url
stringlengths 31
332
| title
stringlengths 10
132
| text
stringlengths 675
66.4k
| metadata
dict |
---|---|---|---|
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%8B-ch%E1%BA%A5y-(ch%C3%AD)-c%E1%BA%A5p-t%E1%BB%91c | Cách để Trị chấy (chí) cấp tốc | Chấy thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với tóc của người bị nhiễm, và trong các trường hợp ít phổ biến hơn, qua việc dùng chung các vật dụng cá nhân như lược, bàn chải tóc, mũ và khăn trùm đầu của người có chấy. Chấy không phải là dấu hiệu của tình trạng thiếu vệ sinh, và sự lây nhiễm không phụ thuộc vào độ dài của tóc hoặc tần suất gội đầu. Loại bỏ chấy không phải là quá trình có thể hoàn thành một cách nhanh chóng. Chải chấy và gội đầu là điều cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có những liệu pháp cấp tốc có thể giúp đẩy nhanh quá trình điều trị. Bạn cần đảm bảo lặp lại các liệu pháp trong một tuần.
Phương pháp 1 - Liệu pháp điều trị tại chỗ tự nhiên
Bước 1 - Hiểu các sản phẩm tự nhiên diệt chấy theo những cách khác nhau như thế nào.
Một số loại dầu thực vật có khả năng diệt chấy và trứng chấy bao gồm dầu tràm trà, dầu hồi, dầu ngọc lan tây. Các sản phẩm khác có tác dụng làm ngạt chấy được sử dụng kèm với mũ tắm có thể kể đến là mayonnaise, dầu ô liu, sáp dầu (kem Vaseline) và bơ. Trái với các loại thuốc không kê toa, các liệu pháp thay thế có thể được ưa chuộng nhờ giá rẻ và không độc hại.
Bước 2 - Pha chế hỗn hợp dầu tràm trà và dầu khuynh diệp.
Trộn 1 thìa cà phê dầu tràm trà, 1 thìa cà phê dầu khuynh diệp và 1 thìa canh thuốc dưỡng tóc hair tonic. Thoa hỗn hợp lên da đầu của trẻ bị nhiễm chấy và để qua đêm, sáng ra gội sạch hỗn hợp. Tiếp đó, bạn cần dùng dầu xả màu trắng để trị chấy. Ra nơi có ánh sáng, dùng lược bí chải chấy để loại bỏ xác chấy và trứng chấy trên tóc trẻ.
Nếu các liệu pháp này công hiệu, chấy sẽ chết trong vòng 24 tiếng.
Bước 3 - Pha chế thuốc trị chấy ban đêm bằng một loại tinh dầu và dầu ô liu.
Trộn 4 thìa canh dầu ô liu với 15-20 giọt tinh dầu. Dùng bông gòn để thoa hỗn hợp lên đầu và xoa kỹ (nhưng nhẹ nhàng) vào da đầu. Để hỗn hợp trên đầu ít nhất 12 tiếng. Chải tóc kỹ và gội sạch vào sáng hôm sau. Bạn có thể dùng các loại tinh dầu như:
Dầu tràm trà
Dầu oải hương
Dầu bạc hà cay
Dầu khuynh diệp
Dầu cỏ xạ hương đỏ
Dầu nhục đậu khấu
Dầu đinh hương
Phương pháp 2 - Liệu pháp trùm đầu qua đêm
Bước 1 - Tìm sản phẩm làm ngạt chấy.
Bạn có thể dùng dầu ô liu, dầu khoáng, kem Vaseline, bơ hoặc mayonnaise để làm chấy chết ngạt. Dùng một lượng sản phẩm đủ để thoa khắp da đầu, chẳng hạn như 4 thìa canh kem Vaseline là đủ.
Bước 2 - Chuẩn bị nơi làm việc.
Sau khi chuẩn bị sản phẩm trị chấy, bạn hãy chọn một phòng để thực hiện công việc. Chọn nơi không lót thảm để có thể dọn dẹp sạch sẽ sau khi xong việc. Bếp, phòng tắm hoặc bất cứ nơi nào ngoài trời đều thích hợp. Tập trung găng tay, khăn sạch, một xô nước nóng và mũ tắm. Để người bị nhiễm chấy ngồi trên ghế đẩu vừa tầm tay để bạn có thể thao tác dễ dàng trên đầu người đó.
Bước 3 - Đảm bảo an toàn.
Đeo găng tay dùng một lần. Dùng khăn che mắt của người cần được trị chấy khi thoa sản phẩm. Hẳn là bạn không muốn dầu rớt vào mắt họ.
Không nên dùng liệu pháp trùm đầu qua đêm cho trẻ nhỏ. Mũ trùm đầu có thể khiến trẻ bị ngạt. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ trùm đầu vào ban ngày.
Bước 4 - Phết một lượng lớn sản phẩm lên tóc.
Đảm bảo sản phẩm bao phủ khắp đầu, càng sát da đầu càng tốt, đồng thời bao bọc toàn bộ tóc. Trùm mũ tắm lên tóc, đảm bảo không bị lỏng – chiếc mũ phải chặt trong khi vẫn thoải mái. Để yên mũ trên tóc ít nhất tám tiếng.
Bước 5 - Tháo mũ tắm ra.
Gội đầu bằng dầu gội. Các sản phẩm làm ngạt chấy sẽ được gội sạch. Đối với các sản phẩm nhờn dính như sáp dầu, bạn có thể dùng xà phòng rửa bát để gội sạch. Dùng lược bí chải tóc để loại bỏ xác chấy và trứng chấy. Bạn có thể xem Diệt chấy (chí) theo cách tự nhiên để biết cách dùng lược bí chải chấy. Gội đầu lại lần nữa.
Phương pháp 3 - Biện pháp chăm sóc tiếp theo
Bước 1 - Chải tóc.
Ngay cả khi dùng liệu pháp trị chấy qua đêm, bạn cũng phải chải tóc (hoặc chải cho người cần trị chấy) mỗi đêm trong ba tuần để đảm bảo không còn chấy mới xuất hiện. Dùng loại lược thiết kế đặc biệt để chải chấy. Loại lược này có răng kim loại dài và khít. Tránh dùng lược nhựa hoặc lược tặng kèm trong chai dầu gội trị chấy.
Bước 2 - Lặp lại quá trình trị liệu sau một tuần.
Hiện nay trên thị trường chưa có sản phẩm nào tiêu diệt được toàn bộ trứng chấy. Các liệu pháp trị chấy chỉ diệt được chấy đã nở, nhưng trứng chấy nở vào nhiều thời gian khác nhau, do đó chấy có thể nở ra sau khi thực hiện việc điều trị. Lặp lại các liệu pháp tại nhà trong vòng 7 đến 10 ngày. Thực hiện các bước như đã làm trước đó. Điều này sẽ giúp tiêu diệt chấy mới nở và chấy trưởng thành.
Bước 3 - Kiểm tra tóc.
Dùng lược rẽ tóc thành nhiều phần nhỏ. Kiểm tra từng phần tóc để tìm trứng chấy. Bạn cũng nên tìm cả những con chấy còn sống hoặc đã chết. Nếu vẫn tìm thấy chấy sau khi điều trị lần thứ hai, bạn nên cân nhắc dùng liệu pháp khác hoặc dùng thuốc trị chấy do bác sĩ kê toa. Không bỏ mặc việc điều trị trong bất cứ trường hợp nào.
Bước 4 - Đến bác sĩ.
Mặc dù nên đến bác sĩ ngay sau khi phát hiện ra chấy, nhưng có thể bạn cũng cần đi tái khám. Nếu tình trạng chấy ở bạn hoặc con bạn không được cải thiện trong vòng ba tuần, bạn hãy đến bác sĩ. Ngoài ra, nếu con bạn gãi đầu và làm rách da thì trẻ có thể bị nhiễm trùng. Nếu nghi ngờ điều này xảy ra, bạn cần tìm cách điều trị y khoa.
Có nhiều loại thuốc bôi trị chấy. Một số được bán dưới dạng thuốc không kê toa, số khác cần phải có toa bác sĩ. Chấy có thể đề kháng với một số thuốc, vì vậy có thể bạn phải thử loại khác nếu loại vừa sử dụng không công hiệu. Đảm bảo trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ các loại thuốc nào dưới đây.
Kem Permethrin 1% (không kê toa)
Lotion Malathion 0.5% (chỉ bán theo toa)
Dầu gội Pyrethrin 0.33% (không kê toa)
Lotion Benzyl alcohol 5% (chỉ bán theo toa)
Spinosad 0.9% (chỉ bán theo toa)
Lotion thoa ngoài Ivermectin 0.5% (chỉ bán theo toa)
Bước 5 - Làm vệ sinh nhà cửa và vật dụng.
Chấy không thể sống sót lâu nếu bị rơi ra khỏi vật chủ vì chúng không còn được cung cấp thức ăn. Thực tế là chấy sẽ chết trong một hoặc hai ngày nếu không được hút máu người, nhưng việc vệ sinh nhà cửa và vật dụng để ngăn ngừa tái nhiễm vẫn là điều nên làm. Bạn hãy hoàn thành các bước sau đây:
Giặt bằng máy giặt tất cả ga gối trải giường và quần áo của người có chấy mặc vào ngày điều trị hoặc trong hai ngày trước đó. Giặt bằng chế độ nước nóng (55 độ C).
Sấy các món đồ đã giặt với nhiệt độ cao.
Đem quần áo chỉ được giặt khô đến tiệm giặt.
Ngâm lược và bàn chải tóc trong nước nóng 55 độ C khoảng 5-10 phút.
Hút bụi sàn nhà và độ nội thất, đặc biệt tập trung vào các khu vực người bị nhiễm chấy thường ở.
Tránh dùng thuốc xịt hun trùng. Các thuốc này có thể nguy hại cho người.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-ch%E1%BB%A9ng-kh%C3%B3-ti%C3%AAu | Cách để Giảm chứng khó tiêu | Khó tiêu là tình trạng axit dạ dày kích thích các mô trong dạ dày, thực quản và ruột. Khó tiêu có thể khiến bạn thấy đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, thậm chí gây đau và nóng rát vùng bụng. Có nhiều cách giúp giảm triệu chứng khó tiêu để bạn có thể thưởng thức bữa ăn trọn vẹn.
Phương pháp 1 - Giảm triệu chứng khó tiêu
Bước 1 - Nhận biết chứng khó tiêu.
Hầu hết tình trạng khó tiêu đều ở mức độ nhẹ và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu quá khó tiêu hoặc cảm thấy quá không thoải mái, bạn nên đi khám bác sĩ để đảm bảo không có vấn đề nghiêm trọng xảy ra. Triệu chứng khó tiêu gồm có:
Buồn nôn. Một số trường hợp có thể nôn mửa.
Cảm thấy đầy hơi hoặc chướng bụng.
Đau hoặc nóng rát vùng bụng, dạ dày hoặc thực quản.
Bước 2 - Uống thuốc kháng axit.
Thuốc kháng axit có bán ở dạng thuốc không kê đơn, giúp trung hòa axit dạ dày. Từ đó, tính axit trong dạ dày giảm và giúp giảm bớt kích ứng đến các mô đường tiêu hóa.
Uống thuốc ngay khi cảm thấy xuất hiện triệu chứng. Nếu thường xuyên bị khó tiêu sau bữa ăn, bạn nên uống một viên thuốc kháng axit sau ăn và trước khi đi ngủ (nếu cần thiết). Thuốc phát huy hiệu quả trong vòng 20 phút cho đến vài tiếng.
Có thể mua thuốc kháng axit tại các hiệu thuốc. Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và không uống quá liều khuyến nghị. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc kháng axit.
Bước 3 - Bổ sung axit alginic.
Các chất này tạo bọt nổi trong dạ dày và ngăn axit dạ dày trào qua thực quản.
Axit alginic hiệu quả hơn nếu uống sau khi ăn. Như vậy, thuốc sẽ nằm trong dạ dày lâu hơn và hoạt động khi dạ dày chứa nhiều axit nhất.
Một số thuốc kháng axit có chứa axit alginic. Đọc kỹ thông tin thành phần để biết thuốc có chứa axit alginic không. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ cần được sự đồng ý của bác sĩ nếu muốn dùng thuốc.
Bước 4 - Sử dụng nguyên liệu tại nhà.
Có nhiều loại thực phẩm và nguyên liệu tại nhà phổ biến giúp giảm chứng khó tiêu. Mặc dù chưa được kiểm chứng về mặt khoa học nhưng một số nguyên liệu cũng có hiệu quả. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng để tránh tương tác với thuốc chữa bệnh. Bạn có thể thử dùng một số nguyên liệu như:[Image:Alleviate Indigestion Step 4 Version 2.jpg|center]]
Sữa - Sữa giúp bảo vệ thành thực quản và dạ dày khỏi axit dạ dày.
Yến mạch - Ăn một bát yến mạch giúp hấp thụ một phần axit dư thừa trong dạ dày.
Trà bạc hà - Trà bạc hà giúp xoa dịu đường ruột và giảm cảm giác buồn nôn.
Thảo mộc STW5 - Đây là thực phẩm chức năng chứa Bitter Candytuft, bạc hà, carym và cam thảo. Thảo mộc giúp giảm tiết axit dạ dày.
Chiết xuất lá Atisô - Chiết xuất giúp cải thiện tiêu hóa bằng cách tăng tiết dịch mật.
Gừng - Gừng giúp ổn định dạ dày và chống cảm giác buồn nôn. Bạn có thể pha trà gừng để uống, ăn kẹo gừng hoặc uống rượu gừng. Nếu muốn uống rượu gừng, bạn nên chờ rượu lắng bớt để khí cacbonat không khiến chứng khó tiêu trở nặng.
Bước 5 - Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc mạnh hơn.
Một số thuốc có bán ở dạng không kê đơn, một số khác cần có đơn thuốc của bác sĩ. Dù thuốc ở dạng nào, bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ trước khi uống. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ. Bạn có thể thử dùng một số thuốc như:
Thuốc ức chế bơm Proton - Các thuốc này giúp giảm lượng axit mà cơ thể sản sinh. Tuy nhiên, thuốc có thể ức chế với các thuốc khác dùng điều trị động kinh hoặc ngăn ngừa cục máu đông. Thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ, bao gồm đau đầu, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, khó chịu ở dạ dày, chóng mặt, phát ban và có thể làm giảm hấp thụ sắt cùng vitamin B12.
Thuốc kháng thụ thể H2 - Các thuốc này giúp giảm tính axit trong dạ dày. Thuốc kháng thụ thể H2 thường được dùng nếu thuốc kháng axit, axit alginic và thuốc ức chế bơm proton không hiệu quả. Thuốc tương đối an toàn, ít tác dụng phụ.
Thuốc kháng sinh - Kháng sinh thường được kê đơn nếu bạn bị khó tiêu do nhiễm khuẩn H. Pylori.
Thuốc chống trầm cảm - Các thuốc này giúp giảm đau do chứng khó tiêu.
Phương pháp 2 - Thay đổi chế độ ăn
Bước 1 - Hạn chế tiêu thụ thực phẩm gây khó tiêu.
Thực phẩm có thể kích thích khó tiêu gồm có:
Thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa như thức ăn nhanh.
Thức ăn cay. Điều này đặc biệt đúng nếu bình thường bạn chỉ ăn nhạt.
Sôcôla.
Thức uống có ga như soda.
Caffeine. Ví dụ như uống quá nhiều cà phê hoặc trà.
Bước 2 - Giảm tiêu thụ đồ uống chứa cồn.
Cồn khiến cơ thể tăng sản sinh lượng axit dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ axit kích thích hệ tiêu hóa.
Kết hợp thức uống chứa cồn với thuốc giảm đau như Aspirin có thể tăng nguy cơ tổn thương dạ dày.
Bước 3 - Ăn nhiều bữa nhỏ.
Cách này giúp ngăn tình trạng quá tải trong dạ dày. Ngoài ra, ăn bữa nhỏ cũng giúp giảm giãn dạ dày gây khó chịu.
Nên ăn 5-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn. Bạn có thể kết hợp bữa nhỏ giữa bữa sáng và bữa trưa, giữa bữa trưa và bữa tối.
Ăn chậm, nhai kỹ. Cách này giúp dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
Bước 4 - Không ăn trước giờ đi ngủ.
Bữa cuối phải cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng. Cách này giúp giảm nguy cơ axit dạ dày trào lên thực quản.
Đặt thêm gối dưới đầu và vai khi ngủ. Cách này giúp ngăn axit trào vào thực quản.
Phương pháp 3 - Thay đổi lối sống
Bước 1 - Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá gây thương tổn các cơ có tác dụng ngăn axit trào từ dạ dày vào thực quản. Cơ sẽ bị giãn và khiến bạn dễ bị trào ngược axit.
Hóa chất trong khói thuốc lá cũng có thể gây khó tiêu.
Bước 2 - Giảm căng thẳng.
Căng thẳng khiến bạn dễ bị chứng khó tiêu. Bạn có thể thử một số phương pháp thư giãn giúp kiểm soát căng thẳng, ví dụ như:
Thiền
Hít thở sâu
Yoga
Hình dung ra những hình ảnh giúp tịnh tâm
Dần căng và giãn các nhóm cơ khác nhau trong cơ thể
Bước 3 - Kiểm soát cân nặng.
Thừa cân làm tăng áp lực lên dạ dày. Bạn có thể duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách tập thể dục thường xuyên và áp dụng chế độ ăn tốt cho sức khỏe.
Nên cố gắng tập Aerobic 75-150 phút mỗi tuần. Bài tập Aerobic có thể bao gồm chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc chơi thể thao. Tập thể dục cũng giúp kiểm soát căng thẳng.
Áp dụng chế độ ăn lành mạnh bao gồm thịt nạc, chế phẩm sữa ít béo, bánh mì từ lúa mì nguyên hạt cùng nhiều loại rau củ quả mỗi ngày.
Nữ giới có thể giảm cân an toàn với chế độ ăn cung cấp 1200-1500 calo mỗi ngày. Nam giới thường giảm cân được với chế độ ăn 1500-1800 calo mỗi ngày. Chế độ ăn như vậy giúp bạn giảm khoảng 0,5 kg mỗi tuần. Không áp dụng chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt trừ khi có sự giám sát của bác sĩ.
Bước 4 - Đổi thuốc chữa bệnh.
Không tự ý ngừng hoặc đổi thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyến nghị một loại thuốc thay thế không khiến chứng khó tiêu trở nặng.
Thuốc kháng viêm không steroid như Aspirin, Ibuprofen và Naproxen có thể khiến chứng khó tiêu trầm trọng thêm.
Thuốc Nitrate được dùng để mở rộng mạch máu có thể khiến bạn dễ bị trào ngược axit. Nguyên nhân là do thuốc làm suy yếu các cơ kiểm soát lối mở giữa thực quản và dạ dày.
Nếu không thể đổi thuốc, bác sĩ có thể khuyến nghị uống thuốc cùng thực phẩm.
Phương pháp 4 - Đi khám bác sĩ
Bước 1 - Nhận biết dấu hiệu cơn đau tim.
Nếu lên cơn đau tim, bạn cần được chăm sóc y tế khẩn cấp tức thời. Triệu chứng suy tim và không phải khó tiêu gồm có:
Khó thở
Toát mồ hôi
Đau ngực lan đến phần hàm, cổ hoặc cánh tay
Đau nhức ở tay trái
Đau ngực khi hoạt động thể chất hoặc căng thẳng
Bước 2 - Gọi ngay cho bác sĩ nếu triệu chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn. Nên thận trọng với những triệu chứng sau:
Nôn ra máu.
Phân có máu, màu đen.
Khó nuốt.
Kiệt sức hoặc thiếu máu.
Chán ăn.
Sụt cân.
Khối u trong dạ dày.
Bước 3 - Tiếp nhận xét nghiệm.
Bác sĩ sẽ kiểm tra để phát hiện nếu bạn mắc các rối loạn tiêu hóa khác như:
Viêm dạ dày.
Loét dạ dày.
Bệnh Celiac.
Sỏi mật.
Táo bón.
Viêm tụy.
Ung thư ở hệ tiêu hóa.
Vấn đề ở đường ruột như tắc nghẽn hoặc giảm lưu thông máu.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i-v%C3%A0o-%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng-Cao-t%E1%BB%91c-An-to%C3%A0n | Cách để Đi vào Đường Cao tốc An toàn | Đi (hòa) vào đường cao tốc là một trong những bài học cực kỳ căng thẳng chúng ta đều đã học trong các bài học dành cho lái xe. Vì điều kiện của đường cao tốc (và những người lái xe khác) không thể đoán trước được nên rất khó có thể áp dụng cùng một cách cho bất cứ tình huống nào. Hiểu rõ luật giao thông và có phản xạ lái xe nhuần nhuyễn là chìa khóa để có thể hòa vào đường cao tốc một cách an toàn. Xem bước 1 để biết thêm tất cả những gì bạn cần biết để có thể hòa vào đường cao tốc mà không gây va chạm.
Phương pháp 1 - Sử dụng Đúng Kỹ Thuật
Bước 1 - Tăng tốc cùng tốc độ với các xe khác.
Bước đầu tiên để hòa vào đường cao tốc an toàn là đảm bảo bạn đang đi cùng tốc độ với xe khác trên đường cao tốc. Đi vào làn đường tăng tốc - lối vào đoạn đường nối hoặc điểm bạn nhập vào đường cao tốc – để nhanh chóng tăng tốc.
Hòa vào đường cao tốc với cùng tốc độ với các xe khác sẽ đảm bảo bạn không tạo ra tình huống nguy hiểm khi có xe đang chạy tốc độ cao ở phía sau.
Nhìn vào gương và chú ý đến các xe khác trong khi bạn tăng tốc. Bạn có thể phải đợi một hoặc hai nhịp trước khi tăng đến tốc độ cần thiết nếu bạn nhìn thấy dòng xe đang đi đến quá nhanh ở làn xe bạn định hòa vào.
Bước 2 - Hãy bật tín hiệu xin vào.
Hãy bật sớm để những lái xe khác biết bạn định làm gì. Việc này cho họ thời gian để có những điều chỉnh cần thiết. Tuy nhiên hãy nhớ rằng mình là người hòa vào dòng xe, bạn không có quyền được ưu tiên phần đường. Những người lái xe khác không muốn bị chạy ra khỏi làn đường của mình, thay vào đó họ sẽ giữ nguyên tốc độ và tất cả phụ thuộc vào việc bạn có điều chỉnh tốc độ và hòa vào làn xe một cách an toàn hay không.
Bước 3 - Tìm khoảng trống trong làn đường.
Nếu giao thông trên đường cao tốc quá đông, bạn sẽ phải tìm một khoảng trống để hòa vào. Để ý nhìn đường, nhưng hãy nhìn gương và cả phía sau để biết khi nào an toàn để có thể di chuyển vào. Cùng lúc đó việc duy trì tốc độ thích hợp sẽ cho phép bạn hòa vào dòng phương tiện một cách an toàn.
Nhìn vào gương chiếu hậu trong xe, sau đó là gương ở phía người lái.
Liếc qua để chắc chắn không có xe nào ở điểm mù (ngay phía sau bạn trong làn đường bạn đang hòa vào).
Kiểm tra xem có ai đi chậm lại hoặc dừng ở đường nối/đường nhập vào trước mặt bạn hay không.
Bước 4 - Hòa vào đường cao tốc nếu an toàn.
Khi bạn nhìn thấy khoảng trống, hãy lái xe vào. Sau đó bạn nên lái xe ở cùng tốc độ với các phương tiện khác trên đường. Chú ý đến các xe xung quanh khi bạn hòa vào; bạn sẽ cần phản ứng nhanh nếu ai đó phanh trước mặt bạn hoặc cố gắng chen xe vào làn đường của bạn
Phương pháp 2 - Thực hành Thói quen Tốt khi Hòa vào Đường cao tốc
Bước 1 - Hãy chú ý đến “ngôn ngữ cơ thể” của các xe khác.
Về mặt kỹ thuật, các xe lưu thông trên làn đường hòa vào đường cao tốc đều đi cùng một tốc độ, và trách nhiệm của người muốn hòa vào là phải tìm một khoảng trống sau đó tiến vào. Tuy nhiên, mỗi lái xe lại có cách hành xử khác nhau, nên điều quan trọng là cần chú ý đến điều gì đang diễn ra và đưa ra quyết định dựa trên tình hình thực tế.
Nếu bạn nhìn thấy xe ở phía sau bạn hình như đang đi chậm lại, người lái xe có thể đang cố gắng “cho bạn đi vào”; hãy tăng tốc và nhận lấy sự hỗ trợ của họ. Điều này cũng tương tự với việc bạn thấy những chiếc xe khác đi ra khỏi làn hòa vào đường cao tốc để nhường chỗ cho bạn.
Nếu bạn nhìn thấy có xe đang tăng tốc, hãy để họ vượt qua trước khi bạn hòa vào.
Đôi khi các lái xe khác sẽ vẫy tay cho bạn vào.
Không bao giờ mặc định rằng những người khác sẽ đi đúng tốc độ. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn phản ứng với những gì xảy ra.
Bước 2 - Tạo khoảng trống ở phía trước và phía sau bạn.
Khi bạn hòa vào đường cao tốc, bạn muốn duy trì một khoảng cách hợp lý với các xe ở phía trước và phía sau bạn. Việc này sẽ tạo được khoảng đệm trong trường hợp xe phía trước bạn phanh lại, buộc bạn cũng bất ngờ phải đi chậm lại. Hãy thực hành tăng tốc ở tốc độ thích hợp, bạn sẽ không tăng tốc xe quá nhanh hoặc làm chậm các xe phía sau mình.
Bước 3 - Đừng bao giờ hòa vào một cách đột ngột.
Hãy cố gắng hết sức không phải chỉ để đưa được xe vào làn đường bạn đang cố hòa vào. Những người lái xe khác có thể không nhìn thấy bạn. Hãy chắc chắn bạn đã bật tín hiệu và tiếp xúc bằng mắt nếu có thể.
Bước 4 - Đừng dừng lại ở làn đường hòa vào đường cao tốc.
Nếu giao thông quá tệ và bạn không thể nhìn thấy khoảng trống nào, bạn có thể muốn tìm một chỗ đỗ lại. Nhưng đây không phải là ý hay, vì nó sẽ khiến xe mất nhiều thời gian để tăng tốc từ 0 lên đến 65; khi bạn cố gắng di chuyển lần nữa, nó sẽ gây nguy hiểm cho cả bạn và những lái xe khác. Bằng việc bật tín hiệu đúng cách, tăng tốc bằng tốc độ của các xe khác, đưa tín hiệu bằng mắt với lái xe phía sau bạn, bạn có thể tạo một khoảng trống cho mình.
Bước 5 - Hãy cư xử lịch thiệp khi bạn nhìn thấy người khác cũng đang hòa vào đường cao tốc.
Hãy nhả ga một chút nếu ai đó cũng đang cố gắng hòa vào làn đường cao tốc trước mặt bạn, hoặc tăng tốc nếu đó là một lựa chọn an toàn. Hãy luôn ở trạng thái cảnh giác và cố gắng tạo điều kiện cho những lái xe khác – nó sẽ khiến đường cao tốc trở nên an toàn hơn cho tất cả mọi người.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/B%E1%BA%ADt-d%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5-%C4%91%E1%BB%8Bnh-v%E1%BB%8B-tr%C3%AAn-iPhone-hay-iPad | Cách để Bật dịch vụ định vị trên iPhone hay iPad | WikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách cho phép các ứng dụng trên iPhone truy cập vào dịch vụ định vị nhằm cung cấp cho bạn thông tin chính xác về vị trí hiện tại.
Phương pháp 1 - Bật dịch vụ định vị
Bước 1 - Mở ứng dụng Cài đặt Settings có biểu tượng bánh răng màu xám, thường nằm trên màn hình Home hoặc thư mục có nhãn là “Utilities” (Tiện ích).
Nếu không nhìn thấy ứng dụng “Settings”, bạn hãy vuốt màn hình Home từ trên xuống (hoặc từ trái sang phải) và nhập "Settings" vào thanh tìm kiếm Spotlight.
Bước 2 - Nhấn vào mục Privacy (Bảo mật) nằm cuối nhóm tùy chọn thứ ba.
Bước 3 - Nhấn vào Location Services (Dịch vụ Định vị).
Một bảng chọn sẽ hiện ra, tại đây bạn có thể quản lý các dịch vụ định vị của mình.
Bước 4 - Gạt nút nằm cạnh mục Location Services sang vị trí "On".
Một danh sách các ứng dụng sẽ mở ra.
Nếu thanh trượt này không thể gạt được thì có thể dịch vụ định vị đã bị vô hiệu hóa trong bảng chọn "Restrictions" (Giới hạn). Hãy xem chi tiết trong phần tiếp theo.
Bước 5 - Nhấn vào một ứng dụng để thiết lập tùy chỉnh vị trí của ứng dụng đó.
Khi nhấn vào một ứng dụng trong danh sách, bạn sẽ thấy nhiều tùy chọn dịch vụ định vị có sẵn dành cho ứng dụng.
Chọn (Không bao giờ) để vô hiệu hóa hoàn toàn dịch vụ định vị đối với ứng dụng .
Chọn (Trong khi Sử dụng) để dịch vụ định vị chỉ được bật khi nào ứng dụng mở và hoạt động.
Chọn (Luôn luôn) để cho phép dịch vụ định vị bật mọi lúc. Tùy chọn này chỉ có sẵn đối với những ứng dụng nền, chẳng hạn như Weather (Thời tiết).
Phương pháp 2 - Xử lý sự cố dịch vụ định vị
Bước 1 - Mở ứng dụng Settings.
Nếu bạn không thể bật Location Services, có khả năng dịch vụ đã bị vô hiệu hóa thông qua bảng chọn "Restrictions". Bạn có thể thay đổi những giới hạn này trong menu cài đặt.
Bước 2 - Chọn mục General (Chung) nằm trong menu thứ ba của các tùy chọn thiết lập.
Bước 3 - Nhấn vào Restrictions.
Để mở phần Restrictions, có thể bạn sẽ được yêu cầu nhập mật mã giới hạn (Restrictions passcode).
Nếu bạn không thể nhớ Restrictions passcode, thử nhấn 1111 hoặc 0000.
Nếu đã hoàn toàn quên mất mật mã giới hạn của mình, bạn cần thiết lập lại thiết bị iOS bằng cách khôi phục thông qua iTunes. Đừng quên sao lưu mọi dữ liệu quan trọng trước khi tiến hành phục hồi.
Bước 4 - Cuộn xuống và nhấn vào Location Settings (Thiết lập Định vị) nằm bên dưới mục “Privacy”.
Bước 5 - Chọn Allow Changes (Cho phép Thay đổi).
Tùy chọn này sẽ cho phép bạn bật dịch vụ định vị.
Bước 6 - Ngay bên dưới tác vụ “Allow Changes” là mục Location Services, bạn hãy gạt nút nằm bên cạnh tùy chọn này sang vị trí “On”.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Kh%E1%BA%AFc-ph%E1%BB%A5c-l%E1%BB%97i-kh%C3%B4ng-%C4%91%E1%BB%A7-dung-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-tr%C3%AAn-Android | Cách để Khắc phục lỗi không đủ dung lượng trên Android | Nếu thông báo "Insufficient storage available" (Không đủ bộ nhớ khả dụng) hiện ra trên Android, rất có thể bạn đã sử dụng gần hết bộ nhớ của thiết bị. Để khắc phục tình trạng này, hãy xóa bớt ứng dụng/đa phương tiện nhằm gia tăng bộ nhớ cho thiết bị; ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng thêm bộ nhớ gắn ngoài (chẳng hạn như thẻ Micro SD) cho điện thoại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thông báo lỗi này vẫn hiện lên cho dù thiết bị còn nhiều bộ nhớ. Khi đó, bạn cần khởi động lại điện thoại, thiết lập lại bộ nhớ đệm của ứng dụng hoặc cài lại Google Play Store để khắc phục tình trạng này.
Phương pháp 1 - Áp dụng những cách thông thường
Bước 1 - Kiểm tra bộ nhớ khả dụng của điện thoại.
Trên các model điện thoại Android cũ, lỗi "Insufficient storage available" thường xuất hiện do hệ thống gặp trục trặc chứ không hẳn là do thiếu bộ nhớ. Trước khi tiếp tục, hãy kiểm tra tình trạng bộ nhớ trên điện thoại.
Bạn có thể kiểm tra bộ nhớ của Android trong phần "Storage" (Bộ nhớ) của ứng dụng Settings (Cài đặt).
Nếu điện thoại có nhiều hơn 15 GB bộ nhớ, lỗi này vẫn có thể hiện lên dù không liên quan đến bộ nhớ.
Bước 2 - Khởi động lại điện thoại.
Nhấn giữ nút nguồn của điện thoại rồi nhấn vào Power Off (Tắt nguồn) hoặc nút khác tương đương. Sau khi điện thoại tắt nguồn hoàn toàn, bạn nhấn giữ nút nguồn lần nữa cho đến khi màn hình sáng lên.
Thao tác khởi động lại điện thoại sẽ thiết lập lại RAM của hệ thống. Ngoài ra, việc khởi động lại cũng sẽ cải thiện tốc độ điện thoại, đồng thời khắc phục lỗi "insufficient storage available" nếu như vấn đề này không thực sự liên quan đến bộ nhớ của thiết bị.
Bước 3 - Xóa bớt ứng dụng không dùng đến.
Nếu bộ nhớ điện thoại thực sự còn ít, bạn có thể giải phóng không gian một cách nhanh chóng bằng cách xóa bớt ứng dụng không cần thiết.
Để xóa ứng dụng nào đó, bạn nhấn giữ trên biểu tượng, kéo và thả vào trường trường "Remove" (thường nằm phía trên màn hình).
Bước 4 - Xóa bớt tập tin đa phương tiện không cần thiết, chẳng hạn như hình ảnh, video, vân vân.
Vì những nội dung này có thể chiếm rất nhiều dung lượng nên bạn chỉ cần xóa vài tập tin là sẽ cải thiện đáng kể bộ nhớ của điện thoại.
Nếu như không muốn xóa một số ảnh hoặc video cụ thể, bạn có thể sao lưu những nội dung này lên Google Drive.
Bước 5 - Đầu tư thêm bộ nhớ ngoài.
Nếu Android có khe cắm thẻ nhớ SD chưa sử dụng, bạn có thể mua thẻ nhớ Micro SD trên mạng (hoặc cửa hàng bán lẻ thiết bị điện tử) về lắp.
Nếu bạn có thẻ nhớ SD nhưng không sử dụng, hãy xem xét việc chuyển ứng dụng và dữ liệu sang đó. Bạn có thể tiến hành bằng cách nhấn vào ứng dụng cụ thể trong trình quản lý ứng dụng Application Manager rồi chọn Move to SD Card (Chuyển sang thẻ SD).
Phương pháp 2 - Thiết lập lại bộ nhớ đệm của ứng dụng
Bước 1 - Mở ứng dụng Settings.
Bước 2 - Nhấn vào Apps (Ứng dụng).
Bước 3 - Nhấn vào ⋮.
Bước 4 - Nhấn vào Sort by size (Sắp xếp theo kích thước).
Thao tác này sẽ cho bạn biết các ứng dụng nào chiếm nhiều dung lượng nhất.
Bước 5 - Nhấn vào ứng dụng mà bạn muốn chọn.
Bước 6 - Nhấn vào Clear Cache (Xóa bộ nhớ đệm).
Dữ liệu bộ nhớ đệm của ứng dụng sẽ được thiết lập lại, đồng thời giải phóng một ít bộ nhớ. Có thể bạn cần lặp lại quá trình này với nhiều ứng dụng khác.
Một số thiết bị Android cho phép bạn xóa bộ nhớ đệm của tất cả ứng dụng trong phần Storage của ứng dụng Settings. Nếu như thiết bị có tùy chọn này, bạn sẽ thấy dòng Cached (Bộ nhớ đệm) ở đây; hãy nhấn vào tùy chọn này để xóa toàn bộ dữ liệu bộ nhớ đệm.
Phương pháp 3 - Thiết lập lại Google Play Store
Bước 1 - Mở ứng dụng Settings app.
Quá trình thiết lập lại Google Play Store có thể khắc phục lỗi "insufficient storage available" không liên quan đến bộ nhớ.
Bước 2 - Nhấn vào Apps.
Bước 3 - Nhấn vào ứng dụng Google Play Store.
Bước 4 - Nhấn vào ⋮.
Bước 5 - Nhấn vào Uninstall Updates (Gỡ cài đặt bản cập nhật).
Có thể bạn cần xác nhận quyết định này.
Bước 6 - Chờ Google Play hoàn tất quá trình thiết lập lại.
Bước 7 - Mở ứng dụng Google Play Store.
Nếu được nhắc, bạn cần tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để cập nhật phiên bản Google Play mới nhất. Ngay sau đó, bạn sẽ có thể tải xuống các ứng dụng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nhu%E1%BB%99m-ch%E1%BA%A5t-li%E1%BB%87u-polyester | Cách để Nhuộm chất liệu polyester | Chất liệu polyester thuộc nhóm vải cực kỳ khó nhuộm, đặc biệt khi đó là loại 100% polyester. Về cơ bản, polyester là loại vải tổng hợp từ petroleum, và theo quy trình sản xuất thì thực chất đây là nhựa. Vì vậy, polyester kỵ nước và thiếu thuộc tính ion. Tuy nhiên, bạn vẫn tìm được vài sản phẩm có thể nhuộm chất liệu polyester và polyester kết hợp.
Phương pháp 1 - Nhuộm polyester bằng sản phẩm DyeMore của thương hiệu Rit
Bước 1 - Cân vải để xác định lượng thuốc nhuộm cần dùng.
Thông thường, một chai DyeMore có thể nhuộm khoảng 1kg vải.
Việc nhuộm trang phục rất nhạt hay rất đậm đều cần thêm ít nhất một chai thuốc nhuộm, nên bạn cần chuẩn bị cho trường hợp này.
Chất liệu polyester cần dùng thêm chai DyeMore thứ hai vì có thành phần tổng hợp.
Bạn muốn thành phẩm có màu càng đậm thì phải dùng thêm càng nhiều thuốc nhuộm.
Bước 2 - Giặt vải trước khi nhuộm.
Việc này giúp làm sạch lớp phủ có thể ngăn vải thấm hút thuốc nhuộm. Hãy dùng nước xà phòng ấm để giặt.
Dùng bồn rửa tay hoặc chậu nhỏ cho những vật nhỏ, chẳng hạn như cà vạt và áo cộc tay.
Dùng xô hoặc chậu to cho những vật to, chẳng hạn như áo tay dài, áo khoác và quần dài.
Bước 3 - Cột trang phục khi bạn muốn tạo kiểu nhuộm buộc.
Bạn có thể tạo nhiều họa tiết khác, chẳng hạn như hoa, tia sáng, xoắn ốc, v.v. Sau đây là vài ý tưởng giúp bạn bắt đầu:
Để có kiểu nhăn nhúm đơn giản, bạn chỉ cần vò trang phục thành hình tròn và lấy vài sợi dây thun to cột lại.
Để có hiệu ứng kẻ sọc, bạn sẽ xoắn trang phục thành cuộn dài, rồi cột vài sợi dây thun vào đó. Cột các sợi dây thun cách nhau một đoạn ngắn.
Để tạo hiệu ứng tia sáng hoặc xoắn ốc: bạn cần túm phần giữa của trang phục (chẳng hạn như áo hoặc khăn tay) và xoáy. Tiếp tục xoáy và xoay đến khi trang phục có hình dạng như chiếc bánh quế cuộn. Dùng dây thun cột cố định trang phục.
Bước 4 - Đun sôi khoảng 11 lít nước bằng nồi to.
Vì độ khó của việc nhuộm polyester, nên phương pháp dùng bếp được khuyên dùng để có hiệu quả nhuộm nhờ nhiệt độ cao.
Sau khi đổ khoảng 11 lít nước vào nồi to, bạn chỉ cần đậy nắp nồi và vặn bếp sang chế độ lửa to. Đun nước đến khi gần sôi.
Việc sử dụng nhiệt kế nhà bếp sẽ hữu ích, vì quy trình nhuộm cần nhiệt độ sôi đều trong khoảng 82°C. Nhiệt kế sẽ đảm bảo bạn luôn giữ nước ở nhiệt độ đó.
Bước 5 - Đổ một chai DyeMore vào nồi khi nước sôi liu riu.
Lắc chai DyeMore trước khi đổ vào nồi để đảm bảo thuốc nhuộm được hòa tan. Bên cạnh việc thêm DyeMore, bạn sẽ thêm 1 thìa cà phê nước rửa bát và dùng muôi khuấy đều hỗn hợp.
Nếu bạn muốn nhuộm chất liệu màu trắng thành màu pastel nhẹ nhàng, hãy cứ bắt đầu với nửa chai DyeMore. Sau đó bạn có thể dễ dàng thêm thuốc nhuộm.
Nếu muốn dùng nhiều màu để nhuộm vải, bạn sẽ đổ màu sáng nhất vào nước trước. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm nước cho các màu khác.
Bước 6 - Thử màu trên miếng vải cotton trắng nhỏ.
Việc này giúp bạn biết liệu thuốc nhuộm có tông màu như bạn muốn hay không.
Nếu bạn thấy màu quá nhạt, hãy thêm một ít màu nhuộm vào hỗn hợp. Bạn cần thêm khoảng một chai thuốc nhuộm. Thử lại màu bằng miếng vải cotton trắng khác.
Nếu màu quá đậm, bạn sẽ thêm nước. Việc tiếp theo là thử lại màu bằng miếng vải cotton trắng mới.
Nếu bạn muốn thêm thuốc nhuộm, đừng quên lắc chai thuốc nhuộm thứ hai trước khi dùng.
Bước 7 - Nhúng trang phục vào nước nhuộm.
Liên lục khuấy trang phục thật chậm trong nước nhuộm ít nhất 30 phút. Bạn cần ngâm chất liệu polyester trong khoảng thời gian tối thiểu đó để thuốc nhuộm có thể ngấm vào. Dùng kẹp gắp trang phục lên và di chuyển nó quanh nồi nước. Đeo bao tay cao su khi bạn thực hiện việc này để da không bị bám thuốc nhuộm.
Nếu muốn nhuộm cả trang phục, bạn cần nhúng toàn bộ vào nước nhuộm. Trang phục phải ngập trong nước.
Nếu bạn chỉ muốn nhuộm một phần của trang phục, hãy nhúng phần đó. Bạn có thể đặt phần còn lại của trang phục trên mép của nồi nước.
Tiếp tục ngâm trang phục kể cả khi nó có màu như bạn muốn dù chưa đủ 30 phút. Màu nhuộm có thể bị rửa trôi nếu trang phục chưa được ngâm đủ thời gian, và khiến kết quả trông nhạt hơn mong muốn.
Bước 8 - Lấy trang phục ra khỏi nước nhuộm khi đã có màu như ý.
Vắt hết nước nhuộm trong vải vào nồi nước. Bạn nhớ đeo bao tay cao su trong suốt khoảng thời gian này, vì thuốc nhuộm sẽ bám vào da. Hãy nhớ rằng khi trang phục khô, màu nhuộm sẽ nhạt hơn.
Nếu đã cột dây thun vào trang phục để tạo kiểu nhuộm buộc, bạn sẽ dùng kéo cẩn thận cắt dây thun.
Bước 9 - Xả vải bằng nước ấm.
Trong khi bạn xả vải, hãy làm cho nước nguội dần. Tiếp tục xả vải đến khi nước trong.
Nếu muốn trang phục có nhiều màu hơn, bạn có thể nhúng nó vào nước nhuộm khác sau khi xả. Hãy nhớ xả trang phục sau mỗi lần ngâm nước nhuộm.
Bước 10 - Giặt vải một lần nữa bằng nước xà phòng ấm.
Xả vải khi bạn giặt xong. Việc này sẽ làm sạch phần thuốc nhuộm còn sót.
Bước 11 - Gói trang phục trong khăn cũ để thấm bớt nước.
Trải khăn cũ trên sàn, và xếp mép dưới của vải ngang với mép dưới của khăn. Cuộn vải và khăn thành cuộn dài. Ấn nhẹ cuộn khăn và bóp. Cố gắng làm giảm bớt càng nhiều nước càng tốt.
Nếu có trang phục to và dày, bạn cần thực hiện bước này vài lần bằng khăn khô khác. Trang phục dày hút nhiều nước hơn trang phục mỏng.
Bước 12 - Treo trang phục để hong khô.
Treo móc áo ở nơi thoáng mát, chẳng hạn như ban công. Nếu việc này không khả thi, bạn có thể treo trang phục trong phòng tắm và mở quạt. Nhớ lót một ít giấy báo hoặc khăn cũ bên dưới vải để thấm nước nhỏ xuống. Có thể vải vẫn còn bám một ít thuốc nhuộm.
Dùng móc áo thông thường để treo áo và áo khoác.
Dùng móc treo quần, hoặc móc áo có kẹp để treo quần, áo, cà vạt và khăn tay. Tránh đặt trang phục lên vật khác trong khi hong khô.
Phương pháp 2 - Nhuộm polyester bằng thuốc nhuộm phân tán
Bước 1 - Làm sạch vải trước khi nhuộm.
Bạn có thể thực hiện bước này bằng hai cách, nhưng quan trọng nhất vẫn là làm sạch vải để thuốc nhuộm phân tán có thể ngấm vào.
Giặt vải bằng máy giặt với chế độ nước nóng nhất được thêm ½ thìa cà phê muối natri cacbonat và ½ thìa cà phê synthrapol. Synthrapol có hiệu quả làm sạch giúp vải sẵn sàng để nhuộm.
Ngâm vải trong nước đun trên bếp bằng ½ thìa cà phê muối natri cacbonat và ½ thìa cà phê synthrapol.
Bước 2 - Cột trang phục bằng dây thun khi bạn muốn tạo kiểu nhuộm buộc.
Bạn có thể tạo nhiều họa tiết khác, chẳng hạn như hoa, tia sáng, xoắn ốc, v.v. Sau đây là vài ý tưởng giúp bạn bắt đầu:
Để có kiểu nhăn nhúm đơn giản, bạn chỉ cần vò trang phục thành hình tròn và lấy vài sợi dây thun to cột lại.
Để có hiệu ứng kẻ sọc, bạn sẽ xoắn trang phục thành cuộn dài, rồi cột vài sợi dây thun vào đó. Cột các sợi dây thun cách nhau một đoạn ngắn.
Để tạo hiệu ứng tia sáng hoặc xoắn ốc: bạn cần túm phần giữa của trang phục (chẳng hạn như áo hoặc khăn tay) và xoáy. Tiếp tục xoáy và xoay đến khi trang phục có hình dạng như chiếc bánh quế cuộn. Dùng dây thun cột cố định trang phục.
Bước 3 - Hòa tan thuốc nhuộm phân tán trong 1 cốc nước sôi.
Khuấy bột nhuộm vào nước sôi, và chờ nước giảm xuống nhiệt độ phòng. Khi nước nguội, bạn sẽ khuấy một lần nữa. Tiếp theo, lọc thuốc nhuộm qua hai lớp vải lọc trước khi cho vào nước nhuộm. Tùy thuộc vào độ đậm hoặc nhạt của chất liệu polyester sau khi nhuộm mà bạn sẽ dùng lượng bột nhuộm khác nhau. Sau đây là vài cách kết hợp giúp bạn bắt đầu:
Màu nhạt/pastel: ¼ thìa cà phê
Màu trung bình: ¾ thìa cà phê
Màu đậm: 3 thìa cà phê
Màu đen: 6 thìa cà phê
Bước 4 - Pha loãng 2 thìa canh dung môi nhuộm trong 1 cốc nước sôi và khuấy.
Dung môi nhuộm cần thiết cho việc tạo ra các màu đậm, nhưng không bắt buộc đối với các màu nhạt hoặc vừa phải. Bạn sẽ thêm dung môi nhuộm đã pha loãng vào nước nhuộm ở bước sau.
Bước 5 - Đổ khoảng 7,5 lít nước vào nồi to và đun đến nhiệt độ 49°C.
Thêm các nguyên liệu sau theo đúng thứ tự khi nước đạt đến đúng nhiệt độ. Khuấy hỗn hợp sau khi bạn thêm từng nguyên liệu.
½ thìa cà phê Synthrapol
1 thìa cà phê axit citric hoặc 11 thìa cà phê giấm trắng chưng cất
Hỗn hợp dung môi nhuộm đã pha loãng, nếu bạn có dùng
¾ thìa cà phê Metaphos, nhưng không bắt buộc trừ khi bạn có nước cứng
Thuốc nhuộm phân tán đã hòa tan và lọc
Bước 6 - Thêm trang phục đã giặt vào nước nhuộm.
Khuấy hỗn hợp lần cuối trước khi cho trang phục vào.
Bước 7 - Đun nước nhuộm đến khi sôi mạnh.
Khuấy hỗn hợp liên tục khi nước sôi. Cẩn thận để không làm cho vải quá nhăn. Nếu không, trang phục sẽ không được nhuộm đều.
Bước 8 - Khi nước sôi, bạn sẽ đun nước nhuộm sôi liu riu và thỉnh thoảng khuấy trong suốt 30-45 phút.
Trang phục được ngâm càng lâu thì màu sẽ càng đậm. Khuấy nhẹ tay để vải không bị nhăn và thuốc nhuộm ngấm đều vào vải.
Bước 9 - Đun nồi nước thứ hai đến 82°C trong khi bạn đun nước nhuộm sôi liu riu.
Khi vải có tông màu hoặc màu mà bạn thích, hãy lấy vải ra khỏi nước nhuộm và chuyển vào nồi nước nóng thứ hai.
Đảm bảo nước đạt đến 82°C vì nhiệt độ thấp hơn sẽ tạo ra mùi khó chịu và phần cặn trên vải.
Đảm bảo vải được ngâm hoàn toàn trong nước để được xả sạch.
Bước 10 - Đổ bỏ nước nhuộm và thêm nước có nhiệt độ 71°C vào nồi.
Bạn sẽ pha hỗn hợp để giặt vải một lần nữa trước khi hong khô.
Thêm ½ thìa cà phê Synthrapol vào nước và khuấy.
Chuyển vải đã nhuộm từ nồi xả sang nồi này. Thỉnh thoảng khuấy trong suốt 5-10 phút.
Bước 11 - Xả sạch vải trong nước nóng.
Khi bạn thấy nước trong, hãy làm giảm bớt nước trong vải bằng cách dùng khăn gọi lại hoặc vắt khô.
Ngửi vải sau khi xả và vắt nước. Nếu vải vẫn còn mùi dung môi, bạn chỉ cần lặp lại bước 7 và 8 để loại bỏ mùi.
Nếu vải không có mùi, bạn sẽ treo nó lên để hong khô.
Nếu bạn đã cột dây thun vào vải để tạo kiểu nhuộm buộc, hãy cắt dây thun trước khi xả sạch.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-m%E1%BB%A1-c%C3%A1nh-tay-nhanh-ch%C3%B3ng | Cách để Giảm mỡ cánh tay nhanh chóng | Loại bỏ mỡ trên cánh tay nhanh chóng không phải là một việc dễ dàng, tuy nhiên bạn có thể làm được đấy! Cho dù bạn khó có thể triệt tiêu chỉ riêng mỡ cánh tay, nhưng bạn có thể giảm mỡ trong cơ thể để giúp cánh tay thon gọn hơn. Hãy đặt mục tiêu tập luyện phát triển cơ bắp một tuần 3 lần với tổng thời lượng 90 phút để có cánh tay khỏe đẹp. Bên cạnh đó, bạn có thể đốt mỡ bằng cách tập thêm ít nhất 75-150 phút bài tập aerobic từ cường độ vừa phải đến cường độ cao trong một tuần. Hãy xác định bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khiến mỡ tích tụ ở cánh tay, và cố gắng ngủ nhiều giờ hơn cũng như ăn theo chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Phương pháp 1 - Tập tạ để có cánh tay săn chắc
Bước 1 - Tập cuốn tạ phát triển bắp tay.
Đứng thẳng người và mỗi tay cầm một quả tạ đơn để lòng bàn tay hướng tới trước. Sau đó, thở ra khi chầm chạm nâng tạ tiến lại gần vai. Gập bắp tay khi bạn nâng tạ. Khi bắp tay hoàn toàn được gập lại, hãy hít vào và từ từ duỗi tay hạ tạ xuống vị trí ban đầu. Tập 2-3 lần, mỗi lần 10-15 nhịp cho mỗi cánh tay.
Bước 2 - Bài tập đẩy tạ qua đầu.
Bài tập này sẽ đốt calo và giúp cơ vai khỏe mạnh, săn chắc. Mỗi tay cầm một quả tạ đơn và nâng tạ lên trên vai sao cho hai lòng bàn tay hướng vào nhau. Chân đứng mở rộng bằng vai và gối hơi cong, sau đó đẩy tạ bằng hai cánh tay lên qua đầu. Giữ yên tạ trên đầu khoảng 1 giây, sau đó hạ tạ xuống trên vai và đếm đến 3. Tập 2-3 lần, mỗi lần 10-15 nhịp.
Bắt đầu với mức tạ 1, 2, hoặc 5 kg, tùy vào sức mạnh và mức độ mà bạn thấy vừa sức.
Bước 3 - Đứng nâng tạ hình chữ V.
Bài tập này có thể giúp bạn đốt mỡ và tác động vào phần cơ vai. Mỗi tay cầm một quả tạ đơn và chân đứng mở rộng bằng vai. Bắt đầu với hai tay cầm tạ xuôi theo hai bên người và từ từ nâng hai tay thẳng lên trước ngực sao cho hai tay tạo thành chữ "V". Giữ hai tay thẳng và nâng chúng tới khi song song với sàn. Giữ yên tư thế này khoảng 1 giây, sau đó hạ tay xuống thấp hơn. Tập 2-3 lần, mỗi lần 12-15 nhịp.
Bước 4 - Bài tập nằm nâng tạ.
Bài tập này sẽ tác động đến cơ tam đầu (cơ tay sau) và các cơ bụng, giúp bạn đốt mỡ. Bạn cầm tạ đơn trên mỗi tay và nằm trên thảm tập, cánh tay mở rộng ngay phía trên người bạn. Đầu gối hơi cong và bàn chân duỗi thẳng, từ từ cong người lên để nâng đầu, vai, và lưng khỏi thảm tập. Giữ cánh tay thẳng và di chuyển tay nhẹ nhàng theo hình cung hướng về đầu gối. Giữ yên tư thế này khoảng 1 giây, sau đó hạ người xuống vị trí cũ. Tập 2-3 lần, mỗi lần 10-15 nhịp.
Bước 5 - Tập đấm bốc với tạ nhỏ.
Cầm tạ đơn trên mỗi tay, tạ tầm 0,5-1 kg, và chân đứng mở rộng bằng hông. Đưa hai tay lên trước mặt với lòng bàn tay hướng vào nhau. Đấm tay phải về phía trước, sau đó nhanh chóng rụt tay về và đấm tay trái về phía trước. Xen kẽ bài tập này khoảng 60 giây và thực hiện liên tục càng nhanh càng tốt.
Phương pháp 2 - Thực hiện các bài tập khác
Bước 1 - Bài tập chống đẩy hình tam giác.
Bài tập này sẽ tăng cường cơ vai và cơ ngực trong khi vẫn đốt calo. Trên thảm tập, bạn thực hiện tư thế chống đẩy truyền thống với tay mở rộng bằng vai để hỗ trợ cho phần cơ thể trên. Di chuyển hai bàn tay hướng vào trong để tạo hình tam giác dưới ngực, với các ngón trỏ gặp nhau ở phần đỉnh tam giác và hai ngón tay cái tạo thành cạnh đáy tam giác. Hạ toàn bộ cơ thể xuống thấp hơn, sau đó nâng người lên lại vị trí cũ.
Bài tập chống đẩy hình tam giác kết hợp các cơ bắp khác nhau tốt hơn so với hít đất truyền thống.
Rèn luyện các cơ cốt lõi để giữ cơ thể thẳng đứng khi bạn vận động lên xuống.
Bạn có thể thực hiện bài tập này với đôi chân mở rộng hoàn toàn, hoặc đầu gối quỳ trên nệm.
Tiếp tục tập 2-3 lần, mỗi lần 10-15 nhịp.
Bước 2 - Nhảy dây.
Nhảy dây là bài tập tốt cho tim mạch cũng như cho cánh tay săn chắc. Khi nhảy dây, bạn hãy tính phút thay vì nhịp.
Hãy mua loại dây nhảy chất lượng tốt ở phòng tập thể hình hoặc trực tuyến để nhảy dây dễ dàng hơn. Bạn nên chọn mẫu dây có tay cầm thuận tiện.
Bước 3 - Bài tập với máy chèo thuyền.
Sử dụng máy chèo thuyền sẽ đốt calo và giúp cánh tay thon gọn. Để sử dụng loại máy này, hãy cố định bàn chân và vươn người để cầm tay lái. Giữ lưng thẳng và đầu gối cong. Chống đẩy chân và kéo tay cầm về phía ngực. Sau đó, mở rộng cánh tay và cong đầu gối một lần nữa khi tay cầm trở lại vị trí ban đầu.
Bước 4 - Tập các bài tập thể dục mềm dẻo.
Bài tập thể dục mềm dẻo không liên quan đến tạ hay bất kỳ dụng cụ nào. Thay vào đó, bạn chỉ sử dụng cân nặng cơ thể để rèn luyện các cơ bắp và đốt calo. Các bài tập thể dục mềm dẻo phổ biến là nhảy dang tay chân, Burpees (bài tập giảm mỡ toàn thân kết hợp) và hít đất.
Bước 5 - Tập thể dục aerobic 75-150 phút một tuần.
Sự trao đổi chất chậm và thiếu vận động tim mạch có thể dẫn đến tăng cân, và tình hình sẽ càng tệ hơn khi bạn già đi. Hãy chiến đấu chống lại sự béo phì bằng cách tập các bài tập aerobic cường độ cao ít nhất 75 phút mỗi tuần để vận động cơ thể và đốt calo. Các hoạt động như đạp xe, đi bộ, bơi lội, trượt ván, chạy bộ, và trượt patin đều là những gợi ý hay.
Phương pháp 3 - Cải thiện sức khỏe của bạn
Bước 1 - Khám sức khỏe.
Một số vấn đề sức khỏe có thể khiến mỡ tích tụ ở cánh tay và những bộ phận cơ thể khác, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp hoặc tiểu đường. Bác sĩ có thể giúp bạn kiểm tra lượng hóc môn bằng xét nghiệm máu cơ bản để xác định xem có sự thiếu cân bằng nào không. Lượng hóc môn testosterone thấp có thể khiến cánh tay và đùi mập mạp, và phần bụng dưới to.
Bác sĩ có thể kê đơn cho liệu pháp thay thế hóc môn hoặc đề xuất thay đổi cách sinh hoạt để giúp tăng lượng hóc môn testosterone của bạn.
Bước 2 - Ngủ 7-9 giờ mỗi đêm.
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng để giảm mỡ và tăng cơ vì khi ngủ bạn sẽ giảm tiêu thụ năng lượng một cách hiệu quả nhất. Hãy đặt mục tiêu ngủ tầm 7-9 giờ mỗi đêm bằng cách thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ, bao gồm 60-90 phút để thư giãn trước khi ngủ. Trong giai đoạn này, bạn không nên sử dụng điện thoại, thay vào đó hãy thư giãn bằng cách đọc sách hoặc thiền.
Ngủ 7-9 giờ mỗi đêm cũng sẽ giúp tái tạo năng lượng đủ để cải thiện sức khỏe của bạn trong ngày hôm sau.
Bước 3 - Ăn theo chế độ nhiều đạm, ít béo.
Thiếu protein có thể làm giảm lượng hóc môn testosterone, gây tích mỡ ở cánh tay. Chế độ ăn nhiều chất béo cũng góp phần khiến cánh tay trở nên mập mạp vì cả cơ thể tăng cân. Hãy đặt mục tiêu ăn theo chế độ dinh dưỡng giàu protein nạc và kết hợp nhiều rau.
Bổ sung thực phẩm như gà, cá, sữa chua, các loại hạt, và đậu vào chế độ dinh dưỡng của bạn.
Ngừng ăn thực phẩm ăn liền, thức ăn vặt có đường, gia vị và nước sốt khó tiêu.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Th%C3%B4i-mi%C3%AAn | Cách để Thôi miên | Bạn dễ dàng thôi miên ai đó nếu bản thân họ muốn được thôi miên, vì xét cho cùng tất cả các phương pháp thôi miên đều là tự thôi miên. Ngược lại với nhận thức sai lầm phổ biến, thuật thôi miên không phải là khả năng kiểm soát suy nghĩ hay năng lực thần bí nào đó. Với vai trò người thôi miên, bạn chủ yếu cung cấp các hướng dẫn để giúp họ thư giãn và rơi vào trạng thái nhập định, hay ngủ tỉnh. Phương pháp thư giãn theo tiến trình được trình bày dưới đây là một trong những cách dễ học nhất, có thể áp dụng cho những người mong muốn được thôi miên dù chưa có kinh nghiệm.
Phương pháp 1 - Tìm Người để Thôi miên
Bước 1 - Tìm ai đó muốn được thôi miên.
Bạn rất khó thôi miên một người mà họ không muốn hay không tin vào thôi miên, đặc biệt khi bạn là người đang tập. Bạn nên tìm một đối tác sẵn lòng và muốn được thôi miên, người này phải kiên nhẫn và muốn cảm nhận trạng thái thư giãn.
Không thôi miên người có tiền sử bệnh tâm thần hay bệnh về thần kinh, vì có thể dẫn tới hậu quả nguy hiểm ngoài ý muốn.
Bước 2 - Chọn một căn phòng yên tĩnh, thoải mái.
Để khiến đối tác cảm thấy an toàn và tránh bị xao nhãng, bạn cần chuẩn bị căn phòng sạch sẽ, để ánh đèn dịu. Cho họ ngồi vào chiếc ghế dễ chịu và loại bỏ tất cả những thứ có thể gây xao nhãng, như tivi hay những người không liên quan.
Tắt điện thoại di động và nhạc.
Đóng cửa sổ nếu có tiếng ồn bên ngoài.
Cho những người khác đang sống cùng trong nhà biết họ không nên làm phiền cho tới khi hai bạn ra khỏi phòng.
Bước 3 - Cho đối tác biết thôi miên có thể mang lại điều gì.
Nhiều người có ý tưởng rất sai lầm về thôi miên, bắt nguồn từ phim ảnh và các chương trình tivi. Thực tế đó chỉ là kỹ thuật thư giãn giúp con người nhận thức sáng tỏ đối với những vấn đề hay rắc rối của họ trong tiềm thức. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta vẫn thường rơi vào trạng thái thôi miên, như khi chìm đắm trong âm nhạc hay phim ảnh, hoặc lúc "đang mơ màng". Với thôi miên thật sự thì:
Bạn không ở trong trạng thái ngủ hay bất tỉnh.
Bạn không bị bùa mê hay bị ai đó kiểm soát.
Bạn sẽ không làm bất kì điều gì mà mình không muốn làm.
Bước 4 - Hỏi về mục tiêu của họ khi được thôi miên.
Thôi miên đã cho thấy tác dụng trong việc giảm các suy nghĩ lo âu, và thậm chí tăng cường hệ miễn dịch. Đây là công cụ tuyệt vời để tăng khả năng tập trung, đặc biệt trước khi tham gia bài kiểm tra hay một sự kiện lớn nào đó, hoặc bạn có thể sử dụng nó để đi vào trạng thái thư giãn sâu khi bị căng thẳng. Biết được mục tiêu mà đối tác mong muốn khi được thôi miên sẽ giúp bạn đưa họ vào trạng thái nhập định dễ hơn.
Bước 5 - Hỏi đối tác xem họ đã từng được thôi miên chưa và cảm giác thế nào.
Nếu có, bạn tìm hiểu họ đã được yêu cầu làm những gì và phản ứng của họ đối với những việc làm đó. Việc thăm dò này giúp bạn dự đoán được đối tác sẽ phản ứng thế nào với những gì bạn chuẩn bị yêu cầu họ làm, và tìm ra những việc bạn nên tránh.
Những người trước đây đã từng được thôi miên sẽ dễ bị thôi miên hơn.
Phương pháp 2 - Dẫn dắt vào Trạng thái Thôi miên
Bước 1 - Nói bằng giọng nhỏ, chậm và êm dịu.
Bạn phải nói với tốc độ chậm, trầm lắng và bình tĩnh. Kéo dài câu nói ra hơn mức bình thường một chút, tưởng tượng bạn đang cố trấn an một người nào đó bị sợ hãi và lấy giọng nói của mình ra ví dụ. Trong suốt quá trình tương tác bạn phải giữ giọng nói như vậy. Bạn nên bắt đầu với một số câu nói như sau:
"Hãy để lời nói của tôi vang vẳng bên bạn, và làm theo đề nghị của tôi nếu bạn muốn."
"Mọi thứ ở đây đều an toàn và bình yên. Hãy ngồi đó và thả lỏng cơ thể vào trạng thái thư giãn."
"Đôi mắt bạn cảm thấy nặng trĩu và muốn nhắm lại. Hãy để toàn cơ thể chìm đắm tự nhiên khi thả lỏng cơ bắp. Lắng nghe cơ thể bạn và tiếng nói của tôi khi bắt đầu cảm thấy trấn tĩnh."
"Bạn hoàn toàn kiểm soát về thời gian. Bạn sẽ chỉ chấp nhận những đề nghị có lợi cho bạn và sẵn lòng thực hiện chúng."
Bước 2 - Yêu cầu đối tác tập trung hít thở sâu và đều đặn.
Bạn phải hướng dẫn họ hít vào sâu và thở ra với nhịp độ đều đặn, bằng cách làm mẫu và yêu cầu họ bắt chước nhịp thở của bạn. Bạn phải nói cụ thể như sau: "Bây giờ hít sâu vào cho tới khi đầy khí trong lồng ngực và phổi", đồng thời lúc đó bạn cũng đang hít vào, tiếp đó là thở ra và nói "từ từ đẩy khí ra khỏi lồng ngực cho đến khi phổi trống hoàn toàn".
Việc tập trung vào hơi thở giúp tăng cường ôxi lên não và tạo đối tượng để thu hút suy nghĩ của họ, thay vì để mặc họ nghĩ về vấn đề thôi miên, áp lực cuộc sống hay ngoại cảnh xung quanh.
Bước 3 - Yêu cầu họ nhìn tập trung vào một điểm cố định.
Nhìn thẳng vào trán bạn nếu bạn đang đứng trước mặt họ, hoặc yêu cầu họ nhìn vào một vật nào đó đang phát sáng lờ mờ trong phòng. Nói chung họ phải nhìn cố định vào một vật. Đây là lý do vì sao người được thôi miên thường nhìn vào chiếc đồng hồ quả lắc vì hình ảnh đó thực sự không gây nhàm chán lắm. Nếu họ cảm thấy nhắm mắt lại là ổn nhất thì cứ để họ làm.
Thỉnh thoảng chú ý nhìn mắt họ. Nếu đối tác dường như đang liếc mắt ngó quanh thì bạn phải hướng dẫn anh ấy hay cô ấy. "Tôi muốn anh tập trung nhìn vào cuốn lịch treo trên tường", hay "cố gắng tập trung nhìn vào khoảng trống giữa hai hàng lông mày của tôi". Cho họ biết phải "để mắt và mí mắt thả lỏng, khiến chúng ngày càng nặng trĩu".
Nếu bạn muốn họ tập trung nhìn mình thì bản thân bạn phải ngồi yên trước tiên.
Bước 4 - Hướng dẫn họ thả lỏng từng phần cơ thể.
Một khi bạn đã đưa họ vào trạng thái tương đối trầm tĩnh, hơi thở đều và phối hợp nhịp nhàng với giọng nói của bạn, bắt đầu hướng dẫn họ thả lỏng ngón chân và bàn chân. Yêu cầu họ tập trung thả lỏng các cơ này, dần dần tiến tới bắp chân. Cho đối tác biết phải thả lỏng nửa chân dưới, tới nửa chân trên và cứ từ từ tiến tới cơ mặt. Từ cơ mặt bạn lại quay xuống cơ lưng, hai vai, cánh tay và ngón tay.
Mọi việc phải tiến hành từ tốn, giữ giọng nói chậm và bình tĩnh. Nếu họ dường như bị bối rối hay căng thẳng thì bạn phải giảm nhịp độ, làm lại quá trình theo trình tự đảo ngược.
"Thả lỏng bàn chân và mắt cá chân. Cảm nhận các cơ được thả lỏng nơi bàn chân, tưởng tượng như không còn tí lực nào tích lũy trong đó."
Bước 5 - Khuyến khích họ thư giãn.
Bằng các gợi ý của mình, bạn điều khiển sự tập trung và cho họ biết cần phải giữ tâm trạng thoải mái, trấn tĩnh. Dù bạn có rất nhiều điều để nói nhưng mục tiêu cuối cùng là khiến họ ngày càng chìm đắm vào trong suy nghĩ của chính họ, do đó phải tập trung vào nhịp hít vào, thở ra.
"Bạn có thể cảm thấy mí mắt đang trĩu nặng, hãy để chúng tự động đóng sập xuống."
"Bạn đang thả mình trôi dần vào trạng thái nhập định, yên bình và tĩnh lặng."
"Giờ đây bạn đang cảm thấy rất thư giãn. Một cảm giác thư giãn sâu bao trùm lấy bạn. Và ngay bây giờ khi bạn đang nghe tôi nói thì cảm giác ấy ngày càng mãnh liệt hơn, nó đưa bạn vào trạng thái yên bình sâu lắng."
Bước 6 - Để ý dấu hiệu trong hơi thở và ngôn ngữ cơ thể của đối tác để biết trạng thái tinh thần của họ.
Lập lại các hướng dẫn trên vài lần, cố gắng lập lại nhiều lần giống như bạn đang đọc thơ hay điệp khúc của bài hát, cho đến khi đối phương tỏ ra thư giãn hoàn toàn. Để ý phát hiện các dấu hiệu căng thẳng trong mắt họ (có đang đảo mắt không?), các ngón tay và ngón chân (có đang gõ tay hay đu đưa chân?), tiếp tục sử dụng kỹ thuật thư giãn để làm họ thả lỏng tối đa.
"Mọi lời nói tôi đang thốt ra sẽ đưa bạn chìm sâu hơn và nhanh hơn vào trạng thái thư giãn yên bình, trầm lắng."
"Chìm xuống và đóng lại. Chìm xuống và đóng lại. Chìm xuống và đóng lại, đóng lại hoàn toàn."
"Càng chìm sâu thì bạn càng có thể chìm sâu hơn. Càng chìm sâu thì bạn càng muốn chìm sâu hơn, trải nghiệm càng hấp dẫn hơn."
Bước 7 - Dẫn họ đi xuống "chiếc cầu thang thôi miên".
Đây là kỹ thuật mà các nhà thôi miên cũng như những người tự thôi miên thường dùng nhằm mang lại trạng thái nhập định sâu. Bạn yêu cầu cô ấy tưởng tượng ra cảnh đang đứng trên đỉnh cầu thang trong căn phòng ấm áp, yên tĩnh. Khi bước xuống, cô ta dường như đang chìm vào trạng thái thư giãn, mỗi bước đi sẽ nhấn chìm cô ấy sâu hơn vào trong tư duy của chính mình. Khi dẫn họ đi, bạn phải cho họ biết cầu thang có mười bậc và hướng dẫn cô ấy bước xuống từng bậc.
"Hãy bước xuống bậc đầu tiên và cảm nhận mình đang chìm sâu vào trạng thái thư giãn. Mỗi bậc thang là một bước đi tiến gần tới trạng thái vô thức. Bước xuống bậc thứ hai và cảm nhận bản thân ngày càng trấn tĩnh hơn, và khi bước tới bậc thứ ba thì cơ thể bạn cảm thấy như đang trôi dạt đi xa v.v…"
Bạn có thể hướng dẫn họ tưởng tượng ra một cánh cửa tại chân cầu thang, dẫn họ đi vào trạng thái thư giãn thuần khiết.
Phương pháp 3 - Dùng Thôi miên Giúp đỡ Người khác
Bước 1 - Bạn nên biết việc yêu cầu người khác làm việc theo ý mình khi họ đang bị thôi miên là rất khó xảy ra, hơn nữa đó là việc lạm dụng lòng tin của người khác.
Đa phần mọi người đều nhớ những gì họ làm khi bị thôi miên, vì vậy ngay cả khi bạn có thể khiến họ hành động như một con gà thì lúc thoát khỏi trạng thái thôi miên họ sẽ giận bạn về điều đó. Tuy nhiên, thôi miên có nhiều lợi ích về mặt trị liệu, chứ không đơn thuần chỉ là kỹ thuật để bạn trình diễn. Bạn nên dùng nó để giúp anh ấy hay cô ấy giải trừ căng thẳng, buông xuôi những phiền toái và lo âu trong cuộc sống, thay vì cố gắng trêu đùa họ.
Ngay cả những gợi ý với chủ đích tốt cũng có thể mang lại kết quả không như mong muốn nếu bạn không biết mình đang làm gì. Đó là lý do vì sao các chuyên viên thôi miên có bằng cấp có thể hướng dẫn bệnh nhân tìm ra hướng đi đúng, thay vì chỉ biết gợi ý cho họ cần phải làm gì.
Bước 2 - Sử dụng thôi miên căn bản để giảm lo lắng.
Thôi miên có khả năng giảm cảm giác bồn chồn lo lắng cho dù bạn có gợi ý như thế nào, vì vậy bạn không nên có tư tưởng phải "chữa bệnh" cho ai. Đơn giản chỉ cần đưa họ vào trạng thái nhập định và đó là cách tuyệt vời để giảm căng thẳng và lo âu. Bạn không cần cố gắng "giải quyết" bất kì thứ gì, vì trạng thái thư giãn sâu rất hiếm khi xảy ra trong cuộc sống hằng ngày nên chỉ chừng ấy cũng đủ xua tan những lo lắng phiền toái.
Bước 3 - Yêu cầu họ mường tượng ra các biện pháp giải quyết vấn đề.
Thay vì nói cho họ biết phải xử lý vấn đề như thế nào thì bạn nên hướng dẫn họ tưởng tượng ra mình đã giải quyết thành công khó khăn đó. Họ có cảm nhận thế nào đối với sự thành công? Bằng cách nào họ đã đạt được điều đó?
Họ muốn tương lai của mình thế nào? Điều gì đã thay đổi để đưa họ tới đó?
Bước 4 - Thôi miên có thể trị nhiều nỗi phiền muộn khác nhau.
Mặc dù bạn nên nhờ chuyên gia về sức khỏe tâm thần tư vấn, nhưng từ lâu thôi miên đã là liệu pháp để trị chứng nghiện, giảm đau, sự sợ hãi, các vấn đề về lòng tự trọng, và nhiều hơn thế. Dù bạn không nên cố gắng "chữa" cho ai, nhưng thôi miên có thể là công cụ tuyệt vời để giúp họ tự mình khắc phục vấn đề.
Giúp họ hình dung ra một thế giới không còn tồn tại các vấn đề, chẳng hạn như việc trải qua một ngày mà không cần hút thuốc, hay khoảnh khắc họ tự hào khi lòng tự trọng dâng cao.
Quá trình điều trị bằng thôi miên luôn luôn dễ dàng hơn nếu người đó mong muốn xử lý vấn đề của mình trước khi họ hoàn toàn rơi vào trạng thái nhập định.
Bước 5 - Thôi miên chỉ là một phần nhỏ trong bất kì giải pháp nào về sức khỏe tâm thần.
Lợi ích chính của thôi miên đó là sự thư giãn và thời gian để bạn ngẫm nghĩ thông suốt về một vấn đề. Đó là lúc bạn đồng thời đạt được trạng thái thư giãn sâu và sự tập trung cao độ vào vướng mắc đang cần giải quyết. Tuy nhiên thôi miên không phải là thần dược, mà chỉ là cách để người ta đi sâu vào trong suy nghĩ của chính mình. Cách tư duy này là yếu tố thiết yếu để có sức khỏe tinh thần mạnh mẽ, nhưng các vấn đề nghiêm trọng hoặc mãn tính thì luôn luôn cần được điều trị bởi một chuyên gia có bằng cấp.
Phương pháp 4 - Kết thúc Thôi miên
Bước 1 - Từ từ đưa họ ra khỏi trạng thái nhập định.
Bạn không nên bất ngờ xốc họ ra khỏi trạng thái thư giãn, mà giúp họ dần dần nhận thức về thế giới xung quanh. Cho anh ta biết anh ta sẽ phục hồi nhận thức hoàn toàn và trở về thực tại sau khi bạn đếm tới năm. Nếu bạn cảm thấy anh ấy đang ở trong trạng thái thôi miên quá sâu thì nên hướng dẫn họ cùng với bạn đi ngược lên "cầu thang", lấy lại nhận thức từ từ sau mỗi bậc.
Bắt đầu bằng câu nói: "Tôi sẽ đếm từ một tới năm, và khi tôi đếm đến năm bạn sẽ hoàn toàn tỉnh giấc, tỉnh táo và sảng khoái".
Bước 2 - Thảo luận về thôi miên với đối tác để tìm cách giúp bạn cải thiện trong tương lai.
Hỏi họ cách làm thế nào để phù hợp hơn, điều gì tạo nguy cơ khiến họ thoát khỏi trạng thái thôi miên, và cảm nhận của họ thế nào. Việc tìm hiểu như vậy có thể cải thiện kỹ năng thôi niên của bạn hiệu quả hơn vào lần sau, và giúp đối tác tìm ra điều họ thích trong quá trình thôi miên.
Không nên miễn cưỡng họ phải nói liền sau khi thoát khỏi trạng thái thôi miên. Bạn chỉ cần trò chuyện một cách bình thường, và nếu thấy họ dường như vẫn còn thư thái hay muốn được ngồi yên một lúc thì bạn nên chờ một lát hãy nói chuyện.
Bước 3 - Chuẩn bị trả lời trước các câu hỏi thường gặp.
Bạn nên chuẩn bị trước ý tưởng để trả lời các câu hỏi dưới đây, vì sự tự tin và lòng tin rất quan trọng đối với kết quả của quá trình thôi miên diễn ra sau đó. Sau đây là các câu hỏi mà bạn có thể gặp vào bất kì lúc nào trong quá trình thôi miên:
. Tôi sẽ yêu cầu bạn mường tượng ra những hình ảnh đẹp và yên bình, đồng thời nói cho bạn biết về cách sử dụng sức mạnh tinh thần sao cho hiệu quả hơn. Bạn luôn có thể từ chối làm những gì mà bạn không muốn làm, và bạn có thể tự mình thoát khỏi trải nghiệm thôi miên khi có tình huống khẩn cấp.
. Mọi người trong chúng ta đều trải qua những thay đổi trong nhận thức rất nhiều lần trong ngày nhưng không hề biết. Bất kì khi nào bạn để trí tưởng tượng bay xa cùng với điệu nhạc hay vài câu thơ, hoặc khi chìm đắm trong một bộ phim hay vở kịch thay vì chỉ là một khán giả ngồi xem, khi đó bạn đang ở trong một trạng thái xuất thần nào đó. Thôi miên chỉ là cách giúp bạn tập trung và nhận ra những thay đổi này trong trạng thái tỉnh táo, nhằm sử dụng năng lực tinh thần hiệu quả hơn.
. Thôi miên không phải là trạng thái tỉnh táo được biến đổi (ngủ chính là trạng thái này), mà đó là trải nghiệm được biến đổi trong lúc tỉnh táo. Bạn sẽ không bao giờ làm điều gì mà mình không muốn làm, hay không bị nhồi nhét vào đầu các suy nghĩ mà mình không mong muốn.
. Bạn không nên hiểu nhầm từ tưởng tượng vì trong tiếng Anh hay trong nhiều ngôn ngữ khác thường có khuynh hướng cho rằng từ "tưởng tượng" ngược lại với ý nghĩa của từ "có thật", và cũng không được hiểu nhầm nó với thuật ngữ "hình ảnh". Khái niệm tưởng tượng bao gồm một tập hợp các năng lực tinh thần rất thật, mà hiện nay người ta chỉ mới đang tìm hiểu về tiềm năng này, nó vượt xa khả năng đơn thuần là tạo ra các hình ảnh trong tâm trí chúng ta.
. Khi bạn ở trong trạng thái thôi miên, bạn vẫn có cá tính của riêng mình và bạn vẫn là bạn, vì vậy bạn sẽ không nói hay làm bất kì điều gì mà bạn không muốn làm trong hoàn cảnh đó khi không bị thôi miên, và bạn cũng dễ dàng từ chối bất kì lời gợi ý nào mà mình không thích. (Đó là lý do vì sao chúng tôi gọi là "gợi ý".)
. Thôi miên rất giống với lúc bạn để tâm trí trôi dạt khi đang ngắm nhìn hoàng hôn hay nhìn vào lớp than hồng của lửa trại, hoặc giống với cảm giác bạn đang tham gia vào trong vai diễn của bộ phim, thay vì đơn thuần là một khán giả ngồi xem. Tất cả phụ thuộc vào khả năng và sự sẵn lòng của bạn để làm theo các hướng dẫn và gợi ý được cung cấp.
. Các gợi ý thôi miên về căn bản là bài tập cho tâm trí và khả năng tưởng tượng, cũng giống như kịch bản của phim. Nhưng bạn vẫn quay trở về cuộc sống hằng ngày sau khi phiên tập kết thúc, cũng như bạn quay về vào cuối bộ phim. Tuy nhiên, có thể chuyên viên thôi miên cần phải cố gắng vài lần mới lôi bạn ra được trạng thái thôi miên. Cảm giác rất tuyệt vời khi được thư giãn hoàn toàn, nhưng bạn chẳng thể làm được gì nhiều khi đó.
. Khi còn nhỏ đã bao giờ bạn quá mê chơi đến độ không nghe thấy tiếng mẹ gọi về ăn tối? Hoặc có phải bạn là một trong những người có thể tự thức tỉnh vào một giờ cố định nào đó mỗi sáng, đơn giản bằng cách vào đêm hôm trước bạn quyết định sẽ thức dậy vào giờ đó? Tất cả chúng ta đều có khả năng vận dụng sức mạnh tinh thần theo cách mà chúng ta không nhận ra, và một số người đã phát triển khả năng này mạnh hơn những người khác. Nếu bạn cho phép suy nghĩ của mình phản ứng tự do và tự nhiên với lời nói hay hình ảnh trong quá trình thôi miên, bạn có thể đi tới bất kì nơi đâu mà tâm trí mình muốn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/H%E1%BB%93i-ph%E1%BB%A5c-sau-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-b%E1%BB%A9c-v%C3%A0-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-t%C3%ACnh-d%E1%BB%A5c-(h%E1%BB%99i-ch%E1%BB%A9ng-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-sau-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-b%E1%BB%A9c) | Cách để Hồi phục sau cưỡng bức và tấn công tình dục (hội chứng chấn thương sau cưỡng bức) | Cho dù bạn hoặc một người nào đó mà bạn yêu thương đã từng bị cưỡng bức hoặc tấn công tình dục, họ có thể hồi phục. Những người đã vượt qua quá trình này thường sẽ phải trải qua ba giai đoạn hồi phục sau chấn thương do bị cưỡng hiếp theo tốc độ riêng của mình.
Phương pháp 1 - Vượt qua giai đoạn cấp tính
Bước 1 - Cần biết rằng bạn không phải là người có lỗi.
Bất kể chuyện gì đã xảy ra, hành vi cưỡng bức hoặc tấn công tình dục của người khác đối với bạn không phải là do lỗi của bạn.
Đừng để nỗi sợ bị đổ lỗi ngăn cản bạn chia sẻ cho mọi người biết tình hình. Bạn không có lỗi. Cơ thể của bạn thuộc về bạn và chỉ riêng bạn.
Cưỡng hiếp và tấn công tình dục có thể xảy đến cho bất kỳ ai, tại bất kỳ nơi đâu. Nam giới cũng là nạn nhân.
Bạn không bao giờ yêu cầu điều này, bất kể mọi trang phục mà bạn mặc, và bạn không phải là người duy nhất đối mặt với nó.
Bị ép buộc thực hiện hành vi tình dục hoặc bị tấn công tình dục bởi người mà bạn hẹn hò cũng vẫn được xem là cưỡng bức, bất kể là bạn biết họ và đang hẹn hò với họ. Bạn vẫn có thể đang trong mối quan hệ tình cảm với một ai đó và bị ép buộc phải quan hệ khi bạn không muốn, ngay cả khi đây không phải là hành động bạo lực. Hơn một nửa số trường hợp bị cưỡng hiếp đều là từ người mà bạn quen biết.
Uống rượu bia hoặc sử dụng ma túy không phải là cái cớ phù hợp để người khác cưỡng bức bạn. Say xỉn có thể làm bạn khó có thể kiềm chế và làm tăng khuynh hướng bạo lực. Ma túy và rượu bia cũng sẽ làm giảm khả năng tìm kiếm giúp đỡ của bạn. Cho dù ai là người đang uống rượu bia hoặc dùng thuốc, không có luật lệ nào cho phép họ tấn công tình dục bạn.
Nếu bạn là nam giới và dương vật của bạn cương cứng trong suốt quá trình bị cưỡng hiếp, bạn không nên xấu hổ hoặc cảm thấy có lỗi như thể bạn đã tận hưởng nó. Cương dương chỉ là phản ứng thể chất trước kích thích ngay cả khi bạn không muốn và không hứng thú. Bạn không đòi hỏi điều này.
Bước 2 - Gọi trợ giúp khẩn cấp.
Nếu bạn đang gặp nguy hiểm hoặc bị thương nặng, bạn nên gọi dịch vụ khẩn cấp. Sự an toàn của bạn chính là ưu tiên cao nhất.
Tại Việt Nam, bạn nên gọi số 113.
Bước 3 - Không nên tắm rửa, rửa ráy, hoặc thay quần áo.
Bạn sẽ muốn loại bỏ mọi dấu viết của thủ phạm nhưng tốt nhất là bạn nên chờ đợi.
Mọi chất dịch cơ thể hoặc mẫu tóc của kẻ tấn công còn vương lại trên người bạn sẽ được sử dụng làm bằng chứng, nếu bạn quyết định khởi tố.
Rửa mặt, tắm rửa, hoặc thay quần áo sẽ loại bỏ chứng cứ quan trọng.
Bước 4 - Tìm kiếm sự giúp đỡ y tế.
Bạn nên đến bệnh viện và thông báo cho nhân viên rằng bạn đã bị cưỡng bức và cho họ biết nếu bạn bị xâm nhập theo đường âm đạo hoặc hậu môn.
Nếu bạn cho phép, nhân viên được đào tạo đặc biệt sẽ tiến hành “giám định pháp y” và sử dụng “bộ dụng cụ điều tra các vụ án cưỡng hiếp” để thu thập mẫu tóc và chất dịch để làm bằng chứng pháp lý. Quá trình đào tạo của họ sẽ bảo đảm rằng họ hiểu rõ nhu cầu cũng như cảm giác của bạn trong thời điểm tồi tệ này, và họ sẽ cố gắng tiến hành quá trình theo cách càng dễ chịu càng tốt.
Bạn cần phải được xét nghiệm và/hoặc điều trị bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) và mang thai ngoài ý muốn. Điều trị sẽ bao gồm biện pháp tránh thai khẩn cấp cũng như thuốc phòng bệnh để ngăn ngừa nhiễm bệnh.
Bước 5 - Thông báo cho nhân viên biết nếu bạn nghi ngờ bạn đã bị chuốc thuốc mê hoặc bị cưỡng hiếp trong khi đang chịu sự ảnh hưởng của rượu bia.
Nếu bạn nghĩ rằng loại thuốc dùng để cưỡng dâm đã được sử dụng, bạn không nên đi tiểu cho đến khi bạn đến bệnh viện, vì họ sẽ yêu cầu bạn cung cấp mẫu nước tiểu để xét nghiệm thuốc Rohypnol và các loại thuốc được dùng để cưỡng hiếp khác.
Bước 6 - Gọi điện đến đường dây nóng.
Tại Mỹ, bạn có thể gọi điện thoại cho Đường dây nóng Tấn công Tình dục Quốc gia tại số 1-800-656-HOPE (4673) hoặc liên lạc trực tuyến, nhân viên đã được đào tạo đặc biệt của họ sẽ hướng dẫn bạn về nơi cần đến và việc cần làm. Tại Việt Nam, bạn có thể gọi đến số 113.
Nhiều trung tâm dành cho người bị tấn công tình dục sẽ cung cấp nhân viên đã được đào tạo cùng bạn đến bệnh viện, hoặc đến buổi hẹn khám bệnh để bạn không phải đi một mình.
Bước 7 - Cân nhắc gọi điện cho cảnh sát để báo cáo về vụ việc.
Hành động này sẽ giúp bạn đưa thủ phạm ra công lý và ngăn hắn không thể hãm hại bất kỳ người nào khác.
Nếu bạn nghi ngờ bạn đã bị chuốc thuốc mê, bạn nên giữ lại cốc hoặc chai lọ mà bạn đã uống, nếu có thể. Xét nghiệm thuốc mê sẽ được tiến hành để xác định việc sử dụng thuốc và cung cấp bằng chứng có thể được sử dụng trong tương lai.
Loại thuốc dùng để cưỡng hiếp phổ biến không phải là Rohypnol – mà là rượu bia. Bạn nên báo cáo cho cảnh sát biết nếu rượu bia hoặc thuốc có liên quan đến vụ việc. Ngay cả khi bạn hoàn toàn tự nguyện sử dụng chúng trước khi bị hãm hiếp, bạn không phải là người có lỗi.
Báo cáo cho cảnh sát cũng sẽ đem lại lợi ích về mặt tâm lý trong việc giúp bạn chuyển đổi từ nạn nhân trở thành người sống sót.
Bước 8 - Nếu thời gian đã trôi qua, đừng ngần ngại phải hành động.
Ngay cả khi đã 72 giờ trôi qua từ sau khi bạn bị cưỡng bức, bạn vẫn nên liên lạc với cảnh sát, đường dây hỗ trợ, và chuyên gia y tế.
Chất dịch cơ thể nên được thu thập trong vòng 72 giờ sau cuộc tấn công. Ngay cả khi bạn không chắc chắn liệu bạn có khởi tố người đó hay không, bạn nên thu thập chứng cứ để luôn có thể dùng đến khi cần.
Bước 9 - Kiên nhẫn vượt qua chấn thương cảm xúc.
Bạn đã trải qua sự kiện gây sốc, trầm cảm, lo lắng, sợ hãi, tăng cảnh giác, và ác mộng. Điều này hoàn toàn bình thường và bạn sẽ sớm cảm thấy tốt hơn.
Người sống sót cũng sẽ có cảm giác tột lỗi và xấu hổ, rối loạn ăn uống và ngủ nghỉ, cũng như khó tập trung.
Chấn thương mà người sống sót sau cưỡng bức và tấn công tình dục trải nghiệm thuộc dạng rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Bước 10 - Hiểu rõ rằng triệu chứng thể chất sẽ xuất hiện.
Bạn có thể cảm thấy đau đớn, có nhiều vết cắt, vết thâm tím, chấn thương nội bộ, hoặc khó chịu sau khi bị tấn công. Chúng là những lời gợi nhớ đau lòng nhưng sẽ nhanh chóng qua đi.
Bạn nên cử động nhẹ nhàng trong một thời gian, cho đến khi cơn đau và vết thâm tím đã khỏi.
Cố gắng ngâm mình trong bồn nước nóng, thiền, hoặc thực hiện kỹ thuật thư giãn khác phù hợp với bạn.
Phương pháp 2 - Điều chỉnh phản ứng bên ngoài
Bước 1 - Đối mặt với khoảng thời gian phủ nhận và kìm nén.
Phủ nhận và kìm nén cảm giác là phần tự nhiên trong giai đoạn hai của quá trình hồi phục, được gọi là giai đoạn Điều chỉnh Bên ngoài. Chúng đóng vai trò đáng kể trong quá trình đối phó và chữa lành.
Người sống sót thường sẽ trải qua giai đoạn hành động như thể kẻ tấn công không gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ, và mọi chuyện chẳng qua chỉ là trải nghiệm tình dục tệ hại. Hành động phủ nhận và kiềm chế được gọi là tối thiểu hóa và nó là phản ứng thông thường để giúp bạn tiếp tục cuộc sống trong thời gian ngắn.
Bước 2 - Cố gắng quay về với cuộc sống của mình.
Người sống sót cần phải khôi phục lại cảm giác bình thường trong cuộc sống.
Phần này của giai đoạn Điều chỉnh Bên ngoài có tên gọi là loại trừ và cho phép bạn hành động như thể sự tấn công không hề xảy ra, mặc dù bạn vẫn cảm thấy hỗn độn trong lòng. Tương tự như phần tối thiểu hóa trong giai đoạn này, nó sẽ cho phép bạn tiếp tục cuộc sống trong một khoảng thời gian ngắn.
Bước 3 - Trò chuyện về nó, nếu bạn muốn và có thể.
Bạn sẽ cảm thấy như bạn cần phải chia sẻ về sự tấn công và về cảm giác không ngừng nghỉ của bạn, với gia đình, bạn bè, đường dây trợ giúp, và nhà trị liệu. Đây là kỹ thuật đối phó được gọi là bi kịch hóa nhưng nó không có nghĩa là bạn đang “làm to chuyện”.
Có lẽ bạn sẽ có cảm giác như thể chấn thương đã chiếm lấy toàn bộ cuộc sống và thay đổi danh tính của bạn, đặc biệt nếu mọi việc mà bạn có thể và muốn làm là nói về nó. Mong muốn được giãi bày tâm sự là điều tự nhiên.
Bước 4 - Cho phép bản thân phân tích nó.
Đôi khi, người sống sót muốn phân tích chuyện đã xảy ra và cố gắng giải thích nó với bản thân hoặc người khác. Bạn thậm chí có thể đặt mình vào tình huống của thủ phạm để xem xét suy nghĩ của hắn.
Điều này không có nghĩa là bạn đang cảm thông cho kẻ đó hoặc đang bào chữa cho hành vi của hắn, vì vậy, bạn không cần phải cảm thấy có lỗi nếu bạn nhận thấy bản thân đang trải qua giai đoạn này.
Bước 5 - Không cần phải nói về nó nếu bạn không muốn.
Bạn có quyền không chia sẻ về cuộc tấn công nếu bạn không muốn, ngay cả khi bạn biết rõ rằng gia đình và bạn bè bạn chỉ đang cố gắng giúp đỡ bạn bằng cách khuyên bạn trò chuyện về vấn đề.
Thỉnh thoảng, người sống sót có thể sẽ thay đổi công việc, chuyển đến thành phố khác, hoặc kết bạn mới để tránh tác nhân kích hoạt về mặt cảm xúc và tránh phải trò chuyện về vụ việc. Không phải người nào cũng cần điều này. Phần này được gọi là trốn chạy vì nhiều người muốn trốn thoát khỏi nỗi đau.
Bước 6 - Cho phép bản thân cảm nhận cảm giác của chính mình.
Trầm cảm, lo âu, sợ hãi, tăng cảnh giác, ác mộng, và cơn tức giận mà bạn trải nghiệm là triệu chứng thông thường khi bị tấn công tình dục.
Trong suốt quá trình này, bạn sẽ không muốn rời khỏi nhà, gặp khó khăn trong việc ăn uống và ngủ nghỉ, cũng như tách bản thân khỏi mọi người và xã hội.
Phương pháp 3 - Tái tổ chức cuộc sống về lâu dài
Bước 1 - Hãy để nỗi đau trôi qua.
Trong giai đoạn ba và giai đoạn cuối của chấn thương khi bị cưỡng hiếp, người sống sót thường nhận thấy ký ức về sự kiện này không ngừng tràn về và họ không còn có khả năng kìm nén chúng. Đây chính là thời điểm quá trình hồi phục thật sự bắt đầu.
Những hồi tưởng của bạn có thể khá mạnh mẽ đến nỗi chúng gây cản trở cuộc sống của bạn. Đây là phản ứng của tình trạng căng thẳng sau chấn thương và chấn thương khi bị cưỡng bức.
Bước 2 - Biết rằng mọi chuyện sẽ trở nên tốt hơn.
Đây thường là giai đoạn mà người sống sót sẽ cảm thấy rối ren, không ngừng hồi tưởng, và có dự định tự sát. Cho dù cảm giác này có tệ hại như thế nào, đây là lúc bạn có thể bắt đầu kết hợp quá khứ vào thực tại mới và tiếp tục cuộc sống.
Tại một thời điểm nào đó, bạn sẽ chấp nhận rằng bị cưỡng bức là một phần trong cuộc sống của bạn và tiến bước.
Bước 3 - Tìm đến gia đình và bạn bè.
Đây là thời gian phù hợp để bạn tái giành lại cảm giác an toàn, tin tưởng, và kiểm soát, và bạn cần phải liên lạc với mọi người để có thể thực hiện được điều này.
Lựa chọn thời gian, địa điểm, và người mà bạn chia sẻ trải nghiệm bạo lực. Hãy ở bên người ủng hộ bạn, và thiết lập giới hạn bằng cách chỉ bàn luận về yếu tố mà bạn cảm thấy thoải mái.
Bạn có quyền nói cho mọi người mà bạn muốn về cuộc tấn công. Đôi khi, thủ phạm sẽ đe đọa bạo lực trong tương lai nếu bạn nói ra vụ việc, nhưng cách duy nhất để chấm dứt tình trạng này là chia sẻ về nó.
Bước 4 - Tìm sự giúp đỡ từ phía chuyên gia.
Nhà tư vấn được đào tạo chuyên về việc đối phó với chấn thương khi bị cưỡng hiếp và tấn công tình dục sẽ là người biết cảm thông và giúp bạn xử lý cảm xúc của mình.
Bạn có thể tìm kiếm nhà tư vấn thông qua các trang web hỗ trợ dành cho người bị tấn công tình dục.
Ngoài ra, cũng có khá nhiều cuộc họp mặt của nhóm trị liệu cụ thể và thậm chí là phòng chat trực tuyến dành cho người sống sót. Bạn nên tìm kiếm phương pháp phù hợp với bạn.
Bước 5 - Cho phép bản thân có thời gian để hồi phục.
Có thể sẽ phải tốn nhiều tháng, hoặc thậm chí là nhiều năm để hồi phục.
Theo thời gian, bạn sẽ xác định lại chính mình, thế giới quan, và mối quan hệ của bạn. Hãy tử tế với bản thân và đừng hy vọng sẽ hồi phục chỉ sau một đêm.
Bước 6 - Tìm trợ giúp trong việc tố tụng.
Nếu bạn không biết phải làm gì tiếp theo, bạn nên gọi đến trung tâm phòng chống khủng hoảng địa phương để được hỗ trợ. Nhân viên của họ đã được đào tạo để hướng dẫn bạn vượt qua quá trình và có thể tham dự cuộc họp cũng như buổi triệu tập cùng bạn nếu bạn muốn.
Bạn không cần phải khởi tố nếu bạn không muốn. Cảnh sát cũng có thể cảnh cáo kẻ phạm tội để ngăn ngừa hắn không thực hiện hành vi tương tự một lần nữa.
Bạn có thể được hỗ trợ tài chính đối với một số chi phí liên quan đến thời gian bạn nghỉ làm, ra tòa, tìm người tư vấn, v.v. Bạn nên kiểm tra với trung tâm phòng chống khủng hoảng trong khu vực để tìm hiểu thêm thông tin.
Nhiều trung tâm có liên kết với dịch vụ công ích, hoặc miễn phí trong việc trợ giúp pháp lý cho người đã trải qua tấn công tình dục. Tại đây, nhân viên hỗ trợ sẽ có mặt để đi cùng bạn đến gặp luật sư hoặc ra tòa.
Bước 7 - Biết rõ luật pháp.
Không có quy định về thời hạn khởi kiện dành cho tấn công tình dục, có nghĩa là ngay cả khi vụ việc đã diễn ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm trước, bạn vẫn có thể báo cáo với cảnh sát.
Nếu bạn lựa chọn khởi tố thủ phạm và bạn phải được chăm sóc y tế ngay sau khi bị cưỡng bức, có cơ hội là bằng chứng đã được thu thập.
Nếu bác sĩ hoặc y tá sử dụng “bộ dụng cụ điều tra các vụ án cưỡng hiếp” hoặc tiến hành “giám định pháp y”, chứng cứ sẽ được lưu trữ cẩn thận trong hồ sơ để cảnh sát có thể xem xét.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C3%82u-y%E1%BA%BFm-Ch%C3%B3 | Cách để Âu yếm Chó | Chó là người bạn tốt nhất của con người, nhưng đôi khi chúng lại hành xử khác. Bạn nên làm theo các hướng dẫn dưới đây khi tiếp cận chó lạ, lưu ý dấu hiệu hung hăng, và âu yếm chúng một cách thân thiện. Mỗi phần đều bao gồm các lời khuyên dành cho việc âu yếm thú cưng của bạn cũng như những chú chó khác mà bạn quen biết.
Phương pháp 1 - Tiếp cận chó một cách thận trọng
Bước 1 - Xin phép người chủ để âu yếm chú cún.
Chó thường khá thân thiện, nhưng nếu bạn chưa bao giờ tiếp xúc với chúng thì sẽ khó xác định chúng sẽ phản ứng với người lạ như thế nào. Nếu người chủ đưa ra chỉ dẫn khác với bài viết này, bạn có thể làm theo họ. Nếu người chủ cho phép bạn âu yếm thú cưng của họ, bạn có thể hỏi chú cún thích được âu yếm như thế nào.
Bước 2 - Cẩn thận với những chú chó không có chủ.
Nếu thấy chó lang thang trên đường không có chủ nhân bên cạnh, bạn cần hết sức cẩn thận và ở yên vị trí để tự bảo vệ bản thân nếu cần thiết. Chó bị xích lại hoặc bỏ mặc ở khu vực sân hay những địa điểm khác có không gian chật hẹp thường rất hay cắn, tương tự như những con chó đang ăn hay nhai thứ gì đó. Bạn cần tiếp cận những con chó này một cách thận trọng, và không cố gắng vuốt ve chúng nếu thấy có dấu hiệu hung hăng như mô tả dưới đây.
Bước 3 - Lùi lại khi thấy chó có dấu hiệu gây hấn hoặc không thoải mái.
Dấu hiệu gây hấn bao gồm gầm gừ, sủa, đuôi và lông cổ dựng đứng lên, hoặc cơ thể ở tư thế cứng nhắc. Dấu hiệu chó cảm thấy khó chịu, sợ hãi, hoặc căng thẳng bao gồm liếm môi, để lộ tròng trắng mắt, tránh nhìn vào đối phương, cụp đuôi xuống, há miệng, hoặc cụp tai ra sau. Nếu chú chó không bình tĩnh lại hoặc không đến gần bạn trong vòng ba mươi giây, bạn cần tránh xa chúng.
Bước 4 - Cúi xuống hoặc ngồi xổm để khuyến khích chó đến gần.
Khuyến khích chú chó bước lại gần bằng cách ngồi xổm ngang tầm mắt của chúng. Đối với những chú chó vốn tự tin, bạn chỉ cần hơi cúi xuống, nhưng không nên cúi người ngay bên trên chúng, vì hành động này sẽ khiến chúng cảm thấy bị đe dọa.
Không bao giờ ngồi xổm gần con chó không có chủ nhân bên cạnh hoặc những con đang hung hăng (xem dấu hiệu cảnh báo ở trên). Luôn đứng để đề phòng trường hợp bị chó tấn công.
Bước 5 - Dỗ dành chú chó có vẻ nhút nhát tiến lại gần hơn.
Nếu động tác ngồi xổm vẫn chưa thể thuyết phục được chú chó, và chúng tỏ ra sợ sệt hoặc khó điều khiển (chạy trốn hoặc ẩn nấp), bạn nên hướng ánh mắt về phía khác để chú cún không cảm thấy như bị đe dọa. Tạo âm thanh nhỏ nhẹ, dỗ dành; bất kỳ âm thanh nào cũng có tác dụng nhưng nên tránh tiếng ồn lớn hoặc những âm thanh khiến chúng giật mình. Xoay người về một bên để chú chó không cảm thấy bị đe dọa.
Hỏi người chủ để biết tên của chú cún và dùng tên để dỗ ngọt nó. Một số chú chó được huấn luyện phản ứng với âm thanh mang tên chúng, và chúng sẽ bớt nhút nhát hoặc hung hăng.
Bước 6 - Đưa nắm tay ra.
Nếu chú chó chịu để bạn vuốt ve sau các bước này, hoặc ít nhất là có tâm trạng thoải mái và không có dấu hiệu gây hấn hoặc khó chịu, bạn có thể nắm tay lại để chúng đánh hơi. Nắm tay trước mũi chú cún, nhưng đừng đặt sát vào mặt nó. Cho phép chú chó lại gần và ngửi mu bàn tay của bạn nếu nó muốn.
Không xòe bàn tay ra trước mặt chó; chó lạ sẽ cắn ngón tay của bạn vì tưởng đó là phần thưởng.
Chó đánh hơi để thăm dò bạn chứ không phải đòi được vuốt ve. Bạn cần chờ cho đến khi chúng ngửi xong trước khi chuyển sang bước kế tiếp.
Đừng lo lắng nếu chó liếm bạn. Đó chỉ là cách riêng của nó để nói rằng nó yêu mến và tin tưởng bạn, tương tự như nụ hôn ở người.
Bước 7 - Quan sát tâm trạng thoải mái của chú cún.
Nếu cơ bắp của chúng thả lỏng (không cứng nhắc hoặc co lại), hay nếu liếc nhìn nhanh, vẫy đuôi, có thể chúng cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với bạn. Bước sang phần tiếp theo, nhưng nếu chú cún định chạy đi, bạn nên ngừng vuốt ve và nắm tay lại một lần nữa.
Phương pháp 2 - Âu yếm chó lạ
Bước 1 - Vuốt ve xung quanh tai.
Nếu chú cún không hung dữ, bạn có thể vuốt ve từ từ hoặc gãi nhẹ gốc tai. Tiếp cận từ phía bên, tránh tiến lại từ phía trước.
Bước 2 - Di chuyển sang bộ phận khác.
Nếu bước đầu thành công, và chú cún không định chạy đi, bạn có thể tiếp tục vuốt ve những phần khác. Vuốt ve dọc phần lưng, hoặc đỉnh đầu, và gãi nhẹ .
Nhiều con chó thích gãi dọc sống lưng, hoặc hai bên xương sống. Chú cún thường ít căng thẳng khi bạn đụng chạm vào gáy trên cổ và phía trước bả vai so với vị trí đuôi xương sống tiếp giáp với đuôi và hai chân sau.
Thú cưng có bản tính thân thiện thường thích được vuốt ve dưới cằm hoặc trên ngực, nhưng một số con khác lại không thích bị đụng vào phần quai hàm.
Bước 3 - Biết khi nào nên ngừng lại.
Bạn cần nhớ rằng một số con chó không thích xoa đầu. Ngoài ra, chúng cũng không thích vuốt ve hai chân sau, hoặc chạm vào một số bộ phận khác. Bạn cần ngừng vuốt ve ngay lập tức và đứng yên nếu thấy chú cún bắt đầu gầm gừ, cụp đuôi xuống, hoặc di chuyển đột ngột. Chỉ tiếp tục âu yếm những phần khác nếu thú cưng bình tĩnh trở lại và tiếp cận bạn.
Bước 4 - Không di chuyển đột ngột.
Không nên gãi bất thình lình hoặc quá mạnh, không vỗ hoặc phát hai bên thân người, và không di chuyển đến khu vực khác quá nhanh. Nếu chú cún thích được âu yếm phần nào đó, bạn có thể vuốt ve và gãi nhẹ, hoặc dùng một tay và sau đó là hai tay. Luôn nhẹ nhàng từ tốn vì bạn không thể biết được chú chó lạ này sẽ phản ứng như thế nào đối với thú cưng tràn đầy sinh lực hơn. Việc âu yếm vội vã hoặc mạnh tay có thể khiến một chú chó thân thiện trở nên kích động và có thể nhảy lên hoặc cắn tay bạn.
Phương pháp 3 - Âu yếm chó thân
Bước 1 - Tìm hiểu sở thích của thú cưng.
Khi đã quen với chú cún, bạn nên tìm hiểu cách thức âu yếm mà chúng thích nhất. Một số con thích chà xát dưới bụng, trong khi những con khác lại thích được mát-xa chân. Một vài chú cún sẽ gầm gừ nếu bạn đụng chạm vào những khu vực này. Chú ý ngôn ngữ cơ thể của chó và tập trung vào những khu vực mà chúng thích nhất. Những dấu hiệu cho thấy thú cưng thích âm yếm đó là vẫy đuôi, cơ bắp thả lỏng, và rền rĩ khi bạn ngừng vuốt ve. Hành động nhỏ dãi cũng có thể là dấu hiệu cho thấy chú cún đang hào hứng, mặc dù đây không phải lúc nào cũng có nghĩa là chúng đang thư giãn.
Bước 2 - Cẩn trọng khi chà xát phần bụng của chó.
Khi chú cún nằm ngửa, chúng đang sợ hãi và cố gắng nhân nhượng chứ không phải đề nghị bạn âu yếm. Ngay cả những con thân thiện thích xoa bụng đôi khi cũng làm hành động này vì lý do khác. Không nên chà xát phần bụng của chú cún nếu chúng lo lắng, căng thẳng, hoặc không vui.
Bước 3 - Hướng dẫn trẻ em cách âu yếm chó.
Loài vật này thường hay trở nên căng thẳng khi tiếp xúc gần với trẻ con, ngay cả với những đứa mà chúng cùng lớn lên, vì con nít thường khá vụng về trong việc âu yếm thú cưng. Bạn cần chỉ bảo con trẻ trong nhà không được ôm, túm giật, hoặc hôn thú cưng vì những hành động này nếu thực hiện một cách lóng ngóng sẽ khiến cho chúng cắn đứa trẻ. Hướng dẫn trẻ em không được kéo đuôi của chú cún hoặc ném đồ đạc vào chúng.
Bước 4 - Thỉnh thoảng mát-xa kỹ cho thú cưng.
Bạn nên dành ra từ 10 đến 15 phút để vuốt ve chú cún thân quen từ đầu đến đuôi. Xoa theo chuyển động tròn để tiếp cận vùng mặt, dưới cằm, và ngực của chú cún. Di chuyển lên phía trên cổ, vai, và lưng dọc xuống đuôi. Một số con sẽ cho phép bạn mát-xa dưới chân.
Khi mát-xa cho vật nuôi, bạn cũng sẽ có thể kiểm tra các khối u bình thường hay mới phát triển và có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bị ảnh hưởng.
Bước 5 - Mát-xa bàn chân của chú cún.
Một số con không cho phép bạn chạm vào bàn chân, nhưng nếu có thể nhấc bàn chân lên, bạn nên xoa nhẹ để cải thiện tuần hoàn và và tìm những vật nhọn làm đau chú cún. Nếu đệm thịt bàn chân bị nứt nẻ và khô ráp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chất dưỡng ẩm dành cho chó và thoa lên chân của thú cưng.
Mát-xa chân cho chó con sẽ giúp cho việc cắt tỉa móng sau này dễ dàng thuận lợi hơn, vì chó con sẽ làm quen với cảm giác bàn chân được tiếp xúc với tay người.
Bước 6 - Mát-xa xung quanh miệng chó con.
Chúng sẽ cho phép bạn mát-xa phần miệng và chân nếu thân quen với bạn. Điều này khá hữu ích đối với chó con đang mọc răng, và giúp chúng làm quen với cảm giác đụng chạm ở bộ phần này, cũng như tạo điều kiện tiến hành chăm sóc răng miệng cho thú cưng sau này.
Để mát-xa miệng cho cún con, bạn nên nhẹ nhàng xoa phần gò má và quai hàm theo chuyển động tròn. Còn khi mát-xa nướu răng, bạn có thể dùng "bàn chải ngón tay" ở cửa hàng vật nuôi hoặc phòng khám thú y.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-s%E1%BA%B9o-do-t%E1%BB%B1-r%E1%BA%A1ch | Cách để Loại bỏ sẹo do tự rạch | Tự rạch có thể để lại sẹo cả đời, thu hút sự chú ý hoặc tò mò không mong muốn, hoặc khiến bạn không thoải mái khi mặc trang phục để lộ sẹo. Kiên nhẫn và thời gian là hai yếu tố chính giúp làm mờ sẹo. Mặt khác, cũng có nhiều phương pháp giúp làm mờ sẹo như dùng kem và gel mua ở hiệu thuốc, các phương pháp tự điều trị và điều trị y tế. Mặc dù không hoàn toàn loại bỏ sẹo nhưng phần lớn các phương pháp này sẽ giúp bạn thấy hài lòng hơn về cơ thể của mình.
Phương pháp 1 - Dùng các biện pháp y tế không kê đơn
Bước 1 - Thử dùng miếng dán gel silicon.
Miếng dán gel silicon là miếng dán lên vùng da bị sẹo, dùng để làm mờ sẹo trong vòng 2-4 tháng. Dán miếng gel silicon lên vết sẹo ít nhất 12 tiếng mỗi ngày trong vòng 2-4 tháng.
Nghiên cứu cho thấy miếng dán gel silicon còn giúp làm phẳng sẹo.
Bước 2 - Dùng gel Mederma.
Loại gel thoa ngoài da này được dùng làm mờ sẹo. Gel chứa nhiều thành phần khác nhau, hoạt động kết hợp nhằm tái tạo da và giúp da trông mềm mịn hơn. Một ống gel Mederma có giá khoảng 520.000 - 550.000 VNĐ.
Thoa gel Mederma lên vết sẹo một lần mỗi ngày trong vòng 8 tuần đối với sẹo mới và trong vòng 3-6 tháng đối với sẹo lâu ngày.
Một số nghiên cứu nhận thấy dùng gel Mederma không làm giảm sẹo đáng kể hơn so với việc theo sáp dưỡng ẩm lên sẹo.
Bước 3 - Thử dùng dầu Bio-Oil.
Loại dầu này được thoa trực tiếp lên bề mặt sẹo để làm mờ sẹo. Ngoài ra, dầu còn giúp làm đều tông màu da nên hữu ích đối với sẹo màu hồng, đỏ hoặc nâu. Một chai dầu Bio-Oil 60 ml có giá khoảng 190,000 VNĐ và có bán trực tuyến hoặc tại các hiệu thuốc.
Không thoa dầu lên vùng da quanh mắt vì vùng da này rất nhạy cảm.
Bước 4 - Thử dùng kem và gel mờ sẹo khác.
Có nhiều loại gel và kem điều trị khác có thể giúp làm mờ sẹo. Một số thương hiệu như Selevax, Dermefface FX7, Revitol Scar Cream, Kelo-Cote Scar Gel được bán ở các hiệu thuốc hoặc cửa hàng trực tuyến.
Giá của những sản phẩm này rất đa dạng và đáng để bạn cân nhắc nếu muốn dùng gel hoặc kem trong thời gian dài nhằm làm mờ sẹo.
Phương pháp 2 - Điều trị y tế
Bước 1 - Điều trị mài mòn da.
Mài mòn da là quy trình loại bỏ lớp da ở ngay phía trên cùng, tương tự như việc mài mòn da đầu gối. Vùng da này sẽ lành lại giống như đầu gối sau khi được mài mòn. Quy trình này cần gây mê tại chỗ đối với một vùng da nhỏ hoặc dùng thuốc gây mê nhiều hơn đối với vùng da rộng.
Bước 2 - Hỏi bác sĩ về phương pháp cấy ghép.
Quy trình phẫu thuật này là việc loại bỏ lớp da ngay trên cùng của vùng da bị sẹo và che lại bằng một mảng da cực kỳ mỏng được lấy từ đùi hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Mảng da này sẽ che sẹo và trở nên đều màu với vùng da xung quanh sau khoảng 1 năm.
Bạn có thể được gây mê tại chỗ hoặc gây mê toàn thể, tùy vào kích thước của sẹo.
Cấy ghép da sẽ để lại một vết sẹo không quá hiện rõ.
Bước 3 - Phẫu thuật chỉnh hình sẹo.
Phẫu thuật chỉnh hình sẹo là quy trình thay đổi hình dạng của sẹo bằng cách cắt bỏ mô sẹo và khâu lại da. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thay đổi vị trí hoặc kích thước sẹo, giúp sẹo trông không giống như vết thương do tự rạch.
Bước 4 - Thử phương pháp tái tạo bề mặt bằng laser.
Tái tạo bề mặt bằng laser là quy trình điều trị trên da trải qua nhiều đợt, làm nóng da bằng tia laser và kích thích sự hình thành của collagen cùng elastin mới trên da. Bạn sẽ được tiêm thuốc gây mê và thuốc an thần trước khi điều trị.
Tác dụng phụ có thể gặp phải gồm các vết đỏ, ngứa và sưng rộp.
Phương pháp 3 - Dùng nguyên liệu tự nhiên
Bước 1 - Thoa sáp dưỡng ẩm lên sẹo mới.
Sáp dưỡng ẩm (ví dụ như Vaseline) là dẫn xuất của quá trình tinh chế dầu và được dùng để tạo thành hàng rào chống nước trên da. Sáp dưỡng ẩm có thể giúp giảm sẹo bằng cách che phủ và giữ ẩm da. Thoa sáp dưỡng ẩm lên sẹo mới một lần mỗi ngày.
Sáp dưỡng ẩm có vẻ không có tác dụng với sẹo lâu ngày.
Bước 2 - Dùng dầu vitamin E.
Vitamin E thường có sẵn ở dạng viên nang hoặc chai nhỏ được bán ở các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe hoặc khu hàng chăm sóc sức khỏe trong siêu thị. Bạn cần bẻ vỡ viên nang rồi nhỏ dầu lên da. Mát-xa nhẹ nhàng. Hoặc bạn có thể thoa lotion chứa vitamin E lên da hai lần mỗi ngày.
Hiện có nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả của vitamin E trong việc loại bỏ hoặc làm mờ sẹo. Vitamin E cũng gây kích ứng da ở một số người.
Bước 3 - Thử dùng lô hội.
Lô hội là loại cây có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, bao gồm giảm viêm da và dưỡng ẩm da. Gel lô hội có thể được lấy trực tiếp từ lá cây hoặc bán sẵn trong chai tại các cửa hàng thực phẩm tự nhiên. Thoa gel lên vết sẹo ít nhất một lần mỗi ngày.
Bước 4 - Dùng nước cốt chanh.
Nước cốt chanh là chất tẩy trắng tự nhiên có thể giúp làm sáng màu sẹo. Bạn cần làm sạch da, sau đó dùng bông gòn để thoa nước cốt chanh lên sẹo. Để khoảng 10 phút rồi rửa sạch.
Bước 5 - Dùng dầu ôliu.
Dầu ôliu nguyên chất có thể giúp làm mờ sẹo. Mát-xa một lượng nhỏ dầu ôliu nguyên chất lên da 1-2 lần mỗi ngày trong vòng hàng tuần hoặc hàng tháng.
Bước 6 - Thử dùng các nguyên liệu tại nhà khác.
Có nhiều nguyên liệu tại nhà tự nhiên khác được dùng để làm mờ sẹo, bao gồm: tinh dầu hoa oải hương, trà hoa cúc La Mã, dầu gan cá tuyết, muối nở, bơ cacao, tinh dầu tràm trà và mật ong. Bạn có thể tìm trên mạng cách dùng các nguyên liệu mờ sẹo tự nhiên này.
Phương pháp 4 - Trang điểm che sẹo
Bước 1 - Vệ sinh và làm khô da.
Tốt nhất nên trang điểm lên vùng da không dầu và không bụi bẩn. Rửa sạch vùng da mà bạn định trang điểm rồi dùng khăn thấm khô.
Bước 2 - Dùng kem che khuyết điểm và phấn nền.
Kem che khuyết điểm và phấn nền có thể kết hợp cùng nhau để che nhiều vết sẹo, đặc biệt là sẹo nhỏ và nhạt màu.
Chọn kem che khuyết điểm nhạt hơn tông màu da vài tông. Nếu sẹo đỏ hoặc hồng, bạn nên chọn kem che khuyết điểm màu xanh lá. Đối với sẹo có màu hơi nâu, bạn nên chọn kem che khuyết điểm có màu vàng. Chấm kem che khuyết điểm lên sẹo rồi để khô vài phút.
Chọn phấn nền cùng tông màu da. Dậm phấn nền lên vết sẹo và chú ý tạo sự hòa hợp với vùng da viền của sẹo.
Thoa phấn bột mờ lên da. Phấn bột giúp giữ phấn nền và ngăn phấn nền bị nhòe quá mức.
Bước 3 - Dùng kem che hình xăm.
Kem che hình xăm là sản phẩm rất mạnh, chống nước, được dùng để thoa trực tiếp lên da để che dấu vết trên da như hình xăm. Bạn có thể mua sản phẩm ở hiệu thuốc. Kem che hình xăm dạng ống tốt nhất có giá khoảng trên 450.000 VNĐ. Một số sản phẩm còn được bán kèm với bột dùng để giữ cho lớp kem che phủ không bị nhòe.
Chọn kem che hình xăm hợp tông màu của vùng da bị sẹo.
Phương pháp 5 - Mặc quần áo và đeo phụ kiện để che sẹo
Bước 1 - Che sẹo bằng áo tay dài và quần dài.
Nếu sẹo nằm ở cánh tay hoặc cẳng chân, bạn có thể mặc quần áo che sẹo để người khác không nhìn thấy.
Đây thường không phải là giải pháp tốt vào mùa hè.
Bước 2 - Mặc quần ôm.
Quần ôm (quần bó sát) có thể che chân vào bất kỳ thời điểm nào trong năm và có thể kết hợp cùng đầm, váy ngắn hoặc cả quần ngắn. Bạn nên mua quần ôm mỏng vào những thời điểm nóng trong năm và quần dày vào mùa lạnh.
Bước 3 - Mang trang sức đeo cổ tay.
Nếu sẹo ở cổ tay, bạn có thể mang trang sức như lắc tay, đồng hồ để che sẹo. Băng quấn tay cũng là lựa chọn phù hợp khi bạn tập luyện.
Bước 4 - Mặc đồ bơi đơn giản.
Nếu muốn đi bơi, bạn không cần mặc đồ bơi để lộ quá nhiều da. Thay vào đó, nên chọn đồ tắm một mảnh hoặc mặc quần bơi bên ngoài đồ tắm. Ngoài ra, bạn có thể mặc thêm áo thun hoặc áo chuyên dụng cho vận động viên lướt ván cùng với quần bơi.
Phương pháp 6 - Chọn các phương pháp khác
Bước 1 - Thoa kem chống nắng.
Sẹo mới đặc biệt nhạy cảm với tia cực tím, từ đó làm chậm quá trình lành lại của vết rạch. Ánh nắng còn làm tăng tình trạng đổi màu da ở vết sẹo. Vì vậy, bạn nên thoa kem chống nắng cho vết sẹo khi ra ngoài.
Bước 2 - Xăm lên vết sẹo.
Sẹo có thể sẽ không biến mất hoàn toàn nên bạn có thể che sẹo hoặc khiến người khác ít chú ý đến nó hơn bằng cách xăm đè lên. Có thể trao đổi với nghệ nhân xăm mình để thiết kế hình xăm vừa che được sẹo, vừa có ý nghĩa với bạn.
Bước 3 - Chấp nhận vết sẹo.
Vết sẹo là một thứ gì đó mà bạn muốn che giấu hoặc không muốn nói đến. Nhưng vết sẹo cũng có thể gợi cho bạn nhớ đến sức mạnh của chính mình. Hãy thừa nhận rằng bạn đã trải qua một giai đoạn cực kỳ gian truân trong cuộc đời và bạn đã trưởng thành lên rất nhiều.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Th%E1%BB%83-hi%E1%BB%87n-T%C3%ACnh-%C3%BD-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%99t-Ch%C3%A0ng-trai | Cách để Thể hiện Tình ý với một Chàng trai | Nhiều khi khó mà tỏ cho chàng trai nào đó biết rằng bạn thích anh ấy. Thật không dễ dàng để tìm được sự cân bằng mà không quá bạo dạn cũng không quá e dè đến mức anh chàng chẳng mảy may biết được tình cảm của bạn. Nếu muốn thể hiện tình ý với một chàng trai, bạn phải quan tâm đến anh ấy bằng cách tìm hiểu chàng, sau đó bóng gió cho anh ấy biết là bạn đã phải lòng chàng. Hãy làm theo các bước sau nếu bạn muốn cho một anh chàng biết là bạn thích anh ấy mà không có vẻ như quá khao khát hoặc gửi đi các tín hiệu khó hiểu.
Phương pháp 1 - Gợi ý
Bước 1 - Chú ý đến vẻ ngoài của bạn.
Hãy cho anh chàng biết là bạn thích anh ấy bằng cách chải chuốt thật đẹp mỗi khi gặp chàng. Bạn vẫn phải là chính mình, nhưng hãy chăm sóc mái tóc, trang điểm và trang phục để anh ấy bắt đầu chú ý đến bạn. Bạn không cần phải mặc váy ôm khoe dáng và đi giày cao gót khi đi xem trận đấu thể thao có mặt anh chàng mà bạn thầm thương, nhưng hãy tỏ ra rằng bạn quan tâm đến vẻ ngoài khi ở gần chàng.
Đừng ngại gợi cảm đôi chút. Nếu bạn tự tin với vóc dáng của mình thì cứ khoe ra.
Nếu bạn không quen trang điểm lộng lẫy thì đừng biến mình thành một người khác chỉ để gây ấn tượng với chàng.
Lấy son bóng ra thoa lên môi sao cho anh ấy nhìn thấy. Như vậy anh chàng sẽ chú ý hơn đến đôi môi của bạn.
Bước 2 - Thể hiện tình cảm với chàng bằng ngôn ngữ cơ thể.
Ngôn ngữ cơ thể của bạn có thể nói cho anh chàng đó biết rằng tình cảm của bạn dành cho anh ấy không chỉ là tình bạn. Khi nói chuyện với anh ấy, hãy xoay người về phía chàng, nhìn vào mắt chàng để anh ấy biết bạn mến anh ấy như thế nào. Đừng quay người sang hướng khác, đừng nhìn xung quanh hoặc kiểm tra điện thoại để bị xao lãng.
Bước 3 - Tán tỉnh chàng.
Bạn càng tán tỉnh thì anh ấy càng chắc chắn là bạn thích chàng. Bạn có thể bắt đầu với những cử chỉ kín đáo và dần dần thể hiện rõ ràng hơn.
Bước 4 - Phá vỡ rào cản đụng chạm.
Khi hai bên đã thân mật hơn, bạn đừng ngại chạm nhẹ vào cánh tay hoặc vai chàng nếu anh ấy vừa nói điều gì đó vui vui. Bạn có thể đụng chạm vào anh ấy khi cả hai trêu đùa nhau, thậm chí ôm một cái khi hai người gặp nhau, nếu bạn cảm thấy tự nhiên. Việc phá vỡ rào cản đụng chạm sẽ giúp anh ấy thấy là bạn muốn gần gũi hơn với chàng.
Tuy nhiên, bạn phải biết chắc là anh ấy cũng muốn chạm vào bạn và bạn không làm cho anh ấy ngại ngùng.
Nếu cả hai vừa cùng nhau chạy bộ hoặc tham gia một hoạt động nào đó, bạn có thể ngỏ ý xoa bóp cho anh ấy. Nếu thích bạn, anh ấy sẽ đồng ý và sẽ thấy là bạn có thể giúp chàng cảm thấy dễ chịu như thế nào.
Bước 5 - Khen ngợi anh ấy.
Khen một chàng trai mà không tỏ ra quá lộ liễu là bạn thích anh ấy có thể hơi khó. Bạn không cần phải tán dương “Trông anh tuyệt lắm” để một chàng trai biết là bạn thích anh ấy – chỉ cần vài câu khen tinh tế là đủ. Nếu anh chàng có kiểu tóc mới hoặc mặc chiếc áo mới, bạn hãy bảo rằng trông chàng rất dễ thương. Nếu anh chàng thực sự giỏi về việc gì đó, dù là giải toán hay làm bánh, hãy cho anh ấy biết là chàng giỏi như thế nào.
Bước 6 - Hỏi anh ấy có thích ai không.
Đây không phải là cách tinh tế nhất để cho tỏ ra rằng bạn thích anh ấy nhưng lại khá hiệu quả. Bạn cứ tự nhiên hỏi chàng rằng anh ấy có thích ai không, thậm chi hỏi xem chàng muốn có bạn gái như thế nào. Khuyến khích anh ấy cởi mở để chàng nói cho bạn biết. Nhưng hãy cẩn thận – phải cho chàng thấy là bạn hỏi vì có “động cơ riêng” chứ không phải chỉ muốn là bạn thân và làm "quân sư tình yêu" cho anh ấy.
Bước 7 - Cho chàng biết là trái tim bạn còn để ngỏ.
Cứ tự nhiên nhắc đến việc bạn đang muốn hẹn hò và tìm bạn trai. Đừng tỏ ra khao khát đến mức sẵn sàng hẹn hò với bất cứ ai xung quanh – hãy cho anh ấy thấy là bạn rất kỹ lưỡng. Thậm chí bạn có thể gợi ý về những phẩm chất mà bạn đang tìm kiếm ở người bạn trai và liệt kê những điểm đặc biệt của anh ấy.
Bước 8 - Gợi ý để chàng mời bạn đi chơi.
Bạn có thể bày tỏ tình cảm bằng cách "bật đèn xanh" để anh ấy mời bạn đi chơi. Hãy tự nhiên nhắc đến kế hoạch sắp tới hoặc nói về lịch trình của bạn, sau đó chờ anh ấy hỏi bạn muốn làm gì vào lúc rảnh.
Phương pháp 2 - Nói với anh ấy là bạn thích chàng
Bước 1 - Hãy chắc rằng anh ấy thích bạn.
Mặc dù không có cách nào chắc chắn để biết liệu một chàng trai có đáp lại tình cảm của bạn hay không, nhưng có nhiều dấu hiệu cho bạn biết cảm giác của anh ấy đối với bạn. Hãy chắc chắn rằng ít ra thì anh ấy cũng thích bạn trước khi bạn tiến tới và bày tỏ tình cảm với chàng.
Bước 2 - Nói với chàng rằng bạn thích anh ấy.
Nếu bạn đã bóng gió thể hiện tình ý với anh ấy mà vẫn không ăn thua, có lẽ đã đến lúc bạn cần phải bày tỏ tình cảm bằng lời nói. Hãy chọn thời gian và địa điểm riêng tư và thoải mái để có thể bình tĩnh nói rằng bạn thích chàng. Đừng tạo nhiều áp lực cho anh ấy hoặc cho bản thân và chờ hồi đáp.
Bước 3 - Phản ứng một cách phù hợp.
Nếu anh chàng đó thích bạn, bạn có thể ôm anh ấy hoặc chỉ cần tỏ cho chàng biết bạn hạnh phúc như thế nào và bắt đầu nói về chuyện hẹn hò. Nếu anh ấy không đáp lại tình cảm của bạn thì cũng không sao – hãy thể hiện sự trưởng thành bằng cách đừng tỏ ra thất vọng hay thậm chí tức giận vì anh ấy không có cảm giảc như bạn.
Nếu hoá ra anh ấy cũng phải lòng bạn, bạn thậm chí có thể cười vì đã phải cố làm bao nhiêu việc để tỏ tình với anh ấy.
Đừng thất vọng nếu anh ấy không thích bạn. Hãy tự hào vì bạn đã dám can đảm nói lên tình cảm của mình và bước tiếp.
Phương pháp 3 - Tìm hiểu anh ấy
Bước 1 - Tiếp cận anh ấy như một người bạn.
Nếu bạn muốn hẹn hò với cậu bạn của mình thì hai bên đã có sẵn nền tảng vững chắc cho mối quan hệ. Nhưng nếu hai người chưa phải là bạn thì việc làm bạn với anh ấy có thể giúp bạn thể hiện tình cảm. Bạn sẽ khó tỏ tình hơn nếu bạn chưa biết gì về anh ấy và chàng cũng chỉ vừa mới biết bạn. Thời gian làm bạn với anh ấy sẽ giúp bạn biết hai người có hoà hợp không và cho bạn cơ hội chứng tỏ mình tuyệt vời thế nào trong hoàn cảnh ít áp lực hơn.
Bắt đầu bằng cách tỏ ra thân thiện. Đừng vội mời anh ấy đi chơi hoặc tiết lộ những ý nghĩ sâu kín nhất của bạn. Hãy cứ thoải mái và bắt đầu xây dựng tình bạn vui vẻ và thân thiết với anh ấy.
Tiến dần vào tình bạn. Đừng làm chàng ngột ngạt khi lúc nào cũng quanh quẩn bên anh ấy. Bạn chỉ cần tăng dần thời gian hai người ở bên nhau.
Cẩn thận kẻo rơi vào vùng bạn bè. Bạn nên cố gắng làm bạn với anh ấy, nhưng đừng phát triển tình bạn thân thiết đến mức cả hai cảm thấy ngại ngùng khi muốn chuyển sang tình cảm lãng mạn hơn.
Bước 2 - Dùng mối quan tâm chung của cả hai làm điểm bắt đầu.
Nếu muốn tìm hiểu một chàng trai, bạn có thể bắt đầu bằng việc nói về mọi thứ mà cả hai cùng có điểm chung, từ chuyện gia đình đến các đội thể thao yêu thích. Nếu không có nhiều điểm chung, hai bạn có thể học lẫn nhau, biết đâu bạn có thể có hứng thú với sở thích của anh ấy. Và nếu bạn muốn giả vờ như quan tâm đến đội thể thao ưa thích của anh ấy hơn thực tế một chút thì cũng chẳng hại gì.
Hầu như chàng trai nào cũng thích tán gẫu về thể thao. Nếu cả hai cùng hâm mộ một đội thể thao hoặc ưa thích một môn thể thao nào đó, bạn hãy nói về nó; nếu không, bạn có thể tìm đọc các thông tin về đội thể thao anh ấy yêu thích để trò chuyện.
Dùng âm nhạc như sợi dây gắn kết. Tim hiểu xem hai bạn có cùng hâm mộ ban nhạc nào không – nếu không, hãy hỏi xem anh ấy có gợi ý nào cho bạn không. Nếu tình bạn giữa hai người đã đủ thân thiết, thậm chí bạn có thể làm một đĩa CD ghi các bản nhạc yêu thích của bạn để thu hút sự chú ý của anh ấy.
Trò chuyện về gia đình. Kể những câu chuyện nhẹ nhàng, nói chuyện về anh chị em của bạn hoặc thú cưng mà bạn đang hoặc đã từng nuôi.
Tìm xem hai bạn có cùng thích một món ăn nào không. Nếu chàng biết rằng bạn cũng thích món sushi thi hẳn là nhiều khả năng anh ấy sẽ mời bạn đến nhà hàng sushi mới mở trong thành phố.
Bước 3 - Cùng nhau cười vui về một điều gì đó.
Tìm một thứ mà cả hai đều có thể bật cười, từ một người bạn chung mà cả hai bạn mà chẳng bao giờ hoà hợp đến tấm áp phích gây rùng mình ở sau lớp học. Dù là chuyện gì khiến cả hai cùng cười thì nó cũng sẽ giúp bạn thắt chặt sợi dây gắn kết với anh chàng của bạn và cho anh ấy thấy bạn vui nhộn như thế nào.
Nếu bạn tìm được chuyện gì đó mà cả hai cùng buồn cười, nó sẽ trở thành một một câu đùa mà chỉ người trong cuộc mới hiểu và giúp hai người càng thân thiết hơn.
Thậm chí bạn có thể tìm một chuyện bực bội chung nào đó để cùng cười với anh ấy. Nếu có một giáo viên hắc ám mà cả hai cùng không chịu được hoặc cả hai đều ghét một ngôi sao nhạc pop nào đó, bạn có thể cùng cười với anh ấy về những chuyện đó.
Bước 4 - Tìm hiểu bạn bè của anh ấy.
Đôi khi con đường dẫn vào trái tim của một chàng trai là thông qua bạn bè của anh ấy. Nếu bạn lấy được cảm tình của họ thì chàng cũng sẽ dễ yêu quý bạn hơn nhiều. Hãy giao lưu và tỏ ra thân thiện với họ để cho chàng thấy bạn là người dễ mến, hoà đồng với mọi người, và nhất là để thể hiện sự quan tâm của bạn – nếu không quan tâm đến chàng thì bạn cũng đâu có để ý gì đến bạn bè của anh ấy.
Làm quen với bạn bè anh ấy thì tốt, nhưng nhớ rằng bạn không nên lúc nào cũng có mặt, đặc biệt là trong các sự kiện của “cánh đàn ông con trai.”
Bước 5 - Ngỏ ý giúp chàng những việc nhỏ.
Khi đã thân nhau hơn một chút, bạn có thể ngỏ ý cho anh ấy đi quá giang hoặc đi mua đồ ăn trưa nếu thấy chàng hình như đang cần. Nếu không làm được những việc này, bạn có thể đem đến thứ gì đó cho chàng. Dù đó chỉ là những cử chỉ nhỏ giữa bạn bè với nhau, anh ấy cũng sẽ bắt đầu nhận thấy bạn thực sự quan tâm đến chàng. Nhớ là thỉnh thoảng anh ấy cũng phải giúp bạn để mối quan hệ giữa hai bạn không chỉ có một chiều.
Nếu cậu ấy nghỉ một buổi học, hãy bảo rằng bạn có thể chép bài hộ hoặc đem vở đến nhà cho cậu ấy mượn.
Nếu bạn ghé quán mua cà phê trên đường đến gặp anh ấy, hãy hỏi xem anh ấy muốn uống gì.
Nhớ đừng đi quá xa. Bạn chưa phải là bạn gái của chàng, thế nên đừng ngỏ ý giặt quần áo hoặc đi mua thực phẩm cho anh ấy.
Bước 6 - Hỏi xin số điện thoại của chàng.
Nếu hai bên đã làm bạn với nhau một thời gian và đi chơi với nhau nhiều hơn thì việc hỏi số điện thoại của anh ấy là điều tự nhiên. Tỏ ra thản nhiên và đừng hỏi như thể bạn muốn mời chàng đến buổi hẹn hò. Bạn có thể bảo anh ấy cho số điện thoại để nhắn về thời gian bạn bè hẹn gặp nhau ở quán bar, về thông tin của buổi tiệc hoặc bất cứ thứ gì. Nếu anh chàng của bạn là người dễ chịu thì sẽ không từ chối.
Có số điện thoại của anh ấy đồng nghĩa là bạn có thể liên lạc nhiều hơn với chàng. Giờ thì bạn có thể bắt đầu trò chuyện qua tin nhắn và nâng mối quan hệ của bạn lên một mức mới.
Khi đã có số điện thoại của anh ấy, hãy nhớ rằng cả hai bên cùng phải gọi và nhắn tin cho nhau chứ không phải chỉ mình bạn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-v%E1%BA%BFt-b%E1%BB%8D-%C4%91%E1%BB%8F-%C4%91%E1%BB%91t | Cách để Điều trị vết bọ đỏ đốt | Bọ đỏ là loài mạt nhỏ (động vật thuộc lớp nhện) có họ hàng với nhện và ve. Bọ đỏ bám trên cơ thể người khi đi qua khu vực có cây cối nhiễm bọ đỏ, khám phá cơ thể vật chủ khoảng 3-6 tiếng trước khi đốt. Hầu hết vết bọ đỏ đốt xuất hiện ở vùng da mỏng trên cơ thể như mắt cá chân, eo, vùng bẹn, dưới cánh tay và sau đầu gối. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu vết bọ đỏ đốt và các liệu pháp tại nhà giúp giảm ngứa trong thời gian chờ vết đốt lành lại.
Phương pháp 1 - Sơ cứu vết bọ đỏ cắn
Bước 1 - Tắm nước nóng ngay khi nhận thấy bị bọ đỏ đốt.
Chà xà phòng lên người để loại bỏ các con bọ đỏ khác trên da. Tắm vòi hoa sen còn giúp giảm phản ứng của da với vết đốt.
Bước 2 - Dùng kem kháng histamine hoặc kem hydrocortisone thoa ngoài để giảm ngứa.
Hoặc bạn có thể chườm túi đá viên hoặc túi chườm lạnh lên vết đốt để giảm ngứa.
Bước 3 - Tránh gãi.
Cắt ngắn móng tay nếu không thể ngừng gãi vết cắn. Nếu gãi rách da, bạn nên thoa thuốc mỡ sát trùng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Phương pháp 2 - Liệu pháp tại nhà được thời gian kiểm chứng
Bước 1 - Đây là một giải pháp đơn giản đã được áp dụng từ hơn một thế kỷ nay.
Lấy một phần hũ dầu xoa bóp Vicks Vaporub, cho vài thìa canh muối ăn vào hũ dầu.
Bước 2 - Trộn đều rồi thoa một lượng nhỏ lên vết đốt.
Mục đích của dầu Vicks là giữ các hạt muối tại vết đốt, còn thành phần menthol (bạc hà) trong dầu giúp giảm ngứa.
Bước 3 - Đảm bảo có 3-4 hạt muối ngay trên vết đốt.
Thoa dầu muối rồi đi ngủ, và khi bạn thức dậy thì vết sưng đã xẹp xuống, không còn ngứa, bọ đỏ chết đi và biến mất. Nếu còn bị viêm, bạn có thể thoa dầu muối thêm một đêm. Hũ dầu Vicks chưa đầy 1/4 hũ mà bạn cho muối vào có thể để được 10-20 năm.
Phương pháp 3 - Liệu pháp tại nhà giúp giảm ngứa chưa được kiểm chứng
Bước 1 - Thoa sơn móng tay trong suốt hoặc keo sữa (ví dụ như Elmer) lên vết đốt.
Cách này giúp giảm trầy xước da.
Người ta sử dụng nguyên liệu này vì cho rằng bọ đỏ đào lỗ trên da nên việc che vết đốt lại sẽ khiến bọ đỏ ngạt thở. Tuy nhiên, điều này là không đúng vì bọ đỏ không thực sự ở dưới da và dễ dàng thoát ra ngoài. Thoa sơn móng tay trong suốt hoặc keo sữa lên vết đốt có thể giúp bạn không gãi quá nhiều nhưng hầu như không giúp giảm ngứa.
Bước 2 - Nghiền một vài viên aspirin thành bột.
Thoa bột lên vết bọ đỏ đốt.
Bước 3 - Tạo hỗn hợp muối nở và nước.
Sau khi tắm vòi hoa sen, bạn hãy thoa hỗn hợp lên vết đốt.
Bước 4 - Sử dụng sản phẩm thoa cục bộ.
Bạn có thể thoa nước súc miệng Listerine, dầu thầu dầu, dầu Vicks Vaporub hoặc thuốc mỡ Rawleigh's Medicated Ointment lên vết đốt. Tinh dầu long não, bạc hà và khuynh diệp đều giúp giảm ngứa và hỗ trợ vết đốt mau lành.
Bước 5 - Dùng dung dịch amoniac gia dụng.
Hòa bất kỳ loại amoniac gia dụng phổ biến nào (ví dụ như nước lau chùi cửa kính màu xanh dương) với nước. Dùng bông gòn chấm dung dịch lên vết đốt và lặp lại khi cần.
Bước 6 - Đặt máy sấy tóc cầm tay đã bật chế độ nhiệt cao cách vết đốt 5 cm.
Sấy khô vết đốt vài giây. Cảm giác ngứa sẽ giảm dần sau khi da tỏa bớt nhiệt.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ng%E1%BB%A7-tho%E1%BA%A3i-m%C3%A1i-trong-%C4%91%C3%AAm-n%C3%B3ng | Cách để Ngủ thoải mái trong đêm nóng | Trời nóng và không có máy điều hòa trong phòng có thể khiến bạn khó ngủ. Rất may mắn là có nhiều cách giúp làm mát và giữ mát đủ lâu cho bạn chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị đi ngủ
Bước 1 - Ngừng tập thể dục khoảng vài tiếng trước giờ đi ngủ và uống nhiều nước.
Khi tập thể dục, bạn sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và giữ nhiệt. Tập thể dục cách xa giờ đi ngủ sẽ giúp cơ thể có thời gian làm mát.
Bạn cũng nên uống nhiều nước suốt cả ngày để bổ sung đủ nước. Luôn mang theo nước bên mình.
Bước 2 - Tránh ăn quá nhiều và ăn đồ cay.
Ăn quá nhiều hoặc ăn đồ cay trước khi đi ngủ khiến bạn cảm thấy nóng hơn. Bạn nên ăn bữa tối nhẹ ít nhất 2-3 tiếng trước khi đi ngủ và không nên ăn đồ cay nóng.
Bước 3 - Tránh uống nước đá.
Uống nước lạnh không chỉ làm chậm quá trình tiêu hóa mà còn làm chậm quá trình trao đổi chất bằng cách làm co mạch máu và từ đó, làm giảm nước cũng như khả năng làm mát của cơ thể. Thay vì nước lạnh, bạn nên uống nước mát ở nhiệt độ phòng.
Bước 4 - Tắm
Tắm nước quá lạnh chỉ gây tác dụng ngược. Nhiệt độ cơ thể sẽ phải tăng lên để chống lại cái lạnh. Vì vậy, bạn chỉ nên tắm nước vừa mát hoặc ấm.
Có thể ngâm bàn tay và bàn chân trong nước ấm. Bàn tay và bàn chân là "bộ tản nhiệt" hay khu vực trên cơ thể thường nóng lên. Làm mát bàn tay và bàn chân bằng cách ngâm nước ấm sẽ giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và làm mát.
Bước 5 - Tìm nơi ngủ tối và mát ở lầu dưới hoặc tầng hầm.
Nhiệt độ trên cao thường cao hơn. Vì vậy, bạn nên tìm nơi thấp dưới đất, ví dụ như sàn phòng ngủ, hoặc nơi thấp trong nhà, ví dụ như tầng trệt hoặc tầng hầm.
Bước 6 - Thay chăn ga gối nệm dày bằng loại mỏng.
Thay chăn ga gối nệm dày (thường tích nhiệt) và chăn dày. Thay vào đó, bạn nên dùng ga cotton nhẹ và chăn mỏng.
Chiếu rơm hoặc chiếu tre là lựa chọn tuyệt vời cho giấc ngủ ngon và mát mẻ. Chiếu rơm hoặc tre không giữ nhiệt và không làm bạn ấm lên. Bạn có thể trải chiếu tre lên sàn phòng ngủ để tạo một nơi ngủ lý tưởng.
Bước 7 - Đặt chăn ga gối đệm trong tủ đông.
Đặt vỏ gối, ga giường và chăn vào tủ đông 30 phút trước khi đi ngủ. Sau khi trải lên giường, các vật dụng này sẽ giữ mát đủ lâu (khoảng 30-40 phút) cho bạn chìm vào giấc ngủ.
Tránh làm ướt chăn ga gối đệm hoặc ngủ trên ga ướt hoặc mặc quần áo ướt đi ngủ. Không nên ngâm vớ trong nước mát rồi mang đi ngủ hoặc mặc áo ướt đi ngủ. Mang vật dụng ướt vào phòng chỉ tạo độ ẩm dày đặc trong phòng và gây khó chịu.
Bước 8 - Mở cửa sổ hoặc bật máy điều hòa.
Khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ, bạn nên mở cửa sổ trong phòng để tăng lưu thông không khí và làm mát phòng. Tuy nhiên, nên đóng cửa sổ trước khi đi ngủ để tránh không khí làm nóng phòng ngủ trong đêm.
Khi bạn ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ hạ xuống mức thấp nhất vào khoảng 3 giờ đêm. Vào thời điểm này, nhiệt độ bên ngoài cũng khá thấp. Nếu mở cửa sổ để ngủ, các cơ quanh cổ và đầu có thể buộc phải căng lên do nhiệt độ giảm đột ngột và khiến bạn tỉnh giấc.
Ban ngày, bạn nên đóng cửa sổ và kéo rèm cửa lại để tránh làm tăng nhiệt độ trong phòng.
Bước 9 - Mặc quần áo cotton hoặc mặc càng ít càng tốt khi đi ngủ.
Có thể bạn cho rằng cởi quần áo và khỏa thân đi ngủ sẽ giúp làm mát nhưng thực tế như vậy sẽ khiến bạn nóng hơn vì hơi ẩm không thể bốc hơi giữa cơ thể và nơi bạn ngủ. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên mặc nội y bằng cotton và tránh các loại vải tổng hợp như nilông hoặc lụa vì chúng không thoáng khí và khiến bạn thấy nóng hơn.
Bước 10 - Lau mặt, tay và chân bằng khăn ẩm.
Bạn có thể đặt khăn ẩm gần giường để lau mặt và cánh tay suốt đêm. Tuy nhiên, nên tránh đi ngủ khi mặt hoặc cánh tay còn ướt. Sau khi lau khăn ẩm, bạn nên dùng khăn khô để lau khô người trước khi đi ngủ.
Có thể mua khăn đặc biệt là từ chất liệu siêu bay hơi giúp giữ nước nhưng khô ráo khi chạm vào. Khăn giúp làm mát cơ thể mà không khiến da bị ướt.
Bước 11 - Đặt cổ tay hoặc mặt trong cánh tay dưới vòi nước lạnh đang chảy khoảng 30 giây.
Những vị trí này là nơi máu tuần hoàn gần nhất với bề mặt cơ thể. Để cổ tay hoặc mặt trong cánh tay dưới vòi nước lạnh khoảng 1 phút giúp hạ nhiệt trong máu để làm mát toàn bộ cơ thể.
Phương pháp 2 - Giữ mát trong phòng ngủ
Bước 1 - Dùng quạt để tăng cường luồng khí.
Bạn nên mở cửa sổ phòng ngủ và đặt quạt ở góc phòng, hướng về phía giường ngủ.
Tránh để quạt hướng về phía mặt, lưng hoặc quá cần người. Quạt hướng thẳng vào mặt có thể làm cứng cơ cổ và dẫn đến dị ứng hoặc bệnh.
Bước 2 - Làm khăn đá.
Trước khi máy điều hòa xuất hiện, người ta thường đặt túi chườm đá, khăn lạnh hoặc túi làm mát trước quạt để làm mát.
Để làm khăn đá, đầu tiên bạn cần treo khăn ướt quấn đá viên giữa hai chiếc ghế. Hướng quạt về phía khăn và phía tường hoặc ở góc phòng cách xa nơi bạn ngủ.
Đặt vật đựng dưới khăn để hứng nước đá chảy xuống.
Bước 3 - Lật gối sang mặt mát.
Nếu tỉnh giấc giữa đêm do nóng, bạn có thể lật mặt gối sang bên kia. Mặt gối ở dưới sẽ mát hơn vì chưa hấp thụ nhiệt mà cơ thể tỏa ra trong đêm.
Bước 4 - Đặt túi chườm đá lên cổ hoặc trán.
Bạn có thể mua túi chườm lạnh ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa. Đặt túi chườm lạnh dưới cổ, trên trán hoặc dưới cánh tay, dưới nách. Làm mát những vị trí này sẽ giúp làm mát cả toàn bộ cơ thể.
Bạn có thể tự làm túi chườm đá tại nhà. Đặt 3-4 thìa xà phòng rửa bát vào túi có khóa vuốt. Đặt túi vào tủ đông. Xà phòng sẽ không cứng lại mà sẽ giữ lạnh lâu hơn đá và/hoặc túi chườm đá. Khi muốn sử dụng, bạn có thể đặt túi chườm lên vỏ gối hoặc quấn trong khăn và chườm lên cổ hoặc cánh tay. Vì túi chườm không đông cứng nên rất dễ sử dụng, thoải mái khi chườm ở hầu hết các vị trí trên cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho gạo vào trong vớ. Sau đó, đặt vớ gạo vào tủ đông và để ít nhất 2 tiếng. Mang vớ gạo theo và sử dụng như túi chườm mát. Đặt vớ gạo dưới gối để làm mát mặt gối khi bạn lật lại.
Bước 5 - Phun nước lên mặt và cổ.
Nếu thường tỉnh giấc giữa đêm do nóng, bạn có thể chuẩn bị sẵn chai xịt đựng nước lạnh. Xịt nước vào mặt và cổ để làm mát.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%8B-ch%E1%BA%A5y-(ch%C3%AD)-c%E1%BA%A5p-t%E1%BB%91c | Cách để Trị chấy (chí) cấp tốc | Chấy thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với tóc của người bị nhiễm, và trong các trường hợp ít phổ biến hơn, qua việc dùng chung các vật dụng cá nhân như lược, bàn chải tóc, mũ và khăn trùm đầu của người có chấy. Chấy không phải là dấu hiệu của tình trạng thiếu vệ sinh, và sự lây nhiễm không phụ thuộc vào độ dài của tóc hoặc tần suất gội đầu. Loại bỏ chấy không phải là quá trình có thể hoàn thành một cách nhanh chóng. Chải chấy và gội đầu là điều cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có những liệu pháp cấp tốc có thể giúp đẩy nhanh quá trình điều trị. Bạn cần đảm bảo lặp lại các liệu pháp trong một tuần.
Phương pháp 1 - Liệu pháp điều trị tại chỗ tự nhiên
Bước 1 - Hiểu các sản phẩm tự nhiên diệt chấy theo những cách khác nhau như thế nào.
Một số loại dầu thực vật có khả năng diệt chấy và trứng chấy bao gồm dầu tràm trà, dầu hồi, dầu ngọc lan tây. Các sản phẩm khác có tác dụng làm ngạt chấy được sử dụng kèm với mũ tắm có thể kể đến là mayonnaise, dầu ô liu, sáp dầu (kem Vaseline) và bơ. Trái với các loại thuốc không kê toa, các liệu pháp thay thế có thể được ưa chuộng nhờ giá rẻ và không độc hại.
Bước 2 - Pha chế hỗn hợp dầu tràm trà và dầu khuynh diệp.
Trộn 1 thìa cà phê dầu tràm trà, 1 thìa cà phê dầu khuynh diệp và 1 thìa canh thuốc dưỡng tóc hair tonic. Thoa hỗn hợp lên da đầu của trẻ bị nhiễm chấy và để qua đêm, sáng ra gội sạch hỗn hợp. Tiếp đó, bạn cần dùng dầu xả màu trắng để trị chấy. Ra nơi có ánh sáng, dùng lược bí chải chấy để loại bỏ xác chấy và trứng chấy trên tóc trẻ.
Nếu các liệu pháp này công hiệu, chấy sẽ chết trong vòng 24 tiếng.
Bước 3 - Pha chế thuốc trị chấy ban đêm bằng một loại tinh dầu và dầu ô liu.
Trộn 4 thìa canh dầu ô liu với 15-20 giọt tinh dầu. Dùng bông gòn để thoa hỗn hợp lên đầu và xoa kỹ (nhưng nhẹ nhàng) vào da đầu. Để hỗn hợp trên đầu ít nhất 12 tiếng. Chải tóc kỹ và gội sạch vào sáng hôm sau. Bạn có thể dùng các loại tinh dầu như:
Dầu tràm trà
Dầu oải hương
Dầu bạc hà cay
Dầu khuynh diệp
Dầu cỏ xạ hương đỏ
Dầu nhục đậu khấu
Dầu đinh hương
Phương pháp 2 - Liệu pháp trùm đầu qua đêm
Bước 1 - Tìm sản phẩm làm ngạt chấy.
Bạn có thể dùng dầu ô liu, dầu khoáng, kem Vaseline, bơ hoặc mayonnaise để làm chấy chết ngạt. Dùng một lượng sản phẩm đủ để thoa khắp da đầu, chẳng hạn như 4 thìa canh kem Vaseline là đủ.
Bước 2 - Chuẩn bị nơi làm việc.
Sau khi chuẩn bị sản phẩm trị chấy, bạn hãy chọn một phòng để thực hiện công việc. Chọn nơi không lót thảm để có thể dọn dẹp sạch sẽ sau khi xong việc. Bếp, phòng tắm hoặc bất cứ nơi nào ngoài trời đều thích hợp. Tập trung găng tay, khăn sạch, một xô nước nóng và mũ tắm. Để người bị nhiễm chấy ngồi trên ghế đẩu vừa tầm tay để bạn có thể thao tác dễ dàng trên đầu người đó.
Bước 3 - Đảm bảo an toàn.
Đeo găng tay dùng một lần. Dùng khăn che mắt của người cần được trị chấy khi thoa sản phẩm. Hẳn là bạn không muốn dầu rớt vào mắt họ.
Không nên dùng liệu pháp trùm đầu qua đêm cho trẻ nhỏ. Mũ trùm đầu có thể khiến trẻ bị ngạt. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ trùm đầu vào ban ngày.
Bước 4 - Phết một lượng lớn sản phẩm lên tóc.
Đảm bảo sản phẩm bao phủ khắp đầu, càng sát da đầu càng tốt, đồng thời bao bọc toàn bộ tóc. Trùm mũ tắm lên tóc, đảm bảo không bị lỏng – chiếc mũ phải chặt trong khi vẫn thoải mái. Để yên mũ trên tóc ít nhất tám tiếng.
Bước 5 - Tháo mũ tắm ra.
Gội đầu bằng dầu gội. Các sản phẩm làm ngạt chấy sẽ được gội sạch. Đối với các sản phẩm nhờn dính như sáp dầu, bạn có thể dùng xà phòng rửa bát để gội sạch. Dùng lược bí chải tóc để loại bỏ xác chấy và trứng chấy. Bạn có thể xem Diệt chấy (chí) theo cách tự nhiên để biết cách dùng lược bí chải chấy. Gội đầu lại lần nữa.
Phương pháp 3 - Biện pháp chăm sóc tiếp theo
Bước 1 - Chải tóc.
Ngay cả khi dùng liệu pháp trị chấy qua đêm, bạn cũng phải chải tóc (hoặc chải cho người cần trị chấy) mỗi đêm trong ba tuần để đảm bảo không còn chấy mới xuất hiện. Dùng loại lược thiết kế đặc biệt để chải chấy. Loại lược này có răng kim loại dài và khít. Tránh dùng lược nhựa hoặc lược tặng kèm trong chai dầu gội trị chấy.
Bước 2 - Lặp lại quá trình trị liệu sau một tuần.
Hiện nay trên thị trường chưa có sản phẩm nào tiêu diệt được toàn bộ trứng chấy. Các liệu pháp trị chấy chỉ diệt được chấy đã nở, nhưng trứng chấy nở vào nhiều thời gian khác nhau, do đó chấy có thể nở ra sau khi thực hiện việc điều trị. Lặp lại các liệu pháp tại nhà trong vòng 7 đến 10 ngày. Thực hiện các bước như đã làm trước đó. Điều này sẽ giúp tiêu diệt chấy mới nở và chấy trưởng thành.
Bước 3 - Kiểm tra tóc.
Dùng lược rẽ tóc thành nhiều phần nhỏ. Kiểm tra từng phần tóc để tìm trứng chấy. Bạn cũng nên tìm cả những con chấy còn sống hoặc đã chết. Nếu vẫn tìm thấy chấy sau khi điều trị lần thứ hai, bạn nên cân nhắc dùng liệu pháp khác hoặc dùng thuốc trị chấy do bác sĩ kê toa. Không bỏ mặc việc điều trị trong bất cứ trường hợp nào.
Bước 4 - Đến bác sĩ.
Mặc dù nên đến bác sĩ ngay sau khi phát hiện ra chấy, nhưng có thể bạn cũng cần đi tái khám. Nếu tình trạng chấy ở bạn hoặc con bạn không được cải thiện trong vòng ba tuần, bạn hãy đến bác sĩ. Ngoài ra, nếu con bạn gãi đầu và làm rách da thì trẻ có thể bị nhiễm trùng. Nếu nghi ngờ điều này xảy ra, bạn cần tìm cách điều trị y khoa.
Có nhiều loại thuốc bôi trị chấy. Một số được bán dưới dạng thuốc không kê toa, số khác cần phải có toa bác sĩ. Chấy có thể đề kháng với một số thuốc, vì vậy có thể bạn phải thử loại khác nếu loại vừa sử dụng không công hiệu. Đảm bảo trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ các loại thuốc nào dưới đây.
Kem Permethrin 1% (không kê toa)
Lotion Malathion 0.5% (chỉ bán theo toa)
Dầu gội Pyrethrin 0.33% (không kê toa)
Lotion Benzyl alcohol 5% (chỉ bán theo toa)
Spinosad 0.9% (chỉ bán theo toa)
Lotion thoa ngoài Ivermectin 0.5% (chỉ bán theo toa)
Bước 5 - Làm vệ sinh nhà cửa và vật dụng.
Chấy không thể sống sót lâu nếu bị rơi ra khỏi vật chủ vì chúng không còn được cung cấp thức ăn. Thực tế là chấy sẽ chết trong một hoặc hai ngày nếu không được hút máu người, nhưng việc vệ sinh nhà cửa và vật dụng để ngăn ngừa tái nhiễm vẫn là điều nên làm. Bạn hãy hoàn thành các bước sau đây:
Giặt bằng máy giặt tất cả ga gối trải giường và quần áo của người có chấy mặc vào ngày điều trị hoặc trong hai ngày trước đó. Giặt bằng chế độ nước nóng (55 độ C).
Sấy các món đồ đã giặt với nhiệt độ cao.
Đem quần áo chỉ được giặt khô đến tiệm giặt.
Ngâm lược và bàn chải tóc trong nước nóng 55 độ C khoảng 5-10 phút.
Hút bụi sàn nhà và độ nội thất, đặc biệt tập trung vào các khu vực người bị nhiễm chấy thường ở.
Tránh dùng thuốc xịt hun trùng. Các thuốc này có thể nguy hại cho người.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C6%B0u-h%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-v%C3%A0o-MacBook | Cách để Lưu hình ảnh vào MacBook | Bài viết này hướng dẫn bạn cách lưu ảnh từ tin nhắn, tài liệu hoặc trên Internet vào máy tính MacBook. Trong hầu hết trường hợp, thao tác này chỉ đơn giản là nhấp chuột phải vào ảnh và chọn Save (Lưu).
Phương pháp 1 - Sử dụng trình đơn chuột phải
Bước 1 - Truy cập ảnh mà bạn muốn lưu.
Mở tin nhắn, tài liệu hoặc trang web có chứa ảnh mà bạn muốn lưu vào MacBook.
Không phải trang web nào cũng cho phép bạn lưu hoặc tải ảnh. Ví dụ, bạn không thể tải ảnh từ website Instagram.
Bước 2 - Mở ảnh nếu cần.
Nếu ảnh đang ở chế độ xem trước (chẳng hạn như kết quả tìm kiếm trên Google), trước tiên bạn cần nhấp vào ảnh để xem với kích thước đầy đủ.
Một số ảnh - chẳng hạn như ảnh được chèn vào bài viết thường kèm đường dẫn đến trang khác. Nếu việc nhấp vào ảnh mở ra một trang không liên quan, bạn nhấp vào nút "Back" (Trở về) của trình duyệt để trở về ảnh gốc.
Bước 3 - Đặt con trỏ chuột của máy Mac lên ảnh.
Con trỏ chuột phải được đặt trên ảnh mà bạn muốn lưu.
Bước 4 - Mở trình đơn chuột phải.
Giữ phím Control, nhấp vào ảnh rồi thả phím Control. Bạn sẽ thấy một trình đơn hiển thị trên hoặc gần ảnh.
Bạn phải giữ phím Control trong khi nhấp chuột kẻo trình đơn sẽ không hiển thị.
Trên một số máy MacBook, bạn có thể nhấp và giữ ảnh để trình đơn hiển thị trên cửa sổ.
Bạn cũng có thể thử "nhấp chuột phải" vào ảnh bằng cách ấn vào nút của bàn rê chuột bằng hai ngón tay, hoặc ấn vào thành bên phải của nút trên bàn rê chuột đối với một số MacBook.
Bước 5 - Nhấp vào Save Image to "Downloads" (Lưu ảnh vào "Downloads") trong trình đơn đang hiển thị.
Thao tác này sẽ ngay lập tức tải ảnh về thư mục "Downloads" của máy Mac - thư mục thường được đặt tên là "Downloads".
Nếu không sử dụng trình duyệt Safari, bạn có thể nhấp vào (Lưu ảnh thành). Lựa chọn này sẽ cho phép bạn chọn tên và thư mục lưu ảnh trước khi tải về.
Bạn có thể mở thư mục "Downloads" bằng cách mở Finder (ứng dụng với biểu tượng khuôn mặt màu xanh dương) và nhấp vào ở bên trái cửa sổ.
Nếu đã đổi thư mục "Downloads" mặc định của máy Mac sang một thư mục khác (chẳng hạn như thư mục "Desktop"), bạn sẽ thấy ảnh được lưu tại đây.
Phương pháp 2 - Sử dụng thao tác kéo và thả
Bước 1 - Truy cập ảnh mà bạn muốn lưu.
Mở tin nhắn, tài liệu hoặc trang web có chứa ảnh mà bạn muốn lưu vào MacBook.
Không phải trang web nào cũng cho phép bạn lưu hoặc tải ảnh. Ví dụ, bạn không thể tải ảnh từ website Instagram.
Bước 2 - Mở ảnh nếu cần.
Nếu ảnh đang ở chế độ xem trước (chẳng hạn như kết quả tìm kiếm trên Google), trước tiên bạn cần nhấp vào ảnh để xem với kích thước đầy đủ.
Một số ảnh - chẳng hạn như ảnh được chèn vào bài viết, thường kèm đường dẫn đến trang khác. Nếu việc nhấp vào ảnh mở ra một trang không liên quan, bạn nhấp vào nút "Back" (Trở về) của trình duyệt để trở về ảnh gốc.
Bước 3 - Thu nhỏ cửa sổ trình duyệt.
Nhấp vào vòng tròn màu vàng ở phía trên góc trái cửa sổ chứa ảnh. Thao tác này sẽ thu nhỏ cửa sổ để bạn thấy hình nền của máy Mac.
Bước 4 - Nhấp và kéo ảnh sang hình nền.
Nhấp và giữ ảnh bằng con trỏ chuột, rồi kéo ảnh ra ngoài mép của cửa sổ trình duyệt đến khi ảnh treo lửng trên hình nền.
Bạn sẽ thấy phiên bản trong suốt của ảnh hiển ra trong khi kéo ảnh.
Bước 5 - Thả chuột.
Khi bạn thấy dấu màu trắng trong vòng tròn màu xanh lá hiển hiển thị trên ảnh thu nhỏ của ảnh cần lưu, hãy thả chuột. Thao tác này sẽ lưu ảnh trên hình nền.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-n%C3%B3ng-l%C3%B2-n%C6%B0%E1%BB%9Bng | Cách để Làm nóng lò nướng | Trước khi nướng một món gì đó, bạn cần làm nóng lò nướng đến nhiệt độ thích hợp. Tuy chỉ cần vài giây bật bếp lò, nhưng phải mất đến vài phút để lò đạt được độ nóng mong muốn. Động tác bật bếp lò và để nóng đến nhiệt độ thích hợp gọi là “làm nóng lò”. Vì thời gian làm nóng lò khá lâu, hầu hết các công thức nấu ăn đều khuyên nên bật lò trước khi bắt đầu nướng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm nóng lò với cả hai loại lò điện và lò ga.
Phương pháp 1 - Làm nóng lò điện
Bước 1 - Cân nhắc làm nóng lò trước khi bắt đầu chuẩn bị món ăn.
Lò điện thường mất 10 đến 15 phút trước khi đạt đến nhiệt độ thích hợp. Thời gian này thường đủ để bạn chuẩn bị nguyên liệu theo công thức nấu ăn. Nếu cần hơn 15 phút, bạn hãy cân nhắc bật lò vào giữa thời gian chuẩn bị.
Bước 2 - Mở lò ra xem để chắc chắn không còn thứ nào bỏ quên bên trong.
Nếu trong lò vẫn còn các vật dụng như khay nướng, bạn hãy lấy ra và bỏ qua một bên.
Bước 3 - Sắp xếp lại các ngăn trong lò nướng nếu cần.
Đa số các ngăn đều đặt giữa lò, nhưng đôi khi món ăn mà bạn sắp nướng cần phải đặt cao hơn hoặc thấp hơn. Xem hướng dẫn trong công thức nấu ăn, và nếu cần, lấy ngăn nướng ra và đặt lại vào vị trí thích hợp. Có các gờ bên trong thành lò để gài các ngăn.
Các món cần phải sém và giòn trên mặt như món thịt casserole và lasagna, thường được nướng ở vị trí cao trong lò.
Các món như bánh, bánh quy và bánh cupcake nên nướng ở ngăn giữa lò, trừ khi công thức nấu ăn hướng dẫn khác.
Các món cần phải cháy sém và giòn dưới đáy như bánh mì dẹp hoặc pizza thường đặt ở ngăn dưới cùng trong lò.
Bước 4 - Bật lò và cài đặt nhiệt độ.
Bạn cần xem công thức nấu ăn để biết nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ lò nướng thường được nhắc đến trên đầu công thức nấu ăn, ngay bước đầu tiên. Chỉ cần giữ chặt nút vặn, ấn vào và vặn đến vạch nhiệt độ thích hợp.
Bước 5 - Chờ đến khi lò đạt được độ nóng mong muốn.
Hầu hết các lò nướng hiện đại đều có chương trình cài đặt cho phép bạn thấy nhiệt độ hiện tại hoặc phát ra tiếng “bíp” khi đã sẵn sàng. Một số lò nướng có đèn báo hiệu khi lò đã đạt nhiệt độ thích hợp. Đèn báo thường ở bên cạnh nút vặn.
Hầu hết các lò đều mất 10 đến 15 phút để nóng đến nhiệt độ thích hợp.
Lò nướng kiểu cũ có thể không có nút vặn với nhiều vạch nhiệt độ ghi trên đó mà chỉ có công tắc bật – tắt. Nếu là vậy, bạn chỉ cần bật lò và đợi 10 đến 15 phút trước khi đặt thức ăn vào lò nướng.
Cân nhắc dùng nhiệt kế đo nhiệt độ lò. Đôi khi nhiệt độ trong lò không chính xác và không thực sự khớp với nhiệt độ ghi trên nút vặn. Nhiệt kế lò thường đặt bên trong lò sẽ cho biết nhiệt độ thực sự. Bạn nên xem nhiệt kế này thay vì chờ đèn báo bật lên hoặc lò phát ra tiếng “bíp”.
Bước 6 - Đặt thức ăn vào lò và nướng theo công thức nấu ăn.
Nhớ đóng chặt cửa lò, trừ khi có hướng dẫn khác trong công thức, và không mở cửa lò để nhìn vào bên trong. Việc đóng mở cửa lò trong lúc nướng có thể khiến hơi nóng bên trong thoát ra ngoài, dẫn đến thời gian nướng lâu hơn.
Nếu muốn nướng nhiều thức ăn và dùng nhiều ngăn, bạn cần dịch chuyển các đĩa thức ăn và chảo trong lò sao cho chúng không song song với nhau. Điều này cho phép không khí nóng trong lò lưu thông qua các món ăn và phân phối nhiệt đều hơn.
Phương pháp 2 - Làm nóng lò ga
Bước 1 - Đảm bảo việc thông gió.
Lò ga tiêu thụ nhiên liệu và do đó tỏa ra khói nhiều hơn lò điện. Bạn cần tạo điều kiện thông gió như mở cửa sổ.
Bước 2 - Mở lò ra xem để chắc chắn không còn thứ gì bên trong.
Nếu vẫn còn khay nướng bên trong lò, bạn cần lấy ra và cất đi.
Bước 3 - Điều chỉnh các ngăn nếu cần.
Một số công thức nấu ăn yêu cầu bạn thay đổi vị trí các ngăn trong lò để nướng cho đều. Xem hướng dẫn trong công thức nấu ăn và điều chỉnh các ngăn. Bạn chỉ cần kéo các ngăn ra và gài lại vào lò. Có các rãnh nông bên trong lò để gài các ngăn.
Những món ăn như thịt casserole và lasagna cần phải cháy sém và giòn trên mặt, thường được đặt ở vị trí cao trong lò.
Bánh, bánh quy và bánh cupcake cần phải nướng đều và thường được đặt ở ngăn giữa, trừ khi công thức nấu ăn hướng dẫn khác.
Các món như bánh mì dẹt và pizza cần phải sém và giòn dưới đáy. Các món này thường được nướng ở ngăn dưới cùng trong lò.
Bước 4 - Xác định lò nướng bật lửa bằng lửa mồi hay bằng điện.
Cách mồi lửa lò nướng sẽ quyết định cách bật lò và cài đặt nhiệt độ. Hầu hết lò kiểu cũ sẽ dùng lửa mồi, trong khi các lò mới hơn thường dùng điện đánh lửa. Sau đây là cách xác định kiểu đánh lửa của lò:
Nếu lò dùng lửa mồi, bạn sẽ để ý thấy ngọn lửa cháy liên tục lúc to lúc nhỏ tùy vào nhiệt độ.
Nếu lò có hệ thống đánh lửa điện, bạn sẽ không thấy ngọn lửa cho đến khi bật lò và cài đặt nhiệt độ.
Bước 5 - Nếu là lò dùng lửa mồi, bạn bật lò và cài đặt nhiệt độ.
Bạn có thể phải ấn nhẹ vào nút vặn trước khi bật.
Nếu lò nướng dùng mức ga (gas mark) thay vì độ C hay độ F, bạn cần phải quy đổi. Tìm trên internet và dùng công cụ quy đổi trên mạng.
Đôi khi ngọn lửa mồi có thể bị tắt hoặc cần đánh lửa lại trước mỗi lần sử dụng. Trong trường hợp này, bạn cần đảm bảo nhiệt độ ở nút vặn phải ở vạch “tắt”(off) và xác định vị trí tia lửa. Bật diêm và đưa ngọn lửa lại gần khe lửa. Bỏ que diêm ra khi lửa mồi đã cháy. Nếu lửa vẫn không cháy, bạn cần tăng nhiệt độ lên chút ít.
Bước 6 - Nếu là lò nướng kỹ thuật số, ấn phần “broil” hoặc “bake” trên bàn phím và cài đặt nhiệt độ.
Dùng mũi tên lên xuống để điều chỉnh nhiệt độ. Khi đã cài đặt nhiệt độ, bấm “start”. Con số trên màn hình sẽ thay đổi – đó là nhiệt độ hiện tại của lò. Chờ cho nhiệt độ tăng lên và đạt đến nhiệt độ bạn đã cài đặt.
Bước 7 - Khi lò đã đạt đến nhiệt độ thích hợp, cho nguyên liệu vào lò.
Lò ga nóng nhanh hơn lò điện, do đó lò nướng của bạn sẽ đủ nóng trong 5 đến 10 phút.
Đóng chặt cửa lò, trừ khi có hướng dẫn khác trong công thức nấu ăn. Không mở lò và nhìn vào bên trong, vì như vậy sẽ khiến nhiệt trong lò thoát ra ngoài và kéo dài thời gian nướng.
Nếu có nhiều món cần nướng và phải sử dụng cả hai ngăn, bạn đừng đặt quá nhiều ở ngăn dưới, vì như vậy sẽ ngăn cản sức nóng lên tới ngăn trên.
Bước 8 - Cẩn trọng nếu ngửi thấy mùi ga.
Nếu bạn ngửi thấy mùi ga khi đang nướng, có lẽ khí ga đã bị rò rỉ. Tắt lò ngay lập tức. dùng bất cứ đồ điện gia dụng nào vì có thể gây cháy nổ. Mở cửa sổ và chạy ra khỏi nhà. Liên hệ dịch vụ cấp cứu qua điện thoại di động hoặc điện thoại nhà hàng xóm. Không dùng điện thoại di động khi ở trong nhà.
Phương pháp 3 - Làm nóng lò nướng khi ở vùng cao
Bước 1 - Ghi nhớ về độ cao trên mặt nước biển.
Độ cao lớn sẽ tác động đến thời gian nướng bánh, nhiệt độ, và thậm chí cả thành phần thực phẩm. Hầu hết các công thức nấu ăn không dành cho vùng cao và cần phải điều chỉnh. Nếu đang ở độ cao 914 mét hoặc hơn, bạn cần điều chỉnh công thức nấu ăn.
Bước 2 - Tăng nhiệt độ nướng.
Khi bật lò nướng, bạn cần đặt nhiệt độ cao hơn so với hướng dẫn trong công thức nấu ăn. Nếu đang ở độ cao 914 mét hoặc hơn, bạn sẽ cần tăng nhiệt độ nướng lên 9°C đến 14°C.
Nếu ở độ cao 2133 mét đến 2743 mét, bạn nên cân nhắc tăng thời gian nướng.
Nếu ở độ cao 2743 mét trở lên, bạn hãy tăng nhiệt độ ghi trong công thức nấu ăn lên 14°C. Sau đó, khi đã bỏ nguyên liệu vào lò, hạ nhiệt độ xuống như hướng dẫn trong công thức.
Bước 3 - Giảm thời gian nướng.
Vì đã tăng nhiệt độ trong lò, món ăn của bạn sẽ chín nhanh hơn thời gian ghi trong công thức. Cứ mỗi 6 phút trong công thức, bạn hãy giảm đi 1 phút.
Ví dụ, nếu công thức nấu ăn đòi hỏi nướng trong 30 phút, bạn hãy giảm thời gian nướng xuống còn 25 phút.
Bước 4 - Đặt thức ăn gần nguồn nhiệt hơn.
Hầu hết các lò nướng đếu nóng hơn ở dưới đáy, và đó là nơi mà bạn nên đặt thức ăn để đảm bảo thức ăn được nướng chín đúng cách.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%C3%B3-ph%E1%BA%A3i-anh-%E1%BA%A5y-%C4%91ang-ch%E1%BB%9D-b%E1%BA%A1n-nh%E1%BA%AFn-tin-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc%3F-Bi%E1%BA%BFt-khi-n%C3%A0o-v%C3%A0-l%C3%A0m-c%C3%A1ch-n%C3%A0o-%C4%91%E1%BB%83-ch%E1%BB%A7-%C4%91%E1%BB%99ng-ti%E1%BA%BFn-t%E1%BB%9Bi | Anh ấy có đang chờ bạn nhắn tin trước không - thời điểm và cách để làm việc này | Thật khổ sở khi cứ phải nhìn chằm chằm vào điện thoại để chờ đợi tin nhắn của một chàng trai. Anh ấy sẽ nhắn tin cho bạn hay bạn nên nhắn cho anh ấy? Thật may là bạn không phải đợi lâu hơn nữa – bạn có thể chủ động bước tới trước! Chúng tôi đã có những câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp nhất về việc khi nào nên nhắn tin trước cho một chàng trai.
Phương pháp 1 - Vì sao các cậu con trai lại chờ bạn nhắn tin trước?
Bước 1 - Có thể anh ấy không biết là bạn thích anh ấy.
Thử đặt mình vào vị trí của chàng và tự hỏi xem dựa vào manh mối gì để anh ấy biết tình cảm của bạn. Nhớ lại những lần hai bạn gặp nhau gần đây xem bạn có “bật đèn xanh” cho chàng không. Có khi chẳng qua là vì bạn không làm cho anh ấy nhận ra thôi.
Ví dụ, bạn có mỉm cười với anh ấy, chạm vào anh ấy hoặc tỏ ra quan tâm đến cuộc sống của chàng không? Nếu bạn lúc nào cũng kín đáo khi có mặt anh ấy, chàng có thể không nhận thấy là bạn thầm thương chàng.
Nhớ là có thể anh ấy cũng rơi vào tình cảnh không khác gì bạn. Có lẽ chàng cũng đang nhìn điện thoại và đang phân vân không biết có nên nhắn tin trước cho bạn không!
Bước 2 - Có thể anh ấy thực sự bận rộn với những việc cần ưu tiên khác.
Hãy kiểm tra trên mạng xã hội xem chàng tương tác với những người khác ra sao. Chú ý xem anh ấy có thường xuyên đăng bài không và có phản hồi những người khác không. Nếu anh ấy không quá chú ý đến mạng xã hội thì có lẽ là chàng bận rộn thật.
Ví dụ, bạn có thể thấy chàng chẳng mấy khi đăng bài trên mạng xã hội, và như vậy thì có lẽ là chàng không có thì giờ. Ngược lại, có thể là chàng cũng không quá bận nếu anh ấy chăm chỉ đăng hàng loạt hoạt động trong cuộc sống hàng ngày như công việc, học hành, thể thao và các sự kiện của gia đình.
Bước 3 - Có thể chàng nhút nhát.
Hãy để ý phong thái của chàng ngoài đời. Có phải chàng là người trầm lắng và hướng nội không? Nếu vậy thì có thể chỉ là chàng thích nhường quyền chủ động cho người khác.
Nếu bạn biết anh ấy hay nhắn tin thì có lẽ anh chàng không nhút nhát trong việc này đâu. Tuy nhiên, cũng có thể có lý do nào đó cản trở anh ấy.
Phương pháp 2 - Làm sao bạn biết một chàng trai đang đợi bạn chủ động bước đến trước?
Bước 1 - Anh ấy thường nói về chuyện mình còn độc thân hoặc hỏi bạn có bạn trai chưa.
Hãy nghe ngóng các dấu hiệu tiết lộ về một anh chàng đang xốn xang vì bạn. Nhắn tin ngay cho chàng nếu anh ấy bắt đầu bóng gió với bạn về tình yêu. Có lẽ là chàng phải lòng bạn đấy!
Bạn có thể nói “Em đang nghĩ về cuộc trò chuyện hôm trước với anh. Buổi chiều hôm đó thế nào anh?”
Hoặc, bạn có thể thử gửi một meme vui nhộn với một dòng chú thích, chẳng hạn như “Điệu nhảy chim cánh cụt đó làm em nhớ đến câu chuyện anh kể.”
Bước 2 - Anh ấy hay nhìn bạn và mỉm cười với bạn.
Để ý xem chàng thường nhìn bạn như thế nào những khi hai bạn ở gần nhau. So sánh cách anh ấy cư xử với bạn và với những người khác. Nếu chàng dường như tập trung vào bạn thì có lẽ chàng đang chờ bạn nhắn tin.
Ví dụ, gương mặt của anh chàng có thể sáng lên khi bạn bước vào phòng.
Một số người có tính thích tán tỉnh! Nếu bạn thấy anh chàng của mình quan tâm đến tất cả mọi người thì có lẽ chỉ là anh ấy có bản tính vui vẻ hoà đồng.
Bước 3 - Chàng thường tỏ ra tốt với bạn.
Hãy nhớ lại hành vi của anh ấy với bạn dạo gần đây. Chú ý những việc như chàng ngỏ ý giúp bạn việc này việc kia, nói lời khen bạn hoặc đem đến cho bạn những thứ lặt vặt như nước uống chẳng hạn. Vậy là có vẻ như anh chàng thích bạn đấy.
Lưu ý rằng một số người vốn rất xởi lởi tốt bụng. Nếu anh ấy cư xử với ai cũng thế thì có lẽ anh ấy chỉ là người thực sự tử tế.
Phương pháp 3 - Tôi nên nhắn tin cho anh ấy trước hay chờ anh ấy nhắn?
Bước 1 - Nhắn trước để xoá tan sự dè dặt.
Đừng ngồi yên chờ đợi anh chàng bước đến trước! Giữ cho mọi thứ tự nhiên bằng cách hỏi anh ấy điều gì đó hoặc chia sẻ một thông tin thú vị trên internet. Chỉ gửi một tin nhắn và chờ xem chàng có trả lời không. Bạn có thể nhắn:
“Em nhận ra ban nhạc in trên áo anh mặc hôm nay. Anh thấy album mới ra của họ thế nào?”
“Bài tập tiếng Anh này khó chết đi được. Huy chọn chủ đề nào đấy?”
“Có game tìm kho báu mới ra đấy. Hình như Đăng thích loại game này đúng không?”
Bước 2 - Mạnh dạn nhắn tin nếu hai bạn đã có buổi hẹn đầu tiên.
Đừng lo nghĩ về việc bạn “phải” chờ bao lâu sau buổi đầu hẹn hò. Cứ gửi cho anh ấy một tin nhắn ngắn để chàng biết là bạn rất vui. Bạn có thể nói:
“Tối nay thật là vui! Cảm ơn anh vì một buổi tối tuyệt vời.”
“Đã lâu rồi em mới có khoảng thời gian vui vẻ như vậy. Cảm ơn anh”
“Nói chuyện với anh vui lắm. Tối nay thật tuyệt!”
Bước 3 - Chờ anh ấy phản hồi trước khi nhắn lại.
Chỉ gửi mỗi lần 1 tin nhắn cho đến khi bạn biết thói quen nhắn tin của anh ấy. Tập trung vào một việc khác trong khi chờ đợi để khỏi sốt ruột. Nếu bạn gửi nhiều tin nhắn một lúc thì anh chàng có thể cảm thấy choáng ngợp.
Cảm giác buồn và hụt hẫng khi anh chàng không trả lời tin nhắn là bình thường. Có lẽ bạn rất muốn nhắn lại, nhưng thường thì việc này cũng không đi đến đâu. Hãy để dành tin nhắn cho người nào mong muốn được trò chuyện với bạn.
Phương pháp 4 - Anh ấy có chờ tôi nhắn tin sau cuộc cãi cọ không?
Bước 1 - Có thể anh ấy cần không gian riêng để xử lý cảm xúc.
Hãy cho anh chàng của bạn một thời gian để xử lý những việc đã xảy ra khi hai người tranh cãi. Nếu anh ấy bảo cần chút thời gian thì bạn cứ chiều ý anh ấy. Chờ cho mọi việc nguội bớt rồi hẵng nhắn tin.
Nếu bạn cần nói chuyện về việc đã xảy ra, hãy tâm sự với một người đáng tin cậy như bạn thân hoặc người nhà.
Bước 2 - Có thể chàng đợi bạn xin lỗi nếu bạn làm anh ấy tổn thương.
Hãy nhắn tin cho chàng trước nếu lỗi ở phía bạn nhiều hơn. Nói với anh ấy rằng bạn đã hiểu vấn đề nằm ở đâu và hứa lần sau sẽ sửa. Bạn có thể nhắn:
“Em rất xin lỗi vì đã quên mất kế hoạch mình đã bàn làm cho anh buồn. Em hứa lần sau sẽ chú ý hơn.”
“Em biết là em làm tổn thương anh vì đã giấu anh chuyện vừa rồi. Bỏ qua cho em nhé. Từ nay về sau có gì em cũng cho anh biết.”
Phương pháp 5 - Nếu một anh chàng không nhắn tin trước cho bạn thì nghĩa là sao?
Bước 1 - Có thể anh chàng không biết nói gì.
Hãy gợi chuyện trước xem chàng có hưởng ứng không. Hỏi về công việc trong ngày của chàng hoặc những sở thích và dự định của anh ấy. Ngoài ra, bạn hãy bày tỏ sự quan tâm bằng cách gửi cho chàng một ảnh chụp nhanh bạn đang làm gì hoặc kể về các kế hoạch của bạn. Để tạo không khí vui vẻ, bạn có thể gừi thêm vài meme hoặc câu nói đùa. Nhắn những câu như:
“Ở trường hôm nay thế nào anh?”
“Anh định làm gì cuối tuần này?”
“Dạo này anh đang xem gì trên Netflix thế?”
“Anh xem bức tranh em vừa vẽ xong này!”
Bước 2 - Có thể anh ấy không có hứng thú hẹn hò với bạn.
Đừng vội thất vọng nếu chàng không nhắn cho bạn, nhưng hãy để ý các hành vi khác của anh ấy – có thể là anh ấy không quan tâm.
Bạn có thể thăm dò trước bằng cách gửi cho chàng một tin nhắn thân thiện để xem anh ấy có phản hồi không. Thử gửi cho anh ấy một meme hoặc hỏi chàng về việc gì đó.
Bạn có thể nhắn “Cuốn sách hôm nay em thấy anh đọc có nhan đề là gì vậy?”, “Em nghe nói anh chơi trong ban nhạc phải không? Anh chơi nhạc gì thế?” hoặc “Hôm nay em thấy anh dắt chó đi dạo. Nó tên gì thế anh?”
Phương pháp 6 - Tôi có nên ngừng nhắn tin nếu anh ấy lúc nào cũng chờ tôi nhắn trước không?
Bước 1 - Không, nếu anh ấy luôn luôn trả lời và tiếp tục trò chuyện.
Hãy chú ý cách phản hồi của anh ấy. Chàng có nhanh chóng trả lời và nhiệt tình góp chuyện không? Nếu cả hai câu trả lời đều là “có” thì bạn cứ tiếp tục nhắn!
Ví dụ, giả sử bạn nhắn “Anh đã xem bộ phim mới nhất của Marvel chưa?” Nếu một lúc sau anh ấy trả lời “Rồi! Hay lắm. Em xem chưa?” hoặc “Rồi, còn em?” thì có lẽ là chàng thích nói chuyện với bạn.
Tuy nhiên, câu trả lời cụt ngủn với 1 từ và những phản hồi chậm thường là dấu hiệu cho thấy anh ấy không thực sự muốn tiếp tục trò chuyện.
Bước 2 - Ngừng nhắn tin vài ngày nếu bạn có cảm giác anh ấy không có hứng thú.
Hãy để cho anh ấy bắt chuyện trước xem liệu chàng có thực sự muốn trò chuyện với bạn không. Đừng nhắn tin hoặc gửi tin nhắn qua mạng xã hội trong vài ngày xem chuyện gì xảy ra. Có thể anh ấy chỉ xem bạn là bạn bè hoặc vì lịch sự nên ngại nói rằng anh ấy không có rung động với bạn.
Đừng suốt ngày nhìn vào điện thoại. Hãy nhắn tin cho bạn bè hoặc dành thời gian này cho các sở thích của bạn để quên đi cảm giác chờ đợi.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/B%E1%BB%9Bt-t%C3%ADnh-b%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BB%93ng | Cách để Bớt tính bốc đồng | Tính bốc đồng/hấp tấp có thể gây ra rất nhiều khó khăn. Hấp tấp ở cửa hàng tạp hóa có thể dẫn đến tiêu quá nhiều tiền, hay mua thức ăn vặt và bánh ngọt trong khi bạn dự định mua thức ăn tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tự ý dành một ngày mua sắm thay vì học tập, hoặc chơi điện tử khi có ý định đến phòng tập thể hình. Bạn có thể trở nên bớt bốc đồng nếu biết áp dụng phương pháp kiểm soát hiệu quả. Tập trung sự chú ý thông qua sự can thiệp cụ thể, và phát triển thói quen hàng ngày để cải thiện khả năng chú ý.
Phương pháp 1 - Sống có tổ chức
Bước 1 - Viết ra mục tiêu của bạn.
Bước đầu để kiềm chế tính bốc đồng là xác định xem bạn muốn ưu tiên thời gian của mình như thế nào. Sau đó, trước khi hành động bốc đồng, kiểm tra để đảm bảo rằng hành vi của bạn phản ánh giá trị/mục tiêu mà bạn viết ra cho bản thân.
Nghĩa là bạn có thể viết ra danh sách công việc tổng thể, hoặc lập ra kế hoạch kinh doanh. Nếu đang là sinh viên, bạn có thể lập kế hoạch học tập. Điều quan trọng là ghi chép mục tiêu hiện tại để so sánh chúng với tính bốc đồng của bạn.
Bạn có thể xem các ghi chép như một nơi lưu giữ giá trị, ý định, cam kết, phương pháp tốt nhất cho bản thân, và những nhiệm vụ có thể hỗ trợ những mục tiêu này.
Bạn có thể sử dụng sổ tay, bảng tính, hay phương pháp khác hiệu quả với bạn. Điều quan trọng là chúng dễ sử dụng và có ích.
Bước 2 - Dành thời gian thường xuyên xem xét lại và lập kế hoạch.
Để tận dụng tối ưu hệ thống quản lý, bạn phải cố gắng kiểm tra lại hệ thống của bạn có hiệu quả ra sao trong cuộc sống, cũng như lên kế hoạch cho mọi thay đổi cần thiết.
Bạn có thể thấy bản thân cần phải ngồi xuống một lần một tuần để cân nhắc hành động của mình ở tuần trước. Có phải bạn đã làm theo những ưu tiên trong danh sách? Ghi chú việc gì tốt, việc gì khiến bạn thấy thử thách, và bạn có thể làm gì tốt hơn.
Bạn có thể thấy bản thân cần phải làm công việc kiểm tra này thường xuyên hơn cho đến khi tìm ra hệ thống có hiệu quả với bạn. Nên viết một bản xem xét ngắn gọn mỗi ngày; bạn cũng có thể tạo bản xem xét hàng tháng bao quát hơn.
Bước 3 - Tuân thủ lịch trình hàng ngày.
Nếu thời gian trong ngày không được lên kế hoạch bài bản, bạn thường lấp đầy khoảng thời gian đó bằng các hành động bốc đồng. Thử viết ra một thời gian biểu hàng ngày cho bản thân, bằng cách dành ra thời gian 30 phút. Cũng bình thường nếu bạn dành hơn 30 phút cho một công việc, nhưng không nên để dư thời gian trống và rảnh.
Nếu bạn không biết cách lên kế hoạch trước cho những hoạt động cụ thể, hãy viết ra một chuỗi nhiều lựa chọn cho bản thân. Ví dụ, nếu không chắc chắn liệu một người bạn có đến hay không, bạn có thể viết: “Bạn ấy hoặc ______”.
Lịch trình hàng ngày cũng nên bao gồm cả thời gian hòa nhập xã hội và thời gian rảnh. Một thời gian biểu không có thời gian nghỉ ngơi cuối cùng sẽ thất bại.
Bước 4 - Viết bảng liệt kê cho bản thân.
Nếu bạn là người thường hay nóng vội thay đổi phương hướng giữa chừng công việc, sử dụng bảng liệt kê có thể giúp bản thân tập trung. Bảng liệt kê sẽ hạn chế tối thiểu cơ hội hành động bốc đồng bằng cách đảm bảo rằng bạn sẽ không quên điều gì và không thêm bất cứ bước không cần thiết nào trong công việc.
Bảng liệt kê được chứng minh là giúp tăng sự chú ý vào công việc, thậm chí đối với chuyên gia y tế. Nhiều bác sĩ phẫu thuật bắt buộc phải làm theo bảng liệt kê khi tiến hành phẫu thuật để giúp họ tập trung.
Bảng liệt kê các khoản để kiểm tra đánh dấu có thể được áp dụng trong nhiều trường hợp. Sử dụng bảng liệt kê du lịch giúp bạn thu xếp hiệu quả hơn; bảng liệt kê mua sắm giúp bạn chỉ mua những đồ vật theo dự định; bảng liệt kê học tập giúp đảm bảo bạn sẽ tham gia từng phần của bài tập được giao.
Đánh dấu chéo trong bảng liệt kê có thể mang lại động lực để hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 5 - Tạo mã màu trên tập lịch.
Giữ quyển lịch bên cạnh rất cần thiết cho bất cứ ai đang đấu tranh với tính bốc đồng. Bạn sẽ phải sử dụng tập lịch hàng ngày, hàng tuần, và hàng tháng để biết nên ưu tiên chú ý đến việc nào. Sử dụng màu sắc khác nhau cho từng danh mục hoạt động khác nhau sẽ giúp hỗ trợ dùng tập lịch hiệu quả.
Ví dụ, sinh viên có thể sử dụng màu mực đỏ cho bài kiểm tra sắp tới, màu mực xanh dương cho đề án lâu dài, màu mực đen cho bài tập hàng ngày và màu mực xanh lá cây cho hoạt động vui vẻ hoặc hoạt động xã hội .
Lịch di động, như ứng dụng trên điện thoại, sẽ giúp bạn truy cập lịch thông qua cài đặt.
Phương pháp 2 - Áp dụng biện pháp ngăn chặn hành động bốc đồng
Bước 1 - Ngắm hình ảnh về thiên nhiên.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thưởng thức hình ảnh về thế giới tự nhiên thường ít đưa ra quyết định nóng vội sau đó. Hình ảnh đó nên có núi non, rừng cây, bãi biển, v.v…
Nếu đang cố gắng kiềm chế tính hấp tấp, hãy dán một bưu thiếp hay bức ảnh về môi trường tự nhiên mà bạn thích gần bàn học hoặc trong sổ tay.
Trước khi đưa ra quyết định, dừng lại và ngẫm nghĩ bằng cách ngắm nhìn bức hình về thế giới tự nhiên. Quyết định của bạn sẽ bớt nóng vội.
Bước 2 - Ngủ/chợp mắt chốc lát.
Theo một nghiên cứu của trường Đại Học Michigan, giấc ngủ ngắn giúp giảm tính bốc đồng ở người lớn. Cũng theo nghiên cứu này, thời gian ngủ ngắn là khoảng 60 phút, nhưng bạn không nhất thiết phải ngủ đủ 60 phút để nhận được ích lợi từ phương pháp này.
Giấc ngủ ngắn còn giúp mọi người bình tĩnh hơn và bớt nản chí khi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Những người có thói quen chợp mắt thường tập trung vào hoạt động cho đến khi hoàn thành.
Những ai không ngủ đủ 7-9 tiếng một đêm vẫn nhận được lợi ích từ việc chợp mắt. Tất cả đề tài nghiên cứu đều chỉ ra thuận lợi từ việc có giấc ngủ ngắn.
Bước 3 - Hạn chế hành động bốc đồng.
Đặt ranh giới cho bản thân sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi quyết định và hành động hấp tấp. Ví dụ, nếu gặp vấn đề khi ngăn cản bản thân không nói thẳng ra mọi thứ bạn nghĩ, cân nhắc viết ra tất cả bình luận và câu hỏi trước khi nói ra những điều đó. Bằng cách dành thời gian để viết ra mọi thứ, bạn có thể tránh được những nhận xét nóng vội không phù hợp.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chi tiêu quá mức, hãy cất thẻ tín dụng ở nhà mỗi khi đi mua sắm và trả bằng tiền mặt.
Tạm hoãn mua một số vật dụng trong vòng 24 giờ sẽ giúp ngăn tình trạng mua sắm hấp tấp, và mang đến cho bạn cơ hội để quyết định liệu bạn có thực sự cần mua chúng.
Bước 4 - Thực hành bài tập hít thở.
Một nghiên cứu của Đại học California tại Los Angeles đã chứng minh bài tập thở dựa trên yoga gọi là Sudarshan Kriya, đã giúp giảm hành vi bốc đồng ở thanh thiếu niên. Bài tập thở bao gồm 4 dạng cơ bản của hít thở:
Ujjayi hay “Victorious Breath”, là một dạng của thở chậm và có chủ tâm, khi bạn tập trung vào hơi thở.
Bhastrika hay “Bellows Breath”, là khi thở ra mạnh mẽ bằng mũi, sau đó hít vào nhanh, với vận tốc khoảng 30 lần hít thở một phút.
Niệm chú “Om” 3 lần theo một chuỗi liền, khi đó bạn cần thở ra kéo dài và được kiểm soát.
Thở có nhịp điệu, cho dù bạn thở chậm, vừa phải, hay nhanh.
Phương pháp 3 - Phát triển thói quen lành mạnh hằng ngày
Bước 1 - Bắt đầu luyện tập yoga.
Thường xuyên áp dụng phương pháp tập yoga cơ bản được chứng minh là giúp cải thiện khả năng chú ý và giảm tính bốc đồng. Những đứa trẻ ở trường được dạy bài tập “chào mặt trời” (tập thể dục buổi sáng) hàng ngày và hoạt động thở cân bằng có hiệu quả kéo dài khả năng chú ý tốt hơn.
Lợi ích này càng tăng lên khi bài tập yoga được thực hành ở những bối cảnh khác nhau. Ví dụ, nếu bạn chuẩn bị đi mua sắm, nên dành ít phút tập bài tập thở yoga trước khi bước vào cửa hàng. Tại nhà, thực hành bài tập “chào mặt trời” trước khi ăn đồ ăn vặt.
Bước 2 - Phát triển thói quen tập thể dục hàng ngày.
Tập thể dục, đặc biệt là tập aerobic, sẽ giúp bạn bớt bốc đồng theo nhiều cách. Tập thể dục còn vực dậy tâm trạng và giảm cảm giác căng thẳng và lo lắng.
Thêm vào đó, tập thể dục giúp một người luôn chủ động kiểm soát sự chú ý của họ. Nếu thường hành động bốc đồng do chán nản hoặc thất vọng, bạn cần sử dụng năng lượng hiệu quả hơn thông qua luyện tập thể dục.
Nghiên cứu chỉ ra rằng tập aerobic 40 phút 1 ngày cải thiện chức năng điều hành ở trẻ thừa cân.
Tập thể dục tăng cường có lợi cho tất cả lứa tuổi.
Bước 3 - Học thêm về thực hành chánh niệm.
Nhận thức được cảm giác và học cách để kết nối tính hấp tấp với suy nghĩ, cảm xúc và sự thúc đẩy sẽ giúp bạn kiểm soát hành động của mình tốt hơn. Chánh niệm giúp bạn có không gian để nhìn nhận tính bốc đồng, từ đó cho bạn cơ hội lựa chọn liệu có nên hành động nóng vội hay không.
Khi bạn nhận thấy sự thúc đẩy, hãy để bản thân suy nghĩ kỹ về nó trước khi hành động. Ví dụ, “Mình nổi giận khi người yêu nói ra điều đó, và mình muốn chỉ trích cô ấy”. Sau đó tạo phản ứng tích cực hơn: “Mình sẽ cố gắng giữ bình tĩnh”.
Chánh niệm nghĩa là tập trung vào những gì đang xảy ra bên trong bạn, và sẽ cần thời gian để chú ý những gì đang xảy ra trong cơ thể trước khi bạn hành động nóng vội, thay vì sau này mới nhận ra.
Bước 4 - Trò chuyện với người đáng tin cậy.
Khi lo lắng là nguyên nhân gây ra tính bốc đồng, bạn có thể giúp bản thân bằng cách dành thời gian với những người mà ban tin tưởng. Chắc rằng trong cuộc sống của bạn có những người mà bạn có thể chia sẻ vấn đề khiến bạn bận tâm. Điều này có thể giúp xoa dịu nỗi lo lắng và giảm tính bốc đồng.
Bạn có thể cân nhắc trò chuyện với chuyên gia, như nhà tư vấn, người cho lời khuyên cuộc sống, hay tổ chức chuyên nghiệp, về sự khó khăn khi kiểm soát tính bốc đồng.
Chỉ cần dành thời gian nói chuyện với bạn bè tin cậy cũng có thể giúp đối phó với lo âu, ngay cả khi bạn không có một cuộc đối thoại nghiêm túc.
Bước 5 - Nhờ bạn bè nhắc nhở bạn sống có trách nhiệm.
Bạn bè có thể giúp bạn có trách nhiệm với mục tiêu mà bạn đặt ra cho bản thân. Tìm ai đó đáng tin cậy, không thích phê phán, và chia sẻ với họ về mục tiêu cho bản thân. Bạn có thể quyết định liệu bạn muốn thực hiện trách nhiệm cho mục tiêu của mình ra sao.
Ví dụ, bạn có muốn bạn bè gọi cho bạn để kiểm tra tiến độ của bạn không? Hoặc bạn có muốn sắp xếp họp mặt thường xuyên để họ kiểm tra lời cam kết của bạn với mục tiêu không?
Bạn cũng cần phải lên kế hoạch về việc người bạn đó có thể làm gì để hỗ trợ bạn nếu bạn không tập trung vào mục tiêu và hành động hấp tấp.
Bạn có thể đề nghị giúp đỡ bạn của bạn có trách nhiệm với việc gì đó mà họ đang gặp khó khăn. Bằng cách này, hai bạn sẽ là đồng đội đầy trách nhiệm.
Bước 6 - Hiểu rõ tính bốc đồng ảnh hưởng cuộc sống như thế nào.
Đôi khi, hấp tấp có thể có tác động tích cực lẫn tiêu cực. Ví dụ, nếu đang trải qua khoảng thời gian khó khăn khi đưa ra quyết định, bạn có thể thấy bản thân quyết định ở phút cuối. Đó là cách để tránh cảm giác lo lắng khi cố gắng đưa ra một quyết định thận trọng.
Nếu bạn đang trải nghiệm những lợi ích từ hành động bốc đồng, cố gắng tìm cách khác hiệu quả hơn để đạt được lợi ích đó.
Nhớ rằng bạn vẫn có thể hành động tự ý ngay cả khi kiềm chế tính nóng vội. Bớt bốc đồng không có nghĩa là cuộc sống trở nên tẻ nhạt và rập khuôn. Điều đó chỉ có nghĩa là bạn sẽ biết kiểm soát hơn khi chọn cách để tiêu tiền, sử dụng thời gian và dành sự quan tâm cho điều gì đó.
Bước 7 - Tham gia hoạt động giúp bản thân bình tĩnh.
Mỗi người sẽ có những hoạt động giúp họ bình tĩnh khác nhau, nhưng các hoạt động có thể bao gồm nghe hướng dẫn thiền, nhạc nhẹ, hay thực hành bài tập hít thở sâu. Thư giãn nhiều hơn có thể giúp bạn tránh hành động hấp tấp.
Soi cơ thể để tìm ra bất kỳ chỗ nào đang trong tình trạng căng thẳng, sau đó chủ động tập trung thư giãn những chỗ đó.
Đặt đồng hồ trong 5 phút, và tập trung vào hơi thở trong khoảng thời gian giới hạn này. Giải lao ngắn sẽ giúp bạn thư giãn, và ngăn chặn mọi hành động phản ứng nóng vội.
Bước 8 - Cân nhắc liệu pháp nhận thức hành vi.
Liệu pháp nhận thức hành vi hay cognitive-behavioral therapy (CBT), giúp một cá nhân tập trung gắn kết suy nghĩ và cảm giác với hành vi của họ. CBT là phương pháp điều trị lo âu và rối loạn bốc đồng phổ biến. Mục tiêu của phương pháp này là nhận biết suy nghĩ thường dẫn đến hành động bốc đồng.
Hành vi hấp tấp thường là kết quả của suy nghĩ tự động, là suy nghĩ xuất hiện trong đầu như một phản ứng tức thời đối với hoàn cảnh nào đó. Những suy nghĩ này có thể tiêu cực và khiến bạn đưa ra quyết định tồi tệ. CBT giúp bạn nhận ra những kiểu suy nghĩ tự động này và điều chỉnh chúng lại theo hướng mới.
Bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn khám phá nhiều cách mà phương pháp CBT giúp ích cho cuộc sống của bạn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%E1%BB%AD-l%C3%BD-c%C3%A1c-v%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%A9t-khi-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-dao-c%E1%BA%A1o | Cách để Xử lý các vết đứt khi sử dụng dao cạo | Những người thường dùng dao cạo đều có lúc phải đối phó những vết đứt hoặc vết sứt gây khó chịu, đôi khi đau rát. Mặc dù thường là nhẹ, nhưng các vết thương này vẫn cần được điều trị và chăm sóc đúng cách. Bài viết này hướng dẫn bạn cách xử lý các vết đứt do dao cạo và bàn về cách tốt nhất để phòng tránh các vết thương do dao cạo gây ra.
Phương pháp 1 - Xử lý các vết đứt và sứt nhẹ
Bước 1 - Dán giấy vệ sinh vào vết đứt.
Một trong những phương pháp truyền thống xưa nay người ta hay dùng để xử lý vết đứt do dao cạo là dán một mẩu giấy vệ sinh vào vết thương và chờ cho máu đông lại.
Mặc dù có hiệu quả, nhưng phương pháp này thường mất nhiều thời gian cầm máu hơn một số liệu pháp khác nêu dưới đây.
Đừng quên gỡ mẩu giấy trước khi ra khỏi nhà.
Bước 2 - Chườm đá viên lên vùng da tổn thương.
Nước lạnh sẽ làm co các mạch máu, khiến dòng máu lưu thông vết thương chảy chậm lại và giúp cầm máu. Bạn hãy lấy một viên đá trong ngăn đông và áp lên vết đứt.
Bạn cũng có thể thử đặt vùng da bị thương dưới vòi nước lạnh hoặc đắp khăn lạnh lên vết thương.
Nhiều người khuyên rằng bạn nên nhúng khăn tay vào nước, vắt bớt và bỏ vào ngăn đá để sẵn sàng chữa các vết đứt nhẹ do dao cạo.
Bước 3 - Áp một mảnh vải nhúng nước nóng vào vết đứt.
Nước nóng cũng có tác dụng cầm máu, vì cơ bản là nó nung nóng vết thương. Bạn hãy ép chặt mảnh vải nhúng nước nóng lên vết thương.
Bạn có thể đặt mảnh vải dưới vòi nước ấm chảy liên tục để có hiệu quả tối đa.
Bước 4 - Sử dụng nước cây phỉ.
Nước cây phỉ là một chất làm se, có tác dụng làm co mạch máu và giảm chảy máu. Bạn có thể nhúng bông gòn vào nước cây phỉ và đắp lên vết đứt.
Vì nước cây phỉ là chất làm se nên bạn sẽ có cảm giác hơi nhoi nhói khi thoa lên da.
Bước 5 - Thoa son dưỡng môi hoặc vaseline lên vết đứt.
Lần sau, nếu lỡ tay làm đứt da khi dùng dao cạo, bạn hãy dùng son dưỡng môi hoặc vaseline. Với kết cấu như sáp, các sản phẩm này bít kín da và khiến máu đông lại.
Không thoa thỏi son dưỡng môi trực tiếp lên vết thương, vì sau đó bạn sẽ không sử dụng lại được nữa. Thay vì thế, bạn hãy dùng tăm bông lấy một chút son dưỡng môi để thoa, như vậy cây son của bạn vẫn sạch để tiếp tục dùng.
Bước 6 - Dùng sản phẩm khử mùi hoặc ngăn tiết mồ hôi.
Nhiều sản phẩm khử mùi và ngăn tiết mồ hôi có chứa nhôm clorua, một chất có tác dụng hình thành cục máu đông và giúp cầm máu. Chấm một ít lên sản phẩm này lên đầu ngón tay và thoa nhẹ lên vết đứt.
Để không phải vứt sản phẩm khử mùi đi sau khi dùng, tốt nhất là bạn nên dùng đầu ngón tay hoặc tăm bông để thoa.
Bước 7 - Rắc đường lên vết thương.
Nếu là vết đứt nhỏ, bạn có thể rắc một ít đường lên để cầm máu và sát trùng vết thương.
Một số người khuyên nên rắc ớt và tiêu đen, nhưng các gia vị này sẽ khiến bạn xót hơn đường.
Bước 8 - Vỗ một ít nước súc miệng Listerine hoặc nước súc miệng loại khác lên vết đứt.
Trước khi được bán ra thị trường dưới dạng nước súc miệng, ban đầu Listerine vốn được dùng như một chất diệt khuẩn trong phẫu thuật. Bạn hãy vỗ một ít nước súc miệng lên vùng da bị thương để sát trùng vết thương và cầm máu.
Chắc bạn cũng biết là sẽ xót một chút, nhưng việc này sẽ có tác dụng.
Bước 9 - Nhỏ vài giọt thuốc nhỏ mắt lên vết đứt.
Các loại thuốc nhỏ mắt như Visine làm co mạch máu, từ đó có thể làm máu chảy chậm hơn và ngừng chảy. Vì thế, thuốc nhỏ mắt cũng có thể giúp ích nếu bạn lỡ tay làm đứt da khi dùng dao cạo.
Bước 10 - Mua một chiếc bút cầm máu hoặc thỏi phèn chua để cầm máu theo kiểu truyền thống.
Một thời là vật liệu cơ bản trong tủ thuốc và bộ dao cạo, các sản phẩm này đã được sử dụng hàng thế kỷ nay. Bút cầm máu thường có chứa titan đi-ô-xít, nhôm kali (phèn chua), hoặc sulfate, có tác dụng làm đông máu. Tương tự, các thỏi phèn chua cỡ bằng bánh xà phòng có thể làm co các mô và cầm máu.
Khi dùng bút cầm máu, bạn hãy làm ướt đầu bút và ấn lên vết đứt.
Với phèn chua, bạn cũng làm ướt và thoa lên vùng da bị thương.
Chất làm se trong các sản phẩm này sẽ khiến bạn bị xót, nhưng chúng có tác dụng cầm máu nhanh, đồng thời ngăn ngừa bỏng rát do dùng dao cạo.
Bút cầm máu và phèn chua có thể để lại chất bột màu trắng trên da, vì vậy bạn nên kiểm tra lại trước gương để rửa sạch trước khi ra ngoài.
Bạn có thể mua bút cầm máu và phèn chua ở các hiệu thuốc, cửa hàng bán sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và trên mạng. Các hiệu cắt tóc truyền thống có thể cũng bán các sản phẩm này.
Phương pháp 2 - Chăm sóc các vết đứt nghiêm trọng
Bước 1 - Rửa vết thương dưới vòi nước lạnh.
Bước này sẽ giúp máu ngừng chảy và bạn có thể quan sát được mức độ trầm trọng của vết thương.
Bước 2 - Ép lên vết thương.
Dùng khăn giấy, giấy vệ sinh hoặc khăn ấn lên vùng da có vẻ như bị chảy máu nhiều nhất trong khoảng 5-15 phút.
Nếu máu thấm qua vải, bạn hãy đắp thêm một miếng vải nữa lên trên mà không nhấc miếng vải cũ ra.
Nếu máu vẫn không ngừng chảy khi đã ấn chặt, bạn có thể bóp hai mép vết thương vào nhau giữa ngón cái và ngón trỏ. Động tác này sẽ giúp bạn cầm máu.
Nếu phương pháp này không có hiệu quả và máu vẫn tiếp tục chảy, bạn hãy tìm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
Bước 3 - Nâng cao vết thương.
Nếu có thể, bạn hãy cố gắng nâng cao bộ phận có vết thương lên mức cao hơn tim. Bước này sẽ làm chậm dòng máu chảy đến vùng bị thương.
Bước 4 - Rửa vết thương.
Sau khi cầm máu, bạn hãy dùng nước ô xy già, i ốt hoặc kem kháng sinh thoa lên vết thương. Bước này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và đảm bảo cho vết đứt lành nhanh hơn.
Bước 5 - Băng vết thương.
Bạn cần băng vết thương bằng băng vô trùng để chống vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập, đồng thời ngăn ngừa chảy máu trở lại.
Thay băng mới nếu máu thấm ra ngoài băng hoặc băng bị ướt. Điều này sẽ giữ cho vết thương sạch sẽ và khô ráo.
Bước 6 - Tháo băng sau vài ngày.
Nếu vết đứt không quá nghiêm trọng, bạn có thể tháo băng sau vài ngày. Như vậy vết thương sẽ lành nhanh hơn.
Bước 7 - Tìm sự chăm sóc y tế nếu máu tiếp tục chảy hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
Nếu bạn không cầm máu được hoặc nhận thấy có hiện tượng đỏ, kích ứng hoặc mủ xuất hiện xung quanh vết thương, tốt nhất là bạn nên tìm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Chuyên gia y tế sẽ đánh giá và chăm sóc vết thương đúng cách.
Phương pháp 3 - Ngăn ngừa đứt da
Bước 1 - Dưỡng ẩm da trước và sau khi cạo.
Thoa kem dưỡng ẩm trước và sau khi cạo là cách để ngăn ngừa bị đứt hoặc sứt da ngay từ đầu.
Bước 2 - Tắm vòi sen nước ấm trước khi cạo.
Việc tắm nước ấm hoặc rửa vùng da sắp cạo với nước nóng trong vài phút sẽ giúp dao cạo không kéo lê trên da. Điều này sẽ giảm nguy cơ gây ra các vết đứt.
Kỹ thuật này được gọi là cạo ướt.
Khi cạo ướt, bạn hãy dùng xà phòng nhẹ dịu không làm mất chất dầu trên da hoặc làm khô da để tránh khó khăn khi cạo.
Bước 3 - Thay lưỡi dao cạo thường xuyên.
Bạn có thể ngăn ngừa các vết đứt do dao cạo cùn gây ra bằng cách thường xuyên thay lưỡi dao cạo mới. Điều này còn giúp ngăn ngừa da bị sần sùi và đỏ, đồng thời giảm sự sinh sôi của vi khuẩn vốn có thể gây nhiễm trùng.
Thay lưỡi dao cạo ngay khi thấy có vẻ cùn. Khi thấy dao cạo kéo lê trên da hoặc cảm thấy không thoải mái khi cạo là lúc bạn cần phải thay lưỡi dao mới.
Có khuyến nghị là bạn nên thay dao cạo sau 5-10 lần cạo, nhưng điều này còn tùy thuộc vào tần suất sử dụng dao cạo.
Hãng Gillette gần đây tiết lộ rằng hộp dao cạo của họ được thiết kế để dùng trong 5 tuần.
Bước 4 - Tránh cạo khô.
Mặc dù bạn rất dễ muốn thử cạo khô để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nhưng cạo khô hoặc cạo mà không dùng gel hoặc kem đều tăng nguy cơ làm đứt da. Hãy dùng gel hoặc kem để dao cạo có thể lướt trơn tru trên da.
Dầu xả tóc cũng có tác dụng tốt như gel hoặc kem và có thể tiết kiệm hơn, tùy vào nhãn hiệu.
Bước 5 - Tránh loại dao cạo dùng một lần với lưỡi đơn.
Mặc dù rẻ tiền hơn, nhưng các loại dao cạo dùng một lần chỉ có một lưỡi thường kéo lê trên da, gây ra các vết đứt và sứt tệ hại.
Để cạo trơn tru hơn, bạn hãy chọn dao cạo có nhiều lưỡi hơn.
Bước 6 - Giữ cho dao cạo sạch và khô.
Phần lớn chúng ta thường không để ý làm sạch hoặc làm khô lưỡi dao cạo sau khi dùng, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng bước này giúp dài tuổi thọ của lưỡi dao cạo và giúp dao khỏi bị cùn vốn thường là nguyên nhân gây đứt da. Bạn hãy làm theo một số lời khuyên sau đây để giữ cho dao cạo sạch và khô:
Rửa dao cạo sau khi dùng bằng nước sạch, nóng.
Lau dao cạo vào khăn hoặc quần bò ngược chiều cạo. Bước này giúp loại bỏ lông hoặc kem cạo còn sót có thể làm cùn lưỡi dao hoặc khiến đường cạo không trơn tru.
Thoa dầu ô liu hoặc một loại dầu không gây ích ứng da lên lưỡi dao cạo. Bạn có thể dùng tăm bông để thoa một lớp dầu mỏng lên lưỡi dao.
Để cho dao cạo khô tự nhiên và cất ở nơi không ẩm ướt.
Bước 7 - Cầm dao cạo đúng cách.
Việc cầm dao cạo đúng cách và tránh một vài lỗi thường gặp sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của lưỡi dao cạo. Bạn nên tránh:
Ấn quá mạnh lên dao cạo, động tác này sẽ làm mòn lưỡi dao và tăng nguy cơ làm đứt da.
Gõ dao cạo vào bồn rửa hoặc vòi sen. Việc này có thể làm hỏng cạnh của lưỡi dao, rút ngắn tuổi thọ của lưỡi dao và gây ra các vết đứt.
Bước 8 - Cân nhắc dùng các loại dao cạo khác nhau.
Nếu loại dao cạo bạn đang dùng tiếp tục gây ra các vết đứt và sứt khó chịu, bạn hãy nghiên cứu và thử nghiệm với các loại dao cạo khác hoặc dùng phương pháp tẩy lông khác.
Để cạo trơn tru hơn và không làm đứt da, nhiều người quay sang dùng phương pháp cạo truyền thống hơn với dao cạo 2 lưỡi hoặc dao cạo thẳng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-hoa-%C4%91%E1%BB%97-quy%C3%AAn | Cách để Chăm sóc hoa đỗ quyên | Chẳng lạ gì khi đỗ quyên được mệnh danh là “nữ hoàng của khu vườn”. Những đóa hoa đỗ quyên là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ và họa sĩ tạo nên các vần thơ và bức tranh tuyệt đẹp. Từ màu hồng rực rỡ, màu đào ngọt ngào đến màu tím dịu dàng, loài hoa này tạo nên một cảnh sắc mê hồn khi bừng nở.
Phương pháp 1 - Trồng hoa đỗ quyên
Bước 1 - Tìm hiểu xem liệu hoa đỗ quyên có thích hợp trong vùng khí hậu bạn ở không.
Đỗ quyên thường sinh trưởng trong vùng khí hậu số 6. Điều này nghĩa là chúng cần thời tiết tương đối ấm, nói chung nhiệt độ không xuống dưới -17.8 đến -23.3ºC. Nếu sống trong vùng khí hậu lạnh hơn, có lẽ bạn nên cân nhắc trồng loài cây khác. Tuy nhiên cũng có một số giống đỗ quyên có thể chịu được nhiệt độ lạnh hơn.:
Các giống đỗ quyên rụng lá như Roseshell (Rhododendron prinophyllum) có thể sống được trong vùng khí hậu số 4. Điều này nghĩa là chúng có thể sống sót khi nhiệt độ hạ thấp dưới -34.4ºC.
Bước 2 - Trồng đỗ quyên vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu.
Đó là những thời điểm tốt nhất để trồng đỗ quyên, vì đa số hoa đỗ quyên sẽ nở vào mùa xuân năm sau. Tuy nhiên, có một vài giống đỗ quyên khác như ‘Weston’s Lemon Drop’ và ‘Flame Creeper’ có thể nở vào tháng sáu hoặc tháng bảy.
‘Sweet September’ (tháng chín ngọt ngào) là giống hoa đỗ quyên có hoa màu hồng, nở rất muộn và khoe sắc vào tháng chín, như tên gọi của nó.
Bước 3 - Trồng bụi đỗ quyên trên đất thích hợp.
Đỗ quyên sinh trưởng tốt trong đất giàu dinh dưỡng, có tính a-xít và thoát nước tốt. Đất trồng hoa đỗ quyên nên có độ pH từ 5.5 đến 6.0. Điều quan trọng là đất phải có độ thoát nước tốt vì loài cây này không chịu được đất ướt. Bạn cũng nên tránh dùng đất sét dính để trồng hoa đỗ quyên, vì đất sét sẽ làm rễ cây ”ngạt thở.”
Nếu đất trong vùng bạn ở có tính kiềm, bạn có thể làm vườn hoa nâng với đất trộn từ rêu than bùn thô và vỏ cây xay nhỏ.
Bước 4 - Chọn nơi có chút bóng râm.
Nói chung, hoa đỗ quyên phát triển tốt khi được trồng ở nơi có bóng râm một phần với tán lá mỏng cho phép ánh nắng xuyên qua. Bạn hãy tìm những vị trí dưới bóng cây cao. Tuy nhiên cũng có một số loài hoa đỗ quyên nở đẹp hơn dưới ánh sáng mạnh. Khi mua cây đỗ quyên, bạn nên hỏi thông tin về giống cây bạn mua hoặc tìm kiếm trên internet khi đem cây về nhà.
Mặt phía đông và phía bắc của căn nhà là những vị trí tốt nhất cho hoa đỗ quyên vì ít có ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Bước 5 - Đào hốc đất sâu bằng kích thước bầu rễ và rộng gấp hai lần bầu rễ.
Để một phần nhỏ rễ cây trồi khỏi mặt đất một chút khi đặt cây xuống. Trồng các cây đỗ quyên cách khoảng 0,6 m đến 2 m. Lấp đầy nửa hốc đất, tưới nhiều nước, sau đó lấp đất đầy hốc.
Bước 6 - Đắp một lớp phủ lên mặt đất xung quanh cây.
Rễ cây đỗ quyên mọc khá nông, do đó chúng thường bị khô nếu không có lớp phủ trên mặt đất. Để giữ độ ẩm và độ a-xít trong đất, bạn nên phủ một lớp lá thông, lá sồi hoặc mùn cưa. Lớp phủ này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, do đó bạn không cần phải sử dụng phân bón nếu đã có lớp phủ.
Đắp lớp phủ dày khoảng 2,5 cm xung quanh cây. Nếu trồng nhiều cây, lớp phủ cần sâu từ 5 cm đến 7,5 cm giữa các cây.
Phương pháp 2 - Chăm sóc cây
Bước 1 - Tưới thường xuyên cho đến khi cây bén rễ.
Loài cây này hút nước qua lá, do đó điều quna trọng là tưới ướt tán lá và vùng đất xung quanh rễ. Tuy nhiên, tốt nhất là nên tưới vào buổi sáng để cây có khoảng thời gian cả ngày hút nước và khô đi – nếu bị sũng nước ban đêm, nguy cơ nấm mốc sẽ cao hơn.
Bước 2 - Tưới cây trong mùa khô.
Khi cây đỗ quyên đã bén rễ, chúng có thể tự phát triển khá tốt. Tuy nhiên việc tưới cây đỗ quyên là rất quan trọng trong mùa khô. Đỗ quyên sẽ héo khi bị khô, vì vậy bạn cần quan sát cây – cây sẽ cho bạn biết khi nào chúng “khát nước”.
Dùng hệ thống tưới phun để tưới từ trên ngọn là một cách tuyệt vời để tưới đỗ quyên – bạn chỉ cần nhớ cài đặt thời gian tưới vào buổi sáng.
Bước 3 - Đắp lớp phủ và bón phân sau khi hoa tàn.
Vào cuối mùa xuân, khi những bông hoa đã tàn, bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Đắp lớp phủ mới lên mặt đất xung quanh cây. Sử dụng chất tạo a-xít, phân bón chậm tan có kiểm soát (có thể phun bằng bình phun) để hỗ trợ cây suốt mùa hè. Các loại phân bón tốt bao gồm phân bón chuyên dùng cho cây đỗ quyên hoặc bã hạt bông vải.
Bạn cần nhớ không bón phân trước khi cây nở hoa – phân bón sẽ kích thích mọc lá thay vì ra hoa.
Đảm bảo đắp lớp phủ xung quanh thân cây khoảng vài chục cm.
Bước 4 - Cắt tỉa cây.
Nếu trồng giống đỗ quyên rụng lá, bạn nên cắt tỉa khi cây rụng hết lá và ngủ đông. Giống hoa đỗ quyên thường xanh hay mọc rậm rạp, do đó việc tỉa bớt những cành yếu sẽ tạo hình dáng cân đối cho cây. Không bao giờ nên cắt tỉa cây sau ngày 1 tháng bảy, nếu không, số lượng hoa nở sẽ giảm vào mùa xuân năm sau.
Nhớ rằng nếu bạn có thể bỏ qua việc tỉa cây thì sẽ tốt hơn. Không tỉa cây trừ khi thực sự cần thiết.
Phương pháp 3 - Chăm sóc đỗ quyên trồng trong nhà
Bước 1 - Sử dụng đất chuyên trồng cây đỗ quyên trong chậu.
Cũng như đỗ quyên trồng ngoài trời, cây đỗ quyên trồng trong chậu ưa đất có tính a-xít và thoát nước tốt. Loại đất tốt nhất để trồng đỗ quyên trong chậu là hỗn hợp rêu than bùn không chứa vôi.
Bước 2 - Bón phân cho cây hai tuần một lần trong suốt mùa sinh trưởng.
Bạn nên bón phân có nồng độ kali cao, chuyên dùng cho loại cây ưa a-xít. Nếu có thể, bạn hãy chọn loại phân bón có chứa sắt.
Bạn sẽ biết cây đỗ quyên của mình có thiếu chất dinh dưỡng không bằng cách quan sát lá cây. Nếu thấy lá vàng với những gân lá xanh, có lẽ cây cần thêm chất dinh dưỡng.
Bước 3 - Giữ đất ẩm nhưng không quá ướt.
Như vậy nghĩa là bạn cần trồng cây trong chậu có lỗ thoát nước. Đỗ quyên không sinh trưởng tốt khi bị ‘’ướt chân’’ – kết quả của việc tưới quá nhiều – nhưng cây cần đất ẩm. Nếu có thể, bạn nên dùng nước cất hoặc nước mưa để tưới cây – nước cứng như nước máy có chứa chlorine và chloramine không tốt cho cây.
Bước 4 - Cung cấp lượng ánh sáng thích hợp.
Cũng như cây đỗ quyên trồng ở ngoài trời, cây trồng trong chậu không nên đặt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, vì quá nhiều nắng sẽ khiến hoa và lá cây chuyển màu nâu và chết. Bạn nên để chậu hoa trong phòng có ánh sáng nhưng không có ánh nắng mặt trời rọi thẳng vào.
Kiểm tra kỹ để chắc chắn rằng giống cây đỗ quyên bạn trồng không cần ánh nắng mặt trời trực tiếp. Một số giống đỗ quyên thực ra lại cần ánh nắng trực tiếp.
Bước 5 - Duy trì nhiệt độ thích hợp cho cây.
Đỗ quyên phát triển tốt nhất trong nhiệt độ mát cho đến nhiệt độ phòng. Bạn nên giữ nhiệt độ trong khoảng 16-21°C để giúp cây phát triển khỏe mạnh. Nếu có thể, bạn hãy dùng máy tạo độ ẩm trong phòng đặt chậu cây, vì đỗ quyên phát triển tốt ở độ ẩm cao hoặc trung bình.
Nếu không có máy tạo ẩm, bạn có thể đặt chậu cây trong khay đựng sỏi ướt. Điều này sẽ cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho cây.
Bước 6 - Giúp cây nở hoa lại.
Cây đỗ quyên trồng trong nhà có thể khó nở hoa lại vì loài cây này cần vài tháng nhiệt độ thấp (mùa đông riêng của cây) để có thể ra nụ. Trong suốt mùa thu hoặc mùa đông, bạn hãy hỗ trợ cây bằng cách đặt chậu cây ở nơi có nhiệt độ dao động từ 4-13°C. Điều này sẽ tạo điều kiện cho cây ngủ đông như khi ở ngoài trời và nở hoa trong mùa xuân.
Bước 7 - Tỉa cây.
Để có mùa hoa nở rộ cho thứ quý giá của bạn (có thể nói như vậy), bạn sẽ phải cắt tỉa cây hàng năm. Bạn hãy tỉa cây sau đợt nở hoa đã hết. Cắt thân cây khoảng 0,6 cm bên trên nơi lá cây hoặc cành cây mọc ra từ thân (còn gọi là mắt lá). Dùng kéo tỉa cây sắc (để tránh xé rách cành) cắt thân cây theo một góc 45°. Bước này sẽ giúp cây ra hoa nhiều hơn trong mùa sau.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/K%C3%ACm-n%C3%A9n-C%C6%A1n-gi%E1%BA%ADn-khi-ch%C6%A1i-Game | Cách để Kìm nén Cơn giận khi chơi Game | Đôi khi, chơi game có thể khiến bạn cảm thấy tức giận và khó chịu. Cơn giận này có thể bắt nguồn từ nội dung game, không thể vượt qua một màn chơi khó hoặc không thể đánh thắng người khác. Bạn sẽ cần chút thời gian để cảm giác tức giận nguôi ngoai nhưng vài cách đơn giản sau đây có thể giúp bạn kìm nén cơn giận khi chơi game.
Phương pháp 1 - Cố gắng Hạ hỏa trong Khoảnh khắc Tức giận
Bước 1 - Đặt tay cầm chơi game xuống.
Chắc hẳn bạn không muốn làm hỏng chiếc tay cầm chơi game của mình chỉ vì một phút nóng giận. Vì thế, việc đầu tiên cần làm khi nhận ra cảm giác tức tối là nhẹ nhàng đặt tay cầm xuống. Bạn cũng nên tắt thiết bị chơi game để tạm thời không còn nhìn thấy hình ảnh hay lắng nghe tiếng động trong game khiến bạn tức giận.
Bước 2 - Nhận biết các biểu hiện tức giận.
Cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện tức giận, thậm chí trước lúc bạn kịp nhận ra rằng bạn đang giận giữ. Hãy chú ý đến biểu hiện của cơ thể. Có thể khẳng định rằng bạn đang phẫn nộ nếu bạn có một trong những biểu hiện sau:
Căng cơ và nghiến hàm
Đau đầu hoặc đau bụng
Tăng nhịp tim
Đột ngột chảy mồ hôi hoặc rùng mình
Có cảm giác chóng mặt
Bước 3 - Tạm dừng chơi game.
Nếu đang cảm thấy tức giận, bạn nên dừng chơi game một thời gian. Đừng để bản thân tiếp xúc với bất cứ thứ gì trong game khiến bạn thấy tức tối. Hãy làm việc gì khác trong một khoảng thời gian nhất định. Có khoảng thời gian hạ hỏa sẽ giúp bạn trở lại chơi game với trạng thái tỉnh táo và bạn chợt nhận ra rằng mình chơi game hiệu quả hơn. Trong một lần tức giận khác, nếu cần hạ hỏa thì bạn có thể:
Gọi điện cho một người bạn hoặc gặp gỡ trực tiếp
Tự nấu cho mình một bữa ăn hoặc món ăn nhanh
Dọn dẹp phòng của mình, bếp hoặc phòng tắm
Bước 4 - Đi ra ngoài chơi.
Thay đổi không khí, ra ngoài ngắm cảnh là một cách tuyệt vời để nhanh chóng lấy lại bình tĩnh. Để kiểm soát cơn giận hiệu quả, mỗi ngày bạn nên cố gắng cân bằng thời gian chơi game và thời gian cho các hoạt động khác bên ngoài.
Bước 5 - Tập thể dục.
Đây lại là một cách tốt nữa để cải thiện tâm trạng của bạn. Tập thể dục trong khoảng 5 phút có thể khiến bạn thấy vui hơn. Bạn tập gì không quan trọng, miễn là tăng nhịp tim và cơ thể bạn giải phóng endorphin khiến bạn cảm thấy yêu đời hơn.
Bước 6 - Hít thở sâu.
Tức giận có thể khiến nhịp tim tăng nhanh, cơ thể run rẩy và cơ bắp căng lên. Bạn có thể hít thở sâu để không bị tác động nhiều. Bạn cũng có thể kết hợp hít thở sâu và ngồi thiền để kiểm soát cảm xúc của mình. Tuy nhiên, chỉ hít thở sâu thôi cũng đã có tác dụng tương tự như ngồi thiền.
Để tập hít thở sâu, hãy đếm đến 3 khi hít vào. Sau đó giữ hơi thở ở phổi trong 3 giây kế tiếp rồi lại đếm đến 3 khi thở ra. Cố gắng chỉ tập trung đếm số khi luyện hít thở như thế này.
Đảm bảo rằng bạn đã hít hết sức để có đầy không khí trong phổi khiến ngực và bụng phồng lên. Khi thở ra cũng nên thở hết sức, sau đó dừng một lát giữa lần thở ra này và lần hít vào tiếp theo.
Tiếp tục hít thở cho đến khi cảm thấy đã kìm nén được cơn giận.
Phương pháp 2 - Tìm ra Nguyên nhân Gây Tức giận
Bước 1 - Nhớ lại lý do chơi game.
Chắc hẳn bạn chơi game chỉ đơn giản vì cảm thấy thích thú khi chơi. Tuy nhiên, nếu chơi game khiến bạn tức giận hết lần này đến lần khác thì có thể khẳng định rằng bạn đã không còn cảm giác thích thú đó nữa.
Nếu lâu lâu bạn lại tức giận vì game bạn đang chơi, hãy nghĩ đến một sở thích mới để thay thế game một thời gian.
Nếu không hề cảm thấy vui vẻ thì bạn không nên dính dáng đến game đó nữa.
Bước 2 - Chơi một game đỡ bạo lực hơn.
Chơi hoặc thậm chí chỉ xem người khác chơi các game bạo lực cũng có thể khiến bạn dễ trở nên tức giận và hung hãn hơn, nhất là khi bạn không kiểm soát được cơn giận của mình. Nếu bạn thấy giận dữ sau khi chơi hoặc xem các game bạo lực, hãy thử chuyển sang chơi những game ít bạo lực hơn.
Bước 3 - Tìm hiểu xem có phải bạn phát cáu vì không đạt được một điều gì đó trong game.
Không thể vượt qua một màn chơi khó hoặc chướng ngại vật trong game có thể khiến bạn thấy tức giận. Hãy nghĩ kỹ xem tại sao bạn hay tức giận khi chơi và liệu thất bại trong một màn chơi hoặc bị giết trong game có khiến bạn cảm thấy như thế không.
Để giải quyết cơn giận kiểu này, hãy thử chơi một game mà bạn đã chơi giỏi để tận hưởng cảm giác chiến thắng trong khoảng thời gian nhất định. Nếu được phép lựa chọn độ khó trong game, bạn nên chọn độ khó thấp hơn để không thấy tức giận nữa.
Bước 4 - Chặn hoặc phớt lờ những người chơi khiến bạn phát cáu.
Nếu ai đó đang trêu quá đà hoặc quấy rối bạn trong game trực tuyến dành cho nhiều người chơi, hãy chặn hoặc báo cáo người chơi đó. Nên nhớ rằng chẳng đáng phí thời gian với những kẻ chỉ khiến bạn sôi máu. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến cộng đồng game thủ hoặc đọc kỹ hướng dẫn trước khi báo cáo để biết rằng người chơi đó có đang vi phạm những tiêu chuẩn của game trực tuyến dành cho nhiều người chơi.
Bước 5 - Tìm hiểu xem những yếu tố bên ngoài có gây ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn.
Đôi khi bạn cảm thấy tức người khác hoặc vật vô tri vô giác nào đấy vì bạn đang gặp rắc rối trong cuộc sống. Nếu bạn phát cáu vì một game (mà bình thường bạn chẳng mấy khi tức giận như thế), hãy nghĩ xem liệu những khía cạnh khác trong cuộc sống có đang khiến bạn thấy phiền lòng.
Ví dụ: Nếu bạn vừa mất việc hoặc gặp rắc rối ở trường, có thể bạn sẽ thấy thất vọng vì không làm chủ được cuộc sống của chính mình. Khi đó, việc không thể vượt qua một màn chơi mới trong game hoặc không thể kiểm soát tình hình có thể khiến bạn nổi cáu dù rằng đây không phải là nguyên nhân chính gây ra cảm giác thất vọng ở bạn.
Bước 6 - Nếu một game liên tục khiến bạn thấy tức tối, hãy bỏ chơi game đó.
Có thể bạn không muốn nghe điều này nhưng nếu một game nào đó cứ chốc chốc lại khiến bạn tức giận (dù là vì yếu tố bạo lực của game, không thể vượt qua các màn chơi mới hay vì một nhân vật khó chịu), bạn nên ngừng chơi game ấy một thời gian hoặc xem xét việc bỏ chơi game đó và chuyển sang chơi game khác. Bỏ chơi một game là việc hết sức bình thường giúp bạn hồi phục sức khỏe tinh thần.
Phương pháp 3 - Phát hiện ra Vấn đề Nghiêm trọng hơn
Bước 1 - Tự chẩn đoán xem mình có bị nghiện game.
Hiện nay, dù nghiện game (hay chứng rối loạn chơi game trực tuyến) chưa được chính thức chẩn đoán nhưng đã bắt đầu được mọi người quan tâm hơn. Nếu game hoặc phản ứng đối với game bắt đầu gây ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của bạn thì có thể bạn đã bị nghiện game. Giải quyết cơn nghiện là việc quan trọng giúp bạn có đời sống tinh thần khỏe mạnh hơn. Bạn có thể đã bị nghiện game nếu bạn:
cảm thấy tức giận, có xu hướng bạo lực hoặc trầm cảm khi không chơi game
bí mật chơi game và nói dối người khác về khoảng thời gian dành cho việc chơi game
nhận thấy rằng game khiến bạn lãng quên những sở thích khác, không còn hứng thú với công việc hoặc học tập
cho rằng việc chơi game quan trọng hơn dành thời gian với những người khác ở ngoài đời
Bước 2 - Kiềm chế cảm xúc.
Bạn nên kiểm soát cảm xúc của chính mình chứ không nên để cảm xúc chi phối. Nếu thấy rằng cơn tức giận khi chơi game của bạn tự bộc phát mà không thể kiểm soát, bạn nên học cách kiềm chế cơn giận. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ trị liệu hoặc tham gia khóa học kiềm chế cơn giận. Có khả năng là cơn giận của bạn không chỉ bộc phát trong lúc chơi game mà còn bộc phát ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn.
Bước 3 - Nhờ giúp đỡ nếu cơn giận của bạn chuyển hóa thành bạo lực.
Bạn nên nhờ người khác hướng dẫn cách kìm nén cơn giận nếu cảm giác đó khiến bạn muốn gây ra hành động bạo lực với người khác. Có thể bạn sẽ cần được giúp đỡ trong các trường hợp sau:
Bạn nghĩ đến việc làm hại bản thân hoặc những người khác
Bạn gây ra các hành động bạo lực như đánh người hoặc vật
Tình trạng này liên tục xảy ra hết lần này đến lần khác
Cảm giác phẫn nộ khi chơi game gây ảnh hưởng đến các khía cạnh khác trong cuộc sống
Bạn có hành vi bạo lực ở nơi làm việc hoặc hung hãn với người thân yêu
Bạn cảm thấy bế tắc trong cuộc sống
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-m%C3%B3ng-ch%C3%A2n-qu%E1%BA%B7p | Cách để Điều trị móng chân quặp | Móng chân mọc quặp thường gây đau và khó chịu, nhưng bạn có thể thực hiện một số việc để ngăn chặn móng đâm vào da. Các biện pháp này thậm chí còn có thể giúp bạn không phải phẫu thuật loại bỏ móng chân quặp! Đảm bảo móng chân quặp của bạn không bị nhiễm trùng bằng cách kiểm tra các biểu hiện như nóng, có mủ, đỏ và sưng. Nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào, hãy đến gặp bác sĩ.
Phương pháp 1 - Chèn bông dưới móng
Bước 1 - Đến gặp bác sĩ trước để kiểm tra xem bạn có bị tiểu đường không.
Nếu bạn bị tiểu đường, điều quan trọng là phải giữ bàn chân sạch sẽ và kiểm tra các vấn đề, chẳng hạn như móng chân quặp. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyên bạn không tự xử lý móng chân quặp ở nhà vì lý do an toàn. Hãy gọi cho bác sĩ để hỏi ý kiến trước khi bạn thử điều trị tại nhà.
Bước 2 - Ngâm chân trong nước muối Epsom từ mát đến ấm.
Nước nóng sẽ khiến vùng xung quanh móng quặp sưng lên, do đó bạn không nên dùng nước nóng. Ngâm chân khoảng 15-30 phút, ít nhất mỗi ngày hai lần. Liệu pháp này có 2 lợi ích: làm mềm móng chân và ngăn ngừa móng quặp bị nhiễm trùng.
Bước 3 - Tập trung dụng cụ và chuẩn bị sẵn sàng.
Lấy một viên bông gòn hoặc chỉ nha khoa không mùi, không phủ sáp, một cặp nhíp đã khử trùng và dụng cụ nâng móng.
Bước 4 - Nâng cao móng chân lên một chút.
Bạn có thể giữ cho móng quặp không mọc quặp trở lại bằng cách dùng dụng cụ đã khử trùng để đặt một miếng bông hoặc chỉ nha khoa không phủ sáp vào giữa móng và da.
Nếu dùng viên bông gòn, bạn hãy dùng nhíp để lấy một mẩu bông nhỏ ra. Nếu dùng chỉ nha khoa, bạn sẽ cắt một đoạn chỉ dài 15 cm.
Dùng nhíp vô trùng nâng một góc móng quặp lên và nhẹ nhàng đặt miếng bông hoặc chỉ nha khoa vào dưới móng. Nếu muốn, bạn có thể chấm một chút thuốc mỡ sát trùng như Neosporin vào miếng bông hoặc chỉ nha khoa trước khi chèn dưới móng.
Đừng cố gắng chèn bông hoặc chỉ nha khoa bên dưới móng nếu giường móng trông có vẻ sưng hoặc đỏ.
Lấy bông hoặc chỉ nha khoa ra, làm sạch móng và thay bông mới hàng ngày để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Bước 5 - Để cho móng chân được thoáng khí!
Đừng đi tất hoặc giày khi ở nhà.
Bước 6 - Kiểm tra lại.
Nếu bạn tiếp tục chèn bông hoặc chỉ nha khoa và chăm sóc tốt bàn chân, móng quặp sẽ mọc ra ngoài như bình thường trong vòng vài tuần.
Thay bông gòn hàng ngày để giữ cho ngón chân khỏi bị nhiễm trùng. Nếu ngón chân bị đau, bạn có thể thay bông cách ngày và kiểm tra hàng ngày để có thể phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.
Bước 7 - Hỏi bác sĩ về liệu pháp dùng băng dính.
Nếu móng vẫn đâm vào da, có lẽ bạn nên cân nhắc thử dùng liệu pháp băng dính. Đây là phương pháp dùng băng cá nhân dán mặt dưới của ngón chân và kéo da ra xa vị trí móng đâm vào giường móng. Mục đích ở đây là kéo da ra khỏi chỗ đau với sự hỗ trợ của băng cá nhân. Cách này có thể giảm áp lực ở vùng móng quặp, và nếu được làm đúng, nó có thể tăng khả năng dẫn lưu dịch và giúp mau khô. Tuy nhiên, bạn nên nhờ nhân viên y tế hướng dẫn cách làm đúng, vì thủ thuật này có thể khó thực hiện.
Phương pháp 2 - Thử dùng các liệu pháp tại nhà chưa được kiểm chứng
Bước 1 - Ngâm chân trong nước mát có pha dung dịch povidone-iodine.
Hoà tan 1-2 thìa cà phê povidone-iodine vào nước mát ngâm chân thay cho muối Epsom. Povidone-iodine là một loại thuốc sát trùng hiệu quả.
Nhớ rằng liệu pháp này sẽ không chữa được móng chân mọc quặp nhưng có thể phòng chống nhiễm trùng.
Bước 2 - Thoa nước cốt chanh và mật ong, sau đó băng ngón chân qua đêm.
Thoa một chút nước cốt chanh và mật ong Manuka hoặc mật ong thông thường vào ngón chân, sau đó quấn gạc quanh ngón chân và băng lại qua đêm. Mật ong và chanh có thể giúp chống nhiễm trùng.
Chanh có tác dụng kháng khuẩn nhưng sẽ không chữa được móng chân quặp.
Bước 3 - Dùng dầu để làm mềm da xung quanh móng chân.
Khi thoa vào ngón chân, dầu có thể giúp giữ ẩm và làm mềm da, giảm áp lực lên ngón chân nếu bạn phải mang giày. Hãy thử dùng các loại dầu sau để giảm đau nhanh:
Dầu tràm trà: loại tinh dầu này có tính kháng khuẩn và cả kháng nấm, hơn nữa lại còn có hương thơm tuyệt vời.
Dầu thoa em bé: đây là một loại dầu khoáng cũng rất thơm, dù không có tác dụng kháng khuẩn như dầu tràm trà nhưng cũng rất hiệu quả trong việc làm mềm da.
Phương pháp 3 - Ngăn ngừa móng chân mọc quặp
Bước 1 - Để móng chân dài vừa phải và cắt ngang móng.
Móng chân cắt tròn ở các góc có nhiều nguy cơ mọc đâm vào da hơn và gây ra vấn đề.
Dùng dụng cụ bấm móng chân hoặc kìm cắt móng để cắt móng chân. Dụng cụ bấm móng thông thường có đầu bấm nhỏ nên có thể để lại các cạnh sắc gần góc móng chân.
Tốt nhất là bạn nên cắt móng chân cách 2-3 tuần một lần. Trừ khi móng chân của bạn mọc cực nhanh, việc cắt móng chân thường xuyên sẽ giúp móng khó có cơ hội mọc quặp.
Bước 2 - Tránh đi làm móng khi móng mọc quặp vẫn còn gây rắc rối.
Quá trình làm móng có thể kích thích lớp da bên dưới móng; các dụng cụ làm móng nếu không sạch có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc gây nhiễm trùng nặng hơn.
Bước 3 - Đi giày đúng cỡ chân.
Đôi giày quá nhỏ và bó ngón chân có thể dễ dàng khiến móng chân mọc quặp. Bạn hãy chọn đôi giày rộng hơn, lớn hơn thay vì giày nhỏ và chật.
Cố gắng đi giày hở ngón để ngón chân không phải chịu áp lực. Do phải che phủ ngón chân quặp, bạn nên băng lại hoặc đi tất với giày xăng đan. Mặc dù trông không hợp mốt lắm, nhưng như vậy vẫn còn tốt hơn là phải giải phẫu.
Bước 4 - Chú ý chăm sóc nếu bạn thường xuyên có móng mọc quặp.
Nếu bạn có một móng chân mọc quặp mà không chăm sóc đúng mức, rất có thể nó sẽ lại mọc quặp lần nữa. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.
Bước 5 - Thoa kem kháng sinh 2 lần mỗi ngày.
Thoa kem kháng sinh vào móng chân quặp và vùng da xung quanh, một lần sau khi tắm mỗi sáng và một lần trước khi đi ngủ. Kem kháng sinh sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng vốn có thể dẫn đến biến chứng và đau nhiều hơn.
Bước 6 - Ngâm chân trong nước xà phòng có nhiệt độ từ mát đến ấm khoảng 15-30 phút.
Rửa chân thật kỹ sau khi ngâm để làm sạch xà phòng, sau đó lau thật khô bằng khăn sạch. Bạn cũng có thể thoa một ít kem Neosporin và băng ngón chân lại để bảo vệ ngón chân mọc quặp.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Lu%C3%B4n-lu%C3%B4n-c%C3%B3-th%C3%A1i-%C4%91%E1%BB%99-T%C3%ADch-c%E1%BB%B1c | Cách để Luôn luôn có thái độ Tích cực | Bạn đã bao giờ thấy bên cạnh mình có một người luôn tìm được điều tốt đẹp ở mọi thứ hay chưa? Nếu muốn trở thành người lạc quan hơn, hãy nhận ra những bước nhỏ bạn có thể thực hiện để đem lại thay đổi lớn tới nhân sinh quan của mình. Qua xác định và chuyển biến những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, bạn sẽ tạo ra tư duy tích cực. Nhân sinh quan tích cực sẽ cải thiện cách thức bạn đối mặt với những hoàn cảnh đau thương hay tiêu cực.
Phương pháp 1 - Thay đổi Tư duy Của bạn
Bước 1 - Đưa ra các khẳng định tích cực.
Hàng ngày, hãy nhớ những điều ở bản thân mà bạn ngưỡng mộ và tôn trọng. Theo thời gian, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tích cực về chính mình, bởi những khẳng định và tuyên bố này có tác dụng khích lệ tinh thần bạn. Các khẳng định đó cũng khiến bạn yêu thương và quan tâm hơn tới bản thân, giúp bạn sẵn sàng chiến đấu với mọi suy nghĩ tiêu cực của mình. Ví dụ về những khẳng định tích cực bao gồm:
Mình có năng lực và đã trang bị đầy đủ để hoàn thành mọi việc trong hôm nay.
Mình có quyền năng để vượt qua hoàn cảnh tồi tệ này và xoay chuyển tình thế.
Mình là người mạnh mẽ và tháo vát, mình sẽ tiếp tục được.
Bước 2 - Viết về những khía cạnh tích cực của bạn.
Sử dụng những khẳng định tích cực để lên danh sách các đức tính của chính mình mà bạn nhận thấy. Tự hỏi về điều mà bạn yêu thích nhất ở bản thân và viết ra. Bạn cũng có thể bổ sung những kỹ năng hay thành quả khiến bạn tự hào. Ví dụ, bạn có thể viết "tháo vát," "có năng lực," hoặc "đã hoàn thành chương trình học."
Sử dụng danh sách này để nhắc nhở bản thân về những giá trị tốt đẹp của bạn. Bạn sẽ muốn đọc chúng mỗi ngày để thực sự tiếp nhận những suy nghĩ tích cực về bản thân.
Bước 3 - Làm điều mà bạn yêu thích.
Thật dễ để sập bẫy tư duy tiêu cực khi bạn không tận hưởng điều mình đang làm. Có thể bạn đang choáng ngợp bởi công việc hoặc cuộc sống gia đình. Hãy dành chút thời gian trong ngày để làm điều đem lại niềm vui cho bạn. Điều đó có thể đơn thuần là giờ nghỉ bên tách cà phê cùng một người bạn, hoặc ngâm mình trong bồn tắm vào cuối ngày.
Các nghiên cứu cho thấy rằng làm điều khiến bạn nở nụ cười sẽ thực sự giúp bạn xoa dịu nỗi đau.
Bước 4 - Thừa nhận tầm quan trọng của sự tự tin và lòng biết ơn.
Xây đắp sự tự tin và lòng tự tôn được coi là hình thức tư duy tích cực về bản thân. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng lòng biết ơn sẽ đem tới cho bạn ý thức về niềm hạnh phúc, đồng thời tăng cường cảm giác tự tôn trong bạn. Lòng biết ơn cũng thúc đẩy cảm xúc tích cực của bạn đối với người khác và nhắc nhở bạn về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Cảm giác về sự biết ơn cũng có liên hệ tới những cấp độ cao hơn của lòng thương cảm, giúp bạn kết nối hơn với người khác.
Phương pháp 2 - Luyện tập Lối sống Tích cực
Bước 1 - Thiền có ý thức.
Thay vì thiền để thanh lọc suy nghĩ, hãy tập trung vào sự hiện diện của bản thân vào thời điểm đó và nhận thức đầy đủ về trải nghiệm của mình. Tìm một nơi yên tĩnh và thoải mái để dành thời gian tập trung vào những suy nghĩ của bạn. Bài tập này sẽ cải thiện tinh thần của bạn và khiến bạn cảm thấy sẵn sàng hơn, cả hai hệ quả đều giúp bạn duy trì trạng thái tích cực. Nhắc nhở tâm trí bạn tĩnh lặng và không làm gì khác ngoài suy nghĩ, từ phút này qua phút khác.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trạng thái có ý thức có thể giảm thiểu căng thẳng. Trạng thái này sẽ cải thiện suy nghĩ tích cực bằng cách giảm thiểu âu lo, tâm trạng tồi tệ, và ít năng lượng do căng thẳng.
Bước 2 - Luyện tập hít thở sâu.
Bắt đầu tập trung vào hơi thở của bạn. Lưu ý cảm xúc và cảm nhận của cơ thể khi bạn hít vào và thở ra. Buộc bản thân tập trung vào những điều đang diễn ra quanh mình. Khi hít thở có suy nghĩ, hãy sử dụng các giác quan để nhận ra những gì bạn đang thấy, nghe, và cảm nhận trong căn phòng hoặc không gian xung quanh. Tự hỏi liệu rằng cơ thể bạn đang cảm thấy mệt mỏi, thoải mái, hay căng cứng. Để ý tới suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Hít thở sâu là cách tuyệt vời để nhớ lại những điều tiêu tốn suy nghĩ và ảnh hưởng nhiều nhất tới cảm xúc của bạn trong ngày.
Bước 3 - Thực hiện Liệu pháp Nhận thức – Hành vi (LPNT-HV).
Cân nhắc làm việc với chuyên gia trị liệu được đào tạo về LPNT-HV. Phương pháp trị liệu này sẽ giúp bạn thay đổi tư duy hiện tại của mình. Vì những suy nghĩ có tác động mạnh mẽ tới nhân sinh quan của bạn, hãy bắt đầu biến đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực. Để làm được như vậy, bạn cần bắt đầu lưu tâm tới suy nghĩ của mình. Ngăn bản thân lại khi có một suy nghĩ tiêu cực và chuyển biến nó thành tích cực. Ví dụ, khi phải chờ xe buýt, hãy trân trọng quãng thời gian bạn có để thư giãn hoặc trò chuyện với ai đó cũng đang phải đợi xe.
Sẽ có ích nếu bạn viết lại những suy nghĩ của mình để chuyển biến chúng. Ví dụ, bạn có thể viết về một suy nghĩ tiêu cực (ví dụ như không thích lái xe khi trời mưa) và chuyển thành một suy nghĩ tích cực (có cơ hội để luyện tập lái xe dưới trời mưa nhiều hơn).
Bước 4 - Viết về những mục tiêu của bạn.
Một phần của sự tích cực là cảm giác tràn trề hy vọng vào tương lai. Đặt ra đích đến là cách tuyệt vời để tập trung vào tương lai. Lòng tự tôn của bạn cũng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ khi bạn đạt được những mục đích này. Để tăng khả năng thành công khi thực hiện mục tiêu, hãy đảm bảo rằng những mục tiêu này:
Được viết ra (Các nghiên cứu cho thấy rằng những mục tiêu đó sẽ chi tiết hơn và có khả năng thành công cao hơn)
Chi tiết
Thực tế
Được tạo ra với một khung thời gian hoặc hạn chót
Được thể hiện một cách tích cực
Bước 5 - Có những kỳ vọng thực tế.
Dù việc luôn luôn giữ thái độ tích cực có vẻ là một ý hay, nhưng bạn cần phải thực tế với bản thân. Sẽ có những lúc trong cuộc sống mà bạn đơn thuần không cảm thấy tích cực. Thực tế, có những hoàn cảnh xảy ra khiến bạn cảm thấy thực sự buồn bã và bực dọc. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng nhân sinh quan tích cực để đối mặt với những cảm xúc đau thương và đem tới cho bản thân nhận thức về niềm hy vọng hoặc sự chấp nhận.
Ví dụ, nếu mất đi thú cưng, bạn hẳn sẽ thấy buồn bã hay khó chịu. Bạn vẫn có thể sử dụng tư duy tích cực để nhắc nhở bản thân về những điều mà mình cần trân trọng, ví dụ như khoảng thời gian bạn đã dành bên thú cưng. Hoặc, bạn có thể dùng sự tích cực để nhắc nhở bản thân rằng quãng thời gian đau đớn này rồi cũng sẽ qua thôi.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BA%BF-bi%E1%BA%BFn-c%C3%A1-tuy%E1%BA%BFt-haddock-x%C3%B4ng-kh%C3%B3i | Cách để Chế biến cá tuyết haddock xông khói | Cá luôn là món ăn ngon và lành mạnh trong bất cứ chế độ ăn nào. Cá tuyết là một loại cá phổ biến, có bán ở dạng tươi và dạng xông khói. Cá tuyết xông khói có màu vàng (nhuộm) hoặc không nhuộm màu mà bạn có thể chọn tuỳ ý thích. Có một số cách chế biến cá tuyết. Bạn nên chuẩn bị khoảng 170 g – 220 g cá cho một phần ăn và bảo người bán cá lọc phi lê và bỏ xương để tiện chế biến.
Thời gian chuẩn bị: 5-10 phút
Thời gian chế biến: 10 phút
Tổng thời gian: 15-20 phút
Phương pháp 1 - Cá tuyết xông khói chần
Bước 1 - Đổ sữa vào chảo.
Kích cỡ chảo và lượng sữa cần dùng sẽ tuỳ thuộc vào số lượng cá mà bạn muốn nấu trong một lần. Chảo phải đủ rộng để đựng hết các miếng cá phi lê và có chỗ để đặt xẻng xúc; lượng sữa phải đủ ngập cá.
Bạn cũng có thể dùng một nửa kem tươi và một nửa nước.
Không dùng mỗi nước, vì nước sẽ làm nhạt cá.
Bước 2 - Ướp cá với một ít tiêu.
Xay tiêu đen trực tiếp vào sữa để tăng hương vị cho cá tuyết. Đây cũng là lúc thích hợp để thêm vào các gia vị khác nếu muốn. Các gia vị ướp cá có thể bao gồm lá nguyệt quế, hành, tỏi, rau mùi tây, thậm chí thìa là.
Bước 3 - Đun nóng sữa.
Không đun sôi sữa mà chỉ đun nóng đến khi gần sôi. Nếu sữa bắt đầu sôi bùng lên, bạn hãy lập tức nhấc chảo ra khỏi bếp cho sữa hết sôi. Khi sữa đã nóng, bạn nên giảm lửa để tránh sôi.
Bước 4 - Cho cá tuyết vào chảo.
Cho cá vào chảo sữa gần sôi, xếp các miếng cá phi lê vào chảo sao cho ngập trong sữa.
Bước 5 - Nấu cá tuyết.
Đun cá liu riu trong sữa khoảng 10 phút trên lửa vừa. Với những miếng cá phi lê rất nhỏ, bạn có thể nấu trong sữa khi đã nhấc ra khỏi bếp. Nhấc chảo ra khỏi bếp và đậy nắp sau khi cho cá vào.
Bước 6 - Kiểm tra cá.
Khi chín, cá sẽ trở nên đục và thịt cá sẽ rời ra dễ dàng. Nếu miếng cá trông vẫn còn trong hoặc thịt cá không rời ra khi khều nhẹ, bạn sẽ phải nấu thêm một lúc nữa.
Nhớ kiểm tra phần dày nhất của các miếng cá to nhất để đảm bảo cá đã chín. Đầu nhỏ của miếng cá sẽ chín nhanh hơn những phần khác.
Bước 7 - Thưởng thức cá khi còn nóng.
Cá tuyết xông khói chần là một món ăn truyền thống của người Anh, thường ăn kèm với bánh mì nướng và bơ. Sữa được chắt ra để làm nước sốt; người ta sẽ dùng bánh mì chấm vào sốt.
Cá tuyết cũng có thể được gỡ ra và dùng trong các món ăn khác như bánh cá hoặc cơm Kedgeree.
Phương pháp 2 - Cá tuyết xông khói đút lò
Bước 1 - Làm nóng trước lò nướng.
Làm nóng lò nướng đến 180 độ C.
Bước 2 - Đặt cá lên giấy bạc hoặc giấy nến.
Bạn có thể dùng một tờ giấy bạc hoặc giấy nến rộng để gói tất cả các miếng cá hoặc mỗi mảnh cho một miếng cá. Dù gói kiểu nào, bạn cũng cần dùng tờ giấy bạc hoặc giấy nến rộng gấp đôi kích thước của các miếng cá.
Bước 3 - Ướp cá.
Đặt một miếng bơ lên từng miếng cá, sau đó rắc gia vị lên trên. Gia vị ướp cá có thể bao gồm tiêu, nước cốt chanh, rau mùi tây, lá nguyệt quế, thìa là hoặc bột ớt. Hầu hết cá tuyết xông khói đã có muối sẵn, vì vậy người ta thường không ướp muối.
Bước 4 - Gói cá trong giấy bạc hoặc giấy nến.
Sau khi bọc cá, bạn nhớ gấp các mép giấy để gói miếng cá. Cá phải được gói thật kín.
Nếu thích, bạn có thể cho thêm rau vào gói cá để tăng hương vị cho cá, nhưng nhớ rằng nhiều loại rau củ cứng sẽ lâu chín hơn cá nên có thể sẽ không thích hợp nướng chung với cá, trừ khi đã chín hoàn toàn trước khi cho vào gói cá.
Bước 5 - Đặt cá vào lò nướng.
Bạn có thể đặt trực tiếp gói cá bọc trong giấy bạc vào giá nướng trong lò hoặc cho vào khay nướng và cho vào lò. Giấy nến mềm hơn và có thể cần phải cho vào khay nướng trước khi bỏ vào lò.
Nếu gói tất cả các miếng cá vào chung một gói lớn, có lẽ bạn nên đặt vào khay nướng để dễ cầm hơn và không bị rơi.
Bước 6 - Nướng cá đến khi chín.
Để gói cá trong lò khoảng 15-20 phút hoặc đến khi cá chín. Khi đã chín, cá sẽ trở nên đục và thịt cá sẽ rời ra dễ dàng. Nếu thấy miếng cá còn trong hoặc các mảnh cá không rời ra khi khều nhẹ, bạn hãy nướng thêm một chút nữa.
Nhớ kiểm tra phần dày nhất của miếng cá to nhất để đảm bảo cá đã chín hoàn toàn. Đầu nhỏ của miếng cá phi lê sẽ chín nhanh hơn các phần khác.
Bước 7 - Dọn cá tuyết với các món ăn kèm.
Dọn món cá của bạn kèm với ít nhất hai loại rau hoặc một món ra và món tinh bột để có bữa ăn cân bằng và bổ dưỡng. Để có hương vị đặc trưng kiểu Anh, bạn có thể dọn ăn kèm với vài lát pudding đen (dồi tiết kiểu Anh).
Phương pháp 3 - Cá tuyết xông khỏi rán trong chảo
Bước 1 - Đun nóng chảo.
Đun nóng một chiếc chảo to trên lửa lớn vừa, sau đó giảm xuống lửa vừa để tránh bị cháy.
Bước 2 - Rót một ít dầu vào chảo.
Bạn có thể dùng bất cứ loại dầu (hoặc bơ) nào, nhưng dầu ô liu là một trong các lựa chọn tốt nhất để chế biến cá. Bạn không cần đong dầu, chỉ cần rưới một ít vào chảo và đun nóng.
Bước 3 - Chuẩn bị cá.
Trong khi chờ chảo nóng, bạn hãy chuẩn bị cá. Có hai cách: ướp cá trong dầu hoặc lăn cá trong bột mì. Cả hai cách đều sử dụng các loại gia vị như tiêu, nước cốt chanh, rau mùi, lá nguyệt quế, thìa là hoặc bột cà ri.
Ướp cá trong dầu bằng cách rưới dầu ô liu lên cả hai mặt cá, sau đó rắc gia vị lên trên. Xoa nhẹ để phủ dầu và hỗn hợp gia vị đều khắp cả hai mặt cá. Uớp cá vài phút cho thấm gia vị.
Lăn cá vào bột và hỗn hợn gia vị, sau đó giũ cho bột thừa rơi bớt.
Bước 4 - Cho cá vào chảo.
Nếu một mặt của miếng cá có da, bạn hãy úp mặt da xuống trước. Rán cá khoảng 8 phút cho đến khi miếng cá vàng và giòn. Cẩn thận đừng để cháy cá. Để lửa vừa thay vì lửa to vừa để tránh làm cháy cá.
Bước 5 - Lật cá.
Rán mặt còn lại vài phút cho đến khi vàng và giòn. Nếu chảo có vẻ khô, bạn có thể cho thêm bơ hoặc dầu khi lật cá.
Mặt còn lại của cá sẽ chín nhanh hơn mặt đầu tiên (mặt có da), vì vậy bạn nên trông chừng kẻo cháy.
Bước 6 - Kiểm tra cá.
Khi chín, cá sẽ trở nên đục hoàn toàn, và thịt cá sẽ rời ra dễ dàng. Nếu thấy cá còn trong hoặc các mảnh cá không rời ra khi khều nhẹ, bạn hãy rán thêm chút nữa.
Nhớ kiểm tra phần dày nhất của miếng cá lớn nhất để đảm bảo cá chín hoàn toàn. Đầu nhỏ của miếng cá sẽ chín nhanh hơn các phần khác.
Bước 7 - Dọn cá tuyết ăn nóng.
Đảm bảo dọn món cá tuyết lên ăn ngay trước khi nguội. Bạn có thể rưới một ít nước cốt chanh, hoặc sốt lemon-caper. Thưởng thức cá tuyết kèm với ít nhất hai món rau hoặc một món rau và một món tinh bột để có một bữa ăn cân bằng và lành mạnh.
Phương pháp 4 - Cá tuyết xông khói chần rưới sốt mù tạt
Bước 1 - Chế biến khoai tây.
Cắt khoai tây đỏ (hoặc các loại khoai tây khác theo ý thích) thành các khúc cỡ vừa, sau đó hấp, luộc hoặc nướng cho mềm. Chia số khoai tây vào vài chiếc đĩa.
Có thể bạn không cần phải cắt nhỏ nếu dùng giống khoai tây ngón tay.
Bước 2 - Chần cá tuyết xông khói.
Xem phần “Cá tuyết xông khói chần” bên trên để được hướng dẫn chi tiết. Sau khi cá chín, bạn hãy vớt cá ra khỏi sữa và đặt từng miếng cá lên trên đĩa khoai tây đã chín.
Bước 3 - Lọc phần sữa vừa chần cá.
Giữ lại sữa, nhưng lọc bỏ các mẩu gia vị hoặc cá vụn.
Bước 4 - Đun chảy 2 miếng bơ.
Đun chảy một ít bơ trong chảo vừa chần cá trên lửa to vừa. Cho thêm một ít bột mì (lượng bột mì tương đương với lượng bơ) và đảo đều. Đun bột mì và bơ trong 2-4 phút.
Bước 5 - Rót sữa trở lại hỗn hợp.
Từ từ rót sữa đã lọc vào hỗn hợp bột mì - sữa, vừa rót vừa khuấy đều. Tiếp tục rót thêm sữa cho đến khi sốt đạt độ đặc mong muốn.
Bạn có thể điều chỉnh độ đặc của sốt bằng cách cho thêm sữa hoặc bột. Nhớ rằng sốt sẽ đặc hơn một chút khi đã nguội.
Bước 6 - Thêm mù tạt.
Khuấy khoảng 1 thìa canh mù tạt vào sốt, khuấy cho thật đều. Lúc này bạn cũng có thể thêm các gia vị khác, chẳng hạn như lá ngải giấm tươi.
Bước 7 - Rưới nước sốt lên cá tuyết và khoai tây.
Sốt rất nóng và sẽ làm nóng khoai tây và cá tuyết. Sau khi rưới sốt lên cá là bạn đã có một bữa ăn hoàn chỉnh và nên thưởng thức ngay.
Nếu sợ cá và khoai tây nguội lạnh, bạn có thể cho vào chảo, đặt lên bếp và đảo các với nước sốt. Cẩn thận kẻo cá bị vỡ (hương vị sẽ rất ngon, nhưng hình thức thì có thể không được đẹp vì cá thường bị vỡ khi đảo trong sốt).
Bạn có thể rải rau mùi lên trên để có phần trình bày đẹp mắt.
Bước 8 - Cân nhắc biến tấu món ăn.
Món ăn này có thể ăn kèm với rau. Bạn có thể rải một lớp rau bina giữa lớp khoai tây và cá tuyết, hoặc đặt cá lên trên lớp đậu thay cho khoai tây.
Người ta cũng thường đặt một quả trứng chần lên trên từng miếng cá tuyết trước khi rưới sốt lên trên.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%C3%B2-chuy%E1%BB%87n-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%A1c | Cách để Trò chuyện với người khác | Trở thành người có khiếu nói chuyện sẽ giúp bạn thành công trong sự nghiệp, trong cuộc sống xã hội cũng như đời sống tình yêu. Tương tự như bất kỳ một kỹ năng nào khác, bạn cần phải luyện tập và tự tin để có thể trò chuyện với người khác một cách hiệu quả. Có nhiều bước mà bạn có thể thực hiện để cảm thấy thoải mái hơn trong việc khơi gợi và duy trì cuộc trò chuyện.
Phương pháp 1 - Bắt đầu cuộc trò chuyện
Bước 1 - Trò chuyện với người lạ.
Đôi khi, phần khó khăn nhất trong việc giao tiếp với người khác là xác định cách để khởi đầu cuộc trò chuyện. Điều này đặc biệt đáng sợ khi bạn muốn nói chuyện với một người nào đó mà bạn chưa từng gặp gỡ trước đây. Để mở đầu câu chuyện với người lạ mặt, hãy cố gắng tìm kiếm điểm tương đồng.
Ví dụ, nếu đang xếp hàng tại tiệm cà phê trong khu phố, bạn có thể nói với người đứng trước bạn rằng "Quán này có món gì ngon vậy bạn? Tôi chưa từng thử thức uống nào đặc biệt ở đây cả".
Bạn cũng có thể bình luận về tình huống. Thử nói "Hôm nay trời đẹp nhỉ?". Nếu người đó phản hồi bạn với giọng điệu vui vẻ, bạn có thể tiếp tục câu chuyện bằng một vài lời bình luận khác.
Một cách bắt chuyện khác là nó gì đó về người mà bạn muốn trò chuyện. Ví dụ như "Tôi rất thích chiếc túi của bạn".
Bước 2 - Chọn người phù hợp để tiếp cận.
Hãy tìm người nào đó không bận rộn và trông có vẻ thân thiện. Ví dụ, khi đang xếp hàng chờ đợi và có ai đó giao tiếp bằng mắt với bạn, hãy mỉm cười và hỏi họ một câu hỏi mở. Tránh cố gắng bắt chuyện với người đang trò chuyện với người khác hoặc đang chăm chú vào một công việc nào đó.
Khi ở buổi tiệc, nơi phù hợp để bạn có thể bắt chuyện là gần bàn bày thức ăn hoặc quầy rượu. Đây là nơi mà bạn có thể tìm được những lời bắt chuyện tự nhiên như "Bạn thử món rau trộn đó chưa?" hoặc "Bạn có thể chỉ cho tôi cách dùng cái mở chai rượu này được không?"
Nếu bạn chưa biết làm thế nào để hòa mình vào buổi tiệc, hãy vào phòng bếp. Đây thường là khu vực tập trung mọi người, và bạn có thể tham gia với đám đông bằng cách giúp pha nước uống hoặc bày biện thức ăn nhẹ.
Áp dụng quy tắc tương tự khi quyết định tiếp cận đồng nghiệp. Chờ cho đến khi họ không trò chuyện với người khác. Giờ ăn trưa là thời gian lý tưởng để bắt đầu câu chuyện.
Bước 3 - Tiếp cận người mà bạn quen biết.
Có lẽ bạn muốn nói chuyện với người mà bạn đã từng gặp, nhưng bạn không biết cách để làm quen. Một phương pháp tiếp cận hiệu quả là hỏi thăm về chính họ. Nêu câu hỏi là cách tuyệt vời để khởi động cuộc trò chuyện.
Nếu bạn muốn tán gẫu với đồng nghiệp trong căn tin thì một cách hay để bắt đầu là đặt ra câu hỏi cho người đó. Hãy nói "Ngày cuối tuần vừa rồi của bạn thế nào? Bạn có tận dụng ngày đẹp trời đó không?".
Có thể bạn thích tìm hiểu thêm về người hàng xóm mới đến của mình. Khi bạn trông thấy cô ấy đang lấy thư, hãy thừ hỏi thăm "Chị sắp xếp nhà mới ổn chưa? Nếu chị cần địa chỉ tiệm bánh pizza ngon thì cứ hỏi tôi nhé".
Bước 4 - Duy trì sự đơn giản.
Bạn không cần phải nghĩ ra lời mở đầu thật tuyệt vời để khơi bắt chuyện với người khác. Bạn có thể bắt đầu bằng những câu nói cơ bản như "Xin chào" hoặc "Bạn khỏe không?". Đối phương thường sẽ bắt đầu từ đó và tiếp tục câu chuyện.
Bạn có thể đưa ra câu nói đơn giản về bản thân mình. Sau thử thách trong lớp đạp xe tập thể, bạn có thể nói với người bên cạnh rằng "Chà, lát nữa tôi sẽ đau người lắm đây".
Bằng cách duy trì sự đơn giản, bạn đang bắt đầu cuộc trò chuyện, nhưng vẫn cho phép đối phương giúp bạn trong quá trình này. Đồng thời, nó cũng sẽ giảm thiểu bớt áp lực tìm kiếm chủ đề khôn ngoan để trò chuyện cho bạn.
Bước 5 - Tránh chia sẻ quá nhiều.
Khi cố gắng bắt chuyện, bạn không nên gây khó xử cho người khác. Nhiều người có xu hướng lảm nhảm quá nhiều hoặc nói chuyện một cách lo lắng khi tán gẫu. Hành động này sẽ dẫn đến vấn đề xã hội phổ biến được biết đến dưới tên gọi chia sẻ quá mức.
Trừ khi bạn đang trò chuyện riêng với người mà bạn biết rõ, tốt nhất là bạn nên tránh chia sẻ thông tin nhạy cảm về bản thân. Ví dụ, không nên cố gắng mở đầu câu chuyện bằng cách chia sẻ với người mà bạn quen biết xã giao kết quả kiểm tra sức khỏe gần đây nhất của bạn tại văn phòng bác sĩ phụ khoa.
Người khác thường cảm thấy khó chịu khi bạn chia sẻ thông tin cá nhân. Người thu ngân tại siêu thị sẽ không muốn biết về việc con gái vị thành niên của bạn học tập kém. Khi bạn khơi gợi cuộc trò chuyện, bạn nên tránh xa chủ đề nhạy cảm.
Đừng tự độc thoại trước mặt người khác – một buổi trò chuyện tốt phải xen kẽ với những câu hỏi hay các câu chuyện ngắn.
Bước 6 - Biết rõ khi cần im lặng.
Đôi khi, sự yên lặng có thể gây khó xử. Khuynh hướng tự nhiên của bạn sẽ là lắp đầy khoảng trống đó bằng cách nói chuyện phiếm. Tuy nhiên, đôi khi, im lặng lại là cách tốt nhất.
Nếu bạn cảm thấy nhàm chán trên một chuyến bay, bạn sẽ muốn tiêu khiển bằng cách nói chuyện với người ngồi cạnh bạn. Nhưng nếu người đó bộc lộ một vài dấu hiệu xã hội cụ thể, bạn nên tìm cách khác để giải trí.
Nếu một người nào đó đang tránh nhìn vào mắt bạn, đây là biểu hiện chứng tỏ rằng họ không muốn trò chuyện. Người đang đọc sách hoặc đeo tai nghe sẽ chỉ muốn được yên lặng.
Phương pháp 2 - Tiếp tục cuộc đối thoại
Bước 1 - Nêu lên câu hỏi.
Một khi bạn đã làm quen với đối phương, có khá nhiều cách giúp bạn duy trì cuộc trò chuyện. Nêu câu hỏi là biện pháp tuyệt vời để tiếp tục cuộc đối thoại. Bạn nên nhờ đối phương thực hiện một công việc đơn giản nào đó cho bạn.
Ví dụ, nếu bạn đang đón con của mình khi tan học, bạn có thể nói với bà mẹ khác rằng "Chị có thể nhắc cho em nhớ về thời gian tan học sớm của ngày mai được hay không?"
Bạn cũng có thể nhờ đồng nghiệp cung cấp lời khuyên cho bạn. Bạn có thể nói theo kiểu "Bình này, bài thuyết trình bằng Powerpoint của bạn rất tinh tế. Bạn cho mình xin một vài lời khuyên được không?"
Nếu bạn đang hẹn hò, hãy hỏi những câu như “anh thường cảm thấy khó chịu với điều gì?” hoặc “em có đặc điểm nổi bật nào mà có thể khiến người khác ngạc nhiên không?”
Bước 2 - Đưa ra câu hỏi mở.
Nêu lên câu hỏi là cách tuyệt vời để cuộc đối thoại tiến triển. Nhưng câu hỏi mở là chìa khóa để bạn tiếp tục cuộc trò chuyện. Bạn nên đặt ra những câu hỏi đòi hỏi đối phương phải trả lời nhiều hơn là chỉ nói có hoặc không.
Thay vì hỏi rằng "Chuyến đi Đà Nẵng của bạn ra sao?", hãy nói "Tôi nhớ là bạn đã nói rằng bạn sẽ đi du lịch. Bạn đã làm gì trong kỳ nghỉ? Câu hỏi này sẽ khởi đầu quá trình thảo luận.
Tiếp tục đặt ra câu hỏi sau lời phản hồi đầu tiên. Nếu người đó nói rằng "Chúng tôi đã dành nhiều thời gian để chơi golf", bạn có thể đáp lại bằng "Ồ, điểm chấp của bạn là gì? Bạn có thể cho tôi một vài gợi ý về khóa học đánh golf tốt được không? Tôi rất muốn cải thiện kỹ năng của mình".
Bạn cũng có thể biến lời khen thành câu hỏi. Ví dụ như "Tôi rất thích chiếc váy mà bạn đang mặc. Sao bạn có thể tìm mua được chiếc váy đẹp như thế này?".
Bước 3 - Hãy chân thành.
Không nên cố gắng ép buộc cuộc trò chuyện. Thay vào đó, bạn nên trò chuyện về yếu tố mà bạn thật sự quan tâm. Nếu bạn giả vờ hào hứng, đối phương sẽ dễ dàng nhận biết.
Tại buổi tiệc tối, bạn nên bắt đầu giao tiếp với người có cùng sở thích với bạn. Ví dụ, bạn có thể nói "Minh này, mình nghe nói là cậu vừa mới mua xe đạp mới. Mình rất thích thực hiện chuyến đi chinh phục địa hình bằng xe đạp".
Khi bạn đang có mặt tại buổi tập bóng đá của con gái bạn, bạn nên trò chuyện với bậc phụ huynh khác về khóa huấn luyện mới. Ví dụ, "Tôi thấy hình như Hạnh đang thể hiện khá tốt trong giờ luyện tập tăng cường. Cháu Mai thì sao?".
Bước 4 - Tránh xa tác nhân gây hủy hoại cuộc trò chuyện.
Sau khi bạn đã tán gẫu trong một vài phút, bạn sẽ cảm thấy thoải mái với sự tiến triển của câu chuyện. Nhưng bạn vẫn cần phải nỗ lực cố gắng giúp cho cuộc đối thoại diễn ra suôn sẻ. Một phần của việc trở thành người có khiếu nói chuyện là biết tránh nói ra những điều có thể đem lại sự khó chịu cho người khác.
Có lẽ bạn đã từng nghe qua câu ngạn ngữ cũ nói rằng bạn không nên bàn luận về chính trị hoặc tôn giáo trong bối cảnh xã hội. Bạn cần phải tuân theo lời khuyên này khi đang có mặt trong một nhóm người khác nhau.
Tránh gây nhàm chán cho người khác. Ví dụ, bạn không nên trình bày bài tóm tắt dài dòng, khó hiểu về chương trình truyền hình thực tế hoặc về sức khỏe của chú mèo nhà bạn. Bạn nên cho người khác có cơ hội để tham gia vào câu chuyện.
Sử dụng giọng điệu phù hợp. Thông thường, chuyện phiếm cần phải đem lại niềm vui. Nói cho cùng, bạn đang cố gắng khiến người khác yêu mến bạn. Và chúng ta thường bị thu hút bởi người tích cực. Khi nghi ngờ, bạn nên cố gắng tìm kiếm chủ đề lạc quan để bàn luận.
Ví dụ, bạn có thể nói "Chà, gần đây trời mưa nhiều quá. Nhưng ít ra chúng ta cũng sẽ có được những đóa hoa mùa xuân tuyệt đẹp!".
Bạn có thể bày tỏ sự ái ngại của mình trong tình huống khó chịu. Chỉ cần thêm một chút tích cực vào nó. Ví dụ, "Tối nay chúng ta phải làm việc khuya rồi. Bạn muốn đi ăn khuya với tôi không? Tôi biết một tiệm bánh pizza khá ngon".
Bước 5 - Chuyển chủ đề.
Trong hầu hết mọi cuộc trò chuyện kéo dài hơn một vài phút, bạn sẽ nói về nhiều hơn một chủ đề. Bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng để di chuyển sang những thứ khác hơn là chỉ tập trung vào câu hỏi làm quen của mình. Một cách khá tốt để chuẩn bị là chú ý đến sự kiện hiện tại và văn hóa đại chúng. Bạn luôn có thể trình bày nhận xét về chúng.
Ví dụ, bạn có thể nói "Bạn có xem bộ phim nào được đề cử giải phim hay nhất trong năm chưa? Mình rất thích phim Tiêu điểm (Spotlight)".
Sẵn sàng chuyển hướng sang chủ đề mới. Bạn nên cố gắng nói một điều gì đó như "Ồ, câu chuyện của bạn nhắc tôi nhớ đến chuyến đi Hy Lạp. Bạn có đến đó lần nào chưa?". Phương pháp này sẽ giúp cuộc trò chuyện của bạn diễn ra một cách tự nhiên.
Bước 6 - Trò chuyện với nhiều người khác.
Càng có nhiều người tham gia vào cuộc trò chuyện, bạn càng ít bị áp lực hơn. Bạn nên tiến hành thực hiện các bước để lôi kéo người khác vào nhóm của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang ăn tại căn tin trong công ty, bạn có thể trò chuyện với người đồng nghiệp đang tìm chỗ ngồi. Hãy nói với người đó rằng "Này, Linh, bạn có muốn ngồi cùng Tuấn với tôi không?"
Bạn cũng có thể thực hiện điều này trong tình huống xã hội. Có thể là bạn đang tán gẫu với người mà bạn quen biết tại buổi tiệc rượu. Nếu bạn trông thấy một ai đó đang đứng một mình gần chỗ bạn, bạn nên mời họ tham gia vào cuộc trò chuyện của bạn. Bạn có thể nói theo kiểu "Chà, món tôm này ngon quá. Bạn dùng thử chưa?"
Mời người khác tham gia vào câu chuyện không chỉ là hành động lịch sự, mà còn giúp cuộc trò chuyện tiến triển. Càng nhiều người tham gia, bạn càng có nhiều chủ đề để nói.
Bước 7 - Trở thành người biết lắng nghe.
Lắng nghe cũng quan trọng như trò chuyện. Để trở thành người biết cách nói chuyện, bạn cần phải luyện tập kỹ năng lắng nghe tích cực. Bạn có thể sử dụng lời nói để cho đối phương biết rằng bạn đang lắng nghe và chú tâm.
Cố gắng cung cấp lời nhận xét trung tính như "Thú vị nhỉ". Bạn cũng có thể nói "Bạn kể thêm đi" để khuyến khích đối phương tiếp tục câu chuyện.
Hoặc dùng biện pháp lặp lại để chứng tỏ rằng bạn đang lắng nghe. Bạn nên nói theo kiểu "Chà, thật tuyệt là bạn đã được du lịch đến mọi đất nước ở Châu Âu".
Phương pháp 3 - Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực
Bước 1 - Mỉm cười.
Khi bạn đang trò chuyện, ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng quan trọng như từ ngữ. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giao tiếp là mỉm cười với đối phương. Đây là biện pháp tuyệt vời để kết nối với người mà bạn không biết rõ.
Mỉm cười với người khác tại công viên dành cho chó. Nếu bạn nhận thấy chú chó của bạn và của người đó đang nô đùa vui vẻ với nhau, bạn có thể mỉm cười với người chủ của chú chó đó. Hành động này sẽ khiến bạn trông có vẻ dễ gần hơn.
Mỉm cười cũng là cách hiệu quả để thể hiện sự ủng hộ. Nếu một trong những đồng nghiệp tiến đến bàn làm việc của bạn để kể cho bạn nghe một câu chuyện nào đó, mỉm cười với người đó sẽ chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến điều mà họ nói.
Bước 2 - Giao tiếp bằng mắt.
Khi đang đối thoại với người khác, bạn nên nhớ nhìn vào mắt họ. Đây là cử chỉ thể hiện sự chú tâm vào cuộc trò chuyện. Đồng thời, nó cũng cho thấy rằng bạn đang lắng nghe và tôn trọng mọi điều mà người đó đang nói.
Giao tiếp bằng mắt đồng thời cũng sẽ giúp bạn quan sát phản ứng của người khác. Đôi mắt sẽ phản ánh cảm xúc của con người, chẳng hạn như sự nhàm chán, tức giận, hoặc tình cảm.
Không nên nhìn chằm chằm người khác. Bạn không cần thiết phải tập trung hoàn toàn vào đôi mắt của bạn bè bạn. Bạn cũng nên để ánh mắt của mình lướt qua môi trường xung quanh một cách tự nhiên.
Bước 3 - Gật đầu.
Hành động gật đầu đơn giản là một trong những gợi ý phi ngôn ngữ hữu hiệu nhất mà bạn có thể sử dụng. Gật đầu sẽ biểu thị rất nhiều thứ. Ví dụ, nó sẽ cho người khác biết rằng bạn hiểu rõ điều họ nói.
Gật đầu cũng sẽ thể hiện sự đồng ý. Nó cũng là cách để bày tỏ sự ủng hộ trước lời nói của người khác.
Tránh lắc lư đầu như lật đật. Không nên liên tục gật đầu, vì nó sẽ bác bỏ sự chân thành trong cử chỉ của bạn.
Bước 4 - Xây dựng sự tự tin.
Ngôn ngữ cơ thể thường sẽ phản ánh sự căng thẳng và lo lắng. Nó có thể khó khăn trong việc trò chuyện với người khác, đặc biệt nếu bạn khá ngượng ngùng. Một trong các biện pháp tốt nhất để cải thiện sự tự tin trong giao tiếp là chuẩn bị sẵn sàng cho nhiều tình huống khác nhau. Ví dụ, nếu bạn biết rằng bạn sẽ gặp gỡ nhiều người mới tại buổi tiệc, bạn nên chuẩn bị sẵn một vài chủ đề để trò chuyện.
Nếu bạn đến dự buổi tiệc sinh nhật có kèm theo trò chơi bowling, bạn nên suy nghĩ trước về câu chuyện vui khi bạn tham dự giải bowling dành cho cặp đôi.
Rèn luyện kỹ năng. Thách thức bản thân gợi chuyện với một người lạ mặt mỗi ngày. Họ có thể là một người nào đó mà bạn gặp trên đường hoặc trong trường học. Bạn nên luyện tập cách để bắt đầu và duy trì cuộc đối thoại.
Tự tin là yếu tố then chốt khi tiếp cận người mà bạn hứng thú. Một khi bạn đã tìm thấy biện pháp gợi chuyện phù hợp với bạn, bạn nên thử sử dụng nó với người bạn thích.
Ví dụ, bạn có thể nói như "Âm nhạc trong lớp đạp xe tập thể khiến tôi muốn nhảy nhót. Bạn có biết nơi nào gần đây có trình diễn nhạc sống hay không?". Hãy nói câu này với một nụ cười và nhìn vào mắt người đó.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%ADnh-t%E1%BB%B7-l%E1%BB%87-ph%E1%BA%A7n-tr%C4%83m-t%C4%83ng | Cách để Tính tỷ lệ phần trăm tăng | Biết cách để tính tỷ lệ phần trăm tăng sẽ khá hữu ích trong nhiều tình huống khác nhau. Ngay cả mỗi khi xem tin tức, bạn thường sẽ nghe về sự thay đổi lớn trong các con số mà không hề biết về tỷ lệ phần trăm để hiểu rõ hơn về chúng. Nếu bạn tính tỷ lệ phần trăm tăng và khám phá ra rằng nó chỉ nằm ở mức 2%, bạn sẽ biết rằng bạn không nên tin vào những câu chuyện chỉ mang tính chất hù dọa.
Phương pháp 1 - Tính tỷ lệ phần trăm tăng
Bước 1 - Viết ra giá trị đầu và giá trị cuối.
Ví dụ, giả sử chi phí bảo hiểm xe của bạn tăng giá. Bạn nên viết ra những giá trị sau:
Phí bảo hiểm xe của bạn là trước khi tăng giá. Đây là giá trị đầu.
Sau khi tăng giá, nó có giá là . Đây là giá trị cuối.
Bước 2 - Xác định mức độ tăng.
Lấy giá trị sau trừ đi giá trị đầu để xác định mức độ tăng. Tại thời điểm này, chúng ta vẫn đang làm việc với con số thông thường, chứ không phải là tỷ lệ phần trăm.
Trong ví dụ trên, 450,000 đồng – 400,000 đồng = .
Bước 3 - Lấy đáp án chia cho giá trị đầu.
Tỷ lệ phần trăm chỉ là một dạng đặc biệt của phân số. Ví dụ, "5% số bác sĩ" là cách viết nhanh của "5 trong số 100 bác sĩ". Bằng cách lấy đáp án chia cho giá trị đầu, chúng ta đã biến nó thành phân số thể hiện sự so sánh giữa hai giá trị.
Trong ví dụ trên, / 400,000 đồng = .
Bước 4 - Nhân kết quả với 100.
Phương pháp này sẽ giúp chuyển đổi đáp án cuối cùng của bạn thành tỷ lệ phần trăm.
Kết quả cuối cùng cho ví dụ của chúng ta là 0,125 x 100 = .
Phương pháp 2 - Phương pháp thay thế
Bước 1 - Viết ra giá trị đầu và giá trị cuối.
Bắt đầu bằng ví dụ mới. Dân số thế giới tăng từ 5,300,000,00 người vào năm 1990 lên 7,400,000,000 vào năm 2015.
Để giải quyết bài toán có nhiều số 0, bạn có thể thực hiện theo như thủ thuật nhỏ sau. Thay vì đếm mọi số 0 trong từng bước, chúng ta có thể viết lại chúng dưới dạng và .
Bước 2 - Lấy giá trị cuối chia cho giá trị đầu.
Biện pháp này sẽ cho chúng ta biết mức độ chênh lệch giữa kết quả cuối cùng với con số ban đầu.
7,4 tỷ ÷ 5,3 tỷ = khoảng .
Chúng ta sẽ làm tròn kết quả sao cho còn lại hai chữ số có nghĩa vì đây là số liệu mà bài toán ban đầu đề ra.
Bước 3 - Nhân cho 100.
Bằng cách này, bạn sẽ biết được tỷ lệ phần trăm giữa hai giá trị. Nếu giá trị tăng (thay vì giảm), kết quả của bạn sẽ luôn lớn hơn 100.
1,4 x 100 = . Điều này có nghĩa là dân số thế giới trong năm 2015 tăng thêm 140% so với số dân trong năm 1990.
Bước 4 - Trừ cho 100.
Trong bài toán này, "100%" là kích thước của giá trị ban đầu. Bằng cách loại trừ nó khỏi đáp án của chúng ta, chúng ta sẽ còn lại tỷ lệ phần trăm gia tăng giá trị.
140% - 100% = .
Nguyên nhân là vì giá trị đầu + giá trị tăng = giá trị cuối. Sắp xếp lại phương trình và chúng ta sẽ có giá trị tăng = giá trị cuối – giá trị đầu.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-t%C3%A0i-kho%E1%BA%A3n-Twitter | Cách để Tạo tài khoản Twitter | Có bao giờ bạn cảm thấy bạn là người cuối cùng trên hành tinh này không có Twitter? Điều đó có thể dễ dàng thay đổi chỉ trong vài phút. Nếu muốn tạo một tài khoản Twitter và bắt đầu tham gia vào thế giới micro-blogging ngay lập tức, bạn chỉ cần làm theo các bước sau.
Phương pháp 1 - Tạo tài khoản Twitter
Bước 1 - Truy cập vào trang web www.twitter.com.
Bước 2 - Kích chuột vào "Sign up for Twitter" (Đăng ký Twitter).
Tùy chọn này nằm trên nút màu vàng ở góc dưới cùng bên phải màn hình.
Bước 3 - Cung cấp thông tin cơ bản về bản thân.
Bạn cần cung cấp thông tin sau để tạo tài khoản Twitter:
Họ tên đầy đủ
Địa chỉ email
Mật khẩu (đặt mật khẩu dễ nhớ, nhưng khó đoán)
Bước 4 - Chọn tên người dùng.
Tên người dùng phải có ít hơn 15 ký tự. Nếu tên người dùng không hợp lệ hoặc không dùng được, hệ thống sẽ gửi thông báo cho bạn. Khi tên người dùng mà bạn chọn được chấp nhận, bạn sẽ thấy tên đó đã sẵn sàng.
Bước 5 - Xác định có cho phép máy tính luôn đăng nhập vào tài khoản Twitter khi được mở hay không.
Nếu đó là máy tính của riêng bạn, đây là lựa chọn rất tiện lợi. Nhưng nếu là máy tính chung, bạn nên bỏ chọn tùy chọn này.
Bạn cũng có thể cho phép hoặc không cho phép Twitter được điều chỉnh theo lượt truy cập trang web gần đây bằng cách để hoặc bỏ dấu tích bên cạnh tùy chọn này.
Bước 6 - Kích chuột vào "Create my account."
(Tạo tài khoản).
Phương pháp 2 - Hoàn thiện tài khoản Twitter
Bước 1 - Bắt đầu theo dõi những người nổi tiếng (không bắt buộc).
Đầu tiên, Twitter sẽ giới thiệu cho bạn danh sách người nổi tiếng. Kích chuột vào ít nhất năm người để theo dõi và sau đó nhấn "Next" (Tiếp theo) khi đã chọn xong. Hệ thống sẽ hiển thị danh sách khác thay đổi theo những người bạn đã chọn, và yêu cầu bạn chọn ít nhất 5 người nữa. Bạn có thể chọn và tiếp tục nhấn "Next".
Bước 2 - Bắt đầu theo dõi những người bạn biết (không bắt buộc).
Tiếp theo, hệ thống sẽ cung cấp cho bạn tùy chọn theo dõi những người bạn biết. Bạn sẽ phải cấp quyền cho Twitter truy cập vào một số địa chỉ email của bạn. Khi đã hoàn tất, bạn sẽ nhận được danh sách những người bạn biết đang dùng Twitter. Kích vào tên tài khoản để theo dõi, bạn có thể chọn một vài tài khoản, hoặc thậm chí theo dõi tất cả tài khoản đó - có thể lên đến hàng trăm tài khoản.
Bước 3 - Tải ảnh đại diện.
Kích vào ảnh đại diện để tải ảnh của chính bạn lên.
Bước 4 - Viết đoạn ngắn giới thiệu tiểu sử.
Kích vào dưới ảnh đại diện. Viết đoạn ngắn về tiểu sử của bản thân, khoảng 160 ký tự trở xuống.
Bước 5 - Mở rộng hồ sơ.
Chỉ cần nhấp vào nút "Edit" (Chỉnh sửa) ở phía trên cùng bên phải phần hồ sơ (profile) trên trang chủ. Khi chỉnh sửa hồ sơ của mình, bạn có thể thêm thông tin về bản thân theo những cách sau:
Có thể thay đổi ảnh hồ sơ của mình bất cứ lúc nào.
Có thể tùy chỉnh ảnh tiêu đề.
Có thể cập nhật bất kỳ thông tin nào liên quan đến tên, tiểu sử, trang web và vị trí của bạn.
Cũng có thể kết nối tài khoản Twitter với Facebook bằng cách nhấn "Connect." (Kết nối).
Kích vào "Save Changes" (Lưu Thay đổi) khi đã hoàn tất mở rộng hoặc thay đổi hồ sơ của mình.
Bước 6 - Bắt đầu Tweet.
Bây giờ tài khoản của bạn đã được thiết lập, đã đến lúc bắt đầu chia sẻ suy nghĩ ngắn gọn và ngọt ngào của mình với thế giới. Chỉ cần gõ thông điệp hay hoặc dí dỏm và nhấn "Tweet" khi hoàn tất.
Bước 7 - Tạo nhóm theo dõi bạn.
Khi hiểu rõ hơn về thế giới Twitter, bạn sẽ bắt đầu xây dựng nhóm người theo dõi bạn. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách theo dõi nhiều người hơn, khuyến khích họ theo dõi bạn, đăng các thông điệp thông minh để người không theo dõi bạn có thể nhìn thấy và tiếp tục chia sẻ suy nghĩ của bạn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/V%C6%B0%E1%BB%A3t-qua-Cu%E1%BB%99c-ki%E1%BB%83m-tra-Ma-t%C3%BAy-B%E1%BA%A5t-ng%E1%BB%9D | Cách để Vượt qua Cuộc kiểm tra Ma túy Bất ngờ | Nếu bạn cần phải vượt qua một cuộc kiểm tra ma túy bất ngờ, điều đầu tiên bạn nên biết là công nghệ xét nghiệm hiện tại đã tiến bộ đến mức mà những cách làm giả kết quả thường thấy, ví dụ như bỏ muối vào mẫu nước tiểu hoặc dùng nước tiểu giả, đa phần đều phát hiện được. Cách có nhiều khả năng thành công nhất là chuẩn bị cho cơ thể bạn càng sớm càng tốt, bằng cách dừng sử dụng ma túy ngay khi bạn biết mình cần phải làm kiểm tra. Khi không có đủ thời gian để xóa hết dấu vết của ma túy trong cơ thể bạn, thì vẫn còn những kỹ thuật cuối cùng mà bạn có thể thử để vượt qua hệ thống kiểm tra. Và khi tất cả đều thất bại, biết những quyền lợi của mình cũng có thể giúp bạn tự cởi trói khỏi rắc rối. Hãy đọc tiếp để học được những cách tốt nhất để đối phó với một cuộc kiểm tra ma túy bất ngờ.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị Trước khi Kiểm tra
Bước 1 - Dành ra khoảng thời gian càng dài càng tốt.
Với mỗi ngày trôi qua giữa lần sử dụng ma túy cuối cùng và ngày kiểm tra, cơ hội để bạn vượt qua cuộc kiểm tra sẽ tăng thêm. Nếu bạn có thời gian để chuẩn bị, hãy dùng nó một cách khôn ngoan và dừng sử dụng ma túy cho đến khi kết quả kiểm tra ổn thỏa. Dù cho bạn có sử dụng loại ma túy nào đi chăng nữa, thì tốt hơn là bạn nên dừng sử dụng trước khi tiến hành kiểm tra, thay vì dựa vào những phương pháp làm giả kết quả đa phần là không hữu hiệu.
Nếu việc kiểm tra ma túy được tiến hành bởi người chủ thuê bạn làm việc, thì phần lớn là bạn sẽ được báo trước về việc kiểm tra. Có thể bạn sẽ không biết chính xác là ngày nào, nhưng bạn sẽ biết tuần nào việc kiểm tra sẽ diễn ra. Hãy chú ý những chính sách của công ty để bạn có thể chuẩn bị cho việc kiểm tra thay vì bị rơi vào tình huống bất ngờ không phản ứng kịp.
Nếu bạn bị kiểm tra vì đang ở trong thời gian quản chế, việc kiểm tra thường sẽ có lịch định trước. Đừng để nước đến chân mới nhảy; hãy để cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng từ trước.
Tất nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể chuẩn bị trước cho việc kiểm tra. Nếu bạn bị tuýt còi vào lề và cảnh sát nghi ngờ bạn đang phê thuốc, bạn có thể phải làm kiểm tra ngay tại chỗ. Mặc dù việc kiểm tra không được báo trước rất khó để vượt qua, thì vẫn có những cách bạn có thể làm để tăng cơ hội thoát khỏi rắc rối.
Bước 2 - Tìm hiểu xem bạn sẽ bị kiểm tra theo phương pháp nào.
Có bốn phương pháp xét nghiệm ma túy: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước bọt và xét nghiệm tóc. Thiết bị xét nghiệm 5 loại ma túy đặc trưng để phát hiện chất gây nghiện có tác dụng kích thích (speed, ma túy đá, crank, thuốc lắc), hợp chất cannabinoid (cần sa, nhựa cần sa), côcain (coke, crack), thuốc phiện (heroin, mocfin, nhựa cây anh túc, côđêin), và phencyclidine (PCP). Những tiến bộ trong công nghệ xét nghiệm đã khiến cho việc làm giả kết quả rất khó khăn, nhưng biết sự khác nhau giữa các phương pháp xét nghiệm có thể rất hữu ích khi bạn rơi vào một tình huống bất đắc dĩ. Sau đây là phân tích chi tiết các phương pháp xét nghiệm:
là loại xét nghiệm phổ biến nhất thường được các chủ thuê lao động sử dụng. Đây là loại xét nghiệm dễ làm giả nhất, vì bạn có một khoảng không gian riêng tư trong lúc lấy mẫu nước tiểu (nếu như bạn không bị canh chừng lúc lấy mẫu).
thường sẽ được chỉ định làm khi bạn bị dừng xe và nghi ngờ sử dụng chất gây nghiện. Phương pháp kiểm tra này rất khó để vượt qua nếu bạn dùng chất gây nghiện trước đó, bởi vì nó rất hữu hiệu trong việc xác định cơ thể bạn có chính xác bao nhiêu lượng chất ma túy. Nhưng nếu đã vài ngày trôi qua từ lần cuối bạn sử dụng ma túy, thì sẽ dễ cho kết quả âm tính hơn phương pháp xét nghiệm nước tiểu.
được chỉ định ở những nơi không thể làm xét nghiệm nước tiểu hoặc máu, vì cách này ít xâm phạm quyền riêng tư hơn. Độ nhạy của phương pháp thử này kém hơn xét nghiệm máu.
cực kỳ khó để làm giả kết quả. Gần 120 sợi tóc sẽ được đánh giá trong phòng thí nghiệm để xác định xem chúng có chứa dấu vết của ma túy không. Bởi vì phải cần đến 2 tuần cho một đoạn tóc mọc đủ dài để làm xét nghiệm, nên phương pháp xét nghiệm tóc không thể biết được bạn có sử dụng ma túy trong 2 tuần trước đó hay không. Tuy nhiên, dấu vết của thuốc gây nghiện có thể tồn tại trong tóc đến 90 ngày, cho nên đây là một cách hiệu quả để xác định xem bạn có là một người dùng thuốc gây nghiện thường xuyên hay không.
Bước 3 - Thử xác định xem lượng chất ma túy trong cơ thể bạn là bao nhiêu.
Phương pháp xét nghiệm mà bạn sẽ chọn để vượt qua bài kiểm tra ma túy phụ thuộc vào việc bạn nghĩ lượng thuốc gây nghiện trong cơ thể bạn là bao nhiêu. Ví dụ, nếu như bạn chỉ là một người thỉnh thoảng hút cần sa, thì sẽ rất khó để phát hiện nếu như phải làm xét nghiệm sau đó vài ngày. Tuy nhiên, sử dụng nhiều cần sa, hít côcain, một số loại thuốc an thần, và các loại thuốc gây nghiện khác thì đều có thể phát hiện được dù cho có làm xét nghiệm sau khi sử dụng 15 đến 30 ngày.
Nếu bạn là một người hút cần sa nhiều, hoặc thường xuyên, thì kết quả xét nghiêm sẽ là dương tính. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ hút một vài lần cho vui, thì bạn vẫn có cơ hội để thanh lọc cơ thể kịp thời và nhận được kết quả xét nghiệm âm tính.
Hãy nhớ rằng nếu bạn phải làm xét nghiệm tóc, tất cả những thứ mà bạn sử dụng trong vòng 90 ngày (ngoại trừ hai tuần gần nhất) sẽ đều bị phát hiện.
Bước 4 - Biết nên chọn loại xét nghiệm nào.
Thường thì bạn sẽ không được chọn phương pháp xét nghiệm nếu bị bắt kiểm tra ma túy, nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn được quyền quyết định phương pháp làm xét nghiệm nước tiểu, máu, nước bọt hay tóc. Thay vì cố gắng làm sai lệch kết quả, thì bạn có cơ hội lớn hơn nếu chọn loại xét nghiệm có khả năng cho kết quả dương tính thấp nhất. Tất nhiên, không có gì để đảm bảo là kết quả xét nghiệm sẽ âm tính, nhưng dù gì cũng đáng để biết phương pháp nào cho bạn cơ hội tốt nhất để vượt qua cuộc kiểm tra.
và việc đó xảy ra ít nhất là một tuần trước rồi, thì tốt nhất là nên chọn phương pháp xét nghiệm máu hoặc nước bọt, vì đa phần các loại chất gây nghiện sẽ tan hết trong máu sau vài giờ hoặc vài ngày.
thì bạn nên chọn phương pháp xét nghiệm nước tiểu, bởi vì nó ít chính xác hơn so với xét nghiệm máu trong việc xác định liều lượng thuốc có trong cơ thể bạn. Xét nghiệm nước tiểu không đo được nồng độ THC, vậy nên nếu bạn đang hút cần sa, kể cả khi bạn không vượt qua được bài kiểm tra thì cũng không có bằng chứng là bạn đang mất kiểm soát bản thân khi làm xét nghiệm.
và bạn được lựa chọn làm xét nghiệm tóc thay vì các xét nghiệm khác, thì đó là giải pháp cho bạn. Bất kể bạn có hút hít gì trong khoảng một hai tuần trước thì sẽ không dương tính khi làm xét nghiệm, nhưng sau đó thì nó sẽ để lại dấu vết trong vòng 90 ngày.
đừng làm xét nghiệm tóc, vì sẽ rất khó để phủ định việc sử dụng thuốc gây nghiện khi có kết quả.
Phương pháp 2 - Vượt qua Xét nghiệm Nước tiểu
Bước 1 - Đừng cố pha thêm chất khác hoặc làm loãng mẫu thử nước tiểu.
Máy phân tích nước tiểu nhận biết được hết và nó còn có thể phân tích xem bạn đã pha thêm chất gì vào mẫu thử. Đa phần các hóa chất gia dụng, ví dụ như thuốc tẩy, muối hoặc dấm, sẽ làm thay đổi hoàn toàn nồng độ pH của nước tiểu, và đó là điều cho thấy rõ ràng là bạn đã thay đổi mẫu thử. Làm loãng mẫu thử bằng nước cũng rất dễ nhận ra bởi sự thay đổi màu sắc và/hoặc nhiệt độ của mẫu nước tiểu; một mẫu nước tiểu trong suốt sẽ chắc chắn bị từ chối ngay tức khắc, dù cho nó còn hơi ấm.
Đừng nghe những tin đồn thất thiệt như uống thuốc tẩy sẽ làm sạch nước tiểu. Uống thuốc tẩy có thể làm phỏng miệng, cổ họng, và thủng dạ dày, khả năng cao là gây chết người. Và hơn thế nữa, nó còn chẳng che dấu được gì trong mẫu thử nước tiểu của bạn.
Đừng tin những quảng cáo lừa bịp về những sản phẩm có thể làm cho kết quả xét nghiệm âm tính nếu bạn thêm chất đó vào nước tiểu của bạn. Thật sự thì chúng không có tác dụng gì.
Bước 2 - Uống thật nhiều nước bắt đầu từ ngày trước hôm xét nghiệm.
Bằng cách tăng lượng nước uống vào, bạn sẽ có thể làm loãng mẫu thử nước tiểu của mình. Cách này không có tác dụng lắm nếu như bạn nghiện nặng, nhưng nó sẽ có tác dụng nếu như bạn mới chỉ dùng thuốc gây nghiện một vài lần.
Không hề có một thứ thức uống hoặc hợp chất đặc biệt nào có thể giúp "thanh lọc" cơ thể hoặc tẩy rửa cho bạn tốt hơn nước uống cả. Không có bằng chứng nào cho thấy các chất như mao lương hoa vàng, dấm, niaxin, hoặc vitamin C có tác dụng gì trên nồng độ chuyển hóa ma túy trong cơ thể.
Uống vài viên vitamin B trước khi làm xét nghiệm một ngày để làm cho nước tiểu có màu vàng. Nếu nước tiểu quá trong, người làm xét nghiệm có thể sẽ nghi ngờ.
Bước 3 - Đi tiểu càng nhiều càng tốt trước khi làm xét nghiệm.
Việc này sẽ giúp bạn đẩy lượng ma túy còn thừa trong cơ thể ra. Uống thật nhiều nước vào buổi sáng hôm làm xét nghiệm và cố gắng đi tiểu thật nhiều trước khi làm xét nghiệm.
Tăng cường lượng nước thải ra khỏi cơ thể bằng cách dùng các chất có tác dụng lợi tiểu. Việc này sẽ kích thích bạn đi tiểu và giúp thanh lọc cơ thể luôn. Các chất có tác dụng lợi tiểu bao gồm cà phê, trà, và nước ép nam việt quất. Thuốc lợi tiểu loại mạnh, ví dụ như furosemide, chỉ có thể mua nếu được bác sĩ kê đơn.
Những chất chuyển hóa của ma túy sẽ tăng dần trong cơ thể khi bạn ngủ, vậy nên lần đi tiểu đầu tiên vào buổi sáng sẽ có nồng độ dư lượng ma túy cao hơn cả. Hãy chắc chắn là bạn đã đi tiểu trước khi lấy mẫu thử, và uống thật nhiều nước để nước tiểu của bạn trở nên loãng hơn.
Nếu bạn không bị trông chừng, hãy tiểu vào bồn vệ sinh trước rồi mới tiểu vào cốc đựng mẫu thử; lượng nước tiểu đầu luôn chứa lượng chất chuyển hóa nhiều hơn cả.
Bước 4 - Cân nhắc việc sử dụng nước tiểu nhân tạo hoặc nước tiểu sạch (của người khác) thay cho nước tiểu của bạn.
Đây là một việc nói thì dễ hơn làm, vậy nên chỉ cân nhắc khi đó là giải pháp cuối cùng (bạn sẽ bị phạt nếu như bị phát hiện). Bạn có thể mua nước tiểu giả hoặc tìm người không bị nghiện hút để xin. Thủ thuật để không bị phát hiện là bạn phải giữ nhiệt độ ấm cho mẫu nước tiểu đem đi xét nghiệm (trong khoảng 32 tới 36 độ C) và lén đem nó vào được khu vực làm xét nghiệm. Bộ dụng cụ chứa cả nước tiểu giả và thiết bị giữ nhiệt cho nước tiểu có thể mua trên mạng hoặc ở cửa hàng bán các loại thuốc hút.
Nước tiểu nhân tạo đa phần là sẽ vượt qua được các bài xét nghiệm, nhưng một số nơi đã bắt đầu kiểm tra luôn nồng độ axit uric. Hãy chắc chắn là mẫu thử nước tiểu mà bạn mua có thành phần axit uric trên nhãn.
Nước tiểu nhân tạo cũng có mùi khai. Nước tiểu mà không có mùi sẽ gây nghi ngờ cho người đánh giá kết quả xét nghiệm.
Việc cốt yếu là phải giữ cho mẫu thử ở đúng nhiệt độ. Nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, thì đó sẽ là sai lầm tai hại làm lộ ra việc bạn đã thay đổi mẫu thử.
Sử dụng nước tiểu do người khác cho thì nguy hiểm hơn là sử dụng nước tiểu nhân tạo, bởi vì bạn không bao giờ biết được sẽ có gì xuất hiện trong kết quả xét nghiệm của người cho nước tiểu. Bạn có thể tự kiểm tra trước bằng bộ que thử có sẵn ở các cửa hàng bán thuốc. Sử dụng mẫu nước tiểu được cho trong vòng 48 giờ, để quá lâu thì nước tiểu sẽ sẫm màu dần và nồng độ pH cũng bắt đầu thay đổi.
Phương pháp 3 - Vượt qua Xét nghiệm Máu, Nước bọt hoặc Tóc
Bước 1 - Cố gắng trì hoãn thời gian xét nghiệm máu hoặc nước bọt.
Nếu có cách nào đó để trì hoãn thời gian làm xét nghiệm, bạn sẽ có cơ hội cao hơn để vượt qua cuộc kiểm tra. Đa phần các loại thuốc gây nghiện sẽ không để lại dấu vết gì trong mẫu máu hoặc nước bọt sau vài giờ, một số loại đặc biệt có thể tồn tại trong máu đến tận 3 ngày hoặc lâu hơn. Bất kể bạn sử dụng loại ma túy nào, cơ hội vượt qua cuộc kiểm tra bao giờ cũng cao hơn nếu bạn có thể trì hoãn việc xét nghiệm thêm một hai ngày hoặc nhiều hơn càng tốt.
Nếu bạn không thể trì hoãn thời gian làm xét nghiệm nước bọt, bạn vẫn có thể tăng cơ hội cho mẫu xét nghiệm. Nếu bạn tự lấy mẫu niêm mạc ở má trong để làm xét nghiệm nước bọt, thì thay vì dùng que bông gòn cọ xát vào vùng nằm giữa má dưới và nướu răng theo yêu cầu, thì thay vào đó hãy quẹt que bông gòn vào răng bạn. Tiếp theo, khi được yêu cầu giữ que bông gòn giữa má trong và nướu răng trong hai phút, thì hãy cắn và giữ nó bằng răng hàm. Thường thì sẽ không có hiệu quả lắm, nhưng cũng đáng để thử nếu bạn chú ý làm chính xác.
Thật sự thì không có cách nào để ngụy tạo mẫu thử cho xét nghiệm máu, bởi vì việc lấy mẫu máu không thể tự làm được. Máu sẽ được rút ra bằng kim tiêm ngay tại chỗ và ngay lập tức được đưa đi kiểm tra.
Bước 2 - Cạo đầu và lông trên cơ thể trước khi đến buổi xét nghiệm mẫu tóc.
Bởi vì tóc của bạn sẽ bị cắt ngay tại chỗ khi làm xét nghiệm (chứ không phải là bạn tự cắt rồi nộp vào), nên thật sự thì bạn chẳng làm được gì để thay đổi kết quả xét nghiệm tóc được. Tuy nhiên, nếu bạn không có một cọng tóc nào trên cơ thể để cắt, bạn có thể yêu cầu làm loại xét nghiệm khác dễ dàng hơn để vượt qua. Nếu những người làm xét nghiệm ma túy chưa bao giờ gặp bạn ngoài đời và bạn cũng chưa thỏa thuận việc nộp mẫu tóc xét nghiệm, cạo đầu và lông trên toàn bộ cơ thể (đặc biệt là những khu vực rậm rạp và có lông dài) và cứ cư xử một cách vô tư lự thông báo với họ là bạn không có tóc và lông để lấy mẫu. Tiếp đó hãy yêu cầu làm loại xét nghiệm khác.
Hãy chắc chắn là bạn đã có sẵn một câu chuyện thuyết phục sẵn sàng để giải thích tại sao bạn cạo đầu. Bạn có thể nói là tóc mình bị rụng nhiều quá, hoặc bạn đang thử nghiệm một phong cách mới. Tránh việc tự hư cấu ra một tình trạng bệnh lý y khoa nghiêm trọng (vd như: ung thư) để giải thích cho việc đầu bạn không có tóc: việc này có thể gây ra rất nhiều rắc rối lâu dài.
Bởi vì mẫu lông hoặc tóc chỉ cần dài khoảng 2,5 centimet, nên hãy cẩn thận việc họ sẽ yêu cầu lấy mẫu lông chân, lông nách, v...v... Đây có thể là thời điểm thích hợp để cạo lông toàn bộ cơ thể và giả vờ làm một vận động viên bơi lội.
Bước 3 - Tìm cách để không phải làm xét nghiệm.
Bởi vì xét nghiệm máu, nước bọt và tóc rất khó để làm giả, bạn cần đẩy mạnh vấn đề và tìm cách thoát ra mà không cần phải làm kiểm tra. Sau đây là một số cách:
Yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu. Nếu bạn nghĩ mình có thể vượt qua được việc xét nghiệm nước tiểu bởi vì nước tiểu của bạn đã được pha loãng, hoặc bạn không muốn làm xét nghiệm máu bởi vì kết quả sẽ cho biết bạn đang phê thuốc trong lúc làm xét nghiệm, tìm cách xem bạn có thể làm xét nghiệm nước tiểu thay vì xét nghiệm máu không. Cứ nói thẳng là bạn thấy phương pháp xét nghiệm này ít xâm phạm quyền riêng tư hơn.
Sử dụng quyền lợi của bạn. Trong một số trường hợp, người chỉ đạo việc kiểm tra có thể không có quyền để làm kiểm tra với bạn. Biết những đạo luật về ma túy, chất gậy nghiện và đọc các chính sách về việc kiểm tra ma túy của người chủ cơ sở thuê bạn. Xem xem nếu có lỗ hổng nào trong các quy định có thể giúp bạn thoát khỏi, hoặc trì hoãn thời gian làm kiểm tra.
Phương pháp 4 - Biết các Quyền của bạn
Bước 1 - Xem các văn bản pháp luật về chính sách kiểm tra ma túy ở khu vực bạn sống.
Mỗi nơi có chính sách khác nhau về việc kiểm tra ma túy. Có các luật yêu cầu cả những người mới vào làm và những nhân viên đang làm việc đều có thể phải làm xét nghiệm kiểm tra ma túy. Trong đa số các trường hợp, người chủ thuê lao động được pháp luật cho phép chỉ đạo việc kiểm tra ma túy trong cơ sở, nhưng chỉ khi đã có thông báo rõ ràng từ trước và việc xét nghiệm phải được thực hiện ở các phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn của chính quyền. Các yêu cầu thông thường khác bao gồm các mục sau đây:
Tất cả những người đang làm việc hoặc xin việc đều phải được kiểm tra giống như nhau.
Nếu người xin việc đang trong quá trình nộp đơn xin việc làm ở công ty, thì thông tin về việc kiểm tra ma túy phải được nói rõ lúc người xin việc nộp đơn.
Trong nhiều trường hợp, người chủ lao động không được phép chỉ đạo việc kiểm tra ma túy ngẫu nhiên hoặc kiểm tra tất cả mà không báo trước.
Trong nhiều trường hợp, người chủ lao động có thể kiểm tra ma túy người làm công nếu người chủ thuê có lý do hợp lý nghi ngờ nhân viên đó đang dùng chất gây nghiện, ma túy (hành vi thất thường, làm việc không có hiệu suất, v...v...).
Bước 2 - Yêu cầu được xét nghiệm lần nữa nếu bạn có cơ hội.
Không một xét nghiệm nào có độ chính xác 100% cả. Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp xét nghiệm có độ chính xác thấp nhất, nhưng tất cả các phương pháp đều có thể sai. Hãy tận dụng điều này nếu như bạn lỡ trượt lần xét nghiệm đầu. Khi bạn nhận kết quả dương tính, thì không có hại gì nếu như bạn yêu cầu được xét nghiệm lại; cứ nói là bạn không đồng tình với kết quả xét nghiệm và muốn thử lại một lần nữa.
Bước 3 - Xem xét việc không chấp nhận kết quả xét nghiệm nếu như bạn bị dương tính.
Dù người chủ lao động làm đúng theo luật có quyền sa thải bạn nếu như kết quả xét nghiệm dương tính hoặc bạn từ chối làm xét nghiệm, thì bạn có thể không chấp nhận kết quả xét nghiệm nếu như việc kiểm tra không tiến hành theo đúng quy định. Xem lại các chính sách của công ty và các bộ luật hiện hành và bảo đảm là chúng giống nhau. Nếu có mâu thuẫn trong các điều lệ thì bạn có quyền hủy bỏ kết quả xét nghiệm, cho bạn một cơ hội để làm xét nghiệm lại.
Kiểm tra phòng thí nghiệm làm phân tích mẫu thử để bảo đảm là các cơ sở này được công nhận bởi nhà nước.
Để ý xem người chủ lao động có thông báo rõ ràng từ trước không.
Xác định xem bạn có phải trải qua một quy trình mà bạn tin là xâm phạm quyền riêng tư một cách vô lý, ví dụ như bạn bị yêu cầu phải tiểu để lấy mẫu ngay trước mặt một ai đó canh chừng.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Thi%E1%BA%BFt-l%E1%BA%ADp-M%E1%BB%91i-quan-h%E1%BB%87-H%E1%BA%A1nh-ph%C3%BAc-D%C3%A0i-l%C3%A2u | Cách để Thiết lập Mối quan hệ Hạnh phúc Dài lâu | Nếu bạn ở trong mối quan hệ không bền vững hoặc khó tìm người mà bạn muốn theo đuổi mối quan hệ lâu dài, ý tưởng thiết lập một mối quan hệ hạnh phúc dài lâu dường như là không thể thực hiện được. May thay có những cách bạn có thể thực hiện để cải thiện chất lượng và độ bền vững của mối quan hệ.
Phương pháp 1 - Bắt đầu Mối quan hệ Thích hợp
Bước 1 - Hiểu nhu cầu và mong muốn của mình.
Hiểu nhu cầu vật chất và tình cảm của bản thân trước khi bước vào một mối quan hệ là điều quan trọng vì bạn cần trao đổi những nhu cầu đó với người bạn yêu thương nếu muốn mối quan hệ đó thành công. Bạn cần định hình sẵn ý tưởng chắc chắn về những gì bạn cần và muốn trong mối quan hệ, nhưng nếu không chắc lắm, bạn có thể nghĩ đến những vấn đề này.
Suy nghĩ về những mối quan hệ đã qua để hiểu rõ vì sao những quan hệ đó đã thành công hoặc thất bại. Những kinh nghiệm này có thể cho bạn biết điều gì về nhu cầu của mình?
Nghĩ về cách bạn phản ứng trước mọi người và các tình huống. Ví dụ, liệu bạn có phản ứng một cách ủy mị, khó tin tưởng một ai đó, hoặc khó bộc lộ cảm xúc của mình hay không? Sẽ rất hữu ích khi bạn hiểu về những đặc điểm tính cách đó trước khi bước vào mối quan hệ nghiêm túc.
Bước 2 - Đảm bảo bạn bắt đầu mối quan hệ vì lý do lành mạnh thay vì những lý do không phù hợp.
Hãy ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây:
Lý do lành mạnh để bắt đầu mối quan hệ bao gồm: mong muốn chia sẻ tình yêu, sự gần gũi và tình bạn; nhu cầu được trải nghiệm sự phát triển cá nhân; ủng hộ về tình cảm và vật chất cho nhau; và hy vọng xây dựng gia đình. Điều quan trọng cần nhớ là những động lực này không chỉ tập trung vào việc nhận tình yêu và sự ủng hộ mà còn là dành những điều đó cho người bạn yêu.
Những lý do không phù hợp để bước vào mối quan hệ bao gồm: lo sợ sự cô đơn, sợ chia tay, và không muốn đánh mất sự kết nối với bạn bè và gia đình của người đó. Sử dụng người yêu của mình vì sự an toàn, tình dục, tiền bạc, hoặc để trả thù người cũ là những lý do rất có hại cho mối quan hệ. Nếu bạn bắt đầu và duy trì mối quan hệ vì những lý do này, bạn và người yêu của bạn sẽ rất vất vả để phát triển mối quan hệ hạnh phúc lâu dài, và cả hai có thể sẽ bị tổn thương nghiêm trọng trong quá trình đó.
Bước 3 - Lựa chọn đối tác một cách khôn ngoan.
Nếu bạn hy vọng phát triển mối quan hệ hạnh phúc lâu dài, bạn cần chọn đối tác một cách cẩn thận. Mọi người thường cho rằng trái dấu thì hút nhau, nhưng các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra những cá nhân có chung mục tiêu, mối quan tâm, và kỳ vọng thường hài lòng về mối quan hệ của mình hơn.
Cá tính của các bạn không nhất thiết phải giống nhau nhưng nếu mỗi người muốn những thứ khác nhau từ mối quan hệ thì bạn sẽ vất vả để duy trì được mối quan hệ đó.
Hãy nghĩ liệu sự khác biệt của các bạn có bù đắp cho nhau hay không. Ví dụ, một người hấp tấp hơn sẽ cân bằng với một người có tính hoạch định hơn.
Bước 4 - Hãy thực tế.
Bước vào một mối quan hệ với hy vọng không có khó khăn và thách thức là không thực tế. Sự say mê và cảm giác cuồng si thủa ban đầu sẽ nhạt dần nhưng với thời gian và nỗ lực, bạn có thể xây dựng mối quan hệ sâu sắc và ý nghĩa hơn.
Bước 5 - Đừng cố gắng thay đổi người ấy của bạn.
Mặc dù bạn có thể thuyết phục người đó dọn quần áo bẩn hoặc dắt chó đi dạo, việc nghĩ rằng bạn sẽ thay đổi đáng kể tính cách, quan điểm hay hành vi của anh ta sẽ khiến mối quan hệ của bạn đi đến thất bại. Các chuyên gia cho rằng bạn không thể thay đổi những tính cách hay quan niệm cụ thể sau:
Quan niệm về tôn giáo.
Quan điểm của người ấy về việc có con.
Tính khí của anh ta hoặc cô ta và cách họ hành xử khi tức giận.
Liệu người đó sống hướng nội hay hướng ngoại.
Mối quan tâm, hoạt động và sở thích của người ấy.
Mối quan hệ của người đó với gia đình họ.
Bước 6 - Xây dựng mối quan hệ.
Nếu bạn hy vọng có được mối quan hệ hạnh phúc dài lâu, hãy tập trung xây dựng mối quan hệ với người mình yêu. Các chuyên gia phát hiện ra rằng những cặp vợ chồng là bạn thường hạnh phúc và gắn bó với nhau hơn.
Nếu bạn không muốn dành thời gian ở bên nhau, mối quan hệ của bạn sẽ không thành công lắm.
Dành thời gian tìm hiểu mối quan tâm và sở thích của nhau. Thoạt đầu điều này có vẻ như bạn phải hy sinh để làm điều mình không muốn, nhưng người ấy của bạn sẽ cảm kích trước cố gắng của bạn và sẵn sàng làm điều gì đó khiến bạn vui trong lần sau. Bạn cũng sẽ cảm thấy gắn bó với cô ấy hơn và hiểu rõ cá tính, mong muốn và nhu cầu của cô ấy hơn.
Cố gắng xác định những mối quan tâm chung của các bạn và cùng nhau theo đuổi chúng. Ví dụ, nếu các bạn thích không gian bên ngoài, hãy cùng nhau đi cắm trại.
Bước 7 - Đừng cảm thấy như các bạn phải làm mọi việc cùng với nhau.
Đôi khi các cặp đôi thấy họ cần thực hiện mọi hoạt động với nhau, nhưng điều đó có thể khiến bạn và người ấy cảm thấy như bị bó buộc.
Đừng từ bỏ việc dành thời gian cho bạn bè và gia đình.
Duy trì những sở thích bạn đã có trước khi bắt đầu mối quan hệ.
Bước 8 - Hãy hào phóng với người ấy.
Những người hào phóng sẵn sàng đặt suy nghĩ, cảm xúc và lợi ích của người khác lên trên bản thân. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi hào phóng với nhau, các cặp đôi dễ tạo ra mối quan hệ bền lâu hơn.
Chia sẻ những gì bạn có. Đó có thể là điều đơn giản như sẵn sàng chia sẻ món tráng miệng hay quan trọng hơn như nguồn lực và thời gian của bạn.
Đừng hào phóng vì muốn được đền đáp điều gì đó. Những người thực sự hào phóng không làm việc này vì muốn được gì đó từ người khác. Ví dụ, đừng tặng quà hào phóng vì bạn hy vọng được đền đáp.
Bước 9 - Đừng nóng vội.
Những người bước vào mối quan hệ có thể cảm thấy nóng vội để đạt tới những giai đoạn cao hơn trong mối quan hệ bằng cách nhanh chóng trở nên gần gũi, dọn về ở với nhau và cưới ngay sau khi mới gặp mặt. Mặc dù thật hứng thú khi nghĩ về một kết thúc có hậu mà bạn mong đợi và nóng lòng có được, dành thời gian để đảm bảo cả bạn và người ấy đồng điệu về mối quan hệ sẽ giúp củng cố mối quan hệ đó.
Cả bạn và người ấy sẽ tự tin và hạnh phúc hơn trong mối quan hệ nếu không cảm thấy áp lực và bị ép phải làm điều gì đó vội vàng.
Càng hiểu nhau hơn, mối quan hệ càng phát triển và càng có cơ hội thành công.
Phương pháp 2 - Duy trì Mối quan hệ Hạnh phúc Dài lâu
Bước 1 - Dự liệu trước sự thay đổi của mối quan hệ.
Ngay cả bạn và người bạn yêu thương cũng thay đổi theo thời gian, mối quan hệ cũng sẽ chuyển biến. Thay vì cố gắng giữ cho mối quan hệ như cũ, hãy nắm bắt và trân trọng những thay đổi để xây dựng mối quan hệ vững chắc và lâu dài hơn.
Một số người lo sợ không cảm thấy say đắm, cuồng nhiệt như những ngày đầu của mối quan hệ, nhưng điều đó là bình thường. Bạn sẽ có ít cơ hội gần gũi khi mối quan hệ trưởng thành với những áp lực công việc, gia đình và những ràng buộc khác. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, những người có mối quan hệ ràng buộc cho rằng họ có mối quan hệ với người mình yêu viên mãn hơn cả về thể chất và tình cảm.
Thay vì lo lắng về những khía cạnh tiêu cực của mối quan hệ đã được thiết lập, hãy nghĩ về những cách tích cực mà nhờ đó mối quan hệ của bạn phát triển. Ví dụ, bạn có cảm thấy sự gắn bó giữa bạn với người ấy sâu đậm hơn? Bạn có thấy tự tin và tin tưởng hơn so với lúc mới bắt đầu mối quan hệ? Những trải nghiệm và thách thức nào mà bạn và người ấy đã cùng nhau vượt qua?
Bước 2 - Bằng lòng đầu tư thời gian, năng lượng và nỗ lực vào mối quan hệ.
Nuôi dưỡng mối quan hệ hạnh phúc dài lâu đòi hỏi cả hai đầu tư thời gian, năng lượng và nỗ lực.
Thay vì suy nghĩ duy trì mối quan hệ là “một công việc nặng nề”, hãy nghĩ đó là sự phát triển và làm sâu sắc hơn sự gắn kết giữa bạn và đối tác của mình. Mặc dù có lúc điều đó có nghĩa là đối mặt với thách thức, bạn cũng sẽ có nhiều thời gian thú vị, khoảnh khắc đặc biệt và những cơ hội đầy hứng thú.
Thậm chí nếu mối quan hệ của bạn đôi khi như một công việc nặng nề, hãy tập trung vào kết quả bạn thu được từ sự đầu tư của mình.
Bước 3 - Đối xử với nhau một cách tôn trọng.
Tôn trọng nhau sẽ giúp bạn và đối tác xây dựng và duy trì mối quan hệ hạnh phúc lâu bền. Dưới đây là một vài cách hiệu quả để thể hiện sự tôn trọng của bạn với người ấy:
Đối xử với người ấy như bạn muốn mình được đối xử như vậy.
Hãy nghĩ kỹ và lịch sự khi hỏi ý kiến và thông tin của người ấy về những vấn đề quan trọng như làm cha mẹ, thậm chí các những chủ đề hàng ngày như ăn gì vào bữa tối.
Tham khảo ý kiến của nhau trước khi lên kế hoạch.
Hỏi thăm công việc, mối quan tâm, hoạt động và cảm nghĩ của người ấy.
Tránh gọi trống không hay ngôn ngữ và hành vi khác dẫn đến coi thường người kia trong mối quan hệ. Mỉa mai, xoi mói và cằn nhằn có vẻ như không nghiêm trọng nhưng chúng có thể làm tổn thương đối tác của bạn và khiến cô ấy cảm thấy phải phòng thủ, thậm chí thù hận.
Bước 4 - Hãy cho người bạn yêu thương thấy họ có ý nghĩa như thế nào với bạn.
Nhiều cặp đôi dành sự quan tâm đặc biệt cho ngày sinh nhật và kỷ niệm, nhưng thể hiện và bộc lộ sự trân trọng những điều mà người bạn yêu thương làm hàng ngày sẽ giúp bạn tạo nên mối quan hệ hạnh phúc bền chặt.
Bạn không cần phải chi tiền để thể hiện mình quan tâm.
Thử làm việc gì đó có ích và chín chắn mà không cần thúc giục. Ví dụ, đi đổ rác hoặc đề nghị nấu bữa tối.
Hãy nói với người bạn yêu thương vì sao anh ấy quan trọng với bạn.
Khi người yêu của bạn làm điều tốt đẹp cho bạn, hãy nhận biết điều đó và nói lời cảm ơn.
Nếu bạn muốn người bạn yêu thương trân trọng và chu đáo hơn, hãy làm mẫu những hành xử tương tự. Bạn có thể làm gương trước.
Bước 5 - Giao tiếp với người bạn yêu.
Giao tiếp kém có thể khiến bạn và người ấy không có được mối quan hệ hạnh phúc lâu dài. Giao tiếp hiệu quả đảm bảo bạn và người bạn yêu thương suy nghĩ giống nhau và tin tưởng lẫn nhau.
Thường xuyên trao đổi với người bạn yêu thương, và dành thời gian mỗi ngày thảo luận những chủ đề có tính cá nhân và về mối quan hệ hơn là chỉ về việc làm cha mẹ, công việc ở cơ quan hay việc nhà.
Giao tiếp không phải lúc nào cũng là nói chuyện. Đó còn là lắng nghe người kia nói gì. Tránh ngắt lời hay nói át người kia.
Khi người bạn yêu thương chia sẻ cảm xúc, xác nhận việc bạn đã nghe cô ấy bằng cách tóm tắt những gì cô ấy nói. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói rằng: “Theo những gì anh nghe được hoặc anh hiểu là. . .”. Thậm chí nếu bạn không đồng ý với điều mà người ấy nói, cách này cho thấy bạn đang chú ý và sẽ giúp bạn thông cảm với người yêu của bạn. Điều đó cũng thường khiến mọi người đỡ cảm thấy phải phòng thủ.
Giao tiếp mặt-đối-mặt, đặc biệt về mối quan hệ của bạn, thường hiệu quả hơn là gọi điện, nhắn tin hay viết email. Khi bạn có thể nhìn vào mắt người đối diện, quan sát ngôn ngữ cơ thể của cô ấy, và nhìn thấy phản ứng của cô ấy, bạn sẽ dễ xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề.
Bước 6 - Hãy chân thành.
Các cặp đôi chân thành với nhau thường có được mối quan hệ hạnh phúc lâu dài hơn. Sự thiếu tin tưởng, kết quả của sự không chân thành có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ của bạn.
Thay vì có nguy cơ đánh mất sự tin tưởng, hãy chân thành và để người bạn yêu thương biết được suy nghĩ và lo ngại của bạn. Thậm chí nếu cuộc thảo luận khó khăn và không dễ chịu thì cố gắng lấy lại sự tin tưởng sau khi không thành thực sẽ còn khó khăn hơn nhiều.
Mặc dù chân thành đóng vai trò quan trọng để có được mối quan hệ thành công, chân thật đến mức phũ phàng lại có thể gây tổn thương. Cố gắng tử tế và tế nhị khi thể hiện lo ngại của bạn hoặc chia sẻ những thông tin không vui. Nếu bạn thô lỗ và thiếu tế nhị, thông điệp của bạn sẽ không được tiếp nhận đầy đủ và người bạn yêu thương sẽ thấy khó giao tiếp hơn.
Bước 7 - Hãy hiểu rằng bạn và đối tác có thể bộc lộ tình yêu theo cách khác nhau.
Mọi người thể hiện cảm xúc và tình yêu khác nhau, và hiểu điều đó có thể giúp bạn thiết lập mối quan hệ hạnh phúc và lành mạnh hơn.
Hãy quan tâm đến nhu cầu của nhau bằng cách hỏi rằng cả hai có thể làm gì để thể hiện tình yêu và sự ủng hộ. Một khi cả hai biết được nhu cầu của người kia, bạn có thể chủ ý thể hiện cảm nghĩ của bạn với nhau.
Bước 8 - Tán dương sự khác biệt.
Thay vì nghĩ về việc những gì đối tác làm khiến bạn khó chịu như thế nào hoặc khác biệt so với cách bạn tiếp cận một vấn đề, hãy cố gắng trân trọng sự khác biệt.
Hãy nghĩ về cách sự khác biệt của bạn bổ sung cho người kia và đóng góp vào mối quan hệ của bạn. Ví dụ, nếu bạn nghiêm khắc hơn và đối tác lại vô tư lự, hãy nghĩ cách để bạn cân bằng hai người lại. Liệu đối tác của bạn có ép bạn không được khắt khe với mọi chuyện, và liệu bạn có thể giúp cô ấy tập trung vào những điều quan trọng?
Mọi người thường thấy cá tính hay thói quen có lúc gây khó chịu lại là thứ ban đầu khiến đối tác chú ý đến bạn.
Bước 9 - Dành thời gian quý báu cho nhau.
Nhiều khi trong mối quan hệ trưởng thành hơn, mọi người trở nên bận rộn và dễ bỏ qua sự quan trọng của việc chia sẻ thời gian quý báu với đối tác. Thường xuyên dành thời gian cho nhau mà không bị con cái, vật nuôi, cha mẹ hay công việc làm phiền sẽ giúp bạn gắn kết với đối tác của mình.
Thay vì chỉ xem vô tuyến hay phim ảnh, hãy chọn một hoạt động để bạn có thể tương tác với người mình yêu thương. Bạn có thể lên kế hoạch một chuyến đi cuối tuần, tham gia lớp nấu ăn, đi dạo trong công viên hoặc ăn tối với nhau.
Nhiều cặp đôi nhận thấy việc sắp xếp “tối hẹn hò” thường xuyên là rất hữu ích. Lên kế hoạch làm việc gì đó cùng nhau, hoặc luân phiên tuần này bạn là người lên kế hoạch thực hiện các hoạt động còn tuần sau sẽ đến lượt đối tác của bạn. Đảm bảo các bạn chọn những hoạt động khác nhau để tối hẹn hò không quá nhàm chán.
Bước 10 - Dành thời gian cho bản thân.
Mặc dù dành thời gian quý báu cho nhau là cần thiết, dành thời gian cho bản thân cũng sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ hạnh phúc lâu dài. Bất cứ ai đều có lúc khiến đối tác phát điên và việc dành đôi chút thời gian đi đâu đó hay dành thời gian cho bản thân thường giúp bạn trân trọng đối tác hơn.
Theo đuổi mối quan tâm và hoạt động riêng. Bạn sẽ cảm thấy không bị phụ thuộc và hạnh phúc, tươi mới hơn khi trở về.
Bước 11 - Cười với người bạn yêu thương.
Thách thức là điều không thể tránh khỏi trong một mối quan hệ, nhưng khả năng duy trì tính hài hước và tươi cười với đối tác của mình sẽ giúp cả hai vượt qua khó khăn.
Thử nhớ lại trải nghiệm cùng nhau hoặc đến những địa điểm như công viên giải trí hay câu lạc bộ hài, nơi có rất nhiều tiếng cười.
Tập trung cười cùng nhau thay vì cười lẫn nhau, điều này khiến trải nghiệm trở nên tiêu cực và ngăn cản sự gắn kết giữa bạn và đối tác.
Bước 12 - Đừng để người khác can thiệp vào mối quan hệ của bạn.
Những người thân không hạnh phúc, bố mẹ độc đoán, và bạn bè hách dịch có thể phá hủy mối quan hệ mà bạn và đối tác đang xây đắp. Hãy cùng đối tác của mình giữ cho sự can thiệp tiêu cực đó ở mức thấp nhất.
Bạn không cần phải loại bỏ những người này ra khỏi cuộc đời mình, nhưng đừng chịu đựng bất cứ ai không muốn giúp đỡ hoặc có ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của bạn.
Nếu bạn và đối tác lo ngại về việc ai đó can thiệp vào mối quan hệ của mình, hãy nói chuyện về điều này một cách cởi mở và chân thành. Cùng nhau tìm ra giải pháp. Ví dụ, nếu người thân của bạn nhất quyết phải đến vào Giáng sinh hàng năm, bạn và người yêu có thể lên kế hoạch đi du lịch và có khoảng thời gian tránh xa những áp lực gia đình.
Bạn có thể nghe và phản hồi những lo ngại của mọi người về mối quan hệ của mình, nhưng bạn cũng có thể giải thích một cách lịch sự và bình tĩnh rằng sự tham gia của mọi người đang ảnh hưởng xấu đến bạn và người bạn yêu thương.
Một ngoại lệ đối với nguyên tắc này là khi bạn đang ở trong mối quan hệ bị lạm dụng hoặc có lý do chính đáng để mọi người lo ngại. Trong trường hợp này, đừng tự cô lập mình hoặc bỏ quan những người muốn giúp đỡ và hỗ trợ bạn.
Phương pháp 3 - Giải quyết Vấn đề
Bước 1 - Đừng cố gắng thắng trong cuộc tranh luận.
Thường thì mọi người khi tham gia tranh luận có suy nghĩ mình cần phải “thắng” và chứng minh là mình “đúng”. Tuy nhiên, thái độ này lại hạn chế đáng kể khả năng bạn hiểu thấu vấn đề mà bạn đang bất đồng.
Nếu nhất định phải “thắng” trong cuộc tranh luận, bạn đang cho đối tác thấy bạn không thực sự quan tâm đến suy nghĩ và tâm trạng của anh ấy. Cách ứng xử này khiến mối quan hệ càng thêm mâu thuẫn và sẽ chấm dứt mọi giao tiếp.
Thái độ này cũng cho thấy cuộc tranh luận thiên về cảm giác lấn át và biện minh hơn là giải quyết những vấn đề là nguyên nhân dẫn đến cuộc tranh luận.
Cố gắng đánh bại đối tác sẽ không giúp bạn thiết lập mối quan hệ hạnh phúc dài lâu. Những người “thất bại” trong cuộc tranh luận thường có nhu cầu trả miếng, phản ứng và đối đáp, do vậy, bạn khó có thể ra đi mà cảm thấy hài lòng với kết quả cuối cùng.
Bước 2 - Tranh luận thẳng thắn.
Cũng giống như khi bước vào cuộc tranh luận với thái độ phải “thắng”, sử dụng chiến thuật không đẹp trong tranh luận với đối tác rất nguy hiểm cho mối quan hệ. Gào thét, chiến tranh lạnh, đổ lỗi và cố tình đưa ra những nhận xét mà bạn biết sẽ làm tổn thương đối tác là những chiến thuật có tính hủy hoại không giải quyết được bất cứ vấn đề nào của mối quan hệ.
Bạn có thể cho rằng mình cảm thấy khó chịu nếu không sử dụng những chiến thuật không đẹp đó. Ví dụ, thay vì đổ lỗi hay kết tội, hãy tập trung và việc bạn suy nghĩ thế nào, càng cụ thể càng tốt.
Thay vì nhấn mạnh rằng: “Anh đã gây ra chuyện đó với em”, hãy giải thích bạn cảm thấy tổn thương và buồn như thế nào. Sử dụng những lời kết tội thường khiến người khác phải phòng thủ và họ không muốn dành thời gian để nghe vấn đề của bạn.
Đừng dùng những từ như “chẳng bao giờ” và “thường xuyên” bởi những từ đó rất hiếm khi chính xác và thường gia tăng sự căng thẳng.
Những hành xử như vậy thường xảy ra trong cuộc tranh luận, hãy tạm dừng nói chuyện và quay lại khi bạn và đối tác cảm thấy bình tĩnh hơn. Đi dạo, hít thở sâu, viết nhật ký hoặc chơi với bọn trẻ. Bạn sẽ kiểm soát được cảm xúc khi trở lại cuộc trao đổi với đối tác của mình.
Bước 3 - Tập trung vào một vấn đề cụ thể mỗi lần trao đổi.
Trong khi tranh luận, mọi người thường có xu hướng đưa thêm những vấn đề khác vào và đưa ra nhiều lời phàn nàn. Tuy nhiên, cách tiếp cận này sẽ khiến bạn ngập trong các vấn đề và hạn chế khả năng giải quyết của bạn.
Tập trung vào vấn đề cụ thể là gì sẽ giúp bạn xử lý được mà không khiến mọi việc trở nên phức tạp và tiêu cực hơn.
Bước 4 - Thừa nhận khi mắc lỗi.
Mắc lỗi trong mối quan hệ là chuyện bình thường, nhưng từ chối thừa nhận rằng bạn có thể đã làm điều gì đó không đúng hoặc khiến ai bị tổn thương sẽ không giúp bạn duy trì mối quan hệ hạnh phúc lâu dài. Để giải quyết vấn đề phát sinh và gây dựng sự tự tin, tin tưởng trong mối quan hệ, cả hai cá nhân cần nhận biết khi nào mình mắc lỗi.
Nếu người yêu của bạn có vấn đề cần giải quyết, hãy xem xét điều đó kỹ lưỡng. Vì cô ấy biết bạn rõ hơn người khác, rất có thể mối lo ngại đó có căn cứ.
Hãy hỏi xem cô ấy có gợi ý cụ thể nào để ngăn điều đó không xảy ra trong tương lai.
Nếu bạn có thể chấp nhận sai lầm của mình, người yêu của bạn sẽ sẵn sàng thừa nhận sai lầm của cô ấy.
Bước 5 - Cố gắng tha thứ.
Giữ thái độ hằn học và không bỏ qua những tổn thương trong quá khứ sẽ khiến cả bạn và đối tác không hạnh phúc. Mặc dù khó học cách tha thứ, song điều đó sẽ tạo ra mối quan hệ lành mạnh lâu dài hơn.
Sẽ rất có ích khi xem xét lại trước lý do vì sao bạn cảm thấy tổn thương. Tự hỏi mình điều gì đã xảy ra cũng quan trọng như cảm giác của bạn tại thời điểm đó, và hiểu rằng việc bạn nói hoặc làm có thể có vai trò trong tình huống đó.
Tự hỏi nếu điều gì trong quá khứ khiến bạn phải giữ mối ác cảm.
Hãy nghĩ về lợi ích bạn có được từ sự tha thứ. Lưu giữ những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn đau buồn, lo lắng và căng thẳng, và tha thứ cho người khác sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn.
Nếu bạn cứ gợi nhớ những điều khiến bạn tổn thương trong quá khứ, cả bạn và đối tác đều cảm thấy ngạt thở và vô vọng về tương lai của mối quan hệ.
Bước 6 - Hãy chấp nhận rằng bạn không thể giải quyết mọi vấn đề của mối quan hệ.
Mặc dù có thể bạn muốn mình và đối tác phải giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong mối quan hệ, song điều đó không nhất thiết như vậy về lâu dài. Mọi người có thể có mối quan hệ hạnh phúc lâu dài trong khi vẫn bất đồng với nhau.
Đôi khi điều ta xác định là vấn đề trong mối quan hệ không phải là vấn đề lớn như ta thoạt nghĩ. Cố gắng tìm hiểu thêm về tình huống bằng cách hỏi bản thân liệu vấn đề có thực sự là nguyên nhân phá vỡ sự gắn kết và cần có cách giải quyết triệt để hay không.
Những cặp đôi thành công có thể thỏa hiệp, thích ứng và nhận biết điều gì không đáng để hủy hoại mối quan hệ.
Bước 7 - Biết khi nào cần giúp đỡ.
Nếu bạn gặp khó khăn khi xử lý một tình huống với đối tác của mình hay khi trao đổi về mối quan hệ, đừng ngại tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý về đôi lứa, tư vấn về mối quan hệ hoặc các chuyên gia về sức khỏe tâm thần khác.
Đợi đến khi vấn đề trở nên nghiêm trọng và đe dọa mối quan hệ của bạn sẽ chỉ khiến vấn đề đó khó giải quyết hơn.
Sẽ hữu ích khi có người khách quan và kinh nghiệm làm trung gian giải quyết các vấn đề về mối quan hệ hoặc xúc tiến các cuộc trao đổi.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%B1-T%E1%BA%A1o-Podcast | Cách để Tự Tạo Podcast | Việc tạo ra, quảng bá và phân phối podcast để tiếp cận tới hàng triệu khán giả trực tuyến cũng không quá khó. Podcast đang dần trở nên phổ biến khi rất nhiều blogger chuyển sang làm chương trình phát thanh trực tuyến để quảng bá sản phẩm âm nhạc/tin nhắn của họ. Bạn có thể tạo podcast trực tuyến trong vòng 5-10 phút. Tất cả những gì bạn cần là bản thân bạn, thiết bị thu âm, kết nối Internet và một chủ đề thú vị để bàn luận!
Phương pháp 1 - Trước khi thu âm
Bước 1 - Xác định bản chất của podcast.
Nội dung sẽ là gì? Bạn hãy viết nội dung ra giấy để khỏi quên. Phác thảo dàn ý hoặc một số ý để ghi nhớ nội dung cần thảo luận/hay quảng bá.
Có vô vàn ví dụ về podcast. Podcast.com liệt kê podcast theo các chủ đề sau: hài hước, tin tức, sức khỏe, thể thao, âm nhạc và chính trị. Một số ví dụ điển hình bao gồm: Mugglecast, bao quát tiểu thuyết và phim "Harry Potter"; The Word Nerds, thảo luận về nguồn gốc của từ ngữ và nhiều vấn đề ngôn ngữ; Fantasy Football Minute, một podcast hỗ trợ huấn luyện viên bóng đá ảo và quản lý chung; và NPR Science Friday, phiên bản podcast của chương trình trên sóng phát thanh địa phương hàng tuần.
Lắng nghe một số podcast phổ biến để lấy cảm hứng về phong cách và nội dung. Lập dàn ý để không bị ngừng, vấp khi nói. Nếu định nói chuyện cùng với vật nuôi, bạn cần phải có kịch bản.
Bước 2 - Chọn sản phẩm bạn dùng trên Podcast.
Podcast cần có microphone (USB hoặc tín hiệu), mixer (cho mic tín hiệu) hoặc máy tính mới. Bạn có thể chọn mua gói cho người mới bắt đầu podcast có giá khoảng 2 triệu VNĐ.
Đừng phụ thuộc vào micro tiêu chuẩn tích hợp sẵn trên máy tính nếu bạn muốn thu âm một cách chuyên nghiệp. Bạn cần tai nghe có mic chống ồn, như vậy bản thu mới không bị lẫn tạp âm. Nếu bạn tìm thiết bị ghi âm giá phải chăng thì micro định hướng, loại điện động là lựa chọn thích hợp. Bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán dụng cụ âm nhạc.
Podcast của bạn sẽ di động hay ghi âm tại nhà? Có thể bạn muốn podcast bằng điện thoại hoặc máy tính bảng (Android, iOS). Về cơ bản, bạn cần một micro và phần mềm ghi âm giọng nói. Bạn chỉ dùng đến mixer nếu sử dụng nhiều đầu vào. Một đơn vị nhỏ với 4 đầu vào phù hợp với hầu hết các podcast.
Bước 3 - Chọn phần mềm.
Nếu dùng Mac, bạn có thể ghi âm bằng Garageband (được cài đặt sẵn trong máy). Có nhiều phần mềm miễn phí (như Audacity) và phần mềm đắt tiền (Adobe Audition). Ngoài ra còn có phiên bản theo từng cấp của phần mềm, như Sony Acid (bản phòng thu chỉ có giá 1 triệu VNĐ, trong khi bản Acid Pro có giá 4 triệu VNĐ). Một số mixer và micro có sẵn phần mềm miễn phí.
Phần mềm âm thanh công nghiệp có tên iPodcast Producer rất phù hợp với podcast. Nó thực hiện hết các công đoạn từ ghi âm tới đăng tải sản phẩm thông qua FTP. Tuy nhiên, phần mềm này không miễn phí.
Audacity (miễn phí!) rất dễ sử dụng và tương thích với Windows, Mac và Linux. Nó có nhiều chức năng hữu ích và plug-in.
Sound Recorder (trên Windows) thực hiện hết các công đoạn, nhưng chỉ lưu tập tin ở định dạng .wav; bạn cần chuyển đổi tập tin sang định dạng .mp3 bằng phần mềm MusicMatch Jukebox.
Nếu chọn Adobe Audition, bạn có thể sử dụng thuê bao hàng tháng thông qua Adobe Cloud, cung cấp toàn bộ trang web của Adobe (với mức giá thấp cho sinh viên). Ngoài ra, Lynda.com có đoạn phim hướng dẫn tuyệt vời (khoảng 5 giờ) về Adobe (và nhiều công nghệ khác) bạn có thể truy cập với thuê bao hàng tháng, và có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào.
Phương pháp 2 - Tạo Podcast
Bước 1 - Chuẩn bị nội dung.
Bạn cần lên kịch bản xem nên mở màn chương trình như thế nào, và khi nào nên chuyển sang câu chuyện khác. Sắp xếp nội dung theo thứ tự để bạn có thể đọc theo danh sách.
Cho dù nội dung là gì, điều quan trọng là bạn phải thích nó. Bạn sẽ không trở nên giàu có nhờ điều này. Vậy nên, hãy dành thời gian thảo luận và quảng bá điều bạn thật sự quan tâm, phần thưởng chính là chia sẻ kiến thức/sự hài hước/âm nhạc của bạn đến mọi người.
Bước 2 - Ghi âm cho podcast.
Đây là bước quan trọng nhất, nếu không có giọng nói của bạn thì podcast không thể tồn tại. Nói chuyện với tốc độ phù hợp và thể hiện đam mê về chủ đề này. Đọc kịch bản và đừng quên nhập tâm vào nội dung.
Bạn có thể sở hữu nội dung hoàn hảo, nhưng đôi khi một vài yếu tố kỹ thuật lại phá hỏng toàn bộ công sức của bạn. Trước khi tiến hành ghi âm, hãy kiểm tra thử một số phần mềm, chỉnh âm lượng để chắc chắn mọi thứ hoạt động tốt.
Bước 3 - Lưu tập tin âm thanh vào màn hình nền máy tính.
Tập tin phải ở định dạng MP3; bitrate (khối lượng dữ liệu được truyền trong một khoảng thời gian nhất định) 128 kbps là phù hợp với podcast nói chuyện, thảo luận; tuy nhiên với podcast âm nhạc, bạn nên chọn bitrate 192 kbps hoặc cao hơn.
Không dùng ký tự đặc biệt (# hoặc % hoặc ?) trong trường tên. Mở tập tin trong chương trình chỉnh sửa để loại bỏ tạp âm hoặc cắt những đoạn ngắc ngứ. Thêm nhạc mở đầu/kết thúc nếu muốn.
Bạn có thể lưu dưới định dạng WAV trước, để có thể chỉnh sửa khi gặp trục trặc.
Bước 4 - Gắn thẻ, thêm thông tin ID (nghệ sĩ, album, v, v) và bìa đĩa.
Thận trọng khi đặt tên tập tin âm thanh sao cho tên podcast và ngày tháng rõ ràng. Bạn có thể chỉnh sửa thẻ ID3 của tập tin MP3 để giúp mọi người tìm kiếm và tạo danh mục cho podcast.
Bước 5 - Tạo podcast RSS feed.
Feed phải đáp ứng toàn bộ tiêu chuẩn công nghiệp của feed 2.0. Thử sử dụng giải pháp và dịch vụ toàn diện như Libsyn, Cast mate hoặc Podomatic (xem liên kết ngoài phía dưới). Với podcast dài, bạn có thể phải trả một khoản phí nhỏ.
Cách đơn giản nhất để thực hiện là dùng blog. Blogger.com, Wordpress.com hay một dịch vụ khác, tạo một blog với tên podcast của bạn. Đừng vội đăng bài.
Nếu máy chủ bị giới hạn băng thông, bạn có thể phải trả thêm phí nếu podcast của bạn được rất nhiều người xem (chúc may mắn!).
Feed giống như "hộp chứa" tập tin MP3, thông báo cho các chương trình tập hợp nơi có podcast mới. Nó được thực hiện thủ công với mã XML, tương tự như HTML. Bạn có thể sao chép tập tin RSS khác và dùng mẫu để tạo thông báo cần thiết.
Phương pháp 3 - Đăng tải Podcast
Bước 1 - Đưa RSS feed lên Internet.
Truy cập Feedburner và nhập URL trang blog của bạn rồi nhấp chuột vào "I am a podcaster!" (Tôi là người dùng podcast). Ở trang tiếp theo, hãy chỉnh sửa yếu tố cho podcast. Có một số yếu tố liên quan trực tiếp đến podcast. Trang feedburner chính là .
Truy cập vào máy chủ bạn tìm thấy trên mạng và đăng ký tài khoản. Sau đó đăng tải tập tin MP3.
Đăng bài trên blog/trang web -- tiêu đề bài đăng nên giống với tên của podcast, nội dung có thể là "Xem ghi chú" hoặc "Mô tả". Viết sơ qua về nội dung của podcast. Ở cuối bài đăng, chèn liên kết trực tiếp tới tập tin.
Bước 2 - Chờ vài giây.
Feedburner sẽ thêm bài này vào trang của bạn, giờ đây bạn đã có bài đăng mới! Bạn có thể đệ trình lên iTunes hoặc một số thư mục podcast khác để chia sẻ với mọi người.
Đệ trình podcast lên iTunes khá đơn giản. Trang podcast trên iTunes có một nút lớn yêu cầu liên kết RSS và một số thông tin về podcast. Bạn cũng có thể đệ trình podcast thông qua trang web trong mục Câu hỏi thường gặp của iTunes.
Phát ra âm thanh khi thư mục podcast được cập nhật.
Đặt nút đăng ký ở vị trí thích hợp trên trang web để mọi người có thể đăng ký feed RSS podcast của bạn.
Phương pháp 4 - Kiếm tiền từ Podcast
Bước 1 - Bán podcast.
Bạn có thể thiết lập một trang web để tính phí thuê bao cho mỗi tập. Tuy nhiên, podcast tính phí phải cạnh tranh với hàng ngàn podcast miễn phí khác. Nội dung phải thật sự hấp dẫn để thuyết phục nhiều người bỏ tiền ra để nghe, vì vậy rất ít podcast kiếm được lợi nhuận nhờ cách này.
Bạn không thể bán podcast trên iTunes store.
Bước 2 - Bán quảng cáo.
Nếu bạn chèn quảng cáo thương mại vào podcast, người nghe có thể dễ dàng bỏ qua quảng cáo khi nghe trên máy tính hoặc máy nghe nhạc MP3. Một lựa chọn là xin tài trợ cho podcast, hay thậm chí cho từng đoạn riêng biệt của podcast. Có thể bạn cần đổi tiêu đề để quảng bá cho nhà tài trợ.
Bạn cần chắc chắn mình không "giội bom" người nghe với một loạt quảng cáo thương mại. Nếu nội dung podcast khá ngắn thì chẳng người nghe nào muốn nghe liền 3 quảng cáo đâu. Đặc biệt là lúc bắt đầu.
Bước 3 - Sử dụng trang web quảng cáo.
Điều này yêu cầu nỗ lực lớn, bởi vì khi ai đó đăng ký podcast, nó được tải trực tiếp về RSS của họ, do đó có thể họ sẽ không quay lại trang web này nữa. Chìa khóa chính là liên kết podcast với blog hoặc trang web và thường xuyên đề cập đến nó trong phần nội dung podcast. Việc làm này giúp tăng lượng truy cập cho trang web và hy vọng sẽ thu được doanh thu quảng cáo.
Suy nghĩ về biển quảng cáo và thanh bên quảng cáo. Thanh bên thường có tác dụng hơn vì nó dài hơn và khi kéo trang thì nó không biến mất, nhờ vậy nó có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%B1-T%E1%BA%A1o-Podcast | Cách để Tự Tạo Podcast | Việc tạo ra, quảng bá và phân phối podcast để tiếp cận tới hàng triệu khán giả trực tuyến cũng không quá khó. Podcast đang dần trở nên phổ biến khi rất nhiều blogger chuyển sang làm chương trình phát thanh trực tuyến để quảng bá sản phẩm âm nhạc/tin nhắn của họ. Bạn có thể tạo podcast trực tuyến trong vòng 5-10 phút. Tất cả những gì bạn cần là bản thân bạn, thiết bị thu âm, kết nối Internet và một chủ đề thú vị để bàn luận!
Phương pháp 1 - Trước khi thu âm
Bước 1 - Xác định bản chất của podcast.
Nội dung sẽ là gì? Bạn hãy viết nội dung ra giấy để khỏi quên. Phác thảo dàn ý hoặc một số ý để ghi nhớ nội dung cần thảo luận/hay quảng bá.
Có vô vàn ví dụ về podcast. Podcast.com liệt kê podcast theo các chủ đề sau: hài hước, tin tức, sức khỏe, thể thao, âm nhạc và chính trị. Một số ví dụ điển hình bao gồm: Mugglecast, bao quát tiểu thuyết và phim "Harry Potter"; The Word Nerds, thảo luận về nguồn gốc của từ ngữ và nhiều vấn đề ngôn ngữ; Fantasy Football Minute, một podcast hỗ trợ huấn luyện viên bóng đá ảo và quản lý chung; và NPR Science Friday, phiên bản podcast của chương trình trên sóng phát thanh địa phương hàng tuần.
Lắng nghe một số podcast phổ biến để lấy cảm hứng về phong cách và nội dung. Lập dàn ý để không bị ngừng, vấp khi nói. Nếu định nói chuyện cùng với vật nuôi, bạn cần phải có kịch bản.
Bước 2 - Chọn sản phẩm bạn dùng trên Podcast.
Podcast cần có microphone (USB hoặc tín hiệu), mixer (cho mic tín hiệu) hoặc máy tính mới. Bạn có thể chọn mua gói cho người mới bắt đầu podcast có giá khoảng 2 triệu VNĐ.
Đừng phụ thuộc vào micro tiêu chuẩn tích hợp sẵn trên máy tính nếu bạn muốn thu âm một cách chuyên nghiệp. Bạn cần tai nghe có mic chống ồn, như vậy bản thu mới không bị lẫn tạp âm. Nếu bạn tìm thiết bị ghi âm giá phải chăng thì micro định hướng, loại điện động là lựa chọn thích hợp. Bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán dụng cụ âm nhạc.
Podcast của bạn sẽ di động hay ghi âm tại nhà? Có thể bạn muốn podcast bằng điện thoại hoặc máy tính bảng (Android, iOS). Về cơ bản, bạn cần một micro và phần mềm ghi âm giọng nói. Bạn chỉ dùng đến mixer nếu sử dụng nhiều đầu vào. Một đơn vị nhỏ với 4 đầu vào phù hợp với hầu hết các podcast.
Bước 3 - Chọn phần mềm.
Nếu dùng Mac, bạn có thể ghi âm bằng Garageband (được cài đặt sẵn trong máy). Có nhiều phần mềm miễn phí (như Audacity) và phần mềm đắt tiền (Adobe Audition). Ngoài ra còn có phiên bản theo từng cấp của phần mềm, như Sony Acid (bản phòng thu chỉ có giá 1 triệu VNĐ, trong khi bản Acid Pro có giá 4 triệu VNĐ). Một số mixer và micro có sẵn phần mềm miễn phí.
Phần mềm âm thanh công nghiệp có tên iPodcast Producer rất phù hợp với podcast. Nó thực hiện hết các công đoạn từ ghi âm tới đăng tải sản phẩm thông qua FTP. Tuy nhiên, phần mềm này không miễn phí.
Audacity (miễn phí!) rất dễ sử dụng và tương thích với Windows, Mac và Linux. Nó có nhiều chức năng hữu ích và plug-in.
Sound Recorder (trên Windows) thực hiện hết các công đoạn, nhưng chỉ lưu tập tin ở định dạng .wav; bạn cần chuyển đổi tập tin sang định dạng .mp3 bằng phần mềm MusicMatch Jukebox.
Nếu chọn Adobe Audition, bạn có thể sử dụng thuê bao hàng tháng thông qua Adobe Cloud, cung cấp toàn bộ trang web của Adobe (với mức giá thấp cho sinh viên). Ngoài ra, Lynda.com có đoạn phim hướng dẫn tuyệt vời (khoảng 5 giờ) về Adobe (và nhiều công nghệ khác) bạn có thể truy cập với thuê bao hàng tháng, và có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào.
Phương pháp 2 - Tạo Podcast
Bước 1 - Chuẩn bị nội dung.
Bạn cần lên kịch bản xem nên mở màn chương trình như thế nào, và khi nào nên chuyển sang câu chuyện khác. Sắp xếp nội dung theo thứ tự để bạn có thể đọc theo danh sách.
Cho dù nội dung là gì, điều quan trọng là bạn phải thích nó. Bạn sẽ không trở nên giàu có nhờ điều này. Vậy nên, hãy dành thời gian thảo luận và quảng bá điều bạn thật sự quan tâm, phần thưởng chính là chia sẻ kiến thức/sự hài hước/âm nhạc của bạn đến mọi người.
Bước 2 - Ghi âm cho podcast.
Đây là bước quan trọng nhất, nếu không có giọng nói của bạn thì podcast không thể tồn tại. Nói chuyện với tốc độ phù hợp và thể hiện đam mê về chủ đề này. Đọc kịch bản và đừng quên nhập tâm vào nội dung.
Bạn có thể sở hữu nội dung hoàn hảo, nhưng đôi khi một vài yếu tố kỹ thuật lại phá hỏng toàn bộ công sức của bạn. Trước khi tiến hành ghi âm, hãy kiểm tra thử một số phần mềm, chỉnh âm lượng để chắc chắn mọi thứ hoạt động tốt.
Bước 3 - Lưu tập tin âm thanh vào màn hình nền máy tính.
Tập tin phải ở định dạng MP3; bitrate (khối lượng dữ liệu được truyền trong một khoảng thời gian nhất định) 128 kbps là phù hợp với podcast nói chuyện, thảo luận; tuy nhiên với podcast âm nhạc, bạn nên chọn bitrate 192 kbps hoặc cao hơn.
Không dùng ký tự đặc biệt (# hoặc % hoặc ?) trong trường tên. Mở tập tin trong chương trình chỉnh sửa để loại bỏ tạp âm hoặc cắt những đoạn ngắc ngứ. Thêm nhạc mở đầu/kết thúc nếu muốn.
Bạn có thể lưu dưới định dạng WAV trước, để có thể chỉnh sửa khi gặp trục trặc.
Bước 4 - Gắn thẻ, thêm thông tin ID (nghệ sĩ, album, v, v) và bìa đĩa.
Thận trọng khi đặt tên tập tin âm thanh sao cho tên podcast và ngày tháng rõ ràng. Bạn có thể chỉnh sửa thẻ ID3 của tập tin MP3 để giúp mọi người tìm kiếm và tạo danh mục cho podcast.
Bước 5 - Tạo podcast RSS feed.
Feed phải đáp ứng toàn bộ tiêu chuẩn công nghiệp của feed 2.0. Thử sử dụng giải pháp và dịch vụ toàn diện như Libsyn, Cast mate hoặc Podomatic (xem liên kết ngoài phía dưới). Với podcast dài, bạn có thể phải trả một khoản phí nhỏ.
Cách đơn giản nhất để thực hiện là dùng blog. Blogger.com, Wordpress.com hay một dịch vụ khác, tạo một blog với tên podcast của bạn. Đừng vội đăng bài.
Nếu máy chủ bị giới hạn băng thông, bạn có thể phải trả thêm phí nếu podcast của bạn được rất nhiều người xem (chúc may mắn!).
Feed giống như "hộp chứa" tập tin MP3, thông báo cho các chương trình tập hợp nơi có podcast mới. Nó được thực hiện thủ công với mã XML, tương tự như HTML. Bạn có thể sao chép tập tin RSS khác và dùng mẫu để tạo thông báo cần thiết.
Phương pháp 3 - Đăng tải Podcast
Bước 1 - Đưa RSS feed lên Internet.
Truy cập Feedburner và nhập URL trang blog của bạn rồi nhấp chuột vào "I am a podcaster!" (Tôi là người dùng podcast). Ở trang tiếp theo, hãy chỉnh sửa yếu tố cho podcast. Có một số yếu tố liên quan trực tiếp đến podcast. Trang feedburner chính là .
Truy cập vào máy chủ bạn tìm thấy trên mạng và đăng ký tài khoản. Sau đó đăng tải tập tin MP3.
Đăng bài trên blog/trang web -- tiêu đề bài đăng nên giống với tên của podcast, nội dung có thể là "Xem ghi chú" hoặc "Mô tả". Viết sơ qua về nội dung của podcast. Ở cuối bài đăng, chèn liên kết trực tiếp tới tập tin.
Bước 2 - Chờ vài giây.
Feedburner sẽ thêm bài này vào trang của bạn, giờ đây bạn đã có bài đăng mới! Bạn có thể đệ trình lên iTunes hoặc một số thư mục podcast khác để chia sẻ với mọi người.
Đệ trình podcast lên iTunes khá đơn giản. Trang podcast trên iTunes có một nút lớn yêu cầu liên kết RSS và một số thông tin về podcast. Bạn cũng có thể đệ trình podcast thông qua trang web trong mục Câu hỏi thường gặp của iTunes.
Phát ra âm thanh khi thư mục podcast được cập nhật.
Đặt nút đăng ký ở vị trí thích hợp trên trang web để mọi người có thể đăng ký feed RSS podcast của bạn.
Phương pháp 4 - Kiếm tiền từ Podcast
Bước 1 - Bán podcast.
Bạn có thể thiết lập một trang web để tính phí thuê bao cho mỗi tập. Tuy nhiên, podcast tính phí phải cạnh tranh với hàng ngàn podcast miễn phí khác. Nội dung phải thật sự hấp dẫn để thuyết phục nhiều người bỏ tiền ra để nghe, vì vậy rất ít podcast kiếm được lợi nhuận nhờ cách này.
Bạn không thể bán podcast trên iTunes store.
Bước 2 - Bán quảng cáo.
Nếu bạn chèn quảng cáo thương mại vào podcast, người nghe có thể dễ dàng bỏ qua quảng cáo khi nghe trên máy tính hoặc máy nghe nhạc MP3. Một lựa chọn là xin tài trợ cho podcast, hay thậm chí cho từng đoạn riêng biệt của podcast. Có thể bạn cần đổi tiêu đề để quảng bá cho nhà tài trợ.
Bạn cần chắc chắn mình không "giội bom" người nghe với một loạt quảng cáo thương mại. Nếu nội dung podcast khá ngắn thì chẳng người nghe nào muốn nghe liền 3 quảng cáo đâu. Đặc biệt là lúc bắt đầu.
Bước 3 - Sử dụng trang web quảng cáo.
Điều này yêu cầu nỗ lực lớn, bởi vì khi ai đó đăng ký podcast, nó được tải trực tiếp về RSS của họ, do đó có thể họ sẽ không quay lại trang web này nữa. Chìa khóa chính là liên kết podcast với blog hoặc trang web và thường xuyên đề cập đến nó trong phần nội dung podcast. Việc làm này giúp tăng lượng truy cập cho trang web và hy vọng sẽ thu được doanh thu quảng cáo.
Suy nghĩ về biển quảng cáo và thanh bên quảng cáo. Thanh bên thường có tác dụng hơn vì nó dài hơn và khi kéo trang thì nó không biến mất, nhờ vậy nó có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-v%C3%A0-c%E1%BA%ADp-nh%E1%BA%ADt-driver | Cách để Tìm và cập nhật driver | Trong bài viết này, wikiHow sẽ hướng dẫn bạn cách cập nhật phần mềm, hay còn gọi là "drivers" - trình điều khiển những phần cứng được kết nối với máy tính. Cập nhật drivers là việc cần thiết để khắc phục các vấn đề phần cứng.
Phương pháp 1 - Sử dụng Windows Update (Windows 10)
Bước 1 - Nhấp chuột vào nút Start (Khởi động).
Nút Start nằm ở góc phía dưới bên trái màn hình, có biểu tượng logo Windows.
Windows 10 sẽ xử lý hầu hết các bản cập nhật driver thông qua tính năng Windows update. Quá trình này thường diễn ra tự động, tuy nhiên bạn có thể kiểm tra bản cập nhật mới nhất bất kỳ lúc nào.
Bước 2 - Nhấp chuột vào Settings (Cài đặt).
Bạn sẽ thấy nút này ở bên trái trình đơn Start (Khởi động). Có biểu tượng bánh xe.
Bước 3 - Nhấp chuột vào Update & security (Cập nhật & bảo mật).
Nếu không thấy tùy chọn này, nhấp chuột vào Home ở góc phía trên bên trái màn hình.
Bước 4 - Nhấp chuột vào Windows Update.
Bạn sẽ thấy tùy chọn này trong trình đơn điều hướng ở bên trái cửa sổ.
Bước 5 - Nhấp chuột vào Check for updates (Kiểm tra bản cập nhật).
Windows sẽ kiểm tra các bản cập nhật khả dụng, bao gồm cả cập nhật driver.
Bước 6 - Nhấp chuột vào Install updates (Cài đặt cập nhật) nếu có bản cập nhật khả dụng.
Đây là thao tác tiến hành tải bản cập nhật, có thể sẽ mất chút thời gian. Bạn có thể được yêu cầu khởi động lại máy sau khi cài đặt bản cập nhật.
Bước 7 - Kiểm tra driver theo cách thủ công.
Nếu thiết bị hay phần cứng không được cập nhật chính xác, bạn cần tải driver trực tiếp từ website của nhà sản xuất. Với đa số trường hợp, driver được cài đặt thông qua Windows Update.
Phương pháp 2 - Sử dụng Windows Update (Windows 8)
Bước 1 - Mở trình đơn Charms.
Bạn rê chuột vào góc phía trên bên phải màn hình, vuốt từ góc phải vào giữa màn hình, hoặc nhấn phím ⊞ Win+C.
Bước 2 - Nhấp chuột vào Settings (Cài đặt).
Bước 3 - Nhấp chuột vào Change PC settings (Thay đổi cài đặt PC).
Bước 4 - Nhấp chuột vào Update and recovery (Cập nhật và khôi phục).
Bước 5 - Nhấp chuột vào Windows Update.
Bước 6 - Nhấp chuột vào Check for updates (Kiểm tra cập nhật).
Bước 7 - Nhấp chuột vào View details (Xem chi tiết).
Bạn sẽ thấy tất cả bản cập nhật đang được cài đặt. Nhớ chọn tất cả bạn cập nhật vì chúng có thể được liệt kê thành "Optional" (tùy chọn) và không được chọn theo mặc định.
Bước 8 - Nhấp chuột vào Install (Cài đặt) nếu có bản cập nhật khả dụng.
Cập nhật bao gồm driver mới cho các phần cứng thông dụng. Thời gian cập nhật tùy thuộc vào số bản cập nhật khả dụng.
Bước 9 - Sử dụng Device Manager (Quản lý thiết bị) để cài driver bổ sung.
Windows Update trên Windows 8 không tự động tìm driver cho toàn bộ phần cứng. Có khả năng một hoặc nhiều thành phần cần được cập nhật qua Device Manager.
Phương pháp 3 - Sử dụng Windows Update (Windows 7)
Bước 1 - Nhấp chuột vào nút Start.
Bước 2 - Nhấp chuột vào nút Control Panel (Bảng điều khiển).
Bước 3 - Nhấp chuột vào tùy chọn System and Security (Hệ thống và Bảo mật).
Nếu bạn thấy danh sách biểu tượng thay vì danh mục, hãy chọn Windows Update trực tiếp trong trình đơn này.
Bước 4 - Nhấp chuột vào nút Windows Update.
Bước 5 - Nhấp chuột vào đường dẫn Optional updates (cập nhật tùy chọn) (nếu hiển thị).
Bạn sẽ thấy tùy chọn này ở ngay đầu cửa sổ. Cập nhật driver có thể được liệt kê trong đường dẫn Optional updates.
Bước 6 - Tích vào hộp thoại ứng với các phần cứng được liệt kê.
Nếu thấy danh sách cập nhật phần cứng, hãy tích vào hộp thoại tương ứng.
Bước 7 - Nhấp chuột vào OK.
Đây là thao tác đưa bạn trở về màn hình Windows Update.
Bước 8 - Nhấp chuột vào Install updates để tiến hành tải và cài đặt.
Thời gian phụ thuộc vào số bản cập nhật khả dụng. Bạn được yêu cầu khởi động lại máy tính sau khi cài đặt.
Bước 9 - Mở Device Manager để kiểm tra driver bổ sung.
Windows Update không tìm driver cho toàn bộ phần cứng. Có thể bạn cần phải kiểm tra driver mới qua Device Manager.
Phương pháp 4 - Sử dụng Device Manager (Trên tất cả phiên bản Windows)
Bước 1 - Nhấp chuột vào nút Start.
Chức năng Device Manager cho phép bạn xem toàn phần cứng được cài đặt trên máy. Bạn có thể dùng tính năng này để quét bản cập nhật driver.
Bước 2 - Gõ device manager vào trình đơn Start.
Bước 3 - Nhấp chuột vào Device Manager trong danh sách kết quả.
Bước 4 - Mở rộng danh mục để tìm phần cứng cần cập nhật driver.
Bạn sẽ thấy danh sách các phần cứng được sắp xếp theo danh mục. Mở rộng từng danh mục để xem từng phần cứng khác nhau được cài đặt trên máy tính.
Nếu có phần cứng chưa được cài đặt chính xác, bạn sẽ thấy nó được liệt kê trong mục (Thiết bị khác) dưới dạng (Thiết bị không xác định). Windows không thể tìm driver cho phần cứng này nên bạn cần tải driver từ website của nhà sản xuất.
Bước 5 - Nhấp chuột phải vào phần cứng muốn cập nhật.
Bước 6 - Nhấp chuột vào Update Driver Software (Cập nhật phần mềm driver).
Bước 7 - Nhấp chuột vào Search automatically for updated driver software (Tự động tìm kiếm bản cập nhật phần mềm driver).
Windows sẽ quét driver khả dụng để tải về máy.
Bước 8 - Nhấp chuột vào Install (Cài đặt) để cài đặt driver (nếu tìm thấy).
Nếu Windows tìm thấy bản cập nhật driver, nhấp chuột vào Install và làm theo hướng dẫn để cài đặt.
Phương pháp 5 - Cài đặt Driver theo cách thủ công (Trên mọi phiên bản Windows)
Bước 1 - Xác định phần cứng muốn cập nhật.
Khi cài đặt driver theo cách thủ công, bạn cần tải tập tin driver trực tiếp từ nhà sản xuất. Bạn cần biết nhà sản xuất và model của phần cứng mà bạn muốn cập nhật.
Nếu có laptop, bạn có thể tìm toàn bộ driver từ website của nhà sản xuất.
Bạn có thể tìm thông tin về model trong tài liệu đi kèm. Hoặc tìm trong Device Manager nếu Windows có thể nhận dạng phần cứng đó.
Bước 2 - Nhận dạng phần cứng không xác định.
Nếu phần cứng bạn muốn cập nhật được liệt kê là trong Device Manager, bạn có thể tìm hiểu trên mạng:
Nhấp chuột phải vào phần cứng chưa được nhận dạng và chọn (Đặc tính).
Nhấp chuột vào tab (Chi tiết) và chọn (Phần cứng Ids) trong trình đơn thả xuống.
Nhấp chuột phải vào danh mục ở ngay đầu và chọn (Sao chép). Dán văn bản vừa sao chép vào công cụ tìm kiếm yêu thích. Một số kết quả đầu tiên sẽ giúp bạn xác định nhà sản xuất và model phần cứng.
Nếu vẫn chưa xác định được phần cứng, bạn cần đọc tài liệu đi kèm hoặc tháo máy tính ra để nhận dạng phần cứng bằng mắt.
Bước 3 - Truy cập website của nhà sản xuất.
Sau khi xác định được phần cứng muốn cập nhật, bạn truy cập vào website của nhà sản xuất. Dưới đây là một số địa chỉ phổ biến. Nếu nhà sản xuất của bạn không có trong danh sách, bạn có thể tìm kiếm trên mạng:
Bo mạch chủ:
Gigabyte - gigabyte.com/support-downloads/download-center.aspx?ck=2
Intel - downloadcenter.intel.com
MSi - msi.com/service/download/
ASRock - asrock.com/support/download.asp
Asus - support.asus.com/download/options.aspx?SLanguage=en&type=1
Graphics:
NVIDIA - nvidia.com/Download/index.aspx?lang=en-us
AMD/ATI - support.amd.com/en-us/download
Laptop:
Dell - dell.com/support/home/us/en/19/Products/laptop?app=drivers
Gateway - gateway.com/worldwide/support/
HP - www8.hp.com/us/en/support-drivers.html
Lenovo - support.lenovo.com/us/en/products?tabName=Downloads
Toshiba - support.toshiba.com
Card mạng:
Linksys - linksys.com/us/support/
Netgear - downloadcenter.netgear.com/
Realtek - realtek.com.tw/downloads/
Trendnet - trendnet.com/downloads/
Driver tùy chọn:
Samsung - samsung.com/us/support/
Sony - sony.storagesupport.com/models/21
LG - lg.com/us/support
LiteOn - us.liteonit.com/us/service-support/download
Peripherals:
Creative - support.creative.com/welcome.aspx
Logitech - support.logitech.com/
Plantronics - plantronics.com/us/category/software/
Turtle Beach - support.turtlebeach.com/files/
Bước 4 - Tìm theo model phần cứng của bạn.
Quá trình tìm kiếm trên mỗi trang sẽ có đôi chút khác biệt, nhưng nhìn chung bạn có thể truy cập hoặc tìm kiếm theo model cụ thể. Tìm trang hỗ trợ của phần cứng bạn cần cập nhâjt.
Bước 5 - Tải tập tin driver.
Nhiều driver đi kèm trình cài đặt (tập tin .exe) hoặc một gói chứa phần mềm được thiết kế cho phần cứng. Các thiết bị đời cũ và không thông dụng thường có driver định dạng .zip. Đôi khi phần cứng đi kèm với phần mềm được liệt kê riêng rẽ trong driver.
Nếu không thấy driver khả dụng cho phiên bản Windows hiện tại, bạn có thể thử dùng driver của phiên bản trước đó. Ví dụ, nếu muốn tìm driver cho Windows 10 nhưng không thấy, hãy thử dùng driver của driver Windows 8. Không đảm bảo là driver sẽ hoạt động nhưng đây là lựa chọn duy nhất của bạn.
Bước 6 - Chạy trình cài đặt hoặc giải nén tập tin.
Nếu tải tập tin .exe, bạn có thể chạy tập tin và làm theo hướng dẫn để cài đặt driver. Nếu tải tập tin .zip, nhấp đúp chuột để mở tập, sao chép tập tin vào thư mục dễ truy cập hơn và đọc bước tiếp theo.
Nếu sử dụng trình cài đặt, bạn được yêu cầu khởi động lại máy tính sau khi cài đặt. Thông thường, bạn không cần cài đặt thêm bất kỳ phần mềm nào, trừ khi bạn muốn.
Bước 7 - Tự cài đặt driver.
Nếu driver dưới dạng tập tin .zip, bạn cần cài đặt theo cách thủ công. Bạn có thể thực hiện trong Device Manager.
Mở Device Manager, nhấp chuột phải vào phần cứng và chọn .
Chọn (Truy cập máy tính để tìm phần mềm driver).
Điều hướng tới vị trí lưu tập tin driver và chọn tập tin định dạng .inf trong thư mục.
Phương pháp 6 - Cập nhật driver trên Mac
Bước 1 - Nhấp chuột vào trình đơn Apple.
Apple xử lý tất cả bản cập nhật driver được phát hành cho phần cứng của Mac.
Bước 2 - Nhấp chuột vào tùy chọn App Store.
Đây là thao tác mở tab Updates trên App Store. Các bản cập nhật khả dụng sẽ được liệt kê tại đây, bao gồm cả cập nhật phần cứng.
Bước 3 - Nhấp chuột vào nút Update All (Cập nhật toàn bộ).
Đây là thao tác tải các bản cập nhật khả dụng. Ngoài ra, bạn có thể chọn cài đặt từng driver riêng biệt.
Bước 4 - Đợi tải và cài đặt cập nhật.
Mac sẽ yêu cầu bạn khởi động lại máy sau khi cài đặt.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90an-len-b%E1%BA%B1ng-ng%C3%B3n-tay | Cách để Đan len bằng ngón tay | Đan len bằng các ngón tay là một hoạt động vừa năng suất vừa thú vị mà bạn có thể làm trong thời gian rảnh. Khi đan xong, bạn sẽ có một sợi dây bằng len tuyệt đẹp với nhiều công dụng khác nhau, chẳng hạn như để làm móc treo chìa khóa, làm dây buộc tóc, thắt lưng hoặc dây đeo túi xách. Hoạt động này rất vui và đơn giản, cả nhà ai cũng làm được!
Phương pháp 1 - Quấn len
Bước 1 - Kẹp sợi len vào giữa ngón cái và ngón trỏ của bàn tay không thuận, chừa lại một đoạn len ngắn (phần "đuôi" len).
Nhấn chặt ngón cái vào cạnh ngón trỏ để giữ chặt sợi len. Xoay lòng bàn tay hướng vào mặt.
Bước 2 - Bắt đầu quấn len.
Hướng lòng bàn tay vào mặt, lấy đầu dài hơn, hay "đầu để đan", của sợi len vòng ra đằng sau ngón trỏ, quấn lên ngón giữa, vòng ra sau ngón nhẫn và quấn lên ngón út. Trong khi quấn len, bạn nhớ giữ chặt phần đuôi len giữa ngón cái và ngón trỏ.
Bước 3 - Vòng quay lại và tiếp tục quấn.
Khi quấn đến ngón út thì bạn sẽ vòng sợi len quanh ngón út và tiếp tục quấn xen kẽ. Sau khi quấn sợi len quanh ngón út, hãy vòng sợi len lên trên ngón nhẫn, luồn ra sau ngón giữa và vòng lên trên ngón trỏ.
Bước 4 - Lặp lại các thao tác này.
Quấn sợi len quanh ngón trỏ và lặp lại các bước như hàng đầu tiên: vòng sợi len ra sau ngón trỏ, quấn lên ngón giữa, vòng ra sau ngón nhẫn, quấn lên trên và vòng xung quanh ngón út. Khi quấn xong, trên mỗi ngón tay sẽ có hai vòng tròn.
Phương pháp 2 - Bắt đầu đan
Bước 1 - Lộn vòng len phía dưới lên trên.
Bắt đầu từ ngón tay trỏ, bạn sẽ cầm vòng tròn bên dưới và lộn lên trên (vòng trên) và kéo ra khỏi ngón tay. Khi lộn xong, vòng tròn phía dưới sẽ nằm sau ngón trỏ.
Bước 2 - Lặp lại với ba ngón tay tiếp theo.
Lộn vòng bên dưới lên trên và kéo ra khỏi ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út. Khi kết thúc, trên mỗi ngón tay chỉ còn lại một vòng len.
Bước 3 - Chỉnh lại vị trí các vòng len.
Dùng tay thuận (tay không quấn len) kéo các vòng len xuống dưới để chúng sát vào gốc ngón tay hơn và không dễ tuột ra ngoài.
Bước 4 - Tiếp tục quấn len.
Bạn cầm đầu sợi len (đang kẹp ở giữa ngón trỏ và ngón giữa) và quấn lên ngón giữa, vòng ra sau ngón nhẫn và quấn vòng quanh ngón út. Tiếp tục quấn theo hướng ngược lại bằng cách quấn lên ngón nhẫn, vòng ra sau ngón giữa và quấn vòng quanh ngón trỏ. Sau khi kết thúc, trên mỗi ngón tay lại có hai vòng len.
Bước 5 - Lặp lại thao tác lộn vòng bên dưới lên trên.
Giống như đã làm ở trên, bạn sẽ bắt đầu với ngón trỏ, lộn vòng bên dưới lên trên (vòng trên) và kéo ra khỏi ngón tay. Lặp lại với ba ngón còn lại cho đến khi trên mỗi ngón tay chỉ còn lại một vòng.
Bước 6 - Chỉnh lại vị trí các vòng len.
Bạn tiếp tục dùng bàn tay thuận (tay rảnh) nhẹ nhàng đẩy các vòng len xuống dưới để chúng gần với gốc ngón tay hơn và chừa lại khoảng trống để tiếp tục quấn len.
Bước 7 - Lặp lại các bước trên (quấn len, lộn các vòng len và chỉnh lại vị trí) bao lâu tùy ý.
Một sợi dây len sẽ hình thành ở sau bàn tay, do đó bạn có thể dễ dàng đo được độ dài sản phẩm của mình. Đừng ngại kéo nhẹ cho sợi dây chặt lại khi đan.
Phương pháp 3 - Kết thúc
Bước 1 - Ngừng quấn len.
Khi sợi dây đã đạt độ dài mong muốn, hãy dừng lại khi trên mỗi ngón tay còn một vòng len, ngay sau khi bạn lộn vòng bên dưới lên mà không tiếp tục quấn len nữa.
Bước 2 - Kết thúc ngón trỏ.
Bạn sẽ kéo vòng len còn lại ra khỏi ngón trỏ và lồng vào ngón giữa. Tiếp theo, lộn vòng len phía dưới ngón giữa ra sau tay.
Bước 3 - Kết thúc ngón giữa.
Kéo vòng len còn lại ra khỏi ngón giữa và lồng vào ngón nhẫn. Tiếp theo, lộn vòng len phía dưới ngón nhẫn ra sau tay.
Bước 4 - Kết thúc ngón nhẫn.
Kéo vòng len còn lại ra khỏi ngón nhẫn và lồng vào ngón út. Tiếp theo, lộn vòng len phía dưới ngón út ra sau tay. Khi kết thúc, trên ngón út sẽ chỉ còn lại một vòng len.
Bước 5 - Kéo vòng len ra khỏi ngón út.
Hãy cẩn thận để vòng tròn này không thít lại khi bạn kéo nó ra khỏi tay.
Bước 6 - Cắt sợi len, chừa lại một đoạn cách vòng len một vài cm.
Bạn nhớ chừa lại một đoạn, đừng cắt sát.
Bước 7 - Kéo đầu sợi len vừa cắt qua vòng tròn.
Bạn có thể kéo mạnh vài lần để vòng tròn thít chặt quanh sợi len.
Bước 8 - Kéo chặt đầu sợi len còn lại (đuôi len).
Quay lại tìm đuôi len lúc đầu và kéo chặt. Nếu muốn, bạn có thể thắt một nút ở đầu này cho chắc chắn.
Bước 9 - Kết thúc.
Nếu muốn sợi dây tạo thành hình tròn (để làm vòng tay, băng đô, v.v.) thì bạn có thể buộc chặt hai đầu lại với nhau. Nếu không thì đến bước này là xong rồi.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%AFt-ch%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%99-im-l%E1%BA%B7ng-tr%C3%AAn-iPhone | Cách để tắt chế độ im lặng trên iPhone | Có phải bạn cần tắt chế độ im lặng trên iPhone? Trong trường hợp này, bạn có thể thực hiện hai cách, bao gồm sử dụng nút vật lý trên điện thoại và tạo nút Home ảo. Đây là bài viết hướng dẫn cách tắt chế độ im lặng trên mọi iPhone, bao gồm iPhone X, 11, 12 và 13.
Phương pháp 1 - Sử dụng nút vật lý
Bước 1 - Đẩy nút gạt sang vị trí che đi vạch màu cam.
Bạn sẽ thấy nút gạt ở phía trên nút âm lượng. Khi bạn không thấy vạch màu cam, điều đó có nghĩa là chế độ im lặng đã được tắt và điện thoại sẽ đổ chuông.
Nếu bạn thấy vạch màu cam, chế độ im lặng đã được bật và điện thoại sẽ không đổ chuông.
Bước 2 - Thay đổi thiết lập của chế độ im lặng.
Mở hoặc để điều chỉnh thiết lập nếu điện thoại rung khi chế độ im lặng được bật.
Bước 3 - Bật hoặc tắt "Change with Buttons" (Thay đổi bằng nút) để thay đổi nhạc chuông và âm lượng.
Ví dụ, nếu bạn không chọn nhạc chuông, điện thoại sẽ không đổ chuông khi bạn tắt chế độ im lặng.
Bạn cũng có thể chọn nhạc chuông, chế độ rung và âm thanh khác trong phần hoặc .
Phương pháp 2 - Sử dụng AssistiveTouch (nút Home ảo)
Bước 1 - Mở Settings.
Đây là ứng dụng có biểu tượng bánh răng trên nền màu xám nhạt.
Bước 2 - Chạm vào Accessibility (Trợ năng).
Bạn cần vuốt xuống trình đơn để thấy lựa chọn này bên cạnh biểu tượng hình người trong vòng tròn.
Bước 3 - Chạm vào Touch (Cảm ứng).
Đây là lựa chọn bên dưới tiêu đề "Physical And Motor" (Thể chất và vận động) bên cạnh biểu tượng ngón tay.
Bước 4 - Chạm vào AssistiveTouch và chạm vào nút trượt để bật tính năng này .
Nút trượt màu xanh lá cho biết tính năng đã được bật. Khi bạn bật AssistiveTouch, dấu chấm màu xám sẽ hiển thị trên màn hình để bạn xem thêm nhiều lựa chọn khi chạm vào, chẳng hạn như bật hoặc tắt chế độ im lặng.
Hoặc, bạn có thể nói "Hey Siri, turn on AssistiveTouch" (Hey siri, vui lòng bật AssistiveTouch) và bỏ qua một vài bước trong trình đơn.
Bước 5 - Chạm vào chấm tròn màu xám trên màn hình.
Đây là thao tác mở trình đơn AssistiveTouch.
Bước 6 - Chạm vào Device (Thiết bị).
Biểu tượng này trông giống như iPhone của bạn.
Bước 7 - Chạm vào Mute/Unmute (Tắt tiếng/Bật tiếng).
Đây là lựa chọn bên cạnh biểu tượng chiếc chuông có hoặc không có dấu gạch ngang, tuỳ thuộc vào việc điện thoại của bạn có đang tắt tiếng hay không. Bạn sẽ thấy thông báo xác nhận "Silent Mode Off/On" (Chế độ im lặng đã tắt/bật) ở phía trên màn hình sau khi bạn chọn lựa chọn trong trình đơn AssistiveTouch.
Vì trình đơn AssistiveTouch có chức năng như nút vật lý, nên điện thoại có thể gặp lỗi phản hồi nếu bạn sử dụng cả hai. Nếu bạn không chắc, hãy khởi động lại điện thoại.
Nếu đang dùng hệ điều hành iOS 14, bạn có thể thiết lập AssistiveTouch sao cho bạn chỉ cần chạm vào mặt sau của điện thoại để tắt chế độ im lặng. Hãy mở để thiết lập.
Đối với điện thoại iPhone cũ (không sử dụng hệ điều hành iOS 14), bạn có thể thiết lập chạm một lần, chạm hai lần hoặc nhấn giữ trên biểu tượng AssistiveTouch để bật và tắt chế độ im lặng. Để thiết lập, bạn cần mở và chọn "Single-tap" (Chạm một lần), "Double-tap" (Chạm hai lần) hoặc "Long Press" (Nhấn giữ). Cuối cùng, chọn (Tắt tiếng) để chỉ định thao tác dành cho việc tắt chế độ im lặng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/V%C6%B0%E1%BB%A3t-qua-Ch%E1%BB%A9ng-S%E1%BB%A3-S%C3%A2n-kh%E1%BA%A5u | Cách để Vượt qua Chứng Sợ Sân khấu | Thậm chí những người trình diễn chuyên nghiệp nhất cũng có thể mắc chứng sợ sân khấu. Sợ sân khấu là một chứng bệnh thông thường có thể xảy ra với bất cứ ai từ những diễn viên ở Broadway cho tới những người dẫn chương trình chuyên nghiệp. Nếu bạn mắc chứng sợ sân khấu, có thể bạn sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng, run rẩy hay thậm chí hoàn toàn kiệt sức khi nghĩ tới việc phải trình diễn trước khán giả. Nhưng đừng lo lắng - bạn có thể vượt qua chứng sợ sân khấu bằng việc rèn luyện cơ thể và trí óc để thư giãn và thử một vài thủ thuật dưới đây. Nếu bạn muốn biết cách làm thế nào để vượt qua nỗi sợ sân khấu, hãy làm theo những bước sau. Trước khi đọc, hãy đảm bảo bạn biết rằng trình diễn cùng với một ai đó sẽ giúp ích cho bạn. Hoặc việc có nhiều bạn bè thân thiết làm khán giả cũng sẽ giúp bạn rất nhiều.
Phương pháp 1 - Vượt qua Chứng sợ sân khấu trong Ngày trình diễn
Bước 1 - Thả lỏng cơ thể.
Để vượt qua nỗi sợ hãi sân khấu, có một vài điều bạn có thể làm để thư giãn cơ thể trước khi lên sân khấu. Giảm căng thẳng cơ thể có thể giúp bạn ổn định giọng nói và thư giãn đầu óc. Tập lại lời thoại của bản thân. Nếu bạn làm sai, đừng hoảng loạn! Hãy giả vờ như bạn đang diễn. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để thư giãn cơ thể trước khi biểu diễn.
Làm ấm cổ họng để ổn định giọng nói
Ăn một quả chuối trước khi biểu diễn. Nó sẽ giúp làm giảm cảm giác trống rỗng hay cồn cào trong bụng nhưng sẽ không khiến bạn bị đầy bụng.
Nhai kẹo cao su. Nhai kẹo cao su giúp làm giảm căng thẳng ở quai hàm. Tuy nhiên, đừng nhai kẹo quá lâu hoặc trong lúc bụng đang trống rỗng nếu không bạn có thể sẽ bị rối loạn hệ tiêu hóa.
Vươn vai. Co duỗi chân, tay, lưng và vai là một cách tuyệt vời khác để giảm áp lực cơ thể.
Bước 2 - Thiền.
Vào buổi sáng trước khi biểu diễn, hay thậm chí là một tiếng trước đó, hãy dành ra 15 đến 20 phút để ngồi thiền. Tìm một nơi yên tĩnh bạn có thể ngồi thoải mái trên sàn. Nhắm mắt và tập trung vào việc hít thở và thư giãn cơ thể.
Đặt tay lên đùi và ngồi khoanh chân.
Cố gắng đạt tới mức bạn không còn nghĩ về bất cứ điều gì khác - đặc biệt là buổi diễn của bạn, ngoại trừ việc thư giãn từng bộ phận cơ thể.
Bước 3 - Tránh các chất caffeine.
Trừ phi bạn nghiện caffeine, còn không đừng sử dụng caffeine trong ngày biểu diễn. Có thể bạn nghĩ rằng điều đó giúp bạn có thêm năng lượng, tuy nhiên trên thực tế nó sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng và bồn chồn hơn.
Bước 4 - Hẹn "giờ tắt" cho nỗi lo lắng của bạn.
Vào ngày biểu diễn, hãy tự nhủ với bản thân rằng bạn được phép lo lắng trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng sau đó - ví dụ như sau 3 giờ - tất cả những lo lắng cần phải biến mất. Đặt mục tiêu và tự hứa với bản thân mình sẽ giúp điều đó dễ dàng được thực hiện hơn.
Bước 5 - Tập thể dục.
Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng và gia tăng hàm lượng hooc-môn endorphin. Dành ít nhất 30 phút vận động trong ngày biểu diễn, hoặc ít nhất là đi bộ trong vòng 30 phút. Đều này sẽ giúp cơ thể bạn sẵn sàng cho một màn trình diễn tuyệt vời.
Bước 6 - Cười càng nhiều càng tốt.
Xem phim hài vào buổi sáng, bật video yêu thích của bạn trên YouTube, hoặc dành buổi chiều đi chơi cùng người vui tính nhất trong công ty. Cười nhiều sẽ giúp bạn thư giãn và thoát khỏi lo lắng.
Bước 7 - Đến sớm.
Đến nơi biểu diễn sớm hơn tất cả khán giả. Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu căn phòng sẽ được lấp đầy sau khi bạn đến thay vì trước. Đến sớm sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và khiến bạn bớt cảm thấy vội vã và bình tĩnh hơn.
Bước 8 - Nói chuyện với khán giả.
Một vài người thích ngồi ở ghế khán giả và bắt đầu tán gẫu với mọi người để có thêm tự tin. Điều này sẽ giúp bạn nhìn nhận khán giả như những người bình thường giống bạn, và sẽ giúp bạn kiểm soát được kỳ vọng của bản thân. Bạn cũng có thể ngồi vào ghế khán giả khi đã chật kín người và không nói với bất cứ ai về việc bạn là ai - dĩ nhiên là điều này sẽ chỉ hiệu quả nếu bạn không hóa trang.
Bước 9 - Tưởng tượng người bạn thích đang ngồi dưới ghế khán giả.
Thay vì tưởng tượng tất cả khán giả đang mặc đồ lót - điều khá là kỳ quặc - bạn có thể tưởng tượng rằng tất cả những người ngồi bên dưới đó đều là người bạn thích. Người đó yêu bạn và sẽ luôn lắng nghe và đồng tình với bất cứ điều gì bạn nói hay làm. Người đó sẽ cười đúng lúc, động viên bạn và vỗ tay thật lớn khi màn biểu diễn kết thúc.
Bước 10 - Uống nước cam.
Uống nước cam trước khi biểu diễn 30 phút có thể giúp giảm huyết áp và lo lắng.
Bước 11 - Đọc lời bài hát hoặc bài thơ yêu thích.
Chìm đắm trong giai điệu quen thuộc mà bạn thích sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và tự tin hơn. Nếu bạn cảm thấy thoải mái với việc đọc lời bài hát hay bài thơ, bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi truyền tải những lời thoại của bản thân một cách dễ dàng và uyển chuyển.
Phương pháp 2 - Vượt qua Chứng sợ sân khấu cho Bài phát biểu hoặc Thuyết trình
Bước 1 - Làm cho nó trở nên thú vị.
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng một phần lý do bạn mắc chứng sợ sân khấu là bởi bạn lo lắng tất cả mọi người sẽ nghĩ rằng bạn nhàm chán. Ừ thì, bạn có thể lo lắng về việc trở nên nhàm chán bởi bài phát biểu của bạn thực sự không hề thú vị. Thậm chí kể cả khi bạn phải thuyết trình hay nói chuyện về một chủ đề vô cùng cứng nhắc, hãy nghĩ cách để khiến nó trở nên dễ hiểu và lôi cuốn hơn. Bạn sẽ bớt cảm thấy lo lắng về việc thuyết trình nếu bạn biết rằng nội dung của mình sẽ vô cùng thú vị.
Nếu thích hợp, hãy tạo một chút tiếng cười. Kể một vài câu chuyện cười sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và làm cho khán giả cảm thấy thoải mái hơn.
Bước 2 - Cân nhắc tới khán giả của bạn.
Khi bạn soạn thảo và luyện tập bài thuyết trình của mình, hãy cân nhắc tới nhu cầu, kiến thức và kỳ vọng của khán giả. Nếu bạn đang nói với những khán giả trẻ, hãy điều chỉnh nội dung, giọng nói, và bài phát biểu nếu cần. Nếu khán giả của bạn là những người lớn tuổi và khó tính hơn, hãy tỏ ra thực tế và lô-gích hơn. Bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng nếu bạn biết rằng bạn thật sự có thể tiếp cận với những khán giả của mình.
Bước 3 - Đừng nói với mọi người rằng bạn căng thẳng.
Đừng bước lên sân khấu và đùa về việc bạn cảm thấy lo lắng. Mọi người sẽ cho rằng bạn tự tin hơn chỉ bởi vì bạn đã lên sân khấu. Thông báo rằng bạn đang lo lắng có thể sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn, nhưng khán giả sẽ mất lòng tin ở bạn thay vì tập trung.
Bước 4 - Thu băng.
Quay video bài thuyết trình của mình. Làm như vậy cho đến khi bạn nhìn vào video và nghĩ, "Ồ, một bài phát biểu thật tuyệt vời!" Nếu bạn không hài lòng với biểu hiện của mình trong băng, bạn cũng sẽ không hài lòng khi bạn xuất hiện thật sự. Tiếp tục quay phim cho tới khi bạn làm được. Khi lên sân khấu, hãy nhớ tới việc bạn trông tuyệt vời như thế nào trong băng ghi hình và tự nhủ với bản thân rằng mình có thể làm tốt hơn.
Bước 5 - Di chuyển nhưng đừng liên tục.
Bạn có thể thổi bay lo lắng và tiếp cận được với khán giả khi di chuyển qua lại trên sân khấu. Nếu bạn di chuyển với năng lượng và cử chỉ nhằm nhấn mạnh, bạn sẽ vượt qua được nỗi sợ sân khấu chỉ bằng điều đó. Nhưng đừng cử động liên tục bằng việc di chuyển cả hai tay, nghịch tóc, micro hay giấy ghi bài phát biểu, thuyết trình.
Ngọ nguậy liên tục sẽ chỉ khiến bạn thêm căng thẳng và làm cho khán giả của bạn nhận ra được rằng bạn đang không thoải mái.
Bước 6 - Nói chậm.
Chứng sợ hãi sân khấu của diễn giả thường thể hiện bằng việc nói quá nhanh. Có thể bạn nói nhanh bởi bạn lo lắng và muốn bài phát biểu, thuyết trình mau chóng kết thúc, nhưng điều này thật sự sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc truyền tải ý kiến của mình và tiếp cận với khán giả. Hầu hết mọi người nói nhanh thường không nhận ra được rằng họ đang làm vậy, vì vậy hãy nhớ dừng lại một vài giây sau mỗi ý kiến và cho khán giả thời gian để phản ứng với những luận điểm quan trọng.
Nói chậm cũng sẽ giúp bạn ít bị vấp từ hoặc phát âm sai hơn.
Hẹn giờ bài phát biểu của bạn trước. Làm quen với tốc độ bạn cần để hoàn thành bài phát biểu trong một khoảng thời gian thích hợp. Cầm một chiếc đồng hồ đeo tay và thỉnh thoảng nhìn giờ để đảm bảo bạn đang làm đúng.
Bước 7 - Hỏi người khác về việc bạn đã làm.
Nếu bạn thật sự muốn cải thiện chứng sợ sân khấu, bạn nên hỏi khán giả của mình bạn đã thực hiện như thế nào bằng việc đề nghị họ đưa ý kiến phản hồi, phát phiếu khảo sát hoặc nhờ đồng nghiệp của bạn đưa ra những ý kiến chân thành. Biết được bản thân đã làm tốt và tiến bộ như thế nào sẽ giúp bạn tự tin hơn trong lần tiếp theo phải lên sân khấu.
Phương pháp 3 - Kế hoạch Tổng thể để Vượt qua Chứng sợ sân khấu
Bước 1 - Giả vờ tự tin.
Kể cả khi tay bạn đang run lên cầm cập và tim bạn như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, hãy tỏ ra như bạn là người bình tĩnh nhất thế gian. Ngẩng cao đầu và cười thật tươi và đừng nói với bất cứ ai về việc bạn cảm thấy lo lắng như thế nào. Duy trì điều đó khi lên sân khấu và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tự tin thật sự.
Nhìn thẳng thay vì nhìn xuống sàn nhà.
Đừng buông thõng vai.
Bước 2 - Tự tạo một nghi thức.
Thực hiện một nghi thức nào đó trong ngày biểu diễn. Có thể là đi bộ 5 km vào buổi sáng ngày biểu diễn, "bữa ăn cuối" trước khi lên biểu diễn hay thậm chí hát một bài hát nhất định hay mang tất may mắn. Làm bất cứ thứ gì bạn cần để giúp bản thân hướng tới thành công.
Vòng may mắn cũng là một phần của nghi lễ. Đó có thể là một món đồ trang sức quan trọng với bạn hay một con thú bông ngốc nghếch sẽ khích lệ bạn trong phòng thay đồ.
Bước 3 - Suy nghĩ tích cực.
Tập trung vào kết quả tuyệt vời của bài phát biểu hay biểu diễn thay vì những sai lầm có thể xảy ra. Chống lại mỗi suy nghĩ tiêu cực của bạn bằng năm suy nghĩ tích cực. Giữ một tờ ghi nhớ ghi những cụm từ khích lệ trong túi, hoặc là bất cứ điều gì bạn cần để tập trung vào những lợi ích mà màn biểu diễn sẽ mang lại cho bạn thay vì cứ mãi suy nghĩ về những sợ hãi và lo lắng bạn có thể cảm thấy.
Bước 4 - Xin lời khuyên từ những người chuyên nghiệp.
Nếu bạn có một người bạn là người biểu diễn chuyên nghiệp, cho dù là đóng kịch hay thuyết trình, hãy xin lời khuyên từ họ. Có thể bạn sẽ học được một vài mánh lới mới và được an ủi bởi sự thật rằng hầu hết mọi người đều sợ sân khấu cho dù họ có tỏ ra tự tin như thế nào đi nữa.
Phương pháp 4 - Vượt qua Chứng sợ sân khấu khi Diễn xuất
Bước 1 - Hình dung sự thành công.
Trước khi lên sân khấu, hãy tưởng tượng rằng bạn đã hoàn thành nó một cách xuất sắc. Tưởng tượng tiếng hoan hô, nụ cười trên gương mặt của khán giả, lời khen của các bạn diễn hoặc của giám đốc về việc bạn đã làm tốt như thế nào. Bạn càng tập trung hình dung về kết quả tốt đẹp nhất thay vì lo lắng đến những viễn cảnh tồi tệ nhất, khả năng thành công sẽ càng cao hơn. Tưởng tượng bạn đã có một màn trình diễn vô cùng tuyệt vời trên sân khấu từ quan điểm của một khán giả.
Bắt đầu sớm. Bắt đầu hình dung về sự thành công từ lần thứ hai bạn nhận vai diễn. Tập thói quen tưởng tượng ra việc tuyệt vời mà bạn sẽ làm.
Khi tới gần ngày bắt đầu, bạn có thể tích cực hình dung ra sự thành công bằng việc tưởng tượng ra điều tuyệt vời mà bạn sẽ làm mỗi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng khi bạn thức dậy.
Bước 2 - Luyện tập càng nhiều càng tốt.
Luyện tập cho tới khi bạn nhớ. Ghi nhớ lời thoại của người nói trước bạn, để bạn nhận ra được lượt nói của mình. Luyện tập trước gia đình, bạn bè và thú bông hay thậm chí là trước ghế trống, để bạn làm quen với việc biểu diễn trước người khác.
Một phần nỗi sợ hãi sân khấu tới từ suy nghĩ bạn sẽ quên lời thoại và không biết phải làm gì. Cách tốt nhất để tránh quên lời thoại đó là càng thuộc chúng càng tốt.
Luyện tập trước người khác sẽ giúp bạn làm quen với sự thật rằng bạn sẽ không đọc lời thoại một mình. Chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ chúng khi bạn chỉ có một mình trong phòng nhưng đó sẽ là một việc hoàn toàn khác khi bạn phải đối mặt với khán giả.
Bước 3 - Nhập tâm vào nhân vật.
Nếu bạn thực sự muốn vượt qua nỗi sợ hãi sân khấu, hãy cố gắng nhập tâm vào hành động, suy nghĩ và tâm tư của nhân vật. Bạn càng hòa mình vào vai diễn bạn sẽ càng có khả năng quên được nỗi lo lắng của bản thân. Hãy tưởng tượng rằng bạn chính là nhân vật đó thay vì một diễn viên nhút nhát đang cố đóng vai họ.
Bước 4 - Theo dõi màn biểu diễn của chính bạn.
Xây dựng sự tự tin ở bản thân bằng việc đọc lời thoại trước gương. Thậm chí bạn có thể ghi hình màn biểu diễn của mình để xem bạn tuyệt vời đến thế nào và để tìm ra những điều cần được cải thiện. Nếu bạn tiếp tục ghi hình và quan sát bản thân cho tới khi bạn biết rằng bạn đã làm được, bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn trên sân khấu.
Tự quan sát bản thân biểu diễn cũng sẽ giúp bạn chế ngự được cảm giác sợ hãi những điều bạn không rõ. Nếu bạn biết chính xác bạn trông như thế nào, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trên sân khấu.
Theo dõi phong cách của bản thân, nhìn cách mà bạn di chuyển tay khi phát biểu.
Lưu ý: có thể điều này không hiệu quả với tất cả mọi người. Thủ thuật này có thể sẽ khiến một vài người cảm thấy lúng túng và để ý tới từng cử động của cơ thể họ. Nếu việc quan sát bản thân khiến bạn cảm thấy lo lắng, hãy tránh sử dụng phương cách này.
Bước 5 - Học cách ứng biến.
Ứng biến là một kỹ năng mà tất cả những diễn viên tài ba đều phải nắm rõ. Ứng biến sẽ giúp bạn chuẩn bị cho một tình huống ngoài dự kiến trên sân khấu. Nhiều diễn viên và người biểu diễn thường cảm thấy lo lắng về việc quên hay nhầm lẫn lời thoại tới nỗi họ không cân nhắc tới việc những diễn viên khác cũng sẽ mắc sai lầm giống vậy; biết cách ứng biến sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn với việc biểu diễn và sẵn sàng đối phó với bất cứ điều gì xảy ra.
Ứng biến cũng sẽ giúp bạn nhận ra rằng bạn không thể kiểm soát tất cả màn biểu diễn. Nó không mang ý nghĩa bạn cần phải làm mọi thứ thật hoàn hảo - mà là về khả năng đối phó với bất cứ tình huống nào.
Đừng tỏ ra hoảng hốt hay bối rối nếu có gì đó ngoài dự kiến xảy ra. Hãy nhớ rằng khán giả không có kịch bản và họ sẽ chỉ biết được có điều gì đó không đúng nếu biểu lộ của bạn quá hiển nhiên.
Bước 6 - Cử động cơ thể.
Duy trì hoạt động thể lực trước và trong suốt màn biểu diễn sẽ giúp bạn giảm lo lắng và giữ được sự quan tâm của khán giả. Dĩ nhiên bạn chỉ nên di chuyển khi nhân vật của bạn phải di chuyển, nhưng hãy tận dụng tối đa những động tác và cử chỉ đó để cơ thể của bạn có thể trở nên thoải mái hơn
Bước 7 - Ngừng suy nghĩ.
Một khi đã lên sân khấu, hãy tập trung vào lời thoại, cơ thể và nét mặt của bạn. Đừng lãng phí thời gian suy nghĩ và tự hỏi bản thân những câu hỏi khó chịu. Tận hưởng màn biểu diễn của mình và hòa mình vào trong khoảnh khắc đó, dù bạn đang hát, nhảy hay kể chuyện. Nếu bạn biết cách khóa suy nghĩ và hoàn toàn hòa mình vào màn biểu diễn, khán giả của bạn sẽ biết được điều đó.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%B1-x%E1%BB%8F-khuy%C3%AAn-r%E1%BB%91n-t%E1%BA%A1i-nh%C3%A0 | Cách để Tự xỏ khuyên rốn tại nhà | Mốt xỏ khuyên rốn ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Vì nhiều lý do, một số người chọn cách tự xỏ khuyên rốn. Nếu định tự xỏ khuyên tại nhà, bạn hãy đọc tiếp bài viết này. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng xỏ khuyên ở cơ sở chuyên nghiệp bao giờ cũng an toàn hơn.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị xỏ khuyên
Bước 1 - Chuẩn bị dụng cụ thích hợp.
Dụng cụ thích hợp là yếu tố rất cần thiết khi xỏ khuyên rốn; nếu không, lỗ xỏ khuyên có thể tiến triển xấu hoặc bị nhiễm trùng nặng. Để xỏ khuyên rốn một cách an toàn nhất có thể, bạn sẽ cần:
Một kim xỏ khuyên vô trùng cỡ 14G, một khuyên rốn cỡ 14G làm bằng thép không gỉ, titan hoặc bioplast, cồn tẩy rửa hoặc gạc tẩm cồn, bút đánh dấu có thể dùng trên cơ thể, một kẹp xỏ khuyên và vài miếng bông gòn.
Bạn không nên dùng kim khâu, kim băng hay súng bấm khuyên để xỏ khuyên rốn, vì những vật này không an toàn và không đem lại kết quả tốt.
Bước 2 - Tạo môi trường sạch sẽ.
Trước khi bắt đầu xỏ khuyên rốn, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Xịt mặt bàn bằng chất khử trùng (không phải thuốc sát trùng).
Bước 3 - Rửa tay.
Đừng quên rửa bàn tay (và cả cẳng tay) trong nước ấm! Mọi thứ đều phải hoàn toàn vô trùng. Một biện pháp an toàn hơn nữa là đeo găng tay latex (nếu là găng tay vô trùng và không bỏ ra ngoài). Lau khô tay bằng khăn giấy – không dùng khăn vải xốp, vì đó có thể là nơi vi khuẩn trú ngụ.
Bước 4 - Khử trùng kẹp, kim xỏ khuyên và khuyên rốn.
Những dụng cụ mới (bạn nên mua dụng cụ xỏ khuyên mới) thường ở trong bao bì vô trùng. Tuy nhiên, nếu dụng cụ không có bao bì hoặc đã được dùng rồi, bạn sẽ phải khử trùng trước khi xỏ khuyên.
Bạn cũng có thể khử trùng bằng cách ngâm các dụng cụ trong cồn tẩy rửa khoảng 1-2 phút.
Lấy các dụng cụ ra khỏi cồn (đeo găng tay latex nếu có thể) và đặt tất cả lên tờ khăn giấy sạch cho thật khô.
Bước 5 - Lau sạch vùng da xung quanh rốn.
Trước khi xỏ khuyên, bạn cần làm sạch kỹ xung quanh rốn để loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt da. Tốt nhất là bạn nên dùng gel sát trùng chăm sóc da chuyên để xỏ khuyên (như Bactine) hoặc cồn tẩy rửa.
Tẩm nhiều cồn hoặc chất sát trùng vào bông gòn và lau kỹ vùng da sắp xỏ khuyên. Chờ cho khô hoàn toàn trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
Nếu dùng cồn để sát trùng, điều quan trọng là bạn cần dùng cồn có nồng độ isopropanol trên 70% để đạt hiệu quả sát trùng cần thiết.
Nếu cần, bạn hãy dùng tăm bông hoặc một vật tương tự để sát trùng trong rốn. Nhớ làm sạch cả bên trên và bên dưới vị trí định xỏ khuyên.
Bước 6 - Đánh dấu vị trí xỏ khuyên.
Trước khi xỏ khuyên, bạn nên xác định điểm kim đâm vào và điểm kim đâm ra, vì vây việc dùng bút đánh dấu điểm vào và ra của kim xỏ khuyên là ý hay. Lỗ xỏ khuyên nên cách rốn khoảng 1 cm.
Người ta thường xỏ khuyên bên trên rốn thay vì bên dưới, nhưng bạn có thể chọn vị trí tùy theo ý thích.
Dùng gương nhỏ cầm tay để kiểm tra xem hai điểm đánh dấu có thẳng hàng theo chiều dọc hoặc chiều ngang không. Chỉ thực hiện việc này trong tư thế đứng, vì bụng của bạn sẽ bị gập lại khi ngồi và bạn không thể canh thẳng được.
Bước 7 - Nghĩ xem có nên gây tê vùng da xỏ khuyên không.
Một số người sợ đau có thể muốn gây tê vùng da xung quanh rốn bằng đá viên gói trong khăn trước khi xỏ khuyên.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng da sẽ bi cứng và dai khi được làm tê bằng nước đá khiến cho kim khó xuyên qua hơn.
Một cách khác là dùng tăm bông thoa một chút gel gây tê (như loại gel gây tê nướu trước khi tiêm) vào vùng da.
Bước 8 - Lúc này, bạn có thể vặn “đầu” chiếc khuyên rốn và tháo ra (để nguyên phần đuôi khuyên).
Như vậy bạn sẽ không phải lúng túng khi đang phải giữ cố định cả kẹp và kim.
Phương pháp 2 - Xỏ khuyên
Bước 1 - Kẹp vùng da đã lau sạch.
Bây giờ bạn có thể bắt đầu xỏ khuyên! Dùng kẹp xỏ khuyên để kẹp vùng da rốn và kéo ra xa người một chút.
Điểm đâm kim vào được đánh dấu nên ở giữa nửa dưới của kẹp, và điểm đâm kim ra sẽ ở giữa nửa trên của kẹp.
Nhớ cầm kẹp bằng tay không thuận, vì bạn cần dùng tay khỏe và vững vàng hơn để cầm kim.
Bước 2 - Chuẩn bị kim.
Bạn cần dùng kim xỏ khuyên vô trùng cỡ 14G. Loại kim này rỗng ở giữa, giúp bạn dễ dàng đeo khuyên rốn vào khi bạn đẩy kim qua.
Bước 3 - Xỏ kim từ dưới lên.
Canh đầu nhọn của kim trùng với điểm đánh dấu ở phần dưới của kẹp. Hít một hơi sâu và đẩy chiếc kim xuyên qua da với một động tác mượt mà, đảm bảo đầu ra của kim trùng với điểm đánh dấu ở phần trên của kẹp.
Đừng bao giờ xuyên kim từ trên xuống. Bạn cần phải nhìn thấy điểm ra của kim, mà việc này thì không thể nếu bạn xuyên kim từ trên xuống.
Tư thế đứng khi xỏ khuyên là tốt nhất, vì bạn sẽ dễ thao tác nhất và quan sát được việc đang làm khi đứng. Nhưng nếu sợ bị choáng ngất, bạn hãy nằm xuống khi xỏ khuyên (không ngồi!)
Đừng lo nếu lỗ xỏ khuyên có chảy máu chút ít – hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ cần dùng tăm bông sạch nhúng dung dịch muối để lau sạch máu.
Bước 4 - Đeo khuyên rốn.
Đặt đuôi trang sức đã tháo đầu vào lỗ rỗng của kim (trang sức sẽ gần như bằng hoặc nhỏ hơn kim một chút) và đẩy kim ra cùng với trang sức. KHÔNG kéo kim ra. Bạn cần phải giữ nguyên sự tiếp xúc giữa kim và khuyên rốn để sự chuyển tiếp được mượt mà. Chiếc kim sẽ rơi ra khỏi đuôi trang sức khi ra khỏi da, vì vậy bạn cần sẵn sàng bắt lấy.
Cố gắng đừng kéo kim ra quá sớm trước khi trang sức đã xuyên qua hẳn!
Lấy đầu trang sức mà bạn đã tháo ra trước đó vặn lại vào đuôi trang sức. Tuyệt vời! Vậy là rốn của bạn đã được đeo khuyên!
Bước 5 - Rửa tay và lau lỗ xỏ khuyên.
Ngay sau khi hoàn tất, bạn hãy rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, sau đó dùng bông gòn nhúng dung dịch muối hoặc dung dịch rửa vết thương và lau xung quanh lỗ xỏ khuyên thật nhẹ nhàng.
Đây là chế độ vệ sinh trong ngày đầu tiên và tất nhiên là quan trọng nhất. Bạn nên dành vài phút để lau rửa thật kỹ.
Đừng kéo lỗ xỏ khuyên. Bạn hãy lau rửa và để yên cho lỗ xỏ khuyên lành lại. Bạn có thể bị nhiễm trùng nếu chạm vào hoặc nghịch khuyên.
Phương pháp 3 - Thực hiện đúng các bước chăm sóc sau khi xỏ khuyên
Bước 1 - Chăm sóc lỗ xỏ khuyên.
Công việc của bạn vẫn chưa xong đâu! Nhớ rằng lỗ xỏ khuyên mới cũng là vết thương hở, vì vậy một điều cực kỳ quan trọng là bạn phải duy trì chế độ vệ sinh nghiêm ngặt trong vài tháng sau đó. Bạn sẽ phải tiếp tục thực hiện việc này cho đến khi lỗ xỏ khuyên lành hẳn để ngăn ngừa nhiễm trùng và ngứa.
Rửa lỗ xỏ khuyên bằng xà phòng diệt khuẩn mỗi ngày một lần. Tránh dùng cồn tẩy rửa, oxy già hoặc thuốc mỡ, vì các chất này có thể gây khô và kích ứng da nếu dùng hàng ngày.
Bước 2 - Rửa bằng dung dịch muối.
Một cách rất hay để lỗ xỏ khuyên sạch và không bị nhiễm trùng là rửa bằng dung dịch muối. Bạn có thể mua dung dịch muối ở hiệu thuốc hoặc ở cơ sở xỏ khuyên, hoặc tự pha nước muối ở nhà bằng muối biển không chứa i ốt với 1 cốc nước ấm.
Nhúng tăm bông vào dung dịch và cẩn thận lau xung quanh cả hai đầu của lỗ xỏ khuyên.
Đẩy nhẹ trang sức từ đầu này ra đầu kia để lau rửa cả trang sức.
Bước 3 - Tránh bơi lội ở bất cứ vùng nước nào.
Dù là sông, hồ hay bồn tắm nước nóng, bạn cần tránh ngâm nước trong vài tháng đầu, vì nước có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn và dễ dàng gây nhiễm trùng cho lỗ xỏ khuyên.
Bước 4 - Chờ một thời gian cho lỗ xỏ khuyên lành.
Nếu bạn thấy có dịch trong hoặc trắng thì nghĩa là vết thương đang lành bình thường. Bất cứ thứ gì có màu hoặc mùi đều là dấu hiệu nhiễm trùng và cần phải được bác sĩ kiểm tra.
Một số chuyên gia khuyến khích thực hiện chế độ chăm sóc nghiêm ngặt trong 4-6 tháng sau khi xỏ khuyên rốn. Sau 2 tháng, bạn hãy đánh giá tình trạng lỗ xỏ khuyên.
Đừng nghịch khuyên! Bạn cần để yên cho lỗ xỏ khuyên lành lại trước khi thay khuyên. Bạn có thể thay đầu trang sức, nhưng đừng động đến phần đuôi. Hành động này không những gây đau mà còn làm chậm quá trình chữa lành.
Bước 5 - Chú ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng.
Ngay cả khi có vẻ như đã lành, lỗ xỏ khuyên vẫn có thể bị nhiễm trùng. Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng (các dấu hiệu bao gồm sưng, đau, chảy máu hoặc rỉ dịch), bạn hãy chườm ấm cách 3-4 tiếng một lần, sau đó rửa vết thương bằng dung dịch sát trùng và bôi kem kháng sinh.
Nếu không thấy đỡ trong vòng 24 tiếng, bạn hãy gọi cho bác sĩ.
Nếu không muốn đến bác sĩ, bạn có thể đến gặp thợ xỏ khuyên. Họ sẽ giúp bạn điều chỉnh chế độ chăm sóc và cung cấp cho bạn các sản phẩm chuyên dụng.
Đừng bao giờ tháo khuyên rốn ra khi điều trị nhiễm trùng – hành động này sẽ chỉ khiến ổ nhiễm trùng có nguy cơ bị kẹt bên trong lỗ xỏ khuyên.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Li%C3%AAn-h%E1%BB%87-Gmail | Cách để Liên hệ Gmail | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng trung tâm trợ giúp của Gmail, cũng như cách gửi phản hồi đến Google khi gặp vấn đề với Gmail.
Phương pháp 1 - Khắc phục những sự cố Gmail thường gặp
Bước 1 - Đổi hoặc đặt lại mật khẩu Gmail
Một trong những lý do phổ biến khiến người dùng muốn liên hệ Google hoặc Gmail là thiết lập lại mật khẩu tài khoản Gmail mà họ đã quên. Bạn có thể đặt lại mật khẩu tài khoản từ trang web trên máy tính.
Nếu biết mật khẩu và chỉ muốn thay đổi, bạn có thể tiến hành trên cả trang web máy tính và ứng dụng di động.
Bước 2 - Làm quen với những quy tắc cơ bản của Gmail.
Nếu bạn chưa quen với Gmail, đặc biệt là phiên bản mới, hãy đọc bài hướng dẫn cách sử dụng Gmail để giải quyết vấn đề.
Bước 3 - Chặn email từ những người gửi không mong muốn
Bạn có thể ngăn những email từ người gửi không mong muốn bằng cách chặn địa chỉ email họ.
Bước 4 - Đánh dấu email không mong muốn là thư rác
Nếu đang nhận email không mong muốn từ các dịch vụ hoặc thuê bao, bạn có thể đánh dấu chúng là thư rác (spam) để chỉ định Gmail rằng những email tương tự trong tương lai cũng cần được gửi vào thư mục Spam.
Bước 5 - Thêm liên hệ vào tài khoản
Bạn có thể thêm liên hệ vào tài khoản Gmail bằng ứng dụng Contacts (Danh bạ) ngay trong hộp thư đến.
Bước 6 - Khôi phục email đã xóa
Nếu muốn tìm lại email mà bạn vô tình xóa trong 30 ngày vừa rồi, bạn có thể khôi phục từ trong thùng rác (Trash).
Bạn cũng có thể kiểm tra thư mục email được lưu trữ bằng cách nhấp vào (Tất cả thư) ở bên trái hộp thư đến Gmail, nhưng trước tiên bạn cần nhấp vào (Danh sách mở rộng) và cuộn xuống trên phần này.
Bước 7 - Cập nhật ứng dụng Gmail nếu cần thiết.
Nếu ứng dụng di động Gmail chưa được cập nhật, bạn có thể gặp phải vấn đề với mọi thứ từ quá trình đồng bộ hóa đến việc đăng nhập. Hãy cập nhật ứng dụng (tùy theo điện thoại thông minh) bằng cách:
Trên iPhone — Mở ứng dụng {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/5\/55\/Iphoneappstoreicon.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/55\/Iphoneappstoreicon.png\/30px-Iphoneappstoreicon.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} , nhấn vào (Cập nhật) và nhấn vào nút nằm bên phải biểu tượng ứng dụng Gmail (nếu có).
Trên Android — Mở ứng dụng {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/1\/1e\/Androidgoogleplay.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/1e\/Androidgoogleplay.png\/26px-Androidgoogleplay.png","smallWidth":460,"smallHeight":531,"bigWidth":26,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} , nhấn vào biểu tượng , chọn (Trò chơi & ứng dụng của tôi) và nhấn vào nút nằm bên phải biểu tượng ứng dụng Gmail (nếu có).
Phương pháp 2 - Bằng Gmail Support Center
Bước 1 - Mở trang Gmail Help (Gmail Trợ giúp).
Truy cập https://support.google.com/mail/ bằng trình duyệt web trên máy tính.
Bước 2 - Chọn danh mục chủ đề.
Nhấp vào một trong những danh mục bên dưới thanh tìm kiếm trên trang Help. Danh mục sẽ mở rộng và hiển thị những chủ đề liên quan bên dưới.
Bạn cũng có thể tìm chủ đề bằng cách nhấp vào khung tìm kiếm ở gần đầu trang, nhập từ khóa hoặc câu mô tả vấn đề của bạn rồi chọn chủ đề thích hợp nhất hiện ra trong trình đơn thả xuống.
Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, hãy thử chọn danh mục (Những bài viết phổ biến).
Bước 3 - Chọn chủ đề.
Nhấp vào một trong các tiêu đề hiện ra bên dưới danh mục mà bạn chọn.
Bước 4 - Chọn bài viết trợ giúp.
Nhấp vào một trong những liên kết phía dưới tiêu đề của chủ đề. Trang của bài viết sẽ mở ra.
Bước 5 - Điền vào biểu mẫu nếu cần thiết.
Một số bài viết hỗ trợ sẽ yêu cầu bạn nhập thông tin hoặc chọn loại vấn đề mà bạn gặp phải. Khi đó, hãy tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để tiếp tục.
Bước 6 - Đọc xuyên suốt toàn bộ bài viết hỗ trợ trước khi tiếp tục.
Sau khi đến được bài viết, bạn cần chắc chắn rằng mình đọc toàn bộ thông tin trước khi thử tiến hành theo hướng dẫn trong bài viết.
Bước 7 - Tiến hành theo các bước trong bài viết hỗ trợ.
Quá trình này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề Gmail; nếu không, bạn có thể quay lại với trang Gmail Help và chọn danh mục chủ đề, chủ đề và bài viết khác để thử khắc phục lỗi.
Phương pháp 3 - Báo cáo lỗi với Gmail
Bước 1 - Mở Gmail.
Truy cập https://www.gmail.com/ bằng trình duyệt web của máy tính. Hộp thư đến Gmail sẽ mở ra nếu bạn đã đăng nhập tài khoản Google Account trên trình duyệt.
Nếu chưa đăng nhập Google Account, bạn cần nhập địa chỉ email, nhấp (Tiếp theo), nhập mật khẩu Gmail rồi nhấp tiếp vào để đăng nhập.
Nếu bạn không nhớ mật khẩu Gmail, hãy thiết lập lại và đăng nhập bằng mật khẩu mới.
Bước 2 - Đi đến trang Gmail đã gặp lỗi.
Nếu bạn đang báo cáo lên Google về lỗi cụ thể đối với hộp thư đến Gmail, hãy điều hướng đến trang bị lỗi và đảm bảo rằng vấn đề vẫn đang hiển thị trên màn hình trước khi tiếp tục.
Bỏ qua bước này nếu bạn không gặp lỗi với Gmail.
Bước 3 - Nhấp vào biểu tượng "Settings" (Cài đặt).
Biểu tượng này ở phía trên bên phải trang Gmail. Một trình đơn sẽ thả xuống.
Bước 4 - Nhấp vào Send feedback (Gửi phản hồi).
Tùy chọn này nằm cuối trình đơn thả xuống. Một biểu mẫu sẽ mở ra.
Bước 5 - Nhập phản hồi của bạn.
Nhấp vào khung văn bản "Send feedback" màu trắng ở đầu biểu mẫu, sau đó nhập nội dung mà bạn muốn báo cáo với Google.
Bước 6 - Chọn vùng để chụp màn hình.
Nhấp vào chụp ảnh màn hình bên dưới khung văn bản, sau đó nhấp và kéo chuột trên vùng mà bạn muốn chọn. Nhấp (Xong) để lưu ảnh chụp màn hình.
Nếu vấn đề bạn đang báo cáo không hẳn là lỗi trên Gmail, hãy bỏ đánh dấu ô "Include screenshot" (Bao gồm ảnh chụp màn hình).
Bước 7 - Nhấp vào nút SEND (Gửi) nằm cuối biểu mẫu.
Báo cáo lỗi sẽ được gửi cho nhóm hỗ trợ của Gmail.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-b%C3%A1t-%C4%91%C4%A9a-d%C3%B9ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-trong-l%C3%B2-vi-s%C3%B3ng | Cách để Nhận biết bát đĩa dùng được trong lò vi sóng | Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn không nên cho bát đĩa và vật liệu không phù hợp vào lò vi sóng. Vật liệu không phù hợp cho lò vi sóng có thể bị chảy, nứt hoặc bị hỏng trong lò vi sóng và cũng có thể khiến hóa chất chảy vào thức ăn, gây cháy nổ hoặc làm hỏng lò vi sóng. Không phải loại bát đĩa nào an toàn cho lò vi sóng cũng được dán nhãn, nhưng thật may mắn khi bạn có thể áp dụng một cách kiểm tra đơn giản để xác định xem những vật dụng đó có an toàn cho lò vi sóng hay không.
Phương pháp 1 - Kiểm tra đĩa
Bước 1 - Lấy một cốc nước.
Để kiểm tra xem đĩa có an toàn với lò vi sóng hay không, bạn có thể cho đĩa và cốc nước vào lò vi sóng. Hãy tìm cốc thủy tinh hoặc cốc sứ dùng được trong lò vi sóng và đổ nước đầy ¾ cốc.
Quan trọng là bạn phải dùng cốc dùng được trong lò vi sóng, kẻo việc kiểm tra sẽ không hiệu quả.
Để chắc chắn, bạn hãy tìm cốc có nhãn ghi an toàn cho lò vi sóng ở dưới đáy.
Bước 2 - Làm nóng đĩa và cốc nước trong lò vi sóng.
Đặt cốc nước và đĩa cần kiểm tra cạnh nhau trong lò vi sóng. Việc tiếp theo là làm nóng cả hai vật dụng ở chế độ nhiệt cao nhất trong một phút.
Nếu đĩa quá to và không thể đặt cạnh cốc nước, bạn cứ đặt cốc trên (hoặc trong) đĩa.
Để tăng nguồn nhiệt của lò vi sóng lên cao nhất, bạn cần tìm nút Power (Nguồn), Menu (Trình đơn) hoặc Settings (Cài đặt).
Bước 3 - Sờ vào để kiểm tra.
Sau một phút, bạn sẽ đeo găng tay nhà bếp hoặc dùng miếng nhấc nồi để lấy cốc nước ra. Tiếp theo, hãy đặt tay lên đĩa cần kiểm tra để cảm nhận độ ấm:
Đĩa cho lò vi sóng khi đĩa ấm và nước thì không nóng. Đĩa ấm là do hấp thụ nhiệt.
Đĩa cho lò vi sóng khi đĩa không ấm nhưng nước thì ấm. Đĩa không ấm là do không hấp thụ nhiệt.
Lưu ý, phần giữa của đĩa có thể ấm nếu bạn đã đặt cốc nước bên trên hoặc trong đó.
Bước 4 - Ghi chú lên đĩa.
Để biết đĩa nào an toàn hay không an toàn cho lò vi sóng, bạn sẽ dùng bút lông không trôi để ghi chú kết quả bên dưới đĩa.
Bạn có thể ghi chú bằng nhiều cách. Ví dụ: dùng mặt cười, chữ M hoặc hai đường gợn sóng để ghi chú dưới đáy của những chiếc đĩa dùng được trong lò vi sóng.
Đừng quên ghi chú trên đĩa không an toàn cho lò vi sóng. Bạn có thể dùng mặt buồn, chữ M bị gạch ngang hoặc một số dấu hiệu khác.
Phương pháp 2 - Nhận diện vật liệu an toàn cho lò vi sóng
Bước 1 - Tìm nhãn an toàn cho lò vi sóng.
Cách đơn giản nhất giúp bạn nhận biết đĩa hoặc dụng cụ ăn uống có an toàn cho lò vi sóng hay không là xem nhãn dưới đáy vật dụng. Ba yếu tố cho biết đĩa phù hợp để cho vào lò vi sóng là:
Cụm từ “microwave safe” (An toàn cho lò vi sóng)
Cụm từ “microwave friendly” (Phù hợp với lò vi sóng)
Những đường ngang gợn sóng
Bước 2 - Hầu hết đồ gốm, thủy tinh, sành sứ đều có thể cho vào lò vi sóng.
Đa phần các loại bát đĩa gốm, thủy tinh, sành và sứ đều an toàn để dùng trong lò vi sóng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các ngoại lệ sau:
Nhà sản xuất cho biết đĩa không dùng được trong lò vi sóng
Đĩa có lớp sơn hoặc phần trang trí từ chất liệu kim loại, chẳng hạn như đường viền vàng hoặc bạc
Bát đĩa được phủ lớp tráng men có chất liệu chì
Bước 3 - Nhận biết các thương hiệu cung cấp sản phẩm an toàn cho lò vi sóng.
Rất nhiều công ty sản xuất dụng cụ ăn uống chịu nhiệt có thể dùng được trong lò vi sóng. Sau đây là một vài cái tên chuyên sản xuất các vật dùng này:
Anchor Hocking
Duralex
Pyrex
Corningware
Visions
Bước 4 - Một số sản phẩm giấy có thể dùng được trong lò vi sóng.
Vài sản phẩm giấy an toàn cho lò vi sóng gồm có giấy nến, đĩa giấy màu trắng, khăn ăn và khăn giấy.
Để đảm bảo thức ăn không bị dính mực hoặc màu nhuộm, bạn không nên dùng sản phẩm giấy được in hình ảnh, logo hoặc chữ viết.
Bước 5 - Tìm hiểu thời điểm và cách sử dụng vật liệu nhựa trong lò vi sóng.
Một số vật dụng ăn uống và màng bọc thực phẩm được sản xuất để dùng trong lò vi sóng, và những vật liệu này không chứa chất làm dẻo có thể dính vào thức ăn.
Nếu bạn muốn cho vật dụng ăn uống bằng nhựa vào lò vi sóng, hãy đảm bảo đó là loại sản phẩm phù hợp.
Khi sử dụng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng, bạn cần đảm bảo màng bọc không chạm vào thức ăn.
Phương pháp 3 - Tránh vật liệu không thể cho vào lò vi sóng
Bước 1 - Đừng cho kim loại vào lò vi sóng.
Trừ khi bạn tuân thủ các nguyên tắc an toàn một cách nghiêm ngặt, việc cho kim loại vào lò vi sóng là không hề an toàn. Sau đây là những vật dụng không thể cho vào lò vi sóng:
Đĩa và cốc có lớp sơn kim loại
Đĩa và cốc có đường viền trang trí kim loại
Dây buộc lõi thép
Hộp đựng thức ăn có đường viền hoặc tay cầm bằng kim loại
Giấy bạc
Dụng cụ ăn uống bằng kim loại
Bước 2 - Nhận diện đĩa được tráng men chì.
Lớp men chì đã từng được sử dụng cho rất nhiều dụng cụ ăn uống và vẫn còn được dùng tại nhiều quốc gia. Bạn không nên dùng đĩa có lớp men chì để đựng thức ăn, vì chì có thể bám vào thức ăn. Chì vô cùng độc hại và việc ăn phải thực phẩm nhiễm chì rất có hại cho sức khỏe. Nếu bạn cho bát đĩa có lớp men chì vào lò vi sóng, thực phẩm sẽ nhiễm nhiều chì hơn. Một số vật dụng thường có lớp men chì là:
Vật dụng gốm có lớp phủ bóng hoặc trong suốt
Vật dụng được làm theo cách thủ công
Vật dụng có màu tươi sáng và sặc sỡ ở mặt trong
Bát đĩa cổ
Vật dụng bóng loáng và có phần trang trí cầu kỳ
Bước 3 - Không cho hộp đựng thực phẩm lạnh vào lò vi sóng.
Những loại hộp đựng thức ăn bằng nhựa chỉ dùng cho tủ lạnh thường không thể chịu nhiệt và không phù hợp với lò vi sóng. Bạn cần tránh cho hộp đựng các loại thực phẩm sau vào lò vi sóng:
Sữa chua
Bơ hoặc margarine
Phô mai tươi
Bước 4 - Tránh sản phẩm giấy nâu.
Cục Kiểm dịch và An toàn Thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết mặc dù sản phẩm giấy trắng an toàn để cho vào lò vi sóng, nhưng sản phẩm giấy nâu thì ngược lại.
Các sản phẩm này bao gồm túi nâu đựng thức ăn và khăn giấy ăn màu nâu.
Tương tự như vậy, giấy báo cũng không an toàn để dùng trong lò vi sóng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-Keo-d%C3%ADnh-S%C3%B3t-l%E1%BA%A1i-t%E1%BB%AB-Nh%C3%A3n-d%C3%A1n | Cách để Loại bỏ Keo dính Sót lại từ Nhãn dán | Keo dính còn sót lại từ nhãn dán có thể gây cảm giác khó chịu và cũng rất khó xử lý. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể làm sạch keo một cách dễ dàng. Tuy nhiên, hiệu quả cũng tùy thuộc vào độ bám của keo. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một số cách để loại bỏ keo dính còn sót lại từ nhãn dán.
Chuyên gia trong lĩnh vực vệ sinh Michelle Driscoll khuyên như sau: "Cách xử lý yêu thích của tôi là dùng sự kết hợp đơn giản giữa dầu ăn và muối nở. Chỉ cần khuấy 2 thìa canh dầu ăn với 3 thìa canh muối nở để tạo hỗn hợp bột đặc. Dùng các ngón tay chà hỗn hợp lên vật dụng đến khi lớp keo bong hết và lau sạch bằng khăn giấy."
Phương pháp 1 - Chà, ấn và cạo
Bước 1 - Cạo lớp keo bằng dao, kéo, hoặc thẻ tín dụng cũ.
Nếu dùng vật sắc để cạo, bạn nhớ đặt phần lưỡi dao hay lưỡi kéo sát xuống bề mặt, nếu không bạn có thể lỡ tay cứa vào bề mặt vật dụng mà bạn đang cố gắng làm sạch. Việc dùng thẻ tín dụng cũ giúp bạn cạo lớp keo một cách thoải mái mà không lo làm hỏng bề mặt vật dụng.
Cẩn thận khi dùng dao hoặc kéo trên bề mặt thủy tinh hay kim loại. Những bề mặt này thường dễ bị trầy xước. Bạn hãy thử dùng một trong các phương pháp khác để loại bỏ phần keo dính trên thủy tinh hoặc kim loại.
Nhớ cạo theo hướng ra xa cơ thể để tránh bị thương.
Bước 2 - Quấn băng keo hai mặt quanh các ngón tay và ấn vào lớp keo.
Đảm bảo băng keo hai mặt được quấn chặt xung quanh ngón trỏ và ngón giữa với mặt dính nằm bên ngoài. Ấn băng keo vào lớp keo trên bề mặt vật dụng rồi kéo ra. Chú ý xem keo có dính vào băng keo không và lặp lại thao tác trên cho đến khi làm sạch keo hết mức có thể.
Bước 3 - Dùng ngón tay chà keo thành các viên tròn.
Cách này sẽ hiệu quả hơn nếu keo còn mới và không quá dính. Dùng ngón tay chà lên toàn bộ bề mặt phần keo, vừa chà vừa ấn liên tục. Lớp keo sẽ bị vo lại thành các viên tròn để bạn có thể dễ dàng bóc chúng ra khỏi bề mặt.
Nếu băng keo mất độ dính trước khi hoàn tất thao tác, bạn có thể xoay băng keo sang chỗ khác hoặc dùng một đoạn băng keo mới.
Bước 4 - Dùng khăn giấy ướt để chà phần keo còn sót lại.
Bạn có thể dùng khăn giấy ướt đa năng hoặc khăn giấy ướt vệ sinh chà lên vết keo cho đến khi sờ vào không còn thấy dính nữa. Có thể bạn phải đợi cho bề mặt vật dụng khô đi và chà thêm vài lần nữa để loại bỏ hoàn toàn keo.
Phương pháp 2 - Dùng nước xà phòng và giấm
Bước 1 - Chuẩn bị một chậu nước xà phòng.
Phương pháp này hiệu quả nhất đối với các vật dụng như lọ thủy tinh có thể làm ướt và ngâm mà không sợ hư hỏng. Hãy chọn đồ đựng như chậu có thể chứa được vật dụng cần xử lý và vài cốc nước. Pha nước rửa bát với nước ấm và đổ vào chậu.
Đừng đổ nước đến miệng chậu, nếu không nước sẽ tràn ra ngoài khi bạn cho vật dụng vào ngâm.
Bước 2 - Ngâm bề mặt vật dụng trong nửa tiếng.
Chẳng hạn như với lọ thủy tinh, bạn cần đảm bảo nhãn dán và phần keo phải ngập hẳn trong nước. Sau nửa tiếng, keo sẽ bị hòa tan và bong một cách dễ dàng.
Bước 3 - Chà bề mặt vật dụng bằng nước xà phòng.
Sau khi ngâm vật dụng trong nửa tiếng, bạn có thể dễ dàng xử lý phần keo còn sót lại. Hãy làm ướt khăn hoặc giẻ và chà lên vật dụng cho đến khi keo bong ra.
Bước 4 - Dùng giấm chà sạch phần keo còn sót.
Nếu vẫn còn keo bám chặt trên bề mặt vật dụng, bạn hãy thêm giấm vào chậu nước. Vết keo còn sót sẽ mềm ra sau khi ngâm và dễ dàng bong ra dưới tác dụng của giấm.
Không dùng giấm trên các vật liệu như cẩm thạch, đá, nhôm hoặc gang. Giấm có thể ăn mòn và gây hư hại các bề mặt này.
Phương pháp 3 - Dùng các sản phẩm gia dụng khác
Bước 1 - Đeo găng tay dùng một lần và bảo vệ khu vực xử lý.
Một số sản phẩm gia dụng dùng trong phương pháp này có thể gây kích ứng da, do đó bạn cần đảm bảo dùng găng tay latex để tránh tình trạng này. Nếu chọn thao tác trên bàn hoặc tủ bếp, bạn nhớ dùng giấy báo phủ lên trước khi bắt đầu.
Bước 2 - Chọn sản phẩm phù hợp với bề mặt vật dụng.
Sản phẩm thích hợp sẽ tùy thuộc vào bề mặt mà bạn cần làm sạch cũng như lượng keo dính trên đó. Tránh dùng sản phẩm chứa dầu cho bề mặt xốp, và cẩn thận với sản phẩm có tính ăn mòn như giấm khi xử lý bề mặt đá và kim loại. Một số sản phẩm gia dụng có hiệu quả hơn nhiều so với các sản phẩm chuyên dùng để tẩy keo dính của nhãn dán
Bước 3 - Sử dụng cồn tẩy rửa để xử lý hầu hết các bề mặt.
Có lẽ đây là lựa chọn tốt nhất của bạn vì cồn không để lại dấu vết, nhanh khô và có hiệu quả nhất trong việc trung hòa keo. Nếu không có cồn tẩy rửa, bạn có thể dùng rượu vodka. Tránh loại rượu ngọt như rum vì chúng để lại cảm giác bết dính.
Tẩm cồn vào giẻ hoặc khăn và chà mạnh lên bề mặt vật dụng.
Sau khi chà 15 giây, bạn hãy kiểm tra lượng keo còn sót lại trên bề mặt vật dụng. Tiếp tục chà cho đến khi sạch keo.
Bước 4 - Sử dụng dầu ăn cho những bề mặt xốp khác.
Vết keo dính trên bề mặt vật dụng sẽ dễ dàng được làm sạch hơn khi ngấm dầu ăn. Vì dầu ăn không có các hóa chất mạnh nên đây là giải pháp tuyệt vời cho các bề mặt dễ hư hại. Tuy nhiên, một số bề mặt lại ngấm dầu và bị ố; vì vậy, hãy tránh dùng dầu ăn trên vật liệu xốp như gỗ hoặc vải. Nếu không chắc chắn, bạn nên thử thoa dầu ăn lên một điểm nhỏ khó thấy trên bề mặt vật dụng. Nếu có thể lau sạch dầu mà không để lại vết ố thì bạn cứ tiếp tục.
Thấm một ít dầu vào khăn giấy và đắp lên bề mặt vật dụng.
Chờ vài phút cho dầu ngấm vào keo.
Lấy khăn giấy ra rồi cạo hoặc chà sạch keo.
Bước 5 - Khuấy 2 thìa canh dầu ăn và 3 thìa canh muối nở.
Muối nở kết hợp với dầu ăn sẽ tạo thành hỗn hợp bột đặc mà bạn có thể dùng để làm sạch keo dính còn sót lại trên bề mặt vật dụng. Hãy dùng ngón tay chà hỗn hợp bột đặc lên lớp keo. Muối nở và dầu sẽ làm bong lớp keo mà không làm trầy xước bề mặt vật dụng. Sau khi lớp keo đã bong, bạn dùng khăn giấy lau sạch phần hỗn hợp còn thừa.
Bạn có thể bảo quản hỗn hợp còn thừa trong túi nhựa và sử dụng vào lúc khác.
Bước 6 - Chà giấm lên phần keo cứng đầu.
Mặc dù bạn có thể mất nhiều thời gian hơn so với khi dùng cồn, nhưng việc dùng giấm sẽ giúp bạn chà sạch phần keo dễ dàng hơn. Nhớ pha loãng giấm với một chút nước để có hiệu quả tốt nhất. Tránh dùng giấm trên các vật liệu như cẩm thạch, đá, nhôm hoặc gang. Các vật liệu này có thể bị hư hại khi tiếp xúc với giấm.
Tẩm giấm vào giẻ hoặc khăn và chà mạnh lên bề mặt vật dụng.
Sau khi chà 15 giây, bạn hãy kiểm tra lượng keo còn sót lại trên bề mặt vật dụng. Tiếp tục chà cho đến khi sạch keo.
Bước 7 - Phết bơ lạc lên phần keo.
Bơ lạc là lựa chọn thay thế an toàn cho nhiều sản phẩm chứa a-xít, chất dầu trong bơ lạc là một giải pháp tuyệt vời để loại bỏ phần keo. Nếu bạn không biết chắc phải dùng sản phẩm gì trên bề mặt nào đó, bơ lạc sẽ là một lựa chọn an toàn.
Phết bơ lạc lên bề mặt có keo và để yên trong 15 phút.
Lau sạch bơ lạc; phần lớn keo cũng sẽ bong ra theo.
Bước 8 - Dùng sản phẩm chuyên dụng như Goo Gone.
Sản phẩm này chuyên dùng để loại bỏ vết keo dính còn sót lại từ nhãn dán và an toàn cho hầu hết các bề mặt nhưng cũng thường để lại vết dầu.
Thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Bạn sẽ biết sản phẩm an toàn trên bề mặt nào và cách sử dụng.
Bước 9 - Làm sạch keo bằng mayonnaise.
Vì có chứa cả giấm và dầu, mayonnaise rất thích hợp để làm sạch keo. Tuy nhiên, bạn nên nhớ tránh dùng cho các bề mặt xốp như gỗ, nhựa và vải, vì mayonnaise có thể làm ố các chất liệu này.
Phết mayonnaise lên phần keo.
Chà bề mặt vật dụng cho đến khi sạch keo.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-M%C3%A8o-m%C3%B9 | Cách để Chăm sóc Mèo mù | Tuổi cao sức yếu, bệnh tật hoặc tổn thương là những nguyên nhân làm cho mèo bị mù lòa. Mặc dù đây là biến cố không mấy tốt đẹp đối với bạn lẫn mèo của mình, nhưng không có nghĩa cuộc sống hạnh phúc và tràn đầy sẽ chấm dứt. Thật vậy, mèo cưng sẽ thích nghi với hiện trạng mới và bạn có thể nỗ lực nhằm mang lại cho chúng một cuộc sống đầy niềm vui. Bạn có thể chăm sóc mèo bị mù bằng cách đưa chúng đi khám bác sĩ thú y, dọn dẹp đồ đạc trong nhà, và tìm cách thức mới để chơi đùa với chúng. Dưới đây là hướng dẫn cách để chăm sóc mèo mù và bạn có thể tham khảo áp dụng cho người bạn của mình.
Phương pháp 1 - Xác định Tình trạng Mù lòa ở Mèo
Bước 1 - Sắp xếp cuộc hẹn với bác sĩ thú y.
Nếu nghi ngờ mèo bị mù, bạn nên đưa chúng đi khám bác sĩ ngay lập tức. Một số bệnh mù lòa có thể khắc phục nếu được chữa trị kịp thời. Ví dụ nếu mèo bị mù do tăng huyết áp, thì có thể cho chúng uống thuốc hằng ngày để khôi phục thị lực cũng như ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác có thể nảy sinh.
Mèo cưng cần được bác sĩ thú y thăm khám thường xuyên ngay cả khi chúng trông có vẻ khỏe mạnh. Việc chẩn đoán và trị bệnh sớm có khả năng phòng ngừa tình trạng mèo bị mù lòa.
Bước 2 - Quan sát dấu hiệu cho thấy mèo trở nên mù lòa.
Đôi khi mèo sẽ bị mù trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Sau khi mèo gần như hoặc bị mù hoàn toàn, bạn sẽ nhận thấy một số hành vi bất thường ở chúng. Quan sát con mèo để xác định xem nó có bị mù hay không. Một số hành vi xuất hiện ở mèo mù bao gồm:
bối rối với khung cảnh xung quanh
đâm vào đồ đạc và vật dụng trong nhà
nhảy hoặc tiếp đất hụt mà mèo từng rất điêu luyện khi thực hiện những động tác này
ngại di chuyển xung quanh hoặc thám hiểm bên ngoài
dụi hoặc nheo mắt
Bước 3 - Kiểm tra triệu chứng mù lòa ở mắt mèo.
Nếu nghi ngờ hành vi của mèo cho thấy chúng trở nên mù lòa, bạn nên kiểm tra mắt để xem có gì khác thường hay không. Ngay cả khi dấu hiệu mù lòa không xuất hiện, bạn vẫn nên kiểm tra mắt mèo thường xuyên để phát hiện triệu chứng mù lòa sớm. Một số triệu chứng mù ở mèo bao gồm:
mắt không phản ứng với ánh sáng, đồng tử giãn ra
mắt mờ đục, viêm nhiễm, hoặc đổi màu
mắt chảy hoặc đầm đìa nước mắt
Phương pháp 2 - Sắp xếp Chỗ ở cho Mèo mù
Bước 1 - Hạn chế chướng ngại vật trong nhà.
Vì trong thời gian đầu mèo sẽ gặp khó khăn trong việc định hướng trong nhà, bạn cần tạo điều kiện tốt nhất cho chúng bằng cách dọn dẹp đồ đạc gây chướng ngại. Dọn sạch sàn nhà giúp cho mèo định hướng di chuyển trong khu vực mà không bị va chạm vào đồ vật. Một số cách hạn chế chướng ngại vật trong nhà bao gồm:
giữ nguyên vị trí đồ nội thất trong nhà
dọn dẹp nhà và đống đồ đạc sạch sẽ
hướng dẫn con cái cất đồ chơi đúng vị trí sau khi chơi xong
Bước 2 - Duy trì môi trường xung quanh luôn yên tĩnh.
Vì mèo không còn khả năng nhận thức xung quanh có phải là mối đe dọa hay không, nên chúng có thể sợ hãi khi nghe tiếng ồn so với trước khi mất thị lực. Bạn nên giúp mèo cảm thấy bình tĩnh và an toàn bằng cách tránh tạo tiếng ồn lớn và đề nghị người thân trong nhà cũng làm như vậy. Nếu vô tình tạo nên âm thanh lớn, bạn nên xoa dịu mèo cưng bằng cách âu yếm và nói chuyện nhẹ nhàng với chúng. Một số biện pháp duy trì môi trường yên tĩnh bao gồm:
Đứng dậy khỏi ghế từ từ thay vì nhảy lên đột ngột.
Lên gác nói chuyện với người ở tầng trên thay vì đứng ở dưới và nói vọng lên.
Tránh đóng sầm cửa tủ đựng đồ ăn và cửa ra vào.
Bước 3 - Trò chuyện với mèo.
Vì mèo cưng không còn khả năng nhìn thấy bạn khi chúng bước vào phòng, cho nên bạn cần hình thành thói quen nói ậm ừ và tán gẫu với bản thân để cho mèo biết rằng bạn đang ở đâu. Chúng sẽ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn nếu bạn nói chuyện tán gẫu nhẹ nhàng khi ở gần chúng. Điều này giúp cho mèo không bị giật mình khi bạn muốn vuốt ve chúng. Bằng việc thông báo sự hiện diện của bạn, con mèo sẽ ít bị bất ngờ khi cảm nhận bàn tay của bạn đang ở trên lưng chúng.
Bước 4 - Cân nhắc nhu cầu an toàn vui chơi ngoài trời tăng cao.
Nếu mèo từng hay đi ra ngoài trước khi bị mù, bạn nên ở cạnh chúng càng nhiều càng tốt khi mèo cưng rong chơi ngoài trời. Khi có mặt tại thời điểm mèo tiến hành khám phá lại môi trường bên ngoài, bạn có thể giải cứu chúng kịp thời trong trường hợp gặp tai nạn trong khi vẫn cho phép chúng tận hưởng khoảng thời gian khi ở ngoài trời.
Giữ mèo ở trong vườn rào kín khi chúng muốn ra ngoài. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro mèo cưng bị thương hoặc thất lạc.
Cân nhắc sử dụng dây xích cổ để ngăn mèo đi lang thang khắp nơi và có thể gặp nguy hiểm.
Nếu không có khả năng trông chừng mèo khi chúng chơi bên ngoài, bạn không nên cho chúng ra ngoài trời.
Phương pháp 3 - Chăm sóc Mèo mù
Bước 1 - Làm theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ thú y.
Nếu mèo cưng được chẩn đoán mắc bệnh yêu cầu điều trị, thuốc đặc biệt hoặc biện pháp can thiệp khác, thì bạn cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Nếu tình trạng mù lòa ở mèo có liên quan đến căn bệnh cụ thể, thì chúng sẽ không thể phục hồi cho đến khi được chữa trị tận gốc. Liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức ngay khi tình trạng của mèo trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không cải thiện mặc dù đã được chữa trị.
Bạn cần nhận thức rằng một số dạng mù lòa không thể chữa khỏi cho dù được can thiệp y tế. Mèo có thể bị mù suốt đời, nhưng chúng vẫn có thể sống một cuộc sống vui vẻ.
Bước 2 - Chơi đùa với mèo.
Chúng vẫn rất bình thường. Ngay cả khi bị mù, mèo cưng vẫn muốn làm những điều mà một con mèo bình thường thích làm, ví dụ như hoạt động leo trèo. Khi mua đồ chơi, bạn nên tìm các loại thiết kế đặc biệt dành cho mèo mù. Ngoài ra, bạn cũng nên chuyển đổi kiểu chơi dựa trên thị giác sang thính giác, như là "đi theo âm thanh". Bất cứ thứ gì có nếp nhăn, kêu tanh tách, kêu vang hoặc gõ được đều có thể đóng vai trò làm hình thức tiêu khiển mới.
Nên mua loại đồ chơi phát ra tiếng kêu giống như chuột hoặc chim chóc. Mèo cưng sẽ thích đi theo âm thanh cùng với những món đồ chơi đó.
Bước 3 - Chăm sóc mèo cưng như bạn vẫn thường làm.
Chải chuốt cho mèo thường xuyên, cho chúng ăn thực phẩm nhiều dưỡng chất, thỉnh thoảng cung cấp đồ ăn vặt, và đưa mèo đi khám tổng quát. Chú ý đặc biệt đến mũi và tai mèo, vì hai giác quan này giờ đây sẽ giúp cho cuộc sống của chúng dễ dàng hơn.
Đặt thức ăn và nước uống ở vị trí cố định như trước đây.
Cân nhắc mua thêm khay vệ sinh thứ hai để tạo điều kiện cho mèo giải quyết nhu cầu kịp thời. Chúng sẽ mất nhiều thời gian tìm kiếm khay vệ sinh hơn vì bây giờ chúng đã bị mù.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1m-th%E1%BB%9Di-th%C3%A1o-ph%C3%ADm-kh%E1%BB%8Fi-Macbook | Cách để Tạm thời tháo phím khỏi Macbook | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tháo phím của MacBook ra và gắn lại. Các phím MacBook rất dễ tháo lắp, nhưng bạn phải cực kỳ thận trọng khi tiến hành nhằm giảm thiểu rủi ro làm hỏng bàn phím. Việc tháo phím trên MacBook không hẳn sẽ khiến bạn bị Apple từ chối bảo hành, nhưng nếu có bất kỳ vấn đề nào thì tốt hơn hết bạn nên mang máy tính Mac đến cửa hàng Apple Store thay vì tự mày mò sửa.
Phương pháp 1 - Tháo phím
Bước 1 - Rút điện máy Mac và tắt nguồn.
Nhấp vào trình đơn Apple {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/f\/ff\/Macapple1.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/ff\/Macapple1.png\/29px-Macapple1.png","smallWidth":460,"smallHeight":476,"bigWidth":29,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}, chọn rồi nhấp tiếp vào khi được nhắc. Thao tác này nhằm đảm bảo rằng bạn sẽ không bị điện giật, đồng thời máy tính Mac cũng không bị ảnh hưởng khi bạn gỡ phím ra.
Bước 2 - Tự nối đất
Dù bạn không chạm vào mạch điện hay các linh kiện nhạy cảm tương tự bên trong máy, nhưng việc tự nối đất chỉ mất vài giây và sẽ giúp loại bỏ rủi ro (dù nhỏ) khiến linh kiện điện tử của phím bị ảnh hưởng.
Bước 3 - Tìm công cụ để cạy phím lên.
Bạn cần vật dụng nào đó có bề mặt tương đối rộng, mỏng và cứng. Sau đây là một vài gợi ý:
Phím gảy đàn guitar
Thẻ tín dụng/ATM
Que nạy linh kiện bằng nhựa
Dao phết bơ bằng nhựa
Bước 4 - Thu thập dụng cụ.
Bạn sẽ cần tăm bông (để làm sạch khoảng trống giữa các phím) và tăm hay vật dụng mỏng, dễ uốn tương tự (để cạo chất bẩn đóng quanh phím).
Bước 5 - Vệ sinh bên dưới phím.
Dùng tăm (hoặc vật dụng tương tự) cạo phía dưới xung quanh phím. Thao tác này sẽ loại bỏ các mảnh vụn, bụi bẩn, vân vân ra khỏi phím.
Như mọi khi, bạn cần thao tác nhẹ nhàng để không làm tăm bị kẹt bên dưới phím.
Chỉ đưa tăm vào sâu khoảng 3 mm bên dưới phím.
Bước 6 - Vệ sinh khu vực xung quanh phím.
Nhúng tăm bông vào ít nước ấm và sạch, sau đó vắt hết nước (vì chúng ta chỉ cần đầu bông hơi ẩm một chút) rồi quét khu vực xung quanh phím.
Thao tác này sẽ loại bỏ chất dính hoặc nhờn tích tụ quanh phím, như vậy bạn sẽ lấy nút bấm ra dễ hơn.
Bước này cũng giúp làm sạch những chất bẩn còn lại sau khi bạn cạo bằng tăm.
Bạn có thể sử dụng cồn isopropyl thay cho nước nếu như chất bẩn đóng quanh phím quá cứng đầu.
Bước 7 - Chèn công cụ nạy vào khoảng trống dưới phím.
Đây là nơi mà phím dễ bị tách ra nhất.
Bước 8 - Nhẹ nhàng nạy phím lên.
Có thể bạn cần đẩy công cụ tới lui trong lúc nạy; khi vài tiếng “tách” nhẹ vang lên là lúc mũ phím đã bật ra.
Sau khi chèn dụng cụ nạy vào khoảng trống bên dưới phím, bạn có thể ấn đầu que xuống sâu hơn một chút nhằm gia tăng lực kéo.
Bước 9 - Xoay phím rồi kéo thẳng lên.
Mặt trên của phím sẽ hướng về phía bạn trong khi kéo, như vậy thì móc của phím sẽ không bị kẹt lại.
Bước 10 - Tiến hành sửa chữa nếu cần thiết.
Sau khi làm việc cần làm, bạn có thể lắp phím trở lại.
Phương pháp 2 - Lắp phím
Bước 1 - Lắp lại hoặc thay thế linh kiện phím nếu cần thiết.
Bên dưới phím là khung màu trắng và miếng nhựa nhỏ hơn; cấu trúc này giúp mũ phím của máy Mac bật vào và tách ra khỏi vị trí một cách dễ dàng. Để lắp lại mũ phím, bạn chỉ cần chèn miếng nhựa nhỏ hơn vào khung, sau đó gắn khung lại vào vị trí theo chiều dọc sao cho lỗ vuông nhỏ nằm bên phải khoảng trống.
Bước 2 - Lắp phím vào vị trí theo góc 45 độ sao cho móc màu trắng trong ngăn phím khớp với bên dưới mũ phím.
Nếu chưa móc được vào đúng vị trí thì bạn cần lấy phím lên và thử lại.
Bước 3 - Nhẹ nhàn ấn phím vào vị trí.
Phím này cũng sẽ phẳng như những phím còn lại.
Bước 4 - Ấn xuống từ phía trên phím.
Phím sẽ bật vào đúng vị trí.
Bước 5 - Nhấn xuống xung quanh phím.
Bạn sẽ nghe vài tiếng “tách” nhẹ, vậy là phím đã được gắn xong.
Bước 6 - Kiểm tra phím.
Nhấn vào phím nhằm đảm bảo rằng phím sẽ bật trở lên. Nếu phím bật lên nghĩa là mọi thứ đã hoạt động bình thường.
Nếu phím không bật trở lên nghĩa là các móc nhựa đã không nằm đúng vị trí.
Phím không bật lên cũng có thể là dấu hiệu cho thấy phím không được lắp đúng cách.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Th%E1%BA%AFt-d%C3%A2y-gi%C3%A0y-tr%C6%B0%E1%BB%A3t-patin | Cách để Thắt dây giày trượt patin | Bạn vừa mua được đôi giày trượt patin mới tinh, hay là bộ dây giày bạn đang dùng thắt không đúng cách? Dù có hơi mất thời gian, nhưng việc thắt dây giày thực sự là một phần quan trọng khi trượt patin. Nói chung, một đôi giày được thắt dây ôm khít vừa vặn sẽ giúp bạn lướt đi dễ dàng và thoải mái tận hưởng thú vui trên đôi giày trượt. Chung tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thắt dây giày với những mẹo và kỹ thuật phổ biến để bạn có thể bắt đầu vi vu trên đường!
Phương pháp 1 - Kỹ thuật buộc dây giày kiểu thắt chéo cổ điển
Bước 1 - Chọn bộ dây giày dài tối thiểu 180 cm.
Độ dài này nghe có vẻ hơi quá mức, nhưng thực ra dây dài quá một chút sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi thắt dây giày.
Nếu đôi giày của bạn thuộc loại cổ cao hoặc đặc biệt to, có thể bạn cần bộ dây giày dài tối thiểu 240 -270 cm.
Bước 2 - Luồn dây qua cặp lỗ đầu tiên gần mũi giày.
Kéo một đầu dây giày qua lỗ xâu đầu tiên bên phải của giày. Tiếp đó, bạn sẽ kéo đầu dây kia qua lỗ xâu bên trái đầu tiên của giày.
Bước 3 - Kéo cả hai đầu dây giày lên để đảm bảo hai bên dài bằng nhau.
Chập hai đầu dây sát nhau để dễ so sánh độ dài. Kéo dây để chỉnh cho hai bên cân đối nếu cần thiết.
Bước 4 - Luồn đầu dây bên trái qua lỗ thứ hai bên phải.
Kéo sợi dây vắt bên trên lỗ xâu bên trái và luồn từ bên dưới qua lỗ xâu thứ hai bên phải của giày.
Bước 5 - Xâu dây giày qua lỗ thứ ba bên trái.
Tương tự như bước trước, bạn sẽ kéo dây giày ra và vòng qua bên trên lỗ xâu, sau đó luồn từ dưới lên qua lỗ thứ ba phía đối diện.
Nhớ lật sợi dây giày sao cho không bị vặn.
Bước 6 - Tiếp tục xâu dây giày theo kiểu dích dắc cho đến cặp lỗ thông thường cuối cùng.
Nhớ xâu theo kiểu “lên/xuống” tương tự như cặp lỗ đầu tiên. Tiếp tục xâu theo kiểu bỏ cách một lỗ xen kẽ cho đến khi xâu hết các cặp lỗ tròn thông thường.
Các lỗ xâu giày “thông thường” là các lỗ tròn viền kim loại ở phần chính của giày. Nhiều đôi giày trượt patin có các lỗ xâu dây “đặc biệt” dọc theo phần mắt cá chân, trông giống như các móc kim loại.
Bước 7 - Kéo sợi dây bên phải qua hàng dây bên trái đã xâu trước đó và xâu qua lỗ thứ hai.
Mục đích ở đây là tạo nên một hàng chữ “X” cân đối và đồng đều nằm trên phần lưỡi gà của giày trượt. Bắt đầu bằng cách kéo sợi dây bên phải bên trên hàng dây đã xâu theo đường dích dắc.
Có một mẹo đơn giản ở đây: Quan sát chiều của các hàng dây ở hai bên. Tất cả các hàng dây bên trái sẽ song song với nhau, và tất cả các hàng dây bên phải cũng song song với nhau.
Bước 8 - Luồn sợi dây bên dưới hàng dây đã xâu trước đó, xâu qua lỗ bỏ trống bên phải.
Mỗi chữ “X” phải giống hệt như chữ “X” bên dưới nó. Luồn sợi dây bên dưới hàng dây sẵn có, kéo qua lỗ thứ ba bên phải của giày.
Bước 9 - Lặp lại thao tác “vòng lên/luồn xuống” cho đến khi xâu hết các lỗ thông thường.
Luôn luôn kéo sợi dây bên trên hàng dây sẵn có khi xâu từ phải qua trái. Sau đó, bạn sẽ luồn sợi dây phía dưới hàng dây sẵn có khi xâu từ trái qua phải. Tiếp tục tạo thành những chữ “X”cho đến khi xâu hết các cặp lỗ tròn thông thường.
Bước 10 - Bắt chéo dây giày vòng qua các lỗ móc.
Cầm các đầu dây còn lại bằng cả hai tay, sợi dây bên phải vắt bên trên sợi bên trái. Vòng cả hai sợi dây từ phía dưới qua cặp lỗ móc đầu tiên, sau đó kéo vòng trở lại sao cho hai sợi dây lại xuất hiện ở mặt trước của giày. Tiếp tục vòng sợi dây qua vài cặp lỗ móc kế tiếp để giữ cố định giày.
Bạn không cần phải vòng dây qua tất cả các cặp lỗ móc. Nhiều người chừa lại phần trên cùng không thắt dây.
Bước 11 - Thắt phần dây còn lại thành nơ.
Bước này thì cực dễ - tương tự như buộc dây giày thể thao thông thường hoặc giày tây thắt dây! Bạn chỉ cần thắt dây giày thành nơ trên mặt trước lưỡi gà để giữ chặt. Vậy là bạn đã sẵn sàng trượt rồi đó!!
Giày khi đã buộc dây xong phải ôm khít và chắc chắn mà không bị tuột gót hoặc đau ngón chân. Đừng lo nếu bạn chưa thấy hoàn toàn thoải mái – bạn vẫn có thể điều chỉnh lại một chút.
Phương pháp 2 - Các mẹo giúp đi giày thoải mái
Bước 1 - Thắt chặt dây giày ở mặt trên giày nếu gót chân hay bị tuột.
Buộc dây giày kiểu thắt chéo cho hết các lỗ xâu thông thường, sau đó kéo các sợi dây cho vừa khít và chặt hết mức trước khi quấn xung quanh các lỗ móc. Cách này sẽ giúp cho gót chân không bị xê dịch trong suốt quá trình trượt.
Bước 2 - Giảm tê ngón chân bằng cách buộc giày với 2 cặp dây.
Lấy một cặp dây giày buộc theo kiểu thắt chéo thông thường, bắt chéo dây bên trên, luồn xuống và xâu qua 4 cặp lỗ dưới cùng trên giày, sau đó thắt lại thành nơ. Tiếp theo, bạn sẽ lấy cặp dây thứ hai tiếp tục thắt từ chỗ ngừng lại ban nãy. Thắt dây theo kiểu bắt chéo cho hết đến cổ giày.
Kỹ thuật này sẽ giúp giày chặt và ôm khít mà không tạo nhiều áp lực lên ngón chân.
Bước 3 - Thắt dây ở giữa giày theo chiều dọc để giảm đau vòm lòng bàn chân.
Thắt chéo dây giày qua 3 cặp lỗ tính từ đầu mũi giày. Luồn đầu dây bên trái (mà bạn đã kéo qua lỗ thứ ba bên trái chiếc giày) qua lỗ thứ 4 ở bên trái. Tiếp theo, bạn sẽ luồn sợi dây đó xuống dưới qua lỗ thứ 5. Lặp lại kiểu thắt dây dọc này ở bên phải, sau đó tiếp tục thắt kiểu buộc chéo cổ điển ở nửa trên của giày.
Sẽ có một “đường” dây dọc ở giữa lỗ thứ tư và lỗ thứ năm kể từ mũi giày. Điều này sẽ giảm bớt áp lực lên vòm lòng bàn chân và giúp bạn thoải mái hơn khi đi giày.
Bước 4 - Đổi sang dùng dây giày bọc sáp để lưỡi gà của giày khỏi trượt.
Phần lưỡi gà sẽ phải nằm ngay ngắn dọc giữa giày. Nhiều kiểu giày có một cái vòng nhỏ được đính ở giữa lưỡi gà để giữ cố định, nhưng một số kiểu giày không có vòng này khiến cho lưỡi gà bị xê dịch. Trong trường hợp này, bạn có thể đổi dây giày thông thường sang dây giày bọc sáp, vì loại dây này cứng hơn loại truyền thống.
Bạn có thể mua dây giày trượt patin bọc sáp trên mạng hoặc ở các cửa hàng chuyên bán giày trượt patin với giá khoảng 200.000 đồng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tinh-tr%C3%B9ng-s%E1%BA%A3n-sinh-nhi%E1%BB%81u-h%C6%A1n | Cách để Tinh trùng sản sinh nhiều hơn | Bạn đã sẵn sàng có con nhưng lo lắng số lượng tinh trùng quá ít? Tinh dịch hầu như chắc chắn có khả năng thụ tinh khi chứa hơn 15 triệu tinh trùng mỗi mililít. Con số này sẽ giảm xuống khi tinh hoàn quá nóng, khi bạn căng thẳng và khi mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng. May mắn là chúng ta có nhiều cách để tăng số lượng tinh trùng.
Phương pháp 1 - Thay đổi thói quen
Bước 1 - Giữ tinh hoàn mát mẻ.
Lý do tinh hoàn nằm ngoài cơ thể vì chúng cần được ở trong không gian mát mẻ hơn các cơ quan nội tạng khác. Khi nhiệt độ tinh hoàn tăng lên thì lượng tinh trùng sẽ giảm. Có một số cách để đảm bảo tinh hoàn không bị quá nóng:
Không mặc quần dài hay quần jean bó sát.
Mặc quần lót rộng rãi bằng vải cotton thay cho quần lót ôm sát.
Ngủ không mặc quần lót để tinh hoàn mát mẻ hơn.
Tránh tắm bồn nước nóng và tắm hơi.
Bước 2 - Mặc quần lót jockstrap khi chơi thể thao.
Hiển nhiên đa số đàn ông đều biết rõ một cú đập vào tinh hoàn sẽ gây đau kinh khủng và giết chết tinh trùng.
Bước 3 - Giảm căng thẳng.
Căng thẳng có thể làm suy yếu chức năng tình dục, dẫn đến giảm sản xuất tinh trùng. Nếu ngày nào bạn cũng làm việc trên 12 tiếng và không bao giờ có cơ hội nghỉ ngơi, đó có thể là nguyên nhân làm số lượng tinh trùng giảm. Thực hành các kỹ thuật thư giãn suốt ngày để tạo tinh thần thư thái. Giữ tinh thần và thể chất khỏe mạnh bằng cách tập yoga và thiền thường xuyên, chạy bộ hoặc bơi lội.
Các hóc môn gây stress ngăn cản tế bào Leydig có nhiệm vụ điều hòa sản xuất testosterone. Khi cơ thể quá căng thẳng tinh trùng có thể bị ngừng sản xuất hoàn toàn.
Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc mỗi đêm. Mệt mỏi có thể dẫn đến căng thẳng và giảm sản xuất tinh trùng.
Bước 4 - Cai thuốc lá.
Hút thuốc lá khiến số lượng tinh trùng giảm, tinh trùng di chuyển chậm hơn và bản thân chúng còn bị biến dạng. Theo một nghiên cứu thì đàn ông hút thuốc có số lượng tinh trùng ít hơn 22% người không hút thuốc. Cần sa cũng có tác hại tương tự đối với tinh trùng. Giảm sử dụng cả hai loại chất này là ý tưởng tốt để tăng số lượng tinh trùng.
Bước 5 - Uống rượu bia vừa phải.
Rượu bia tác động đến chức năng gan, và theo đó sẽ làm tăng đột ngột mức estrogen (Vâng, đàn ông cũng có estrogen). Vì testosterone có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và số lượng tinh trùng nên tình trạng này rõ ràng không tốt. Chỉ cần uống 2 cốc bia (5% cồn) mỗi ngày cũng gây ra tác động lâu dài lên số lượng tinh trùng.
Bước 6 - Giảm số lần xuất tinh.
Xuất tinh thường xuyên có thể giảm số lượng tinh trùng. Cơ thể bạn sản xuất hàng triệu tinh trùng mỗi ngày, nhưng nếu bạn đã có ít tinh trùng thì cân nhắc lưu trữ chúng lâu hơn giữa các lần xuất tinh. Nếu bạn quan hệ hoặc thủ dâm hằng ngày, giảm tần suất có thể tăng số lượng tinh trùng.
Bước 7 - Cẩn thận với độc tố.
Tiếp xúc với hóa chất có thể ảnh hưởng đến kích thước, khả năng di chuyển và số lượng tinh trùng. Hiện nay để tránh tiếp xúc với độc tố là vấn đề ngày càng khó khăn, nhưng điều này thật sự rất cần thiết cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tinh trùng nói riêng. Thực hiện như sau để giảm tiếp xúc với độc tố:
Nếu suốt ngày bạn phải làm việc với hóa chất, hãy bảo vệ da bằng áo tay dài và đeo găng tay, luôn đeo mặt nạ và mắt kính bảo vệ mặt.
Sử dụng dung dịch tẩy rửa thiên nhiên thay cho hóa chất.
Không sử dụng thuốc diệt côn trùng hoặc diệt cỏ trong nhà hoặc ngoài sân.
Bước 8 - Thận trọng với thuốc.
Một số loại thuốc có thể làm giảm số lượng tinh trùng và thậm chí gây vô sinh vĩnh viễn. Nếu vấn đề sản xuất tinh trùng là một mối bận tâm lớn thì bạn nên hỏi bác sĩ để biết những loại thuốc nào có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng. Đồng thời, bạn nên đọc kỹ nhãn dán trên thuốc không kê toa.
Phương pháp 2 - Cải thiện chế độ ăn và tập luyện
Bước 1 - Tập thể dục đều đặn.
Tìm ra một chế độ tập thể dục phù hợp không phải chuyện đơn giản trong thế giới hiện đại này, nhưng hãy an tâm rằng tập thể dục có thể nâng cao số lượng tinh trùng. Tập thể dục làm tăng mức testosterone nên tác động tích cực đến quá trình sản xuất tinh trùng. Kết hợp các bài tập và nâng tạ, nhưng tránh tập cho cùng một nhóm cơ từ ngày này qua ngày nọ. Dành thời gian cho cơ bắp nghỉ ngơi và tái xây dựng là cách tăng mức testosterone.
Không tập thể dục quá nhiều! Tập thể dục quá nhiều dẫn đến sản sinh hóc môn steroid thượng thận có thể gây thiếu hụt testosterone. Vì vậy cho dù bạn muốn tăng lượng cơ bắp hay số lượng tinh trùng thì cũng không được vận động cơ thể quá mức.
Không sử dụng steroid đồng hóa. Steroid đồng hóa có thể giúp bạn tăng lượng cơ bắp nhưng nó gây co ngót tinh hoàn và khiến bạn bị vô sinh. Nếu muốn thụ thai thì bạn phải tránh xa chất này.
Bước 2 - Ăn thực phẩm lành mạnh.
Chế độ ăn ít béo, giàu protein, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe và tinh trùng của bạn.
Ăn nhiều cá, thịt, trứng, hoa quả và rau.
Đậu phộng, quả óc chó, hạt điều, hạt hướng dương và bí ngô cũng được xem là có lợi cho tinh trùng.
Tránh thực phẩm gốc đậu nành và si-rô ngô giàu fructose. Thực phẩm từ đậu nành gây ảnh hưởng tới lượng estrogen ở mức độ nhẹ. Mặc dù chúng tốt cho phụ nữ nhưng không tốt cho sự sinh sôi của tinh trùng. Si-rô ngô giàu fructose gây ra tình trạng kháng insulin nên giảm khả năng thụ thai. Đàn ông uống một lít Coca-Cola mỗi ngày có lượng tinh trùng ít hơn 30% người không uống.
Bước 3 - Giảm cân.
Giảm cân sẽ giúp bạn kháng lại tình trạng giảm số lượng tinh trùng. Các nhà khoa học không hiểu vì sao béo phì có tương quan với tình trạng này, nhưng một nghiên cứu gần đây của Pháp cho thấy đàn ông béo phì có nguy cơ giảm số lượng tinh trùng cao hơn 42% người cùng độ tuổi không béo phì. Cũng trong nghiên cứu đó người ta nhận thấy đàn ông béo phì tăng nguy cơ không có tinh trùng trong tinh dịch lên 81%.
Có một số lý thuyết khác nhau cho vấn đề này. Một số phỏng đoán mô mỡ chuyển hóa testosterone thành estrogen; một số khác cho rằng cơ thịt đùi quá nhiều khiến tinh hoàn quá nóng.
Bước 4 - Sử dụng thực phẩm chức năng.
Thực phẩm chức năng làm từ thảo dược thiên nhiên để giúp cơ thể sản xuất tinh dịch nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu phát hiện đàn ông tiêu thụ 5mg axít folic và 66mg sunfat kẽm mỗi ngày trong 26 tuần có thể tăng số lượng tinh trùng thêm 75%. Axít folic và sunfat kẽm rất quan trọng đối với sự hình thành DNA.
Vitamin C và selen cũng là chất bổ sung tốt để tăng lượng tinh trùng.
Bước 5 - Sử dụng thảo mộc và liệu pháp vi lượng đồng căn.
Chúng giúp bạn cải thiện số lượng tinh trùng. Các thành phần vi lượng đồng căn bao gồm:
Chanh dây có thể phục hồi chức năng sinh dục nam giới và tăng số lượng tinh trùng ở đàn ông bị ít tinh trùng do hút cần sa v.v...
Zincum Metallicum: thành phần này làm tăng lượng kẽm nguyên tố và giúp cải thiện chất lượng tinh dịch và số lượng tinh trùng.
Damiana, Yohinbinum: Hai thành phần này đã được khoa học nghiên cứu về khả năng ảnh hưởng tích cực đối với chức năng sinh dục nam giới và tình trạng giảm ham muốn tình dục.
Các loại thảo mộc như Ipomoea digitata, Emblica officinalis, Chlorophytum arundinaceum, Argyreia speciosa, Mucuna pruriens, Withania somnifera, Tinospora cordifolia, Tribulus terrestris, Sida cordifolia và Asparagus racemosus đã được sử dụng làm thuốc kích dục thiên nhiên. Chúng làm tăng mức testosterone và còn khắc phục rối loạn cương cứng. Các loại thảo mộc như withania somnifera cũng đóng vai trò như thuốc chống lo âu thiên nhiên. Nó giảm tình trạng căng thẳng về thể chất và tâm lý, có lợi cho đàn ông bị giảm số lượng tinh trùng do stress gây ra.
Phương pháp 3 - Tìm biện pháp điều trị y khoa
Bước 1 - Xét nghiệm và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Một số bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục như chlamydia và bệnh lậu có thể tạo sẹo và cản trở đường dẫn tinh trùng. Định kỳ xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục, nếu mắc thì bạn phải tìm cách điều trị. Thông thường bạn sẽ được kê một đợt thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
Bước 2 - Xác định xem có phải bạn bị giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Đây là tình trạng sưng các mạch máu dẫn ra khỏi tinh hoàn, dẫn đến tăng nhiệt độ tinh hoàn và giảm số lượng tinh trùng. Đi khám bệnh để xác định liệu có phải đây là nguyên nhân gây ra vô sinh. Nếu đúng vậy thì một thủ thuật phẫu thuật có thể giải quyết được vấn đề.
Bước 3 - Điều trị bằng hóc môn và thuốc.
Có khả năng số lượng tinh trùng ít là do mất cân bằng hóc môn. Liệu pháp thay thế hóc môn và thuốc có thể thay đổi mức hóc môn và tăng số lượng tinh trùng. Trao đổi với bác sĩ để đánh giá sự phù hợp của lựa chọn này.
Liệu pháp thay thế hóc môn và thuốc thường cần điều trị ít nhất 3 tháng để có kết quả.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%8B-b%E1%BB%8Fng-do-s%C3%A1p | Cách để Trị bỏng do sáp | Những vết bỏng do sáp có thể rất đau đớn, nhưng bạn đừng lo. Dù bị bỏng khi tẩy lông bằng sáp, do nến cháy hay khi làm việc với sáp nóng, bạn có thể thực hiện vài bước để giảm đau và điều trị vết bỏng. Khi xảy ra bỏng nhẹ, bước đầu tiên là làm mát vết bỏng và loại bỏ sáp, sau đó là rửa sạch, xử lý và băng vết bỏng.
Phương pháp 1 - Làm mát vết bỏng và loại bỏ sáp
Bước 1 - Ngâm vết bỏng trong nước lạnh đến 20 phút.
Bước đầu tiên để xử lý bỏng do sáp là làm mát da. Tích nước mát vào bồn rửa, bồn tắm hoặc chậu và ngâm vết bỏng ít nhất 5 phút, nhưng tốt nhất là ngâm đến gần 20 phút.
Nếu vết bỏng ở trên mặt, bạn hãy nhúng khăn vào nước mát và đắp lên mặt.
Bạn cũng có thể dùng túi đá để chườm mát vết bỏng.
Chỉ dùng nước. Không dùng bất cứ loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa nào khác để tránh kích ứng vùng da bị bỏng.
Bước 2 - Loại bỏ sáp còn dính trên da.
Sau khi ngâm, bạn hãy quan sát xem có còn sáp dính trên vết bỏng không. Cẩn thận bóc sáp ra. Ngừng bóc nếu thấy da bị tróc ra theo sáp.
Tránh bóc những mẩu sáp dính vào vết phồng rộp.
Bước 3 - Xác định xem vết bỏng có thể điều trị được tại nhà hay không.
Các vết bỏng nhỏ và nhẹ có thể điều trị tại nhà an toàn. Tuy nhiên, nếu có những chỗ bỏng chuyển màu trắng hoặc đen, nếu bạn nhìn thấy xương hoặc cơ, hoặc nếu vết bỏng có diện tích rộng, bạn cần phải tìm sự chăm sóc y tế.
Bước 4 - Dùng sáp dầu (kem Vaseline) để loại bỏ sáp còn lại.
Nếu vẫn còn sáp dính vào vết bỏng, bạn hãy bôi một lớp sáp dầu lên đó. Chờ 10 phút, sau đó dùng khăn mềm, ẩm để lau nhẹ nhàng. Lớp sáp còn lại sẽ bong ra.
Phương pháp 2 - Xử lý vết bỏng
Bước 1 - Dùng nước rửa vết bỏng.
Rửa tay bằng nước và xà phòng nhẹ dịu trước khi rửa vết bỏng bằng nước mát. Không xoa xà phòng vào vết bỏng. Dùng khăn khô, mềm để thấm khô sau khi rửa.
Vài mẩu da có thể bong ra trong quá trình rửa.
Các vết bỏng đặc biệt dễ bị nhiễm trùng, do đó điều tối quan trọng là phải giữ sạch vết bỏng.
Bước 2 - Thoa lô hội tinh khiết hoặc thuốc mỡ kháng sinh lên vết bỏng.
Tìm mua lô hội nguyên chất 100% tại hiệu thuốc. Thoa một lớp mỏng lô hội lên vùng da bị bỏng.
Nếu nhà có trồng cây lô hội, bạn có thể cắt một lá và lấy phần gel bên trong ra bôi vào vết bỏng.
Bạn cũng có thể dùng dầu vitamin E nếu không có lô hội.
Một lựa chọn khác là dùng kem silvadene bạc để chống nhiễm trùng.
Bước 3 - Băng vết bỏng bằng gạc y tế.
Nếu vết bỏng có các vết phồng rộp và/hoặc rách da, bạn nên băng lại. Đặt 1-2 lớp gạc y tế lên vết bỏng và dùng băng dính y tế băng cố định. Thay gạc 1-2 lần mỗi ngày hoặc khi gạc bị ướt hoặc bẩn.
Bước 4 - Uống ibuprofen để giảm đau và sưng.
Các thuốc kháng viêm không kê toa như ibuprofen có thể giúp bạn dễ chịu hơn. Sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
Nâng cao vùng có vết bỏng để giảm sưng.
Bước 5 - Tránh chạm vào vết thương.
Cố gắng tránh gãi hoặc cậy vết thương dù có muốn đến mấy, vì điều này có thể gây nguy cơ tổn thương thêm. Bàn tay thường có vi khuẩn có thể khiến vết bỏng nhiễm trùng, ngoài ra bạn có thể làm tổn thương da khi chạm vết bỏng chưa lành hẳn. Hãy tránh chạm vào vết thương để nó có thể nhanh hồi phục.
Bước 6 - Tránh ra nắng.
Vùng da bị bỏng cực kỳ nhạy cảm, do đó bạn cần phải bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Hạn chế ra ngoài trời khi không cần thiết để vết bỏng mau lành.
Nếu phải là ngoài trời, bạn nên thoa kem chống nắng lên vùng da bị bỏng. Chọn loại kem có chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 30. Nhớ mặc trang phục che được nắng.
Bước 7 - Tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn nhận thấy có các dấu hiệu nhiễm trùng.
Nếu vết bỏng có các dấu hiệu nhiễm trùng (như có mùi hôi, mưng mủ hoặc đỏ nhiều hơn), bạn cần phải tìm sự chăm sóc y tế. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu vết bỏng không lành sau 2 tuần.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nu%C3%B4i-b%C6%B0%C6%A1m-b%C6%B0%E1%BB%9Bm | Cách để Nuôi bươm bướm | Bạn có thấy những nàng bướm quyến rũ với muôn sắc màu rực rỡ đang tô điểm cho thế giới này thêm tươi đẹp không? Có điều gì đó thật kỳ diệu khi được chứng kiến vòng đời của sinh vật này. Có lẽ vì thế mà việc nuôi bướm từ giai đoạn sâu bướm thường là bài tập thực nghiệm trong lớp. Bắt đầu bằng những chú sâu bướm non, bạn sẽ cho chúng ăn nhiều lá cây và chăm sóc những chiếc kén mà chúng đã tạo ra để bảo vệ mình trong quá trình biến thái thành bướm. Khi xuất hiện vài tháng sau đó, lũ bướm non sẽ cần có không gian rộng rãi để xoè cánh và học bay. Cuối cùng, đàn bướm trưởng thành có thể được thả ra ngoài để tận hưởng ánh nắng mặt trời, không khí trong lành và những bông hoa.
Phương pháp 1 - Bắt đầu với sâu bướm
Bước 1 - Bắt đầu từ những chú sâu bướm.
Nếu mới nuôi sâu bướm lần đầu, bạn nên mua một bộ nuôi sâu bướm. Bạn có thể đặt hàng trên mạng và chọn một trong số các loài bướm. Nếu thích, bạn cũng có thể tìm sâu bướm quanh vùng và cung cấp những thứ chúng cần để biến thành bướm. Lựa chọn này tuy có phức tạp hơn một chút vì bạn phải tìm kiếm thức ăn tươi cho chúng mỗi ngày, nhưng bạn sẽ học được nhiều điều về loài bướm bản địa nơi mình sinh sống.
Nếu định mua bộ nuôi bướm, bạn nên chọn loài bướm có khả năng sống sót ở nơi bạn sẽ thả bướm. Hãy nghiên cứu đôi chút để biết những loài bướm nào đang sinh sôi trong khu vực bạn ở.
Nếu muốn tự tìm kiếm sâu bướm, bạn cứ ra ngoài trời và nhìn xung quanh. Tìm kiếm những cây chủ sau đây để chọn các loài sâu bướm khác nhau:
Loài sâu bướm/Bướm
Cây chủ
Bướm Vua
Cây bông tai
Bướm Đuôi Én Spicebush
Cây Spicebush
Bướm Đuôi Én Ngựa Vằn
Cây Paw-paw
Bướm Đuôi Én Đen
Cây thì là và mùi tây
Bước 2 - Nuôi sâu bướm trong lọ có dung tích 4 lít bọc vải thưa trên miệng lọ.
Chiếc lọ này sẽ ngăn sâu bướm bò ra ngoài, đồng thời cũng tạo môi trường an toàn và thoáng khí cho chúng. Bạn có thể dùng dây chun để buộc chặt mảnh vải thưa trên miệng bình. Nếu bạn đặt mua bộ nuôi bướm, trong đó sẽ có kèm lọ nuôi sâu bướm và nắp thoáng khí.
Cho 2-3 con sâu bướm vào một lọ. Nếu tất cả đều biến thành bướm, chúng sẽ cần có nhiều không gian khi chui ra khỏi kén.
Lọ nuôi sâu bướm cần được làm vệ sinh hàng ngày vì sẽ có nhiều chất thải của sâu bướm. Nấm mốc có hại cho sâu bướm có thể phát sinh nếu bạn cứ để nguyên chất thải trong lọ. Bạn có thể lót khăn giấy trong lọ cho dễ dọn dẹp bằng cách thay khăn giấy mới.
Đặt vài chiếc que dài vào lọ để sâu bướm có chỗ để bò. Hãy thật cẩn thận mỗi khi thay khăn giấy để khỏi làm chúng bị thương. Bạn nên chờ cho đến khi sâu bướm bò lên que, nhẹ nhàng nhấc chúng ra ngoài khi thay giấy lót. Nếu bạn có sẵn hai lọ lót khăn giấy thì tốt; khi đó bạn chỉ cần thay đổi qua lại.
Bước 3 - Cho sâu bướm ăn lá tươi mỗi ngày.
Nếu bạn mua bộ nuôi bướm thì trong đó có sẵn thức ăn đã xử lý dành cho sâu bướm, nhưng những con sâu bướm bạn tìm được ngoài thiên nhiên thì cần ăn lá tươi mỗi ngày. Chúng rất kén ăn và sẽ chỉ ăn lá của những cây quen thuộc đối với chúng. Bạn cần nhớ loại cây mà bạn đã tìm được sâu bướm và cho chúng ăn lá cây đó.
Sâu bướm sẽ không chịu ăn lá cây héo hoặc khô, do đó bạn cần đảm bảo phải tìm lá tươi cho chúng. Có lẽ bạn nên trồng cây chủ của loài sâu bướm bạn nuôi để luôn có sẵn cho chúng ăn.
Sâu bướm lấy nước từ lá cây, do đó bạn không cần phải cho thêm nước vào lọ.
Nếu bạn không chắc loại sâu bướm mình nuôi là gì, hãy xem sách hướng dẫn thực địa để biết. Nếu vẫn không tìm được tên của loài sâu đó, bạn nên thả chúng ra, vi sâu bướm sẽ chết nếu bạn cho ăn không đúng loại thức ăn.
Phương pháp 2 - Giúp bươm bướm non bay
Bước 1 - Chăm sóc những chiếc kén.
Kén là do sâu bướm tạo ra khi chúng bước vào giai đoạn nhộng, khi chúng trải qua quá trình chuyển tiếp và hoá thành bướm. Những chiếc kén thường đính vào cành cây, vì chúng cần phải ở trên cao khi biến thành bướm. Trong suốt giai đoạn này, công việc của bạn là giữ môi trường thuận lợi và đủ độ ẩm để những chiếc kén không bị khô kiệt. Thỉnh thoảng bạn hãy dùng bình xịt để xịt nước vào lọ.
Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng vài tháng và bạn sẽ không thấy chúng hoạt động gì nhiều, nhưng thời kỳ nghỉ ngơi sẽ giúp cho nhộng sống sót và cuối cùng sẽ hoá bướm. Nếu bạn bắt sâu bướm về nuôi trong mùa thu, chúng sẽ kịp hoá bướm vào mùa xuân.
Bước 2 - Đảm bảo những chiếc kén ở vị trí thuận lợi.
Nếu những chiếc kén không đính vào que hoặc không treo ở vị trí mà bướm có thể xoè cánh, bạn cần phải dời chúng ra chỗ thuận lợi hơn. Nếu bướm xuất hiện quá gần đáy lọ hoặc ở những nơi chật chội và không thể treo mình hoặc xoè cánh, đôi cánh của chúng sẽ không được hình thành bình thường và bướm sẽ không bay được.
Nếu chiếc kén đính trên que nhưng quá gần đáy lọ, bạn chỉ cần di chuyển chiếc que sao cho nó ở vị trí thích hợp hơn. Nếu cần, bạn có thể nối dài chiếc que bằng cách lấy băng dính dán đầu dưới của chiếc que với một chiếc que khác. Chiếc kén phải được treo ngược trên que, ở gần miệng lọ.
Nếu chiếc kén nằm dưới đáy lọ, bạn phải dán nó vào que. Dùng một giọt keo nóng để nguội dán một cạnh của chiếc kén vào mặt dưới của que, sau đó đặt que ở vị trí thích hợp.
Bước 3 - Quan sát bướm xuất hiện.
Sau vài tháng, những chiếc kén sẽ bắt đầu sẫm màu hoặc trở nên trong suốt, báo hiệu đã đến lúc lũ bướm non sắp xuất hiện. Chúng chỉ mất vài giây để chui ra khỏi kén và xoè đôi cánh. Lũ bướm sẽ treo mình ở mặt dưới chiếc que và cử động đôi cánh chậm rãi để cánh có thời gian cứng cáp. Xin nhắc lại, nếu không gian quá chật chội cho quá trình này, đôi cánh của bướm sẽ không thể hình thành đầy đủ và chúng sẽ không thể bay.
Khi có các dấu hiệu cho biết bướm sắp xuất hiện, bạn cần đảm bảo môi trường trong lọ đủ ẩm và thuận lợi cho chúng.
Đừng hoảng hốt nếu thấy một chú bướm rớt xuống đáy lọ! Nó sẽ trèo lên que lại và tìm một chỗ tốt để treo mình.
Phương pháp 3 - Thả bướm và cho bướm ăn
Bước 1 - Thả bươm bướm khi chúng bắt đầu bay.
Khi lũ bướm bắt đầu rung đôi cánh bay chấp chới trong lọ là đã đến lúc bạn nên thả chúng ra! Đem lọ nuôi bướm ra ngoài trời và đặt gần cây chủ của chúng. Mở lọ và để cho chúng tự do bay đi. Hãy tận hưởng khoảnh khắc bạn đóng góp cho hệ sinh thái địa phương qua việc giúp loài bướm sinh sôi.
Bươm bướm có cơ hội sống sót cao nhất nếu bạn thả chúng về thiên nhiên thay vì cố gắng nuôi trong nhà. Nếu bên ngoài đang lạnh hoặc nếu muốn quan sát lũ bướm trong vài ngày, bạn có thể giữ chúng trong nhà thêm một thời gian ngắn nữa. Cho bướm vào lọ to hơn với nhiều cành cây và cho chúng ăn nước đường (được mô tả chi tiết ở bước sau).
Bước 2 - Cho bướm ăn nước đường.
Nếu bạn muốn cho bướm ăn vì ngoài trời quá lạnh nên không thả được hay vì bạn muốn quan sát xem chúng ăn như thế nào, bạn có thể bỏ vào lọ một miếng bọt biển nhỏ nhúng nước đường pha 1 phần đường với 4 phần nước. Lũ bướm sẽ đậu vào và nếm nước đường bằng chân của chúng.
Đừng cho đĩa nước đường vào lọ hoặc rỏ nước đường thành vũng, vì nước đường có thể bám vào bướm và bị dính khiến chúng bay khó khăn hoặc không bay được.
Bước 3 - Cứu chữa bướm bị bệnh.
Nếu một chú bướm có vẻ như chuyển động lờ đờ, vấp váp hoặc bị rách cánh, bạn có thể giúp nó bằng một số biện pháp. Nhớ nhẹ tay khi cầm con bướm nếu bạn muốn nó sống sót:
, bạn có thể cứu nó bằng cách giúp nó ăn. Pha một ít nước đường và rót vào miếng bọt biển. Nhẹ nhàng cầm đôi cánh bướm giữa ngón cái và ngón trỏ, chú ý đừng kẹp quá chặt. Đặt con bướm lên miếng bọt biển. Loài bướm ăn bằng một chiếc vòi cong. Khi đã khoẻ lại, con bướm sẽ bay đi.
, bạn có thể dán cánh bướm để giúp nó lành lại. Dùng loại băng keo trong thật mỏng. Nhẹ nhàng cầm thân bướm bằng một tay, tay kia dán một mẩu băng keo nhỏ vào một mặt của cánh bướm. Cách này sẽ gia cố đôi cánh bướm và giúp nó bay trở lại.
Bước 4 - Tạo một khu vườn bướm để nuôi bướm lâu dài.
Nếu bạn muốn tạo một thiên đường cho bướm trong sân nhà mình, bạn có thể trồng một khu vườn đầy những cây chủ của bướm và các cây cối khác thu hút bướm. Cân nhắc trong những cây sau (và nhiều loài cây khác nữa) để lũ bướm được hạnh phúc và khoẻ mạnh trong vườn nhà bạn:
Cây bông tai
Thì là
Thì là lá nhỏ
Mùi tây
Bee balm
Bạc hà
Oải hương
Tử đinh hương
Thuỷ lạp
Xô thơm
Cúc Zinnia
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Li%C3%AAn-k%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BA%BFn-th%E1%BB%9Di-gian-c%E1%BB%A5-th%E1%BB%83-tr%C3%AAn-video-YouTube | Cách để Liên kết đến thời gian cụ thể trên video YouTube | Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chia sẻ video YouTube ở thời điểm cụ thể. Bằng cách thêm phần mở rộng vào URL, video sẽ phát ngay tại thời điểm mà bạn muốn. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được trên thiết bị di động.
Phương pháp 1 - Tạm dừng video
Bước 1 - Truy cập YouTube.
Đi đến trang của video mà bạn muốn cho mọi người xem. Nếu bạn chưa biết làm thế nào, hãy tìm hiểu về cách tìm kiếm và xem video YouTube.
Bước 2 - Tạm dừng video tại thời gian mong muốn.
Dừng video tại thời điểm mà bạn muốn chia sẻ. Thời gian đánh dấu sẽ hiển thị ở góc dưới bên trái trình phát video. Trong ví dụ này là "/2:36".
Phương pháp 2 - Sao chép URL
Bước 1 - Nhấp chuột phải ngay trong khung video.
Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra với danh sách các tùy chọn có sẵn.
Bước 2 - Nhấp vào tác vụ "Copy video URL at current time" (Sao chép URL video tại thời điểm hiện tại).
Liên kết đến thời gian cụ thể trên video sẽ được sao chép vào bộ nhớ tạm.
Bước 3 - Dán
Mỗi khi ai đó nhấp vào liên kết, video sẽ phát tại thời điểm mà bạn đã tạm dừng và sao chép URL video.
Phương pháp 3 - Dùng nút "Share"
Bước 1 - Nhấp vào nút "Share" (Chia sẻ) bên dưới video.
Nút "Share" nằm cạnh biểu tượng 3 dấu chấm nối với nhau thành hình tam giác.
Bước 2 - Nhập vào thời gian mong muốn.
Dưới liên kết đến video và dãy biểu tượng đa phương tiện khác nhau, bạn sẽ thấy trường dữ liệu nằm bên phải chữ "Start at" (Bắt đầu tại). Theo mặc định, thời gian trong khung sẽ là thời điểm bạn đã tạm dừng video. Tuy nhiên, nếu muốn thay đổi thì bạn chỉ cần nhấp vào trong khung và nhập thời gian mong muốn vào. Chẳng hạn, nếu bạn muốn chia sẻ ở , hãy nhập vào.
Nhấp vào ô đánh dấu bên trái nhãn "Start at" để tự động gắn URL vào liên kết đến thời gian chính xác.
Bước 3 - Sao chép liên kết.
Nhấp đúp vào liên kết để tô sáng. Sau đó, bạn nhấp phải vào văn bản được tô sáng và chọn "Copy", hoặc nhấn Ctrl+C.
Bước 4 - Sao chép và dán
Mỗi khi ai đó nhấp vào liên kết, họ sẽ được đưa thẳng đến thời gian chỉ định trong video.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ph%E1%BB%A5c-h%E1%BB%93i-T%C3%B3c-H%C6%B0-t%E1%BB%95n | Cách để Phục hồi Tóc Hư tổn | Có phải tóc bạn dễ gãy và khô cứng? Nhuộm, tẩy, duỗi, và sấy tóc sẽ làm tóc hư tổn theo thời gian. Các việc làm trên sẽ làm tóc bạn khô, từ đó dẫn đến tình trạng tóc gãy và chẻ ngọn. Một khi tóc bạn bị hư tổn, cách tốt nhất để phục hồi là để cho tóc có thời gian mọc lại khỏe mạnh và chắc chắn. Áp dụng các phương pháp trị liệu chuyên sâu sẽ giúp trả lại vẻ óng ánh, bồng bềnh và chắc khỏe từ bên trong của tóc cũng như kích thích sự phát triển của tóc mới khỏe mạnh.
Phương pháp 1 - Giúp tóc phục hồi lại
Bước 1 - Ngừng sử dụng phương pháp chăm sóc tóc không phù hợp.
Nhiều phương pháp phổ biến có thể lấy đi thành phần dầu tự nhiên trên tóc và làm hư hại đến thân tóc. Nếu bạn đã sẵn sàng để phục hồi tóc hư tổn, bạn sẽ nhận ra rằng việc đó thực sự không dễ dàng chút nào trừ phi bạn dừng mọi biện pháp chăm sóc tóc và để tóc quay về trạng thái tự nhiên. Nếu bạn thường phụ thuộc vào các phương pháp này để tạo kiểu tóc như ý muốn, thì bạn sẽ gặp khó khăn khi để biến tóc trở lại trạng thái tự nhiên. Tuy nhiên, bù lại bạn có thể sở hữu một mái tóc khỏe mạnh về lâu về dài. Sau đây là một vài điều bạn nên tránh:
Tránh nhuộm tóc bằng hóa chất, cho dù bạn nhuộm từ thợ chuyên nghiệp hay dùng thuốc trong hộp. Trong trường hợp bạn thực sự muốn nhuộm tóc, hãy suy nghĩ đến việc sử dụng thành phần nhuộm tự nhiên như cây lá móng hoặc trà xanh. Cả hai thành phần này sẽ giúp phục hồi tóc, thay vì gây tổn hại cho chúng.
Tẩy tóc là việc làm không bao giờ được khuyến khích. Tẩy màu tự nhiên của tóc chắc chắn sẽ làm hư hại rất nhiều đến sợi tóc và là nguyên nhân làm tóc bạn trở nên khô xơ và dễ gãy.
Hạn chế duỗi hoặc uốn tóc bằng hoá chất, như thuốc duỗi tóc Brazilian blowout hoặc thuốc duỗi vĩnh viễn. Hóa chất này thực sự gây nhiều tổn hại cho tóc vì chúng ép tóc thẳng trở thành tóc xoăn và ép tóc xoăn trở thành tóc thẳng.
Bước 2 - Nên nhẹ nhàng với tóc mỗi khi bạn gội đầu hoặc sấy khô.
Tóc được xem là chất liệu mỏng manh dễ gãy, vì vậy bạn nên đối xử với chúng thật thận trọng, đặc biệt là khi tóc còn ướt. Tóc ướt thường rất dễ căng và gãy. Do đó, điều quan trọng ở đây là bạn nên nhẹ nhàng mỗi khi gội đầu và lau tóc khô. Hãy xem tóc bạn như chiếc váy vải lụa hoặc áo len được đan tinh tế. Bạn không nên lau, vắt, và chà tóc mạnh tay. Giống như loại vải đặc biệt, tóc bạn nên được chăm sóc một cách cẩn thận.
Khi gội đầu, đừng quên dùng đầu ngón tay mát xa da đầu và nhẹ nhàng xoa dầu gội đều lên tóc, thay vì mạnh tay chà xát lên đầu. Hãy làm tương tự với dầu xả tóc.
Hãy để tóc nhỏ giọt và tự khô một lúc trước khi vắt khô phần nước thừa đang nhỏ xuống từ tóc. Sau đó, dùng khăn tắm vỗ nhẹ lên tóc cho đến khi chúng tự khô.
Bước 3 - Gội đầu không quá 1-2 lần một tuần.
Da đầu sản sinh thành phần dầu tự nhiên, hay còn gọi là bã nhờn, có tác dụng bảo vệ tóc không bị khô. Nếu gội đầu thường xuyên, bạn vô tình đã rửa sạch thành phần dầu này trước khi nó có cơ hội phân tán xuống phần thân tóc và cung cấp sự bảo vệ. Gội đầu một vài lần trong tuần sẽ giúp tóc bạn vẫn giữ được độ bóng và khỏe mạnh.
Trong một lần đầu khi bạn dừng việc gội đầu mỗi ngày, da đầu bạn sẽ sản xuất rất nhiều bã nhờn vì việc bạn gội đầu sau mỗi 24 tiếng trở thành thói quen. Sau khoảng 1 tuần hoặc hơn, mọi thứ sẽ trở lại cân bằng và đầu bạn sẽ không còn trông giống như bị nhờn nữa.
Nếu bạn đang lo lắng về việc chân tóc trông như bị bết lại trong những ngày không gội đầu, sử dụng dầu gội khô là ý kiến hay để làm sạch mọi thứ. Bạn có thể mua một chai dầu gội khô hay tự mình làm bằng cách trộn một muỗng bột ngô với ½ muỗng bột baking soda với nhau. Rắc hỗn hợp này lên khu vực tóc nhờn và để nguyên hiện trạng trong vòng 5 phút. Sau đó, từ từ chải tóc để bột rơi xuống.
Bước 4 - Thay vì sử dụng máy sấy, hãy để tóc khô tự nhiên trong không khí.
Việc này sẽ là một rào cản cho những ai có thói quen sử dụng máy sấy tóc hoặc dụng cụ tạo kiểu khác để có một mái tóc hoàn hảo như ý muốn mỗi ngày. Nếu mục tiêu của bạn là phục hồi tóc và giúp tóc chắc khỏe, thì hãy xem việc sử dụng dụng cụ nhiệt là một bước lùi không cần thiết. Hãy bắt đầu bằng việc để tóc khô tự nhiên và cố gắng chăm sóc sao cho tóc có vẻ ngoài tự nhiên vì điều này sẽ tăng khả năng phục hồi của tóc.
Thử dùng một số sản phẩm tạo kiểu tóc hoặc chải tóc trước khi để tóc khô. Thậm chí bạn có thể tạo hình cho tóc theo kiểu mong muốn trước khi để khô để giúp cho việc tạo kiểu tóc sau đó dễ dàng hơn.
Nếu bạn cảm thấy bạn cần phải dùng dụng cụ nhiệt tạo kiểu tóc, hãy cài chế độ nhiệt thấp và sử dụng trong những dịp đặc biệt.
Phải mất một thời gian tóc mới có thể phục hồi hoàn toàn, nên thời gian đầu trông nó sẽ không được đẹp như bạn mong muốn. Tất nhiên, có thể bạn muốn duỗi thẳng phần tóc xoăn đáng ghét hay muốn mang lại sức sống cho mái tóc khô và xơ xác kia. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên chờ đợi cho đến khi tóc thực sự khỏe mạnh. Nếu kiên nhẫn, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng kết cấu sợi tóc đang dần dần được cải thiện đáng kinh ngạc.
Bước 5 - Chỉ chải tóc khi tóc khô.
Nếu chải tóc khi tóc còn ướt, bạn sẽ dễ làm nó hư tổn. Hãy gỡ tóc rối bằng lược răng thưa. Nhẹ nhàng chải tóc, bắt đầu từ ngọn tóc và dần dần chải tới chân tóc cho tới khi có thể chải mà không vướng tóc nữa. Khi tóc đã khô hoàn toàn, bạn có thể dùng lược lông chồn/heo để làm mượt tóc.
Chải tóc bằng lược nhựa rất có hại cho tóc, nhất là khi bạn dùng nó để gỡ tóc rối. Tóc sẽ bị kéo và đứt gãy.
Nếu tóc bạn xoăn, đừng chải tóc. Hãy dùng lược răng thưa.
Bước 6 - Tránh để một số kiểu tóc.
Một số kiểu tóc nhất định sẽ kéo căng tóc, và là nguyên nhân làm tóc trở nên xơ xác và dễ gãy. Tóc nối và tóc giả đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực đến tóc. Cho dù là được đính hay dán keo vào tóc, chúng sẽ làm tổn hại rất lớn đến tóc (và trường hợp xấu nhất là làm đầu bạn bị hói một số nơi). Khi bạn lên kế hoạch để phục hồi tóc chắc khỏe, tốt nhất bạn nên nói không với các kiểu này vì chúng rất có hại cho tóc.
Phương pháp 2 - Quá trình dưỡng tóc
Bước 1 - Hãy dùng dầu xả mỗi khi gội đầu.
Dầu gội thường được thiết kế để làm sạch đầu, trong khi dầu xả có tác dụng giúp mái tóc duy trì độ ẩm, trở nên mềm mại và óng ả. Khi dưỡng tóc, bạn nên đổ khoảng 1 lượng cỡ bằng đồng xu hoặc ¼ lượng dầu xả ra lòng bàn tay. Sau đó, xoa dầu xả lên đầu cách chân tóc khoảng 3cm và dùng ngón tay phân bố đều xuống phần thân tóc. Tập trung vào phần ngọn tóc và đảm bảo rằng chúng được chăm sóc kỹ càng hơn bởi vì khu vực này dễ khô nhanh hơn phần chân tóc. Gội lại đầu sạch sẽ khi bạn đã hoàn thành xong nhiệm vụ.
Không nên dùng nhiều dầu xả khi bạn muốn tóc bạn trông nhẹ nhàng và bồng bềnh. Quá nhiều dầu xả sẽ làm tóc quá tải và dễ bị nhờn hơn.
Để tóc bóng loáng và mềm mại hơn, hãy gội đầu bằng nước lạnh nhất mà bạn có thể chịu được. Điều này sẽ giúp mái tóc nằm theo nếp, mượt mà và óng ả hơn khi bạn dùng nước ấm gội đầu.
Bước 2 - Tiến hành liệu pháp dưỡng chuyên sâu ít nhất vài tuần một lần.
Các phương pháp này thẩm thấu vào tóc giúp chúng duy trì độ ẩm trong suốt tuần. Xoa khoảng một muỗng hoặc hơn tinh dầu xả dưỡng sâu lên tóc, và sau đó nhẹ nhàng chải từ chân xuống ngọn tóc. Sau đó quấn hết tóc lên phía trên đầu, cố định bằng kẹp và trùm mũ tắm lên đầu. Chờ ít nhất khoảng 1 tiếng trước khi gội đầu.
Bạn có thể mua dầu xả dưỡng sâu này ở cửa hàng, hoặc tận dụng đồ dùng trong gia đình, như dầu dừa, dầu hạnh nhân, hoặc dầu oliu để dưỡng tóc.
Không nên dùng dầu xả này hơn một lần một tuần bởi vì dùng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng và thực sự làm tổn hại đến tóc.
Bước 3 - Tự làm mặt nạ dưỡng tóc ở nhà.
Vào những ngày tóc bạn trông có vẻ thiếu sức sống, xơ xác, hoặc rối bời, mặt nạ tóc thực sự là vị cứu tinh giúp phục hồi lại kết cấu và vẻ óng ả của tóc. Chỉ nên áp dụng mặt nạ sau khi bạn làm ướt tóc và gội đầu tắm rửa xong. Một vài vật dụng phổ biến trong gia đình thực sự là phép màu cho tóc hư tổn, ví dụ như:
Đối với tóc xơ: Dùng một muỗng mật ong hoặc lòng trắng trứng gà
Đối với tóc xoăn: Dùng hỗn hợp chuối hoặc bơ xay
Đối với tóc khô: Dùng một muỗng sữa tươi hoặc sữa chua
Đối với tóc hỗn hợp: Dùng hỗn hợp của bất kỳ thành phần nào được đề cập ở trên
Bước 4 - Sử dụng tinh dầu cá hoặc serum dưỡng tóc.
Nếu tóc bạn trông có vẻ khô thì tinh dầu hoặc serum cho tóc có tác dụng giúp tóc hết rối và bảo vệ chúng khỏi tác nhân độc hại khác. Nên chọn serum chống tóc rối hoặc tinh dầu dưỡng cho tóc hỗn hợp, và sau đó dùng ngón tay xoa vài giọt và chải nhẹ lên tóc. Nếu bạn chưa có ý định mua serum đặc biệt, hãy thử dùng một trong những tinh dầu dưới đây:
Tinh dầu Argan
Tinh dầu Moroccan
Tinh dầu Jojoba
Tinh dầu trứng gà
Phương pháp 3 - Nuôi tóc mọc khỏe mạnh
Bước 1 - Mát xa da đầu.
Phương pháp mát xa sẽ đẩy mạnh tiến trình lưu thông máu trong da đầu, giúp tóc mọc chắc khỏe hơn. Tạo thói quen mát xa đầu hàng ngày. Đặt ngón tay và nhẹ nhàng xoa nhẹ da đầu theo chuyển động vòng tròn. Hơn nữa, phương pháp này còn giúp bạn giảm căng thẳng và xoa dịu cơn đau đầu.
Mát xa bằng tinh dầu thực sự tuyệt vời hơn bạn tưởng. Trong phòng tắm, hãy dùng tinh dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu jojoba, hoặc dầu oliu và nhẹ nhàng mát xa đầu bạn. Sau đó, gội sạch đầu nếu bạn đã mát xa xong.
Một vài tinh dầu thiết yếu sẽ giúp tóc phát triển khỏe mạnh. Do đó, đừng quên mát xa đầu với tinh dầu trà xanh, tinh dầu trứng, tinh dầu oải hương, và tinh dầu gỗ tuyết trùng.
Bước 2 - Nên chọn sản phẩm tóc tự nhiên.
Thành phần trong dầu gội và dầu xả có thể là nguyên nhân làm tóc bạn hư tổn hơn chứ không thực sự làm chúng khỏe mạnh. Vì vậy, hãy chuyển sang dùng loại dầu gội và dầu xả 100% thành phần tự nhiên có tác dụng nuôi dưỡng tóc, thay vì gội sạch bã nhờn tự nhiên và làm tóc bạn xuống cấp bởi hóa chất độc hại không cần thiết có trong chúng. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn tham khảo:
Dùng dầu gội không chứa sunfat. Sunfat được biết đến như một chất tẩy khắc nghiệt thường được tìm thấy trong trong nước rửa chén hoặc bột giặt, và chúng sẽ làm tổn hại đến mái tóc vốn đã hư tổn của bạn. Do đó, hãy tìm sản phẩm dầu gội đầu không chứa sunfat và được làm từ chất tẩy tự nhiên.
Dùng dầu xả không chứa sillicon. Sillion thường được tìm thấy trong sản phẩm dầu xả tóc bởi vì chúng làm tóc trở nên óng ả và thẳng mượt sau vài lần sử dụng. Tuy nhiên, về lâu về dài, chúng ta sẽ tích lũy sillicon trong tóc và đó cũng là nguyên nhân làm tóc trông xuống cấp và thiếu sức sống.
Bước 3 - Giúp tóc chắc khỏe từ trong ra ngoài.
Thói quen hàng ngày của bạn cũng ảnh hưởng đáng kể đển sự khỏe mạnh của tóc. Nếu khẩu phần ăn của bạn không chứa chất dinh dưỡng hoặc bạn không uống đủ nước, tóc bạn cũng sẽ thể hiện sự thiếu sức sống rõ rệt. Cố gắng giúp tóc chắc khỏe từ trong ra ngoài bằng một vài gợi ý sau đây:
Hấp thụ thức ăn giúp tóc khỏe mạnh có chứa protein, axit béo thiết yếu Omega-3, và sắt. Cá hồi, cá mòi, bơ, các loại hạt, và hạt lanh là sự lựa chọn thông minh để kích thích tóc phát triển khỏe mạnh.
Cung cấp nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước. Khi cơ thể bạn thiếu nước, tóc bạn cũng sẽ trở nên khô và dễ gãy.
Không hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tóc bạn thiếu sức sống và khô xơ.
Bước 4 - Bảo vệ tóc khỏi những nhân tố độc hại khác.
Cũng giống như tác động của môi trường, chẳng hạn như ánh mặt trời hoặc nhiệt độ quá thấp có thể ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của làn da bạn thì các yếu tố này cũng làm tóc bạn hư tổn. Cho nên, hãy bảo vệ tóc bằng cách đội mũ hoặc quàng khăn khi bạn đi ra ngoài trong thời gian dài.
Đừng quên bảo vệ cơ thể khỏi hóa chất độc hại ở hồ bơi. Thay vì để tóc tiếp xúc trực tiếp với clo trong hồ, hãy đội mũ bơi.
Thậm chí, sự ô nhiễm không khí cũng tác động tiêu cực lên tóc bạn. Nếu bạn thường đi bộ hoặc đạp xe gần khu vực có giao thông, hãy bảo vệ tóc cho đến khi bạn đến nơi cần đến.
Tạo kiểu tóc bảo vệ, như tết hoặc búi tóc vì kiểu này thường ít làm rối tóc và tránh để tóc tiếp xúc với các nhân tố bên ngoài.
Bước 5 - Thường xuyên tỉa tóc.
Khi tỉa thường xuyên, lớp tóc cũ và hư tổn sẽ được loại bỏ nhường chỗ cho lớp tóc mới và khỏe mạnh. Tỉa phần tóc chẻ ngọn sẽ mang lại cho bạn vẻ ngoài tươi mới, và bạn có thể nhận ra sự khác biệt rõ rệt theo thời gian.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BA%A9n-%C4%91o%C3%A1n-vi%C3%AAm-ami%C4%91an | Cách để Chẩn đoán viêm amiđan | Viêm amiđan là tình trạng viêm hoặc sưng amiđan, hai mô hình bầu dục nằm ở cuống họng. Hầu hết tình trạng viêm nhiễm đều do virus gây nên, tuy nhiên viêm amiđan lại hình thành do vi khuẩn. Phương thức điều trị viêm amiđan tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, do đó việc chẩn đoán nhanh chóng và chính xác đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị dứt điểm. Để chẩn đoán và chữa viêm amiđan, bạn cần nắm rõ triệu chứng và các yếu tố nguy cơ của bản thân.
Phương pháp 1 - Nhận biết triệu chứng
Bước 1 - Lưu ý các triệu chứng của cơ thể.
Viêm amiđan có nhiều triệu chứng gần giống với cảm lạnh hoặc đau họng. Nếu phát hiện những triệu chứng sau đây, bạn đã bị viêm amiđan.
Đau họng kéo dài hơn 48 giờ. Đây là triệu chứng chính của viêm amiđan và là một trong những triệu chứng xuất hiện đầu tiên.
Khó nuốt
Đau tai
Đau đầu
Hàm và cổ dễ nhạy cảm.
Đau cổ.
Bước 2 - Nhận biết triệu chứng viêm amiđan ở trẻ em.
Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ em. Nếu chẩn đoán cho trẻ nhỏ, bạn cần lưu ý rằng trẻ em có những triệu chứng rất khác so với người lớn.
Trẻ nhỏ thường hay bị buồn nôn và đau bụng khi bị viêm amiđan.
Nếu trẻ còn nhỏ không thể biểu hiện ra ngoài, bạn sẽ nhận thấy chúng hay nhỏ dãi, không ăn uống, và trở nên cáu gắt bất thường.
Bước 3 - Kiểm tra dấu hiệu amiđan sưng và đỏ tấy.
Nhờ bạn bè hoặc người thân kiểm tra amiđan để phát hiện triệu chứng viêm. Hoặc nếu nghi ngờ trẻ nhỏ bị viêm amiđan, bạn có thể tự tiến hành kiểm tra.
Nhẹ nhàng ấn đầu chiếc thìa xuống lưỡi của bênh nhân và yêu cầu họ nói "ahhh" trong khi bạn soi đèn vào trong cổ họng.
Amiđan bị viêm có màu đỏ sáng và sưng tấy, hoặc có lớp phủ màu trắng hoặc vàng.
Bước 4 - Đo nhiệt độ cơ thể.
Sốt là dấu hiệu đầu tiên của viêm amiđan. Bạn nên đo nhiệt độ cơ thể nhằm xác định xem mình có bị sốt hay không.
Bạn có thể mua nhiệt kế ở hiệu thuốc. Đưa đầu nhiệt kế tiếp xúc mặt dưới của lưỡi và chờ khoảng một phút rồi đọc kết quả.
Nếu đo nhiệt độ cho trẻ em, bạn cần dùng nhiệt kế điện tử thay cho nhiệt kế thủy ngân. Nếu trẻ dưới ba tuổi, bạn cần đưa nhiệt kế vào trực tràng để đo nhiệt độ chính xác vì trẻ em ở độ tuổi này không thể giữ nhiệt kế trong miệng.
Nhiệt độ cơ thể bình thường là từ 36,1 đến 37,2 độ C. Nếu cao hơn thì có nghĩa là đã bị sốt.
Phương pháp 2 - Đi khám bác sĩ
Bước 1 - Đi khám bác sĩ.
Nếu cho rằng mình bị viêm amiđan, bạn cần phải dùng thuốc hoặc thậm chí là cắt amiđan. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác. Bạn cần đi khám bác sĩ tai mũi họng để đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu trẻ nhỏ bị triệu chứng viêm amiđan, bạn cần đưa chúng đi khám bác sĩ khoa nhi kịp thời.
Bước 2 - Chuẩn bị thông tin.
Bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi và đề nghị bạn hỏi lại, vì thế bạn nên chuẩn bị trước.
Nắm khái quát triệu chứng xuất hiện khi nào, thuốc bán sẵn tại quầy có khắc phục được triệu chứng hay không, bạn đã từng tự chẩn đoán viêm amiđan hay viêm họng hay chưa, và liệu các triệu chứng có ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình hay không. Những thông tin này giúp cho bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị tốt nhất, thời gian cải thiện tình trạng bệnh, và khi nào thì bạn có thể trở lại hoạt động thường ngày.
Bước 3 - Xét nghiệm tại phòng khám.
Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán viêm amiđan.
Trước hết, bạn sẽ được kiểm tra tổng quát. Bác sĩ sẽ soi họng, tai, và mũi, dùng ống nghe để theo dõi nhịp thở, ấn cổ để phát hiện sưng tấy, và kiểm tra lá lách có bị phình to hay không. Đây là dấu hiệu viêm tuyến bạch cầu gây viêm amiđan.
Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ họng. Bác sĩ dùng miếng gạc vô trùng chà xát cuống họng để phát hiện vi khuẩn gây nên viêm amiđan. Một số bệnh viện có trang thiết bị cho kết quả chỉ trong vài phút, hoặc bạn phải chờ 24 đến 48 giờ.
Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm tế bào máu (CBC). Xét nghiệm này cho biết số lượng từng loại tế bào máu, cho thấy mức độ nào là bình thường và dưới bình thường. Điều này giúp xác định nguyên nhân viêm amiđan là do vi khuẩn hay virus. Xét nghiệm này chỉ được tiến hành khi xét nghiệm lấy mẫu tế bào cổ họng là âm tính và bác sĩ muốn tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm amiđan.
Bước 4 - Điều trị viêm amiđan.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đưa ra một số hình thức điều trị.
Nếu thủ phạm là do virus, Bạn có thể tự chữa trị ở nhà và hồi phục từ 7 đến 10 ngày. Phương pháp điều trị giống như cảm lạnh. Bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, đặc biệt nước ấm, làm ẩm không khí và ngậm thuốc chữa đau họng, kem que, và những thực phẩm khác làm mát họng.
Nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên, bạn sẽ được kê toa thuốc kháng sinh. Lưu ý dùng thuốc theo hướng dẫn. Nếu không tình trạng viêm sẽ trở nên tồi tệ hoặc không thể chữa khỏi.
Nếu viêm amiđan hay tái phát, có thể bạn phải tiến hành phẫu thuật cắt amiđan. Viêm amiđan cần phẫu thuật một ngày, có nghĩa là bạn có thể về nhà trong ngày.
Phương pháp 3 - Phân tích rủi ro
Bước 1 - Lưu ý rằng viêm amiđan rất dễ lây.
Vi trùng gây viêm amiđan do vi khuẩn và virus rất dễ truyền nhiễm. Bạn có nguy cơ cao mắc chứng viêm amiđan trong một số trường hợp nhất định.
Nếu dùng chung đồ ăn thức uống với người khác, chẳng hạn như tiệc tùng và hội họp, bạn có thể bị nhiễm trùng. Điều này làm gia tăng nguy cơ và mức độ trầm trọng của các triệu chứng liên quan đến viêm amiđan.
Nghẹt mũi nặng khiến bạn phải thở bằng miệng cũng làm gia tăng rủi ro mắc chứng viêm amiđan. Tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường không khí khi tiếp xúc gần người bệnh đang thở, ho và hắt hơi. Việc thở bằng miệng cũng làm tăng nguy cơ viêm amiđan.
Bước 2 - Nhận biết yếu tố rủi ro.
Mặc dù ai cũng có khả năng bị viêm amiđan, nhưng một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ đó.
Hút thuốc làm gia tăng nguy cơ vì chúng kích thích hô hấp bằng miệng và làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.
Uống nhiều rượu bia làm hệ miễn dịch yếu đi, khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Trong lúc uống, người ta cũng rất dễ chia sẻ đồ uống với nhau và có thể dẫn đến viêm nhiễm.
Bất kỳ bệnh nào gây suy giảm hệ miễn dịch cũng làm bạn mắc nguy cơ cao, chẳng hạn như HIV/AIDS và tiểu đường.
Nếu vừa mới trải qua phẫu thuật cấy ghép nội tạng hay hóa trị, bạn cũng có nguy cơ bị viêm amiđan.
Bước 3 - Lưu ý tình trạng viêm amiđan ở trẻ em.
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng chúng thường hay xuất hiện ở trẻ nhỏ hơn là người trưởng thành. Nếu tiếp xúc với trẻ nhỏ, bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Viêm amiđan hay tập trung ở trẻ em học mẫu giáo và trung học. Lý do là vì chúng hay tiếp xúc gần với nhau và dễ lây nhiễm vi trùng gây bệnh.
Nếu môi trường làm việc tiếp xúc với trẻ nhỏ tại trường tiểu học và trung học, bạn cũng có nguy cơ cao bị viêm amiđan. Thường xuyên rửa tay trong lúc ở gần trẻ nhỏ và tránh tiếp xúc với trẻ bị viêm amiđan trong vòng 24 giờ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%E1%BA%ADp-ng%C3%A2n-s%C3%A1ch-gia-%C4%91%C3%ACnh | Cách để Lập ngân sách gia đình | Tuân thủ ngân sách gia đình là một thói quen tuyệt vời nên phát huy. Nhờ đó bạn có thể giảm chi tiêu, dành dụm được nhiều hơn và tránh các rắc rối trong việc thanh toán hoặc phải trả lãi vượt hạn mức trong thẻ tín dụng. Việc lập ngân sách gia đình đòi hỏi bạn ghi chép lại các khoản chi tiêu và thu nhập hiện tại, đồng thời đề ra kỷ luật tài chính để điều chỉnh việc chi tiêu và xây dựng một nền tảng tài chính vững vàng hơn.
Phương pháp 1 - Tạo bảng tính hoặc sổ ghi chép
Bước 1 - Quyết định cách ghi chép các khoản chi tiêu, thu nhập và ngân quỹ gia đình.
Bạn có thể chỉ cần dùng giấy bút, nhưng nếu có điều kiện, bạn sẽ dễ tính toán hơn nhiều khi dùng phần mềm bảng tính (spreadsheet) hoặc một phần mềm kế toán đơn giản.
Bạn có thể tìm được mẫu bảng tính toán ngân sách của Kiplinger tại đây.
Các phần mềm kế toán như Quicken gần như được tính toán tự động vì chúng được thiết kế cho kiểu dự án này. Ngoài ra các phần mềm như vậy còn có công cụ tiện ích cho việc lập ngân sách, ví dụ như các công cụ tính tiết kiệm. Tuy nhiên, phần mềm này không miễn phí, do đó bạn sẽ phải trả một khoản tiền nhỏ để sử dụng.
Nhiều phần mềm bảng tính có cài sẵn các mẫu tính toán ngân sách gia đình. Có thể bạn phải điều chỉnh theo nhu cầu riêng của mình, nhưng vẫn dễ hơn nhiều so với việc phải bắt đầu từ trang giấy trắng.
Bạn cũng có thể dùng phần mềm lập ngân sách điện tử như Mint.com, một phần mềm có khả năng giúp bạn theo dõi chi tiêu.
Bước 2 - Định dạng các cột trong bảng tính.
Bắt đầu từ trái sang phải, bạn hãy ghi đề mục cho từng cột như “ngày chi”, “số tiền chi”, “hình thức thanh toán”, và “khoản chi cố định/tùy thích”.
Bạn cần ghi chép đều đặn (mỗi ngày hoặc mỗi tuần) toàn bộ các khoản chi tiêu và thu nhập của bạn. Nhiều chương trình phần mềm và ứng dụng trên thiết bị di động có thể giúp bạn ghi lại các khoản chi tiêu mọi nơi mọi lúc.
Cột hình thức thanh toán sẽ giúp bạn biết phải tìm hồ sơ chi tiêu của bạn ở đâu. Ví dụ, nếu bạn trả tiền điện hàng tháng bằng thẻ tín dụng để được quy đổi dặm bay của các hãng hàng không, bạn hãy ghi chú vào cột hình thức thanh toán.
Bước 3 - Phân loại các khoản chi tiêu.
Mỗi khoản cần phải được ghi vào một mục để bạn có thể dễ dàng thấy được mình đã tiêu bao nhiêu cho các hóa đơn từng tháng hoặc từng năm, bao nhiêu cho nhu yếu phẩm thường xuyên và bao nhiêu cho các chi tiêu tùy thích. Điều này sẽ giúp ích khi bạn bỏ tiền vào các khoản chi và khi muốn xem lại một khoản chi tiêu cụ thể. Các mục thông thường bao gồm:
Tiền thuê nhà/trả góp (nhớ tính cả khoản tiền bảo hiểm)
Chi phí tiện ích như điện, nước, gas
Chi phí dọn dẹp nhà cửa như dịch vụ làm vườn, giúp việc nhà
Chi phí đi lại (xe cộ, xăng, phí giao thông công cộng, bảo hiểm xe)
Thực phẩm và các chi phí ăn uống khác (đi ăn ở ngoài)
Phần mềm tính toán còn có lợi ích nữa là bạn có thể dễ dàng phân loại các khoản chi tiêu (thực phẩm, xăng, tiện ích, xe cộ, bảo hiểm, v.v… ), cũng như có thể tính tổng cộng theo nhiều cách khác nhau để biết được mình đã chi tiêu vào thứ gì, ở đâu, bao nhiêu và bằng hình thức nào (thẻ tín dụng, tiền mặt, v.v…) Phần mềm cũng cho phép bạn chia các khoản chi theo từng thời kỳ và những khoản ưu tiên khác nhau.
Nếu dùng bảng tính trên giấy, có thể bạn phải dành từng trang riêng biệt cho từng mục, tùy vào việc bạn có bao nhiêu khoản chi trong từng mục mỗi tháng. Nếu dùng phần mềm, bạn có thể dễ dàng chèn thêm hàng để có thể ghi thêm các khoản chi.
Phương pháp 2 - Ghi chép các khoản chi
Bước 1 - Ghi các khoản chi lớn và thường xuyên vào bảng tính.
Một số ví dụ có thể kể đến là tiền xe cộ, thuê nhà hoặc trả góp nhà, tiện ích (như điện, nước, v.v…), và bảo hiểm (y tế, v.v…) Các khoản trả góp như tiền vay sinh viên và thẻ tín dụng cũng được ghi vào đây. Mỗi khoản chi ghi vào một hàng riêng. Ghi số tiền ước tính để giữ chỗ cho đến khi có phiếu tính tiền thực tế.
Một số chi phí như tiền thuê nhà hoặc tiền trả góp thường cố định hàng tháng, trong khi một số khoản khác dao động hơn (như tiện ích sinh hoạt). Ghi số tiền ước tính của các hóa đơn (có thể dựa vào số tiền bạn trả năm trước cho khoản chi đó) nhưng khi đã có hóa đơn gửi đến, bạn hãy ghi vào bảng tính số tiền thực chi.
Cố gắng làm tròn số tiền ước tính chi cho từng khoản mục.
Một số công ty cung cấp các dịch vụ tiện ích cho phép bạn trả số tiền trung bình cho cả năm thay vì trả cho các hóa đơn dao động từng tháng. Bạn có thể xem xét lựa chọn này nếu bạn chú trọng sự ổn định.
Bước 2 - Tính toán những khoản chi thiết yếu.
Suy nghĩ về các khoản mà bạn thường phải chi và số tiền phải chi là bao nhiêu. Mỗi tuần bạn tiêu bao nhiêu tiền để mua xăng? Số tiền bạn mua thực phẩm là bao nhiêu? Nghĩ về những khoản tiền mà bạn phải chi, không phải số tiền bạn muốn chi. Sau khi ghi lại những khoản chi này vào từng hàng, bạn hãy ghi số tiền ước tính vào đó. Khi biết số tiền thực tế phải chi, bạn hãy ghi lại ngay.
Bạn nên chi tiêu như bình thường, nhưng cần lấy biên nhận hoặc ghi chú mỗi khi rút ví ra trả tiền. Đến cuối ngày bạn hãy cộng lại trên giấy hay trên máy tính hoặc điện thoại. Nhớ phải ghi cụ thể những món mà bạn đã chi tiêu, không ghi chung chung như “thực phẩm” hoặc “chi phí đi lại”.
Các phần mềm như Mint.com có thể giúp bạn phân loại các khoản chi tiêu thành các mục như “thực phẩm”, “tiện ích” và “mua sắm linh tinh”. Nhờ đó bạn có thể thấy được những thứ bạn thường chi tiêu mỗi tháng trong từng mục.
Bước 3 - Bạn cần đưa cả những khoản chi tiêu “tùy thích” vào bảng tính.
Đây là phần ghi những món đắt tiền mà bạn có thể cắt giảm hoặc không đem lại cho bạn niềm vui xứng đáng với số tiền phải bỏ ra. Mục này có thể bao gồm mọi khoản chi, từ những tối tiêu tiền ở những nơi xa xỉ cho đến những hộp cơm trưa và cà phê.
Nhớ rằng mỗi khoản chi nên ghi vào một hàng riêng. Như vậy bảng tính của bạn đến cuối tháng có thể sẽ dài, nhưng bạn sẽ quản lý được từng khoản chi tiêu nếu tách chúng ra từng hàng riêng biệt.
Bước 4 - Chèn thêm một hàng để ghi số tiền tiết kiệm.
Không phải ai cũng có thể có đủ tiền để dành đều đặn, nhưng ai cũng nên lấy đó làm mục tiêu và thực hiện nếu có khả năng.
Mục tiêu lý tưởng là để dành được 10% số tiền lương của bạn. Như vậy là đủ để số tiền tiết kiệm của bạn tăng khá nhanh nhưng cũng không ảnh hưởng đến các mặt khác trong cuộc sống. Chẳng ai còn lạ gì cảnh cứ đến cuối tháng là lại nhẵn túi. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tiết kiệm trước. Đừng đợi đến cuối tháng mới để dành tiền.
Điều chỉnh số tiền tiết kiệm nếu cần thiết, hoặc tốt hơn là điều chỉnh cách chi tiêu của bạn nếu có thể! Số tiền tiết kiệm sau này có thể được dùng để đầu tư hoặc dể dành cho mục đích khác như mua nhà, học đại học, đi nghỉ hoặc những thứ khác.
Một số ngân hàng có các chương trình tiết kiệm miễn phí mà bạn có thể đăng ký như chương trình “giữ tiền lẻ” của ngân hàng Bank of America, theo đó số tiền của bạn sẽ được làm tròn lên với mỗi lần bạn giao dịch bằng thẻ ghi nợ, và phần chênh lệch được chuyển vào tài khoản tiết kiệm của bạn. Bạn cũng sẽ được hưởng thêm một số phần trăm nào đó của tài khoản tiết kiệm này. Kiểu chương trình này sẽ là một cách dễ dàng và không phiền phức để tiết kiệm mỗi tháng một ít.
Bước 5 - Cộng lại mọi khoản chi tiêu mỗi tháng.
Cộng lại từng phần, và sau đó cộng lại toàn bộ. Như vậy, bạn có thể thấy được số phần trăm thu nhập của bạn tiêu vào các mục nào ngoài tổng số các khoản chi tiêu.
Bước 6 - Ghi chép mọi khoản thu nhập và cộng lại.
Ghi tất cả mọi khoản thu, kể cả tiền típ, tiền thu được từ các công việc “lách thuế” (số tiền bạn đem về nhà mà không khai thuế), tiền nhặt được, và tiền lương của bạn (hoặc bảng cân đối hàng tháng nếu bạn được trả lương cách tuần).
Đây là số tiền lương của bạn, không phải là tổng số thu nhập của bạn trong một kỳ.
Ghi chép lại số tiền thu nhập từ mọi nguồn, cũng chi tiết như khi bạn ghi chép lại các khoản chi tiêu. Cộng lại hàng tuần hoặc hàng tháng sao cho thích hợp.
Bước 7 - Đặt tổng số thu nhập hàng tháng bên cạnh tổng số chi tiêu hàng tháng.
Nếu tổng số chi tiêu của bạn vượt quá số thu nhập thì bạn phải nghĩ đến việc cắt giảm chi tiêu.
Khi đã có trong tay thông tin chi tiết về số tiền bạn tiêu vào các món cụ thể và các khoản ưu tiên, bạn sẽ xác định được các khoản chi nào có thể cắt giảm.
Nếu tổng số thu nhập hàng tháng của bạn cao hơn tổng số chi tiêu, bạn có thể để dành một số tiền để tiết kiệm. Số tiền này có thể dùng để mua trả góp một món khác, đóng học phí đại học hoặc dùng vào việc lớn nào đó. Hoặc bạn có thể “nhón” ít tiền cho những thứ nho nhỏ như một chuyến đi chơi hoặc spa.
Phương pháp 3 - Lập một ngân sách mới
Bước 1 - Nhắm đến những khoản chi tiêu có thể cắt giảm.
Đặt giới hạn cụ thể cho các khoản chi tiêu “tùy thích”. Đặt ra mức tiền mà bạn không được vượt qua và tuân thủ theo đó.
Bạn vẫn có thể dự trù cho khoản chi tiêu tùy thích – bạn không thể sống mà thiếu niềm vui! Tuy nhiên, việc lập ngân quỹ và tuân thủ giới hạn sẽ giúp bạn kiểm soát được khoản chi tiêu đó. Chẳng hạn nếu thường xuyên đi xem phim, bạn hãy đặt giới hạn ở mức 800 ngàn đồng cho tiền vé xem phim mỗi tháng. Khi đã tiêu hết 800 ngàn, bạn sẽ phải nhịn đi xem phim cho đến hết tháng.
Thậm chí phần chi tiêu thiết yếu cũng có thể tính sát lại. Các khoản chi tiêu thường xuyên chỉ nên chiếm một phần không quá lớn trong thu nhập của bạn. Ví dụ, tiền mua thực phẩm chỉ nên chiếm từ 5 -15% số tiền trong ngân quỹ. Nếu tiêu nhiều hơn số đó, bạn nên cân nhắc cắt giảm.
Tất nhiên là số phần trăm chi tiêu của bạn sẽ thay đổi; ví dụ, tiền mua thực phẩm sẽ dao động tùy theo giá cả thực phẩm, số người trong gia đình bạn và các nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Điều quan trọng là bạn cần đảm bảo không tiêu tiền vào những thứ không cần thiết. Ví dụ, có phải bạn thường bỏ nhiều tiền để mua thức ăn chế biến sẵn đắt đỏ trong khi bạn có thể nấu ở nhà?
Bước 2 - Ước tính và đưa những khoản chi tiêu đột xuất vào ngân sách.
Bằng cách dự trù cho những khoản đột xuất, những chi phí bất ngờ như ốm đau, xe cộ hỏng hóc hoặc sửa chữa nhà cửa sẽ không tác động nhiều đến ngân quỹ chung và kế hoạch tài chính của bạn.
Ước tính số tiền bạn phải chi cho những khoản đột xuất trong một năm và chia trung bình cho 12 để có dự trù hàng tháng.
Khoản dự phòng này sẽ bảo vệ cho bạn khỏi bị cháy túi và nợ thẻ tín dụng đến mức đáng sợ, cho dù bạn có vượt quá giới hạn chi tiêu hàng tuần.
Nếu đến cuối năm mà bạn chưa phải dùng khoản dự phòng thì thật là tuyệt! Bạn sẽ có thêm một khoản tiền để bỏ vào tài khoản tiết kiệm hoặc để dành cho các kế hoạch đầu tư khi về hưu.
Bước 3 - Tính toán về chi phí cho các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Những khoản này không phải là chi phí đột xuất mà là một phần trong kế hoạch của bạn. Năm nay bạn có cần thay đổi các vật dụng trong nhà không? Bạn có muốn mua một đôi bốt mới không? Hay bạn muốn sắm xe hơi? Hãy dự trù trước cho những khoản đó và bạn sẽ không phải rút tiền từ tài khoản tiết kiệm dài hạn.
Một điểm quan trọng nữa, bạn nên cố gắng chỉ mua sắm khi đã để dành đủ số tiền cho món đồ đó. Hãy tự hỏi, mình có cần nó ngay bây giờ không?
Khi thực sự đã tiêu số tiền dự phòng cho khoản chi đột xuất hoặc khoản chi trong kế hoạch, bạn hãy ghi lại số tiền thực tế và xóa số tiền ước tính, nếu không có thể nó sẽ tăng lên gấp đôi.
Bước 4 - Lập bản ngân sách mới.
Kết hợp các khoản dự phòng và các mục tiêu của bạn với con số chi tiêu thực và số thu nhập. Như vậy không những bạn tạo được ngân sách hiệu quả mà còn có thể dành ra một khoản tiết kiệm, nhờ đó cuộc sống của bạn có thể bớt quay cuồng tất bật mà trở nên thư thái hơn. Bạn cũng sẽ có động lực cắt giảm chi tiêu để đạt được các mục tiêu của mình và mua sắm những thứ bạn vẫn ao ước mà không phải mắc nợ.
Cố gắng chỉ tiêu vào những khoản cố định. Cắt giảm những khoản chi “ngẫu hứng” bất cứ khi nào có thể.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-%C4%90o%E1%BA%A1n-M%E1%BB%9F-%C4%91%E1%BA%A7u | Cách để Viết Đoạn Mở đầu | Đoạn mở đầu hay giúp người độc hiểu qua được nội dung bạn định viết. Nó bao quát phạm vi của những tranh cãi, đặt ra những câu hỏi sẽ được trả lời ở phần thân, nêu quan điểm. Nếu bạn muốn viết một đoạn mở đầu hay nhưng không biết bắt đầu từ đâu, hãy đọc bài hướng dẫn này. Bạn sẽ học được cách viết đoạn mở đầu, đoạn thân và cách kết bài.
Phương pháp 1 - Lời khuyên Cơ bản khi Viết Mở đầu Tiểu luận
Bước 1 - Làm độc giả hứng khởi với câu đầu tiên xuất sắc.
Câu đầu tiên có thể lôi kéo độc giả và làm họ muốn đọc tiếp. Nếu câu đầu mà đã nhàm chán và sáo rỗng thì độc giả sẽ không có động lực đọc tiếp. Hãy chọn giọng điệu phù hợp ngay từ đầu với câu mở đầu đầy hứng khởi.
Đặt một câu hỏi. Một câu hỏi hay sẽ khơi dậy trí tò mò của độc giả và khiến họ đọc tiếp để tìm câu trả lời.
Ví dụ: "Điểm chung của cá heo và máy bay chiến đấu là gì?"
Dẫn dắt với cơ sở lập luận và thống kê. Cơ sở lập luận tốt sẽ đưa vấn đề bàn luận của bạn vào đúng ngữ cảnh.
Ví dụ: "Tiếp tục sơn Cây Cầu Vàng, 365 ngày một năm. Mỗi lớp sơn dùng hết khoảng 190000 lít sơn."
Sử dụng trích dẫn. Câu trích dẫn từ một người nổi tiếng (hay tai tiếng) có thể kích thích độc giả nếu họ biết điều gì đó về nhân vật này.
Ví dụ: "Machiavelli đã từng viết: 'Chẳng bao giờ đạt được những điều lớn lao mà không kinh qua nguy hiểm.'"
Định nghĩa từ khóa hoặc cụm từ. Nếu từ khóa hay cụm từ bạn dùng không thông dụng, đặc biệt hoặc mang tính kỹ thuật, bạn cần định nghĩa nó.
Ví dụ: "Merriam-Webster định nghĩa sự kiên trì là 'sự bền bì duy trì tìm kiếm thứ gì đó có giá trị hoặc xứng đáng.'"
Bước 2 - Bàn luận ngắn gọn về nội dung bạn định nói ở phần còn lại của tiểu luận.
Sau bước khởi đầu dài 1,2 câu, bạn sẽ muốn giải thích ngắn gọn về nội dung của tiểu luận. Điều này được coi là bản đồ, chỉ dẫn của độc giả khi họ đọc tiếp.
Bạn không cần phải viết là "Tiểu luận này viết về x" nếu bạn không muốn. Bạn có thể tóm tắt và lịch sự và không cần nói rõ những gì bạn sẽ viết.
Ví dụ: "Những người định cư đầu tiên ở Mỹ đã trải qua một loại các dịch bệnh ở thế kỷ 17. Những căn bệnh này đã khiến họ phải thử nghiệm các loại thuốc cây nhà lá vườn."
Đừng cho không bất cứ chi tiết nào trong phần tóm tắt sơ lược. Nó được gọi là tóm tắt sơ lược cũng có lý do của nó. Bạn muốn cung cấp cho độc giả lượng thông tin vừa đủ những không đề cập đến bất kỳ dấu hiệu lập luận nào hay chủ đề của tiểu luận.
Bước 3 - Viết luận điểm.
Luận điểm là phần quan trọng nhất trong đoạn mở đầu. Luận điểm là phần lập luận của bạn trong một câu văn. Nếu có người yêu cầu bạn miêu tả vị trí của bạn bằng một câu, bạn nên nói với họ câu luận điểm. Dưới đây là hai ví dụ về tuyên bố luận điểm:
"Cái gọi là 'gap years' (khoảng thời gian một năm dành cho các hoạt động cộng đồng để bổ sung kinh nghiệm sống) đã trở nên cần thiết vì những lý do tích cực: chúng giúp sinh viên trẻ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong môi trường vui vẻ trước khi vào đại học, nơi mà họ sẽ khó có thể học được những kỹ năng này."
"Trang web Charlotte của E. B. White đã tranh luận gay gắt rằng phụ nữ xứng đáng được hưởng quyền bình đẳng và được tham gia những vào những quyết định xã hội giống nam giới, mặc dù các nhân vật trong cuốn sách đều là động vật.
Bước 4 - Không nên mắc những lỗi này khi viết luận điểm.
Câu luận điểm là câu giới thiệu quan trọng nhất, bạn cần chắc chắn viết đúng cấu trúc và không mắc những lỗi thông thường sau:
Luận điểm không phải là cơ sở lập luận hay quan sát. Luận điểm thể hiện lập trường của bạn, điều mà người khác có thể lập luận phản đối.
Không nên viết luận điểm dưới dạng liệt kê, câu hỏi, hay như một bàn đạp để nói về điều khác. Luận điểm phải tập trung vào một ý tưởng, một lập luận về ý kiến, hoặc một tuyên bố.
Trừ khi được sự cho phép, còn không thì bạn không nên viết luận điểm theo ngôi thứ nhất (dùng đại từ "tôi" trong câu "tôi nghĩ...").
Bước 5 - Nếu cần, bạn có thể chuyển luận điểm xuống đoạn đầu tiên của phần thân bài.
Thông thường, luận điểm là câu cuối của đoạn mở đầu. Nhưng điều này không bắt buộc. Đôi khi, bạn cần viết thêm 1,2 câu sau luận điểm, do đó bạn nên chuyển câu luận điểm xuống phần thân bài.
Ví dụ: "Sau khi loài voi được bảo vệ trong môi trường sống diện rộng tại những vùng trọng điểm ở Châu Phi, số lượng loài đã tăng lên đáng kể."
Phương pháp 2 - Viết Mở đầu cho một Bài tiểu luận Cá nhân
Bước 1 - Bắt đầu với phần mở đầu.
Như đã đề cập ở trên, phần mở đầu có thể là bất cứ thứ gì bạn muốn — đặc biệt là tiểu luận cá nhân — miễn là đúng văn cảnh và phù hợp với nội dung tiểu luận. Bạn có thể tham khảo một vài phần mở đầu sau đây:
"Tôi đang đi bộ trên đường khi xảy ra thảm họa."
"Mặc dù mẹ tôi không biết gì vào thời điểm đó, bà vẫn sẵn sàng đưa ra một tuyên bố chính trị vào sáng ngày 4 tháng 6 năm 1976, mặc dù không nói điều gì."
"Tôi đã mắc một vài sai lầm khi còn trẻ, nhưng sai lầm đã dạy tôi bài học đắt giá nhất đó là lần đầu tiên tôi vi phạm pháp luật."
Bước 2 - Đừng lo lắng khi đề cập quá cụ thể về bản thân.
Tiểu luận cá nhân rất mạnh mẽ bởi vì trong đó chúng ta chia sẻ những thông tin không thường được tiết lộ. Có thể là bất cứ điều gì: một nỗi ám ảnh hay một cuộc tình. Đừng sợ đưa ra một số thông tin về câu chuyện bạn kể trong phần mở đầu. Nếu không muốn chia sẻ quá nhiều thì hãy chỉ nói những sự thật.
Bước 3 - Tiểu luận cá nhân không cần phải có luận điểm truyền thống.
Mặc dù phần mở đầu có thể cần luận điểm, nhưng nó không giống với luận điểm trong bài tiểu luận giải thích hay lập luận. Phần mở đầu tiểu luận cá nhân có thể là một câu chuyện, một lời giải thích sự kiện. Miễn là nó giúp bạn kể chuyện, hay cung cấp một số thông tin đóng vai trò nhất định trong câu chuyện, thì phần mở đầu không cần có luận điểm truyền thống.
Phương pháp 3 - Viết Mở đầu cho một Bài báo cáo Thí nghiệm
Bước 1 - Bạn cần hiểu sự khác nhau giữa tóm tắt và giới thiệu.
Tóm tắt là phần sơ lược của thí nghiệm. Nó giả định rằng độc giả đã biết về một chút về chủ đề đó, nhưng không tự tìm hiểu. Tóm tắt thường có độ dài 200 từ. Trong khi đó mở đầu nêu chi tiết về dạng thí nghiệm, đối tượng và tầm quan trọng, cùng các thông tin nền tảng chung để hiểu về các thí nghiệm. Không nên thêm kết quả thí nghiệm vào.
Bước 2 - Giải thích ngắn gọn thí nghiệm.
Dù bạn làm việc với các mô hình nhiệt độ, sao chép DNA/RNA, hay kiến tạo, bạn cũng nên viết một phần mở đầu giải thích đầy đủ về thí nghiệm. Phần mở đầu tốt sẽ giúp làm rõ các yếu tố khác để xác định mức độ thành công của thí nghiệm.
Bước 3 - Giải thích đối tượng thí nghiệm.
Bạn muốn chứng minh điều gì khi làm thí nghiệm? Những đối tượng này phải liên quan nhưng không đồng nghĩa với giả thuyết của bạn. Đối tượng sẽ được phân tích trong phần kết luận, và nhất thiết phải được làm rõ.
Bước 4 - Cung cấp dự đoán về mặt lý thuyết về kết quả thí nghiệm nếu có thể.
Liệt kê những dự đoán về mặt lý thuyết có thể hữu dụng với những gì thí nghiệm mang lại, đặc biệt nếu kết quả thí nghiệm là một phát hiện mang tính đột phá. Việc này cho thấy một sự tương phản giữa điều chúng ta mong đợi và những gì diễn ra trên thực tế.
Phương pháp 4 - Viết Mở đầu cho một bài Phê bình Văn học hoặc Phim ảnh
Bước 1 - Mở đầu với một tuyên bố.
Tuyên bố này có thể là về tác phẩm hay một kết luận liên quan đến chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm. Tuyên bố có lợi là nó nghe có vẻ thẩm quyền và thu hút sự chú ý của độc giả. Một vài ví dụ về câu đầu tiên trong phần tuyên bố:
"Phần minh hoạ bộ phim "Cái cây cuộc đời" của Terrance Malick là một trong những điều tuyệt vời nhất của phim."
Bước 2 - Nếu có thể, hãy thêm luận điểm vào phần mở đầu.
Luận điểm có thể là câu phân tích hoặc thuyết trình về tác phẩm bạn bình luận. Nói chung, bạn có thể xác nhận hay từ chối một công việc nghệ thuật, hoặc tránh đưa ra một phán xét chung chung, thay vào đó tập trung vào nội dung. Bởi vì có rất nhiều người đọc bài phê bình và chờ đợi phán xét về bộ phim bạn nói tới, do đó tốt nhất là bạn nên đề cập đến nó một chút trong phần mở đầu.
Bước 3 - Đặt bài bình luận vào bối cảnh văn học hoặc phim ảnh nếu cần thiết.
Rất nhiều độc giả của những bài bình luận nghệ thuật nghiêm túc mong đợi các nhà phê bình đưa các nội dung nghệ thuật vào bài viết. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là viết về cuốn sách hay bộ phim đã tạo ảnh hưởng tới tác phẩm, dù liên quan tới một phong trào nghệ thuật hay cảm hứng chính trị. Nhiều độc giả đánh giá cao việc bạn thêm điều này vào phần mở đầu.
Phương pháp 5 - Viết Mở đầu cho một Tài liệu Nghiên cứu
Bước 1 - Bắt đầu giới thiệu đề tài.
Tài liệu nghiên cứu có thể thuộc lĩnh vực khoa học hoặc nhân văn, nên dù đề tài là gì, hãy tóm tắt và đưa độc giả một tài liệu đầu mối để họ có thể hiểu được bạn đang nghiên cứu đề tài gì thuộc lĩnh vực khoa học và Nhân văn. Hãy tham khảo một vài ví dụ:
"Các học giả chuyên môn đã nghiên cứu song song ngôn ngữ và văn hóa từ khi mối liên kết giữa hai lĩnh vực này mới được hình thành."
"Xuyên suốt thế kỷ 20, quan điểm về sự sống trên một hành tinh khác đã có sự thay đổi lớn."
Bước 2 - Cân nhắc việc nêu rõ định hướng của tài liệu nghiên cứu .
Nếu tài liệu nghiên cứu của bạn phức tạp và liên quan tới nhiều dạng vật chất, thì tốt nhất bạn nên nói rõ trong phần mở đầu nội dung tiếp theo của tài liệu nghiên cứu. Điều này giúp độc giả nắm được lập luận cơ bản về tài liệu nghiên cứu trước khi đọc, và giúp họ dễ hiểu hơn.
Bước 3 - Thêm luận điểm vào vị trí rõ ràng.
Thông thường là ở phần cuối, hãy thêm một luận điểm rõ ràng và củng cố luận điểm bằng luận chứng nếu có thể. Bởi vì tài liệu nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào luận chứng, nếu thêm vào phần mở đầu sẽ giúp củng cố lập luận của bạn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Xoa-d%E1%BB%8Bu-c%C6%A1n-%C4%91%C3%B3i-m%C3%A0-kh%C3%B4ng-c%E1%BA%A7n-%C4%83n-qu%C3%A1-nhi%E1%BB%81u | Cách để Xoa dịu cơn đói mà không cần ăn quá nhiều | Kiểm soát cơn đói là một phần quan trọng nếu bạn đang muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Cảm giác đói suốt cả ngày và không có bữa ăn giúp xoa dịu cơn đói có thể khiến bạn thấy bực bội. Làm theo những bước đơn giản dưới đây có thể giúp bạn vừa duy trì cân nặng, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và vừa có thể xoa dịu được cơn đói.
Phương pháp 1 - Tuân thủ khẩu phần ăn thích hợp
Bước 1 - Kiểm soát khẩu phần ăn.
Khẩu phần ăn phù hợp có thể giúp bạn ăn đúng lượng thức ăn và giúp duy trì cân nặng.
Hầu hết các bữa ăn nên bao gồm ít nhất 90-150 g protein nạc, 1 phần rau củ (khoảng 1 cốc) và 1 phần ngũ cốc (khoảng 1/2 cốc).
Bạn nên mua cân thực phẩm hoặc cốc đong để theo dõi lượng thức ăn. Vật đựng hoặc bát nhựa đong sẵn cũng giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn.
Duy trì thói quen đo lường nguồn protein.
Ngoài ra, cần đảm bảo bạn ăn đủ. Đôi khi, chế độ ăn kiêng hoặc kế hoạch giảm cân yêu cầu bạn phải ăn phần ăn quá nhỏ. Nếu ăn không đủ, bạn sẽ cảm thấy đói suốt cả ngày.
Chế độ ăn hoặc thói quen ăn uống khuyên bạn bỏ bữa, chỉ uống chất lỏng hoặc nhịn ăn thường không an toàn và sẽ khiến bạn thấy đói suốt cả ngày.
Bước 2 - Ăn đủ protein.
Bạn có thể gặp tình trạng ăn không đủ protein khi lượng calo bị giới hạn hoặc khi bạn giới hạn phần ăn. Tình trạng này khiến bạn thấy đói hơn và ít thấy no hơn trong suốt cả ngày. Do đó, cần bổ sung đủ protein để vừa giúp thỏa mãn cơn đói, vừa tránh làm mất đi cơ bắp khi muốn giảm cân.
Nam giới cần bổ sung khoảng 65 g protein mỗi ngày, phụ nữ cần bổ sung khoảng 50 g protein mỗi ngày.
Theo dõi lượng protein dung nạp bằng công cụ tính lượng calo/dinh dưỡng trực tuyến hoặc ứng dụng trong điện thoại. Bạn nên đặt mục tiêu lượng protein mỗi ngày và tìm cách đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Bổ sung protein trong mỗi bữa ăn. Bổ sung protein đều đặn trong mỗi bữa ăn thực tế sẽ giúp tiêu thụ lượng protein ít nhất.
Bước 3 - Ăn món nhẹ.
Bạn sẽ cảm thấy nhanh đói hơn khi khẩu phần ăn nhỏ lại. Không ăn thêm trong khi khoảng cách giữa các bữa ăn lớn cũng khiến bạn đói dữ dội và khó kiểm soát khẩu phần trong bữa ăn tiếp theo.
Bữa nhẹ không dùng thay thế bữa chính. Bữa nhẹ là bữa ăn giữa các bữa chính giúp bạn no và thúc đẩy trao đổi chất.
Cần kiểm soát cả khẩu phần và lượng calo trong bữa ăn nhẹ. Bữa nhẹ chỉ nên cung cấp dưới 200 calo.
Bổ sung protein và nông sản (rau củ quả) vào bữa nhẹ. Sự kết hợp này giúp bạn no lâu hơn. Ví dụ, bạn có thể ăn sữa chua Hy Lạp với hoa quả, cà rốt với sốt kem đậu gà, một quả táo nhỏ với phô mai que, trứng luộc chín với nho, hoặc hạt bí đỏ với hoa quả sấy khô.
Bước 4 - Uống nước.
Ban đầu, việc tuân thủ khẩu phần ăn nhỏ có thể hơi khó khăn. Vì vậy, bạn có thể thử uống một loại thức uống trong, không đường trước bữa ăn (bữa chính và bữa ăn nhẹ) để giảm bớt cơn đói cũng như giúp dễ duy trì khẩu phần ăn nhỏ hơn.
Thử uống nước, sữa tách béo hoặc ít béo, cà phê không đường, trà không đường hoặc thức uống thể thao ít calo.
Hoặc bạn có thể uống nước hầm rau củ và nước dùng ít calo.
Bước 5 - Bỏ thức ăn thừa hoặc đồ ăn cho thêm.
Sau khi đã chia khẩu phần ăn (cho bữa chính và bữa ăn nhẹ), bạn nên bỏ phần thức ăn thừa đi để ngăn cảm giác bị thức ăn “cám dỗ”.
Sau khi chuẩn bị bữa tối và cho thức ăn lên đĩa, bạn nên cho phần thức ăn còn dư vào tủ lạnh.
Khi chuẩn bị bữa ăn nhẹ, bạn nên chia thức ăn theo đúng khẩu phần dự định. Không ăn thức ăn trong hộp hoặc trong túi vì bạn sẽ không biết mình đã ăn bao nhiêu và khó tuân thủ khẩu phần ăn thích hợp.
Dọn chén đĩa ngay khi cảm thấy no. Cách này giúp bạn không phải cố gắng ăn hết thức ăn trên đĩa trong khi đã cảm thấy đủ no.
Bước 6 - Mua bát đĩa nhỏ.
Bát đĩa nhỏ tạo cảm giác có nhiều thức ăn hơn. Đây là thủ thuật đánh lừa ý nghĩ giúp bạn ăn ít hơn.
Đĩa dùng cho món tráng miệng hoặc salad có kích thước phù hợp để đựng thức ăn cho bữa chính.
Nếu không có bát đĩa nhỏ, bạn nên tìm cách giảm bớt lượng thức ăn bày lên đĩa.
Phương pháp 2 - Kết hợp thực phẩm đúng cách
Bước 1 - Bổ sung protein và cacbon-hydrat phức hợp mỗi bữa ăn.
Nghiên cứu cho thấy protein giúp bạn no lâu hơn so với bữa ăn chứa phần lớn là cacbon-hydrat. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả đều là cacbon-hydrat phức hợp và là thực phẩm giàu chất xơ cùng các chất dinh dưỡng khác giúp bạn no lâu.
Có thể bổ sung chất béo tốt cho sức khỏe để thỏa mãn cơn đói mà không phải ăn quá nhiều. Bạn có thể kết hợp protein với cacbon-hydrat phức hợp HOẶC protein với chất béo tốt cho sức khỏe.
Nguồn protein nạc gồm có: thịt gia cầm, bò nạc, cá, động vật có vỏ, các loại đậu, đậu lăng và chế phẩm từ sữa ít béo. Nên kết hợp đa dạng protein nạc vào chế độ ăn.
Thực phẩm như quả mọng, đậu lăng, đậu, ngũ cốc nguyên hạt (như yến mạch hoặc gạo lứt) và bông cải xanh đều giàu chất xơ và được xem là cacbon-hydrat phức hợp.
Ví dụ bữa ăn chính giàu protein và chứa cacbon-hydrat phức hợp gồm có: bánh Muffine từ bột mì nguyên hạt với phô mai ít béo và trứng bác, yến mạch với hoa quả và các loại hạt, salad rau xanh hỗn hợp, gà nướng và sốt ít béo, thịt cuốn bánh tráng từ bột mì nguyên hạt, phô mai ít béo với xà lách hoặc tôm và rau củ xào ăn kèm gạo lứt.
Ví dụ bữa ăn nhẹ giàu protein và cacbon-hdyrat phức hợp gồm có: sữa chua với hoa quả và bánh Granola từ ngũ cốc nguyên hạt, cà rốt và sốt kem đậu gà, một quả táo với bơ lạ hoặc rau củ sống cắt lát với nước chấm ít béo và một que phô mai.
Bước 2 - Tránh bữa ăn chứa quá nhiều cacbon-hydrat.
So với bữa ăn đủ protein, cacbon-hydrat phức hợp và chất béo, bữa ăn chỉ chứa quá nhiều cacbon-hydrat hoặc phần lớn là cacbon-hydrat và không chứa nhiều protein hoặc chất béo sẽ không giúp bạn no lâu.
Thực phẩm chứa nhiều cacbon-hydrat gồm có: bánh mì, cơm, mì ống, bánh tráng Tortilla, đậu, khoai tây, ngô và đậu lăng.
Nên lên thực đơn sao cho thực phẩm giàu cacbon-hydrat chiếm 1/3 bữa ăn.
Mỗi bữa ăn nên có một nguồn protein nạc - khoảng 1/2 bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ nên có thực phẩm giàu protein, kết hợp với 1-2 phần rau củ hoặc hoa quả.
Bước 3 - Chọn thực phẩm toàn phần thay thực phẩm chế biến sẵn.
Thực phẩm trải qua quá trình chế biến quá nhiều (ngay cả thực phẩm ít calo) cũng chỉ nên chiếm một phần rất nhỏ trong bữa ăn. Nghiên cứu cho thấy những thực phẩm này không giúp bạn no lâu. Khi thức ăn chế biến sẵn được đưa vào cơ thể, cơ thể phải loại trừ phần không có lợi để hấp thụ chất dinh dưỡng thực sự. Đôi khi, bạn sẽ bị suy dinh dưỡng và vẫn thấy đói. Ăn thực phẩm toàn phần giúp tránh tình trạng này.
Thực phẩm chế biến sẵn thường dùng để chỉ thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia (như hương liệu hoặc chất tạo màu), chất bảo quản và trải qua nhiều thay đổi để trở thành thành phẩm cuối cùng.
Nên hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn như: đồ ăn ngọt, ngũ cốc tinh luyện (như bánh mì trắng hoặc gạo trắng, thức ăn đóng gói sẵn, bánh quy và bánh khoai tây chiên.
Hầu hết thực phẩm trong bữa ăn nên là thực phẩm toàn phần hoặc thực phẩm ít qua quá trình chế biến. Ví dụ như rau củ tươi hoặc đông lạnh, protein nạc tươi hoặc đông lạnh, bánh mì/mì ống từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại ngũ cốc và chế phẩm từ sữa.
Bước 4 - Uống 1800 ml nước mỗi ngày.
Mất nước (dù chỉ ở mức độ nhẹ) cũng có thể khiến bạn thấy đói trong khi thực tế bạn chỉ cần uống một chút nước để bù nước. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp tránh tạo cảm giác đói do thiếu nước.
Mua chai nước có ghi dung tích để theo dõi lượng nước mỗi ngày. Cách này giúp bạn biết được mình đã uống được bao nhiêu nước.
Nếu không thích uống nước lọc, bạn có thể uống trà đá dành cho người ăn kiêng, cà phê không đường, nước chanh hoặc nước có thêm hương vị.
Phương pháp 3 - Tập kiểm soát suy nghĩ
Bước 1 - Ghi lại định nghĩa của bạn về cơn đói.
Việc duy trì khẩu phần ăn nhỏ và không ăn vặt khi đói đã quan trọng thì việc hiểu và định nghĩa cơn đói thực sự là gì cũng quan trọng không kém. Bạn có thể thấy "đói" khi buồn chán, căng thẳng, tức giận và khi bị món ăn “cám dỗ”.
Cơn đói “về mặt thể chất” thường đến từ từ. Bên cạnh đó, dạ dày cũng cảm thấy trống rỗng hoặc phát ra âm thanh. Cơn đói thực sự thường được xoa dịu ngay chỉ với một lượng thức ăn nhỏ.
Nếu bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ cuối cùng đã cách rất lâu, bạn sẽ có thể thấy đói. Lúc này, bạn cần ăn bữa chính hoặc bữa ăn nhẹ theo kế hoạch đã lên.
Nếu thấy "đói" nhưng không có dấu hiệu của cơn đói “về thể chất”, tức cơn đói thật sự, bạn cần cân nhắc các nguyên do khác khi bạn thèm thức ăn.
Nên nhớ rằng cảm giác đói là bình thường. Cảm thấy đói trước bữa ăn và trước giờ đi ngủ là một điều hết sức bình thường.
Bước 2 - Ngồi ăn.
Ngồi ăn cơm sẽ giúp bạn tập trung chú ý vào bữa ăn và dễ dàng tuân thủ khẩu phần ăn nhỏ đã đặt ra.
Bên cạnh việc ngồi ăn, bạn cũng nên tránh xa các thiết bị công nghệ. Tắt tivi, máy tính và điện thoại để hoàn toàn tập trung vào bữa ăn.
Đặt ra quy tắc chỉ ăn khi ngồi ở bàn. Như vậy sẽ giúp bạn hạn chế những bữa ăn không cần thiết.
Bước 3 - Ăn chậm.
Nên dành khoảng 20 phút hoặc hơn cho bữa ăn chính. Đây là thời gian cần thiết cho não và dạ dày trao đổi tín hiệu để thông báo bạn đã ăn đủ và thấy no.
Tạo môi trường chỉ dành cho việc ăn uống. Nên tránh ăn vặt khi làm việc hoặc xem tivi. Nên ngồi ăn và không đứng dậy trước khi ăn xong. Thưởng thức món ăn và dành thời gian riêng cho bữa ăn. Như vậy, bạn sẽ trân trọng bữa ăn hơn và thấy no hơn trong khi thưởng thức từng món ăn.
Đặt đồng hồ để canh thời gian và giúp bạn biết bữa ăn nên kéo dài thêm bao lâu nữa.
Nên đặt thìa/đũa xuống sau mỗi miếng ăn, nhấp một ngụm nước hoặc trò chuyện với mọi người khi ăn.
Ăn miếng nhỏ và nhai kỹ (ít nhất 20 lần) để có thể ăn chậm hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-kh%C3%B4-hoa-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%C6%B0%C6%A1ng | Cách để Làm khô hoa hướng dương | Những bông hoa hướng dương với màu nắng vàng rực có thể khiến cả căn phòng bừng sáng. Hơn nữa, bạn cũng không cần phải luôn có hoa tươi mới giữ được sắc màu rực rỡ của hoa. Bạn có thể làm khô hoa hướng dương như một món đồ trang trí hay vật kỷ niệm để tô điểm cho ngôi nhà thêm tươi vui. Ngoài ra, bạn có thể sấy khô hạt hướng dương để ăn hoặc làm khô các cánh hoa để trang trí.
Phương pháp 1 - Làm khô hoa hướng dương để trang trí
Bước 1 - Hái những bông hướng dương vừa hé nở.
Nếu địnnh làm khô hoa hướng dương với mục đích trang trí, tốt nhất là bạn nên dùng những bông cỡ nhỏ đến trung bình vừa mới nở. Hạt của chúng chưa phát triển đầy đủ nên sẽ không rơi ra sau khi khô đi.
Bước 2 - Cắt những bông hoa có cuống cỡ vừa.
Cuống hoa dài khoảng 15 cm là vừa; bạn cứ dựa vào đó mà cắt hoa. Chọn bông hoa đẹp, đối xứng và loại bỏ các lá héo xung quanh bông hoa.
Bước 3 - Treo hoa ở nơi tối và khô.
Buộc sợi chỉ hoặc thừng vào đoạn cuối cuống hoa. Bạn có thể buộc ba bông hoa thành một bó, nhưng đừng để các bông hoa chạm vào nhau. Chọn một nơi khô và tối để treo hoa, chẳng hạn như một ngăn tủ không dùng, tủ tường hoặc gác mái.
Bạn cũng có thể cắm hoa vào bình để phơi khô. Những cánh hoa sẽ uốn cong duyên dáng hơn. Để yên những bông hoa ở nơi khô và tối.
Bước 4 - Kiểm tra hoa sau 2 tuần.
Hoa hướng dương sẽ khô trong khoảng 2 tuần, nhưng có thể lên đến 3 tuần. Khi chúng đã khô, bạn hãy cắt dây thừng và lấy hoa ra khỏi tủ.
Bước 5 - Phủ keo xịt tóc cho hoa.
Bảo quản màu sắc và hình dạng hoa bằng cách phủ một lớp keo xịt tóc lên hoa. Cắm hoa vào bình hoặc cắt ngắn cuống hoa để cho vào hộp kính trang trí.
Phương pháp 2 - Làm khô hoa hướng dương bằng chất làm khô
Bước 1 - Cắt ngắn cuống hoa.
Khi làm khô hoa bằng chất làm khô, tốt nhất là bạn nên cắt ngắn cuống hoa còn khoảng 2,5-5cm, vì cuống hoa sẽ giòn sau khi khô. Nếu thích cuống hoa dài hơn, bạn có thể làm cuống hoa bằng dây thép làm hoa giả khi hoa còn tươi. Đẩy dây thép qua cuống hoa, bẻ ngược lại và kéo xuyên qua cuống hoa. Quấn dây thép xung quanh cuống hoa.
Bước 2 - Trộn bột ngô với borax (hàn the).
Borax và bột ngô kết hợp với nhau có tác dụng làm khô hoa. Trộn hai nguyên liệu này với nhau, mỗi thứ một phần bằng nhau. Thêm một thìa muối vào hỗn hợp để giữ màu sắc của hoa.
Bước 3 - Trộn 2 phần borax với 1 phần cát.
Hỗn hợp này cũng sẽ giúp làm khô hoa. Khuấy thêm 1 thìa muối để giữ màu sắc của hoa. Hỗn hợp này sẽ nặng hơn và hoa có thể bị xẹp một chút.
Bước 4 - Thử dùng silica gel.
Một lựa chọn khác là sử dụng silica gel. Silica gel là chất có trong gói hút ẩm để trong hộp giày, ví, và đôi khi là thực phẩm, nhưng bạn cũng có thể mua trên mạng hoặc ở các cửa hàng vật liệu thủ công. Silica gel có khả năng làm khô nhanh hơn các hỗn hợp khác, do đó bạn không cần trộn thêm muối để giữ màu sắc của hoa.
Bước 5 - Tìm một chiếc hộp để làm khô hoa.
Dùng hộp có nắp đậy kín, đặc biệt là khi dùng silica gel. Rải một lớp chất làm khô dày khoảng 2,5 cm dưới đáy hộp. Đặt những bông hoa vào hộp, mặt hoa ngửa lên. Nhẹ tay rắc chất làm khô lên trên cho đến khi phủ kín hoa và đậy nắp lại cho kín.
Bước 6 - Đặt hộp hoa ở nơi ấm, khô.
Cũng như khi treo hoa lên phơi, bạn cần đặt hộp ở nơi ấm và khô để giúp cho hoa khô. Hoa hướng dương để trong silica gel sẽ khô trong vòng chưa đến một tuần. Nếu bạn dùng các chất làm khô khác, hoa hướng dương sẽ khô trong khoảng 1-2 tuần.
Phương pháp 3 - Làm khô hoa hướng dương để lấy hạt
Bước 1 - Chờ cho hoa hướng dương già trên cây.
Khi thời tiết vẫn còn ấm áp, bạn nên để cho các bông hoa hướng dương đạt đến độ chín hoàn toàn khi còn trên cây. Nếu có thể, bạn đừng cắt những bông hoa trước khi đài hoa chuyển màu nâu vàng.
Tốt nhất là bạn nên chờ cho đến khi hoa rụng hết cánh và rũ xuống. Bạn có thể phải buộc bông hoa vào cọc khi hoa bắt đầu tàn và rũ xuống. Lúc này bông hoa sẽ nặng hơn, và cây sẽ yếu đi dưới sức nặng của hoa.
Bước 2 - Bọc hoa trong vải thưa để chim khỏi ăn.
Bọc vải thưa hoặc trùm túi giấy xung quanh bông hoa và dùng dây thừng buộc lại. Cách này sẽ giúp bảo vệ hạt khỏi bị chim và sóc ăn, ngoài ra còn giúp giữ lại các hạt có thể rơi xuống.
Chờ cho đến sau khi hoa bắt đầu tàn và rũ xuống trước khi bọc bông hoa.
Bước 3 - Cắt cuống hoa bằng nhát chéo.
Nếu bạn cần cắt hoa sớm vì sâu bọ hoặc thời tiết, hãy cắt cả đoạn cuống dài khoảng 30 cm và treo ngược lên trong nhà để phơi khô cho đến khi đài hoa chuyển thành màu nâu.
Bước 4 - Lấy hạt hướng dương sau vài tuần.
Khi hoa đã khô hoàn toàn, bạn có thể lấy hạt ra chỉ bằng cách dùng tay hoặc bàn chải cứng quét qua. Bạn cũng có thể dùng nĩa để lấy hạt.
Nếu có nhiều hoa, bạn cũng có thể lấy hạt bằng cách chà xát hai bông hoa với nhau.
Bước 5 - Chế biến hạt hướng dương để ăn.
Trộn 1 cốc muối với 4 lít nước. Nhặt hết các mảnh vụn của hoa còn lẫn trong hạt và trút hạt vào nước. Ngâm hạt hướng dương trong 8 tiếng hoặc lâu hơn. Khi đã ngâm xong, bạn sẽ chắt hết nước để lấy hạt và rải vào chảo. Đặt chảo vào lò nướng ở nhiệt độ 218 độ C và sấy trong khoảng 5 tiếng.
Trút hạt hướng dương vào hộp kín và cho vào tủ đông để bảo quản hạt hướng dương đến 1 năm.
Phương pháp 4 - Làm khô cánh hoa hướng dương
Bước 1 - Thu thập cánh hoa.
Chọn một bông hoa có những cánh hoa lành lặn, tươi tắn và dùng tay bứt lần lượt từng cánh hoa. Cố gắng đừng làm hỏng cánh hoa nào.
Bước 2 - Làm khô cánh hoa bằng lực ép.
Xếp các cánh hoa thành một lớp giữa 2 tờ giấy thấm, giấy nến hoặc khăn giấy (giấy thấm là lựa chọn tốt nhất). Kẹp các tờ giấy giữa 2 mảnh bìa các-tông. Chặn một cuốn sách nặng lên trên và chờ các cánh hoa khô trong vài tuần.
Bạn cũng có thể chỉ cần ép các tờ khăn giấy hoặc giấy thấm giữa các trang sách của cuốn sách nặng.
Bước 3 - Kiểm tra các cánh hoa.
Sau 2-3 tuần, bạn có thể cẩn thận dỡ bìa các-tông và giấy thấm ra. Nhẹ tay nhặt lấy các cánh hoa. Nếu các cánh hoa còn ẩm, bạn hãy trải tờ giấy thấm mới và ép thêm khoảng 1 tuần trước khi kiểm tra lại.
Bước 4 - Làm khô cánh hoa trong lò vi sóng.
Trải 2 tờ khăn giấy vào chiếc đĩa dùng được trong lò vi sóng. Xếp các cánh hoa thành một lớp lên trên lớp khăn giấy, sau đó phủ một tờ khăn giấy sạch nữa lên trên các cánh hoa. Sấy cánh hoa trong lò vi sóng với công suất cao trong 20-40 giây hoặc cho đến khi các cánh hoa khô hẳn.
Khăn giấy sẽ hút độ ẩm trong các cánh hoa thoát ra khi sấy trong lò vi sóng.
Bước 5 - Kiểm tra các cánh hoa sau đợt sấy 20 giây đầu tiên.
Nếu thấy còn ẩm, bạn cần tiếp tục sấy thêm từng đợt 10 giây nữa cho đến khi khô. Đừng để cho các cánh hoa bị giòn.
Bước 6 - Lau khô đĩa và thay khăn giấy giữa mỗi mẻ sấy.
Bạn cũng có thể lấy khăn giấy bỏ ra ngoài cho khô thay vì dùng khăn giấy mới.
Bạn nên để các cánh hoa trên khăn giấy trong vài tiếng trước khi sử dụng để bảo quản.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-ra-con-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-th%E1%BA%ADt-c%E1%BB%A7a-B%E1%BA%A3n-th%C3%A2n | Cách để Tìm ra con Người thật của Bản thân | Tìm ra con người thật của bản thân có thể là một nhiệm vụ khó khăn. Bởi chúng ta luôn không ngừng trưởng thành, thay đổi và học thêm những điều mới, có lẽ bạn thấy rằng con người bạn cũng luôn thay đổi. Tuy nhiên, vẫn có một vài điều bạn có thể làm để hiểu rõ về bản thân hơn và tìm ra được bạn thật sự là ai.
Phương pháp 1 - Hành động
Bước 1 - Lập tóm tắt cá nhân.
Bằng việc lập tóm tắt về các điểm mạnh cũng như điểm yếu bạn cần khắc phục, bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy được những điều bạn đang làm tốt và những điều bạn cần cố gắng hơn. Đây có thể là một khởi đầu tốt để tìm ra con người thật của bạn. Khi bạn tự tạo tóm tắt về mình, hãy sử dụng cách diễn đạt sao cho đối với phần ưu điểm dùng mệnh đề "Tôi rất" còn đối với nhược điểm hãy dùng "Tôi muốn".
Ví dụ như, đối với ưu điểm, bạn có thể ghi một vài điều như "Tôi là một người bạn rất tốt" và "Tôi rất hào phóng với thời gian của bản thân". Đối với phần nhược điểm, bạn có thể viết "Tôi muốn trở thành một người biết lắng nghe hơn" và "Tôi muốn ngừng quan tâm quá nhiều đến những gì người khác nghĩ về mình".
Bước 2 - Nhờ tới sự giúp đỡ của người bạn tin tưởng.
Để khiến danh sách của bạn dài hơn, bạn có thể hỏi bạn bè xem họ nghĩ ưu điểm cũng như những điều bạn cần khắc phục là gì. Đảm bảo rằng bạn hỏi ai đó hiểu rõ bạn và sẽ đưa ra cho bạn những phản hồi mang tính xây dựng và tích cực.
Đừng nhờ tới sự giúp đỡ của bạn bè với danh sách của bạn nếu bạn nghĩ rằng điều đó có thể khiến bạn bị tổn thương.
Bước 3 - Dành thời gian cho bản thân.
Lên kế hoạch dành thời gian ở một mình để xem xét danh sách của bản thân. Ngoài ra lên kế hoạch một mình cũng sẽ cho bạn cơ hội để tự khám phá con người của chính bạn. Có lẽ bạn thậm chí còn muốn sắp xếp thời gian một mình như một phần trong cuộc sống hàng ngày để bạn có đủ thời gian và không gian để hiểu rõ về bản thân hơn.
Luôn nhớ trong đầu rằng bạn không cần phải dành thời gian ở một mình để ngồi thiền hay suy ngẫm. Bạn có thể khám phá một điều gì đó mới ở bản thân, thậm chí là xem bộ phim bạn yêu thích hoặc tập một vài bài thể dục nhẹ. Điều quan trọng là dành thời gian cho bản thân và tận hưởng điều đó.
Bước 4 - Bắt đầu từ những việc nhỏ.
Quyết định điều gì bạn muốn thay đổi ở bản thân có thể nói cho bạn về thứ tự ưu tiên của bạn và giúp bạn hiểu rõ về mình hơn. Nếu bạn xác định được một vài điều bạn muốn cải thiện, hãy thử đặt một mục tiêu nho nhỏ cho bản thân. Nghĩ xem mục tiêu này nói gì về bạn. Nó thể hiện gì về con người thật sự của bạn?
Đảm bảo rằng mục tiêu của bạn nhỏ và có thể thực hiện được. Ví dụ như nếu bạn quyết định rằng bạn muốn tự tin hơn, hãy đặt mục tiêu lên tiếng bảo vệ ý kiến của bản thân một lần mỗi ngày. Điều này có thể đơn giản như đưa ra lựa chọn của bạn cho bữa tối hoặc nói "Không" với ai đó.
Bước 5 - Làm nghệ thuật.
Có thể bạn nghĩ rằng bạn là người kém sáng tạo nhất trên đời nhưng có lẽ là bạn chưa bao giờ cho bản thân cơ hội. Hãy thử sáng tác thơ, truyện hoặc bài hát. Tô vẽ hoặc phác họa bất cứ thứ gì bạn nhìn thấy bên ngoài cửa sổ. Tham gia lớp học diễn xuất hoặc sản xuất video cùng bạn bè. Đi chơi với những người sáng tạo và xem liệu họ có dạy được gì cho bạn hay không. Ép buộc bản thân phải sáng tạo sẽ kéo bạn ra khỏi vòng tròn an toàn và giúp bạn khám phá ra những điều mới về bản thân.
Đừng chê bai quá nhiều về tác phẩm nghệ thuật của bạn khi bạn chỉ vừa mới bắt đầu. Hãy nhớ rằng điều quan trọng là khám phá bản thân và tận hưởng cuộc sống.
Bước 6 - Thách thức bản thân.
Làm điều gì đó bạn chưa bao giờ làm bởi nó quá đáng sợ đối với bạn. Đừng để khó khăn cản bước bạn. Thay vào đó, bắt đầu với những thử thách nhỏ và cố gắng hướng tới những thử thách lớn hơn. Có thể bạn sẽ nhận ra rằng bạn kiên định hơn những gì bạn tưởng và thậm chí bạn còn có thể phát hiện ra tài năng mới của bản thân mà bạn chưa bao giờ biết tới.
Ví dụ như, bạn có thể tham gia vào một nhóm người và cố gắng kết bạn với họ, đăng ký một cuộc thi chạy 10 km cho dù bạn chưa bao giờ chạy quá 3 km, hoặc xem bạn có thể không đăng nhập Facebook trong bao nhiêu lâu.
Bước 7 - Dành thời gian với những người khiến bạn cảm thấy vui vẻ.
Bạn sẽ học thêm được nhiều điều về bản thân nếu mọi người xung quanh luôn khuyến khích bạn và khiến bạn cảm thấy tốt đẹp về chính mình. Tránh xa những người luôn đánh giá tiêu cực về bạn và ở bên những người giúp bạn tự tin hơn. Cố gắng tìm đến những người có thể truyền cảm hứng cho bạn, có cuộc sống mà bạn luôn ngưỡng mộ và những người vui vẻ.
Phương pháp 2 - Để ý đến Suy nghĩ của Bản thân
Bước 1 - Viết nhật ký.
Viết nhật ký có thể khiến bạn cảm thấy có trách nhiệm với bản thân, giải tỏa căng thẳng và mang lại những thay đổi tích cực. Cố gắng dành 20 phút mỗi ngày để viết nhật ký.
Ví dụ như, bạn có thể viết ra suy nghĩ của bản thân vào cuối mỗi ngày, viết khi bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc viết khi bạn nghĩ ra một ý kiến tuyệt vời nào đó. Hãy đảm bảo rằng bạn viết cả những gì bạn cảm nhận về cuộc sống của bạn, mục tiêu của bạn và những câu hỏi bạn có liên quan tới việc tiến về phía trước.
Khi bạn cảm thấy mất phương hướng, bạn có thể đọc lại nhật ký và cố gắng xác định những điều giúp bạn tìm thấy hướng đi cho mình. Ví dụ như, nếu bạn có một ngày tồi tệ, đọc về một điều gì đó khiến bạn vui vẻ có thể giúp bạn cảm thấy lại được trở lại là mình một lần nữa.
Bước 2 - Từ bỏ sự hoàn hảo.
Hoàn hảo là một mộng tưởng mà chúng ta áp đặt lên chính mình, và điều này hoàn toàn không có khả năng đạt được. Tha thứ cho bản thân về những lỗi lầm trong quá khứ và chấp nhận chính con người bạn. Điều quan trọng không phải là bạn hoàn hảo mà là bạn đã cố gắng hết sức mình.
Bước 3 - Luôn nhớ trong đầu rằng con người bạn sẽ luôn thay đổi.
Tìm ra con người thật của bạn sẽ rất khó khăn bởi nó luôn thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào những việc bạn làm với cuộc sống của mình. Hãy nhớ rằng những thay đổi này là một phần bình thường của cuộc sống, vì vậy cố gắng chào đón và chấp nhận con người mới của mình.
Ngay bây giờ, có lẽ bạn xem bản thân là một người con, một người kế toán và một ai đó coi trọng sự trung thực. Nhưng con người bạn sẽ thay đổi dần theo thời gian, khi cuộc sống của bạn thay đổi. Ví dụ như, nếu bạn có con, bạn sẽ bắt đầu xem bản thân là một người cha. Nếu bạn kinh doanh, bạn sẽ bắt đầu xem bản thân là một doanh nhân.
Bước 4 - Lập danh sách ưu tiên.
Có bao gồm những điều quan trọng nhất đối với bạn. Sắp xếp danh sách theo thứ tự quan trọng. Biết được điều gì quan trọng đối với bạn có thể giúp bạn nhận ra điều gì thật sự có thể khiến cuộc sống của bạn quan trọng và có ý nghĩa hơn, vì vậy hãy dành thời gian để lập danh sách. Nó có thể khiến bạn cảm thấy ngạc nhiên.
Một vài điều bạn coi trọng có thể bao gồm: bạn bè, gia đình, học hành, những môn học nhất định hoặc công việc, hoặc một kỹ năng. Xem xét xem những điều này, người này có ý nghĩa như thế nào với bạn. Dành nhiều thời gian để thêm chúng vào cuộc sống của bạn.
Bước 5 - Chấp nhận trách nhiệm đối với những việc bạn làm.
Rất dễ dàng để đổ lỗi tất cả những thất bại hay khó khăn của bạn cho người khác. Nhưng một khi bạn chấp nhận rằng bạn mới là người quyết định cuộc sống của chính mình, bạn mới có thể thay đổi cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn.
Đảm bảo rằng bạn thừa nhận đóng góp của bản thân đối với những thành tựu bạn đạt được nữa. Thành tựu của bạn là kết quả của sự nỗ lực và tham vọng của chính bạn. Cho dù bạn là tay chơi tennis cừ khôi của tỉnh hay học được một ngôn ngữ mới, hãy đảm bảo rằng bạn tin tưởng vào chính mình.
Bước 6 - Tôn vinh bản thân.
Hãy nhớ rằng bạn là độc nhất và rằng bạn xứng đáng nhận được tình yêu và sự chú ý. Đó là lý do vì sao việc khen ngợi bản thân là điều vô cùng quan trọng. Lập danh sách những điều bạn thích ở chính mình. Nhìn vào gương và tìm ra một vài đặc điểm ngoại hình của bạn mà bạn thích cũng có thể có ích. Khen ngợi bản thân giống như những gì bạn khen ngợi bạn bè mình.
Phương pháp 3 - Tiếp tục Tìm kiếm
Bước 1 - Lập danh sách 100 điều bạn muốn đạt được.
Mục tiêu của bạn có ảnh hưởng nhất định tới cách bạn nhìn nhận con người mình, vì vậy hãy lập danh sách 100 điều (cả lớn và nhỏ) mà bạn muốn đạt được trong cuộc đời. Tìm xem điều gì liên kết các mục trong danh sách của bạn và lên kế hoạch hoàn thành nhiều mục tiêu nhất có thể. Một vài mục tiêu của bạn có thể không thực tế nhưng hãy cứ viết chúng ra. Điều đó có thể giúp bạn khám phá ra điều gì khiến bạn cảm thấy phấn khích.
Bằng việc viết ra mục tiêu của mình, bạn sẽ có nhiều khả năng hoàn thành được chúng hơn.Đừng e ngại thay đổi thay thêm điều gì đó vào danh sách mà bạn nghĩ là bạn muốn làm.
Bước 2 - Cố gắng nâng cao sự tự tin.
Xây dựng sự tự tin là một thử thách liên tục, nhưng nếu bạn để tâm tới từng bước nhỏ và tới việc đạt mục tiêu của bản thân, điều này sẽ giúp bạn nâng cao sự tự tin và cả tự trọng của bạn nữa. Tự tin sẽ cho phép bạn có đủ can đảm để thách thức bản thân. Điều này còn có thể giúp bạn trưởng thành hơn.
Nếu bạn có vấn đề thiếu tự tin, hãy ngừng so sánh bản thân với người khác, đánh giá cao những thành tựu bạn đạt được và đặt ra những mục tiêu thực tế cho bản thân.
Bước 3 - Cố gắng kiên nhẫn.
Tìm kiếm con người thật của mình là một hành trình dài, vì vậy đừng lo lắng nếu bạn không thể tìm ra ngay lập tức. Nếu việc tìm kiếm khiến bạn quá tải, hãy nghỉ ngơi và thực hiện chậm lại. Có thể bạn sẽ phát hiện ra điều gì đó quan trọng ở chính mình bằng việc buông lỏng bản thân trong một lúc.
Bước 4 - Để bản thân suy nghĩ vẩn vơ.
Nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ hoặc nhắm mắt và tưởng tượng ra những suy nghĩ xuất hiện trong bạn. Mơ mộng là điều tốt và để cho tâm trí được trôi tới bất cứ đâu nó muốn thay vì ép buộc bản thân nghĩ tới điều gì đó cụ thể. Bạn thậm chí còn có thể học một vài điều về bản thân trong suốt quá trình.
Mơ mộng có thể giúp bạn thư giãn và nó cũng giúp bạn trở nên sáng tạo và hoạt động năng suất hơn.
Bước 5 - Tự hỏi bản thân.
Có lẽ bạn nghĩ rằng lòng tin của bạn là vô cùng chắc chắn nhưng hãy dành một vài phút để ngẫm lại và xem tại sao bạn lại nghĩ như thế. Cố gắng không ngừng nghỉ để tự hỏi bản thân có thể giúp bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn. Tò mò về bản thân sẽ giúp bạn tìm ra được con người thật của mình.
Bước 6 - Viết ra những điều bạn yêu thương và cảm kích.
Nếu bạn lập một danh sách những người, những điều bạn quan tâm nhất, bạn có thể hiểu được điều gì thật sự quan trọng đối với bạn. Sử dụng danh sách này để giúp bạn tìm ra con người thật của mình.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-s%E1%BA%A1ch-m%E1%BB%B1c-b%C3%BAt-l%C3%B4ng-tr%C3%AAn-nh%E1%BB%B1a | Cách để Làm sạch mực bút lông trên nhựa | Vết mực bút lông dính trên nhựa có thể dễ dàng làm sạch, nhưng bạn vẫn cần cẩn thận. Một số chất tẩy rửa hiệu quả như a-xê-tôn có thể làm hỏng bề mặt nhựa, nhất là khi lưu lại trên nhựa quá lâu. Bài viết này sẽ bày cho bạn nhiều cách để làm sạch mực bút lông trên các bề mặt bằng nhựa. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng một số vết bẩn có thể bám quá sâu và không thể xóa sạch hoàn toàn.
Phương pháp 1 - Làm sạch vết mực bằng bút viết bảng
Bước 1 - Tìm một cây bút viết bảng.
Bút viết bảng màu nào cũng được, nhưng có lẽ bạn nên dùng màu đậm hơn một chút. Phương pháp này rất hiệu quả đối với bảng trắng và an toàn cho các bề mặt nhựa nhẵn. Tuy nhiên, với các bề mặt có vân nổi thì cách này có thể không hiệu quả; thay vào đó, bạn nên cân nhắc dùng cồn tẩy rửa hoặc muối nở và kem đánh răng.
Bước 2 - Dùng bút viết bảng tô lên vết mực.
Bút viết bảng có chứa các dung môi giúp hòa tan vết mực bút lông.
Bước 3 - Lau chỗ bẩn bằng giẻ sạch.
Vết mực bút lông sẽ bong ra cùng với mực bút viết bảng.
Bước 4 - Dùng nước rửa kính nếu bạn không thể làm sạch mực bút viết bảng.
Nếu vì lý do nào đó mà mực bút viết bảng khô đi và không thể lau sạch (và như vậy cũng không thể làm sạch vết mực bút lông), bạn hãy thử xịt nước rửa kính lên vết mực và dùng khăn giấy lau sạch.
Phương pháp 2 - Làm sạch vết mực bằng mút lau thần kỳ (Magic Eraser)
Bước 1 - Mua mút lau thần kỳ.
Bạn có thể tìm mua loại mút này ở quầy bán các sản phẩm tẩy rửa ở siêu thị. Mút lau thần kỳ có hình dạng giống như viên gạch màu trắng. Nhớ chọn loại mút không chứa các chất phụ gia, chẳng hạn như thuốc tẩy.
Bước 2 - Cắt miếng mút thành nhiều mẩu nhỏ.
Như vậy bạn sẽ dễ thao tác hơn, và làm từng ít một cũng có lợi hơn.
Bước 3 - Nhúng mút vào nước.
Nếu vết mực quá cứng đầu, bạn có thể sử dụng cồn tẩy rửa thay cho nước.
Bước 4 - Dùng miếng mút chà vết mực với chuyển động tròn cho đến khi sạch.
Đừng ấn quá mạnh. Có thể bạn cần chà 5-10 phút mới bắt đầu thấy kết quả.
Phương pháp 3 - Làm sạch vết mực bằng cồn
Bước 1 - Tìm một ít cồn tẩy rửa, nước rửa tay hoặc a-xê-tôn.
Cả ba sản phẩm này đều giúp hòa tan các hóa chất trong mực bút lông và giúp bạn làm sạch dễ dàng hơn. Sau đây là các ưu điểm và nhược điểm của từng loại:
Cồn tẩy rửa an toàn nhất nhưng có thể không hiệu quả lắm, và bạn sẽ phải thực hiện vài lần mới làm sạch được vết mực. Nồng độ cồn càng cao thì càng tốt. Bạn nên tìm cồn có nồng độ 90% trở lên.
Nước rửa tay rất hiệu quả khi sử dụng trên các bề mặt cong, vì nó giữ được kết cấu tốt hơn và không bị nhỏ giọt nhiều. Tác dụng của nước rửa tay cũng tương đương với cồn tẩy rửa.
A-xê-tôn mạnh nhất và hiệu nghiệm nhất. Nó có thể tẩy sơn và làm chảy một số bề mặt, do đó không được khuyên dùng cho các bề mặt có sơn và nhựa mềm. Bạn nên thử lên một chỗ khuất trước bằng cách tẩm a-xê-tôn vào miếng bông gòn và ấn lên vị trí thử vài giây và lau sạch. Nếu nhựa bị biến dạng hoặc phai màu thì bạn đừng sử dụng. Thử dùng cồn tẩy rửa hoặc nước rửa tay thay cho a-xê-tôn.
Bước 2 - Với các bề mặt cong và các vết mực nhỏ, bạn có thể nhúng bông gòn vào cồn để lau.
Nếu sử dụng nước rửa tay, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt lên vết mực và dùng ngón tay xoa để che phủ toàn bộ vết mực.
Bước 3 - Lau sạch vết mực bằng bông gòn.
Cách này thích hợp để làm sạch các bề mặt cong cũng như bàn phím và điện thoại. Nếu vết mực vẫn không chịu sạch, bạn hãy dùng miếng bông gòn mới nhúng cồn và áp vào vết mực vài phút trước khi lau sạch. Không dùng cách này đối với a-xê-tôn; a-xê-tôn có thể làm chảy nhựa nếu thời gian tiếp xúc quá lâu.
Bước 4 - Với các bề mặt phẳng và vết mực lớn, bạn có thể rót cồn lên trên.
Dùng ngón tay xoa để che phủ toàn bộ vết mực.
Bước 5 - Lau sạch vết mực bằng khăn giấy.
Với các vết bẩn cứng đầu, bạn nên để cồn trên bề mặt vài phút. Xin nhắc lại là bạn đừng để a-xê-tôn trên nhựa quá vài giây, kẻo làm hư hại bề mặt nhựa.
Bước 6 - Tiếp tục lau bề mặt nhựa bằng bông gòn tẩm cồn cho đến khi vết bẩn biến mất.
Vết mực sau khi lau lần đầu hầu như đã sạch nhưng có thể vẫn còn để lại chút dấu vết. Nhớ rằng vết mực càng bám lâu trên nhựa thì càng khó tẩy sạch; trong một số trường hợp, vết mực có thể ngấm quá sâu vào nhựa, và bạn có thể vẫn còn nhìn thấy bóng mờ mờ của vết mực.
Phương pháp 4 - Làm sạch vết mực bằng muối nở và kem đánh răng
Bước 1 - Tìm vật liệu.
Bạn sẽ cần một phần muối nở và một phần kem đánh răng, số lượng nhiều hay ít sẽ tùy vào vết mực lớn hay nhỏ. Đảm bảo dùng kem đánh răng màu trắng (hoặc màu bạc hà nhạt) và không phải dạng gel; kem đánh răng trắng có tính ma sát cao hơn kem đánh răng dạng gel nên cũng hiệu quả hơn. Phương pháp này sử dụng các vật liệu ma sát nên không được khuyên dùng trên bề mặt sơn để tránh trầy xước. Bạn nên thử trước lên một vị trí khó nhìn thấy trên bề mặt nhựa.
Với những vết mực rất nhỏ, có lẽ bạn chỉ cần một lượng kem đánh răng và muối nở bằng hạt đậu. Với các vết mực lớn hơn, bạn sẽ cần đến một thìa cà phê hoặc một thìa canh cho mỗi loại.
Bạn cũng cần một vật dụng để trộn kem đánh răng và muối nở, chẳng hạn như bát, đĩa hoặc cốc nhỏ.
Bước 2 - Trộn muối nở và kem đánh răng thành hỗn hợp bột nhão.
Đong lượng kem đánh răng và muối nở bằng nhau và dùng thìa hoặc dĩa trộn đều. Bạn cũng có thể dùng tăm hoặc que kem để trộn.
Bước 3 - Phết hỗn hợp lên vết mực.
Bạn cần phết một lượng vừa phải, không quá mỏng cũng không quá dày. Nếu vẫn nhìn thấy vết mực qua hỗn hợp kem đánh răng và muối nở, có lẽ bạn cần phết thêm một ít nữa.
Bước 4 - Cọ vết bẩn trong một phút.
Nếu bề mặt nhựa sần sùi, bạn nên dùng bàn chải đánh răng; lông bàn chải sẽ len vào mọi ngóc ngách và khe nhỏ để làm sạch vết mực. Nếu bề mặt nhẵn nhụi, bạn có thể dùng khăn hoặc ngón tay và đừng kỳ cọ quá mạnh kẻo làm xước bề mặt nhựa.
Bước 5 - Rửa sạch bề mặt nhựa.
Muối nở và kem đánh răng có lẽ đã tẩy gần hết vết mực, nhưng bạn có thể cân nhắc dùng một ít cồn tẩy rửa để lau sạch các vết mờ.
Phương pháp 5 - Làm sạch vết bẩn bằng các sản phẩm khác
Bước 1 - Thử dùng dầu tràm trà.
Chất dầu sẽ giúp hòa tan vết mực bút lông; mùi dầu tràm trà cũng dễ chịu hơn nhiều so với cồn tẩy rửa hoặc a-xê-tôn. Bạn chỉ cần tẩm dầu tràm trà vào bông gòn và chà lên vết mực cho đến khi sạch. Với những vị trí rất nhỏ, bạn có thể thay miếng bông gòn bằng tăm bông. Lau sạch lại lần nữa bằng khăn giấy.
Nếu vẫn còn dầu trên bề mặt nhựa, bạn hãy dùng bông gòn tẩm cồn lau sạch.
Bước 2 - Tẩy sạch vết mực bằng tẩy bút chì.
Đảm bảo dùng tẩy bút chì cao su chất lượng tốt. Cách này sẽ hiệu quả nhất đối với các vết mực mờ và bề mặt nhẵn. Bạn chỉ cần chà viên tẩy lên vết mực cho đến khi nó biến mất.
Bước 3 - Thử dùng kem chống nắng.
Kem chống nắng có chứa các chất dầu giúp hòa tan các hóa chất trong mực bút lông. Lưu ý rằng chất dầu trong kem chống nắng cũng có thể làm ố một số bề mặt, do đó bạn nên thử trước lên một vị trí khuất.
Bước 4 - Cân nhắc dùng muối nở và giấm.
Rắc một ít muối nở lên vết bẩn, sau đó xịt giấm trắng lên. Để nguyên hỗn hợp nổi bọt trên vết mực trong vài phút, sau đó dùng khăn lau sạch.
Bước 5 - Thử dùng ô-xy già.
Bạn nhớ mua ô-xy già loại đựng trong lọ sẫm màu ở quầy vật dụng sơ cứu trong hiệu thuốc. Tẩm ô-xy già vào bông gòn và lau lên vết mực. Với vết mực lớn, bạn có thể rót ô-xy già trực tiếp lên bề mặt và dùng khăn giấy lau sạch.
Bước 6 - Dùng sản phẩm xịt tóc.
Các hóa chất trong sản phẩm xịt tóc sẽ hòa tan vết mực và giúp làm sạch dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần xịt lên chỗ dính mực và dùng khăn giấy lau sạch. Nhớ rằng một số hóa chất trong sản phẩm xịt tóc có thể gây hư hại một số bề mặt nhựa. Bạn nên thử lên một chỗ khuất trước khi xịt lên vết mực.
Bước 7 - Sử dụng các sản phẩm tẩy rửa gốc dầu một cách thận trọng.
Các sản phẩm như Goo-Gone và Goof-Off có thể rất hiệu quả trong việc làm sạch các vết bẩn dính hoặc vết ố, bao gồm cả vết mực bút lông không xóa được. Tuy nhiên, các hóa chất trong những sản phẩm này cũng có thể làm hư hại một số bề mặt, nhất là các bề mặt bóng. Bạn cần đọc hướng dẫn của nhà sản xuất và cân nhắc thử trước lên một góc khó nhìn thấy. Sau khi lau, có thể sẽ còn một chút dầu trên bề mặt nhựa. Bạn hãy dùng bông gòn tẩm cồn để lau sạch.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-tr%C3%A0-ho%E1%BA%B7c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-s%E1%BA%AFc-t%E1%BB%AB-g%E1%BB%ABng | Cách để Làm trà hoặc nước sắc từ gừng | Gừng là một loại gia vị phổ biến được sử dụng trong nhiều món ăn và thức uống. Gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, thế nên trà gừng và thuốc sắc gừng nóng rất được ưa chuộng. Bản thân củ gừng cũng có nhiều tác dụng rất tuyệt vời, chẳng hạn như chống ô xy hóa, chống nôn, kháng viêm, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Để pha trà gừng kiểu truyền thống, bạn có thể đun một mẩu gừng tươi trong nước. Nếu muốn giải độc cơ thể khi bị cảm, hãy chọn hỗn hợp gừng, nghệ và mật ong để làm dịu các triệu chứng bệnh. Bạn cũng có thể giải độc bằng một tách trà gừng pha mật ong và chanh. Chỉ trong vòng vài phút là bạn đã cảm nhận được lợi ích của tách trà gừng thật thơm ngon!
Phương pháp 1 - Pha trà gừng nóng
Bước 1 - Gọt vỏ và cắt một mẩu gừng.
Dùng dao bào gọt lớp vỏ bên ngoài củ gừng tươi, sau đó dùng dao nhỏ cắt một mẩu gừng cỡ khoảng 2,5 cm. Công thức này chỉ pha một tách trà, vì vậy bạn không cần nhiều gừng.
Bạn có thể mua gừng tươi ngoài chợ hoặc hầu hết các cửa hàng thực phẩm.
Bước 2 - Cho nước và mẩu gừng vào chiếc xoong nhỏ.
Đặt xoong lên bếp, rót 2 cốc (480 ml) nước vào xoong. Tiếp theo là cho mẩu gừng vào nước và vặn to lửa. Đảm bảo mẩu gừng phải ngập nước trước khi thực hiện bước tiếp theo.
Để nước sôi nhanh hơn, bạn hãy đậy vung khi đun.
Bước 3 - Chờ nước sôi, sau đó giảm lửa.
Chờ vài phút đến khi nước bắt đầu sôi. Mở vung ra và vặn nhỏ lửa đến mức thấp nhất. Đây là thời gian ủ trà, vì vậy bạn cần cung cấp nguồn nhiệt chậm và ổn định khi đun trà.
Nhớ rằng hương vị gừng phải ngấm vào nước trước khi bạn uống. Nếu không, trà gừng sẽ không có hiệu quả như ý.
Bước 4 - Lọc nước gừng vào cốc sau 10 phút.
Tắt bếp và rót trà vào rây lọc nhỏ bằng kim loại. Đặt chiếc rây bên trên cốc và rót trà gừng vào rây để lọc mẩu gừng khỏi nước. Pha 1-2 thìa canh (15—30 ml) mật ong vào trà để thêm vị ngọt.
Dùng gấp đôi hoặc gấp ba nguyên liệu trong công thức nếu bạn muốn pha nhiều nước trà gừng cùng lúc. Bảo quản trà gừng chưa dùng đến vào tủ lạnh. Khi uống, bạn hãy rót vào cốc và hâm nóng trong lò vi sóng ít nhất 30 giây.
Trà gừng sẽ ngon nhất nếu bạn uống trong vòng 1 ngày.
Phương pháp 2 - Pha trà gừng - nghệ
Bước 1 - Đun sôi 2 cốc (480 ml) nước trong xong nhỏ.
Rót nước vào xoong và vặn lửa mức to nhất. Chờ vài phút cho nước sôi trước khi cho các nguyên liệu vào. Nếu muốn nước sôi nhanh hơn, bạn hãy đậy vung để giữ nhiệt trong xoong.
Nước sẽ nổi bong bóng và bốc hơi khi đạt đến điểm sôi.
Bước 2 - Cho 1 phần bột gừng và 1 phần bột nghệ vào xoong nước.
Cho bột nghệ và bột gừng vào nước đang sôi, mỗi thứ ½ thìa cà phê. Để tăng thêm hương vị cho trà, bạn có thể thử thêm ½ thìa cà phê (1,32 g) bột quế vào hỗn hợp. Nếu muốn trà đậm hơn, bạn hãy tăng gấp đôi gia vị vào nước.
Dùng gừng tươi nếu bạn muốn hương vị mạnh hơn.
Bước 3 - Giảm lửa và ngâm hỗn hợp trong 10 phút.
Vặn lửa liu riu để trà ngấm. Đừng quên rằng trà sẽ đậm đặc hơn khi bạn hãm trà lâu hơn. Chờ ít nhất 10 phút trước khi tắt bếp.
Để cho trà ngấm trong 15 phút nếu bạn muốn uống trà đậm hơn.
Bước 4 - Lọc trà vào cốc và thêm các nguyên liệu khác vào.
Để chiếc rây bằng kim loại bên trên cốc to. Rót trà vào rây để lọc hết các hạt gia vị khi hỗn hợp chảy qua rây. Thêm vị ngọt cho trà bằng 1 thìa canh (15 ml) mật ong hoặc chất tạo ngọt khác tùy thích.
Để trà có vị hơi béo, bạn hãy thử thêm 1-2 thìa canh (15-30 ml) sữa.
Phương pháp 3 - Pha trà gừng với mật ong và chanh
Bước 1 - Đun sôi một lượng nước đủ để rót đầy một cốc trà 350 ml.
Đổ nước vào ấm đun và đặt lên bếp. Nhớ đun đủ nước để pha trà, đặc biệt là bạn định rót vào nhiều cốc. Bật bếp, vặn lửa ở mức cao nhất và chờ vài phút cho ấm nước reo rồi tắt bếp.
Nếu không muốn dùng ấm đun nước, bạn có thể đun nước trong lò vi sóng.
Bước 2 - Cho gừng, chanh, ớt cayenne và nghệ vào cốc.
Cho gừng nạo và bột nghệ vào cốc, mỗi thứ ½ thìa cà phê. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một nhúm ớt caynnen hoặc tiêu đen vào trà để tăng hương vị.
Bước 3 - Rót nước vào và ngâm các nguyên liệu trong 5 phút.
Rót nước sôi vào cốc cho vừa đủ uống. Dùng thìa khuấy đều các nguyên liệu trong cốc. Nhớ rằng gừng nạo sẽ không tan mà lắng xuống đáy cốc. Tiếp tục khuấy tất cả các nguyên liệu trong khoảng 5 giây.
Nếu có thuốc bột mà bạn muốn cho vào trà, bạn có thể cân nhắc hòa tan trong cốc.
Để trà có vị ngọt, bạn hãy thêm 2 thìa canh (30 m) mật ong vào cốc. Nhớ hòa tan hoàn toàn mật ong trước khi uống.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/B%E1%BA%BF-m%E1%BB%99t-c%C3%B4-g%C3%A1i | Cách để Bế một cô gái | Bế bạn gái lên là một hành động thú vị, đáng yêu. Bạn nên hỏi ý kiến trước khi bế nàng để đảm bảo có được sự đồng ý từ cô ấy. Đơn giản bạn chỉ cần bồng nàng lên, như bồng một cô dâu vậy. Bạn cũng có thể vác cô nàng tương tự như động tác của lính cứu hỏa khi nhấc bổng một ai đó qua vai. Tuy nhiên, nếu không được đào tạo chuyên sâu, hãy tránh việc bế vác người khác trong trường hợp khẩn cấp.
Phương pháp 1 - Bồng một cô gái
Bước 1 - Choàng tay qua người cô gái.
Để bắt đầu, hãy choàng tay qua người cô gái mà bạn muốn bế. Bạn có thể vòng một tay qua lưng nàng và tay còn lại đặt ở khớp gối của cô ấy. Bảo nàng tự đặt tay lên vai bạn để quá trình bồng nàng lên trở nên dễ dàng hơn.
Bước 2 - Nâng bằng đôi chân.
Khi nâng một vật nặng khoảng vài cân, hãy nâng bằng chân thay vì lưng. Điều này sẽ ngăn chặn tình trạng tổn thương cơ vùng lưng. Ngồi xổm xuống và choàng tay qua người nàng. Sau đó, bước về phía trước, nâng cơ thể lên bằng chân thay vì lưng.
Bạn có thể giữ thăng bằng bằng cách dạng hai chân ra một chút trước khi nâng để giúp bạn có một bệ đỡ lớn hơn.
Nếu bạn cảm thấy mất thăng bằng, hãy đặt nàng xuống và thực hiện lại từ đầu để đảm bảo an toàn.
Bước 3 - Giữ nàng gần với cơ thể bạn khi bế cô ấy.
Khi nhấc một vật nặng, bạn nên giữ vật đó gần với cơ thể của bạn. Cơ thể người cũng tương tự như vậy. Nếu khoảng cách giữa bạn và nàng càng gần, quá trình bồng bế sẽ càng thân mật và lãng mạn.
Kéo nàng lại gần bạn. Để nàng tự nép vào lòng bằng cách ôm chặt trong vòng tay bạn.
Bạn có thể nhẹ nhàng siết chân và lưng nàng, đưa cơ thể nàng lại gần hơn với cơ thể bạn.
Bước 4 - Giữ lưng, vai và cổ thẳng.
Khi nâng vật nặng, hãy giữ thẳng lưng, vai và cổ. Cố gắng ưỡn ngực khi bế cô ấy, đồng thời giữ thẳng lưng. Bạn có thể hơi chệch choạng một chút khi bế một người, tuy nhiên cố gắng giữ thật thẳng người. Hãy hình dung ra một trục thẳng đứng ở giữa mắt cá chân và đỉnh đầu của bạn.
Bước 5 - Bảo cô ấy bám vào để hỗ trợ thêm cho bạn.
Bạn không nên buông tay khi đang bế một người. Điều này có thể gây ra thương tích. Để an toàn hơn, hãy yêu cầu nàng bám vào bạn. Cô ấy có thể nhẹ nhàng vòng tay qua vai bạn để hỗ trợ.
Bước 6 - Đặt nàng xuống khi cảm thấy mệt.
Hầu hết mọi người đều nặng trên 45 kg, do đó bạn có thể phải khá vất vả để bế một người lên. Chỉ bế cô ấy khi bạn cảm thấy thực sự thoải mái. Khi bắt đầu cảm thấy căng cơ, hãy nhẹ nhàng đặt nàng xuống.
Ngồi xổm xuống, hạ thấp cơ thể bằng chân chứ không phải bằng lưng.
Hạ thấp phần tay đang giữ hai chân nàng, để nàng đặt chân tiếp đất một cách an toàn.
Giúp nàng đứng lùi lại nếu cô ấy chệch choạng trong lúc bạn đặt cô ấy xuống.
Phương pháp 2 - Bế theo kiểu lính cứu hỏa
Bước 1 - Bảo nàng đứng dậy.
Thông thường, động tác bế người của lính cứu hỏa được sử dụng để mang người bị thương đến nơi an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn không được đào tạo chuyên nghiệp, việc can thiệp vào tình trạng thương tích của người khác không phải là ý hay. Bạn chỉ có thể sử dụng động tác bế người của lính cứu hỏa trong các cuộc vui. Để tiến hành, hãy bảo nàng đứng trực diện với bạn để cả hai đứng đối mặt nhau.
Bước 2 - Xác định tư thế để nhấc nàng lên.
Để bắt đầu động tác bế theo kiểu lính cứu hỏa, hãy chuyển trọng lượng cơ thể sang chân phải. Đặt chân phải của bạn ở giữa hai chân nàng. Sau đó, bảo cô ấy đặt tay phải qua vai phải của bạn. Để đầu của bạn dưới nách cô ấy và vòng tay ôm đầu gối phải của cô ấy.
Bước 3 - Ngồi xổm xuống và để nàng tựa vào vai bạn.
Giờ đây bạn đang ở đúng tư thế, sau đó hãy ngồi xổm xuống. Bảo nàng nghiêng người qua vai phải của bạn, chuyển trọng lượng của nàng dồn sang bên phải cơ thể bạn. Sau đó, dùng tay phải của bạn nắm lấy tay phải của nàng, kéo phần thân cô ấy vòng qua cổ bạn.
Bước 4 - Nâng nàng lên.
Lúc này, bạn có thể đứng lên. Phần thân của nàng sẽ được quấn quanh cổ bạn, với hai chân ở phía bên phải cơ thể bạn. Bạn sẽ dùng tay phải giữ chân và tay phải của nàng. Đầu của cô ấy sẽ tựa vào vai trái của bạn.
Một lần nữa, đảm bảo nâng bằng hai chân hơn là dùng lưng.
Tùy thuộc vào cách phân bổ trọng lượng, bạn có thể bế nàng một quãng đường dài khi thực hiện động tác bế người của lính cứu hỏa. Tuy nhiên, cô ấy có thể cảm thấy khó xử hoặc không thoải mái với tư thế này. Cô nàng có thể yêu cầu bạn đặt xuống nếu thấy không thoải mái khi bị bế như thế.
Phương pháp 3 - Lưu ý
Bước 1 - Di chuyển chậm để tránh bị căng cơ hoặc chấn thương.
Nếu bạn không phải là một vận động viên cử tạ, bạn nên di chuyển thật chậm khi bế ai đó lên. Nâng bằng đôi chân có thể làm giảm nguy cơ căng cơ vùng lưng, tuy nhiên không thể loại trừ tình trạng đó. Di chuyển thật chậm khi nâng vác. Hãy chú ý đến cơ thể của bạn. Nếu cảm thấy căng cơ, bạn nên dừng lại.
Bước 2 - Tránh bế ai đó trong trường hợp khẩn cấp nếu không được đào tạo chuyên sâu.
Động tác bế theo kiểu lính cứu hỏa chủ yếu được thực hiện để vận chuyển các nạn nhân bị thương trong trường hợp khẩn cấp và tai nạn. Bạn nên tránh sử dụng nó nếu không được đào tạo bài bản. Bạn có thể vô tình làm cho vết thương của người khác thêm tồi tệ hơn. Chỉ bế người theo cách của lính cứu hỏa trong các cuộc vui.
Bước 3 - Hãy đảm bảo nhận được sự đồng ý của người được bế.
Không phải ai cũng thích được bế. Ngay cả khi bạn đã hẹn hò với nàng một thời gian rồi, cô ấy có thể không thấy vui vẻ hay lãng mạn gì khi được bế. Hãy đảm bảo hỏi ý kiến cô nàng trước đó, nhất là nếu bạn chưa bao giờ bế cô ấy trước đó. Bạn cũng nên chú ý đến ngôn ngữ cơ thể. Nếu nàng đứng khoanh tay hoặc lùi lại, nghĩa là bạn đang xâm phạm không gian cá nhân của cô ấy.
Bước 4 - Hãy cẩn thận khi bế ai đó ở nơi công cộng.
Vì nhiều lý do, một cô gái có thể không thích bị bế ở nơi công cộng. Một số người không thoải mái với việc biểu lộ tình cảm công khai. Ngoài ra, nếu nàng mặc váy ngắn, hãy cẩn thận đừng để lộ đồ lót khi bế cô ấy. Một cô nàng mặc váy ngắn có thể sẽ dùng tay giữ váy của mình khi được bế lên. Trước khi bế một cô gái ở nơi công cộng, hãy hỏi cô ấy xem có đồng ý hay không.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Th%C3%AAm-email-c%C3%B4ng-vi%E1%BB%87c-v%C3%A0o-iPhone | Cách để Thêm email công việc vào iPhone | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách thêm địa chỉ email dành cho công việc vào ứng dụng Mail trên iPhone.
Phương pháp 1 - Dùng Microsoft Exchange
Bước 1 - Mở ứng dụng Settings (Cài đặt) trên iPhone.
Nhấn vào biểu tượng ứng dụng Settings hình bánh răng nằm trong khung xám.
Bước 2 - Cuộn xuống và nhấn vào Accounts & Passwords (Mật khẩu & Tài khoản).
Tùy chọn nằm trong khoảng một phần ba phía dưới trang "Settings", cạnh biểu tượng chìa khóa màu trắng.
Bước 3 - Nhấn vào Add Account (Thêm tài khoản).
Tác vụ nằm cuối phần "ACCOUNTS" (TÀI KHOẢN).
Bước 4 - Nhấn vào Exchange ở gần đầu các tùy chọn tài khoản.
Exchange là một trong những máy chủ thư điện tử phổ biến nhất dành cho doanh nghiệp, vì thế nếu bạn không chắc thì rất có thể công ty bạn sử dụng Exchange.
Bạn không thể chỉ nhìn vào địa chỉ email để khẳng định liệu đó là máy chủ Exchange hay không; nếu bạn không chắc, hãy hỏi nhân viên IT (Công nghệ thông tin) ở công ty bạn.
Bước 5 - Nhập địa chỉ email của bạn.
Nhấn vào khung văn bản "Email", nhập địa chỉ email của tài khoản mà bạn muốn thêm vào iPhone.
Bạn cũng có thể nhập mô tả dùng làm nhãn cho hộp thư đến của tài khoản trong Mail bằng cách nhấn vào khung văn bản "Description" và thêm mô tả.
Ghi lại dãy ký tự "Exchange Device ID" (ID Thiết bị Exchange) hiển thị trên màn hình phòng khi quản trị viên email của công ty bạn hỏi.
Bước 6 - Nhấn vào Next (Tiếp theo) ở góc trên bên phải màn hình.
Nếu được hỏi, bạn nhấn vào (Định cấu hình thủ công) trước khi tiếp tục.
Bước 7 - Nhập mật khẩu của bạn vào.
Nhấn vào khung văn bản "Password" (Mật khẩu) rồi nhập mật khẩu liên kết với địa chỉ email của bạn vào.
Bước 8 - Nhấn vào Next ở góc trên bên phải màn hình.
Bước 9 - Tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình.
Tùy vào loại tài khoản Exchange mà có thể bạn sẽ được yêu cầu cập nhật thiết lập bảo mật, hoặc cấp quyền để ứng dụng Mail truy cập tài khoản.
Nếu được yêu cầu cấp quyền cho ứng dụng Mail , hãy nhấn (Cho phép) khi hiện ra.
Bước 10 - Nhấn vào công tắc "Mail" màu trắng nằm đầu menu.
Công tắc sẽ chuyển sang màu xanh lá {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/1\/15\/Iphoneswitchonicon1.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/15\/Iphoneswitchonicon1.png\/46px-Iphoneswitchonicon1.png","smallWidth":460,"smallHeight":300,"bigWidth":46,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} cho thấy rằng địa chỉ email Exchange đã được thêm vào ứng dụng Mail trên iPhone.
Vuốt những loại dữ liệu khác như Calendars (Lịch) và Contacts (Danh bạ) sang vị trí "On" (xanh lá) để hợp nhất vào iPhone.
Bước 11 - Nhấn vào Save (Lưu) ở góc trên bên phải màn hình.
Bây giờ bạn có thể gửi email từ tài khoản công việc bằng ứng dụng Mail trên iPhone.
Bạn có thể tìm hộp thư đến của tài khoản này trên màn hình "Mailboxes" (Hộp thư).
Phương pháp 2 - Dùng dịch vụ email được cài sẵn
Bước 1 - Bạn cần biết mình có thể sử dụng dịch vụ nào.
iPhone có những tùy chọn thiết lập sẵn dành cho iCloud, Google, Yahoo, AOL và Microsoft Outlook. Nếu bạn muốn thêm tài khoản từ một trong những dịch vụ này vào ứng dụng Mail trên iPhone, hãy tiếp tục.
Nếu muốn thêm dịch vụ thư điện tử khác, bạn cần xem bước tiếp theo.
Bước 2 - Mở ứng dụng Settings (Cài đặt) trên iPhone.
Nhấn vào biểu tượng ứng dụng Settings hình bánh răng nằm trong khung xám.
Bước 3 - Cuộn xuống và nhấn vào Accounts & Passwords.
Tùy chọn nằm trong khoảng một phần ba phía dưới trang "Settings", cạnh biểu tượng chìa khóa màu trắng.
Bước 4 - Nhấn vào Add Account nằm cuối phần "ACCOUNTS".
Bước 5 - Chọn loại tài khoản.
Nhấn vào một trong những tùy chọn tài khoản (ví dụ: ) trên trang "Add Account". Trang đăng nhập của dịch vụ mà bạn chọn sẽ mở ra.
Bước 6 - Nhập địa chỉ email và mật khẩu.
Nhấn vào khung văn bản "Email" và nhập địa chỉ email, sau đó nhấn vào khung văn bản "Password" rồi nhập mật khẩu tài khoản email của bạn.
Dịch vụ mà bạn chọn có thể yêu cầu bạn nhập địa chỉ email trước, nhấn , sau đó nhập mật khẩu.
Bước 7 - Tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình.
Tùy vào dịch vụ thư điện tử mà bạn chọn, quá trình thiết lập sẽ khác nhau đôi chút. Sau khi đến được trang chứa danh sách tính năng cùng với công tắc và tùy chọn ở góc trên bên phải, bạn có thể tiếp tục.
Bước 8 - Nhấn vào công tắc "Mail" màu trắng.
Nút sẽ chuyển sang màu xanh lá báo hiệu rằng bạn đã có thể gửi và nhận email trên tài khoản mà bạn chọn bằng ứng dụng Mail của iPhone.
Bước 9 - Nhấn vào Save ở góc trên bên phải màn hình.
Sau khi những thay đổi được lưu, bạn sẽ trở lại trang "Accounts & Passwords".
Bạn có thể tìm hộp thư đến của tài khoản này trên màn hình "Mailboxes".
Phương pháp 3 - Dùng dịch vụ email tùy chọn
Bước 1 - Tìm hiểu thông tin về dịch vụ email.
Khi thiết lập dịch vụ email tùy chỉnh trên iPhone, bạn cần nhập một số thông tin mà có thể bạn không biết. Bạn có thể hỏi bộ phận IT của công ty về những thông tin như:
Loại máy chủ mail (IMAP hay POP)
Tên người dùng và tên máy chủ thư đến
Tên máy chủ thư đi
Nhiều bộ phận IT có những hướng dẫn dành riêng cho việc thêm tài khoản email vào iPhone.
Bước 2 - Mở ứng dụng Settings (Cài đặt) trên iPhone.
Nhấn vào biểu tượng ứng dụng Settings hình bánh răng nằm trong khung xám.
Bước 3 - Cuộn xuống và nhấn vào Accounts & Passwords.
Tùy chọn nằm trong khoảng một phần ba phía dưới trang "Settings", cạnh biểu tượng chìa khóa màu trắng.
Bước 4 - Nhấn vào Add Account nằm cuối phần "ACCOUNTS".
Bước 5 - Nhấn vào Other (Khác) nằm cuối danh sách tùy chọn tài khoản.
Bước 6 - Nhấn vào Add Mail Account (Thêm tài khoản Mail).
Tùy chọn nằm đầu màn hình, dưới tiêu đề "MAIL".
Bước 7 - Nhập tên bạn vào.
Nhấn vào khung văn bản "Name" rồi nhập tên mà bạn muốn hiển thị trên thư đi.
Bước 8 - Nhập địa chỉ email của bạn.
Nhấn vào khung văn bản "Email", nhập địa chỉ email của tài khoản mà bạn muốn thêm vào iPhone.
Bước 9 - Nhập mật khẩu của bạn vào.
Nhấn vào khung văn bản "Password" rồi nhập mật khẩu liên kết với địa chỉ email của bạn vào.
Bạn cũng có thể nhập mô tả dùng làm nhãn cho hộp thư đến của tài khoản trong Mail.
Bước 10 - Nhấn vào Next ở góc trên bên phải màn hình.
Bước 11 - Chọn loại máy chủ mail.
Nhấn vào thẻ hoặc đầu màn hình.
Xin nhắc lại là nếu không biết thông tin cần điền trên màn hình, bạn có thể xin quản trị viên email của công ty.
Bước 12 - Nhập tên máy chủ vào trường dữ liệu có nhãn Host Name trong phần "INCOMING MAIL SERVER" (MÁY CHỦ THƯ ĐẾN).
Bước 13 - Nhập tên người dùng (User Name) vào.
Đây thường là phần địa chỉ email trước ký tự "@".
Bước 14 - Nhập tên máy chủ vào trường dữ liệu có nhãn Host Name trong phần "OUTGOING MAIL SERVER" (MÁY CHỦ THƯ ĐI).
Nhập luôn User Name và Password của bạn vào phần này nếu quản trị viên email yêu cầu.
Bước 15 - Nhấn vào Next ở góc trên bên phải màn hình.
Bước 16 - Bật Mail.
Nhấn vào công tắc "Mail" {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/2\/25\/Iphoneswitchofficon.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/25\/Iphoneswitchofficon.png\/47px-Iphoneswitchofficon.png","smallWidth":460,"smallHeight":294,"bigWidth":47,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} màu trắng để bật sang màu xanh lá. Vậy là địa chỉ email tùy chỉnh của bạn đã được thêm vào ứng dụng Mail.
Bước 17 - Nhấn vào Save ở góc trên bên phải màn hình.
Bây giờ bạn có thể gửi email từ tài khoản công việc trên ứng dụng Mail của iPhone.
Bạn có thể tìm hộp thư đến của tài khoản này trên màn hình "Mailboxes".
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/G%E1%BB%A1-c%C3%A0i-%C4%91%E1%BA%B7t-iTunes | Cách để Gỡ cài đặt iTunes | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách gỡ bỏ iTunes (cùng với các dịch vụ Apple đi kèm) khỏi máy tính.
Phương pháp 1 - Trên Windows
Bước 1 - Mở Start .
Nhấp vào biểu tượng Windows ở góc dưới bên trái màn hình.
Bước 2 - Gõ control panel vào Start.
Thao tác này sẽ tìm ứng dụng Control Panel trên máy tính.
Bước 3 - Nhấp vào Control Panel ở đầu cửa sổ Start.
Bước 4 - Nhấp vào Uninstall a program (Gỡ cài đặt chương trình).
Liên kết nằm dưới tiêu đề "Programs".
Nếu Control Panel hiển thị biểu tượng dạng lưới thay vì vài biểu tượng đi cùng liên kết, hãy nhấp vào (Chương trình và tính năng).
Bước 5 - Nhấp vào thẻ Publisher (Nhà phát hành) nằm trong dãy tùy chọn về tổ chức bên dưới danh sách chương trình.
Các chương trình sẽ được xếp theo thứ tự bảng chữ cái theo tên nhà phát hành, nhờ đó mà những phần mềm của Apple sẽ nằm đầu cửa sổ Control Panel.
Nếu nhà phát hành "Apple Inc." không hiển thị đầu trang, bạn nhấp vào lần nữa.
Bước 6 - Chọn iTunes.
Ứng dụng sẽ nằm đầu danh sách dịch vụ của Apple.
Bước 7 - Nhấp vào Uninstall (Gỡ cài đặt).
Nút này nằm bên trái dãy tùy chọn đầu danh sách chương trình. Quá trình gỡ cài đặt iTunes sẽ bắt đầu.
Bước 8 - Tiến hành theo chỉ dẫn gỡ cài đặt.
Bạn nhấp hai lần, sau đó đợi quá trình gỡ cài đặt iTunes hoàn tất.
Nếu hệ thống yêu cầu khởi động lại, hãy nhấp vào (Khởi động lại sau).
Bước 9 - Gỡ cài đặt những dịch vụ Apple khác.
Nếu không muốn dính líu gì đến iTunes nữa, bạn có thể gỡ cài đặt những chương trình khác theo thứ tự dưới đây:
Apple Software Update
Apple Mobile Device Support
Bonjour
Apple Application Support (64-bit)
Apple Application Support (32-bit)
Bước 10 - Khởi động lại máy tính.
Mở , nhấp vào nút {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/5\/5d\/Windowspower.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/5d\/Windowspower.png\/30px-Windowspower.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}, nhấp tiếp vào . Sau khi máy tính khởi động lại, iTunes và tất cả phần mềm liên quan sẽ bị xóa khỏi máy tính.
Phương pháp 2 - Trên Mac
Bước 1 - Nhấp vào Go trong thanh menu của máy tính Mac.
Nếu bạn không thấy tùy chọn , hãy nhấp vào màn hình desktop, hoặc mở Finder.
Bước 2 - Nhấp vào Applications (Ứng dụng).
Tùy chọn nằm trong trình đơn thả xuống .
Bước 3 - Chọn iTunes.
Tìm và nhấp vào biểu tượng iTunes hình nốt nhạc nhiều màu trên nền trắng để mở ứng dụng.
Bước 4 - Nhấp vào File (Tập tin).
Tùy chọn nằm phía trên bên trái màn hình.
Bước 5 - Nhấp vào Get Info (Nhận thông tin).
Tác vụ ở gần đầu trình đơn thả xuống .
Bước 6 - Nhấp đúp vào thẻ Sharing & Permissions (Chia sẻ & quyền) gần cuối trình đơn thông tin iTunes.
Thẻ sẽ mở rộng ra với các tùy chọn bổ sung.
Bước 7 - Nhấp vào biểu tượng ổ khóa ở góc dưới bên phải cửa sổ.
Bước 8 - Nhập mật khẩu administrator khi được hỏi.
Điều này sẽ mở khóa menu Sharing & Permissions, cho phép bạn thay đổi quyền về chương trình.
Bước 9 - Thay đổi quyền "everyone" (mọi người) thành "Read & Write" (Đọc & viết).
Nhấp vào dấu bên phải tiêu đề "everyone", sau đó nhấp vào để đặt làm quyền truy cập mặc định của iTunes. Cài đặt này sẽ cho phép bạn xóa iTunes.
Bước 10 - Nhấp vào biểu tượng ổ khóa lần nữa để lưu lại những thay đổi.
Bước 11 - Nhấp và khéo iTunes thả vào thùng rác (Trash).
Trash nằm ở góc phải thanh Dock trên máy tính Mac. Thao tác này sẽ gỡ cài đặt iTunes.
Bước 12 - Dọn sạch thùng rác.
Nhấp chuột lâu trên biểu tượng Trash, nhấp tiếp vào trong trình đơn bật ra và chọn khi được hỏi. Thùng rác sẽ được dọn sách hoàn toàn và xóa luôn iTunes khỏi máy tính.
Có thể bạn cần khởi động lại máy tính Mac để iTunes biến mất hoàn toàn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-Adobe-Illustrator | Cách để Sử dụng Adobe Illustrator | Adobe Illustrator là phần mềm cao cấp được dùng để tạo đồ họa vector sử dụng trong in ấn hoặc web. Được phát triển như sản phẩm đồng hành cùng với Adobe Photoshop, Illustrator là tiêu chuẩn để tạo logo, đồ họa, truyện tranh, phông chữ, vân vân. wikiHow sẽ hướng dẫn bạn cách bắt đầu sử dụng những tính năng cơ bản của Adobe Illustrator.
Phương pháp 1 - Tạo dự án
Bước 1 - Mở Adobe Illustrator.
Ứng dụng thường nằm trong trình đơn Windows Start hoặc thư mục Applications trên Mac.
Bước 2 - Nhấp vào Create new (Tạo mới).
Nếu không thấy tùy chọn này, bạn có thể nhấn Ctrl+N (Windows) hoặc ⌘ Cmd+N (Mac) để tạo dự án mới.
Bước 3 - Chọn thẻ Print (In) hoặc Web.
Nếu bạn đang tạo dự án để in, hãy nhấp vào ở đầu cửa sổ New Document. Nếu bạn muốn tạo đồ họa sử dụng trực tuyến thì chọn .
Bước 4 - Chọn kích thước tài liệu.
Có nhiều kích thước tài liệu được thiết lập sẵn để chọn. Chúng ta cũng có tùy chọn tạo khung vẽ tùy chỉnh kích thước bằng cách điều chỉnh giá trị trong bảng bên phải.
Tất cả các tùy chọn tùy chỉnh dành cho kích thước, độ phân giải, hướng và chế độ màu của tài liệu đều nằm trong cột bên phải.
Nếu muốn chỉ định độ phân giải cho tài liệu in, bạn có thể chọn thông số từ trình đơn "Raster Effects" (Hiệu ứng raster) trong khung vẽ bên phải.
Bước 5 - Nhấp vào Create (Tạo) để mở tài liệu mới.
Vậy là tài liệu vừa được tạo, bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với những công cụ phổ biến nhất của Illustrator.
Phương pháp 2 - Vẽ hình
Bước 1 - Nhấp và giữ trên công cụ Shape.
Tùy chọn này có biểu tượng hình chữ nhật và nằm trong thanh công cụ chạy dọc bên trái màn hình. Một trình đơn với nhiều hình dạng sẽ hiện ra.
Lặp lại bước này mỗi khi bạn muốn chuyển đổi giữa các công cụ hình dạng khác nhau.
Bước 2 - Nhấp vào Rectangle Tool (Công cụ hình chữ nhật).
Công cụ này cho phép bạn vẽ hình vuông và hình chữ nhật.
Bước 3 - Nhấp chuột vào khung vẽ và kéo theo bất kỳ hướng nào.
Hình chữ nhật sẽ hiện ra khi bạn kéo chuột.
Nếu bạn muốn vẽ hình vuông hoàn hảo, hãy kéo cho đến khi xuất hiện đường màu hồng cắt vào hình chữ nhật theo đường chéo, dấu hiệu này cho thấy 4 cạnh của hình vuông đã bằng nhau.
Bước 4 - Nhấp giữ trên công cụ Shape và chọn Polygon Tool (Công cụ đa giác).
Công cụ này cho phép bạn chỉ định số cạnh hình học để vẽ.
Bước 5 - Nhấp khung vẽ để nhập số cạnh.
Khi bạn nhấp vào khung vẽ, một hộp thoại sẽ hiện ra. Hãy nhập số cạnh hình học mà bạn muốn.
Chẳng hạn, nếu bạn muốn vẽ hình bát giác thì nhập 8.
Bước 6 - Nhấp và kéo trên khung để vẽ hình.
Tương tự như khi vẽ hình chữ nhật, hãy kéo ra ngoài cho đến khi bạn tạo được hình với kích thước mong muốn.
Chúng ta cũng có thể tạo hình tròn và ngôi sao bằng trình đơn này theo cách tương tự như hình chữ nhật và bát giác.
Phương pháp 3 - Vẽ đường thẳng và đường cong
Bước 1 - Nhấp giữ trên tùy chọn Pen trong thanh công cụ.
Biểu tượng bút máy này nằm bên phải màn hình. Danh sách các tùy chọn bút khác nhau sẽ hiện ra.
Công cụ Pen được dùng để tạo đường nét bằng các đường thẳng hoặc cong. Khác với khi chúng ta sử dụng bút thực tế (hoặc công cụ cọ vẽ kỹ thuật số), bạn sẽ vẽ các đường thẳng và đường cong với công cụ Pen bằng cách tạo những phân đoạn nhỏ nối với nhau bởi điểm neo.
Bước 2 - Nhấp vào Pen Tool.
Đây là tùy chọn đầu tiên trong trình đơn công cụ.
Bước 3 - Nhấp vào vị trí mà bạn muốn bắt đầu đường thẳng.
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách vẽ một loạt các đường thẳng. Thao tác này sẽ thêm một điểm neo (tương tự như chấm hoặc hình vuông nhỏ) vào khung vẽ. Đừng kéo chuột như chúng ta vẽ thực sự, bạn chỉ cần nhấp vào đó.
Bước 4 - Nhấp vào vị trí mà bạn muốn phân đoạn kết thúc.
Lúc này đoạn thẳng sẽ hiện ra.
Nếu có những đường định hướng hiện ra quanh đoạn thẳng nghĩa là bạn đã vô tình kéo công cụ thay vì chỉ nhấp chuột để tạo điểm neo mới.
Bước 5 - Nhấp vào các điểm neo bổ sung để thêm nhiều phân đoạn nữa.
Điểm neo gần nhất mà bạn nhấp vào sẽ hiển thị dưới dạng hình vuông được đổ màu bên trong, còn những điểm trước đó là rỗng.
Bước 6 - Đóng đường vẽ (hoặc để mở).
Sau khi bạn hoàn thành đường vẽ hay hình dạng cụ thể, sẽ có một số tùy chọn để tiếp tục bài tập tiếp theo:
Nếu bạn muốn tạo hình vẽ đóng, hãy di chuột lên điểm neo được tạo đầu tiên và nhấp vào chấm nhỏ hiện ra cạnh con trỏ của bút. Hình này sẽ được chọn và chỉnh sửa tương tự như đối tượng mà bạn vẽ bằng công cụ Shape.
Nếu bạn không muốn đóng đường vẽ này thì chỉ cần chọn công cụ khác, hoặc nhấn Ctrl (PC) hoặc ⌘ Cmd (Mac) khi nhấp vào vùng trống trong khung vẽ.
Bước 7 - Nhấp giữ trên điểm mới để bắt đầu đường cong.
Nếu bạn đã bỏ chọn công cụ Pen, hãy trở lại và chọn Pen lần nữa. Không thả ngón tay khỏi chuột sau khi bạn nhấp vào khung vẽ.
Bước 8 - Kéo con trỏ để thiết lập độ dốc của đường cong.
Để tiến hành, chỉ cần kéo chuột về phía mà bạn muốn phân đoạn này cong về. Thả tay ra sau khi độ cong đã được thiết lập.
Bước 9 - Nhấp giữ trên điểm kết thúc của phân đoạn.
Đừng vội thả tay khỏi chuột.
Bước 10 - Tạo đường cong chữ S hoặc C.
Hướng mà chúng ta sẽ kéo chuột tùy vào hình dáng đường cong mà bạn muốn tạo:
Kéo chuột về phía ngược lại của phân đoạn trước đó để tạo đường cong hình chữ C (hình cung).
Kéo chuột về cùng hướng với phân đoạn trước đó để tạo đường cong hình chữ S.
Bước 11 - Thêm đoạn cong.
Nhấp giữ trên điểm mới để thêm phân đoạn tiếp theo, sau đó kéo chuột về hướng mà bạn muốn đoạn thẳng cong về (tương tự như thao tác trước đó). Tiếp tục thêm những đoạn cong cho đến khi bạn hoàn thành đường vẽ.
Bước 12 - Đóng đường vẽ (hoặc để mở).
Tương tự như với những phân đoạn thẳng, bạn có thể đóng đường cong hoặc để mở tùy ý.
Phương pháp 4 - Chỉnh sửa hình dạng và đối tượng
Bước 1 - Nhấp vào công cụ Selection (Vùng chọn) với biểu tượng mũi tên ở đầu thanh công cụ chạy dọc bên trái không gian làm việc.
Đây là công cụ mà bạn sẽ sử dụng khi muốn chọn và thao tác với đối tượng có sẵn trong khung vẽ.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này để thao tác với hình vẽ, đường nét và văn bản được thêm vào tài liệu.
Bước 2 - Nhấp vào đối tượng mà bạn muốn chỉnh sửa.
Khi bạn chọn, đối tượng sẽ được bao quanh bởi đường biên có tay cầm.
Để chọn nhiều đối tượng cùng lúc, hãy nhấn giữ phím ⇧ Shift trong khi nhấp vào từng đối tượng.
Bước 3 - Kéo bất kỳ tay cầm ở bên ngoài về kích thước mong muốn.
Khi bạn kéo tay cầm thì kích thước của đối tượng sẽ được phóng to (hoặc thu nhỏ) về hướng đó.
Nhấn giữ phím ⇧ Shift để giữ lại tỉ lệ nếu như bạn không muốn hình dạng thực tế bị biến đổi.
Bước 4 - Kéo đối tượng từ điểm giữa để di chuyển.
Đây là cách cơ bản để di chuyển một đối tượng. Bạn cũng có thể sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím nếu muốn.
Để di chuyển những đối tượng được chọn theo khoảng cách cụ thể, hãy nhấp vào trình đơn (Đối tượng). chọn (Chuyển đổ) rồi nhấp vào (Di chuyển) để hộp thoại hiện lên. Sau đó, nhập vị trí mà bạn muốn rồi nhấp .
Lựa chọn khác là cắt và dán. Bạn có thể nhấp vào trình đơn phía trên cùng và chọn (Cắt) để xóa đối tượng được chọn và sao chép vào bộ nhớ đệm. Sau đó, nhấp vào trình đơn và chọn (Dán) để chèn đối tượng lại vào tài liệu khác.
Bước 5 - Thêm màu sắc cho đối tượng được chọn.
Nhấp đúp vào hộp (Đổ màu) trong bảng điều khiển Properties (thường nằm ở góc dưới bên phải không gian làm việc) để bảng màu hiện ra, sau đó nhấp vào màu mà bạn muốn tô cho đối tượng được chọn.
Để thay đổi màu sắc viền xung quanh đối tượng, nhấp đúp vào hộp trong khung Properties rồi chọn màu mà bạn muốn.
Phương pháp 5 - Viền quanh ảnh
Bước 1 - Nhập hình ảnh mà bạn muốn vector hóa.
Một trong những công dụng phổ biến nhất của Illustrator là tạo ảnh vector dựa trên hình từ những ứng dụng khác (chẳng hạn như hình minh họa vẽ tay được quét hoặc tạo ra trong Photoshop). Ảnh vector có thể được thu phóng theo bất kỳ kích thước nào mà không làm biến dạng hình ảnh nên rất phù hợp với tài liệu in. Để nhập tập tin ảnh, bạn cần:
Nhấp vào trình đơn ở trên cùng.
Nhấp vào .
Chọn ảnh mà bạn muốn chỉnh sửa.
Bước 2 - Nhấp vào công cụ Selection với biểu tượng mũi tên ở phía trên cùng thanh công cụ bên trái.
Bước 3 - Nhấp vào trình đơn Window ở đầu màn hình (Mac) hoặc cửa sổ ứng dụng (PC).
Bước 4 - Nhấp vào Image Trace trong trình đơn.
Bảng điều khiển Image sẽ được thêm vào không gian làm việc.
Bước 5 - Tích vào ô "Preview" (Xem trước) ở góc dưới bên trái bảng điều khiển Image Trace.
Bước 6 - Chọn chế độ màu mà bạn muốn từ trình đơn "Mode".
Trình đơn này cũng nằm trong bảng điều khiển Image Trace.
Ví dụ, nếu ảnh ở chế độ trắng đen thì bạn có thể chọn từ trong trình đơn. Nếu đây là ảnh thuộc thang độ xám, hãy chọn , vân vân.
Bước 7 - Kéo thanh trượt đến cấp độ màu mà bạn muốn.
Thanh trượt sẽ có nhãn là Color, Grayscale hoặc Threshold. Ảnh xem trước sẽ được điều chỉnh và hiển thị kết quả.
Bước 8 - Nhấp vào Advanced (Nâng cao) trên bảng điều khiển Image Trace để điều chỉnh những tùy chọn khác.
Trong phần này, chúng ta có thể:
Kéo thanh trượt "Paths" (Đường vẽ) cho đến khi ảnh trông rõ ràng hơn.
Kéo thanh trượt "Corners" (Góc) cho đến khi cạnh của hình ảnh trở nên sắc nét (nhưng không quá mảnh hoặc không đều).
Kéo thanh trượt "Noise" (Độ nhiễu) để giảm số lượng pixel thừa trong ảnh sau cùng.
Bước 9 - Nhấp vào Trace ở cuối khung Image Trace.
Hình ảnh sẽ được đi nét dựa trên những thiết lập mà bạn đã nhập.
Bước 10 - Lưu ảnh dưới dạng tập tin đồ họa vector bằng cách:
Nhấp vào trình đơn .
Nhấp vào .
Chọn vị trí lưu và nhập tên tập tin.
Chọn để lưu dưới ảnh dưới dạng tập tin Illustrator, hoặc nếu bạn muốn lưu vector ở định dạng phù hợp với web hơn.
Nhấp vào .
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-b%E1%BA%A1n-tr%C3%AAn-TikTok-b%E1%BA%B1ng-iPhone-ho%E1%BA%B7c-iPad | Cách để Tìm bạn trên TikTok bằng iPhone hoặc iPad | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tìm bạn bè trên Tik Tok. Nếu biết tên người dùng của họ, bạn có thể nhập hoặc quét mã QR để tìm. Nếu như muốn tìm tất cả bạn bè, bạn có thể thêm bằng danh sách bạn bè Facebook hoặc danh bạ iPhone.
Phương pháp 1 - Tìm tên người dùng
Bước 1 - Mở Tik Tok trên iPhone hoặc iPad.
Ứng dụng có biểu tượng nốt nhạc trắng trên nền đen.
Bước 2 - Nhấp vào biểu tượng kính lúp ở phía dưới bên trái.
Màn hình tìm kiếm sẽ mở ra.
Bước 3 - Nhập tên hiển thị hoặc tên người dùng của bạn bè rồi nhấn vào Search (Tìm kiếm) trên bàn phím.
Nếu như không nhớ đến cái tên cụ thể nào, bạn có thể nhập danh bạ hoặc danh sách bạn bè Facebook.
Bước 4 - Xem các kết quả.
Nếu bạn vô tình nhấn vào tab khác ("Sounds" hoặc "Hashtags"), hãy nhấp lại vào .
Bước 5 - Tìm người dùng mà bạn muốn theo dõi.
Bước 6 - Nhấn Follow (Theo dõi).
Nút màu hồng sẽ đổi sang màu xám với chữ (Đang theo dõi).
Phương pháp 2 - Quét mã QR
Bước 1 - Yêu cầu bạn bè cung cấp mã QR của họ.
Để tiến hành, người này cần mở ứng dụng của họ và nhấn vào biểu tượng người ở phía dưới bên phải.
Nhấn vào biểu tượng mã QR ở phía trên bên phải, cạnh ba dấu chấm liên tiếp.
Chờ mã hiện ra. Nếu muốn, họ có thể lưu mã về điện thoại bằng cách nhấn vào "Save image" (Lưu ảnh).
Bước 2 - Nhấp vào biểu tượng kính lúp ở phía dưới bên trái điện thoại của bạn.
Màn hình tìm kiếm sẽ mở ra.
Bước 3 - Nhấn vào biểu tượng máy quét ở phía trên bên phải, cạnh trường tìm kiếm.
Bước 4 - Quét mã QR trên màn hình của bạn bè.
Bạn cần căn chỉnh sao cho mã này nằm ngay giữa khung trên màn hình.
Bước 5 - Nhấn vào nút Follow nằm cạnh tên người dùng vừa hiện ra.
Phương pháp 3 - Tìm trong danh bạ iPhone hoặc iPad
Bước 1 - Mở Tik Tok trên iPhone hoặc iPad.
Ứng dụng có biểu tượng nốt nhạc trắng trên nền đen.
Bước 2 - Nhấn vào biểu tượng hồ sơ ở phía dưới bên phải màn hình.
Bước 3 - Nhấn vào biểu tượng người với dấu "+".
Nút này nằm ở góc trên bên trái màn hình.
Bước 4 - Nhấn vào Find Contacts Friends (Tìm bạn bè trong danh bạ).
Nút này nằm gần phía trên góc trái màn hình. Danh sách liên hệ trên iPhone hoặc iPad có tài khoản Tik Tok sẽ hiện ra.
Có thể bạn cần nhấn để cho phép ứng dụng quét danh bạ.
Bước 5 - Nhấn vào biểu tượng Follow nằm cạnh liên hệ mà bạn muốn theo dõi.
Phương pháp 4 - Tìm bạn bè Facebook
Bước 1 - Mở Tik Tok trên iPhone hoặc iPad.
Ứng dụng có biểu tượng nốt nhạc trắng trên nền đen.
Bước 2 - Nhấn vào biểu tượng hồ sơ ở phía dưới bên phải màn hình.
Bước 3 - Nhấn vào biểu tượng người với dấu "+".
Nút này nằm ở góc trên bên trái màn hình.
Bước 4 - Nhấn vào Find Facebook Friends (Tìm bạn bè Facebook).
Nút có màu xanh dương đậm này nằm ở góc trên bên phải màn hình. Cảnh báo về việc Tik Tok đang yêu cầu bạn đăng nhập Facebook sẽ hiện lên.
Bước 5 - Nhấn vào Continue (Tiếp tục).
Màn hình đăng nhập Facebook sẽ hiện ra.
Bước 6 - Đăng nhập vào tài khoản Facebook.
Danh sách bạn bè Facebook có tài khoản Tik Tok sẽ hiện ra.
Nếu được yêu cầu, bạn cần cấp quyền cho Tik Tok truy cập tài khoản Facebook.
Bước 7 - Nhấn vào biểu tượng Follow cạnh tên người dùng mà bạn muốn thêm.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-t%C3%B4m-c%C3%A0ng | Cách để Chăm sóc tôm càng | Tôm càng, còn gọi là crawfish, crawdad, và mudbug, là loài giáp xác nước ngọt có thể dễ dàng nuôi trong bể cá gia đình. Tất cả những thứ cần thiết để tự nuôi tôm là một cái bể đủ rộng, có thức ăn phù hợp, và dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc. Tôm càng là loài vật nuôi thú vị, bạn sẽ thường thấy chúng dựng lên những "ngôi nhà" nhỏ, những gò đất, đào hang, ẩn mình trong những kẽ đá tối và thực vật thủy sinh, cũng như chui xuống lớp sỏi dưới đáy bể.
Phương pháp 1 - Thiết lập bể cho tôm càng
Bước 1 - Mua hoặc bắt một con tôm càng.
Bạn thường có thể tìm mua tôm càng tại các cửa hàng kinh doanh đồ hải sản có bán các loại cá vùng nhiệt đới, cũng như một số cửa hàng thú cưng. Trước khi bắt đầu tìm mua, hãy đọc sơ qua về các loài tôm khác nhau và nhu cầu thiết yếu của chúng. Tốt hơn là nên khởi đầu với một con tôm càng cho đến khi bạn am hiểu cách thức chăm sóc chúng đúng cách.
Tôm càng thường có giá từ 50 nghìn trở lên. Với các giống hiếm hơn, giá trị của chúng có thể lên đến 300 nghìn hoặc thậm chí cao hơn!
Tại một vài nơi trên thế giới, bạn có thể bắt tôm càng ở những con suối hoặc những vùng nước nông. Bạn chỉ cần mang theo một cái lưới nhỏ và bắt đầu tìm kiếm dưới những tảng đá cho đến khi phát hiện ra một loài thích hợp làm thú cưng.
Bước 2 - Tạo bể nuôi tôm càng.
Nói chung, bạn nên chọn bể đủ rộng với dung tích bên trong ít nhất là 19–38 lít nước cho mỗi con tôm càng. Tuy nhiên, một chiếc bể lý tưởng sẽ có sức chứa từ 57–76 lít nước, nhất là đối với các loài lớn hơn. Máy sủi oxy hoặc thanh sủi oxy dạng dài cũng rất cần thiết, vì tôm càng có thể bị chết chìm nếu chúng lặn dưới nước quá lâu mà không có nguồn oxy riêng biệt.
Tôm càng phát triển tốt trong điều kiện mát mẻ như bãi bùn lầy và lòng sông, vì vậy hãy tránh các bể cá oi bức.
Tìm các bể có tính năng sục khí và các bộ lọc tích hợp để giữ cho nước luôn sạch và lưu thông tốt.
Bước 3 - Đổ nước sạch đầy bể.
Tôm càng cần nước có độ pH trung tính (khoảng 7.0). Nhiệt độ lý tưởng nhất của nước nên duy trì ở mức 21–24 °C. Sẽ không có gì là khó khăn khi duy trì nước ở nhiệt độ phù hợp nếu bể được thiết lập trong nhà.
Một bộ kiểm tra pH sẽ rất hữu dụng để xác định nồng độ axit hoặc bazơ trong nước bể. Bạn thường có thể tìm thấy những bộ dụng cụ này trong gian hàng cá tại các cửa hàng thú cưng, hoặc bất cứ nơi nào bán thiết bị bể bơi.
Tránh thêm các vật thể như vỏ sò vào bể, vì khoáng chất lạ có thể làm thay đổi độ pH của nước.
Bước 4 - Thay nước trong bể
Tôm càng sẽ tạo ra một lượng lớn chất thải có thể gây cản trở hệ thống lọc bể tiêu chuẩn. Điều này có nghĩa là bạn cần phải thường xuyên thay nước để đảm bảo tôm càng có được một môi trường sống sạch sẽ. Để thay nước trong bể, trước tiên hãy xả ¼-½ tổng thể tích, sau đó từ từ thêm nước sạch vào.
Nếu bể của bạn không có bộ lọc, có thể cần phải tăng tần suất thay nước lên hai lần một tuần.
Chỉ gắn bộ lọc ống hoặc lọc mút (lọc vi sinh). Tôm càng thích đào bới, việc này có thể gây tắc bộ lọc đáy.
Bước 5 - Kết hợp một vài yếu tố môi trường tự nhiên.
Bổ sung thêm đá, các loài cây thủy sinh hoặc ống PVC dài dọc đáy bể. Với cách này, tôm càng sẽ có chỗ để vui chơi, đào hang hay ẩn nấp tạm thời. Các vật thể lớn như những tảng đá rỗng, ống chui hoặc thùng kín cực kỳ phù hợp để giúp tôm cảm thấy an toàn, nhất là trong giai đoạn lột xác dễ bị tổn thương của chúng.
Tắt các nguồn sáng xung quanh hoặc chỉ để sáng một bên bể để giảm thiểu lượng ánh sáng lọt vào. Tôm càng là loài thích bóng tối.
Phương pháp 2 - Cho tôm càng ăn
Bước 1 - Cung cấp cho tôm càng một lượng nhỏ thức ăn từ tôm tít dạng viên mỗi ngày một lần.
Các loại thức ăn dạng viên chìm hoặc cỏ dành cho tôm sẽ chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn của tôm. Thực phẩm dạng viên có hàm lượng protein cao và chứa tất cả các dưỡng chất cần thiết cho tôm cũng như vỏ tôm tăng trưởng và phát triển. Rắc viên thức ăn quanh các điểm ẩn nấp yêu thích của tôm để chúng dễ dàng tiếp cận với nguồn thức ăn.
Tôm càng thỉnh thoảng có thể ăn hải sản đông lạnh, chẳng hạn như rận nước, trùng huyết và tôm tít ngâm nước mặn.
Đừng bao giờ cho tôm càng ăn tôm tít còn sống hoặc chưa qua chế biến. Tôm tít bị bệnh có thể làm chết tôm càng.
Bước 2 - Bổ sung rau trong khẩu phần ăn của tôm càng.
Thỉnh thoảng, thái một ít rau diếp lá, bắp cải, bí xanh hoặc dưa chuột thành từng miếng nhỏ và thả xuống đáy bể. Bạn cũng có thể cho tôm ăn các loại đậu hạt, cà rốt, và khoai lang. Tôm càng xanh rất thích nhai thức ăn từ thực vật, vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu chúng hết sạch nhanh chóng!
Tôm càng xanh vẫn có thể tiêu thụ được các chất hữu cơ bị hỏng hoặc đang phân hủy. Thật ra, cho tôm càng ăn thực vật đang sắp bị hỏng sẽ rất có lợi cho cả bạn và tôm.
Bước 3 - Tránh cho tôm càng ăn quá nhiều.
Một hoặc hai viên tôm tít hoặc một ít rau mỗi ngày là quá đủ để tôm no nê. Loại bỏ những phần thức ăn thừa ngay sau khi cho tôm ăn. Bất cứ thứ gì còn sót lại dưới đáy bể sẽ nhanh chóng phân hủy, làm bẩn nước và buộc phải thay thế các vật dụng cần dùng nhiều lần.
Nếu bạn đang chăm sóc nhiều hơn một con tôm càng (điều này không được khuyến nghị), thì bạn có thể tăng gấp đôi lượng thức ăn. Tuy nhiên, hãy chú ý đến thức ăn thừa và nhanh chóng múc bất cứ thứ gì còn sót lại ra.
Ăn quá nhiều thực sự có thể gây hại cho tôm càng, vì nó làm cho khung xương ngoài của chúng trở nên mềm và yếu.
Phương pháp 3 - Đảm bảo an toàn cho tôm càng
Bước 1 - Bảo vệ tôm càng khỏi những con cá khác.
Tôm càng phát triển tốt nhất khi được bơi lội trong bể rộng. Dù vậy, chúng sống tương đối hòa thuận với các loài cá nhỏ như cá vàng, cá chẽm, cá molly (cá bình tích), kiếm, và cá neon. Thỉnh thoảng, tôm càng trở nên hung dữ, nhưng chúng thường quá chậm để có thể bắt và ăn thịt những con cá có tốc độ bơi nhanh hơn.
Tôm càng thường chỉ tấn công những con cá ốm yếu nằm dưới đáy bể. Nếu thấy tôm càng nuốt chửng một trong những đồng lọại của nó, rất có thể đối phương đang cận kề với cái chết.
Tôm càng không phải là mối đe dọa đối với các loài cá khác, mà ngược lại nó luôn bị nguy hiểm rình rập. Các loài lớn như cá rô phi và cá da trơn thường hay tấn công tôm càng, gây ra thương tích hoặc chết chóc.
Không nên nuôi nhiều hơn một con tôm càng trong bể. Nếu nuôi nhiều tôm càng, quan trọng là bạn phải đảm bảo cho chúng có nhiều không gian riêng và chúng là cùng một loài. Các loài tôm càng khác nhau có thể sẽ cố tiêu diệt lẫn nhau.
Bước 2 - Tạo điều kiện tốt cho tôm trong quá trình lột xác.
Cứ sau vài tháng, tôm càng sẽ lột lớp vỏ bên ngoài và nhường chỗ cho một lớp vỏ mới đủ lớn để bao bọc cơ thể đang phát triển của nó. Bạn sẽ muốn dọn dẹp ngay lớp vỏ cũ của tôm, nhưng đừng làm thế. Tôm sẽ ăn vỏ trong vài ngày để thu nạp các dưỡng chất và khoáng chất cần thiết và tạo ra một lớp áo giáp mới cứng cáp.
Không cần cho tôm ăn trong 3-5 ngày đầu sau khi lột xác. Trong thời gian này, nó sẽ chỉ ăn khung xương ngoài cũ mà thôi.
Thêm một vài giọt kali iốt vào bể khi tôm của bạn bắt đầu tách khỏi lớp vỏ cũ của nó. Quá trình lột xác của tôm càng có thể dẫn đến cái chết vì thiếu iốt. Bạn có thể tìm mua kali iốt tại bất kỳ cửa hàng có bán phụ kiện dành cho những loại thú cưng sống dưới nước.
Với cơ thể mềm yếu, tôm càng rất dễ bị những con cá khác giành ăn và tấn công.
Bước 3 - Che đậy bể để đảm bảo tôm càng không nhảy ra ngoài.
Tôm càng có bản năng thích khám phá, điều đó có nghĩa là chúng sẽ biến thành những chuyên gia đào tẩu nhỏ bé khi không ai dòm ngó. Tốt nhất, bạn nên chọn một chiếc bể có nắp rời để đảm bảo tôm càng luôn ở bên trong. Nếu cách đó không dùng được, hãy sử dụng những miếng bọt biển nhỏ để bịt kín mọi khe hở gần trên đỉnh bể, đặc biệt là xung quanh bộ lọc. Không nên dùng những miếng nhựa hoặc lá nhôm, những thứ này sẽ gây hại cho tôm càng nếu chúng ăn phải.
Thận trọng khi chặn tất cả các lối thoát. Nếu tôm càng cố tìm cách thoát ra khỏi bể, nó có thể bị mất nước và chết chỉ sau vài giờ.
Đừng đặt tôm càng vừa tẩu thoát ra ngoài vào bể ngay lập tức. Thay vào đó, hãy đặt tôm trong một thùng chứa nhỏ với lượng nước ngập vừa đủ thân tôm. Mang của chúng sẽ cần thời gian để thích ứng với môi trường nước một lần nữa, nếu không, tôm có thể bị chết đuối khi bị ngập hoàn toàn trong nước.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%AB-ch%E1%BB%91i-d%E1%BB%B1-ti%E1%BB%87c-m%C3%A0-b%E1%BA%A1n-kh%C3%B4ng-mu%E1%BB%91n-%C4%91%E1%BA%BFn | Cách để Từ chối dự tiệc mà bạn không muốn đến | Khi ai đó mời bạn đến một bữa tiệc, có rất nhiều áp lực nếu tham dự. Đôi khi, chỉ là bạn không thấy có hứng thú. Có thể bạn quá bận rộn, hoặc không có tâm trạng đến chỗ đông người. Bạn có thể nói thật với chủ nhà về lý do tại sao bạn không tham dự bữa tiệc được, bạn cũng có thể nói dối. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn biết làm thế nào để từ chối đi dự tiệc.
Phương pháp 1 - Thành thật với chủ nhà
Bước 1 - Từ chối ngay lập tức.
Đừng trì hoãn việc nói với chủ nhà rằng bạn không thể đến dự tiệc. Hãy cho họ biết ngay lập tức rằng bạn không thể đến, để họ không kỳ vọng về sự tham dự của bạn và cảm thấy thất vọng hơn khi bạn hủy vào phút cuối.
Bước 2 - Từ chối trực tiếp với chủ nhà.
Nếu bữa tiệc quan trọng đối với chủ nhà - ví dụ, tiệc sinh nhật, tiệc kỷ niệm, hoặc tiệc mừng em bé sắp chào đời hoặc tiệc tặng quà đám cưới - sẽ thật thô lỗ nếu chỉ nhắn tin hoặc gửi email thông báo bạn không thể tham dự. Hãy lựa thời gian để nói chuyện trực tiếp với họ và giải thích lý do tại sao bạn không đến dự được.
Nếu bạn không thể nói chuyện trực tiếp - ví dụ: nếu người bạn đó sống ở một thành phố khác hoặc nếu lịch của bạn không khớp - hãy gọi điện thoại cho họ.
Bước 3 - Hãy bắt đầu việc thông báo một cách phù hợp.
Mọi người phản ứng với những tin tức khiến họ thất vọng theo những cách khác nhau, do đó, không có câu trả lời đúng nào về cách thông báo lý do của bạn. Thái độ của bạn như thế nào tùy thuộc vào tính cách của người mà bạn thông báo.
Nếu bạn nghĩ rằng người đó sẽ bị xúc phạm hoặc buồn, hãy xin lỗi họ.
Nếu bạn nghĩ rằng người đó sẽ cố gắng gây áp lực hoặc buộc bạn phải tham dự, hãy tỏ ra cương quyết.
Bước 4 - Đưa ra lý do rõ ràng cho việc bỏ lỡ bữa tiệc.
Nếu bạn chỉ nói với chủ nhà rằng bạn không “cảm thấy” muốn đến dự, bạn có thể làm tổn thương họ. Đưa ra một lý do cụ thể là cách tốt nhất, trừ khi lý do cụ thể của bạn là bạn không thích chủ nhà! Một số ví dụ tại sao bạn không muốn tham dự một bữa tiệc có thể bao gồm:
Bạn có một cuộc hẹn từ trước vào thời điểm đó
Một người bạn muốn tránh sẽ tham dự bữa tiệc
Bạn có quá nhiều công việc hoặc bài vở phải làm
Bước 5 - Đừng giải thích quá nhiều về bản thân.
Khi bạn nói quá lâu về lý do tại sao bạn không thể tham dự một bữa tiệc, bạn sẽ cho chủ nhà nhiều thời gian hơn để cố gắng thuyết phục bạn rằng bạn nên tham dự. Hãy giải thích lý do một cách ngắn gọn và dễ chịu, sau đó tiếp tục câu chuyện.
Bạn có thể thay đổi hoàn toàn chủ đề hoặc cho thấy rằng bạn vẫn quan tâm đến bữa tiệc bằng cách hỏi về quá trình lên kế hoạch cho bữa tiệc.
Thể hiện sự quan tâm chứng tỏ rằng bạn mong muốn tham dự, nhưng bạn thực sự không thể.
Bước 6 - Đề nghị giúp chuẩn bị bữa tiệc.
Ngay cả khi không thể tham dự, bạn vẫn có thể giúp tổ chức bữa tiệc thành công bằng cách đề nghị giúp một tay lên kế hoạch và chuẩn bị. Điều này sẽ chứng minh với chủ nhà rằng bạn coi trọng tình bạn của họ và sẽ tham dự bữa tiệc nếu bạn có thể.
Bước 7 - Hứa sẽ bù đắp cho họ.
Nếu bạn phải bỏ lỡ một sự kiện, hãy lên kế hoạch để nói chuyện với chủ nhà khi bạn có nhiều thời gian hơn. Làm việc đó càng gần thời gian diễn ra sự kiện càng tốt, vì vậy bạn có cơ hội thể hiện sự quan tâm đến những gì bạn đã bỏ lỡ. Điều này sẽ khiến chủ nhà cảm thấy bạn đánh giá cao những nỗ lực của họ trong việc tổ chức bữa tiệc, và coi trọng tình bạn của họ.
Bước 8 - Đến dự tiệc chớp nhoáng.
Cách trung thực tốt nhất để không phải dành thời gian cho một bữa tiệc là dành ít thời gian nhất có thể tại đó. Bạn cố gắng đến chào chủ nhà để họ biết bạn đã tham dự. Cố gắng có khoảng thời gian vui vẻ khi bạn ở đó, nhưng hãy cho mọi người biết rằng bạn phải rời đi sớm. Ngay cả khi bạn không thể ở lại, mọi người sẽ đánh giá cao việc bạn đã cố hết sức để ghé qua.
Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi thông báo phải rời đi, hãy ra về mà không nói lời tạm biệt. Mọi người có thể đang rất vui, họ thậm chí sẽ không nhận ra bạn đã về.
Phương pháp 2 - Nói dối để tránh một cuộc hẹn
Bước 1 - Đừng quá khắt khe với bản thân vì tội nói dối.
Các nghiên cứu cho thấy nói dối là một phần tất yếu của cuộc sống hàng ngày ngay cả đối với những người mà chúng ta cho là có đạo đức, được kính trọng. Khi mọi người nói dối để giảm bớt căng thẳng xã hội, thay vì phục vụ mục đích riêng của họ, một lời nói dối vô hại có thể là một lựa chọn tốt hơn sự thật.
Bước 2 - Nói dối một cách đơn giản.
Nói dối càng ít càng tốt, không cần công phu. Một câu chuyện được chuẩn bị kỹ lưỡng về lý do tại sao bạn không thể tham dự một bữa tiệc dễ gây nghi ngờ, và cũng sẽ khó nhớ hơn nếu sau này có ai hỏi bạn về điều đó.
Bước 3 - Đổ lỗi cho gia đình.
Mọi người đều hiểu rằng nghĩa vụ gia đình luôn được ưu tiên nhất. Nói với bạn bè của bạn rằng bạn phải trông em, hoặc bố mẹ bạn yêu cầu bạn ăn tại nhà của chú bạn tối hôm đó. Một lý do quan trọng là bạn phải có căn cứ; mọi người sẽ hiểu rằng không có cách nào bạn có thể đến một bữa tiệc.
Bước 4 - Hãy nói rằng bạn đã có kế hoạch.
Chỉ người bạn cố chấp lắm mới cố gắng ép buộc bạn hủy bỏ các kế hoạch bạn đã thực hiện với người khác để đến bữa tiệc của họ. Nhưng hãy bảo đảm là bạn không chọn một người bạn sẽ tham dự bữa tiệc như bằng chứng ngoại phạm của bạn. Hãy nói là bạn có kế hoạch với một người bạn từ một trường khác, hoặc thậm chí với một người bạn tưởng tượng.
Bước 5 - Giả vờ cảm thấy không khỏe.
Vào ngày tổ chức bữa tiệc, hãy nhắn tin cho bạn của bạn nói rằng bạn nghĩ mình đã ăn thứ gì đó không ổn, và bị ngộ độc thực phẩm. Không ai muốn người nào đó ói ra trong bữa tiệc của họ. Thêm vào đó, ngộ độc thực phẩm qua rất nhanh, vì vậy không ai có thể nghi ngờ khi bạn cảm thấy khỏe lại vào ngày hôm sau.
Bước 6 - Giả vờ có quá nhiều việc phải làm.
Cho dù bạn là sinh viên hay người đang đi làm, mọi người đều biết và hiểu rằng đôi khi chúng ta tụt lại phía sau và phải bắt kịp công việc của mình.
Nếu chủ nhà vẫn cố gắng ép bạn đến, hãy nói rằng bố mẹ hoặc sếp của bạn khó chịu với bạn, và bạn phải làm để bù đắp cho họ.
Bước 7 - Lên kế hoạch nói dối của bạn trước đó.
Nếu còn hai tuần nữa mới đến ngày tổ chức bữa tiệc, và bạn biết chắc bạn không muốn tham gia bữa tiệc, thì đừng chờ đến giây cuối cùng để từ chối! Lên kế hoạch nói dối trước đó để làm chệch hướng sự nghi ngờ. Một số điều bạn có thể cân nhắc là:
Nói với chủ nhà tại thời điểm mời là bạn đã có cuộc hẹn trước vào ngày hôm đó.
Nói với chủ nhà một hoặc hai ngày trước bữa tiệc rằng bạn đang bị ốm.
Bước 8 - Nhớ lời nói dối của bạn.
Đây là điều quan trọng nhất khi nói dối. Ngay cả khi đó chỉ là một lời nói dối vô hại không đáng kể, bạn cũng không muốn làm tổn thương bất cứ ai nếu bị bắt quả tang. Nhớ chính xác những gì bạn nói với mọi người, và người mà bạn nói đến.
Nếu bạn đăng lời nói dối trên phương tiện truyền thông xã hội để tăng độ tin cậy, hãy biết chắc rằng không ai bắt gặp bạn làm bất cứ điều gì khác trong tối hôm đó!
Nếu bạn nói với chủ nhà là bạn cảm thấy bị ốm, đừng để bất cứ ai gắn thẻ bạn vào hình ảnh ở một nơi khác vào tối hôm đó.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BA%A9n-%C4%91o%C3%A1n-vi%C3%AAm-ami%C4%91an | Cách để Chẩn đoán viêm amiđan | Viêm amiđan là tình trạng viêm hoặc sưng amiđan, hai mô hình bầu dục nằm ở cuống họng. Hầu hết tình trạng viêm nhiễm đều do virus gây nên, tuy nhiên viêm amiđan lại hình thành do vi khuẩn. Phương thức điều trị viêm amiđan tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, do đó việc chẩn đoán nhanh chóng và chính xác đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị dứt điểm. Để chẩn đoán và chữa viêm amiđan, bạn cần nắm rõ triệu chứng và các yếu tố nguy cơ của bản thân.
Phương pháp 1 - Nhận biết triệu chứng
Bước 1 - Lưu ý các triệu chứng của cơ thể.
Viêm amiđan có nhiều triệu chứng gần giống với cảm lạnh hoặc đau họng. Nếu phát hiện những triệu chứng sau đây, bạn đã bị viêm amiđan.
Đau họng kéo dài hơn 48 giờ. Đây là triệu chứng chính của viêm amiđan và là một trong những triệu chứng xuất hiện đầu tiên.
Khó nuốt
Đau tai
Đau đầu
Hàm và cổ dễ nhạy cảm.
Đau cổ.
Bước 2 - Nhận biết triệu chứng viêm amiđan ở trẻ em.
Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ em. Nếu chẩn đoán cho trẻ nhỏ, bạn cần lưu ý rằng trẻ em có những triệu chứng rất khác so với người lớn.
Trẻ nhỏ thường hay bị buồn nôn và đau bụng khi bị viêm amiđan.
Nếu trẻ còn nhỏ không thể biểu hiện ra ngoài, bạn sẽ nhận thấy chúng hay nhỏ dãi, không ăn uống, và trở nên cáu gắt bất thường.
Bước 3 - Kiểm tra dấu hiệu amiđan sưng và đỏ tấy.
Nhờ bạn bè hoặc người thân kiểm tra amiđan để phát hiện triệu chứng viêm. Hoặc nếu nghi ngờ trẻ nhỏ bị viêm amiđan, bạn có thể tự tiến hành kiểm tra.
Nhẹ nhàng ấn đầu chiếc thìa xuống lưỡi của bênh nhân và yêu cầu họ nói "ahhh" trong khi bạn soi đèn vào trong cổ họng.
Amiđan bị viêm có màu đỏ sáng và sưng tấy, hoặc có lớp phủ màu trắng hoặc vàng.
Bước 4 - Đo nhiệt độ cơ thể.
Sốt là dấu hiệu đầu tiên của viêm amiđan. Bạn nên đo nhiệt độ cơ thể nhằm xác định xem mình có bị sốt hay không.
Bạn có thể mua nhiệt kế ở hiệu thuốc. Đưa đầu nhiệt kế tiếp xúc mặt dưới của lưỡi và chờ khoảng một phút rồi đọc kết quả.
Nếu đo nhiệt độ cho trẻ em, bạn cần dùng nhiệt kế điện tử thay cho nhiệt kế thủy ngân. Nếu trẻ dưới ba tuổi, bạn cần đưa nhiệt kế vào trực tràng để đo nhiệt độ chính xác vì trẻ em ở độ tuổi này không thể giữ nhiệt kế trong miệng.
Nhiệt độ cơ thể bình thường là từ 36,1 đến 37,2 độ C. Nếu cao hơn thì có nghĩa là đã bị sốt.
Phương pháp 2 - Đi khám bác sĩ
Bước 1 - Đi khám bác sĩ.
Nếu cho rằng mình bị viêm amiđan, bạn cần phải dùng thuốc hoặc thậm chí là cắt amiđan. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác. Bạn cần đi khám bác sĩ tai mũi họng để đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu trẻ nhỏ bị triệu chứng viêm amiđan, bạn cần đưa chúng đi khám bác sĩ khoa nhi kịp thời.
Bước 2 - Chuẩn bị thông tin.
Bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi và đề nghị bạn hỏi lại, vì thế bạn nên chuẩn bị trước.
Nắm khái quát triệu chứng xuất hiện khi nào, thuốc bán sẵn tại quầy có khắc phục được triệu chứng hay không, bạn đã từng tự chẩn đoán viêm amiđan hay viêm họng hay chưa, và liệu các triệu chứng có ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình hay không. Những thông tin này giúp cho bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị tốt nhất, thời gian cải thiện tình trạng bệnh, và khi nào thì bạn có thể trở lại hoạt động thường ngày.
Bước 3 - Xét nghiệm tại phòng khám.
Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán viêm amiđan.
Trước hết, bạn sẽ được kiểm tra tổng quát. Bác sĩ sẽ soi họng, tai, và mũi, dùng ống nghe để theo dõi nhịp thở, ấn cổ để phát hiện sưng tấy, và kiểm tra lá lách có bị phình to hay không. Đây là dấu hiệu viêm tuyến bạch cầu gây viêm amiđan.
Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ họng. Bác sĩ dùng miếng gạc vô trùng chà xát cuống họng để phát hiện vi khuẩn gây nên viêm amiđan. Một số bệnh viện có trang thiết bị cho kết quả chỉ trong vài phút, hoặc bạn phải chờ 24 đến 48 giờ.
Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm tế bào máu (CBC). Xét nghiệm này cho biết số lượng từng loại tế bào máu, cho thấy mức độ nào là bình thường và dưới bình thường. Điều này giúp xác định nguyên nhân viêm amiđan là do vi khuẩn hay virus. Xét nghiệm này chỉ được tiến hành khi xét nghiệm lấy mẫu tế bào cổ họng là âm tính và bác sĩ muốn tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm amiđan.
Bước 4 - Điều trị viêm amiđan.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đưa ra một số hình thức điều trị.
Nếu thủ phạm là do virus, Bạn có thể tự chữa trị ở nhà và hồi phục từ 7 đến 10 ngày. Phương pháp điều trị giống như cảm lạnh. Bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, đặc biệt nước ấm, làm ẩm không khí và ngậm thuốc chữa đau họng, kem que, và những thực phẩm khác làm mát họng.
Nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên, bạn sẽ được kê toa thuốc kháng sinh. Lưu ý dùng thuốc theo hướng dẫn. Nếu không tình trạng viêm sẽ trở nên tồi tệ hoặc không thể chữa khỏi.
Nếu viêm amiđan hay tái phát, có thể bạn phải tiến hành phẫu thuật cắt amiđan. Viêm amiđan cần phẫu thuật một ngày, có nghĩa là bạn có thể về nhà trong ngày.
Phương pháp 3 - Phân tích rủi ro
Bước 1 - Lưu ý rằng viêm amiđan rất dễ lây.
Vi trùng gây viêm amiđan do vi khuẩn và virus rất dễ truyền nhiễm. Bạn có nguy cơ cao mắc chứng viêm amiđan trong một số trường hợp nhất định.
Nếu dùng chung đồ ăn thức uống với người khác, chẳng hạn như tiệc tùng và hội họp, bạn có thể bị nhiễm trùng. Điều này làm gia tăng nguy cơ và mức độ trầm trọng của các triệu chứng liên quan đến viêm amiđan.
Nghẹt mũi nặng khiến bạn phải thở bằng miệng cũng làm gia tăng rủi ro mắc chứng viêm amiđan. Tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường không khí khi tiếp xúc gần người bệnh đang thở, ho và hắt hơi. Việc thở bằng miệng cũng làm tăng nguy cơ viêm amiđan.
Bước 2 - Nhận biết yếu tố rủi ro.
Mặc dù ai cũng có khả năng bị viêm amiđan, nhưng một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ đó.
Hút thuốc làm gia tăng nguy cơ vì chúng kích thích hô hấp bằng miệng và làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.
Uống nhiều rượu bia làm hệ miễn dịch yếu đi, khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Trong lúc uống, người ta cũng rất dễ chia sẻ đồ uống với nhau và có thể dẫn đến viêm nhiễm.
Bất kỳ bệnh nào gây suy giảm hệ miễn dịch cũng làm bạn mắc nguy cơ cao, chẳng hạn như HIV/AIDS và tiểu đường.
Nếu vừa mới trải qua phẫu thuật cấy ghép nội tạng hay hóa trị, bạn cũng có nguy cơ bị viêm amiđan.
Bước 3 - Lưu ý tình trạng viêm amiđan ở trẻ em.
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng chúng thường hay xuất hiện ở trẻ nhỏ hơn là người trưởng thành. Nếu tiếp xúc với trẻ nhỏ, bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Viêm amiđan hay tập trung ở trẻ em học mẫu giáo và trung học. Lý do là vì chúng hay tiếp xúc gần với nhau và dễ lây nhiễm vi trùng gây bệnh.
Nếu môi trường làm việc tiếp xúc với trẻ nhỏ tại trường tiểu học và trung học, bạn cũng có nguy cơ cao bị viêm amiđan. Thường xuyên rửa tay trong lúc ở gần trẻ nhỏ và tránh tiếp xúc với trẻ bị viêm amiđan trong vòng 24 giờ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-ch%E1%BB%89nh-phanh-xe-%C4%91%E1%BA%A1p | Cách để Điều chỉnh phanh xe đạp | Định kỳ điều chỉnh phanh xe đạp sẽ giúp phanh hoạt động tốt hơn và đảm bảo an toàn khi lái xe. Hai thành phần chính trong hệ thống phanh xe đạp mà bạn có thể điều chỉnh là má phanh và cáp phanh. Má phanh quá mòn hoặc cách niềng bánh xe quá xa có thể là mối nguy hiểm. Cáp phanh quá lỏng cũng khiến việc phanh xe khó khăn hơn. May thay, bạn có thể khắc phục những vấn đề này bằng các dụng cụ đơn giản!
Phương pháp 1 - Điều chỉnh má phanh
Bước 1 - Kiểm tra má phanh trước khi điều chỉnh.
Má phanh là hai cục gôm kẹp vào bánh trước của xe đạp khi bạn bóp tay phanh. Nếu má phanh mòn quá vị trí được đánh dấu, bạn sẽ phải thay má phanh mới trước khi điều chỉnh phanh.
Nếu trên má phanh không đánh dấu vạch mòn, vị trí này sẽ được đánh dấu bằng các rãnh ở hai bên má phanh.
Bạn có thể mua má phanh mới trực tuyến hoặc tại cửa hàng bán xe đạp.
Đảm bảo bánh xe nằm chính giữa hai càng móc trục bánh, nếu không thì niềng sẽ không thể tiếp xúc tốt với má phanh.
Bước 2 - Bóp tay phanh để xem vị trí má phanh tiếp xúc với niềng.
Hai má phanh phải tiếp xúc với niềng bánh xe trước cùng lúc. Chúng phải tiếp xúc với điểm chính giữa của niềng, với khoảng trống bên dưới và bên trên má phanh bằng nhau. Nếu má phanh tiếp xúc với niềng quá cao hay quá thấp, nó có thể chạm vào phần cao su của lốp xe hoặc nan hoa.
Cúi người xuống để nhìn kỹ má phanh khi bạn bóp tay phanh.
Nếu xe đạp có cơ cấu thả phanh nhanh thì bạn cần kiểm tra để đảm bảo nó không bị lỏng. Nếu không, phanh sẽ không thể bóp chặt bánh xe.
Bước 3 - Sử dụng chìa lục giác để nới lỏng bu lông giữ má phanh.
Xoay chìa lục giác ngược chiều kim đồng hồ để nới lỏng bu lông. Đừng vặn bu lông ra hoàn toàn để má phanh không tuột ra khỏi càng giữ má phanh.
Bước 4 - Di chuyển má phanh lên xuống trong càng giữ má phanh.
Chúng phải di chuyển lên xuống dễ dàng sau khi bu lông được nới lỏng. Nếu má phanh tiếp xúc với niềng quá thấp hay quá cao, hãy di chuyển nó đến vị trí chính giữa.
Bước 5 - Dùng chìa lục giác siết lại các bu lông.
Xoay chìa lục giác theo chiều kim đồng hồ cho đến khi bu lông được siết chặt. Kiểm tra để đảm bảo má phanh nằm chính giữa. Điều chỉnh lại nếu cần.
Phương pháp 2 - Siết căng cáp phanh
Bước 1 - Kiểm tra độ căng của cáp bằng cách bóp từng tay phanh.
Khi bạn bóp tay phanh, tay phanh nên nằm cách tay cầm khoảng 4 cm. Nếu tay phanh chạm tay cầm khi bạn bóp thì cáp phanh quá lỏng.
Bước 2 - Nới lỏng ốc điều chỉnh để điều chỉnh nhẹ độ căng của cáp.
Nếu cáp phanh chỉ hơi lỏng thì việc nới lỏng ốc điều chỉnh sẽ khắc phục được vấn đề. Ốc điều chỉnh nằm tại vị trí tiếp xúc giữa cáp phanh và tay phanh.
Nới lỏng ốc điều chỉnh gắn với cáp bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ. Khi ốc điều chỉnh được nới lỏng thì cáp sẽ được siết chặt hơn một chút.
Sau khi nới lỏng ốc điều chỉnh, hãy bóp tay phanh để kiểm tra lại độ căng của cáp. Nếu cáp phanh vẫn lỏng, bạn phải điều chỉnh trên càng giữ má phanh. Bây giờ bạn sẽ không đụng đến ốc điều chỉnh. Khoan hãy siết chặt.
Bước 3 - Mở con bu lông gắn cáp phanh với càng giữ má phanh.
Càng giữ má phanh là khung chính của hệ thống phanh. Cáp phanh là một sợi cáp mảnh kéo dài từ càng giữ má phanh. Sau khi xác định được vị trí con bu lông giữ cáp phanh, bạn hãy dùng chìa lục giác vặn bu lông ngược chiều kim đồng hồ vài vòng.
Đừng mở bu lông ra hoàn toàn. Bạn chỉ nên xoay chìa lục giác ngược chiều kim đồng hồ 2-3 vòng để nới lỏng bu lông.
Bước 4 - Kéo cáp phanh ra ngoài để tăng độ căng của cáp.
Bây giờ bu lông đã được nới lỏng nên bạn sẽ kéo được cáp dễ dàng. Giữ cáp cố định trong khi đang được kéo căng. Khi bạn kéo căng cáp, hai má phanh sẽ tiếp xúc với niềng bánh xe. Bạn nên kéo cáp đủ căng để có một trở lực nhẹ khi bạn xoay bánh xe, nhưng không căng đến mức không thể xoay bánh.
Nếu bạn không thể xoay bánh xe thì giảm bớt lực kéo cáp.
Bước 5 - Siết con bu lông gắn cáp phanh với càng giữ má phanh.
Dùng chìa lục giác vặn bu lông theo chiều kim đồng hồ 2-3 vòng cho đến khi không vặn được nữa. Cáp sẽ được giữ cố định khi bạn siết chặt bu lông.
Bước 6 - Siết chặt ốc điều chỉnh trên tay cầm.
Vặn ốc điều chỉnh mà trước đó vừa được nới lỏng theo chiều kim đồng hồ nhiều vòng để siết chặt hoàn toàn. Siết chặt ốc điều chỉnh sẽ giúp nới lỏng hai má phanh đang kẹp vào bánh trước. Sau khi ốc điều chỉnh được siết chặt, cáp phanh đã được chỉnh thành công!
Kiểm tra lại cáp phanh bằng cách bóp tay phanh. Khi bạn bóp tay phanh, tay phanh nên nằm cách tay cầm khoảng 4 cm.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ph%C3%B3ng-to-bi%E1%BB%83u-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-c%E1%BA%A3m-x%C3%BAc-tr%C3%AAn-WhatsApp | Cách để Phóng to biểu tượng cảm xúc trên WhatsApp | Phóng to biểu tượng cảm xúc trên WhatsApp là việc có thể thực hiện được trong một số trường hợp. Mặc dù bạn không thể phóng to biểu tượng cảm xúc được gửi cùng nội dung văn bản, nhưng bạn có thể thực hiện việc này khi biểu tượng cảm xúc được gửi riêng. Bên cạnh đó, nhãn biểu tượng cảm xúc cũng có kích thước lớn. Nhãn thường to hơn biểu tượng cảm xúc thông thường. Bạn có thể thêm các bộ nhãn vào WhatsApp. Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách gửi biểu tượng cảm xúc to trên WhatsApp.
Phương pháp 1 - Gửi biểu tượng cảm xúc to
Bước 1 - Mở WhatsApp.
Đó là ứng dụng màu xanh lá có biểu tượng điện thoại ở giữa bong bóng trò chuyện màu trắng. Bạn cần chạm vào biểu tượng này trên màn hình chính hoặc trình đơn App (Ứng dụng) để mở WhatsApp.
Nếu tài khoản WhatsApp chưa được xác minh trên điện thoại, bạn phải xác nhận số điện thoại trước khi tiếp tục.
Bước 2 - Chạm vào Chats (Trò chuyện).
Đây là thẻ ở bên dưới màn hình iPhone hoặc phía trên màn hình Android.
Nếu WhatsApp mở ra cuộc trò chuyện, trước tiên bạn phải chạm vào nút "Back" (Trở về) ở phía trên góc trái màn hình để trở về màn hình chính.
Bước 3 - Mở cuộc trò chuyện.
Chạm vào tên người liên lạc đang nhắn tin cùng bạn để mở cuộc trò chuyện. Hoặc, bạn có thể chạm vào biểu tượng bong bóng trò chuyện màu xanh lá và chọn người liên lạc để bắt đầu cuộc trò chuyện mới.
Bước 4 - Chạm vào ô soạn tin nhắn.
Đây là ô ở bên dưới màn hình. Bàn phím của điện thoại liền xuất hiện trên màn hình.
Bước 5 - Chạm vào nút biểu tượng cảm xúc.
Trên iPhone, bạn sẽ chạm vào biểu tượng mặt cười ở bên dưới góc trái bàn phím. Có thể bạn phải ấn và giữ biểu tượng quả địa cầu tại đây để thấy biểu tượng mặt cười. Trên Android, hãy chạm vào biểu tượng mặt cười trên bàn phím hoặc ấn và giữ nút "Enter".
Bước 6 - Không gửi biểu tượng cảm xúc cùng với nội dung văn bản.
Chạm vào biểu tượng cảm xúc để thêm vào ô soạn tin nhắn. Nếu bạn gửi biểu tượng cảm xúc cùng với nội dung khác, biểu tượng cảm xúc sẽ có kích thước thông thường. Tuy nhiên, nếu chỉ gửi biểu tượng cảm xúc thì bạn sẽ thấy ba kích thước khác nhau tùy thuộc vào số lượng biểu tượng mà bạn gửi trong một lúc. Các kích thước như sau:
- Việc chỉ gửi một biểu tượng cảm xúc sẽ cho bạn biểu tượng với kích thước to nhất.
- Nếu bạn gửi hai biểu tượng cảm xúc và không có nội dung khác, biểu tượng sẽ hơi nhỏ hơn so với khi chỉ bạn chỉ gửi một biểu tượng.
- Khi bạn chỉ gửi ba biểu tượng cảm xúc, kích thước của biểu tượng chỉ hơi to hơn biểu tượng được gửi kèm với văn bản.
- Việc gửi từ 4 biểu tượng cảm xúc trở lên sẽ cho bạn biểu tượng có kích thước giống với khi gửi cùng nội dung văn bản.
Bước 7 - Chạm vào nút "Send" (Gửi) .
Đó là biểu tượng máy bay giấy ở bên phải ô nhập tin nhắn, nhưng một số phiên bản Android có biểu tượng dấu chọn tại đây. Thao tác này sẽ gửi biểu tượng cảm xúc phóng to.
Phương pháp 2 - Sử dụng nhãn trên Android
Bước 1 - Mở WhatsApp.
Đó là ứng dụng có biểu tượng bong bóng trò chuyện màu trắng trên nền xanh lá.
Nếu WhatsApp chưa được xác minh trên điện thoại, bạn cần xác nhận số điện thoại trước khi tiếp tục.
Bước 2 - Chạm vào Chats (Trò chuyện).
Đây là thẻ đầu tiên ở phía trên màn hình.
Nếu WhatsApp mở ra cuộc trò chuyện, trước tiên bạn cần chạm vào nút "Back" (Trở về) ở phía trên góc trái màn hình.
Bước 3 - Mở cuộc trò chuyện.
Chạm vào tên người liên lạc đang nhắn tin cùng bạn để mở cuộc trò chuyện. Hoặc, bạn có thể chạm vào biểu tượng bong bóng trò chuyện màu xanh lá và chọn người liên lạc để bắt đầu cuộc trò chuyện mới.
Bước 4 - Chạm vào ô nhập tin nhắn.
Bạn sẽ thấy ô này ở bên dưới màn hình, và bàn phím của điện thoại liền xuất hiện ngay khi bạn chạm vào đây.
Bước 5 - Chạm vào nút biểu tượng cảm xúc trong trường nhập văn bản.
Đó là biểu tượng mặt cười ở bên trái ô nhập văn bản.
Bước 6 - Chạm vào biểu tượng nhãn.
Bạn cần tìm biểu tượng tờ giấy ở bên dưới danh sách biểu tượng cảm xúc.
Bước 7 - Chạm vào +.
Đây là lựa chọn ở phía trên danh sách nhãn bên phải màn hình. Bạn sẽ thấy danh sách các bộ nhãn có sẵn trên điện thoại và các bộ nhãn khả dụng khác.
Bước 8 - Vuốt xuống và chạm vào Get More Stickers (Thêm nhãn).
Thao tác này chuyển bạn đến ứng dụng nhãn trong Google Play Store.
Bước 9 - Chạm vào ứng dụng nhãn có biểu tượng cảm xúc.
Trang thông tin của ứng dụng liền hiển thị. Bạn cũng sẽ thấy các lựa chọn tải ứng dụng.
Bước 10 - Chạm vào Install (Cài đặt).
Đây là thao tác tải ứng dụng xuống điện thoại iPhone hoặc Android.
Bước 11 - Chạm vào Open (Mở).
Sau khi tải ứng dụng, bạn chạm vào (Mở) trong App Store hoặc Google Play Store ở mở cửa hàng.
Bước 12 - Tìm bộ nhãn mà bạn muốn thêm vào WhatsApp.
Các ứng dụng đều có một chút khác biệt. Một số ứng dụng phân loại các bộ nhãn mà bạn có thể thêm vào WhatsApp. Số khác cho phép bạn tự tạo bộ nhãn riêng bằng cách chọn nhãn cần thêm. Bạn cần tìm lựa chọn để thêm bộ nhãn vào WhatsApp và chạm vào đó.
Bước 13 - Trở về cuộc trò chuyện trên WhatsApp.
Chạm vào WhatsApp trên màn hình chính và chạm vào cuộc trò chuyện.
Bước 14 - Mở trình đơn nhãn trong trường nhập tin nhắn.
Chạm vào biểu tượng cảm xúc bên cạnh trường nhập tin nhắn và chạm vào biểu tượng nhãn.
Bước 15 - Chạm vào bộ nhãn vừa cài đặt.
Bạn sẽ thấy các nhãn trong bộ nhãn.
Bước 16 - Chạm vào nhãn.
Đây là thao tác gửi nhãn trong cuộc trò chuyện WhatsApp.
Phương pháp 3 - Sử dụng nhãn trên iPhone
Bước 1 - Mở App Store .
Đó là biểu tượng màu xanh dương với chữ "A" màu trắng. Chạm vào biểu tượng App Store trên màn hình chính để mở App Store.
Bước 2 - Tìm kiếm ứng dụng nhãn cho WhatsApp.
Bạn có thể dùng ứng dụng để cài đặt bộ nhãn mới cho WhatsApp. Một số ứng dụng cho phép bạn sử dụng miễn phí và số khác có phí. Hãy thực hiện các bước sau để tìm kiếm ứng dụng nhãn cho WhatsApp.
Chạm vào biểu tượng (Tìm kiếm).
Chạm vào thanh tìm kiếm.
Nhập "Stickers for Whatsapp" (Nhãn cho WhatsApp) vào thanh tìm kiếm.
Chạm vào .
Bước 3 - Chạm GET (Nhận) bên cạnh ứng dụng nhãn cần cài đặt.
Đây là thao tác cài đặt ứng dụng trên iPhone.
Không phải ứng dụng nhãn nào cũng có nhãn biểu tượng cảm xúc. Bạn cần thử một vài ứng dụng khác để lấy các nhãn như mong muốn.
Bước 4 - Chạm vào Open (Mở) sau khi cài đặt ứng dụng.
Ứng dụng liền mở ra. Hoặc, bạn có thể chạm vào biểu tượng của ứng dụng trên màn hình chính để mở ứng dụng.
Bước 5 - Thêm bộ nhãn với biểu tượng cảm xúc vào WhatsApp.
Các ứng dụng đều có một chút khác biệt. Một số ứng dụng phân loại các bộ nhãn mà bạn có thể thêm vào WhatsApp. Số khác cho phép bạn tự tạo bộ nhãn riêng bằng cách chọn nhãn cần thêm. Bạn cần tìm lựa chọn để thêm bộ nhãn vào WhatsApp và chạm vào đó. Hãy thực hiện theo hướng dẫn để thêm bộ nhãn vào WhatsApp.
Bước 6 - Mở WhatsApp.
Đó là ứng dụng với biểu tượng bong bóng trò chuyện màu trắng trên nền xanh lá.
Nếu WhatsApp chưa được xác minh trên điện thoại, bạn cần xác nhận số điện thoại trước khi tiếp tục.
Bước 7 - Chạm vào Chats (Trò chuyện).
Đó là thẻ đầu tiên ở bên dưới màn hình.
Nếu WhatsApp mở ra cuộc trò chuyện, trước tiên bạn cần chạm vào nút "Back" (Trở về) ở phía trên góc trái màn hình.
Bước 8 - Mở cuộc trò chuyện.
Chạm vào tên người liên lạc đang nhắn tin cùng bạn để mở cuộc trò chuyện. Hoặc, bạn có thể chạm vào biểu tượng bong bóng trò chuyện màu xanh lá và chọn người liên lạc để bắt đầu cuộc trò chuyện mới.
Bước 9 - Chạm vào biểu tượng nhãn.
Đó là biểu tượng tờ giấy trong trường nhập tin nhắn ở bên dưới màn hình.
Bước 10 - Chạm vào bộ nhãn đã cài đặt.
Bạn sẽ thấy các nhãn trong bộ nhãn.
Bước 11 - Chạm vào một nhãn nào đó.
Đây là thao tác gửi nhãn trong cuộc trò chuyện WhatsApp.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/R%E1%BB%ADa-m%E1%BA%B7t | Cách để Rửa mặt | Bạn có muốn biết bí quyết để có một gương mặt rạng rỡ, khỏe mạnh và tươi trẻ không? Rửa mặt hàng ngày là cách đơn giản để khiến da mặt sạch sẽ, nhưng quan trọng là bạn phải rửa đúng cách để da không bị khô hoặc rát. Dù da bạn thuộc loại da mụn, khô hay nhạy cảm, hãy học cách rửa mặt phù hợp với loại da của mình.
Phương pháp 1 - Rửa mặt Hàng ngày
Bước 1 - Làm ướt mặt bằng nước ấm.
Buộc tóc lại và làm ướt da mặt bằng nước ấm. Dùng nước nóng hoặc nước lạnh có thể khiến da bạn tổn thương. Nước ấm sẽ làm sạch nhẹ nhàng và không làm da bị kích ứng.
Bạn có thể dấp nước lên mặt bằng tay, hoặc làm ướt một chiếc khăn và dùng nó để thấm ướt da mặt.
Làm ướt da mặt trước khi dùng sữa rửa mặt sẽ khiến sữa rửa mặt dễ dàng được xoa đều khắp mặt và tránh được việc sử dụng quá nhiều.
Bước 2 - Dùng loại sữa rửa mặt tùy chọn.
Sử dụng một lượng vừa đủ với loại da của mình. Xoa lên mặt theo đường tròn. Hãy chấm vào mỗi vị trí một chút sữa rửa mặt. Tiếp tục xoa đều theo đường tròn trong vòng 30 giây tới 1 phút.
Tránh sử dụng xà phòng rửa tay hoặc xà phòng tắm. Da mặt thường nhạy cảm hơn những vị trí khác trên cơ thể, vì thế, những loại xà phòng mạnh sẽ làm da bị khô và ửng đỏ.
Nếu bạn đã trang điểm, hãy sử dụng dung dịch tẩy trang trước, nhất là ở khu vực xung quanh mắt. Dầu dừa nguyên chất là dung dịch tẩy trang tự nhiên tuyệt vời.
Bước 3 - Nhẹ nhàng tẩy da chết.
Tẩy da chết là quá trình nhẹ nhàng chà xát làn da để loại bỏ chất bẩn và da chết. Cứ vài ngảy tẩy da chết một lần sẽ khiến các lỗ chân lông không bị tắc và làn da trở nên tươi sáng hơn. Dùng hỗn hợp tẩy da chết hoặc khăn mặt để cọ sạch da theo đường tròn, tập trung vào những vùng da khô hoặc nhiều dầu.
Tẩy da chết quá thường xuyên hoặc quá kĩ sẽ khiến da bị kích ứng. Một tuần chỉ nên làm vài lần, và đừng cọ quá mạnh tay. Vào những ngày không cần tẩy da chết, hãy bỏ qua bước này khi rửa mặt.
Bạn có thể tự làm hỗn hợp tẩy da chết bằng những nguyên liệu dễ kiếm ở nhà. Hãy trộn một thìa cà phê mật ong, một thìa cà phê đường cát và một thìa cà phê nước hoặc sữa.
Bước 4 - Rửa sạch và thấm khô.
Dùng nước ấm để rửa mặt, bạn phải rửa cho sạch hết sữa rửa mặt và hỗn hợp tẩy da chết. Dùng một chiếc khăn để thấm khô da. Đừng kì cọ lúc này vì làm vậy có thể tạo ra nếp nhăn và làm da kích ứng.
Bước 5 - Dùng một ít dung dịch làm se da (toner) để da mịn hơn.
Sử dụng toner là bước tùy chọn, bạn có thể dùng nếu muốn có một làn da mịn và lỗ chân lông nhỏ.
Nhiều loại toner bán sẵn tại cửa hàng có chứa cồn, loại này có thể khiến da bạn bị khô. Hãy tìm loại toner không chứa cồn, nhất là khi da bạn hay bị nẻ.
Các loại toner thiên nhiên cũng có tác dụng tốt như loại bán sẵn tại cửa hàng. Hãy thử hòa một nửa lượng nước cốt chanh với một nửa lượng nước để có một dung dịch se da tuyệt vời. Lô hội, cây phỉ và nước hoa hồng cũng rất hiệu quả.
Bước 6 - Dùng kem dưỡng.
Hãy chọn loại kem dưỡng dành cho da mặt và chấm nhẹ khắp khuôn mặt. Kem dưỡng da sẽ bảo vệ làn da của bạn khỏi bụi bẩn, giữ cho làn da luôn tươi trẻ và rạng rỡ.
Nếu bạn rửa mặt trước khi đi ngủ, hãy dùng loại kem dưỡng da mạnh hơn để giúp da hồi lại qua một đêm.
Nếu bạn ra ngoài, hãy dùng loại kem dưỡng da có khả năng chống nắng với chỉ số SPF từ 15 trở lên để bảo vệ da mặt khỏi ánh nắng mặt trời.
Phương pháp 2 - Rửa mặt Dành cho Da mụn
Bước 1 - Rửa mặt hai lần một ngày.
Rửa mặt một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối là liệu trình tốt dành cho da mụn. Rửa mặt vào buổi sáng sẽ làm da mặt sạch vi khuẩn sinh sôi vào buổi đêm, còn rửa mặt vào buổi tối sẽ làm da sạch mồ hôi, bụi bẩn và son phấn. Rửa mặt nhiều hơn hai lần một ngày có thể làm da bị khô và kích ứng.
Nhiều người bị mụn nghĩ rằng rửa mặt thường xuyên sẽ giúp da khỏe lên, nhưng không phải như vậy. Da mặt rất nhạy cảm, rửa mặt nhiều sẽ khiến da bị trầy xước và yếu đi.
Nếu bạn cảm thấy da mình cần được thư giãn giữa các lần rửa mặt, bạn có thể dùng nước ấm dấp lên mặt thay vì dùng xà phòng hoặc các hóa chất khác.
Bước 2 - Hãy dùng loại sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn.
Những loại sữa rửa mặt thông thường đều chứa những chất khiến tình trạng mụn trở nên tệ hơn. Hóa chất, cồn và dầu sẽ khiến da bị kích ứng hoặc bít lỗ chân lông, và đó là những điều bạn phải tránh khi đang trị mụn. Hãy chọn loại sữa rửa mặt được chỉ định dành riêng cho loại da mụn.
Không phải da bị mụn luôn là da dầu. Nhiều người có làn da khô cũng bị mụn. Hãy chọn loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da và không làm da trở nên quá khô.
Nếu tình trạng mụn của bạn quá nặng, bạn nên dùng loại sữa rửa mặt dược phẩm với các thành phần diệt những vi khuẩn gây tắc lỗ chân lông. Hãy gặp bác sĩ để được kê đơn, hoặc tìm một loại sữa rửa mặt có chứa axit salicylic, sodium sulfacetamide (một loại kháng sinh) hoặc benzoy peroxide (BP).
Bước 3 - Đừng cọ da mặt.
Nhiều người bị mụn tưởng rằng cọ mạnh sẽ làm các lỗ chân lông không còn bị bít. Tuy nhiên, cách làm này sẽ làm da bị xước, khiến da bị rát và khiến mụn trở nên tệ hơn. Khi bạn bị mụn, bạn phải rửa mặt hết sức nhẹ nhàng. Tẩy da chết cũng phải nhẹ tay và không được chà xát mạnh làn da.
Thay vì dùng hỗn hợp tẩy da chết, hãy dùng một chiếc khăn mềm để xoa lên da theo đường tròn.
Đừng dùng cọ để chà vào chỗ da bị mụn.
Bước 4 - Tránh dùng nước nóng.
Nước nóng sẽ khiến da bị đỏ và rát, vì thế, bạn chỉ nên dùng nước ấm để rửa mặt. Không nên áp dụng các phương pháp xông mặt làm giãn nở các lỗ chân lông khi trị mụn, bởi vì hơi nước nóng có thể khiến vấn đề trầm trọng hơn.
Bước 5 - Nhẹ nhàng thấm khô da.
Khi bị mụn, không nên dùng loại khăn cứng để cọ vào da. Hãy dùng loại khăn mặt mềm để thấm khô da sau khi rửa mặt. Bạn phải giặt khăn thường xuyên để vi khuẩn trên đó không có cơ hội tấn công làn da trong quá trình bạn thấm khô mặt.
Bước 6 - Dùng kem dưỡng da không chứa dầu.
Nếu da bạn dễ bị mụn, có thể đó là do các lỗ chân lông của bạn dễ bị bít kín. Nhiều người cho biết dùng loại kem dưỡng da không chứa dầu sẽ rất hiệu quả. Nếu bạn dùng loại kem có chứa dầu, bạn nên thử bôi một ít lên vùng da nhỏ và chờ xem có phản ứng gì không trước khi bôi lên toàn bộ khuôn mặt.
Lô hội có tác dụng làm dịu làn da đang bị kích ứng và là một chất dưỡng ẩm thiên nhiên không chứa dầu dịu nhẹ.
Nếu da bạn bị dầu, hãy bỏ qua bước dưỡng da hoặc chỉ bôi vào những vùng da khô.
Phương pháp 3 - Rửa mặt Dành cho Da khô
Bước 1 - Rửa mặt một lần một ngày.
Nếu da bạn khô, rửa mặt nhiều hơn 1 lần một ngày sẽ khiến da còn khô hơn. Hãy rửa mặt buổi tối để loại bỏ hết lớp trang điểm, bụi bẩn và mồ hôi trước khi đi ngủ. Vào buổi sáng, bạn chỉ cần dấp nước ấm lên mặt hoặc lau bằng khăn ẩm thay vì rửa mặt đủ quy trình thông thường. Luôn dùng kem dưỡng ẩm sau cùng để da đỡ bị nẻ.
Bước 2 - Dùng xà phòng dịu nhẹ hoặc dầu để rửa mặt.
Da khô sẽ khô hơn khi bị rửa, do đó, hãy chọn loại sữa rửa mặt thật cẩn thận. Bạn nên chọn loại sữa rửa mặt dành riêng cho da khô, hoặc dùng dầu để rửa mặt.
Để dùng dầu, hãy làm ướt da mặt và sử dụng loại dầu bạn thích (dầu hạnh nhân, dầu ô liu, dầu jojoba, dầu dừa…) Dùng khăn để xoa theo đường tròn và dùng nước ấm để rửa sạch da mặt.
Nếu bạn định dùng các loại sữa rửa mặt bán sẵn, hãy tìm loại không chứa sodium laurel hoặc laureth sulfate. Đó là những chất tẩy rửa khiến da bạn càng khô hơn.
Bước 3 - Thường xuyên tẩy da chết.
Nếu da bạn bị khô nẻ tới mức bị bong ra, bạn cần phải tẩy da chết nhiều hơn 1 tới 2 lần một tuần. Hãy tẩy da chết cách ngày bằng cách xoa khăn mềm vào vùng da khô theo đường tròn. Điều quan trọng nhất là vừa tẩy được da chết mà da không bị khô hoặc kích ứng.
Nếu da bạn quá khô, bạn có thể dùng dầu để tẩy da chết. Nhúng một góc ăn mềm hoặc bông tẩy trang vào dầu dừa (hoặc một loại dầu bất kỳ mà bạn thích). Xoa dầu lên mặt theo đường tròn. Việc này sẽ vừa tẩy được da chết, vừa dưỡng ẩm cho làn da.
Không dùng xơ mướp, bàn chải hoặc bất kỳ dụng cụ nào để chà xát da mặt. Da khô dễ bị xước và nhăn hơn da dầu, vì thế bạn phải nhẹ nhàng với làn da của mình.
Bước 4 - Rửa sạch bằng nước ấm hoặc nước lạnh.
Nước nóng sẽ làm da bị khô hơn, vì vậy bạn chỉ nên dùng nước mát hoặc nước ấm để rửa mặt. Dùng quá nhiều nước cũng sẽ khiến da bị khô nên bạn chỉ nên dấp một hoặc hai lần nước lên mặt. Bạn có thể điều chỉnh lượng nước bằng cách lau mặt với khăn ẩm thay vì dấp nước lên mặt.
Bước 5 - Thấm khô da bằng một chiếc khăn mềm.
Dùng một chiếc khăn mềm và xốp thấm nhẹ vào da để tránh làm da bị co giãn nhiều. Thấm khô da sẽ giúp da tránh bị xước hoặc bong ra.
Bước 6 - Sử dụng kem dưỡng giàu độ ẩm.
Hãy chọn loại kem dưỡng da dành riêng cho da khô để khiến da trông tươi tắn và ẩm mượt hơn. Những loại kem dưỡng da thiên nhiên hoặc tự làm rất thích hợp đối với da khô vì chúng không chứa hóa chất làm da bị kích ứng và khô.
Tìm mua những loại kem dưỡng ẩm có chứa bơ hạt mỡ, bơ cacao hoặc bất kỳ loại dầu làm mềm da nào khác để làn da đỡ bị khô.
Nếu da bạn lại bị bong ra trong vòng vài tiếng sau khi rửa mặt, hãy bôi một ít dầu dừa hoặc lô hội để da thư giãn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%82n-ph%C3%B4-mai-Brie | Cách để Ăn phô mai Brie | Brie là một loại phô mai mềm và mịn mượt của Pháp làm từ sữa bò. Nếu bạn chưa từng biết loại phô mai này, hãy lưu ý là nó có một lớp vỏ trắng ăn được ở bên ngoài. Người ta thường cắt phô mai Brie thành từng miếng nhỏ hình rẻ quạt và ăn với bánh mì hoặc bánh quy giòn. Bạn cũng có thể kết hợp phô mai Brie với đủ loại topping (nguyên liệu rắc trên bề mặt để trang trí hoặc thêm hương vị cho món ăn) và các thức uống. Nếu bạn muốn chế biến phô mai Brie, hãy đun chảy ra và cho vào nhiều món ăn khác nhau để thưởng thức vị dẻo mịn độc đáo của nó.
Phương pháp 1 - Cắt phô mai Brie dạng bánh tròn
Bước 1 - Cắt phô mai thành lát từ giữa ra rìa ngoài của bánh phô mai.
Cắt rời phần đỉnh của lát phô mai được xem là không đúng phép lịch sự, vì đây là phần đậm đà hương vị nhất. Nếu bạn cắt phần đỉnh của lát phô mai ra cho mình thì cũng chẳng khác nào như bạn bảo với mọi người “Tất cả là của tôi đấy nhé!” Hãy cắt phô mai thành các lát hình rẻ quạt dọc theo rìa bánh phô mai.
Nếu không thích ăn phần vỏ, bạn có thể cắt nghiêng vào nhiều hơn để lấy được tối đa “phần ruột”. Sẽ không ai để ý miễn là bạn vẫn cắt thành hình rẻ quạt.
Lấy cả phần vỏ! Nếu bạn cắt đúng kiểu, mỗi lát phô mai đều có một ít vỏ. Nếu bạn cắt ngang miếng phô mai để lấy phần đỉnh thì thế nào phần còn lại cũng toàn là vỏ.
Bước 2 - Ăn cả vỏ và ruột của lát phô mai.
Ai cũng tự hỏi rằng họ phải làm gì với lớp vỏ cứng của lát phô mai, nhưng thực ra phần vỏ này ăn được. Đừng cố cạo phần ruột để tránh phần vỏ. Làm vậy thì cũng giống như bạn lấy thịt ra khỏi bánh mì kẹp để ăn và vứt vỏ bánh đi vậy. Vỏ phô mai giòn và có vị hơi đắng, nhưng nó không làm giảm đi độ mềm mịn của phô mai.
Nếu chưa thử ăn vỏ phô mai Brie bao giờ, bạn cứ thử xem, mặc dù không phải ai cũng thích vỏ phô mai Brie. Lưu ý rằng vị của nó sẽ tệ hơn khi phô mai đã cũ, thế nên bạn nhớ chỉ thử ăn vỏ của lát phô mai còn mới.
Bước 3 - Bóc phần vỏ nếu bạn không muốn ăn.
Một số người không thích vỏ phô mai Brie, và như vậy cũng không sao; nhưng hãy đợi đến khi lát phô mai nằm trong đĩa của bạn rồi hẵng bỏ phần vỏ. Cố gắng dùng tay bóc. Phô mai Brie mềm và dính nên sẽ không dễ bóc lắm. Thử cắt dọc theo mặt trên để bỏ đi phần còn lại cho dễ hơn, hoặc ăn vòng xung quanh cũng được.
Nếu ăn phô mai Brie ở nhà, bạn có thể cắt rời phần vỏ trước. Đông lạnh phô mai trong khoảng 30 phút, sau đó dùng dao sắc để lọc vỏ ra. Đừng cắt bỏ vỏ phô mai Brie nếu bạn dọn đãi khách, vì có người lại thích ăn vỏ.
Bước 4 - Vứt bỏ phô mai Brie nếu nó có mùi amoniac.
Phô mai Brie thường bảo quản được vài tuần trước khi mở, còn sau khi mở thì để được đến 1 tuần. Lớp vỏ sẽ chuyển thành màu xám và bong tróc khi phô mai đã hỏng. Hẳn là bạn không muốn đưa những đốm mốc xanh mốc đỏ lên miệng phải không? Nếu phô mai đã hỏng thì phần ruột bên trong sẽ dính nhớp nháp và có mùi hoá chất kinh khủng.
Phô mai Brie chưa chín lắm sẽ có kết cấu cứng. Nó có lớp vỏ ngoài cứng và phần ruột dai ở bên trong. Phô mai chín muồi sẽ mềm và hơi lỏng.
Phô mai Brie sẽ ngừng chín sau khi cắt, do đó bạn nên ăn càng sớm càng tốt để tránh bị hỏng. Nếu cần phải bảo quản, bạn có thể gói trong giấy nến hoặc giấy sáp và cất trong ngăn kéo tủ lạnh, tránh ẩm ướt.
Phương pháp đông lạnh không được khuyến khích, trừ khi bạn định dùng để chế biến các món ăn mà kết cấu của phô mai không quan trọng, chẳng hạn như món súp hoặc thịt hầm. Bạn có thể đông lạnh phô mai Brie đến 6 tháng trong hộp dùng được trong tủ đông. Rã đông trong tủ lạnh, nước lạnh hoặc lò vi sóng cho mềm trước khi ăn.
Phương pháp 2 - Dọn món phô mai Brie
Bước 1 - Để phô mai Brie ở nhiệt độ phòng trong 1 tiếng.
Lấy phô mai ra khỏi tủ lạnh và để yên một lúc. Phô mai sẽ trở nên mềm, mịn và đạt đến hương vị ngon nhất của nó. Bạn có thể hâm cho ấm một chút để giảm mùi amoniac có thể phảng phất nếu phô mai đã trữ trong tủ lạnh vài ngày.
Bạn cũng có thể hâm nóng để phần ruột bên trong lỏng ra. Hâm khoảng 1 phút trong lò vi sóng ở công suất cao cho đến khi phô mai mềm ở giữa. Nếu dùng lò nướng, bạn sẽ nướng ở nhiệt độ 177 độ C trong 5 phút hoặc đến khi phô mai đạt độ mềm mong muốn.
Bước 2 - Cắt phô mai Brie thành hình rẻ quạt để dọn ăn.
Nếu phô mai bạn mua về đã sẵn có hình rẻ quạt thì bạn chỉ cần dùng dao đặt lên khay. Nhiều sản phẩm phô mai Brie có dạng bánh tròn, thế nên hãy cắt ra thành hình quạt để bắt đầu bữa tiệc. Cắt phô mai từ ngoài rìa vào giữa bằng dao cắt phô mai lưỡi nhỏ. Cắt lát mỏng mỏng một chút, khoảng 2,5 cm hoặc mỏng hơn tùy ý.
Cắt phô mai Brie cũng không khác cắt bánh táo là mấy, nhưng thực khách có thể hơi ngại khi cầm dao cắt vào miếng phô mai còn nguyên vẹn hình tròn. Bạn hãy cắt làm mẫu cho khách cắt theo.
Khi cắt lát phô mai thành hình rẻ quạt, bạn nên cắt từ giữa ra ngoài rìa. Đừng cắt rời phần đỉnh nhọn, vì đây mới là phần ngon nhất của phô mai.
Bước 3 - Đặt phô mai lên bánh mì không hoặc bánh quy giòn để thưởng thức hương vị nguyên chất của nó.
Bẻ một mẩu bánh mì baguette hoặc bánh mì giòn và đặt miếng phô mai lên trên. Người Pháp thường ăn phô mai Brie theo kiểu này vì vị nhạt của bánh mì không lấn át hương vị của phô mai. Bạn chỉ việc đặt miếng phô mai lên trên miếng bánh mì và bỏ vào miệng.
Bạn không cần phải phết mỏng phô mai. Phô mai Brie vốn đã mềm mịn, thế nên bạn chỉ việc đặt lên miếng bánh cùng cỡ của nó và thưởng thức.
Bước 4 - Ăn phô mai Brie kèm với hoa quả hoặc quả hạch để hoàn thiện hương vị của nó.
Nếu bạn có thể kìm chế mà không bỏ ngay lát phô mai vào miệng khi vừa cắt ra, hãy kết hợp phô mai với các thứ ngon lành khác. Món ăn kèm quen thuộc nhất là các loại quả có vị hơi chua như táo, nho và lê. Hoa quả tươi hay khô đều hợp với phô mai Brie. Bạn cũng có thể thử ăn hạt hồ đào rang không muối, quả óc chó bọc đường và một ít mật ong.
Mứt hoa quả rải lên phô mai thì rất tuyệt. Bất cứ loại mứt nào cũng hợp, nhưng ngon nhất là các loại quả vừa chua vừa ngọt như anh đào, quả mọng và sung.
Nếu muốn có không khí tiệc tùng hơn, bạn hãy bày đĩa khai vị với các loại thịt nguội như xúc xích salami và giăm bông kiểu Ý. Thêm vài loại phô mai nữa như phô mai manchego có vị hạt và phô mai xanh giòn.
Bước 5 - Chọn thức uống trái cây hoặc có vị chua để dùng kèm với phô mai Brie.
Bạn đang thưởng thức phô mai Pháp, do đó một ly rượu sâm banh Pháp uống kèm thì không chê vào đâu được. Các loại rượu vang ngọt chát như rượu nho đen pinot noir rất hợp vị với phô mai Brie, nhưng bạn cũng có thể uống với một cốc bia đậm đà. Nếu không uống bia rượu, bạn hãy thử rót một ly nước quả như nho hoặc táo để bổ sung cho hương vị êm dịu của phô mai.
Các loại phô mai mềm rất hợp với loại rượu hoa quả không ngọt như riesling, marsannnay, hoặc viognier. Rượu vang đỏ nhẹ như pinot noir cũng rất tuyệt vì hương vị thanh nhưng đậm đà của nó tương phản với vị êm dịu của phô mai.
Nếu bạn thích rượu vang trắng hơn, hãy tìm thứ gì đó chua và không ngọt. Hương vị thảo mộc của một ly rượu sauvignon blanc ngon sẽ rất hợp với một lát phô mai Brie.
Các loại bia mạnh nhưng không gắt như scotch ales, stouts, và porters là các lựa chọn tốt. Bạn cũng có thể dùng loại bia nhẹ với hương vị trái cây như pilsner.
Phương pháp 3 - Chế biến phô mai Brie
Bước 1 - Nướng phô mai cho mềm và dễ phết hơn.
Có nhiều cách để làm món phô mai Brie nướng để làm món khai vị, nhưng hãy bắt đầu bằng việc cho phô mai Brie mềm vào khay nướng lót giấy nến được làm nóng trước đến 177 độ. Chờ cho phô mai mềm ra và phồng lên một chút. Nếu bạn nướng quá lâu, phô mai có thể chảy ra lem nhem, vì vậy bạn cần kiểm tra thường xuyên.
Rải topping trước hoặc sau khi hâm nóng phô mai Brie trong lò nướng. Hãy thử dùng hoa quả sấy hoặc làm mứt, mật ong, thảo mộc tươi và quả hạch giã vụn.
Bạn có thể làm món phô mai chấm được bằng cách cắt đi lớp vỏ bề mặt và để nguyên phần còn lại cho phô mai có hình bánh xe. Nhúng bánh quy giòn vào phô mai chảy hoặc dùng thìa múc.
Bước 2 - Làm món khai vị Brie en croute.
Brie en croute là món bánh phồng bọc phô mai và nướng vàng. Có nhiều loại topping mà bạn có thể thử thêm vào phô mai trước khi bọc lại trong bột. Cắt bỏ lớp vỏ bên trên của phô mai trước khi rắc các nguyên liệu vào. Trước khi nướng, bạn sẽ đánh một quả trứng và phết lên bột bánh để bọc kín phô mai.
Ví dụ, bạn có thể cho một ít sốt nam việt quất lên phô mai Brie để làm món khai vị cho bữa ăn ngày lễ hoặc những khi trời lạnh. Dọn món phô mai Brie bằng cách cắt hình rẻ quạt để ăn hoặc cho lên bánh quy giòn.
Bạn có thể cho đủ loại topping để làm món khai vị dễ dàng mà vẫn ngon. Thử khuấy 1/3 cốc (40g) hạt hồ đào giã nhỏ với 1 thìa canh (15 g) bơ đun chảy. ¼ cốc (50 g) đường nâu và ¼ thìa cà phê (0,5 g) quế.
Bước 3 - Nhồi phô mai và cua vào cá hồi để làm món hải sản cho bữa tối.
Vị mềm béo của phô mai Brie rất hợp với hương vị đậm đà của hải sản. Cắt dọc 4 miếng phi lê cá hồi để tạo thành một cái túi để nhồi. Nhồi 150 g cua và tôm cùng với 150 g phô mai Brie được cắt nhỏ. Nướng cá khoảng 10 phút trong lò nướng đã được làm nóng trước đến 204 độ C để làm món cá nướng nhân phô mai mềm.
Phô mai Brie không chỉ để dùng làm món ngọt. Bạn có thể thử nhồi ớt chuông, hành tây, hạt thông và các nguyên liệu mặn khác vào cá. Bạn cũng có thể làm món sốt bơ để giúp tăng hương vị.
Bước 4 - Phết phô mai Brie lên món ăn vặt.
Sốt pesto là một trong các món để phết lên bánh mì và bánh quy kèm với phô mai Brie. Món này rất tuyệt cho những buổi tụ tập vui chơi hoặc làm món ăn vặt. Cắt đôi một bánh phô mai Brie tròn, sau đó phết sốt pesto vào giữa. Đem theo nhiều bánh quy xoắn, bánh quy giòn và bánh mì để chấm.
Bạn có thể tự làm sốt pesto bằng cách xay lá húng quế tươi, kem phô mai, hạt thông và các nguyên liệu khác. Trộn cả phô mai Brie vào nếu bạn muốn làm món chấm sánh thay vì nhúng vào bánh phô mai cứng.
Bước 5 - Đặt phô mai Brie lên miếng bánh sandwich cho nhanh.
Ngoài việc cứ ăn cả miếng phô mai Brie thì không còn cách ăn nào đơn giản hơn là phết lên bánh mì. Nướng bánh mì để thưởng thức món phô mai nướng chảy ngon tuyệt. Bạn cũng có thể trộn một ít sốt pesto hoặc biến tấu với các nguyên liệu khác như thịt muối xông khói, quả bơ và giăm bông. Phô mai Brie hợp với vô số nguyên liệu khác nhau..
Nếu bạn muốn thử phiêu lưu với món phô mai Brie nướng, hãy phết phô mai với mứt nam việt quất hoặc các loại mứt khác. Thậm chí bạn có thể kẹp thịt gà tây với phô mai Brie trong bánh sandwich cho ngày lễ.
Bước 6 - Dùng phô mai Brie thay cho các loại phô mai khác để tạo công thức riêng của bạn.
Khi đã quen nấu nướng với phô mai Brie thi có vô số thứ mà bạn có thể làm với nó. Bạn có thể rắc phô mai lên món salad. Phô mai Brie đun chảy cũng rất ngon khi phết lên bánh burger hoặc khoai tây chiên. Và đừng quên để lại đủ dùng cho công thức nấu ăn của bạn!
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Thu-h%E1%BB%93i-email-tr%C3%AAn-Gmail | Cách để Thu hồi email trên Gmail | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách thu hồi email trong vòng vài giây sau khi gửi trên Gmail. Bạn có thể làm điều này với cả phiên bản Gmail trên máy tính cũng như ứng dụng di động dành cho iPhone và iPad. Trên Android, mặc dù không thể hoàn tác gửi thư, nhưng người dùng có thể bật thiết lập để Gmail yêu cầu xác nhận trước khi gửi email.
Phương pháp 1 - Trên máy tính
Bước 1 - Mở Gmail.
Truy cập https://www.gmail.com trên trình duyệt web của máy tính. Hộp thư đến Gmail sẽ mở ra nếu bạn đã đăng nhập.
Nếu bạn chưa đăng nhập Gmail, hãy nhập địa chỉ email và mật khẩu của bạn vào khi được yêu cầu.
Bước 2 - Bật tính năng "Undo Send" (Hoàn tác gửi) nếu cần thiết.
Nếu đang sử dụng Gmail phiên bản mới, bạn có thể kích hoạt tính năng "Undo Send" bằng cách:
Nhấp vào {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/6\/68\/Android7settings.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/68\/Android7settings.png\/30px-Android7settings.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}.
Nhấp vào (Cài đặt) trong trình đơn thả xuống.
Tích vào ô "Enable Undo Send" (Bật hoàn tác gửi) trong thẻ (Chung).
Chọn khoảng thời gian mà bạn có thể lấy lại email trong trình đơn thả xuống "Send cancellation period" (Thời gian hủy gửi).
Cuộn xuống và nhấp vào (Lưu thay đổi).
Bước 3 - Nhấp vào + Compose (+Soạn) ở phía trên bên trái hộp thư đến Gmail.
Trên Gmail phiên bản cổ điển, bạn nhấp vào (SOẠN).
Bước 4 - Nhập tên người nhận và chủ đề.
Nhập địa chỉ email người nhận vào khung văn bản "To" (Đến), sau đó nhấn phím Tab ↹ rồi nhập thông điệp mà bạn muốn nhắn với người đọc vào dòng chủ đề của email.
Bước 5 - Nhập nội dung email.
Trong khung văn bản chính, hãy nhập nội dung mà bạn muốn sử dụng cho email.
Bước 6 - Nhấp vào Send (Gửi).
Nút màu xanh dương này nằm cuối cửa sổ. Email của bạn sẽ được gửi đi.
Bước 7 - Nhấp vào Undo (Hoàn tác) khi hiện ra.
Thông báo này sẽ hiện ra phía dưới bên trái trang (trên Gmail phiên bản mới) hoặc đầu trang (trên Gmail cổ điển).
Theo mặc định, bạn sẽ có 5 giây (với Gmail phiên bản mới) hoặc 10 giây (với Gmail cổ điển) để thu hồi thư.
Bước 8 - Xem lại email chưa gửi.
Email sau khi được thu hồi sẽ mở ra dưới dạng thư nháp. Bạn có thể chỉnh sửa hoặc hủy thư từ đây.
Bước 9 - Thay đổi thời gian mà bạn còn có thể thu hồi email.
Nếu bạn sử dụng Gmail phiên bản mới và muốn có nhiều hơn 5 giây để thu hồi email, hãy:
Nhấp vào {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/6\/68\/Android7settings.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/68\/Android7settings.png\/30px-Android7settings.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}.
Nhấp vào .
Nhấp vào trình đơn thả xuống "Send cancellation period" trong thẻ .
Chọn thời gian tính bằng giây (chẳng hạn như ) trong trình đơn thả xuống hiện ra.
Cuộn xuống và nhấp vào .
Phương pháp 2 - Trên iPhone
Bước 1 - Mở Gmail.
Nhấn vào biểu tượng Gmail hình chữ "M" đỏ trên nền trắng. Hộp thư đến Gmail sẽ mở ra nếu bạn đã đăng nhập.
Nếu bạn chưa đăng nhập Gmail, hãy nhập địa chỉ email và mật khẩu của bạn vào khi được yêu cầu.
Chúng ta không thể thu hồi email Gmail đã gửi trên thiết bị Android.
Bước 2 - Nhấn vào Compose .
Nút hình bút chì này nằm ở góc dưới bên phải màn hình. Mẫu email mới sẽ hiện ra.
Bước 3 - Nhập địa chỉ email người nhận.
Trong khung văn bản "To", hãy nhập địa chỉ email của người mà bạn muốn gửi email vào.
Bước 4 - Thêm chủ đề và nội dung thư.
Nhập chủ đề email vào khung văn bản "Subject", sau đó nhập những gì bạn muốn nhắn gửi vào phần thân của email.
Bước 5 - Nhấn vào biểu tượng "Send" ở góc trên bên phải màn hình.
Email sẽ được gửi đi.
Bước 6 - Nhấn vào UNDO khi hiện ra.
Tùy chọn sẽ hiện ra ở góc dưới bên phải màn hình.
Bạn có 5 giây để thu hồi email.
Bước 7 - Xem lại email chưa gửi.
Email sau khi được thu hồi sẽ mở ra dưới dạng thư nháp. Bạn có thể chỉnh sửa hoặc hủy thư từ đây.
Phương pháp 3 - Xác nhận trước khi gửi trên Android
Bước 1 - Mở Gmail.
Nhấn vào biểu tượng Gmail hình chữ "M" đỏ trên nền trắng. Hộp thư đến Gmail sẽ mở ra nếu bạn đã đăng nhập.
Nếu bạn chưa đăng nhập Gmail, hãy nhập địa chỉ email và mật khẩu của bạn vào khi được yêu cầu.
Bước 2 - Nhấn vào nút hình ☰ ở góc trên bên trái màn hình.
Một trình đơn sẽ bật ra.
Bước 3 - Cuộn xuống và nhấn vào Settings.
Tùy chọn nằm cuối trình đơn bật ra. Menu cài đặt sẽ mở ra.
Bước 4 - Nhấn vào General settings (Cài đặt chung) trên trang Settings.
Bước 5 - Cuộn xuống và nhấn vào Confirm before sending (Xác nhận trước khi gửi).
Tùy chọn nằm cuối trang. Điều này sẽ đảm bảo rằng từ nay về sau, email mà bạn gửi cần phải được xác nhận trước khi rời khỏi hộp thư, nhờ vậy mà hạn chế việc bạn vô tình gửi email đi.
Nếu bạn thấy dấu tích ở bên phải tùy chọn này nghĩa là tùy chọn đã được bật.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-kh%C3%B3a-s%E1%BA%A3n-ph%E1%BA%A9m-c%E1%BB%A7a-Office | Cách để Tìm khóa sản phẩm của Office | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tìm khóa sản phẩm (product key) của phiên bản Microsoft Office.
Phương pháp 1 - Microsoft Office 365, 2016, 2013 và 2011
Bước 1 - Tìm trong email cá nhân và tài liệu.
Những phiên bản Office mới hơn không lưu đầy đủ 25 ký tự khóa sản phẩm dưới định dạng có thể đọc trên máy tính. Cách tốt nhất để xem khóa sản phẩm là tìm biên nhận điện tử (nếu mua qua mạng) hoặc bao bì sản phẩm (nếu bạn mua từ cửa hàng).
Nếu máy tính đi kèm với phiên bản Office đã đăng ký, mã có thể được in trên nhãn dán ba chiều ở đâu đó trên thiết bị.
Nếu bạn có đĩa hoặc bao bì ban đầu, hãy tìm nhãn dán hoặc thẻ chứa mã.
Nếu bạn đã mua phần mềm từ cửa hàng Microsoft Store, hãy tìm biên nhận trong email. Trong biên nhận chắc chắn có khóa sản phẩm.
Bước 2 - Kiểm tra với cửa hàng trực tuyến.
Nếu không tìm được biên nhận, bạn vẫn có thể tìm mã bằng cách đăng nhập vào tài khoản trên cửa hàng.
Nếu bạn mua phần mềm từ Microsoft Store, hãy tiến hành theo các bước sau:
Đăng nhập tài khoản của bạn tại .
Nhấp vào (Lịch sử giao dịch).
Nhấp vào đơn hàng.
Nhấp vào (Cài đặt Office).
Nhấp vào (Xin chào. Hãy nhận Office của bạn) để hiển thị mã khóa.
Nếu bạn mua Office tại nơi làm việc thông qua Microsoft HUP, hãy tiến hành theo các bước sau:
Đăng nhập vào .
Nhấp vào .
Nhập địa chỉ email mà bạn sử dụng để mua Office. Bạn sẽ nhận được email chứa liên hết.
Nhấp vào liên kết trong email.
Nhấp vào số đơn hàng để hiển thị mã khóa.
Bước 3 - Kiểm tra tài khoản Microsoft Office.
Nếu đã cài đặt Office trước đó và sử dụng khóa sản phẩm rồi, bạn cần tìm key trong phần thông tin tài khoản:
Truy cập .
Đăng nhập vào tài khoản của bạn.
Nhấp vào (Cài đặt từ đĩa).
Nhấp vào (Tôi có đĩa).
Nhấp vào (Xem khóa sản phẩm).
Bước 4 - Liên hệ bộ phận hỗ trợ Microsoft Support.
Nếu những bước khác không hiệu quả và bạn có bằng chứng về việc mua hàng, hãy thử liên hệ Microsoft. Truy cập và nhấp vào (Bắt đầu).
Phương pháp 2 - Microsoft Office 2010 hoặc 2007
Bước 1 - Kiểm tra email biên nhận.
Nếu đã mua Office từ cửa hàng trực tuyến và tải về máy tính, bạn có thể tìm 25 ký tự đầy đủ của khóa sản phẩm trong email biên nhận.
Bước 2 - Kiểm tra với cửa hàng trực tuyến.
Nếu đã tải bộ phần mềm văn phòng nhưng lại không thấy biên nhận, bạn vẫn có thể tìm khóa sản phẩm bằng cách đăng nhập vào tài khoản trên cửa hàng.
Nếu đã mua bộ phần mềm từ Digital River, bạn có thể lấy mã bằng cách truy cập trang hỗ trợ của họ và chọn (Làm cách nào để tôi nhận được số sê-ri hoặc mã mở khóa?). Bạn chỉ cần tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để lấy mã.
Nếu bạn mua từ Microsoft Store thì tiến hành theo những bước sau:
Đăng nhập tài khoản tại .
Nhấp vào .
Nhấp vào đơn hàng.
Nhấp vào .
Nhấp vào để hiển thị mã khóa.
Bước 3 - Kiểm tra bao bì sản phẩm.
Nếu bạn mua đĩa Office có hộp đựng thì khóa sản phẩm thường nằm trên bao bì. Nếu như không tìm thấy, hãy xem phần hướng dẫn trên hộp để tra cứu product key trực tuyến.
Nếu phiên bản Office đi kèm với khóa sản phẩm có mã PIN, bạn cần truy cập và nhập 27 ký tự số trên thẻ.
Bước 4 - Kiểm tra nhãn dán ba chiều trên máy tính.
Nếu máy tính đã được cài đặt và đăng ký sẵn Office khi bạn mua, mã sản phẩm có thể nằm trên nhãn dán ba chiều ở đâu đó trên thiết bị.
Bước 5 - Sử dụng LicenseCrawler (chỉ với PC).
Nếu những bước khác không hoạt động, bạn có thể sử dụng LicenseCrawler (hoặc ứng dụng tra cứu key miễn phí nào đó) để giải mã khóa. Sau đây là cách tiến hành:
Truy cập http://www.klinzmann.name/licensecrawler.htm và nhấp vào Download (Tải xuống).
Nhấp vào một trong các liên kết bên dưới tiêu đề ″Portable-Version″ (Phiên bản portable).
Tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để tải tập tin .zip.
Giải nén tập tin. Thư mục chứa ứng dụng sẽ được tạo. Bạn không cần phải khởi chạy bất kỳ loại trình cài đặt nào vì đây là ứng dụng portable.
Mở thư mục mới và nhấp đúp vào .
Nhấp vào (nhớ đóng bất kỳ quảng cáo bật lên nếu có). Ứng dụng sẽ quét sổ đăng ký của bạn.
Cuộn xuống và tìm dòng bắt đầu bằng một trong những chuỗi văn bản sau:
HKEY_LOCAL_MACHINE\Software\Microsoft\Office\14.0 (Office 2010)
HKEY_LOCAL_MACHINE\Software\Microsoft\Office\12.0 (Office 2007)
Tìm khóa sản phẩm sau từ ″Serial Number″ (Số sê-ri). Đây là 25 ký tự được nhóm thành 5 bộ chữ và số.
Bước 6 - Liên hệ Microsoft Support.
Nếu những bước khác không hiệu quả và bạn có bằng chứng về việc mua hàng, hãy thử liên hệ Microsoft. Truy cập và nhấp vào .
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/N%E1%BA%A5u-G%E1%BA%A1o-n%E1%BA%BFp-c%E1%BA%A9m | Cách để Nấu Gạo nếp cẩm | Nếp cẩm là loại gạo hạt vừa, rất dễ nấu và được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn khác nhau. Gạo nếp cẩm sẽ chuyển sang màu tím sẫm sau khi nấu và có vị thơm, mềm và ngậy. Gạo nếp cẩm không dễ nấu trong nồi cơm điện như hầu hết các loại gạo khác. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách nấu gạo nếp cẩm đơn giản, cũng như chỉ cho bạn một vài mẹo dùng cơm nếp cẩm sau khi nấu.
Phương pháp 1 - Vo gạo
Bước 1 - Cứ một cốc gạo cần hai cốc nước.
Hãy nhớ rằng gạo sẽ nở gấp đôi sau khi nấu.
Bước 2 - Vo gạo trong hai hoặc ba nước.
Để gạo trong bát dưới vòi nước lạnh. Dùng hai tay xát gạo. Để gạo lắng rồi gạn sạch nước. Lặp đi lặp lại hai hoặc ba lần. Như vậy sẽ giúp loại bỏ lớp cám bám trên bề mặt gạo và giúp gạo không bị vón cục.
Bước 3 - Cho nước ngập gạo thêm một lần nữa.
Ngâm gạo qua đêm. Như vậy sẽ đảm bảo gạo không bị vón.
Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy nấu sau khi bạn rửa sạch gạo hai hoặc ba lần.
Phương pháp 2 - Nấu cơm
Bước 1 - Đổ nước đã đong vào một cái nồi rộng.
Cho gạo vào. Đừng bật bếp cho đến khi cho hết gạo và nước vào trong nồi.
Nếu muốn, bạn có thể nấu gạo bằng nước dùng (như gà, bò, rau củ, v.v.) thay vì nấu bằng nước. Nước dùng sẽ giúp gạo có vị đằm hơn. Hầu hết các công thức nấu đều hướng dẫn dùng một cốc nước dùng cho nửa cốc gạo.
Bước 2 - Đun sôi nước.
Giảm lửa, đậy kín nồi và đun nhỏ lửa từ 20 đến 35 phút đến khi cạn nước.
Bước 3 - Tắt bếp, để nồi trên bếp 15 phút.
Không đảo cơm.
Bước 4 - Dùng dĩa đảo nhẹ cơm cho tơi rồi dùng.
Chú ý là mặc dù màu cơm sau khi nấu rất đẹp nhưng nó có thể làm ố màu gốm hoặc men của nồi.
Phương pháp 3 - Chế biến gạo nếp cẩm
Bước 1 - Dùng nếp cẩm trong món salad lạnh.
Gạo nếp cẩm là thực phẩm bổ dưỡng thay thế cho mì hoặc gạo trắng. Nếu bạn định làm món salad mì lạnh cho một bữa tiệc thịt nướng hoặc một sự kiện thể thao, hãy thử thay pasta bằng nếp cẩm xem sao nhé?
Nếu định làm món salad lạnh kiểu Á với mì, sao không thử dùng với gạo nếp cẩm nhiều dinh dưỡng hơn? Chỉ cần chắc chắn là gạo đã được nấu chín trước khi bạn thêm các nguyên liệu khác vào.
Bước 2 - Dùng nếp cẩm làm nhân.
Làm nhân bằng gạo nếp cẩm thật dễ dàng và ngon miệng! Hãy nấu cho gạo chín và kết hợp với bánh mì chiên giòn, xắt nhỏ, rau thơm, gia vị, cần tây như khi bạn làm nhân thông thường. Nhồi nhân vào bụng gà tây hoặc gà thường và nướng lên như mọi khi. Đảm bảo là các vị khách của bạn trong dịp lễ Tạ ơn sẽ muốn ăn thêm đấy!
Bước 3 - Ăn nếp cẩm như một bữa phụ.
Nấu cơm như hướng dẫn ở trên và cho một phần vào đĩa và dùng cùng với món thịt, cá hay gà vịt yêu thích của bạn. Bạn cũng có thể thêm rau thơm, gia vị vào để có thêm những hương vị tuyệt vời khác. Đừng ngại thử và tạo ra những kết hợp thú vị nhé.
Bước 4 - Làm món tráng miệng bằng nếp cẩm.
Lần sau nếu nghĩ đến món bánh pudding gạo, hãy thử dùng nếp cẩm! Trộn nếp cẩm với kem, đường và quế để thành món tráng miệng ngon tuyệt. Hãy cho thêm cả hoa quả vào nữa nhé!
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%AFn-tin-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BA%A1n-th%C3%ADch | Cách để Nhắn tin với người bạn thích | Việc trò chuyện trực tiếp với người mà bạn đang thầm thương trộm nhớ chắc hẳn sẽ khiến bạn hồi hộp, nhưng nếu nhắn tin, bạn sẽ có cơ hội suy nghĩ về những gì cần nói trước khi bấm nút gửi. Hơn nữa, họ không thể thấy bạn đang đỏ mặt khi gửi biểu tượng cảm xúc nháy mắt! Tuy nhiên, bạn cũng cần ghi nhớ một số điều để cuộc trò chuyện diễn ra tốt đẹp, từ cách bắt chuyện và tán tỉnh đến một số điều cần tránh.
Phương pháp 1 - Bắt chuyện
Bước 1 - Thử nghĩ về cách bắt chuyện riêng tư.
Tránh việc chỉ gửi tin nhắn “Chào em” hoặc “Chào anh” cho người mà bạn đang để mắt đến. Thay vào đó, hãy cố nghĩ ra một cách sáng tạo khiến người ấy quan tâm đến cuộc trò chuyện ngay từ đầu. Ví dụ, bạn sẽ đề cập đến chuyện đã nói trong lần gặp mặt trước đó, hoặc bạn có thể nhắn tin cho người ấy khi bắt gặp điều gì đó khiến bạn nhớ đến họ.
Ví dụ, bạn có thể nói “Chào Nam! Tớ vừa thấy một mẫu áo thích hợp giúp bạn hóa trang thành cao bồi trong lễ Halloween sắp tới. Cậu có muốn xem ảnh không?”
Nếu bạn không chắc người ấy đã lưu số điện thoại của mình chưa, hãy giới thiệu bạn là ai. Chẳng hạn như bạn sẽ nói “Chào em, anh là Khoa và chúng ta đã gặp nhau tại quán cà phê vào hôm trước. Anh đã rất vui khi được gặp em!”
Bước 2 - Bắt chuyện một cách thoải mái nếu bạn muốn cho họ thấy phần vui vẻ của mình.
Nếu bạn là người vui nhộn và ngẫu hứng, đừng ngại cho người ấy biết điều đó ngay từ đầu! Lần sau khi bạn nghĩ đến điều gì đó, hãy gửi tin nhắn cho người ấy. Nếu họ “tung hứng” cùng bạn, có lẽ hai người rất hợp tính!
Ví dụ, bạn sẽ nói “Em thích phô mai đến mức đã nghĩ đến việc tự làm! Theo anh thì phô mai có khó làm không?” hoặc “Theo cậu thì lạc đà không bướu hay gấu mèo sẽ thắng trận đấu?”
Bước 3 - Khen người ấy nếu bạn muốn thể hiện sự chủ động.
Một cách tuyệt vời để mở đầu cuộc trò chuyện là khen ngợi người ấy. Việc này không chỉ khiến người ấy vui, mà còn giúp bạn trông có vẻ tự tin và bản lĩnh.
Ví dụ, bạn có thể nói “Chào em đẹp!” hoặc “Chào ngôi sao bóng đá!”
Bạn cũng có thể nói “Em trông rất đáng yêu khi anh gặp em trong giờ ăn trưa hôm nay!”
Bước 4 - Bắt chuyện bằng câu hỏi mở để nhận được câu trả lời.
Việc đặt câu hỏi có-hoặc-không có thể khiến bạn nhận được câu trả lời một từ, nên hãy nghĩ đến câu hỏi cần người ấy giải thích câu trả lời. Như vậy, họ sẽ tham gia trò chuyện ngay từ đầu. Bên cạnh đó, bạn cũng biết thêm về họ thông qua những lời hồi đáp!
Thử nói “Cậu thấy bài kiểm tra sinh học hôm qua thế nào? Cậu nghĩ cậu sẽ được bao nhiêu điểm trong phần tự luận?” (Nếu họ làm tốt còn bạn thì không, hãy thử hỏi xem họ có thể giúp bạn ôn tập cho bài kiểm tra tiếp theo không.)
Bạn cũng có thể hỏi thêm những điều khác như “Em thích làm gì khi rảnh rỗi?” Có thể bạn sẽ tìm được sở thích chung giữa hai người!
Bước 5 - Hỏi xem người ấy đang làm gì.
Khi bạn đã mở lời thành công, hãy thử hỏi xem người ấy đang làm gì. Nếu họ không bận, bạn cứ tiếp tục trò chuyện, nhưng nếu họ nói đang làm việc gì đó, hãy cho họ biết bạn sẽ nhắn tin sau. Như vậy, bạn không làm phiền họ trong khi họ đang bận. Có thể họ sẽ cảm kích việc bạn trân trọng thời gian của họ, khiến họ muốn trò chuyện với bạn sau.
Ví dụ, nếu họ đang ăn tối với gia đình, bạn sẽ nói “Không sao, chúc em ngon miệng. Chúng ta có thể trò chuyện vào ngày mai!”
Phương pháp 2 - Tán tỉnh qua tin nhắn
Bước 1 - Gửi ảnh chụp khi bạn đang vui vẻ.
Bạn không cần gửi ảnh tạo kiểu mời gọi để tán tỉnh. Thay vào đó, hãy thử gửi ảnh chụp bạn đang vui vẻ bên bạn bè. Việc này cho người ấy thấy rằng bạn hạnh phúc, có nhiều niềm vui trong cuộc sống, và giúp bạn trở nên thu hút hơn.
Ví dụ, khi đi ăn kem với “cạ cứng”, bạn sẽ chụp lại món kem mà cả hai đã chọn.
Nếu bạn và bạn bè thường đá bóng vào cuối tuần, hãy chụp hình cả nhóm để gửi cho người ấy.
Bước 2 - Cá cược với người ấy để thể hiện phần bạo dạn của bạn.
Ai cũng thích một chút tranh đấu thân thiện, và đây là một cách thú vị giúp bạn và người ấy chia sẻ chuyện đùa của riêng hai người. Hãy gửi thử thách, lời thách đố hoặc sự cá cược qua tin nhắn và xem họ có đồng ý tham gia cuộc vui hay không!
Ví dụ, bạn có thể nói "Tớ cá với cậu là ngày mai thầy thể dục sẽ mặc áo thun màu đỏ đến buổi thi đấu, nếu không tớ sẽ đưa cậu 10 nghìn đồng". Bạn chỉ cần nhớ trả tiền nếu thua cá cược!
Bạn cũng có thể thách họ làm việc gì đó, chẳng hạn như “Tớ thách cậu dám nói “cạp cạp” trong buổi thuyết trình ngày mai đấy!”
Tránh những lời thách đố với dụng ý xấu hoặc bất kỳ điều gì có thể khiến người ấy gặp vấn đề. Đừng thách họ chơi xấu người khác hoặc phạm luật nghiêm trọng.
Bước 3 - Lên kế hoạch đi chơi.
Việc tán tỉnh qua tin nhắn rất vui, nhưng nếu bạn thật sự thích người đó, dành thời gian gặp mặt trực tiếp cũng là một việc quan trọng. Hãy cố gắng lên kế hoạch cho một buổi đi chơi hoặc sự kiện, rồi mời người ấy tham gia cùng bạn. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng “chốt” một buổi hẹn hò thay vì chỉ nói chung chung “Khi nào rảnh chúng ta đi chơi nhé”.
Bạn có thể thử nói “Anh định đi xem phim “Đặc vụ áo đen” vào ngày mai, em có muốn đi cùng anh không?”
Bước 4 - Thêm biểu tượng cảm xúc để người ấy biết cảm xúc của bạn.
Nếu bạn muốn người ấy biết tâm tình của mình, hãy thử gửi biểu tượng tán tỉnh như nháy mắt hoặc đôi mắt tim. Tuy nhiên, đừng đi quá giới hạn - chỉ cần gửi 1 hoặc 2 biểu tượng sau mỗi vài tin nhắn là được.
Các biểu tượng cảm xúc đáng yêu khác là tim, lửa (tất nhiên là để ấn ý rằng người ấy rất quyến rũ!) và cười ra nước mắt nếu người ấy nói điều gì đó hài hước.
Một số biểu tượng có thể chứa ẩn ý mời gọi, chẳng hạn như biểu tượng mặt cười lè lưỡi. Tốt nhất bạn nên chọn các biểu tượng trung lập đến khi bạn biết người ấy cũng thích mình.
Phương pháp 3 - Một số lỗi nhắn tin phổ biến cần tránh
Bước 1 - Đừng cảm thấy như bạn cần chờ một khoảng thời gian trước khi nhắn tin cho họ.
Một số người khuyên bạn chờ 3 ngày trước khi bạn nhắn tin cho ai đó nếu đã có số điện thoại của họ. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dài như vậy, có thể họ sẽ nghĩ rằng bạn không quan tâm. Thay vào đó, bạn nên nhắn tin cho người ấy ngay khi đã sẵn sàng. Đây là cách cho họ biết rằng bạn đã nghĩ về họ, và họ sẽ bị thu hút bởi sự chủ động của bạn.
Tuy nhiên, bạn không nên nhắn tin cho người khác vào buổi tối muộn hoặc sáng sớm. Nguyên nhân là vì họ có thể bị đánh thức và không vui với điều đó.
Bước 2 - Tránh sử dụng nhiều tiếng lóng trong nhắn tin.
Khi trò chuyện với người ấy, chắc hẳn bạn sẽ muốn họ thấy sự sâu sắc và thông minh của mình. Việc sử dụng nhiều từ viết tắt, từ viết tắt gồm các chữ cái đầu tiên trong một cụm từ và tiếng lóng trên mạng có thể khiến bạn mất sắc thái riêng, và tin nhắn trở nên khó hiểu. Hãy cố gắng viết đúng chính tả và ngữ pháp.
Tin nhắn có ít từ viết tắt thì vẫn ổn. Ví dụ, câu “tớ gato với cậu quá” không có vấn đề gì, nhưng “klq nhưng mà cậu vẽ đẹp qtqđ” có lẽ sẽ khiến người ấy mất thiện cảm với bạn.
Đọc tin nhắn trước khi gửi để sửa các lỗi chính tả.
Bước 3 - Gửi những tin nhắn vui vẻ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu.
Khi mới nhắn tin cho người mà bạn thích, đừng khiến họ xuống tinh thần bằng việc kể hết những vấn đề trong cuộc sống của bạn. Thay vào đó, hãy gửi những tin nhắn tích cực, thông minh hoặc hài hước. Như vậy, người ấy sẽ cảm thấy bạn là một người tích cực và rất vui khi được ở cạnh.
Ví dụ, bạn có thể nhắn vài câu đùa, kể sự việc đáng yêu trong ngày của bạn, hoặc gửi ảnh chế hài hước mà bạn vô tình bắt gặp.
Tránh gửi quá nhiều câu châm biếm hài hước, vì người nhận có thể hiểu lầm ý nghĩa của chúng khi đọc tin nhắn.
Theo thời gian, bạn có thể dần mở lòng với người ấy, đặc biệt khi bạn thấy họ cũng làm điều đó.
Bước 4 - Đừng nghĩ quá nhiều.
Khi thích ai đó, có thể bạn sẽ muốn phân tích tin nhắn mà họ gửi nhằm tìm kiếm dấu hiệu giúp bạn biết tình cảm của họ. Tuy nhiên, cách tốt nhất để biết liệu người ấy có thích bạn hay không là dành thời gian trò chuyện với họ. Bạn sẽ dần nhận được câu trả lời; vì vậy, hãy cứ thả lỏng, tận hưởng niềm vui và để mọi chuyện phát triển một cách tự nhiên.
Ví dụ, việc người ấy gửi tin nhắn ngắn gọn không có nghĩa là họ giận dỗi bạn hoặc họ không thích bạn. Có lẽ họ chỉ đang bận.
Bước 5 - Cố gắng không nhắn tin cho người khác nhiều hơn những gì họ nhắn cho bạn.
Nếu bạn liên tục gửi tin nhắn dài và người ấy chỉ trả lời ngắn gọn (hoặc không hồi âm), có thể họ đang bận, và họ sẽ phát cáu nếu bạn cứ liên tục gửi tin nhắn. Bạn không cần phải hồi đáp đúng 1 tin cho mỗi tin mà họ gửi, nhưng hãy cố gắng giữ sự cân bằng.
Đừng nhắn tin cho người ấy để hỏi vì sao họ không nhắn tin cho bạn. Việc này khiến bạn trông như tuyệt vọng hoặc thúc ép họ. Nếu họ không hồi đáp, hãy cho họ thêm thời gian.
Nếu người ấy hiếm khi trả lời tin nhắn của bạn hoặc chỉ gửi tin nhắn ngắn gọn, có thể đó là dấu hiệu cho biết họ không để mắt đến bạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là do bạn có vấn đề, mà chỉ đơn giản là bạn và họ không dành cho nhau.
Bước 6 - Cố gắng kết thúc cuộc trò chuyện trước.
Nếu người ấy luôn nói tạm biệt trước, họ sẽ bắt đầu cảm thấy như bạn thích họ nhiều hơn. Hãy khiến họ nhớ bạn bằng cách kết thúc cuộc trò chuyện sớm hơn mong đợi của họ. Nếu bạn kết thúc cuộc trò chuyện vì phải đi đâu đó, bạn nên cho họ biết để họ thấy rằng bạn có cuộc sống bận rộn và nhiều trải nghiệm!
Khiến người ấy mong chờ bằng cách nói "Ngày mai anh nhớ nhắc em kể về buổi phỏng vấn xin việc nhé!"
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%8Bnh-d%E1%BA%A1ng-m%E1%BB%99t-b%E1%BB%A9c-th%C6%B0 | Cách để Định dạng một bức thư | Cách định dạng chính xác khi viết thư phần lớn phụ thuộc vào loại thư mà bạn dự định viết và người nhận thư. Định dạng mà bạn có thể sử dụng khi viết cho bạn bè sẽ thay đổi đáng kể so với định dạng được sử dụng trong các bức thư trang trọng. Ngoài ra, định dạng của thư truyền thống được gửi qua bưu điện sẽ khác với định dạng thư được gửi qua e-mail. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về cách thích hợp để định dạng bức thư tiếp theo của bạn.
Phương pháp 1 - Thư trang trọng hoặc thư kinh doanh
Bước 1 - Viết tên và địa chỉ của bạn ở đầu thư.
Hãy cung cấp tên đường, thành phố, tiểu bang, và mã bưu điện trong một khối được căn lề trái và cách dòng đơn.
Thành phố, tiểu bang, và mã bưu điện được viết trên cùng một dòng, còn địa chỉ đường được viết ở một dòng riêng.
Nếu bạn sử dụng phần đầu thư chuyên nghiệp đã bao gồm các thông tin đó, hãy bỏ qua bước này. Không lặp lại địa chỉ của người gửi hai lần.
Bước 2 - Viết ngày ngay dưới địa chỉ của bạn.
Hãy nhập ngày mà thư được viết hoặc được hoàn thành, tùy theo bạn thích.
Ngày nên được căn lề trái, giống như địa chỉ ở phía trên.
Trong thư tiếng Anh, viết định dạng theo tháng-ngày-năm. Viết đầy đủ tháng, nhưng sử dụng số để viết ngày và năm. Ví dụ: February 9, 2013.
Bước 3 - Cách một dòng trắng giữa ngày và phần tiếp theo của bức thư.
Điều này sẽ tách phần địa chỉ khỏi phần tiếp theo một cách đẹp mắt.
Bước 4 - Sử dụng một dòng tham chiếu nếu phù hợp.
Nếu viết thư có tham chiếu đến gì đó cụ thể, sẽ có ích khi bạn cung cấp một dòng tham chiếu bắt đầu bằng "Re:"
Căn lề trái dòng tham chiếu và viết nó trong một dòng duy nhất.
Sử dụng một dòng tham chiếu khi trả lời thư khác, quảng cáo việc làm, hoặc yêu cầu thông tin.
Sau dòng tham chiếu tùy chọn, hãy xuống hàng một dòng trắng để tách nó khỏi phần tiếp theo của bức thư.
Bước 5 - Nhập địa chỉ của người nhận.
Hãy viết tên của người nhận và danh xưng, cũng như tên công ty, địa chỉ đường, thành phố, tiểu bang, và mã bưu điện.
Tất cả các thông tin này nên được căn lề trái và cách dòng đơn. Tên của người nhận nên được viết trên dòng riêng, cũng như danh xưng, tên công ty, và địa chỉ đường của người nhận. Thành phố, tiểu bang, và mã bưu điện được viết trên cùng một dòng.
Nếu gửi thư đến một quốc gia khác, hãy viết in hoa tên nước đó trên dòng riêng biệt bên dưới địa chỉ.
Viết tên người nhận cụ thể, bất cứ khi nào có thể, và gọi họ bằng một danh xưng thích hợp như "Ông" hoặc "Bà". Nếu bạn không chắc chắn về giới tính của người nhận, hãy bỏ qua danh xưng.
Cách một dòng trắng sau phần địa chỉ.
Bước 6 - Bắt đầu nội dung thư với một lời chào hỏi lịch sự.
Một lời chào điển hình bắt đầu bằng "Kính gửi", theo sau là họ và tên của người nhận. Sau tên là một dấu phẩy.
Lời chào nên được căn lề trái.
Nếu bạn không biết giới tính của người nhận, bạn có thể viết họ tên đầy đủ hoặc dùng họ và chức danh trong công việc của người đó.
Cách một dòng trắng sau lời chào.
Bước 7 - Viết một dòng tiêu đề nếu muốn.
Nhập tiêu đề bằng chữ in hoa bên dưới lời chào và căn lề trái.
Viết tiêu đề ngắn gọn mà vẫn mô tả thông tin. Hãy cố gắng viết đúng một dòng.
Lưu ý rằng điều này không mang tính quy ước và nên được viết một cách ngắn gọn.
Không viết dòng tiêu đề nếu bạn đã bao gồm một dòng tham chiếu.
Nếu viết tiêu đề, hãy cách một dòng trắng sau tiêu đề.
Bước 8 - Bắt đầu phần nội dung với một giới thiệu ngắn gọn, giải thích mục đích của bức thư.
Hãy căn lề trái các đoạn và thụt đầu dòng khi bắt đầu đoạn văn.
Bước 9 - Viết tiếp phần giới thiệu với nội dung dài hơn.
Phần này sẽ giải thích rõ hơn về mục đích của bức thư và nên bao gồm một kết luận tóm tắt mọi thứ.
Viết phần nội dung ngắn gọn. Cách dòng đơn mỗi đoạn, tuy vậy, hãy xuống một dòng trắng giữa mỗi đoạn và sau đoạn cuối cùng.
Bước 10 - Kết thúc thư với một lời chào cuối thư lịch sự.
Ví dụ, "Chân thành", "Trân trọng", hoặc "Cảm ơn". Hãy nhớ căn lề trái lời chào cuối thư và đặt dấu phẩy sau nó.
Chỉ viết hoa kí tự đầu của chữ đầu tiên trong lời chào cuối thư.
Bước 11 - Viết tên của bạn sau lời chào cuối thư.
Tuy nhiên, bạn nên xuống hàng ba dòng trắng bên dưới lời chào cuối thư trước khi nhập họ tên đầy đủ của mình, theo sau là chức vụ của bạn ở dòng bên dưới.
Bước 12 - Đề cập đến bất kỳ tài liệu đính kèm ở cuối thư.
Nếu bạn đang đính kèm bất kỳ tệp nào, hãy nhập một dòng "Đính kèm" bên dưới tên, chức vụ của bạn và liệt kê danh sách đính kèm.
Lưu ý rằng điều này là không cần thiết nếu bạn không có bất kỳ đính kèm nào.
Cách dòng đơn và căn lề trái phần đính kèm.
Bước 13 - Bao gồm tên viết tắt của người đánh máy nếu có.
Nếu một người khác gõ chữ và bạn đọc thư, hãy bao gồm chữ cái đầu tiên và chữ cái cuối cùng trong tên viết tắt của họ ở cuối thư trong một dòng bên dưới các đính kèm.
Bước 14 - Ký tên của bạn sau khi in bức thư.
Ký tên của bạn bằng chữ viết tay, tốt nhất là bằng phông chữ thảo, ở giữa phần kết thư và tên đánh máy của bạn. Ký tên bằng chữ ký viết tay thể hiện với người nhận rằng bạn đã dành thời gian của mình để gửi thư cho họ và do đó nó rất quan trọng.
Phương pháp 2 - Thư thân mật
Bước 1 - Viết ngày tháng.
Hãy viết ngày mà bức thư được viết hoặc được hoàn thành ở góc trên bên phải của bức thư.
Trong thư tiếng Anh, viết ngày theo định dạng tháng-ngày-năm. Viết tháng đầy đủ thường được coi là định dạng tiêu chuẩn, nhưng bạn cũng có thể viết toàn bộ ngày ở dạng số.
Ngày nên được căn lề ở phía bên phải của trang.
Bước 2 - Viết một lời chào thân thiện.
Lời chào "Kính gửi" vẫn là cách phổ biến nhất để sử dụng, nhưng tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với người nhận, bạn có thể viết tên người nhận mà không cần theo thủ tục.
Lời chào nên được căn lề trái và theo sau bởi một dấu phẩy.
Khi viết thư cho một người bạn hoặc đồng nghiệp, bạn thường chỉ cần viết tên của họ. Ví dụ: "Hoa thân mến".
Đối với các bức thư thân mật hơn, thậm chí bạn có thể thay thế "Kính gửi" bằng một lời chào thông thường như "Xin chào", "Chào", hoặc "Này".
Nếu viết thư cho một người lớn tuổi hoặc người nào đó bạn nên thể hiện sự tôn trọng, hãy bao gồm danh xưng và tên. Ví dụ: "Kính gửi bà Xuân".
Cách một dòng trắng giữa lời chào và nội dung chính của bức thư.
Bước 3 - Viết phần giới thiệu, phần nội dung, và phần kết trong bức thư.
Phần giới thiệu và phần kết chỉ nên bao gồm một đoạn ngắn duy nhất ở mỗi phần, nhưng phần nội dung thường dài hơn nhiều.
Căn lề trái nội dung chính của bức thư, nhưng hãy thụt dòng đầu tiên của mỗi đoạn.
Toàn bộ nội dung chính nên được cách dòng đơn. Thông thường, đối với thư thân mật, bạn không cách nhiều dòng trắng ở giữa các đoạn, nhưng bạn có thể làm vậy nếu điều đó giúp việc đọc thư dễ dàng hơn.
Cách một dòng trắng sau câu cuối cùng của nội dung chính để tách nó khỏi phần kết.
Bước 4 - Kết thư với một lời chào cuối thư thích hợp.
"Trân trọng" vẫn là một cách kết thư khá phổ biến, ngay cả đối với các bức thư thân mật. Tuy nhiên, nếu bức thư ở mức vừa phải, bạn có thể kết thư thoải mái hơn. Hãy thử lời chào cuối thư như "Tạm biệt!" hoặc "Nói chuyện với bạn sau nhé!" nếu bạn viết cho bạn thân.
Theo sau lời chào cuối thư bằng một dấu phẩy, tuy vậy không viết tên đánh máy của bạn sau đó.
Lời chào cuối thư nên thẳng hàng với tiêu đề.
Bước 5 - Ký tên của bạn.
Ký tên của bạn ngay bên dưới lời chào cuối thư. Thông thường, tên của bạn được viết bằng phông chữ thảo thay vì phông chữ in.
Nếu bạn thường viết tên khi gửi thư cho người nhận, bạn chỉ cần ký tên của mình. Tuy nhiên, nếu người nhận không biết bạn là ai thông qua cái tên, đảm bảo rằng bạn viết cả họ của bạn.
Phương pháp 3 - Email trang trọng hoặc email kinh doanh
Bước 1 - Bắt đầu với một mô tả ngắn nhưng chính xác về mục đích của email.
Mô tả này phải được đặt trong tiêu đề, không phải trong phần nội dung của email.
Nếu người nhận mong chờ email của bạn, mô tả này chỉ cần tham chiếu đến tiêu đề. Nếu email không được mong đợi, mô tả này có thể đòi hỏi tinh tế hơn một chút. Mục đích là để người đọc biết họ nên mong đợi gì khi mở email của bạn. Điều này có nghĩa là phần mô tả cần thúc đẩy người nhận xem thư của bạn.
Bước 2 - Bắt đầu email với một lời chào trang trọng.
Thông thường, hãy bắt đầu bằng "Kính gửi" và theo sau là danh xưng của cá nhân hoặc công ty nhận thư.
Viết rõ một người nhận cụ thể bất cứ khi nào có thể. Tránh gửi thư cho người nhận không tên. Chỉ viết "Gửi đến những ai quan tâm" như là phương án cuối cùng.
Theo nguyên tắc, dấu câu thích hợp nhất để sử dụng sau lời chào vẫn là dấu hai chấm. Tuy vậy, ngày nay hầu hết mọi người sử dụng dấu phẩy sau lời chào của một email trang trọng.
Nếu bạn không chắc chắn về việc có nên xưng hô với người nhận là "Bà" hoặc "Ông" hay không, hãy viết họ tên đầy đủ của họ.
Cách một dòng trắng sau lời chào chính thức.
Bước 3 - Viết nội dung của thư ngắn gọn nhưng cung cấp thông tin.
Tương tự như bất kỳ thư nào, nội dung chính nên bao gồm phần giới thiệu, phần nội dung, và phần kết. Hãy giữ toàn bộ thư, bao gồm cả phần nội dung, càng ngắn và càng đi thẳng vào chủ đề càng tốt.
Căn lề trái nội dung chính.
Không thụt đầu dòng.
Cách dòng đơn nội dung chính, nhưng xuống hàng một dòng trắng ở giữa mỗi đoạn và sau đoạn cuối cùng.
Bước 4 - Sử dụng lời chào cuối thư lịch sự.
Hãy viết "Trân trọng" hoặc lời chào cuối thư lịch sự khác sau nội dung chính của thư và viết dấu phẩy sau nó.
Hãy nhớ căn lề trái cho lời chào cuối thư và chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của từ đầu tiên.
Các cách kết thư trang trọng khác là "Cảm ơn", "Trân trọng" và "Chúc bạn những điều tốt đẹp nhất".
Bước 5 - Nhập tên của bạn ngay bên dưới lời chào cuối thư.
Không giống như một bức thư viết tay, bạn sẽ không thể dùng chữ ký viết tay trong email.
Căn lề trái tên của bạn.
Bước 6 - Liệt kê thông tin liên lạc của bạn ở phía dưới cùng.
Xuống hàng một dòng sau tên của bạn, sau đó nhập địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email, và trang web hoặc blog nếu thích hợp.
Căn lề trái và cách dòng đơn tất cả các thông tin này. Hãy viết mỗi thông tin mới trên từng dòng riêng.
Phương pháp 4 - Email thân mật
Bước 1 - Bắt đầu với một mô tả ngắn gọn nhưng chính xác trong tiêu đề email.
Điều này cho phép người nhận nhanh chóng đọc qua tiêu đề trước khi mở email và cung cấp cho họ đủ thông tin để dễ hình dung.
Bước 2 - Bắt đầu bằng một lời chào lịch sự trong nội dung email.
Bạn nên chọn bất cứ lời chào lịch sự nào mình thích, chẳng hạn như "Kính gửi". Viết tên người nhận sau lời chào.
Căn lề trái cho lời chào.
Nếu đang viết thư cho một người bạn thân, bạn không cần dùng lời chào và chỉ bắt đầu bằng tên của họ theo sau là dấu phẩy.
Cách một dòng trắng giữa lời chào và nội dung email.
Bước 3 - Nhập nội dung email.
Giống như tất cả các bức thư khác, nội dung email nên bao gồm phần giới thiệu, phần nội dung, và phần kết. Tuy nhiên, nếu viết email cho bạn thân, kiểu định dạng này có lẽ không cần thiết.
Bước 4 - Kết thúc email bằng một lời chào tạm biệt.
Khi kết thúc email gửi cho một người bạn, lời chào cuối thư không cần phải trang trọng, tuy vậy nó nên báo hiệu rằng thư của bạn đang kết thúc.
Nếu đang viết thư cho một người bạn rất thân, đôi khi việc kết thúc email bằng tên của bạn là hoàn toàn chấp nhận được, hãy bỏ qua lời chào.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-Ng%C3%A0y-sinh-nh%E1%BA%ADt-Ai-%C4%91%C3%B3 | Cách để Tìm Ngày sinh nhật Ai đó | Quên sinh nhật ai đó sẽ khiến bạn cảm thấy rất xấu hổ, đặc biệt nếu đó là người thân thiết với bạn. Nếu bạn cảm thấy quá ngốc nghếch khi hỏi sinh nhật họ là ngày nào, nhưng lại muốn biết mà không tỏ ra quá công khai, thì vẫn còn cơ hội, nếu bạn biết cần tìm ở đâu và cách hỏi. Bạn có thể học cách lấy thông tin mà không công khai, cũng như cách đánh lạc hướng nếu bạn không lấy được điều mình tìm một cách dễ dàng.
Phương pháp 1 - Hỏi gián tiếp
Bước 1 - Hỏi ngày bán sinh nhật (ngày trước ngày sinh nhật 6 tháng) của họ là ngày nào.
Mẹo ở đây là: hãy thảo luận về ngày bán sinh nhật đó. Hãy nói với bạn của bạn rằng ngày bán sinh nhật của bạn cũng sắp đến, và hỏi ngày bán sinh nhật của họ là ngày nào, sau đó tính sau để biết được ngày sinh nhật nhật thực của họ. Bạn có thể khiến ai đó tiết lộ gián tiếp thông tin mà không cần ồn ào. Dễ như ăn kẹo vậy!
Bước 2 - Đề nghị người đó mô tả sinh nhật yêu thích của họ.
Hãy hỏi một cách tự nhiên về sinh nhật yêu thích của họ. Hỏi xem họ nó đã diễn ra như thế nào, và xem xem liệu bạn có thể đoán được khoảng thời gian nào trong năm từ bối cảnh không, dựa trên thời tiết hoặc người đó có đề cập đến mùa nào không, một kỳ nghỉ lễ sắp đến hoặc thậm chí trời nóng hay có tuyết rơi. Điều này có thể gợi lại trí nhớ cho bạn.
Bước 3 - Nói chuyện chung chung về ngày sinh nhật.
Đề cập đến sinh nhật bạn một cách tự nhiên và quan sát xem người đó có tiết lộ bất cứ điều gì về sinh nhật họ hay không. Bạn có thể nói, “Này bạn, tớ ghét bị sinh vào mùa hè. Không ai ở còn ở quanh để dự sinh nhật tớ cả!” hoặc “Tớ thích có sinh nhật vào tháng ba. Nó cho tớ có gì đó để chờ đợi trong suốt quãng thời gian thời tiết xấu”.
Bạn cũng có thể nói những câu đại loại như, “Chỉ còn một tháng nữa là đến sinh nhật tớ” hoặc thậm chí là “Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày bán sinh nhật của tớ”. Để quan sát xem người đó có tiếp chuyện không, bạn cũng nên hãy hỏi xem khi nào là sinh nhật của họ.
Cố gắng hỏi người đó chòm sao của họ là gì. Nói những câu đại loại như, “Tớ thuộc cung Bạch Dương, tức là tớ khá nhạy cảm. Chòm sao của cậu là gì nhỉ?”
Bước 4 - Tìm viên đá quý gắn với tháng sinh của họ.
Một số cô gái thích đeo trang sức có đá quý gắn với tháng sinh; ví dụ, đá Opal là loại đá tượng trưng cho tháng mười. Nếu một cô gái có đeo trang sức gắn đá quý của tháng sinh đó, bạn có thể nói, “Đây là loại đá gắn với tháng sinh của cậu hả? Là loại gì vậy?” Nếu đó là loại đá gắn với tháng sinh của cô gái, cô ấy sẽ nói cho bạn đó là loại đá gì, và rồi bạn sẽ biết được tháng sinh của cô ấy. Nếu không phải, thì cô ấy có thể cho bạn một gợi ý bằng cách nói, “Không, không phải. Loại đá gắn với sinh nhật tớ là ngọc lục bảo cơ”.
Bước 5 - Hỏi một người bạn chung hoặc họ hàng.
Nếu bạn và người bạn đang cần tìm ngày sinh nhật có bạn chung, bạn có thể hỏi người bạn chung đó. Nếu họ không biết, hãy nhờ họ tìm hiểu giúp bạn. Bạn không cần phải xấu hổ về chuyện này. Chỉ cần nói khéo rằng bạn quên mất sinh nhật người kia và bạn cảm thấy có lỗi. Bạn không cần tỏ ra quá lén lút để có được câu trả lời.
Phương pháp 2 - Tìm trên mạng
Bước 1 - Kiểm tra thông tin của người đó trên Facebook.
Cách dễ dàng nhất là xem người đó có để ngày sinh nhật sinh nhật của họ trên Facebook không. Nếu bạn cũng có tài khoản Facebook, bạn có thể đăng nhập, sau đó gõ tên người bạn đang tìm. Khi bạn xem dòng thời gian của họ, hãy nhấn vào phần thông tin bên dưới ảnh đại diện của họ.
Nếu họ có đề cập trên Facebook, thì ngày sinh nhật sẽ hiển thị ở bên dưới phần "thông tin cơ bản". Chú ý rằng bạn có thể phải kết bạn với người đó thì mới xem được thông tin này.
Rất nhiều người chỉ đề cập đến ngày sinh chứ không đề cập đến năm sinh. Nếu bạn đang tìm cả năm sinh của họ, thì phương pháp này sẽ không mấy hữu ích.
Bước 2 - Tìm hiểu thêm trên Facebook.
Cố gắng kéo xuống dòng thời gian của họ để xem có ngày nào đó Facebook của họ bùng nổ với những lời chúc "sinh nhật vui vẻ!" hay không. Nếu bạn tìm thấy ở trên dòng thời gian của họ, thì có nhiều khả năng đó chính là ngày sinh nhật thực sự của người đó.
Xem ảnh trên Facebook của người đó. Xem xem liệu bạn có thể tìm thấy bức ảnh tổ chức sinh nào của người đó không. Mặc dù nó có thể không cho bạn ngày sinh nhật chính xác, vì không phải bức ảnh nào cũng được đăng lên đúng vào ngày chụp, nhưng nó vẫn có thể khoanh vùng cho bạn.
Bước 3 - Sử dụng các trang mạng xã hội.
Nếu Facebook giúp ích được gì, thì bạn có thể tìm trên những trang mạng xã hội khác hoặc những trang người kia hiển thị rõ ràng thông tin của họ, như blog hoặc trong hồ sơ. Những trang mạng xã hội khác cũng có thể có hiển thị ngày sinh nhật, thậm chí nếu sinh nhật người đó không hiển thị lên thì bạn vẫn có thể tìm ra bằng cách xem các bài đăng, dòng Tweet, hoặc ảnh chụp. Hãy xem trên các trang sau để xem liệu bạn có gặp may mắn không:
Twitter
Instagram
Trang web hoặc blog cá nhân
Tumblr
Bước 4 - Sử dụng cơ sở dữ liệu trực tuyến.
Có rất nhiều cơ sở dữ liệu mà bạn có thể thử hoàn toàn miễn phí. Đế áp dụng cách này, nhìn chung bạn sẽ phải biết họ tên đầy đủ của người bạn đang tìm kiếm và độ tuổi xấp xỉ của họ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều người có cùng tên và địa chỉ khác nhau, nên bạn cần biết cả nơi người đó sống đặc biệt trong trường hợp tên người đó phổ biến.
Để bắt đầu, thử tìm trên Cơ sở dữ liệu Ngày sinh hoặc những trang cơ sở dữ liệu miễn phí khác như Anybirthday hoặc Zabasearch. Miễn là bạn biết họ và tên cũng như ước chừng độ tuổi của người đó, thì trang web có thể trả lại cho bạn một ngày sinh nhật. Tuy nhiên, độ tin cậy cũng không ổn định.
Phương pháp 3 - Tìm hiểu Xung quanh
Bước 1 - Lén xem lịch của một người bạn của họ.
Hầu hết mọi người sẽ không ghi chú ngày sinh nhật của mình vào lịch, nhưng một người bạn thì thường làm như vậy. Hãy để ý trên lịch của người bạn đó xem có những ghi chú kiểu như "Sinh nhật Hiệp" hoặc "Tiệc sinh nhật!" hay không.
Bước 2 - Kiểm tra điện thoại để tìm những tin nhắn “chúc mừng sinh nhật” cũ.
Nếu bạn đã biết người đó trước lần sinh nhật trước đó của họ, thì có thể bạn đã gửi tin nhắn “chúc mừng sinh nhật!” cho họ. Hãy kéo xem các tin nhắn của bạn với người đó xem bạn có thể tìm thấy tin nhắn trao đổi nào không. Nếu có, thì bạn sẽ biết chính xác ngày sinh nhật của họ. Tuyệt vời, bạn đúng là nhà mật thám kinh nghiệm!
Kiểm tra cả điện thoại của họ. Nếu bạn muốn xem điện thoại mà không gây xúc phạm, bạn có thể nói, “Này, tớ có thể xem lịch trên điện thoai của cậu không? Tớ cần kiểm tra cái này một chút”.
Bước 3 - Xem trong phần lịch sử tín dụng.
Nếu bạn đã tặng quà người đó vào sinh nhật năm trước, hoặc đưa người đó đi ăn tối hoặc trả tiền cho một món quà bằng thẻ tín dụng, thì bạn có thể kiểm tra lại sao kê của ngân hàng để tìm lại ngày bạn đã thanh toán. Mặc dù bạn sẽ phải nhớ bạn đã mua món quà gì, đưa người đó đi ăn ở đâu, nhưng nó sẽ giúp bạn tìm ra ngày sinh nhật.
Hãy nhớ rằng bạn cũng có thể không mua món quà đó hoặc đưa họ đi ăn đúng vào ngày sinh nhật của họ. Nhưng nó vẫn giúp bạn tiến gần với ngày kỳ diệu này.
Bước 4 - Bạn cần kiểm tra tất cả các thông tin cơ bản.
Nếu bạn vẫn không có được thông tin mình cần sau khi đã tìm hiểu, bạn có thể chọn các dịch vụ trả phí và kiểm tra thông tin cá nhân của người đó. Nó giống như kiểm tra thông tin cá nhân công khai trên trang web publicbackgroundchecks, , bạn cần trả một khoản phí nhỏ cho một phần thông tin nào đó. Hoặc, bạn cũng có thể dùng những trang chi tiết hơn, như Government-records.com, nhưng đôi khi nó sẽ điều hướng bạn đến trang đăng ký cho cả một tháng.
Chỉ cần đảm bảo rằng dịch vụ này là hợp pháp trước khi bạn thanh toán bất cứ khoản tiền nào. Hãy cân nhắc xem liệu đây có phải lựa chọn hợp lý không hay bạn chỉ cần tự đi hỏi người kia trực tiếp.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-B%E1%BB%87nh-C%C3%BAm | Cách để Điều trị Bệnh Cúm | Cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus, tác động đến hệ hô hấp, nhưng thường tự khỏi trong khoảng một tuần và không cần sự can thiệp đặc biệt. Những triệu chứng của bệnh cúm bao gồm: sốt từ 37,8°C trở lên, lạnh, ho, đau họng, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, đau đầu, nhức mình, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, và / hoặc tiêu chảy. Mặc dù không có cách nào để chữa khỏi bệnh cúm, nhưng bạn có thể xử trí những triệu chứng bằng các cách điều trị ở nhà, uống thuốc không cần toa, và thực hiện các bước tránh bệnh cúm trong tương lai.
Phương pháp 1 - Điều trị Tại Nhà
Bước 1 - Xông hơi.
Ngạt mũi và tắc nghẽn các xoang là những triệu chứng thông thường của bệnh cúm. Xông hơi có thể khiến bạn dễ chịu nếu bị ngạt mũi. Sức nóng của hơi làm loãng chất nhầy, đồng thời tạo độ ẩm giúp làm nhẹ hốc mũi bị khô.
Thử tắm nước nóng dưới vòi sen hoặc trong bồn tắm để giúp thông mũi nhanh hơn. Vặn nước nóng đến độ mà bạn còn chịu được, để hơi nước đầy bồn tắm và đóng cửa lại. Nếu sức nóng khiến bạn mệt hoặc chóng mặt thì bạn cần ngưng ngay lại và đừng tiếp tục.
Khi bước ra khỏi vòi sen, bạn lau tóc và người cho thật khô. Tóc ướt có thể khiến bạn bị mất thân nhiệt; điều này không tốt khi bị ốm.
Bạn cũng có thể xông hơi bằng cách đổ nước nóng đầy bồn tắm và hơ mặt bên trên. Phủ khăn quanh đầu để hơi nước tỏa vào mặt. Bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu giúp thông xoang như khuynh diệp hoặc bạc hà cay để có hiệu quả tối đa.
Bước 2 - Thử dùng bình rửa mũi.
Bình rửa mũi giúp thông đường mũi bằng cách làm loãng và súc rửa các xoang với dung dịch muối. Bình rửa mũi là một bình gốm hình thuôn hoặc ấm trà bằng đất sét có bán trên mạng, trong các cửa hàng thực phẩm chức năng và một số hiệu thuốc. Tuy nhiên, bạn có thể dùng bất cứ vật đựng nào có vòi nhỏ.
Mua dung dịch muối ở cửa hàng thực phẩm chức năng hoặc hiệu thuốc. Nhưng bạn cũng có thể tự pha dung dịch muối bằng cách hòa nửa thìa cà phê muối sạch vào một cốc nước (240ml) vô trùng.
Đổ dung dịch muối đầy bình rửa mũi, nghiêng đầu vào một bên bồn rửa, cho vòi của bình vào một bên mũi. Từ từ rót sao cho dung dịch đi vào lỗ mũi bên này và đi ra bằng lỗ mũi bên kia. Khi nước hết nhỏ giọt, bạn nhẹ nhàng lau khô mũi, sau đó lặp lại với bên còn lại.
Bước 3 - Súc miệng nước muối.
Cổ họng khô, dính và đau là triệu chứng thường gặp của bệnh cúm. Cách tự nhiên và dễ dàng để xử lý là súc miệng nước muối. Nước giúp làm ẩm cổ họng và chất khử trùng của muối chống nhiễm trùng.
Pha dung dịch súc miệng bằng cách hòa tan một thìa cà phê muối trong một cốc nước ấm hoặc nóng. Nếu không thích vị muối, bạn có thể cho vào một nhúm muối nở để giảm vị mặn.
Súc miệng nước muối đến 4 lần mỗi ngày.
Bước 4 - Cứ để cơn sốt nhẹ diễn ra tự nhiên.
Sốt là một cách để cơ thể chống nhiễm trùng, vì vậy tốt nhất là không tìm cách hạ sốt trừ khi thân nhiệt tăng quá cao. Cơn sốt sẽ làm nóng cơ thể và máu, giúp cơ thể chống chọi với tình trạng nhiễm trùng dễ dàng hơn.
Người lớn sốt nhẹ ở nhiệt độ 38,3°C có thể để cơn sốt diễn ra tự nhiên. Bạn không nên cố gắng giảm thân nhiệt bằng các phương pháp hạ sốt.
Tìm cách chăm sóc y tế nếu sốt cao trên 38,3°C.
Tìm cách điều trị cho trẻ sơ sinh khi bị sốt dưới bất cứ dạng nào.
Bước 5 - Xì mũi càng nhiều càng tốt.
Xì mũi thường xuyên là cách tốt nhất để loại bỏ chất nhầy ở các xoang và hốc mũi khi bị cúm. Không hít chất nhầy trở lại trong mũi vì việc đó có thể sẽ dẫn đến gây áp lực lên xoang và đau tai.
Khi xì mũi, bạn dùng khăn giấy che mũi bằng cả hai tay. Khăn giấy phải phủ kín mũi để có thể hứng hết chất nhầy khi bạn xì mũi. Sau đó nhẹ nhàng đè lên một bên cánh mũi và xì ra bên kia.
Vứt bỏ ngay khăn giấy đã dùng và rửa tay để hạn chế virus lây lan.
Phương pháp 2 - Chăm sóc Bản thân
Bước 1 - Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
Khi bị ốm, cơ thể của bạn hoạt động tích cực để giúp bạn cảm thấy khá hơn. Việc này rút hết năng lượng trong cơ thể, do đó bạn sẽ thấy mệt hơn bình thường. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn, vì cơ thể bạn đang rất vất vả. Nếu cứ cố làm việc hơn mức cần thiết, bạn có thể khiến cho bệnh cúm kéo dài hơn và làm nặng thêm các triệu chứng.
Tám tiếng ngủ mỗi đêm là lý tưởng, nhưng có lẽ bạn cần ngủ nhiều hơn tám tiếng khi bị ốm. Bạn hãy ngủ sâu và thỉnh thoảng chợp mắt suốt cả ngày. Nghỉ học hoặc nghỉ làm để có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.
Bước 2 - Giữ ấm cơ thể.
Giữ thân nhiệt cao có thể giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. Chú ý bật máy sưởi trong nhà để có đủ độ ấm. Bạn cũng có thể giữ ấm bằng cách mặc áo khoác, đắp chăn hoặc dùng máy sưởi di động.
Máy sưởi khô có thể gây khó chịu cho mũi và họng, khiến mũi họng khô hơn và các triệu chứng nặng hơn. Thử dùng máy tạo ẩm khi bạn thường ở trong phòng. Việc này sẽ tạo lại độ ẩm cho không khí, giúp làm dịu ho và ngạt mũi.
Bước 3 - Nghỉ ở nhà.
Khi bị ốm, bạn cần được nghỉ ngơi. Đây là cách duy nhất để bạn lấy lại sức lực và phục hồi sức khỏe. Nếu đi học hoặc đi làm khi bị ốm, bạn có thể làm lây lan vi khuẩn cho những người xung quanh. Ngoài ra, khi bị cúm, hệ miễn dịch của bạn sẽ yếu hơn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có nguy cơ nhiễm các bệnh khác từ những người xung quanh và có thể bị ốm lâu hơn.
Đề nghị bác sĩ ghi giấy cho bạn nghỉ ốm vài ngày.
Bước 4 - Uống nhiều chất lỏng.
Xì mũi liên tục, đổ mồ hôi do sốt và nhiệt độ môi trường tăng khiến bạn bị mất nước. Điều này sẽ làm các triệu chứng xấu hơn và gây thêm các triệu chứng khác, ví dụ như đau đầu, cổ họng khô, ngứa. Khi bị ốm, bạn hãy cố gắng uống nhiều chất lỏng hơn bình thường. Bạn có thể uống trà nóng không có caffeine, ăn súp hoặc các loại hoa quả nhiều nước như dưa hấu, cà chua, dưa chuột và dứa, hoặc uống nước và nước quả nhiều hơn.
Tránh các loại soda có đường, vì soda có tác dụng lợi tiểu khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và gây mất nước. Hãy uống bia gừng nếu bạn bị rối loạn dạ dày, nhưng nhớ uống thêm nước.
Để đánh giá tình trạng mất nước, bạn hãy kiểm tra nước tiểu. Nước tiểu màu vàng nhạt hoặc gần như trong suốt có nghĩa là bạn không bị mất nước. Nếu nước tiểu màu vàng đậm, có thể bạn đã bị mất nước và cần uống nhiều hơn.
Bước 5 - Tìm sự giúp đỡ y tế nếu cần thiết.
Không có cách nào để chữa khỏi sau khi đã bị cúm, vì vậy bạn phải chịu đựng và vượt qua. Khi đã bị cúm, những triệu chứng sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Nếu những triệu chứng bệnh kéo dài quá hai tuần, bạn nhất định phải liên hệ với bác sĩ. Bạn cũng nên đến bác sĩ nếu thấy những dấu hiệu sau:
Khó thở
Chóng mặt đột ngột hoặc mất ý thức
Nôn dữ dội hoặc dai dẳng
Lên cơn co giật
Những triệu chứng cúm đã cải thiện nhưng sau đó sốt lại và ho nhiều hơn
Phương pháp 3 - Dùng Thuốc Không Kê Toa và Thuốc Kê Toa
Bước 1 - Uống thuốc thông mũi.
Thuốc thông mũi giúp làm co mạch máu bị căng trong màng mũi, cho phép hốc mũi hết bị ngạt. Hai loại dược chất thông mũi không kê toa có dạng viên nén để uống là phenylephrine, như Sudafed PE, và pseudoephedrine, Sudafed.
Các tác dụng phụ của thuốc uống thông mũi này là mất ngủ, chóng mặt, tăng nhịp tim và tăng huyết áp.
Không uống thuốc thông mũi nếu bạn có vấn đề về tim hoặc huyết áp cao. Sử dụng thuốc dưới sự theo dõi của bác sĩ nếu bạn có bệnh tiểu đường, bệnh về tuyến giáp, tăng nhãn áp hoặc có vấn đề về tiền liệt tuyến.
Bước 2 - Dùng thuốc xịt thông mũi.
Bạn cũng có thể mua thuốc không kê toa dưới dạng xịt mũi. Thuốc xịt mũi có thể giúp thông mũi nhanh chóng và hiệu quả chỉ trong một hoặc hai lần xịt.
Chai xịt mũi có thể chứa oxymetazoline, phenylephrine, xylometazoline, hoặc naphazoline có tác dụng thông mũi.
Chú ý dùng thuốc xịt thông mũi theo liều hướng dẫn. Dùng thuốc này quá ba đến năm ngày có thể gây ngạt mũi hơn sau khi ngừng sử dụng.
Bước 3 - Thử uống thuốc giảm đau và hạ sốt.
Nếu bị sốt và đau nhức, bạn có thể uống thuốc không kê toa để bớt đau. Hoạt chất chủ yếu giảm đau và hạ sốt là acetaminophen như Tylenol, hoặc NSAID – là những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như aspirin, ibuprofen, hoặc naproxen.
Tránh uống NSAID nếu bạn bị bệnh trào ngược a-xít hoặc viêm loét đường tiêu hóa. Những loại thuốc này có thể làm rối loạn dạ dày. Nếu đang uống một loại thuốc NSAID để chữa trị các bệnh khác như bệnh đông máu hoặc viêm khớp, bạn hãy hỏi bác sĩ trước khi uống thuốc.
Nhiều loại thuốc trị nhiều triệu chứng có chứa acetaminophen. Bạn nên đảm bảo uống đúng liều vì uống quá liều có thể gây ngộ độc gan.
Bước 4 - Uống thuốc trị ho.
Nếu bị ho dữ dội, bạn hãy thử uống thuốc ho. Trong thuốc ho có dextromethorphan và codeine, mặc dù codiene dường như là hoạt chất cần kê toa. Dextromethorphan có dạng viên nén hoặc xi-rô và có thể có dạng kết hợp với thuốc làm long đờm.
Tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể bao gồm buồn ngủ và táo bón.
Liều dùng của thuốc ho khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc và độ mạnh của thuốc, do đó bạn cần luôn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc của nhà sản xuất.
Bước 5 - Thử dùng thuốc long đờm.
Tắc nghẽn ngực là một triệu chứng thường gặp của bệnh cúm. Để giúp chữa trị triệu chứng này, bạn hãy uống thuốc long đờm. Đây là loại thuốc làm long và giảm chất nhầy trong ngực. Chất nhầy giảm sẽ giúp bạn dễ thở hơn và khiến các cơn ho có hệu quả hơn. Nhiều loại thuốc không kê toa trị cảm cúm có chứa chất long đờm, có dạng lỏng, dạng gel hoặc viên nén.
Nếu không biết chắc nên uống loại thuốc nào, bạn nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ. Bạn cũng nên hỏi về các tác dụng phụ của thuốc long đờm, trong đó có thể bao gồm buồn ngủ, nôn và buồn nôn.
Bước 6 - Cân nhắc dùng thuốc không kê toa trị nhiều triệu chứng.
Có vô số các loại thuốc không kê toa kết hợp có chứa nhiều hoạt chất khác nhau. Các loại thuốc này rất có ích nếu cùng một lúc bạn bị nhiều triệu chứng, trong đó hầu hết đều chứa thuốc giảm đau và hạ sốt như acetaminophen, thuốc làm thông mũi, trị ho, và đôi khi là thuốc kháng histamine giúp dễ ngủ.
Nếu uống loại thuốc kết hợp, bạn chú ý không dùng các loại thuốc khác có thể khiến hoạt chất trong thuốc trị nhiều triệu chứng tăng gấp đôi. Điều này có thể dẫn đến quá liều.
Các loại thuốc kết hợp có thể kể đến là Tylenol Cold Multi-Symptom, Robitussin Severe Multi-Symptom Cough Cold & Flu Nighttime, DayQuil Cold & Flu, v.v...
Bước 7 - Hỏi bác sĩ về thuốc kê toa chống virus.
Nếu đến bác sĩ trong vòng 48 giờ khi xuất hiện các triệu chứng, bạn có thể được bác sĩ kê thuốc chống virus. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc chống virus cho các thành viên sống cùng nhà bạn, đặc biệt là cho những đối tượng có nguy cơ cao như người mắc bệnh kinh niên hoặc trên 65 tuổi. Thuốc cảm cúm chống virus có tác dụng giảm độ nặng của bệnh và thời gian bệnh trong vòng vài ngày, kiểm soát sự bùng phát bệnh trong những người gần gũi hoặc các thành viên khác trong gia đình, và cũng có thể giảm những biến chứng của bệnh cúm. Các loại thuốc này gồm:
Oseltamivir (Tamiflu)
Zanamivir
Amantadine
Rimantadine
Bước 8 - Biết về tác dụng phụ của thuốc chống virus.
Để có hiệu quả, thuốc chống virus cần uống trong vòng 48 giờ khi bắt đầu bệnh, và phải uống trong 5 ngày. Tuy nhiên, một số loại virus cúm có thể kháng lại vài loại thuốc chống virus. Uống thuốc chống virus cũng có thể góp phần giúp các chủng virus khác trở nên kháng thuốc. Mặc dù không phổ biến, một số tác dụng phụ của thuốc chống virius có thể bao gồm:
Buồn nôn, nôn, hoặc tiêu chảy
Chóng mặt
Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
Đau đầu
Ho
Phương pháp 4 - Vắc-xin Phòng Bệnh Cúm
Bước 1 - Tiêm phòng cúm.
Cách tốt nhất để điều trị bất cứ bệnh nào là phòng ngừa. Mọi người trên sáu tháng tuổi đều nên tiêm phòng cúm. Việc này đặc biệt quan trọng cho những người có nguy cơ bị biến chứng sau cúm. Những đối tượng này bao gồm người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc người mắc bệnh mạn tính như hen suyễn hay tiểu đường. Mùa cúm bắt đầu từ tháng mười kéo dài đến tháng năm và đỉnh điểm là từ tháng mười hai đến tháng hai. trong thời gian này các loại vắc xin tiêm phòng đều có sẵn ở hầu hết các hiệu thuốc. Đa số các hãng bảo hiểm đều chi trả cho văc-xin tiêm phòng cúm.
Tiêm vắc-xin vào thời điểm vài tuần trước khi khi mùa cúm bắt đầu. Phải mất khoảng hai tuần thì vắc-xin mới có tác dụng khiến cơ thể sản sinh ra kháng thể chống cúm, giúp bạn đẩy lùi bệnh. Nhưng tiêm vắc –xin sớm sẽ giúp bạn không bị nhiễm bệnh trong suốt thời gian hai tuần dễ bị nhiễm.
Mỗi lần tiêm phòng chỉ có tác dụng trong một mùa cúm, nên bạn phải tiêm phòng hàng năm. Một liều vắc-xin có thể phòng được một số chủng cúm.
Bước 2 - Thử dùng vắc-xin xịt mũi.
Khác với tiêm phòng cúm, bạn có thể dùng vắc-xin dưới dạng xịt mũi, mặc dù dạng này chưa phổ biến. Cách này có thể dễ dàng hơn đối với một số người, nhưng một số người khác nên tránh. Bạn không nên dùng vắc-xin dạng xịt mũi khi:
Nhỏ hơn 2 tuổi hoặc lớn hơn 49 tuổi
Bị bệnh tim
Bị bệnh phổi hoặc hen suyễn
Bị bệnh thận hoặc tiểu đường
Từng gặp vấn đề với hệ miễn dịch
Đang mang thai
Bước 3 - Biết về những biến chứng.
Một số biến chứng có thể phát sinh khi dùng hai loại vắc-xin trên. Trước khi dùng một trong hai loại vắc-xin trên, bạn cần hỏi bác sĩ nếu:
Bạn bị dị ứng, hoặc từng bị dị ứng với vắc-xin phòng cúm hoặc dị ứng với trứng. Có một loại vắc-xin khác cho các đối tượng bị dị ứng trứng.
Nếu bạn đang bị bệnh vừa hoặc nặng kèm theo sốt. Bạn nên đợi cho đến khi bình phục trước khi dùng vắc-xin.
Bạn mắc một chứng bệnh hiếm về rối loạn thần kinh, hội chứng Guillain-Barré, trong đó hệ miễn dịch tấn công hệ thần kinh ngoại biên.
Bạn mắc bệnh đa xơ cứng.
Bước 4 - Nhận biết những tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc-xin.
Mặc dù có ích, tiêm vắc-xin cũng có một số tác dụng phụ, bao gồm:
Vết tiêm bị đau và sưng phồng
Đau đầu
Sốt
Buồn nôn
Có những triệu chứng nhẹ giống bệnh cúm
Phương pháp 5 - Ngăn ngừa Bệnh Cúm
Bước 1 - Tránh tiếp xúc với người bệnh.
Để ngừa bệnh cúm, bạn phải tránh tiếp xúc với người bị bệnh cúm. Những tiếp xúc gần bao gồm việc ghé miệng lại gần, do đó không hôn hoặc ôm người bị cúm. Bạn cũng nên tránh người đã bị nhiễm bệnh nếu thấy họ ho hoặc hắt xì. Bất cứ chất dịch cơ thể nào cũng đều có thể làm lây truyền virus cúm.
Ngoài ra cũng tránh chạm vào những bề mặt mà người bị nhiễm bệnh đã chạm vào vì những bề mặt đó có thể đã nhiễm khuẩn.
Bước 2 - Rửa tay thường xuyên.
Rửa tay đúng là cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Khi ở nơi đông người hoặc ở gần người bệnh, bạn nên rửa tay thường xuyên. Đem nước rửa tay theo mình để phòng khi bạn không tìm được bồn rửa. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC), kỹ thuật rửa tay đúng như sau:
Làm ướt tay dưới vòi nước sạch, nhiệt độ có thể lạnh hoặc ấm. Sau đó tắt nước và xoa xà phòng.
Làm xà phòng nổi bọt trong tay bằng cách xoa tay vào nhau. Đừng quên mu bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay.
Xoa hai tay vào nhau trong vòng ít nhất 20 giây, tương đương khoảng thời gian hát hai lần bản gốc của bài “Happy Birthday".
Sau đó, mở vòi nước và xả sạch xà phòng với nước ấm.
Dùng khăn sạch để lau khô. Bạn có thể sấy khô tay bằng máy sấy tay.
Bước 3 - Áp dụng chế độ ăn lành mạnh.
Một lối sống lành mạnh có thể giúp bạn duy trì hệ miễn dịch khỏe để chống lại bệnh truyền nhiễm. Bạn nên ăn theo chế độ dinh dưỡng lành mạnh với nhiều hoa quả và rau, giảm lượng chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, và đường.
Vitamin C là một loại sinh tố giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy có một số bằng chứng trái ngược về tính hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng bệnh, nhưng một chế độ ăn giàu vitamin C và các loại vitamin khác cũng không có hại gì. Bạn hãy ăn nhiều các loại quả có múi như cam, bưởi và các loại hoa quả khác như dưa ruột vàng, xoài, đu đủ, dưa hấu, bông cải xanh ớt xanh, ớt đỏ và các loại rau ăn lá.
Bước 4 - Giải tỏa stress.
Tập yoga, thái cực quyền hoặc thiền có thể giúp bạn thư giãn hàng ngày. Nếu cảm thấy căng thẳng, quan trọng là bạn phải dành thời gian cho bản thân, thậm chí chỉ cần 10 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch.
Stress cũng làm rối loạn nội tiết tố và có thể làm giảm khả năng chống lại bệnh truyền nhiễm.
Bước 5 - Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần.
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và giúp tiêm phòng cúm có hiệu quả hơn. Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút để tập luyện với các bài tập vừa phải, hoặc bài tập làm tăng nhịp tim. Việc này sẽ giúp cơ thể hoạt động một cách hoàn hảo và chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Các nhà nghiên cứu chưa biết chính xác bằng cách nào và tại sao, nhưng một số thuyết cho rằng tập thể dục có thể giúp chống nhiễm các loại vi khuẩn hoặc virus. Người ta cho rằng việc tập thể dục giúp rửa sạch vi khuẩn ra khỏi phổi qua nước tiểu và mồ hôi. Tập thể dục cũng giúp đưa kháng thể và các tế bào bạch cầu đi khắp cơ thể với tốc độ cao hơn, phát hiện bệnh sớm hơn, và làm tăng thân nhiệt để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Bước 6 - Ngủ đủ giấc.
Mất ngủ kinh niên có thể gây nhiều hậu quả, trong đó có suy giảm hệ miễn dịch. Để khỏe mạnh, điều quan trọng là bạn phải ngủ đủ giấc mỗi đêm. Người lớn nên ngủ khoảng 7,5 đến 9 tiếng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%C3%B3-vai-r%E1%BB%99ng-h%C6%A1n | Cách để Có vai rộng hơn | Vai rộng là một đặc điểm hình thể mà nhiều người mong muốn. Tuy nhiên, để có vẻ đẹp này không phải chuyện đơn giản. Nếu bạn muốn phát triển cơ vai bằng các bài tập tăng cường sức mạnh thì có nhiều bài tập khác nhau có thể giúp bạn đạt được mục tiêu này. Nếu chỉ muốn tạo hình ảnh của bờ vai rộng mà không cần tập, bạn có thể thử mặc một số loại áo để khiến vai trông rộng hơn. Thay đổi lối sống cũng là một cách hữu hiệu, chẳng hạn như cải thiện tư thế, giảm cân và xây dựng sự tự tin.
Phương pháp 1 - Luyện tập tăng cường thể lực
Bước 1 - Nâng tạ bên.
Nâng tạ bên là một bài tập tốt để phát triển cơ vai. Bắt đầu với tạ nhẹ và tăng dần khối lượng tạ khi sức khỏe tốt hơn.
Để thực hiện bài tập này bạn cầm tạ ở hai tay và để cánh tay tựa vào hai bên cơ thể.
Sau đó bạn nâng tạ lên song song với vai.
Tập 3 lần, mỗi lần 6-10 nhịp.
Bước 2 - Chèo tạ đòn thẳng đứng với tay nắm rộng.
Chèo tạ đòn thẳng đứng cũng rất tốt cho việc phát triển cơ vai. Thực hiện bài tập này với tay nắm rộng sẽ giúp vận động cơ ở mép ngoài của vai, như vậy vai có thể phát triển bề rộng dễ dàng hơn.
Để thực hiện bài tập, bạn nắm thanh cáp ở vị trí thấp. Với tư thế nắm tay trên, bạn kéo thanh cáp thẳng lên và lùi về sau, dẫn đường bằng vai và kéo thanh về sau.
Một lựa chọn khác là chèo bằng tạ tay. Đứng kế bên chiếc ghế dài và kê một đầu gối lên ghế. Sau đó đặt bàn tay ở phía bên ghế dài lên mặt ghế, dùng tay còn lại nắm tạ tay. Kéo tạ lên cao bằng cách nâng khuỷu tay lên không ra phía sau.
Tập 3 lần, mỗi lần 6-10 nhịp, hoặc tập đến khi nào bạn không thể nâng được nữa.
Bước 3 - Vung tạ tập cơ vai sau.
Bạn cũng có thể tập cho cơ vai sau để tăng bề rộng vai. Bài tập này cũng tương tự như nâng tạ bên, nhưng bạn phải thực hiện động tác trong khi cúi người.
Cách thực hiện như sau: cúi người sao cho lưng song song với mặt đất.
Mỗi tay cầm một quả tạ khối lượng nhẹ đến trung bình. Khối lượng tạ không quá nặng để bạn có thể nâng nhiều lần.
Bắt đầu cầm giơ tạ hướng ra ngoài cơ thể đến khi tạ gần như song song với lưng.
Tập 3 lần, mỗi lần 8-10 nhịp cho từng bên.
Bước 4 - Nâng tạ tập cơ vai trước.
Bạn cũng có cơ đen-ta phía trước vai, là nơi bạn có thể tập bằng cách nâng tạ trước mặt. Đứng với hai chân mở rộng ngang vai và cầm tạ ở mỗi tay.
Đứng với hai bàn tay để sát cơ thể, bắt đầu nâng tạ lên ra phía trước cơ thể.
Khi nâng tạ lên độ cao ngang với vai, từ từ hạ thấp tạ về vị trí ban đầu.
Tập 3 lần, mỗi lần 8-10 nhịp cho từng bên.
Bước 5 - Đẩy tạ qua đầu.
Đẩy tạ qua đầu cũng giúp cơ vai phát triển vạm vỡ hơn và dĩ nhiên trông rộng hơn. Bắt đầu ở tư thế đứng với hai chân mở rộng ngang vai, và cầm tạ ở mỗi tay.
Để thực hiện bài tập, bạn đẩy tạ thẳng đứng lên trên cao qua đầu, sau đó từ từ hạ tạ xuống.
Tập 3 lần, mỗi lần 8-10 nhịp.
Bước 6 - Kéo xà đơn với tay nắm rộng.
Nếu bạn muốn tập với chính khối lượng cơ thể thì kéo xà đơn là một lựa chọn tuyệt vời. Kéo xà đơn giúp vận động cơ vai cùng với cơ cánh tay và cơ lưng. Kéo xà với tay nắm rộng sẽ buộc vai phải làm việc nhiều hơn.
Dùng hai bàn tay nắm xà đơn, hai tay hơi mở rộng hơn vai. Sau đó bạn kéo toàn bộ cơ thể lên đến khi cằm chạm xà. Kéo càng nhiều lần càng tốt.
Nếu chưa thể kéo xà đơn theo cách thông thường thì bạn thử kéo với sự hỗ trợ của máy. Đa số các phòng tập đều có loại máy này. Máy sử dụng tạ để đối trọng với khối lượng cơ thể, giúp lực kéo nhẹ hơn.
Bước 7 - Chống đẩy chúi đầu.
Chống đẩy cũng dùng khối lượng cơ thể để tập cho thân trên và cơ trung tâm. Tuy nhiên, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào cơ vai nếu tập chống đẩy chúi đầu.
Để thực hiện động tác này bạn cần có một chiếc ghế tập tạ hoặc ghế vững chắc. Vào tư thế chống đẩy phía trước ghế và đặt hai bàn chân lên ghế.
Dùng hai tay đẩy thân trên lên phía ghế đến khi toàn cơ thể vào tư thế cây giáo, tương tự như trồng cây chuối nhưng hai bàn chân đặt trên ghế. Cơ thể bạn sẽ cong tại hông.
Cách thực hiện như sau: hạ thấp mặt xuống đất bằng cách cong cánh tay. Khi bạn đã tiến sát mặt đất, bắt đầu nâng cơ thể ngược lên.
Lập lại 8-10 nhịp và tập 3 lần.
Bạn cần thận trọng khi thực hiện bài tập này vì chỉ sơ ý trượt tay có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng cho cổ và cột sống.
Phương pháp 2 - Chọn trang phục để có vai rộng hơn
Bước 1 - Mang đệm vai.
Mang đệm vai là giải pháp cổ điển dành cho người có vai nhỏ hoặc gầy. Một số loại áo được may sẵn đệm vai như áo blazer và áo khoác. Bạn cũng có thể mang đệm vai bên dưới áo nỉ chui đầu.
Cẩn thận không mang đệm vai quá dày, nếu không nó sẽ rất lộ liễu.
Bước 2 - Chọn trang phục vừa vặn.
Áo rộng thùng thình thật sự khiến vai trông hẹp hơn, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh. Thay vào đó bạn nên chọn quần áo vừa vặn như quần jean và áo sơ mi.
Điều đặc biệt quan trọng là phải chọn quần áo vừa khít quanh eo vì nó tạo ra dáng chữ V và giúp vai bạn trông rộng hơn.
Bước 3 - Mặc áo có họa tiết sọc ngang.
Áo có họa tiết sọc ngang trên ngực và vai có thể làm vai trông rộng hơn. Thử mặc áo nỉ chui đầu có một hay hai sọc ngang trên ngực và/hoặc vùng vai.
Bước 4 - Chọn áo sơ mi trắng.
Màu trắng cũng có thể giúp vai trông rộng hơn bằng cách tạo ra ảo ảnh nửa thân trên lớn hơn. Thử mặc áo sơ mi công sở và áo phông trắng để xem bề rộng vai có được cải thiện không.
Bước 5 - Mặc nhiều lớp áo.
Bạn có thể tận dụng hiệu ứng của việc mặc nhiều áo vào mùa đông để tạo ra bờ vai rộng hơn. Thử mặc áo len chui đầu bên ngoài áo sơ mi dài tay, hoặc mặc áo phông bên ngoài áo sơ mi waffle.
Bạn cũng có thể mặc 2 hoặc 3 chiếc áo phông khi thời tiết ấm áp hơn để tạo ra hiệu ứng này. Tuy nhiên, đảm bảo cổ hoặc tay của những chiếc áo trong không lòi ra ngoài. Chiếc áo ngoài cùng nên lớn hơn để che các mép áo trong.
Phương pháp 3 - Thay đổi lối sống
Bước 1 - Giảm cân
Thừa cân quanh vòng eo có thể làm vai trông nhỏ hơn khi so sánh tỷ lệ eo với vai. Cùng với việc tập luyện để tăng cơ vai, bạn cố gắng giảm cân để giảm chu vi vòng eo. Cách này giúp tạo ra hiệu ứng chữ V và khiến vai trông rộng hơn.
Để giảm cân bạn cần phải giảm tổng lượng calo tiêu thụ, sao cho lượng calo hấp thu ít hơn lượng calo đốt cháy. Ghi chú tất cả những gì bạn ăn để tính số calo tiêu thụ và cắt giảm nếu cần.
Ăn các loại rau không chứa tinh bột như đậu xanh, súp lơ, ớt chuông và bí để giảm tổng lượng calo tiêu thụ. Bạn cũng có thể thay thế protein béo bằng protein gầy, chẳng hạn như thịt gà lóc da, thịt gà tây, đậu hũ và trứng.
Bước 2 - Đứng thẳng người.
Tư thế tốt giúp bạn trông gầy hơn và cũng cải thiện bề rộng vai. Đứng thẳng với ngực đẩy ra và vai thụt vào sẽ giúp vai nhìn rộng hơn.
Luôn luôn nhắc nhở mình điều chỉnh tư thế, chẳng hạn dán giấy ghi chú trên bàn làm việc hoặc hẹn giờ trên điện thoại.
Bước 3 - Xây dựng sự tự tin
Thể hiện sự tự tin có thể tác động đến cách người khác nhìn bạn. Cảm giác tự tin cũng hữu ích vì nó giúp bạn thấy thỏa mãn về bản thân. Nếu không tự tin lắm bạn nên học cách phát triển lối suy nghĩ này để làm mình đẹp hơn và cảm thấy tốt hơn.
Thử tự viết cho mình một lá thư dưới góc nhìn của một người quan tâm đến bạn và muốn bạn nâng cao sự tự tin. Người đó sẽ nói gì với bạn? Họ có thể chỉ ra điểm mạnh nào ở bạn? Sau khi viết xong thư, mỗi ngày bạn đọc qua một lần để nâng cao sự tự tin.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-m%E1%BB%A1-%E1%BB%9F-c%C3%A1nh-tay-(d%C3%A0nh-cho-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF) | Cách để Giảm mỡ ở cánh tay (dành cho phụ nữ) | Có lẽ bạn đang cố giảm cân để có cánh tay săn chắc, không còn ngấn mỡ bùng nhùng lắc qua lắc lại. Đối với phụ nữ, để giảm mỡ ở cánh tay, bạn cần phải thực hiện các bài tập cho tay, chơi thể thao và tham gia các hoạt động xây dựng cơ cánh tay, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Đa số phụ nữ bị thừa cân ở hông và vùng bụng. Thật ra, làm săn chắc cánh tay không quá khó khi đã có các bài tập nhắm vào một vị trí cụ thể, đặc biệt là nếu bạn đang cố giảm cân toàn diện. Nên nhớ bạn không thể giảm cân tại một vị trí duy nhất của cơ thể, nhưng với chế độ ăn phù hợp và tập thể dục, bạn có thể giảm cân toàn thân, từ đó giảm được kích thước cánh tay.
Phương pháp 1 - Thực hiện các bài tập cho cánh tay
Bước 1 - Tăng cường sức mạnh bắp tay sau và cơ ngực bằng bài tập chống đẩy bắp tay sau.
Chống đẩy bắp tay sau là bài tập đơn giản có thể tập cho cơ bắp tay sau, cơ ngực và cơ vai. Nếu mới tập chống đẩy thì bạn nên cải biên bài tập bằng cách đặt chân trên mặt đất để có thể phát triển sức mạnh cánh tay dần dần.
Tập chống đẩy bằng cách đặt hai bàn tay dưới vai trên mặt thảm. Nhớ mở rộng các ngón tay và phân bố đều trọng lượng giữa hai tay. Siết cơ bụng và duỗi thẳng chân phía sau, nâng người trên phần đầu bàn chân. Kích hoạt cơ chân và đẩy gót bàn chân lên. Cơ thể bạn phải được nâng đỡ chắc chắn, lưng dưới thẳng, không bị chùng xuống hay rung lắc qua hai bên.
Nếu bạn không thể giữ được tư thế khởi đầu thì điều chỉnh bằng cách hạ đầu gối xuống, giữ thẳng cánh tay và vai. Giữ đầu thẳng hàng với lưng và hạ thấp ngực xuống sàn nhà. Hai khuỷu tay ép sát vào hai bên hông khi cơ thể di chuyển lên xuống trên bàn tay. Nếu bạn chỉ có thể hạ người xuống vài centimet thì cũng không sao. Bạn càng tập nhiều thì động tác này sẽ càng dễ thực hiện hơn.
Thở ra khi bạn đẩy người trở về vị trí ban đầu. Đó là một nhịp. Tập 3 lần, mỗi lần 8 nhịp chống đẩy để bắt đầu phát triển bắp tay sau.
Bước 2 - Thách thức bản thân bằng cách chống đẩy 2-2-2.
Nếu bạn cảm thấy cách chống đẩy thông thường quá dễ thì hãy thử cải biên bài tập này. Cách chống đẩy “2-2-2” là phải thực hiện ba lần, mỗi lần 2 nhịp chống đẩy với cách đặt tay khác nhau: hẹp, bình thường và rộng. Chống đẩy tay hẹp sẽ giúp vận động bắp tay sau, và chống đẩy tay rộng phát triển cơ ngực.
Bắt đầu ở tư thế plank với hai bàn tay mở rộng ngang vai và đặt ngay dưới vai. Gồng cơ bụng và vận động cơ chân sao cho tư thế plank được vững và thẳng.
Thực hiện 2 nhịp chống đẩy với cách đặt tay thông thường. Sau đó di chuyển bàn tay rộng hơn để tiếp xúc với mép thảm. Thực hiện 2 nhịp chống đẩy với cách đặt tay rộng. Cuối cùng bạn di chuyển tay vào trung điểm của thảm để hai cánh tay tạo thành hình tam giác ngay dưới ngực. Thực hiện 2 nhịp chống đẩy với cách đặt tay hẹp.
Lặp lại chuỗi động tác 3 lần, thực hiện 2 nhịp với mỗi cách đặt tay.
Bước 3 - Nhúng bắp tay sau với ghế.
Bài tập này chỉ yêu cầu có một chiếc ghế, nhưng sẽ giúp phát triển bắp tay sau và các cơ tại đây sẽ được tạo hình sắc nét hơn.
Đặt ghế trên một bề mặt vững chắc tựa vào tường, mặt ghế hướng về phía bạn. Bạn cũng có thể tập nhúng bắp tay sau trên bậc thang (bậc thứ 2 hoặc 3 từ dưới lên), hoặc trên ghế tập dài. Đứng cách mép mặt ghế khoảng 30-60cm. Đặt hai bàn tay phía sau, mở rộng ngang vai và dùng ngón tay nắm mép ghế. Gập đầu gối ở góc 90 độ sao cho hai đầu gối nằm ngay trên mắt cá chân.
Đảm bảo phân bố đều trọng lượng trong cánh tay và chân. Hít vào trong khi bạn gập khuỷu tay và đẩy mông xuống sàn. Nhìn về phía trước khi bạn hạ thấp cơ thể và nhớ gập cánh tay ở góc 90 độ. Chỉ gập cánh tay đến khi bạn cảm thấy cơ cánh tay đang làm việc.
Thở ra khi bạn nâng người trở về vị trí ban đầu. Thực hiện nhẹ nhàng và chậm để không làm giãn cơ vai quá mức. Nhớ thu hai bả vai về sau và giữ bờ vai mở rộng, ổn định (không trượt về trước hay đẩy lên cao). Ngay khi bạn cảm thấy khó có thể giữ ổn định và thu vai về sau, ngừng tập tại đây. Đó là một nhịp. Lặp lại bài tập này hai lần, mỗi lần 10 nhịp. Bạn sẽ cảm thấy bắp tay sau mỏi sau khi tập hai lần.
Bước 4 - Tập đá bắp tay sau với tạ tay.
Để thực hiện bài tập cánh tay này bạn cần có tạ tay và một chiếc ghế dài hay ghế thường. Nếu chưa quen tập tạ thì bạn bắt đầu với tạ nặng từ 1-3kg, để phát triển sức mạnh cánh tay mà không bị chấn thương.
Bắt đầu cầm một quả tạ trên tay phải. Đặt bàn tay trái và gập chân trái tựa trên ghế tập dài. Bàn tay trái phải nằm ngay dưới vai trái để nó đỡ cơ thể. Co tay phải lên trong khi đang cầm tạ, nhớ giữ thẳng lưng và thân trên gần như song song với sàn nhà. Tạo thành góc 90 độ giữa cẳng tay và cánh tay trên. Ngửa đầu lên và giữ thẳng cổ.
Thở ra và sử dụng bắp tay sau nâng tạ đến khi cánh tay phải duỗi thẳng hoàn toàn phía sau. Ngửa lòng bàn tay lên khi cánh tay di chuyển trở về, sao cho lòng bàn tay hướng lên trần nhà. Chỉ di chuyển cẳng tay và không sử dụng tay trái hay chân. Dừng một lúc khi cánh tay phải đã duỗi thẳng hoàn toàn, hít vào rồi thở ra khi bạn đưa tạ về vị trí ban đầu.
Lặp lại bài tập này ở bên phải 10 lần, sau đó chuyển sang bên trái. Tập hai lần, mỗi lần 10 nhịp cho cả hai bên.
Bước 5 - Tập cuốn bắp tay trước.
Bài tập này giúp vận động cơ ở mặt trước bắp tay, còn gọi là cơ nhị đầu. Bạn phải có một bộ tạ tay nặng 3kg cho bài tập này.
Bắt đầu với hai bàn chân mở rộng ngang vai, thả lỏng đầu gối và cân bằng trọng lượng trên hai chân. Mỗi tay cầm một quả tạ nặng 3 kg, với lòng bàn tay hướng về trước.
Thở ra khi bạn cuốn tạ lên đến ngực. Nhìn thẳng về trước và phân bố trọng lượng cơ thể trên hai chân. Hít vào rồi hạ tạ xuống đến khi chúng đi hết 3/4 đoạn đường từ trên xuống, đến đây là hết một nhịp. Sử dụng bắp tay trước trong khi tập. Lặp lại bài tập này hai lần, mỗi lần 10 nhịp.
Bước 6 - Đấm móc với tạ.
Làm săn chắc bắp tay và tăng cường sức khỏe cơ vai bằng bài tập đấm móc với tạ. Bạn phải có một bộ tạ tay nặng 0,5-1kg cho bài tập này.
Bắt đầu với hai bàn chân mở rộng ngang hông, mỗi tay cầm một quả tạ 0,5-1 kg. Nắm hai bàn tay trước mặt với lòng bàn tay hướng vào nhau.
Giữ cố định nắm tay trái khi bạn hít vào và đấm nắm tay phải lên cao nhất có thể. Nhớ giữ cánh tay hơi cong và không giữ cứng khuỷu tay trong khi đấm. Thở ra khi bạn thu nắm tay phải trở về vị trí ban đầu. Hít vào khi bạn đấm nắm tay trái lên cao tối đa có thể.
Luân phiên đấm tay phải và tay trái trong 60 giây. Từ từ tăng tốc độ đến khi bạn có thể đấm lên trên nhanh nhất có thể. Lặp lại bài tập trong 1-2 phút mỗi ngày.
Bước 7 - Nâng tạ tay trong tư thế plank một bên.
Bài tập này giúp vận động đồng thời cơ cánh tay và cơ trung tâm. Bạn cần có một quả tạ tay nặng 1-3kg hoặc tạ tự do cho bài tập này.
Bắt đầu ở tư thế plank một bên với khuỷu tay phải nằm ngay dưới vai, và hai bàn chân xếp chồng lên nhau. Nâng tạ lên bằng tay trái.
Nâng hông lên sao cho cơ thể tạo thành một đường thẳng từ vai đến mắt cá chân. Siết bàn tay phải thành nắm đấm để tạo sự cân bằng và kích hoạt cơ cánh tay. Sau đó bạn hít vào trong khi duỗi cánh tay trái để nó nằm ngay bên trên vai phải. Nắm chặt tạ khi bạn nâng cánh tay trái lên.
Thở ra khi bạn hạ cánh tay trái xuống sao cho nó song song với mặt đất và nằm trước cơ thể. Giữ cao hông trong khi bạn hạ cánh tay xuống. Lặp lại bài tập này 10 lần cho mỗi bên.
Phương pháp 2 - Chơi thể thao để phát triển cơ cánh tay
Bước 1 - Chơi quần vợt hoặc các môn sử dụng vợt khác.
Các môn thể thao này rất tốt cho cơ cánh tay và cho toàn cơ thể. Tham gia câu lạc bộ quần vợt ở địa phương hoặc các lớp học quần vợt. Nếu bạn có người quen chơi quần vợt thì nhờ họ hướng dẫn chơi và rèn luyện kỹ năng. Bạn sẽ cảm nhận rõ sức mạnh cánh tay được cải thiện và cơ cánh tay định hình đẹp hơn khi chơi nhiều môn thể thao sử dụng vợt.
Bước 2 - Tham gia môn chèo thuyền.
Chơi các môn thể thao sử dụng cơ cánh tay sẽ làm săn chắc cánh tay. Cân nhắc tìm một sở thích tập trung vào cánh tay như chèo thuyền, là môn đòi hỏi phải có sức mạnh cánh tay và cơ trung tâm. Bạn có thể bắt đầu với máy tập chèo tạ tại phòng tập, rồi tham gia lớp học chèo thuyền. Bạn cũng có thể tham gia đội chèo thuyền giải trí tại địa phương để luyện kỹ năng chèo, và để có cuộc sống năng động hơn.
Bước 3 - Học đấm bốc.
Một môn thể thao khác đòi hỏi phải sử dụng cánh tay ở cường độ cao là đấm bốc, bạn phải có cánh tay rắn chắc và sức khỏe thể chất tốt. Tham gia lớp học đấm bốc tại phòng tập hoặc tự tập với bao đấm ở nhà. Tự đấm ở nhà có thể phát triển sức mạnh cánh tay, và các buổi tập đấm tại lớp cũng có thể làm săn chắc cánh tay.
Phương pháp 3 - Duy trì chế độ ăn lành mạnh
Bước 1 - Điều chỉnh lượng calo tiêu thụ hằng ngày.
Điều chỉnh lượng calo tiêu thụ sao cho bạn không ăn quá nhiều hoặc không ăn calo rỗng để tránh tích mỡ ở cánh tay. Sau khi tính được lượng calo tiêu thụ mỗi ngày dựa trên tuổi tác, cân nặng và mức độ vận động của bạn, bạn cố gắng tiêu thụ đủ calo mỗi ngày để có thể tập thể dục.
Ăn nhiều rau xanh, chất béo lành mạnh và đạm nạc. Mỗi bữa nên có một khẩu phần đạm, một hay hai khẩu phần rau xanh/hoa quả, và một khẩu phần cacbohydrat phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt. Nhớ rằng lượng cacbohydrat phải nằm trong phạm vi khuyến nghị từ 20-50g mỗi ngày.
Giảm tiêu thụ cacbohydrat, đường và mỡ động vật. Ăn các thực phẩm giàu cacbohydrat và đường sẽ khiến cơ thể giải phóng insulin, là hóc môn chính gây tích trữ mỡ trong cơ thể. Khi mức insulin giảm, cơ thể bạn có thể đốt cháy mỡ. Mức insulin thấp cũng giúp thận bài tiết natri thừa và nước, do đó giúp bạn giảm lượng cân nặng do cơ thể giữ nước.
Loại bỏ những thực phẩm giàu tinh bột và cacbohydrat như khoai tây chiên và bánh mì trắng. Tránh những thực phẩm giàu chất tạo ngọt nhân tạo như nước ngọt, bánh, kẹo và thức ăn vặt.
Bước 2 - Quyết tâm theo đuổi chế độ ăn bảy ngày.
Xây dựng chế độ ăn bảy ngày bao gồm ba bữa chính (sáng, trưa, tối) với thời gian ăn cố định trong ngày, và hai bữa nhỏ (giữa bữa sáng và trưa, trưa và tối) cũng với thời gian ăn cố định trong ngày. Chế độ ăn chặt chẽ sẽ giúp bạn ăn vào các thời điểm giống nhau mỗi ngày, và không bỏ bữa. Tiêu thụ khoảng 1.400 calo mỗi ngày, kết hợp với tập thể dục, có thể giúp bạn giảm cân lành mạnh.
Viết danh sách các thứ cần mua dựa trên chế độ ăn đó và đi chợ vào đầu tuần. Trữ đủ thực phẩm trong tủ lạnh trong một tuần, với đầy đủ các thành phần cần thiết để bạn có thể dễ dàng nấu ăn mà không có tư tưởng lười nấu hay bỏ bữa.
Bước 3 - Uống nước lọc thay vì nước ngọt.
Giữ cơ thể đủ nước bằng nước lọc sẽ giúp duy trì sức khỏe hệ miễn dịch, và đảm bảo bạn có đủ nước trong buổi tập hằng ngày.
Bạn có thể thay thế nước ngọt như sô-đa bằng nước lọc pha thêm vài lát chanh để có hương vị.
Thử uống trà xanh không đường để thay thế cho thức uống chứa đường. Trà xanh không đường có lượng chất chống ôxi hóa rất tốt có thể nâng cao sức khỏe.
Bước 4 - Ăn uống đầy đủ trước và sau khi tập thể dục.
Để có thể giảm cân bạn nên ăn uống lành mạnh trước và sau khi tập thể dục. Ăn một bữa nhỏ trước khi tập 1-2 giờ để bạn có đủ năng lượng trong suốt buổi tập.
Các bữa ăn sau giờ tập nên chứa nhiều đạm và cacbohydrat, và bạn nên ăn trong vòng hai giờ sau khi tập xong. Một bữa ăn gồm có sữa chua ít béo, vài thìa yến mạch với hoa quả, hoặc bơ đậu phộng và bánh sandwich chuối làm từ bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp cơ thể hồi phục sau buổi tập, cải thiện sức khỏe cơ bắp.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/N%C6%B0%E1%BB%9Bng-th%C4%83n-ngo%E1%BA%A1i-b%C3%B2 | Cách để Nướng thăn ngoại bò | Dù là dùng bếp ga hay bếp than, bạn có thể học cách nướng thăn ngoại bò mà không phải cần nhiều thứ phức tạp. Thịt nướng thường không đòi hỏi phải tẩm ướp nhiều, vì hương vị tự nhiên của nó vốn đã rất ngon. Đặc biệt, thăn ngoại bò sẽ là món bít tết hoàn hảo mà bạn chỉ cần đặt lên vỉ nướng nhanh để làm món chính tuyệt vời.
Thời gian chuẩn bị: 20-25 phút
Thời gian chế biến: 10-20 phút
Tổng thời gian: 30-45 phút
Phương pháp 1 - Chuẩn bị nướng
Bước 1 - Mua đúng loại thăn ngoại bò.
Thăn ngoại bò là phần sau của bò, đặc biệt là phần hông. Bạn nên tìm mua miếng thịt có vân mỡ, tức là các lằn mỡ trắng tỏa đều khắp miếng thịt. Chọn thịt màu sáng, đỏ tươi và dày khoảng 2,5 – 4 cm.
Yêu cầu người bán thịt cắt miếng thịt tươi nếu những miếng thịt bày bán bị thâm bên ngoài – tức là chúng đã được để quá lâu trong không khí.
Bước 2 - Biết rằng kiểu nướng sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thành phẩm.
Nhiều người quả quyết rằng thịt bò nướng nêm chút muối tiêu là một trong những món ăn tuyệt hảo nhất. Dù không thật mềm, nhưng thịt thăn ngoại bò lại rất đậm đà ngay cả khi không ướp gia vị. Hương vị đích thực của nó có được là nhờ sự tương tác giữa thịt và nguồn nhiệt. Chỉ cần nướng cho hơi sém bên ngoài là miếng thịt sẽ rất thơm ngon và ngọt mềm. Tùy vào loại bếp, có thể món bít tết của bạn sẽ có hương vị rất khác biệt:
Bếp ga sẽ không đóng góp nhiều cho hương vị của bít tết, nhưng chúng lại dễ sử dụng và nóng nhanh nhất. Bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ chỉ bằng một nút vặn đơn giản và hoàn tất quá trình nướng theo ý thích. Bếp ga cũng thường có gắn nhiệt kế.
Than bánh có thể nhóm lửa tương đối nhanh và mau nóng. Loại bếp này đem lại hương vị thịt nướng BBQ "cổ điển" phảng phất mùi khói, nhưng lại hơi khó chỉnh nhiệt độ.
Những mẩu củi như củi mại châu hay sồi sẽ đem lại hương vị tự nhiên nhất cho món bít tết. Tuy nhiên, bếp củi khá khó nhóm và duy trì ngọn lửa, vì vậy nhiều người kết hợp củi và than để tận dụng ưu điểm của cả hai loại bếp này.
Bước 3 - Làm nóng trước bếp nướng đến nhiệt độ cao trung bình.
Nếu bạn dùng than và/hoặc củi, thời gian này có thể mất 30-40 phút cho đến khi có một lớp tro màu xám trên ngọn lửa, nhưng bếp ga thì chỉ cần vài phút là đã nóng. Bạn cần để cho nhiệt độ bên trong bếp nướng đạt đến khoảng 190 độ C bằng cách đậy bếp trong khi làm nóng. Miếng thịt càng mỏng thì bếp càng phải nóng hơn:
180 – 205 độ C. Bạn sẽ không thể để tay bên trên vỉ nướng quá 4-5 giây.
162- 180 độ C. Bạn sẽ không thể để tay bên trên vỉ nướng quá 5-6 giây.
Bước 4 - Xát muối tiêu bên ngoài miếng thịt trong khi chờ bếp nóng.
Hầu hết bít tết đều ngon nhất khi chỉ ướp ít gia vị. Xát 1/2 thìa canh muối tiêu lên cả hai mặt thịt và để cho thịt ngấm khoảng 15-20 phút ở nhiệt độ phòng trong khi chờ bếp nóng lên. Bạn nên để thịt ướp ở nhiệt độ phòng để thịt không bị lạnh khi đặt lên vỉ nướng – điều này có thể khiến thịt co lại và dai khi nướng.
Dùng lượng muối kha khá – một lớp muối mỏng rắc bên trên miếng thịt là vừa, nhưng nhớ là bạn vẫn phải nhìn thấy bề mặt thịt.
Loại muối hạt to (chẳng hạn như muối biển thô hoặc muối kosher) sẽ giúp bề mặt thịt sém tốt hơn, vì vậy, bạn nên tránh dùng muối ăn hạt mịn nếu có thể.
Bước 5 - Đặt thịt bò lên vỉ nướng đã nóng.
Bạn cần nướng sao cho miếng thịt bên ngoài sém vàng và giòn để món ăn có kết cấu và hương vị tốt nhất. Đặt miếng thịt lên ngọn lửa và để yên như vậy, đậy nắp trong khi nướng. Đừng chọc, đâm hoặc di chuyển miếng thịt trong khi nướng.
Bước 6 - Nướng mỗi mặt thịt trực tiếp trên lửa trong 4-7 phút, tùy vào độ chín mà bạn mong muốn.
Bề mặt thịt phải có màu nâu đậm khi bạn lật thịt. Nếu bếp quá nóng, bề mặt thịt sẽ bị cháy đen. Nếu thịt có màu hồng thì nghĩa là bếp chưa đủ nóng, vì vậy bạn hãy thử tăng nhiệt độ hoặc để thịt trên lửa thêm 2-3 phút nữa. Bạn cũng có thể xoay miếng thịt một góc 45 độ khi nướng được nửa thời gian để tạo ra các dấu vỉ nướng hình thoi đẹp mắt trên miếng thịt. Tham khảo các độ chín sau:
: nướng khoảng 5 phút mỗi mặt.
: nướng khoảng 7 phút mỗi mặt.
: nướng 10 phút mỗi mặt, sau đó đặt trên nguồn nhiệt gián tiếp để thịt tiếp tục chín.
Dùng kẹp gắp để lật thịt thay vì dùng dĩa đâm qua miếng thịt khiến nước trong thịt chảy ra.
Bước 7 - Gắp thịt ra khỏi nguồn nhiệt trực tiếp và đặt ở nơi có nhiệt gián tiếp nếu bạn muốn nướng chín kỹ.
Di chuyển miếng thịt ra phần bên kia của vỉ nướng hoặc ở vị trí không có lửa trực tiếp cho đến khi bên trong miếng thịt đạt đến độ chín mong muốn. Với bếp nướng than, bạn có thể mở hoặc đóng lỗ thông hơi để kiểm soát mức độ khói. Mùi khói sẽ nhiều hơn khi bạn đóng lỗ thông hơi. Bạn có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ bên trong miếng thịt, hoặc chỉ ước lượng bằng thời gian.
55 – 57°C. Lấy thịt ra ngay sau khi lật từng mặt.
60°C. Nướng mỗi mặt thêm 1 phút hoặc 30 giây nữa so với thịt tái.
68°C. Tiếp tục nướng thêm 1-2 phút trên lửa trực tiếp. Lật thịt khi nướng được nửa thời gian.
74°C. Nướng miếng thịt trên nhiệt gián tiếp 3-4 phút, lật thịt khi nướng được nửa thời gian.
Bước 8 - Dùng tay thử để kiểm tra độ chín của thịt.
Nếu không có nhiệt kế đo thịt, bạn có thể kiểm tra độ chín của thịt bằng tay. Dùng một ngón tay ấn vào giữa miếng thịt. Miếng thịt có độ chín vừa sẽ lún xuống một chút, tương tự như bạn ấn vào giữa lòng bàn tay. Miếng thịt tái vừa sẽ có độ nẩy và mềm xốp như phần dưới ngón cái.
Bước 9 - Để miếng thịt trong nhiệt độ phòng 10 phút trước khi ăn.
Đậy một mảnh giấy bạc lên miếng thịt và để cho thịt “nghỉ” trước khi ăn. Như vậy hương vị trong thịt sẽ được giữ lại và miếng bít tết sẽ ngon hơn.
Phương pháp 2 - Các biến thể
Bước 1 - Xát gia vị lên thịt thay vì muối tiêu.
Các gia vị khô giúp tăng hương vị cho thịt mà không làm mất đi độ mềm, thường được gọi là "muối gia vị" hoặc "gia vị ướp thịt nướng." Bạn cũng có thể tự pha trộn gia vị. Trộn các gia vị sau với muối tiêu, sau đó bóp hoặc xát vào cả hai mặt miếng thịt. Dùng lượng gia vị bằng nhau cho mỗi mặt thịt, khoảng 1-1,5 thìa canh, và đừng ngại kết hợp các loại gia vị.
Bột hành, bột ớt paprika, ớt bột và bột tỏi.
Hương thảo, cỏ xạ hương và lá oregano khô, bột tỏi.
Ớt cayenne, ớt bột, bột ớt paprika, là oregano Mexico, bột tỏi.
Đường nâu, ớt, bột ớt paprika, bột tỏi và cà phê xay.
Bước 2 - Ngâm thịt trong nước ướp để tăng độ ẩm và hương vị.
Nước ướp sẽ chỉ có hiệu quả khi được ướp qua đêm, vì vậy bạn đừng ướp vào phút cuối và mong rằng hương vị sẽ thật đậm đà. Chất axit trong nước ướp (giấm, nước cốt chanh, v.v…) sẽ phân giải một số mô trong thịt, giúp thịt mềm hơn. Tuy nhiên, quá nhiều chất axit cũng có thể làm hỏng kết cấu và khiến cho bề mặt miếng bít tết không giòn được. Cho thịt vào túi ni lông với nước ướp và để trong tủ lạnh qua đêm để có kết quả tốt nhất.
1/3 cốc nước tương, dầu ô liu, nước cốt chanh, sốt Worcestershire, thêm 1-2 thìa canh bột tỏi, húng quế, mùi tây, hương thảo khô và tiêu đen xay.
1/3 cốc giấm vang đỏ, 1/2 cốc nước tương, 1 cốc dầu thực vật, 3 thìa canh sốt Worcestershire, 2 thìa canh mù tạt Dijon, 2-3 nhánh tỏi băm, 1 thìa canh tiêu đen xay.
Bước 3 - Phết một ít bơ lên bề mặt miếng thịt để có vị béo ngậy như ở nhà hàng thịt nướng.
Các nhà hàng thịt nướng có lý do để phết bơ lên bít tết nướng. Bơ sẽ len lỏi vào các lát cắt trên thịt và nâng cấp món ăn này thành một món chính hoàn hảo. Bạn có thể thử trộn bơ với các gia vị và thảo mộc trong máy xay thực phẩm để tăng thêm hương vị cho món bít tết. Để làm hỗn hợp bơ, hãy trộn 6 thìa canh bơ với thảo mộc trong máy xay thực phẩm, sau đó đem đông lạnh cho đến khi cần rưới lên thịt nướng. Bạn cũng có thể hâm nóng trên lửa nhỏ và phết hỗn hợp bơ và thảo mộc tan chảy lên miếng bít tết khi thịt đã chín.
1 thìa cà phê cỏ xạ hương, cây xô thơm và hương thảo cắt nhỏ
2-3 nhánh tỏi băm
1 thìa cà phê ớt bột, rau mùi và ớt cayenne
Bước 4 - Thêm gia vị lên trên miếng thịt nướng.
Thịt nướng ăn không cũng đã ngon, nhưng nếu có thêm gia vị ăn kèm thì sẽ còn ngon hơn nữa. Bạn có thể thử dùng những gia vị như:
Hành, ớt hoặc nấm áp chảo
Hành phi
Phô mai xanh bóp vụn
Kem chua
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/H%E1%BA%A1-huy%E1%BA%BFt-%C3%A1p-cao | Cách để Hạ huyết áp cao | Huyết áp dùng để chỉ lực do dòng máu chảy qua tạo ra tác động lên thành động mạch. Động mạch càng hẹp và cứng, huyết áp càng cao. Huyết áp bình thường luôn dưới 120/80. Nếu con số cao hơn, bạn đã bị huyết áp cao (chứng tăng huyết áp). Sau khi tìm hiểu về huyết áp, bạn có thể thực hiện các bước đơn giản sau đây nhằm điều chỉnh lối sống và hạ huyết áp.
Phương pháp 1 - Tìm hiểu huyết áp cao
Bước 1 - Tìm hiểu các cấp độ tăng huyết áp.
Nếu huyết áp trên 120/80, bạn đã mắc chứng tăng huyết áp. Các cấp độ tăng huyết áp thay đổi tùy thuộc vào cường độ áp lực trong tim.
Huyết áp 120-139/80-89 được xem là tiền huyết áp cao.
Huyết áp cao Cấp độ 1 là 140-159/90-99.
Huyết áp cao Cấp độ 2 là 160 hoặc hơn/100 hoặc hơn.
Bước 2 - Chẩn đoán huyết áp cao.
Huyết áp thay đổi liên tục trong ngày. Chúng hạ thấp khi bạn nghỉ ngơi và tăng lên khi bạn đang có tâm trạng hào hứng, căng thẳng, hay tham gia hoạt động thể chất. Đó là lý do tại sao chẩn đoán huyết áp cao chỉ được thực hiện khi đi khám bác sĩ ít nhất ba lần trong khoảng thời gian vài tuần cho đến vài tháng. Trong một số trường hợp, cơ thể có hai huyết áp tâm thu và tâm trương độc lập với nhau.
Chẩn đoán cuối cùng dựa trên con số cấp độ cao nhất. Ví dụ, nếu huyết áp là 162/79, bạn đã mắc chứng tăng huyết áp Cấp độ 2.
Bước 3 - Tìm hiểu huyết áp cao vô căn.
Có hai loại huyết áp cao đó là vô căn và thứ phát. Huyết áo cao vô căn hình thành trong nhiều năm và có rất nhiều lý do. Thông thường nó kết hợp với nhiều yếu tố độc lập. Yếu tố nguy cơ chính là tuổi tác: càng lớn tuổi thì bạn càng dễ mắc chứng tăng huyết áp. Lý do là vì động mạch càng ngày càng bị xơ cứng và thu hẹp dần. Di truyền cũng là yếu tố góp phần gây nên huyết áp cao. Những người có cha mẹ bị huyết áp cao thường có nguy cơ mắc phải chứng này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc chứng huyết áp cao do di truyền có thể lên đến 30%.
Nếu bị béo phì, tiểu đường, hoặc rối loạn lipid máu, bạn cũng có thể bị huyết áp cao. Tăng cân là một yếu tố nguy cơ lớn. Khối lượng dư thừa làm gia tăng áp lực hoạt động lên tim mạch. Theo thời gian, quá trình trao đổi chất béo và đường bị rối loạn gây nên huyết áp cao. Bệnh tiểu đường và rối loạn lipid máu cũng ảnh hưởng đến sự trao đổi chất béo và đường.
Những người thường xuyên căng thẳng, lo âu và bị trầm cảm thường hay mắc chứng tăng huyết áp.
Người da đen thường có nguy cơ cao mắc chứng tăng huyết áp và thường bị nặng hơn. Đây được cho là kết quả của yếu tố môi trường, kinh tế xã hội, và di truyền.
Bước 4 - Tìm hiểu chứng tăng huyết áp thứ phát.
Loại huyết áp cao này do tình trạng bệnh cụ thể gây nên. Một số bệnh có thể bao gồm bệnh thận. Thận đóng vai trò điều hòa thành phần dịch trong máu và loại bỏ nước dư thừa, cho nên tình trạng bệnh thận cấp tính và mãn tính đều gây rối loạn chức năng thận, làm nước tích tụ trong cơ thể, tăng khối lượng máu và dẫn đến huyết áp cao.
Bạn có thể bị huyết áp cao thứ phát nếu mắc khối u tuyến thượng thận, sản sinh nội tiết tố ảnh hưởng đến nhịp tim, co thắt mạch máu, và chức năng thận dẫn đến tình trạng huyết áp cao.
Các nguyên nhân khác có thể là bệnh tuyến giáp làm thay đổi nồng độ nội tiết tố tuyến giáp ảnh hưởng đến nhịp tim và tăng huyết áp. Chứng ngưng thở trong khi ngủ gây áp lực lên hệ hô hấp và tuần hoàn, theo thời gian có thể gân nên huyết áp cao.
Một số loại thuốc, kể cả được kê toa và không theo toa, được chứng minh là có thể làm tăng huyết áp. Các thuốc này bao gồm thuốc tránh thai dạng uống, NSAID, thuốc chống trầm cảm, steroid, thuốc làm thông mũi, và chất kích thích. Ngoài ra việc sử dụng chất cấm như là cô-ca-in và methamphetamine cũng gây nên tình trạng huyết áp cao.
Chế độ ăn uống không lành mạnh có hàm lượng muối cao cũng có thể gây nên chứng tăng huyết áp.
Phương pháp 2 - Điều chỉnh lối sống
Bước 1 - Kiểm tra huyết áp.
Tình trạng huyết áp cao có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm mà không hề xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, nhưng hậu quả của chúng có thể gây nên vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí là tử vong. Nói chung các vấn đề sức khỏe do huyết áp cao gây nên là kết quả của hai giai đoạn sức khỏe. Đầu tiên, mạch máu trong cơ thể thu hẹp và xơ cứng. Thứ hai, do tình trạng này cho nên lượng máu đến các cơ quan và phần khác của cơ thể như là tim, não, thận, mắt, và dây thần kinh bị giảm đi. Điều này có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng và đe dọa đến mạng sống của bạn nếu không được phát hiện sớm.
Bạn cần đo huyết áp tại hiệu thuốc hoặc mua dụng cụ đo huyết áp để theo dõi huyết áp của mình. Nếu cho rằng huyết áp đang tăng cao, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kỹ lưỡng.
Bước 2 - Tập thể dục thường xuyên.
Bạn có thể tích hợp nhiều hoạt động thể chất vào thói quen thường ngày để cải thiện tình trạng huyết áp cao. Bạn có thể tập bài rèn luyện tim mạch như là đi bộ, chạy bộ, hoặc bơi lội và rèn luyện tăng cường thể lực. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo người lớn nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, một tuần năm ngày với tổng thời gian hoạt động là 150 phút để tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, bạn có thể tập thể dục nhịp điệu cường độ cao ít nhất 25 phút mỗi ngày, một tuần ba buổi với tổng thời gian 75 phút. Thêm vào đó, bạn có thể kết hợp thêm một số hoạt động tăng cường cơ bắp vừa và nặng ít nhất 2 ngày một tuần.
Nếu cảm thấy tiêu chuẩn hoạt động này là quá sức, bạn có thể điều chỉnh theo khả năng tối đa của mình. Thà vận động ít còn hơn là ngồi ì một chỗ. Nỗ lực hết sức để rèn luyện thể chất. Ngay cả hoạt động đi bộ quãng ngắn cũng mang lại hiệu quả hơn so với việc nằm dài trên ghế sofa.
Hoạt động thể chất cũng giúp chống lại béo phì. Cả chế độ ăn uống lành mạnh lẫn tập luyện cũng hỗ trợ giảm cân và hạ huyết áp.
Bước 3 - Tránh căng thẳng.
Căng thẳng, lo lâu, và trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao. Bạn nên học cách kiểm soát và giải quyết tình trạng căng thẳng để cải thiện sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Theo đuổi sở thích riêng, thiền định, và tập yoga là những biện pháp giúp thư giãn hiệu quả.
Nếu đang phải đấu tranh với lo âu hoặc trầm cảm, bạn nên đi khám bác sĩ.
Bước 4 - Hạn chế rượu bia.
Nam giới chỉ nên uống mỗi ngày tối đa 2 ly rượu bia. Còn nữ giới thì không quá 1 ly đồ uống có cồn.
Người nghiện rượu bia nếu muốn hạn chế lượng tiêu thụ đồ uống có cồn nên từ từ giảm giần trong vài tuần. Trong trường hợp ngưng rượu bia đột ngột sẽ gặp phải rủi ro tăng huyết áp nghiêm trọng.
Bước 5 - Cai thuốc lá.
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do tim mạch. Các chất hóa học trong thuốc lá làm tăng nhịp tim và co thắt mạch máu làm gia tăng huyết áp. Điều quan trọng hơn là việc hút thuốc gây xơ cứng động mạch theo thời gian và kéo dài trong nhiều năm ngay cả khi bệnh nhân đã cai thuốc.
Bước 6 - Hạn chế tiêu thụ caffein.
Chất này làm tăng nhịp tim và huyết áp, đặc biệt là ở những người không tiêu thụ thường xuyên. Nếu dùng liều cao có thể gây rối loạn nhịp tim. Bạn chỉ nên sử dụng không quá 400 mg mỗi ngày.
Để theo dõi lượng tiêu thụ hằng ngày, bạn cần nắm rõ liều lượng caffein trong đồ uống của mình. 240 ml cà phê chứa 100-150 mg, 30 ml espresso chứa 30-90 mg, và 240 ml trà caffein có chứa 40-120 mg.
Bước 7 - Sử dụng thảo dược.
Mặc dù vẫn chưa được khoa học chứng minh, nhưng có một số loại thảo dược giúp cải thiện huyết áp. Tuy nhiên, bạn vẫn không nên sử dụng các loại thảo dược này thay thế cho những loại thuốc đã được khoa học nghiên cứu. Thay vào đó, bạn chỉ nên bổ sung thảo dược vào chế độ ăn uống nếu được bác sĩ chấp thuận.
Dùng chiết xuất lá nhựa ruồi, được dùng làm trà ở Trung Quốc với tác dụng tăng cường tuần hoàn máu đến tim.
Bạn có thể thử chiết xuất táo gai mọng giúp cải thiện nguồn cung cấp máu đến tim và hỗ trợ quá trình trao đổi chất của tim.
Sử dụng chiết xuất tỏi để phòng bệnh tim mạch. Tỏi được cho là có khả năng kiểm soát huyết áp cao và cholesterol.
Bạn có thể dùng hoa dâm bụt làm chất bổ sung hoặc pha trà có tác dụng lợi tiểu và tái tạo tác dụng của thuốc chẳng hạn như thuốc ức chế ACE và thuốc trị huyết áp cao. Ngoài ra bạn có thể uống trà gừng và thảo quả, một loại trà ở Ấn Độ có tác dụng giảm huyết áp tự nhiên.
Uống nước dừa. Trong nước dừa có hàm lượng kali và ma-giê cao giúp điều hòa chức năng cơ bắp.
Uống Dầu cá có thành phần axit béo omega-3 giúp tăng cường trao đổi chất béo và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Phương pháp 3 - Áp dụng chế độ ăn DASH
Bước 1 - Thử chế độ ăn DASH (Phương pháp Tiếp cận Chế độ Ăn uống Giảm Huyết áp).
Trong thực tế, chế độ này được chấp nhận trong y học làm điểm khởi đầu trong việc điều trị huyết áo cao. Chế độ ăn uống bao gồm chủ yếu rau củ quả, trái cây, sản phẩm sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, và protein nạc, cũng như hạn chế muối, đường, và chất béo.
Hầu hết các lời khuyên dinh dưỡng dưới đây thường dựa trên chế độ ăn DASH. Nếu muốn tìm hiểu thêm về chế độ này và một số lời khuyên ăn uống khác, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bước 2 - Hạn chế tiêu thụ muối.
Natri có tác động đáng kể đến mức huyết áp của cơ thể. Vì thế, mục tiêu chính của chế độ ăn DASH đó là giảm lượng muối mà bệnh nhân hấp thụ trực tiếp và thông qua thức ăn.
Lượng muối nên sử dụng hằng ngày theo tiêu chuẩn khuyến cáo là 2.300 mg. Nếu bác sĩ cho rằng bạn cần áp dụng chế độ ăn DASH ít muối, bạn nên cân nhắc việc giảm lượng muối hấp thụ hằng ngày xuống còn 1.500 mg, tương đương ít hơn một thìa nhỏ muối mỗi ngày.
Đa số thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối rất cao. Bạn cần hết sức lưu ý loại thức ăn này trong khi theo dõi lượng muối hấp thụ. Ngay cả thực phẩm chế biến sẵn không có vị mặn cũng có thể chứa hàm lượng muối nhiều hơn tiêu chuẩn. Bạn có thể kiểm tra bao bì sản phẩm để xem thông tin hàm lượng muối. Thành phần này được ghi bằng đơn vị mg trên mỗi nhãn thành phần dinh dưỡng.
Lưu ý khẩu phần ăn và theo dõi hàm lượng muối tiêu thụ hằng ngày để duy trì ở mức dưới 1500 mg.
Bước 3 - Thêm ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn.
Chế độ ăn DASH bao gồm từ 6 đến 8 phần ngũ cốc hoặc ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày. Bạn nên ăn ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc tinh luyện. Có một vài thủ thuật giúp bạn tránh việc ăn ngũ cốc tinh luyện và thay thế bằng các loại ngũ cốc lành mạnh.
Diệm mạch, lúa mì sấy khô, yến mạch, gạo, kê, và lúa mạch là những loại ngũ cốc nguyên hạt điển hình.
Bất cứ khi nào có thể, bạn nên ăn mì ngũ cốc nguyên hạt thay vì loại mì thông thường, gạo lứt thay cho gạo trắng, và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt thay cho bánh mì trắng. Luôn đảm bảo rằng bao bì sản phẩm có ghi 100% ngũ cốc nguyên hạt.
Chọn thực phẩm càng ít qua chế biến càng tốt. Thức ăn bán trong túi, hộp với hơn 3 thành phần thường đã qua chế biến hoàn toàn. Sản phẩm được trồng và bán ở dạng tươi thường tốt cho sức khỏe hơn.
Bước 4 - Ăn nhiều rau quả.
Rau quả có vị tươi ngon, đa dạng, và rất tốt cho huyết áp cũng như sức khỏe nói chung. DASH khuyến cáo nên ăn từ 4 đến 5 phần rau quả mỗi ngày. Bí đỏ, cà chua, bông cải xanh, rau bina, a-ti-sô, và cà rốt là nhóm rau quả có hàm lượng chất xơ, kali và ma-giê cao.
Cơ thể cần những loại vitamin này để hoạt động bình thường và hạ huyết áp cao.
Bước 5 - Thêm trái cây vào chế độ ăn của bạn.
Cơ thể cần hấp thu vitamin, chất khoáng, và chất chống oxy hóa trong trái cây. Bạn có thể dùng trái cây để ăn vặt và thay thế thành phần đường tinh luyện nếu muốn. DASH khuyến cáo nên ăn từ 4 đến 5 phần trái cây mỗi ngày.
Ăn nguyên vỏ trái cây để tăng cường chất xơ. Vỏ táo, kiwi, lê, và xoài đều có thể ăn kèm phần ruột quả.
Bước 6 - Ăn protein nạc.
Bạn nên bổ sung thành phần protein nạc vào bữa ăn, nhưng lưu ý nên hạn chế lượng tiêu thụ hằng ngày. DASH khuyến cáo không nên ăn quá 6 phần protein nạc, chẳng hạn như ức gà, đậu nành, hoặc sản phẩm sữa trong ngày.
Trước khi nấu thịt nạc, bạn nên lọc phần mỡ hoặc da trong miếng thịt.
Không chiên thịt. Thay vào đó nên chế biến bằng cách nướng, luộc, hoặc hầm.
Ăn nhiều cá tươi (không chiên). Các loại cá như cá hồi có chứa axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao.
Bước 7 - Ăn các loại hạt, đậu, và rau đậu.
Ngoài hàm lượng axit béo omega-3 cao, loại thực phẩm này giàu chất xơ và hóa học thực vật. DASH khuyến cáo nên ăn từ 4 đến 6 phần mỗi tuần thay vì hằng ngày.
Sự hạn chế này là do nhóm thực phẩm có hàm lượng calo cao và chỉ nên tiêu thụ có chừng mực.
Ưu tiên các loại hạt như là hạnh nhân, hạt lanh, hồ đào, hướng dương, đậu lăng, đậu Hà Lan và đậu tây.
Bước 8 - Giảm tiêu thụ các loại đồ ngọt.
Bạn chỉ nên ăn 5 phần chất ngọt mỗi tuần nếu muốn tuân thủ nghiêm ngặt chế độ DASH. Nếu thích ăn đồ ngọt, bạn nên loại ít béo hoặc không béo chẳng hạn như kem trái cây hoặc bánh quy giòn.
Phương pháp 4 - Uống thuốc
Bước 1 - Xác định nhu cầu dùng thuốc.
Thường thì việc thay đổi lối sống chưa đủ để hạ huyết áp xuống mức bình thường. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ phải tìm đến sự trợ giúp của thuốc men. Trong trường hợp này, biện pháp điều trị hiệu quả nhất đó là kết hợp thay đổi lối sống và uống thuốc. Đôi khi bạn cần phải uống nhiều loại thuốc cùng lúc. Quá trình điều trị ban đầu huyết áp cao sẽ cần đến một vài loại thuốc khác nhau.
Bước 2 - Tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc lợi tiểu thiazide.
Các thuốc như chlorthalidone và hydrochlorothiazide, được cho là có tác dụng giảm khối lượng chất lỏng trong cơ thể và thư giãn mạch máu. Bạn nên uống thuốc này một lần một ngày.
Tác dụng phụ của loại thuốc này làm giảm kali, khiến cho cơ bị suy yếu và rối loạn nhịp tim, cũng như hạ thành phần natri gây nên chóng mặt, nôn mửa, và mệt mỏi.
Bước 3 - Dùng thuốc chặn kênh canxi.
Các chế phẩm này là amlodipine, nicardipine, nifedipine, verapamil, hoặc diltiazem. Chúng có tác dụng thư giãn cơ bắp thành mạch máu. Nói chung, bạn nên uống từ 1 đến 3 lần mỗi ngày.
Một số tác dụng phụ bao gồm sưng chân và giảm nhịp tim.
Bước 4 - Dùng thuốc ức chế men chuyển hóa Angiotensin (ACE).
Thuốc ức chế ACE và thuốc ức chế nội tiết tố Angiotensin II là những loại thuốc có tác dụng ức chế nội tiết tố có tên gọi Angiotensin II làm hẹp mạch máu. Ngoài ra chúng còn làm cho cơ thể tích trữ nước. Bạn nên dùng thuốc từ 1 đến 3 lần một ngày.
Tác dụng phụ chủ yếu bao gồm huyết áp thấp và nhịp tim thấp gây chóng mặt và ngất xỉu. Ngoài ra chúng còn làm tăng nồng độ kali gây yếu cơ, rối loạn nhịp tim, và ho. Khoảng 20% bệnh nhân dùng thuốc ức chế ACE đều bị ho khan từ 1 đến 2 tuần kể từ khi dùng thuốc.
Thuốc ức chế ACE và ARB có tác dụng đối với bệnh nhân ở độ tuổi từ 22-51.
Bước 5 - Sử dụng thuốc điều hòa nhịp tim và hạ huyết áp.
Bạn có thể dùng những loại thuốc này nếu không bị phản ứng với các loại thuốc khác. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn tín hiệu từ dây thần kinh và nội tiết tố trong cơ thể gây hẹp mạch máu. Bạn nên dùng thuốc từ 1 đến 3 lần mỗi ngày.
Tác dụng phụ của thuốc điều hòa hoạt động tim bao gồm ho (nếu bệnh nhân bị hen suyễn hoặc dị ứng) và khó thở, hạ đường huyết, tăng nồng độ kali, trầm cảm, mệt mỏi, và suy giảm chức năng tình dục.
Tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp bao gồm đau đầu, buồn nôn, yếu ớt, và tăng cân.
Thuốc điều hòa hoạt động tim có hiệu quả đối với bệnh nhân ở độ tuổi từ 22 đến 51.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Thay-%C4%91%E1%BB%95i-v%E1%BA%BB-ngo%C3%A0i-(skin)-trong-Minecraft | Cách để Thay đổi vẻ ngoài (skin) trong Minecraft | Vẻ ngoài (hay skin) mặc định của Steve và Alex là những gì mà bạn có khi bắt đầu chơi Minecraft. Đây là vẻ ngoài đơn giản và không có gì nổi bật, vì thế nhiều người chơi thường muốn đổi sang skin khác độc đáo hơn. Người chơi Minecraft đã tạo nên nhiều vẻ ngoài thú vị và sáng tạo mà bạn có thể áp dụng thử cho nhân vật của mình.
Phương pháp 1 - Trên máy tính
Bước 1 - Mở trang web Minecraft Skindex.
Truy cập http://www.minecraftskins.com/. Thư viện Skin Index (hay Skindex) sẽ mở ra.
Bước 2 - Chọn vẻ ngoài.
Nhấp vào vẻ ngoài mà bạn muốn áp dụng cho nhân vật Minecraft.
Bạn cũng có thể tìm kiếm vẻ ngoài cụ thể trong thanh tìm kiếm đầu trang.
Bạn còn có thể tự tạo vẻ ngoài cho riêng mình nếu muốn.
Nếu muốn xem danh sách tất cả vẻ ngoài thay vì chỉ những skin phổ biến, hãy nhấp vào (Mới nhất) hoặc (Hàng đầu) ở phía trên bên trái trang.
Bước 3 - Nhấp vào Download (Tải xuống).
Nút này nằm bên phải trang skin. Tập tin skin sẽ được tải ngay xuống máy tính.
Tùy vào cài đặt của trình duyệt mà có thể bạn cần chọn thư mục lưu hoặc xác nhận quá trình tải xuống trước.
Bước 4 - Mở website Minecraft.
Truy cập https://minecraft.net/. Website Minecraft sẽ mở ra.
Bước 5 - Nhấp vào biểu tượng ☰ ở góc trên bên phải trang.
Một trình đơn sẽ thả xuống.
Bước 6 - Nhấp vào Profile (Hồ sơ).
Tùy chọn này nằm đầu trình đơn thả xuống. Sau khi nhấp vào đó, bạn sẽ được chuyển đến trang skin.
Nếu như chưa đăng nhập Minecraft, bạn cần nhập địa chỉ email và mật khẩu rồi nhấp vào trước khi tiếp tục.
Bước 7 - Nhấp vào select a file (chọn tập tin).
Nút màu trắng này nằm gần cuối màn hình.
Bước 8 - Chọn tập tin skin.
Nhấp vào tập tin skin mà bạn đã tải. Tập tin này nằm trong thư mục "Downloads" mặc định của máy tính.
Bước 9 - Nhấp vào Open (Mở).
Tùy chọn này nằm ở góc dưới bên phải cửa sổ. Tập tin skin sẽ được tải lên trang hồ sơ.
Bước 10 - Nhấp vào Upload (Tải lên).
Nút màu trắng này nằm gần cuối trang. Vậy là vẻ ngoài của nhân vật trong tài khoản hiện tại sẽ thay đổi.
Nếu bây giờ bạn sử dụng tài khoản này để đăng nhập Minecraft trên máy tính, nhân vật sẽ có vẻ ngoài vừa được tải lên.
Phương pháp 2 - Trên Minecraft PE
Bước 1 - Mở trình duyệt di động.
Bạn có thể mở Google Chrome hoặc Firefox trên bất kỳ thiết bị di động nào.
Bước 2 - Truy cập trang web Skindex.
Truy cập http://www.minecraftskins.com/ bằng trình duyệt di động.
Bước 3 - Chọn vẻ ngoài.
Nhấn vào skin mà bạn muốn tải xuống.
Bước 4 - Nhấn vào Download ở phía trên bên phải trang skin.
Hình ảnh mô tả về skin sẽ mở ra trong tab trình duyệt mới.
Bước 5 - Lưu vẻ ngoài.
Nhấn giữ trên hình ảnh skin và chọn (Lưu hình ảnh) khi tùy chọn hiện ra.
Bước 6 - Mở Minecraft PE.
Ứng dụng có biểu tượng khối đất với cỏ bên trên. Trang chủ Minecraft PE sẽ mở ra.
Bước 7 - Nhấn vào biểu tượng móc áo.
Tùy chọn này ở phía dưới bên phải màn hình.
Bước 8 - Nhấn vào biểu tượng skin trống.
Biểu tượng này nằm về bên phải phần "Default" (Mặc định), bạn sẽ tìm thấy ở góc trên bên trái màn hình.
Bước 9 - Nhấn vào Choose New Skin (Chọn vẻ ngoài mới).
Nút này hiển thị đầu cửa sổ "Custom" (Tùy chỉnh) nằm phía bên phải màn hình.
Bước 10 - Chọn vẻ ngoài đã lưu.
Nhấn vào skin mà bạn vừa tải xuống với hình ảnh nhiều phần của búp bê giấy nằm rải rác.
Có thể trước tiên bạn cần chọn album (ví dụ: ).
Bước 11 - Chọn mẫu skin.
Nhấn vào một mẫu skin trong cửa sổ bật lên.
Nếu không chắc, bạn có thể chọn mẫu bên phải.
Bước 12 - Nhấn vào Confirm (Xác nhận) ở góc dưới bên phải màn hình.
Vẻ ngoài mà bạn chọn sẽ được đặt làm mặc định cho nhân vật.
Phương pháp 3 - Trên phiên bản máy chơi game
Bước 1 - Mở Minecraft.
Chọn game từ trong thư viện của máy chơi game.
Nếu bạn mua đĩa Minecraft, hãy cho đĩa vào máy chơi game.
Bước 2 - Chọn Help & Options (Tùy chọn & hỗ trợ).
Mục này nằm giữa trang đầu của Minecraft.
Bước 3 - Chọn mục Change Skin nằm đầu trang.
Trang Skin Packs sẽ mở ra với các gói giao diện.
Bước 4 - Chọn một gói giao diện.
Cuộn lên hoặc xuống để xem các gói khác nhau.
Bước 5 - Chọn vẻ ngoài.
Sau khi chọn gói giao diện, hãy cuộn sang trái hoặc phải để tìm vẻ ngoài mà bạn muốn sử dụng.
Một số skin có tính phí. Nếu bạn thấy biểu tượng ổ khóa nằm phía dưới bên phải skin được chọn thì đây là một phần của gói cao cấp.
Bước 6 - Nhấn nút A (Xbox) hoặc X (PlayStation).
Vẻ ngoài mà bạn chọn sẽ được cài làm mặc định cho nhân vật. Dấu tích màu xanh lá sẽ hiện ra trong ô phía dưới bên phải.
Nếu đây là giao diện tính phí, bạn sẽ được yêu cầu mua gói skin. Bạn có thể nhấn nút B hoặc ◯ để thoát hộp thoại.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-s%E1%BA%A1ch-b%C3%B9n-tr%C3%AAn-qu%E1%BA%A7n-%C3%A1o | Cách để Làm sạch bùn trên quần áo | Thật là ngán ngẩm khi quần áo bị dính bùn, nhất là quần áo có chất liệu mỏng manh hoặc sáng màu. Để làm sạch bùn một cách hiệu quả, bạn hãy bắt đầu bằng cách giũ hoặc cạo bùn trên mặt vải, sau đó xử lý trước vết bùn bằng xà phòng giặt hoặc sản phẩm tẩy vết bẩn và giặt đúng cách để đánh bay vết bùn. Tẩy các vết bùn đóng dày trên mặt vải dường như là nhiệm vụ bất khả thi, nhưng bạn sẽ làm được trong nháy mắt nếu có phương pháp đúng.
Phương pháp 1 - Loại bỏ bùn trên mặt vải
Bước 1 - Trải quần áo lên mặt phẳng cho khô bùn.
Bạn đừng cố làm sạch vết bùn còn ướt, vì điều này chỉ làm bẩn thêm và vết bùn có thể dây ra những chỗ khác. Trải quần áo lên sàn hoặc mặt bàn và chờ cho khô. Có thể bạn cần chờ vài tiếng hoặc để qua đêm để vết bùn khô hẳn, thời gian bao lâu là tùy thuộc vào độ dày của lớp bùn.
Bước 2 - Giũ hoặc chải càng sạch bùn càng tốt.
Đem quần áo ra ngoài giũ vài lần để loại bỏ bùn trên bề mặt vải. Bạn cũng có thể dùng tay hoặc giẻ khô để phủi nhẹ bùn đã khô. Như vậy, bạn sẽ dễ làm sạch bùn hơn khi giặt quần áo.
Bước 3 - Dùng cây vét bột hoặc bàn chải mềm để cạo vết bùn đã khô trên quần áo.
Nếu vết bùn đã đóng cứng lại trên bề mặt vải và có vẻ như rất dày, bạn có thể thử cạo các lớp bùn bằng cây vét bột, bàn chải mềm hoặc dao. Dùng cây vét bột cạo bùn khô hoặc dùng bàn chải phủi cho đến khi bề mặt vải lộ ra.
Cẩn thận, đừng cạo vào vải để tránh làm hư hại quần áo. Cạo càng sạch bùn trên bề mặt vải càng tốt trước khi giặt.
Bước 4 - Đem đến tiệm giặt khô nếu đó là món đồ không giặt được.
Nếu quần áo dính bùn có chất liệu không giặt máy hoặc giặt tay được, bạn hãy đem đến tiệm giặt khô gần nhà nhất. Như vậy, bạn sẽ không lo làm quần áo hư hại thêm vì giặt ở nhà.
Phương pháp 2 - Xử lý trước quần áo
Bước 1 - Xoa xà phòng giặt dạng lỏng lên vết bùn và để yên 15 phút.
Dùng ngón tay sạch hoặc giẻ ẩm chấm một chút nước giặt quần áo lên vết bùn. Nếu có sẵn xà phòng bột, bạn nên trộn thêm một chút nước để tạo thành hỗn hợp bột nhão và đắp lên vết bẩn.
Xà phòng giặt sẽ phân hủy bùn và giúp vết bẩn dễ bong ra hơn trong quá trình giặt.
Bước 2 - Dùng sản phẩm tẩy vết bẩn để xử lý các vết bùn cứng đầu.
Tìm sản phẩm chuyên tẩy vết bùn hoặc đất ở siêu thị hoặc trên mạng. Dùng ngón tay hoặc giẻ ẩm xoa trực tiếp sản phẩm lên vết bùn và chờ 5-10 phút.
Sản phẩm tẩy vết ố là lựa chọn tốt đối với vết bùn đã đóng cứng và tạo thành một lớp bùn dày.
Bước 3 - Ngâm quần áo dính đầy bùn đất trong nước xà phòng.
Đối với quần áo dính đầy bùn đất đến mức không thể xử lý các vết bẩn tại chỗ, bạn có thể bỏ vào chậu nhựa sạch, sau đó đổ nước ấm và 2-4 giọt xà phòng vào chậu. Ngâm 30 phút hoặc qua đêm, tùy vào độ bẩn của món đồ.
Có thể bạn không nên ngâm quần áo sáng màu, chẳng hạn như quần áo trắng, vì khi đó vải sẽ tiếp xúc với màu nâu của bùn. Thay vì thế, bạn nên xử lý trước bằng xà phòng giặt hoặc sản phẩm tẩy vết ố.
Phương pháp 3 - Giặt quần áo
Bước 1 - Giặt quần áo bằng máy giặt với chế độ nước ấm hoặc nóng.
Giặt bằng nước nóng nhất trong giới hạn cho phép với loại vải bị dính bùn. Không giặt chung quần áo dính bùn với quần áo bình thường trong máy giặt, vì điều này có thể làm bùn lây sang các món đồ khác.
Bước 2 - Dùng thuốc tẩy chlorine đối với quần áo trắng.
Nếu quần áo trắng bị dính bùn, bạn có thể giặt bằng máy giặt với thuốc tẩy chlorine hoặc thuốc tẩy ô xy. Chỉ sử dụng đúng lượng thuốc tẩy theo hướng dẫn trên nhãn chai thuốc tẩy.
Bước 3 - Giặt bằng xà phòng giặt đối với quần áo đậm màu.
Nếu không phải là quần áo trắng, bạn nên giặt trong máy với xà phòng giặt. Thuốc tẩy có thể làm hư hại quần áo màu và để lại các vết ố hoặc vết bẩn.
Kiểm tra lại quần áo sau khi đã giặt qua một lần để chắc chắn là vết bùn đã biến mất. Có thể bạn phải giặt vài lần để đánh bật vết bùn. Giặt lại nhiều lần nếu cần thiết cho đến khi quần áo sạch hẳn và không còn dấu vết của bùn.
Bước 4 - Giặt tay bằng nước nóng đối với loại vải mỏng manh.
Nếu quần áo dính bùn có chất liệu dễ hư hại, bạn nên giặt tay trong chậu nhựa hoặc bồn tắm. Pha nước nóng với xà phòng trong chậu, sau đó vò quần áo trong nước xà phòng để làm sạch bùn.
Bạn cũng có thể thử dùng bàn chải đánh răng hoặc bàn chải cọ rửa để loại bỏ bùn trong lúc giặt tay.
Bước 5 - Làm khô quần áo.
Khi đã tẩy sạch bùn, bạn có thể bỏ quần áo vào máy sấy và sấy với nhiệt độ thấp cho khô. Với quần áo có chất liệu dễ hỏng, bạn nên phơi trên dây hoặc giàn phơi.
Đảm bảo bùn đất và mọi vết ố phải sạch hẳn trước khi cho quần áo vào máy sấy, nếu không các vết bẩn sẽ bám lại vĩnh viễn trên vải.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Li%C3%AAn-h%E1%BB%87-v%E1%BB%9Bi-Groupon | Cách để Liên hệ với Groupon | Khi vấn đề về dịch vụ nào đó trở nên nan giải thì một số tài nguyên hỗ trợ khách hàng (Customer Support) trên Groupon có thể giúp bạn. Trước tiên, hãy kiểm tra tài khoản của bạn với những câu hỏi thường gặp (Frequently Asked Questions, viết tắt là FAQ) hoặc tùy chọn tự phục vụ có sẵn. Sau đó, nếu vẫn chưa được giải đáp thì bạn có thể liên hệ với đội ngũ hỗ trợ khách hàng của Groupon thông qua hình thức nhắn tin (chat) trực tuyến, email hoặc tính năng yêu cầu gọi điện của họ. Groupon không còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ qua điện thoại trong nước, vì thế bạn cần dựa vào một trong những tùy chọn trên.
Phương pháp 1 - Bằng danh sách FAQ của Customer Support
Bước 1 - Mở trang FAQ của Groupon.
Trang này bao gồm những vấn đề thường được yêu cầu từ người dùng. Bạn có thể sử dụng chuyên mục này để xác định vấn đề mà mình đang gặp phải.
Nếu chưa đăng nhập, bạn cần tiến hành bằng địa chỉ email đã đăng ký tài khoản Groupon và mật khẩu đi kèm.
Bước 2 - Nhấp vào thanh tìm kiếm "Enter your question here" (Nhập câu hỏi của bạn vào đây).
May mắn là bạn không cần phải lướt trên tất cả câu hỏi trong chuyên mục trợ giúp FAQ. Bạn có thể tìm vấn đề cụ thể trong thanh tìm kiếm nằm giữa trang.
Bước 3 - Nhập câu hỏi.
Bạn cần sử dụng tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ khác) vì Groupon chưa hỗ trợ tiếng Việt. Chẳng hạn, nếu bạn đang gặp vấn đề về việc đóng tài khoản, hãy nhập "How do I close my Groupon account?"
Bước 4 - Nhấp vào nút hình kính lúp màu xanh lá nằm bên phải trường nhập dữ liệu.
Vấn đề của bạn sẽ được tìm kiếm.
Bạn cũng có thể nhấp vào tiêu đề câu hỏi nào đó tương tự như vấn đề của bạn trong trình đơn thả xuống bên dưới thanh tìm kiếm (nếu tùy chọn hiện ra).
Bước 5 - Xem qua danh sách kết quả.
Những kết quả này sẽ hiện ra bên dưới thanh tìm kiếm. Lưu ý: có thể bạn sẽ không thấy chủ đề chính xác như câu hỏi mà bạn đã gõ. Nếu không thấy kết quả trùng khớp, hãy thử tìm những thắc mắc tương tự từ người dùng khác.
Bước 6 - Nhấp vào tiêu đề câu hỏi khớp với của bạn.
Mặc dù câu hỏi cụ thể có thể không hiện ra, nhưng bạn sẽ thấy những đáp án gần giống. Hãy tìm những từ khóa tương tự trong những câu hỏi khác để xem câu trả lời mà bạn cần.
Nếu không tìm được câu trả lời phù hợp, bạn có thể nhấp vào I Need More Help (Tôi cần hỗ trợ nhiều hơn) để chuyển hướng lại về trang Customer Support.
Phương pháp 2 - Bằng các tùy chọn tự phục vụ
Bước 1 - Truy cập mục Help (Trợ giúp).
Trước hết bạn cần đăng nhập vào tài khoản và sử dụng trang Customer Support của Groupon.
Bước 2 - Chọn đơn hàng.
Sau khi đăng nhập tài khoản, hãy chọn đơn hàng cụ thể mà bạn cần trợ giúp và nhấp vào “Choose” (Chọn).
Bước 3 - Xem những tùy chọn có sẵn.
Tất cả tùy chọn tự phục vụ đối với đơn hàng cụ thể này sẽ hiện ra, bao gồm chỉnh sửa đơn hàng, hủy để hoàn tiền, đổi đơn hàng thành tín dụng Groupon hoặc hoàn trả hàng hóa.
Phương pháp 3 - Chat với Customer Support
Bước 1 - Mở trang Customer Support của Groupon.
Bạn có thể sử dụng trang hỗ trợ khách hàng để liên hệ trực tiếp với nhân viên chăm sóc khách hàng. Họ có thể giải quyết hầu hết các vấn đề mà bạn gặp phải.
Bước 2 - Nhập "help" vào thanh tìm kiếm.
Thanh tìm kiếm này nằm giữa trang web, ngay bên dưới tiêu đề "Tell us what's going on" (Cho chúng tôi biết chuyện gì đang xảy ra).
Bước 3 - Nhấp vào Continue (Tiếp tục).
Sau khi nhập "help" vào thanh tìm kiếm, bạn nhấp vào nút "Continue" màu xanh lá ở góc dưới bên phải trang.
Bước 4 - Nhấp vào Live Chat (Chat trực tuyến).
Khi bạn nhấp vào "Continue" thì ô có nhãn "Live Chat" sẽ hiện ra bên trái trang, phía dưới tiêu đề "Contact Options" (Tùy chọn liên hệ).
Bước 5 - Xác nhận chi tiết liên hệ.
Sau khi nhấp vào "Live Chat", một cửa sổ mới sẽ hiện ra để bạn nhập thông tin của mình. Trước khi bắt đầu nhắn tin với bộ phận chăm sóc khách hàng của Groupon, bạn phải nhập chính xác những thông tin sau:
Tên bạn
Địa chỉ email
Câu hỏi hoặc vấn đề
Bước 6 - Nhấp vào Start Chat (Bắt đầu nhắn tin).
Sau khi xác nhận thông tin, hãy nhấp vào nút "Start Chat" ở góc dưới bên phải cửa sổ. Bạn sẽ được kết nối với nhân viên chăm sóc khách hàng của Groupon. Hy vọng rằng vấn đề của bạn sẽ được giải quyết dễ dàng và nhanh chóng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A9y-v%E1%BA%BFt-m%C3%A1u-tr%C3%AAn-qu%E1%BA%A7n-b%C3%B2 | Cách để Tẩy vết máu trên quần bò | Sẽ không khó để làm sạch vết máu trên quần bò nếu nó còn mới và ướt – bạn luôn cần xử lý ngay các vết bẩn. Khi đã khô, vết máu sẽ trở nên khó tẩy hơn. Có thể bạn cần thử nhiều phương pháp để tẩy vết máu trên quần bò. Hãy kiên nhẫn, luôn dùng nước lạnh, và không bỏ quần còn vết máu vào máy sấy!
Phương pháp 1 - Chuẩn bị xử lý vết máu
Bước 1 - Thấm vết máu.
Lót một chiếc khăn vào bên trong quần bò, ngay dưới vết bẩn. Dùng mảnh vải sạch nhúng nước lạnh và thấm chỗ bẩn để loại bỏ bớt máu. Không chà lên vết bẩn. Động tác chà có thể khiến vết máu lan ra. Lặp lại quá trình thấm cho đến khi mảnh vải không còn khả năng thấm thêm. Dùng mảnh vải khác nếu cần thiết.
Không bao giờ dùng nước ấm hoặc nước nóng trong toàn bộ quá trình làm sạch vết máu. Nước nóng hoặc nước ấm sẽ khiến vết máu càng bám chặt.
Bước 2 - Ngâm quần bò vào nước lạnh.
Mở nước lạnh đầy chậu hoặc bồn rửa. Bỏ chiếc khăn lót bên trong ra và ngâm quần bò vào nước lạnh. Ngâm như vậy khoảng 10-30 phút.
Bước 3 - Vắt quần cho khô.
Sau 10-30 phút, bạn hãy vớt chiếc quần ra. Dùng tay vắt quần hoặc bỏ vào máy giặt và chạy chu trình vắt.
Bước 4 - Trải chiếc quần bò ẩm trên mặt phẳng.
Đặt chiếc quần ẩm trên một mặt phẳng. Lót khăn mới vào trong chiếc quần bò, ngay bên dưới vết bẩn.
Phương pháp 2 - Làm sạch vết máu bằng nước lạnh, xà phòng và muối
Bước 1 - Làm sạch vết máu còn mới bằng nước lạnh.
Nhúng đẫm nước lạnh vào chỗ có vết bẩn. Dùng ngón tay hoặc bàn chải chà để đánh bật vết máu. Tiếp tục chà lên chỗ có vết bẩn đến khi không còn thấy máu từ vải ngấm ra. Xả sạch quần bò bằng nước sạch.
Bước 2 - Loại bỏ vết máu bằng xà phòng.
Rót 1 thìa cà phê nước rửa bát lên vết bẩn. Chà lên vết bẩn cho đến khi xà phòng nổi bọt. Xả sạch bằng nước lạnh. Cho thêm xà phòng và lặp lại quy trình nếu cần thiết.
Dùng ngón tay hoặc bàn chải nhỏ - bàn chải đánh răng rất tốt cho việc này!
Bước 3 - Tẩy vết máu bằng muối và xà phòng.
Rắc 1 thìa canh muối ăn lên chỗ có vết bẩn. Dùng ngón tay hoặc bàn chải nhỏ chà muối vào vết máu. Rót một chút xà phòng hoặc dầu gội đầu và xoa xà phòng vào vết bẩn. Khi xà phòng bắt đầu nổi bọt, bạn hãy cho thêm một thìa canh muối nữa và chà vào vết máu.
Phương pháp 3 - Tẩy vết máu đã khô
Bước 1 - Tẩy vết máu đã khô bằng bột làm mềm thịt.
Đong 1 thìa cà phê bột làm mềm thịt không có mùi vị và cho vào một chiếc bát nhỏ. Từ từ cho thêm nước và khuấy đều cho đến khi tạo thành hỗn hợp bột nhão. Dùng ngón tay hoặc bàn chải nhỏ chà hỗn hợp lên vết bẩn. Để nguyên hỗn hợp bột nhão trên vết bẩn khoảng 30 phút.
Trong máu có protein, và bột làm mềm thịt có khả năng phân hủy protein. Nhờ đó mà bột làm mềm thịt cũng là chất tẩy vết máu hữu hiệu.
Bước 2 - Làm sạch vết máu khô bằng muối nở.
Rắc 1 thìa cà phê muối nở trực tiếp lên chỗ có vết bẩn. Dùng ngón tay hoặc bàn chải nhỏ chà muối nở vào vết máu với động tác xoay các vòng tròn nhỏ. Chờ cho muối nở thấm vào vết bẩn khoảng 15-30 phút.
Bước 3 - Loại bỏ vết máu khô bằng nước ô xy già.
Thử trước ô xy già lên một phần nhỏ và khuất của chiếc quần. Không dùng sản phẩm này nếu bạn thấy có màu thôi ra hoặc vải bị bạc màu. Rót nước ô xy già trực tiếp lên vết máu. Phủ màng bọc thực phẩm lên vết bẩn và đắp khăn lên trên. Chờ nước ô xy già ngấm vào vải khoảng 5-10 phút. Dùng giẻ sạch để thấm vết máu.
Phương pháp này rất thích hợp để tẩy quần bò trắng, nhưng bạn nên thận trọng khi tẩy quần bò xanh hoặc có màu khác.
Bước 4 - Tận dụng nắng mặt trời để tẩy vết máu.
Sau khi chuẩn bị xử lý chiếc quần bò bị dính máu, bạn hãy phơi quần ngoài trời vào ngày nắng để cho khô. Vắt quần lên ghế dựa hoặc phơi lên dây, để cho ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vết bẩn. Phơi quần ngoài trời 4 tiếng. Ánh nắng mặt trời sẽ làm phai màu hoặc tẩy vết bẩn.
Phương pháp 4 - Giặt quần
Bước 1 - Gột sạch quần.
Mở vòi nước lạnh. Gột chiếc quần bò dưới vòi nước lạnh cho đến khi loại bỏ hết sản phẩm tẩy rửa hoặc hỗn hợp bột nhão trên vết bẩn.
Bước 2 - Giặt quần.
Giặt chiếc quần bò trong nước lạnh. Ngoài xà phòng giặt, bạn có thể cho thêm một thìa bột tẩy ô xy vào máy giặt. Không cho thêm bất cứ món đồ nào vào mẻ giặt.
Bước 3 - Kiểm tra vết bẩn.
Sau khi hoàn thành chu trình giặt, bạn hãy tìm xem có dấu vết máu nào còn sót không. Nếu vết máu vẫn còn, bạn đừng bỏ quần vào máy sấy. Thay vì vậy, bạn nên thử một phương pháp khác để tẩy vết máu hoặc giặt lại lần nữa.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ki%E1%BB%83m-tra-b%E1%BB%99-s%E1%BA%A1c | Cách để Kiểm tra bộ sạc | Nếu biết cách kiểm tra bộ sạc, dù là loại có thể sạc lại dùng cho những thiết bị điện tử nhỏ hay bình ắc quy ô tô, bạn sẽ biết liệu thiết bị có được nạp đúng mức điện năng cần thiết hay không. Quá trình kiểm tra bộ sạc tương đối giống nhau bất kể loại pin nào. Bạn cần kết nối đầu dò âm và dương của đồng hồ vạn năng với điểm tiếp xúc tương ứng trên bộ sạc. Đồng hồ sẽ hiển thị chỉ số điện áp đầu ra của bộ sạc.
Phương pháp 1 - Kiểm tra bộ sạc pin nhỏ
Bước 1 - Cắm điện bộ sạc.
Để xác định liệu bộ sạc có cung cấp đủ điện năng dự kiến hay không, trước tiên bạn cần kết nối bộ sạc với nguồn điện. Cắm dây nguồn vào ổ điện AC gần đó để bộ sạc bắt đầu truyền điện. Bạn sẽ đo điện áp này bằng đồng hồ vạn năng.
Nếu bộ sạc có công tắc On/Off (Bật/Tắt) riêng, hãy bật công tắc sang vị trí “On”.
Đồng hồ vạn năng (đôi khi còn gọi là “vôn kế”) được sử dụng để kiểm tra mức điện áp của nhiều thiết bị điện khác nhau. Bạn có thể mua đồng hồ vạn năng kỹ thuật số ở bất cứ cử hàng thiết bị điện hoặc trên mạng với mức giá trung bình từ 200.000 - 500.000 đồng.
Bước 2 - Kết nối đầu dò của đồng hồ vạn năng vào cổng tương ứng.
Hầu hết đồng hồ vạn năng đi kèm với cặp dây dò tháo rời được có màu đen và đỏ, bộ phận này làm nhiệm vụ đo dòng điện chạy qua các cực của pin hoặc bộ sạc. Hãy cắm đầu dò cực âm màu đen vào cổng “COM”, còn đầu dò cực dương màu đỏ cắm vào cổng “V” trên đồng hồ vạn năng.
Tùy vào thiết kế của model mà bạn sử dụng, một số trường hợp cổng đầu dò có thể được đánh dấu theo màu thay vì chữ.
Nếu đồng hồ vạn năng tích hợp sẵn dây dò, bạn có thể bỏ qua bước này.
Bước 3 - Đặt đồng hồ vạn năng về chế độ “DC”.
Tìm mặt quay số thể hiện các chế độ cài đặt khác nhau trên dụng cụ. Xoay núm đến phạm vi “DC” và dừng lại ở mức cài đặt cao nhất kế tiếp so với bộ sạc mà bạn sắp đo. Đây là bước chuẩn bị cho quá trình kiểm tra bộ sạc với dòng điện một chiều DC.
Để kiểm tra pin AA với điện áp dự kiến khoảng 1,5V, bạn cần chọn mức cài đặt "2 DCV".
“Dòng điện một chiều” là dòng điện chạy thẳng từ thiết bị đầu đến thiết bị cuối.
Bước 4 - Kết nối đầu dò màu đen với điểm tiếp xúc cực âm trên bộ sạc.
Nếu bộ sạc mà bạn sắp kiểm tra kết nối với pin thông qua cổng cấp nguồn, hãy chạm đầu dò vào mặt chấu kim loại nằm cuối jack cắm. Nếu bạn đang kiểm tra bộ sạc dạng đế tương tự như đế sạc pin AA, hãy chạm đầu dò vào phần kim loại trần được đánh dấu “-” nằm trên cạnh buồng sạc.
Một số đồng hồ vạn năng có cổng đầu vào hỗ trợ kết nối trực tiếp những loại jack cắm nguồn nhất định vào dụng cụ.
Bước 5 - Kết nối đầu dò màu đỏ vào điểm tiếp xúc cực dương trên bộ sạc.
Đưa đầu dò vào chấu kim loại nằm cuối jack cấp nguồn. Đối với bộ sạc dạng đế, bạn cần đưa đầu dò vào phần kim loại trần được đánh dấu “+” nằn trên cạnh buồng sạc.
Nếu bạn nhầm lẫn giữa hai cực, đồng hồ vạn năng có thể hiển thị chỉ số âm (hoặc không có chỉ số). Lúc này, hãy hoán đổi vị trí hai đầu dò và đo lại.
Bước 6 - Kiểm tra số hiển thị trên màn hình đồng hồ vạn năng.
Số này biểu thị số vôn của dòng điện một chiều mà bộ sạc cung cấp. Bộ sạc pin cần truyền điện áp bằng (tốt nhất là cao hơn) mức của pin để có thể sạc đầy kịp thời.
Nếu bạn không biết thông số nào là chính xác, hãy xem qua sách hướng dẫn đi kèm bộ sạc, hoặc tìm thông tin ở đâu đó ngay trên thiết bị.
Chẳng hạn, pin lithium ion tiêu chuẩn có điện áp khoảng 4 vôn. Những thiết bị điện lớn hơn có thể sử dụng pin/bộ pin có công suất 12-24 vôn.
Nếu chỉ số kiểm tra được dưới mức khuyến nghị, đã đến lúc bạn nên mua bộ sạc mới.
Phương pháp 2 - Kiểm tra khả năng sạc của bình ắc quy ô tô
Bước 1 - Bật hệ thống điện trên ô tô.
Sau khi bật chìa khóa, hãy mở đèn pha để sử dụng và triệt tiêu điện tích bề mặt mà bình ắc quy có thể tích tụ. Tuy nhiên, đừng vội khởi động xe. Trước khi tiểm tra khả năng sạc của ắc quy, chúng ta sẽ tiến hành lấy chỉ sổ “tĩnh” để xem mức sạc hiện tại của bình.
Nếu muốn, bạn cũng có thể bật raido, quạt gió, đèn báo khẩn cấp và những bộ phận sử dụng điện khác để triệt tiêu điện nhiều hơn.
Bước triệt tiêu điện bề mặt sẽ giúp chỉ số phản ánh chính xác khả năng sạc của máy phát điện.
Bước 2 - Đặt đồng hồ vạn năng về chế độ “DC".
Xoay núm trên đồng hồ vạn năng về chế độ được thiết kế sẵn để đo dòng điện một chiều trong phạm vi điện áp cao nhất kế tiếp so với ắc quy ô tô. Tương tự như pin các thiết bị nhỏ, bình ắc quy ô tô sử dụng dòng điện một chiều để cấp điện cho động cơ, đèn pha, quạt gió và những thành phần điện khác.
Ắc quy ô tô thường cung cấp dòng điện 12 vôn, gấp khoảng 6 lần so với pin gia dụng. Để tránh tình trạng quá tải cho đồng hồ vạn năng, hãy kiểm tra để chắc chắn rằng thiết bị đã được cài về mức điện áp cao hơn so với ắc quy (hầu hết là 20 DCV).
Bước 3 - Kết nối đầu dò của đồng hồ vạn năng với hai cực ắc quy.
Cách tốt nhất để tiến hành là chèn đầu dò vào khoảng trống giữa cực ắc quy và các phụ kiện kim loại xung quanh. Như vậy sẽ đảm bảo đầu dò không rơi ra trong quá trình đo. Bạn cần tìm và kết nối đầu dò với cực âm trước, sau đó đến cực dương.
Ngay sau khi kết nối cả hai đầu dò, đồng hồ vạn năng sẽ hiển thị chỉ số nào đó trong phạm vi 12,6 vôn. Đây là điện áp tĩnh của ắc quy, chỉ số này chỉ cho thấy rằng ắc quy còn điện chứ chưa thể hiện được khả năng sạc của bình.
Bước 4 - Khởi động xe.
Chỉ số hiển thị trên đồng hồ vạn năng sẽ giảm đột ngột ngay khi bộ khởi động sử dụng điện năng từ ắc quy. Cho động cơ tiếp tục vận hành trong khoảng 5 phút để máy phát điện sạc một lúc.
Nếu đèn pha hoặc bộ phận điện nào đó bị mờ hoặc tắt giây lát khi bạn khởi động xe, đây có thể là dấu hiệu cho thấy ắc quy có vấn đề.
Bước 5 - Tắt máy hoàn toàn và xem chỉ số hiển thị có rơi vào khoảng 13,2 hoặc cao hơn hay không.
Xoay chìa khóa để tắt toàn bộ hệ thống bao gồm đèn, radio và các thiết bị điện khác. Lúc này, đồng hồ vạn năng sẽ hiển thị chỉ số mới. Nếu chỉ số này cao hơn so với điện áp tĩnh của ắc quy nghĩa là máy phát điện vận hành ổn định và ắc quy được sạc đúng cách.
Nếu chỉ số không thay đổi thì có khả năng máy phát điện bị hỏng. Bạn nên sắp xếp để đưa xe đi kiểm tra tại gara chuyên nghiệp.
Nếu bạn đang kiểm tra bộ sạc ắc quy gắn ngoài, chỉ số đọc nằm cùng phạm vi cho thấy mọi thứ ổn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%91ng-ti%E1%BA%BFp-sau-S%E1%BB%B1-ra-%C4%91i-V%C4%A9nh-vi%E1%BB%85n-c%E1%BB%A7a-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BA%A1n-%C4%91%E1%BB%9Di | Cách để Sống tiếp sau Sự ra đi Vĩnh viễn của Người bạn đời | Mất đi người bạn đời là một trong những trải nghiệm đau thương nhất mà chúng ta có thể phải trải qua. Bạn có thể sẽ cảm thấy hoàn toàn trống rỗng hoặc sốc nặng; cả thế giới như đang ngừng lại quanh bạn. Việc mất đi một người yêu thương sẽ thay đổi cả cuộc đời bạn, nhất là khi người yêu thương đó cũng chính là một người bạn tri kỷ. Bạn sẽ cảm thấy mất phương hướng và bế tắc, không thể đưa ra thậm chí là những quyết định nhỏ nhặt nhất. Hãy hiểu rằng cũng như vết thương rồi sẽ lành theo thời gian, nỗi đau tinh thần rồi cuối cùng cũng sẽ lành. Dẫu rằng sẽ có những vết sẹo, nhưng bạn chắc chắn có thể sống tiếp. Nhiều người phải trải qua nổi mất mát to lớn và sau một khoảng thời gian, họ vẫn có thể tìm ra cách để sống tốt, đầy đủ, và ý nghĩa – vậy nên bạn cũng có thể làm được.
Phương pháp 1 - Nói lời tạm biệt
Bước 1 - Hiểu rằng có nhiều giai đoạn trong cuộc đời mà bạn sẽ phải trải qua.
Dù không phải tất cả mọi người đều trải qua những giai đoạn đó theo cùng một trình tự, nhưng thường thì bạn có thể sẽ trải nghiệm hỗn hợp các cảm xúc như phủ nhận, tức giận, phẫn uất, khao khát, đau khổ, buồn rầu, và cuối cùng là chấp nhận sự thật. Bên cạnh việc không trải qua những cảm giác này theo trình tự thì có thể bạn sẽ trải qua những giai đoạn buồn bã này liên tục trong suốt cuộc hành trình đầy đau đớn.
Hãy để bản thân cảm nhận nỗi buồn và cho phép bản thân vượt qua những giai đoạn đó. Đừng cố gắng che giấu những cảm xúc trong bạn.
Bước 2 - Hoàn thành mọi tâm nguyện cuối cùng mà người bạn đời của bạn khẩn thiết đưa ra trước khi họ mất.
Nếu người bạn đời của bạn qua đời một cách đột ngột và không để lại tâm nguyện nào thì bạn nên tìm hiểu những ý nghĩ mà họ có thể có để tưởng niệm người đã khuất. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy thanh thản, và bảo đảm rằng bạn sẽ không phải chịu bất cứ trở ngại tâm lý nào khi sống một cuộc đời mới. Bạn có thể làm thế nhiều lần, hay bạn cũng có thể chọn cách tưởng niệm bạn đời một lần và cố gắng tiếp tục sống. Để bày tỏ sự tôn trọng đối với người chồng/vợ đã mất bạn có thể:
Thắp nến để tưởng niệm họ.
Mang hoa đến viếng mộ của họ và tâm sự với họ. Hãy để họ biết điều bạn đang nghĩ.
Làm điều mà bạn đã từng thích làm cùng nhau trong khi đang hồi tưởng lại mọi thứ tuyệt vời về người bạn đời.
Bước 3 - Hiểu rằng sẽ mất một khoảng thời gian trước khi bạn có thể bắt đầu cảm thấy bình thường trở lại.
Nỗi đau của bạn sẽ không tự biến mất, và cũng không thể tự chữa lành. Hãy kiên nhẫn với bản thân mình vì bạn phải vượt qua cả một giai đoạn đầy đau thương. Sự thương tiếc là một hành trình kéo dài mãi cho tới khi bạn có thể thích nghi với mọi chuyện có liên quan tới sự ra đi, người bạn yêu thương, bản thân bạn, và những kỷ niệm vui buồn trong mối quan hệ của bạn.
Bước 4 - Hiểu được điểm khác biệt giữa đau khổ và trầm cảm.
Đau khổ và trầm cảm có thể rất giống nhau, nhưng chúng thật sự lại khác nhau. Điều quan trọng là phải hiểu được sự khác biệt giữa hai tình trạng này để khi sự thương tiếc về người đã khuất chuyển sang trầm cảm thì bạn có thể nhờ đến chuyên gia tâm lý.
Khi bạn chìm ngập trong nỗi thương tiếc, bạn có thể trải qua những cảm giác như buồn khổ, tuyệt vọng, đau lòng, chán nản hay thiếu sức sống, khóc than, chán ăn, thiếu ngủ, mất tập trung, nhớ về những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn, và/hoặc có cảm giác yếu đuối của sự tự trách.
Còn khi bị trầm cảm, bạn có thể sẽ trải qua một số triệu chứng của cảm giác thương tiếc, cùng với đó là những cảm giác như thấy bản thân không có giá trị và trống rỗng, vô dụng, rất đáng trách, có ý nghĩ muốn tự tử, mất hứng thú vui chơi, vô cùng mệt mỏi, và/hoặc sụt cân nhanh.
Để ý cảm giác của bạn khi nghĩ đến các kỷ niệm đẹp về người chồng/vợ quá cố. Phải chăng những kỷ niệm ấm áp về người bạn đời khiến bạn thấy an ủi và nhẹ nhõm hơn? Hay bạn cảm thấy quá trống rỗng và mất mát đến nỗi những kỷ niệm đẹp cũng không thể xoa dịu vết thương lòng? Nếu bạn đang trải qua trường hợp thứ hai, thì đó chính là dấu hiệu nói lên rằng bạn đang bị trầm cảm.
Bước 5 - Đừng bận tâm tới những người bảo rằng bạn đang đau lòng không đúng mức.
Điều quan trọng là bạn cảm thấy bạn đang đau lòng như thế nào. Sự mất đi vĩnh viễn người vợ/chồng là chuyện riêng giữa bạn và người bạn đời của bạn. Không có quy định đúng sai về khoảng thời gian mà bạn phải quên họ để tiếp tục sống.
Nếu một ai đó bảo bạn rằng bạn chưa đau lòng đúng mức, hãy cảm ơn họ vì đã quan tâm bạn và nói rằng mỗi người có cách thể hiện sự đau buồn khác nhau.
Bạn có thể tình cờ gặp một người nào đó mà họ nghĩ rằng vết thương lòng của bạn đã được chữa lành “quá nhanh” hay “quá chậm” và rằng bạn đang bế tắc vì cảm thấy đau khổ sau việc mất đi người chồng/vợ yêu quý của mình. Nếu điều này xảy ra, bạn hãy luôn nhớ rằng dù người đó có thể có ý tốt và họ chỉ muốn bạn chữa lành vết thương lòng, nhưng chính bạn mới là người quyết định thời điểm mà bạn sẵn lòng buông bỏ mọi thứ đã qua và sống tiếp.
Bước 6 - Nhận ra rằng bạn luôn có nhiều sự lựa chọn.
Sẽ có những lúc mà bạn cần phải khóc và vượt qua nỗi đau để bước sang một trang khác của cuộc đời. Sẽ có những lúc mà bạn sẵn sàng chủ động đối mặt với nỗi đau để có thể chữa lành vết thương lòng và bắt đầu một cuộc sống mới. Dù bạn không còn cách nào khác trước sự ra đi vĩnh viễn của người bạn đời, nhưng bạn có thể chọn cách đối diện với hoàn cảnh đó cũng như cách mà bạn muốn sống tiếp.
Dẫu là vậy, nhưng sự ra đi vĩnh viễn của người bạn đời sẽ khiến bạn phải đối mặt với sự thay đổi to lớn. Tốt nhất là không nên đưa ra bất cứ thay đổi đột ngột nào trong khi bạn vẫn đang tìm cách xoay xở trước sự mất mát to lớn này.
Bước 7 - Đừng lo rằng bạn sẽ quên đi người bạn đời của mình.
Bạn yêu người chồng/vợ của mình đủ để nhớ về họ đến cuối đời. Bạn sẽ luôn nhớ về họ. Hãy thoải mái chấp nhận rằng những ký ức về chàng sẽ mãi luôn ở trong tâm trí bạn để bạn có thể nhớ về chúng bất cứ khi nào bạn muốn. Cho phép bản thân có một cuộc sống bận rộn; điều đó có thể có ích cho hành trình chữa lành vết thương tinh thần.
Đừng nghĩ rằng khi bận rộn thì bạn sẽ quên đi người bạn đời quá cố của mình hay bạn đang tỏ ra không tôn trọng họ. Cuộc sống đòi hỏi bạn phải tập trung và cố gắng. Bận rộn với cuộc sống là chuyện bình thường, và đó không phải là dấu hiệu nói lên rằng bạn đang quên chàng.
Phương pháp 2 - Chăm sóc bản thân
Bước 1 - Nhận nuôi thú cưng.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng người nuôi thú cưng sẽ sống tốt hơn, ít cảm thấy cô độc, và cũng ít bận tâm hơn tới những suy nghĩ của người khác so với những người không nuôi thú cưng. Nếu không còn năng lượng để dành nhiều sự tập trung vào thú cưng thì bạn nên nuôi mèo. Méo là người bạn lý tưởng. Chúng sạch sẽ và không cần bạn phải dắt đi dạo. Chúng thích âu yếm và yêu thương bạn. Chúng cũng là đối tượng để bạn chăm sóc và quan tâm. Mèo sẽ chào mừng bạn khi bạn về nhà và nằm trong lòng bạn khi bạn đang xem tivi. Nếu bạn không thích nuôi mèo thì hãy nuôi chó hay bất cứ vật nuôi nào mà chúng khiến bạn vui nhất hay mang lại cho bạn niềm vui hay giá trị cuộc sống.
Hiểu rằng thú cưng sẽ không thể thay thế tình yêu của bạn và chúng cũng cũng không có vai trò đó, nhưng thú cưng có thể khiến bạn cười vui vẻ và lắng nghe khi bạn muốn trò chuyện với chúng để lấp đầy một ngày cô đơn.
Bước 2 - Tham gia hoạt động tình nguyện khi bạn đã sẵn sàng hay đã lấy lại được năng lượng.
Tình nguyện dùng thời gian của bạn vào một trường hợp nào đó hay một việc gì đó mà bạn thật sự muốn làm. Giúp đỡ người khác có thể mang lại những hiệu quả tuyệt vời cho mỗi chúng ta. Thực tế thì nhiều nghiên cứu chứng minh rằng giúp đỡ người khác sẽ khiến ta hạnh phúc hơn.
Tiến hành một cách chậm rãi; lúc đầu bạn chỉ nên làm tình nguyện khoảng một giờ trong một tuần một lần và cảm nhận điều đó có tác dụng như thế nào đối với bạn, sau đó phát triển dần từ nền tảng đó khi bạn đã sẵn sàng.
Bước 3 - Ưu tiên kiểm soát những nhân tố có thể khiến bạn đau buồn.
Khi sắp đến ngày sinh nhật của chồng/vợ, hay những kỳ nghỉ, bạn có thể sẽ trải qua cảm giác rất buồn khổ. Bạn cũng nên để ý rằng một số nơi chốn, mùi hương, hay âm thanh có liên quan tới người bạn đời quá cố của bạn có thể gây ra nỗi đau buồn trong bạn. Dù đó là chuyện bình thường, nhưng có những điều mà bạn có thể thực hiện để làm dịu bớt nỗi đau tinh thần mà bạn gánh chịu.
Chẳng hạn như nếu bạn và người bạn đời của mình đã từng đi mua sắm cùng nhau ở một cửa hàng nào đó, thì bạn nên nghĩ tới việc đổi địa điểm mua sắm để tránh bị nỗi buồn xâm chiếm.
Một trường hợp khác, bạn cũng có thể chìm ngập trong nỗi đau tinh thần khi lái xe qua quán ăn thân quen,nơi mà người chồng/vợ quá cố của bạn từng thích đến. Bạn có thể xử lý việc này bằng cách đi tuyến đường khác để đến nơi mà bạn muốn đến. Nhưng nếu không thể đi tuyến đường khác, bạn có thể chọn cách dành một ít thời gian trong ngày để bản thân trải nghiệm cảm giác đau buồn có thể sẽ xảy ra khi phản ứng với tình huống này. Chẳng hạn như, bạn có thể rời khỏi một vài phút sớm hơn bình thường để bản thân có thể bộc lộ nỗi buồn khi ở trong xe.
Có thể bạn không biết điều gì có khả năng khiến bạn đau buồn cho tới khi bạn trải nghiệm chúng. Khi mà bạn đã tìm ra những nhân tố khơi lại nỗi buồn, hãy ghi chú lại để có thể tìm ra cách xử lý khi lần sau bạn đối mặt với chúng.
Bước 4 - Quan tâm đến sức khỏe thể chất của bản thân.
Sự buồn khổ có thể gây hại cho cơ thể bạn. Để chống lại tác hại của nó và thoát khỏi tình trạng trầm cảm, điều bạn cần làm là tập thể dục thường xuyên, ăn thức ăn tốt cho sức khỏe, uống nhiều nước, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, và ngủ nhiều mỗi đêm để bản thân cảm thấy được thư giãn và sẵn sàng cho ngày mới.
Bạn nên đặt ra mục tiêu tập thể dục aerobic 30 phút mỗi ngày.
Cố gắng ăn uống theo chế độ cân đối gồm thịt nạc, đậu, ngũ cốc, trái cây, và rau xanh. Tránh ăn quá nhiều chất béo hay đường.
Dù lượng nước mà bạn nên uống mỗi ngày thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, hãy đề ra mục tiêu uống khoảng tám ly nước mỗi ngày, nhưng không nên bắt ép bản thân khi bạn uống ít hơn khoảng đó, bởi vì con số tám không phải là con số thần kỳ.
Đề ra mục tiêu ngủ khoảng bảy hay tám tiếng mỗi đêm, bạn có thể điều chỉnh khi cần thiết để bản thân cảm thấy được thư giãn khi thức dậy vào buổi sáng.
Bước 5 - Tránh sử dụng rượu hay chất kích thích để đối phó với nỗi buồn.
Dù cho chúng có sức hút, nhưng nếu bạn uống rượu hay dùng các chất kích thích để cố gắng vượt qua sự mất mát to lớn này, bạn sẽ chỉ tự thấy bản thân ngày càng lo âu và trầm cảm hơn. Ít nhất trong trường hợp uống rượu giải sầu (nhưng chắc chắn cũng đúng cho trường hợp dùng chất kích thích), lý do là vì hậu quả của việc uống rượu có thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm và lo lắng.
Nếu bạn là nam giới thì xin đặc biệt cảnh giác với việc lạm dụng rượu, vì rõ ràng là nam giới có khuynh hướng dùng rượu giải sầu nhiều hơn nữ giới.
Bước 6 - Trở nên tích cực với cộng đồng.
Có một cách để vượt qua nỗi mất mát chính là thân thiết hơn với những người xung quanh. Cách để tăng cường mối quan hệ xã hội mật thiết chính là trở thành một thành viên tích cực với cộng đồng. Thực tế có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc giúp đỡ người khác có thể giúp bạn giảm stress và tăng cảm giác gắn kết xã hội.
Để gia nhập cộng đồng, hãy chú ý tới các tờ rơi ở khu vực quanh nhà bạn, hỏi thăm những người hàng xóm, hay lên mạng tìm những sự kiện mà bạn có thể tham gia.
Bước 7 - Trò chuyện với chuyên gia tâm lý hay chuyên gia tư vấn.
Nếu có thể, bạn nên tìm chuyên gia tư vấn về nỗi đau sau khi mất đi người chồng/vợ. Trong một số trường hợp, những chuyên gia tâm lý hay tư vấn dày dặn kinh nghiệm có thể giúp bạn vượt qua nỗi đau và xử lý tốt những cảm xúc mà bạn đang đối mặt.
Để tìm một nhà tâm lý gần nơi bạn sống, hãy thử truy cập trang web này.
Bước 8 - Cân nhắc việc nên tham gia vào hội những người đồng cảnh ngộ ủng hộ nhau.
Bạn có thể thấy thoải mái khi trò chuyện với những người này vì họ cũng có kinh nghiệm về sự mất mát to lớn đó. Họ có khả năng đưa ra quan điểm được góp nhặt từ kinh nghiệm cá nhân mà họ có được sau sự ra đi vĩnh viễn của người họ yêu thương.
Bạn có thể tìm sự ủng hộ từ nhiều nhóm bằng cách truy cập mạng xã hội, nhờ đến chuyên gia tâm lý hay chuyên gia tư vấn, hoặc cũng có thể tìm từ tờ báo địa phương.
Bước 9 - Hãy làm điều mà bạn luôn mơ ước thực hiện.
Sau một khoảng thời gian trôi qua đủ để bạn vượt qua nỗi đau, hãy cho phép bản thân thực hiện một thay đổi lớn nhằm tạo cho bản thân niềm vui sống thêm một lần nữa. Đã đến lúc thực hiện điều đó! Hãy trở thành bất cứ ai mà bạn muốn. Bạn có thể là một nghệ sĩ, một phi công, hay một thợ lặn dùng bình khí nén. Bạn cũng có thể trải nghiệm bay trên khinh khí cầu.
Điều quan trọng nhất là hãy cố gắng sống thoải mái và hạnh phúc. Giấc mơ của bạn có thể trở thành hiện thực và lấp đầy khoảng trống trong đời bạn. Bạn sẽ gặp gỡ những người mới và nhận ra rằng cuộc sống vẫn có thể thú vị và thoải mái thậm chí khi bạn một mình.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%ADp-k%C3%A9o-x%C3%A0-%C4%91%C6%A1n-cho-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u | Cách để Tập kéo xà đơn cho người mới bắt đầu | Kéo xà đơn là một cách rất tốt để phát triển sức mạnh của thân trên cũng như cơ trung tâm. Tuy nhiên, bạn cần tập luyện để có đủ sức mạnh kéo xà đơn. Nếu bạn muốn học kéo xà đơn thì nên bắt đầu với các bài tập dành cho người mới tập. Sau đó, bạn sẽ chuyển đổi dần sang động tác kéo xà. Bạn phải lắng nghe cơ thể mình và không nên cố gắng quá sức.
Phương pháp 1 - Các bài tập dành cho người mới bắt đầu
Bước 1 - Đu xà gập khuỷu tay.
Để phát triển cơ bắp ở vai và cánh tay, bạn hãy bắt đầu với động tác đu xà gập khuỷu tay. Trước tiên, đặt bệ đứng gần vị trí xà đơn sao cho xà cao hơn đầu một chút. Nắm xà bằng hai tay với lòng bàn tay hướng về phía bạn. Nâng cơ thể lên cao qua xà một chút và giữ yên như vậy. Khi đó, bạn sẽ gập khuỷu tay và để cằm nằm trên xà. Cố gắng đu người trên xà lâu nhất có thể. Tăng dần thời gian đu người trên xà cho đến khi bạn có thể thực hiện động tác kéo xà đơn.
Bước 2 - Treo thả người trên xà.
Động tác treo thả người giúp xây dựng sức mạnh cánh tay và phát triển dần lên động tác kéo xà. Trước tiên, đặt bệ đứng gần vị trí xà đơn sao cho tay vừa nắm được xà. Nắm xà bằng hai tay với lòng bàn tay hướng ra ngoài cơ thể. Kéo cơ thể lên khoảng 3 cm, di chuyển hai khuỷu tay sang bên trong khi kéo cơ thể lên. Gập đầu gối để nâng bàn chân khỏi bệ đứng và giữ yên tư thế này lâu nhất có thể.
Hai vai hoàn toàn không bị kéo lên trong khi bạn thực hiện động tác này. Nếu bạn thấy hai vai mình bị kéo lên thì cần phải tập luyện thêm trước khi có thể thực hiện đúng động tác kéo xà.
Bước 3 - Từ từ hạ cơ thể xuống.
Động tác hạ cơ thể xuống cũng cần phải tập luyện. Để làm quen với động tác này, bạn hãy đặt một chiếc ghế bên dưới xà và nắm xà với hai bàn tay mở rộng ngang vai, lòng bàn tay hướng vào trong cơ thể. Bước khỏi ghế trong khi gồng cơ bắp để giữ cơ thể trên xà. Hạ cơ thể xuống thật chậm. Sau đó, bước lại lên ghế và lặp lại động tác này.
Bạn nên thực hiện bài tập này mỗi ngày cho đến khi có thể hạ cơ thể xuống một cách từ từ. Bạn phải kiểm soát được tốc độ trong khi hạ cơ thể xuống. Nếu cơ thể bạn lao xuống một cách không kiểm soát thì bạn chưa thể tập kéo xà.
Bước 4 - Xây dựng lịch tập luyện phù hợp.
Mỗi ngày, bạn nên tập trung luyện tập một khía cạnh của động tác kéo xà. Lên lịch luyện tập phù hợp sao cho bạn có thể tập xoay vòng các khía cạnh của động tác kéo xà, xen kẽ là những ngày nghỉ.
Bắt đầu với động tác treo thả người. Thực hiện nhiều lần tập, mỗi lần giữ 20-30 giây và nghỉ xen kẽ 1-2 phút. Tập luyện cách ngày để phát triển cơ bắp.
Sau đó, chuyển sang tập động tác hạ cơ thể. Thực hiện 8 lần hạ cơ thể xuống. Tập 2-3 hiệp, và nghỉ một phút giữa các hiệp. Cũng như các động tác khác, động tác này sẽ tập cách ngày.
Khi đã cảm thấy thoải mái, bạn hãy kết hợp động tác treo người với động tác hạ người và nhớ nghỉ giữa các hiệp. Cuối cùng, bạn sẽ có thể nâng người lên một cách dễ dàng và chuyển sang động tác kéo xà.
Phương pháp 2 - Chuyển sang tập kéo xà đơn thực sự
Bước 1 - Ban đầu, bạn sẽ tập treo người và giữ cằm trên xà.
Trước khi thực hiện động tác kéo xà đầy đủ, bạn sẽ tập treo người và giữ cằm trên xà. Với động tác treo người, bạn sẽ tập 3-5 lần, mỗi lần 20-30 giây. Sau đó, đứng lên một chiếc ghế sao cho cằm vừa cao qua xà. Gập đầu gối và giữ yên cơ thể để cằm cao hơn xà. Thực hiện động tác này 3-5 lần, mỗi lần 5-10 giây.
Thực hiện bài tập này cách ngày cho đến khi bạn không còn cảm thấy khó khăn.
Bước 2 - Tập kéo xà đơn ngược chiều.
Kéo xà đơn ngược chiều giúp bạn học cách hạ cơ thể trong bài tập kéo xà đơn thông thường. Để tập kéo xà đơn ngược chiều, bạn lặp lại bài tập hạ cơ thể xuống với ghế nói trên. Sau đó, kéo người lên một chút, và tiếp tục kéo người lên cao tối đa với động tác trơn tru. Thực hiện 4-6 lần.
Bạn có thể chuyển sang các động tác khác khi đã thực hiện được kéo xà ngược chiều dễ dàng.
Bước 3 - Chuyển sang động tác chèo thuyền.
Để tập chèo thuyền, bạn hạ thấp thanh xà đến độ cao ngang eo. Nằm dưới thanh xà. Nắm xà với hai bàn tay mở rộng hơn vai một chút. Lúc này bạn đang nằm ở tư thế chống đẩy ngược hay tư thế plank. Duỗi thẳng hai cánh tay để cơ thể treo dưới xà, hai chân duỗi ra phía trước. Sau đó, kéo ngực lên gần thanh xà. Giữ tư thế này 3 giây.
Sau khi bạn có thể thực hiện dễ dàng 3 hiệp, mỗi hiệp 15 lần kéo, thì đây là lúc bạn đã sẵn sàng để kéo xà đơn.
Bước 4 - Bắt đầu tập kéo xà đơn.
Sau khi hoàn thiện dần các kỹ năng, bây giờ bạn có thể tập kéo xà đơn thực sự. Vào tư thế chuẩn bị và nắm lấy thanh xà. Nắm xà với lòng bàn tay hướng ra ngoài cơ thể và bắt đầu kéo người lên. Tiếp tục kéo cho đến khi cằm tiến gần đến xà, dừng một giây và hạ cơ thể xuống.
Bước 5 - Tăng dần số lần kéo xà.
Ban đầu, thường thì bạn chỉ có thể kéo vài lần mỗi ngày. Đừng cố gắng kéo quá nhiều lần vào lúc này để tránh bị căng cơ. Mỗi ngày bạn nên cố gắng kéo thêm 1-2 lần/hiệp.
Phương pháp 3 - Chú ý vấn đề an toàn
Bước 1 - Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện một chương trình luyện tập mới.
Bạn không nên tự ý tập luyện theo một chương trình mới mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Trước khi tập kéo xà đơn, bạn nên trao đổi với bác sĩ để chắc chắn bài tập này an toàn cho bạn.
Trao đổi với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe hay những lo ngại về lưng, cổ, vai, khuỷu tay hay cổ tay.
Bước 2 - Tránh nhảy lên.
Khi mới tập kéo xà, bạn thường có khuynh hướng nhảy lên để phụ đẩy cơ thể. Động tác này khiến bạn sử dụng sai nhóm cơ khi kéo xà. Cố gắng nâng cơ thể lên bằng cánh tay và các nhóm cơ ở thân trên. Đừng nhảy lên khi bạn tập kéo xà đơn.
Bước 3 - Chỉ kéo xà đơn 2-3 ngày mỗi tuần.
Bài tập kéo xà đơn hay các bài tập với tạ khác chỉ nên thực hiện 2-3 ngày mỗi tuần. Nếu bạn tập nhiều hơn tần suất khuyến nghị này thì có thể sẽ bị căng cơ. Luôn dành một ngày nghỉ giữa các ngày tập kéo xà.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/M%E1%BB%9F-%C4%91%E1%BA%A7u-truy%E1%BB%87n-kinh-d%E1%BB%8B | Cách để Mở đầu truyện kinh dị | Bạn có thể viết truyện kinh dị như một bài tập ở lớp hay một dự án lý thú của riêng mình. Có lẽ một trong những thách thức nhất của truyện kinh dị là phần mở truyện, hoặc đoạn mở đầu. Bạn có thể bắt đầu truyện kinh dị bằng cách tìm ý tưởng cho câu chuyện và viết nháp đoạn mở đầu thật ấn tượng. Sau đó, bạn nên chỉnh sửa lại các trang đầu tiên sao cho khớp với phần còn lại của truyện và càng cuốn hút càng tốt.
Phương pháp 1 - Tìm ý tưởng cho truyện
Bước 1 - Mô tả một điều gì đó khiến bạn sợ hãi hoặc rùng mình.
Hãy nghĩ về nỗi sợ khủng khiếp nhất trong bạn, chẳng hạn như sợ mất một người bạn, sợ độ cao, sợ chú hề, thậm chí sợ băng dính gai. Sau đó, bạn có thể chạm vào nỗi sợ này và khai thác nó như một ý tưởng cho câu chuyện.
Sử dụng nỗi sợ của bạn như một chất liệu cho câu chuyện kể về điều gì đó đáng sợ hoặc ghê rợn. Nghĩ xem bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu bạn là một nhân vật bị đẩy vào tình huống đối mặt với những nỗi sợ đó.
Một lựa chọn khác là hỏi người thân hoặc bạn bè về những gì khiến họ sợ hãi hoặc ghê tởm nhất và mượn những nỗi sợ của họ để làm ý tưởng cho truyện.
Bước 2 - Biến một tình huống bình thường thành một thứ gì đó kinh dị.
Bạn cũng có thể sử dụng một tình huống xảy ra hàng ngày, chẳng hạn như một cuộc dạo chơi trong công viên, một lần nấu ăn hoặc một buổi đến thăm bạn bè và thêm một yếu tố đáng sợ vào tình huống đó. Vận dụng trí tưởng tượng của bạn để đưa tình tiết rùng rợn vào một hoạt động hoặc một cảnh bình thường.
Ví dụ, có thể bạn bắt gặp một cái tai bị cắt lìa vào một buổi sáng đi dạo trong công viên, hay cây rau bạn đang cắt để nấu bữa tối bỗng biến thành một ngón tay hoặc chiếc xúc tu. Hãy sáng tạo và nghĩ xem làm thế nào để bóp méo hoặc biến đổi một tình huống tưởng như bình thường trở thành kinh dị.
Bước 3 - Giam hãm các nhân vật của bạn trong một hoàn cảnh đáng sợ.
Bạn cũng có thể giam hãm hoặc bao vây nhân vật chính trong một hoàn cảnh khủng khiếp hoặc rùng rợn. Thủ pháp hạn chế sự di chuyển của nhân vật sẽ cho phép bạn tạo nên không khí căng thẳng và rợn người trong truyện.
Nghĩ về một không gian chật hẹp khiến bạn khiếp hãi hoặc hoảng loạn. Hãy tự hỏi mình bạn sẽ sợ nhất khi bị nhốt ở đâu.
Bạn có thể đặt nhân vật chính trong một không gian hẹp như một cỗ quan tài, một hầm rượu lạnh lẽo và ẩm ướt, một bót cảnh sát bỏ hoang, một hòn đảo hoặc thị trấn không một bóng người. Cảnh nhân vật bị giam hãm trong một không gian khủng khiếp sẽ đem nỗi sợ vào câu chuyện và tạo nên không khí căng thẳng hồi hộp ngay từ đầu.
Bước 4 - Xây dựng các nhân vật chính khác biệt.
Bạn cũng có thể mở đầu truyện kinh dị bằng cách tập trung vào việc phát triển nhân vật. Cố gắng tạo ra một hoặc vài nhân vật chính có nét riêng biệt và chi tiết. Bạn có thể phác thảo một bản tính cách của từng nhân vật để cảm nhận được lối sống của họ, hiểu họ suy nghĩ như thế nào và có thể phản ứng ra sao khi xảy ra xung đột. Cho dù không phải mọi chi tiết trong bản phác thảo đều xuất hiện trong truyện, nhưng chúng vẫn có thể tác động đến cách bạn xây dựng nhân vật và cảm nhận của người đọc về nhân vật. Một nhân vật toàn diện sẽ dễ nhận biết và đáng nhớ đối với người đọc. Hãy bắt đầu bản phác thảo bằng cách đặt các câu hỏi về những khía cạnh như:
Tuổi tác và nghề nghiệp của nhân vật
Tình trạng hôn nhân hoặc mối quan hệ tình cảm của nhân vật
Cách nhìn nhận thế giới của nhân vật (hoài nghi, bi quan, lo âu, lạc quan, hài lòng, điềm đạm)
Mọi chi tiết đặc trưng hoặc độc đáo về ngoại hình của nhân vật, chẳng hạn như một kiểu tóc, một vết sẹo, hoặc phong cách ăn mặc nào đó.
Cách nói chuyện, tiếng địa phương hoặc ngôn ngữ của nhân vật
Bước 5 - Tạo cảm xúc cực độ cho nhân vật.
Yếu tố kinh dị xoay quanh phản ứng của nhân vật với các tình tiết trong truyện. Bạn có thể đẩy cảm xúc của người đọc đến mức tột cùng bằng cách cho nhân vật một cảm xúc cực độ mà họ phải vật lộn xuyên suốt câu chuyện. Bàng hoàng, hoang tưởng, và kinh hãi đều là các cảm xúc mãnh liệt vốn có thể tạo động lực cho nhân vật hành động hoặc có những ý nghĩ nội tâm dữ dội.
Cho nhân vật trải qua một cú sốc khủng khiếp, chẳng hạn như cái chết của người thân hoặc mất việc làm, cũng là một cách tạo xung đột cho nhân vật. Nó có thể dẫn dắt nhân vật đi đến một quyết định mà thường thì họ sẽ không làm nếu không trải qua một cú sốc hoặc dư chấn sau một biến cố khủng khiếp.
Bạn cũng có thể gieo cho nhân vật một nỗi hoang tưởng hoặc cảm giác như có điều gì đó không ổn. Nó sẽ khiến nhân vật luôn ngờ vực và nhìn sự vật qua một lăng kính méo mó. Đây cũng là một cách dễ dàng để thiết lập mối quan hệ của nhân vật chính với các nhân vật khác. Sự hoang tưởng cũng khơi lên cảm giác hoang mang ở người đọc và khiến họ bắt đầu nghi ngờ về các sự việc xảy ra trong truyện.
Một lựa chọn khác là cho nhân vật chính một nỗi sợ hãi hoặc dự cảm về một điềm xấu sắp xảy ra. Cảm giác khiếp sợ cũng giúp tạo nên không khí căng thẳng trong truyện và cảm giác hồi hộp cho người đọc.
Bước 6 - Lập dàn ý cho cốt truyện.
Khi đã tìm được ý tưởng cho câu chuyện, bạn nên xây dựng bộ khung của cốt truyện để có một ý niệm bao quát về hướng đi của các nhân vật. Việc phác thảo trước cấu trúc của truyện sẽ giúp câu chuyện của bạn thuyết phục hơn về lâu dài. Bộ khung của cốt truyện có thể đóng vai trò là một bản đồ hoặc người dẫn đường trong câu chuyện, cho dù bạn có thể đi chệch ra khỏi bộ khung đó khi cảm hứng chợt đến trong lúc viết truyện.
Bạn có thể dùng một sơ đồ cốt truyện để lập dàn ý. Sơ đồ cốt truyện sẽ gồm sáu phần rõ rệt, tạo nên một hình tam giác với đỉnh điểm nằm trên đỉnh tam giác. Sáu phần này bao gồm: giới thiệu bối cảnh, biến cố thúc đẩy, cao trào, đỉnh điểm, thoái trào và kết thúc.
Bạn cũng có thể dùng phương pháp bông tuyết để lập dàn ý. Viết một câu tóm tắt cốt truyện, tiếp theo là một đoạn tóm tắt cốt truyện, cuối cùng là một bản phân cảnh truyện.
Phương pháp 2 - Phác thảo phần mở đầu thuyết phục
Bước 1 - Viết câu mở đầu cuốn hút và cung cấp nhiều thông tin.
Câu mở đầu cần gợi lên sự hiếu kỳ ở người đọc nhưng cũng khiến người đọc tập trung vào câu chuyện. Một câu mở đầu tốt sẽ cho ngưới đọc biết câu chuyện kể về điều gì, tạo một phong cách hay góc nhìn riêng biệt, hoặc để lại một manh mối về tính cách của nhân vật.
Ví dụ, nếu định kể một câu chuyện về nỗi sợ băng dính gai, đặt trong bối cảnh một thế giới đen tối, bạn có thể viết câu mở đầu như sau “Sara cố ngồi yên khi những gã đàn ông thắt chặt băng dính gai quanh cổ tay cô, nhắm nghiền mắt để khỏi nghe thấy những âm thanh khủng khiếp.”
Câu mở đầu này giới thiệu nhân vật chính là Sara, đặt cô vào một hoàn cảnh khủng khiếp và khổ sở. Nó cũng gợi lên các câu hỏi trong đầu người đọc, chẳng hạn như “những gã đàn ông” đó là ai, và tại sao Sara lại bị bắt? Các câu hỏi này sẽ cuốn hút người đọc và khiến họ sẵn sàng giở sang trang tiếp theo.
Bước 2 - Mở đầu truyện bằng một bối cảnh.
Cố gắng mở đầu câu chuyện trong một bối cảnh, nơi mà nhân vật hoặc các nhân vật di chuyển, tương tác hoặc làm việc gì đó. Một hành động diễn ra trong một bối cảnh ở phần mở đầu truyện sẽ ngay lập tức cuốn hút người đọc và gây sự tò mò để họ có hứng thú đọc tiếp. Nó cũng giúp người đọc tập trung và cuốn theo các tình tiết trong truyện.
Cố gắng đặt nhân vật chính trong hoàn cảnh khốn khổ hoặc nguy hiểm theo một cách nào đó để tạo nên yếu tố kinh dị ngay từ đầu truyện.
Ví dụ, bạn có thể mở đầu truyện bằng cảnh nhân vật chính bị mắc kẹt trong một thiết bị, tiếp theo là miêu tả cảm giác của nhân vật khi bị mắc kẹt và ý nghĩ của cô ấy khi tìm cách thoát khỏi thiết bị đó, trong khi những kẻ đặt bẫy đang cố gắng giữ cô lại.
Bước 3 - Đưa ra các tình tiết rùng rợn hoặc hồi hộp ngay từ đầu.
Dù sao thì bạn cũng đang viết một truyện kinh dị, thế nên đừng ngần ngại đưa ra các chi tiết đáng sợ hoặc hồi hộp ngay trong đoạn mở đầu truyện. Đến đoạn cuối của phần mở đầu, người đọc cần được biết về bối cảnh và xung đột của câu chuyện. Độc giả của bạn phải có cảm giác rùng rợn hoặc sợ hãi khi đọc đến cuối trang đầu tiên của truyện, vì mục đích của bạn là khơi lên cảm xúc mãnh liệt ở người đọc.
Ví dụ, bạn có thể đưa vào các cảnh ghê sợ như máu me, nội tạng, chất nhầy, các mảnh óc hoặc nước bọt trong đoạn đầu tiên của truyện. Cố gắng chỉ sử dụng các hình ảnh máu me từng ít một để câu chuyện không bị sáo mòn hoặc quá quen thuộc. Như vậy, khi bạn đưa thêm một số cảnh ghê rợn thì nó sẽ có tác động mạnh hơn đối với người đọc.
Bước 4 - Mô tả xung đột chính.
Truyện kinh dị cũng phải có một mâu thuẫn lớn mà theo một cách nào đó đã thúc đẩy nhân vật chính hành động. Xung đột chính của truyện kinh dị nên xuất hiện ngay trong vài đoạn đầu hoặc trong một hoặc hai trang đầu của cuốn truyện. Xung đột xảy ra sớm sẽ thu hút được người đọc và xây dựng kịch tính trong truyện.
Ví dụ, bạn có thể cho nhân vật chính đang tìm cách đuổi một hồn ma trong nhà. Đây có thể là mâu thuẫn chính mà bạn đưa ngay vào truyện. Phần còn lại của truyện sẽ kể về nỗ lực đuổi hồn ma mà không làm tổn hại người nào trong nhà của nhân vật chính.
Một xung đột bao trùm phổ biến khác là chủ đề về sinh tồn, trong đó nhân vật của bạn phải đối mặt với một tình huống đe doạ sự sống còn nếu họ không thoát ra được.
Nếu quyết định chưa tiết lộ mâu thuẫn ngay từ đầu, bạn phải có lý do thoả đáng để làm vậy. Việc giữ bí mật phải được thực hiện một cách có chủ ý và có lợi cho câu chuyện, vì người đọc có thể bị bối rối hoặc nhầm lẫn khi thiếu thông tin.
Bước 5 - Sử dụng câu chủ động.
Bạn cũng nên cố gắng sử dụng câu chủ động thay vì bị động trong phần mở đầu truyện và suốt cả câu chuyện. Câu bị động thường gây cảm giác tẻ nhạt hoặc khô khan. Bạn cần viết những câu hấp dẫn và sinh động đối với người đọc với nhiều hành động và động lực thúc đẩy.
Ví dụ, thay vì mở đầu truyện bằng câu “Các dải băng dán lạnh ngắt trên da của Sara khi những gã đàn ông trói cô vào ghế”, nghe bị động và khó hiểu, bạn có thể viết: “Sara cảm thấy các dải băng dán lạnh ngắt trên da khi những gã đàn ông ghì cô xuống ghế”. Câu thứ hai là câu chủ động và đặt chủ thể của câu, “Sara” bên cạnh động từ “cảm thấy”.
Sử dụng câu chủ động không có nghĩa là bạn chỉ giới hạn ở ngôi thứ nhất và thời hiện tại cho góc nhìn của bạn. Bạn vẫn có thể dùng câu chủ động trong thời quá khứ và ở ngôi thứ ba hoặc thứ hai.
Bước 6 - Đọc các ví dụ về phần mở đầu.
Bạn có thể tìm được nhiều ý niệm hơn về cách mở đầu truyện kinh dị sao cho ấn tượng bằng cách đọc các phần mở đầu các truyện kinh dị nổi tiếng. Sử dụng các phần mở đầu này làm mẫu hoặc gợi ý cho truyện của bạn. Bạn có thể xem các ví dụ sau đây:
Mở đầu truyện “Trái tim thú tội” của Edgar Allen Poe: “Phải – tôi cưc kỳ căng thẳng – cho đến giờ tôi vẫn căng thẳng cực độ; nhưng làm sao anh có thể bảo rằng tôi bị điên?” Câu mở đầu cho người đọc biết ngay rằng người dẫn chuyện đang bồn chồn, hoảng sợ, thậm chí quẫn trí. Đó là một mở đầu tuyệt vời bởi nó tạo cho người đọc cảm giác thon thót lo sợ và chuẩn bị cho họ bước vào một câu chuyện không êm ả.
Mở đầu truyện “Cô đang đi đâu, cô đã ở đâu?” của Joyce Carol Oates: “Tên cô bé là Connie. Cô bé mười lăm tuổi và có thói quen vừa cười khúc khích vừa nghiển cổ liếc nhanh vào gương hoặc thăm dò vẻ mặt của người khác để yên tâm là trông mình vẫn ổn.” Câu mở đầu tưởng như đơn giản nhưng nó làm tròn nhiệm vụ giới thiệu nhân vật chính, cho biết độ tuổi, giới tính và khắc hoạ tính cách phù phiếm và ngây thơ của nhân vật chính. Lời mở đầu này chuẩn bị cho người đọc bước vào một câu chuyện về một nhân vật có điểm yếu và dễ bị tác động từ bên ngoài.
Mở đầu truyện 1984 của George Orwell: “Đó là một ngày tháng tư lạnh lẽo rực rỡ, chuông đồng hồ điểm mười ba tiếng.” Câu mở đầu trứ danh này gây ấn tượng vì nó gói gọn mọi yếu tố của truyện trong một câu. Nó đưa người đọc vào bối cảnh với hình ảnh gây bối rối, một ngày vừa rực rỡ vừa lạnh lẽo. Chuông đồng hồ gõ mười ba tiếng cũng gây một dự cảm xấu và là điềm báo về một tai hoạ sắp xảy ra.
Phương pháp 3 - Chỉnh sửa đoạn mở đầu
Bước 1 - Đọc to đoạn mở đầu.
Sau khi viết phần mở đầu của truyện, bạn nên đọc lại thành tiếng để nghe âm thanh của nó. Chú ý xem đoạn mở đầu có cảm giác lo lắng hoặc bối rối không. Kiểm tra xem đoạn mở đầu có bao gồm cốt truyện, mô tả nhân vật, bối cảnh và giọng điệu của truyện không.
Bạn cũng có thể đọc to đoạn mở đầu cho một người bạn đáng tin cậy nghe để hỏi ý kiến. Hỏi xem họ có cảm thấy rùng mình, hồi hộp hoặc khiếp sợ không. Hãy sẵn sàng tiếp thu các ý kiến phê bình và phản hồi về phần mở đầu truyện, vì một góc nhìn khác có thể giúp phần mở đầu của bạn thuyết phục hơn.
Bước 2 - Xem lại đoạn mở đầu khi đã viết xong toàn bộ truyện.
Thông thường, khi đã vượt qua đoạn mở đầu thì công việc còn lại sẽ dễ dàng hơn. Khi đã hoàn thành một cái kết vừa ý, bạn nên xem lại và chỉnh sửa phần mở đầu. Điều này giúp cho phần mở truyện vẫn khớp với phần kết truyện.
Bạn nên kiểm tra xem liệu phần mở truyện có hài hoà với phần còn lại của truyện không. Bạn cũng nên điều chỉnh phần mở đầu để mô tả mọi thay đổi của nhân vật hoặc bối cảnh ở phần sau của câu chuyện. Phần mở đầu của bạn phải như một khởi đầu tự nhiên đối với phần còn lại của truyện.
Bước 3 - Chỉnh sửa phần mở đầu để đảm bảo sự sáng sủa, giọng điệu và phong cách phù hợp.
Phần mở đầu phải dễ theo dõi và không gây khó hiểu. Không có gì tệ hơn một phần mở truyện mà người đọc cảm thấy không hợp lý vì họ có thể bực bội và không muốn đọc nữa.
Đảm bảo giọng điệu của nhân vật trong phần mở đầu và phần còn lại của truyện phải giống nhau. Bạn cần giữ giọng điệu nhất quán cho nhân vật từ đầu đến cuối để câu chuyện được mạch lạc.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Cho-chim-y%E1%BA%BFn-ph%E1%BB%A5ng-%C4%83n | Cách để Cho chim yến phụng ăn | Ai nuôi chim yến phụng, hay còn gọi là vẹt đuôi dài, cũng đều mong muốn mang đến cho chúng một cuộc sống tốt đẹp nhất. Để chim yến phụng luôn vui vẻ và hoạt bát, bạn cần cung cấp cho chim một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng để đảm bảo nó nhận được đủ các dưỡng chất cần thiết mỗi ngày. Việc cho ăn không đúng cách sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, khiến chim ốm yếu và nghiêm trọng hơn là tử vong. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách cho chim yến phụng ăn đúng cách để chim luôn vui vẻ và khỏe mạnh.
Phương pháp 1 - Chọn thức ăn phù hợp
Bước 1 - Mua cám viên.
Cám viên là loại thức ăn không thể thiếu trong chế độ ăn của yến phụng. Bạn có thể chọn mua một loại cám viên phù hợp ở các cửa hàng bán đồ ăn cho thú cưng. Dùng cám viên là cách tốt nhất để đảm bảo yến phụng có một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng do cám viên chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Khi chọn mua cám viên, bạn nên chọn loại không có chất bảo quản, không đường, không màu và hương vị nhân tạo.
Cám viên là lựa chọn tối ưu nhất cho yến phụng vì chúng không thể chọn ăn những miếng ngon nhất mà bỏ lại những miếng khác.
Bước 2 - Thử các loại hạt.
Bạn có thể cho yến phụng ăn các loại hạt, tuy nhiên, đừng để yến phụng ăn no hạt vì điều này có thể làm giảm tuổi thọ của chúng. Hầu hết hỗn hợp các loại hạt không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho yến phụng và có thể khiến nó bị ung thư, béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Các loại hạt chỉ nên chiếm 1/6 khẩu phần ăn của chim.
Bước 3 - Bổ sung trái cây và rau củ.
Đây là hai loại thức ăn rất quan trọng trong khẩu phần ăn của yến phụng. Bạn nên cho yến phụng ăn các loại rau củ có màu xanh đậm hoặc vàng đậm hằng ngày. Yến phụng có thể ăn được táo tàu, bí đỏ, nho, cà rốt, rau mùi tây, bông cải xanh, xoài, khoai lang, bí ngòi và rau chân vịt. Bạn nên cho chim ăn quả và rau củ chưa qua chế biến, vì quá trình nấu chín thực phẩm có thể làm mất một số dưỡng chất quan trọng.
Bạn có thể băm, thái nhỏ, xắt hạt lựu, lát mỏng, xay nhuyễn hoặc để nguyên rau củ quả tùy theo sở thích của chim. Hãy thử nhiều cách sơ chế khác nhau cho đến khi tìm ra cách mà chim thích nhất.
Loại bỏ thức ăn thừa của chim sau hai giờ, khi đã cắt nhỏ thì rau tươi sẽ hỏng rất nhanh.
Có một số loại trái cây và rau củ độc hại với yến phụng mà bạn cho ăn. Các loại rau củ quả này bao gồm quả bơ, phần lõi và hạt của các loại quả (hạt táo tàu có chứa chất xyanua cực kỳ độc hại), sôcôla, tỏi, hành, nấm, hạt đậu sống, cây đại hoàng, lá và thân cà chua.
Bước 4 - Cho yến phụng ăn ngũ cốc.
Nhiều người nuôi và nhân giống yến phụng thường bổ sung hỗn hợp ngũ cốc ngâm, còn được gọi là "thức ăn mềm", vào khẩu phần ăn của chúng. Bạn có thể cho yến phụng ăn thêm một loại ngũ cốc bất kỳ, chẳng hạn như diêm mạch, gạo nâu, lúa mì lứt và lúa mạch. Bạn cũng có thể vào ngũ cốc một ít mật ong hữu cơ tự nhiên, trái cây hoặc rau củ để gia tăng hương vị.
Đổ ngũ cốc ra đĩa và cho nước vào ngâm. Khi ngũ cốc nở ra, bạn sẽ chắt hết nước trong đĩa và trộn ngũ cốc với các loại đồ ăn khác tùy chọn.
Bước 5 - Cho yến phụng ăn trứng luộc và phô mai nghiền.
Nghe có vẻ lạ, nhưng các loại thức ăn này vừa là nguồn protein tuyệt vời, vừa cung cấp các dưỡng chất có ích và khiến khẩu phần ăn của yến phụng đa dạng hơn.
Tuy nhiên, bạn cần hạn chế các loại thức ăn đặc biệt này, không nên cho yến phụng ăn nhiều hơn ½ thìa cà phê mỗi lần.
Phương pháp 2 - Cho yến phụng ăn đúng cách
Bước 1 - Cung cấp thức ăn tươi sống và đa dạng.
Mỗi ngày, yến phụng cần được ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Nhìn chung, bạn nên cho yến phụng ăn các loại hạt và cám viên hằng ngày; trái cây, rau củ và thức ăn mềm hai lần một ngày hoặc hằng ngày nếu có thể; trứng hoặc phô mai mỗi tuần một lần hoặc cách tuần.
Ngoài việc cho chim ăn thức ăn tươi sống, bạn cũng nên thay thức ăn trong đĩa mỗi ngày. Đừng quên loại bỏ thức ăn cũ trước khi cho chim thức ăn mới.
Bước 2 - Dùng bát đựng thức ăn phù hợp.
Yến phụng cần lấy được đồ ăn bất cứ khi nào nó muốn. Nếu không được ăn trong vòng 24 giờ, yến phụng có thể bị ốm nên bạn cần đảm bảo lúc nào nó cũng có thể lấy được đồ ăn. Bát đựng thức ăn cho yến phụng không nên quá sâu để nó không phải với quá xa mới lấy được thức ăn. Bạn cũng nên đặt bát thức ăn gần với bát nước để chim có thể vừa ăn vừa uống.
Bước 3 - Bổ sung mai mực và khoáng viên.
Mai mực và khoáng viên là hai thứ rất cần thiết cho yến phụng, chúng chứa các khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết mà chim không thu được từ các loại thực phẩm khác. Bạn nên đặt mai mực trong lồng, hướng mặt mềm của mai mực về phía chim để nó mổ ăn.
Mai mực hoặc khoáng viên bị bẩn, ướt hoặc đã mòn cần được bỏ đi và thay mới.
Mai mực và khoáng viên còn là một loại đồ chơi giải trí cho chim. Chim yến phụng thích đậu lên và đôi khi xé chúng ra, bạn không cần bận tâm về điều này, miễn là chúng không bị bẩn và ướt. Chim sẽ biết khi nào thì cần sử dụng mai mực và khoáng viên, do vậy bạn cũng không cần lo lắng khi có lúc chim không động đến chúng, có thể lúc đó chim đã nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết từ khẩu phần ăn hằng ngày.
Bước 4 - Ngăn ngừa chim béo phì.
Bạn nên nuôi chim yến phụng trong lồng to hoặc cho chim không gian trong nhà để vận động, đồng thời chú ý đến thói quen cho chim ăn hằng ngày để đảm bảo chim không ăn quá nhiều. Nếu ăn quá nhiều, chim sẽ bị béo phì, từ đó trở nên xấu xí, uể oải và có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Bác sĩ thú y chăm sóc chim giàu kinh nghiệm có thể giúp xác định chim yến phụng có bị thừa cân hay không và tư vấn cho bạn cách xử lý khi chim bị béo phì.
Bước 5 - Đảm bảo chế độ ăn cân bằng.
Hệ tiêu hóa của chim yến phụng rất nhạy cảm. Mọi thay đổi trong chế độ ăn của chim cần được thực hiện từ từ trong một khoảng thời gian dài. Nếu muốn thay loại hạt cho chim ăn, bạn sẽ cần thêm một ít hạt mới và lấy ra một ít hạt cũ mỗi ngày cho đến khi chim hoàn toàn quen với thức ăn mới.
Bạn nên cân bằng chế độ ăn của chim dần dần theo thời gian, không nên dồn vào một bữa. Đừng cho chim ăn tất cả các loại thức ăn khác nhau cùng một lúc. Hãy làm theo hướng dẫn chung về cách cho chim ăn và dần dần thay đổi loại thức ăn cho đa dạng. Cho ăn nhiều thức cùng lúc sẽ khiến chim ăn quá nhiều và có thể bị ốm.
Bước 6 - Khuyến khích chim ăn.
Chim yến phụng có thể không muốn ăn do không thích hình dạng hoặc loại thức ăn nào đó. Nếu chim không chịu ăn thức ăn tươi sống, bạn hãy cho rau củ và trái cây xắt nhỏ vào một cốc đựng thức cho chim, sau đó treo cốc trong lồng và phủ một ít lá rau xanh hoặc đồ ăn mà chim thích lên trên.
Hãy làm vậy hằng ngày cho đến khi chim quen dần và chịu ăn các loại thức ăn khác nhau.
Bước 7 - Để ý dấu hiệu chim bị bệnh.
Bạn cần quan sát phân chim để biết chim có ăn quá nhiều thức ăn tươi không. Nếu phân chim loãng và nhiều nước, hãy giảm lượng thức ăn tươi khoảng một hoặc hai ngày. Có thể chim đang nạp vào quá nhiều nước từ các loại thức ăn này.
Nếu chim vẫn bị tiêu chảy, bạn hãy đến gặp bác sĩ thú y để xác định nguyên nhân.
Bước 8 - Thay nước cho chim hằng ngày.
Lúc nào trong lồng chim cũng cần có sẵn một bát nước sạch. Bạn hãy thay nước mới cho chim hằng ngày; rửa bát đựng nước bằng giấm và nước, không dùng xà phòng hay hóa chất tẩy rửa để đảm bảo nước uống của chim luôn sạch và an toàn. Giấm sẽ giúp ngăn vi khuẩn tích tụ trong bát nước của chim.
Không cho vitamin vào nước uống của chim để tránh vi khuẩn tích tụ và chim chê nước không uống. Bạn chỉ nên cho thuốc vào nước, chẳng hạn như kháng sinh, theo chỉ định của bác sĩ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-Quy%E1%BA%BFt-%C4%91o%C3%A1n-m%C3%A0-Kh%C3%B4ng-T%E1%BB%8F-v%E1%BA%BB-Th%C3%B4-l%E1%BB%97 | Cách để Trở nên Quyết đoán mà Không Tỏ vẻ Thô lỗ | Quyết đoán là kỹ năng giao tiếp cũng như hành vi. Người quyết đoán bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách trực tiếp và phù hợp. Họ cũng tôn trọng suy nghĩ, cảm xúc, và niềm tin của người khác. Hiểu rõ cách để trở nên quyết đoán mà không tỏ vẻ thô lỗ hoặc hung hăng là kỹ năng sống khá quan trọng.
Phương pháp 1 - Giao tiếp Một cách Quyết đoán
Bước 1 - Xác định nhu cầu và cảm xúc của bản thân.
Xem xét khoảng thời gian mà bạn cảm thấy như mọi người không tôn trọng bạn. Suy nghĩ về tình huống khiến bạn cảm thấy như bị đàn áp. Sau đó, hãy suy nghĩ xem liệu bạn muốn được đối xử như thế nào trong những tình huống này.
Khi bạn xác định được nhu cầu và cảm xúc của bản thân, bạn có thể phát triển kỳ vọng về cách đối xử mà bạn mong muốn được nhận trong tương lai.
Bước 2 - Thiết lập ranh giới rõ ràng trong tâm trí.
Bạn nên biết rõ bản thân sẵn sàng làm gì hoặc hành động nào có nghĩa là bạn đang đi quá đà. Nếu bạn biết rõ giới hạn của bản thân, bạn sẽ không phải tìm kiếm nó khi đang trong tình huống căng thẳng.
Ví dụ, nếu anh/em trai của bạn thường xuyên hỏi vay tiền bạn, và bạn không biết cách để đối phó với điều này, bạn có thể suy nghĩ về số tiền chính xác mà bạn sẵn sàng cho anh/em trai của bạn vay mượn. Nếu bạn không muốn cung cấp thêm tiền bạc cho người đó, bạn nên biết rõ điều này trước khi tiến hành nói chuyện với anh ta và sẵn sàng khẳng định ranh giới của chính mình.
Bước 3 - Giải thích cảm xúc và nhu cầu của bản thân.
Khi bạn trở nên quyết đoán, bạn sẽ có thể giải thích cảm xúc và nhu cầu của bản thân mà không tỏ vẻ thô lỗ hoặc hung hăng. Kỹ năng này sẽ giúp bạn vừa có thể bảo vệ chính mình và vừa có thể đối xử với người khác bằng sự tôn trọng. Bạn nên truyền tải ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của bản thân với thái độ tôn trọng. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn về việc bày tỏ cảm xúc của chính mình, đầu tiên, bạn có thể viết chúng ra giấy hoặc luyện tập trình bày điều mà bạn muốn nói.
Ví dụ, có lẽ là bạn muốn được tăng lương nhưng bạn vẫn chưa tìm thấy phương pháp thích hợp để nói về vấn đề này. Phương pháp tốt nhất có thể là có được cơ hội để được sếp lắng nghe và chấp nhận yêu cầu tăng lương của bạn.
Bước 4 - Hãy thẳng thắn.
Sẽ khó để nói với một người nào đó về điều mà bạn muốn, đặc biệt nếu tử tế là một trong những phẩm chất mạnh mẽ của bạn. Bạn có thể cảm thấy rằng bộc lộ suy nghĩ thật sự của bản thân có vẻ khá thô lỗ. Tuy nhiên, trong thực tế, hành động này không hề thô lỗ. Vòng vo sẽ chỉ khiến bạn trông có vẻ thụ động hoặc dễ thay đổi. Lập kế hoạch sử dụng sự tự nhận thức và sức mạnh của bản thân để có thể thực hiện những điều bạn muốn mà không phải tranh cãi.
Không nên nói tránh chỉ để mọi chuyện trở nên dễ chịu hơn. Ví dụ, nếu bạn muốn dì của bạn ngừng sang nhà bạn mà không báo trước, bạn có thể nói một điều gì đó chẳng hạn như "Dì Hoa, dì nên gọi điện báo trước cho con mỗi khi dì muốn sang nhà con để con có thời gian chuẩn bị". Bạn không nên nói rằng "Dì Hoa, dì có thể gọi điện báo trước cho con mỗi khi dì muốn sang nhà con được không? Nhưng chỉ khi dì cảm thấy tiện, con cũng không phiền nếu dì sang nhà mà không báo trước".
Bước 5 - Không nên xin lỗi khi bạn đưa ra ý kiến hoặc nhu cầu riêng của bản thân.
Khi bạn trở nên quyết đoán, bạn sở hữu cảm xúc và nhu cầu của chính mình, và bạn hoàn toàn cảm thấy có lý do chính đáng để thực hiện điều này. Không nên xin lỗi khi yêu cầu điều mà bạn muốn.
Bước 6 - Thực hành phương pháp giao tiếp quyết đoán phi ngôn ngữ.
Giao tiếp diễn ra thông qua từ ngữ và ngôn ngữ cơ thể. Cách bạn bày tỏ địa vị của bản thân sẽ tác động đến cách mà người khác tiếp nhận nó. Để có thể giao tiếp một cách quyết đoán thông qua yếu tố phi ngôn ngữ, bạn có thể rèn luyện một vài kỹ năng sau:
Duy trì giao tiếp bằng mắt.
Đứng hoặc ngồi với tư thế tốt.
Nói chuyện với giọng điệu và âm lượng phù hợp.
Giữ cho cơ thể luôn thư giãn và bình tĩnh.
Bước 7 - Bày tỏ sự cảm kích đối với người khác.
Khi bạn giao tiếp một cách quyết đoán, bạn cũng có thể nhận thức được sự đóng góp của đối phương. Bạn vẫn có thể đưa ra yêu cầu về điều bạn muốn, nhưng bạn cũng cần phải nhận thức được khi đối phương nhượng bộ hoặc truyền tải cảm xúc của bản thân họ. Nếu không, họ có thể sẽ cảm thấy rằng bạn không chú tâm và thô lỗ với họ.
Bước 8 - Quản lý sự căng thẳng của bản thân.
Khi bạn căng thẳng, bạn thường sẽ cảm thấy rằng bạn không thể kiểm soát tình huống. Điều này có thể ảnh hưởng đến cách phản ứng của bạn trong tình huống cụ thể. Bạn có thể sẽ dễ dàng hồi đáp theo cách hung hăng và thụ động. Quản lý căng thẳng là điều không thể thiếu để giao tiếp một cách quyết đoán.
Bước 9 - Lựa chọn thời điểm phù hợp để bắt đầu cuộc trò chuyện.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc đói bụng, bạn nên chờ cho đến khi bạn giải quyết vấn đề này trước khi bắt đầu một cuộc trò chuyện. Bạn có thể sẽ đánh mất sự bình tĩnh của bản thân một cách nhanh chóng và có vẻ như là một người thô lỗ nếu bạn không cảm thấy thoải mái.
Bước 10 - Luyện tập và kiên nhẫn.
Cần phải có thời gian và sự luyện tập để có thể trở nên quyết đoán. Bạn có thể bắt đầu bằng việc rèn luyện kỹ thuật bày tỏ sự quyết đoán trong tình huống nhỏ nhặt, chẳng hạn như nói với bạn bè của bạn rằng bạn không muốn xem một bộ phim nào đó. Tiến hành xây dựng bản thân dựa trên từng trải nghiệm và bạn sẽ sớm nhận thấy rằng bạn cũng có thể trở nên quyết đoán trong các tình huống khác.
Phương pháp 2 - Kỹ thuật Bày tỏ Sự quyết đoán
Bước 1 - Sử dụng kỹ thuật lặp đi lặp lại.
Trong phương pháp này, bạn có thể bình tĩnh xác định lại cảm xúc hoặc nhu cầu của bản thân mỗi khi một người nào đó cố gắng tranh cãi hoặc gây xao nhãng cho bạn. (Ví dụ, "Làm ơn ngừng ngay các trò đùa phân biệt giới tính của bạn đi". "Tôi chẳng thấy chúng hài hước chút nào"). Đây là phương pháp để bạn có thể gắn bó với các nguyên tắc của bản thân mà không tỏ vẻ thiếu tôn trọng người khác.
Ví dụ, bạn muốn trả lại đồ vật bị hư hỏng cho cửa hàng để yêu cầu hoàn tiền. Nếu người bán hàng cố gắng đưa ra biện pháp thay thế khác (sửa chữa vật dụng đó hoặc nói với bạn rằng nó không bị hỏng), bạn nên lặp lại rằng bạn muốn được hoàn tiền.
Kỹ thuật này sẽ giúp bạn bày tỏ sự quyết đoán ma không tỏ vẻ thô lỗ vì nó cho phép bạn đưa ra quan điểm của mình bằng cách nêu rõ điều bạn muốn theo cách không hề xúc phạm đến người khác. Ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu là yếu tố rất quan trọng trong kỹ thuật này. Bạn sẽ không muốn la hét hoặc đối xử tệ với người khác. Câu nói đơn giản của bạn cũng đã đủ mạnh mẽ.
Bước 2 - Thử qua kỹ thuật “tung hỏa mù”.
Bạn có thể sử dụng cụm từ “Có thể bạn đã đúng” khi một người nào đó đang cố gắng lôi kéo bạn vào một cuộc tranh cãi. Bằng cách này, bạn nhận thức được rằng quan điểm của đối phương có giá trị, nhưng bạn duy trì sự tự tin trong địa vị của chính mình. Chấp nhận không có nghĩa là bạn nhún nhường và thay đổi suy nghĩ của mình.
Ví dụ, nếu một người nào đó nói rằng “Kiểu tóc của bạn trong thật ngốc nghếch”, bạn có thể đáp lại rằng “Có thể bạn đã đúng”. Họ sẽ tiếp tục nói rằng: “Bạn không nghe tôi nói à? Bạn trong như một kẻ thua cuộc”. Bạn nên đáp lại bằng câu nói “Có lẽ là bạn nói đúng, nhưng nó sẽ mọc trở lại”.
Phương pháp này sẽ đem lại sự quyết đoán chứ không phải thô lỗ. Bởi vì bạn đồng ý với người phản đối bạn, bạn đã “giội gáo nước lạnh” vào cuộc tranh cãi của họ và ngăn cuộc trò chuyện trở nên căng thẳng hơn. Sẽ khó để người khác tranh cãi với bạn khi bạn tỏ vẻ như bạn đồng ý với họ. Ngoài ra, nói rằng “‘có thể’ bạn đã đúng” không có ý khẳng định rằng kẻ bắt nạt hoàn toàn đúng, mà nó chỉ có nghĩa là họ có thể đúng. Bất kỳ người nào cũng có quyền bộc lộ ý kiến riêng của bản thân.
Bước 3 - Sử dụng lời tuyên bố bắt đầu từ chủ từ Tôi.
Đây là kỹ thuật phổ biến được dạy trong hầu hết mọi khóa huấn luyện sự quyết đoán. Lời tuyên bố bắt đầu từ chủ từ Tôi là khi bạn bắt đầu câu nói bằng từ “Tôi…”. Đây là kỹ thuật khá thành công bởi vì nó giúp bạn tập trung vào nhu cầu của bản thân mà không dồn ép đối phương. Bạn cho phép đối phương suy nghĩ, cảm nhận và hành động theo những gì mà họ nghĩ rằng đó là điều tốt nhất dành cho họ.
Sử dụng câu nói bắt đầu với từ Tôi là kỹ thuật bộc lộ sự quyết đoán thay vì thô lỗ bởi vì bạn đang chịu trách nhiệm trước cảm xúc của bản thân. Bạn không đang đổ lỗi cho đối phương. Lời tuyên bố với từ “Tôi” là cách khá tốt để gợi mở cuộc trò chuyện và từ đó có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.
Ví dụ cho câu nói chủ từ Tôi như sau: “Tôi cảm thấy rất tức giận khi bạn có thái độ mỉa mai”, “Tôi cảm thấy như bị sỉ nhục khi bạn đặt mong muốn của bản thân mình lên hàng đầu thay vì khao khát của tôi”, hoặc “Tôi cảm thấy bị tổn thương khi bạn nói chuyện với tôi như vậy”.
Bước 4 - Trở nên lịch sự nhưng cứng rắn.
Bạn nên nhớ không được vượt khỏi phạm vi của thái độ lịch sự trong khi vẫn thể hiện chính mình. Sau khi bạn đã trình bày những điều mà bạn muốn nói, bạn nên lắng nghe đối phương. Không cần phải lên giọng để họ có thể lắng nghe bạn. Duy trì sự bình tĩnh và tự chủ sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn (và lịch sự hơn).
Điều này có nghĩa là bạn nên tránh mỉm cười hoặc khúc khích sau khi bày tỏ ý kiến của mình. Bạn có thể tỏ thái độ lịch sự mà không hạ thấp bản thân. Bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này để cải thiện tâm trạng nếu nó phù hợp với điều mà bạn đang trình bày.
Phương pháp 3 - Nhận thức Sự khác nhau giữa Quyết đoán và Thô lỗ
Bước 1 - Hiểu rõ bản chất của sự thô lỗ.
Thô lỗ là sự thiếu hụt thái độ tôn trọng đối với người khác, đối với cảm xúc, niềm tin, và quan điểm của họ. Khi một người nào đó thô lỗ, họ thường tỏ thái độ châm biếm, tức giận, lăng mạ hoặc bắt nạt.
Sự thô lỗ có thể bao gồm la hét, sử dụng ngôn ngữ xúc phạm, hăm dọa, cử chỉ đe dọa chẳng hạn như chỉ trỏ hoặc thậm chí xô đẩy.
Ví dụ: Hải và Hùng đã xếp hàng cả đêm để chờ mua vé cho buổi hòa nhạc. Họ khá hào hứng khi cuối cùng hàng người cũng bắt đầu di chuyển. Họ đã tiết kiệm trong nhiều tuần để có thể có đủ tiền để mua vé. Bỗng dưng, một nhóm những gã đàn ông lớn tuổi hơn họ bắt đầu chen lấn để có thể xếp hàng trước Hải và Hùng. “Này, chúng tôi đã xếp hàng cả đêm. Ông không thể chen ngang như vậy”, Hải nói. “Nghe này, thằng nhãi con, ta sẽ không di chuyển đi đâu hết nên chú mày im đi”, một trong những kẻ bắt nạt la hét trong khi áp sát mặt hắn vào mặt Hải và thúc ngón tay vào ngực Hải để nhấn mạnh lời nói của mình.
Như là một ví dụ minh họa về sự thô lỗ, kẻ bắt nạt không tỏ thái độ tôn trọng quyền lợi và quan điểm của Hải và Hùng. Hắn ta đang sỉ nhục, đang la hét, sử dụng ngôn ngữ xúc phạm và thể hiện sự đe dọa thông qua ngôn ngữ cơ thể của mình.
Bước 2 - Hiểu rõ ý nghĩa của việc trở nên quyết đoán.
Trở nên quyết đoán là “bộc lộ bản thân một cách hiệu quả và bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời tôn trọng quyền lợi và niềm tin của người khác”. Sự quyết đoán bao gồm tất cả mọi kỹ năng giao tiếp, có nghĩa là từ ngữ, hành động, ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu và nét mặt của bạn. Khi một người giao tiếp một cách quyết đoán, họ sẽ sử dụng hài hòa tất cả mọi yếu tố này. Nói một cách đơn giản, sự quyết đoán là trở nên tự tin mà không hung hăng.
Bước 3 - Nhận thức được rằng người quyết đoán luôn kiểm soát sự tức giận của bản thân.
Thỉnh thoảng, bạn sẽ cảm thấy giận dữ, và đôi khi, sự tức giận của bạn sẽ hoàn toàn hợp lý. Người quyết đoán sẽ lên tiếng, duy trì sự tôn trọng và phát biểu ý kiến một cách mạnh mẽ khi cần thiết, trong khi người hung hăng sẽ tỏ thái độ đả kích (thông qua hành động hoặc lời nói).
Người quyết đoán phê bình về suy nghĩ/hành vi, chứ không phải về cá nhân. "Những lời nhận xét phân biệt chủng tộc của bạn về Mai thật quá đáng" hoàn toàn khác biệt với "Bạn là một kẻ phân biệt chủng tộc".
Bước 4 - Nhìn nhận sự tôn trọng đối với người khác.
Sự quyết đoán bắt nguồn từ sự tôn trọng lẫn nhau. Nếu cả hai bên không tôn trọng nhau, bạn sẽ không thể giao tiếp một cách quyết đoán. Thay vào đó, cuộc đối thoại sẽ được lắp đầy bằng sự hung hăng hoặc tiêu cực. Khi bạn tôn trọng cảm xúc của người khác, bạn có thể đạt được điều bạn muốn mà không cần phải xúc phạm họ.
Phương pháp 4 - Nhìn nhận Phong cách Giao tiếp của Bản thân
Bước 1 - Nhận thức phản ứng hung hăng.
Chúng ta học hỏi phong cách giao tiếp từ những năm tháng đầu đời, vì vậy, sẽ khó để nhận thức được bản chất của sự quyết đoán. Nếu một đứa trẻ quan sát sự tương tác hung hăng, chúng sẽ bắt chước phong cách đó. Một người nào đó có thể sẽ phản ứng hung hãn với bạn khi bạn có được điều bạn muốn. Người còn lại sẽ bị dồn vào thế phòng ngự và cảm thấy bị đeo dọa. Phản ứng hung hăng có thể trông như sau:
Một người nói rằng “Khách mời sẽ đến bất cứ lúc nào. Bạn có thể đem cho tôi một chiếc áo sơ mi sạch ngay bây giờ được không?”. Người còn lại sẽ đáp lại rằng “Tôi cần phải chuẩn bị thức ăn sẵn sàng. Tại sao bạn lại không ngừng chây lười và tự đi lấy chiếc áo sơ mi của bạn đi?”. Cả hai người đều đang giao tiếp một cách hung hăng. Mỗi người đều đang cố gắng để đạt được điều mà họ cần mà không quan tâm đến nhu cầu của đối phương.
Bước 2 - Nhìn nhận phản ứng thụ động.
Khi một người nào đó có được điều mà họ muốn từ một tình huống nào đó, điều này có thể khiến bạn cảm thấy bực bội, tức giận hoặc bị lợi dụng. Nếu bạn phản ứng một cách thụ động, bạn sẽ không thể đứng lên bảo vệ nhu cầu của bản thân. Phản ứng thụ động có thể trông như sau:
Một người nói rằng “Khách mời sẽ đến bất cứ lúc nào. Bạn có thể đem cho tôi một chiếc áo sơ mi sạch ngay bây giờ được không?”. Người còn lại sẽ đáp lại rằng “Được thôi. Tôi nghĩ rằng thức ăn sẽ phải hoàn thành trễ. Đừng đổ lỗi cho tôi nếu mọi người than phiền”. Người đầu tiên vẫn đang tỏ thái độ hung hăng và người thứ hai đang hồi đáp một cách thụ động. Một người đạt được điều mình muốn trong khi người còn lại không cố gắng bảo vệ nhu cầu của mình.
Bước 3 - Xác định xem liệu bạn có đang sử dụng sự quyết đoán một chiều.
Ngay cả khi đối phương đang trở nên hung hăng hoặc thụ động, bạn nên đáp lại bằng sự quyết đoán. Khẳng định quyền lợi và cảm xúc của bản thân bằng cách trình bày cho đối phương biết về điều mà bạn không thích. Hãy nói với người đó về nhu cầu của bạn.
Một người nào đó có thể nói rằng “Khách mời sẽ đến bất cứ lúc nào. Bạn có thể đem cho tôi một chiếc áo sơ mi sạch ngay bây giờ được không?”. Người còn lại có thể đáp lại bằng câu nói quyết đoán chẳng hạn như “Áo sơ mi đang được treo trong tủ. Tôi cần phải chuẩn bị thức ăn sẵn sàng”. Mặc dù người yêu cầu của người đầu tiên vẫn có vẻ hung hãn và mỉa mai, người thứ hai đã có thể đáp lại một cách quyết đoán. Người đó có thể tiếp tục khẳng định quyền lợi và cảm xúc của chính mình bằng cách nói với người đầu tiên rằng cô ta/anh ta không thích sự châm biếm và cô ta/anh ta sẽ vô cùng cảm kích nếu người đó có thể nhận thấy rằng cả hai đều đang bận rộn chuẩn bị sẵn sàng cho buổi tiệc.
Bước 4 - Nhận thức phản ứng quyết đoán.
Đối với phản ứng quyết đoán, cả bạn và người còn lại đều sẽ cảm thấy được tôn trọng và được lắng nghe. Ngay cả khi bạn đã học cách để phản ứng một cách hung hăng hoặc thụ động, bạn vẫn có thể học cách để giao tiếp quyết đoán và tôn trọng.
Một người nói rằng “Khách mời sẽ đến bất cứ lúc nào. Bạn có thể đem cho tôi một chiếc áo sơ mi sạch ngay bây giờ được không?”. Người còn lại sẽ đáp lại rằng “Vâng, có rất nhiều chiếc áo sạch trong tủ. Nhưng tôi cần thêm 5 phút để hoàn thành món ăn”. Cả hai người đã có thể nêu lên nhu cầu của họ trong khi vẫn tỏ thái độ tôn trọng với người còn lại.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Th%C6%B0-gi%C3%A3n-v%C3%A0-%C4%91i-ng%E1%BB%A7 | Cách để Thư giãn và đi ngủ | Nhiều người bị khó ngủ. Thức trắng đêm thì cực kỳ khó chịu và có tác động tiêu cực đến sức khỏe. Thiếu ngủ có thể làm giảm hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị trầm cảm và lo âu, và làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, và bệnh tim. Tuy nhiên, có một số phương pháp đơn giản có thể giúp bạn thư giãn đủ để ngủ nhanh hơn.
Phương pháp 1 - Áp dụng phương pháp thư giãn dưỡng sức
Bước 1 - Tập thể dục trong ngày.
Điều này sẽ giúp cơ thể bạn mệt khi đêm đến. Nó cũng sẽ tiết ra hợp chất giảm đau trong não endorphin làm dịu đi cảm xúc của bạn.
Tập thể dục sẽ làm cơ thể tỉnh táo, vì vậy tập thể dục vào lúc sớm nhất trong ngày là tốt nhất. Nếu bạn có thể chọn giữa việc đi đến phòng tập thể dục vào buổi sáng và buổi tối, hãy thử tập vào buổi sáng.
Người lớn từ 18-64 tuổi mỗi tuần nên tập ít nhất 150 phút các bài tập có cường độ nhẹ và ít nhất 10 phút mỗi lần.
Đảm bảo trẻ em khó ngủ cần tập thể dục đủ. Điều này sẽ giúp chúng mệt vào buổi tối.
Bước 2 - Uống trà giúp làm dịu.
Trà không có chất caffeine mà có hoa cúc hoặc cây nữ lang có thể giúp bắt đầu quá trình thư giãn trước khi lên giường ngủ. Hãy tìm các loại trà có chứa thành phần giúp làm dịu hoặc các loại trà có dán nhãn "hỗ trợ giấc ngủ".
Bước 3 - Tập bài tập hít thở.
Đây là cách tuyệt vời để trút đi lo âu và làm dịu cơ thể để bạn có thể chìm vào giấc ngủ. Khi bạn đang nằm trên giường với tư thế thoải mái:
Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
Nhắm mắt và tập trung việc cảm nhận hơi thở khi nó di chuyển trong cơ thể. Hình dung con đường đó thông từ miệng và mũi, đến phổi, và hít ngược trở lại lần nữa.
Chú ý vị trí căng thẳng trong cơ thể. Khi bạn thở ra, tập trung thư giãn những vùng đó.
Nếu lại tiếp tục nghĩ về lo lắng, hãy nhận biết chúng và sau đó tập trung lại hơi thở.
Bước 4 - Sử dụng hình ảnh.
Với phương pháp này, bạn đưa một hình ảnh nào đó cho tâm trí để tập trung vào việc khác ngoài những căng thẳng cuộc sống hàng ngày. Hình ảnh nào khiến bạn được là chính mình nhiều nhất. Đó có thể là một nơi yêu thích, một nơi tưởng tượng, làm một hoạt động mà bạn thích hoặc kể một câu chuyện cho chính mình.
Từ từ tưởng tượng ra khung cảnh càng chi tiết càng tốt. Chẳng hạn, nếu đang tưởng tượng ra một bãi biển, hình dung những con sóng, lắng nghe chúng xô vào bờ, nghe tiếng chim hải âu kêu và tưởng tượng nước biển có vị gì. Cảm nhận làn gió đang thổi và sự ấm áp của mặt trời.
Nếu thấy bản thân mình đang quay về những căng thẳng thường ngày, nhắc nhở bản thân rằng bạn sẽ đối mặt với nó vào ngày mai và tập trung lại vào hình ảnh. Điều này cần có thực hành, nhưng theo thời gian bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
Phương pháp này cũng có thể giúp ích cho trẻ em khó ngủ.
Bước 5 - Thử thư giãn cơ bắp liên tục.
Phương pháp này đặc biệt tốt cho những người bị căng thẳng về thể chất. Nếu bạn là người mà mỗi khi bị căng thẳng, bạn bị căng một số cơ phía sau lưng, cổ hoặc đầu, phương pháp này có thể giúp bạn thư giãn và ngủ thiếp đi.
Bắt đầu với các ngón chân và từ từ làm theo cách của bạn thông qua từng nhóm cơ trong cơ thể.
Căng các nhóm cơ trong 5 giây. Tập trung vào việc cảm giác ra sao. Sau đó cố ý làm giãn nhóm cơ. Cảm nhận sự khác biệt. Lặp lại 5 lần cho mỗi nhóm cơ. Sau đó di chuyển đến nhóm cơ kế tiếp.
Đừng giữ hơi thở trong khi căng các cơ bắp. Hít thở sâu thư giãn.
Bước 6 - Nhờ người bạn đời xoa bóp.
Nếu bạn có vùng cơ thể bị căng, điều này có thể dẫn đến cơn đau khiến bạn khó ngủ. Nhiều người bị căng ở vai và cổ, gây ra đau lưng và nhức đầu.
Nhờ người bạn đời xoa bóp ngắn và nhẹ nhàng trước khi ngủ. Nếu bạn đau ở một khu vực cụ thể, hãy tập trung vào vị trí đó. Xoa bóp và cảm giác làm dịu cơ bắp sẽ giúp bạn làm dịu cả về thể chất lẫn tinh thần, khiến bạn dễ rơi vào giấc ngủ.
Tắt đèn hoặc giữ chúng ở mức sáng thấp để giảm kích thích thị giác.
Nếu dùng dầu xoa bóp, hãy chọn loại có mùi hương dịu, như mùi hoa oải hương hay vani.
Bước 7 - Đọc một cuốn sách giúp làm dịu.
Đọc sách gì đó đủ hấp dẫn mà không khiến bạn lo lắng. Nhưng đừng đọc sách quá kích thích khiến bạn không thể ngừng đọc nó.
Đọc tài liệu khoa học hoặc có nhiều thông tin sẽ khiến tâm trí hứng thú, chứ không phải cảm xúc.
Tránh đọc tiểu thuyết bí ẩn. Chúng sẽ làm tăng nguy cơ khiến bạn thức cả đêm để đọc hết.
Phương pháp này có hiệu quả tốt cho trẻ em gặp khó khăn trong việc thư giãn vào cuối ngày. Đọc truyện cho trẻ nghe trước giờ đi ngủ khoảng 10-20 phút để xoa dịu chúng.
Bước 8 - Viết ra một số căng thẳng và lo lắng.
Nếu bạn không thể thư giãn bởi vì đang cố gắng để theo dõi mọi thứ bạn cần làm cho ngày tiếp theo, hãy ngừng lại và viết nó ra. Viết ra bất cứ thứ gì làm phiền bạn hoặc khiến bạn lo lắng. Nếu bạn bắt đầu thấy căng thẳng lại, nhắc nhở bản thân rằng bạn đã viết mọi thứ ra và bạn có thể lựa chọn thực hiện chúng vào ngày mai.
Bước 9 - Ngừng cố gắng khi bạn không thể ngủ.
Nếu bạn nằm thức trắng hơn 20 phút, hãy thức dậy và đi bộ xung quanh. Điều này giúp bạn có thể thoát khỏi những buồn phiền và tránh lo lắng. Dành 10 phút và thử:
Tắm nước ấm dưới vòi sen để làm dịu cơ thể.
Đọc sách để khiến tâm trí không còn lo lắng.
Nghe nhạc êm dịu.
Phương pháp 2 - Phát triển thói quen đi ngủ
Bước 1 - Duy trì lịch trình ngủ.
Thức dậy và ngủ cùng một thời điểm vào mỗi ngày sẽ giúp cơ thể có được nhịp ngủ và thức để giúp bạn ngủ và thức đúng giờ. Hãy duy trì lịch trình này cả tuần. Mặc dù bạn có thể ngủ trễ vào cuối tuần, nhưng đừng để sự cám dỗ khiến bạn thức khuya hoặc ngủ trễ.
Hầu hết người lớn cần ngủ 7 tới 9 tiếng mỗi đêm. Nếu bạn vẫn còn mệt, điều này có thể là do ngẫu nhiên bạn cần ngủ nhiều hơn. Một số người lớn có thể cần ngủ 10 tiếng mỗi đêm. Trẻ em và thanh thiếu niên thường xuyên cần ngủ nhiều hơn.
Cố gắng không ngủ trưa. Trong khi điều này có thể tốt vào một lúc nào đó, nếu nó có nghĩa rằng bạn không thể ngủ vào buổi tối, thì việc ngủ trưa có hại hơn là có ích.
Bước 2 - Tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen.
Khoảng một tiếng trước khi ngủ, hãy nuông chiều bản thân bằng cách tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm bồn, làm dịu và làm nóng cơ thể. Khi bạn bước ra ngoài không khí mát mẻ, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ giảm xuống mà nó giống hệt hành động cơ thể bạn đang làm như thể nó đang chuẩn bị cho giấc ngủ. Thêm bước này vào thói quen về đêm có thể giúp cơ thể bạn bắt đầu đi vào chế độ ngủ.
Bước 3 - Sửa soạn phòng ngủ để nghỉ ngơi thoải mái.
Giảm bất kỳ kích thích nào mà có thể đánh thức bạn. Chúng có thể bao gồm tiếng ồn, nhiệt độ không thích hợp, tivi, ánh sáng, chất gây dị ứng hoặc nệm không thoải mái. Một số giải pháp có thể quản lý những vấn đề này bao gồm:
Dùng tai nghe hoặc “máy tạo ra tiếng ồn trắng” để làm giảm âm thanh. Máy tạo tiếng ồn trắng tạo ra một âm thanh thấp và liên tục, mà sau một vài phút, bạn sẽ không chú ý tới. Tuy nhiên, nó cũng cân bằng các âm thanh khác mà có thể làm phiền bạn. Những phương pháp này có thể hữu ích nếu tiếng ồn giao thông hay hàng xóm khiến bạn khó ngủ.
Dùng đồ che mắt hoặc màn có màu tối để giảm ánh sáng. Điều này có thể hữu ích nếu bạn làm việc buổi tối và ngủ ban ngày, hoặc nếu có ánh sáng đèn đường bên ngoài cửa sổ.
Giữ nhiệt độ phòng thích hợp. Hầu hết mọi người ngủ ngon nhất khi nhiệt độ phòng là 16-19 °C. Nếu sống ở nơi có khí hậu nóng, khô, thử dùng máy giữ độ ẩm không khí hoặc quạt để giảm nhiệt độ.
Nếu bị dị ứng, cố gắng giảm số lượng chất gây dị ứng mà bạn tiếp xúc trong phòng. Nếu nuôi thú cưng, bạn nên để chúng ở ngoài căn phòng. Một sự lựa chọn khác là bạn hút bụi thường xuyên để loại bỏ các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi và lông thú cưng.
Nếu nệm ngủ đã trên 10 năm và bạn bị đau lưng khi ngủ dậy, nghĩa là đã đến lúc thay cái mới. Sau khi sử dụng nhiều, một số nệm không còn hỗ trợ bạn như chúng đã từng khi còn mới. Kiểm tra nệm để xem liệu có một vết lõm cố định nơi bạn ngủ. Nếu có, hãy cân nhắc mua cái mới. Việc đầu tư một cái nệm và gối chất lượng thì rất đáng giá.
Bước 4 - Tắt tất cả thiết bị điện.
Chúng bao gồm máy tính bàn, máy tính xách tay, tivi và máy thu thanh. Ánh sáng chói từ màn hình có thể khiến cơ thể bạn khó để chuyển sang giai đoạn ngủ trong chu kỳ ngủ thức. Tránh xa các thiết bị như máy tính bảng và tivi ra khỏi phòng hoàn toàn là tốt. Cố gắng bố trí phòng ngủ chỉ là nơi để ngủ.
Tắt hoặc di chuyển máy tính để bàn và màn hình mà có ánh sáng chói. Ánh sáng sẽ kích thích và ngăn chặn nhịp sinh học không chuyển sang chế độ ban đêm. Điều này sẽ khiến khó ngủ hơn.
Tắt các thiết bị làm ồn. Nghĩa là bạn phải chuyển chiếc đồng hồ có tiếng tích tắc lớn hoặc tắt máy thu thanh đi. Nếu bạn có một thời điểm dễ đi vào giấc ngủ với tiếng ồn xung quanh, hãy chọn một cái gì đó nghe nhẹ nhàng mà không có lời. Những lời nói sẽ khiến tâm trí bạn tham gia và có thể ngăn bạn không ngủ được.
Đừng để bản thân xem đồng hồ khi bạn cố gắng ngủ. Điều này sẽ khiến bạn lo lắng về chuyện không ngủ được, càng khiến bạn khó ngủ hơn.
Bước 5 - Dùng ánh sáng để điều chỉnh chu kỳ ngủ.
Phương pháp này có thể hữu dụng cho người lao động mà phải thức vào buổi tối và ngủ vào ban ngày. Bạn có thể điều khiển tác nhân kích thích ánh sáng mà bạn trải nghiệm một cách tự nhiên, hoặc kiểm soát nó chính xác hơn với đèn có ánh sáng tự nhiên.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách để cho ánh nắng vào phòng vào buổi sáng hoặc đi bộ một quãng ngắn dưới ánh nắng. Điều này sẽ giúp đồng hồ cơ thể của bạn lập trình để thức dậy vào thời gian đó. Tương tự như vậy, tránh ánh sáng chói một lúc ngắn trước khi ngủ.
Mua loại đèn có ánh sáng tự nhiên mà bạn có thể lập trình để được cải thiện một vài phút trước khi đồng hồ báo thức tắt. Ánh sáng này sẽ khiến bạn nhận được quang phổ của ánh mặt trời, khiến cơ thể bắt đầu thức dậy. Điều này giúp cơ thể duy trì một chu kỳ ngủ thức cố định. Điều này có thể rất hữu ích cho công nhân làm việc theo ca, người mà không được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên trong thời gian thức dậy.
Bước 6 - Tránh chất chứa caffeine khác mà sẽ không làm rối loạn giấc ngủ.
Bao gồm đồ uống chứa caffeine, rượu và chất nicotine.
Đừng uống cà phê, trà có chất caffeine, hoặc soda có chứa chất caffeine sau khi ăn trưa. Thậm chí nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và nghĩ rằng nó sẽ khiến bạn không đi ngủ, nhưng nó ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn điều chỉnh chu kỳ ngủ thức.
Không hút thuốc. Nicotine là chất kích thích và nó có thể khiến bạn khó ngủ.
Giảm rượu. Mặc dù uống rượu quá mức có thể khiến bạn "bất tỉnh", rượu có thể gây trở ngại cho các giai đoạn ngủ sâu, khiến bạn thao thức và thức dậy thường xuyên hơn. Ngoài ra, nếu bạn đã uống rất nhiều trước khi đi ngủ, bạn có thể phải thức dậy để đi tiểu nhiều vào ban đêm.
Bước 7 - Không ăn nhiều trước khi ngủ.
Chứng trào ngược axit có thể làm cho bạn khó chịu khi nằm trên giường. Ăn tối ít nhất hai tiếng trước khi ngủ cho bạn khả năng tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn đói trước khi đi ngủ, hãy ăn một bữa nhẹ như một miếng trái cây hoặc bánh quy giòn.
Tránh thức ăn khó tiêu, chẳng hạn như thức ăn có nhiều mỡ, cà chua hoặc thức ăn có nhiều gia vị.
Bước 8 - Hạn chế lượng nước uống trước khi đi ngủ.
Đừng để cơ thể mất nước bởi vì nếu bạn khát nước, bạn sẽ thức giấc. Nhưng tránh uống nhiều đồ uống có đường trước khi ngủ. Những thức uống này sẽ khiến bạn thức giấc và đi tiểu vào giữa đêm.
Nếu giảm lượng chất lỏng trước khi ngủ, đừng quên uống một ly nước khi bạn thức giấc để tránh mất nước.
Phương pháp 3 - Nhờ giúp đỡ
Bước 1 - Đi khám bác sĩ nếu việc mất ngủ gây trở ngại cuộc sống.
Nhiều người gặp một số vấn đề về giấc ngủ, bao gồm mất ngủ, có một số triệu chứng sau:
Mất 30 phút hoặc lâu hơn để ngủ
Thức dậy vào giữa đêm và không thể ngủ lại
Thức dậy quá sớm
Buồn ngủ trong ngày
Có tâm trạng xấu, cảm thấy chán nản hoặc lo lắng
Hay quên, mắc nhiều lỗi sai ở trường và tại nơi làm việc
Chứng đau căng đầu
Vấn đề về tiêu hóa
Lo lắng về việc không ngủ đủ giấc
Bước 2 - Thảo luận về các loại thuốc với bác sĩ.
Một số loại thuốc chứa chất kích thích hoặc thay đổi việc ngủ theo cách khác. Điều này thậm chí bao gồm một số loại thuốc không được kê theo toa. Một số loại thuốc mà có thể làm được điều này bao gồm:
Thuốc giảm đau không kê theo toa, thuốc thông mũi và sản phẩm ăn kiêng
Các chất kích thích như thuốc Ritalin
Thuốc dị ứng
Thuốc corticosteroid
Thuốc giảm suy nhược
Thuốc cho tim mạch và huyết áp
Bước 3 - Thử liệu pháp điều trị.
Điều này thường được đề cập cho những người khó ngủ hơn một tháng. Có một vài phương pháp mà các bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng:.
: Liệu pháp này nhằm giúp bạn thay đổi kiểu suy nghĩ mà giúp bạn tỉnh táo. Điều này có thể hữu ích nếu bạn dễ bị lo lắng hoặc chịu nhiều căng thẳng.
: Trong phương pháp này, bạn sẽ giảm lượng thời gian tỉnh táo khi nằm trên giường và chỉ dùng giường để ngủ và quan hệ tình dục.
: Trong phương pháp này, bạn giảm lượng thời gian ngủ vào một đêm, với mục tiêu khiến bạn ngủ ngon hơn vào đêm tiếp theo. Khi tìm được một chu kỳ ngủ thường lệ, bạn có thể tăng thời gian ngủ.
: Điều trị này có thể hữu ích cho người mà lo lắng nhiều về việc không ngủ được. Thay vì lo lắng chuyện đó, bạn hãy cố gắng thức.
: Phương pháp này có thể hữu ích cho những người có thể không nhận ra rằng họ quá căng thẳng khi ngủ. Bằng cách đo hoạt động trên cơ thể, như là nhịp tim và căng cơ, bạn có thể học cách để thư giãn có ý thức. Để đảm bảo bạn đang làm việc với người nào đó đáng tin cậy, hãy hỏi liệu có một bác sĩ giám sát việc này không.
Bước 4 - Nhờ đến hỗ trợ ngắn hạn từ thuốc.
Nếu bị thiếu ngủ trầm trọng, bác sĩ có thể đề xuất một loại thuốc mà khiến bạn buồn ngủ. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm việc gây nghiện, vì vậy điều quan trọng là dùng chúng trong một thời gian ngắn nếu có thể. Nói chung không nên dùng thuốc đó lâu hơn một tháng. Một số loại thuốc bạn có thể dùng cho giấc ngủ bao gồm:
Thuốc dùng để chữa dị ứng không được kê theo đơn. Nhận thức rằng bạn có thể quá buồn ngủ đến mức không thể lái xe hoặc vận hành máy cho sáng mai. Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về tiết niệu hoặc thường xuyên phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu, các thuốc này có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Thuốc Melatonin (Thuốc Circadin). Thuốc này bao gồm các hóc môn melatonin giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ. Nó thường được dùng cho người lớn tuổi. Thời gian có thể được sử dụng lên đến 13 tuần. Các tác dụng phụ bao gồm đau đầu, triệu chứng cảm lạnh, đau lưng và đau khớp.
Thuốc Benzodiazepines (Thuốc Valium và những thuốc khác). Các loại thuốc này có thể gây nghiện và, khi bạn trở nên quen dần, chúng trở nên kém hiệu quả. Chúng cũng gây ra các tác dụng phụ như là chóng mặt, khó tập trung, thiếu cảm xúc, trầm cảm, cáu kỉnh và buồn ngủ vào ngày hôm sau.
Thuốc ngủ Z (thuốc an thần Ambien, thuốc Sonata). Những loại thuốc này cũng gây nghiện và ít hiệu quả dần theo thời gian. Chúng có thể gây buồn ngủ, tiêu chảy, ngáy ngủ, khô miệng, rối loạn, ác mộng, ảo tưởng và ảo giác. Nếu gặp phải các tác dụng phụ về tâm lý, hãy tới phòng cấp cứu ngay lập tức.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/N%E1%BA%A5u-%C4%91%E1%BA%ADu-g%C3%A0-%C4%91%C3%B3ng-h%E1%BB%99p | Cách để Nấu đậu gà đóng hộp | Đậu gà là thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể ăn đậu gà riêng, hoặc cho vào món rau trộn, ăn chung với thịt gà v.v... Đậu gà đóng hộp chế biến rất nhanh và nấu mau chín. Bạn có thể chế biến đậu gà đóng hộp bằng cách luộc, nướng hoặc nấu trong lò vi sóng!
Phương pháp 1 - Luộc đậu gà đóng hộp
Bước 1 - Mở hộp đậu gà và chắt hết nước vào bồn rửa bát.
Đổ đậu gà vào rổ lọc và lắc nhẹ để tách hết lượng chất lỏng sệt và dinh dính trong hộp. Sau đó, đặt rổ lọc vào bồn và để đó cho đến khi chất lỏng này ráo hết hoàn toàn.
Chất lỏng trong hộp đậu gà chứa nhiều tinh bột và natri.
Đặt đồ khui lên vành hộp và siết mạnh hai tay cầm của đồ khui. Sau đó, vặn tay cầm cho đến khi toàn bộ chu vi hộp bị cắt đứt.
Nếu bạn không có đồ khui hộp thì sử dụng các vật dụng nhà bếp khác để mở hộp.
Bước 2 - Rửa đậu gà.
Để đậu gà trong rổ và mở vòi nước lạnh chảy qua rổ. Rửa sạch hoàn toàn chất lỏng sệt dính trên đậu gà. Để rửa nhanh hơn, dùng tay lăn đậu gà qua lại trên rổ trong khi rửa.
Sử dụng áp lực nước cao nhất để rửa đậu gà cho nhanh.
Bước 3 - Đổ đậu gà vào chảo.
Dàn đều đậu gà để tạo thành 1 lớp. Nếu đậu gà vẫn xếp chồng lên nhau sau khi bạn đã dùng tay sắp xếp thì nên dùng cái chảo lớn hơn.
Đậu gà cần phải được dàn thành 1 lớp để chúng chín đồng đều.
Bước 4 - Rót nước ngập mặt đậu gà.
Lượng nước cần dùng sẽ tùy thuộc vào số lượng đậu gà bạn muốn nấu. Rót đủ nước để ngập bề mặt đậu nhưng không khiến đậu nổi lên.
Nếu chảo không đủ rộng để chứa đậu và nước thì bạn đổi cái chảo lớn hơn.
Bước 5 - Đặt chảo lên bếp và nấu trong 5 phút với nhiệt độ trung bình.
Nhớ theo dõi trong lúc nấu. Khi nước trong chảo bắt đầu sôi thì bạn giảm nhiệt độ bếp.
Bước 6 - Chắt nước khỏi đậu gà.
Đổ đậu gà vào rổ lọc và để nước ráo hết. Nếu bạn dùng cái rổ lọc mà trước đó đã dùng để rửa đậu gà thì nhớ rửa sạch rổ trước khi đổ đậu đã luộc vào.
Nếu đậu gà vẫn ướt sau khi được chắt nước thì bạn dùng khăn giấy hay khăn sạch để thấm khô.
Bước 7 - Dùng đậu gà hoặc lưu trữ để sử dụng sau đó.
Bạn có thể cho đậu gà vào món rau trộn, trộn với nước xốt v.v... Nếu bạn muốn lưu trữ thì cho đậu gà vào túi nhựa hay hũ thủy tinh và cất trong tủ lạnh.
Nếu bạn trữ đậu gà còn thừa trong tủ lạnh thì thời gian lưu trữ tối đa là 1 tuần.
Phương pháp 2 - Nướng đậu gà đóng hộp
Bước 1 - Hâm nóng lò đến nhiệt độ 185 độ C.
Hâm nóng lò trong khi bạn đang sơ chế đậu gà để tiết kiệm thời gian. Đặt đồng hồ báo thức để biết khi nào lò đủ nóng.
Bước 2 - Thấm khô đậu gà sau khi rửa sạch.
Cho đậu gà vào mấy tờ khăn giấy hay khăn vải sạch để thấm hết nước. Nếu khăn quá ẩm và không còn hút được nước thì bạn thay khăn mới.
Đậu gà cần được thấm khô để khi nướng sẽ trở nên giòn và ngon hơn. Nếu đậu gà còn ướt khi cho vào lò nướng thì nó sẽ bị mềm xốp.
Bước 3 - Sắp xếp đậu gà trên khay nướng.
Sử dụng tay dàn đều đậu gà trên mặt khay nướng. Đảm bảo đậu gà được sắp xếp thành 1 lớp và không xếp chồng lên nhau, nếu không chúng sẽ không chín đều.
Để việc vệ sinh dễ hơn thì bạn nên lót giấy nướng trên mặt khay.
Bước 4 - Tưới dầu ôliu lên đậu gà.
Tưới dầu ô-liu phủ toàn bộ đậu gà để chúng chín cùng lúc. Dầu ô-liu không chỉ tạo mùi thơm khi nướng mà còn giúp bề mặt đậu gà trông hấp dẫn hơn.
Bạn có thể dùng các loại dầu ăn khác như dầu hạt cải, dầu mè hay dầu bơ.
Bước 5 - Ướp đậu gà nếu bạn muốn.
Mỗi người sẽ có cách ướp khác nhau, nhưng thông thường người ta sẽ rắc lên đậu gà một ít bột rau mùi và ớt bột. Tuy nhiên, cẩn thận đừng cho gia vị quá nhiều vì bản thân đậu gà đã chứa nhiều natri.
Bạn thử rắc một ít muối, bột tiêu và bột tỏi lên trên đậu gà.
Bước 6 - Nướng đậu gà trong 1 giờ.
Đặt khay nướng vào lò và cài đồng hồ 1 giờ để báo hiệu khi nướng xong.
Theo dõi đậu gà trong lúc nướng để đề phòng có sự cố.
Nếu đậu gà chưa giòn sau 1 giờ thì bạn tiếp tục nướng đến khi giòn.
Bước 7 - Lấy đậu gà ra khỏi lò.
Sử dụng găng tay chống nóng để lấy khay nướng ra khỏi lò. Sau đó, đặt khay lên một bề mặt chịu nhiệt như mặt bếp hay tấm lót chịu nhiệt.
Nhớ tắt lò nướng sau khi lấy khay ra.
Bước 8 - Chờ cho đậu gà nguội.
Sau khi đậu gà nguội, bạn có thể ăn ngay hoặc kết hợp với các món ăn khác. Nếu còn dư, bạn có thể trữ đậu gà trong tủ lạnh tối đa là một tuần nhưng phải cho vào túi nhựa hay hũ thủy tinh.
Khi cần dùng, bạn có thể hâm nóng lại bằng lò nướng hay lò vi sóng.
Phương pháp 3 - Nấu đậu gà trong lò vi sóng
Bước 1 - Trộn đậu gà với dầu ô-liu trong một cái tô.
Tổ phải đủ lớn để đậu gà không rớt ra trong lúc bạn trộn. Bạn có thể dùng tay hay thìa để trộn đậu gà với dầu ô-liu.
Nếu bạn không thích dầu ô-liu thì sử dụng một loại dầu ăn khác như dầu bơ hay dầu mè.
Bước 2 - Ướp đậu gà nếu bạn muốn.
Mặc dù điều này không cần thiết nhưng đậu gà sẽ ngon hơn nếu được ướp. Thử rắc một ít muối, tiêu và ớt bột lên đậu gà, hoặc bạn có thể ướp đậu gà với một nguyên liệu khô như bột quế.
Sử dụng tay hay thìa để nhào trộn gia vị với đậu gà.
Bước 3 - Cho đậu gà lên một chiếc đĩa dùng cho lò vi sóng.
Sắp xếp đậu gà thành 1 lớp để chúng chín đều. Để việc thu dọn dễ hơn, bạn nên lót một tờ khăn giấy lên đĩa trước khi cho đậu gà lên.
Bạn dùng càng nhiều khăn giấy thì việc vệ sinh sẽ càng nhẹ nhàng.
Nếu đĩa không được sản xuất để dùng trong lò vi sóng thì nó có thể sẽ vỡ hay nóng chảy.
Bước 4 - Cho lò vi sóng chạy trong 3 phút.
Nhớ theo dõi đĩa đậu gà trong lúc lò hoạt động. Sau 3 phút, lấy đĩa ra khỏi lò vi sóng.
Bước 5 - Lắc đĩa đậu gà.
Liên tục lắc nhẹ cho đến khi các hạt đậu di chuyển. Nếu bạn sợ đậu rớt ra ngoài trong khi lắc thì dùng thìa đảo chúng qua lại.
Bước này giúp tái phân bổ độ ẩm, trộn đều gia vị, và đảm bảo đậu gà được nấu chín đều.
Bước 6 - Đặt đĩa vào lò vi sóng và cho lò chạy thêm 3 phút.
Nhớ theo dõi trong lúc lò hoạt động. Sau đó, lấy đĩa ra và đặt lên một bề mặt chịu nhiệt như mặt bếp.
Bạn nên sử dụng găng tay chống nóng khi lấy đĩa ra khỏi lò vi sóng.
Bước 7 - Dùng đậu gà hoặc lưu trữ để sử dụng sau đó.
Nếu bạn muốn dùng đậu gà làm đồ ăn vặt thì chờ vài giờ cho đậu nguội và giòn hơn. Bạn có thể trữ đậu gà trong hộp kín ở nhiệt độ phòng.
Đậu gà nấu bằng lò vi sóng có thể lưu trữ tối đa là 2 ngày.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%A3y-%C4%91i%E1%BB%87u-Shuffle | Cách để Nhảy điệu Shuffle | “Shuffle” là điệu nhảy có nguồn gốc từ điệu “Melbourne Shuffle” – một điệu nhảy theo phong cách sôi động và vũ trường bắt nguồn từ cuối những năm 80 trong thời kì âm nhạc underground thịnh hành ở Melbourne, Úc. Điểm mấu chốt của điệu shuffle nằm ở những chuyển động nhanh của ngón và gót chân kết hợp hiệu quả nhất với nhạc điện tử. Tuy nhiên, cùng với sự thành công của video “Party Rock Anthem” do nhóm nhạc LMFAO thể hiện, điệu nhảy shuffle hiện đại trở nên rất thịnh hành trong các hộp đêm và nền văn hoá đại chúng. Để nhảy được điệu shuffle này, bạn cần phải nhảy thành thạo điệu “T-Step” và “Running Man” và học cách chuyển đổi trơn tru giữa hai điệu này. Hãy xem thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Phương pháp 1 - Điệu nhảy T-Step
Bước 1 - Đứng tách hai chân cách nhau 30 cm.
Đây là dáng đứng mở đầu cho điệu nhảy “T-Step”.
Bước 2 - Nhấc chân phải lên và lướt chân trái hướng vào phía trong.
Nhấc chân lên cách mặt đất khoảng 15 cm bằng cách nhấc đầu gối lên và hướng vào phía trong, đồng thời bắp chân và bàn chân mở rộng ra phía ngoài cơ thể. Khi nhấc chân phải, chân trái của bạn cần lướt vào phía trong để các ngón chân hướng vào trong thay vì hướng ra ngoài. Bạn nên làm động tác này và nhấc chân phải cùng lúc.
Bước 3 - Vừa hướng chân phải của bạn xuống dưới vừa lướt chân trái ra phía ngoài.
Hướng chân phải của bạn xuống phía dưới và hướng ra ngoài cho đến khi các ngón chân hoặc mặt dưới bàn chân của bạn chạm xuống mặt đất. Đây là một chuyển động nhanh, vì vậy bạn không cần đặt bàn chân xuống đất quá vững vàng. Khi hướng bàn chân phải xuống dưới, hãy lướt bàn chân trái ra ngoài để những ngón chân của bạn hướng ra ngoài.
Bước 4 - Bước ít nhất 5 bước về phía bên phải.
Hãy luyện tập kết hợp những chuyển động của bàn chân phải và trái. Tiếp tục chuyển động về phía bên phải theo hướng mà bàn chân bạn chỉ, cùng lúc đó bạn nhấc và hạ thấp bàn chân phải xuống đồng thời lướt bàn chân trái hướng vào trong và hướng ra ngoài. Một khi bạn đã thành thạo kĩ thuật này, bàn chân phải của bạn sẽ nhấc lên ngay khi bàn chân trái của bạn hướng vào bên trong và bàn chân phải của bạn sẽ hướng xuống phía dưới khi bàn chân trái hướng ra ngoài.
Bước 5 - Di chuyển sang bên trái.
Một khi bạn đã di chuyển ít nhất 5 bước về phía bên phải, bạn có thể chuyển sang phía bên trái. Khi bàn chân phải của bạn chạm xuống mặt đất lần cuối cùng, bạn hãy chuyển nó sang chân “lướt” của bạn, rồi bắt đầu nhấc và hạ thấp chân trái khi chân phải của bạn lướt vào trong và hướng ra ngoài phía bên trái.
Bước 6 - Tiếp tục lướt sang hai bên.
Sau khi bạn đã bước ít nhất 5 bước về bên trái và chuyển sang phía bên phải, tiếp tục làm như vậy cho đến khi bạn đã thành thạo các bước lướt chân – hay cho đến khi bạn cần nghỉ uống nước. Mặc dù điệu “T-Step” chỉ tập trung vào phần chân, bạn có thể để cánh tay mình đung đưa một chút, di chuyển vào bên trong khi đầu gối hướng vào trong và di chuyển ra phía ngoài khi đầu gối hướng ra ngoài.
Phương pháp 2 - Điệu nhảy Running Man
Bước 1 - Đứng với tư thế chân trái ở phía trước chân phải 30 cm.
Bàn chân trái của bạn cần đặt hoàn toàn trên mặt đất trong khi bạn chỉ được chạm những ngón chân phải của mình trên mặt đất.
Bước 2 - Nhấc chân phải lên.
Lướt và nhấc bàn chân phải lên. Nhấc nó lên cách mặt đất khoảng 15 cm và đầu gối của bạn hơi nhướng lên một chút. Giữ nguyên vị trí chân trái.
Bước 3 - Kéo chân trái về.
Kéo chân trái về một khoảng bằng độ dài bàn chân trong khi chân phải giữ nguyên vị trí nhấc lên không trung.
Bước 4 - Đặt chân phải xuống.
Đặt chân phải xuống mặt đất, cùng lúc đó nhấc chân trái lên và trụ trên các ngón chân. Điều này sẽ giúp bạn nhấc chân trái dễ dàng hơn trong bước tiếp theo.
Bước 5 - Nhấc chân trái lên.
Giờ hãy lặp lại động tác đó và thay đổi giữa hai chân. Lướt và nhấc chân trái lên. Nhấc nó lên cách mặt đất khoảng 30 cm và đầu gối của bạn nhướng lên trên một chút. Chân phải của bạn cần giữ nguyên vị trí.
Bước 6 - Kéo chân phải về.
Kéo chân phải về một khoảng bằng chiều dài của bàn chân trong khi chân trái của bạn vẫn nhấc lên.
Bước 7 - Đặt chân trái xuống.
Đặt chân trái xuống mặt đất, đồng thời nhấc chân phải lên và đứng trên các ngón chân. Điều này sẽ giúp bạn nhấc chân phải lên dễ dàng hơn trong bước tiếp theo.
Bước 8 - Tiếp tục thay đổi chân.
Cứ nhấc một chân lên và đồng thời chuyển động chân kia về phía sau cho đến khi bạn thực hiện thành thục điệu nhảy “Running Man” tuyệt vời này.
Phương pháp 3 - Kết hợp lại với nhau
Bước 1 - Chuyển từ điệu “T-Step” sang “Running Man”.
Để thực sự nhảy được điệu shuffle, bạn phải kết hợp cả “T-Step” và “The Running Man”. Để làm được điều này, bạn chỉ cần chuyển động sang một bên khi nhảy điệu “T-Step” rồi chuyển sang “Running Man” thay vì chuyển sang phía bên kia. Bước 5 bước về bên trái và khi bạn nhấc bàn chân trái lên lần cuối cùng, quay 90 độ về phía trước hoặc về phía sau và sử dụng chân này là chân trước cho điệu “Running Man”.
Nhảy điệu “Running Man” tại chỗ hoặc di chuyển thành vòng tròn để phô diễn kĩ thuật của mình. Sau đó, khi bạn đặt cả 2 chân xuống, hãy chọn một chân là chân đưa lên để nhảy điệu “T-Step” và bắt đầu nhảy điệu shuffle như vậy. Bạn có thể sử dụng “bí kíp” này để luân chuyển giữa hai điệu nhảy.
Bước 2 - Chuyển từ điệu “Running Man” sang “T-Step”.
Bắt đầu nhảy điệu “Running Man” tại chỗ hoặc di chuyển thành vòng tròn, sau đó quay người 90 độ sang bên phải hoặc bên trái và bắt đầu di chuyển từ trái sang phải khi bạn nhảy điệu “T-Step.” Chờ đến khi cả hai chân bạn đều ở trên mặt đất trong điệu “Running Man” rồi nhấc một chân lên và bắt đầu dùng chân đó làm chân nhấc lên của điệu “T-Step” khi bạn di chuyển theo hướng của chân đó.
Bước 3 - Chuyển đổi giữa hai điệu shuffle.
Bạn có thể chuyển giữa điệu “T-Step” và “Running Man” theo bất cứ cách nào bạn muốn. Bạn có thể nhảy 1 hoặc 2 bước của điệu “T-Step”, quay người và rồi chuyển ngay sang “Running Man”. Hoặc bạn có thể thực hiện 2 hoặc 3 bước nhảy của điệu “Running Man” và chuyển về “T-Step”, nhảy một vài bước của điệu đó và rồi lại quay về với “Running Man”.
Bạn cũng có thể chú trọng vào một điệu nhảy hơn điệu nhảy còn lại. Bạn có thể tập trung vào điệu “T-Step” hơn và thỉnh thoảng chuyển sang điệu “Running Man” hoặc ngược lại. Bạn không cần nhảy cả 2 điệu như nhau.
Bước 4 - Thêm vào một cú xoay người.
Nếu bạn muốn nâng những bước nhảy shuffle của mình lên một tầm cao mới, hãy xoay người khi bạn nhảy “Running Man” hay “T-Step”. Để xoay người khi thực hiện điệu “Running Man”, bạn chỉ cần làm động tác chạy, đồng thời nhẹ nhàng di chuyển thành vòng tròn mỗi khi bạn đặt chân xuống. Bạn có thể luyện tập bước nhảy này thật chậm cho đến khi bạn có thể dễ dàng thực hiện động tác khi xoay người.
Để xoay người khi thực hiện điệu “T-Step”, bạn chỉ cần đặt bàn chân dùng để lướt xuống và lướt đến trung tâm của vòng tròn trong khi bạn xoay cơ thể của mình xung quanh vòng tròn bằng cách xoay chân nhấc lên của mình.
Bước 5 - Thêm vào một số động tác tay.
Dù động tác chân là phần quan trọng nhất của điệu shuffle, một khi đôi chân bạn đã thành thạo, bạn có thể chú ý hơn đến cánh tay. Nếu bạn để 2 tay hai bên khi nhảy những điệu này, trông bạn sẽ giống như một con robot vậy. Thay vào đó, hãy thả tay ra ngoài một chút và đong đưa chúng một cách tự nhiên theo chuyển động của bàn chân.
Nếu bạn nhảy điệu “T-Step”, hãy di chuyển tay ra ngoài mỗi khi bạn đặt chân xuống và di chuyển chúng vào bên trong khi bạn nhấc chân lên.
Nếu nhảy điệu “Running Man”, bạn hãy đong đưa cánh tay của mình theo một cách thật hài hước, mô phỏng lại cử động của cánh tay khi chạy cùng với nhịp điệu hip-hop.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-%C4%90%C3%A1ng-y%C3%AAu | Cách để Trở nên Đáng yêu | Bạn không cần thiết phải ăn mặc như học sinh lớp ba hoặc tết tóc cao để có thể trở nên đáng yêu. Trở nên đáng yêu không có nghĩa là bạn phải biến mình thành một người trẻ trung và dễ thương mà có nghĩa là bạn phải sở hữu tính cách ngọt ngào, thân thiện, và vui tính. Để có thể trở nên đáng yêu mà không cần phải tỏ thái độ quá rõ ràng, bạn có thể thực hiện theo các bước sau.
Phương pháp 1 - Cư xử Đáng yêu
Bước 1 - Dùng lòng tốt để đối xử với mọi người.
Người đáng yêu sở hữu trái tim rộng lượng và luôn đem đến cho mọi người sự tử tế và sự chăm sóc mà họ đáng được nhận. Hãy tử tế và cảm thông cho người khác, cho dù người đó có là bạn thân của bạn, mẹ của bạn, hoặc một người lạ mặt. Không nên tỏ vẻ thô lỗ hoặc cáu kỉnh, ngay cả khi tâm trạng của bạn đang không được vui. Người đáng yêu cần phải tận hưởng cuộc sống và phải là người được mọi người yêu mến, và bạn chỉ có thể sở hữu các tố chất này một khi bạn cư xử tử tế với mọi người.
Hỏi thăm về cảm xúc của người xung quanh và hỏi xem họ đang cảm thấy như thế nào.
Bạn không nên chỉ đối xử tốt với con người. Bạn cũng nên tử tế với động vật như chó và mèo! Tốt hơn hết là bạn nên chơi đùa cùng chúng. Nhiều người cho rằng chủ nhân của vật nuôi thường sẽ sở hữu tính cách của chúng, và vật nuôi thì thường khá đáng yêu!
Bước 2 - Duy trì thái độ tích cực.
Người đáng yêu không đánh mất niềm say mê của họ đối với cuộc sống hoặc niềm hy vọng trẻ trung của họ. Điều này có nghĩa là họ thường duy trí thái độ tích cực và lạc quan và là một người vui tính. Bạn không cần phải tỏ vẻ giả tạo khi bạn có một ngày không vui, nhưng bạn cần phải cố gắng trở nên tích cực, vui vẻ và lạc quan càng nhiều càng tốt để mọi người xung quanh bạn cũng có thể cảm thấy thoải mái hơn. Bạn không muốn trở thành một người đáng yêu nhưng lại luôn than vãn, nhăn nhó, hoặc luôn suy nghĩ tiêu cực đúng không?
Người đáng yêu sẽ không cho phép thế giới khiến họ gục ngã và luôn hy vọng về những điều tốt đẹp nhất. Và bạn càng hy vọng về những điều tốt đẹp càng nhiều thì mọi thứ sẽ càng có thể trở nên tốt đẹp như bạn mong muốn.
Nếu bạn muốn trở thành một người tích cực với thái độ tốt, bạn không nên nói xấu sau lưng người khác. Bạn nên tập trung trình bày những điều tốt đẹp của người khác nếu không thì bạn có thể sẽ mang tiếng xấu.
Một người đáng mến cũng có thể giúp người khác nhìn nhận thế giới một cách lạc quan hơn khi họ đang trong tình trạng khó khăn.
Bước 3 - Hãy tò mò về thế giới xung quanh bạn.
Người đáng mến sở hữu thái độ tò mò bẩm sinh về cuộc sống và muốn tìm hiểu về tất cả mọi điều trong cuộc sống; cũng giống như khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn thường ngồi vào lòng cha của bạn, đưa tay chỉ vào mọi thứ và hỏi rằng "Cái gì thế kia?". Đây là thái độ mà bạn nên duy trì nếu bạn muốn trở nên đáng yêu và luôn giữ thái độ hứng thú đối với cuộc sống. Hãy tỉnh táo và nhận thức rõ ràng để có thể cảm kích những điều mới mẻ mà cuộc sống đem đến cho bạn.
Nếu một người bạn của bạn tìm được một công việc mới, hãy hỏi thăm xem công việc của anh ấy như thế nào; nếu bạn nhận thấy một mẩu tin nào đó trên báo, hãy đọc qua nó để nắm bắt được vấn đề đang diễn ra. Nếu một người bạn của bạn nhắc đến một ban nhạc mà bạn chưa từng nghe, hãy hỏi xem họ như thế nào – và hỏi xem liệu bạn có thể tham dự buổi trình diễn của họ hay không.
Bước 4 - Tán tỉnh một chút.
Thông thường, người đáng mến thường thích tán tỉnh đôi chút (sau một độ tuổi nhất định) bởi vì họ là những người ấm áp và thân thiện. Vì vậy, hãy hình thành thói quen tán tỉnh một chút khi bạn trò chuyện với người khác giới, hoặc thậm chí "tán tỉnh cho vui" một chút, bằng cách trêu đùa người khác, giữ thái độ vui vẻ, và ngắn gọn. Bạn sẽ không muốn đi quá đà và trở nên quyến rũ quá mức bạn muốn; chỉ cần tán tỉnh đôi chút.
Nói chuyện một cách nhỏ nhẹ hơn bình thường.
Giao tiếp bằng mắt và lâu lâu hãy nhìn đi nơi khác khi hành động giao tiếp bằng mắt trở nên quá mức.
Nghịch tóc. Cử chỉ này cho thấy rằng bạn đang tán tỉnh đối phương.
Bước 5 - Giữ gìn sự trong sáng của bản thân.
Điều này không có nghĩa rằng bạn phải trở thành người cả thẹn hoặc hành động như thể bạn không biết chuyện gì đang xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở nên đáng yêu, bạn cũng sẽ không muốn trở thành người thô lỗ, người mà luôn thích nói về các khía cạnh ác nghiệt, tàn bạo của cuộc sống. Bạn nên tròn mắt một chút, tò mò một chút, và cảm thấy như bị lăng mạ khi người khác nói về các vấn đề thô tục và xúc phạm. Bạn cũng nên tránh nói tục quá nhiều hoặc bạn sẽ trở thành như một người không ra gì và sẽ không thể trở nên đáng yêu. Hãy ngây thơ hết mức có thể mà không cần thiết phải trở thành như một thiên thần hoàn hảo.
Đây là một sự cân bằng đòi hỏi bạn phải khéo léo. Bạn sẽ không muốn mọi người nghĩ rằng bạn quá ngây thơ và họ có thể nói bất kỳ điều gì về bạn. Mặt khác, bạn cũng sẽ không muốn họ nghĩ rằng bạn là một người có “óc bã đậu”.
Bước 6 - Cười vang.
Người đáng mến thường cười to hoặc mỉm cười và tận hưởng mọi khoảnh khắc (bạn còn nhớ về bước luôn giữ thái độ tích cực không?). Bạn cần phải sở hữu một tính cách hài hước và không nên lo lắng về việc cười vang khi bạn nhận thấy sự hài hước trong một điều nào đó, và điều đó có thể khá ngớ ngẩn hoặc là một trò đùa khá cũ. Mọi người nên thường xuyên trông thấy bạn với nụ cười trên môi, hoặc nghe được tiếng cười của bạn phát ra từ phía bên kia của căn phòng. Người đáng yêu sẽ mở lòng đón nhận sự hài hước, và thường hay cười hoặc nói đùa.
Điều này có nghĩa rằng bạn phải quay về với việc duy trì sự ngây thơ trẻ trung và thái độ hài hước. Những đứa trẻ thường không xấu hổ khi phải cười to trước những việc mà chúng cho rằng khá hài hước; khi trẻ em lớn lên, chúng được kỳ vọng về việc cảm thấy xấu hổ về tiếng cười của chúng và dần dần thay đổi tiếng cười để trở nên phù hợp với tiêu chuẩn hài hước của người trưởng thành hơn. Nếu bạn muốn trở nên đáng yêu, bạn cần phải loại bỏ những kỳ vọng này và thành thật chấp nhận những điều khiến bạn cười vang.
Phương pháp 2 - Sở hữu Vẻ ngoài Đáng yêu
Bước 1 - Tạo kiểu tóc đáng yêu.
Nếu bạn muốn tạo một kiểu tóc dễ thương, bạn nên tránh những kiểu tóc quá phức tạp hoặc hiện đại. Bạn có thể để tóc dài, tóc gợn sóng, tóc xoăn ngắn, hoặc tóc ngắn kiểu bob dài qua tai một chút. Nếu bạn có thái độ đúng đắn, bạn có thể tạo kiểu tóc khá đáng yêu cho bản thân. Bạn cũng nên xem xét để tóc mái bằng hoặc mái chéo vì chúng sẽ làm tóc bạn trở nên đáng yêu hơn, miễn là chúng tôn lên hình dáng khuôn mặt của bạn.
Bạn có thể xoã tóc, buộc tóc một nửa, tết tóc lỏng, buộc tóc lên cao theo kiểu đuôi ngựa, hoặc sử dụng băng đô buộc tóc. Bạn cũng có thể sử dụng thêm một vài chiếc kẹp tóc để tạo nên vẻ ngoài đáng yêu.
Bước 2 - Trang điểm theo phong cách đáng yêu.
Đối với những cô gái muốn sử dụng mỹ phẩm để có thể trở nên đáng yêu hơn, hãy nhớ không sử dụng quá nhiều. Bạn chỉ cần một ít son gió, phấn mắt màu nhẹ, và một ít mascara. Bạn cần phải trông tự nhiên chứ không phải như bạn đã dành nhiều giờ đồng hồ để cố gắng trông như một người mẫu trên sàn diễn. Và nếu bạn không thường sử dụng mỹ phẩm, hãy duy trì vẻ ngoài đơn giản, dễ thương của chính bạn.
Giữ cho đôi môi luôn mềm mại bằng cách sử dụng son dưỡng môi hoặc son gió sau vài giờ.
Bước 3 - Giữ gìn vệ sinh cơ thể.
Hãy nhớ rằng không ai có thể trở nên sạch sẽ quá mức. Nếu bạn muốn trở nên đáng mến, bạn nên giữ cho hàm răng của bạn luôn trắng sáng, nên tắm rửa hằng ngày, và sử dụng xà phòng có hương thơm tinh tế. Sử dụng sữa dưỡng thể để duy trì sự mềm mại cho làn da, và gội đầu cách ngày nếu có thể. Rửa mặt mỗi sáng và mỗi tối và giữ móng tay sạch sẽ.
Cơ thể của bạn cũng phải luôn thơm tho và tươi mát mà không phải do bạn sử dụng quá nhiều nước hoa hoặc nước hoa quá nặng mùi.
Bước 4 - Mặc trang phục đáng yêu.
Nếu bạn muốn trở nên dễ thương, bạn nên sử dụng các trang phục đáng yêu. Điều này có nghĩa là bạn nên tránh mặc các loại quần áo quá ôm sát cơ thể, quá hở hang, hoặc quá hấp dẫn. Bạn có thể mặc những loại trang phục có màu đơn giản, hoạ tiết chấm bi hoặc hoạ tiết đơn giản. Hãy chắc chắn rằng chúng tôn dáng và chúng luôn sạch sẽ và gọn gàng trong mọi thời điểm. Một số trang phục dễ thương bao gồm váy búp bê, các loại trang phục với chiếc áo dễ thương, dép có quai, áo len rộng và quần tất, hoặc áo sơ mi có nút với màu sắc tươi sáng.
Bạn có thể sử dụng áo phông in các hình ảnh liên quan đến thời thơ ấu của bạn, chẳng hạn như hình ảnh trong bộ phim hoạt hình Ngựa con Thiên thần (My Little Ponies). Cách này sẽ đem lại cái nhìn châm biếm và đồng thời đáng yêu cho bạn.
Sử dụng những phụ kiện dễ thương. Nếu bạn muốn trở nên đáng yêu, bạn có thể sử dụng thêm một vài phụ kiện trên trang phục của bạn. Bạn không cần phải dùng quá nhiều phụ kiện. Chỉ nên đeo khuyên tai bằng bạc hoặc vàng đơn giản, vòng tay khổ to, hoặc nhẫn đính đá.
Bước 5 - Biểu hiện đáng yêu trên khuôn mặt.
Khuôn mặt của bạn cũng phải trông đáng yêu. Điều này có nghĩa rằng bạn không nên cau có, hoặc trông như đang đau khổ, hoặc nhíu mày quá nhiều. Thay vì vậy, bạn nên tỏ vẻ như thể bạn vui mừng khi được sống và bạn có thể mỉm cười bất kỳ khi nào. Đôi mắt của bạn phải mở to và tỏ vẻ tò mò. Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể cắn nhẹ môi vì hành động này sẽ khiến bạn trông khá đáng yêu.
Khi bạn trò chuyện với người khác, hãy chắc chắn rằng bạn nhìn vào mắt họ và chú ý vào câu chuyện. Thái độ này cho thấy bạn thật sự quan tâm đến họ, và đây chính là biểu hiện của sự đáng yêu.
Bước 6 - Hiển thị ngôn ngữ cơ thể một cách đáng yêu.
Nếu bạn muốn trở nên dễ thương, hãy luôn giữ cho lưng thẳng chứ không nên cong lưng, sử dụng cử chỉ ngọt ngào và thân thiện, và ngẩng cao đầu thay vì nhìn xuống chân. Bạn cũng có thể mân mê bàn tay hoặc gấu áo một chút vì các hành động này thể hiện sự bồn chồn và chúng khá dễ thương. Không nên khoanh tay trước ngực hoặc mọi người sẽ nghĩ rằng bạn khó gần thay vì đáng yêu và cởi mở.
Phương pháp 3 - Sở hữu Phẩm chất Đáng yêu
Bước 1 - Luôn giúp đỡ người khác.
Người đáng yêu thường thích giúp đỡ người khác, cho dù bạn chỉ đang giúp đỡ một bà lão băng sang đường, giúp em trai làm bài tập, hoặc giúp tìm một gia đình mới cho chú cún con. Hãy tìm kiếm cơ hội mà bạn có thể giúp đỡ mọi người, cho dù họ có là người mà bạn quen biết hoặc người lạ mặt cần được giúp đỡ. Mỗi khi bạn trò chuyện với một người bạn nào đó của bạn và nhận thấy rằng anh ấy thực sự đang gặp phải vấn đề trong cuộc sống, bạn nên cho anh ấy biết rằng bạn có thể giúp đỡ anh ấy ngay cả khi anh ấy không yêu cầu bạn phải giúp đỡ.
Điều này không có nghĩa rằng bạn cho phép cho mọi người lợi dụng bạn thông qua việc bạn luôn giúp đỡ họ mà không hy vọng nhận lại được gì. Nếu bạn giúp đỡ bạn bè của bạn, họ cũng phải biết giúp đỡ bạn khi bạn cần. Nếu bạn cho đi thời gian của bạn, vũ trụ sẽ cung cấp lại cho bạn sự giúp đỡ cần thiết.
Bước 2 - Trở nên trẻ trung.
Trẻ trung khác với việc hành động như khi một thiếu niên hoặc hoàn toàn như trẻ con. Trẻ trung có nghĩa là bạn không nên lo lắng quá nhiều về thế giới xung quanh, hoặc trông có vẻ mệt mỏi và bị áp lực đến nỗi bạn quên đi bản chất vui vẻ, khôi hài của bản thân khi còn là một đứa trẻ. Hãy ghi nhớ về cảm giác vui vẻ, cảm giác bị thu hút bởi thế giới xung quanh, và nắm bắt cơ hội mới. Cười vang với các câu nói đùa cũ rích, học nhảy, hoặc đơn giản chỉ cần rượt đuổi người bạn thân của bạn quanh công viên. Bạn vẫn có thể trở nên khôn ngoan trong khi vẫn duy trì sự trẻ trung cho trái tim của bạn.
Người tươi trẻ không than phiền về việc phải đi bộ hoặc phải làm một việc gì đó mà họ không muốn làm; họ quá bận rộn trong việc cảm kích cuộc sống đến nỗi họ không còn thời gian để than vãn.
Bước 3 - Có thái độ xử sự tốt.
Người đáng yêu luôn biết khi nào họ cần nói từ "làm ơn" và "cảm ơn" và giữ cho mọi việc luôn lạc quan và tích cực. Họ luôn lịch sự, kính trọng người lớn tuổi và những người làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ, họ giữ cửa cho người khác và không ợ hơi tại nơi công cộng. Họ trải khăn ăn trên đùi trước khi ăn, họ biết cách nói chuyện một cách tử tế khi sử dụng điện thoại, và họ tự tay dọn dẹp “bãi chiến trường” của họ. Nếu bạn muốn trở nên đáng yêu, bạn cần phải trau dồi cách cư xử của bản thân.
Bước 4 - Luôn ngọt ngào.
Người dễ thương là những người ngọt ngào. Trở nên ngọt ngào có nghĩa là trở nên tử tế, vui vẻ, và nói chung là biết ơn người khác. Nếu bạn ngọt ngào, bạn sẽ muốn làm cho người khác cảm thấy được yêu thương và cảm thấy rằng họ đặc biệt, và bạn sẽ muốn cho họ biết rằng bạn quan tâm đến họ ngay cả khi bạn chỉ mới gặp họ. Các hành động này không nên trông như giả tạo hoặc bị ép buộc, và bạn cũng không nên trở nên ngọt ngào trong một phút để có thể trở nên xấu xa ngay sau đó. Trở nên ngọt ngào đòi hỏi phải có sự luyện tập và bạn có thể tìm hiểu cách bày tỏ sự yêu thương của bạn đối với người khác trong quá trình rèn luyện.
Bước 5 - Luôn vui vẻ.
Người đáng yêu thường khá vui vẻ bởi vì họ tò mò trước cuộc sống và thích khám phá. Họ thích đá bóng trên bờ biển, họ thích được cưỡi trên lưng người khác, và họ thích trêu chọc bạn bè của họ và tận hưởng cuộc sống. Nếu bạn muốn trở nên vui vẻ, bạn cần phải cởi mở với những điều mới lạ, không ngần ngại khi phải khám phá thế giới như một đứa trẻ, và tìm cách sử dụng lại những vật dụng cũ. Nếu bạn muốn trở nên dễ thương, vui vẻ sẽ giúp bạn duy trì hình ảnh ngọt ngào và vui tươi.
Bước 6 - Trở nên thân thiện
Người đáng yêu đối xử với mọi người bằng sự ấm áp và sự thân thiện. Họ vẫy tay khi gặp những người họ quen biết (hoặc đôi khi với những người họ không biết), họ nhớ tên của mọi người, và họ dành lời khen cho người khác khi người đó xứng đáng. Họ hỏi thăm về cuộc sống của mọi người, họ cho đối phương nhận thấy rằng họ quan tâm đến suy nghĩ của anh ấy/cô ấy, và người đáng yêu thậm chí có thể mời người khác cùng đi xem phim hoặc tổ chức tiệc cho bạn thân của mình. Sự ấm áp là điều mà bạn cần đem đến cho mọi người; bạn muốn mọi người cảm nhận được sự tử tế, năng lượng tích cực, và thái độ chân thành của bạn. Thậm chí nếu bạn là một người khá e thẹn, bạn cũng có thể tìm hiểu cách để trở nên thân thiện hơn.
Người thân thiện thường thích kết bạn mới và không quên giới thiệu những người bạn này với bạn cũ của họ. Họ không sợ phải đối xử tốt với người hoàn toàn khác biệt với họ.
Người ấm áp thường là người luôn được chào đón; mọi người sẽ chỉ muốn ở cùng người ấm áp mỗi khi họ có thể.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%8B-%C4%91au-%C4%91%E1%BA%A7u-n%E1%BA%B7ng | Cách để Trị đau đầu nặng | Đau đầu là tình trạng mà bất kỳ người nào cũng đều gặp phải. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân gây nên, chẳng hạn như tiếng ồn, thiếu nước, căng thẳng, một số loại thực phẩm hoặc ăn thiếu bữa, và thậm chí là “chuyện ấy”. Nếu đang bị đau đầu nặng, bạn cần phải giảm đau tại nhà hoặc đi khám bác sĩ nếu gặp trở ngại trong hoạt động thường ngày.
Phương pháp 1 - Trị đau đầu tại nhà
Bước 1 - Dùng thuốc giảm đau.
Hầu hết tình trạng đau đầu có thể được khắc phục dễ dàng bằng thuốc bán sẵn tại quầy. Bạn có thể mua thuốc bán sẵn ở hiệu thuốc để điều trị cơn đau. Tuy nhiên, nếu đau trong một thời gian dài, bạn cần đi khám bác sĩ để loại trừ bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng hơn.
Sử dụng acetaminophen, ibuprofen, aspirin, hoặc naproxen để trị đau đầu.
Thuốc giảm đau bán sẵn tại hiệu thuốc có tác dụng trị đau đầu do căng thẳng.
Bước 2 - Uống cà phê.
Các loại thuốc trị đau đầu trên thị trường có thành phần cà-phê-in. Một số bằng chứng cho hay chỉ cần một lượng nhỏ cà-phê-in cũng đủ để giảm đau đầu, nhưng nếu uống quá nhiều có thể gây nghiện và phản tác dụng khiến cho cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
Sử dụng tối đa 500 mg cà-phê-in mỗi ngày, tương đương năm cốc cà phê.
Thử uống một cốc cà phê, soda, sữa sô-cô-la, hoặc trà có thành phần cà-phê-in để giảm đau.
Dùng đồ uống có cà-phê-in có thể giảm đau nếu uống kèm thuốc giảm đau vì chúng có tác dụng thúc đẩy cơ thể hấp thụ thuốc nhanh hơn.
Bước 3 - Sử dụng liệu pháp nhiệt.
Dùng nhiệt để giảm đau không chỉ giúp thư giãn cơ bắp căng cứng trong đầu và cổ, mà còn có tác dụng giảm đau. Bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp nhiệt chẳng hạn như miếng đệm nóng hoặc tắm bồn nước nóng để trị đau đầu nặng.
Bước 4 - Tắm nước nóng.
Ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc tắm vòi sen. Nước ấm có tác dụng xoa dịu cơ bắp căng thẳng và giảm đau đầu nhanh chóng.
Nhiệt độ nước chỉ nên dao động từ 36 đến 40 độ C, nếu không bạn sẽ bị bỏng da. Để kiểm tra nhiệt độ nước bạn có thể dùng nhiệt kế.
Bồn tắm mát-xa có tác dụng giảm đau do có tia nước mát-xa cơ bắp và làm thư giãn cơ thể.
Muối Epsom có tác dụng an thần và thư giãn cũng như giảm đau đầu.
Bước 5 - Sử dụng gạc lạnh.
Đắp gạc lạnh lên đầu và cổ. Cách này có tác dụng giảm sưng và đau đầu.
Bạn có thể dùng túi đá thường xuyên khoảng 20 phút một lần.
Bạn có thể dùng nước đóng băng trong cốc nhựa để mát-xa vùng bị đau thật nhẹ nhàng.
Ngoài ra bạn có thể dùng khăn bọc rau quả đông lạnh vừa vặn với cổ và mang lại cảm giác thoải mái hơn túi đá lạnh.
Nếu túi đá quá lạnh hoặc da bị tê cóng, bạn nên lấy túi ra. Dùng khăn lót lên bề mặt da rồi chườm túi đá lên để tránh tình trạng hoại tử do tê cóng.
Bước 6 - Mát-xa.
Phương pháp mát-xa đầu, cổ và vai có tác dụng giảm căng thẳng hoặc chuột rút cơ gây đau đầu. Chuyên gia trị liệu mát-xa có trình độ (RMT) có thể cảm nhận điểm gút và căng thẳng trong cơ và thư giãn chúng.
Hiện nay có nhiều phương pháp mát-xa, bao gồm mát-xa Thụy Điển và mát-xa chuyên sâu. Chuyên gia trị liệu sẽ lựa chọn phương pháp được chứng minh hiệu quả và áp dụng trong quá trình trị liệu sau khi được sự đồng ý của bạn.
Bạn có thể tìm thông tin chuyên gia trị liệu mát-xa có trình độ trên internet hoặc nhờ bác sĩ đề nghị.
Nếu không có điều kiện đi mát-xa chuyên nghiệp, bạn có thể tự mát-xa tại nhà. Chà xát khuôn mặt, thái dương, hoặc đơn giản là mát-xa tai cũng có tác dụng trị đau đầu nặng.
Bước 7 - Tiến hành bấm huyệt giảm đau.
Một số bác sĩ khuyến cáo phương pháp kích thích huyệt để giảm đau cổ và vai gây đau đầu. Bạn có thể tự giảm đau đầu bằng cách áp dụng phương pháp mát-xa năm huyệt trên cơ thể.
Đặc biệt, bạn cần kích thích những huyệt sau đây: GB 20 (Phong Trì), GB 21 (Kiên Tỉnh), LI4 (Hợp Cốc), TE3 (Trung Chú), và LI10 (Thủ Tam Lý).
Để tìm vị trí các huyệt và lời khuyên áp dụng bấm huyệt để giảm đau, bạn có thể xem video hướng dẫn tại http://exploreim.ucla.edu/video/acupressure-points-for-neck-pain-and-headache/.
Nếu muốn bạn có thể tìm đến bác sĩ Đông y tại địa phương để tiến hành bấm huyệt.
Bước 8 - Uống đủ nước.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng thiếu nước có thể dẫn đến đau đầu. Bạn cần uống đủ nước để giúp khắc phục cơn đau đầu.
Bạn chỉ cần uống nước nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu muốn dùng thức uống thể thao hay nước ép, bạn nên uống kèm với nước trong một ngày.
Bước 9 - Ăn bữa nhỏ.
Một vài trường hợp đau đầu do ăn uống không đầy đủ. Bạn nên ăn ít thức ăn nếu chưa ăn uống gì để giảm đau đầu.
Trái cây, các loại hạt, và xúp đóng hộp là những món ăn vặt tốt cho sức khỏe. Ngoài ra bạn có thể ăn món khai vị dùng kèm với bánh mì.
Nếu bị buồn nôn hoặc nôn mửa kèm theo đau đầu, bạn không muốn hoặc không thể ngăn chặn hiện tượng này. Khi đó bạn nên dùng nước luộc thịt. Ngoài ra nếu gặp phải những triệu chứng này, bạn nên đi khám bác sĩ.
Bước 10 - Sử dụng dầu thơm để làm dịu cơn đau đầu.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu được chứng minh có tác dụng thư giãn. Một số loại hương như là oải hương có thể xoa dịu cơn đau.
Các loại tinh dầu như là oải hương, hương thảo, hoa cúc, vỏ cam, bạc hà, và bạch đàn có khả năng giảm đau đầu.
Có nhiều cách sử dụng tinh dầu. Bạn có thể mát-xa lên thái dương hoặc tai, hay dùng bộ khuếch tán tinh dầu.
Nến bạc hà và bạch đàn có tác dụng giảm đau.
Bước 11 - Nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh.
Nghỉ ngơi và thư giãn thường có tác dụng giảm đau đầu nặng. Bạn có thể khắc phục cơn đau bằng cách điều chỉnh các yếu tố như là nhiệt độ và bóng tối, giường nệm thoải mái hoặc bộ đồ giường, và loại trừ các thiết bị điện tử gây căng thẳng.
Điều chỉnh nhiệt độ phòng dao động trong khoảng 15-23 độ C nhằm tối ưu hóa giấc ngủ.
Không dùng máy tính, xem tivi và làm việc trong phòng để hạn chế căng thẳng và tác nhân kích thích.
Ánh sáng khiến bạn trở nên tỉnh táo, do đó nên giảm thiểu ánh sáng trong phòng để não nghỉ ngơi và chìm vào giấc ngủ. Bạn có thể chem rèm cửa hoặc đeo mặt nạ ngủ để ngăn cản ánh sáng chiếu vào.
Tiếng ồn cũng gây cản trở giấc ngủ và có thể khiến cho tình trạng đau đầu trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên duy trì sự yên tĩnh trong phòng và dùng máy phát tiếng ồn trắng để che lấp âm thanh gây khó chịu truyền vào phòng.
Giường nệm, chăn gối tiện nghi có thể giúp bạn thư giãn và chìm vào giấc ngủ.
Bước 12 - Thiền định vài phút.
Thiền là phương pháp hiệu quả trong việc giảm đau đầu. Bạn có thể dành vài phút để thiền khi bị đau đầu để tinh thần thư giãn và giảm đau.
Thiền định giúp bạn tách biệt khỏi yếu tố gây xao nhãng trong môi trường xung quanh. Khoảng thời gian này có tác dụng thư thái tinh thần.
Bắt đầu thiền từ 5 đến 10 phút và từ từ tăng dần thời gian nếu cần.
Tìm nơi yên tĩnh và thoải mái không bị làm phienf. Khi loại bỏ hoàn toàn yếu tố gây xao nhãng, bạn sẽ dễ dàng tập trung vào nhịp thở, giảm đau, và bớt suy nghĩ cũng như cảm giác có thể nảy sinh.
Ngồi thẳng lưng và nhắm mắt lại. Tạo tư thế đúng là một phần quan trọng trong quá trình thiền. Điều này giúp bạn hít thở và tuần hoàn máu, hỗ trợ não tập trung vào một điểm. Nhắm mắt giúp ngăn chặn yếu tố gây xao nhãng.
Hít thở thật nhẹ nhàng và đều đặn. Không kiểm soát hơi thở mà nên để diễn ra thật tự nhiên. Một kỹ thuật hiệu quả giúp tập trung đó là chỉ dồn tâm trí vào hơi thở bằng cách nói “bỏ” khi hít vào và “đi” khi thở ra.
Bước 13 - Tưởng tượng đang ở một nơi thư giãn.
Nếu đang ở vị trí làm bạn đau đầu nặng, bạn có thể mường tượng khung cảnh yên bình, chẳng hạn như bãi biển. Tưởng tượng là kỹ thuật hành vi giúp định hình suy nghĩ và cảm nhận đối với tình huống cụ thể cũng như giúp bạn bớt đau đầu hơn.
Ví dụ, nếu đang bị đau đầu dữ dội và con cái đang la hét xung quanh, bạn nên hít thở sâu và tưởng tượng mình đang ở bãi biển Đà Nẵng hoặc một nơi yên bình nào đó.
Phương pháp 2 - Trao đổi phương pháp điều trị với bác sĩ
Bước 1 - Tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu biện pháp chữa trị tại nhà không mang lại hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ. Họ sẽ loại trừ bệnh tiềm ẩn và đưa ra biện pháp chữa trị dành cho bạn.
Bác sĩ sẽ nỗ lực chẩn đoán chính xác và loại trừ kết quả chẩn đoán khác để lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp.
Bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành xét nghiệm thêm, có thể bao gồm nhưng không giới hạn kiểm tra huyết áp, đánh giá tim mạch, xét nghiệm máu, chụp não, v.v...
Bước 2 - Dùng thuốc theo toa hoặc thuốc phòng ngừa.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và kiểu đau đầu mà bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau cực mạnh cũng như thuốc phòng ngừa để ngăn chặn các cơn đau đầu có thể xảy ra.
Bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau bao gồm sumatriptan và zolmitriptan.
Bác sĩ có thể kê toa thuốc phòng ngừa bao gồm metoprolol tartrate, propranolol, amitriptyline, divalproex sodium, và topiramate.
Nhiều loại thuốc phòng ngừa đặc biệt hiệu quả đối với chứng đau nửa đầu do có tác dụng điều trị co thắt mạch máu hoặc giai đoạn nong gây đau đớn.
Một vài loại thuốc chống trầm cảm cũng có tác dụng ngăn ngừa đau đầu nặng.
Bước 3 - Áp dụng liệu pháp oxy đối với chứng đau đầu cục bộ.
Nếu bạn gặp phải tình trạng đau đầu cục bộ, liệu pháp oxy được xem là một trong những phương pháp điều trị tốt nhất. Bạn sẽ hít oxy thông qua mặt nạ, và cơn đau đầu có thể giảm thiểu trong vòng 15 phút.
Liệu pháp oxy phát huy tác dụng tối đa khi được tiến hành ngay thời điểm bắt đầu cơn đau. Bạn cần tiếp tục điều trị khi cơn đau đầu khác xuất hiện.
Bước 4 - Cân nhắc phương pháp điều trị khác.
Có những biện pháp điều trị khá hiếm mà bạn nên trao đổi với bác sĩ. Chúng bao gồm tiêm botox và kích thích từ xuyên sọ.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Botox, tên đầy đủ là Botulinum toxin loại A, có tác dụng xoa dịu và ngăn ngừa đau đầu nặng. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng đau đầu không có dấu hiệu cải thiện sau khi áp dụng phương pháp thông thường.
Kích thích từ xuyên sọ sử dụng dòng điện kích thích tế bào thần kinh trong não, giúp giảm đau đầu cũng như ngăn ngừa tái phát.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-%C4%91au-h%C3%A0m | Cách để Giảm đau hàm | Đau hàm có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm tình trạng rạn nứt, trẹo, viêm khớp, áp-xe răng và rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Quan trọng là bạn cần đi khám để được chẩn đoán chuyên khoa ngay khi xảy ra bất cứ vấn đề nào về xương hàm. Đau hàm có thể là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng như đau tim hoặc đau thắt ngực. Biết về các nguyên nhân gây đau hàm có thể giúp ích cho việc điều trị và tránh tình trạng sưng, khó khăn khi nhai và cử động bị hạn chế.
Phương pháp 1 - Chữa đau hàm do nghiến răng
Bước 1 - Hiểu về các nguyên nhân gây nghiến răng.
Tật nghiến răng không chỉ do một nguyên nhân duy nhất. Các bác sĩ đã xác định có nhiều yếu tố khiến người ta nghiến răng ban ngày hoặc ban đêm, gồm có:
Đau tai
Mọc răng ở trẻ em
Các cảm xúc khó chịu (stress, bức xúc, giận dữ, lo âu)
Cá tính riêng (tính tranh đua cao, hung hăng)
Thói quen bộc phát, thường xảy ra khi cố gắng tập trung hoặc đối phó với các tình huống căng thẳng
Răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch (còn gọi là lệch khớp cắn)
Các biến chứng liên quan đến giấc ngủ, bao gồm chứng ngưng thở
Các biến chứng do các bệnh thoái hóa gây ra như bệnh múa giật Huntington và bệnh Parkinson
Bước 2 - Điều trị răng.
Nếu tật nghiến răng diễn ra lâu ngày gây đau hàm trầm trọng, bạn có thể nhờ nha sĩ tư vấn các phương pháp để ngăn chặn tật nghiến răng, hoặc ít nhất cũng giảm được các tác động của tật nghiến răng.
Sử dụng máng bảo vệ hàm. Dụng cụ này đặc biệt hữu ích nếu bạn nghiến răng ban đêm. Máng bảo vệ hàm được thiết kế để ngăn ngừa nghiến răng có thể tách hàm trên và hàm dưới, giúp giảm đau và tổn thương do nghiến răng.
Chỉnh răng mọc lệch. Với các trường hợp nghiến răng cực kỳ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn đeo niềng chỉnh răng hoặc phẫu thuật răng miệng để chỉnh hình cho hai hàm răng.
Khám răng định kỳ. Bạn có thể giảm tần suất nghiến răng và đau hàm nếu được nha sĩ theo dõi và chữa tật nghiến răng.
Bước 3 - Điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn gây nên tật nghiến răng.
Nếu cảm xúc mãnh liệt hoặc các sự cố về hành vi gây tật nghiến răng và dẫn đến đau hàm nghiêm trọng, có lẽ bạn cần nghĩ đến việc xử lý các nguyên nhân cảm xúc và hành vi.
Sử dụng các bài tập kiểm soát stress như thiền hoặc chế độ tập luyện nghiêm ngặt.
Dùng các liệu pháp điều trị các vấn đề như lo âu, giận dữ hoặc căng thẳng.
Với các trường hợp nặng, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc. Thông thường tật nghiến răng không được điều trị bằng thuốc, tuy nhiên có một số thuốc kê toa như thuốc giãn cơ có thể giúp giảm căng và dịu đau.
Bước 4 - Thay đổi lối sống.
Một số thay đổi trong lối sống có thể giúp giảm nghiến răng và phòng ngừa đau hàm nếu nguyên nhân gây nghiến răng có liên quan tới stress hoặc lo âu.
Cố gắng kiểm soát stress. Tìm ra điều gì có thể giúp bạn bình tâm lại, bất kể là nghe nhạc êm dịu, tập thể dục cường độ cao hoặc thư thái ngâm mình trong bồn tắm. Thực hành việc giải tỏa stress hàng ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
Tránh caffeine và các chất kích thích. Thử uống cà phê hoặc trà đã khử caffeine, hoặc tốt nhất là uống trà thảo mộc có tác dụng thư giãn vào buổi tối. Tránh hút thuốc lá và uống rượu bia buổi tối để có một đêm ngon giấc hơn và ít nghiến răng hơn.
Phương pháp 2 - Chữa đau hàm do áp-xe răng
Bước 1 - Hiểu nguyên nhân gây áp-xe răng.
Áp-xe là tình trạng nhiễm khuẩn tại vị trí có dây thần kinh, thường là do sâu răng lâu ngày không điều trị. Các triệu chứng gồm:
Cảm giác đau nhói kéo dài trong răng
Nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, như thức ăn hay đồ uống nóng hoặc lạnh
Đau khi nhai, ăn hoặc uống
Bị sưng bên mặt có răng áp-xe
Sưng hoặc viêm hạch quanh hàm
Bước 2 - Điều trị áp-xe.
Nếu nghi ngờ bị áp-xe, nhất thiết bạn phải Tùy vào độ nghiêm trọng của tình trạng áp-xe, nha sĩ sẽ đưa ra một số cách điều trị để ngăn chặn ổ áp-xe lây lan. Mọi thủ thuật phải do nha sĩ có giấy phép và kinh nghiệm thực hiện.
Phương pháp dẫn lưu áp-xe có thể được áp dụng. Nha sĩ sẽ dùng dụng cụ vô trùng rút mủ ra khỏi nơi nhiễm trùng trong môi trường y tế được kiểm soát. Nhắc lại là bạn không được tự thực hiện bất cứ thủ thuật nào tại nhà.
Lấy tủy răng có thể là lựa chọn tốt nhất. Lấy tủy răng là phẫu thuật loại bỏ mô bệnh trong chân răng và dẫn lưu áp-xe. Thủ thuật này giúp nha sĩ điều trị nhiễm trùng mà vẫn bảo tồn răng cho bạn.
Nha sĩ có thể đề nghị nhổ chiếc răng bị nhiễm trùng. Phương pháp này thường được áp dụng khi tình trạng nhiễm trùng khiến chiếc răng không còn cứu được. Sau khi nhổ răng, nha sĩ sẽ dẫn lưu áp-xe và điều trị nhiễm trùng.
Bạn sẽ được kê toa thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang các răng khác hoặc sang hàm. Thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng kết hợp với các cách điều trị khác.
Điều quan trọng là cần giữ vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa áp-xe. Mỗi ngày bạn nên dùng chỉ nha khoa, đánh răng hai lần, hạn chế ăn ngọt và khám răng định kỳ.
Bước 3 - Giảm đau.
Sau khi đến nha sĩ để điều trị nhiễm trùng, bạn có thể thực hiện một số việc tại nhà để giảm đau do áp-xe răng.
Hòa một thìa cà phê muối vào 240 ml nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Uống thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen và ibuprofen có thể dùng để giảm viêm và đau. Uống đúng theo liều lượng khuyến nghị trên nhãn, vì thuốc giảm đau nếu dùng quá nhiều sẽ làm tổn thương gan và gây nên những vấn đề sức khỏe khác.
Dùng gạc lạnh. Để giảm đau và viêm ở miệng và hàm, quấn gạc lạnh trong mảnh vải và chườm lên vùng đau trên mặt trong 20 phút, sau đó nghỉ 20 phút. Không dùng gạc nóng chữa răng bị áp-xe, do sức nóng có thể lây lan nhiễm trùng.
Phương pháp 3 - Chữa đau hàm do viêm khớp thái dương hàm (TMJ)
Bước 1 - Hiểu nguyên nhân gây các vấn đề về khớp thái dương hàm (TMJ).
Chứng rối loạn khớp thái dương hàm có thể do viêm khớp do chấn thương (traumatic arthritis), viêm xương khớp (osteoarthritis) hoặc thấp khớp (rheumatoid arthritis). Viêm xương khớp là bệnh phổ biến ở người trên 50 tuổi. Mọi dạng viêm TMJ gây cứng, đau, chói tai, sưng và hạn chế phạm vi vận động.
Bước 2 - Chẩn đoán viêm TMJ.
Trước khi điều trị viêm TMJ, điều quan trọng là phải xác định bệnh, chính xác là bệnh viêm khớp. Trong hầu hết trường hợp, phương pháp chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) có thể xác định viêm TMJ khi quan sát tình trạng xẹp và có gai ở lồi cầu (phần lồi lên hình tròn ở đầu xương). Trường hợp ngoại lệ là chứng viêm khớp do chấn thương, thông thường không phát hiện được bằng phương pháp chụp X-quang, trừ khi có dịch ứ đọng hoặc xuất huyết gây giãn rộng khe khớp thì có thể quan sát bằng X-quang.
Các chẩn đoán về chứng đau đầu như đau đầu cụm, đau nửa đầu, viêm động mạch thái dương và đột quỵ cần phải được loại trừ trước khi chẩn đoán viêm TMJ, đặc biệt là khi có các triệu chứng đau đầu.
Bước 3 - Điều trị viêm khớp thái dương hàm do chấn thương.
Tuy không thể chữa khỏi bệnh viêm khớp, nhưng bạn có thể áp dụng một số liệu pháp giúp giảm đau hàm liên quan đến viêm khớp.
Nhiều bác sĩ đề nghị sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid để điều trị các triệu chứng viêm TMJ do chấn thương.
Ăn thức ăn mềm để tránh phải cử động hàm nhiều.
Chườm gạc ấm. Chườm trong 20 phút, sau đó bỏ gạc ra và tập cử động hàm bằng cách mở hàm và ngậm hàm, sau đó cử động sang hai bên. Lặp lại phương pháp này 3 đến 5 lần mỗi ngày khi cần.
Thử đeo máng bảo vệ miệng. Dụng cụ này có thể giúp một số bệnh nhân giảm đau hoặc giảm cảm giác khó chịu.
Bước 4 - Điều trị đau TMJ do viêm xương khớp.
Dạng viêm khớp này có thể rất đau, đặc biệt là khi hai hàm bắt đầu chuyển động lại gần nhau. Bạn có thể áp dụng một số bước để giảm đau và chữa các triệu chứng.
Đeo máng bảo vệ miệng hoặc hàm nâng khớp cắn. Các bệnh nhân viêm TMJ có thể đeo các dụng cụ này cả ngày và đêm để giảm đau và khó chịu.
Chườm gạc ấm trong 20 phút, sau đó bỏ gạc ra và tập cử động hàm bằng cách mở hàm và ngậm hàm, sau đó cử động sang hai bên.
Ăn thức ăn mềm. Tránh các thức ăn cứng hoặc giòn.
Thử uống thuốc giảm đau không cần toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau và viêm khi đau nhiều.
Bước 5 - Điều trị đauTMJ do thấp khớp.
Cách điều trị đau khớp thái dương hàm do thấp khớp cũng tương tự như điều trị đau thấp khớp ở các khớp khác. Các liệu pháp thông thường bao gồm:
Thuốc kháng viêm không chứa steroid
Các bài tập cho hàm để duy trì phạm vi vận động khi ít đau nhất.
Gạc lạnh có thể giúp giảm đau và viêm. Chườm gạc lạnh lên vùng hàm bị đau trong 20 phút và nghỉ 20 phút.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa chứng thấp khớp hạn chế chức năng của hàm. Do rủi ro xảy ra các biến chứng, phương pháp phẫu thuật được cân nhắc như một giải pháp cuối cùng khi các cách điều trị thay thế khác đều thất bại.
Bước 6 - Sử dụng thuốc điều trị tất cả các dạng viêm khớp thái dương hàm.
Thuốc giảm đau có thể được dùng để giảm đau và viêm ở mọi dạng viêm TMJ. Tham khảo bác sĩ về các loại thuốc thích hợp nhất để chữa các triệu chứng trong trường hợp của bạn.
Các loại thuốc giảm đau kê toa và không kê toa đều có thể giúp giảm đau liên quan đến viêm khớp thái dương hàm.
Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giãn cơ trong thời gian ngắn (vài ngày đến vài tuần) để giảm đau và giúp hàm cử động dễ dàng hơn.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng thuốc an thần để giúp bạn dễ ngủ hơn vào ban đêm nếu cơn đau khiến bạn không ngủ được.
Liệu pháp tiêm thuốc cortisol được giám sát cũng có thể được bác sĩ đề nghị sử dụng để điều trị đau và viêm.
Phương pháp 4 - Chữa đau hàm không rõ nguyên nhân
Bước 1 - Thay đổi chế độ ăn.
Tránh các thức ăn cứng và các thức ăn cần phải há to miệng, bao gồm quả hạch, kẹo cứng, các thức ăn nướng cứng, hoa quả và rau củ có kích thước to như nguyên cả quả táo không cắt nhỏ, cà rốt sống. Bạn cũng nên tránh nhai kẹo cao su và kẹo kéo.
Bước 2 - Thay đổi cách ngủ.
Nếu thường nằm nghiêng khi ngủ và bị đau hàm, có lẽ bạn cần nằm ngửa để giảm áp lực lên hàm. Bạn cũng có thể mua máng bảo vệ miệng để tránh nghiến răng khi ngủ, vì điều này có thể góp phần gây đau hàm mà lúc đó bạn không nhận ra.
Bước 3 - Dùng thuốc giảm đau.
Các loại thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp chữa viêm và các triệu chứng khác liên quan đến chứng đau hàm.
Bước 4 - Thử dùng thuốc bôi tại chỗ.
Các loại gel hoặc gạc có chứa benzocaine hoặc các thành phần hoạt chất tương tự bán ở hầu hết các hiệu thuốc có thể giúp giảm đau răng và hàm.
Bước 5 - Tập luyện các cơ hàm.
Tập mở hàm và ngậm hàm, sau đó cử động sang hai bên. Dần dần tăng tần suất luyện tập.
Bước 6 - Chườm gạc nóng hoặc lạnh.
Thử dùng gạc nóng trước, nhưng nếu không có hiệu quả giảm đau, bạn hãy chuyển sang chườm gạc lạnh.
Đặt khăn dưới vòi nước ấm đến nóng. Vắt bớt nước.
Đợi cho khăn có nhiệt độ ấm dễ chịu mà không làm bỏng da và chườm lên vùng đau ở hàm. Chườm nóng khoảng 5 phút và lặp lại mỗi ngày nhiều lần.
Nếu gạc nóng không có hiệu quả, bạn hãy dùng gạc lạnh hoặc túi đá. Nên chườm lạnh 20 phút, sau đó nghỉ 20 phút. Nhớ dùng áo thun mỏng hoặc vải mỏng bọc ngoài túi đá để khỏi làm tổn thương da.
Bạn cũng có thể chườm lạnh và nóng luân phiên để thu được lợi ích tối đa. Chườm nóng 5 phút, sau đó chườm lạnh 5 phút.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-Sinh-t%E1%BB%91-Chu%E1%BB%91i | Cách để Làm Sinh tố Chuối | Sinh tố chuối có thể làm món ăn sáng tuyệt vời hoặc món ăn xế ngon miệng, ngoài ra còn có tác dụng giải rượu. Chuối có thể kết hợp hài hòa với nhiều hương vị khác, do đó bạn có thể chế biến nhiều loại sinh tố để thỏa mãn khẩu vị của mình. Bạn có thể làm món sinh tố bổ dưỡng với protein và chất xơ hoặc sinh tố kiểu tráng miệng ngọt ngào. Một khi đã biết công thức cơ bản, bạn có thể để cho trí tưởng tượng bay xa và sáng tạo ra công thức riêng của riêng bạn. Sinh tố chuối thực ra chỉ là một loại sinh tố hoa quả!
Phương pháp 1 - Sinh tố chuối – mật ong
Bước 1 - Bóc và cắt lát một quả chuối, sau đó bỏ vào máy xay sinh tố.
Để có món sinh tố đặc hơn, bạn nên dùng chuối đông lạnh thay vì chuối tươi. Nếu không có máy xay sinh tố, bạn có thể dùng máy xay thực phẩm gắn lưỡi dao kim loại.
Bước 2 - Cho thêm sữa và mật ong.
Lượng sữa bạn cho vào càng nhiều thì sinh tố càng loãng. Để có món sinh tố đặc hơn, bạn hãy dùng sữa chua trắng không đường hoặc sữa chua hương vani thay cho sữa.
Để bổ sung protein, bạn hãy thêm vào 3 thìa canh (45 g) bơ lạc.
Thêm vào một nhúm bột quế để tăng thêm hương vị.
Nếu không tìm được mật ong, bạn có thể thay thế bằng đường, agave nectar, cỏ ngọt stevia, thậm chí xi-rô phong.
Bước 3 - Cho đá vào sau cùng nếu thích.
Có thể bạn không cần dùng đá nếu đã dùng chuối đông lạnh – trừ khi bạn thích sinh tố thật đặc.
Bước 4 - Xay các nguyên liệu cho đến khi mọi thứ sánh mịn và quyện đều.
Sinh tố khi xay xong không được lổn nhổn. Có thể thỉnh thoảng bạn phải ngừng xay, mở nắp máy xay và dùng phới cao su đẩy các nguyên liệu trên thành máy xay xuống.
Tùy vào loại máy xay, có thể bạn cần chọn các chế độ xay như: “xay nhuyễn”, “trộn” hoặc “nghiền”.
Bước 5 - Rót sinh tố vào cốc và dọn lên.
Bạn có thể để nguyên như vậy và thưởng thức hoặc trang trí với một chút kem đánh bông, vài lát chuối hoặc một chút mật ong.
Phương pháp 2 - Sinh tố chuối với quả mọng
Bước 1 - Chuẩn bị các loại hoa quả.
Bóc và cắt lát một quả chuối. Rửa dâu, cắt bỏ cuống và cắt đôi hoặc cắt tư (để dễ xay hơn). Rửa quả việt quất.
Để có món sinh tố đặc hơn, bạn hãy dùng chuối đông lạnh thay vì chuối tươi.
Bước 2 - Cho thêm hoa quả vào máy xay sinh tố.
Nếu không có máy xay sinh tố, bạn có thể dùng máy xay thực phẩm gắn lưỡi dao kim loại.
Bước 3 - Thêm nước ép quả và sữa chua.
Cho thêm mật ong nếu bạn thích món sinh tố ngọt. Nếu không có agave nectar, bạn có thể dùng một chất tạo ngọt khác như mật ong, cỏ ngọt stevia hoặc đường.
Bước 4 - Cho đá vào sau cùng.
Nếu đã dùng chuối đông lạnh, bạn có thể dùng ít đá hơn hoặc không cần đá.
Bước 5 - Xay cho đến khi các nguyên liệu sánh mịn và quyện đều.
Có thể thỉnh thoảng bạn phải ngừng máy xay, mở nắp và dùng phới đẩy các nguyên liệu trên thành máy xay xuống. Tiếp tục đẩy và trộn cho đến khi hỗn hợp không còn lợn cợn.
Bước 6 - Rót sinh tố vào cốc và dọn lên.
Bạn có thể để nguyên như vậy thưởng thức hoặc trang trí với vài lát chuối, một lát dâu hoặc vài quả việt quất.
Phương pháp 3 - Sinh tố chuối bổ dưỡng
Bước 1 - Rót sữa hạnh nhân vào máy xay sinh tố hoặc máy xay thực phẩm.
Nếu không tìm được sữa hạnh nhân, bạn có thể tự chế biến bằng cách xay 1 cốc (240 ml) nước với ½ cốc (70 g) ) hạnh nhân.
Bước 2 - Thêm rau bina và xay cùng với sữa hạnh nhân.
Có thể bạn cần xay làm nhiều mẻ, vì rau bina hơi khó xay. Tiếp tục xay cho đến khi rau đã nhuyễn và hòa quyện với sữa hạnh nhân. Trộn rau bina trước là để món sinh tố được mịn hơn khi hoàn tất.
Đừng lo, bạn sẽ không thấy mùi vị của rau bina sau khi món sinh tố đã hoàn thành. Rau sẽ tan vào sinh tố, tạo nên màu xanh đẹp mắt và rất bổ dưỡng!
Bước 3 - Bóc và cắt lát một quả chuối, sau đó cho vào máy xay.
Để có món sinh tố đặc hơn, bạn có thể dùng chuối đông lạnh thay chuối tươi. Vào lúc này, bạn cũng có thể thêm vào 5-6 viên đá. Đá sẽ giúp món sinh tố lạnh hơn và đặc hơn.
Bước 4 - Thêm bơ lạc và mật ong vào.
Nếu muốn bổ sung chất xơ, bạn hãy cho thêm một ít hạt chia. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng bơ lạc mịn thay vì loại còn hạt lợn cợn; loại mịn dễ xay đều hơn và giúp cho món sinh tố mịn hơn.
Bước 5 - Xay cho đến khi các nguyên liệu sánh mịn và quyện đều.
Thỉnh thoảng, bạn hãy ngừng máy xay và dùng phới đẩy các nguyên liệu trên thành máy xay xuống. Điều này sẽ giúp các nguyên liệu được trộn đều hơn.
Bước 6 - Rót sinh tố vào cốc cao và thưởng thức.
Món sinh tố này giàu protein và chất dinh dưỡng, có thể giúp bạn no đến vài giờ. Món này cũng có thể làm bữa sáng lý tưởng!
Phương pháp 4 - Sinh tố chuối kem
Bước 1 - Xay chuối và kem half-and-half trong máy xay.
Bóc vỏ và cắt lát chuối trước, sau đó bỏ vào máy xay. Rót kem half-and-half lên trên và xay đều cho đến khi các nguyên liệu nhuyễn mịn. Hỗn hợp này sẽ làm chất nền sánh mịn và thơm ngon cho thức uống của bạn.
Dùng chuối đông lạnh nếu bạn muốn có món sinh tố đặc hơn.
Nếu thích sinh tố loãng hơn, bạn nên dùng sữa nguyên kem hoặc sữa tách béo thay cho kem half-and-half.
Bước 2 - Cho thêm xi-rô phong, đường nâu, bột quế và nhục đậu khấu.
Các nguyên liệu này sẽ giúp cho món sinh tố của bạn thêm phong phú và hương vị đậm đà. Nếu không thích xi-rô phong, bạn có thể dùng chất tạo ngọt khác, chẳng hạn như agave nectar, mật ong, mứt, đường, mật đường, v.v...
Bước 3 - Cân nhắc thêm vào một ít bánh quy graham bóp vụn để tăng độ giòn.
Bạn có thể thay bánh quy graham bằng 2 chiếc bánh xốp vani bóp vụn. Vào lúc này, bạn cũng có thể thêm các hương vị khác vào món sinh tố. Sau đây là một số gợi ý:
Thêm vào một ít ca cao hoặc vụn sô-cô-la để tạo hương vị sô-cô-la phảng phất.
Làm món sinh tố cay-ngọt bằng cách cho thêm ¼ thìa cà phê (0,65 g) ớt cayenne.
Bước 4 - Xay cho đến khi các nguyên liệu trở nên sánh mịn.
Hẳn là bạn không muốn món sinh tố còn lổn nhổn hoặc lợn cợn. Thỉnh thoảng, có thể bạn phải ngừng máy xay và dùng phới cao su đẩy các nguyên liệu trên thành máy xay xuống. Như vậy, các nguyên liệu sẽ được trộn thật đều.
Bước 5 - Rót sinh tố vào cốc cao và thưởng thức.
Bạn có thể uống nguyên như vậy hoặc thêm vào chút bột quế, hạt nhục đậu khấu hoặc các lát chuối. Để trông như món tráng miệng thực thụ, bạn hãy trang trí bằng một chút kem đánh bông, xi rô phong và cốm trang trí nhiều màu; hoàn tất với một quả anh đào ngâm bên trên.
Phương pháp 5 - Sinh tố chuối ăn sáng
Bước 1 - Cho một quả chuối bóc vỏ và cắt lát vào máy xay.
Với món sinh tố đặc hơn, bạn hãy dùng chuối đông lạnh. Nếu không có máy xay, bạn có thể dùng máy xay thực phẩm gắn lưỡi dao kim loại.
Bước 2 - Cho sữa, sữa chua và yến mạch vào.
Nếu thích món sinh tố ngọt hơn, bạn có thể dùng sữa chua vani. Dùng sữa chua trắng không đường nếu bạn thích món sinh tố ít ngọt. Bạn cũng có thể không dùng sữa mà dùng thêm sữa chua để có món sinh tố đặc hơn nữa.
Bước 3 - Cho thêm bột quế, mật ong và bơ lạc.
Bột quế giúp tạo độ cay và tăng hương vị cho món sinh tố; mật ong tạo vị ngọt; bơ lạc bổ sung protein. Nếu dùng bơ lạc, bạn nhớ chọn loại mịn; loại này dễ trộn hơn nhiều so với loại còn lợn cợn.
Nếu thích món sinh tố thật lạnh và đặc, bạn hãy thêm vài viên đá.
Bước 4 - Xay các nguyên liệu cho đến khi mọi thứ quyện đều và sánh mịn.
Thỉnh thoảng, bạn nên tạm dừng máy xay và đẩy các nguyên liệu trên thành máy xay xuống. Điều này sẽ đảm bảo mọi thứ được trộn đều và không còn lợn cợn.
Bước 5 - Rót sinh tố vào cốc cao và thưởng thức.
Bạn có thể để nguyên như vậy và uống, hoặc rắc lên trên một ít yến mạch, một nhúm bột quế hoặc một chút mật ong để trang trí.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-Vi%C3%AAm-H%E1%BB%8Dng | Cách để Điều trị Viêm Họng | Người bị viêm họng ban đầu thường ngứa ở cổ họng, sau đó là cảm giác đau rát khi nuốt. Ngoài việc chữa trị các triệu chứng khác của viêm họng như ho và cảm lạnh bằng thuốc không kê đơn, nghỉ ngơi và uống nhiều nước, bạn có thể dùng phương pháp tự nhiên và thuốc không kê đơn sau để làm dịu cổ họng. Thường thì đau họng sẽ tự khỏi trong vòng 4 hoặc 5 ngày, nhưng cũng nên lưu ý dấu hiệu cảnh báo của một căn bệnh nguy hiểm hơn (ví dụ như viêm họng liên cầu khuẩn), khi đó bạn nên đi khám bác sĩ.
Phương pháp 1 - Sử dụng Thuốc Không kê đơn và Phương pháp Tự nhiên
Bước 1 - Dùng thuốc giảm đau không kê đơn.
Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen (Advil), hoặc Naproxen (Aleve) đều có thể được dùng để giảm đau họng.Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc khác.
Bước 2 - Súc miệng bằng nước muối.
Dù cách này chưa được chứng minh trong bất kỳ thử nghiệm y khoa nào, nhưng vẫn được coi là cách để chữa viêm họng hiệu quả.
Khuấy khoảng 1/4 đến 1/2 thìa cà phê muối trong cốc nước ấm. Ngậm và xúc ít nhất 30 giây vài lần mỗi ngày
Bước 3 - Dùng thuốc xịt không kê đơn.
Tìm thuốc chứa thành phần hoạt chất benzocaine hoặc phenol (cả hai đều hiệu quả vì có tác dụng gây tê cục bộ). Thuốc xịt họng có thể giúp giảm viêm họng trong vài giờ.
Bước 4 - Dùng ngay viên ngậm zinc gluconate.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng nếu ngậm thuốc này, bạn có thể rút ngắn 1/2 thời gian bị cảm lạnh ngay khi bắt đầu cảm lạnh. Kẹo ngậm này cũng giúp giảm viêm, nghẹt mũi và đau nhức.
Nếu hơn 2 ngày bị cảm lạnh, bạn mới dùng viên ngậm thì sẽ khó rút ngắn thời gian bệnh.
Dù bạn ngậm vào thời điểm nào, các triệu chứng vẫn giảm bớt vì thuốc có chứa chất gây tê cục bộ (giúp làm dịu cổ họng), và giảm khô cổ.
Vì viên ngậm zinc gluconate (hoặc kẹo ho) có thể giữ trong cổ họng lâu hơn so với súc nước muối hoặc xịt thuốc, nên được coi là một trong những cách hiệu quả nhất để làm dịu cơn đau họng.
Bước 5 - Sử dụng viên ngậm bạc hà.
Bạc hà sẽ giúp cổ họng bạn bớt đau.
Bước 6 - Dùng thuốc ho dạng si-rô.
Có nhiều loại si-rô ho dùng cho ban ngày và ban đêm, thuốc sẽ thấm vào cổ họng, giảm rát cổ và làm dịu cơn đau cổ trong vòng một hoặc hai tiếng đồng hồ.
Bạn nên chọn loại có tác dụng điều trị cả những triệu chứng khác.
Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn, giảm liều lượng tùy theo độ tuổi và thời gian mắc bệnh.
Không dùng thêm thuốc chống viêm, vì siro ho đã chứa công dụng này.Bạn nên chọn thuốc đa tác dụng thay vì mỗi thuốc riêng lẻ.
Bước 7 - Dùng thức uống ấm và/hoặc thức ăn lạnh trong khi bị viêm họng.
Trà và súp ấm giúp làm dịu cổ họng, tương tự, đồ ăn lạnh như kem cũng có thể làm dịu cổ họng và giảm cơn đau.
Bước 8 - Pha trà nguồn gốc tự nhiên với thành phần giúp làm dịu cơn đau họng.
Có vài cách khác nhau có thể giúp trị cơn đau họng, như:
Trà hoa cúc, có công dụng làm dịu cơn đau.
Hòa một thìa súp mật ong, một thìa súp quế, một thìa cà phê nước cốt chanh, và một thìa súp nước dấm táo cùng nước nóng.
Các thành phần trên (mật ong, quế, nước cốt chanh, và dấm táo) đều là liều thuốc tự nhiên giúp làm dịu cơn đau họng, và loại bỏ viêm nhiễm nhanh hơn.
Dù thức uống này có thể không ngon lắm, nhưng rất đáng để dùng thử nếu bạn cảm thấy bớt đau họng hơn.
Lưu ý, bạn có thể chỉ cần dùng mật ong vì khoa học đã chứng minh rằng mật ong giúp giảm ho và làm lành vết thương, nhờ đó làm dịu cơn đau họng.
Phương pháp 2 - Đi khám Bác sĩ khi Cần thiết
Bước 1 - Nhận biết dấu hiệu và triệu chứng viêm họng nặng.
Mặc dù trường hợp viêm họng nghiêm trọng khá phổ biến (và có thể tự khỏi trong vài ngày), nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của một bệnh nguy hiểm hơn, ví dụ như viêm họng liên cầu khuẩn, bạn cần được khám bởi bác sĩ.Ngoài việc đau cổ họng, một vài triệu chứng đáng lo ngại khác bao gồm:
Sốt (đặc biệt ở nhiệt độ trên 38 ºC)
Dịch rỉ trắng (mảng trắng) trong amiđan hoặc sau cổ họng.
Nổi hạch bạch huyết to ở cổ.
Không bị ho (người mắc chứng viêm họng liên cầu khuẩn thường ít khi ho).
Không bị sổ mũi (triệu chứng cảm lạnh thông thường như sổ mũi không xuất hiện khi bị viêm họng liên cầu khuẩn)
Nếu bạn có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thực hiện một vài xét nghiệm đặc biệt xem bạn có bị viêm họng liên cầu khuẩn không.
Bước 2 - Dùng thuốc kháng sinh nếu cần.
Nếu bệnh chuyển sang viêm họng liên cầu khuẩn, bạn cần phải dử dụng ngay thuốc kháng sinh.
Bước 3 - Đến khám bác sĩ khi cần.
Nếu bị viêm họng nặng và sốt hơn 38°C mà không thuyên giảm sau 24-48 giờ (hoặc những vấn đề khác), bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Nếu bị sưng phồng các tuyến ở cổ hoặc ở sau cuống họng gây khó chịu khi nuốt hoặc thở, bạn nên đi gặp bác sĩ ngay (nếu không thể gặp bác sĩ ngay trong ngày thì bạn nên đến trung tâm y tế hoặc phòng cấp cứu gần nhất).
Những triệu chứng trên có thể là của một bệnh nguy hiểm hơn, ví dụ như bệnh nhiễm trùng bạch cầu đơn nhân hoặc viêm amiđan, vì vậy cần phải đến khám bác sĩ và điều trị.
Bước 4 - Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu bị đau họng nặng, do viêm họng liên cầu khuẩn hoặc nguyên nhân khác, bạn đều có thể gặp bác sĩ để được chỉ định thuốc giảm đau.
Các thuốc như Naproxen có thể được uống để giảm đau cho đến khi bạn hết bệnh.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-s%E1%BB%91t-b%C6%A1-t%E1%BB%8Fi | Cách để Làm sốt bơ tỏi | Nếu bạn đang tìm một cách đơn giản để tăng thêm hương vị cho bữa ăn, hãy thử làm sốt bơ tỏi. Hầu hết sốt bơ tỏi chỉ cần vài nguyên liệu và bạn có thể dùng sốt ăn kèm với món mì ống hoặc dùng để chấm hải sản. Ví dụ, sốt chấm bơ tỏi truyền thống thích hợp cho món càng cua hoặc tôm hùm hấp. Hoặc, để có món ăn no lâu, bạn hãy thử làm sốt kem bơ tỏi và trộn với mì sợi dẹt (fettuccine). Bạn cũng có thể làm món sốt bơ tỏi vị chanh, rất ngon khi chấm hải sản hoặc bánh mì giòn.
Phương pháp 1 - Chế biến sốt kem bơ tỏi
Bước 1 - Đun chảy bơ với tỏi.
Cho 2 thìa canh (30g) bơ vào nồi to vừa. Băm nhuyễn 2 tép tỏi và thêm vào nồi. Bật bếp lửa vừa và đun chảy bơ.
Tỏi cũng sẽ được phi trong khi đun bơ.
Bước 2 - Thêm bột mì và đun hỗn hợp.
Thêm 2 thìa canh bột mì vào nồi và khuấy đều cùng hỗn hợp bơ tỏi. Tiếp tục khuấy và đun hỗn hợp trong một phút.
Hỗn hợp sẽ chuyển thành bột đặc trong khi đun.
Bước 3 - Khuấy bằng cây đánh trứng khi thêm nguyên liệu lỏng.
Dùng cây đánh trứng khuấy hỗn hợp liên tục trong khi chầm chậm đổ thêm 3/4 cốc (180ml) nước hầm thịt gà, thịt bò hoặc rau củ và 3/4 cốc (180ml) sữa. Tiếp tục khuấy sốt đến khi sôi và đặc lại.
Nếu sốt bị vón lại, bạn có thể cho hỗn hơp vào máy xay sinh tố hoặc máy xay đa năng. Xay hỗn hợp sốt đến khi hết vón.
Bước 4 - Nêm gia vị và dọn sốt kem bơ tỏi lên.
Tắt bếp và khuấy thêm 2 thìa cà phê ngò tây khô vào sốt. Nêm muối và tiêu tùy theo khẩu vị. Bạn có thể rưới sốt vào món mì ống.
Nếu thích dùng rau thơm tươi, bạn có thể thêm 4 thìa cà phê ngò tây tươi cắt nhỏ.
Phương pháp 2 - Chế biến sốt chấm bơ tỏi
Bước 1 - Đun chảy bơ.
Cho 1/3 cốc (75g) bơ vào nồi nhỏ, bật bếp lửa nhỏ vừa và để bơ tan chảy dần. Nếu bạn đun bơ bằng lửa to, bơ sẽ bắn ra ngoài và dễ dàng gây bỏng.
Bạn có thể dùng bơ mặn hoặc lạt. Tránh dùng bơ thực vật (margarine) hoặc nguyên liệu thay thế bơ (butter substitute) vì các sản phẩm này chứa nhiều nước và dầu đã qua chế biến.
Bước 2 - Phi tỏi.
Bóc tép tỏi và nghiền tỏi bằng cách ấn mạnh bề mặt lưỡi dao xuống thớt. Cho tỏi nghiền vào bơ đã đun chảy và đun khoảng một hoặc hai phút với lửa nhỏ vừa.
Khi phi tỏi xong, bạn sẽ dễ dàng ngửi được mùi thơm của tỏi.
Bước 3 - Thêm các loại rau thơm.
Thêm 2 thìa cà phê lá kinh giới khô và 1/4 thìa cà phê lá húng quế khô rồi khuấy đều. Dùng sốt ngay vì bơ sẽ tách ra khi nguội.
Bạn có thể dùng rau thơm tươi để thêm màu sắc. Chỉ cần khuấy thêm 4 thìa cà phê lá kinh giới và 1/2 thìa cà phê lá húng quế tươi băm nhuyễn.
Phương pháp 3 - Chế biến sốt bơ tỏi vị chanh
Bước 1 - Đun bơ với tỏi.
Cho 1 thìa canh (15g) bơ vào nồi to vừa. Chuẩn bị một thìa canh (khoảng 10g) tỏi băm rồi thêm vào nồi. Bật bếp lửa vừa và đun đến khi bơ chảy. Công đoạn này sẽ mất vài phút.
Tỏi cũng sẽ được phi trong khi đun bơ. Bạn sẽ thấy tỏi có màu nâu nhạt sau khi hoàn tất.
Bước 2 - Khuấy và đun phần bơ còn lại.
Thêm 15 thìa canh (khoảng 200g) bơ và vặn nhỏ lửa. Khuấy trong khi bơ được đun chảy hoàn toàn. Thao tác này mất khoảng một hoặc hai phút.
Bước 3 - Vắt thêm nước cốt chanh và thêm rau thơm.
Lấy một ít chanh và vắt sao cho đủ 2 thìa canh nước cốt. Khuấy nước chanh với hỗn hợp bơ tỏi. Bạn cũng sẽ cần thêm 1 thìa cà phê tiêu đen xay và 4 thìa cà phê ngò ta tươi. Đun bơ trên bếp với lửa nhỏ khoảng 10 phút.
Bạn có thể dọn sốt lên ăn khi các nguyên liệu đã ngấm vào sốt hoặc lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ phần lợn cợn trước khi ăn.
Hãy thử chấm hải sản vào sốt hoặc rưới sốt vào món mì ống.
Bước 4 - Hoàn tất.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-v%E1%BB%87-sinh-gh%E1%BA%BF-x%C3%B4-pha | Cách để Làm vệ sinh ghế xô pha | Ghế xô pha bị bẩn là một thực tế không thể tránh được trong đời sống. Những vụn bánh thường tìm đường lọt vào các khe hở, thức uống đổ trên nệm, thú cưng thì làm bùn đất lấm lem trên khắp các phần cứng của ghế. May mắn là việc làm vệ sinh ghế xô pha tương đối dễ dàng – bạn chỉ cần tốn chút thời gian và một số sản phẩm làm sạch hiệu quả.
Phương pháp 1 - Trước khi làm vệ sinh ghế xô pha
Bước 1 - Hút bụi các mẩu vụn to.
Trước khi làm sạch kỹ hơn, bạn cần loại bỏ hết sạn đất và các mẩu vụn khỏi mặt ghế. Dùng máy hút bụi cầm tay hoặc đầu hút của máy hút bụi thông thường để làm sạch ghế.
Dùng đầu hút dài và hẹp để có thể hút trong các kẽ hở.
Hút bụi toàn bộ mặt nệm.
Nhấc nệm ra và hút bụi khung ghế.
Bước 2 - Dùng bàn chải.
Nếu có những vết bẩn dính đầy bụi đất, bạn có thể dùng bàn chải cứng để đánh bật bụi đất, sau đó dùng máy hút bụi hút các mẩu đất vừa bong ra. Chà mạnh tay một chút, nhưng không quá mạnh để tránh làm hư hại mặt vải.
Bước 3 - Loại bỏ xơ vải và lông thú.
Mặc dù một số hãng sản xuất các sản phẩm chuyên dùng cho gia đình có nuôi thú cưng, các máy hút bụi loại trung bình thường không loại bỏ được xơ vải và lông thú. Bạn nên dùng cây lăn quần áo để làm sạch những thứ mà máy hút bụi không làm được.
Thao tác từng khu vực một trên toàn bộ mặt ghế xô pha để đảm bảo không bỏ sót bất cứ sợi lông thú nào.
Bước 4 - Lau mọi bề mặt của các phần cứng bên ngoài.
Nhiều loại ghế xô pha có các phần gỗ hoặc vật liệu khác lộ ra bên ngoài, và bạn cần chú ý cả những phần này. Tìm các sản phẩm tẩy rửa phù hợp với chất liệu muốn làm sạch. Bạn có thể sử dụng dung dịch tẩy rửa đa năng nếu không có sẵn các sản phẩm chuyên biệt.
Nếu khu vực cần làm sạch có diện tích rộng, bạn hãy xịt dung dịch tẩy rửa vào khăn giấy và lau lên bề mặt cần làm sạch. Như vậy bạn sẽ tránh khỏi phải xịt các hóa chất dư thừa lên mặt vải.
Bước 5 - Xác định loại vải bọc ghế xô pha.
Tìm nhãn ghi chất liệu bọc ghế. Bạn có thể tìm thấy hướng dẫn trên nhãn về các sản phẩm được khuyên dùng để làm sạch vải bọc ghế xô pha.
“W” có nghĩa là bạn có thể sử dụng xà phòng nước và máy hút bụi hơi nước.
“WS” có nghĩa là bạn có thể sử dụng cả xà phòng nước với máy hút bụi hơi nước và dung môi giặt khô.
“S” có nghĩa là chỉ sử dụng dung môi giặt khô.
“O” có nghĩa là chất liệu hữu cơ và nên giặt bằng nước lạnh.
“X” có nghĩa là chỉ hút bụi và dùng bàn chải, hoặc sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp để giặt.
Phương pháp 2 - Làm vệ sinh vải ghế xô pha bằng xà phòng nước và máy hơi nước
Bước 1 - Sử dụng sản phẩm pre-condition trên vải bọc ghế.
Sản phẩm này có thể không bán tại siêu thị, vì vậy bạn phải mua trên mạng nếu không tìm thấy ở các cửa hàng. Đây là sản phẩm có tác dụng hòa tan và làm bong các mảnh vụn và dầu mỡ trên mặt vải để sau đó làm vệ sinh dễ dàng hơn.
Thử trước lên một điểm nhỏ nằm ở chỗ khuất trên ghế xô pha để đảm bảo sản phẩm không làm biến màu vải.
Xịt dung dịch pre-conditioner lên khắp bề mặt mà bạn định làm sạch.
Bước 2 - Pha dung dịch xà phòng và nước.
Hòa khoảng 100 ml xà phòng nước với 100 ml nước vào bát hoặc vật chứa khác.
Bước 3 - Thử trước dung dịch xà phòng.
Nhúng giẻ lau vào dung dịch và chà lên chỗ khuất trên ghế. Bạn có thể chà lên đúng chỗ đã thử dung dịch preconditioner trước đó.
Để dung dịch trên vải trong khoảng 10 phút, sau đó kiểm tra.
Lấy khăn giấy áp lên khu vực đó để xem màu vải có phai ra không.
Nếu không thấy vải phai màu, bạn có thể chuyển sang bước kế tiếp.
Bước 4 - Chuẩn bị máy hút bụi hơi nước.
Các kiểu máy hút bụi hơi nước khác nhau sẽ có hình thức khác nhau, do đó bước này cung cấp các hướng dẫn tổng quát nhất.
Xác định ngăn chứa nước của máy hút bụi hơi nước và mở nắp.
Rót dung dịch xà phòng vào ngăn chứa nước, đậy nắp lại.
Gắn ống hút nếu máy không gắn sẵn.
Gắn đầu hút bụi cầu thang /nệm vào đầu ống hút.
Bước 5 - Dùng nước xà phòng để giặt ghế xô pha.
Đặt đầu máy hút bụi hơi nước lên mặt vải bọc ghế và ấn nút để xả nước xà phòng mà bạn đã rót vào trong ngăn chứa nước. Tiếp tục ấn nút, di chuyển khắp bề mặt ghế theo kiểu đan chéo như bạn đã làm khi hút bụi trước đó. Nhớ giặt toàn bộ mặt ghế.
Di chuyển chậm để đảm bảo nước xà phòng xả đều trên mặt vải.
Bước 6 - Làm sạch xà phòng.
Buông nút ấn có chức năng xả nước xà phòng. Di chuyển đầu máy hút bụi hơi nước khắp mặt ghế một lần nữa, hút hết nước xà phòng trở lại máy.
Bước 7 - Lặp lại quá trình giặt nếu cần.
Nếu phát hiện những điểm cần giặt thêm, bạn hãy xử lý bằng đầu máy hút bụi hơi nước. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều nước xà phòng lên bất cứ khu vực nào; điều này có thể khiến vải bị biến màu vĩnh viễn.
Bước 8 - Phơi khô ghế.
Không có nút nào trên máy hút bụi có thể làm khô vải bọc nệm ghế. Bạn nên để nguyên như vậy đến khi ghế khô hẳn.
Phương pháp 3 - Giặt khô vải bọc ghế xô pha
Bước 1 - Mua dung môi giặt khô.
Cái tên sản phẩm nghe có vẻ không đúng lắm, vì các sản phẩm giặt khô thực sự không “khô”. Chúng là chất lỏng – nhưng không chứa nước như các dung dịch chứa nước khác.
Bạn có thể tìm mua dung môi giặt khô tại dãy hàng bán sản phẩm tẩy rửa trong siêu thị.
Nếu không có, bạn có thể dễ dàng mua qua mạng.
Bước 2 - Thông gió căn phòng.
Dung môi giặt khô có mùi rất nồng, do đó bạn cần mở cửa ra vào và cửa sổ để mùi bay ra ngoài và không khí sạch tràn vào. Bật quạt trần hoặc quạt bàn hướng ra ngoài cửa sổ để xua khí độc ra khỏi phòng.
Bước 3 - Dùng giẻ sạch tẩm dung môi giặt khô.
Thay vì thoa dung môi giặt khô trực tiếp lên ghế xô pha, bạn nên tẩm vào giẻ và chấm lên vết bẩn trên vải bọc ghế. Các dung dịch này thường rất mạnh, vì vậy bạn nhớ dùng ít thôi. Làm theo các hướng dẫn trên bao bì sản phẩm mà bạn đã mua.
Bước 4 - Thử trước.
Chà giẻ tẩm dung môi giặt khô lên một phần nhỏ và khuất trên ghế. Chờ 10 phút và kiểm tra xem vải bọc ghế có bị biến màu không. Dùng khăn giấy áp lên chỗ thử để xem màu có bị thôi ra không. Nếu không, bạn hãy chuyển sang bước kế tiếp.
Bước 5 - Ấn giẻ lên khu vực bị bẩn trên ghế.
Bạn không nên chà xát – chỉ nên ấn giẻ có tẩm dung môi giặt khô lên lên vết bẩn. Có thể cách này hơi tốn thời gian, nhưng bạn đừng mất kiên nhẫn và thoa quá nhiều dung môi giặt khô lên vết bẩn. Điều này có thể làm hư hại vải bọc.
Thỉnh thoảng nghỉ một chút và để cho dung môi khô, vì những vết bẩn cứng đầu sẽ cần xử lý kỹ hơn.
Tẩm thêm dung môi giặt khô vào giẻ nếu cần, nhưng bạn nên nhớ dùng một lượng hạn chế.
Bước 6 - Thấm khô dung môi.
Nếu bạn để hóa chất lưu lại trên vết bẩn quá lâu, vải bọc ghế có thể bị biến màu. Để làm sạch dung môi giặt khô khỏi vải, bạn hãy làm ẩm một miếng giẻ sạch bằng nước. Giẻ phải ẩm nhưng không quá ướt. Chấm giẻ lên các vết bẩn, giặt lại và vắt khô nếu cần thiết.
Để ghế xô pha khô tự nhiên sau khi giặt xong.
Phương pháp 4 - Làm vệ sinh ghế xô pha bọc da
Bước 1 - Mua sản phẩm làm sạch đồ da.
Mặc dù việc thường xuyên lau ghế xô pha bọc da bằng giẻ ẩm cũng có tác dụng tốt, nhưng thỉnh thoảng bạn cũng nên lau bằng sản phẩm thích hợp. Các hóa chất mạnh có thể làm hư hại và biến màu đồ da, do đó bạn nên mua sản phẩm chuyên dùng cho da bọc nệm.
Nếu không tìm được các sản phẩm này tại các cửa hàng nhỏ, bạn nên thử tìm ở các siêu thị lớn hơn. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua trên mạng.
Bước 2 - Pha dung dịch tẩy rửa bằng giấm trắng.
Nếu không muốn tốn tiền mua sản phẩm tẩy rửa, bạn có thể dễ dàng tạo sản phẩm làm sạch rẻ và hiệu quả tại nhà. Chỉ cần pha nước và giấm với tỷ lệ bằng nhau vào bát.
Bước 3 - Thoa sản phẩm tẩy rửa lên ghế xô pha.
Bạn không nên thoa chất tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt ghế. Thay vào đó, bạn hãy tẩm vào giẻ và lau lên bề mặt da. Lau khắp mặt ghế, nhớ lau theo kiểu đan chéo ngang dọc để khỏi bỏ sót bất cứ chỗ nào.
Giẻ lau cần phải ẩm, nhưng không ướt sũng.
Bước 4 - Lau sạch ghế xô pha.
Dùng giẻ khô và sạch để lau sản phẩm làm sạch mà bạn vừa thoa lên bề mặt.
Bước 5 - Thoa sản phẩm dưỡng đồ da lên ghế xô pha và để qua đêm.
Pha dung dịch 1 phần giấm trắng với 2 phần dầu hạt lanh. Dùng giẻ sạch thoa lên ghế xô pha theo chiều đan chéo.
Để dung dịch này trên ghế xô pha qua đêm hoặc khoảng 8 tiếng.
Bước 6 - Đánh bóng ghế xô pha.
Sau khi thoa sản phẩm dưỡng đồ da và để qua đêm, bạn hãy dùng giẻ sạch chà lên ghế xô pha. Bước này sẽ khiến bề mặt da sáng bóng như mới!
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%C3%B3a-t%E1%BA%A5t-c%E1%BA%A3-t%E1%BB%87p-ph%C6%B0%C6%A1ng-ti%E1%BB%87n-tr%C3%AAn-WhatsApp | Cách để Xóa tất cả tệp phương tiện trên WhatsApp | Bài viết này hướng dẫn bạn cách xóa tệp phương tiện, chẳng hạn như ảnh, video và các tập tin khác mà bạn đã gửi hoặc nhận trong cuộc trò chuyện trên WhatsApp. Nếu không muốn phải lục tìm trong cuộc trò chuyện WhatsApp trên điện thoại, bạn có thể xóa tất cả cuộc trò chuyện trên WhatsApp để xóa toàn bộ tệp phương tiện khỏi bộ nhớ của WhatsApp. Nếu muốn xóa tệp phương tiện trong một cuộc trò chuyện cụ thể nào đó, bạn có thể thực hiện điều này trong phần Cài đặt của WhatsApp.
Phương pháp 1 - Xóa tất cả cuộc trò chuyện trên iPhone
Bước 1 - Mở WhatsApp.
Chạm vào biểu tượng ứng dụng WhatsApp trông giống như bong bóng trò chuyện và ống nghe điện thoại màu trắng trên nền màu xanh lục. Đây là bước mở trang chính của WhatsApp nếu bạn đã đăng nhập.
Nếu bạn chưa đăng nhập, hãy làm theo hướng dẫn trên màn hình để nhập số điện thoại và lựa chọn tên người dùng.
Bước 2 - Chạm vào Cài đặt (Settings).
Biểu tượng có hình bánh răng này nằm ở góc dưới bên phải màn hình. Đây là bước mở trình đơn Cài đặt.
Nếu WhatsApp mở ra một cuộc trò chuyện, trước tiên hãy chạm vào nút "Quay lại" ở góc trên bên trái màn hình.
Nếu WhatsApp mở ra một trang có chữ "Cài đặt" ở trên cùng thì nghĩa là bạn đã vào trình đơn Cài đặt rồi.
Bước 3 - Chạm vào Trò chuyện (Chats).
Tùy chọn này nằm sát biểu tượng bong bóng trò chuyện ở giữa trang.
Bước 4 - Chạm vào Làm trắng tất cả trò chuyện (Delete All Chats).
Tùy chọn này nằm ở phía dưới cùng trang.
Bước 5 - Nhập số điện thoại khi có thông báo.
Chạm vào trường văn bản "số điện thoại" ở giữa trang, sau đó nhập số điện thoại mà bạn đã sử dụng để tạo tài khoản WhatsApp.
Bước 6 - Chạm vào Làm trắng tất cả trò chuyện (Delete All Chats).
Tùy chọn này nằm ở phía dưới trường văn bản số điện thoại. Tất cả các cuộc trò chuyện (bao gồm tin nhắn và tệp phương tiện) sẽ được xóa khỏi iPhone hoặc iPad.
Bạn có thể sẽ cần đóng và mở lại WhatsApp để bộ nhớ iPhone hiển thị đúng dung lượng lưu trữ còn trống sau khi xóa dữ liệu.
Phương pháp 2 - Xóa tất cả cuộc trò chuyện trên Android
Bước 1 - Mở WhatsApp.
Chạm vào biểu tượng ứng dụng WhatsApp trông giống như bong bóng trò chuyện và ống nghe điện thoại màu trắng trên nền màu xanh lục. Đây là bước mở trang chính của WhatsApp nếu bạn đã đăng nhập.
Nếu bạn chưa đăng nhập, hãy làm theo hướng dẫn trên màn hình để nhập số điện thoại và lựa chọn tên người dùng.
Bước 2 - Chạm vào ⋮.
Nút này nằm ở góc trên bên phải màn hình. Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra.
Nếu WhatsApp mở ra một cuộc trò chuyện, trước tiên hãy chạm vào nút "Quay lại" ở góc trên bên trái màn hình.
Nếu WhatsApp mở ra một trang có chữ "Cài đặt" ở trên cùng thì nghĩa là bạn đã vào trình đơn Cài đặt rồi. Nếu vậy, hãy bỏ qua bước tiếp theo.
Bước 3 - Chạm vào Cài đặt (Settings).
Nút này nằm ở phía dưới cùng trình đơn thả xuống. Đây là bước mở trang Cài đặt của WhatsApp.
Bước 4 - Chạm vào Trò chuyện (Chats).
Tùy chọn này nằm ở trên cùng trang Cài đặt.
Bước 5 - Chạm vào Lịch sử trò chuyện (Chat history).
Tùy chọn này nằm ở gần phía dưới cùng trang Trò chuyện.
Bước 6 - Chạm vào Xóa tất cả cuộc trò chuyện (Delete all chats).
Tùy chọn này nằm ở gần phía dưới cùng trang.
Bước 7 - Đảm bảo rằng đã tích vào ô "Xóa tệp phương tiện trong cuộc trò chuyện" (Delete media from my phone).
Tùy chọn này nằm trong trình đơn bật ra. Nếu ô này chưa được tích, hãy chạm vào để tích nó trước khi tiếp tục.
Bước 8 - Chạm vào XÓA (DELETE).
Nút này nằm ở góc dưới bên phải trình đơn bật ra. Đây là bước xóa tất cả cuộc trò chuyện trên WhatsApp và tệp phương tiện đi kèm.
Phương pháp 3 - Xóa tệp phương tiện trong cuộc trò chuyện trên iPhone
Bước 1 - Mở WhatsApp.
Chạm vào biểu tượng ứng dụng WhatsApp trông giống như bong bóng trò chuyện và ống nghe điện thoại màu trắng trên nền màu xanh lục. Đây là bước mở trang chính của WhatsApp nếu bạn đã đăng nhập.
Nếu bạn chưa đăng nhập, hãy làm theo hướng dẫn trên màn hình để nhập số điện thoại và lựa chọn tên người dùng.
Bước 2 - Chạm vào Cài đặt (Settings).
Biểu tượng có hình bánh răng này nằm ở góc dưới bên phải màn hình. Đây là bước mở trình đơn Cài đặt.
Nếu WhatsApp mở ra một cuộc trò chuyện, trước tiên hãy chạm vào nút "Quay lại" ở góc trên bên trái màn hình.
Nếu WhatsApp mở ra một trang có chữ "Cài đặt" ở trên cùng thì nghĩa là bạn đã vào trình đơn Cài đặt rồi.
Bước 3 - Chạm vào Sử dụng dữ liệu và bộ nhớ (Data and Storage Usage).
Tùy chọn này nằm ở gần phía dưới cùng màn hình, bên cạnh ô màu xanh lục có biểu tượng ở trong.
Trên iPhone SE, iPhone 5S hoặc iPhone đời cũ, bạn có thể sẽ cần cuộn xuống để nhìn thấy tùy chọn này.
Bước 4 - Cuộn xuống và chạm vào Thông tin bộ nhớ (Storage Usage).
Tùy chọn này nằm ở phía dưới cùng trang.
Bước 5 - Lựa chọn một cuộc trò chuyện.
Chạm vào cuộc trò chuyện chứa tệp phương tiện bạn muốn xóa. Bạn có thể sẽ cần cuộn xuống để nhìn thấy cuộc trò chuyện bạn muốn xóa.
Bước 6 - Chạm vào Quản lý… (Manage).
Tùy chọn này nằm ở phía dưới cùng màn hình. Đây là bước mở danh sách các loại tệp phương tiện mà bạn đã gửi trong cuộc trò chuyện đã chọn.
Bước 7 - Tích vào từng ô tròn trong trang.
Một số ô đã được tích sẵn; để xóa tất cả tệp phương tiện khỏi cuộc trò chuyện, hãy đảm bảo rằng bạn đã tích vào từng ô không có màu xám.
Một số ô có màu xám vì cuộc trò chuyện không chứa tệp phương tiện (ví dụ: Nếu cuộc trò chuyện không chứa bất cứ video nào, ô "Videos" sẽ có màu xám).
Bước 8 - Chạm vào Xóa (Clear).
Nút có chữ màu đỏ này nằm ở phía dưới cùng màn hình.
Bước 9 - Chạm vào Xóa khi có thông báo.
Đây là bước xóa tất cả các tệp phương tiện đã lựa chọn trong cuộc trò chuyện.
Bước 10 - Lặp lại các bước trên đây với các cuộc trò chuyện khác.
Vì hiện tại WhatsApp chưa có tính năng xóa tất cả tệp phương tiện trong ứng dụng chỉ với một lần chạm, bạn sẽ cần lặp lại các bước trên đây với từng cuộc trò chuyện chứa tệp phương tiện.
Bạn có thể sẽ cần đóng và mở lại WhatsApp để bộ nhớ điện thoại hiển thị đúng dung lượng lưu trữ còn trống sau khi xóa dữ liệu.
Phương pháp 4 - Xóa tệp phương tiện trong cuộc trò chuyện trên Android
Bước 1 - Mở WhatsApp.
Chạm vào biểu tượng ứng dụng WhatsApp trông giống như bong bóng trò chuyện và ống nghe điện thoại màu trắng trên nền màu xanh lục. Đây là bước mở trang chính của WhatsApp nếu bạn đã đăng nhập.
Nếu bạn chưa đăng nhập, hãy làm theo hướng dẫn trên màn hình để nhập số điện thoại và lựa chọn tên người dùng.
Bước 2 - Chạm vào ⋮.
Nút này nằm ở góc trên bên phải màn hình. Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra.
Nếu WhatsApp mở ra một cuộc trò chuyện, trước tiên hãy chạm vào nút "Quay lại" ở góc trên bên trái màn hình.
Nếu WhatsApp mở ra một trang có chữ "Cài đặt" ở trên cùng thì nghĩa là bạn đã vào trình đơn Cài đặt rồi. Nếu vậy, hãy bỏ qua bước tiếp theo.
Bước 3 - Chạm vào Cài đặt (Settings).
Tùy chọn này nằm ở phía dưới cùng trình đơn thả xuống. Đây là bước mở phần cài đặt của WhatsApp.
Bước 4 - Chạm vào Sử dụng dữ liệu và bộ nhớ (Data and storage use).
Tùy chọn này nằm ở giữa trang.
Bước 5 - Chạm vào Mức sử dụng bộ nhớ (Storage usage).
Bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn này ở trên cùng trang.
Nếu không nhìn thấy tùy chọn này thì nghĩa là WhatsApp không có bất cứ tệp phương tiện nào mà bạn có thể xóa.
Nếu bạn gặp lỗi bộ nhớ và không thấy tùy chọn này, hãy thử gỡ và cài đặt lại WhatsApp.
Bước 6 - Lựa chọn một cuộc trò chuyện.
Chạm vào tên của người hoặc nhóm để mở trang tệp phương tiện trong cuộc trò chuyện tương ứng.
Bước 7 - Chạm vào GIẢI PHÓNG DUNG LƯỢNG (FREE UP SPACE hoặc MANAGE MESSAGES).
Nút này nằm ở góc dưới bên phải màn hình.
Bước 8 - Tích vào từng ô vuông trong trang.
Chạm vào từng ô vuông để thực hiện điều này.
Một số ô có màu xám vì cuộc trò chuyện không chứa tệp phương tiện (ví dụ: Nếu cuộc trò chuyện không chứa bất cứ video nào, ô "Video" sẽ có màu xám).
Bước 9 - Chạm vào XÓA MỤC (CLEAR MESSAGES).
Nút này nằm ở phía dưới cùng màn hình.
Bước 10 - Chạm vào XÓA TIN NHẮN (CLEAR ALL MESSAGES) khi có thông báo.
Đây là bước xóa tất cả các tệp phương tiện đã lựa chọn trong WhatsApp khỏi điện thoại.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |