụng, nhưng hoang_anh có thể vẫn chưa có ai dùng.
Sử dụng mật khẩu khác nhau cho từng trang web để bảo vệ danh tính của bạn.
Tạo tập tin trên máy tính (như Word hoặc Excel) và lưu lại mọi tên người dùng/mật khẩu để bạn không cần phải liên tục thay đổi mật khẩu.
Bước 4 - Tham gia vào cuộc trò chuyện.
Ngoài nhắn tin riêng (PM) cho người dùng mà bạn khá hòa hợp, bạn có thể bắt đầu viết bình luận trên bài đăng hiện hữu của họ. Bằng cách này, người khác sẽ nhận thấy sở thích của bạn và có thể sẽ liên lạc với bạn trước tiên.
Nêu lời bình luận thông minh, không thiên vị để bạn có thể thu thập sự giúp đỡ từ những người thường viết lời bình luận. Nhảy ngay vào với ý kiến hoặc lời phán xét quá mạnh mẽ sẽ khiến người khác chia phe phái và góp phần hình thành danh tiếng xấu cho bạn trên trang web đó.
Bước 5 - Giới thiệu bản thân.
Một vài cộng đồng trực tuyến có sở hữu bảng thông tin dành cho việc giới thiệu. Bạn có thể viết một vài đoạn văn ngắn trình bày tên của bạn, địa chỉ (chỉ nêu thành phố hoặc tỉnh, không nên nêu chi tiết cụ thể), tuổi, giới tính, và một vài sở thích. Thông tin này sẽ cung cấp cho người dùng khác biện pháp để kết nối với bạn. Ví dụ, người dùng khác từ thành phố hoặc độ tuổi tương tự như bạn có thể rất muốn liên lạc với bạn.
Bạn cũng có thể tìm kiếm người dùng có cùng sở thích bằng cách xem qua bảng thông tin.
Bước 6 - Thiết lập nhóm dựa trên sở thích của bạn.
Nếu bạn muốn xây dựng mối quan hệ với người dùng sở hữu một vài sở thích cụ thể, nhưng không muốn đối mặt với sự thiên vị sẵn có tại những bảng thông tin khác, thành lập nhóm hoặc bảng thông tin riêng là biện pháp khá tốt. Bạn có thể thu hút người dùng khác tham gia vào nhóm bằng cách nêu nhận xét về nó trong bài viết tươg tự.
Bước 7 - Chơi game.
Một cách dễ dàng để kết bạn là chơi game trực tuyến. Ngày nay, nhiều loại game trực tuyến có kèm theo yếu tố trò chuyện qua giọng nói, để bạn có thể vừa chơi game và vừa trò chuyện với người dùng khác cùng lúc. Bạn có thể xây dựng mối quan hệ bằng lời nói hơn là tin nhắn thông qua các game như Minecraft, Call of Duty, v.v.
Vì bạn có thể gia nhập một nhóm nào đó trong trò chơi, điều này thường góp phần hình thành sự gắn kết chặt chẽ hơn vì mọi người đều cùng nhau cố gắng hướng đến mục tiêu chung.
Cần biết rằng bắt đầu nhóm riêng và tuyển người tham gia có thể tạo nên sự thù hằn trong trò chơi, vì vậy, bạn nên chờ cho đến khi mọi người cảm thấy hào hứng và sẵn sàng đồng ý trước khi bắt đầu nhóm riêng của mình.
Phương pháp 2 - Duy trì tình bạn trực tuyến
Bước 1 - Sử dụng kỹ thuật viết tiêu chuẩn.
Duy trì quy tắc trong việc đánh chữ giúp mọi người quý mến bạn hơn vì tiêu chuẩn này được chấp nhận một cách rộng rãi, ngay cả quốc tế. Viết theo kiểu toàn chữ in hoa, pha trộn giữa chữ hoa và chữ thường, hoặc chữ kiểu sẽ rất khó đọc và khiến bạn có vẻ như là kẻ khoe khoang hoặc thiếu thốn nếu không ai khác thực hiện điều này.
Hành động này có thể khiến bạn trông như đang cố gắng hướng sự chú ý về bản thân, và cho dù là trực tuyến hay gặp gỡ trực tiếp, nó cũng sẽ chỉ đem lại cùng một kết quả: nó thường khiến người khác xa lánh bạn. Nguyên nhân là vì nó cho thấy rằng bạn là người không thể tự chăm sóc bản thân.
Tránh dùng “ngôn ngữ mạng” như dùng từ khác thay thế một chữ thông thường (chẳng hạn như fá káck thay cho “phá cách”) vì nó sẽ trông có vẻ như không chuyên nghiệp hoặc lười biếng, chưa kể đến việc khiến người khác khó đọc.
Bước 2 - Duy trì sự tử tế và lịch sự.
Trong bình luận của bạn, đừng thiên vị hoặc thô lỗ. Mặc dù bạn có thể bộc lộ bản thân, nhảy ngay vào cuộc trò chuyện bằng cách huyên thuyên không ngừng nghỉ sẽ khiến mọi người xa lánh bạn, đặc biệt nếu họ không đồng ý với bạn. Thay vào đó, bạn nên duy trì thái độ lịch sự và tử tế – để tránh chia phe phái trong cuộc trò chuyện và đánh mất bạn bè ngay trước khi bạn bắt đầu.
Bạn nên để dành ý kiến riêng cho cuộc trò chuyện một-đối-một với người đồng tình với bạn, hoặc với diễn đàn dành riêng cho việc tranh luận.
Không nên công kích cá nhân người khác. Không gian trực tuyến cũng đòi hỏi điều này, tương tự như không gian trong đời thực. Bạn thường dễ dàng quên đi sự thật này trên mạng, nơi mà bạn không thể trông thấy ngôn ngữ cơ thể của người khác.
Bước 3 - Nêu câu hỏi.
Để tìm hiểu người khác, bạn cần phải thể hiện sự quan tâm của bạn đến cuộc sống của họ tương tự như trong trong đời thực. Thể hiện sự quan tâm bằng cách nêu câu hỏi phù hợp, không gây khó xử hoặc xấu hổ để trả lời. Bạn sẽ nhận thấy rằng đối phương nêu câu hỏi ngược lại cho bạn.
Tương tự như trong đời thực, lắng nghe là chìa khóa then chốt trong việc xây dựng tình bạn trực tuyến.
Cởi mở về cuộc sống của bạn khi người khác nêu câu hỏi cho bạn, vì cũng giống như trong thực tế, trở nên e dè sẽ khiến hầu hết mọi người xa lánh bạn. Bạn không thể xây dựng tình bạn nếu không có quá trình cho và nhận.
Bước 4 - Trao đổi địa chỉ email.
Một khi bạn đã thiết lập mối quan hệ vững chắc với người nào đó và cảm thấy rằng đây là tình bạn an toàn, bạn sẽ muốn trao đổi địa chỉ email với nhau. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn sẽ không liên lạc với người đó (trừ việc thông qua email) khi đi du lịch.
Bước 5 - Duy trì sự giao tiếp cởi mở.
Tương tự như trong đời thực, bạn cần phải giao tiếp với người đó để có thể duy trì tình bạn. Điều này có nghĩa là trả lời tin nhắn, bài đăng, và nêu câu hỏi cũng như hỏi thăm về người khác trước khi họ nêu câu hỏi cho bạn. Quá trình này được gọi là theo đuổi tình bạn.
Nhanh chóng trả lời tin nhắn. Nếu bạn chờ nhiều ngày hoặc nhiều tuần để trả lời, bạn có nguy cơ đánh mất tình bạn trực tuyến, vì nó khiến bạn trông như không hào hứng hoặc quá bận rộn.
Bước 6 - Thường xuyên đăng lời bình luận.
Không chỉ PM (nhắn tin riêng) cho người khác thường xuyên, mà bình luận trên diễn đàn và chủ đề thảo luận sẽ giúp bạn cập nhật thông tin mới của bạn bè. Nó cũng giúp bạn giữ gìn danh tiếng của mình trước mặt họ để họ không quên bạn.
Gắn thẻ (tag) người khác trong lời bình luận của bạn để thêm họ vào, chia sẻ ý tưởng, và khuyến khích cuộc trò chuyện.
Bước 7 - Suy nghĩ về việc gọi điện thoại.
Nếu tình bạn của bạn đang diễn ra khá suôn sẻ và bạn bảo đảm rằng một người nào đó không gây hại cho bạn, bạn sẽ muốn cân nhắc việc trò chuyện qua điện thoại với họ. Mặc dù loại hình giao tiếp này đã có mặt trong hầu hết mọi trò chơi trực tuyến, nó không thật sự phổ biến đối với nhiều trang web. Trò chuyện qua điện thoại rất vui vì chúng giúp quá trình trò chuyện diễn ra ngay tức khắc, khiến tình bạn của bạn của bạn trở nên sâu đậm hơn.
Suy nghĩ về việc gặp gỡ trong đời thực, nhưng chỉ khi bạn đã trò chuyện qua điện thoại hoặc qua video để xác minh danh tính của người đó. Bạn nên từ từ tiến đến việc gặp gỡ người đó trong đời thực.
Cả trò chuyện qua điện thoại và gặp mặt trực tiếp đều là những phần bình thường của trang web hẹn hò.
Bước 8 - Đối phó với mâu thuẫn.
Mâu thuẫn với bạn bè trực tuyến là điều không thể tránh khỏi, tương tự như trong cuộc sống thực tế. Và cũng giống như đời thực, bạn cần phải đối phó với nó để không gây tổn hại cho danh tiếng của bản thân trước người khác. Bạn có thể yêu cầu PM hoặc trò chuyên qua điện thoại/video với bạn bè để có thể đối phó với mâu thuẫn, thay vì cố gắng giải quyết trên diễn đàn công cộng hoặc qua email một cách chậm rãi.
Tốt nhất là bạn nên dành thời gian để bình tĩnh lại trước khi cố gắng xử lý mâu thuẫn với bạn bè trực tuyến, cũng như thảo luận về tình huống với người khác để có được quan điểm sâu sắc hơn.
Phương pháp 3 - Giữ an toàn trực tuyến
Bước 1 - Tin tưởng vào bản năng của mình.
Bạn thường có khả năng cảm nhận một khi quá trình tương tác trực tuyến trở nên không an toàn bằng cách chú ý đến cách diễn đạt của người đó. Nếu họ thường thúc giục bạn cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thanh toán, hoặc địa chỉ cụ thể của bạn, đây là dấu hiệu cảnh báo. Bạn cũng khả năng nhận biết khi một người nào đó đang nói dối về danh tính của mình thông qua cách họ trò chuyện về nghề nghiệp hoặc môi trường trong học tập, đặc biệt nếu bạn khá quen thuộc với nó.
Ví dụ, nếu một người nào đó nói rằng họ 16 tuổi nhưng thường sử dụng từ vựng của một sinh viên đại học; hoặc nếu ai đó nói là họ đến từ Vương quốc Anh nhưng lại thường sử dụng cụm từ của Mỹ.
Thoát khỏi cuộc trò chuyện trực tuyến nếu bạn cảm thấy không thoải mái. Không có bất kỳ một quy định nào nói rằng bạn không thể tắt khung trò chuyện hoặc xóa email mà không giải thích. Đây là hành động thể hiện sự khôn ngoan nếu bạn cảm thấy không thoải mái dù chỉ một chút.
Bước 2 - Hãy nghiêm túc về tuổi tác.
Ngay cả khi khá nhiều người nói dối về tuổi của mình để có thể truy cập vào một vài trang web cụ thể hoặc lừa lọc người khác vì lợi ích cá nhân, vẫn có rất nhiều người thành thật về tuổi tác của mình. Bạn nên cố gắng hết sức để xây dựng tình bạn với người cùng độ tuổi để bạn không bị khuyến khích thực hiện điều nguy hiểm so với lứa tuổi của mình.
Ví dụ, nếu bạn 16 tuổi và bạn trò chuyện trực tuyến với người nói rằng họ 25 tuổi, người 25 tuổi sẽ muốn bàn về điều phi pháp với lứa tuổi của bạn, như hút thuốc lá và uống rượu bia. Trò chuyện về chủ đề như thế này sẽ khiến bạn muốn thực hiện chúng để có thể gây ấn tượng với bạn của bạn, nhưng đây là hành động không khôn ngoan vì nó có thể khiến bạn phải vào trại cải tạo dành cho thanh thiếu niên.
Bước 3 - Không bao giờ được chia sẻ thông tin về vị trí cụ thể.
Bạn sẽ muốn chia sẻ về trường học, phường, xã, tỉnh, hoặc thành phố của bạn trong cộng đồng trực tuyến để có thể tìm kiếm bạn bè sống ở nơi tương tự hoặc đã từng đến đó, nhưng bạn không nên chia sẻ địa chỉ của bạn. Đây là quy tắc cơ bản để ngăn bạn vô tình cho kẻ lợi dụng biết vị trí của bạn.
Yêu cầu trang web bên ngoài không cung cấp địa chỉ của bạn để người khác không thể tìm kiếm tên bạn trên internet và biết được nơi ở của bạn.
Thiết lập chế độ riêng tư cho hồ sơ của bạn để bạn không thể chia sẻ thông tin liên lạc với bất kỳ người nào.
Bước 4 - Tạo tên người dùng mơ hồ.
Cố gắng không nên sử dụng tên thật của bạn – ít ra là không phải họ của bạn – để người khác không thể tìm được thông tin về bạn trên internet. Thay vào đó, bạn nên tạo tên người dùng theo một hoạt động hoặc chương trình truyền hình mà bạn yêu thích, như cogaibongda hoặc nguoihammo_Sherlock.
Tương tự đối với hình ảnh đại diện trên hồ sơ của bạn, bạn nên sử dụng ảnh hoặc ảnh đại diện khó nhận biết. Tránh sử dụng ảnh thật của mình, nhưng thay vào đó là đăng tải ảnh thiên nhiên hoặc ảnh nhân vật điện ảnh mà bạn yêu thích. Bạn cũng có thể tạo ảnh đại diện trên internet để dùng cho phần hình ảnh trong hồ sơ của bạn.
Bước 5 - Từ chối chuyển tiền.
Nếu một người nào đó yêu cầu bạn gửi tiền thông qua cộng đồng trực tuyến, đây là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đang đối phó với kẻ lừa đảo hoặc kẻ đánh cắp danh tính. Luôn nhớ từ chối chi trả cho bất kỳ thứ gì, đặc biệt nếu họ nêu câu hỏi về mã số thẻ hoặc tài khoản ngân hàng của bạn.
Không nên chia sẻ bất kỳ thông tin thanh toán nào. Bạn có thể cho biết về PayPal, nhưng cần bảo đảm rằng trang web bạn đăng ký là trang web có thật, nếu họ nêu yêu cầu dưới danh nghĩa của công ty hoặc tổ chức.
Tránh cho vay tiền nói chung với người mà bạn gặp trực tuyến, vì nó có thể hình thành sự cố trong việc bảo mật thông tin.
Bạn cũng không nên tiết lộ rằng bạn dễ dàng bị thúc giục đưa tiền cho người khác, vì nếu bạn cung cấp cho họ một ít tiền, bạn sẽ cho đi nhiều hơn, khiến bạn lâm vào tình huống không ngừng bị ép buộc phải chu cấp tiền.
Bước 6 - Keo kiệt về thông tin cá nhân.
Bạn hoàn toàn không bao giờ được cung cấp thông tin cá nhân như số chứng minh nhân dân, ngày sinh, và số hộ chiếu, vì chúng là những yếu tố mà con người sử dụng để đánh cắp danh tính của bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết những người ở độ tuổi vị thành niên thường khá giỏi trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và thiết lập chế độ riêng tư cho hồ sơ của mình, mọi người nên noi gương họ.
Bạn cũng nên tránh mô tả trực tuyến về ngoại hình của bản thân.
Bước 7 - Cẩn thận về việc trò chuyện qua điện thoại hoặc qua video.
Nếu bạn quyết định trò chuyện qua điện thoại hoặc video, bạn nên nhớ bảo đảm rằng người mà bạn đồng ý nói chuyện là một con người thật sự chứ không phải là kẻ lừa đảo hoặc lợi dụng tương tự như sau:
Có nhiều hoạt động với trẻ em trên tài khoản của họ
Nêu câu hỏi về người mà bạn muốn trò chuyện
Có vẻ là thành viên đáng kính trong xã hội
Xu nịnh, khen ngợi và quả quyết quá mức
Cố gắng khiến bạn chống lại người mà bạn tin tưởng như cha mẹ hoặc vợ/chồng bạn
Đe dọa
Bước 8 - Gặp gỡ tại nơi công cộng nếu bạn quyết định gặp mặt.
Nếu bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng một người mà bạn gặp trực tuyến, bao gồm cả hai có số điện thoại của nhau và đã trò chuyện bằng video để xác nhận rằng họ không phải là kẻ lợi dụng, có lẽ bạn sẽ muốn gặp mặt trực tiếp. Nếu bạn quyết định gặp gỡ, bạn nên thực hiện điều này tại nơi công cộng (như tại trung tâm mua sắm hoặc tiệm cà phê) và đi cùng người có thể bảo vệ bạn, như cha mẹ hoặc anh chị của bạn, thậm chí kể cả người bạn lới tuổi hơn.
Nếu người đi cùng bạn biết kỹ năng tự vệ hoặc có tiếng trong việc xác định tình huống gây tổn thương hoặc người nguy hiểm thì sẽ khá hữu ích.
Phương pháp 4 - Tìm kiếm cộng đồng trực tuyến
Bước 1 - Sử dụng trang web sở thích chung.
Có khá nhiều trang web sở thích chung được thiết kế cho đối tượng khác nhau, như học tập, truyện tranh, nhắn tin nhanh, thực tế ảo, nghệ thuật, v.v. Hầu hết những trang web này đều sở hữu diễn đàn mà bạn có thể viết bình luận của mình. Ngoài ra, cũng có trang web chỉ tập trung vào bảng thông tin. Một vài ví dụ của những trang web này gồm có:
DeviantArt
VN-zoom
VozForums
Wikihow
Wikipedia
Second Life
IMVU
Webtretho
Bước 2 - Tìm bạn bè trên lớp học trực tuyến.
Bạn cũng có thể tìm bạn bè khi tham gia lớp học trực tuyến. Hầu hết mọi lớp học đều đòi hỏi phải có sự tham gia trên diễn đàn thảo luận nhóm, cho phép bạn tìm hiểu sinh viên tương tự bạn. Diễn đàn trực tuyến cho những lớp học này cũng cho phép bạn liên lạc qua email với sinh viên khác để có thể trò chuyện bên ngoài lớp học.
Hiện tại, hầu hết mọi trường cao đẳng và đại học sở hữu chức năng học trực tuyến cho các khóa học tại trường, vì vậy, bạn có thể tìm kiếm trên trang web của trường bạn.
Bước 3 - Sử dụng trang mạng xã hội.
Ngày nay, mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn, và Instagram đều là cái tên quen thuộc. Hầu hết “bạn bè” mà mọi người có trên trang web này là người họ biết rõ trong cuộc sống, nhưng nó không có nghĩa là người lạ mặt không thể “kết bạn” với nhau. Thật ra, thanh thiếu niên nói rằng họ thường tìm được nhiều bạn bè hơn theo cách này.
Dùng trang web hẹn hò, như vietnamcupid và likeyou.vn. Mặc dù chúng được dành riêng cho việc giúp đỡ mọi người tìm kiếm tình yêu, bạn có thể kết bạn với nam giới và nữ giới, người mà bạn sẽ không kết thúc bằng việc hẹn hò.
Truy cập vào trang web dành cho tình bạn thuần khiết, như Patook và Bumble BFF. Chúng có cấu trúc như ứng dụng hẹn hò nhưng chỉ sở hữu thành viên đang tìm kiếm bạn bè.
Dùng trang web được thiết kế cho trẻ em để hướng dẫn chúng cách xây dựng tình bạn lành mạnh trực tuyến. Trang web như webthieunhi sẽ cho phép trẻ em xây dựng tình bạn dựa trên những yếu tố an toàn như truyện tranh và chương trình TV.
Bước 4 - Tham gia thế giới blog.
Bắt đầu một trang blog và quảng cáo về nó thông qua mạng xã hội. Một khi bạn bắt đầu có đọc giả và người theo dõi, bạn có thể viết bình luận trên trang blog khác, hành động này sẽ giúp bạn nhận được lời bình luận trên bài đăng của bạn bởi những người viết blog khác. Đây là cách khá tốt để kết nối với những tác giả đồng quan điểm với bạn và thảo luận về vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày của bạn, cũng như cung cấp cho bạn không gian để giải phóng tư tưởng.
Viết blog cũng đang trở thành biện pháp khá tốt giúp nhiều người kiếm thêm thu nhập.
Trang web như Blogger.com, Wordpress.com.vn, và Tumblr là nguồn viết blog đáng tin cậy.
Bước 5 - Tại Mỹ, bạn có thể sử dụng tang web gặp gỡ địa phương.
Hầu hết mọi thành phố lớn đều có trang web MeetUp.com để thành viên cộng đồng có thể dễ dàng tìm được người có cùng sở thích với mình. Trang web gặp gỡ thường có xu hướng tập trung vào việc gặp gỡ ngoài đời thật, nhưng vì chúng là hoạt động xoay quanh nhóm, người dùng có bạn bè đi cùng nhìn chung sẽ được an toàn.
Bước 6 - Truy cập vào trang web game.
Như đã trình bày ở bước trên, tham gia cộng đồng game trực tuyến là cách dễ dàng để kết bạn. Tuy nhiên, để có thể chơi được hầu hết mọi loại game, bạn cần phải mua đĩa game và đăng ký dịch vụ trực tuyến, cũng như sở hữu thiết bị tại nhà để sử dụng nó. Có một số loại game miễn phí, nhưng thường không hay hoặc không có sự tương tác vì người chơi không thích chúng.
Thông thường, bạn sẽ cần một chiếc máy tính để bàn chạy nhanh, dung lượng cao hoặc hệ thống chơi game như PlayStation hoặc Xbox, với một bộ điều khiển và tai nghe kết hợp micro chất lượng cao để có thể thật sự tận hưởng trò chơi và kết bạn.
Bước 7 - Sử dụng trang web tìm việc tự do.
Sao bạn lại không kết bạn trong khi vẫn có thể kiếm thêm thu nhập? Nhiều trang web tự do cho phép bạn trò chuyện với khách hàng và người tìm việc tự do khác để có thể nhanh chóng trao đổi về công việc. Những cuộc trò chuyện này sẽ nhanh chóng chuyển sang vấn đề cá nhân, phát triển thành tình bạn trong khi bạn thực hiện công việc của mình.
Một số trang web bao gồm vlance.vn, freelancerviet.vn, và upwork.com.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%C3%A0i-%C4%91%E1%BA%B7t-Netflix | Cách để Cài đặt Netflix | Đây là bài viết hướng dẫn cách đăng ký Netflix - dịch vụ truyền hình trực tuyến cho phép bạn xem phim, chương trình tivi và các nội dung video khác không giới hạn. Netflix có ưu đãi dùng thử dịch vụ trong 30 ngày trước khi bạn phải trả phí. Bạn có thể đăng ký Netflix trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng hoặc tivi thông minh.
Phương pháp 1 - Đăng ký Netflix
Bước 1 - Truy cập https://www.netflix.com.
Đăng ký Netflix trên máy tính có lẽ là cách bắt đầu đơn giản nhất, nhưng bạn cũng có thể đăng ký theo một vài cách sau:
Nếu bạn sử dụng Android, hãy tải ứng dụng Netflix từ Play Store, rồi mở ứng dụng để đăng ký.
Trên iPhone hoặc iPad, bạn có thể tải ứng dụng Netflix từ App Store, rồi đăng ký dịch vụ thông qua ứng dụng.
Đối với tivi thông minh, bạn sẽ mở ứng dụng Netflix (có thể bạn phải cài đặt ứng dụng từ cửa hàng ứng dụng của tivi) và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.
Bước 2 - Nhập địa chỉ email và nhấp vào Try 30 Days Free (Thử 30 ngày miễn phí).
Người dùng mới có thể dùng thử dịch vụ miễn phí trong 30 ngày. Bạn sẽ thấy lựa chọn này hiển thị với nội dung khác nhau tùy thuộc vào thiết bị mà bạn dùng để đăng ký, nhưng lựa chọn dùng thử miễn phí thường có trên điện thoại, máy tính bảng hoặc tivi thông minh.
Bạn vẫn phải nhập phương thức thanh toán để đăng ký dùng thử, dù bạn không bị thu phí cho đến khi khoảng thời gian dùng thử kết thúc. Nếu hủy dùng thử trước khi khoảng thời gian 30 ngày kết thúc, bạn sẽ không bị thu phí.
Nếu đã từng dùng thử dịch vụ, bạn sẽ nhận được yêu cầu đăng nhập và chọn gói dịch vụ.
Bước 3 - Nhấp vào SEE THE PLANS (Xem các gói dịch vụ).
Đó là nút màu đỏ ở cuối màn hình "Choose your plan" (Chọn gói dịch vụ của bạn).
Bước 4 - Chọn một gói dịch vụ và nhấp vào CONTINUE (Tiếp tục).
Giá tiền mà bạn thấy sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của bạn, nhưng bạn luôn thấy ba gói dịch vụ khác nhau là: Cơ bản, Tiêu chuẩn và Nâng cao.
Gói dịch vụ chỉ cho phép bạn xem phim và chương trình tivi trên một màn hình với độ phân giải tiêu chuẩn (SD).
Gói dịch vụ cho bạn cơ hội xem trên 2 màn hình và là 4 màn hình. Gói dịch vụ hỗ trợ định dạng với độ phân giải cao (HD), còn gói hỗ trợ cả HD và Ultra HD.
Bước 5 - Nhấp vào nút CONTINUE (Tiếp tục) màu đỏ.
Đây là nút ở bên dưới màn hình "Finish setting up your account" (Hoàn tất việc cài đặt tài khoản).
Bước 6 - Nhập mật khẩu và nhấp vào CONTINUE.
Địa chỉ email của bạn có lẽ đã được nhập vào trường "Email", nhưng nếu chưa, bạn cần nhập ngay lúc này. Địa chỉ email và mật khẩu này sẽ được sử dụng để đăng nhập tài khoản Netflix.
Bước 7 - Chọn phương thức thanh toán.
Nếu bạn có thẻ quà tặng Netflix, hãy chọn (Mã quà tặng). Nếu không, bạn sẽ chọn (Thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ) để nhập thông tin thanh toán, hoặc (nếu khả dụng ở nơi bạn sống) để đăng ký bằng PayPal.
Bước 8 - Nhập thông tin thanh toán.
Bạn cần cung cấp thông tin theo yêu cầu trên trang đang hiển thị. Nếu bạn sử dụng PayPal, hãy thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để đăng nhập vào tài khoản và chấp thuận phương pháp thanh toán của bạn.
Bước 9 - Nhấp vào START MEMBERSHIP (Bắt đầu tư cách thành viên).
Thao tác này sẽ kích hoạt 30 ngày dùng thử Netflix của bạn. Nếu muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ, bạn không cần thực hiện thao tác nào khác sau khi khoảng thời gian dùng thử kết thúc. Nếu bạn không muốn trả phí sử dụng Netflix, hãy nhớ hủy tư cách thành viên ngày cuối cùng của kỳ dùng thử.
Để hủy dùng thử, bạn cần đăng nhập https://www.netflix.com và nhấp vào hồ sơ của mình. Hãy nhấp vào biểu tượng hồ sơ ở phía trên góc phải, chọn (Tài khoản), chọn (Hủy tư cách thành viên) và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.
Bước 10 - Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để tùy chỉnh Netflix.
Sau khi tạo tài khoản, bạn có thể thiết lập thêm một hoặc nhiều hồ sơ người dùng cho tài khoản của mình, chọn thể loại cùng nội dung yêu thích và bắt đầu xem.
Phương pháp 2 - Thêm gói dịch vụ thuê DVD
Bước 1 - Đăng nhập vào https://www.netflix.com.
Nếu bạn đã đăng ký Netflix và muốn nhận đĩa DVD qua đường bưu điện bên cạnh việc xem nội dung trực tuyến, bạn có thể thêm gói dịch vụ thuê DVD vào tài khoản Netflix. Hãy bắt đầu với việc đăng nhập vào trang Netflix bằng địa chỉ email và mật khẩu Netflix của bạn.
Bước 2 - Nhấp vào hồ sơ của bạn.
Thao tác này sẽ đưa bạn đến trang hồ sơ cá nhân.
Bước 3 - Nhấp vào biểu tượng hồ sơ.
Đây là biểu tượng hiển thị ở phía trên góc phải trang.
Bước 4 - Nhấp vào Account (Tài khoản) trên trình đơn.
Bước 5 - Nhấp vào Add DVD plan (Thêm gói dịch vụ thuê DVD).
Lựa chọn này có trong phần "PLAN DETAILS" (Thông tin gói dịch vụ) ở gần giữa trang.
Bước 6 - Chọn gói dịch vụ thuê DVD.
Gói dịch vụ và đều không giới hạn lượng đĩa có thể thuê mỗi tháng. Khác biệt duy nhất là gói chỉ cho phép bạn thuê mỗi lần một đĩa, còn gói cho bạn cơ hội thuê hai đĩa cùng lúc.
Nếu bạn muốn thuê đĩa Blu-ray cùng với đĩa DVD, hãy đánh dấu vào ô bên cạnh dòng "Yes, I want to include Blu-ray" (Có, tôi muốn thuê đĩa Blu-ray) bên dưới lựa chọn thuê đĩa DVD.
Bước 7 - Nhấp vào Get Started (Bắt đầu).
Đây là nút màu đỏ ở cuối trang.
Bước 8 - Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để xác nhận.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn thêm gói dịch vụ thuê đĩa DVD vào tài khoản Netflix, bạn sẽ được trải nghiệm 30 ngày dùng thử. Ngược lại, tài khoản của bạn sẽ bị trừ phí dịch vụ thuê DVD của tháng đầu tiên ngay sau khi bạn xác nhận.
Truy cập https://dvd.netflix.com khi bạn muốn tìm đĩa DVD. Để thêm đĩa DVD vào hàng chờ gửi, bạn sẽ nhấp vào (Thêm vào hàng chờ) hoặc (Thêm) trên màn hình thông tin của phim hoặc chương trình.
Quản lý DVD của bạn bằng cách nhấp vào trình đơn (Hàng chờ) ở phía trên trang DVD.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-m%E1%BB%81m-ph%C3%A2n | Cách để Làm mềm phân | Quá trình đi tiêu ra phân khô, cứng rất đau đớn vì phân gây tắc nghẽn ruột và khó di chuyển ra ngoài. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp xử lý vấn đề này. Mặt khác, nếu các phương pháp tại nhà không có tác dụng, bạn nên đi khám bác sĩ cho đảm bảo.
Phương pháp 1 - Làm mềm phân thông qua chế độ ăn uống
Bước 1 - Uống nhiều nước.
Mất nước có thể khiến cơ thể tiết nhiều nước hơn khi thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa, khiến phân khô và cứng. Uống đủ nước giúp phân trở nên mềm hơn và di chuyển dễ dàng hơn.
Đôi khi bác sĩ có thể khuyến nghị uống khoảng 2 lít hay 8 cốc nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng khuyến nghị này có thể không đủ mà cần tăng thêm tùy theo mức độ hoạt động và khí hậu nơi bạn sinh sống.
Dấu hiệu chưa bổ sung đủ nước gồm có đau đầu thường xuyên, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đi tiểu không thường xuyên, đi ra nước tiểu có màu tối hoặc đục, không toát nhiều mồ hôi.
Bước 2 - Ăn thức ăn có tính nhuận tràng nhẹ và giàu chất xơ.
Hầu hết các thức ăn này đều chứa sorbitol. Sorbitol hút nước vào phân, giúp phân mềm và di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn.
Mận hoặc nước ép mận
Đào
Lê
Mận
Táo
Mơ
Phúc bồn tử
Dâu tây
Các loại đậu
Đậu hạt nhỏ
Rau bina (cải bó xôi)
Bước 3 - Tăng cường chất xơ.
Chất xơ là thành phần không tiêu hóa được trong thực phẩm thực vật. Cơ thể đẩy chất xơ ra ngoài mà không hấp thụ, tức chất xơ sẽ góp phần tạo phân mềm và không vụn để dễ dàng thải ra ngoài.
Hầu hết chúng ta đều không ăn đủ lượng chất xơ được khuyến nghị mỗi ngày, thường là 25-30 g. Lưu ý nên bổ sung cả chất xơ hòa tan trong nước (chất xơ chuyển thành chất giống gel trong nước) và chất xơ không hòa tan trong nước.
Chất xơ hòa tan có trong yến mạch, các loại đậu, táo, hoa quả họ Cam, cà rốt và lúa mạch.
Chất xơ không hòa tan có trong bột mì nguyên hạt, cám lúa mì, các loại hạt, đậu và rau củ như bông cải trắng và đậu xanh.
Nhiều loại thực vật chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan nên bạn có thể bổ sung cả hai loại chất xơ này bằng cách ăn nhiều loại hạt và rau củ khác nhau.
Việc ăn thêm chất xơ sẽ hiệu quả nhất khi bạn uống thêm nước để giúp hòa tan chất xơ tan trong nước.
Bước 4 - Duy trì hệ khuẩn đường ruột khỏe mạnh bằng cách ăn sữa chua.
Đường tiêu hóa cần duy trì được sự cân bằng hệ khuẩn để tiêu hóa thức ăn được hiệu quả. Khi hệ vi khuẩn mất cân bằng, bạn sẽ dễ bị táo bón và hấp thụ dưỡng chất kém hiệu quả. Sữa chua men khuẩn sống và các chế phẩm từ sữa động vật được lên men khác như men sữa chua Kefir có thể giúp khôi phục và tái cân bằng vi khuẩn đường ruột. Sữa chua giúp giống lại tình trạng phân cứng do:
Hội chứng ruột kích thích
Tiêu chảy hoặc táo bón không nguyên do
Tiêu chảy hoặc táo bón sau khi thuốc kháng sinh tiêu diệt một số vi khuẩn tự nhiên trong đường ruột.
Bước 5 - Bổ sung thực phẩm chức năng trong chế độ ăn để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Lưu ý nên hỏi bác sĩ trước vì một số thực phẩm chức năng có thể làm thay đổi quá trình xử lý thuốc chữa bệnh của cơ thể.
Bổ sung chất xơ dạng thực phẩm chức năng. Chất xơ trong thực phẩm chức năng giúp phân chắc lại, mềm hơn và dễ di chuyển ra ngoài. Các loại thực phẩm chức năng này được gọi là sản phẩm nhuận tràng tạo khối phân và bạn nên thử dùng trước khi chuyển sang thử các sản phẩm nhuận tràng khác. Nên tìm mua sản phẩm chứa thành phần hoạt chất là methylcellulose, vỏ hạt mã đề, calcium polycarbophil và Guar Gum (ví dụ như FiberCon, Metamucil, Konsyl và Citrucel).
Thử dùng thực phẩm chức năng bổ sung probiotic. Probiotic là vi khuẩn và men giống như vi khuẩn tự nhiên trong đường ruột. Bổ sung probiotic có thể giúp ích nếu bạn bị tiêu chảy và táo bón tái phát hoặc mắc hội chứng ruột kích thích.
Bước 6 - Kích thích đường ruột bằng một cốc cà phê.
Cà phê có tác dụng nhuận tràng nhẹ nên uống 1-2 cốc cà phê mỗi ngày có thể giúp bạn đi tiêu đều đặn hơn.
Nếu đã có thói quen uống cà phê, có thể bạn cần uống thêm hoặc là cơ thể đã quá quen với cà phê và cà phê không còn tác dụng.
Phương pháp 2 - Thay đổi lối sống
Bước 1 - Giảm tiêu thụ thực phẩm gây táo bón.
Nhiều loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo nhưng lại rất ít chất xơ. Các thực phẩm này khiến bạn thấy no trước khi ăn đủ chất xơ, ví dụ như:
Sữa và phô mai
Bí đỏ
Đồ ngọt như bánh kem, bánh Pudding, kẹo và bánh nướng
Thực phẩm đóng gói sẵn, đã trải qua quá trình xử lý thường chứa nhiều đường, muối và chất béo.
Bước 2 - Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn một bữa lớn.
Ăn uống điều độ giúp hệ tiêu hóa được kích thích một cách liên tục nhưng ở cường độ thấp, đồng thời cải thiện quá trình tiêu hóa khỏe mạnh và co bóp ruột đều đặn.
Ăn chậm để cơ thể có thể xử lý thức ăn. Ăn quá nhanh sẽ khiến bạn dễ ăn quá nhiều và gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
Nhai kỹ để giúp tiêu hóa dễ hơn và duy trì khẩu phần ăn vừa phải.
Bước 3 - Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Tập thể dục sẽ kích thích ruột co bóp và di chuyển thức ăn trong ruột.
Cường độ hoạt động cần phải đủ mạnh để tăng nhịp tim, ví dụ như đi bộ nhanh, bơi lội, chạy bộ hoặc đạp xe.
Đôi khi bí quyết này phát huy hiệu quả nhanh một cách đáng ngạc nhiên. Vì vậy, bạn nên tập thể dục ở nơi gần nhà vệ sinh.
Trao đổi trước với bác sĩ nếu có các vấn đề về sức khỏe khiến bạn không nên tập thể dục.
Bước 4 - Giảm căng thẳng trong cuộc sống.
Nghiên cứu chứng minh căng thẳng có thể gây táo bón và tiêu chảy - cả hai vấn đề về sức khỏe đều đi kèm phân khô và cứng. Bạn nên thử các phương pháp thư giãn như:
Hít thở sâu
Yoga
Thiền
Thái cực quyền
Mát-xa
Nghe nhạc thư giãn
Tưởng tượng về những nơi giúp bạn thấy thư giãn
Thư giãn động, căng - chùng cơ, tức quá trình đi khắp cơ thể và cố ý gây căng-thư giãn từng nhóm cơ.
Bước 5 - Dành thời gian vào nhà vệ sinh sau mỗi bữa ăn.
Bạn có thể đồng thời thực hiện phương pháp thư giãn để kích thích nhu động ruột.
Dành ít nhất 10 phút trong nhà vệ sinh sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Đặt bàn chân lên bệ thấp và ngồi sao cho đầu gối cao hơn hông. Tư thế này giúp nhu động ruột diễn ra dễ dàng hơn.
Bước 6 - Áp dụng phương pháp phản hồi sinh học để thư giãn cơ sàn chậu.
Phương pháp này giúp nhu động ruột diễn ra dễ dàng hơn.
Nhà trị liệu sẽ dùng máy để đo độ căng trong trực tràng và giúp bạn căng-giãn cơ sàn chậu.
Nên đến gặp nhà trị liệu được bác sĩ khuyến nghị để đảm bảo độ đáng tin cậy.
Phương pháp 3 - Dùng thuốc
Bước 1 - Tham khảo ý kiến bác sĩ.
Một số loại thuốc kê đơn có thể gây táo bón, ví dụ như thuốc giảm đau nhóm Opioid. Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn đổi thuốc hoặc dùng thêm thuốc nhuận tràng để trị táo bón. Bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn mạnh. Đi khám bác sĩ ngay nếu gặp tình trạng:
Xuất huyết trực tràng
Sụt cân nghiêm trọng
Mệt mỏi
Đau bụng dữ dội
Bước 2 - Bôi trơn ruột bằng một lượng nhỏ dầu khoáng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định liều dùng phù hợp.
Chờ ít nhất 2 tiếng sau khi ăn vì dầu khoáng có thể ngăn chặn hấp thụ hoàn toàn chất dinh dưỡng.
Dầu khoáng sẽ phát huy tác dụng trong vòng 6-8 tiếng sau.
Không sử dụng dầu khoáng khi đang nằm vì bạn có thể vô tình hít phải và gây viêm phổi. Cũng vì chính lý do này mà bạn không nên cho trẻ dưới 7 tuổi dùng dầu khoáng.
Không dùng dầu khoáng khi đang mang thai vì dầu khoáng có thể cản trở hấp thu dinh dưỡng và gây xuất huyết ở trẻ sơ sinh nếu dùng trong thời gian dài.
Bước 3 - Thử dùng thuốc làm mềm phân.
Các thuốc này lấy độ ẩm từ dạ dày và dùng để làm phân ướt hơn.
Thuốc làm mềm phân phổ biến gồm có Colace và Surfak.
Uống thêm vài cốc nước mỗi ngày khi uống thuốc làm mềm phân.
Bước 4 - Dùng thuốc nhuận tràng thẩm thấu để làm ướt phân.
Các thuốc này tạo thêm chất lỏng trong dạ dày, đồng thời kích thích co dạ dày và đưa phân di chuyển theo. Tuy nhiên phải mất vài ngày thuốc mới có tác dụng. Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu phổ biến bao gồm:
Milk of Magnesia
Magnesium citrate
Lactulose
Polyethylene glycol (MiraLax)
Bước 5 - Cân nhắc dùng thuốc nhuận tràng kích thích.
Các thuốc này hữu ích nếu phân đủ mềm để di chuyển ra ngoài nhưng dạ dày lại không co bóp để đẩy phân ra. Thuốc sẽ kích thích co bóp và phát huy tác dụng sau 12 tiếng. Thuốc nhuận tràng kích thích phổ biến gồm có:
Senna
Bisacodyl
Sodium Picosulphate
Bước 6 - Phá khối phân.
Nếu trực tràng bị phân khô, cứng gây tắc, bạn có thể sử dụng thuốc đạn, áp dụng phương pháp thụt trực tràng hoặc tháo nghẹt bằng tay.
Thuốc đạn là viên nang thuốc được nhét vào hậu môn để tan ra và được hấp thụ vào.
Dung dịch thụt là thuốc dạng lỏng được đưa vào ruột già thông qua hậu môn. Quy trình thụt trực tràng cần được bác sĩ thực hiện.
Tháo nghẹt bằng tay là quy trình yêu cầu bác sĩ hoặc y tá đeo găng tay vào, sau đó đưa 2 ngón tay được bôi trơn vào trực tràng để phá vỡ và loại bỏ phân đóng khối.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/B%E1%BB%95-sung-Vitamin-A | Cách để Bổ sung Vitamin A | Vitamin A là vitamin tan trong chất béo cần thiết cho sức khỏe; ta có thể hấp thụ carotenoids và beta-carotene từ thực vật, retinol từ thịt động vật. Vì vitamin A tan trong chất béo nên bạn không được bổ sung quá liều vì vitamin A tích tụ trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến vitamin D và sức khỏe xương khớp (đặc biệt là vitamin A dạng retinol). Tìm hiểu về thực phẩm chứa vitamin A có thể giúp bạn bổ sung đúng liều lượng loại vitamin quan trọng này.
Phương pháp 1 - Chẩn đoán thiếu hụt vitamin A
Bước 1 - Tìm hiểu về vai trò của vitamin A.
Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng và quá trình trong cơ thể: giúp duy trì làn da khỏe mạnh, tăng cường thị lực vào ban đêm, bảo vệ xương và răng chắc khỏe, giúp mô và màng nhầy hoạt động hiệu quả (ngăn ngừa nhiễm trùng) và cần thiết cho chức năng tiêu hóa, hô hấp, sinh sản và cho con bú.
Bước 2 - Nhận biết dấu hiệu thiếu hụt vitamin A.
Triệu chứng phổ biến nhất của thiếu hụt vitamin A giai đoạn cuối là bệnh quáng gà hay khô mắt: khó hoặc không thể nhìn thấy vào buổi tối. Người thiếu hụt vitamin A cũng có thể bị loét giác mạc và nhuyễn giác mạc (giác mạc bị khô và "đục").
Loét giác mạc là các vết thương hở hình thành ở lớp mô bên ngoài, phía trước mắt.
Đục giác mạc là tình trạng mất khả năng nhìn qua phần phía trước của mắt. Phần này bình thường sẽ trong và tình trạng đục có thể khiến các vật trong tầm mắt bị mờ hoặc hoàn toàn không thể quan sát được.
Quáng gà thể hiện rõ nhất qua những mảng hình bầu dục hoặc tam giác ở hai bên mắt, tức phần gần nhất với mặt. Các mảng này thường xuất hiện ở cả hai mắt và đi kèm với đốm Bitot (màng sừng tích tụ và "sủi bọt" li ti).
Quáng gà cũng được thể hiện qua hiện tượng "nổ đom đóm" khi nhìn vào ánh sáng chói ở nơi tối.
Triệu chứng khác của thiếu hụt vitamin A mức độ nhẹ/ban đầu gồm có tình trạng mắt khô hay "không ướt" mãn tính, bề mặt của mắt thô ráp hay "sủi bong bóng". Mặc dù vậy, những triệu chứng này không đủ để chẩn đoán thiếu hụt vitamin A.
Bạn có thể được kê đơn uống kháng sinh để điều trị nhiễm trùng nhưng tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn thay đổi chế độ ăn và sử dụng thực phẩm chức năng nếu cần thiết.
Bước 3 - Xét nghiệm máu.
Nếu lo lắng về nồng độ vitamin A, bạn có thể yêu cầu bác sĩ tiến hành xét nghiệm nồng độ retinol trong máu để xác định có bị thiếu hụt vitamin A hay không. Nồng độ vitamin A trong máu ở mức bình thường là 50-200 mcg/dl máu.
Bạn có thể sẽ cần nhịn ăn hoặc uống trong vòng 24 tiếng trước khi xét nghiệm. Nên hỏi bác sĩ về những yêu cầu cần thiết.
Nếu bạn bị thiếu hụt vitamin A, bác sĩ có thể sẽ khuyến nghị sử dụng thực phẩm chức năng (nếu bạn không mang thai) hoặc giới thiệu bạn đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để thay đổi chế độ ăn phù hợp hơn.
Bước 4 - Cho trẻ đi xét nghiệm.
Trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu hụt vitamin A và có thể xuất hiện dấu hiệu chậm phát triển, tăng nguy cơ nhạy cảm với nhiễm trùng.
Trẻ nhỏ có thể bị thiếu hụt vitamin A do không được hấp thu đủ từ sữa hoặc hao hụt vitamin A quá nhiều do bị tiêu chảy mãn tính.
Bước 5 - Cẩn trọng khi đang mang thai.
Thiếu hụt vitamin A có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ vì đây là giai đoạn có nhu cầu dinh dưỡng và vitamin cao nhất ở cả mẹ và thai nhi.
Phụ nữ mang thai uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin A dạng tổng hợp nếu không được sự hướng dẫn của bác sĩ vì vitamin A liều cao có thể gây tổn thương cho thai nhi.
Phương pháp 2 - Ăn thực phẩm giàu vitamin A
Bước 1 - Ăn nhiều qua củ.
Rau củ là nguồn vitamin A quan trọng vì giúp bổ sung các carotenoid như beta-carotene. Hầu hết các loại rau củ có màu cam/vàng/ đỏ như khoai lang, bí đỏ, cà rốt đều chứa vitamin A. Rau màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina (cải bó xôi) và xà lách cũng rất giàu vitamin A.
Bước 2 - Ăn nhiều hoa quả.
Một số loại hoa quả như xoài, mơ và dưa vàng có chứa hàm lượng cao vitamin A.
Một quả xoài chứa 672 mcg vitamin A, tức khoảng 45% lượng vitamin A được khuyến nghị bổ sung mỗi ngày.
Mơ khô là nguồn vitamin A dồi dào: một cốc mơ khô chứa 764 mcg vitamin A. Mơ đóng hộp chứa ít vitamin A hơn, khoảng 338 mcg mỗi cốc.
Dưa vàng cũng là một loại quả giàu vitamin A, bổ sung 286 mcg vitamin A trong mỗi cốc.
Một số chuyên gia y tế khuyến nghị phụ nữ mang thai nên tăng cường bổ sung vitamin A từ thực vật lên 40% nhu cầu vitamin A trong thai kỳ và lên 90% trong khi cho con bú.
Bước 3 - Bổ sung nguồn thực phẩm từ động vật vào chế độ ăn.
Thực phẩm từ động vật giúp cung cấp vitamin A dạng "retinol", loại vitamin mà cơ thể chuyển hóa carotenoid (vitamin A từ thực vật) thành khi bạn tiêu hóa. Thực phẩm giàu retinol gồm có gan, trứng và cá nhiều chất béo.
Vì được hấp thụ nhanh chóng và bài tiết chậm nên retinol là dạng vitamin A có thể bị quá liều. Do đó, bạn nên cẩn thận khi bổ sung nguồn thực phẩm giàu retinol. Buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu, ăn mất ngon, chóng mặt và mệt mỏi có thể là dấu hiệu nhiễm độc cấp tính.
Tình trạng nhiễm độc vitamin A cấp tính tương đối hiếm. Nhiễm độc mãn tính, tức tích tụ theo thời gian, phổ biến hơn. Người trưởng thành phải tiêu thụ hơn 7,500 mcg (7,5 mg) mỗi ngày trong hơn 6 năm mới đạt đến mức gây độc tính. Mặc dù vậy, cơ thể mỗi người là khác nhau nên tốt nhất bạn cần cẩn trọng và không bổ sung quá liều retinol.
Nồng độ retinol cũng có thể bị ảnh hưởng nếu bạn dùng sản phẩm chăm sóc da chứa vitamin A như kem dưỡng hoặc thuốc chữa mụn trứng cá.
Bước 4 - Bổ sung sản phẩm sữa động vật vào chế độ ăn.
Sữa, sữa chua và phô mai giúp bổ sung vitamin A.
Một cốc sữa cung cấp khoảng 10-14% lượng vitamin A được khuyến nghị mỗi ngày. 30 g phô mai cung cấp 1-6% lượng vitamin A được khuyến nghị mỗi ngày.
Bước 5 - Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy có thể hướng dẫn bạn cách xác định loại thực phẩm nào là tốt nhất cần bổ sung.
Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến gặp chuyên gia dinh dưỡng. Nếu không, bạn có thể tự liên hệ với bệnh viện và nhờ giới thiệu.
Ở một số quốc gia như Mỹ, bạn có thể tìm kiếm trực tuyến các chuyên gia dinh dưỡng được cấp giấy hành nghề.
Phương pháp 3 - Uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin A
Bước 1 - Hiểu rõ nhu cầu vitamin A của trẻ nhỏ.
Thực phẩm chức năng có nhiều liều khác nhau nên bạn cần biết liều bổ sung được khuyến cáo (RDA) khi muốn dùng thực phẩm chức năng.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 400 mcg (0,4 mg).
Đối với trẻ sơ sinh 7-12 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 500 mcg (0,5 mg).
Đối với trẻ 1-3 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 300 mcg (0,3 mg).
Đối với trẻ 4-8 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 400 mcg (0,4 mg).
Đối với trẻ 9-13 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 600 mcg (0,6 mg).
Đối với trẻ 14-18 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 700 mcg (0,7 mg) đối với thiếu nữ và 900 mcg (0,9 mg) đối với thanh niên.
Bước 2 - Liều khuyến nghị cho người lớn.
Người trưởng thành cần nhiều vitamin A hơn trẻ nhỏ. Cùng với việc sử dụng thực phẩm chức năng, bạn cần biết được liều bổ sung được khuyến cáo (RDA).
Đối với nam giới trên 19 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 900 mcg (0,9 mg).
Đối với nữ giới trên 19 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 700 mcg (0,7 mg).
Đối với phụ nữ mang thai dưới 18 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 750 mcg (0,75 mg).
Đối với phụ nữ mang thai trên 19 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 770 mcg (0,77 mg).
Đối với phụ nữ đang cho con bú dưới 18 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 1,200 mcg (1,2 mg).
Đối với phụ nữ đang cho con bú trên 19 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 1,300 mcg (1,3 mg).
Bước 3 - Không bổ sung vitamin A quá liều RDA.
Tiêu thụ quá nhiều vitamin A có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên tiêu thụ quá 600 mcg (0,6 mg) vitamin A mỗi ngày.
Trẻ 1-3 tuổi không nên tiêu thụ quá 600 mcg (0,6 mg) vitamin A mỗi ngày.
Trẻ 4-8 tuổi không nên tiêu thụ quá 900 mcg (0,9 mg) vitamin A mỗi ngày.
Trẻ 9-13 tuổi không nên tiêu thụ quá 1,700 mcg (1,7 mg) vitamin A mỗi ngày.
Trẻ 14-18 tuổi không nên tiêu thụ quá 2,800 mcg (2,8 mg) vitamin A mỗi ngày.
Người trưởng thành trên 19 tuổi không nên tiêu thụ quá 3,00 mcg (3 mg) vitamin A mỗi ngày.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-t%C3%A0i-kho%E1%BA%A3n-iCloud | Cách để Tạo tài khoản iCloud | Đây là bài viết hướng dẫn bạn tạo tài khoản iCloud bằng cách đăng ký Apple ID trên iPhone hoặc iPad, máy tính Mac hoặc thông qua iCloud.com. Khi đăng ký Apple ID, bạn cũng sẽ có tài khoản iCloud miễn phí; tất cả những gì bạn cần làm sau đó là đăng nhập.
Phương pháp 1 - Sử dụng iPhone hoặc iPad
Bước 1 - Mở phần Settings (Cài đặt) của thiết bị.
Đó là ứng dụng với biểu tượng bánh răng màu xám (⚙️) và thường thấy trên màn hình chính.
Bước 2 - Chạm vào Sign in to your (device) (Đăng nhập (thiết bị) của bạn) ở phía trên trình đơn.
Nếu sử dụng phiên bản iOS cũ hơn, bạn sẽ chạm vào và chọn (Tạo Apple ID mới).
Bước 3 - Chạm vào Don't have an Apple ID or forgot it? (Không có Apple ID hoặc đã quên?
) bên dưới trường mật khẩu.
Bước 4 - Chạm vào Create Apple ID (Tạo Apple ID) ở phía trên trình đơn vừa hiển thị.
Bước 5 - Nhập ngày sinh.
Trượt lên hoặc xuống các phần (tháng), (ngày) và (năm) để nhập ngày sinh rồi chọn (Tiếp tục) ở phía trên góc phải.
Bước 6 - Nhập First name (Tên) và Last name (Họ) rồi chọn Next.
Bước 7 - Nhập địa chỉ email hiện tại hoặc tạo địa chỉ email iCloud mới.
Địa chỉ email này sẽ trở thành Apple ID mà bạn dùng để đăng nhập iCloud.
Chọn .
Bước 8 - Nhập mật khẩu rồi chọn Next.
Bước 9 - Nhập số điện thoại.
Chọn xác minh số điện thoại bằng (Tin nhắn) hoặc (Cuộc gọi) rồi chọn Next.
Bước 10 - Nhập mã xác minh, rồi chọn Next.
Bước 11 - Chọn Agree (Đồng ý) ở bên dưới góc phải trang Terms and Conditions (Điều khoản và Điều kiện), sau đó chọn Agree (Đồng ý) trong danh sách lựa chọn.
Bước 12 - Nhập mật mã của thiết bị.
Đó là mã mở khóa màn hình được tạo khi bạn thiết lập điện thoại.
Màn hình sẽ hiển thị thông báo "Signing into iCloud" (Đăng nhập iCloud) để có thể truy cập dữ liệu của bạn.
Bước 13 - Gộp dữ liệu.
Nếu muốn gộp các dữ liệu như lịch, nhắc nhở, danh bạ và ghi chú vào tài khoản iCloud mới, bạn chọn (Gộp); ngược lại, chọn (Không gộp).
Bạn sẽ được đăng nhập vào tài khoản iCloud vừa tạo. Bây giờ, bạn có thể thiết lập iCloud trên iPhone hoặc iPad với tài khoản iCloud mới.
Phương pháp 2 - Sử dụng máy tính Mac
Bước 1 - Nhấp vào trình đơn Apple với biểu tượng quả táo ở phía trên góc trái màn hình.
Bước 2 - Nhấp vào System Preferences (Tùy chọn hệ thống) ở phần thứ hai của danh sách lựa chọn.
Bước 3 - Nhấp vào iCloud trong phần bên trái của cửa sổ.
Bước 4 - Nhấp vào Create Apple ID… (Tạo Apple ID…) bên dưới trường "Apple ID" trong hộp thoại.
Bước 5 - Nhập ngày sinh.
Dùng khung lựa chọn trong hộp thoại để thực hiện việc này.
Bước 6 - Nhấp vào Next (Tiếp tục) ở bên dưới góc phải hộp thoại.
Bước 7 - Nhập First name (Tên) và Last name (Họ) vào các trường ở phía trên hộp thoại.
Bước 8 - Nhập địa chỉ email.
Địa chỉ email này sẽ trở thành Apple ID để bạn dùng đăng nhập iCloud.
Nếu thích địa chỉ email với đuôi @iCloud.com, bạn nhấp vào (Tạo địa chỉ email iCloud miễn phí…) bên dưới trường mật khẩu.
Bước 9 - Nhập mật khẩu và xác nhận tại các trường ở gần cuối hộp thoại.
Mật khẩu của bạn phải có ít nhất 8 ký tự không chứa khoảng trắng (bao gồm số, chữ viết hoa và chữ viết thường). Ngoài ra, mật khẩu không thể chứa ba ký tự giống nhau liên tiếp (222), Apple ID của bạn hoặc mật khẩu cũ đã dùng một năm trước.
Bước 10 - Nhấp vào Next ở bên dưới góc phải hộp thoại.
Bước 11 - Tạo ba câu hỏi bảo mật.
Dùng ba khung lựa chọn trong hộp thoại để chọn câu hỏi bảo mật, sau đó nhập câu trả lời vào trường bên dưới câu hỏi.
Chọn câu hỏi mà bạn sẽ dễ dàng nhớ câu trả lời.
Các câu trả lời có phân biệt chữ viết hoa, chữ viết thường.
Bước 12 - Nhấp vào Next ở bên dưới góc phải hộp thoại.
Bước 13 - Đánh dấu vào ô bên cạnh dòng chữ "I have read and agree…."
(Tôi đã đọc và đồng ý) ở bên dưới góc trái hộp thoại.
Bước 14 - Nhấp vào Agree (Đồng ý) ở bên dưới góc phải hộp thoại.
Bước 15 - Kiểm tra email.
Bạn cần tìm email được gửi từ địa chỉ email đã nhập để tạo Apple ID.
Bước 16 - Mở email từ Apple với tiêu đề "Verify your Apple ID" (Xác minh Apple ID của bạn).
Bước 17 - Nhấp vào đường dẫn Verify now > (Xác minh ngay >) trong nội dung email.
Bước 18 - Nhập mật khẩu.
Gõ mật khẩu mà bạn muốn tạo cho Apple ID vào trường "Password" trong cửa sổ trình duyệt.
Bước 19 - Nhấp vào Continue (Tiếp tục) ở gần giữa phần dưới cửa sổ trình duyệt.
Bạn sẽ thấy thông báo "Email address verified" (Địa chỉ email đã xác minh) trên màn hình.
Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để thiết lập iCloud trên máy Mac.
Bước 20 - Truy cập trang iCloud từ bất kỳ trình duyệt nào.
Bước 21 - Nhập Apple ID và mật khẩu.
Bước 22 - Nhấp vào ➲ bên phải trường mật khẩu.
Bây giờ bạn đã có thể sử dụng tài khoản iCloud.
Phương pháp 3 - Sử dụng iCloud.com
Bước 1 - Truy cập www.icloud.com từ bất kỳ trình duyệt nào, bao gồm máy tính Windows hoặc Chromebook.
Bước 2 - Nhấp vào Create yours now. (Tạo tài khoản ngay) ở phía dưới trường Apple ID và mật khẩu bên phải đường dẫn "Don't have an Apple ID?"
(Không có Apple ID?).
Bước 3 - Nhập địa chỉ email.
Địa chỉ email này sẽ trở thành Apple ID mà bạn dùng để đăng nhập iCloud.
Bước 4 - Nhập mật khẩu và xác nhận tại các trường ở gần cuối hộp thoại.
Mật khẩu của bạn phải có ít nhất 8 ký tự không chứa khoảng trắng (bao gồm số, chữ viết hoa và chữ viết thường). Ngoài ra, mật khẩu không thể chứa ba ký tự giống nhau liên tiếp (222), Apple ID của bạn hoặc mật khẩu cũ đã dùng một năm trước.
Bước 5 - Nhập First name (Tên) và Last name (Họ) vào trường ở gần giữa hộp thoại.
Bước 6 - Nhập ngày sinh vào trường ở gần giữa hộp thoại.
Bước 7 - Kéo xuống bên dưới và tạo ba câu hỏi bảo mật.
Dùng ba khung lựa chọn trong hộp thoại để chọn câu hỏi bảo mật, rồi gõ câu trả lời vào trường bên dưới câu hỏi.
Chọn câu hỏi mà bạn có thể dễ dàng nhớ câu trả lời.
Các câu trả lời có phân biệt chữ viết hoa, chữ viết thường.
Bước 8 - Kéo xuống và chọn quốc gia của bạn trong khung lựa chọn.
Bước 9 - Kéo xuống và đánh dấu hoặc không đánh dấu vào ô thông báo từ Apple.
Việc đánh dấu có nghĩa là bạn sẽ nhận được email cập nhật và thông báo từ Apple.
Bước 10 - Kéo xuống và nhập các ký tự không ngay ngắn vào trường bên dưới hộp thoại để chứng minh bạn không phải người máy.
Bước 11 - Nhấp Continue (Tiếp tục) ở bên dưới góc phải hộp thoại.
Bước 12 - Kiểm tra email.
Bạn cần tìm email được gửi từ địa chỉ email đã nhập để tạo Apple ID.
Bước 13 - Mở email được gửi từ Apple với tiêu đề "Verify your Apple ID" (Xác minh Apple ID của bạn).
Bước 14 - Nhập mã.
Gõ mã 6 chữ số trong email vào các ô đang hiển thị trên màn hình.
Bước 15 - Nhấp vào Continue ở bên dưới góc phải hộp thoại.
Bước 16 - Đánh dấu vào ô bên cạnh dòng chữ "I have read and agree…."
(Tôi đã đọc và đồng ý) gần bên dưới hộp thoại.
Bước 17 - Nhấp vào Agree (Đồng ý) ở bên dưới góc phải hộp thoại.
Bước 18 - Truy cập trang iCloud từ bất kỳ trình duyệt nào.
Bước 19 - Nhập Apple ID và mật khẩu.
Bước 20 - Nhấp vào ➲ bên phải trường mật khẩu.
Bây giờ bạn đã có thể sử dụng tài khoản iCloud.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Li%C3%AAn-h%E1%BB%87-PayPal | Cách để Liên hệ PayPal | Bạn có thể liên hệ với PayPal bằng điện thoại hoặc email. Cả hai quá trình đều rất dễ thực hiện nếu bạn đăng nhập tài khoản PayPal trước khi bắt đầu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể trao đổi với bộ phận dịch vụ khách hàng nếu như không thể hoặc không muốn tiến hành hai cách trên.
Phương pháp 1 - Liên hệ với PayPal qua điện thoại
Bước 1 - Đăng nhập PayPal.
Truy cập trang đăng nhập PayPal rồi điền tên người dùng và mật khẩu. Sau đó, nhấn vào nút “Log In” để đăng nhập và tự động chuyển hướng đến trang Account Summary (Tổng quan tài khoản).
Nếu có tài khoản PayPal thì việc đăng nhập vào tài khoản rất được khuyến nghị, bởi vì bạn sẽ được hỗ trợ nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể liên hệ với PayPal qua điện thoại nếu như không thể/không muốn đăng nhập hoặc chưa có tài khoản.
Bước 2 - Đi đến trang Contact (Liên hệ).
Cuộn xuống cuối trang Account Summary và tìm liên kết "Contact". Sau đó, hãy nhấp vào liên kết để chuyển hướng đến trang Help Center (Trung tâm trợ giúp).
Lưu ý: liên kết “Contact” thường nằm cuối bất kỳ trang PayPal nào, vì thế bạn vẫn có thể truy cập Help Center cho dù đang ở trang khác ngoài Account Summary.
Bước 3 - Nhấp vào liên kết Call Us (Gọi cho chúng tôi).
Liên kết "Call Us" nằm gần đầu trang Help Center chính. Bạn cần nhấp vào liên kết này để chuyển hướng đến trang hướng dẫn hỏi đáp qua điện thoại.
Nếu vẫn chưa đăng nhập, bạn sẽ được nhắc tiến hành ngay bây giờ. Hãy đăng nhập bằng cách nhấp vào nút "Log In", hoặc cuộn xuống đến tiêu đề "Contact Us as a Guest" (Liên hệ với chúng tôi với tư cách khách) và nhấp vào "Help Center as a Guest" (Trung tâm trợ giúp với tư cách khách).
Bước 4 - Lấy mã một lần của bạn.
Mục "One-time passcode" (Mật mã một lần) sẽ nằm trên trang hướng dẫn hỏi đáp điện thoại. Bên dưới mục này là một dãy số nằm trong khung màu cam. Đây chính là mật mã dành riêng cho bạn.
Mỗi mật mã là tạm thời và duy nhất, chúng sẽ hết hạn sau 60 phút. Nếu như không thể liên hệ PayPal trước thời gian này, bạn sẽ phải bắt đầu lại quá trình vừa rồi và lấy mã mới để thử lại.
Mật mã này sẽ giúp rút ngắn thời gian quá trình liên hệ, qua đó giúp bạn có được câu trả lời một cách nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng PayPal với tư cách khách, bạn sẽ không nhận được mã này. Trong trường hợp này, hãy cứ tiến hành bước tiếp theo và gọi Help Center.
Bước 5 - Gọi cho tổng đài PayPal.
Quay số của trung tâm trợ giúp PayPal. Khi được yêu cầu, hãy nhập mật mã một lần dành cho bạn (nếu có) và tiếp tục quá trình theo các hướng dẫn trong điện thoại để cuộc gọi được chuyển đến tổng đài viên hoặc câu trả lời thích hợp được ghi sẵn.
Nếu bạn gọi từ nước khác ngoài Hoa Kỳ, hãy quay số .
Nếu ở Việt Nam, bạn nên gọi vào khoảng từ 7 giờ tối đến 1 giờ trưa hôm sau (từ thứ Hai đến thứ Sáu). Vào thứ Bảy hoặc Chủ Nhật, hãy gọi trong khoảng từ 9 giờ tối đến 11 giờ sáng hôm sau. Giờ làm việc này có thể thay đổi trong các ngày lễ nhất định.
Phương pháp 2 - Đăng nhập và liên hệ với PayPal qua email
Bước 1 - Đăng nhập PayPal.
Truy cập trang đăng nhập PayPal. Nhập tên người dùng và mật khẩu rồi nhấp vào nút “Log In” để đăng nhập tài khoản. Bạn sẽ được chuyển đến trang Account Summary.
Nếu khả dĩ thì việc đăng nhập tài khoản PayPal rất được khuyến nghị. Trường hợp bạn không có tài khoản hoặc gặp khó khăn khi đăng nhập, hãy xem phần “Liên hệ với PayPal qua email mà không cần đăng nhập” trong bài viết này để tìm hiểu cách thực hiện.
Bước 2 - Chuyển đến trang Contact.
Tìm liên kết "Contact" ở cuối trang Account Summary. Sau khi nhấp vào liên kết này, bạn sẽ được chuyển đến Help Center.
Lưu ý: liên kết “Contact” thường nằm cuối bất kỳ trang PayPal nào, vì thế bạn vẫn có thể truy cập Help Center cho dù đang ở trang khác ngoài Account Summary.
Bước 3 - Nhấp vào liên kết Email Us (Gửi email cho chúng tôi).
Liên kết này nằm gần đầu trang Help Center. Sau khi nhấp vào đây, bạn sẽ được chuyển hướng đến biểu mẫu liên hệ website.
Nếu như chưa đăng nhập, bạn sẽ được nhắc tiến hành ngay.
Bước 4 - Chọn chủ đề và chủ đề phụ.
Có hai khung thả xuống nằm trên trang "Email Us", bạn cần chọn chủ đề chính từ khung "Choose a topic" và chủ đề phụ từ khung "Choose a sub-topic".
Các chủ đề phụ là chi tiết của chủ đề chính; nói cách khác, bạn cần chọn chủ đề trước thì danh sách chủ đề phụ liên quan mới hiện ra trong biểu mẫu. Những chủ đề phụ này sẽ khác nhau tùy theo chủ đề chính.
Các chủ đề bao gồm:
Bank Account/Credit Card (Tài khoản ngân hàng/thẻ tín dụng)
PayPal Credit (Tín dụng PayPal)
Business Solutions (Giải pháp kinh doanh)
Disputes (Tranh chấp)
My Account (Tài khoản của tôi)
Negative Balance/Limitations (Số dư âm/giới hạn)
PayPal Extras MasterCard (Thẻ tín dụng PayPal Extras MasterCard)
PayPal Debit Card (Thẻ ghi nợ PayPal)
Product and Features (Sản phẩm và tính năng)
Report Fraud/Prohibit Use (Báo cáo gian lận/cấm sử dụng)
Sending/Receiving Money (Gửi/nhận tiền)
Student Accounts (Tài khoản sinh viên)
PayPal MyCash(C) Card (Thẻ PayPal MyCash)
Refund/Cancel a Payment (Hoàn tiền/hủy thanh toán)
Privacy Policy (Chính sách bảo mật)
Bước 5 - Nhập tin nhắn.
Sau khi chọn chủ đề và chủ đề phụ, khung văn bản sẽ hiện ra. Hãy nhấp vào trong khung và nhập câu hỏi, nội dung phàn nàn hoặc nhận xét bằng chi tiết cụ thể.
Cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt trong nội dung tin nhắn. Help Center sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề hơn nếu bạn mô tả thật kỹ.
Bước 6 - Nhấp vào nút "Send" (Gửi).
Kiểm tra lại lần nữa chủ đề, chủ đề phụ và tin nhắn. Nếu mọi thứ có vẻ ổn, hãy nhấn nút "Send" nằm bên dưới khung văn bản để gửi tin nhắn.
Thường thì trong khoảng 1 đến 2 ngày làm việc, đại diện phía dịch vụ khách hàng của PayPal sẽ trả lời tin nhắn một cách ngắn gọn. Nội dung giải đáp sẽ được gửi đến địa chỉ email liên kết với tài khoản PayPal của bạn.
Phương pháp 3 - Liên hệ với PayPal qua email mà không cần đăng nhập
Bước 1 - Truy cập Help Center.
Đi đến PayPal và truy cập trực tiếp trang Help Center bằng cách nhấp vào liên kết "Contact" nằm cuối mọi trang PayPal.
Bước 2 - Nhấp vào liên kết Email Us.
Liên kết "Email Us" nằm gần đầu trang Help Center chính. Khi nhấp vào liên kết này, bạn sẽ được chuyển hướng đến trang thích hợp.
Trang này sẽ yêu cầu đăng nhập; nếu có thể thì thao tác này rất được khuyến nghị. Tuy nhiên nếu bạn không thể đăng nhập, hãy tiến hành bước tiếp theo.
Bước 3 - Truy cập biểu mẫu liên hệ dành cho khách.
Nếu bạn không thể đăng nhập tài khoản PayPal hoặc muốn liên hệ với tư cách khách, hãy nhấp vào liên kết "Having problems logging in?" (Gặp vấn đề khi đăng nhập) nằm bên dưới tiêu đề "Contact Us As a Guest".
Mặc dù về mặt kỹ thuật, bạn chỉ phải sử dụng liên kết này nếu như không đăng nhập được tài khoản PayPal, nhưng bạn vẫn có thể thử liên hệ bằng phương thức này nếu như chưa có tài khoản.
Lưu ý: ngoài ra còn có liên kết "contact Help Center as a guest". Nhưng khi bạn nhấp vào liên kết này, số tổng đài trung tâm trợ giúp sẽ hiện ra thay vì biểu mẫu email.
Bước 4 - Nhập thông tin liên hệ.
Bạn cần cung cấp tên, họ và địa chỉ email (theo thứ tự) trong 3 dòng đầu của biểu mẫu liên hệ "Problems logging in?".
Nếu có tài khoản PayPal nhưng hiện không thể đăng nhập, bạn cần sử dụng tên và địa chỉ email liên kết với tài khoản đó khi điền vào biểu mẫu.
Bước 5 - Nhập tin nhắn.
Sau khi cung cấp thông tin liên hệ, hãy nhấp vào trong khung văn bản "Message" và nhập đầy đủ câu hỏi hoặc thắc mắc của bạn.
Việc cung cấp thông tin thật chi tiết khi điền biểu mẫu sẽ giúp PayPal giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả hơn.
Bước 6 - Nhấp vào nút Send.
Kiểm tra thông tin lại lần nữa rồi nhấp vào nút "Send" nằm bên dưới biểu mẫu liên hệ để gửi tin nhắn.
Đại diện phía dịch vụ khách hàng của PayPal sẽ phản hồi qua địa chỉ email mà bạn đã cung cấp, thường thì sau 1 hoặc 2 ngày làm việc.
Lưu ý: PayPal chỉ chia sẻ chi tiết về tài khoản với chủ tài khoản, vì thế họ sẽ cần xác minh rằng bạn đúng là người đó trước khi cung cấp thông tin.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/D%E1%BB%85-ng%E1%BB%A7-h%C6%A1n | Cách để Dễ ngủ hơn | Có phải bạn thường trằn trọc một lúc lâu mới ngủ được? Vậy thì bạn không phải là người duy nhất gặp phải tình trạng này! May mắn là có khá nhiều giải pháp để bạn thử áp dụng. Một vài thay đổi trong lối sống và tính kiên trì sẽ giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ mỗi đêm!
Phương pháp 1 - Cải thiện điều kiện môi trường
Bước 1 - Ngủ trong phòng tối.
Để đèn mờ trước giờ đi ngủ một tiếng, tắt tất cả các đèn gắn trên trần và đèn bàn khi vào giường ngủ. Mọi loại ánh sáng mạnh (không chỉ là ánh sáng từ màn hình các thiết bị điện tử) đều khiến cơ thể bạn tưởng rằng vẫn còn sớm để đi ngủ.
Nếu muốn đọc sách hoặc ghi chép trước khi ngủ, bạn nên dùng đèn đọc sách nhỏ thay vì đèn bàn hoặc đèn trần. Ánh sáng xanh có thể khiến bạn tỉnh ngủ, do đó bạn nên tìm bóng đèn tròn tỏa ánh sáng ấm. Bóng đèn vàng là lựa chọn tốt.
Nếu dùng đồng hồ có màn hình sáng, bạn hãy để chế độ ánh sáng mờ hoặc giảm độ sáng của màn hình. Ngoài ra, bạn nên đặt đồng hồ ở xa giường để khỏi bị cám dỗ chốc chốc lại xem giờ.
Bước 2 - Hạn chế các âm thanh gây xao lãng.
Nếu có thể, bạn hãy hạn chế các âm thanh trong phòng ngủ vào ban đêm ở mức tối thiểu. Ví dụ, nếu chiếc đồng hổ kiểu cổ điển kêu tích tắc khiến bạn khó ngủ, bạn nên thay chiếc đồng hồ khác không phát ra âm thanh. Nếu ở chung phòng với người khác, bạn hãy đề nghị họ giảm âm lượng các âm thanh trong phòng như tiếng nói chuyện, tiếng nhạc hoặc chương trình trên ti vi khi bạn đang cố dỗ giấc ngủ.
Bước 3 - Làm mát phòng.
Bạn sẽ dễ ngủ hơn nếu thân nhiệt được hạ thấp hơn, vì vậy, bạn hãy thử giảm nhiệt độ máy điều hòa. Nhiệt độ trong khoảng 16-21 độ C có thể sẽ giúp ích. Để nhiệt độ hơi thấp hơn nhiệt độ bình thường một chút, nhưng đừng thấp đến độ khiến bạn lạnh run.
Bước 4 - Chỉnh lại gối sao cho cơ thể ở tư thế thẳng hàng.
Tốt nhất là bạn nên ngủ trong tư thế cổ thẳng hàng với hông. Thử đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối để giữ cho hông ở tư thế trung tính. Nếu cần thiết, bạn hãy mua gối mới nếu những chiếc gối bạn đang dùng không đem lại cảm giác thoải mái và tư thế thích hợp.
Cố gắng nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ. Đây là những tư thế tốt nhất cho cột sống và có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Tư thế nằm ngửa khi ngủ còn giữ cho đường thở thông thoáng, giúp làm nhẹ các triệu chứng ngưng thở khi ngủ.
Nếu chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn không thể ngủ tròn giấc ban đêm, bạn hãy trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ có thể đề nghị bạn đi kiểm tra giấc ngủ để biết liệu có cần sử dụng máy thở áp lực dương liên tục không.
Bước 5 - Thử dùng máy tạo tiếng ồn trắng.
Bạn sẽ khó ngủ nếu nhà bạn ở gần con đường có nhiều xe cộ qua lại hoặc có nhiều âm thanh gây phiền nhiễu sau giờ đi ngủ. Bạn có thể mua máy tạo tiếng ồn trắng hoặc mở các âm thanh thiên nhiên như tiếng sóng vỗ hoặc tiếng hát của cá voi lưng gù.
Bạn cũng có thể nghe nhạc êm dịu và thư giãn như nhạc cổ điển hoặc nhạc đương đại.
Cố gắng đừng đeo headphone khi đang dỗ giấc ngủ, vì headphohone có thể bị tuột ra và đánh thức bạn trong khi ngủ. Bạn nên dùng thiết bị nghe nhạc có loa ngoài.
Bước 6 - Mua tấm lót nệm và ga giường mới.
Mặt nệm có thể là một yếu tố khiến bạn khó ngủ. Nếu tấm nệm của bạn quá cứng, bị lún hoặc lổn nhổn, bạn hãy lật tấm nệm lại hoặc đặt tấm lót xốp lên trên. Nếu ga trải giường hoặc chăn đắp của bạn thô ráp hoặc không dễ chịu, bạn hãy mua chăn và ga mềm mại hơn.
Nếu túi tiền cho phép, bạn có thể tìm trên mạng hoặc đến các cửa hàng bán hàng tồn kho để tìm mua các sản phẩm chất lượng cao với giá cả phải chăng.
Tìm mua ga trải giường có mật độ sợi cao. Mật độ sợi càng cao thì vải càng mềm.
Bước 7 - Đọc sách trên giường nếu bạn không ngủ được.
Bạn có thể bị stress và càng tỉnh như sáo nếu cứ nằm mãi trên giường không làm gì. Nếu bạn đã cố dỗ giấc ngủ đến 20 phút mà vẫn không có kết quả, hãy thử đọc sách một chút. Đọc sách trên giường có thể giúp bạn khỏi suy nghĩ và dễ buồn ngủ hơn.
Đọc sách in thay vì đọc trên màn hình, nếu có thể. Ánh sáng phát ra từ các màn hình điện tử có thể làm bạn tỉnh táo.
Phương pháp 2 - Sử dụng các phương pháp thư giãn
Bước 1 - Thử vừa đếm cừu vừa thở chậm và sâu.
Đếm số là một mẹo thường được nhiều người áp dụng, nhưng bạn có thể cải tiến kỹ thuật này bằng cách hít thở sâu và có kiểm soát trong khi đếm. Hít vào khi đếm đến 4, nín thở vài giây, sau đó từ từ thở ra trong khoảng 8 giây. Cố gắng chỉ tập trung đếm và hít thở để xua tan các ý nghĩ khỏi tâm trí và làm nhịp tim chậm lại.
Bước 2 - Tưởng tượng một khung cảnh yên bình.
Bạn cũng có thể thử áp dụng các phương pháp thiền, chẳng hạn như hình dung ra những khung cảnh êm ả thanh bình. Hãy nghĩ về một nơi mà bạn cảm thấy thật dễ chịu như bãi biển hoặc những nơi êm đềm thời thơ ấu. Tập trung tưởng tượng bạn đang ở đó và hình dung ra các cảm giác càng chi tiết càng tốt.
Bước 3 - Thử tập các bài tập thư giãn động, căng – chùng cơ.
Bắt đầu bằng cách hít vào và lần lượt căng từng nhóm cơ, chẳng hạn như các ngón chân. Cảm nhận sức căng của các nhóm cơ, sau đó thả lỏng khi thở ra, tưởng tượng sự căng thẳng đang biến mất. Tiếp tục căng và thả lỏng các nhóm cơ chân, bụng, ngực, cánh tay và đầu.
Khi thả lỏng từng nhóm cơ, bạn hãy tưởng tượng sự căng thẳng dần dần rời khỏi cơ thể.
Bước 4 - Ngâm nước nóng.
Bạn có thể thấy rất dễ chịu khi tắm vòi sen nước nóng hoặc ngâm trong bồn tắm nước nóng trước giờ ngủ. Hơn nữa, việc ra khỏi bồn tắm nước nóng và bước vào phòng ngủ mát rượi sẽ khiến thân nhiệt hạ xuống và giúp bạn chìm vào giấc ngủ.
Đảm bảo nước tắm phải nóng trên 38 độ để có kết quả tốt nhất. Nước không đủ độ ấm sẽ không đem lại hiệu quả như nước nóng.
Bồn tắm nước nóng có hiệu quả hơn khi bạn muốn thư giãn, nhưng dù là tắm vòi sen hay bồn tắm, bạn cũng cần đảm bảo tận hưởng nước nóng ít nhất 20 phút.
Bước 5 - Đọc sách.
Đọc sách có thể giảm stress và giúp tâm trí thanh thản hơn. Để khỏi quá phấn khích, bạn hãy đọc cuốn sách mà bạn đã đọc rồi, và tránh đọc truyện kinh dị hoặc hành động. Nhớ chọn sách in, vì các thiết bị điện tử có thể khiến bạn khó ngủ.
Bước 6 - Viết nhật ký.
Nếu bạn không thể xua tan các ý nghĩ trong đầu hoặc căng thẳng vì áp lực trong cuộc sống hàng ngày, hãy thử viết nhật ký. Bạn có thể viết về các sự kiện diễn ra trong ngày và liệt kê những vấn đề khiến bạn căng thẳng. Bạn có thể thoát khỏi các ý nghĩ trong đầu dễ chìm vào giấc ngủ hơn khi các ý nghĩ được đưa ra khỏi đầu óc và viết ra trên giấy.
Phương pháp 3 - Sử dụng thức ăn, nước uống và thực phẩm bổ sung
Bước 1 - Ăn nhẹ bằng thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt hoặc có hàm lượng carbohydrate cao.
Các thực phẩm có hàm lượng cao carbohydrate có thể đem lại cho bạn cảm giác ấm áp, buồn ngủ và dễ chịu. Bữa ăn thịnh soạn trước giờ ngủ là hoàn toàn không tốt, nhưng bạn cũng không nên đi ngủ khi bụng đói. Nếu bạn không ngủ được vì bụng đang kêu òng ọc, hãy ăn một bát ngũ cốc nguyên hạt ít đường, một miếng bánh mì nướng phết mứt, bánh xốp hương vani hay bánh quy giòn làm từ lúa mì nguyên hạt với phô mai.
Bước 2 - Uống thức uống ấm.
Một cốc thức uống ấm và dễ chịu để nhấm nháp có thể giúp bạn thư giãn đầu óc và cơ thể. Sữa ấm hoặc trà thảo mộc ấm là các lựa chọn tuyệt vời. Trà thảo mộc hoa cúc La Mã hoặc oải hương đặc biệt có tác dụng hỗ trợ cho giấc ngủ.
Tránh mọi loại thức uống có chứa caffeine, và đừng uống bất cứ thứ gì quá nhiều ngay trước giờ ngủ. Có thể bạn sẽ phải thức giấc giữa đêm để đi vệ sinh nếu uống quá nhiều trước khi ngủ.
Bước 3 - Uống thực phẩm bổ sung.
Tương tự như trà cúc La Mã, thực phẩm bổ sung từ hoa cúc La Mã cũng giúp bạn buồn ngủ nhanh hơn. Bạn cũng có thể thử dùng rễ cây nữ lang, một trong những liệu pháp thảo mộc cổ xưa nhất được khuyên dùng để trị chứng mất ngủ.
Trao đổi với bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thực phẩm bổ sung thảo mộc nào, đặc biệt là khi bạn đang uống thuốc kê toa.
Bước 4 - Thử sử dụng melatonin.
Melatonin là một loại nội tiết tố có tác dụng gây buồn ngủ khi trời tối. Chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng dài hạn thực phẩm bổ sung melatonin, nhưng liều lượng sử dụng một viên mỗi đêm không quá một tháng là an toàn.
Melatonin cũng có thể tìm thấy trong chuối, yến mạch, dứa, cam, cà chua và anh đào.
Cũng như đối với các liệu pháp thảo mộc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung melatonin.
Phương pháp 4 - Thay đổi lối sống
Bước 1 - Tuân theo một thông lệ nhất định.
Việc đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn biết khi nào thì nên nghỉ ngơi. Bạn nên cố gắng đi ngủ mỗi đêm vào cùng một thời gian và để chuông báo thức vào cùng một giờ mỗi sáng – kể cả vào cuối tuần!
Bước 2 - Chỉ dành chiếc giường để thư giãn.
Tránh làm việc hoặc thực hiện các hoạt động khác trên giường. Bạn chỉ nên dành riêng phòng ngủ cho giấc ngủ để luyện cho cơ thể liên hệ phòng ngủ với một giấc ngủ ngon.
Vì là nơi dành riêng cho giấc ngủ, bạn nên giữ phòng ngủ gọn gàng và dễ chịu. Giữ cho phòng sạch sẽ và thơm tho, thay ga trải giường mỗi tuần hoặc hai tuần một lần.
Dùng bộ ga gối cho bạn cảm giác mềm mại và ấm áp. Thử dùng các loại ga trải giường có mật độ sợi cao, chăn lông vũ và tấm phủ nệm bằng mút hoạt tính. Bạn cũng có thể thử dùng thêm gối.
Bước 3 - Tắt hết các thiết bị điện tử trước khi ngủ một tiếng.
Các hoạt động như xem ti vi, sử dụng laptop, điện thoại di động hoặc máy tính bảng có thể khiến bạn khó ngủ. Nếu thường khó dỗ giấc ngủ, bạn hãy thử tắt hết mọi thiết bị điện tử có màn hình sáng ít nhất một tiếng trước khi ngủ.
Ngoài ánh sáng mạnh từ các màn hình, việc lướt qua các mạng xã hội có thể gây stress và tăng mức độ lo âu. Bạn hãy nói không với Facebook, Twitter, Instagram, email, tin nhắn và tất cả các mạng xã hội khác ít nhất một tiếng trước giờ ngủ.
Nếu phải nhìn vào màn hình trước khi ngủ, bạn nên điều chỉnh độ sáng thấp nhất có thể.
Bước 4 - Ăn bữa tối sớm hơn.
Bữa ăn tối no nê ngay trước khi ngủ có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt và hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc cật lực, dẫn đến cảm giác không dễ chịu. Bạn hãy thử ăn tối ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ.
Tránh các thức ăn cay vào bữa tối, vì gia vị cay có thể khiến dạ dày khó chịu và tăng thân nhiệt. Một số người còn gặp phải những cơn ác mộng hoặc có những giấc mơ sáng suốt kỳ lạ sau khi ăn thức ăn cay.
Bước 5 - Không tập thể dục ban đêm.
Tránh tập thể dục trong vòng 4 tiếng trước giờ ngủ và chuyển lịch tập luyện sang buổi sáng. Tập thể dục vào ban ngày là hoạt động tốt cho nếp ngủ, nhưng tập vào buổi tối có thể khiến bạn ngủ không ngon giấc.
Việc tập thể dục ban đêm làm tăng thân nhiệt, tăng nhịp tim và kích thích các hóa chất trong não khiến bạn không buồn ngủ.
Bước 6 - Tránh caffein vào thời gian muộn trong ngày.
Không uống các thức uống có caffein hoặc các chất kích thích khác trong vòng 6 tiếng trước giờ ngủ. Nếu đã giảm uống caffeine vào buổi tối nhưng vẫn khó ngủ, bạn nên cân nhắc bỏ hẳn caffeine.
Cơ thể cần có thời gian để xử lý caffeine, vì vậy một cốc cà phê vẫn có thể tác động lên cơ thể trong vòng 6 tiếng sau khi uống.
Bước 7 - Cố gắng không ngủ vào ban ngày.
Khi đã quá mệt và đã qua một ngày dài, có lẽ bạn chỉ muốn chợp mắt một lúc. Tuy nhiên, giấc ngủ vào ban ngày có thể thay đổi chu kỳ của giấc ngủ và khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm. Nếu nhất định phải chợp mắt, bạn nên cố gắng chọn thời gian sớm trong ngày và chỉ ngủ tối đa 20 phút.
Bước 8 - Trao đổi với bác sĩ.
Nếu tình trạng khó ngủ cản trở khả năng hoạt động của bạn hoặc khiến bạn trầm cảm thì đã đến lúc bạn nên hẹn thời gian đến gặp bác sĩ. Nếu đang uống thuốc, bạn cũng nên hỏi bác sĩ xem liệu những loại thuốc đó có ảnh hưởng đến giấc ngủ không và có loại thuốc nào thay thế được không.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-v%E1%BB%8Bt-tr%E1%BB%91ng-v%C3%A0-v%E1%BB%8Bt-m%C3%A1i | Cách để Phân biệt vịt trống và vịt mái | Vịt là một loài thủy cầm thường sống gần sông, hồ và đầm nước. Tùy vào từng loài, sự khác biệt giữa vịt trống và vịt mái có thể không rõ rệt. Tuy nhiên, khả năng phân biệt vịt trống và vịt mái của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn biết phải quan sát và nghe những gì.
Phương pháp 1 - Nhận diện màu sắc, tiếng kêu và lông giới tính
Bước 1 - Quan sát lông vịt.
Trong suốt mùa giao phối, vịt trống sẽ có màu lông rực rỡ hơn để quyến rũ bạn tình. Sau mùa giao phối, vịt trống sẽ rụng lông và mất đi vẻ rực rỡ, trông giống như vịt mái.
Vịt cổ xanh (Mallard Duck) là loài lưỡng hình giới tính, nghĩa là con trống và con mái có ngoại hình khác nhau. Con mái có bộ lông màu nâu và khá tẻ nhạt, trong khi con trống có một dải lông màu tía sặc sỡ trên hai cánh và bộ lông nhiều màu óng ánh.
Ở vịt lặn vai buồm (Canvasback), con trống có bộ lông màu trắng hoặc xám nhạt. Con mái có màu nâu xám.
Ở vịt gỗ (Wood Duck), con trống có lông màu xám với các vệt xanh lam trên đôi cánh trong mùa giao phối. Bộ lông của con mái thường có màu nâu xám.
Vịt Mottled Ducks trống và mái đều có màu lông giống nhau, do đó rất khó phân biệt nếu chỉ dựa vào màu lông.
Bước 2 - Quan sát màu mỏ vịt.
Màu của mỏ là một đặc điểm khác để phân biệt vịt trống và vịt mái. Ở nhiều loài vịt, mỏ của chúng thường không đổi màu trong mùa giao phối, vì vậy đặc điểm này vẫn giữ nguyên suốt năm.
Ở vịt cổ xanh, mỏ của con trống có màu vàng tươi, con mái có mỏ màu nâu và cam.
Mỏ vịt Mottled Duck trống có màu từ xanh ô liu đến vàng. Mỏ của con mái có màu từ nâu đến cam với các đốm màu sẫm.
Vịt gỗ trống có mỏ màu đỏ với một mảng màu vàng bên dưới.
Trong mùa giao phối, mỏ của loài vịt Ruddy Duck chuyển sang màu xanh da trời nhạt.
Bước 3 - Nhìn kích thước của vịt.
Ở tất cả các loài vịt, con trống thường to hơn con mái. Bên cạnh kích thước to hơn, con trống của loài vịt cổ xanh, vịt Rouen, và vịt Harlequin xứ Welsh cũng có đầu to hơn và cổ dày hơn con mái.
Bước 4 - Quan sát chiếc lông uốn cong gần đuôi vịt.
Vịt trống sẽ có một chiếc lông uốn cong lên ở gần đuôi, gọi là ‘lông giới tính.’ Chiếc lông này có thể nhận thấy rõ ở vịt trống từ 2-4 tháng tuổi và vẫn còn sau khi chúng rụng lông.
Vịt cái không có lông giới tính.
Bước 5 - Nghe tiếng kêu của vịt.
Vịt cái thường kêu to quang quác. Vịt trống thường kêu nhỏ và khàn. Nếu bạn nuôi vịt làm thú cưng và có thể dễ dàng chạm vào nó, bạn có thể túm nhẹ đuôi vịt cho đến khi nó kêu lên.
Tiếng kêu của vịt có thể giúp bạn phân biệt vịt trống và vịt mái từ khi chúng được 1 tháng tuổi.
Ở ngan bướu mũi (Muscovy duck), con mái có tiếng kêu rung hoặc gù gù, con trống phát ra âm thanh rất trầm và lẫn tiếng thở (nghe như 'huch-uch-uch').
Vịt Grey Teal mái kêu như tiếng cục tác, một đặc điểm có thể phân biệt với con trống.
Phương pháp 2 - Quan sát huyệt của vịt
Bước 1 - Đặt ngửa con vịt lên bàn.
Kiểm tra huyệt là một phương pháp khác để xác định giới tính của vịt. Cách này được dùng để phân biệt giới tính ở các loài vịt mà con trống và con mái có bộ lông bên ngoài giống nhau, nhưng cũng được dùng để phân biệt vịt con được 12 ngày tuổi. Kiểm tra huyệt là một kỹ thuật khó thực hiện; nếu thấy khó khăn, bạn có thể nhờ ai đó có kinh nghiệm hơn kiểm tra giúp.
Khi đặt con vịt lên bàn, bạn hãy để ức vịt ngửa lên và chân hướng về phía đối diện với bạn. Đuôi vịt phải thò ra khỏi mép bàn sao con vịt có thể gập đuôi xuống để bạn kiểm tra huyệt.
Nếu không có một mặt phẳng chắc chắn để đặt con vịt, bạn có thể quỳ xuống và đặt con vịt lên chân bạn sao cho đuôi của nó có thể gập qua đầu gối bạn.
Phương pháp này càng khó hơn khi kiểm tra vịt con, vì vậy bạn hãy nhờ người có chuyên môn thực hiện.
Bước 2 - Xác định lỗ huyệt của con vịt.
Huyệt là một lỗ nhỏ bên ngoài gần đuôi vịt. Đường sinh dục và sinh sản của vịt kết thúc ở huyệt. Bạn hãy dùng ngón tay bới lông vịt để xác định vị trí lỗ huyệt bên ngoài.
Bước 3 - Vạch lỗ huyệt và bộ phận sinh dục.
Dùng ngón trỏ gập đuôi vịt xuống, ngón giữa và ngón đeo nhẫn đẩy phần kia của đuôi vịt lên trên theo hướng ngược lại, tiếp đó đặt hai ngón cái ở hai bên lỗ huyệt và từ từ tách hai ngón cái ra xa nhau.
Nhẹ tay khi cố gắng vạch lỗ huyệt và bộ phận sinh dục của vịt. Con vịt có thể bị thương nghiêm trọng nếu bạn ấn quá mạnh.
Một cách khác để vạch lỗ huyệt và bộ phận sinh dục là đút ngón tay sâu khoảng 1 cm vào lỗ huyệt và xoay tròn ngón tay để làm giãn cơ thắt vốn có tác dụng khép lỗ huyệt. Khi cơ thắt giãn ra, bạn có thể dùng hai ngón cái để tách các thành của lỗ huyệt ra xa nhau.
Bước 4 - Xác định cơ quan sinh sản trong lỗ huyệt.
Khi vạch lỗ huyệt và bộ phận sinh dục của vịt, bạn có thể xác định đó là con trống hay con mái. Vịt trống có dương vật thò ra khỏi lỗ huyệt. Vịt mái sẽ có miệng vòi trứng trong huyệt.
Vịt trống chưa trưởng thành có dương vật nhỏ và không được che kín, vịt trống trưởng thành có dương vật lớn hơn và được che kín.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Di%E1%BB%87t-ong-v%C3%A0ng | Cách để Diệt ong vàng | Ong vàng thuộc nhóm ong bắp cày và hay xung đột nhất với con người. Không như ong mật và ong giấy, ong vàng có tính xã hội cao, hăng hái trong việc tìm kiếm thức ăn và có thể khá hiếu chiến khi bị kích động. Ong vàng được coi là loài côn trùng có lợi, nhưng đôi khi chúng ta cũng phải xử lý lũ ong bắp cày khó chịu này và tổ của chúng.
Phương pháp 1 - Xử lý ong vàng đơn lẻ
Bước 1 - Xác định rằng đó không phải là ong mật.
Có thể bạn sẽ khó xác định trong thời gian ngắn khi cố gắng quan sát một sinh vật bay vù vù xung quanh mình, nhưng việc phân biệt là cần thiết. Ong vàng thuộc nhóm ong bắp cày và là một trong những loài hung hãn nhất. Không giống như nhiều loài ong bắp cày thường gặp, chúng có cũng có những dải sọc màu vàng và đen xen kẽ như ong mật. Tuy nhiên ong vàng có thân mình mỏng hơn, ít lông hơn ong mật.
Tránh giết ong mật, loài ong đóng một vai trò quan trọng trong môi trường sinh thái nhưng không có biểu hiện quá hung hăng đối với con người. Nói đến sự đóng góp của ong mật, người ta tin rằng chúng chịu trách nhiệm cho 1/3 số thức ăn của chúng ta!
Ong mật sẽ chết sau khi chích một lần và thường không hung hăng đối với con người. Chúng hiền lành, chỉ đốt để tự vệ và cảnh báo cho cả tổ. Trái lại, ong bắp cày có thể chích vô số lần và không hề dè dặt.
Bước 2 - Mở cửa ra vào và cửa số nếu bạn đang ở trong nhà.
Mục đích ở đây là loại bỏ mối nguy. Đôi khi bạn có thể làm việc này bằng cách chừa lối thoát cho ong bắp cày. Tuy nhiên bạn không nên lùa ong vàng; nỗ lực của bạn có thể khiến bạn bị ong đốt.
Mặt khác, bạn không nên mở cửa sổ hoặc cửa ra vào nếu biết rằng có tổ ong vàng ở đối diện.
Bước 3 - Để lại thức ăn mà chúng thích.
Việc bạn cố gắng lấy lại thức ăn đồ uống có thể khiến lũ ong vàng tức giận. Bạn đừng đụng tới chỗ thức ăn ong đậu vào. Nhanh chóng che đậy mọi thứ thức ăn khác, sau đó đem ra khỏi tầm ngắm của lũ ong.
Bước 4 - Giữ bình tĩnh khi một con ong vàng đậu lên người.
Những chuyển động đột ngột sẽ chỉ làm tăng rủi ro bạn bị ong đốt. Nếu bị ong vàng đậu lên người, bạn đừng cử động đột ngột. Tốt nhất là bạn nên chờ cho nó tự bay đi. Nếu chiến thuật này không có tác dụng, bạn nên chậm rãi và nhẹ nhàng tránh đi.
Bước 5 - Không gây chiến với ong bắp cày.
Một cuộn giấy báo hoặc vỉ đập ruồi có thể giết được một con ong vàng, nhưng cũng đặt bạn trước rủi ro chuốc lấy thương tích. Khi cố gắng đánh con ong bắp cày nhưng không giết được nó, bạn có rủi ro bị đốt nhiều hơn.
Tương tự như vậy, bạn cũng không nên dùng bất cứ loại bình xịt diệt côn trùng nào để đối phó với một con ong vàng. Thuốc xịt sẽ gây ô nhiễm nếu được dùng trong nhà và có thể nguy hại cho bất cứ ai ở gần đó.
Việc giết ong bắp cày (hoặc kích động chúng) còn có thể khiến đồng bọn của chúng trở nên vô cùng hung hăng. Nọc ong bắp cày là loại "nọc cảnh báo," có thể thu hút những con ong vàng khác tới và nhắm vào bạn làm mục tiêu tấn công.
Bước 6 - Dùng thức ăn để dụ và bẫy ong bắp cày.
Ong vàng thường xung đột với con người vì thức ăn. Bạn có thể thấy ong vàng bay vo ve xung quanh thùng rác, và chúng đặc biệt thích hoa quả, thịt và các thức uống có đường. Bạn có thể lợi dụng đặc điểm này bằng cách dùng thức ăn để dụ cho chúng đậu xuống.
Cho thức ăn vào trong một chiếc lọ có thể đậy kín hoặc chai nước ngọt có nắp vặn. Khi một con ong vàng đậu xuống, bạn hãy nhốt nó bên trong và đem vứt (hoặc đem ra xa thả nếu bạn đang ở trong môi trường thích hợp).
Bước 7 - Làm bẫy xà phòng phức tạp hơn một chút.
Rót nước xà phòng vào chai hoặc xô, treo một mẩu protein (một miếng thịt sẽ có hiệu quả) bên trên, cách mặt nước khoảng 2,5-5 cm. Khi ong bay đến lấy miếng thịt, chúng sẽ rơi vào nước xà phòng và chết đuối.
Bạn có thể trùm lưới bên trên miệng xô nếu lo ngại các loài vật khác đến ăn miếng thịt.
Phương pháp 2 - Xử lý tổ ong
Bước 1 - Đảm bảo rằng bạn không bị dị ứng.
Tốt nhất là bạn nên loại trừ khả năng bị dị ứng trước khi bước vào tình thế có thể bị đốt nhiều nốt nếu chẳng may sự việc không diễn ra như mong muốn. Nếu không biết chắc mình có bị dị ứng hay không, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được thử nghiệm nguy cơ dị ứng.
Tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của tình trạng dị ứng ở từng người, vết đốt của ong bắp cày có thể nguy hiểm đến tính mạng. Những vết đốt có thể gây sốc quá mẫn chỉ trong vài phút, dẫn đến sưng tấy, choáng và khó thở.
Bước 2 - Xác định vị trí tổ ong.
Ong vàng là loài côn trùng làm tổ trong hốc. Chúng làm tổ trong đất, trong mái chìa ra của ngôi nhà, dưới hàng hiên, đôi khi ở các hốc trống trong tường. Cách xử lý tổ ong sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của chúng.
Nếu chưa biết tổ ong ở đâu, có thể bạn cần phải dùng thức ăn dụ chúng đến và theo dõi khi chúng bay về tổ. Ong vàng thường bay thẳng khi ra vào tổ, không sà xuống hoặc bay vòng quanh. Một mẩu thịt, mứt, cá ngừ, thức ăn mèo nhúng nước hoặc nước ngọt có thể dùng làm mồi rất hiệu quả.
Bước 3 - Đánh giá tình trạng xâm nhiễm.
Các tổ ong nhỏ có thể xử lý bằng cách xịt thuốc và rời đi, nhưng những tổ lớn hơn sẽ đòi hỏi bạn áp dụng các biện pháp bảo vệ kỹ càng. Ngoài ra, vị trí mà ong vàng chọn làm tổ thường ở những nơi khó với tới và xử lý. Nếu cảm thấy khó khăn, lo ngại hoặc có cảm giác không an toàn, bạn nên gọi cho dịch vụ kiểm soát dịch hại chuyên nghiệp để thực hiện việc này.
Các tổ ong thường được một con ong cái bắt đầu xây vào mùa xuân và sẽ phát triển trong cả năm trước khi chết. Ở những vùng có khí hậu nóng, các tổ ong có thể tồn tại từ năm này sang năm khác, phát triển rất to và đông đúc. Tuy nhiên điều này tương đối hiếm.
Nếu tổ ong có kích thước lớn và có dạng xoắn ốc, có thể bạn đang đối phó với ong vò vẽ. Nếu tổ ong trông giống những tàng ong màu trắng xám, có thể đó là tổ của ong giấy, một loài ong có họ hàng với ong vàng nhưng ít hung hăng hơn.
Bước 4 - Chọn đúng thời điểm.
Ong vàng sẽ lười bay hơn nhiều khi nhiệt độ tụt xuống dưới 10 độ C. Như vậy, chúng sẽ ít hoạt động trong suốt mùa đông, lấy lại sức vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè để nuôi ong con, sau đó trở nên hoạt động và hung hăng hơn với con người trong suốt mùa thu, khi nguồn thức ăn đang cạn kiệt. Thời gian tốt nhất trong năm để tiêu diệt tổ ong bắp cày là cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè, khi đàn ong con mới nở bám vào tổ.
Ong vàng cũng hoạt động mạnh hơn vào ban ngày. Tuy ban đêm khó nhìn rõ hơn, nhưng việc xử lý tổ ong vào ban đêm giúp bạn ít phải đối phó với những con ong hoạt động mạnh.
Nếu nơi bạn ở không thuộc vùng khí hậu nóng quanh năm, tổ ong sẽ chết vào mùa đông. Nếu đã là cuối thu, có thể bạn nên đợi cho ong bay đi – chúng thường hung hãn nhất vào mùa thu.
Bước 5 - Mặc trang phục bảo hộ.
Nếu quyết định tự mình xử lý tổ ong, bạn cần che càng kín da càng tốt. Mặc áo dài tay, quần dài, tất dài và mũ che tai. Mặc nhiều lớp, đi ủng và đeo găng tay. Trùm khăn qua mũi và miệng để che kín nửa dưới mặt. Bạn cũng có thể mua kính bảo hộ với giá rẻ ở bất cứ cửa hàng gia dụng nào để bảo vệ mắt.
Mặc dù gây phiền toái cho con người, nhưng ong vàng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong tự nhiên. Chúng thụ phấn cho hoa và săn ruồi, sâu bướm, nhện và các loài sâu bọ phá hoại mùa màng. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên tránh các màu sáng vốn có thể nhầm với hoa.
Bọc đèn pin bằng giấy bóng kính màu đỏ hoặc dùng bóng đèn đỏ. Ong vàng không nhìn được trong ánh sáng đỏ và sẽ không đề phòng ánh sáng đèn pin nếu bạn tiếp cận vào ban đêm (đây là việc nên làm). Nếu không có giấy bóng kính, bạn nên chiếu đèn pin ra xa tổ khi tiếp cận vào ban đêm.
Bước 6 - Tấn công tổ ong.
Thuốc diệt tổ ong bắp cày tổng hợp có tác dụng nhanh và có thể xịt trực tiếp vào tổ - nhưng các loại thuốc này chứa chất độc nguy hiểm, đòi hỏi phải thật thận trọng khi dùng ở khu vực có thức ăn hoặc gần con người và thú nuôi. Bạn có thể dùng liệu pháp thay thế hóa chất hữu cơ diệt ong bắp cày, sử dụng các loại dầu và a-xít có thể phân hủy, vốn an toàn hơn cho các sinh vật khác. Cả hai lựa chọn này có các dạng xịt và bột.
Bình xịt thường được thiết kế để xịt xa khoảng 6 mét. Bạn hãy tận dụng lợi thế này và đứng dưới dất xịt lên nếu có thể. Tầm vận động của bạn sẽ giảm đáng kể khi bạn đứng trên thang và còn nguy hiểm nếu bạn bị ong tấn công khi đang đứng trên cao.
Nếu tổ ong ở dưới đất, bạn hãy lấp đất lên tổ ngay sau khi xịt hoặc rắc thuốc.
Với các tổ ong ở bên ngoài, bạn có thể xịt trực tiếp vào tổ theo hướng dẫn trên bao bì. Thuốc dạng bột có thể sử dụng thông qua ống bơm.
Dùng nước xà phòng nóng xịt vào tổ ong cũng là một phương án, mặc dù tác dụng không nhanh bằng. Pha 1/3 cốc xà phòng với 2 lít nước, sau đó rót vào bình xịt và xịt vào tổ ong. Bạn sẽ phải xịt nhiều lần mỗi ngày và trong nhiều ngày.
Dự tính trước đường rút lui an toàn (tốt nhất là vào trong nhà). Sau khi xịt, bạn có tối đa 10-15 giây để rút lui vào trong nhà.
Bước 7 - Chờ một tuần để đảm bảo có kết quả.
Nếu xịt tổ ong bằng bất cứ loại hóa chất nào, thông thường bạn phải để nguyên tổ ong như vậy trong khoảng một tuần. Không có gì đảm bảo là toàn bộ ong đều có mặt trong tổ khi bạn xử lý tổ ong, vì vậy bạn nên chờ cho lũ ong vàng bên ngoài quay trở về tổ và bị phơi nhiễm với hóa chất mà bạn đã xịt.
Bước 8 - Vứt bỏ tổ ong.
Việc xử lý tổ ong vàng đúng cách sau khi tiêu diệt số ong bên trong là điều quan trọng. Nếu bạn chỉ kéo tổ ong xuống, chó hoặc các loài động vật khác có thể bị phơi nhiễm với hóa chất trong tổ ong; sau khi xịt thuốc, bạn có thể lấy chổi hoặc xẻng kéo tổ ong xuống và bỏ vào túi rác.
Nếu vì lý do nào đó mà bạn muốn giữ tổ ong ở nguyên vị trí của nó thì cũng không sao. Rất hiếm khi ong vàng sử dụng lại tổ cũ.
Một số người thích giữ lại tổ ong bắp cày vì bị thu hút bởi vẻ đẹp tự nhiên và phức tạp của nó. Bạn có thể trưng bày nếu thích. Trứng ong không thể nở và sống sót nếu không được cho ăn và chăm sóc, vì vậy nếu tổ ong không hoạt động trong vòng một tuần thì nghĩa là bạn đã thoát khỏi lũ ong.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Khi%E1%BA%BFn-m%C3%A8o-quen-v%C3%A0-y%C3%AAu-qu%C3%BD-b%E1%BA%A1n | Cách để Khiến mèo quen và yêu quý bạn | Gắn bó với mèo có thể là một việc khó khăn. Mèo là loài động vật độc lập và không cần phải thường xuyên tương tác với con người để cảm thấy hài lòng. Để củng cố mối quan hệ với mèo, bạn cũng cần phải tạo ra một môi trường sống an toàn và tích cực. Bạn còn phải hướng dẫn mèo cách liên hệ bạn với những thứ mà chúng thích, ví dụ như đồ ăn. Dù mèo của bạn còn nhỏ hay đã trưởng thành, bạn vẫn có thể tạo nên một mối quan hệ tuyệt vời với mèo nhờ sự nỗ lực và kiên nhẫn.
Phương pháp 1 - Giúp một chú mèo mới quen với giao tiếp
Bước 1 - Giúp mèo tiếp xúc với xã hội càng sớm càng tốt.
Để xây dựng một mối quan hệ bền vững với mèo, bạn cần phải đảm bảo mèo cảm thấy thoải mái khi ở cạnh con người. Tập cho mèo giao tiếp xã hội từ sớm là việc rất quan trọng đối với mối quan hệ của chúng với con người sau này.
Cho mèo tiếp xúc với người khi mèo được 2 tới 7 tuần tuổi, việc đó sẽ tạo điều kiện tốt cho sau này.
Giao tiếp xã hội bao gồm việc bế mèo và khuyến khích mèo tương tác với người hoặc những động vật khác. Những tương tác này cần phải đủ dễ chịu để mèo cảm thấy muốn tiếp tục giao tiếp trong tương lai.
Cân nhắc cho mèo tham gia các lớp giao tiếp. Bác sĩ thú y có thể giới thiệu cho bạn vài nơi để bạn cân nhắc.
Bước 2 - Kiên nhẫn với những chú mèo trưởng thành.
Nếu mèo của bạn đã trưởng thành, bạn cũng đừng từ bỏ hi vọng. Bạn vẫn có thể giải quyết được việc này. Những tương tác tích cực cũng mất thời gian nhất định khi bạn muốn kết thân với một chú mèo ở độ tuổi bất kì.
Kể cả mèo hoang 4 năm tuổi (không được con người chăm sóc) cũng có thể học cách giao tiếp.
Giao tiếp với một chú mèo đã trưởng thành sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn hơn. Bạn vẫn sẽ thực hiện các bước như trong bài viết này. Tuy nhiên, bạn nên sẵn sàng với việc mèo sẽ tốn nhiều thời gian hơn thì mới chấp nhận bạn.
Bước 3 - Tạo môi trường sống thoải mái cho mèo.
Mèo sẽ không chịu giao tiếp nếu không cảm thấy an toàn và thoải mái. Hãy tạo ra một môi trường yên tĩnh và không có mối đe doạ nào khi bạn mang về nhà một chú mèo mới.
Hãy bắt đầu bằng cách đặt mèo trong một căn phòng yên tĩnh, nơi mèo cảm thấy dễ chịu. Phòng ngủ của bạn là một sự lựa chọn tốt. Bạn hãy dành thời gian ở đó để giúp mèo quen với mùi của bạn. Dần dần cho phép mèo khám phá những môi trường khác khi mèo đã cảm thấy thoải mái hơn.
Cung cấp cho mèo những địa điểm dễ chịu và thú vị để nằm (và chui vào). Một cây leo trèo dành cho mèo sẽ rất phù hợp với những chú mèo cần một chút an toàn và riêng tư.
Mèo luôn cần được cung cấp sẵn đồ ăn, nước uống, chậu cát và một trụ mài móng.
Bước 4 - Giữ khoảng cách vừa đủ.
Đừng kè kè ở bên mèo hoặc vồ vập mèo mọi lúc mọi nơi. Bằng cách bình tĩnh và giữ khoảng cách, bạn sẽ thể hiện cho mèo thấy rằng bạn không nguy hiểm và mèo không cần phải sợ bạn.
Việc này đặc biệt quan trọng đối với những chú mèo trưởng thành chưa quen với việc ở cạnh con người. Việc bạn chú ý tới những chú mèo này quá nhiều sẽ lợi bất cập hại. Bạn phải để chúng tự tìm đến bạn.
Ngồi đọc sách hoặc xem TV, lờ mèo đi. Rải đồ ăn quanh phòng và khuyến khích mèo bước ra tìm đồ ăn. Mèo sẽ đi theo dấu đồ ăn và tiến tới gần bạn hơn. Hãy ngồi yên. Đừng tới gần hoặc nói chuyện với mèo trước. Cứ để chúng quen với việc ở chung một phòng với bạn đã. Đồ ăn sẽ tạo ra một mối liên hệ tích cực với sự hiện diện của bạn.
Để mèo tới gần bạn. Nhử hoặc ném đồ chơi để tạo hứng thú cho chính mình. Đừng vội vuốt ve mèo vì bạn có thể khiến mèo sợ. Ban đầu, hãy để sự hiện diện của bạn không toát lên vẻ nguy hiểm, sau đó hãy bắt đầu vuốt ve mèo, thậm chí mỗi lần chỉ vuốt một cái. Đừng nôn nóng, nếu không, bạn sẽ phải giành lại niềm tin của mèo từ đầu.
Hãy nhớ rằng có thể phải mất một thời gian thì mèo mới biết rằng bạn không có ý định làm hại chúng. Còn hiện tại, mèo vẫn chưa quen bạn. Hãy thế hiện tình yêu bằng sự kiên nhẫn khi mèo mới về nhà bạn.
Bước 5 - Sử dụng thiết bị khuếch tán pheromone để trấn an một chú mèo đang sợ hãi.
Chúng có chứa một loại pheromone mà mèo tiết ra khi bình tĩnh, nhờ đó, nó sẽ giúp một chú mèo đang sợ hãi cảm thấy yên tâm và thư giãn.
Các bộ khuếch tán pheromone rất dễ sử dụng. Bạn chỉ cần cắm chúng vào ổ điện giống như các thiết bị làm thơm phòng khác. Sau đó, hãy kiểm tra định kì để đảm bảo dịch lỏng trong đó không bị cạn.
Bạn có thể tìm thấy những thiết bị này ở hầu hết các cửa hàng thú cưng hoặc các tiệm bán đồ trực tuyến.
Bước 6 - Nhẹ nhàng vuốt ve mèo nếu mèo mời gọi bạn.
Mèo rất dễ bị quá khích, và chúng sẽ trở nên sợ hãi hoặc đề phòng nếu bạn cứ cố thể hiện tình cảm lúc mèo chưa cho phép. Hãy đảm bảo mèo sẽ liên hệ bạn với một thứ tình cảm dịu dàng và chừng mực thay vì sợ hãi.
Nhẹ nhàng vuốt ve mèo nếu mèo cọ vào bạn. Khi mèo cọ mình vào bạn, đó là một cử chỉ thân thiện. Hãy củng cố mối quan hệ mà mèo đang thiết lập với bạn bằng cách tận dụng cơ hội này để vuốt ve.
Mèo thích được gãi đầu và cổ. Chúng cũng thích được vuốt lưng ở ngay vị trí đuôi tiếp giáp với cột sống. Tuy nhiên, những cú vuốt dọc sống lưng có thể khiến mèo quá khích tới nỗi chúng muốn cào hoặc cắn bạn.
Cho mèo đồ ăn vặt ngay khi bạn vừa bế mèo xong sẽ giúp mèo liên hệ tới sự tiếp xúc thân thể một cách tích cực.
Bước 7 - Bế mèo khi mèo cảm thấy thư giãn.
Hãy cứ vuốt ve mèo chừng nào nó còn cảm thấy thích thú, sau đó hãy bế mèo lên và mang mèo tới một nơi có nắng đẹp, hoặc cho mèo đồ ăn. Nhờ đó, bạn sẽ giúp mèo nghĩ rằng được bế là một việc tốt.
Đừng cố ôm ấp mèo nếu mèo không muốn. Việc này sẽ phá vỡ niềm tin mà bạn đang cố gây dựng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những chú mèo trưởng thành.
Sẽ có những lúc bạn phải bế mèo lên khi mèo không muốn, ví dụ như lúc bạn cần cho mèo vào trong lồng. Hãy làm việc này càng nhẹ nhàng càng tốt, trấn an mèo bằng giọng ôn tồn, vuốt ve hoặc thậm chí là cho mèo ăn đồ ăn vặt.
Bước 8 - Tìm tới sự can thiệp y tế khi đã hết cách.
Những chú mèo trưởng thành nhút nhát và hay sợ hãi có thể cần được kê thuốc để giúp thúc đẩy quá trình làm quen. Hãy trao đổi với bác sĩ thú y nếu mọi cách làm trên đều không có tác dụng.
Nhiều chuyên gia về hành vi động vật có thể giúp bạn trong những trường hợp nghiêm trọng. Hãy nhờ bác sĩ thú y giới thiệu.
Phương pháp 2 - Xây dựng một mối quan hệ tích cực với mèo
Bước 1 - Đảm bảo rằng bạn là người cho mèo ăn.
Khi mèo đã quen với sự hiện diện của bạn, bạn có thể bắt đầu xây dựng một mối quan hệ tích cực. Thức ăn là một động lực tuyệt vời, và bạn nên là người mà mèo liên hệ với đồ ăn. Việc này sẽ giúp mèo liên hệ sự hiện diện của bạn với những điều tích cực.
Cho mèo ăn từ hai tới ba bữa nhỏ một ngày thay vì để sẵn một phần ăn lớn cho cả ngày. Điều đó sẽ củng cố mối liên hệ giữa bạn và đồ ăn. Nếu đã để sẵn thức ăn khô cho mèo, bạn vẫn có thể tạo ra những bữa ăn nhỏ với thực phẩm ướt theo cách này.
Ở lại trong phòng khi mèo đang ăn để giúp củng cố mối liên hệ giữa bạn và đồ ăn. Bạn cũng có thể vuốt ve mèo khi mèo đang ăn.
Việc cho mèo ăn đồ ăn chất lượng cao cũng sẽ giúp mèo tin rằng bạn chính là người mang lại những thứ ngon lành nhất. Dùng đồ ăn vặt để củng cố những hành vi tốt, ví dụ như lúc mèo cọ vào chân bạn hoặc thể hiện tình cảm với bạn.
Bước 2 - Triệt sản cho mèo.
Mèo sẽ gắn bó với bạn hơn nếu không bị bản năng kết đôi với những chú mèo khác chi phối.
Triệt sản cho mèo cũng là việc cần thiết để hạn chế số lượng mèo. Việc này đặc biệt quan trọng nếu mèo của bạn được nuôi thả. Nếu mèo chưa được triệt sản, bạn hãy liên hệ phòng khám thú y hoặc các cộng đồng nhân đạo khác tại địa phương để đặt lịch.
Bước 3 - Trò chuyện với mèo.
Thường xuyên nói chuyện với mèo bằng một giọng nói bình tĩnh và không đáng sợ. Tông giọng và các cử chỉ của bạn sẽ mang lại cho mèo một thông điệp. Hãy thực hiện sao cho thông điệp đó toát lên vẻ thân thiện.
Quát tháo mèo (hoặc bất kì một loài động vật nào khác) sẽ khiến nó sợ hãi và không tin tưởng bạn nữa. Ngay cả khi mèo hư, hãy cố gắng đừng mắng mèo.
Bước 4 - Chơi với mèo.
Khi mèo đã cảm thấy đủ thoải mái để tiếp cận bạn, bạn có thể nhử hoặc buộc đồ chơi vào sợi dây để dụ mèo chơi cùng. Không phải lúc nào mèo cũng muốn chơi với bạn, vì thế, hãy tận dụng mọi cơ hội để trở nên gắn bó với mèo hơn.
Nhiều chú mèo rất thích bạc hà mèo. Bạn có thể mua đồ chơi chứa loại thảo mộc này để khuyến khích mèo chơi đùa.
Việc chơi với mèo được coi là thành công khi mèo tới rủ bạn chơi cùng. Ví dụ, mèo có thể cọ xát hoặc trèo lên người bạn. Dù bạn có thể dụ mèo chơi bằng những đồ chơi phát sáng hoặc treo lơ lửng, mèo vẫn có thể lờ bạn đi nếu không cảm thấy thích chơi.
Bước 5 - Giữ vệ sinh cho mèo và chậu cát.
Mèo sẽ hài lòng khi có một bộ lông và môi trường sống sạch sẽ. Thường xuyên dọn chậu cát cho mèo để mèo không phải sử dụng chậu cát quá bẩn. Một chậu cát bẩn sẽ khiến mèo khó chịu và không vui, và mèo sẽ phản ứng xấu với điều đó.
Dù mèo có thể dành nhiều thời gian để chải chuốt, bạn vẫn có thể chải lông cho mèo để cả hai trở nên gắn bó hơn. Hãy dùng loại bàn chải chuyên dụng dành cho mèo. Một số chú mèo sẽ không cho phép bạn động vào, nhưng một số khác sẽ thích khi bạn làm vậy. Việc này còn có thể làm giảm lượng lông mèo rụng trong nhà, nhất là khi bạn nuôi mèo lông dài.
Bước 6 - Giữ cho mèo khoẻ mạnh.
Mèo có thể xa lánh hoặc trốn tránh bạn nếu có vấn đề về sức khoẻ. Hãy đưa mèo đi khám sức khoẻ định kì. Liên hệ với phòng khám nếu bạn nhận thấy những thay đổi đáng kể trong sức khoẻ hoặc hành vi của mèo.
Mèo sẽ không hiểu rằng bạn quan tâm tới sức khoẻ của chúng khi bị đưa tới phòng khám. Tuy nhiên, giữ sức khoẻ cho mèo chính là cách tốt nhất để bạn thể hiện tình cảm.
Mèo có thể không thấy yêu bạn khi bị bạn cho vào lồng để mang đi khám, nhưng những năm tháng khoẻ mạnh sau này có thể bù đắp cho việc đó.
Bước 7 - Nhận ra những dấu hiệu tình cảm.
Ai cũng biết rằng rên gừ gừ là dấu hiệu của sự hài lòng ở mèo. Có thể bạn chưa biết, nhưng một cái chớp mắt chậm rãi của mèo cũng là dấu hiệu của sự hài lòng và chấp nhận.
Hãy chớp mắt chậm rãi lại với mèo. Nhiều người gọi đây là “nụ hôn của mèo”. Mèo có thể sẽ coi đó là dấu hiệu cho thấy bạn thân thiện và không nguy hiểm.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%C3%A8n-ch%E1%BB%AF-trong-Photoshop | Cách để Chèn chữ trong Photoshop | Adobe Photoshop được sử dụng nhiều nhất để minh họa và chỉnh sửa hình ảnh. Bạn cũng có thể thêm văn bản trong Photoshop và điều chỉnh những đặc tính (chẳng hạn như phông chữ, kích thước và màu sắc văn bản, tạo quảng cáo, hình ảnh hoặc tiêu đề). Lưu ý: mọi người chèn chữ trong Photoshop chủ yếu là để thêm yếu tố trực quan bằng thông điệp ngắn vào hình ảnh Photoshop thay vì nhập những đoạn văn hoặc tài liệu văn bản.
Phương pháp 1 - Thêm văn bản bất kỳ
Bước 1 - Chọn công cụ Type với hình chữ "T" từ trong bảng công cụ.
Bạn có thể nhấp vào biểu tượng hoặc chỉ cần nhấn chữ "T" trên bàn phím để mở công cụ văn bản. Sau đó bạn có thể nhấp vào bất cứ vị trí nào trên ảnh để tiến hành nhập văn bản.
Bước 2 - Thiết lập cài đặt văn bản bằng cách sử dụng trình đơn đầu màn hình.
Sau khi bạn nhấp vào công cụ Text, một nhóm tùy chọn sẽ hiện ra đầu màn hình Photoshop để bạn có thể chọn màu sắc, phông chữ, kích thước và căn chỉnh. Chúng ta còn có thể sử dụng "Character" hoặc "Paragraph", tùy chọn này giống với khung chỉnh sửa văn bản trong những chương trình như Microsoft Word. Bạn có thể tìm những khung này bằng cách nhấp vào "Window" ở phía trên cùng màn hình rồi tìm tùy chọn "Character" và "Paragraph".
cho phép bạn chọn tên của các phông chữ khác nhau, chẳng hạn như Arial và Times New Roman.
điều chỉnh những điểm trong kích thước phông chữ để làm cho văn bản lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
chọn vị trí của văn bản nằm giữa hay sát về bên phải hoặc trái.
nhấp vào bảng màu phông chữ để chọn những màu sắc khác nhau cho văn bản.
Bước 3 - Nhấp vào phần hình ảnh tại vị trí mà bạn muốn thêm văn bản trên Photoshop.
Nếu bạn chỉ nhấp vào đâu đó trên ảnh, con trỏ chuột sẽ hiện ra tại nơi mà chữ cái đầu tiên xuất hiện. Bạn chỉ cần tiến hành nhập và Photoshop sẽ thêm văn bản vào từ điểm bắt đầu này.
Nếu bạn chỉ chèn chữ đơn giản thì vậy là xong.
Nếu biết cách sử dụng công cụ pen, bạn có thể nhấp vào đường dẫn để nhập chữ dọc theo dòng đó.
Bước 4 - Trước khi nhập, hãy nhấp và kéo công cụ text để văn bản chỉ nằm trong một vùng.
Nếu muốn chữ nằm trong một vùng cụ thể, bạn có thể nhấp và kéo chuột để xác định vùng đó trước khi tiến hành nhập. Văn bản nếu không vừa với vùng đã xác định thì sẽ không xuất hiện trừ khi bạn thu nhỏ kích thước phông chữ.
Bước 5 - Nhấp vào bên ngoài hộp văn bản hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl (Control) và Enter để xem cách mà chữ sẽ hiển thị sau cùng trên ảnh Photoshop.
Nếu chương trình cứ bắt đầu văn bản mới khi bạn nhấp vào bên ngoài thì bạn chỉ cần nhấp vào công cụ khác để thoát khỏi trình chỉnh sửa văn bản và tiếp tục. Bạn có thể nhấp đúp vào văn bản hoặc chỉ cần chọn công cụ Text rồi nhấp vào văn bản lần nữa để chỉnh sửa phông chữ và kiểu chữ bất kỳ lúc nào.
Bạn sẽ không thể chỉnh sửa văn bản nếu bạn tiến hành raster hóa. Nếu bạn vô tình thấy tùy chọn Rasterize thì cứ tạm bỏ qua vào lúc này.
Nếu lớp văn bản đang được chọn, bạn có thể nhấn Ctrl-T hoặc Cmd-T để chỉnh lại kích thước bằng tay thay vì chọn lại kích thước phông chữ mới.
Phương pháp 2 - Thêm hiệu ứng văn bản phức tạp hơn
Bước 1 - Nhấp và giữ chuột trên biểu tượng Text trong thanh công cụ để hiển thị các tùy chọn nhập văn bản khác nhau.
Lưu ý: biểu tượng này có hình giống chữ "T". Khi bạn nhấp vào chữ T và giữ chuột, các tùy chọn văn bản thay thế sau sẽ hiện ra.
được sử dụng nhiều nhất, công cụ này cho phép bạn nhập văn bản theo hàng ngang từ trái sang phải. Đây là tùy chọn mặc định nếu bạn chỉ đơn thuần nhấp vào công cụ Text.
Cho phép bạn gõ chữ theo hàng dọc thay vì từ trái sang phải.
Công cụ này biến văn bản thành mặt nạ và được áp dụng trong nhiều thủ thuật Photoshop thú vị. Ngay khi bạn nhấp vào, chương trình sẽ thêm một lớp bên dưới văn bản và sử dụng lớp này để "tô màu" khi bạn nhập.
Hoạt động tương tự tùy chọn Horizontal Type Mask, tuy nhiên chữ sẽ được nhập theo chiều dọc thay vì từ trái sang phải.
Bước 2 - Sử dụng trình đơn "Paragraph" và "Character" để thay đổi khoảng cách dòng, xóa khoảng trắng và các tùy chọn chuyên sâu hơn.
Nếu bạn muốn kiểm soát văn bản thì trình đơn Character và Paragraph chính là thứ cần tìm. Biểu tượng của trình đơn Character là chữ A với đường thẳng đứng phía sau. Tùy chọn Paragraph có biểu tượng chữ P với hai đường dọc và vòng tròn được tô màu, tuy nhiên bạn cũng có thể nhấp vào "Window → "Paragraph" nếu như không tìm thấy.
Nhấp và kéo những biểu tượng trong mỗi trình đơn để thử. Bạn có thể nhìn thấy ngay tác dụng của tùy chọn trên thực tế. Hầu hết đều tác động đến khoảng cách dòng.
Trình đơn Character chủ yếu là tác động đến kiểu thực tế, trong khi đó Paragraph điều chỉnh khối văn bản tổng thể và căn chỉnh dòng.
Nếu bạn không thể truy cập Paragraph Options, hãy nhấp phải vào văn bản và chọn "Convert to Paragraph Text".
Bước 3 - Nhấp phải vào văn bản và chọn "Blending Options" để hiển thị những hiệu ứng mang đến cái nhìn chuyên nghiệp.
Blending Options cho phép bạn thêm bóng, viền, phát sáng và thậm chí là những công cụ về 3D, mỗi tùy chọn trong đó hoàn toàn có thể tùy chỉnh được. Mặc dù bạn có thể tự do áp dụng thử trong trình đơn Blending Options nhưng sau đây là một số hiệu ứng chính tạo nên văn bản đẹp mắt:
Công cụ này tạo nên chữ 3D bằng cách tập hợp các nét của văn bản lại thành hình trụ 3D giống dạng ống.
Tùy chọn này viền xung quanh văn bản bằng nét màu, nét đậm và hoa văn tùy bạn chọn.
Những tùy chọn này sẽ thay đổi màu sắc phông chữ, thiết lập màu mới, hoa văn hoặc gradient lên hình dạng văn bản. Thậm chí bạn có thể giảm độ mờ đục của những lớp phủ để tạo nên hiệu ứng bóng và hòa quyện thú vị.
Thêm bóng ngắn và di chuyển được vào phía sau chữ (giống như có một bức tường ở phía sau cách văn bản vài mét). Bạn có thể thay đổi góc độ, độ mềm và kích thước bóng.
Bước 4 - Tìm và thêm phông chữ mới trên mạng.
Việc thêm phông chữ vào Photoshop là cực kì dễ. Bạn chỉ cần tải phông chữ về, kéo và thả vào chương trình để thêm. Với từ khóa "Free Fonts" hoặc "phông chữ miễn phí", chúng ta có thể tìm được mọi thứ mình cần.
Phông chữ thường là tập tin đuôi .ttf.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/U%E1%BB%91ng-r%C6%B0%E1%BB%A3u-vang | Cách để Uống rượu vang | Uống rượu vang không đơn giản chỉ là hớp một ngụm rượu mà đòi hỏi phải có kỹ năng. Tuy rằng rượu vang có hàng ngàn loại khác nhau, nhưng bạn có thể nắm vững một vài yếu tố về kinh nghiệm uống rượu vang để tận hưởng tối đa lợi ích. Khi tìm hiểu về các thành phần của rượu vang, chẳng hạn như hương vị, sự tinh tế, và độ mạnh, bạn sẽ có thể tìm được loại rượu vang phù hợp cho mình.
Phương pháp 1 - Thưởng thức rượu
Bước 1 - Nhờ người giới thiệu.
Nếu mới bắt đầu uống rượu vang, bạn nên đến cửa hàng chuyên kinh doanh rượu vang để tham khảo ý kiến lựa chọn loại rượu phù hợp. Nếu gần nhà không có cửa hàng rượu đặc sản thì bạn có thể đến cửa hàng rượu thông thường hay siêu thị, ở đó có đầy đủ các loại rượu vang để bạn lựa chọn.
Giải thích với chuyên gia rượu vang hoặc nhân viên cửa hàng về loại hương vị ưa thích để họ giúp bạn chọn loại rượu tốt nhất.
Nếu có dự định dùng rượu kèm với thức ăn, bạn nên cung cấp thông tin món ăn để họ chọn giúp loại rượu phù hợp.
Bước 2 - Chọn rượu vang.
Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ đặc điểm cần tìm của rượu vang, vì chúng có rất nhiều loại. Bạn muốn rượu có hương vị mạnh hay nhẹ? Hương vị tương ứng với độ nặng của rượu vang khi cảm nhận trong miệng. Bạn thích rượu vang nguyên chất hay ngọt? Trong thuật ngữ của rượu, nguyên chất ngược lại so với ngọt. Bạn thích uống rượu vang nặng hay dịu nhẹ? Rượu vang có axit làm mát thuộc loại rượu có vị chua, còn rượu vang dễ uống được gọi là rượu êm.
Các loại rượu vang đỏ phổ biến nhất đó là Cabernet Sauvignon, Merlot, và Pinot Noir.
Thử rượu vang trắng. Một số loại rượu vang trắng phổ biến bao gồm Chardonnay, Pinot Grigio, và Sauvignon Blanc.
Bước 3 - Rót khoảng 30-60 ml rượu vào cốc để thử trước khi uống cốc đầy.
Thông thường bạn có thể uống vài ngụm trước khi uống một cốc đầy. Thử rượu đúng cách là phương pháp để xác định xem liệu bạn có thích hương vị chung của rượu vang hay không.
Bước 4 - Trải nghiệm hương thơm.
Lắc rượu trong cốc để trải ra bề mặt rộng hơn. Cách này giúp rượu vang tiếp xúc nhiều với không khí và làm tăng mùi thơm của rượu. Lắc rượu bằng cách giữ phần đáy hoặc chân cốc. Ngửi mùi hương trong khi lắc cốc rượu. Một số mùi thơm phổ biến bao gồm vị hoa quả, gia vị, thảo dược và hoa.
Ngửi mùi rượu vài lần, lắc trước khi ngửi. Rượu phức hợp có nhiều mùi, và việc ngửi từng hương thơm khác nhau có tác dụng làm tăng mùi vị của rượu.
Mùi vị chung của rượu vang là sự kết hợp giữa hương thơm và vị ngon, vì thế bạn không nên bỏ qua bước ngửi rượu.
Bước 5 - Thử rượu.
Thử bằng từng ngụm nhỏ. Tráng rượu xung quanh vòm miệng bằng cách mút nhẹ trong miệng. Ngậm rượu từ 5-10 giây trước khi nuốt để cảm nhận hương vị. Sau khi nuốt, chú ý đến mùi vị sau đó. Rượu vang chất lượng cao thường có sự hoàn thiện rõ ràng. Mùi vị sau khi uống sẽ đọng lại trên vòm miệng trong một thời gian.
Phương pháp 2 - Uống rượu vang
Bước 1 - Uống từng ngụm rượu.
Rượu vang có vị ngon nhất khi uống từng ngụm và nhấm nháp, thay vì nuốt ực. Uống từng hớp nhỏ, và ngậm rượu ở giữa phần lưỡi trước khi nuốt. Cách này giúp bạn thưởng thức nhiều hương vị của rượu.
Rượu vang đỏ thường có mùi vị nồng và ngon nhất khi uống từng ngụm và nhấm nháp. Bạn có thể dùng kèm bữa tối hoặc tráng miệng hoặc uống riêng. Uống rượu vang thật chậm để thật sự cảm nhận hương vị của rượu. Lắc rượu trước khi uống từng ngụm để rượu được ô-xi hóa tốt hơn.
Rượu vang trắng có thể uống riêng nhưng vẫn có thể kết hợp với nhiều loại đồ ăn và tráng miệng. Rượu vang trắng thường tươi mát hơn rượu vang đỏ, vì thế chúng có tác dụng cân bằng hương vị nồng một cách tinh tế. Mỗi lần uống một ngụm rượu vang trắng, và để mùi vị của rượu lưu lại trên vòm miệng trước khi nuốt.
Bước 2 - Kết hợp rượu với thức ăn phù hợp.
Bạn cần xem xét nhiều yếu tố khi dùng rượu vang với thức ăn, dễ nhất là nghĩ đến cách kết hợp cân bằng. Ví dụ, rượu vang sủi bọt thường hợp với thức ăn mặn, chiên xào. Sự các-bon hóa và axit cạnh tranh và lọc sạch muối ra khỏi vòm miệng khi uống từng ngụm.
Chọn rượu vang trắng êm với thức ăn như cá béo hoặc nước sốt kem. Ví dụ, Chardonnay sẽ rất ngon khi ăn cùng với cá chẳng hạn như cá hồi hoặc hải sản sốt rượu.
Kết hợp Rosé nguyên chất với thức ăn béo ngậy. Một số loại phô mai thường phù hợp với rượu vang trắng, và số khác thì hợp với rượu vang đỏ. Tuy nhiên, hầu hết phô mai kết hợp tốt với rosé nguyên chất có tính axit của rượu vang trắng và mùi trái cây của rượu vang đỏ.
Rượu vang đỏ chẳng hạn như Cabernet và Bordeaux thích hợp với thịt đỏ như thịt nướng và sườn. Chúng làm mát vòm miệng sau khi cắn từng miếng thịt.
Đối với đồ tráng miệng, bạn nên chọn rượu có vị ngọt hoặc ngọt hơn món tráng miệng. Ví dụ, kết hợp sô cô la đắng và rượu vang đỏ ngọt chẳng hạn như Zinfandel thu hoạch muộn.
Tìm hiểu kết hợp thức ăn và rượu vang để chọn loại thức ăn phù hợp cho từng loại rượu.
Bước 3 - Đổi rượu.
Khi uống và thưởng thức rượu vang, người ta thường thử nhiều loại rượu vang đỏ và trắng. Bạn nên chuyển đổi từ rượu vang nhẹ và ngọt sang rượu nguyên chất nặng hơn. Nếu muốn thử rượu vang đỏ và trắng, bạn nên uống rượu vang trắng trước rồi mới đổi sang rượu vang đỏ. Nếu uống rượu vang đỏ trong bữa ăn, bạn nên uống chardonnay kèm theo bữa tối, và uống rượu vang đỏ sau khi ăn. Ngoài ra bạn có thể chọn rượu vang đỏ ngọt để dùng kèm món tráng miệng.
Phương pháp 3 - Chuẩn bị rượu
Bước 1 - Mở rượu.
Chai rượu vang có nhiều loại, hầu hết là có nút bần hoặc nút chai. Loại nút chai thường dễ mở giống như chai nước thông thường. Loại nút bần thì khó hơn một chút.
Bạn cần dùng dụng cụ mở nút chai để mở chai rượu vang nút bần. Bắt đầu bằng gỡ bỏ lớp lá kim loại trên nắp chai. Sau đó xoay phần xoắn ốc của dụng cụ mở nắp chai. Sau khi ấn một nửa phần xoắn ốc vào trong nút bần, nâng tay cầm dụng cụ để tháo nút bần ra khỏi chai rượu.
Nếu bạn không có dụng cụ mở nút chai thì có thể dùng dao Sommelier hoặc thậm chí là một chiếc giày để mở chai rượu.
Bước 2 - Chuẩn bị rượu ở nhiệt độ thích hợp.
Để cảm nhận tối đa hương vị của rượu vang, bạn nên chuẩn bị ở nhiệt độ lý tưởng. Rượu vang đỏ nên được bảo quản ở nhiệt độ gần với nhiệt độ phòng, trong khi rượu vang trắng nên được bảo quản lạnh.
Hầu hết rượu vang đỏ có mùi vị hấp dẫn ở nhiệt độ trong khoảng 13-18 độ C; hơi lạnh hơn một chút so với nhiệt độ phòng. Để có được mức nhiệt này, bạn nên ướp rượu vang đỏ vào xô đá hoặc tủ lạnh khoảng 10 phút ngay trước khi sử dụng.
Rượu vang trắng có vị ngon nhất khi ở nhiệt độ 5-8 độ C. Do đó bạn nên cất rượu vang trắng vào tủ lạnh. Để rượu vang trắng đạt được mức nhiệt này, bạn nên lấy chai rượu ra khỏi tủ lạnh 20 phút trước khi sử dụng.
Bước 3 - Sử dụng cốc rượu phù hợp.
Cốc rượu vang trắng thường nhỏ hơn cốc rượu vang đỏ. Lý do là vì rượu vang trắng không cần phải ô-xi hóa như rượu vang đỏ. Khi uống rượu vang trắng, bạn nên chọn cốc có bầu nhỏ và miệng thon. Điều này giúp lưu giữ hương thơm của rượu, giúp cho mùi vị được lưu lại lâu hơn. Rượu vang đỏ cần được ô-xi hóa để tăng mùi vị, do đó cốc rượu vang đỏ thường lớn hơn cốc rượu vang trắng. Do hình dạng bầu cốc, cốc rượu vang đỏ cho phép rượu tiếp xúc nhiều với không khí. Khi hơi rượu bốc lên, mùi đặc trưng của rượu trở nên rõ rệt và mạnh mẽ hơn.
Khi uống rượu vang, bạn luôn phải nắm phần chân cốc và không giữ bầu cốc khiến cho rượu ấm lên với tốc độ nhanh.
Bước 4 - Rót rượu vào cốc.
Cách rót rượu vang đỏ và trắng có sự khác biệt nhỏ. Bạn nên rót lượng rượu phù hợp vào trong cốc để cảm nhận rượu tốt nhất.
Khi uống rượu vang đỏ, bạn nên đưa chai rượu vang lại gần cốc và nhẹ nhàng rót rượu đầy nửa cốc, tương đương thể tích 120 ml. Ngừng rót rượu bằng cách nhẹ nhàng xoắn chai hướng lên trên miệng cốc để tránh nhỏ giọt và tràn ra ngoài.
Khi rót rượu vang trắng, dùng khăn giấy bọc quanh cổ chai để cách nhiệt trước khi rót. Cách này giúp tay bạn không làm ấm rượu. Sau đó từ từ rót rượu đầy 1/3 cốc tương đương khoảng 90 ml. Ngừng rót rượu bằng cách xoắn nhẹ chai hương lên trên để tránh tràn rượu ra ngoài.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tai-nghe-kh%C3%B4ng-b%E1%BB%8B-r%C6%A1i-kh%E1%BB%8Fi-tai | Cách để Tai nghe không bị rơi khỏi tai | Dùng tai nghe là một cách rất thuận tiện để nghe nhạc và các phương tiện khác khi di chuyển, tập thể dục hay đơn giản là khi bạn không muốn làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, nhưng cũng sẽ khá bất tiện nếu bạn luôn phải cố gắng để giữ tai nghe không bị trượt ra khỏi tai. Tất nhiên là tai nghe có nhiều kích cỡ khác nhau và có thể bạn sẽ cần mua một đôi tai nghe khác vừa vặn với mình hơn, tuy nhiên, trước khi đầu tư một đôi tai nghe mới thì bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để giữ đôi tai nghe sẵn có không bị tuột.
Phương pháp 1 - Điều chỉnh độ vừa vặn của tai nghe
Bước 1 - Vắt dây tai nghe lên tai.
Thay vì nhét tai nghe vào tai và để dây tai nghe buông xuống thì bạn có thể nhét tai nghe "lộn ngược" và vòng sợi dây ra phía sau tai.
Nếu chưa quen thì lúc đầu bạn sẽ cảm thấy khá kỳ cục, tuy nhiên cách này sẽ giúp tai nghe không rơi ra khỏi tai mỗi khi sợi dây bị giật hoặc kéo nhẹ.
Bước 2 - Nhét chắc tai nghe vào trong tai.
Tai nghe được thiết kế để vừa khít với ống lỗ tai. Nếu khi đeo tai nghe bạn cảm thấy không thoải mái thì hãy nhét lại tai nghe vào tai cẩn thận hơn.
Một tay kéo nhẹ dái tai để mở rộng lỗ tai, sau đó thả tay ra để lỗ tai ôm xung quanh và giữ chặt tai nghe.
Bước 3 - Dùng nút bọc đi kèm với tai nghe.
Đừng bỏ các nút bọc bằng xốp hoặc nhựa dẻo đi kèm với tai nghe khi mua. Hãy thử các kích cỡ khác nhau để xác định được cỡ vừa với bạn nhất. Ngay cả khi một bên tai của bạn to hơn bên còn lại một chút thì bạn cũng có thể dùng hai nút bọc có kích cỡ khác nhau.
Bước 4 - Mua phụ kiện hỗ trợ đặc biệt.
Bạn có thể mua thêm phụ kiện cho đôi tai nghe sẵn có để điều chỉnh cho vừa vặn với mình. Các phụ kiện này rất hữu ích trong việc cải thiện độ vừa vặn của loại tai nghe tròn được tặng kèm với thiết bị. Bạn có thể chọn Yurbuds, loại nút bọc cao su mềm giúp tai nghe vừa khít với tai được sử dụng khá phổ biến. Bạn còn có thể đặt làm nút bọc tai nghe theo kích cỡ riêng.
Bước 5 - Không dùng tăm bông lấy ráy tai.
Ráy tai tích tụ lại có thế khiến tai nghe không khít với lỗ tai và dễ rơi ngoài. Dùng tăm bông lấy ráy tai thực tế sẽ khiến ráy tai bị đẩy sâu vào gần màng nhĩ, đọng lại trong tai và khiến bạn không thoải mái khi đeo tai nghe. Đừng dùng tai nghe và hãy đi khám tai nếu bạn nghĩ mình có ráy tai kẹt trong tai.
Phương pháp 2 - Mua tai nghe vừa vặn
Bước 1 - Mua tai nghe thể thao có móc để dùng khi tập thể dục.
Nếu muốn đeo tai nghe trong khi tập thể dục thì loại tai nghe tròn cơ bản sẽ không phù hợp dù rất vừa tai. Hãy đầu tư một đôi tai nghe thể thao chuyên dụng có thiết kế như một chiếc móc và có dây cao su quấn quanh đầu để đảm bảo tai nghe không bị rơi ra khỏi tai trong khi tập luyện.
Dù tai nghe có móc vành tai được các vận động viên sử dụng khá phổ biến nhưng một số loại có thể khiến da bị trầy khi đeo trong thời gian dài. Bạn có thể cân nhắc mua loại tai nghe vừa vặn có "ngạnh" hoặc tai nghe không dây để thay thế nếu gặp vấn đề này.
Bước 2 - Mua tai nghe chống mồ hôi để dùng khi tập luyện.
Nếu đeo tai nghe khi tập nặng hoặc trong thời tiết nóng bức thì mồ hôi có thể khiến tai nghe rơi ra ngoài. Hãy tìm các loại tai nghe có khả năng "chống mồ hôi" nếu bạn sẽ đổ mồ hôi trong khi đeo.
Bước 3 - Mua tai nghe chống nước để dùng trong mọi điều kiện thời tiết.
Nếu tai nghe có nguy cơ sẽ tiếp xúc với nước, chẳng hạn như khi chạy đường dài hoặc chơi các môn thể thao mùa đông thì bạn nên chọn loại tai nghe chống nước để đảm bảo nước không khiến tai nghe rơi ra khỏi tai.
Kiểm tra chỉ số IP (Tiêu chuẩn mức độ bảo vệ quốc tế) trên bao bì để biết mức độ chống mồ hôi hoặc chống nước của tai nghe. Nhiều hãng sản xuất đôi khi đưa ra những quảng cáo dễ gây hiểu lầm. Ví dụ, tai nghe thể thao đạt chuẩn IPX4 chỉ có tính năng chống mồ hôi (nhưng không chống nước).
Bạn thậm chí còn có thể mua tai nghe chống nước để dùng khi đi bơi! Các loại tai nghe này đạt chuẩn IPX8.
Bước 4 - Mua tai nghe không dây nếu gặp vấn đề với dây tai nghe.
Nếu tai nghe của bạn thường rơi khỏi tai do phần dây bị kéo hay mắc vào quần áo hay các vật thể khác thì bạn có thể thử dùng tai nghe không dây. Loại tai nghe này có giá thành đắt hơn một chút nhưng nếu phải dùng tai nghe thường xuyên thì đây là một sự đầu tư xứng đáng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tai nghe bluetooth bạn có thể lựa chọn.
Bước 5 - Mua tai nghe dành riêng cho người có tai nhỏ nếu cần.
Nếu bạn đã thử mọi cách mà tai nghe vẫn bị rơi thì có lẽ lỗ tai của bạn rất nhỏ. Nếu là vậy, bạn nên mua tai nghe dành riêng cho tai nhỏ.
Phụ nữ thường có kích cỡ tai nhỏ hơn trung bình, do đó sẽ khó đưa tai nghe vào hẳn trong lỗ tai. Trên thị trường có rất nhiều loại tai nghe có đệm cực nhỏ và còn có nhiều loại dành riêng cho phụ nữ.
Một số người thiếu phần sụn tại có chức năng bao bọc lấy tai nghe hay còn gọi là hội chức thiếu sụn tai. Nếu luôn gặp khó khăn khi đeo tai nghe thì bạn nên đi kiểm tra tai xem có mắc hội chứng này không và chọn mua tai nghe có bộ phận hỗ trợ khi đeo, chẳng hạn như loại tai nghe có móc.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Thi%E1%BA%BFt-l%E1%BA%ADp-c%E1%BB%95ng-chuy%E1%BB%83n-ti%E1%BA%BFp-tr%C3%AAn-b%E1%BB%99-%C4%91%E1%BB%8Bnh-tuy%E1%BA%BFn | Cách để Thiết lập cổng chuyển tiếp trên bộ định tuyến | Đây là bài viết hướng dẫn cách mở cổng trên router (bộ định tuyến) để ứng dụng có thể truy cập mạng của bạn. Việc mở cổng cho phép trò chơi, máy chủ, máy khách BitTorrent, và ứng dụng khác vượt qua bảo mật thông thường của router vốn ngăn chặn việc kết nối với các cổng; tuy nhiên, việc mở cổng cũng khiến hệ thống mạng của bạn dễ bị tấn công.
Phương pháp 1 - Truy cập router trên Windows 10
Bước 1 - Đảm bảo máy tính đã được kết nối với mạng internet.
Trước khi truy cập trang router, máy tính của bạn cần có kết nối mạng internet để xem địa chỉ chính xác và kết nối với router.
Bước 2 - Mở Start .
Nhấp vào biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình.
Bước 3 - Mở Settings .
Nhấp vào biểu tượng bánh răng ở bên dưới góc trái cửa sổ Start. Cửa sổ Settings liền hiển thị trên màn hình.
Bước 4 - Nhấp vào Network & Internet.
Đó là lựa chọn có biểu tượng quả địa cầu hiển thị ở giữa cửa sổ Settings.
Bước 5 - Nhấp vào View your network properties (Xem thuộc tính mạng).
Đường dẫn này hiển thị ở gần cuối cửa sổ.
Có thể bạn phải kéo thanh cuộn xuống để xem đường dẫn.
Bước 6 - Kéo thanh cuộn xuống phần "Wi-Fi".
Bạn sẽ thấy tiêu đề "Wi-Fi" bên phải một trong các tiêu đề "Name:" trên trang này.
Bước 7 - Tìm tiêu đề "Default gateway" (Cổng mặc định).
Đây là lựa chọn ở gần bên dưới phần "Wi-Fi".
Bước 8 - Xem số của cổng mặc định.
Số bên phải tiêu đề "Default gateway" là địa chỉ của router.
Số này hiển thị dưới dạng địa chỉ IP, và bắt đầu bằng 192.168.
Bước 9 - Mở trang router.
Nhập số cổng mặc định vào thanh địa chỉ của trình duyệt và ấn ↵ Enter.
Ví dụ, nếu số cổng mặc định là "192.168.1.1", bạn sẽ nhập 192.168.1.1 vào thanh địa chỉ.
Bước 10 - Nhập tên người dùng và mật khẩu.
Bỏ qua bước này nếu bạn không được yêu cầu nhập tên người dùng và mật khẩu. Nếu bạn đã thiết lập cài đặt bảo mật cho router (chẳng hạn như trong lần cài đặt đầu tiên), hãy nhập tên người dùng và mật khẩu mà bạn đã chọn tại thời điểm đó. Nếu không, thông tin đăng nhập mặc định phổ biến gồm có:
Router của hãng Linksys — Nhập admin vào trường tên người dùng và mật khẩu.
Router của hãng Netgear — Nhập admin vào trường tên người dùng và password vào trường mật khẩu.
Xem sách hướng dẫn sử dụng của router để xác nhận mật khẩu và tên người dùng mặc định.
Nếu đã quên thông tin đăng nhập, bạn phải đặt lại router.
Bạn cũng có thể tìm thấy tên người dùng và mật khẩu trên nhãn của router.
Bước 11 - Chờ trang cài đặt của router hiển thị.
Khi trang của router mở ra, bạn có thể thực hiện bước chuyển tiếp cổng.
Phương pháp 2 - Truy cập router trên Mac
Bước 1 - Đảm bảo máy tính đã được kết nối với mạng internet.
Trước khi truy cập trang router, máy tính của bạn cần có kết nối mạng internet để xem địa chỉ chính xác và kết nối với router
Bước 2 - Mở trình đơn Apple .
Nhấp vào biểu tượng Apple ở phía trên góc trái màn hình. Một trình đơn sẽ hiển thị tại đây.
Bước 3 - Nhấp vào System Preferences… (Tùy chọn hệ thống).
Đó là lựa chọn trong trình đơn đang hiển thị. Thao tác này mở ra cửa sổ System Preferences.
Bước 4 - Nhấp vào Network.
Bạn sẽ tìm được biểu tượng quả địa cầu trong cửa sổ System Preferences. Cửa sổ Network liền xuất hiện.
Bước 5 - Nhấp vào Advanced… (Nâng cao).
Đó là lựa chọn ở bên dưới góc phải cửa sổ. Bạn sẽ thấy một cửa sổ mới xuất hiện.
Bước 6 - Nhấp vào thẻ TCP/IP.
Đây là lựa chọn ở phía trên cửa sổ đang hiển thị.
Bước 7 - Xem số bên cạnh tiêu đề "Router".
Số hiển thị bên phải "Router:" là địa chỉ của router.
Số này có định dạng giống địa chỉ IP và thường bắt đầu bằng 192.168.
Bước 8 - Mở trang của router.
Nhập số cổng mặc định vào thanh địa chỉ của trình duyệt và ấn ⏎ Return.
Ví dụ, nếu số cổng mặc định là "192.168.1.1", bạn sẽ nhập 192.168.1.1 vào thanh địa chỉ.
Bước 9 - Nhập tên người dùng và mật khẩu.
Bỏ qua bước này nếu bạn không được yêu cầu nhập tên người dùng và mật khẩu. Nếu bạn đã thiết lập cài đặt bảo mật cho router (chẳng hạn như trong lần cài đặt đầu tiên), hãy nhập tên người dùng và mật khẩu mà bạn đã chọn tại thời điểm đó. Nếu không, thông tin đăng nhập mặc định phổ biến gồm có:
Router của hãng Linksys — Nhập admin vào trường tên người dùng và mật khẩu.
Router của hãng Netgear — Nhập admin vào trường tên người dùng và password vào trường mật khẩu.
Xem sách hướng dẫn sử dụng của router để xác nhận mật khẩu và tên người dùng mặc định.
Nếu đã quên thông tin đăng nhập, bạn phải đặt lại router.
Bạn cũng có thể tìm thấy tên người dùng và mật khẩu trên nhãn của router.
Bước 10 - Chờ trang cài đặt của router hiển thị.
Khi trang của router mở ra, bạn có thể thực hiện bước chuyển tiếp cổng.
Phương pháp 3 - Chuyển tiếp cổng
Bước 1 - Tìm hiểu giao diện của router.
Mỗi router đều có trang web khác nhau, nên bạn cần lướt xem trang để tìm phần chuyển tiếp cổng. Trong hầu hết trường hợp, cách đơn giản nhất để tìm phần này là xem sách hướng dẫn sử dụng router hoặc tài liệu trực tuyến.
Ví dụ, nếu bạn muốn tìm phần chuyển tiếp cổng trên router của hãng Linksys, hãy nhập linksys port forwarding và tìm số hiệu của router từ đây.
Hãy thử nhiều cách khi bạn tìm kiếm các lựa chọn trên trang router; ví dụ, nếu bạn không thấy lựa chọn "Advanced" (Nâng cao) trên trang router, cứ tiếp tục tìm kiếm - đừng vội bỏ cuộc.
Bước 2 - Tìm phần Port Forwarding (chuyển tiếp cổng).
Mặc dù mỗi trang router đều khác nhau, nhưng các lựa chọn cho phần thiết lập chuyển tiếp cổng thường là "Port Forwarding", "Applications" (Ứng dụng), "Gaming" (Trò chơi), "Virtual Servers" (Máy chủ ảo), "Firewall" (Tường lửa) và "Protected Setup" (Cài đặt được bảo vệ).
Mọi lựa chọn có chữ "Port" đều đáng để tìm hiểu.
Nếu bạn không thấy một trong các lựa chọn này hoặc lựa chọn tương tự, hãy thử "Advanced Settings" (Cài đặt nâng cao) và tìm phần phụ có tên Port Forwarding.
Bước 3 - Tìm thiết lập sẵn cho việc chuyển tiếp cổng.
Nhiều router có trình đơn với các lựa chọn được thiết lập sẵn cho ứng dụng phổ biến. Nếu bạn cần mở cổng cho một trong các ứng dụng này, hãy chọn từ trình đơn "Service Name" (Tên dịch vụ) hoặc "Application" (Ứng dụng) hay lựa chọn tương tự và lưu thay đổi bằng cách nhấp vào (Lưu) hay lựa chọn tương tự.
Ví dụ, Minecraft là chương trình quen thuộc mà nhiều người chọn chuyển tiếp cổng, nên bạn có thể tìm được thiết lập tại đây.
Bước 4 - Tạo mục tùy chỉnh.
Nếu chương trình mà bạn muốn thêm không có trong danh sách, bạn cần tạo mục chuyển tiếp cổng tùy chỉnh. Mỗi router sẽ có cách thực hiện hơi khác nhau, nhưng đều có các thông tin bắt buộc giống nhau:
Name (Tên) hoặc Description (Mô tả) - Nhập tên cho dịch vụ (chẳng hạn như "Minecraft"). Đây là thông tin không bắt buộc, nhưng sẽ giúp bạn theo dõi các nguyên tắc chuyển tiếp cổng.
Type (Loại) hoặc Service Type (Loại dịch vụ) - Đó có thể là TCP, UDP hoặc cả hai. Nếu bạn không biết nên chọn loại nào, hãy nhấp vào (Cả hai) hoặc .
Inbound (Nội bộ) hoặc Start (Bắt đầu) - Nhập số cổng đầu tiên tại đây. Bạn cần tìm hiểu số cổng đã chọn để đảm bảo nó chưa được thiết lập cho ứng dụng khác.
Private (Riêng tư) hoặc End (Kết thúc) - Nhập số cổng thứ hai tại đây. Nếu bạn chỉ muốn mở một cổng, hãy nhập lại số của cổng đầu tiên; nếu bạn muốn mở một loạt cổng, hãy nhập số cuối cùng của dãy số vào trường này (chẳng hạn như nhập "23" vào trường đầu tiên và "33" vào trường thứ hai sẽ mở các cổng từ 23 đến 33).
Bước 5 - Nhập địa chỉ IP riêng tư của máy tính.
Bạn cần nhập thông tin vào trường "Private IP" (IP Riêng tư) hoặc "Device IP" (IP của thiết bị). Bạn có thể tìm địa chỉ IP riêng tư trên máy tính Windows hoặc trên máy tính Mac.
Tùy thuộc vào từng router mà địa chỉ IP của máy tính có thể đã được nhập sẵn tại đây. Nếu vậy, bạn sẽ bỏ qua bước này.
Bước 6 - Lưu thiết lập.
Nhấp vào nút (Lưu) hoặc (Áp dụng). Khi được yêu cầu, bạn cũng cần cho phép router khởi động lại để áp dụng các thay đổi.
Bạn cũng phải kiểm tra ô "Enabled" (Đã bật) hoặc "On" (Bật) bên cạnh hàng cổng đã chuyển tiếp.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-quy%E1%BB%81n-truy-c%E1%BA%ADp-WiFi-v%E1%BB%9Bi-thi%E1%BA%BFt-b%E1%BB%8B-c%E1%BB%A5-th%E1%BB%83 | Cách để Kiểm soát quyền truy cập WiFi với thiết bị cụ thể | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn cách kiểm soát những thiết bị (máy tính, điện thoại, máy tính bảng, vân vân) được phép kết nối Internet thông qua điểm truy cập không dây của bạn. Quá trình thực hiện sẽ khác nhau tùy vào nhà sản xuất, nhưng nhìn chung bạn có thể áp dụng hướng dẫn của Linksys và Netgear dưới đây để tương tác với hầu hết giao diện bộ định tuyến (router) khác.
Phương pháp 1 - Với bộ định tuyến Linksys
Bước 1 - Kết nối với router bằng trình duyệt web.
Bạn có thể truy cập router bằng cách sử dụng địa chỉ IP bộ định tuyến tương tự như bất cứ website nào. Sau đây là cách xác định địa chỉ trên Windows và macOS:
Mở trình đơn Start và nhấp vào (Cài đặt).
Nhấp vào (Internet & mạng).
Nhấp vào (Xem cấu hình mạng) ở phía cuối khung chính. Địa chỉ IP sẽ được liệt kê bên dưới tiêu đề ″Default gateway″ (Cổng mặc định).
Mở trình đơn Apple và nhấp vào (Tùy chỉnh hệ thống).
Nhấp vào (Mạng).
Nhấp vào (Nâng cao) ở phía cuối khung bên phải. Có thể bạn cần nhấp vào kết nối trong khung bên trái trước thì mới thấy tùy chọn này.
Nhấp vào thẻ . Địa chỉ IP là dãy số cạnh tiêu đề ″Router″.
Bước 2 - Đăng nhập tên người dùng và mật khẩu quản trị viên (admin).
Trừ khi bạn đã thay đổi thông tin đăng nhập, nếu không thì cả tên người dùng và mật khẩu đều là admin.
Bước 3 - Tìm địa chỉ MAC của thiết bị mà bạn muốn hạn chế.
Cách nhanh chóng để xác định điều này là kết nối thiết bị với router ngay, sau đó xác định mục của thiết bị trong bảng DHCP. Trước tiên hãy kết nối thiết bị, tiếp theo, bạn sẽ tiến hành như sau:
Nhấp vào thẻ (Trạng thái) ở đầu trang.
Nhấp vào thẻ phụ (Mạng cục bộ).
Nhấp vào (Bảng máy khách DHCP). Danh sách tất cả thiết bị đã kết nối với router sẽ hiện ra. Địa chỉ IP và MAC cũng được thể hiện bên cạnh mỗi thiết bị.
Sao chép địa chỉ MAC của từng thiết bị mà bạn muốn kiểm soát và dán vào trình soạn thảo văn bản.
Bước 4 - Nhấp vào thẻ Access Restrictions ( Hạn chế truy cập).
Tùy chọn này nằm đầu trang.
Bước 5 - Nhấp vào OK.
Bước 6 - Tạo danh sách Access Policy (Chính sách truy cập) mới.
Đây là danh sách kiểm soát thiết bị nào trong mạng có thể truy cập Internet (hoặc cổng/trang web nhất định) thông qua router này.
Chọn số trong trình đơn thả xuống ″Access Blocking Policy″ (Chính sách chặn truy cập).
Nhập tên cho danh sách vào cạnh dòng ″Enter Policy Name″ (ví dụ: ″Chặn những thiết bị này,″ ″Cho phép những thiết bị này″).
Nhấp vào (Chỉnh sửa danh sách).
Bước 7 - Nhập địa chỉ MAC của thiết bị mà bạn muốn giới hạn.
Thêm từng địa chỉ vào dòng của thiết bị tương ứng.
Bước 8 - Nhấp vào Save Settings (Lưu cài đặt).
Bước 9 - Nhấp vào Close (Đóng).
Vậy là bạn có thể chọn cho phép hoặc chặn những thiết bị này.
Bước 10 - Chọn Allow (Cho phép) hoặc Deny (Từ chối).
Bước 11 - Chọn khi nào thì cho phép hoặc từ chối những thiết bị này.
Để chặn những thiết bị này vào mọi thời điểm trong ngày, hãy chọn (Mỗi ngày) và (24 giờ). Hoặc bạn cũng có thể chọn ngày giờ cụ thể để giới hạn truy cập.
Bước 12 - Giới hạn truy cập những website nhất định (tùy chọn).
Nếu bạn muốn chặn một số website nhất định đối với danh sách này, hãy nhập URL (ví dụ: www.wikihow.com) vào khoảng trống ″URL″.
Bước 13 - Giới hạn truy cập với những ứng dụng nhất định (tùy chọn).
Để ngăn các thiết bị này sử dụng cổng hay ứng dụng nào đó, bạn có thể chọn dịch vụ từ trong trình đơn ″Applications″ (Ứng dụng) và nhấp vào mũi tên để thêm vào cột ″Blocked List″ (Danh sách bị chặn).
Bước 14 - Nhấp vào Save Settings.
Vậy là cài đặt sẽ được cập nhật, đồng thời những hạn chế (hay sự cho phép) mà bạn đã chọn sẽ bắt đầu áp dụng.
Để thêm danh sách khác, hãy chọn số khác từ trình đơn ″Access Blocking Policy″, tạo tên danh sách mới và nhấp vào để thêm mục.
Phương pháp 2 - Với bộ định tuyến Netgear
Bước 1 - Kết nối với bộ định tuyến Wi-Fi bằng trình duyệt web.
Cách dễ dàng để kết nối với bộ định tuyến Netgear là mở trình duyệt và truy cập vào Routerlogin.net.
Bước 2 - Đăng nhập quyền administrator.
Nếu bạn chưa tự thay đổi thì hãy nhập admin làm tên đăng nhập và mật khẩu là password.
Bước 3 - Nhấp vào thẻ Advanced.
Thẻ này thường nằm gần góc trên bên trái trang.
Những model bộ định tuyến Netgear khác nhau sẽ có giao diện website quản trị khác nhau đôi chút.
Bước 4 - Nhấp vào mục Security (Bảo mật) nằm trong cột bên trái.
Bước 5 - Nhấp vào Access Control (Kiểm soát truy cập).
Đây là một trong các tùy chọn nằm bên dưới tiêu đề ″Security.″
Bước 6 - Tích vào ô cạnh dòng ″Turn on Access Control″ (Bật quyền kiểm soát truy cập).
Danh sách tất cả thiết bị đang kết nối với mạng sẽ hiện ra, ngoài ra còn có những liên kết xem thiết bị đã từng kết nối nhưng hiện đang ngoại tuyến.
Bước 7 - Chọn quy tắc truy cập.
Chọn một trong hai tùy chọn sau:
Tùy chọn này cho phép mọi thiết bị kết nối với mạng miễn là người dùng nhập đúng mật khẩu Wi-Fi. Lựa chọn này dành cho bạn nếu như muốn chặn một số thiết bị cụ thể chứ không phải tất cả.
Tùy chọn này không cho phép bất kỳ thiết bị nào kết nối với mạng Wi-Fi (cho dù họ có mật khẩu) trừ khi bạn thêm địa chỉ MAC của thiết bị tương ứng vào danh sách.
Bước 8 - Tìm thiết bị mà bạn muốn chặn (hoặc cho phép).
Nếu thiết bị không trực tuyến ngay bây giờ, bạn có thể nhấp vào (Xem danh sách thiết bị được phép hiện không kết nối với mạng) để tìm.
Bước 9 - Tích vào ô cạnh mỗi thiết bị mà bạn muốn chặn (hoặc cho phép).
Bước 10 - Nhấp vào Block (Chặn) hoặc Allow (Cho phép).
Bước 11 - Nhấp vào Apply (Áp dụng).
Thiết bị mà bạn chọn sẽ được cho phép hoặc bị chặn theo như mong muốn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C4%83ng-M%E1%BA%ADt-%C4%91%E1%BB%99-X%C6%B0%C6%A1ng | Cách để Tăng Mật độ Xương | Khi nghĩ tới xương thì bạn thường liên tưởng về điều gì? Điều quan trọng bạn cần nhớ là khung xương trong cơ thể bạn không phải là loại vật chất chết và cũng không “khô cằn”. Chúng có cấu tạo từ các mô sống với chu kỳ lão hóa và tái tạo diễn ra liên tục. Khi về già sự thoái hóa xương diễn ra nhanh hơn tốc độ phục hồi của mô mới, dẫn tới giảm mật độ xương. Bạn cần kiên trì thực hiện các bước sau trong suốt cuộc đời để tăng khối lượng cũng như mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương, gãy và rạn xương khi bắt đầu có tuổi.
Phương pháp 1 - Chọn thực phẩm có lợi cho xương
Bước 1 - Tiêu thụ nhiều canxi.
Canxi là khoáng chất có nhiều nhất trong cơ thể với 99% khối lượng nằm trong xương và răng. Do đó việc cung cấp đầy đủ canxi sẽ giúp xương phát triển khỏe mạnh và duy trì mật độ xương. Nhiều người Mỹ không nạp đủ canxi trong các bữa ăn hằng ngày, đặc biệt là phụ nữ. Lượng canxi khuyến cáo hấp thu mỗi ngày thay đổi tùy theo độ tuổi và giới tính của bạn.
Nam giới trưởng thành dưới 70 tuổi và nữ giới dưới 50 tuổi cần ít nhất 1.000 mg canxi mỗi ngày. Con số này với nam trên 70 và nữ trên 50 tuổi là 1.200 mg. Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú cần ít nhất 1.300 mg canxi mỗi ngày.
Nguồn cung cấp canxi chủ yếu của người Mỹ là các sản phẩm làm từ sữa như sữa, phô mai và sữa chua, đây là những sản phẩm rất giàu canxi. Nếu bạn chọn sữa đậu nành, sữa hạnh nhân hay các sản phẩm thay thế khác làm từ sữa thì nên tìm loại có bổ sung canxi.
Rau củ giàu canxi bao gồm củ cải, cải rổ, cải bắp Trung Quốc (cải thìa), đậu đũa, cải xoăn và bông cải xanh. Dù cũng tốt cho sức khỏe nhưng cải bó xôi không phải là nguồn cung cấp canxi tốt vì axít oxalic trong rau làm giảm khả năng hấp thụ canxi từ rau vào cơ thể.
Cá mòi và cá hồi đóng hộp là nguồn cung cấp canxi tốt (xương cá trong các sản phẩm này được chế biến để ăn được). Cá mòi và cá hồi còn chứa rất nhiều axít béo omega-3 là chất thiết yếu cho não bộ. Ngoài ra chúng cũng có vitamin D để giúp cơ thể hấp thu canxi dễ hơn.
Ăn sáng bằng ngũ cốc nguyên hạt ít đường, có bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng khác. Vì nhiều người có thói quen ăn sáng bằng ngũ cốc với sữa mỗi ngày, nên đây là nguồn canxi ổn định.
Canxi cũng được bào chế thành viên thực phẩm chức năng, có hai dạng chính là canxi cacbonat và canxi citrat. Bạn nên dùng canxi cacbonat cùng với thức ăn, trong khi đó canxi citrat không yêu cầu uống sau khi ăn nhưng có giá đắt hơn, phù hợp với người bị viêm loét đại tràng hoặc mắc chứng rối loạn hấp thu. Nếu bạn đã nhận đủ canxi từ bữa ăn thì không nên uống thêm thực phẩm chức năng, trừ khi được bác sĩ chỉ định. Tiêu thụ quá nhiều canxi có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu và có khả năng hình thành sỏi thận.
Bước 2 - Tiêu thụ nhiều vitamin D.
Vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể, đó cũng là thành phần thiết yếu trong quá trình tái tạo xương. Người dưới 70 tuổi nên nạp ít nhất 600IU vitamin D mỗi ngày, với người trên 70 tuổi là 800IU. Nếu bạn có nguy cơ thiếu vitamin D thì cần xét nghiệm máu để xác định mức bổ sung cần thiết.
Vitamin D không có mặt trong hầu hết các thực phẩm. Những loại cá nhiều mỡ như cá kiếm, cá hồi, cá ngừ và cá thu là nguồn cung cấp vitamin D thiên nhiên tốt nhất (và cả axít béo omega-3). Gan bò, phô mai, một số loại nấm và lòng đỏ trứng cũng chứa lượng nhỏ vitamin D.
Sữa thường được bổ sung vitamin A và D. Nhiều loại thức uống và ngũ cốc cũng có bổ sung vitamin D.
Bạn có thể kiểm tra thành phần dinh dưỡng của nhiều loại thực phẩm bằng cách tham khảo Cơ sở Dữ liệu Quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ở đây.
Dành thời gian phơi nắng cũng là cách rất tốt để hấp thu vitamin D. Tia cực tím kích hoạt quá trình tổng hợp vitamin D, mặc dù với cách này thì người có mức melanin cao (da có màu tối hơn) sản xuất ra ít vitamin D hơn. Bất kì khi nào phơi nắng bạn nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF lớn, ít nhất là 15.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng phơi nắng từ 5-10 phút mỗi ngày mà không thoa kem chống nắng vẫn an toàn, nhờ đó cơ thể sản xuất ra nhiều vitamin D hơn.
Vitamin D cũng được bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng, có hai loại là D2 và D3. Cả hai loại đều có tác dụng ngang nhau với liều dùng bình thường, dù D2 có thể kém hiệu lực hơn với liều cao. Ngộ độc vitamin D hiếm khi xảy ra.
Bước 3 - Ăn thực phẩm có magiê.
Magiê là khoáng chất quan trọng cho mọi bộ phận trên cơ thể bao gồm cả xương, với lượng magiê trong xương chiếm khoảng 50-60% tổng lượng magiê của cơ thể. Nhiều người không nhận đủ magiê từ các bữa ăn hằng ngày. Nam giới trưởng thành cần ít nhất 400-420 mg mỗi ngày, với phụ nữ là 310-320 mg. Có nhiều nguồn thực phẩm cung cấp magiê dồi dào như:
Hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng và bơ đậu phộng
Rau lá xanh như cải bó xôi
Ngũ cốc nguyên hạt và đậu, đặc biệt là đậu đen và đậu nành
Quả bơ, khoai tây nguyên vỏ, và chuối
Bước 4 - Ăn thức ăn chứa nhiều vitamin B.
Thiếu hụt vitamin B12 làm giảm số lượng nguyên bào xương, là loại tế bào chịu trách nhiệm cho việc hình thành xương mới. Người thiếu vitamin B12 dễ bị gãy xương và giảm mật độ xương nhanh chóng. Người lớn cần ít nhất 2,4 mg vitamin B12 mỗi ngày. Nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin này là:
Thịt nội tạng như gan và thận
Thịt bò và các loại thịt đỏ khác như thịt thú rừng
Thủy sản có vỏ, đặc biệt là sò và hàu
Sữa, ngũ cốc bổ sung vitamin B và sản phẩm làm từ sữa
Ngũ cốc và rau chứa rất ít hoặc không có vitamin B12. Men dinh dưỡng có vitamin B12.
Những người ăn chay khó nhận đủ vitamin B12, do đó họ có thể uống thực phẩm chức năng dưới dạng viên con nhộng hoặc chất lỏng ngậm dưới lưỡi.
Bước 5 - Cung cấp đủ vitamin C.
Xương cấu thành chủ yếu từ collagen, một loại protein cung cấp “phần khung” và sau đó được canxi củng cố thêm. Vitamin C kích thích hình thành procollagen và đẩy mạnh quá trình tổng hợp collagen. Cung cấp đủ vitamin C giúp bạn tăng cường mật độ khoáng của xương, đặc biệt với phụ nữ đã mãn kinh. Nam giới trưởng thành cần ít nhất 90 mg vitamin C mỗi ngày, với phụ nữ là 75 mg. Nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin này là:
Hoa quả họ cam chanh và nước ép của chúng, ớt đỏ và ớt xanh, cà chua, kiwi, dâu tây, dưa đỏ và cải Brussels
Cải bắp, súp lơ, khoai tây, cải bó xôi và đậu Hà Lan
Ngũ cốc và các thực phẩm có bổ sung vitamin C
Hầu hết mọi người đều nhận đủ vitamin C qua thức ăn, nhưng nếu bạn cần thêm vitamin C thì có thể uống các loại thực phẩm chức năng, chẳng hạn như Ester-C®.
Người hút thuốc nên tiêu thụ nhiều hơn ít nhất 35 mg so với mức khuyến cáo mỗi ngày, vì khói thuốc làm giảm vitamin C trong cơ thể.
Bước 6 - Cung cấp đủ vitamin K.
Vitamin K tăng mật độ xương và thậm chí giảm rủi ro gãy xương. Nam giới trưởng thành cần ít nhất 120 mg mỗi ngày, trong khi đó phụ nữ là 90 mg. Thông thường chế độ ăn có thể cung cấp đủ vitamin K, vi khuẩn trong ruột cũng sản xuất vitamin K. Vitamin này còn xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm, nhưng có nhiều trong các thực phẩm dưới đây:
Rau lá xanh như cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, cải rổ và lá củ cải
Dầu thực vật, đặc biệt là dầu đậu nành và dầu lấy từ các loại hạt
Hoa quả như quả mọng, nho và sung
Thực phẩm lên men, đặc biệt là món ăn làm từ đậu nành lên men và phô mai
Bước 7 - Theo dõi lượng vitamin E tiêu thụ.
Vitamin E là chất chống ôxi hóa có tính kháng viêm, đó là thành phần quan trọng của một bữa ăn cân đối và lành mạnh. Người lớn nên hấp thu ít nhất 15mg/22,4IU vitamin E mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận với viên bổ sung vitamin E vì chúng thường cung cấp nhiều hơn 100IU mỗi liều, cao hơn rất nhiều so với lượng khuyến cáo mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu cho biết uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin E làm giảm mật độ xương và quá trình hình thành xương mới.
Việc nạp vitamin E từ chế độ ăn hằng ngày hầu như không gây nguy hiểm cho xương, đồng thời còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Nguồn thực phẩm tốt cung cấp vitamin E bao gồm các loại hạt, dầu thực vật, cải bó xôi, bông cải xanh, kiwi, xoài và cà chua.
Bước 8 - Chú ý lượng caffein và rượu bia.
Mối liên hệ giữa caffein và mật độ xương vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng, nhưng dường như một số thức uống chứa caffein có liên quan tới sự giảm mật độ xương, chẳng hạn như côla và cà phê. Những thức uống khác chứa caffein như trà đen không ảnh hưởng đến mật độ xương. Uống nhiều rượu bia không tốt cho sức khỏe nói chung, bao gồm cả xương. Lưu ý nước côla có thể gây hại cho xương nhiều hơn vì hàm lượng phốt pho có trong đó.
Viện Quốc gia về Lạm dụng Rượu và Nghiện Rượu (Hoa Kỳ) cho biết thói quen uống rượu “vừa phải” hoặc “nhẹ” là cách an toàn nhất để tránh gây tổn hại cho sức khỏe. Thói quen uống lành mạnh được định nghĩa là uống không quá 3 cốc một ngày, và không quá 7 cốc mỗi tuần đối với phụ nữ. Với nam giới thì không uống quá 4 cốc trong một ngày, và không quá 14 cốc một tuần.
Phương pháp 2 - Chọn lối sống lành mạnh
Bước 1 - Mỗi ngày dành 30 phút tập các bài tập thể dục chịu sức nặng.
Khi cơ vận động chúng đồng thời kéo theo xương, và lực kéo này giúp xây dựng mô xương. Vì vậy các bài tập thể dục chịu sức nặng có thể làm xương chắc và khỏe hơn.
Sử dụng các bài tập cardio như chạy bộ, bơi lội và đạp xe để phát triển cơ và xây dựng xương.
Luân phiên tập luyện với các bài tập như đi bộ nhanh, đi bộ đường dài, chơi quần vợt, hoặc thậm chí là khiêu vũ.
Bước 2 - Tăng cường sức khỏe cơ bắp.
Cơ bắp giúp định vị xương và tăng cường sức khỏe cơ bắp để xây dựng và duy trì mật độ xương.
Nâng tạ, tập với dây kéo đàn hồi, và các bài tập sử dụng chính trọng lượng cơ thể như chống đẩy có khả năng tăng cường sức khỏe cơ bắp rất tốt.
Yoga và bài tập Pilates cũng giúp người tập nâng cao sức khỏe và độ dẻo dai. Tuy nhiên những người đã bị loãng xương không nên thực hiện một số tư thế vì có rủi ro rạn xương hay gãy xương.
Nếu bạn lo lắng về các yếu tố rủi ro thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên viên vật lý trị liệu để tìm bài tập phù hợp cho mình.
Bước 3 - Nhảy vòng quanh.
Trò chơi nhảy cao không chỉ dành cho trẻ em, mà đó cũng là môn thể thao tốt cho xương. Một nghiên cứu gần đây trên các phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh cho thấy chỉ cần nhảy lên 10 cái mỗi lần, ngày nhảy hai lần cũng làm tăng mật độ xương và trì hoãn quá trình loãng xương.
Đứng chân trần trên sàn nhà cứng và nhảy cao nhất có thể. Nghỉ khoảng 30 giây giữa các lần nhảy.
Bạn cũng có thể thử nhảy qua xà hay nhảy trên tấm bạt lò xo.
Bước 4 - Cai thuốc lá.
Như bạn đã biết, hút thuốc cực kỳ có hại cho sức khỏe, nhưng bạn có biết thuốc lá cũng liên quan tới rủi ro làm loãng xương không? Khói thuốc can thiệp vào khả năng sử dụng khoáng chất và chất dinh dưỡng của cơ thể. Nó có quan hệ trực tiếp với tình trạng mật độ xương thấp.
Nếu bạn có hút thuốc lá thì hãy bỏ ngay để giảm nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác nhau. Bạn càng hút nhiều thì nguy cơ rạn xương và giảm mật độ xương càng cao.
Phơi nhiễm với khói thuốc lá khi còn ở độ tuổi thiếu niên và thời kỳ đầu tuổi trưởng thành cũng làm tăng nguy cơ loãng xương sau này.
Hút thuốc cũng làm giảm lượng estrogen ở phụ nữ và kéo theo yếu xương.
Bước 5 - Đi khám bệnh nếu chế độ ăn và tập thể dục cũng không đủ cải thiện loãng xương.
Cho dù quá trình giảm mật độ xương đã bắt đầu, bác sĩ vẫn có thể kê thuốc để giảm chậm lại. Họ dựa vào lượng vitamin và khoáng chất bạn tiêu thụ, và kết quả xét nghiệm máu để xác định nhu cầu của bạn.
Estrogen và progestin giúp duy trì mật độ xương ở nam giới lẫn phụ nữ, mà quá trình lão hóa làm giảm nồng độ hai hóc môn này. Vì vậy các loại thuốc bổ sung hóc môn, bao gồm sản phẩm cung cấp estrogen giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương.
Những loại thuốc điều trị và ngăn ngừa loãng xương bao gồm ibandronate (Boniva), alendronate (Fosamax), risedronate natri (Actonel), và axít zoledronic (Reclast).
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/V%E1%BA%BD-m%E1%BB%99t-nh%C3%A2n-v%E1%BA%ADt-truy%E1%BB%87n-tranh-Nh%E1%BA%ADt-B%E1%BA%A3n | Cách để Vẽ một nhân vật truyện tranh Nhật Bản | Quá trình vẽ một nhân vật truyện tranh Nhật Bản từ đầu đến cuối cũng giống như chính chuyến phiêu lưu mà nhân vật đã trải qua. Điều này đòi hỏi sự khéo léo, vì thế, dưới đây là hướng dẫn từng bước một cho bạn.
Phương pháp 1 - Nhân vật nữ
Bước 1 - Phác họa một vòng tròn và một hình chữ nhật đứng.
Vẽ một đường thẳng đứng nối hai hình trên lại với nhau.
Bước 2 - Kẻ một đường ngang cắt ¼ hình tròn.
Bước 3 - Vẽ thêm các đường hướng dẫn cho gương mặt và đường cong cơ thể.
Đối với đường cong cơ thể, hãy vẽ một hình tam giác cho phần thân trên và một nửa đường tròn cho phần hông.
Bước 4 - Phác thảo tứ chi bằng những đường thẳng và đường tròn.
Các hình tròn tượng trưng cho khớp.
Bước 5 - Vẽ thêm các chi tiết của cô gái như khuôn mặt, cánh tay, cổ và hình dạng cơ thể.
Bước 6 - Vẽ phác 2 hình tròn làm đôi mắt.
Bước 7 - Phác thảo những đường thẳng thể hiện vị trí các ngón tay.
Bước 8 - Phác họa mái tóc.
Bước 9 - Vẽ sơ bộ chiếc váy.
Bạn có thể cho nhân vật mặc chiếc váy mà bạn thích.
Bước 10 - Đi nét lại nhân vật.
Bước 11 - Xóa các đường phác thảo.
Bước 12 - Tô màu.
Phương pháp 2 - Cận mặt
Bước 1 - Vẽ một hình tròn lớn.
Bước 2 - Phác thảo khuôn mặt, cổ và vai.
Bước 3 - Thêm các đường hướng dẫn cho gương mặt.
Vẽ 3 đường ngang đánh dấu vị trí đôi mắt và một đường bên dưới đánh dấu miệng của nhân vật.
Bước 4 - Vẽ nét cơ bản của gương mặt và tai.
Tai cần phải nằm trong khoảng cách từ đường đánh dấu đôi mắt chính giữa đến đường đánh dấu miệng của chàng trai.
Bước 5 - Thêm mắt, mũi và miệng.
Vẽ thêm các chi tiết cho mắt cũng như tai.
Bước 6 - Vẽ những nét đặc trưng cơ bản của mái tóc.
Bước 7 - Vẽ quần áo nhân vật.
Bước 8 - Xóa những nét phác thảo và thêm các chi tiết.
Bạn có thể thêm những nếp gấp trên quần áo và vẽ tóc chi tiết hơn.
Bước 9 - Tô màu chàng trai theo ý thích.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-n%E1%BB%95i-ti%E1%BA%BFng-tr%C3%AAn-m%E1%BA%A1ng-internet | Cách để Trở nên nổi tiếng trên mạng internet | Ngày càng có nhiều người muốn nổi tiếng trên mạng internet, nhưng cũng có không ít lời khuyên trái chiều đối với việc đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng! Chúng tôi đã nghiên cứu và xác định việc quan trọng hàng đầu mà bạn cần làm là tìm lĩnh vực sáng tạo - nơi bạn tỏa sáng. Tiếp theo, bạn có thể tăng cơ hội thành công bằng cách quản lý tốt hình ảnh của mình trên mạng và áp dụng lời khuyên cùng bí quyết của chúng tôi để tăng mức độ nổi tiếng.
Phương pháp 1 - Tìm lĩnh vực sáng tạo
Bước 1 - Xác định điểm mạnh và sở thích của bạn.
Có rất nhiều cách giúp bạn trở nên nổi tiếng trên mạng internet. Một số cách phổ biến là phát sóng trực tiếp trò chơi điện tử qua mạng hoặc tạo nội dung video hay bài viết độc đáo. Một số ngôi sao có tiếng tăm trên mạng internet còn là người được nhiều người biết đến trên mạng xã hội. Hãy tìm ra những việc bạn thích làm và lập kế hoạch phát triển dựa trên các kỹ năng của bạn.
Nếu bạn không biết mình giỏi trong lĩnh vực nào, hãy thử bắt đầu từ những gì bạn thích thú và muốn tìm hiểu thêm.
Nếu biết nhiều kỹ thuật trang điểm, bạn có thể tạo video hướng dẫn cách trang điểm.
Nếu bạn chơi game giỏi, tại sao không thử phát sóng trò chơi trực tuyến hoặc tạo video YouTube để thu hút lượt người theo dõi?
Nếu thường dành nhiều thời gian trên mạng xã hội, bạn nên chủ động tìm cách tăng lượt người theo dõi tài khoản của mình để trở nên nổi tiếng.
Nếu bạn nghĩ mình có một cuộc sống thú vị, hãy tạo vlog để người khác có thể theo dõi.
Nếu có kiến thức chuyên sâu trong trong lĩnh vực nào đó, bạn có thể tạo blog hoặc video trên mạng để giảng dạy cho người khác.
Bước 2 - Học hỏi từ những người mà bạn hâm mộ.
Tham khảo ý tưởng của những người mà bạn ngưỡng mộ là cách giúp bạn có thêm cảm hứng. Nếu bạn không theo dõi những người nổi tiếng trên internet, hãy bắt đầu tìm hiểu họ qua mạng để biết bạn cần làm gì nếu muốn nổi tiếng. Bạn có thể tham khảo các trang như Twitch.tv, YouTube và các trang blog để tìm những người có tiếng tăm trên internet. Nếu đang theo dõi những ngôi sao internet và xem nội dung của họ thường xuyên, có lẽ bạn đã phần nào hiểu được những việc họ làm.
Một số nhân vật nổi tiếng trên mạng internet là PewDiePie, The Jester, Nash Grier, Joy Cho và Grace Helbig.
Bước 3 - Tìm hiểu cộng đồng mà bạn muốn tham gia.
Cộng động được tạo nên bởi những người có cùng mối quan tâm nhằm mục đích chia sẻ ý tưởng và suy nghĩ với nhau. Một số người đã nổi tiếng từ việc sáng tạo nội dung trực tuyến trong cộng đồng nào đó. Việc tìm hiểu những người sáng tạo nội dung hoặc người nổi tiếng khác sẽ giúp bạn hiểu hơn về mức độ cạnh tranh lẫn lượng người hâm mộ tiềm năng mà bạn sẽ có. Ngoài ra, trong một cộng đồng còn có các cộng đồng nhỏ và riêng biệt tập trung thảo luận những lĩnh vực đặc thù. Hãy tìm trang mạng xã hội của những người sáng tạo nội dung hoặc video hay bài viết của họ.
Bạn có thể tìm các cộng đồng trực tuyến tại PlayStation Community, Being Girl, Figment, Harley Owners Group và Lugnet.
Một số cộng đồng game tiếng tăm là DOTA 2, CSGO, League of Legends, FIFA và Fighting Game.
Những người thành công từ cộng đồng game gồm có: Park 'Lyn' Joon, Henrik 'AdmiralBulldog' Ahnberg, Jonathan 'Loda' Berg, Johnathan 'Fatal1ty' Wendell.
PewDiePie, Smosh, Fine Brothers và Lindsey Stirling là những siêu sao của cộng đồng YouTube.
Bạn cũng có thể nhận thông tin từ cộng đồng bằng cách xem các chuyên mục của cộng đồng trên Reddit.com.
Nếu lĩnh vực mà bạn muốn theo đuổi có rất nhiều gương mặt sáng tạo nội dung mới hoặc nhiều cái tên nổi tiếng, bạn nên chọn lĩnh vực khác, trừ khi bạn có thể đem đến điểm nhấn thú vị và độc đáo.
Bước 4 - Thu hẹp phạm vi các lựa chọn và chọn điều mà bạn muốn theo đuổi.
Sau khi dành thời gian nghiên cứu, bạn sẽ sàng lọc các lựa chọn của mình. Đây là lúc bạn xem xét các mục tiêu của mình và nghĩ xem chúng có thiết thực hay không. Hãy liệt kê tất cả những gì mà bạn muốn làm và đánh giá mức độ tích cực lẫn tiêu cực. Khi các lựa chọn đã được rút gọn, bạn sẽ chọn ra điều mà mình muốn theo đuổi và bắt đầu lên kế hoạch.
Dự đoán khả năng thành công trong cộng đồng bằng cách đánh giá đối thủ cạnh tranh, lượng người xem và mức độ phủ sóng của nền tảng mà bạn chọn.
Phương pháp 2 - Quản lý hình ảnh của bạn trên mạng
Bước 1 - Tạo sự đồng nhất trên mọi nền tảng.
Bạn nên chọn một tên người dùng cho mọi nền tảng mạng xã hội để người khác không bị bối rối. Hãy chọn dùng logo hoặc ảnh đại diện giống nhau để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho bản thân. Bạn cũng cần tạo ra sự đồng nhất trong lời nói và cách hành xử của mình. Nếu bạn có lời nói và hành động trái ngược nhau, thường xuyên không giữ lời hứa hoặc hành động giả tạo, người dùng internet sẽ quay lưng với bạn và người hâm mộ cũng rời bỏ bạn.
Khi chọn dùng logo hoặc ảnh đại diện nào đó, bạn nhớ đảm bảo thương hiệu của mình được thể hiện rõ rệt trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau.
Xem thương hiệu của bạn như một công ty. Nếu một công ty có nhiều logo và cách bày biện cửa hàng, người tiêu dùng sẽ cảm thấy bối rối. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với người hâm mộ của bạn.
Tất nhiên sẽ có lúc bạn giận giữ, ích kỷ, vui vẻ hay ngớ ngẩn, nhưng người hâm mộ sẽ cảm thấy khó hiểu nếu tính cách của bạn thay đổi sau một đêm hoặc bạn có hành động thiếu nhất quán.
Bước 2 - Đăng ký ít nhất hai nền tảng mạng xã hội.
Hãy chọn hai nền tảng mạng xã hội mà bạn có thể cập nhật thường xuyên. Như vậy, người hâm mộ có thể tiếp cận bạn kể cả khi bạn không tạo nội dung mới. Khi chọn nền tảng, bạn nên dựa vào độ tuổi của đối tượng người xem mục tiêu và nền tảng mà họ sử dụng nhiều nhất. Quảng cáo chéo trên các nền tảng và luôn tạo sự thuận tiện để người khác có thể dễ dàng theo dõi bạn từ nơi khác.
Nếu bạn nhắm đến đối tượng người xem trẻ tuổi, Twitter và Instagram là lựa chọn tốt nhất.
Nếu bạn muốn thu hút đối tượng người xem lớn tuổi hơn, Facebook, Pinterest và LinkedIn sẽ là những nền tảng lý tưởng.
Bước 3 - Tạo trang web hoặc blog cá nhân.
Việc xây dựng trang web sẽ cho phép người khác tìm kiếm bạn và các nền tảng mạng xã hội khác mà bạn sử dụng cũng như trực tiếp truy cập nội dung của bạn. Trang web cũng giúp cho các công ty quảng cáo và giới thiệu sản phẩm liên lạc với bạn một cách dễ dàng. Cuối cùng, trang blog cá nhân sẽ đem đến nguồn thu nhập khác nếu bạn cho phép quảng cáo hoặc sử dụng đường dẫn giới thiệu hay quảng bá sản phẩm giúp tăng doanh số bán hàng của các nhà sản xuất.
Nhớ tạo trang web có tính tương tác có thể xem được trên điện thoại và các trình duyệt khác.
Nếu bạn có kinh nghiệm làm video, hãy tạo vlog thay vì viết blog.
Các trang tạo website và blog phổ biến là Wordpress.org, Wordpress.com, Squarespace và Wix.
Tuy nhiên, để thiết lập Wordpress.org, người dùng phải có kiến thức chuyên môn. Người không am hiểu ngôn ngữ lập trình như PHP và CSS không nên dùng lựa chọn này.
Bước 4 - Dùng hashtag (dấu #) và ảnh chế.
Hashtag và ảnh chế có thể giúp bạn tiếp cận lượng lớn người xem và thu hút thêm nhiều người theo dõi. Hãy tìm hashtag liên quan đến nội dung của bạn và thêm vào bài viết một cách khéo léo để tiếp cận những người có cùng mối quan tâm. Khuyến khích người theo dõi hoặc người hâm mộ theo dõi một hashtag nào đó và xây dựng mạng lưới người theo dõi thông qua mạng xã hội. Sử dụng những ảnh chế phổ biến và chia sẻ nội dung hài hước mà bạn tìm được trên mạng. Ngoài ra, đừng quên tương tác với cộng đồng trực tuyến đang theo dõi bạn.
Hãy chia sẻ ảnh chế liên quan đến diễn biến thời sự hiện tại.
Các ảnh chế phổ biến bao gồm biểu cảm của chú chó doge, forever alone (cô đơn mãi mãi), Good Guy Greg (anh chàng Greg tốt bụng), phản ứng của Neil deGrasse Tyson và overly attached girlfriend (cô nàng “nghiện” bạn trai).
Ví dụ, nếu làm vlog về thức ăn, bạn sẽ dùng hashtag #food, #foodie hoặc #foodporn.
Phương pháp 3 - Tăng mức độ nổi tiếng của bạn
Bước 1 - Trở thành người tiên phong trong lĩnh vực nào đó.
Một trong những cách hiệu quả nhất để thu hút thêm lượt người theo dõi là trở thành người đi đầu trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Hãy tìm “sân chơi” như nhóm cộng đồng nhỏ, game, hoặc lĩnh vực chưa có những tên tuổi lớn. May mắn thay, mạng internet có rất nhiều nhóm và cộng động, nên bạn cũng có nhiều lựa chọn.
Ví dụ, thị trường bình luận phim trên YouTube đã trở nên bão hòa và bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều người.
Bên cạnh việc tìm kiếm lĩnh vực sáng tạo, bạn cũng có thể tìm chỗ đứng cho riêng mình.
Những ngôi sao nổi tiếng trên mạng thường đại diện cho một nhóm người nhỏ trong xã hội.
Bước 2 - Luôn chân thật.
Những người hâm mộ trực tuyến thích người người làm nội dung chân thật. Sự chân thật giúp bạn giữ tính đồng nhất của thương hiệu và người hâm mộ sẽ biết họ nên mong đợi điều gì từ bạn trong tương lai. Nếu bạn cố gắng trở thành người khác và khiến người hâm mộ cảm thấy tiêu cực, nỗ lực trở thành người nổi tiếng trên mạng của bạn có thể bị hủy hoại.
Bước 3 - Tương tác với người hâm mộ và cộng đồng.
Nếu bạn không có thói quen sử dụng mạng xã hội thường xuyên, hãy lên lịch hằng ngày để nhắc nhở mình đăng bài viết và kiểm tra các nền tảng mạng xã hội. Khi bạn thực hiện việc này thường xuyên, người hâm mộ sẽ biết bạn là người hoạt động tích cực và tiếp tục theo dõi trang của bạn. Vì vậy, bạn cần dành thời gian tương tác với người hâm mộ và chỉ chia sẻ nội dung chất lượng mà bạn tìm được trên mạng.
Nếu đăng bài thường xuyên, bạn sẽ xuất hiện trên bảng tin của một bộ phận người hâm mộ.
Cố gắng duy trì lịch đăng bài quen thuộc. Nếu người hâm mộ đã quen với việc nhận nội dung cách mỗi hai ngày và bạn lại im hơi lặng tiếng trong một tuần, quá trình phát triển của bạn có thể bị ảnh hưởng.
Bước 4 - Thu hút đối tượng người xem mục tiêu.
Mặc dù bạn không muốn thay đổi con người mình, nhưng vẫn có một số thứ mà bạn có thể làm để thu hút người hâm mộ. Hãy chăm chút cho những chủ đề mà bạn nghĩ người hâm mộ sẽ muốn xem. Nếu bạn biết đa số người hâm mộ không thích chủ đề nào đó, đừng sáng tạo nội dung liên quan. Nếu người hâm mộ thường xuyên yêu cầu bạn sản xuất nội dung nào đó, hãy cân nhắc việc đáp ứng yêu cầu của họ.
Tương tác với người khác trên mạng xã hội và đọc bình luận của họ trên bài viết của bạn.
Bước 5 - Chú ý lượt người xem và người theo dõi.
Nếu thấy lượt người theo dõi sụt giảm nghiêm trọng hoặc bài viết hay video nào đó nhận được phản hồi tiêu cực, bạn sẽ biết rằng đã đến lúc tạo sự thay đổi cho sự nghiệp của mình. Khi bạn nhận thấy lượt xem và bình luận tích cực giảm đột ngột, hãy dành thời gian đánh giá lại những gì bạn đang làm và tiếp nhận lời phê bình của người khác. Cân nhắc thay đổi hình ảnh và kế hoạch của bạn để thu hút thêm nhiều người hâm mộ.
Nếu bạn đăng video hoặc bài viết gây tranh cãi, hãy tạo một video khác để làm rõ điều mà bạn muốn chia sẻ hoặc xin lỗi vì hành động của mình.
Bước 6 - Luôn tạo nội dung chất lượng cao.
Bạn nên cố gắng đem đến cho người xem những nội dung chất lượng nhất có thể. Kể cả khi bạn không phải chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, hãy đảm bảo nội dung của bạn rất đáng để xem. Việc đăng nội dung không thích hợp hoặc những gì chưa được cân nhắc kỹ lưỡng có thể khiến bạn tạo ra sản phẩm rẻ tiền và dẫn đến tình trạng sụt giảm lượt người đăng ký hoặc theo dõi.
Nếu bạn muốn tạo video, tốt hơn hết hãy chờ đến khi bạn có thể ghi hình ở chế độ HD thay vì tạo ra sản phẩm có chất lượng nửa vời.
Bước 7 - Không ngừng nỗ lực.
Nhiều người không biết rằng việc trở nên nổi tiếng trên mạng cũng cần nhiều công sức như khi làm công việc toàn thời gian. Kể cả khi sản xuất hoặc sáng tạo nội dung độc đáo, có thể bạn sẽ không thấy ngay phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của mình. Điều quan trọng là bạn không bỏ cuộc và mở lòng đón nhận lời khuyên cũng như lời phê bình của những người xung quanh. Để có chỗ đứng trên mạng internet, bạn cần có bản sắc riêng và khả năng thu hút người khác.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/V%E1%BB%87-sinh-Smoke-Buddy | Cách để Vệ sinh Smoke Buddy | Smoke Buddy là bộ lọc khử mùi thuốc lá di động. Bạn có thể sử dụng thiết bị này khi hút thuốc ở gần người khác nhằm giảm sự tiếp xúc của họ với khói thuốc. Tuy rằng chúng ta có thể giữ cho Smoke Buddy khô ráo và sạch sẽ, nhưng lại không thể vệ sinh bộ lọc. Từ bây giờ cho đến lúc cần thay thế, bạn nên chăm sóc Smoke Buddy để có thể hút thuốc ở nơi công cộng mà không làm phiền người khác.
Phương pháp 1 - Rửa Smoke Buddy
Bước 1 - Làm ẩm khăn giấy bằng nước sạch.
Mở vòi nước và thấm cho miếng khăn giấy hơi ẩm. Không nên sử dụng khăn giấy ướt sũng, vì như vậy chẳng những không giúp làm sạch Smoke Buddy, mà còn để lại vụn khăn bên trong thiết bị.
Bạn cũng có thể dùng khăn lau cho em bé, nhưng cần hạn chế sử dụng sản phẩm chứa cồn.
Bước 2 - Lau bên trong Smoke Buddy.
Cho khăn giấy vào bên trong miệng của hộp đựng. Nếu thấy khó, bạn hãy sử dụng công cụ có đầu nhỏ, (chẳng hạn như bút chì) để đẩy khăn giấy vào không gian hẹp. Di chuyển khăn giấy để làm sạch phần nhựa phía trong.
Đừng cố gắng làm sạch bộ lọc. Vì đây là thiết bị chỉ sử dụng một lần nên sẽ cần được thay thế khi không thể hoạt động nữa.
Bước 3 - Vệ sinh bên ngoài thiết bị bằng khăn ẩm.
Dùng khăn giấy lau bên ngoài Smoke Buddy. Tiếp tục sử dụng khăn này hoặc thay khăn mới để lau phần nhựa bên ngoài nhằm loại bỏ mảnh vụn còn sót lại.
Bước 4 - Phơi khô Smoke Buddy ở nơi thoáng gió.
Bạn có thể dùng khăn khô để thấm hết hơi ẩm. Lau sạch phía ngoài của Smoke Buddy, sau đó dùng bút chì để đẩy khăn giấy vào bên trong. Thấm sao cho bên trong càng khô ráo càng tốt, sau đó đặt Smoke Buddy ở nơi thoáng gió cho đến khi cần sử dụng.
Phương pháp 2 - Bảo trì và thay thế Smoke Buddy
Bước 1 - Để mở nắp sau khi sử dụng xong.
Độ ẩm từ hơi thở của bạn sẽ tích tụ bên trong Smoke Buddy sau mỗi lần sử dụng. Hãy đặt Smoke Buddy lên bàn hoặc ở khu vực thoáng khí để thiết bị khô ráo và sử dụng được lâu hơn.
Bước 2 - Sử dụng Smoke Buddy trong vòng tối đa 3 tháng.
3 tháng là khoảng thời gian sử dụng tương đối của sản phẩm. Thời gian này tương đương với khoảng 150 lần sử dụng đối với kích thước Junior và 300 lần sử dụng với kích thước thông thường. Tùy vào mật độ mà bạn sử dụng, có thể thiết bị sẽ cần được thay mới sớm hơn.
Bước 3 - Thay mới Smoke Buddy khi bộ lọc khó thổi qua.
Bạn sẽ cảm nhận được khi đến lúc cần thay. Bộ lọc sẽ bị tắt hoàn toàn và tích tụ khói bên trong Smoke Buddy. Bạn sẽ không còn ngửi thấy không khí sạch thoát ra từ đầu nhỏ của thiết bị.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%A5p-h%C3%ACnh-%C4%90%E1%BA%B9p-h%C6%A1n | Cách để Chụp hình Đẹp hơn | Nhiều người cho rằng máy ảnh tốt có thể giúp họ trong việc chụp hình. Tuy nhiên, trong nhiếp ảnh, kỹ thuật quan trọng hơn nhiều so với thiết bị. Miễn là luyện đủ và tránh được một số lỗi thông thường, máy nào cũng có thể cho bạn những tác phẩm xuất sắc.
Phương pháp 1 - Chọn Máy và Thiết bị Phù hợp với Phong cách Chụp của Bạn
Bước 1 - Cân nhắc phong cách và mục đích sử dụng của bạn.
Khi chọn mua máy ảnh, có thể bạn sẽ choáng ngợp với vô số tùy chọn và nhãn hiệu có mặt trên thị trường. Máy ảnh có quá nhiều tùy chọn và chức năng để liệt kê trong một bài viết. Hãy thử dùng những mẹo dưới đây.
Nếu sống ở khu vực không an ninh, đừng đi loanh quanh với một chiếc máy ảnh cao cấp có vẻ ngoài đắt tiền. Rất nhiều máy trông rất bình thường dù tốt và được trang bị chức năng vượt trội. Máy ảnh nhỏ cũng là lựa chọn không tồi trong trường hợp này.
Tránh bị chi phối bởi màu sắc. Màu sáng nổi bật quá mức và đồng thời, khi cố chụp động vật hay ở những tình huống chụp "lén lút" khác, đối tượng có thể trở nên xấu tính và chạy mất.
Kích thước, công nghệ và giá cả chưa hẳn đã là vấn đề. Không phải mọi máy ảnh rẻ tiền đều dở và cũng không hẳn mắc tiền đã là tốt. Một chiếc DLSR cỡ lớn có thể quá to và cồng kềnh cho người chụp thông thường và ngược lại, máy ảnh rẻ với chất lượng thấp sẽ chỉ cho người đó những tấm hình không rõ nét.
Mỗi máy có ưu và nhược điểm riêng. Một số quá phức tạp với nhiều chức năng bạn có thể không bao giờ dùng đến. Nếu đã có GPS ở điện thoại, bạn sẽ không cần đến hệ thống này trên máy. Nếu đã có Phần mền Chỉnh sửa Ảnh tại nhà, có thể bạn sẽ không bao giờ dùng đến bất kỳ màn che (ứng dụng hình có trên máy ảnh) nào. Hầu hết máy ảnh đều không chống nước, chống lạnh hay rơi rớt, là những điều cần cân nhắc nếu bạn thích mạo hiểm hoặc không cẩn thận.
Bước 2 - Chọn máy ảnh có thể lấy nét dễ dàng với tỉ lệ zoom (phóng to) quang học cao, tốc độ đóng màn trập lớn, ISO (độ nhạy sáng) tốt và nhiều "chế độ" ảnh.
Đừng quá lo lắng về độ phân giải MegaPixel (mp) của máy. Máy chất lượng thấp với MP cao không thể cho được tấm ảnh chất lượng như của máy chất lượng cao và MP thấp. Nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có được những tác phẩm xuất sắc chỉ với dòng máy cũ. 10MP trở lên là đủ để có sản phẩm chất lượng.
Chỉ quan tâm đến zoom quang học. Zoom, độ gần của vật thể trong máy, cực kỳ quan trọng trong việc ghi được hình ảnh động vật ở sở thú hay những tình huống trong thể thao. Zoom quang học duy trì độ nét của vật thể bất kể zoom gần đến mức nào. Zoom kỹ thuật số và những chức năng zoom khác làm mất sự rõ nét và làm hình bị mờ khi zoom gần.
Tốc độ đóng màn trập giới hạn khả năng bắt động (cảnh hành động). Tốc độ càng cao sẽ càng tốt cho chụp chuyển động. Tuy nhiên, với máy quay phim HD, bạn luôn có thể "lừa dối", quay và chụp lại bằng cách sử dụng phần mềm chụp màn hình và dừng phim.
Độ nhạy sáng (ISO) cao tốt cho việc chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu và cảnh hành động. Không có ISO tốt, hình sẽ bị nhiễu với nhiều hột khi thiếu sáng. Có bao giờ bạn nhận được một mớ hỗn độn màu sắc khi zoom bức hình tuyệt đẹp trên mạng chưa? Đó là nhiễu. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp luôn biết điều tiết vừa đủ sự nhiễu này để duy trì độ sắc nét trong tác phẩm.
Máy ảnh có độ nhạy cao cũng tốt cho việc chụp ảnh trong hoàn cảnh ánh sáng yếu và flash (đèn nháy) bị cấm hoặc không được khuyến khích sử dụng, chẳng hạn như ở bể cá công cộng, những nơi có cảnh nền phát sáng hoặc phản quang, cảnh đêm hay buổi hòa nhạc.
Thận trọng khi chọn máy có chế độ lấy nét tự động! Là một trong những điều phiền muộn của máy ảnh chất lượng thấp, chức năng này có thể làm tốn nhiều thời gian và gây khó chịu khi khiến bạn bỏ lỡ một phô ảnh hoàn hảo hay làm cạn pin. Điều này có nghĩa là máy sẽ tự lấy nét, liên tục tự điều chỉnh khiến việc chụp cảnh động như đóa hoa đung đưa trong gió hay ánh sáng nhấp nháy trở nên khó khăn. Chức năng này nên có chất lượng càng cao càng tốt và luôn có thể tắt khi cần.
Chế độ chụp của máy sẽ có ích nếu bạn chưa biết cách chỉnh để có phô ảnh hoàn hảo. Một số máy tự điều chỉnh được các thông số với Chế độ Chụp ảnh Thông minh. Bạn cũng có thể chọn lại từ màu sắc, độ nét, độ bão hòa, độ sáng đến những cảnh hành động trên Photoshop. Một khi đã quen, bạn luôn có thể tinh chỉnh theo ý muốn những chế độ chụp này.
Kiếm chân máy! Nhờ đó, máy hoàn toàn vững! Ở một vài thiết lập, đôi khi rất khó chụp đẹp bởi máy trở nên quá nhạy cảm với mọi rung động dù là nhỏ nhất và cho ra sản phẩm đáng thất vọng. Với chân đỡ, máy ảnh chất lượng thấp vẫn có thể có được những khung hình tuyệt đẹp.
Sắm phụ kiện khác như túi đựng, thẻ nhớ, pin hoặc sạc cũng như vỏ chống nước vừa vặn với máy ảnh cho những chuyến đi ẩm ướt. Đừng quên dụng cụ vệ sinh và nắp ống kính. Cũng đừng ngần ngại có nhiều hơn một máy cho mục đích sử dụng khác nhau.
Dùng dung lượng thẻ nhớ cao nhất. Dung lượng thấp có thể dẫn đến chất lượng hình thấp.
Bạn sẽ tự chịu rủi ro khi dùng máy ảnh của điện thoại/ máy tính bảng. Trừ khi ống kính trên thiết bị này có độ phân giải 10mp trở lên với khả năng zoom cao và độ nhạy sáng tốt, thường chỉ có ở những mẫu vô cùng mắc tiền trong hầu hết trường hợp, làm cách nào đi nữa cũng không thể chụp được sản phẩm chất lượng cao với điện thoại/ máy tính bảng.
Phương pháp 2 - Bắt đầu
Bước 1 - Đặt độ phân giải ở mức cao nhất để có chất lượng hình cao.
Sản phẩm phân giải thấp gây khó khăn cho việc chỉnh sửa, bạn chẳng thể cắt chúng thoải mái như với phiên bản phân giải cao (và vẫn cho được kết quả in được). Nâng cấp thẻ nhớ. Nếu không muốn hoặc không thể mua thẻ nhớ mới, hãy chọn chế độ chất lượng hình "tốt" nếu có, với độ phân giải nhỏ hơn.
Bước 2 - Nếu có, hãy bắt đầu với một trong những chế độ tự động của máy.
Chế độ hữu ích nhất là "Chương trình" (Program) hay "P" ở máy SLR kỹ thuật số. Hãy bỏ qua gợi ý chỉnh tay hoàn toàn - sự phát triển của kỹ thuật lấy nét và đo sáng tự động trong năm mươi năm qua không diễn ra mà chẳng được gì. Nếu hình lấy nét hoặc phơi sáng kém, lúc này hãy bắt đầu chỉnh tay một số chức năng nhất định.
Phương pháp 3 - Tìm Cơ hội Chụp ảnh
Bước 1 - Mang máy mọi nơi.
Với máy ảnh trong tay, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận thế giới một cách khác, luôn quan sát và tìm cơ hội để chụp những tấm ảnh tuyệt vời. Nhờ đó, chụp nhiều hơn và chụp càng nhiều, bạn càng tiến bộ. Hơn nữa, khi thường xuyên chụp bạn bè và gia đình, họ sẽ làm quen với việc luôn có máy ảnh bên bạn, dần trở nên ít ngượng ngùng hơn khi được chụp. Hình của bạn sẽ tự nhiên, ít cảm giác "tạo dáng" hơn.
Nhớ mang pin dự phòng hoặc sạc nếu dùng máy kỹ thuật số.
Bước 2 - Ra ngoài.
Khuyến khích bản thân ra ngoài và chụp hình dưới ánh sáng tự nhiên. Làm một vài tấm 'ngắm và chụp' thông thường để cảm nhận được độ sáng ở những thời điểm khác nhau của ngày và đêm. Dù nhiều người cảm thấy 'Giờ Vàng' (hai tiếng cuối trước khi trời tắt nắng) là thời điểm tốt nhất để chụp hình, không có nghĩa chụp hình vào giữa ngày là bất khả thi. Dưới ánh nắng rực rỡ, đôi khi không gian có bóng râm mở có thể tạo nên độ sáng mềm và thu hút (đặc biệt với đối tượng là con người). Hãy ra ngoài, nhất là vào những lúc hầu hết đều đang ăn, xem ti vi hay ngủ. Ánh nắng thường quá mức hoặc không quen với nhiều người thật sự chỉ vì họ chẳng bao giờ thấy chúng!
Phương pháp 4 - Sử dụng Máy ảnh
Bước 1 - Đừng để ống kính bị che bởi nắp, ngón tay, dây đeo hay bất kì vật cản nào.
Đúng vậy, đây là điều cơ bản, nhưng bất kỳ vật cản (thường không được để ý) nào này đều có thể phá hủy ảnh của bạn. Với máy kỹ thuật số được trang bị chế độ xem trước trực tiếp, đặc biệt là với máy ảnh SLR, lỗi này ít gặp hơn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn vấp phải, đặc biệt là khi vội vã bắt một khung hình.
Bước 2 - Cài đặt cân bằng trắng.
Nói một cách đơn giản, mắt người tự động điều chỉnh khi nhận sáng, gần như ở bất kỳ điều kiện ánh sáng nào, trắng vẫn là trắng với chúng ta. Máy ảnh kỹ thuật số làm điều này bằng cách chuyển đổi màu theo một số cách thức nhất định. Chẳng hạn như, dưới ánh đèn von-fram (ánh đèn dây tóc), sắc xanh được thêm để bù cho sắc đỏ trong ánh sáng. Trái lại, với ánh sáng lạnh như đèn huỳnh quang, máy ảnh sẽ chỉnh sang đỏ để bù cho màu xanh. Một số máy thậm chí còn có đồng thời chế độ von-fram (cài đặt ánh sáng trắng thuần khiết) và ánh đèn dây tóc. Thử nghiệm với từng cài đặt để xem xét kết quả và học cách tận dụng lợi thế của chúng là điều bạn nên làm. Cân bằng trắng là một trong những cài đặt quan trọng và ít được quan tâm đúng mức nhất ở máy ảnh hiện đại. Hãy học cách điều chỉnh cũng như ý nghĩa của từng cài đặt. Dưới ánh sáng tự nhiên, "Bóng râm" (hay "Mây") là lựa chọn tốt trong hầu hết trường hợp và giúp tạo ra màu sắc ấm. Nếu kết quả quá đỏ, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa bằng phần mềm sau. "Tự động", chế độ được cài đặt mặc định ở hầu hết máy ảnh, đôi khi cho kết quả tốt nhưng đôi khi cũng cho màu hơi lạnh.
Cài đặt này cũng có thể được biết đến với tên gọi nhiệt độ màu.
Bước 3 - Đặt tốc độ ISO chậm nếu điều kiện cho phép.
Máy ảnh kỹ thuật số SLR thường không có vấn đề gì với điều này nhưng nó lại đặc biệt quan trọng khi sử dụng máy kỹ thuật số compact (chúng thường có cảm biến nhỏ và vì vậy, dễ bị nhiễu). Tốc độ ISO chậm hơn (số nhỏ hơn) giúp hình bớt nhiễu nhưng đồng thời, cũng khiến bạn phải để màn trập đóng mở chậm hơn, dẫn đến một số bất lợi, chẳng hạn như khả năng chụp cảnh động hạn chế. Với cảnh tĩnh và ánh sáng tốt (hoặc chủ thể đứng yên và ánh sáng yếu với sự hỗ trợ của chân máy và điều khiển từ xa), sử dụng tốc độ ISO chậm nhất mà bạn có.
Phương pháp 5 - Chụp những Tấm hình Đẹp
Bước 1 - Bố trí ảnh chụp một cách cẩn thận.
Đóng khung bức ảnh trong tâm trí trước khi làm với kính ngắm. Hãy xem xét những quy tắc dưới đây, đặc biệt là quy tắc cuối cùng:
Sử dụng Quy tắc Một phần ba, theo đó điểm nhấn trong bức ảnh nằm dọc đường "thứ ba". Cố đừng để bất kỳ đường ngang hay đường nào khác "chia đôi tấm ảnh".
Loại bỏ cảnh nền gây xao nhãng hay lộn xộn. Khi có cây, di chuyển để không có cảm giác cây mọc lên từ đầu. Thay đổi góc chụp để cửa sổ không nhìn ra từ phía bên kia đường. Nếu chụp kỳ nghỉ, hãy dành ít thời gian để mọi thành viên trong gia đình cất hết những thứ lỉnh kỉnh trên người, ba lô và túi xách. Giữ đống hỗn độn ấy xa khỏi tấm hình và bạn sẽ có sản phẩm đẹp và ít rối hơn. Nếu có thể làm mờ phông nền trong ảnh chân dung, hãy làm vậy và tương tự.
Bước 2 - Phớt lờ lời khuyên trên.
Xem đó là luật, điều đem hiệu quả trong hầu hết trường hợp khi được hiểu đúng — và không xem đó là quy tắc tuyệt đối. Tuân thủ quá nguyên tắc có thể cho bạn những tấm hình nhàm chán. Chẳng hạn như, sự lộn xộn và lấy nét cảnh nền có thể thêm nội dung, sự tương phản và màu sắc cũng như tính cân xứng tuyệt đối có thể tạo nên sự kịch tính,… Đôi khi, mọi quy tắc có thể và nên được phá bỏ để đem lại hiệu ứng nghệ thuật. Đó là cách vô số tác phẩm xuất chúng ra đời.
Bước 3 - Lấp đầy khung hình với chủ thể của bạn.
Đừng ngần ngại tiến lại gần. Nếu sử dụng máy ảnh kỹ thuật số với vô số megapixel, bạn luôn có thể dùng phần mềm cắt và chỉnh sửa sau.
Bước 4 - Thử góc chụp thú vị.
Thay vì chụp thẳng, hãy thử chụp từ trên xuống hay cúi người chụp lên. Chọn góc chụp giúp tối đa màu sắc và tối thiểu bóng râm. Góc chụp thấp giúp đối tượng trông dài hoặc cao hơn. Bạn cũng có thể khiến chủ thể trong nhỏ hơn hoặc trông như thể bạn đang bay lơ lửng phía trên bằng cách đặt máy ở phía trên chủ thể. Một góc chụp lạ cho bạn bức ảnh thú vị hơn.
Bước 5 - Lấy nét.
Lấy nét tệ là một trong những cách phổ biến nhất để phá hư cả tấm hình. Nếu có, hãy sử dụng lấy nét tự động trên máy. Thông thường, bạn có thể làm điều này bằng cách nhấn một nửa nút chụp. Dùng chế độ "cận cảnh" để chụp gần. Đừng lấy nét bằng tay trừ khi có vấn đề trong lấy nét tự động bởi thông thường, máy có khả năng tự lấy nét và đo sáng tốt hơn nhiều so với bạn tự làm.
Bước 6 - Cân bằng ISO, tốc độ đóng màn trập và khẩu độ.
ISO thể hiện độ nhạy sáng của máy, tốc độ đóng màn trập cho biết máy cần bao nhiêu thời gian để chụp một tấm (điều chỉnh lượng sáng nhận vào của máy) và khẩu độ là độ mở ống kính. Bằng cách cân bằng và giữ chúng gần mức trung bình hết mức có thể, bạn có thể tránh nhiễu gây ra bởi ISO cao, độ mờ đến từ tốc độ đóng màn trập thấp và tác dụng phụ trường ảnh với khẩu độ thấp. Tùy vào ý đồ chụp, bạn nên điều chỉnh những cài đặt này để đủ sáng và vẫn giữ được hiệu ứng mong muốn. Chẳng hạn như, nếu muốn chụp cảnh chú chim lao khỏi mặt nước, bạn cần tốc độ đóng màn trập cao để lấy nét và đồng thời bạn cũng cần khẩu độ thấp hay ISO cao để bù sáng. ISO cao làm nhiễu hình nhưng khẩu độ thấp sẽ hoàn hảo bởi nó có thể tạo hiệu ứng mất phông và thu hút chú ý vào chủ thể. Bằng cách cân bằng những yếu tố này, bạn sẽ có tấm hình đẹp nhất.
Phương pháp 6 - Tránh Chụp Mờ
Bước 1 - Giữ máy vững.
Nhiều người bất ngờ với độ mờ của hình khi phóng to hoặc chụp từ xa. Để giảm thiểu mờ: Nếu sử dụng máy ảnh full-size (máy sử dụng cảm biến ảnh có cùng kích cỡ với khung hình phim chuẩn) với ống kính zoom, giữ thân máy (ngón tay đặt trên nút chụp) bằng một tay và dùng tay kia đỡ phía dưới để cố định ống kính. Đặt khuỷu tay sát người và dùng tư thế này giữ người được vững. Nếu có, hãy bật chế độ chống rung trên máy hoặc ống kính (IS ở dòng Canon gear và VR - Vibration Reduction (Giảm Rung) ở sản phẩm Nikon).
Bước 2 - Cân nhắc sử dụng chân máy.
Nếu bị rung tay tự nhiên, nếu đang sử dụng ống kính tele lớn (và chậm), nếu đang cố chụp hình ở điều kiện ánh sáng thấp, muốn chụp liên tiếp (chẳng hạn như chụp hình HDR (High Dynamic Range - Độ tương phản động mở rộng) hoặc chụp hình panoramic, chân máy sẽ có ích. Nếu phải phơi sáng lâu (hơn một giây), dây công tắc (cho máy đời cũ) và điều khiển từ xa là lựa chọn tốt dành cho bạn. Nếu không có, hãy dùng chế độ chụp tự động.
Bước 3 - Xem xét không dùng chân máy, đặc biệt là khi không có sẵn.
Nó làm hạn chế khả năng di chuyển và điều chỉnh khung hình của bạn. Đồng thời, nó cũng nặng hơn để mang theo và khiến bạn ngần ngại trong việc ra ngoài chụp hình.
Với tốc độ đóng màn trập và sự khác biệt giữa đóng nhanh và chậm, bạn chỉ cần chân máy khi tốc độ này bằng hoặc chậm hơn nghịch đảo độ dài tiêu cự. Chẳng hạn, nếu có ống kính 300mm, tốc độ đóng màn trập của bạn nên nhanh hơn 1/300 giây. Nếu không thể tránh dùng chân máy bằng cách dùng tốc độ ISO cao hơn (dẫn đến màn trập đóng nhanh hơn), bằng cách sử dụng chức năng chống rung trên máy hay đơn giản là di chuyển đến nơi có ánh sáng tốt hơn, hãy dùng nó.
Bước 4 - Nếu ở tình huống không phù hợp để dùng chân máy, hoặc không có chân máy vào thời điểm đó, hãy thử một hay một vài cách giảm rung dưới đây:
Bật chế độ chống rung trên máy (chỉ một số máy kỹ thuật số có chức năng này) hoặc trên ống kính (nhìn chung chỉ có ở một vài ống kính đắt tiền).
Phóng to (hoặc thay thế bằng ống kính rộng hơn) và đến gần. Nhờ đó, giảm ảnh hưởng của những thay đổi nhỏ đến máy và tăng khẩu độ cực đại để có thời gian phơi sáng ngắn hơn.
Giữ máy ảnh ở hai vị trí cách xa trung tâm, chẳng hạn như gần nút chụp và ở phía đối diện hay phía cuối ống kính (đừng che ống kính, đừng cản trở hoạt động của bộ phận tự điều chỉnh như vòng lấy nét hay cầm ống kính nếu đó là bộ phận mỏng manh như ở máy compact). Điều này sẽ làm giảm độ rung tương ứng của máy khi tay di chuyển.
Nhấn nút chụp chậm, chắc tay và nhẹ nhàng. Chỉ thả tay khi hình đã được chụp xong một lúc. Đặt ngón trỏ lên phía trên của máy. Nhấn chụp bằng đốt ngón tay thứ hai để giữ nút được vững. Dù sao, bạn đã phải cầm máy cả thời gian dài.
Tìm điểm tựa cho máy (hoặc tay nếu sợ xước máy) và/hoặc dựa tay vào người hoặc ngồi xuống và chống tay lên gối.
Kê máy lên vật gì đó (có thể là túi đựng máy hoặc dây đeo) và dùng chế độ chụp tự động để giảm rung từ việc nhấn nút nếu vật kê mềm. Trong trường hợp này, có khả năng nhỏ máy sẽ bị ngã. Vì vậy, hãy kiểm tra và chắc chắn nếu xảy ra, đó không là cú ngã mạnh. Đừng áp dụng với máy ảnh đắt tiền hoặc máy có phụ kiện dễ rơi vỡ như đèn flash. Nếu định làm vậy thường xuyên, hãy cân nhắc mang theo túi đậu, vật dụng rất có ích trong trường hợp này. Có nhiều "túi đậu" chuyên dụng trên thị trườing với giá phải chăng. Khi cũ, túi có thể nâng cấp hoặc ăn.
Bước 5 - Thoải mái khi nhấn nút chụp.
Đồng thời, cố đừng nâng máy quá lâu khiến tay run. Tập nâng máy ngang tầm mắt, lấy nét và đo sáng, chụp một cách gọn ghẽ và trơn tru.
Phương pháp 7 - Dùng Flash
Bước 1 - Tránh mắt đỏ.
Hiện tượng mắt đỏ xuất hiện bởi sự giãn của mắt dưới điều kiện thiếu sáng. Khi đồng tử đang lớn, đèn flash làm sáng mạch máu nằm ở thành trong của nhãn cầu và khiến mắt có màu đỏ. Nếu buộc phải dùng flash trong điều kiện thiếu sáng, đừng để người được chụp nhìn thẳng vào máy ảnh hoặc thử dùng "flash phản xạ". Hướng đèn lên phía trên chủ thể, đặc biệt khi có tường sáng màu bao quanh, sẽ tránh được mắt đỏ. Nếu không có đèn rời để điều chỉnh như cách ở trên, hãy sử dụng tính năng giảm mắt đỏ trong máy nếu có. Tính năng này chiếu sáng một vài lần trước khi mở màn trập, và nhờ đó nhãn cầu co lại và làm giảm thiểu mắt đỏ. Tuy vậy, tốt nhất bạn đừng nên chụp hình trong điều kiện cần đến flash mà hãy tìm nơi nào khác có ánh sáng tốt hơn.
Bước 2 - Sử dụng flash một cách hợp lý, đừng dùng khi không thật sự cần thiết.
Dùng flash trong điều kiện ánh sáng kém thường cho hình ảnh không đẹp, hoặc khiến chủ thể trong tấm hình trở nên "mệt mỏi", điều này đặc biệt đúng khi chụp người. Mặt khác, flash khá hữu dụng trong việc làm đầy bóng tối (nếu bạn có tốc độ flash đồng bộ đủ nhanh). Đừng dùng flash nếu có thể tránh bằng cách ra ngoài hay giữ vững máy (cho phép bạn dùng tốc độ đóng màn trập chậm hơn nhưng không gây nhòe) hoặc cài đặt tốc độ ISO cao hơn (cho phép màn trập đóng nhanh hơn).
Nếu không có ý định dùng flash làm nguồn sáng chính, hãy cài đặt để có độ phơi sáng chính xác với khẩu độ được sử dụng (phù hợp với cường độ ánh sáng ở môi trường xung quanh và tốc độ màn trập - tốc độ này không được vượt quá tốc độ flash đồng bộ). Bạn có thể thực hiện bằng cách chọn bước nhất định cho khẩu độ với flash chỉnh tay hay đèn thyristor, hoặc bằng cách sử dụng "bù trừ công suất đánh đèn" có ở máy ảnh đời mới tốt.
Phương pháp 8 - Quản lý và Tích lũy Kinh nghiệm
Bước 1 - Xem lại ảnh chụp và tìm những tấm đẹp nhất.
Xác định yếu tố giúp chúng trở thành những sản phẩm tốt nhất và tiếp tục phát huy. Đừng ngần ngại bỏ hay xóa hình. Hãy mạnh tay với chúng. Nếu không thể làm bạn hài lòng, hãy để chúng ra đi. Nếu sử dụng máy kỹ thuật số như hầu hết mọi người, bạn sẽ chẳng mất gì ngoài thời gian. Trước khi xóa bỏ, hãy nhớ rằng những tấm hình tồi tệ nhất cũng ẩn chứa nhiều bài học. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân khiến chúng không đẹp và tránh lặp lại.
Bước 2 - Luyện tập, luyện tập và luyện tập.
Chụp nhiều hình – hướng đến mục tiêu làm đầy thẻ nhớ hoặc dùng hết lượng phim tối đa mà bạn mua được. Đừng dùng phim cho đến khi thường xuyên chụp tốt với máy kỹ thuật số đơn giản. Cho đến lúc đó, bạn cần học hỏi từ sai lầm. Không tốn kém khi mắc lỗi và có thể phát hiện tức thì (xác định được chính xác chỗ sai và tại sao dưới tình huống hiện tại điều đó là sai lầm) khiến mọi chuyện dễ dàng hơn. Chụp càng nhiều, bạn càng tiến bộ và tác phẩm của bạn càng được yêu thích (bởi bạn và tất cả mọi người).
Chụp từ góc chụp mới hay khác biệt, tìm chủ đề mới và kiên trì với nó. Nếu đủ sáng tạo, ngay cả những điều thường trực, nhàm chán nhất cũng có thể trở nên tuyệt vời dưới ống kính của bạn.
Đồng thời, tìm hiểu giới hạn máy ảnh của bạn, nó hoạt động tốt thế nào ở những điều kiện ánh sáng khác nhau, khả năng lấy nét tự động thế nào khi thay đổi khoảng cách, khả năng xử lý chủ thể động ra sao…
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%C3%B3-vi%E1%BB%87c-l%C3%A0m | Cách để Có việc làm | Có thể bạn mới tốt nghiệp và đang tìm kiếm công việc đầu tiên của mình, hoặc công việc hiện tại không phù hợp. Dù thế nào đi nữa, bạn đang cần nhanh chóng có việc làm. Quá trình tìm việc có thể khiến bạn nản lòng, chính vì vậy bạn càng phải tập trung và quy củ. Khả năng thành công sẽ lớn hơn nếu bạn biết chủ động tìm kiếm cơ hội, điều chỉnh hồ sơ phù hợp yêu cầu công việc và biết cách gây ấn tượng trong quá trình ứng tuyển.
Phương pháp 1 - Ứng tuyển công việc
Bước 1 - Đọc kỹ mô tả công việc.
Bước đầu tiên khi ứng tuyển một công việc là tìm hiểu rõ nội dung công việc. Đọc kỹ lưỡng phần mô tả công việc. Tập trung vào các kỹ năng cần có và nhiệm vụ của công việc.
Đừng ứng tuyển vào những công việc mà bạn hoàn toàn không đáp ứng đủ điều kiện. Ví dụ, nếu bạn không biết tiếng Tây Ban Nha, đừng ứng tuyển những công việc có ghi “Yêu cầu biết tiếng Tây Ban Nha.”
Bước 2 - Làm nổi bật từ khóa.
Chú ý những cụm từ được nhấn mạnh trong phần mô tả. Ví dụ, nếu là một công việc thuộc mảng marketing, bạn sẽ thấy những cụm từ như “tiếp thị số”, “SEO”, và “Google Analytics”. Hãy chắc chắn bạn đưa những cụm từ đó vào cả lý lịch và thư xin việc của mình.
Bước 3 - Soát lại hồ sơ của bạn.
Nhiều công cụ tìm kiếm việc làm và trang trực tuyến của công ty sẽ yêu cầu bạn nộp hồ sơ qua mạng. Trước khi bạn nhấn nút "Nộp", dành thời gian để rà soát tất cả những nội dung mà mình đã viết, bao gồm bản lý lịch và thư xin việc. Bạn cũng nên kiểm tra lại các mục yêu cầu thông tin cá nhân để đảm bảo mọi thông tin đều chính xác.
Bước 4 - Thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn.
Hy vọng mọi công sức của bạn sẽ đem lại một buổi phỏng vấn. Nếu bạn được gọi tới phỏng vấn, hãy dành thời gian để chuẩn bị. Chuẩn bị đầy đủ các ví dụ giải thích cho thành tích của bản thân trong quá khứ và cách mà bạn có thể hỗ trợ công ty. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Tôi biết anh/chị đang tìm một phương thức mới để tăng doanh số, tôi rất muốn được trình bày với anh/chị ý tưởng của tôi về một chiến dịch marketing trực tiếp.”
Ăn mặc chuyên nghiệp.
Duy trì giao tiếp qua ánh mắt và nói năng tự tin.
Tới đúng giờ.
Bước 5 - Gửi thư cảm ơn.
Gửi một bức thư cảm ơn ngắn gọn sau buổi phỏng vấn là phép lịch sự chuẩn mực trong kinh doanh. Thông thường, thư cảm ơn sẽ là thư điện tử. Bạn có thể viết: “Cảm ơn vì đã dành thời gian gặp tôi hôm nay. Tôi rất hứng thú khi được tìm hiểu thêm về tổ chức của anh/chị và cũng rất háo hức trước cơ hội được trở thành một thành viên trong đội ngũ của anh/chị.”
Bạn cũng có thể gửi thư cảm ơn sau khi ứng tuyển. Bạn có thể nói “Tôi viết thư này để đảm bảo anh/chị nhận được hồ sơ ứng tuyển của tôi. Tôi sẵn lòng cung cấp thêm những tài liệu chứng minh năng lực của tôi nếu anh/chị thấy cần thiết.”
Phương pháp 2 - Điều chỉnh hồ sơ cá nhân
Bước 1 - Chỉnh sửa sơ yếu lý lịch phù hợp
Bản lý lịch là cách thức để bạn liệt kê các kỹ năng và chứng chỉ của bản thân. Quan trọng không kém, lý lịch cũng được sử dụng để nhà tuyển dụng đánh giá liệu kỹ năng của bạn có phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Bạn nên dành thời gian chỉnh sửa lý lịch phù hợp với mỗi công việc mà mình ứng tuyển. Tìm từ khóa và chủ đề trong mô tả công việc, đảm bảo những từ đó nổi bật trong lý lịch của bạn.
Ví dụ, một công việc có thể yêu cầu “kỹ năng giao tiếp xuất sắc”. Hãy liệt kê những ví dụ chi tiết thể hiện kỹ năng giao tiếp của bạn trong quá khứ.
Bạn không phải sửa lại toàn bộ lý lịch cho mỗi lần ứng tuyển. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo làm nổi bật được kỹ năng quan trọng nhất của mình cho công việc đó.
Bước 2 - Tạo dựng hồ sơ cá nhân.
Mở đầu bản lý lịch với phần giới thiệu khái quát về bản thân với nhà tuyển dụng. Viết một đoạn văn ngắn mô tả các kỹ năng của mình, giúp nhà tuyển dụng biết bạn có những năng lực cụ thể nào để đảm đương công việc. Bạn cũng nên viết ngắn gọn, thể hiện sự chuyên nghiệp.
Mô tả những kỹ năng quan trọng nhất của bạn trong một vài câu.
Tránh đề cập tới các kỹ năng mơ hồ như “làm việc quy củ”. Sử dụng các thuật ngữ cụ thể như “thương lượng”, “đưa ra quyết định” và “quản lý thời gian”.
Bước 3 - Viết thư xin việc.
Nhiều công việc chỉ đơn giản yêu cầu một bản lý lịch, nhưng một số khác sẽ cần kèm thêm thư xin việc. Chuẩn bị sẵn một bản nháp thư xin việc để có thể chỉnh sửa phù hợp với từng công việc cụ thể. Một lá thư xin việc tốt nên thể hiện được kinh nghiệm và năng lực của ứng viên. Bạn nên sử dụng những ví dụ cụ thể để mô tả lý do mà mình phù hợp với công việc đang ứng tuyển.
Ví dụ, phần mô tả công việc có thể yêu cầu một người biết làm việc nhóm. Bạn có thể viết về thời gian khi còn là thực tập sinh, bạn đã phụ trách tổ chức một dự án có nhiều thực tập sinh khác cùng tham gia.
Cố gắng giữ độ dài thư xin việc trong một trang.
Bước 4 - Chỉnh sửa cẩn thận.
Rà soát lý lịch và thư xin việc của bạn, sau đó kiểm tra thêm một lần nữa. Nhớ sửa lại tất cả các lỗi chính tả hoặc ngữ pháp. Nhờ một người bạn hoặc người thân soát lại hồ sơ giúp bạn. Người khác có thể phát hiện những lỗi mà bạn đã bỏ qua.
Bước 5 - Giữ gìn hình ảnh trực tuyến của bạn.
Công cuộc tìm việc thời hiện đại chủ yếu được thực hiện trên mạng, vì vậy ấn tượng bạn để lại trên mạng cũng rất quan trọng. Chú trọng xây dựng những tài khoản mạng xã hội tích cực và chuyên nghiệp. Bạn không thể biết được khi nào một nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ xem thông tin của mình.
Ví dụ, bạn nên chú trọng tạo dựng tài khoản LinkedIn ấn tượng. Tiêu đề của bạn nên ngắn gọn, ví dụ như “Nhà phân tích nghiên cứu”.
Tận dụng không gian cho sẵn để liệt kê kinh nghiệm và năng lực của bản thân.
Đừng quên chỉnh sửa tài khoản của bạn.
Tài khoản cần bao gồm thông tin liên lạc và một đường dẫn tới bản lý lịch của bạn.
Phương pháp 3 - Tìm kiếm cơ hội việc làm
Bước 1 - Tìm kiếm trên mạng.
Rất nhiều, nếu không nói là phần đông các công ty và tổ chức đều quảng cáo vị trí công việc trên các trang trực tuyến tuyển dụng và trang trực tuyến của công ty. Nếu bạn đã biết mình muốn làm cho công ty nào, trước tiên hãy kiểm tra trang trực tuyến của công ty đó. Nhiều khả năng bạn sẽ thấy một mục với tiêu đề “Tuyển dụng” hoặc “Cơ hội việc làm”. Nhấn chuột vào mục đó để xem các vị trí công việc đang còn trống.
Bạn còn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm việc làm trực tuyến để mở rộng phạm vi tìm kiếm của mình. Hãy nhập từ khóa và vị trí địa lý vào những trang nổi tiếng như Indeed, Jobs.com, TheLadders, Glassdoor và LinkedIn.
Ví dụ, nếu bạn muốn tìm vị trí nhân viên kinh doanh thiết bị y tế tại Hà Nội, các từ khóa của bạn sẽ là “kinh doanh”, “y tế” với vị trí địa lý “Hà Nội”. Bạn cũng có thể sử dụng các từ khóa bằng tiếng Anh để không bỏ sót những cơ hội việc làm tại các công ty nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam.
Nếu bạn sinh sống tại Hoa Kỳ, Craigslist cũng là một trang trực tuyến khá tốt để tìm kiếm việc làm. Trang này đặc biệt hữu ích khi bạn cần việc làm ngay lập tức.
Bước 2 - Dùng mạng xã hội.
Mạng xã hội không chỉ được sử dụng vì mục đích giải trí và giữ liên lạc với bạn bè cũ, mà chúng còn có thể giúp bạn tìm kiếm và ứng tuyển cho các cơ hội việc làm. Khi dùng mạng xã hội để tìm kiếm việc làm, bạn nên cân nhắc chuyển tài khoản thành chế độ “riêng tư”, cũng như tạo một tài khoản mới và chuyên nghiệp để chia sẻ với những nhà tuyển dụng tiềm năng. Những trang trực tuyến sau là công cụ tuyệt vời để kiếm việc làm:
LinkedIn: Bạn có thể dùng trang này để tạo dựng hồ sơ trực tuyến chuyên nghiệp. Tại đây, bạn có thể đăng bản tiểu sử, giúp những nhà tuyển dụng tiềm năng hiểu thêm về mình. Bạn cũng có thể đăng tải lý lịch hiện tại để người khác theo dõi.
Twitter: Ngày càng có nhiều người sử dụng công cụ này để tìm việc làm. Bạn có thể theo dõi các công ty mà mình quan tâm để xem các bài đăng tuyển dụng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những hashtag thịnh hành như #jobs và #jobhunt để tìm việc trên Twitter (nhiều khả năng chỉ áp dụng với các công việc ở nước ngoài).
Bước 3 - Nếu bạn sinh sống tại Hoa Kỳ, hãy tận dụng ngân hàng việc làm tại bang của mình.
Bạn có thể sử dụng Internet để tìm kiếm các thông tin tuyển dụng tại tiểu bang nơi mình sinh sống. Mỗi tiểu bang có một trang trực tuyến tổng hợp các vị trí công việc, thường được gọi là ngân hàng việc làm. Tìm ngân hàng việc làm tại bang của bạn và bắt đầu tìm kiếm công việc.
Giống như các công cụ tìm kiếm khác, ngân hàng việc làm của tiểu bang cho phép bạn tìm kiếm bằng từ khóa và thành phố.
Bước 4 - Bắt đầu tạo dựng quan hệ (hay còn gọi là networking).
Networking là cơ hội để bạn củng cố quan hệ với những người có cùng chuyên môn nghề nghiệp và cũng là thời điểm gặp gỡ nhiều người mới. Hãy mạnh dạn, chủ động bắt chuyện với những người có thể giúp ích cho công cuộc tìm việc của bạn. Bạn có thể nói những câu như: “Mình mới bắt đầu với lĩnh vực marketing, không rõ bạn có biết cơ hội nào phù hợp với mình hay không.” Cân nhắc liên lạc với:
Giảng viên hoặc giáo sư đã từng dạy ở trường
Người sử dụng lao động trước đây
Những người ở công ty mà bạn muốn tới làm việc
Bất kỳ ai bạn quen có nghề nghiệp tương tự với nghề nghiệp mà bạn mong muốn
Bước 5 - Thông báo cho mọi người bạn đang tìm việc.
Bạn bè và gia đình sẽ là những người trợ giúp đắc lực khi bạn đang tìm việc. Họ có thể nắm bắt những cơ hội tuyển dụng mà bạn không hề hay biết. Bạn bè của họ cũng có thể quen biết những nhà tuyển dụng tiềm năng. Hãy đảm bảo mọi người trong phạm vi quen biết đều biết bạn đang tìm việc mới.
Bạn có thể nói rằng: "Mình đang tìm một việc công việc mới trong ngành xuất bản. Nếu có cơ hội việc làm trong lĩnh vực đó, bạn hãy báo cho mình nhé?"
Bước 6 - Tham dự hội chợ việc làm.
Hội chợ việc làm hoặc hội chợ nghề nghiệp là cơ hội tốt để gặp gỡ nhiều người mới và tìm hiểu về những nhà tuyển dụng tiềm năng. Các tỉnh thành và các trường đại học thường xuyên tổ chức hội chợ việc làm. Đôi khi các tổ chức tư nhân cũng có thể đứng ra tổ chức hội chợ.
Kiểm tra trang trực tuyến của thành phố hoặc trường đại học của bạn để biết thêm thông tin về những hội chợ việc làm sắp tới.
Tại hội chợ việc làm, bạn có thể thu thập ấn phẩm quảng cáo và các thông tin khác của những công ty đang tuyển dụng. Ngoài ra, bạn còn có thể trao đổi trực tiếp với người tuyển dụng.
Bước 7 - Thực hiện có tổ chức.
Một kế hoạch cụ thể sẽ là công cụ hữu ích nhất cho bạn. Hãy lập kế hoạch tìm việc làm. Dành thời gian để lên kế hoạch, đề ra cách thức tìm việc làm. Lên lịch những hoạt động hàng ngày hoặc hàng tuần có liên quan tới quá trình tìm việc của bạn. Trong lịch này, bạn có thể đề ra những công việc như:
Xem các bài đăng trực tuyến về cơ hội việc làm
Liên lạc với mạng lưới quan hệ của bạn
Chỉnh sửa lý lịch và thư xin việc
Ứng tuyển một số lượng công việc nhất định mỗi tuần
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-%C4%91%C6%A1n-xin-ngh%E1%BB%89-ph%C3%A9p-b%E1%BA%B1ng-email | Cách để Viết đơn xin nghỉ phép bằng email | Trong công việc, xin nghỉ phép sẽ có chút lo lắng và khó khăn, nhưng việc này rất cần thiết. Nếu bạn lên kế hoạch kỹ lưỡng cho thời gian nghỉ phép của mình để giảm thiểu khó khăn cho người quản lý thì khả năng đơn nghỉ phép của bạn được chấp thuận sẽ cao hơn. Khi bạn ngồi xuống để viết email xin nghỉ phép, hãy thẳng thắn, thân thiện và đưa ra lời giải thích chính đáng rằng tại sao bạn muốn xin nghỉ. Cho dù lý do là đi du lịch hay giải quyết các vấn đề cá nhân, bạn đều có thể xin nghỉ phép bằng sự tự tin nếu bạn tỏ ra lịch sự và chu đáo trong việc sự vắng mặt của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nơi làm việc.
Phương pháp 1 - Sắp xếp thời gian xin nghỉ phép
Bước 1 - Kiểm tra chính sách công ty bạn về việc xin nghỉ phép.
Kiểm tra sổ tay nhân viên hoặc hỏi người quản lý về chính sách nghỉ phép ở nơi làm việc của bạn. Tìm hiểu xem bạn được phép nghỉ bao nhiêu ngày, những ngày nghỉ này được tích lũy như thế nào và khi nào, và liệu bạn có đủ điều điều kiện để nghỉ phép hưởng lương hay không.
Mức độ thâm niên cũng có thể ảnh hưởng tới số ngày nghỉ phép của bạn và khi nào bạn có thể nghỉ.
Nếu bạn là nhân viên mới, hãy kiểm tra xem liệu bạn đã đủ điều kiện để nghỉ phép hay chưa. Đối với nhân viên mới, nghỉ phép có thể sẽ có chút khó khăn và người quản lý của bạn có thể không nhiệt tình mấy trong việc này.
Bước 2 - Lên kế hoạch nghỉ phép ở thời điểm thuận lợi.
Bạn sẽ dễ dàng xin nghỉ phép hơn nếu không bị vướng vào một dự án đang tiến triển, hoặc nếu không có hạn chót hoàn thành nào. Nếu công ty bạn có một thời điểm bận rộn nhất định trong năm, bạn nên cố gắng tránh xin nghỉ phép vào giai đoạn đó.
Nếu bạn cần nghỉ phép trong giai đoạn bận rộn đó vì lý do khẩn cấp không ngờ tới hoặc vì một cơ hội nào đó bất ngờ, hãy đưa ra lời giải thích thuyết phục trong đơn xin phép của bạn.
Nếu có thể, hãy hỏi xem liệu có ai đang cân nhắc nghỉ phép trong những khoảng thời gian bạn muốn hay không. Trong trường hợp chỗ làm của bạn có ít nhân viên, sẽ khó khăn hơn cho người quản lý duyệt đơn nghỉ phép của bạn.
Nếu yêu cầu xin nghỉ phép của bạn được chấp thuận, khoảng 1 tuần trước khi bạn nghỉ phép, hãy khéo léo nhắc nhở đồng nghiệp rằng bạn sẽ vắng mặt.
Bước 3 - Viết đơn nghỉ phép ít nhất trước hai tuần.
Bạn nên viết đơn xin nghỉ ít nhất là hai tuần trước ngày bạn bắt đầu thời gian nghỉ phép của mình. Thông thường, bạn đưa ra thông báo càng sớm, thì bạn càng có cơ hội xin nghỉ phép. Thông báo cho người quản lý biết bạn dự định nghỉ phép trong vài tuần, hoặc thậm chí một tháng, trước khi nghỉ sẽ giúp nơi làm việc có sự chuẩn bị tốt khi bạn vắng mặt.
Bạn dự định nghỉ phép càng lâu, thì bạn nên đưa ra thông báo càng sớm. Nếu bạn cần nghỉ phép một vài ngày thì đưa thông báo trước 2 tuần là đủ. Nếu bạn vắng mặt khoảng 1 tuần hoặc hơn, bạn nên báo cho người quản lý biết ít nhất một tháng trước khi nghỉ.
Bước 4 - Hoàn thành nhiều công việc hết mức có thể trước khi nghỉ.
Nếu trong suốt thời gian bạn xin nghỉ phép vẫn có những công việc và nhiệm vụ mà bạn phải làm, hãy cố gắng hoàn thành những công việc này càng nhiều càng tốt trước khi nghỉ. Đảm bảo với đồng nghiệp rằng sự vắng mặt của bạn sẽ không là gánh nặng quá lớn đối với họ, sẽ luôn được đánh giá cao đồng thời người quản lý sẽ dễ duyệt đơn xin nghỉ phép của bạn hơn.
Nếu bạn không thể hoàn thành trách nhiệm công việc trước khi nghỉ phép, hãy sắp xếp với các đồng nghiệp để họ giúp bạn thực hiện các công việc đó. Hãy chắc chắn rằng họ hiểu rõ những nhiệm vụ mà bạn cần họ hoàn thành. Đưa cho họ thông tin liên lạc của bạn trong trường hợp họ cần sự giúp đỡ của bạn.
Phương pháp 2 - Viết email
Bước 1 - Đặt yêu cầu xin nghỉ phép ở ngay dòng chủ đề của email.
Bạn sẽ muốn người quản lý của mình lập tức hiểu yêu cầu của bạn mà thậm chí không cần mở email. Đặc biệt, hãy nhấn mạnh rằng bạn viết đơn xin nghỉ phép và đưa ra thời gian bạn dự định xin nghỉ ở ngày dòng chủ đề của email.
Ví dụ, dòng chủ đề có thể là: "Nguyễn Phong xin nghỉ phép từ ngày 10/10/2020 tới ngày 10/25/2020."
Bước 2 - Mở đầu bằng lời chào thân thiện.
Đề cập trực tiếp tên người quản lý của bạn và kèm theo lời chào. Mặc dù nghe có vẻ không cần thiết hoặc không quan trọng, nhưng điều này sẽ tạo một tông điệu ấm áp và giúp email trông chuyên nghiệp hơn.
Lời chào của bạn không nhất thiết phải màu mè hào nhoáng. Chỉ cần nói những lời đơn giản như “Chào chị Hoa”, “Xin chào anh Quân”, hoặc “Thân chào anh Tuấn” cũng đủ hoàn hảo.
Hãy chú ý chức danh và mong muốn của người quản lý trong việc họ muốn tên họ được đề cập như thế nào. Nếu nơi làm việc của bạn thường sử dụng họ trong giao tiếp, thì việc đề cập tên người quản lý trong email sẽ có vẻ thiếu tôn trọng. Tương tự, nếu người quản lý sử dụng chức danh (như bác sĩ, giáo sư, thẩm phán, v.v.v), bạn nên sử dụng chức danh này trong lời chào.
Bước 3 - Đưa ra thời gian nghỉ phép.
Thậm chí ngay cả khi bạn đã đề cập thời gian bạn muốn nghỉ phép ở dòng tiêu đề của email, thì bạn vẫn nên nhấn mạnh lại thời gian nghỉ này trong dòng đầu tiên của email. Thông tin này nên viết theo dạng yêu cầu.
Ví dụ, bạn có thể viết: “Tôi muốn xin nghỉ phép từ Thứ 4 ngày 10 tháng 10 đến hết Thứ 5 ngày 25 tháng 10."
Bước 4 - Giải thích lý do tại sao bạn muốn xin nghỉ phép.
Sau khi đưa thời gian bạn muốn nghỉ, hãy lập tức nêu ra lý do bạn viết đơn này. Bạn nên thành thật trong việc tại sao bạn muốn xin nghỉ, thậm chí ngay cả khi bạn cho rằng lý do bạn đưa ra sẽ không nhận được phản hồi tích cực. Nếu bạn nói dối, hậu quả sẽ khôn lường, và sẽ gây khó khăn hơn trong việc xin nghỉ phép trong tương lai.
Ví dụ, bạn có thể viết: "Lý do tôi xin nghỉ phép vào những ngày này vì gia đình tôi chuẩn bị đi du lịch ở Nha Trang."
Nếu bạn xin nghỉ phép vì lý do khẩn cấp hoặc trường hợp đột xuất, hãy chắc chắn rằng bạn nhấn mạnh điều này trong phần giải thích của bạn. Tang lễ, các vấn đề về sức khỏe, hoặc đám cưới bất ngờ là một vài ví dụ về những trường hợp không ngờ tới và khiến người quản lý phê duyệt đơn xin nghỉ vào phút chót.
Bước 5 - Cam đoan với người quản lý rằng bạn có kế hoạch cho sự vắng mặt của mình.
Hãy cho người quản lý biết được rằng bạn đã suy nghĩ thấu đáo rằng sự vắng mặt của bạn ảnh hưởng như thế nào tới nơi làm việc. Nếu bạn cần sắp xếp ai đó thay bạn làm công việc bạn đang làm hoặc nếu dự án và khách hàng hiện tại cần sự chú ý của bạn trong suốt thời gian bạn nghỉ, hãy giải thích một cách chi tiết rằng bạn sẽ giải quyết những vấn đề này như thế nào. Bạn giúp người quản lý giải quyết càng nhiều công việc và áp lực, thì họ sẽ càng thoải mái khi bạn xin nghỉ phép.
Ví dụ, bạn có thể viết: "Tôi cam đoan sẽ có trách nhiệm với công việc đang làm trong thời gian vắng mặt. Tôi đã sắp xếp để Chi giúp tôi giải quyết công việc với khách hàng của tôi. Bên cạnh đó, tôi cũng hoàn thành xong tất cả các thủ tục giấy tờ cần làm trong suốt thời gian tôi không có ở đây."
Một ý kiến hay ở đây là nói cho người quản lý biết cách liên lạc với bạn khi bạn vắng mặt. Nếu bạn không thể, hoặc không tiện cung cấp số điện thoại hoặc email liên lạc trong suốt thời gian nghỉ phép, hãy đề cập vấn đề này trong đơn xin nghỉ phép.
Bước 6 - Kết đơn bằng lời ghi chú khả quan.
Ở dòng cuối email, bạn nên hỏi xem liệu yêu cầu xin nghỉ phép mà bạn đưa ra có hợp lý đối với người quản lý hay không. Bạn cũng nên cảm ơn người quản lý trước khi ký tên. Điều này sẽ giúp giữ tông điệu thân thiện và chuyên nghiệp như khi bạn mở đầu đơn nghỉ phép bằng lời chào.
Ví dụ, phần cuối email có thể viết: “Đơn xin nghỉ phép này có hợp lý không ạ? Cảm ơn anh Thành.”
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%C6%A1-c%E1%BB%A9u-khi-kh%C3%B4ng-c%C3%B3-b%C4%83ng,-g%E1%BA%A1c | Cách để Sơ cứu khi không có băng, gạc | Hầu hết vết thương đều đến một cách bất ngờ, không lường trước được. Phần lớn chúng ta không hề sẵn sàng cho việc sơ cứu và cho đến khi tìm được hiệu thuốc để mua băng gạc cũng như những thứ cần thiết khác hay đến được bệnh viện trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng hơn, ta phải vật lộn với việc xử lý vết thương bằng bất kỳ vật dụng nào tìm được. Để đáp ứng yêu cầu chủ chốt của sơ cứu cơ bản: ổn định tình trạng nạn nhân, ngăn ngừa nhiễm trùng, cầm máu và cố định khi nghi ngờ gãy xương, bạn cần "suy nghĩ sáng tạo" và tận dụng mọi thứ hiện có hay tìm được. Bạn cũng nên cân nhắc trau dồi hiểu biết về sơ cứu bằng cách đăng ký khóa đào tạo sơ cứu và hồi sức tim phổi (CPR) do Hội Chữ Thập Đỏ hay Hiệp hội Tim mạch tổ chức.
Phương pháp 1 - Đánh giá tình trạng nạn nhân
Bước 1 - Đánh giá tình huống.
Dù nóng lòng giúp đỡ, nếu để bản thân cũng bị thương, bạn sẽ chẳng giúp ích được gì. Trước khi tiếp cận người bị nạn, hãy chắc rằng không có nguy hiểm nào, chẳng hạn như xe cộ, công trình dễ sụp đổ, dây điện bị sa xuống, nước chảy xiết, tình huống bạo lực, cháy nổ hay khí độc hại ở khu vực đó. Nếu nguy cơ vẫn hiện diện và tiếp cận người bị nạn là quá mạo hiểm, hãy gọi giúp đỡ và giữ an toàn cho bản thân. Tiếp cận nạn nhân khi an toàn được đảm bảo.
Một cách bảo vệ khác có thể bạn sẽ cần đến là mặc bất kỳ thiết bị bảo hộ cá nhân hiện có nào, chẳng hạn như găng tay, nhằm tránh lây nhiễm qua đường máu từ người bị nạn.
Bước 2 - Đạt được sự chấp thuận.
Trước khi tiến hành sơ cứu, bạn phải cố đạt được sự đồng thuận của người bị thương - lời nói hoặc cử chỉ. Bạn nên cho họ biết mình là ai, đã được đào tạo đến mức nào và sau đó, hỏi liệu bạn có thể sơ cứu cho họ hay không.
Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh, rối trí, thiểu năng trí tuệ, chấn thương hoặc bệnh nghiêm trọng, sự đồng thuận được ngầm hiểu là đã có và bạn được phép tiến hành hỗ trợ.
Với trẻ nhỏ, bạn phải có được sự đồng ý của bố mẹ hoặc người bảo hộ. Nếu họ không có mặt và đó là tình huống đe dọa tính mạng, sự đồng thuận được ngầm hiểu và bạn có thể tiến hành hỗ trợ các bé.
Nếu người bị thương từ chối hỗ trợ, bạn buộc phải tôn trọng quyết định của họ, kể cả khi đó là vết thương nghiêm trọng và là tình huống đe dọa tình mạng.
Bước 3 - Đánh giá các chức năng thiết yếu.
Đó là nguyên tắc ABC: - đường thở (airway), – hơi thở (breathing) và – tuần hoàn (circulation). Đặt nạn nhân nằm ngữa và cúi sát đầu, cổ nạn nhân để có thể đánh giá tốt hơn.
Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, đừng quên trò chuyện trong lúc thực hiện nhằm giúp họ bình tĩnh và hạ bớt nhịp tim. Nếu có thể, cố hướng nạn nhân nhìn về chỗ khác để họ không thấy vết thương.
Bước 4 - Kiểm tra đường thở.
Nếu người đó bất tỉnh và không có nguy cơ chấn thương cổ hay cột sống, đặt một tay lên trán và tay kia dưới cằm người bị nạn. Nhẹ nhàng đẩy trán bằng một tay và nâng cằm lên trên bằng tay còn lại để mở đường thở. Đảm bảo luôn duy trì tình trạng mở ở đường thở của người bị nạn, kiểm tra liệu có bất kỳ cản trở nào trong miệng của họ hay không.
Nếu tỉnh táo, có thể nạn nhân sẽ cho bạn biết liệu đường thở có bị tắc nghẽn hay không.
Nếu nghi ngờ chấn thương cổ hay cột sống, dùng biện pháp đẩy hàm: nắm giữ hai bên hàm và kéo lên, mở đường thở mà không ảnh hưởng đến cổ hay cột sống.
Bước 5 - Kiểm tra hơi thở.
Quan sát sự nâng lên ở vùng ngực, lắng nghe tiếng khí ra, vào phổi, cảm nhận hơi thở bằng cách đưa mặt lại gần, ngay trên miệng nạn nhân.
Nếu bất tỉnh nhưng vẫn hít thở bình thường, nạn nhân nên được đặt về tư thế hồi phục, nằm nghiêng một bên với đầu ngả ra sau, tay trên đặt dưới đầu và tay dưới gập lại hoặc duỗi thẳng. Chân cách xa mặt đất (chân trên) nên gập lại để có thể cố định và giữ nạn nhân không bị đổ về phía trước. Đừng chuyển nạn nhân về tư thế phục hồi khi nghi ngờ chấn thương cột sống. Theo dõi hơi thở của họ.
Kiểm tra mạch đập. Bạn không cần đo mà chỉ cần kiểm tra sự tồn tại của mạch. Bạn có thể nhanh chóng cảm nhận mạch đập bằng cách đặt hai ngón tay ở cổ họng người bị nạn, ở vùng hõm vào, ngay một bên khí quản. Ấn nhẹ.
Nếu nạn nhân không thở, tiến hành CPR hay hồi sức tim phổi. Nhớ rằng phương thức thực hiện được khuyến nghị của CPR đã thay đổi trong vài năm gần đây: nghiên cứu cho thấy CPR chỉ bằng ép ngực (không hà hơi, thổi ngạt) cũng hiệu quả như phương pháp truyền thống (bao gồm cả hà hơi, thổi ngạt).
Để sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp, bạn nên tham dự lớp tập huấn về CPR nhằm học được quy trình thực hiện CPR một cách bài bản và có cơ hội thực hành.
Ý thức rằng CPR không phải là phương pháp gọn gàng, đẹp đẽ. Ép ngực thường dẫn đến gãy xương sườn. Hãy lường trước điều đó.
Bước 6 - Kiểm tra tuần hoàn.
Một khi đã kiểm tra hơi thở, hãy quan sát, tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu chảy máu nghiêm trọng nào. Khi biết nạn nhân còn thở, bạn có thể chuyển sang xử lý các vết thương hở bằng cách ép chặt và nâng vùng bị thương lên cao hơn vị trí của tim. Phần 3 sẽ trình bày chi tiết hơn về vấn đề này.
Quan sát dấu hiệu bị sốc. Giữ nạn nhân ấm và thoải mái. Cả sốc và thiếu máu đều có thể dẫn đến tình trạng thân nhiệt bị hạ. Bạn có thể trùm khăn, áo khoác hoặc bất kỳ vật giữ ấm nào cho người bị nạn.
Để nạn nhân được yên tĩnh hết mức có thể. Dù đứng hay ngồi thì người đó cũng nên được giữ bình tĩnh và thanh thản.
Bước 7 - Gọi giúp đỡ.
Một khi tình trạng của người bị nạn đã được ổn định, hãy nhanh chóng gọi Dịch vụ Khẩn cấp nhờ giúp đỡ. Nếu nạn nhân vẫn đang chảy máu, hãy yêu cầu ai khác gọi cấp cứu trong lúc bạn giúp đỡ họ. Để hiểu quả, bạn phải chỉ định đích danh ai đó. Đừng hét vào đám đông mà hãy chọn một người và nói: "Anh! Người mặc áo xanh! Gọi 115!"
Nếu là người duy nhất ở đó, hãy dùng điện thoại của bạn để gọi giúp đỡ. Nếu không mang theo điện thoại, tìm người qua đường hoặc một nơi có thể sẽ có điện thoại.
Phương pháp 2 - Ngăn ngừa nhiễm trùng
Bước 1 - Rửa sạch vết thương.
Rửa và làm sạch vết thương với bất kỳ thứ gì bạn có. Hiển nhiên nước uống là lựa chọn đầu tiên – khi phù hợp để uống, chúng cũng phù hợp cho những mục đích sử dụng khác. Nếu không có nước sạch, bạn cũng có thể dùng đồ uống có ga, chẳng hạn như coca. Nếu may mắn tìm được một chai nước rửa tay nhỏ, hãy dùng nó rửa vết thương.
Dừng dùng bất kỳ thứ gì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chẳng hạn như nước trái cây, thuốc mỡ hay sữa. Tương tự với nguồn nước ao hồ hay sông suối cáu bẩn. Nếu gần bờ biển, hãy để đại dương làm sạch vết thương. Nước biển mặn và có thể thay thế dung dịch nước muối, làm sạch vết thương của bạn.
Bước 2 - Cho nước chảy qua và rửa vết thương.
Rửa vết thương dưới vòi nước chảy là biện pháp được khuyên dùng và đó là một trong những cách ngăn ngừa nhiễm trùng tốt nhất.
Nếu có nước uống tinh khiết, hãy để nó chảy qua vết thương vài phút. Bạn nên dùng khoảng 2 lít nước – xấp xỉ một chai soda lớn.
Bước 3 - Chấm khô vùng bị thương.
Tìm đồ có thể giúp bạn làm khô vết thương, chẳng hạn như mẩu vải, khăn hay vật liệu mềm khác. Tránh dùng bất kỳ vật dụng có lông nào bởi những sợi này có thể vương lại hoặc bám vào vết thương.
Bước 4 - Chải sạch bụi bẩn, mảnh bám trên vết thương.
Nếu không có nước, chất lỏng hoặc đang ở khu vực hoang vu, dùng một phần quần áo làm sạch mọi mảnh bám trong vết thương. Cố chọn phần sạch nhất trên áo hay quần.
Phương pháp 3 - Kiểm soát tình trạng chảy máu
Bước 1 - Kiểm tra vết thương.
Bạn cần biết mức nghiêm trọng của tình huống mất máu cần xử lý. Ngay sau khi làm sạch vết thương, hãy kiểm tra độ sâu và bất kỳ dấu hiệu tổn thương mạch máu nào, chẳng hạn như máu chảy thành tia hay theo mạch đập. Trung bình, một người có khoảng 8 lít máu, mất 10% lượng máu có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm mất ý thức và không đủ máu để nuôi những cơ quan thiết yếu trong cơ thể.
Lúc này, bạn cũng nên đánh giá độ sâu của vết thương: một khi tìm được đến chăm sóc y tế, vết thương từ 1 cm trở lên thường cần được khâu.
Đừng di chuyển vật thể cắm vào vết thương. Để nguyên ở đó: chúng đang giúp ngăn chảy máu. Di chuyển chúng thật sự sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Với đối tượng này, chúng ta cần chuyên gia y tế để có thể lấy khỏi vết thương mà không làm tổn hại đến bất kỳ cơ quan nội tạng nào hay dẫn đến mất máu trầm trọng trong quá trình đó.
Bước 2 - Cầm máu.
Bởi không có gạc hay băng, hãy ép chặt vết thương bằng vật sạch và thấm nước, chẳng hạn như áo, khăn hay tất. Khi sũng máu, đừng lấy khỏi vết thương - điều này có thể phá vỡ bất kỳ sự đông máu đang hình thành nào. Thay vì vậy, đặt một vật khác lên trên và tiếp tục ép xuống.
Nếu vật thể nào đó vẫn còn mắc kẹt trong vết thương, ấn chặt quanh vật đó. Ép vào vết thương giúp làm chậm tốc độ chảy máu.
Nếu vết thương bị hở và chảy máu nhiều, cố bịt vết thương bằng khăn hay mền hoặc tampon nếu có rồi ép chặt. Lúc này, cầm máu quan trọng hơn vấn đề nhiễm trùng.
Một số khóa đào tạo sơ cứu gợi ý dùng gờ thẻ ngân hàng "bịt" vết thương – đó là vật tiện dụng bởi rất nhiều người có chúng. Nó không chỉ giúp ngăn chảy máu mà còn có thể phòng ngừa suy phổi (bẳng cách giữ không khí không xâm nhập vào vết thương) nếu đó là vết thương ở ngực.
Nếu máu chảy ồ ạt, dùng một tay ép động mạch chính dẫn đến vùng bị thương trong lúc tay kia tiếp tục ép lên vết thương. Những vùng này được gọi là "điểm ép". Ví dụ, để giảm chảy máu ở tay, ép vào phía trong cánh tay ngay trên khuỷu tay hoặc ngay dưới nách. Nếu bị thương ở chân, ép vào vị trí ngay dưới gối hoặc ở vùng bện.
Trong một số tình huống nhất định, có thể bạn sẽ cần dùng ga-rô. Ga-rô chỉ nên dùng ở tay, chân, khi ép chặt là không đủ để kiểm soát tình trạng chảy máu nguy hiểm ở chi hoặc ở đó có vết thương nguy hiểm tính mạng, chẳng hạn như tay, chân bị cán hay chặt đứt.
Bước 3 - Đặt lại tư thế sao cho vết thương cao hơn tim.
Nhờ đó, giảm mất máu. Nếu nạn nhân có thể ngồi, hãy để họ tự chuyển sang tư thế ngồi thẳng. Nếu nạn nhân không ngồi được, hãy giúp họ nếu có thể.
Đừng để nạn nhân đi lại. Đi lại và đặc biệt là chạy có thể tác động đến hệ tuần hoàn như một chiếc bơm thứ hai và cũng như tim, trong nhiều trường hợp, chúng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề y tế.
Bước 4 - Che chắn chỗ băng bó.
Bởi không có gạc hay băng, bạn cần dùng một phần quần áo (áo sơ-mi, áo khoác, tất, v.v.) hoặc những thứ khác (từ lều, bè, v.v.) để che chắn khi máu đã ngừng hoặc chảy chậm lại. Hoặc, bạn cũng có thể dùng cây đắp lên vết thương và cầm máu. Hãy tìm cây có lá đủ to, che được vết thương. Tùy hệ động thực vật trong khu vực, có thể bạn còn tìm được một số cây hay lá có khả năng chữa bệnh, chẳng hạn như Liên mộc.
Tránh dùng khăn giấy hay giấy vệ sinh bởi chúng rất mỏng manh và có thể thật sự gây hại với vụn giấy và mảnh rách. Bất kỳ loại vải thấm máu tốt nào cũng có thể được dùng để ép vết thương.
Đừng lấy hoặc di chuyển những vật được dùng để băng bó này bởi làm vậy sẽ cản trở sự đông máu và khiến nạn nhân bị chảy máu trở lại. Khi sũng máu, hãy đặt vải khác lên trên.
Cẩn thận với vết thương ở ngực. Che chắn vết thương với những thứ như giấy bạc, túi bóng hay màng bọc thực phẩm. Chỉ che chắn 3 phía và trừ lại một hướng không băng bó để có lối cho khí thoát ra thay vì đi vào khoang màng phổi ở ngực. Khi khí vào khoang màng phổi, bệnh nhân có thể sẽ bị suy phổi.
Bước 5 - Siết chặt vùng băng bó.
Xé quần áo thành từng dải hoặc dùng dây, băng keo, dây thừng cố định đồ băng bó. Đừng buộc quá chặt, gây trở ngại sự lưu thông của máu đến vùng bị thương.
Nếu không có bất kỳ vật gì để cố định đồ băng bó, hãy đơn giản ép tiếp, giúp hình thành máu đông.
Phương pháp 4 - Cố định phần xương nghi ngờ bị gãy
Bước 1 - Cẩn trọng trong việc di chuyển.
Chỉ làm vậy nếu người bị nạn đang có mối nguy hiểm cận kề, chẳng hạn như cháy nổ, tai nạn xe hay những nguy cơ tiềm tàng khác. Nếu nạn nhân bị trượt ngã và cảm thấy đau cổ hoặc không thể cử động tay/chân, tuyệt đối đừng di chuyển họ. Khi nghi ngờ tổn thương tủy sống, hãy để nạn nhân ở yên tại chỗ cho đến khi cứu thương đến cùng cáng và vòng cổ. Cố định họ ở vị trí tìm thấy và gọi cấp cứu ngay lập tức.
Bất kỳ di chuyển nào cũng có thể dẫn đến bại liệt. Do đó, trấn an người bị nạn trong lúc chờ cứu thương là điều tốt nhất có thể làm trong tình huống này.
Với những trường hợp gãy xương khác, chẳng hạn như ở tay hoặc chân, chỉ tiến hành sơ cứu nếu cứu thương không thể đến sớm bởi di chuyển và xử lý gãy xương có thể sẽ lợi bất cập hại. Tuy nhiên, nếu không thể ngay lập tức được chăm sóc ở cơ sở y tế, bạn có thể hỗ trợ cố định xương và giảm đau với những chỉ dẫn dưới đây.
Bước 2 - Tạo đai đeo.
Nếu bị thương chi trên, chẳng hạn như một cánh tay, bạn có thể dùng vai tạo đai đeo sẵn có một cách dễ dàng cùng áo sơ-mi hoặc áo len. Cẩn thận đặt tay không bị thương ngoài vạt áo trong lúc áo vẫn được choàng quanh cổ. Kéo áo lên đến khuỷu tay, gập khuỷu tay 90 độ và thả lỏng khủy tay trên phần áo đã được vén lên. Nhờ đó, cố định chỗ gãy trên vai, khuỷu tay, cẳng và cổ tay một cách an toàn.
Nếu có kéo hoặc dụng cụ khác, bạn cũng có thể cắt áo hoặc những đồ bằng vải khác, chẳng hạn vỏ gối, thành đai đeo truyền thống. Cắt vải thành một hình vuông to (250 cm2) và gấp chéo thành tam giác. Một đầu đai đeo nên đặt dưới cánh tay và vòng qua vai. Đầu còn lại vòng qua vai kia. Cột hai đầu sau lưng người bị nạn.
Đai đeo không chỉ giúp giảm đau đáng kể mà còn giữ xương gãy không di chuyển.
Bước 3 - Dùng nẹp bó và đỡ tay hay chân bị gãy.
Đừng cố nắn lại xương. Để làm nạp, bạn có thể dùng những thứ có sẵn hoặc tìm được gần đó. Hãy tìm vật cứng, chẳng hạn như tấm ván, cây gậy, cuộn giấy báo, v.v.
Nẹp nên dài quá khớp xương nằm trên và dưới chỗ gãy. Ví dụ, nếu chân dưới bị gãy, thanh nẹp nên kéo dài từ trên đầu gối đến quá mắt cá.
Hộp các-tông là vật dụng cố định tuyệt vời cho chi dưới. Bạn sẽ phải xử lý đôi chút bằng cách xé hoặc cắt bớt các cạnh để chúng vừa vặn với vùng bị thương. Bạn cần đặt thẳng hộp trên mặt đất, luồn xuống dưới và bọc lấy chân. Cố định các miếng các-tông bằng băng keo, dây thừng hoặc vải xé từ quần áo của bạn. Đừng quên gấp cạnh hộp ở phần dưới nhằm hỗ trợ và cố định khớp xương – rơi xuống có thể sẽ vô cùng đau đớn trong tình huống này. Đừng cố di chuyển chi dưới. Hãy để nó ở vị trí thoải mái nhất với người bị thương.
Bước 4 - Bọc nẹp.
Dùng quần áo, khăn, mền, gối hay bất kỳ vật mềm mại nào mà bạn có. Cố định nẹp ở vùng bị thương bằng thắt lưng, dây thừng, dây giày hay bất kỳ vật gì thuận tiện. Cẩn thận khi đặt nẹp, tránh làm cơ thể bị tổn thương thêm. Bọc kỹ để nẹp chỉ cố định mà không tạo thêm áp lực cho vùng bị thương.
Bước 5 - Giảm thiểu tình trạng sưng tấy.
Nếu có đá, chẳng hạn như ở thùng hay túi giữ lạnh, hãy chườm lên vùng bị thương để giảm thiểu sưng tấy. Trong trường hợp quẫn bách, bạn thật sự có thể dùng bất thứ gì lạnh, chẳng hạn như một lon soda lạnh.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%C3%A1ch-h%E1%BB%A7y-Spotify-tr%C3%AAn-iPhone | Cách để Cách hủy Spotify trên iPhone | Trang wiki này sẽ hướng dẫn cách hủy gói đăng ký Spotify trên iPhone bằng trình duyệt dành cho thiết bị di động hoặc iTunes, tùy thuộc vào cách bạn đăng ký Spotify.
Phương pháp 1 - Hủy Spotify Premium
Bước 1 - Truy cập https://www.spotify.com.
Thao tác trên Safari, Chrome hoặc một trình duyệt web dành cho thiết bị di động trên iPhone.
Sử dụng phương pháp này nếu bạn đã đăng ký Spotify trên web hoặc với ứng dụng di động.
Bạn không thể hủy hoặc đóng tài khoản của mình bằng ứng dụng di động.
Bước 2 - Nhấn ☰.
Tùy chọn này nằm ở góc trên bên phải.
Bước 3 - Nhấn Log In (Đăng nhập).
Bước 4 - Nhập tên người dùng/địa chỉ email và mật khẩu, sau đó nhấn LOG IN (ĐĂNG NHẬP).
Nhấn LOG IN WITH FACEBOOK (ĐĂNG NHẬP BẰNG FACEBOOK) nếu bạn sử dụng Facebook để đăng nhập.
Bước 5 - Nhấn vào trình đơn thả xuống Account Overview (Tổng quan về tài khoản) .
Tùy chọn này ở đầu trang và sẽ mở menu thả xuống.
Bước 6 - Nhấn Subscription (Gói đăng ký).
Bước 7 - Nhấn CHANGE OR CANCEL (THAY ĐỔI HOẶC HỦY).
Bước 8 - Nhấn CANCEL PREMIUM (HỦY PREMIUM).
Bước 9 - Nhấn YES, CANCEL (ĐÚNG, HỦY).
Gói đăng ký của bạn sẽ được hủy, và có hiệu lực vào cuối chu kỳ thanh toán hiện tại.
Phương pháp 2 - Đăng ký Spotify thông qua iTunes
Bước 1 - Mở Settings (Cài đặt) trên iPhone.
Sử dụng phương pháp này nếu bạn đăng ký Spotify thông qua iTunes trên ứng dụng di động.
Bước 2 - Cuộn xuống và nhấn iTunes and App Store (iTunes & App Store).
Mục này bên cạnh biểu tượng màu xanh dương với chữ màu trắng bên trong vòng tròn màu trắng.
Bước 3 - Nhấn vào ID Apple.
Nó ở trên cùng màn hình.
Bước 4 - Nhấn View Apple ID (Xem Apple ID).
Nếu được nhắc, hãy nhập Apple ID Password (Mật khẩu Apple ID) hoặc nhấn nút Home cho Touch ID.
Bước 5 - Cuộn xuống và nhấn Subscriptions (Gói đăng ký).
Bước 6 - Nhấn Spotify.
Bước 7 - Nhấn Cancel Subscription (Hủy gói đăng ký).
Mục này nằm ở phía dưới màn hình.
Bước 8 - Nhấn Confirm (Xác nhận).
Gói đăng ký của bạn sẽ được hủy, và có hiệu lực vào cuối chu kỳ thanh toán hiện tại.
Phương pháp 3 - Đóng tài khoản
Bước 1 - Truy cập https://support.spotify.com/us/close-account.
Thao tác trên Safari, Chrome hoặc một trình duyệt web dành cho thiết bị di động trên iPhone.
Bạn phải hủy mọi gói đăng ký trả phí trước khi đóng tài khoản.
Bước 2 - Đăng nhập vào Spotify.
Bước 3 - Nhấn LOG IN (ĐĂNG NHẬP).
Bước 4 - Cuộn xuống và nhấn nút màu xanh dương CLOSE ACCOUNT (ĐÓNG TÀI KHOẢN).
Bước 5 - Xác nhận rằng bạn đang đóng đúng tài khoản.
Bước 6 - Cuộn xuống và nhấn CONTINUE (TIẾP TỤC).
Bước 7 - Chọn I understand, and still want to close my account (Tôi hiểu và vẫn muốn đóng tài khoản của mình).
Bước 8 - Nhấn CONTINUE (TIẾP TỤC).
Một email xác minh sẽ được gửi đến địa chỉ email đã liên kết để đăng ký làm thành viên Spotify của bạn.
Bước 9 - Kiểm tra email và mở email từ Spotify.
Bước 10 - Nhấn CLOSE MY ACCOUNT(ĐÓNG TÀI KHOẢN CỦA TÔI).
Bạn có thể kích hoạt lại tài khoản của mình trong vòng 7 ngày mà không bị mất danh sách phát hoặc các thông tin khác.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/H%C3%A1t | Cách để Hát | Ca hát là tài năng mà hầu hết mọi người đều có. Tất nhiên, một vài người có khả năng hát hay tự nhiên hơn những người còn lại nhưng kể cả khi có một giọng hát yếu, bạn vẫn có thể tiến bộ nhờ sự say mê và chăm chỉ luyện tập. Dù bạn hát dưới vòi hoa sen hay trên sân khấu, có một vài điều nên làm để cải thiện chất lượng giọng: Học hát, xây dựng nền tảng cơ bản, tạo thói quen ca hát đúng cách và luyện phong thái tự tin trên sân khấu.
Phương pháp 1 - Học tư thế đúng và cách lấy hơi
Bước 1 - Đứng thẳng.
Tư thế chuẩn rất quan trọng để ca sĩ phát huy tối đa khả năng của mình. Đứng thẳng với một bàn chân hơi chếch về phía trước so với bàn chân kia và tách chân sao cho ngang vai. Đảm bảo ngực đủ cao để có chỗ cho phổi giãn nở. Điều này giúp bạn lấy hơi dễ dàng, tăng tối đa dung tích phổi, kết quả là những câu hát và nốt nhạc của bạn trở nên đẹp hơn.
Ngồi thẳng nếu đang ngồi. Ngồi dịch lên nửa trên mặt ghế, để hai bàn chân chạm xuống sàn. Không vắt chéo chân. Giữ thẳng người để kiểm soát giọng tốt cũng như có thể hát một cách ổn định không bị căng. Khi ngồi, không nên dựa vào lưng ghế. Nên ngồi thẳng.
Bước 2 - Tìm tư thế khiến bạn thấy thoải mái và tự tin.
Tuy có nhiều kỹ thuật nhưng tư thế đúng cho việc ca hát lại khác nhau tùy theo mỗi người. Dù khó có thể hát tốt trong điệu bộ lom khom nhưng giữ lưng quá thẳng khi hát cũng khiến ca sĩ cảm thấy không thoải mái. Nên thử nhiều tư thế khác nhau cho tới khi chọn được tư thế phù hợp nhất.
Bước 3 - Lấy hơi đúng cách để bảo vệ giọng.
Giọng hát có thể được coi là một nhạc cụ thuộc bộ khí vì khi hát việc thở chiếm tới 80%. Nếu muốn hát đúng cách thì phải lấy hơi đúng cách. Có thể cải thiện khả năng lấy hơi bằng cách luyện hít thở sâu bằng bụng. Tập hít vào trong 8 giây rồi thở ra trong 8 giây.
Bước 4 - Tập thở.
Thử phương pháp sử dụng sách. Nằm ngửa trên sàn và đặt một quyển sách lên bụng. Hát một nốt nhạc khiến bạn thấy thoải mái. Trong khi đang vừa hát vừa thở ra, cố gắng sao cho quyển sách được nâng lên.
Bước 5 - Học cách hít vào nhanh.
Để hát tốt, bạn cần học cách hít vào thật nhanh mà vẫn lấy được nhiều hơi. Bắt đầu rèn luyện bằng cách tập hít vào và tưởng tượng rằng không khí có trọng lượng nặng. Để cho luồng khí vào sâu bên trong cơ thể, sau đó hít vào thật nhanh, vẫn tưởng tượng không khí có trọng lượng nặng nhưng lần này để luồng khí vào sâu trong cơ thể nhanh hơn lúc trước. Tiếp tục làm vậy cho đến khi lấy được nhiều hơi một cách nhanh chóng.
Bạn cũng có thể tưởng tượng phổi của mình là trái bóng bay đang căng.
Bước 6 - Kiểm soát việc thở ra.
Nên hướng tới mục tiêu thở ra thật nhẹ nhàng và đều. Tập bằng cách thổi lông vũ để làm được điều này. Cầm lông vũ và cố gắng thổi bay lên không trung trong một hơi dài. Trong quá trình thực hiện, bụng nên trở lại kích thước bình thường nhưng không nên để ngực lép xẹp. Tiếp tục luyện phương pháp này đến lúc bạn cảm thấy thoải mái trong việc thở ra những hơi dài và đều.
Bạn nên tạo cho mình cảm giác như thể không còn chút không khí nào bên trong cơ thể nên cần hít thêm ngay khi vừa thở ra.
Phương pháp 2 - Phát triển kỹ thuật và luyện các bài tập giọng
Bước 1 - Tập làm ấm giọng.
Trước khi hát hoặc luyện các bài tập khác, tốt nhất là luôn làm ấm giọng trước. Hát ở quãng trung, tiếp đến là quãng trầm, rồi quãng cao, cuối cùng quay trở lại quãng trung. Thư giãn, sau đó thử cẩn thận làm lại. Nếu cảm thấy giọng có dấu hiệu căng, tạm dừng và nghỉ ngơi một lát.
Bước 2 - Tập kỹ thuật đẩy lực hát.
Chỉ cần dùng một chút kỹ thuật đẩy lực hát đơn giản, ca khúc sẽ trở nên sống động hơn. Tập càng nhiều, bạn càng có thể hát to hơn và nhẹ nhàng hơn đúng cách. Khởi đầu nên hát ở cao độ vừa phải và điều chỉnh sao cho âm thanh mạnh dần rồi nhẹ dần. Khi mới tập, có thể bạn sẽ chỉ hát được từ cường độ “mp” (nhẹ vừa phải) đến “mf” (mạnh vừa phải), nhưng quãng giọng của bạn sẽ tăng dần trong quá trình tập luyện.
Bước 3 - Rèn sự nhanh nhẹn.
Hát nhanh từ “đô” lên “sol” và từ “sol” về “đô”, cố hát được tất cả các nốt. Mỗi lần tăng cao độ lên nửa cung và thay đổi âm tiết. Điều này giúp giọng trở nên linh hoạt hơn.
Bước 4 - Phát âm chính xác các nguyên âm.
Tập tất cả nguyên âm ở mọi cao độ (cao, trầm và trung). Có rất ít nguyên âm đơn trong tiếng Anh. Thông thường, bạn sẽ gặp các nguyên âm đôi có từ hai âm tiết trở lên.
Có một vài nguyên âm đơn để luyện là: Ah trong từ “father”, EE trong từ “eat”, IH trong từ “pin”, EH trong từ “pet”, OO trong từ “food”, UH trong từ “nut”, EU trong từ “could” và OH trong từ “home”.
Bước 5 - Tập chạy âm giai.
Tập thường xuyên, nhất là khi bạn có vấn đề với cao độ. Hầu hết các giáo viên thanh nhạc sẽ khuyên làm điều này từ 20 đến 30 phút mỗi ngày khi khởi động vì chạy âm giai sẽ phát triển các cơ bắp hỗ trợ việc ca hát và giúp bạn kiểm soát giọng tốt hơn. Để tập chạy âm giai, tìm kiểu giọng của bạn (nam cao, nam trung, nữ trầm, nữ cao…) và biết cách tìm những nốt nhạc trong quãng giọng của bạn trên đàn organ hoặc piano. Sau đó, tập chạy âm giai trưởng ở mỗi giọng, lên cao xuống thấp bằng cách hát các nguyên âm.
Phương pháp 3 - Luyện hát
Bước 1 - Lên lịch luyện hát hằng ngày.
Để cải thiện chất lượng giọng, việc tập luyện mỗi ngày là rất quan trọng. Tập hát cũng giống như tập thể dục. Nếu nghỉ quá lâu, sức chịu đựng và toàn bộ kỹ năng của bạn sẽ không được như trước cho đến lúc tập trở lại. Ngay cả khi chỉ có thời gian làm ấm giọng trong xe ô tô trên đường tới nơi làm việc thì cũng không sao cả.
Nếu có thể, lập sẵn một thời gian biểu cụ thể cho việc tập luyện hằng ngày. Ví dụ: Nếu biết mình rảnh từ 9 giờ sáng đến 10 giờ sáng, bạn hãy đánh dấu vào thời gian biểu để nhớ đó là khung giờ dành cho việc luyện tập.
Bước 2 - Tập trong khoảng thời gian ngắn.
Dân chơi nhạc cụ thường có thể tập trong nhiều giờ đồng hồ nhưng với ca sĩ thì khác. Giọng sẽ tổn thương nếu bạn hát quá nhiều. Cố gắng tập trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 60 phút mỗi ngày. Không nên hát hơn một tiếng. Thời gian tập có thể dao động tùy theo tình hình sức khỏe như đau ốm hay mệt mỏi.
Không ép bản thân nếu cảm thấy tập trong 30 phút là quá sức.
Bước 3 - Học hát miễn phí.
Hiện có hàng trăm video dạy thanh nhạc trên trang YouTube được thực hiện bởi rất nhiều người, từ giáo viên nghiệp dư đến ca sĩ chuyên nghiệp có học thuật. Việc tìm được một giáo viên thanh nhạc trên mạng có thể khá khó khăn nhưng đó lại là một cách rất tốt để biết bạn có thích được dạy hát hay không. Lướt qua các kênh về thanh nhạc và nghiên cứu xem kênh nào cung cấp thông tin phù hợp nhất.
Cẩn thận vì không phải tất cả thông tin đều chuẩn xác và ngay cả khi tìm được thông tin hay, bạn vẫn có thể vô tình hiểu sai hướng dẫn. Đó là lý do nên có một giáo viên thanh nhạc giúp đỡ.
Bước 4 - Mua giáo trình học hát tại nhà.
Có một vài giáo trình học hát tại nhà được bán trên thị trường, ví dụ như Singing Success, Sing and See, Singorama và Vocal Release. Các giáo trình này không đắt như khi thuê người dạy trực tiếp, nhưng bạn nên cố gắng tìm hiểu thật kỹ xem giáo trình nào đã có hiệu quả tốt đối với những ca sĩ khác.
Bước 5 - Học hát từ một người chuyên nghiệp.
Nếu bạn đam mê ca hát thì nên cân nhắc việc học những bài thật sự chuyên nghiệp. Tìm một giáo viên thanh nhạc trình độ cao có thể giúp bạn hát tốt hơn. Tham khảo từ những nguồn đáng tin cậy như cửa hàng bán nhạc cụ hoặc giáo viên dạy nhạc ở trường.
Giá của khóa học có thể khá đắt. Cân nhắc kỹ xem việc ca hát quan trọng với bạn như thế nào trước khi đăng ký.
Bước 6 - Tham gia đội hợp xướng tại nơi bạn sinh sống.
Nếu không đủ điều kiện tài chính để thuê giáo viên hoặc không muốn thuê giáo viên thanh nhạc chuyên nghiệp, bạn có thể suy nghĩ về việc tham gia vào dàn hợp xướng địa phương. Dàn hợp xướng thường liên kết với nhà thờ, nhưng bạn có thể tìm ở bên ngoài các tổ chức có liên quan đến tôn giáo. Hoạt động trong dàn hợp xướng là cách tốt nhất để học hát và gắn kết với cộng đồng.
Nhớ rằng bạn có thể phải đi thử giọng để được tham gia dàn hợp xướng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%89nh-t%C3%A1o-khi-c%C6%A1-th%E1%BB%83-m%E1%BB%87t-m%E1%BB%8Fi | Cách để Tỉnh táo khi cơ thể mệt mỏi | Mỗi sáng thức dậy, khi tiếng chuông báo thức reo lên sau một đêm dài, bạn sẽ khó cưỡng lại việc bấm vào nút snooze (nút hoãn báo thức) đầy mê hoặc để tiếp tục trùm chăn và ngủ lại! Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một vài chiến thuật đơn giản để giữ cơ thể tỉnh táo vào buổi sáng cũng như suốt cả ngày khi cảm thấy mệt mỏi.
Phương pháp 1 - Tiếp thêm năng lượng vào buổi sáng
Bước 1 - Hào hứng với kế hoạch trong ngày của bạn.
Còn nhớ thuở bé, bạn thường nhảy cẫng lên vào mỗi sáng thức dậy? Lúc đó bạn thức giấc với sự vô tư và vui vẻ, rồi bạn bắt đầu tận hưởng các hoạt động thú vị đang chờ đón mình trong ngày. Thật khó để bước chân ra khỏi giường khi bạn không hề muốn đi làm hoặc đi học, nhưng nếu bạn nghĩ về những điều tốt đẹp sẽ xảy ra ngày hôm đó, bạn có thể bật dậy nhanh chóng. Vì vậy, hãy luôn hy vọng về một ngày tươi sáng. Ngày mai, ngay khi thức dậy, hãy thử nghĩ về điều tuyệt vời nhất trong ngày và hân hoan đón chào những kỳ vọng.
Việc này thường dễ thực hiện nhân dịp sinh nhật cũng như những kỳ nghỉ vui nhộn, tuy nhiên bạn sẽ phải tự lên dây cót cho bản thân để thức dậy rạng rỡ trong những ngày đầu tuần mưa rơi xám xịt. Ngay cả khi không có sự kiện lớn để mong đợi, hãy nghĩ về những điều nhỏ nhặt làm bạn hạnh phúc hàng ngày, chẳng hạn như: dắt chó đi dạo, uống cốc cà phê đầu tiên. Bạn có thể thay thế cà phê bằng sô cô la, (giàu flavonoid) nhất là loại có chứa 70% ca cao và đậm đặc hơn, tuy nhiên nếu được dùng quá muộn thì sẽ gây ra mất ngủ. Hãy buôn chuyện với bạn thân qua điện thoại sau một ngày làm việc vất vả. Trên đường về nhà, bạn có thể ghé mua món ăn yêu thích của mình. Ngay khi thức dậy, việc đầu tiên là nghĩ đến bất cứ điều gì khiến bạn hạnh phúc.
Bước 2 - Hãy để mặt trời chiếu vào.
Phòng của bạn có bắt được ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng không? Nếu không, nghĩa là bạn đang bỏ lỡ cơ hội được đánh thức từ thiên nhiên. Khi ánh mặt trời chiếu qua ô cửa vào buổi sáng, não bộ của bạn sẽ tự nhận thức được rằng đã đến lúc bắt đầu vận động. Tuy nhiên nếu bạn có rèm che và không thể đón nhận ánh sáng tự nhiên của buổi sớm mai, bạn sẽ vẫn cảm thấy chệnh choạng cho đến khi ra ngoài.
Nếu bạn sử dụng rèm cửa dày để chặn ánh đèn từ đường phố, hãy thử dùng loại mành cửa gam màu trung tính nhằm giúp ngăn chặn hiệu quả hầu hết ánh sáng nhân tạo, nhưng vẫn đảm bảo cho căn phòng được chiếu sáng khi mặt trời mọc.
Hãy thử thức dậy sớm và ngắm mặt trời mọc. Bạn sẽ có được chút không gian tĩnh lặng cho riêng mình vào buổi sáng trước khi phải đối mặt với những áp lực trong ngày. Bạn có thể ngắm mặt trời mọc từ cửa sổ, hoặc ra ngoài sớm để thư giãn đầu óc.
Bước 3 - Uống một ly nước đầy.
Cơ thể bạn sẽ bị mất một ít nước trong khoảng 8 giờ không được cấp nước (khi bạn ngủ say), điều này có thể khiến bạn rơi vào trạng thái buồn ngủ. Hãy thức dậy với một ly đầy nước mát để bắt đầu ngày mới. Bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn trong vòng vài phút.
Nếu bạn muốn uống nước khi vẫn ở trên giường, hãy đổ đầy nước đá trong một cái phích nhỏ vào đêm hôm trước và đặt trên bàn cạnh giường ngủ. Sáng hôm sau, đá sẽ tan ra và bạn sẽ có sẵn một cốc nước mát để uống.
Uống nước trước khi nhâm nhi tách cà phê hoặc trà.
Rửa mặt bằng nước mát. Cách này giúp bạn hạ thấp thân nhiệt, đồng thời thoát khỏi trạng thái ấm áp, buồn ngủ.
Bước 4 - Vệ sinh răng miệng
Mùi bạc hà sẽ kích thích dây thần kinh sinh ba (dây thần kinh sọ V) của cơ thể, giúp bạn tăng cường năng lượng. Vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng vị bạc hà là một cách tuyệt vời để khởi đầu ngày mới đầy hứng khởi. Hãy đánh răng trước khi ăn, vì đánh răng ngay sau khi ăn sẽ không tốt cho răng của bạn.
Nếu bạn không thích kem đánh răng vị bạc hà, hãy cầm lọ tinh dầu bạc hà hoặc một ít bạc hà trên tay và hít vào một hơi thật sâu. Cách này có tác dụng tương tự như khi bạn sử dụng kem đánh răng vị bạc hà.
Bước 5 - Đọc một hoặc hai bài báo.
Tập trung tâm trí được xem là một cách hữu hiệu khác để khởi động ngày mới. Hãy đọc một vài mẩu chuyện thú vị hoặc xem qua một số video. Việc chú tâm vào những điều mới lạ sẽ khiến bạn bận rộn và không còn để tâm đến cơn buồn ngủ.
Đọc email hoặc một cuốn sách có nội dung thú vị cũng mang lại hiệu quả tương tự. Nếu bạn chọn đọc sách, hãy biến nó thành cuốn sách dành riêng cho buổi sáng. Hãy duy trì đọc cuốn sách này vào mỗi sáng.
Bạn cũng có thể nghe radio hoặc xem TV.
Bước 6 - Vận động cơ thể.
Bạn sẽ nhanh chóng tỉnh giấc khi chuyển từ tư thế đang nằm sang tư thế vận động. Bạn có biết các nhân vật hoạt hình luôn vươn người trước khi ra khỏi giường? Phương pháp này thực sự hữu ích trong việc hỗ trợ quá trình lưu thông khí huyết và giúp bạn tỉnh táo hơn. Nếu bạn không thích vươn người, hãy thử một vài động tác khác:
Ra ngoài đi dạo.
Rửa bát đĩa của tối hôm qua.
Dọn dẹp giường ngủ và sắp xếp lại phòng ốc.
Thực hiện vài động tác nhảy jumping jack (nhảy bật hai tay giơ cao).
Đi bộ quanh khu phố.
Tốt hơn hết, hãy dành 30 phút cho các bài tập tim mạch, như chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe.
Bước 7 - Ăn sáng.
Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày; các dưỡng chất như protein, carbohydrate và chất béo được dung nạp vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng cho một ngày mới tốt lành. Vào những ngày bạn không muốn thức dậy, hãy nuông chiều bản thân một chút. Hãy thư thái bên tách cà phê, bưởi và trứng ốp la thay vì cố nhồi nhét miếng bánh mì nướng và lao vội ra khỏi cửa.
Phương pháp 2 - Tỉnh táo hơn vào ban trưa
Bước 1 - Thay đổi không khí.
Dù chỉ trong 10 phút đi bộ ngắn ngủi quanh tòa nhà văn phòng, não bộ cũng sẽ trở nên linh hoạt và năng động hơn khi được tiếp xúc với môi trường hoàn toàn khác biệt. Khi cảm thấy buồn ngủ, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều nếu tiếp tục giải lao theo cách này.
Hãy khắt khe về thời gian nghỉ ngơi. Ngay cả khi bạn đang thực hiện deadline hay một dự án lớn, làm việc quá sức sẽ khiến cơ thể suy nhược. Hãy nghỉ ngơi sau mỗi hai hoặc ba tiếng đồng hồ và bạn có thể làm việc năng suất hơn.
Nếu bạn có thể đi ra ngoài, hãy tận dụng điều này – bất kể là trời đang mưa hay có tuyết rơi bên ngoài. Quá trình thay đổi nhiệt độ sẽ giúp cơ thể thoát khỏi cơn buồn ngủ giữa buổi trưa thanh vắng.
Thức dậy và thường xuyên đi bộ vòng quanh. Khi bạn ngồi yên một chỗ quá lâu, quá trình lưu thông sẽ bị cản trở – và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái não bộ của bạn.
Bước 2 - Ăn một quả cam hoặc bưởi.
Mùi thơm của các loại trái cây họ cam quýt sẽ làm tăng nồng độ serotonin - hóc môn có khả năng thúc đẩy tâm trạng tích cực, phấn chấn. Ăn một vài múi cam hoặc bưởi - hay bất kỳ loại trái cây họ cam quýt - là một cách tuyệt vời để bạn vượt qua buổi chiều đầy ảm đạm. Bạn cũng có thể vắt một quả chanh vào cốc nước nhằm đạt được hiệu quả tương tự.
Bước 3 - Uống trà nhân sâm.
Nhân sâm là chất kích thích tự nhiên giúp cải thiện chức năng não bộ. Uống một cốc trà nhân sâm hoặc dùng 100 mg chiết xuất từ nhân sâm sẽ làm tăng khả năng tập trung, đồng thời, giúp não bộ thêm tỉnh táo.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thực phẩm chức năng. Bạn nên tránh dùng nhân sâm nếu bị huyết áp cao.
Bước 4 - Tránh sử dụng caffein và đường quá muộn trong ngày.
Bạn có thể thèm một ly cà phê latte và bánh quy vào lúc 4 giờ chiều, tuy nhiên caffein và đường chỉ cung cấp năng lượng tạm thời, sau đó bạn sẽ càng mệt mỏi hơn. Để duy trì năng lượng và sự tỉnh táo, hãy uống nước hoặc trà thay cho cà phê và ăn những món ăn nhẹ giàu protein như hạnh nhân chẳng hạn.
Bước 5 - Nghe những bản nhạc với giai điệu vui tươi.
Có thể bạn không hề hứng thú nhưng hãy thử xem! Hãy bật loại nhạc bạn thường nhún nhảy mỗi khi rảnh rỗi. Bạn sẽ khó lòng mà cưỡng lại được và sẽ nhanh chóng nhịp chân gật gù theo điệu nhạc. Nhịp tim tăng nhanh sẽ giúp bạn "hồi tỉnh" trong giây lát.
Bạn cũng có thể tranh thủ thời gian đọc tiếp một bài báo, lắng nghe những chủ đề thú vị từ podcast (ứng dụng trên iphone), học một ngoại ngữ, hoặc thực hiện bất cứ điều gì làm bạn hứng thú và tập trung trở lại.
Bước 6 - Ngủ lấy lại sức.
Thay vì chống chọi với cơn buồn ngủ, hãy thỏa hiệp với nó! Một giấc ngủ ngắn từ 15 đến 20 phút sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn rất nhiều. Bạn có thể cần một giấc ngủ trưa để chiến đấu với thời gian còn lại trong ngày, đặc biệt là nếu bạn không ngủ được vào đêm hôm trước.
Phương pháp 3 - Thay đổi lối sống
Bước 1 - Chăm tập thể dục.
Làm cho cơ thể thấm mệt suốt cả ngày là cách tốt nhất để đảm bảo một giấc ngủ ngon vào ban đêm và tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Nếu bạn có lối sống ít vận động, quá trình thay đổi này sẽ tạo nên sự khác biệt lớn. Hãy bắt đầu với 30 phút đi bộ mỗi ngày, trước hoặc sau khi đi làm hoặc đi học. Nếu bạn thích tập thể dục, hãy thử chạy bộ, đạp xe hoặc đi bơi để cải thiện dần dần. Bạn cũng có thể từng bước tôi luyện cơ thể bằng cách áp dụng các thói quen sau:
Sử dụng cầu thang bộ thay vì đi thang máy lên tầng nhà bạn.
Xuống trước cách điểm xe buýt mà bạn thường hay dừng một vài trạm gần đó, và phần đường còn lại bạn có thể đi bộ về nhà.
Hãy thử phương pháp 7 phút để tập luyện tất cả các nhóm cơ của bạn vào mỗi sáng.
Bước 2 - Lưu ý việc ăn uống sau 8 giờ tối.
Ăn hoặc uống quá muộn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Cơ thể bạn sẽ không được nghỉ ngơi hoàn toàn vì phải hoạt động vất vả để tiêu hóa thức ăn. Bạn nên cố gắng dùng bữa tối sớm hơn cũng như tránh ăn vặt sau 6 giờ tối để có giấc ngủ ngon hơn.
Uống rượu cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Ban đầu rượu sẽ khiến bạn buồn ngủ, nhưng về sau nó có thể ngăn không cho não bộ chìm vào giai đoạn ngủ sâu. Đó là lý do tại sao bạn thường cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau dù đã ngủ hơn 8 tiếng.
Bước 3 - Loại bỏ các thiết bị điện tử ra khỏi phòng ngủ.
Liệu bạn có kiểm tra email và đọc tin tức đến khi tắt đèn hay không? Dường như bạn đang để tâm đến danh sách những việc cần làm vào ngày mai và các chủ đề chính trị gây tranh cãi trong khi đáng lẽ ra bạn nên thư giãn tinh thần và cảm xúc cho buổi tối. Hãy tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để cơ thể được thư thái và an yên.
Đặt máy tính xách tay cá nhân ở một phòng khác, hoặc ít nhất là tắt nguồn thay vì để ở chế độ hoạt động và có thể tiếp cận dễ dàng.
Nếu bạn phải rời khỏi phòng vì chuông báo thức, hãy đặt đồng hồ bên kia phòng để vẫn nghe thấy tiếng.
Bài trí phòng ngủ thật yên bình và lôi cuốn với gối mềm, nến, những gam màu lặng và hương thơm dịu nhẹ cũng như đảm bảo không có vật dụng nào tạo ra âm thanh bíp bíp hoặc có dây.
Bước 4 - Có một lịch trình.
Đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định mỗi ngày có thể giúp cơ thể được nghỉ ngơi tốt hơn. Nếu bạn thức đến 2 giờ sáng và ngủ nướng vào cuối tuần, sau đó thức dậy lúc 6 giờ sáng thứ Hai đầu tuần sẽ khiến bạn "vật vờ" suốt cả ngày. Hãy cố gắng tuân thủ lịch trình lành mạnh để không gây rối loạn đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn.
Cố gắng tránh đặt báo thức, nếu có thể. Thay vào đó hãy để đồng hồ sinh học trong cơ thể đánh thức bạn. Thức dậy một cách tự nhiên sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn suốt cả ngày, vì cơ thể không bị rơi vào trạng thái "bất ngờ".
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C3%82n-%C3%A1i-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn | Cách để Ân ái lần đầu tiên | Nếu trước đây bạn chưa từng âu yếm thì hẳn bạn sẽ có rất nhiều thắc mắc, chẳng hạn như, làm thế nào để bắt đầu, sau khi bắt đầu bạn cần làm những gì và liệu bạn có làm tốt không. Đừng lo lắng quá! Để âu yếm lần đầu tiên như một người thành thạo, tất cả những gì bạn phải làm là thư giãn, phán đoán đối phương và đừng quá hấp tấp. Nếu bạn muốn biết làm sao để âu yếm với người yêu như thể bạn đã từng làm hàng nghìn lần trước đây, hãy thực hiện theo những bước sau.
Phương pháp 1 - Mở màn
Bước 1 - Tìm kiếm sự riêng tư.
Bạn có thể hơi lo lắng khi gần gũi, vì thế trước hết hãy giảm bớt áp lực bằng cách đảm bảo không có vị khán giả nào. Đừng tham gia vào những cuộc hẹn xem phim hay đi chơi theo nhóm, hãy nhắm đến các tình huống riêng tư như một buổi tối thưởng thức phim cùng nhau tại nhà riêng, một chuyến dã ngoại hay đến một nơi vắng vẻ nào đó.
Cố gắng đừng tắt toàn bộ ánh sáng. Có thể bạn cho rằng bóng tối sẽ giúp bạn đỡ lo hơn và che giấu đi những sự vụng về. Tuy nhiên, đối với lần đầu thì việc mò mẫm trong bóng tối sẽ khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn – bạn không thể thấy mình đang đi đến đâu và cũng không nắm bắt được phản ứng của người ấy. Các bạn có thể thử điều đó sau này, khi đã hiểu nhau nhiều hơn.
Nếu chỉ có hai bạn trong phòng ngủ hay tầng hầm, bạn có thể giảm bớt ánh sáng đi một chút, không cần phải quá cứng nhắc về vấn đề đó.
Chuẩn bị không gian, nếu như bạn muốn. Nếu biết trước rằng tối nay người yêu sẽ ghé qua một mình và có thể là hai bạn sẽ ân ái với nhau, bạn cần chuẩn bị căn phòng thật gọn gàng, sạch sẽ và chắc rằng sẽ không có bố mẹ hay bạn cùng phòng quấy rầy, rằng mọi thứ đều thơm tho và thuận lợi cho việc ân ái.
Bước 2 - Làm cho mình trông đặc biệt quyến rũ trước giờ G.
Khi đoán được cảnh ân ái sắp diễn ra, hãy chăm chút vẻ ngoài và hương thơm của bạn một chút. Điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn và tỏa ra sức hấp dẫn không thể chối từ. Bạn không phải quá lo lắng hay dốc toàn lực vào việc này, nhưng nếu bạn có được một phong độ tốt nhất thì màn ân ái của hai bạn sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Sau đây là một vài điều bạn cần kiểm tra:
Làm sạch cơ thể. Cho dù không có đủ thời gian để tắm thật kỹ càng, bạn vẫn có thể làm sạch sơ bộ như lau sạch mũi, đánh răng và rửa ráy những vùng đổ mồ hôi nhiều. Sử dụng lại chất khử mùi cho những nơi bạn đã rửa sạch.
Thêm mùi hương dịu nhẹ. Đối với các bạn trai, hãy xịt một ít nước hoa quanh cổ họng và ngực. (Đừng xịt quá nhiều vì mùi nồng, gắt sẽ khiến đối phương không thể chịu nổi trong khoảng cách gần.) Các bạn gái hãy sử dụng nước hoa hay kem dưỡng thể có mùi lên vùng cổ, ngực, cánh tay và chân.
Súc miệng. Làm cho hơi thở thơm tho bằng cách nhai kẹo cao su hay sử dụng nước súc miệng trước khi âu yếm – nếu như bạn nhạy cảm về điều đó. Trong trường hợp không có gì trong tay, hãy súc miệng với nước rồi nhổ ra. Trong lúc đi chơi, bạn hãy bôi một ít son môi hoặc son dưỡng nhằm giữ cho đôi môi không bị khô nẻ. Trước một buổi hẹn hò mà bạn đoán là mình sẽ thân mật với người yêu, tránh ăn bất kỳ loại thức ăn có quá nhiều gia vị.
Chỉnh lại lớp trang điểm một chút (đối với con gái). Dành ra vài giây để kiểm tra và chắc rằng kem nền vẫn đều hoặc mascara không bị lem. Tránh bôi quá nhiều son môi hay son bóng, nếu không nửa kia có thể nếm phải chúng.
Bước 3 - Gợi ý rằng bạn muốn điều đó.
Nếu trước đó các bạn đã hôn nhau thường xuyên một cách thoải mái thì bây giờ bạn có thể tiến đến bước ân ái chỉ bằng việc tiếp tục những nụ hôn và thử một số kỹ thuật trong Phần hai. Còn nếu bạn chưa hôn người này trước đây thì bạn cần sự khéo léo vượt bậc. Sau đây là một vài cách để bày tỏ sự hứng thú:
Tìm lý do để gần gũi hơn. Để cơ thể của bạn thật gần với người ấy, đây là một lời gợi ý mạnh mẽ. Ngồi sát lại nếu như cả hai đang ở trên ghế sofa hoặc xe hơi, hay bạn có thể nắm tay nếu đang đứng đối diện rất gần người ấy. Làm rõ ý định bằng cách nhìn sâu vào mắt anh ấy/cô ấy.
Để lộ một ít da thịt. Nếu bạn đang mặc một chiếc cardigan hay áo khoác, hãy cởi nó ra một cách bình thường. Bạn cũng có thể cởi nút áo trên cùng, xắn tay áo lên hoặc vấn tóc cao nhằm phơi bày cổ và ngực. Những dấu hiệu của việc tự nguyện để lộ nhiều da thịt hơn cho thấy bạn đang thoải mái và không ngần ngại hở hang một chút khi ở bên cạnh người ấy.
Đừng để đôi tay nằm yên. Trước khi bắt đầu hôn, bạn hãy thể hiện rõ mong muốn của mình bằng cách dùng tay để bắt đầu tiếp xúc gần gũi hơn. Nắm tay, xoa vai hay chân, chơi đùa với tóc người yêu hay nhẹ nhàng miết những ngón tay lên mặt/cổ của người ấy.
Bước 4 - Phán đoán nửa kia của bạn.
Anh ấy hay cô ấy có háo hức ngoài sự mong đợi khi bắt đầu nụ hôn và trở nên hòa hợp một cách tuyệt vời trong lúc khóa môi? Hay đây cùng là lần đầu tiên của cả hai và người ấy thậm chí còn lo lắng hơn bạn? Nếu người ấy đã thật sự sẵn sàng để tiến lên một bậc nữa, bạn nên thư giãn và để anh ấy/ cô ấy dẫn dắt. Nhưng, nếu như bạn thấy rằng từ đầu đến cuối, từ khơi gợi, nói chuyện, cho đến đụng chạm, bạn đều làm nhiều hơn thì hãy hít thở thật sâu và gom hết tất cả sự tự tin mà bạn có.
Giả vờ cho đến khi bạn thực sự làm được. Nếu bạn hành động như thể bạn biết rõ mình đang làm gì thì nửa kia sẽ tin rằng bạn có khả năng làm chủ cuộc chơi.
Bước 5 - Nhoài người tới để hôn.
Chậm rãi đưa mặt của bạn đến gần mặt của người ấy, duy trì tiếp xúc bằng mắt cho đến khi cả hai chỉ còn cách nhau vài cm. Sau đó, hãy nhắm mắt lại và bắt đầu hôn. Nếu người ấy tỏ ra thích thú thì rõ ràng bạn có thể chuyển sang ân ái; tuy nhiên, nếu bạn còn do dự thì hãy thử lại vào lúc khác. Nếu như đây là nụ hôn đầu đời của bạn thì lo lắng sẽ là điều không tránh khỏi, nhưng bạn cứ việc hít thở sâu và để môi mình chạm vào môi người ấy theo một góc hơi nghiêng. Điều này sẽ giúp cho cả hai dễ dàng sử dụng lưỡi hơn một khi đã sẵn sàng.
Hít một hơi thật sâu, mỉm cười rồi từ từ nhoài người về phía người ấy. Bạn không cần phải làm đúng ngay lần đầu và hãy nhớ rằng, anh ấy/cô ấy có thể cũng hồi hộp như bạn!
Phương pháp 2 - Cao trào
Bước 1 - Đa dạng hóa những nụ hôn.
Giữ cho mọi thứ luôn thú vị bằng cách thay đổi cách hôn của bạn. Không nên pha trộn các kỹ thuật quá thường xuyên, chỉ cần bạn kịp thời thay đổi trước khi người ấy sắp giảm bớt hứng thú là được. Bạn có thể thử những biến thể sau:
Cách hôn: Luân phiên giữa những nụ hôn dịu dàng, từ tốn và đam mê, cuồng nhiệt.
Tốc độ: Hôn chậm rãi là cách hay để bắt đầu, bạn còn có thể lấy hơi một cách tinh tế giữa những nụ hôn chậm rãi mà không làm mất hứng. Để thêm phần đê mê, bạn có thể hôn nhanh và sâu hơn.
Lưỡi: Thử hôn kiểu Pháp hay nhẹ nhàng dùng lưỡi chạm vào lưỡi người ấy để cảm xúc trở nên mãnh liệt hơn. Quan trọng là bạn phải giữ cho lưỡi mình luôn cử động – đừng chỉ đặt nó nằm yên trong miệng đối phương như thể một que đè lưỡi. Linh hoạt với lưỡi của bạn, chẳng hạn như lia lưỡi sang miệng đối phương, rà lưỡi của bạn vòng quanh hay chuyển động xoay tròn.
Bước 2 - Di chuyển dần khỏi đôi môi.
Khi vẫn đang nồng nhiệt, bạn hãy thử hôn người ấy ở những khu vực khác. Nếu bạn thấy nửa kia có vẻ thích được hôn ở những chỗ nhất định, hãy ghé thăm nơi đấy thường xuyên. Một số khu vực nhạy cảm bao gồm:
Hàm
Dái tai
Cổ họng
Cổ
Xương đòn
Vai
Mặt trong của cổ tay hay lòng bàn tay
Bước 3 - Duy trì sự bận rộn của đôi tay.
Sự ân ái xứng đáng được dành thời gian và trân trọng, bạn càng không nên lãng phí nếu đó là lần đầu! Giữ cho tay bạn linh hoạt, kết nối với người ấy bằng việc duy trì sự tiếp xúc. Dưới đây là một vài cách gần gũi mà bạn có thể thử:
Nếu bạn là phái yếu, hãy giữ đầu anh ấy, sau đó di chuyển đôi tay ra phía sau đầu chàng một cách nhẹ nhàng và chậm rãi. Lùa tay vào tóc chàng sau đó di chuyển dần xuống áo. Nếu cảm thấy tự tin, bạn hãy túm lấy hai bắp tay của chàng và siết chặt trong khi hôn. Bạn cũng có thể áp sát thân mình vào người anh ấy và để hai tay của chàng vòng ra sau lưng bạn, tăng thêm phần nóng bỏng và khiêu gợi.
Nếu bạn là phái mạnh, hãy vòng tay một cách vững chãi nhưng từ tốn xung quanh cô ấy và xoa lưng nàng (hay lưng dưới nếu cô ấy tỏ ra vui sướng). Nếu cả hai ở mức độ gần gũi hơn, bạn có thể đặt tay lên eo hoặc ôm lấy mông nàng. Bạn nên thử ít nhất một lần và nếu cô ấy phản ứng tiêu cực thì hãy dừng lại ngay. Nếu nàng có vẻ thích thú về điều đó, bạn có thể tiếp tục. Hoặc là bạn áp hai lòng bàn tay lên mặt người yêu và nhẹ nhàng dùng ngón cái vuốt ve xương gò má nàng.
Phương pháp 3 - Hạ màn
Bước 1 - Dừng lại để thở.
Đừng nghĩ rằng các bạn phải khóa môi hay hôn nhau mãnh liệt trong toàn bộ thời gian ở bên nhau. Giải lao một chút, cười to cùng nhau, uống cốc nước hoặc chỉ là làm cho bản thân thoải mái hơn. Điều này không có nghĩa là bạn nên dừng lại và nói về chuyện ở công ty hay chuyển sang những chủ đề không liên quan đến tình dục. Nếu đến lúc bạn cảm thấy cần nghỉ xả hơi thì cứ dừng lại. Người ấy vẫn là của bạn và cơ hội cũng còn rất nhiều.
Rời ra và mỉm cười, lùa những ngón tay trong chân tóc người ấy (điều này áp dụng được cho cả nam và nữ), đừng vội thu tay về.
Bạn thậm chí có thể nghỉ giải lao bằng cách thì thầm điều gì đó quyến rũ vào tai nửa kia. Chắc chắn cảm giác hơi thở nóng ấm phà vào trong tai sẽ khiến chàng/nàng hưng phấn.
Bước 2 - Khen ngợi rằng họ hôn giỏi như thế nào.
Đừng quên rằng chàng/nàng cũng hồi hộp như bạn vậy! Lời khen của bạn không chỉ thúc đẩy sự tự tin của người ấy mà còn giúp họ mạnh dạn hơn khi hôn.
Nếu kỹ thuật của nửa kia chưa được tốt, hãy kiên nhẫn. Tiếp tục áp dụng những kỹ thuật mà bạn biết và cho người ấy thời gian để học hỏi dưới sự dẫn dắt của bạn.
Khi người ấy làm điều gì đó mà bạn thích, hãy mỉm cười và khuyến khích họ, “Em rất thích mỗi khi anh ___”; phản ứng lại những khoảnh khắc này bằng cách siết chặt người ấy hơn, rên nhẹ một cách say đắm, vân vân, nhằm củng cố thêm khía cạnh mà họ làm tốt trong suốt quá trình hôn. Trừ khi hai bạn cực kỳ thoải mái với nhau; nếu không, đừng nên phê bình khả năng hôn của người yêu.
Bước 3 - Kết thúc khi còn hứng thú.
Khi bạn chuẩn bị nói lời tạm biệt, hãy giữ cho mọi thứ tích cực như thể chẳng mấy chốc hai bạn sẽ lại hôn nhau lần nữa. Bạn có thể đang lâng lâng với nhiều cảm xúc hòa quyện, tuy nhiên bạn nên tập trung vào người vừa đem đến cho bạn những cảm giác tuyệt vời ấy. Sau đây là một số việc bạn có thể làm trước khi chào tạm biệt:
Cho nửa kia biết rằng bạn vừa có một khoảng thời gian tuyệt vời. Chỉ cần một câu đơn giản "Em/Anh thích lắm" cũng có thể khiến cho chàng/nàng cảm thấy bay bổng hơn ngàn lời khen sách vở. Cứ nói những gì bạn cảm nhận và đừng lo về việc nó nghe hơi ngắn gọn và không trau chuốt.
Kết thúc với một nụ hôn nữa. Nếu như màn ân ái của cả hai vừa rồi rất cuồng nhiệt, mãnh liệt cho đến phút cuối, thì khi kết thúc chỉ cần hôn thật nhanh, nhẹ nhàng và từ tốn.
Hôn lên tay nàng. Sau khi vừa ôm ấp và âu yếm với cô gái mà bạn rất yêu, hãy khóa ánh mắt rồi từ từ nâng bàn tay nàng lên, hôn nhẹ lên mu bàn tay trước khi nàng rời đi. Đây là một cử chỉ khá xưa và lịch sự được rất nhiều cô gái xem là lãng mạn.
Để người ấy khao khát bạn nhiều hơn. Thủ thỉ với chàng hoặc nàng rằng bạn rất mong đến buổi hẹn sau cũng như lần ái ân kế tiếp. Lần thứ hai lúc nào cũng sẽ hòa hợp hơn lần đầu.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-stress-c%E1%BA%A5p-t%C3%ADnh | Cách để Điều trị rối loạn stress cấp tính | Rối loạn stress cấp tính (ASD) là sự suy sụp tinh thần rõ rệt xảy ra trong vòng một tháng sau một biến cố sang chấn. Nếu không được điều trị, ASD có thể phát triển thành rối loạn stress sau sang chấn (PTSD), một vấn đề sức khỏe tâm thần dai dẳng hơn. May mắn là rối loạn stress cấp tính là một chứng bệnh có thể chữa khỏi. Căn bệnh này đòi hỏi nhiều công sức và sự can thiệp của chuyên gia sức khỏe tâm thần, tuy nhiên với các phương pháp điều trị thích hợp, bạn có thể tiếp tục sống một cuộc sống bình thường như bao người khác.
Phương pháp 1 - Nhận biết rồi loạn stress cấp tính
Bước 1 - Suy nghĩ xem bạn hoặc người quen của bạn có trải qua biến cố sang chấn mạnh nào trong tháng qua không.
Một điều kiện để nhận biết bệnh ASD là bệnh nhân phải trải qua sự căng thẳng mạnh mẽ về cảm xúc trong vòng dưới một tháng trước khi các triệu chứng xuất hiện. Biến cố sang chấn có thể bao gồm cái chết, nỗi sợ hãi về cái chết hoặc sự tổn hại về thể chất và tinh thần. Khi biết bạn hoặc người quen của bạn có trải qua kiểu sang chấn nào như vậy, bạn sẽ dễ dàng hơn khi đánh giá liệu ASD có phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng không. Những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra kiểu sang chấn này bao gồm:
Các biến cố gây sang chấn như bị tấn công, cưỡng hiếp và chứng kiến vụ xả súng
Là nạn nhân của tội phạm, chẳng hạn bị cướp
Tai nạn xe cộ
Chấn thương nhẹ ở não
Tai nạn nghề nghiệp
Thảm họa thiên nhiên
Bước 2 - Tìm hiểu về các triệu chứng của ASD.
Rối loạn stress cấp tính được biểu hiện bằng một số triệu chứng. Theo cẩm nang chẩn đoán và thống kê về các rối loạn tâm thần ấn bản thứ 5 (DSM-5) - sách hướng dẫn về các bệnh tâm thần - một người có khả năng mắc chứng ASD nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây sau một sang chấn mạnh. Để được coi là ASD, các triệu chứng phải kéo dài trên 2 ngày và dưới 4 tuần.
Bước 3 - Tìm các triệu chứng phân ly.
Hiện tượng phân ly xảy ra khi một người dường như đang rút lui khỏi thế giới thực. Đó là cơ chế đối phó thường thấy của những người vừa trải qua sang chấn mạnh. Bệnh nhân có thể phân ly theo nhiều cách. Một người có thể bị ASD nếu có từ ba triệu chứng trở lên trong số các triệu chứng sau:
Cảm giác tê liệt, tách biệt hoặc không có phản ứng cảm xúc
Giảm khả năng nhận thức về môi trường xung quanh
Tri giác sai thực tại (derealization), hoặc có cảm giác thế giới bên ngoài không có thực
Giải thể nhân cách (depersonalization). Hiện tượng này xảy ra khi một người cảm thấy như những cảm giác và trải nghiệm của họ không phải của chính họ. Nạn nhân của sang chấn có thể tự thuyết phục bản thân rằng sự kiện đó là trải nghiệm của người khác mà không phải của họ.
Rối loạn quên phân ly (dissociative amnesia). Bệnh nhân có thể ngăn chặn ký ức hoặc quên toàn bộ sự kiện sang chấn hoặc các khía cạnh của sự kiện.
Bước 4 - Xác định liệu người đó có trải nghiệm lại sự kiện sang chấn không.
Một số người mắc ASD sẽ trải nghiệm lại sự kiện sang chấn bằng nhiều cách. Nếu bạn hoặc người quen của bạn đang sống lại biến cố sang chấn đó với một hoặc nhiều hơn trong số các biểu hiện sau thì đó là dấu hiệu của chứng ASD:
Những hình ảnh hoặc ý nghĩ về sự kiện sang chấn thường tái diễn
Những giấc mơ, ác mộng hoặc cơn hoảng sợ ban đêm về sự kiện sang chấn.
Những đợt hồi tưởng chi tiết về sự kiện sang chấn. Có thể đó là hình ảnh thoáng qua hoặc các sự kiện rất chi tiết, khi bệnh nhân cảm thấy mình đang thực sự trải nghiệm lại sự kiện đó.
Bước 5 - Quan sát hành vi tránh né.
Bệnh nhân cảm thấy khổ sở khi tiếp xúc với những yếu tố gợi nhớ đến sự kiện sang chấn. Họ thường tránh các tình huống hoặc các địa điểm khiến họ nhớ lại sự kiện đó. Nếu bạn để ý thấy người đó cố tình tránh các tình huống hoặc các địa điểm nào đó liên quan đến biến cố sang chấn thì đó là một dấu hiệu khác của ASD.
Nạn nhân thường có các triệu chứng lo âu căng thẳng, kích động hoặc tăng cảnh giác khi tiếp cận với yếu tố gợi nhớ.
Bước 6 - Xác định nếu các triệu chứng trước đó đang gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống hàng ngày.
Một tiêu chuẩn nữa để chẩn đoán ASD là các triệu chứng xảy ra gây cản trở đáng kể trong cuộc sống của bệnh nhân. Xem xét cuộc sống hàng ngày của bạn hoặc của người quen để biết liệu các triệu chứng đó có gây ra những vấn đề lớn không.
Xem xét sự ảnh hưởng đến công việc. Bạn có khả năng tập trung và hoàn thành nhiệm vụ của mình không, hay sự tập trung là bất khả thi đối với bạn? Có phải bạn thường liên tưởng đến biến cố sang chấn và không thể tiếp tục làm việc?
Nghĩ về đời sống xã hội của bạn. Ý nghĩ đi ra ngoài có khiến bạn lo lắng không? Có phải bạn đã hoàn toàn ngừng giao tiếp? Bạn cố gắng tránh các yếu tố gợi nhớ về biến cố sang chấn, và do đó bạn tránh né những tình huống xã hội nào đó?
Bước 7 - Tìm sự giúp đỡ chuyên khoa.
Bạn hoặc người quen của bạn sẽ cần được trợ giúp chuyên khoa nếu có các biểu hiện trùng khớp với các tiêu chuẩn chẩn đoán ASD ở trên. May mắn là chứng ASD có thể chữa khỏi, tuy nhiên bạn phải hành động càng nhanh càng tốt. Chuyên gia y tế sẽ đánh giá tình trạng và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.
Tùy vào tình huống mà bạn cần bắt đầu từ đâu. Nếu bạn hoặc người thân của bạn bị khủng hoảng trầm trọng, có ý nghĩ tự sát hoặc giết người, hoặc trở nên bạo lực, bạn hãy gọi ngay 113 (lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh) hoặc đường dây nóng 1800 1567 (dịch vụ tư vấn và hỗ trợ trẻ em do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em-Bộ Lao động thương binh xã hội cung cấp với sự hỗ trợ của tổ chức Plan tại Việt Nam) để được giúp đỡ. Khi đã qua cơn khủng hoảng, bạn có thể tìm sự hỗ trợ tiếp theo về tâm lý.
Nếu có ý nghĩ muốn tự sát, bạn hãy gọi đường dây nóng 1800 1567.
Nếu hiện tại bạn hoặc người mà bạn quan tâm không trải qua cơn khủng hoảng, bạn có thể hẹn gặp chuyên gia trị liệu hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Phương pháp 2 - Điều trị rối loạn stress cấp tính bằng phương pháp trị liệu
Bước 1 - Thử dùng liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT).
Hiện nay CBT được coi là phương pháp hữu hiệu nhất trong việc điều trị ASD. Người ta cũng nhận thấy rằng việc điều trị sớm với liệu pháp CBT cũng giúp ngăn chặn ASD phát triển thành PTSD, một chứng bệnh tương tự nhưng có tác động lâu dài hơn.
Liệu pháp CBT trong điều trị ASD tập trung vào việc thay đổi cách mà bạn cảm nhận về nguy cơ liên quan đến sự kiện sang chấn mà bạn đã trải qua, và trọng tâm là xử lý sang chấn để giúp bạn giải mẫn cảm với các yếu tố kích thích xung quanh sự kiện sang chấn đó.
Chuyên gia trị liệu sẽ giải thích cho bạn về các phản ứng thể chất, cảm xúc và tâm lý đối với sự kiện sang chấn để giúp bạn nâng cao khả năng nhận biết các tác nhân kích thích và phản ứng của mình. Chuyên gia trị liệu cũng sẽ giải thích bằng cách nào và tại sao quá trình này là quan trọng cho việc giải mẫn cảm của bạn đối với trải nghiệm đó.
Bạn cũng sẽ được hướng dẫn các bài tập thư giãn để sử dụng trong các tình huống lo âu bên ngoài phòng khám cũng như trong buổi trị liệu xử lý sang chấn bằng lời nói hoặc tưởng tượng ra sự kiện sang chấn đó và mô tả thành lời.
Chuyên gia trị liệu cũng sẽ dùng CBT để giúp bạn điều chỉnh lại trải nghiệm của mình và vượt qua mặc cảm tội lỗi của người sống sót nếu cần thiết. Ví dụ, trong trường hợp ASD, nếu bệnh nhân trải qua tai nạn xe hơi chết người, có lẽ hiện giờ anh ta sợ ngồi vào xe vì có cảm giác như mình sẽ chết. Chuyên gia trị liệu sẽ cố gắng tìm ra cách để giúp bệnh nhân suy nghĩ khác đi. Nếu bệnh nhân 25 tuổi, chuyên gia trị liệu có thể nói rằng anh ta đã ngồi vào xe hơi đến 25 năm rồi và không chết, như vậy con số thống kê đang ủng hộ anh ta.
Bước 2 - Tiếp nhận tư vấn tâm lý ngay sau khi xảy ra sang chấn.
Quá trình tư vấn tâm lý bao gồm việc can thiệp sức khỏe tâm thần khẩn cấp ngay sau sang chấn, lý tưởng nhất là trước khi các triệu chứng phát triển thành ASD. Bệnh nhân sẽ tiếp nhận một buổi trị liệu tăng cường để kể về toàn bộ sự kiện sang chấn với chuyên gia. Nhược điểm của phương pháp này là phải được tiến hành ngay sau biến cố sang chấn mới có hiệu quả.
Hiệu quả của liệu pháp tư vấn tâm lý vẫn còn gây tranh cãi. Một số nghiên cứu cho thấy việc tư vấn tâm lý không đem lại lợi ích lâu dài cho các nạn nhân sang chấn. Tuy nhiên bạn không nên từ bỏ ý định tìm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý, điều này chỉ có nghĩa là chuyên gia tư vấn có thể sẽ dùng các phương pháp điều trị khác nếu phương pháp tư vấn tỏ ra không hiệu quả.
Bước 3 - Gia nhập một nhóm kiểm soát lo âu.
Ngoài các buổi trị liệu một đối một, liệu pháp nhóm cũng có thể giúp đỡ bệnh nhân ASD. Các buổi trị liệu nhóm thường được giám sát bởi chuyên gia sức khỏe tâm thần. Chuyên gia sẽ hướng dẫn các cuộc trò chuyện và đảm bảo mọi thành viên trong nhóm có được trải nghiệm tích cực. Nhóm hỗ trợ có thể giúp ngăn chặn cảm giác cô đơn và cách biệt vì bạn được ở giữa những người có cùng trải nghiệm như mình.
Giống như phương pháp tư vấn tâm lý, hiệu quả của liệu pháp nhóm trong việc điều trị ASD cũng gây hoài nghi, mặc dù những người tham gia có thể tận hưởng tình bạn thân thiết phát triển trong các buổi trị liệu nhóm.
Bước 4 - Thử dùng liệu pháp tiếp xúc.
Thông thường bệnh ASD khiến người bệnh sợ hãi những địa điểm hoặc tình huống đặc trưng gợi nhắc về biến cố sang chấn. Đây có thể là thử thách gay go trong đời họ, bởi vì họ có thể phải ngừng giao tiếp hoặc ngừng ra ngoài làm việc để tránh những yếu tố gợi nhớ sự kiện sang chấn. Nếu không được điều trị, những nỗi sợ hãi này có thể tiến triển thành PTSD.
Với liệu pháp tiếp xúc, bệnh nhân sẽ dần dần được tiếp xúc với các tác nhân kích thích lo âu. Hy vọng ở đây là sự tiếp xúc sẽ dần dần giúp bệnh nhân giải mẫn cảm với các tác nhân kích thích, và họ có thể đương đầu với chúng hàng ngày mà không sợ hãi.
Cách điều trị này thường bắt đầu với bài tập tưởng tượng với tác nhân gây căng thẳng càng chi tiết càng tốt. Các buổi trị liệu sẽ tăng dần cường độ cho đến khi chuyên gia trị liệu cùng bệnh nhân đối mặt với tác nhân kích thích trong đời thực.
Ví dụ, một bệnh nhân chứng kiến vụ bắn súng trong thư viện sẽ sợ bước vào thư viện. Chuyên gia trị liệu có thể bắt đầu bằng cách cho bệnh nhân tưởng tượng họ đang ở trong thư viện và mô tả cảm giác của mình. Sau đó chuyên gia trị liệu có thể trang trí phòng khám như một thư viện để bênh nhân có cảm giác mình đang ở trong thư viện, tuy nhiên họ vẫn ở trong môi trường được kiểm soát. Cuối cùng cả hai sẽ cùng đến thư viện thực sự.
Phương pháp 3 - Điều trị rối loạn stress cấp tính bằng thuốc
Bước 1 - Nói chuyện với bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thuốc nào.
Giống như mọi loại thuốc kê toa khác, thuốc điều trị ASD gây rủi ro lệ thuộc thuốc. Do đó những loại thuốc này thường được bán bất hợp pháp trên đường phố. Bạn không bao giờ nên uống thuốc không do bác sĩ kê toa. Nếu được sử dụng không đúng, thuốc điều trị ASD có thể khiến các triệu chứng nặng thêm, thậm chí có thể gây tử vong.
Bước 2 - Uống thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI).
SSRI được coi là loại thuốc hàng đầu trong điều trị ASD. Loại thuốc này có tác dụng thay đổi mức serotonin trong não, giúp cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác lo âu. Đây vẫn là loại thuốc thông dụng nhất để điều trị một số rối loạn sức khỏe tâm thần.
Các loại thuốc SSRI phổ biến gồm có sertraline (Zoloft), citalopram (Celexa), và escitalopram (Lexapro).
Bước 3 - Uống thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressant).
Amitriptyline và imipramine đã được chứng minh là có hiệu quả điều trị ASD. Thuốc chống trầm cảm ba vòng có tác dụng tăng lượng norepinephrine và serotonin sẵn có trong não..
Bước 4 - Thử dùng benzodiazepine.
Benzodiazepine thường được bác sĩ kê toa để giảm lo âu, do đó nó có thể giúp ích cho bệnh nhân ASD. Thuốc này cũng có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, giúp cải thiện chứng mất ngủ thường đi kèm với ASD.
Nhóm thuốc benzodiazepine bao gồm clonazepam (Klonopin), diazepam (Valium), và lorazepam (Ativan).
Phương pháp 4 - Khuyến khích thư giãn và suy nghĩ tích cực
Bước 1 - Giảm stress với các bài tập thư giãn.
Các bài tập thư giãn tỏ ra rất hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe tâm thần tổng thể. Chúng giúp giảm các triệu chứng stress và ngăn ngừa tái phát ASD. Việc thực hành thư giãn còn giúp điều trị các tác động thứ cấp của bệnh tâm thần như mất ngủ, mệt mỏi và huyết áp cao.
Khi bạn tìm đến chuyên khoa tâm lý để điều trị ASD, chuyên gia trị liệu có thể hướng dẫn một số bài tập thư giãn. Đó thường là một phần trong liệu pháp nhận thức – hành vi.
Bước 2 - Thực hành bài tập hít thở sâu.
Một công cụ thông dụng và hiệu quả để giảm stress là hít thở sâu. Với kỹ thuật đúng, bạn có thể giảm stress một cách hiệu quả và tránh những vấn đề trong tương lai.
Hít thở từ bụng thay vì từ ngực. Điều này sẽ giúp lấy được nhiều ô-xy hơn vào cơ thể và giúp bạn thả lỏng. Bạn hãy đặt tay lên bụng để chắc chắn bụng phải nâng lên hạ xuống khi hít thở. Nếu không thì nghĩa là bạn hít thở chưa đủ sâu.
Ngồi thẳng lưng hoặc nằm trên sàn.
Hít vào qua mũi và thở ra qua miệng. Hít vào càng nhiều không khí càng tốt, sau đó thở ra hết cho đến khi hai lá phổi hoàn toàn trống rỗng.
Bước 3 - Tập thiền.
Cũng như hít thở sâu, thiền giúp giải tỏa stress và cho phép bạn đạt đến trạng thái thư giãn. Tập thiền thường xuyên có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm thần và thể chất nhờ giảm mức stress và lo âu.
Trong quá trình tập thiền, người ta chuyển sang trang thái yên tĩnh, tập trung vào một âm thanh, cho phép tâm trí thoát khỏi mọi lo âu và những suy nghĩ trong cuộc sống thường nhật.
Chọn một nơi yên tĩnh, ngồi thoải mái, gạt mọi suy nghĩ ra khỏi đầu óc và tập trung trí tưởng tượng vào một ngọn nến, hoặc một từ như “thư giãn”. Thực hành 15-30 phút mỗi ngày.
Bước 4 - Tạo một mạng lưới hỗ trợ.
Những người có các mạng lưới hỗ trợ tốt thường ít bị lên cơn hoặc tái phát bệnh tâm thần. Ngoài gia đình và bạn bè, bạn có thể tìm đến các nhóm hỗ trợ để được giúp đỡ và xây dựng sự gắn kết.
Chia sẻ những vấn đề của bạn với người thân. Đừng chất chứa những cảm xúc trong lòng. Tâm sự với gia đình và bạn bè là yếu tố rất quan trọng để xây dựng một hệ thống hỗ trợ. Họ không thể giúp bạn nếu không biết chuyện gì đang xảy ra.
Bạn có thể tìm kiếm một nhóm hỗ trợ trong vùng chuyên về chứng bệnh đặc thù của bạn. Việc lướt nhanh trên mạng có thể giúp bạn tìm một nhóm gần nơi bạn ở.
Bước 5 - Ghi nhật ký.
Viết nhật ký đã được chứng minh là giúp giảm stress và lo âu. Đó là nơi giải phóng mọi cảm xúc của bạn, và phần lớn các chương trình điều trị bệnh tâm thần đều bao gồm việc ghi nhật ký. Quyết tâm dành ra mỗi ngày vài phút viết nhật ký sẽ có lợi cho sức khỏe tâm thần của bạn.
Khi viết nhật ký, bạn nên cố gắng suy ngẫm điều gì đang gây rắc rối cho bạn. Đầu tiên bạn hãy viết về tác nhân gây stress, sau đó ghi lại phản ứng của bạn. Bạn có cảm giác và suy nghĩ như thế nào khi bắt đầu cảm thấy căng thẳng?
Phân tích những diễn giải của bạn về sự kiện sang chấn. Xác định xem liệu bạn có đang rơi vào lối suy nghĩ tiêu cực không. Sau đó cố gắng cân bằng lại diễn giải của bạn theo cách tích cực hơn và tránh lối suy nghĩ trầm trọng hóa vấn đề.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/M%E1%BB%9F-%C4%91%E1%BA%A7u-m%E1%BB%99t-%C4%91o%E1%BA%A1n-v%C4%83n | Cách để Mở đầu một đoạn văn | Đoạn văn là một đơn vị của văn bản gồm nhiều câu (thường từ 3-8 câu). Những câu này đều liên quan đến một chủ đề hoặc ý tưởng chung. Các đoạn văn có nhiều dạng. Một số đoạn văn đưa ra các lập luận, số khác thì có thể kể lại một câu chuyện hư cấu. Cho dù viết một đoạn văn thuộc dạng nào, bạn đều có thể mở đầu bằng cách sắp xếp các ý tưởng, lưu tâm đến người đọc và lập kế hoạch cẩn thận.
Phương pháp 1 - Mở đầu đoạn văn nghị luận
Bước 1 - Nhận biết cấu trúc của một đoạn văn nghị luận.
Hầu hết các đoạn văn nghị luận đều có cấu trúc rõ ràng, đặc biệt là trong ngữ cảnh học thuật. Mỗi đoạn văn có nhiệm vụ hỗ trợ chủ đề bao quát (hoặc lập luận) của bài viết, và mỗi đoạn văn giới thiệu một thông tin mới có thể thuyết phục người đọc rằng các luận điểm của bạn là đúng đắn. Một đoạn văn bao gồm các thành phần như sau:
Câu chủ đề. Câu chủ đề diễn giải ý tưởng của đoạn văn với người đọc. Nó thường gắn kết với một lập luận lớn hơn theo cách nào đó, đồng thời giải thích lý do tại sao đoạn văn đó được đặt trong bài luận. Đôi khi một câu chủ đề có thể gồm hai, thậm chí ba câu, mặc dù thông thường chỉ gồm một câu.
Dẫn chứng. Hầu hết các đoạn ở thân bài trong bài văn nghị luận bao gồm một số dẫn chứng để chứng minh quan điểm của bạn là đúng. Các dẫn chứng có thể bao gồm đủ loại: trích dẫn, khảo sát hoặc thậm chí là những quan sát của chính bạn. Các dẫn chứng này có thể được đưa vào trong đoạn văn một cách thuyết phục.
Phân tích. Một đoạn văn tốt không chỉ giới thiệu những dẫn chứng. Nó còn diễn giải vì sao những dẫn chứng đó là có giá trị, nó có ý nghĩa gì, và tại sao nó lại tốt hơn các dẫn chứng ở nơi khác. Bạn cần phân tích một cách hiệu quả.
Kết luận và chuyển ý. Sau phần phân tích, một đoạn văn viết tốt sẽ kết luận bằng cách giải thích tại sao đoạn văn này là quan trọng, nó phù hợp với chủ đề của bài luận ra sao, đồng thời thiết lập đoạn văn tiếp theo.
Bước 2 - Đọc lại câu luận đề.
Nếu là bài văn nghị luận, mỗi đoạn văn cần phải triển khai ý tưởng bao quát. Trước khi có thể viết một đoạn văn nghị luận, trong đầu bạn phải có một câu luận đề vững chắc. Luận đề là sự diễn đạt gồm 1-3 câu về điều mà bạn đang tranh luận và lý do tại sao nó quan trọng. Có phải bạn đang lập luận rằng mọi người đều nên sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng ở nhà? Hay bạn đang thuyết phục người đọc rằng mọi công dân đều có quyền tự do chọn mua các sản phẩm họ muốn? Đảm bảo có ý tưởng rõ ràng về lập luận của bạn trước khi bắt tay vào viết.
Bước 3 - Viết dẫn chứng và phân tích trước.
Thông thường bạn sẽ dễ viết hơn nếu bắt đầu bằng phần giữa của đoạn văn thay vì từ đầu đoạn văn. Nếu bạn gặp khó khăn khi viết đoạn văn ngày từ đầu, hãy tự nhủ rằng bạn sẽ tập trung vào phần dễ viết nhất của đoạn văn: phần dẫn chứng và phân tích. Khi đã viết xong phần dễ nhất của đoạn văn, bạn có thể chuyển sang viết câu chủ đề.
Bước 4 - Liệt kê mọi dẫn chứng hỗ trợ cho luận đề.
Bất kể đang tranh luận về điều gì, bạn sẽ phải sử dụng dẫn chứng để thuyết phục người đọc rằng quan điểm của bạn là đúng. Dẫn chứng của bạn có thể bao gồm nhiều dạng: tài liệu lịch sử, trích dẫn từ các chuyên gia, kết quả từ một nghiên cứu khoa học, một cuộc khảo sát hoặc sự quan sát của chính bạn. Trước khi viết đoạn văn, bạn hãy liệt kê ra mọi dẫn chứng mà bạn cho rằng có thể hỗ trợ cho tuyên bố của bạn.
Bước 5 - Chọn 1-3 dẫn chứng có liên quan cho đoạn văn.
Mỗi đoạn văn mà bạn viết phải thống nhất và độc lập. Điều này có nghĩa là bạn không thể đưa quá nhiều dẫn chứng để phân tích trong từng đoạn văn. Thay vì thế, mỗi đoạn văn chỉ nên có từ 1-3 dẫn chứng liên quan. Xem xét kỹ mọi dẫn chứng mà bạn đã thu thập. Những dẫn chứng nào dường như có liên hệ với nhau? Đó là dấu hiệu tốt cho thấy chúng nên được đặt vào cùng một đoạn văn. Một số biểu hiện cho thấy các dẫn chứng có thể liên kết với nhau bao gồm:
Nếu chúng có cùng một chủ đề hoặc ý tưởng
Nếu chúng có cùng một nguồn (chẳng hạn như cùng một tài liệu hoặc công trình nghiên cứu)
Nếu chúng thuộc về cùng một tác giả
Nếu chúng thuộc về một loại dẫn chứng (chẳng hạn như hai cuộc khảo sát cùng chứng minh những kết quả tương tự)
Bước 6 - Dùng 6 câu hỏi trong thuật viết lách để viết dẫn chứng.
Sáu câu hỏi đó là Ai, Cái gì, Khi nào, Ở đâu, Tại sao, và Như thế nào. Đây là thông tin nền tảng quan trọng mà người đọc cần biết để hiểu được những luận điểm của bạn. Khi viết ra các dẫn chứng liên quan, bạn hãy lưu tâm đến người đọc. Luôn luôn giải thích dẫn chứng của bạn là gì, chúng được thu thập như thế nào và tại sao, chúng có ý nghĩa gì. Một số điều bạn cần ghi nhớ bao gồm:
Bạn phải định nghĩa mọi thuật ngữ quan trọng hoặc từ ngữ đặc biệt có thể không quen thuộc với người đọc (Cái gì)
Bạn phải cung cấp thời gian và địa điểm nếu có liên quan (chẳng hạn như một văn kiện lịch sử được ký tại đâu (Khi nào/Ở đâu)
Bạn phải mô tả cách thu thập các dẫn chứng. Ví dụ, bạn có thể diễn giải các phương pháp của công trình nghiên cứu khoa học đã cung cấp cho bạn các dẫn chứng đó (Như thế nào)
Bạn phải nói rõ ai cung cấp cho bạn các dẫn chứng đó. Bạn có trích dẫn ý kiến của chuyên gia nào không? Tại sao người này được cho là thông thạo về chủ đề của bạn (Ai)
Bạn phải giải thích tại sao bạn nghĩ rằng dẫn chứng đó là quan trọng hoặc đáng chú ý (Tại sao)
Bước 7 - Viết 2-3 câu phân tích dẫn chứng.
Sau khi đã trình bày các dẫn chứng quan trọng và có liên quan, bạn sẽ phải diễn giải rằng bạn tin tưởng dẫn chứng đó hỗ trợ cho lập luận của bạn như thế nào. Đây là lúc mà sự phân tích của bạn đóng vai trò quan trọng. Bạn không thể chỉ liệt kê dẫn chứng một cách đơn giản và lướt qua mà phải diễn giải tầm quan trọng của nó. Một số câu hỏi mà bạn cần tự đặt ra khi phân tích dẫn chứng bao gồm:
Điều gì đã liên kết các dẫn chứng với nhau?
Dẫn chứng này giúp chứng minh cho luận đề như thế nào?
Có những điểm tương phản hoặc cách giải thích thay thế nào bạn nên ghi nhớ?
Điều gì khiến dẫn chứng đó nổi bật? Có điều gì đặc biệt hoặc thú vị ở dẫn chứng đó?
Bước 8 - Viết câu chủ đề.
Câu chủ đề của từng đoạn văn là biển chỉ đường cho người đọc dõi theo lập luận của bạn. Phần giới thiệu sẽ bao gồm câu luận đề, và mỗi đoạn văn sẽ xây dựng luận đề đó bằng cách cung cấp dẫn chứng. Khi người đọc xem bài viết của bạn, họ sẽ nhận ra sự đóng góp của từng đoạn văn vào luận đề của bài viết. Nhớ rằng luận đề là lập luận lớn hơn, và câu chủ đề giúp chứng minh luận đề qua việc tập trung vào một chủ đề hoặc ý niệm nhỏ hơn. Câu chủ đề này sẽ là lời tuyên bố hoặc luận điểm, sau đó sẽ được bảo vệ hoặc củng cố trong các câu tiếp theo. Hãy xác định ý chính trong đoạn văn của bạn và viết một câu luận đề nhỏ nói lên ý chính đó. Giả sử câu luận đề của bạn là "Charlie Brown là nhân vật truyện tranh vĩ đại nhất ở Mỹ," bài viết của bạn có thể có những câu chủ đề như sau:
"Tỷ lệ cao về lượt xem Charlie Brown trên truyền hình trong nhiều thập kỷ qua đã chứng minh tầm ảnh hưởng của nhân vật này."
"Một số người tranh cãi rằng các nhân vật anh hùng như Siêu nhân quan trọng hơn Charlie Brown. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy hầu hết người Mỹ dành sự đồng cảm cho nhân vật Charlie kém may mắn hơn là nhân vật Siêu nhân hùng mạnh và xa cách."
"Các nhà nghiên cứu truyền thông đã chỉ ra rằng những câu khẩu hiệu của Charlie Brown, ngoại hình đặc biệt của nhân vật này và sự hiểu biết chín chắn đã chiếm được tình cảm của cả trẻ con cũng như người lớn."
Bước 9 - Đảm bảo câu chủ đề phải hỗ trợ phần còn lại của đoạn văn.
Sau khi đã viết câu chủ đề, bạn cần đọc lại phần dẫn chứng và phân tích của mình. Tự hỏi mình liệu câu chủ đề có hỗ trợ cho các ý tưởng và chi tiết của đoạn văn không. Chúng có khớp với nhau không? Liệu có ý nào đi lạc đề không? Nếu có, bạn hãy cân nhắc thay đổi câu chủ đề để bao hàm toàn bộ các ý trong đoạn văn.
Nếu có quá nhiều ý, bạn có thể phải chia đoạn văn thành hai đoạn riêng biệt.
Nhớ rằng câu chủ đề không chỉ nhắc lại luận đề. Mỗi đoạn văn nên có một câu chủ đề riêng biệt và đặc sắc. Nếu bạn chỉ nhắc lại "Charlie Brown là nhân vật quan trọng" ở đầu mỗi đoạn văn, bạn sẽ phải thu hẹp các câu chủ đề hơn.
Bước 10 - Viết phần kết đoạn văn.
Không như một bài luận hoàn chỉnh, các đoạn văn không phải lúc nào cũng cần có phần kết trọn vẹn. Tuy nhiên, đoạn văn của bạn sẽ có hiệu quả hơn nếu có một câu tóm gọn và nhấn mạnh sự đóng góp của đoạn văn vào luận đề. Bạn cần phải thực hiện việc này một cách ngắn gọn và nhanh chóng. Viết một câu kết tô đậm lập luận của bạn trước khi chuyển sang các ý khác. Một số từ khóa và các cụm từ dùng trong câu kết luận bao gồm: "Vì vậy," "Cuối cùng," "Như chúng ta thấy," và "Như vậy."
Bước 11 - Bắt đầu một đoạn văn mới khi bạn chuyển sang ý mới.
Bạn nên bắt đầu một đoạn văn mới khi chuyển sang một luận điểm hoặc một ý mới. Khi bắt đầu một đoạn văn mới là bạn đã báo hiệu cho người đọc biết rằng bạn chuyển sang ý mới. Một số gợi ý cho thấy bạn nên bắt đầu một đoạn văn mới bao gồm:
Khi bạn bắt đầu thảo luận một chủ đề khác
Khi bạn bắt đầu đề cập đến các ý kiến trái ngược hoặc phản biện
Khi bạn đưa ra các loại dẫn chứng khác nhau
Khi thảo luận về các thời kỳ, các thế hệ hoặc con người khác nhau
Khi đoạn văn đang viết trở nên khó sắp xếp. Một đoạn văn nếu có quá nhiều câu cũng đồng nghĩa là bao gồm quá nhiều ý. Bạn có thể ngắt đoạn văn thành hai đoạn hoặc chỉnh sửa và cắt bớt sao cho dễ đọc hơn.
Phương pháp 2 - Bắt đầu đoạn văn mở bài
Bước 1 - Tìm một câu dẫn dụ.
Bắt đầu bài viết hoặc bài luận bằng một câu thú vị khiến người đọc có hứng thú muốn xem thêm và đọc hết bài viết của bạn. Bạn có thể chọn nhiều cách để viết câu dẫn dụ. Sử dụng lối viết hài hước, bất ngờ hoặc sắc sảo để thu hút sự chú ý của người đọc. Đọc các ghi chép tìm tòi của bạn xem có những những ý nổi bật, dữ liệu thống kê đáng chú ý hoặc các giai thoại khơi gợi sự quan tâm của người đọc nảy ra trong óc không. Sau đây là một số ví dụ:
Giai thoại: “Khi lớn lên, Samuel Clemens ngắm nhìn những con tàu hơi nước trên dòng sông Mississippi và mơ được làm thuyền trưởng của một con tàu trên sông.”
Thống kê: “Chỉ có 7% trong số các phim lớn của Hollywood sản xuất trong năm 2014 là do nữ làm đạo diễn.”
Trích dẫn: “Tôi mừng khi thấy rằng nam giới đang giành được các quyền của họ, nhưng tôi muốn nữ giới cũng có được quyền của mình, và tôi sẽ bước vào hồ khi nước đang khuấy động”
Câu hỏi khơi gợi: “Chế độ an sinh xã hội sẽ ra sao trong 50 năm tới?”
Bước 2 - Tránh những tuyên bố chung chung.
Người viết rất dễ sa vào việc viết câu dẫn dụ có nghĩa rộng, bao quát. Tuy nhiên, câu dẫn dụ sẽ hiệu quả hơn khi được viết một cách cụ thể đối với chủ đề của bài viết. Bạn nên tránh mở bài bằng những câu bắt đầu bằng các cụm từ như:
"Từ giai đoạn đầu thời kỳ. . ."
"Từ thời khởi thủy của loài người. . ."
"Tất cả mọi người, dù nam hay nữ đều tự hỏi mình. . ."
"Mỗi người trên hành tinh này. . ."
Bước 3 - Diễn đạt chủ đề của bài luận.
Khi đã có câu dẫn dụ, bạn sẽ cần viết vài câu để dẫn dắt người đọc hình dung về phần còn lại của bài luận. Có phải bài viết của bạn sẽ tranh luận về chế độ an sinh xã hội? Hay bạn đang viết về lịch sử của Sojourner Truth? Bạn cần cho người đọc một bản đồ về mục tiêu, mục đích và ý định tổng quát của bài luận.
Nếu có thể, tránh các cụm từ như “Trong bài viết này, tôi sẽ tranh luận về sự kém hiệu quả của chế độ an sinh xã hội” hay “Bài viết này sẽ tập trung vào sự kém hiệu quả của chế độ an sinh xã hội”. Thay vào đó, bạn chỉ cần nêu ra ý kiến của mình: “Chế độ an sinh xã hội là một hệ thống kém hiệu quả”.
Bước 4 - Viết những câu rõ ràng, súc tích.
Khi muốn cuốn hút người đọc, bạn cần viết một câu rõ ràng và dễ hiểu. Phần mở bài không phải là nơi để viết những câu dài dòng và phức tạp khiến người đọc vấp váp. Dùng từ ngữ thông dụng (không dùng biệt ngữ), những câu tường thuật ngắn, các lý lẽ dễ hiểu để viết phần mở bài.
Đọc đoạn văn lên thành tiếng để xem các câu văn của bạn có rõ ràng và dễ hiểu không. Nếu bạn phải lấy quá nhiều hơi khi đọc hoặc nếu khó theo dõi các ý khi đọc to lên, bạn nên viết gọn lại.
Bước 5 - Kết thúc phần mở bài của bài văn nghị luận bằng câu luận đề.
Câu luận đề gồm 1-3 câu diễn đạt lập luận chung của bài viết. Nếu đang viết một bài văn nghị luận, câu luận đề sẽ là phần quan trọng nhất của bài viết. Tuy nhiên, câu luận đề thường sẽ thay đổi đôi chút khi bạn viết bài luận. Nhớ rằng câu luận đề cần phải:
Có lập luận. Bạn không thể chỉ nêu ra một kiến thức chung hoặc sự thật hiển nhiên. “Vịt là một loài chim.” không phải là câu chủ đề.
Thuyết phục. Câu chủ đề phải dựa trên dẫn chứng và phân tích kỹ lưỡng. Không đặt ra luận đề thiếu cân nhắc, trái lẽ thường một cách có chủ ý hoặc không thể chứng minh được.
Phù hợp với đề bài. Nhớ bám sát các giới hạn và hướng dẫn của đề bài được giao.
Có thể kiểm soát trong phạm vi đã định. Luận đề nên được thu hẹp và tập trung. Như vậy, bạn sẽ có khả năng chứng minh luận điểm của mình trong phạm vi được giao. Không viết câu luận đề quá rộng (“Tôi đã khám phá ra một nguyên nhân mới gây ra chiến tranh thế giới thứ II”) hoặc quá hẹp (“Tôi sẽ biện luận rằng những người lính thuận tay trái mặc áo khoác khác với những người lính thuận tay phải”).
Phương pháp 3 - Bắt đầu phần kết bài
Bước 1 - Kết nối phần kết bài với phần mở bài.
Đưa người đọc quay trở lại với phần mở bài bằng cách bắt đầu phần kết với lời nhắc về cách mở đầu của bài viết. Cách viết này đóng vai trò như bộ khung khép lại bài viết của bạn.
Ví dụ, nếu bài viết được bắt đầu bằng một câu trích dẫn từ Sojourner Truth, bạn có thể bắt đầu phần kết bài với câu:“Dù đã gần 150 năm đã trôi qua, nhưng tuyên bố của Sojourner Truth vẫn tiếp tục có giá trị cho đến ngày nay.”
Bước 2 - Nêu ý cuối cùng.
Bạn có thể dùng đoạn văn kết bài để nêu ra quan điểm cuối cùng ở phần còn lại của bài viết. Sử dụng phần này để đặt ra câu hỏi cuối cùng hoặc đưa ra lời kêu gọi.
Ví dụ, bạn có thể viết: “Liệu thuốc lá điện tử có thực sự khác với thuốc lá bình thường không?”
Bước 3 - Tóm tắt bài luận.
Nếu bài luận của bạn dài và phức tập, bạn có thể dành phần kết luận để nhắc lại những điều đã viết. Bằng cách đó, bạn có thể tóm tắt những điểm quan trọng với người đọc. Điều này cũng giúp cho người đọc hiểu bài viết của bạn được gắn kết như thế nào.
Bạn có thể bắt đầu bằng, “Tóm lại, các chính sách văn hóa của Liên minh châu Âu hỗ trợ cho thương mại toàn cầu theo ba cách.”
Bước 4 - Cân nhắc đặt ra về vấn đề sâu hơn nếu có thể.
Phần kết luận là nơi tuyệt vời để tưởng tượng và nghĩ về một bức tranh lớn hơn. Bài luận của bạn có mở ra một không gian mới cho sự việc khác không? Bạn có đặt ra các câu hỏi lớn để mọi người trả lời không? Bạn hãy nghĩ về những nhánh khác lớn hơn của bài luận và nêu ra trong phần kết bài.
Phương pháp 4 - Bắt đầu một đoạn văn trong truyện
Bước 1 - Xác định 6 câu hỏi trong truyện.
Sáu câu hỏi trong thuật viết lách là Ai, Cái gì, Khi nào, Ở đâu, Tại sao và Như thế nào. Nếu đang viết một truyện hư cấu, bạn cần trả lời chắc chắn những câu hỏi này trước khi bắt tay viết. Không phải tất cả các câu hỏi đều cần phải trả lời trong từng đoạn văn. Tuy nhiên, bạn không nên bắt đầu viết trừ khi đã hiểu rõ các nhân vật trong truyện của bạn là ai, họ đang làm gì, họ làm điều đó ở đâu và khi nào, và tại sao điều đó là quan trọng.
Bước 2 - Bắt đầu một đoạn văn mới khi bạn chuyển từ câu hỏi này sang câu hỏi khác.
Các đoạn văn mang tính sáng tạo sẽ linh hoạt hơn các đoạn trong bài nghị luận hoặc học thuật. Tuy nhiên, một nguyên tắc vàng là bạn nên bắt đầu đoạn văn mới mỗi khi chuyển sang một câu hỏi lớn. Ví dụ, nếu bạn chuyển địa điểm sang một bối cảnh khác, hãy bắt đầu đoạn văn mới. Khi quay ngược về quá khứ, bạn cũng cần chuyển sang đoạn văn mới. Điều này sẽ giúp người đọc định hướng.
Luôn luôn chuyển đoạn khi các nhân vật khác nhau đối thoại. Việc để cho hai nhân vật cùng sử dụng hội thoại trong một đoạn văn có thể gây nhầm lẫn cho người đọc.
Bước 3 - Dùng các đoạn văn có độ dài khác nhau.
Bài viết học thuật thường bao gồm các đoạn văn có độ dài tương đương. Trong văn chương, các đoạn văn có thể có độ dài từ một từ cho đến vài trăm từ. Bạn nên cân nhắc cẩn thận về hiệu quả mà bạn muốn tạo ra với đoạn văn, từ đó quyết định độ dài của các đoạn văn. Độ dài khác nhau của các đoạn văn có thể giúp tác phẩm của bạn có vẻ thú vị đối với người đọc.
Các đoạn văn dài hơn có thể giúp bạn miêu tả sắc thái đậm đặc của một người, một nơi chốn hoặc một vật.
Các đoạn văn ngắn có thể giúp miêu tả sự hài hước, kinh ngạc hoặc các hành động xảy ra chớp nhoáng và các đoạn hội thoại.
Bước 4 - Suy nghĩ về mục đích của đoạn văn.
Không như đoạn văn nghị luận, đoạn văn sáng tác không khai triển luận đề. Tuy nhiên, nó cũng phải có mục đích. Hẳn là bạn không muốn đoạn văn của mình có vẻ như thiếu mục đích hoặc mơ hồ. Hãy tự hỏi mình rằng bạn mong muốn người đọc tiếp thu được điều gì từ đoạn văn đó. Đoạn văn của bạn có thể:
Cung cấp cho người đọc thông tin về bối cảnh chính
Triển khai cốt truyện
Cho thấy sự liên hệ giữa các nhân vật
Mô tả bối cảnh của truyện
Diễn giải động lực của nhân vật
Khơi gợi cảm xúc của người đọc như sợ hãi, bật cười, đau buồn hoặc thương cảm
Bước 5 - Sử dụng các bài tập chuẩn bị viết để tìm ý tưởng.
Đôi khi bạn phải làm việc và lập kế hoạch một thời gian trước khi viết được một câu hiệu quả. Các bài tập chuẩn bị viết là một công cụ cho phép bạn làm quen với câu chuyện mà bạn định viết. Các bài tập này cũng có thể giúp bạn xem xét truyện của mình từ các góc độ và cách nhìn mới. Một số bài tập giúp bạn tìm cảm hứng cho đoạn văn bao gồm:
Thay lời nhân vật này viết thư cho nhân vật khác
Viết vài trang nhật ký dưới góc nhìn của nhân vật
Đọc về thời gian và nơi chốn xảy ra câu chuyện. Các chi tiết lịch sử nào lý thú nhất đối với bạn?
Viết ra mốc thời gian của các sự kiện trong cốt truyện để giúp bạn định hướng
Làm bài tập “viết tự do”, theo đó bạn dành ra 15 phút viết mọi thứ bạn mà bạn nghĩ ra trong truyện. Bạn có thể chọn lựa và sắp xếp lại sau.
Phương pháp 5 - Sử dụng nghệ thuật chuyển ý giữa các đoạn văn
Bước 1 - Kết nối đoạn văn mới với đoạn văn trước đó.
Khi bạn chuyển sang các đoạn văn mới, mỗi đoạn văn sẽ phục vụ cho một mục đích nhất định. Mở đầu đoạn văn mới bằng câu chủ đề dựa trên ý trước đó một cách rõ ràng.
Bước 2 - Báo hiệu sự thay đổi theo thời gian hoặc thứ tự.
Khi các đoạn văn tạo thành chuỗi (chẳng hạn như thảo luận về ba nguyên nhân khiến chiến tranh nổ ra), bạn hãy bắt đầu mỗi đoạn bằng một từ hoặc một cụm từ để cho khán giả thấy rằng bạn đang viết theo một chuỗi.
Ví dụ, bạn có thể viết: “Thứ nhất…” Đoạn văn tiếp theo sẽ bắt đầu bằng “Thứ hai…” Đoạn văn thứ ba có thể sử dụng từ “Thứ ba…” hoặc “Cuối cùng” để bắt đầu.
Các từ khác dùng để báo hiệu một chuỗi là: sau cùng, cuối cùng, đầu tiên, trước nhất, thứ đến, hoặc sau hết.
Bước 3 - Dùng từ chuyển ý để so sánh hoặc đối chiếu các đoạn văn.
Dùng các đoạn văn để so sánh hoặc đối chiếu hai ý. Các từ hoặc cụm từ mở đầu câu chủ đề sẽ báo hiệu cho người đọc rằng họ nên ghi nhớ đoạn văn trước trong đầu khi đọc đoạn văn tiếp theo. Như vậy, họ sẽ hiểu được sự so sánh của bạn.,
Ví dụ, bạn có thể dùng các cụm từ như “so sánh với” hoặc “tương tự” để so sánh.
Dùng các từ như “mặc dù”, “tuy nhiên”, “dẫu vậy”, hoặc “trái lại” để báo hiệu rằng đoạn văn đó sẽ tương phản hoặc trái ngược với ý của đoạn văn trước.
Bước 4 - Tiếp theo là sử dụng các cụm từ chuyển ý để đưa ra các ví dụ.
Nếu bạn vừa thảo luận một hiện tượng cụ thể nào đó ở đoạn văn trước, hãy cung cấp ví dụ cho người đọc trong đoạn văn tiếp theo. Đây sẽ là một ví dụ vững chắc tạo thêm sức nặng cho hiện tượng bao quát mà bạn vừa thảo luận.
Dùng những cụm từ như “ví dụ”, “chẳng hạn như”, “như vậy” hoặc “cụ thể hơn”.
Bạn cũng có thể dùng dạng chuyển ý cho ví dụ khi muốn đặc biệt nhấn mạnh vào ví dụ. Trong trường hợp này, bạn hãy dùng các từ chuyển ý như “đặc biệt là” hoặc “đáng chú ý”. Ví dụ, bạn có thể viết, “Đáng chú ý nhất, Sojourner Truth là một nhà phê bình thẳng thắn trong chế độ phụ quyền của thời kỳ Tái thiết.”
Bước 5 - Diễn đạt quan điểm rằng người đọc nên liên hệ với điều gì đó.
Khi mô tả một hoàn cảnh hoặc một hiện tượng, bạn có thể cung cấp cho người đọc các manh mối để nhìn nhận hiện tượng theo cách nào đó. Sử dụng các từ gợi tả, sinh động để dẫn dắt cách nhìn của người đọc và khuyến khích họ nhìn sự việc dưới góc nhìn của bạn.
Các cụm từ như “May mắn thay,” “May là,” “Kỳ lạ là,” và “Thật không may” sẽ giúp ích trong trường hợp này.
Bước 6 - Nêu ra nguyên nhân và kết quả.
Sự kết nối giữa hai đoạn văn có thể là việc sử dụng một ý trong đoạn văn đầu tiên dẫn đến ý khác trong đoạn văn thứ hai. Nguyên nhân và kết quả ở đây được biểu hiện bằng các từ chuyển ý như: “Do đó”, “Kết quả là”, “Bởi thế”, “Vậy thì” hoặc “Vì lý do đó”.
Bước 7 - Đặt dấu phẩy đằng sau các cụm từ chuyển ý.
Sử dụng dấu câu hợp lý trong bài viết bằng cách đặt dấu phẩy sau cụm từ chuyển ý. Hầu hết các cụm từ như “Cuối cùng”, “Sau hết” và “Đáng chú ý” là những trạng từ liên kết. Các cụm từ này cần phải cách với phần còn lại của câu bằng dấu phẩy.
Ví dụ, bạn có thể viết: “Đáng chú ý, Sojourner Truth là một nhà phê bình thẳng thắn…”
"Sau cùng, chúng ta có thể thấy. . ."
"Và cuối cùng, nhân chứng chuyên gia đã tuyên bố . . ."
Phương pháp 6 - Vượt qua những trở ngại trong khi viết
Bước 1 - Đừng hoảng sợ.
Khi viết văn, phần đông mọi người đều gặp trở ngại vào lúc này hay lúc khác. Hãy thả lỏng và hít vài hơi sâu. Có một số lời khuyên dễ thực hiện có thể giúp bạn vượt qua sự lo âu.
Bước 2 - Viết tự do trong 15 phút.
Nếu bạn bị mắc kẹt trong một đoạn văn, hãy cho não nghỉ ngơi 15 phút. Trong thời gian đó, bạn chỉ cần viết ra tất cả những gì bạn cho là quan trọng đối với chủ đề bài viết. Bạn quan tâm đến điều gì? Những người khác có thể quan tâm đến điều gì? Tự nhắc lại những điều mà bạn cảm thấy hay và lý thú trong đoạn văn của bạn. Cho dù những điều bạn viết ra sẽ không được đưa vào bản thảo cuối cùng, việc viết tự do trong vài phút cũng sẽ truyền cảm hứng cho bạn tiếp tục công việc.
Bước 3 - Chọn một phần khác để viết.
Bạn không cần phải viết một truyện, một bài viết hoặc một đoạn văn theo thứ tự từ đầu đến cuối. Nếu thấy khó khăn khi viết phần mở bài, bạn hãy chọn đoạn thú vị nhất của phần thân bài để viết trước. Bạn sẽ thấy nhiệm vụ này dễ làm hơn và có thể giúp bạn nảy ra ý tưởng để vượt qua những phần khó khăn hơn.
Bước 4 - Nói thành tiếng những ý tưởng có trong đầu.
Nếu cảm thấy vấp váp ở một câu hoặc một khái niệm phức tạp nào đó, bạn hãy cố gắng diễn giải thành tiếng thay vì viết trên giấy. Nói chuyện với bố mẹ hoặc một người bạn về khái niệm đó. Bạn sẽ giải thích với họ như thế nào qua điện thoại? Khi đã nói được về vấn đề đó một cách dễ dàng, bạn có thể viết ra.
Bước 5 - Tự nhắc mình rằng bản thảo đầu tiên sẽ không hoàn hảo.
Các bản thảo đầu tiên không bao giờ hoàn hảo cả. Bạn luôn có thể sửa những khiếm khuyết hoặc những câu chữ nặng nề trong các bản thảo sau. Hiện tại, bạn chỉ cần tập trung viết các ý tưởng ra giấy và sau đó xem lại.
Bước 6 - Đi dạo một vòng.
Bộ não đôi khi cần được nghỉ ngơi để sau đó hoạt động hiệu quả hơn. Nếu bạn phải vật lộn với một đoạn văn đến hơn một tiếng đồng hồ, hãy cho phép mình đi dạo khoảng 20 phút và sau đó quay lại làm tiếp. Bạn sẽ nhận thấy rằng công việc dường như dễ hơn nhiều sau khi nghỉ giải lao.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/D%E1%BA%ABn-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-b%E1%BA%B1ng-%E1%BB%91ng-xi-ph%C3%B4ng | Cách để Dẫn nước bằng ống xi phông | Dẫn nước bằng ống xi phông là một cách tuyệt vời để chuyển một lượng lớn nước từ chỗ này sang chỗ khác nhờ vào trọng lực. Bạn có thể xả nước hồ bơi, dọn vệ sinh bể cá hoặc tích trữ nước mưa bằng phương pháp này. Nếu là nước sạch thì bạn có thể dùng miệng hút để mồi nước qua ống xi phông. Nếu dùng ống xi phông đơn thì bạn có thể dìm ống xuống nước rồi xả. Tuy nhiên, nếu cần chuyển một lượng nước lớn thì dùng hệ thống xi phông hai ống dẫn vẫn là lựa chọn tốt nhất.
Phương pháp 1 - Xi phông nước bằng miệng
Bước 1 - Đặt xô rỗng hứng nước đúng vị trí.
Bạn sẽ dựa vào trọng lực để xi phông nước từ một chỗ nào đó vào trong xô. Phương pháp xi phông chỉ có thể dẫn nước từ chỗ cao xuống chỗ thấp, vậy nên bạn phải đặt xô hứng nước ở chỗ bằng phẳng và thấp hơn xô đựng nước.
Bước 2 - Đặt ống xi phông.
Bạn sẽ để một đầu của ống xi phông vào xô hứng nước. Ống xi phông phải được đặt chạm tới đáy xô để nó không bị tuột ra ngoài. Sau đó, bạn sẽ đặt đầu ống còn lại vào xô nước đầy.
Bạn có thể buộc một vật nặng vào đầu ống để giữ nó cố định dưới nước.
Bạn có thể dùng hầu hết các loại ống để xi phông nước. Tuy nhiên, tốt hơn là nên dùng loại ống trong suốt để theo dõi được dòng nước chảy bên trong.
Bước 3 - Ngậm đầu ống và hút nhẹ.
Bạn sẽ nhấc đầu ống ở xô nước rỗng bên dưới lên. Nhớ là chỉ nhấc đầu ống lên trên mặt xô một chút để tránh bị nước chảy vào miệng. Sau đó, ngậm kín ống và hút như khi dùng ống hút. Bạn sẽ hút cho nước tràn qua vành xô chứa nước, khi nước đi tới chỗ cong của ống thì nó sẽ bắt đầu chảy xuống. Lúc này bạn sẽ nhả đầu ống ở miệng ra và thả nó vào xô.
Nếu chiếc ống bạn dùng không đủ dài để tự cố định được trong xô chứa nước thì bạn cần dùng một cái ống lớn hơn.
Hãy theo dõi vị trí của nước trong ống cẩn thận để nước không chảy vào miệng. Đây cũng chính là lý do tại sao bạn không nên xi phông các loại chất lỏng khác như xăng bằng miệng.
Bước 4 - Để nước chảy vào xô rỗng.
Bạn sẽ bỏ ống xi phông đã đầy nước một nửa ra khỏi miệng và nhanh chóng đặt nó vào chiếc xô thấp hơn. Nước sẽ bắt đầu chảy vào xô qua ống xi phông và sẽ tiếp tục chảy cho đến khi xô nước cao hơn cạn hoặc bạn nhấc ống ra khỏi một trong hai xô.
Phương pháp 2 - Xi phông bằng cách nhấn ngập ống
Bước 1 - Nhấn ngập ống vào xô nước.
Bạn sẽ cuộn tròn ống xi phông lại và đặt nó vào một xô đầy nước. Nhẹ nhàng nhấn ống xuống cho đến khi nó hoàn toàn ngập trong nước. Bạn sẽ thấy một số bóng khí nổi lên mặt nước, đó là do không khí từ trong ống thoát ra ngoài. Hãy nhấn ống xuống từ từ để các bóng khí này thoát ra ngoài. Khi thấy hết bóng khí thì trong ống đã đầy nước và sẵn sàng dẫn nước.
Để chắc chắn là bóng khí đã thoát hết ra khỏi ống, bạn nên lắc nhẹ ống trước khi nhấc nó ra ngoài.
Bước 2 - Đặt ngón tay bịt kín miệng ống.
Bây giờ trong ống đã đầy nước, bạn sẽ cần chặn đầu ống chuẩn bị xả nước sang xô khác lại. Bạn sẽ gập ống nước lại để tạo ra một vách ngăn, sau đó đặt một ngón tay hoặc ngón cái vào đầu miệng ống để chặn không cho dòng nước chảy ra khỏi ống.
Bạn cần giữ ống nước ở dưới nước trong suốt quá trình này, nếu không sẽ có bóng khí lọt vào trong ống.
Bước 3 - Di chuyển đầu ống được bịt kín vào xô nước rỗng.
Bạn sẽ từ từ và cẩn thận nhấc đầu ống bị bịt kín ra khỏi xô nước. Giữ ngón tay bịt chặt miệng ống và đảm bảo đầu ống còn lại, đầu không bị bít nằm yên dưới nước. Sau đó, đặt đầu ống bị bít vào xô nước rỗng ở chỗ thấp hơn.
Bước 4 - Bỏ chặn miệng ống.
Bạn sẽ nhấc ngón tay ra khỏi miệng ống đang bị bịt kín, giữ nhẹ đầu ống hướng xuống dưới để nó không văng ra xung quanh khi nước bắt đầu chảy ra. Theo dõi dòng nước di chuyển từ xô nước bên trên xuống xô nước bên dưới. Nếu dòng chảy có vẻ bị nghẽn thì bạn hãy lắc nhẹ ống một chút để nước chảy mạnh hơn.
Phương pháp 3 - Xi phông bằng hai ống nước làm vườn
Bước 1 - Đặt ống nước thứ nhất vào đúng vị trí.
Bạn sẽ đặt một đầu của ống nước xuống đáy của thùng chứa nước cao hơn để hút nước từ trong đó ra. Nếu bạn dùng vật gì đó đè lên ống nước để giữ nó cố định thì cần đảm bảo là vật đó không cản trở dòng nước chảy trong ống. Sau đó, đặt đầu còn lại của ống nước vào thùng chứa nước chảy ra từ đó.
Đây là một cách tuyệt vời có thể giúp bạn xi phông nước ở khoảng cách xa hoặc cần dẫn một lượng nước lớn.
Bước 2 - Lắp van khóa ống nước.
Bạn sẽ lắp van khóa vào đầu ống nước nằm dưới đáy thùng chứa nước cao hơn và nhớ mở van. Bạn có thể mua van khóa ống nước ở các cửa hàng thiết bị điện nước.
Bước 3 - Lắp ống nước thứ hai.
Bạn sẽ lấy ống nước chưa dùng đến và nối vào đầu không có van khóa của ống nước thứ nhất. Sau đó, lắp đầu còn lại của ống nước thứ hai này vào một vòi nước ở gần đó. Kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn là tất cả các chỗ nối đã được nối chặt.
Bước 4 - Xả nước vào ống xi phông.
Bạn sẽ mở vòi nước cho nước chảy qua cả hai ống. Hãy theo dõi để biết khi nào thì nước đã đầy ống thứ nhất. Sau đó, đóng van khóa vòi nước. Lúc này bạn có thể tháo ống nước thứ hai ra khỏi vòi nước và đầu ống nước thứ nhất. Bây giờ bạn chỉ còn lại một ống đầy nước được kết nối với cả hai thùng chứa.
Bước 5 - Mở van.
Ngay khi bạn mở van, nước sẽ thoát ra khỏi ống và chảy vào thùng chứa đích. Bạn có thể cầm đầu ống nước hơi thẳng một chút để điều chỉnh dòng nước nếu muốn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%E1%BB%8F-ch%E1%BB%89-qua-kim-v%C3%A0-th%E1%BA%AFt-n%C3%BAt | Cách để Xỏ chỉ qua kim và thắt nút | Tất cả các dự án khâu vá dù lớn hay nhỏ thường bắt đầu bằng việc xỏ kim. Để thực hiện bước đầu tiên này dễ dàng hơn, bạn hãy dùng một cây kim đủ lớn với độ dày sợi chỉ và tỉa gọn đầu chỉ để nó không vướng vào lỗ kim. Sau khi xỏ chỉ qua kim, bạn sẽ thắt một nút thắt đơn giản. Như vậy là bạn đã sẵn sàng để khâu!
Phương pháp 1 - Xỏ sợi chỉ đơn qua kim
Bước 1 - Chọn cây kim có kích thước phù hợp với độ dày sợi chỉ.
Sau khi đã chọn được loại chỉ cần sử dụng, bạn hãy chọn một cây kim có lỗ đủ rộng để luồn sợi chỉ qua. Lỗ kim không được nhỏ hơn sợi chỉ, nếu không bạn sẽ khó có thể xỏ kim.
Bạn cũng cần quan sát mũi kim. Bạn nên chọn cây kim nào có mũi nhọn để đâm xuyên vải dễ dàng; ví dụ, hãy chọn cây kim có mũi cùn (lụt) nếu bạn khâu vải đan.
Cân nhắc mua một bộ kim có các kích thước khác nhau để bạn có thể tìm được cây có kích thước phù hợp.
Bước 2 - Tháo một đoạn chỉ dài tối thiểu khoảng 30 cm và tỉa gọn đầu chỉ.
Cắt một đoạn chỉ đủ dùng cho công việc của bạn. Sau đó dùng kéo tỉa bỏ phần đầu sợi chỉ trước khi xỏ qua lỗ kim. Cắt một nhát dứt khoát để các sợi vải không tua ra.
Thử liếm ướt đầu sợi chỉ để các sợi vải dính vào nhau.
Bước 3 - Xỏ đầu chỉ qua lỗ kim.
Giữ cây kim giữa ngón cái và ngón trỏ, trong khi đó dùng ngón cái và ngón trỏ của tay kia cầm đầu sợi chỉ. Sau đó đẩy đầu sợi chỉ qua lỗ kim.
Sáng tạo cách xỏ kim khác. Ví dụ, có thể bạn sẽ thấy dễ hơn nếu cầm chặt đầu sợi chỉ và tay còn lại đẩy lỗ kim qua chỉ.
Bước 4 - Thử dùng dụng cụ xỏ kim nếu bạn đang dùng cây kim rất nhỏ.
Nếu bạn gặp khó khăn với việc xỏ chỉ qua lỗ kim, nhất là khi kim nhỏ, thì hãy mua dụng cụ xỏ kim tại cửa hàng bán đồ thủ công. Cầm đầu to của dụng cụ xỏ và luồn vòng dây kim loại qua lỗ kim. Sau đó bạn luồn sợi chỉ qua vòng dây kim loại trước khi kéo vòng dây này ngược trở về qua lỗ kim.
Dụng cụ xỏ kim rất hữu ích nếu bạn dùng loại chỉ thường xuyên bị tua đầu lúc cần xỏ kim.
Bước 5 - Kéo sợi chỉ qua lỗ kim để tạo thành một cái đuôi.
Cầm đầu sợi chỉ vừa xỏ qua lỗ và kéo qua một đoạn tối thiểu 5 cm. Kéo qua một đoạn như vậy để tránh nó tuột ngược trở lại qua lỗ kim.
Chiều dài đoạn chỉ kéo qua lỗ là tùy vào bạn, miễn sao bạn cảm thấy dễ thao tác là được.
Phương pháp 2 - Xỏ sợi chỉ đôi qua kim
Bước 1 - Cắt một sợi chỉ dài tối thiểu 60 cm.
Bạn có thể cắt dài hơn tùy thuộc vào lượng chỉ cần dùng cho công việc của bạn. Nên nhớ bạn sẽ gấp đôi sợi chỉ, do đó bạn phải kéo ra một đoạn chỉ dài gấp đôi lượng cần dùng.
Ví dụ, nếu bạn cần mạng một chiếc vớ thì phải kéo ra một đoạn chỉ dài 100 cm để sau đó gấp lại thành sợi chỉ đôi dài 50 cm.
Bước 2 - Gấp sợi chỉ làm đôi và giữ hai đầu chỉ với nhau.
Kẹp hai đầu sợi chỉ giữa ngón cái và ngón trỏ, như vậy sợi chỉ sẽ được gấp làm đôi và tạo thành sợi chỉ đôi.
Bước 3 - Đẩy cả hai đầu sợi chỉ qua lỗ kim.
Tưởng tượng như bạn đang xỏ kim bình thường, nhưng đảm bảo cả hai đầu sợi chỉ đi qua lỗ kim. Sau đó, cầm hai đầu chỉ giữa ngón trỏ và ngón cái và kéo sợi chỉ qua lỗ kim đến khi đầu chỉ còn lại (đầu thòng lọng) cách lỗ kim khoảng 10 cm.
Bước 4 - Luồn cây kim qua thòng lọng để thắt nút.
Luồn cây kim qua thòng lọng và tiếp tục kéo sợi chỉ để thòng lọng tạo thành một nút thắt ở gốc cây kim. Kéo sợi chỉ mạnh một chút để thòng lọng tạo thành một nút thắt nhỏ ở gốc cây kim (gần lỗ kim). Sau đó bạn sẽ thắt nút ở cuối sợi chỉ.
Tạo một nút thắt nhỏ ở gốc cây kim sẽ khiến kim không thể trượt qua lại giữa sợi chỉ đôi trong khi bạn khâu.
Phương pháp 3 - Thắt nút
Bước 1 - Quấn đầu sợi chỉ quanh ngón tay giữa.
Sử dụng ngón cái giữ đầu sợi chỉ cố định trên ngón giữa. Sau đó quấn sợi chỉ quanh ngón giữa để tạo thành một vòng tròn hoàn chỉnh quanh ngón giữa.
Nếu bạn dùng chỉ đôi thì giữ hai sợi chỉ với nhau và quấn cả hai sợi chỉ quanh ngón tay.
Bước 2 - Lăn sợi chỉ 2-3 vòng để tạo thành nút thắt nhiều lớp.
Giữ sợi chỉ giữa ngón cái và ngón trỏ. Sau đó từ từ lăn ngón trỏ về phía gốc ngón cái.
Sợi chỉ sẽ quấn thành nhiều lớp giữa hai ngón tay và trở nên dày hơn.
Bước 3 - Kẹp chặt sợi chỉ sau khi được lăn giữa hai ngón tay.
Thay vì để sợi chỉ trượt qua khỏi ngón tay thì bạn dùng ngón cái và ngón giữa ép chặt sợi chỉ.
Bước 4 - Kéo mạnh sợi chỉ để tạo thành một nút thắt.
Dùng hai ngón tay kẹp chặt sợi chỉ trong khi dùng tay kia kéo sợi chỉ theo hướng ngược lại. Động tác này sẽ khiến đầu sợi chỉ quấn thành một nút thắt.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-s%E1%BB%9F-th%C3%ADch-v%C3%A0-%C4%91am-m%C3%AA | Cách để Phân biệt sở thích và đam mê | Bạn có thể có nhiều sở thích, nhưng sẽ chỉ có một hoặc hai đam mê. Điểm khác biệt mấu chốt đó là khi bạn xem trọng thứ gì đó và luôn có cảm xúc mãnh liệt với nó, đó chính là đam mê. Nếu bạn cảm thấy thư giãn khi làm hoạt động nào đó và không thấy quá phấn khích vì nó, thì có vẻ đó là sở thích. Hãy xem xét những sở thích và cảm nhận của bạn về chúng, sau đó dùng vài phương pháp để kiểm tra cái nào là thứ bạn thực sự đam mê.
Phương pháp 1 - Xem xét thời gian dành cho hoạt động đó
Bước 1 - Hãy chú ý xem hoạt động nào mà bạn thường xuyên nghĩ đến nhất.
Khi bạn lái xe, cố dỗ giấc ngủ hay tập thể dục, hãy chú ý xem bạn nghĩ về thứ gì nhiều nhất. Nếu thấy mình thường xuyên nghĩ về một hoạt động mà bạn đang không thực hiện, vậy thì đó có khả năng là đam mê của bạn.
Sở thích thường chỉ chiếm giữ tâm trí khi bạn đang thực hiện chúng, hoặc thỉnh thoảng vào những lúc khác. Đam mê thì sẽ gắn với bạn cả ngày và bạn luôn nghĩ về chúng ở nhiều khía cạnh.
Nếu bạn thường xuyên tìm kiếm hàng thanh lý và cửa hàng đồ cũ, thường xuyên kiểm tra các tài khoản bán hàng trực tuyến của mình và cố gắng thu hút khách hàng, thì mua bán đồ cũ có thể là đam mê của bạn.
Bước 2 - Đánh giá quỹ thời gian.
Hãy chú ý những gì bạn làm trong ngày và cả tuần. Bạn có thể nhận thấy hoạt động mà bạn thường xuyên thực hiện hoặc thực hiện trong thời gian dài nhất. Những hoạt động bạn dành thời gian nhiều như thế có thể là đam mê của bạn đấy.
Ví dụ, trong một tuần ngày nào bạn cũng chơi guitar, chơi bóng rổ hai lần, làm thơ 4-5 lần và chơi game trên Xbox một lần. Vậy guitar và làm thơ là những ứng viên sáng giá cho đam mê, còn bóng rổ và Xbox chỉ là sở thích.
Bước 3 - Nhận biết thời gian trôi nhanh thế nào.
Sau khi thực hiện một hoạt động nào đó, hãy kiểm tra đồng hồ. Khi theo đuổi đam mê, bạn sẽ không nhận thức được thời gian đã trôi nhanh thế nào, bởi vì bạn quá chìm đắm đến nỗi quên đi thời gian. Nếu bạn thường xuyên kiểm tra đồng hồ, khả năng cao đó chỉ là sở thích.
Ví dụ, nửa tiếng chơi bóng rổ là nhiều, nhưng hai tiếng rưỡi đánh guitar sẽ trôi qua nhanh như hai phút vì đó đã là đam mê.
Bước 4 - Nhận thức những lúc bạn bỏ cả nhiệm vụ của mình để làm việc đó.
Hãy nhìn vào mớ việc công ty và việc nhà và xem liệu thứ gì sẽ chen vào giữa những nhiệm vụ đó. Nếu bạn có xu hướng bận rộn với một hoạt động khác hơn là công việc được giao thì tức là bạn đã đặt đam mê của mình lên trên hết.
Ví dụ, bạn đang làm một dự án nghiên cứu. Thay vì đọc tài liệu về chủ đề đó, bạn lại dành cả giờ đồng hồ để chụp một tấm ảnh thật đẹp cho bài thuyết trình. Vậy thì, nhiếp ảnh có thể là đam mê của bạn.
Phương pháp 2 - Xem xét thái độ
Bước 1 - Hãy hỏi bản thân rằng hoạt động đó khiến bạn cảm thấy thư giãn hay căng thẳng.
Hãy bắt đầu thực hiện hành động đó một lúc, và đánh giá cảm nhận lúc đó. Nếu bạn cảm thấy vui vẻ và thanh thản, thì bạn đang làm việc mình thích. Nếu bạn thấy hơi thất vọng, hay ít nhất hơi căng thẳng và tập trung, bạn đang làm việc với đam mê.
Nghe có vẻ điên rồ, nhưng đam mê thường khiến bạn khổ sở. Bởi vì bạn quan tâm đến nó, nên theo đuổi đam mê không phải luôn là trải nghiệm thư giãn.
Sở thích thường vui và dễ chịu, nên bạn sẽ khá thanh thản khi thực hiện chúng.
Ví dụ, bạn có thể lập xưởng mộc và bắt đầu đóng thứ gì đó. Nếu bạn cảm thấy mình vô cùng tập trung và lo lắng, thì nghĩa là bạn đang đam mê với việc làm mộc. Nếu đó không phải đam mê, bạn sẽ thấy thư giãn hơn.
Bước 2 - Xác định xem bạn có muốn tiến bộ trong lĩnh vực đó không.
Hãy thực hiện hoạt động đó thường xuyên hơn một chút. Bạn hãy chú ý xem bản thân đang làm việc chăm chỉ để trở nên giỏi hơn hay chỉ đơn giản là tận hưởng khoảnh khắc. Bạn sẽ làm việc chăm chỉ hơn khi đó làm đam mê hơn là sở thích.
Nếu là đam mê, bạn sẽ cố gắng để trở thành người giỏi nhất ở lĩnh vực đó. Ngược lại, bạn sẽ chỉ cần cảm giác thỏa mãn khi chơi đùa với sở thích.
Ví dụ, nếu bạn thường nấu ăn theo công thức mang tính thử thách, thì đó là đam mê. Còn nếu bạn chỉ trổ tài nấu món hầm cay hay làm bánh quế hết lần này đến lần khác, thì đó chỉ là sở thích nấu nướng.
Bước 3 - Đặt câu hỏi rằng hoạt động đó có liên hệ tới các giá trị và niềm tin của bạn không.
Hãy lập danh sách những giá trị bạn có trong cuộc sống, xã hội, hay đức tin hoặc hệ thống niềm tin. Nếu có hoạt động nào phù hợp với các giá trị này, thì đó chính là đam mê.
Bước này cần suy nghĩ trừu tượng một chút, nên bạn hãy cho thân thời gian để xem lại danh sách.
Ví dụ, bạn có thể xếp các hoạt động như leo núi, ca hát, chơi game vào danh sách sở thích. Danh sách những giá trị bạn tin tưởng gồm có sự mạo hiểm, giữ sức khỏe, chiêm ngưỡng cái đẹp, và tránh xa công nghệ. So sánh cả hai danh sách, leo núi có vẻ phù hợp với các giá trị đó, nên nó có thể là đam mê.
Phương pháp 3 - Kiểm tra các sở thích
Bước 1 - Kể với mọi người về những đam mê tiềm năng, và hỏi xin ý kiến của họ.
Hãy chọn ra một hoạt động có thể là đam mê, và nói chuyện với bạn bè về chúng. Sau đó, hãy hỏi họ xem liệu bạn trông phấn khích hay bình thường khi nhắc về việc đó. Nếu bạn luyên thuyên nói về chuyện đó và bạn bè bảo trông bạn khá là mãnh liệt với nó, thì đó có thể là đam mê đời bạn.
Khi nói về đam mê bản thân, bạn có thể nói to hơn, nhanh hơn, và nói nhiều. Bạn sẽ muốn nhắc đến đam mê đó mãi, sẽ phấn khích và không muốn ngừng nói.
Nếu mọi người nói trông bạn không hiểu biết lắm về lĩnh vực đó, và thái độ của bạn đối với nó khá bình thường, thì đó chỉ là sở thích. Bởi bạn sẽ cảm thấy phấn chấn hơn khi nói về đam mê hơn là khi nhắc tới sở thích.
Bước 2 - Dừng hoạt động đó trong khoảng 1 tuần.
Hãy chọn một việc bạn sẽ thực hiện mỗi tuần, hay vài ngày, rồi đột ngột dừng hoạt động đó. Nếu sau đó bạn nghĩ về nó mỗi ngày, cảm thấy nhớ và không muốn làm gì khác, thì bạn đã tìm ra đam mê rồi đấy. Còn nếu bạn chẳng thấy bận tâm mấy, thì có thể đó chỉ là sở thích.
Nếu bạn thường chơi frisbee vào mỗi thứ tư, thì hãy nghỉ chơi một tuần. Nếu bạn lấp thời gian trống ấy bằng một việc khác mà không mấy bận tâm, thì đó chỉ là sở thích.
Hãy ngừng việc chỉnh sửa những đoạn video mà bạn thường quay. Nếu sau 2 ngày mà bạn không thể làm gì khác mà chỉ muốn ngồi vào máy tính để chỉnh video, thì đó chính là đam mê.
Bước 3 - Làm trắc nghiệm như một cách hướng dẫn khách quan.
Ngoài ý kiến của bản thân, bạn cần tiếp nhận thêm ý kiến khác nhờ vào hệ thống những câu hỏi đã được chuẩn hóa. Hãy thành thật với cảm xúc của mình về hoạt động đó. Bạn sẽ học được rằng việc đó có ý nghĩa với bạn như thế nào sau khi làm bài trắc nghiệm chứ không chỉ dựa vào suy nghĩ của bản thân.
Một bài trắc nghiệm chưa chắc có thể cho bạn biết chính xác điều gì là đam mê, điều gì là sở thích. Tuy nhiên, nó có thể giúp bạn trở nên khách quan hơn với hoạt động mình đang theo đuổi.
Các trang web như Clarity on Fire, Goodnet, và Paid to Exist có nhiều dạng trắc nghiệm giúp bạn có được nhiều ý tưởng hay hơn về những sở thích có thể phát triển thành đam mê.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%ADp-g%E1%BA%ADp-b%E1%BB%A5ng | Cách để Tập gập bụng | Nếu bạn đang tìm cách tăng cường sức khỏe cơ bụng thì có thể tập gập bụng. Cũng tương tự như động tác gập người nhưng thay vì nâng toàn bộ lưng khỏi sàn nhà, bạn chỉ nâng lưng trên khỏi mặt đất. Bài tập này giúp cách ly cơ bụng để các cơ hông không tham gia vận động. Sau khi học được kỹ thuật gập bụng cơ bản, bạn có thể tập gập bụng ngược, gập bụng chéo, gập bụng nghiêng và gập bụng với cáp.
Phương pháp 1 - Gập bụng cơ bản
Bước 1 - Nằm ngửa trên sàn.
Sử dụng nệm hoặc bề mặt trải thảm để tạo cảm giác thoải mái, nhưng đảm bảo nệm không quá dày.
Để có kháng lực nặng hơn, bạn nên tập trên ghế nghiêng.
Một số người thích gập bụng trên bóng thăng bằng.
Bước 2 - Co đầu gối.
Bàn chân có thể đặt phẳng trên sàn, hoặc bạn giữ chúng lơ lửng trên không trong khi tập để bài tập khó hơn.
Bước 3 - Bắt chéo hai cánh tay trước ngực.
Bạn cũng có thể đặt hai bàn tay sau cổ hoặc đầu, nhưng nhiều người có khuynh hướng kéo cổ hoặc đầu lên trong khi tập, điều này tạo thêm lực căng trên cột sống. Đầu và cổ nên nằm tựa trên hai bàn tay.
Để tăng kháng lực, bạn nên cầm tạ trên ngực hoặc sau đầu.
Bước 4 - Nâng vai lên bằng cơ bụng và ngừng một lúc khi đến vị trí cao nhất.
Quan trọng là bạn không được nâng toàn bộ lưng khỏi mặt sàn vì điều này sẽ tạo lực căng trong lưng, và chuyển động kéo dài như vậy sẽ không giúp phát triển cơ bụng 6 múi nhanh hơn. Khi vai rời khỏi mặt đất, tạm ngừng và giữ vị trí đó đủ một giây (hoặc lâu hơn).
Bạn thường muốn kéo đầu về phía trước (gập cằm vào ngực) vì động tác này làm bạn cảm thấy như nâng được nhiều hơn, thật ra thì không. Đó là thói quen xấu làm tăng nguy cơ bị chấn thương. Có một cách để ngăn chặn việc này là luôn luôn nhìn lên trần nhà.
Nếu đặt bàn tay sau đầu hoặc cổ, bạn không được khép hai khuỷu tay vào nhau. Giữ khuỷu tay ngang bằng với vai. Để hai cánh tay sát quanh đầu sẽ tạo khuynh hướng đẩy đầu gập về trước.
Thở ra và gồng cơ bụng khi bạn nâng vai lên.
Nếu đang học Cách để nhận một cú đấm, bạn có thể làm những gì võ sĩ Muay Thái làm: nhờ một người đấm vào bụng trong khi bụng đang gồng cứng để nhận cú đấm đó.
Bước 5 - Từ từ hạ người xuống khi bạn hít vào.
Không chỉ "thả" người xuống. Sự kiểm soát của bạn trong quá trình hạ xuống cũng giúp cơ bụng vận động.
Thả lỏng bụng trước khi gập lần nữa.
Phương pháp 2 - Gập bụng ngược
Bước 1 - Nằm ngửa trên sàn.
Đặt hai bàn tay trên bụng hoặc úp bàn tay ở hai bên.
Bước 2 - Nâng bàn chân khỏi mặt sàn.
Bạn có thể để đầu gối gập 90 độ hoặc duỗi chân thẳng hết mức có thể, bàn chân hướng lên trên.
Bước 3 - Nâng hông khỏi mặt đất bằng cơ bụng.
Cẩn thận không dùng tay, lưng hoặc đầu đẩy xuống đất. Nếu không thể nâng hông bằng cơ bụng, bạn cần tập thêm với cách gập bụng thông thường. Nếu không, bạn chỉ tốn công vì các phần khác của cơ thể đang tập thay vì cơ bụng.
Phương pháp 3 - Các biến thể khác
Bước 1 - Gập bụng chéo.
Làm theo các bước của gập bụng thông thường, nhưng thay vì nâng vai khỏi mặt đất một cách ngang bằng, bạn nâng một vai về phía đối diện (vai trái nâng qua phải và vai phải nâng qua trái). Luân phiên đổi vai. Cách tập này nhắm vào cơ bụng chéo (cơ ở hai bên bụng).
Bước 2 - Gập bụng nghiêng.
Làm theo các bước của gập bụng thông thường, nhưng dựa cả hai chân về một bên (hai đầu gối vẫn gập và ép sát, nằm gần mặt sàn). Đồng thời nâng cả hai vai khỏi mặt đất như động tác gập bụng thông thường. Vì thân trên bị xoắn nên bạn sẽ cảm thấy lực xoắn ở bên sườn. Gập nhiều lần về một bên, sau đó lật hai chân về bên kia và lập lại động tác cho phía còn lại.
Bước 3 - Gập bụng với cáp.
Đứng và nắm một sợi cáp. Kéo sợi cáp xuống bằng cách cong lưng và gồng cơ bụng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-k%C3%ADch-th%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%A5n-c%E1%BA%A5p-t%E1%BB%91c | Cách để Giảm kích thước mụn cấp tốc | Các đốm mụn có thể xuất hiện trên bất cứ vùng da nào, tuy nhiên chúng thường ngự trị trên mặt. Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn, chẳng hạn như dầu dư thừa, các tế bào da chết, lỗ chân lông tắc nghẽn và vi khuẩn. Những nốt mụn có thể có kích thước lớn, đau và trông rất gai mắt. Nếu có một nốt mụn to khủng khiếp mà bạn muốn làm se nhỏ lại cấp tốc, bạn có thể dùng nhiều cách điều trị khác nhau, từ việc loại bỏ mụn cho đến bôi kem trị mụn.
Phương pháp 1 - Giảm mụn tại nhà
Bước 1 - Rửa tay và mặt.
Trước khi bắt đầu dùng bất cứ phương pháp nào để giảm kích thước mụn, bạn cũng cần rửa tay và mặt. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn vốn có thể khiến mụn sưng to hơn hoặc nổi nhiều mụn hơn.
Bạn có thể rửa tay bằng nước với bất cứ loại xà phòng nào để diệt trừ vi khuẩn một cách hiệu quả.
Rửa mặt bằng sữa rửa mặt nhẹ dịu có công thức phù hợp với da mặt của bạn. Điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa mụn sưng tấy hơn.
Bước 2 - Thấm dầu thừa.
Dùng sản phẩm thoa ngoài da để thấm hút dầu thừa vốn có thể làm mụn sưng tấy. Bước chuẩn bị này không chỉ giúp loại bỏ dầu và còn tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
Bạn có thể dùng các sản phẩm trị mụn không kê toa như axit salicylic, benzoyl peroxide, lưu huỳnh, hoặc đến gặp bác sĩ để được kê thuốc trị tình trạng mụn nghiêm trọng.
Mặt nạ đất sét có thể giúp thấm hút dầu và làm sạch da.
Bạn có thể dùng giấy thấm dầu để thấm hút dầu khắp da mặt, điều này có thể giúp giảm mụn.
Nhớ tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc trên nhãn sản phẩm để không dùng quá liều và gây kích ứng thêm.
Bạn có thể mua phần lớn các sản phẩm thấm hút dầu ở hiệu thuốc và một số siêu thị. Các nhà bán lẻ mỹ phẩm trên mạng cũng có các sản phẩm này.
Bước 3 - Tránh dùng kem đánh răng.
Một số người dùng kem đánh răng để hút dầu và làm se nhỏ mụn cấp tốc. Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích phương pháp này, vì có quá nhiều loại kem đánh răng khác nhau có thể gây kích ứng, thậm chí làm tổn thương da.
Các thành phần làm trắng hoặc giảm cao răng trong kem đánh răng có thể khiến mụn đỏ hơn, sưng tấy và nổi rõ hơn. Vì vậy, nếu bạn định dùng kem đánh răng trị mụn thì cẩn thận vẫn hơn là mạo hiểm.
Bước 4 - Dùng thuốc trị đỏ mắt.
Bạn có thể dùng thuốc trị đỏ mắt để giảm tình trạng mụn sưng viêm. Mặc dù không phải là cách điều trị lâu dài, nhưng thuốc nhỏ mắt bôi lên mụn nhiều lần có thể giúp giảm tình trạng sưng tấy của mụn.
Bạn sẽ nhận thấy mụn se nhỏ lại chỉ sau 30 phút.
Bạn có thể nhỏ thuốc nhỏ mắt trực tiếp lên mụn hoặc dùng tăm bông bôi lên mụn.
Thuốc trị đỏ mắt có bán ở hầu hết các hiệu thuốc và một số siêu thị.
Bước 5 - Chườm gạc lạnh để giảm viêm.
Tình trạng sưng viêm thường khiến cho mụn phát triển to và đau. Túi chườm lạnh hoặc gạc lạnh có thể giúp giảm viêm liên quan đến mụn trứng cá nhờ tác dụng hạn chế máu lưu thông và làm mát da. Cách này cũng có thể giúp giảm kích thước mụn nhanh chóng.
Bạn có thể đặt gạc lạnh hoặc mát lên vùng mụn theo từng đợt 10-15 phút khi cần.
Cân nhắc bôi thuốc nhỏ mắt lên mụn sau khi chườm lạnh để giúp làm se nhỏ mụn hơn nữa.
Bước 6 - Không chạm vào mụn.
Mặc dù bạn rất dễ bị cám dỗ sờ vào mụn hoặc cậy mụn, nhưng bạn hãy cố gắng tránh loại bỏ mụn theo cách này. Hành động cậy mụn và sờ vào da có thể làm dầu và vi khuẩn lan ra, có thể làm sưng viêm hơn hoặc nổi mụn trứng cá.
Da có thể bị kích ứng hơn nếu bạn sờ và nặn mụn.
Bước 7 - Loại bỏ các nốt mụn to và cứng đầu.
Đôi khi bạn có một nốt mụn to và cứng đầu hoặc mụn đầu trắng mãi không khỏi. Bạn có thể xử lý loại mụn này một cách an toàn bằng dụng cụ lấy nhân mụn, nhưng chỉ dùng khi phải xử lý các nốt mụn to và trồi khỏi da. Tuy nhiên, bạn có thể cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dụng cụ lấy nhân mụn để không làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Bạn có thể mua dụng cụ lấy nhân mụn ở hầu hết các hiệu thuốc và những nơi bán sản phẩm chăm sóc da.
Nhớ rửa sạch da trước khi xử lý mụn để giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn. Luôn sát trùng dụng cụ bằng cồn tẩy rửa trước và sau khi sử dụng để ngăn ngừa tái nhiễm trùng.
Chườm ấm da với gạc ấm khoảng 1-2 phút trước khi lấy nhân mụn.
Không ép mụn ra. Nếu lần đầu không lấy mụn ra được, bạn nên chờ vài ngày sau để giúp giảm kích ứng và tạo điều kiện cho mụn lành.
Làm theo hướng dẫn để sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả.
Phương pháp 2 - Điều trị y khoa
Bước 1 - Đến gặp bác sĩ.
Nếu nốt mụn quá to và đau hoặc không khỏi sau khi đã dùng các liệu pháp điều trị tại nhà, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể chẩn đoán các nguyên nhân gây nổi mụn và đưa ra các phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn để giảm mụn.
Bạn có thể đến gặp bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ da liễu để trị mụn.
Bước 2 - Tiêm cortisone vào mụn.
Bác sĩ có thể đề nghị tiêm cortisone để điều trị những nốt mụn to và đau. Phương pháp này có thể giảm viêm và giúp mụn mau lành.
Mũi tiêm cortisone có thể gây đau hoặc khó chịu. Bác sĩ có thể dùng thuốc gây tê tại chỗ trước khi tiêm vào mụn.
Bạn có thể nhận thấy kích thước mụn giảm rõ rệt và nhanh chóng sau khi tiêm cortisone.
Bước 3 - Phẫu thuật hút mụn.
Các mụn to, kín hoặc nằm dưới da rất khó bị loại bỏ nếu không được bác sĩ xử lý. Một nghiên cứu gần đây cho thấy một thủ thuật lấy mụn đơn giản tại gốc bằng dao đốt và kẹp có thể loại bỏ hoặc giảm mụn hiệu quả.
Bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ để thực hiện thủ thuật này. Thủ thuật có thể đau và cần thời gian bình phục. Phương pháp này chỉ áp dung hạn chế với các trường hợp nghiêm trọng hoặc dai dẳng.
Phương pháp 3 - Ngăn ngừa mụn
Bước 1 - Thường xuyên rửa sạch da.
Thói quen làm sạch da đều đặn để loại bỏ đất và dầu là rất cần thiết. Bước này giúp bạn ngăn ngừa mụn hình thành hoặc tắc lỗ chân lông.
Dùng sản phẩm làm sạch da nhẹ dịu với độ pH trung tính.
Hầu hết các siêu thị và hiệu thuốc đều có bán các sản phẩm làm sạch da không gây kích ứng.
Nếu có làn da quá nhiều dầu, bạn nên dùng sản phẩm không chứa dầu. Nếu là da khô, bạn hãy thử dùng sản phẩm glycerine hoặc dạng kem. Cân nhắc dùng sữa rửa mặt có axit salicylic hoặc benzoyl peroxide nếu làn da của bạn quá nhạy cảm.
Không dùng xà phòng bánh, vì các thành phần trong đó có thể gây tắc lỗ chân lông.
Dùng nước ấm để rửa da. Nước quá nóng có thể lấy đi chất dầu trên da và gây kích ứng da.
Bước 2 - Hỏi ý kiến bác sĩ về việc ngăn ngừa mụn.
Trường hợp mụn xuất hiện thường xuyên hoặc nghiêm trọng, bác sĩ có thể giúp bạn xác định phương pháp tốt nhất để giảm mụn. Có nhiều lựa chọn để điều trị và ngăn ngừa mụn, chẳng hạn như thuốc uống và thuốc dùng ngoài da, sữa rửa mặt dược phẩm, hóa chất lột da, liệu pháp laser và siêu mài mòn da.
Bước 3 - Tránh rửa mặt quá nhiều.
Cũng quan trọng như làm sạch da, bạn cũng cần chú ý không rửa quá nhiều. Việc rửa quá thường xuyên hoặc quá mạnh có thể gây kích ứng da, làm mất dầu trên da và dẫn đến nổi mụn.
Rửa vùng da dễ bị nổi mụn hai lần mỗi ngày là đủ để giữ sạch da và ngăn ngừa mụn.
Bước 4 - Tẩy trang trước khi ngủ.
Lớp trang điểm hoặc mỹ phẩm vẫn ở trên da khi đi ngủ có thể làm tắc lỗ chân lông. Bạn cần tẩy sạch lớp trang điểm hoặc mỹ phẩm bằng sữa rửa mặt nhẹ dịu trước khi áp mặt lên gối.
Bạn có thể dùng nước tẩy trang, đặc biệt là khi bạn dùng mỹ phẩm không thấm nước, hoặc sữa rửa mặt nhẹ dịu trước khi đi ngủ. Hầu hết các loại sữa rửa mặt đều có thể tẩy trang hiệu quả.
Cân nhắc rửa dụng cụ trang điểm hoặc mút trang điểm với nước xà phòng hàng tháng để loại bỏ vi khuẩn gây tắc lỗ chân lông.
Bước 5 - Tắm sau khi tập thể dục.
Nếu là người năng vận động, bạn hãy tắm sau các hoạt động cường độ cao. Tình trạng đổ mồ hôi có thể làm tăng lượng vi khuẩn và dầu trên da, vốn là nguyên nhân gây mụn.
Không tắm bằng xà phòng mạnh. Dùng sữa tắm nhẹ dịu có độ Ph cân bằng là đủ để giúp ngăn ngừa mụn.
Bước 6 - Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày.
Dùng kem dưỡng ẩm có công thức phù hợp với loại da của bạn sau khi rửa mặt. Việc giữ ẩm cho da đúng mức có thể giúp ngăn ngừa mụn.
Ngay cả da dầu cũng cần được dưỡng ẩm. Bạn hãy chọn một sản phẩm không chứa dầu hoặc không gây bít tắc lỗ chân lông.
Tìm lời khuyên của bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia chăm sóc da để đánh giá loại da của bạn. Bạn có thể mua các sản phẩm đặc chế cho loại da và nhu cầu của mình tại hầu hết các hiệu thuốc và nhiều nhà bán lẻ, kể cả siêu thị.
Bước 7 - Thường xuyên tẩy tế bào chết.
Lớp da chết có thể làm bít tắc lỗ chân lông và gây nổi mụn. Việc thường xuyên tẩy da chết nhẹ nhàng có thể loại bỏ lớp da chết và vi khuẩn, giúp ngăn ngừa mụn trứng cá.
Lưu ý rằng các sản phẩm tẩy da chết sẽ chỉ tẩy đi lớp da bề mặt mà không vào da đủ sâu để loại bỏ mụn.
Chọn sản phẩm tẩy da chết nhẹ với các hạt tổng hợp hoặc tự nhiên có hình dạng đồng nhất. Các sản phẩm mạnh có thể gây kích ứng và mụn đầu đen nổi lên nhiều hơn. Khăn mặt mềm cũng có thể giúp bạn nhẹ nhàng tẩy da chết.
Nhiều sản phẩm tẩy da chết trị mụn trứng cá cũng có các thành phần như axit salicylic, axit lactic hoặc benzoyl peroxide.
Ngưng dùng các sản phẩm tẩy da chết nếu da bị kích ứng sau khi dùng; việc tẩy da chết có thể quá mạnh đối với làn da của một số người.
Bước 8 - Sử dụng các sản phẩm không gây tắc lỗ chân lông và ít gây dị ứng.
Khi sử dụng mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da khác như kem dưỡng ẩm hoặc kem chống nắng, bạn hãy chọn các sản phẩm không gây bít tắc lỗ chân lông. Các sản phẩm này không làm bít lỗ chân lông và có thể giúp ngăn ngừa kích ứng.
Các sản phẩm có ghi nhãn “non-comedogenic” (không gây tắc lỗ chân lông) đã được kiểm chứng trên da dễ bị nổi mụn và không làm gia tăng mụn trứng cá sẵn có hoặc gây nổi mụn.
Các sản phẩm được ghi nhãn “hypoallergenic” (ít gây dị ứng) đã được kiểm chứng trên da nhạy cảm và không gây kích ứng da.
Có nhiều loại sản phẩm không gây tắc lỗ chân lông và ít gây dị ứng trên thị trường, bao gồm mỹ phẩm trang điểm, kem chống nắng và nước cân bằng da. Bạn có thể mua các sản phẩm này tại hầu hết các hiệu thuốc, các cửa hàng lớn, các nhà bán lẻ trên mạng, thậm chí ở siêu thị.
Bước 9 - Xem xét chế độ ăn.
Có bằng chứng cho thấy một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến da. Việc tránh các thức ăn “rác” và thức ăn không lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá.
Chế độ ăn nhiều chất béo và đường có thể làm chậm quá trình luân chuyển tế bào, dẫn đến các lỗ chân lông bị bít tắc nhiều hơn và gây nổi mụn. Bạn nên cố gắng không ăn quá nhiều thức ăn chiên rán hoặc đồ ngọt.
Các thực phẩm giàu vitamin A và beta-carotene, bao gồm hoa quả và rau như quả mâm xôi và cà rốt, có thể giúp tăng tốc độ luân chuyển tế bào cho làn da khỏe mạnh. Các loại hoa quả màu vàng, màu cam và các loại rau thường có hàm lượng cao vitamin A và beta-carotene. Các thức ăn này kết hợp với nhiều nước có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển tế bào, giúp làn da khỏe mạnh và không dễ bị tổn thương do bít tắc lỗ chân lông.
Thực phẩm giàu các axit béo thiết yếu như quả óc chó hoặc dầu ô liu có thể giúp các tế bào da giữ nước.
Thức ăn không lành mạnh cũng sẽ chiếm chỗ của các thức ăn cung cấp các vi tamin và chất chống ô xy hóa cần thiết cho làn da khỏe mạnh.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng là một phần trong chế độ ăn cân bằng. Bạn nên cố gắng uống 8 cốc nước mỗi ngày để giữ cơ thể khỏe mạnh, nhờ đó làn da cũng sẽ khỏe mạnh.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-M%E1%BA%A1nh-m%E1%BA%BD-v%E1%BB%81-Tinh-th%E1%BA%A7n-v%C3%A0-C%E1%BA%A3m-x%C3%BAc | Cách để Trở nên Mạnh mẽ về Tinh thần và Cảm xúc | Hãy thư giãn. Bạn có muốn đối mặt với thăng trầm của cuộc sống bằng sức mạnh và vẻ uyển chuyển không? Trở nên mạnh mẽ về tinh thần và cảm xúc không phải việc ngày một ngày hai. Nếu bạn coi những điều xui rủi bất ngờ của cuộc sống là cơ hội để trở nên mạnh mẽ hơn, bạn sẽ dần tích lũy được trí tuệ và sự sáng suốt, thứ mà bạn có thể thử thách trong hoàn cảnh thực sự khó khăn.
Phương pháp 1 - Xác định Thử thách và Đặt Mục tiêu
Bước 1 - Hiểu thế nào là kiên cường trong cảm xúc.
Mạnh mẽ, hay kiên cường, về mặt cảm xúc hoặc tinh thần là việc thích nghi tốt với căng thẳng, tổn thương, tai ương và thảm họa. Sự kiên cường này không mang tính bẩm sinh — đó là một quá trình mà ai cũng học được, và có thể tìm thấy ở những người bình thường quanh ta.
Mạnh mẽ về cảm xúc không đồng nghĩa với việc bạn không phải trải qua những cơn đau hay nỗi thống khổ — sự kiên cường thường là kết quả khi một người phải đối mặt với những tình huống vô cùng khó khăn. Nó có nghĩa rằng bạn sẽ học cách tự xây dựng lại mọi thứ hoặc "bật nảy lại" từ những trải nghiệm này.
Để củng cố sự kiên cường trong mình, bạn sẽ muốn tập trung vào những kỹ năng cụ thể, ví dụ như: lên kế hoạch và thực hiện chúng, phát triển sự tự tin và góc nhìn tích cực đối với bản thân, học cách kiềm chế những cảm xúc và thúc giục mãnh liệt, giao tiếp và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Bước 2 - Tìm hiểu cách điều chỉnh cảm xúc.
Học cách kiềm chế cảm xúc là một bước quan trọng khác để trở nên mạnh mẽ về cảm xúc và tinh thần. Bạn không thể kiểm soát được những gì sẽ xảy ra trong cuộc sống, nhưng bạn luôn lựa chọn được cách phản ứng của mình. Lần nữa, đây không phải kỹ năng bẩm sinh; mọi người đều có thể học kiềm chế cảm xúc của mình một cách hiệu quả.
Bước 3 - Xác định những điều cụ thể mà bạn muốn thay đổi.
Trước khi xây dựng sức mạnh tinh thần và cảm xúc, bạn cần liệt kê những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để tìm ra điều mà mình muốn thay đổi. Lên danh sách toàn bộ điểm mạnh và điểm yếu mà bạn có thể nghĩ tới. Khi đã hoàn thành danh sách này, hãy tìm cách biến từng điểm yếu thành mục tiêu để phấn đấu.
Ví dụ, bạn gặp khó khăn khi lên tiếng đòi hỏi những nhu cầu cần thiết của bản thân. Nếu muốn giải quyết vấn đề này, bạn sẽ coi mục tiêu của mình là trở nên quyết đoán hơn.
Bước 4 - Hiểu rõ thế mạnh của bạn.
Song song với việc xác định những yếu tố cần cải thiện, bạn nên dành thời gian để tự hào về điểm mạnh của mình. Đọc qua danh sách thế mạnh và khen ngợi bản thân về những nét tích cực này. Tự thưởng lúc này hay lúc khác sẽ giúp bạn tập trung vào những đức tính của mình, đồng thời gây dựng sức mạnh tinh thần và cảm xúc.
Bước 5 - Xem xét những trải nghiệm quá khứ của bạn.
Lý do khiến bạn thấy mình không đủ mạnh mẽ về tinh thần hay cảm xúc có thể liên quan tới một ký ức trong quá khứ. Dù điều đó chỉ mới xảy ra vài tháng trước hay từ khi bạn còn rất nhỏ, nó cũng có thể tác động tới sức mạnh tinh thần và cảm xúc của bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ nhỏ bị lạm dụng, bỏ rơi hay gặp nhiều hiểm nguy thường có vấn đề trong cảm xúc và tinh thần, dẫn tới lạm dụng thuốc hoặc có ý định tự tử.
Thử xác định xem liệu những trải nghiệm tiêu cực khi còn nhỏ có ảnh hưởng tới tình trạng tinh thần và cảm xúc của bạn không. Xem xét vì sao những trải nghiệm này lại ảnh hưởng tới bạn và chúng đã tác động ra sao.
Bạn có thể trò chuyện với bác sỹ trị liệu về những trải nghiệm khi còn nhỏ để hiểu, đối mặt và vượt qua chúng.
Bước 6 - Xác định liệu bạn có nghiện ngập và cần chữa trị không.
Nghiện ma túy, rượu bia, tình dục hay những thứ khác có thể tàn phá sức mạnh tinh thần và cảm xúc của bạn. Nếu bạn nghĩ mình đang nghiện ngập, hãy tìm kiếm sự trợ giúp để loại bỏ thói xấu này. Bạn có thể phải điều trị nếu mức độ nghiện ngập đã trở nên trầm trọng. Trò chuyện với bác sỹ trị liệu hoặc bác sỹ nếu bạn thấy rằng cơn nghiện đang tàn phá sức mạnh tinh thần và cảm xúc của bạn.
Bước 7 - Ghi lại suy nghĩ và cảm xúc của bạn trong nhật ký.
Ghi nhật ký giúp bạn hiểu điều gì đã khiến bạn gặp khó khăn, và cũng là cách tốt để giải tỏa căng thẳng. Để bắt đầu viết nhật ký, hãy chọn một chỗ ngồi thoải mái và lên kế hoạch dành ra khoảng 20 phút mỗi ngày để viết. Bạn có thể bắt đầu bằng cách viết về cảm giác hay suy nghĩ của mình, hoặc sử dụng các gợi ý. Một vài gợi ý bạn có thể dùng là:
“Mình thấy cạn kiệt sức lực khi…”
“Thử thách lớn nhất đối với mình là...”
“Nếu có thể trò chuyện với mình của hồi nhỏ, mình sẽ nói…”
“Khi cảm thấy buồn, điều tốt nhất mình có thể làm cho bản thân hoặc nói với chính mình là…”
Bước 8 - Cân nhắc trò chuyện với bác sỹ trị liệu.
Nếu không có sự giúp đỡ, bạn sẽ gặp khó khăn để hiểu được vì sao mình đang vật vã, cũng như xác định được cách tốt nhất để đối mặt với cảm xúc của bản thân. Một chuyên gia về sức khỏe tâm lý có thể giúp bạn hiểu cảm xúc của mình và đối mặt với chúng.
Nhớ rằng cảm giác yếu ớt về tinh thần cũng như cảm xúc có thể là biểu hiện của vấn đề tâm lý cần được điều trị. Trò chuyện với bác sỹ trị liệu có thể giúp bạn hiểu điều gì đang xảy ra và đưa ra quyết định hành động đúng đắn nhất.
Phương pháp 2 - Giữ bản thân Ổn định
Bước 1 - Tránh xa những tật xấu ảnh hưởng tới sự bình yên trong tâm hồn bạn.
Nếu bạn đùa giỡn với sức khỏe tinh thần của mình bằng cách uống rượu, dùng thuốc kích thích, trộm cắp, lừa dối hay những hành vi tương tự, bạn đang khiến mình mất đi năng lực trở nên mạnh mẽ về cảm xúc và tinh thần. Hãy bắt đầu gạt bỏ những thói xấu trong cuộc sống, hay ít nhất là hạn chế để chúng không kiểm soát hành vi và cảm xúc của bạn. Nếu bạn nghiện thứ gì đó, hãy nhờ người khác giúp đỡ.
Bước 2 - Chăm sóc bản thân.
Các bài tập vận động, đồ ăn lành mạnh, việc nghỉ ngơi và giải trí sẽ hỗ trợ phát triển và duy trì sức khỏe tinh thần cũng như cảm xúc của bạn. Khi quan tâm tới bản thân, bạn đang gửi tín hiệu tới não bộ rằng mình xứng đáng để được quan tâm. Hãy đảm bảo rằng bạn đã dành đủ thời gian để đáp ứng những nhu cầu vận động, ăn, ngủ và nghỉ ngơi cơ bản của mình.
Tập thể dục thường xuyên. Đặt mục tiêu luyện tập 30 phút mỗi ngày.
Có chế độ ăn cân bằng với những món lành mạnh và không qua chế biến như hoa quả, rau củ, các loại hạt và chất đạm không béo.
Ngủ đủ tám tiếng mỗi đêm.
Dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để tập yoga, tập thở sâu hoặc thiền.
Uống nhiều nước, ít nhất tám ly mỗi ngày và nhiều hơn nếu bạn tập thể dục và toát mồ hôi.
Bước 3 - Làm giàu trí tuệ bản thân.
Hãy thử thách bản thân không ngừng học hỏi. Bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và thông thái hơn khi tích lũy được nhiều kiến thức hơn. Đừng để bản thân bị bó buộc trong khuôn khổ, dù về tinh thần hay cảm xúc. Hãy tò mò, luôn nhận thức và hiểu biết về thế giới.
Đọc sách, xem các bộ phim hay, những vở kịch, buổi diễn múa ba-lê, và thưởng thức nghệ thuật dưới nhiều hình thức.
Sáng tạo thứ nghệ thuật của riêng bạn. Viết lách, vẽ, sáng tác nhạc, chạm khắc, đan len – bất kỳ điều gì kích thích khía cạnh sáng tạo của bạn.
Học những kỹ năng mới. Thử làm đầu bếp, thực hiện một vài dự án tự chế trong nhà, làm vườn, học cách lái xe số tay, học cách câu cá, tập luyện để chạy 5 ki-lô-mét.
Trò chuyện với mọi người. Có những cuộc nói chuyện sâu sắc vượt trên trò chuyện vụn vặt. Tìm hiểu tiểu sử của mọi người và chia sẻ câu chuyện của bạn.
Bước 4 - Cải thiện khía cạnh tâm linh của bạn.
Rất nhiều người có được sức mạnh bằng cách chú ý tới cuộc sống tâm linh của họ. Tạo ra kết nối tới thứ lớn lao hơn chính mình – dù là gì đi nữa – cũng sẽ khiến linh hồn bạn mang đầy sức mạnh và ý thức về mục tiêu. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tín ngưỡng và cầu nguyện sẽ giúp giải tỏa căng thẳng và rút ngắn thời gian phục hồi khi ốm bệnh. Tâm linh tồn tại dưới nhiều dạng thức, và quan trọng là tìm được thứ có hiệu quả với bạn. Không có cách nào là đúng nhất để có tâm linh.
Cân nhắc tới nơi thờ cúng để cầu nguyện cùng những người khác.
Bắt đầu tập thiền hoặc yoga.
Dành thời gian tận hưởng thiên nhiên và ngưỡng mộ cái đẹp của thế giới tự nhiên.
Phương pháp 3 - Tạo ra Sức mạnh Tinh thần và Cảm xúc
Bước 1 - Đặt mục tiêu hợp lý và thực hiện chúng.
Bạn có thể tập cách tạo dựng sức mạnh tinh thần bằng việc đặt ra các mục tiêu có ý nghĩa và cố gắng từng bước đạt được chúng. Để đi từ bước này tới bước tiếp theo, bạn cần chuyên tâm, vượt qua mọi chán chường hay đau đớn, và bền bỉ cho tới khi thành công. Đó không phải là chiến thắng dễ dàng, và càng rèn luyện nhiều, bạn càng dễ dàng đạt được mục tiêu của mình hơn.
Nếu bạn có những mục tiêu quá lớn và tưởng chừng không thể với tới được, hãy chia chúng thành những bước nhỏ hơn mà bạn có thể thực hiện được. Giả sử, nếu muốn cố gắng trở nên quyết đoán hơn, bạn có thể đặt mục tiêu là nói thẳng ý kiến của bản thân ba lần mỗi tuần. Những biểu hiện này có thể nhỏ bé, như việc nói với người yêu rằng bạn muốn ăn tối ở một nhà hàng cụ thể thay vì chiều theo ý muốn của người đó.
Hãy giữ thái độ "bền bỉ". Kiên quyết rằng kể cả khi có vật cản, bạn cũng sẽ tiếp tục cố gắng, dù mục tiêu trước mắt là tiếp tục công việc, hoàn thành một dự án, quản lý tài chính cá nhân, v.v.
Coi thất bại là cơ hội học hỏi. Thất bại đơn thuần là những vật cản tạm thời với nhiều bài học cho mỗi chúng ta.
Bước 2 - Vững vàng trước sự tiêu cực.
Những điều tiêu cực có thể tấn công bạn bằng nhiều cách khác nhau: có thể từ bên trong, dưới hình thức suy nghĩ tiêu cực và tự thoại tai hại, hoặc do tác động ngoại cảnh, ví dụ như nhận xét tiêu cực hoặc lạm dụng từ những người khác. Dù việc loại bỏ hoàn toàn những điều tiêu cực vượt quá tầm kiểm soát của mỗi người, bạn vẫn có nhiều cách để kiểm soát chúng.
Kiềm chế những suy nghĩ tiêu cực bằng cách xác định và thử thách chúng. Tìm hiểu thêm qua bài Đối mặt với Những Suy nghĩ Tiêu cực.
Dù bạn có thể hạn chế tiếp xúc với những người tiêu cực hoặc độc hại xuống mức tối thiểu — thậm chí loại bỏ họ hoàn toàn khỏi cuộc đời mình — đôi khi những người này lại là người thân trong gia đình, đồng nghiệp, hoặc những người mà bạn buộc phải tương tác. Thay vì trầm trọng hóa sự tiêu cực của họ, bạn có thể học cách không chú ý tới họ và đặt ra giới hạn với những người này. Bài viết wikiHow sau, Đối mặt với Những Người Tiêu cực, là nguồn thông tin tuyệt vời hướng dẫn cách thực hiện hành động trên.
Bước 3 - Độc thoại tích cực để xây dựng sức mạnh tinh thần và cảm xúc của bạn.
Những khẳng định tích cực hàng ngày sẽ giúp bạn phát triển sức mạnh tinh thần và cảm xúc của mình. Dành ra vài phút mỗi ngày để nhìn vào gương và động viên bản thân. Bạn có thể nói ra những điều mình tin tưởng ở bản thân hoặc những điều bạn muốn tin tưởng ở bản thân. Một số ví dụ về khẳng định tích cực bao gồm:
"Mình đang cố gắng trở nên mạnh mẽ về cảm xúc mỗi ngày."
"Mình đang học những cách hiệu quả để kiềm chế căng thẳng và tử tế hơn với bản thân."
"Mình biết rằng nếu mỗi ngày mình cố gắng từng chút một để đạt được mục tiêu này, mình sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn về tinh thần và cảm xúc."
Bước 4 - Học cách giữ bình tĩnh khi chịu áp lực.
Khi hoàn cảnh trở nên cam go hơn, bạn sẽ nhận thấy cảm xúc của mình chỉ chực tuôn trào. Khi giữ mình một chút thay vì hành động bốc đồng và phản ứng lại, bạn sẽ có thời gian để cân nhắc các lựa chọn và tìm ra con đường khôn ngoan nhất.
Dành thời gian đếm từ 1 tới 10 có vẻ sáo rỗng, nhưng nó thực sự có lợi. Trước khi phản ứng đầy cảm tính với điều gì đó, hãy dừng lại, hít thở sâu, và suy nghĩ kỹ.
Thiền có thể giúp giữ bình tĩnh, bởi bài tập này dạy bạn trở nên khách quan hơn với cảm xúc và suy nghĩ của mình. Thay vì phản ứng lại, bạn có thể nhìn thấy những suy nghĩ và cảm xúc của mình để nhận định rằng, "Phải, mình thực sự đang cảm thấy thất vọng," và nghĩ tới việc nên làm gì tiếp theo.
Bước 5 - Bỏ qua những điều vụn vặt.
Nếu bạn nhạy cảm với những điều nhỏ nhặt gây khó chịu hay những lời châm chọc mà ai cũng phải đối mặt hàng ngày, bạn sẽ dành quá nhiều thời gian và sức lực cho những điều mà xét cho cùng cũng không quan trọng gì cả. Khi chỉ chăm chăm vào những điều vụn vặt, để ý tới chúng hay coi chúng là những phiền nhiễu to lớn, bạn không chỉ tự tăng căng thẳng trong chính mình mà còn gia tăng rủi ro tới tính mạng hơn. Học cách điều chỉnh thái độ để bình tĩnh đối mặt với những căng thẳng nhỏ nhặt thường ngày sẽ giúp bạn kiểm soát được hoóc-môn căng thẳng (cortisol), bảo vệ bạn trước những nguy cơ như suy giảm hệ miễn dịch, tăng huyết áp và mỡ máu, hay rủi ro mắc các bệnh về tim mạch.
Thay vì căng thẳng, hãy tạo thói quen lành mạnh bằng cách nghĩ về những điều khiến bạn phiền muộn, giữ bình tĩnh, và quyết định cách tốt nhất, lành mạnh nhất và hiệu quả nhất để đối mặt với chúng.
Ví dụ, nếu chồng bạn thường xuyên quên đóng nắp tuýp kem đánh răng, hãy nhớ rằng điều đó có thể không quan trọng với anh ấy như quan trọng với bạn. Bạn có thể chọn cách giải quyết tình huống đó – tự đóng nắp tuýp kem đánh răng lại và nghĩ về những điều chồng bạn đã làm vì gia đình, hoặc dán một tờ giấy nhớ (dễ thương) trên tường để nhắc nhở nhẹ nhàng.
Lưu ý tới tính cầu toàn, nó có thể khiến bạn đặt ra những kỳ vọng quá cao, đồng thời phi thực tế, cho bản thân cũng như cuộc sống thường ngày, mà quên đi rằng có những yếu tố gây ảnh hưởng không nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
Thử một bài tập hình dung để rũ bỏ mọi điều vụn vặt đang làm phiền bạn. Giữ một hòn đá nhỏ trong tay và tưởng tượng nó bao gồm mọi thứ đang quấy rầy bạn. Tập trung vào thứ tiêu cực đó và bóp chặt hòn đá. Sau đó, khi bạn đã sẵn sàng, hãy ném hòn đá đi. Quăng nó xuống hồ hoặc ném xa ra bãi đất. Khi làm vậy, hãy tưởng tượng bạn cũng đang vứt bỏ mọi cảm xúc tiêu cực của mình cùng viên đá.
Bước 6 - Thay đổi góc nhìn của bạn.
Nếu bạn có xu hướng chìm đắm trong những vấn đề của bản thân, hãy tìm cách để có góc nhìn khác về cuộc sống và mọi tiềm năng của nó. Ai cũng sẽ đâm đầu vào ngõ cụt lúc này hay lúc khác; nhưng những người có sức mạnh cảm xúc và tinh thần sẽ tìm cách khác để đi tới đích của họ. Khi không thể ngừng suy nghĩ, hãy thử những phương pháp sau:
Đọc nhiều hơn. Đọc tin tức hoặc tiểu thuyết sẽ mở cánh cửa để bạn bước vào thế giới của những người khác, điều này sẽ nhắc nhở bạn rằng thế giới vô cùng rộng lớn và những vấn đề của bạn chỉ như giọt nước trong đại dương thôi.
Tham gia hoạt động tình nguyện. Giao lưu với những người cần bạn giúp đỡ. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng hoạt động tình nguyện sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.
Lắng nghe một người bạn. Lắng nghe một người nào đó cần lời khuyên từ bạn. Đặt bạn vào vị trí của người đó, đưa ra những lời khuyên chân thành và tốt đẹp nhất.
Du lịch. Bước ra khỏi bong bóng an toàn của bản thân sẽ giúp bạn có góc nhìn đúng đắn về hoàn cảnh của mình. Hãy tới nơi nào đó mới mẻ, cho dù chỉ cách xa một vài thị trấn.
Bước 7 - Có nhân sinh quan tích cực.
Những người mạnh mẽ về tinh thần và cảm xúc không hay than phiền. Họ cũng gặp nhiều vấn đề như những người khác, nhưng họ đối mặt với chúng một cách bình thản và nhìn sự việc một cách tổng quát. Thái độ tích cực đối với những điều tốt đẹp trong cuộc sống và tiềm năng trong tương lai sẽ giúp bạn có thêm sức mạnh tinh thần và cảm xúc để giải quyết những tình huống khó khăn. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng nhân sinh quan tích cực có lợi cho cả sức khỏe thể chất của bạn.
Hãy sống trọn những thời khắc hạnh phúc. Cố gắng tận hưởng những giây phút bên gia đình, bạn bè, thú cưng, v.v, càng nhiều càng tốt.
Nhìn vào khía cạnh tích cực của những tình huống khó khăn. Bạn luôn luôn có thể học được điều gì đó từ chúng.
Bước 8 - Thành thật với bản thân.
Khả năng đối diện với sự thật là dấu hiệu lớn nhất thể hiện sức mạnh cảm xúc và tinh thần của một người. Nếu bạn chuẩn bị vượt qua chướng ngại vật, bạn cần có khả năng đối mặt với nó. Lừa dối bản thân về những điều đang diễn ra sẽ chỉ khiến bạn thêm tổn thương.
Nếu bạn có xu hướng trốn chạy, ví dụ như xem vô tuyến để tránh xa những vấn đề của mình, hãy nhận ra thói quen xấu này và cố gắng loại bỏ chúng.
Hãy trung thực với bản thân về những điểm yếu của mình.
Phương pháp 4 - Giải quyết các Tình huống trong Cuộc sống
Bước 1 - Suy nghĩ trước khi hành động.
Khi đối mặt với một tình huống khó khăn, hãy dành thời gian đủ nhiều để suy nghĩ kỹ trước khi phản ứng hoặc đưa ra quyết định. Thói quen này sẽ giúp bạn giữ cảm xúc trong tầm kiểm soát cũng như cân nhắc các lựa chọn, và điều đó cần thiết bất kể hoàn cảnh bạn đang phải đối mặt là gì.
Nếu có thể, bạn hãy dành thời gian cân nhắc tình huống và viết lại cảm xúc của mình. Hãy cố xác định một điểm tích cực về tình huống đó, dù chỉ là điều vô cùng nhỏ bé. Thay đổi nhỏ như vậy trong cách thức suy nghĩ cũng có thể tạo sự khác biệt lớn.
Hãy nhớ dành ít nhất 10 giây để suy nghĩ trước khi nói. Dù người yêu bạn nói rằng cô ấy muốn chia tay, bạn vẫn có thể dành 10 giây để suy nghĩ trước khi đáp lại. Cuối cùng, bạn sẽ thấy hài lòng vì hành động đó của mình.
Bước 2 - Xem xét mọi góc độ.
Trong trạng thái bình tĩnh, trước khi quyết định nên làm gì, bạn hãy nghĩ rõ ràng về hoàn cảnh trước mắt. Điều gì đã thực sự xảy ra? Bạn có thể có những hướng đi nào? Luôn luôn có nhiều hơn một cách giải quyết vấn đề.
Giả sử một người bạn rủ rê bạn thực hiện hành động phạm pháp, và bạn không chắc rằng mình nên chọn gì giữa lòng trung thành với bạn bè và sự tuân thủ pháp luật. Cân nhắc điểm tốt và xấu ở cả hai lựa chọn. Người đó có thực sự là bạn của bạn không khi anh ta muốn bạn phạm luật? Hay liệu rằng luật pháp có đang cản trở công lý thực sự?
Bước 3 - Xác định con đường đúng đắn và lựa chọn nó.
Lấy lương tâm làm kim chỉ nam cho chính bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng những người lựa chọn theo bản năng sẽ hài lòng với quyết định của họ hơn những người cẩn thận cân nhắc các lựa chọn. Đôi khi đáp án rất dễ nhìn ra, và đôi khi thật khó để biết được điều đúng đắn mà bạn nên làm. Đừng để vấn đề trở nên trầm trọng hơn và vượt quá tầm kiểm soát; hãy đưa ra quyết định và thực hiện nó.
Hỏi ý kiến những người mà bạn tin tưởng. Hỏi ý kiến người khác là hoàn toàn bình thường khi bạn không chắc về con đường mình chọn. Tuy nhiên, đừng để họ xoay chuyển và khiến bạn thực hiện điều sai trái.
Tưởng tượng xem liệu người mà bạn ngưỡng mộ sẽ làm gì. Người đó phải điềm đạm, thật thà và tốt bụng. Người đó sẽ làm gì?
Xét cho cùng, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hành động của mình. Hãy đưa ra quyết định tốt nhất có thể — một quyết định mà bạn có thể sống cùng với nó.
Bước 4 - Ngẫm nghĩ về trải nghiệm của bạn.
Sau khi gặp phải một tình huống khó khăn, hãy cân nhắc điều gì đã xảy ra, bạn đã xử lý nó ra sao và kết quả như thế nào. Bạn có tự hào về hành vi của mình không? Bạn có muốn làm khác đi nếu có cơ hội không? Hãy cố gắng tiếp thu nhiều nhất có thể từ kinh nghiệm của chính mình. Sự thông thái sẽ chỉ đến với bạn qua phương thức rèn luyện này. Phân tích sự kiện đã xảy ra thay vì cố gạt bỏ chúng sẽ giúp bạn biết được sau này mình nên làm gì khi đối mặt với thử thách.
Sẽ ổn thôi nếu mọi thứ không kết thúc như dự định của bạn. Nhắc nhở bản thân rằng mọi chuyện không phải lúc nào cũng suôn sẻ, và không phải lúc nào bạn cũng đạt được chính xác thứ mình muốn; điều này đúng với tất cả mọi người, dù cuộc sống của họ có vẻ tuyệt vời tới mức độ nào.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BA%B7t-M%E1%BB%A5c-ti%C3%AAu-cho-Cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng | Cách để Đặt Mục tiêu cho Cuộc sống | Trong cuộc sống, ai cũng có giấc mơ, đó chính là tầm nhìn về bản thân trong tương lai. Nếu không thì ít nhất mọi người cũng xác định lợi ích và giá trị họ muốn đạt được trong cuộc sống. Cho dù là vậy, bạn nên thử đặt một mục tiêu có thể đạt được để khiến bản thân làm việc chăm chỉ trong nhiều năm. Ban đầu khó có thể tìm điểm khởi đầu, điều bạn mong muốn đạt được có vẻ bất khả thi. Nhưng, nếu bạn chuẩn bị tốt bạn có thể đặt mục tiêu cho cuộc sống mà bạn cần làm việc để đáp ứng mục tiêu đó.
Phương pháp 1 - Phát triển Mục tiêu Cuộc sống
Bước 1 - Suy nghĩ về điều bạn muốn.
Nhiều người chỉ có cảm giác mơ hồ về điều họ muốn trong cuộc sống. Nhiệm vụ đầu tiên của bạn chính là chuyển đổi ý tưởng như "hạnh phúc" hay "an sinh" vào điều bạn muốn làm.
Lấy giấy bút và bắt đầu viết những điều quan trọng với bạn trong cuộc sống. Ở giai đoạn này, bạn có thể viết chung chung, nhưng cố đừng viết quá mơ hồ.
Ví dụ, nếu điều đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn là "niềm hạnh phúc" thì tốt thôi. Bạn nên thử định nghĩa cụm từ đó. Với bạn "hạnh phúc" nghĩ là gì? Thế nào là một cuộc sống hạnh phúc?
Bước 2 - Viết về bản thân.
Một cách hay để bắt đầu từ chung chung tới cụ thể chính là viết tự do về bản thân. Việc làm này có thể giúp bạn xác định điều gì là quan trọng nhất với bạn.
Thử viết về cách bạn sử dụng thời gian. Bắt đầu động não bằng cách viết ra điều bạn thích làm và khiến bạn cảm thấy hứng thú.
Đừng giới hạn bản thân trong các hoạt động hay trải nghiệm có ích hay "đáng làm". Mục đích của việc động não là tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, danh sách này sẽ trở nên có ích trong quá trình sau này.
Viết về điều bạn hứng thú hay muốn tìm hiểu sâu hơn. Bạn thích khoa học? Văn học? Hay âm nhạc? Đây có phải là điều bạn muốn theo đuổi suốt cuộc đời không?
Viết điều bạn muốn sửa đổi ở bản thân. Bạn hy vọng phát triển kỹ năng khi nói chuyện trước đám đông? Hay muốn trở thành nhà văn? Nhiếp ảnh gia? Đây có phải là điều bạn muốn theo đuổi suốt cuộc đời không?
Bước 3 - Tưởng tượng tương lai của bạn.
Suy nghĩ về tương lai lý tưởng. Nó như thế nào? Tự hỏi những câu hỏi giúp bạn vạch định mọi thứ cụ thể hơn. Ví dụ, tưởng tượng bạn đang cố gắng quyết định sự nghiệp lâu dài. Bạn có thể hỏi những câu sau:
Bạn muốn thức dậy lúc mấy giờ vào buổi sáng?
Bạn muốn sống ở đâu? Thành thị hay nông thôn? Hay ở nước ngoài?
Ai sẽ ở đó khi bạn thức dậy? Gia đình có quan trọng với bạn không? Nếu câu trả lời là có thì một công việc thường xuyên phải đi công tác không phải là lựa chọn thích hợp.
Bạn muốn kiếm bao nhiêu tiền?
Câu trả lời của những câu hỏi này có thể không đủ để xác định công việc mơ ước của bạn, nhưng chúng giúp bạn vạch định cụ thể hơn.
Bước 4 - Đặt mục tiêu cụ thể.
Sau khi suy nghĩ, bạn nên có trong đầu một vài ý tưởng muốn thực hiện trong cuộc sống. Trên thực tế, bạn đã có một số ý tưởng! Đây là lúc bạn cụ thể hóa chúng.
Ví dụ, ở giai đoạn này bạn muốn trở thành nhà khoa học. Đây là khởi đầu tốt. Nhưng bây giờ, bạn hãy nghĩ xem mình muốn nghiên cứu gì? Bạn muốn trở thành nhà hóa học? Nhà vật lý học? Hay nhà thiên văn học?
Bạn nên cụ thể hóa mọi thứ ở mức tối đa. Tưởng tượng rằng bạn quyết định trở thành nhà hóa học có thể là con đường đúng đắn. Bây giờ, tự hỏi bản thân muốn làm công việc gì trong lĩnh vực đó. Bạn muốn làm việc cho công ty tư nhân, phát triển sản phẩm mới? Hay bạn muốn dạy hóa học ở trường đại học?
Bước 5 - Suy nghĩ lý do.
Bây giờ bạn đã có vài mục tiêu mạnh mẽ cho cuộc sống. Kiểm tra từng ý tưởng và tự hỏi bản thân: "Tại sao tôi muốn làm điều này?" Câu trả lời có thể khiến bạn xem xét lại mục tiêu.
Ví dụ, bạn quyết định đưa mục tiêu "trở thành bác sĩ phẫu thuật" vào danh sách. Bạn hỏi bản thân tại sao, và đưa ra câu trả lời rằng bác sĩ phẫu thuật kiếm được nhiều tiền và được nhiều người kính trọng. Đây là những lý do hợp lý. Nhưng nếu đây là lý do duy nhất, có thể bạn muốn cân nhắc một ngành nghề khác cũng đem lại lợi ích trên. Trở thành bác sĩ phẫu thuật đòi hỏi phải được đào tạo phức tạp. Giờ làm việc thất thường. Nếu những điều này không hấp dẫn, bạn có thể cân nhắc một mục tiêu khác mà vẫn đem đến cho bạn tiền bạc và sự kính trọng.
Phương pháp 2 - Lập Kế hoạch Thực hiện
Bước 1 - Xếp thứ hạng các mục tiêu.
Ở giai đoạn này, bạn có một vài (nhiều) mục tiêu trong cuộc sống, đây là lúc bạn nghiêm túc lập kế hoạch thực hiện chúng. Bước đầu tiên chính là ưu tiên mục tiêu nào trước.
Quyết định mục tiêu nào là quan trọng nhất có thể giúp bạn xác định mục tiêu bạn muốn thực hiện đầu tiên.
Bạn cần bắt đầu cắt giảm mục tiêu trong danh sách. Một số mục tiêu không thể thực hiện cùng nhau. Ví dụ, bạn không thể vừa trở thành bác sĩ, nhà thiên văn học và nghệ sĩ nhạc rap nổi tiếng. Bạn cần dành cả đời để thực hiện mỗi mục tiêu trên. Vậy nên kết hợp 3 mục tiêu lại với nhau có vẻ bất khả thi.
Những mục tiêu khác có thể kết hợp tốt với nhau. Ví dụ, bạn muốn trở thành nhà sản xuất bia và mở một nhà hàng, bạn có thể kết hợp chúng với nhau để tạo ra mục tiêu mới: mở một quán bia.
Một phần trong quá trình xếp hạng chính là đánh giá cam kết cho từng mục tiêu. Bạn không thể đạt được ngay mục tiêu dài hạn khi vừa cam kết, đặc biệt là khi trong danh sách còn nhiều mục tiêu quan trọng hơn.
Bước 2 - Thực hiện nghiên cứu.
Sau khi đã thu hẹp lĩnh vực để đưa ra một mục tiêu hay một vài công việc kết hợp, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu cách thực hiện chúng. Bạn có thể đặt những câu hỏi sau:
Bạn cần học kỹ năng gì?
Trình độ giáo dục nào là cần thiết?
Bạn cần nguồn lực thế nào?
Quá trình sẽ kéo dài trong bao lâu?
Bước 3 - Tạo mục tiêu phụ.
Đạt được mục tiêu cuộc đời là một quá trình dài và phức tạp. Tùy theo mức độ thời gian mà ở bước tiếp theo, bạn sẽ chia mục tiêu ra thành nhiều phần nhỏ hơn.
Tạo mục tiêu phụ giúp bạn kiểm soát được quá trình và lên kế hoạch từng bước để đạt được mục tiêu cuối cùng.
Đề ra mục tiêu phụ càng hữu hình và tính toán được càng tốt. Nói cách khác, bạn cần định nghĩa rõ ràng từng mục tiêu phụ để dễ dàng xác định được khi nào bạn hoàn thành nó.
Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là mở cửa hàng ăn, mục tiêu phụ có thể là tiết kiệm một khoản tiền cụ thể, tìm địa điểm, thiết kế nội thất, trang bị đồ đạc, mua bảo hiểm, xin giấy phép, thuê nhân viên, và cuối cùng là khai trương.
Khi thực hiện mục tiêu dài hạn, bạn có thể cảm thấy mình chẳng đi đến đâu. Nhưng với danh sách mục tiêu phụ rõ ràng và dễ quản lý, bạn dễ dàng đánh giá được quá trình thực hiện. Việc này giúp giảm thiểu thái độ muốn bỏ cuộc.
Bước 4 - Tạo một dòng thời gian.
Sau khi lên kế hoạch từng bước thực hiện mục tiêu, hãy đặt ra hạn chót. Suy nghĩ về khoảng thời gian hoàn thành từng mục tiêu phụ và tạo dòng thời gian để đạt được chúng.
Hạn chót giúp bạn luôn có động lực vì nó tạo cảm giác cấp bách. Nó còn giúp bạn đạt được mục tiêu vào thời điểm cụ thể, chứ không để chúng tụt hạng trong danh sách ưu tiên của bạn.
Với vị dụ nhà hàng ăn, nếu muốn tiết kiệm 2 tỷ trong 3 năm, bạn có thể chia nhỏ ra thành 5 triệu mỗi tháng. Việc làm này giúp bạn ghi nhớ để ra một khoản tiền cố định mỗi tháng, thay vì tiêu chúng vào việc khác.
Bước 5 - Lên kế hoạch khi gặp trở ngại.
Cuối cùng, hãy thử tưởng tượng những thứ can thiệp vào kế hoạch của bạn. Suy nghĩ trước về trở ngại bạn có thể gặp phải giúp bạn phát triển ý tưởng đối phó với chúng, nếu là thật.
Ví dụ, tưởng tượng bạn quyết định trở thành nhà nghiên cứu hóa học. Bạn nộp hồ sơ chương trình thạc sĩ ở một trường hóa học hàng đầu. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không được nhận? Bạn có nộp hồ sơ vào nơi khác không? Nếu có, bạn cần nộp hồ sơ trước khi biết kết quả của trường đầu tiên. Hoặc bạn nghĩ tốt hơn là đợi tới năm sau và nộp hồ sơ một lần nữa. Nếu vậy, bạn sẽ làm gì trong năm đó để hồ sơ của bạn "đẹp" hơn.
Phương pháp 3 - Làm việc Hướng tới Mục tiêu
Bước 1 - Tạo môi trường phù hợp.
Dù mục tiêu của bạn là gì thì luôn tồn tại môi trường tốt hơn để đạt được mục tiêu. Làm tất cả những gì có thể để chắc chắn rằng mọi người và môi trường xung quanh không tạo ra trở ngại.
Ví dụ, nếu bạn học ngành y, bạn phải học lâu hơn và tập trung vào công việc. Nếu bạn sống với người suốt ngày mở tiệc thì bạn sẽ chểnh mảng, vì vậy bạn nên cân nhắc chuyển ra ngoài sống.
Ở cạnh những người sống có mục đích có thể giúp bạn sống có trách nhiệm và có động lực.
Bước 2 - Làm việc.
Chọn ngày để bắt đầu thực hiện mục tiêu phụ đầu tiên trong danh sách. Sau đó, tiến hành!
Nếu bạn không chắc về cách hoàn thành mục tiêu phụ đầu tiên, thì hẳn là nó quá phức tạp để đặt làm mục tiêu đầu tiên. Bạn không thể xác định bước đầu tiên để hướng tới mục tiêu, bạn cần nghiên cứu sâu hơn và chia thành nhiều mục tiêu nhỏ hơn.
Đặt ngày bắt đầu ít nhất một vài ngày trong tương lai. Nếu đây là mục tiêu khiến bạn hứng thú, dự đoán sẽ giúp bạn có động lực và nhiệt tình ngay từ bước đầu tiên.
Bạn có thể sử dụng thời gian chết trước khi ngày bắt đầu để điều chỉnh kế hoạch, xin lời khuyên hoặc mua bất kỳ công cụ nào cần để đạt được mục tiêu.
Bước 3 - Thực hiện mục tiêu một cách nhất quán.
Một khi đã bắt đầu, chìa khóa để đạt được mục tiêu cuộc đời là thực hiện ổn định và nhất quán. Quá trình từng bước từng bước này sẽ mất nhiều thời gian. Điều này rất quan trọng nên bạn phải không ngừng tiến bộ.
Nhiều người đặt mục tiêu và bắt đầu với nhiệt huyết mãnh liệt, dành nhiều thời gian và năng lượng vào mục tiêu ngay từ giai đoạn đầu. Nhiệt huyết là tốt nhưng cố đừng vắt kiệt sức ở những tuần/tháng đầu tiên. Bạn cũng không muốn đặt ra tiêu chuẩn mà mình không thể theo kịp trong khoảng thời gian dài. Hãy nhớ rằng đây là một con đường dài. Đây là cuộc hành trình, không phải cuộc đua.
Cách tốt nhất để đảm bảo tiến độ là tạo thời gian biểu thực hiện mục tiêu hàng ngày. Ví dụ, nếu bạn đang học để trở thành nhà hóa học, lên lịch thời gian cụ thể mỗi ngày để làm bài tập về nhà, chẳng hạn từ 3-7 giờ chiều. Lên lịch cụ thể hàng ngày để phát triển nghiên cứu của riêng mình, chẳng hạn từ 7:30 đến 9 giờ tối. Cố gắng luôn làm việc đúng giờ, trừ khi có việc gấp khiến bạn không thể thực hiện được. Sau 9 giờ tối, hãy nghỉ ngơi, thư giãn.
Luôn ghi nhớ rằng để đạt được bất kỳ mục tiêu gì cũng tiêu tốn nhiều thời gian và nỗ lực. Thời gian và mồ hôi chính là cách ta đạt được mục tiêu.
Bước 4 - Luôn có động lực.
Bởi vì sự nhất quán rất quan trọng nên bạn cần phải có động lực.
Các mục tiêu phụ có khả năng đạt được vô cùng quan trọng với động lực của bạn. Bạn sẽ dễ dàng duy trì nhiệt huyết và cam kết nếu cảm nhận được sự tiến bộ.
Sử dụng củng cố để tạo động lực. Củng cố tích cực chính là thêm những điều tốt vào cuộc sống. Củng cố tiêu cực là loại bỏ những điều không mong muốn. Cả hai đều giúp bạn có động lực. Nếu đang cố gắng tập trung điền đơn xin cấp phép cho nhà hàng và nhận thấy mình bị phân tâm, hãy thưởng cho bản thân điều gì đó. Có thể sau khi hoàn thành đơn, bạn có thể mát-xa cho bản thân. Bạn có thể phấn khởi hơn nếu không phải làm việc nhà. Dù bằng cách nào thì phương pháp củng cố cũng giúp bạn có động lực.
Trừng phạt bản thân khi không đạt được mục tiêu phụ không hiệu quả như phương pháp củng cố hành vi tốt. Nếu bạn chọn cách trừng phạt bản thân thì nhớ phải sử dụng phần thưởng.
Bước 5 - Theo dõi tiến độ.
Một trong những cách tốt nhất để luôn có động lực là theo dõi tiến độ và kiểm tra thường xuyên. Tùy thuộc vào mục tiêu và sở thích cá nhân, bạn có thể dùng ứng dụng, nhật ký hay lịch.
Cách thức nào cũng nhắc nhở bạn những mục tiêu đã đạt được. Chúng giúp bạn có trách nhiệm với bản thân khi luôn làm đúng lịch.
Viết nhật ký thường xuyên có thể giảm bớt căng thẳng và lo âu trong quá trình phấn đầu dài hạn cho mục tiêu.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-d%E1%BA%A1ng-l%C3%A1-s%E1%BB%93i | Cách để Nhận dạng lá sồi | Với hơn 60 loài sồi khác nhau chỉ tính riêng ở Mỹ và hàng trăm loài khác trên khắp thế giới, việc nhận dạng lá sồi không phải là dễ. Để thu hẹp phạm vi, chúng ta có thể xếp các loài sồi vào hai nhóm cơ bản dựa vào hình dạng lá: sồi đỏ và sồi trắng. Bước đầu tiên để nhận dạng lá sồi là học cách phân biệt các đặc điểm khác nhau.
Phương pháp 1 - Quan sát lá sồi
Bước 1 - Phân biệt cây sồi với những loài cây khác.
Cây sồi, tất cả đều thuộc chi Quercus, là loài cây có tán lá rộng, sinh trưởng ở vùng khí hậu ôn đới trên khắp trái đất. Có đến hơn 600 loài sồi đã được phát hiện, trong đó có 55 loài được tìm thấy ở Hoa Kỳ. Do có quá nhiều loài sồi trên thế giới, việc tìm ra các đặc điểm chung của chúng khá là khó khăn. Tuy nhiên, người ta đã tìm được các điểm đặc trưng của cây sồi như sau:
là đặc điểm dễ nhận biết nhất của cây sồi. Nếu cây ra quả đấu thì nó là cây sồi.
là kiểu lá có những phần tròn hoặc thon nhọn nhô ra từ đường gân lá. Mặc dù lá của một số loài sồi không xẻ thùy, nhưng tất cả lá sồi nói chung đều đối xứng qua đường gân rõ rệt ở giữa lá.
Tuy có khác nhau đôi chút, nhưng vỏ cây sồi thường gồm các mảnh nhỏ, cứng, hình vảy. Kiểu vỏ cây này khác với các mảng vỏ rộng dễ bong tróc của cây thông hoặc trông như giấy dán tường của cây bạch dương, đồng thời có nhiều rãnh và các đường nứt hơn.
Bước 2 - Quan sát phần chóp của thùy lá để xác định hai nhóm sồi trắng và sồi đỏ.
Các thùy lá là các phần của lá từ giữa nhô ra hai bên phiến lá như các cánh của ngôi sao. Sồi trắng có thùy lá tròn, còn sồi đỏ có thùy lá nhọn. Đây là điểm khác biệt quan trọng giúp giảm bớt một nửa loài cây trong vòng nghi ngờ mà bạn đang nhận diện.
Ở nhóm sồi đỏ, các đường gân lá chạy đến hết mép lá và tạo thành góc nhọn.
Bước 3 - Xét về vị trí địa lý.
Mỗi vùng địa lý có những loài sồi riêng và thường khác biệt đáng kể với các vùng khác. Tùy vào từng khu vực địa lý trên trái đất, các loài sồi mà bạn có thể bắt gặp sẽ rất khác nhau, vì rất hiếm có cây sồi nào sinh trưởng ở bờ đông lại có thể tìm thấy ở bờ tây, hay các loài sồi sống ở phía nam lại xuất hiện ở phía bắc, v.v… Nhìn chung, bạn có thể nhận biết vùng bạn đang sống dựa vào một vài tiêu chuẩn như sau (các ví dụ ở đây thuộc lục địa Hoa Kỳ):
Vị trí chung – Đông Bắc, Đông Nam, Trung Tây, Tây Bắc, Tây Nam
Vùng nội địa hoặc duyên hải
Vùng núi hoặc đồng bằng
Bước 4 - Đếm các thùy lá.
Các thùy lá là các phần nhô ra ở hai bên phiến lá từ đường gân giữa lá. Nếu có thể, bạn hãy so sánh nhiều chiếc lá để tìm ra số thùy lá trung bình. Một vài loài như sồi willow oak không có thùy lá nào, nhưng hầu hết các loài sồi đều có nhiều thùy lá.
Khi xác định số thùy lá, bạn nên đếm ít nhất 4-5 lá, vì điều này sẽ hữu ích khi bạn tham khảo sách hướng dẫn.
Bước 5 - Xem xét các khía giữa các thùy lá.
Quan sát các khía giữa các thùy lá xem nông hay sâu. Sồi trắng thường có các khía nông và sâu xen kẽ ngẫu nhiên, trong khi sồi đỏ có thể có các khía rất sâu hoặc không có khía nào.
Bước 6 - Quan sát sự thay đổi màu lá vào mùa thu.
Nhóm sồi thường xanh có lá xanh đậm và bóng quanh năm, nhưng hầu hết các loài sồi đều sẽ chuyển màu vào mùa thu. Một số loài như sồi scarlet oak (Quercus coccinea) khoe sắc màu rực rỡ vào mùa thu. Sồi trắng và sồi chestnut oak có lá màu nâu khi chuyển màu.
Vào mùa hè, bạn hãy quan sát xem lá có màu xanh nhạt hay đậm, có bóng hay không để xác định loài sồi.
Bước 7 - Ước lượng kích cỡ chung của lá.
Nhóm sồi thường xanh và một vài loài sồi đỏ như scrub oak có lá nhỏ, trong khi đa phần các loài sồi đỏ và hầu hết các loài sồi trắng rụng lá có lá to hơn nhiều (ít nhất 10 cm). Đây là một trong các đặc điểm khác biệt quan trọng nhất giữa các loài sồi có hình dạng giống nhau.
Bước 8 - Nhận diện các cây sồi mà bạn chưa biết bằng sách hướng dẫn của cục kiểm lâm Hoa Kỳ.
Bạn có thể dùng các dữ liệu thu thập được để xác định cây sồi theo sách hướng dẫn. Có hàng chục dến hàng trăm các loại sồi khác nhau, và bạn không thể nào thuộc lòng tất cả được. Hãy dựa vào các tiêu chuẩn kể trên để thu hẹp phạm vi, sau đó dùng sách hướng dẫn để tìm loại sồi bạn đang xem xét. Bạn có thể xem tập hợp các loại sồi thường gặp dưới đây, hoặc tham khảo Sách hướng dẫn của cuc kiểm lâm Hoa Kỳ.
Tìm phần phù hợp trong sách. Hầu hết các sách hướng dẫn chia ra hai phần cho hai nhóm sồi đỏ và sồi trắng.
Thu hẹp phạm vi xác định theo khu vực cụ thể. Một cuốn sách hướng dẫn tốt sẽ có bản đồ cho từng loài cây.
Khi đã tìm được danh sách các loài sồi khả dĩ, bạn hãy nhìn vào hình ảnh của từng cây để xác định.
Phương pháp 2 - Nhận biết một số loài sồi phổ biến
Bước 1 - Xác định loài sồi trắng phổ biến bằng những quả đấu có chén và sần sùi.
Đây không chỉ là tên gọi chung để chỉ tất cả các cây thuộc nhóm sồi trắng, mà thực sự có một loài có tên là Sồi Trắng (Quercus alba). Đặc điểm của loài này là quả đấu có vảy và các nốt như mụn cơm, và vỏ cây có màu nhạt. Lá cây có các đặc điểm:
Lá có 5-7 thùy, xòe rộng ra ở phần đầu.
Các khía xẻ thùy sâu đến nửa lá.
Màu xanh nhạt, tươi.
Bước 2 - Xác định sồi Post Oak.
Loài sồi vùng Trung Tây Hoa Kỳ này có vỏ cây màu sẫm và lá dễ phân biệt:
Thường có 5 thùy.
Các thùy lá rộng có hình chữ thập.
Lá đậm màu và kết cấu giống như da.
Bước 3 - Xác định sồi Bur Oak.
Sồi Bur oak, cũng được tìm thấy ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ, có lá rất to và các quả đấu đặc trưng, với các chén rất to (phần mũ nhỏ ở đầu quả) bao bọc toàn bộ quả.
Lá có thể dài đến 30 cm.
Các thùy lá rộng, mép thùy lá hầu như phẳng.
Bước 4 - Xác định sồi Chestnut Oak.
Thường được tìm thấy ở địa hình nhiều đá sỏi, loài cây có tán lá rộng này có quả đấu màu nâu đỏ, vỏ cây màu nâu đậm và có nhiều rãnh.
Mép lá trông như dao răng cưa, nhưng các đường gân lá không chạy đến hết mép lá.
Lá xòe rộng ở phần chóp và dần dần thon lại ở gần cuống.
Lá dài khoảng 10- 23 cm, rộng khoảng 10 cm.
Bước 5 - Xác định loài sồi đỏ phổ biến.
Loài sồi này có quả đấu với phần đầu phẳng như đang đội chiếc mũ chỏm tròn cong vành.
Lá màu xanh nhạt có 6-7 thùy.
Các khía xẻ thùy trên lá sâu đến nửa lá.
Các thùy nhọn có thể có 2 chóp nhỏ hơn ở hai bên.
Bước 6 - Xác định sồi Shumard Oak.
Các chén của quả đấu hình trứng này chỉ bao bọc 1/4 toàn bộ hạt, vỏ cây dài và có màu nhạt. Cây có thể cao đến hơn 30 mét.
Lá có màu xanh đậm.
Mép thùy lá tách ra thành nhiều răng cưa tua tủa.
Khía xẻ thùy rất sâu.
Bước 7 - Xác định sồi Pin Oak.
Là một loại cây cảnh phổ biến, loài sồi phát triển nhanh này có các quả đấu nhỏ, đặc trưng với mũ hình đĩa và vỏ cây nhẵn màu xám.
Lá mỏng với các khía xẻ sâu, khiến chiếc lá có hình dạng gầy guộc.
5-7 thùy, mỗi thùy có nhiều chóp nhọn.
Lá có màu sắc rất rực rỡ vào mùa thu.
Sồi Pin Oak miền Bắc có lá tương tự nhưng có quả đấu dài hơn.
Bước 8 - Xác định sồi đen (Black Oak).
Sồi đen có lá dễ nhận biết và lớp bên dưới vỏ cây có màu cam sáng mà bạn có thể nhìn thấy trong các đường nứt.
Lá màu xanh đậm.
Lá to, có thể đạt đến 30 cm, phần chóp lá rộng hơn phần gần cuống lá.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-t%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BB%99-%C4%83n-c%E1%BB%A7a-m%C3%A8o | Cách để Giảm tốc độ ăn của mèo | Mèo thường cảm thấy vui mừng khi đến giờ ăn và có thể ăn quá nhiều hoặc quá nhanh. Sau đó chúng có thể nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, hoặc thừa cân do ăn quá nhanh và quá nhiều. Những người nuôi mèo có thể giúp mèo ăn chậm và đúng cách bằng cách sử dụng đĩa thức ăn chuyên dụng và một số kỹ thuật cho ăn khác.
Phương pháp 1 - Sử dụng đĩa thức ăn chuyên dụng
Bước 1 - Chia thức ăn cho mèo thành nhiều phần lên đĩa hoặc khay dẹt.
Để mèo ăn uống chậm rãi, bạn có thể đổ thức ăn khô vào đĩa hoặc khay dẹt làm bánh. Điều này khiến mèo chỉ ăn một lượng ít cùng lúc và nhai kỹ thức ăn.
Bước 2 - Cho thức ăn khô vào bóng đựng thức ăn và biến thành trò chơi ăn uống.
Mèo có thể vừa vui chơi vừa ăn thức ăn trong quả bóng trong bữa. Điều này giúp mèo giảm tốc độ ăn và khuyến khích chúng sử dụng kỹ năng săn bắt để có được thức ăn.
Để tạo cơ hội rèn luyện cho mèo, bạn có thể dùng bóng đựng thức ăn trong lúc vui chơi để khuyến khích mèo nỗ lực lấy thức ăn và ngăn chặn việc chúng ăn quá nhanh hoặc quá nhiều.
Bước 3 - Để thức ăn ướt dưới đáy bát.
Cách này giúp mèo ăn chậm hơn vì chúng không thể ngoặm hết thức ăn. Thay vào đó, mèo sẽ phải tìm cách ăn từng miếng nhỏ một cách chậm rãi và nuốt trước khi ăn miếng khác.
Bước 4 - Đặt trái bóng gôn vào giữa bát thức ăn của mèo.
Quả bóng có chức năng làm vật cản trở khiến mèo ăn chậm hơn vì chúng cần phải ngừng lại trong khi ăn để đẩy chướng ngại vật hoặc ăn thức ăn bám xung quanh vật cản trở.
Sử dụng vật cản không nuốt được, chẳng hạn như bóng gôn hoặc bóng bàn.
Bước 5 - Dùng bát thức ăn tích hợp sẵn ống cố định ở giữa.
Nhiều cửa hàng vật nuôi có bán loại bát dành cho thú cưng có sẵn ống lớn nằm ở giữa bát hoặc nhiều ống nhỏ. Loại bát này giúp mèo ăn chậm hơn và nhai kỹ thức ăn.
Bước 6 - Mua dụng cụ cho ăn tự động.
Công cụ này giúp chủ vật nuôi kiểm soát lượng thức ăn của thú cưng bằng cách nhấn nút đơn giản. Nhiều loại dụng cụ có chức năng cài đặt bằng số để bạn biết chính xác lượng thực phẩm mèo ăn trong một lần. Trên dụng cụ cũng có các thông số giúp bạn xác định lượng thức ăn dành cho mèo và tránh cho ăn quá nhiều hoặc quá ít.
Bạn có thể cài đặt máy cho ăn để mèo ăn từng lượng thức ăn nhỏ trong một ngày, giúp mèo giảm tốc độ ăn và ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhanh.
Phương pháp 2 - Sử dụng kỹ thuật cho ăn khác
Bước 1 - Cho mèo ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Nếu mèo ăn quá nhanh và nôn mửa hoặc bắt đầu có triệu chứng tiêu hóa như là đầy hơi, bạn cần phải điều chỉnh lịch trình cho ăn của chúng. Thay vì ăn ba bữa lớn một ngày, bạn có thể chia nhỏ thành năm đến sau bữa trong vòng từ một đến hai tuần.
Sau một đến hai tuần, kiểm tra xem liệu thời gian biểu ăn uống mới có giúp mèo giảm tốc độ ăn hay không. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp thú cưng tiêu hóa thức ăn phù hợp và duy trì sự thèm ăn cho bữa kế tiếp.
Bạn cũng có thể cho thức ăn vào đĩa nhỏ đặt quanh nhà để buộc mèo phải di chuyển để ăn nhiều hơn. Điều này giúp thú cưng xem thời gian ăn uống như là “cuộc săn”, được kích thích tinh thần và thể chất, cũng như khiến chúng phải tự kiểm soát khi đang ăn.
Bước 2 - Chuẩn bị nhiều bát thức ăn cho từng con mèo.
Nếu nuôi nhiều mèo, bạn có thể gặp phải tình trạng con này bắt nạt con kia và ăn hết phần của chúng, hoặc một con chiếm hết phần khi đến giờ ăn. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách chuẩn bị nhiều bát thức ăn trong nhà, tốt nhất là đặt ở từng phòng khác nhau hoặc khu vực khác trong nhà. Cách này giúp chia tách đàn mèo trong lúc ăn và bảo đảm từng con được ăn đủ phần của mình.
Chuẩn bị nhiều bát thức ăn với lượng thực phẩm rải rác đều trong ngày cho đàn mèo để chúng giảm bớt tốc độ ăn.
Bước 3 - Đưa mèo đi khám bác sĩ thú y nếu chúng tiếp tục ăn quá nhanh và có dấu hiệu thiếu ăn.
Nếu bạn đã áp dụng các bước trên nhưng mèo vẫn tiếp tục ăn quá nhanh và không có dấu hiệu tăng cân hoặc ăn không đủ no, chúng có thể gặp vấn đề sức khỏe cần được khắc phục. Đưa mèo đi khám bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe nhằm bảo đảm rằng thói quen ăn nhiều hoặc nhanh không phải là triệu chứng bệnh tật.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-gi%E1%BA%ADt-khi-ch%C6%A1i-game | Cách để Giảm tình trạng giật khi chơi game | Hai vấn đề chính mà bạn thường gặp khi chơi game trực tuyến trên máy tính là: bị giật và hiệu suất thấp. Nếu chơi nhiều game trực tuyến, có thể bạn đã gặp phải tình trạng game bị giật và có độ trễ cao. Việc truyền dữ liệu qua lại giữa máy tính và máy chủ game cần nhiều thời gian, và đó là nguyên nhân gây ra tình trạng giật. Mặc dù tình trạng giật không cải thiện nhiều khi máy tính được kết nối với máy chủ ở xa, nhưng bạn vẫn có thể tối ưu hóa hệ thống mạng để chơi game với trải nghiệm tốt nhất. Nếu game bị giật hoặc có số khung hình trên giây thấp, có lẽ phần cứng của máy tính chưa đáp ứng được yêu cầu của game. Bạn có thể cải thiện hiệu suất của game bằng cách điều chỉnh thiết lập và hạn chế các tác vụ ngầm.
Phương pháp 1 - Tăng số khung hình trên giây (FPS) và hiệu suất
Bước 1 - Đảm bảo không có chương trình nào khác đang hoạt động trong lúc bạn chơi game.
Nếu chương trình như iTunes hoặc chương trình torrent được mở cùng lúc với game, chúng có thể “ngốn sạch” nguồn tài nguyên hệ thống.
Kiểm tra khay hệ thống để biết chương trình nào đang hoạt động ngầm.
Bước 2 - Cập nhật trình điều khiển card đồ họa.
Đây là phần mềm điều khiển card đồ họa và cho phép nó hỗ trợ các trò chơi. Việc sử dụng trình điều khiển lỗi thời có thể ảnh hưởng đến hiệu suất, vì các trình điều khiển mới thường được điều chỉnh cho phù hợp với một số game. Hãy đảm bảo bạn luôn sử dụng phiên bản mới nhất của trình điều khiển. Bạn có thể tải trình điều khiển mới nhất từ trang web của Nvidia, AMD hoặc Intel (tùy thuộc vào nhà sản xuất bộ chuyển đổi đồ họa). Bạn có thể tham khảo cách cập nhật trình điều khiển card màn hình trên Windows 7 để biết thêm chi tiết.
Bước 3 - Giảm các thiết lập trong game.
Cách tốt nhất để tăng tối đa hiệu suất game là giảm các thiết lập đồ họa. Việc này có thể khiến game trông có vẻ tệ hơn, nhưng lại làm tăng tối đa số khung hình trên giây (FPS) và cho bạn trải nghiệm mượt mà hơn. Hãy tìm các thiết lập sau trong trình đơn Graphic Options (Tùy chỉnh đồ họa) để tạo ra sự thay đổi rõ rệt:
Resolution (Độ phân giải) - Game hiển thị tốt nhất khi màn hình được thiết lập độ phân giải mặc định, nhưng bạn có thể cải thiện số khung hình trên giây bằng cách giảm độ phân giải. Mặc dù game trông có vẻ không rõ nét, nhưng bạn sẽ nhanh chóng có ngay trải nghiệm mượt mà hơn. Việc thay đổi độ phân giải có thể giúp bạn đạt được hiệu suất tối đa. Ví dụ, việc chuyển đổi từ 1920×1080 sang 1600×900 sẽ tăng số khung hình trên giây lên 20%.
Anti-aliasing (Khử răng cưa, viết tắt là AA) - Đây là kỹ thuật làm mịn các cạnh răng cưa của hình ảnh, làm cho các đường viền trông tự nhiên hơn. Có rất nhiều lựa chọn khử răng cưa (MSAA, FSAA, v.v.), nhưng bạn cần lưu ý rằng hầu hết các lựa chọn đều ảnh hưởng lớn đến hiệu suất. Hãy thử tắt AA và xem game vận hành như thế nào. Nếu bạn có trải nghiệm siêu mượt và muốn thử một số tính năng AA, hãy thử FXAA trước, vì đây là giải pháp AA thấp nhất. Ngoài ra, bạn nên chọn giải pháp 2X hoặc 4X.
Texture Quality (Chất lượng vân bề mặt) - Nếu game giật liên tục trong lúc chơi (khác với tỷ lệ khung hình thấp), bạn cần giảm chất lượng vân bề mặt. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn chơi game mới bằng card đồ họa cũ.
Shadow Quality (Chất lượng bóng) - Phần bóng với độ chi tiết cao có thể tiêu tốn nhiều năng lượng, vì vậy hãy thử giảm chất lượng bóng để tăng tối đa hiệu suất.
V-Sync (Đồng bộ số khung hình trên giây) - Đây là lựa chọn khóa đồng bộ chiều dọc theo tần số quét của màn hình, khiến game hiển thị với tỷ lệ khung hình thấp hơn. Bạn có thể vô hiệu hóa thiết lập này để tăng tốc độ tiềm năng; tuy nhiên hình ảnh có thể trông như bị rách.
Bước 4 - Chạy phiên bản tối ưu hóa dành cho phần cứng hoặc trình điều khiển của bạn.
Có thể game sử dụng phiên bản tối ưu hóa dành cho bộ xử lý CPU 32-bit hay 64-bit hoặc phiên bản tối ưu hóa cho trình điều khiển đồ họa như DirectX 11 hay mới hơn. Hãy thử nhiều chương trình thực thi và ghi chú loại đem đến hiệu suất tốt hơn.
Hai nhà sản xuất card đồ họa tiếng tăm trên thị trường hiện nay là Nvidia và AMD. Có thể game của bạn được thiết kế dựa trên một loại card đồ họa. Nhà phát triển sẽ cung cấp bản vá giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến thương hiệu card đồ họa gây ra lỗi hiệu suất. Bạn nên tham khảo các diễn đàn thảo luận và trang web của nhà phát triển để biết thêm chi tiết.
Bước 5 - Vô hiệu hóa thiết lập card đồ họa tích hợp.
Đối với một số cấu hình máy tính như laptop có card đồ họa tích hợp và cao cấp, các chương trình thường hoạt động trên card đồ họa tích hợp với thông số kỹ thuật thấp hơn.
Trình điều khiển card đồ họa Nvidia có sẵn phần mềm Nvidia Control Panel cho phép bạn thay đổi chương trình từ việc sử dụng card đồ họa tích hợp sang card đồ họa Nvidia. Để mở Control Panel, bạn sẽ nhấp phải vào khoảng trống trên màn hình chính và nhấp vào “NVIDIA Control Panel”. Tiếp theo, nhấp vào “Manage 3D Settings” (Quản lý cài đặt 3D) trong phần bên trái. Trong cửa sổ chính, nhấp vào thẻ “Global Settings” (Cài đặt toàn cầu) và chuyển lựa chọn “Preferred graphics processor” (Bộ xử lý đồ họa được ưu tiên) sang “High-performance NVIDIA processor” (Bộ xử lý NVIDIA hiệu suất cao), rồi đóng cửa sổ. Đây là thao tác thay đổi thiết lập card đồ họa cho tất cả chương trình.
Kiểm tra bên dưới phần thiết lập của game để biết card đồ họa nào được dùng như trình điều khiển màn hình cơ bản. Nếu bạn đã lắp đặt nhiều card đồ họa, việc thay đổi thiết lập này sang card đồ họa hiệu suất cao sẽ khắc phục sự cố.
Bạn có thể vô hiệu hóa card đồ họa tích hợp qua BIOS. Hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng máy tính hoặc trang web của nhà sản xuất để biết cách vô hiệu hóa card đồ họa tích hợp.
Bước 6 - Tìm các điều chỉnh (mod) làm tăng hiệu suất.
Có thể bạn gặp phải game chưa tối ưu hóa cho ổ cứng của mình hoặc có hiệu suất kém. Trong trường hợp này, bạn có thể tìm trên mạng các điều chỉnh hoặc cải thiện không chính thức giúp tạo ra hiệu suất cao hơn. Hãy tham khảo các đánh giá hoặc diễn đàn thảo luận trước khi tải dữ liệu để có thể cài đặt điều chỉnh đúng cách.
Bước 7 - Tham khảo thông tin trên các diễn đàn thảo luận.
Các nhóm thảo luận như nhóm trao đổi game của nhà phát triển hoặc nhà phát hành, trang web game và dịch vụ tải game như Steam hoặc GOG cung cấp đầu mối cho những ai gặp vấn đề với game mà họ đang chơi. Việc cung cấp thông số kỹ thuật của hệ thống khi tìm kiếm sự giúp đỡ có thể giúp bạn xác định vấn đề đang gặp phải. Bạn cũng tìm được nhiều chủ đề khác khi tìm kiếm thông tin trên diễn đàn.
Có lẽ người dùng khác cũng gặp phải vấn đề giống bạn và đôi khi họ có thể gợi ý cách khắc phục sự cố.
Bước 8 - Quét tìm vi-rút và mã độc.
Nếu máy tính bị nhiễm vi-rút, nguồn tài nguyên hệ thống sẽ bị vi-rút chiếm dụng. Việc loại bỏ dữ liệu độc hại không chỉ tăng hiệu suất của game mà còn cải thiện độ bảo mật của máy tính. Hầu hết vi-rút được loại bỏ bằng cách kết hợp chương trình diệt vi-rút, Malwarebytes Anti-Malware và AdwCleaner (cả hai đều là chương trình miễn phí). Bạn có thể tìm hiểu thông tin trên mạng để được hướng dẫn chi tiết.
Phương pháp 2 - Giảm độ trễ
Bước 1 - Chọn máy chủ game gần với bạn.
Nhiều game có lựa chọn duyệt qua máy chủ có sẵn hoặc ghép vùng. Việc chọn vị trí gần với bạn là cách giảm độ trễ hiệu quả nhất.
Quy trình này sẽ khác nhau tùy thuộc vào game mà bạn đang chơi. Hãy tìm bộ lọc vị trí trong trình duyệt máy chủ, vị trí trong tên hoặc mô tả máy chủ (Mỹ, châu Âu, v.v.) hoặc thiết lập vùng trong trình đơn ghép vùng.
Không phải game nhiều người chơi nào cũng cho phép bạn chọn vùng, và có thể tự động kết nối với máy chủ hoặc người chơi gần bạn nhất.
Bước 2 - Đóng mọi chương trình cần kết nối mạng trên máy tính.
Trước khi chơi game trực tuyến, bạn nhớ đóng các chương trình “ngốn” băng thông. Chương trình torrent, việc nghe nhạc trực tuyến và trình duyệt mở đều có thể khiến game bị giật nếu được mở cùng lúc. Vì vậy, hãy đóng các chương trình này trước khi bạn chơi game. Bạn có thể kiểm tra System Tray (Khay ứng dụng) để biết chương trình nào đang hoạt động ngầm.
Bước 3 - Kiểm tra xem có thiết bị nào khác đang tiêu tốn băng thông hay không.
Nếu ai đó xem video trong phòng khác, bạn sẽ gặp phải độ trễ cao khi chơi game. Hãy thử chơi game khi người khác đang không sử dụng mạng, hoặc gợi ý họ làm việc khác trong một lúc.
Bước 4 - Kết nối máy tính hoặc máy chơi game với router thông qua Ethernet.
Nếu máy tính hoặc máy chơi game được kết nối với mạng không dây, bạn sẽ có trải nghiệm chơi game tồi tệ. Nếu có thể, bạn nên kết nối dây cáp Ethernet từ cổng Ethernet của máy tính với cổng LAN mở trên router.
Bước 5 - Đặt lại thiết bị mạng.
Nếu bạn nhận thấy tình trạng giật tệ hơn bình thường, việc đặt lại thiết bị mạng có thể giúp khắc phục sự cố. Hệ thống mạng sẽ bị vô hiệu hóa trong một lúc; vì vậy, hãy tắt game trước và đảm bảo bạn không làm phiền ai khác:
Tháo dây cáp nguồn khỏi modem và router, nếu bạn sử dụng hai thiết bị riêng biệt.
Để thiết bị mạng ngưng hoạt động khoảng 30 giây.
Kết nối modem và chờ thiết bị khởi động lại. Việc này có thể mất khoảng 1-2 phút.
Kết nối router sau khi modem hoàn tất việc khởi động (nếu bạn có thiết bị này). Router sẽ khởi động lại sau 1-2 phút.
Bước 6 - Quét mã độc trên máy tính.
Nếu máy tính bị nhiễm vi-rút hoặc phần mềm quảng cáo, các hoạt động ngầm sẽ tiêu tốn nhiều băng thông và năng lượng. Bạn cần đảm bảo chương trình diệt vi-rút được cập nhật, và quét máy tính bằng Malwarebytes Anti-Malware và AdwCleaner (cả hai đều miễn phí) để tìm và loại bỏ hầu hết dữ liệu độc hại phổ biến. Hãy tìm hiểu thêm thông tin để biết hướng dẫn chi tiết.
Bước 7 - Bật QoS trên router (nếu có thể).
Nếu router có hỗ trợ kiểm soát QoS (Chất lượng dịch vụ), bạn có thể dùng chúng để chuyển ưu tiên lưu lượng mạng cho game. Quy trình kích hoạt các kiểm soát này sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng router, và không phải router nào cũng có tính năng này.
Hầu hết thiết lập QoS mặc định sẽ ưu tiên lưu lượng dành cho game và duyệt web. Bạn cần tìm hiểu thiết lập dành cho router của mình.
Tìm hiểu cách truy cập router để biết cách truy cập trang cấu hình của router. Thiết lập QoS (nếu có) thường được tìm thấy trong phần "Traffic" (Lưu lượng).
Bước 8 - Nâng cấp router nếu đã lâu bạn chưa làm việc này.
Nếu bạn dùng kết nối không dây và đã lâu chưa nâng cấp router, việc dùng router mới sẽ giúp bạn có kết nối ổn định hơn. Hãy tham khảo cách chọn router không dây để biết các mẹo chọn router phù hợp. Bên nên tìm router có kiểm soát QoS giúp ưu tiên lưu lượng game trên hệ thống mạng.
Bước 9 - Nâng cấp mạng internet.
Đây là bước cuối cùng, nhưng bạn có thể tìm được gói cước “hời” khi nâng cấp mạng internet. Nếu đã lâu bạn chưa tìm hiểu các gói cước internet, bạn sẽ phát hiện ra chi phí đang trả tương đương với chi phí của gói cước có tốc độ cao hơn.
Bước 10 - Cân nhắc việc sử dụng dịch vụ VPN.
Đôi khi nhà mạng sẽ chuyển lưu lượng qua nhiều máy chủ trước khi đến đích. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng trễ, kể cả khi bạn đang ở vị trí gần với máy chủ. Trong trường hợp này, dịch vụ VPN sẽ giúp giảm độ trễ vì không còn nhiều điểm dừng giữa máy tính của bạn và máy chủ game.
Tuy nhiên, dịch vụ VPN không thể đưa bạn đến gần máy chủ một cách thần kỳ. Nếu muốn kết nối với máy chủ nước ngoài, bạn vẫn phải cạnh tranh với tốc độ ánh sáng và VPN không tạo ra nhiều khác biệt.
Trong nhiều trường hợp, dịch vụ VPN sẽ làm tăng độ trễ, vì lưu lượng của bạn phải đi qua điểm dừng đó. Dịch vụ VPN chỉ thật sự hữu ích khi nhà mạng điều chỉnh hoặc truyền lưu lượng game theo cách bất thường.
Hãy xem cách kết nối mạng VPN để biết cách tìm và kết nối với dịch vụ VPN.
Phương pháp 3 - Tối ưu hóa phần cứng máy tính
Bước 1 - Cân nhắc việc ép xung phần cứng.
Nếu máy tính được trang bị phần cứng thích hợp, bạn có thể tăng thêm sức mạnh của phần cứng bằng cách tăng xung nhịp và điện áp. Việc này được gọi là "ép xung", và không có rủi ro. Mặc dù điện áp tăng quá cao sẽ làm cháy thiết bị, nhưng nếu bạn có thể tăng sức mạnh phần cứng thì hiệu suất sẽ tăng lên đáng kể. Việc ép xung mạnh cần thêm kỹ thuật làm mát tiên tiến. Tuy nhiên, không phải phần cứng nào cũng có thể ép xung.
Hãy tìm hiểu cách ép xung card màn hình.
Bạn có thể tham khảo cách ép xung CPU để biết cách thao tác.
Bước 2 - Thử dùng chương trình tối ưu hóa máy tính.
Bạn có thể tìm được nhiều chương trình giúp cải thiện hiệu suất game. Các chương trình này sẽ dừng hoạt động ngầm không cần thiết, chống phân mảnh thư mục game, và thực hiện quy trình tối ưu. Tiện ích mà bạn nhận được có thể khác nhau, đặc biệt khi bạn đã đóng các chương trình hoạt động ngầm và thường xuyên duy trì ổ cứng. Vài chương trình tăng hiệu suất phổ biến là:
Razer Cortex
Game Gain
CCleaner
AVG PC TuneUp
Bước 3 - Nâng cấp phần cứng.
Nếu đã lâu bạn chưa nâng cấp máy tính, việc nâng cấp vài bộ phận có thể làm tăng đáng kể hiệu suất game:
RAM - Hầu game mới đều yêu cầu máy tính có RAM tối thiểu 4GB, và tốt hơn hết bạn nên “tậu” RAM 8 GB. Thanh RAM có giá thành tương đối thấp, và việc cài đặt cũng khá dễ dàng. Hãy xem cách cài đặt RAM để được hướng dẫn thêm.
Card màn hình - Một trong những cách cải thiện hiệu suất game tốt nhất là nâng cấp card màn hình. Linh kiện này có giá thành tương đối cao, nhưng sản phẩm tầm trung cũng có thể làm tăng hiệu suất rõ rệt nếu đã lâu bạn chưa nâng cấp nó. Hãy xem cách lắp đặt card đồ họa để biết thêm chi tiết.
CPU - Tầm quan trọng của CPU đối với game đã giảm đi so với trước đây, nhưng nếu bạn đang dùng máy tính rất cũ, bạn có thể nâng cấp lên bộ vi xử lý 4 nhân. Nâng cấp CPU là việc rất phức tạp khi bạn nâng cấp máy tính, vì cần có bo mạch chủ mới (và RAM) và cài đặt lại Windows. Hãy xem cách cài đặt bộ vi xử lý mới để biết cách thao tác.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%8Dn-d%C6%B0a-h%E1%BA%A5u-ngon | Cách để Chọn dưa hấu ngon | Rất nhiều người không biết làm thế nào để chọn được một quả dưa hấu ngon mà chỉ gõ gõ vào quả dưa như thể họ biết họ đang làm gì. Mặc dù việc chỉ nhìn vào bề ngoài để nhận biết được dưa hấu đã chín hay chưa có thể không dễ dàng nhưng vẫn có một số mẹo giúp bạn chọn được quả dưa hấu ngon tuyệt.
Phương pháp 1 - Chọn dưa hấu
Bước 1 - Tìm quả dưa có kích thước đồng đều.
Bạn nên tìm một quả dưa cân đối, tròn đều, không méo mó, không có vết thâm tím, nhũn giập, không có vết cắt hoặc vết nứt. Nếu quả dưa có bất kỳ cục u hoặc bướu nào thì có thể quả dưa đó có lẽ đã phải nhận lượng ánh sáng mặt trời hoặc nước không đều trong suốt quá trình phát triển, gây khô hoặc có hình dạng méo mó.
Bước 2 - Nhấc quả dưa lên.
Một quả dưa hấu nên có cân nặng tương ứng với kích cỡ của nó, vì điều này cho thấy rằng trái dưa này mọng nước, đủ chín và ngọt. Hãy thử so sánh trọng lượng của hai quả dưa hấu với có cùng kích cỡ - quả nặng hơn sẽ ngon hơn. Lời khuyên này cũng dành cho hầu hết các loại trái cây và rau củ khác.
Bước 3 - Tìm điểm tiếp giáp.
Mặt bên dưới quả dưa hấu ngon nên có một mảng rám màu kem, được gọi là điểm tiếp giáp. Đây là nơi quả dưa tiếp xúc với mặt đất và chín vàng dưới áng sáng mặt trời, vì vậy nếu mảng rám này có màu vàng càng đậm thì chứng tỏ dưa càng ngọt! Lời khuyên này không hề vô thưởng vô phạt. Nếu quả dưa có mảng rám màu trắng hoặc thậm chí không tồn tại mảng rám này thì có thể dưa hấu đã được thu hoạch quá sớm và sẽ không chín.
Bước 4 - Kiểm tra màu sắc vỏ dưa.
Một quả dưa hấu hoàn hảo, chín tới sẽ có vỏ màu xanh đậm và bề mặt vỏ sẫm chứ không sáng bóng. Quả dưa hấu có vỏ sáng bóng thường là quả còn non.
Bước 5 - Hãy thử dùng kỹ thuật gõ.
Kỹ thuật này có thể hơi khó để có thể sử dụng thành thạo nhưng được rất nhiều người yêu thích món dưa hấu tin dùng. Chụm các khớp ngón tay lại rồi gõ vào vỏ dưa và nghe âm thanh phát ra. Nếu tiếng phát ra đầy đặn, trong trẻo thì có nghĩa là trái dưa đó ngon. Còn nếu như có tiếng đục hoặc trầm, thì điều này có nghĩa là trái dưa hấu chưa chín tới.
Bước 6 - Biết cách chọn dưa hấu cắt sẵn.
Nếu bạn đang mua dưa hấu đã được cắt sẵn thì cũng có một số điều bạn nên chú ý. Nên chọn những miếng dưa có phần thịt đỏ tươi và hạt nâu đen hoặc đen. Tránh những miếng có vệt trắng và nhiều hạt trắng. Bạn cũng nên tránh những miếng dưa trông khô, xốp hoặc những miếng hạt tách rời ra khỏi phần thịt.
Phương pháp 2 - Bảo quản và cắt dưa hấu
Bước 1 - Bảo quản dưa hấu đúng cách.
Một quả dưa còn nguyên, chưa bổ có thể để trong tủ lạnh trong vòng một tuần, cần sử dụng trong khoảng thời gian này. Nhớ di chuyển dưa nhẹ nhàng để tránh bị bầm giập.
Không bao giờ được bảo quản dưa hấu ở nhiệt độ dưới 4 độ C vì mức nhiệt này khiến hoa quả bị úng, hỏng.
Sau khi mua, nếu bạn muốn trái dưa chín thêm, hãy bảo quản dưa ở nhiệt độ phòng trong vài ngày. Cách này sẽ khiến trái dưa chín thêm một chút nhưng sẽ không thể chín thêm nhiều được vì thực tế là những trái dưa hấu được hái quá sớm sẽ không bao giờ chín hoàn toàn được.
Bước 2 - Cắt dưa hấu.
Để cắt dưa hấu thành từng miếng nhỏ vừa miệng, trước tiên hãy đặt dưa hấu nằm ngang lên một cái thớt, dùng dao sắc cắt bỏ phần cuống và đáy dưa. Bước này sẽ giúp bạn đặt được trái dưa dựng đứng lên theo chiều dọc mà không bị đổ.
Chạy lưỡi dao xuống các cạnh của dưa hấu để cắt bỏ phần vỏ. Sau đó cắt phần thịt dưa thành các lát tròn và từ đó cắt thành các khối nhỏ có kích thước khoảng 2,5 cm.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/3b\/Select-a-Watermelon-Step-8Bullet1.jpg\/v4-460px-Select-a-Watermelon-Step-8Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/3b\/Select-a-Watermelon-Step-8Bullet1.jpg\/v4-728px-Select-a-Watermelon-Step-8Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":306,"bigWidth":728,"bigHeight":485,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Nếu không sử dụng ngay lập tức, bạn hãy để dưa hấu đã cắt trong một chiếc hộp có nắp đậy và để vào trong tủ lạnh. Dưa hấu có thể để được trong tủ lạnh từ 3 đến 4 ngày.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/31\/Select-a-Watermelon-Step-8Bullet2.jpg\/v4-460px-Select-a-Watermelon-Step-8Bullet2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/31\/Select-a-Watermelon-Step-8Bullet2.jpg\/v4-728px-Select-a-Watermelon-Step-8Bullet2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":306,"bigWidth":728,"bigHeight":485,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Bước 3 - Tách hạt dưa hấu.
Nếu muốn tách hạt dưa hấu, bạn chỉ cần bổ đôi rồi chia quả dưa thành bốn phần. Từ các phần đó, dùng dao cắt phần thịt dưa dọc theo hướng các hàng hạt.
Bây giờ, nhấc miếng dưa bạn vừa cắt ra. Dùng nĩa cạo hạt từ miếng bạn vừa nhấc ra và các phần thịt dưa còn lại trên vỏ.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/23\/Select-a-Watermelon-Step-9Bullet1.jpg\/v4-460px-Select-a-Watermelon-Step-9Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/23\/Select-a-Watermelon-Step-9Bullet1.jpg\/v4-728px-Select-a-Watermelon-Step-9Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":306,"bigWidth":728,"bigHeight":485,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Rất tuyệt nếu bạn loại bỏ hạt trước khi cắt dưa hấu thành từng miếng nhỏ để trộn vào món ăn vặt, dùng trong món salsa, pha lẫn vào các loại đồ uống hay bất cứ thứ gì bạn muốn dùng cùng dưa hấu.
Phương pháp 3 - Sử dụng dưa hấu trong các công thức nấu ăn
Bước 1 - Làm salad dưa hấu.
Dưa hấu là nguyên liệu bổ sung hoàn hảo cho một món salad tươi, giúp bữa trưa trở nên phong phú, giòn, ngon ngọt. Món salad này là sự kết hợp của dưa hấu, dưa chuột, hạt điều và phô mai Feta!
Bước 2 - Làm nước chanh dưa hấu.
Hãy tưởng tượng trong một ngày hè nóng bức, còn điều gì có thể giúp bạn sảng khoái hơn một cốc nước chanh có vị dưa hấu mát lạnh? Sử dụng trái dưa hấu ngọt nhất bạn có thể tìm thấy để tạo ra thứ đồ uống ngon nhất!
Bước 3 - Làm bánh donut dưa hấu.
Bánh donut dưa hấu không phải là bánh donut “nguyên bản” mà chỉ là những lát dưa hấu được cắt thành hình bánh donut. Và chỉ cần phủ đường và hạnh nhân được cắt nhỏ lê trên bề mặt là bạn đã tạo ra được một món ăn vặt hấp dẫn.
Bước 4 - Làm món dưa hấu chiên.
Đây là một món ăn ngon nhưng không có lợi cho sức khoẻ. Dưa hấu chiên thường được phục vụ tại các hội chợ và các sự kiện. Họ thường phủ một ít đường dạng bột lên trên bề mặt để tăng độ ngọt của món ăn.
Bước 5 - Làm vodka dưa hấu.
Bạn có thể tạo ra một thức uống ngon, đúng chất mùa hè bằng cách bỏ các lát dưa hấu vào vodka - thêm một chút đá và nước trái cây vào để tạo ra một loại đồ uống có màu hồng tuyệt đẹp cho các buổi tiệc!
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%C3%ADch-xu%E1%BA%A5t-Trang-t%E1%BB%AB-T%C3%A0i-li%E1%BB%87u-PDF | Cách để Trích xuất Trang từ Tài liệu PDF | Đôi khi bạn không cần giữ lại tất cả thông tin trong một bản báo cáo khổng lồ, hay dung lượng của nó quá lớn bạn không thể chép vào USB được, hay chỉ có vài trang đáng lưu tâm. Nếu gặp phải các trường hợp đó, bạn có thể trích xuất các trang đó ra khỏi tài liệu gốc và tạo thành một tập tin mới nhẹ hơn.
Phương pháp 1 - Acrobat Professional trên PC hoặc Mac
Bước 1 - Khởi động Adobe Acrobat Professional.
Mở tài liệu có trang cần tách.
Bước 2 - Nhấp chuột vào tab Pages ở phía trái cửa sổ tài liệu.Trang Pages sẽ xuất hiện và hiển thị hình ảnh thu nhỏ các trang của tài liệu.
Bước 3 - Cài đặt trang.
Trong trang , kéo thả ảnh của các trang muốn tách để chúng xuất hiện theo tuần tự.
Ví dụ, nếu bạn muốn tách trang đầu tiên và trang thứ 3, kéo ảnh của trang thứ 3 lên phía trước cho tới khi thanh màu xanh da trời xuất hiện phía trên ảnh thu nhỏ của trang thứ 2. Thanh màu xanh sẽ xác định vị trí mới của trang thứ 3 khi bạn thả ảnh.
Thả ảnh vào vị trí sao cho các trang xuất hiện theo tuần tự. Trang bạn kéo bây giờ đã là trang thứ 2 của tài liệu.
Bước 4 - Trong danh mục Tài liệu (Document), chọn biểu tượng Pages, sau đó chọn Tách riêng (Extract).
Ngoài ra bạn có thể nhấp chuột phải vào bất cứ trang nào đã được chọn và làm tương tự.
Hộp thoại sẽ xuất hiện.
Bước 5 - Thiết lập phạm vi trang.
Nếu phạm vi trang hiển thị trong hộp thoại chưa chính xác, hãy nhập lại các trang bạn muốn tách vào hộp thoại.
Bước 6 - Điều chỉnh thiết lập.
Để xoá các trang được tách trong tài liệu gốc sau khi tách, chọn mục "Xoá Các trang Sau khi Tách" (Delete Pages After Extracting).
Chọn "Tách Các trang Thành Từng tập tin Riêng biệt" (Extract Pages As Separate Files) để tạo một tập tin mới cho mỗi trang bạn muốn tách. Không chọn mục trên nếu bạn muốn gộp các trang vào một tập tin.
Bước 7 - Nhấn OK.
Acrobat sẽ tách các trang thành một tài liệu PDF mới.
Bước 8 - Lưu và đóng tài liệu mới.
Bạn có thể thay đổi tên và vị trí lưu, sau đó quay lại tài liệu gốc. Chọn để tự động lưu dưới định dạng PDF, hoặc chọn để xem các tuỳ chọn khác, bao gồm PDF, PNG, JPEG, tài liệu Word và rất nhiều định dạng khác.
Bước 9 - Dọn dẹp tài liệu gốc.
Nếu bạn chọn không xoá các trang được tách khỏi tài liệu gốc, và muốn hoàn nhập thứ tự của các trang đã chuyển, nhấn Hoàn nhập (Revert) trên menu Tập tin (File). Nếu không, hãy lưu tập tin đã được chỉnh sửa của bạn như bình thường.
Phương pháp 2 - Sử dụng Google Chrome
Bước 1 - Mở trình duyệt Google Chrome.
Bước 2 - Nhấn Ctrl-o để mở hộp thoại để tìm tập tin bạn muốn tách trang.
Bước 3 - Tìm hoặc nhập tên tập tin và nhấn "Mở" (Open).
Bước 4 - Trong tập tin, nhấn vào menu ở phía trên bên phải, có hình giống 3 thanh ngang màu đen.
Bước 5 - Chọn "In" (Print).
Bước 6 - Nhấp chuột vào nút "thay đổi" (change) ngay cạnh "đích đến" (destination).
Bước 7 - Chọn "Lưu dưới dạng PDF" (Save as PDF).
Bước 8 - Nhấn nút "Tất cả" (All) và nhập số trang bạn cần.
Bước 9 - Nhấn "Lưu" (Save).
Bước 10 - Bạn sẽ được yêu cầu (qua hộp thoại) nhập tên tập tin, chọn vị trí lưu sau đó nhấn "Lưu" (Save) để hoàn tất.
Phương pháp 3 - Preview trên Macintosh
Bước 1 - Khởi động Preview.
Mở tài liệu có trang bạn cần tách, sau đó nhấn vào nút Hình nhỏ (Thumbnail) ở phía trên cửa sổ. Thanh hình thu nhỏ sẽ xuất hiện, hiển thị tất cả các trang trong tài liệu.
Bước 2 - Cài đặt trang.
Nếu bạn muốn tách các trang không liên tiếp thành một tập tin riêng, hãy kéo các trang đó lại gần nhau và theo thứ tự bạn muốn chúng xuất hiện trong tài liệu mới. Bạn có thể nhấn phím shift và nhấp chuột để chọn tất cả các trang cần tách.
Bước 3 - Trong thư mục Tập tin (File), chọn In (Print).
Trong hộp thoại In, nhập phạm vi trang bạn muốn tách, hoặc chọn "Chọn Trang" (Select Pages) ở thanh bên.
Bước 4 - In tập tin PDF.
Ở phía dưới bên trái của hộp thoại In, nhấn nút , sau đó chọn
Bước 5 - Đặt tên tập tin.
Chọn vị trí bạn muốn lưu, đặt tên sau đó lưu lại. Vậy là xong!
Phương pháp 4 - Công cụ Trực tuyến SmallPDF (đối với tất cả các nền tảng)
Bước 1 - Truy cập trang Smallpdf.com Sử dụng trình duyệt yêu thích và truy cập địa chỉ http://merge.smallpdf.com.
Bước 2 - Chọn tài liệu có trang cần tách.
Kéo-thả tập tin PDF (hoặc nhiều tập tin PDF) vào vị trí cho phép thả tập tin trên trang đó.
Bước 3 - Chỉnh sửa tập tin và sắp xếp lại thứ tự.
Chuyển sang "Chế độ trang" (Page mode) (2.) trên trang web. Sau đó bạn có thể xem từng trang đơn lẻ. Ở phía dưới của mỗi trang, bạn sẽ thấy số của tài liệu (di chuyển con trỏ vào số để xem đề mục) và ở phía bên trái chính là số trang. Bạn có thể sắp xếp lại thứ tự hoặc chọn những trang bạn muốn tách và xoá các trang còn lại bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng X ở góc của mỗi ảnh.
Bước 4 - Kết hợp PDF.
Khi bạn hoàn thành và tập tin đã được tải lên, bạn có thể tạo tập tin PDF cuối cùng bằng cách nhấn vào nút bên dưới phần xem trước. Một tập tin PDF mới sẽ được hình thành và tự động được tải về, bạn sẽ tìm thấy nó trong thư mục tải về của trình duyệt.
Phương pháp 5 - CutePDF Writer
Bước 1 - Mở trang web CutePDF.
Chọn CutePDF Writer. Bạn sẽ được đưa tới trang tải về. CutePDF Writer là một phần mềm miễn phí.
Bước 2 - Tải những tập tin cần thiết.
Bạn sẽ cần phải tải tập tin cài đặt CutePDF và bộ chuyển đổi GPL Ghostscript. Cả hai đều có liên kết trên trang web.
Bước 3 - Cài đặt cả 2 tập tin.
Cài đặt bộ chuyển đổi trước, sau đó đến CutePDF. Phần mềm sẽ được cài đặt dưới dạng một máy in mà bạn có thể chọn từ menu In của bất kỳ chương trình nào.
Bước 4 - Mở tập tin có trang cần tách.
Bạn có thể mở tập tin bằng bất cứ chương trình đọc PDF nào. Sau đó mở menu In (Print), chọn trang bạn muốn tách thay vì cả tài liệu. Bạn có thể sử dụng phần Phạm vi (Range) để chọn nhiều trang.
Bước 5 - Chọn CutePDF trong danh sách máy in có sẵn.
Trong tất cả menu In, bạn sẽ đều thấy một danh sách các máy in đã được kết nối. Chọn CutePDF sau đó nhấn In.
Bước 6 - Chọn vị trí lưu tập tin.
Một vài giây sau khi nhấn In, một cửa sổ sẽ xuất hiện yêu cầu bạn chọn vị trí và đặt tên cho tập tin. CutePDF sẽ không in gì cả, thay vào đó nó sẽ tạo một tập tin PDF mới từ những trang đã được chọn.
Phương pháp 6 - PDFsam
Bước 1 - Tải PDFsam từ trang PDFsam website.
Truy cập trang web chính thức và tải phiên bản PDFsam phù hợp với hệ thống.
Bước 2 - Cài đặt PDFsam.
Chương trình cài đặt được cung cấp cho cả Windows lẫn Mac, còn tập tin Zip có thể chạy trên bất kỳ hệ thống nào được cài đặt Java.
Bước 3 - Chọn mô-đun kết hợp/tách PDF (merge/extract PDF).
Mở PDFsam và chọn mô-đun kết hợp/tách PDF.
Bước 4 - Mở tập tin PDF có trang cần tách.
Nhấp chuột vào Thêm (Add) sau đó chọn tập tin PDF có trang cần tách và mở với phần mềm PDFsam.
Bước 5 - Chọn số trang bạn muốn tách.
Nhấp đúp chuột vào cột "Lựa chọn Trang" (Page Selection) để chỉnh sửa và viết số thứ tự của trang hoặc phạm vi trang bạn muốn tách. Các số và phạm vi phải được phân cách bởi dấu phẩy.
Bước 6 - Thiết lập tài liệu đầu ra.
Đặt tên tập tin và đường dẫn tới vị trí lưu.
Bước 7 - Nhấp chuột vào Chạy (Run).
Tiếng ding sẽ báo hiệu tập tin PDF của bạn đã được tách trang.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%8Bnh-b%E1%BA%A3n-th%C3%A2n | Cách để Xác định bản thân | Mỗi người đều chật vật trong việc khám phá con người thật sự của mình. Thường khi xác định bản thân, con người thường tập trung vào điểm tiêu cực hoặc so sánh mình với người khác. Không ai có thể thay bạn xác định bản thân mình cả, bài viết này sẽ chia sẻ vài bí quyết giúp bạn tự xác định bản thân một cách tích cực.
Phương pháp 1 - Khám phá nét riêng biệt của bản thân
Bước 1 - Hiểu chính mình.
Khả năng hiểu về bản thân, nhất là sự tự nhận thức không phán xét, là kỹ năng quan trọng để giúp bạn xác định bản thân. Bạn sẽ cần hiểu điều gì dẫn dắt bạn, quá trình suy nghĩ của bản thân trước khi xác định mình là ai với tư cách một con người.
Chánh niệm có nghĩa là chú ý đến suy nghĩ và quan sát khuôn mẫu suy nghĩ của bản thân. Ví dụ, bạn nhận thấy rằng bản thân có xu hướng cảm thấy mọi người không quan tâm suy nghĩ của mình và ý kiến của mình là không quan trọng. Việc nhận ra những lúc bản thân dấy lên những suy nghĩ kiểu này và phát hiện ra trước khi nó khiến bạn lo lắng sẽ giúp bạn xếp lại được các mảnh ghép quan trọng trong bản sắc cá nhân của mình.
Khi bạn bắt đầu chú ý đến quá trình suy nghĩ và khuôn mẫu của nó, bạn sẽ cần luyện tập khả năng không phán xét. Điều này có nghĩa là bạn phải nhận thức được khuôn mẫu suy nghĩ bản thân và thừa nhận chúng chứ đừng chỉ trích. Ai cũng có những suy nghĩ tiêu cực, nhưng bằng cách chú ý đến chúng, bạn có thể loại bỏ chúng khỏi tâm trí.
Bước 2 - Chú ý cách bạn xác định bản thân.
Một khi đã chú ý được đến cách mình nghĩ về bản thân và thế giới, hãy đặc biệt chú ý đến cách bạn xác định bản thân. Hãy rà soát những nhóm và cộng đồng bạn dùng để nhận diện bản thân. Tất cả những điều đó đều nói cho bạn biết về bản thân cũng như bạn đang để điều gì xác định bản sắc của bạn.
Ví dụ, hãy xem những thứ như tôn giáo, quốc tịch, xu hướng tính dục có phải là những cách bạn dùng để xác định bản thân hay không.
Xem xét vai trò mà bạn đang đảm nhận, như công việc, vị trí trong gia đình (là mẹ, bố, chị, hay anh), tình trạng mối quan hệ (độc thân, có người yêu,…v.v).
Bước 3 - Viết ra quá trình suy nghĩ và tự định nghĩa bản thân.
Để trở nên thông thạo trong việc nhìn thấu quá trình suy nghĩ, định nghĩa, cách hành xử, và con người bạn là ai, hãy viết tất cả ra một cuốn sổ. Bạn sẽ có cái nhìn trực quan về cách bạn nghĩ về mình và dễ dàng loại bỏ những liên tưởng tiêu cực.
Bạn cũng có thể nói chuyện và làm việc với nhà tâm lý học lâm sàng để họ giúp bạn khám phá các khuôn mẫu suy nghĩ và tồn tại. Họ cũng có thể giúp bạn giải quyết các khía cạnh tiêu cực trong suy nghĩ.
Phương pháp 2 - Tạo ra định nghĩa về bản thân
Bước 1 - Ghi lại các suy nghĩ tiêu cực về bản thân.
Ghi chép và chú ý những lúc dấy lên suy nghĩ tiêu cực về bản thân sẽ giúp bạn loại bỏ chúng dễ dàng. Mở lòng và trút hết những suy nghĩ ấy ra sẽ loại bỏ được kha khá suy nghĩ tiêu cực mà bất lâu bạn luôn kiềm giữ trong tâm trí và bản thân.
Đừng giới hạn bản thân một cách tiêu cực. Định nghĩa về cái tôi quyết định cách bạn hành động. Ví dụ, nếu bạn tự cho mình là người chỉ toàn dính vào những mối quan hệ tồi tệ, thì nghĩa là bạn đã tự mình tước đi cơ hội được đầu tư vào mối quan hệ lãng mạn lành mạnh hơn. Bạn tự kể câu chuyện, rồi bạn tin vào câu chuyện, và bạn sẽ hành xử theo cái cách chứng minh câu chuyện là sự thật.
Bước 2 - Xác định giá trị cốt lõi.
Bạn không nên định nghĩa bản thân dựa theo những đánh giá của người ngoài, bởi vì ý kiến từ bên ngoài sẽ biến thiên và thay đổi liên tục. Bằng cách tự mình khẳng định những giá trị cốt lõi, bạn sẽ có định nghĩa bền vững hơn về con người mình.
Bạn sẽ không đánh mất bản sắc nếu nó được dựa trên những giá trị cốt lõi do chính bạn xác định, như sự vị tha, lòng dũng cảm, hay tính chính trực.
Hãy lập một danh sách những giá trị này và hành động dựa theo chúng một cách có ý thức và lưu tâm. Vì vậy, nếu dũng cảm là một trong những giá trị cốt lõi của bạn, thì hãy bảo vệ người bị quấy rối ở trạm xe buýt, hoặc nếu thành thật là giá trị cốt lõi, thì hãy thú nhận khi chính bạn làm mất chiếc đồng hồ yêu thích của bố. Nếu nhân từ là giá trị của bạn, thì hãy xung phong làm tình nguyện ở các nhà tình thương dành cho người vô gia cư.
Bước 3 - Định nghĩa bản thân theo cách tích cực.
Điều này không có nghĩa là bạn quên đi những sự kiện tiêu cực hay hành động không đúng trong cuộc đời mình. Chúng cũng là một phần con người bạn, nhưng chúng không thể định nghĩa bạn.
Điều này có nghĩa là đừng để hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng bản sắc con người bạn. Những thứ xuất phát từ bên trong, từ những giá trị cốt lõi bạn đã xác định mới là điều quan trọng đối với bản sắc của bạn.
Hãy hiểu rằng những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống cung cấp kiến thức cuộc đời cho bạn. Ví dụ, nếu gặp chuyện không hay trong mối quan hệ yêu đương, thì bạn có thể học hỏi từ đó. Mối quan hệ ấy dạy cho bạn điều gì về kiểu người bạn muốn trở thành?
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BA%A3-L%C6%B0%C6%A1ng-theo-T%E1%BB%B7-L%E1%BB%87 | Cách để Trả Lương theo Tỷ Lệ | Nói chung, việc tính lương cho người lao động theo tỷ lệ khá dễ; thông thường, bạn chỉ cần xác định tỷ lệ của kỳ trả lương thông thường mà người lao động đã làm việc và trả số tiền thích hợp. Cả phương pháp trả theo ngày và trả theo % trên kỳ tính lương đều tuân theo luật liên bang của Mỹ. Kết quả sẽ là như nhau nếu người lao động nhận được tiền lương hàng tuần, và thường rất gần nhau nếu người lao động nhận lương theo tháng.
Phương pháp 1 - Phương pháp trả lương theo ngày
Bước 1 - Xác định mức lương hàng năm trước thuế.
Bắt đầu với mức lương chính thức hàng năm của người lao động. Không tính đến tiền thuế ở bước này; chúng sẽ được khấu trừ vào cuối phần này.
Bước 2 - Chia mức lương hàng năm theo số tuần làm việc trong năm.
Đây chính là số tiền người lao động được nhận trong 1 tuần. Sử dụng mức lương hàng năm trước thuế và các khoản khấu trừ.
Với người lao động làm việc cả năm, thời gian làm việc là 52 tuần.
Ví dụ, một người lao động kiếm được 30,000 đô la một năm; thu nhập 1 tuần sẽ là 30,000 ÷ 52 =576,92 đô la.
Bước 3 - Chia lương hàng tuần cho số ngày làm việc trong tuần.
Đây là tiền lương theo ngày, hay số tiền kiếm được hàng ngày của người lao động.
Tiếp tục ví dụ trên, người lao động với mức lương hàng tuần là 576,92 đô la làm việc 5 ngày một tuần. Lương hàng ngày của người này là 576,92 ÷ 5 = 115,38 đô la.”
Bước 4 - Nhân kết quả trên với số ngày làm việc.
Tính số ngày làm việc của người lao động trong kỳ trả lương mà bạn đang tính tỷ lệ. Nhân chúng với sô tiền lương theo ngày mà bạn tính được ở trên.
Ở ví dụ của chúng ta, nếu người lao động đã làm việc được 3 ngày trong trong thời gian tính tỷ lệ, tiền lương người đó nhận được là 115,38 x 3 = 346,14 đô.
Bước 5 - Khấu trừ thuế thông thường.
Đừng quên rằng các khoản thanh toán tiền lương theo tỷ lệ được tính như bình thường là khoản tiền lương chịu thuế. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần trừ tỷ lệ phần trăm thu nhập cho việc đóng thuế, giống như một chi phiếu trả lương thông thường. Nếu người lao động có một tài khoản nghỉ hưu hoặc một khoản khấu trừ đặc biệt khác, thì bạn cũng cần tính các khoản khấu trừ này.
Nếu bạn làm việc ở Mỹ, hãy xem bài báo của chúng tôi về khấu trừ thuế liên bang để biết thêm thông tin. Thuế nhà nước bổ sung cũng có thể áp dụng.
Bước 6 - Bồi thường cho người lao động cũ trong thời gian nghỉ phép không được sử dụng.
Nếu người lao động rời công ty vì lý do nghỉ mát hay nghỉ bệnh, người chủ vẫn phải trả lương cho người lao động trong thời gian này theo luật định. Sử dụng phương pháp tương tự để tính số tiền phải trả mỗi ngày.
Nếu người lao động như ví dụ ở trên có 6 ngày nghỉ phép, cô ấy phải được trả thêm 115,38 đô la (tiền lương theo ngày) cho mỗi ngày, hay tổng số là 115,38 x 6 = 692,28 đô la.
Khấu trừ thuế từ số tiền này.
Phương pháp 2 - Phương pháp tính theo tỷ lệ phần trăm kỳ thanh toán
Bước 1 - Viết ra số tiền lương hàng năm của người lao động trước thuế.
Đây là bước đầu tiên trong việc tìm ra số tiền mà người lao động kiếm được trong suốt thời gian làm việc. Sử dụng mức lương chính thức, không phải là số tiền nhận được sau khi trừ thuế.
Bước 2 - Tìm ra số tiền kiếm được mỗi kỳ thanh toán lương.
Đây là số tiền mà người lao động nhận được mỗi kỳ thanh toán. Nếu bạn không có sẵn những thông tin này, hãy tính toán dựa trên số tiền mà người lao động thường nhận được:
→ chia lương hàng năm cho
→ chia cho .
→ chia cho .
→ chia cho .
Ví dụ, một người lao động có thu nhập là 50,000 đô la và nhận lương hàng tháng là 50,000 ÷ 12 = 4.166,67 đô la.
Bước 3 - Tính tỷ số của số ngày đã làm việc trong suốt thời gian được trả lương.
Hãy nhìn vào kỳ lương cụ thể mà bạn được chia và tính toán như sau:
(với mức lương mà bạn đang tính).
. Tính toán một cách cẩn thận. Đừng giả sử rằng mỗi kỳ trả lương có số ngày làm việc giống nhau.
Ví dụ, một người lao động chỉ làm việc trong 14 ngày trong tháng 9 trong khi bình thường anh ta làm việc trong 22 ngày. Tỷ số ngày làm việc của anh ta sẽ là /22.
Bước 4 - Nhân tỷ số này với số lương trả mỗi kỳ.
Phép tính này sẽ cho bạn biết chính xác bạn sẽ phải trả bao nhiêu cho người lao động.
Ví dụ, một người lao động được trả 4,166.67 đô mỗi tháng nhưng chỉ làm việc 14 ngày thay vì 22 ngày trong tháng 9, sẽ nhận được khoảng tiền lương được chia như sau 4.166,67 x /22 = .
Bước 5 - Khấu trừ thuế.
Tính toán bất cứ khoản thuế lợi tức, khấu trừ quỹ hưu trí, và những khấu trừ đặc thù khác mà bạn thường tính cho người lao động đó.
Bước 6 - Trả lương cho người lao động về thời gian nghỉ bệnh và nghỉ phép du lịch.
Trong những trường hợp này, người chủ thường được yêu cầu trả tiền mặt cho bất cứ thời gian được nghỉ nào mà người lao động chưa sử dụng khoản thời gian này theo luật định. trả lương cho người lao động tiền lương thông thường cho khoảng thời gian này theo cùng phương pháp và tỷ lệ như trên.
Ví dụ, nếu người lao động trong ví dụ trên có 7 ngày nghỉ cộng dồn được trả lương, anh ta sẽ được trả thêm 1 khoản là 4,166.67 x /22 = 1,325.76 đô la.
Khoản đền bù này cũng được tính thuế như những khoản tiền lương thông thường.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%AFt-Voice-Control-tr%C3%AAn-iPhone | Cách để Tắt Voice Control trên iPhone | Voice Control (điều khiển thiết bị bằng giọng nói) rất tiện dụng, nhưng tính năng này thường tự quay số và thực hiện cuộc gọi khi bạn đang đi bộ. Voice Control được kích hoạt bằng cách nhấn giữ phím Home, chính vì thế những vật khác trong túi quần hay giỏ xách rất dễ vô tình đè vào phím này. Mặc dù không có cách nào để thực sự vô hiệu hóa Voice Control nhưng bạn có thể dùng giải pháp thay thế nhằm ngăn tính năng này bị kích hoạt.
Phương pháp 1 - Vô hiệu hóa Siri và Voice Dialing
Bước 1 - Sử dụng giải pháp thay thế này để vô hiệu hóa Voice Control và ngăn chặn điện thoại tự gọi khi nằm trong túi.
Voice Control không thể được tắt nhờ các nút bấm. Chúng ta sẽ cho Siri chiếm quyền Voice Control, bật mã khóa, sau đó vô hiệu hóa Siri từ màn hình khóa. Màn hình khóa sẽ ngăn được trường hợp nút Home bị đè làm khởi động Voice Control hay Siri và hạn chế những cuộc gọi ngoài ý muốn.
Bước 2 - Mở ứng dụng Settings (Cài đặt) thường nằm trong màn hình Home.
Bạn cũng có thể vuốt xuống trên màn hình chính để tìm .
Bước 3 - Nhấn vào "Siri."
Trên iOS 9 và trước đó, bạn cần mở bảng chọn "General" (Chung) trước.
Bước 4 - Bật Siri sang ON nếu tùy chọn đang tắt.
Thoạt nghe có vẻ phản tác dụng, nhưng bạn cần bật để Siri chiếm quyền Voice Control.
Bước 5 - Trở lại phần Settings và chọn "Touch ID & Passcode" (Touch ID & Mật khẩu).
Trên những thiết bị cũ chưa hỗ trợ cảm biến vân tay, tùy chọn sẽ là "Passcode" (Mật khẩu). Nếu bạn đang dùng iOS 7 trở xuống, tùy chọn này sẽ nằm trong mục "General".
Bước 6 - Nhấn vào "Turn Passcode on" (Bật mật khẩu) và tạo mật mã nếu bạn chưa có.
Bạn sẽ dùng mật khẩu này để mở khóa màn hình.
Bước 7 - Tắt Voice Dialing.
Nhấn vào tùy chọn "Voice Dial" để tắt quay số bằng giọng nói.
Bước 8 - Tắt Siri trên màn hình khóa.
Nhấn vào tùy chọn "Siri" để tắt Siri từ màn hình khóa.
Bước 9 - Đặt "Require Password" (Yêu cầu mật khẩu) thành "Immediately" (Ngay lập tức).
Điện thoại sẽ yêu cầu mật khẩu ngay khi bạn tắt màn hình, điều này nhằm ngăn chặn những cuộc gọi vô tình bị tạo ra khi điện thoại bị chạm vào.
Bước 10 - Khóa điện thoại.
Vậy là các thiết lập đã hoàn tất, bạn sẽ không thể bật Voice Control hay Siri khi nhấn giữ phím Home trong lúc điện thoại đang bị khóa và nằm trong túi.
Phương pháp 2 - Tắt Voice Control trên thiết bị đã jailbreak
Bước 1 - Jailbreak (bẻ khóa) thiết bị.
Bạn có thể nhanh chóng vô hiệu hóa tính năng điều khiển bằng giọng nói trên iPhone đã jailbreak, nhưng không phải iPhone nào cũng có thể jailbreak được. Hãy tìm hiểu thêm về cách jailbreak iPhone dựa trên phiên bản iOS mà bạn đang sử dụng.
Bước 2 - Mở phần Settings và chọn "Activator."
Sau khi jailbreak máy, công cụ tinh chỉnh Activator tự động được cài đặt, cho phép bạn thay đổi hàng loạt thiết lập trên iPhone.
Mở Cydia và tìm Activator nếu công cụ chưa được cài đặt. Bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng về cách tải các tweak từ Cydia.
Bước 3 - Nhấn vào "Anywhere" (Bất cứ đâu).
Điều này cho phép bạn thay đổi cài đặt áp dụng cho điện thoại vào mọi lúc.
Bước 4 - Nhấn vào "Long Hold" (Nhấn giữ) bên dưới "Home Button" (Phím Home).
Đây là lệnh cơ bản để khởi động Voice Control.
Bước 5 - Chọn "Do Nothing" (Không làm gì) bên dưới mục "System Actions" (Hành động hệ thống).
Phím Home sẽ không thể kích hoạt Voice Control.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%82n-qu%E1%BA%A3-thanh-long | Cách để Ăn quả thanh long | Thanh long là loại quả có vỏ dai màu đỏ tươi và phần bên trong ngọt, trông như bên trong của quả kiwi. Đây là loại quả thuộc họ xương rồng, giàu chất xơ, vitamin C và vitamin B. Bạn có thể cắt đôi quả thanh long và dùng thìa để ăn hoặc cắt thành khối nhỏ và nướng. Hoặc bạn có thể cho vào máy xay với một ít sữa chua để có món sinh tố. Đọc tiếp bài viết này để biết một số cách thưởng thức quả thanh long.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị quả thanh long
Bước 1 - Tìm mua quả thanh long.
Nếu bạn ở Mỹ thì thì việc tìm mua quả thanh long tương đối khó khăn, tùy thuộc vào nơi bạn sống. Quả thanh long thường được bán ở châu Á nhưng ở Mỹ và châu Âu thì rất hiếm. Nếu cửa hàng thực phẩm ở gần nhà bạn không có bán, thì có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ châu Á.
Bước 2 - Chọn quả chín.
Quả thanh long phải có vỏ đỏ tươi hoặc hồng. Tương tự như quả kiwi hoặc đào, quả thanh long chỉ ăn ngon khi đã chín.
Ấn vào quả thanh long. Nếu phần thịt hơi lún xuống thì quả thanh long đã chín. Nếu ấn vào thấy mềm thì nó đã quá chín và không còn ngon. Nếu ấn vào thấy cứng thì bạn phải đợi thêm vài ngày trước khi ăn.
Tránh chọn quả có những vệt sẫm màu hoặc bị dập, trên vỏ có đốm nâu bị khô hoặc lá đã khô.
Bước 3 - Cắt đôi quả thanh long.
Dùng dao nhọn cắt quả thanh long làm đôi. Bạn sẽ thấy phần thịt trắng trông tương tự như quả kiwi với những hạt đen phân tán đều bên trong thịt.
Bước 4 - Dùng thìa để lấy phần thịt ra.
Để thìa dọc theo mép vỏ và đưa vào bên dưới thịt để tách vỏ. Nếu quả thanh long đã chín thì bạn sẽ dễ dàng tách được phần vỏ.
Bước 5 - Ăn quả thanh long.
Dùng thìa xúc thanh long để ăn, cắt thanh long làm tư như cắt táo hoặc chế biến theo một trong những công thức sau. Bạn có thể cắt miếng thanh long thành 5 phần và tạo hình đẹp mắt.
Quả thanh long ăn ngon khi lạnh nên hãy cho thanh long vào tủ lạnh.
Nên nhớ không ăn vỏ thanh long. Vỏ không ăn được và gây đau dạ dày sau khi ăn.
Phương pháp 2 - Làm món kebab thanh long
Bước 1 - Ngâm một vài cây xiên bằng gỗ.
Bạn sẽ cần 1 cây xiên cho mỗi cây kebab. Ngâm số lượng cây xiên mà bạn cần trong nước khoảng 10 phút. Việc này giúp cho cây xiên bằng gỗ không bị cháy khét khi nướng.
Nếu thích thì bạn có thể dùng cây xiên bằng kim loại cũng được. Với loại này thì bạn không cần phải ngâm nước.
Bước 2 - Nhóm bếp nướng.
Món kebab hoa quả cần được nướng ở lửa to vừa và đều. Dùng bếp nướng điện hoặc bếp nướng than đều được.
Dùng vỉ nướng trên bếp ga cũng rất hiệu quả khi làm món kebab.
Nếu không có bếp nướng, món kebab có thể nướng trên vỉ trong lò nướng. Làm nóng lò ở nhiệt độ cao trong khi chuẩn bị để thực hiện món kebab.
Bước 3 - Chuẩn bị hoa quả.
Quả thanh long có thể kết hợp với nhiều loại hoa quả nhiệt đới. Với món kebab này, hãy thử kết hợp với xoài và dứa.
Cắt đôi quả thanh long chín. Bỏ vỏ và cắt phần thịt thành khối vừa ăn.
Cắt đôi quả xoài chín. Gọt vỏ và cắt phần thịt thành khối vừa ăn.
Cắt đôi quả dứa. Cắt sạch vỏ và cắt phần thịt thành khối vừa ăn.
Bước 4 - Xỏ hoa quả vào xiên.
Luân phiên xỏ các loại hoa quả để mỗi xiên đều có lượng hoa quả như nhau. Chừa một đầu của xiên để bạn dễ dàng cầm được.
Bước 5 - Xếp xiên kebab lên bếp nướng.
Nướng đến khi hoa quả có màu nâu nhạt ở một mặt, sau đó xoay và nướng mặt còn lại.
Nếu bạn dùng vỉ của lò nướng thì xếp hoa quả vào khay nướng và cho vào lò. Nướng khoảng 2 phút sau đó lấy khay nướng ra, xoay mặt dưới lên và cho vào lò để nướng thêm 2 phút.
Bước 6 - Lấy xiên nướng ra khỏi bếp nướng.
Đặt các xiên nướng vào đĩa và thưởng thức ngay sau khi rắc thêm đường.
Phương pháp 3 - Làm sinh tố thanh long
Bước 1 - Chuẩn bị hoa quả.
Thanh long có thể kết hợp với chuối, các loại quả mọng và bất kỳ loại hoa quả nào mà bạn muốn dùng để làm sinh tố.
Cắt đôi quả thanh long. Dùng thìa để tách phần thịt ra khỏi vỏ và cắt nhỏ.
Bóc vỏ một quả chuối. Cắt thành miếng nhỏ.
Rửa khoảng 400g quả việt quất.
Bước 2 - Chọn phần chất lỏng.
Phần thịt thanh long thường rất ngon khi kết hợp với một loại chất lỏng béo. Bạn có thể chọn một trong những loại sau:
Sữa chua hoặc sữa chua Hy Lạp nguyên chất hoặc có mùi vị yêu thích của bạn.
Sữa – nguyên kem, ít béo hoặc tách béo tùy theo sở thích.
Sữa đậu nành nguyên chất hoặc có mùi vị yêu thích của bạn.
Sữa từ hạt, như sữa hạnh nhân hoặc sữa hạt điều.
Bước 3 - Thêm một số nguyên liệu khác.
Nếu bạn thích sinh tố có vị ngọt và nhiều mùi vị thì cho thêm một số nguyên liệu sau:
Nước ép táo hoặc nước ép nho
Vài thìa đường, xi-rô hoặc mật ong.
Bơ lạc hoặc bơ hạnh nhân.
Bước 4 - Cho nguyên liệu vào máy xay.
Cho tất cả thanh long, chuối và quả việt quất vào máy xay. Đổ thêm chất lỏng mà bạn đã chọn và vài thìa chất tạo ngọt hoặc bơ hạt mà bạn thích.
Bước 5 - Xay tất cả nguyên liệu.
Cho máy xay hoạt động để xay mịn nguyên liệu.
Nếu thấy sinh tố quá đặc thì bạn thêm một ít sữa, nước ép hoặc nước để pha loãng.
Nếu bạn muốn sinh tố đặc hơn, thì thêm một ít yến mạch ăn liền.
Bước 6 - Cho sinh tố vào cốc và thưởng thức.
Dùng ống hút để uống sinh tố hoặc nếu bạn có món sinh tố đặc thì dùng thìa để ăn.
Phương pháp 4 - Làm kem sorbet thanh long
Bước 1 - Chuẩn bị 2 quả thanh long.
Cắt thanh long làm đôi và lấy tách phần thịt ra khỏi vỏ từ 2 bên mép. Sau đó, cắt thanh long thành khối nhỏ.
Phần vỏ của quả thanh long có thể dùng để làm đĩa khi ăn món kem sorbet. Cho phần vỏ vào tủ đông nếu bạn muốn dùng khi ăn kem.
Bước 2 - Xay thanh long cùng với các nguyên liệu khác dùng để làm kem sorbet.
Cho thanh long vào máy xay cùng với ¾ cốc nước, 2 thìa súp đường và 1 thìa súp nước chanh. Xay mịn tất cả nguyên liệu.
Bước 3 - Đổ hỗn hỗn hợp vào khuôn làm kem.
Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất để làm đông kem sorbet.
Nếu không có khuôn làm kem, bạn vẫn có thể làm kem sorbet theo hướng dẫn sau:
Đổ hỗn hợp sorbet vào khay nướng. Đậy kín bằng màn bọc nhựa và cho vào tủ đông.
Sau 2 tiếng thì một phần hỗn hợp đã đông lại. Dùng thìa khuấy đều hỗn hợp, sau đó đậy kín và tiếp tục cho vào tủ đông.
Tiếp tục khuấy kem sorbet sau mỗi 2 tiếng, liên tục trong suốt 8 tiếng.
Sau 8 tiếng, để hỗn hợp đông cứng qua đêm.
Bước 4 - Xúc kem sorbet vào vỏ thanh long.
Thưởng thức cùng với bánh bông lan mềm xốp (Angel food cake), bánh bông lan cứng (pound cake) hoặc một loại bánh ngàn lớp.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-b%E1%BB%9Bt-%C3%8Dch-k%E1%BB%B7 | Cách để Trở nên bớt Ích kỷ | Bạn nghe thấy nhiều hơn một người nói rằng bạn thật ích kỷ phải không? Nếu có xu hướng nghĩ rằng bạn chính là trung tâm của vũ trụ, luôn luôn cố nài làm theo cách của mình, và ghét chia sẻ hoặc giúp đỡ người khác, thì khả năng là bạn đang gặp đôi chút vấn đề về sự ích kỷ. Mặc dù trở nên bớt ích kỷ sẽ không xảy ra chỉ trong một sớm một chiều, vẫn luôn có một vài điều mà bạn có thể làm để trở thành một người biết cho đi, không chỉ nhận lấy.
Phương pháp 1 - Tăng cường Hiểu rõ Bản thân
Bước 1 - Gia nhập nhóm nào đó.
Hầu như mọi nhóm đều có thể. Gia nhập liên đoàn thể thao, hoặc ban tiếp tân ở khu phố, hoặc đăng ký là thành viên của câu lạc bộ tiếng Pháp sau giờ học. Dù bạn chọn hoạt động nào đi nữa, thì việc trở thành một phần của nhóm sẽ giúp bạn nhận ra rằng làm việc với nhiều người khác mang ý nghĩa quan trọng, và nhu cầu của mọi cá nhân cần phải được cân bằng vì sự thành công của nhóm; không có tính ích kỷ chính là một phần của lựa chọn làm thành viên của nhóm, vì thế gia nhập nhóm chính là một quyết định tuyệt vời để luyện tập tính rộng lượng và công bằng. Hoạt động nhóm hiệu quả chính là kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với nhiều ngành nghề.
Trở thành một phần của nhóm sẽ khiến bạn thấy khó lòng đặt nhu cầu của chính mình cao hơn nhu cầu của người khác bởi vì nhìn bề ngoài thì bạn sẽ bị phê bình vì sự ích kỷ, điều mà ảnh hưởng tiêu cực đến cả nhóm.
Bước 2 - Luyện tập sự đồng cảm.
Sự đồng cảm có nghĩa là thấu hiểu hoặc chia sẻ cảm xúc của người khác, hoặc "đặt mình vào tình huống của người khác". Sự đồng cảm chính là một kỹ năng có thể được luyện tập và tăng cường, và giúp bạn trở nên bớt ích kỷ. Tiếp tục tìm hiểu quan điểm của người khác và hoãn lại nhu cầu và mong ước của bản thân; khi làm vậy, bạn thường sẽ trở nên rộng lượng và hiểu biết hơn. Một số cách để luyện tập sự đồng cảm gồm có:
Hỏi thăm tình hình của người khác. Thay vì đưa ra giả định hoặc không thèm chú ý đến một người nào đó mà có hành động khiến bạn bất đồng, thì bạn nên hỏi thăm họ xem chuyện gì đang xảy ra trong cuộc sống. Hãy tỏ ra hiếu kỳ và quan tâm đến người đó và kiểm tra xem bạn có thể hiểu được quan điểm của họ về sự việc đang diễn ra.
Hình dung ra lý do để thông cảm cho hành vi của một người. Nếu bạn đang xếp hàng phía sau một phụ nữ lớn tuổi và bà ấy đang khá chậm chạp thanh toán hóa đơn, thì hãy giải tỏa sự phê bình và cơn giận. Có thể là bà ấy dành hầu hết thời gian trong ngày ở một mình, và bà ấy đang trò chuyện với nhân viên lâu hơn một chút bởi vì bà ấy hiếm khi gặp gỡ ai khác. Không có vấn đề gì nếu đây là lý do thực sự mà bà ấy giữ hàng lâu; điều quan trọng là điều này giúp bạn thông cảm cho người khác.
Bước 3 - Cân bằng nhu cầu của bạn với nhu cầu của người khác.
Nếu bạn có xu hướng đặt mình lên trên hết, bất chấp mọi giá để có điều bạn mong muốn, vào thời điểm mà bạn muốn, thì bạn cần phải bắt đầu từ bỏ cách của riêng mình và nghĩ đến việc tìm ra sự cân bằng cho các mối quan hệ. Bắt đầu suy nghĩ về điều mà con cái, bạn bè, hoặc người yêu muốn có, thậm chí nếu điều này xung đột với nhu cầu của bạn. Bất cứ khi nào bạn gặp phải tình huống mang tính xung đột, suy nghĩ về điều gì khiến người khác hạnh phúc thay vì điều gì sẽ giúp chính bạn hài lòng. Cố gắng tìm ra giải pháp thỏa hiệp, hoặc thử đặt nhu cầu của bạn sang một bên.
Hãy nhớ là nhu cầu, hy vọng, và mong ước của mọi người đều có tầm quan trọng như nhau.
Nếu người yêu của bạn thật sự muốn xem nhóm yêu thích của họ chơi bóng rỗ trong một trận đấu lại (sau trận đấu hòa) nhưng bạn lại muốn đi xem phim, thì lần này hãy làm theo ý họ.
Bước 4 - Thể hiện sự cảm kích đối với hành động tử tế mà người khác dành cho bạn.
Nếu bạn thấy bản thân đang lợi dụng hoặc mong chờ nhiều điều từ người khác, chẳng hạn như một người bạn lúc nào cũng đưa đón bạn, hoặc một người nào đó đã dùng mối quan hệ riêng của họ để giúp bạn có được công việc, thì đây là lúc nên nói "Cảm ơn". Khi một ai đó giúp đỡ hoặc tử tế với bạn, thì hãy thể hiện lòng biết ơn bằng việc cảm ơn họ, bằng lời nói, hoặc thậm chí là một lời nhắn hoặc một món quà nhỏ. Để họ biết là bạn thật sự cảm kích khi họ giúp đỡ bạn.
Thử làm việc tốt giúp đỡ bạn bè hoặc thậm chí là người lạ, nhưng không trông mong nhận lại bất cứ điều gì. Hành động tử tế hoàn toàn không mang tính ích kỷ được thực hiện khi không mong chờ nhận được phần thưởng hoặc lời khen ngợi.
Bước 5 - Học cách thỏa hiệp.
Nghĩ về khả năng tìm ra một giải pháp tuyệt vời cho một tình huống mà mọi người có liên quan đều vui vẻ nhận được một số điều mà họ mong muốn. Thỏa hiệp là kỹ năng giúp bạn thành công trong tình bạn và các mối quan hệ tình cảm, cũng như trong giới kinh doanh.
Khi bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề, thì hãy suy nghĩ xem ai là người có mong muốn nhiều hơn. Nếu bạn và bạn gái đang chọn một bộ phim để xem, và cô ấy từ lâu đã mong mỏi muốn được xem một bộ phim nào đó, trong khi bạn lại hững hờ với một lựa chọn khác, thì bạn nên làm theo ý cô ấy.
Nếu nhận ra bạn không cảm thấy quá chắc chắn về lập trường của mình, thì hãy đi đến một thỏa thuận làm hài lòng người khác. Vậy thì nếu lần tới bạn thật sự muốn một điều gì đó, thì lúc đấy sẽ đến lượt của bạn. Mọi thứ sẽ tồi tệ khi bạn chọn làm theo ý mình và cãi nhau.
Trước khi bạn đi đến một thỏa hiệp, chắc chắn rằng mọi người có thời gian để bày tỏ quan điểm của họ. Điều này có thể giúp bạn có được một quan điểm ổn định, cân bằng hơn trước khi đưa ra quyết định.
Bước 6 - Chia sẻ.
Hãy để cô bạn mượn bộ váy yêu thích của bạn. Chia sẻ bữa trưa với một người bạn quên mang theo cơm. Để bạn trai sử dụng máy stereo của bạn suốt buổi chiều.
Tập thói quen chia sẻ một món đồ gì đó mà trước đây bạn rất muốn chiếm hữu nó. Điều này sẽ giúp bạn thể hiện cho người khác biết là họ quan trọng đối với bạn và sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng để cho đi hơn. Việc này sẽ thay đổi quan niệm bản thân từ một người ích kỷ trở thành một người rộng lượng, không còn ích kỷ nữa.
Bước 7 - Làm tình nguyện.
Dành thời gian làm tình nguyện trong cộng đồng, dù là hoạt động ở trường, ở công ty, hoặc hành động tự do. Bạn có thể làm việc trong thư viện trường, vệ sinh công viên địa phương, phục vụ ở bếp ăn, hoặc dành thời gian dạy cho người lớn và trẻ em cách đọc chữ. Làm tình nguyện là cách mở mang tầm nhìn của bạn về thế giới bằng cách hiểu ra những người khác đang cần giúp đỡ ra sao và bạn có thể làm thế nào để tạo ra sự khác biệt. Làm tình nguyện cũng sẽ giúp bạn cảm kích hơn về điều mà bạn có khi bạn nhân ra rằng không phải tất cả mọi người đều may mắn có được mọi thứ mà bạn có.
Tạo mục tiêu làm tình nguyện ít nhất một tuần một lần, và nhận ra bạn cảm thấy mình bớt ích kỷ hơn nhiều ra sao.
Phương pháp 2 - Trở thành Người bạn tốt hơn
Bước 1 - Là người biết lắng nghe nhiều hơn.
Nếu bạn muốn từ bỏ tính ích kỷ, thì bạn cần phải học cách lắng nghe người khác. Và điều này có nghĩa là bạn thật sự muốn lắng nghe, không chỉ đơn thuần gật đầu, và nói là "Ừ" cho tới khi đến phiên bạn nói chuyện. Lắng nghe nghĩa là hiểu được điều mà mọi người nói, ghi nhớ điều mà họ nói, và hiểu được vấn đề của bạn bè, rắc rối với người yêu, và đồng nghiệp. Cũng có thể hữu ích nếu bạn hỏi những câu hỏi mở giúp đối phương có cơ hội bày tỏ bản thân.
Không ngắt lời người khác.
Sau khi người bạn nói, hãy đưa ra một phản hồi đúng nghĩa bằng cách nhắc đến một số điểm đã được nói tới trong cuộc trò chuyện để chứng tỏ là bạn thực sự đã chú ý lắng nghe.
Nếu bạn bè gặp phải vấn đề, thì đừng vội so sánh vấn đề của họ với vấn đề riêng của bạn, điều mà bạn cho là "cách tệ hại hơn". Xem xét mọi vấn đề theo phương diện riêng của chúng và đưa ra lời khuyên thích đáng nếu có thể và không xem tất cả chúng có liên quan đến bạn. Bạn có thể nói: "Tôi đã gặp tình huống tương tự, và đó là điều đã giúp tôi. Bạn có nghĩ là điều này cũng có hiệu quả với bạn không?"
Bước 2 - Để bạn bè chọn việc mà hai bạn sẽ làm cùng nhau.
Hành động nhỏ và đơn giản này có thể tạo nên sự khác biệt to lớn đối với tình bạn. Điều quan trọng của việc trở thành một người bạn tốt là sẵn sàng giúp đỡ, gồm có đôi lúc ủng hộ một số hành động của bạn bè. Lần tới nếu bạn có hẹn đi chơi với một người bạn, thì hãy để cô ấy chọn bộ phim để xem, nơi ăn tối, giờ vàng quầy bar, hoặc hoạt động mà hai bạn sẽ làm cùng nhau.
Một khi bạn đã có thói quen làm như thế, bạn có thể nhận ra rằng mình sẽ vui vẻ khi giúp cho người mà bạn quan tâm cảm thấy hạnh phúc.
Bạn cũng có thể lần lượt thay phiên. Bạn bè có thể chọn lựa điều sẽ làm trong tuần này và rồi vào tuần tiếp theo chính bạn là người quyết định.
Bước 3 - Chuẩn bị bữa ăn tại nhà cho bạn bè.
Đến cửa hàng, mua thức ăn mà bạn biết là người bạn sẽ thích, sau đó dành ít nhất một tiếng đồng hồ để nấu một bữa ngon và dọn chúng trên bàn. Chuẩn bị bữa ăn cho bạn bè sẽ mất thời gian, tiền bạc, và công sức, nhưng rồi bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi cư xử tử tế với người khác. Đây thực sự là một cử chỉ tuyệt vời nhất là khi người bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, hoặc cần được chăm sóc thoải mái.
Nói với người bạn là không cần phải mang theo bất cứ vật gì ngoại trừ thức uống. Bạn sẽ là người làm tất cả mọi thứ trong tối hôm đó.
Nếu nhận thấy bạn thực sự thích nấu ăn cho người khác, thì thậm chí bạn có thể bắt đầu nướng bánh quy hoặc nấu món thịt hầm và mang chúng đến nhà của người bạn vào buổi tối.
Bước 4 - Đưa ra lời khuyên hữu ích.
Kết thúc mọi việc bằng cách đưa ra lời khuyên có ý nghĩa, thật lòng, và hữu ích cho bạn bè thực sự có thể giúp bạn có cảm giác cho đi nhiều hơn và bớt ích kỷ. Không phải tất cả mọi món quá đều mang tính vật chất; đôi khi điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho một người bạn chính là giúp họ tìm ra mấu chốt vấn đề. Đừng chỉ nói với bạn bè những điều mà họ muốn nghe; thay vì vậy, dành thời gian đưa ra lời khuyên có ý nghĩa và mang tính thực tế để giúp họ thật sự thay đổi cuộc đời.
Đưa ra lời khuyên hữu ích đến bạn bè cũng có thể giúp bạn ý thức hơn về điều mà họ thực sự cần thay vì điều mà chính bạn cần.
Bước 5 - Ngừng việc lúc nào cũng nói về bản thân.
Điều này nói thì dễ hơn làm. Mặc dù tính ích kỷ và tính tập trung vào bản thân không giống nhau hoàn toàn, hai đức tính này lại luôn xuất hiện cùng nhau. Vì thế, chỉ nên dùng một phần ba thời gian ở bên cạnh bạn bè để nói về bản thân; hãy dành phần thời gian còn lại để trò chuyện về đối phương, về những người quen, hoặc về một số chủ đề ngoài lề.
Nếu bạn bè nói về một vấn đề nào đó và bạn đã từng trải nghiệm vấn đề tương tự, thì cũng tốt khi bạn chia sẻ ngắn gọn về bản thân để nói là bạn đã từng trải qua một điều tương tự miễn là mục đích của việc chia sẻ là để cho đối phương hiểu là bạn sẵn sàng đồng cảm với họ. Sau khi đề cập việc này, nhanh chóng chuyển trọng tâm trở về hướng họ để họ có thể tiếp tục trò chuyện.
Bước 6 - Hỏi thăm tình hình của bạn bè.
Nếu bạn không thường xuyên hỏi thăm họ, thì bạn thực sự nên tạo thói quen này. Lần sau nếu bạn ở cùng bạn bè, thì hãy hỏi xem họ đang làm gì, họ cảm thấy ra sao, họ đã trải qua một ngày như thế nào, hoặc họ đã mong chờ điều gì trong tuần đó. Không tỏ ra quá rõ ràng là bạn đang thay đổi quỹ đạo và bắt đầu dồn dập hỏi bạn bè nhiều câu hỏi cùng một lúc; thay vì thế, bạn nên tế nhị tìm cách hỏi họ một số câu hỏi về bản thân họ và điều mà họ đang làm.
Thể hiện sự quan tâm dành cho người khác là cách tuyệt vời để trở nên bớt ích kỷ.
Đừng làm mọi thứ có cảm giác hời hợt. Bạn nên hỏi thăm đối phương bởi vì họ là bạn của bạn và bởi vì bạn quan tâm họ.
Bước 7 - Giúp đỡ bạn bè vì lý do đơn giản.
Không nên giúp đỡ bạn bè như thể là một thủ đoạn đầy toan tính nhằm mục đích nhận được điều gì đó mà bạn muốn sau này; hãy giúp đỡ thật lòng. Sự giúp đỡ có thể là lớn hay nhỏ, bất cứ điều gì từ việc mua cà phê cho bạn bè khi họ bận tham gia khóa học chuyên môn đến việc dành 3 tiếng đồng hồ vào buổi tối để giải thích phương trình hóa học cho họ. Nếu nhận ra bạn bè thực sự cần giúp đỡ nhưng lại e ngại nói ra, thì bạn nên là người đề nghị giúp thậm chí trước khi đối phương lên tiếng nhờ vả.
Và thỉnh thoảng, bạn có thể giúp đỡ bạn bè thậm chí khi họ thực sự không cần bất cứ điều gì, chỉ đơn giản bởi vì bạn đang cảm thấy thoải mái hoặc đã nhìn thấy một điều gì đó làm bạn nhớ đến họ.
Phương pháp 3 - Thể hiện Lòng biết ơn
Bước 1 - Tạo danh sách điều biết ơn một tuần một lần.
Bạn nên dành 15 phút một tháng một lần, để viết tất cả mọi điều mà bạn cảm thấy biết ơn vào một quyển sổ tay. Đừng dừng lại cho đến khi bạn có thể viết ra ít nhất là mười điều. Giữ lại danh sách, và bổ sung thêm nhiều điều vào danh sách mỗi tháng. Sử dụng danh sách này để nhắc nhở bản thân rằng cuộc sống của bạn thật đầy đủ, và suy nghĩ xem bạn cảm thấy biết ơn mọi người trong cuộc đời nhiều ra sao. Sau đó, ra khỏi nhà và nói với họ!
Bước 2 - Tặng món quà nhỏ.
Chắc chắn là việc tặng quà cho bạn bè, thành viên trong gia đình, hoặc người yêu vào dịp sinh nhật của họ là một hành động tử tế. Nhưng hành động này sẽ tử tế hơn và tự nhiên hơn khi bạn tặng quà cho bạn bè bởi vì bạn cảm thấy biết ơn khi quen biết đối phương. Làm thế sẽ giúp cả hai bạn hạnh phúc, vui vẻ hơn.
Món quà không nhất thiết phải là hàng hiệu mới hoặc xa xỉ. Đó có thể là quà lưu niệm, quyển sách đã dùng, hoặc sản phẩm nữ trang. Điều quan trọng là bạn thể hiện cho bạn bè biết rằng bạn biết ơn họ; giá trị của món quà không ảnh hưởng gì nhiều.
Bước 3 - Cho đi món đồ nào đó mà bạn yêu thích.
Đây là một cách tuyệt vời khác để bày tỏ lòng biết ơn. Cho đi cái áo sơ mi cũ mà bạn không quan tâm tới là một chuyện, nhưng tặng cái áo len dài tay yêu thích cho em gái hoặc người bạn thân nhất lại là một chuyện khác. Nếu bạn có món đồ gì đó mà bạn yêu thích nhưng lại không thực sự dùng đến, thì hãy tặng nó cho một ai đó mà có thể thực sự cần dùng đến nó, ngay cả khi món đồ này có nhiều ý nghĩa đối với bạn. Hình thức cho đi này có thể lan truyền hiệu ứng tốt; suy nghĩ về cách việc tốt mà bạn làm có thể lan truyền tác động đến người nhận trực tiếp hơn sự mong đợi ra sao!
Tập thói quen cho đi món đồ mà bạn yêu thích có thể giúp bạn trở nên bớt ích kỷ, và ít gắn bó hơn với mọi thứ thuộc sở hữu của bạn.
Bước 4 - Cảm kích thiên nhiên.
Hãy đi bộ đường dài hoặc chạy bộ trong công viên. Bạn cũng có thể đi dạo ở bãi biển. Đến với thiên nhiên, hòa mình vào vẻ đẹp tự nhiên, và tập trung vào giá trị của giây phút hiện tại. Trân trọng vẻ đẹp của tự nhiên giúp bạn thấy biết ơn hơn đối với điều mà bạn có và sẵn lòng hơn để cho đi, giúp đỡ người khác.
Hòa mình vào thiên nhiên cũng có thể giúp bạn đặt mọi thứ vào quan niệm sống. Bạn sẽ có khoảng thời gian nghiêm khắc hơn để xem quan điểm sống nhỏ bé của chính mình là tất cả mọi thứ quan trọng mà bạn có khi đứng dưới chân của một thác nước tuôn trào mạnh mẽ.
Bước 5 - Viết thiệp cảm ơn.
Bất cứ khi nào người khác làm điều gì đó có ý nghĩa quan trọng cho bạn, thì hãy dành thời gian viết thiệp cảm ơn. Đảm bảo là bạn nhắc đến chính xác thì điều mà đối phương đã làm có ý nghĩa nhiều với bạn ra sao. Đừng chỉ đơn giản gửi thiệp cho giáo viên, đồng nghiệp, hoặc giáo sư; mà hãy tập làm quen với việc viết thiệp cho những người bạn thân thiết và yêu thương, để cho họ biết là bạn ghi nhận mọi nổ lực của họ và biết ơn họ.
Mua một bộ gồm 10 thiệp cảm ơn. Tạo mục tiêu sử dụng hết số thiệp đó trong năm.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/G%C3%A2y-%E1%BA%A4n-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%99t-C%C3%B4-g%C3%A1i-v%C3%A0-L%C3%A0m-C%C3%B4-%E1%BA%A5y-Y%C3%AAu-B%E1%BA%A1n | Cách để Gây Ấn tượng với một Cô gái và Làm Cô ấy Yêu Bạn | Có thể đối với bạn, gây ấn tượng với một cô gái tưởng chừng là việc gì đó rất lớn lao, nhưng thực sự điều đó không khó như bạn nghĩ. Bạn hoàn toàn có thể tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu bằng việc chăm chút vẻ bề ngoài, thể hiện phẩm chất tốt đẹp, và chứng tỏ cho nàng thấy những kỹ năng hay sáng kiến độc đáo của mình. Một khi bạn đã thu hút được nàng, việc thể hiện những hành động đơn giản mà ý nghĩa, như mỉm cười hoặc nhìn thẳng vào mắt nàng sẽ giúp mối quan hệ tiến triển tốt đẹp hơn. Nếu có thế, bạn nên thử tạo ấn tượng với nàng bằng các cuộc hẹn lý thú và không kém phần hồi hộp hay để nàng giúp bạn làm việc gì đó để tăng cảm giác yêu thương của nàng với bạn. Hãy luôn nhớ rằng, tình yêu thường có một chút bí ẩn và bạn hoàn toàn không thể khiến mọi cô gái đều rơi vào lưới tình của bạn.
Phương pháp 1 - Tạo ấn tượng với nàng
Bước 1 - Cho nàng thấy rằng bạn có một nhân cách tuyệt vời.
Hãy thể hiện cho cô gái bạn thầm yêu thấy được tính cách tốt đẹp của bạn trước khi mời cô ấy đi chơi. Chỉ đơn giản là cho nàng thấy bạn tốt bụng, hào hiệp, hài hước, sâu sắc và lịch thiệp như thế nào đủ để nàng hiểu rằng bạn đúng là một người bạn trai lý tưởng.
Nếu bạn cho rằng tính cách bạn vẫn chưa hoàn hảo và vẫn còn nhiều thiếu sót, hãy tập trung cải thiện bản thân. Chẳng hạn như nếu bạn là người hay bi quan, thì mỗi ngày hãy đặt mục tiêu là tìm ra ba điểm tích cực xung quanh cuộc sống hàng ngày. Theo thời gian, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy không khó để cảm nhận được những điều lạc quan và thú vị trong cuộc sống thường ngày nữa. Hơn nữa, lối sống tích cực còn mang lại cho bản thân bạn nhiều lợi ích như nâng cao lòng tự trọng, ngủ ngon hơn và có sự thấu hiểu sâu sắc hơn.
Luôn nói chuyện với nàng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người có nhân phẩm tốt luôn làm người khác cảm thấy bị thu hút. Nhưng nếu bạn không trò chuyện với nàng thì làm sao cô ấy có thể biết được bạn là một chàng trai tốt bụng như thế nào?
Bước 2 - Hãy luôn đảm bảo rằng bạn trông thật bảnh bao và hấp dẫn.
Vẻ ngoài chỉnh chu và thái độ hòa nhã sẽ giúp bạn tự tin trước người con gái mà bạn mến và chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ đánh cắp trái tim nàng rồi. Mỗi ngày, nên nhớ dành thời gian để ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và chăm sóc bản thân. Khi cảm thấy hài lòng với bản thân, tự chính bạn sẽ thiết lập cho mình sự tự tin và yêu đời, và những nhân tố này sẽ làm bạn luôn cuốn hút.
Ăn uống điều độ và luyện tập đều đặn.
Nghỉ ngơi và thư giãn hàng ngày.
Chắc chắn rằng đầu tóc bạn lúc nào cũng gọn gàng.
Mặc trang phục thể hiện tính cách của bạn.
Có thể dùng chút nước hoa hoặc dung dịch khử mùi.
Bước 3 - Không ngừng tìm kiếm cơ hội tốt để chứng minh khả năng và tài năng đặc biệt của mình.
Một số cô gái sẽ tìm những đặc điểm thu hút cụ thể ở một chàng trai trong khi số khác thì không. Tuy nhiên, cách duy nhất để bạn có thể nhận ra liệu người con gái mà bạn đang theo đuổi có bị thu hút bởi những tài năng đặc biệt của bạn hay không là hãy tìm cơ hội để cho cô ấy thấy được điều ấy.
Ví dụ, nếu bạn là một tay chơi ghi ta cừ khôi, thì đừng ngại mời nàng thưởng thức một trong những buổi luyện tập hay buổi biểu diễn với ban nhạc của bạn. Hay nếu bạn xuất sắc ở một môn thể thao nào đó, hãy mời nàng đến cổ vũ cho trận đấu của bạn!
Bước 4 - Hãy làm những gì bạn thích.
Một số cô gái thường bị đổ gục trước chàng trai có niềm đam mê mãnh liệt với sở thích riêng của họ và dành nhiều thời gian để thực hiện chúng. Nếu bạn có sở thích đặc biệt nào, đừng bao giờ bỏ quên chúng. Ví dụ, nếu bạn là người ham đọc sách, hãy luôn chắc chắn rằng bạn vẫn giữ thói quen tốt đẹp đó ngay cả khi bạn đang theo đuổi nàng. Điều này sẽ giúp bạn có thêm nhiều chủ đề thú vị để trò chuyện với nàng trong khi nhìn thẳng vào mắt cô ấy. Và trong một buổi sáng đẹp trời, cô ấy sẽ thực sự bị ấn tượng khi thấy bạn đang chăm chú đọc sách trong một quán cà phê nào đó.
Phương pháp 2 - Mời nàng đi chơi
Bước 1 - Lên kế hoạch tiếp cận nàng.
Bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi mời cô ấy đi chơi với bạn, nhưng nếu bạn có một kế hoạch cẩn thận và chu đáo thì điều đó sẽ không đáng sợ như bạn nghĩ. Hãy nghĩ đến việc khi nào và làm thế nào để rủ cô ấy đi chơi và nên đi đâu. Thử tỉ mỉ phác thảo xem bạn muốn buổi hẹn hò sẽ như thế nào và sau đó dành thời gian hình dung ra một kết quả tốt đẹp nào.
Bước 2 - Ăn mặc gọn gàng và lịch sự.
Dĩ nhiên bạn sẽ luôn muốn trông mình bảnh nhất khi đi chơi với nàng ở buổi hẹn đầu tiên. Tất nhiên là bạn chẳng để lại chút ấn tượng tốt đẹp nào trong lòng cô ấy nếu bạn đang mặc chiếc áo sơ mi bẩn nhất và chưa tắm rửa trong suốt mấy liên tục. Nhưng bạn cũng không cần phải diện cho mình một chiếc áo Tuxedo lịch lãm hay thậm chí thay đổi diện mạo khác trước khi hẹn hò với cô ấy. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn tắm rửa sạch sẽ, mặc trang phục tôn lên vẻ đẹp của bản thân, và nhớ hãy cạo râu và chải tóc gọn gàng.
Bước 3 - Đón nhận ánh nhìn của nàng.
Tự tin luôn làm bạn trở nên quyến rũ và một trong những việc mà bạn cảm thấy tự tin đó là nhìn thẳng vào mắt nàng khi rủ cô ấy đi chơi. Mặt dù nhìn vào sàn nhà hay lặp lại câu hỏi của bạn cho cô ấy nghe làm bạn cảm thấy thoải mái hơn, hành động này thực sự không gây ấn tượng với nàng. Thay vào đó, nhìn trực tiếp vào mắt cô ấy và luôn ngẩng cao đầu là cách tốt nhất để cho cô ấy thấy được sự tin tin của bạn.
Bước 4 - Đứng thẳng và cao người.
Cách bạn đứng cũng thể hiện được bạn tự tin như thế nào. Nếu bạn có tư thế đứng khom lưng hoặc bắt chéo tay trước ngực, nàng sẽ cho rằng điều này thể hiện bạn đang run sợ hay lo lắng. Thay vào đó, hãy đứng thẳng lưng và để cánh tay thả lỏng ở hai bên hông. Giữ vai hơi nghiêng ra sau trong khi đó ngực hơi ưỡn ta một chút. Tư thế này sẽ giúp cô ấy cảm nhận được chiều cao và thân hình vững chãi của bạn, từ đó nàng sẽ dễ dàng bị đổ gục hơn là nếu bạn tiếp cận cô ấy theo chiều hướng khom người xuống.
Bước 5 - Hãy trực tiếp đi vào vấn đề chính một cách ngắn gọn nhưng dễ hiểu.
Không nhất thiết phải nói chuyện với nàng cả tiếng đồng hồ trước khi mời nàng đi chơi. Sự thật là nếu bạn cứ dài dòng trong việc này, bạn sẽ bị mất hết tinh thần. Tốt hơn hết là đi tiến gần đến cô ấy, khen cô ấy, và nói cô ấy rằng bạn muốn cô ấy dành ít thời gian để đi chơi với bạn. Trong trường hợp bạn muốn mời nàng đi chơi qua điện thoại, đó cũng là ý kiến hay. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn không rủ nàng đi chơi qua Facebook hay nhắn tin vì nàng có thể cho rằng bạn quá lo lắng đến mức không thể nói trực tiếp điều đó với nàng.
Thử nói với cô ấy rằng: “Chào em, trông em thật tuyệt. Nghe này, có thể anh hơi vội vàng nhưng anh tự hỏi rằng liệu em có nhã thú đi chơi với anh vào ngày nào đó đẹp trời không nhỉ? Anh có thể xin số điện thoại của em được không?”
Bước 6 - Hãy bỏ qua cơ hội nếu nàng nói không.
Thỉnh thoảng, phụ nữ cũng sẽ trả lời tương tự như vậy khi bạn mời nàng đi chơi, cho dù bạn cố gắng hết sức như thế nào. Câu trả lời “Không” là những gì bạn có thể sẽ phải đối mặt khi rủ nàng hẹn hò với bạn. Nếu nàng từ chối lời mời của bạn, đừng hoang mang! Chỉ cần bỏ qua cơ hội này và cố gắng đừng hành động như thể bạn rất thất vọng vậy.
Lúc này, bạn có thể nói với nàng rằng, “Không sao, điều đó vẫn rất tuyệt. Anh cứ nghĩ rằng em là một người hài hước để có thể cùng nhau trò chuyện và chia sẻ nên anh đã lấy hết can đảm để mời em đi chơi. Nhưng đừng lo lắng. Chúc em một ngày tốt lành!”
Phương pháp 3 - Tăng tình cảm mà nàng dành cho bạn
Bước 1 - Hãy lên kế hoạch cho một buổi hẹn hò đầy bất ngờ.
Nếu người con gái bạn thầm thương trộm nhớ gật đầu đồng ý đi chơi với bạn, hãy nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng nàng sẽ không từ chối hẹn hò với bạn ở những lần kế tiếp. Đôi khi chỉ những cử chỉ nhỏ, như mở cửa cho nàng, giúp nàng mặc/cởi áo khoác, và thanh toán tiền cho bữa ăn tối, cũng đủ làm nàng liêu xiêu rồi. Nếu bạn muốn làm cô ấy bất ngờ hơn nữa, hãy đứng trước cửa nhà cô ấy với một bó hoa hồng, đưa cô ấy đến nơi nào đó đầy thú vị, và khiến cô ấy thán phục trước việc gọi đồ ăn của bạn trong nhà hàng.
Để khiến nàng ấn tượng hơn trong buổi hẹn đầu tiên, bạn nên tìm hiểu xem cô ấy thích gì thông qua các buổi nói chuyện phiếm và sau đó lên kế hoạch cho buổi hẹn hò bằng việc kết hợp với sở thích của cô ấy. Chẳng hạn như nếu nàng là fan cuồng của phim kinh dị, hãy mời nàng đến xem bộ phim kinh dị mới nhất. Hoặc nếu món ăn Trung Quốc là thứ nàng không thể cưỡng lại được, hãy mời nàng dùng bữa tối tại một nhà hàng Trung Quốc nổi tiếng nào đó. Hay nếu nàng đam mê chơi đàn, hãy rủ nàng đến một buổi hòa nhạc quy mô nhỏ!
Bước 2 - Hãy khen nàng.
Khi bạn làm quen với một cô gái trong lần hẹn hò đầu tiên, đừng quên dành cho nàng lời khen đặc biệt và chân thành từ tận đáy lòng. Chỉ đơn giản là nói với nàng những câu như, “Trông em thật xinh xắn trong chiếc đầm hôm nay!” hoặc, “Kiểu tóc của em trông rất đẹp!” Bất kể là bạn chọn lời khen gì, hãy luôn chắc chắn rằng bạn khen nàng một cách trực tiếp và nhìn thẳng vào mắt nàng khi nói.
Hãy luôn dành lời khen cho nàng khi bạn tiếp tục hẹn hò với cô ấy ở những lần kế tiếp và khi cả hai đã hiểu nhau hơn. Đừng nên chỉ dừng lại ở việc khen vẻ bề ngoài của cô ấy. Bên cạnh đó, khi đã hiểu rõ về nàng hơn, đừng quên khen sự thông minh, khả năng hài hước, và những tài năng khác của cô ấy. Ví dụ như, bạn có thể nói với nàng rằng, “Anh thực sự rất khâm phục và bất ngờ trước tài năng đánh đàn của em.”
Bước 3 - Ở buổi hẹn đầu tiên, tốt hơn hết là chỉ nói về các đề tài an toàn và lành mạnh.
Khi bạn đang trong giai đoạn đầu tìm hiểu nàng, đừng nên đi quá sâu vào các vấn đề riêng tư. Thay vào đó, chỉ nên tâm sự về những chuyện làm nàng cảm thấy thoải mái và không bị tổn thương. Chẳng hạn như bạn có thể hỏi về thể loại âm nhạc cô ấy thích, các bộ phim mà cô ấy xem gần đây, hay sở thích của cô ấy.
Tránh nói về các vấn để cá nhân nhạy cảm làm nàng không thoải mái, như nói về các cô người yêu cũ của bạn, bất hòa trong gia đình, hay thậm chí về tôn giáo. Ngược lại, hãy tập trung vào các câu hỏi giúp bạn hiểu rõ cô ấy hơn, ví dụ như hỏi về những gì cô ấy thích và không thích, bạn bè và gia đình cô ấy, hay cô ấy đam mê gì…
Bước 4 - Đặt càng nhiều câu hỏi, bạn sẽ càng có cơ hội nắm được trái tim và biết rõ nàng hơn.
Điều quan trọng ở đây là luôn thể hiện sự hài hước mỗi khi tìm hiểu một ai đó. Vì vậy, đừng quên đặt các câu hỏi có thể khám phá được tính cách của nàng. Một khi đã biết được chút gì đó về những gì nàng thích và không thích, bạn sẽ có cơ hội bàn sâu hơn về những chủ đề này trong buổi hẹn hò.
Ví dụ như nếu nàng đã từng tâm sự với bạn về bộ phim mà nàng thích trong buổi hẹn hò gần đây nhất, hãy hỏi xem nàng thích gì trong bộ phim đó, nàng xem nó được mấy lần rồi, diễn viên nàng hâm mộ là ai…Tất nhiên, cô ấy sẽ thực sự ấn tượng bởi trí nhớ siêu phàm của bạn về những gì cô ấy đã nói và sự chân thành của bạn đối với sở thích của cô ấy.
Bước 5 - Luôn nhìn nàng bằng ánh mắt trìu mến và hãy kiên nhẫn.
Để hiểu một ai có thể cần một khoảng thời gian dài hay chỉ mất một lúc trước khi nàng bị đổ gục trước bạn. Nhưng cho dù thế nào đi nữa, đừng bao giờ nản lòng hay mất kiên nhẫn. Chỉ cần bạn nỗ lực để nàng cảm nhận được khoảng thời gian hạnh phúc và bạn đã kiên trì theo đuổi nàng như thế nào. Hãy nhìn lại những khoảng thời gian hai bạn đã cùng trải qua hay cùng đi chơi như một cơ hội để cố gắng hơn và chứng minh cho cô ấy thấy rằng chỉ có bạn mới xứng đáng với tình yêu của cô ấy mà thôi.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/B%C3%A0y-t%E1%BB%8F-t%C3%ACnh-c%E1%BA%A3m-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%C3%A0-b%E1%BA%A1n-y%C3%AAu | Cách để Bày tỏ tình cảm với người mà bạn yêu | Khi ở trong một mối quan hệ với người đã thật sự nắm giữ trái tim của bạn, chắc hẳn bạn sẽ luôn muốn người ấy biết tình cảm chất chứa trong lòng mình. Nếu bạn vừa phải lòng ai đó thì việc này sẽ phức tạp hơn. Bày tỏ tình cảm của bạn với ai đó ban đầu có thể rất khó, nhưng vẫn có rất nhiều cách để thể hiện tình cảm của bản thân mà không cần phải nói thành lời "Anh yêu em"/"Em yêu anh"/"Mình yêu bạn". Thả một quả bóng với những trái tim to lên bầu trời là cách thể hiện tình cảm phô trương, hãy thay bằng các cách bày tỏ đơn giản hơn nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn trong việc thể hiện tình cảm chân thành của bạn.
Phương pháp 1 - Thể hiện tình cảm với người yêu
Bước 1 - Nói "Anh yêu em".
Cho ai đó biết rằng bạn yêu họ là cách rõ ràng nhất để bày tỏ tình cảm của mình và làm cho tình cảm mãnh liệt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cách khác để nói "Anh yêu em", bằng việc thay đổi cách dùng từ. Ví dụ, thay vì nói ba từ đó, bạn có thể nói những lời khác không kém phần ý nghĩa như “Anh thật sự rất hạnh phúc khi có em trong đời”, “Anh cảm thấy may mắn khi có em”, hoặc “Anh yêu em vì em luôn là chính mình”.
Việc diễn đạt lời yêu theo nhiều cách khác nhau cho phép bạn nói cụ thể tại sao yêu người ấy và tạo ra cảm giác mới mẻ thay cho lời tỏ tình bằng ba chữ quen thuộc.
Bước 2 - Cho người ấy biết mức độ quan trọng của họ.
Cho người ấy biết ảnh hưởng tích cực của họ trong cuộc sống của bạn là một cách rõ ràng nhất để thể hiện tình cảm và sự trân trọng mà bạn dành cho họ. Ví dụ, nếu người ấy làm cho khoảng thời gian ở cạnh gia đình bạn trở nên dễ chịu hơn, hãy cho người ấy biết rằng nhờ họ mà bạn đã giao tiếp thoải mái hơn với người thân. Nếu bạn có một ngày làm việc tồi tệ, và việc gặp người ấy khiến bạn nhanh chóng cảm thấy nhẹ nhõm, hãy cho người ấy biết rằng chỉ cần gặp họ là tâm trạng của bạn sẽ tốt lên ngay.
Nếu người ấy làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn hoặc thoải mái hơn, hãy nói rằng nhờ có họ mà cuộc sống của bạn phong phú hơn, để người ấy cảm thấy mình luôn được mong chờ, trân trọng và yêu thương.
Bước 3 - Mở lòng với người ấy.
Mở lòng tức là thể hiện suy nghĩ và tình cảm của mình một cách chân thành, không giấu bất cứ điều gì. Với việc chia sẻ tình cảm như vậy, có khả năng bạn sẽ bị người ấy chỉ trích, tổn thương, cự tuyệt, v.v. Điều quan trọng cần nhớ là nếu yêu ai đó, việc bạn mở lòng, chia sẻ về bản thân một cách chân thành và cho người ấy biết rõ về con người thật của bạn cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể nhận tổn thương. Chính bạn là người quyết định hy sinh sự an toàn của bản thân, để đổi lấy một mối quan hệ sâu sắc.
Hy sinh cho bất kỳ thứ gì là điều không hề dễ dàng, nhưng mở lòng với người mà bạn yêu là cách thể hiện sự cam kết của bạn đối với mối quan hệ.
Bước 4 - Xin lời khuyên của người ấy.
Việc xin lời khuyên của người ấy cho thấy bạn tôn trọng ý kiến của họ. Điều này có nghĩa là bạn xem họ như một người dẫn đường, đồng thời cũng giúp họ hiểu thêm về vai trò của mình trong cuộc sống của bạn,mà đây là một bước để giúp hai bạn gắn bó với nhau hơn.
Không nhất thiết phải xin lời khuyên về việc quan trọng, mặc dù bạn vẫn luôn có thể làm vậy. Chỉ cần cho người ấy biết rằng bạn quan tâm đến ý kiến của họ và muốn biết họ sẽ xử lý việc đó như thế nào để thể hiện sự tôn trọng mà bạn dành cho họ.
Bước 5 - Giải tỏa cảm xúc của nhau.
Nếu người ấy hoảng sợ, buồn phiền, lo lắng, hoặc băn khoăn về việc gì đó, hãy khuyên họ giải tỏa và chia sẻ cảm xúc cùng bạn. Cho người ấy biết rằng bạn muốn họ gỡ bỏ lớp bọc bảo vệ và nói ra những suy nghĩ trong đầu. Đôi khi chúng ta cần một nơi để trút những buồn bực trong lòng. Hãy cho người ấy biết rằng bạn luôn có mặt để lắng nghe những gì họ nói.
Điều này cho người ấy thấy rằng họ có thể thoải mái bày tỏ cảm xúc của mình, và bạn luôn có mặt để lắng nghe họ trút bầu tâm sự.
Khi họ trải lòng với bạn, hãy chắc chắn tâm trí của bạn cũng có mặt trong khoảnh khắc đó. Điều này có nghĩa là tránh kiểm tra điện thoại hoặc bất kỳ thứ gì gây xao lãng và tập trung vào những gì người ấy đang nói. Chú ý vào cách họ thể hiện cảm xúc khi họ kể với bạn về những buồn phiền, đồng thời đưa ra phản hồi sâu sắc.
Nếu bạn không biết phải nói gì, một cái ôm chặt và tình cảm là việc cho thấy bạn sẽ luôn có mặt bên người ấy.
Bước 6 - Kể bí mật cho nhau nghe.
Việc chia sẻ bí mật là một cách khéo léo để người ấy biết rằng bạn tin tưởng họ. Chúng ta thường không tiết lộ bí mật với bất kỳ ai; vì vậy, việc tin tưởng ai đó để chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ thầm kín là biểu hiện chân thật của một mối quan hệ đầy yêu thương và sự săn sóc.
Việc chia sẻ bí mật tạo ra một vòng tròn kín của riêng hai người, làm cho sự gắn kết giữa bạn và người ấy trở nên vững bền hơn.
Bước 7 - Luôn trung thực.
Thể hiện sự chân thật của bạn với người ấy đôi khi có thể rất khó, đặc biệt khi bạn cố gắng không làm tổn thương cảm giác của họ. Tuy nhiên, việc nói ra sự thật, dù là đau lòng, cũng làm tăng mức độ tin cậy của bạn và tạo ra sự gắn kết với người ấy. Điều này cho thấy bạn là người thật thà, trung thực, không giả tạo hay dỗ dành chỉ để làm hài lòng ai đó.
Thành thật bày tỏ cảm xúc của bạn là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người ấy, nhưng hãy cân nhắc kỹ vì việc này không hề dễ dàng.
Tuy nhiên, hãy nhớ nói sự thật một cách khéo léo. Sự thật có thể khó nghe, nhưng bạn không nên nói như tạt một gáo nước lạnh vào người khác.
Bước 8 - Động viên người ấy.
Với tư cách là người yêu, có thể nói rằng trách nhiệm của bạn - và cũng là điều quan trọng nhất của mối quan hệ - là thể hiện tình cảm, động viên và giúp đỡ người ấy đạt được ước mơ lẫn mục tiêu trong cuộc sống. Bằng sự động viên, bạn đang khuyến khích người ấy trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình và theo đuổi ước mơ của họ.
Bạn có thể động viên người ấy bằng cách nói "Anh tin rằng em có thể làm được việc đó", "Em làm việc rất chăm chỉ và nỗ lực của em sẽ sớm được công nhận thôi", hoặc "Toàn bộ nỗ lực của em sẽ sớm được đền đáp".
Ủng hộ người ấy và giúp họ đạt được thành công là cách để cho người ấy cảm thấy luôn có hậu phương vững chắc.
Bước 9 - Viết thư.
Đôi khi viết một lá thư tình hơi “sến” là một cách lãng mạn để bày tỏ tình cảm của bạn. Việc viết thư cũng có thể giúp thể hiện tình cảm và cảm xúc mà bạn đang có bằng cách để dòng suy nghĩ của bạn "được cất tiếng nói". Hãy nghĩ về mục đích của bạn khi viết lá thư này. Bạn muốn người ấy biết điều gì? Trước tiên là nói lý do bạn viết thư. Ví dụ, bạn có thể nói “Anh đã nghĩ về em, và anh rất vui khi được ở cạnh em…” hoặc “Ở cạnh em lúc nào cũng vui, và anh muốn em biết điều đó…”
Nhắc đến các câu chuyện và kỷ niệm đem lại cảm xúc tốt đẹp. Chỉ cần nhớ viết ra điều gì làm bạn yêu họ, cách họ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn và tại sao bạn hạnh phúc khi ở cạnh họ.
Viết một lá thư tay là cách tốt nhất để cho thấy những gì bạn nói đều ý nghĩa; vì việc này đòi hỏi bạn phải tập trung hơn so với khi gõ một ghi chú hoặc tin nhắn. Ngoài ra, việc sử dụng chữ viết tay của bạn cũng là một cách thể hiện sự chân thành đáng yêu.
Bước 10 - Lắng nghe.
Thường thì không gì có thể ghi được nhiều điểm bằng việc có thể tập trung, thật sự lắng nghe người khác nói, và sau đó đưa ra phản hồi phù hợp với ý nghĩa sâu sắc. Khi thật sự lắng nghe người khác, bạn chỉ tập trung vào người đó, cho họ sự chú ý hoàn toàn và trọn vẹn.
Mặc dù chỉ là một việc đơn giản, nhưng lắng nghe là một hành động quan tâm to lớn, cho thấy bạn luôn có mặt để giúp đỡ người ấy vượt qua bất kỳ khó khăn nào.
Việc lắng nghe người ấy cũng tăng thêm ý nghĩ rằng hai bạn là đồng đội, và bạn luôn có mặt khi người ấy cần giúp đỡ.
Bước 11 - Thể hiện tình cảm qua những việc nhỏ nhặt.
Bất kỳ việc gì bạn có thể làm để giảm gánh nặng công việc cho người ấy đều sẽ nói lên rằng bạn quan tâm và yêu thương họ nhiều như thế nào.
Thực hiện những việc như ra ngoài mua thức ăn trước khi họ thức dậy, đổ xăng cho xe của họ, hoặc rửa bát là những cách khéo léo cho người ấy thấy bạn luôn nghĩ cho họ.
Bước 12 - Luôn chu đáo.
Tỏ ra chu đáo tức là luôn nghĩ về cảm xúc của người ấy trong bất kỳ việc gì. Khi bạn đưa ra quyết định về việc gì đó, hãy nhớ nghĩ đến người ấy.
Ví dụ, khi đi cắm trại, hãy mang thêm vài tấm nệm ngủ cho người ấy, vì bạn biết họ sẽ khó mà ngủ được trên mặt phẳng cứng. Hoặc, nếu đi dã ngoại, bạn nên chuẩn bị thêm vài món ăn nhiều yêu thích của người ấy để tạo sự bất ngờ.
Bước 13 - Dành thời gian cho nhau.
Mỗi người đều có cuộc sống riêng bận rộn đến mức đôi khi không còn thời gian cho những việc khác, nhưng việc cố gắng dành thời gian bên cạnh người ấy là cách đơn giản để hàn gắn và cho thấy đâu là ưu tiên của bạn. Hãy dùng khoảng thời gian này để cùng nhau chia sẻ, đi dạo hoặc ăn tối.
Điều quan trọng không phải là số giờ dành cho nhau, mà là chất lượng của khoảng thời gian đó. Bạn không nhất thiết phải lên lịch cụ thể, vì chính nỗ lực dành thời gian cho họ là điều nói lên tất cả.
Bước 14 - Yêu thương đứa trẻ bên trong bạn.
Đôi lúc, cuộc sống của người trưởng thành thường tẻ nhạt và nhàm chán. Để đẩy lùi cảm giác đó, bạn cần đánh thức đứa trẻ trong mình. Hãy tạo ra những bất ngờ trong cuộc sống, làm vài việc ngẫu hứng và thử những điều mới mẻ.
Điều này có vẻ không giống như cách thể hiện tình yêu trực tiếp, nhưng bằng cách làm cho mối quan hệ trở nên thú vị, bạn đã cho thấy rằng mình đang cố gắng để luôn có khoảng thời gian đáng nhớ bên cạnh người ấy. Việc cùng nhau tham gia một chuyến thám hiểm sẽ để lại nhiều kỷ niệm và câu chuyện để kể sau này.
Bước 15 - Tiếp xúc cơ thể một cách tình cảm.
Mỗi người đều yêu thích mức độ "động chạm" khác nhau, nhưng việc tiếp xúc cơ thể nhẹ nhàng, tình cảm là cách thể hiện tình cảm tế nhị về mặt thể chất. Những cử chỉ như nắm tay, chạm một cách tinh nghịch vào cánh tay, tựa đầu lên vai là những cách khéo léo để thể hiện sự thân mật và yêu thương.
Bước 16 - Ôm.
Những cái ôm tạo cảm giác an toàn về mặt thể chất, và thật sự có thể khiến ai đó cảm thấy được bao bọc trong tình yêu. Cử chỉ ôm rất đơn giản và cũng phù hợp ở nơi công cộng, là một cách lý tưởng để thể hiện tình cảm với người ấy ở chốn đông người.
Kiểu ôm bằng cả hai tay và để cơ thể áp vào nhau là lãng mạn nhất. Những kiểu ôm khác (ôm một tay, ôm choàng vai) thường chỉ ở mức độ xã giao và không thể hiện nhiều tình cảm.
Một cái ôm tình cảm thường dài hơn kiểu xã giao. Cái ôm từ 5 đến 7 giây là vừa đủ để thể hiện tình cảm của bạn.
Bước 17 - Âu yếm.
Không cần phải nói thì việc âu yếm người yêu luôn rất tuyệt, và cũng giống như khi ôm, đây là cách giúp bạn thư giãn sau những căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, việc này còn thể hiện tình cảm qua cách bạn tập trung hoàn toàn vào người ấy, và tình cảm mà bạn dành cho họ.
Bước 18 - Mát xa cho người ấy.
Việc mát xa có thể thực hiện đơn giản như xoa lưng cho người ấy khi hai bạn xem phim, vuốt tóc của họ, hoặc để người ấy nằm gối đầu lên đùi bạn trong khi bạn mát xa vai và cổ của họ.
Đừng ngại thể hiện tình cảm qua việc tiếp xúc cơ thể. Đây cũng là cách chúng ta cảm nhận tình cảm.
Phương pháp 2 - Thể hiện tình cảm với người mà bạn phải lòng
Bước 1 - Xây dựng lòng tự tin.
Hãy luôn là chính mình khi bạn muốn tiếp xúc với người mà bạn phải lòng. Chắc hẳn bạn không muốn xây dựng một mối quan hệ từ những lời nói dối hoặc giả vờ trở thành ai đó; vì vậy, hãy để cá tính của bạn được tỏa sáng. Thỉnh thoảng, khi không biết phải nói gì, hãy hỏi người ấy về bản thân họ hoặc khen họ. Chẳng hạn như "Bạn thích chơi môn thể thao nào?" hoặc "Bạn đã thể hiện rất tốt trong phần thuyết trình hôm nay".
Chủ đề dễ nói nhất với người ấy là những điểm chung của hai người, chẳng hạn như lớp học chung, những nơi các bạn đã từng đến, hoặc nhà hàng yêu thích của cả hai. Trò chuyện về những điểm chung của hai bạn sẽ làm cho tâm trạng thoải mái và giúp bạn thư giãn.
Bước 2 - Thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể.
Chạm vào ai đó là dấu hiệu của sự thân thiết. Do đó, cách tế nhị để nói rằng bạn thích người ấy là xóa bỏ cảm giác ngượng ngùng khi chạm vào nhau. Dùng những cái chạm nhẹ là cách tốt nhất để nói lên tâm ý của bạn nhưng không quá lộ liễu.
Ví dụ, nếu trò chuyện với người ấy hoặc đi ngang qua người ấy, bạn có thể chạm nhẹ vào cánh tay họ. Nếu ngồi cạnh người ấy, thỉnh thoảng bạn có thể vô tình để chân hoặc đầu gối chạm vào họ và mỉm cười để thể hiện tình cảm.
Chỉ cần một ít sự quan tâm về thể chất cũng nói lên được tình cảm mà bạn dành cho họ. Chạm nhẹ vào người ấy một hoặc hai lần trong khi trò chuyện là đủ để họ hiểu cảm xúc của bạn.
Bước 3 - Viết thư.
Đôi khi bạn sẽ cảm thấy khó thể hiện tình cảm qua lời nói khi đứng trước người bạn thích, viết thư là cách đơn giản nhất để thể hiện cảm xúc mà không cần phải nói trực tiếp với họ. Tương tự như phương pháp ở phần trên, hãy nói rõ điều gì xui khiến bạn viết thư.
Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng câu "Mình rất vui khi được biết nhiều điều về bạn hơn trong mấy tháng vừa quá…" hoặc "Mình chỉ muốn nói rằng bạn đã trở thành một trong những người bạn thân của mình suốt những năm qua…”
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc soạn tin nhắn điện thoại hoặc tin nhắn Facebook rất đơn giản. Viết thư tay sẽ chân thành hơn và cần nhiều nỗ lực hơn. Vì nỗ lực cộng thêm đó, hành động của bạn sẽ thu hút người ấy hơn.
Bước 4 - Viết nhẹ nhàng thôi.
Bạn có thể mở đầu thư một cách thoải mái bằng những câu đùa quen thuộc của hai bạn hoặc khoảng thời gian vui vẻ mà hai bạn từng có. Từ đó, bạn sẽ chuyển hướng sang chủ đề chính, và giải thích lý do vì sao viết lá thư này, nói rằng bạn có tình cảm với họ. Bạn có thể nói "Mình chỉ muốn nói là mình thích bạn, và rất thích mỗi khi được đi chơi cùng bạn."
Viết ngắn nhưng đáng yêu. Không cần phải nói rõ bạn thích người ấy đến mức nào hoặc tại sao, trước khi biết chính xác cảm xúc của họ dành cho bạn.
Bước 5 - Bày tỏ tình cảm trực tiếp với người ấy.
Chọn một nơi không gây căng thẳng cho bạn, thích hợp để trò chuyện riêng tư, nhìn vào mắt họ và cho người ấy biết tình cảm của bạn. Bạn có thể trò chuyện bình thường, sau một lúc thì chuyển sang vấn đề chính và bày tỏ cảm xúc của mình. Sau đó cho họ một hoặc hai lời khen trong lúc bày tỏ tình cảm. Ví dụ: "Mình rất thích bạn. Không ai có thể làm cho mình cười nhiều như bạn."
Sau khi bày tỏ tình cảm, bạn hãy cho họ thời gian để phản hồi và suy nghĩ về những gì bạn vừa nói. Đừng hỏi ngay rằng họ cảm thấy như thế nào hoặc nghĩ thế nào.
Bạn không nên quá căng thẳng. Hãy để người ấy có thời gian tiếp nhận và phản hồi, đừng cố gắng tạo thêm áp lực cho họ.
Bước 6 - Phản ứng thích hợp.
Khi bạn đã nói xong cảm xúc của mình, người ấy có thể bày tỏ cảm xúc tương tự hoặc chỉ muốn duy trì tình bạn. Nếu người ấy cũng bày tỏ cảm xúc tương tự, đừng ngại thể hiện sự phấn khởi của bạn. Sau khi bạn và người ấy đã nói rõ cảm xúc của nhau, bạn hãy cứ thoải mái thể hiện niềm vui của bạn, dù có ngớ ngẩn thế nào. Nếu người ấy chỉ muốn duy trì tình bạn, hãy cư xử chín chắn và nói rằng "Không sao, mình chỉ muốn bạn biết tình cảm của mình thôi". Đây là một việc rất đau lòng, nhưng bạn luôn cần để lại ấn tượng tốt. Dù có buồn, nhưng bạn nên cố gắng hành xử như đó không phải vấn đề to tát, và chỉ bộc lộ nỗi buồn ở nơi riêng tư.
Khi đã biết người ấy cũng thích bạn, hãy hẹn người ấy đi chơi như cùng nhau xem phim, hoặc một trận thi đấu. Việc này sẽ tạo điều kiện cho hai bạn tìm hiểu nhau nhiều hơn.
Nếu người ấy không đáp lại tình cảm của bạn, ít nhất bạn cũng đã dũng cảm nắm bắt cơ hội. Vẫn còn rất nhiều cơ hội khác để bạn tìm được người phù hợp với mình.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/H%E1%BB%8Dc-OpenShot-trong-5-ph%C3%BAt! | Cách để Học OpenShot trong 5 phút! | OpenShot là phần mềm soạn sửa video nguồn mở chạy được trên các hệ điều hành khác nhau như GNU/Linux, Mac OS X và Windows. Sử dụng OpenShot là rất dễ, và hướng dẫn này sẽ đưa bạn đi qua những điều cơ bản trong vòng dưới 5 phút. Sau hướng dẫn này, bạn sẽ có khả năng thực hiện việc trình chiếu các slide ảnh đơn giản cùng với nhạc đi cùng.
Phương pháp 1 - Học OpenShot trong 5 phút!
Bước 1 - Nhập hình ảnh và âm nhạc.
Trước khi bạn có thể bắt đầu tạo ra video, bạn cần nhập khẩu các tệp vào OpenShot. Hãy rê và thả vài hình ảnh (*.JPG, *.PNG, .v.v.) và một tệp nhạc (hầu hết các định dạng đều sẽ làm việc) từ máy tính của bạn vào (Trình soạn thảo và chỉnh sửa Video OpenShot). Hãy chắc chắn phải thả các tệp đó vào nơi mũi tên trong hình minh họa đang trỏ tới.
Khi kết hợp các tệp hình ảnh và nhạc, bạn nên chú ý tới các quyền sử dụng và sự kết hợp giữa các giấy phép của chúng. Để video kết quả có được giấy phép hợp lệ, bạn nên xem thêm bảng về tính tương thích của các giấy phép Creative Commons tiêu chuẩn trong bài Cấp phép Creative Commons khi kết hợp 2 tài nguyên giáo dục được cấp phép mở
Bước 2 - Sắp đặt hình ảnh trên dòng thời gian.
Sau khi bạn đã nhập khẩu vài tệp, bước tiếp sau là thêm chúng vào dòng thời gian và sắp đặt chúng. Hãy nhấn vào từng bức ảnh (mỗi lần một bức), và rê chúng vào (Kênh 2) trên dòng thời gian. Hãy rê và thả các hình ảnh (còn được gọi là ) để sắp đặt chúng.
Bước 3 - Thêm nhạc vào dòng thời gian.
Để làm cho trình chiếu slide các hình ảnh của bạn thú vị hơn, bạn cần thêm nhạc vào. Bạn nên nhập khẩu một tệp nhạc vào ở bước đầu. Hãy nhấn vào tệp nhạc được chọn, và rê nó vào (Kênh 1) trên dòng thời gian.
Bước 4 - Xem trước dự án của bạn.
Để xem trước video của bạn, hãy nhấn vào nút (Chơi) phía dưới cùng của cửa sổ xem trước. Hãy nhấn vào nút một lần nữa để tạm dừng video của bạn. Hãy nhớ, nếu bạn cần sắp đặt lại bất kỳ tệp nào, hãy rê và thả nó theo ý bạn.
Bước 5 - Xuất khẩu video của bạn.
Một khi bạn thấy thích video trình chiếu các slide hình ảnh của bạn, thì bước tiếp theo là xuất khẩu video đó. Điều này sẽ chuyển đổi dự án OpenShot của bạn thành một tệp video duy nhất, điều sẽ làm việc được trong bất kỳ trình chơi phương tiện nào trên Linux (như Totem, VLC, .v.v.) hoặc trên bất kỳ website nào (như YouTube, Vimeo, .v.v.).
Hãy nhấn vào biểu tượng (Xuất video) nằm ở trên cùng của màn hình (hoặc sử dụng thực đơn ). Hãy chọn từ một trong nhiều lựa chọn xuất khẩu có sẵn, ví dụ giống như trong hình minh họa, và nhấn nút .
Bước 6 - Hãy vui vẻ với OpenShot!
Bây giờ bạn đã có được sự hiểu biết cơ bản về cách mà OpenShot làm việc, đó là các công việc: Nhập khẩu, Sắp đặt, Xem trước, và Xuất. Hy vọng hướng dẫn này lấy đi ít hơn 5 phút của bạn để hoàn tất.
Hãy đi tới thư mục nơi bạn cất giữ tệp video vừa được tạo ra và hãy thử chơi nó để trải nghiệm kết quả những gì bạn vừa làm.
Bạn cũng có thể nhấn vào đây để thử chơi lại tệp video của bài viết này.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-d%E1%BA%A5u-hi%E1%BB%87u-h%C3%B3i-%C4%91%E1%BA%A7u-ki%E1%BB%83u-nam-gi%E1%BB%9Bi | Cách để Nhận biết dấu hiệu hói đầu kiểu nam giới | Khi soi gương thấy mái tóc dạo này có vẻ mỏng đi, có lẽ bạn đang nghĩ không biết mình có bị hói đầu kiểu nam giới không. Đây là kiểu hói diễn ra từ từ trong nhiều năm và thường gặp nhất ở đàn ông ở độ tuổi 40 -50 trở lên. Bài viết này sẽ giúp bạn biết nguyên nhân bạn bị rụng tóc và những cách xử lý hiện có.
Phương pháp 1 - Nhận diện chứng hói đầu kiểu nam giới
Bước 1 - Chú ý hiện tượng tóc thưa dần ở đỉnh đầu.
Tìm một chiếc gương cầm tay giơ lên cao để nhìn được đỉnh đầu. Quan sát hiện tượng tóc thưa dần bắt đầu từ trán tiến ra sau đầu. Nếu đang ở các giai đoạn đầu của chứng hói đầu kiểu nam, có thể bạn sẽ thấy một vài mảng loang lổ hoặc rụng tóc. Nếu đã đến các giai đoạn muộn, bạn có thể nhìn thấy da đầu bên dưới tóc.
Đây là dấu hiệu thường gặp nhất mà nam giới phát hiện mình bị rụng tóc. Thông thường, bạn sẽ thấy đường chân tóc càng ngày càng thụt lùi ra sau.
Bạn cũng có thể để ý thấy đường chân tóc thụt lùi kiểu chữ “M”. Đây là dấu hiệu của chứng hói đầu ở nam giới.
Bước 2 - Tìm các đốm tròn loang lổ.
Nếu phía trước đường chân tóc không có vấn đề gì, bạn hãy cầm gương soi xung quanh đầu. Tìm những khu vực hói hoặc tóc thưa, chẳng hạn như trên đỉnh đầu và gần phía sau đầu. Trong các giai đoạn đầu, các đốm này trông hơi thưa; ở các giai đoạn muộn hơn, bạn sẽ nhìn thấy cả da đầu.
Chứng rụng tóc này thường xảy ra từ từ, và có thể phải mất một thời gian dài bạn mới nhận ra là mình đang bị rụng tóc. Nếu không chắc, bạn có thể hỏi những người bên cạnh.
Bước 3 - Để ý tóc rụng trên gối và vướng trên lược.
Một số tóc rụng hàng ngày là hiện tượng bình thường và thường sẽ mọc lại, nhưng chứng hói đầu kiểu nam tiến triển sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc vĩnh viễn rõ rệt. Hãy nhìn vào vỏ gối và lược để biết bạn bị rụng bao nhiêu tóc trong khi ngủ và khi chải đầu. Nếu số tóc rụng mỗi ngày nhiều hơn vài chục sợi thì có lẽ đó là dấu hiệu của chứng hói đầu nam giới.
Bước 4 - Chú ý cảm giác ngứa hoặc đau khi tóc rụng.
Mặc dù tình trạng này cũng xảy ra ở một số người bị hói đầu kiểu nam, nhưng nếu bạn có cảm giác ngứa hoặc đau da đầu khi rụng tóc thì có thể là bạn bị bệnh rụng tóc từng mảng. Bệnh cũng gây ra các cục u đỏ, bong tróc trên da đầu, có thể gây đau. Nếu thấy có các triệu chứng như trên, bạn nên đến bác sĩ khám để được kê toa thuốc điều trị.
Bước 5 - Hỏi ý kiến chuyên gia về bệnh rụng tóc.
Để biết chắc mình bị hói đầu kiểu nam giới, bạn hãy đặt lịch hẹn khám với chuyên gia về bệnh rụng tóc, thường là bác sĩ da liễu được đào tạo chuyên khoa. Chứng hói đầu kiểu nam giới thông thường được chẩn đoán dựa trên hình dạng bên ngoài và kiểu rụng tóc. Tuy nhiên, bác sĩ cũng sẽ hỏi về gia đình bạn (đặc biệt là họ bên ngoại) và xem xét kỹ lưỡng da đầu dưới kính phóng đại với một thiết bị gọi là mật độ kế) để đánh giá mức độ thu nhỏ các nang tóc.
Việc chẩn đoán rụng tóc không đòi hỏi phân tích tóc hoặc sinh thiết da đầu, nhưng các xét nghiệm này cũng có thể giúp giải thích nguyên nhân gây rụng tóc nếu bạn thắc mắc.
Phương pháp 2 - Các phương pháp xử lý khi rụng tóc
Bước 1 - Thử dùng thuốc bôi tại chỗ để kích thích mọc tóc.
Thuốc bôi ngoài da không kê toa có thể giúp tóc lâu rụng hơn và kích thích tóc mới mọc trong da đầu. Các bác sĩ da liễu thường khuyên dùng minoxidil, loại thuốc mà bạn có thể tìm mua ở các hiệu thuốc hoặc trên mạng. Bôi thuốc lên da đầu mỗi ngày 2 lần và chờ xem kết quả.
Hầu hết mọi người sẽ thấy hiệu quả sau 6 tháng, tuy rằng bạn có thể nhận thấy tóc không mọc lại đầy đủ.
Minoxidil có hiệu quả tốt với một số người, nhưng một số khác lại không thấy cải thiện được mấy hoặc không có tác dụng. Hãy kiên nhẫn và tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn để xem thuốc có hiệu quả không.
Thuốc có thể gây kích ứng da đầu hoặc dau đầu.
Bước 2 - Sử dụng bộ tóc giả hoặc mảnh tóc giả để che đầu hói.
Các chuyên gia thường khuyên dùng tóc giả trước, vì đây là lựa chọn an toàn và ít tốn kém nhất. Nếu bạn lo lắng về ngoại hình của mình, hãy ra ngoài chọn mua một mảnh tóc giả hoặc nguyên bộ tóc giả. Các mảnh tóc giả có thể giúp cho mái tóc trông dày và phồng hơn, trong khi bộ tóc giả sẽ che phủ toàn bộ da đầu. Cố gắng chọn tóc giả chất lượng cao làm từ tóc thật sao cho tự nhiên, và đừng ngại thử vài kiểu khác nhau!
Bạn có thể phải thử nghiệm vài lần mới mua được bộ tóc giả như ý. Nếu chưa dùng tóc giả bao giờ, bạn nên đến tiệm bán tóc giả để đội thử trước khi mua.
Bước 3 - Xin toa thuốc nếu bác sĩ khuyến nghị.
Finasteride thường được các bác sĩ kê toa cho nam giới bị rụng tóc. Thuốc đã được kiểm chứng là có hiệu quả làm chậm quá trình rụng tóc trên 80% - 90% nam giới, và một số người còn mọc lại tóc. Nếu được kê toa thuốc này, bạn sẽ uống mỗi ngày một lần và chờ kết quả trong khoảng 6 tháng.
Đáng tiếc là loại thuốc này đòi hỏi phải dùng lâu dài. Nếu bạn ngừng uống thuốc, tình trạng rụng tóc sẽ lại tái diễn.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra là: mất ham muốn tình dục, mất khả năng cương dương hoặc duy trì trạng thái cương dương, sưng và đau trong ngực, trầm cảm. Những tác dụng phụ này có thể nghiêm trọng, do đó bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc.
Bước 4 - Tìm hiểu phương pháp cấy tóc nếu bạn muốn có giải pháp lâu dài.
Trong quá trình cấy tóc, bác sĩ sẽ lấy các nang tóc nhỏ từ những vùng đang mọc và cấy vào những khu vực không có tóc. Sau khi hồi phục, những chỗ bị hói trước đây sẽ mọc tóc từ các nang tóc được cấy. Hầu hết các thủ thuật cấy tóc sẽ mất khoảng 6-8 tiếng, một số người cần đến vài buổi trị liệu. Thông thường, bạn không cần phải được gây mê – bác sĩ sẽ gây tê da đầu khi thực hiện thủ thuật.
Có thể bạn sẽ bi rụng tóc nhiều hơn ngay sau khi cấy tóc, nhưng điều này là bình thường. Hầu hết những người cấy tóc sẽ có mái tóc dày và đầy đặn hơn trong 6 – 12 tháng.
Các nguy cơ của phương pháp cấy tóc bao gồm nhiễm trùng và để lại sẹo. Bạn có thể giảm tối đa các nguy cơ này bằng cách tuân theo hướng dẫn chăm sóc tại nhà của bác sĩ.
Phương pháp 3 - Nguyên nhân và cách phòng tránh hói đầu kiểu nam giới
Bước 1 - Để ý những người họ hàng là nam giới ở cả hai họ nội ngoại của gia đình.
Nhìn vào tóc của cha, ông, chú, anh em họ của bạn (đời thứ nhất và đời thứ hai) xem họ còn nhiều tóc không. Nếu không, bạn hãy chú ý đến mức độ rụng tóc của họ và hỏi xem lần đầu tiên họ nhận thấy tóc rụng là bao giờ. Gia đình bạn càng có nhiều người hói thì bạn càng có nhiều nguy cơ bị hói đầu kiểu nam.
Một nghiên cứu năm 2001 đã chỉ ra rằng nam giới trẻ có cha hói đầu kiểu nam sẽ có nguy cơ bị rụng tóc cao gấp 5 lần những người có cha không hói.
Bước 2 - Tìm các dấu hiệu rụng tóc khi lớn tuổi.
Nguy cơ hói đầu kiểu nam tăng đáng kể theo độ tuổi. Trong thực tế, tuổi tác là một trong 3 nguy cơ chính gây ra tình trạng này. Có đến 2/3 nam giới Mỹ hói đầu kiểu nam khi đến tuổi 35, và tỷ lệ này tăng lên trên 80% ở đàn ông trên 50 tuổi.
Chứng hói đầu kiểu nam có thể xảy ra ngay từ những năm đầu của tuổi trưởng thành (tuy hiếm), nhưng tình trạng này phổ biến hơn nhiều khi người ta có tuổi. Tình trạng rụng tóc ở thanh thiếu niên thường có liên quan đến bệnh lý, điều trị y tế hoặc nhiễm độc.
Khoảng 25% nam giới bị hói đầu kiểu nam bắt đầu quá trình rụng tóc trước tuổi 21.
Bước 3 - Kiểm tra các tác dụng phụ của mọi loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
Thuốc và thực phẩm chức năng điều trị các bệnh ung thư, viêm khớp, trầm cảm, bệnh tim mạch, bệnh gút và cao huyết áp đều có thể gây rụng tóc hoặc hói đầu. Hãy cho bác sĩ biết nếu gần đây bạn bắt đầu uống một loại thuốc mới và thấy tóc rụng nhiều. Bác sĩ có thể điều chỉnh đơn thuốc để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Lưu ý rằng tình trạng rụng tóc do sử dụng thuốc về mặt kỹ thuật không phải là chứng hói đầu kiểu nam giới. Hói đầu kiểu nam là do gien di truyền, trong khi rụng tóc do thuốc có thể chữa trị được bằng cách điều chỉnh liều lượng thuốc.
Bước 4 - Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang uống thuốc steroid.
Các hoóc môn giới tính, còn gọi là androgen, có thể là một yếu tố gây hói đầu kiểu nam. Thuốc steroid có thể phá vỡ sự cân bằng giữa testosterone và dihydrotestosterone (DHT), dẫn đến nguy cơ rất cao bị rụng tóc. Nếu bạn đang sử dụng thuốc steroid trong thời gian dài, hãy hỏi bác sĩ về việc giảm liều lượng hoặc ngừng dùng thuốc.
Thuốc steroid làm gia tăng lượng DHT trong cơ thể. Nồng độ DHT cao có thể làm thu nhỏ các nang tóc, khiến cho sợi tóc khó tồn tại.
Bước 5 - Giảm mức độ căng thẳng.
Một số nghiên cứu cho thấy mức độ căng thẳng có ảnh hưởng đến tình trạng rụng tóc. Nếu dạo gần đây bạn bị stress và nhận thấy tóc rụng nhiều, hãy thử một số hoạt động giảm stress như thiền hoặc yoga. Dần dần, tình trạng rụng tóc sẽ giảm, thậm chí một số tóc (hoặc phần lớn) tóc còn mọc lại.
Rụng tóc do stress cũng không phải là chứng hói đầu kiểu nam giới và thường có thể điều trị bằng cách thay đổi lối sống.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-nh%E1%BB%87n-n%C3%A2u-%E1%BA%A9n-d%E1%BA%ADt | Cách để Nhận biết nhện nâu ẩn dật | Nhện nâu ẩn dật, còn có tên gọi nhện violin, là một sinh vật có nọc độc với những vết cắn có thể khiến cho trẻ em và cả người lớn ngã bệnh. Nhện nâu ẩn dật khác biệt ở chỗ chúng có 6 mắt (hầu hết các loài nhện đều có 8 mắt) và trên lưng có hình một cây đàn violin. Nếu bạn sống trong vùng có nhện nâu ẩn dật thì việc học cách xác định loài nhện này là một điều nên làm. Bạn hãy đọc tiếp để biết cách nhận biết nhện nâu ẩn dật.
Phương pháp 1 - Nhận biết những nét đặc trưng
Bước 1 - Nhìn vào màu sắc.
Nhện nâu ẩn dật có cơ thể màu nâu đất hoặc cát và có một dấu hơi đậm màu hơn ở giữa; chúng cũng có thể có màu nâu đậm, thậm chí hơi vàng, chân có màu nâu sáng hơn và đồng nhất, không có dấu vết nào khác.
Nếu chân nhện có sọc hoặc vết đốm thì đó không phải là nhện nâu ẩn dật.
Nếu trên mình nhện có hai vết đốm khác ngoài hình cây đàn violin (và có thể có màu sáng hơn bụng), thì con nhện đó cũng không phải là nhện nâu ẩn dật.
Nếu con nhện có chân đậm màu hơn nhiều so với thân mình thì đó cũng không phải là nhện nâu ẩn dật. Nhớ rằng sắc độ màu của nhện có thể hơi khác nhau.
Bước 2 - Quan sát hình cây đàn violin trên mình nhện.
Hình này có màu nâu đậm hơn phần còn lại trên cơ thể, tức là phần đầu ngực. Có thể bạn không nhận ra hình cây đàn violin vì nó không được rõ lắm.
Nhiều loài nhện cũng có những hình tương tự trên cơ thể, vì vậy một mình đặc điểm này sẽ không thể xác định đó là nhện nâu ẩn dật.
Nhắc lại, bạn hãy quan sát kỹ màu của hình đàn violin trên mình nhện. Nếu có thêm các chấm hoặc đốm khác thì đó không phải là nhện nâu ẩn dật. Tuy nhiên, thương tích hoặc tổn thương do nắng mặt trời cũng có thể làm biến màu hoặc thay đổi kết cấu.
Bước 3 - Đếm mắt nhện.
Không như các loài nhện khác, nhện nâu ẩn dật chỉ có 6 mắt. Chúng được sắp xếp theo từng cặp: một cặp ở giữa và hai bên mỗi bên một cặp mắt. Vì mắt nhện rất nhỏ nên bạn sẽ rất khó nhìn thấy nếu không có kính lúp. Nếu bạn đếm thấy có 8 mắt thì nghĩa là nó không phải là nhện nâu ẩn dật. (nhớ giữ an toàn khi đếm – hẳn là bạn không muốn đi đến kết luận là con nhện đó có 6 mắt rồi bất thình lình bị cắn!)
Bước 4 - Quan sát lông tơ trên mình nhện.
Nhện nâu ẩn dật có nhiều lông ngắn và mịn trên cơ thể. Không như một số loài nhện khác, chúng không có gai trên cơ thể và chân. Nếu bạn thấy có gai thì chắc chắn đó không phải là nhện nâu ẩn dật.
Bước 5 - Kiểm tra chiều rộng của cơ thể nhện.
Nhện nâu ẩn dật không phát triển vượt quá 1,3 cm. Nếu con nhện mà bạn nhìn thấy có kích thước cơ thể to hơn thì đó là loài nhện khác.
Phương pháp 2 - Xem xét môi trường sống của nhện nâu ẩn dật
Bước 1 - Biết về môi trường sống của nhện nâu ẩn dật.
Loài nhện này sống ở các vùng trung tây, đông nam và tây nam nước Mỹ. Nếu không sống ở những vùng này thì rất có thể là bạn không gặp nhện nâu ẩn dật, tuy rằng vẫn có khả năng đó.
Bước 2 - Biết nơi nhện nâu ẩn dật thích trú ngụ.
Đúng như tên gọi của nó, nhện nâu ẩn dật giăng tơ ở những nơi vắng vẻ, kín đáo. Chúng thường giăng mạng ở nơi khô ráo và trước đó không bị xáo trộn. Bạn có thể tìm thấy chúng ở những nơi sau:
Vỏ cây mục
Gác mái
Tầng hầm
Tủ tường
Nhà kho
Lều
Các đống gỗ
Giày
Tủ quần áo
Nhà vệ sinh
Hộp các-tông
Sau tranh treo tường
Giường không dùng đến
Bước 3 - Quan sát mạng của nhện nâu ẩn dật.
Mạng của nhện nâu ẩn dật thưa, dính và có màu trắng ngà hoặc hơi xám. Bạn sẽ không thấy mạng của nhện nâu ẩn dật giăng giữa các cây hoặc những bức tường – loại mạng nhện này là của loài nhện orb weaver.
Phương pháp 3 - Xác định vết cắn của nhện nâu ẩn dật
Bước 1 - Lưu ý cảm giác khi bị cắn.
Vết cắn ban đầu của nhện nâu ẩn dật thường không đau, và như vậy nghĩa là có thể bạn không nhận ra mình đã bị cắn trong vòng 8 tiếng. Sau thời gian đó, vùng có vết cắn sẽ đỏ lên, đau và sưng.
Bước 2 - Nhận biết các triệu chứng khác.
Trong một số trường hợp, bản thân vết cắn không gây ra triệu chứng nặng nhất, nhưng trẻ em và những người nhạy cảm có thể xuất hiện các triệu chứng khác. Bạn cần theo dõi các biểu hiện có thể xảy ra sau đây:
Lạnh
Cảm giác ốm mệt
Sốt
Buồn nôn
Đổ mồ hôi
Bước 3 - Tìm sự chăm sóc y tế.
Vết cắn của loài nhện này nguy hiểm ở chỗ nó gây tổn thương nghiêm trọng cho các mô, trong một số hiếm trường hợp có thể khiến nạn nhân rơi vào hôn mê. Bạn cần tìm sự chăm sóc y tế ngay khi nhận ra mình bị nhện nâu ẩn dật cắn. Trẻ em hoặc người già phải được cấp cứu ngay khi bị cắn; vết cắn của nhện nâu ẩn dật gây nguy hiểm nhất cho những đối tượng này và có thể xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Trong khi chờ đợi được điều trị y tế, bạn có thể thực hiện các bước sơ cứu sau:
Rửa vết thương bằng xà phòng và nước.
Chườm túi đá trực tiếp lên vết cắn trong 10 phút, sau đó nhấc ra 10 phút.
Lặp lại cho đến khi bạn đến được các cơ sở y tế.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%BFt-d%E1%BA%BF-x%C3%A2m-nh%E1%BA%ADp-v%C3%A0o-nh%C3%A0 | Cách để Giết dế xâm nhập vào nhà | Dế là loài sinh vật có mặt khắp nơi trên thế giới, vì vậy mà chẳng lấy gì làm lạ nếu thỉnh thoảng bạn thấy chúng trong nhà mình. Vấn đề là dế thường kêu rất ồn vào ban đêm khi chúng ta cần đi ngủ, hơn nữa, chúng có thể làm hỏng đồ đạc như thảm, quần áo và sách báo. Nếu chẳng may có một chú dế lạc vào trong nhà thì bạn có thể tiêu diệt nó bằng nhiều cách hoặc có thể dùng bẫy để bắt dế. Sau khi tiêu diệt dế thì bạn cần kiểm tra lại nhà cửa để dế không bị thu hút vào nhà và tránh gặp lại vấn đề này trong tương lai.
Phương pháp 1 - Nhử bắt dế
Bước 1 - Đặt bẫy dế.
Bạn có thể mua một vài miếng bẫy dính (loại thường dùng để dính chuột) và đặt quanh nhà ở những nơi bạn nghi có dế. Khi dế đi qua đó sẽ bị dính vào bẫy.
Hãy để một ít bột ngô ở giữa các bẫy dính để dụ dế đi vào.
Bước 2 - Bắt dế bằng lon bia.
Bạn cần chuẩn bị một lon bia, uống hoặc đổ hết bia trong lon, chỉ để lại một vài giọt. Sau đó bạn sẽ để vỏ lon bia nằm ngang ở những nơi có dế. Dế sẽ bị bia hấp dẫn và bò vào trong lon để uống những giọt bia còn lại và sẽ bị kẹt trong đó.
Nếu thích câu cá thì bạn có thể dùng chú dế vừa bắt được làm mồi câu. Hoặc bạn có thể cắt vỏ lon ra và thả dế đi nếu muốn.
Bước 3 - Làm bẫy mật mía.
Bạn cũng có thể bắt dế bằng cách này mà không cần mua bẫy dính. Hãy chuẩn bị một lọ thủy tinh sạch và đổ vào trong một thìa mật đầy. Thêm một ít nước để mật loãng ra một chút. Bạn sẽ đặt lọ mật mở nắp ở nơi đã nghe thấy tiếng hoặc nhìn thấy dế. Dế sẽ bị mật hấp dẫn và nhảy vào trong lọ để ăn mật.
Độ dính của mật sẽ khiến dế không thoát được ra ngoài.
Bạn nhớ thay và làm sạch lọ mật thường xuyên.
Phương pháp 2 - Tiêu diệt dế
Bước 1 - Đập chết.
Đây là cách tiêu diệt dế nhanh gọn nhất. Nếu phát hiện có dế xâm nhập vào nhà và bạn không muốn bắt nó thì đơn giản là hãy dùng một vật gì đó, chẳng hạn như một chiếc giày hoặc cái chổi và đập chết nó là xong.
Hãy cố gắng đập mạnh để dế chết hẳn chứ không phải chịu nhiều đau đớn.
Bước 2 - Dùng bình xịt côn trùng.
Trên thị trường có rất nhiều loại xịt côn trùng khác nhau. Nếu thường xuyên gặp vấn đề với côn trùng ở trong nhà thì bạn nên mua một bình xịt có thể giết dế (hoặc các loại côn trùng khác).
Hãy cẩn trọng khi sử dụng bình xịt côn trùng. Sau khi giết dế, bạn nên cuốn xác nó bằng nhiều lớp giấy vệ sinh, thả xuống bồn cầu và giật nước hoặc vứt vào thùng rác có nắp. Đừng quên vệ sinh khu vực dùng xịt côn trùng bằng dung dịch tẩy rửa và rửa kỹ tay bằng xà phòng.
Bước 3 - Hút dế bằng máy hút bụi.
Nếu phát hiện trong nhà có một chú dế thì bạn có thể dùng máy hút bụi hút nó đi. Nếu lo ngại trong nhà còn nhiều dế hơn nữa thì bạn có thể hút bụi toàn bộ ngôi nhà và dùng phần vòi hút nối dài để hút dưới các tấm gỗ ốp chân tường. Hy vọng là cách này có thể hút được hết trứng dế và dế đang ẩn náu trong nhà.
Nếu bạn không dùng máy hút bụi dạng túi thì nhớ đổ bụi trong hộp đựng bụi vào thùng rác ở xa nhà. Nếu dùng máy hút bụi loại này thì bạn có thể thay túi đựng bụi ngay sau khi hút bụi xong, sau đó vứt túi đựng bụi đã sử dụng vào thùng rác ở xa nhà.
Bước 4 - Dùng bình xịt hơi cay.
Nếu có sẵn bình xịt hơi cay trong nhà thì bạn có thể dùng nó để xịt và tiêu diệt dế một cách nhanh chóng. Hơi cay từ bình xịt sẽ khiến dế mất mạng.
Hãy cẩn trọng khi dùng bình xịt hơi cay. Hơi cay có thế khiến bạn đau đớn nếu tiếp xúc gần mặt. Đừng quên rửa sạch tay sau khi sử dụng.
Bước 5 - Dùng lọ chụp bắt dế.
Nếu chỉ phát hiện một chú dế trong nhà thì bạn có thể dễ dàng dùng một chiếc lọ để bắt nó. Khi nhìn thấy dế, bạn hãy nhanh chóng dùng một chiếc lọ thủy tinh úp lên để dế bị kẹt bên trong. Sau đó, dùng một mảnh bìa các tông mỏng (nhưng cứng cáp, chẳng hạn như một tấm thiệp cứng) và trượt nó xuống dưới miệng lọ để chặn kín miệng lọ và mang dế ra ngoài.
Mang dế ra khu vực xa nhà. Nếu thả dế ngay ngoài cửa thì nhiều khả năng nó lại sẽ tìm cách quay trở lại nhà.
Phương pháp 3 - Ngăn dế vào nhà
Bước 1 - Nuôi mèo hoặc chó.
Mèo và chó sẽ giúp tiêu diệt các loại côn trùng lẻn vào nhà. Chúng phát hiện côn trùng tốt hơn con người nên nếu trong nhà bạn có dế thì hãy để thú cưng của bạn nhận nhiệm vụ tiêu diệt nó.
Hãy nhớ rằng nhận nuôi thú cưng là một cam kết trách nhiệm lớn. Bạn không nên nhận nuôi một chú mèo hoặc chó chỉ vì một mục đích là để chúng giúp mình tiêu diệt dế.
Bước 2 - Khiến ngôi nhà ít hấp dẫn với loại côn trùng này.
Nếu trong nhà có nhiều vị trí ẩm ướt thì bạn hãy cố gắng xác định và khắc phục các khu vực này. Dế rất thích những nơi ẩm ướt nên việc xử lý nguyên nhân khiến nhà ẩm thấp là rất quan trọng.
Loài dế cũng thường bị ánh sáng rực rỡ hấp dẫn, vậy nên bạn hãy thay thế các bóng đèn ở ngoài nhà (chẳng hạn như đèn hành lang) bằng bóng đèn vàng hoặc đèn hơi natri để ít thu hút dế hơn.
Tìm kiếm những nơi dế có thể vào nhà, chẳng hạn như cửa sổ chưa đóng kín. Bạn cũng cần kiểm tra các khung cửa xem có chỗ nào dế có thể chui qua được không.
Bước 3 - Thuê dịch vụ diệt côn trùng.
Nếu nơi bạn sống thường phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến côn trùng thì bạn có thể cân nhắc thuê dịch vụ diệt côn trùng chuyên nghiệp để họ đến và phun thuốc xịt côn trùng vài lần một năm. Đây có thể là cách đơn giản nhất để giải quyết vấn đề dế xâm nhập vào nhà.
Lưu ý thuê dịch vụ diệt côn trùng của các công ty có giấy phép hoạt động.
Nếu trong nhà nuôi thú cưng thì bạn cần thông báo cho người làm dịch vụ diệt côn trùng biết và hỏi họ xem thuốc phun của họ có an toàn cho người, trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà hay không.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-t%E1%BB%91t-m%C3%A0-m%E1%BB%8Di-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-k%C3%ADnh-tr%E1%BB%8Dng | Cách để Là người tốt mà mọi người kính trọng | Nếu muốn trở thành một người tốt hơn, bạn phải bắt đầu tự hoàn thiện chính mình. Tự đánh giá và tự trau dồi bản thân là cần thiết trước khi bạn có thể tương tác với người khác theo cách tử tế và tốt bụng. Nếu bạn muốn được ngưỡng mộ, bạn cần cố gắng tự hoàn thiện chính mình và kết nối với mọi người bằng lòng nhân ái và vị tha.
Phương pháp 1 - Tự hoàn thiện bản thân
Bước 1 - Xác định các phẩm chất cá nhân tốt.
Điều gì làm nên một người "tốt"? Mọi người có ý kiến khác nhau về điều gì tạo nên một người tốt, song có một vài phẩm chất mà hầu hết mọi người sẽ đồng ý là điểm đáng ao ước. Lập danh sách về các phẩm chất mà bạn muốn cố gắng để trở thành ai đó mà người khác kính trọng.
Bạn có thể xác định rằng "tốt" nghĩa là có tính chính trực, đáng tin cậy, và trung thực.
Một số người nhận ra lòng tốt có trong sự khiêm nhường, sự rộng lượng và lòng hảo tâm.
Khả năng đồng cảm với người khác và không phán xét là một cách khác để trở thành người tốt.
Bước 2 - Thận trọng tìm kiếm sự tán thành của người khác.
Phấn đấu trở thành một người tốt là không có gì sai. Tuy nhiên, thay đổi chính bản thân chỉ để được yêu mến thì không phải ý kiến hay. Bạn không thể theo ý kiến của tất cả mọi người được. Phấn đấu trở nên tử tế vì muốn bản thân tốt hơn không phải là để gây ấn tượng với người khác.
Nếu nhiệm vụ thay đổi bản thân bị thúc đẩy bởi ý kiến của người khác, bạn sẽ dễ mất định hướng. Bạn có thể thấy bản thân phục vụ sự mong đợi của người khác thay vì làm điều đúng đắn.
Việc muốn tạo hình mẫu chuẩn mực cho người khác là tốt, đặc biệt đối với trẻ em. Nếu là bố mẹ, các giá trị mà bạn thể hiện sẽ để lại ấn tượng cho trẻ.
Bước 3 - Thành thật.
Thành thật nghĩa là nói những gì bạn thực sự nghĩ và ủng hộ lời nói đi cùng với hành động. Mọi người ngưỡng mộ những ai thành thật là do họ không cố gắng giả vờ họ là ai khác, và bạn có thể tin những gì họ nói.
Để trở nên thành thật hơn, bạn cần nhận ra liệu bạn có đang sống với các giá trị của mình. Ví dụ, nếu coi trọng bảo vệ môi trường, lối sống của bạn có phản ánh điều đó không? Làm một vài việc như tái chế, đi xe chung, tiết kiệm nước, v.v., là cách để thành thật với niềm tin rằng bảo vệ môi trường là quan trọng.
Chấp nhận bản thân. Mọi người đều biết họ giỏi ở một số lĩnh vực và biết rằng một số điều thì không đến dễ dàng. Họ phải giải quyết sai lầm và không nghĩ đến phần thưởng dành cho nỗ lực trong lần thử đầu tiên. Mọi người không phải trở nên hoàn hảo để có thể làm người tốt. Người thành thật luôn thoải mái với sự thật rằng họ vẫn có một số điểm yếu và điểm mạnh. Họ cũng thoải mái với việc phải thử nhiều lần cho tới khi thành công.
Đừng phán xét người xung quanh. Người thành thật có xu hướng không so sánh người khác với chính họ hoặc một vài tiêu chuẩn bên ngoài. Người thành thật thực sự chấp nhận người khác vì họ chính là họ. Cố gắng tránh phán xét bạn bè, thành viên gia đình và đồng nghiệp.
Bước 4 - Hoàn thiện lòng tự trọng.
Ghi nhận điều tốt đẹp về bản thân và ăn mừng thành công. Thoải mái với chính mình là điều quan trọng để trở thành người tử tế và được ngưỡng mộ. Mọi người có xu hướng kính trọng những ai có sự tự tin phù hợp. Sẽ dễ dàng hơn để suy nghĩ về người khác khi bạn không bị ám ảnh bởi những nhận thức không đúng đắn của riêng mình.
Nếu bạn cảm thấy mình kém cỏi, hãy theo đuổi các hoạt động khiến bạn cảm thấy dễ chịu với bản thân. Ví dụ, nếu giỏi lắng nghe người khác, bạn có thể làm tình nguyện tại viện dưỡng lão và dành thời gian để trò chuyện với mọi người. Bạn sẽ cảm thấy tích cực về việc làm tốt, phù hợp với kỹ năng.
Trò chuyện với chính mình theo hướng tích cực. Khi đối mặt với thử thách, nói với chính mình: "Tôi có thể làm được điều này". Khi làm điều gì đó tốt, hãy tự chúc mừng.
Có thể rất khó để cải thiện lòng tự trọng, đặc biệt nếu bạn bị bất cứ vấn đề sức khỏe tinh thần trước đó ảnh hưởng đến nhận thức về bản thân. Trong trường hợp này, cân nhắc gặp bác sĩ chuyên khoa hay nhân viên tư vấn để thảo luận về vấn đề. Bạn có thể tìm được nhà trị liệu bằng cách hỏi bác sĩ đa khoa để có giấy giới thiệu hoặc tìm trên mạng thông qua công ty bảo hiểm để biết phương pháp nào và chuyên gia tư vấn nào chấp nhận chế độ bảo hiểm của bạn. Nếu là sinh viên, bạn có thể được hưởng bảo hiểm miễn phí hoặc mức chiết khấu thông qua trường cao đẳng hay đại học.
Bước 5 - Kiềm chế sự bốc đồng tiêu cực.
Đôi khi có một vài phản ứng tiêu cực là điều bình thường. Tuy nhiên, quan trọng là học cách để đối phó với phản ứng tiêu cực mang tính xây dựng, nếu không hành vi của bạn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Bạn có thể thực hiện bằng cách rèn luyện điều chỉnh cảm xúc, đây là cách để xử lý cảm xúc theo hướng lành mạnh.
Điều chỉnh cảm xúc là một quá trình từng bước. Đầu tiên, thừa nhận rằng bạn đang cảm thấy tức giận hay có cảm xúc tiêu cực khác. Chú ý cảm nhận và đặt tên cho nó. Nghĩ về những gì đang gây ra cảm xúc. Dành thời gian để đánh giá cảm nhận của bạn, và cách bạn muốn xử lý nó. Cuối cùng, chọn thực hiện một hành động phù hợp.
Dành thời gian xử lý cảm xúc theo cách này sẽ tạo cơ hội cho hành vi cảm xúc lành mạnh thay vì phản ứng bốc đồng. Ví dụ, con gái của bạn về nhà sau “giờ giới nghiêm”. Thay vì giận dữ la hét, nên dành thời gian để xử lý cơn giận và quyết định quá trình hành động thận trọng, như dành thời gian trò chuyện về vấn đề đó vào ngày tiếp theo.
Đôi khi chấn thương tâm lý và bị lạm dụng trong quá khứ tạo ra cảm xúc có thể cản trở quá trình điều chỉnh. Bạn thấy mình có cơn bộc phát tình cảm làm ảnh hưởng mọi người xung quanh. Thử phân tâm để bình tĩnh, sau đó dành thời gian cho đối thoại nội tâm, như: “Không sao cả, mình chỉ là đang có một ngày tồi tệ. Nó đôi khi vẫn xảy ra. Ngày mai sẽ tốt hơn”. Cũng sẽ có ích để giải thích cho mọi người xung quanh bạn: “Tôi có một ngày tồi tệ và cảm thấy căng thẳng và có chút thất vọng. Trước hết tôi sẽ bình tĩnh lại, sau đó chúng ta có thể trò chuyện khi tôi cảm thấy khá hơn”.
Tha thứ là điều quan trọng để trở thành người tốt. Tha thứ cho người khác và bản thân vì sai lầm trong quá khứ có thể giải tỏa cảm xúc oán giận, nghi ngờ, và tức giận có thể ảnh hưởng hành vi trong hiện tại.
Nếu gặp khó khăn khi tha thứ, và có xu hướng níu giữ sự hận thù, hãy trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa về cách để buông bỏ sự oán giận trong quá khứ. Yoga khuyến khích lối sống ở hiện tại theo ý thức tâm linh và cũng bổ ích khi học cách để tha thứ.
Bước 6 - Chú ý các hành vi có khả năng gây hại cho người khác.
Lưu tâm đến con người mà bạn có tại thời điểm hiện tại và hãy trung thực. Điều gì trong cuộc sống ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với người khác? Bạn điều chỉnh nó bằng cách nào?
Kiểm tra sức khỏe tinh thần. Thật khó để đối xử tốt với người khác khi bạn gặp khó khăn với việc chăm sóc bản thân. Nếu đang bị trầm cảm, lo lắng, hay bất cứ vấn đề tâm lý khác, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo. Ổn định tinh thần có thể giúp bạn làm người tốt hơn với mọi người xung quanh.
Đương đầu với sự nghiện ngập đang gặp phải. Ham mê/Nghiện có thể là vấn đề thể chất (hút thuốc, uống rượu, ma túy) hoặc cảm xúc (trò chơi điện tử, mạng internet). Dù là bất cứ hình thức nào, sẽ rất khó để thúc đẩy các mối quan hệ có ý nghĩa và nhận được sự ngưỡng mộ và tôn trọng khi bạn đang chật vật với thói nghiện. Có một loạt các bài kiểm tra tự đánh giá trực tuyến để biết bạn có triệu chứng nghiện không. Nếu có, bạn nên nhờ bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ. Cũng có một vài nhóm hỗ trợ, như Hội cai rượu vô danh và Hội cai thuốc vô danh, họ có trung tâm tại một số cộng đồng khắp cả nước có thể giúp bạn đối phó với thói nghiện.
Kiềm chế mức độ căng thẳng. Nếu là người dễ căng thẳng, bạn có thể gây ảnh hưởng lên người xung quanh mà thậm chí không nhận ra. Nếu quá lo lắng về các rắc rối và vấn đề riêng, bạn có thể vô tình phớt lờ hoặc gạt bỏ nhu cầu của người khác. Thiền, trị liệu, tập thể dục và trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa hay chuyên gia tư vấn đều có thể giúp bạn kiềm chế mức độ căng thẳng.
Phương pháp 2 - Tương tác với mọi người
Bước 1 - Có uy tín.
Để người khác kính trọng bạn, uy tín là điều quan trọng. Nỗ lực cải thiện lời nói, lắng nghe, và kỹ năng kể chuyện để trở thành người có sức hút và đáng yêu hơn.
Để là người lắng nghe hiệu quả, thực hành lắng nghe tích cực. Thay vì nghĩ những gì bạn sẽ đáp lại, hãy thực sự lắng nghe và quan tâm khi ai đó đang nói. Ủng hộ họ bằng cách gật đầu và đặt câu hỏi.
Cố gắng nắm được tình hình về thế giới xung quanh. Mọi người có xu hướng bị ấn tượng bởi những ai mà biết rõ sự việc và có kiến thức. Đọc báo, tạp chí, và các tờ báo trực tuyến. Theo dõi sự kiện hiện tại. Bạn không nhất thiết phải có quan điểm chính trị vững mạnh riêng, nhưng có quan điểm cho cuộc trò chuyện hiện tại là điều quan trọng để có uy tín.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để truyền tải sự tự tin. Duy trì giao tiếp bằng mắt với người khác. Đứng thẳng người. Gật đầu và hưởng ứng những gì người khác đang nói để truyền tải sự quan tâm và hiểu biết. Trong cuộc trò chuyện, hãy hỏi về người khác. Mọi người bị thu hút bởi những ai thực sự quan tâm đến người khác xung quanh họ.
Thực hành kỹ năng kể chuyện hay. Mọi người thường ngưỡng mộ những ai có khả năng kể chuyện hay, vì thế thử làm người khác thích thú với các câu chuyện cá nhân hài hước. Nghe các chương trình phát thanh có thể hữu ích để có được khả năng kể chuyện hay.
Bước 2 - Thành thật và quyết đoán.
Có nghĩa là, nói với mọi người cách bạn thực sự cảm thấy thay vì tô vẽ nó và giấu đi suy nghĩ thật. Đây là cách để xây dựng sự tin cậy của mọi người dành cho bạn. Thẳng thắn và thành thật với người xung quanh sẽ khiến bạn trở thành một người tốt hơn và được ngưỡng mộ.
Thực hành trung thực với người khác bằng hành động, ngay cả khi bạn đã phạm sai lầm. Ví dụ, bạn lỡ hạn cuối công việc mà không đổ lỗi cho việc thiếu ngủ, căng thẳng, hay yếu tố khác. Đơn giản chỉ cần tiến lên và nói: "Tôi đã không chú ý và đã làm hỏng. Lần tới tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn."
Thành thật ngay cả khi nó có thể làm tổn thương cảm xúc của người khác không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng có một cách để thực hiện mà không gây ra tổn thương. Điều chỉnh sự phản hồi theo hướng xây dựng. Ví dụ, nếu ai đó hỏi ý kiến bạn về chiếc áo sơ mi mới và bạn nghĩ nó không đẹp, bạn có thể nói: "Đó không phải cái áo sơ mi mình thích bạn mặc. Để mình cho bạn xem cái áo mà mình thích bạn mặc nhất?"
Tuy nhiên, đừng đưa ra lời khuyên không mong muốn. Điều này thường xảy ra khi thuyết giáo và mọi người thường không dễ tiếp nhận. Nhất là khi đối mặt với vấn đề nhạy cảm, như cân nặng, công việc, hay tình trạng quan hệ tình cảm của ai đó, tốt nhất là nên giữ các lựa chọn cho riêng bạn, trừ khi ai đó yêu cầu bạn cụ thể.
Bước 3 - Tốt bụng với người khác.
Hào phóng với bạn bè và thành viên gia đình là một cách tuyệt vời để được ngưỡng mộ và trở thành người tốt hơn. Những cử chỉ nhỏ, tử tế sẽ có ảnh hưởng lớn.
Nếu bạn được mời tới bữa tiệc, hãy mang món gì đó đến để chia sẻ. Bánh snack hay thức uống sẽ cho chủ nhà thấy bạn đánh giá cao lời mời. Thậm chí nếu bạn biết món ăn nào sẽ được phục vụ, việc mang món ăn đến sẽ thể hiện thiện chí.
Khi ra ngoài chơi với bạn bè, đề nghị mua thức uống hoặc lái xe.
Nếu bạn bè có một ngày khó khăn, sẽ có ích khi cho họ một món quà nhỏ như tự làm thiệp hay bánh nướng.
Cho đi không phải lúc nào cũng là hình thức tặng quà vật chất. Bạn có thể dùng thời gian của mình. Ví dụ, dành một tiếng để thăm bạn bè trong bệnh viện hay ghé qua nhà của một thành viên trong gia đình nếu họ đang trải qua sự tan vỡ nghiêm trọng. Đôi khi, chỉ ở bên cạnh ai đó có năng lượng tích cực cũng giúp ích.
Bước 4 - Đóng góp cho cộng đồng.
Trở thành người tốt nên vượt ngoài phạm vi vòng tròn bạn bè thân thuộc. Tìm một số cách để đóng góp cho cộng đồng.
Tình nguyện là cách tuyệt vời để đóng góp cho cộng đồng. Cố gắng tìm một trường hợp mà bạn hứng thú và có thể đóng góp. Ví dụ, nếu là người thích đọc sách, hãy tình nguyện đọc sách cho trẻ em và người lớn tuổi tại bệnh viện, viện dưỡng lão hay nhà trẻ. Nếu thích động vật, tìm hiểu khu bảo vệ động vật địa phương có cần tình nguyện viên không.
Quyên góp tiền cũng hữu ích, nhưng bạn có thể tăng cường độ lên bằng cách gây quỹ. Xung phong gọi điện thoại cho các nhà tài trợ trước đây thay mặt cho một tổ chức mà bạn quan tâm. Tham gia hoạt động gây quỹ như bữa ăn tối từ thiện, đấu giá, chạy marathon và những sự kiện khác.
Bạn cũng có thể chủ động giúp đỡ ở quy mô nhỏ. Chú ý khu hàng xóm của bạn. Nếu hàng xóm là người lớn tuổi, tình nguyện giúp họ cào lá cây hay dọn đường lái xe vào mùa đông. Nếu nhà hàng xóm có trẻ con, đề nghị thỉnh thoảng giữ trẻ miễn phí. Nếu ai đó trong tòa nhà mất một thành viên gia đình, ghé thăm họ với món thịt hầm và mì ống tự làm để giúp giảm áp lực trong quá trình đau buồn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%ADnh-b%C3%ACnh-qu%C3%A2n-gia-quy%E1%BB%81n | Cách để Tính bình quân gia quyền | Bình quân gia quyền, hay còn được biết đến là giá trị trung bình có trọng số, khó tính toán hơn một chút so với trung bình số học thông thường. Như tên gọi đã thể hiện, bình quân gia quyền là số bình quân hay trung bình mà trong đó các con số thành phần có giá trị hay trọng số khác nhau. Ví dụ, bạn cần tìm bình quân gia quyền khi tính điểm trên lớp, trong đó, các bài kiểm tra chiếm tỷ lệ khác nhau trong tổng điểm của bạn. Quy trình mà bạn sử dụng để tính có thể khác đôi chút tùy vào tổng giá trị trọng số có bằng 1 (hay 100%) hay không.
Phương pháp 1 - Tính bình quân gia quyền khi các trọng số cộng lại bằng 1
Bước 1 - Thu thập các số bạn muốn tính bình quân.
Bạn sẽ bắt đầu bằng việc tập hợp một danh sách các số cần tính bình quân gia quyền. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm bình quân gia quyền cho điểm số trên lớp, việc đầu tiên là viết các điểm đó ra.
Chẳng hạn, có thể tổng điểm của bạn là 82 cho kiểm tra miệng, 90 cho kiểm tra viết, và 76 cho thi học kỳ.
Bước 2 - Xác định mức độ quan trọng của từng số.
Sau khi đã có các con số, bạn cần biết mỗi số đó có mức độ quan trọng như thế nào, hay giá trị ra sao trong kết quả điểm trung bình của bạn. Ví dụ, ở lớp của bạn, kiểm tra miệng chiếm 20% giá trị tổng điểm, trong khi kiểm tra viết là 35% và thi cuối kỳ là 45%. Trong trường hợp này, tổng các trọng số bằng 1 (hay 100%).
Để sử dụng được phần trăm trong bài toán, bạn cần chuyển chúng sang dạng số thập phân. Kết quả chuyển đổi được gọi là “trọng số”.
Bước 3 - Nhân từng số với trọng số của chúng (w).
Sau khi có được các con số, hãy ghép đôi từng số (x) với trọng số tương ứng của chúng (w). Bạn sẽ nhân từng cặp số và trọng số với nhau, sau đó cộng chúng lại để được trung bình cộng.
Ví dụ, nếu tổng điểm kiểm tra miệng của bạn là 82 và tỷ trọng trong tổng điểm của kiểm tra miệng là 20%, hãy nhân 82 x 0,2. Trong trường hợp này, x=82 và w=0,2.
Bước 4 - Cộng các kết quả lại để tìm bình quân gia quyền.
Công thức cơ bản để tìm bình quân gia quyền khi tổng các trọng số bằng 1 là x1(w1) + x2(w2) + x3(w3), v.v…, trong đó, x là mỗi số trong dãy số của bạn và w là trọng số tương ứng của chúng. Để tìm bình quân gia quyền, bạn chỉ cần nhân mỗi số với trọng số của số đó và cộng các kết quả lại với nhau. Ví dụ:
Bình quân gia quyền của điểm kiểm tra miệng, kiểm tra viết và thi cuối kỳ của bạn sẽ như sau: 82(0,2) + 90(0,35) + 76(0,45) = 16,4 + 31,5 + 34,2 = 82,1. Điều này có nghĩa điểm trung bình khóa học của bạn là 82,1%.
Phương pháp 2 - Tổng các trọng số không bằng 1
Bước 1 - Hãy viết các số bạn muốn tính bình quân ra.
Khi bạn tính bình quân gia quyền, các trọng số khác nhau không phải lúc nào cộng vào cũng bằng 1 (hay 100%). Dù là thế nào, bạn hãy bắt đầu bằng việc tập hợp số liệu, hoặc các số đơn lẻ mà bạn muốn tìm giá trị bình quân.
Ví dụ, có thể bạn muốn biết bình quân bạn ngủ bao nhiêu giờ mỗi đêm trong 15 tuần, nhưng số giờ ngủ thay đổi mỗi tuần. Bạn có thể ngủ 5, 8, 4, hoặc 7 giờ mỗi đêm.
Bước 2 - Hãy tìm trọng số của mỗi số.
Khi bạn có các con số, hãy tìm tổng trọng số gắn với mỗi số. Chẳng hạn, giả sử trong suốt thời gian 15 tuần, trung bình có những tuần bạn ngủ đêm nhiều hơn những tuần khác. Những tuần đại diện tiêu biểu nhất cho việc bạn thường ngủ bao nhiêu sẽ có trọng số lớn hơn so với những tuần khác. Bạn sẽ sử dụng số tuần liên quan đến số giờ ngủ làm trọng số. Ví dụ, đặt các tuần theo thứ tự trọng số như sau:
9 tuần khi bạn ngủ trung bình 7 giờ mỗi đêm.
3 tuần khi bạn ngủ 5 giờ mỗi đêm.
2 tuần khi bạn ngủ 8 giờ mỗi đêm.
1 tuần khi bạn ngủ 4 giờ mỗi đêm.
Số tuần gắn với số giờ ngủ chính là trọng số. Trong trường hợp này, bạn ngủ 7 giờ mỗi đêm trong hầu hết các tuần, trong khi có tương đối ít tuần hơn bạn ngủ với số giờ nhiều hơn hoặc ít hơn.
Bước 3 - Tính tổng của các trọng số.
Để tính bình quân gia quyền, bạn cần tính được các trọng số có giá trị bao nhiêu khi cộng chúng lại với nhau. Để làm việc này, hãy cộng các trọng số lại. Trong trường hợp nghiên cứu giấc ngủ của mình, bạn đã biết rằng tổng các trọng số là 15, vì bạn đang xem xét các kiểu ngủ của bạn diễn ra trong thời gian 15 tuần.
Tổng số tuần cộng lại như sau: 3 tuần + 2 tuần + 1 tuần + 9 tuần = 15 tuần.
Bước 4 - Nhân các số với trọng số của chúng và cộng kết quả lại.
Tiếp theo, nhân từng số trong dãy số liệu của bạn với trọng số tương ứng của chúng, giống như bạn đã làm với trường hợp tổng trọng số bằng 1 (hoặc 100%). Cộng các kết quả lại với nhau. Ví dụ, nếu bạn tính số giờ ngủ trung bình hằng đêm trong khoảng thời gian là 15 tuần, hãy nhân số giờ ngủ trung bình mỗi đêm với số tuần tương ứng. Bạn sẽ được:
5 giờ mỗi tuần (3 tuần) + 8 giờ mỗi tuần (2 tuần) + 4 giờ mỗi tuần (1 tuần) + 7 giờ mỗi tuần (9 tuần) = 5(3) + 8(2) + 4(1) + 7(9) = 15 + 16 + 4 + 63 = 98
Bước 5 - Chia kết quả cho tổng trọng số để tìm giá trị trung bình.
Sau khi nhân mỗi số với trọng số của số đó và cộng các kết quả lại, bạn hãy chia kết quả tìm được cho tổng trọng số. Bạn sẽ tìm được bình quân gia quyền. Ví dụ:
98/15 = 6,53. Điều này có nghĩa bạn ngủ trung bình 6,53 giờ mỗi đêm trong khoảng thời gian 15 tuần.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Th%E1%BB%AD-b%E1%BA%A1c | Cách để Thử bạc | Có lẽ bạn có món đồ bạc vừa mua trên mạng qua một trang web không có độ tin cậy cao, hoặc do một người bạn nhặt được đem cho. Cũng có thể bạn chỉ muốn kiểm tra xem món đồ gia bảo của gia đình mà bạn không hoàn toàn chắc chắn đó là bạc thật. Dù lý do là gì, bạn cũng cần phải biết cách thử bạc. Bạc là một nguyên tố hoá học đa dụng. Bạc sterling gồm 92,5% bạc và 7,5% các kim loại khác, chủ yếu là đồng. Loại bạc này cứng hơn bạc nguyên chất. Bạc nguyên chất khá mềm và thường được gọi là "bạc nõn." Các sản phẩm thường bị nhầm là bạc khi được mạ bạc (chỉ được phủ một lớp bạc mỏng). Hãy kéo xuống bước 1 dưới đây để bắt đầu thử món đồ bạc của bạn.
Phương pháp 1 - Tìm dấu xác nhận đóng trên bạc
Bước 1 - Tìm dấu xác nhận.
Các món đồ được quảng cáo là bạc bán trên thị trường quốc tế thường được đóng dấu dựa trên hàm lượng bạc trong đó. Hãy cẩn thận nếu món đồ đó không được đóng dấu. Có thể nó vẫn là bạc thật nhưng lại được chế tác tại quốc gia không bắt buộc phải đóng dấu.
Bước 2 - Tìm dấu phân hạng bạc quốc tế.
Dùng kính lúp quan sát món đồ bạc. Bạc được bán trên thị trường quốc tế sẽ được đóng dấu bằng các con số 925, 900 hoặc 800. Những con số này chỉ tỷ lệ phần trăm bạc trong món đồ. Con số 925 có nghĩa là vật đó chứa 92,5% bạc. Con số 900 hoặc 800 chỉ hàm lượng bạc lần lượt là 90% và 80%, thường được gọi là bạc “đồng xu”.
Phương pháp 2 - Thử từ tính
Bước 1 - Thử bằng nam châm.
Dùng nam châm mạnh như nam châm đất hiếm làm từ neodymium. Bạc là chất thuận từ, tức là nó có hiệu ứng từ rất yếu. Nếu thanh nam châm của bạn dính chặt món đồ thì nghĩa là nó có lõi sắt từ và không phải là bạc.
Lưu ý rằng có một số kim loại khác cũng không bị hút vào nam châm và có thể được dùng để làm giả bạc. Tốt hơn là bạn nên kết hợp phương pháp thử từ tính với một phương pháp khác để chắc chắn là phần lõi không phải một kim loại khác.
Bước 2 - Trượt thanh nam châm trên thỏi bạc.
Nếu đó là một thỏi bạc, bạn có thể dùng một cách thử khác bằng nam châm để xem đó có phải là bạc thật không. Nghiêng thỏi bạc một góc 45 độ và để cho thanh nam châm trượt xuống. Thanh nam châm sẽ chầm chậm trượt xuống bề mặt thỏi bạc. Nghe có vẻ lạ thường, nhưng bạc là chất thuận từ, và nam châm đất hiếm sinh ra dòng điện xoáy trong bạc đóng vai trò như một dòng điện từ trường để tạo ra hiệu ứng hãm phanh, làm chậm tốc độ trượt xuống của nam châm.
Phương pháp 3 - Thử bạc bằng nước đá
Bước 1 - Tìm vài viên nước đá.
Để nước đá trong tủ đông đến khi bạn cần dùng để thử bạc. Mặc dù bạc và đá viên dường như không liên quan, nhưng cách thử này dựa trên thực tế bạc là chất dẫn nhiệt tốt nhất trong số các kim loại hoặc hợp kim phổ biến, đứng sau bạc là đồng.
Phép thử này thích hợp khi thử đồng xu và thỏi bạc, nhưng dùng để thử trang sức bạc thì khó hơn.
Bước 2 - Đặt đá viên lên vật bằng bạc.
Đừng rời mắt khỏi viên đá. Nước đá sẽ bắt đầu chảy ngay lập tức như thể được đặt lên một vật nóng chứ không phải đặt trên vật có nhiệt độ phòng.
Phương pháp 4 - Thử âm thanh
Bước 1 - Dùng phép thử âm thanh với các đồng xu.
Bạc phát ra âm thanh như tiếng chuông rất hay khi được gõ vào, nhất là khi gõ vào một vật kim loại khác. Nếu bạn muốn nghe tiếng bạc thật trước khi thử, hãy tìm đồng 25 cent của Mỹ phát hành trước năm 1965. Những đồng xu này làm từ bạc 90%, trong khi đồng xu 25 cent phát hành sau năm 1964 làm từ hợp kim đồng-nickel. Đồng xu cũ sẽ phát ra âm thanh có âm sắc cao, rền và trong, còn đồng xu mới sẽ phát ra âm thanh trầm đục.
Bước 2 - Thả đồng xu của bạn xuống mặt phẳng từ độ cao khoảng 15 cm.
Nếu đồng xu phát ra tiếng kêu như tiếng chuông ngân thì nghĩa là bạn đang có một đồng xu bạc thật trong tay. Nếu tiếng kêu đục thì rất có thể bạc trong đó đã được pha trộn với các kim loại khác.
Phương pháp 5 - Phân tích hóa học
Bước 1 - Làm phép thử phân tích hoá học.
Dùng phép thử phân tích hoá học nếu không có dấu xác nhận vật đó là bạc. Hãy đeo găng tay vào, vì bạn sẽ phải dùng axit ăn mòn để thử độ tinh khiết của vật đó. Axit là chất gây bỏng da.
Lưu ý rằng phương pháp này có thể gây tổn hại nhẹ cho vật bằng bạc. Nếu bạn ngờ rằng đó là món đồ có giá trị cao thì tốt nhất là nên xác định hàm lượng bạc bằng một trong các phương pháp khác được mô tả trong bài viết này.
Bước 2 - Mua bộ axit thử bạc.
Bạn có thể mua sản phẩm này trên các trang web như Amazon hoặc eBay, hoặc tại các cửa hàng trang sức. Phương pháp thử bạc bằng axit rất hiệu quả đối với bạc nguyên chất, nhưng nếu nghi ngờ rằng vật đó là đồ mạ bạc, bạn phải dùng giũa đồ trang sức để cạo một vết để lộ ra phần bên dưới lớp mạ.
Bước 3 - Tìm một vị trí khuất của món đồ cần thử và cạo một vết nhỏ.
Thao tác này sẽ làm lộ ra phần kim loại bên dưới để thử bằng axit. Dùng giũa kim loại cạo một vết sâu xuống dưới lớp mạ bên ngoài món đồ bạc.
Nếu không muốn cạo hoặc để lại vết axit trên món đồ bạc, bạn có thể dùng phiến đá đen. Đá đen thường có trong bộ thử bạc hoặc bán trong cùng cửa hàng. Bạn hãy chà vật bằng bạc lên bề mặt phiến đá để tạo thành một vết tương đối rộng trên bề mặt đá. Vệt này rộng khoảng 4 cm là được.
Bước 4 - Nhỏ một giọt axit vào bề mặt vừa cạo.
Nếu axit tiếp xúc với bất cứ chỗ nào chưa cạo, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến lớp đánh bóng bên ngoài của món đồ bạc. Nếu dùng đá đen, bạn sẽ nhỏ axit lên vết chà trên đá.
Bước 5 - Quan sát bề mặt vừa nhỏ axit.
Bạn sẽ phải phân tích màu sắc hiện ra sau khi nhỏ axit xuống bề mặt bạc. Tuân theo các bước hướng dẫn và thang đo màu sắc trong bộ thử. Thường thì thang màu của bộ thử sẽ như sau:
Đỏ tươi: bạc nõn
Đỏ sẫm hơn: bạc 925
Nâu : bạc 800
Xanh lá : bạc 500
Vàng: chì hoặc thiếc
Nâu sẫm: đồng thau
Xanh dương: nickel
Phương pháp 6 - Thử bằng thuốc tẩy
Bước 1 - Nhỏ một giọt thuốc tẩy lên món đồ.
Bạc sẽ xỉn màu cực kỳ nhanh khi tiếp xúc với các chất ô xy hoá mạnh như thuốc tẩy thông thường.
Bước 2 - Quan sát xem liệu vật đó có xỉn màu hay là không phản ứng gì.
Nếu nó nhanh chóng bị xỉn màu và biến thành màu đen thì vật đó là bạc.
Bước 3 - Lưu ý rằng các vật mạ bạc cũng có thể vượt qua được phép thử này.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%8B-M%E1%BB%A5n-tr%E1%BB%A9ng-c%C3%A1-Theo-c%C3%A1ch-T%E1%BB%B1-nhi%C3%AAn-v%C3%A0-Nhanh-ch%C3%B3ng | Cách để Trị Mụn trứng cá Theo cách Tự nhiên và Nhanh chóng | Bạn có vấn đề với mụn trứng cá? Bạn không phải là trường hợp duy nhất! Mụn trứng cá là bệnh da liễu xuất hiện khi lỗ chân lông bị dầu nhờn hoặc tế bào chết bít kín. Mụn trứng cá thường phát triển trên mặt, trên ngực, vai và cổ. Nguyên nhiều nhân gây ra mụn trứng cá: yếu tố di truyền, nội tiết tố, và lượng dầu nhờn. Sau đây là một số cách tự nhiên để triệt tiêu mụn trứng cá nhanh chóng bao gồm chăm sóc da đúng cách, thay đổi chế độ ăn uống và dùng các loại thảo dược.
Phương pháp 1 - Chăm sóc Da đúng cách
Bước 1 - Nhận diện loại mụn trứng cá của bạn.
Có nhiều cách trị mụn căn cứ vào tình trạng mụn của bạn. Hầu hết các trường hợp lên mụn đều ở mức tương đối; trong một số trường hợp nghiêm trọng, mụn trứng cá phát triển thành những nốt mụn sâu hoặc mụn mủ, chúng sưng đỏ và có thể gây sẹo. Nếu mắc loại mụn này, bạn cần ngay lập tức đến phòng khám da liễu. Một số loại mụn trứng cá thường gặp:
Mụn đầu trắng (mụn se khít): Do bụi bẩn và dầu nhờn (bã nhờn) mắc kẹt trong lỗ chân lông dưới da, tạo thành khối u có màu trắng, cứng.
Mụn đầu đen (mụn nở): Lỗ chân lông bị dãn rộng, khiến bụi và bã nhờn tấn công và tích tụ bên trong da gây ra mụn. Đầu mụn đen là do phản ứng của không khí với hắc tố melanin khiến mụn bị oxi hóa và đen lại.
Mụn mủ: Mụn trứng cá bị thương tổn do bã nhờn và bụi bẩn tắc nghẽn dưới da, gây sưng viêm, kích ứng, tấy đỏ, và thường có kèm theo mủ. Mủ là một chất dịch đặc, có màu vàng, là hỗn hợp của leukocytes (tế bào bạch cầu) và xác vi khuẩn, mủ thường xuất hiện ở các mô bị sưng và nhiễm trùng.
Mụn u: Một dạng mụn mủ có đường kính lớn, sưng cứng, nhân mụn nằm sâu trong da.
Mụn nang: Mụn chứa đầy mủ, gây đau đớn, nhân mụn nằm sâu dưới da, thường để lại sẹo.
Bước 2 - Ngưng hút thuốc lá.
Người hút thuốc lá dễ gặp một loại mụn đặc trưng do hút thuốc, đó là do hệ miễn dịch và khả năng tự hồi phục của cơ thể bị giảm sút, khiến mụn lâu lành hơn người bình thường. Những người hút thuốc lá có nguy cơ lên mụn gấp 4 lần người bình thường khi đã bước sang tuổi thiếu niên, cụ thể là ở phụ nữ trong độ tuổi 25-50. Khói thuốc lá còn gây kích ứng cho những người có da nhạy cảm.
Hút thuốc lá cũng khiến da bạn xuất hiện nếp nhăn và tình trạng lão hóa sớm do thuốc lá tạo ra các gốc tự do, gây suy giảm quá trình sản xuất collagen và làm thoái hóa protein trên da.
Bước 3 - Tránh chạm tay vào mặt.Vi khuẩn và bụi bẩn trên tay bạn có thể theo đó thâm nhập vào các lỗ chân lông, khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu mụn gây kích ứng cho da, hãy dùng dung dịch tẩy rửa nhẹ, không dầu để loại bỏ bụi bẩn và làm dịu da.
Nặn hay làm vỡ mụn sẽ làm tăng nguy cơ để lại sẹo. Làm vỡ các mụn mủ còn khiến vi khuẩn trong mụn phát tán.
Bước 4 - Sử dụng dung dịch rửa mặt thích hợp.
Sử dụng dung dịch rửa mặt không tạo bọt (không chứa sodium laureth sulfate). Sodium laureth sulfate là chất tẩy rửa và tạo bọt có khả năng gây kích ứng. Tại các hiệu thuốc hiện có bán nhiều sản phẩm làm sạch da chiết xuất từ thiên nhiên và không chứa các hóa chất mạnh.
Xà phòng cứng và rửa mặt mạnh tay là hai nguyên nhân khiến da mặt bị kích ứng, làm cho tình trạng mụn tồi tệ hơn.
Bước 5 - Rửa mặt thường xuyên.
Dùng đầu ngón tay để rửa vùng da có mụn 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối. Lưu ý dùng nước ấm rửa lại lần nữa sau khi bạn đã rửa sạch vùng da bị mụn. Chỉ nên rửa 2 lần một ngày và sau khi bạn đổ mồ hôi.
Mồ hôi có khả năng kích ứng da bạn, nếu có thể, bạn nên rửa vùng da bị mụn ngay sau khi đổ mồ hôi.
Bước 6 - Dùng sản phẩm chăm sóc da đúng cách.
Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm khi bạn cảm thấy da bị khô và ngứa ngáy. Bạn chỉ nên dùng chất se khít lỗ chân lông khi da bạn tiết quá nhiều dầu nhờn và chỉ nên thoa loại kem này lên vùng da nhiều dầu. Nếu bạn muốn dùng các sản phẩm gây tróc da, hãy trao đổi với bác sĩ da liễu trước để biết thuốc nào thích hợp nhất với loại da của bạn.
Đối với mụn không gây nhiễm trùng, như mụn đầu đen và đầu trắng, bạn có thể dùng hóa chất gây tróc da nhẹ để triệt tiêu. Thuốc gây tróc da chỉ nên được sử dụng 1 hoặc 2 lần một tuần đối với loại da khô và nhạy cảm, trong khi có thể dùng hàng ngày đối với da dầu.
Phương pháp 2 - Cải thiện Chế độ ăn
Bước 1 - Thực đơn ăn uống lành mạnh.
Tránh ăn các loại thịt chứa hóc-môn lẫn các chất tương tự có khả năng khiến cơ thể mất cân bằng nội tiết tố - một trong những nguyên nhân gây ra mụn. Ngược lại, nên ăn thật nhiều chất xơ và rau củ quả tươi. Các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E, và kẽm đều có khả năng làm dịu tình trạng mụn do các chất này có khả năng chống sưng viêm. Sau đây là danh sách các nguồn bổ sung vitamin dồi dào:
Ớt chuông đỏ
Rau cải xoăn
Rau chân vịt
Rau dền
Lá củ cải
Khoai lang (hoặc khoai mỡ)
Bí ngô
Bí hồ lô
Xoài
Nho
Dưa đỏ
Bước 2 - Bổ sung kẽm.
Các nghiên cứu đã cho thấy bổ sung kẽm dạng uống có thể chữa lành mụn. Kẽm là một trong các khoáng chất vi lượng thiết yếu của cơ thể. Kẽm có khả năng chống oxi hóa, bảo vệ tế bào khỏi sự tàn phá của vi khuẩn và siêu vi. Trong cơ thể bình thường chỉ có một lượng kẽm rất thấp, tuy nhiên, nếu bạn bổ sung nhiều loại vitamin và ăn uống lành mạnh, bạn sẽ có đủ lượng kẽm bạn cần. Bạn có thể tìm thấy kẽm trong các loại thực phẩm sau:
Hàu, tôm, cua và thủy sản có vỏ
Các loại thịt đỏ
Thịt gia cầm
Phô-mai
Các loại đậu
Hạt hướng dương
Bí ngô
Tàu hũ
Tương miso
Nấm
Rau xanh nấu chín.
Các loại kẽm dễ hấp thụ: kẽm picolinate, kẽm citrate, kẽm acetate, kẽm glycerate, và kẽm monomethionine. Nếu kẽm sulfate gây kích ứng cho dạ dày của bạn, hãy dùng các hợp chất kẽm khác, như kẽm citrate.
Bước 3 - Bổ sung nhiều Vitamin A.
Theo các nghiên cứu, tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng ở người có thể báo hiệu mức độ vitamin A thấp. Vitamin A là một chất kháng sưng viêm có khả năng cân bằng hóc-môn và điều tiết quá trình sản xuất dầu. Có nhiều cách để bổ sung vitamin A cho cơ thể như ăn uống lành mạnh, tránh ăn các chất béo có hại như bơ thực vật, dầu hydro hóa và thực phẩm chế biến sẵn.
Vitamin A có trong cà rốt, rau lá xanh, trái cây có màu cam và vàng. Nếu sử dụng thuốc bổ sung vitamin A, bạn cần lưu ý liều dùng khuyến cáo mỗi ngày giới hạn ở mức 10,000 đến 25,000 IU (đơn vị quốc tế). Liều lớn vitamin A có khả năng gây ra tác dụng phụ độc hại như giảm khả năng sinh sản, vì vậy bạn cần lưu ý lượng vitamin A bạn hấp thụ.
Bước 4 - Bổ sung vitamin C.
Vitamin C có khả năng đẩy mạnh tốc độ tự hồi phục, bằng cách trợ giúp cơ thể sản sinh collagen, một loại protein quan trọng có nhiệm vụ chữa lành các mô da, sụn, mạch máu và vết thương. Bạn có thể dùng 2 hoặc 3 viên bổ sung vitamin C để có tổng cộng 500 mg mỗi ngày. Ngoài ra, bạn còn có thể đưa thêm thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày:Sau đây là các thức ăn giàu vitamin C:
Ớt chuông đỏ hoặc xanh
Hoa quả họ cam quít như cam, bưởi, nho, chanh, v.v.
Rau chân vịt, bông cải xanh và cải brussel
Dâu tây và quả mâm xôi
Cà chua
Bước 5 - Uống trà xanh.
Trà xanh không có liên hệ trực tiếp đến tình trạng mụn. Tuy nhiên, trong trà xanh có nhiều chất chống oxi hóa ngăn ngừa quá trình lão hóa và bảo vệ làn da. Trà xanh giúp da bạn trông trẻ đẹp và mịn màng hơn. Cách pha trà xanh: ủ 2-3 gr lá chè xanh trong một cốc nước ấm (80-85°C) trong 3–5 phút. Bạn có thể uống trà xanh hai hoặc ba lần mỗi ngày.
Trà xanh còn có công dụng kháng sưng viêm giúp giảm nguy cơ ung thư. Một vài nghiên cứu đã chứng minh trà xanh đặc biệt hiệu quả trong việc bảo vệ da khỏi tia UV có hại.
Phương pháp 3 - Dùng Thảo dược
Bước 1 - Tình dầu chàm.Tinh dầu cây chàm thường dùng để điều trị các bệnh như mụn trứng cá, vết thương, vết viêm loét, và thương tổn trên da.
Trong điều trị mụn trứng cá, bạn chỉ nên dùng tinh dầu chàm pha loãng 5-15%. Nhỏ một vài giọt dầu chàm pha loãng lên bông gòn và chấm lên mụn.
Không được uống, cũng không nên để lâu ngoài không khí trong một thời gian dài. Dầu chàm bị oxi hóa có nguy cơ gây dị ứng cao hơn dầu chàm bình thường.
Bước 2 - Dùng dầu jojoba.
Tẩm 5-6 giọt dầu jojoba lên bông gòn và chấm lên mụn. Dầu jojoba được chiết xuất từ hạt của cây jojoba và gần giống như dầu nhờn tự nhiên sản xuất trên da người, nhưng dầu jojoba không làm bít lỗ chân lông của bạn hay tạo ra bã nhờn.
Dầu jojoba có khả năng giữ ẩm cho da. Tuy ít gây kích ứng song bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng nếu da của bạn nhạy cảm.
Bước 3 - Tinh dầu cây bách xù.
Tinh dầu cây bách xù là một chất khử trùng có khả năng se khít. Bạn vừa có thể dùng như sữa rửa mặt vừa có thể dùng như kem dưỡng da để loại bỏ nhân tố làm tắc nghẽn lỗ chân lông và trị mụn, chứng viêm da và chàm bội nhiễm. Tẩm 1-2 giọt dầu vào bông gòn và thoa lên mặt sau khi rửa mặt.
Tránh sử dụng quá nhiều tinh dầu bách xù vì nó có khả năng gây kích ứng da và gây hại cho da.
Bước 4 - Dùng gel lô hội.
Cây lô hội là loại cây mọng nước được biết đến với khả năng sát khuẩn, có thể triệt tiêu mụn và kháng viêm rất hiệu quả, thông qua tác dụng ngăn chặn vi khuẩn tồn tại trong vết mụn bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Gel lô hội có bán ở rất nhiều tiệm thuốc. Hãy sử dụng kem lô hội hàng ngày.
Cây lô hội có thể gây dị ứng cho một vài người. Nếu bạn phát hiện mình nổi ban đỏ, hãy lập tức ngưng sử dụng và đến phòng khám da liễu.
Bước 5 - Dùng muối biển.
Chọn kem dưỡng hoặc thuốc muối biển có chứa dưới 1% natri clorua. Thoa lên mụn 6 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 5 phút. Các nghiên cứu cho thấy muối biển mang công dụng chống sưng viêm, ngăn ngừa lão hóa và bảo vệ da khỏi tia cực tím có hại. Bạn còn có thể đắp mặt nạ muối biển để giảm căng thẳng. Muối biển và các sản phẩm muối biển hiện có bán tại các nhà thuốc.
Muối biển an toàn với mụn nhẹ và vừa. Nếu bạn có làn da khô và nhạy cảm hay tình trạng mụn của bạn khá nghiêm trọng, muối biển có thể gây kích ứng và làm khô da, hãy trao đổi với bác sĩ da liễu trước khi áp dụng bất cứ liệu pháp nào liên quan đến muối biển.
Phương pháp 4 - Tìm kiếm Phương pháp Chuyên nghiệp
Bước 1 - Liệu pháp quang học.
Tia laser và các biện pháp trị mụn quang học khác hiện nay rất phổ biến. Liệu pháp này có thể chữa trị hiệu quả các nốt mụn bị tổn thương và nhiễm trùng, mụn mủ và mụn nang nặng.
Nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của phương pháp này đối với nhiều bệnh nhân. Hãy trao đổi với bác sĩ da liễu của bạn trước tiên để tìm ra giải pháp thích hợp nhất cho trường hợp của bạn.
Bước 2 - Liệu pháp hóc-môn.
Mức độ androgen (một loại hóc-môn) quá cao, chủ yếu ở nữ giới, có thể khiến tuyến dầu hoạt động mạnh sinh ra bã nhờn gây mụn. Bã nhờn có chứa axit béo tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn gây mụn. Dậy thì, mang thai, mãn kinh và thay đổi các loại thuốc đang sử dụng là những nguyên nhân gây ra những biến đổi trong hóc-môn.
Để biết hóc-môn có phải thủ phạm gây mụn hay không, hãy đến bác sĩ da liễu.
Bước 3 - Trao đổi với chuyên gia.
Chuyên gia da liễu có thể chẩn đoán tình trạng da bạn và đề ra các liệu pháp điều trị cho trường hợp của bạn. Để loại bỏ mụn đầu đen và đầu trắng, có thể dùng phương pháp mổ, và các loại mụn bị tổn thương sẽ được giải quyết bằng phương pháp mổ lạnh, hay tiêm steroids vào nốt mụn. Phương pháp siêu mài mòn da kĩ thuật số là một phương pháp giải phẫu loại bỏ sẹo lồi và giảm sẹo lõm bằng cách loại bỏ lớp tế bào da chết. Có thể sẽ cần đến liệu pháp nâng cao khác chiếu theo kích thước của sẹo.
Nếu tình trạng mụn hiện tại khiến bạn bối rối và bạn đã làm tất cả mọi cách có thể nghĩ đến nhưng không hiệu quả, hãy tìm đến trợ giúp chuyên khoa.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-c%C6%A1-ch%C3%A2n | Cách để Phát triển cơ chân | Phát triển cơ chân không phải chuyện đơn giản vì chân vốn đã khỏe mạnh do vận động mỗi ngày. Để phát triển cơ chân, bạn phải nâng cường độ tập luyện lên một cấp độ mới và gắng sức hơn hẳn trước đây. Sử dụng đúng kỹ thuật luyện tập và ăn nhiều protein cuối cùng sẽ mang lại hiệu quả. Gen di truyền có ảnh hưởng đến kích thước cơ chân, nhưng bất kì ai đều có thể thu được lợi ích từ chế độ tập luyện phù hợp.
Phương pháp 1 - Tập luyện để phát triển cơ
Bước 1 - Tập luyện tối thiểu 3 lần mỗi tuần.
Nhiều người nghĩ rằng để phát triển cơ, bạn phải tập luyện hằng ngày, nhưng điều này không đúng. Cơ sẽ phát triển lớn hơn khi nó được “nghỉ ngơi” trong quá trình tập luyện, và sẽ mạnh mẽ hơn khi nó phục hồi lại trong các ngày NGHỈ. Vậy nên bạn đừng tập luyện cho cùng một nhóm cơ hai ngày liên tục. Tập luyện xoay vòng cho nhóm cơ tay, lưng, ngực và các khu vực khác vào những ngày bạn không tập chân.
Ngoài việc tập chân, bạn cũng phải tập cho các nhóm cơ khác. Đừng bỏ qua phần còn lại của cơ thể!
Bước 2 - Tập nặng.
Tập với độ năng phù hợp để buổi tập mang lại lợi ích cao nhất. Buổi tập không nên kéo dài hơn 30 phút, nhưng bạn phải tập thật sự nghiêm túc trong 30 phút đó. Bạn cần dồn hết sức để tối đa hóa lợi ích của buổi tập, tạo nhiều áp lực lên cơ bắp để chúng bị phá vỡ và phục hồi lại mạnh mẽ hơn.
Đối với mỗi bài tập, bạn nên dùng trọng lượng tạ mà có thể nâng khoảng 10 nhịp không cần nghỉ. Nếu bạn có thể nâng 15 nhịp không cần nghỉ thì trọng lượng tạ đó chưa đủ nặng. Nếu bạn không thể nâng quá 5 nhịp liên tục thì trọng lượng đó là quá nặng.
Một số huấn luyện viên khuyên “tập đến khi hết sức”, nghĩa là bạn sẽ lặp lại một bài tập đến khi không thể nâng thêm dù chỉ một nhịp. Người ta cho rằng phương pháp này sẽ giúp cơ phát triển nhanh hơn, nhưng cũng có thể gây ra chấn thương nếu bạn không thực hiện đúng cách. Hãy làm việc với huấn luyện viên để tìm ra kỹ thuật tập phù hợp với bạn.
Bước 3 - Tập theo phương pháp bùng nổ.
Nhiều vận động viên thể hình tập theo phương pháp “bùng nổ”, nhưng cách này có thể gây ra chấn thương nếu bạn cố gắng quá sức hoặc thực hiện sai kỹ thuật. Nếu bạn thích thưc hiện các động tác nhanh và mạnh mẽ này thì nên dành thời gian tìm hiểu kỹ:
Bắt đầu với trọng lượng tạ nhẹ hơn bình thường.
Luôn thực hiện chậm và có kiểm soát ở giai đoạn cơ giãn ra (giai đoạn hạ thấp hoặc kéo dài của bài tập).
Tạm dừng và siết cơ tại vị trí thấp nhất của bài tập.
Nâng hoặc đẩy tạ lên thật nhanh. Bắt đầu với phạm vi chuyển động ngắn và tăng dần khoảng cách trong quá trình tập.
Giữ khớp xương hơi gập một chút tại vị trí xa nhất của phạm vi chuyển động để ngăn chặn tổn thương cho mô liên kết.
Bước 4 - Nghỉ ngơi đầy đủ giữa các buổi tập.
Cơ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trong thời gian nghỉ giữa các buổi tập khi các sợi cơ phục hồi và phát triển. Đó là lý do vì sao bạn phải ngủ nhiều mỗi đêm trong thời gian tập nặng. Vào những ngày không tập thì bạn nên nghỉ ngơi, đừng đi bộ đường dài hay đạp xe cả chục cây số. Đây là lúc mà bạn có thể gác chân nghỉ ngơi và thư giãn.
Bước 5 - Ưu tiên tập tạ hơn cardio.
Cardio giúp cơ phát triển dài và săn lại thay vì to ra. Tuy nhiên, bạn phải chạy bộ rất nhiều giờ mới có thể phá hoại chương trình tập tạ, và tập cardio với cường độ trung bình 150 phút mỗi tuần vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe. Nếu bạn nghiêm túc về việc phát triển cơ chân thì nên kết hợp tập cardio bằng cách bơi lội hay dùng máy tập chèo thuyền. Bạn có thể giới hạn thời gian tập cardio xuống 30 phút mỗi lần sau khi tập tạ, nhưng đừng bỏ hẳn cardio.
Phương pháp 2 - Các bài tập với tạ
Bước 1 - Ban đầu bạn nên tập với tạ nhẹ.
Tập sai tư thế hoặc tập quá nặng có thể gây ra chấn thương đầu gối, chèn ép cột sống hoặc chấn thương lưng. Đối với từng bài tập, luôn tập đúng kỹ thuật với trọng lượng tạ nhẹ trong thời gian đầu. Chỉ tăng trọng lượng tạ khi bạn đã thực hiện đúng tư thế tập.
Bước 2 - Tập đùi bằng động tác squat với tạ đòn.
Đây là bài tập tuyệt vời để phát triển cơ đùi. Bạn cần dùng tạ đòn với trọng lượng đủ để bạn nâng 8-10 nhịp liên tục mà không cần nghỉ. Cầm tạ đòn với hai bàn tay nằm trên vai (bạn có thể dùng tạ đơn nếu thích).
Bắt đầu với hai bàn chân mở rộng ngang vai.
Gập đầu gối và ngồi xổm xuống, di chuyển mông xuống dưới. Tiếp tục ngồi xuống cho đến khi đùi song song với sàn. Giữ ống quyển thẳng đứng và đầu gối nằm thẳng hàng trên bàn chân.
Đẩy người đứng dậy và lặp lại 10-12 nhịp với 3 hiệp.
Bước 3 - Nâng tạ truyền thống với chân giữ cứng.
Động tác này giúp phát triển cơ gân kheo sau một thời gian tập luyện. Sử dụng tạ đòn với trọng lượng mà bạn có thể nâng 10 nhịp, đặt tạ trên mặt đất phía trước mặt.
Đứng với hai bàn chân mở rộng ngang vai
Gập người tại eo, giữ lưng thẳng và đầu gối hơi gập một chút. Cầm tạ đòn bằng hai tay.
Hơi gập đầu gối một chút, nâng tạ đòn lên để nằm trên đùi, sau đó hạ tạ xuống sàn.
Lặp lại 3 hiệp, mỗi hiệp 10-12 nhịp.
Cảnh báo: giữ đầu gối thẳng hoàn toàn trong lúc nâng tạ có thể gây ra chấn thương, ngay cả đối với những người tập có kinh nghiệm. Chỉ những vận động viên thể hình chuyên nghiệp mới dùng kỹ thuật này sau nhiều năm tập luyện.
Bước 4 - Bạn có thể tập cho hầu hết các nhóm cơ trên chân bằng một động tác.
Đứng cách bức tường trong tầm với và thực hiện bài tập sau:
Gập đầu gối chân phải để nâng chân lên. Tay phải vịn vào tường để giữ thăng bằng.
Bây giờ, bạn sẽ đứng trên đầu bàn chân trái. Giữ thẳng cơ thể.
Tiếp theo, bạn sẽ gập đầu gối chân trái như thể chuẩn bị nhảy lên.
Bạn vẫn đang đứng trên đầu bàn chân ngay cả khi gập đầu gối.
Tiếp theo, dùng chân trái nâng cơ thể lên với tốc độ vừa phải.
Bạn sẽ đứng trên đầu bàn chân trong suốt động tác này, và dĩ nhiên là chỉ đứng trên một chân.
Lặp lại 10 nhịp hoặc thập chí là 20 nhịp nếu bạn đủ khỏe. Lặp lại tương tự với chân còn lại.
Tiếp tục tăng số nhịp nâng khi chân của bạn đã khỏe hơn.
Thời gian đầu sẽ khó khăn nhưng bạn sẽ quen dần.
Động tác này giúp phát triển bắp chân cũng như phần chân trên và cơ mông.
Bước 5 - Tập nâng bắp vế.
Bài tập này tập trung vào bắp vế là nơi rất khó tăng kích thước. Cầm tạ đòn hay tạ đơn trên vai. Đứng với hai bàn chân mở rộng ngang vai. Nhón chân đứng trên các ngón chân, sau đó hạ gót chân trở xuống mặt đất. Lặp lại 3 hiệp, mỗi hiệp 10-12 nhịp.
Nâng bắp vế bằng một chân thậm chí còn hiệu quả hơn dùng tạ, và giúp phát triển nhóm cơ giữ ổn định ở mắt cá chân.
Bước 6 - Phát triển cơ đùi trong bằng động tác sumo squat.
Động tác này nhắm vào đùi trong và cơ mông:
Đứng với hai bàn chân mở rộng và hướng ra ngoài để tạo thành một góc 45º.
Hai tay cầm một quả tạ ấm phía trước.
Từ từ gập đầu gối vào tư thế squat, giữ lưng thẳng và đầu gối nằm thẳng đứng trên ngón chân.
Ngồi xuống với tốc độ chậm một cách thoải mái, sau đó đẩy người đứng dậy.
Lặp lại 3 hiệp, mỗi hiệp 10-12 nhịp.
Phương pháp 3 - Ăn để phát triển cơ
Bước 1 - Ăn thực phẩm giàu calo.
Để cơ phát triển lớn hơn thì bạn cần nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thức ăn nhanh và thức ăn vặt để nạp calo, vì các loại thực phẩm này sẽ khiến bạn uể oải hơn. Cung cấp nhiều calo từ các thực phẩm lành mạnh toàn phần để giữ cho cơ thể tràn đầy năng lượng.
Ăn thịt nạc, cá, trứng và sản phẩm từ sữa.
Các loại hạt, quả bơ, và ngũ cốc nguyên hạt đều là thực phẩn lành mạnh.
Ăn nhiều hoa quả và rau.
Sử dụng dầu ăn lấy từ các loại hạt, dầu dừa và dầu ô-liu để cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể. Giảm thiểu chất béo chuyển hóa và chất béo động vật có trong thực phẩm chiên và thực phẩm đã qua chế biến.
Bước 2 - Ăn nhiều protein.
Cơ thể sử dụng protein để xây dựng cơ bắp, do đó bạn cần nạp nhiều protein hơn trong thời gian này. Ăn thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá và phô mai. Ăn đậu, rau đậu và đậu hũ để cung cấp protein từ thực vật. Nếu bạn gặp khó khăn với việc bổ sung protein vào chế độ ăn thì nên dùng thức uống tăng cường protein hay uống sữa nhiều hơn.
Bạn có thể uống thực phẩm chức năng cung cấp creatine. Các nghiên cứu cho thấy thực phẩm chức năng bổ sung creatine có thể giúp phát triển cơ khi được uống cùng với bữa ăn hằng ngày.
Bước 3 - Uống nhiều nước.
Cơ thể bạn cần nhiều nước hơn bình thường trong thời gian tập luyện cường độ cao. Nước cũng giúp đào thải độc tố khỏi cơ thể, và thiết yếu đối với hệ tiêu hóa. Cố gắng uống tối thiểu 10 cốc nước 250 ml mỗi ngày trong thời gian tập luyện.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%C3%B3a-t%C3%ACm-ki%E1%BA%BFm-g%E1%BA%A7n-%C4%91%C3%A2y-tr%C3%AAn-Facebook-Messenger | Cách để Xóa tìm kiếm gần đây trên Facebook Messenger | Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xóa danh sách "Recent Searches" (Tìm kiếm gần đây) trong ứng dụng Facebook Messenger. Cách duy nhất để thực hiện việc này là yêu cầu Facebook Messenger thoát phiên đăng nhập của bạn - quy trình này thực hiện được bằng ứng dụng Facebook trên điện thoại và trang web Facebook.
Phương pháp 1 - Trên điện thoại
Bước 1 - Mở Facebook.
Chạm vào ứng dụng Facebook với biểu tượng chữ "f" màu trắng trên nền xanh dương. Thao tác này sẽ mở phần Bảng tin nếu bạn đã đăng nhập.
Nếu chưa đăng nhập, bạn gõ địa chỉ email (hoặc số điện thoại) và mật khẩu để tiếp tục.
Bước 2 - Chạm vào biểu tượng ☰ ở bên dưới góc phải màn hình (iPhone) hoặc phía trên màn hình (Android) để mở danh sách lựa chọn.
Bước 3 - Kéo xuống và chọn Settings (Cài đặt) ở gần cuối danh sách.
Bỏ qua bước này trên Android.
Bước 4 - Chạm vào Account Settings (Cài đặt tài khoản) trong trình đơn vừa hiển thị để mở phần Cài đặt.
Trên Android, bạn sẽ kéo xuống bên dưới màn hình để thấy lựa chọn này.
Bước 5 - Chọn Security and Login (Bảo mật và Đăng nhập) ở gần phía trên màn hình.
Bước 6 - Tìm phần "Where You're Logged In" (Nơi bạn đã đăng nhập) ở giữa trang, mặc dù bạn phải kéo xuống để thấy nó.
Bước 7 - Tìm lượt đăng nhập "Messenger".
Trong phần "Nơi bạn đã đăng nhập", tìm tên điện thoại hoặc máy tính bảng mà bạn đã đăng nhập vào Messenger, sau đó tìm chữ "Messenger" bên dưới tên của điện thoại/máy tính bảng. Nếu không thấy tên điện thoại hoặc máy tính bảng đang tìm, bạn chọn (Tìm thêm) để xem nhiều lượt đăng nhập hơn.
Trên Android, bạn phải chọn (Xem thêm) để đăng xuất khỏi một địa điểm nào đó.
Nếu bạn thấy từ "Facebook" bên dưới tên của điện thoại hoặc máy tính bảng, đó là lượt đăng nhập vào ứng dụng Facebook, không phải Facebook Messenger.
Bước 8 - Chạm vào biểu tượng ⋮ ở bên phải trang, ngay tại lượt đăng nhập Messenger trên điện thoại hoặc máy tính bảng để mở trình đơn bên cạnh biểu tượng này.
Bước 9 - Chọn Log Out (Đăng xuất).
Thao tác này sẽ thoát tài khoản của bạn ra khỏi ứng dụng Messenger trên điện thoại hoặc máy tính bảng đang chọn.
Bước 10 - Đăng nhập lại vào Messenger.
Dùng iPhone, Android, hoặc máy tính bảng để mở Messenger, sau đó đăng nhập bằng địa chỉ email (hoặc số điện thoại) và mật khẩu của Facebook. Khi đã đăng nhập, bạn có thể chạm vào thanh tìm kiếm ở phía trên màn hình để xem phần "Recent Searches" (Tìm kiếm gần đây); phần này bây giờ đã không còn thông tin.
Bạn cần chờ vài giây trước khi Messenger nhận ra tài khoản của bạn đã được đăng xuất.
Khi đăng nhập lại vào Messenger, bạn sẽ được hỏi về việc đồng bộ danh bạ với Messenger.
Nếu vì lý do nào đó mà phần "Tìm kiếm gần đây" vẫn hiển thị thông tin khi bạn đăng nhập lại, bạn có thể thử xóa ứng dụng Facebook Messenger và sau đó cài đặt lại.
Phương pháp 2 - Trên máy tính
Bước 1 - Mở Facebook.
Truy cập https://www.facebook.com/ bằng trình duyệt web của bạn để mở phần Bảng tin Facebook nếu bạn đã đăng nhập.
Nếu chưa đăng nhập, trước tiên bạn sẽ gõ địa chỉ email và mật khẩu, sau đó nhấp vào (Đăng nhập) ở phía trên góc trái trang.
Bước 2 - Nhấp vào "Menu" .
Đó là biểu tượng hình tam giác ở phía trên góc phải trang Facebook. Thao tác này sẽ mở ra một danh sách lựa chọn.
Bước 3 - Nhấp vào Settings (Cài đặt) ở gần phía dưới danh sách lựa chọn để mở trang Cài đặt.
Bước 4 - Nhấp vào thẻ Security and Login (Bảo mật và Đăng nhập) ở phía trên góc trái trang.
Bước 5 - Tìm phần "Where You're Logged In" (Nơi bạn đã đăng nhập) ở giữa trang, nhưng có thể bạn vẫn phải kéo thanh trượt xuống để thấy thông tin.
Bước 6 - Tìm lượt đăng nhập "Messenger".
Trong phần "Nơi bạn đã đăng nhập", tìm tên điện thoại hoặc máy tính bảng mà bạn đã đăng nhập vào Messenger, sau đó tìm chữ "Messenger" bên dưới tên của điện thoại/máy tính bảng. Nếu không thấy tên điện thoại hoặc máy tính bảng đang tìm, bạn chọn (Tìm thêm) để xem nhiều lượt đăng nhập hơn.
Nếu bạn thấy từ "Facebook" bên dưới tên của điện thoại hoặc máy tính bảng, đó là lượt đăng nhập vào ứng dụng Facebook, không phải Facebook Messenger.
Bước 7 - Nhấp vào biểu tượng ⋮ ở bên phải trang, ngay tại lượt đăng nhập Messenger trên điện thoại hoặc máy tính bảng để mở trình đơn bên cạnh biểu tượng này.
Bước 8 - Nhấp vào Log Out (Đăng xuất) trong trình đơn đang hiển thị.
Thao tác này sẽ thoát tài khoản của bạn ra khỏi ứng dụng Messenger trên điện thoại hoặc máy tính bảng đang chọn.
Bước 9 - Đăng nhập lại vào Messenger.
Dùng iPhone, Android, hoặc máy tính bảng để mở Messenger, sau đó đăng nhập bằng địa chỉ email (hoặc số điện thoại) và mật khẩu của Facebook. Khi đã đăng nhập, bạn có thể nhấp vào thanh tìm kiếm ở phía trên màn hình để xem phần "Recent Searches" (Tìm kiếm gần đây); phần này bây giờ đã không còn thông tin.
Bạn cần chờ vài giây trước khi Messenger nhận ra tài khoản của bạn đã được đăng xuất.
Khi đăng nhập lại vào Messenger, bạn sẽ được hỏi về việc đồng bộ danh bạ với Messenger.
Nếu vì lý do nào đó mà phần "Tìm kiếm gần đây" vẫn hiển thị thông tin khi bạn đăng nhập lại, bạn có thể thử xóa ứng dụng Facebook Messenger và sau đó cài đặt lại.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-%C4%91%C3%A1-l%C3%A1t-l%E1%BB%91i-%C4%91i-ph%C3%A1t-s%C3%A1ng | Cách để Làm đá lát lối đi phát sáng | Nếu muốn tạo vẻ mới lạ cho lối đi trong sân vườn, bạn hãy nghĩ đến việc làm cho các phiến đá lát lối đi bừng sáng trong đêm tối. Những phiến đá phát sáng trông sẽ rất tuyệt trong sân và cũng dễ làm. Bạn chỉ cần quyết định xem nên sơn các phiến đá có sẵn hoặc tự tạo ra các phiến đá dạ quang, thậm chí bạn có thể tự thiết kế những viên đá mang dấu ấn cá nhân và phong cách riêng của mình.
Phương pháp 1 - Sơn các phiến đá lát lối đi
Bước 1 - Làm sạch đá.
Nếu muốn sơn các phiến đá, đầu tiên bạn cần làm sạch bề mặt đá. Bụi bặm, đất cát bên dưới lớp sơn sẽ làm giảm độ bám dính và cuối cùng sơn sẽ bong tróc. Bạn nên lau từng viên đá bằng xà phòng và nước, sau đó dùng giẻ nhúng nước, a-xê-tôn hoặc cồn để lau sạch. Chờ cho đá khô hoàn toàn trước khi sơn.
Bước 2 - Sơn đá.
Có hai cách thông thường để sử dụng sơn dạ quang. Bạn có thể mua sơn xịt và xịt lên đá hoặc quét sơn lên. Nếu dùng sơn xịt, bạn hãy đọc hướng dẫn trên chai sơn để biết cần chờ bao lâu trước khi xịt lớp sơn tiếp theo và phải đặt đầu chai xịt cách bề mặt đá bao xa. Nếu dùng cọ quét sơn, bạn cần tuân theo hướng dẫn về thời gian chờ sơn khô giữa các lớp sơn.
Bước 3 - Chờ sơn khô.
Sau khi sơn xong, bạn cần chờ cho sơn khô. Thời gian để sơn khô lần cuối cùng sẽ lâu hơn những lần chờ sơn khô giữa các lớp sơn trước đó vì bạn phải đợi cho dung môi (hóa chất để giữ sơn ở dạng lỏng) bay hơi hết. Tránh làm lem sơn hoặc làm bẩn trước khi sơn khô hẳn.
Tùy vào loại sơn bạn sử dụng, thời gian chờ sơn khô có thể mất nhiều phút đến nhiều giờ. Bạn nên đọc hướng dẫn trên hộp sơn.
Bước 4 - Lát đá.
Tìm một vị trí phù hợp để đặt các phiến đá phát sáng. Nhớ rằng bất cứ ánh sáng đèn nào ban đêm (ví dụ như đèn cổng) cũng sẽ làm giảm độ phát sáng của đá dạ quang. Để các phiến đá sáng rực rỡ hơn, bạn hãy đặt các viên đá trên các lối đi tối ngoài trời (ví dụ như ngoài vườn).
Bước 5 - Quan sát các phiến đá trong đêm.
Để các viên đá dưới ánh sáng mặt trời suốt ngày sau khi sơn đã khô. Sơn dạ quang sẽ hấp thụ năng lượng từ mặt trời và từ từ giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng mà bạn có thể nhìn thấy trong đêm tối (nhẹ hơn nhiều so với ánh sáng mặt trời).
Đèn đường và đèn trong sân có thể làm giảm độ sáng của đá.
Phương pháp 2 - Tự làm đá lát lối đi
Bước 1 - Mở bao bê tông.
Bạn có thể đặt cả bao bê tông lên xe cút kít, sau đó dùng xẻng mở đáy bao và nhấc bao lên. Bê tông sẽ tràn ra thùng xe. Có thể bạn phải giũ bao để bê tông ra hết.
Bước 2 - Trộn bột dạ quang vào bê tông.
Bột dạ quang là một hóa chất đặc biệt được điều chế để hấp thụ năng lượng mặt trời vào ban ngày. Bạn có thể tìm mua loại bột dạ quang tương thích với loại bê tông tại cửa hàng vật liệu xây dựng. Tỷ lệ pha trộn có thể khác nhau, nhưng đa phần các nhà sản xuất khuyến nghị trộn hỗn hợp khô gồm 85% bê tông và 15% bột dạ quang.
Ví dụ, nếu bạn có 38 lít hỗn hợp đã trộn thì trong đó sẽ có 32 lít bê tông và 5,7 lít bột dạ quang.
Chọn loại bột dạ quang chứa đất aluminate thay vì loại chứa kẽm để có độ sáng rực rỡ nhất.
Bước 3 - Trộn nước.
Xem trên bao bê tông để biết lượng nước cần sử dụng. Từ từ rót nước vào hỗn hợp bê tông, vừa rót vừa trộn. Khi trộn xong, bê tông phải có độ đặc sền sệt.
Bước 4 - Đổ bê tông vào khuôn.
Tìm mua hoặc tự làm khuôn có kích thước và hình dạng của phiến đá mà bạn mong muốn. Thoa một lớp sáp dầu mỏng bên trong khuôn để dễ tháo khuôn hơn. Đánh dấu mức đổ bê tông trong từng chiếc khuôn để đảm bảo các phiến đá có độ dày bằng nhau. Đổ bê tông vào khuôn và gõ các cạnh khuôn để loại bỏ bọt khí và giúp bê tông lắng xuống.
Đảm bảo số lượng khuôn đủ cho số lượng phiến đá mà bạn định làm – bê tông đã trộn sẽ khô trước khi bạn đổ mẻ thứ hai.
Bước 5 - Chờ bê tông khô.
Để bê tông khô nhanh nhất, bạn hãy đặt khuôn đổ bê tông ở nơi khô ráo và tương đối ấm. Thời gian chờ bê tông khô hoàn toàn có thể mất 24 tiếng hoặc lâu hơn. Phiến đá của bạn có thể bị nứt hoặc khiếm khuyết nếu bạn xê dịch bê tông trước khi nó khô hẳn.
Bước 6 - Gỡ khuôn bê tông.
Nếu dùng khuôn sử dụng nhiều lần, bạn hãy dùng dao hoặc dụng cụ khác cậy cho bê tông long ra. Nếu là khuôn dùng một lần, bạn chỉ việc làm vỡ khuôn. Giờ thì bạn đã có thể đặt các phiến đá ở bất cứ nơi nào bạn muốn.
Phương pháp 3 - Tạo hình độc đáo cho các phiến đá
Bước 1 - Sử dụng khuôn bằng giấy nến để sơn đá.
Một trong những cách dễ nhất để sơn tạo hình cho các phiến đá là sử dụng khuôn giấy nến. Bạn chỉ cần trải khuôn lên phiến đá muốn sơn và sơn. Những phần không có giấy nến phủ bên trên sẽ được sơn, những phần còn lại thì không.
Sự tương phản giữa những phần được sơn và không được sơn sẽ tạo ra các hình vẽ rõ ràng và dễ thấy.
Bước 2 - Đặt các vật trang trí hoặc các đồ vật nhỏ vào phiến đá bê tông.
Khi đổ bê tông để tạo các phiến đá, bạn có thể đặt các vật trang trí vào bê tông. Khi khô đi, bê tông sẽ cứng lại xung quanh các vật đó. Khi bê tông đã cứng hẳn, các vật mà bạn đặt vào sẽ được giữ cố định trong phiến đá.
Bạn có thể đặt những viên sỏi nhỏ, đồ trang sức rẻ tiền, vật trang trí nhỏ trong sân vườn hoặc các vật cá nhân trong bê tông. Rửa sạch các vật trang trí bằng bàn chải và dung dịch xà phòng nhẹ dịu để bạn có thể nhìn rõ các chi tiết.
Bước 3 - In hình vào phiến đá bê tông.
Khi bê tông vẫn còn mềm, bạn có thể dùng một vật ấn vào bề mặt phiến đá. Vậy là bạn sẽ để lại vết hằn trong bê tông và tạo thành dấu vết. Thông thường người ta đặt bàn tay lên hỗn hợp bê tông còn ướt và tạo ra phiến đá có dấu bàn tay của mình.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tho%C3%A1t-kh%E1%BB%8Fi-Ch%E1%BB%A9ng-Tr%E1%BA%A7m-c%E1%BA%A3m | Cách để Thoát khỏi Chứng Trầm cảm | Nếu bạn bị cản trở bởi cảm giác vô dụng, buồn bã, tuyệt vọng thì có thể bạn đang mắc chứng trầm cảm. Trầm cảm khác với tâm trạng tồi tệ hoặc có một tuần không may mắn — đó là tình trạng suy nhược có thể ngăn bạn tận hưởng cuộc sống. Mặc dù khó tưởng tượng bạn sẽ đạt được hạnh phúc vì những cảm giác trên nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát trầm cảm và phục hồi nhờ sự ủng hộ từ mọi người, thay đổi suy nghĩ, tăng cường thể lực, và sinh hoạt lành mạnh.
Phương pháp 1 - Tăng cường Tiếp xúc và Sự ủng hộ Xã hội
Bước 1 - Nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa.
Bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn vượt qua vấn đề ở thời điểm hiện tại. Bác sĩ cũng có thể giúp bạn tìm hiểu về trầm cảm, đây là yếu tố quan trọng giúp chữa bệnh trầm cảm.
Nếu không thích bác sĩ chuyên khoa truyền thống, bạn có thể tìm biến thể độc đáo của nó. Chuyên gia về động vật, nghệ thuật, phim ảnh/ phim tâm lý, âm nhạc. Kết hợp lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa với hành vi tiếp cận sẽ giúp bạn vượt qua trầm cảm.
Nhờ bạn bè và người thân giới thiệu chuyên gia tâm lý ở địa phương. Bạn sẽ bất ngờ bởi số người phải đến gặp chuyên gia tâm lý thường xuyên. Nhờ người nào đó bạn tin tưởng để truyền đạt niềm tin tới bác sĩ chuyên khoa trước buổi gặp, như vậy bạn sẽ phục hồi nhanh chóng hơn.
Bước 2 - Dành thời gian cho người lạc quan.
Sự ủng hộ từ xã hội là công nhận người trầm cảm và giúp đỡ họ giải quyết những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống (đổi hoặc mất việc, v, v). Sự ủng hộ từ người khác giúp bạn hạn chế suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm. Tìm những người lạc quan xung quanh bạn, có thể là bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp, những người có tác động tích cực đến hoạt động hàng ngày của bạn. Họ có khích lệ bạn không? Họ có thích công việc hiện tại không? Bạn có thể ra ngoài và làm việc cùng họ? Đây chính là những người bạn muốn dành thời gian ở bên họ.
Lên kế hoạch ra ngoài với những người ủng hộ bạn, một đến hai lần một tuần. Chỉ đơn giản là đi uống cà phê hoặc cùng ăn trưa, hoặc đi nghỉ ở một thành phố khác hay dành cả buổi chiều để chèo thuyền kayak. Các bạn có thể lên kế hoạch cùng nhau, hãy ra ngoài và thực hiện!
Giữ khoảng cách với người làm bạn lo âu hay người không ủng hộ bạn. Ở bên họ chỉ khiến tình trạng của bạn xấu đi và khó đặt quyết tâm phục hồi.
Lên kế hoạch lớn cho tương lai. Lên kế hoạch một chuyến cắm trại hoặc kỳ nghỉ ngắn ngày để kỷ niệm quãng đường vài tháng trời. Đây là cách khích lệ bạn cố gắng phục hồi.
Bước 3 - Cho và nhận tiếp xúc vật lý.
Tiếp xúc vật lý bao gồm ôm ấp hay quan hệ tình dục giải phóng oxytocin trong não làm bạn hạnh phúc và giảm trầm cảm. Bạn có thể ôm đối phương và sử dụng tiếp xúc vật lý để giảm sự trầm cảm!
Ôm bạn bè
Nắm tay
Chơi đùa cùng thú cưng
Phương pháp 2 - Thay đổi Cách nghĩ
Bước 1 - Suy nghĩ lạc quan và thực tế.
Lập lại suy nghĩ cay đắng và tiêu cực là dấu hiệu của trầm cảm. Tức là bạn mắc kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực. Để thay đổi những suy nghĩ tiêu cực này sẽ mất thời gian, nhưng bạn cần kiên trì vì nó sẽ tạo ra thay đổi lớn.
Viết toàn bộ suy nghĩ tiêu cực ra giấy. Dường như bạn không có nhiều suy nghĩ tiêu cực nên giữ một danh sách suy nghĩ sẽ giúp bạn kiểm tra một cách thực tế. Quan sát được số lượng cũng như nội dung giúp bạn xác định điều gì khiến bạn trầm cảm.
Tiếp theo, tạo ra suy nghĩ lạc quan và lôgíc thay thế cho mỗi suy nghĩ tiêu cực mà bạn viết ra giấy. Có thể là: "Thay vì viết 'Tôi xấu xý' bạn nên nghĩ rằng 'Tôi đặc biệt và xinh đẹp theo cách của riêng tôi. Tôi không cần làm hài lòng bất kỳ tiêu chuẩn về cái đẹp nào của xã hội.'"
Thay đổi suy nghĩ tiêu cực và không hợp lý. Mỗi khi suy nghĩ tiêu cực, bạn cần nhận thức được điều này và dừng lại. Bạn thay thế mỗi suy nghĩ tiêu cực bằng một suy nghĩ tích cực và thực tế hơn. Ban đầu việc này có vẻ ngớ ngẩn và kỳ lạ, nhưng nó thay đổi tâm trạng và hành động theo thời gian. Ví dụ, nếu bạn có suy nghĩ như "Tôi biết mọi chuyện sẽ tệ thế này mà" hãy thay thế suy nghĩ đó bằng "Có thể kết thúc sẽ không quá tệ. Biết đâu kết quả lại tốt."
Bước 2 - Tán dương bản thân.
Mặc dù bạn không tin nhưng làm bản thân lạc quan giúp giảm trầm cảm và tăng cảm giác thoải mái.
Liệt kê 10 đặc điểm ngoại hình và 10 đặc điểm tính cách bạn thích ở bản thân. Ví dụ, bạn thích màu mắt và tính cách từ bi của bản thân. Dán nó ở vị trí bạn có thể nhìn thấy hàng ngày, và nhắc nhở bản thân khi cần thiết.
Khi nhận ra bạn đang làm chính mình thất vọng, hãy tán dương bản thân vì một điều gì đó. Bạn có thể nhìn vào danh sách để bản thân nhớ tới những đặc điểm tuyệt nhất ở con người bạn.
Chấp nhận lời khen từ người khác. Thay vì nghi ngờ động cơ của họ, chỉ cần đồng ý với lời khen của họ. Điều này có thể giúp bạn xây dựng lòng tự tôn và giúp đôi bên dễ dàng tán dương nhau hơn.
Bước 3 - Tiếp nhận các khả năng.
Suy nghĩ và cảm giác tiêu cực xuất hiện cùng với trầm cảm có thể khiến bạn khó chấp nhận rủi ro hay thúc ép bản thân. Cố gắng nhắc nhở bản thân rằng quan điểm tiêu cực là kết quả của trầm cảm và nó không đánh giá được hết khả năng của bạn. Thực hiện từng bước nhỏ để hoàn thành mục tiêu và chúng dường như dễ thực hiện hơn.
Chia mục tiêu lớn thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn, cho phép bản thân làm việc trong khả năng khi có thể.
Ghi nhớ rằng sự phục hồi không phải là tức thì. Bạn cần tốn nhiều thời gian mới cảmt hấy tốt hơn nhưng đây là điều có thể đạt được. Suy nghĩ về cảm giác tốt hơn ngày hôm nay, và điều gì làm bạn thấy tốt hơn, thay vì tập trung vào nhiệm vụ lớn là cảm giác bình thường trở lại sau nhiều tháng.
Thực tế và tránh cầu toàn. Nếu muốn tập thể dục mỗi ngày 30 phút, nhưng có nhiều hôm không tập được hoặc không đảm bảo thời gian. Bạn có thể tiếp tục tập luyện vào ngày tiếp theo.
Bước 4 - Đối phó với bộ lọc tiêu cực.
Suy nghĩ hoài nghi nhiều khi là kết quả của bộ lọc suy nghĩ. Bộ lọc này sẽ chặn lại những trải nghiệm tốt và chỉ cho phép bạn thấy điều xấu. Ví dụ, bạn chỉ nhớ bình luận đáng xấu hổ về cuộc hẹn tối hôm trước mà không nhớ về cuộc hội thoại tuyệt vời hay nụ hôn vào cuối buổi. Bạn cần nhìn nhận cả mặt tốt và mặt xấu thay vì chỉ nhìn một cách phiến diện.
Cụ thể thay vì khái quát hóa mọi thứ dựa vào một trải nghiệm tiêu cực. Nếu bạn đang đấu tranh với điều gì đó, bạn có xu hướng lọc đi toàn bộ khoảng thời gian bạn thành công. Ghi nhớ một trải nghiệm không phải là kết quả của toàn bộ suy nghĩ và hành vi của bạn.
Nếu bạn trải qua một sự việc mà xấu nhiều hơn tốt, hãy luôn nhớ rằng đây chỉ là một trong rất nhiều trải nghiệm, và đa số chúng là tốt nhiều hơn xấu.
Phương pháp 3 - Thay đổi Thể chất
Bước 1 - Tập trung vào sức khỏe.
Sức khỏe yếu có thể làm gia tăng trầm cảm và mất đi niềm hạnh phúc và thoải mái. Quan sát sức khỏe tổng thể và đánh giá bản thân một cách chân thật.
Xác định mối liên kết giữa sức khỏe và trầm cảm. Ví dụ, trầm cảm có thể làm bạn mất ngủ hoặc ngủ li bì, thay đổi rõ rệt về cân nặng (tăng hoặc giảm cân đột ngột) và mệt mỏi.
Lên danh sách mục tiêu sức khỏe bạn có thể hoàn thành, chẳng hạn như giảm cân, tập thể dục, ăn uống lành mạnh.
Gặp bác sĩ nếu có thắc mắc về sức khỏe. Đôi khi bạn mắc chứng trầm cảm do thuốc, sử dụng chất kích thích hoặc tình trạng sức khỏe. Đảm bảo bạn được khám tổng thể bởi bác sĩ để phát hiện các triệu chứng gây trầm cảm.
Bước 2 - Thường xuyên tập thể dục.
Cảm giác “phê chạy” không phải là lời đồn, tập thể dục sản sinh ra endorphins trong não làm tâm trạng phấn chấn. Hơn nữa, tập thể dục là biện pháp hiệu quả để chữa trầm cảm lâu dài. Mục đích là tăng nhịp tim lên 120-160 nhịp mỗi phút trong vòng 30 phút mỗi ngày để tăng mức độ endorphin.
Không phải chỉ có bài tập truyền thống như chạy bộ và cử tạ mới làm tăng nhịp tim. Bạn có thể tập nhiều bộ môn khác như bơi lỗi, đi bộ đường dài, khiêu vũ, chơi thể thao, cưỡi ngựa, yoga. to get your endorphins.
Nếu bạn không thể dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, bạn có thể thử một vài động tác căng duỗi cơ nhẹ ngay tại nhà hoặc đạp xe đi làm. Điều này có thể làm tâm trạng phấn chấn.
Bước 3 - Ăn uống lành mạnh.
Đồ ăn vặt không chỉ làm bạn chậm chạp và lờ đờ, nó còn làm chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng. Người lớn tuổi mắc bệnh trầm cảm thường là người ăn ít rau và hoa quả. Chiến đấu với căn bệnh bằng cách ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe để thay đổi tâm trạng.
Axít béo Omega-3 có thể làm giảm triệu chứng trầm cảm, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hai đến ba lần một tuần. Bao gồm các loại cá: cá hồi, cá mòi, cá hồi hồ, cá ngừ; cũng như hạt óc chó, quả lanh và dầu ôliu.
Tránh ăn các loại thực phẩm đã qua chế biến. Chúng làm cơ thể trở nên nặng nề và giảm năng lượng. Bạn nên ăn ngữ cốc, rau, hoa quả giúp tăng cường năng lượng.
Bước 4 - Ngủ ngon hơn.
Trầm cảm thường liên quan tới ngủ li bì (hypersomnia) hoặc mất ngủ(insomnia). Dù bạn đi ngủ lúc 1giờ đêm và thức dậy lúc 11 giờ sáng thì việc đi ngủ không theo giờ giấc có thể làm các triệu chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng. Thời gian thích hợp nhất để ngủ là khi trời tốt, khi cơ thể sản sinh ra melatonin (hóc-môn đóng vai trò điều chỉnh đồng hồ sinh học).
Cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, khi trời tối và chưa quá muộn để có thể ngủ nhiều hơn khi trời tối. Đi ngủ lúc 10 giờ tối là thích hợp nhất.
Thức dậy đúng giờ mỗi buổi sáng để cơ thể quen với lịch trình này. Ban đầu bạn sẽ cần đồng hồ báo thức, nhưng sau đó cơ thể sẽ tự động thức dậy đúng giờ.
Ngừng sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ. Ánh sáng từ thiết bị này có thể giảm thiểu sự sản sinh melatonin và khiến bạn không cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ theo đồng hồ sinh học..
Nếu bạn làm ca đêm (từ tối đến sáng hôm sau), sự gián đoán trong giấc ngủ có thể gây ra bất thường trong chu kỳ ngủ thức của bạn. Ngủ nhiều nhất có thể trong thời gian nghỉ và ngủ trưa. Nếu có thể, bạn nên thay đổi lịch trình sang ban ngày.
Bước 5 - Tránh dùng thuốc và rượu.
Chúng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và không nên dùng quá liều. Rượu có thể tăng nguy cơ làm nghiêm trọng chứng trầm cảm.
Nếu bạn thường dùng thuốc và uống rượu, bạn nên làm việc với bác sĩ hoặc chuyên gia để cắt giảm hoặc loại trừ sự phụ thuộc vào thuốc một cách an toàn.
Phương pháp 4 - Đối phó Lành mạnh
Bước 1 - Chọn một sở thích cũ.
Triệu chứng trầm cảm là thiếu hụt mong muốn làm những việc và bạn từng thích thú. Thay vì tiếp tục tránh các hoạt động này, bạn nên chủ động tiếp cận chúng một lần nữa! Nếu bạn từng thích đọc sách, chơi thể thao hay leo núi, hãy thường xuyên làm việc này một lần nữa.
Nếu bạn cảm thấy tiếp tục sở thích cũ không khả thi, bạn có thể tìm sở thích mới. Tìm kiếm các lớp học ở nơi bạn sống hoặc thử điều gì đó mà bạn vẫn luôn cho là thú vị. Tìm lớp học mỹ thuật hay hoạt động mạo hiểm là cách hay để giải tỏa bản thân khỏi trầm cảm.
Bắt đầu sở thích bất kỳ lúc nào có thời gian. Đầu tiên bạn sẽ cảm thấy buồn chán và không quan trọng, nhưng theo thời gian chúng sẽ trở nên thú vị và bạn sẽ mong đợi tới lần tiếp theo mình có cơ hội tham gia.
Bước 2 - Ra ngoài.
Vitamin D từ ánh nắng mặt trời được chứng minh có khả năng giảm trầm cảm. Dành 30 phút mỗi ngày dưới ánh nắng mặt trời (đeo kính râm) và hấp thụ vitamin D. Hoặc bạn có thể cung cấp vitamin D theo đường uống.
Đi dạo trong công viên hoặc khu bảo tồn địa phương để hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Ra ngoài đi dạo gần nơi bạn sống, phát triển mọi thứ có thể giúp bạn phát triển các giác quan và đem đến cho bạn năng lượng và sự tập trung.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng giúp cơ thể điều chỉnh nhịp sinh học, bộ phận kiểm soát giấc ngủ. Sự tiếp xúc này có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo suốt ngày dài và mệt mỏi vào ban đêm, cho bạn nhiều năng lượng vào đúng thời điểm.
Nếu nơi bạn sống mưa nhiều và trời âm u, hãy nhìn vào hộp liệu pháp ánh sáng. Đây là chiếc đèn đặc biệt mô phỏng tia nắng giúp cải thiện tâm trạng.
Bước 3 - Luyện tập thiền chánh niệm.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng theièn chánh niệm đem lại lợi ích cho người mắc chứng trầm cảm và lo âu. Sự luyện tập có thể giúp bạn bắt đầu rèn luyện tâm trí để nhận ra suy nghĩ tiêu cực và thiếu tính đóng góp và không chấp nhận chúng là sự thật.
Trong khi thiền chánh niệm, bạn cần tìm một vị trí thoải mái để tập trung vào hơi thở. Ngồi xuống và tập trung vào thực tại, hiểu được những lo lắng và suy nghĩ tiêu cực nhưng chỉ coi chúng là suy nghĩ, không phải sự thật.
Tập thiền tốn nhiều thời gian và công sức. Bạn có thể phải mất nhiều thời gian để tập trung vào hiện tại, đặc biệt là khi bạn bị ám ảnh bởi quá khứ và lo lắng cho tương lai. Cố gắng kiên nhẫn và ghi nhớ rằng đây là cách điều trị vô cùng hiệu quả nếu bạn gắn bó với nó.
Bước 4 - Chăm sóc sinh vật sống.
Nghiên cứu chỉ ra rằng người có trách nhiệm chăm sóc sinh vật sống, thực vật hoặc thú cưng, phục hồi nhanh hơn nhiều so với những người không làm vậy. Thử trồng một mảnh vườn nhỏ, mua chậu cây xinh đẹp hoặc nuôi và chăm sóc cá vàng. Có trách nhiệm với những sinh linh nhỏ bé giúp bạn hoạt động nhiều hơn mỗi ngày.
Đừng nghxi rằng bạn phải nhảy vào và mua một con Husky; một cây nhỏ hoặc loài động vật nào đó là đủ để cung cấp ích lợi cho sức khỏe tinh thần. Nếu bạn đã định mua con vật gì đó trước khi mắc chứng trầm cảm thì bây giờ hãy mua nó.
Làm tình nguyện ở trang trại địa phương hoặc mượn thú cưng của bạn bè để tiếp xúc với động vật mà không cần phải mua một con mới. Dành vài giờ mỗi tuần để chơi đùa với chúng là lựa chọn tốt để giảm thiểu lo âu và trầm cảm.
Bước 5 - Dâng hiến thời gian.
Giúp đỡ người khác có thể là yếu tố dự báo mạnh mẽ của sự thoải mái và lạc quan. Tìm hiểu xem các tổ chức ở địa phương có cần tình nguyện viên không và dành thời gian làm việc với họ. Trở thành người giúp đỡ ở cửa hàng thực phẩm hay đội dọn dẹp công viên sẽ giúp bạn chủ động làm việc bên ngoài, khiến bạn cảm thấy cần thiết và cung cấp nhiều cơ hội tiếp xúc xã hội.
Làm tình nguyện ở một trung tâm cung cấp lợi ích điều trị khác là hành động một mũi tên trúng hai đích. Ví dụ, tình nguyện ở trại giữ động vật để có thời gian tiếp xúc với động vật, hoặc dành thời gian để dọn dẹp đường mòn vừa là luyện tập thể dục vừa tắm nắng.
Khởi đầu nhỏ để bản thân không bị quá tải. Quá tải vì lịch trình dễ khiến bạn cảm thấy chán nản và không muốn tiếp tục lâu dài. Ví dụ, bắt đầu tình nguyện khoảng 1-2 giờ mỗi tuần, rồi từ từ tăng thêm giờ nếu bạn thấy thích.
Bước 6 - Sử dụng kỹ năng thư giãn.
Yếu tố chính của trầm cảm là lo âu, vì vậy hãy dần dần giảm thiểu sự lo âu trong cuộc sống bằng cách thư giãn. Bao gồm tránh căng thẳng liên quan tới trầm cảm, đặc biệt là vấn đề liên quan tới con người và công việc.
Tắm, đến spa, đọc sách – làm bất kỳ điều gì giúp bạn thư giãn.
Bạn có thể học phương pháp thư giãn cơ bắp lũy tiến, đây là kỹ thuật giúp bạn kéo căng và thả lỏng từng vùng cơ một, bắt đầu từ chân đến mặt. Từ từ giải phóng sự căng cơ giúp giải tỏa căng thẳng và khiến bạn thư thái.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Pha-d%E1%BA%A7u-tr%C3%A0m-tr%C3%A0 | Cách để Pha dầu tràm trà | Dầu tràm trà không những là liệu pháp lý tưởng để chữa trị các bệnh liên quan đến sắc đẹp, chẳng hạn như mụn và nhiều vấn đề khác về da, mà còn có thể được pha trộn với các nguyên liệu khác để làm chất tẩy rửa tự nhiên và không độc hại. Nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, dầu tràm trà là nguyên liệu hữu ích để pha chế thuốc thoa ngoài da và làm chất tẩy rửa. Tuy nhiên, dầu tràm trà có thể gây ngộ độc nếu nuốt phải. Quan trọng là bạn cần biết pha dầu tràm trà đúng cách để có thể thu được lợi ích của loại dầu có nhiều tác dụng này một cách an toàn.
Phương pháp 1 - Sử dụng dầu tràm trà tại nhà
Bước 1 - Pha chế nước tẩy rửa đa dụng.
Hòa 20-25 giọt dầu tràm trà với ¼ cốc nước và ½ cốc giấm trắng chưng cất trong bình xịt. Lắc kỹ hỗn hợp trước khi dùng. Bạn có thể xịt dung dịch này lên nhiều bề mặt khác nhau, sau đó lau bằng giẻ sạch. Đây là chất tẩy rửa không độc, có thể dùng cho nhiều mục đích trong bếp và phòng tắm.
Bạn luôn phải lắc kỹ trước khi dùng, vì dầu sẽ tự động tách khỏi nước và giấm.
Bước 2 - Cho dầu tràm trà vào thùng rác.
Thùng rác thường bốc mùi hôi và là nơi sinh sôi của vi khuẩn. Bạn hãy trộn 1 cốc muối nở với ¼ - ½ thìa cà phê dầu tràm trà. Dùng dĩa dầm tan các cục muối nở bị vón. Rắc hỗn hợp này vào túi rác mới để giảm mùi hôi. Hỗn hợp này là một chất khử mùi tự nhiên.
Hỗn hợp này cũng có tác dụng khử mùi thùng đựng bỉm bỏ đi.
Bước 3 - Loại bỏ nấm mốc.
Mốc thường xuất hiện ở những bề mặt ấm và ẩm. Chúng thường có màu trắng hoặc đen và kết cấu xốp. Bạn hãy hòa 5-10 giọt dầu tràm trà với 1 cốc nước trong bình xịt, lắc đều và xịt vào đám mốc. Để hỗn hợp ngấm trong 3-5 phút, sau đó lau sạch bằng giẻ ẩm.
Dầu tràm trà sẽ ngăn ngừa nấm mốc hình thành, nhưng bạn nên xịt lại khi cần.
Bước 4 - Làm sạch máy giặt.
Máy giặt có thể bốc mùi và là nơi tích tụ vi khuẩn. Bạn hãy chạy máy giặt không có quần áo ở chế độ nước nóng và thêm vào 10-15 giọt dầu tràm trà. Cách này sẽ loại bỏ mọi mùi hôi và vi khuẩn.
Bạn cũng có thể thêm 2-3 giọt dầu tràm trà vào mẻ giặt để làm sạch quần áo hiệu quả hơn.
Bước 5 - Tự tạo giấy thơm sấy quần áo.
Nhỏ 5 giọt dầu tràm trà vào quả bóng len sấy quần áo hoặc một mảnh vải cotton 10x10 cm (dùng áo thun cũ để làm vải thơm), và bỏ vào mẻ quần áo sấy. Sản phẩm tự tạo này có thể dùng lại được.
Nhỏ thêm vài giọt dầu tràm trà vào các mảnh vải hoặc bóng len khi thấy hết mùi tràm trà.
Bước 6 - Xua đuổi côn trùng và các loài dịch hại.
Nhiều loài dịch hại không ưa mùi dầu tràm trà. Bạn hãy nhỏ 20 giọt vào bình xịt và đổ đầy nước. Lắc kỹ và xịt xung quanh ô cửa và các khe hở mà côn trùng và sâu bọ có thể xâm nhập vào nhà.
Phương pháp 2 - Dùng dầu tràm trà chăm sóc cơ thể
Bước 1 - Trị mụn trứng cá.
Dầu tràm trà có thể trị được mụn trứng cá do vi khuẩn gây ra. Bạn hãy nhỏ 1-3 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng ẩm. Bạn cũng có thể trộn dầu tràm trà với 1 thìa cà phê dầu dừa để thoa lên mặt. Dùng tăm bông thoa hỗn hợp lên mặt và để cho thấm vào da.
Có bằng chứng khoa học đáng tin cậy về hiệu quả của dầu tràm trà trong điều trị mụn.
Bước 2 - Điều trị các bệnh về da.
Trộn 1 thìa canh (15 ml) dầu dẫn – chẳng hạn như dầu ô liu, dầu jojoba, dầu dừa – với 8-10 giọt dầu tràm trà và thoa lên vùng bị kích ứng trên da. Hỗn hợp này giúp giảm ngứa, kích ứng và các triệu chứng liên quan đến bệnh chàm, mụn cóc nước và nhiễm trùng da do virus ở trẻ em và cả người lớn. Hỗn hợp này cũng có thể dùng để chữa bệnh da dị ứng với nickel.
Tuy nhiên, cần phải có thêm các nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp này.
Bước 3 - Thêm dầu tràm trà vào dầu gội.
Bạn có thể nhỏ 3-4 giọt dầu tràm trà vào dầu gội mà bạn vẫn thường gội đầu. Hỗn hợp này giúp giảm bóng tróc da đầu, gàu và vảy nến. Cho vài giọt dầu tràm trà vào dầu gội và gội đầu như thường lệ.
Bạn cũng có thể trộn vài giọt dầu tràm trà với dầu dẫn (như dầu jojoba dầu ô liu, dầu dừa) và thoa trực tiếp lên da đầu. Để cho ngấm khoảng 1 tiếng, sau đó gội đầu như bình thường.
Bằng chứng khoa học về hiệu quả điều trị các bệnh về da đầu của dầu tràm trà vẫn chưa rõ ràng.
Bước 4 - Trị bệnh nấm da chân và nấm móng chân.
Trộn dầu tràm trà và dầu ô liu với tỷ lệ bằng nhau và thoa hỗn hợp lên vùng da nhiễm nấm mỗi ngày 2 lần. Phương pháp này có hiệu quả sau 4 tuần. Để trị nấm móng chân, bạn hãy bôi dầu tràm trà nguyên chất 100% lên ngón chân bị nhiễm nấm, mỗi ngày 2 lần trong 6 tháng.
Nếu không thích dùng dầu tràm trà đậm đặc, bạn có thể trộn 1 thìa cà phê dầu dừa với 1-2 giọt dầu tràm trà, tẩm vào bông gòn để bôi lên ngón chân và để qua đêm.
Bước 5 - Chữa nhiễm trùng âm đạo.
Dầu tràm trà có thể được dùng để chữa nhiễm nấm men và nhiễm khuẩn. Bạn hãy nhỏ dầu dừa hoặc dầu ô liu vào tampon (băng vệ sinh dạng ống), sau đó nhỏ thêm 2-4 giọt dầu tràm trà. Đặt tampon vào âm đạo và để nguyên trong khoảng 1 tiếng. Thực hiện như vậy trong 3-5 ngày nếu triệu chứng vẫn tiếp diễn.
Hiệu quả chữa nhiễm trùng âm đạo của dầu tràm trà còn chưa rõ.
Bước 6 - Biết khi nào cần tránh dầu tràm trà.
Nếu đang mang thai, cho con bú hoặc đang chuyển dạ, bạn cần tránh thoa dầu tràm trà tại chỗ. Dầu tràm trà có thể làm giảm sức co thắt. Không nên dùng dầu tràm trà nếu bạn biết mình bị dị ứng hoặc nhạy cảm với dầu tràm trà, nhựa thơm Peru (balsam of Peru), benzoin, nhựa thông (rosin), cồn thuốc, dầu bạch đàn hoặc các cây họ sim (myrtle).
Phụ nữ không nên bôi dầu tràm trà lên vùng ngực, vì dầu tràm trà có thể tác động lên hoóc môn.
Bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng nên tránh sử dụng dầu tràm trà vì có thể dẫn đến phát triển mô vú.
Nếu mắc bệnh IgA thành dải (linear IgA) - một bệnh tự miễn - bạn không nên sử dụng dầu tràm trà vì có thể gây phồng rộp.
Bước 7 - Lưu ý về các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Dầu tràm trà sẽ an toàn khi được pha đúng cách, nhưng vẫn có rủi ro xảy ra tác dụng phụ. Các triệu chứng bao gồm: viêm trong miệng, da bị kích ứng (bỏng rát, ngứa, đỏ, phát ban, ấm nóng), tổn thương tai, đau bụng, mệt mỏi và buồn ngủ, tiêu chảy, yếu sức hoặc buồn nôn. Bạn cần ngừng sử dụng dầu tràm trà ngay khi có bất cứ triệu chứng nào trên đây và đến gặp bác sĩ nếu các tác dụng phụ vẫn dai dẳng.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ng%E1%BB%ABng-Cho%C3%A1ng-V%C3%A1ng | Cách để Ngừng Choáng Váng | Mỗi người quan niệm choáng váng theo một cách khác nhau. Có người cho rằng đó là hiện tượng khi họ thấy đầu nhẹ bẫng hoặc mất thăng bằng, bị choáng với người khác lại là khi họ cảm thấy mọi thứ "quay mòng mòng".
Vì triệu chứng của sự choáng váng không cụ thể và có thể có nhiều nguyên nhân, tìm được một cách để chặn hoặc phòng ngừa cơn choáng váng có thể được coi là một quá trình thử nghiệm nhiều cách khác nhau để tìm ra giải pháp cuối cùng. Bài viết này sẽ đưa đến cho bạn một vài cách bạn có thể thử áp dụng khi gặp chứng chóng mặt.
Phương pháp 1 - Giải pháp Tức Thời
Bước 1 - Ngồi hoặc nằm xuống.
Bạn có thể thấy chóng mặt hoặc đầu bỗng nhiên như lơ lửng khi bạn vừa đứng dậy hoặc di chuyển. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, hãy ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức. Như vậy sẽ giúp giảm cảm giác quay cuồng, đồng thời cũng an toàn hơn trong trường hợp bạn bị ngã.
Nếu bạn đang ngồi, hãy cố gắng cúi đầu vào giữa hai đầu gối. Cách này, cũng giống như khi nằm xuống, sẽ giúp tăng lượng máu lưu thông tới não.
Bạn nên nằm hoặc ngồi xuống trong vòng 1-2 phút, hoặc cho đến khi cơn chóng mặt qua đi.
Bước 2 - Uống nước.
Choáng váng thường xảy ra do mất nước. Mất nước có thể là hệ quả của việc không uống đủ nước hoặc bạn không cấp đủ nước cho bản thân trong và sau khi tập thể dục thể thao. Mặt khác, mất nước cũng có thể xảy ra khi bạn đang bị các bệnh gây ra nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt. Sau khi bạn đã hết chóng mặt, hãy nhớ uống thêm nhiều nước cũng như các thức uống khác.
Bạn có thể thay thế nước bằng các đồ uống khác như nước tăng lực, trà ít đường, nước canh, hoặc nước hoa quả loãng.
Bước 3 - Ăn một chút gì đó.
Choáng váng cũng có thể xảy ra khi lượng đường trong máu giảm, đặc biệt là với những người bị tiểu đường. Khi bạn thấy choáng, hãy cố ăn một chút đồ ăn nhẹ, đặc biệt là các đồ ăn có nhiều đường và tinh bột. Một thanh sô cô la hoặc một quả chuối cũng có thể là giải pháp hữu ích.
Bước 4 - Tập trung vào một điểm cố định.
Các vũ công thường tập trung nhìn vào một điểm cố định nào đó khi thực hiện động tác xoay bởi như vậy sẽ giúp họ tránh bị chóng mặt, choáng váng. Bạn cũng có thể áp dụng mẹo này khi ở trong trạng thái tương tự.
Tập trung vào một điểm, ví dụ như một vết nứt trên trần nhà hay một vết bẩn dưới sàn, có thể khiến cơ quan cảm giác của bạn nghĩ rằng bạn đang đứng yên chứ không hề quay cuồng.
Bước 5 - Hít thở sâu.
Choáng đôi khi có thể là biểu hiệu của chứng rối loạn lo âu. Khi đang ở trong tình trạng rối loạn lo ấu, bạn khó có thể hít thở một cách bình thường được. Nhưng thực tế là khi đó bạn đang cố gắng hít thở nhanh quá. Vì thế, hãy cố gắng thở sâu và chậm rãi. Như vậy không chỉ giúp bạn bình tâm lại mà còn giúp giảm choáng váng.
Bước 6 - Tránh ánh sáng có cường độ lớn.
Hãy cố gắng tránh ánh sáng mạnh cũng như ánh sáng từ tivi hay máy tính khi bạn cảm thấy choáng.
Ánh sáng mạnh có thể khiến bạn mất cân bằng và khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
Hãy cố gắng ngồi hay nằm trong phòng tối, hoặc không thì nhắm mắt lại trong vòng 1-2 phút.
Bước 7 - Thực hiện bài vận động Epley.
Bài vận động Epley là bài tập nghiêng cổ và đầu có thể được áp dụng để làm giảm triệu chứng chóng mặt. Bài tập này sẽ ép các tinh thể canxi vụn gây choáng vào một vùng bên trong tai, tại đó các tinh thể này sẽ không còn gây ra chứng chóng mặt nữa. Các bước của bài tập Epley như sau:
Ngồi xuống và nghiêng đầu về bên tai bị ù một góc 45 độ so với phương nằm ngang.
Nằm xuống đồng thời vẫn giữ đầu nghiêng 45 độ. Giữ tư thế này trong vòng 1-2 phút. Bạn sẽ thấy đỡ chóng mặt hơn.
Xoay đầu 90 độ về phía tai bên kia và xoay người nhìn xuống đất.
Giữ tư thế này một lúc. Bạn sẽ thấy choáng một chút nhưng sau đó sẽ đỡ hơn.
Từ từ trở lại trạng thái ngồi ban đầu.
Phương pháp 2 - Giải pháp Lâu dài
Bước 1 - Di chuyển chậm rãi.
Nếu bạn có nguy cơ bị choáng, một yếu tố quan trọng bạn nên nhớ đó là không nên di chuyển đột ngột vì di chuyển quá nhanh có thể làm thay đổi đột ngột huyết áp. Bạn nên di chuyển chậm, khi đứng lên hoặc ngồi xuống cũng nên từ từ, nếu có thể, hãy bám vào các điểm vững chắc như tay vịn.
Khi thức dậy buổi sáng, cần nhớ thực hiện theo các bước sau. Đầu tiên, từ từ ngồi dậy trên giường, sau đó đặt chân xuống sàn. Trước khi đứng dậy từ từ, hãy dành một chút thời gian dể thư giãn và hít thở.
Hãy cử động chân đầu tiên khi chuyển từ trạng tái ngồi sang đứng. Như vậy sẽ giúp chu trình tuần hoàn máu của bạn hoạt động tốt và giảm thiểu cảm giác lâng lâng trong đầu.
Bước 2 - Tăng lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Thiếu nước có thể ảnh hướng đến huyết áp của bạn và dẫn tới các triệu chứng choáng váng, chóng mặt. Bằng cách uống 6-8 cốc nước mỗi ngày, bạn sẽ không còn phải lo rằng cơ thể bị thiếu nước nữa. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị thiếu nước, hãy dùng nước uống thể thao. Các chất điện giải trong đồ uống dành cho người tập thể thao có thể nhanh chóng giúp bạn bù nước cho cơ thế, và nó còn có tác dụng nhanh hơn so với việc uống nước thông thường. Thêm vào đó, tăng lượng muối nạp vào cơ thể cũng có thể hữu ích trong một vài trường hợp.
Bước 3 - Nghỉ ngơi nhiều.
Các bệnh do vi-rút gây ra như cảm lạnh hay cảm cúm rất dễ dẫn đến chứng chóng mặt hoặc cảm giác đầu óc lâng lâng. Khi bị ốm do vi-rút, hãy nghỉ ngơi thật nhiều để hồi phục nhanh hơn và giảm cảm giác choáng.
Bước 4 - Ghi chép những thời điểm bạn bị choáng.
Nghe thì có vẻ kì cục, nhưng nếu bạn ghi lại những thời điểm đó, bạn có thể phát hiện ra những hoạt động hay những thời điểm bạn dễ bị choáng để từ đó hạn chế khả năng việc này xảy ra với chính bạn.
Ví dụ, bạn bị choáng khi đói, khi đứng dậy quá đột ngột hoặc do tắm nước quá nóng. Tìm ra được những tác nhân như vậy sẽ giúp bạn tránh được chúng trong tương lai.
Bước 5 - Đi giày bệt.
Nếu bạn dễ bị choáng hay chóng mặt thì đi giày cao gót không phải là một lựa chọn hay. Giày bệt giúp bão xác định tư thế của bạn một cách chuẩn xác hơn, vì thế, cơ thể cũng sẽ được giữ ở trạng thái cân bằng một cách tôt hơn. Ngoài ra, đi giày bệt sẽ không khiến bạn bị trẹo mắt cá chân nếu chẳng may bạn bị ngã trong khi cảm thấy không ổn.
Bước 6 - Làm quen với môi trường sống.
Một trong những điều đáng lưu tâm với chứng choáng váng, chóng mặt đó là cảm giác quay cuồng có thể khiến bạn ngã và bị thương. Nếu bạn bị choáng, bạn cần phải biết rõ về địa hình ngôi nhà cũng như nơi làm việc để có thể hạn chế việc bị thương khi ngã xuống.
Tránh để dây diện ở những nơi bạn có thể mắc chân vào khi đang bị choáng.
Nên sử dụng đèn ngủ để não bộ không bị mất thăng bằng trong bóng tối.
Tránh sử dụng thảm dày vì thảm dày khiến bạn khó cảm nhận cũng như thay đổi vị trí và tư thế.
Hãy sử dụng thảm chống trơn trượt trong nhà tắm.
Bước 7 - Dùng thuốc đặc trị say tàu xe.
Các loại thuốc này có thể giúp làm thuyên giảm các triệu chứng choáng váng, chóng mặt. Bạn có thể mua thuốc này mà không cần kê đơn, hoặc nếu bạn cần thuốc liều cao, hãy gặp bác sĩ để được kê đơn một cách chính xác, hiệu quả. Thuốc trị các bệnh say tàu xe bao gồm:
Dimenhydrinate. Thuốc này thường được đóng gói ở nhiều dạng khác nhau như dạng viên nén, dạng lỏng hay dạng viên đạn. Trên thị trường, dimenhydrinate có thể nói là thuốc phổ biến nhất trong điều trị chống buồn nôn.
Meclizine (Antivert). Không nên sử dụng thuốc này cho trẻ dưới 12 tuổi bởi độ an toàn của sản phẩm này chưa chính thức được công bố.
Diphenhydramine (Benadryl). Dù loại thuốc này được biết đến nhiều hơn như một chất kháng histamine trong điều trị mẩn ngứa, diphenhydramine cũng thường được sử dụng với các trường hợp bị các bệnh liên quan tới say tàu xe, và thuốc này cũng rất dễ tìm thấy ở các hiệu thuốc.
Bước 8 - Hạn chế các chất ảnh hưởng tới sự tuần hoàn máu.
Như đã nói, choáng váng thường xảy ra do huyết áp thấp, vì thế hãy tránh các chất có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn như caffein, thuốc lá, đồ uống có cồn và các chất gây nghiện bất hợp pháp.
Bước 9 - Để ý tới các triệu chứng có thể dẫn tới tình trạng nghiêm trọng hơn.
Choáng váng đôi khi cũng là biểu hiện của một số bệnh nghiêm trọng. Nếu bạn thường xuyên bị choáng, bạn cần đến gặp bác sĩ.
Bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn có các biểu hiện nghiêm trọng nào khác hay không. Choáng váng có thể là triệu chứng của:
Một bệnh về tai trong như viêm mê đạo tai, chóng mặt bộc phát hay bệnh Meniere.
Rối loạn lo âu, như rối loạn stress sau sang chấn.
Vấn đề về nhịp đập của tim, ví dụ như chứng rối loạn nhịp tim.
Hội chứng PoTS (nhịp tim tăng quá mức) hoặc các vấn đề về tuần hoàn máu khác.
Ngất xỉu
Phương pháp 3 - Các Phương thức Điều trị Tại Nhà
Bước 1 - Gừng.
Từ hàng trăm năm qua, Gừng được sử dụng trong rất nhiều phương thức điều trị tự nhiên bao gồm điều trị choáng váng, chóng mặt, buồn nôn. Đây không chỉ là một vị thuốc dân gian, các nhà khoa học đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc sử dụng gừng để ngăn chứng choáng váng, thậm chí gừng còn có tác dụng nhanh hơn so với các loại thuốc bán mà không cần kê đơn. Bằng cách điều hòa lưu thông máu lên não, ăn gừng có thể giúp giảm choáng váng xảy ra do tuần hoàn máu kém. Bạn có thể dùng gừng theo các cách sau:
Dùng viên uống bổ sung tinh chất gừng.
Nhai một lát gừng tươi.
Uống trà gừng. Để làm trà gừng, bạn chỉ cần cho một lát gừng nhỏ vào một cốc nước sôi.
Ngậm kẹo gừng hoặc kẹo mút vị gừng.
Bước 2 - Uống nước cần tây.
Cần tây có thể giúp loại bỏ cảm giác choáng gây ra do huyết áp thấp. Bạn có thể mua nước cần tây tại siêu thị hoặc tự chế biens tại nhà từ cần tây tươi và máy xay sinh tố.
Bước 3 - Uống mật ong và dấm táo.
Uống 3 lần mỗi ngày đồ uống pha bằng cách trộn hai thìa dấm táo pha với hai thìa mật ong trong nước nóng hoặc nước lạnh sẽ giúp bạn điều hòa huyết áp và làm thuyên giảm các triệu chứng choáng váng.
Bước 4 - Bổ sung sắt.
Nếu bạn bị choáng do thiếu máu có nguồn gốc từ thiếu sắt, bạn có thể cần bổ sung sắt. Hãy để ý xem bạn có các dấu hiệu khác của bệnh thiếu máu như mệt mỏi, thở dốc hay đau đầu không. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị thiếu máu, hãy đi khám bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ phương thức bổ sung sắt nào.
Bước 5 - Sử dụng bạch quả.
Bạch quả là một loại cây có rất nhiều tác dụng trong y học. Cây bạch quả giúp điều trị các triệu chứng choáng váng nhờ vào khả năng tăng cường tuần hoàn máu tới tai trong, do đó ngăn chặn các vấn đề liên quan tới tai trong. Hiện tại bạn có thể tìm mua các sản phẩm làm từ cây bạch quả như viên uống, tinh chất hoặc dạng lá khô.
Bước 6 - Sử dụng cúc thơm.
Cúc thơm (feverfew) là một loại thảo dược tốt có thể dùng để chữa chứng choáng váng. Loại cúc này không chỉ được chứng minh là có khả năng làm thuyên giảm các cơn đau nửa đầu, nó còn làm giảm quá trình sung viêm diễn ra ở tai trong, đồng thời tăng lưu thông máu. Hiện nay cúc thơm được bán trên thị trường dưới dạng viên nén, viên con nhộng hay tinh chất dạng lỏng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A7u-h%C3%B4n-b%E1%BA%A1n-trai | Cách để Cầu hôn bạn trai | Nghĩ cách làm sao để cầu hôn bạn trai có lẽ là một việc không mấy dễ dàng. Nhưng bạn đừng lo! Ở đây có các bước mà bạn có thể thực hiện để lên kế hoạch cho một màn cầu hôn thật hoàn hảo với bạn trai của mình.
Phương pháp 1 - Quyết định những vấn đề cơ bản
Bước 1 - Đảm bảo rằng anh ấy sẵn sàng kết hôn.
Trước khi quyết định ngỏ lời cầu hôn, bạn cần phải chắc chắn rằng cả hai đã bàn tính đến chuyện hôn nhân. Hẳn là bạn muốn dành cho bạn trai sự bất ngờ, nhưng ít ra bạn cũng cần phải tự tin rằng anh ấy muốn kết hôn. Bạn có thể gợi ý đến việc cưới xin trong những lần trò chuyện để cân nhắc xem mình có nên cầu hôn không.
Bạn có thể nói luôn mà không cần bóng gió. Ví dụ: “Anh có nghĩ đến việc sau này chúng mình sẽ cưới nhau không?”
Khi trò chuyện với anh ấy về việc kết hôn, bạn hãy nhắc đến chuyện cầu hôn. Ví dụ, “Anh có thích kiểu cầu hôn trang trọng không?” Nhiều đôi thích được ở bên nhau như một cặp đã đính hôn.
Thử hỏi một người bạn thân của anh ấy xem có bao giờ bạn trai bạn nói về chuyện kết hôn không.
Bước 2 - Tìm hiểu xem buổi lễ đính hôn trong mơ của anh ấy sẽ như thế nào.
Liệu chàng có thích bạn bất ngờ ngỏ lời không, hay là anh ấy muốn bàn bạc trước? Bạn cứ tự nhiên nhắc đến chuyện này khá lâu trước khi thực sự cầu hôn để cả hai đều hiểu ý nhau.
Bạn có thể nói: “Anh tưởng tượng cảnh đính hôn sẽ như thế nào?” hoặc “Anh có biết câu chuyện đính hôn ấn tượng nào của bạn bè không?"
Nếu anh ấy có vẻ không thích kiểu đính hôn bất ngờ truyền thống, bạn hãy nghĩ cách để cả hai có thể cùng nhau đánh dấu sự kiện này. Ví dụ, có thể chàng muốn cả hai cùng lấy nhẫn đính hôn ra trao cho nhau.
Bước 3 - Biến tấu đôi chút cho màn cầu hôn mà anh ấy mong muốn.
Nghĩ xem bạn trai bạn thich gì trong buổi cầu hôn. Có thể trước đây anh ấy đã từng nhắc đến chuyện này. Cố gắng tôn trọng ý muốn của chàng, nhưng bạn nên thay đổi chút ít. Như vậy, màn cầu hôn của bạn vẫn giữ được sự ngạc nhiên mà còn có thêm những sắc màu thú vị. Cách này sẽ rất tuyệt vời nếu lời cầu hôn của bạn không hẳn là bất ngờ, chẳng hạn như nếu hai bạn đã dự tính đính hôn trong một khoảng thời gian nhất định thì có thể anh ấy cũng đoán được ý định của bạn.
Ví dụ, có thể bạn trai bạn luôn mơ về buổi lễ đính hôn diễn ra trong một kỳ nghỉ lãng mạn. Vậy thì, bạn có thể rủ chàng đi chơi xa nhưng đừng cầu hôn trong chuyến đi. Hãy ngỏ lời trên máy bay trên đường đến đó.
Có thể bạn trai bạn từng ngỏ ý muốn được cầu hôn trong quán cà phê nơi hai bạn gặp nhau lần đầu. Thay vì chỉ đơn giản rủ anh ấy đến đó, bạn hãy tạo bất ngờ cho chàng bằng cách nhờ một nhóm bạn đứng sẵn đón chào cả hai với một tấm bảng ghi dòng chữ "Mình cưới nhau nhé?”
Bước 4 - Chọn một địa điểm.
Đầu tiên, bạn cần cân nhắc xem nên cầu hôn ở đâu. Nghĩ xem bạn trai bạn thích gì và tìm một nơi có ý nghĩa với cả hai. Nơi nào đã từng hoặc hiện nay vẫn đem đến cảm xúc đặc biệt cho cả bạn và chàng? Bạn cũng có thể mô tả bạn trai bạn bằng một từ nào đó để tìm địa điểm phù hợp với chàng, chẳng hạn như kẻ lãng du, nhà thám hiểm, chàng thơ, triết gia, v.v… Cách này sẽ giúp thu hẹp phạm vi lựa chọn để bạn xác định nơi thực sự có ý nghĩa với anh ấy.
Người yêu của bạn thích màn cầu hôn công khai hay riêng tư? Nếu anh ấy muốn được riêng tư, bạn nên chọn một nơi đặc biệt để ngỏ lời mà không có những ánh mắt tò mò nhìn vào. Bạn có thể cầu hôn ở nhà với căn phòng được trang trí với những ngọn nến hoặc hình ảnh của bạn và chàng. Bạn cũng có thể cùng anh ấy đến một chốn vắng vẻ nào đó, chẳng hạn như con đường mòn ít người lui tới mà hai bạn đã từng hẹn nhau trong một chuyến đi bộ đường dài.
Nếu anh ấy không ngại màn cầu hôn trước đám đông, bạn hãy nghĩ về những khu vực công cộng mà cả hai đều thích. Bạn có thể cầu hôn anh ấy trong quán cà phê, nơi hai bạn hẹn hò lần đầu. Nếu chàng luôn mơ về màn cầu hôn trước sự chứng kiến của bạn bè và gia đình, hãy ngỏ lời với chàng vào buổi tiệc tối với đông đủ mọi người.
Bước 5 - Chọn thời điểm thích hợp.
Hãy nghĩ về những ngày quan trọng. Bạn có thể chọn một ngày có ý nghĩa với cả hai, chẳng hạn như ngày sinh nhật của anh ấy hoặc ngày kỷ niệm của hai bạn. Bạn cũng có thể chọn một ngày thuận tiện cho các kế hoạch của bạn sau này. Ví dụ, nếu bạn muốn đính hôn trước lễ cưới của em họ anh ấy diễn ra vào tháng ba, hãy cân nhắc cầu hôn vào lúc nào đó trong tháng một hoặc tháng hai.
Cố gắng chọn một ngày độc đáo nếu bạn muốn để lại một điều đáng nhớ. Thay vì chọn ngày kỷ niệm yêu nhau, bạn hãy chọn một ngày có ý nghĩa khác. Ví dụ, hãy cầu hôn anh ấy vào ngày kỷ niệm hai bạn cùng nhận nuôi một chú mèo con.
Bước 6 - Cân nhắc xem bạn có cần nhẫn không.
Liệu chàng trai của bạn có thích nhẫn đính hôn không? Nhiều người bây giờ không dùng nhẫn khi cầu hôn, nhưng nếu bạn nghĩ người yêu bạn thích nhẫn đính hôn thì hãy tìm mua một chiếc nhẫn vừa cỡ tay anh ấy.
Thay vì nhẫn đính hôn, nhiều người chọn một vật khác để tượng trưng cho lời cầu hôn. Bạn có thể tặng chàng một món trang sức khác, chẳng hạn như đồng hồ đeo tay hoặc một món quà để đánh dấu sự kiện này. Nếu bạn có thể nghĩ ra được món quà có ý nghĩa mà anh ấy sẽ rất quý thì càng tốt – một nhạc cụ mà chàng luôn mơ ước chẳng hạn.
Bạn có thể dùng món quà đó để ngỏ lời. Ví dụ, hãy dán một mảnh giấy ghi “Lấy em nhé?” lên cây đàn ghi ta mà bạn mua tặng chàng.
Phương pháp 2 - Đối phó với những lời dị nghị
Bước 1 - Nghĩ xem người yêu bạn có quan niệm thế nào về truyền thống.
Thường thì người đàn ông sẽ là người trao nhẫn và ngỏ lời cầu hôn. Nhiều người vẫn cho rằng đàn ông sẽ cầu hôn khi họ sẵn sàng và phụ nữ thì nên chờ đợi, và rằng chuyện “cọc tìm trâu” chẳng hay ho gì. Nếu bạn là phụ nữ mà lại cầu hôn đàn ông thì ít nhiều gì bạn cũng đang phá vỡ truyền thống. Hãy cân nhắc xem liệu anh ấy có nghĩ ngợi gì không nếu bạn đi bước chủ động.
Nhiều phụ nữ e ngại rằng làm vậy thì có vẻ như họ chiếm quyền của bạn trai hoặc ép buộc anh ấy phải quyết định quá sớm, nhưng nếu người yêu của bạn thực sự đã sẵn sàng kết hôn và không để tâm lắm đến các quy ước truyền thống thì có lẽ chuyện này không thành vấn đề.
Tuy nhiên, nếu bạn trai bạn hoặc gia đình anh ấy coi trọng phong tục truyền thống hơn, bạn nên nói chuyện về việc này. Hãy hỏi xem anh ấy nghĩ thế nào về việc phụ nữ cầu hôn để thăm dò phản ứng của anh ấy. Bạn cũng có thể xem xét thái độ của bạn trai về vai trò giới và đoán xem anh ấy có quan niệm truyền thống về việc cầu hôn hay có cái nhìn cởi mở hơn.
Bước 2 - Nghĩ cách biến đổi lề thói nếu cần thiết.
Một buổi lễ đính hôn thường tuân theo quy ước thông thường: Người con trai cầu hôn người con gái, thường là với một chiếc nhẫn. Nếu bạn là một cặp đồng giới hoặc nếu bạn là một cô gái đang cầu hôn, bạn sẽ không cần phải tuân theo các nghi thức và phong tục truyền thống. Hãy nghĩ xem bạn nên ứng biến như thế nào cho phù hợp.
Chẳng có gì là sai khi mua nhẫn đinh hôn cho đàn ông. Bạn có thể chọn một chiếc nhẫn kiểu anh ấy thích và làm theo truyền thống là quỳ một gối để nói lời cầu hôn và trao nhẫn. Tuy nhiên, cũng có những chàng trai không thích trang sức. Bạn có thể chọn một vật khác để tặng anh ấy hoặc chỉ cần ngỏ lời mà không cần vật đính ước nào.
Một trong những lợi ích của việc cầu hôn phi truyền thống là nó có ít kỳ vọng hơn. Hãy xem đây là điều tích cực thay vì tiêu cực. Bạn đang kể câu chuyện của riêng bạn và có thể cầu hôn theo kiểu mình thích.
Bước 3 - Hiểu rằng bạn có thể sẽ có chút căng thẳng.
Hầu như ai cũng hồi hộp trước khi cầu hôn, huống hồ là ở đây bạn đang phá vỡ phong tục truyền thống. Hãy chuẩn bị tinh thần là bạn sẽ có chút lo lắng. Hãy nhắc nhở bản thân về lý do bạn đã quyết định làm việc này để giữ bình tĩnh.
Nếu bạn lo lắng vì gia đình của bạn trai, hãy tự nhủ rằng bạn và chàng sẽ hạnh phúc như thế nào sau khi bạn nói lời cầu hôn. Điều đáng nói là hai bạn đã quyết định cùng nhau đi suốt cuộc đời, và khi hai bạn được ở riêng bên nhau tận hưởng khoảnh khắc đính ước thì sẽ không có chỗ cho những lời phán xét hoặc dị nghị.
Tập trước nhiều lần những gì bạn muốn nói cho đến khi thuộc nằm lòng, và nhớ đừng nín thở khi nói lời cầu hôn.
Bước 4 - Chuẩn bị đối mặt với phản ứng của mọi người.
Bất cứ lời cầu hôn nào cũng có thể nhận được nhiều cách phản ứng khác nhau của những người xung quanh. Với màn cầu hôn không theo truyền thống thì bạn càng phải chuẩn bị cho nhiều khả năng hơn nữa. Có người bị sốc khi thấy bạn cầu hôn bạn trai; người khác thì sẽ vỗ tay hoan hô vì bạn đã dám phá bỏ lối mòn. Khi bạn quyết định tuyên bố đính hôn, hãy chuẩn bị tình thần nghe đủ kiểu bình luận.
Người ta thường hay bàn tán nhiều về các màn cầu hôn phi truyền thống hơn. Mặc dù có một số ý kiến tích cực vì nhiều người thích nhìn thấy những người khác phá vỡ truyền thống, nhưng cũng có những lời bình luận bóng gió và phán xét. Bạn cần nhớ rằng bạn đã ra quyết định đúng đắn cho bạn và người bạn yêu.
Một số lời bình luận có thể gây khó chịu. Ví dụ, nếu hai bạn là cặp đôi đồng tính, người ta có thể nghĩ rằng người cầu hôn là người chiếm ưu thế hơn hoặc nam tính hơn. Bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa những lời nói khó nghe. Ví dụ: “Tôi và bạn trai là một cặp đôi bình đẳng. Chỉ là tôi nảy ra ra ý tưởng cầu hôn trước anh ấy thôi.”
Chuẩn bị trước những gì bạn sẽ nói khi có những lời bình luận gây tổn thương. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi nghe ai đó nói những lời khiến bạn buồn lòng. Ngoài ra, đừng quên rằng bạn không cần phải giải thích với bất cứ ai. Bạn có thể phớt lờ những lời nhận xét thô lỗ hoặc chỉ cần trả lời ngắn gọn.
Bước 5 - Hiểu rằng quyết định là của bạn.
Nhớ rằng bạn quyết định cầu hôn là vì mối quan hệ tình cảm của bạn. Dù người ngoài có nói gì thì bạn cũng đã làm điều đúng đắn cho bạn và bạn trai. Bạn và chàng sẽ hạnh phúc và sống bên nhau đến trọn đời. Đó mới là điều quan trọng chứ không phải là những lời xì xào của những người khác.
Phương pháp 3 - Cầu hôn thành công
Bước 1 - Sắp đặt khung cảnh.
Nghĩ về không gian cầu hôn mà bạn mong muốn. Chia sẻ các ý tưởng của bạn với một người bạn để đảm bảo là bạn không bỏ quên bất cứ thứ gì. Bạn cũng có thể nhờ bạn bè hỗ trợ thực hiện màn cầu hôn. Nếu bạn có thể làm chủ được mọi thứ xung quanh, hãy sắp đặt chu đáo hết sức có thể. Đừng quên rằng bạn không thể kiểm soát được tất cả, nhưng bạn có thể sắp xếp được nhiều thứ sao cho thật giống với hình dung của bạn.
Nếu bạn cầu hôn ở nhà thì việc sắp đặt khung cảnh khá đơn giản. Bạn có thể vặn mờ đèn và thắp vài ngọn nến hoặc trang trí phòng với những tấm ảnh của bạn và chàng.
Nếu cầu hôn ở nơi công cộng thì bạn sẽ khó kiểm soát không gian hơn, nhưng vẫn có những việc bạn có thể làm để tạo được khung cảnh bạn mong muốn. Nếu định cầu hôn trong chuyến đi bộ đường dài, bạn hãy xuất phát vào thời gian nào đó trong ngày để đến đích vào lúc hoàng hôn. Nếu định cầu hôn ở nhà hàng hoặc quán cà phê, bạn có thể cố gắng chọn bàn ở vị trí thuận tiện.
Bước 2 - Tặng nhẫn hoặc vật đính ước cho chàng, nếu bạn có chuẩn bị.
Nếu bạn định cầu hôn kèm với nhẫn hoặc vật đính ước, hãy nghĩ cách trao nó cho chàng. Bạn có thể giấu chiếc nhẫn trong túi hoặc ví và lấy ra khỏi hộp khi bạn đã sẵn sàng. Tại nhà hàng hoặc quán cà phê, bạn có thể nhờ người phục vụ đem ra kèm trong thức uống hoặc món ăn. Những món đồ khác có thể được trao bằng những cách sáng tạo khác, tuỳ theo vật đó là gì.
Ví dụ, nếu bạn mua cho bạn trai một chiếc đồng hồ lịch lãm để làm vật cầu hôn, hãy bảo anh ấy nhắm mắt vào và đeo vào cổ tay chàng.
Nếu định cầu hôn bằng nhẫn, bạn hãy nghĩ ra cách nào đó vui vui để đưa nó cho bạn trai. Ví dụ, bạn có thể để lại các dấu hiệu gợi ý quanh nhà để dẫn anh ấy tìm đến chiếc nhẫn.
Bước 3 - Nói lời cầu hôn.
Bạn có thể làm việc này một cách đơn giản. Nhìn vào mắt anh ấy và nói rằng bạn yêu thương và quý trọng chàng nhiều thế nào, thế rồi hãy nói “Anh lấy em nhé?"
Nhiều người thích cầu hôn bằng thư. Bạn có thể viết một lá thư tình ngắn và đưa cho anh ấy. Viết dòng chữ “Anh lấy em nhé?” ở cuối thư.
Bước 4 - Cư xử lịch thiệp khi bị từ chối.
Đôi khi mọi việc không diễn ra như dự định của bạn. Nếu bạn trai của bạn từ chối, bạn cũng đừng nghĩ rằng mối quan hệ giữa hai người đến đây là hết. Có nhiều lý do mà người ta chưa muốn lập gia đình, một số trong đó có thể bắt nguồn từ những lo ngại thực tế. Ví dụ, có thể bạn trrai của bạn muốn chờ cho đến khi hai bên có tài chính ổn định rồi mới kết hôn. Nếu anh ấy từ chối, hãy bình tĩnh nói chuyện với chàng và tìm cách tháo gỡ.
Lưu ý rằng bạn không cần nói rõ mọi chuyện ngay lập tức. Bạn có thể dành thời gian cho bản thân để khuây khoả, nhưng đừng quên sau đó vẫn phải nói chuyện.
Nhớ rằng, chẳng thà anh ấy cưới bạn khi chàng thực sự sẵn sàng còn hơn là gật đầu chỉ để cho bạn vui. Tốt nhất là bạn cứ để bạn trai suy nghĩ cho kỹ để chắc chắn rằng đó là điều anh ấy mong muốn.
Phương pháp 4 - Giữ bí mật kế hoạch
Bước 1 - Chia sẻ với vài người bạn thân.
Sự hỗ trợ từ bên ngoài đôi khi cũng có ích. Điều này lại càg quan trọng nếu bạn cần có ai đó giúp, chẳng hạn như đưa bạn trai bạn đến đúng địa điểm vào đúng lúc thích hợp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giữ sự bất ngờ, hãy giới hạn số người mà bạn tiết lộ kế hoạch. Chỉ nói với một vài người bạn thân mà bạn tin là họ biết giữ bí mật.
Bước 2 - Đánh lạc hướng anh ấy.
Trong vài tuần trước ngày cầu hôn, bạn hãy đánh lạc hướng bạn trai để anh ấy khỏi nghi ngờ. Tìm cách làm anh ấy bận rộn để chàng không nhận ra là bạn đang “ủ mưu” gì đó.
Cố gắng khuyến khích anh ấy thử những hoạt động mới lạ. Thậm chí bạn có thể cùng tham gia với anh ấy, nếu việc này không cản trở kế hoạch của bạn. Ví dụ, hãy đăng ký một lớp học nấu ăn hoặc bắt đầu chương trình tập luyện mới.
Huy động bạn bè giúp đỡ. Nhờ những người bạn đó rủ bạn trai bạn đi chơi nhiều hơn trong vài tuần trước ngày trọng đại.
Bước 3 - Chuẩn bị sẵn các lý do.
Bạn trai bạn có thể ngờ ngợ nhận ra có chuyện gì đó. Bạn hãy nghĩ ra vài câu chuyện để dập tắt sự nghi ngờ của anh ấy. Nghĩ cách giải thích cho những hành vi kỳ lạ của bạn. Nếu bạn đi mua nhẫn chẳng hạn, hãy nhờ bạn bè nói rằng họ rủ bạn đi mua sắm.
Bước 4 - Đừng lên kế hoạch quá lâu.
Cố gắng giới hạn thời gian lên kế hoạch cho sự kiện. Thời gian càng kéo dài thì bạn trai bạn càng dễ nghi ngờ. Hãy cố gắng chỉ chuẩn bị trong vòng một hoặc hai tuần trước khi bạn ngỏ lời cầu hôn để tránh căng thẳng. Cầu hôn phải là một sự kiện vui vẻ để trở thành một kỷ niệm đẹp trong mối quan hệ của bạn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%93ng-hoa-d%E1%BA%A1-lan-h%C6%B0%C6%A1ng-trong-n%C6%B0%E1%BB%9Bc | Cách để Trồng hoa dạ lan hương trong nước | Trồng dạ lan hương trong nước (còn gọi là trồng thuỷ canh) là phương pháp trồng cây đẹp mắt, đem lại màu sắc và hương thơm tô điểm cho ngôi nhà của bạn. Mặc dù phải trải qua quá trình tương đối dài, nhưng phương pháp trồng thuỷ canh có thể giữ cho hoa dạ lan hương bền đến vài tuần. Củ dạ lan hương sẽ cho bạn những đoá hoa toả hương thơm và có nhiều màu sắc từ hồng nhạt đến tím thẫm. Bình trồng củ thuỷ canh sẽ giữ cho củ hoa ở bên trên mặt nước mà vẫn cho phép rễ cây tiếp cận không gian và nước vốn cần thiết cho sự phát triển của cây.
Phương pháp 1 - Làm lạnh củ hoa trước
Bước 1 - Mua củ dạ lan hương ở tiệm hoa hoặc cửa hàng làm vườn.
Ở Mỹ, củ dạ lan hương thường được bán theo bó 3 củ, và thường thì bạn sẽ được giảm giá nếu mua nhiều bó. Một bó củ dạ lan hương chưa được làm lạnh thường có giá $5-$7. Nếu đã được làm lạnh, một bó thường được bán với giá $12-$15.
Bước 2 - Làm lạnh củ hoa trước khi trồng.
Củ dạ lan hương cần có thời kỳ làm lạnh trong 12-14 tuần để bộ rễ có thể phát triển đầy đủ; nếu không, cây sẽ không sinh trưởng tốt. Bước này rất quan trọng nếu bạn không tìm được củ đã được làm lạnh.
Bảo quản củ hoa ở nơi tối và có nhiệt độ trong khoảng 1,7 – 4,5 độ C. Những nơi thích hợp là tủ lạnh, nhà kho, nhà để xe, thậm chí cát trồng cây ẩm.
Hãy cẩn thận khi làm lạnh củ hoa trong tủ lạnh. Một số loại hoa quả sản sinh khí ê-ty-len khiến cho củ dạ lan hương bị thối rữa và/hoặc cằn cỗi. Bạn đừng cho hoa quả vào tủ lạnh trong suốt quá trình làm lạnh củ hoa.
Đừng để củ hoa trong nhiệt độ đóng băng vì chúng có thể bị hỏng.
Đeo găng tay khi cầm vào củ hoa; củ dạ lan hương có thể gây kích ứng da.
Bước 3 - Mua củ hoa đã được làm lạnh trước để rút ngắn quá trình trồng hoa.
Hầu như tiệm hoa và cửa hàng làm vườn nào cũng có bán củ dạ lan hương đã làm lạnh. Bạn nhớ hỏi mua loại củ này, vì chúng sẽ giúp cây mọc nhanh hơn đến 8-12 tuần.
Củ hoa đã làm lạnh có thể đắt hơn củ chưa làm lạnh, nhưng thời gian mà chúng tiết kiệm cho bạn là rất đáng tiền.
Phương pháp 2 - Trồng củ dạ lan hương
Bước 1 - Tìm một chiếc bình phù hợp để trồng củ dạ lan hương.
Bình trồng củ thuỷ canh có hình dạng hoàn hảo để trồng củ trong nước; chúng được thiết kế với phần cổ bình hẹp để giữ củ trên mặt nước, phần thân bình rộng để rễ cây rủ xuống mọc trong nước và cho phép hoa nở hết cỡ mà bình không bị lật nhào.
Bước 2 - Rót nước vào bình.
Rót đủ nước vào bình đến mức gần chạm đáy củ. Củ hoa phải còn cách mặt nước khoảng 0,5 cm để tránh bị thối do ngâm trong nước. Bình trồng củ thuỷ canh là lý tưởng nhất, vì chúng có phần thắt eo giữ cho củ hoa nằm vừa vặn bên trên mặt nước.
Bạn cũng có thể pha vào nước 1 thìa canh (15 ml) than hoạt tính dành cho bể thuỷ sinh để giữ cho nước sạch và trong.
Bước 3 - Đặt củ hoa vào bình.
Đặt củ lên phần trên cổ bình, phần rễ ở dưới. Nhớ rằng củ hoa phải nằm ngay bên trên mặt nước nhưng không chạm vào nước. Rễ của cây sẽ mọc dần xuống phần thân bình, và cây sẽ bắt đầu nở hoa.
Nếu muốn cây nở hoa trong cả năm sau, bạn nên trồng củ hoa trong đất thay vì nước. Củ dạ lan hương trồng thuỷ canh sẽ không nở hoa trong năm kế tiếp, nhưng cây trồng trong đất thì có thể.
Phương pháp 3 - Kích thích cây nở hoa
Bước 1 - Chọn một nơi mát và tối để đặt củ hoa.
Đặt bình trồng củ hoa ở khu vực mát và tối (4,5 – 13 độ C), chẳng hạn như nhà để xe hoặc tủ lạnh. Giữ lạnh trong khoảng 4 tuần hoặc đến khi rễ cây mọc trong bình nước và phần ngọn củ hoa bắt đầu mọc mầm.
Như đã nhắc ở trên, bạn đừng để củ dạ lan hương trong tủ lạnh cùng với hoa quả. Khí ê-ty-len sản sinh ra từ hoa quả sẽ làm hỏng củ hoa.
Thay nước trong bình mỗi tuần 2 lần. Nước sạch sẽ giúp hoa dạ lan hương nở to hết cỡ và đẹp lộng lẫy.
Bước 2 - Chuyển củ hoa đến vị trí ấm và sáng khi cây nở hoa.
Cây dạ lan hương cần được chuyển ra nơi sáng và ấm hơn (10 – 16 độ C) khi đến lúc thích hợp. Bạn sẽ biết thời điểm thích hợp khi thấy lá cây mọc cao khoảng 5 cm và rễ cây chạm tới đáy bình. Giữ củ hoa ở vị trí này khoảng 1 tuần hoặc cho đến khi chồi cây chuyển màu xanh.
Bước 3 - Đặt củ hoa vào nơi sáng hơn để hoa nở hoàn toàn.
Chuyển cây ra nơi có nhiệt độ ấm hơn (khoảng 18 độ C) để cây nở hoa. Dạ lan hương sẽ hướng về phía ánh sáng mặt trời, do đó bạn cần xoay bình hàng ngày để cây khỏi ngả về một phía. Sau khoảng 2 tuần, hoa sẽ nở và toả hương thơm ngát trong suốt 2 tuần trước khi bắt đầu tàn.
Mặc dù cây dạ lan hương cần được chuyển ra vị trí sáng hơn, nhưng bạn cần tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Để giữ cho hoa tươi lâu hơn, ban đêm bạn có thể cho cây vào tủ lạnh.
Tận hưởng hương thơm của hoa. Dạ lan hương khi nở hoa sẽ toả hương thơm ngát.
Vứt củ hoa đi khi cây đã chết. Củ hoa trồng trong nước đã sử dụng toàn bộ chất dinh dưỡng trong củ, vả củ hoa sẽ không đủ khỏe để tíếp tục ra hoa. Bạn sẽ phải mua củ hoa để trồng lại.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-khi-anh-ch%C3%A0ng-n%C3%A0o-%C4%91%C3%B3-th%C3%ADch-b%E1%BA%A1n | Cách để Nhận biết khi anh chàng nào đó thích bạn | Bạn đã gặp một anh chàng tuyệt vời và cũng tế nhị tán tỉnh chàng, vậy làm sao để biết anh ấy có thích bạn hay không? Mặc dù những dấu hiệu được nhắc đến trong bài này không xác thực về mặt khoa học, nhưng nếu có một vài hành động và dấu hiệu đó, có lẽ anh ấy cũng quan tâm đến bạn. Do đó, hãy chú ý, có thể anh ấy sẽ vô thức đưa ra một vài dấu hiệu thể hiện cảm xúc của mình.
Phương pháp 1 - Đọc ngôn ngữ cơ thể
Bước 1 - Nhìn vào mắt anh ấy.
Nếu anh ấy đáp lại ánh mắt của bạn và giữ việc tiếp xúc mắt, có lẽ đó là dấu hiệu chàng đã đến ý đến bạn. Đây cũng là một kỹ thuật tán tỉnh hiệu quả. Việc duy trì ánh mắt, đặc biệt khi cả hai đang trò chuyện sẽ nhanh chóng tạo ra sự gắn kết giữa hai người.
Nếu mỗi lần ngước nhìn bạn đều thấy anh ấy đang nhìn mình, đó là một dấu hiệu tốt. Như vậy nghĩa là anh ấy thích nhìn bạn nhưng lại ngại thể hiện sự quan tâm hoặc không dám tiếp cận bạn!
Bước 2 - Xem anh ấy có hướng về phía bạn không.
Chúng ta thường vô thức muốn ở cạnh người mà mình thích. Nếu anh ấy hướng về phía bạn, nghĩa là chàng thoải mái bên bạn và muốn đến gần. Đây là dấu hiệu tốt cho biết anh ấy quan tâm.
Nếu anh ấy di chuyển đến gần bạn, đó cũng là một dấu hiệu tích cực. Ví dụ như khi hai bạn đang đi bộ, cánh tay của anh ấy liên tục chạm vào cánh tay bạn.
Hành động này có thể không rõ ràng vì hầu hết là vô thức, hoặc đôi lúc còn không thể nhận ra. Bạn có thể tự đến gần để tán tỉnh anh ấy. Ví dụ, bạn đi cạnh vũng nước ở bên phía chàng để có thể nép sát vào anh ấy hơn.
Bước 3 - Thử xem ngôn ngữ cơ thể của anh ấy có giống của bạn không.
Con người thường vô thức bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người mà họ thích. Nếu anh ấy bắt chước cử chỉ hoặc tư tế của bạn, thì đó là dấu hiệu tốt cho biết tiềm thức của anh ấy đang chú ý đến bạn.
Ví dụ: anh ấy uống một ngụm nước ngay sau khi bạn cũng vừa thực hiện hành động đó. Hoặc, anh ấy đặt tay lên bàn như cách mà bạn đang làm.
Bạn có thể dùng cách này để tán tỉnh anh ấy. Hãy bắt chước một vài cử chỉ của chàng. Khi anh ấy uống nước, bạn sẽ chờ vài giây và sau đó uống cốc nước của mình.
Bước 4 - Chú ý xem anh ấy có chạm vào bạn không.
Việc anh ấy chạm vào bạn là dấu hiệu rõ ràng nhất của sự quan tâm. Chàng sẽ không chạm vào bạn nhiều lần trừ khi hai bạn đã thân thiết từ lâu hoặc anh ấy hoàn toàn thoải mái với bạn.
Mặc dù vậy, một vài cử chỉ chạm lại không có ý nghĩa rõ ràng như: bàn tay chạm vào nhau khi đang đi bộ (có thể là cố tình hoặc vô tình), vỗ lưng (đây thường là hành động dành cho bạn bè), các cử chỉ mà nam giới thường làm (như đập tay, đấm tay).
Ngược lại, một số cử chỉ chạm có tình ý như: anh ấy nhẹ nhàng đặt tay lên lưng bạn, anh ấy sẽ ôm bạn lâu hơn bình thường (kèm theo việc xoa nhẹ vào lưng hoặc cánh tay của bạn), anh ấy choàng tay ôm bạn.
Bạn cũng có thể động chạm để tán tỉnh anh ấy. Chẳng hạn như đặt tay lên cánh tay của anh ấy khi trò chuyện, thúc nhẹ bằng khuỷu tay khi bạn nói điều gì đó hài hước (và cười với anh ấy).
Phương pháp 2 - Quan sát hành động của anh ấy
Bước 1 - Xem anh ấy có đứng cạnh bạn hay không.
Nếu để mắt đến bạn, chàng vẫn sẽ đứng đâu đó gần bạn mặc dù cố tỏ vẻ phớt lờ. Bạn sẽ nhận ra mỗi khi xoay người đều thấy chàng đang ở rất gần. Cho dù có phớt lờ bạn, nhưng nếu quan tâm, anh ấy cũng sẽ chỉ tỏ vẻ phớt lờ khi bạn ở gần.
Nếu chàng nhớ những gì bạn đã nói thì đó là một trong những dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa là anh ấy không chỉ lắng nghe mà còn quan tâm đến mức nhớ những gì bạn nói. Nếu tiếp cận bạn vì cái tôi của mình hoặc vì mục đích khác, anh ấy sẽ giả vờ lắng nghe chứ không thật sự chú tâm.
Đảm bảo bạn cũng lắng nghe anh ấy. Chàng sẽ rất vui khi bạn quan tâm và nhớ những gì anh ấy đã kể. Điều đó cho thấy bạn rất xem trọng chàng.
Bước 2 - Để ý xem chàng có hồi hộp khi ở cạnh bạn không.
Thông thường, khi một chàng trai chú ý đến bạn, anh ấy sẽ có hơi hồi hộp lúc gặp bạn. Lý do là vì anh ấy muốn tạo ấn tượng với bạn, nên sẽ cố gắng thể hiện thật tốt.
Lưu ý một số điểm như cười một cách khó hiểu, đổ mồ hôi tay hoặc bồn chồn, nhưng nếu anh ấy xem bạn như bạn bè thì bạn không cần quan tâm những điều đó. Anh ấy có vẻ như gặp khó khăn trong việc giữ tiếp xúc mắt với bạn một cách thoải mái.
Cố gắng giúp anh ấy cảm thấy thoải mái. Kể cho anh ấy nghe việc bạn làm đổ nước lên người trong bữa tiệc do công ty tổ chức, hoặc điều gì đó để thấy bạn là một người bình thường chứ không hoàn hảo một cách khác thường.
Bước 3 - Xem anh ấy có tử tế với bạn không.
Nếu thích bạn, chàng sẽ muốn gây ấn tượng và luôn muốn có mặt khi bạn cần. Nếu một chàng trai đối xử tốt với bạn, có lẽ anh ấy đã phần nào chú ý đến bạn, đặc biệt khi những việc anh ấy làm có đi kèm với một số dấu hiệu khác.
Ví dụ, anh ấy sẽ nhường áo khoác của mình khi bạn thấy lạnh, anh ấy mời bạn uống cà phê kể cả khi đó không phải là trong buổi hẹn hò hoặc anh ấy đề nghị đưa bạn ra sân bay khi bạn phải đi xa.
Làm lại những việc tốt cho anh ấy. Như vậy, chàng sẽ thấy rằng bạn là người không xem tấm lòng của người khác là hiển nhiên và để ý cũng như cảm kích những gì anh ấy làm. Nếu không để mắt đến anh ấy, bạn không nên lợi dụng sự quan tâm của chàng.
Bước 4 - Chú ý những lời khen.
Anh chàng đang để mắt đến bạn thường muốn trực tiếp hoặc gián tiếp nói lên sự cảm kích dành cho bạn. Có thể anh ấy sẽ khen bạn về những mặt khác chứ không chỉ riêng ngoại hình, nhưng nếu chỉ khen ngoại hình thì đó cũng là một cử chỉ tử tế.
Anh ấy có thể khen kiểu tóc mới của bạn (có nghĩa là chàng chú ý) hoặc khen nỗ lực hoàn thành dự án ở trường của bạn.
Phương pháp 3 - Dấu hiệu cho biết anh ấy không chú ý đến bạn
Bước 1 - Anh ấy không lắng nghe bạn nói.
Như đã nói ở trên, nếu anh chàng nào đó thích bạn (thật sự thích bạn), anh ta sẽ muốn tìm hiểu về bạn. Điều đó có nghĩa là anh ấy sẽ lắng nghe và nhớ nội dung mà bạn nói. Nếu không lắng nghe, chắc hẳn anh ta không để mắt đến bạn. Bạn cần thay đổi chiến lược.
Có vẻ như anh ta không hỏi bất kỳ điều gì về bạn. Đây là anh chàng mà bạn thật sự nên tránh xa. Cho dù có quan tâm hay không quan tâm đến bạn, anh ta là một người chỉ biết đến bản thân mà không nhìn nhận bạn như một người bình thường với những nét riêng thú vị.
Bước 2 - Anh ấy không giao tiếp bằng mắt.
Mặc dù một số chàng trai cảm thấy hồi hộp khi giữ tiếp xúc mắt với người mà mình thích, nhưng họ vẫn cố gắng thực hiện điều đó. Nếu anh ta nhìn xung quanh thay vì nhìn bạn, đặc biệt là khi không lắng nghe bạn nói, chắc chắn anh ấy không để mắt đến bạn.
Nếu anh ta bận rộn kiểm tra điện thoại và không lắng nghe bạn nói thì đó là một dấu hiệu cảnh báo. Điều đó có nghĩa anh ta quan tâm đến những người khác chứ không phải bạn.
Bước 3 - Chú ý ngôn ngữ cơ thể của anh ấy.
Ngôn ngữ cơ thể sẽ cho bạn biết anh ấy đang nghĩ gì, anh ấy có thích bạn hay không. Nếu không thích bạn, anh ấy sẽ thể hiện rõ qua ngôn ngữ cơ thể của mình.
Anh ấy không cố gắng tiếp cận bạn hoặc chạm vào bạn dù chỉ là một cử chỉ nhỏ. Nếu anh ta không làm việc gì tử tế cho bạn dù chỉ là một việc thông thường, đó là dấu hiệu anh ấy không thích bạn.
Nhắc lại, cho dù có nhút nhát hay chọn thể hiện sự quan tâm bằng cách phớt lờ bạn, anh chàng thích bạn vẫn muốn được ở gần bạn. Nếu không bao giờ ở gần bạn, điều đó có nghĩa anh ta không hề để mắt đến bạn.
Bước 4 - Anh ấy không gọi lại cho bạn trong vòng 24 giờ.
Trừ một vài ngoại lệ hiếm hoi, thông thường các chàng trai sẽ chủ động liên lạc với cô gái mà mình thích. Chắc chắn là sẽ như vậy. Chỉ mất năm giây để soạn và gửi một tin nhắn, cho dù nội dung chỉ là “Anh đang bận việc. Nhắn tin với em sau nhé”. Nếu quan tâm đến bạn, anh ấy sẽ không để bạn phải đoán già đoán non, đặc biệt khi anh ta muốn chinh phục bạn.
Bước 5 - Anh ấy tránh gặp bạn bè của bạn.
Nếu thường tìm cách né tránh việc gặp gỡ bạn bè của bạn, có lẽ anh ta không thích bạn. Tất nhiên, bạn sẽ không giới thiệu anh ấy với bạn bè ngay khi hai người vừa hẹn hò, nhưng nếu sau một khoảng thời gian dài mà bạn bè của bạn vẫn chưa có cơ hội gặp anh ấy thì sao? Câu trả lời là anh ta không thật sự quan tâm đến bạn.
Điều này cũng đúng khi anh ta tránh giới thiệu bạn với bạn bè của mình. Nghĩa là anh ta không nghiêm túc với bạn; nếu có, anh ấy đã rất nóng lòng muốn giới thiệu bạn với “cạ cứng”.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%C6%B0-x%E1%BB%AD-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BA%B7t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-y%C3%AAu-c%C5%A9 | Cách để Cư xử trước mặt người yêu cũ | Bạn thường nghĩ chia tay sẽ là sự cắt đứt hoàn toàn nhưng điều này hiếm khi xảy ra. Cho dù bạn có mong ước tránh xa người yêu cũ đến mức nào, sẽ có lúc bạn phải chạm trán với họ. Sẽ khó để tương tác với người mà bạn đã từng gần gũi, nhưng luôn có cách để quá trình này trở nên ít đau đớn hơn.
Phương pháp 1 - Gặp người yêu cũ trong hoạt động xã hội
Bước 1 - Hãy kiên nhẫn.
Bạn đã quen với việc thân mật với nhau về mặt cảm xúc và thể chất, vì vậy, đừng hy vọng thiết lập khuôn khổ cho mối quan hệ mới ngay lập tức.
Không nên tìm gặp người ấy, đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu. Nhiều chuyên gia cho rằng bạn không được liên lạc với người yêu cũ dưới bất kỳ hình thức nào ít nhất là trong tám tuần. Gặp gỡ người ấy ngay sau khi chia tay sẽ chỉ khiến bạn khó có thể tiến bước.
Bước 2 - Đối xử với người yêu cũ tương tự như với đồng nghiệp.
Bạn cần phải bày tỏ sự thân thiện và lòng tôn trọng mà không thiên về sự gần gũi quá mức.
Duy trì sự nhẹ nhàng cho quá trình tương tác. Đặc biệt nếu đã lâu cả hai không gặp nhau, bạn nên cưỡng lại thôi thúc nêu lên vấn đề vẫn còn âm ỉ của mối quan hệ.
Bạn: Chào anh Dũng. Anh có xem trận đấu tối hôm qua không?
Anh ấy: Có chứ. Họ cần phải tuyển ban quản lý mới.
Bạn: Người tiền vệ đó chơi khá tốt. Đáng lẽ anh ta nên tung cú sút đó.
Anh ấy: Ừ, anh cũng chả hiểu nổi quyết định của anh ta.
Bạn: Thật vui được nói chuyện với anh. Hy vọng là đội bóng đó sẽ lọt vào vòng đấu bảng.
Nếu người yêu cũ của bạn nhắc đến vấn đề gây tranh cãi, bạn nên thay đổi sang chủ đề mà cả hai đều có chung quan điểm.
Anh ấy: Chào em, Mai. Em có ăn thử món mì cay chưa?
Bạn: Em thử rồi. Chúng làm em nhớ đến món mì mà mẹ anh thường làm.
Anh ấy: Sao em biết? Đã lâu rồi em chưa từng đến thăm bà ấy.
Bạn: Em nghĩ cả hai chúng ta đều rất yêu tài nấu nướng của mẹ.
Anh ấy: Ừ. Đúng vậy.
Bước 3 - Tránh xa rượu bia.
Cảm xúc của bạn đang dâng cao. Nếu bạn uống rượu bia, bạn sẽ khó có thể kiềm chế và nói ra điều sẽ khiến bạn hối tiếc.
Bước 4 - Cắt đứt liên lạc với người yêu cũ trực tuyến.
Ngừng kết bạn (unfriend) với người ấy trên Facebook và tránh mặt họ trên mọi loại hình mạng xã hội khác. Tất nhiên, theo dõi người yêu cũ trực tuyến sẽ khá hấp dẫn – bạn sẽ muốn biết liệu họ có khốn khổ khi không có bạn, liệu họ có hẹn hò với người khác, v.v. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chứng minh rằng tốt nhất là bạn nên tránh xa sự cám dỗ.
Bạn sẽ dễ dàng trở nên ám ảnh với những hành vi này, là tình trạng mà nhiều nhà tâm lý học gọi là “giám sát đời sống trực tuyến của người khác” và chúng ta hay gọi đó là hành vi rình mò trên Facebook.
Điều này không tốt cho sức khỏe tình cảm của bạn. Tương tự như trực tiếp gặp mặt người yêu cũ, tương tác với anh ấy trực tuyến sẽ khiến cảm giác “tan nát trái tim” của bạn kéo dài lâu hơn.
Bếu bạn muốn tiếp tục theo dõi người ấy trên mạng xã hội, bạn nên nhớ rằng bạn đang trông thấy những điều đã được chọn lọc về cuộc sống của người ấy. Không nên nghĩ rằng bạn đang gặp khó khăn nhiều hơn họ chỉ vì họ không đăng về chúng.
Bước 5 - Thận trọng khi muốn duy trì tình bạn.
Nhiều người vẫn muốn duy trì tình bạn sau khi chia tay, và điều này hoàn toàn hợp lý – bạn thích được ở cạnh người yêu cũ tại một thời điểm nào đó, và họ là một phần to lớn trong đời sống xã hội của bạn. Tại sao bạn lại không tiếp tục cư xử như trước đây, cùng nhau đi xem trận đấu bóng chày, gọi điện cho người ấy để trút bầu tâm sự về sếp của bạn, hoặc hỏi mượn chiếc áo khoác của họ khi bạn bị lạnh? Thật sự có vô vàn lý do.
Giữ khoảng cách về mặt thể chất và cảm xúc để tránh tạo nên sự mơ hồ. Hành động tán tỉnh hoặc va chạm thể chất có thể gây hiểu lầm cho cả hai.
Hạn chế tương tác. Bạn không nên hỏi thăm họ nhiều lần trong ngày, hoặc thậm chí là một lần mỗi ngày. Cả hai có thể làm bạn với nhau, nhưng người ấy không nên trở thành người đầu tiên mà bạn tìm đến để thông báo tin vui hoặc buồn.
Tránh duy trì tình bạn với người ấy như là cách để quay về với nhau. Nếu bạn muốn thắp lại tình cảm và đối phương lại không muốn, bạn nên cắt đứt liên lạc hoàn toàn với họ.
Bước 6 - Không cho phép mối quan hệ của bạn ảnh hưởng đến sự kiện đặc biệt.
Với sự chồng chéo trong mối quan hệ xã hội, cả hai sẽ vô tình gặp lại nhau trong dịp đặc biệt như tiệc sinh nhật, tiệc tốt nghiệp, tiệc cưới, trong vòng nhiều năm. Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cho điều không thể tránh khỏi này.
Đừng phớt lờ nhau tại sự kiện lớn, nhưng cũng không nên ngồi cùng nhau. Nếu cả hai không ưa nhau, bạn sẽ có nguy cơ tạo sự chú ý cho mọi người xung quanh. Ngoài ra, bạn sẽ không muốn phải liên tục trả lời câu hỏi của mọi người rằng liệu hai bạn có phải đã quay về với nhau.
Chia nhau tham dự sự kiện nhỏ. Cả hai có thể đến tham dự vở diễn của người bạn, nhưng không nên cùng nhau dùng bữa tối thân mật mà người đó tổ chức ngay sau đó. Không ai lại muốn bỏ lỡ sự kiện vui, nhưng tốt nhất là bạn nên cố gắng tránh xa sự đối đầu to tát.
Phương pháp 2 - Gặp gỡ người yêu cũ tại công ty hoặc trường học
Bước 1 - Cư xử một cách chuyên nghiệp mọi lúc mọi nơi.
Bạn nên cố gắng tách rời những rắc rối trong mối quan hệ khỏi sự nghiệp hoặc quá trình học tập của bạn. Lý tưởng nhất là bạn đã thực hiện điều này trong mọi thời điểm, vì nếu không thì bạn sẽ cần phải trò chuyện với nhau về nó. Bạn sẽ không muốn hậu quả từ cuộc chia tay hủy hoại sự thành công trong công việc hoặc trong học tập của mình.
Nếu gặp mặt người ấy khiến bạn trở nên xúc động, bạn nên cân nhắc thay đổi thói quen của mình để tránh mặt họ. Bạn có thể nghỉ ngơi vào thời điểm khác nhau, và đi theo con đường khác để sử dụng chiếc máy in.
Tưởng tượng rằng sếp của bạn đang theo dõi bạn mỗi khi bạn tương tác với người ấy. Biện pháp này sẽ cung cấp cho bạn thêm động lực để duy trì sự chuyên nghiệp.
Bước 2 - Trao đổi các vấn đề một cách kín đáo.
Nếu người yêu cũ của bạn phá vỡ cam kết “duy trì tính chuyên nghiệp mọi nơi mọi lúc” và bắt đầu thảo luận về những rắc rối trong mối quan hệ, bạn nên yêu cầu họ bàn luận về nó sau, hoặc chỉ trả lời những câu hỏi trong công việc. Nếu điều này không khả thi, bạn nên bàn bạc tại nơi kín đáo hoặc thông qua số điện thoại hoặc email cá nhân (không phải của công ty).
Bạn: Em có chuẩn bị xong bản báo cáo đó để trình sếp chưa?
Cô ấy: Rồi. Nhưng trước khi bàn về nó, em cần phải biết liệu anh có trả lại đồ đạc cho em hay không.
Bạn: Chúng ta nói về vấn đề này sau được không?
Cô ấy: Em rất cần chúng.
Bạn: Được thôi. Em có thể gọi điện hoặc gửi email cho anh sau giờ làm việc để bàn bạc kế hoạch.
Bước 3 - Tìm người làm “bức bình phong”.
Nếu bạn đang lo lắng phải ở một mình cùng người yêu cũ khi đang hâm nóng lại đồ ăn trưa, bạn nên cân nhắc cùng đi với một người bạn. Bất kỳ một sự khó xử nào giữa cả hai sẽ trở nên ít rõ ràng hơn trong nhóm đông người.
Phương pháp 3 - Gặp gỡ người yêu mới của người ấy
Bước 1 - Hãy để cuộc gặp gỡ diễn ra một cách tự nhiên.
Khi bạn nghe được thông tin rằng người yêu cũ của bạn đang hẹn hò với người mới, bạn nên cố gắng không tìm kiếm cô ấy trên mạng. Đồng thời, bạn cũng phải chấp nhận rằng vào một thời điểm nào đó, bạn sẽ chạm trán họ. Cho dù cuộc gặp gỡ này đã được sắp xếp từ trước hay diễn ra một cách tình cờ, bạn nên tiếp cận nó bằng sự tự tin.
Trực tiếp đối mặt với tình huống. Mặc dù bạn sẽ không muốn thực hiện điều này, nhưng tốt nhất là bạn nên đối mặt với họ hơn là giả vờ rằng bạn không trông thấy họ và trốn vào một cửa hàng nào đó khi đang đi dạo. Bạn SẼ vượt qua tình huống đó, và một khi bạn thực hiện được điều này, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng tiến bước của mình.
Bạn nên biết rằng đôi khi, sự tự tin sẽ được thể hiện từ ngoài vào trong. Nếu bạn nhận thức rõ là bạn sẽ vô tình gặp lại người tình cũ và người yêu mới của họ, bạn nên mặc bất kỳ một trang phục nào đem lại sự thoải mái và tự tin cho bạn. Biện pháp này sẽ giúp bạn thư giãn và cảm thấy dễ chịu hơn trong tâm hồn.
Bước 2 - Trở nên thân thiện một cách chân thành.
Bạn có thể tỏ thái độ lịch sự mà không giả vờ như thể cả hai sẽ thường xuyên gặp lại nhau, vì hành động này sẽ khiến bạn trông khá giả tạo.
Bạn: Chào Cúc. Rất vui được gặp cô.
Cô ấy: Chào, Mai. Tôi đã nghe nói rất nhiều về cô.
Bạn: Cô sống ở Hà Nội bao lâu rồi?
Cô ấy: Tôi chuyển đến đây để học đại học.
Bạn: Cô học trường nào?
Cô ấy: Trường Đại học Ngoại ngữ.
Bạn: Tôi cũng vậy. Không biết liệu chúng ta có học chung lớp nào với nhau không.
Bước 3 - Thể hiện lòng trắc ẩn.
Bạn cần biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ vô cùng khó xử cho mọi người tham gia. Người ấy có thể đang cố gắng không gây tổn thương cho bạn với việc tiến bước. Đồng thời, người yêu mới của anh ta có thể có cảm giác như cô ấy bị đem ra so sánh về mặt ngoại hình, sự nghiệp, tính cách, v.v, với bạn. Mọi người đều muốn vượt qua quá trình tương tác này một cách càng bình tĩnh – và nhanh chóng – càng tốt, và theo cách mà tất cả cùng đồng tình với nhau.
Bước 4 - Học hỏi từ phản ứng của bản thân.
Sẽ khá khó khăn, nhưng nhìn người tình cũ bên người bạn đời mới sẽ giúp bạn tìm ra cách chữa vết thương lòng của chính mình. Điều này đặc biệt đúng trong việc đánh giá xem liệu bạn có sẵn sàng để hẹn hò lần nữa hay không.
Phương pháp 4 - Cùng nuôi dạy con cái với người yêu cũ
Bước 1 - Bạn cần phải cởi mở, thẳng thắn, và dễ trò chuyện với người yêu cũ.
Bạn cần nhớ rằng bạn sẽ phải tương tác với nhau, có lẽ là rất nhiều lần. Chia tay sẽ càng trở nên phức tạp hơn khi bạn có con. Cảm xúc của nhiều người đang bị đe dọa. Vì vậy, bạn không thể chỉ đơn giản là tránh mặt người ấy như bạn muốn. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng cùng nhau nuôi dạy con cái là cách tốt nhất cho con của bạn.
Cùng nhau nuôi dạy trẻ bao gồm chia sẻ thời gian và quyết định với nhau, và điều này đòi hỏi bạn phải duy trì sự giao tiếp cởi mở và thường xuyên với người ấy.
Nếu bạn khó có thể trò chuyện một cách cởi mở và thẳng thắn, bạn nên cân nhắc gửi sổ tay ghi chú qua lại cho nhau để thông báo mọi thông tin quan trọng về thời gian mà con của bạn sẽ gặp gỡ bạn.
Bước 2 - Duy trì sự tôn trọng.
Khi bạn tiến hành theo thỏa thuận này, bạn nên cố gắng duy trì sự thân ái đối với người yêu cũ. La hét, gọi họ bằng tên không hay, và mọi hình thức mâu thuẫn khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến con cái của bạn và hủy hoại mối quan hệ của chúng với người cha/mẹ khác.
Bạn: Nam à, em hiểu là điều này khá khó khăn, nhưng em cần anh cho em biết rõ về giờ giấc anh đến đón con.
Anh ấy: Em thôi cằn nhằn đi. Anh sẽ đón chúng sau giờ làm việc.
Bạn: Em biết là giọng điệu của em như đang cằn nhằn anh, nhưng em có một số việc phải làm vào tối nay.
Anh ấy: Được thôi, 6 giờ anh sẽ đến đón con.
Bước 3 - Đừng cố gắng tương tác với người yêu cũ có tính bạo lực hoặc bạo hành.
Bạn nên nhớ bảo vệ bản thân và con của bạn bằng bất cứ giá nào.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Pha-d%E1%BA%A7u-tr%C3%A0m-tr%C3%A0 | Cách để Pha dầu tràm trà | Dầu tràm trà không những là liệu pháp lý tưởng để chữa trị các bệnh liên quan đến sắc đẹp, chẳng hạn như mụn và nhiều vấn đề khác về da, mà còn có thể được pha trộn với các nguyên liệu khác để làm chất tẩy rửa tự nhiên và không độc hại. Nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, dầu tràm trà là nguyên liệu hữu ích để pha chế thuốc thoa ngoài da và làm chất tẩy rửa. Tuy nhiên, dầu tràm trà có thể gây ngộ độc nếu nuốt phải. Quan trọng là bạn cần biết pha dầu tràm trà đúng cách để có thể thu được lợi ích của loại dầu có nhiều tác dụng này một cách an toàn.
Phương pháp 1 - Sử dụng dầu tràm trà tại nhà
Bước 1 - Pha chế nước tẩy rửa đa dụng.
Hòa 20-25 giọt dầu tràm trà với ¼ cốc nước và ½ cốc giấm trắng chưng cất trong bình xịt. Lắc kỹ hỗn hợp trước khi dùng. Bạn có thể xịt dung dịch này lên nhiều bề mặt khác nhau, sau đó lau bằng giẻ sạch. Đây là chất tẩy rửa không độc, có thể dùng cho nhiều mục đích trong bếp và phòng tắm.
Bạn luôn phải lắc kỹ trước khi dùng, vì dầu sẽ tự động tách khỏi nước và giấm.
Bước 2 - Cho dầu tràm trà vào thùng rác.
Thùng rác thường bốc mùi hôi và là nơi sinh sôi của vi khuẩn. Bạn hãy trộn 1 cốc muối nở với ¼ - ½ thìa cà phê dầu tràm trà. Dùng dĩa dầm tan các cục muối nở bị vón. Rắc hỗn hợp này vào túi rác mới để giảm mùi hôi. Hỗn hợp này là một chất khử mùi tự nhiên.
Hỗn hợp này cũng có tác dụng khử mùi thùng đựng bỉm bỏ đi.
Bước 3 - Loại bỏ nấm mốc.
Mốc thường xuất hiện ở những bề mặt ấm và ẩm. Chúng thường có màu trắng hoặc đen và kết cấu xốp. Bạn hãy hòa 5-10 giọt dầu tràm trà với 1 cốc nước trong bình xịt, lắc đều và xịt vào đám mốc. Để hỗn hợp ngấm trong 3-5 phút, sau đó lau sạch bằng giẻ ẩm.
Dầu tràm trà sẽ ngăn ngừa nấm mốc hình thành, nhưng bạn nên xịt lại khi cần.
Bước 4 - Làm sạch máy giặt.
Máy giặt có thể bốc mùi và là nơi tích tụ vi khuẩn. Bạn hãy chạy máy giặt không có quần áo ở chế độ nước nóng và thêm vào 10-15 giọt dầu tràm trà. Cách này sẽ loại bỏ mọi mùi hôi và vi khuẩn.
Bạn cũng có thể thêm 2-3 giọt dầu tràm trà vào mẻ giặt để làm sạch quần áo hiệu quả hơn.
Bước 5 - Tự tạo giấy thơm sấy quần áo.
Nhỏ 5 giọt dầu tràm trà vào quả bóng len sấy quần áo hoặc một mảnh vải cotton 10x10 cm (dùng áo thun cũ để làm vải thơm), và bỏ vào mẻ quần áo sấy. Sản phẩm tự tạo này có thể dùng lại được.
Nhỏ thêm vài giọt dầu tràm trà vào các mảnh vải hoặc bóng len khi thấy hết mùi tràm trà.
Bước 6 - Xua đuổi côn trùng và các loài dịch hại.
Nhiều loài dịch hại không ưa mùi dầu tràm trà. Bạn hãy nhỏ 20 giọt vào bình xịt và đổ đầy nước. Lắc kỹ và xịt xung quanh ô cửa và các khe hở mà côn trùng và sâu bọ có thể xâm nhập vào nhà.
Phương pháp 2 - Dùng dầu tràm trà chăm sóc cơ thể
Bước 1 - Trị mụn trứng cá.
Dầu tràm trà có thể trị được mụn trứng cá do vi khuẩn gây ra. Bạn hãy nhỏ 1-3 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng ẩm. Bạn cũng có thể trộn dầu tràm trà với 1 thìa cà phê dầu dừa để thoa lên mặt. Dùng tăm bông thoa hỗn hợp lên mặt và để cho thấm vào da.
Có bằng chứng khoa học đáng tin cậy về hiệu quả của dầu tràm trà trong điều trị mụn.
Bước 2 - Điều trị các bệnh về da.
Trộn 1 thìa canh (15 ml) dầu dẫn – chẳng hạn như dầu ô liu, dầu jojoba, dầu dừa – với 8-10 giọt dầu tràm trà và thoa lên vùng bị kích ứng trên da. Hỗn hợp này giúp giảm ngứa, kích ứng và các triệu chứng liên quan đến bệnh chàm, mụn cóc nước và nhiễm trùng da do virus ở trẻ em và cả người lớn. Hỗn hợp này cũng có thể dùng để chữa bệnh da dị ứng với nickel.
Tuy nhiên, cần phải có thêm các nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp này.
Bước 3 - Thêm dầu tràm trà vào dầu gội.
Bạn có thể nhỏ 3-4 giọt dầu tràm trà vào dầu gội mà bạn vẫn thường gội đầu. Hỗn hợp này giúp giảm bóng tróc da đầu, gàu và vảy nến. Cho vài giọt dầu tràm trà vào dầu gội và gội đầu như thường lệ.
Bạn cũng có thể trộn vài giọt dầu tràm trà với dầu dẫn (như dầu jojoba dầu ô liu, dầu dừa) và thoa trực tiếp lên da đầu. Để cho ngấm khoảng 1 tiếng, sau đó gội đầu như bình thường.
Bằng chứng khoa học về hiệu quả điều trị các bệnh về da đầu của dầu tràm trà vẫn chưa rõ ràng.
Bước 4 - Trị bệnh nấm da chân và nấm móng chân.
Trộn dầu tràm trà và dầu ô liu với tỷ lệ bằng nhau và thoa hỗn hợp lên vùng da nhiễm nấm mỗi ngày 2 lần. Phương pháp này có hiệu quả sau 4 tuần. Để trị nấm móng chân, bạn hãy bôi dầu tràm trà nguyên chất 100% lên ngón chân bị nhiễm nấm, mỗi ngày 2 lần trong 6 tháng.
Nếu không thích dùng dầu tràm trà đậm đặc, bạn có thể trộn 1 thìa cà phê dầu dừa với 1-2 giọt dầu tràm trà, tẩm vào bông gòn để bôi lên ngón chân và để qua đêm.
Bước 5 - Chữa nhiễm trùng âm đạo.
Dầu tràm trà có thể được dùng để chữa nhiễm nấm men và nhiễm khuẩn. Bạn hãy nhỏ dầu dừa hoặc dầu ô liu vào tampon (băng vệ sinh dạng ống), sau đó nhỏ thêm 2-4 giọt dầu tràm trà. Đặt tampon vào âm đạo và để nguyên trong khoảng 1 tiếng. Thực hiện như vậy trong 3-5 ngày nếu triệu chứng vẫn tiếp diễn.
Hiệu quả chữa nhiễm trùng âm đạo của dầu tràm trà còn chưa rõ.
Bước 6 - Biết khi nào cần tránh dầu tràm trà.
Nếu đang mang thai, cho con bú hoặc đang chuyển dạ, bạn cần tránh thoa dầu tràm trà tại chỗ. Dầu tràm trà có thể làm giảm sức co thắt. Không nên dùng dầu tràm trà nếu bạn biết mình bị dị ứng hoặc nhạy cảm với dầu tràm trà, nhựa thơm Peru (balsam of Peru), benzoin, nhựa thông (rosin), cồn thuốc, dầu bạch đàn hoặc các cây họ sim (myrtle).
Phụ nữ không nên bôi dầu tràm trà lên vùng ngực, vì dầu tràm trà có thể tác động lên hoóc môn.
Bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng nên tránh sử dụng dầu tràm trà vì có thể dẫn đến phát triển mô vú.
Nếu mắc bệnh IgA thành dải (linear IgA) - một bệnh tự miễn - bạn không nên sử dụng dầu tràm trà vì có thể gây phồng rộp.
Bước 7 - Lưu ý về các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Dầu tràm trà sẽ an toàn khi được pha đúng cách, nhưng vẫn có rủi ro xảy ra tác dụng phụ. Các triệu chứng bao gồm: viêm trong miệng, da bị kích ứng (bỏng rát, ngứa, đỏ, phát ban, ấm nóng), tổn thương tai, đau bụng, mệt mỏi và buồn ngủ, tiêu chảy, yếu sức hoặc buồn nôn. Bạn cần ngừng sử dụng dầu tràm trà ngay khi có bất cứ triệu chứng nào trên đây và đến gặp bác sĩ nếu các tác dụng phụ vẫn dai dẳng.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-b%E1%BA%A5t-ng%E1%BB%9D-cho-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-th%C3%A2n-y%C3%AAu-v%C3%A0o-ng%C3%A0y-sinh-nh%E1%BA%ADt | Cách để Tạo bất ngờ cho người thân yêu vào ngày sinh nhật | Ngày sinh nhật của bạn đời hay bạn thân của bạn sắp đến, và bạn muốn làm họ ngạc nhiên? Hãy đọc bài viết này để tạo sự bất ngờ cho người thân yêu của bạn bằng một ngày sinh nhật đáng nhớ nhất từ trước đến nay!
Phương pháp 1 - Tạo bất ngờ bằng những món quà
Bước 1 - Viết lời nhắn cho người đó.
Thay vì chỉ tặng một tấm thiệp truyền thống, hãy viết cho người đó một lời nhắn hoặc lá thư. Bạn có thể để trên mặt bàn bếp nếu hai người sống cùng một nhà hoặc gửi bưu điện nếu họ ở xa. Bạn cũng có thể trao tận tay cho người ấy hoặc nhờ một đồng nghiệp đặt trên bàn làm việc của họ.
Viết lời nhắn sao cho thú vị bằng những biến tấu. Thay vì chỉ viết “Sinh nhật vui vẻ!”, bạn hãy viết, “Chúc bạn một ngày sinh nhật thật tưng bừng!” hay “Chúc em một ngày sinh nhật tràn đầy niềm vui!”
Viết một lá thư trìu mến nói rằng họ có ý nghĩa như thế nào với bạn.
Bước 2 - Làm bữa sáng sinh nhật cho người ấy.
Còn gì đặc biệt hơn khi người thân yêu của bạn thức dậy và có ngay bữa sáng trên giường, hoặc khi đi vào bếp và nhận thấy bữa sáng yêu thích của mình đã sẵn sàng? Nghĩ xem người ấy thích ăn sáng với những món gì – bánh mì, mì xào hay trứng? Bạn cần phải tạo bất ngờ bằng những món ăn yêu thích của họ.
Dậy sớm, làm bữa sáng và đặt ở nơi người ấy thường ngồi ăn sáng. Bạn cũng có thể đem bữa sáng vào phòng ngủ và đánh thức người ấy dậy với khay thức ăn ngon lành.
Đặt một tờ ghi chú nhỏ chúc mừng sinh nhật ở nơi họ sẽ nhìn thấy.
Đây là một gợi ý tuyệt hay cho bạn đời và người yêu, bố mẹ, con cái, anh chị em và bạn cùng phòng.
Bước 3 - Thả bong bóng vào những nơi họ thường sử dụng.
Thổi phồng những quả bóng và bỏ đầy tủ bếp, tủ quần áo hoặc ô tô của người đó. Khi mở cửa ra, họ sẽ được tận hưởng một cơn “mưa bong bóng”. Bạn cũng có thể dùng giấy nhún buộc hờ những quả bóng vào cửa phòng ngủ để khi người đó mở cửa ra thì bong bóng sẽ rơi xuống trước mặt họ.
Nếu có thời gian, bạn hãy viết lời nhắn trên những quả bóng. Chẳng hạn như, “Anh yêu em nhiều hơn___” hoặc “Lý do thứ___ khiến em yêu anh là ___”. Nếu đây là sự bất ngờ dành cho một người bạn, anh chị em hoặc bố mẹ, bạn hãy viết lên những quả bóng các lý do khiến bạn yêu mến họ.
Một ý tưởng khác là viết những kỷ niệm, truyện cười, những câu chuyện vui của riêng hai người, lời bài hát và những câu đầy ý nghĩa lên những quả bóng để bày tỏ rằng họ đặc biệt như thế nào đối với bạn.
Bước 4 - Làm lon quà sinh nhật.
Bạn hãy “chuyển đổi công năng”của một lon thiếc để đem đến cho người đó sự bất ngờ đặc biệt. Cho vào hộp những dải băng màu, những viên kẹo và những món quà nho nhỏ mà người đó thích và khiến họ vui vẻ. Bạn chỉ cần một lon có nắp giật, băng dính, đồ mở hộp và súng bắn keo nhiệt.
Dùng đổ mở hộp để mở đáy lon. Bóc nhãn, trút thức ăn ra ngoài và rửa sạch lon. Dùng băng dính giấy, băng keo trong hoặc băng dính washi bọc các cạnh sắc của lon và trên nắp lon.
Làm vài vòng dây xích giấy và dùng súng bắn keo dán vào bên trong nắp lon. Như vậy dây xích giấy sẽ bật ra ngay khi người đó giật nắp. Sau đó bạn hãy cho vào đầy lon những món quà nhỏ, kẹo và món ăn vặt.
Lắp đáy lon vào chỗ cũ và dùng băng dính trong dán lại. Dùng giấy trang trí dán bên ngoài lon. Thêm vào những dải băng, kim tuyến, kim sa hoặc những vật liệu trang trí khác. Dùng súng bắn keo dán giấy vào lon.
Bước 5 - Làm bánh sinh nhật.
Một cách đơn giản để làm cho ai đó ngạc nhiên là dành thời gian nướng chiếc bánh sinh nhật mà người đó yêu thích. Điều này rất có ý nghĩa vì bạn đã dành thời gian để làm bánh (cho dù là làm từ bột pha sẵn) thay vì mua bánh ở cửa hàng, hơn nữa những chiếc bánh làm ở nhà cũng thường ngon hơn.
Làm những chiếc bánh nướng nhỏ hoặc bánh có nhân nếu người thân yêu của bạn thích những chiếc bánh đó hơn.
Bước 6 - Thu thập những lá thư từ những người thân yêu của người ấy.
Có một cách để tạo bất ngờ cho nhân vật đặc biệt của ngày hôm đó là thu thập những lá thư hoặc lời nhắn từ những người thân và bạn bè của họ. Đó có thể là những lời chúc, những kỷ niệm, lời bài hát, những câu chuyện đùa – bất cứ điều gì mà mọi người muốn chia sẻ với chủ nhân của ngày sinh nhật.
Bỏ các lời nhắn vào phong bì để nhân vật chính mở ra, hoặc đặt vào sổ lưu niệm hoặc sổ tay để họ giở ra xem.
Ghi lời nhắn trên giấy ghi chú. Dán giấy ghi chú lên tường, lên cửa, trong xe hoặc xung quanh nơi làm việc của người ấy. Chọn giấy ghi chú có nhiều màu sắc để tạo vẻ tươi vui cho các lời nhắn.
Bước 7 - Trang trí theo chủ đề ở những nơi người ấy thường lui tới.
Để làm cho người thân yêu của bạn ngạc nhiên, bạn cần biết họ thích gì và tạo bất ngờ ở những nơi họ thường đến. Để lại những điều ngạc nhiên nho nhỏ cạnh giường khi họ thức giấc, dọc theo con đường họ thường chạy bộ, trên bàn làm việc ở văn phòng, hoặc trong xe của họ.
Nếu người ấy yêu âm nhạc, bạn hãy khởi động ngày mới bằng một mẩu giấy ghi lời bài hát để ở nơi mà họ có thể tìm thấy. Bạn có thể dán vào đồng hồ báo thức hoặc trên gương trong phòng tắm, quấn quanh tách cà phê hoặc gửi tin nhắn đến điện thoại của họ. Bạn cần dùng lời bài hát mà người ấy yêu thích hoặc có ý nghĩa đặc biệt với cả hai người.
Làm một đĩa CD và bỏ trong xe để họ có thể nghe trên đường đi làm và từ chỗ làm về nhà. Treo những nốt nhạc dọc con đường mà họ thường chạy bộ. Gửi đến người ấy một đoạn video bài hát yêu thích của họ hoặc bài hát kỷ niệm của hai người.
Cách này cũng có thể áp dụng với phim ảnh, thể thao, các loài vật hoặc bất cứ thứ gì mà người ấy yêu thích.
Bước 8 - Trang trí ngăn tủ đựng đồ cá nhân của người đó.
Đây là một cách thú vị để gây ngạc nhiên cho bạn bè ở trường trung học. Nếu các bạn học cùng trường, bạn hãy trang trí bên ngoài ngăn tủ của bạn mình. Đảm bảo rằng trường cho phép làm việc này để tránh rắc rối. Bạn có thể suy nghĩ về những vật trang trí dưới đây:
Ruy băng và dải giấy màu
Bong bóng
Một tấm thiệp thật to
Giấy gói quà
Gương gắn ngăn tủ. Dùng son viết lên gương dòng chữ, “Trông bạn tuyệt lắm!”
Kẹo. Dán những que kẹo mút vào ngăn tủ. Bạn cũng có thể dán những thanh kẹo và những món ăn vặt khác.
Một tấm ảnh chụp chung
Một chiếc tất Giáng Sinh đựng những món quà nhỏ thú vị
Kim tuyến
Vật trang trí nam châm dễ thương
Bảng nam châm. Viết một lời nhắn đáng yêu lên bảng. Thậm chí bạn có thể kêu gọi bạn bè viết lời nhắn lên đó.
Nếu không thể trang trí ngăn tủ của bạn mình, bạn hãy để lại mẩu giấy ghi chú với lời nhắn trên đó.
Phương pháp 2 - Tạo bất ngờ bằng các hoạt động
Bước 1 - Lên kế hoạch cho một buổi tiệc bất ngờ.
Tổ chức tiệc sinh nhật bất ngờ là cách cổ điển để tạo ngạc nhiên cho người mà bạn yêu quý. Bạn cũng có thể rủ những người khác cùng tham gia. Nhờ người này làm một chiếc bánh sinh nhật thật dễ thương, người kia làm thiệp chúc mừng, và những người khác đảm nhiệm phần trang trí.
Nhớ cân nhắc những thứ người ấy thích. Trang trí buổi tiệc theo những sở thích của nhân vật chính. Đảm bảo bánh sinh nhật có hương vị yêu thích của người đó và buổi tiệc phải có những thức uống hoặc món ăn vặt mà họ thích.
Bước 2 - Lên lịch cho một ngày lý thú.
Bạn hãy đem đến cho người thân yêu của mình một ngày đầy ắp niềm vui. Nghĩ xem anh ấy/cô ấy thích làm gì, thích ăn ở đâu và thích đi đâu. Lên lịch trình và đưa cho người ấy xem những dự định của bạn. Hoặc bạn có thể đưa họ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ kia và để cho họ phỏng đoán khi bạn chuyển sang sự kiện khác.
Đưa chàng/nàng đến quán ăn quen thuộc để ăn sáng, chuẩn bị hộp thức ăn trưa đem đến công viên chơi và dẫn họ đến nhà hàng yêu thích ăn tối.
Dành buổi sáng đi bộ ngắm cảnh, buổi chiều chơi mini golf hay chơi bắn súng sơn, buổi tối đi xem phim. Cho phép trí tưởng tượng bay xa và lấp đầy ngày sinh nhật của người mà bạn quý mến bằng những hoạt động mà họ yêu thích.
Nếu ngày sinh nhật của người ấy không thuận lợi để thực hiện điều này, bạn có thể tổ chức vào ngày cuối tuần trước hoặc sau ngày đó. Bạn cũng có thể làm cho những ngày cuối tuần hoặc cả tuần vui vẻ mà không chỉ là một ngày!
Tổ chức ăn mừng sinh nhật trong 12 ngày. Trong 12 ngày trước ngày sinh nhật thực sự, bạn hãy gửi cho cô ấy/anh ấy một lời nhắn, tấm thiệp, lá thư, thanh kẹo, thậm chí một hoạt động mà người ấy yêu thích. Rải đều những sự kiện vui vẻ ra nhiều ngày thay vì chỉ dồn vào một ngày.
Bước 3 - Làm một chiếc hộp sinh nhật.
Bạn hãy tạo bất ngờ cho người đặc biệt của mình bằng một hộp trang trí theo chủ đề, trong đó đựng mọi thứ dành cho một buổi tối tuyệt vời. Nếu hai người không sống cùng nhau, bạn hãy gửi đến người kia chiếc hộp đựng những thứ mà bạn muốn tận tay trao cho họ, kèm thêm vài câu chuyện vui riêng giữa hai người. Bạn có thể tạo chiếc hộp thích hợp với người đó, chẳng hạn như chủ đề lãng mạn dành cho người yêu, chủ đề trò chơi cho bạn thân, hay chủ đề công chúa cho con gái của bạn.
Thử làm một chiếc hộp chủ đề phim ảnh với gói bỏng ngô, kẹo, nước ngọt, chăn và một bộ phim mà bạn yêu thích.
Chiếc hộp lãng mạn có thể gồm dầu mát-xa, áo choàng tắm, nến thơm, xà phòng tạo bọt cho bồn tắm, sản phẩm tẩy da chết, kem dưỡng da, lời nhắn yêu thương và sô cô la.
Với hộp chủ đề sinh nhật, bạn hãy cho vào đó bánh sinh nhật Oreo, kẹo bông và bánh cupcake. Trang trí chiếc hộp bằng những lời chúc mừng sinh nhật và hình dán.
Bước 4 - Khiến người ấy ngạc nhiên bằng một buổi cắm trại.
Tố chức một buổi cắm trại tại công viên, điểm cuối của con đường đi bộ hoặc trên cánh đồng. Trang trí nơi đó với những quả bong bóng và đèn lồng, nhưng chỉ nên trang trí ít thôi vì bạn đang ở ngoài trời. Trải một chiếc chăn và chuẩn bị một giỏ đầy các thức ăn yêu thích của người ấy.
Một cách khác để bạn tạo bất ngờ cho người thân yêu của mình là đi bộ ngắm cảnh, đi dạo hoặc chỉ đơn giản là một vòng đạp xe vui vẻ. Dẫn người đó đến nơi bạn đã chuẩn bị cắm trại, và giữ bí mật cho đến khi bạn bất ngờ “tìm thấy” chiếc chăn, giỏ đồ ăn và những quả bóng.
Bước 5 - Đưa người ấy đến nơi mà họ luôn muốn đến.
Có thể người thân yêu của bạn thường mong ước được đi công viên giải trí hoặc đi biển. Sắp xếp sao cho người đó có thể nghỉ làm (hoặc nghỉ học nếu là trẻ nhỏ) hoặc vào cuối tuần thì tốt. Đón người đó vào sáng sớm và khiến họ ngạc nhiên khi đến nơi.
Nếu cả hai có thời gian, bạn hãy tận dụng ngày cuối tuần để làm việc này. Bạn có thể lên kế hoạch cho chuyến đi cuối tuần với người mà bạn yêu quý, nhưng nhớ giữ bí mật về nơi đến. Bạn cũng có thể giả vờ như đi cùng họ đến một nơi nào đó (chẳng hạn như đến cửa hàng thực phẩm hay ngân hàng), và sau đó khiến họ bất ngờ.
Bước 6 - Tổ chức một bữa ăn tối bất ngờ.
Thay vì một buổi tiệc bất ngờ, bạn hãy đưa người đặc biệt của mình ra ngoài ăn tối và sắp xếp cho bạn bè và gia đình chờ hai bạn ở đó, hoặc mời bạn bè và gia đình đến nhà bạn ăn tối. Đây là một bất ngờ đơn giản nhưng rất đáng yêu dành cho một cô bé/cậu bé.
Bạn có thể đề nghị khách đến nhà đem theo quà tặng, các món ăn vặt hoặc những lời chúc mừng sinh nhật.
Bạn cũng có thể tổ chức một bữa tiệc tối với những món ăn mọi người đem đến cho bữa tiệc sinh nhật của cô bé/cậu bé.
Bước 7 - Thuê xe limousine.
Bạn hãy gây ngạc nhiên với chiếc xe limousine để chở người mà bạn yêu quý đi cả ngày. Dùng xe đưa người ấy đi làm/đi học và từ trường hoặc nơi làm về nhà. Đem lại niềm vui cho người thân yêu bằng cách cho họ thể hiện phong cách, và bạn cũng sẽ vui vì điều đó.
Khi dùng xe limousine đến đón người đó từ trường/nơi làm việc về nhà, bạn hãy mời bạn bè và gia đình lên xe, chuẩn bị sẵn sàng đi ăn tối hoặc tham gia các hoạt động vui nhộn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%C3%B3a-to%C3%A0n-b%E1%BB%99-tweet | Cách để Xóa toàn bộ tweet | Bạn có thể đưa Twitter về trạng thái ban đầu mà không sợ mất người theo dõi. Các công cụ web như TwitWipe, Cardigan, TweetDelete và Delete All Tweets có thể xóa vĩnh viễn toàn bộ tweet trên tài khoản Twitter mà không hề mất phí. Sau khi xóa toàn bộ tweet, bạn có thể thu hồi lệnh truy cập tài khoản Twitter của dịch vụ đó nhằm mục đích bảo mật.
Phương pháp 1 - Sử dụng TwitWipe
Bước 1 - Truy cập trang http://www.twitwipe.com.
TwitWipe là dịch vụ miễn phí giúp bạn xóa toàn bộ tweet trong một cú nhấp chuột.
TwitWipe có thể xóa tới 3,200 tweet mới nhất. Nếu bạn tweet nhiều hơn số đó thì những tweet còn lại bạn phải xóa theo cách thủ công.
Bước 2 - Nhấp chuột vào nút Get Started (Bắt đầu).
Bước 3 - Giải câu đố Solve Media.
Trước khi sử dụng dịch vụ, bạn phải giải câu đố bảo mật ở góc bên phải phía dưới màn hình.
Làm theo hướng dẫn trong câu đố để nhận mã.
Nhập mã vào hộp thoại được cung cấp.
Nhấp chuột vào Proceed (Tiếp tục).
Bước 4 - Nhấp chuột vào Authorize app (Ủy quyền ứng dụng).
Nếu chưa đăng nhập Twitter, bạn có thể thao tác ở bước này.
Bước 5 - Nhấn phím Yes (Đồng ý) để xác nhận.
Hãy nhớ rằng đây là thao tác xóa vĩnh viễn! Nút đỏ ở bên trái màn hình, ngay dưới phần xử lý Twitter.
Quá trình này có thể kéo thể dài vài phút, vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày phụ thuộc vào số lượng tweet của bạn. Thanh màu xanh lá cây sẽ hiển thị tiến độ xử lý của công cụ.
Khi TwitWipe xóa xong tweet, bạn sẽ nhận được thông báo “Looks like you’re all done!” (Có vẻ bạn đã hoàn thành rồi!).
Bước 6 - Nhấp chuột vào Sign Out (Đăng Xuất).
Đây là thao tác đăng xuất khỏi tài khoản Twitter trên TwitWipe.
Bước 7 - Truy cập vào https://twitter.com/settings/applications.
Bạn sẽ thấy danh sách ứng dụng có quyền truy cập vào tài khoản của bạn.
Bước 8 - Nhấp chuột vào Revoke Access (Thu hồi quyền truy cập) bên cạnh TwitWipe.
Đây là thao tác vô hiệu hóa kết nối giữa TwitWipe và Twitter.
Phương pháp 2 - Sử dụng TweetDelete
Bước 1 - Truy cập vào http://www.tweetdelete.net.
TweetDelete là dịch vụ miễn phí có khả năng xóa tweet trên tài khoản Twitter của bạn.
Vì giới hạn của Twitter, TweetDelete chỉ có thể xóa 3200 tweet mới nhất.
Bước 2 - Tích vào hộp thoại chấp nhận điều khoản.
Nếu muốn đọc điều khoản trước khi chấp thuận, nhấp chuột vào nút TweetDelete terms (Điều khoản TweetDelete).
Bước 3 - Nhấp chuột vào Sign in with Twitter (Đăng nhập với Twitter).
Nếu chưa đăng nhập, bạn sẽ được yêu cầu thao tác ở bước này.
Bước 4 - Nhấp chuột vào nút Authorize app (Ủy quyền ứng dụng).
Bước 5 - Nhấp chọn khoảng thời gian trong trình đơn thả xuống.
Tại đây, bạn có thể chọn xóa tweet theo thời gian đăng. Bạn có thể chọn thời gian từ một tuần đến cả năm.
Bước 6 - Nhấp chuột vào hộp thoại "Delete all my existing tweets" (Xóa toàn bộ tweet đang tồn tại).
Bước 7 - Bỏ tích hộp thoại “Post to my feed” (Đăng lên trang của tôi).
Nếu không bỏ tích, TweetDelete sẽ thay mặt bạn đăng một tweet thông báo rằng bạn sử dụng dịch vụ của họ.
Nếu không muốn theo dõi TweetDelete trên Twitter, bỏ tích hộp thoại “Follow @Tweet_Delete for future updates” (Theo dõi @Tweet_Delete để cập nhật trong tương lai).
Bước 8 - Nhấp chuột vào nút Activate TweetDelete (Kích hoạt TweetDelete).
TweetDelete sẽ tiến hành xóa toàn bộ tweet trong khoảng thời gian bạn lựa chọn.
Bước 9 - Truy cập https://twitter.com/settings/applications.
Bạn sẽ thấy danh sách các ứng dụng hiện có quyền truy cập tài khoản Twitter.
Bước 10 - Nhấp chuột vào nút Revoke Access bên cạnh TweetDelete.
Đây là thao tác vô hiệu hóa kết nối giữa TweetDelete và Twitter.
Phương pháp 3 - Sử dụng Cardigan
Bước 1 - Truy cập vào trang https://www.gocardigan.com.
Cardigan là dịch vụ miễn phí, mã nguồn mở đáng tin cậy, giúp bạn xóa tweet trên tài khoản Twitter.
Cardigan cũng giống các ứng dụng xóa tweet trên Twitter khác, nó chỉ xóa được 3200 tweet mới nhất. Tuy nhiên, bạn có thể cho Cardigan quyền truy cập vào các tweet còn lại.
Bước 2 - Nhấp chuột vào Browse Tweets (Truy cập Tweets).
Bước 3 - Nhấp chuột vào Authorize app.
Nếu chưa đăng nhập Twitter, bạn sẽ được yêu cầu thao tác ở bước này.
Sau kjhi nhấp chuột vào nút hoặc đăng nhập, Cardigan sẽ tiến hành truy cập tweet. Thời gian thực hiện phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng tweet của bạn.
Bước 4 - Nhấp chuột vào nút Delete All (Xóa Toàn bộ).
Nút này nằm ngay đầu trang. Hãy nhớ rằng đây là thao tác xóa vĩnh viễn toàn bộ tweet.
Bước 5 - Nhấp chuột vào nút Delete để xác nhận.
Mặc dù Cardigan sẽ chuyển hướng trình duyệt về trang chủ của dịch vụ, quá trình xóa tweet vẫn được chạy ngầm. Quá trình thực hiện có thể kéo dài từ vài phút tới vài giờ, tùy thuộc vào số lượng tweet phải xóa.
Bước 6 - Truy cập https://twitter.com/settings/applications.
Khi xóa xong tweet, bạn nên thu hồi quyền truy cập của Cardigan vào tài khoản Twitter. Bạn sẽ thấy Cardigan được liệt kê trong danh sách các ứng dụng được kích hoạt truy cập.
Bước 7 - Nhấp chuột vào Revoke Access bên cạnh Cardigan.
Cardigan không còn kết nối với tài khoản Twitter của bạn nữa.
Phương pháp 4 - Sử dụng Delete All Tweets
Bước 1 - Truy cập http://www.deletealltweets.com.
Bạn có thể sử dụng công cụ miễn phí này để xóa tweet trên tài khoản. Cũng giống các công cụ khác, Delete All Tweets chỉ xóa được 3200 tweet mới nhất.
Chỉ sử dụng công cụ này nếu bạn thật sự muốn xóa tweet. Delete All Tweet sẽ tiến hành xóa tweet ngay khi bạn chấp nhận ủy quyền ứng dụng, và bạn không thể thu hồi lệnh.
Công cụ này tự động gửi tweet quảng cáo dịch vụ về tài khoản của bạn. Hãy đọc tiếp phương pháp này nếu bạn muốn tìm hiểu cách xóa tweet.
Bước 2 - Nhấp chuột vào Sign in with Twitter (Đăng nhấp Twitter).
Bước 3 - Nhấp chuột vào Authorize app.
Ngay khi bạn nhấp chuột vào nút này, ứng dụng sẽ tiến hành xóa tweet.
Nếu chưa đăng nhập Twitter, bạn sẽ thấy màn hình đăng nhập ở bước này. Nhập thông tin để đăng nhập tài khoản Twitter.
Bước 4 - Theo dõi tiến độ của công cụ.
Trong hộp thoại “Welcome [your Twitter name]!” (Xin chào [tên Twitter của bạn]!) bạn sẽ thấy bộ đếm “số tweet đã xóa”. Con số sẽ tăng dần trong quá trình ứng dụng hoạt động.
Tùy thuộc vào số lượng tweet phải xóa mà quá trình này có thể kéo dài từ vài phút tới vài giờ.
Đợi ứng dụng xóa xong tweet trước khi thực hiện bước tiếp theo.
Bước 5 - Truy cập https://twitter.com/settings/applications.
Bạn sẽ thấy danh sách ứng dụng hiện có quyền truy cập vào tài khoản Twitter.
Bước 6 - Nhấp chuột vào nút Revoke Access bên cạnh DeleteAllTweets.
Đây là thao tác ngắt kết nối giữa DeleteMyTweets với tài khoản Twitter.
Bước 7 - Nhấp chuột vào nút Home.
Nút này nằm ở góc trên cùng bên trái màn hình.
Bước 8 - Nhấp chuột vào nút … bên dưới tweet “DeleteAllTweets.com”.
Trình đơn sẽ xuất hiện.
Bước 9 - Chọn Delete tweet (Xóa tweet).
Bước 10 - Nhấp vào Delete để xác nhận.
Đây là thao tác xóa tweet tự động vừa nãy. The automated tweet is now deleted.
Bước 11 - Nhấp chuột vào ảnh đại diện ở góc trên cùng bên phải màn hình.
Bước 12 - Nhấp chuột vào nút Settings (Cài đặt).
Bước 13 - Truy cập địa chỉ https://twitter.com/settings/applications.
Sau khi xóa hết tweet, thu hồi quyền truy cập tài khoản Twitter của Delete All Tweets. Bạn sẽ thấy danh sách các ứng dụng có quyền kết nối ở trang này.
Bước 14 - Nhấp chuột vào Revoke Access bên cạnh DeleteAllTweets.
Ứng dụng không còn kết nối với tài khoản Twitter nữa.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-x%C3%A9o-x%E1%BA%AFt-v%C3%A0-%C4%91%C3%A1ng-s%E1%BB%A3-khi-c%E1%BA%A7n | Cách để Trở nên xéo xắt và đáng sợ khi cần | Lúc nào cũng xéo xắt và đáng sợ quá thì sẽ mệt mỏi và chẳng ai thèm chơi với bạn. Tuy nhiên, có những lúc ta cần phải làm cho thiên hạ nể sợ và đòi quyền lợi bản thân. Nếu cần phải xấu tính và đáng sợ một chút với người nào đó, thì bạn cần mang phong thái "Tôi không quan tâm mấy người nghĩ gì", một liều tự tin và kèm theo chút miệng lưỡi. Nếu muốn học cách xéo xắt và đáng sợ khi cần, hãy bắt đầu với bước 1 dưới đây.
Phương pháp 1 - Biết khi nào cần hành động
Bước 1 - Biết khi nào cần bảo vệ bản thân.
Điều đầu tiên đó là bạn cần biết khi nào phải dữ dằn và đáng sợ. Bạn không thể giữ thái độ đó toàn thời gian vì như thế sẽ mất giá trị và mất bạn bè. Nhưng nếu có ai đó dám khinh thường, hạ nhục bạn hoặc lấy đi quyền chính đáng của mình, đó là lúc bạn cần lật mặt cho họ thấy. Nếu cảm thấy ai đó thường xuyên cư xử thiếu tôn trọng và bạn đã quá mệt khi phải giả vờ tốt bụng mà họ vẫn không khá hơn, thì đó là lúc cho họ thấy khía cạnh khác ở bạn rồi đấy.
Nếu cảm thấy liên tục bị thiếu tôn trọng và xem thường, thì có thể vai diễn chàng trai tốt bụng, cô nàng tốt tính của bạn không còn tác dụng nữa.
Bước 2 - Đảm bảo lý do chính đáng.
Bạn không nên xấu tính và lất át người khác chỉ để làm họ tổn thương, để thể hiện hay chỉ để bản thân thấy tốt hơn. Nếu đó là điều bạn muốn, thì lúc nào cũng sẽ là một người xấu tính. Bạn chỉ nên làm thế khi thấy bản thân không được lắng nghe và cần bảo vệ bản thân mình hoặc nếu có ai đó xem thường và không coi trọng bạn. Hãy nhớ rằng bạn muốn dùng năng lực của mình vào việc tốt, không phải việc xấu.
Và chuyện này có thể bị xem là đổ thêm dầu vào lửa - nếu có ai đó xấu tính với bạn, thì giải pháp có lẽ là không nên xấu tính lại với họ. Nhưng nếu bạn đã thử hết mọi cách rồi thì có lẽ đó là lúc cần khẳng định bản thân.
Bước 3 - Đừng quá đà.
Nếu đang đọc bài viết này, thì có lẽ bạn đang trong tình huống không còn lựa chọn nào khác ngoài phải trở nên dữ dằn hơn. Nếu là vậy thì ổn thôi nhưng bạn không nên biến nó trở thành nhân cách mới. Hãy chọn lọc và đừng có thói quen lúc nào cũng hằn học với mọi người, nếu không bạn sẽ sa đà vào thói xấu mà không biết.
Đảm bảo kiểm soát bản thân. Nếu cảm thấy tâm trạng hả hê khi làm người khác sợ, thì đó là lúc bạn cần lùi lại một chút đấy.
Bước 4 - Đảm bảo không thay đổi bản thân.
Có nhiều mẹo để trở nên xéo xắt, đáng sợ và bạn có thể học một vài chiêu. Tuy nhiên, bạn không cần phải hoàn toàn thay đổi con người trước kia của mình theo chiều hướng xấu xa. Nếu bạn hành động không giống mình ngày thường thì có thể những người hiểu bạn sẽ nghĩ là bạn đang diễn thôi và có khi còn thấy nó thú vị. Hãy tìm cách dung hòa hành vi mới với con người thật của mình.
Đừng lạm dụng. Nếu bình thường bạn là người nhút nhát, nhu mì thì đột nhiên tỏ ra giang hồ lại khiến mọi người yêu mến bạn.
Phương pháp 2 - Áp dụng thái độ vào cuộc sống
Bước 1 - Đừng ngại nói không.
Những người sắc bén và dữ dằn không chịu thua thiệt hoặc để người khác lấn lướt mình. Bạn phải sẵn sàng khẳng định bản thân và nói không với những ai đùn đẩy trách nhiệm về bạn, nhờ vả những chuyện phi lý hoặc gây áp lực hơn mức chịu đựng lên bạn. Những người thật sự bá đạo sẽ khiến người khác làm theo ý mình hơn là nhún nhường theo ý người khác.
Nếu đó là chuyện phi lý hay không thể làm được, thì hãy từ chối. Hãy nhớ đây là con người mới của bạn.
Vấn đề ở đây là bạn phải có được sự tôn trọng mà mình đáng có. Con người sẽ không coi trọng những ai dễ dàng thuận theo những gì họ muốn.
Bước 2 - Đừng hài lòng khi được trao ít hơn công sức bạn bỏ ra.
Nếu muốn được cư xử đúng đắn, thì hãy nhớ bạn xứng đáng có được những thứ mình muốn và bạn không cần phải dành cả đời hài lòng với những thứ tầm thường. Bạn muốn thăng tiến trong sự nghiệp hoặc muốn kẻ khó ưa nào đó ở trường đừng đụng đến bạn. Dù đó là gì, thì hãy viết xuống và hiểu rằng bạn xứng đáng có được những thứ tốt nhất. Đừng để người khác nói điều ngược lại.
Phải thực sự biết bản thân muốn gì. Hãy dành chút thời gian nghĩ về những gì bạn muốn trong đời -và những gì mong muốn đạt được nếu trở nên sắc sảo hơn.
Bước 3 - Chú tâm vào việc riêng của mình.
Những người cá tính mãnh liệt có lý tưởng riêng về cách sống và không nhượng bộ hay chạy theo ý niệm của người khác về thành công. Điều này không có nghĩa là bạn có thể đốt nhà nếu thích, mà có nghĩa là bạn nên vững lòng tin và đừng quá bận tâm tới điều người khác nghĩ. Nếu muốn đi xem một buổi trình diễn của một ban nhạc mà không mấy ai thích, hãy đi một mình. Nếu vào lớp mà không quen biết ai và cũng không muốn giao tiếp với ai, hãy ngồi vào chỗ và làm việc của riêng mình.
Ngừng ngay việc cố gắng hòa hợp một cách tuyệt vọng và đừng bám theo những người bạn không thật lòng quan tâm chỉ để trông thật ngầu nữa.
Bước 4 - Thế giới còn rất nhiều điều tươi đẹp cho bạn.
Dừng ngay kiểu suy nghĩ rằng thế giới này chẳng cho bạn cái gì hoặc đang kìm hãm bạn. Hãy đón nhận và chinh phục nó. Khi bước chân vào một buổi tiệc, đừng vội thu mình lại, lo sợ bản thân sẽ làm sai hay không quen biết ai; thay vào đó, hãy nghĩ tới khoảng thời gian tuyệt vời sắp tới vì đêm tiệc tùng này nằm hoàn toàn trong tầm kiểm soát của bạn.
Thái độ làm nên trình độ. Nếu nghĩ về hàng triệu điều tốt đẹp có thể xảy ra với mình và hào hứng hành động để đạt những gì mình muốn, bạn sẽ được như ý. Còn hơn là ngồi trong góc khóc lóc “Đời tôi chẳng có gì tốt đẹp cả”.
Bước 5 - Biết tự công nhận bản thân.
Đừng đợi người khác nói cho bạn biết bạn tuyệt vời thế nào, hay bạn xinh đẹp, giá trị ra sao. Dù được khen ngợi, tán thưởng cũng vui đấy, nhưng sẽ không giá trị gì nếu bạn luôn tự nghĩ mình là một người không ra gì, không làm gì nên hồn. Thay vào đó, hãy lùi lại một chút nhìn nhận sự tuyệt vời của mình và cho mọi người thấy bạn thoải mái với bản thân, bạn không quan tâm họ nghĩ gì về bạn - đó mới chính là phong thái.
Điều này không có nghĩ là bạn nên nghĩ bản thân hoàn hảo. Nó có nghĩa là, bạn phải nhận ra giá trị bản thân, dù cũng có khuyết điểm này nọ.
Bước 6 - Ý thức rõ ràng về những gì bạn muốn.
Một cách khác để người khác phải sợ bạn và thậm chí có phần dữ dằn, đó là biết rõ bản thân đang theo đuổi điều gì. Đó có thể là bước qua sảnh mà không cần phải nói chuyện với những người luôn muốn hạ gục bạn; cũng có thể là tốt nghiệp đại học trong 3 năm. Bất kể là điều gì, bạn cũng cần có một tầm nhìn vững chắc về tương lai mà mình muốn, thật vững chắc đến mức bất kỳ ai quen biết bạn đều phải nghĩ “Ồ, đúng là không ai có thể ngăn được cô ấy/anh ấy”.
Hãy nhìn thẳng thay vì cúi đầu xuống sàn. Hãy cho mọi người thấy bạn luôn hướng về tương lai.
Bước 7 - Có quan điểm cứng rắn.
Kẻ mạnh không cần phải đi hỏi ý kiến người khác về việc mình làm hay liên tục tự vấn niềm tin. Mặc dù bạn có thể tự vấn để tìm câu trả lời đúng, nhưng nên tránh trở thành một người bất an, luôn dựa vào người khác để tìm câu trả lời. Không chỉ có khả năng trình bày rõ ràng suy nghĩ của mình về một vấn đề hay tình huống, bạn còn phải có chứng cứ vững chắc về điều đó.
Mặc dù ai cũng có quyền đưa ra ý kiến, bạn không nên bừa bãi nói ra những ý kiến vô căn cứ, gây tổn thương hoặc khó chịu; điều này sẽ khiến mọi người không tôn trọng bạn. Hãy mang một niềm tin vững chắc, nhưng đảm bảo nó được xây dựng từ thực tế.
Bước 8 - Biết kiểm soát.
Người bá đạo biết kiểm soát cảm xúc, cơ thể và lời nói. Hãy nói chuyện bằng giọng bình tĩnh, có cân nhắc và đừng tỏ ra như sắp sửa bùng cháy đến nơi khi lâm vào tình huống ngặt nghèo. Nếu thấy bản thân nóng nảy và bắt đầu cao giọng, hãy bỏ đi và nói rằng bạn cần được xả hơi. Nếu muốn được mọi người nể sợ, bạn phải khiến họ nghĩ “Ồ, cậu ấy mà nói vậy là tới công chuyện rồi…”.
Nếu bạn muốn cho mọi người thấy và xem trọng lý lẽ của mình, thì bạn phải biết kiểm soát lời nói và cảm xúc.
Bước 9 - Tỏa ra vẻ tự tin.
Bạn thậm chí còn không thể dọa một cái chậu cây nếu không tự tin. Bạn nên hành động và tỏ ra yêu thương bản thân, biết mình đang đi đâu và làm gì. Hãy nói chuyện có lý lẽ, giao tiếp mắt, tư thế đẹp và đừng bồn chồn hay nhìn quanh quất quá nhiều, trông bạn sẽ thiếu chắc chắn về bản thân. Bạn không cần phải là kẻ ngạo mạn và hoàn hảo, nhưng nếu để lộ quá nhiều điểm yếu, sẽ không ai coi trọng bạn.
Biến giả thành thật. Nếu kiểm soát được giọng nói và ngôn ngữ cơ thể, bạn có thể cảm thấy tự tin thật sự.
Phương pháp 3 - Hành động
Bước 1 - Giữ vững lập trường.
Dù có chuyện gì, cũng đừng lùi bước. Cho dù có người nói điều gì đó hạ bệ ý kiến của bạn, cũng hãy bảo vệ nó và truyền đạt chính xác những gì bạn nghĩ. Đừng có "Ừ, tôi nghĩ bạn đúng. Tôi tệ thật" hoặc đại loại vậy. Hãy tiếp tục. Cho dù bạn có thua, nó cũng thể hiện bạn là người không bao giờ lùi bước và sẽ bảo vệ điều mình tin tưởng. Chỉ cần đảm bảo không gây ấn tượng rằng bạn là người quá bướng bỉnh khiến ai cũng tránh xa.
Bước 2 - Hãy kín đáo.
Bạn có thể làm được điều này nhờ kiểm soát biểu cảm gương mặt và lời nói. Hãy lịch sự nhưng đồng thời không tiết lộ quá nhiều về bản thân. Bạn có thể giữ cho cuộc hội thoại ngắn thôi và không tiến sâu vào những chuyện cá nhân. Điều này tạo một bầu không khí bí ẩn và mơ hồ cho đối phương khi bạn tiếp xúc với họ.
Đồng thời đừng tỏ ra sợ hãi hay bị lấn át - điều này sẽ phá hỏng hiệu ứng mong đợi.
Bước 3 - Đừng bộc lộ phản ứng quá tích cực.
Điều này bao gồm tránh những hành vi như cười đùa, giỡn hớt và mỉm cười - cho dù đó là thái độ thường thấy ở bạn. Nếu thấy khó quá, thì hãy tỏ ra vô cảm - trong trường hợp cụ thể bạn thấy cần phải tỏ ra đáng sợ - cũng sẽ phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, thể hiện cảm xúc tiêu cực như bộc phát cơn giận hay khó chịu thì được - miễn là chúng dọa được người cần dọa.
Bước 4 - Dùng tông giọng thích hợp khi nói.
Hãy đảm bảo giọng bạn tự tin, cứng rắn và chắc chắn. Đừng nói quá nhỏ đến mức không ai nghe được bạn. Hãy nói to hơn thường ngày để ai cũng nghe thấy. Nó cũng sẽ khiến mọi người im lặng nữa. Đừng nói những điều gây tranh cãi hay khiến bản thân gặp rắc rối, nhưng đảm bảo bạn nói lên được suy nghĩ một cách cứng rắn hơn thường ngày.
Bạn có thể thu âm lời mình nói ở nhà để xem lời nói thường ngày của mình thế nào.
Bước 5 - Thẳng thắn bày tỏ ý kiến.
Nếu có ai đó ra quyết định sai lầm hay trông chưa ổn, hãy thẳng thắn và thành thật với họ - không cần quá lịch thiệp làm gì vì bạn đang tỏ ra xéo xắt mà. Bạn có thể đạt được hiệu quả tốt hơn nếu có thái độ khi bình luận.
Đây là cách hay để thể hiện bạn không quan tâm người khác nghĩ gì, vốn là một nét tính cách đáng sợ.
Bước 6 - Bước vào phòng như đó là nơi của bạn.
Người có bá khí biết rõ mình muốn gì và bước vào phòng như họ sở hữu nó. Họ tỏa ra hào khí kiểu "Tránh đường!". Điều này chắc chắn dọa cho người ta sợ và khiến họ nghĩ: "Người này biết rõ mình làm gì". Nếu muốn đóng vai người xấu, bạn đừng bước đi như thể đây là đâu tôi là ai. Hãy hành động dứt khoát, khẳng định quyền thống trị ngay khi có thể.
Đừng nhìn quanh lo lắng tìm người nói chuyện. Nếu thể hiện bản thân biết mình ở đâu, bạn sẽ lập tức khiến người khác nể sợ.
Bước 7 - Đừng cười quá nhiều.
Cho dù người xấu tính, bặm trợn đến đâu cũng có khía cạnh mềm mỏng, nhưng bạn sẽ không khiến ai nể nếu cứ hai giây lại khúc kha khúc khích. Hài hước giúp giảm căng thẳng và kết nối con người, nhưng nếu ở gần những người bạn muốn lấn át, thì càng ít đùa giỡn càng tốt. Đừng để họ nghĩ bạn dễ tính, vui vẻ hoặc dễ chịu, nếu không bạn sẽ bị lợi dụng đấy.
Đương nhiên, bạn vẫn có thể đi chơi với những người mình yêu mến và cười với họ hết cỡ!
Bước 8 - Để thành quả tự cất tiếng.
Bạn không cần phải huênh hoang mới làm người ta sợ. Nếu cứ nói về việc bạn giỏi thể thao/học hành/lập công ty như thế nào, thì người ngoài sẽ ít nể bạn hơn so với khi họ tự nhìn thấy những điều ấy ở bạn. Nếu bạn thật sự giỏi, thì mọi người sẽ nhìn ra nhanh thôi; còn nếu bạn cứ luyên thuyên với họ, thì sẽ chẳng ai quan tâm.
Đừng phí thời gian khoe khoang và thể hiện với mọi người bạn tuyệt vời như thế nào nhằm dọa họ. Điều này sẽ khiến bạn trông như đang tuyệt vọng mong chờ được công nhận, trái ngược hoàn toàn với phong thái một kẻ bá đạo.
Bước 9 - Đừng bợ đỡ.
Đừng tâng bốc ai đó nếu bạn không muốn, cầu xin được công nhận hay hành động như một nô tì. Hành vi này sẽ khiến người khác cho rằng bạn cần sự công nhận từ bên ngoài chứ không biết bản thân thật sự muốn gì. Đúng vậy đó, nếu bạn cứ xun xoe bên thầy cô, người nổi tiếng hay cấp trên, thì người xung quanh sẽ không còn tôn trọng vì bạn có tôn trọng bản thân mình đâu.
Bước 10 - Chú ý diện mạo.
Nếu muốn ai cũng phải ngước nhìn nể sợ, thì bạn phải trông thật tươm tất. Bạn không cần phải trông thật lộng lẫy hoặc như đang trình diễn thời trang, chỉ cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, quần áo không nhăn nhúm, tắm gội thường xuyên, nói chung là mọi việc cho thấy bạn là người biết chăm chút bản thân. Điều này thể hiện bạn tôn trọng bản thân ở mức sơ đẳng và người khác nên làm theo.
Đừng để người khác thấy bạn soi gương, sửa quần áo hay trang điểm nơi công cộng. Điều này sẽ khiến bạn trông bất an về bản thân.
Bước 11 - Đừng để lộ điểm yếu.
Đây không phải lúc để người khác thấy bạn bất an, sợ hãi, hay thiếu chắc chắn thế nào. Nếu muốn người khác nể, bạn phải khiến họ nghĩ bạn hoàn toàn thoải mái, chắc chắn về bản thân mình, từ bạn không hề tỏa ra 8,000 khuyết điểm. Nếu để lộ quá nhiều điểm yếu, người ngoài có thể vịn lấy điều đó và xấu tính lại với bạn.
Nếu muốn tâm sự với bạn bè về những bất an và yếu điểm của mình cũng ổn thôi. Nhưng ở nơi công cộng và đối với những người bạn muốn lấn lướt, tốt nhất nên giấu mình.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ng%E1%BB%A7-khi-b%E1%BB%8B-ti%E1%BB%83u-g%E1%BA%A5p-do-nhi%E1%BB%85m-tr%C3%B9ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-ti%E1%BA%BFt-ni%E1%BB%87u | Cách để Ngủ khi bị tiểu gấp do nhiễm trùng đường tiết niệu | Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) thường gây ra nhiều triệu chứng căng thẳng và khó chịu. Thật không may, tiểu gấp là một trong những triệu chứng có thể khiến bạn thức giấc giữa đêm trong khi đang cần được nghỉ ngơi và hồi phục! Cách tốt nhất để đối phó với triệu chứng này là chữa trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn cũng có thể dùng thuốc và các liệu pháp tại nhà để kiểm soát các triệu chứng và hỗ trợ giấc ngủ. Nếu bạn vẫn bị thức giấc giữa đêm do tiểu gấp, hãy mặc tã để giữ cho ga trải giường khô ráo và hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể giúp ích.
Phương pháp 1 - Kiểm soát các triệu chứng tiểu gấp ban đêm do nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Bước 1 - Hạn chế uống chất lỏng vào buổi tối.
Việc uống quá nhiều nước ngay trước khi ngủ có thể làm tăng triệu chứng tiểu gấp trong đêm. Nếu có thể, bạn hãy cố gắng hạn chế các thức uống trong vòng vài tiếng sau khi ăn tối và trước khi ngủ - đặc biệt là các chất lỏng có thể kích thích bàng quang như thức uống chứa cồn hoặc caffeine.
Bước 2 - Tránh đồ ăn thức uống có thể kích thích bàng quang.
Khi đường tiết niệu bị viêm, bạn cần phải tránh các thức ăn đồ uống có thể khiến vấn đề trầm trọng hơn. Bạn có thể kiểm soát được triệu chứng tiểu gấp bằng cách hạn chế hoặc loại bỏ các đồ ăn thức uống sau đây, đặc biệt là ngay trước khi ngủ:
Thức uống chứa caffeine và nước ngọt có ga
Thức uống chứa cồn
Hoa quả và nước quả có hàm lượng axit cao (đặc biệt là hoa quả họ cam quýt như cam, chanh, bưởi)
Cà chua và các sản phẩm từ cà chua
Thức ăn cay
Sô cô la
Bước 3 - Tắm ngồi ngay trước khi ngủ để giảm khó chịu.
Tích nước ấm vào bồn tắm và pha thêm muối Epsom không hương thơm vào nước, nếu thích. Ngâm người trong bồn tắm khoảng 15-20 phút ngay trước khi ngủ. Liệu pháp này sẽ giúp bạn đỡ đau và bớt khó chịu.
Đừng sử dụng các sản phẩm như bom tắm, xà phòng tạo bọt hoặc muối tắm có hương thơm. Các sản phẩm này có thể khiến bệnh UTI nặng thêm.
Bước 4 - Sử dụng túi chườm nước nóng để giảm đau ban đêm.
Nếu cơn đau bàng quang liên tục đánh thức bạn giữa đêm, hãy thử đặt túi chườm nước nóng sát vào bụng dưới khi ngủ. Quấn túi chườm trong khăn để tránh bị bỏng da.
Mặc dù túi sưởi điện là lựa chọn tốt để giảm đau vào ban ngày, nhưng nó lại nguy hiểm khi dùng lúc ngủ. Nếu bạn không trông chừng, túi sưởi điện có thể gây bỏng da, thậm chí gây hoả hoạn do chập điện.
Hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Motrin) để hỗ trợ giảm đau vào ban đêm.
Bước 5 - Đi khám bệnh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các phương pháp điều trị y khoa có thể nhanh chóng giảm các triệu chứng UTI, bao gồm tiểu gấp ban đêm. Nếu bạn nghĩ mình bị UTI, hãy nhanh chóng gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu. Họ sẽ lấy mẫu nước tiểu của bạn để xác định hoặc loại trừ khả năng nhiễm trùng. Bạn sẽ được uống thuốc kháng sinh hoặc các thuốc khác do bác sĩ kê toa.
Tuỳ thuộc vào dạng nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể bạn cần uống thuốc kháng sinh trong 1 tuần hoặc lâu hơn. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn sau vài ngày uống thuốc kháng sinh.
Đừng ngừng uống kháng sinh trước khi hoàn thành liệu trình điều trị, ngay cả khi bạn đã cảm thấy khá hơn. Điều này có thể khiến nhiễm trùng tái phát hoặc trở nặng hơn.
Bước 6 - Hỏi bác sĩ về thuốc giảm co thắt bàng quang.
Báo cho bác sĩ biết là tình trạng nhiễm trùng gây tiểu gấp khiến bạn mất ngủ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để giúp bạn giảm cảm giác đau và buồn tiểu khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
Hỏi bác sĩ về các thuốc giảm đau như phenazopyridine hoặc Azo-Standard có tác dụng giảm co thắt bàng quang, tiểu gấp và đau. Thuốc có hiệu quả với phần lớn người bệnh nhưng có một số tác dụng phụ và làm nước tiểu có màu đỏ hoặc màu cam.
Lưu ý rằng mặc dù có thể giảm các triệu chứng, các thuốc này sẽ không chữa được tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn.
Phương pháp 2 - Đối phó với chứng tiểu không tự chủ ban đêm
Bước 1 - Thử đi tiểu hai lần để bàng quang cạn hết trước khi ngủ.
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến bàng quang không trút hết được nước tiểu, dẫn đến cảm giác bồn chồn, liên tục phải vào nhà vệ sinh và són tiểu giữa đêm. Ngay trước khi ngủ, bạn hãy ngồi trên bồn cầu và đi tiểu cho bàng quang càng cạn nước tiểu càng tốt. Ngồi lại trên bồn cầu thêm 30 giây đến vài phút nữa khi đã tiểu xong, sau đó thử lại lần nữa.
Khi ngồi trên bồn cầu, bạn nên nghiêng người về phía trước và tì hai bàn tay lên đùi hoặc đầu gối. Tư thế ngồi này có thể giúp bàng quang dễ cạn hết hơn.
Bước 2 - Đặt giờ đi tiểu ban đêm.
Đặt báo thức cách 2-4 tiếng một lần để dậy đi tiểu. Cách này sẽ giúp bàng quang không bị đầy tràn, nhờ đó bạn cũng ít có nguy cơ tiểu ra giường hoặc thức giấc giữa đêm và cuống cuồng vì buồn tiểu.
Thử để chuông báo thức reo vào các giờ khác nhau mỗi đêm. Như vậy, bạn sẽ không vô tình tập cho bàng quang đánh thức bạn vào các thời điểm nhất định để đi tiểu.
Bước 3 - Mặc tã ban đêm để tránh làm ướt giường.
Nếu chứng bệnh UTI khiến bạn bị són tiểu ban đêm thì thật là phiền toái khi phải thức dậy thay ga trải giường. Bạn nên thử mặc tã để đề phòng sự cố và đối phó dễ dàng hơn.
Quần lót thấm hút cũng là một lựa chọn tốt. Loại quần lót chuyên dụng này được thiết kế để ngăn ngừa són tiểu.
Tốt nhất bạn nên mặc quần lót cotton thoáng khí.
Bước 4 - Hỏi bác sĩ về thuốc kiểm soát chứng tiểu không tự chủ.
Bác sĩ có thể kê toa thuốc để giúp bạn kiểm soát triệu chứng tiểu không tự chủ trong thời gian điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Hãy hỏi bác sĩ xem loại thuốc nào hiệu quả nhất đối với bạn.
Các lựa chọn thông dụng bao gồm thuốc kháng cholinergic, thuốc thư giãn bàng quang như mirabegron, và thuốc chẹn alpha.
Hỏi bác sĩ về fesoterodine, một loại thuốc đã được chứng minh có tác dụng kiểm soát tình trạng tiểu không tự chủ ban đêm và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/D%E1%BA%A1y-ch%C3%B3-ng%E1%BB%93i | Cách để Dạy chó ngồi | Dạy chó ngồi theo lệnh là một trong những hành vi đơn giản nhất mà bạn có thể dạy và đây là mệnh lệnh cơ bản đầu tiên trong quá trình huấn luyện chó. Ngồi có thể là hành vi khá hữu ích trong một số trường hợp, nhưng quá trình huấn luyện cũng là điểm khởi đầu của việc hình thành mối quan hệ vai vế giữa chủ và chó. Khi chó học được cách ngồi theo lệnh, bạn sẽ có được sự chú ý từ chó, điều này giúp cho việc huấn luyện sau này trở nên dễ dàng hơn. Các phương pháp nhất định có hiệu quả đặc biệt tốt đối với chó con trong khi các phương pháp khác phù hợp với chó lớn, ít hiếu động hơn.
Phương pháp 1 - Xây dựng môi trường huấn luyện
Bước 1 - Huấn luyện từ từ.
Chó, nhất là chó con, có độ tập trung thấp và rất dễ bị xao nhãng. Hãy lưu ý điều này trong quá trình huấn luyện và nhớ rằng ban đầu, bạn cần phải huấn luyện thật chậm. Cho chó nghỉ giải lao thường xuyên để nó có thể tập trung hơn trong quá trình huấn luyện.
Bước 2 - Chọn môi trường phù hợp.
Môi trường huấn luyện nên là nơi chó cảm thấy thoải mái và không gây xao nhãng.
Một căn phòng trong nhà có thể là nơi lý tưởng, bạn có thể kiểm soát được mức độ hoạt động của chó tốt hơn và giữ chó được tập trung hơn.
Đảm bảo bạn thông báo cho mọi người trong nhà biết bạn sẽ huấn luyện chó, để họ tránh gây xao nhãng làm ảnh hưởng đến việc huấn luyện.
Bước 3 - Tránh huấn luyện bên ngoài nếu có thể.
Môi trường huấn luyện bên ngoài sẽ khó kiểm soát và dễ gây xao nhãng hơn. Huấn luyện bên ngoài cũng hạn chế khả năng kiểm soát phạm vi hoạt động và duy trì sự tập trung ở chó.
Nếu phải huấn luyện ngoài trời, bạn sẽ cần một khu vực an toàn để ngăn chó bỏ chạy hoặc dùng dây xích để kiểm soát. Điều này có thể hạn chế đáng kể hiệu quả của phương pháp huấn luyện và khiến cho việc huấn luyện khó khăn hơn.
Bước 4 - Đọc vị cảm xúc của chó.
Nếu chó của bạn bắt đầu quá trình huấn luyện —luôn tập trung vào bạn, làm theo mệnh lệnh, và tham gia huấn luyện—nhưng sau đó lại bắt đầu chán nản hay ngừng luyện tập, có thể chó đang bị quá tải. Bạn cần tìm môi trường ít gây xao nhãng hơn hoặc giảm thời gian huấn luyện (ví dụ như 5 phút thay vì 10 phút).
Phương pháp 2 - Dùng phần thưởng
Bước 1 - Sử dụng nhiều phần ăn nhỏ.
Vì bạn sẽ cần thưởng nhiều cho chó trong khi huấn luyện nên hãy chọn những phần ăn nhỏ. Bạn cũng có thể dùng thức ăn tốt lành mạnh của người phù hợp với chó, như miếng táo, cà rốt, đậu xanh, hoặc thịt gà. Nếu chú chó bạn huấn luyện bị thừa cân, bạn có thể tìm thức ăn ít calo hoặc đồ ăn kiêng của người, hoặc thậm chí dùng thức ăn giảm cân cho chó.
Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo thức ăn của người là an toàn. Nhiều loại thức ăn như nho, nho khô, sô cô la, hành, hoặc quả bơ có thể không tốt cho chó.
Bước 2 - Chiếm được sự chú ý từ chó.
Khi dạy mọi loại động tác cho chó, bước đầu tiên là có được sự chú ý. Cách tốt nhất là đứng quay mặt về phía chó, từ đó chó có thể tập trung hoàn toàn vào bạn và có thể xem cũng như nghe bạn rõ hơn.
Bước 3 - Cho chó thấy phần thưởng.
Giữ phần thưởng trong tay để chó biết bạn có nó, nhưng không để chó giật phần thưởng từ tay bạn. Nó sẽ rất tò mò tìm cách có được phần thưởng từ bạn. Nhờ vậy bạn sẽ có được sự chú ý từ chó.
Bước 4 - Di chuyển phần thưởng từ mũi chó ra phía sau đầu.
Giữ phần thưởng thật gần trước mũi chó, sau đó từ từ đưa cao hơn đầu. Mắt và mũi chó sẽ hướng theo phần thưởng, nhìn lên trên rồi từ từ ngồi xuống sàn.
Bạn cần giữ phần thưởng cách đầu chó đủ gần để nó không nhảy lên vồ lấy đồ ăn. Giữ vừa đủ thấp so với sàn để chó có thể ngồi.
Nếu chó không ngồi hẳn xuống sàn, bạn có thể để nó từ từ ngồi hẳn trong khi giữ yên phần thưởng ở vị trí cũ.
Nếu chó cố lùi lại để nhìn theo phần thưởng thay vì ngẩng đầu và ngồi xuống, hãy thử bắt đầu bằng cách nhử phần thưởng trong góc phòng. Điều này sẽ hạn chế khả năng lùi về sau, và giúp chó dễ ngồi.
Bước 5 - Nói "ngồi" khi chó ngồi và thưởng cho chó.
Khi đuôi chó ngồi hẳn xuống sàn, hãy nói “ngồi” với giọng kiên quyết, sau đó ngay lập tức thưởng cho nó vì đã ngồi.
Cố gắng hạn chế lời nói. Nếu chó không ngồi ngay lập tức, bạn không nên nói “không, ngồi” hoặc đưa ra mệnh lệnh khác. Nếu bạn giới hạn lời nói khi ra lệnh hoặc thưởng, từ lệnh sẽ rõ ràng hơn với chó.
Bước 6 - Khen ngợi hành vi của chó.
Củng cố phần thưởng bằng cách khen; xoa đầu chó và nói những từ như "chó ngoan". Điều này sẽ củng cố sự thật rằng chó đã làm bạn hài lòng. Thực hiện mỗi khi chó hoàn thành hành động ngồi trong suốt quá trình huấn luyện.
Bước 7 - Cho chó thoát khỏi tư thế ngồi.
Bạn có thể giải phóng chó khỏi mệnh lệnh ngồi bằng cách ra lệnh như “nghỉ” hoặc “tự do” trong khi lùi lại một bước và kêu gọi chó đi về phía bạn.
Bước 8 - Lặp lại phương pháp trong 10 phút.
Một lúc sau chó có thể bắt đầu chán, vì vậy hãy cho chó nghỉ giải lao và bắt đầu huấn luyện vào lúc khác. Đặt mục tiêu huấn luyện ít nhất 2-3 lần trong thời gian ngắn mỗi ngày. Sẽ mất khoảng 1- 2 tuần huấn luyện liên tục để chó nắm vững.
Bước 9 - Cai phần thưởng.
Khi mới bắt đầu huấn luyện bằng phần thưởng, hãy thưởng cho chó mỗi khi nó ngồi. Đảm bảo bạn cũng khen chó một cách nhiệt tình. Sau một hoặc hai tuần, khi chó tin rằng ngồi sẽ được thưởng, hãy thưởng cho chó ít dần nhưng vẫn tiếp tục khen. Bạn sẽ (từ từ) dạy chó ngồi theo hiệu lệnh tay và lệnh “ngồi” mà không có thưởng, sau đó đó chỉ còn lại lệnh “ngồi”.
Phương pháp 3 - Đưa ra chỉ dẫn bằng tay
Bước 1 - Áp dụng phương pháp này với những chú chó khó bảo.
Phương pháp này giúp bạn kiểm soát tốt hơn chú chó mà bạn đang huấn luyện, và nó phù hợp với chó hiếu động hơn.
Mấu chốt của việc huấn luyện với chó khó bảo là liên tục kiểm soát với dây xích và dây đai, đồng thời củng cố hành vi tích cực. Các hành vi tiêu cực trong quá trình huấn luyện nên được phớt lờ đi; nếu bạn phản ứng với chúng, nghĩa là bạn đang củng cố chúng.
Bước 2 - Đeo dây xích cho chó.
Bạn cần có sự chú ý của chó và giữ chó ngồi yên trong quá trình huấn luyện. Sử dụng dây xích sẽ giúp bạn đạt được điều này và giữ chó ở gần bạn. Nếu bạn thật sự không muốn dùng dây xích, bạn vẫn có thể áp dụng phương pháp này để huấn luyện chó, miễn là nó vẫn sẽ bên cạnh bạn.
Giữ chắc dây xích để chó ở gần bạn, nhưng không giữ dây quá chặt khiến chó không thoải mái.
Có thể bạn cần thử nhiều loại dây đai hoặc vòng cổ khác nhau để biết cái nào thích hợp cho việc huấn luyện. Dây rọ mõm hoặc dây đai đeo quanh ngực chó thay vì lưng giúp bạn kiểm soát chuyển động và hành vi của chó tốt hơn.
Bước 3 - Đứng bên cạnh và khuyến khích chó ngồi.
Bạn sẽ giúp chó hạ người từ tư thế đứng sang tư thế ngồi bằng cách ấn nhẹ vào mông chó. Lúc đầu nó sẽ bối rối, nhưng sau đó nó sẽ hiểu ý và ngồi.
Không nên ép chó ngồi. Ấn quá mạnh có thể làm chó sợ hoặc đau.
Không bao giờ được đánh hoặc phát vào mông chó. Bạn sẽ không dạy được chó ngồi theo cách này; bạn sẽ chỉ dạy nó sợ bạn.
Nếu chó phản ứng lại và không chịu ngồi, thử dắt chó đi đạo bằng dây xích một lúc để “thu xếp” lại quá trình ngồi, sau đó dừng lại để dụ chó ngồi lần nữa.
Bước 4 - Nói "ngồi" khi mông chó chạm hẳn xuống sàn.
Giữ nguyên tư thế tay trong 30 giây để chó liên kết tư thế ngồi với hiệu lệnh của bạn.
Bước 5 - Lặp lại tư thế ngồi nhẹ nhàng.
Bạn nên lặp lại quá trình này nhiều lần, thưởng và khen mỗi khi chó ngồi thành công. Tiếp tục hướng dẫn chó tư thế ngồi bằng cách ấn tay nhiều lần cho đến khi nó học được cách ngồi theo mệnh lệnh.
Bước 6 - Thay đổi môi trường.
Nếu chó kiên quyết không chịu ngồi, bạn nên thử chuyển sang bề mặt khác khiến chó dễ chịu hơn khi ngồi. Bạn cũng có thể cho chó nghỉ giải lao và thử lại sau khi cho chó “thời gian yên tĩnh”.
Bước 7 - Hãy kiên trì.
Với chó đặc biệt hiếu động, có thể phải mất nhiều tuần luyện tập đến khi nó quen với mệnh lệnh ngồi. Đề giúp chó bình tĩnh và đẩy nhanh quá trình, hãy nhớ luôn giữ bản thân bình tĩnh và nói giọng điềm đạm. Bạn cũng có thể thử lập thời gian biểu cho quá trình huấn luyện trong khoảng thời gian ít phân tâm nhất và sau khi chó đã tập nhiều bài tập và hy vọng nó ít hiếu động.
Bước 8 - Tập mệnh lệnh ngồi không hỗ trợ.
Khi chó quen ngồi với sự hỗ trợ từ bạn, thì đã đến lúc nó tập ngồi mà không có sự giúp đỡ. Giữ chó với dây xích, tập mệnh lệnh "ngồi" khi chó đang đứng mà không dùng tay ấn vào mông chó. Lúc đầu tiếp tục thưởng mỗi lần chó ngồi theo mệnh lệnh sau đó từ từ dạy chó ngồi mà không cần thưởng.
Phương pháp 4 - Khen ngợi hành vi tự nhiên của chó
Bước 1 - Áp dụng cách này với chó lớn điềm tĩnh hơn.
Cách này có thể ít có hiệu quả với chó con, nhưng có hiệu quả cao với chó lớn hơn với thái độ bình tĩnh.
Bước 2 - Huấn luyện chó ở môi trường thoải mái.
Tốt nhất là bắt đầu huấn luyện chó ở nhà, nơi có ít sự phân tâm. Luyện tập trong nhà ở khu vực nhỏ, nhưng cho phép chó đi lại thoải mái.
Nhớ rằng đây là lúc để huấn luyện chứ không chỉ là quan sát. Bạn nên duy trì sự bình tĩnh và cố không thay đổi hành vi tự nhiên của chó.
Bước 3 - Quan sát chó đến khi nó ngồi.
Không làm bất kỳ việc gì để dụ chó ngồi, nhưng cho phép chó đi lại thoải mái cho đến khi nó tự ngồi.
Bước 4 - Nói “ngồi!”
và thưởng ngay lập tức. Đảm bảo bạn nói “ngồi” và thưởng ngay khi chó ngồi hẳn xuống sàn. Nói rõ và với giọng thân thiện. Thưởng chó bằng cách xoa đầu chó và nói "chó ngoan!" hoặc cho chó phần thưởng nhỏ.
Tránh mắng chó với giọng nghiêm khắc. Chó không phản ứng hiệu quả với những cách huấn luyện tiêu cực.
Bước 5 - Lặp lại bài tập thường xuyên nhất có thể.
Để chó học cách liên kết hành động ngồi với từ "ngồi," bạn sẽ phải luyện tập thường xuyên. Thử ở bên chó từ nửa tiếng đến một tiếng, dùng phương pháp trên để huấn luyện chó mỗi khi nó ngồi.
Bước 6 - Bảo chó "ngồi" khi nó đang đứng.
Khi bạn đã thành công trong việc huấn luyện chó hiểu được từ “ngồi”, tập cho chó quen cách ngồi khi bạn ra lệnh. Khi chó làm theo hướng dẫn của bạn, thưởng cho nó ngay lập tức. Tiếp tục luyện tập cho đến khi nó có thể ngồi theo lệnh mà không cần thưởng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Bi%E1%BB%83u-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-m%E1%BA%B7t-%C4%91%C3%A1-c%C3%B3-%C3%BD-ngh%C4%A9a-g%C3%AC | Emoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì? | Bạn đang tò mò về biểu tượng🗿 (tượng moai)? Còn được gọi là biểu tượng mặt đá, 🗿 ngày càng được nhiều người dùng TikTok và fan hâm mộ K-pop ưa chuộng. Nếu quan tâm đến những câu hỏi vì sao và như thế nào về biểu tượng bí ẩn này thì bạn đã tìm đến đúng nơi rồi đó! Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn toàn diện về ý nghĩa và cách dùng biểu tượng mặt đá.
Phương pháp 1 - Ý nghĩa của biểu tượng🗿 (Moai)
Bước 1 - Biểu tượng🗿 ngụ ý về sự bí ẩn.
Những bức tượng đá moai ở đảo Phục Sinh chứa đựng một truyền thuyết bí ẩn, và biểu tượng 🗿 cũng tương tự. Một số người dùng🗿 khi họ muốn tỏ ra bí hiểm hoặc bóng gió về một thuyết âm mưu.
“Ý thức chung vẫn còn là một bí ẩn🗿”
“Bạn đã nghe nói đến giả thuyết cho rằng các kỳ quan thế giới là do người ngoài hành tinh xây nên chưa?🗿🗻👽”
Bước 2 - Biểu tượng🗿 đại diện cho sức mạnh tinh thần.
Các bức tượng đá khổng lồ trên đảo Phục Sinh là bất di bất dịch, do đó🗿 là biểu tượng hoàn hảo để thể hiện sự quyết tâm. Bạn có thể thấy người ta dùng biểu tượng này để chỉ sức bật, sự kiên định, tinh thần và sức mạnh.
“Mình nhất định giữ vững lập trường, bất kể chuyện gì xảy ra!🗿”
“Cảm giác thật yên bình và phấn chấn🗿🧘”
Bước 3 - Biểu tượng 🗿 đại diện cho các bức tượng trên đảo Phục Sinh.
Do đó, người ta thường dùng biểu tượng mặt đá khi nói đến du lịch hoặc tham quan các di tích lịch sử. Bạn có thể thấy🗿 khi viện bảo tàng nào đó nói về lịch sử cổ đại, hoặc một người bạn của bạn đang đi du lịch.
“Cậu đã thấy🗿 khi đến đảo Phục Sinh chưa? Tớ ghen tỵ với cậu đấy!”
“Lịch sử trong viện bảo tàng thật phi thực tế🗿🤯”
Bước 4 - Biểu tượng🗿 được sử dụng rộng rãi khi nhắc đến K-pop.
Các fan của BTS và các nhóm nhạc pop Hàn Quốc thường dùng biểu tượng mặt đá trong cái bài đăng về các ca sĩ yêu thích của họ. Chưa rõ ý nghĩa chính xác của biểu tượng này là gì; tuy nhiên, vẻ huyền bí của 🗿 có thể dùng để diễn tả sự bí ẩn của các nhóm nhạc này.
“Mình ❤️ BTS! 🗿😭🌷”
“Joon đúng là một meme 🗿🗿”
Bước 5 - Một 🗿 có thể biểu thị một khuôn mặt.
Điểm nổi bật nhất của các bức tượng đá moai là những gương mặt khổng lồ. Do đó, một số người có thể dùng🗿 khi họ nói đến “gương mặt” của thứ gì đó.
“Cậu đã thấy🗿 cô ấy chưa?? Đẹp LỘNG LẪY!”
“Họ cần một gương mặt mới để đại diện cho thương hiệu, thế nên rất hợp lý khi họ chọn anh ta.🗿🎵🤷”
Phương pháp 2 - Sử dụng biểu tượng🗿 (moai) như thế nào
Bước 1 - Khi bạn muốn tỏ ra bí ẩn:
Thêm một 🗿 vào tin nhắn gợi sự hiếu kỳ. Kèm thêm một 🤫 hoặc 🤨 với biểu tượng này để nói rằng “Tôi có một bí mật” hoặc “Có điều gì đó ẩn sau bên trong chuyện này.”
“Lúc nãy ở dưới sảnh mình nghe nói Kim làm cho Sơn bị đuổi việc đấy.🗿🤫”
“Hiệu ứng Mandela này làm đầu óc mình rối tung, cậu ạ. Thế giới này còn đang giấu giếm điều gì nữa??🗿🤨”
Bước 2 - Khi bạn cảm nhận được sức mạnh nội tại:
Dùng một🗿 khi bạn thấy tinh thần dâng lên mạnh mẽ nhất. Các tượng đá moai trên đảo Phục Sinh tượng trưng cho linh hồn của tổ tiên và những thủ lĩnh quyền lực thời đó. Các tượng này chuyển tải sức mạnh tinh thần và uy quyền một thời của những người đứng đầu, do đó bạn có thể thêm một🗿 vào tin nhắn để chỉ sức mạnh và sự chỉ dẫn tinh thần.
“Không gì ngăn cản được mình🗿💪”
“Hơi thở của tôi sẽ đưa tôi vượt qua chặng đường này… và tôi biết mình sẽ🗿😊”
Bước 3 - Khi bạn có một chuyến đi tìm hiểu lịch sử:
Thả một🗿 vào tin nhắn nói về một kỳ nghỉ hoặc một chuyến đi khảo sát thực địa. Bạn có thể dùng biểu tượng mặt đá để nói rằng bạn đã học về lịch sử cổ đại, thậm chí về chính các tượng đá moai.
“Hôm nay tụi mình đến Smithsonian. Mình học được nhiều thứ hơn là những gì mà phim Đêm trong viện bảo tàng đã dạy mình 😂🦖🗿”
“Hè này mình sẽ đến đảo Phục Sinh! Bạn có tin không, mình sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng🗿! 😆”
Bước 4 - Khi bạn là một fan của nhóm nhạc BTS:
Nếu bài hát “Dynamite” làm bạn ngây ngất, hãy thêm một 🗿 vào dòng tweet liên quan đến BTS. Gương mặt đá bí ẩn này sẽ làm bối rối bất cứ ai không phải là một phần của BTS Army, thế nên đừng ngần ngại thả biểu tượng này và những chỗ ít ngờ đến nhất! Đặt biểu tượng mặt đá cạnh tên người dùng trên Twitter hoặc đặt kèm với hashtag BTS.
“BTS 💜 Army 🗿”
“#BTS #ARMY #jimin #namjoon 🗿💜🐥🐨”
Bước 5 - Khi bạn nói đến “gương mặt” của thứ gì đó:
Biểu tượng 🗿 chắc chắn là một gương mặt ẩn danh. Bạn có thể dùng biểu tượng này để thay thế cho từ “mặt” hoặc khi bàn luận về thứ gì đó hoặc gương mặt của một người.
“Cậu đã nhìn thấy🗿 của tớ chưa? Tớ cũng sốc như cậu vậy đó!”
“Chúng tôi đang tìm kiếm một gương mặt đại diện mới cho thương hiệu… Cô có quan tâm không?🗿”
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ng%C4%83n-ng%E1%BB%ABa-Mu%E1%BB%97i-%C4%90%E1%BB%91t | Cách để Ngăn ngừa Muỗi Đốt | Muỗi là loại côn trùng nguy hiểm nhất trên thế giới về mọi mặt. Ước lượng có hàng trăm triệu ca nhiễm bệnh sốt rét mỗi năm do muỗi gây nên. Ngoài ra, muỗi cũng là nguyên nhân truyền nhiễm nhiều căn bệnh khác, bao gồm nhiễm siêu vi trùng West Nile, sốt vàng da, và sốt xuất huyết. Có khá nhiều lý do khiến bạn cần phải thực hiện mọi biện pháp có thể để ngăn ngừa muỗi đốt, không phải là vì vết đốt của chúng khá tệ hại và ngứa ngáy. Để có thể ngăn ngừa muỗi đốt hiệu quả nhất, bạn cần phải nhận biết môi trường sống của chúng, và cách để ngăn chúng đốt bạn, cũng như cách để tiêu diệt chúng.
Phương pháp 1 - Ngăn ngừa Muỗi Đốt
Bước 1 - Bôi thuốc chống muỗi.
Có khá nhiều sản phẩm được bào chế riêng cho việc xua đuổi côn trùng mà bạn có thể tìm mua tại siêu thị hoặc nhà thuốc tây. Bôi thuốc xua côn trùng trên vùng da không được che chắn trước khi ra ngoài, đặc biệt là vào ban ngày. Nếu bạn sử dụng kem chống nắng, hãy bôi kem trước khi thoa thuốc xua côn trùng lên da. Sau đây là một vài sản phẩm phổ biến được làm từ hoá chất giúp chống côn trùng hiệu quả:
Thuốc xua côn trùng có chứa từ 30% đến 50% DEET (tên viết tắt của hợp chất N,N-diethyl-m-toluamide) được khuyên dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tháng tuổi và có thể đem lại tác dụng bảo vệ trong nhiều giờ. Sản phẩm chống muỗi có độ DEET thấp hơn sẽ chỉ có thể bảo vệ bạn trong thời gian ngắn và bạn sẽ cần phải thường xuyên bôi thuốc vào da.
DEET có thể gây kích ứng da khi sử dụng trực tiếp với liều lượng cao trong một khoảng thời gian dài. Thậm chí nó có thể gây nên các phản ứng nghiêm trọng cho da trên một số người.
Mặc dù có khá nhiều tin đồn trái chiều, chưa có bất kỳ một xác minh khoa học nào khẳng định rằng DEET có thể gây ung thư.
Tại Mỹ, bạn có thể tìm mua thuốc xua côn trùng có chứa khoảng 15% picaridin ở mọi nơi, loại thuốc này sẽ bắt buộc bạn phải thường xuyên bôi lại sản phẩm lên da. Bạn có thể tìm mua các sản phẩm chống côn trùng có chứa hàm lượng picaridin cao hơn tại các nước khác. Tại Việt Nam, hầu hết các sản phẩm xua muỗi đều chứa từ 30% đến 50% DEET, picaridin không thường được sử dụng.
Bước 2 - Xem xét sử dụng sản phẩm chống muỗi có nguồn gốc thiên nhiên.
Hãy thử sử dụng những loại sản phẩm chống muỗi không chứa hoá chất và có nguồn gốc từ thiên nhiên chẳng hạn như Sả (tinh đầu tự nhiên). Tinh dầu cây trà và vitamin B cũng được cho rằng giúp bảo vệ một số người khỏi muỗi đốt. Tương tự như bất kỳ sản phẩm nào, hiệu quả của chúng sẽ tùy thuộc vào tình huống, tính chất hoá học của da, và loại muỗi cụ thể mà bạn đang phải đối phó. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ rằng đôi khi những giải pháp được xem như là "biện pháp thay thế" có thể không đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm như các loại sản phẩm chống côn trùng chủ yếu – hãy tiến hành nghiên cứu thêm về chúng và đọc kỹ giấy chứng nhận của các loại sản phẩm này trước khi quyết định mua chúng.
Bước 3 - Mặc áo dài tay rộng rãi và quần dài khi phải hoạt động ngoài trời.
Một trong những phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa muỗi đốt đó là che chắn cơ thể. Bạn nên sử dụng trang phục càng dài càng tốt để che đậy cơ thể càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, hãy mặc trang phục càng rộng rãi càng tốt. Loại trang phục này sẽ đem lại hai lợi ích cho bạn: một là chúng đem lại sự thoải mái cho bạn trong điều kiện thời tiết nóng ẩm mà muỗi thường sinh sôi. Hai là, đôi khi muỗi có thể đốt xuyên qua lớp quần áo ôm sát làn da của bạn, đặc biệt nếu chất liệu của trang phục mà bạn sử dụng thuộc loại mỏng.
Nếu bạn dư giả, cửa hàng chuyên về các mặt hàng cắm trại hoặc cửa hàng thể thao thường có bán những loại trang phục được thiết kế đặc biệt và được làm từ chất liệu chắc chắn nhưng khá nhẹ. Các loại trang phục này sẽ giúp bảo vệ tối đa cho bạn khỏi bị muỗi đốt cũng như đem lại sự thoải mái cho bạn.
Bạn cũng có thể xịt thuốc xua côn trùng có chứa permethrin hoặc các chất khác đã được đăng ký với cơ quan chức năng vào quần áo của bạn để tăng cường mức độ bảo vệ (Cần nhớ: không sử dụng permethrin trực tiếp trên da).
Bước 4 - Không nên tìm mua "đèn diệt côn trùng".
Các loại đèn này đã được chứng minh rằng có khả năng tiêu diệt hiệu quả nhiều loại côn trùng nhưng chúng thường là côn trùng vô hại. Ngoài ra, âm thanh mà chúng phát ra cũng khá khó chịu. Bạn chỉ có thể tiêu diệt muỗi một cách hiệu quả thông qua những loại máy chuyên dụng sử dụng nhiệt và khí carbon dioxide để thu hút muỗi và sau đó bẫy chúng và tiêu diệt chúng thông qua lưới, buồng chứa của máy hoặc hoá chất.
Bước 5 - Sử dụng mùng chống muỗi khi ngủ.
Mùng chống muỗi thường có những lỗ đủ to để không khí có thể lưu thông nhưng không quá to để muỗi và các loại côn trùng khác có thể bay vào đốt bạn. Treo mùng trên giường ngủ của bạn, cố định phần đỉnh của mùng trên một hoặc nhiều bề mặt khác. Chống đỡ cho chiếc mùng để nó có thể bao phủ lấy bạn nhưng không trùng xuống cơ thể của bạn. Hãy nhớ đừng chạm vào các góc mùng khi ngủ - muỗi có thể sẽ đốt bạn xuyên qua lớp mùng nếu nó bám sát trên da của bạn. Thường xuyên kiểm tra vết rách trên mùng – bạn có thể dùng băng keo để vá chúng.
Bảo vệ trẻ em dưới 2 tháng tuổi bằng cách sử dụng nôi di động có kèm lưới chống mũi có mép chun để không tạo ra khoảng hở.
Phương pháp 2 - Tránh xa Môi trường sống của Muỗi
Bước 1 - Tránh đến những nơi có nhiều muỗi trên thế giới.
Không may mắn thay, muỗi sống ở mọi nơi trừ Châu Nam cực. Tuy nhiên, chúng thường tập trung tại những khu vực có khí hậu nóng, ẩm, và những nơi này có xu hướng nằm gần xích đạo. Nếu bạn thật sự muốn ngăn ngừa muỗi đốt, hãy tránh xa hoàn toàn những khu vực có khí hậu nhiệt đới.
Muỗi thường tập trung nhiều trong rừng và đầm lầy ở miền Trung và miền Nam nước Mỹ, miền Nam và Đông Nam Á, Châu Phi hạ Sahara, và Châu Đại dương.
Nếu bạn muốn biết chắc chắn về sự an toàn của mình tại một nơi nào đó trên thế giới, bạn có thể tham khảo trang web Thông tin Du lịch của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Sốt rét. Trang web này sẽ cung cấp cho bạn báo cáo tỷ lệ nhiệm bệnh sót rét của từng quốc gia, cũng như ghi chú về các loại thuốc kháng bệnh sốt rét.
Bước 2 - Tránh xa khu vực có nguồn nước tù đọng.
Muỗi thường bị thu hút bởi nước, đặc biệt là nước tù đọng, vì vậy, sông hồ, lạch đọng nước, vũng lầy, bãi lầy, đầm lầy là thiên đường của muỗi, đặc biệt trong những tháng nóng. Hầu hết mọi loại muỗi thường đẻ trứng tại khu vực nước tù đọng và thậm chí nhiều loại muỗi đã bắt đầu thích nghi với việc đẻ trứng trong nước mặn. Tránh xa những khu vực nước tù đọng, cho dù là những vũng nước nhỏ hoặc đầm lầy to, để giảm thiểu nguy cơ bị muỗi đốt.
Nhiều loại muỗi thường sống gần nơi chúng sinh ra và đẻ trứng. Nếu bạn có thể thông nguồn nước, bạn sẽ có thể loại bỏ muỗi một cách tuyệt đối.
Bước 3 - Không để nước đọng tại các khu vực gần nhà hoặc nơi cắm trại.
Rất dễ để bạn có thể vô tình hình thành môi trường lý tưởng cho muỗi sống và sinh sản. Ví dụ, bể bơi phao cho trẻ em đặt ngoài trời trong nhiều ngày vào mùa hè có thể trở thành nơi hoàn hảo cho muỗi sinh sôi. Hãy loại bỏ bất kỳ một vũng nước đọng nào quanh nhà của bạn hoặc quanh khu vực cắm trại. Nếu nhà bạn có hồ hơi, hãy đậy nắp bể bơi lại khi không sử dụng và xử lý nước bằng các chất hoá học chẳng hạn như clo theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đây là một vài khu vực có thể đọng nước:
Lốp xe cũ hoặc thùng chứa công nghiệp
Mương, rãnh tại khu vực xây dựng
Bể bơi
Vùng đất trũng
Rãnh thoát nước bị nghẽn
Bước 4 - Tránh xa những mùa thường xuất hiện "dịch muỗi".
Ở các nước khí hậu nhiệt đới, sự khác biệt giữa các mùa thường không nhiều, vì vậy, muỗi có thể dễ dàng sinh sôi trong điều kiện thời tiết ấm quanh năm. Tuy nhiên, ở các nước khí hậu ôn đới, muỗi chỉ hoạt động vào tháng nóng. Trong tháng lạnh, muỗi thường sẽ ngủ đông và con cái của chúng sẽ không thể phát triển khỏi giai đoạn ấu trùng. Ví dụ, vào những tháng mùa đông với nhiệt độ rét ở Hà Nội, muỗi thường biến mất hầu như hoàn toàn, nhưng vào những tháng mùa hè nóng ẩm, muỗi thường bắt đầu sinh sôi. "Mùa dịch muỗi" thay đổi tùy theo khu vực – nói chung là vào những tháng nóng nhất và/hoặc ẩm nhất trong năm.
Một yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến sự sinh sôi của muỗi đó là lũ lụt. Một vài nơi trên thế giới, chẳng hạn như khu vực sông Nile ở Ai Cập, lũ lụt diễn ra theo chu kỳ cụ thể. Nước tù đọng sau trận lũ có thể hình thành sự bùng phát của dịch muỗi.
Bước 5 - Không nên làm tăng thân nhiệt của cơ thể quá nhiều.
Lời khuyên này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang sống tại khu vực khí hậu nóng ẩm. Muỗi thường bị thu hút bởi nhiệt độ cơ thể ở mức cao, vì vậy, giữ mát cho cơ thể sẽ là một cách hay để tránh bị muỗi đốt. Vải tối màu hấp thụ nhiều lượng nhiệt của mặt trời hơn vải sáng màu, vì vậy, hãy tránh sử dụng chúng. Ngoài ra, bất kỳ khi nào có thể, bạn cũng không nên tập thể dục quá mức. Tập thể dục không chỉ khiến cơ thể toả nhiệt mà còn khiến bạn phải thở một cách nặng nề hơn. Muỗi có thể nhận biết được khí carbon dioxide, một trong những khí mà bạn thở ra, từ khoảng cách khá xa.
Phương pháp 3 - Tiêu diệt từng Cá thể Muỗi
Bước 1 - Bắt lấy muỗi khi nó đang bay trong không khí.
Trừ khi bạn đã luyện tập động tác này khá nhiều lần, bạn sẽ khó có thể thành công và không khí tạo ra từ sự chuyển động của đôi tay của bạn sẽ khiến muỗi cảnh giác, và thậm chí động tác này có thể giúp thổi con muỗi bay xa khỏi bàn tay của bạn.
Bước 2 - Sử dụng vỉ đập muỗi.
Vỉ đập muỗi, thường được làm từ kim loại hoặc nhựa dày hơn các loại vỉ đập ruồi thông thường, và có khung được làm từ các sợi dây có khả năng đàn hồi. Vỉ đập muỗi sẽ giúp bạn có thể đập trúng muỗi thường xuyên hơn bằng cách gia tăng động lượng của cú đập. Bạn cũng có thể thực hiện theo chuyển động tương tự với bàn tay của bạn.
Bước 3 - Vỗ hai tay vào nhau.
Sử dụng cả hai bàn tay sẽ đem lại hiệu quả hơn một bàn tay vì không khí bị ép chặt giữa hai tay sẽ khiến muỗi bị ép chặt vào lòng bàn tay còn lại.
Bước 4 - Không nên cố gắng bắt lấy con muỗi khi nó đang đốt bạn.
Truyền thuyết nói rằng khi bạn co cơ hoặc căng da của bạn khi một con muỗi đang đốt bạn, chiếc vòi của nó sẽ bị kẹt trong da của bạn và sẽ tiếp tục hút máu bạn cho đến khi nó nổ tung. Tuy nhiên, không có bất kỳ một chứng minh khoa học nào xác nhận điều này. Ngay cả khi phương pháp này đem lại hiệu quả cho bạn, muỗi cũng sẽ để lại một vết đốt to trên da của bạn và bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét, nhiễm virus West Nile, v.v. Nếu bạn đang cố gắng để ngăn ngừa muỗi đốt, tại sao bạn lại muốn tiêu diệt muỗi bằng cách
Bước 5 - Sử dụng một chiếc cốc để bẫy muỗi.
Nếu các bước trên không đem lại hiệu quả hoặc hành động tiêu diệt muỗi khiến bạn cảm thấy có lỗi, bạn có thể tìm cách bắt sống muỗi, sau đó thả nó ngoài sân hoặc ngoài khu vực cắm trại của bạn. Hãy chầm chậm đặt một chiếc cốc (tốt hơn hết là được làm từ vật liệu cứng) trên con muỗi và sau đó luồn một mảnh giấy vào bên dưới chiếc cốc. Phương pháp này sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được con muỗi và giúp bạn đối phó với nó bằng phương pháp nhân đạo hơn, thay vì chỉ đơn giản là tiêu diệt nó. Cẩn thận giữ lấy mảnh giấy bên dưới đáy cốc khi bạn di chuyển muỗi đến một môi trường thích hợp hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |