text
stringlengths
23
21.9k
Ôtô chở du khách lao xuống sông Sêrêpôk Sáng 5/11, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Đăk Lăk cho biết vẫn đang tìm kiếm nam tài xế (40 tuổi, nhân viên Khu du lịch thác Đray Nur) và xe địa hình chở du khách bị rơi xuống sông Sêrêpôk.Trưa qua, nam tài xế lái ôtô địa hình chở 4 du khách cùng một nhân viên khu du lịch đi tham quan thác. Khi đến đoạn đường gần mép sông Sêrêpôk, xe gặp sự cố, 4 du khách cùng nhân viên nhảy khỏi ôtô thoát nạn, tài xế và ôtô bị cuốn trôi."Nam nhân viên bơi vào bờ, riêng tài xế bị trôi ra xa và đã chui ra khỏi xe nhưng đuối sức rồi mất tích", một lãnh đạo UBND xã Đray Sap, huyện Krông Ana nói.Đại diện Công ty thủy điện Buôn Kuôp cho biết ngay khi nhận thông tin vụ tai nạn ở vùng hạ lưu, đơn vị đã đóng ngay cửa xả để phối hợp tìm kiếm nạn nhân mất tích.Sêrêpôk là sông lớn nhất Tây Nguyên với chiều dài 406 km. Đây là một chi lưu quan trọng trong hệ thống sông MeKong. Sông Sêrêpôk khi chảy qua huyện Cư Jut (tỉnh Đăk Nông), lòng sông trở nên hẹp và dốc, tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ như: Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, Đray Sap.Trần Hoá Cầu mong tài xế bình an. Tội nghiệp. Mong anh dạt được vào bờ ở đâu đó Mong có phép màu với tài xế con sông này dòng chảy rất nguy hiểm, nhất là dòng chảy ngầm ở dưới Chia buồn Mong tx k sao Cầu mong tài xế bình an.
15 người nước ngoài bị thương sau tai nạn Khoảng 17h40 ngày 4/11, xe khách biển số Nam Định chở 44 người (42 người nước ngoài) đi trên quốc lộ 6 hướng Hà Nội - Sơn La, khi đến xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu, thì va chạm với ôtô 7 chỗ và một xe máy rồi lật ngang.Người dân và lực lượng chức năng đã dùng dụng cụ phá cửa kính đưa từng người ra ngoài. 20 người bị thương, trong đó có 17 người trên xe khách (15 người nước ngoài và 2 người Việt) và 3 người trên xe 7 chỗ.Công an huyện Mai Châu cho biết, 9 nạn nhân được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), những người còn lại đến Bệnh viện huyện Mai Châu. Đoàn khách gồm nhiều quốc tịch, trong đó có người Italia, Ukraine, Philippines...Tại hiện trường, xe khách lật ngang nằm ở sát vệ đường, cách khoảng 10 m là ôtô 7 chỗ biến dạng, xe máy cũng bị hư hại, đổ trong bụi cỏ. Mảnh vỡ của các phương tiện vương vãi trên mặt đường.Cơ quan chức năng nhận định, nguyên nhân ban đầu dẫn tới tai nạn là xe khách xuống dốc vào cua, không làm chủ được tốc độ.Khoảng 22h cùng ngày, trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn qua xã Minh Cường, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, xe tải biển Thanh Hóa do tài xế 36 tuổi điều khiển đâm vào dải phân cách bên phải.Sau đó, 6 ôtô đi từ phía sau tới không kiểm soát được tốc độ nên đâm liên tiếp vào nhau. Các xe nằm chiếm hết làn đường khiến cao tốc ùn tắc. Tai nạn không gây thiệt hại về người.Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục Cảnh sát giao thông) đã bố trí hai tổ công tác điều tiết, phân luồng và bảo vệ hiện trường.Tại hiện trường, phần đầu xe tải đâm vào dải phân cách hư hại, thân xe này chiếm 2/3 làn đường cao tốc. Cách khoảng 2 m là xe 5 chỗ phần đuôi xe bị bẹp dúm. Xung quanh là các ôtô 7 chỗ, xe đầu kéo hư hại nhẹ. May mắn còn lại chính là không có người thiệt mạng. Lái xe khách hay xe cont ở châu Âu họ đi rất điềm đạm, thậm chí gọi là khiêm nhường với các phương tiện khác nhưng tại sao ở VN nó hoàn toàn ngược lại. Đáng sợ nhất trên quốc lộ hay cao tốc chính là những lái xe loại này. Do thái độ của rất nhiều lái xe đi trên cao tốc không giữ khoảng cách an toàn làm ảnh hưởng đến người đi giữ khoảng cách vì nếu giữ khoảng cách an toàn (50-100m trở lên) thì xe đi sau cũng vượt lên chèn vào khoảng cách đó nên cuối cùng không ai có thể giữ được khoảng cách an toàn (mặc dù nhiều người muốn làm điều đó) nên khi có sự cố thì đâm nhau liên hoàn là tất yếu. Nhanh chậm thì cũng chỉ hơn nhau 15-30p nhưng khi tai nạn xảy ra thì có khi chậm luôn cả đời. Mọi người cần chấn chỉnh lại ngay thái độ tham gia giao thông của mình khi đi trên cao tốc. mở cửa du lịch nhưng trên hết là an toàn, nếu không thì lợi bất cập hại! Đường đèo núi dốc xâu mà nhiều lái xe chạy ẩu lấn làn đường vượt ẩu là tại nạn như thường thôi! Các loại xe này nên giới hạn ở dưới 70km/ giờ. Khách nước ngoài chắc họ sợ lắm! Đi du lịch ở nước ngoài mà gặp thế này. Sợ thật. Xe cộ ở nước tôi sống thường lái rất chậm , đúng tốc độ quy định dù đường có trống trải. Họ sợ bị máy chụp tốc độ gắn ở ven đường hoặc chỉ cần va chạm nhẹ thôi cũng đủ gây rắc rối, liên quan mọi thứ, thời gian lâu. Vì vậy ai cũng muốn yên thân, tránh xa rắc rối. Xe chở khách du lịch hoặc xe buýt lại càng thận trọng hơn, toàn nhường đường, hoặc chạy thật chậm nơi đông đúc. Đơn giản vì trên xe chở vài chục người, nếu có rắc rối thì sẽ rắc rối cả trăm lần. Nếu phải nhường đường, họ sẵn sàng dừng lại, ngay cả ở ngã 4 ( tất cả xe phía sau cũng dừng) mà không gặp sự phản đối nào. May không khách nào tử vong.
Còn khoảng trống trong thu hồi tài sản tham nhũng do người khác đứng tên Sáng 5/10, tại phiên chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, đại biểu Phạm Nam Tiến (chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) nêu thực trạng 40-50% số tài sản chưa được thu hồi trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo. Ông đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết giải pháp căn cơ nhằm thu hồi tài sản tham nhũng.Ông Đoàn Hồng Phong thừa nhận thu hồi là vấn đề khó, nhất là tài sản kinh tế. Sau khi Ban Bí thư có chỉ thị 04 (về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế), 9 tháng đầu năm, tài sản thu hồi đã tăng gần gấp đôi so với năm 2021.Để tăng tỷ lệ thu hồi, ông Phong cho rằng cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường xử lý sau thanh tra và thi hành án, khi phát hiện dấu hiệu tội phạm phải xử lý ngay, tránh tẩu tán, thất thoát tài sản. Đồng thời, các cơ quan phải tích cực hợp tác quốc tế trong giải quyết, thu hồi tài sản có yếu tố nước ngoài.Tham gia tranh luận, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị) cũng cho rằng thu hồi tài sản bất minh do người khác đứng tên là rất khó, chưa có giải pháp hiệu quả. Trong điều kiện chưa có luật về đăng ký tài sản, ông Đồng đề xuất chuyển hướng từ xử lý hình sự sang khởi kiện dân sự để thu hồi được nhiều hơn.Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết việc thu hồi tài sản đang ưu tiên xử lý kinh tế, không chuyển từ án kinh tế sang hình sự. Đây là quan điểm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước "không hình sự hóa các quan hệ kinh tế". Thanh tra Chính phủ cũng quán triệt quan điểm này trong xử lý các vụ việc.Đối với những vụ chưa phân định rõ là hình sự hay kinh tế thì ưu tiên xử lý kinh tế trong thời hạn thanh tra. Tuy nhiên, việc này chỉ áp dụng trong một thời hạn nhất định, có thể 1-1,5 năm, nếu sau thời gian này không thực hiện được thì sẽ chuyển đến cơ quan điều tra.Đại biểu Dương Khắc Mai (Phó đoàn Đăk Nông) đánh giá, thời gian qua công tác phòng chống tham nhũng quyết liệt, đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, ông Mai cũng cho rằng tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thất thoát còn thấp, tham nhũng trên một số lĩnh vực còn diễn biến nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội.Nhắc lại khó khăn trong thu hồi tài sản tham nhũng, tuy nhiên ông Phong nói thời gian qua cơ quan chức năng đã thực hiện tốt công tác này, tỷ lệ thu hồi năm sau cao hơn năm trước.9 tháng đầu năm, thanh tra đã đôn đốc gần 5.600 kết luận thanh tra, thu hồi hơn 1.000 tỷ đồng, đạt 60%; xử lý 1.700 tổ chức và 4.800 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 76 vụ với 93 đối tượng. Khoảng 1.800 vụ đã thi hành án với hơn 15.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Phong thừa nhận tỷ lệ thu hồi tham nhũng còn thấp."Khi vụ án xảy ra, nếu người tham nhũng nộp lại tiền, thì sẽ được xem xét giảm thời gian thi hành án", ông Phong nói.Chiều nay, từ 14h đến 15h,Tổng Thanh tra Chính phủ và các thành viên Chính phủ liên quan, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước tiếp tục trả lời chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực thanh tra.Viết Tuân - Sơn Hà
Quốc hội sẽ xem xét bổ sung nơi sinh trong hộ chiếu mới Chiều 5/11, Quốc hội biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 4, từ ngày 7/11 cho đến khi bế mạc (dự kiến ngày 15/11).Việc điều chỉnh được quyết định trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, ý kiến của cơ quan thẩm tra và đại biểu Quốc hội sau khi xem xét kỹ hồ sơ tài liệu, tính cấp thiết của vấn đề cần giải quyết. Quyết định của Quốc hội về nội dung này sẽ được thể hiện trong Nghị quyết kỳ họp thứ 4.Tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội ngày 22/10, một số đại biểu nêu thực trạng Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định hộ chiếu của công dân Việt Nam không có nơi sinh (trước đây có). Việc này ảnh hưởng đến đối ngoại và du lịch.Vì thế hai đại biểu đã đề nghị Chính phủ có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề xuất đưa nội dung sửa Luật Xuất cảnh, nhập cảnh vào chương trình kỳ họp thứ 4 đang diễn ra. Theo đại biểu, cần sửa mục II của Luật, bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu, đồng thời nêu nội dung này trong nghị quyết chung của kỳ họp Quốc hội để bảo đảm tính kịp thời.Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về nội dung chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/8, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết Bộ đã thống nhất với Bộ Ngoại giao trước mắt sẽ ghi bị chú "nơi sinh" vào hộ chiếu mẫu mới khi công dân có đề nghị. Về lâu dài, Bộ Công an sẽ sửa đổi mẫu hộ chiếu, trong đó bổ sung mục "nơi sinh" ở trang nhân thân.Về việc một số nước châu Âu thông báo từ chối cấp thị thực vào hộ chiếu mẫu mới, Bộ trưởng Công an cho biết cơ quan chức năng các bên đã làm việc và xác định "đây là vấn đề mang tính kỹ thuật", do hộ chiếu thiếu nơi sinh sẽ gây khó khăn trong quản lý của các nước sở tại.Theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), thông tin buộc phải có trên hộ chiếu bao gồm: Loại hộ chiếu, họ và tên, số hộ chiếu, quốc tịch, ngày tháng năm sinh, giới tính và ngày hết hạn hộ chiếu. Thông tin nơi sinh tùy thuộc vào từng quốc gia, không bắt buộc.Theo quy định tại khoản 3 điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, thông tin trên hộ chiếu không có nội dung nơi sinh.Quốc hội cũng thống nhất chưa thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 4 để có thêm thời gian chuẩn bị và đánh giá tác động kỹ hơn. Theo chương trình kỳ họp trước đó, việc biểu quyết không thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ thực hiện vào chiều 14/11. Cho dù một số quốc gia không bắt buộc nhưng bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu sẽ giúp tránh phiền phức không đáng có khi xuất cảnh đến những nước có yêu cầu này. Không biết Nơi sinh là Nơi sinh ra ở bệnh viện hay là Nơi đăng ký khai sinh nhỉ ? Thông lệ ghi nơi sinh trên giấy tờ tuỳ thân đã có từ lâu ở VN nhưng thay đổi thành quê quán từ khi có CMND thì phải.
Bồ câu quý hiếm xuất hiện ở Vườn Quốc gia Côn Đảo Con bồ câu Nicoba trưởng thành được phát hiện hôm 3/11, khi nó đứng trên cành cây khoảng 30 giây và cán bộ kiểm lâm kịp dùng điện thoại chụp ảnh. Đây là loài bồ câu quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.Bồ câu Nicoba (Caloenas nicobarica) được tìm thấy ở các hòn đảo nhỏ và những vùng bờ biển thuộc quần đảo Nicobar, ở phía đông Ấn Độ Dương. Tại Việt Nam, chúng từng được tìm thấy ở Côn Đảo cách đây gần 20 năm, với các tên gọi khác như bồ câu lông cổ, bồ câu đuôi trắng, bồ câu kền kền.Khi trưởng thành, bồ câu Nicoba dài khoảng 34 cm, với bộ lông màu xanh kim loại, phản chiếu ánh màu đồng trông rất đẹp; lông đầu đen ánh; đuôi rất ngắn và có lông màu trắng ẩn bên dưới...Loài chim này kiếm ăn trên mặt đất ở những vùng bằng phẳng, nhiều lá cây rụng. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loại trái cây rừng, những hạt cứng và một vài động vật không xương sống. Chúng chỉ đẻ một trứng, tổ được xây rất đơn giản, có khi chỉ 3-4 que cây nhỏ sắp xếp một cách chắc chắn.Ông Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng Bảo tồn và Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Côn Đảo cho biết, đây là một trong những lần hiếm hoi bồ câu Nicoba xuất hiện tại lâm phần Vườn quốc gia Côn Đảo. Năm 2003, Vườn đã tiến hành cuộc điều tra về loài chim này, song chưa xác định số lượng cụ thể do tập tính của chúng rất nhát và khó tìm thấy.Vườn Quốc gia Côn Đảo nằm ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với tổng diện tích tự nhiên hơn 19.800 ha, gồm hơn 5.800 ha bảo tồn rừng trên các hòn đảo và 14.000 ha bảo tồn biển. Khu vực rừng ghi nhận 25 loài thú, 85 loài chim, 32 loài bò sát và 13 loài ếch nhái. Trong khi tài nguyên biển ghi nhận 1.725 loài sinh vật.Trường Hà Mới thấy luôn- đẹp quá Quá đẹp và quý hiếm. Cần bảo vệ nghiêm ngặt không là những đối tượng chơi chim độc, lạ săn bắt về nuôi. Tuyệt đẹp! Hy vọng những người bẫy chim không nhìn thấy. Đất lành chim đậu. Cách đây gần 30 năm. Tôi thấy họ bán bồ câu xanh rất đẹp nhưng giờ không biết còn ngoài tự nhiên nữa ko? Hy vọng với đặc tính rất nhát của loài này sẽ giúp nó sống sót !!! sao trong đời chưa từng biết đến loài bồ câu này nhỉ buồn cho câu, đây là loài nằm trong sách đỏ Vn và thế giới. Wow, đẹp như tranh vậy, hơn 50 năm cuộc đời mới thấy loài bồ câu này lần đầu Quá đẹp, lạ. Sớm thành chim cảnh cho mà xem!!!! Chắc là bồ câu ở một nơi rất xa xoi bay lạc vào đây,cặp mắt đang ngơ ngác vì khung cảnh lạ ĐẸP đẹp tuyệt Loại này nấu cháo ngon và bổ hơn Bồ câu thường rất nhiều vì lông đẹp và hiếm nên chắc thịt rất hấp dẫn. Các nước phương Tây ngoài nấu cháo còn dùng thịt làm xôi Bồ câu, tiết canh Bồ câu, rang me, quay dòn, rô-ti, nướng đất sét.. Ở VN chắc ít người dùng các món đấy nên hy vọng bảo tồn lâu dài được loại này.
Mảnh vỡ ôtô bị nổ văng xa 20 m, mắc trên cành cây Ngày 5/11, nhiều đơn vị nghiệp vụ Công an TP HCM vẫn phong tỏa khám nghiệm hiện trường vụ nổ trên ôtô 7 chỗ khiến anh Nguyễn Văn Phú, 38 tuổi tử vong. Nạn nhân là tài xế của Công ty TNHH MTV DV Công ích huyện Củ Chi.Vụ nổ xảy ra vào chiều qua tại khu vực vườn tràm, xã Trung Lập Hạ, gần Khu công nghiệp Tây Bắc.Ngày 5/11, nhiều đơn vị nghiệp vụ Công an TP HCM vẫn phong tỏa khám nghiệm hiện trường vụ nổ trên ôtô 7 chỗ khiến anh Nguyễn Văn Phú, 38 tuổi tử vong. Nạn nhân là tài xế của Công ty TNHH MTV DV Công ích huyện Củ Chi.Vụ nổ xảy ra vào chiều qua tại khu vực vườn tràm, xã Trung Lập Hạ, gần Khu công nghiệp Tây Bắc.Phần sau xe bị xé toạc. Các hàng ghế cháy rụi, khung cửa móp méo. Sức ép của vụ nổ lan rộng hàng chục mét, một số nhà dân gần đó rung nhẹ. Xe bị nổ khi đang đậu tại vườn tràm xung quanh có vài nhà dân. "Tiếng nổ như bom làm tôi ù tai. Đến khi chạy ra ngoài thì thấy tài xế đã bất tỉnh, hàng ghế tài bốc cháy", bà Hường, nhà cách hiện trường khoảng 30 m, nói.Phần sau xe bị xé toạc. Các hàng ghế cháy rụi, khung cửa móp méo. Sức ép của vụ nổ lan rộng hàng chục mét, một số nhà dân gần đó rung nhẹ. Xe bị nổ khi đang đậu tại vườn tràm xung quanh có vài nhà dân. "Tiếng nổ như bom làm tôi ù tai. Đến khi chạy ra ngoài thì thấy tài xế đã bất tỉnh, hàng ghế tài bốc cháy", bà Hường, nhà cách hiện trường khoảng 30 m, nói.Một mảnh vỡ trần xe bị hất tung, mắc trên cành cây tràm cao gần chục mét.Một mảnh vỡ trần xe bị hất tung, mắc trên cành cây tràm cao gần chục mét.Phần cản sau của xe văng đến chậu hoa trước sân nhà dân cách đó khoảng 20 m.Theo gia đình nạn nhân, sáng 4/11, tài xế Phú lái xe đưa đón lãnh đạo và nhân viên công ty. Đến chiều, anh lái xe đi đổ xăng, khi chạy về cách nhà gần 100 m thì xảy ra sự việc. Anh có vợ và hai con, làm ở công ty hơn 5 năm. Ôtô bị nổ là của công ty.Phần cản sau của xe văng đến chậu hoa trước sân nhà dân cách đó khoảng 20 m.Theo gia đình nạn nhân, sáng 4/11, tài xế Phú lái xe đưa đón lãnh đạo và nhân viên công ty. Đến chiều, anh lái xe đi đổ xăng, khi chạy về cách nhà gần 100 m thì xảy ra sự việc. Anh có vợ và hai con, làm ở công ty hơn 5 năm. Ôtô bị nổ là của công ty.Đến 16h, công tác khám nghiệm hiện trường hoàn tất, ôtô được di dời để phục vụ công tác điều tra. Hiện chưa có thông tin về nguyên nhân vụ nổ.Đến 16h, công tác khám nghiệm hiện trường hoàn tất, ôtô được di dời để phục vụ công tác điều tra. Hiện chưa có thông tin về nguyên nhân vụ nổ. Không loại trừ nguyên nhân phá hoại. Phát nổ từ phía trong. Có thể bị rò rỉ khí hay chất gì rất dễ cháy. Phải có gì đó có sức công phá cực lớn mới làm chiếc xe nổ tanh bành như vậy, nát bươm hết chiếc xe, đúng là rất lạ Nhìn cái xác xe mà mừng cho anh tài xế vẫn còn sống. Chúc anh mau khoẻ lại! Các chi tiết trong xe được thiết kế không có gì để có thể phát ra tiếng nổ to như thế. Chỉ có thể là vật mang theo xe hoặc nổ bình xăng Hóng nguyên nhân Nghe không bình thường, có thể có vật liệu dễ cháy nổ trên xe. Cái này là không bình thường Khả năng là tài xế vừa sạc điện thoại vừa sử dụng làm cho nổ pin và nổ dây chuyền không? Ôi trời ơi nhìn k còn hình hài gì luôn. Cầu cho tài xế mau chóng bình phục Nhìn xe vẫn mới lắm. Nhìn cái xác xe mà thương a tài xế. Cầu mong bình an đến với anh. bản thân tự chiếc xe ko thể nổ kiểu vậy được . có thể do chất gây nổ được để trong xe thôi . Nổ gì như bị đặt bom vậy. Xe rách tươm luôn Không đơn thuần là một vụ tai nạn...có dấu hiệu hình sự rồi đây. Có vật gây nổ trên xe.
Bình Định muốn mở rộng sân bay Phù Cát Ngày 5/11, ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết địa phương vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải xem xét, kiến nghị Thủ tướng cho chủ trương khảo sát, lập quy hoạch mở rộng Phù Cát thành sân bay quốc tế.Cách trung tâm TP Quy Nhơn 30 km về phía Tây Bắc, cách quốc lộ 1 khoảng 1,5 km về hướng Tây, sân bay Phù Cát hiện có một nhà ga hai tầng, phục vụ được 600 khách vào giờ cao điểm, công suất thiết kế 2,5 triệu khách một năm; một đường băng dài hơn 3.000 m, rộng 45 m và sân đỗ với 7 vị trí.Theo đó, UBND tỉnh Bình Định kiến nghị đầu tư mở rộng sân đỗ (từ 7 lên 14 chỗ đậu); làm đường băng thứ hai đạt chuẩn 4E từ nguồn ngân sách nhà nước để có thể khai thác các máy bay lớn như Boeing 787, 777, Airbus A350. Địa phương cũng muốn xây mới nhà ga theo phương thức PPP (đối tác công - tư). Khi đó, công suất sân bay lên 5 triệu khách một năm, hàng hóa đạt 50.000 tấn một năm.Theo ông Hoàng, những năm qua ngành du lịch Bình Định phát triển, nên sân bay Phù Cát thường quá tải nhất là vào các dịp có tổ chức hội nghị, sự kiện, lễ, Tết. Dự báo đến năm 2025 địa phương sẽ đón khoảng 7,5 triệu hành khách và con số này là 12 triệu vào năm 2030, nên việc nâng cấp hạ tầng sân bay là cần thiết. Tuy nhiên, việc này mới ở giai đoạn xin chủ trương, khi được đồng ý, tỉnh mới có kế hoạch chi tiết hơn về nguồn vốn, kêu gọi xã hội hóa cũng như thời gian thực hiện.
6 tiêu chí quy hoạch mạng lưới sân bay Tại tọa đàm "Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cảng hàng không" chiều 4/11, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) - đơn vị lập quy hoạch, công bố 6 tiêu chí quy hoạch sân bay.Các tiêu chí gồm: Dự báo nhu cầu vận tải bằng đường hàng không; điều kiện tự nhiên nơi bố trí cảng; tiềm năng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh cho khu vực; khả năng phục vụ khẩn nguy cứu trợ. Cuối cùng là khoảng cách từ sân bay đến trung tâm đô thị và đến sân bay lân cận.Ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, giải thích sân bay đưa vào quy hoạch phải dựa trên tổng thể nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội, nhu cầu vận tải có thật của địa phương, khu vực, chứ không chỉ là mong muốn của nhà đầu tư."Thu hồi vốn sân bay rất lâu, khi quy hoạch rồi mà nhà đầu tư không làm nữa thì lại thành lãng phí. Sai lầm nối tiếp sai lầm", ông Mười nói và cho biết Viện đang rà soát một số sân bay địa phương đề xuất theo các tiêu chí trên để bổ sung vào dự thảo quy hoạch.Ông Phạm Văn Hảo, Phó cục trưởng Hàng không Việt Nam, cũng cho rằng đầu tư sân bay không đơn thuần như dự án bình thường, không chỉ có đất mà còn liên quan phương thức bay, cất, hạ cánh, nghiên cứu hướng gió, khí hậu, thời tiết trong 5-10 năm, có thể vài chục năm để có đường bay ổn định."Đơn vị lập quy hoạch đã xây dựng bộ 6 tiêu chí lớn và gần 30 tiêu chí nhỏ. Với hàng không, tiêu chí an toàn là trên hết, không phải là lợi nhuận. Sân bay chỉ là điểm kích hoạt động kinh tế - xã hội vùng miền phát triển", ông Hảo nói.Là một trong gần 10 tỉnh, thành muốn xây sân bay, ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch tỉnh Tây Ninh, nói: "Tây Ninh không phải thấy các tỉnh có sân bay thì đề xuất. Chúng tôi tư duy quốc gia chứ không phải cục bộ địa phương". Dư địa của Tây Ninh về phát triển du lịch rất lớn, sân bay giúp tỉnh chia sẻ kết nối vùng, đón khách từ Campuchia. Riêng núi Bà Đen năm nay đón khoảng 5 triệu khách, nếu thành khu du lịch quốc tế thì năm 2030 có thể lên tới 7-9 triệu khách.Ông Ngọc cho rằng cần đánh giá xem khu vực nào có sân bay mang tầm quốc gia, quốc tế để tập trung nguồn lực đầu tư công. Với khu vực khác, nếu có tiềm năng, đáp ứng tiêu chí thì phân cấp cho địa phương. Nếu địa phương dùng đầu tư công thì phải bảo đảm hiệu quả, tự cân đối xem làm đường bộ trước hay xây sân bay. Còn nếu huy động vốn xã hội hóa thì chỉ nên coi đó là một dự án đầu tư và nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm.Một số đại biểu nêu giải pháp thu hút vốn đầu tư xã hội hóa cảng hàng không. Ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cho biết nhà đầu tư quan tâm nhất là hành lang pháp lý, nhà nước cần có chính sách rõ ràng để họ yên tâm. Như Luật hàng không trước đây nói đất đai do cảng vụ hàng không quản lý, kiểm soát khiến nhà đầu tư băn khoăn.Triển khai sân bay mới thì cần liên kết chặt chẽ giữa bộ ngành và địa phương, cần công bố thông tin, dự án để nhà đầu tư tiếp cận. Sau khi khai thác, sân bay cần có nhiều đường bay và hỗ trợ của địa phương, như tỉnh Quảng Ninh miễn phí cho du khách thăm vịnh Hạ Long, Yên Tử, miễn phí xe buýt đến Hạ Long.Cũng theo ông Sáu, thu hồi vốn sân bay rất lâu, như Vân Đồn thời gian hòa vốn có thể 46 năm. Ở Việt Nam rất ít sân bay có lãi, trừ Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng. Tuy nhiên, sân bay sẽ đóng góp phát triển kinh tế địa phương, như cảng Vân Đồn đã thay đổi diện mạo của huyện Vân Đồn. Cụ thể, ngân sách huyện năm 2015 là 130 tỷ đồng. Từ năm 2020, ngân sách vượt 1.000 tỷ đồng mỗi năm.Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch tỉnh Lào Cai, nói các tỉnh đề xuất sân bay mới đều rất có tiềm năng, dư địa để phát triển, song đầu tư sân bay chưa thể có lãi, nếu nhà đầu tư nghiên cứu kỹ không chắc sẽ tiếp tục. Để thu hút nhà đầu tư, ngoài cơ chế về chia sẻ doanh thu, địa phương cần được cởi trói về thể chế.Chủ tịch tỉnh Lào Cai dẫn chứng, sân bay Lào Cai dự kiến đến năm thứ 46 mới thu hồi vốn, song tỉnh có các thể chế giúp nhà đầu tư, ví dụ thu thuế từ các hoạt động kinh doanh, hưởng lợi từ sân bay.Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), cho hay nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không giai đoạn 2021-2030 theo quy hoạch là khoảng 403.100 tỷ đồng. Theo kế hoạch, Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) cân đối được khoảng 265.150 tỷ đồng; Bộ Giao thông Vận tải được 9.840 tỷ đồng. Do đó, ngành cần huy động thêm khoảng 128.115 tỷ đồng từ xã hội hóa. Ngoài ra, một số địa phương đề xuất nghiên cứu quy hoạch cảng hàng không thì sẽ cần thêm vốn lớn.Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, đến nay cơ quan này nhận được khoảng 10 đề xuất của UBND các tỉnh thành về xã hội hóa cảng hàng không. Cục đang làm việc trực tiếp với các địa phương để đánh giá, chuẩn bị báo cáo lên Thủ tướng về các đề xuất này.Cuối năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ dự thảo quy hoạch mạng cảng hàng không toàn quốc, giai đoạn 2021-2030 có 28 cảng bao gồm: 14 cảng quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 14 cảng quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo).Sau đó gần 10 địa phương đề xuất quy hoạch sân bay như Hà Giang, Tuyên Quang, Kon Tum, Ninh Thuận, Biên Hòa, Tây Ninh... Mở sân bay phía Nam Hà Nội như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình bảo đảm khai thác sầm uất không thua kém Nội Bài Ngoài Nội Bài với TSN thì tôi thấy các sân bay khác đều đang "ế", sân bay chỉ đông ở một số thời điểm trong năm. Vậy nên nhiều địa phương nói sân bay sẽ thúc đẩy kinh tế hay tạo động lực là không có cơ sở (Vân Đồn, Cần Thơ,... sân bay quốc tế nhưng ế mấy năm nay). Người dân đi máy bay phần đông là vì du lịch thay vì công việc. Hàng không nước ta có lẽ đã đạt tới ngưỡng phát triển hiện tại, tôi đoán phải chục năm nữa mới tăng trưởng được tiếp. Các tỉnh muốn mở sân bay thì hãy thí điểm sân bay lên thẳng trước đi, chi phí thấp hơn, dễ điều hành hơn, di chuyển trong cự li ngắn thuận tiện hơn kể cả cứu hộ. Khi nào sân bay lên thẳng quá tải hẵng tính đến sân bay lớn.
Lương 4,5 triệu mỗi tháng tiết kiệm 700 nghìn đồng Ra trường, tôi may mắn thi đậu vào công chức một thành phố lớn, tôi bước chân vào hành trình công việc của mình. Mức lương năm đầu tiên là của công chức tập sự với 2.963.000 đồng một tháng, tức hưởng 85% của bậc 1 công chức (bậc 1 là 3.486.000 đồng = hệ số 2,34 * lương cơ sở 1.490.000 đồng).Ba năm tiếp theo, tôi sống giữa chốn đô thị với lương bậc 1 là 3.486.000 đồng. Cộng thêm hỗ trợ, phụ cấp, vị chi một tháng, thanh niên tôi hiện có 4,5 triệu đồng.Tôi tốn 1,5 triệu đồng tiền nhà trọ và điện nước. Việc ăn uống, nhờ đa phần tự nấu ăn cùng mấy ông bạn trọ, tôi mất thêm hai triệu đồng. So với tốn 30 nghìn đồng một suất ăn bình dân, xem bộ tôi cũng tiết kiệm được chút ít. Chi phí cho xăng xe, đi làm các kiểu, nhất là trong thời kỳ này, mỗi tháng thêm khoảng 300 nghìn đồng.>> Nội trợ giữa 'cơn lốc' thu nhập giảm, giá cả tăngVậy là trừ đi sinh hoạt phí cơ bản, tôi còn 700 nghìn đồng. Nhiều lúc tôi cũng bâng khuâng lắm với số tiền "dư" mỗi tháng này. Chỉ một đám cưới, một tiệc thôi nôi... trong cơ quan, họ hàng, ít nhất 50% số tiền dư này ra đi.Nhiều lúc muốn về thăm quê, nhưng vé xe đò cũng 300 nghìn đồng một vé, đành ngậm ngùi thôi tết hẵng về. Nhiều lúc muốn tham gia một khoá học để bổ trợ kiến thức, kỹ năng, nhưng học phí thường cao quá, bằng mấy lần số dư đó.Nghĩ tới tương lai, phụng dưỡng cha mẹ, hỗ trợ em út học hành, cưới vợ, nuôi con, tôi càng suy tư. Sắp tới, tăng lương cơ sở, là một điều đáng mừng, ít ra, tôi cũng dư thêm được 700. nghìn nữa, có điều kiện để làm nhiều điều có ích hơn, cho bản thân, gia đình và cho cuộc đời.Hoa Trung >>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây. Bạn đừng nghe dư luận làm gì cho mệt đầu, mình phải có lập trường của mình chứ. Ăn uống đảm bảo sức khỏe để làm việc và phù hợp với thu nhập của mình là ok. 30k ăn sáng ở đất SG là không cao đâu bạn, bạn chi tiêu khá cơ bản đấy, hy vọng sẽ tiết kiệm đc nhiều tiền trong tương lai ! Cái này tùy vào quan điểm của mỗi người. Ngày trước chị vừa mới ra trường, lương năm 2013 của chị là 7tr. Không biết so với 9,5tr của em bây giờ có cao không. Chị sống ở thủ đô. Ngày đó mới ra trường và chị ở trọ cùng với bạn. Sáng ra chị dậy nấu cơm để ăn sáng và mang đi ăn trưa luôn. Làm văn phòng ở Hà Nội đợt đó c 8:30 mới bắt đầu làm. C thấy còn độc thân thời gian rảnh cực nhiều. Buổi tối thì hôm nào c đi học văn bằng 2 thì bạn chị nấu, còn hôm nào không đi học thì c nấu. Nói chung hầu như c không có khái niệm ăn ngoài. Cái căn bản là chị thấy ăn ngoài không ngon, đồ ăn mất vệ sinh và cũng tốn kém. Thỉnh thoảng cũng ăn không sao, ngày nào cũng ăn thì thực sự là chị thấy rất tốn. Còn nếu e làm đồng nào xào đồng đó thì cũng không cần quá nặng nề việc tiết kiệm. Chị là con gái Bắc nên có lẽ tư tưởng cần phải tiết kiệm 1 khoản dự phòng ốm đau, bệnh tật nó ngấm vào máu rồi. Và tới giờ lấy chồng 7 năm, chị hầu như rất ít ăn ngoài. Thỉnh thoảng cả nhà đổi gió thì được, chứ còn bảo cơm ngoài thay cơm nhà thì thực sự chị thấy không ngon mà lại tốn kém trong khi thu nhập mình không phải là cao. Mình ăn gì, uống gì thì không cần hỏi ý kiến của ai cả. Tôi dậy sớm chạy thể dục 30 phút, tiện mua quả trứng hoặc 10k thịt.Cắm lại cơm từ hôm trước cho nóng.ăn sáng khá ngon lành, chi phí chắc cũng cỡ 15~20k Em mới 23 tuổi, tức ra đi làm hơn 1 năm, mức lương thực nhận 9.5tr tức lương gross trên 10tr như vậy là khá ổn so với mặt bằng chung của sv mới ra trường. Rất ít cty trả lương trên 10tr cho nhân viên chưa có kinh nghiệm hoặc mới đi làm. Với người trẻ, khoảng 3-4 năm đầu tiên là thời gian tích luỹ kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ công việc, thu nhập đủ sống, không lệ thuộc gia đình, có dư chút đỉnh đã là tốt rồi. Từ năm thứ 5 trở đi mới là thời kì vàng để bung sức.Vấn đề ở đây là chi phí thực phẩm, ăn uống ở thành phố quá cao. Em có thể nấu ăn ở nhà mang theo cơm trưa sẽ tiết kiệm thêm chi phí.Sau 2-3 năm nữa khi lương tăng hay nhảy việc khác lương cao hơn thì sẽ ít áp lực hơn thôi. Cứ refresh lại mọi thứ sẽ ổn. Những người nói bạn như vậy rảnh thiệt nhưng bạn còn rảnh hơi hơn cả họ vì bạn lại lưu tâm mấy câu nói đó Sang thật. Với lương đó thì tôi sẽ tự pha cafe.Tuy nhiên tôi không phải là bạn, nên có thể bạn có suy nghĩ riêng. Loay hoay sống quá. Ăn đi cho đủ sức, du lịch đi cho khoẻ mạnh, thong thả đi cho não tăng chất xám, mạnh mẽ đi cho biết bạn đang làm chủ đời này, đằng nào cũng có chung điểm kết thúc chỉ là sớm hay muộn thôi. Đừng cứ luẩn quẩn mãi vấn đề tiết kiệm sẽ mang đến loại khí bó hẹp ko phát triển. Con em gái tớ đã đăt mục tiêu mua nhà sau 2,5 năm bằng cách này ạ. Nó làm cho một trường mầm non tư thục 17tr đồng.Ở chung với bạn một căn bao điện nước mỗi người 1,6tr tiền nhà . Tất cả các bữa trưa ăn tại trường, bữa sáng dạy cắm cơm luộc rau ăn kèm chả hoặc ruốc, trứng luộc, yogurt và chút hoa quả cho cả ngày hết tầm 1tr/ tháng( mình nó) , gạo lấy ở quê tháng 7kg, không nấu cầu kỳ nên chỉ tốn gói bột canh và tí nước mắm.Một năm mua 10 bộ đồ giá dưới 300k hoặc đồ thành lý. Chỗ trọ gần trường nên nó đi bộ buổi sáng và đi grap khi cần. Một tháng trợ cấp 1tr cho hai bé mồ côi nữa. tổng hết 5-6tr một tháng. Mỗi năm nó đi du lịch một lần tầm nửa tháng theo kiểu tự túc tức là phượt cùng bạn tới các địa điểm cần người làm bao ăn ở và trải nhiệm du lịch, chi phí mỗi chuyến như này tầm 2-3tr.Buổi tối nó nhận dạy thêm và làm editor cho một tổ chức trả theo năm tầm 150tr nữa. Thế là 2,5 nó mua một căn nhỏ( vì mục tiêu của nó là sống độc thân) hiện chỉ còn nợ một ít thôi. Và nó giờ tiêu thả phanh hơn nhiều rồi ạĐừng trông chờ vào một nguồn thu nhập, hãy làm nhiều việc để có được điều mình muốn 5 năm trước, Tôi là người ở quê vào tp HCM sinh sống; thời gian đầu tôi chưa tìm được việc ''ngon lành'' xin làm bảo vệ, ở nhà trọ.... để giảm chi phí tối đa cho sinh hoạt thường nhật mà vẫn đảm bảo sức khỏe nên tôi tự nấu ăn; trong căn phòng trọ 9m2 của tôi có 3 thứ ko thể thiếu tôi đã mua đó là chiếc tủ lạnh mini và cái nồi cơm điện + 1 bếp điện mini- Tủ lạnh: Tôi mua ít thịt, cá + trứng + hành lá + rau (khoảng 3 ngày ra chợ một lần) bỏ vào đây.- Nồi cơm điện: tôi dùng để nấu cơm (có thể hấp trứng + thịt bầm+ hành lá bỏ trong cái chén) cho vào lúc cơm vừa cạn nước, khi cơm chín lấy ra ăn luôn; buổi sáng có thể hấp lại cơm và đồ ăn trong lúc bật chế độ hâm.- Bếp điện hồng ngoại và cái chảo, cái nồi nhỏ có thể nấu canh + kho thịt + chiên cá + nấu nc pha cafe lúc có nhiều thời gian hơn.Sau 3 năm với lương bảo vệ hơn 6tr tôi vẫn sống ở HCM và có thời gian đi học thêm để có một nghề nghiệp tốt hơn cho mình; các bạn sẽ nói tôi xạo không thể với mức lương như trên mà có thể tự lo cho mình nhưng câu chuyện của tôi là thật; tôi đã đi Bộ đội nên tự lập và chịu khổ khá tốt;TÓM LẠI HOANG PHÍ HAY TIẾT KIỆM LÀ DO MÌNH THÔI; KHÉO ĂN THÌ NO - KHÉO CO THÌ ẤM - KEO KIỆT THÌ TỰ LÀM KHỔ MÌNH! Kiếm được bao nhiêu tiền là do mình nên ăn thế nào cũng là do mình, sao phải quan tâm lời nói của người khác. Hơn nữa ăn sáng 30k thì cũng là bình thường chứ sang chảnh gì đâu mà sợ. Nếu các bạn có 1 bữa ăn tự nấu thì có thể tiết giảm được chi phí của bữa tối và có thể là cả bữa sáng nữa. Việc này xem ra khó với nhiều bạn nam. Còn như tôi thời trước, vốn không thích cơm hàng cháo chợ nên chi phí ăn uống của tôi cực rẻ. Nhưng giờ ở TP.HCM thì vật giá đã lên rất cao rồi, ăn mì tôm đã không tiết kiệm nổi nữa, chứ đừng nói là mua đồ về nấu hoặc ăn ngoài? Câu hỏi chính xác là: "Tại sao mọi người lại quan tâm đến việc sống như thế nào, ăn ở ra sao của người khác?". Tôi thấy có quá nhiều người rảnh rỗi, thay vì lo cho cuộc sống bản thân lại đi lo cho người khác, lo họ sẽ nhìn mình như thế nào...Trời! sống sao khổ thế không biết. Tôi thích ăn sáng là ăn, không thích thì nhịn, ai nói gì?? :')
Vỡ mộng 'lời 70 triệu đồng sau một buổi buôn đất' Đọc bài viết "Đầu tư đúng đắn trong cơn sóng ngầm giảm giá bất động sản", tôi cũng muốn chia sẻ về câu chuyện buôn bán nhà đất mà chính tôi có cơ hội được tận mắt chứng kiến.Tôi có người sếp, lúc đang thịnh vượng, sở hữu gần 30 căn nhà và đất nền các loại. Khá nhiều trong số đó được ông mua bằng vốn vay ngân hàng (khoảng 50%). Nhưng năm 2006-2007 là thời điểm cực thịnh của thị trường bất động sản. Khi ấy, có lúc, sếp mới đặt cọc mua đất buổi sáng, mà đến chiều đã bán lại được cho người khác, kiếm lời 50-70 triệu đồng trong nháy mắt.Bán xong, tiền lời được bao nhiêu, sếp lại hùn vốn vay để "ôm" thêm mảnh đất khác. Vòng lặp ấy cứ tiếp diễn liên tục, khiến số tiền bỏ ra để đầu tư đất cũng ngày một phình to. Ông quả quyết với chúng tôi rằng, sang năm 2008, giá nhà đất sẽ còn tăng mạnh hơn năm nay.Thế nhưng không may, mọi chuyện diễn biến theo hướng ít ai ngờ tới. Bước sang năm 2008, giá nhà đất bắt đầu chững lại, thị trường dần "đóng băng" khiến việc buôn bán trở nên vô cùng khó khăn. Thế nhưng, sếp vẫn đinh ninh rằng chuyện này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, rồi giá đất sẽ lại lên tiếp. Nghĩ vậy nên ông vẫn tiếp tục dồn tiền "ôm" thêm vài mảnh nữa, thậm chí còn đi vay bên ngoài để trả lãi ngân hàng trong thời gian chờ thị trường hồi phục.Nhưng một năm nữa lại trôi qua, tình hình vẫn chẳng mấy khả quan hơn. Bước sang năm 2009, giá đất còn xuống mạnh hơn nữa. Lúc này, thị trường bất động sản gần như tê liệt khiến Nhà nước phải tìm cách giải cứu bằng cách giảm 50% thuế giá trị gia tăng, nhưng hàng tồn của các doanh nghiệp vẫn còn cao chất ngất, huống chi là đầu tư thứ cấp.>> 'Tám năm mua nhà đất để bảo toàn tài sản'Quyết không nhận thua, sếp tôi vẫn kiên định bám trụ tới cùng. Nhưng đến năm 2011, ông chịu hết nổi vì không còn ai cho vay tiền trả lãi ngân hàng nữa. Cuối cùng ông buộc lòng phải bán dần đất cho chính những người đã cho ông vay tiền với giá rất rẻ mạt. Nếu không làm vậy thì tài sản của ông cũng bị ngân hàng phát mãi.Đến năm 2014, tài sản của ông gần như bằng "0". Ông bán nhà đang ở, đưa vợ con ra thuê phòng trọ mà vẫn còn nợ tới mấy tỷ đồng. Vậy là công cuộc buôn đất làm giàu của sếp chính thức khép lại. Nhưng giàu đâu chẳng thấy mà ông còn mất tất cả, trở về cảnh tay trắng, lại cõng thêm một đống nợ nần không biết đến bao giờ mới trả hết.Tóm lại, sau câu chuyện này, tôi chỉ muốn khuyên các bạn một điều rằng, nếu có tiền dư, không phải vay mượn thêm của ai khác thì bạn hãy nghĩ đến chuyện mua nhà đất để đầu tư tích trữ. Ít nhất, nếu giá không tăng hoặc thậm chí bị giảm, thì bạn cũng chỉ mất chút chi phí, cơ hội và tiền chênh lệch giá so với lúc mua mà thôi. Miếng đất căn hoặc căn nhà của bạn vẫn nằm đó chứ không mất đi đâu. Còn nếu ham lời, vay vốn đầu tư, trong 5 năm mà giá nhà đất không hồi phục, bạn sẽ mất tất cả.>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Tháng 13 triệu mua nhà mặt tiền quận 6? Anh k nói đến thu nhập của vợ a thì tôi hiểu một điều việc lo toan, tính toán chuyện đất đai, nhà cửa là một tay vợ a và gia đình nội ngoại giúp đở nên a mới "bỏ qua cuộc đua mua nhà" chứ nói thẳng 1 câu là a k có khả năng tính đến chuyện đó! Cha thì dựa dẫm vào ông bà để có chỗ ở không phải lo nghĩ thời trẻ, nhưng đến đời con lại bảo chúng phải tự lo không được dựa dẫm, để bản thân an hưởng tuổi già, kể cũng lạ lắm à nha. Mừng cho bác là đến giờ này bác 45 tuổi rồi mà vẫn còn được dựa dẫm vào cha mẹ bác ở căn nhà đang ở. Chứ nhiều gia đình họ ở nông thôn lên thành phố lập nghiệp ko có cha mẹ để nhờ vào, ko có sẵn nhà TP thì đương nhiên họ phải lo tích cóp mua nhà để ở. Chứ làm sao dám mơ ước mua nhà để dưỡng già như bác. Bác thật may mắn hơn rất nhiều người. Chúc mừng bác. Tôi tưởng tác giả đang ở thuê SG rồi mua đất ở tỉnh sau này về ở, hoá ra bạn cũng có nhà mặt tiền q6 đang cho thuê, ở ké nhà cha mẹ, và thêm lô đất ở Tây Ninh.Và chắc chắn những thứ đó không phải trên trời rớt xuống. Như vậy là bạn đâu có bỏ qua cuộc đua, hoặc ai đó đã đua giùm bạn mà bạn không để ý tới thôi. Ai cũng muốn được ăn nhờ ở đậu nhà cha mẹ để tiết kiệm a nhé Đọc bài của chị xong e lại thấy nỗ lực 10 năm tuổi trẻ để mua nhà của e là xứng đáng. Vì hy vọng con em sẽ có thể như chị, có nhà bme để ở rồi nên không cần thiết phải mất chục năm thanh xuân để tích góp mua nhà nữa. Con có thể làm thứ khác mà con muốn. Hay quá anh ơi trong vòng 13 năm từ 200 triệu lương 13 triệu mà đã có được căn nhà mặt tiền Q6 cho thuê rồi đất vườn cùng nhà nửa thì tuyệt quá, dù không biết anh làm gì luôn, dù gì thì chúc mừng anh thật hạnh phúc với gia đình nhé! Tác giả nói vui thật. Có sẵn nhà cha mẹ để ở thì nói gì nữa ông. 45 tuổi thu nhập 13tr một tháng và có 2 con chẳng đủ sống nếu ra ngoài tự thuê nhà chứ đừng nói mua để dành riêng. Tôi đọc đến đoạn lương 13 triệu là thôi. Vì thấy bạn quá siêu. Tay Ninh khí hậu khắc nghiệt đất đai khô cằn không phù hợp cho dưỡng già. Bạn không muốn è cổ trả nợ sao bạn phải đi làm bằng xe đạp? Sao bạn có cái nhà Q6 và sao bạn có miếng đất vườn? Phải chăng lời nói không đi cùng việc làm hay bạn nói theo cách của người khác? Dù sao thì cũng chúc mừng gia đình bạn có của ăn của để. Tôi hơn bạn vài tuổi, con 2 đứa đang học đại học có vài cái nhà, vài miếng đất và vài ngàn met2 đất thừa kế ở quê cách Sài Gòn 100km, muốn nghỉ sớm mà vẫn chưa yẻn tâm nên vẫn đang cày cuốc mỗi ngày bạn à. Thôi cố gắng thêm vài năm nữa, con cái có việc làm rồi nghỉ nhe bạn. Thân Đúng là Sương gió phủ đời trai, tương lai nhờ đằng vợ. Bạn là chàng rể may mắn Hihihi bác tháng 13tr nhưng bỏ qua cuộc đua mua nhà vì được sống cùng bố mẹ, con cái có ông bà phụ giúp. Nhiều gia đình trẻ, họ không có nhà, phải ở nhà thuê, phải tự chăm con nhỏ, phải trợ cấp gia đình nội ngoại nữa (trường hợp con một, nhà có người bệnh, bố mẹ già...). Nhà ở thuê chưa kể trường hợp chủ đòi lại nhà, không dám mua sắm thiết kế gì nhiều vì không phải nhà mình, môi trường xung quanh... Nên tác giả may mắn không bị quá áp lực kinh tế, thì hãy tận hưởng sự may mắn của mình, không nên nói những người đang cố gắng mua nhà là "lãng phí chục năm tuổi trẻ", nhà em cũng đang cố gắng mỗi ngày nhưng ko thấy gì là lãng phí cả. Chỉ cần nhìn cảnh con cái chơi đùa trong tổ ấm rộng rãi ấm cúng của chính mình đã thấy hạnh phúc hơn so với thời ở thuê chật hẹp mất điện thiếu nước rồi. "Thay vì lãng phí chục năm tuổi trẻ trả nợ cho một cái nhà để ở" 45 tuổi mà bạn đưa ra nhận định thật ngô nghê. Sao bạn không nghĩ tuổi trẻ mua nhà để ở, già bán đi có tiền về quê dưỡng già. Bạn giải thích xem lãng phí chỗ nào dùm mình với, với lại bạn nghĩ ai cũng có nhà ba mẹ để ở chung hả??? sinh ra ở vạch đích hoặc là 2 bên đều vạch đích, chứ trên răng dưới cát tút như chúng tôi thì lương 30tr cũng còn lâu mới có nhà mặt tiền Q8 chứ đừng nói Q6
Tầm nhìn 'mua đất 2,1 tỷ cho thuê một triệu đồng' Trong bài viết Nghịch lý miếng đất 2,1 tỷ cho thuê một triệu đồng, một độc giả chia sẻ: "Ba năm trước, chủ đất rao 150 triệu một mét ngang, độc giả thấy quá đắt, và cho rằng 90 triệu mới là giá trị thật. Năm nay về quê nghe một người bạn nói miếng đất đó giờ có giá 350 triệu đồng một mét ngang. Tính ra miếng đất bề ngang 6 mét đó giá 2,1 tỷ đồng. Trong khi mấy ki-ốt được xây bên cạnh, cũng diện tích như thế mà cho thuê một triệu đồng một tháng" và không hiểu miếng đất đó được định giá kiểu gì?"Sau bài viết, một số độc giả cho rằng nếu bỏ qua yếu tố đầu cơ lướt sóng, không thể căn cứ vào giá cho thuê hiện tại để định giá một miếng đất:Theo tôi bỏ qua vấn đề cò đất, lướt sóng, khái niệm "giá trị thật của đất" chính là tầm nhìn của mỗi người. Có người cho rằng việc cho thuê một triệu đồng mỗi tháng thì giá miếng đất hai tỷ đồng là quá cao, không phải giá trị thật.Còn người khác, họ sẽ đánh giá tiềm năng mảnh đất đó, khu vực đó sau 5 năm, 10 năm rồi mới mua nên họ giàu càng giàu thêm. Thực tế nếu đem cho thuê, họ chỉ được thu có 36 triệu tiền cho thuê (3 năm) nhưng phần giá trị mảnh đất lãi hơn một tỷ đồng thì lại bị bỏ qua.Như vậy chủ đất đâu phải mua để cho thuê, họ mua để tính cho tương lai 5 năm, 10 năm nữa. Người có tiền họ sẵn sàng mua những mảnh đất khỉ ho cò gáy, theo cách nói của nhiều bạn là "bò cũng không thèm đứng", đơn giản vì họ nhìn thấy giá trị tương lai của mảnh đất.Anh VũGiá trị miếng đất có thể có hai góc nhìn:Thứ nhất là giá trị sử dụng hiện tại. Hiện tại giá thuê thấp, sinh lãi thấp. Người mua theo hệ giá trị này tất nhiên không muốn mua nếu giá cho thuê, hoặc mục đích sử dụng thấp hơn nhiều so với tiền mua đất mang lại.Thứ hai là kỳ vọng tương lai, một miếng đất tạm thời giá trị sử dụng thấp nhưng tương lai có dự án, nhà xưởng, khu công nghiệp, đô thị phát triển thì giá trị tương lai tăng lên nhiều lần. Vì thế mua bán theo mục đích, hệ giá trị nào là do tầm nhìn, định giá của mỗi người.Quoc Khanh>> Quan điểm của bạn thế nào? Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây. Tôi rời xa gia đình Bố mẹ để đi học đại học lúc 18 tuổi, ra trường 23 tuổi không nhận sự trợ giúp của Bố mẹ nữa, không có gì trong tay ngoài tấm bằng đại học. Tôi không biết mình có đáng mất chục năm như bạn nói hay không nhưng đúng là tôi và cả vợ tôi nữa đã làm việc đầu tắt mặt tối, rất ít đi du lịch, không chơi xe, vay mượn ngân hàng ...và sinh hai con. Hai mươi hai năm từ ngày ra trường tôi và vợ đều 45 tuổi có ba ngôi nhà, một nhà vợ chồng đang ở, một nhà hai con đang ở học đại học giữa Sài Gòn và một nhà cho thuê. Ngoài ra còn vài lô đất khác nữa. Không biết có mất mất chục năm đẹp đẻ nhất của cuộc đời như bạn nói hay không nhưng chắc chắc nhiều chục năm còn lại của cuộc đời tôi chẳng phải lo nghĩ gì về cơm áo gạo tiền, chỗ ở cho mình, cho con cái và cho cả thế hệ cháu nội ngoạii nữa bạn à. Vậy đi thuê thôi tác giả! Đi du lịch hay làm gì cũng nên "bỏ lợn" phòng khi bệnh tật mất sức lao động vẫn có đủ tiền ở nhà thuê nhé, sau này về già thì viện dưỡng lão, đừng tiêu quá tay để ân hận sau này mà thôi. Không ai sống cuộc đời mình cả nên chọn cách thức nào thấy thích nhưng vẫn phải AN TOÀN! Những năm đẹp nhất cuộc đời là những năm nào? Tôi không nghĩ đó phải nhất thiết là những năm tuổi trẻ. Mà là những năm tháng được lao động hết mình, làm ra tiền bạc. Để những năm tháng sau đó an nhàn trong những tháng ngày yên ả, không phải mất mật lo chủ trọ đuổi khỏi cửa hay không có tiền mua gạo ăn.Cho nên tôi vui vẻ làm việc chăm chỉ, kiếm tiền mua nhà, và để dành về sau. Ai đi chơi kệ, tôi ở nhà cặm cụi làm thêm. Thôi thì cứ buông xuôi, đi du lịch ăn uống rồi phát triển gì đó trong suy nghĩ đi. Tự an ủi thế nào cũng được, nhưng nói cho bạn biết sự thật là chẳng ai có nhà mà phải ăn uống tằn tiện hi sinh tinh thần học tập đâu. Không tin thì bạn cứ so sánh xem tinh thần học tập của bạn với những người sở hữu nhà xem hơn hay kém? Không chỉ VN, các quốc gia khác đều mua nhà dựa vào vay và hổ trợ tài chính. Chủ thớt đi đc mấy nước rồi phán như là chỉ có VN mới có đặc thù này? Điều này chỉ đúng theo quan điểm của tác giả, đối với người khác chưa hẳn. Không rõ tác giả có gia đình con cái chưa ?.Đối với nhiều người trong đó có tôi, căn nhà ở SG là mơ ước, tôi cố gắng làm việc, tích luỹ và mua nhà, tôi lập gia đình, có con và vẫn trả nợ mua nhà. Đó đã và đang là khoảng thời gian đẹp nhất của tôi bên gia đình con cái, dấn thân vào công việc, lao động miệt mài để kiếm tiền nuôi gia đình và trả tiền nhà, cảm giác đó rất khó tả nếu bạn chưa lập gia đình.Giả sử bạn có vợ con nhưng bạn ngại mua nhà vì mất thanh xuân để trả nợ thì bạn nghĩ như thế nào khi gia đình mình đi ở trọ, con cái sinh ra tạm trú trong căn nhà thuê, đến tuổi học hành lại phải chuyển nhà nơi khác, hàng tháng vẫn phải đóng tiền thuê cho chủ nhà.Bạn có thể mất 10-25 năm để trả nợ nhưng bạn được sống trong căn nhà do chính bạn sở hữu. Hãy suy nghĩ về cảm giác đó nha bạn. Bạn nói đúng, mua nhà phải vất vả, điều đó là đương nhiên. Ở các nước khác bạn từ tay trắng có nhà cũng phải cày cả chục năm (ít hay nhiều tùy nước, tùy năng lực)Bạn mua nhà ko chỉ cho bản thân bạn, mà con cho thế hệ sau. Nếu bạn ko chịu vất vả thì đời con bạn phải chịu thôiNhiều người đề cao chủ nghĩa YOLO (you olny live once). Đúng, bạn chỉ sống 1 lần, nhưng sống mấy mươi năm lận. Cứ sợ mất đi tuổi trẻ ko có thời gian ăn chơi hưởng thụ. Quan điểm của tôi thì thà tốn 20-30 năm làm việc từ 20 đến 50 tuổi, rồi phè phỡn ăn chơi tới cuối đời. Tuổi trẻ ko cày, ko mua nhà thì cuối đời vất vả, sống trọ nay đây mai đó, kéo sang cả đời con Điều bạn nói rất đúng, nếu như thu nhập của bạn cứ ổn định và liên tục tăng, cả cuộc đời không có bất kỳ biến cố nàoNhưng chẳng may có biến cố, sa cơ lỡ vận hay chuyển đến thành phố khác, bạn có thể bán căn nhà bạn đang thuê để lấy tiền chứ? Tôi cũng đang trả góp một căn nhà nhỏ. số tiền vay chỉ 5-600 triệu. Đôi lúc nghĩ cũng chán thật, cuộc sống của tôi chỉ quanh quẩn kiếm tiền trả nợ, thu nhập hầu như bị bòn rút gần hết bởi số tiền trả hàng tháng. Trả góp, chắt chiu để dành mua nhà có gì không tốt? Khi cần kíp cũng có thể bán đi và có 1 số vốn kha khá để làm ăn hay xoay sở hoặc để dưỡng già. Làm bao nhiêu xài bấy nhiêu không biết cần kiệm đến lúc ngặt nghèo thì khổ bản thân mình trước, rồi tới vợ chồng con cái, ba mẹ. Thanh niên bây giờ sống rất phóng khoáng và hưởng thụ, chưa biết câu: "tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn". Tôi năm nay 40, có 4 căn nhà và giờ rất yên tâm nếu có tai nạn hoặc đau bệnh mất sức lao động, con cái không bị ảnh hưởng chuyện học hành. Không hiểu tôi sống vậy có sai không? Trong lúc bạn tận hưởng cuộc sống thì bạn bè đồng trang lứa cầy bục mặt, sau này nhìn lại không bằng bạn bằng bè lại đổ số phận các bạn may mắn hơn. Mình nghĩ mọi người đừng đổ lỗi cho xã hội, vì ai cũng phải tính toán phù hợp với khả năng và thưc tế. Cơ chế thị trường, nếu cầu ít (số đông người đều cùng suy nhĩ như tác giả) thì giá đất sẽ không tăng nhanh; nhưng nếu bạn hiểu 1 ít về kinh tế thì bạn sẽ thấy rằng khi mức thu nhập đầu người tăng thì đương nhiên số lượng người có khả năng tài chính tăng, trong khi cung nhà đất trong 1 khu vực không thể tăng (vì số lượng bão hòa) thì phải đẩy giá lên cao (ví dụ đơn giản, có 1 căn nhà nhưng có đến 2 người muốn mua bằng mọi giá, người A có 1 tỷ, người B có 1,1 tỷ thì người trả giá 1,1 tỷ sẽ mua được; nhưng khi người A tăng thu nhập lên 2 tỷ, người B thu nhập 1,9 tỷ thì người A sẽ mua được với giá cao hơn người B với giá 2 tỷ; suy rộng ra đối với thị trường lớn thì nó cũng giống vậy). Bên cạnh đó giá nhà phụ thuộc vào chi phí xây dựng, mà khi thu nhập đầu người tăng thì cơ cấu chi phí tiền lương đưa vào giá thành sản phẩm vật liệu xây dựng và tiền lương trả cho nhân công trực tiếp xây dựng cũng sẽ tăng làm cho giá nhà + đất sẽ tăng kép (do tăng giá đất và tăng giá thành xây dựng). Còn việc ai thích khổ trước (vay + trả nợ) thì sẽ sướng về già; ngược lại thì trả thích hưởng thụ không tích lũy thì không có tài chính đảm bảo về già. bạn nhầm rồi, rất rất nhiều người, gia đình chỉ cần 3-5 năm là đủ tiền mua nhà (2-3 tỷ một căn nhà bình dân). Với những người giỏi thì còn thời gian ngắn hơn, nhà cao cấp hơn. Cuộc sống là một chuỗi dài những chọn lựa. Ở góc nhìn của tôi, nếu bạn chọn sân chơi là những đô thị lớn thì hãy tìm cách tăng thu nhập của mình để đạt được mức sống tương ứng, bao gồm cả việc mua nhà, nếu không thì chuyển qua sân chơi nhỏ hơn. Cuộc sống vốn dĩ đơn giản, nếu bạn chỉ làm được những công việc có thu nhập thấp, đó là phân công lao động, nếu giá nhà ở đô thị lớn vượt quá tầm với của bạn, đó là quy luật thì trường. Than vãn chỉ làm tăng thêm năng lượng tiêu cực chứ không làm bạn đạt được mong muốn.
'Không có lý do để cho học sinh mang điện thoại vào lớp' Tôi không đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết "Không nên cấm học sinh mang điện thoại tới lớp". Cá nhân tôi thấy rằng, việc quy định không cho học sinh mang theo điện thoại đi học chính khóa là hợp lý, nhằm tăng sự tập trung cho các em, tăng các tương tác thực tế của học sinh.Tốt nhất, hãy để thầy cô, nhà trường tập trung vào công việc giảng dạy, hoàn thành chương trình học trên lớp. Giờ những việc ấy còn đang bị nhiều vị phụ huynh chê lên chê xuống, mà nay còn thêm chuyện quản lý sử dụng điện thoại trong giờ học, rình xem học sinh nào phạm quy để xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến điện thoại... chẳng phải càng khiến giáo viên bị phân tâm hay sao? Vậy nên tôi ủng hộ cấm học sinh đem điện thoại vào giờ học.Ở đây, tôi thấy rất nhiều phụ huynh cứ muốn tiện cho mình và đòi tăng thêm công việc quản lý cho nhà trường, đó là một sự thiếu trách nhiệm. Nói "trường không quản lý được nên cấm" không thực sự chính xác. Nếu ai cũng thấy tiện cho mình, để con tự do sử dụng điện thoại, rồi bắt nhà trường đi quản lý tác hại của nó thì sức đâu làm xuể?Trước đây, câu chuyện ăn sáng cũng vậy, nhiều nhà không quản được con dậy sớm nên cứ dúi đồ ăn vào cặp cho con đến lớ ăn. Mặc nhiên, họ bắt nhà trường phải lưu tâm dọn dẹp, quản lý vệ sinh, ý thức của học sinh. Cho đến khi nhà trường không cho mang đồ ăn đến trường, khối vị phụ huynh hậm hực.Có người bao biện rằng cho học sinh dùng điện thoại trong giờ học để tiện tra cứu thông tin, hỗ trợ việc học. Tuy nhiên, hiện nay, các trường đã trang bị đủ wifi, máy tính của giáo viên, máy chiếu trong lớp để thầy cô có đủ công cụ tìm kiếm, truy cập, đưa thông tin đến với học sinh. Còn đến mức để học sinh ngồi dưới ôm điện thoại tự tìm kiếm thì tôi dám chắc không dưới 10% trong số đó tranh thủ lướt mạng, chơi game, tiêm nhiễm những thứ độc hại. Đến lúc đấy không lẽ phụ huynh lại quay ra chê trách nhà trường không quản lý tốt học sinh?>> Bốn lý do không nên cho học sinh dùng điện thoại trong lớpNhững thứ như làm bài online, tìm kiếm thông tin, xem các video thí nghiệm vật lý... đúng là giờ học sinh vẫn làm, nhưng nên là ở nhà. Bởi trên lớp cần ưu tiên cho tương tác, trao đổi, chỉ ra cái gì đúng cái gì sai, chứ không phải mỗi em làm việc riêng với điện thoại của mình. Nếu giờ nghỉ các cháu ở lại trường, cắm mặt vào xem những thứ gây hại thì là lỗi của nhà trường hay gia đình?Con tôi là học sinh lớp 7, vẫn làm việc riêng trong giờ học. Trường con tôi vẫn thu mấy chiếc điện thoại "cục gạch" vì các cháu lôi ra chơi game trong giờ. Thế nên không phải chỉ cấm smartphone, chặn wifi là yên tâm, cần phải cấm triệt để chuyện mang điện thoại vào lớp. Cái gì có nguy cơ hại nhiều hơn lợi ở môi trường giáo dục thì nhà trường cấm là có lý. Phụ huynh nên sắp xếp lịch, phương án, trang bị công cụ phù hợp quy định thay vì quan điểm tiện lợi cho bản thân nhưng lại muốn nhà trường thêm việc.Tôi muốn đề cập thêm ở đây là tại sao các vị phụ huynh lại cứ có nhu cầu đưa điện thoại cho con mang đến lớp, rồi đòi hỏi nhà trường phải thêm trách nhiệm, chi phí, con người để quản lý việc sử dụng điện thoại của con ở trường? Trách nhiệm của phụ huynh là gì ở đây khi họ giao cho con một thứ có thể tiềm ẩn những nguy cơ xấu khác và sử dụng ở môi trường do tổ chức khác quản lý?Nếu để nhà trường tạm thu, quản lý tạm thời cả nghìn cái điện thoại, lỗi xảy ra với sản phẩm điện tử này thì quy trách nhiệm thế nào? Và cuối cùng, 100% các ý kiến muốn con có điện thoại đều bày ra phương án đòi trường phải thay họ quản lý và kiểm soát tác hại, như vậy có vô lý không?>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. hihi, dùng từ thế hệ trẻ thì hơi bị nhầm rồi bạn. Theo tôi, thời đại bây giờ điện thoại như một cái máy tính - công cụ làm việc vậy. Đừng đổ lỗi cho nó hay cái "thế hệ nào đó" nữa, do cá nhân mà thôi. Không có điện thoại thì người lười việc vẫn cắm mặt vô những thứ khác vô bổ mà thôi, già trẻ như một. Nó cũng giống như người nước ngoài thắc mắc " Sao trong giờ làm việc mà quán cape nào cũng đông " _ Nói tóm lại rảnh là " dán " mắt vào đt với mọi lứa tuổi. Bà xã tôi ngoài 50 còn cắm mặt vào điện thoại nè. Bàn chuyện làm ăn thì cũng thôi, đằng này còn chém gió đủ thứ với mọi loại người. 1 cú chém dài tối thiểu cũng 30 phút. Cái câu "Ừ, thế thôi nhé, gặp lại sau" với người ta là kết thúc cú chém, với bà ấy thì chưa đâu, mới xong chủ đề đang nói thôi, lại bắt sang chuyện khác chẳng liên quan gì chuyện trước đó. Góp ý thì bà ấy bảo "thì cũng phải quan tâm người ta 1 chút chứ, bàn chuyện làm ăn thì nói được bao nhiêu". Bả là sếp còn như vậy huống gì nhân viên. Tôi vừa cắm mặt đọc vừa cắm mặt vô để bình luận đây. Cảm ơn bạn Về nhà 4 người mỗi người 1 cái vưa bấm vừa ăn. Xong lại mỗi người một góc...nản! Bữa hổm dừng đèn đỏ, một thanh niên chạy qua gần hết ngã tư làm cái rầm, vì anh ta chạy xe ga tay trái cầm điện thoại, tay phải bóp thắng trước, hay ở chỗ té chổng vó mà ảnh vẫn không rời mắt khỏi cái đt. Trong giờ làm việc thì không nên dùng điện thoại vào việc riêng trừ khi cần giải quyết vấn đề gđ đột xuất. Còn ngoài làm việc thì tùy như cầu của mỗi người, không ai giống ai. Nên đừng để ý chuyện họ làm gì. Nếu không có smartphone thì làm gì có đọc được những bài viết và cmt như thế này mọi lúc mọi nơi. Không hẳn họ bấm đt là chơi đâu. Rất nhiều người bấm đt để tạo mối qh, để bán hàng, để quảng cáo hàng. Đăng một status lên face để gây chú ý cũng là một cách quảng cáo thu hút người xem để tăng người theo dõi, lần sau bán hàng được nhiều... Đừng nghĩ họ đang chơi nja bạn! Tôi chụp cái hình xong (hình hàng bán nha), tôi cũng không thể để nguyên thế mà đăng bài được! Mà chỉnh sửa cái hình đó cho đẹp, cho đủ tiêu chuẩn bán hàng cũng mất bao lâu cắm mặt vào đt rồi. Thời buổi công nghệ, khách gửi cái tin nhắn, thì dù bạn đang ở thang máy bạn cũng phải cắm mặt vào trả lời càng nhanh càng tốt. Cho nên, thời đại nào cũng có ưu nhược, đừng cho rằng người ta bấm điện thoại là vô bổ hết cả đâu! trên phương diện quản lý, tôi chỉ nói là vấn đề của nv tôi tuyển do sử dụng đt quá nhiều, là kỹ năng sử dụng máy tính quá kém, kỹ năng ứng xử thực tế ngoài mạng xã hội cũng kém, thời gian ko full khách có thể dùng để chăm sóc và nghiên cứu khách cũ, nhưng ko hề, còn giấu diếm chơi đt. tuy ko phải là tất cả các e mới đều vậy, nhưng người rụng đa phần các nv nghiện đt và điện tử Phải gọi là thế hệ cúi đầu, lúc nào cũng cúi đầu vào cái điện thoại. Ngày xưa lúc học đại học dùng điện thoại cục gạch thì chỉ là chơi Rắn gì đó trong những giờ học nhàm chán, lúc ra trường mới bùng nổ Smart Phone. Các anh chị 7x,8x thời mới đi làm ko lướt điện thoại thì sẽ làm gì ? Đừng bảo là 8h/ ngày làm việc nghiêm túc 100%. Ngày trước Tôi từng là nhà Thông thái của xóm, giờ có chị google rồi. Mỗi thời mỗi khác. Thời buổi này mà mấy ông mấy bà cứ đòi con có tuổi thơ như ngày xưa thì mắc mệt. Thế hệ cũ cắm mặt vào quán nhậu, thế hệ mới cắm mặt vào điện thoại cắm mặt vào điện thoại thì làm sao nhỉ, cả xã hội như vậy thì bạn tuyển ai cũng thế thôi. :')
Thị trường lao động 'dễ tổn thương' Gần 4 năm trước, Ly Mí Vàng, 30 tuổi, vượt 2.000 km từ Đồng Văn (Hà Giang) đến Bình Dương tìm việc. Anh không biết chữ, tiếng Việt bập bẹ nên chỉ làm được các công việc tay chân. Vàng làm ở công ty ghế sofa, tăng ca thường xuyên, thu nhập mỗi tháng được hơn 9 triệu đồng. Trừ chi phí ăn ở, đi lại, nam công nhân gửi về quê gần 5 triệu đồng để nuôi vợ con, mẹ già.Năm ngoái, Covid-19 bùng phát, Vàng mất việc. Anh cùng nhiều đồng hương bắt xe về quê trước ngày các địa phương áp lệnh phong tỏa. Nam công nhân không kịp nhận khoản tiền nào từ các gói hỗ trợ của nhà nước. "Lúc đó tôi sợ lắm, nghĩ ở nhà luôn nhưng ở quê không có tiền", Vàng nói. Trước đây thanh niên trong vùng kéo ra khu vực cửa khẩu làm thuê, song từ khi xuất hiện dịch, Trung Quốc cấm biên không còn việc. Lao động túa đi các nơi xin vào các nhà máy.Đầu năm nay, Vàng được một công ty gỗ ở Bình Dương nhận vào làm thời vụ. Được mấy tháng việc nhiều, thu nhập gần 10 triệu đồng, nhà máy bắt đầu giảm đơn hàng, không còn tăng ca, tiếp theo là những đợt cắt giảm lao động. Đầu tháng 7, anh buộc phải hồi hương giữa lúc nhiều doanh nghiệp ở thủ phủ công nghiệp dừng tuyển người do đơn hàng xuất khẩu giảm hàng loạt."Tết sắp đến mà nhà có đến 7 người. Chắc tôi lại phải đi thôi", Vàng nói khi nhận được thông tin có một sàn việc làm sắp được tổ chức ở thị trấn Đồng Văn vào tuần tới, một vài doanh nghiệp ở Bình Dương cần người nên về tận quê để tuyển.Ly Mí Vàng là điển hình của lao động giá rẻ, tức không có gì ngoài sức khỏe, dễ tìm được việc nhưng cũng nhanh chóng bị đào thải khi doanh nghiệp hết nhu cầu. Ông Bùi Văn Lựa, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hà Giang, cho biết đầu năm nhiều công ty phía Nam phục hồi sản xuất đã liên hệ địa phương cung ứng lao động. Tuy nhiên đến giữa năm cứ 10 người được đưa đi, 6 người trở về do các nhà máy hết đơn hàng, giảm nhân sự.Theo ông Lựa, người lao động trên địa bàn cần cù, chịu khó, cái gì cũng làm nhưng chỉ dừng lại ở việc tay chân do không có kỹ năng, trình độ thấp và chưa từng học lớp đào tạo nghề chính thức.Báo cáo từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính đến quý 2/2022, lao động trong độ tuổi của cả nước đạt 51,4 triệu người. Dân số ở thời kỳ vàng nhưng chất lượng lao động "chưa vàng" khi tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 26%. Thị trường lao động dư thừa người kỹ năng thấp và thiếu lao động kỹ thuật cao. Chính những hạn chế trình độ đã khiến lao động Việt gặp khó trước những biến động lớn như đại dịch, xu hướng dịch chuyển việc làm.Như lúc Covid-19 bùng phát, ngay lập tức tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao, từ 1,22% quý 4/2019 lên 4,46% (hơn 1,8 triệu người) quý 3/2021. Khoảng 2,2 triệu lao động lao động đã rời thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh.Theo ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc vận hành toàn quốc Dịch vụ cho thuê lại lao động, Manpower Group Việt Nam, nhân lực giá rẻ vừa là điều kiện thu hút nhưng cũng là điểm yếu về thích nghi của lao động Việt Nam khi doanh nghiệp nước ngoài đưa công nghệ mới vào sản xuất. Khảo sát xu hướng tuyển dụng quý 3-4/2022 do đơn vị thực hiện cho kết quả khoảng 57% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân lực chất lượng cao.Lao động giá rẻ đồng nghĩa thu nhập không cao. Khảo sát của Manpower Group chỉ ra bình quân lao động làm công ăn lương Việt Nam nhận khoảng 300 USD, tương đương 7 triệu đồng mỗi tháng, thấp hơn khá nhiều so với lao động trong khu vực (1.992 USD) và thế giới (2.114 USD).Một khảo sát khác của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) chỉ ra so với lao động Trung Quốc, Thái Lan, thu nhập hàng tháng của người Việt Nam làm việc trong các nhà máy của Nhật bằng một nửa, chỉ hơn nhân công Lào, Campuchia, Myanmar và tương đương Phillippines với 236 USD mỗi tháng, tức 5,5 triệu đồng."Thu nhập thấp, người lao động không có tích lũy nên họ không đủ sức chống đỡ khi mất việc. Các gói hỗ trợ 1-3 triệu đồng mỗi người trong suốt đợt dịch như muối bỏ biển", PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đời sống Xã hội (Social Life) nói, chưa kể nhiều lao động không nhận được tiền vì vướng mắc thủ tục. Trong khi đó, đến cuối năm ngoái chỉ hơn 15 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, đạt 34% lao động trong độ tuổi, khi thị trường gặp các sự cố, nhiều lao động mất việc sẽ nằm ngoài lưới an sinh.Một khảo sát của Viện Social Life được thực hiện trên 1.000 mẫu vào cuối năm ngoái cho thấy trước dịch 45% công nhân có thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng mỗi tháng, gần 30% có thu nhập dưới mức 5 triệu đồng, hơn 60% lao động không thể để dành. TS Lộc cho rằng sau dịch, gần một nửa người tham gia khảo sát cho biết chỉ có thể cầm cự được một tháng nếu không có việc làm. Nền kinh tế hiện nay phụ thuộc nhiều vào lao động phổ thông với các ngành dệt may, da giày, điện tử, gỗ... và chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Do đó, thị trường thế giới "hắt hơi, sổ mũi", hàng triệu công nhân trong nước sẽ lao đao.TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, nói thị trường lao động ở các thủ phủ công nghiệp mong manh, dễ tổn thương còn đến từ việc các địa phương chưa đầu tư đúng mức cho hạ tầng an sinh xã hội. Đơn cử, chỉ 8% công nhân nhập cư đến TP HCM ở trong nhà lưu trú, còn lại phải thuê trọ. Người lao động làm việc nhiều năm ở thành phố nhưng vẫn bị xem là tạm cư ngắn hạn. Các dịch vụ y tế, giáo dục cho họ và con em gần như không được tính đến. Do đó, họ không cảm thấy gắn bó, dễ dàng rời đi.Theo ông Lợi, khi thu nhập của người lao động còn thấp, gặp các sự cố như dịch bệnh, các gói hỗ trợ của nhà nước rất quan trọng để giúp họ vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai các chính sách vẫn còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, chưa trao quyền cho các địa phương. Tiền đến tay người lao động không kịp thời cũng là lý do khiến họ thất vọng và khó gắn bó lâu dài với thành phố.TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam, cho rằng lao động giá rẻ là hệ quả của quá trình dài các địa phương chấp nhận nguồn vốn FDI chảy vào những ngành thâm dụng lao động. Những vấn đề của thị trường lao động Việt Nam tồn tại nhiều năm, bộc lộ rõ nét khi dịch bệnh ập đến hoặc kinh tế suy thoái.Thống kê của cơ quan chức năng, hơn 90% dòng tiền FDI vào Việt Nam chỉ tập trung trong các ngành sản xuất giản đơn như may mặc, chế biến lương thực – thực phẩm, lắp ráp linh kiện điện tử. Đây là những ngành có xu hướng sử dụng lao động tay nghề thấp, thậm chí chưa cần qua trường lớp đào tạo.Dự báo của JICA cũng chỉ ra dân số Việt Nam sẽ già đi "cực kỳ nhanh" vào năm 2050, chỉ còn 60% dân số trong độ tuổi lao động và một phần dân số sẽ trên 60 tuổi. Trừ khi tăng trưởng năng suất và tỷ lệ tham gia thị trường lao động được cải thiện, già hóa dân số dự kiến dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm hơn đáng kể và làm tăng khả năng thiếu lao động. Lúc này Việt Nam sẽ mất lợi thế lao động giá rẻ trong các ngành đòi hỏi kỹ năng thấp và thâm dụng lao động.Chuyên gia Lê Duy Bình cho rằng những ngành như gỗ, dệt may, da giày sử dụng hàng triệu lao động không thể là tương lai của Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng sẽ phải chuyển đổi để đi lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Vai trò của nhà nước là chuẩn bị cho người lao động đi theo quá trình dịch chuyển. Nếu không sớm thay đổi đào tạo, bù đắp các kỹ năng cho người lao động, có thể dẫn tới nguy cơ mất tính cạnh tranh. Lao động đối mặt với thất nghiệp, không còn bất kỳ nguồn thu nhập nào trong khi hệ thống an sinh chưa nâng đỡ được hết."Lao động như Ly Mí Vàng cần được đào tạo để tham gia vào nền nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương, không thể di chuyển hàng nghìn km để làm công nhân", ông Bình nói.Lê Tuyết Công nhân sẽ là ngành đầu tiên mất việc làm bởi robot.Nên muốn hay không muốn cần phải nhìn vào thực tế là công nhân muốn thoát nghèo thì buộc phải tự đi họ nâng cao tay nghề thành công nhân kỹ thuật, hoặc chuyển đổi ngành nghề. Chứ cứ làm công nhân lao động giản đơn thì cho dù ở bất kỳ quốc gia nào, anh vẫn mãi mãi nằm ở tầng đáyNhiều bạn hỏi tiền đâu, thời gian đâu đi học, xin thưa đó là chi phí các bạn tự phải tự vay mượn bỏ ra đầu tư, của đau con xót thì mới có quyết tâm, có động lực, có hiệu quả. Cứ nhìn vào các lớp học nghề miễn phí thì rõ, người học không mất tiền, nên vừa học vừa chơi, học xong cũng chả có việc làmSinh ra trong cái nghèo không phải là cái tội, nhưng mà không nỗ lực thoát nghèo thì lại là cái tội, hãy hỏi tại sao người ta cũnh có xuất phát điểm thấp như mình, người ta vươn lên được, còn mình thì không Tốt nghiệp ĐHSP hẳn hoi, ra trường, thi tuyển viên chức và được tuyển dụng trở thành giáo viên với mức lương 4 triệu 50 nghìn một tháng. Tôi từng đi học, ra trường kiểm việc ( làm cả công nhân) rồi làm quản lý, giờ ra ngoài mở doanh nghiệp làm riêng ( hiện tại có 20 cn), Tôi nhận thấy 1 điều, ở VN tại sao người hơn 20 tuổi rồi mà ko có 1 chút kỹ năng làm việc, đi làm thì đi muộn về sớm, trước khi hết giờ 15-20 phút là ko làm, chuẩn bị tư thế để về, bình quân 20 người thì có được 1 người là chịu khó, biết việc. Một chi tiên tôi rút ra rất ngược đời là người lười hay đòi hỏi, hay phàn nàn và ngược lại. Cũng giống như các bạn bán hàng hay nói " người hỏi nhiều thì mua ít, người ít hỏi mua đc nhiều". Với thái độ làm việc như hiện nay thì mọi người hãy nhìn thẳng vào sự thật là còn rât..rất lâu nữa mới thay đổi được. Mọi tầng lớp lao động tại VN đều rất dễ tổn thương, từ công nhân đến nhân viên y tế, giáo viên. Vì thu nhập quá thấp và đặc biệt tốc độ tăng thu nhập luôn thua xa tốc độ tăng chi phí tiêu dùng. Giá xăng dầu, điện nước, thực phẩm và cả học phí của con em họ đều chạy nhanh hơn nhiều so với thu nhập, cuộc đua mãi mãi không cân sức thì sẽ rất nản... Chúng nên bỏ quan niệm lao động giá rẻ để cho người lao động có được mức thu nhập đảm bảo trang trải cuộc sống, chứ lương của lao động ở VN kể cả tăng ca đi đôi với chi tiêu cắt xén cũng chỉ tạm đáp ứng nhu cầu sống cơ bản, chưa kể con cái đến ngày tựu trường hay lao động cần khoản chi tiêu cao phải lo chạy mượn. Vấn đề nước ta đang rất mâu thuẫn khi cử nhân, kĩ sư thất nghiệp nhiều, còn công nhân thì lại tay nghề thấp. Vậy chúng ta đang thừa thầy, thiếu thợ giỏi chứ không phải thiếu trình độ. Với đồng lương bèo bọt, không có trợ cấp gì, tiền làm thì đủ chi tiêu tiết kiệm. Vậy bao năm họ đi làm tích cóp được gì... Nhiều người biểu phấn đấu... nhưng dựa trên cơ sở nào, phải có hướng thì họ mới phấn đấu được. Chứ ngày 8 h, chưa kể tăng ca... chính vì họ coi công việc chỉ tạm thời nên khi có sự cố thường họ bỏ việc ngay... Ở các nước CV cũng vậy, cũng sản phẩm đó, cũng CTY đó nhưng mức lương lao động hai quốc gia khác nhau. Người tạo ra sản phẩm, tạo ra giá trị thì nhận lương thấp, nghèo không đủ sống còn một số người không tạo ra sản phẩm giá trị có khi lại sung túc. Rẻ vì cắt hết mọi quyền lợi chính đáng của nlđ thì rẻ làm j Thu nhập thấp, an sinh kém, phúc lợi cũng ko đủ thì giá rẻ thật sự không bền vững và cũng không đem lại lợi ích gì cho nlđ cũng như cho xã hội cả. Nhân công giá rẻ là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nhiều năm qua ... hậu quả là công nhân sức cùn lực kiệt ở tuổi trung niên, chưa đến tuổi hưu đã hết sinh lực để sống nói chi nghĩ ngơi hưởng thụ tuổi già ... trong khi nước không có "Nhân công giá rẻ" nhiều người còn vẫn muốn đi làm cái gì đó "cho vui ít, thì giờ nhàn rỗi ". :') Bài toán lương cao , giá cả thấp , lạm phát ít . Đau đầu cơ quan quản lý Với tốc độ phát triển khoa học hiện nay thì tương lai lao động chất lượng thấp sẽ thay bằng máy móc hết, người làm chủ chẳng cần thuê nhiều nhân công làm gì. Tự người việt mình phải phấn đấu thôi, học nghề cũng được, học đại học, cao đẳng cũng được miễn có tấm bằng trên tay thì đỡ bị sa thải hơn lao động phổ thông. Các tập đoàn sẵn sàng thuê người tốt nghiệp đại học làm trái ngành trả lương cao nhưng chẳng ai chịu thuê công nhân lao động đơn giản giá cao cả Thật hổ thẹn lương của bạn ý bằng số lẻ của mình mà chả có dư đồng nào gửi về quê :-/ Đúng là dễ tổn thương thật. Mới dịch thì công nhân bỏ hết việc về quê, sau dịch thì tràn ra thành phố tìm việc, doanh nghiệp mới hết đơn hàng thì lại ùn ùn về quê (Bình Dương), có thời điểm doanh nghiệp đổ xô cả về quê mà không tuyển được lao động, gần Tết thì công nhân lại lao đao tìm việc
Thu hồi trên 1.300 ha đất làm vành đai 4 vùng Thủ đô Chiều 30/9, Ban Chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị cam kết tiến độ và ký giao ước thi đua trong công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo, cho rằng với dự án có khối lượng lớn và nhiều đặc thù như vành đai 4 vùng Thủ đô, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư là chìa khóa quyết định sự thành công.Qua tính toán, diện tích đất cần giải phóng mặt bằng rất lớn, hơn 1.300 ha. Trong đó, Hà Nội khoảng 740 ha tại 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thường Tín). Bắc Ninh cần thu hồi 320 ha tại 4 huyện, thành phố (Thuận Thành, Quế Võ, TP Bắc Ninh, Gia Bình). Hưng Yên cần thu hồi khoảng 270 ha tại 4 huyện (Văn Giang, Khoái Châu; Yên Mỹ, Văn Lâm).Lãnh đạo ba địa phương thống nhất xây dựng cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bổ sung danh mục kế hoạch sử dụng đất để thực hiện dự án xong trong tháng 10/2022; tổ chức lập, phê duyệt, cắm mốc giải phóng mặt bằng và bàn giao ranh giới chậm nhất tháng 11/2022; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ban hành quyết định thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, tái định cư xong toàn dự án tháng 12/2023.Việc bàn giao 70% diện tích mặt bằng các gói thầu xây lắp được hoàn thành trước ngày 30/6/2023 để phục vụ khởi công và cơ bản bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12/2023 để thi công công trình. Ba địa phương thống nhất phấn đấu hoàn thành, đưa vào khai thác tuyến đường từ năm 2027.Ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, cho biết tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo, do trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban. Bốn huyện, thành phố có dự án đi qua cũng đã thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư.Qua rà soát, Bắc Ninh có một số khó khăn, trong đó có khu vực lịch sử đất đai phức tạp, tới đây Tỉnh ủy sẽ có hội nghị chuyên đề, chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, vận động, tạo đồng thuận cao đối với dự án, hạn chế thấp nhất đơn thư và xử lý kịp thời các phát sinh.Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa của Dự án đầu tư xây dựng vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội trong việc kết nối, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ông kiến nghị ban chỉ đạo dự án duy trì họp thường xuyên để kịp thời đôn đốc, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai.Tuyến vành đai 4 vùng thủ đô dài 112,8 km, chia làm 7 dự án thành phần, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Khi đưa vào khai thác, tuyến đường sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng.Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 85.800 tỷ đồng. Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 41.860 tỷ đồng, bao gồm hơn 19.380 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nguồn vốn ngân sách địa phương hơn 22.470 tỷ đồng (Hà Nội hơn 19.470 tỷ; Hưng Yên 1.000 tỷ; Bắc Ninh 2.000 tỷ).Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 hơn 14.500 tỷ đồng, bao gồm 8.790 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương; nguồn vốn ngân sách địa phương hơn 5.710 tỷ đồng. Vốn do nhà đầu tư thu xếp hơn 29.440 tỷ đồng.Võ Hải Nên ưu tiên đoạn tuyến từ đại lộ Thăng Long ra quốc lộ 5, 5b để giải cứu vành đai 3 và cầu Thanh Trì. Tiến độ làm việc là rất nhanh đấy, ngày càng tiến bộ trong việc thiết kế và quản lý dự án. Hi vọng sẽ có vành đai 4 đúng như kế hoạch! Tính toán thiết kế làm sao để tránh tắc đường sau 5_10_30 năm đưa vào sử dụng. Nhìn đường vành đai 3 tắc mà phát ớn. Khu đất sông Hồng và Hồ Tây cần phải sớm quy hoạch gọn gàng đẹp đẽ Khẩn trương làm ngay từ tháng 10 này khởi công luôn.Quyết không chậm trễ dù chỉ 1 ngày thiệt hại cho đất nước Giờ nên trải lại nhựa đường trong phố và quy hoạch lại bờ sông hồng còn hơn , quá nhếch nhác và lổn nhổn . Đi về các tỉnh mặt đường còn đẹp gấp mấy lần mặt đường thủ đô nữa, toàn ổ voi ổ gà, đường xá thì cắt ngang cắt dọc để chạy điện chạy nước . Tình trạng đường xá trong nội thành thực sự khủng khiếp Quy hoạch vành đai mở rộng không gian phát triển, nâng tỷ lệ đô thị hóa lên cao 70% ngon, các khu công nghệ cao, tiến tiến trụ cột, , các thành phố vệ tinh, khu vực kết nối tiện ích, dịch vụ cao như cao tốc, quốc lộ rộng đẹp lên 30m, tàu metro, vành đai,... Hạ tầng cây xanh, nguồn nước, không khí,...Hạ tầng kỹ thuật gọn ngầm hóa, đảo bảo cuộc sống tốt lên. Quy hoạch ngoại thành xanh sạch đẹp, môi trường tốt nghỉ ngơi, thư giãn, diện tích nhà quá sát sát nhau, diện tích siêu nhỏ cắt đất bán kiểu 30m2 là hỏng.- Vành đai hoàn thiện đi đôi với cơ sở y tế, giáo dục, dân trí các huyện tốt và hiện đại lên giảm tải và thu hút lượng và chất đến.- Quy hoạch sông hồng nơi hiện đại, công viên, 2km -3km 1 cây cầu quá tiềm năng, vị trí siêu đẹp- Hồ Tây quá đẹp tự hình thành đã quy hoạch rồi ngọn chỉ cần quản lý tốt- Ngầm hóa công trình thật đẹp 1 vài công trình tương lai tránh thảm họa thiên tai, thảm họa do con người.- Vành đai 4 làm làm quyết liệt, nhanh gọn đừng bày ngâm mưa Đề nghị Tp cũng triển khai xây dựng Tổ hợp Ga Ngọc hồi nối với Vđ 4 luôn, Ga Ngọc hồi đất thu hồi để hoang hóa đã lâu, tuyến ĐSĐT số 1 Yên viên -Ngọc hồi xuyên qua 3 đường vành đai 2,3,4, nên triển khai sớm để đồng bộ hạ tầng với các tuyến vành đai,,
Việt Nam đã tiêm được 260 triệu liều vaccine Covid-19 Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thừa ủy quyền của Thủ tướng ký báo cáo gửi Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết 30 về các chính sách đặc thù phòng chống Covid-19, ngày 28/9.Theo đó, tất cả người dân từ 12 tuổi đều được tiêm đủ hai liều cơ bản; hiệu suất sử dụng vaccine cao (100%); tốc độ tiêm tháng cao điểm đạt 40 triệu liều.52% dân số từ 18 tuổi được tiêm mũi thứ ba, cao gấp đôi trung bình thế giới. Tỷ lệ tiêm mũi một và hai cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cao hơn một số nước phát triển như Mỹ, Đức, Italy, Pháp. Việt Nam triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 với quy mô rộng rãi, nhiều nhóm, nhiều mũi tiêm và sử dụng đa dạng các loại. Các địa phương đã đẩy nhanh tốc độ tiêm với phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người.Cả nước có 1,2 triệu liều vaccine Covid-19 phải hủy, chiếm 0,005% so với số liều được sử dụng, nằm trong giới hạn hao hụt thường quy của công tác tiêm chủng, do vaccine cấp phép ngắn hạn khẩn cấp, theo báo cáo của Chính phủ. Việt Nam cũng đã tiết kiệm được hàng triệu liều vaccine dôi dư, do tổ chức buổi tiêm, kế hoạch hợp lý.Tuy nhiên, việc tiêm chủng tại một số nơi chưa đảm bảo đầy đủ chỉ tiêu mà Chính phủ, Thủ tướng giao, nhất là với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi bốn cho người từ 18 tuổi. Từ tháng 6, người dân tại nhiều địa phương không muốn tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, 4) khiến vaccine Covid-19 bị tồn. Thủ tướng và Bộ Y tế nhiều lần đốc thúc các địa phương đẩy nhanh tiến độ, kêu gọi người dân nêu cao trách nhiệm, tham gia tiêm chủng. Một số địa phương yêu cầu người dân không tiêm vaccine phải ký cam kết chịu trách nhiệm nếu xảy ra dịch bệnh.Theo báo cáo của Chính phủ, đến cuối tháng 9, có hơn 680.000 lượt tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ vaccine Covid-19, với tổng số huy động 10.500 tỷ đồng; đã chi hơn 7.600 tỷ đồng; dư hơn 2.800 tỷ đồng.Đến tháng 8, qua công tác ngoại giao, Việt Nam được viện trợ từ nước ngoài gần 120 triệu liều vaccine, chiếm 50% trị giá, khoảng 800 triệu USD (tương đương 20.000 tỷ đồng tiết kiệm cho ngân sách nhà nước). 30 quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế và cộng đồng người Việt ở nước ngoài hỗ trợ trang thiết bị y tế với tổng trị giá 80 triệu USD. Việt Nam đóng góp một triệu USD cho chương trình COVAX.Đến nay, Việt Nam đã kiểm soát được Covid-19 trên toàn quốc; đạt tỷ lệ bao phủ vaccine tạo miễn dịch cộng đồng.Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng nay, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đọc báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, cho biết Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về tỷ lệ tiêm liều nhắc lại; thứ 5 về số liều vaccine trung bình mỗi người dân nhận được. Covid-19 được kiểm soát, tỷ lệ chuyển nặng, tử vong rất thấp so với các nước, tránh được nguy cơ dịch chồng dịch; xếp thứ hai thế giới về phục hồi sau dịch. Tôi đã tiêm mũi 4. Không biết có mũi 5 không? Tôi đã tiêm ba mũi. Sau đó bị covid nhẹ. Tôi vừa tiêm mũi 4.
Trồng sâm Báo tiến vua Chiều cuối tháng 9, chị Đặng Thị Nga, 39 tuổi, ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, cùng 3-4 phụ nữ trong làng kỳ cọ rổ sâm cho sạch đất trước khi đem chế biến thành trà thảo dược. Mỗi người một công đoạn, người rửa sâm, người thái lát, số khác đem vào lò sấy, sơ chế hoặc đóng gói... Họ cười nói bàn chuyện sâm được mùa, giá cao hơn những năm trước khi dịch Covid-19 đã qua.Do trời mưa, sâm cũng chưa đạt trọng lượng nên chị Nga chỉ đào một lượng nhỏ vừa đủ làm để trả đơn hàng mới nhận. Sâm Báo tầm hơn tháng nữa mới vào chính vụ thu hoạch.Sâm xưa kia mọc hoang trên núi Báo, còn gọi là sâm Báo, được biết đến rộng rãi vào thời nhà Hồ, cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Tương truyền, năm 1397, để nhanh chóng dời đô từ Thăng Long về đất An Tôn, Hồ Quý Ly sai lính ngày đêm đào thành, đắp lũy. Việc khai thác, vận chuyển những phiến đá nặng hàng chục tấn từ triền núi về lắp ghép thành bức tường sừng sững cao đến 3-4 m mà không có máy móc hỗ trợ đòi hỏi kỹ thuật điêu luyện và tốn nhiều công sức.Sử cũ chép, đã có nhiều binh lính, dân phu, lao dịch hy sinh xương máu, tính mạng ở công trình thành đá kỳ bí này. Tình cờ, trong một lần đi đốc thúc việc xây thành, Hồ Quý Ly chứng kiến nhóm thợ làm việc ngày đêm không biết mệt mỏi. Tìm hiểu, ông được biết nhóm người này quê ở làng Biện Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Ninh, thuộc trấn Thanh Đô (nay là xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc). Họ cường tráng là do dùng thức uống nấu từ củ sâm trên núi Báo.Hồ Quý Ly liền sai nhóm ngự y chuyên đi săn tìm loài sâm quý, ban lệnh cấm người dân sử dụng, nhằm thu lượm dược liệu phục vụ cho quan quân tham gia xây thành đắp lũy.Sau này, cây sâm trở thành dược liệu quý dùng chữa bệnh và là thực phẩm bổ dưỡng chuyên dùng trong cung nhà Hồ, được coi là sản vật quốc gia thời vua Lê, chúa Trịnh sau này. Sách Thanh Hóa Vĩnh Lộc huyện chí của Lưu Công Đạo viết: "Nước Nam có nhiều sâm, chỉ có sâm đất Biện Thượng công hiệu hơn hẳn các nơi khác. Dùng nhân sâm ở núi Báo nhiều hiệu nghiệm kỳ lạ".Tuy nhiên, cây sâm suốt nhiều thế kỷ sau này ít được phổ biến hoặc chỉ được sử dụng hạn chế trong các hiệu thuốc đông y trong vùng. Sâm vẫn mọc hoang trên những triền núi Báo ở làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng.Khoảng 5 năm gần đây, nhận thấy cây sâm Báo có giá trị kinh tế cao, một số gia đình ở địa phương đã tìm lấy hạt, nhân giống. Gia đình chị Nga đến nay đã trồng bốn vụ sâm trên diện tích 0,5 ha. Năm đầu, gia đình thu được 600 kg củ, bán được 500 triệu đồng, trừ chi phí chị lãi hơn 300 triệu đồng. "Trồng sâm thu nhập cao và ổn định hơn hẳn các loại hoa màu khác", chị Nga chia sẻ.Những năm đầu, do chưa biết cách chế biến, chị Nga chủ yếu bán củ tươi nên hiệu quả không cao. Gần đây gia đình Nga liên kết với một số hộ khác thành lập hợp tác xã Tây Đô, mua máy móc về chuyên sản xuất sản phẩm trà thảo dược sâm Báo. Sản phẩm của Hợp tác xã Tây Đô được thị trường ưa chuộng và vừa được công nhận sản phẩm OCOP ba sao (chương trình mỗi xã một sản phẩm).Anh Đinh Xuân Tá, 31 tuổi, năm nay trồng 2,5 ha sâm, dự kiến cuối vụ sẽ cho thu hoạch 4,5-5 tấn củ. "Tôi không chế biến mà bán luôn tại chân ruộng, cứ củ đưa lên bờ là hết veo...", anh Tá nói và cho hay giá bán trên thị trường hiện dao động 150.000-200.000 đồng một kg củ tươi. Anh dự kiến thu gần một tỷ đồng từ nghề trồng sâm.Theo anh Tá, sâm xuống giống khoảng tháng 2-4 hàng năm và đến tháng 9-12 thì cho thu hoạch. Trồng cây sâm không quá khó song cần chú ý một số công đoạn, đặc biệt là không nhổ cỏ dại mà chỉ phủ nylon và diệt cỏ trước khi làm đất để tránh tác động tới củ sâm khi đang mùa sinh trưởng. Sâm cũng thường bị nấm gây thối cổ rễ mà hiện chưa có thuốc bảo vệ thực vật đặc trị nên nông dân chủ yếu bón thêm vôi bột và làm rãnh thoát nước kịp thời để cây không bị úng...Ông Trịnh Việt Cường, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Lộc, cho hay sâm Báo là cây thân thảo thường mọc vào đầu xuân. Loài này ưa sáng, thích hợp với đất nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt nên trồng ở vùng đất đồi thấp. Củ sâm có vị đắng, tính mát, có thể giải nhiệt, được sử dụng làm nước uống, là dược liệu quý hiếm dùng để chữa bệnh và là thực phẩm chức năng bổ dưỡng. Sâm Báo giúp trị ho sốt, phổi yếu, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, kém ăn, suy nhược cơ thể...Sâm Báo có hai loại gồm giống hoa đỏ và hoa vàng. Loại hoa vàng được cho có dược tính tốt hơn nên thường có giá trị cao hơn. Sâm Báo củ tươi (loại hoa vàng) bán thị trường tự do hiện dao động 800.000 đến 1,2 triệu đồng mỗi kg. Theo lãnh đạo huyện Vĩnh Lộc, thu nhập từ sâm năm nay ước đạt 300-600 triệu đồng một ha tùy sản lượng cao thấp.Hiện nay, sản phẩm được chế biến từ sâm Báo Vĩnh Lộc gồm nhiều loại như cao sâm, nước uống bổ dưỡng sâm, rượu sâm, siro sâm, mặt nạ sâm... được thị trường ưa chuộng.Huyện Vĩnh Lộc cũng vừa phê duyệt đề án bảo tồn và mở rộng quy mô phát triển cây sâm Báo trên địa bàn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, từ diện tích trồng sâm toàn huyện đạt 15 ha năm 2021, năm nay nâng lên thành 25 ha. Đến năm 2025, Vĩnh Lộc mục tiêu mở rộng diện tích trồng sâm lên 120 ha và đến năm 2030 là 250 ha, đưa cây sâm núi Báo trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực. 1ha được 10 tấn nếu 15k thì được 150tr/ năm kinh tế và nhàn hơn nhiều so với trồng lúa.Bà con nghiên cứu nuôi thêm cá lươn, ếch... để không lãng phí và tăng thêm Mồi nhậu. Lại nhớ cái ngày còn bé, ăn không ăn mà ngoáy cả buổi phần thịt bên trong ra ngoài để lấy vỏ làm còi. Thương nhau củ ấu cũng tròn, Ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông Thời thơ ấu của tôi. Mua và ăn từ từ. Củ ấu ăn rất thơm và bùi. Sâm Việt Nam , rất có ích cho sức khỏe Ui tuổi thơ của tôi. Giờ dịch này nhìn thèm quá. Mà không có để ăn Hình ảnh vùng quê thật đẹp và yên bình trong mùa Covid. Khung cảnh đẹp và yên bình quá Giống cây be Bây giờ em mới biết quê em cũng có củ ấu, trước em toàn ăn ở Hải Dương, Hưng Yên,... Nhớ quê quá! củ này kho với cá ăn ngon Nhớ tuổi thơ giữ dội với những trưa hè oi ả chuyên đi dình dập bờ ao để lấy trộm ấu,ăn song lấy vỏ ấu gắn vào đầu móng tay giả làm yêu tinh doạ chúng bạn. nhìn đẹp mắt quá. dưới đây chắc nhiều cá lắm á Đẹp quá
Sập sàn công trình cầu Mỹ Thuận 2, một công nhân mất tích Chiều 30/9, mảng sàn đi lại dài 6 m, rộng gần 3 m, nằm trên bệ trụ chính cầu Mỹ Thuận 2 ở phía bờ Vĩnh Long bất ngờ sập làm ba công nhân rơi xuống sông. Hai người được các công nhân gần đó vớt lên, người còn lại là Trần Thanh Châu (29 tuổi, quê ở Huế) bị nước cuốn.Đại diện đơn vị thi công gói thầu cầu chính Mỹ Thuận 2 (XL03) cho biết vị trí mảng sàn bị sập cách mặt nước khoảng 3 m. Đây ra sàn phụ trợ, giúp công nhân đi lại khi thi công trụ bêtông, không phải kết cấu đà giáo nên ít người làm việc.Nguyên nhân tai nạn, theo đơn vị thi công, có thể do mấy ngày qua mưa bão, gió mạnh làm đứt các đường hàn trên sàn đi lại. Sau khi sự cố xảy ra, vị trí sàn bị sập đã được khắc phục và kiểm tra toàn bộ sàn trên bệ trụ chính.Dự án cầu Mỹ Thuận 2 vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng, bắc qua sông Tiền, tổng chiều dài 6,61 km. Điểm đầu dự án nối cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, điểm cuối kết nối cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.Công trình khởi công tháng 2/2020, dự kiến hoàn thành và khai thác cuối năm sau. Giai đoạn đầu, cầu được làm 4 làn, tốc độ tối đa 100 km/h. Hiện, toàn dự án đạt tiến độ hơn 60%, vượt 3,5% so với kế hoạch.Huy Phong Lại đổ lỗi cho mưa gió làm đứt mối hàn, sàn thao tác nhìn tạm bợ quá Tai nạn gợi nhớ cầu Mỹ Thuận 1.Mong nhà đầu tư và giám sát cẩn thận hơn. Lại đổ lỗi cho thời tiết. Cầu mong bình an Không áo phao? Một công trình trọng điểm mà sao công tác ATLĐ kém thế. Đổ lỗi cho mưa gió cũng giống như đổ lỗi cho Ông Trời vậy . Lại đổ lỗi cho mưa gió. Mấy ông làm công trình ở sông thì ít nhất phải có áo phao bảo hộ và phải biết bơi. theo ảnh chụp thì Thiếu lớp lưới căng phía dưới, để chẳng may người hoặc vật rơi từ sàn xuống thì còn có lớp lưới giữ lại. Các anh em công nhân kỹ sư cẩn thận nha! Cái gì cũng tạm bợ , Cứ lại đỗ lỗi thời tiết. Nguyên tắt làm việc là các anh an toàn lao động phải kiểm tra trước khi cho công nhân lên làm. Cái sàn thao tác tạm bợ quá Nghe nói trong 3 anh rơi xuống sông có 2 anh biết bơi được cứu . Còn 1 anh không biết bơi thì chìm quá nhanh . Sao lại không biết bơi? Nhìn hình ảnh thấy công trình chất lượng kém, công tác an toàn quá tạm bợ.
Người dân Nghệ An thiệt hại vì mưa lũ Sau khi bão Noru đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam rạng sáng 28/9, hoàn lưu bão gây mưa mở rộng ra Bắc Trung Bộ và nam đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó Nghệ An mưa lớn nhất, phổ biến 200-600 mm, khiến 13/21 huyện thị bị ngập, 7 người chết.Riêng huyện Yên Thành có hơn 2.000 nhà bị ngập, nhiều công trình hư hỏng. Trong ảnh là một góc xã Khánh Thành, có điểm ngập sâu một mét.Sau khi bão Noru đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam rạng sáng 28/9, hoàn lưu bão gây mưa mở rộng ra Bắc Trung Bộ và nam đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó Nghệ An mưa lớn nhất, phổ biến 200-600 mm, khiến 13/21 huyện thị bị ngập, 7 người chết.Riêng huyện Yên Thành có hơn 2.000 nhà bị ngập, nhiều công trình hư hỏng. Trong ảnh là một góc xã Khánh Thành, có điểm ngập sâu một mét.Lực lượng cứu hộ chuyển gia súc của người dân xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, khỏi vùng nước lũ. Toàn tỉnh Nghệ An có hơn 400 con trâu bò, lợn bị lũ cuốn chết.Lực lượng cứu hộ chuyển gia súc của người dân xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, khỏi vùng nước lũ. Toàn tỉnh Nghệ An có hơn 400 con trâu bò, lợn bị lũ cuốn chết.Người dân xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, nằm sát hạ lưu sông Lam treo xe máy lên mái nhà khi nước dâng hơn mét.Người dân xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, nằm sát hạ lưu sông Lam treo xe máy lên mái nhà khi nước dâng hơn mét.Hàng trăm người dân xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, hỗ trợ chủ một trang trại làm thịt khoảng 4.000 con gà bị nước lũ cuốn chết. Số gia cầm này sau khi làm thịt được bán cho trại thức ăn gia súc.Thống kê trên toàn tỉnh có gần 90.000 con gia cầm bị chết do mưa lũ.Hàng trăm người dân xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, hỗ trợ chủ một trang trại làm thịt khoảng 4.000 con gà bị nước lũ cuốn chết. Số gia cầm này sau khi làm thịt được bán cho trại thức ăn gia súc.Thống kê trên toàn tỉnh có gần 90.000 con gia cầm bị chết do mưa lũ.Các tổ chức cứu trợ tiếp cận hàng nghìn nhà dân trong những ngày qua để phát miễn phí nước uống, đồ ăn.Các tổ chức cứu trợ tiếp cận hàng nghìn nhà dân trong những ngày qua để phát miễn phí nước uống, đồ ăn.Một khu đầm ở thị xã Hoàng Mai đang bị nước lũ nhấn chìm. Toàn tỉnh đã có hơn 7.600 ha thủy sản bị hư hỏng những ngày qua.Một khu đầm ở thị xã Hoàng Mai đang bị nước lũ nhấn chìm. Toàn tỉnh đã có hơn 7.600 ha thủy sản bị hư hỏng những ngày qua.Người dân Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai, thu hoạch vựa rau sau khi mưa lũ tràn qua. Hơn 1.600 ha lúa, hàng chục nghìn cây hoa màu, công nghiệp toàn tỉnh bị hỏng.Người dân Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai, thu hoạch vựa rau sau khi mưa lũ tràn qua. Hơn 1.600 ha lúa, hàng chục nghìn cây hoa màu, công nghiệp toàn tỉnh bị hỏng.Mưa lũ khiến nhiều tuyến đê gặp sự cố. Đêm 29/9, hơn 300 quân đội, công an và người dân huyện Hưng Nguyên xuyên đêm cứu 6 m đê kênh thấp của sông Lam Trà, đoạn qua xóm 7, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên.Tới nay toàn tỉnh có hơn 8.000 m kênh, mương bị hỏng; hơn 200 m đê nội đồng sạt lở; một số đập chứa nước loại nhỏ bị hư hỏng.Mưa lũ khiến nhiều tuyến đê gặp sự cố. Đêm 29/9, hơn 300 quân đội, công an và người dân huyện Hưng Nguyên xuyên đêm cứu 6 m đê kênh thấp của sông Lam Trà, đoạn qua xóm 7, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên.Tới nay toàn tỉnh có hơn 8.000 m kênh, mương bị hỏng; hơn 200 m đê nội đồng sạt lở; một số đập chứa nước loại nhỏ bị hư hỏng.Lực lượng cứu hộ gia cố một nhà dân ở thị xã Hoàng Mai bị nước lũ làm sập móng. Ngoài nhà ngập, hơn 170 nhà trên toàn tỉnh đã hư hỏng, đe dọa sập.Lực lượng cứu hộ gia cố một nhà dân ở thị xã Hoàng Mai bị nước lũ làm sập móng. Ngoài nhà ngập, hơn 170 nhà trên toàn tỉnh đã hư hỏng, đe dọa sập.Mưa lũ khiến 15 m taluy đường sắt Bắc Nam qua xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, bị sạt lở khiến tàu không thể lưu thông trong nhiều giờ.Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai Nghệ An cho biết, 65.000 m đường bị sạt taluy, 19 cầu bị hỏng; hơn 73.000 m3 đất đá sạt lở trên hàng chục tuyến đường.Mưa lũ khiến 15 m taluy đường sắt Bắc Nam qua xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, bị sạt lở khiến tàu không thể lưu thông trong nhiều giờ.Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai Nghệ An cho biết, 65.000 m đường bị sạt taluy, 19 cầu bị hỏng; hơn 73.000 m3 đất đá sạt lở trên hàng chục tuyến đường.Sáng nay, mưa đã giảm, lũ trên sông Cả dưới báo động ba 0,06 m. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, trong 12-24 giờ tới, lũ trên sông Cả và các sông ở Hà Tĩnh tiếp tục xuống chậm. Ngập lụt tiếp diễn tại các huyện Quỳnh Lưu, Đô Lương, Thanh Chương, Con Cuông, Nam Đàn (Nghệ An); Hương Khê, Đức Thọ, Vũ Quang (Hà Tĩnh).Hôm nay và ngày mai, các sông ở Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt lũ, đỉnh lũ quanh báo động một. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, đặc biệt tại các huyện: Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Thanh Chương (Nghệ An); Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang (Hà Tĩnh).Sáng nay, mưa đã giảm, lũ trên sông Cả dưới báo động ba 0,06 m. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, trong 12-24 giờ tới, lũ trên sông Cả và các sông ở Hà Tĩnh tiếp tục xuống chậm. Ngập lụt tiếp diễn tại các huyện Quỳnh Lưu, Đô Lương, Thanh Chương, Con Cuông, Nam Đàn (Nghệ An); Hương Khê, Đức Thọ, Vũ Quang (Hà Tĩnh).Hôm nay và ngày mai, các sông ở Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt lũ, đỉnh lũ quanh báo động một. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, đặc biệt tại các huyện: Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Thanh Chương (Nghệ An); Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang (Hà Tĩnh). Bão rồi đến lũ. Năm nào cũng có người mất vì sơ sảy mùa lũ. Cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Cầu mong cho những linh hồn yên nghỉ ! Thương bà con miền Trung , hết bão giờ đến lũ Hạn chế dùng thủy điện đi. Xả nước nên thiệt hại sẽ lớn hơn. Ôi. Quê choa ơi... Đập thủy lợi Vực Mấu mà xả 1,8 triệu m3/h thì sau 3-4 giờ thị xã Hoàng Mai (dài 2km dọc QL1) ngập 1m là chắc. Thương Miền Trung Thiên tai hàng năm nặng nề, hết nắng nóng lại bão lũ. Bà con miền Trung khổ quá! Bà con chắc cũng đang khổ sở. Tình hình thời tiết thay đổi thế này thì nên mua xuồng để sẵn, chứ có vẻ thiên nhiên còn chưa dừng lại đâu, có tí nước nhìn hình chụp trên cao xuống y như nhà nổi trông cũng đẹp mà sao lại khổ đến thế
Nghiên cứu cơ chế phân cấp, phân quyền cho TP Thủ Đức Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, trong đó giao Chính phủ rà soát, báo cáo cụ thể danh mục cần sửa đổi để giải quyết kịp thời khó khăn trong quá trình này.Sau khi cấp có thẩm quyền thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022-2030 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Về chế độ, chính sách với các đơn vị hành chính và cán bộ, công chức, viên chức ở những nơi sáp nhập, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành đề xuất giải pháp thực hiện giai đoạn 2020-2030 để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo hướng tạo thuận lợi hơn. Nếu cần có chính sách đặc thù, Chính phủ chuẩn bị để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 5/2023.Ngày 12/9, tại phiên thảo luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn trường hợp thành lập TP Thủ Đức trên cơ sở ba quận của TP HCM, cho rằng hiện nay vẫn chưa rõ tiêu chí của thành phố trực thuộc thành phố thế nào, hay vẫn giữ nguyên như mô hình đơn vị cấp huyện."TP HCM đang đề nghị cơ chế đặc thù cho Thủ Đức vì cái áo chật quá. Hà Nội cũng đang đề nghị thành lập thành phố trong thành phố. Những vấn đề này căn cứ vào pháp luật và tiêu chí, tiêu chuẩn thế nào", ông Huệ nêu vấn đề.Ngày 16/9, ông Nguyễn Hữu Hiệp, Bí thư Thành ủy Thủ Đức, cho hay sau khi sáp nhập ba quận TP HCM thành TP Thủ Đức, việc phục vụ người dân chậm hơn, vì công việc của ba người giờ giao cho một. Khi được hỏi về việc lập TP Thủ Đức, hầu hết cán bộ cơ sở trả lời "đã giảm bớt hào hứng", còn người dân cảm thấy chưa có gì thay đổi. "Có người nói mong lên thành phố thì hẻm hết ngập nhưng vẫn ngập, vậy lên thành phố làm gì? Tưởng thu gom rác sẽ hiện đại hơn, sạch hơn, nhưng vẫn y chang", ông Hiệp nóiTP Thủ Đức rộng khoảng 211 km2 với hơn một triệu dân được lập đầu năm 2020, trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức. Nơi đây được kỳ vọng là hạt nhân dẫn đầu, đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP HCM, tương đương 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước. Tuy nhiên, sau gần hai năm thành lập, thành phố phía Đông TP HCM chưa có thay đổi đáng kể, trong khi cơ quan quản lý vẫn loay hoay tìm địa vị pháp lý cho mô hình này. sáp nhập 3 quận 2, 9, thủ đức lâu rồi mà tới nay cơ chế còn phải nghiên cứu ? . Chẳng phải nghiên cứu trước rồi mới sáp nhập ? Sao kg nghiên cứu trước khi thành lập
Thành lập thị xã Chơn Thành từ 1/10 Thị xã được thành lập trên cơ sở địa giới hành chính huyện Chơn Thành, diện tích hơn 390 km2, dân số hơn 121.000 người, với 5 phường Hưng Long, Thành Tâm, Minh Hưng, Minh Long, Minh Thành và 4 xã Minh Thắng, Minh Lập, Nha Bích, Quang Minh.Với việc thành lập thị xã Chơn Thành, Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Đồng Xoài, 3 thị xã Bình Long, Phước Long, Chơn Thành và 7 huyện.Theo UBND thị xã Chơn Thành, sau gần 20 năm thành lập, địa phương này đã trở thành một trung tâm kinh tế, phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Phước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức cao, bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt từ 17-20%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 81 triệu đồng (bằng 1,42 lần mức bình quân của cả nước).Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nói việc thành lập thị xã là dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Chơn Thành và tỉnh Bình Phước. Ông đề nghị, thị xã tiếp tục nỗ lực để phát triển mạnh hơn nữa, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.Văn Trăm Từ nay em là gái Thị Xã rồi!!! Bình Phước mình một ngày một phát triển, mừng ghê! Chúc mừng Chơn Thành nhé, đất được mùa lên giá rồi. Chúc mừng thị xã Chơn Thành. Chúc mừng Chơn Thành Theo tôi thì cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với danh hiệu Thị xã. Bình Phước nhiều thị xã thật Chúc mừng người dân thị xã Chơn Thành!Mong cuộc sống sẽ van minh hiện đại và hạnh phúc hơn!! Bình Phước là một tỉnh nghèo nhưng hiện nay đã phát triển công nghiệp rất nhanh. Đất nước muốn phát triển thì lãnh đạo các tỉnh phải biết nắm bắt cơ hội. Chúc mừng nhân dân Chơn Thành!Chơn Thành sẽ trở thành một thành phố công nghiệp! Chúc mừng Bình Phước, chúc mừng Chơn Thành, thị xã trẻ đầy tiềm năng bình phước đang phát triển. Thị xã này địa hình rất bằng phẳng rộng lớn 390 km2 gần gấp đôi phố Thủ Đức nhưng không có sông suối lớn phát triển đô thị rất đẹp, với tốc độ đô thị hóa như hiện nay đến 2025 sẽ lên thành phố. Từ năm 2016-2018 ,2019 bán mua đất ở đây, chúng tôi đã biết vùng đất này sẽ lên thị xã , và thành phố công nghiệp. Chúc mừng khách hàng đã mua nhà đất chơn thành nhé! Chúc toàn thể người dân Chơn Thành Kinh tế Chơn Thành khá phát triển nhưng quy mô đô thị thì hình thành chưa rõ ràng. Rải rác mỗi nơi một chút. Chưa có sự kết nối.
Thủ tướng Cuba thăm địa đạo Củ Chi Địa đạo Củ Chi cách trung tâm TP HCM khoảng 70 km, có hệ thống đường hầm dài hơn 200 km. Đây từng là cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ tư lệnh Sài Gòn - Gia Định, góp phần không nhỏ vào công cuộc thống nhất đất nước, được coi là kỳ quan về nghệ thuật quân sự tại "đất thép thành đồng" Củ Chi.Sau khi nghe giới thiệu về di tích, Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz cho rằng người dân Việt Nam đã không được chuẩn bị để đối đầu với những phương tiện hiện đại của Mỹ. Nhưng trí tuệ của người Việt đã đảm bảo đi đến thắng lợi cuối cùng. "Không một kiến trúc sư nào trên thế giới có thể thiết kế được hệ thống hầm độc đáo như thế này. Thế nhưng, người Việt Nam với các công cụ thô sơ lại có thể xây dựng nên một công trình đậm chất trí tuệ hết sức độc đáo", ông chia sẻ.Viết vào sổ lưu niệm tại khu di tích, ông gửi lời cảm ơn những người bạn Việt Nam đã cho thế giới hiểu hơn về sự hy sinh, can đảm và không chịu khuất phục trước kẻ thù để bảo vệ giá trị của tự do. "Việt Nam muôn năm!", ông viết trong sổ lưu niệm.Chiều cùng ngày, đoàn đại biểu cấp cao Cuba do Thủ tướng Manuel Marrero Cruz dẫn đầu sẽ tới thăm Khu công nghệ cao TP Thủ Đức, sau đó ông sẽ gặp Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên. Dự kiến sáng mai, lãnh đạo Cuba sẽ rời Việt Nam.Thủ tướng Manuel Marrero Cruz dẫn đầu đoàn đại biểu đáp xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội tối 28/9, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam kéo dài 5 ngày. Ba hôm trước, ông đã hội đàm với các lãnh đạo Việt Nam và dự lễ ký văn kiện hợp tác song phương.Đây là chuyến thăm ngoài khu vực Mỹ Latinh đầu tiên của ông Marrero Cruz kể từ khi nhậm chức vào tháng 12/2019, cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Cuba đến Việt Nam kể từ năm 2018.Thái Anh Tình hữu nghị Việt Nam và Cu Ba hy vọng sẽ bền lâu. chúc cho tình hữu nghị Việt Nam cu Ba luôn bền vững và phát triển cùng chiều dài lịch sử Chào đón người a,e thân thiết
Hơn 6.000 dân xã biên giới bị cô lập Chiều 30/9, đường ĐT 606 đoạn giáp ranh xã Lăng và Tr’hy bị một vạt đồi sạt xuống. Hơn 100.000 m3 đất đá vùi lấp kín đoạn đường dài 30 m. Hiện, nhiều khối đất đá còn trơ trọi phía trên, có nguy cơ sạt tiếp.Sự cố khiến phương tiện từ bốn xã biên giới giáp Lào về huyện và ngược lại bị ách tắc. Sáng nay, chính quyền huy động hai xe múc giải tỏa đất đá. Dự kiến hết ngày mai mới giải phóng hết để thông đường, ông Trần Văn Ta, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tây Giang, cho biết.Đường ĐT 606 từ huyện Tây Giang là đường độc đạo đi bốn xã miền núi, dẫn đến cửa khẩu Ka Lừm của Lào. Nằm ở phía tây tỉnh Quảng Nam, huyện Tây Giang thường xuyên bị cô lập vào mùa mưa bão.Để khắc phục việc này, khi thời tiết nắng ráo, chính quyền đưa lương thực, thực phẩm tích trữ. Năm nay, bốn xã biên giới được chính quyền chuyển hơn 20 tấn gạo cung cấp cho người dân khi xảy ra thiên tai.Rạng sáng 28/9, bão Noru đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam gây mưa lớn, gió cấp 10-11, làm 83 người bị thương, giật sập hơn 160 nhà, 3.770 nhà khác bị hư hại, 159 phòng học và 34 trụ sở cơ quan bị thiệt hại. Gần 1,8 triệu hộ dân bị mất điện.Bão khiến hơn 240 ha lúa, 535 ha hoa màu, 300 ha cây lâu năm, 1.020 ha rừng, 1.690 con gia súc bị thiệt hại.
Hàng trăm cây thông bị đốn hạ Ngày 1/10, Công an huyện Lâm Hà cùng Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng khám nghiệm hiện trường, điều tra việc hàng loạt cây thông ba lá bị đốn hạ tại lô b, khoảnh 3, tiểu khu 274A, lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà quản lý.Diện tích rừng thông bị đốn hạ khoảng 1.700 m2. Những cây thông trưởng thành bị cắt sát gốc bằng cưa máy nằm la liệt, xếp lớp. Bước đầu, cơ quan chức năng nhận định không có dấu hiệu chặt hạ cây để lấy gỗ. Nhiều khả năng nhóm người này phá rừng lấy đất sản xuất."Các nhóm này có thể đã dùng máy cưa pin cầm tay không phát ra âm thanh lớn để tránh bị phát hiện", một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng nhận định.Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng phát hiện gần khu vực trên còn có nhiều khoảnh rừng thông khác bị ken gốc bằng hoá chất, cây đã chết khô, lá chuyển sang màu đỏ.Thời gian qua, với việc "sốt đất", hàng loạt rừng thông ở Lạc Dương, Đà Lạt, Lâm Hà... bị các nhóm người chặt hạ, đốt nhằm "lấn chiếm đất rừng trái phép" rồi bán sang tay. Công an Lâm Đồng đã khởi tố nhiều người liên quan đến hành vi Huỷ hoại rừng. Phước Tuấn - Khánh Hương Rừng phòng hộ mà để xảy ra việc này BQL rừng phải chịu trách nhiệm chứ.Là 165 cây chứ đâu phải ít. Lâu lại có 1 bài thông bị đốn hạ, thông bị bơm thuốc, đục lỗ...riết rồi rừng bị tàn phá hết, thiên nhiên sẽ trả lại hậu quả những gì mà con người đã lấy đi. Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng sẽ chẳng còn thơ mộng, mọi thứ chỉ còn là ký ức Trồng được một cây thông lớn tới ngần ấy thì phải tốn biết bao nhiêu thời gian và tiền của thế ấy mà một nhát dao xuyên qua là để lại không biết bao nhiêu hậu quả. Nếu không biết quý rừng quý cây xanh thì khác nào con người sống đói oxy Đau xót. Phá hoại môi trường. Cần đưa vào hình sự hoá các vấn đề này Rừng có tác dụng chống xối lỡ chặc hết cây đất trống mưa lớn trên đồi núi chảy xuống tạo thành lũ cuốn đem theo Lũ lụt sắp về đây rồi Rừng giữ đất, không còn rừng ắt lãnh hậu quả sạt lở Cây thông ở rừng phòng hộ là tài sản của nhà nước được giao cho các chủ rừng quản lý bảo vệ. Nó có chức năng phòng hộ, chống sạt lở tốt nhất trên tất cả loại đất, đặc biệt là vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bão, đất cằn đồi troc thì cây thông là cây bảo vệ tốt nhất. Nguoi dân tự chặt phá cây thông là hành vi phá hoại tài sản của nhà nước, hủy hoại môi trường. Đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc. Ko hiểu, chiếm đất rừng là sao, ko lẻ tự nhiên lại xây đc ah, hay chặt cây là đất rừng tự nhiên thành đất thổ cư. Chuyện dể mà, ai lại xây cất hỏi chuyển đổi mục đích đâu, giấy phép đâu, phạt nặng vào. Riết rồi mọi thứ cũng bình thường thôi.
Cán bộ dôi dư sau sáp nhập được khuyến khích nghỉ việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, trong đó yêu cầu sửa đổi tiêu chuẩn và phân loại đơn vị hành chính; nghiên cứu ban hành nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2022-2030.Các cơ quan sẽ sửa đổi chính sách để tạo thuận lợi cho địa phương kiện toàn bộ máy, sắp xếp, bố trí cán bộ khi sáp nhập đơn vị hành chính. Việc sáp nhập đô thị cấp huyện quy mô lớn, hoặc nhập huyện vào đô thị cùng cấp phải lập đề án riêng và phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, tổng thể đơn vị hành chính các cấp, quy hoạch vùng, tỉnh...Các địa phương được khuyến khích sáp nhập huyện xã không thuộc diện bắt buộc để mở rộng không gian phát triển, tăng quy mô, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giai đoạn 2019-2021, toàn quốc có 700 cán bộ, công chức cấp huyện và 9.700 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sau sáp nhập. Trong số này, có 291 cán bộ cấp huyện và 6.600 cán bộ cấp xã đã được sắp xếp.Các địa phương có nhiều giải pháp như cho cán bộ nghỉ hưu theo chế độ; vận động nghỉ tinh giản biên chế; nghỉ hưu trước tuổi nhường cơ hội cho người trẻ. Việc bố trí, sắp xếp cán bộ dôi dư có thuận lợi do địa phương đang tinh giản biên chế theo nghị quyết của Bộ Chính trị; thời gian dài chưa tuyển dụng mới hoặc hạn chế bổ sung người.Tuy nhiên, số lượng cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập rất lớn. Khung vị trí việc làm tại xã, phòng ban cấp huyện cơ bản đã bố trí đủ nên khó sắp xếp đội ngũ này. Một số nơi lúng túng khi thực hiện chế độ cho cán bộ, công chức đôi dư. Có nơi chi trả chế độ cho họ chưa kịp thời. Khi được điều động sang nơi khác, nhiều công chức gặp khó khăn về đi lại, sinh hoạt, nhất là miền núi.Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là chưa có cơ chế tài chính, chính sách hợp lý để khuyến khích cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi hoặc có nhu cầu thôi việc, chờ nghỉ hưu. Công tác vận động, thuyết phục cán bộ, công chức tự nguyện nghỉ hưu, nghỉ việc trước tuổi chưa được quan tâm đúng mức. Nghỉ việc rồi làm gì :( thật xót xa Tính gọn bộ máy nhưng không tinh gọn thủ tục hành chính là nguyên nhân dẫn đến quá tải công việc. Thật sự thủ tục hành chính quá rườm rà.
39.500 công chức, viên chức thôi việc trong hơn hai năm Chiều 1/10, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Thăng cho biết sau khi có thông tin nhiều cán bộ, công chức thôi việc, đơn vị đã đề nghị các bộ ngành, địa phương báo cáo. Kết quả, có hơn 4.000 công chức và hơn 35.000 viên chức thôi việc. Tỷ lệ nghỉ ở Trung ương là 18% và địa phương 82%. Trung bình số người thôi việc mỗi năm 15.800, chiếm 0,8% tổng biên chế, tập trung nhiều nhất là giáo dục và y tế.Theo Thứ trưởng Nội vụ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Trước hết là bối cảnh kinh tế thị trường, trong đó thị trường lao động có sự liên thông giữa khu vực công và tư. Khi các đơn vị sự nghiệp tự chủ, viên chức được ký hợp đồng làm việc đã tạo ra sự dịch chuyển ra vào thường xuyên ở các đơn vị sự nghiệp công, nhất là y tế, giáo dục.Tuy nhiên, theo ông Thăng, nguyên nhân chính là dù đã có nhiều chính sách cải cách tiền lương, vấn đề này còn rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Việc thu hút đội ngũ chuyên gia cũng chưa được làm tốt, nên nhiều người có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi đã lựa chọn ra khu vực tư với chính sách tốt hơn.Việc tinh giản biên chế khiến khối lượng công việc tăng thêm, tạo thêm áp lực cho những người làm khu vực công. Môi trường, điều kiện làm việc ở một số nơi chưa thực sự giúp cán bộ, công chức phát huy được năng lực. Giáo dục chính trị, tư tưởng, sự cống hiến cho cán bộ, công chức cũng chưa tốt. Ngoài ra, nhiều người rời bỏ khu vực công vì lý do cá nhân như muốn thay đổi công việc, muốn thử sức ở khu vực tư nhân."Hai bộ Nội vụ và Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ trình Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội xem xét tăng lương cho cán bộ, công chức khu vực công", ông Thăng nói.Chiều qua, khi tiếp xúc cử tri quận Hà Đông, TP Hà Nội (trước kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV), Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết riêng năm 2022, cả nước có 16.000 giáo viên bỏ việc, bình quân cứ 100 nhà giáo thì một người ra khỏi ngành.Trong lĩnh vực y tế, đã có gần 10.000 nhân viên tại các cơ sở công lập chuyển sang tư nhân từ đầu năm 2021 đến hết tháng 6 năm nay. Còn tại TP HCM, từ đầu năm 2020 đến giữa 2022, thành phố ghi nhận gần 6.200 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, là mức cao nhất trong 7 năm gần đây...Ngày 29/9, trả lời cử tri ở TP Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tại kỳ họp thứ tư vào cuối năm 2022, Quốc hội sẽ bàn về cải cách, điều chỉnh lương cơ sở, cùng Chính phủ nghiên cứu, báo cáo Trung ương để có quyết sách. Trong ba năm gần đây, do nguyên nhân khách quan, nhất là tác động của dịch bệnh Covid-19, lộ trình cải cách tiền lương bị chậm lại. Các ngành nghề trong thời buổi mở cửa đa dạng, tạo nguồn thu hấp dẫn, trong khi thu nhập trả theo hệ số lương quá thấp, chậm. Hầu như ai cũng phải làm thêm các cv khác. Số lượng kg hẳn là vấn đề, vấn đề ở đây là những người chủ động nghỉ toàn là người giỏi Tôi cũng nghỉ việc đầu năm 2022, lương giáo viên quá thấp, không đủ nuôi con. Hàng tháng tiền nhà 2tr, tiền học và bán trú của con 1tr. Hai mẹ con tôi chỉ còn 5tr để sinh hoạt trong căn phòng nhỏ. Đáng thương quá phải không ạ. Vấn đề là quy hoạch và định biên nhân sự, nếu dư nhân sự thì việc dịch chuyển là tốt, vừa bớt ngân sách công vừa tốt cho thị trường lao động Lương cơ bản từ việc học tại chức tương đương lương đại học chính quy... Họ bỏ là đúng rồi! Cơ chế hiện nay đang rất chán, người giỏi và có đầu óc thường ra ngoài làm! mình nghỉ viên chức từ 2018. cá nhân thấy thoải mái thời gian hơn, có thời gian cho gd hơn, nhẹ đầu hơn, công việc ngoài linh động hơn. Điều duy nhất còn tiếc nuối là không còn làm cùng các đồng nghiệp thân thiết nhưng ở ngoài vẫn là bạn bè. ổn Lương thấp, áp lực cao là nguyên nhân duy nhất Tôi 11 năm cống hiến cho nhà nước, mức lương hiện nay là 5,7 tr. Chồng lại mới thất nghiệp. Cả nhà trông vào số tiền lương ít ỏi đấy :( Lương thấp, phải kiêm làm nhiều việc không tên. Ngoài tư nhân làm việc hiệu suất cao có thể đề nghị tăng lương tương xứng. KV công có làm nhiều việc hơn lương vẫn phải theo quy trình 3 - 4 năm tăng 12%. Trong khi KV tư làm việc tốt, nếu khối lượng cv nhiều có thể đòi DN tăng 15% - 20%/ năm. Nên tính ra lương KV công sẵn xuất phát điểm đã neo thấp. GIờ có tăng lương cơ sở 20% vào cuối năm hay năm tới cũng vẫn chỉ là cho có. VD KV tư trung bình giờ 8tr - 9tr (DN VN), 10tr - 12tr (DN FDI) thì họ chỉ cần tăng 10% là đã 1tr. Còn KV tư lương trung bình chỉ 4tr - 6tr. Tăng 20% cũng chỉ gần = tư nhân nhưng gốc lương lại vẫn thấp hơn thì cứ càng chạy, càng tăng theo thời cuộc thì càng hụt hơi. Với đồng lương eo hẹp, ít hỗ trợ thì còn nghỉ nhiều nữa. Như vậy không phải giảm biên chế, hãy nâng lương và chăm lo đời sống, khuyến khích những người còn đang làm việc để họ có động lực làm việc tốt hơn, hoàn thành cả phần việc của những người đã nghỉ việc. Nếu lương của cán bộ, công chức, viên chức đủ sống đúng nghĩa thì họ sẽ làm việc hết mình và chẳng muốn nghỉ hoặc chuyển đi đâu. Mức thu nhập không đủ để chi tiêu cho gia đình, thì buộc họ phải kiếm công việc khác có thu nhập tốt hơn. không thể làm giảm áp lực công việc, không thể làm tăng thu nhập. Không thể làm cho người công chức cống hiến khi họ còn buân khuân nặng lòng chuyện cơm áo gạo tiền của gia đình nhất là ở thành phố lớn. Không chỉ lao động hợp đồng mà công chức lâu năm cũng quyết định nghỉ việc. Lương hệ số kiểu đó 3 năm không tăng lương. Hỏi sao không nghỉ?
Đường TP HCM ngập nửa mét sau mưa lớn Cơn mưa lúc hơn 16h làm nhiều tuyến đường như Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh), Quốc Hương, Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức)... ngập sâu. Tại đường Nguyễn Duy Trinh, đoạn gần Nhà thiếu nhi TP Thủ Đức, nước ngập nửa mét khiến hàng loạt xe chết máy, phải dắt bộ.Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mây dông phát triển gây mưa rào vào chiều tối ở hầu hết quận, huyện TP HCM 2-3 ngày tới. Lượng mưa phổ biến 20-30 mm.Cơn mưa lúc hơn 16h làm nhiều tuyến đường như Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh), Quốc Hương, Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức)... ngập sâu. Tại đường Nguyễn Duy Trinh, đoạn gần Nhà thiếu nhi TP Thủ Đức, nước ngập nửa mét khiến hàng loạt xe chết máy, phải dắt bộ.Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mây dông phát triển gây mưa rào vào chiều tối ở hầu hết quận, huyện TP HCM 2-3 ngày tới. Lượng mưa phổ biến 20-30 mm.Nước dâng ngập lút bánh khiến xe tải nhỏ chết máy. Tài xế và phụ xe phải đẩy lên đoạn đường cao tránh ngập.Nước dâng ngập lút bánh khiến xe tải nhỏ chết máy. Tài xế và phụ xe phải đẩy lên đoạn đường cao tránh ngập.Xe của đồng nghiệp chết máy, anh Võ Sơn Hùng (giữa), công nhân xây dựng lội bộ qua đoạn đường ngập. "Phải đi ít nhất vài trăm mét qua đoạn này mới có chỗ sửa xe", anh Hùng nói.Xe của đồng nghiệp chết máy, anh Võ Sơn Hùng (giữa), công nhân xây dựng lội bộ qua đoạn đường ngập. "Phải đi ít nhất vài trăm mét qua đoạn này mới có chỗ sửa xe", anh Hùng nói.Vừa cắm biển cảnh báo tại cống thoát nước, anh Võ Văn Luận, công nhân Công ty cấp thoát nước đô thị TP HCM, dọn rác quanh cống để nước thoát nhanh.Vừa cắm biển cảnh báo tại cống thoát nước, anh Võ Văn Luận, công nhân Công ty cấp thoát nước đô thị TP HCM, dọn rác quanh cống để nước thoát nhanh."Ở đây mỗi khi mưa lớn đều ngập nặng không thể bán buôn gì”, anh Nguyễn Thanh Long, người dân sống bên đường Nguyễn Duy Trinh cho biết."Ở đây mỗi khi mưa lớn đều ngập nặng không thể bán buôn gì”, anh Nguyễn Thanh Long, người dân sống bên đường Nguyễn Duy Trinh cho biết.Cách khu vực Nguyễn Duy Trinh gần 10 km, đường Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh, cũng ngập nặng. Trên đoạn dài gần một km từ đường Điện Biên Phủ đi vào, nước ngập 30-40 cm, gây ùn ứ nghiêm trọng.Cách khu vực Nguyễn Duy Trinh gần 10 km, đường Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh, cũng ngập nặng. Trên đoạn dài gần một km từ đường Điện Biên Phủ đi vào, nước ngập 30-40 cm, gây ùn ứ nghiêm trọng.Tại khu Thảo Điền, TP Thủ Đức, nước ngập nửa bánh xe trên đường Quốc Hương, kéo dài gần 2 giờ, khiến hàng loạt xe chết máy. Nhiều người phải tấp vào lề đường dừng chờ nước rút mới chạy qua.Tại khu Thảo Điền, TP Thủ Đức, nước ngập nửa bánh xe trên đường Quốc Hương, kéo dài gần 2 giờ, khiến hàng loạt xe chết máy. Nhiều người phải tấp vào lề đường dừng chờ nước rút mới chạy qua.Đến 19h, đoạn trước Đại học Văn Hóa dài hơn 200 m nước chưa rút khiến giao thông qua khu vực gặp khó khăn. Nhiều ôtô chết máy, tài xế phải gọi cứu hộ đến cẩu xe ra khỏi đường ngập.Đến 19h, đoạn trước Đại học Văn Hóa dài hơn 200 m nước chưa rút khiến giao thông qua khu vực gặp khó khăn. Nhiều ôtô chết máy, tài xế phải gọi cứu hộ đến cẩu xe ra khỏi đường ngập. Để phần nào vơi đi nỗi buồn kẹt xe, lội nước, hôm nay Tèo xin chia sẻ bài thơ này với độc giả VnExpress.MƯA KỶ NIỆMCơn mưa chiều đưa tôi về dĩ vãngNhớ ngày xưa đường lênh láng mênh môngGhé trú mưa bỗng xao xuyến trong lòngMùi hương bưởi mái tóc dài tha thướtGã thủy thủ lênh đênh cùng sóng nướcVừa gặp em đã mơ ước được yêuKhông đẹp trai nhưng được cái hơi liềuMưa vừa tạnh theo em về xóm nhỏRồi từ đó trồng cây si trước ngõSinh nhật em anh tặng đoá hoa nhàiEm thẹn thùng đôi má đỏ hây hâyRồi khẽ nói: anh này ga lăng quáThời bao cấp hai đứa mình vất vảNhưng thương nhau bằng tất cả chân tìnhĐám cưới nghèo nên chẳng được lung linhNhẫn nhỏ xíu còn bông tai không cóNghề lái tàu anh ngược xuôi đây đóTheo thời gian rồi gian khó cũng quaKhông giàu sang nhưng hạnh phúc đầy nhàDù có lúc anh đi em lại khócMấy mươi năm giờ mình hai thứ tócAnh không còn ngang dọc với dòng sôngMượn bài thơ thay câu nói trong lòngCảm ơn em người vợ hiền yêu dấu. Mưa mà không có chỗ ngập mới là chuyện lạ ở TP HCM, chứ mưa mà ngập thì là chuyện thường rồi. Sau bao năm đổ tiền chống ngập các kiểu, giờ tp đang tiến tới tình trạng chỉ còn ngập 1 điểm (toàn tp), số lượng điểm ngập giảm rõ ràng đấy nhé . Bao nhiêu năm từ hồi học phổ thông, đứng chôn chân dưới mưa, nước ngập và kẹt xe đến giờ đã hơn 20 năm vẫn những hình ảnh của ngày xưa. Khi nào mưa lớn nhưng không ngập thì mới là chuyện lạ. Còn bình thường nghe riết cũng nhàm. Phạm Văn Đồng, Xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ,.... chiều nay nhìn những dòng xe ùn ùn rời khỏi trung tâm đi về Thủ Đức dưới cơn mưa tầm tã....thương ghê..... có bao nhiêu chỗ ngập đó thôi mà năm nào cũng vậy chẳng khắc phục Sài Gòn có bến Chương DươngCó triều dâng lũ, có đường kẹt xeCó người lấn chiếm vỉa hèCó lô cốt chắn dòng xe trên đườngCó mưa gây ngập phố phườngMưa làm tất cả con đường thành sôngSân bay như thể biển ĐôngNước tràn nào khác Cửu Long lũ vềNước làm chết cả máy xeTiến lên không được, lui về chẳng xong!Mưa là điểm nhấn Sài GònNhấn chìm hết thảy, chỉ còn sông thôi! Điệp khúc mưa là ngập không biết đến bao giờ mới khắc phục được.Không lẽ nào cứ để tái diễn mãi sao? Đó là hậu quả của việc tiết kiệm và tính sai hệ thống thoát nước (cống thoát nước quá nhỏ so với lượng nước mưa). Chiều mình đi qua đây trước giờ tan tầm mà vẫn bị kẹt xe, lội bì bõm qua cột nước phun trào này. Vừa đi vừa ngẫm mình cũng như con dán, con chuột lê lết về nhà trong cơm mưa. Ước gì có tàu điện Cái giá của việc bê tông hoá và xả rác bừa bãi. Lại mưa ngập lụt Sao càng chống càng ngập nhỉ Trời mưa cho ướt áo em,Cho anh cái cớ che rèm em đi.Ngày xưa mưa đẹp như thơ,Ngày nay mưa đổ khổ cho mọi người.Ngày xưa mưa chuyện ông trời,Ngày nay mưa chuyện rối bời thế gian. Đặc sản : Tạnh nắng kẹt đường, mưa thì ngập.
Săn ong vò vẽ Anh Phan Văn Chiến, 34 tuổi, trú xã Sơn Hồng, mang đồ bảo hộ, dụng cụ đi rừng, một số nhu yếu phẩm, cùng một số người bạn lái xe máy chở nhau đến cánh rừng cách nhà hơn 7 km để săn ong vò vẽ.Dừng xe ở bìa rừng, hai người đàn ông đi bộ, thỉnh thoảng dùng ống nhòm quan sát đường đi của con ong, tìm tổ của chúng. "Chúng tôi dùng ống nhòm theo dõi những con ong đi săn mồi, lấy nước, lần theo chúng về đến tổ. Vì thông thuộc địa hình và có kinh nghiệm đi rừng nên việc xác định các vị trí không quá khó khăn", anh Chiến kể.Anh Phan Văn Chiến, 34 tuổi, trú xã Sơn Hồng, mang đồ bảo hộ, dụng cụ đi rừng, một số nhu yếu phẩm, cùng một số người bạn lái xe máy chở nhau đến cánh rừng cách nhà hơn 7 km để săn ong vò vẽ.Dừng xe ở bìa rừng, hai người đàn ông đi bộ, thỉnh thoảng dùng ống nhòm quan sát đường đi của con ong, tìm tổ của chúng. "Chúng tôi dùng ống nhòm theo dõi những con ong đi săn mồi, lấy nước, lần theo chúng về đến tổ. Vì thông thuộc địa hình và có kinh nghiệm đi rừng nên việc xác định các vị trí không quá khó khăn", anh Chiến kể.Khi phát hiện một tổ ong cách vị trí mình đứng hơn 500 m, hai người đàn ông băng qua những cánh rừng tràm để tiếp cận.Theo anh Chiến, tháng 3 âm lịch hàng năm, ong chúa sẽ lựa chọn những địa điểm thích hợp làm tổ, đẻ trứng và chăm sóc trứng để tạo đàn. Những con ong non khi trưởng thành sẽ tiếp tục đi săn mồi và xây dựng tổ.Đến tháng 8-9, đàn ong phát triển mạnh nhất trong năm, cho nhộng nhiều. Sang mùa đông, ong chúa sẽ đẻ ra những ong đầu đàn khác, những con này bay đi tách thành nhiều đàn.Khi phát hiện một tổ ong cách vị trí mình đứng hơn 500 m, hai người đàn ông băng qua những cánh rừng tràm để tiếp cận.Theo anh Chiến, tháng 3 âm lịch hàng năm, ong chúa sẽ lựa chọn những địa điểm thích hợp làm tổ, đẻ trứng và chăm sóc trứng để tạo đàn. Những con ong non khi trưởng thành sẽ tiếp tục đi săn mồi và xây dựng tổ.Đến tháng 8-9, đàn ong phát triển mạnh nhất trong năm, cho nhộng nhiều. Sang mùa đông, ong chúa sẽ đẻ ra những ong đầu đàn khác, những con này bay đi tách thành nhiều đàn.Sau 5 phút mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay cẩn thận, hai người đàn ông dùng dao phát quang luồn qua những bụi cây, tiến vào tiếp cận đàn ong đang làm tổ bên khối đá bạc lớn, cạnh con suối.Theo anh Chiến, khi tiếp cận, người thợ sẽ dựa vào kích thước và trọng lượng của tổ ong để quyết định có nên khai thác hay không. Những tổ được chọn phải đáp ứng yêu cầu 5 tầng ong, trọng lượng hơn 3 kg.Tổ mà anh Chiến tìm thấy ước tính đạt 5 tầng. Để tách "nhà của ong" ra khỏi khối đá lớn, anh Chiến dùng dao, khứa nhiều nhát ở sát vị trí giữa tổ và đá.Sau 5 phút mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay cẩn thận, hai người đàn ông dùng dao phát quang luồn qua những bụi cây, tiến vào tiếp cận đàn ong đang làm tổ bên khối đá bạc lớn, cạnh con suối.Theo anh Chiến, khi tiếp cận, người thợ sẽ dựa vào kích thước và trọng lượng của tổ ong để quyết định có nên khai thác hay không. Những tổ được chọn phải đáp ứng yêu cầu 5 tầng ong, trọng lượng hơn 3 kg.Tổ mà anh Chiến tìm thấy ước tính đạt 5 tầng. Để tách "nhà của ong" ra khỏi khối đá lớn, anh Chiến dùng dao, khứa nhiều nhát ở sát vị trí giữa tổ và đá.Hàng trăm con ong bay, bám đầy vào quần áo bảo hộ của thợ săn. Sau 5 phút, anh Chiến tách được tổ ong vò vẽ nặng hơn 3 kg ra khỏi khối đá."Khi lấy tổ, ngoài dùng đồ bảo hộ thì có thể sử dụng lửa và khói. Tuy nhiên, chúng tôi chọn phương án khai thác tổ bằng đồ bảo hộ, bởi nếu dùng lửa thì ong chúa và các con trưởng thành sẽ bị chết, mất sự cân bằng sinh thái. Người thợ chỉ thu hoạch nhộng, để con lớn bay đi nơi khác sinh trưởng và xây tổ mới", anh Chiến cho hay.Hàng trăm con ong bay, bám đầy vào quần áo bảo hộ của thợ săn. Sau 5 phút, anh Chiến tách được tổ ong vò vẽ nặng hơn 3 kg ra khỏi khối đá."Khi lấy tổ, ngoài dùng đồ bảo hộ thì có thể sử dụng lửa và khói. Tuy nhiên, chúng tôi chọn phương án khai thác tổ bằng đồ bảo hộ, bởi nếu dùng lửa thì ong chúa và các con trưởng thành sẽ bị chết, mất sự cân bằng sinh thái. Người thợ chỉ thu hoạch nhộng, để con lớn bay đi nơi khác sinh trưởng và xây tổ mới", anh Chiến cho hay.Lấy được tổ ong 5 tầng đưa ra ngoài, thợ săn dùng miệng thổi mạnh để những con ong vò vẻ trưởng thành còn sót lại bay ra ngoài, tránh nó tấn công lại mình.Khai thác xong, những thợ săn tiếp tục băng rừng, lội suối đi tìm những tổ ong vò vẽ khác. Tùy vào thời tiết, dịp này mỗi hôm người dân đi săn ong khoảng 7 tiếng, thu về 8-10 kg tổ.Lấy được tổ ong 5 tầng đưa ra ngoài, thợ săn dùng miệng thổi mạnh để những con ong vò vẻ trưởng thành còn sót lại bay ra ngoài, tránh nó tấn công lại mình.Khai thác xong, những thợ săn tiếp tục băng rừng, lội suối đi tìm những tổ ong vò vẽ khác. Tùy vào thời tiết, dịp này mỗi hôm người dân đi săn ong khoảng 7 tiếng, thu về 8-10 kg tổ.Ngoài bán tổ khi gặp khách trả giá cao, thợ săn còn đưa tổ về nhà, lấy nhộng bên trong ra chế biến làm thực phẩm. Để lấy nhộng ra khỏi tổ phải dùng nhíp loại bỏ màng bảo vệ, sau đó nhẹ nhàng gắp chúng ra."Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, nếu bấm nhíp mạnh quá thì nhộng sẽ bị vỡ", một người dân cho hay.Ngoài bán tổ khi gặp khách trả giá cao, thợ săn còn đưa tổ về nhà, lấy nhộng bên trong ra chế biến làm thực phẩm. Để lấy nhộng ra khỏi tổ phải dùng nhíp loại bỏ màng bảo vệ, sau đó nhẹ nhàng gắp chúng ra."Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, nếu bấm nhíp mạnh quá thì nhộng sẽ bị vỡ", một người dân cho hay.Nhộng lấy từ tổ ra được chai ra làm ba loại. Hai bát sứ có nhộng màu trắng và vàng là loại non và sắp thành ong. Bát còn lại đựng những con ong non, màu đen. Với một tổ ong 3 kg, phải mất hai tiếng mới lấy được hết nhộng ra ngoài.Nhộng lấy từ tổ ra được chai ra làm ba loại. Hai bát sứ có nhộng màu trắng và vàng là loại non và sắp thành ong. Bát còn lại đựng những con ong non, màu đen. Với một tổ ong 3 kg, phải mất hai tiếng mới lấy được hết nhộng ra ngoài.Nhộng và ong non được chần qua nước sôi để cho săn lại. Đầu bếp sẽ dùng tăm nhọn đâm giữa thân nhộng để lấy phần ruột ra. Vì nhộng kích thước nhỏ, phải làm khéo léo, nhẹ tay để toàn thân nguyên vẹn.Nhộng ong sau khi sơ chế sẽ được bán cho các nhà hàng, quán nhậu với giá 500.000 đồng một kg. Nhộng non đem chế biến xào mỡ với lá chanh, làm theo cách này sẽ cảm nhận được vị thơm, béo ngậy. Còn ong non thì đem chiên giòn."Để sơ chế được nhộng thành phẩm phải mất rất nhiều thời gian và công sức, do vậy chúng tôi thường lựa chọn bán nguyên cả tổ", anh Chiến nói.Nhộng và ong non được chần qua nước sôi để cho săn lại. Đầu bếp sẽ dùng tăm nhọn đâm giữa thân nhộng để lấy phần ruột ra. Vì nhộng kích thước nhỏ, phải làm khéo léo, nhẹ tay để toàn thân nguyên vẹn.Nhộng ong sau khi sơ chế sẽ được bán cho các nhà hàng, quán nhậu với giá 500.000 đồng một kg. Nhộng non đem chế biến xào mỡ với lá chanh, làm theo cách này sẽ cảm nhận được vị thơm, béo ngậy. Còn ong non thì đem chiên giòn."Để sơ chế được nhộng thành phẩm phải mất rất nhiều thời gian và công sức, do vậy chúng tôi thường lựa chọn bán nguyên cả tổ", anh Chiến nói. Ong vò (bò) vẽ bắt sâu hại mùa màng , rau màu ở khu có tổ ong này không cần phun thuốc , nhưng nó cũng bắt cả ong mật . Nó là một mắt xích để cân bằng sinh thái . Nhộng ong không có hương vị gì đặc biệt , không béo ngậy bằng nhộng tằm (lúc bé chúng tôi bắt nướng ăn mãi rồi) . Mong đừng quảng bá để những người nhiều tiến săn lùng góp phần tàn phá hệ sinh thái đã quá mất cân bằng . Môn ăn khoái khẩu, nhưng đề nghị bà con nên hạn chế, tránh mất cân bằng sinh thái, vì dù sao thì ong vẫn có ích mà. Ong vò vẽ tuy nguy hiểm thật nhưng chúng sống trong rừng sâu thì có làm hại đến ai đâu?Không nên cổ súy cho hành vi săn bắt côn trùng, động vật tự nhiên hoàng dã, gây mất cân bằng sinh thái. 500 ngàn 1 kg sao rẻ vậy là món ngon của tôi thích nhất..Ong này một số người không thể ăn được ăn vào bị dị ứng nổi mẫn đỏ Ong vò vẽ thường bắt mồi là ong mật nuôi nên hạn chế, tiêu diệt bớt chúng cũng tốt. Ngoài ong vò vẽ thì ong vàng cũng có nhộng làm thực phẩm được, nhưng tổ nhỏ, nhộng nhỏ và ít nhộng hơn. Nhà chị tôi ở Gia Lai có 1 tổ to hơn cái thúng đeo trên cây nhãn, không dám đến gần. Ai bắt nguyên tổ được thì rước đi giùm. Nghề nguy hiểm, nhưng nhộng ong ngon và bổ dưỡng lắm. Ăn sống cũng được, thơm như sữa. Vừa là đặc sản lại là một vị thuốc quý! Hồi xưa còn nhà gỗ con ong này hay làm tổ ! nó hay công những con sâu ko lông ( như sâu rau) về tổ làm thức ăn ! Cần có chế tài cấm săn bắt các loại ong rừng , ong trong tự nhiên giữ vai trò cân bằng sinh thái và môi trường vì vậy nên cấm tuyệt đối việc săn bắt ong trong tự nhiên Quê tôi toàn xào với lá của cây Nghệ. Cực kỳ thơm các bác ạ Ở Việt Nam cái gì cũng có người ăn được. Ăn đến khi hết thì thôi. ONG VÒ VẼ SỢ ÁO BẢO HỘ RỒI Ngày trước ở VN rất nhiều người đói nhưng ong, dế, rắn, thú... mọi nơi và thân thiện. Bây giờ thì đời sống của người dân khá hơn nhưng họ ăn không chừa một thứ gì. Họ chỉ vì cái lợi trước mắt mà không thấy cái lợi gián tiếp mà các sinh vật này đem đến cho con người.Càng văn minh nhiều người càng đáng sợKhiến thiên nhiên, chim, thú... sợ thất kinh.Sống tham lam chỉ biết nghĩ cho mìnhGây tàn phá biết bao loài tuyệt chủng :-(
Tai nạn liên hoàn trên cầu vượt ngã ba Huế Khoảng 20h20 ngày 1/10, hai xe máy lưu thông trên tầng 3 cầu vượt ngã ba Huế, hướng từ quận Liên Chiểu về Thanh Khê thì bất ngờ va chạm ở đoạn qua đỉnh cầu. Thời điểm này trời đang mưa, tầm nhìn hạn chế.Thấy hai xe máy ngã xuống đường, các xe phía sau đi chậm lại để tránh thì bất ngờ ôtô 16 chỗ đang đà xuống dốc đã phanh không kịp, tông vào đuôi ôtô bốn chỗ và khoảng 8 xe máy phía trước.Tai nạn khiến nhiều người bị thương, trong đó tài xế xe 16 chỗ bị thương ở vùng đầu. Khoa Khánh bệnh - Cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng cho biết đã tiếp nhận bốn nạn nhân vụ tai nạn, trong đó một ca nặng.Tại hiện trường, nhiều mảnh vỡ cùng hàng loạt xe máy nằm la liệt trên cầu. Ôtô 16 chỗ bị hư hỏng phần đầu, trong khi ôtô bốn chỗ bị toác đuôi. Một số người bị thương nhẹ đã chủ động rời đi để tránh ùn tắc giao thông.Giao thông trên cầu vượt ngã ba Huế ùn tắc cục bộ. Tầng 3 cầu vượt sau đó được khóa tạm thời để lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân tai nạn.Cầu vượt ngã ba Huế khánh thành tháng 3/2015, quy mô 3 tầng, tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Công trình nhằm chấm dứt điểm đen tai nạn giao thông giữa tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam. Nhìn là biết chất lượng xe dỏm đến mức nào. Lại lỗi do không làm chủ được tốc độ và khoảng cách an toàn! Lái xe 16 chỗ chắc không thắt dây an toàn rồi .! Xe 16 chỗ là 01 trong những hung thần xa lộ, trời mưa như thế mà không giảm tốc độ và giữ khoảng cách an toàn nên mới ủi xe con toác đuôi thế kia.Cầu chúc mọi người sớm bình phục. Mấy xe khách 16 chổ thì chạy nhanh vượt ẩu. ĐÃ lên tầng 3 vào vòng xoắn thì cần quan sát kỹ và giảm tốc độ chứ . Nhìn chung các lái xe đều cẩu thả!! Khi đổ cầu, ô tô 16 chỗ lao rất nhanh nên mới gây ra tai nạn. Tôi từng chứng kiến nhiều xe như vậy Nhìn cái đích xe đoán vận tốc đê..... Chắc những người phía sau khi thấy tai nạn thì đi chậm lại để hóng chuyện ( đây là thói quen của hầu hết của người Việt Nam) nên mới xảy ra vụ việc như thế. Lại không giữ khoảng cách đâyÔng xe con toác đuôi kiểu gì y như bông hoa nhỉ
Nghiên cứu cơ chế đặc thù dự trữ thuốc hiếm Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết như trên tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1/10. Để tháo gỡ khó khăn liên quan đến đấu thầu thuốc tại các bệnh viện, Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường năng lực mua sắm, đấu thầu. Bộ cũng đẩy mạnh cấp phép quản lý giá thuốc, trang thiết bị y tế, nhất là đối với thuốc hiếm.Tiến độ các gói thầu đối với thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia và danh mục thuốc đàm phán giá cũng được đẩy nhanh. Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ hoàn thiện thể chế về quản lý trang thiết bị y tế; khuyến khích doanh nghiệp dược trong nước sản xuất mặt hàng thuốc hiếm để chủ động nguồn cung.Theo bà Hương, ngành y tế sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc, giúp theo dõi nguồn cung, điều tiết kịp thời nhập khẩu, kinh doanh thuốc, đảm bảo đủ nhu cầu điều trị. Các bệnh viện được hướng dẫn dùng thuốc có cùng hoạt chất, tác dụng tương đương để điều trị...Ba ngày trước, Chính phủ gửi báo cáo Quốc hội, trong đó có đề nghị cho phép tiếp tục kéo dài thời gian gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc. Nguyên nhân là Covid-19 vẫn diễn biến khó lường và thủ tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định hiện hành có nhiều khó khăn. Từ năm 2023, hơn 10.300 thuốc hết hiệu lực đăng ký lưu hành; 3.800 thuốc (cấp năm 2018, có hiệu lực 5 năm và cấp năm 2019 có hiệu lực 3 năm) sẽ hết hạn. Vì vậy, số lượng hồ sơ gia hạn thuốc năm 2023 rất lớn (14.000 hồ sơ), trong khi nhân lực thẩm định thiếu trầm trọng; quy trình gia hạn cần nhiều thời gian.Việc gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc theo Chính phủ sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc, do những thuốc này đã được đăng ký lưu hành nhiều năm tại Việt Nam và nhiều nước khác. Nếu không gia hạn kịp thời, nhiều thuốc không được lưu hành trên thị trường, cung cấp cho các bệnh viện, nhu cầu người dân, trong đó có nhiều thuốc thiết yếu, thuốc hiếm. Về lâu dài, Chính phủ cho rằng cần có cơ chế tự động gia hạn với thuốc đã được cấp giấy phép đăng ký lưu hành.Thời gian qua, tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế diễn ra tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo Bộ Y tế, 28/34 sở y tế và 12/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo thiếu thuốc, gồm kháng sinh, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết... 26/34 sở y tế và 15/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất. 14/34 sở y tế và 8/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo thiếu thiết bị y tế.Ngày 5/8, Bộ Y tế công bố kết quả lựa chọn nhà thầu của ba gói mua thuốc tập trung cấp quốc gia với tổng giá trị gần 6.300 tỷ đồng, được kỳ vọng giải "cơn khát" thuốc điều trị.
Người lao động thu nhập 7,6 triệu đồng/tháng trong quý III Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/10, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mức thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III/2022 tăng 1,6 triệu đồng so với quý III/2021. Trong đó, thu nhập lao động nam 8 triệu/tháng; nữ 7 triệu/tháng.Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, người lao động thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, 83% số hộ dân có thu nhập tăng hoặc không đổi so với cùng kỳ.Thị trường lao động Việt Nam tiếp tục phục hồi, số người đang làm việc và thu nhập bình quân tháng đều tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm.Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III/2022 là 50,8 triệu, gồm 14 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp và xây dựng 17 triệu người; khu vực dịch vụ 19,8 triệu.Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III là 2,28%, giảm 0,04% so với quý trước; giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Toàn quốc có 8% thanh niên (15-24 tuổi) thất nghiệp, tăng 0,39% so với quý trước; giảm 0,87% phần trăm so với cùng kỳ năm trước.Từ tháng 7/2021 đến nay, toàn quốc hỗ trợ 85.000 tỷ đồng cho 55 triệu lượt người và 856.000 doanh nghiệp gặp khó khăn. Cả nước đã hỗ trợ tiền thuê nhà 3.500 tỷ đồng cho hơn 5 triệu lao động.Ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số được thúc đẩy. Việt Nam đứng thứ 63 thế giới và thứ 4 Đông Nam Á chỉ số toàn cầu về Hệ thống khởi nghiệp kỹ thuật số của ADB.Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, thời gian tới các đơn vị đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng; tạo nền tảng nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Công nhân thường làm việc cật lực, thu nhập thấp nên sức khỏe rất giảm sút... Vậy khi ốm đau thì tiền đâu để chữa bệnh được hay chỉ cần dùng ít thuốc và thuốc giá tiền thấp là có thể khỏi được bệnh nhỉ? Băn khoăn quá :o Lương 5 củ rưỡi đây lấy đâu ra Lương vẫn còn thấp Lương gì thê thảm vậy trời?! Cám ơn vì đã tăng 126k, nhờ vậy mình có thể đổ thêm bình xăng để đi làm. Tiền phòng trọ, tiền nuôi con, ăn uống chi phí nếu ở Sài Gòn làm sao để đủ nhỉ? 2 vợ chồng thuê nhà 4 triệu, tổng lương 25 triệu, nuôi 1 con 4 tuổi ở quận Bình Thạnh mà tháng nào tiết kiệm lắm dư được 2 triệu, với mức lương như vậy thì sẽ rất khó khăn Lương gì thê thảm quá!? Lương tăng hẳn 126k, nếu tính đổ được xăng là thấy hữu hình nhất, đổ được hơn 5 lít xăng, còn tính để mua được hàng hoá khác, tăng như không tăng, không theo giá tăng của hàng hoá khác. Lương bình quân 7,6 triệu/ tháng có nghĩa là có những người lương thực tế chỉ từ 4,5 đến 5 triệu/tháng. Mức lương làm sao phải trên 10tr/tháng mới tạm đủ sống ở thành phố. Không hiểu tính trung bình kiểu gì. Mừng đến rơi nước mắt. Lương tăng 180k/ tháng là khoảng 6k/ ngày trong khi mình tiền rau đã tăng 10k/ ngày. Tiền rác đầu năm 25k hiện tại đã tăng lên 60k. Việt Nam phải nói là thu nhập quá thấp. Biết bao giờ mới cải thiện được. Đây là lương trung bình những người đi làm trong quý 3/2022, lương trung bình những người đi làm trong quý 4 sẽ cao hơn 7.6 triệu/ tháng, nhưng người thất nghiệp của ngành gỗ, may mặc, da giầy, điện tử ... thì tăng cao lắm rồi . Làm công chức đàng hoàng đây. Trình độ thạc sỹ, thi tuyển đầu vào đàng hoàng vất vả nữa (1 đấu 7 - hoặc 7 chọn 1), làm việc 2 năm, lương theo hệ số 2,34 (giảm tập sự) sau khi trừ các khoản tròm trèm 4 củ.
Lũ ống tàn phá huyện biên giới Nghệ An Đêm 1/10, huyện miền núi Kỳ Sơn, giáp với Lào, mưa 115 mm. Rạng sáng, lũ ống xuất hiện từ trên núi đổ về xã Tà Cạ khiến bé gái 4 tháng tuổi đang được mẹ bế bị cuốn trôi. Người mẹ thoát chết song bé đã tử vong.Dòng nước lũ giật sập 15 nhà ở xã Tà Cạ. Hơn 50 nhà khác ở xã này bị ngập, hoa màu, gia súc bị cuốn phăng.Đến 4h, dòng lũ ống cao hơn 2 m, cuồn cuộn đổ về khối 1, thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn. Khi qua quốc lộ 7, lũ cuốn ít nhất 2 ôtô và nhiều xe máy, làm ngập vài chục nhà dân và công sở."Tất cả đồ đạc trong nhà bị cuốn phăng hoặc vùi lấp dưới lớp bùn cao 1,5 m. Vợ chồng và các con chỉ kịp chạy lên tầng 2 thoát thân", chị Lan, trú khối 1, nói.Gần trưa nay, nước bắt đầu rút dần song vẫn có những điểm sâu hơn một mét. Một số nhà dân ở khu vực cao đã được lực lượng chức năng hỗ trợ dọn bùn.Ông Thò Bá Rê, Phó chủ tịch huyện Kỳ Sơn, cho biết hiện tuyến quốc lộ 7 qua xã Tà Cạ bị sạt lở ta luy dương làm tắc đường. Chính quyền Kỳ Sơn đang thống kê thiệt hại, tổ chức khắc phục.Ảnh hưởng của hoàn lưu bão Noru, ngày 27-29/9, Nghệ An mưa lớn, trong đó Quỳnh Lưu hơn 600 mm; Thanh Chương 510 mm; Nam Đàn, Đô Lương, thị xã Thái Hòa hơn 400 mm; thị xã Cửa Lò, TP Vinh, huyện Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Anh Sơn và Con Cuông 300-390 mm... 13/21 huyện, thị bị ngập, 7 người chết; hơn 11.000 nhà đang ngập...Hiện nước rút dần, diện ngập lụt thu hẹp. Tuy nhiên, do mưa kéo dài, đất liên kết kém, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cảnh báo các huyện miền núi như Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Thanh Chương cần đề phòng nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống.Lũ ống chỉ xảy ra ở miền núi, nơi có nhiều dãy đồi núi đan xen và kéo dài, giữa chúng là các thung lũng gắn liền với khe suối, sông nhỏ. Các khe suối, sông nhỏ chảy giữa hai bên sườn đồi thung lũng thường bị khép lại, co thắt ở một điểm. Khi mưa lớn, nước không kịp thoát tại điểm co thắt, đẩy mực nước dâng nhanh, tạo dòng chảy xiết phía dưới, sinh ra lũ ống. Nguyễn Hải - Văn Cương Rừng ơi! Lũ đã về đây! Giá phải trả cho Mẹ thiên nhiên luôn quá đắt khi Lấy của Rừng rưng rưng nước mắt !!!! Xin chia buồn với bà con ! Em người Sài Gòn, thấy clip lũ về mà em nổi hết da gà. Nhờ vậy mà mình thấy trân trọng và yêu hơn cái nơi mình đang ở, vùng đất hiền hòa biết bao, dù có kẹt xe, khói bụi hay triều cường cũng còn đỡ hơn nhiều so với vùng đất miền Trung chịu biết bao thiệt thòi. Thương đồng bào miền Trung quá :(( Cầu mong không có thương vong nào! Ôi quê tôi Bão qua lũ về. Khổ cho đồng bào quê tôi. Mong mọi người bình an Đây là lí do vì sao tui không thích đồ gỗ. và không thích những người sưu tầm đỗ gỗ. Dẫn đến chặt phá rừng một cách vô tội vạ Miền trung quê tôi Thương lắm miền Trung quê tôi, năm nào cũng gồng mình gánh hơn chục cơn bão lũ Thương quá miền trung ơi Tội em bé 4 tháng,mẹ bé sẽ sống sao đây. Thương bà con miền Trung. Thiên tai ác liệt quá. Tâm bão là Đà nẵng mà hậu quả sau bão của Nghệ An, Hà Tĩnh có vẻ còn nặng hơn nhỉ. chia buồn cùng bà con vùng lũ. Tàn phá thiên nhiên thì hậu quả như vậy là không tránh khỏi. Chỉ thương người dân là lãnh đủ Nơi biên giới đã cực khổ, thiếu thốn. Lại phải hứng chịu nhiều thiên tai. Bà con vẫn bám trụ, vì giữ tấc đất, tấc vàng cho Tổ Quốc thân yêu! VN rừng núi nhiều, độ dốc lớn, giờ rừng phá hết cây rồi làm sao mà cản lũ đc, mưa thượng nguồn lớn, năm nào chẳng mưa.
Rác ùn ứ vì nhà máy bị nợ hợp đồng Ngày 2/10, rác thải sinh hoạt để ở nhiều đường TP Quảng Ngãi không được xe của Công ty cổ phần môi trường đô thị (đơn vị ký hợp đồng với thành phố) thu gom. Ở chợ Quảng Ngãi, lượng rác dồn ứ tạo mùi hôi thối. Ban quản lý chợ chưa biết khi nào có xe gom rác trở lại.Tình trạng rác chất đống do không có đơn vị thu gom cũng diễn ra tại huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa. Rác thải ở ba địa phương này do Nhà máy xử lý rác sinh hoạt Nghĩa Kỳ, song từ trưa qua nhà máy đã dừng tiếp nhận.Ông Nguyễn Tấn Pháp, Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý rác sinh hoạt Nghĩa Kỳ) cho biết, hợp đồng đặt hàng xử lý rác hết hạn ngày 30/9. Tuy nhiên, từ 1/10 hợp đồng mới giữa công ty với các địa phương chưa được ký kết. Mỗi quý công ty ký hợp đồng hàng trăm triệu đồng với từng địa phương tuỳ lượng rác thu gom.Ngoài ra, kinh phí xử lý rác thải từ tháng 7 đến tháng 9 ở hai huyện Tư Nghĩa và Nghĩa Hành chưa được thanh toán. Điều này khiến nhà máy không đủ kinh phí hoạt động như trả tiền nhân công, mua nguyên liệu xử lý rác, đóng tiền điện...Ông Trà Thanh Danh, Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi, cho biết đang kiểm tra sự việc trên để chỉ đạo xử lý. Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Vinh, Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa nói ngày 30/9 vào cuối tuần nên địa phương chưa kịp thanh toán. Đầu tuần tới huyện làm việc với công ty xử lý rác sớm giải quyết. Trước mắt địa phương đề nghị người dân giữ rác tại chỗ, tránh ảnh hưởng môi trường.Trước đó hồi tháng 3 năm nay, Nhà máy xử lý rác Nghĩa Kỳ dừng tiếp nhận rác ở ba địa phương nói trên cũng vì lý do không thanh toán tiền xử lý. Nợ 2 tháng mà lại nói lý do do cuối tuần! "Ông Nguyễn Đăng Vinh, Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa nói ngày 30/9 vào cuối tuần nên địa phương chưa kịp thanh toán" đây gọi là rườm rà và tắc trách. Thời đại công nghệ 4.0 rồi mà cuối tuần không thanh toán được... "Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa nói ngày 30/9 vào cuối tuần nên địa phương chưa kịp thanh toán"Giải thích thế mà cũng nghe được Rác thì khoán cho người ta hết, tháng nào cũng thu tiền...sao không trả cho CN Vậy đã thu tiền dân rồi sao k lo đóng? Chậm thanh toán thì cứ tính lãi suất theo ngày xem ông nào dám nợ . Tiền thu rác thì cho người thu tận nhà , thu xong mang về quên nộp hay sao ấy . Với người dân chúng tôi thì chưa có tháng nào được miễn thu hay chậm thu tiền rác hàng tháng cả Hợp đồng phải gia hạn trước vài tháng chứ để tới hết thời gian hợp đồng mới gia hạn sao người ta chuẩn bị kịp, biết có hop đồng nữa hay không thì bên nhận việc người ta mới có kế hoạch thuê mướn nhân công nữa chứ, Đọc mà tức hết cả người. Có việc thanh toán tiền mà làm cũng không xong. Tiền thu hàng tháng của người dân đi đâu rồi ??? Tiền thì thu của dân rồi, không nộp là sao, ai là người cầm tiền thì phải chịu trách nhiệm việc này , không thể lí do cuối tháng chủ nhật nọ kia được. Chính quyền huyện Nghĩa Hành và Tư Nghĩa mời thầu xem có công ty khác nhận hợp đồng không?
Bỏ phố về quê làm nước mắm Sinh ra trong gia đình vùng biển có 7 người con, khi Đinh Công Đức bảy tuổi thì bố qua đời. Trải qua tuổi thơ cực khổ, Đức quyết tâm vào đại học, lập nghiệp ở thành phố. Năm 2016, Đức tốt nghiệp khóa chất lượng cao tiếng Anh đầu tiên của Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, được giới thiệu làm giáo viên ở TP Tam Kỳ với lương khởi điểm 7 triệu đồng. Một doanh nghiệp du lịch tuyển anh vào làm việc ở Phú Quốc lương tháng 15 triệu đồng.Với sinh viên mới ra trường, mức thu nhập trên được cho là khá, nhưng Đức từ chối. Sau 4 năm học ở Đà Nẵng, Đức không còn muốn bám trụ ở thành phố nữa. Anh suy nghĩ quê có bến cá An Lương, xã Duy Hải, nằm cuối sông Thu Bồn đổ ra biển Cửa Đại. Mỗi ngày vào vụ đánh bắt, tàu thuyền chở về hàng chục tấn cá cơm, rất thuận lợi để làm nước mắm. Cạnh bến cá, Đức có mảnh đất của ông bà để lại gần 2.000 m2, có thể xây cơ sở sản xuất nước mắm.Về quê trình bày ý tưởng với người thân, Đức bị chỉ trích. Mẹ anh nói cho ăn học để kiếm được việc làm ở thành phố, đằng này quay về quê làm nước mắm, chẳng khác gì "đốt tiền". Nghe Đức giải thích, dần dần mẹ anh ủng hộ. "Tôi sinh ra, lớn lên ở vùng quê có bố làm nước mắm. Từ nhỏ, mùi nước mắm gắn liền với tuổi thơ nên tôi mong muốn phát huy nghề của quê hương", anh giải thích.Khởi nghiệp bằng 500 triệu đồng, là khoản anh tích góp trong 4 năm đại học bằng việc thu gom hải sản chở ra Đà Nẵng bán cho các chợ đầu mối. Từ số tiền này, Đức vay mượn anh trai xây dựng nhà xưởng 800 triệu đồng, lấy địa danh quê hương đặt tên cho cơ sở là "Mắm nhĩ Cửa Đại".Không có tiền mua nguyên liệu cá cơm, Đức cầm sổ đỏ của mẹ ra ngân hàng vay vốn, nhưng không được chấp nhận. Thấy quyết tâm của em, anh trai lại cho vay hơn 300 triệu đồng. Từ tháng 1 đến 4 âm lịch là vụ cá cơm, ngư dân cho tàu vào bến bán cá, Đức thu mua về muối. Với tỷ lệ ba cá một muối, sau 8 đến 12 tháng, Đức bắt đầu lấy nước mắm."Cá cơm đầu mùa to con, lượng đạm nhiều, tôi mua về muối liền để giữ được độ tươi ngon. Đến khi nào mắm chuyển sang màu cánh dán hoặc gỗ phách là mang ra lọc trên dàn rổ tre, có lót lớp vải mỏng 3-4 lần là đạt tiêu chuẩn. Nước mắm lọc càng kỹ sẽ loại bỏ được xác cá và chất lượng thơm ngon hơn", anh chia sẻ.Con đường khởi nghiệp của Đức đang suôn sẻ, bất ngờ năm 2017 bão Damrey thổi bay mái che hai bể mắm, nước mưa vào làm hư hỏng. "Tôi lỗ hơn 200 triệu đồng. Số nợ ngày một tăng lên, nhiều lúc nghĩ mình đã đi sai đường", anh kể và nói giờ bỏ giữa chừng lấy tiền đâu trả nợ nên quyết tâm theo đến cùng. Để có tiền mua cá, anh gặp người thân vay mượn.Khi có thành phẩm, anh đem giới thiệu cho các mối, nhưng bị từ chối vì tên nhãn hàng lạ, đành gửi ít chai nước mắm để giới thiệu sản phẩm. Sau một thời gian khách hàng mua về, thấy chất lượng nên quen dùng. Sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn, Đức bắt đầu có lãi.Tuy nhiên, hai năm Covid-19, sản phẩm làm ra không bán được. Nước mắm truyền thống không có chất bảo quản, nếu để lâu bị chuyển màu đen, nhìn không đẹp, càng khó bán. Đức lại phải đưa hàng đi khắp nơi ký gửi nhờ bán.Hiện anh Đức đã đầu tư gần 3 tỷ đồng cho cơ sở, với tám bể muối mắm bê tông và hàng chục bể sành sứ. Toàn bộ khu sản xuất được lát gạch men sạch sẽ. Mỗi năm, cơ sở cung cấp ra thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng hơn 30.000 lít nước mắm và hơn 30 tấn mắm nêm. Mỗi lít nước mắm giá 100.000 đồng, mắm nêm 25.000-30.000 đồng/kg."Tổng doanh thu bán hàng một năm hơn một tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, tiền lời khoảng 250 triệu đồng", anh Đức cho biết. Cơ sở tạo việc làm thường xuyên cho 7 người, thu nhập 6-7 triệu đồng mỗi tháng, khi thời vụ thu hút hàng chục người.Nhìn lại chặng đường 7 năm với vài lần suýt sạt nghiệp, trong khi nhiều bạn cùng khóa tiếng Anh làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài thu nhập cao, ở nhà phố, người đàn ông 31 tuổi, dáng dong dỏng, nước da rám nắng bảo không tiếc nuối. Khởi nghiệp bận rộn, lo tính toán đầu vào, đầu ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm và suốt ngày bị mùi mắm ám vào người, nhưng anh Đức thấy vui. Anh vui vì được làm chủ trên chính quê mình, được tiếp nối nghề của bố.Hiện anh Đức đã lập gia đình, có hai con, công việc tại cơ sở chủ yếu do anh quán xuyến, vợ bán thuốc tây, thi thoảng phụ giúp chồng sổ sách. Hàng ngày, anh dậy sớm để kiểm tra các bể mắm, khi công nhân đến thì giám sát các công đoạn sản xuất. Các khoản vay khởi nghiệp đã trả hết, anh có được khoản tích lũy để mở rộng thị trường ra TP HCM và Hà Nội. "Hiện một số doanh nghiệp đặt vấn đề hợp tác để bán sản phẩm ở hai thành phố này", anh kể.Ông Trần Huy Tường, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duy Xuyên, cho biết năm 2022 huyện có 3 sản phẩm đạt OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm), trong đó có nước mắm của anh Đinh Công Đức. "Hội đồng thẩm định của huyện công nhận nước mắm của Đức đạt OCOP 4 sao", ông nói và nhận xét sản phẩm được đầu tư bài bản, mẫu mã đẹp, sạch sẽ, chất lượng đạt tiêu chuẩn. Chính quyền huyện đã nộp hồ sơ tới hội đồng thẩm định OCOP của tỉnh Quảng Nam xem xét. Cả nước đang khó khăn vì đại dịch virus và hạn mặn miền tây, nghe bà con trúng cá thấy mừng cho bà con. Chúc cả nước mau vượt qua khó khăn. Cá cơm lăn bột chiên thì ngon biết mấy. Niềm vui cho Quảng Nam quê tôi. Chúc mừng cho các ngư dânĐược mùa trúng cá ngàn cân mỗi ngàyLàm ăn khấm khá vui thayCó tiền dành dụm tương lai vững bền ! Cá cơm than. Quá ngon. Đây là quê tôi, cá cơm tháng 3 làm mắm thơm nức mũi bà con ạ! Niềm vui cho ngư dân chúc mừng bà con, nhưng không riêng ngư Quảng Nam, nước ta bờ biển đặc thù dài, rất nhiều tỉnh đi đánh bắt xa bờ, có ghé qua các đảo, lãnh thổ để tiếp tế lương thực và bán hải sản, cũng mong bà con chú ý cẩn trọng đến các vùng có dịch covid 19. Cá cơm khô mà kho với thịt ba chỉ ăn vào mấy ngày mưa lạnh thì bao nhiêu cơm cũng hết. Nhìn thèm quá. Hấp lên cuốn với rau sống, bánh tráng (nướng rồi nhúng nước), chấm nước mắm tỏi ớt. Nhìn cá cơm ngon quá, mong là nguồn tài nguyên dồi dào cho bà con đỡ khổ Thật mừng cho bà con ngư dân. Cá cơm chiên giòn là ngon lắm nha! Chúc mừng ngư dân. Đồng tiền họ kiếm được thật vất vả. Mong trời thương cho họ được trúng được nhiều cá. cá cơm được mùa thì mai mốt cá lớn sẽ mất mùa . cá chưa lớn đã bị bắt hoặc cá lớn hơn không có nguồn thức ăn để lớn hơn nữa Cá này rất ngon.Chúc mừng thắng lợi của bà con!!!.
Dấu tích thành cổ Champa nghìn năm Thành cổ Châu Sa ở xã Tịnh Châu, cách trung tâm TP Quảng Ngãi khoảng 6 km, cách cửa biển Cổ Lũy khoảng 8 km, phía Nam thành giáp sông Trà Khúc (dòng sông lớn nhất Quảng Ngãi), phía bắc giáp sông Hàm Giang.Người có công khai quật thành cổ này là kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ học người Pháp H. Parmentier. Năm 1924, ông tìm thấy trong thành một bia đá niên đại năm 903. Bia khắc thông tin về hai vị vua đầu tiên của vương triều Chăm Indrapura (875-982) là Indravarman II và Yaya Simhavarman. Như vậy thành Châu Sa tồn tại từ vương triều Indrapura vào cuối thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10.Theo các thư tịch của Trung Quốc và Việt Nam, vương triều Indrapura bắt đầu từ khi Indravarman II lên ngai vàng năm 875. Khi đó, kinh đô của Champa được chuyển từ châu Panduraga (tương đương một tỉnh hay tiểu quốc - nay thuộc Ninh Thuận, Bình Thuận) ra phía bắc là châu Amaravati (nay thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi).Theo TS Ngô Văn Doanh, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, nguyên ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, châu Amaravati có hai khu vực là Chiêm Động hay Đại Chiêm (nay là tỉnh Quảng Nam) và Cổ Lũy hay Chiêm Lũy (nay là tỉnh Quảng Ngãi). Các tài liệu khảo cổ và lịch sử cho biết, thành Châu Sa là di tích dân sự lớn nhất trên vùng đất này.Về cấu trúc của thành, nhà khảo cổ H. Parmentier vào năm 1924 đã vẽ bản đồ miêu tả song chỉ dừng lại ở thành nội và một gọng thành hình càng cua ở phía tây. Trong đợt khảo sát năm 1993, Viện Khảo cổ và Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi xác định thành Châu Sa có hai vòng thành là thành nội và thành ngoại.TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi, cho biết thành nội hình chữ nhật, theo hướng bắc – nam, có 5 cửa thông thương với bên ngoài. Tại góc đông – nam và tây – nam có hai đoạn thành bắt góc chạy theo hướng bắc – nam hướng về sông Trà Khúc, gọi là hai Càng Cua.Bờ thành nội phía tây và phía đông dài 558 m, cao 4-5 m, đáy thành 20-25 m, mặt thành rộng 5-8 m. Bờ thành "Càng Cua" phía tây dài 674 m. Bờ thành "Càng Cua " phía đông dài 443 m. Xung quanh các bờ thành có các hào (mương) nước rộng 20-40 m.Theo TS Khôi, thành Châu Sa được đắp bằng đất sét pha cát thạch anh thô. Một lát cắt nơi cửa đông của thành nội có cấu tạo lớp trên là dăm đá ong pha đá cuội thạch anh, lớp dưới là cát tro màu xám. Thành được đắp rất công phu và quy mô.Thành ngoại trải dài trên khu vực rộng lớn nhưng chưa xác định rõ ràng ranh giới, nhằm bảo vệ thành nội. Các mương nước xung quanh thành nối với sông Trà Khúc và các sông nhỏ, tạo nên một hệ thống đường thủy chằng chịt, thuận lợi cho tàu bè đi lại. Các đồ gốm khai quật được cho thấy đây là nơi diễn ra giao thương sôi động.Ngoài ra, thành Châu Sa được các ngọn núi tự nhiên che chắn, bảo vệ. Phía bắc thành là núi Chồi và núi Đồng Danh. Phía tây bắc thành là đồi Bàn Cờ. Phía tây là núi Thiên Ấn. Phía đông nam là núi Ngang. Từ các ngọn núi có thể quan sát được toàn cảnh thành và bao quát cửa biển Cổ Lũy, thuận lợi phòng vệ quân sự.Trong những cuộc khai quật thành Châu Sa sau đó, các nhà khoa học phát hiện thêm nhiều di tích, di vật cổ của người Chăm như lò gốm ở Núi Chồi, xã Tịnh Châu. Lò đất nung được khoét vào sườn đồi, tường lò xếp bằng đá, sản phẩm là những tấm đất nung có nội dung Phật giáo.Theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh, các tác phẩm đất nung Phật giáo Núi Chồi được làm từ một khuôn có kích thước đồng loạt (cao 6,5 cm, rộng 4 cm, dài 1 cm) và có hình như một cánh sen dài nhọn đầu. Bên trong là hình Đức phật.Tiểu phẩm Phật giáo ở Núi Chồi giống với các tiểu phẩm Phật giáo được tìm thấy ở Thái Lan. Điều này cho thấy mối liên kết của thành Châu Sa thuộc Champa với một trung tâm Phật giáo lớn.Từ đầu thế kỷ 15, thành Châu Sa cũng như châu Amaravati chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, năm 1402, nhà Hồ chiếm vùng đất này. Nhưng đến năm 1407, nhân lúc nhà Minh đem quân diệt nhà Hồ, vua Champa giành lại vùng đất Amaravati (Quảng Nam, Quảng Ngãi).Đến năm 1470, vua Lê Thánh Tôn hạ chiếu thân chinh đánh Champa. Đến tháng 6 năm 1471, ông lấy được toàn bộ Amaravati, đặt tên mới là thừa tuyên (tỉnh) Quảng Nam. Sách Đại Nam nhất thống chí cho rằng, thành Châu Sa lúc này có thể là một vệ thành của nhà Lê.Trải qua các biến thiên của lịch sử, thành Châu Sa bị rơi vào lãng quên. Mãi đến năm 1994, sau 70 năm nhà khảo cổ học H. Parmentier phát hiện thành cổ Châu Sa, thành mới được công nhận di tích quốc gia.Từ đó đến nay, thành vẫn không được cắm mốc ranh giới để bảo vệ. Khu vực hào (mương) thành và nhiều vị trí trong thành trở thành nơi người dân canh tác, xây nhà. Từ trên Google Maps, có thể thấy được rõ nét tường thành nội cao hơn khu vực xung quanh và các hào thành, giúp hình dung tổng thể bố cục.Nhưng khi đến nơi, nhiều phần của bờ tường thành bị xói mòn, phía trên tường thành phủ những rặng tre. "Khách trong nước và quốc tế tìm đến thành cổ Châu Sa, tôi chỉ bờ thành nhưng họ bảo không thấy gì rồi bỏ đi", ông Lương Công Thanh, người dân sống quanh thành nói.Ông Trần Ngọc Lâm, Chủ tịch UBND xã Tịnh Châu, cho biết người dân tận dụng đất để trồng trọt, chăn nuôi nên có phần ảnh hưởng thành cổ, việc cắm mốc chưa cụ thể rõ ràng nên khó cho việc quản lý. Ông cho rằng, cơ quan chức năng cần khoanh vùng, xác định rõ ranh giới để quản lý di tích.Theo Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi, việc di tích thành cổ Châu Sa xuống cấp có hai nguyên nhân: đầu tiên chưa có sự đầu tư đầy đủ để tôn tạo, thứ hai là chưa đưa được di tích đến với cộng đồng. Hiện Bộ Văn hóa Thể Thao Du lịch đã giao TS Khôi chủ trì thăm dò nội thành Châu Sa trong tháng 10 này."Sau cuộc thăm dò, khi có đủ cứ liệu, chúng tôi sẽ đề xuất một cuộc khai quật quy mô lớn, để làm rõ giá trị và bảo tồn thành cổ Châu Sa", lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi nói.Phạm Linh Trời ơi, di tích lịch sử nghìn năm. Cổ vật giá trị thế này mà không biết bảo tồn, khai phá để truyền bá lịch sử và làm du lịch. Người nước ngoài đến Việt nam để được tận mắt xem những cổ vật đầy tính lịch sử và bảo tồn văn hoá chứ không phải những tour du lịch hiện đại mà nước nào cũng có. Tỉnh Quảng Ngãi và bộ VHTHDL nên xúc tiến càng nhanh càng tốt để cắm mốc quản lý di tích Tôi cũng là người Qngai và có lần tò mò đến tham quan để tìm hiểu dấu tích của Châu Sa, tuy nhiên chỉ còn mỗi bảng thông tin ngoài ven, đi sâu vào rất khó nhận ra dấu tích thành cổ bởi bị xói mòn vì thời gian và con người. Tuy nhiên có thể nhận thấy cái hồn Chămpa trong ánh mắt, dáng vẻ của người dân bản xứ, có sự khác biệt trong lối sống và sinh hoạt so với người Việt xung quanh. Ở Miền trung từ Hà tĩnh trở vào đên Bình Thuận ngày xưa là Vương quốc Chăm pa, di tích thành cổ, tháp cổ, lò gốm, mộ táng... có rất nhiều Chỉ vì thời gian chôn lấp đi. Giờ không biết nên làm gì. Thôi cứ bảo tồn các di tích đã nổi tiếng đi (Mỹ Sơn - Quảng Nam, Tháp Bà - Khánh Hoà, Tháp Chăm - Ninh Thuận, Bình Định). Đợi có tiền làm tiếp. Hậu duệ của Vương quốc đó giờ ở đâu, nếu còn hãy chăm lo cho họ.
Dùng bè đưa bé 8 tháng tuổi vượt lũ tới bệnh viện 6h ngày 1/10, bé trai 8 tháng tuổi ở bản Xốp Cốc, xã Yên Thắng bị suy kiệt sức khoẻ do thiếu máu bẩm sinh. Tuy nhiên đường độc đạo từ bản ra trung tâm bị lũ bao vây khiến gia đình không thể đi.Ông Vi Xuân Phóng, Chủ tịch UBND xã Yên Thắng, cho biết sau khi y tá bản và người thân nhận định nếu không được kịp thời cấp cứu tính mạng bé có thể nguy hiểm, chính quyền đã tìm phương án vượt lũ.Hơn chục công an, dân quân và người dân mặc áo phao bơi qua dòng lũ để tiếp cận bản. Lực lượng chức năng kết hợp với hàng chục dân bản kết bè, dùng 6 chiếc phao xung quanh giúp bè nổi. Sau một giờ, chiếc bè tạm hoàn chỉnh.Sáu người tham gia đẩy bè. "Hơn 5 phút, bè sáng bờ an toàn. Do nước đẩy mạnh, điểm cập bến lệch khoảng 50 m", ông Phóng trực tiếp chỉ đạo hiện trường kể.Mẹ con bé trai sau đó được công an chở xe máy thêm 6 km ra trung tâm xã để lên ôtô tới bệnh viện cấp cứu. Sáng nay, bác sĩ thông báo sức khỏe bé đã ổn định.Bản Xốp Cốc có 92 hộ với hơn 280 nhân khẩu là người Thái.Hoàn lưu bão Noru gây mưa mở rộng ra Bắc Trung Bộ và nam đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó Nghệ An mưa lớn nhất trong ba ngày cuối tháng 9 đã khiến 13/21 huyện thị bị ngập, 7 người chết; hơn 11.000 nhà đang ngập... Cảm ơn những tấm lòng chiến sĩ công an và người dân. Thật cảm động biết bao. Dân quân một lòng...thật hạnh phúc. Chúc em bé luôn khỏe mạnh. Cảm ơn chính quyền địa phương. Rất mong các địa phương hay bị cô lập bởi bão lũ được trang bị tốt hơn để cán bộ thuận tiện hỗ trợ bà con Thật không biết nói gì hơn , ở đây còn quá khó khăn về đường đi. Thật quí những tấm lòng vàngCùng nhau cứu bé nguy nan sống cònCầu bình yên đến cho conLũ qua mưa tạnh chẳng còn buồn lo ! Thật tuyệt vời tình đồng chí đồng bào tuyệt vời Tình người rất cảm động, hơn nhiều lời hô hào suông. Thật tuyệt vời , ấm tình quân dân . Giữa khó khăn trăm bề khi mưa bão, lũ lụt ập tới vẫn đầy ắp tình người, tình quân dân. Mong Việt Nam sẽ có nhiều phương tiện cấp cứu hiện đại để vận chuyển cấp cứu,cứu hộ cứu nạn cho dân. Biết ơn, biết ơn và biết ơn
Một công nhân tử vong khi thi công đường ống trong Formosa Đại diện Công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa, đóng ở Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, xác nhận sự việc xảy ra trưa 1/10.Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Trọng Hải, nói đã chỉ đạo công an điều tra.Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh cho hay tiếp nhận 3 nạn nhân lúc hơn 14h cùng ngày song một người được xác định đã tử vong từ trước."Hai người còn lại bị bỏng vùng ngực và mặt, được chuyển vào Khoa Chấn thương để điều trị. Sức khỏe các bệnh nhân đã ổn định song chưa xác định được ngày ra viện", lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh nói, sáng 2/10.Nạn nhân tử vong trú Nghệ An, hai công nhân còn lại quê Quảng Bình và Hà Tĩnh. Nhà chức trách chưa công bố danh tính.Nhà thầu phụ nơi ba công nhân làm việc có trụ sở đóng tại Khu kinh tế vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, chuyên thi công, bảo dưỡng các công trình, hạng mục liên quan cơ khí. Xin chia buồn cùng gia đình
Rác bủa vây vịnh Vũng Rô Những ngày qua, tại vịnh Vũng Rô ngập ngụa rác. Nhiều loại rác thải như bao nylon, chai nhựa, bao tải, xác động vật bốc mùi hôi thối cả khu vực. Dọc bờ, người dân cứ đi vài mét thấy rác chất đống. Trên mặt biển, những lồng nuôi tôm hùm, cá trở thành nơi chứa rác thải dạt vào.Anh Trần Đình Thảo, 35 tuổi, người dân nuôi lồng bè tại vịnh Vũng Rô, cho biết rác ứ đọng nhiều ở khu vực khoảng một năm gần đây. Lượng rác tăng nhưng vịnh không có người dọn dẹp nên ngày càng nhiều. "Mùa gió nồm, rác theo dòng nước dạt vào bờ và trôi ra xa ở mùa gió bấc, cứ lặp đi lặp lại", anh Thảo nói và cho biết có ngày anh gom hàng trăm kg rác đi tiêu hủy.Chị Nguyệt, 26 tuổi, người dân sống gần vịnh Vũng Rô, cho biết khu vực vịnh có hàng chục bè ăn uống dành cho du khách. Tại bãi biển, nhiều khách không có ý thức khi tổ chức cắm trại, vứt rác bừa bãi, không chịu dọn dẹp sau khi vui chơi.Theo chị Nguyệt, một lượng lớn rác thải sinh hoạt, khó phân huỷ được xả xuống biển từ gần 400 hộ dân nuôi tôm tại vịnh, với hơn 16.000 lồng. Nếu không sớm giải quyết, thời gian tới khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng và khó nuôi trồng thuỷ sản. Gần đây gia đình chị không dám ra vịnh Vũng Rô dạo biển như trước.Ông Nguyễn Văn Tĩnh, Chủ tịch thị xã Đông Hòa, cho biết địa phương nhiều lần tổ chức lực lượng chức năng, vận động người dân cùng nhặt rác nhưng vẫn không hết. "Chúng tôi chuẩn bị họp các chủ bè ở vịnh bàn kế hoạch thu gom rác thải, đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm", ông nói.Ba tuần trước, trước tình trạng rác thải tăng, lực lượng chức năng thị xã Đông Hoà đã xuống thu gom rác. Các hộ nuôi trồng thủy sản được chính quyền yêu cầu cần có ý thức, không nên vứt rác thải xuống vịnh. Địa phương cũng tổ chức một số buổi tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.Vịnh Vũng Rô rộng hơn 16 km2 mặt nước, nằm sát rìa Đèo Cả và là ranh giới tự nhiên giữa Phú Yên với Khánh Hoà. Vịnh được biết đến là địa danh du lịch thiên nhiên nguyên sơ, thu hút du khách.Bùi Toàn Người dân vùng này sống nhờ biển mà lại tự huỷ hoại nguồn sống của mình. Bó tay. Thực sự mà nói ý thức người Việt Nam mình quá kém. Có lần ra Bình Ba chơi mà nhìn cái bến rác lềnh bềnh khắp nơi. Giờ qua bên Nhật làm, người ta đã bắt phân loại rác rất kĩ càng và đúng loại. Vậy mà mấy bận tts ở chỗ mình cứ gom đại bỏ vào rồi đi vứt. Sợ bị phát hiện còn không dám ghi tên vào. Đến mức tới ngày đổ rác có người canh ở chỗ đổ để nhắc nhở luôn mà như nước đổ đầu vịt. Biết bao giờ ý thức mới tốt lên được đây. Tập quán sinh hoạt thải rác ra thiên nhiên của người dân chưa ở đâu bỏ được. Nhìn các bãi biển trong xanh như thiên đường bị rác hủy hoại mà xót xa Quá thiếu ý thức, nên có hình thức xử phạt thật nặng đối với vấn để bảo vệ môi trường, luật pháp của ta còn quá nhẹ tay đối với những kẻ vô ý thức này! Chính quyền địa phương nên bắt đầu quan tâm hơn đến môi trường để phát triển du lịch, ko để mất vẽ đẹp ở đây và hình ảnh Phú Yên Cách đây 7 năm, từng tham gia dọn rác tại bãi Chính-Vùng Rô, phải nói là rác cực nhiều. 1 tuần sau xuống chơi thì thấy rác còn nhiều hơn trước khi dọn. Ý thức của người dân, nhà hàng, du khách quá kém, cộng thêm sự lơ đãng của chính quyền địa phương nên mới như vậy. Bãi biển ở Vũng Rô giờ như 1 đống rác Cảnh đẹp như thiên đường thế kia mà nhìn rác thải xót xa quá. Mong chính quyền địa phương có phương án, chế tài để cải thiện tình trạng xả rác vô trách nhiệm như thế kia. Xả rác bừa bãi, tràn lan: tự ta làm khó ta. Rác này 80% là từ dân địa phương sử dụng hàng ngày, thôi thì Ý Thức Kém phải chịu sống chung với Hôi Thúi thôi Cần phải tuyên truyền, vận động nhân dân ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Đồng thời có chế tài xử phạt tiền từ các hoạt động xả rác bừa bãi ra môi trường. Xót xa quá cho Vũng Rô. Mình luôn thắc mắc việc quản lý mắt nước trên biển, sông ngòi, hồ do cơ quan nào quản lý ? các hoạt động kinh doanh, sản xuất ở đây được tổ chức thế nào để thu được thuế, kinh phí quản lý, phân bổ công bằng ,.... từ đây sẽ xác định các quy tắc kinh doanh đảm bảo an toàn cho phát triển, bảo tồn, môi trường . Dân mình hay lắm, họ kiếm tiền và kiếm ăn từ biển và núi nhưng họ vẫn cứ xả rác ra biển và núi như thường Thế cơ quản lý nguồn lợi thuỷ sản đã làm hết trách nhiệm chưa, đã tuyên tuyền, nhắc nhở, rồi phạt hành chính chưa!? Du lịch sinh thái qua các cồn ở miền Tây còn kinh khủng hơn. Rác ngập ngụa là rác. Phải xử phạt thật nặng những hành vi làm ô nhiễm môi trường, cần nghiêm cấm việc kinh doanh ăn uống trên mặt nước ao hồ - sông suối - vịnh - . . .
Người dân bất lực nhìn lũ ống tàn phá Nằm phía tây tỉnh Nghệ An, giáp với Lào, huyện miền núi Kỳ Sơn mưa 115 mm trong đêm 1/10 do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Noru. Mưa xối xả từng đợt, mỗi đợt kéo dài vài chục phút.Đứng từ tầng hai ngôi nhà nằm ven quốc lộ 7 nhìn ra ngoài trời, chị Dung, 48 tuổi, trú khối 1, thị trấn Mường Xén, quay sang hỏi chồng: "Liệu có xuất hiện lũ quét hay lũ ống không". Người chồng đáp: "Mong trời thương, chứ nước to thế này dễ xảy ra sự cố lắm".0h30 ngày 2/10, một đợt lũ nhỏ ào về. Nhà chị Dung ở mặt đường, phía sau là khe suối, bị dòng nước đục ngầu tạt vào thềm, song nó nhanh chóng trôi đi chỗ khác, chưa gây thiệt hại.Hơn 7h, mưa vẫn xối xả, ngoài đường vắng bóng người. Đứng từ tầng hai nhìn ra ngoài, chị Dung thấy lũ ống từ khe suối ào ào đổ về, nhằm thẳng nhà mình. Chị hét lên khi bùn đất tràn qua bậc tam cấp vào nhà, mấp mé chân cửa sổ."Trong dòng lũ bùn đục ngầu, tôi nghe thấy tiếng hộc hộc, giống như các khối đá lớn từ đỉnh đồi va vào nhau", chị Dung kể. Bàn ghế ở phòng khách, đồ đạc tại phòng bếp, ba xe máy cùng xe đạp điện bị bùn đất bao trùm.Vợ chồng chị Dung lập tức chạy xuống tầng một, dầm mình trong dòng lũ đục ngầu, dùng hết sức đẩy chiếc tủ lạnh ra chắn cửa phụ sau bếp, ngăn không cho "cơn cuồng phong" cuốn đồ đạc ra ngoài khe suối. "Lũ quá mạnh, đôi lúc tôi không trụ nổi, cảm giác như sắp tuột tay trôi ra ngoài khe", chị nhớ lại.Đối diện nhà chị Dung, căn nhà gỗ lợp ngói của hàng xóm bị lũ cuốn trôi hết đồ đạc cùng chiếc két sắt. Cổng bêtông cao hơn 3 m bị bùn trùm kín. Gia chủ đã huy động người hỗ trợ tìm két sắt nhưng chưa thấy.Sau khi đợt lũ mạnh thứ ba rút đi, bùn bám đầy trên mái che, tràn vào sân nhà chị Dung, cao tới 1,8 m. Ở phòng khách và bếp, bùn cao gần nửa mét vùi lấp nhiều đồ đạc."Lần đầu tiên tôi chứng kiến trận lũ khủng khiếp thế này. Năm 2011 và 2018, thị trấn từng xảy ra lũ mạnh do mưa lớn nhiều ngày kết hợp thủy điện xả lũ song mức độ ảnh hưởng không nghiêm trọng bằng", chị Dung cho hay.Nhớ lại giây phút lũ ập tới, chị Dung rùng mình, thấy may mắn khi không ảnh hưởng tính mạng. Chưa kịp thu gom đồ đạc, chị nhận tin phải ra cơ quan, là trụ sở ngân hàng để dọn bùn vì nơi này cũng bị lũ ống tàn phá.Vài giờ trước khi quét qua thị trấn Mường Xén, lũ ống đã tàn phá xã Tà Cạ nằm liền kề. Anh Xồng Bá Cha, trú bản Sơn Hà, cho biết giữa đêm qua, cả gia đình đang nằm ngủ bỗng nghe thấy tiếng động ầm ầm, cách từ xa khoảng hàng trăm mét vọng đến. Mở cửa ra xem, anh Cha thấy dòng nước đục ngầu đang cuốn theo đất đá và cây cối chảy cuồn cuộn qua sân.Nhà anh Cha ở vị trí cao nên nước lũ chỉ sạt qua sân, thiệt hại một số ít tài sản. Dòng lũ đổ về khiến bé Mùa Ngọc Châu, 4 tháng tuổi, ở bản Sơn Hà, bị cuốn tử vong. Nhiều ngôi nhà ở các bản Bình Sơn, Cầu Tám, Hòa Sơn bị cuốn trôi.Theo cán bộ văn hóa xã Tà Cạ, nước lũ tràn qua nhiều đợt, mạnh nhất là lúc 2h ngày 2/10, có lúc "lên nhanh không thể tưởng tượng nổi", hơn 10 phút đã dâng hơn một mét. "Từ lúc nhỏ tới nay tôi chưa bao giờ chứng kiến cơn lũ ống diễn biến nhanh, nước chảy khủng khiếp như thế này", người này nói.Đến tối 2/10, huyện Kỳ Sơn mưa ngớt, thị trấn Mường Xén nước đang rút. Ông Thò Bá Rê, Phó chủ tịch huyện Kỳ Sơn, cho biết nhà chức trách đặt tình huống đêm nay tiếp tục mưa to, lũ tái diễn nên đã sơ tán nhiều nhà dân tại vùng nguy hiểm ở xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén.Thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An, lũ ống đã cuốn trôi 14 nhà, làm ngập 85 nhà khác, sạt lở 19 nhà ở xã Tạ Cà và thị trấn Mường Xén. Hai ôtô bị cuốn trôi (hiện đã vớt được chiếc), 10 ôtô bị vùi lấp. Tuyến đường từ Mường Xén đi xã Tây Sơn bị sạt lở, hư hỏng cầu vòm sắt Hòa Sơn. Giao thông vào xã Tà Cạ và Tây Sơn bị ách tắc hoàn toàn.Tuyến quốc lộ 7 kết nối từ huyện Diễn Châu lên cửa khẩu Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, bị sạt lở taluy dương tại các xã Tà Cạ, Nậm Cắn, gây ách tắc. Hai xã Tây Sơn và Tà Cạ, trong đó bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (236 hộ và 966 nhân khẩu) và bản Sơn Hà, xã Tà Cạ, bị cô lập hoàn toàn chưa thể tiếp cận.Xã Tạ Cà có khoảng 3.000 dân, thị trấn Mường Xén hơn 5.000 dân.Ảnh hưởng của hoàn lưu bão Noru, ngày 27-29/9, nhiều huyện thị ở Nghệ An có mưa lớn, trong đó huyện Quỳnh Lưu hơn 600 mm; Thanh Chương 510 mm; Nam Đàn, Đô Lương, thị xã Thái Hòa hơn 400 mm; thị xã Cửa Lò, TP Vinh, huyện Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Anh Sơn và Con Cuông 300-390 mm... 13/21 huyện thị bị ngập, 7 người chết; hơn 11.000 nhà đang ngập... Không xem trọng rừng phòng hộ cũng như khai thác rừng bừa bãi và xây dựng nhà cửa hay các công trình mà không nghiên cứu kỹ thì tương lai sẽ nguy hiểm hơn nữa. Hãy trồng cây nhiều hơn nữa. Làm lụng vất vả, tích lũy khó khăn giờ bị mất hết. Thương đồng bào Miền Trung quá Quá khổ, mong bà con sớm khắc phục được tình trạng hậu lúc lụt để quay lại cuộc sống đời thường Thương miền Trung lắm Rừng và thảm thực vật là bể chứa nước tự nhiên. Hết rừng thì cứ mưa to là có lũ, lũ nhiều sẽ rửa trôi hết lớp đất mặt màu mỡ (hàng trăm hàng ngàn năm mới có được) sẽ là nghèo đói! Tất cả là do hệ lụy của phá rừng. Rừng thì chặt hết , lũ không đổ xuống mới lạ Kinh khủng thật, sự tàn phá của thiên nhiên là vô cùng. Biến đổi khí hậu là khôn lường. Không thể ngày một ngày hai và sự khắc phục là gần như không thể. 1 2 lần còn kêu than chứ 2 3 chục năm nay năm nào cũng bão lũ mà chính quyền và người dân không phối hợp với nhau quy hoạch lại hành lang an toàn bão lũ. Làm những công trình thoát lũ. Để rồi năm nào cũng bị quét sạch. Mình xem trên ứng dụng dự báo thời tiết có thấy dự báo khu vực Bắc Trung Bộ mưa rất to nhiều ngày nhưng có vẻ việc dự báo của VN vẫn chưa bám sát tình hình, thấy bão tan là mọi người có vẻ chủ quan lắm mà không để ý rằng mưa sau bão mới gây thiệt hại nhiều Đã biết năm nào cũng bị thì lo mà khắc phục. Tự cứu mình chứ chờ ai 1 em bé được mẹ bế người mẹ thoát chết em bé 4 tháng tuổi tử vong đau xót quá !!! Phá rừng là lũ thôi Do mưa quá lớn bất thường hay do rừng không giữ nước? Rồi năm sau, các năm sau nữa sẽ ra sao?
Cố gắng hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành năm 2024 Sáng 2/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác Trung ương thị sát, kiểm tra thi công cao tốc Bến Lức - Long Thành ở tỉnh Đồng Nai, cụ thể ở khu vực nút giao với quốc lộ 51 và cầu cạn qua rừng ngập mặn xã Phước Thái, huyện Long Thành.Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài hơn 57 km, vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng, khởi công tháng 7/2014, sau khi hoàn thành được kỳ vọng giúp kết nối khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây. Cao tốc lớn nhất miền Nam dự kiến hoàn thành năm 2019, song ba năm qua phải dừng thi công do khó khăn về nguồn vốn, chính sách. Mới đây chủ đầu tư xin lùi thời hạn hoàn thành đến quý 3/2025.Ông Phạm Hồng Quang, Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), cho biết hiện còn vài gói thầu đang vướng mắc chưa thể tái khởi động do nhà thầu yêu cầu chấm dứt hợp đồng. Hiện, các gói thầu nhánh phía Tây sử dụng nguồn vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã tạm dừng thi công. Việc giải phóng mặt bằng cơ bản đã hoàn tất.Theo ông Quang, VEC đang hoàn thiện các thủ tục để sớm tổ chức đấu thầu, triển khai thi công trở lại để hoàn thành dự án như kế hoạch. Khó khăn lớn nhất của dự án đã được tháo gỡ, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã chấp thuận để VEC tạm sử dụng nguồn thu phí, các khoản tiền chưa đến hạn để trả nợ nhà thầu.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết Bến Lức - Long Thành là cao tốc quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vấn đề vốn là khó khăn nhất nay đã được tháo gỡ, không có lý do gì để chậm nữa. Các cơ quan cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, lựa chọn nhà thầu, đẩy nhanh công trình trình, hoàn thành trong thời gian sớm nhất."Các đơn vị liên quan phấn đấu hoàn thành dự án đúng tiến độ, có thể rút ngắn thời gian một năm, hoàn thành vào năm 2024", ông Huệ nói.Trong hôm nay, Chủ tịch Quốc hội đã thị sát, thăm hỏi, làm việc tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành và người dân tái định cư ở Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn (cách sân bay chừng 7 km). Trên công trường san lấp mặt bằng, lu nền nhà ga, ông Huệ nói "đã thấy hình hài của sân bay trong tương lai".Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Chính phủ đặt mục tiêu khánh thành sân bay quốc tế Long Thành dịp 2/9/2025, sớm hơn so với kế hoạch vào cuối năm 2025. "Thời gian không còn nhiều, chúng ta phải nỗ lực cao hơn để có công trình xứng tầm với một đất nước 100 triệu dân", ông Huệ nói.Phước Tuấn 57km làm trong 10 năm, nhưng mới là dự kiến, thực tế thì còn chờ. Cao tốc đoạn chạy qua rừng ngập mặn ở huyện Long Thành, Đồng NaiĐoạn này đáng ra phải làm kiểu cầu vượt mới phải, sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng tới hệ sinh thái, làm kiểu đường bình thường như nhát dao chia đôi khu rừngThật đáng tiếc Chán.! cao tốc 10 năm chưa chắc xong..! Cộng thêm 5 năm cho chắc ăn nhiều cao tốc quá cũng là bất cập, vấn đề là sao không kết nối với Long Thành Dầu Giây để đảm bảo tính thống nhất, còn lại nên là đường giao thông liên tỉnh để mọi phương tiện đều có thể tham gia chứ, làm kiểu này thì chỉ mỗi xe 4 bánh à?? Nếu là ở TQ, họ làm chỉ trong 1 năm! Thi công chậm tiến độ thì hủy hợp đồng. Công trình nào cũng chậm thì lãng phí và thiếu động lực cho phát triển quá! Vài chục km cao tốc làm cả chục năm thì làm sao phát triển đc Đằng nào cũng cầu cạn , tại sao không làm thẳng cho tiết kiệm mà cứ lòng vòng ? mới "10 năm" thôi á? Cao tốc thì phải giống cao tốc nước ngoài nhé, chứ đừng có cao tốc tiêu chuẩn ở đâu đó thì rất e ngại Đẩy nhanh tiến độ sân bay Long Thành và cấm xây dựng quanh sân bay trong tương lai Đoạn cao tốc tại giao quốc lộ 1A tại huyện Bến Lức thật nhếch nhác. Bao nhiêu năm vẫn y chang như vậy. phải trừ hao nữa Mình rất ủng hộ CP trong việc đốc thúc những dự án hạ tầng giao thông kết nối sân bay long thành, giúp sb long thành sớm được thi công. Vô cùng hy vọng nhà ga sân bay Long thành sẽ được khởi công vào tháng 10 này. Nên dừng các hạng mục mở rộng sân bay TSN để dồn vào thi công sân bay Long Thành.
Miền Bắc đón gió mùa đông bắc từ ngày 9/10 Những ngày qua, miền Bắc và Bắc Trung Bộ mưa liên tục do tác động của hoàn lưu bão Noru (đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam ngày 28/9) kết hợp với rãnh thấp. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định, đêm nay và ngày mai, hai khu vực trên tiếp tục mưa, sau đó trời chuyển khô ráo. Đến ngày 9-10/10, miền Bắc sẽ đón đợt gió mùa đông bắc và trời mưa giông trở lại.Trang Accuweather của Mỹ dự báo, nhiệt độ Hà Nội từ nay đến giữa tuần sau tăng dần, nếu thứ hai 24-32 độ thì thứ năm là 23-35, chủ nhật giảm còn 23-26 độ C do đón gió mùa đông bắc. Điểm cao trên 1.500 m so với mực nước biển như Sa Pa chủ nhật tuần sau còn 14-19 độ, giảm 3-4 độ C so với hiện nay. Miền Trung mưa cũng giảm nhanh từ ngày mai, một số khu vực còn xuất hiện mưa giông về chiều tối, tuy nhiên lượng không lớn. Từ ngày 8/10 trở đi, do tác động của gió mùa đông bắc, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có khả năng xuất hiện mưa vừa, mưa to (từ 16 đến 100 mm trong 24 giờ).Tây Nguyên và Nam Bộ những ngày tới xuất hiện mưa giông về chiều tối, cục bộ có nơi mưa to. Nền nhiệt cao nhất ở Tây Nguyên 28-31 độ, Nam Bộ 32-33 độ C. Gấu chưa có mà gió đã về. Lại thêm một cái lạnh nữa sắp đến. Mình cúng đang mong được mặc áo ấm!
Tan hoang sau cơn lũ ống lúc nửa đêm Đêm 1/10, huyện miền núi Kỳ Sơn mưa 115 mm. Đến rạng sáng, lũ ống từ khe núi tràn xuống xã Tà Cạ.Đêm 1/10, huyện miền núi Kỳ Sơn mưa 115 mm. Đến rạng sáng, lũ ống từ khe núi tràn xuống xã Tà Cạ.Trong chốc lát, 15 ngôi nhà ở các bản Bình Sơn, Cầu Tám, Hòa Sơn bị giật sập và cuốn trôi. Lũ cuốn một bé gái 4 tháng tuổi đang được mẹ bế. Người mẹ thoát chết, song bé tử vong.Trong chốc lát, 15 ngôi nhà ở các bản Bình Sơn, Cầu Tám, Hòa Sơn bị giật sập và cuốn trôi. Lũ cuốn một bé gái 4 tháng tuổi đang được mẹ bế. Người mẹ thoát chết, song bé tử vong.Thống kê ban đầu, hơn 50 nhà ở xã Tà Cạ bị ngập, hư hỏng.Thống kê ban đầu, hơn 50 nhà ở xã Tà Cạ bị ngập, hư hỏng.Nước lũ cuốn sập móng một nhà dân.Đến khoảng 4h, dòng lũ ống tràn về thị trấn Mường Xén nằm sát xã Tà Cạ. Vài giờ sau nước dâng cao khoảng 2 m ngay quốc lộ 7 qua trung tâm huyện Kỳ Sơn.Nước lũ cuốn sập móng một nhà dân.Đến khoảng 4h, dòng lũ ống tràn về thị trấn Mường Xén nằm sát xã Tà Cạ. Vài giờ sau nước dâng cao khoảng 2 m ngay quốc lộ 7 qua trung tâm huyện Kỳ Sơn.Lũ ống tại Kỳ Sơn, ngày 2/10. Lũ ống chỉ xảy ra ở miền núi, nơi có nhiều dãy đồi núi đan xen và kéo dài, giữa chúng là các thung lũng gắn liền với khe suối, sông nhỏ. Ở khe suối, sông nhỏ chảy qua hai bên sườn đồi thung lũng thường bị khép lại khiến đường thoát nước hẹp và co thắt ở một điểm. Khi mưa lớn, nước không kịp thoát tại điểm co thắt khiến mực nước dâng nhanh, tạo dòng chảy xiết phía dưới, sinh ra lũ ống.Một người đàn ông bước ra từ căn nhà bị sập mái ở thị trấn Mường Xén. Nơi này cách đường biên giới với Lào khoảng 20 km, có hơn 5.000 dân.Một người đàn ông bước ra từ căn nhà bị sập mái ở thị trấn Mường Xén. Nơi này cách đường biên giới với Lào khoảng 20 km, có hơn 5.000 dân.Gần trưa 2/10, nước bắt đầu rút, để lại những ngôi nhà đổ nát, hoặc ngập trong bùn đất.Gần trưa 2/10, nước bắt đầu rút, để lại những ngôi nhà đổ nát, hoặc ngập trong bùn đất.Bùn đất tràn vào nhà, vùi lấp xe máy tới nửa mét.Bùn đất tràn vào nhà, vùi lấp xe máy tới nửa mét.Chiếc tủ lạnh chỏng chơ trong nhà sau khi lũ rút.Chiếc tủ lạnh chỏng chơ trong nhà sau khi lũ rút.Tại một công sở, chiếc ôtô bị ngâm nhiều giờ trong nước lũ.Tại một công sở, chiếc ôtô bị ngâm nhiều giờ trong nước lũ.Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngập bùn đất sau khi cơn lũ quét qua.Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngập bùn đất sau khi cơn lũ quét qua.Người dân và lực lượng chức năng tập trung dọn bùn đất sau khi nước rút.Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Noru, ngày 27-29/9, Nghệ An mưa 200-600 mm, 13/21 huyện thị bị ngập 0,3-2 m, 7 người chết. Hiện nước rút chậm nên vẫn còn hơn 11.000 nhà bị ngập... Các huyện vùng núi đối diện với nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống.Người dân và lực lượng chức năng tập trung dọn bùn đất sau khi nước rút.Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Noru, ngày 27-29/9, Nghệ An mưa 200-600 mm, 13/21 huyện thị bị ngập 0,3-2 m, 7 người chết. Hiện nước rút chậm nên vẫn còn hơn 11.000 nhà bị ngập... Các huyện vùng núi đối diện với nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống. Rừng ơi! Lũ đã về đây! Giá phải trả cho Mẹ thiên nhiên luôn quá đắt khi Lấy của Rừng rưng rưng nước mắt !!!! Xin chia buồn với bà con ! Em người Sài Gòn, thấy clip lũ về mà em nổi hết da gà. Nhờ vậy mà mình thấy trân trọng và yêu hơn cái nơi mình đang ở, vùng đất hiền hòa biết bao, dù có kẹt xe, khói bụi hay triều cường cũng còn đỡ hơn nhiều so với vùng đất miền Trung chịu biết bao thiệt thòi. Thương đồng bào miền Trung quá :(( Cầu mong không có thương vong nào! Ôi quê tôi Bão qua lũ về. Khổ cho đồng bào quê tôi. Mong mọi người bình an Đây là lí do vì sao tui không thích đồ gỗ. và không thích những người sưu tầm đỗ gỗ. Dẫn đến chặt phá rừng một cách vô tội vạ Miền trung quê tôi Thương lắm miền Trung quê tôi, năm nào cũng gồng mình gánh hơn chục cơn bão lũ Thương quá miền trung ơi Tội em bé 4 tháng,mẹ bé sẽ sống sao đây. Thương bà con miền Trung. Thiên tai ác liệt quá. Tâm bão là Đà nẵng mà hậu quả sau bão của Nghệ An, Hà Tĩnh có vẻ còn nặng hơn nhỉ. chia buồn cùng bà con vùng lũ. Tàn phá thiên nhiên thì hậu quả như vậy là không tránh khỏi. Chỉ thương người dân là lãnh đủ Nơi biên giới đã cực khổ, thiếu thốn. Lại phải hứng chịu nhiều thiên tai. Bà con vẫn bám trụ, vì giữ tấc đất, tấc vàng cho Tổ Quốc thân yêu! VN rừng núi nhiều, độ dốc lớn, giờ rừng phá hết cây rồi làm sao mà cản lũ đc, mưa thượng nguồn lớn, năm nào chẳng mưa.
Cho tôi một lỗ nẻ Hôm qua, nỗi xấu hổ của nữ sinh viên trường Đại học FPT trước nhân cách của một đám đông đồng bào đã trở thành nỗi xấu hổ chung của cả dân tộc khi một đài truyền hình nước ngoài và trước đó là Youtube đã loan tin khắp thế giới về vụ hôi bia mà có lẽ, khi nhìn lại những hình ảnh cướp cạn đó, bất cứ ai là người Việt Nam cũng muốn tìm một cái lỗ nẻ.Người ta sẽ nhìn thấy ở đó điều gì khác ngoài sự man rợ, vô minh? Câu chuyện hôi bia tại thành phố Biên Hòa ngày 4/12 đang cho thấy một thực tế hiển nhiên rằng: "Nhân cách của không ít người có giá chỉ bằng vài lon bia".Đúng vậy, cả đất nước ê chề chỉ vì một đám đông hôi của. Xin đừng đổ lỗi cho cái nghèo. Nếu nghèo thì đó chỉ là sự nghèo nàn về nhân cách, về văn hóa. Bên cạnh đó còn là sự nghèo nàn cả ở lòng tự trọng và nỗi xấu hổ nữa.Tuy nhiên, sau khi tấm băng rôn về sự tự trọng và nỗi xấu hổ kia được giăng lên, ngay lập tức chính quyền địa phương đã cho dỡ bỏ với lý do: “Ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị”.Tôi thấy thật buồn cười, làm sao việc dỡ bỏ một chiếc băng rôn có thể xóa nhòa trong tâm trí người dân cả nước hình ảnh đám đông bầy đàn xông vào tranh cướp. Thiết nghĩ, tới nước ấy thì làm gì có mỹ quan mà bảo phải gìn giữ.Dẫu sao, trong đám đông loạn lạc về lòng tự trọng, vẫn còn đó những con người có lương tri. Một nữ sinh viên treo những tấm băng rôn về hai chữ “xấu hổ”, một người mẹ nói về sự nhục nhã...Nhục nhã vì điều khủng khiếp nhất là hình ảnh người mẹ xông vào cướp bia ngay trước mắt đứa con gái nhỏ. Nhục nhã vì đứa bé hỏi một câu mà người phụ nữ ấy không thể trả lời: “Mẹ lấy bia làm gì?”.Thông tin từ công an Đồng Nai cho biết, họ đang điều tra và nếu có thể sẽ khởi tố vụ án công nhiên chiếm đoạt tài sản. Nhưng có lẽ, một tấm băng rôn tự trọng nói về hai chữ xấu hổ cần thiết hơn nhiều. Một chiếc băng rôn sẽ là một tấm gương để hàng ngày người ta phải đối diện với sự ê chề. Một tấm băng rôn như thứ bia miệng khắc ghi trong đó một cái giá rẻ mạt về nhân cách.Không soi gương, làm sao biết được mặt mình có nhọ.Đào Tuấn Bài Viết rất hay . . Mua danh ba vạn/bán danh ba lon bia Quan trọng nhất là trước mắt nên đưa vào luật để chống hôi của. Một khi ý thức, đạo đức chưa có thì nên cần được pháp luật chế tài. Xét cho cùng nó (hôi của) tệ cả việc ăn cướp, vì đó là cướp của người đang gặp hoạn nạn. Tôi thấy mà xấu hổ quá, cảnh tượng này xảy ra ở nhiều nơi quá! Thật không có lương tri gì cả. Tài sản của người ta mà ăn cướp thế, trong khi đó người có tài sản thì đang đau khổ thế vậy mà người khác lại lao vào xâu xé của người ta như vậy. Tôi nghĩ công an nên làm nghiêm việc ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác làm gương cho các vụ khác. Nhà báo Đào Tuấn viết nhân cách của những người này chỉ bằng mấy chai bia tôi cho còn hơi nhẹ. Thật sự xấu hổ!!! Toi ung ho bai viet nay. Nhan cach va tu trong la thieng lieng nhat. Thật xấu hổ Thèm khát gì không biết những người hôi Bia đó họ nghĩ sao cả xã hội đang trách họ giờ này họ ở đâu? Họ đang nghĩ gì hãy lên tiếng đi cho lòng thanh thản hay một lời hối lỗi muộn màng Sao minh ko lam mot bang ron keu goi moi nguoi tra lai bia Chúng tôi là người Việt, làm gì để khi đọc mấy từ đó vẫn nghe tự hào. Còn đọc bài báo trên, xem xong đoạn clip, "xấu hổ" quá. Tôi có ý tưởng này: làm mặt nạ bằng btông chắc bán đắt hàng Bài viết rất hay thật thất vọng. Tôi thấy thương cho những người hôi bia . !!! Nhân cách và lối sống không phải tự dưng mà có. Chúng ta không tô hồng không bôi đen, nhưng phải nhìn nhận lối sống văn minh phải đến từ đường lối và cách quản lý và bảo vệ nếp sống văn minh. Ở đây là vài lon bia, tôi cũng đặt câu hỏi với bao nhiêu cá nhân làm thất thoát của dân của nước, cũng vơ vét một cách trắng trợn tiền của nhân dân vào túi mình nhưng chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm .... rồi thuyên chuyển đi nơi khác. Chúng ta sôi lên xỉa xói vào những con người chen lấn vì vài cái vé miễn phí ăn shushi vì vài lon bia, nhưng xã hội đã làm gì để bảo vệ một nếp nghĩ một nếp sống văn minh, hay cũng chỉ giương mắt đứng nhìn, cầu chưa đi đã sập, đường chưa chạy đã lún, tượng đài khánh thành thì đổ....Ai cũng biết nhưng hỏi ai giải quyết thì hơi khó. Tôi hiện tại đang sống tại Nhật. Và ở chỗ làm đã có 1 người Nhật có cho tôi xem đoạn video clip và hỏi tôi thế này: "Hình như đây là đất nước của bạn đúng không? Ở đất nước của bạn bia mắc lắm hả sao mọi người tranh giành nhau lấy bia vậy?". Nói thiệt lúc đó tôi chỉ muốn chui xuống 1 cái hố nào đó và chỉ muốn nghỉ làm khi phải tưởng tượng mỗi ngày đi làm phải đối mặt với điều nhục nhã này. Những người con Việt Nam xa quê như tôi nếu gặp trường hợp này sẽ cảm thấy ê chề nhục nhã như thế nào..... Mỗi lần đọc những bài viết liên quan đến vụ hôi bia này. Trong người có cảm giác gì đó, hơi ngượng, quê quê. Mình tự cảm giác như thế,  Không biết những anh chị, bà con cô bác nào có trong vụ hôi bia đó cảm giác ra sao nữa.
Làm thế nào để giải thích với con trẻ về cái chết Tôi không biết phải xoay xở thế nào với những gì diễn ra sau cuộc nói chuyện về cái chết, vì thế mỗi khi nhắc đến chủ đề này, tôi thường cố gắng hướng sự chú ý của Sonya sang chuyện khác, hoặc trả lời mơ hồ kiểu như "Ông bà đã đi rất xa con ạ".Tôi không thích thú gì khi phải chờ 5 năm nữa để nói cho con gái về thế giới bên kia. Tôi không biết sau cái chết là gì và không nghĩ rằng chúng tôi cần phải biết, nhưng tôi rất sợ phải nói với con gái về điều đó. Dì của tôi mất lúc tôi mới 10 tuổi, bố tôi cũng qua đời sau đó một năm. Bố dượng tôi mất khi tôi 16 tuổi. Tôi nhớ mẹ đã cố gắng giải thích về cái chết cho tôi, dùng những từ như "yên bình" và "nhẹ nhõm", khiến tôi càng thêm bối rối.Tôi biết Sonya rất để ý đến các tiểu tiết nên khó có thể chấp nhận những mô tả mơ hồ. Nhưng nếu tôi bịa ra một bữa tiệc trên bầu trời hoặc một vùng đất với những cây kem và các cô tiên, con bé sẽ không hỏi nữa.Chồng tôi, Jay, chọn cách nói rằng đó là một bí ẩn, rồi sau đó tháo nút bằng những câu hỏi. Jay là người đã ôm tôi tại lễ tang của mẹ, và vài tháng sau đó, chúng tôi hẹn hò. Tôi từng hét lên với anh rằng anh không bao giờ hiểu được thế nào là mất mát cả. Có thể là anh không hiểu thật, nhưng có phải tôi hiểu nhiều hơn chỉ vì tôi đã trải qua nó trước đó?Sáng thứ bảy hôm đó, trong khi Sonya đang say sưa vẽ hình trái tim, tôi đã bắt chuyện với con gái:"Này con gái, con có nhớ mẹ nói là khi nào chúng ta có thể đến thăm bà Jonie và ông Roger không?""Có ạ"."À, mẹ nhầm đấy. Thực sự là chúng ta không thể làm điều đó, vì ông bà đã mất cách đây rất lâu rồi".Sonya cười và nói: "Không, ông bà không chết"."Có, họ đã mất rồi con ạ", tôi nói tiếp. "Và sau đó ông bà trở nên vô hình, nhưng chúng ta có thể nghĩ về họ và ngắm những bức ảnh của họ. Có người nói rằng sau khi chết rất thú vị, có người lại nói rằng rất yên tĩnh"."Nếu con có câu hỏi gì hoặc muốn trao đổi gì về chuyện này thì chúng ta có thể nói vào bất cứ lúc nào nhé", Jay tiếp lời.Sonya nhún vai và quay trở lại với tác phẩm nghệ thuật của mình. Jay và tôi chầm chậm đứng lên. Chúng tôi không dám chắc thông điệp của mình đã được con bé thấu hiểu. Nhìn Sonya không có vẻ gì là buồn bã cả, nhưng vợ chồng chúng tôi vẫn đập tay nhau ăn mừng phía trên đầu con bé. Khủng hoảng đã được ngăn chặn.Cho đến cuối mùa thu năm ngoái, vào sinh nhật 40 tuổi của mình, Shoshana, bạn tốt nhất của tôi, trèo lên một mỏm đá ở sân sau và giải thích về một trò chơi cho lũ trẻ con. Shoshana được chẩn đoán đang mắc bệnh ung thư giai đoạn 4. Tôi đã từng chứng kiến cô ấy chống lại tất cả các bác sĩ và những chẩn đoán bệnh, nhưng khi nhìn Shoshana loạng choạng cạnh con lừa bằng giấy, tôi biết bạn mình đang chết dần.Bằng cách nào đó mà không phải do tôi nói, Sonya cũng nhận thấy điều đó. Tôi đã cảnh báo con bé về việc Shoshana đội một chiếc mũ lớn và trông rất mệt mỏi.Khi chúng tôi trở về nhà sau bữa tiệc, Sonya bắt đầu nhắc đến cái chết bất cứ khi nào có thể. "Nhà mình chụp ảnh đi", tôi nói. "Nhưng nhà mình đã chết", Sonya đáp.Hoặc khi Jay đang ôm con bé trong tay và nói: "Một ngày nào đó bố sẽ nhảy điệu này cùng con trong đám cưới con gái nhé". "Nếu bố không chết trước lúc đó", Sonya đáp.Sau đó, khi chúng tôi đang chơi trong công viên, tôi nhận được cuộc gọi. Shoshana đã qua đời. Nhà của cô ấy bây giờ là bầu trời trong xanh kia, hoặc cũng có thể cô ấy đang ở dưới những bóng cây.Đây là câu chuyện mà tôi thực sự rất sợ phải nói. Đó là mất mát đầu tiên mà tôi và Sonya cùng trải qua. Không ai chịu trách nhiệm và không ai có lỗi cả. Đó là một phép ma thuật khủng khiếp: vừa ở đây một phút, thoắt đã sang chỗ kế tiếp, và chỗ tiếp theo sau đó, rồi mãi mãi. Jay và tôi ngồi trên vỉa hè và giải thích rằng, cô Shoshana đã qua đời. Điều này giúp cơ thể cô ấy không còn đau đớn, nhưng cũng khiến chúng tôi không còn được gặp cô ấy nữa. Tôi nghe thấy bản thân mình đang dùng đúng những từ mơ hồ mà mẹ tôi từng nói với tôi cách đó hàng chục năm: "yên bình" và "nhẹ nhõm". Tôi cố gắng thuyết phục mình như khi còn là cô bé 5 tuổi, rằng đó là sự thật, rằng Shoshana có thể sống ở một nơi tốt hơn. Khi tôi bắt đầu ngập ngừng, Jay nói rằng tôi có thể buồn một chút. Và một lần nữa, chúng tôi lại bỏ ngỏ cho Sonya đặt câu hỏi.Sonya hỏi tôi liệu có thể cho con bé thấy tôi buồn như thế nào bằng cách dùng tay đo không. Tôi đưa hai bàn tay ra cách nhau một khoảng bằng vai của mình. Sonya nghiên cứu thước đo nỗi buồn của tôi và gật đầu. "Ok, chúng ta vẫn có thể ăn kem chứ mẹ?", con bé hỏi."Có chứ", tôi buột miệng, dù đó đã là cây kem thứ 10 trong buổi sáng. Đó là điều duy nhất tôi cảm thấy mình có thể trả lời chắc chắn. Đúng vậy. Nhìn nụ cười ngọt ngào của con gái, nghe con hát trên vai của Jay, ngửi mùi lá mới vẫn còn ẩm ướt từ đêm hôm trước. Đúng thế. Đó là những gì có ý nghĩa để ta tiếp tục sống mà không cần đi tìm những câu trả lời.Abby Sher Khi con gái tôi 5 tuổi thì bà cố ngoại bé mất, sau đó bé rất hay hỏi về bà cố ở đâu sao bé không thấy, sao không về chơi với bé. Lúc đó tôi nói với bé là ''bà cố con lên trời ở với ông phật rồi, người ta khi già đi thì sẽ đến lúc nào đó sẽ phải lên trời với ông phật không còn ở với mình được nữa. Nên mình phải yêu thương ông bà, cha mẹ...... nhiều hơn khi mà mọi người còn ở bên con". bé con nhà mình cũng hay thắc mắc về chuyện cái chết. Mình phải cố giải thích kiểu như linh hồn bay lên trời nhưng lại mắc vấn đề về ma. Cũng thật khó để con có thể hiểu, tuy nhiên vì con biết là ma cũng đã là người nên con bé có vẻ cũng đỡ sợ linh tinh hơn. Tuy nhiên lại khóc vì bảo nếu bố mẹ chết thì không được gặp bố mẹ nữa. Thấy thế bố đành bảo là 1 tỷ năm sau thì ai chết sẽ được sinh ra 1 lần nữa và bố mẹ lại gặp nhau và lại sinh ra con 1 lần nữa thế là con bé cười toe. Thế đấy trẻ con thì thật nhiều thắc mắc và đôi khi chúng ta chẳng có cách trả lời thật thỏa đáng. con gai minh 4 tuoi, sang hom nay be vua lam minh ko biet tra loi sao voi tinh huong nhu the nay:- Me oi, sao hom nay co Trang ko ban banh mi?- Vi nha co Trang co dam tang nen co ay nghi ban banh mi.- Nha co Trang co dam tang cua ai vay me?(minh cung ko biet sao co nang lai biet dam tang thi phai la "cua ai")- Dam tang cua ba ngoai em Bi.- Sao ba ngoai em Bi co dam tang ma ba ngoai con ko co dam tang ha me?duoi qua, ko biet tra loi sao, im luon :D
Có tiền tôi cũng không thèm sắm xe hơi Nói về chuyện tại sao tôi không có xe hơi, thì lý do đầu tiên không có tiền là điều chắc như bắp rồi. Nhưng nếu có tiền, tôi cũng để làm chuyện khác chứ không mua sắm xe hơi làm gì. Bởi tôi nghĩ, ngồi trên xe của thiên hạ thì êm từ cái lưng tới cái bàn ngồi thì khoái thật, cảm thấy giống như lúc Chí Phèo được Thị Nở nấu cho chén cháo hành nóng hổi vừa thổi vừa húp. Chứ nếu ngồi trên xe mình bỏ tiền ra mua, cái ghế như có trét mủ mắt mèo!Tôi vừa biết, một người bà con chung quốc tịch với ngài Barack Obama vừa tậu một chiếc Honda Civic 2.0 AT đời 2013 mới đập hộp từ chính hãng với giá 17.000 USD, thêm thuế 6% là 1.020 USD nữa, vị chi là 18.020 USD.Số tiền này, nếu tôi quy đổi theo tỷ giá ngân hàng ngày 30/11 (21.080 VND mua vào), giá chiếc xe là hơn 379 triệu đồng. Người mua còn được tặng: iPad, laptop hay iPhone (chọn 1 trong 3 món). Nhưng theo đúng phong cách dân Mỹ, người mua chỉ phải trả trước lần đầu 5.000 USD, phần còn lại trả dần mỗi tháng 200-250 USD.Mức lương tối thiểu theo quy định của các Liên bang Mỹ hiện nay là 7,25 USD/giờ làm, nghĩa là một người làm toàn thời gian mỗi năm kiếm được hơn 15.000 USD, mỗi tháng 1.250 USD. Xin lưu ý, đó là mức lương tối thiểu thôi, vì chiếc xe này bằng 14,4 tháng lương tối thiểu.Bảng giá chiếc xe cùng loại do hãng Honda Việt Nam cung cấp sáng 30/11 bán ở Việt Nam là 860 triệu đồng, đã bao gồm thuế VAT nhưng chưa tính các loại phí lưu hành.Như vậy, chỉ tính tiền xe xuất xưởng, nếu tôi mua thì phải chịu tốn hơn người bà con Mỹ kia tới 480 triệu đồng (tức gần nửa tỷ đồng). Mức lương tối thiểu chung của người lao động Việt Nam được áp dụng từ ngày 1/7 là 1.150.000 đồng mỗi tháng. Giá chiếc xe này bằng 747,8 tháng lương tối thiểu.Tôi là dân kiểm tra phần cứng máy tính. Tôi chỉ đưa ra những con số vô tri vô giác thôi. Còn về chuyện giải thích vì sao giá xe như vậy thì tôi không bàn.Hồi cuối tháng 9/2013 ở Denver (bang Colorado, Mỹ), khi tôi đưa mọi người đi vào trung tâm thành phố chơi ngày chủ nhật, ông thầy của tôi chạy xe cố tìm cho bằng được một chỗ đậu xe miễn phí mà cư dân thành phố này được hưởng vào dịp cuối tuần.Bà xã của thầy càm ràm, kêu thầy tấp đại vô một bãi xe tư nhân có thu phí nào đó cũng được. Còn thầy thì dạy cho tôi một bài học: Cái gì cũng phải bảo đảm tính hợp lý. Bất hợp lý thì dù chỉ 1 đồng cũng không bỏ ra!Những lần qua Thái Lan, tôi được mấy người bạn “nội địa” rủ đi xem họ mua xe hơi. Mà lạ kỳ, họ mua xe hơi giống như bên mình đi mua xe gắn máy vậy. Giá xe chỉ bằng phân nửa ở Việt Nam. Thủ tục đưa xe ra chạy nhong nhong ngoài đường lại rất nhanh chóng và đơn giản.Thôi, xe taxi tới rồi, tôi đi mua xe đạp đây. Toi thich nhat doan cuoi cua Ban. "Thoi, taxi den roi, toi di mua xe dap day" Thanks, vote cho bài viết này, tôi cũng có ít tiền định để mua xe hơi nhưng nhìn thấy cái giá mình phải trả không phù hợp lắm so với nhiều nơi trên thế giới nên đành dẹp lại. Có khả năng tôi chỉ mua xe cũ dưới 100tr thôi, thì sẽ ít bị mất tiền tạm gọi là bất hợp lý. Vì sao tôi phải sắm xe hơi dù biết phải trả gần gấp ba giá xuất xưởng? Đó là vì tôi và gia đình cần nó là vì dù sao chi phí cho một cái xe riêng vẫn rẻ hơn đi bằng các phương tiện thuê ( Taxi,xe ôm, xe bus ) cái thì mắc tiền,cái thì...mắc thời gian mà thời gian như người ta nói cũng là tiền...Tôi tặc lưỡi thì coi như tiền trả thêm để mua cái quyền mà ở xứ khác không phải mua,chỉ có điều là tôi vẫn cứ ao ước : Bao giờ cho tới ngày xưa,cái thời mà ung dung đạp xe đạp,cái xe mà mẹ tôi được mua cung cấp sau nhiều năm công tác để,,,cho tôi ...dùng vì bà không đi được xe nữa.Sống chậm thật thú vị thật ! Làm chậm,ăn ít dùng thứ giản đơn có khi hơn sống hối hả vội vàng với những thứ ...Tốc độ để đi gặp các cụ cũng tốc độ. Bác nói chuẩn, tôi cũng có khả năng mua, thu nhập cũng đủ để chơi xe nhưng tôi không mua xe vì tôi đi làm xe buýt, đi công tác thì xe cty, về bố mẹ nội ngoại thì xe khách xịn đỗ tận cửa, ko mua xe hơi thì 1 năm tôi tiết kiệm được mấy chục triệu, tết về biếu bố mẹ và họ hàng đang khó khăn Bạn ơi năm ngoái tôi mua chiếc Civic 1.8AT, năm nay tôi định mua chiếc Morning cho vợ đây. Làm được ra tiền thì phải nghĩ đến cách bảo vệ mình tốt nhất bạn ạ.Một năm nuôi xe tôi vẫn sống tốt, thu nhập tăng gấp đôi, đi làm hàng ngày ở Q1 chưa gặp khó khăn gì đáng kể. 4h chiều tôi về thăm mẹ bệnh cách nhà 26km, 8h tối chạy lên lại mai đi làm, khỏe re.Con cái đi học không sợ mua gió.Đi gần tôi vẫn đi xe máy.Tóm lại là người có xe rồi mới nhìn ra hết giá trị nó mang lại. Hehe! Tác giả dí dỏm và cũng thực tế thật. Like! khi bác có tiền rồi thì bác sẽ có suy ngĩ khác thôi. Tôi năm nay 26 tuổi, tôi chuẩn bị sắm 1chiếc xe cũ tầm 300tr để đi lại, tôi lại có suy nghĩ hơi khác mọi người ở đây: "giá trị của chiếc xe,nó chỉ là hữu hình nhưng giá trị mà chiếc xe đem lại là vô hình. Ta chỉ có 1 cuộc đời nhưng có rất nhiều nơi để đi " dan IT mà cũng có khiếu hài nhể Bài viết phân tích rất hay Chắc anh là người không có nhu cầu đi nhiều nên suy nghĩ vậy cũng đúng đó! Còn em thì chắc phải đợi năm 2020 xem sao rồi mình bàn tiếp! :) rất hay rất thực tế ok bạn bác này nói đúng,vote cho bác 1 phiếu like,tui cúng suy nghĩ giống bác,có điều tôi thừa tiền mua xe mà tôi không thèm mua.đi gần =xe máy. xa xa = taxi,xa nữa = xe khách thế là thoải mái nhất,có ngưòi đưa kẻ đón,không phải tìm bãi đỗ xe rất tiện lợi tội gì mua 1 vậtđắt hơn giá trị của nó gấp nhiều lần trong khi đời sống dân ta đâu phải đại gia Người có tiền nghĩ khác. Họ muốn sắt bọc da chứ không lấy da bọc sắt. KHông ai có thể lúc nào cũng đi taxi vì như vậy tốn hơn mua xe hơi.Xe taxi bẩn và hôi, nhiều lúc gọi mãi không đến, đi thì hay có trò ăn gian cước, quen đồ 90% là mất luôn, đi gần không muốn chở, bảo đợi thì không muốn vì ít tiền. Ức chế.Thuê xe tự lái thì cũng tốn mà không cẩn thận lại còn bị đền oan cho những vết xước trời ơi chưa chắc do mình làm với giá trên trời. Chưa kể đến máy móc dễ trục trặc.Thuê xe có lái thì đắt không kém taxi là mấy mà cũng bất tiện nếu về thăm quê quán mấy ngày, nào chỗ ăn, chỗ ngủ cho tài xế... Cũng tùy theo nhu cầu chứ không thể so sánh như vậy được. Mỗi quốc gia có một quy định riêng. Ông nói Thái Lan xe rẻ, ông qua Thái Lan để đi xe hơi thì sẽ biết kẹt xe như thế nào. Còn tôi thì vẫn thấy ngồi trên chiếc xe do mình làm ra tiền mua và phục vụ cho nhu cầu của mình vẫn tốt hơn nhiều so với taxi.
Lời nói bay đi Hôm sau thì quả là anh ta trúng số thật và bèn cạo sạch mái tóc như đã nguyện.Khá khen một người biết giữ lời hứa, nhưng nếu câu chuyện giản dị chỉ như vậy thì cũng chẳng có gì đáng nói. Anh bạn tiếp lời phân trần rằng, tiếc thay anh ta chỉ trúng được lô an ủi có hai chục nghìn đồng thôi mà lại phải trả tiền hớt tóc đến hai mươi lăm nghìn.Cách đây khá lâu ở Mỹ, nghe nói có người đăng một mẫu quảng cáo rao bán máy may với giá cực rẻ chỉ có một đô mà thôi. Mọi người ùn ùn gửi tiền đặt mua để rồi chưng hửng khi nhận được một phong bì trong có một chiếc kim may! Bị mang ra tòa kiện, anh bán hàng tinh ranh biện hộ rằng chiếc kim may thực sự cũng là một “dụng cụ sản xuất”, hay nói một cách khác cũng là một cái “máy” để may áo quần.Người thì “mất tóc” vì tham tiền mà không muốn nhọc công, kẻ “mất tiền” vì tham của mà vội tin người và quên rằng “của rẻ là của ôi”. Phải chi người bạn mất tóc khấn nguyện rõ là mình chỉ muốn trúng số “độc đắc”, và phải chi người mất tiền biết tìm hiểu kỹ xem thế nào là cái gọi là “máy may”. Tóc thì rồi sẽ mọc lại, mất một đô thì cũng chẳng hề cháy túi, nhưng trên thương trường mà phạm những lỗi lầm tương tự, không xác định rõ các điều kiện khi làm “giao kèo” thì sẽ có những bài học để nhớ đời.Năm 1985, Singapore lâm vào một thời kỳ kinh tế suy thoái nặng nề đến nỗi thị trường chứng khoán có lúc đã phải đóng cửa 3 ngày và hầu như tất cả các chủ doanh nghiệp đều bị ngân hàng và chủ nợ mang ra pháp trường. Giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng đó, có lẽ vì còn trẻ và một phần cũng vì “điếc không sợ súng”, tôi quyết định rời bỏ chức vụ giám đốc một ngân hàng quốc tế để thành lập một công ty tư vấn chuyên cứu những công ty bên bờ vực phá sản ở Singapore.“Bệnh nhân” đầu tiên là một công ty bất động sản với 3 khách sạn, 65 biệt thự, 100 lô đất đang bắt đầu cất nhà, cùng gần trăm nghìn m2 đất và công ty đang cõng một số nợ từ 7 ngân hàng với tổng số khoảng 300 triệu đô Sing. Tại thời điểm ấy thì công ty này có một khách sạn 13 tầng ở đường Orchard trị giá 60 triệu đô đã “nằm dưới nước” vì có người muốn mua với giá 25 triệu đô trong khi món nợ ngân hàng đã hơn 40 triệu.Như người sắp chết đuối vớ được cái phao, hai vợ chồng chủ công ty hết lời ngon ngọt và hứa trả tiền thưởng 2% trên số tiền bán các bất động sản của họ nếu tôi cứu cho công ty không bị phá sản. Nghĩ rằng các thương gia người Hoa luôn có tiếng là biết giữ lời hứa, tôi bèn nhận lời và xắn tay áo bắt tay vào việc.Cuộc chiến thật vô cùng vất vả, đôi lúc tưởng phải bỏ cuộc. Nhưng sau một thời gian khá dài, vượt qua bao sóng gió cho đến khi kinh tế Singapore phục hồi, “bệnh nhân” của tôi tuy mang đầy thương tích nhưng đã sống sót và riêng cái khách sạn ấy đã được một tập đoàn lớn của Hong Kong mua lại với giá 400 triệu đô Sing. Theo “nguyên tắc” thì chỉ việc bán cái khách sạn này số tiền thưởng cũng phải là 8 triệu đô. Thế nhưng nào có cái “nguyên tắc” gì đâu vì một khi đã đứng vững trên hai chân thì họ nuốt lời hứa. Mang ra tòa kiện tụng thì cũng chẳng đến đâu vì mình đã quá tin vào lời hứa cuội của mấy ông bạn tốt người Hoa và không có một mảnh giấy nào để chứng minh số tiền thưởng trên giá bán như đã hứa.Một vị bác sĩ có lương tâm đứng trước một tai nạn giao thông, thấy nạn nhân nằm quằn quại đau đớn bên đường sẽ không hề hỏi xem người ấy có đủ tiền trả cho mình không rồi mới ra tay cứu độ. Hành nghề “bác sĩ công ty” trong thương trường thì dù có lương tâm cách mấy đi nữa cũng cần phải có văn tự không những để bảo vệ quyền lợi mà cả trách nhiệm của mình. Định rõ các điều kiện giao kèo trong thương trường là điều căn bản, nhưng một điều quan trọng nữa là phải tìm cách ghi lại tất cả trên mặt giấy. “Lời nói bay đi, chữ còn lại”, hay nói theo người Mỹ thì ba điều quan trọng cần nhớ là “documentation – documentation – documentation”. Có gì thắc mắc thì hãy tìm đến một luật sư để được cố vấn về pháp lý.  Phải chi ngày xưa khi tóc mình còn xanh mà lại có được những kinh nghiệm như bây giờ nhỉ!Võ Tá Hân Cảm ơi anh đã có những bài viết hữu ích cho đọc giả. Xin anh tiếp tục viết để chia sẻ những kinh nghiệm quý giá cho doanh nhân trong nước! Cảm ơn anh VTH Chữ tín là quan trọng nhất. Đừng bao giờ hối tiếc vì đã hứa với bất cứ lý do gì. Ở đời hơn nhau sự hiểu biết và khôn ngoan. Không phải là tốt nếu sống trong xã hội mọi thứ quyết bằng luật pháp. Cái tình cái nghĩa của ông bà ta truyền lại rất đáng trân trọng, và còn nữa là luật nhân quả. Gần đây trên Vnexpress có mục này, rất hay và thấm thía. Những bài viết có tính giáo dục cao và làm cho chúng ta phải suy ngẫm. Mong rằng được đọc thường xuyên với các chủ đề đa dạng hơn. Xin cám ơn. Cảm ơn tác giả về lời nhắn nhủ cho những người đi sau: một bài học đáng giá bằng sản nghiệp của rất nhiều người.... Rất mong những bậc tiền bối chỉ bảo nhiều hơn nữa qua những bài học kinh nghiệm cụ thể và ý nghĩa như bài viết này. Con cảm ơn Bác :-) tóc con còn xanh. cháu hay nghe bác chơi nhạc Trịnh, ngày nào cũng nghe. Hôm nay đọc bài này, cháu cảm ơn bác, cả ngón đàn lẫn bài học Cảm ơn ông! tôi đọc mấy bài viết của ông của ông, thực sự là một lời khuyên cho ai muốn ra thương trường. Cảm ơn Bác rất nhiều. 10 năm về trước cháu mà đọc được bài này của Bác thì cháu đã là tỷ phú rồi. Gừng càng già càng cay! có trải qua mới biết. Trân trọng những kinh nghiệm của anh. Cái hay ở bài viết của ông Võ Tá Hân là luôn lặp lại Giao kèo ( khế ước - indenture ) trong bài viết này mà không là Hợp đồng ( contract ) ./. Cám ơn anh Hân. Tôi là Sỹ, hiện đang công tác tại KCN Long Hậu, gần Tp. HCM. công việc của Sỹ là thu hút FDI vào KCN. Nếu có thể, anh cho Sỹ xin địa chỉ email liên lạc qua email: [email protected] . Sỹ có việc nhờ anh tư vấn. Cám ơn anh trước. Trân trọng, Một lời nhắc nhở đáng lưu ý trong kinh doanh, cám ơn bác nhiều ạ! Bổ ích , cảm ơn Anh . Cháu rất thích chơi những bản nhạc Trịnh do bác chuyển soạn chu guitar.
Thật thú vị khi thấy tổng thống Obama chụp ảnh 'tự sướng' Tấm ảnh mô tả cảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Anh David Cameron và nữ Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt tự chụp ảnh kỷ niệm bị tung tràn ngập các trang mạng và báo chí thế giới, dư luận đã diễn ra những luồng ý kiến trái chiều.Người thì cho rằng đó là chuyện bình thường, bởi dân Âu, Mỹ họ sống thật với bản thân, dù cho họ là nguyên thủ quốc gia. Kẻ thì lên án, phê bình. Họ nói đó là hành động nông nổi, nhí nhố, phản cảm, không xứng với vị thế của người đứng đầu một đất nước.Điều đáng chú ý là ba nguyên thủ của Mỹ, Anh và Đan Mạch cùng nhau "tự sướng" trên lễ đài của lễ tưởng niệm và vinh danh nhà cố lãnh đạo châu Phi huyền thoại, Nelson Mandela. Buổi lễ trang trọng này được tổ chức sáng 10/12/2013 tại sân vận động FNB ở Soweto (tỉnh Johannesburg, Nam Phi).Trong ảnh, Tổng thống Obama ngồi giữa Đệ nhất phu nhân Mỹ, Michelle Obama và nữ Thủ tướng tóc vàng Bắc Âu. Thủ tướng Anh ngồi cạnh người đồng cấp Đan Mạch. Bỗng nhiên, nữ Thủ tướng Đan Mạch lấy chiếc smartphone ra rủ hai nhà lãnh đạo Mỹ và Anh chụp chung với mình, tấm ảnh này do bà tự chụp.Cả hai quý ông hớn hở nghiêng người, chụm đầu chung với người đẹp Scandinavia, riêng ông Obama còn đưa tay phụ cầm điện thoại để chụp cùng với bà Helle Thorning-Schmidt. Trong khi đó, phu nhân Michelle ngồi nghiêm trang với khuôn mặt “nghiêm trọng” tránh khỏi cái vụ “tự sướng” này. Đây là một kiểu người ta tự chụp ảnh mình bằng thiết bị di động (smartphone, tablet…) rồi đưa lên mạng xã hội. Thuật ngữ “selfie” (tự sướng) là hành động đã trở nên phổ biến trên thế giới trong thời đại của các camera trên thiết bị di động. Nó xuất hiện lần đầu tiên trên diễn đàn Internet ABC Online của Úc ngày 13/9/2002.Năm 2013, từ “selfie” đã trở nên phổ dụng đủ để từ điển Oxford English Dictionary đưa vào phiên bản online của mình. Tháng 11/2013, ban biên soạn từ điển nổi tiếng thế giới đã công bố “selfie” là “từ nổi tiếng nhất năm” (word of the year).Trong giới giải trí Hàn Quốc có một từ tương tự là “selfca” (tức là self camera) để chỉ hành động tự chụp ảnh mình. Bà con người Việt mình dịch thuật ngữ “selfie” là “chụp ảnh tự sướng” vừa sát nghĩa, vừa đúng bản chất hành động, vừa thể hiện được đúng cảm xúc của người chụp.Trở lại vụ chụp ảnh của ba vị nguyên thủ quốc gia ở Nam Phi. Roberto Schmidt, phóng viên ảnh của hãng tin Pháp AFP cũng là người đã chụp được khoảnh khắc độc đáo này đã viết trên blog khẳng định thái độ “nghiêm trọng” của Đệ nhất phu nhân Mỹ - bà Michelle Obama không có liên quan gì tới vụ tự chụp ảnh “nổi đình đám” của bộ ba kia, trong đó có phu quân của mình.Ông viết: “Sau này tôi đọc được trên mạng xã hội rằng bà Michelle Obama dường như cáu kỉnh khi nhìn thấy nữ Thủ tướng Đan Mạch chụp tấm ảnh đó. Nhưng các tấm ảnh có thể dối trá, trong thực tế, chỉ vài giây trước đó, Đệ nhất phu nhân còn cười đùa với những người xung quanh mình, trong đó có ông Cameron và bà Thorning-Schmidt. Vẻ mặt nghiêm trang của bà chỉ là tình cờ được chụp thôi.”Không chỉ trên Internet mà ngay cả trên bìa của những tờ báo “giật gân” (tabloid – tôi xin né chữ “lá cải” vì làm downgrade (hạ thấp) món rau mình khoái khẩu) . Báo Daily News giật tít: “Michelle's beside her selfie over flirty Bam” (tạm hiểu là: bà Michelle không thể kềm chế được thái độ của mình với cảnh ông Obama – Bam tán tỉnh – hay đùa bỡn người khác).Báo New York Post cảnh báo: “Flirting With Dane-Ger!”, còn tờ Sun của Anh phê bình: “No Selfie Respect” (tạm hiểu hành động tự sướng là không tôn trọng). Phóng viên nhiếp ảnh Schmidt cũng bào chữa cho việc các nhà lãnh đạo tự chụp ảnh kỷ niệm cho mình trong sự kiện này: “Tất cả mọi người chung quanh tôi trong sân vận động, những người Nam Phi đang nhảy múa, ca hát và cười vui để tôn vinh nhà lãnh đạo quá cố của mình. Nó giống không khí lễ hội hóa trang Carnival hơn, chứ không phải là buồn bã”.Thủ tướng Anh, Cameron phân bua rằng mình chỉ muốn thể hiện sự tôn trọng đối với gia đình Neil Kinnock, cựu thủ lĩnh Công đảng Anh. Vị nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Đan Mạch này chính là con dâu của ông Neil Kinnock. Ông Cameron nói đùa rằng mình tham gia “nhóm chụp ảnh” đó chỉ vì lịch sự (polite) mà thôi.Phóng viên hãng tin AFP chụp được tấm ảnh bà Helle trước đó đã dùng tay kéo đầu ông Cameron vào cho lọt vừa khung ảnh. Thiệt tình cả ba người đâu có xa lạ gì nhau. Hơn nữa, có quý ông bình thường nào có thể dửng dưng trước một quý bà xinh đẹp như vậy?Quý phu nhân tóc vàng Bắc Âu này vốn là một người rất có khiếu về thời trang, được mệnh danh là “Gucci pa”. Chẳng trách mà báo Mỹ New York Post (11/12/2013) chạy tít trên bìa: “Mrs. O not amused by Bam & pretty PM” (Bà Obama không vui bởi ông Obama và thủ tướng xinh đẹp).Tay máy Schmidt cũng thú nhận là ông rất ngạc nhiên khi tấm ảnh của mình gây ra làn sóng tranh cãi trong công chúng như thế. “Tôi chụp các tấm ảnh này hoàn toàn tự phát, không hề nghĩ chúng có thể sẽ có ảnh hưởng ra sao. Vào thời điểm đó, tôi đã nghĩ là những nhà lãnh đạo này đơn giản hành động giống như những con người bình thường, giống tôi và các bạn”.“Tôi đoán rằng đây là một dấu hiệu của thời đại chúng ta khi bằng cách nào đó hình ảnh này dường như gây sự quan tâm hơn là chính sự kiện”, Schmidt nói thêm.Thật sự thì sự kiện ngày 10/12/2013 tại sân vận động có sức chứa tới 95.000 người ở Johannesburg là một lễ tưởng niệm quốc gia (National Memorial Service) do chính phủ Nam Phi tổ chức để tưởng nhớ và vinh danh vị cha già dân tộc của Nam Phi, ngài Mandela. Còn lễ quốc tang (state funeral) sẽ được tổ chức tại ngôi làng Qunu (thuộc tỉnh Eastern Cape) quê hương ông Mandela vào ngày 15/12.Đối với người Âu Mỹ và những nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Âu Mỹ, đây là dịp để người ta vui mừng cho vinh dự của người thân yêu vừa ra đi. Đó là lý do những người Nam Phi đã có mặt tại sân vận động FNB trong những trang phục lễ hội nhiều màu sắc, nhảy múa, ca hát, cười đùa, thổi inh ỏi những chiếc kèn nhựa vuvuzela nổi tiếng thế giới từ World Cup bóng đá 2010 do nước này đăng cai.Trên các phương tiện truyền thông khắp thế giới cũng đã xuất hiện hình ảnh những nhà lãnh đạo quốc gia, những chính khách nổi tiếng, những khách VIP lừng danh… cười đùa vui vẻ với nhau trong lễ tưởng niệm ông Mandela. Nhưng tất cả họ đều có thái độ rất nghiêm trang, kính cẩn trong những nghi thức chính thức.Nói gì thì nói, các chính khách luôn cảm thấy khó khăn, áp lực khi xuất hiện trong những sự kiện “tế nhị” như thế này. Họ phải giữ thái độ thật chừng mực và thích hợp, ví dụ như hình ảnh hai nhà lãnh đạo quốc gia bắt tay chào hỏi nhau với những bộ mặt “đưa đám” hay “trầm trọng” có thể sau đó bị suy diễn là mối quan hệ giữa họ và giữa hai nước “có vấn đề” hay bị sử dụng làm những “minh họa không đúng bản chất sự việc”.Một người bạn ở Mỹ nói với tôi rằng ông Obama là như vậy đó. Người dân Mỹ chẳng lạ gì với những hành động “hồn nhiên như con nít” của vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Riêng tôi, khi nhìn tấm ảnh chụp ba nhà lãnh đạo quốc gia Mỹ, Anh và Đan Mạch hí hửng chụp ảnh lưu niệm với nhau, tôi lại có cảm xúc khác. Là dân viết báo công nghệ, tôi thấy thú vị khi trào lưu chụp ảnh với những thiết bị di động đã lên tới tận “thượng tầng kiến trúc” của xã hội.Là một con người, tôi tâm đắc với những khoảnh khắc đời thường của những người của công chúng và lẽ tất nhiên, sống ở trên đời vốn đa dạng và không chỉ có một mình ta, người ta cũng phải biết ứng xử sao cho phù hợp với mình, với người và với từng hoàn cảnh.Làm gì thì làm, bạn đừng bao giờ có thái độ coi thường, khinh rẻ người khác. Nhưng bạn yên tâm đi, mai kia mốt nọ khi tới lượt mình hội ngộ cùng ông Mandela, tôi vẫn sẽ cảm thấy mát bụng nếu bạn cười đùa vui vẻ tiễn đưa tôi. Tại sao lại không mừng vui cho người được trở về quê nhà đích thực của mình? Không lẽ lại có người đi ganh tị? theo tôi thì đó là hình ảnh bình thường của những con người bình thường! họ cũng chỉ là những "con ngưòi" như bao "con người" khác trong xã hội ! lên án nhau làm gì, sống trên đời cần có 1 tấm lòng....để gió cuốn đi.....hãy hiểu và thông cảm vì dù là người đứng đầu 1 nước...nhưng họ cũng cần những giờ phút "vô tư" vì đâu phải lúc nào 3 người cũng có thể ngồi với nhau như vậy!! Một chuyện hết sức bình thường mà. Cho dù họ có là V.I.P đi nữa thì cũng chỉ là con người thôi! Riêng mình cảm thấy rất thú vị khi thấy 3 người này chụp ảnh chung. Tôi tâm đắc! Rất đời. Chả nhẽ lại buồn vì Ông Mandela không sống được đến 100 tuổi mà chỉ 95? Các nhà lãnh đạo đến Nam Phi không phải để buồn (có thể buồn nếu ông chết trẻ hoặc tai nạn) mà là để cùng người dân Nam Phi ngợi ca cuộc đời ông. Cách mà người dân Nam Phi ngợi ca là sôi động trong không khí vui vẻ. Đúng vậy bối cảnh lúc đó giống lễ hội hơn là lễ tang, nên không nhất thiết phải thể hiện tâm trạng đau khổ. mình thấy thích tấm ảnh này, rất đời thường, rất chân thật “Tất cả mọi người chung quanh tôi trong sân vận động, những người Nam Phi đang nhảy múa, ca hát và cười vui để tôn vinh nhà lãnh đạo quá cố của mình. Nó giống không khí lễ hội hóa trang Carnival hơn, chứ không phải là buồn bã”. Chỉ những dòng này thôi là đủ hiểu sự việc chẳng có gì phải bàn cãi. Còn ai cứ cố tình phê phán thì chỉ càng chứng tỏ mình là người kém hiểu biết & có vấn đề về đọc. các bạn nên biết rằng phong tục của người Nam Phi khi tiễn đưa người quá cố đó là một Ngày lễ hội thật sự. Quang cảnh trên Sân vận động và cảnh người dân khi đưa tiễn cố tổng thống Nelson Mandela chứng minh được việc đó. Do đó, cách của các nguyên thủ Quốc gia vui vẻ như vậy cũng không có gì đáng nói cả. Đó cũng là một cách sống giản gị và chân thành của những con người quyền lực gần như nhất thế giới. Họ cũng là con người mà ,, phải có 1 lúc nào đó họ trở về con người thực của mình chứ ,, không lẻ lúc nào cũng khăng khăng giữ hình ảnh cứng ngắt hay sao , nhìn rất hồn nhiên như cô tiên Tôi đồng ý với bài viết này. Về vấn đề này: tôi thấy ko nên xét nét quá, sinh, lão, bệnh, tử. Ai cũng biết là sẽ chết , ko ai có thể tồn tại mãi mãi dc. Mỗi nơi có phong tục tập quán khác nhau. Cha ông ta có câu" trẻ làm ma, già làm hội"hoặc như vn miên bậc khác miền nam. Cách thể hiện với người đã khuất cũng khác, tôi nghĩ cũng tuyền từng trường hợp mà ứng dụng. Ko nên lấy hình ảnh nơi này gán cho nơi khac dược. Mọi người cận tìm hiểu rõ và cụ thể... Nelson Mandela would understand it. :) lãnh đạo thì cũng là người cả, cũng có những giây phút rất con người. chỉ những người giả tạo ưa sĩ diện thích che đậy bản chất của mình, bề ngoài luôn tỏ ra đạo mạo quy củ mà bên trong thì thối hoắc mới thấy việc này có vấn đề. Chẳng có gì phải xoắn, tôi thích những nguyên thủ quốc gia "bình dân" như vậy 3 nguoi vui,1 nguoi buon....hihi
Làm gì để y tế Việt Nam phát triển Cứ cho là một bác sĩ Mỹ chỉ nhận được chưa đến 1/3 số tiền công mổ trên hóa đơn (16.277 USD) sau khi trừ đi các chi phí luật sư, thuế má… Số tiền bác sĩ Việt Nam nhận được cho một ca mổ tương tự là 25.000 đồng. Vậy thì số tiền họ được hưởng cao gấp… 4.536 lần so với bác sĩ Việt Nam.Nhiều người nói tôi so sánh với chi phí y tế ở Mỹ là bất hợp lý. Tính thu nhập bình quân đầu người mỗi năm của Mỹ là 52.000 USD, của Việt Nam là 2.000 USD  thì thu nhập bình quân của Mỹ cao gấp 26 lần Việt Nam. Vậy nếu tính theo đúng tỷ lệ 1:26 so với giá 55.029 USD, chi phí một ca mổ ruột thừa ở Việt Nam phải là 44.446.000 đồng, cao gấp 7,4 lần so với hiện nay. Cũng tính theo tỷ lệ 1:26, số tiền mà một bác sĩ Việt Nam cần nhận được cho một cuộc mổ ruột thừa (trung phẫu) là 174 USD (3.663.000 đồng).Các bác sĩ Mỹ sẽ phì cười khi nghe con số này. Nhưng thôi, người ta vẫn nói bác sĩ Mỹ “đẳng cấp” hơn bác sĩ Việt Nam, mặc dù sau khi đi đến một số bệnh viện ở Mỹ, học và làm việc chung với nhiều bác sĩ Mỹ, nhận được khá nhiều bệnh nhân điều trị từ Mỹ trở về, tôi thấy rằng, ngoài khả năng tiếng Anh và những hiệu quả của nó thì chẳng thể nào nói ai hơn ai được cả.Nhưng tính thu nhập của bác sĩ và nhân viên y tế theo tỷ lệ trên có thể chấp nhận được. Còn với các chi phí khác thì chắc chắn không thể chênh lệch như vậy vì các chi phí của chúng ta lớn hơn do giá thuốc, giá vật tư tiêu hao, giá máy móc, trang thiết bị, giá đất, giá nhà, chi phí xây dựng, lãi suất ngân hàng… cao hơn Mỹ rất nhiều.Lại nhìn vào hóa đơn tính tiền viện phí, tổng chi phí cho một ca mổ ruột thừa là 55.029,31 USD. Nếu trừ đi tất cả chi phí lương nhân công còn lại, khấu hao máy móc và khấu hao tài sản cố định… nhà đầu tư có thể thu lời khoảng từ 15.000 USD đến 20.000 USD trên mỗi ca mổ ruột thừa, một phẫu thuật thuộc hàng rẻ nhất trong các phẫu thuật.Nếu loại bỏ lợi nhuận, những chi phí “sang” không cần thiết (ví dụ như một sợi chỉ bác sĩ Mỹ chỉ khâu một mũi trong khi bác sĩ Việt Nam khâu khoảng 10 mũi), thì tổng chi phí phải bằng khoảng 1/5 so với Mỹ mới có thể nói đến dịch vụ chất lượng đạt tiêu chuẩn cao. Nhưng chúng ta nhà nghèo, không thể đòi hỏi sang như Tây, như Mỹ được, nên chúng ta có thể chấp nhận một số dịch vụ nào đó chưa bằng họ để hạ mức chi phí chung xuống còn bằng khoảng 1/10 với giá của họ, tức là chi phí cho một ca mổ ruột thừa sẽ vào khoảng 5.500 USD.Việt Nam có nên tính đúng, tính đủ chi phí y tế không? 5.500 USD cho một ca mổ ruột thừa ai mà trả nổi? Điều băn khoăn đó hoàn toàn hợp lý.Còn nhớ khi mới có CTScan, các bác sĩ đã rất lo lắng, làm sao bệnh nhân có thể trả được chi phí 1.000.000 đồng cho một lần chụp. Trước đó, khi bệnh nhân bắt đầu phải trả một phần viện phí, không chỉ bệnh nhân mà hầu hết nhân viên y tế đều lo lắng: Làm sao bệnh nhân có thể trả được?Chúng ta đã quá quen với chi phí y tế với giá rẻ. Hiện nay chi phí cho bảo hiểm y tế (BHYT) bằng 7% mức lương chính của những người làm công ăn lương, trong đó doanh nghiệp phải đóng 6%. Thực tế người lao động chỉ đóng có 1% lương chính cho BHYT mà thôi. Đấy là chưa tính đến việc mức lương dùng để đóng BHYT chỉ chiếm một phần thu nhập thật cho dù thu nhập thật của người lao động nhìn chung là rất thấp.5.500 USD - hình như đó là giá của một chiếc xe SH, thấp hơn giá Piagio. Có bao nhiêu chiếc SH, Piagio chạy trên đường, bao nhiêu chiếc nằm trong nhà, bao nhiêu chiếc trong kho đang chờ bán ra? Tại sao một người có thể trả tiền cho những chiếc xe đắt giá mà lợi ích của nó không hơn chiếc xe giá bằng 1/3 như vậy chỉ để thỏa ý thích, mà lại không thể trả số tiền tương đương để cứu tính mạng mình? Tại sao người ta có thể trả tiền cho hàng tỷ lít bia, hàng trăm triệu lít rượu, hàng tỷ đôla hàng xa xỉ phẩm mà lại so kè từng đồng với sức khỏe, với sinh mạng của mình?Thị trường chịu ảnh hưởng của quy luật cung – cầu. Nếu đã xây dựng nền kinh tế thị trường thì việc hoạch định chính sách y tế phải dựa trên yếu tố cung – cầu. Việc xây dựng một chính sách kinh tế thị trường nửa vời vừa không phù hợp với quy luật, vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn xã hội.Các quy định bắt buộc của Nhà nước hiện nay về giá dịch vụ y tế không phù hợp với quy luật thị trường, từ đó phát sinh những rắc rối tất yếu. Nếu không tìm cách đưa trở về con đường đúng với quy luật thì tất cả các động tác gỡ rối đều làm cho rối ren hơn.Cách tính chi phí y tế hiện nay đang giết chết ngành y Việt Nam, đang làm cho các bệnh viện Việt Nam ngày càng kiệt quệ, xa rời với sự phát triển của y tế thế giới. Nhân viên y tế Việt Nam đang bị đẩy vào con đường bần cùng. Mà bần cùng tất sinh đạo tặc. Nếu cứ tính như thế này, người bệnh Việt Nam sẽ phải chấp nhận nguy cơ rủi ro rất lớn, một ngày nào đó sẽ chỉ còn một dịch vụ y tế chất lượng tồi bại, cùng với một đội ngũ… “y tặc” phục vụ.Cần định giá đúng cho sức khỏe và sinh mạng. Trong những cái đáng quý thì sức khỏe và sinh mạng con người là những thứ đáng quý nhất. Và như vậy thì việc chi một khoản tiền lớn cho nó là hoàn toàn xứng đáng, hơn hẳn đối với những thứ phù du như nhà cao cửa rộng, trang phục đẹp, xe sang, ASIAD hay gì đó tương tự.Xây dựng hệ thống y tế theo nền kinh tế thị trường như thế nào? Để cứu vãn các bệnh viện công, thay vì xây dựng nền y tế theo quy luật thị trường, chúng ta phát minh ra một kiểu “xã hội hóa” y tế mới: đưa tư nhân vào các cơ sở y tế công. Điều này giúp cho các bệnh viện công có thêm trang thiết bị hiện đại nhưng lại sinh ra hàng loạt các vấn đề. Cho phép, cấm, cho phép, cấm… cứ luẩn quẩn chạy theo dư luận mà chẳng có một cơ sở lý luận rõ ràng nào cho các lệnh cấm hay cho phép cả.Chúng ta cần phải xác định thật rõ ràng: hoạt động y tế là hoạt động dịch vụ, giữa một bên là người cung cấp dịch vụ và một bên là khách hàng thụ hưởng dịch vụ. Và như vậy, phải có một sự bình đẳng về quyền lợi giữa hai chủ thể của mối quan hệ này. Không nên nhầm lẫn khái niệm nhân đạo và những vấn đề về y đức ở đây.Nhà nước phải xây dựng được một chiến lược phát triển y tế phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam, phù hợp với quy luật thị trường. Các cơ sở y tế phải hoạt động như những doanh nghiệp, không phải cơ quan hành chính sự nghiệp như hiện nay. Và khi các cơ sở y tế hoạt động như một doanh nghiệp thì nó phải vận hành theo quy luật thị trường, có nghĩa là phải tự tồn tại, tự phát triển và được quyền tự quyết.Hãy để cho thị trường quyết định “vận mệnh” của các cơ sở y tế. Nhà nước chỉ nên quản lý theo luật, chỉ nên can thiệp thông qua các biện pháp kích thích hoặc hạn chế bằng các đòn bẩy kinh tế. Việc chi trả cho các bệnh viện hãy để cho bệnh nhân và các công ty bảo hiểm y tế công cũng như bảo hiểm y tế tư nhân lo.Việc duy trì BHYT công trong giai đoạn này thực sự là điều cần thiết. BHYT công phải có khả năng chi trả một phần tương đối lớn (70-80%) chi phí y tế thật sự. Như vậy, việc thu phí BHYT cần phải thay đổi. Mức đóng góp sẽ phải cao hơn hiện nay, có thể lên đến 12% hoặc 15% thu nhập thật và người lao động phải tự đóng một phần xứng đáng với quyền lợi của họ, không nên đổ hết lên đầu doanh nghiệp.BHYT công phải là BHYT bắt buộc và toàn dân. Song song đó, việc phát triển các cơ sở BHYT tư nhân với mức thu cao hơn so với BHYT công cần được khuyến khích thông qua các biện pháp kinh tế. Các cơ sở BHYT tư nhân sẽ đảm đương cho nhóm những người có thu nhập cao, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.Cũng cần phải giới hạn việc chi trả của BHYT ở những mục thực sự cần thiết chi trả, không nên mở quá rộng các mục chi trả, ví dụ như trả cho tai nạn giao thông. Trong khi có nhiều loại bảo hiểm có thể và phải chi trả cho tai nạn giao thông mà nhà nước lại bắt BHYT chi trả cho tai nạn giao thông là hết sức vô lý.Để giải bài toán y tế cho người nghèo, Nhà nước chỉ nên giữ lại các cơ sở y tế dự phòng thực sự cần thiết và không có khả năng sinh lợi nhuận. Các cơ sở y tế khác nên được giao cho tư nhân khai thác. Nhà nước sẽ dành phần ngân sách dành cho y tế hiện nay tập trung cho y tế dự phòng và cho người nghèo.Với nguồn ngân sách dành cho người nghèo, Nhà nước có thể duy trì một số bệnh viện với chất lượng tương tự các bệnh viện hiện nay dành cho người nghèo. Đối với các bệnh viện dành cho người nghèo, ngoài nguồn ngân sách của Nhà nước, các tổ chức xã hội sẽ đóng góp thêm. Việc thành lập các bệnh viện dành cho người nghèo sẽ giúp cho các Quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo hoặc các nhà hảo tâm dễ dàng hơn và an tâm hơn trong việc hỗ trợ.Tôi tin rằng khi không phải lo cơm áo gạo tiền, nhiều nhân viên y tế sẽ dành một phần thời gian chăm sóc miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Hiện nay, dù đời sống khó khăn nhưng vẫn có rất nhiều nhân viên y tế đang thực hiện tại các phòng khám từ thiện, tại các trung tâm bệnh xã hội.Cần có một cuộc cách mạng thực sự thì mới có thể đưa nền y tế của chúng ta tiến lên được, mới có thể giải quyết được những vấn nạn y tế hiện nay. Cuộc cách mạng này phải bắt đầu bằng việc thay đổi tư duy, đặc biệt là tư duy của giới lãnh đạo, phải được thực hiện bằng sự dũng cảm, đặc biệt là sự dũng cảm của các nhà quản lý.Võ Xuân Sơn Rất đồng ý với quan điểm của anh. Tôi góp thêm ý kiến rằng không phải dân ta chỉ bỏ tiền mua xe paggio mà còn rất nhiều người bỏ tiền mua iphone. Có những người chịu bỏ vài ngàn USD để phẫu thuật thẩm mỹ chứ để khám bệnh 50.000 hoặc trả tiền giường 50.000/ngày thì lại chê đắt. (ở Singapore 1 ngày nằm viện, tiền giường là 200 USD). Hậu quả của ngành y tế hiện nay là những người có tiền sẽ chạy sang Singapore để điều trị, giúp làm giàu cho ngành y tế nước bạn. quá đúng với thực tế, bên Mỹ hay tất cả các nước phát triển khác thì bác sỹ luôn là nghề danh giá nhất trong xã hội, mức thu nhập cao nhất, vậy mà ở Việt Nam ta, những sinh viên thi vào các trường y top trên luôn là những sinh viên giỏi nhất trong các trường phổ thông, quá trình học cũng vất vả nhất, học phí thì cao nhất trong các trường công lập. Vậy mà thu nhập của bác sỹ mới ra trường lại không bằng nhân viên cao đẳng thì không thể chấp nhận được. Theo tôi, chỉ có thể phát biểu rằng nền y khoa của Mỹ, của Hàn Quốc... cao hơn Việt Nam rất nhiều chứ không thể nói bác sĩ Mỹ, hay bác sĩ Hàn Quốc... giỏi hơn bác sĩ Việt Nam được. Tôi nói như vậy ắt hẳn có nhiều người trong ngành sẽ hiểu! Tôi rất tán thành. Các cụ đã từng nói có bột mới gột nên hồ. Là một bác sĩ tôi thấy rõ rằng với chi phí y tế thấp (bao gồm cả phần của nhà nước và nhân dân cùng trả) mà đòi hỏi chất lượng khám và điều trị cao là không thực tế. Khi không đạt được điều đó thì lại chỉ nhìn vào mỗi khía cạnh y đức, tinh thần thái độ phục vụ.... Một số người nhà bệnh nhân tỏ ra ngạc nhiên khi thấy chúng tôi ăn mì ăn liền trong khi trực đêm vì họ cứ nghĩ là bác sĩ giàu có lắm nhưng đó là sự thực không chỉ đối với tôi mà còn nhiều đồng nghiệp khác nữa. Con người cần được hưởng xứng đáng với lao động mà họ bỏ ra. Bài viết quá hay và tâm huyết. Cám ơn tác giả Ý KIẾN HAY NHƯNG SẼ KHÓ THỰC THI ĐƯỢC, AI CŨNG NHÌN THẤY VẤN ĐỀ, NHƯNG CÓ MẤY AI CHỊU THÂY ĐỔI. Bài viết hay quá , rất tâm huyết nhưng không biết những người có quyền quyết định họ có thèm đọc không nữa Tôi ủng hộ phát triển nhiều loại BHYT, không nên  cào bằng như hiện nay và biện minh bằng từ: "công bằng xã hội". Những người thu nhập cao có thể đóng BHYT cao hơn để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, như vậy họ sẽ không mang nhiều tiền ra nước ngoài chữa bệnh mà nhiều khi chất lượng cũng không hơn gì. Sự hỗ trợ của nhà nước tập trung vào những người nghèo nhất. Sẽ có những bệnh viện (không quan trọng loại sở hữu nào), chất lượng tốt, thu được nhiều tiền từ những người thu nhập cao (kể cả từ nước ngoài), lãi nhiều, có kinh phí để nghiên cứu phát minh, trang bị hiện đại, càng tăng uy tín càng phát triển, trở thành những bệnh viện đầu tầu kéo ngành Y tế đi lên. Mô hình này không có gì mới lạ, đã được nhiều nước áp dụng thành công, vấn đề là ta có muốn áp dụng không hay vẫn muốn toàn dân được chăm sóc sức khỏe như nhau (mà thực tế thì có như nhau được đâu, không có tiền thì chỉ khám bằng tai nghe thôi, có tiền thì mới chụp CT). Các bác cứ đặt câu hỏi "Người nghèo thì làm thế nào". Xin trả lời các bác là nghèo thì uống rượu ít thôi, chăm tập thể dục, chịu khó làm ăn, đừng cờ bạc số đề và tích góp mua bảo hiểm y tế. Còn nếu đã thực hiện đủ những điều trên mà vẫn nghèo lại bệnh trọng thì đành vào chùa thắp nhang cầu khấn cho hết bệnh thôi, sao có thể bắt người khác cõng họ trên vai được. Đó là thực tế của các nước tư bản phát triển, không có bảo hiểm y tế, không có tiền mà lại đau ốm thì chỉ có chờ sức đề kháng tự thân tự khỏi, không khỏi được thì chết, đó là quy luật đào thải của xã hội tư bản chủ nghĩa. Cũng nhờ quy luật khắc nghiệt đó mà người dân của họ chăm lo cho sức khoẻ hơn, sống có trách nhiệm với bản thân mình. Còn ở VN à, quán nhậu phát triển còn nhanh hơn cả bệnh viện, người ta tiếc tiền khám bệnh, sợ phải chờ đời lâu sẵn sàng chạy ra hiệu thuốc để mua ngay vài thứ thuốc không rõ tên tuổi do em dược tá học dược 2 tháng kê cho, cứ uống rồi đến khi bệnh nặng không dạy nổi mới. "bác sỹ ơi, cứu em !", chưa kể dân VN mình chữa khỏi bệnh xong ra khỏi bệnh viện còn chả nhớ mình đã bị bệnh gì Tựu chung là phải đưa khối y tế vô nghành dịch vụ thay vì hành chính sự nghiệp như hiện nay. Bệnh nhân là khách hàng thì họ sẽ có nhiều quyền hơn. Đọc bài của bạn phân tích rất hay nhưng thu nhập của vợ chồng tôi cũng chỉ 20 triệu/ tháng trừ các khoản chi phí chắc cả chục năm cũng không đủ để mổ ruột thừa rồi. Thôi thì cứ để bác sỹ thú y mổ cho mình cũng được. Không thì chắng may trong gia đình ai có bệnh mình tự mổ cho nhau vậy chứ đi bệnh viện mà giá cao như vậy thì chỉ có nước là chờ chết thôi. Một mạng người ở ta được đền bao nhiêu???? Mà đòi hỏi như ở Mỹ có lẽ người Mỹ hộ không phải lo đủ thứ như ở ta nên họ có ít bệnh tật Bài viết hay quá. Rất đúng, logic. Nhưng ai sẽ nghe, ai sẽ thay đổi đây?? Mỹ là một trong những nứơc có phí y tế đắt nhất thế giới. Cùng một loại thuốc do một nhà sx làm ra thì tại mỹ bán mắc hơn khoảng 4 lần. Tuy hóa đơn thanh toán viện phí là 16000 cho một ca mổ ruột thừa nhưng số tiền phải thanh toán thực chỉ khoảng gần 4000. 25% hóa đơn hoặc thấp hơn là giá trị thanh toán thực khi các công ty bảo hiểm chi trả hoặc chính bạn tự trả nếu không có bảo  hiểm. Vậy chi phí cho một ca mổ ruột thừa tương đương với một tháng lương trung bình bên này. Điều tôi quan tâm là: Ngành Y học hành vất vả, áp lực công việc và trách nhiệm cao, đồng lương của họ có xứng đáng hay không? Bài viết rất chính xác và sâu sác, cám ơn bác sĩ Võ Xuân Sơn
Cách dạy và học Sử tại Anh Trước hết, tôi xin nói qua về hệ thống giáo dục tại Anh. Ở đây, trẻ bắt đầu vào tiểu học khoảng 5-7 tuổi (tuỳ từng bé), sau đó chuyển tiếp lên trung học ở tuổi 11-18. Từ 5 đến 14 tuổi, tất cả các em đều phải học môn lịch sử  2 giờ mỗi tuần.Tuy nhiên, ở tuổi 14, khi bước vào chương trình GCSE (General Certificate of Secondary Education) - chương trình 2 năm cuối phổ thông thì các em sẽ học 8-9 môn học bao gồm cả bắt buộc lẫn tự chọn để dễ dàng tiếp tục ở các bậc học sau. Các môn bắt buộc gồm Toán, Tiếng Anh, Khoa học, Giáo dục tín ngưỡng (Religious Education) và Giáo dục thể chất. Như vậy, lịch sử là môn tự chọn.Theo quan sát của tôi thì đa số học sinh phổ thông tại Anh chọn lịch sử và họ cần học 3 giờ mỗi tuần. Sau khi hoàn tất chương trình phổ thông, nếu em nào chọn học chương trình A-level (cho phép học sinh tích lũy kiến thức để vào các trường đại học) có môn lịch sử thì họ phải học môn này 5-6 giờ mỗi tuần.Chương trình giảng dạy tại các trường học Anh rất linh hoạt. Việc học từ 14 đến 18 tuổi mới chú trọng đến các kỳ thi còn trước tuổi đó thì không. Mặc dù có chương trình khung quốc gia nhưng nó không chi tiết, cứng nhắc như nhiều nước khác.Ví dụ, trong chương trình quốc gia nói rằng: "Trẻ nên được học về các sự kiện và con người nổi bật trong thế kỷ 20" thì cũng không quy định cụ thể là bao nhiêu người, bao nhiêu sự kiện cũng như tên người và tên sự kiện nào. Điều đó có nghĩa là nếu một giáo viên quan tâm đến nhân vật, sự kiện nào hoặc trường học đó ở địa phương có liên hệ gần gũi với nhân vật, sự kiện đó thì có thể đưa vào chương trình giảng dạy của mình. Chương trình quốc gia cũng không quy định về thời lượng, phương pháp cho từng chủ đề.Chẳng hạn, khi tôi dạy cho học sinh 11, 12 tuổi, chúng tôi đã bỏ ra vài tuần chỉ để quan sát những người sống trong một lâu đài gần thị trấn của chúng tôi, phân tích và thấu hiểu cuộc sống của họ. Ở một lớp khác, các em được học về những người lính trong thế chiến thứ nhất. Có nhiều buổi học, chúng tôi dành thời gian để phân tích nhật ký, bài thơ, các bức thư tình của họ.Điều đặc biệt là chương trình môn lịch sử không quá nhiều nội dung vì tôi muốn phát triển kỹ năng đa đạng cho các 'sử gia trẻ tuổi' của mình. Để phân tích một nguồn thông tin như một bức thư phải mất rất nhiều thời gian nếu muốn thảo luận về nó, hiểu và liên kết nó với hoàn cảnh lịch sử bức thư ra đời, vì thế có khi phải mất cả buổi học. Chúng tôi chú trọng việc khuyến khích thảo luận mang tính phân tích mức độ cao cho học sinh.Làm việc nhóm là một cách tốt để kích thích tư duy cho các em. Tôi thường dùng phương pháp 'xếp kim cương' để xây dựng các cuộc tranh luận, phân tích các sự kiện lịch sử và cách thức này rất hữu dụng.Ví dụ, khi thảo luận xem xét nguyên nhân nội chiến ở Anh hay Mỹ, các em có thể liệt kê 20 hay 30 ý, trong đó có thể là nguyên nhân dài hạn, hay ngắn hạn nhưng điển hình. Với những ý tưởng đơn giản ban đầu, sau khi thảo luận cùng bạn trong nhóm để tư duy, phân tích và sắp xếp các suy nghĩ của mình đã giúp các em tìm ra những lập luận phức tạp và đặc sắc hơn. Hoạt động này giống như hình ảnh hóa suy nghĩ cho học sinh bằng cách đặt suy nghĩ trừu tượng bên trong của các em vào một tiến trình phân tích để rồi từ đó từng bước trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.Một số hoạt động khác khi dạy tôi dựa vào mô hình tranh luận bài bản được sử dụng gần 200 năm nay ở 'Hội đồng sinh viên đại học Cambridge' để tạo điều kiện cho học sinh tự tin phát biểu. Tôi dùng mô hình này để chứng tỏ rằng những cách thức cũ vẫn có thể dùng trong dạy học hiện đại.Để chuẩn bị cho tranh luận, chúng tôi trải qua nhiều hoạt động để tìm hiểu vấn đề, xây dựng các quan điểm, đưa ra các lập luận. Điều thú vị là trước khi bắt đầu 15 phút, học sinh mới được chỉ định ai sẽ thuộc về 'phe' nào. Một học sinh có thể phải biện luận cho một ý kiến trái với ý kiến thực sự của họ. Khi tranh luận với những người khác, các em vừa hiểu về quan điểm đó vừa khám phá nhiều hơn về chính bản thân họ. Cách thức này cũng bồi dưỡng các kỹ năng xã hội quan trọng để học sinh biết cách tranh luận quả quyết, có căn cứ nhưng sau đó vẫn là bạn bè thân thiện.Mới đây, trên một tờ báo Anh đưa tin, hai chính trị gia người Anh Ed Ball và George từ hai Đảng đối lập là Lao động và Bảo thủ đã trông con cho nhau khi một trong hai bận phỏng vấn. Như vậy, dù quan điểm chính trị có khác nhau, trong các kỳ họp, bên ngoài họ vẫn có thể giúp đỡ, cư xử ôn hoà với nhau. Chúng tôi muốn rèn cho học sinh những kỹ năng và thái độ sống cho tương lai, trong đời sống thực như các vị chính trị gia mà không chỉ là trường học.Một điều quan trọng khác khi dạy lịch sử là cho phép học sinh được suy nghĩ và thực hiện các nghiên cứu bài bản. Dù các kỳ thi bắt buộc ở tuổi 16 và 18 cho môn lịch sử thì mục tiêu nghiên cứu và sáng tạo vẫn được đề cao. Vì thế, giáo viên phải xem mình là người hỗ trợ học tập cho học sinh. Một số bài học nên để các em tự dùng máy tính, sách để tra cứu thông tin. Giáo viên vẫn có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn cách tra cứu và hỗ trợ từng cá nhân nhưng không mất thời gian công sức để trình bày toàn bài học đó. Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu đặc biệt hữu ích khi học về lịch sử địa phương.Tôi thấy rằng sau các thảo luận, nghiên cứu, phân tích thì một bài luận là cần thiết. Tôi thường không yêu cầu viết nhiều, chỉ một bài dài khoảng 1.500 từ trong một tháng. Số lượng không quan trọng bằng chất lượng. Quá trình viết một bài luận sắc sảo, thông minh là một thử thách thú vị cho học sinh. Tôi cho rằng với sự hướng dẫn cẩn thận của giáo viên, hầu hết các em đều có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này và đánh giá được các ý kiến, hiểu biết của họ.Theo tôi, lịch sử là môn học quan trọng để dạy kỹ năng tư duy và viết lách cho học sinh.James Underwood trời ơi, học thế này mới là học chứ, con trai tôi mỗi lần chuẩn bị kiểm tra là sáng dạy sớm đọc thuộc lòng ông ổng, học vẹt vậy thì làm sao nhớ nổi chứ, trả bài xong là quên hết sạch, chữ thầy trả thầy. Cách dạy học hiện đại, nhưng thật khó áp dụng ở Việt Nam, vì hoàn cảnh hai nước khác xa nhau. Chưa kể đến những điều kiện khac như cơ sở vật chất, trình độ giáo viên và học sinh. Có lẽ còn lâu lắm, Việt Nam mới có thể dạy học lịch sử như thế này. Bài viết hay. Cám ơn tác giả. Mình có may mắn năm cấp 3 được học môn Sử với thầy Nguyễn Viết Đăng Du. Chưa bao giờ mình nghĩ môn Lịch Sử lại hấp dẫn đến vậy. Cách thầy giảng bài, cách thầy ra đề kiểm tra đều hết sức mới mẻ và ấn tượng. Học với thầy là để hiểu, để biết suy luận và đánh giá, chứ không phải ôm sách học thuộc. Hồi đó đi học tuần nào cũng mong đến tiết của thầy. Cảm ơn thầy đã đặt hết tâm huyết vào bài giảng! Tuyệt vời! Tôi sẽ cho cháu nội tôi đọc ngay bài này. Nói thật, thời trẻ của tôi cách học sử cũng tương tự như thế này nên chúng tôi không hề sợ mà rất thích môn sử, chủ yếu là các thầy dạy chúng tôi đều hết sức uyên bác. (tôi ở độ tuổi U80 rồi). Xin cảm ơn người viết bài. Việt Nam không bao giờ có thể dạy đc như vậy, đơn giản là giáo viên dạy sử không phải là những h/s giỏi thi vào trường sư phạm. " Lịch sử là môn học quan trọng để dạy kỹ năng tư duy và viết lách cho học sinh !" câu kết nầy thật chính xác và cám ơn tác giả đả cho thêm kinh nghiệm của người làm nghề giáo dục ,! Cảm ơn Thầy James Underwood. Tôi nghĩ không chỉ riêng môn lịch sử mà còn nhiều môn khác Việt Nam nên học theo cách dạy này. Bởi cái gì áp đặt thường khó có hiệu quả, hãy để các em tự đưa ra ý kiến của mình, có thảo luận, có đối kháng mới kích thích được sự hăng say hứng thú đối với môn học . Đa số giáo viên chỉ chạy đua theo thành tích, dạy đủ giờ, đúng tiết... chứ chưa hề truyền cho học sinh cảm hứng thật sự. Chỉ có niềm đam mê và tình yêu mới giúp các em học tốt môn lịch sử. Vấn đề vẫn là hệ thống đánh giá học sinh hiện nay còn chú trọng điểm số, không chỉ riêng môn sử mà tất cả môn khác. Muốn cải cách thì là cả quá trình từ Hệ thống giáo dục và cách suy nghĩ của các bậc phụ huynh về thành tích của con mình thông qua điểm số chứ không phải cách tư duy của các em. Tôi không tin có một ph.pháp nào thích hợp cho Việt Nam! Nói đến bất cứ lĩnh vực nào ở Việt Nam! Là động đến cả hệ thống Tôi cho rằng không hẳn là do vấn đề cơ sở vật chất, trình độ giáo viên và học sinh mà do tư duy giáo dục của các nhà giáo dục Việt Nam thôi. Dĩ nhiên VN không thể làm giống hệt họ nhưng cũng có thể thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước mà vẫn giúp học sinh phát huy tính tự chủ trong học tập. Rất cần những bài viết như thế để định hướng không chỉ những người trong nghành GD Việt Nam mà rất cần cho các phụ huynh như tôi để định hướng học sinh. Tôi thấy ở ta Học quá nhiều mà biết quá ít; hai là Lý thuyết quá nhiều mà thực tế và trải nghiệm quá ít; ba là kiến thức có được là do thụ động. Rất mong các nhà GD của dân ta thay đổi cách nghĩ cách làm để con cháu và XH tụt hậu quá xa. Mong lắm thay! Đại đa số các nước tây học sinh học sử rất... tệ, và thường kéo điểm những môn khác để bù lại, vào lớp học thông thường học sinh sẽ được phát bài trên tờ giấy và cùng thầy cô phân tích, hay thầy cô sẽ kể chuyện phân tích và cho đi tham quan những di tích gần địa phương cái này ở Việt Nam rất dể...dạy, dể làm. Đây là thời đại internet và thế giới phẳng, nếu chúng ta dạy không đủ, thiếu hay khiếm khuyết học sinh cũng sẽ biết.... 200 trăm nam trước hay xa hơn họ đã dạy học như vậy rồi
Xây sân bay Long Thành là cấp thiết Một số cử tri thành phố Hồ Chí Minh, nơi có sân bay Tân Sơn Nhất, phản đối việc xây sân bay Long Thành. Họ nêu ra một số luận cứ, đề xuất phương án, trong đó có việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sang phía bên kia đường băng (nơi đang có dự án sân golf), hoặc sử dụng sân bay quân sự Biên Hòa cho hoạt động hàng không dân dụng. Các ý kiến, quan điểm phản đối xây sân bay Long Thành phần nào làm khó cho các cơ quan thẩm định, quyết định, làm chậm tiến độ triển khai "siêu dự án" này.Trước tình hình vận tải hàng không nội địa, quốc tế phục vụ cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã và đang bị nghẽn tắc, khả năng phát triển của các hãng hàng không Việt Nam bị kìm nén do giới hạn công suất của sân bay Tân Sơn Nhất, việc cân nhắc, quyết định xây sân bay Long Thành đã trở nên rất cấp thiết.Sân bay Tân Sơn Nhất trước đây nằm ở đâu?Sân bay Tân Sơn Nhất được người Pháp bắt đầu xây dựng vào năm 1930. Chuyến bay đầu tiên từ Paris đến sân bay Tân Sơn Nhất đã được thực hiện vào năm 1933. Về địa lý thì từ đó đến nay, nó vẫn nằm tại nơi nó nằm bây giờ.Nhưng về quy hoạch Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh và tác động của nó đến quy hoạch phát triển các sân bay, trên thực tế đã có sự thay đổi rất lớn, điều không thể không nói đến trong câu chuyện sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay Long Thành.Cả trong thời Pháp thuộc và dưới chính quyền Sài Gòn cũ, sân bay Tân Sơn Nhất nằm ngoài địa giới thành phố Sài Gòn. Nó được đặt ở tỉnh Gia Định (tỉnh bao gồm các quận, huyện hiện nay Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ...). Vào năm 1975, diện tích quỹ đất nằm trong hàng rào sân bay Tân Sơn Nhất rộng khoảng 36 km2 (3600 ha).Điều gì đã xảy ra từ sau năm 1975 ảnh hưởng đến sân bay Tân Sơn Nhất?Năm 1975, ngay sau khi miền Nam được giải phóng, tỉnh Gia Định cùng một số khu vực khác đã được sáp nhập vào Sài Gòn thành thành phố Sài Gòn - Gia Định. Năm 1976, thành phố này được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh.Việc sáp nhập tỉnh Gia Định vào Sài Gòn đã ảnh hưởng rất đáng kể đến quy hoạch phát triển sân bay Tân Sơn Nhất của chính quyền Sài Gòn cũ. Thành phố phát triển nhanh về phía Tây, Tây Bắc (một phần có lẽ do thiếu cầu qua sông Sài Gòn để phát triển về phía Đông, Đông Nam), đẩy sân bay Tân Sơn Nhất nằm lọt thỏm trong lòng thành phố như chúng ta đang nhìn thấy. Sân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí còn bất cập hơn so với sân bay Don Muang ở Bangkok, sân bay Subang ở Kuala Lumper - các sân bay đã chuyển phần lớn hoạt động sang các sân bay mới ở xa thành phố.Do tác động của sự phát triển đô thị, khoảng 2/3 quỹ đất quy hoạch cũ của sân bay Tân Sơn Nhất đã được sử dụng để làm đô thị.Toàn bộ phần quận Tân Bình từ ngã tư Bảy Hiền theo đường Trường Chinh về ngã tư An Sương, phần của các quận Tân Bình, Gò Vấp từ đường Phổ Quang sang các đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Quang Trung... vốn trước đây nằm trong hàng rào sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng bây giờ là đường phố, nhà ở, văn phòng...Như vậy, chỉ riêng về mặt quy hoạch quỹ đất, việc đặt dấu chấm hết cho khả năng mở rộng, phát triển Tân Sơn Nhất thành một sân bay lớn, với công suất thông qua mỗi năm lên tới 100 triệu hành khách (như các sân bay khác trong khu vực) đã xảy ra ngay từ khi tỉnh Gia Định được sáp nhập vào Sài Gòn năm 1975. Nó không phải xảy ra vào năm 1997 khi sân bay Long Thành chính thức được quy hoạch trong hệ thống sân bay quốc gia, càng không phải vào năm 2008 khi có chủ trương xây sân golf tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Sẽ là sai lầm rất lớn nếu ai đó cho rằng dự án sân bay Long Thành là hệ quả của việc xây sân golf. Lịch sử quy hoạch một sân bay lớn ở tỉnh Đồng Nai đã bắt đầu trước đó hàng chục năm.Sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nhơn Trạch, sân bay Long ThànhNgay từ khi sân bay Tân Sơn Nhất còn chưa sử dụng hết quỹ đất (lớn gấp ba lần quỹ đất dân sự và quân sự hiện còn), chính quyền Sài Gòn đã quy hoạch và thiết kế một sân bay lớn hơn Tân Sơn Nhất. Đó là dự án sân bay Nhơn Trạch tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Sân bay Nhơn Trạch đã được Công ty tư vấn thiết kế hàng không Airports de Paris (ADP) thiết kế và lẽ ra đã được khởi công xây dựng cuối những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, tình hình chiến tranh đã làm cho dự án này bị hoãn lại và đến năm 1975 thì chính quyền Sài Gòn sụp đổ.Có thể hình dung được các lý do tại sao chính quyền Sài Gòn có kế hoạch xây sân bay Nhơn Trạch. Trong thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn còn là một đô thị nhỏ, đến năm 1945 thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn mới có 0,5 triệu người và là một phần của tỉnh Gia Định. Vào giai đoạn đó, sân bay Tân Sơn Nhất ở Việt Nam và các sân bay khác có quy mô nhỏ, phục vụ các máy bay nhỏ. Các quy định về an toàn và môi trường (tiếng ồn) trong hoạt động hàng không còn rất sơ sài so với sau này. Nhưng dưới chính quyền Sài Gòn, Air Vietnam đã là một trong những hãng hàng không lớn nhất ở Đông Nam Á và Tân Sơn Nhất là sân bay có tần suất bay cao nhất khu vực.Trong khi đó, mặc dù nằm trong địa giới hành chính của tỉnh Gia Định, sân bay Tân Sơn Nhất cách trung tâm thành phố Sài Gòn chỉ có 5 km. Khoảng cách đó quá gần để Tân Sơn Nhất có thể phát triển thành một sân bay lớn, phục vụ các máy bay lớn mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu ngặt nghèo hơn về an toàn và tiếng ồn máy bay đối với dân cư Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn cần một sân bay khác để Air Vietnam và các hãng hàng không khác có đủ hạ tầng sân bay trong một tương lai lâu dài để phát triển các hoạt động vận tải hàng không và họ đã lựa chọn vị trí ở Nhơn Trạch.Đầu những năm 90, hàng không Việt Nam cùng các chuyên gia tư vấn nước ngoài bắt tay vào việc quy hoạch mạng sân bay dân dụng toàn quốc, trong đó có cả việc nghiên cứu các tài liệu quy hoạch sân bay của chính quyền Sài Gòn. Năm 1997, tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ký ngày 20/10/1997, Thủ tướng Phan Văn Khải đã phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sân bay toàn quốc. Sân bay Long Thành được đưa vào quy hoạch tại Quyết định này, cách đây gần 17 năm.Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, sử dụng sân bay Biên Hoà có phải là giải pháp?Việc dùng sân bay quân sự Biên Hòa làm sân bay dân dụng để không phải xây sân bay Long Thành là không khả thi vì nhiều lý do.Sân bay Biên Hoà nằm ngay trên hành lang bay ra, vào sân bay Tân Sơn Nhất và "tranh chấp" bầu trời với sân bay Tân Sơn Nhất. Nếu biến sân bay Biên Hoà thành một sân bay dân sự lớn, sẽ xuất hiện tình trạng tắc nghẽn đường bay trên trời. Nếu sử dụng sân bay Biên Hoà để giải quyết tình trạng tắc nghẽn hạ tầng sân bay dưới đất, nhưng lại tạo ra tình trạng tắc nghẽn đường bay trên trời, gây tốn tiền, nhưng không đạt được sự cải thiện nào đáng kể.Sân bay Biên Hoà đến nay vẫn chưa giải quyết xong các khu đất bị nhiễm dioxin (chất độc màu da cam) do chiến tranh để lại. Trong tình hình đó, việc biến sân bay Biên Hoà thành một sân bay dân sự lớn là không đảm bảo an toàn cho hành khách và một số lượng đông đối cán bộ, nhân viên các loại làm việc tại sân bay.Sân bay Biên Hoà là sân bay quân sự lớn ở khu vực phía Nam. Nếu lấy làm sân bay dân sự thì bắt buộc phải xây một sân bay quân sự mới thay cho nó và tiền đầu tư cho sân bay quân sự đó cũng phải được tính đến.Đối với sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi chưa có Long Thành, ở mức độ nhất định, việc mở rộng sân bay bắt buộc phải làm, nếu không thì không còn khả năng tăng chuyến bay, hành khách nữa. Được biết, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) sẽ đầu tư để tăng thêm khoảng 20-25 vị trí đậu máy bay, mở rộng nhà ga nội địa, quốc tế để tăng khả năng thông qua khoảng 6-7 triệu khách mỗi năm. Hiện tại, sân bay Tân Sơn Nhất có 40 vị trí đậu máy bay và công suất thiết kế nhà ga 20 triệu hành khách mỗi năm. Đây là những con số rất nhỏ so với các sân bay khác trong khu vực (sân bay Changi Singapore đang có 134 vị trí đậu máy bay, công suất thiết kế khoảng 70 triệu hành khách mỗi năm). Cứ cho là chúng ta nhắm mắt với các vấn đề về an toàn và tiếng ồn đối với dân cư TP Hồ Chí Minh, việc đền bù, giải tỏa hàng trăm nghìn người dân để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đạt quy mô như các sân bay khác trong khu vực là rất khó tưởng tưởng được.Nói tóm lại, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất chỉ là biện pháp "chữa cháy" để có thể tăng công suất sân bay lên đủ cho mấy năm trước mắt, nhưng về dài hạn thì không giải quyết được vấn đề, mà cần sớm có một sân bay mới là Long Thành.Tân Sơn Nhất liệu có đóng cửa khi có sân bay Long Thành?Câu trả lời là không. Tại Thái Lan, Malaysia và nhiều nước khác, khi họ xây sân bay mới, họ không đóng cửa hoàn toàn sân bay cũ trong thành phố, mà dùng chúng để phục vụ một số hoạt động hàng không phù hợp. Khi có sân bay Long Thành, chúng ta nên duy trì sân bay Tân Sơn Nhất cho các chuyến bay nội địa bằng máy bay thân hẹp (Airbus A320/A321, Boeing B737 trở xuống), các hoạt động hàng không chung (general aviation) và hàng không tư nhân (private aviation), các hoạt động sửa chữa bảo dưỡng máy bay và vật tư khí tài, một số chuyến bay quốc tế hạn chế...Tuy nhiên, để phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới, sân bay Tân Sơn Nhất khi đó không nên có các hoạt động bay từ 12h đêm đến 6h sáng.Nói tóm lại, việc xây sân bay Long Thành là hợp lý, cần thiết và cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Còn đầu tư như thế nào, phân kỳ ra sao, nguồn vốn từ đâu... là những vấn đề các cơ quan cần tính toán thật kỹ để đảm bảo hiệu quả cao nhất.Lương Hoài Nam Xây thêm sân bay mới là cần thiết. Nhưng tại sao chi phí xây dựng của ta quá cao so với singapore, họ chỉ xây cần 1,5 tỷ đã xây sân bay changi tốt như thế. Giá đất ở Việt Nam không thể đắt hơn Singpore, đây là dấu hỏi lớn mà các cấp quản lý phải trả lời? Người có tầm nhìn thì mới hiểu ý nghĩa của việc xây sân bay Long Thành Xây thêm sân bay để phát triển kinh tế, tôi nghĩ có rất nhiều công dân VN đồng tình với việc này Tác giả viết rất hay và hiểu biết sâu rộng về hàng không. Tôi vô cùng nhất chí với dự án sân bay Long Thành, mặc dù tôi ở TP HCM và không có đất ở Long Thành. Một dự án phát triển kinh tế lâu dài, tầm nhìn tương lai. Rất tâm đắc. Bài phân tích của anh quá hay, logic! Tuyệt vời ! Tôi cũng đồng tình xây sân bay Long Thành vì nhiều lý do thấy rõ. Tôi ủng hộ quyết định xây dựng sân bay Long Thành, các cấp lãnh đạo đã có tầm nhìn chiến lược. Ai không ủng hộ là những người ít tiếp cận với thế giới vì càng đi đến các nước phát triển các bạn sẽ thấy tầm quan trọng khi quyết định xây sân bay Long Thành là sáng suốt. Không phải phân tích nhiều nữa, cái gì cần và có lợi cho tương lai thì cứ làm quyết liệt. Cũng giống như thủy điện Sơn La, bàn lui bàn tới cuối cùng mình cũng làm thành công. Các sân bay lớn trên thế giới đều nằm ở ngoại ô thanh phố. Theo tôi việc xây đựng sân bay mới ở Long Thành là phương án tốt cho sự phát triển của đất nước. Vì nó không ảnh hưởng làm ô nhiễm/ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố, kích thích phát triển kinh tế các vùng ngoại thành. Cản trở xây dựng sân bay LONG THÀNH là làm cho VN chậm phát triển hàng không, kinh tế. Lương Hoài Nam, một người có tên tuổi và thâm niên trong ngành hàng không! Tôi trân trọng ý kiến của anh ấy Không phải dân Sài Gòn ai cũng phản đối xây dựng sân bay Long Thành! Tôi và gia đình là dân Sài Gòn chính hiệu ủng hộ chủ trương của chính phủ xây dựng sân bay Long Thành. Tôi nghĩ những người phản đối xây sân bay Long Thành là những người chưa bao giờ xuất ngoại và họ chưa được nhình thấy sân bay của các nước bạn trong khu vực. Sân bay cũng là bộ mặt của quốc gia, nếu là một người có tính tự hào dân tộc tôi tin là bất cứ người Việt nào cũng ước mơ đất nước mình có một sân bay quốc tế mới. Bài viết đáng đọc nhất từ trước đến giờ, rất trùng với suy nghĩ của tôi Tôi thấy máy bay cứ bay lên rồi hạ xuống trên đầu các khu dân cư có mật độ quá cao là điều không nên. Chỉ cần xảy ra một vụ là thiệt hại vô cùng lớn, có khi nó còn lớn hơn cả kinh phí xây dựng sân bay Long Thành. Quan trọng nhất chúng ta là cần thẩm định chặt chẽ chi phí đầu tư sân bay Long Thành để không bị thất thoát ngân sách của nhà nước và kế hoạch sử dụng đất của sân bay Tân Sơn Nhất phải hợp lý.
Xin đừng chi nghìn tỷ cho nhà hát Nước Đức thống nhất, chính quyền thay đổi, suốt 25 năm quan sát tôi thấy siêu thị to nhỏ mọc lên bốn cái thay cho hệ thống buôn bán không thuận tiện của Đông Đức, thêm một trung tâm khám chữa bệnh khá lớn và hai lần họ trùng tu hai trường trung học. Sự xây dựng luôn đập vào mắt tôi là việc nâng cấp và mở mới thêm các tuyến giao thông trong và ngoài thành phố, xây thêm một nhà ga tầu điện nhanh, xe hỏa để nối liền với Berlin.Chỉ cần nhìn cái sự xây cất nơi đây cũng đủ đánh giá nước Đức xây cái gì và không xây cái gì khi nó còn sử dụng tốt. Ở Đức hơn hai mươi năm tôi nhận ra nhiều ưu điểm của dân tộc này. Một trong những điều đáng học là họ tiết kiệm, nhưng cũng rất dám chi các công trình hữu ích. Điều này lý giải vì sao sau đại chiến II, nước Đức có biết bao thành phố chỉ là đống gạch vụn mà bây giờ họ trở thành một cường quốc.Trước khi có sự kiện nhà cầm quyền Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan lên biển của ta, ngành y tế trong nước lâm vào khủng hoảng dịch sởi, hơn trăm trẻ bị chết vì lây nhiễm chéo do nhiều bệnh viện thiếu giường bệnh, thiếu phương tiện đến bình thường như cái máy thở oxi. Ngành giáo dục cũng tương tự, ngay ở thủ đô mà nhiều trường học cũng phải chung đụng cơ sở. Ấy là chưa nói tới hàng nghìn xã huyện cơ sở trường lớp rất nghèo nàn, sập sệ.Vậy mà gần đây, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có dự án "Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030" với 10.800 tỷ đồng dự kiến đầu tư giai đoạn 2012-2020 để xây, sửa nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm...Khi còn sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn mọi người thực hành tiết kiệm. Theo tôi hiểu, sự tiết kiệm ở đây như cách làm của thành phố Teltow nơi tôi sống, xây cái gì cần, đáng xây nhằm thúc đẩy kinh tế và đời sống dân sinh.Bấy nay tôi về nước đi tới đâu cũng thấy các quan đầu tỉnh, đầu huyện đua nhau làm trụ sở ủy ban, nay lại đang rộ lên phong trào xây nhà hát. Những công trình hàng tỷ đồng mà giá trị sử dụng trên thực tế rất kém hiệu quả. Lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long xây Bảo tàng Hà Nội còn chềnh ềnh rỗng tuếch kia. Trung tâm Mỹ Đình cũng bao la vô cùng và hôm nay đâu có thiếu chỗ cho ca hát. Ở Hà Nội có Cung hữu nghị Việt Xô cũ nay cũng chỉ làm nơi cho thuê cưới xin...Nước ta còn nghèo, chưa giàu có như nước Đức, biết bao người bệnh đang cần giường, biết bao trẻ em cần nơi ăn học tử tế. Lại hôm nay nhà cầm quyền Trung Quốc đang xâm lấn và quấy rối biển đảo. Vậy liệu chúng ta có đang tâm ngồi nghe hát ở những nhà hát lộng lẫy để trẻ em lại chết dịch hàng loạt vì lây nhiễm chéo do thiếu giường bệnh không? Có đang tâm không khi hàng chục nghìn trẻ em vẫn thiếu trường học tử tế? Có đang tâm không khi ngư dân và những chiến sĩ cảnh sát biển có thể bị hy sinh nhiều khi thiếu phương tiện tàu thuyền hay vũ khí hiện đại?Còn nhớ chuyện vua Lê Thái Tông đề nghị sửa sang nhà nhạc sau khi chiến thắng quân Minh, Nguyễn Trãi đã khuyên can: “Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc.... Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu, đó là không mất cỗi gốc của nhạc vậy".Đành rằng đầu tư vào nhà hát là đầu tư vào văn hóa có lợi lâu dài cho nhân dân, song ở tình hình như tôi nói trên thì dự án như vậy có làm nên cái thanh âm của văn hóa không? Tôi hy vọng, tiền sẽ được đầu tư vào ba việc tôi nêu trên, như vậy cũng là giữ cái gốc của nhạc, làm cái thanh âm đích thực cho muôn dân, như lời dạy của vị anh hùng Nguyễn Trãi.Nguyễn Văn Thọ cháu đồng tình với chú về điều này, lúc này mà đầu tư hàng tỉ tỉ đồng để xây nhà hát là kg nên. Cảm ơn chú đã luôn luôn dõi theo về quê hương và có những ý kiến rất thực tế, cháu đã đọc bài của chú phân tích hôm trước rất hay. Cứ ĐIỆN - ĐƯỜNG - TRƯỜNG - TRẠM - MẠNG mà xây. Khi nào những việc trên ổn rồi hãy tính việc khác. Bài viết rất hay, cảm ơn bác. Các bác lãnh đạo hãy nhìn vào đó, chứ đừng nghĩ ra dự án để rồi thất thoát đi đâu?để rồi lãng phí. Quá đúng. Xin cảm ơn bác Thọ. Giá mà Lãnh đạo hiểu được như vậy, có TÂM như vậy. Tiếc lắm thay Bài viết hay. Xin cảm ơn tác giả, tuy nhiên điều tác giả viết ai cũng biết, nhưng chẳng ai làm, chẳng ai dám đứng ra đề xuất một dự án giáo dục hoặc y tế mang tầm cỡ quốc tế, giải quyết được những vấn đế bức xúc của người dân. Vì sao!? Bác rất hay, cảm ơn bác vì đã lên tiếng rất có trách nhiệm Khi đất nước còn nghèo khó thì phải ưu tiên những điều thiết yếu nhất để phục vụ cho đa số người dân là cần thiết và nên được ưu tiên nhất. Cảm ơn tác giả bài viết này đã nói đúng suy nghĩ của rất nhiều người, quan trọng nhất là xây cái gì, để làm gì, xây vào lúc nào. Những điều nói trong bài viết chúng ta cần phải suy nghĩ, học hỏi Bai viet thay hay, sau sac, thuc te. Mong la cac vi "cong boc cua dan" hieu de dan bot kho, dat nuoc ngay cang giau manh hon. Y kien rat hay, gian di ma sau sac Bài viết rất thực tế nhưng thật sự sâu sắc, nhiều trăn trở! Ung ho bac. Sao lại phải xin nhỉ. Chúng tôi yêu cầu dừng dự án đó lại. cảm ơn tác giả rẩt rất nhiều...đã thay mặt cho toàn dân nói ra những gì thật nhất, cần nhất cho dân vì dân là gốc mà. Một bài viết quá tuyệt vời! Cám ơn tác giả đã có những khuyến nghị hợp lòng dân.
Báo chí và đính chính Tôi cũng đã trực tiếp nghe những cuộc điện thoại gọi từ một miền quê, khẩn thiết xin “biếu anh chút tiền cà phê” để có được lời đính chính.Thông tin tỷ lệ cá độ xuất hiện lần đầu tiên trên các trang báo thể thao cách đây tròn 10 năm. Đó là thông tin thuần túy để tham khảo, một kênh đánh giá về độ mạnh - yếu sự chênh lệch về trình độ của các đội bóng. Nhưng nhiều bà con vin vào cái tỷ lệ ấy để… cá độ.  Thế là trong suốt nhiều năm, những người làm báo thể thao phải đối mặt với những lời van nài xin đính chính.Hôm nay là ngày của những người làm nghề báo Việt Nam, chẳng nên kể lại những chuyện quá buồn. Kể chuyện vui vậy thôi, nhưng hẳn nhiều người cũng biết: trong nhiều trường hợp, cái việc người dân trải chiếu ra trước cổng một tòa soạn, không chỉ là bởi một tình huống hài hước như mấy cái tỷ lệ bị in sai, mà đó có thể là một vụ oan khiên, có thể là cuộc đấu tranh đòi công bằng, sự thật.Nhưng thời của những chuyện như thế đang dần qua đi. Internet đã giúp mọi người tiếp xúc với những thông tin họ cần. Giờ đây, việc đính chính diễn ra theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại: độc giả chính là những người “chỉnh huấn” tòa soạn. Mạng xã hội san sẻ sức mạnh truyền thông từ báo chí sang những con người bình thường nhất.Người ta hay quan niệm rằng nghề báo nguy hiểm vì phải đối mặt với cường quyền, đối mặt với thế giới ngầm, với hòn tên mũi đạn. Nhưng thực chất, sự nguy hiểm của nghề báo phát sinh từ một thứ cơ bản: Đó là việc công bố sự thật.Và trong tình huống những độc giả bình thường cũng nắm sức mạnh truyền thông trong tay, họ có thể bình luận ngay dưới bài viết và nó trở thành một phần trong bài báo. Họ có thể “giật” một cái status trên facebook có hàng nghìn lượt like.Khi mà sự thật có thể được truyền bá mạnh mà không cần đến bài báo của anh, thì điều đó cũng là một kiểu “nguy hiểm” với người làm báo. Kiểu “nguy hiểm” truyền thống thường ép người ta che giấu sự thật, hoặc nói sai sự thật. Kiểu “nguy hiểm” mới này thúc ép người làm báo phải tiến gần hơn đến sự thật.Nếu hôm nay anh viết, chẳng hạn một thanh niên bị xử lý vì đánh người nhà nước, thì ngày mai, những người khác sẽ không cần phải trải chiếu trước cổng tòa soạn của anh để xin đính chính. Họ sẽ lên facebook viết bài phản biện hay thậm chí đưa video lên Youtube chứng minh điều ngược lại. Anh có thể bị mất việc hoặc đau đớn hơn, anh có thể đánh mất sự tin cậy.Sức ép từ những thế lực (cường quyền, đồng tiền, sự đe dọa) có thể bắt người làm báo bẻ cong ngòi bút, bây giờ, được cân bằng bởi sức ép từ hướng ngược lại. Và tất nhiên những người bình thường, những độc giả hướng tới sự thật thì đông hơn và “đáng sợ” hơn so với cái thiểu số muốn che giấu sự thật kia.Ngày 21/6, có lẽ những người làm báo thay vì chúc tụng nhau cần cảm ơn độc giả. Đó là những người bây giờ “trải chiếu trước cổng tòa soạn” 24 tiếng một ngày (nhờ vào Internet) và sẵn sàng "đính chính" mọi điều anh nói sai sự thực.Đó là những người đang thúc vào lưng anh và đẩy anh phải đến sự thật, hoặc chí ít gần hơn với sự thật. Đó là những biên tập viên khó tính nhất. Độc giả, hôm nay, đã trở thành những người tham gia làm báo.Cuối cùng thì, dường như, thời đại của Internet và mạng xã hội đã lấy bớt đi quyền lực của báo chí, nhưng lại cho báo chí thêm những động lực từ bên trong để, nói đúng sự thật.Tất nhiên, tôi phải hy vọng, ai làm báo cũng nhận ra điều này.Đức Hoàng Khi bạn quản lý kinh tế tốt, ngân khố quốc gia sẽ đầy đủ và dồi dào. Khi bạn huấn luyện quân đội tốt, bạn không sợ kẻ thù. Khi bạn muốn chinh phục trái tim và khối óc của người dân, bạn cần tự do báo chí. Thực Thật Thà. Tiêu chí hàng đầu mà độc giả chúng tôi quan tâm. Và tất nhiên, tôi thích bài viết của anh! :) Dựa trên một sự việc nào đó - cứ nói phóng đại thất to lên - Không quan tâm đến tính chính xác - Miễn là nghe cho giật gân/gây xốc (nếu cần đính chính sau) Muốn đính chính - xem đã, phải công văn, phải ... Ai đọc đính chính - chẳng ai (vì có gì gây sốc đâu) - nhưng cái nội dung sai sự thật gây sốc thì nhiều người đọc và nhớ rất lâu ==> Những việc như thế này nhiều lắm - buồn lắm! ==> Nhân ngày báo chí, chúc các anh chị luôn mạnh khỏe cả về thể chất và tinh thần để NÓ ĐÚNG SỰ THẬT nhé hoan hô Đức Hoàng Cảm ơn bài viết của anh Đức Hoàng. Nhân ngày báo chí CMVN 21.6, xin chúc sức khỏe các nhà báo, chúc các cô, chú, anh, chị có những bài báo "nói đúng sự thật" để những độc giả như chúng tôi có nhiều niềm tin hơn vào báo chí và không phải gửi những bình luận "đính chính" nữa. Tôi đồng quan điểm với Đức Hoàng, muốn có một ngòi bút thẳng đứng không phải là điều ai củng thể hiện được, nếu không có ý chí, dũng cảm, lòng yêu nghề để có những bài viết phản ảnh thực tế của xã hội, phóng viên các báo phải đổi bằng máu và sức khỏe của mình và tiếng nói của bạn đọc là tiêu chí ! Tôi đọc từ dòng đầu đến dòng cuối những bài báo của anh ( Thay lời chúc mừng và cám ơn ngày 21/6) Hoan hô Đức Hoàng, phân tích rất đúng. Hướng về sự thật, cuộc chiến của những nhà báo cũng hơi khó khăng trong tình huống. Tôi muốn nói là những nhà báo nghề nghiệp yêu sự thật. Cố gắng lên để đem ánh sáng cho mọi người cho một xã hội tiến bộ văn minh. Chuc cac nha bao co nhieu tin tuc hay va chan thuc! Mong người làm báo có tâm và có đức! Nói đúng sự thật và tìm thấy đúng nguyên nhân sâu xa của sự việc là trách nhiệm của người làm báo Việt Nam là một nước nhỏ, trước họa ngoại xâm, nhà báo cũng là một người lính, mũi súng của họ hướng vào ai, lịch sử sẽ phán xét. Có câu: Ngàn năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Người làm báo cần nhớ: Có thể nói dối một vài lần, nhưng không thể nói dối cả đời. Làm báo không dễ. Để giữ cái tâm của người cầm bút không thể không có dũng cảm. Có nhiều sự thật mà các Anh không được đăng lên báo , tôi rất hiểu và thương các Anh đành chịu mà thôi ! Dam may Thang Gian but Chang ta - cau cua Nguyen Dinh Chieu Nguoi nao nam duoc thong tin chan thuc cua su kien va dam noi chan thuc ve no thi nguoi do la mot nha bao
Định kiến chết người khi học tiếng Anh Theo tôi chuyện học và dạy tiếng Anh của người Việt “không giống ai” vì chúng ta đang tồn tại một số định kiến rất sai lầm.Định kiến lớn nhất đó là “cần phải phát âm chuẩn”. Đã bao năm nay, cả nền giáo dục tiếng Anh ở Việt Nam bị ám ảnh mê muội bởi cái chuẩn là chúng ta phải phát âm theo giọng Anh hoặc Mỹ. Chúng ta tự hào khi con mình nói giọng Anh - Mỹ và khoái trá chê con người khác; tán đồng khi con “cười sằng sặc” nói thầy cô phát âm không ”chuẩn”. Ám ảnh phải nói “chuẩn” đã gây ra không biết bao tốn kém.Bạn đâu cần phải phát âm chuẩn giọng “Anh – Mỹ” thì mới làm được việc. Tại Mỹ hàng năm có hàng trăm nghìn người nhập cư đến từ khắp nơi trên thế giới, những nước mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ, như Italy, Hà Lan, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam. Có hàng nghìn giáo sư, bác sĩ, luật gia xuất chúng, những nhà khoa học được giải Nobel, họ đều nói giọng không “chuẩn”. Bạn đã đến Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới chưa? Bạn đã nghe hàng trăm giọng phát âm tiếng Anh, mỗi người một kiểu chưa? Ấy thế mà những nơi đó tập trung những kinh tế gia, nhà ngoại giao hàng đầu thế giới hàng ngày làm việc với nhau đấy.Đã bao giờ bạn thấy một người Singapore, Philippine hay Ấn Độ xấu hổ và mặc cảm vì nói tiếng Anh không giống giọng “Anh Mỹ” chưa? Những đất nước đó có hàng triệu, hàng trăm triệu đến hàng tỷ dân nói và sử dụng tiếng Anh thành thạo mà chả ai qua tâm đến giọng của người kia giống Anh/Mỹ hay không? Cả thế giới kính trọng Lý Quang Diệu của Singapore, say mê những kiến giải kinh tế học của Amartya Sen (nhà kinh tế học Ấn Độ được giải Nobel), có ai quan tâm là họ nói tiếng Anh không giống giọng Anh - Mỹ không?Mỗi đất nước, con người, dân tộc có một phương ngữ, chất giọng khác nhau. Tại sao lại cứ khăng khăng bắt người ta phải nói giọng Anh, giọng Mỹ. Ngay cả ở Mỹ, những người Mỹ da đen cũng có cách phát âm riêng mà không ai phán xét họ cả. Chúng ta chưa bao giờ bắt người Nghệ An, người miền Tây phải nói giọng Bắc thì tại sao lại cứ mong con mình phải nói như những ông Tây? Hãy tìm ở Việt Nam mà xem, có bao nhiêu người thực sự phát âm được giống giọng “Anh Mỹ”? Tôi dám đặt cược là không quá con số nghìn.Ám ảnh phải nói “chuẩn” gây ra sự tốn kém rất lớn khi học tiếng Anh. Thay vì học với cô thầy giỏi người Việt, chúng ta tốn rất nhiều tiền học với “tây” và làm mọi cách để phát âm cho “chuẩn”. Đành rằng học với “tây” thì phản xạ sẽ tốt hơn, nhưng chi phí sẽ đắt gấp 2-3 lần. Và ám ảnh ấy sẽ mãi là một vòng luẩn quẩn vì chừng nào chúng ta không học bằng tiếng Anh liên tục từ nhỏ, không sống một thời gian dài tại Anh, Mỹ thì phần lớn chúng ta cũng không thể nào phát âm “chuẩn” được.Tôi từng là một học sinh chuyên Anh tại một trường trung học nổi tiếng Hà Nội, đã học đại học tại Australia, làm tiến sĩ tại Mỹ, tham gia học, dạy và làm việc ở các môi trường nói tiếng Anh, tổng cộng hơn 24 năm sử dụng tiếng Anh. Đến bây giờ tôi vẫn không nói tiếng Anh có giọng Anh Mỹ và tôi cũng chưa bao giờ mặc cảm vì điều đó. Các bậc thầy và đồng nghiệp đáng kính của tôi đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Ấn Độ, Hàn Quốc, Rumani. Ai cũng nói tiếng Anh lơ lớ, thậm chí còn khó nghe. Nhưng họ đều rất thành công.Một trong những thầy hướng dẫn luận văn tiến sĩ của tôi là một người Anh gốc Ấn. Bà sinh ra ở Anh, học đại học tại Cambridge và làm tiến sĩ tại Yale, những đại học lừng danh nhất trên thế giới, và làm ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ấy thế mà bà vẫn nói tiếng Anh theo phương ngữ Ấn Độ, theo văn hóa Ấn Độ. Và bà rất tự hào về điều đó.Mặc cảm nói tiếng Anh không “chuẩn” một phần phản ánh tư duy “nhược tiểu”, luôn coi mình không bằng với Tây Âu, cảm thấy mình thấp kém, lấy việc giống “tây” làm một phần thước đo giá trị. Tôi chắc không có đất nước nào ngoài Việt Nam lại có khái niệm tiếng “bồi”, nghĩa là tiếng Anh (của bồi bàn) không phát âm chuẩn, thiếu văn phạm.Vậy phát âm “chuẩn Mỹ Anh” có tốt gì không? Xin thưa là không có bất cứ một lợi ích gì hơn so với việc phát âm để nghe được, hiểu được, dùng được cả. Còn cái hại của việc sợ phát âm không “chuẩn” sẽ là vô số: Nó sẽ dẫn đến mặc cảm, tự ti khi học tiếng Anh để rồi mãi không học được; nó sẽ dẫn đến việc tốn kém khi cứ đầu tư suốt vào việc kiếm thầy bản ngữ để học rồi ba bữa lại quên vì mình làm sao mà phát âm đúng giọng được. Nó cũng gieo vào đầu bao thế hệ tư duy “nhược tiểu” tự đánh giá mình kém cỏi bằng một giọng phát âm “chuẩn” hay không “chuẩn”.Hãy cứ mạnh dạn nói tiếng Anh đi, tiếng “bồi” cũng được, rồi dần dần bạn sẽ thành thạo. Hãy cứ thoải mái giao tiếp bằng tiếng Anh đi dù bạn nói có không hay. Cô cứ mạnh dạn dạy học trò biết tiếng Anh đi, đừng “lăn tăn” mình nói chuẩn hay không chuẩn vì ít nhất các em sẽ được cô dạy một cách tự tin. Cha mẹ cũng hãy mạnh dạn tiết kiệm hàng triệu đồng một tháng thay vì tốn tiền cho con học tiếng Anh với tây đi, dành tiền đó đầu tư cho con học với thầy cô giỏi. Các cán bộ nhân viên cũng đừng mặc cảm là phải học cho đến khi nào nói “chuẩn” thì mới dám dùng.Hãy tự tin lên, dù cho tiếng Anh chúng ta nói có là Ving-lish (Vietnamese  English) đi chăng nữa, vì sẽ có một ngày chúng ta thực sự gia nhập thế giới nói tiếng Anh của một nước phát triển như Singapore nơi người ta nói tiếng Sing-lish (Singaporean English); của cường quốc quân sự, văn hóa như Ấn Độ nơi hơn một tỷ người nói tiếng Ing-lish (Indian English). Hãy cứ làm được như thế đã, trước khi mơ về cái gọi là tiếng “chuẩn”.Nguyễn Quốc Toàn Theo tôi, ở đây tác giả có sự lầm lẫn về phát âm ("pronunciation") và giọng ("accent"). Chúng ta không nhất thiết phải nói tiếng anh với "giọng" Anh hay Mỹ (American or British accent) như người bản xứ như phải phát âm cho đúng thì người ta mới hiểu được. Người Bắc Trung Nam giọng khác nhau nhưng ai nghe cũng hiểu là vậy. Ví dụ nếu nói tiếng Việt mà không để dấu thì chắc chắn rất khó hiểu rồi. Và nếu bạn phát âm không đúng thì cũng sẽ ảnh hưởng đến việc không hiểu được người khác nói gì. Đây mới chính là lý do du học sinh Việt Nam gặp khó khăn. Vâng, không cần "phát âm chuẩn", chúng ta cần phát âm đúng, ngữ pháp đúng, và nghe - nói trôi chảy là được! Theo tôi vấn đề lớn nhất của những người Việt nói tiếng Anh không phải là không phát âm chuẩn theo giọng Anh hay giọng Mỹ mà là phát âm SAI. Không nhất thiết bạn phải phát âm theo giọng của nước nào vì bản thân trong nước đó cũng có sự khác nhau ở mỗi vùng miền (Việt Nam cũng vậy). Cái sai lớn nhất của người Việt Nam là không phát âm đủ từ, luôn thiếu ending sound và chính âm cuối này tạo nên rất nhiều nghĩa khác nhau. Ví dụ, từ beef (thịt bò), đại đa số người Việt Nam sẽ phát âm, nôm na là "bíp", đúng ra nôm na phải là "bi fừ". Nếu nói "bíp" thì đó là từ chỉ âm thanh, như tiếng còi xe. Từ nhỏ đến lớn tôi đều được giáo viên Việt Nam các cấp dạy phát âm như vậy nên khi tôi 34 tuổi, sang Mỹ sống tôi đã rất hoang mang và nghi ngờ chính bản thân mình vì hầu như tôi đều phát âm sai và luôn phải kiểm tra từ điển từ những từ đơn giản nhất, mặc dù ở Việt Nam tôi cũng không thuộc hạng kém về tiếng Anh, làm việc nhiều năm cho công ty nước ngoài. Theo tôi không phải nhiều người muốn chạy theo trào lưu phát âm chuẩn Anh - Mỹ mà là muốn phát âm ĐÚNG. Nếu các thầy cô tiếng Anh của tôi dạy tôi phát âm đúng thì giờ đây tôi đã không phải học phát âm lại. Tất cả mọi người Mỹ trên đất Mỹ này đều hiểu bạn nói gì dù bạn không phát âm giọng Mỹ nhưng họ sẽ không hiểu bạn nếu bạn phát âm không đúng từ. Thế nào là 'chuẩn'? Chất giọng có thể khác tùy theo mỗi vùng miền dân tộc nhưng các âm thì không được bỏ sót. Anh nói thế nào để người ta phân biệt thế nào giữa Fire và Find? Phát âm không cần chuẩn là về không cần chuẩn về chất giọng nhưng phải đầy đủ và đúng các âm tiết thì người ta mới hiểu được. Đến người Việt mình nói còn ngọng tiếng Việt giữa Hà Nội và Hà Lội để chính người Việt mình nghe còn không hiểu thì tự hào lắm à? Chuẩn ở đây là chuẩn mực dễ nghe khác với việc hay. Giọng không cần đặc Anh hay Mỹ mà chỉ cần phát âm đúng. Khi nào cần s thì s, khi nào cần z thì z, khi nào cần d và n thì phải nói cho đúng để tránh sự hiểu lầm cho người nghe. Đó mới là điều cốt lõi cần phân biệt và làm rõ khi học tiếng Anh. Chính xác! Cám ơn tác giả! hay quá, đúng 200% Theo mình tác giả phân tích sai chữ "phát âm chuẩn" vì đã đánh đồng pronunciation và accent. Tất cả những cái được nói trong bài viết là về accent - phương ngữ và mình hoàn toàn đồng ý là khi tiếng Anh đã trở thành international language thì accent là không quan trọng (tiêu chí chấm kỹ năng nói trong ielts cũng không chấm accent). Nhưng phát âm chuẩn có nghĩa là nói có ngữ điệu, có trọng âm, phát âm chính xác các âm riêng lẻ cũng như các từ riêng lẻ. Như vậy không thể nói là "không cần phát âm chuẩn" Tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả. Theo tôi, ai cũng có thể phát âm chuẩn giọng Mỹ nếu thực sự nỗ lực. Bản thân tôi đã dành hơn 2 năm để luyện phát âm, từ một người chỉ nói theo bản năng thì bây giờ tôi đã cải thiện rất nhiều. Việc đó giúp tôi rất nhiều trong công việc và cuộc sống. Tôi nghĩ phát âm chính là kỹ năng nền tảng nhất nếu bạn muốn học tiếng Anh! Phát âm chuẩn không phải là phát âm giống Anh hay Mỹ, mà là phát âm cho nó đúng tiếng Anh. Ví như khi nói các từ sau: like, light, lie, life, live, line,... mà người Việt đều phát âm là lai lai lai lai lai thì là sai, và có thể dẫn đến hiểu nhầm. Cái đó cần phải học và cân phải sửa. Còn phát âm với các giọng khác nhau, accent, thì cứ thoải mái thôi. Không nhất thiết phải nói đúng giọng Anh-Mỹ hay Anh-Anh, nhưng bắt buộc phải phát âm đúng và rõ. Khi nói có thể không nhất thiết phải chính xác hoàn toàn về ngữ pháp vì ngay cả người Anh và Mỹ cũng chưa chắc luôn nói đúng ngữ pháp. Giống như chúng ta không phải lúc nào cũng nói đúng ngữ pháp tiếng Việt. Miễn là nói trôi chảy và đủ thông tin. Những người sử dụng Tiếng Anh hằng ngày sẽ có cùng quan điểm với TS Toàn. Những người hay bắt bẻ "phát âm chuẩn" thường lại là những người không thường xuyên giao tiếp Tiếng Anh mới chết chứ. Phát âm cần phải chuẩn thì người nước ngoài họ nghe mới dễ hiểu, dĩ nhiên trong 1 quốc gia nói tiếng Anh như nước Anh hoặc Anh - Mỹ như nước Mỹ thì cũng có hàng trăm giọng khác nhau nhưng giọng nào dễ nghe hơn giọng nào thì ai học tiếng Anh lâu cũng biết. K cần phải chuẩn tuyệt đối nhưng nó cần phải đạt trên 80% thì người nghe mới hiểu, chứ chữ Now mà bạn cứ đọc thành L là Low thì đố ai hiểu đc, k cần phải có Ving Lish gì hết, chỉ cần học giỏi ngữ pháp, vốn từ vựng đủ 3000 từ và 1 môi trường thực hành thường xuyên tự khắc sẽ giỏi. Tác giả đánh đồng cái chuẩn này với cái chuẩn kia.. Chuẩn ở đây không phải là Chuẩn theo một tiếng nào, giọng nào.. mà chuẩn là nói để người khác hiểu. Ai cũng hiểu ở VN có 36 dân tộc, vậy tại sao đài truyền hình quốc gia lại chỉ nói tiếng âm chuẩn giọng Hà nội? đây không chỉ vì là thủ đô, cũng không phải tính chủ nghĩa địa phương, mà vì giọng Hà nội dễ nghe, và nó là giọng chuẩn khi nói đến giọng Việt nam. Còn bạn nghĩ sao nếu bạn lên trình bày lê thể, mà ở dưới.. chẳng ai hiểu gì?? họ có không hiểu vì bạn nói giọng chuẩn Anh hay chuẩn Mỹ? hay họ không hiểu là bạn PHÁT ÂM không CHUẨN, hoặc nói lại là PHÁT ÂM SAI. Cái sai ở đây ai là người học tiếng Anh đều biết, nó có khi chỉ là sai từ cách đặt trọng âm, từ cách đặt vị trí của lưỡi.. Bạn không cần học tiếng Việt từ một người chuẩn gốc Hà nội, nhưng bạn chắc chắn không học từ một người Hà Tĩnh hay Tây Nguyên (tôi không có ý định nói về mặt địa phương), và bạn cũng không nên học từ một người nói ngọng L và N... Cái phát âm chuẩn ở đây là mang nghĩa đó. Tôi là một người làm ở một trong những tổ chức mà bạn nêu ở trên, tôi có thể nói rằng, cái chúng ta thua kém các bạn Tây chỉ ở ngoại ngữ, những bạn đi du học về họ nói tiếng Anh thoải mái hơn hẳn với các bạn chỉ học trong nước, lý do: họ nói tiếng Anh như bạn nói tiếng mẹ đẻ, nghĩa là họ tư duy bằng tiếng Anh luôn. Có thể nói, cái sai lầm lớn nhất của Vn là khi dạy quá chú trọng ngữ pháp, mà bỏ qua phần nghe nói, trong khi học một sinh ngữ, phần nghe nói luôn là quan trọng nhất. Có đứa trẻ nào mới đẻ ra mà học ngữ pháp không? nó cứ nói, cứ sai, rồi dần dần nó đúng.. Quan trọng nhất, nó nói và người khác hiểu, có hiểu nó mới tự tin để giao tiếp tiếp. Muốn tự tin, bạn cần nói chuẩn, không cần nói đúng về ngữ pháp, bạn có thể xây dựng vốn từ vựng, đúc kết ngữ pháp trong quá trình bạn tiếp xúc và làm việc sau này. "Cô cứ mạnh dạn dạy học trò biết tiếng Anh đi, đừng “lăn tăn” mình nói chuẩn hay không chuẩn"--> riêng chuyện này mình ko đồng ý. Ai làm thầy làm cô thì nên tự học hỏi và rèn nói tiếng Anh chuẩn để tránh dạy sai cho học trò. Tôi nghĩ người viết bài chưa hiểu ý của ngài Bộ trưởng và cũng đang hiểu nhầm khái niệm "phát âm chuẩn". Chuẩn ở đây là chuẩn về mặt phát âm đúng từng âm. Tiếng Việt cũng có nhiều từ khó phát âm, dễ nhầm lẫn như "uy" và "y", "uyêt", "iêt". Chúng ta cần đọc đúng âm thì người nghe mới hiểu ý nghĩa của từ. Tiếng anh cũng có hệ thống nguyên âm, phụ âm đòi hỏi người Việt Nam luyện cách uốn lưỡi, lấy hơi mới phát âm chuẩn. Yêu cầu phát âm chuẩn là căn bản trong kĩ năng nghe và nói. Còn giọng Anh-Anh, Anh-Mỹ khác nhau ở "accent", được hiểu là giọng của con người ở những vùng miền khác nhau. Rất khó để có được accent như Mỹ hay Anh bởi chúng ta là người Việt nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt. Vì vậy để làm quen tiếng anh thì bạn cần dạn dĩ, nói sai, nói dở cũng được nhưng để thật sự sử dụng được nó, bạn phát âm chuẩn. Thật buồn cười khi cho rằng một giáo viên đứng lớp, phát âm sai mà "mạnh dạn dạy học trò tiếng anh". Hai tiếng "giáo viên" cũng mất hết giá trị.
Dạy con tự lập Một lần tôi tới chơi nhà Susan, đang ngồi nói chuyện thì Susan có điện thoại. “David để quên cuốn vở bài tập ở nhà. Nó nhờ tôi mang tới trường cho nó”. Rồi Susan hỏi tôi có muốn cùng bà đi bộ tới trường của David không. “Trường cách đây bao xa?”, tôi hỏi. “Đi bộ mất khoảng 20 phút”.Trên đường đi, tôi hỏi Susan: “Tôi chắc chắn rằng David là một đứa bé rất tự tin và tự lập. Nhưng bà có nghĩ rằng giúp đỡ nó như thế này thì có chiều nó quá không?”. Susan trả lời: “David là một đứa trẻ ngoan. Hôm nay nó quên cuốn vở, tôi cũng đang rỗi rãi thì tôi sẽ mang tới cho nó”. “Nhưng bà có nghĩ rằng làm như vậy nó sẽ ỷ lại không?” “Không, chúng ta ai chẳng có lần quên cái này cái kia. Tôi dám chắc rằng David chẳng muốn bị quên vở tí nào”.“Nhưng nếu nó không chỉ quên lần này, mà còn quên thêm hai, ba lần nữa thì sao? Liệu bà còn mang vở đến cho nó không?” “Nếu lúc đó tôi rỗi, thì tôi vẫn có thể mang tới cho nó”. “Tôi không hiểu. Sao bà không dạy David một bài học, nói rằng: “Đây là lần thứ ba con quên vở rồi. Mẹ không thể lần nào cũng mang đến cho con. Con chịu khó bị điểm kém một lần đi, để mà con nhớ”. Susan cười cười, lắc đầu: “Không. Trong gia đình tôi, chúng tôi không làm như vậy. David cần sự giúp đỡ. Nếu lúc đó tôi không bận việc gì thì tôi có thể cũng như lần này đi bộ đến đưa cho nó. Đó là giá trị của gia đình phải không nào?”.“Tôi thật sự không hiểu nổi, điều đó trái với tất cả những gì tôi biết về dạy con tự lập!”.Susan giờ mới hiểu ra tại sao tôi cứ hỏi kỹ chuyện mang vở cho David như vậy. Xốc lại chiếc áo khoác, Susan gạt tóc đang bay lòa xòa trước mặt: “Tôi nói đó là “khi tôi rỗi”. Còn nếu tôi cũng đang bận việc của mình, tôi mệt, hoặc trời quá nhiều tuyết, thì tôi sẽ đành phải nói với David rằng: “Mẹ xin lỗi, nhưng hôm nay mẹ cũng đang rất bận việc, không thể tới chỗ con được. Con nói lời xin lỗi cô giáo nhé và xem có thể làm gì để bù đắp không”. Vừa lúc chúng tôi tới trường của David, David chạy xuống các bậc cầu thang, lao ra phía cổng trường. “Cảm ơn mẹ rất nhiều. Con yêu mẹ nhiều” rồi cậu chạy lại vào trong lớp.Lúc quay đầu về nhà, Susan bảo thêm tôi: “Nếu David quả là có sự lơ đễnh “bác học” và liên tục quên, thì tôi sẽ cùng con ngồi lại xem nguyên nhân vì sao. Có phải vì David cứ đi ngủ trước để đến sáng ra mới cuống cuồng cho sách vở vào cặp không? Hay vì các cuốn vở màu sắc quá giống nhau nên David mang nhầm? Thế thì phải ra Office Depot mua nhãn vở nhiều màu sắc về dán rồi”.Lúc đó, tôi chợt nhận ra, bà mẹ Mỹ này “cứng tay” hơn tôi tưởng rất nhiều. Tôi dám chắc rằng bà luôn để con tự lập, tự thân vận động, chính vì thế mà David rất nhanh nhẹn và hoạt bát. Nhưng bà cũng không vì “để con tự lập” mà dằn giọng: “Con phải chịu hậu quả để mà nhớ lấy bài học này”. Nếu bà có thể giúp, bà sẽ giúp. Nếu bà không thể giúp thì bà cũng đành buồn lòng mà nói với David như vậy. Bà không nỗ lực quá đà, bỏ bê công việc của mình hay “hy sinh” lao ra ngoài trời tuyết, nhưng David vẫn biết rằng mẹ quan tâm đến cậu, chỉ có điều trong hoàn cảnh như vậy, mẹ không thể giúp. Cậu bé David có thể hôm đó sẽ phải xin lỗi cô giáo hay bị điểm kém, bên cạnh việc học được bài học về hậu quả của sự đãng trí, cậu cũng vẫn ấm lòng rằng cậu luôn có mẹ, có gia đình ở bên. Cậu bé David luôn được mẹ nhắc đến với bản chất tốt, “ngoan”, “nó cũng không muốn bị quên vở như thế”. Và khi Susan để ý con có thể bị tính “đãng trí” ảnh hưởng quá nhiều, bà sẽ cùng con ngồi thảo luận và tìm ra giải pháp để con không quên nữa.Cách dạy con của Susan rất khác với sự dạy con tự lập một cách cứng nhắc như là “để nó chịu hậu quả thì nó mới học được”. Nó rất khác với việc “nghĩ hộ con” - hằng ngày đốc thúc, nhắc nhở để con khỏi quên. Nó cũng rất khác với việc hy sinh thân mình để giúp con trong im lặng. Nó cũng rất khác với việc hậm hực giúp con sau một hồi mắng con “cẩu thả”, “ích kỷ”, “dựa dẫm”...Những gì tôi học được từ Susan thực sự rất ý nghĩa. Nó giải phóng những ông bố bà mẹ như tôi khỏi nỗi sợ “làm hư con”, “nuông chiều con”. Nó nhắc nhở về sự gần gũi, thân mật, hỗ trợ trong gia đình. Hóa ra cách dạy con của người Mỹ có rất nhiều điểm tương đồng với bản tính yêu thương con tự nhiên của người Việt Nam. Dạy con tự lập không có nghĩa là gạt đi tình yêu với con. Mà thực ra họ để con tự lập và vừa yêu thương con, chỉ dẫn con đúng cách. Để làm được như vậy, chính bố mẹ cũng phải hoàn thiện mình, là con người hiểu biết, có đạo đức để có thể hướng dẫn con đúng đắn.Ở Việt Nam, những người sinh ra ở lứa tuổi 7x, 8x đã quá ngán sự bao bọc của bố mẹ nên khi sinh ra những đứa con đầu tiên, cùng lúc những tư tưởng dạy con tự lập của phương Tây tràn vào, những ông bố bà mẹ trẻ nhanh chóng học hỏi, nhưng do hạn chế thông tin và thực tế nên nhiều người hình thành tư tưởng cực đoan khi dạy con tự lập. Mỗi lần định dạy gì con là rất “rón rén” vì sợ làm con phụ thuộc. Sau một vài lần nhắc nhở là họ phó mặc vào “hậu quả”, hy vọng “hậu quả” sẽ dạy con và làm con thay đổi. Trong khi đó, cái cần làm không đơn thuần là hậu quả, mà là dạy con cách làm, cùng thảo luận với con cách nghĩ, cùng tìm giải pháp... Khi con hay có lựa chọn ăn uống không tốt cho sức khỏe như chỉ thích uống nước ngọt, ăn đồ béo ngậy, thì mẹ không chỉ nói với con “ăn thế thì béo đấy” hay ép con “phải ăn nhiều rau vào” mà có thể cùng con nấu những món ngon bổ dưỡng, cùng học về dinh dưỡng. Khi con lúng túng với khoản tiền đầu tiên và đầu tuần tiêu hết quá nhanh đến cuối tuần không còn lại gì, thay vì chỉ để con tự hiểu được cảm giác bất lực vì không biết quản lý chi tiêu, bố mẹ có thể dẫn cho con xem cuốn sổ ghi chép chi tiêu hằng ngày của gia đình, để con học được cách quản lý tài chính.Chính cách dạy tưởng chừng như “không để con tự lập” đó lại dạy con để con không chỉ là một người tự lập, mà là một người tự lập thông thái, đầy bản lĩnh và xúc cảm.Cẩm Nhung Tôi học được nhiều điều khi đọc bài viết của chị. Cám ơn chị. Tôi cũng có cách dạy con tương tự thế này. Việc quan trọng nhất là sự gần gũi, tận tâm và cần cả sự tỉnh táo của người mẹ nhưng không bao bọc thái quá. Tuy nhiên ở môi trường Việt Nam mình thì kết quả bao giờ cũng không được như mong muốn vì đơn giản ra ngoài con cái chúng ta sẽ nhìn thấy và cũng sẽ phải tiếp nhận nhiều thứ mà chúng ta thực sự không mong muốn. Chẳng có ông trời nào ở đây hết. Trẻ học tính cách từ người lớn và từ môi trường nó tiếp xúc. Vậy nên đừng nói rằng ông trời sinh tính nhé Cám ơn Cẩm Nhung rất nhiều! Quả thực tôi cũng đang bị mất định hướng trong việc dạy con, nhiều lúc thấy như bất lực, sau khi đọc bài viết của Cẩm Nhung, tôi ngộ ra nhiều điều và biết mình cần thay đổi như thế nào trong cách dạy con. Cám ơn bạn nhiều! Bài viết của chị hay lắm chị ạ, chắc chắn đứa trẻ dc dạy bảo theo phương pháp của chị sau này lớn lên sẽ trở thành một người tài giỏi Tôi rất muốn dạy con theo kiểu này nhưng khổ nỗi bọn trẻ có chỗ dựa vững chắc là mẹ chúng, nói kiểu gì cũng không được. Xem ra chính tôi là người bất lực. Ông bà xưa có nói: con hư tại mẹ. Thực tế hiện nay đa phần là đúng. Bài viết rất hay, tôi học được những điều tôi đang thiếu! Đã đọc cuốn nuôi dạy con "Con là khách quý" của bạn Kẩm Nhung. Rất thích. Rất vui vì bạn lại tiếp tục viết thêm những câu chuyện mới. Cảm ơn chị Cẩm Nhung, tôi đã học được nhiều điều từ bài viết của chị để rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong cách dạy con. Bài viết thật hay cho các phụ huynh, cảm ơn chị Cẩm Nhung rất nhiều Cám ơn bài viết rất có chiều sâu của chị. Cảm ơn chị vì bài viết rất hay Cần phải học hỏi cha mẹ sinh con, ông trời sinh tính, hên xui bạn ơi !
Vì sao Mourinho nhắc đến Việt Nam Đây không phải lần đầu tiên bóng đá Tây Ban Nha dùng hình ảnh “Việt Nam”. Báo giới nước này đã liên tục nhắc đến Việt Nam như một khái niệm để minh họa cho sự yếu kém, chậm phát triển. Cầu thủ không được gọi lên tuyển bởi vì họ là “người Việt Nam”, đội tuyển thì đá “kém như Việt Nam”…Những người yêu bóng đá đều biết rằng phong trào dùng hình ảnh “Việt Nam” này bắt đầu từ Jose Mourinho, cựu HLV người Bồ Đào Nha của Real Madrid. Năm 2010, khi chỉ trích trọng tài, ông nói đại ý: “bắt thế này thì tôi thà ở nhà xem bóng đá Việt Nam”. Tại sao họ không so sánh với bóng đá Lào, Campuchia hay một nước châu Phi nào đó? Có phải bởi vì họ theo dõi kỹ tới mức biết rằng, bóng đá Việt Nam là bất cập nhất, có nạn móc ngoặc tỷ số và tình trạng bạo lực? Không, tôi cho rằng, họ nhắc đến Việt Nam vì đó là một cái tên nổi tiếng gắn liền với chiến tranh, chậm phát triển và lạc hậu.Trong thế hệ của Jose Mourinho, những người Bồ Đào Nha sinh ra đầu thập kỷ 60, cái tên Việt Nam rất nổi tiếng. Giai đoạn sau đó, trong cao điểm của cuộc chiến tranh chống Mỹ, Việt Nam là tâm điểm của truyền thông toàn thế giới. Thậm chí, cuộc chiến đòi độc lập của các thuộc địa Bồ Đào Nha tại châu Phi (1961-1974), còn được gọi là “chiến trường Việt Nam của Bồ Đào Nha”. Nước nào ở châu Phi đứng lên chống lại chế độ thuộc địa Bồ Đào Nha, cũng được coi là Việt Nam.Vì thế không khó hiểu tại sao Mourinho lại bật ra hai chữ “Việt Nam” khi cần tìm một lối ví von. Không khó hiểu tại sao các báo Tây Ban Nha lại thích lối so sánh ấy. Nói đến là dân châu Âu biết.Chúng ta có một thương hiệu quốc gia đầy mâu thuẫn khi ai cũng biết đến Việt Nam nhưng đồng thời cũng biết rằng đó là một nước nghèo và lạc hậu. Đến hôm nay nếu ra nước ngoài, bạn vẫn có nguy cơ gặp một người nước ngoài nghĩ rằng Việt Nam đang có chiến tranh, hoặc đơn giản hơn là chỉ biết đến Việt Nam nhờ chiến tranh. “Việt Nam thắng Mỹ” – một người lái taxi ở châu Âu hô lên với tôi để thể hiện sự thân thiện với khách. Ai ở trong tình huống ấy cũng cảm thấy vui vui, nhưng làm sao vui được mãi khi cứ bị gắn như vậy mà không phải là Flappy Bird, Ngô Bảo Châu hay là một thương hiệu made in Vietnam nào khác, một biểu hiện của phát triển.Nghĩ như thế thì hiểu rằng câu chuyện không hề là của bóng đá. Vấn đề chỉ được vô tình mắc mứu vào bóng đá bởi một ông Bồ Đào Nha làm bóng đá, sinh ra và lớn lên trong thời cái tên “Việt Nam” được nhắc đến liên tục vì chiến tranh.Đây là một sự nổi tiếng đầy thách thức. Hãy giả sử như bạn là người dân của một quốc gia không mấy nổi tiếng, không được hàng chục nghìn tờ báo khắp thế giới nhắc đến liên tục trong suốt 3 thập kỷ. Rất ít người biết đến bạn, nhưng khi bạn đạt được thành tựu nào đó trong khoa học, kinh tế, thể thao, nó sẽ được bạn bè thế giới coi là đặc tính của đất nước. Ví dụ, nhiều người được hỏi sẽ biết Costa Rica là “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”; hoặc đội tuyển vừa đánh bại Uruguay và Ý ở World Cup; một đất nước có hình ảnh đẹp.Nhưng chúng ta là người Việt Nam. Chúng ta đã “trót” nổi tiếng rồi. Câu chuyện của báo giới Tây Ban Nha khiến chúng ta nghĩ rằng, cái mà Việt Nam cần làm bây giờ, không phải là xây dựng thương hiệu, mà là sửa chữa thương hiệu.Chúng ta, những người dân của một đất nước nổi tiếng, thực chất cần cố gắng nhiều hơn một đất nước nào đó không phải là “ngôi sao truyền thông” của thế kỷ trước. Thương hiệu của họ là tờ giấy trắng, thương hiệu của chúng ta là tờ giấy có hình vẽ. Giờ, cần sửa lại thành bức tranh hoàn toàn khác, cần đến những con người tỉ mẩn, kiên nhẫn và tài năng.Tôi tự hỏi, thay vì tự ái dân tộc có bao nhiêu người Việt Nam nuôi niềm tin rằng mình cần cố gắng nhiều hơn các dân tộc khác để xây dựng lại một thương hiệu cho quốc gia?Đức Hoàng Chúng ta là những đỉnh cao trí tuệ thì sao mà nghèo nàn lạc hậu được cơ chứ Thế giới nói đến Việt Nam là nghĩ đến một dân tộc giỏi đánh nhau, nghèo nàn và lạc hậu..Tôi đồng suy nghĩ với Đưc Hoàng. Không phải ta vẫn luôn.. tự hào về những cuôc chiến thần thánh đó sao. Không phải ở thời Mourinho, ngày nay với những lễ "kỷ niệm chiến thắng" cac thế hệ trẻ cac nươc vẫn biêt tới VN với cùng suy nghĩ như vậy. Bài viêt rât có.. trach nhiệm với đât nươc, con người mình; một bài viêt sâu săc và không ngại...động chạm Vì bóng đá Việt gây ấn tượng mà! Sức khỏe yếu nhưng hay chơi tốc độ, phòng thủ chặt phản công nhanh. Chiều cao hạn chế mà hay chuyền dài, tạt ngang đánh đầu. Yếu kém trong khu vực nhưng lúc nào cũng mơ vô địch World cup! Tôi vẫn chưa hiểu lý do vì sao Mourinho nhắc đến VN lắm, theo như bạn viết là do ông ta sống vào thời VN có chiến tranh? Nhưng trong các cuộc chiến đó VN thắng mà? Vậy phải xem VN như biểu tượng của chiến thắng chứ? Dù VN nghèo và lạc hậu thì cũng không sai nhưng để ví von với bóng đá thì hơi xa chủ đề. Mourinho có nhắc rằng "tôi thà xem bật tivi xem bóng đá Việt Nam còn hơn" tức là chắc chắn Mourinho cũng đã xem bóng đá Việt Nam qua tivi rồi nhận xét chứ khong phải là không Bài viết xuất sắc. Like. Hết tham nhũng đi. Phát triển mạnh ngay ý mà . Trên thế giới thậm chí ở châu Âu, nhiều người vẫn nghĩ Việt Nam còn chiến tranh. Chúng ta chẳng có đáng để thế giới chiêm ngưỡng. Ngày nay hoà bình được 40 năm rồi mà không sản sinh ra sản phẩm đáng kể nào. Cũng chừng ấy thời gian thì Hàn Quốc đã có LG, Samsung, Hyundai.... Vậy Việt Nam tài giỏi ở cái gì chứ??? Cang ngay toi cang thay yêu Duc Hoang tôi đồng ý với bạn, Việt Nam chúng ta còn phải học hỏi rất nhiều nước trên thê giới nữa. Phải quyết tâm cố gắng học tập mới được Tôi là người đang sống tại Châu Phi tôi giải thích thêm ẩn dụ cho các bạn hiểu vì sao lại có sự so sánh đó nha, tác giả viết rất đúng vì trước đây phần lớn Châu Phi đều là thuộc địa of Bồ Đào Nha và bây giờ rất nhiều nước vẫn nói tiếng Bồ ( angola, mozambique,...) và nhờ cuộc chiến Việt Nam mà các nước Châu Phi lấy đó làm động lực để giải phóng đất nước và đồng nghĩa Bồ Đào Nha là nước thất bại sự ảnh hưởng từ đó và kèm theo một số vấn đề bê bối về bóng đá nước mình nên có sự ví von đó, tôi rất tự hào vì tới các nước Châu Phi họ tôn trọng mình vì là người Việt, một số nước còn có con đường mang tên Hồ Chí Minh chúng tôi rất tự hào nhưng nhìn về quê hương cũng rất buồn về bóng đá nước nhà, chúng ta cần tự hào và phát huy lịch sử và cần cải cách thay đổi về bóng đá cũng như sự phát triển of đất nước để không có sự so sánh đáng phải suy nghĩ như vậy nữa! Tôi không đồng ý.1. Những người như Morinno không đủ tuổi thuộc về thế hệ "bật TV lên là thấy tin Việt Nam" để nghĩ VN chỉ có chiến tranh, lạc hậu , vả lại họ cũng không phải tầng lớp "mù thông tin".2. Chỉ riêng các tạp chí bóng đá Quốc tế đã đưa tên các HLV đã làm việc tại VN từ Weigang, Tavares, Götze ...ôm đầu rời VN như thế nào, chứ chưa cần vào Wiki. Bên cạnh đó các thành tích bán độ, tin tích cực như giải Fusal ở VN gần đây với ông thầy Tây Ban Nha đương nhiên cũng chưa phai và dễ nhớ cho người biết đọc tiếng Tây Ban Nha (trong đó có cả các cầu thủ TBN và ông Morino ) và dễ "lôi ra" để làm một ví dụ về một giải bóng đá (Fusal).3. Chẳng phải vì nghèo đói hay lạc hậu là lý do người ta lôi VN ra làm ví dụ cho bóng đá dịp này. Hãy xem : Ngay trong lúc diễn ra WC tại Brazil dân nước này biểu tình đòi dành tiền cho người nghèo, trường học, bệnh viện...chẳng ai lấy Brazil ra làm ví dụ xấu. Túm lại, dân thể thao không bay bổng trong ý nghĩ chính trị. Họ thực sự mượn bóng đá VN để so sánh do điều 2 ở trên, dù tôi và bạn có nghĩ khác với họ . Bai viet rat hay. Bài viết rất hay và sâu sắc, thể hiện một người có trách nhiệm với tổ quốc, đặc biệt là tình hình biển đông đang căng thẳng như thế này. Những người có trách nhiệm lấy gương mà tự soi mình thêm đi. Cái gì thuộc về quá khứ thì để cho nó nằm yên trong quá khứ, đơn giản vì nó đã hoàn thành sứ mạng tồn tại của nó, sống trong ảo tưởng hoặc huyễn hoặc mình quá xa sẽ khiến cho mọi việc trở nên trầm trọng và không có ích gì cho sự phát triển bây giờ.
Giá của sự miễn phí Có thể bạn sẽ bảo đó là chuyện nhỏ. Bạn có thể nghĩ rằng số tiền tác quyền của một lần “mượn” như thế không thấm vào đâu so với thu nhập của một ca sĩ - nhạc sĩ tên tuổi. Nhưng nếu cái nhỏ nhân lên một triệu lần, thì nó sẽ giết được nền âm nhạc. Và đó là chuyện đã diễn ra. Chuyện bài hát bị “mượn” để biểu diễn vô tư chỉ là một trong những biểu hiện của việc ý thức về tác quyền bị đánh mất.Cuối năm 2012, có một chàng trai nổi tiếng của ngành nhạc số phất cờ cho một kế hoạch mà nhiều người cho là “điên rồ”: thu phí tải nhạc trực tuyến, chỉ một nghìn đồng mỗi bài. Công ty của anh mua lại tác quyền tương đương với 50% số sản phẩm âm nhạc đang có trên thị trường và kêu gọi các công ty kinh doanh nhạc trực tuyến cùng ngồi lại để thu phí. Một kế hoạch lãng mạn.Cuộc trò chuyện với chàng trai ấy khiến tôi lần đầu tiên ý thức được việc nghe và tải nhạc miễn phí đang tràn ngập trên Internet nước ta bây giờ có thể “giết” được nền công nghiệp thu âm thế nào. Các công ty không còn bán được đĩa nữa. Tôi đưa cho anh bút, sổ tay của mình và nhờ vẽ biểu đồ: rất nhanh, anh vẽ một đường cong lao xuống. Từ năm 2007 đến 2012, doanh thu của các hãng đĩa nước ta giảm 80% và vẫn đang giảm. Chỉ trong vòng nửa thập kỷ, nền công nghiệp âm nhạc bị tàn phá bởi hai chữ “miễn phí”.Nếu bạn theo dõi các nền âm nhạc có ảnh hưởng, bạn sẽ rất dễ nhận ra điều này: trung tâm của họ, là các hãng đĩa – không phải là ca sĩ. Các hãng đĩa sẽ ký hợp đồng với ca sĩ, kiểm soát doanh thu, rồi tái đầu tư cho thị trường. Nhắc đến làn sóng Hàn Quốc là nhắc đến SM và YG Entertainment. Nhắc đến âm nhạc Mỹ là nhớ đến những cái tên đã đi vào huyền thoại như Universal, Sony BMG, EMI hay Warner Music. Có thời điểm, 4 cái tên ấy điều phối 70% thị trường âm nhạc thế giới.Nhưng ở nước ta, khi các hãng đĩa bị các trang nghe nhạc trực tuyến “tiêu diệt” là khi các ca sĩ tự phát đầu tư cho sản phẩm âm nhạc của họ. Họ quay clip, thu album chỉ để làm thương hiệu mà “chạy show” chứ không bán được cho ai.Thời điểm ấy, chàng trai với ý tưởng điên rồ nói với tôi rằng, việc thu phí tải nhạc trực tuyến chắc chắn sẽ phải đến. “Đó không phải là cách mạng, mà là sự tiến hóa”. Nhưng “cuộc tiến hóa” ấy chưa diễn ra. Chàng doanh nhân nhạc số ngồi với tôi hai năm trước giờ đã bỏ nghề, đi buôn.Các trang nghe nhạc trực tuyến sử dụng bùa hộ mệnh: “âm nhạc do người dùng tự tải lên” để thoái thác trách nhiệm trả bản quyền. Ngay bây giờ, bạn có thể vẫn tải dễ dàng một bài hát ở đâu đó miễn phí. Trong khi năm 2009, một phụ nữ ở Mỹ đã bị phạt 1,9 triệu USD vì tải 24 bài hát trái phép. Xin nhắc lại: 80.000 USD mỗi bài.Hãy nghĩ xem cuộc “tiến hóa ngược” này có thể dẫn chúng ta đến đâu. Ở khắp mọi nơi, tôi có thể dễ dàng đọc được những ý kiến chỉ trích nghệ sĩ vì “tạo ra scandal để nổi tiếng”, vì “hát những bài nhố nhăng”, vì cái gọi là “chiêu trò” và chất lượng âm nhạc của nhiều chương trình bị lên án.Nhưng tôi tự hỏi rằng có bao nhiêu người trong số những ý kiến chỉ trích ấy từng trả một đồng nào cho nghệ sĩ khi nghe nhạc của họ trên nhiều trang web.Và rồi tất nhiên hành xử của những nghệ sĩ có thể tác động đến nền văn hóa? Họ có thể làm ra tấm gương xấu cho con cái bạn chứ? Có thể lắm. Khi họ phải tự loay hoay trong một thị trường nơi ý thức về “tác quyền” đã bị đánh mất, hay nói cách khác, là sự công bằng và tính hợp lý đã bị phủ nhận, thì nhiều điều vô lý khác có thể diễn ra.Nếu một nữ ca sĩ có thể thu được 1.000 đồng mỗi lần tải nhạc trực tuyến, thì rất có thể quần áo của cô ta sẽ dài ra thêm đôi chút, bớt mỏng đi đôi chút. Cô ta không cần câu khách bằng mọi giá nữa. Rất có thể.Đức Hoàng Mình thích câu kết của bài này "Nếu một nữ ca sĩ có thể thu được 1.000 đồng mỗi lần tải nhạc trực tuyến, thì rất có thể quần áo của cô ta sẽ dài ra thêm đôi chút, bớt mỏng đi đôi chút. Cô ta không cần câu khách bằng mọi giá nữa. Rất có thể." Nếu đúng quy luật của sự phát triển, vươn lên một nước văn minh thì không phải là âm nhạc mà còn bao nhiêu thứ phải trả bản quyền mà người dân VN ta phải thực hiện, điều đó ai cũng biết. Nhưng vì đất nước ta đi lên từ nông dân mà lên, bình quân chủ nghĩa nhiều rồi, tính tự giác mới đầu cũng có nhưng vì một số người có quyền có chức không thực hiện và có tình vi phạm cao, bao che, lươn lẹo trong việc thực thi luật pháp, dần dần toàn dân ta đều thế hết, dùng không mất tiền, coi việc lấy tiền của người khác mà không có sự thỏa thuận nào cả là một sự thành công cho cuộc đời mình, cho gia đình mình, cho dòng họ mình đã làm nên một văn hóa như vậy. Bên cạnh đó nhà nước cũng chưa muốn dân thực hiện nghiêm việc sử dụng bản quyền vì mọi thứ nếu thực hiện thì sẽ đội chi phí sản xuất lên rất cao, khó có cạnh tranh được với các nước phát triển, chắc là phải từ từ, để nền SX VN dần phát triển, ý thức người dân từ từ phát triển.... Ai cũng biết điều đó, chỉ có nhiều người cố tình không hiểu thôi. Thôi thì nước trôi thì bèo nổi vậy. đó là về sau của chủ nghĩa xã hội đó 'làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu' mà Các tiền bối thường dạy chúng ta là phải đi tắt đón đầu để theo kịp thế giới. Mình có thắc mắc là nếu chúng ta tôn trọng tác quyền như tác giả đã nói thì liệu Việt Nam giờ sẽ ra sao. Mình làm ngành kỹ thuật, có rất nhiều nhiều thứ phải dùng lậu của nước ngoài đặc biệt là phần mềm (gọi là bản crack), hay thậm chí phổ biến như windows, bộ office, tôn trọng tác quyền thì lấy đâu ra mấy chục triệu hay hàng trăm triệu để các bạn sinh viên sắm cho mình một cái máy dùng đc trong khi mỗi phần mền có giá vài trăm $ và sử dụng đc 1 năm. Hay là đợi khi Việt Nam viết được phần mềm, đợi khi đồng tiền Việt có giá hơn. Vấn đề không chỉ đơn giản nằm ở mấy bài hát khi mà xung quanh ta còn nhiều cái vô lý hơn. Đúng rất đúng. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh Đức Hoàng. Nhân đây tôi cũng bày tỏ sự ủng hộ nhạc sĩ Phó Đức Phương và trung tâm bảo vệ quyền tác giả của ông. Nếu cái gì cũng tận thu hết thì không biết lúc đó ca -nhạc sĩ sẽ sống ra sao khi bị công chúng quay lưng lại. Cái gì cũng vừa phải thôi, lạm dụng thu tiền quá cũng không tốt đâu, trong khi tập quán xưa nay là: Âm nhạc là sản phẩm công khai rộng rãi trong dân chúng, ai muốn thưởng thức, ca hát thì là quyền của họ. "Nếu một nữ ca sĩ có thể thu được 1.000 đồng mỗi lần tải nhạc trực tuyến, thì rất có thể quần áo của cô ta sẽ dài ra thêm đôi chút, bớt mỏng đi đôi chút. Cô ta không cần câu khách bằng mọi giá nữa. Rất có thể." Bảo sao chả ông khán giả nào chịu đóng phí, vì có ai mong điều đó xảy ra đâu. Thói quen không muốn trả tiền cho bản quyền và tác quyền của nhiều cá nhân và doanh nghiệp đang giết chết sự sáng tạo và sự phát triển của đất nước. Nếu mọi ca sỹ, nghệ sỹ, nhà khoa học đều được trả tiền bản quyền.. thì họ sẽ có tiền để tái đầu tư cho phát triển, mọi người sẽ được hưởng thụ cái mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cả nước sẽ giàu lên... Hãy dùng đồng tiền thông minh để thúc đẩy mọi người làm việc và phát triển đất nước. Hoan nghênh tác giả. Phải có một lộ trình thu phí, không thể miễn phí cho người sử dụng. Một thói quen thời bao cấp ảnh hưởng đến bây giờ. Tựu trung cũng do nền GD mà ra, không giáo dục cho con trẻ lòng tự trọng khi dùng đồ, kiến thức của người khác. Những hãng thu âm ăn rồi cứ kêu trời về chuyện tác quyền, nói thật nếu thu tiền mỗi lượt download các ông chả những lỗ mà còn lỗ sặc máu! Chẳng ai chịu nhìn vào vấn đề rằng càng nhiều người biết đến sản phẩm của bạn thì bạn càng nhanh nổi tiếng, tiền thu về không phải từ download nhạc mà từ quảng cáo, từ hợp tác với doanh nghiệp, từ các show diễn. Gangnam Style từng rất thành công chỉ đơn giản là mặc kệ mọi người thích chế gì thì chế và rồi họ thu được rất nhiều tiền Ngay như những dịch vụ như hệ điều hành, các phần mềm cũng bắt đầu chuyển dần sang freemium miễn phí sử dụng và thu tiền gói nâng cao. Nói thẳng ra là các nhạc sĩ hay ca sĩ người trực tiếp sáng tác chẳng được nhiêu tiền nếu có thu tiền đâu, tiền chảy về túi các hãng thu âm hết nhưng các hãng thu âm thì vẫn ngồi đó với cái tư duy lỗi thời từ những năm 9x, thích kiểm soát ca sĩ, đầu từ và gọt dũa họ theo ý mình, tung ra sản phẩm mình nghĩ là tốt. Nhận thức người Việt mình còn kém, mà Giáo dục thì bận đi thi quốc tế rồi, ko làm được những điều này... Chúng ta đã hình thành thói quen ăn sâu vào đầu óc: nghe nhạc miễn phí, tải sách online miễn phí... Tôi chỉ là một người "tiêu dùng" đơn thuần, tôi cố gắng tuân thủ ở mức có thể để góp một hạt cát vào "bể sa mạc" ý thức không biết bao giờ mới hình thành. Tôi liên tưởng đơn giản thế này thôi, phải làm sao để khi đi ra đường, anh thấy không đội mũ bảo hiểm là không bình thường thì lúc đó may chăng mới gọi là thay đổi thực sự được Bài viết hay. Không phải chỉ trong âm nhạc thôi đâu. Nếu ai có sáng kiến gì hay, lập tức bị sao chép, phổ biến miễn phí ngay. Điều này chẳng những giết chết sự sáng tạo mà còn tạo cho xã hội tâm lý coi thường những người có tài, có ý tưởng. Chuyện một cô giáo trước đây nhận giải thưởng 50.000 đồng cho sáng kiến cải tiến giáo dục tại một tỉnh nọ là minh chứng rõ nét. Luật và quản lý của ta chưa cụ thể, ngay cả tài liệu KH, sách in, phần mền ...cứ mặc sức copy, bẻ khóa, xài chùa, ..... tác giả và NXB chỉ có khóc .... mà không thể kêu...ai ?! Nền kinh tế chúng ta đang ở đâu? đã nói lên tất cả!
Lịch sử không phải để thù hận Nhưng nó đang gây những cơn sóng không nhẹ trong ký ức nhiều thế hệ công chúng, không chỉ những người từng là nhân chứng. Vì nó là triển lãm Cải cách ruộng đất.Trong hàng triệu người quan tâm đến cuộc triển lãm nhỏ bé này có mẹ tôi. Bà là một phụ nữ có trí nhớ khá lạ lùng. 20 năm nay, bà vẫn nhớ những gì đã xảy ra từ 40 năm trở về trước. Trong mỗi bữa cơm gia đình, nhất là những ngày giỗ chạp, lễ Tết, câu chuyện của bà cuối cùng thế nào cũng xoay về “cái hồi cải cách”.Mẹ tôi nhớ rành rọt ngày ấy, tháng ấy, mùa đông năm ấy, bà ngoại mặc áo kép màu gì, đang vừa cho con bú vừa chia lộc cúng rằm cho mấy người đến nộp tô thế nào; ông đang đọc sách uống trà trên cái ghế nào thì “đội” đến thị uy ra sao, người ăn kẻ ở trong nhà đột nhiên hỗn láo thế nào với các cụ. Mẹ tôi nhớ đến từng củ khoai lang gày gò như đốt tay mà người họ hàng xa lén lút dúi cho khi mẹ bế em đói gần lả đứng đầu ngõ. Mẹ nhớ cái dáng nhẫn nại của ông ngoại cúi gằm xuống trên cái sân gạch bỏng rát nghe đấu tố. “Tội nghiệp, ông cả đời chỉ đọc sách và đi làm việc công, ruộng cả ao liền, tiền bạc trong nhà bà lo hết, cách mạng bảo ông đưa bao nhiêu, ông lại về khảo bà, bà lại dúi cho, ông biết gì là bóc lột đâu mà khai”. Mẹ nhớ từng cái sập lim, từng cái rương, từng cái áo cánh hoa lý, đôi xà tích bạc của cụ cố, của ông bà đã theo chân “đội” phát tán khắp làng trên xóm dưới.Trong ký ức của một cô bé 10 tuổi là mẹ tôi khi ấy, cải cách ruộng đất là cả một nỗi buồn mênh mang u ám trùm lên suốt thời thơ ấu. Bằng cớ rõ nhất là ký ức của mẹ hình như dừng lại từ “cải cách”, những dấu mốc thời gian về sau không len được vào bộ nhớ của mẹ.Nhưng cũng thật kỳ lạ là khi chúng tôi hỏi: "Sao mẹ suốt ngày kể về cải cách, mà thỉnh thoảng có người ở quê ra, nào khám chữa bệnh, nào đi thi đại học, nào xin việc, toàn là con cháu của những người ngày xưa đấu tố ông bà, sao mẹ vẫn niềm nở mời ở lại, nấu nướng cho ăn, dúi tiền tàu xe, quà cáp khi về? Sao mẹ không cấm cửa họ? Nhớ lâu thế sao mẹ không ghét?".Câu trả lời nhẹ nhõm bất ngờ: “Thì toàn họ hàng làng xóm cả, không gần thì xa, ghét họ thì về quê còn nhìn ai nữa? Mình bị trời bắt phải nhớ thì cứ nhớ thế thôi, chứ cũng nên thương họ, lúc ấy, bảo họ làm thế nào thì họ làm, họ có nhận thức được như thế là bạc, là ác, là sai trái đâu”.Khi chúng tôi trưởng thành, đi làm, tiếp xúc xã hội, quen biết thêm rất nhiều nhân chứng của cải cách, chúng tôi bắt đầu hiểu cái cuộc cách mạng long trời lở đất về tư liệu sản xuất những năm 50 của thế kỷ trước trên khắp vùng nông thôn miền Bắc - Trung bộ ấy không chỉ là ký ức buồn của những cô bé như mẹ tôi. Nó có thể là nỗi cay đắng của hàng chục nghìn gia đình từ đủ ăn đủ mặc đến tài sản “cò bay thẳng cánh”, nay trở nên tay trắng, nó có thể là niềm oan khuất của hàng nghìn người đã mở rộng cả tấm lòng lẫn hầu bao cho cách mạng thời tiền khởi nghĩa, thời kháng chiến rồi nhận về những xúc phạm, nghi kỵ, những đấu tố và thậm chí cả cái chết.Nhưng nó cũng là niềm vui của hàng triệu bần cố nông khác khi lần đầu được dắt con trâu ra đồng với tư cách “chủ nhân ông”, lần đầu được cày trên thửa ruộng “của mình”, lần đầu được ăn cơm trên bộ tràng kỷ mát lạnh xa lạ mà ba đời cha ông mình không dám mơ ước, dẫu ngay mùa sau, con trâu không biết chăm đã kiệt sức mà chết, bộ tràng kỷ đã chẻ ra nấu cỗ trong một dịp liên hoan với “đội”, còn thửa ruộng chỉ sau 2-3 vụ lúa đã trở lại thành “tài sản chung” trong công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp.Và ở phương diện khác, nó cũng là nguồn động lực không nhỏ cho những đoàn dân công hỏa tuyến, những đội Vệ quốc đoàn được thành lập vội vã từ vùng giải phóng, hào hứng băng đèo xẻ núi lên Điện Biên, tham gia vào một chiến dịch lớn chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh Đông dương, để rồi kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng. Những đội quân ấy ra đi, với một niềm tin lớn lao là mẹ, vợ, con họ ở nhà đã có dù chỉ một nửa hay một phần ba suất trâu cày, đã có hoa lợi từ sào ruộng giắt lưng cho qua mùa giáp hạt. Dẫu cho đến tận bây giờ, bài toán ruộng đất vẫn làm nhức nhối cả xã hội, thì ngày ấy, trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi, gần 10 triệu bần cố nông Việt Nam đã chạm tay vào giấc mơ ấy.Lịch sử không bao giờ đi bằng một chân và cũng không cá nhân nào, dù mạnh đến đâu, có thể một mình đi ngược dòng chảy của nó mà không bị cuốn phăng, không bị bầm dập.Có nhiều tư liệu đã và đang dần dần được công bố về cải cách, về nguyên nhân, mục tiêu của công cuộc này, từ nhiều phía khác nhau, cả chính thống và phi chính thống.Cuộc triển lãm Cải cách ruộng đất nho nhỏ và chắc chắn chỉ là ban đầu này cũng đã bắt đầu gây ra những tranh cãi không nhỏ: 60 năm rồi còn khơi lại làm gì vết thương đã thành sẹo? Đã “bạch hóa” sao không bày ra cho hết, nói cho hết? Đã công nhận sai và có sửa sai, sao không công bố trọn vẹn tư liệu về kết quả, hậu quả của sai lầm? Và đã xin lỗi, sao không có chính sách ở diện rộng bù đắp cho thân nhân những người chịu oan ức?Biết bao nhiêu câu hỏi có thể đặt từ một triển lãm bé nhỏ về một thời đau thương đã quá nửa thế kỷ. Chắc chắn chẳng cá nhân và tổ chức nào có thể đủ năng lực và thẩm quyền trả lời cũng như giải quyết ngay. Có nhiều người đã chết trong oan khuất, nhiều người có thể vẫn ôm nỗi nghẹn ngào uất hận, và cũng rất nhiều người như mẹ tôi, nhớ chỉ vì “trời bắt nhớ”, chứ chẳng giận ai, chẳng ghét ai.Vậy thì hãy để lịch sử đã bị quên lãng hiện ra, từ từ, bằng những bắt đầu giản dị như triển lãm Cải cách ruộng đất. Người xem, dù là nhân chứng hay 2-3 thế hệ sau sẽ tự hiểu, tự đánh giá, chẳng cần nhiều lời, không thiên kiến và càng không là thù hận.Thu Hà "Đã “bạch hóa” sao không bày ra cho hết, nói cho hết? Đã công nhận sai và có sửa sai, sao không công bố trọn vẹn tư liệu về kết quả, hậu quả của sai lầm? Và đã xin lỗi, sao không có chính sách ở diện rộng bù đắp cho thân nhân những người chịu oan ức?"Nói cho rõ ràng , nói cho đúng sự thật không phải để gây lại oán thù mà để nhắc nhở lãnh đạo chính quyền, nhắc nhở dân tộc đừng bao giờ để lặp lại những đau thương, oan khốc ấy. hãy trả lại sự thật cho lịch sừ Đúng là lịch sử không phải để thù hận, nhưng những thế hệ sau cần thiết phải có cái nhìn nhiều chiều về nó để có cái nhìn nhận đánh giá đúng. Đó chính là tiền đề của việc kế thừa trong quá trình phát triển của nhân loại. Bài viết rất xúc động, k thể lấy lại những gì đã mất, nhưng 1 lời xin lỗi chân thành thì k khi nào muộn Lâu lắm tôi mới được đọc một bài viết như thế này, tôi thật sự tâm đắc với ý : Câu trả lời nhẹ nhõm bất ngờ: “Thì toàn họ hàng làng xóm cả, không gần thì xa, ghét họ thì về quê còn nhìn ai nữa? Mình bị trời bắt phải nhớ thì cứ nhớ thế thôi, chứ cũng nên thương họ, lúc ấy, bảo họ làm thế nào thì họ làm, họ có nhận thức được như thế là bạc, là ác, là sai trái đâu”. Bạn ơi "họ" trong câu văn trên là ai vậy !!!! bài viết hay quá! chính sách nào cũng có hai mặt của nó, thế hệ sau ai cũng hiểu điều này. họ có thái độ phản cảm không phải vì ghét cải cách ruộng đất mà vì đã nói, sao không nói hết. Hãy trả lại LỊCH SỬ đúng cái tên của nó! Tác giả viết hay quá, một thời đau thương đã qua, chúng ta hãy nhìn thẳng vào sự thật để lấy đó làm bài học chứ không phải khơi dậy sự thù hận đã chôn sâu trong kí ức mỗi người. Lịch sử không cần giải thích - Lịch sử chỉ cần sự thật ! Sống cần có lòng vị tha. Rất đúng. Nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật. Tác giả của bài viết và mẹ của chị là những người có Tâm Phật. Xin cúi chào trân trọng. Tôi vẫn không hiểu là chúng ta có cần cuộc "Cải cách" long trời lở đất ấy hay không? Thời điểm đó, chính phủ chỉ cần giải thích, lấy đất của người giàu -địa chủ, chia cho người nghèo và để lại cho họ một phần đủ sinh sống thì đâu nên nỗi! Cám ơn nhà báo Thu Hà đã có một bài viết giá trị. Mẹ chị, mẹ tôi và những người cùng hoàn cảnh sẽ giải tỏa được một phần uẩn khúc trong lòng bấy lâu nay, vì không biết nói cùng ai ngoài những đứa con như chúng ta. Bài viết của chị tôi tin rằng chỉ có những người có đồng cảnh ngộ mới hiểu...... hết ....! "nhớ chỉ vì “trời bắt nhớ”, chứ chẳng giận ai, chẳng ghét ai".Rất thấm! nhưng rất buồn. Một cách suy nghĩ đầy trách hiệm với lịch sử!
Sợ cải cách giáo dục Sau một ngày xem xét kỹ lưỡng, họ kết luận rằng cháu chỉ phải điều trị nội khoa. Khi đó tôi mới dám thở mạnh vì nếu ca phẫu thuật xảy ra, cháu còn nhỏ, không rõ tính mạng và sức khỏe sẽ ra sao.Giờ đây, nhiều khi đứng trước cửa trường học của con, tôi thường bất chợt nhớ lại cảm giác bức bối và sợ hãi trước phòng xét nghiệm năm nào. Dường như trường học nay giống như cái phòng thí nghiệm với đủ thứ thay đổi, cải cách diễn ra liên tục.... mà con tôi không chỉ chờ một ngày để có kết quả như khi ở bệnh viện nữa mà là đằng đẵng 20 năm ăn học từ mầm non qua đại học và không rõ sẽ thành người thế nào.Có một vài cải cách cũng là tốt, nhưng phần nhiều thì cải cách làm tôi sợ. Nào là thay đổi chương trình, phân ban rồi lại không phân ban, viết lại sách giáo khoa, dự tính dùng sách giáo khoa điện tử, học tiếng Anh song ngữ, theo chương trình tăng cường, thay đổi số năm học theo từng cấp, đổi mới kỳ thi tốt nghiệp PTCS, đổi mới cách đánh giá học sinh tiểu học, thay đổi mô hình trường lớp công lập, bán công, tư thục, cho đại học tự chủ, cải tiến kỳ thi quốc gia, rút ngắn thời gian học phổ thông…Tôi ngày ngày phải tìm cách đối phó và chống đỡ những thay đổi chóng mặt đó. Nào là tích cực đọc báo, xem thông tin có gì mới về cải cách mà ảnh hưởng đến con hay không, rồi thì tìm văn bản, tài liệu, hỏi thày cô. Nào là cho con đi học thêm để theo kịp cải cách, theo dõi sát sao xem những gì con mình làm được, những gì con mình không theo nổi để tìm cách giải quyết… rồi thì đến  bất cứ kỳ thi nào quan trọng, như tốt nghiệp, chuyển cấp từ cấp 1, 2, 3 cho đến đại học. Gia đình tôi ngoài nỗ lực chăm sóc con ăn uống, nghỉ ngơi, chỉ còn biết ngồi xếp hàng dài ngoài cổng trường để cầu mong cháu thi cử suôn sẻ.Nhưng dù sao thì đó chỉ là nỗ lực của người lớn và không phải “chính chủ”. Nỗi sợ hãi lớn hơn của tôi là hằng ngày nhìn con gồng mình chạy theo những cuộc cải cách. Chương trình học ngày một nặng nề hơn cho dù cải cách nói là sẽ giảm tải. Học thêm ngày một nhiều hơn nếu không muốn bị tụt lại đằng sau cho dù cải cách nói là sẽ cấm học thêm, dạy thêm. Sức khỏe không tốt lên bao nhiêu vì không có thời gian bổi bổ ăn uống, tập thể dục, thể thao mà mắt thì càng ngày càng cận nặng. Học mà cháu chỉ biết chép bài theo mẫu, làm bài theo mánh mà thiếu tính sáng tạo, chủ động, tự tìm tòi kiến thức, tự lực tư duy...Rút cuộc, từ một người nhiệt thành với đổi mới và cải cách, tôi biến thành người sợ hãi mọi sự thay đổi trong ngành giáo dục. Tôi nghĩ thà là người bảo thủ mà bảo toàn được con cái, còn hơn là chạy theo đổi mới mà con cái sau này chẳng đâu vào đâu.Giáo dục Việt Nam trước cải cách chỉ đi theo hai phương châm đơn giản: “Thày ra thày, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp” và: "Thi đua dạy tốt, học tốt”. Tóm lại là làm sao cho cái gì đúng bản chất của cái đó là xong. Hơn nữa, từ cổ đến nay, giáo dục trên toàn thế gian này chỉ đơn giản là truy tìm chân lý. Nếu thày cô dạy học trò biết làm gì để tự lực, tự cường truy tìm chân lý thì dù là ở đâu, khi nào, có biết bao kiến thức mới cần học, biết bao gian nan cần đối mặt thì trẻ em vẫn có thể tự học hỏi, tự trưởng thành. Những cải cách, đổi mới nếu có nên giúp cho quá trình truy tìm chân lý trong học tập thuận lợi hơn, chứ không phải làm cho các hình thức này trở nên rắc rối đến độ chỉ đáp ứng nổi nó đã lăn ra rồi, hơi đâu mà đi sâu vào bản chất vấn đề nữa.Tôi nhớ giáo sư tiến sĩ Mai Trọng Nhuận, Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội đã từng than trên báo chí rằng: "Trên thế giới các nước có nền giáo dục xuất sắc như Anh, Mỹ hay Canada không bàn về đổi mới giáo dục, nhưng tại sao giáo dục của họ vẫn đổi mới? Nước trong khu vực Singapore cũng vậy, họ không đổi mới mà vẫn như đổi mới trong khi chúng ta đã qua vài lần đổi mới giáo dục…”.Tôi không biết có phải là các nhà quản lý giáo dục ở Việt Nam đang nghĩ rằng ta cần vượt hơn các quốc gia phát triển khác bằng việc cải cách, thay đổi chóng mặt và liên tục đưa học sinh vào vòng quay này để tìm ra kết quả chứng minh và thử nghiệm hay không? Và tôi cũng không biết các bậc cha mẹ như tôi còn có bao nhiêu kiên nhẫn để nhìn thấy con như con rối như vậy nữa?Là một người mẹ, tôi cầu mong giáo dục nước nhà hãy trở về với bản chất của việc dạy và học từ thời Sokrates và Aristotle, đó là giúp cho mỗi đứa trẻ có thể tự truy tìm chân lý và trở thành con người có đạo đức, có trí tuệ, thể chất tốt và biết thực hành mà thôi.Nguyễn Anh Thi Đúng tâm trạng của tôi có con đang đi học. Thật sự lo lắng. Khi tôi còn đi học, sách giáo khoa bao năm không đổi nhưng học sinh vẫn học sáng tạo, phản xạ và tư duy tốt. Bây giờ thành máy chép cả rồi. Mà máy cũng có yên đâu! Đang quay theo chiều kim đồng hồ, BGD lại yêu cầu quay theo chiều ngược lại...rồi còn quay theo kiểu chữ chi nữa chứ... Chỉ khổ thân con trẻ, hơn cả vật thí nghiệm... không biết các ông bà BGD dùng tiền ngân sách do người dân một nắng hai sương đóng góp để cải cách có nghĩ đến con trẻ không? Họ cũng có con, nhưng con họ đi du học hết rồi đâu có phải hưởng thành quả cải cách của họ đâu!!! Có gì đâu, cải cách giáo dục là bắt con em chúng ta phải học theo, làm theo cách suy nghĩ của các quan chức ngành giáo dục, chứ có phải cải cách để con em chúng ta học giỏi hơn đâu. Cái chính là bây giờ nên cải cách những vị quan chức đó là con em chúng ta học giỏi ngay.... Bố mẹ không chạy theo phong trào thì con vẫn có được môi trường học tốt. Tôi đã đấu tranh để con không trở thành cái máy đọc, viết mặc dù xung quanh ai cũng làm theo lối mòn cũ. Con tôi chưa năm nào đạt hs giỏi ( điều này là ngược đời với xh hiện nay) nhưng T mừng vì thấy con tư duy, lập luận đúng với điều con hiểu, có chính kiến riêng, có ý thức cộng đồng. Những thứ cần học nhất là rèn luyện nhân cách tốt, sau này ra đời các con sẽ tự biết điều gì cần học nhiều hơn và điều gì vô nghĩa. Cứ nhìn cái dự toán giảm một phát từ 34.000 tỷ xuống 800 tỷ mà phát sợ. ý kiến của chị thật là hay, tôi thật không muốn con tôi trở thành chuột bạch, để những ông{thầy}đem thí nghiệm. Tôi rất sợ con tôi sẽ bị hỏng tương lai. Bài viết rất hay. Không biết các vị ở Bộ giáo dục có đọc không nhỉ! Bài viết hay nhưng có phần chưa thật toàn diện, bởi thực tế trong y tế chỉ ít bác sĩ thận trọng như trên, tôi là BS nhưng nhiều khi thấy mà chán, trường hợp có hội chẩn cấp trên không nhiều (nghĩa là ít, thậm chí là quá ít!). Cách ta làm hình như luôn đi ngược với quy luật, luôn áp đặt theo ý chí của người lãnh đạo mà không nghĩ đến hiệu quả mang lại. Lẽ ra các Bộ nên định hướng cho phát triển, nay lại mang tính áp đặt, làm thay, chạy kinh phí. Nhìn cách làm phim không có người mua vé thì rõ. Nay, Bộ GDĐT thay vì nên có định hướng cho sự phát triển của ngành thì lại đứng ra làm sách GK. Nếu tự các trường không có các (tự) cải tiến thì làm sao cả ngành đổi mới, Bộ GDĐT cũng cần rút kinh nghiệm như KHOÁN 10 trong nông nghiệp ! Tôi là một sinh viên năm cuối Đại Học. Từ lúc đẻ ra tôi được đào tạo hoàn toàn bởi nền giáo dục 100% công lập ở Việt Nam. Cũng đã được trải nghiệm các cải cách giáo dục của Bộ nhưng giờ đây, khi sắp bước ra "đời" tôi ko có một chút tự tin nào hết. Kỹ năng học được gần như ko áp dụng được gì. Còn kỹ năng tự học được hay học ở ngoài trường thì lại là cái tôi đã làm ra tiền. Tôi ko biết nước ngoài thế nào nhưng ở VN tôi thấy Giáo dục thật chán. 12 năm phổ thông ko lúc nào ko có học thêm. ĐH thì dạy những thứ xa vời thực tế. Buồn... Noi that long nhieu khi cho con di hoc them ma toi cu rua tham co giao ( chau hoc lop bon) roi rua cac bac tien si soan thao chuong trinh. Chang le lam cha ma kg cho con du theo chuong trinh de hy vong sau nay chau co mot tuong lai tot. Qua that la toi rat chan giao duc Việt Nam. Tham chi den giao vien hien toi cung khong may cam tinh dau biet rang ho la nguoi da day con minh Bộ giáo dục biến thầy cô giáo, học sinh và cha mẹ học sinh trở thành những con rối Tôi là giáo viên THPT - công tác đã 20 năm. Tôi rất đồng tình với chị Anh Thi. Hãy thử nhìn thực trang giáo dục Việt Nam từ những người trực tiếp với đối tượng học sinh như chúng tôi, tôi thấy những cuộc cải cách GD của chúng ta hại nhiều hơn là lợi: Tốn công, tốn tiền và thời gian. Sau những cuộc cải cách chúng ta được gì? Chân - Thiện-  Mỹ đạt đến đâu? Hãy nhìn thế hệ trẻ 9X họ sống và suy nghĩ thế nào sẽ biết. Hãy vạch ra một lộ trình hết sức khoa học trong một thời gian dài (15-20 năm) và từng đời Bộ trưởng làm một bước. Đừng vì sĩ diện và lợi ích cá nhân mà làm cho nền Giáo dục nước nhà tụt hậu, con trẻ phải oằn mình để thích nghi với những cuộc cải cách. Bài viết rất có ý nghĩa! Việc học hành đối với lớp trẻ xh bây h giống như hành xác hết học ở trường về tới nhà chưa kip nghỉ ngơi, tắm rửa ăn qua loa là vội vàng tất bật chạy đi học thêm, tối về đến nhà mệt đừ còn phải ôn bài cho ngày mai tới khuya rồi lăn ra ngủ để sáng sớm dậy di học. Cải cách giáo dục kiểu gì mà biến bọn trẻ như một cỗ máy hoạt động liên tục k ngơi nghỉ, học. Học ngoài viec học ra k còn t.gian nào để nghỉ ngơi,chơi thể thao, giải trí... Chẵng có cái xh nào học trong trường rồi môn nào cũng phải học thêm thì mới dc, vậy trong trường bọn trẻ học gì nhỉ ? Xin thưa với các bạn ko học thêm cũng dc thôi nhưng liệu con bạn có dc yên ổn vì bạn đang đi ngược lại 1 cái dc gọi là "luật lệ" mà ai có con đi học cũng phải ngầm hiểu ! Tôi là một giảng viên ĐH. Tôi cũng có con là HS Tiểu học (đang học lớp 2). Tôi cũng quá mệt mỏi và sợ hãi trước những cái gọi là "đổi mới", là "cải cách" của giáo dục. Tôi không thấy thu nhận được gì, chỉ là sự sợ hãi của con mỗi ngày đến trường. Sự oằn lưng của con vì phải đi học thêm nếu k sẽ k theo kịp các bạn. Tôi chỉ ước có thật nhiều tiền (mà gv ĐH như tôi, vài đồng lương ít ỏi và số tiền 75k/tiet kiếm đc) cũng k đủ để cho con học nước ngoài. Tôi muốn con đc sống với tuổi thơ của con, đc thoải mái phát triển cả thể chất, tâm hồn, trí tuệ. Để "mỗi ngày đến trường" thực sự "là một ngày vui"! Kết một câu là buồn, nhưng biết làm sao. Có lẽ ngành GD đã cố hết sức. Nhưng cũng chỉ có vậy. Loay hoay như cái đèn cù. Sáng nay vừa đi họp phu huynh cho con. Nói giời nói đất, nghiêm trọng mọi thứ. Cuối cùng là đăng ký học thêm hầu hết các môn. Nỗi buồn mênh mang.
Bác sĩ và y đức Chỉ sau 2 năm ra tư nhân, không được sự hỗ trợ của bất cứ mạnh thường quân nào, chỉ bằng nguồn kinh phí cá nhân ít ỏi, dựa vào sự năng động trong môi trường tư nhân, tôi đã thực hiện được những gì mình ấp ủ sau gần 10 năm không thể thực hiện được.Bệnh viện nơi tôi công tác trước đây thuộc nhóm hàng đầu của cả nước. Môi trường làm việc ở đó được coi là hàng “top” so với các bệnh viện công khác trong nước, vậy mà vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ở mức cao. Nhờ thời gian làm việc ở đó, tôi được tiếp xúc với bác sĩ ở các tỉnh đến học, được trực tiếp tham gia điều trị tại nhiều bệnh viện từ Đà Nẵng trở vào, hiểu được nhiều khó khăn cũng như tâm tư của các bác sĩ và nhân viên y tế.Tôi đã nhiều lần nói rằng, y khoa Đà Nẵng sẽ phát triển ngang hàng với TP HCM trong chuyên ngành của chúng tôi. Các bác sĩ ở đây khi đi học đều là những người siêng năng, luôn chịu khó, chịu khổ đến mức khó tin. Gần như tất cả những gì họ học được từ các bệnh viện khác trong nước hoặc nước ngoài đều được triển khai áp dụng thành công.Tại sao lại là Đà Nẵng? Không riêng cá nhân mà những người bạn Nhật của tôi đều có chung suy nghĩ: Lãnh đạo Đà Nẵng quan tâm và đánh giá đúng mức vai trò của y tế. Bản thân tôi (một bác sĩ không chức không quyền) mỗi lần ra mổ chuyển giao công nghệ ở bệnh viện nào của Đà Nẵng cũng đều nhận được sự động viên từ những người lãnh đạo cấp cao của thành phố.Ở một môi trường như vậy, các bác sĩ có quyền làm việc, có quyền phát huy. Đà Nẵng là nơi thứ ba trong cả nước thực hiện thành công phẫu thuật nội soi cột sống và các phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu khác. Theo tôi được biết, mặc dù thu nhập của các bác sĩ ở đây không cao lắm, sự ưu đãi về kinh tế không nhiều lắm, nhưng rất ít người bỏ bệnh viện công ra đi.Một bác sĩ ở một tỉnh miền Tây đã thành danh trong chuyên ngành Ngoại Tổng quát, là Trưởng khoa Ngoại. Vì yêu cầu của địa phương phải giải quyết các trường hợp cấp cứu chấn thương sọ não và cột sống mà anh ấy khăn gói lên thành phố học, vì các bác sĩ đàn em không ai có đủ khả năng kinh tế để có thể ở Sài Gòn trong vài tháng.Sau khi học xong, một bữa anh gọi cho tôi mời xuống bệnh viện tỉnh để mổ 2 ca chấn thương cột sống. Khi trở về Sài Gòn, tôi mới biết rằng toàn bộ tiền xe, tiền ăn uống của tôi khi xuống đó và cả tiền dụng cụ mổ cho bệnh nhân đều là từ tiền túi của anh ấy bỏ ra. Hai bệnh nhân đều là người dân tộc, rất nghèo, bệnh viện lại không hỗ trợ gì cả.Vài năm sau, tôi nghe tin anh ra ngoài làm một bệnh viện tư, chẳng quan tâm đến bảo hiểm, cũng chẳng làm thủ tục về hưu, nghỉ ngang. Tôi chưa có dịp nói chuyện với anh về chuyện nghỉ của anh. Nhưng người kế nhiệm anh tại bệnh viện tỉnh cho biết anh không thể thuyết phục được lãnh đạo thay đổi quy trình làm việc, triển khai các chương trình y khoa chuyên sâu hơn.Bây giờ thì cả anh bạn kế nhiệm cho anh cũng có một phòng khám tư nhân lớn tại tỉnh đó. Bệnh nhân nói với tôi cả 2 cơ sở này rất tốt. Tôi tin những gì bệnh nhân nói. Tôi tin những người thầy thuốc đã từng hy sinh cả thời gian, tiền bạc, sự mạo hiểm cho người bệnh sẽ không bao giờ đối xử không tốt với người bệnh của mình, cho dù ở môi trường nào đi nữa.Gần 30 năm trong nghề, từng làm việc tại nhiều bệnh viện tỉnh ở phía Nam, làm công lập rồi tư nhân, tôi có thể khẳng định rằng nếu ở đâu y đức kém, ở đó quan đức chắc chắn không khá hơn.Khi đi học ở tuyến trên, cùng với việc học được các kiến thức chuyên môn, các bác sĩ đã tiếp cận được với một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn. Ở những cơ sở đó, các quyết định về chuyên môn được tôn trọng. Các bác sĩ được quyền quyết định và được cấp trên chấp thuận khi quyết định đúng. Ngay cả khi quyết định sai, họ được chỉ ra chỗ sai và được hướng dẫn làm như thế nào mới là đúng.Khi về tuyến dưới, với đặc thù của từng tỉnh, có bác sĩ phát huy được năng lực của mình, có bác sĩ bị gò bó, thậm chí có bác sĩ phải chuyển qua chuyên ngành khác để được yên thân. Khác với các bệnh viện tuyến Trung ương hoặc các trường Đại học, các bệnh viện tỉnh hoặc tuyến thấp hơn bị lệ thuộc vào chính quyền nhiều hơn. Tất cả chức vụ chủ chốt đều do ủy ban hoặc cấp ủy không có chuyên môn y khoa quyết định, từ đó hoạt động chuyên môn cũng bị lệ thuộc theo.Đồng ý là hiện nay có một số bác sĩ chạy theo tiền, đánh mất nhân cách, hành động vô đạo đức. Tuy nhiên, theo tôi biết thì nếu đã mất nhân cách, nếu đã tìm cách để kiếm tiền thì người ta không ra tư nhân làm việc. Chính môi trường công lập mới là nơi dễ dàng cho việc bóp nặn bệnh nhân để kiếm tiền hơn. Ở đó có quá tải, có quá nhiều quy định phi lí, bất cập, ở đó y hiệu và thương hiệu là thứ không ai coi trọng, là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực phát triển.Về vật chất, những người thầy thuốc cần có được một cuộc sống không quá thiếu thốn, để họ có thể yên tâm làm chuyên môn, mà thể hiện y đức. Điều mà các thầy thuốc cần nhất là một môi trường làm việc chuyên nghiệp, để phát huy khả năng chuyên môn, thể hiện y đức. Họ cần có được một sự tôn trọng nhất định, từ những người được họ chữa trị cũng như từ những người lãnh đạo họ.Nếu các cấp lãnh đạo không hiểu được điều này thì sẽ còn nhiều làn sóng bác sĩ và nhân viên y tế bỏ bệnh viện công ra đi.Võ Xuân Sơn Đúng, "nếu ở đâu y đức kém, ở đó quan đức chắc chắn không khá hơn"! Không chỉ Bác sỹ mà cả những người CB, CC, Viên chức có lương tâm, trách nhiệm...rồi cũng sẽ bỏ việc nếu họ có tự trọng. Môi trường nhà nước có quá nhiều rào cản cho sự phát triển, cống hiến và phục vụ của những người có tâm huyết. Chuyện cơm áo gạo tiền ai cũng phải lo. Tôi là một bác sĩ hơn mười năm công tác, nhưng tôi tự hào là chưa một lần vòi tiền của người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân dưới mọi hình thức. Nhưng tôi có nhận quà và phong bì của người ta tặng tôi. Tôi rất đồng ý với bài viết của bác sĩ Võ Xuân Sơn. Nhưng cuộc sống này luôn luôn không công bằng. Vâng ! Bác Xuân Sơn nói rất đúng quá chuẩn luôn cháu rất tâm đắc với câu nói này của Bác " Gần 30 năm trong nghề, từng làm việc tại nhiều bệnh viện tỉnh ở phía Nam, làm công lập rồi tư nhân, tôi có thể khẳng định rằng nếu ở đâu y đức kém, ở đó quan đức chắc chắn không khá hơn." Cảm ơn Bác rất nhiều. Bài viết của BS rất hay tiền viện phí rất cao, tiền chi trả cho BS rất thấp hằng tháng, làm sao tồn tại đội ngũ BS tài giỏi phục vụ cho người bệnh!!!! Tôi là nhân viên y tế ở một tỉnh miền Tây, ở đây muốn lên làm lãnh đạo phải có gốc gác, giao thiệp tốt (nhậu nhẹt, quà cáp cho lãnh đạo), cố gắng lấy bằng chuyên khoa tại tỉnh (ĐH Huế , Hà Nội mở), bằng cao cấp chính trị nữa và vững bước thăng tiến. Tất cả ngành nghề hiện nay thì ai cũng bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiền chứ không riêng gì ngành Y. Y đức ư! "Thầy thuốc như mẹ hiền" ư! đó chỉ là khẩu hiệu mà nó được hô hào mà thôi. Người nghèo đến mấy cũng cố gắng xoay tiền để được đến phòng khám tư điều trị bởi ở đó dịch vụ tốt, chuyên môn giỏi Đồng ý với quan điểm của tác giả, cơ chế sử dụng người tài của Việt Nam chúng ta quá tệ, người tài trong môi trường công lập luôn bị kìm hãm nên những người có tài, có đức, có trách nhiệm với công việc thích ra làm ngoài hơn. Gần 30 năm trong nghề, từng làm việc tại nhiều bệnh viện tỉnh ở phía Nam, làm công lập rồi tư nhân, tôi có thể khẳng định rằng nếu ở đâu y đức kém, ở đó quan đức chắc chắn không khá hơn.:D Tâm tư của BS quá đúng và rất chính xác .Đây cũng là 1 trong những lý do các BS không về công tác tại tỉnh, huyện ..thậm chí là Tỉnh nhà,huyện nhà. "Tất cả chức vụ chủ chốt đều do ủy ban hoặc cấp ủy không có chuyên môn y khoa quyết định", nên sự ra đi của các bác sĩ tài năng, những người thực sự có tâm huyết với sự nghiệp cứu người là đương nhiên thôi, hãy tự cứu mình trước khi cứu người mà! BV mình sáng nào giao ban cũng đọc 1 điều y đức + 1 qui tắc ứng xử mà có thấy ai thể hiện y đức đâu ? Thấy mấy ổng ở biệt thự , đi xe đời mới , con học nước ngoài ... buộc sắp nhỏ ở dưới cũng phải đối phó , bỏ bê , chạy sô kiếm chác ... một bài tổng quan rất chính xác cho hiện trạng của dịch vụ hành chính, y tế, giáo dục công lập tại VN. cảm ơn tác giả ! "Những người thầy thuốc cần có được một cuộc sống không quá thiếu thốn, để họ có thể yên tâm làm chuyên môn, mà thể hiện y đức" - Đây là điều cơ bản nhất, khi cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm thì làm sao họ có tâm trí mà cống hiến. Tôi biết Ts Sơn từng là bs ngoại thần kinh BVCR, tôi cũng là bs công tác 11 năm tại BVCR tổng thu nhập khoảng 8 triệu /tháng , 1 vợ 2 con , đang ở nhà thuê được 12 năm rồi....
Chỉ vì có quỷ sống lẫn với người Bài viết rất hay, mọi việc đều từ lòng người mà ra. Con người bây giờ ích kỷ, tham lam, ko như ngày xưa nữa, vì lợi ích mà họ có thể làm ra mọi thứ miễn cho họ dc thoải mái sung sướng. Rồi 1 ngày thù hận, ích kỷ sẽ xóa sổ toàn bộ loài người Cảm ơn anh bạn Lương Hoài Nam! Đây là một bài viết rất hay, kiến thức sâu sắc và cũng thắm đẫm tình người! Phân tích và nhận xét rất chân thực. Tôi cảm nhận được điều giận dữ trong lòng của bạn, và tôi cũng thấy được sự mong muốn, khát khao điều gì đó từ bạn... chúc thành công Vậy ai đã tạo ra những con quỷ đó? Hay đấy. Đúng là rất nhiều quỷ lẫn trong xã hội loài người. Quỷ, chắc chắn không có cảm xúc, mặt quỷ luôn lạnh tanh. Bài viết hay quá, lũ quỷ đang tung hoành và đang sống với chúng ta, thật buồn và đau xót khi chúng ta chưa thể loại bỏ lũ quỷ ra ngoài xã hội. Viet Nam lật lại những trang sử thời chiến tranh rất gần thôi cũng đầy dẫy. Nhân chứng sống còn rất nhiều. Đặt mìn trên quôc lộ, phóng rocket vào các thành phố, xả súng vào dân thường chỉ với mục đích...gây hoang mang. Một lũ quỉ với đầy đủ quỷ tính! Huế, Quảng Trị... là những vùng đất máu như thế! Khe máu, đồi Thịt bằm... những địa danh tưởng chỉ có ở cõi âm ty! Đọc xong thấy xót xa, khi nào thế giới này mới được bình yên. Không có sự tàn khốc nào, tội ác nào bằng chiến tranh Việt Nam. Dù gì đó cũng chỉ tội ác xảy ra trong nháy mắt, còn chiến tranh VN chúng nó hành hạ dã mang: nhổ răng, rút móng tay móng chân, đánh đập, không cho ăn, làm cho con người đau đớn tột cùng về thể xác là niềm vui của chúng, chúng nó còn hơn quỷ dữ. Và điều kinh khủng là, trong số các con quỷ đội lốt người có cả nguyên thủ của những nước siêu cường, có trong tay những vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất :((( Mot bai phan tich rat hay. Cam on tac gia Với tiêu đề gây ác cảm, Lương Hoài Nam thể hiện sự bức xúc mãnh liệt trong một bài viết sâu sắc, đọc qua rợn cả người! Đâu đó trong thế giới loài người này, vẫn có những tội ác cần được nghiêm trị. Nhưng hỡi ôi, hiểu biết của mỗi con người đôi khi không phải họ muốn mà có, mà họ bị nhồi nhét bởi những ác quỷ đứng đầu! Người Mỹ và Phương Tây mang bom đạn qua các nước Hồi giáo nổ, thì người Hồi giáo mang bom qua nước Mỹ để nổ là chuyện rất bình thường! HỎA TIỄN BUK CỦA AI? AI GIAO VŨ KHÍ NÀY CHO QUẤN LY KHAI UKRAINE ? AI ỦNG HỘ QUÂN LY KHAI ?  LÀ CON QUỶ SỐNG VỚI NGƯỜI. Quá hay! Cảm ơn anh
Ngược chiều đám đông Ông Abbott đã chỉ trích phe đối lập rằng, chính việc chi ngân sách vô tội vạ của Đảng Lao động trong nhiệm kỳ trước đã đẩy Australia vào tình trạng khó khăn, nợ công tăng vọt. Và ông Abbott trên cương vị Thủ tướng mới bắt buộc phải giải quyết hậu quả. Ông không thể tiếp tục đi vay để đáp ứng nhu cầu ngân sách vô lý.Có rất nhiều chỉ trích nhằm vào Tony Abbott và khả năng ông tiếp tục tại vị ở nhiệm kỳ tới là không cao. Điều này cũng dễ hiểu, khi Tony Abbott theo đuổi đường lối vô cùng cứng rắn và hà khắc như: những người thất nghiệp dưới 25 tuổi sẽ không nhận được trợ cấp thất nghiệp như trước đây; cắt giảm ngân sách giáo dục; yêu cầu người dân phải chi trả chi phí y tế ở một số khâu vốn được miễn phí… Với những chính sách tác động trực tiếp đến quyền lợi của số đông như vậy, Tony Abbott được tín nhiệm mới là chuyện lạ.Nhưng theo tôi, phát biểu của ông Abbott ở trên là rất “đắt” và đáng suy ngẫm. Trách nhiệm của Chính phủ và những nhà làm chính sách là nhìn vấn đề ở tầm vĩ mô và lâu dài. Nó hoàn toàn khác với người dân vốn chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân mình ở thì hiện tại. Rõ ràng, việc chấp nhận bội chi ngân sách, tiếp tục vay nợ để đáp ứng nhu cầu xã hội sẽ dễ dàng ru ngủ đám đông. Nhưng về lâu về dài, đường lối ấy sẽ đẩy đất nước vào bất ổn. Ở đây, Tony Abbott, thay vì đưa ra một quyết định dễ dàng cho bản thân, đã dũng cảm theo đuổi một quyết định khó khăn, dù nó khiến ông phải đối mặt với nguy cơ phải rời khỏi chính trường.Thực tế cũng đã chứng minh: những quyết định để đời luôn khó khăn. Vì nó thường không nhận được sự ủng hộ hoặc chí ít cũng đi ngược lại tư duy của số đông. Trong lịch sử Việt Nam cận đại, có thể kể ra không ít “quyết định khó khăn” như: sáng kiến khoán hộ của cố Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc hay việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh kéo pháo ra để thực hiện chiến thuật đánh chắc, thắng chắc ở Điện Biên Phủ. Đó thực sự là những nhà lãnh đạo đáng khâm phục.Nhưng vấn đề là dường như chúng ta lại chỉ muốn có những quyết định dễ dàng, kể cả ở các cấp quản lý, lẫn người dân. Ví dụ: ai cũng biết việc phải tinh giản biên chế, loại khỏi hệ thống công vụ những công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về” là cần thiết. Thế nhưng, cho đến nay công cuộc tinh giản vẫn chưa thu được hiệu quả. Thậm chí, số lượng biên chế còn ngày càng phình to. Chính Bộ Nội vụ đã nêu ra một trong những nguyên nhân là do không cương quyết, nể nang, né tránh, ngại va chạm, muốn giữ ổn định tổ chức. Người ta không sẵn sàng để thực hiện quyết định khó khăn, dù biết rõ nó có ích.Tương tự, số đông giờ cũng chỉ lựa chọn cho mình những quyết định dễ dàng, mang tính an toàn. Khi thi Đại học phần lớn chọn những ngành “hot” như kinh tế, tài chính, ngân hàng… ngại dấn thân vào những lĩnh vực nghiên cứu khoa học hay công nghệ, kỹ thuật. Còn khi muốn kinh doanh làm giàu, người ta thường nghĩ đến việc buôn bán (quần áo, thực phẩm, hàng xách tay…) hay đầu cơ vàng, địa ốc, chứ không phải đầu tư vào sản xuất, chế tạo.Tôi không cho rằng những lựa chọn ấy là xấu. Nhưng có lẽ, cũng chính vì tâm lý ưa thích những thứ dễ dàng và theo lối mòn mà chúng ta chưa thể có những bước phát triển nhảy vọt, cũng như chưa có những nhân vật, những phát kiến tạo nên sự tiến bộ của cả xã hội.Đơn giản bởi, những điều vĩ đại không thể sinh ra từ những quyết định dễ dàng.Phan Tất Đức Tôi đã đi theo con đường nghiên cứu khoa học. Và tôi thấy đó là một quyết định sai lầm. Môi trường làm việc chán. Lương thấp. Bỏ công sức ra miệt mài nghiên cứu, viết lách..., thu được dăm ba đồng. Chẳng thấm vào đâu so với bạn bè làm các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng. Chúng tôi nuôi thân còn chưa đủ. "Cơm áo ko đùa với khách thơ". Nếu được lựa chọn lại, tôi sẽ k theo lĩnh vực này nữa! Bài viết của anh rất hay. Trong cuộc sống sợ nhất là những quyết định chiều theo tâm lý số đông. Mỗi người phải tỉnh táo khi đưa ra các quyết định của mình. Nhìn ra thế giới , nghĩ lại ta chỉ thêm buồn ! Một bài viết rất hay, đó là điều mà các nhà quản lý cần phải suy ngẫm và học hỏi. "Đơn giản bởi, những điều vĩ đại không thể sinh ra từ những quyết định dễ dàng". Kết nhất câu này! Rất đáng để suy ngẫm và học hỏi! Bạn chỉ được cái nói đúng! Vì vậy, người lãnh đạo tâm huyết với cơ quan, với đất nước mới có những đêm thức trắng, trằn trọc, tìm ra lối thoát cho dân tộc trong cơn bĩ cực, mà ngày nay chính là lập lại kỉ cương cho xã hội, là gây dựng lòng tin cho dân, và xây dựng đất nước ta phát triển, văn minh... Những bài viết của bạn rất hay và hãy tiếp tục chia sẻ nhé. Tôi hiểu những gì bạn chia ser từ trức đến giờ. Cám ơn bạn. Sự thật phải cần được nhìn nhận và thay đổi điều cần thay đổi Bài viết hay! Tiếc là những vị lãnh đạo "dũng cảm", dám nói "sự thật" ở nước ta chắc chỉ đếm được trên đầu ngón tay! Mot bai viet qua hay dang de cho chung ta suy ngam Cám ơn VNexpress có chuyên mục Góc nhìn, cám ơn Tác giả Phan T Đức đã có nhiều bài viết sâu sắc và hấp dẫn. Mong quý báo và Tác giả tăng thêm những chuyên mục, những bài viết phân tích chiều sâu, nhìn thẳng vào các vấn đề nóng bỏng. Ông Donald trum: "Muốn thành công, bạn phải tách suy nghĩ của mình ra khỏi đám đông". Bạn chia sẻ rất hay. Đừng so sánh bên ngoài với Việt nam làm gì cho thêm buồn tủi "Đơn giản bởi, những điều vĩ đại không thể sinh ra từ những quyết định dễ dàng", tất cả chúng ta đều cần suy ngẫm về câu này, không phải vì muốn trở thành vĩ đại mà đơn giản chỉ là để tìm thấy chính mình, và đây lại không phải là điều đơn giản. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng. Gian khổ biết dành phần ai. Thuốc đắng mới dã tật,sự thật mất lòng nhưng làm chúng ta tốt hơn! Bài viết rất hay!
iPhone và sự tự tin iPhone và Apple, đến hẹn lại lên, trở thành cơn sốt ở Việt Nam trong vòng bảy năm qua.Không thực sự đam mê công nghệ, tôi chỉ để ý đến chiếc iPhone cách đây bốn năm, khi thấy một bác tài xế dành dụm ba tháng lương để mua nó. Không phải một chiếc xe máy để đi làm hay cái máy giặt cho vợ, mà là chiếc điện thoại. Ba tháng lương. Và bác chỉ biết dùng nó với công dụng như một chiếc smartphone Trung Quốc.Tôi không kỳ thị iPhone. Tôi nghĩ, việc người ta thích và mua nó để phục vụ cho các nhu cầu trong công việc, cuộc sống là điều rất bình thường. Sự việc chỉ trở nên không bình thường khi ai đó khao khát sở hữu chiếc iPhone bằng mọi giá. Hình như với một số người, iPhone trở thành một thước đo, mà nếu không có nó, họ sợ, giá trị của mình sẽ bị hạ thấp.Nhìn rộng ra, quan niệm dùng vật chất để khẳng định, thể hiện bản thân không chỉ giới hạn ở chiếc điện thoại. Nó còn nằm ở mong muốn sở hữu một chiếc SH đời mới, những bộ trang phục Louis Vuitton, hay chiếc đồng hồ Thụy Sĩ. Bằng vật này hay vật khác, nhiều người dường như cần chúng như một loại trang sức với hy vọng nâng tầm bản thân.Mong muốn đó, xét cho cùng, cũng không quá khó hiểu, bởi khẳng định bản thân cũng là một nhu cầu. Những người làm marketing có lẽ sẽ biết đến tháp nhu cầu Maslow, trong đó đặt “thể hiện bản thân” ở đỉnh tháp, sau khi các nhu cầu về sinh-thể-lý đã được đáp ứng. Con sốt iPhone ở Việt Nam cho thấy nhiều người, như ví dụ tôi nêu ở trên, sẵn sàng nhảy vọt lên nhu cầu tồn tại hàng ngày để đứng trên đỉnh tháp. Làm như vậy, nói như Karl Marx, họ dần biến bản thân thành hàng hóa và đo giá trị của mình thông qua lăng kính đó (sùng bái vật chất - commodity fetishism).Theo tôi, gốc rễ của việc sùng bái vật chất là sự thiếu tự tin. Khi không chấp nhận mình như vốn có, họ sẽ cố đeo những cái “nhãn” để tự thỏa mãn bản thân. Đó là hiện tượng tôi thấy phổ biến ở những quốc gia đang chuyển mình như Việt Nam - điều không quá mãnh liệt ở các nước phương Tây phát triển, nơi vẫn được coi là đỉnh cao của tôn thờ vật chất.Nhiều người phương Tây có bản ngã rất cao mà không cần có bất kỳ “nhãn mác” sang trọng nào. Một người lao công cũng có thể bắt tay và nói chuyện thoải mái với ông Barack Obama mà không có dấu hiệu tự ti hay khúm núm. Họ tự tin với những gì mình có.Với nhiều người, tự tin là phải đi mua. Cái giá của tự tin tất nhiên là không rẻ. Tiền nhập khẩu hàng xa xỉ của Việt Nam gần đây năm nào cũng tiệm cận 10 tỷ USD. Và có bao người ở nước ta phải nhịn những nhu cầu tối thiểu để có tiền mua iPhone 6?Trong truyện ngắn “Mưa mặt nạ”, nhà văn Nhật Chiêu đưa ra hình ảnh cả ngôi làng không còn biết mình là thật hay giả khi đeo những chiếc mặt nạ từ trên trời rơi xuống. Từ đó, họ đánh mất mình và sống cuộc đời của người mặt nạ. Mặt nạ vật chất, như chiếc iPhone, như xe SH, sẽ trở thành mặt người khi ta cho phép chúng làm vậy.Bạn chọn mặt nào cho hôm nay?Nguyễn Khắc Giang iPhone - nó đã trở thành thước đo giá trị, đẳng cấp chủ thể hiện nay. Mọi người sẽ dễ dàng nhận ra chiếc iPhone khi bạn dùng, trong khi nếu bạn xài chiếc Samsung, Sony...có đắt tiền thì chả ai biết bạn đang dùng gì, mà cũng chẳng ai bận tâm nhìn bạn, ngoại trừ bạn đang dùng quả táo. Rất đồng ý với quan điểm của anh Giang. Em là du học sinh Canada và từ khi ở đất nước này em đã bỏ được tính hay khoe khoang, và như anh nói chính xác hơn là "Mua sự tự tin". Nếu ko có vật chất đỡ đầu em đã rất tự ti và khúm núm khi ở Việt Nam và xu hướng đấy ko phải chỉ mình em có mà còn rất nhiều ng khác. Sau khi sang Canada, mọi thứ đã thay đổi, em ăn mặc giản dị đủ lịch sự, tiêu xài những thứ thật cần thiết mặc dù tiền kiếm được nhiều hơn. Lúc này em mới thấy giá trị bản thân, tính cách cởi mở thân thiện, giúp đỡ người khac mới là thước đo giá trị con người. Năm 1999 tôi có dịp làm HDV cho 1 đoàn khách Mỹ đi xuyên Việt. Đó là đoàn du lịch của Hiệp hội Luật sư Mỹ ABA. Suốt cả 13 ngày đi du lịch dọc đất nước VN tôi chỉ thấy họ hoàn toàn là những khách du lịch thuần tuý, quần short áo phông, chăm chú nghe HDV nói về lịch sử v văn hoá VN, ăn v khen ngọi đồ ăn VN nhất là món nem rán, không điện thoại di động/vệ tinh, không check email, không nói chuyện công việc v đặc biệt nhất là mỗi khi tôi đang thuyết minh về vấn đề gì đó mà vô tình có người trong đoàn không giữ trật tự thì các thành viên khác luôn nhẹ nhàng đặt tay lên môi kèm 1 tiếng suỵt nho nho để nhắc người kia giữ trật tự v tôn trọng HDV cũng như cả đoàn.. Vậy nhưng tối ngày cuối của chương trình đoàn có cuộc gặp Đại sứ Mỹ tại VN lúc đó là ngài Pete Peterson ở KS Daewoo Hanoi thì thực sự là khác biệt. Cả đoàn diện suit màu tối (nam) hoặc đầm dạ tiệc (nữ) trông khác hẳn mọi ngày. Nhìn Pete Peterson ra tận cửa sảnh KS v gập người cung kính bắt tay từng thành viên trong đoàn thì lúc đó tôi mới hiểu được rằng đoàn DL này là những con người có địa vị v ảnh hưởng quan trọng như thế nào (ít ra là với đảng Dân Chủ thới điểm đó)...Chiếc áo không làm nên thầy tu... Phải không các bạn? Nỗi đau khổ nhất của con người khi còn sống là: Không dám đối diện với sự thật và sống đúng với bản chất của mình. Cảm ơn tác giả bài viết đã cho tôi, người còn thiếu thốn về vật chất và luôn tìm những mặt nạ vật chất này nâng cao giá trị bản thân mà không phải dùng chính năng lực của mình để làm việc đó. Giờ đây tôi đã có động lực để thoát khỏi những mặt nạ vật chất. Đa số người Mỹ chỉ thích dùng điện thoại nào mà nó có lợi cho họ. Nếu đang thời điểm Samsung có khuyến mãi họ xài Samsung. Nếu iphone có discount thì họ xài iphone. Iphone thì cố phục vụ người tiêu dùng Mỹ để cạnh tranh các hãng khác, còn người tiêu dùng Việt có lẽ đang cố phục vụ iphone. Mỗi ý kiến chỉ đúng với một nhóm người , xã hội mà . Dùng iphone để khoe thì cũng chỉ khoe được với những người có suy nghĩ không vượt qua được chiếc điện thoại . Mua iphone lãng phí cũng chỉ đúng với người có thu nhập thấp hoặc trung bình , còn với người giàu thì nó không phải là vấn đề lớn .....! Tớ cũng dùng iphon6+ngày đầu tiên , không phải để khoe , hay nâng tầm quan trọng , đơn giản vì tớ thích , đơn giản vì tớ chả phải nhịn gì , đơn giản vì tớ đủ tiền để mua những thứ mà tớ thích Bài viết rất hay, cám ơn tác giả Đọc xong bài viết tôi bỏ ngay ý định vay tiền mua IPHONE 6. :)) Có thể do tác giả không dùng Iphone nên không hiểu được hết tiện lợi mà nó mạng lại: ví dụ Chụp Hình,Tôi có thể chụp và lưu lại những tài liệu cần thiết nhanh gọn trong 30 giây, tôi có thể ghi âm cuộc đàm thoại với Sếp nước ngoài...hay sáng sớm vừa nghe nhạc vừa chạy bộ, có thể check mail nhanh gấp 100 làn laptop, và hơn thế nữa có nó tôi có thể nói chuyện miễn phí bằng Skype,Viber với tất cả bạn bè trên thế giới trừ bạn! Cái mặt nạ iphone rất dễ bóc nếu có 1 chút hiểu biết về công nghệ. Tôi lại nghĩ iphone là 1 dấu hiệu để nhận ra được ai là kẻ khoe của, ham hố vật chất, ai là người thật sự đam mê các thiết bị công nghệ Có 1 điều đây là chuyện thật 100% là ở cơ quan tôi có 1 chị xài iphone mà khi gọi cho người ta cứ thích nhá máy để người ta gọi lại! Ôi đẳng cấp thiệt đó! đọc bài này tôi cảm thấy giật mình, dường như tác giả đang nói tôi, mà không đúng hơn là nói đến số đông người Việt Nam mình Có cung ắt có cầu. Giới trẻ ngày nay "mám" iphone và dùng nó để đánh giá, "Ô anh đó nhìn ok mậy, mà còn xài iphone nữa". thì tự nhiên nó thành 1 thước đo. Xét về kinh doanh, người ta nhìn iphone 6 sẽ biết ngay giá của nó 19 triệu. Nhưng người ta nhìn vào samsung thì chẳng biết nó là samsung gì, có thể là 17 triệu cũng có thể chưa được 7 triệu. Mình 21 tuổi và mình đanh định mua iphone, nhà khá giả thôi.
Trách nhiệm với Sài Gòn Nếu giải pháp này không được chấp nhận thì đề nghị họ giải pháp thứ hai là tháo dỡ nguyên trạng và giữ lại các phần nói trên, sau đó đưa vào các công trình bảo tàng và tôn tạo khác một cách có hệ thống và chuyên nghiệp, thay vì đập bỏ, chia nhỏ mỗi nơi một mẩu.Trong thư, đại diện Tổng lãnh sự quán Phần Lan cho biết, đã được ủy quyền của Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP HCM và Lãnh sự đoàn TP HCM. Nếu được đồng ý, họ sẽ tự thu xếp nhân công và chi phí để thực hiện giải pháp thứ hai, trong vòng 15-20 ngày.Bức thư nói trên có lẽ phát xuất từ sự lo âu khi trước đó, giám đốc dự án của Tổng công ty thương mại Sài Gòn, chủ đầu tư dự án thương xá Tax mới - vẫn còn nói rất mù mờ rằng sẽ giữ lại "một số" chi tiết kiến trúc gắn liền với lịch sử tòa nhà, nhưng "chưa rõ chi tiết nào". Trong khi đó, thậm chí chưa cần nghiên cứu lịch sử thăng trầm của tòa nhà từng lộng lẫy nhất Sài Gòn một thuở này thì du khách và người dân Sài Gòn vẫn có thể nhắm mắt chỉ ra những chi tiết nào quyến rũ nhất ở Tax. Đơn giản vì nó đập vào mắt.Vào những ngày cuối cùng trước khi Tax đóng cửa, nhiều người dân Sài Gòn, ăn mặc giản dị, dắt cả gia đình ngồi cùng nhau trên những chiếc ghế băng nhỏ cũ kỹ bằng gỗ đặt sát lan can phần thông tầng, lặng ngắm Tax như không thể no mắt. Những người khác thi nhau chụp ảnh với con gà đồng hay từng góc một của chiếc cầu thang. Rất nhiều người khi biết Tax sẽ bị đập toàn bộ đã thảng thốt hỏi cách mua lại những chi tiết nói trên, mà theo họ, đã cất giữ một phần hồn Sài Gòn và cả một phần đời trong họ. Vâng, Tax đã có mặt ở Sài Gòn này ngót nghét 100 năm.Sự hờ hững của người có trách nhiệm trực tiếp trong việc giữ gìn những công trình kiến trúc vừa đẹp đẽ, vừa là những cột mốc của lịch sử Sài Gòn, gắn chặt với tình cảm của người yêu Sài Gòn thật đối lập một cách đáng trách với lòng tha thiết của những người khách nước ngoài đang làm công việc ngoại giao kia. Là một người yêu Sài Gòn, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ.Mà đây không phải lần đầu tiên. Tôi nhớ cách đây khoảng chín năm, Tòa án TP HCM, một công trình hết sức đẹp đẽ do kiến trúc sư người Pháp Bourard Foulhoux thiết kế và xây dựng từ 1881 đến năm 1885, cũng đã được phía chính phủ Pháp đặt vấn đề giúp đỡ bảo tồn. Vài người bạn của tôi là kiến trúc sư tham gia dự án bảo tồn kể, trong suốt mấy tháng lang thang từ tầng hầm lên tầng mái của kiến trúc đẹp tuyệt vời này, họ phát hiện có quá nhiều chi tiết đã bị đập bỏ hoặc sửa chữa vô cùng tùy tiện. Các bức tượng Nữ thần công lý đặt trước các phòng xử án cũng đã bị lấy mất hoặc không còn nguyên bản. Để trùng tu lại cần có bản thiết kế gốc, nhưng tại Việt Nam các tài liệu liên quan hầu hết bị thất lạc nhiều năm qua chiến tranh. Nhóm trùng tu phải liên lạc với phía Pháp và được giúp đỡ rất nhiệt tình, thậm chí ngay cả khi nó quá khó khăn và vượt quá khả năng của mình thì họ vẫn cố gắng tìm từng đầu mối nhỏ nhất để gửi sang Việt Nam.Trước đó, khi sắp hết hạn 100 năm của nhiều kiến trúc cổ nổi tiếng tại Sài Gòn tương tự như trụ sở TAND TP này, phía Pháp đều gửi thư sang các chủ công trình hiện tại để thông báo và lưu ý họ không còn trách nhiệm với chúng. Rất minh bạch, nhưng điều đó không hề mâu thuẫn với việc họ tận tụy giúp chúng ta giữ gìn các công trình tuyệt đẹp này.Rồi gần đây nhất là công trình cầu Long Biên ở Hà Nội. Chúng ta từng đề xuất giải pháp vĩ đại là tháo tung cây cầu ra rồi dựng lại ở cách đó một khoảng. May là phương án biến một "bảo tàng không gian sống thành bảo tàng vật thể chết" (lời kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - nguyên kiến trúc sư trưởng TP Hà Nội) đã không được thông qua do sự phản đối dữ dội từ các nhà chuyên môn và người dân Hà Nội. Nói thêm, phía Pháp cũng đã tài trợ một triệu euro để nghiên cứu trùng tu cây cầu này.Thật buồn khi cứ phải so sánh giữa trách nhiệm của "người trong nhà" và "người ngoài" mãi như thế. Có lẽ nguyên nhân không phải là khó về tiền - nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đứng ra trùng tu đổi lại quyền khai thác. Có lẽ cũng không phải do thiếu tình yêu với di sản - khái niệm này khó thống nhất lắm. Vậy thì vì tiếng nói từ ngành bảo tồn chưa đủ mạnh hay vì những lý do khó thể công khai khác?Xin cảm ơn các vị khách đã thương yêu Sài Gòn, nhưng giá như không phải là trong trường hợp khó xử này thì lòng tôi không nặng trĩu đến thế.Hoàng Xuân Các TP Châu Âu các toà nhà như vậy họ còn lưu giữ rất nhiều từ thời đế chế La Mã khoảng (thế kỉ thứ 4-thế kỉ 14) cho đến nay họ còn giữ lại được cho nhân loại, mà của họ còn trải qua rất nhiều tàn phá mà còn giữ cho hôm nay. Việt Nam giờ hoà bình hết chuyện làm đi đập đi xây mới ngay trên những giá trị xương máu và lịch sử để có được. Nếu thích xây 1 Sai Gon hiện đại thì đề nghị xây bên Q9, Q2, Q12, Q7.....còn đầy đất bên đấy tha hồ xây, chứ đây cái chỗ bé tí cứ thích vào đập phá, xây dựng. Xây 1 cái Sai Gon 2 ở chỗ khác đi. Cái Sai Gon cũ này nếu không trùng tu, cứu giúp thì xin đừng đào xới đập phá nó. Thế mới biết tại sao học sinh nước ta không muốn học lịch sử, vì người lớn chúng ta đã và đang phá bỏ lịch sử không thương tiếc, chỉ mong muốn lợi nhuận bất chấp tất cả là kẻ phá hoại thành phố xinh đẹp này Có một định nghĩa " văn hoá là tất cả vật thể, phi vật thể tồn tại với thời gian mang lại cho con người cảm xúc & quyến rũ" . Nếu con người vô cảm thì lấy đâu ra Văn hoá... Cám ơn chị Hoàng Xuân vì bài viết. Giờ chỉ hi vọng LƯƠNG TÂM của mấy người lãnh đạo thôi chị ạ. Tôi không hiểu nổi các nhà kiến trúc Việt, các nhà lãnh đạo: Tại sao ở nước ngoài người ta giữ lại được những toà nhà cổ hàng trăm năm còn ta thì cứ đập bỏ. Trong khi xây dựng niềm tự hào 4000 năm lịch sủ thì chúng ta lai cứ đập phá, xây mới để rồi con cháu chúng ta chỉ còn thấy di tích của thời kỳ trống đồng và hiểu chúng ta từ chỗ mặc váy lá đội mũ lông chim tiến thẳng lên hiện đại ? Có thể xây mới nhưng nét xưa phải được bảo tồn. Nhieu lanh dao bay gio hinh nhu khong biet lich su van hoa, cam on tong lanh su Phan lan tai Sai gon co mot viec lam rat y nghia nhan van va con nguoi! Tôi đã từng đến Thương xá Tax. Lịch sử của cái tên GMC không chỉ người SG mà cả những người dân nơi khác quan tâm đến kiến trúc Pháp xưa không thể không tự hào. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng biến động của thành phố toà nhà vẫn tiếp tục tồn tại bền vững. Hơn 100 năm lịch sử vậy mà giờ bị phá đi, đâu cần làm mới bằng 40 tầng mà đánh mất giá trị cổ riêng của nó. Tôi cũng là người yêu Sài Gòn nên rất buồn khi đọc bài viết này . Cảm ơn tác giả ! Cứ nói tới hai từ "trách nhiệm" thì lại đùn đẩy cho nhau. Bạn đã từng ngồi lên cái xích sắt ở bồn phun nước trước Tax chưa, ôm lấy cái lan can bằng đồng mát rượi của tax chưa, xoa đầu chú gà trống ở đầu cầu thang Tax chưa, dành với bạn ôm lấy những khẩu súng thần công to nhỏ đen trùi trũi bóng lừ ở bến Bạch Đằng chưa... Bạn có biết thường mấy giờ mọi người hay bơi dưới sông Bạch Đằng không. Bạn có biết đêm giao thừa thì nhà hàng nổi ngày xưa ấy đốt bao nhiêu bánh pháo và những con tàu ở cảng Ba Son hụ bao nhiêu tiếng còi tàu không... Yêu Sài Gòn là yêu từng ngõ phố, từng chi tiết nhỏ của Sài Gòn gắn liền với cuộc sống của mình... Tôi yêu em, thành phố của tôi Di tích lịch sử , bài học lịch sử , chứng tích lịch sử ..thời đại ngày nay có nhiều người ít quan tâm đến Bài viết rất có ý nghĩa... Buồn cho đất nước  có những con người không biết bảo tồn giá trị lịch sử. Cảm ơn các bạn bè quốc tế với tấm lòng di tích lịch sử Việt Nam .... Bài viết rất hay, rất ý nghĩa và để cho các lãnh đạo của NN, SG cần phải suy nghĩ. Tôi nghĩ rằng các cấp quản lý đã được đi tham quan, học tập ở rất nhiều các nước trên thế giới và tôi cũng chắc rằng các vị ấy cũng đã được chiêm ngưỡng những công trình bảo tồn ở Pháp, Ý, Đức, Hà Lan... Tuy vậy, không hiểu sao ở VN chúng ta lại có quá nhiều các công trình kiến trúc nổi tiếng lại bị phá bỏ ??? Sâu sắc của vấn đề, ai cũng biết& ai cũng hiểu. Ko ai muốn& dám nói Cây cổ thụ mấy trăm năm bị chặt phá, di tích làm nên nét đẹp của SG bị đập nát để thể hiện chủ trương phát triển thành phố. Rồi một ngày không xa , chợ Bến Thành , " biểu tượng của SG " rồi cũng sẽ " chung số phận " . Xin đừng làm thành phố trở nên xấu đi trước mắt bạn bè quốc tế
Nhìn thẳng vào đường tránh Thoạt nghe, sự kiện đó giống như tiếng chuông báo tin vui. Nhưng khi tiếng chuông ngừng reo, cái còn lại là một nỗi buồn không tên nhưng sâu thẳm.Vì không muốn để quốc lộ hoặc tỉnh lộ chạy xuyên tâm các đô thị gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của dân cư, Chính phủ đã buộc phải chọn giải pháp làm đường tránh và việc này đang được triển khai rầm rộ ở hầu hết các thành phố, thị xã, thậm chí thị trấn trong toàn quốc có quốc lộ chạy xuyên tâm.Kinh phí đầu tư xây dựng các đường tránh là không nhỏ. Chỉ riêng dự án đường tránh thành phố Phủ Lý dài 23 km đã ngốn hết trên 2.000 tỷ đồng. Nếu không ngắt từ chiếc bánh ngân sách mà sử dụng vốn vay ODA hoặc bất kỳ nguồn vốn nào khác thì cuối cùng người dân (hoặc hiện tại hoặc con cháu họ trong tương lai) cũng phải gánh chịu.Nguyên nhân dẫn đến "mốt đường tránh" có cả từ phía người dân lẫn các nhà quản lý.Có lẽ, không đâu trên thế gian này người dân lại thích và muốn được “chòi” ra mặt đường để sinh sống như ở Việt Nam. Mọi chuyện từ làm ăn đến sinh hoạt và cả những hỉ, nộ, ái, ố… hầu như đều được bày ra mặt đường như một niềm tự hào. “Văn hóa mặt đường” đã ăn sâu vào tâm thức người dân khiến bất cứ nơi nào có đường là nơi đó hầu như có nhà cửa bám sát.Tuy nhiên, không thể trách người dân. Nguyên nhân chính của di chứng đường tránh ngày nay bắt nguồn từ việc thiếu tầm nhìn xa cũng như yếu kém trong năng lực quy hoạch, quản lý của các nhà quản lý. Dường như rất nhiều nhà quản lý ở ta không nhận thức được việc cần thiết phải xây dựng hoặc phát triển các thành phố, đô thị nằm cách xa các trục đường chính (các quốc lộ chẳng hạn). Từ đó dẫn đến việc hoặc chính quyền chủ động xây dựng, phát triển đô thị ôm ghì lấy trục đường giao thông huyết mạch như nhái bén ôm cây; hoặc bị động chạy theo sở thích của người dân. Hệ quả là phần lớn các đô thị ngày nay có hoặc từng có đường quốc lộ, tỉnh lộ với lưu lượng xe cộ đông đúc chạy xuyên tâm.Điều đó không chỉ xảy ra trong quá khứ xa xôi mà ngay cả với hiện tại. Không ít thành phố, thị xã, thị trấn được xây dựng hoàn toàn mới trong thời gian gần đây, thậm chí mới bắt đầu triển khai cũng lấy quốc lộ, tỉnh lộ làm trục đường chính xuyên tâm đô thị. Thị xã Lai Châu (tỉnh Lai Châu) là một ví dụ điển hình. Được xây dựng mới với khoảng mươi năm trở lại đây, thị xã này có trục đường chính xuyên tâm là Quốc lộ 4D (đoạn trong nội đô thị xã mang tên đường Điện Biên Phủ). Đây là con đường sầm uất nhất của thị xã hiện nay và cũng là con đường có hầu hết các cơ quan công quyền của tỉnh trú đóng. Tại Đồng Nai, một số huyện mới tách, các thị trấn xây mới hoàn toàn cũng có đường chính là tỉnh lộ chạy xuyên tâm, chẳng hạn như thị trấn thủ phủ huyện mới Cẩm Mỹ. Triển vọng về việc phải làm đường tránh các thị xã, thị trấn này trong tương lai là điều khó tránh khỏi.Có ý kiến lập luận rằng, việc làm thêm đường sá, hạ tầng giao thông, trong đó có đường tránh là điều tất yếu khi đô thị phát triển. Qủa không sai, nhưng nếu chỉ nghĩ giản đơn như thế thì rất nguy hiểm. Vì rằng, điều đó không những bộc lộ sự hạn chế lớn tầm nhìn về tương lai đô thị mà còn cho thấy thiếu hẳn một nền tảng văn hóa, triết lý về không gian sống, không gian đô thị… Chính vì thiếu những điều cơ bản này nên các đô thị ở ta hết sức lộn xộn, chắp vá, thiếu văn minh đô thị đúng nghĩa. Chủ động đầu tư, phát triển hạ tầng, không gian sống đô thị là việc hoàn toàn khác với các giải pháp chữa cháy theo kiểu làm đường tránh. Nếu có tầm nhìn trong quy hoạch cộng với quản lý tốt thì không những tạo ra những đô thị văn minh với môi trường sống tốt mà còn giúp tiết kiệm được rất nhiều ngân sách cũng như các nguồn lực khác của quốc gia.Khôi hài nhất là không ít nơi sau khi làm đường tránh, chính quyền lại để người dân đua nhau xây dựng nhà cửa, phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh ôm dính đường tránh, trong đó có cả những cơ quan hành chính nhà nước bề thế của địa phương. Đường tránh Đông thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) là một ví dụ. Chức năng của đường tránh với mục đích tránh khu dân cư đông đúc trở nên mất hết tác dụng lẫn ý nghĩa khi nó đã hoặc đang trong xu thế bị cưỡng bức trở thành đường nội đô.Thẳng thắn nhìn nhận, chung quy vẫn do tầm nhìn và năng lực hạn chế của các nhà quản lý. Tầm nhìn và năng lực quản lý thế nào, đường tránh thế ấy.Đại Dương "Có lẽ, không đâu trên thế gian này người dân lại thích và muốn được “chòi” ra mặt đường để sinh sống như ở Việt Nam".Rất rất đúng. Chỉ nên phát triển Đường tránh cho đường cao tốc. Còn nếu phát triển đường tránh cho các loại đường giao thông khác chính là đang làm một việc ngớ ngẩn. Vì thành phố hay khu dân cư có sầm uất và làm ăn tốt hay không thì phải có người đi tới đi lui đi qua đi lại để giao dịch chứ đâu phải là tránh nó.Hiện nay người ta lạm dụng làm đường tránh để được nhiều thứ cho nhóm người có chức năng quy hoạch là:1. Kiếm được rất nhiều tiền từ bán đất mặt tiền2. Nhập nhằng để kiếm lợi trong kinh phí giải tỏa đền bù3. Kiếm lợi bôi trơn từ nhà thầu thi công làm đườngDo vậy đường tránh đang là một món mồi béo bở nhất Những bài viết như thế này rất đúng. Không đầu tư làm sao tiêu tiền ngân sách?? Rất đúng. Thái bình quê tôi đất đã chật người đã đông nhưng dạo này có quá nhiều đường tránh tránh từ thị trán tránh lên. Mất rất nhiều ruộng đất mà toàn những đất các cụ nói là đất bờ xôi ruộng mật... Toàn quốc chắc cũng như thế. Đường tránh không quản lý tốt cứ để cho người dân, chính quyền xây dựng cơ sở, nhà cửa dọc 2 bên thì sẽ bị nội ô hóa rồi sau đó lại phải làm thêm một con đường tránh nữaa để tránh đường tránh. Thật buồn! "Mốt đường tránh" này còn lâu lắm mới lỗi thời. Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng của Việt Nam hiện nay. Góp phần rất lớn gây ra tai nạn giao thông khi nhiều phương tiện cùng lưu thông với mật độ cao. Làm giảm tốc độ xe lưu thông. Hiện nay tình trạng đô thị hoá hai bên các quốc lộ vẫn rất nhiều. Tuy nhiên, tôi mong rằng quý báo hãy có nhiều kỳ để bạn đọc nhận thức và thảo luận về vấn đề này. Rất bức thiết! Xin chân thành cám ơn! Đường tránh! Cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Xin góp ý là đường QL-1 xưa nay vốn dĩ yên bình tổng cộng mỗi bên hai làn xe, sau khi người ta nâng đường lên và chắn con lươn bê tông hóa khiến đường thêm hẹp và hay gây tai nạn giao thông, vì con lươn quá dài và bít chỗ nên người ta cho xe chạy ngược chiều mà giới hữu trách biết chưa nhỉ. Có thuê mướn người tài giỏi làm quy hoạch đâu, toàn là kỹ sư và tiến sĩ mua bằng. Rồi đến lúc chúng ta lại làm đường tránh để tránh đường tránh (vì khi đó đường tránh cũ đã thành đô thị). Ha ha ha... Việt Nam vốn dĩ chẳng có quy hoạch nào có tầm và đúng đắn để thực hiện cả: các bạn cứ thấy nào từ thủy điện (thi nhau làm theo quy hoạch bây giờ phá bỏ), nhà máy mía đường, cảng biển, sân bay... nên nói thật là chẳng có cái gì ra ngô ra khoai cả. Quốc lộ, tỉnh lộ là trục đường có tốc độ cao > 60km/h. Nhưng các địa phương cứ để người dân "bám" vào đường với tư duy và tầm nhìn ngắn hạn chỉ vì lợi ích trước mắt thì cơ sở hạ tầng khó mà hoàn thiện, đáp ứng tối đa tốc độ cung cấp của đường. Chẳng hạn đường đang đi có thiết kế 80km / h nhưng gặp biển thị trấn là giảm còn 40 - 50km nhưng thực tế chỉ đi được 25km ở những nơi đó. Đồng cảm với tác giả cái gọi là "văn hóa mặt đường"!Ở Sài Gòn thì có những con đường như Âu Cơ hay CMT8 mà quả thực là cực chẳng đã mới đành phải chui vào!?! Nếu nhìn theo góc cạnh giãn dân và mở mang rộng thành phố, thì con đường "tránh" này là một phương cách rất hữu hiệu và các nhà hoạch định có tầm nhìn xa. Vì phương tiện di chuyển hiện nay và còn một thời gian khá dài của người Việt là xe máy. Cho nên người dân "bám" sát những trục lộ giao thông sẽ tiết kiệm cho họ nhiều hơn.
Lương lãnh đạo tập đoàn cao hay thấp? Nhưng hình như mọi người đã quên mức lương của bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Năm 2011, lương của bà được công bố đã hơn 500 triệu đồng, năm 2012 trên 630 triệu đồng … Với doanh thu đạt trên 1,5 tỷ USD vào năm 2013, những cổ đông của công ty này không ai không bỏ phiếu thông qua mức lương, thưởng trên cho bà Liên - một mức gấp rất nhiều lần lương, thưởng cho lãnh đạo nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn.Trong khi đó, mức lương lãnh đạo những tập đoàn có doanh thu cao nhờ vào việc khai thác tài nguyên, như Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - 65,8 triệu đồng mỗi tháng; Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) 53,42 triệu đồng (hiện đã nghỉ hưu). Tập đoàn Điện lực Việt Nam mấy năm liên tục tăng giá điện vẫn thua lỗ, ông Chủ tịch năm 2013 vẫn có mức lương 61,3 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra, còn nhiều lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty khác có mức lương 30-50 triệu khi đơn vị của họ làm ăn thua lỗ, hoặc có lợi nhuận thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cực thấp như các con số mà Kiểm toán Nhà nước hằng năm công bố.Trong một hội nghị hồi tháng 7, Ban Chỉ đạo Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước cho biết, có tới 84 doanh nghiệp được cho là “không có một tiến triển nào” trong việc Cổ phần hóa theo yêu cầu của Thủ tướng. Tại sao những lãnh đạo doanh nghiệp này không dám mạnh dạn cổ phần hóa, để nếu làm ăn có lãi, hiệu quả thì họ cũng có thể được cổ đông cho hưởng mức lương cao, dù không được như bà Mai Kiều Liên thì cũng phải vượt xa con số mà họ hiện hưởng?Tôi cho rằng, đơn giản vì những người lãnh đạo đó không muốn thay đổi, không phải vì họ chấp nhận mức lương đã có mà họ đang có những khoản thu nhập không nhỏ, và không phải chịu quá nhiều áp lực như ở các công ty cổ phần. Ở công ty cổ phần người lãnh đạo nếu điều hành không tốt sẽ bị đại hội cổ đông phế truất.Người thân của một lãnh đạo tổng công ty nhà nước rất lớn, có doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm từng cho tôi biết, chồng của bà được một số doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng trả lương 20.000-30.000 USD để làm đại diện của hãng đó ở khu vực châu Á. Nhưng ông không chịu sang làm để vẫn nhận mức lương chỉ khoảng 36 triệu đồng mỗi tháng theo quy định nhà nước hiện hành. Nếu không phải là vì có mức thu nhập thực tế cao hơn mức 30.000 USD rất nhiều thì chẳng lẽ là vì ông thực sự muốn gắn bó, vì tình yêu và trách nhiệm với doanh nghiệp nhà nước?Tôi không cho là mức lương, thưởng dành cho lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện là cao hay thấp, mà điều quan trọng là không nên ràng buộc nó bởi Nghị định 51/CP. Theo nghị định này, nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì mức lương sẽ được tăng thêm nhưng vẫn không quá 0,5 lần mức lương cơ bản. Như vậy, nếu doanh nghiệp đó có lãi 100 tỷ đồng hay 1000 tỷ đồng thì thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp... vẫn thế. Vậy thử hỏi làm sao người lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty lao tâm, khổ trí để đưa doanh nghiệp đi lên?Do đó, theo tôi, hoặc là chuyển sang công ty cổ phần, để mức lương, thưởng của doanh nghiệp sẽ do cổ đông quyết định dựa trên hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hoặc vẫn ở doanh nghiệp nhà nước nhưng cách tính lương, thưởng của nhà nước phải thay đổi, không thể cứng nhắc như Nghị định 51. Điều đó sẽ tạo ra một cơ chế hiệu quả khiến người lãnh đạo doanh nghiệp được hưởng mức lương theo đúng năng lực của mình. Không dài dòng đã đến thẳng vấn đề. Bài viết hay, rất hay..! Tôi trân trọng ý kiến của bạn, nhưng điều bạn nói thực ra đã được đề xuất từ lâu và rất nhiều lần rồi. Nhưng nó động đến chén cơm của nhiều người lắm, lương nhà nước thì ít thôi, các khoản ngoài khác mới khủng. Lãnh đạo nhiều công ty nhà nước lương cao mà năng lực không có, không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ giỏi bòn rút bình sữa ngân sách. Làm chỉ có lỗ và lỗ, cho dù là DN bán tài nguyên. Buồn. Dù có hay không bị ràng buộc bởi Nghị định 51 thì cũng không sao cả. Doanh nghiệp Nhà nước ư, lãnh đạo đâu có sống bằng lương! Nên cao hay thấp thiết nghĩ không nên mất thời gian bàn luận. Phân phối cần dựa trên kết quả lao động. Lương của lãnh đạo tổ chức kinh tế thì nên để thị trường tham gia điều tiết. Thực lòng tôi mong lương của các vị ấy phải được tăng gấp hai gấp ba lần như bây giờ và hình phạt cho tội tham ô, hối lộ cũng phải thật nặng. Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản, thu tiếp đời con đời cháuxem các vị còn dám tham nhũng nữa không. Làm được thì ăn, làm lỗ thì phải chịu trách nhiệm, đó mới là cách để con người phát triển. Đằng này làm được không thưởng, làm lỗ cũng không bị gì, động lực nào để các doanh nghiệp này có tương lai? Những điều cơ bản hầu như mọi người trong xã hội đều hiểu, chỉ có điều nó vẫn xảy ra như thách thức vậy. Gần 30 năm, sự phát triển kinh tế nước nhà vẫn cứ mãi so sánh với cảnh " Con trâu đi trước, cái cày đi sau ". Dân tộc ta có đủ tiềm năng để bứt phá trong khoảng thời gian không cần dài như vậy nếu như làm theo nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Xã hội: " Làm theo năng lực, Hưởng theo kết quả lao động " Rất hay! Cần bãi bỏ Nghị định 51 vì nó sẽ tạo ra cơ chế điều hành đối phó, kém hiệu quả. Lương như thế là cao ngất ngưởng rồi. Tất cả là của nhân dân, có làm gì thì cũng ăn 13 kg gạo , 1 kg thịt là đủ . Chí lý. Đúng như nhà báo Mạnh Quân phân tích, Nghị định 51 cần sửa gấp, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cần phải làm nhanh lên. Và báo chí cần dành nhiều bút mực hơn cho hai chủ đề rất quan trọng này. Nói tóm lại đây là do cơ chế quản lý. Vốn Nhà nước thực chất là của dân đóng góp, nhưng được gọi là quyền "sở hữu nhà nước" rồi giao cho một cá nhân ko có kiến thức, ko bỏ vốn xà xẻo, đục khoét tự do, lãi hay lỗ cũng đều làm giàu cho cá nhân, dân là người bỏ vốn thì ko được biết, ko được minh bạch. Ngạn ngữ có câu: "Dân là nước, đẩy thuyền cũng là nước mà lật thuyền cũng là nước". Các ông muốn hưởng bao nhiêu tùy thích, ăn chơi xả láng đi rồi đến lúc nhân dân chịu kg nổi nữa thì điều tất yếu sẽ đến. Lương là phần công khai. Thu nhập mới là "lương thật" Các sếp không sống bằng lương nên khỏi mất công bàn luận về chuyện này.! Lương lãnh đạo DNNN theo tôi không cao nhưng họ không tồn tại bằng lương vì vậy họ vẫn say mê làm. Một năm 700-800 triệu không thể có biệt thự, con cái du học được vì vậy họ rất giỏi .
Dạy nghề nên thuộc Bộ nào? Thật ra, lâu nay một phần dạy nghề đã thuộc Bộ Lao động. Phần mà một số người nay đề xuất chuyển thêm từ Bộ Giáo dục sang Bộ Lao động thực chất là các trường cao đẳng. Họ cho rằng trường cao đẳng là dạy nghề, nếu chuyển sang Bộ Lao động chất lượng của chúng sẽ được cải thiện. Chuyện này phần nào liên quan đến nỗi buồn năng suất lao động Việt Nam bằng 1/15 so với Singapore (thu nhập bình quân thì bằng 1/30 tính theo PPP).Vấn đề là, nếu coi dạy nghề phải thuộc Bộ Lao động, thì các trường đại học thuộc Bộ Giáo dục dạy... cái gì, nếu không phải dạy nghề? Sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường sẽ làm gì, nếu không phải làm nghề? Làm kinh doanh, giáo viên, bác sĩ, nhà khoa học, kỹ sư, luật sư, nhà báo, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà chính trị, nhà ngoại giao, quân nhân, cảnh sát... việc nào trong đó không phải là nghề?Nếu lấy chất lượng đào tạo cao đẳng lâu nay thấp (mà thấp thật) làm lý do để chuyển các trường cao đẳng sang Bộ Lao động, ai đảm bảo là lãnh đạo Bộ Lao động sẽ luôn luôn giỏi giang hơn lãnh đạo Bộ Giáo dục? Có nước nào quản lý xã hội theo kiểu chỗ này làm chưa tốt thì chuyển cho chỗ khác và hy vọng tốt hơn, bất kể logic vấn đề? Logic quản lý khoa học là "việc đó" phải ở "chỗ đó" mà "chỗ đó" làm chưa tốt thì cần bắt "chỗ đó" làm cho tốt, chứ sao lại chuyển việc từ chỗ này sang chỗ khác?Nhìn sang Singapore, nơi có nền giáo dục tiến bộ bậc nhất thế giới, có năng suất lao động xã hội cao bậc nhất thế giới, mọi thứ thuộc về giáo dục đều thuộc Bộ Giáo dục Singapore, kể cả các trường nghề với chương trình đào tạo từ vài ba tháng đến vài năm. Trường ITE (Institute Of Technical Education), với các khoá học 1-2 năm, mỗi năm "xuất xưởng" một lượng lớn lao động thạo nghề cho nền kinh tế Singapore. Nó thuộc Bộ Giáo dục. Bộ Lao động Singapore không quản trường dạy nghề nào cả. Họ "đặt hàng" và sử dụng các "sản phẩm" của Bộ Giáo dục. Bộ Lao động Singapore đồng thời tạo sự cạnh tranh vì chất lượng lao động (thông qua chính sách nhập khẩu lao động trong các lĩnh vực người Singapore chưa đủ giỏi, đủ nhiều).Hệ thống giáo dục Singapore chỉ "cào bằng" trong 6 năm tiểu học. Bắt đầu từ trung học, số môn học chỉ còn 7-8 môn, bằng nửa số môn học trung học ở Việt Nam, đồng thời học sinh được tự chọn một số môn phù hợp với tố chất và năng khiếu cá nhân, có tính hướng nghiệp cao.Mặt khác, hệ thống giáo dục Singapore có các "đường dẫn", "đường chuyển" giữa các hướng đào tạo để học sinh có thể thay đổi khi thấy lựa chọn ban đầu chưa phù hợp. Một em trước đó định hướng theo một ngành học kinh điển, đã học xong 2 năm A-level (ta gọi là dự bị đại học), vẫn có thể chuyển sang học tiếp hệ đào tạo nghề 2-3 năm (Polytechnics). Ngược lại, một em đã học hệ nghề, nếu có kết quả học tập tốt, vẫn có thể chuyển tiếp sang hệ đại học kinh điển (Universities). Nếu chia hệ thống giáo dục hiện nay của Singapore cho hai Bộ, những điểm ưu việt, tiến bộ đó sẽ biến mất, các "pháo đài giáo dục" sẽ mọc lên. Tất nhiên là Singapore chẳng bao giờ làm một việc kỳ cục như vậy.Trở lại chuyện của Việt Nam, cần phải nhắc lại "Học để Làm" là một trong 4 mục đích học tập trụ cột của UNESCO được nước ta thừa nhận (Học để Biết, Học để Làm, Học để Chung sống, Học để Tự lập). "Học để Làm" đề cao việc dạy và học các kiến thức, kỹ năng thực tiễn để mỗi học sinh khi ra trường có thể dễ dàng vào đời với nghề nghiệp lựa chọn của mình. Nó nhấn mạnh yêu cầu "dạy nghề" không chỉ ở trong các trường trung cấp, cao đẳng, mà cả ở các trường đại học, chống lại việc dạy và học lý thuyết suông. Một số báo cáo điều tra cho thấy, ở Việt Nam khoảng 70% kiến thức học sinh, sinh viên học được trong nhà trường không được sử dụng khi làm việc, 100% doanh nghiệp phải đào tạo bổ sung cho sinh viên tốt nghiệp đại học cả về chuyên môn lẫn các kỹ năng biên soạn tài liệu, thuyết trình, làm việc theo nhóm, thậm chí cả về chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Khả năng tự tìm việc làm trong nước của nhiều em sau khi ra trường rất hạn chế, tìm việc ở nước ngoài lại càng khó hơn do cả chất lượng chuyên môn và ngoại ngữ.Trong khi tính "dạy nghề" (dạy các kiến thức, kỹ năng thực tiễn) ở đại học nước ta đã thấp, cần được cấp bách cải thiện, việc chia dạy nghề cho Bộ Lao động, "dạy không nghề" cho Bộ Giáo dục chắc chắn sẽ làm cho các các hoạt động giáo dục ở nước ta càng cồng kềnh, kém tính liên kết, liên thông, đã rối lại càng rối, càng kém hiệu quả.Lương Hoài Nam Quá hay anh Nam ơi. Mong hai bộ làm đúng và làm xuất sắc vai trò và trách nhiệm của mình. Xin đừng nhập - tách, tách - nhập nữa. Thỉnh thoảng họ có đọc nhưng vấn đề ở chỗ "tư duy khoa học", "lợi ích nhóm"... Mọi thay đổi của họ cứ lẩn quẩn trong 4 bức tường thôi. Chúng ta đứng bên ngoài nên dễ thấy hơn. Bao nhiêu người Việt tâm huyết vẫn bị đứng ngoài cuộc. Điểm nhấn ở chỗ Bộ Lao động đặt hàng và sử dụng sản phẩm của Bộ Giáo dục, làm chưa tốt thì bắt phải làm cho tốt đối với Singapore, ở ta thì đào tạo thoải mái còn sử dụng được hay không thì mặc kệ nên tình trạng ra trường không xin được việc làm mà cái doanh nghiệp cần vẫn thiếu. Anh Nam viết một bài thật ấn tượng và có tính thực tế. Cám ơn bài viết của anh.Duy Chương Hoài nghi về chất lượng đào nghề nếu chuyển cho Bộ lao động quản lý là có cơ sở. Mấy năm qua họ đã kịp xây lên hàng trăm cái trung tâm hoành tráng ở các huỵện bỏ hoang không có người học đấy thôi. Tác giả viết rất hay rất hot, liệu các nhà hoạch định chính sách có suy nghĩ không nhỉ. Các bác nên để 1 đơn vị quản lý dùm em. Ai cũng đòi quản lý, giấy phép con, thanh tra là tiêu em luôn. Quá đúng, cảm ơn anh Nam đã chia sẻ một quan điểm hay. Rất hay ! Cứ loay hoay đào tạo nghề thuộc Bộ nào thế này thì… chẳng bao giờ đào tạo được… nguồn nhân lực đúng! Rất hay, mong các cấp các bộ suy nghĩ từ bài viết này mà có hướng đi mới cho tương lai con em chúng ta. Sòng phẳng mà nhận xét, bộ lao động chưa bao giờ làm được việc dạy nghề. Tiền ngân sách cho dạy nghề, tái cơ cấu ngành nghề nhiều vô kể, nhưng hiệu quả thì không thấy đâu. Hay. Đào tạo Y - giao bộ y tế, đào tạo giao thông vận tải giao bộ GTVT, đào tạo giáo viên giao bộ GDDT, đào tạo kỹ sư máy móc, công nhân nhà máy giao bộ công thương, đào tạo chế biến, an toàn thực phẩm giao bộ nông nghiệp, đào tạo ngành nghề nào giao cho bộ đó cho mấy xếp CHIA đồng đều chứ không suốt ngày ăn no giành lộn mà không giải quyết được vấn đề tại sao kém chất lượng. VN chưa lo xong chuyện này lại xọ chuyện kia. VN có thể làm tất cả những điều mà thế giới chưa làm, không dám làm...Vì bộ máy tham mưu VN nhàn rỗi, bên cạnh ly nước trà, vại bia có thể nghĩ ra rất nhiều "sáng kiến". Trong khi các sếp bận họp hành nhiều. Đọc bài của anh thấy mà thỏa nỗi lòng. Nhất là việc họ chỉ dạy 7-8 môn- việc học đó có thể khiến cho học sinh không" hiểu biết rộng" nhưng khi hiểu biết thì rất " chất" và chuyên sâu.Cảm ơn anh!
Casino - bây giờ đã phải lúc? Nó được quan tâm một phần vì những vụ trọng án như thế khá hiếm ở Australia. Bên cạnh đó Peter Tan Hoang còn là nhân vật đang bị tòa án xét xử vì tình nghi rửa tiền thông qua các casino. Sự việc này cho thấy quản lý các vấn đề liên quan đến casino, đặc biệt là rửa tiền, không phải là điều dễ dàng, ngay cả ở một đất nước mà dòng tiền mặt được kiểm soát tương đối chặt chẽ như Australia.Nếu Dự thảo Nghị định kinh doanh casino của Bộ Tài chính được thông qua, người Việt cũng được phép vào chơi ở casino thì có thể nhiều hệ lụy sẽ xảy ra. Trong xã hội chủ yếu sử dụng tiền mặt như Việt Nam hiện nay, tội phạm sẽ dễ dàng rửa những đồng tiền bẩn qua các casino. Thế nhưng, rất nhiều địa phương đang coi casino là giấc mơ màu hồng.Mới nhất, các chuyên gia kinh tế đã đề xuất xây casino trong đề án phát triển đảo Lý Sơn. Gần đây, nhiều đề án phát triển của các địa phương khác cũng có nội dung: xây dựng casino. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh từng phải than ông mệt mỏi vì có quá nhiều tỉnh xin cấp phép mở casino.Về cơ bản, những người ủng hộ phát triển casino cho đây là công cụ để thu hút khách du lịch nước ngoài, cũng như để tăng thu ngân sách (qua du lịch và qua doanh thu trực tiếp của casino). Nhưng tôi không nghĩ như vậy.Do bản tính tò mò và cũng một phần liên quan đến nghề nghiệp, tôi có thói quen đi tham quan các casino ở những nơi tôi đến. Tôi đã đến khoảng chục casino khác nhau ở Australia, Áo và rút ra một kết luận rằng những người đến casino chủ yếu là dân bản địa, ngoài ra là người gốc Hoa và gốc… Việt. Tại Australa, tôi cũng đang sống trong nhà một người có thâm niên hơn 10 năm làm dealer (người chia bài) ở casino. Anh này cũng khẳng định khách vãng lai không phải khách hàng chủ yếu của casino.Bởi vậy, sẽ sai lầm nếu coi casino là công cụ để phát triển du lịch. Du khách chủ yếu lựa chọn Sydney bởi Opera House, cầu Cảng Sydney… chứ không phải ở đó có casino lớn bậc nhất Australia. Tương tự, nếu người ta quyết định chọn Phú Quốc làm điểm dừng chân thì trước hết phải là do cảnh quan thiên nhiên, phong cách phục vụ… chứ không phải ở đó có casino. Casino chỉ thu hút được khách nước ngoài nếu nó được xây dựng hoành tráng, mang tính tổ hợp, là thương hiệu của địa điểm du lịch giống kiểu Macau hay Las Vegas. Còn nếu đứng một mình casino sẽ chỉ là một trong những địa điểm tham quan, chứ không thể là yếu tố quyết định việc hút khách du lịch. Muốn thu hút du khách, chúng ta có nhiều việc phải làm hơn là mở một cái casino.Chính các nhà đầu tư casino nước ngoài cũng không mặn mà với ý tưởng kiếm tiền từ du khách quốc tế. Mục tiêu của họ chính là hầu bao của người Việt Nam. Chủ tịch Tập đoàn Las Vegas Sands, tỷ phú Sheldon Adelson, khi làm việc với tỉnh Quảng Ninh về dự án đặc khu kinh tế Vân Đồn được cho là đã đặt thẳng vấn đề: bao giờ người Việt Nam được vào casino chơi thì bàn tiếp. Tương tự, sau khi Bộ Tài chính trình Dự thảo nghị định kinh doanh casino với nội dung cho phép người Việt vào chơi, chủ đầu tư khu resort Casino The Grand Hồ Tràm Strip đã lập tức tăng vốn.Như tôi đã đề cập ở phần đầu, việc cho phép người Việt vào chơi casino sẽ kéo theo nhiều thứ tiêu cực. Tội phạm rửa tiền chỉ là một chuyện. Những hậu quả xã hội mà các con bạc khát nước gây ra sẽ là khó lường.Ai đó có thể biện bạch cách thức quản lý có thể giải quyết mối lo này. Nhưng với năng lực quản lý của chúng ta hiện nay thì niềm tin đó quá mong manh. Trên thực tế, có quá nhiều lĩnh vực khác chúng ta vẫn đang quản lý chưa tốt, chứ đừng nói một lĩnh vực mới toanh như casino. Hơn nữa, khi không có nhận thức đúng đắn thì chính người chơi sẽ tìm đủ mọi cách để lách luật, làm cho vấn đề quản lý càng trở nên khó khăn.Ở đây, không hẳn là không quản được thì cấm. Mà tôi cho rằng mọi sự đầu tư đều cần có tính thời điểm. Tôi ủng hộ phát triển casino và cho người Việt vào casino. Nhưng có lẽ nó phải là chuyện của thì tương lai. Khi năng lực quản lý nhà nước tốt hơn, cũng như ý thức của người dân đã có những bước tiến dài.Trong quá khứ chúng ta từng nhận quả đắng vì việc phát triển tràn lan khu công nghiệp, sân golf, dự án bất động sản… Nhưng tôi tin rằng nếu xảy ra thì nỗi đau casino sẽ còn lớn hơn rất nhiều.Phan Tất Đức Hoàn toàn đồng ý với bạn. Điều giống nhau nhất ở hầu hết casino khắp mọi nơi là người châu Á luôn là những khách hàng thường trực. Mặc dù hiện nay người dân còn đánh bạc chui, nhưng đã xuất hiện rất nhiều tệ nạn. Tôi đã mắt thấy tai nghe khá nhiều những hệ lụy của vấn đề này. Nếu casino được mở và người Việt được chính thức vào casino, ta sẽ mất nhiều hơn được. Tôi cũng đã từng là nhân viên làm việc tại một casino trong nước thì tôi thấy nếu nói rằng mở casino để thu hút khách du lịch nước ngoài thì hoàn toàn sai. Vì tôi thấy toàn người Việt Nam mình vào chơi thôi, lạ hơn nữa là tôi thấy đất nước mình còn nghèo vậy mà sao có nhiều người giàu vậy, có những người chơi thua cả triệu đô một đêm. Hỏi ra mới biết đó là những quan chức hoặc cũng có bố mẹ làm quan. Trong 3 năm đó tôi chứng kiến rất nhiều người mất cơ nghiệp, trắng tay và hệ lụy không hề nhỏ khi những con người đó đã tới bước đường cùng. Vậy nên tôi đã quyết định chia tay với công việc đó. Đừng ai mong kiếm được tiền từ Casino. Người Việt nằm trong hàng "TOP" rất máu mê đỏ đen. Có lẽ không có nước nào trên thế giới sự hiện diện của " casino" lại linh hoạt, phổ biến và bao trùm sâu rộng như ở ta. Công cụ phụ trợ hỗ trợ cho hoạt động này chính là Hệ thống xổ số phong phú chủng loại dồi dào số lượng trên toàn cõi Việt Nam...? Chỉ một đoạn phố Hà Nội thôi không khó để nhận biết hàng chục Casino vỉa hè...? Có điều hầu hết người chơi đang nhầm lẫn rằng Casino là kênh KIẾM TIỀN thay vì thừa nhận thực ra đó là nơi ĐỐT TIỀN để giải trí. Do vậy khi nào có tiền đốt thì hãy vào Casino. Hình thức giải trí này không phù hợp với người đang ăn bữa nay lo bữa mai. Tôi có hai điều "tự hào" về người Việt nơi tôi ở. Một là Mohegan Sun ở tiểu bang Connecticut - nơi người Việt Nam chiếm chưa được 1% dân số vậy mà bản chỉ dẫn trong casino có tiếng Việt. Hai là các chương trình TV khu vực, world tour pocker thường thì 80% người Việt vào chung kết. Các lãnh đạo tỉnh không quan tâm casino mang lại lợi ích gì cho tỉnh mình đâu, họ chỉ ganh đua với nhau thôi. Nếu tỉnh anh có casino, tỉnh tôi phải có cho bằng được. Giống như việc chạy đua, "thi đua" nhau xây dựng trụ sở tỉnh cho thật hoành tráng trước đây mà thôi! Hoàn toàn không nên mở casino, cũng như cho người Việt vào casino. Tôi đồng ý với quan điểm này 100%. Tôi đồng ý với nhận định của bạn. Ở Việt Nam có rất nhiều trường hợp xảy ra những thảm kịch kinh khủng do tội phạm là kẻ nghiện game gây ra. Nếu bây giờ cho những kẻ có máu đỏ đen vào sòng bạc thì hậu quả gì sẽ xảy ra? Thật sự tôi không thể tưởng tượng nổi. Thời gian qua có rất nhiều, nhiều... trường hợp con bạc là người Việt Nam qua Campuchia đánh bạc, sau đó bị những người cho vay đánh bạc khống chế yêu cầu người nhà đem tiền qua chuộc... hệ lụy nhiều lắm. Tôi mong rằng cơ quan chức năng nên suy nghĩ cho kỹ trước khi quyết định. Việt Nam hiện nay được thế giới nhìn nhận là quốc gia ổn định nhất về an ninh, chính trị. Vì vậy mong rằng trong tương lai đừng để chúng tôi nơm nớp sống trong lo sợ vì những tên tội phạm có máu đỏ đen. Chúng ta phải đương đầu và gồng gánh quá nhiều điều bất ổn rồi. Giờ thêm nhiều sòng bạc hợp pháp, e rằng sẽ càng rối rắm hơn. Cái gì tích cực thì ta nên phát huy phát triển mạnh, còn tiêu cực thì nên tránh xa. Casino về lâu về dài là TIÊU CỰC sẽ Mất nhiều hơn Được. Tôi muốn like 1000 lần cho quan điểm của anh. Hay, tôi rất tâm đắc với chính kiến của anh, chỉ riêng mảng Internet mà ta chưa quản lý nổi huống gì... hãy để tương lai quết định vấn đề đó, hiện nay thì chưa thể. Tôi chỉ hiểu được một phần rất hạn chế là: cứ có dự án là kí, cứ dự án tiến hành là có phần trăm (nhiều cấp được hưởng), còn đó là sân bay, cầu vượt, cầu treo, đường tránh, casino, trung tâm thương mại, cao tốc, nhà vệ sinh công cộng.... Chất lượng tốt, trung bình, xấu, kém... có cần thiết hay không, có đem lại hiệu quả hay không.... Thì để sau khắc phục! Bài viết này đã nêu ra được những điều rất xác thực trong chuyện đầu tư casinos ở VN, tôi hoàn toàn đồng ý với những nhận xét của tác giả. Đến cả những khu cờ bạc nổi tiếng như ở Las Vegas, hay Reno (bang Nevada) luôn nằm trong tầm ngắm nghiêm ngặt của cơ quan FBI Mỹ, vậy mà chuyện rửa tiền vẫn diễn ra hàng ngày, thì còn mong gì nơi hệ thống quản lý lỏng lẻo, và luồn lách ở VN! Nhìn chung thì rõ ràng là sự xuất hiện của những Casino trong hoàn cảnh hiện tại ở VN sẽ chỉ có lợi cho bọn tham quan được rộng đường phù phép và chấm mút... Còn đối với đất nước cũng như đối với đại đa số người dân Việt thì sẽ là tai họa lớn! Bài viết hay quá, nói lên điều thực tế hiện nay. Like cho người viết. Một ý kiến tham khảo và đóng góp thiệt thực mà tôi từng đọc. Nếu có ý định đầu tư thì cần phải xác định tại thời điểm nào. Đồng thời cũng cần phải xem ý thức của người dân thế nào, để tránh những hệ lụy sẽ xảy ra.
Bản sắc Hà Nội là gì? Tôi lại hỏi, thế ý anh là Hà Nội vốn không có bản sắc gì để mà giữ? Anh lắc đầu: Không, đấy chính là Hà Nội, một Hà Nội vô ngã và không cần có một ngôn ngữ chung.Những mái nhà xanh đỏ nhấp nhô không quy luật, những lằng nhằng dây điện, những bà bán nước chè ngồi ngay giữa ngõ chắn lối xe qua - ngõ phố Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng như một bức tranh linh loạn sắc màu và chi tiết. Anh kiến trúc sư bảo tôi rằng đó là “ugly nice” - “sự xấu xí đáng yêu”. Nhiều người yêu Hà Nội vì sự “ugly nice” ấy. Những ông “Tây ba lô” đến thành phố này sẽ rất sung sướng được chụp ảnh trong khung cảnh ấy.Tôi tự hỏi cái quan điểm về bản sắc kiến trúc ấy có thể mở rộng ra, thành quan điểm về cả Hà Nội? Bản sắc của Hà Nội là gì? Có phải chính là việc không có bản sắc?Nếu chỉ dùng một từ để miêu tả nét đặc trưng của mỗi vùng, có thể nhiều người đồng ý với tôi rằng: Miền Tây chân chất, Sài Gòn phóng khoáng, Miền Trung tằn tiện. Còn Hà Nội? Tôi từng làm một trắc nghiệm nhỏ với những người bạn rằng, đặc tính của người Hà Nội là gì? Câu trả lời không có điểm chung.Quan điểm phổ biến về sự “thanh lịch” hình như đã lỗi thời. Hà Nội từ ngày xưa đã là đất buôn bán, là Kẻ Chợ. Những bà, những mẹ - bây giờ đứng đầu các chuỗi nhà hàng “bún mắng cháo chửi” trên phố cổ đấy - không thể nói rằng họ không phải “người Hà Nội” và cũng không thể trách nếu họ có chút khó chịu về tính cách. Buôn bán ở mảnh đất này - với tất cả bối cảnh kinh tế, xã hội và mệnh lệnh hành chính sai lầm của những thập kỷ trước - đầy khó khăn và vất vả, nên tôi không thể đòi hỏi những người thuộc thế hệ ấy, phải lăn lộn trong cái Chợ Cả ấy, có thể “thanh lịch” được.Ấn tượng về sự thanh lịch có lẽ đã được tạo ra từ một tầng lớp trí thức Pháp học cũ. Nhưng họ có đại diện được cho Hà Nội hay không, hay đó chỉ là một ấn tượng được tô đậm lên, không ai có thể khẳng định được. Bây giờ có nhiều người trách cứ Hà Nội về việc thiếu “thanh lịch”, nhưng thực tế của một Hà Nội đa sắc màu, đa tính cách không còn ủng hộ hướng tư duy ấy.Có lẽ chúng ta nên chấp nhận quan điểm Kẻ Chợ đã và sẽ là một vùng đất vô ngã? Rằng ở đây, thứ gì cũng có. Người Hà Nội qua những biến thiên của thời gian trở nên dễ chấp nhận nhiều giá trị, và đặc tính của Hà Nội là không có đặc tính. Ở đây, có sự thanh lịch, có cả sự xô bồ và bon chen; ở đây, có vẻ đẹp đầy lãng mạn và có những sự xấu xí.Anh kiến trúc sư bảo tôi rằng anh vẫn yêu thành phố này, bởi vì yêu thì không cần lý do cụ thể. Tôi đồng ý. Tôi cũng có tình cảm với những ngõ phố lằng nhằng dây điện, những mái ngói liêu xiêu, thậm chí cả những cột điện nằm ngang giữa lối. Bởi đó là tình yêu.Nói về tinh thần địa phương, tôi nhớ Nguyễn Nhật Ánh với tản văn “Người Quảng đi ăn mì Quảng”. Nhà văn nói đại ý: không người Quảng nào đi ăn mì Quảng mà cảm thấy hài lòng cả. Mì Quảng trên đời trong mắt người Quảng phần lớn đều không nấu đúng cách. “Khách A bảo: Sợi mì không đúng. Khách B phán: Rau sống sai rồi. Cũng có khách khen “ngon”, nhưng quay sang con gái ngồi cạnh, thòng thêm một câu: “Nhưng bà nội mày nấu ngon hơn”.Đó là bởi vì mì Quảng là món ăn chỉ đúng với ký ức, với trải nghiệm của từng người. Vốn bản thân nó, một món ăn bình dân tùy biến theo hoàn cảnh, đã không có công thức chung. Nó là khái niệm của ký ức. Hà Nội có lẽ cũng thế.Mảnh đất này, đã làm đầu tàu của đất nước đi qua bao nhiêu biến động, đổi thay, đón bao nhiêu kẻ đến, tiễn bao nhiêu người đi, hứng bao nhiêu bom đạn và nở bao nhiêu hoa hồng. Nó đã và sẽ mang nhiều hình hài. Có lẽ, cuộc tranh luận “thế nào là Hà Nội” sẽ còn tiếp diễn, bởi vì thế nào là một Hà Nội “chuẩn” chỉ là thứ tồn tại trong tâm niệm của từng con người đã gắn bó với thủ đô.Đức Hoàng Hà Nội một lần ghé và nhớ mãi. Nhớ để không quay lại chứ không nhớ để mong có dịp ghé thăm tiếp. Năm 87 khi từ SG lần đầu ra HN và thăm lăng Bác, vì còn bé nên cảm giác HN không khác với SG mấy, ngoại trừ những chiếc nón cối khá nhiều ngoài đường. Năm 95 ra HN lần thứ 2 có nhiều đổi thay, đã xuất hiện taxi hãng nhưng đã tính tiền mắc cho tôi lúc đó 4-5 lần so với người HN. Từ năm 2002 cho tới nay năm nào tôi cũng ra HN ít nhất 1-2 lần, có lúc ở ngoài đó cả tháng, cảm nhận HN thay đổi rất nhiều trừ những di tích cấp quốc gia như hồ gươm, hồ Tây, nhà thờ, bốt cửa Nam, bốt chợ Gạo, phố cổ, các hồ 3 mẫu, 7 mẫu, văn miếu, quốc tử giám, ô quan chưởng....v.v.....có nhiều cây cối hơn, đường xá người cũng đông hơn. Tôi nghĩ bản thân HN đáng để được yêu mến, điều tôi không được hài lòng ở đây chính là 1 bộ phận những người đang sống ở HN. Bộ phận này cũng khá nhiều, đó là khi nói chuyện họ rất hay chêm những từ " tục tĩu" vào, bạn có thể dễ dàng nghe thấy kiểu nói chuyện này ở ngoài đường, hàng quán bất cứ đâu ở HN của nhân viên văn phòng cổ thắt caravát, người già, phụ nữ, công nhân, lao động, nhất là các bà các cô làm buôn bán cửa hàng, hàng quán, dịch vụ bình dân thì thôi rồi. Tôi cũng hiểu đó là "văn hoá" nói chuyện của họ chứ không có ý chửi ai, kiểu như nói cho sướng miệng. Những đứa trẻ sống trong môi trường hàng ngày nghe người lớn nói như vậy nên chúng đến trường cũng nói như vậy và bởi những người lớn này lúc bé và còn trẻ đã bị tiêm nhiễm như vậy.Người sống ở HN ít có khuynh hướng " phục vụ " người khác nhất là từ nơi khác đến, tất nhiên cũng có không ít người trong số họ đối xử rất tử tế với người khác nếu người khác tử tế với họ trước.Vì vậy con người được sống ở HN hãy tỏ ra mình xứng đáng được sống ở đó. Cứ giữ lại đám dây điện lằng nhằng, đường xá cứ đào lên lấp xuống đi để giữ bản sắc Sáng mùng 1 Tết đi bộ trên những con phố Hà Nội đó mới là Hà Nội của tôi Chúng ta vốn không có bản sắc riêng, chứ riêng gì Hà Nội! Có một sự khác biệt lớn là người Sài Gòn chưa bao giờ đổ lỗi tệ nạn cướp giật, mất an ninh trật tự... hay bất cứ vấn đề gì cho dân tứ xứ hết dù dân " tỉnh lẻ, dân sau lũy tre làng, dân ngoại tỉnh" ở Sài Gòn nhiều gấp mấy lần dân Hà Nội. Vì vậy bạn nào cứ đổ lỗi lên dân tứ xứ, dân tỉnh là xấu hình ảnh của Hà Nội chính bạn đó góp phần làm tăng thêm nét đặc trưng của Hà Nội nữa là : sĩ diện và không thật lòng. Bản sắc là sự xuống cấp văn hóa trầm trọng! Đọc bài xong, suy ngẫm những gì trải nghiệm qua 50 năm ở HN,... bất chợt trước mắt tôi hiện ra cái ...lẩu thập cẩm.... không hình hài, không hương vị đặc thù,....ai thích thêm ớt, thêm tỏi, thêm ...cả trứng vịt lộn .....tùy thích, ... Chẳng ai cấm và cũng chẳng sai !!! Hà Nội vẫn vậy, lảng vảng mà mơ hồ mà khó gọi tên. Nhưng để nhìn về tương lai thì Hà nội đang gặp rất nhiều thách thức, vì Hà Nội luôn hoài niệm về những điều tốt đẹp đã xa đôi khi chỉ rõ ràng ở những trang sách mà rất ít ngoài đời. Sự phát triển luôn đòi hỏi cao về tính thực tiễn, tính ứng dung, tính công nghiệp, sự năng suất ... Rất tiếc Hà Nội đang thiếu những điều đó. Hà Nội nên lựa chọn quá khứ hay hiện tại? Sự phát triển lại không đợi ai bao giờ kể cả Hà Nội của tôi!!! Lần ấy, tôi đến rửa ảnh ở ngã tư Sở - Hà nội - , tôi thấy người phụ nữ dựng xe máy, nhưng xe đổ, Tôi vội giúp chị ấy dựng xe lên. Không một lời cám ơn! Hôm khác, đang chạy xe máy trên đường về Hà đông, một ông trung niên đội phũ phớt cũng chạy xe máy, đến ngang tôi, hất hàm:"Mấy giờ rồi"? Tôi cũng trả lời và ông ta chạy thẳng, không cám ơn! Hình ảnh khác: Bên đường Giải phóng, một phụ nữ ngồi với bát tiết canh đỏ chói... Khi đưa nhỏ cháu họ vào Cần thơ chơi, lúc qua phà Bắc Mỹ thuận, tôi gò lưng đẩy chiếc xe máy lên phà, mấy anh chạy xe ôm liền ào tới đẩy dùm. Tôi cám ơn, các anh ấy cười: "Không có chi!" Băng qua đường ở Hà nội rất khó, vì người Hà nội luôn chạy xe chận đầu người đang băng qua đường! Còn người Sài gòn thì ngược lại, có thói quen chạy xe phía sau người đang băng qua đường, nên băng qua đường ở Sài gòn dễ hơn, dù đường Sài gòn thường rộng hơn. Nhắc đến 2 chữ HN là thấy ngán ngẩm toàn tập , nếu ai đã 1 lần đến nơi này ! Xin được tổng hợp nội dung của bài viết & các ý kiến đã bình luận trên : "Thăng Long nghìn năm văn hiến, người Hà Nội thanh tao, nhã nhặn, lịch sự, điêu ngoa, đanh đá"! Chính xác, bản sắc của Hà nội là sự tổng hòa của cả cái đẹp, cái lộn xộn, cái thanh lịch, cái chợ búa tinh ranh, giỏi thích nghi. Và như thế thì Hà Nội mới cuốn hút một cách chân thật, sống động khiến cho người ta nhớ về Hà Nội. Hình ảnh một chiều về Hà Nội "thanh lịch, tao nhã" chỉ là một khái niệm được tô đậm lên qua văn chương, báo chí, phim ảnh một cách tuyên truyền. Sự thanh lịch, những món ăn hấp dẫn ở Hà Nội thực chất là được người khắp các vùng miền mang đến, tập trung tích tụ lại mà thành và cũng như thế có cả những xô bồ, bon chen, bặm trợn đan xen trong cuộc sống thường ngày. Hiểu và yêu được cả những nét tốt, xấu mà sống động ấy của Hà Nội thì mới là người Hà Nội đích thực (là những người con từ muôn nơi đến lập nghiệp, sinh sống, gắn bó với Hà Nội), chứ không phải là những "người Hà Nội" lúc nào cũng cho rằng mình là số 1 mà đi chê bai các vùng miền khác. Làm thế, khác nào tự bôi xấu hình ảnh của mình ư? Hà Nội vốn dĩ là 1 nơi rất đẹp và thiêng liêng, chỉ có con người mới làm cho Hà Nội xấu đi và ko có bản sắc như bây giờ. Những người trưởng thành đã sinh ra và lớn lên ở Hà Nội mới hiểu rõ sự khác biệt quá lớn giữa Hà Nội xưa và nay. Đa số mọi người đều nói rằng họ yêu Hà Nội, tuy nhiên nhiều việc họ làm đối với Hà Nội và thói quen thường ngày của họ lại cho thấy điều ngược lại: nhiều người chỉ coi Hà Nội như một cái chợ lớn, chỉ là nơi họ tìm đến để kiếm sống, để tồn tại, để bon chen, để tranh thủ khai thác tối đa nhằm kiếm lợi cho bản thân, để mua bán đổi trác những gì có lợi cho mình bằng mọi giá. Ngay cả nhiều người trong số những người được coi là Hà Nội gốc thì cách hành xử của họ cũng làm mất đi nhiều nét đẹp mà người Hà Nội xưa vốn rất tự hào, đó là sự nhẹ nhàng thanh lịch, không quá bon chen. Còn đối với nhiều người sinh ra, lớn lên ở Hà Nội, khi trưởng thành đi xa Hà Nội 1 thời gian dài, khi xa thì rất nhớ, nhưng khi trở về lại muốn ra đi chứ ko định ở lại lâu dài, vẫn quay về vì gia đình người thân mình đang ở đó, chứ ko phải vì tình yêu giành cho Hà Nội bây giờ. Ai cũng giữ bên trong nhà mình vô cùng sạch sẽ, nhưng chỉ mở cửa ra đường là thấy sự lộn xộn, bẩn thỉu, nhớp nháp vì đó là nơi công cộng nên ko cần phải giữ. Khi tham gia giao thông thì chen lấn, vượt ẩu, bóp còi ầm ĩ, cố gắng vượt nhau từng nửa cái bánh xe, có 1 chút sự cố xảy ra là đao to búa lớn, bé xé ra to. Đó ko phải là cách thể hiện tình yêu cho Hà Nội. Chỉ khi nào người ta thực sự yêu Hà Nội và coi đó là nhà thì mới bảo vệ, gìn giữ, nâng niu những điều tốt đẹp của Hà Nội, và khi đó thì Hà Nội mới có bản sắc riêng. Còn bây giờ thì bản sắc của Hà Nội là sự lộn xộn và bát nháo, nhưng dù thể nào thì ta vẫn cứ phải sống thôi, vì người Việt Nam là những người lạc quan nhất thế giới mà.
Cây trong lòng phố Đối với nhiều người, hàng cây trong lòng phố có thể cũng giống như cây cối ở bất cứ đâu, nhưng trong ký ức của người dân, nhất là những ai hàng ngày đi qua con đường này, những gốc cây đã trở nên gần gũi như một con người. Những gốc xà cừ trên đường Nguyễn Trãi được trồng đã vài chục năm, đặc biệt to lớn, có những cây phải hai, ba người ôm mới xuể, che bóng mát rợp khắp cả con đường.Những trưa mùa hè chói chang, người đi đường lại nép vào những bóng cây để tránh đi cái nóng khủng khiếp từ mặt đường bốc lên. Trời mưa nhẹ, người đi đường không cần mặc áo mưa, vì tàng cây giống như một chiếc ô lớn che chắn cho tất cả. Chính những hàng cây đã tạo ra một lá phổi xanh cho thành phố, làm nên sự khác biệt của con đường Nguyễn Trãi với những con đường khác ở khu vực xung quanh.Đường Nguyễn Trãi còn là một vườn chim khổng lồ nhờ hai hàng cây cổ thụ này. Mỗi chiều hè, vào giờ tan tầm, chim chóc lại tụ về kiếm mồi, làm tổ và cư trú trong những tán cây xà cừ. Tôi từng mong ước sao Thủ đô sẽ đầu tư bảo vệ và phát triển cộng đồng này để tạo thành một cảnh quan mới của thành phố mang tên Vì hòa bình. Nhưng có thể mong ước đó trong tương lai sẽ không còn cơ hội thành hiện thực nữa.Những hàng cây này cũng ngày ngày chứng kiến biết bao điều trong đời sống của người Hà Nội. Có những đêm đông lạnh, tôi thấy những người vô gia cư, hoặc vài anh bảo vệ tụ lại bên một gốc cây, đốt một đống lửa nhỏ sưởi ấm. Những người bán hàng rong, quà vặt luôn chọn bóng cây làm nơi bày hàng chào đón khách đi đường. Gốc cây còn là chỗ uống nước trà, cắt tóc, chơi cờ, tán gẫu… mà chắc hẳn khi cây không còn, người ta sẽ chẳng bao giờ ra lại nơi ấy nữa. Hàng cây bị đốn hạ, tôi cũng như bao người Hà Nội khác, đã cảm thấy một nỗi trống vắng không nói nên lời.Nhưng cùng với sự tiếc nuối, người dân cũng có thêm niềm hy vọng. Theo thời gian, tạo hóa xoay vần, cái cũ lại nhường chỗ cho cái mới. Hàng cây nằm xuống, công trình xây lên. Người Hà Nội cũng mang nhiều mong ước tốt đẹp gửi gắm vào tuyến đường sắt trên cao, một biểu tượng của sự phát triển và hiện đại hóa. Họ cũng hiểu quy luật tất yếu của sự phát triển, không thể cứ tiếc nhớ mãi những kỷ niệm để rồi không hướng tới tương lai thịnh vượng hơn, tốt đẹp hơn.Trong lúc này, nếu có một mong ước, thì người Hà Nội có lẽ sẽ mong sao các nhà quy hoạch cố gắng hết sức mình để bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn những nét đẹp văn hóa của Thủ đô. Chứng kiến những cái nhìn xót xa của người qua đường, tôi tự nhủ nếu phải có một “đường cong mềm mại” để tránh được những hàng cây này, chắc người dân Hà Nội sẽ đồng tình ủng hộ với phương án đi đường vòng như thế.Một lần nữa, xin cảm ơn những gốc cây sừng sững bao năm qua chở che và làm phong phú cho đời sống nơi đây. Xin cảm ơn những ai đã trồng nên những hàng cây, cho cuộc đời thêm bóng mát. Mong sao, Thủ đô sẽ lại trồng thêm mới nhiều hàng cây, và những công trình mới sẽ thực sự mang lại nhiều lợi ích, và cũng trở thành một người bạn mới của nhân dân, giống như bao nhiêu hàng cây thân thương trong lòng thành phố sống động này.Chu Ngọc Cường Bóng cây chỉ có tác dụng với người đi bộ, xe đạp, xe máy và không có tác dụng với người ngồi trong ô tô, mà những người ngồi trong ô tô mới là người quyết định. Cái mọt ruỗng họ không phá, họ phá những cái lẽ ra phải gìn giữ... buồn thay... Có một nghịch lý là muốn phát triển phải đập bỏ cái củ. Và khi chặt bỏ cái cũ đi lại ảnh hưởng rất nhiều vấn đề. Mong sao nhà làm quy hoạch có cái tâm, còn người dân thì mở lòng mình để thông cảm. Để đất nước ta vẫn phát triển nhưng vẫn giữ được cái gì đó của ngày xưa. Mong lắm thay. Hà Nội đẹp nhất là mấy hàng cây đó thôi, cảnh quan với cảnh tham làm gì. Bài viết của tác giả khiến tôi quay trở lại tuổi thơ, kí ức tuổi thơ của tôi là những buổi trưa hè nhặt lá cây ven đường bởi quê tôi ngày ấy nghèo lắm, lá cây rụng xuống không phải là bỏ đi mà được dùng làm đồ đun nấu. Thế rồi những con đường của nông thôn được nhựa hóa, bê tông hóa, các hàng cây ven đường lần lượt bị đốn xuống, từ đó con đường tới trường của chúng tôi như dài thêm, gian khổ thêm nhưng điều quan trọng nhất vẫn là mang tuổi thơ của chúng tôi đi. Vâng. Ai cũng tiếc nuối nhưng nhà chức trách không hề tiếc nuối. Nghĩ mà buồn "cây cao bóng cả" sống được cả trăm năm chỉ cần vài năm kết thúc không thương tiếc. Những người được hưởng bóng mát của Cụ Cây chỉ còn biết thở dài.... tiếc thật?!? Thay cây xà cừ bằng cây sấu nhé. Lên nhanh, nhiều bóng mát và cho quả rất tác dụng. Đùng quá đề cao, luyến tiết cây xà cừ. Có phương án sử dụng gỗ cây đốn hạ sao cho có ích là được. Tôi cũng là một người yêu Hà Nội mặc dù tôi không quan tâm nhiều đến "những đường cong mềm mại" bởi lẽ tôi không có duyên được ở Hà Nội lâu. Tuy nhiên, những hàng cây, con phố, người Hà Nội và cả mùi Hà Nội luôn rạo rực mỗi khi nhớ về nơi đây. Chúc cho các hàng cây trong phố nói chung luôn thân thiết với người dân nơi đây. Vâng thật thương tiếc những hàng cây đã trở thành sinh thái môi trường, đã gắn bó và có tình cảm với con người, nay bị đốn hạ, có thể xây cái mới mà vẫn kế thừa cái đẹp cũ cổ xưa kia mà. Vòng một phát tốn thêm mấy tỉ đồng. Nếu chúng ta lúc nào cũng ngồi trầm ngâm mà hoài cổ… thì có thể làm được gì !!?? Tôi rất thích cách viết của anh bạn này, bài nào cũng đáng đọc. Đọc bài viết này, sao thấy thương những cây xanh bị chặt quá Thật sự rất đau xót khi mỗi ngày đi qua con đường này nhìn từng cây bị đốn dần dần!!!
Thương hiệu bị bỏ quên Ông bảo, chuyến đi đến Việt Nam lần đầu tiên cách đây 20 năm đã “thay đổi cuộc đời tôi”. Đây không phải lần đầu Bourdain ca ngợi ẩm thực Việt Nam, tôn lên hàng số một.Thực tế đồ ăn Việt được trọng vọng ở nhiều nơi trên thế giới. Đề cao sự tươi sống, hàm chứa triết lý âm - dương với sự cân bằng giữa đạm và rau xanh, Anthony Bourdain coi ẩm thực Việt Nam là “hình mẫu” cho các nước phương Tây.Mấy tuần trước, trên BBC của Anh lại xuất hiện bài viết đặt câu hỏi bánh mì Việt Nam có phải là loại sandwich ngon nhất thế giới. Đó cũng không phải lần đầu tiên “bánh mì Việt Nam” gần như đã trở thành một huyền thoại của ẩm thực thế giới. Bạn có thể bắt gặp bài viết ca ngợi “banh mi” ở nhiều tờ báo lớn của phương Tây, và hãng Virgin Airlines của Anh từng ghi “banh mi” lên thực đơn máy bay của họ. Còn riêng “phở” thì khỏi phải nói nhiều về tính chất huyền thoại. Cảnh sát Mỹ thậm chí từng dùng từ “pho” để đặt bí danh cho một chiến dịch của họ. Nó đã trở thành một từ vựng.Ẩm thực Việt Nam gắn liền với đường phố - hay nói cách khác là một mô hình kinh doanh cá thể điển hình - và nhiều người Việt chúng ta yêu mô hình ấy, yêu việc được chui vào trong ngõ nhỏ, ngồi trên vỉa hè hay trong căn nhà cũ, tay bê tô bún, bát phở bốc khói của một người nấu nổi tiếng lâu năm nào đó, vừa ăn vừa thổi. Từ mấy thập kỷ trước, nhà văn Nguyễn Tuân từng lo lắng rằng đến một ngày không còn kinh tế hộ cá thể, không còn “quán phở” mà phải ăn tô phở sản xuất công nghiệp, thì thế nào. Một nỗi lo lắng rất... Việt Nam.Nhưng cái “chất” cá thể ấy, dù đáng yêu cũng chỉ dừng lại ở việc phục vụ dăm chục thực khách, chỉ duy trì được một khía cạnh nhỏ của văn hóa. Và phí hoài đi cái thương hiệu lớn mà ẩm thực Việt Nam sở hữu. Một cái thương hiệu có thể trị giá nhiều USD.Bạn có thể nhìn thấy sự hùng mạnh của ẩm thực Hàn Quốc ngay khi bước vào trung tâm Hà Nội hoặc TP HCM, dù đặc sản thịt bò nướng mà họ đang bán (bulgogi) không nổi tiếng bằng “pho” hoặc “banh mi” - những từ đã được đưa vào từ điển tiếng Anh. Họ phải mất rất nhiều công để tiếp thị cái “bulgogi” đó. Ít thành công hơn, cũng phải kể đến các chuỗi đồ ăn của Thái Lan, Singapore và thậm chí Indonesia. Tôi cho rằng, đồ ăn truyền thống của các quốc gia châu Á ấy, cũng được tạo ra và duy trì trên đường phố, trong những ngõ chợ ồn ào. Nhưng họ khác ta ở chỗ họ đã quyết tâm xuất khẩu và xuất khẩu được.Những nỗ lực xây dựng những chuỗi cửa hàng đồ ăn Việt Nam đơn lẻ của một vài doanh nhân cho đến nay vẫn quá ít ỏi và chưa đem lại mấy thành công. Ý thức này hình như chỉ tồn tại ở cộng đồng người Việt tại nước ngoài, nhưng họ chỉ là thiểu số. Có lẽ cái thiếu, vẫn là một quyết tâm chung. Cái thiếu, là sự thấu hiểu giá trị ẩm thực Việt Nam của chính những người Việt Nam, như cái cách người Hàn Quốc làm serie phim truyền hình dài mấy chục tập, cầu kỳ và lộng lẫy về một và chỉ một món ăn của họ, hay cái cách các diễn văn thể hiện sự say mê ăn đồ ăn truyền thống trong phim điện ảnh bom tấn. Cái thiếu, là một niềm kiêu hãnh.Trong khi chúng ta trăn trở về việc tạo ra các giá trị mới, thì có một thứ giá trị đã được người ngoài thừa nhận, nhưng hình như vẫn đang bị chính chúng ta thờ ơ. Đức Hoàng Nhận xét rất sâu sắc! Đúng là đi ra ngoài mới thấy ẩm thực VN là đầu bảng. Do cái sự sành ăn và sành chế biến mà người VN rất khó thích nghi với ẩm thực bên ngoài. Đây là lý do rất nhiều người VN khi ra nước ngoài phải mang theo đồ ăn dự phòng. Ngược lại người nước ngoài đến VN hiếm khi phàn nàn về thực phẩm ngoại trừ phàn nàn về tính an toàn, vệ sinh của thực phẩm. Không chỉ ẩm thực VN còn rất nhiều sản phẩm thế mạnh để cạnh tranh nhưng để phát triển nó thì còn rất lâu VN mới có thể đạt được như các nước bạn Châu á. Tại sao? Tất cả chung quy lại cũng chỉ là giáo dục. VN không dạy người ta cách thích ứng với môi trường mà chỉ lo dạy những kiến thức mang tính di sản của nhân loại có từ thời Ac-si-mét, Pi-ta-go...và loay hoay bắt học sinh chứng minh , trong khi thế giới người ta chỉ thừa nhận những kiến thức mang tính di sản đó và tập trung cho những ứng dụng mà nó mang lại. VN đang muốn đào tạo những người có thể phát minh ra kiến thức mới còn các nước người ta đào tạo những người có thể ứng dụng những kiến thức đã có để phát minh ra những thiết bị mới. Do được giáo dục như vậy mà cái gì mình đã có sẽ không được ứng dụng, phát triển tiếp mà sẽ chỉ loay hoay đi tìm cái mới hơn. Rốt cuộc cái mới cũng chẳng tìm ra và cái cũ thì mai một. Ừ thế đấy, nhưng rồi sao nữa!!!??? Ai cũng biết việc này rồi mà. Quan trọng không phải chỉ trích mà hãy cho giải pháp xem nào. Không chỉ ẩm thực mà kinh tế Việt Nam có xuất khẩu được hàng gì đặc biệt, có giá trị gia tăng cao đâu. Vậy nên nói riêng về ẩm thực không giải quyết được vấn đề gì cả. Mỗi lần ăn Hambuger và gà rán Mc Donal là mình ước Việt Nam có thương hiệu fast food từ Bánh Mì Sài Gòn ... từ nhân thịt nướng, chả lụa, thịt nguội, chả cá, bì, phá lấu.... Nếu phải lựa giữa một đất nước mạnh về thương hiệu xàm xí, và một đất nước mạnh về công nghiệp, kinh tế, quốc phòng. Tôi chọn cái thứ 2. Con ốc vít quan trọng hơn tô phở. Thương hiệu bỏ quên ư ? Ta đang đánh mất đấy chứ...! Thực phẩm của VN không sạch - đó là yếu tố quan trọng. Phai cong nhan do an Vietnam rat ngon va pho bien o nhieu noi tren the gioi. O Canada noi minh song, noi den do an VN la ai cung khen ngon. Chi tiec rang tu duy nguoi VN van con han che nen... Chuyên gia nông nghiệp Nhật bản sang Vn cũng khuyên rằng muốn mở thị trường nông sản VN nhanh và đột phá ra thế giới nên bắt đầu từ các ẩm thực tức các món ăn nên trong các khu triển lãm hội chợ luôn cần có gian hàng ăn uống và các thông tin vể nguồn gốc xuất xứ ,vùng trồng nguyên liệu đi kèm với cách chế biến mang đậm văn hóa bản địa Những người giỏi viết hãy dùng khả năng của mình để viết, để ca ngợi, và cho dịch ra nhiều thứ tiếng về ẩm thực VN. Cái hấp dẫn không chỉ ở món ăn mà là ở câu chuyện. Thiết nghĩ không cần phải làm giống ai. Ẩm thực VN rất cầu kỳ, đòi hỏi nhiều công đoạn chế biến và thực phẩm phải tươi mới, nếu như đóng gói xuất khẩu chỉ làm cho nó mất đi danh tiếng. Ngay như việc cho vào thực đơn trong nhà hàng cũng rất khó, vì nấu cho đúng và ngon thì nhà hàng chỉ có thể chuyên về 1 món. Ở nước ngoài, xu hướng quay về ẩm thực cá nhân, làm tại nhà "fait maison" người tiêu dùng rất cẩn trọng trong việc ăn uống, đối với sinh viên, hay những gd có thu nhập thấp thì chấp nhận dùng thức ăn công nghiệp, còn khi đã có điều kiện thì họ rất cẩn trọng trong việc ăn uống. Còn nói về vấn đề kinh doanh, sự kết hợp thực phẩm tự nhiên đã đem lại cái ngon, vấn đề là cách trình bày, người VN cái khẩu vị về thẩm mỹ hơi khác so với phương Tây, khi bước vào nhà hàng món Việt do Tây làm sẽ khác với do người VN làm. Và còn thêm yếu tố giao tiếp, biết cách điều khiển khách hàng. Những điều đó còn chưa được quan tâm.... Các bác có thấy không? Đến cái món ẩm thực mà thế giới ca tụng ta hết lời. Lo gì ta không chế tạo nổi con tàu vũ trụ . Cảm ơn tác giả bài viết này! Tôi là 1 người con đất Phở, ông Nội tôi nuôi bố và các cô chú bác tôi bằng gánh Phở ở đường phố Hà Nội và Hải Phòng năm xưa, chị em tôi cũng ăn học đại học cũng 1 phần lớn nguồn từ quán Phở của bố mẹ tôi. Nhưng để làm như điều tác giả trăn trở thì đó là trách nhiệm của thế hệ chúng tôi! Những đứa đầu 8X đang theo nghề gia truyền này! Bạn có thể chờ vì sẽ có 1 thương hiệu Phở như thế sẽ ra đời!!! 'Thương hiệu"Giá trị tạo thành thương hiệu,mỗi con người cũng là một thương hiệu,vậy mà có lúc em quên mất điều này,Cám ơn anh. Cái gì là thế mạnh thì cứ phát huy chứ, năng nhặt chặt bị, làm đc những điều nhỏ này rồi tính đến những cái lớn lao sau như các bạn nói, cứ làm cái gì trong khả năng của mình có. Tôi cũng thấy đồ ăn VN là nhất, có lẽ do quen cái khẩu vị đó rồi, cũng như các bạn ai cũng phải nói mẹ mình nấu ăn là nhất, nhưng mấy món tây tàu tôi có ăn nhiều lần cũng khó mà thích được. Rứa là răng nạ? Rứa có nghĩa là món ăn VN thực sự rất ngon, hehe Chuyện con ốc vít và tô phở là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Một cái là sản phẩm công nghiệp còn một cái là tinh hoa ẩm thực. Món ăn Việt Nam là tâm hồn Việt Nam, nó mang nhiều giá trị nhân sinh và cuộc sống. Tác giả bài viết đã nói đúng một vấn đề đó là: Tại sao món ăn Việt Nam ngon thế, đặc sắc thế, được bạn bè thế giới ca ngợi thế mà ta lại không phát huy nó, tạo thương hiệu cho nó, xuất khẩu nó để thu về USD cho đất nước. Mấy đại gia VIệt nam bây giờ cũng khởi nghiệp từ mì tôm và nước mắm đấy thôi. Tôi chẳng xấu hổ khi không sản xuất được con ốc vít cho Samsung mà thấy xấu hổ khi các phố nhà hàng TQ, HQ ....lúc nào cũng đông nghịt, khách toàn người Việt Nam. Cái bệnh của chúng ta là "sính ngoại".
Chuyện Sim Lim và ý thức cá nhân Chuyện ở Sim Lim khiến tôi nhớ đến bài viết đầu tiên của mình trong mục Góc nhìn - “Tư duy tiện cho bản thân”. Bài viết này nhận được rất nhiều bình luận của độc giả. Trong đó, một số bạn đổ lỗi cho việc cá nhân hành động như vậy là do nhà quản lý và hệ thống pháp luật.Tất nhiên, những ý kiến này có lý lẽ riêng. Nhưng nó vẫn khiến tôi băn khoăn giống như chuyện con gà - quả trứng cái nào có trước. Một xã hội được quản lý tốt sẽ tạo ra những công dân mẫu mực? Hay một xã hội gồm toàn những công dân có ý thức tự giác thì tự bản thân xã hội ấy sẽ tốt và dễ quản lý?Singapore là một đất nước phát triển và quy củ hơn hẳn Việt Nam. Nhưng việc cửa hàng điện thoại Sim Lim rắp tâm đưa du khách vào tròng cho thấy dù xã hội hay hệ thống luật pháp hoàn thiện đến đâu, mà bản thân con người có tâm địa xấu, họ vẫn cứ vi phạm, vẫn tìm cách lách để trục lợi cho cá nhân. Như vậy, pháp luật chưa hẳn là điều kiện đủ trong câu chuyện quản lý xã hội. Thậm chí, trong vụ việc này, pháp luật còn không thể giải quyết vấn đề theo cách có hậu. Bởi Sim Lim đã quá khôn ngoan, kín kẽ về mặt pháp lý. Thế nhưng, lúc này ý thức cộng đồng của người Singapore lại cứu cho họ một bàn thua ngoạn mục. Chẳng pháp luật nào quy định người Singapore phải quyên góp tiền để cứu vãn hình ảnh đất nước mình. Điều đó hoàn toàn xuất phát từ nhận thức cá nhân của họ.Một câu chuyện khác liên quan đến cá nhân tôi. Tôi từng đãng trí để quên hộp đồ chơi mới tinh, mua cho con ở công viên gần nhà tại Australia trong hơn 2 giờ đồng hồ. Khi tôi sực nhớ ra, quay lại tìm thì nó vẫn ngay ngắn ở đúng chỗ tôi để quên. Rõ ràng, cũng chẳng luật pháp nào quy định cụ thể trường hợp này. Nhưng lòng tự trọng đã khiến người Australia không lấy thứ không phải của mình và biết là của người khác bỏ quên, chứ không phải vứt đi (do nó còn nguyên hộp chưa bóc).Victor Hugo có một câu danh ngôn: “Với nhân dân, quyền lực duy nhất là pháp luật; với cá nhân, quyền lực duy nhất là lương tâm”. Lương tâm có thể coi là một thứ pháp luật với riêng bản thân mỗi chúng ta. Ngay cả khi hệ thống pháp luật, xã hội chưa hoàn chỉnh thì từng cá thể nếu thực sự muốn, vẫn có thể cư xử một cách văn minh, có trách nhiệm theo đúng lương tâm mình. Tôi chắc chắn rằng người Singapore, người Australia hay bất kỳ quốc gia nào khác cũng không học nhiều bài học đạo đức về lòng tự trọng, tính thật thà, tinh thần thượng tôn pháp luật, ý thức cộng đồng... hơn chúng ta. Nhưng khi chúng ta không thể hành xử mẫu mực giống họ, thì cái chính là chúng ta không vượt qua được bản thân mình mà thôi, chứ không phải lỗi của pháp luật.Ai đó đã nói “cách bạn nhìn quyết định cuộc sống của bạn”. Thật dễ dàng để đổ lỗi cho pháp luật, cho nhà quản lý. Chỉ có điều, đó đều là những thứ mà cá nhân bạn rất khó để thay đổi. Nếu nhìn theo cách đó, có lẽ cuộc sống của chúng ta sẽ mãi giẫm chân tại chỗ, trong cái vòng quay hỗn loạn ấy. Thế nên, thay vì tặc lưỡi cho rằng những sự tùy tiện, sai phạm của bản thân trong cuộc sống là do cơ chế, do xã hội, do thứ trời ơi đất hỡi nào đó; sẽ tốt hơn nếu chính chúng ta tự ý thức thay đổi mình.Cá nhân hành động thế nào cho văn minh, giúp xã hội tiến lên là chuyện khó hơn chỉ trích, đổ lỗi và chẳng làm gì... rất nhiều!Phan Tất Đức Bản thân thân tôi và ở tại Việt nam cũng đã gặp một chuyện ở một quán cafe, tôi đứng dậy thanh toán tiền về và quên ví trên bàn, một tiếng sau quay lại tìm, cậu chạy bàn ít tuổi (chắc là sv đi làm thêm) từ trong nhà đi ra đưa cho tôi và nói " chú kiểm lại xem đủ không" lúc đó đã muộn và quán đang đóng cửa. Tôi rất biết ơn cậu ta vì trong ví khá nhiều tiền và giấy tờ tùy thân, tặng lại cậu ta tờ 500k nhưng cậu quyết không lấy!Ở ta không thiếu những người ý thức tốt nhưng nhiều cá nhân cũng còn xấu đặc biệt những người có chức quyền. Để một cộng đồng toàn tốt trước hết cấp lãnh đạo phải tốt trước! Tôi đồng ý với anh. Pháp luật là nền tảng là khuôn mẫu cho hành động của con người, nhưng chính ý thức của con người mới làm cho xã hội tiến bộ, và ý thức không phải là cái tự nhiên đến. Để xây dựng một xã hội mà trong đó mọi người đều có ý thức về hành động của mình đối với cộng đồng, thì gia đình chính là nơi để rèn giũa tạo nên những công dân tốt. Tôi thấy cách người Việt chúng ta dạy con cháu có vấn đề, ví dụ: Chúng ta làm sao dạy một đứa bé tuân thủ quy tắc giao thông khi mà chúng ta chở các em đến trường đi ngược chiều và vượt đèn đỏ? Chúng ta dạy con em mình phải biết nhận lỗi khi làm sai nhưng khi chúng ta sai chúng ta lại không chấp nhận điều đó ? Đã đến lúc cần thay đổi trong tư duy để phát triển một xã hội văn minh mà gốc rễ chính là giáo dục ở gia đình. Với con người dù chức vụ cao, có học nhưng ý thức kém thì xã hội không bao giờ tốt đẹp. Tôi chơi bóng bàn ở một CLB lớn dành cho toàn cán bộ, nhưng chỉ bỏ quen cái vợt tốt trong vòng 30 phút, đã bị một cán bộ CC đánh cắp ngay, dù trên vợt có tên tôi, dù hắn ta biết rõ tôi vì cùng chơi. Nên chuyện một thằng vô học ăn cắp tôi cho là chuyện bình thường. Ai mà cũng có ý thức tự giác tốt, biết hành xử/ điều chỉnh hành vi vì cộng đồng/ gia đình thì Việt Nam đã thành nước văn minh, phát triển từ lâu. Ngay lúc này, những hành vi tối thiểu của văn minh/ văn hóa như tự giác xếp hàng, không xả rác bừa bãi, đi xe có trách nhiệm còn không thực hiện được thì làm sao nói đến những chuyện to tát hơn.Đáng buồn ở chỗ biết bao nhiêu thế hệ sinh viên, học sinh được tiếp cận với Internet, văn hóa tiên tiến của nước ngoài nhưng vẫn hàng ngày, hàng giờ chen lấn, xả rác, tư duy tùy tiện... thế thì đến bao giờ mới khá nổi. Tôi đang học tập Đài Loan và tôi thấy thực sự thích Đài Loan vì ý thức cá nhân của họ rất tốt, điện thoại, đồ đạc có thể vứt lung tung mà không sợ mất, bản thân tôi từng rơi mất chiếc điện thoại, và người nhặt được đã đợi tôi gọi và đợi ở vị trí tôi làm rơi để trao lại. Còn bạn tôi thì bỏ quên máy tính ở ga tầu, và cũng được trả lại nguyên vẹn, ngẫm nếu ở VN chỉ cần "sơ xẩy ra là mất". Mỗi con người là một tế bào của xã hội. Bài viết của ban rất hay nhưng chưa đủ. Chúng ta phải tìm ra gốc rễ của sự tùy tiện để khắc phục chứ không chỉ nói suông. Sau khi sang Nhật Bản và Singapore tôi nhận ra giáo dục đóng vai trò quan trọng. Con người hình thành nhân cách từ khi còn trong bụng mẹ cơ mà. Mọi đứa trẻ sinh ra đều trong sáng, sau sống trong cộng đồng vài chục năm thành ai thì cộng đồng đều biết. Thượng bất nghiêm hạ tất loạn. Tôi không nghĩ là người dân có lỗi, người quản lý nhận lương từ thuế của người dân phải có trách nhiệm làm tốt việc của mình. Nếu dân trí thấp thì nhiệm vụ của anh phải uốn nắn xã hội theo cách mà mình là người có trách nhiệm phải làm. Đừng mong đợi vào giáo dục, đó là một con đường dài và nhiều "cải cách", hãy dùng lương tâm của một nhà quản lý mà điều chỉnh hành vi của xã hội, quyền lực trong tay anh mà anh lại nói là cần có ý thức của người dân? Xin mượn lời của Khổng Tử "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tôi đồng ý với anh. Mỗi cá nhân hãy tự hỏi mình đã làm được gì để đóng góp xây dựng cho đất nước hay lúc nào cũng tìm kẽ hở để trục lợi bản thân, có vấn đề gì thì quay ra đổ lỗi cho nhà quản lý. Con gái tôi để điện thoại trong ba lô tại lớp học, đi xuống ăn trưa, ăn bán trú. Sau đó quay lên đã không còn nữa. Cô giáo cũng không thể điêu tra ra. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã nhòm ngó để ăn cắp thì khi ra xã hội liệu sẽ trở thành công dân thế nào? Cô giáo thì bị bệnh thành tích, che đậy nhiều điểm yếu của lớp thì làm sao có thể dạy dỗ con em trở thành người tốt? "Cách bạn nhìn quyết định cuộc sống của bạn”- chuẩn. Cảm ơn Đức. Bài viết thật sâu sắc. Mỗi người hãy sống thật nhân văn. Ai cũng chỉ sống có một lần, hãy sống làm sao để khi nhắm mắt xuôi tay không phải hổ thẹn với lương tâm mình, không phải xấu hổ với cuộc đời này. Tôi thích bài viết của anh, và trong tôi luôn có ý nghĩ giống như anh vậy. Hãy đừng đổ lỗi nữa, mà hãy nhìn nhận và hành động đúng, hành động đẹp, một bông hoa có thể chưa tạo nên mùa xuân nhưng nếu không có bông hoa nào thì thử hỏi bao giờ mới có kỳ tích đây. Thêm một điều nữa là, không chỉ mình làm đúng, làm tốt mà còn giúp người khác tốt như mình, hãy đấu tranh với những cái xấu đó. Tôi nghĩ người Việt mình quả thật không dũng cảm đâu, chỉ là tự tôn cao thôi. Trước những hành động xấu phần lớn mọi người chưa dám lên tiếng để chống lại đó, dễ dàng chấp nhận và sợ liên lụy. Điều đó vô tình khiến những người vô ý thức tiếp tục hành động sai trái, và tạo ra một đám đông cho những người dễ dãi chép miệng làm theo. Hãy dũng cảm lên nào! Bài viết tuy không dài nhưng đủ để mỗi người nhìn nhận lại bản thân mình với cuộc sống, và những người làm sai thì buồn một nỗi là họ chẳng thèm đi sâu mà tìm hiểu hay đọc những bài viết nhân văn thế này đâu... Tôi đồng ý, không cần phải làm gì lớn lao, chỉ cần "hãy để phần người lấn áp phần con" là tốt rồi. Bài viết thật hay về một góc nhìn khác cho một sự kiện đang ầm ĩ truyền thông.
Chuyện không hề nhỏ Không phải là chuyện ốc vít. Đây là chuyện về năng lực nghiên cứu - phát triển, sản xuất và bán hàng hoá công nghiệp. Nôm na là Việt Nam có biết làm công nghiệp không?Tại diễn đàn "Đẳng cấp quốc tế - Lời giải từ sản phẩm Việt” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hôm 1/11, ông Vũ Thanh Thắng, Phó Chủ tịch BKAV, nói: “Việt Nam hoàn toàn sản xuất được những thiết bị công nghệ cao. Điểm yếu nhất là các doanh nghiệp không khắt khe trong các tiêu chuẩn sản phẩm”.Cũng tại diễn đàn đó, một số diễn giả cho rằng nước ta thừa sức làm ốc vít, thậm chí cả iPhone 6, nhưng làm để làm gì?Cuộc tranh luận này làm tôi nhớ lại một chuyện cũ. Ngày 15/11/1988, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ con thoi sử dụng nhiều lần có tên Buran (Bão Tuyết). Khi phỏng vấn ông Valentin Glushko, tổng công trình sư dự án, phóng viên một tờ báo Liên xô hỏi: “Ngành công nghiệp Liên Xô nay đã sản xuất được tàu coi thoi Buran tốt không kém tàu con thoi Colombia của Mỹ. Theo ông, Liên Xô có thể sản xuất được tủ lạnh tốt không kém tủ lạnh Nhật không?”. Glushko đã trả lời hóm hỉnh mà thẳng thắn: “Tất nhiên được chứ! Nhưng tôi e rằng giá thành cái tủ lạnh Liên Xô đó cũng bằng cái… tàu Buran”. Chuyến bay ngày 15/11/1988 là chuyến bay đầu tiên và cũng là cuối cùng của chương trình tàu vũ trụ con thoi tiêu tốn của Liên Xô 20 tỷ rúp (gần 30 tỷ USD theo tỷ giá chính thức lúc đó).Nó cũng làm tôi nhớ lại ý của một ông giám khảo cuộc thi sắc đẹp nào đó, rằng so với các thí sinh hoa hậu quốc tế thì thí sinh của ta chỉ kém hơn về thể hình, ứng xử và kiến thức. "Chỉ" kém họ ở mấy điểm thế thôi, chứ các mặt khác đều ổn cả. Về các sản phẩm công nghiệp cũng vậy. Ta cũng chỉ kém người về khả năng nghiên cứu - phát triển, thiết kế, sản xuất quy mô lớn, kiểm soát chất lượng sản phẩm và năng lực bán hàng. Các mặt khác đều ổn cả.Rất nhiều người Việt Nam nghĩ cái gì thế giới đã làm tốt rồi thì Việt Nam chẳng nên làm nữa, mua về mà dùng. Họ nghĩ Việt Nam chỉ nên làm những gì thế giới chưa làm tốt. Tôi nghĩ mãi không ra thứ gì thế giới còn chưa làm tốt và đang trông chờ lời giải từ Việt Nam. Hình như mọi thứ đều có ai ở đâu đó đang làm và làm tốt.Tôi cũng thắc mắc tại sao khi Nhật đã làm hàng điện tử tốt rồi; Pháp đã làm nước hoa, mỹ phẩm tốt rồi; Italy đã làm thời trang tốt rồi; Mỹ đã làm điện ảnh tốt rồi; Đức đã làm ôtô tốt rồi… Hàn Quốc lại nhảy vào tất cả lĩnh vực đó để rồi... thành công? Họ đầu tư nhiều cho nghiên cứu - phát triển (R&D), cử nhiều người ra nước ngoài học, mời nhiều chuyên gia nước ngoài đến làm việc. Rồi họ làm được hết và làm rất tốt. Trung Quốc cũng đã và đang sản xuất tất cả mọi thứ lâu nay thiên hạ đã sản xuất tốt rồi. Họ làm không hẳn tốt hơn, nhưng làm số lượng cực lớn, giá cực rẻ và bán hàng cực giỏi. Trung Quốc nay đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ) về đầu tư cho R&D. Mỗi năm họ chi 2% GDP, bình quân mỗi ngày gần 1 tỷ USD cho R&D. Họ đứng thứ ba về số lượng đăng ký bản quyền sáng chế PCT (sau Mỹ và Nhật Bản).Trong lĩnh vực công nghiệp, đối với trí tuệ và khả năng con người, không tồn tại bất kỳ giới hạn nào về chất lượng, giá cả. Mọi thứ đều có thể được làm tốt hơn. Mọi thứ đều có thể được làm rẻ hơn. Trước đây, GPS là một tính năng đắt đỏ, chỉ sử dụng cho các thiết bị quốc phòng. Nay GPS là tính năng bình dân của nhiều điện thoại di động có giá chỉ vài chục USD mỗi chiếc. Trước đây, Boeing của Mỹ là nhà chế tạo máy bay "bất khả cạnh tranh". Mấy năm gần đây, Airbus của châu Âu đã soán ngôi của Boeing về số loại và số lượng máy bay bán ra mỗi năm. Không có gì là không thể.Chúng ta đã và đang ngụy biện cho năng lực công nghiệp kém cỏi của mình. Khái niệm "làm được" được hiểu một cách hời hợt. "Làm được" phải là thiết kế được, sản xuất được với số lượng lớn, chất lượng đồng đều, giá thành có tính cạnh tranh và bán được hàng. Nếu chưa phải như thế thì chưa thể nói là "làm được".Hơn 30 năm trước, chúng tôi buôn bàn là, nồi áp suất từ Liên Xô về Việt Nam. 30 năm sau, vào các siêu thị hàng gia dụng ở Việt Nam, tôi không thấy cái bàn là, nồi hầm Việt Nam nào cả. Các mặt hàng tiêu dùng công nghiệp khác cũng rất hiếm. Chỉ còn 6 năm nữa là đến mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp (2020), nhưng xem danh sách 32 sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội, không thấy sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chỉ thấy bia, màn tuyn, săm lốp cao su, cửa sổ nhôm kính, dây cáp điện, đá ốp lát, đồ nhựa, hàng may mặc, phân lân, thức ăn chăn nuôi...Không quốc gia nào sản xuất đủ và tự cung tự cấp mọi hàng hoá công nghiệp. Nhưng một nước đất chật, dân đông trên 90 triệu người như Việt Nam mà không phát triển sản xuất công nghiệp với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, chỉ gia công lắp ráp và nhập ngoại hàng hoá công nghiệp, là không ổn. Gia công lắp ráp mang lại giá trị gia tăng rất thấp, chỉ là tiền công. Nhập hàng hoá công nghiệp nước ngoài thì phải có tiền. Giá trị hàng hoá nông, thuỷ sản và dịch vụ không thể đủ để nhập khẩu hàng công nghiệp, ta buộc phải bán tài nguyên để cân đối ngoại thương. Nhưng tài nguyên không phải là niêu cơm Thạch Sanh. Nếu Việt Nam không biết làm công nghiệp thì khó mong có sự thịnh vượng.Trong 9 tháng đầu năm, nhập siêu từ Trung Quốc đạt 20,17 tỷ USD và dự kiến đạt 27 tỷ USD cho cả năm, rất đáng ngại. Tình hình nhập siêu của Việt Nam sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu nền sản xuất công nghiệp Việt Nam cứ đì đẹt mãi như trong mấy chục năm qua.Thế nên chuyện này không hề nhỏ, nếu không muốn nói là rất lớn.Lương Hoài Nam Cơ chế xã hội đâu tạo ra người tài làm công tác nghiên cứu phát triển, các đề tài khoa học không có ứng dụng cao trong thực tiển. người làm nghiên cứu có thu nhập thấp hơn so với các lĩnh vực khác, vì vậy các máy móc ứng dụng trong nông nghiệp chỉ người nông dân nghĩ ra. Bài viết rất hay. Các nhà hoạch định kinh tế nước mình nên đọc và suy ngẫm cho kĩ. Cái chuyện 2020 thành nước công nghiệp thì tôi chẳng tin nổi, thậm chí không phải bây giờ mới không tin mà tôi đã không tin từ hồi năm 2001 (lúc tôi học môn Kinh tế chính trị). Ý của tác giả rất nhiều người biết, nhưng ở đây tác giả đưa ra chính xác và thẳng thắn quá, tôi sợ làm nhiều "vị" rất là "buồn"! Ngay cả nhiều người dân chúng tôi cũng buồn! Nhà nước cần đầu tư và có chính sách đãi ngộ cho ngành công nghiệp, cho lĩnh vực sáng chế và sản xuất. Tôi đọc báo thấy nói cha con ông Hải sang Campuchia làm xe bóc thép thì được trọng dụng, hay như ông Phan Bội Trân, anh Nguyễn Hòa làm tàu ngầm, không thấy chính phủ có những động thái, chế độ đãi ngộ gì cho họ. Bao giờ VN mới khá lên được đây? Làm cầu đường, xây dựng thì còn bớt xén đước chứ làm ốc vít, điện thoại thì bớt xén được cái gì. Trong khi 1 nhiệm kỳ chỉ có 4 năm thôi, làm sao hoàn vốn được đây! Việt Nam đã và đang làm rất tốt "tham nhung, nhũng nhiễu, tiêu cực " đó chứ. Mấy cái đó thế giới đang bỏ mà. Việc này hãy hỏi 9000 Giáo sư và 24.000 tiến sĩ ấy? Hãy làm được cái nắp hố ga trên đường cho tử tế đã. VN có bao nhiêu Viện, Học viện khoa học giao thông, vậy mà Cứ nhìn cái nắp hố ga trên đường thì thấy được thành tựu của các loại Học viện đó. Những con đường nghìn tỷ trở nên xấu xí, thê thảm và nỗi kinh hoàng của người tham gia giao thông vì những cái hố ga mụn cóc trên đường mà ngay cả nước... Lào cũng không đến nỗi thế. Sau mấy chục năm CNH, chúng ta đang chật vật theo kịp nước Lào, CPC và đang có nguy cơ thua họ toàn diện. Buồn! Bản chất của người Việt mình dối trá cho nên trong cuộc sống hàng ngày cấp dưới báo cáo dối lên cấp trên, rồi cấp trên căn cứ trên những báo cáo đó để xây dựng và hoạch định chiến lược chính sách kết quả là tất cả đều kêu trời. Những bài viết của bác Nam rất sâu sắc, tôi thường đọc đi đọc lại nhiều lần! Nhưng không biết những nhà hoạch định kinh tế vĩ mô có đọc và biết không, hay biết mà chưa tìm ra cách giải quyết được! Quá buồn cho một Hòn ngọc viễn đông, niềm mơ ước của Singapore những thập niên 60-70 ngày trước. Việt Nam vì đâu nên nỗi ??? ... Trách nhiệm thuộc về ai ? Chúng ta sẽ làm gì để thay đổi ? Cần có cơ chế nào để người tài được trọng dụng, ứng dụng kiến thức và phát triển. ??????? Ai trả lời đây............ Vừa rồi dư luận có đề xuất là thay vì phải bán tài nguyên đất nước, bán sức lao động rẻ mạt dạng XKLĐ thì ta nên xuất khẩu chất xám ra nước ngoài. Vì Việt Nam có hơn 9000 GS và 24000 TS, đứng đầu ĐNA! Thật buồn nếu biết rằng số lượng các bài báo khoa học tầm quốc tế của tất cả mấy chục vị GS, TS cộng lại còn thua xa một trường đại học bên Thái Lan! Tôi thấy trên thế giới chỉ có ăn chơi và tiêu tiền là chưa tốt, chưa đâu bằng VN , ví dụ uống bia , món này có lẽ VN làm tốt đấy. Bạn nói quá đúng. Tác giả nói: "chỉ thấy bia, màn tuyn, săm lốp cao su, cửa sổ nhôm kính, dây cáp điện, đá ốp lát, đồ nhựa, hàng may mặc, phân lân, thức ăn chăn nuôi..." - tôi thấy phần lớn cũng là liên doanh mà chất lượng cũng không cao, thậm chí có cả hàng giả, hàng nhái và người tiêu dùng vẫn sính ngoại. Các doanh nghiệp thì tính toán ăn xổi nên đội giá, thậm chí cả lừa đảo; dân thì buôn thúng, bán mẹt nhiều, các quán nhậu đông khách tiền chùa. Vậy thì giải pháp quản lí, lãnh đạo phải ...? Chuyện không hề nhỏ - Hoài Nam rất sâu sắc.
Chuyện con ốc vít Có người cho rằng “thật là đau” khi những sản phẩm đơn giản như vậy mà không doanh nghiệp Việt Nam nào làm được, người khác thì bảo: “Việt Nam sản sinh được nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng không sản xuất được sản phẩm dù chỉ là con ốc vít”.Liệu không thể sản xuất một con ốc vít cho Samsung có phải là doanh nghiệp Việt quá kém cỏi hay không? Câu hỏi này làm tôi nhớ tới bài nói chuyện của một giám đốc chiến lược tập đoàn công nghệ lớn của Việt Nam tại TEDx năm 2012. Anh đã chia sẻ khi còn làm việc tại tập đoàn Schneider, anh thường mang theo một con ốc xe Toyota mà Mỹ hay các nước Châu Âu khi đó chưa thể sản xuất được về độ nhuyễn, độ chính xác để minh chứng cho tri thức của người châu Á.Theo tôi sẽ hơi vội vàng nếu cho rằng sản xuất những linh phụ kiện như con ốc hay cái sạc điện thoại theo tiêu chuẩn của Samsung là việc đơn giản về mặt công nghệ. Bởi hiện nay Samsung đã trở thành một thương hiệu toàn cầu, tiêu chuẩn Samsung chính là tiêu chuẩn thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực thiết bị di động, các hãng phải cạnh tranh nhau từng micromet trên mỗi sản phẩm, một con ốc sẽ phải đạt rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe để giúp cho thiết bị hoạt động tốt. Tiêu chuẩn đó thậm chí còn cao hơn ngành sản xuất ôtô, vốn đã là thách thức với rất nhiều quốc gia phát triển. Vì vậy phụ kiện xem như rất nhỏ mà câu chuyện làm ra nó lại không nhỏ.Bên cạnh trình độ công nghệ, cũng không thể bỏ qua vấn đề giá thành. Đây là một trong các nguyên nhân mà ông Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng - Bộ Công Thương, cho rằng phía, Việt Nam chưa đáp ứng được Samsung. Trong chuỗi sản xuất của mình, Samsung sẽ dành những phần béo bở nhất cho lao động Hàn Quốc, sau đó những phần phụ, tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ đặt hàng các nước khác. Do vậy, dù doanh nghiệp có khả năng công nghệ, cũng phải cân nhắc hiệu quả của việc đầu tư nhân lực và thiết bị để nhận đơn đặt hàng của Samsung, chứ không thể “làm cho thế giới biết mặt” để rồi chịu thua lỗ.Trong vài năm gần đây, tôi đã đón nhiều doanh nghiệp đang gia công ở Trung Quốc phải “dạt” sang Việt Nam vì làm ăn tại Trung Quốc ngày càng khó khăn. Họ mang mức giá vốn đã khá rẻ từ Trung Quốc sang đàm phán với doanh nghiệp Việt Nam. Với lý do mặt bằng chi phí ở Việt Nam thấp hơn, họ muốn một mức giá thấp hơn hoặc cùng lắm là bằng so với Trung Quốc. Chỉ riêng các yêu cầu của phía bạn về tiêu chuẩn nhà xưởng, máy móc, bảo hiểm, chế độ làm việc cho người lao động cũng khiến nhiều công ty Việt Nam phải lắc đầu, vì chi phí sẽ đội lên rất cao,  lợi nhuận thu được trên mỗi sản phẩm chưa đủ để trả lãi ngân hàng.Bởi vậy, tôi tin rằng các giáo sư, tiến sĩ ở Việt Nam không phải không có thực tài đến mức không có cách làm được con ốc vít. Nhưng từ nghiên cứu đi đến sản xuất kinh doanh là một hành trình dài đòi hỏi sự bắt tay giữa nhà khoa học và nhà kinh doanh, cùng rất nhiều điều kiện kinh tế, chính trị khác nữa mới thành tựu được. Có lẽ không nên vì chuyện chưa thể tiếp nhận được đơn hàng của nước bạn mà vội đánh giá về các nhà khoa học.Hãy bình tĩnh và cho các doanh nghiệp thêm thời gian. Chúng ta đều biết ngành công nghiệp điện tử chưa bao giờ là thế mạnh của Việt Nam. Nếu bảo các cường quốc công nghiệp như Mỹ, Nhật, Đức sản xuất nhiều lúa gạo, thủy hải sản với mức giá tương đương Việt Nam thì có lẽ họ cũng đành bó tay. Những năm trước, các tập đoàn điện tử lớn đều chọn Trung Quốc để gia công. Chỉ đến khi gặp khó khăn, họ mới tìm đến các nước lân cận như chúng ta. Doanh nghiệp Việt Nam trước nay chưa có nhiều cơ hội tiếp cận lĩnh vực này, vì vậy, họ cần thời gian để bắt kịp với nhu cầu của thế giới.Trong một số lĩnh vực khác… hàng hóa Made in Vietnam đang ngày càng tỏ ra thắng thế trước hàng Trung Quốc trên thị trường. Vì vậy, chúng ta có lý do để tin tưởng rằng, các doanh nghiệp Việt sẽ đón nhận làn sóng mới trong lĩnh vực điện tử thành công, đưa công nghiệp điện tử thành một thế mạnh mới của nước ta. Thay vì kêu “đau”, nên chăng chúng ta hãy cùng cảm thông và ủng hộ các doanh nghiệp Việt, những người đang tích cực đóng góp cho nền kinh tế vì một Việt Nam giàu mạnh.Chu Ngọc Cường Cho doanh nghiệp thêm thời gian, đồng ý. Nhưng bao lâu? Đất nước đã hòa bình gần 40 năm rồi. Bằng thời gian đó Nhật, Hàn tiến đến đâu? Trung Quốc tiến đến đâu? Với cơ chế còn nặng xin cho thì doanh nghiệp còn làm ăn chụp giật, còn làm ăn ngắn hạn chứ hiếm có doanh nghiệp dám đầu tư bài bản lắm. Chính sách thay đổi theo nhiệm kỳ xoành xoạch vậy thì đến DN FDI còn ngán nữa là Việt Nam. Tôi là một kỹ sư, tôi rất yêu thích và rất hay tìm hiểu về các công nghệ sản xuất dây chuyền tự động ngay từ hồi tôi còn là một sinh viên ngồi trên ghế đại học. Mấy ngày qua tôi đọc rất nhiều thông tin về chuyện "con ốc vít và cái sạc pin" và tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của bạn ở bài viết này. Con ốc vít- cái sạc pin, nghĩ thì đơn giản, nhưng thực chất ko đơn giản tí nào như những gì người ta nói. Muốn có lời trên mỗi con ốc vít thì tiêu chuẩn của sản phẩm phải đạt yêu cầu của phía đặt hàng, giá thành phải thật rẻ. Và giá thành rẻ để sản xuất ra loạt ốc vít đồng loạt, trong thời gian ngắn thì ko thể dùng tay được. Phải có dây chuyền sản xuất, chưa kể phải dây chuyền hiện đại càng tốt và phải linh hoạt trong việc đa dạng hóa sản phẩm đầu ra. Một dây chuyền sản xuất ốc vít không thể đặt mục tiêu là "chỉ sản xuất cho Samsung" được nếu như nó không nằm trong "dây chuyền" của Samsung. Còn chuyện nhập công nghệ ư, nhập được, mua được đấy, nhưng vận hành nó còn là cả một vấn đề nữa trong khi chưa có sự đồng bộ giữa trình độ lao động và công nghệ tiên tiến. Trong những người than "đau" có thực sự bao nhiêu người biết và hiểu về công nghệ sản xuất dây chuyền? Không phải tôi coi thường ai cả nhưng thực tế nó là như vậy. Nói là khó nhưng trong nước vẫn có các doanh nhân đã làm được nhưng ở một lĩnh vực khác, như với gấm - lụa Phú Thái với công nghệ mua từ Nhật Bản, gốm sứ Minh Long nổi tiếng toàn thế giới với công nghệ nung số 1 đến từ Đức,... Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ phía chính quyền - lãnh đạo cho các doanh nghiệp để bao tiêu đầu ra cũng phải góp phần không nhỏ nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn Chu Ngọc Cường. Tôi cũng làm trong ngành sản xuất ý kiến nhiều bạn mỉa mai Việt Nam không làm được thật là thiển cận, trong cuộc chơi toàn cầu phải biết mình có lợi thế cạnh tranh gì rồi từ đó mà phát triển, không phải cứ thấy có đơn hàng mà lao vào làm bất chấp hậu quả. Như Trung Quốc là bài học nhãn tiền, họ theo đuổi chiến lược giá rẻ mà không cần tính toán đến những yếu tố môi trường và hiện giờ họ, con cháu họ đang gáng chịu hậu quả. Thêm vào nữa, đừng tưởng những cái nhỏ nhặt như con ốc mà tưởng nó không cần kỹ thuật cao. Nói thật chế tạo chi tiết cho chiếc ôtô nhiều khi còn không cần những chi tiết độ chính xác và hoàn thiện cực cao như chế tạo linh kiện cho điện thoại, công ty bạn tôi đang làm mẫu 1 chi tiết nhựa cho điện thoại (công ty này là của Hàn Quốc mới được đưa đơn hàng, của Việt Nam thì đừng mơ), làm khuôn mẫu tới lui mà chưa đạt...khi đạt rồi thì họ đưa cái giá không tưởng rồi nói TQ làm vậy đó. Tất nhiên vẫn đặt hàng khi thương lượng giá nhưng lợi nhuận biên cực mỏng, chả đáng bao nhiêu và làm nhiều mới có lãi chút đỉnh. Theo tôi VN có thế mạnh trong nông nghiệp và CNTT, tập trung vào hai ngành này rủi ro ít và không chịu hậu quả về môi trường, còn ngành công nghiệp phụ trợ thì cần nghiên cứu kỹ, kẻo nhập rác công nghệ về rồi phá hủy môi trường đất nước. Tôi được biết, theo kế hoạch, đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp!!! Khi đó, thì Samsung có mang tới 170 chứ đến 1700 mặt hàng, Việt Nam cũng sản xuất được tất! Bai` viet' hay va` dung' thuc. te^'! Đúng là nhìn vấn đề phải có hai mặt, nhưng tác giả đang cố xoa dịu cái yếu kém của chúng ta, và đó là trách nhiệm của ngành giáo dục. " Anh đã chia sẻ khi còn làm việc tại tập đoàn Schneider, anh thường mang theo một con ốc xe Toyota mà Mỹ hay các nước Châu Âu khi đó chưa thể sản xuất được về độ nhuyễn, độ chính xác để minh chứng cho tri thức của người châu Á." Điều này không đúng , Mỹ không làm ốc xe Toyota vì xe Nhật dùng hệ thống đơn vị SI (International System of Units, hay metric system) là mét, mili mét... Anh, Mỹ dùng hệ thống đơn vị United States customary units( English units) là inch , foot... tất cả các nhà máy ở Mỹ đều làm ốc với United States customary units( thường được gọi là Standard ) nên không dùng được cho xe Nhật. Nếu có tiền tôi cũng như đa số những người Việt Nam khác là đầu tư vào bất động sản, khu du lịch, chả dại đầu tư vào công nghiệp, vì chả ai quan tâm giúp đỡ. Hãy nhìn Israel. Họ chế tạo từ ốc vít đến bom nguyên tử. Về nông nghiệp thì họ sống ở vùng sa mạc khô cằn vẫn xuất khẩu rau quả được. Việt Nam thừa tiến sĩ thiếu sản phẩm đạt chất lượng là chuyện ai cũng biết. Việt Nam với chiến lược phát triển là "Đi trước - đón đầu" nên chúng ta không có gì mà phải lăn tăn ....sẽ có ngày thế giới sẽ thấy VN đang đón ...ở ...đâu !?? Bài viết rất hay rất thật, một sự thật rất đau mà suốt bao năm đổi mới người ta mới làm được cái ngọn, còn cái gốc thì người ta lại chẳng quan tâm bởi họ nói trái chỉ ra trên cành? 20 năm nữa tôi tin VN vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các tập đoàn thế giới. Không phải chúng ta không làm được mà do nhiều qui định của Việt Nam khiến doanh nghiệp không muốn đầu tư để làm. Nước mình có nhiều trường ĐH và nhiều Giáo Sư Tiến Sĩ lắm nhưng mình đã làm được Cái Kim chưa, trong khi Trung Quốc bán về VN 2.000 đồng/12 cái kim. Mình hãy nhìn vào sự thật đi. Không phải "cho DN VN thời gian" mà là cho các nhà hoạch định VN thời gian. Mà thời gian lại là cái không cho được, cho là mất. Chúng ta dã mất 30 năm đánh Pháp, đánh Mỹ và 40 năm sau ngày chiến thắng. Vậy còn định "xin" bao nhiêu thời gian nữa đây? Không tự làm được thì chấp nhận làm thuê đi, loay hoay mãi làm gì? Nào là công nghiệp ô tô, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp điện tử... nắm đấm thép, nắm đấm gang của nền kinh tế hóa ra toàn lõi bằng đất sét.. thời gian không biến đất sét thành thép hay kim cương được đâu
Đằng sau các cá nhân kiệt xuất Malala là một nhà hoạt động xã hội đấu tranh vì quyền đi học của bé gái tại quê nhà em - Thung lũng Swat, Pakistan - nơi quân Taliban từng cấm trẻ em gái đến trường. Cuộc đấu tranh của Malala trở thành nguồn cảm hứng cho phong trào toàn cầu ủng hộ tiếp cận giáo dục dành cho phụ nữ. Thế nhưng chính Malala đã phải trả giá cho sự can đảm của mình - em bị bắn vào đầu trên đường đi học hồi năm 2012. Đến nay, mạng sống của Malala vẫn bị đe dọa bởi các tín đồ Hồi giáo cực đoan.Trong bài phát biểu sau khi biết tin đoạt giải, bằng thứ tiếng Anh chưa sõi nhưng trôi chảy và dõng dạc, Malala chia sẻ: “Thông điệp của tôi với trẻ em toàn thế giới là các bạn hãy đấu tranh vì quyền lợi của chính mình”.Điều khiến công chúng bất ngờ, có lẽ không phải là việc Malala đoạt giải Nobel, mà chính là từ đâu em có được nguồn năng lượng và bản lĩnh để lên tiếng một cách can đảm đến thế. Hoạt động đáng chú ý đầu tiên của Malala bắt đầu năm 11 tuổi, khi em viết blog về cuộc sống dưới thời Taliban chiếm đóng và trình bày quan điểm về việc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái. BBC lúc ấy đang tìm kiếm một nữ sinh có thể viết blog nặc danh về cuộc sống dưới ách Taliban. Cha của Malala là Ziauddin Yousafzai - một giáo viên địa phương - đã giới thiệu con gái mình làm việc ấy, trong khi các bậc phụ huynh khác từ chối vì lo lắng cho sự an nguy của con. Trong suốt quãng thời gian sóng gió tiếp sau, khi nguy hiểm rình rập Malala mỗi ngày, cha em vẫn tiếp tục động viên con gái hoạt động xã hội. Sự cổ vũ của ông đã tiếp thêm sức mạnh cho Malala, thúc đẩy em lên kế hoạch trở thành một chính khách, mà như em nhấn mạnh, phải là “một chính khách tốt”.Câu chuyện của Malala đặt ra câu hỏi: Liệu Malala có trở thành một nhà hoạt động xã hội nếu thiếu đi sự khuyến khích từ người cha nhìn xa trông rộng? Tôi nghi ngờ điều đó. Sống trong một đất nước mà nhân quyền, nhất là quyền phụ nữ, thường xuyên bị xâm phạm, phần lớn trẻ em sẽ có xu hướng tránh bộc lộ bản thân.Nếu như cha của Malala cũng giống như các bậc phụ huynh khác, có lẽ cô bé sẽ không trở thành một tiếng nói có ảnh hưởng.Malala là một trường hợp hiếm có, nhưng không phải là duy nhất hiện nay. Joshua Wong, cậu thiếu niên người Hong Kong chỉ hơn Malala một tuổi, đã hoạt động xã hội từ năm 14 và hiện dẫn đầu Scholarism - nhóm học sinh vận động cải cách giáo dục và quyền bỏ phiếu phổ thông tại Hong Kong bằng việc bãi khóa và ký tên phản đối. Tuy không chịu ảnh hưởng rõ rệt từ phụ huynh như Malala, nhưng trong một cuộc phỏng vấn, Joshua nói rằng cha mẹ cho phép và ủng hộ cậu tự do làm những gì mình tin tưởng. Dù còn những tranh cãi xung quanh các hoạt động của Joshua, khó phủ nhận rằng cậu là một thanh niên bản lĩnh, có khả năng tạo nên sự thay đổi tích cực đối với sự phát triển xã hội của Hong Kong.Tôi nêu ví dụ này có thể khập khiễng nhưng Việt Nam cũng là một quốc gia mà tiếng nói của trẻ em thường không được khuyến khích và coi trọng, dù chúng ta đang sống trong hòa bình. Trẻ em Việt Nam được dạy phải tránh xa những điều được cho là có thể gây nguy hiểm hoặc khác với định hướng của cha mẹ. “Không được tranh luận với cô giáo”, “Thầy nói gì phải nghe nấy”, “Không được chơi với con bé hàng xóm”, “Còn nhỏ đừng can dự chuyện người lớn”, “Còn đi học cấm yêu đương lăng nhăng”… là những lời “răn” mà nhiều bậc phụ huynh đưa ra với con mình, mà không hề cho phép sự thỏa hiệp hay tranh luận.Ở Việt Nam không phải không có các bậc phụ huynh tiến bộ. Thực tế là chúng ta đã có, dù không nhiều. Nhờ những bậc cha mẹ như vậy mà gần đây ta mới thấy các thanh thiếu niên kiếm được học bổng sang học các trường danh giá tại Mỹ từ khi mới tốt nghiệp cấp ba. Theo dõi những bài phỏng vấn các em, dễ nhận thấy một điểm chung là các em nuôi dưỡng tham vọng từ khi còn rất nhỏ và không những học hành chăm chỉ mà còn tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện, tham gia các cuộc thi quốc tế. Học bổng chỉ là kết quả xứng đáng cho quá trình nỗ lực kéo dài nhiều năm.Nếu không có sự định hướng, hoặc ít nhất là ủng hộ và khuyến khích từ người lớn, liệu chúng ta có thể có những cá nhân trẻ kiệt xuất không?Minh Thi Bạn có tin là ở VN nếu 1 người trẻ không làm theo lời người lớn nói là sẽ bị bảo là "ngông cuồng, ngựa non háu đá" và sau đó là không nhận được bất cứ một sự hỗ trợ nào để nhằm mục đích cho người trẻ thất bại mà "sáng mắt" ra không. Cay lắm!!! Rất đồng tình với ý kiến của tác giả bài viết. Muốn sánh vai các cường quốc thì phải Dám Mơ Lớn, Dám nói những lời lớn lao, bắt đầu từ con trẻ. Hãy để cho các con bộc lộ hết năng lực tuyệt vời của mình. Mỗi bé được sinh ra đã là hoàn hảo. Người lớn đừng dùng quyền lực hay ý chí của mình để nhào nặn các con theo ý mình.Tôi có 1 ước mơ Việt Nam sẽ có 1 trường Harvard. Con gái tôi tham gia các hoạt động xã hội từ khi cháu lên cấp 2, chúng tôi luôn khuyến khích cháu tính tự lập, và thổi vào cháu những ý tưởng, ước mơ vươn xa... Từ lớp 1 tới 12 chưa bao giờ tôi hỏi cháu “hôm nay con được mấy điểm” mà luôn hỏi “hôm nay con có gì vui ở trường không, tình hình ở lớp trường …ra sao,…” . Cháu đang học tại Anh với học bổng toàn phần! Để làm được như cô bé pakistan, cậu bé hongkong thì bạn phải bảo đảm cha mẹ họ, người thân họ không bị khủng bố (tinh thần), bắt bớ vì tội không giáo dục trẻ vị thành niên chống phá chánh quyền nhân dân, gây rối trật tự xã hội (vì chúng chưa 18 tuổi, cha mẹ, người giám hộ phải chịu trách nhiệm) Thật là khó dạy dỗ một đứa trẻ ở môi trường lạ như của ta! Rất đồng tình với tác giả. Tôi cũng đã sai lầm khi không tôn trọng ý kiến trẻ. Khi con tôi 20 tháng tuổi bé đi nhà trẻ, sau 1 tháng bé vẫn sáng nào cũng " Mẹ con không đi học". Nghĩ rằng bé khó, cần thời gian thích nghi nhà trẻ hơn, suốt 3 tháng tiếp theo bé vẫn" Mẹ con không đi học". Tháng thứ 5 tôi đổi trường cho bé, mới 1 tuần bé đã thay đổi hẳn, thích đi học vô cùng, lại lên cân tốt. Tôi hối hận vô cùng vì đã không lắng nghe và tôn trọng ý kiến con tôi. Vô tình tôi đã hành hạ tâm lý con tui trong thời gian dài. Dù trẻ nhỏ đến đâu chúng ta vẫn cần lắng nghe trẻ, tin tưởng trẻ, cố gắng đồng cảm và định hướng tốt để trẻ được phát triển tốt trong môi trường tốt nhất mà ta có thể. Chắc tôi phải lập hội, vận động cha mẹ thay đổi những điểm chưa phù hợp trong việc dạy con cái nhỉ. Gần nhất là trong xóm thôi.Anh tôi, hiện đang chỉ cho con (đang học lớp 1) điều gì là đều có phân tích và trao đổi đến khi nó hiểu hoặc có vẻ hiểu hay đồng ý chứ không kiểu quát nạt, áp đặt nhé. Cái sai lầm lớn nhất của các bậc phụ huynh là: Đứa trẻ làm toán giỏi luôn được đánh giá cao hơn đứa trẻ “quét nhà” giỏi . Chúng ta đang nuôi dạy trẻ con kiểu "gà công nghiệp" mà đem ra chọi thì chọi lại ai! Trên facebook có 1 ảnh chế vui như thế này rất đúng với Việt Nam hiện nay:Nhất hậu duệ. Nhì quan hệ. 3 tiền tệ. 4 mới đến tài năng. 5 là không có gì Tôi thích từ "môi trường lạ" của Chăn Trở. Suy nghĩ khác và làm khác đi là chìa khóa của thành công. Sự thay đổi cần phải có thời gian, cần sự dũng cảm và khôn ngoan. Chính xác. Cảm ơn tác giả. 100% các bậc phụ huynh ở VN cũng như TG ủng hộ khuyến khích con mình học tốt đó bạn (Mặc dù riêng VN thì vấn đề Dạy thế nào và Học ra sao vẫn đã đang và sẽ còn là đề tài được tranh cãi để tìm lối thoát.....!!!!!!!!!) Không phải chỉ trẻ em mà ngay người lớn chúng ta cũng đang bị "ép" phải làm theo những ý người khác cho là đúng.....nản
Biến trẻ thành cụ non Nhưng tôi lại không được cười một cách giải trí như vậy khi nghe các em bé thi The Voice Kids Việt Nam cất lên não nuột những Đá trông chồng, Còn tuổi nào cho em, hay gắng gượng Tự nguyện, Dậy mà đi, Đất nước lời ru, Độc huyền cầm… Chúng ta đâu có thiếu bài hát cho mọi dịp và mọi lứa tuổi, sao cứ phải dùng lộn tiệm hoặc vay mượn một cách vất vả như vậy?Ngày tôi còn nhỏ, lũ con nít véo von suốt ngày những "Một ông sao sáng, hai ông sáng sao", "Kìa chú là chú ếch con có hai là hai mắt tròn, chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan", "Vào rừng xanh ta đi vào rừng xanh... kìa nai con đang khóc nhè bên suối, nọ chú voi đang lúc lắc cái vòi, ô quá hay con gà con nó bay", "Con vỏi con voi, cái vòi đi trước, hai chân trước đi trước". Trung thu thì rộn ràng khắp nơi "Tết Trung thu em rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường". Lớn thêm một chút, có: "Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ", "Em ước mơ gì tuổi mười hai tuổi mười ba, em ước mơ em là, em được là tiên nữ, ban phép tiên cho hoa biết nói cả tiếng người, ban phép tiên cho người chắp cánh bay giữa trời", "Ánh trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già ôm một mối mơ", "Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo, ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút, ông trăng xuống chơi ông bụt thì ông bụt cho chùa, ông trăng xuống chơi nhà vua thì nhà vua cho lính"... Chơi tập thể ban đầu phải đi thành một vòng tròn thì hát "Vòng tròn có một cái tâm, cái tâm ở giữa vòng tròn, đi sao đi cho đều đi cho khéo, cho vòng tròn đừng có méo đừng có vuông". Ngồi bệt chơi trò đập dép thì có bài "Nào cùng chuyền chiếc dép trong tay cho đều, chuyền cho đều chuyền cho khéo anh ơi, nếu không thì mời anh ra". Đến chữ "ra" cả bọn cùng đập chiếc dép ba lần xuống sân kèm theo hai lần ha! ha! ha thật mạnh, vui lắm.Đến lượt lứa cháu tôi, chúng có những bài hát giũ hết sạch mệt mỏi cho ông bà cha mẹ: "Một hai ba bốn hít thở hít thở hít thở", "Ba bà đi bán lợn con, bán đi chẳng được lon ton chạy về", "Hai con thằn lằn con đùa nhau cắn nhau đứt đuôi", "Hông dám đâu em còn phải học bài", rồi mấy tháng nay đám trẻ trong xóm suốt ngày oạc oạc giả vờ tiếng cáo kêu trong What does the fox say...Trẻ thơ được ví là chồi non, tia nắng đầu ngày, nụ hoa mới nhú. Chúng trong trẻo hồn nhiên như mạch nước đầu nguồn. Mọi thứ khô cằn già cỗi vốn khá nhiều trong cuộc sống này đều có phép màu tự rượi mát và xanh tươi trở lại trong tiếng hát ngọng líu của trẻ con. Thế giới quanh chúng là con mèo con chó, nước, hoa và cầu vồng. Phép hồi sinh thế giới của trẻ thơ nằm ở cái nhìn luôn luôn là sơ sinh của chúng với vạn vật.Nên khi chứng kiến các em bé thi hát trong Đồ Rê Mí hay The Voice Kids cố gắng vặn vẹo để diễn tả nỗi đau, sự mất mát hay nỗi kiêu hùng trong những bài hát chỉ dành cho lứa tuổi cả chục năm sau đó, tôi thấy bực mình. Có những bài hát được chọn với mục đích bám sát thời sự nhằm lấy lòng người bình chọn vượt quá sức khiến đứa trẻ gồng cứng và giả tạo phát tội nghiệp. Sao không để chúng hát những bài hát ngây thơ đáng yêu của lứa tuổi? Có gia đình nào chơi với con trong buổi tối đầm ấm mà cùng nhau hát.... cô gái vót chông không, hả trời?Xin nhớ rằng thi thố chỉ là hình thức khiến cuộc chơi của trẻ con sôi động hơn, nhưng chính sự non nớt trong vắt của chúng mới chính là điểm mạnh nhất của chương trình để thu hút khán giả vốn đã quá mệt với mưu sinh. Một chương trình cho trẻ con mà toàn thấy các ông bà cụ non thì chắc chắn rồi người hâm mộ sẽ quay lưng.Thời thơ ấu thật ngắn, xin những huấn luyện viên người lớn đừng vì mục đích thắng thua của mình mà nhồi trẻ vào những bộ áo vay mượn xa lạ với chúng.Hoàng Xuân Tôi hoàn toàn đồng tình với nhà báo. Tuổi thơ rồi sẽ trôi đi rất nhanh, xin hãy cho trẻ thơ được hồn nhiên đúng với lứa tuổi của mình Hay quá, mình cũng có suy nghĩ như vậy nhưng ko biết giãi bày ra sao. Cám ơn cô nhà báo !!! Tác giả khắt khe quá. Đây là cuộc thi hát, nếu hát những bài như tác giả nói thì làm sao có thể phân biệt được đâu là giọng hay, đâu là giọng dở. Khi đó mới là lúc khán giả quay lưng vì không hấp dẫn. Như hiện tại, khi các cháu hát những bài mà người lớn đã nghe nhiều, đã cảm nhận được từ lâu thì họ mới có dịp đánh giá giọng hát của các cháu để từ đó mới tạo ra hứng thú theo dõi chương trình chứ. Bài viết rất có ý nghĩa, trẻ em như búp trên cành, vì vậy để các em phát triển một cách tự nhiên. Tôi thấy các chương trình cho lứa tuổi thiếu nhi lúc mới tổ chức thì đúng theo bản chất nhưng qua hai ba mua lại biến chất, không biết nhưng người có chút liên quan có đọc những bình luận này không? Chị viết nhiều bài hay nhưng thật sự bài này tôi ko đồng ý với chị. Mấy bài Ông sao, Ếch nhái... chị nói là ở trong Đorremi ko thiếu. The Voice kids là hát bán chuyên nghiệp, nếu chỉ hát mấy bài đơn giản ai cũng hát được thì ko thể nào có cái nhìn đánh giá đúng năng lực thí sinh được. Một thí sinh chất lượng phải hội tụ đủ nhiều yếu tố như kỹ thuật xử lý, chất giọng, rồi phong cách... và điều đó chỉ có thẻ thể hiện thông qua những bài hát khó. Nếu ko muốn bị "mất tuổi thơ" như chị nói, tốt nhất ở nhà đừng đi thi. Thí sinh the voice kids cũng ko hẳn là đại diện cho cả thế hệ, mà là có thể trở thành những ca sĩ chuyên nghiệp tương lai. Thay vì áp đặt lối suy nghĩ phong kiến và chậm tiến, hãy ủng hộ các em và ủng hộ nền âm nhạc nước nhà. Tôi không đồng tình với tác giả. Vì đó chính là thói quen suy nghĩ của người lớn xưa nay. Trong mắt người lớn thì trẻ con thời nào thì cũng cứ phải hát những bài hát cho trẻ con đã có từ 30 - 40 năm trước mà không cần biết chúng có thích hay không? Và chỉ như thế người lớn mới thấy đó là trẻ con "trong mắt người lớn", mới thích. Tôi nghĩ chưa chắc các em đã cảm thấy bị "áp đặt" khi hát những bài hát đó. Có khi chúng chỉ thấy bị áp đặt, bị ức chế khi người lớn cứ bắt chúng hát mãi bào hát trẻ con có từ thời ông bà chúng. Mình còn thấy có một trào lưu là hay ghép đôi cho trẻ con mới chỉ 3-4 tuổi, tự cho rằng chúng nó thích bạn trai (bạn gái) này hay bạn khác, kiểu như chúng nó đang yêu nhau, để lấy đó làm niềm vui đùa giỡn cho người lớn, tôi nghĩ ở lứa tuổi đó chúng nó chỉ nghĩ đơn thuần là bạn bè bình thường, không hề nghĩ tới tình yêu giới tính gì cả, và cũng đừng nghĩ những lời nói đùa như vậy các cháu không hiểu, nó có thể làm cho trẻ con mất đi sự tự nhiên bình thường của tình bạn Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến tác giả. Bài viết quá hay. Hãy để con trẻ là trẻ con đi. Tôi nhất trí với ý kiến của khản giả. Do vậy đã từ lâ â..u tôi vẫ..â....ẫ n thường không coi ti vi.... Tối qua xem đồ rê mí, thấy các cháu cố gắng hát bài hát của người lớn: mẹ yêu con, Đêm trường sơn nhớ Bác... bản thân rất thích các bài hát này nhưng hôm qua thật sự là nghe mà không thấy không hay. ý kiến của tác giả trùng với ý kiến của tôi. nghe các e hát nhạc người lớn và nhạc tiếng anh mà đâm buồn. Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Nếu những cuộc thi hay sân chơi dành cho thiếu nhi ở nước ta mà giúp các em thành công bằng chính những ca khúc phù hợp chứ không phải những gì đó quá sức để gây lạ thì đó mới là những huấn luyện viên tài giỏi. Rất tồi tệ một chương trình có ý nghĩa , một sân chơi rất hữu dụng cho con trẻ đã bị ban tổ chức và các huấn luyện viên làm méo mó đi đừng bao giờ bắt trẻ con làm việc của người lớn , như những ông cụ bà cụ non xin hỏi chính các huấn luyện viên là chính các bạn đã hát hay hát đúng các bài hát đó chưa ? Cám ơn tác giả bài viết rất sát và rất tuyệt mong nhà đài cần có quy chế rõ hơn để con trẻ phải là con trẻ Tôi không đồng tính với ý kiến của nhà báo. Lứa tuổi các bé tham gia The Voice Kids là thiếu niên và nhi đồng chứ có phải toàn là nhi đồng đâu mà hát những bài tác giả nêu ra? và với chương trình thi thố về giọng hát thì những bài hát dành cho lứa tuối nhi đồng có giúp các em phô diễn được tài năng của mình không?
Ở hai phía phong bì Thực ra, một đợt “tri ân” của phụ huynh tập trung vào một ngày cũng không tạo ra số tiền quá lớn. Chỉ đơn giản nó đã là một tập quán lâu năm, bây giờ kể cả thu nhập của thầy cô có viên mãn rồi, trừ khi đóng cửa “đi trốn” vào ngày này, thì khi phụ huynh đến cũng không thể nào cứ đẩy đi đẩy lại cái phong bì trên bàn.Một cô giáo có thâm niên 15 năm trong nghề chia sẻ với tôi: Mỗi khi phụ huynh đến với phong bì, người thì để trong túi quà nho nhỏ, người thì để thẳng phong bì trên bàn nhưng tất thảy đều chung một cách nói đại ý: Chút quà cảm ơn cô đã quan tâm đến cháu, cô đừng suy nghĩ. Phụ huynh sẽ nằn nì bằng được. Rất mệt mỏi. Để khỏi mệt, cô đành tặc lưỡi nhận và rồi lại rơi vào những khủng hoảng giá trị khác.Tôi sẽ gọi đó là “mâu thuẫn phong bì”, bởi vì ở đây, người đưa tin rằng trách nhiệm tạo ra cái văn hóa phong bì là của kẻ nhận, còn người nhận thì một mực nói rằng tôi cũng khó xử, trách nhiệm đầu tiên phải là của cái ông chìa nó ra. Chuyện xin-cho này khó rạch ròi như chuyện gà có trước hay trứng có trước.Trong “mâu thuẫn phong bì”, không phải lúc nào người nhận và kẻ đưa cũng cảm thấy thoải mái. Nhưng bởi vì ai cũng tin rằng trách nhiệm tạo ra thứ văn hóa ấy là của phía bên kia nên nó cứ được duy trì theo một quán tính kiên định.Ở hai phía phong bì, đôi bên cùng chấp nhận một cơ chế xin-cho mà họ hiểu rằng có thể sẽ hại mình. Phụ huynh thì gián tiếp dạy con về sự thiếu trung thực. Thầy cô thì tự làm tổn thương lòng tự trọng và làm thu hẹp thị trường giáo dục của chính mình.Ở hai phía phong bì, cả hai bàn tay yếu ớt đều bị chi phối bởi một áp lực vô hình từ chính cái phong bì. Và đó không chỉ là vấn đề của ngày 20/11 hay của nghề giáo.Nhưng thỉnh thoảng, cũng có những người sẵn sàng hành động chống lại áp lực vô hình đó. Mùa 20/11 này, nổi lên câu chuyện của trường THPT Anhxtanh ở Hà Nội, nơi mà các thầy chỉ nhận “phong bì gạo” - nghĩa là thay vì hoa và phong bì theo kiểu truyền thống, các em học sinh và phụ huynh sẽ đem gạo đến trường, để quyên góp cho người nghèo. Nói như thầy hiệu trưởng Đào Tuấn Đạt: “Vì hoa sẽ tàn mà xã hội còn nhiều người khó khăn”.Thầy Đạt giải thích cơ chế phản ứng trong trường hợp này: nếu tôi truyền cho các em cảm hứng từ việc làm từ thiện, thì chính các em sẽ “giáo dục lại” (thầy dùng nguyên văn từ này) cha mẹ về văn hóa quà biếu. Trong một hoạt động có ý nghĩa như thế, chính các em sẽ phản ứng, sẽ cảm thấy xấu hổ với bạn bè và thầy cô nếu cha mẹ muốn duy trì “phong bì”, và ngăn chặn phụ huynh.Thầy Đạt cũng thừa nhận với tôi rằng nếu đã để phụ huynh đến nhà cầm theo phong bì, thì cũng khó mà đẩy đi đẩy lại được, chỉ có nhận thôi. Và các thầy đã hóa giải điều khó nói đó bằng cách triệt tiêu cái phong bì ngay từ trong ý tưởng.Điều quan trọng của câu chuyện trường Anhxtanh, không phải là bao nhiêu tấn gạo đã được quyên góp, mà là ở hai phía phong bì, đã có một phía quyết định rằng mình sẽ phải hành động để thoát khỏi sự chi phối của nó.Ở hai phía phong bì, nếu như không phía nào tin rằng trách nhiệm thuộc về mình, thỏa hiệp và đổ lỗi cho bên kia, thì phong bì sẽ vẫn là một tập quán không thể gọi là văn hóa.Đức Hoàng Tôi là một giáo viên đã 7 năm, thì mấy năm đầu còn trẻ nên ngại ngùng nhận cái phong bì nhưng rồi trong cả trường thấy ai cũng nhận tôi cũng nghĩ là bình thường vì thật sự nghĩ chắc cái phong bì vài trăm cũng chỉ là họ thay bó hoa cảm ơn, vì họ nghĩ mua hoa thì phí, để tiền cho thầy cô tiện sử dụng. Nhưng sau vài năm đi làm tôi đã không nhận cái phong bì nào nữa từ phụ huynh vì tôi đã nghĩ rằng, tôi dạy học sinh cấp 3 là những đứa trẻ đã biết suy ngẫm sâu sắc và tôi muốn đc chúng nhìn tôi với ánh mắt trong veo đầy kính trọng. Thế nên tôi đã ko hề nhận phong bì mấy năm nay. Phụ huynh xin đến nhà thì tôi từ chối, ban đầu rất khó khăn nhiều nguoi đến trường chờ ngay cổng rồi đẩy qua đẩy lại món quà nhưng thực ra chỉ khó khăn 1 lần thôi, một ngày lễ mình từ chối là những nhưngx ngày lễ sau họ biết mình sẽ ko nhận và họ ko làm thế nưa. Tôi thường nói với PH " Em ghi nhận tấm lòng của PH nhưng xin gửi lại món quà vật chất để cho tôi được thấy thoải mái lương tâm" Tôi nghĩ nếu tôi đã nghèo thì nhẫn thêm vài cái phong bì cũng ko giàu lên mà lương tâm lại bị dằn vặt, lại giảm đi sự tôn kính Ở một trong hai phía phong bì, Tôi vừa tặng cho thầy giáo của con tôi bằng HAI TAY một phong bì. Tôi biết rằng thầy của con có hai cháu đang đến trường, với phong bì đó tôi hy vọng Thầy sẽ yên tâm hơn trên bục giảng để thực hiện thiên chức của Thầy. Nếu thu nhập của Thầy khá hơn, tôi đã tặng Thầy một cành hoa. Công ơn của Thầy Cô vô cùng to lớn , xin đừng bàn luận đến phong bì . Điều này làm tổn thương Phẩm giá người làm công việc Giáo dục ./. Xin nói thẳng, tôi biết rất nhiều thầy cô sẽ không vui nếu ngày 20/11 không có quà hoặc phong bì. Tuy nhiên, công bằng mà nói, dù bạn có phong bì cho thầy cô hay không thì các thầy cô vẫ đối xử với con bạn như những trẻ khác, không có chuyện phân biệt đâu, đại đa số là thế. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy....thầy mà đói mà bệnh mà xấu.. thì con hay chữ lên người sao được ...??? ...mấy đồng gửi tới thầy cô vào ngày lễ ... chỉ là quà động viên thầy cô ghi nhận nghĩa cử cảm ơn của phụ huynh thôi..chứ có đủ nuôi sự nghiệp của thầy cô đâu ... đừng so sánh ngày xưa...xưa quá rồi... Dân vạn đại mà nghĩ chẳng vạn đại tí nào... Thời của những năm 70 -80 .Chúng tôi không hề có phong bì .Tình thầy cô ,bạn bè vẫn luôn tươi đẹp cho đến mãi hôm nay.! Đúng ra không nên dùng từ " văn hoá" mà phải là TỆ NẠN phong bì mới đúng. Chúng ta đã chịu đựng vấn nạn này quá lâu rồi nó làm cho đất nước và kinh tế trì trệ vì có một bộ phận không tự tin vào khả năng bản thân nên luôn đi đêm chạy chọt . Đáng tiếc là đa phần họ đều " thắng thế" theo cách này nên cần những định chế mạnh thì mới loại bỏ được tệ nạn này, chẳng hạn như sẽ hủy ngay kết quả do đi đêm đạt được...?? Ví khi có mâu thuẫn về tuổi tác trên giấy tờ thì lấy Tuổi cao hơn để loại bỏ gian lận sửa tuổi công tác dài hơn. Tại sao chỉ nhân ngày 20/11 các bạn mới "soi" phong bì?Hàng ngày, trong các giao dịch làm ăn, nếu quên khoản phong bì hay bôi trơn thì việc có chạy không????Đừng lấy một ngày tri ân thày cô giáo để nói về phong bì.Hãy nói mạnh hơn về một thói xấu làm băng hoại đạo đức trong mọi khi phải giao dịch ( tri ân thấy cô cũng chỉ là 1 trong 1001 trạnh thái đó).Khi một xã hội thiếu minh bạch, không lấy mục đích công việc làm tiêu chí phấn đấu thì phong bì sẽ còn tốn tại dài dài.... Ngày 20-11 nghĩ mà thương em mình.Chồng làm Hải quân ở Nha Trang, vợ làm giáo viên ở Đồng Nai.Để được đoàn tụ về Nha Trang với chồng phải ''chạy'' mất 90 triệu.Gọi điện cho nó rưng rưng ''anh ơi chắc nửa đời đi dạy của em mới để được từng đó anh ạ'' Sáng tại cơ quan nghe các đồng nghiệp có con đi học bàn luận tích cực về "độ dày mỏng" của phong bì cho thầy cô nhân ngày 20/11. Hầu hết suy nghĩ "phong bì" cho ngày 20/11 đến với các bậc phụ huynh diễn ra rất tự nhiên, như một bổn phận phải hoàn thành. Và nhiều người còn tỏ ra rất "sành" về điều này nữa. Tôi thầm nghĩ lại, giá trị và lòng biết ơn thấy cô ở đây là gì? người nhận sẽ nhận giá trị gì?. . . Đến đây bài viết "người Việt có quan tâm đến giáo dục thật?" của a Lương Hoài Nam sẽ thấy rất rõ. Nên chăng, nhà trường trong một buổi chào cờ, hay buổi giao lưu nào đó, phổ biến lại cho các e, ý nghĩa đích thực của ngày này và dặn dò các e những điều nên làm, thậm chí quán triệt vấn đề phong bì đến học trò và thầy cô. Đừng để những việc như vậy ăn vào tiềm thức của các e... Tôi có biết một vị thày,ông dạy môn toán.Hễ cứ gần tới ngày 20/11 là ông ráo riết dặn học trò ông không ai được mang quà tặng thày dù bất cứ hình thức nào,nếu học trò nào mang đến nài nỉ thì thày không những không nhận mà còn bắt học trò đó lên bảng giải bài liên tục một tháng.Cứ thế về sau chẳng ai dám tặng thày món quà gì.Nhưng, đặc biệt hễ ai nhắc đến thày là đều tỏ lòng tôn kính và biết ơn không những vì cái tâm của một người thày mà còn vì nhân cách sống của ông. Thật đáng quý ! Thông thường, người ta chỉ nêu ra vấn đề yêu cầu thay đổi nhưng không đưa ra phương án thực hiện mà chỉ hỏi LÀM THẾ NÀO, vậy nếu thực hiện theo cách thầy Đạt thì ai sẽ gánh trọng trách chuyên chở gạo đến nơi cần. Vào ngày này các phụ huynh cho con ở nhà không chúc mừng thầy cô liệu có bị cho là"qua cầu rút ván". Nếu vấn đề đặt ra nặng về văn hóa phong bì thì nhà trường, bộ giáo dục nên nghiêm cấm như các bệnh viện đã làm, bên cạnh đó phải đảm bảo được đời sống của các chiến sĩ trồng người, và đảm bảo được các cháu đều được đi học, bởi vì lương giáo viên tăng đồng nghĩa học phí tăng, phụ huynh đóng học phí tăng đòi hỏi cty tăng lương, cty tăng lương thì phải tăng giá bán hàng hóa, hàng hóa tăng giá lại tăng chi tiêu của tất cả mọi người... Vậy anh Đức Hoàng cho biết giải pháp với. Đọc câu chuyện nghe rất triết lý và cảm động, và có lẽ chúng ta bây giờ chỉ tập trung vào 2 điều trên để phán xét mọi điều. Liệu như vậy có đúng hay không ? Thôi, mình học Toán, nên nói theo Toán học vậy, 2 điều trên chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ.Click vào đường link này, Tôi bắt gặp rất nhiều comment chê trách tác giả nhìn vấn đề thiện cận. TÔI ĐỒNG TÌNH VỚI CÁC COMMENT ẤY.Suy nghĩ đã nhiều năm, những bài viết mang tính chất đánh vào tâm lý "Đạo đức" của con người, thường gây ra những phản ứng trái chiều và có lẽ chiều tiêu cực ( XH lại cho là đạo đức) lại chiếm đa số hơn chiều tích cực (XH lại cho là vô đạo đức).Phải chăng, ngày nay chúng ta nên đưa ra một TIÊU CHUẨN để đánh giá đạo đức của loài người. (Tôi đưa nha: Hãy làm gì bạn thích miễn sao không gây hại người khác là được rồi).Bạn đi thăm bệnh nhân, đi cúng viếng, đi dự đám cưới, thậm chí đi LÀM TỪ THIỆN (Cái này đúng chất đạo đức luôn nè), ... vậy bạn dùng cái gì để đi ???VẬY, TIỀN CÓ 2 MẶT CỦA NÓ, XẤU HAY TỐT PHỤ THUỘC VÀO MỤC ĐÍCH NGƯỜI ĐƯA VÀ NGƯỜI NHẬN.Bạn mong muốn điều gì ở Thầy Cô các bạn vào ngày này (20/11), phải chăng chính là sức khỏe. Thế sức khỏe có mua được HẾT CHỈ BẰNG lời chúc, hay những bông hoa của các bạn không ? Hoa rồi sẽ héo, thật lãng phí, vậy chăng bạn đang dạy con cái TÍNH LÃNG PHÍ về sau.Bản thân tôi rất đơn giản, tôi chả quan tâm ngày nhà giáo Việt Nam, thậm chí tôi còn tránh ngày này nữa, không phải vì tôi ngại chuyện đạo đức của nghề giáo, mà VỐN DĨ TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY TÔI ĐÃ KHÔNG THÍCH NHẬN QUÀ CÁP CỦA AI , HAY ĐỂ NGƯỜI KHÁC BAO MÌNH ĂN UỐNG. Tôi có thể làm ra tiền đủ để lo những việc đơn giản đó.Nhưng, nếu ai đã có ý định tặng quà cho tôi nhân ngày sinh nhật, ngày lễ, ... thì tôi nói thật, đừng mua quà làm gì, chắc gì tuôithích món quà bạn mua, TẶNG TIỀN CHO NHANH. Vì tiền giải quyết tất cả mọi khó khăn trong cuộc sống, vượt qua hết khó khăn thì tôi mới toàn tâm toàn lực mà lao vào công việc. Không thì tới nói chuyện uống nước trà thế thôi. Tôi cũng chả nói tiếng nào.Tối hôm qua, mấy đứa em, và bạn bè từng được tôi dạy tiếng Anh (Mỹ khen phát âm chuẩn) đã tặng tôi quà. Các bạn ấy biết tính tôi, 1 là ngồi uống cafe, mạnh ai nấy chả, không cần quà cáp; 2 là nếu thích tặng quà thì chỉ được tặng TIỀN. Và kết quả được 300.000, tôi đã dùng số tiền này góp vafp quỹ từ thiện của mình.TIỀN KHÔNG XẤU, NÓ CÒN TỐT HƠN CHÚNG TA TƯỞNG NHIỀU, NÓ CHỈ XẤU Ở CÁCH SỬ DỤNG THÔI. Quà tặng phong bì cho thầy cô chỉ có ở từng vùng, từng tỉnh, từng người, tôi là gv vừa nghỉ hưu sau hơn 30 năm đứng lớp, tôi tự hào vì cuộc đời nhà giáo của mình chưa bao giờ cầm 1 chiếc phong bì nào và đa số đồng nghiệp trường tôi, tỉnh tôi cũng như thế, chỉ có những món quà giản dị. Cuộc đời nhà giáo bình dị đã đi qua, tôi cảm thấy vui mừng và hạnh phúc tràn ngập nhất là giờ phút này, sau khi vừa đi dự toạ đàm ở trường về Ý tưởng của thầy Đạt quá hay, giá như các thầy cô giáo cả nước đều như vậy thì tốt biết mấy! Cảm ơn thầy!
Sự đơn điệu của hàng Việt Hầu hết là sản phẩm nông nghiệp thô, rất ít hoặc gần như không có giá trị gia tăng. Ví dụ hội chợ nông nghiệp công nghệ cao và thực phẩm vừa tổ chức ở TP HCM.Cụm từ nông nghiệp công nghệ cao gần đây được nhắc tới và ca ngợi như một trào lưu nhưng tôi thấy nó thậm xưng quá. Chỉ với nguyên liệu sữa, Thụy Sĩ làm ra hàng chục loại bơ, yaour, phô mai, váng sữa... bán khắp thế giới, hầu hết giá cao, nhiều thứ được xếp vào mỹ vị. Với gạo, siêu thị Hàn Quốc bán cơ man sữa gạo đóng chai đủ hương vị, ngấm ngầm tạo nên một trào lưu ăn uống trong giới trẻ như trà sữa, chè khúc bạch một thời... Tài năng chế biến đó đáng giá vàng khối. Còn ta, vào hội chợ thấy dào dạt các thương hiệu mật ong và ca cao mới nhưng vẫn chỉ quẩn quanh mật ong nguyên chất và mật ong sữa chúa. Ca cao, thứ hạt vàng không ai ngờ phát triển tốt ở Việt Nam và đạt chất lượng cao, chủ yếu vẫn dừng ở dạng bột. Chocolate ngon tuyệt và giá cao bán chạy ở siêu thị vẫn từ Bỉ, Thụy Sĩ, Đức... do ổn định về chất lượng và phong phú chủng loại.Đặc sản miền Tây Việt Nam ngon, nhưng vẫn là các loại khô ướp muối và khô tẩm gia vị tỏi ớt. Và do nguồn thủy sản tự nhiên ngày càng ít đi nên con cá con tôm ngày càng nhỏ lại, chỉ có giá tiền năm sau cao hơn năm trước. Nấm, cách đây mấy tháng dân Đồng Nai khóc ròng vì dội chợ, giờ bán lại cũng vẫn nấm tươi, nấm khô là bít cửa. Các mặt hàng chao nấm, hạt nêm nấm, trà nấm... từng được một doanh nghiệp ở Củ Chi giới thiệu và rất đắt hàng cách đây ít năm giờ biến đâu mất. Năm nay, một doanh nghiệp rụt rè giới thiệu mộc nhĩ sấy khô mặn ngọt và nấm bào ngư xé sợi tẩm gia vị thì mới chỉ ở dạng đầu bếp gia đình, chưa đạt tiêu chuẩn thương mại. Bưởi giẫm chân ở nước bưởi ép, mứt vỏ bưởi, rượu bưởi. Lâm Đồng vẫn các thứ sirô trái cây ngọt lịm và thơm ngát hương liệu, cùng các loại mứt trái cây muôn thuở. Dừa, ở xứ người dầu dừa tinh lọc đã phổ biến đến mức có công ty đặt sẵn bình dầu dừa tại sảnh để nhân viên, công nhân cứ đến làm việc là có thể uống vì rất tốt cho sức khỏe; còn mình, vẫn là kẹo dừa, có "sáng tạo" thì trộn thêm sầu riêng, hạt điều, đậu phụng... Quế vẫn là bột quế, lót giày quế, túi thơm to bằng nửa bàn tay bỏ trong tủ áo. Tôi hỏi thử túi thơm quế dạng nhỏ để đeo trong người, hoặc tất có lót quế áp vào gan bàn chân, đơn giản vậy nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu.Lội khắp siêu thị, khắp các hội chợ, tìm được một thứ nông sản Việt đã thoát khỏi dạng thô sơ sao hiếm hoi quá, huống chi đòi những thứ đã được chế biến tới mức tinh hoa. Vậy thì làm cách nào thực hiện nổi mơ ước Việt Nam được định danh là nhà bếp của thế giới, như "huyền thoại marketing thế giới" Phillip Kotler từng hào phóng phong tặng khi đến Việt Nam?Đã ít tìm tòi nâng cấp sản phẩm, ngay trong cách đóng gói, nhiều doanh nghiệp cũng không hề để tâm. Hôm ở hội nghị sơ kết chương trình hợp tác thương mại giữa TP HCM và các tỉnh thành ngày 31/10, tôi thấy một doanh nghiệp hồ hởi quảng cáo thứ khô bò một nắng mới, có nhiều nhà phân phối xúm lại. Ăn thử thấy ngon, khô bò ẩm và mềm mại chứ không cứng như khô bò truyền thống, nhưng muốn mua ăn ngay thì đành chịu. Vì gói khô bò khá to, khoảng ba lạng đến cả ký, còn nguyên tảng và chưa làm chín, muốn ăn chỉ có cách mang về nhà chế biến lại.Hầu hết đặc sản của các địa phương đều bán thô sơ như vậy. Chả mực Quảng Ninh nổi tiếng, khoai lang dẻo rất ngon của Đà Lạt, cũng đóng gói trọng lượng khá lớn, lại không có khay ăn, nĩa và gói tương ớt kèm theo để xé gói ra là có thể dùng ngay. Mủ trôm, hạt é, hạt đười ươi, nước từ bông bụp giấm (Hibiscus) - rất ngon, lành và tốt cho sức khỏe - chủ yếu vẫn bán dạng nguyên hạt, nguyên thỏi nhựa cây đen nâu xù xì, nhìn vào nhiều người chẳng biết phải làm thế nào để uống; hoặc là đóng chai cả lít, ở dạng "nguyên chất", muốn uống phải pha thêm nước, rất khó hình thành khẩu vị chuẩn cho sản phẩm.Đã vậy cách chế biến nhiều sản phẩm Việt cũng được chỉ dẫn rất lờ mờ. Như món khô nai chỉ được ghi trên bao bì: làm nóng hoặc chiên lại trước khi dùng. Nhân viên doanh nghiệp cho biết bỏ lò vi sóng khoảng 10 giây hoặc nhúng qua chảo dầu sôi vớt ngay mới ngon, nếu không sẽ bị giòn. Đơn giản vậy tại sao không ghi lên nhãn? Hoặc một món ghi trên nhãn là muối lá é nhưng lại được quảng cáo là muối lá theng leng, thứ lá gia vị mọc ở vùng rừng Quảng Nam rất hiếm và khó tìm. Hỏi sao giới thiệu một đằng nhãn một nẻo, doanh nghiệp trả lời vì công thức có lá é và lá theng leng nên nói sao cũng đúng!Công nghệ sau thu hoạch ở các nước phát triển đặc biệt được coi trọng vì nó nâng tầm và giá nông sản. Ở Việt Nam, điều này cũng đang ngày càng được quan tâm, nhưng chưa nói tới những công nghệ tinh tế mà chỉ cần quan sát, học hỏi và chăm chút thói quen tiêu dùng của khách hàng, tôi thấy nhiều doanh nghiệp đã có thể tăng doanh số bán hàng và chiếm một chỗ quen thuộc trên bàn bếp nội địa.Hoàng Xuân Vì VN luôn có quan điểm: gia truyền. Mà gia truyền cần gì phải đổi mới. Tôi ở Mỹ mà muốn mua từ nước mắm, tàu hủ ky, nấm mèo, chao toàn made in china, thái lan , Hồng kong... cả lá chuối gói bánh tét họ cũng đông lạnh xuất khẩu nữa... muốn ủng hộ hàng nước nhà thiệt khó quá.... Các bác Tiến Sĩ/Thạc Sĩ VN đang làm gì ? ở đâu ? sao không góp phần vào đây cho nông dân đỡ khổ Em rất thích bài viết này. Nhưng mà nói thật, bây giờ cũng chỉ ao ước được ăn nông sản đúng là của Việt, ngon, tươi. Thế mà cũng khó lắm rồi. Bây giờ còn tràn lan các cửa hàng hoa quả sạch ngoại nhập, giá rất cao. Bởi vì hoa quả của ta không đảm bảo có an toàn hay không, bò khô cũng không biết là bò thật hay không nữa. em giờ chỉ mong cây quả của các bà các cụ ở quê ra quả, mùa nào xin thức ấy. hihi k trach nhung ng nong dan duoc. ho chi gioi san xuat chu dau gioi nghien cuu. Co trach thi trach nen giao duc cua viet nam khong giong aitao ra nhung nguoi bat chuoc rat gioi. nhung thac si. tien si nganh nong nghiep. sinh hoc k du kha nang tao ra su moi me trong khoa hoc. toi cung la mot ban sao te hai cua nen giao duc. ma nguyen nhan goc re la mha nuoc ta k dau tu de phat triencong nghe Bài này tác giả viết quá hay, và là người đã từng trải trong thương trường quốc tế và có tâm huyết với nông sản Việt. Cảm ơn chị Hoàng Xuân, mừng quá đi thôi. Em đang nghiên cứu về quả vải, đọc được bài viết này thấy tâm đắc quá. Biết bao nhiêu trăn trở mà không cất lên thành lời được. Nông sản Việt chưa sáng tạo, chưa làm tốt khâu đa dạng hoá sản phẩm. Người nông dân của chúng ta rất vất vả mà giá trị thu về thấp, bởi nông sản thô đứng ở điểm gốc cuả chuỗi giá trị, giá trị gia tăng không cao. Làm thế nào để hỗ trợ nông dân, để phát triển nông nghiệp bền vững, câu hỏi này đứng một mình đã rất lâu mà chưa thể kết đôi với câu trả lời. Mình vẫn luôn ấp ủ 1 thương hiệu Việt, nhưng chưa đúng hướng lắm. Đọc được bài này giống như đc khai sáng vậy. Không phải mình chưa từng nghĩ tới mà là chưa tự tin. Cảm ơn chị Hoàng Xuân đã cho tôi thêm tự tin!! Làm ra sản phẩm đã khó, vậy mà không tìm hiểu người tiêu dùng, chỉ vẫn tư tưởng bán cái mình có, chứ chưa phải bán cái người ta cần (đóng gói quá to chẳng hạn). Thiệt buồn! Bài viết của tác giả làm cho mình khát khao chinh phục mảng tiếp thị nông sản Việt Nam. Hy vọng có sự "dám" đầu tư và thay đổi quy trình phát triển cho nông sản. Tôi đồng quan điểm với bạn, tuy nhiên trong cảnh thị trường "tranh tối tranh sáng" của Việt Nam hiện nay có lẽ tương lai cho nông sản còn xa lắm, khi mà người nông dân thì "mò mẫm" vì miếng cơm manh áo!!! người tiêu dùng thì "khờ dại" không phân biệt nổi hai trái cà chua "ngon và dở" khác nhau chỗ nào!!! người dẫn đường thì "ngu ngơ" vì lợi ích!!! Chị ơi, đó là chị đang đánh giá mình chỉ có sản phâm thô. Em còn đắng lòng hơn khi nghe tin từ một công tu nhập khẩu nông sản. 1 năm cty nhập khẩu hơn1.000 tỷ tiền nông sản :bắc, đậu nàng, đậu phụng... từ các nứơc khác như Ấn, Achentina, Mỹ. Trong khi đó VN mình là 1 nước nông nghiệp lâu đời.Đi đâu cũng nghe ca tụng điều này mà :mía đốt bỏ, dưa hấu, thăng long đổ đường chị ah. bùôn thay. Nhưng khi sản phẩm được chế biến có đầu tư và chất lượng cao thì người Việt lại hoài nghi về chất lượng và chê giá cao. Doanh nghiệp sản xuất đành bán sang thị trường nước ngoài vì ko phục vụ được bà con mình...bài báo này hình như mới nhìn nhận và đánh giá cảm tính một chiều mà chưa thực tế tại các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu rất tốt nhưng ko bán đc tại thị trường trong nước. Em ở bên Tây ni thấy dân Thái đóng hộp chôm chôm 25 trái trong 1 hộp 520gr có cả sirop, giá bán tại siêu thị 2,5 euros/hộp. Hôm qua ra chợ Tàu thấy người ta bán trà khổ qua, 3 euros/hộp, hàng Tàu, nó đóng gói thành trà túi lọc y như trà Lipton của Tây, còn gói trà khổ qua của VN làm cái bịch nylon in xanh xanh, bên trong là khổ qua xắt lát. Em mua bịch của VN, nhưng là vì em biết chế trà khổ qua, chứ người ta ngó cái chi tiện người ta mới mua, cầm cái bịch rờ zô sột sột rứa ai mua làm chi.Nông dân mình thiệt thà, nào có biết ông Tây ông Mỹ ra răng mô, ai mua thì bán, biểu răng làm rứa, nên mấy anh chị thương lái có đi tới đi lui đi Tây đi Úc thì ngó người ta làm rồi chỉ lại giùm bà con. Cái hồi em đi phiên dịch cho hội chợ, có anh Tây tới hỏi chị bán hương là tui ko muốn cái hương có cọng dài thòng như ri, muốn cái hương nào đẹp đẹp, mà đừng có hóa chất, mà để tui thắp trong resort cho hắn thơm, chị mần được hem. Chị kia nói cái rột (bằng tiếng Anh nhe): dạ ko anh quơi, nhà em làm hương để cúng ko à! quý vị nhận xét quá vội vàng rồi. quý vị khóac áo nông dân vác cuốc ra đông xem, coi có ai dám đổi mới sáng tạo không? sau lưng người nông dân vn có một điển tựa là con số 0. và cũng o có một cơ quan hay tổ chức nào đứng ra bảo đảm cho giá cả cũng như thị trường sản phẩm của họ. và lợi nhuận trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm họ được thấp nhất.
Phim nhà nước đặt hàng Bùi Tuấn Dũng nói: “Tôi không dám hy vọng phim ăn khách, nhưng tôi cần biết thái độ của các bạn trẻ khi đi xem. Thêm một học sinh đi xem là thêm một khán giả tương lai cho các phim sắp tới của tôi”.Được đầu tư 8,5 tỷ đồng, Những người viết huyền thoại thu không đầy 500 triệu đồng tiền bán vé, dù nó không hề dở, thậm chí còn là phim khá nhất của năm 2013, cùng với Scandal - một phim thuộc dòng khác, thuần túy thị trường. Scandal đầu tư chừng 10 tỷ đồng và thu về cũng khoảng chừng đó. Phim thị trường thắng tuyệt đối phim nhà nước về hiệu quả, dù chất lượng nghệ thuật tạm coi là tương đương.Thực ra, câu chuyện “phim nhà nước” (chưa bàn đến đề tài và chất lượng) không có người xem không còn mới mẻ gì. Cách đây hơn 10 năm, cũng đạo diễn Thanh Vân đã là người nếm trái đắng khi bộ phim Đời cát của ông chiếu cả nửa tháng ở rạp Tháng 8 chỉ bán được có 8 vé.Không ai bảo Đời cát là một bộ phim tồi. Bằng cớ là nửa năm sau đó, nó được Giải thưởng lớn tại LHP Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức tại Hà Nội cùng 2 giải cá nhân cho 2 diễn viên nữ Mai Hoa và Hồng Ánh. Báo chí vốn thờ ơ trước đó, bèn mở chiến dịch kêu gọi Xem phim Đời cát. Ba tháng ròng rã với ngày 2 suất chiếu ở Trung tâm Chiếu phim quốc gia và 2 tháng ở rạp Tháng 8, có giảm giá cho học sinh, sinh viên, khách mua vé tập thể, hàng trăm nghìn lượt người đã xem Đời cát vì yếu tố “giải thưởng quốc tế”Sau Đời cát, cũng còn nhiều phim nhà nước đặt hàng, đề tài chiến tranh hoặc hậu chiến, được làm đầy nhiệt huyết và công phu, của những đạo diễn trẻ tuổi, có tài: Sống trong sợ hãi (Bùi Thạc Chuyên), Những người viết huyền thoại (Bùi Tuấn Dũng) hoặc của các đạo diễn lừng danh: Đừng Đốt (Đặng Nhật Minh)… dù được giới chuyên môn đánh giá cao, báo chí ưu ái nhưng vẫn ế.Đó là chưa kể mười mấy năm nay, đều đặn mỗi năm 2-3 phim được đặt hàng, thuộc đủ các đề tài: lịch sử, thiếu nhi, dân tộc miền núi… theo kiểu “phân phối đều”, rơi vào tay các đạo diễn “nhà nước” đang kiên nhẫn và chăm chỉ xếp hàng đợi đến lượt được nhận phim để làm, làm xong chiếu cho Hội đồng duyệt phim quốc gia thông qua; thông qua xong chiếu miễn phí trên hệ thống chiếu bóng 61 tỉnh thành nhân các ngày lễ lớn, họp báo một buổi nho nhỏ, không banner, không poster, rồi ra rạp chừng một tuần, bán vài chục vé, và xếp kho.Tôi đã từng phải tránh mặt không ít đạo diễn sau buổi chiếu ra mắt bộ phim “tâm huyết”, “để đời” của họ chỉ để khỏi phải trả lời câu hỏi: “thấy phim của tôi thế nào ?”. Không thể nói phũ phàng: “Sao anh/chị lại nhận làm phim này?”, một khi đã có một quá trình dài xem phim của họ và hiểu “cái rãnh tư duy” của họ đã hằn sâu như thế.Thực ra, những ai theo dõi điện ảnh Việt Nam lâu năm, có chút ưu ái phim Việt đều biết 1 triệu đôla, nghe thì lớn, nhưng với công nghiệp điện ảnh thế giới, chỉ đủ cho một khâu nhỏ trong quá trình làm một bộ phim, thậm chí bằng 1/10 cát xê của một ngôi sao hạng nhất. Gần đây, phim Việt Nam (của các công ty tư nhân như BHD hay Galaxy), đã có lúc đầu tư đến 2-3 triệu đôla cho mỗi phim, và cũng có khi không hề có lãi, thậm chí lỗ nặng. Nhưng ai cũng hiểu, lãi hay lỗ là việc của nhà đầu tư, họ đã chơi đúng quy luật thị trường, bỏ tiền túi làm phim, lời ăn lỗ chịu.Cô giáo dạy môn Lịch sử của con trai tôi đã “làm quen” với lớp học đầu năm mới bằng cách cho lũ trẻ lớp 6 xem bộ phim “Lincoln”. Và thật bất ngờ là sau khi xem phim, lũ trẻ thi nhau kể ra rất nhiều những điều chúng biết về Lincoln, từ việc ông ốm đau triền miên ra sao, giải phóng nô lệ thế nào đến chuyện ông cãi nhau với vợ, chuyện ông đi săn ma cà rồng. Chúng tranh cãi liên miên từ trong giờ học đến giờ ra chơi, tối về gọi điện cãi nhau tiếp, hào hứng sôi nổi, và tự nguyện. Chắc chắn chẳng có ngân sách chính phủ nào ở Mỹ đầu tư cho bộ phim ấy, bộ phim có sức lan tỏa mạnh mẽ cả ở bên kia bờ dại dương.Lịch sử rõ ràng cần được giáo dục cho người đương thời và cả các thế hệ sau, nhưng nó có hàng trăm cách hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn việc được giáo dục và tuyên truyền bằng một bộ phim không bán được vé: qua sách giáo khoa, qua viện bảo tàng, qua tranh ảnh, báo chí, truyền hình… Còn nếu định làm phim truyện “tuyên truyền”, hãy cố gắng nhìn sang các nền điện ảnh lớn, họ làm những phim “tuyên truyền” về lịch sử , về chiến tranh như Trái tim dũng cảm, Sinh ngày 4-7 hay Giải cứu binh nhì Ryan, Lincoln… mà không hề có nhà nước dùng ngân sách đặt hàng. Sự hấp dẫn của kịch bản, của kỹ xảo, của tài năng đạo diễn, sự tỏa sáng của các ngôi sao, và trên hết là sự tự do tuyệt đối trong quá trình sáng tạo đã khiến khán giả cả thế giới quên mất đó là phim “tuyên truyền”, rồng rắn mua vé, say sưa xem phim và làm tài khoản trên 10 số 0 của nhà sản xuất.Vì vậy, thay vì ban phát cho các nghệ sĩ tiền làm phim bằng hình thức đặt hàng, có lẽ đã đến lúc để cho nghệ sĩ làm những phim mà họ muốn làm và khán giả muốn xem, không có khâu kiểm duyệt kịch bản gồm đủ các ban bệ trong đó có cả an ninh và tài chính.Thu Hà Phim Nhà nước chỉ khi báo chí thông tin không bán được vé thì lúc đó người dân mới biết là có phim gì đang chiếu. Phim tư nhân thì bị ăn hành bởi các ông kiểm duyệt rồi thì cắt bỏ, cấm chiếu. Tốt nhất là mua phim Mỹ về mà chiếu. Tôi nghĩ thực tế phim nhà nước khó thu hút khách vì những nguyên nhân ( theo ý chủ quan của riêng tôi)- Thứ nhất không có kịch bản hay. Xem một đoạn đã hiểu và đoán được nhân vật làm gì rồi !- Thứ hai phim theo kiểu tuyên truyền, mà tuyên truyền thái quá nên cứ nghĩ tới phim nhà nước là người ta cũng chẳng buồn để ý.- Thứ ba, việc quảng cáo, PR phim rất kém.- Chất lượng diễn viên kém, diễn suất kém. Đặc biệt phim việt nam không mang tính hiện thực, không thực tế, cách nói chuyện nhân vật thì như trong văn học đó! Không mang tính đời thường và gần gũi.Thiết nghĩ, đã làm thì nên làm một cách thật tốt, hướng đi đúng hơn. cám ơn nhà báo đã cho khán giả chúng tôi biết "chân tơ kẽ tóc" của phim nhà nước đặt hàng. ngoài ra riêng cá nhân tôi có một vài lời tâm sự chân tình như thế này: trong cuộc sống hiện tại, nhà nhà đều có hệ thống mạng tương đối tốt, phần nào đủ cho họ tranh thủ giải trí xem những bộ phim theo ý thích mà không cần tới rạp, đỡ tốn thời gian sau một ngày làm việc mệt nhọc. với nam nữ thanh niên thì họ sau ca làm việc cũng tranh thủ gặp nhau ở đâu đó rồi nhanh chóng ra về cho công việc ngày mai. vậy còn thành phần nào tới rạp bây giờ...chỉ còn những người đam mê và thực sự hiểu về điện ảnh, hoặc là người trong nghề...số này không nhiều. nhưng tại sao vẫn có phim đông khách ở việt nam!? theo mình đó chính là sự khoáng đãng không ràng buộc bởi lí do chính trị trong kịch bản và đạo diễn. ngay cả những bộ phim khủng về hành động của nước ngoài chúng ta đều biết mục đích cuối cùng là giải trí, chứ không nặng nề vì ngày này ngày nọ, vì quá khứ hay hiện tại...vì lí tưởng lớn lao gì. nghệ thuật mà còn ràng buộc thì làm sao có đỉnh cao, biết rằng chẳng ai có đủ tài để vươn hết tầm cao ấy...khách không tới rạp xem phim nhà nước đặt hàng là do cái lạc hậu,cái ấu trĩ đang in trong đầu khán giả, họ quá mặc cảm, thiếu thiện tình ...chứ không phải phim khônghay...còn công tác duyệt phim thì khỏi phải bàn: âm thanh to quá, chát chúa quá, gắt quá...bạo lực quá....nhạy cảm quá...ngày xưa mình có nhớ câu chuyện: thi hoa hậu còn có ưu tiên con thương binh, liệt sĩ... mắc cười!!! chúc nhà báo mãi trẻ trung xinh đẹp và cống hiến!!! Nhà nước đặt hàng phim ? Nhà nước là ai ? Tiêu chí của phim là gì ? Tư tưởng chủ đạo của phim do ai đề ra và vì cái gì ?Một bộ phim sinh ra sẽ gồm chi phí sản xuất và phần thu lại từ bán vé.Chi phí sản xuất liên quan đến ai ? Ai thanh kiểm tra ? Ai chịu trách nhiệm ?Tốm lại tất cả là mơ hồ, chi tiền tỷ nhưng thu bằng không cũng chả chết ai, lương vẫn nhận, tiền vẫn bỏ túi và sẽ còn nhiều phim tiền tỷ từ vốn nhà nước ( thuế của dân ) thất thu tiếp tục ra đời ! Ơ thế chúng ta hỏi xem bây giờ bao nhiêu bạn trẻ cấp 3 ở Việt Nam am hiểu được lịch sử và cảm nhận được tình hình thế giới biến động ở thời điểm hiện tại? Cứ nhìn vào thành tích mấy chục giám thị gác thi cho 1 học sinh thi môn Lịch sử là đủ hiểu. Như em gái tôi chẳng hạn! ở Việt Nam thì văn học và lịch sử là 2 môn em nó không thích. Vậy mà sang Mỹ rồi thì chẳng những lịch sử của Mỹ mà ngay cả các bài học mà cha ông ta dạy người Mỹ trong cuộc kháng chiến lịch sử của dân tộc mình cũng được Mỹ họ truyền tải chân thật và gần gũi đến học sinh. Còn phim mặt trận thái bình dương nữa. Hình ảnh người lính rất thật có tốt có xấu nhưng tất cả đề quay về cuộc chiến chống phát xít Nhật. Nước ta nên học hỏi đừng tạo hình ảnh quá khuôn phép và tốt tuyệt đối Nói về phim Sống Cùng Lịch Sử. Tôi thấy đạo diễn làm cho có. Chứ không phải làm cho khán giả xem.Lần đầu tiên tôi thấy 1 phim ra mắt mà chẳng có trailer gì hay quảng cáo gì cảKiếm khắp trên cái Google chẳng thấy gì để hình dung ra bộ phim như thế nào.Ngay chính cả đạo diễn không có trách nhiêm, không có tâm huyết với phim của chính mình. Thì làm sao đòi hỏi khán giả đến rạp xem đây Thực sự bài viết rất hay nhưng cái mà tgiả nói là "để cho nghệ sĩ làm những phim mà họ muốn làm và khán giả muốn xem, không có khâu kiểm duyệt kịch bản gồm đủ các ban bệ trong đó có cả an ninh và tài chính" thì hơi khó thực hiện, bây giờ và mãi về sau. Lịch sử nước VN là một kho tàng sự kiện vô giá để làm phim mà nhiều nước khác thèm muốn nhưng không thể có được.Muốn làm phim lịch sử hay thu hút được công chúng đồng thời đảm bảo doanh thu? Các đạo diển hảy xem điện ảnh các nước tiên tiến làm: "Ngày dài nhất", "Trân Châu Cảng".... rồi học hỏi. Vấn đề cốt lõi là: tài năng + óc sáng tạo + tâm, chứ làm kiểu tư duy công chức thì quên đi. Phim nhà nước đã qua rồi thời hoàng kim của thập niên 70, 80... Không kịp thay đổi, chậm đổi mới, tư duy cũ, sáo mòn, kịch bả rồi diễn viên cơm nguội thì làm sao phát triển và thu hút khán giả. Thực tế Trân Châu Cảng của Mỹ dù là kẻ bại trận nhưng bộ phim đã cho lớp trẻ hiểu rõ lịch sữ, ngay cả tôi là người VN vẫn thích xem đi xem lại bộ phim đó. Rất hay! Lẽ ra những điều này nhà nước đã nhìn thấy và thay đỗi từ lâu , Ở đâu cũng có "phim nhà nước đặt hàng". Những phim VN được nhắc ở trên không hề dở, có tính giáo dục, người làm có tâm huyết. Còn nói về trình độ và hấp dẫn thì Điện Ảnh VN xứng với tầm của VN. Sao lúc nào cũng so sánh với thế giới phát triển? Vì sao không có người xem? Nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là vì dân trí, thị hiếu. Thời nay ở VN là thời của giải trí và hưởng thụ, thời của tư duy Mass Media, thời con người đem tiền đặt lên bàn thờ để cúng và nhét tiền vào tay Phật để "chuộc tội" để "xin" thì làm sao những phim như trên có thể ăn khách được. Tại sao Truyền Hình VN không chiếu rộng rãi để tuyên truyền? Chắc vì sợ không bán được quảng cáo vào thời gian chiếu? Nguyên do là nặng về thành tích tuyên truyền, bị kiểm duyệt, cắt xén thành ... chim cánh cụt Chả khác gì cái cối xay tiền, bỏ ra hàng trăm tỉ đồng tiền của dân để đi nuôi mấy tay đạo diễn và diễn viên bất tài. Tôi thích xem phim Việt Nam, nhưng mà là phim của các hãng phim tư nhân làm.
Già trước khi giàu Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua.Bởi theo tính toán của Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng như Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) thì Việt Nam sẽ chuyển từ cơ cấu dân số vàng (hiện nay) sang dân số già với tốc độ chóng mặt, chỉ trong 15-20 năm. Cụ thể, đến năm 2037 là Việt Nam bị dự báo chính thức cán mốc dân số già (tức là có tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 20% tổng dân số, hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số). Gọi là “chóng mặt” vì quá trình chuyển từ già hóa sang già ở Pháp kéo dài tới 115 năm, Thụy Điển - 85 năm, Australia - 73 năm…Thực tế, già hóa dân số là vấn đề chung của nhiều quốc gia. Nó còn được coi là khuynh hướng của thế kỷ 21. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ: dân số già hiện hầu hết chỉ xuất hiện ở các quốc gia phát triển, có thu nhập bình quân đầu người cao như Nhật Bản, các nước Tây, Bắc Âu… Còn Việt Nam chỉ là nước thu nhập trung bình thấp, và ngay cả ở thời điểm già (năm 2037) thì gần như chắc chắn chúng ta vẫn thuộc nhóm thu nhập trung bình.Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn.Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10-20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên… cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm.Trong bối cảnh đó, tôi nhận thấy, với một bộ phận thế hệ trẻ, nỗi sợ thời gian dường như vẫn còn rất mơ hồ. Họ vẫn dành thì giờ buôn chuyện, chém gió thay vì tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc. Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu.Phan Tất Đức Đất nước ta mà giàu được ư, tôi không tin, đừng mơ. Chỉ có một bộ phận dân bằng nhiều cách là giàu lại càng giàu thêm thôi. Đất nước Việt Nam chưa bao giờ là một nước giàu trong suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử. Và có lẽ sẽ không bao giờ là một nước giàu nếu mọi việc cứ như hiện nay. Tôi không sợ già trước khi giàu vì thời điểm hiện tại chắc gì đã kịp sống tới lúc già, trăm ngàn thứ bệnh liên quan đến an toàn thực phẩm. Điều tôi cảm thấy lo ngại là vấn đề Đời cha ăn mặn đời con khát nước, nợ công tăng vọt so với tăng trưởng kinh tế. Đây dường như là trách nhiệm của quản lý nhà nước, ta phải biết khoan sức dân thì mới kích thích được sự học tập, lao động và sáng tạo của người lao động. Nếu họ cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy bản thân tự tin và có giá trị thì người lao động mới phát huy tối đa tiềm năng bản thân. Bản thân tôi là một người cha, tôi luôn mong những đứa con của tôi được đi học đầy đủ. Nghĩa là khoảng 50% ngân sách gia đình tôi dành cho giáo dục. Trong khi ở khía cạnh vĩ mô, nhà nước hiện nay dành bao nhiêu ngân sách cho giáo dục, và so với những nước xung quanh nhu thế nào. Hiện trạng là tiền lương giáo viên thấp, học sinh phổ thông phải đóng bao nhiêu loại học phí, và còn học thêm. Điều đó có nghĩa là gì thì các bạn hiểu rõ, nghĩa là ngân sách dành cho giáo dục quá thấp. Cảm ơn các bạn đã đọc cm của tôi. Không những đất nước, con người già đi mà ngày càng LƯỜI đi ! Ở Nhật, Hàn, Trung tôi thấy vẫn có những công việc phù hợp cho người già sau khi về hưu như: lau chùi, quét dọn, nhặt rác ở các khu phố, cao ốc, lề đường, công viên, các công trình công cộng, bệnh viện, trường học, chợ, siêu thị...Việt Nam chắc ít như vậy lắm, tỉ lệ thất nghiệp của người trẻ quá nhiều, cộng thêm tâm lý giành thời gian học hành quá nhiều làm cho thời gian làm việc trong cuộc đời ngắn lại, chưa kể chúng ta có văn hoá không được làm thêm khi đi học, đa số các bậc phụ huynh đều khuyên như vậy. Do vậy 1 lượng lớn sv khi ra trường không làm được việc bởi họ chưa từng va chạm với việc kiếm tiền qua việc bán sức lao động trước đó. Việt Nam việc thì ít, người tuổi lao động, tuổi làm việc cũng nhiều còn thất nghiệp đầy ra đấy. Bây giờ cõng thêm 1 bộ phận người học hành vừa ra trường không có việc dù là trái nghề luôn chiếm hơn nửa với số có việc. Việc phân bổ công việc nghành nghề ở VN cũng không hợp lý, có những nghành nghe thấy lương cao trong vài năm vừa rồi như Ngân Hàng thì bu nhau tranh vào làm, sau đó cắt giảm biên chế nên giờ lại bị thải ra 1 số thất nghiệp. Mỗi người nên tuỳ khả năng hoàn cảnh của mình mà tìm 1 công việc phù hợp, nơi làm việc phù hợp, tuyệt đối đừng mang tư tưởng " cố" khi chọn nơi làm và công việc mình không chuyên môn, không xứng đáng. Như rất nhiều người ở quê, ở Tỉnh có công việc đúng chuyên môn, nhà cửa lại tại địa phương, công việc cũng giúp cho nhiều bà con ở đó nhưng lại tham vọng về 1 thiên đường làm việc và sống ở TP cho nên khăn gói chen chân vào TP vốn đã chật hẹp, xô bồ. Việc di dân vì việc làm kéo theo nhiều hệ lụy nữa càng kéo kinh tế VN đi xuống....kinh tế và việc làm của Việt Nam giống như mạng dây điện chằng chịt ở TP, không được phân chia, quy hoạch rõ ràng. Những người không được học mà phải tha hương làm việc thì có thể thông cảm, còn những người được ăn học mà cũng bon chen giành giật với người không được học làm gì? bài viết khiến tôi xúc động....tôi đã ngẫm lại chính mình và sẽ thay đổi kể từ phút này. "Lịch sử sẽ quật mồ những kẻ cản bước tiến của dân tộc". " Đơn giản vì những dòng sông không bao giờ ngừng chảy". Bài viết quá hay, nhưng không phải dành cho số đông. Những người hiểu được vần đề này hầu hết đang gần già, trong khi lớp trẻ, những người quết định sẽ làm chậm lại quá trình này thì đa số chưa đủ tầm nhìn, hoặc có thấy muốn thay đổi cũng rất khó vì phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên bài viết giúp tôi, và hy vọng nhiều người nữa, phải xem xét lại những dự định kinh tế ở trong chính gia đình mình trong 5,10,20 năm nữa. Xin cám ơn tác giả ! Các bạn thanh niên của ta bây giờ nói thật họ chỉ biết Iphone, Ipad, quần áo, nghĩ xem ăn gì ở đâu. Dành phần lớn thời gian chém gió, chát chít, facebook những điều nhảm nhí như sáng nay ăn gì, đi du lịch up ảnh để khoe... Hầu hết họ không có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc và với chính tương lai của họ và câu hỏi lớn ai là người chịu trách nhiệm về một thế hệ thanh niên (và nhiều thế hệ kế tiếp ) như vậy. (Tôi thích đọc mấy bài kiểu góc nhìn này, còn ngoài ra mở các trang mạng bây giờ đưa tin như nhau, toàn là chuyện linh tinh nhảm nhí, lướt qua 1,2 phút là biết hết). Bài viết đem lại nhiều ý nghĩa sâu sắc! Cảm ơn tác giả. Cháu năm nay 14 tuổi. Cháu thấy, dân Việt chúng ta tuy rất chăm chỉ nhưng tại sao muôn đời nay vẫn nghèo. Lý do đơn giản xuất phát từ quan niệm sống của chúng ta, trọng hình thức, đua đòi, chộp giật và luôn luôn 'tự sướng' với bản thân. Thế hệ của những Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh đã xa lắm rồi, trong khi thế hệ cận sau lại là sự tạp nham của tư tưởng bao cấp bám rễ tạo thành gốc khó mà cắt được. Theo cháu, muốn đưa VN đi lên trong 100 năm tới, chúng ta cần phải thay đổi toàn bộ nền giáo dục trước hết. Sau đây là vài ý tưởng của cháu: 1. Chúng ta nên bỏ thi quốc gia, cũng bỏ luôn thi tốt nghiệp. Học sinh sẽ được xét điểm năm lớp 12 để tốt nghiệp. Ta chỉ cần tổ chức thi đại học, là đủ. 2. Phân chia, định hướng từ năm cấp 2: Theo cháu, lớp 9 là đủ. Học sinh sẽ được xét điểm cấp 2, nếu đạt đủ 7.0 thì sẽ đc học tiếp lên cấp 3, còn nếu dưới mức đó thì sẽ cho học nghề. Hơn nữa, sẽ bỏ kì thi cấp 3. Chúng ta sẽ bỏ luôn trường chuyên, lớp chọn. Các học sinh sẽ được xếp ngẫu nhiên vào các lớp qua máy tính. 3. Thay đổi mục tiêu giáo dục: Theo cháu, nền giáo dục của chúng ta vẫn bị mang đậm chất của một nền giáo dục lặp đi lặp lại những thứ mà nhân loại đã bỏ vào sọt rác. Theo cháu, chúng ta nên học tập mô hình giáo dục: Học là để làm sao có ích cho bạn, cho cộng đồng và xã hội, chứ ko phải là học để vào trường chuyên lớp chọn, để làm rạng danh gia đình. 4.Ứng dụng thực tế nhiều hơn ( cái này đã quá quen thuộc) 5. Sách giáo khoa cần phải hệ thống hơn , nội dung cần phải được số hoá và cập nhật liên tục, nhằm tăng tính xác thực. 6. Tăng cường dạy học sinh về phép làm người. Theo cháu, cấp tiểu học cần phải có 4,5 tiết một tuần để dạy về điểu này. 6. Trả lương cao hơn cho giáo viên 7. Làm cho học sinh hứng khởi hơn kho đến trường. Tổ chức nhiều chương trình ngoại khoá là một ví dụ. 8.Bớt hình thức, thủ tục. Ngày khai giảng hồn nhiên trong sáng còn đâu, chỉ còn là buổi phát biểu thành tích của ngài hiệu trưởng và diễn ra trong sự mệt mỏi của học sinh! Đó chỉ là một trong những ý tưởng của cháu . Dân số, thu nhập, nợ công...tầng lớp trẻ không quan tâm nhiều, vấn đề này là điều tiết vĩ mô của nhà nước. Đại đa số bạn trẻ bây giờ định hướng tương lai và phấn đấu phát triển còn nữa vời và thiếu thực tế. Cứ lãng phí như ngày nay tỷ năm nữa mới giàu. Ví dụ như đường cao tốc mới làm , khánh thành 2 ngày xuất hiện chỗ nứt, ký túc xá xây mấy trăm dự kiến cho 2000 sinh viên chỉ có một người đăng ký thuê, biết bao khu công nghiệp, biết bao nhà cửa, biết bao công trình xây dựng nên bỏ phế. Muốn giàu hãy xử lý lãng phí, tham nhũng khí thế như khởi công, khánh thành các công trình Người nghĩ đc thì KHÔNG ĐƯỢC làm. Thất vọng lắm
Giá trị nào lớn? Ngẫm lại thấy đúng. Cái đám đông mà rất nhiều thương hiệu nhắm đến, nghĩ ra đủ cách để thuyết phục, té ra nhiều khi đơn giản hơn ta nghĩ. Niềm tin đến với họ từ cộng đồng và đó cũng là môi trường thuận lợi cho mọi tin đồn vô ý và chủ ý, cho mọi sự thể hiện, tung hô và tự tung hô.Trở lại với chuyện chiếc bánh trung thu, tôi từng có cơ hội thưởng thức khi công tác tại Hà Nội. Háo hức với tin đồn của đồng nghiệp, tôi cũng chen lấn, chịu khổ mua về và ngồi trong một quán cà phê cóc Hà Nội, ăn bánh cùng với uống trà nóng, thấy ngon miệng. Vài năm sau, có cô nhân viên khoe vừa xếp hàng mua được cái bánh đến biếu, tôi ăn và thấy nó quá thường.Khi phần lớn chúng ta ăn uống đòi hỏi phải vệ sinh và được nhận thái độ phục vụ tốt, nhìn lại cảnh rồng rắn khổ sở để mua cái bánh và bát phở mới thấy nó hãi hùng và phản văn minh đến mức nào. Các thương hiệu trên thế giới lớn được là bởi giá trị của nó được đúc kết từ chất liệu, chất lượng, thẩm mỹ, quy chuẩn phục vụ và không ngừng đổi mới, phát triển song hành với tiếp thị. Ở ta, có không ít thứ, nhất là đồ ăn uống, giá trị đến từ việc rỉ tai, mà chúng ta đâu có biết được những sản phẩm đó được làm như thế nào, có đảm bảo vệ không trong cái không gian chật chội, ẩm thấp và chen chúc thế kia?Thái độ của người bán nhiều khi có được do ý thức của kẻ mua, chứ giá trị thật của sản phẩm thì chỉ có mức độ nhất định. Chúng ta có quyền không ăn, có quyền tìm đến với một sản phẩm khác tương tự đang đầy rẫy trên thị trường. Chúng ta có quyền tìm đến với những cửa hàng khác nơi mà không có cái cảnh cô bán hàng đưa nước lạnh ra tạt cùng với việc đốt vàng mã. Chúng ta có quyền chọn cho mình một quán ăn mà ở nơi đó có bàn rộng, ghế cao, chứ không phải dùng cái ghế ngồi của người khác bên dưới đầy rác. Chúng ta có quyền tẩy chay những hàng quán mà vừa thu tiền vừa chửi khách như một thói quen đầy bệnh hoạn.Tôi không có thói quen phân biệt vùng miền mặc dù xung quanh rất nhiều câu chuyện của bạn bè ở phía Nam kể về việc bị ngược đãi và chặt chém khi đi mua hàng ở Hà Nội. Bởi ở nơi nào, người mua ý thức cái món hàng mình mua vượt qua cả giá trị tự trọng của họ thì ở đó vẫn tồn tại những kiểu bán hàng ngược đời. Ở Hà Nội có “bún chửi, cháo quát”, phở ăn trên nắp cống, bánh trung thu mua như đi van xin, thì ở Sài Gòn cũng có những quán hủ tiếu chặt đẹp chém ngon, những quán cơm bình dân giá quý tộc, có những cảnh chen lấn ăn xong ra còn bị tay gửi xe của quán móc túi thêm tiền…Khi chúng ta còn phủ nhiều giá trị lớn lao cho một món hàng nào mà không có cơ sở thực sự, hoặc không ý thức về giá trị thật của nó thì những xung đột kinh khủng trong việc bán mua vẫn có thể xảy ra, và cảnh bị chặt chém, ngược đãi, xúc phạm vẫn tồn tại. Và khi chúng ta chưa ý thức được giá trị của bản thân mình, là những “thượng đế” khi đi mua hàng hóa, bắt buộc phải được tôn trọng và được phục vụ, thì đừng trách tại sao vẫn tồn tại những cảnh bán hàng kinh dị như kia. Bởi giá trị lớn nhất chính là giá trị con người của chính mình, nếu tđặt nó thấp hơn thứ mình mua, thì chính mình cũng góp phần làm xấu thêm cái hình ảnh vùng đất nơi mình đang sống.Hoàng Nguyên Vũ Bài viết hay, có ý nghĩa. Tôi thích nhất câu kết "Bởi giá trị lớn nhất chính là giá trị con người của chính mình, nếu đặt nó thấp hơn thứ mình mua, thì chính mình cũng góp phần làm xấu thêm cái hình ảnh vùng đất nơi mình đang sống". Tôi rất đồng ý quan điểm bài viết của tác giả. Bản thân tôi không bao giờ mua hàng tại những nơi không tôn trọng khách hoặc không bao giờ quay lại nếu bị đối xử thiếu tôn trọng. Bỏ ra vài tiếng chen chúc để mua được một chiếc bánh là một sự xa xỉ quá lớn đối với mình. Hay là do lòng tự trọng mình quá lớn. Đó chỉ là thức ăn cho vui chứ đâu phải là thần dược. Có lẽ mình quan niệm hơi khác người nên lúc nào cũng thong thả làm việc mình thích và quan trọng là không bị lệ thuộc. Thỉnh thoảng mình đọc báo và thấy ngoài việc chen lấn vì cái ăn còn có việc chen lấn để mua hàng hiệu mới ra mắt hoặc hàng hiệu giảm giá. Họ đâu có ngờ rằng trong đám đông chen chúc kia bao nhiêu phần trăm là người của công ty thuê "đứng chen" để tạo không khí. Rồi lại việc chen lấn để xem thần tượng âm nhạc là mấy anh tóc đỏ tóc xanh, có bao nhêu "fan thật sự". Rat hay! Con nguoi hay dung dat gia tri cua minh vi mot mon hang nao do. Hay biet tu trong, biet yeu thuong ban than minh, dung vi mieng an ma bi nguoi khac si nhuc Bạn Nguyên Vũ .Cảm ơn bạn đã thay lời cho nhiều người nói lên những điều trăn trở và trong ấy có tôi ...! Tôi không đồng ý với bạn. Khi một thương hiệu nào đó làm người tiêu dùng hài lòng đến mức, họ có thể bỏ thời gian để xếp hàng để mua, thì đó là sự thành công của cửa hàng đó, điều mà ai làm bussiness cũng mong muốn, khi mà có hàng trăm cửa hiệu tương tự, lại có thể phục vụ tốt hơn, thậm chí giao tận nơi. Hơn nữa, sự xếp hàng là thể hiện Văn Hoá ứng xử, điều mà tôi tin phần đông chẳng ai quan tâm đến thời gian của người khác và luôn thích nhanh cho mình. Tôi chưa bao giờ xếp hàng để ăn một bát phở hay mua một hộp bánh nhưng tôi thông cảm và hiểu được vì sao họ phải làm thế. Vì chỉ ăn sáng hàng ngày thôi nhưng nếu ăn xôi xéo tôi phải đến đúng hàng A, ăn bún thang tôi phải đến đúng hàng B, ăn bánh mì patê là phải của hàng C. Nếu chẳng may hôm đó hàng đóng cửa, phải ăn hàng khác, ăn vào là thấy không thích rồi vì không đúng hương vị mình thích. Có người nghiền cà phê cứ phải hiệu đấy, cách pha đấy...mới thấy đã đấy thôi...Cái nhỏ nhặt đã như vậy thì suy ra cái lớn cũng vậy thôi. Nói thì bảo sính ngoại chứ chẳng cứ gì hàng ăn ở Việt Nam, hàng hiệu ở Paris muốn vào cũng phải xếp hàng kia kìa. Mà có ai gí dao vào cổ bắt xếp đâu. Thích thì tự nguyện xếp thôi. Tây cũng rất tin vào "truyền miệng" nhé, lên các diễn đàn du lịch thì biết. Cho nên xếp hàng mua bánh hay ăn phở thì cũng là chuyện tâm lí thông thường thôi, có gì là "kinh dị" đâu. Quan trọng là có thích hay không, còn đã thích thì xá gì! Thích là nhích! "Bởi ở nơi nào, người mua ý thức cái món hàng mình mua vượt qua giá trị tự trọng của họ thì còn tồn tại kiểu bán hàng ngược đời..." Tôi đã từng được ăn bún chửi, cháo quát, xe chửi, nếu bạn nào ra Hà Nội được ăn nhiều thứ chửi và quát như tác giả bài báo đã viết thái độ phục vụ phản văn minh Gặp những kiểu bán buôn như thế 1 đi ko trở lại í chứ, người ta đã tạo ra thu nhập cho họ mà tại sao lại đối xử kiểu như thế Bạn viết rất hay và đúng! Quá chính xác! Cám ơn bạn đã nói giùm suy nghĩ và thái độ của tôi trước hiện tượng giá trị con người thấp hèn hơn giá trị món hàng. Thời buổi bây giờ đâu còn như thời bao cấp khan hiếm hàng hoá nữa? Ngày xưa phải nhịn nhục trước mấy người làm thương nghiệp để có miếng thịt nấu cháo cho con. Còn bây giờ, chúng ta hãy tỏ thái độ để xây dựng một xã hội có nền dịch vụ văn minh, tôn trọng con người đi các bạn ơi ! Cám ơn tác giả rất nhiều. Bài viết đã phần nào cảnh tỉnh chúng ta phải có hành động với tập quán bán hàng , dịch vụ xấu xa, vô văn hoá. Tôi thì thấy ngay cả việc đi siêu thị vốn là nơi khá sạch sẽ và lịch sự vẫn thường xuyên gặp những cô cậu mặt còn non choẹt tính tiền cho khách với thái độ "mình là thượng đế" khách hỏi gì cũng bơ bơ nói chuyện thì nạt nộ xem khách như vô hình vậy... Thấy chán mình cũng luôn tự hỏi ?" Giá trị con người của chính mình " nhiều khi người ta lại đặt xuống hàng thứ yếu. Vì khi đã đặt nó xuống hàng thứ yếu con người ta có thể dối trá đủ thứ, cơ hội và ma mãnh đủ thứ. Nhưng tại ai và tại sao thì mình cũng phải đang đi tìm lời giải! Vì xã hội mình ít cơ hội đối thoại thẳng thắn lắm ? ít ai lắng nghe một cách chân thành những ý kiến trái chiều. Đặc biệt là những người có chức quyền từ bé đến to. Hoặc nghe để mà nghe thôi! Việc ta, ta cứ làm. Chúng ta không thể văn minh và thực sự tiến bộ được khi cứ cổ suý tung hô vô tình hay hữu ý cho những suy nghĩ và hành động không tự trọng chính mình làm theo hội chứng đám đông. Bỏ tiền ra mua hàng giả hoặc chen chúc nhau để ăn phở mắng cháo chửi là tiếp tay nuôi sống sự nhức nhối của xã hội. Nó nguy hiểm hơn cả sự vô cảm trước cuộc sống đang diễn ra. Chung tay đẩy lùi những nhức nhối đó để xã hội được văn minh và phát triển lành mạnh bằng cách hãy là người tiêu dùng thông thái.
U19 không phải là một cú áp phe Đó có thể là một chi tiết nói lên rằng người hâm mộ tin tưởng lâu dài ở những chàng trai non trẻ của mình. Có thể thôi, hoặc là tôi hy vọng thế, bởi vì sau trận đấu, đi dọc những tuyến đường quanh Mỹ Đình (Hà Nội), lại thấy một cảnh tượng quen thuộc sau mỗi trận thua của bóng đá Việt Nam: những cờ, phướn, biểu ngữ vứt rải rác. Những cái băng-đô “Việt Nam vô địch” nằm lay lắt trên vỉa hè, dưới lòng đường.Tôi nhìn cái cảnh tượng quen thuộc ấy và nghĩ đến những người phe vé. Hình như chính khán giả cũng đi “phe”. Nhưng không phải phe vé, mà là phe hy vọng của bản thân mình. Họ “đầu cơ” rất nhiều hy vọng vào một trận đấu, mà những cái băng-đô “Việt Nam vô địch” ấy là biểu hiện. Rồi cũng giống như một cuộc đầu cơ vé xem bóng đá, nếu mọi chuyện không diễn ra như ý muốn, chúng trở nên vô giá trị và bị vứt bỏ.Rất nhiều người sẽ nói với tôi rằng họ phải “đầu cơ” niềm tin và hy vọng vào một trận đấu, là bởi bức tranh toàn cảnh không cho phép họ hy vọng. Bán độ tràn lan, bạo lực tràn lan, các ông bầu và nhà quản lý làm bóng đá theo những cách rất khôi hài. Không đầu cơ vào một trận U19 hiếm hoi đáng tin tưởng thì biết tin vào cái gì bây giờ?Nếu đó đơn thuần là cách thưởng thức bóng đá của các cổ động viên thì tôi không dám lạm bàn. Nhưng nếu đó là thái độ của những công dân cần phải có trách nhiệm trước một nền thể thao thì quả nhiên là có vấn đề.Nếu chính những chủ nhân, những người nắm quyền lực (về lý thuyết) cũng đi “phe” hy vọng vào một sự kiện mang tính thời điểm thì động lực phát triển ở đâu ra? Hiện tượng U19 hôm nay có thể trở thành một cú “áp-phe” đơn lẻ nếu chuyện mãi chỉ là của riêng Hoàng Anh Gia Lai.Về lý thuyết, mỗi người trong số chúng ta có trách nhiệm với sự phát triển của thể thao hay bất kỳ lĩnh vực nào của đất nước – chúng ta không phải là những người đứng ngoài cuộc ngó vào. Một ông tổ trưởng dân phố có khả năng giúp tìm không gian cho các cháu phát triển thể thao phong trào, một vị phụ huynh có trách nhiệm giúp con mình cân đối phát triển thể chất và trí tuệ, một nhà giáo dục tất nhiên có trách nhiệm khuyến khích học sinh dù chỉ là cổ vũ bóng đá “sạch”, một thương gia có trách nhiệm khi tham gia vào việc xã hội hóa bóng đá... Lĩnh vực nào cũng vậy cả, cần cả một hệ thống tiến lên chứ không thể trông vào các cú áp-phe.Những chiếc băng-đô vứt đầy quanh sân Mỹ Đình sau trận dường như là kết quả của một tâm lý phụ thuộc khách quan. Ta trông chờ khách quan, khách quan tốt đẹp thì ta vui mừng, khách quan không đẹp nữa thì ta thở dài chán nản và từ bỏ hy vọng. Chuyện lúc nào cũng là của ông Đoàn Nguyên Đức, cậu Công Phượng, ông Lê Hùng Dũng hay một cá nhân nào đó.Đó không chỉ là điều xảy ra với bóng đá. Chúng ta “phe” niềm tin trong rất nhiều lĩnh vực, thường xuyên đặt cái gánh nặng “thay đổi thực tế” lên thiểu số con người. Trong nghiên cứu khoa học, trong quản lý nhà nước, cứ thỉnh thoảng lại xuất hiện một Công Phượng, trở thành đối tượng “bị” đầu cơ toàn bộ hy vọng của xã hội.Khi chúng ta “phe” hy vọng nhân một sự kiện, sự xuất hiện của một cá nhân, thì lúc đó, toàn bộ hệ thống, toàn bộ bức tranh toàn cảnh đã bỏ quên. Nếu chúng ta cứ “phe” và chỉ trông vào các “áp-phe” đơn lẻ thì kết cục sẽ chỉ là những tiếng vỗ tay chầu rìa hoặc sự vùi dập hắt hủi niềm tin.Đức Hoàng U19 không phải là một hiện tượng, đó là kết quả của nhiều năm tâm huyết của Bầu Đức, những phấn đấu của những em đang ở lưa tuổi học sinh. Nhìn thấy cái băng đô vứt bừa bãi sau trận đấu thì phê phán ý thức kém chứ nhìn nhận về bóng đá như vậy là chưa sâu, bởi lẽ U19 đang như những quả cây dần chín dưới con mắt người trồng, và tất nhiên đến ngày nó cũng phải chín chứ, phải ra sân, phải thi đấu, phải phục vụ khán giả chứ sao gọi là hiện tượng. U19 hay nói chính xác là Hoàng Anh Gia Lai mở rộng chứ đâu phải thật sự là U19 quốc gia. Vậy nên đừng có đòi hỏi nhiều. Bầu Đức có quyền làm gì theo ý mình mà không nhất thiết phải vì tập thể vì tập thể có chung sức đâu mà có quyền đòi hỏi. Mình rất thích câu kết của bạn " Nếu chúng ta cứ “phe” và chỉ trông vào các “áp-phe” đơn lẻ thì kết cục sẽ chỉ là những tiếng vỗ tay chầu rìa hoặc sự vùi dập hắt hủi niềm tin". Cảm ơn bạn vì bài viết, chủ đề này liên quan đến ý thức của cá thể đến sự phát triển của xã hội nói chung. Trích dẫn: "Lĩnh vực nào cũng vậy cả, cần cả một hệ thống tiến lên chứ không thể trông vào các cú áp-phe", đúng trong hầu hết các trường hợp nếu không muốn nói là tất cả Tôi nghĩ sau trận đấu, các cầu thủ và BHL nên tổ chức đi nhặt "rác" băng rôn, cờ tổ quốc để cho những người chủ của chúng cảm thấy xấu hổ . Cá nhân tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ khi chứng kiến hành vi rất rất thiếu văn minh này! Bài viết rất hay, sâu sắc, ẩn dụ.. đọc để suy ngẫm... cám ơn tác giả. Bài viết quá hay, cảm ơn a Đức Hoàng đã nói ra nhưng nỗi niềm của biết bao nhiêu người có cùng suy nghĩ như A mà không biết thể hiện như thế nào cho mọi người hiểu đc. Bài viết hay, tôi đồng ý với cách nhìn của tác giả. Không thể lợi dụng một hiện tượng để thổi phồng, lăng xê quá mức làm che lấp những cái chính. Trong những chuyện như thế này có cả sự góp phần của giới truyền thông. Về thực chất thì U19 hiện nay không xuất sắc hơn lứa Văn Quyến, Quốc Vượng trước đây nhưng trong bối cảnh của bóng đá VN hiện nay nó là một điểm sáng và được lợi dụng để mọi người hy vọng và quên mất khoảng tối trong đó. 'Chúng ta “phe” niềm tin trong rất nhiều lĩnh vực, thường xuyên đặt cái gánh nặng “thay đổi thực tế” lên thiểu số con người. Trong nghiên cứu khoa học, trong quản lý nhà nước, cứ thỉnh thoảng lại xuất hiện một Công Phượng, trở thành đối tượng “bị” đầu cơ toàn bộ hy vọng của xã hội...... Nếu chúng ta cứ “phe” và chỉ trông vào các “áp-phe” đơn lẻ thì kết cục sẽ chỉ là những tiếng vỗ tay chầu rìa hoặc sự vùi dập hắt hủi niềm tin." Sao mà đúng quá_thấm thía và ngán ngẩm!!! Cho đến khi có sự thay đổi thực trạng này theo chiều hướng tích cực thì mới có thể nhìn thấy bình minh của tương lai xán lạn... Bài viết rất hay, ở đây tác giả không đụng chạm gì đến U19 của các fan cuồng đâu, đích ngắm chính là chúng ta, là mỗi cá nhân hình thành nên cái cộng đồng này. Từ trước đến nay trong mọi lĩnh vực, chúng ta luôn tôn thờ chủ nghĩa sùng bái cá nhân, khi mà dư luận và nhà nước luôn cố gắng xây dựng các hình tượng kiểu mẫu, các gương tiên tiến điển hình. Thử hỏi, bác Võ Nguyên Giáp, bác Hồ có thành công khi thiếu nhân dân, thử hỏi Bầu Đức có thành công không khi thiếu những nông dân công nhân đang ngày đêm chăm chỉ tạo nên tiền đề vững chắc để ông nuôi U19. Các bạn sung sướng hò reo khi những người hùng của mình đạt thành tích, còn các bạn sau đó làm gì để các thành tích đó được phát huy? Ngay cả thái độ và ý thức cũng còn bị bỏ quên. Tác giả hẳn còn trẻ nhưng có một cái nhìn rất sâu sắc về thời cuộc. Một người làm báo có tâm và có tài. Sự cảnh tỉnh của bạn Hoàng là quá cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nhưng bóng đá chuyên nghiệp đã bao nhiêu năm rồi mà còn mãi ..... có 1 sự kiện (như Hoàng nói ), có 1 người tâm huyết (bầu Đức ) trên mấy chục triệu người thì không thể nào hết cái cảnh áp phe, ăn xổi ở thì, hùa theo hiện tượng... này đâu . Chúng ta hãy tự an ủi nhau và cùng nhìn về tương lai ở 10 năm nữa đi . Bài viết rất hay và sâu sắc! Tuy nhiên làm cách nào hay có thuốc gì thay đổi được tư tưởng "phe" này bây giờ khi mà nó đang trở thành phổ biến? Bài viết rất hay và đang suy ngẫm. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết ở chuyên mục góc nhìn đều đi theo hướng "cao siêu", theo quan điểm của tôi thì hãy hướng tới nhiều đối tượng người đọc hơn bằng cách hành văn đơn giản, có như vậy thì ý kiến của các anh/chị mới thực sự có giá trị cao. ĐÚNG LÀ MỘT GÓC NHÌN, CÒN RẤT NHIỀU ĐIỀU NAN GIẢI PHẢI BÀN!! Thập niên 60, 70, bạn hỏi: "dạo này làm gì?". Tôi trả lời: "chạy áp-phe". Áp phe (affair) là tiếng Pháp, người Sài Gòn thời đó đọc trại thành áp-phe để ngụ ý làm ăn. Theo tôi, ông Đoàn Nguyên Đức đang áp-phe đội U19 của ông, đúng chứ sao! bỏ tiền cỡ đó, để đầu tư thì đến lúc phải sinh lợi chứ. Bóng đá phương Tây toàn làm vậy. Các câu lạc bộ hàng đầu thế giới không làm áp-phe chứ làm gì? Bóng đá phải hay mới có người coi. Nhiều người coi thì mới thu được tiền vé, thu tiền quảng cáo, bán bản quyền truyền hình. Đó là áp-phe chứ là gì?
Giấc mơ đại học Tuần trước đọc báo mới thấy lại cậu chàng: em đã bỏ Đại học, vào TP HCM, đi làm mướn một thời gian, rồi bây giờ đang đi bán bánh ướt lề đường. Vừa bán bánh ướt, em vừa tự học, tham gia vào các lớp dạy truyền thông, quảng cáo. Lên báo rồi, em băn khoăn rằng ngoài việc báo chí mô tả em bỏ đại học bán bánh ướt, chạy công an ra, thì có thể gửi gắm thông điệp gì nữa không? Kiểu như, tại sao lại có nhiều đứa sẵn sàng bỏ đại học như em vậy? Em kể, ngay đầu đường chỗ em đứng cũng có hai anh chị bỏ học bán nước cam.Băn khoăn của chàng trai bán bánh ướt được đưa ra đúng vào lúc mà chủ đề cải cách giáo dục Đại học đang nóng trở lại, sau hội thảo của Giáo sư Ngô Bảo Châu hồi cuối tháng bảy – kèm những phát ngôn rất mạnh mẽ của ông về chủ đề này.Trước mắt tôi, đang hình thành một thế hệ bỏ học vì chán, chứ không phải vì hoàn cảnh gia đình. Một thế hệ bỏ học dù vẫn yêu việc học, yêu đến mức nhận ra rằng nhà trường không dạy họ được nhiều, chứ không phải vì ham chơi. Đó là một thực tế kỳ lạ. Bỏ đại học, bán bánh ướt và học truyền thông? Chàng trai kia, trong mắt tôi, cậu vẫn muốn tham gia môi trường học thuật, muốn lao động chất xám, muốn trở thành trí thức, chứ không đặt vấn đề mưu sinh là mục tiêu duy nhất.Trong khi những nhà giáo, những nhà chức trách còn đang loay hoay tranh luận và tìm cách nâng cao chất lượng giáo dục Đại học, trong khi người lớn còn đang lên án nhau về phương pháp cải cách, thì nhiều người trẻ đã đưa ra quyết định của họ. Họ bỏ học rất nhiều, để ra ngoài lao động, buôn bán và tìm cách học thêm những thứ mà họ cho rằng bổ ích hơn.Đứng trước một quyết định như thế, cảm giác đầu tiên là thấy vui. Vì chúng ta vẫn còn những người trẻ yêu lao động và dám sống đến cùng vì ước mơ. Nhưng đi cùng với nó là sự lo lắng: người trẻ “tự đốt đuốc mà đi”, trong một bối cảnh xã hội có nhiều bất ổn thế này, như cái cây mọc hoang, bản lĩnh và kinh nghiệm chưa có, họ học được cái tốt, gặp được người tốt để làm nên sự nghiệp, hay phải tiếp nhận cái xấu rồi bị đồng hóa, là rất... hên xui.Vấn đề ở đây là sau khi người lớn thống nhất với nhau: phải rồi, môi trường Đại học chưa được tốt, nó chỉ là một trong số các lựa chọn, không phải là duy nhất, thì ta không thể cho những bạn trẻ muốn học một lựa chọn giáo dục nào khác. Từ thị trường xuất bản, thị trường giáo dục tư nhân, quản lý thông tin trên Internet... động vào đâu cũng thấy có vấn đề. Bây giờ muốn khuyên chàng trai trẻ kia học kiểu gì, đọc sách báo nào, dự khóa học nào để có thể trở thành một người lao động chất xám trong lĩnh vực truyền thông như mong ước của em, quả thực tôi rất bí. Bản thân tôi cũng đã chứng kiến có bạn trẻ bỏ Đại học và mang theo đầy hoài bão, nhưng rồi tàn lụi vì không biết học tiếp ở đâu.Cuộc chuyển mình của giáo dục Đại học tại Việt Nam đã quá chậm rồi. Các bạn sinh viên không còn muốn chờ đợi nữa. Nhiều người đã quyết định cất bước ra đi. Nếu còn chậm nữa, thì ta sẽ có một thế hệ những người trẻ đầy hoài bão trở thành những cái cây dại mọc hoang trong một môi trường đầy may rủi.Khi nghĩ đến chàng trai đang bán bánh ướt kia, hẳn nhiều người cũng như tôi, chỉ mong em được an toàn trên đường phố Sài Gòn đầy nguy hiểm thôi. Chứ chưa mong em có thể vụt sáng trở thành một chuyên gia truyền thông. Hên xui, là thế đấy.Đức Hoàng Người mua (học sinh, sinh viên...) bỏ tiền mua hàng hoá, dịch vụ ( kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp...) mà họ cần chứ không phải là những thứ mà bên bán ( các cơ sở giáo dục đào tạo) có! Bỏ học là chấm dứt việc mua những thứ không cần thiết, cũng đồng nghĩa với chấm dứt sự lãng phí! Có một môn học mà các bạn trẻ quên, người lớn quên, nhà trường quên, đó là môn: ĐẠO ĐỨC Sự thật quá là chua chát. Thế hệ các bạn trẻ 9x được hưởng nhiều thứ từ đổi mới nhưng cũng là nạn nhân của những đề án thí điểm của đổi mới mà ra. Học đại học là một lựa chọn chứ không tất cả. Tốt nghiệp đại học về ăn bám gia đình còn thua xa ra xã hội lao động kiếm tiền. Người thực học chưa chắc kiếm được nhiều tiền như người mua điểm mua bằng. Suy cho cùng 4-5 năm học được gì ngoài sự chán nản. bài viết rất hay. em vừa xong lớp 12 và vừa thi đại học. Em từng nghĩ sẽ bỏ học giữa lớp 12. Em xuýt soát đậu đại học. Nhưng vẫn còn ám ảnh cách học áp lực và chán nản không biết đi đâu tiếp nữa khi học năm cuối cấp Ý kiến cá nhân tôi về việc học sinh hay SV bỏ học và vấn đề đáng nói của ngành giáo dục chỉ là ở chỗ nên dậy cho con em chúng ta cái gì là cần thiết cho cuộc sống, để khi tới đủ tuổi lao động (18 tuổi) thì trẻ em có thể đã được trang bị những kiến thức tối thiểu cần thiết của cuộc sống để nhìn nhận mình phải làm gì sau này và lao động như thế nào cho cuộc sống tự lập tiếp theo của mình. Việc được đi học tiếp lên ĐH là điều đáng mừng vì bạn được tiếp tục có thời gian để học cái mà mình đã lựa chọn (chỉ có bạn nào đã chọn sai thì mới thấy là nên làm lại hoặc là bỏ học để theo đuổi 1 việc cái khác). Lại nói về nội dung giáo dục của nhà trường hay là sự chỉ đạo từ ngành giáo dục, thì từ khi đi học hầu hết thời gian là các em tập trung dành cho việc học và các kiến thức từ các bộ môn là do nhà trường cung cấp cho các em. Nếu như thử hỏi nhà trường và ngành giáo dục xác định việc dậy cho các em các kiến thức cơ bản ở mỗi môn từ cấp I tới cấp III là để trang bị cho các em những KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG CS để thành một công dân tương lai và đó cũng là chính là mục tiêu và nhiệm vụ của việc giáo dục. Thử hỏi không có việc phân biệt theo kiểu đâu là môn chính, đâu là môn phụ thì hỏi sẽ làm gì có chuyện là chất lượng học sinh học rồi mà hiểu biết trong cuộc sống thì ít. Bởi lẽ các em đã tư duy theo kiểu chú trọng chỉ học tốt và dành hầu hết thời gian cho các môn chính vd. Toán, Văn... và học đối phó các môn khác ngay từ cấp I. Nếu như các môn đều được xem là như nhau và có ý nghĩa là trang bị cho các em kiến thức sống cần thiết sau thời gian học 12 năm. Để các em khi học bất cứ môn gì đều thấy mục đích đó là kiến thức cơ được trang bị cho các em để vào cuộc sống không phải vì thành tích, vì điểm số ....vd từ cấp I có học môn Khoa học tự nhiên, Môn Vẽ, ..rồi Khoa, Sử , Địa ....tới cấp II là thêm môn Sinh học, môn Lý.....tất cả các môn đó khi so với các môn Toán, , TV/Văn, ngoại ngữ lại bị coi là môn phụ và chính cách nhìn nhận rồi cách kiểm tra lấy điểm để đánh giá học lực phân loại chưa kể là dậy ở trường thì 1 phần kiến thức ra bài kiểm tra thì ở trên trời ai không tăng cường đi học thêm thì phần lớn sẽ được kết quả không khả quan với bài kiểm tra ở trường. Thử hỏi cứ bị vài điểm kém môn nào đó sao bố mẹ không lo mà nay bắt con phải học thêm toán, thêm văn... Vậy nên 12 năm học thời gian, cơm áo, tiền của gia đình mà kết quả là 1 học sinh lớp 12 không hiểu được sơ đẳng như khi sốt cao thì nên phải xử lý ntn ...bởi vì GIÁO DỤC COI HỌC LÀ ĐIỂM SỐ LÀ THÀNH TÍCH CHỨ KHÔNG COI LÀ MỤC TIÊU TRANG BỊ KIẾN THỨC CƠ BẢN CHO THẾ HỆ TRẺ. Đó là nói về giai đoạn của 12 năm phổ thông là vậy, nếu các em có chiều sâu suy nghĩ thì tới 18 tuổi sẽ ít nhiều tư duy được mình có nên học tiếp lên ĐH để chuyên sâu 1 nghề gì kể cả học nghề. Vì tới tuổi đó có làm gì thì cũng phải học nghề và được trang bị kiến thức mới làm được. Còn nếu thiếu kiên trì mà đã thấy bảo là cái đó không cần học mà muốn đi kiếm tiền ngay thì cũng không hoàn toàn đúng. Điều đáng nói là các trường ĐH nên xem xét lại việc dậy các môn và nội dung dậy các môn nên theo sát thực tế XH để khi các em học xong ra trường là thích ứng ngay được với môi trường công việc. Ở 1 số nước thì khi đi học ĐH nhà trường liên hệ với các nơi cho SV tới thực tế ở các VP, Công ty, Nhà máy đôi ba tháng/trong năm rồi SV về lại học tiếp trong năm kết hợp thực tế viết luận, hay trao đổi với giáo viên các vấn đề thực tế liên quan tới môn học của mình. Dậy các em cách tìm hiểu ntn cho phù hợp và áp dụng vào cs thì các em sẽ thấy hiểu được ý nghĩa tại sao phải học cái gốc cơ bản ở ĐH để hỗ trợ cho những cái mới pt trong cs khi đi làm... hoặc nếu ai đã học ĐH mà đi làm cv không phải là như mình nghĩ mình mong muốn thì cũng đừng nghĩ học ĐH ra là đã giỏi hết là đã giúp được 1 người có thể sống tốt trong cs, hay dậy cho mình là phải làm gì và phải sống như thế nào. Còn ở khía cạnh đừng nên nặng nề là đã học ĐH rồi thì là hiểu biết Về vấn đề giáo dục, hướng nghiệp cho thế hệ trẻ hay tìm kiếm công việc khi ra trường...tất cả nhưng điều này nó bao trùm và liên quan tới cả 1 xã hội không chỉ riêng ngành giáo dục. Bởi lẽ: Việc đi học từ cấp I cho tới hết cấp III (lớp 12) là thời gian để 1 con người đủ thời gian để trưởng thành cả về thể chất lẫn suy nghĩ để trước khi xác định mình sẽ làm gì tiếp khi đã tới tuổi trưởng thành. Đúng vậy. Một thực trạng đang diễn ra ngày một trầm trọng. Thiếu sót chính vẫn ở người "Thầy", cho dù có muôn vàn lý do. Nhưng để nâng cao chất lượng đào tào, quả thật cũng rất nan giải và "bế tắc" ! Chúng ta học cũng kém, mà dạy cũng kém. Vấn đề là cần phải nhận thức rõ điều này và phấn đấu vươn lên, chứ như tình trạng hiện nay vẫn "ngộ nhận" lắm: "Thầy" thì đại đa số vẫn chạy theo thành tích, danh hiệu, còn trò thì vẫn rất "tự kiêu, tự mãn"! Bài viết hay của anh Hoàng. Chuyên gia ý kiến nhiều, học sinh ý kiến nhiều, sinh viên ý kiến nhiều. Nhưng cảm tưởng cuộc chuyển mình này vẫn còn mơ hồ lắm. Chờ thôi chứ biết sao. Hoang mang ư, khi lòng tin bị tổn thương cộng thêm sự yếu mềm trong ta sẽ đưa đến một kết cục như thế ! Ôi tất cả những gì tôi muốn nói nằm ở đây. Cảm ơn tác giả. ĐỌC MÀ MẮT CAY CAY! Nói thật giáo dục không định hình, sinh viên phải TỰ BƯỚC. Chương trình học không rõ ràng, không đủ thời lượng, sinh viên phải TỰ HỌC. Thực hành không có đến một buổi, cả đời còn chả hiểu doanh nghiệp là gì, định hướng ra sao, đơn thuần bảo ra trường, xin thực tập thì TỰ XIN. Nhiều lúc cảm thấy ngoài cái bằng cho nó phù hợp luật lao động thì chả biết tôi học ĐH làm gì. Tôi là đọc giả trung thành của báo VNExpress , và rất ngưỡng mộ bạn Hoàng , đã có nhiều bài viết mảng xã hội rất trung thực và thâm thúy!
Thay 'chưa' bằng 'không' Những ai đã từng soạn thảo các bản báo cáo, tổng kết cho cơ quan, tổ chức, tập thể chắc sẽ đồng tình với tôi rằng một trong những phần khó nhất của bản báo cáo là phần nhìn nhận hạn chế và khuyết điểm. Mặc dù báo cáo nào cũng gồm ưu và khuyết, nhưng tỷ lệ nội dung của hai phần này dường như chẳng bao giờ cân bằng với phần thắng thế luôn thuộc về các ưu điểm.Một điều dễ gặp ở các báo cáo đó là những cái “chưa” xuất hiện rất thường xuyên. Với cá nhân thì “chưa hoàn thành tốt một số nhiệm vụ”, với tập thể thì “chưa hoàn toàn đáp ứng được nguyện vọng của người dân”. Bên cạnh đó, người ta còn thêm các trợ từ nhằm làm giảm nhẹ tính chất của những cái chưa. Ví dụ, thay vì nói: “20% cán bộ làm không chấp hành kỷ luật” thì ta lại nói: “một bộ phận cán bộ chưa thực sự chấp hành kỷ luật một cách nghiêm túc”. Cứ như thế, văn hóa “chưa” từ lâu đã trở thành một phần tất yếu của báo cáo.Có những khi tôi đã tự hỏi mình, bằng cách nào chúng ta biết có một bộ phận làm việc không tốt? Chúng ta có đánh giá bằng những tiêu chí cụ thể và phân chia ra trường hợp tốt, trung bình, yếu hay không? Và nếu có thì tại sao không thể trả lời rõ ràng một bộ phận đó là những ai, chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm? Trong tiếng Việt, “chưa” là một từ để hứa hẹn về điều không hề có trong quá khứ, rằng nó sẽ được xảy đến trong tương lai. Nhưng các báo cáo nói về một quá trình đã đi qua, tại sao lại không thể làm một điều rất đơn giản, đó là thay “chưa” bằng “không”. Khi ấy, kém sẽ là kém, mà không phải “chưa thực sự tốt”. Dở sẽ là dở, chứ không phải “chưa hoàn toàn hay”.Câu chuyện này làm tôi nhớ đến một thày giáo dạy Toán của mình khi còn đi học. Dạy học lớp tôi trong 2 năm nhưng thày chưa một lần bỏ qua phần kiểm tra bài cũ. Mỗi lần được thày gọi lên bảng mà không học bài thì tụi học sinh chúng tôi cũng thường tìm cách để né tránh vấn đề. Nhưng quy tắc của thày rất đơn giản. Học trò nào nói “chưa học bài” thì nhận điểm 0, học trò nào nói “không học bài” sẽ nhận điểm 2. Nguyên nhân là cả “chưa học” và “không học” đều xứng đáng nhận điểm zero, nhưng điểm 2 khuyến khích dành cho người trung thực và dũng cảm nhận lỗi của mình.Quả thực khi đó tôi cũng sợ phải trả bài với thày dạy Toán, nhưng càng về sau tôi mới hiểu về cách đánh giá của thày. Tôi nghĩ vấn đề không chỉ nằm ở cách diễn đạt, mà quan trọng hơn là thái độ của mỗi cá nhân hay tập thể khi nhìn vào thiếu sót của mình. Chỉ có những ai dám can đảm nhìn thẳng vào sự thật thì mới có cơ hội tiến bộ trong tương lai. Cái nhìn thẳng ấy, thường thì chẳng ai bắt tội. Đôi khi nó chỉ bắt đầu từ một chữ “không” đơn giản, nhưng cũng có khi đòi hỏi sự gan dạ cùng mình, vì nó khiến chúng ta tổn thương, phải trầy vi tróc vảy để nói ra và sửa đổi.Ngược lại, tôi cũng rất thông cảm với những ai viết ra các báo cáo, vì nêu ưu điểm thì dễ, nêu càng cụ thể càng tốt, nhưng nói đến nhược điểm thì rất dễ đụng chạm. Đôi khi người viết phải ngồi vắt óc suy nghĩ cách viết sao cho vừa là nhược điểm, mà nó lại không hẳn là nhược điểm. Ví dụ như:“kết quả công tác chưa có sự phát triển vượt bậc”, “đời sống của người lao động chưa được cải thiện đáng kể”, “tình hình giải quyết khiếu nại chưa đạt được sự chuyển biến to lớn dù đã có nhiều cố gắng”… Như thế, người nghe ai cũng phải gật gù mà lại chẳng bị mất lòng. Những cái sai, cái xấu vẫn tồn tại đâu đó, rất tỏ mà lại rất mờ, rất dễ thấy mà cũng rất khó thấy, như một căn bệnh âm ỉ đang chờ đợi liều thuốc của sự chân thành, trung thực.Tôi nghe chuyện ở thành phố Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố công khai lên truyền hình đối thoại, nhận lỗi với dân, bèn liên tưởng đến một câu ngạn ngữ của người Triều Tiên: "Nước suối có trong, nước sông mới sạch". Nếu ngay trong tư tưởng của các tổ chức, của những nhà lãnh đạo thiếu đi sự thành thật, thì thật khó để mong chờ ở ý thức của người dân, của toàn xã hội. Và những cái “chưa” như thế, vẫn cứ là chưa mà chẳng thể hóa “rồi”.Chu Ngọc Cường Bài viết hay, phản ánh đúng hiện trạng thực tế ơ các cơ quan nhà nước - một trong những nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển của Doanh nghiệp có vốn Nhà nước! Cám ơn tác giả!!! Tiếng việt mình có cái gọi là "nói giảm nói tránh" và nó đã được nâng lên tầm nghệ thuật để tự lừa dối nhau. Trong cuộc chúng ta luôn nhập nhèm giữa đúng và sai rồi đổ lỗi cho tập thể và hoàn cảnh. Ngay trong cách dạy con của người Việt, khi bé nghịch và té ngã thì thay vì để bé tự đứng dậy (chơi đc chịu đc) thì thường bố mẹ chạy lại dỗ dành và đánh cái nền nhà. Những việc tưởng như đơn giản và hiển nhiên đó chính đã chở thành thói quen "nói dối vô hại" và nó đc áp dụng rộng rãi ra mọi hoàn cảnh. Trong tiếng việt, câu tương ứng với câu "Nước suối có trong, nước sông mới sạch" là "Nhà dột từ nóc". Tui cũng là người nhà nước 17 năm, cũng mắc bệnh nan y này! Do phong tục tập quán chúng ta nó thế, tôi "chưa" thấy ai tự động xin từ chức, thôi việc khi gây ra những sai phạm, có những sai phạm còn trực tiếp hay gián tiếp gây ra chết người. Khi đi học nếu làm không đúng, làm sai thì ta vẫn có cơ hội sửa được. Khi đi làm, những quyết định, chỉ đạo, tư vấn hay phán quyết sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả không thể biết được. Tôi hay nghe "do sai phạm, đồng chí A phải làm tường trình, kiểm điểm hay do sơ xót đồng chí B bị buộc thuyên chuyển đơn vị.... tất cả mọi việc luôn có câu kết là " vụ việc đang được báo cáo lên cấp trên để chờ giải quyết" để rồi 1-2 tháng sau khi dư luận quên đi thì mọi thứ sẽ rơi vào quên lãng. Dầu sao thì mỗi ngày có bao nhiêu việc xảy ra, cái mới chồng lên cái cũ, cũ giải quyết không xong, giải quyết cái mới cũng không xong thành dồn ứ....dần dần tất cả mọi chuyện là "chưa".....chưa sẽ giúp mọi chuyện kéo dài thời gian. "...dạy học lớp tôi trong hai năm nhưng Thầy chưa một lần bỏ qua...", tại sao không viết Thầy "không" một lần bỏ qua? Xem ra chẳng hay ho tí nào. Cũng tùy trường hợp mà ta nói chưa hay không. Tôi thích đoạn cuối, nói về 'rất cần sự trung thực' và đây là mấu chốt vấn đề. Xã hội hôm nay có quá nhiều sự giả dối, lấp liếm. Cần làm cho sự trung thực vượt trội lên. Bài báo rất hay! Vì vậy mà xã hội ta mới có bệnh thành tích và chỉ thích lắng nghe những ngôn từ hoa mỹ, thích được khen hơn, chứ còn chê bai, hay thẳng chút là họ sẵn sàng xù lông ngay dù là khuyết điểm rành rành đó chứ không dám nhìn nhận Bài viết hay, rất hay! Anh Cường viết đọc thấy thấm!!!! Đồng ý với bạn, chán lắm rồi, đâu đâu cũng dùng "chưa" thay cho "không" nhằm mục đích che giấu khuyết điểm. Không biết đến bao giờ người ta mới đủ can đảm và lòng trung thực để nói "không" thay cho "chưa"! Bài viết hay quá. Cảm ơn Cường, mặc dù còn rất trẻ nhưng suy nghĩ của cháu đáng để cho nhiều người phải học tập Có 1 điều ngược lại: Trong lý lịch phần "Vi phạm pháp luật, kỷ luật...:" Mọi người đều khai là Không, tôi thì tôi khai là Chưa Tôi đồng ý với bài viết, kiểu nói thế này ngày nào cũng thấy trên chương trình thời sự hàng ngày. Xã hội ngày nay quá nhiều giả dối, sự thật luôn bị méo mó đi. Chẳng hạn như : "mặt tốt và những mặt tồn tại". Tốt là tốt và xấu là xấu, vậy thực sự chỉ có cái xấu là cái tồn tại? Hài thật. Còn nhiều từ khác mà người ta luôn nghĩ ra để nói chẳng mất lòng ai trong các hội nghi báo cáo " RÚT KINH NGHIÊM" . Sợi dây kinh nghiệm dài đến mức nào mà rút mãi không hết ta. Chừng nào thể chế còn không nhìn nhận và lượng hóa được những điều chung chung như trên thì xã hội còn nhiều điều không như chúng ta mong muốn.
Anh hùng bàn phím “Likes không cứu mạng trẻ em. Chỉ có sự trợ giúp về vật chất mới làm được điều đó,” đại diện của UNICEF sau đó giải thích. Họ kêu gọi mọi người ủng hộ bằng tiền thay vì “likes”.Khi thế giới chuyển dần sang online, những kiểu “đấu tranh” cho các mục tiêu tốt đẹp bằng likes và comment như vậy trở nên phổ biến hơn.Các học giả truyền thông gọi hiện tượng đó là “slacktivism/clicktivism”, nghĩa là việc thể hiện thái độ bằng các hành vi trên mạng thay vì hành động ngoài đời thực. Ngôn từ Việt Nam hóa chúng ta hay gọi là “anh hùng bàn phím”.Nhìn chung, có thể chia ra hai loại “anh hùng bàn phím” cơ bản.Ở dạng thứ nhất, người dùng Internet cảm thấy đã hành động đủ để giúp ích cho cộng đồng chỉ bằng một cái click chuột. Chúng ta thấy hài lòng khi đã “like” fanpage của một chiến dịch xóa đói giảm nghèo, ký tên trong các cuộc vận động (petition) trực tuyến, hay comment bày tỏ sự cảm thông trước một mất mát nào đó.Chúng ta nghĩ đã làm được một điều tốt, bỏ qua chủ đề vừa mới làm mình sôi máu trong ít phút, và đi tìm thú vui khác trên mạng. Nhưng thực tế là thế giới không thay đổi bằng “likes”.  Mười triệu “likes” cũng không giúp Toàn Shinoda sống lại hay xóa bỏ bệnh AIDS.Sự vô danh, vô thưởng, vô phạt của mạng Internet cũng dẫn đến một loại “anh hùng bàn phím” thứ hai, mà có lẽ phổ biến ở nước ta hơn, là những người sử dụng diễn đàn trực tuyến để thỏa mãn cái tôi cá nhân thay vì đóng góp vào chủ đề tranh luận. Nó xuất hiện ở nhiều dạng thức khác nhau: từ những phê phán, đả kích cá nhân, đến những lời bông đùa ác ý, và cả những bịa đặt không rõ chủ đích.Hai vụ việc gần đây có liên quan đến “anh hùng bàn phím” là tin đồn dịch Ebola xuất hiện tại Việt Nam và thông tin cho rằng nhóm phượt Phong Vân lợi dụng vụ tai nạn xe khách ở Lào Cai, mà họ đã tham gia cứu hộ, để “làm hàng”.Nhà chức trách đã xử lý những người tung tin đồn Ebola, còn ở sự kiện thứ hai, tôi không có đủ thông tin để phán xét. Tuy nhiên, mỗi người có thể tự đưa ra kết luận cho mình từ thông tin của những người tham gia cứu hộ, báo chí, cơ quan chức năng, và cả từ lời khen của Bộ trưởng Đinh La Thăng.Tôi luôn coi trọng phản biện và thông tin đa chiều, bởi một xã hội không có tương tác giữa các quan điểm khác biệt thì không thể phát triển.  Tuy vậy, tranh luận cần phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng người khác, sử dụng chứng cứ và lý lẽ nhằm tìm ra sự thật và chân lý. Tranh luận để phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác đều không nên khuyến khích.Không phải chỉ đến bây giờ những kiểu “anh hùng” như trên mới xuất hiện. Đó là một hiện tượng xã hội mà có lẽ thời kỳ nào cũng có: người ta cũng đã từng kèn cựa nhau ở sau lũy tre làng hay trong khu nhà tập thể thời bao cấp.Nhưng Internet đã cung cấp những công cụ hoàn hảo để nâng tầm ảnh hưởng của hiện tượng này lên phạm vi lớn hơn nhiều. Sự dễ dàng phát tán và tốc độ lan truyền chóng mặt của nó có thể đưa thông tin đến với hàng triệu người dùng internet trong nháy mắt.Tác hại cũng khôn lường hơn: một tin đồn về vắc-xin có thể khiến cả chương trình tiêm chủng quốc gia thất bại. Có những người bị trầm cảm, và đôi khi tìm đến cái chết, chỉ vì bị tấn công bằng ngôn từ quá khích trên mạng. Nhiều quốc gia, như Mỹ và Australia, đã liệt một số hành vi kiểu “anh hùng bàn phím” vào tội hình sự (cyberstalking – quấy rối qua mạng).Tất nhiên, luật dù có chặt chẽ đến đâu thì đều có kẽ hở, đặc biệt là các quy định liên quan đến một không gian vô tận như thế giới ảo. Suy cho cùng, việc “sống tử tế” trên mạng phụ thuộc phần lớn vào thái độ của mỗi người.Erik Qualman, một chuyên gia về mạng xã hội người Mỹ, từng chia sẻ với tôi rằng ở thời đại này “di sản” để lại sau khi chúng ta trở về cát bụi sẽ không phải là bao nhiêu ngôi nhà, bao nhiêu tiền của, mà là cái tên mình ra sao khi search trên Google.  Chúng ta muốn để lại di sản gì trên mạng internet? Trả lời xong câu hỏi đó, có lẽ mỗi người sẽ tự muốn uốn tay bảy lần trước khi gõ phím.Khắc Giang Người ta lên tranh luận, chém gió, gây sốc, câu like .... trên Internet vì thật ra là họ hoặc quá rảnh rỗi hoặc quá thiếu niềm vui ngoài cuộc sống hoặc họ quá thiếu tiếng nói bên ngoài xã hội... nên họ lên Internet để tạo dựng hình ảnh riêng của họ, tìm kiếm niềm vui, sự nổi tiếng .v.v... P/s: Ví dụ tôi comment ở đây để kiếm like vì quá rảnh rỗi và muốn gây chú ý. Theo tôi chỉ nên phê phán những người bịa đặt thông tin sai lệnh mà thôi. Còn hướng thiện hay bày tỏ lòng nhân ái dưới mọi hình thức nên khuyến khích cho dù chỉ bằng click "like", qua đó sẽ có nhiều nhà hảo tâm biết đến hơn. Khắc Giang đã phản ánh đúng thực tế. Hình như bây giờ người thực sự có Tâm không còn nhiều, mà những kẻ có tầm . . bậy thì nhan nhản. Nhiều kẻ mọc răng khôn trễ, ngứa miệng, nói nhảm một mình không ai nghe nên nhảy lên mạng chém lung tung. Đến khi vô tình gây hậu quả nghiêm trọng thì khoái chí vỗ ngực: "ta đã gây ra bão mạng", rồi tự sướng cái cảm giác làm "anh hùng". haizz . . . Hic, đọc xong cái này chắc nhiều chủ FB thấy nhột lém nè! (trong đó có mình nữa) ...nhưng tác giả nói rất đúng thực trạng. ''“Likes không cứu mạng trẻ em. Chỉ có sự trợ giúp về vật chất mới làm được điều đó,” đại diện của UNICEF sau đó giải thích. Họ kêu gọi mọi người ủng hộ bằng tiền thay vì “likes”. Ai bảo like không kiếm ra tiền?, like trong thế giới ảo là vô dụng? đó là do chúng ta chưa nhìn ra chưa tìm thấy. Nếu bài viết này đạt 1trieu like thì có nghĩa là 1tr người biết đến anh. Sau đó anh xuất bản một quyển sách nào đó thì ít nhất gần 1tr người mua sách của anh, like cũng có nghĩa là quảng cáo, các ý còn lại của bài viết thì tôi đồng ý hoàn toàn đồng ý vs tác giả, ''internet culture'' Bài viết hay quá. Mình cho một like :v Đây là cách nhiều thanh niên xuất khẩu độ ' trẻ trâu ' của mình và khiến bạn bè các nước nhìn Việt Nam bằng ' con mắt khác ' trên các trang mạng quốc tế. Giờ chỉ mỗi đi vệ sinh là người ta không post lên face book, còn đâu đủ cả, hỉ, nộ, ái, ố, chửi người, chửi đời, khoe mẽ...đủ cả. Sử dụng mạng xã hội nhiều để giết thời gian, kỹ năng giao tiếp, ứng xử ngoài đời mất dần, con người trở nên lười biếng và ngại đối diện với thực tế vốn ngày càng khắc nghiệt bài viết rất sâu sắc, logic và đầy tính thuyết phục, hy vọng nhiều "anh hùng bàn phím" sẽ đọc nó Vnexpress.net là trang mạng tôi thích nhất, còn mấy trang kia nhan nhan quảng cáo,lá cải.. Tôi yêu Vnexpress.net. Internet là cánh cửa mở ra thế giới mà thế giới thì không thể k có tốt và xấu . Chúng ta dùng nó giống như chúng ta đang sống mà phải sống cho thực mới thấy hết được ý nghĩa của cuộc sống này . Cháu dùng internet chỉ để đọc những trang báo mạng đáng đọc như VnExpress, những bài báo, bài viết có ích như thế này. Anh hùng bàn phím lúc nào cũng có và họ luôn ghét nhau, một số ít thì nương tựa nhau khi chưa đủ công lực làm anh hùng :)) Rất hay và thực tế
Tư duy 'tiện cho bản thân' Nhưng trong khi các loài sinh vật khác chịu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên thì con người chủ yếu bị chi phối bởi môi trường xã hội.Nhiều người thắc mắc: Tại sao có những người Việt Nam, khi ra nước ngoài ứng xử rất văn minh, nhưng về nước lại nhiễm ngay các thói xấu như xả rác bừa bãi, chen lấn xô đẩy…? Tôi cũng đang học tập ở nước ngoài (Australia) nên không lạ gì hiện tượng ấy. Trước khi sang Australia, tôi từng đi công tác ở một số nước châu Âu, rôi rất ấn tượng bởi phong cách sinh hoạt văn minh của họ. Khi về nước tôi cũng cố gắng học hỏi.Ví dụ, tôi không còn sang đường tùy tiện, mà chỉ qua đường ở vạch kẻ dành cho người đi bộ. Nhưng thói quen này cũng không tồn tại lâu. Bởi ở Việt Nam, dù có sang đường đúng chỗ hay không cũng không có tác dụng gì. Dòng xe vẫn ào ào lao tới khiến bạn phải chủ động mà tránh. Trái ngược với ở các nước phát triển khi bạn qua đường đúng vị trí dành cho người đi bộ, tất cả các phương tiện khác sẽ dừng lại nhường đường.Mới đây, một anh bạn của tôi - người vừa hoàn thành khóa học ở Australia để trở về Việt Nam - cũng chia sẻ câu chuyện của bản thân. Anh ấy đi mua thuốc và giữ thói quen ở Australia là xếp hàng chờ đến lượt mình. Nhưng anh đã phải sớm bỏ đi ý định, vì những người khác đều chen ngang, khiến anh ấy chờ dài cổ không đến lượt.Chuyện của tôi và bạn tôi có lẽ là câu trả lời cho thắc mắc nêu trên. Đơn giản là môi trường Việt Nam hiện nay không khiến người ta có ý thức cũng như điều kiện duy trì những thói quen tốt đã học được ở nước ngoài. Một số thói quen tốt, nhỏ lẻ sẽ dễ dàng lạc lõng và bị cuốn theo những thói quen xấu nhưng phổ biến và được cả xã hội chấp nhận (hoặc chí ít là chịu đựng).Rất nhiều người chê bai người Việt Nam chúng ta ứng xử không văn minh trong sinh hoạt hằng ngày; nhất là trong việc xếp hàng hay tham gia giao thông. Nhưng trách được ai, khi mỗi người trong chính chúng ta cũng lại góp phần tạo nên bộ mặt xấu xí ấy. Liệu bao nhiêu người dám tự tin khẳng định rằng: Mình luôn kiên nhẫn xếp hàng? Chưa bao giờ bắt xe hoặc xuống xe khách dọc đường, thay vì vào bến và điểm đỗ cố định? Chưa bao giờ sử dụng các mối quan hệ để được ưu tiên trong thăm khám bệnh hay thực hiện các thủ tục hành chính? Chưa bao giờ vượt đèn đỏ, lấn làn, chen lấn để đi nhanh hơn khi tham gia giao thông? Chưa bao giờ qua đường tùy tiện? Chưa bao giờ tiện tay xả rác không đúng chỗ?...Còn rất nhiều “điều chưa bao giờ” nữa mà chắc chắn số đông không làm được. Tất cả chúng đều là những điều nhỏ nhặt. Nhưng nếu mỗi cá thể trong xã hội không tự ý thức thay đổi ngay từ những thứ vặt vãnh ấy; vẫn duy trì thứ tư duy "tiện cho bản thân" thì bộ mặt xã hội Việt Nam vẫn sẽ mãi nhếch nhác như bây giờ.Phan Tất Đức Để xã hội lộn xộn là lỗi của nhà quản lý . Nỗi trăn trở của bạn những đứa trẻ sống ở VN và chưa bao giờ đi ra khỏi VN đều hiểu và biết hết, chúng cũng muốn làm những điều tốt như bạn muốn nhưng sự "thích nghi môi trường và hoàn cảnh" là điều kiện sống còn của chúng. Đa số những điều tốt đẹp về mặt đạo đức và sự hình thành lên 1 nhân cách tốt không có "đất sống" khi bạn ra ngoài đường ở VN. Chỉ có thích nghi hoặc bị đào thải, sự thật luôn tàn nhẫn và chúng ta phải đối mặt với sự thật này hàng ngày ở VN. Thật đúng với câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Nhiễm thói xấu biết sai cũng phải nhiễm như chuyện xếp hàng, bắt xe dọc đường, sử dụng các mối quan hệ ...Cảm ơn tác giả bài viết đã có góc nhìn ý nghĩa. Chúng ta đang cố gắng làm thay đổi những hành động nhỏ làm nhếch nhác xã hội VN như bạn nói qua giáo dục từ cấp mầm non, nhưng liệu các cháu có chuyển làm được nhũng điều như đã học không khi mà xung quanh nó có quá nhiều người lớn làm ngược lại? Một cách gd có vẻ hiệu quả mà đất nước ta đang sử dụng đó là phạt hành chính! Tôi cũng ủng hộ cách làm này khi nó thực sự nghiêm túc, công bằng! Tôi rất chia sẻ những suy nghĩ của bạn. Bạn đã nói ra những thói quen xấu mà chúng ta gặp hàng ngày, đối mặt hàng giờ ở Việt Nam. Không xếp hàng, chen lấn, xả rác tùy tiện, chửi thề ... tưởng chừng như mấy chuyện vặt vãnh, nhưng theo tôi nó là thước đo chính xác nhất cho sự văn minh, sự tốt đẹp của một xã hội. Như ý kiến của bạn, khi đó mới cần nhà nước ra tay, ban hành luật lệ, giáo dục con trẻ, luật lệ rõ ràng. Không phân biệt người nào, được không ? Chuyện này nhỏ mà không nhỏ đâu, nói mãi chẳng thay đổi gì, đời sống kinh tế khó khăn thì mọi thứ cũng khó khăn theo. bạn Đức mới nói một nửa của vấn đề. Người phương Tây quan niệm con người sinh ra bản chất là tư lợi nên muốn họ hành động theo lợi ích chung thì phải dùng luật. Băng qua đường không đúng chỗ bị tai nạn chết còn bị phạt thêm, xả rác phạt vài nghìn đô, tàu không có người soát vé nhưng trốn vé bị bắt phạt 100 lần..v..v.. Xử công bằng nghiêm minh ắt không ai dại gì làm láo nữa, dần dà thành nếp sống có khi không cần luật họ vẫn ứng xử theo thói quen (tốt) đã hình thành. Ai cũng tự phân tích cost benefit mà hành động thôi chứ giáo dục đạo đuc chỉ phát huy khi có môi trường mà môi trường lại hình thành từ những thứ trên. Không thể kêu gọi được đâu bạn Đức ạ. bạn nói rất đúng với thực trạng xã hội hiện nay của việt nam. Tôi ước gì mọi người việt nam đều bỏ thói "tiện cho bản thân" để không còn cảnh nhếch nhác nữa. Tôi không xả rác bừa bãi, ăn xong vỏ bánh, vỏ kẹo đều cất lại trong túi của mình. Đèn giao thông chưa bao giờ vượt, cũng không chen lấn xô đẩy, vì tôi sợ chen như vậy sẽ dễ té xe. Tôi luôn xếp hàng đợi thang máy cho dù bị trễ học cũng không vượt lên người khác. Tôi cũng không bao giờ xuống xe hay bắt xe dọc đường cả, vì tôi e ngại nguy hiểm. Tôi cũng không qua đường tùy tiện khi không có tín hiệu đèn giao thông hay vạch kẻ đường. Tôi không ồn ảo nơi công cộng. Cũng sẵn sàng đợi vài giờ đồng hồ để đến lượt khám của mình. Đó đều là vì gia đình tôi ai cũng làm như vậy. Ngay cả những người bạn chơi thân với tôi đều có thói quen như vậy. Theo tôi là do cách giáo dục con cái của từng gia đình, dạy con làm nhưng bản thân mình không thực hiện thì nó chẳng bao giờ đi vào quỹ đạo cả. Mọi việc đều bắt đầu bằng thói quen của mỗi người mà thôi. Năm nay, tôi 20 tuổi và thói quen này có được do Bố Mẹ dạy tôi từ lúc nhỏ, Cô giáo dạy từ lúc đi nhà trẻ. "Liệu bao nhiêu người dám tự tin khẳng định rằng: Mình luôn kiên nhẫn xếp hàng? Chưa bao giờ bắt xe hoặc xuống xe khách dọc đường, thay vì vào bến và điểm đỗ cố định? Chưa bao giờ sử dụng các mối quan hệ để được ưu tiên trong thăm khám bệnh hay thực hiện các thủ tục hành chính? Chưa bao giờ vượt đèn đỏ, lấn làn, chen lấn để đi nhanh hơn khi tham gia giao thông? Chưa bao giờ qua đường tùy tiện? Chưa bao giờ tiện tay xả rác không đúng chỗ?..." Trong các điều kiện bình thường thì tôi là người rất nghiêm túc trong việc tuân thủ các quy định mà bạn kể ra. Còn trong các trường hợp bị đám đông phá luật lệ và nguyên tắc thì tôi ứng xử bằng 2 bước: 1/ Không làm theo họ mà vi phạm nguyên tăc 2/ Nhưng cũng không chịu ép một bề, chịu đựng sự bất công mà tìm cách thay đổi tình thế, buộc những người vô kỷ luật phải tuân thủ quy định. Chẳng hạn như việc có người chen ngang hàng dài mọi người đang xếp, tôi sẽ lên tiếng và kêu gọi những người nghiêm túc tuân thủ quy định như tôi cùng hợp sức tái lập trật tự. Và tôi chưa từng thất bại. Tuy nhiên, tôi cũng đã từng đi xe máy leo lề để tránh ùn tắc giao thông và bắt và xuống xe khách dọc đường trong vài trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng. Sống ở VN đa số không có nhiều lựa chọn để thực hiện những điều tốt đó bởi còn nhiều điều khác đáng phải lo hơn. 1 người khi ở trong nhà họ sợ: sợ cháy nổ, sợ mưa bão ảnh hưởng nhà mình, sợ trộm cắp đột nhập vào nhà, sợ rò rỉ đường ống nước hay dây điện mỗi tháng khi thấy hoá đơn hơi cao, sợ bọc rác mình bỏ ra trước cửa chưa kịp được mang đi đã bị ve chai bấy cho tung hoành, sợ những nhà keo kiệt bỏ rác " ké " trước cổng nhà mình, sợ kim tiêm lơ đãng trước cửa nhà vào sáng hôm sau, sợ người nhà đang ở ngoài đường bị tai nạn hay bất trắc gì đó.....và còn nhiều cái sợ nữa. 1 người VN khi ra ngoài đường sợ: tai nạn giao thông, lừa đảo, cướp giật, va chạm với côn đồ, kẹt xe, ngập nước chết máy xe khi trời mưa, cây đổ lúc giông bão hay " vật thể lạ "bay vào người, CSGT tuýt còi, mua hàng hoá bị chặt chém, ăn chặn, ăn bớt, thoá mạ, chửi bới.....phụ nữ ra đường thì sợ bắt cóc, hiếp dâm. Người già trẻ em ra đường bị ức hiếp, bắt nạt thậm chí bị đánh đập. Vào các cơ quan sợ bị hẹn giải quyết giấy tờ, không ai tiếp chuyện, giải đáp, vào bệnh viện nếu không có tiền chẳng khác nào đang vào địa ngục.....và còn nhiều cái sợ nữa cho các bạn bổ sung vậy. Ngay những nhà làm luật còn nhếch nhác. Họ ra những điều luật chỉ có lợi cho ngành mình bất chấp có thể thực hiện được hay không, có trái với luật của quốc gia hay không. Những người thay mặt nhà nước để bảo vệ và thi hành luật của nhà nước lại thường áp dụng các điều luật sao cho có lợi nhất cho cá nhân và phe nhóm hay cơ quan của mình (có thể là tốt có thể tốt, có thể xấu - theo quan điểm của mỗi người. Nhưng không chuẩn mực theo quan điểm luật pháp). Vậy người dân lấy gì để trông vào làm chuẩn để "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật" và hành xử theo những quy tắc xã hội thông thường khác!?! Xã hội điều chỉnh hành vi của mỗi con người. Con người học được ở xã hội và phản ánh lại xã hội thôi chứ có gì lạ đâu. Khi những nhà Lãnh đạo, quản lý và thực thi pháp Luật còn "tuỳ tiện", thì thực tế đáng buồn trên còn tiếp diễn, những gì lẽ ra bình thường trở thành bất thường ở xã hội mà ai cũng chỉ nghĩ cho riêng mình, từ trên xuống dưới Đã có bao sinh viên đầy hoài bão nhưng khi ra ngoài xã hội họ đã phải đối diện với những gì? và nó tác động ngược lại những thế hệ tiếp theo! Ở đâu cỏ dại nhiều thì lúa không thể phát triển được (để thích nghi tồn tại được thì không có hạt). Đã đến lúc phải nhổ cỏ thôi, chí ít thì cũng để cho cỏ dại không nhiều hơn lúa.
Giáo dục và định mệnh quốc gia Công nghiệp Việt Nam mới ở giai đoạn ứng dụng các máy móc, công nghệ nước ngoài. Sản phẩm lắp ráp theo thiết kế, thương hiệu, linh kiện nước ngoài vẫn là chủ yếu. Các sản phẩm hàng công nghiệp và tiêu dùng có tính cạnh tranh của Việt Nam chưa có mấy, so với các nước ASEAN đã yếu, so với toàn thế giới thì rất yếu.Việt Nam chưa có gì đáng tự hào về khoa học. Gần đây, một số người Việt nổi lên, có tên tuổi trong các lĩnh vực Toán, Vật lý, nhưng họ đã là công dân của các nước khác, sống và làm việc ở nước ngoài.Những thứ thiết yếu cho cuộc sống như giáo dục, y tế, giao thông của nước ta yếu kém, lạc hậu rất nhiều so với thế giới. Văn học, điện ảnh nước ta hầu như không ra khỏi được biên giới nước ta, thậm chí thua ngay trên sân nhà.Bề ngoài, hầu hết lĩnh vực nước ta tỏ ra sẵn sàng hội nhập quốc tế, cầu thị học hỏi, tiếp thu, ứng dụng tri thức nhân loại và các kinh nghiệm thực tiễn tiên tiến. Một trong những việc khởi động của nhiều đề án hoàn thiện, cải cách, nâng cấp quản lý nhà nước, công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế nói chung, khoa học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, văn hóa... là đi khảo sát ở nước ngoài. Trong các đề án, có vô vàn thông tin, số liệu, minh họa, ví dụ ở Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc... có tính thuyết phục cho các chính sách, giải pháp, kế hoạch hành động, ngân sách mà cơ quan chủ trì đề xuất. Thấy đúng quá rồi, yên tâm quá, làm thôi!Nhưng tại sao ta cầu thị như thế, học hỏi, tiếp thu tri thức nhân loại và kinh nghiệm tiên tiến của thế giới như thế, mà các lĩnh vực nước ta cứ yếu kém, đì đẹt mãi vậy, càng đi, khoảng cách với thế giới càng xa vậy? Sự thật cay đắng là chúng ta chưa đủ trình độ để học hỏi và tiếp thu tinh hoa và kiến thức nhân loại, kể cả những thứ chẳng ai giữ bản quyền và đòi tiền bản quyền.Chúng ta hay chê Trung Quốc chỉ giỏi làm "hàng nhái". Nhưng "hàng nhái" mà là tàu vũ vụ, máy bay, tàu phá băng, tàu hoả cao tốc, giàn khoan viễn dương... thì họ đã phải ở trình độ nào mới "nhái" nổi của thiên hạ chứ? Chúng ta thử "nhái" cái tủ lạnh, lò vi sóng, bàn là, máy giặt, máy hút bụi... xem có ra gì không, có cạnh tranh được về chất lượng, giá cả không?Tóm lại, nếu nói đến những thứ làm cho thế giới phục Việt Nam, ngoài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Việt Nam ta chưa giỏi việc gì khác. Là một nước yếu toàn diện về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, Việt Nam sẽ luôn là "miếng mồi" của các cường quốc, những kẻ thèm muốn chiếm mảnh đất này, dù theo kiểu xâm lược cũ hay các kiểu xâm lược mới. Họ nghĩ Việt Nam đủ yếu để họ xâm lược và sẽ tìm cách xâm lược nước ta một khi họ vẫn nghĩ là nước ta nghèo yếu và chia rẽ. Nhưng chắc chắn là họ sẽ sai lầm, sẽ thất bại giống như những gì đã xảy ra với các cuộc xâm lược nước ta từ xưa đến nay.Bị ngoại xâm và chiến thắng ngoại xâm - đó là định mệnh của Việt Nam. Chúng ta thích cái định mệnh đó hay muốn thay đổi nó?Nếu chúng ta thích nó, hãy cứ sống như chúng ta đã và đang sống. Chắc chắn lịch sử sẽ lặp lại. Chúng ta sẽ lại có những chiến thắng vang dội năm châu và những vị tướng lừng danh thế giới. Nhưng Việt Nam ta sẽ không bao giờ có những nhà kinh doanh giỏi, những nhà khoa học giỏi, những nhà văn hóa, nghệ thuật giỏi, có ảnh hưởng với thế giới. Họ không thể xuất hiện ở một đất nước luôn luôn có nguy cơ bị xâm lược và triền miên đánh giặc ngoại xâm. Việt Nam sẽ không bao giờ giàu có, hiện đại và văn minh.Nếu chúng ta muốn thay đổi cái định mệnh nghìn năm, không có cách nào khác là bắt đầu từ một nền giáo dục mới để tạo dựng những thế hệ người Việt mới. Họ sẽ học hỏi và tiếp thu tinh hoa, kiến thức của nhân loại, nhưng với sự nghiêm túc học hỏi và chất lượng tiếp thu cao hơn rất nhiều so với các thế hệ chúng ta. Những thế hệ người Việt mới sẽ nghĩ rất khác chúng ta hiện nay. Họ sẽ nghĩ không hay ho gì ba lần đại thắng quân Nguyên như cái giá của một nghìn năm Bắc thuộc. Tốt nhất là nước ta không bị họ xâm lược và vì thế không cần phải thắng họ.Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc có 5 cường quốc là ủy viên thường trực thì nước ta đã buộc phải đánh nhau với 3 nước để bảo vệ độc lập, chủ quyền, với tổng thời gian chiến tranh trên 100 năm. Chúng ta đã chiến thắng họ một cách vang dội trong quá khứ. Nhưng các thế hệ người Việt mới sẽ biết cách để tránh chiến tranh trong tương lai. Họ biết cách làm sao để các kiểu "quân Nguyên" sẽ không bao giờ dám nghĩ tới việc xâm lược một Việt Nam giàu mạnh về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật và kéo theo là sức mạnh quân sự và ảnh hưởng của Việt Nam với thế giới. Chúng ta cần đầu tư mạnh vào các thế hệ người Việt mới như vậy.Giống như Malaysia rộng lớn, đông dân chẳng bao giờ dám nghĩ tới việc "thu hồi" Singapore nhỏ bé từng là một phần trước kia của họ. Singapore đã thay đổi được định mệnh của mình. Họ đã bắt đầu từ giáo dục. Đối với Singapore, ông Lý Quang Diệu không chỉ là người lập quốc, ông còn là nhà tư tưởng và nhà giáo dục đại tài. Bằng việc áp dụng những gì tốt nhất của các nền giáo dục Anh, Mỹ, Singapore đã trở thành một trong những cường quốc giáo dục hàng đầu của giới. Nền giáo dục tiên tiến đã thay đổi toàn diện quốc đảo này. Người Singapore hiện nay tư duy rất khác ông cha họ đến từ Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ. Đối với các nước chưa thân thiện với Singapore, ông Lý Quang Diệu chỉ nói một câu: "If you beat me, I will beat you, and damage may be more on your side!" ("Nếu anh đánh tôi thì tôi sẽ đánh lại anh và có thể anh sẽ bị thiệt hại nhiều hơn đấy!). Singapore nói được, làm được.Trước đó, từ năm 1868, được thuyết phục và khích lệ bởi tư tưởng "thoát Á" của nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi, Minh Trị Hoàng Đế nước Nhật đã thực hiện cuộc cải cách giáo dục hiếm có cả về chiều rộng và chiều sâu, giũ bỏ các tư tưởng, giá trị giáo dục cũ để xây dựng một nền giáo dục hoàn toàn mới cho nước Nhật. Bức ảnh trên đồng tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật Bản không phải của một ông vua hay một ông thủ tướng, mà của nhà tư tưởng - nhà giáo Fukuzawa Yukichi, người sáng lập Đại học tổng hợp Keio, tác giả của "Thoát Á Luận".Gần đây nhất, Hàn Quốc đã nổi lên như một ví dụ đầy thuyết phục về sự thay đổi định mệnh quốc gia. Trong vòng chỉ hơn 40 năm, Hàn Quốc đã trở thành một nền kinh tế lớn của thế giới, với công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ hiện đại. Đồng thời, nền giáo dục, khoa học Hàn Quốc đạt được rất nhiều thành tựu lớn, tiến sát các nước phát triển nhất. Về bản chất, Hàn Quốc là một quốc gia "thoát Á" thành công sau Nhật Bản và Singapore.Với tất cả sự kính trọng đối với cha ông, tôi cho rằng, để thay đổi định mệnh của đất nước, dân tộc thì nhiều khi phải dám nghĩ và làm khác cha ông. Và điều đó chỉ có thể làm được thông qua giáo dục. Nói đúng hơn - thông qua cải cách và chấn hưng giáo dục, trên tinh thần khai sáng.Lương Hoài Nam Bài viết hay! Ở thời nào cũng vậy giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu! vì đơn giản thôi sản phẩm của giáo dục không phải là hạt lúa, củ khoai mà nó là "con người", thứ "sản phẩm" quyết định tất cả những thứ còn lại. Đổi mới giáo dục là cấp bách hiện nay, tuy nhiên làm một việc gì cũng cần phải có kế hoạch, có những người đưa ra kế hoạch và thực hiện nó, hay lớn hơn là cần những "công trình sư" đủ tài, đủ tầm, đủ tâm để biết làm, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Bộ trưởng Luận hiện nay tôi thấy đang đưa ra những phương án chung chung quá, đường lối thì không rõ ràng. Tôi tin rằng với cách làm này chúng ta lại đi vòng vòng thôi. "Bị ngoại xâm và chiến thắng ngoại xâm - đó là định mệnh của Việt Nam. Chúng ta thích cái định mệnh đó hay muốn thay đổi nó?" rất hay, phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta lâu nay luôn ngủ quên trên chiến thắng mà quên mất một điều là làm sao để trở thành một quốc gia không ai dám xâm chiếm chứ không phải để bị chiếm rồi mới đánh lại và chiến thắng. Cảm ơn anh, 1 công dân yêu nước! Tóm lại, nếu nói đến những thứ làm cho thế giới phục Việt Nam, ngoài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Việt Nam ta chưa giỏi việc gì khác. Là một nước yếu toàn diện về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, Việt Nam sẽ luôn là "miếng mồi" của các cường quốc, những kẻ thèm muốn chiếm mảnh đất này, dù theo kiểu xâm lược cũ hay các kiểu xâm lược mới. Thật chua chát... vì đâu nên nỗi... “Với tất cả sự kính trọng đối với cha ông, tôi cho rằng, để thay đổi định mệnh của đất nước, dân tộc thì nhiều khi phải dám nghĩ và làm khác cha ông. Và điều đó chỉ có thể làm được thông qua giáo dục” rất tâm đắc với bài viết vô cùng giá trị của anh Lương Hoài Nam. Chúng tôi – thế hệ trẻ Việt Nam – xin thề với lòng sẽ cùng nhau góp phần phát triển đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu!!! Giáo dục Việt Nam có vấn đề, cần cải cách, nhưng trong một năm nhiều dự án đổi mới kiểu đốt cháy như hiện nay thì có cả 10 Việt Nam cũng chào thua. Chẳng thay đổi được gì nếu chỉ là giáo dục. Hãy nhìn tiến sỹ tốt nghiệp tại Anh, có hàng trăm học trò đạt giải quốc gia nhưng lại ko thể trúng tuyển công chức....chúng ta đâu thiếu người tài giỏi được học ở những nền giáo dục hàng đầu thế giới nhưng họ đang ở đâu và vì sao? Mười mấy nhà vô địch leo núi Olimpia sao chỉ có một người về VN làm việc? Câu trả lời là họ sẽ chẳng là gì khi làm việc tại VN. Muốn đất nước VN này hùng mạnh thì không thể chỉ thay đổi giáo dục, thay đổi tất mọi thứ! Bài viết rất hay ! Hãy suy nghĩ xem chúng ta cứ muốn xưng "một dân tộc anh hùng luôn đánh thắng giặc ngoại xâm" hay trở thành một quốc gia phát triển văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn minh, hùng cường và thịnh vượng để không có bất cứ một cường quốc nào dám nghĩ rằng xâm chiếm đất nước nhỏ bé này là một điều dễ dàng! ý tưởng cao đẹp và thật lý tưởng, nhưng có khả thi ko khi còn tình trạng tham nhũng, quản lý yếu kém mà vẫn tham chức muốn tại vị, không có năng lực lại ngồi vị trí cao thử hỏi cải cách thế nào? Thẳng thắng nhìn vào sự thật để thay đổi.....trở nên tốt đẹp hơn. Cố gắng nhiều thứ quá, để rồi thứ nào cũng có vấn đề, một cái bánh ngon nếu nhìn vào, nhưng khi cắn vào sẽ thấy nó bị rỗng nhiều quá, ko còn ngon nữa, nhưng nếu tập trung ko rỗng thì nó chỉ còn bé xíu, ko thể nào cạnh tranh với thị trường, ko thể phát triển kịp với thế giới, ôi nan giải, đúng là phải bắt đầu lại từ giáo dục, mà giờ GD còn đang rỗng, hỗn loạn. Đúng thế và hoàn toàn đồng ý với anh. Giáo dục là 1 lĩnh vực không phải nhìn về quá khứ để tự hào, mà phải nhìn về tương lai để phát triển. Nếu đi trước 10 năm thì cũng chỉ mới giúp thế hệ hiện tại "theo kịp" thời đại, bởi đó là khoảng thời gian cần để cho 1 trẻ lớp 1 có để thành người. Ít nhất khi ra trường, sau 10 năm học, đứa trẻ đó không lạc hậu với thời cuộc và bắt kịp được bước tiến của nhân loại. Quá hay! Tôi thấy VN ngày càng tụt hậu ở khu vực Châu Á. Lào và Camphuchia cũng đã hơn ta . Giáo sư , Tiến sĩ, Thạc sĩ nhiều vô số kể , các bộ đụng chuyện bảo là không quản được . Cảm ơn anh Nam về bài viết rất hay và giá trị. Tôi đọc bài của anh hiểu và đồng cảm với những gì anh viết, nhưng điều tôi lo ngại là chúng ta chẳng thể làm được gì. Hoàn toàn đồng ý với quan điểm của anh. Nhưng để thay đổi chắc còn xa xa lắm. Ngành GD của ta bây giờ tồi tệ lắm, không quan tâm đến giá trị cốt lõi. Buồn!
Ước gì con tôi không phải đi du học Chuyến bay kéo dài 24 giờ đồng hồ, bao gồm cả transit ở Nhật Bản. Gia đình tôi chỉ còn biết cầu trời khấn Phật để mong bình an. Và tôi cũng như biết bao gia đình phải chờ đợi một năm học thì con mới về nghỉ hè. Không có gì có thể tả hết nỗi khổ của những người làm cha mẹ xa con. Cũng không có gì có thể nói hết về sự gian nan vất vả khi cha mẹ lao động cực nhọc kiếm tiền học phí cho con đi du học. Bởi cho một đứa con đi học xa nhà cần cả một tinh thần thép và một khả năng tài chính đủ mạnh. Cũng như chính đứa bé đó muốn thành công cũng phải vượt qua những thách thức không dễ dàng ở nơi chúng chưa bao giờ biết đến, trong môi trường học tập và cạnh tranh quốc tế.Nhưng vì sao gia đình tôi và biết bao gia đình khác đã lựa chọn con đường này? Có lẽ vì chúng tôi muốn thoát ra khỏi nỗi lo lắng và buồn bực đã nặng trĩu trong lòng nhiều năm qua.Nếu ta cùng ra đường buổi sáng, buổi trưa và chiều ở TP HCM, có thể thấy cảnh từng gia đình đang gồng gánh chở con đi học. Con tôi cũng đã từng như vậy. Những đứa bé kể từ lớp 1 đã phải dậy rất sớm, độ 5h30-6h. Sau đó, chúng phải ăn vội vàng một gói xôi hay một gói bánh mì sau lưng cha mẹ. Người cha hay người mẹ vừa luồn lách giữa đám đông nghẹt khói bụi, vừa thúc con ăn cho mau. Con đến trường tất bật và sau đó bắt đầu một ngày học ba ca. Cả sáng, chiều và tối, từ học chính khóa đến học thêm nếm. Giờ làm việc của một đứa bé thành ra từ 6h sáng đến 10h đêm. Không biết đến thể dục, thể thao, không có hoạt động xã hội nào ngoài học và học. Và các bữa ăn của các cháu hầu như là ở ngoài đường hay ở trường học mà hầu hết có thể thấy là thiếu cân bằng dinh dưỡng. Tất cả như một guồng quay rất đều và rất tệ. Nếu không ở trong guồng này, các cháu sẽ văng ra ngoài và không thể theo kịp cách dạy, cách học của trường lớp ngày nay. Không chỉ các cháu mà chính tôi cũng sợ hãi guồng quay này. Và hàng chục năm qua, ngày nào tôi cũng tự hỏi khi nào thì nó kết thúc? Nó chỉ có thể kết thúc khi tôi đủ khả năng cho con đi du học và con tôi có học bổng.Nào ta hãy cùng đọc báo mỗi sáng. Hầu như tháng nào, thậm chí chỉ cách nhau vài ngày lại thấy một sáng kiến, một thay đổi không lớn thì cũng cỡ vừa ảnh hưởng đến mọi cấp học từ Bộ Giáo dục hay Sở Giáo dục địa phương. Kế đó, nhà trường và thày cô lại triệu hồi cha mẹ tới để phổ biến về những thay đổi. Còn cha mẹ và con cái thì nỗ lực xoay như chong chóng quanh những thay đổi đó. Mỗi thay đổi đều kèm theo tiền bạc, thời gian và công sức. Đến nỗi khi mỗi đứa con tôi qua từng cấp học, chúng tôi chỉ còn biết cầu mong làm sao để giữa lúc nước sôi lửa bỏng để cạnh tranh vào học một trường tốt hơn thì không xảy ra thay đổi gì khiến cả con lẫn cha mẹ đều trở tay không kịp. Bởi những thay đổi này làm gì có kế hoạch, có tiến trình gì cụ thể, dường như hứng lên là có một sáng kiến mới. Những chuyện vô lý này chỉ không còn là nỗi lo sợ với gia đình tôi khi con tôi đi du học mà thôi.Cùng sống và trò chuyện với con thường xuyên, tôi có thể cảm thấy một nỗi buồn khi thấy dường như đánh mất sự trong trẻo của trẻ con bởi những gì chúng đang phải tiếp xúc hằng ngày. Vào ngày lễ, nếu tôi chưa kịp mua quà bánh mang tới biếu cô giáo, cháu rất lo lắng. Cháu nói ở trường các bạn đều mang quà cho cô mà sao mẹ chưa mua. Nếu bị điểm xấu đầu năm, cháu cũng tâm sự rằng các bạn nói thày cô đang “đánh điểm xuống”. Chỉ cần đánh xuống vài điểm nữa là hết tháng 9 hay cùng lắm tháng 10, cả lớp sẽ phải đi học thêm. Nếu không thì không tài nào có điểm tốt. Con tôi cũng nói ở lớp có cha mẹ một số bạn là Mạnh Thường Quân, vì vậy nên cô cũng có những ưu tiên nhất định cho các bạn hơn là những đứa bình thường…Và mỗi kỳ họp phụ huynh chỉ còn là dịp để đóng tiền hội phí ngất ngưởng. Hóa ra những chuyện tiêu cực ở trường học đã biến những đứa bé thành lọc lõi và tìm ra cách đề phòng để sống sót. Và điều này chỉ thực sự chấm dứt khi con tôi đi du học mà thôi.Vậy rút cuộc, chúng tôi phải cho con đi du học để làm gì? Chỉ để con cái chúng tôi thực sự được là một đứa trẻ con và học hành trong môi trường công bằng và cởi mở, được sinh hoạt xã hội và phát huy năng khiếu thực sự, trong sự ổn định của chiến lược giáo dục cũng như sự chăm sóc tử tế của thày cô giáo. Đó là nền tảng quan trọng nhất cho những đứa bé trở thành người hữu ích mai này.Trong suốt một năm con tôi ở Mỹ, lần đầu tiên tôi cảm thấy cháu là trẻ con. Ngày nào cháu cũng có một giờ tập thể thao và một giờ học nghệ thuật. Ngoài giờ học, trường có rất nhiều câu lạc bộ thú vị cho các cháu tham gia vui chơi, từ diễn kịch, ca hát, tham gia mọi môn thể thao, làm robot cho đến ẩm thực… Cháu được dạy rất nhiều kỹ năng sống, từ tập luyện để trong mọi thời tiết để nâng cao sức khỏe, sơ cấp cứu, dạy chi tiêu và quản lý tài chính cá nhân đến kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm… Suốt một năm, dưới sự quản lý của trường, cháu đi ngủ đúng giờ và không hề chơi game hay vào các website không phù hợp. Thay vì học 13-14 môn học, các cháu chỉ học 4-5 môn trong một năm và học rất chuyên sâu. Vì học nội trú, các thày cô chăm sóc ở bên con tôi từ 6h sáng đến 11h đêm. Còn các thày cô dạy chuyên môn thì sẵn sàng chào đón cháu ở văn phòng riêng khi cần và tận tâm chỉ dạy cháu học hành đến nơi đến chốn. Cháu luôn nói với gia đình là mọi người xung quanh rất tốt và thân thiện, con cảm thấy vui vẻ và thoải mái. Và hết năm, cháu đạt kết quả dẫn đầu khối lớp của mình ở trường.Nếu giáo dục nước nhà ổn định và phát triển thì không gì bằng là con học gần nhà, vừa đỡ tốn kém tiền của gia đình, xã hội mà ít rủi ro. Mỗi gia đình cho con đi du học đều đứng giữa lằn ranh mong manh của hy vọng vào hiệu quả sau du học và những rủi ro có thể xảy ra. Nhưng cuối cùng, họ đành ra quyết định cho con đi như một việc chẳng đặng đừng. Và những quyết định như vậy vẫn còn tiếp diễn, một khi việc dạy và học ở trong nước chưa thoát khỏi mớ bòng bong.Là một người mẹ, tôi ước gì con tôi không phải đi du học.Nguyễn Anh Thi hay quá là hay, phản ánh đúng y thực trạng giáo dục VN Tôi cũng sẽ cho con tôi đi du học nếu có đủ nguồn kinh phí ! Chứ thật ra học ở VN bọn trẻ không còn là học sinh nữa mà những con rô bốt không hơn không kém... So sánh giữa Việt Nam và Mỹ là một so sánh rất khập khiễng, một bên là 1 nước phát triển đứng đầu thế giới, một bên là nước đang phát triển và vị trí nằm ơ đâu so với thế giới, sao mà so sánh được. Khi nào bên ngoài đóng tiền bằng ở nhà mà chất lượng tốt hơn thì ta hãy chê ở nhà. Nói như vậy không có nghĩa tôi khen ở nhà, tôi cũng làm trong ngành giáo dục, giáo dục mình còn nhiều bất cập lắm, tôi chán nhất là bệnh thành tích, nếu không bỏ được bệnh này thì có cải cách gì thì cũng vô nghĩa mà thôi, tốn công sức, thời gian, tiền của xã hội. Ta đang cần, rất cần lãnh đạo đủ tầm, có tâm với xã hội, đất nước. Và nữa, ở đâu cũng có kẻ tốt, người chưa tốt, hãy bắt đầu từ chính mình, bớt nói, làm nhiều hơn, nhân rộng cái tốt và cái chưa tốt tự nó dần mất đi. Nói trăm lần chưa chắc ai tin, làm 1 lần ắt nhiều người tin. Một bài báo quá hay, quá thật - Cám ơn nhà báo Nguyễn Anh Thi đã viết lên những sự thật mà bấy lâu nay tất cả những phụ huynh chúng tôi muốn kêu, muốn gào, muốn thét thật to lên vì những bức xúc về giáo dục của Việt Nam hiện nay, vì những người thầy, người cô - nhất là ở bậc học sinh tiểu học mà không kêu lên được vì nghĩ rằng, có kêu thì cũng chẳng ai thèm quan tâm... chỉ thương cho những đứa trẻ vô tội ngày đêm đang phải gồng mình đề gánh chịu những hậu quả của các ông to bà lớn gây ra. Bài viết của chị đã nói lên hết những bất cập của một nền giáo dục nước nhà. Một khúc gỗ mục dù có sơn đi sơn lại, mầu sắc lòe loẹt thì vẫn là khúc gỗ mục. Tôi thì chỉ mong tôi có kinh tế để lo được cho con đi du học; tôi ước con tôi ngoan, học giỏi để thi được đi du học. Ở Nhật Bản là một đất nước thanh bình, người dân cực kỳ có ý thức thì con tôi sẽ càng tiến bộ, mạnh mẽ và sẽ thành người tốt. Anh Thi nói đúng thực trạng rồi và tôi cũng đã từng như vậy. Nhưng tôi tự hỏi đoạn đường phía sau của du học là gì khi mà xã hội ta vẫn chây lì theo dòng chảy cũ? Tính cách cháu có thể được hình thành hoàn chỉnh từ nền giáo dục văn minh nhưng có phù hợp không nếu xung quanh cháu còn tồn tại những thói hư tật xấu muôn thuở? Một giọt nước không thể tạo nên biển cả và nếu muốn làm điều đó thì cần bao nhiêu giọt nước nữa? Một bài toán không lời giải! Vậy nếu muốn giữ nguyên cái " chất" của cháu thì chỉ có cách ở lại nơi đã đào tạo cháu, nhưng không biết đó có phải điều ta mong muốn hay không?! Con tôi mới được 2 tuổi, nhưng quanh nó, nhiều bạn bè đã đi học năng khiếu, học thể dục thể thao, học tiếng Anh đủ kiểu để chuẩn bị sẵn cho tương lai đi du học như con của tác giả trong bài báo. Tôi cũng muốn theo guồng quay này, nhưng lại đuối sức về tài chính, cảm thấy cuộc sống của chính mình ngộp thở. Bai viet rat hay va dang de lanh dao nganh giao duc suy ngam! Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết của chị. Đến con tôi mới học ở trường mầm non của Phường mà tôi cũng còn chịu không nổi phải cho con học tư thục. Trong khi ra trường tư con tôi lại được học và biết nhiều không bị gò ép o bế như trường nhà nước. Ở trường đó các cô giáo chỉ lo đấu đá nhau. Con tôi học hai năm mà không học được gì. Chí ít ở tuổi các cháu bây giờ cũng phải được học múa hát hay tô vẽ. Ở đây thì không cháu học hai năm mà không biết các cô dạy gì ở đó. Tôi thấy thực sự chán. Các cô thì suốt ngày lo đối phó với Phòng và Sở về kiểm tra. Tôi cho con đi học trường tư mới hai tháng nhưng về cháu còn biết múa, hát, biết cầm bút tô màu... Quả là sự thay đổi không hối tiếc. Tôi hoàn toàn đồng ý kiến với bạn. Các con chúng ta và bản thân chúng ta đã phải hứng chịu quá nhiều thiệt thòi từ hệ thống giáo dục đã quá cũ kỹ lạc lậu. Khi tuổi cao ta mới thấy tiếc những thời gian đã mất khi những kiến thức, kỹ năng sống cần có không được dạy từ trong nhà ra xã hội đến trường học. Nhiều phẩm chất tốt đẹp của người Việt bị mai một, những gì thu nhận được từ các ngả văn hóa khác nhau trên thế giới không được định hướng khiến con người ngày càng bị mất đi những nét truyền thống tốt đẹp của cha ông , Sự hỗn độn hiện nay trong xã hội nhiều người không khỏi giật mình và cứ thự hỏi tại sao: con giết cha, con khinh mẹ, người thân trong cùng huyết thống vì tiền lừa đảo bấp chấp người đó là bà mẹ cả đời chắt chiu đã gần 90, kể cả người em đang mắc bệnh hiểm nghèo. Nhưng thứ học hàm như tiến sĩ, thạc sĩ nhan nhản từ những người ít kiến thức bỏ tiền ra thuê thày. Con người ít giao lưu với nhau, ai cũng cầm chiếc điện thoại như cứu cánh để ăn cũng điện thoại ngủ điện thoại, khách đến nhà chào vài câu xã giao lại bạn cùng điện thoại. Tệ mua quan bán tước như điều cần có phải có...Từ đâu ra những nồi lẩu thập cẩm của xã hội đương thời, đó chính là sản phẩm của nền giáo dục từ gia đình đến nhà trường và cộng đồng xã hội. Bộ Giáo dục đang tìm hướng đi đúng cho giáo dục. Hy vọng sẽ có lúc, con em ta không phải xa gia đình để đi du học tìm cho mình một chân trời mới ít u ám để học tập, kiếm sống và cống hiến, bởi đời người quá ngắn mà tuổi học trò lại quyết định số phận của chặng đường sau này của đời người Bài viết của chị hay quá, tôi cũng có suy nghĩ như chị và tôi biết rất nhiều người Việt Nam cũng có suy nghĩ như chị. Cách đây 10 năm tôi đã tự nhủ bằng mọi cách phải cho con ra nước ngoài du học, kể cả tôi có phải ở nhà thuê đi xe đạp để đi làm vì tôi quá thất vọng với nền giáo dục nước nhà. Định hướng giáo dục không rõ ràng và cải cách luẩn quẩn, các nhà quản lý và giáo viên có lẽ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân cho nên sách giáo khoa thay đổi theo năm vùa lãng phí vừa không có chất lượng (nhung ngành giáo dục có thu vì bán đc sách ). Học sinh không còn đủ sức khỏe và minh mẫn để tiếp thu kiến thức vì phải học thêm quá nhiều (nhưng giáo viên có thu), vào đại học thì quá khó ( trừ một số trường dân lập) nhưng tốt nghiêp đại học lại quá "dễ" luận án luận văn có thể mua ở cổng trường, ra trường rồi thì bằng giỏi bằng kém và bằng giả như nhau, miễn là có tiền có quyền sẽ xin được việc. Đó là lý do nhiều gia đình phải cho con đi du học dù họ không muốn. Đọc xong bài viết của chị, tôi là một người cha, nuốt ngược nước mắt vào trong. Chuc mung Co da co quyet dinh dung dan de chau duoc di du hoc. Nhieu phu huynh cung rat muon con em minh duoc nhu chau nhung rat it trong so ho co duoc dieu kien nhu Co. Chuc chau cua Co thanh dat va hoc hoi duoc nhung tinh hoa noi xu nguoi. Tran trong! Một bài viết rất hay. Nhìn ngành giáo dục trong nước chụp giật, cải cách lung tung, không có định hướng, học quá nhiều môn và học theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, không tập trung, không chuyên sâu. Thầy cô và nhà trường (đặc biệt là các trường công) quá lo nghĩ về cơm áo gạo tiền, không có tâm, không thân thiện và thương yêu học sinh. Như vậy, làm sao chúng ta có thể đào tạo được những con người có ích, trung thực và nghiêm túc như chúng ta mong muốn?
Sự hy sinh đang chờ được thừa nhận Cha tôi, cả cuộc đời phục vụ trong ngành giao thông nước nhà. Ông có 4 năm ở chiến trường Khu 4 khi bom đạn vào lúc ác liệt nhất (1964-1968). Lúc đó, ông đảm nhận chức vụ Phó chỉ huy trưởng Công trường Thanh niên xung phong 3, quản lý tới 5.000 thanh niên xung phong bảo đảm giao thông ở tuyến lửa Hà Tĩnh và Quảng Bình.Ông vốn xuất thân từ một anh thư sinh đi theo kháng chiến chống Pháp, người thì gày yếu, lại mắc bệnh tim từ khi vào chiến trường Khu 4. Ấy vậy mà ông liên tục cùng các chỉ huy khác túc trực bên cạnh các chiến sĩ công binh khi họ tháo ngòi nổ bom Mỹ. Mỗi lần như thế, tim ông như muốn "bật ra khỏi lồng ngực vì rất sợ". Song để động viên người tháo ngòi nổ bình tĩnh hơn, ông và Ban Chỉ huy phải thay nhau đứng gần những người lính công binh. Sau đó, đến lượt thanh niên xung phong mới bắt đầu nhiệm vụ đào, đắp, tôn đường để thông xe.Ông kể, sở dĩ ông dạn dày được như thế là nhờ vào chính những thanh niên xung phong trẻ trung, yêu đời, xem cái chết nhẹ tênh ấy. Họ yêu đời và rất hay hát, hát cả những lúc cận kề bom đạn và cái chết, rất kỳ lạ. Điều đó đã giúp ông vượt qua khó khăn khi trong mình đang mang nhiều trọng bệnh.Ông kể nhiều về Ngã Ba Đồng Lộc, nơi có mười cô gái tuổi mười tám đôi mươi đã anh dũng hy sinh như một biểu tượng của lòng quả cảm. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968 không quân Mỹ đã trút xuống ngã ba Đồng Lộc 48.600 quả bom các loại. Ngày 24/7/1968, Tiểu đội cả 10 cô gái trẻ đều hy sinh trong khi phá bom mở đường thông xe cho tiền tuyến.Rồi ở Truông Bồn (Đô Lương, Nghệ An) vào ngày 30/10/1968, tiểu đội 2, đại đội 317 Thanh niên xung phong Truông Bồn cũng đã bị bom Mỹ tàn sát 13/14 chiến sĩ. Những thanh niên xung phong ngày ấy ở Truông Bồn đã phải hứng chịu những trận bom Mỹ tàn phá thật kinh hoàng, ngày cao điểm nhất có tới 131 lần họ hứng bom. Điều đau đớn là 13 chiến sĩ đó hy sinh khi chỉ còn 18 giờ nữa, Mỹ chính thức quyết định ném bom hạn chế miền Bắc. Cái tinh thần "Tim có thể ngừng đập, nhưng đường không thể chia cắt"; " Sống bám cầu đường, chết kiên cường dũng cảm" đã được họ tôi luyện như một biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.Hòa bình, cha tôi đã nhiều lần tâm sự với tôi nỗi day dứt về chế độ, chính sách mà Nhà nước dành cho lực lượng thanh niên xung phong.Trong số 530.000 thanh niên xung phong chống Pháp và chống Mỹ (không kể vài chục nghìn thanh niên xung phong sau giải phóng tình nguyện làm kinh tế mới và phục vụ chiến tranh biên giới Tây Nam) mới chỉ có 4.952 người trên tổng số 10.000 người hy sinh được công nhận liệt sĩ. Hơn 680 thanh niên xung phong hy sinh chưa được công nhận là liệt sĩ, hơn 8.700 thanh niên xung phong bị thương cũng chưa được giải quyết chính sách chỉ vì... thiếu giấy tờ. Điều này đang trở thành nỗi day dứt khôn nguôi cho những người thân của họ và cả chúng ta.Tôi nghĩ, giờ này, các cựu thanh niên xung phong đều đã ở lứa tuổi ngoài 60 đến trên 80. Đã tới lúc Nhà nước cần sớm điều chỉnh thủ tục giấy tờ xác thực, nhằm bớt đi phần nào sự phiền hà khi xét hồ sơ kê khai, đặc biệt là các đối tượng bị thương hoặc đã chết mà ai ở địa phương cũng đều biết rõ sự ra đi của họ.Chúng ta không vô cảm, nhưng đừng cứng nhắc mà kéo dài thêm nỗi đau cho những người đã từng cống hiến tuổi trẻ, mồ hôi và cả máu trong những ngày Tổ quốc lâm nguy.Quốc Phong Cảm ơn tác giả. Một bài viết hay và là nỗi trăn trở của bao nhiêu người. Ba tôi cũng vẫn thường hay buồn và trăn trở về sự hy sinh của đồng đội mình chưa được công nhận chỉ vì thiếu một loại giấy tờ gì đó. Tôi thường nghe ba tôi nói: " Đi chiến đấu lúc mới 15, 16 tuổi. 1 ba lô, 3 tiếng dạy về chính trị và 1 buổi sử dụng vũ khí là đã ra chiến trường. Lúc đó, có ai hỏi giấy tờ gì đâu...". Mong những hy sinh của những người anh hùng sẽ được ghi nhận, điều đó còn hơn ngàn lời biết ơn. Cám ơn tác giả về bài viết rất hay, chạm đến hàng triệu trái tim các cựu thanh niên xung phong và thân nhân của họ. Chỉ mong các cán bộ làm công tác chính sách đau cùng nỗi đau về thể chất và tinh thần của những người một thời hi sinh trọn vẹn tuổi xuân của mình cho đất nước mà không hề toan tính thiệt hơn. Hãy nhanh chóng đền ơn đáp nghĩa kẻo muộn Tôi cũng có anh ruột đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp khi làm nhiệm vụ đưa tiền quyên góp ủng hộ kháng chiến từ vùng địch hậu - Yên Phong Bắc ninh ra vùng tự do Bắc giang. Do phải vượt sông Cầu đoạn Vọng Nguyệt, Tam Giang, Yên Phong, vào ban đêm (2/2/ Nhâm Thìn-1952), trời giá rét đã bị đuối nước mà hy sinh. Gia đình đã có đơn đề nghị, nhưng không được công nhận Liệt sĩ. Tuy nhiên với gia đình tôi, anh tôi là một Liệt sĩ đích thực và mong đợi được nhà nước công nhận. Rất hiểu và cảm thông với bác Quốc Phong! Thời chiến đâu phải tài liệu nào về nhân thân, lịch sử, quá trình chiến đấu... của các chiến sỹ vẫn còn nguyên vẹn được, cả nước tất cả hướng về Miền Nam thân yêu, quên thân mình cũng chỉ với 1 tinh thần duy nhất:" Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Vì vậy thiết nghĩ Nhà nước cũng nên nới lỏng để xét công trạng cho những người có công với đất nước. Tôi thấy nhiều thanh niên xung phong được hưởng chế độ tôi cũng mừng và ủng hộ việc đó. Trong suy nghĩ của tôi những thế hệ trước lao vào chỗ chết vì độc lập của Tổ quốc tôi rất kính trọng và mong muốn mọi người đều được đền đáp xứng đáng. Tuy nhiên đã là chính sách thì cần công bằng. Ví dụ như ở quê tôi, tôi thấy một chị đi thanh niên xung phong 3 năm, khi mới về chưa được hưởng gì nhưng giờ được hưởng trợ cấp hàng tháng còn một ông chú họ đi bộ đội từ năm 1965 vào chiến trường miền Nam, sau giải phóng được xuất ngũ về quê đến giờ già yếu bệnh tật nhưng không có chế độ gì. Tôi được biết trường hợp này rất nhiều với lý do lúc đó về với chế độ phục viên chắc cũng được mấy chục nghìn rồi. Nhưng bây giờ nhìn vào hóa ra người đi bộ đội hơn chục năm không được hưởng chế độ như người đi thanh niên xung phong mấy năm à. Theo tôi thì tùy khả năng của Nhà nước, ai phục vụ nhiều năm thì hưởng trước, không nên phân biệt thanh niên xung phong với bộ đội. Đất nước nở hoa hôm nay, nhờ bao máu xương các con dân anh dũng trên mọi lĩnh vực; Trong đó có Thanh niên xung phong; Cái chính là "giấy tờ ban đầu" không có; nhưng đã có đồng đội xác nhận; Nhưng sự xác nhận của Những con người đã sống chết cùng BOM ĐẠN phải coi là giấy tờ thì mới giải quyết được cho TNXP đang thiếu thủ tục! ở xã tôi: Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội cách đây khoảng 1 tháng đã làm điều này rồi. Liệt kê tất cả các thanh niên xung phong thời kỳ chống Pháp và hình như cả chống Mỹ nữa để xem xét chế độ đãi ngộ cho họ. Tôi không biết các địa phương khác đã làm điều này chưa? Những thanh niên xung phong góp phần không nhỏ vào giải phóng đất nước; tôi thiết nghĩ họ phải được đãi ngộ như những quân nhân. Tuy đất nước mình nghèo nhưng không quá khổ! Xin cảm ơn anh Quốc Phong. Cảm ơn anh đã nói lên hộ những suy nghĩ của rất nhiều người mà trong đó có tôi, anh trai tôi tham gia TNXP khi tuổi đời còn rất trẻ, làm tại tuyến đường sắt thuộc khu 4 (Quỳnh Lưu, Nghệ An) chiến tranh ác liệt, anh đã ốm chết tại đơn vị. Cách đây hơn 1 tháng gia đình tôi làm thủ tục đề nghị xét chế độ cho anh, những người làm chế độ chính sách ở huyện nói "anh tôi không được hưởng chế độ, vì không có vợ, con, bố, mẹ đã chết" nên anh em không được nhận chế độ trợ cấp 1 lần. Vậy ai là người thờ cúng anh tôi hàng năm. Những người TNXP ra đi cống hiến cho đất nước, nay chết đi vì không vợ con, bố mẹ đã chết - miễn hưởng chế độ. Cảm ơn tác giả đã nói lên lời muốn nói của bao nhiêu người con đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc! Những con người sống trong hòa bình cần nhớ ơn và tri ân họ bằng những việc làm thiết thực nhất. Bởi mọi sự ghi nhận chỉ bằng lời nói thì không có nghĩa lý gì! Tôi làm việc ở TNXP Đà Nẵng một thời gian dài. Khi tổ chức ngày kỉ niệm TNXP đơn vị tổ chức mời cựu TNXP thời kháng chiến chống Mĩ tham dự, có tặng họ quần áo bì tiền vài trăm ngàn họ ôm chúng tôi khóc nức nở. Không chồng, không vợ, bị thương tật đau ốm triền miên đến ăn khoai sắn cũng không đủ. Khổ cực và tội lắm. Tôi là một người lính đã trở về đời thường cũng chỉ mong Đảng nhà nước nghĩ đến cuộc sống của anh em chúng tôi vì tuổi tác không còn bao lâu nữa là ra đi cũng đừng hô khẩu hiệu nữa hãy thực tế hơn các vị ạ Tôi la the he sau nhung rat cam thong voi the he cha anh va cam on bai viet cua bac. Mong nha nuoc som co chinh sach dai ngo voi luc luong thanh nien xung phong. Theo tôi biết, cái thiếu sót này xuất phát từ khi chiến tranh đang diễn ra. Đoàn TN là tổ chức đứng ra vận động. Mà đã là TNXP thì có nghĩa hoàn toàn tình nguyện. Vì thế , cơ quan theo dõi chính sách cho họ cũng ko ra đời nên nắm rất lơ mơ. Năm 1975 giải phóng thì cũng xoá luôn đơn vị theo dõi. Bên cạnh đó, chế độ lại tuyệt nhiên ko có gì nên nhiều người để thất lạc giấy tờ. Mãi đến 2005 gì đó, Nhà nước mới có chế độ cho họ thì giấy tờ họ đâu cần mà giữ. Còn cơ quan theo dõi thì lại ko có lưu hồ sơ nghiêm chỉnh. Vậy là khó cho cả hai phía. Chúng ta nên có cách xử lý nhân văn và thông thoáng hơn. Thương lắm các chị TNXP hiện vẫn sống cô quạnh lẻ bóng vì tật bệnh hoành hành mà tiền thuốc lại ko có , con cái không có ! Mẹ tôi là dân quân tự vệ của thị xã Ninh Bình. Mẹ kể cứ mỗi khi tiếng kẻng báo hiệu máy bay địch đến nổi lên, mọi người chạy xuống hầm trú ẩn thì mẹ cùng đồng đội lại lao lên những ụ pháo. Dân quân tự vệ có nhiệm vụ mang vác, vận chuyển...đạn, pháo, súng ống, toàn những thứ nặng nề. Cái chết trong gang tấc. Nhưng bây giờ mẹ không có gì, trợ cấp cũng không, thăm hỏi cũng không. Thương mẹ lắm!
Nỗi oan của công cụ giáo dục điện tử Tội nghiệp công cụ giáo dục điện tử bị hứng nỗi oan Thị Kính. Tại sao chúng ta hồ hởi, đón mừng và đánh giá cao loại hình sách điện tử, báo điện tử, các công cụ điện tử như chiếc TV, máy chiếu mà lại kỳ thị công cụ giáo dục điện tử như sách giáo khoa điện tử, học cụ điện tử…? Ngay cả cái bảng tương tác lâu nay cũng chịu chung số phận bầm dập tương tự, trong khi nó thật sự là một sản phẩm công nghệ cao. Tất cả cũng chỉ vì cái cách tiêu cực mà ai đó đưa chúng vào nhà trường nên chúng bị vạ lây. Có ai trong cuộc sống không cần tới con dao, nhưng chẳng lẽ do nó bị kẻ sát nhân sử dụng gây án mà con dao bị mọi người tẩy chay? Ai cũng biết máy tính có thể mở những trang web đen hay kết nối Internet có thể bị tin tặc xâm nhập hệ thống, nhưng nào có ai không sử dụng máy tính hay không nối mạng đâu.Nếu không bình tĩnh và rành mạch chẳng ai dám đầu tư, phát triển hay kinh doanh các công cụ giáo dục điện tử nữa. Điều này sẽ làm thiệt thòi, gây hại cho chính con em chúng ta. Vừa là một phụ huynh, vừa là một nhà báo viết về công nghệ, tôi thật sự có thiện cảm với một số chương trình giáo dục trực tuyến, sách giáo khoa điện tử. Chúng không thể thay thế cho giáo dục truyền thống, nhưng lại giúp ích nhiều cho thầy trò nếu như được ứng dụng đúng đắn.Chắc có người nói rằng sách giáo khoa nói riêng và chương trình giáo dục nói chung của ta đang đầy bất cập, cần phải sửa đổi, vậy hình thành bản điện tử làm chi? Cho dù bị coi là vậy, các bộ sách giáo khoa vẫn đang là giáo trình chính thức trong nhà trường và học sinh phải học. Vì thế, chúng vẫn nên được chuyển thành bản điện tử để giúp thầy trò dạy và học tốt hơn. Sau này khi sách giáo khoa được chỉnh sửa, thậm chí bị thay thế nội dung hoàn toàn mới, việc cập nhật các phiên bản điện tử chẳng khó khăn gì.Để làm nền tảng cho việc đưa các công nghệ cao vào nhà trường đúng đắn và đạt hiệu quả cao nhất, theo tôi, các cơ quan chức năng cần đưa ra những hướng dẫn, quy trình chuẩn, trong đó có việc giám sát trước, trong và sau từng dự án. Dựa trên các cứ liệu khoa học và nghiên cứu, cần đưa ra những tiêu chuẩn của từng loại thiết bị phù hợp với từng độ tuổi, cấp học và mục đích sử dụng. Không có quy chuẩn chung, các loại biến tướng dễ dàng sinh sôi nảy nở. Có lẽ chẳng phải quá đáng khi ví von những kẻ coi giáo dục nói chung và phụ huynh nói riêng là những "bầu sữa" thơm tho, ngon lành như những con bạch tuộc có vô số cái vòi hút.Trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào cuộc sống xã hội, có cái tự nguyện, nhưng cũng có cái là chuẩn mực mà mọi người phải tuân thủ. Chẳng hạn như việc Chính phủ bắt buộc các cơ quan công quyền phải vi tính hóa quy trình xử lý hồ sơ và phát hành các báo cáo, công văn dưới dạng điện tử. Vấn đề vẫn là phải có sự khảo sát, nghiên cứu một cách khoa học và khách quan trước khi ứng dụng bất cứ cái gì.Ở các nước công nghiệp phát triển và giàu có, máy tính bảng không phải là một học cụ bắt buộc mọi học sinh phải có. Phụ huynh nào có điều kiện và thấy được sự hữu ích của máy tính bảng thì tự mua cho con em mình. Ở Mỹ, các trường đại học kết hợp với các nhà sản xuất có những chương trình tạo điều kiện cho sinh viên có được một chiếc laptop hay máy tính bảng để phục vụ cho việc học tập trong kỷ nguyên kết nối. Cũng ở Mỹ, nơi ngân sách công chủ yếu là do khả năng thu của từng địa phương, học khu nào có điều kiện tài chính rủng rỉnh thì trang bị miễn phí máy tính bảng cho học sinh làm công cụ học tập. Thậm chí những trường tư nhân cũng coi việc trang bị các công cụ học tập hiện đại như một tiêu chuẩn cạnh tranh, thu hút học sinh. Dù là trường công hay trường tư, chẳng hề có chuyện coi phụ huynh là cỗ máy in tiền. Và việc triển khai các chương trình này được giám sát chặt chẽ, phải nằm trong những quy trình, quy chuẩn rõ ràng, bao gồm tiêu chuẩn thiết bị, cách sử dụng và việc đưa nó vào nhà trường. Tiền ngân sách là tiền thuế của người dân, không thể đùa giỡn được. Cách làm của Mỹ thật tuyệt vời, nhưng chẳng có bao nhiêu nước có khả năng làm được như vậy. Bởi vậy, các nước khác lại càng phải cẩn trọng hơn nữa trong việc tìm ra những giải pháp tối ưu và khả thi cho việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào nhà trường.Việc đưa công nghệ hiện đại vào giáo dục cũng như bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống xã hội nên được ủng hộ nếu như không muốn bị tụt hậu và không hội nhập được vào cộng đồng thế giới. Nhưng việc lợi dụng yêu cầu thiết yếu này để trục lợi, đặc biệt là vì lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm cần được chống đối kiên quyết.Nhưng việc ứng dụng công nghệ cao vào giáo dục là cần phải làm hợp lý, địa lợi, nhân hòa. Bất luận thế nào các công cụ - cho dù là người máy siêu thông minh như con người - vẫn không thể thay thế cho con người; đặc biệt là trong giáo dục. Máy chiếu, bảng tương tác, màn hình kết nối Internet… đều chỉ là công cụ học tập. Có thêm sự trợ giúp của các công nghệ tiên tiến, việc dạy và học sẽ không chỉ có hiệu quả hơn mà còn thú vị, hào hứng hơn; trường lớp sẽ không phải là một chốn nặng nề cho cả thày và trò nữa.Những hệ thống dây chuyền công nghệ chỉ lắp ráp ra được những người máy. Hệ thống giáo dục muốn đào tạo ra những con người thì phải do những con người tương tác với nhau trong suốt quá trình học tập. Đừng nên lạm dụng công nghệ, cưỡng ép nó phải làm những chuyện mà nó không được thiết kế để phục vụ cho việc đó. Giáo dục là một lĩnh vực nhạy cảm, gốc của mọi thứ trên cuộc đời này. Giáo dục không phải là chốn để làm giàu tiền bạc, mà chỉ là nơi để làm giàu tri thức và nhân cách.Xin trả lại sự công bằng cho các công cụ giáo dục điện tử chân chính. Chúng là những thành quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ con người, chúng chẳng làm gì nên tội. Người thông minh phải biết sử dụng các thiết bị thông minh một cách thông minh để giúp mình càng thêm thông minh.Phạm Hồng Phước Không ai phản bác lợi ích của CNTT cả. Nhưng theo tôi lứa tuổi từ lớp 1-3 chẳng cần máy tính bảng làm gì. Chỉ gây tốn kém cho phụ huynh và nhiều hệ lụy không đáng có cho trẻ em. Đưa ra chương trình này thì phải bằng cái tâm và nhìn thấy cái tầm, chứ đừng vì kiếm chác lợi lộc. Hướng tới hiện đại là cần thiết nhưng nếu lạm dụng thì có thể phản tác dụng. Đối với máy chiếu, bảng tương tác, tôi thấy khá hay, 2 phương tiện này hỗ trợ tốt cho dạy và học . Nhưng riêng đối với máy tính bảng , theo tôi nó không phải là thứ đồ dùng quá cần thiết ( còn không cần như bút , thước kẻ, bút chì). Nó có ưu điểm nhưng cũng kéo theo không ít phiền toái cho HS, PH và GV. Với tình hình KT của đất nước ta , chúng ta không cần thiết phải quá xa xỉ như vậy. Với số tiền đầu tư cho máy tính bảng thì hãy đầu tư vào những thứ cần thiết và cấp bách hơn cho ngành GD. Chẳng hạn, xây dựng thêm trường lớp, thu hút thêm người tài vào ngành GD.... Quan trọng là nội dung! Không thể scan sách giáo khoa vào đó, mua 1 mtb bên TQ với giá 900 ngàn rồi đem đi bán giá 3 triệu được!!!! Người ta đang nhìn giáo khoa điện tử trong nền kinh tế đất nước như thế nào.1. còn bao nhiêu học sinh không có tiền đóng tiền học chứ đừng nói mua sách giáo khoa?2. về nội dung cần thiết nhất bây giờ là cải cách nội dung giao dục.3. nền y tế nước nhà nằm ở đâu? rồi sau này thế hệ trẻ thị lực kém, đầu óc mê mụi ai chịu gánh vác đây?4. ti vi cũng xem, internet cũng lướt nhưng mỗi ngày ai ngồi trước ti vi hoặc iternet chừng 8 giờ 1 ngày xem nhìn mặt có đơ không? Điều mà người ta bàn tán và phản đối là động cơ của vụ SGK điện tử và hậu quả kinh tế đổ lên đầu cha mẹ học sinh. Thay đổi phải có bàn bạc nhất trí tại sao vội vã áp đặt? Cái vụ này không minh bạch. Không ai phủ nhận vai trò và tiện ích của công nghệ thông tin trong xã hội hiện nay, cũng không ai bài xích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bắt kỳ ngành nghề nào, ngành giáo dục cũng không phải là ngoại lệ. Thế nhưng, đưa máy tính bảng vào giáo dục tiểu học , theo ý kiến cá nhân tôi là không nên. Bởi như vậy các em sẽ không rèn luyện được chữ viết, không rèn luyện được kỹ năng tư duy và tính kiên trì....Học sinh phải bắt đầu với giấy trắng, mực đen vẫn hơn. Mọi sự oan khuất đều được tạo ra từ lòng tham và lợi ích cá nhân! Các nước phát triển họ có điều kiện, đã phát triển và hoàn thiện các điều kiện vật chất trong trường học. VN thì khác. Thêm vào đó, tính tình người VN làm giáo dục cũng khác, mục đích một số người cũng khác. Máy tính bảng trong trường hợp này cũng chỉ là một công cụ để những người nào đó thực hiện mức đích, rồi sau này họ lại để nó phá sản. Chúng ta nên chờ một cơ hội khác, bởi nhũng con người khác thì hơn. Biết là vậy, nhưng khi nói đến dự án máy tính bảng cho lớp 1,2,3 ở Tp HCM mà tôi sục sôi... người ta đang nói về kinh tế khi phải trang bị công cụ điện tử , chứ đâu có nói về tiến bộ của công cụ điện tử Cái mà người dân không đồng tình là đưa sách giáo khoa điện tử vào cấp tiểu học. Tôi là người làm việc hoàn toàn phụ thuộc vào máy tính và hệ thống mạng, nhưng tôi kịch liệt phản đối cái đề án này. Cần có cái nhìn thực tế chứ đừng viển vông vô trách nhiệm với xã hội. Nghe mà thấy sục sôi trong người, ko có bất cứ lý do nào cho trẻ lớp 1-2-3 dùng máy tính thay thế được. Người đưa ra dự án này sao không nhìn vào thực tế kinh tế của đất nước mình. Dân mình đã giầu đồng đều chưa? Các cháu học trò lớp 1 đến lớp 3 cầm bút chưa viết thông đọc thạo sao lại cho dùng máy tính bảng để các cháu suốt ngày dán mắt vào màn hình và rồi tương lai sẽ chẳng biết cầm bút viết nên nét chữ nào, cộng vào đó là mắt các cháu sẽ hỏng rất sớm. Các phương tiện hiện đại nó có 2 mặt lợi cũng bất cập hại. suốt ngày các cháu học chữ chán rồi các cháu lại chơi điện tử trên mạng vậy là tương lai sẽ sản sinh ra một lớp mầm non sống ảo giác xa rời với thực tại. Thật là nguy hiểm.Đừng vị lời lãi lợi nhuận của một nhóm người mua máy tính bảng 900 ngàn để bán được 3 triệu đồng / 1 cái làm hỏng cả một thế hệ mầm non. Các nhà khoa học đã phân tích khá nhiều về vấn đề này rồi. Thật là phi thực tế, trong khi con em nông dân nghèo thì đừng nói đến chuyện đến trường còn hệ lụy liên quan đến cái máy tính bảng nữa. Các cháu nhỏ có một đôi khuyên tai trị giá vài trăm ngàn còn bị bắt cóc tống tiền huống chi một chiếc máy tính bảng 3 triệu liệu rằng sinh mạng các em có được bảo toàn khi trên đường từ nhà đến trường và ngược lại . Nếu là việc bắt buộc tôi nghĩ phương án này sẽ là 50 % con nhà nghèo, thiếu ăn ở nông thôn TP sẽ mù chữ thất học. Còn lại thì các em sẽ mù chữ viết ngay từ khi chập chững bước chân vào trường học. Cả một thế hệ học đọc nhưng không học viết thì sẽ ra sao đây ? Với bài toán giáo dục việt nam, cách giải đưa công nghệ hiện đại vào giáo dục đại trà là cách giải thiển cận nhất Việc làm đúng phải đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ. Nếu bạn chỉ có đủ tiền mua gạo và mắm cho bữa ăn gia đình nhưng bạn muốn ăn chiếc bánh kem, và bỏ tiền mua nó cho riêng mình, để cả nhịn đói thì đó là tội lỗi. Đừng bám vào luận điểm "giáo trình điện tử hiện đại có hay không", "máy tính bảng có tốt không" mà phải xem với thu nhập của người dân hiện nay thì có thể coi việc mua một cái máy tính bảng chỉ là chuyện nhỏ, thích thì dùng, không hợp thì vứt. Với một số tiền có hạn thì người ta phải đắn đo tiêu vào chuyện gì có hiệu quả nhất, mua cái này thì không còn tiền mua cái khác. Người quản lý phải biết điều tối thiểu mà mọi bà nội trợ đều biết là sử dụng đồng tiền ít ỏi sao cho hiệu quả nhất. Vậy mua máy tính bảng cho các học sinh các lớp 1, 2, 3 có là điều cần thiết, hợp lý nhất để nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta hiện nay?
Người trẻ không lạc quan bằng người già? Hằng năm ông và đồng đội du lịch thăm lại chiến trường xưa. Đất nước qua cái nhìn của thế hệ ông tôi đang đẹp lên từng ngày, không còn bom đạn, đói nghèo dần vắng bóng và nơi nào cũng có sự bình yên.Hồi mới đi làm, tôi cũng hay ngồi tâm sự với bác trưởng phòng của mình. Nhà bác là gia đình địa chủ mấy đời, có nhiều ruộng đất. Khi cách mạng thành công, tài sản của gia đình bị tịch thu, bác may mắn được ăn học đàng hoàng, có bằng đại học nên đến thời bao cấp, bác lại được làm “sếp”. Năm 26 tuổi, bác là giám đốc một công ty xây lắp máy, có ôtô riêng, đi đâu mọi người cũng gọi “thủ trưởng”. Bất chợt lúc sắp về hưu, bác vướng vào kiện tụng, thế là một lần nữa lại trắng tay. Trải qua bao thăng trầm vì thời cuộc nhưng bác chưa bao giờ trách chế độ. Bác tâm sự với tôi: "Những điều hay dở thì thời nào cũng có, làm gì có xã hội nào, quốc gia nào trên trái đất này có sự công bằng và đúng đắn tuyệt đối”.Càng tìm hiểu, tôi càng thấy tiếc nuối vì ngày nay, thế hệ trẻ như tôi có quá ít thời gian để được lắng nghe những người già. Người già có vốn sống phong phú và bình thản trước sự biến động của xã hội vì họ đã trải qua nhiều lần trong đời. Người già không có phản ứng cực đoan với một tin tức giật gân, một quy định bất thường, một biểu hiện suy đồi… họ điềm đạm tiếp nhận và hiểu rằng, mọi thứ sẽ không mãi thế, thời gian có thể gạn lọc để giữ lại những giá trị chân thật.Khác với thế hệ trước, tư duy những người trẻ chúng tôi rất khác biệt, có thể tạm chia thành 3 xu hướng: tích cực, bi quan và bàng quan. Những người trẻ tích cực khi thấy cái xấu tin rằng, vận mệnh nằm trong tay mình và mọi thứ có thể được thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn. Người bi quan cũng thấy cái xấu và cho rằng điều đó không thể thay đổi được. Người trẻ bàng quan không quan tâm, không muốn thử dự đoán về tương lai mà tập trung tìm kiếm cách sống của riêng mình. Cũng có khi, một người trẻ lưỡng lự trước cả 3 xu hướng, lúc tin tưởng, lúc lo ngại, cũng có lúc thấy mình bất lực.Bước vào đời với hành trang lý thuyết từ trường lớp, thiếu nhất là kinh nghiệm, thanh niên hay đòi hỏi mọi thứ phải đúng và trọn vẹn 100%. Nếu một nghệ sĩ vướng vào scandal, quá trình cống hiến của anh ta sẽ trở thành vô nghĩa, nếu một viên chức tham nhũng thì cả cơ quan đó chính là những người tha hóa, nếu một tuyến phố bị tắc nghẽn thì ngành giao thông chỉ toàn người bất tài… và còn nhiều sự suy diễn khác nữa.Người già ngược lại, sẵn sàng chấp nhận sai sót. Trong một trăm giáo viên, có 5 giáo viên kém và 95 người tốt thì nhà trường vẫn tốt. Trong hàng nghìn cảnh sát, có một vài người thiếu đạo đức và những người còn lại vẫn tận tụy với nhiệm vụ thì xã hội vẫn biết ơn người chiến sĩ cảnh sát. Người già hiểu không có gì là tuyệt đối.  Người trẻ muốn giàu nhanh, sống vội, thành công sớm… Họ cho mình ít thời gian và cũng cho người khác ít thời gian. Chỉ đến khi nếm trái đắng, người trẻ mới bớt tự tin và đồng ý rằng mọi thay đổi đều cần có thời gian.Người trẻ thực ra rất háo hức thay đổi và góp phần kiến tạo đất nước. Nhưng họ thiếu một chút điềm tĩnh của người già. Thấy ý kiến của mình chưa được tiếp nhận ngay, điều bức xúc trước mắt chưa được giải quyết ngay, chính sách không thể thay đổi ngay… người trẻ dễ chán nản và buông xuôi. Người Ý có câu nói: “Không phải trong một sáng, thành Rome đã xây xong”, còn chúng ta có câu: “Dục tốc bất đạt”, chính là kinh nghiệm của người già nói với người trẻ lúc vào đời vậy.Không biết có phải nước ta đang phát triển nhanh chóng, nên người trẻ đã cho rằng suy nghĩ của thế hệ trước không còn phù hợp với mình nữa. Một lớp trẻ biết lắng nghe lời khuyên từ người già sẽ bớt đi nhiều năm trải nghiệm để tiến đến thành công. Suy rộng hơn, quốc gia nào có văn hóa kế thừa nhau qua các thế hệ sẽ có cơ hội phát triển nhanh chóng, quốc gia nào người trẻ phớt lờ ý kiến của người già sẽ có nguy cơ tụt hậu và mắc phải nhiều sai lầm.Là người trẻ, tôi ước mong sao những người già sẽ mở lòng hơn nữa với chúng tôi, bất chấp những khác biệt về tri thức, điều kiện sống. Mong sao người trẻ dành nhiều thời gian học hỏi, tham khảo ý kiến của những người già để có thêm những kinh nghiệm sống quý báu. Người già không bao giờ hà tiện những lời khuyên, vì vậy nên chăng người trẻ hãy tranh thủ lắng nghe người già trước khi quá muộn.Chu Ngọc Cường Thế hệ già đi lên từ chiến tranh, đói nghèo, đối mặt với sự sống cái chết hằng ngày nên giờ cuộc sống khá hơn thì lạc quan là phải thôi. Tuy nhiên nhiều người chưa già, vẫn trong bộ máy nhà nước lại có tâm lý lạc quan như vậy, họ không muốn cái gì mới mẻ nữa, luôn so sánh ngày nay với hồi trước, xem đất nước đã tiến bộ vượt bậc rồi, trong khi các quốc gia khác đã tiến tận đâu. Mình là người trẻ, công ăn việc làm ngon lành, nhưng khi nhìn vào tương lai đất nước, mình chỉ thấy một đất nước bình bình, hầu như sẽ chẳng có đột phá nào nữa. Để người trẻ lạc quan, cống hiến hết mình, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.... thì chính sách xã hội không thể như bây giờ được. Nếu không làm đúng về giáo dục, nếu không thay đổi mọi thứ tận gốc... thì lớp trẻ sau sẽ dần tệ hơn lớp trẻ trước. Tôi là người trẻ, rất đồng ý với chia sẻ của tác giả nhưng để có được như thế thì xã hội không thể đứng yên tại chỗ hoặc đi thụt lùi như bây giờ. Các bác già thì chắc tay sổ hưu rồi, sáng sáng đánh tennis, chiều cà phê thôi, có gì mà không lạc quan phơi phới? Còn giới trẻ thì khối bạn ra trường vẫn chưa kiếm được việc làm, hoặc có việc nhưng ba bọc ba đồng, lấy gì lạc quan nổi. Muốn lạc quan cũng phải có nền tảng cơ sở của cả chứ Hiếm có người trẻ thời nay có được cái nhìn giống cháu, tôi rất thích bài viết của cháu. Khi các thông tin xấu nhiều hơn thông tin tốt, khi mà cái xấu nhan nhản và không bị trừng phạt không thể đòi hỏi bất cứ một ai có niềm tin lạc quan được cả. Tâm trạng bi quan đang tồn tại và ngày càng lớn mạnh nhiều trong xã hội chúng ta, không tin tác giả có thể tìm hiểu hay hỏi những người xung quanh sẽ hiểu rõ. Tôi nghĩ lạc quan khi thực tế không tương xứng thì đó là viễn vông. Vấn đề không phải là người trẻ bi quan mà là cả người già và người trẻ đều đang thấy một sự thật là thời gian gần đây, cụ thể là khoảng 10 năm trở lại đây, chúng ta không còn được nhìn thấy sự thay đổi theo hướng đi lên của nhiều lĩnh vực như vài thập kỷ trước nữa. Hãy nhìn qua Trung Quốc, họ đã làm được một việc rất lớn là thẳng tay với tệ tham nhũng, còn tệ tham nhũng ở nước ta thì càng ngày càng tệ hại và không hề có tiến triển gì trong các công tác phòng chống tham nhũng nhiều năm qua. Điều tương tự cũng xảy ra với những lĩnh vực thiết yếu trong xã hội như giáo dục, thực thi luật pháp, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giải trí, môi trường..... Chúng ta có thể tiến chậm, nhưng phải tiến, dù là chỉ từng bước thật nhỏ, thì mới có cái để người ta trông vào mà thấy lạc quan. Tác giả có bài viết hay. Theo tôi lối suy nghĩ cua thế hệ trẻ bây giờ là hệ quả của giáo dục gia đình, của giáo dục và sự ảnh hưởng của xã hội. Tôi không có ý đổ lỗi nhưng hãy nhìn cách giáo dục con người của người Nhật. Nếu cha mẹ nào cũng có tư tưởng dạy dỗ cho con mình để cho ra đời những công dân tốt thì xã hội sẽ ngày càng tốt hơn. Bài viết này chỉ tạm ổn thôi, động viên tinh thần nhau thôi. Tôi không thể không bi quan khi tham nhũng hoành hành. Một tiếng nói suy tư, tâm huyết với đất nước. Rất tốt cho thanh niên chúng ta đọc và suy ngẫm lại mình, để có được sự chắc chắn, cứng cỏi trong cuộc sống. Cảm ơn tác giả! Đừng đánh đồng "lạc quan" với "lạc quan tếu" Các nước trên thế giới cùng điều kiện KT như VN nhưng họ đã bỏ VN rất xa về nhiều mặt đời sống,KT-XH (Trừ các nước đang nội chiến châu Phi ). Thế hệ trẻ cần đổi mới, tầm nhìn xa trông rộng hơn chứ thỏa mãn thì chỉ có "trâu chậm uống nức đục" mà thôi. Người già còn cái gì nữa để mất nên lạc quan. Người trẻ nhiều việc chưa xong bi quan là đúng. Và người già, các chú các bác lãnh đạo bây giờ hãy làm gương cho người trẻ. Bài viết hay, nhưng chưa xoáy sâu sự làm gương của người già.... Mình có bạn, xài đt cùi bắp, đi xe cà tàng, mặc quần áo rẻ tiền, ngày ba bữa cơm canh đạm bạc, đơn giản, bình dân, lương tháng 4tr,.... nhưng rất lạc quan. Một đứa bạn khác, lương 10tr, đi airblade, xài iphone, cafe vườn, nhậu,.... nhưng luôn buồn vì thấy có nhiều đứa giàu hơn mình quá. Bài viết hay, tôi tin chắc bạn sẽ rất thành công!
Chiếc giày bay Chuyện bắt đầu từ một cuộc họp báo hồi tháng 12/2008 của chính phủ Mỹ ở thành phố Baghdad, Iraq. Trong khi tổng thống George Bush đang trả lời các vấn đề liên quan đến vai trò của Mỹ trên đất nước này, hai chiếc giày bỗng nhiên bay thẳng lên bục hướng về phía ông trước bất ngờ của tất cả mọi người. Một nhà báo chuyên viết về người nghèo và nạn nhân chiến tranh Iraq, có tên Muntazer al-Zaidi, đã gây ra hành động đó. Trước tình thế bất ngờ, ông Bush đã nhanh trí tiếp tục cuộc họp báo chỉ sau giây lát, bằng những câu đùa cợt đầy dụng ý: “Tôi không nghe thấy anh ta nói gì… nhưng anh ta ném đôi dày cỡ 10 đấy”, “Tôi không hiểu lý do dẫn đến hành vi của anh ấy. Nhưng tôi không hề cảm thấy bị đe dọa”. Những người trong hội trường lúc đó hẳn nhiên đều biết việc dùng giày ném là một hình thức sỉ nhục nghiêm trọng trong văn hóa các nước Ả rập. Tất nhiên họ cũng thấy đi kèm hai “chiếc giày bay” là những câu kết tội mà nhà báo Zaidi dùng để đại diện cho nhân dân Iraq, cho các bà góa phụ, trẻ mất cha và những người dân vô tội bị chết.Sau sự cố của Tổng thống Bush, thế giới có thêm hàng loạt vụ ném giày khác trong khuôn khổ cuộc họp báo hoặc đối thoại công chúng của các chính khách. Tất cả tạo thành một hiệu ứng mà nhiều người quy cho nhà báo người Iraq đã châm “mồi lửa” tạo nên.Đó là sự cố của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ở trường Cambridge (Anh) khi một sinh viên đã ném chiếc giày về phía ông khi vị này đang đọc diễn văn trước hàng nghìn sinh viên (tháng 2/2009). Ông Gia Bảo tiếp tục công việc của mình, trong khi lực lượng bảo vệ vào đưa người sinh viên quá khích ra ngoài trong những lời chỉ trích của đám đông về vấn đề tuân thủ văn hóa học đường.Cũng trong năm (tháng 4/2009), vì từ chối trả lời câu hỏi của một nhà báo về cuộc điều tra vụ bạo loạn khiến hàng trăm người Sikh thiệt mạng, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Chidambaram đã phải nhận “chiếc giày bay” từ một nhà báo nước này. Khi đó, ông Chidambaram mỉm cười và để cho lực lượng an ninh làm nhiệm vụ của mình. Sau đó vài giây phút, ông lại tiếp tục vai trò trả lời câu hỏi từ các nhà báo còn lại.Tháng 10/2010, vị cựu thủ tướng Australia, John Howard, khi trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề Iraq gây bức xúc cũng từng gặp phải tình huống tương tự. Lại mới đây, tại cuộc gặp nói chuyện về vấn đề môi trường (tháng 4/2014), một khán giả cũng thẳng tay ném chiếc giày vào vị cựu ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, để tỏ ý phản đối bà trong vấn đề xử lý rác thải nước này.Một nguồn thống kê không đầy đủ cho biết, từ sau sự vụ ở Iraq năm 2008 đến nay, thế giới có thêm 67 phi vụ ném giày trong các buổi gặp gỡ, đối thoại chính khách như thế. “Chiếc giày bay” vì thế mà trở thành nỗi ám ảnh mỗi khi vị quan chức nào đó muốn tiếp cận công chúng hoặc giới báo chí. Đến mức, người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc, Liu Jianchao, từng phải thốt lên rằng: “Chúng ta cần chú ý đến không chỉ những cánh tay giơ lên đặt câu hỏi, mà còn với những người cúi xuống cởi giày”.Hình ảnh “chiếc giày bay” đã là một điển tích mỗi khi ai đó muốn nói đến sự dữ dội của truyền thông, của dư luận và đám đông. Hơn thế, đây cũng là một minh họa đắt giá khi người ta muốn nhấn mạnh về kinh nghiệm ứng xử trước xã hội của các chính khách, cả về việc chế ngự cảm xúc cá nhân trong công việc của họ. Hiệu quả của hành xử mềm mỏng, linh hoạt ít nhất đã giúp buổi họp báo, gặp mặt không bị đổ bể. Đôi khi họ còn tận dụng, biến chính những rủi ro ấy thành cơ hội tốt cho mục đích chuyển tải thông điệp sâu rộng hơn.Có người từng đặt ra câu hỏi, các chính khách có cảm nhận cá nhân thế nào, và, liệu họ có là một người bình thường thường với hỉ - nộ - ái - ố không khi mà lúc đó, họ không hề dừng ngay cuộc họp báo lại, trừng trị kẻ gây ra tội hoặc đơn giản là tỏ thái độ bất bình, tức tối? Ví như cựu Tổng thống người Mỹ, ông Bush đã tỏ ra không hiểu vấn đề gì đang xảy ra, thay vì nóng mặt giận dữ. Có lẽ nhiều người cũng hiểu, nếu như ông Bush thừa nhận hiểu những câu nhà báo kia nói, hiểu người dân Iraq đang kết tội ông, thì đồng nghĩa với bao hệ lụy chính trị không mong muốn. Tất nhiên, những điều đó đã đi ngược mục đích buổi họp báo mà ông đang tổ chức. Hãy bỏ qua các yếu tố chính trị, để thấy, việc xử lý sự cố của vị chính khách này thật đáng học hỏi.Hạnh Nhân Những người biết bình thản xử trí vụ "giày bay" người ta gọi là "chính khách" - tức làm việc hay chí ít cũng tỏ ra chính trực. Còn những người chỉ biết sử dụng cảm xúc và quyền lực của mình để khỏi bị "giày bay" người ta gọi là "phụ khách" - tức chuyên làm việc phụ, làm phó hay chẳng biết đến sự "chính" là gì!!!! Nếu là một chính khách, vốn dĩ là những người giỏi che giấu cảm xúc và nhanh nhạy ứng biến, mà không kiềm chế mình trong các tình huống như trên thì họ không phải là chính khách giỏi nữa rồi. Trong mọi vấn đề, ý kiến phản biện là không tránh khỏi. Cách xử sự thể hiện đẳng cấp của chính khách! Là chính khách - họ cần hội đủ mọi phẩm chất .....! Bạn Hạnh Nhân viết rất hay. Nếu tôi là 1 nhà báo, có cơ hội phỏng vấn mấy ông nhăm nhe chiếm tài nguyên của nước khác chắc tôi cũng muốn tặng cho ông ấy 1 chiếc giầy của mình.... Chính khách giỏi về ngôn luận: dẫn đến những lời nói chung chung, mà kết cuộc thì không thể qui kết được hậu quả.Vì những ngôn ngữ này họ đã sử dụng quá nhuần nhuyễn. @NTB: Chữ "chính" trong chính khách hoàn toàn không phải mang nghĩa "chính trực" hoặc "không phải phụ" như bạn nghĩ nhé. Tôi thích ẩn ý sau bài viết này của bạn! Người khéo léo với truyền thông thì bảo giả tạo, người không khéo thì bảo kỹ năng kém. Quan trọng là ít người có được cả tâm và tầm. Nhớ cụ Giáp :) Hãy đừng đắm đuối vào cảm xúc chiếc giày bay, mà hãy nghĩ về những điều bay xa và rộng hơn thế! Phải chăng đó là mục đích của bài viết này? Cảm ơn bạn vì bài viết để trí óc tôi bay bổng! Ném giày xét cho cùng là cái tạm giải quyết mang tính nhất thời những mâu thuẫn trong hoạt động chính trị. Nó còn tốt đẹp hơn là giải quyết bằng xung đột, vũ lực hay thậm chí chiến tranh. Hơn thế nữa người ném còn có mục đích là được truyền thông chú ý bởi động cơ ném là gì? thông điệp muốn gửi tới là phản đối của họ là gì? Các chính trị gia buộc phải đón nhận nó với trăm nghìn cảm xúc giấu kín, nếu ko họ cũng có thể viết ghi chú đặt cạnh bục diễn thuyết của mình: chỉ nhận ném Ipad, Iphone... cấm ném hàng Trung Quốc. Vụ việc đuổi nhà báo, có thể nhìn trên khía cạnh xã hội khi hiện giờ rất nhiều người trở nên coi thường nhà báo và giới truyền thông. Nhiều khi vai trò của nhà báo trong xã hội hiện đại không được hiểu đúng, hay nói cách khác là giới làm nghề đưa tin...bị coi thường. Tất nhiên, nguyên nhân của việc này là từ nhiều phía. Hi vọng các nhà báo sẽ biết cách đứng vững, giữ vị thế của mình, bằng chính sức mạnh vốn có của bản thân. Cau chuyen ve quan chuc - nhung nguoi duoc coi la day to cua nhan dan con phai noi dai lam... Bai viet cua ban hay gay an tuong doi voi toi. O Irak nguoi ta dung hinh thuc nem giay de to ra bat binh hay phan doi con o Chau Au nguoi ta nem gi ban co biet khong?Toi tin la ban da biet do la nguoi ta nem trung vao dau cac nguyen thu quoc gia vi du nhu truong hop thu tuong Duc day tai nang la HelmutKohl cung bi nem trung vao dau va mat truoc dong nguoi ma khong keu ca gi.
Đầu tư cho giới trẻ Dường như mọi người đều nghĩ rằng, nếu chỉ trong một thời gian ngắn mà Việt Nam từ một vị trí khiêm tốn đã tiến lên nắm chức vô địch thể thao trong vùng thì chắc hẳn rồi đây chúng ta cũng có thể tạo được nhiều “phép lạ” khác. Điển hình nhất là có vài người bạn Singapore lúc ấy đã hỏi tôi rằng: “Liệu trong vòng 10 năm nữa Việt Nam có thể vượt qua Thái Lan được không?”.Khi so sánh mức độ phát triển kinh tế thì thước đo thường được dùng nhất là con số “Thu nhập bình quân đầu người” (lấy tổng sản lượng quốc nội GDP, chia cho dân số một nước). Theo thống kê của The Economist thì trong vòng 7 năm từ 1995 đến 2002, Việt Nam là nước đã tiến nhanh nhất khi từ vị trí 151 lên đến 128 (tăng 23 bậc), trong khi Thái Lan lại tụt từ 69 xuống 84 (giảm 15 bậc). Như vậy là trong vòng 7 năm từ 1995 đến 2002, khoảng cách giữa Việt Nam và Thái Lan đã thu ngắn 38 bậc và nếu tiếp tục cái đà rút ngắn 5 bậc mỗi năm này thì phải chăng chỉ cần 8 năm, nghĩa là đến 2010 thì kinh tế Việt Nam sẽ bắt kịp Thái Lan? Thực ra vấn đề không hề đơn giản như vậy vì nhiều lý do mà trước hết lúc bấy giờ Việt Nam và Trung Quốc chưa “nối mạng” với kinh tế thế giới nên đã không bị ảnh hưởng nặng bởi cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1999 như các nước khác. Thấm thoắt mười năm đã trôi qua từ SEA Games 22 và hiện tại thì kết quả cuộc chạy đua kinh tế ấy ra sao rồi? Theo thống kê của IMF năm 2013 thì VN được xếp hạng 134 và Thái Lan 92. Như thế có nghĩa là trong vòng 10 năm qua thì cả hai nước đều… đi thụt lùi: VN từ 128 xuống 134 (giảm 6 bậc) và Thái Lan từ 84 xuống 92 (giảm 8 bậc).Trong bối cảnh hội nhập hiện tại, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng gắn liền hơn với kinh tế toàn cầu, quả thật là chúng ta đã và sẽ không thể tránh được ảnh hưởng của những cú “sốc” kinh tế toàn cầu, như cuộc khủng hoảng 2008 vừa qua mà ảnh hưởng vẫn còn dai dẳng cho đến hôm nay.Đổ lỗi cho những biến chuyển bên ngoài cũng đúng phần nào, nhưng việc phát triển kinh tế một quốc gia còn tùy thuộc rất nhiều vào những yếu tố nội bộ mà quan trọng nhất là “yếu tố con người”. Vẫn biết rằng hai yếu tố chính thúc đẩy việc tăng trưởng kinh tế  là đồng vốn và con người,  tuy nhiên không có tài trí của con người thì đồng vốn sẽ không được sử dụng tốt mà lại có thể mất mát, tiêu tán. Vấn đề quản lý con người cũng có nghĩa là quản lý chất xám. Các nước đang phát triển nào cũng tìm cách tận dụng nhân tài, thế nhưng tại sao vẫn còn hiện tượng “chảy máu chất xám”?Trong thập niên 1960, Philippines là quốc gia mà mọi người đều tin tưởng là sẽ cất cánh nhanh nhất so với các nước trong vùng. Lý do chính là vì dân Philippines có trình độ học vấn khá cao, nói tiếng Anh thông thạo và lại được Hoa Kỳ hết lòng giúp đỡ. Vậy mà dường như lúc bấy giờ đa số dân Phi trẻ tuổi chỉ có một ước mơ lớn là bỏ xứ qua Mỹ lập nghiệp.Ngay ở Singapore vào thập niên 1980, khi đất nước đã phồn thịnh dưới sự lãnh đạo khôn ngoan của Thủ tướng Lý Quang Diệu, một người bạn cao cấp trong chính quyền lúc ấy đã có lần tâm sự với tôi rằng, đa số thành phần trí thức của họ dường như đều "chân trong chân ngoài” cả. Nếu như chẳng may đất nước họ có vướng vào chiến tranh thì chính những chất xám này sẽ bị “tuôn“ ra nước ngoài.Nghĩ cho cùng thì ta không thể đổ lỗi cho giới trẻ của cả Philippines lẫn Singapore. Trách sao được khi họ lớn lên trong một môi trường ngoại lai, tai chỉ quen nghe nhạc ngoại, mắt chỉ nhìn phim ảnh ngoại và mỗi khi muốn diễn tả những ý tưởng của mình thì họ chỉ biết thốt ra bằng tiếng Anh. Họ nào có thấu hiểu gì về xứ mình mà đòi hỏi họ phải nặng lòng với đất nước.Chính ông Lý Quang Diệu lúc bấy giờ cũng từng tỏ ý hối tiếc là ban đầu đã quá đẩy mạnh việc phát triển kinh tế và buộc lớp trẻ bỏ tiếng Hoa để chuyển sang dùng tiếng Anh. Thành công vật chất đã đến nhanh chóng nhưng cái giá phải trả là lớp trẻ đã đánh mất nhiều giá trị văn hóa cổ truyền. Người dân Singapore  dường như không mấy ai biết từ “quê cha đất mẹ” (motherland) là gì. Do đó, chính phủ Singapore đã có những thay đổi chính sách, đặc biệt là những phong trào “về nguồn” như khuyến khích người dân nói tiếng Quan Thoại…Trông người mà lại nghĩ đến ta, mỗi năm Việt Nam có hằng trăm nghìn sinh viên, học sinh rời ghế nhà trường hoặc lên đường xuất ngoại du học. Họ sẽ là những doanh nhân và chuyên gia thuộc mọi lĩnh vực, nối tiếp thế hệ đàn anh tiếp tục gánh vác trách nhiệm phát triển đất nước. Với bản chất thông minh, hiếu học sẵn có, việc thu thập kiến thức kỹ thuật thật sự không khó đối với dân Việt. Sinh viên Việt Nam liên tục đạt được những giải thưởng quốc tế và người Việt được đánh giá là rất thông minh và nhẫn nại. Điều quan trọng là chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào lớp trẻ để giúp họ có được vốn văn hóa sâu dày, biết yêu quý và hãnh diện về văn chương, nghệ thuật và những giá trị cao đẹp của Việt Nam. Có như vậy họ mới cảm thấy gắn bó và quay về với quê hương đất nước. Những chương trình “về nguồn” và “mùa hè xanh” đều là những cố gắng đúng hướng và chắc chắn sẽ mang lại kết quả lâu dài.Trước làn sóng văn hóa ngoại lai đầy sôi động và cám dỗ của thời hội nhập, tôi  nghĩ chúng ta cần chú tâm nhiều hơn đến giới trẻ nếu muốn tránh những bước đi sai lầm của các nước bạn. Muốn thu ngắn cách biệt, muốn tạo dựng được một nền móng kinh tế vững chắc để có thể bắt kịp xứ người, vấn đề tăng cường chất lượng giáo dục đào tạo văn hóa cho lớp trẻ quả là một thách thức của Việt Nam hôm nay.Võ Tá Hân Cháu năm nay 32 tuổi, nhà cháu nghèo, má cháu phải bưng gánh để nuôi cháu. Cháu may mắn được thủ khoa một trường đại học lớn TPHCM, và được nhận vào làm một chỗ nhà nước cũng với hi vọng được đóng góp cho nước nhà. Nhưng chú Hân ơi, trong 6 năm cháu làm trong nhà nước, lương cháu lãnh không đủ ăn, má cháu vẫn phải đi bán bánh bèo, đêm về nằm ngủ vẫn không có quạt. Thế là cháu nhận lời ra nước ngoài làm cho một chỗ làm của Hàn Quốc, Và trong 3 năm nay cháu đã mua được cho má cháu căn nhà, sắm được cái xe hơi, còn cưới được một người vợ xem má cháu như má ruột. Cháu cũng hiểu thế nào là tinh thần dân tộc, thế nào là chảy máu chất xám. Nhưng má cháu già rồi, cháu chỉ muốn má cháu được nằm máy lạnh, được xem tivi màn hình phẳng, được một lần đi Đà Lạt, nơi mà 15 năm trước má cháu nói "Tao già rồi chắc không bao giờ được đi, mày sau này nếu được đi thì mượn bà Sáu cái máy chụp hình chụp về cho tao xem". Bài viết của chú Võ Tá Hân rất hay. Là một du học sinh tại Singapore, đã sống và học tập hơn 7 năm tại đất nước này, cháu xin được bày tỏ quan điểm của mình. Tuy đã sống và học tập ở nước ngoài một thời gian khá dài, cháu và các bạn du học sinh ở các nước khác mà cháu từng có dịp gặp và nói chuyện, trong chúng cháu, không bao giờ quên được quê hương Việt Nam. Những buổi tụ tập, họp nhóm ơ nơi xa quê hương luôn dồi dào cảm xúc, tràn đầy những món ăn Việt Nam. Cháu có thể khẳng định với chú và mọi người thuộc thế hệ trước rằng tất cả du học sinh đều luôn nhớ về đất nước, luôn tha thiết được sống và làm giàu cho đất mẹ. Nhưng, chú ơi, trở về để cống hiến không phải là chuyện dễ. Cái cháu nghĩ sẽ rất cần để hạn chế việc chảy máu chất xám là cần một sự thay đổi thật sự của ban lãnh đạo. Chất xám của chúng cháu nếu mang về liệu sẽ được trân trọng hay sẽ được coi là một thứ kiến thức, văn hóa ngoại lai để rồi lại bị quăng vào thùng rác của quốc gia? Phim ảnh trong nước suốt ngày ra rả chiếu phim ngoại. Người già thì thích phim Hàn Quốc, Trung Quốc, người trẻ thì thích Phillippines, Thái Lan, Mỹ.... Con nít thì suốt ngày xem Cartoon, Mr Bean.... Chỉ cần nhìn vào đó đủ thấy chiến lược định hướng văn hóa của chúng ta là thế nào rồi..... Lúc trước nền kinh tế Thái Lan làm gì có cửa với Việt Nam, kể cả Nhật và Hàn Quốc cũng còn muốn lung lay... Giờ thử nhìn vào thực tế Việt Nam phải phát triển 50 năm nữa mới giống được Thái Lan (tức là Thái Lan chỉ dậm chân một chỗ không phát triển gì nữa thì 50 năm sau Việt Nam mới theo kịp còn nếu Thái Lan mà cũng phát triển thì thôi khỏi cần bàn )....Tôi có tư duy và cách nhìn rộng mở hơn.... Con tôi không giữ được nét văn hóa và cội nguồn, lai theo Mỹ, châu Âu tôi cũng không quan tâm, miễn sao nó sinh ra được ăn mặc đầy đủ , cơm no áo ấm. Tôi thích con tôi biết tự chủ và biết tự lập, không bị chà đạp là vui rồi. Tôi là Bác Sỹ, 33 tuổi, làm ở BV trung ương cũng đã được 8 năm. Thu nhập tạm ổn so với xã hội, nhưng là bệnh viện theo cơ chế nhà nước, nặng về hình thức, nào là lao động xuất sắc thưởng, tiên tiến, rồi đến chiến sỹ thi đua nọ kia thưởng tầm 1 triệu/1 năm. Đã thế những danh hiệu đó lãnh đạo được hầu hết, còn nhân viên thì... Vẫn biết mình sống ở đâu thì phải theo văn hóa ở đó, sống ở Việt Nam phải theo văn hóa VN. Nhưng tình trạng quan hệ họ hàng, 4c và nịnh nọt tôi không thể chịu nổi. Sức chịu đựngh của con người có hạn, tôi đã chịu đựng cảnh này gần 10 năm nay, con đường thăng tiến và sự nghiệp của tôi vẫn rộng mở, ban Giám đốc và lãnh đạo khoa vẫn tạo điều kiện để phát triển chuyên môn, nhưng vì văn hóa như thế tôi không chịu được vì thế tôi quyết định sẽ nộp đơn xin thôi việc sau khi hết kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh này. Tôi viết lên đây k phải để mọi người bình luận hay khuyên bảo nọ kia vì tôi đã quyết định. Tôi không thích cái văn hóa trong các cơ quan nhà nước của chúng ta, tôi tự hỏi có bao nhiêu bạn giống tôi về điểm này. Chúng ta có thể làm được nhiều việc khác nhau ở nhiều nơi khác nhau, nhưng vấn đề là môi trường, văn hóa tại nơi làm việc, tôi phải có hứng thú làm việc thì năng suất và hiệu quả mới cao. Sống mãi với cái bóng quá khứ ko giúp người Việt tiến xa hơn hiện tại đâu, đừng quá đề cao tự tôn dân tộc rồi cuối cùng thành ra tư duy bảo thủ, duy ý chí, chậm tiến. Tôi thế hệ 6x, học ĐH chuyên ngành và sau khi ra trường học ĐH ngoại ngữ - thông thạo tiếng Anh, tiếng Nga. Làm trong Viện NC của Quốc gia, tham gia các dự án Hợp tác với nước ngoài. Đi học và công tác nước ngoài cũng nhiều. Cũng rất yêu đất nước và hiểu VH nguồn cuội. Nhưng vẫn phải cho con đi du học và nói với con tôi rằng nếu có điều kiện thì hãy làm việc ở nước ngoài - bởi bây giờ mà về nước thì khó làm việc lắm. Viết ra những dòng này tôi biết mình đáng trách và xấu hổ ..... nhưng tôi không thể làm khác được ! Tôi luôn rất thích những bài viết của các tác giả trong mục "Góc nhìn", đặc biệt là tác giả Võ Tá Hân. Bài viết này rất hay. Bài toán "Hòa nhập chứ đừng hòa tan" đã được nhắc bao năm nay, nhưng vị nào có thể giải đây. Các vấn đề ai cũng biết, thậm chí còn biết giải quyết thế nào, nhưng không ai làm cả Đồng ý với tác giả và cũng ngậm ngùi đồng ý với các anh chị coment trên. Đúng vậy, em đang cũng đang làm nhà nước, đã xin ra ngoài làm, Trường quốc tế cũng đã đồng ý nhận, nhưng rốt cuộc vì những lời sếp nói nên vẫn làm nhà nước. Và không biết lúc nào em mới mua được nhà, con em được học trường tốt, và đầy đủ nhưng người ta đây. Chắc phải hạ quyết tâm ra ngoài làm thôi. Thật rất buồn lòng. Trong "toàn cầu hóa" ai mạnh người đó "làm cha", nước nào xuất ít/nhập nhiều thì chết (bao gồm cả KT và VH). Nước nghèo luôn luôn lép vế, và bị chèn ép...cần khôn ngoan xuất chúng thì mới trụ được. Tôi từng đọc cuốn sách "Những cánh hoa trước gió" của bác Hân, rất trân trọng những trăn trở của bác với nền kinh tế nước nhà, khâm phục tầm và tài của bác. Trước hết hãy dẹp bỏ những việc nhỏ mà không nhỏ đầy rẫy ở nước ta đã rồi tính. Mình làm cũng gần 10 năm nhà nước, giờ vẩn làm. Nói chung cũng mua nhà, xe hơi, tay trong tay ngoài nên không lăn tăn chuyện tiền bạc và các thứ. Nhưng nếu muốn cống hiến cũng chả biết phải làm sao với bộ máy phức tạp như thế này!
Cho 'cái ngàn vàng' Chúng ta, những bậc làm cha, làm mẹ hẳn không khỏi đau lòng khi nghe cô bé trả lời “hồn nhiên” như vậy. Sự hồn nhiên, trong trắng của cô bé mới 13 tuổi bị làm hại mà bản thân em cũng không biết.Khoan hãy bàn những hệ lụy, những sự đau lòng, những chuyện thật tưởng như đùa ấy trong sự xuống cấp đạo đức xã hội hiện nay. Ở đây, xin nói đến một hiện tượng mà hầu như ai cũng thấy, cũng biết ấy là thói quen dễ dãi. "Dễ mình, dễ ta", tôi dễ với anh thì anh sẽ dễ với tôi, dễ mua bằng cấp, chức tước, dự án...Chẳng phải ở đâu cũng có cơ quan kiểm định sao xe quá khổ, quá tải, cũ nát nhiều năm qua vẫn hoành hành, phá nát đường sá, gây ô nhiễm môi trường? Vấn nạn này đã nhiều năm người ta dễ dàng cho qua?Chỉ trong một thời gian ngắn mà cả trăm trường đại học, ngân hàng ra đời, để đến bây giờ lại lo sáp nhập ngân hàng, nâng cao chất lượng các trường đại học. Chẳng phải ngân hàng liên quan đến tiền tài, huyết mạch, chẳng phải các trường đại học liên quan đến con người, đào tạo con người cho đất nước? Sao lại dễ dàng cho ra đời như vậy hay còn nguyên nhân nào khác?Mấy hôm rồi truyền thông liên tiếp đưa tin một kho dầu rất độc ở cảng Cái Lân chưa biết xử lý ra sao. Dầu thải loại ở nước ngoài đã qua sử dụng và bị cấm trên thế giới vì chất độc gây chết người sao vẫn dễ dàng cho nhập vào Việt Nam?Có một thời chưa lâu, nhiều người kiếm tiền thật dễ, từ chứng khoán, đất đai. Dễ dãi vốn là tâm lý tiểu nông nghìn đời lại càng phát triển trong thời sơ khai đầy nhộn nhạo của kinh tế thị trường. Tôi có một anh bạn thời học phổ thông cho con gái thế chấp ngôi nhà ba tầng đang ở để vay tiền ngân hàng chơi chứng khoán, dễ dãi đến thế là cùng. Rồi chứng khoán tụt dốc, đất đai đóng băng, nhiều thảm kịch đau lòng diễn ra. Anh bạn tôi mất nhà, nợ nần chồng chất, sinh bệnh, giờ nằm liệt giường.Dễ dãi chính là thói quen không coi trọng các nguyên tắc, giới hạn, quy định, phản khoa học. Xem qua, thấy tưởng như vô hại nhưng thực ra rất có hại. Nó góp phần làm đảo lộn các giá trị, quy tắc, quy định, thậm chí làm đảo lộn các phẩm chất tốt đẹp của chúng ta đã hun đúc từ nghìn đời nay. Thói quen dễ dãi hiện nay đã gần như phổ biến trong chúng ta, xuê xoa đến tùy tiện, vô nguyên tắc, dẫn đến rất nhiều nguy hại nhãn tiền. Phải chăng nó đã thấm vào lớp trẻ, để họ dễ dàng đến dễ dãi trong sự nổi tiếng, sự giầu có, trong bằng cấp, học vấn… Dễ dãi cho và nhận, như việc cô bé 13 tuổi đã “cho cái ngàn vàng”!                   Dương Xuân Nam Không phải dễ dãi đâu bác Nam ạ, mà là lòng tham, sự vô trí lí và ham muốn vật chất! Quá đúng! Tựu trung cũng là tham nhũng. Một bài viết hay về đạo đức, một lời cảnh tỉnh cho thế hệ trẻ về sự dễ dãi trong nhận thức! Xin lỗi bác Xuân Nam. Trừ cái dễ dãi "trao ngàn vàng" ra, những cái điều bác nêu không dễ dãi đâu, chỉ có đi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà thủ tục này, quy định kia,....rắc rối phức tạp lắm,... chứ đừng nói đến lập dự án, XNK, ...kinh doanh,... đều phải trả giá đấy. Chính cái giá đắt và phức tạp ấy ...... dẫn đến hệ lụy của cái mà bác gọi là "dễ dãi"! Với đứa bé 13 tuổi thì là sự dễ dãi và thiếu hiểu biết nhưng với người lớn thì đó là sự có qua có lại, sự lợi dụng chức quyền để làm lợi cho mình. Tôi thấy họ dễ dãi với những thứ là "của chùa" để đổi lại những thứ khác cho họ và gia đình. Cho mở là đúng, quản lý không được là sai, sai đâu sửa đó, sửa đó sai đâu, sửa đâu sai đó. Nhiều trường đại học quá chất lượng không ai quản, ra trường toàn cấp bằng giỏi làm chẳng được việc. Lỗi do mấy ông quản lý mà ra Dễ dãi chỉ là một tính cách. Phải thấy sâu xa ở đây là giá trị, chuẩn giá trị trong xã hội ta hiện nay là gì để con người sống, làm viêc, quan hệ ứng xử theo những chuẩn giá trị đó. Đó là văn hóa, dân trí, quan trí... Chúng ta nói nhiều nhưng xã hội cứ trượt dần theo những cái trái ngược với những giá trị đó thì phải tìm ra nguyên nhân cơ bản, sâu xa để tìm cách khắc phục, xây dựng. Đúng là quá dễ dãi! Chuyện dễ dãi này không những có ở bé 13, nhưng cả người lớn hơn nữa cũng không nên. Các bậc cha mẹ một lần nữa nên nghiêm túc khuyên răn con em hơn nữa trong viêc giữ thân, đồng thời mọi người trong xã hội VN nên ý thức giữ chữ hạnh cho mình và duy trì những luân thường đạo đức, để ai cũng nên trang bị cho mình một tinh thần và thân thể khỏe mạnh. Đạo đức không giữ thì xã hội đưa đến loạn lạc. Ở Việt Nam ta có nhiều CÁI CẦN KHÓ THÌ LẠI DỄ như ông Nam nêu trong bài báo này, nhưng ngược lại CÁI CẦN DỄ THÌ LẠI KHÓ ví dụ như các thủ tục HÀNH CHÍNH . Không phải dễ dãi đâu. Vấn nạn quốc gia. Tham nhũng, bôi trơn, văn hóa phong bì đã chiếm chỗ giá trị đạo đức xã hội. Nhiều chuyện dễ thật, chỉ có cách chức thì không dễ. Vậy dễ dãi là nguồn gốc của mọi vấn đề, dễ dãi trong quan hệ, dễ dãi trong ban hành chính sách, dễ dãi từ trên xuống, dễ dãi trong quản lý....dẫn đến coi luật pháp không ra gì ở mọi lĩnh vực, thấy sai không dám nói... hành xử không theo luật, mạnh được yếu thua... xã hội loạn Dễ dãi, tham lam rồi trở thành hoang dã trong mọi lĩnh vực, cảm ơn tác giả. Tai sao cho mo nhieu ngan hang, lap ra nhieu truong dai hoc? Cau tra loi co le chi co chinh nhung nguoi trong cuoc hieu nhat? Ko phai su de dai ma nguyen can chinh la su tham nhung, tham nhung no nam tap trung o dau thi co le chung ta da biet ro!!! Sẽ có thêm nhiều các em gái rao bán cái " ngàn vàng " để mua điện thoại Iphone đời mới .
Hạn chế bia rượu Nhiều lần tôi dừng lại trước một ô cửa tò vò trên một con phố quan sát nơi bán rượu. Một hàng dài cỡ bốn, năm chục người đứng xếp, đa số mua xong bước ra xếp hàng tiếp (vì mỗi lần chỉ bán một chai). Trong khi chờ đến lượt mới, họ khui chai đã mua ra và uống luôn. Ở một công viên cạnh khách sạn Bông Lúa Vàng, khoảng 8, 9h tối, người say rượu nằm la liệt. Cảnh sát đến “thu dọn” hiện trường, nắm hai chân, hai tay, quẳng lên xe như những bao gạo rồi chở đi.Ở nước ta, bia rượu đã phá hoại hạnh phúc của không biết bao nhiêu gia đình, biến những người cha, người chồng thành những kẻ bạo hành, hãm hại cả con ruột của mình, biến những bác sĩ uy nghi đạo mạo thành kẻ bê tha, chuyên đi “gài độ” nhậu, biến những cảnh sát thành kẻ giết người…Phòng cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, nhất là vào dịp lễ Tết, vài trăm ca tai nạn giao thông, đâm chém nhau nhập viện một đêm, mà đại đa số có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhậu nhẹt, bia rượu. Những vụ tai nạn hay đâm chém nhau giết chết những người đang là trụ cột trong gia đình, làm cho không biết bao nhiêu đứa trẻ bỗng nhiên bơ vơ, không được nuôi nấng, học hành đàng hoàng; hoặc biến những trụ cột chính của gia đình thành gánh nặng cho những người còn lại.Chủ trương hạn chế bia rượu của Nhà nước vào thời điểm này nhận được sự tán thưởng của nhiều tầng lớp nhân dân, tuy nhiên, cách thực hiện còn có nhiều điều gây tranh cãi.Với một lượng lớn bia rượu được sản xuất và tiêu thụ trong nước mang lại một nguồn tiền không nhỏ cho ngân khố quốc gia, việc hạn chế sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến nguồn thu ngân sách. Nhà nước đã tính đến và sẵn sàng cho tình huống này chưa? Khi nguồn thu bị giảm đã có phương án nào bù đắp nguồn thu hay chưa? Và khi đó Nhà nước có còn kiên quyết làm nữa hay không? Nếu vẫn kiên quyết làm thì có thêm thuế phí gì đè lên lưng người dân nữa hay không? Rồi đầu ra cho những sản phẩm mà các nhà máy, các cơ sở sản xuất bia rượu đang mọc lên như nấm ở trong nước ta, bài toán công ăn việc làm… Tất cả những điều đó đã được tính toán đến chưa? Hay lại như một phong trào như những câu chuyện hạn chế xe gắn máy, mũ bảo hiểm “dỏm”?Ngoài việc xác định rõ được mất và phương án xử lý các hậu quả mang lại từ việc hạn chế bia rượu, việc tổ chức thực hiện cũng có vai trò quyết định sự thành bại. Việc giao cho Bộ Y tế đóng vai trò chủ chốt trong việc hạn chế bia rượu tiềm ẩn một nguy cơ to như quả núi rằng chương trình sẽ thất bại. Ngành y tế chỉ có thể khuyến cáo, phân tích cho người dân thấy tác hại của bia rượu. Ngành y tế không thể cấm mua, bán, uống, sản xuất; cũng như không định giá, kiểm soát được việc quảng bá sản phẩm bia rượu. Đấy là chưa kể đây là ngành không có quyền với ai cả, nhân viên y tế còn phải trân mình ra cho những kẻ say rượu luôn miệng chửi rủa, đe dọa, thậm chí hành hung, đâm chém, sát hại.Trong khi những đồng tiền thuế thu từ bia rượu và những nguồn khác cứ đổ vào những con tàu ma, những ụ nổi chìm, những đường ống vừa xây xong đã vỡ, những con đường lún theo kiểu bậc thang “tuyệt đẹp”… chẳng có mấy đồng chi cho y tế để giải quyết hậu quả cho các ngành.Theo tôi, ngành y tế hiện nay đang là nạn nhân lớn nhất của bia rượu, giải quyết tất cả hậu quả tệ hại nhất do bia rượu mang lại, bệnh tật, chấn thương, sang chấn tâm lý… Bây giờ đổ thêm công việc này lên đầu không biết ngành còn có thể đứng vững được nữa hay không?Giống như tất cả những lần “ra quân” trước đây, chúng ta nặng về các biện pháp hành chính, có lẽ đó là cái dễ nhất mà chúng ta có thể nghĩ ra. Trên thực tế, các biện pháp hành chính đang ngày càng mất đi tác dụng, vừa do sự yếu kém của bộ máy công quyền, vừa là hậu quả của sự lạm dụng nó một cách thái quá trong một thời gian dài.Một biện pháp đơn giản hơn, dễ áp dụng và khả thi hơn rất nhiều đó là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng bia rượu. Nếu thực lòng chúng ta muốn chống lại tệ nạn nhậu nhẹt, hạn chế bia rượu, hãy đừng sợ những nhà máy bia rượu phải hạn chế sản xuất và người dân không có khả năng mua bia rượu.Mọi biện pháp hành chính, kể cả việc cấm bán bia rượu sau 22 giờ sẽ chẳng bao giờ khả thi, sẽ chỉ giúp tăng thêm thu nhập cho những nhóm lợi ích trong các lực lượng kiểm tra, kiểm soát, tạo thêm nguồn sống cho nạn tham nhũng mà thôi.Võ Xuân Sơn Bài viết rất hay và đầy ý nghĩa, cảm ơn anh! Uống rượu là một ÁC NGHIỆP, chưa nói đến hậu quả của bia, rượu, trước hết cần nói nguyên liệu làm ra rượu: nguyên liệu làm ra bia, rượu là gạo, lúa mạch, hoa quả v.v… : là những thức ăn nuôi sống được con người. Trong khi đó hiện nay hiện nay trên thế giới đang còn nạn đói khủng khiếp: khoảng 01 tỷ người đói (cứ 7 người thì có một người bị đói, và cứ mỗi 6 giây thì có 1 trẻ em bị chết vì các vấn đề gắn liền với tình trạng thiếu dinh dưỡng). Như vậy, dùng những thức ăn nêu trên để nấu rượu, bia, thay vì đem chúng làm thức ăn, thì đó rõ ràng là sự ĐỘC ÁC VÀ LÃNG PHÍ. Và theo Luật Nhân Quả, người nào, quốc gia nào nấu bia, rượu nhiều, uống bia, rượu nhiều thì nghiệp quả tương lai của người đó, quốc gia đó sẽ là ĐÓI NGHÈO. Nghiện bia, rượu, một tệ nạn đã gây đau khổ cho con người từ rất lâu. Bia, Rượu đã làm say sưa mê loạn cho người uống đến nỗi khiến họ lái xe tông vào những người đi đường vô tội, khiến cho họ đánh vợ, đập con, đốt nhà, gây ra hành vi cưỡng bức vô luân. Uống rượu còn đưa đến nghèo nàn túng thiếu. Trước hết uống rượu có vẻ không ác độc mà còn có vẻ lễ nghĩa theo phong tục Á châu: “Vô tửu bất thành lễ”, nó chỉ có một tác hại đơn giản là làm say sưa, khiến người uống trở nên cuồng nhiệt, không còn phân biệt phải trái, không kiểm soát được hành vi và lời nói của mình. Phía sau sự si mê này, nó đưa người đến những tội ác tày trời nguy hiểm nhất, cũng độc ác như sát sinh, cũng xấu xa như trộm cắp. Nếu gia đình bạn có một người nghiện rượu, bạn sẽ cảm thấy nỗi khổ tâm khó bày tỏ của mình, vừa hư hao trong gia đình, vừa nhục nhã với hàng xóm. Không gì chán nản bằng sự chứng kiến một người trong cơn say sưa đánh mất mọi tư cách của mình. 70% tai nạn giao thông đều do say rượu. Rượu làm thần kinh của người lái xe không quan sát tinh anh, không phản ứng kịp thời. Chỉ cần chậm một giây, tai nạn đã xảy ra rồi. Nhan nhản trong xã hội, những người say rượu về hành hạ vợ con, cha mẹ rất là tệ bạc. Tiền bạc trong gia đình không được dùng vào việc no cơm ấm áo, sản xuất, học hành, mà chỉ để phung phí vào ly rượu nồng nàn, đĩa thịt béo ngậy của cá nhân người nghiện. Hắn đã bóc lột gia đình một cách vô trách nhiệm. Và trong cơn say sưa hắn đã gây phiền hà cho láng giềng bằng lời nói xằng bậy ồn náo, bằng cử chỉ khiếm nhã thô bạo. Rượu còn làm kích thích tính dục hơn bình thường, lúc uống rượu say, người này dễ có hành vi dâm bạo, xúc phạm đến phụ nữ, để rồi mang tiếng không tốt về sau. Trong nhiều lần nghiên cứu, các bác sĩ Đức đã xác nhận rằng những đứa con được thụ tinh khi cha mẹ đang nghiện rượu đều là những đứa con đần độn, kém cỏi về thể chất và trí tuệ. Họ gọi là những đứa con của chiều thứ bảy (The children of Saturday evening) vì người Đức thường uống rượu thoải mái vào chiều thứ bảy. Nhiều người tự cho mình không thoát khỏi tứ đổ tường nên đã chọn rượu như là một chỗ bám đỡ tai hại hơn ba thứ kia. Chiêu bài tự an ủi này rất là gượng gạo và lấp liếm, để rồi sau đó họ sẽ thấy họ làm khổ bản thân và gia đình quá đáng. "Việc giao cho Bộ Y tế đóng vai trò chủ chốt trong việc hạn chế bia rượu tiềm ẩn một nguy cơ to như quả núi rằng chương trình sẽ thất bại"- quá đúng Giải pháp của anh tốt hơn cái dự thảo kia nhiều nhưng cũng chỉ tác động đến rượu của các hãng sản xuất và kinh doanh có đóng thuế. Nó chưa động đến rượu tự nấu, rượu lậu anh ạ, ngộ độc, đánh nhau, bỏ nhau, tai nạn do rượu đến từ nhóm rượu này nhiều hơn. chính xác, rất tâm đắc với tác giả, một thế hệ sai lầm có thể kéo theo bao nhiêu hệ lụy của các thế hệ đi trước! Bai viet rat y nghia. Cang cam bao nhieu thi cang nhieu tieu cuc bay nhieu. Bác sỹ viết rất chuẩn Ước gì giá rượu bia, thuốc lá tăng lên 10 lần, giá sữa, thuốc chữa bệnh, xăng dầu giảm đi 10 lần! Cần phải có một khảo sát nghiêm túc về thực trạng sản xuất và tiêu thụ bia rượu của người Việt và có sự so sánh với một số nước láng giềng. Chương trình khảo sát với thời gian khoảng 2 tháng thông qua các bài viết của các tác giả điều tra độc lập, thăm dò dư luận. Bộ Y tế là cầu nối tổng hợp ý kiến, tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các cơ quan, ban ngành để có các cơ sở thuyết phục trình cấp có thẩm quyền quyết định. Kinh nghiệm ở một số nước Âu Châu, Mỹ là họ quản lý thông qua thuế tiêu thụ và quản lý cơ sở bán bia, rượu rất chặt chẽ. Khi vào một quán ăn ở Âu Châu , các cửa hàng ăn không có bán bia thường có kèm theo thông báo ' phạt 2500 ERO nếu vi pham'. Ở Mỹ vào cửa hàng với hàng trăm bàn ăn nhưng không có đăng ký bán bia rượu, khi hỏi chủ quán thì họ trả lời là quý khách thông cảm ở đây không đăng ký. Cửa hàng vi phạm sẽ bị phạt rất nặng. Người Việt chúng ta đang tuân thủ pháp luật chưa cao nên phải bàn tính cho kỹ. Sẽ khó thực hiện chủ trương này khi mà các cơ sở sản xuất đang thi đua lập thành tích sản xuất thật nhiều rượu bia. Các trường học có thể mở lớp dạy uống bia rượu khi mà người viết có dịp về quê thấy chị em phụ nữ càng ngày uống càng nhiều. Bài viết rất hay tôi rất thích đoạn: "Mọi biện pháp hành chính, kể cả việc cấm bán bia rượu sau 22 giờ sẽ chẳng bao giờ khả thi, sẽ chỉ giúp tăng thêm thu nhập cho những nhóm lợi ích trong các lực lượng kiểm tra, kiểm soát, tạo thêm nguồn sống cho nạn tham nhũng mà thôi." quá đúng luôn. Y kien rat chuan "Mọi biện pháp hành chính, kể cả việc cấm bán bia rượu sau 22 giờ sẽ chẳng bao giờ khả thi, sẽ chỉ giúp tăng thêm thu nhập cho những nhóm lợi ích trong các lực lượng kiểm tra, kiểm soát, tạo thêm nguồn sống cho nạn tham nhũng mà thôi." "sẽ chỉ giúp tăng thêm thu nhập cho những nhóm lợi ích trong các lực lượng kiểm tra, kiểm soát, tạo thêm nguồn sống cho nạn tham nhũng mà thôi" - BÁC NÓI ĐÚNG! Kính tác giả một ly. Chuẩn. Tăng thuế rượu bia thuốc lá lên 300% giá. Đảm bảo hiệu quả.
Cảm ơn đường ống nước vỡ Có người bảo rằng đàn ông trên đời chỉ có hai loại, là loại ngoại tình bị phát hiện, và loại ngoại tình không bị phát hiện. Đấy là nói quá lên. Nhưng có một vấn đề mà hẳn nhiều người sẽ đồng ý với vợ tôi: một cuộc ngoại tình bị phát hiện và không bị phát hiện hoàn toàn khác xa nhau.Tôi đã nghĩ đến lời “vợ dạy” khi đọc tin khởi tố vụ án đường ống nước sông Đà. Quyết định khởi tố vụ án dựa trên các dấu hiệu tội phạm “vi phạm quy định về xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 229 Bộ Luật hình sự). Cái cụm từ “gây hậu quả nghiêm trọng” làm tôi suy nghĩ.Trong vụ việc này, hay nhiều vụ khác, thì cuối cùng cái sự “gây hậu quả nghiêm trọng” mới là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc khởi tố - chứ không phải là sự “vi phạm quy định”. Nếu đường ống nước sông Đà không vỡ, hoặc giả nó không vỡ đến lần thứ chín, hoặc giả nó vỡ 9 lần nhưng trong các khoảng thời gian thưa hơn, thì tôi tự hỏi rằng sự “vi phạm” có được điều tra hay không.Cuối cùng, có lẽ chúng ta phải cảm ơn cái đường ống nước đã vỡ, bởi vì nhờ nó vỡ mà có thể một số gương mặt đã vi phạm quy định xây dựng (nói ra không thừa, bằng tiền thuế của dân) mới có khả năng được lôi ra ánh sáng. Cảm ơn cái đường ống nước như là một người vợ cần cảm ơn một cô bồ của chồng bỗng nhiên nhắn tin “chị cho em gặp nói chuyện”.Nhiều năm trước, có một đạo diễn viết một bài mà tôi tâm đắc. Đại ý, có hai mẹ con bò tót thấy một quan chức rất xấu xa, mà mãi chưa bị phanh phui ra. Hai mẹ con bàn nhau, thôi thì mình hy sinh, lao ra trước họng súng của ông quan này (vốn thích đi săn trộm), nhờ cái chết của mẹ con mình người ta sẽ khui ra những tội khác của hắn. Bài viết lấy cảm hứng từ một vụ săn trộm bò tót có thật của một quan chức tại TP HCM năm 2003.Cảm ơn con bò tót đã hy sinh. Cảm ơn cái đường ống nước đã vỡ. Cảm ơn cái ụ nổi vì nó gỉ sét. Và có thể là chúng ta phải cảm ơn cả tay trộm đã đột nhập vào nhà một quan chức để rồi nhờ vụ trộm đó mới phát hiện ra ông này có hàng đống vàng không rõ nguồn gốc.Chúng ta sẽ phải biết ơn những hiện tượng như thế đến bao giờ đây? Chúng ta sẽ phải chờ những “hậu quả nghiêm trọng” diễn ra rồi mới bắt đầu hành động đến lúc nào?Có một định luật nổi tiếng gọi là Murphy: “Nếu có xác suất một điều không hay nào đó có thể xảy ra thì nó chắc chắn sẽ xảy ra”. Nó được gắn với tên của Edward Murphy, một kỹ sư làm trong ngành thiết kế máy bay quân sự tại Mỹ. Câu này nếu gắn vào bối cảnh của một dây chuyền sản xuất thì ta sẽ hiểu: người ta cần một quy trình chặt chẽ và hạn chế tối đa các cách làm sai, bởi nếu còn một cách để làm sai, thì chắc chắn sẽ có người lao đầu vào đó. Có những thứ quy trình làm tốt hơn con người.Vinaconex đã tạo ra “siêu phẩm” ống nước sông Đà cũng nhờ vào việc được “tự biên tự diễn” trong toàn bộ dự án, không có cơ chế giám sát. Định luật Murphy lên tiếng.Sau mỗi sự kiện như thế này, thái độ đúng đắn của chúng ta, không phải là cảm thấy hả hê vì một vụ sai phạm (có thể) được khui ra ánh sáng. Cái cần, là đặt câu hỏi về quy trình, về cơ chế giám sát, về việc toàn bộ hệ thống đang vận hành như thế nào để tạo ra những sai phạm ấy. Nếu không, chúng ta sẽ còn phải thấp thỏm chờ đợi những “hậu quả nghiêm trọng”, chờ đường ống nước bị vỡ, chờ một tên trộm và cảm thấy biết ơn chúng rất lâu nữa. Chúng ta sẽ còn phải xử lý từng sự kiện mang tính đơn lẻ nhiều lần nữa.Có bao nhiêu người ở ngoài kia mới “chỉ” thực hiện nửa vế đầu của các điều luật hình sự, chưa “gây hậu quả nghiêm trọng” và đang khui champagne?Đức Hoàng Hóm hỉnh và thâm thúy! Đọc vừa cười vừa thấy lo lắng, chua xót. Cảm ơn tác giả, một Nguyễn Công Hoan thời nay. Đọc xong bài này nhiều vị lãnh đạo vẫn có thể khui champange thôi chứ nghĩ gì đâu. Bài viết hay nhưng không " gây hậu quả nghiêm trọng" với các sếp nên không cần phải nghĩ Tôi rất thích bài viết của bạn, còn nhiều cái "cảm ơn" kiểu này lắm. Rất mong có nhiều nhà chức trách đọc bài này. Tôi hiểu tác giả muốn nói gì. Nhưng có rất nhiều người không hiểu, không muốn hiểu hoặc có tình không hiểu hoặc là cười khẩy. .. đấy. Những bài viết của nhiều tác giả trong "góc nhìn" sâu sắc, triết lý.... Cám ơn ống nước bị vỡ, cám ơn tên ăn trộm... Ngày mai, mốt rồi sẽ chờ hoài để được cảm ơn và đằng kia đang khui champange Bài viết với những liên tưởng quá hay. Cảm ơn Đức Hoàng! Bài viết thâm thúy và tôi thích câu kết vừa khôi hài lẫn xót xa cho việc " gây hậu quả nghiêm trọng " trong từng vụ việc ! Bạn ấy đã nói lên những điều tôi thấy bức xúc...  Cảm ơn Đức Hoàng! Bài viết hay và có ý nghĩa ! Thanks tác giả. Rất thích các bài viết của anh Hoàng. Mình rất thích bài viết của Đức Hoàng! Thế hệ trẻ bây giờ thông minh hơn, giỏi nhiều thứ hơn, nghĩ mở và nói thẳng vào bản chất sự vật, sự việc (làm toán giỏi, làm văn cũng rất hay, làm tin học cũng giỏi, nhảy hiện đại cũng rất tuyệt hảo, hát cũng rất hay, viết và làm báo cũng rất tuyệt.v.v...). Ví như nhà báo trẻ Đức Hoàng, giống nhiều người, tôi rất ưa và say mê đọc các bài báo của Anh mặc dầu năm nay tôi đã 73 tuổi.Rất nhiều cơ quan chức năng (ăn lương nhờ đồng thuế của thảo dân) nhưng đã không phát hiện ra "cái lỗi có tính hệ thống " (vỡ liên tục 9 lần đường ống dẫn nước Sông Đà, mà phải nhờ vào cái sự tự vỡ của nó tói 9 lần làm 70 ngàn gia đình điêu đứng trong sinh hoạt thường ngày, mới "phát hiện ra").Bài viết trên của Đức Hoàng rất ngắn song đủ sâu cay và thâm thúy. Anh đã nói lời nói của tôi , của các cư dân mạng và của toàn thảo dân Việt Nam bằng các con chữ của Anh. Bai viet hay qua. Chung ta con phai cam on nhung su that phu phang ay dai dai. Mình cực thích cách viết ví von liên tưởng mà vạch mặt sâu cay của anh Đọc xong bài này các vị lãnh đạo nghĩ gì
Bi tráng ca cho ai? Ông bảo, suốt bao năm qua, ông vẫn đến đây tìm hài cốt của con. Ông chọn những dịp lễ vì ông mong rằng vào những thời điểm như thế có thể sẽ gặp được đồng đội của con ông về lại chiến trường, có thể mong tìm lại được manh mối nơi con ông ngã xuống.Ông là Lê Văn Lâm, một cựu phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam, nhà ở phố Hàng Chuối, Hà Nội, tìm con là liệt sĩ Lê Văn Ninh, một sinh viên Đại học Bách Khoa, gác bút nghiên lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. 8 năm rồi, sau khi tôi rời Hà Nội, tôi cũng mất liên lạc với ông. Không biết giờ đây ông còn hay đã mất và cuộc hành trình tìm con trai suốt những năm tháng cuối đời có thực sự khép lại trong mãn nguyện hay không…Những cuộc kiếm tìm của những người cha già tội nghiệp trên mảnh đất hình chữ S đến nay còn tiếp diễn. Trong lòng họ, cuộc chiến vẫn chưa thể nào kết thúc. Các điểm tìm kiếm thông tin liệt sĩ vẫn không giảm số người tìm kiếm. Thời gian cứ trôi đi, những nhân chứng cứ khuất dần vào quá khứ, thông tin cứ thế mà ít lại, sự vô vọng vì thế mà cũng tăng dần.Những cuộc tìm kiếm cũng chỉ là một phần nhỏ thôi trong những nỗi buồn đau từ chiến tranh mang lại. Tôi có 6 năm làm một phóng viên đi viết về hậu chiến tranh, đi tìm những mảnh đời, những thân phận con người chịu sự tác động trực tiếp từ những cuộc chiến tranh. Những con người tôi gặp đều mang trong mình những vết thương, nếu không là những vết bom vết đạn còn nhức nhối trên cơ thể thì cũng là những vết thương khác về di chứng chiến tranh còn để lại trên con cái họ, hoặc những nỗi buồn về sự thiếu trách nhiệm của địa phương nơi họ sống.Một lần, tôi đi cùng một cơ quan nọ đến tặng một cái chăn cho một người mẹ liệt sĩ nghèo. Cái chăn khi đó trị giá 200 nghìn đồng, nhưng đoàn tổ chức ăn uống hết hơn 2 triệu đồng sau khi từ nhà người mẹ đi ra. Rồi một lần tôi dự một lễ khánh thành tượng đài. Tượng đài cao, đẹp trong một nghĩa trang nhỏ cấp xã, sừng sững bên hàng trăm ngôi mộ liệt sĩ với một phần không nhỏ không có thi hài bên trong. Cũng nơi ấy, khi tôi đến thăm những người mẹ liệt sĩ hiếm hoi còn sống, đa số các mẹ đều sống trong nghèo khổ, manh áo không đủ ấm.Tôi đã đặt vấn đề này trong một bài phỏng vấn ông Nguyễn Đình Liêu, khi đó ông còn là Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội, vào năm 2005. Ông Liêu đã trả lời thẳng thắn rằng công tác đền ơn đáp nghĩa cho những người có công cũng như các gia đình chính sách mới chỉ đáp ứng được 5% so với những máu xương mà người dân đổ xuống cho dân tộc. “Muộn màng” là từ mà ông Liêu nhấn mạnh nhiều nhất. Một phần không nhỏ những người chiến đấu trở về họ không thể chống chọi với bệnh tật. Không ít cha mẹ những người có công đã già yếu và đã ra đi trong buồn tủi. Phần đông con cái người có công lớn lên đã lỡ làng việc học hành vì nghèo. Đền gì và đáp gì khi đó cũng đã muộn. Nhưng thà muộn còn hơn không.Nhà tình nghĩa được mọc lên, được khánh thành theo số lượng nhưng ai biết cuộc sống của những ông bố, bà mẹ liệt sĩ, những người có công trong đó được chăm sóc như thế nào? Tôi vẫn nghĩ đến một trại an dưỡng cuối đời dành cho những người mẹ liệt sĩ cô đơn và nghèo. Tôi vẫn nghĩ đến những chính sách hỗ trợ việc làm cho con em người có công một cách toàn diện và khoa học. Tôi vẫn nghĩ đến việc cung cấp một cách chi tiết những thông tin về các đơn vị, đi tìm những nhân chứng rồi tổng hợp lại, cung cấp cho những gia đình có liệt sĩ hy sinh chưa được tìm thấy, hơn là để họ tự mò mẫn tìm kiếm cũng như tìm đến sự “trợ giúp” của các nhà ngoại cảm thật thật giả giả.Hằng năm vẫn thế, vẫn những chương trình văn nghệ hoành tráng kỷ niệm chiến thắng với những diễn viên múa mặc áo xanh, những hình ảnh mô phỏng mẹ Việt Nam quấn khăn tóc bạc được các con nâng dắt trên sân khấu, bên nền thơ nhạc bi tráng; những chuyến thăm hỏi hình thức, những lời an ủi sáo rỗng, có gì đó đứng ngoài nỗi đau vẫn lặng lẽ chảy suốt bao năm qua.Hoàng Nguyên Vũ Tôi thích câu kết "những chuyến thăm hỏi hình thức, những lời an ủi sáo rỗng, có gì đó đứng ngoài nỗi đau vẫn lặng lẽ chảy suốt bao năm qua" ! Bạn ơi, nếu bạn đã có ý định đó, hãy làm đi. Việc hôm nay chớ để ngày mai. Hãy bắt đầu, chưa muộn đâu. Hãy lập trang web rồi kêu gọi mọi người quyên góp. Những người mẹ già VN không nơi nương tựa rất cần bàn tay hỗ trợ của chúng ta. HNV viết rất hay! Lịch sử rất công bằng và sẽ xác định rõ những người có công và những người vô ơn là ai. Tiếng thơm sẽ lưu truyền và tai tiếng cũng sẽ lưu truyền. Những người vô ơn, vô trách nhiệm sẽ bị thế hệ mai sau phỉ nhổ. Em thường xuyên vào đọc các bài trong mục Góc nhìn. Em đã suy nghĩ về vấn đề này rất nhiều, nhưng em chưa viết được như anh. Không biết nói gì hơn, Cảm ơn anh, đã nói lên nỗi trăn trở của toàn xã hội, rất thẳng thắn và tràn đầy nỗi đau. Rất mong có nhiều bài viết từ anh. "Hằng năm vẫn thế, vẫn những chương trình văn nghệ hoành tráng kỷ niệm chiến thắng với những diễn viên múa mặc áo xanh, những hình ảnh mô phỏng mẹ Việt Nam quấn khăn tóc bạc được các con nâng dắt trên sân khấu, bên nền thơ nhạc bi tráng; những chuyến thăm hỏi hình thức, những lời an ủi sáo rỗng, có gì đó đứng ngoài nỗi đau vẫn lặng lẽ chảy suốt bao năm qua". Chúc nhà báo sớm làm được những điều đang trăn trở, theo cách thiết thực như anh mong muốn, chứ không phải kiểu hình thức phù phiếm nào đó. Mình cũng luôn mong bản thân có thể làm được như vậy, không cần tới đoàn thể rình rang. Mong lắm! Càng nhiều người nghĩ như anh, càng tốt cho xã hội. Ý kiến Hoàng Nguyên Vũ rất đúng và rất cần trong thực tế hiện tại có liên quan đến quá khứ của chiến tranh. Hy vọng nhưng người có công với đất nước, con cái của người có công với đất nước sẽ được Nhà nước quan tâm hơn. Ba mình là thương binh nhưng may mắn thay gia đình có làm thêm kinh tế nên có lẽ may mắn hơn một số gia đình ở dưới những vùng quê nghèo. Vũ ơi, cô rất xúc động với bài viết này của em. Cô cũng đã đọc những tập ký sự về hậu chiến tranh của em như Có tuổi hai mươi thành sóng nước; Khúc bi tráng một thời, Hành trình số phận..., với những trải nghiệm đặc biệt của một người trẻ với thân phận con người từ một đất nước luôn kiệt quệ vì những cuộc chiến ác liệt. Thật tự hào về cậu học trò giỏi Văn của Trường chuyên Phan Bội Châu năm ấy. Mong rằng em sẽ làm được những gì như nguyện vọng, để cuộc sống và những trang văn gặp nhau ở tính nhân văn. Bài viết rất hay phản ảnh đúng sự thật. Tôi, một người làm trong cơ quan nhà nước rất nhiều lần thấy cảnh này nhưng ko dám lên tiếng. Tôi thật xấu hổ. Bạn Hoàng Nguyên Vũ đã có bài viết phản ánh thực trạng,khó khăn của đa số người có công với cách mạng. Chủ trương,chính sách của đảng và nhà nước thì luôn đúng nhưng việc thực hiện nó đối với từng người có công chưa đúng với hoàn cảnh, mức độ và còn nhiều sai sót. Một số cán bộ còn lợi dụng chính sách này để khai man, trục lợi cho cá nhân. Vì thế mà nhiều người có công vẫn nghèo khổ trong khi nhà nước thì thất thoát ngân sách. Chiến tranh là vậy đó! Đừng bi kịch hóa mà hãy nhìn vào thực tế của XH. VN trước đây còn nghèo, bây giờ các vợ liệt sĩ cũng đều có trợ cấp tương đối ổn định (Hình như là 2 triệu - cô tôi kể). Cần nhìn rộng ra thế giới, có cuộc chiến nào mà người ta tìm hết được hài cốt đâu, vì vậy mới có tượng đài tưởng niệm vô danh. Người sống sống cho ngày mai, gắng nguôi ngoai nỗi đau để dành sức lực xd đất nước. Hãy tìm cho mình niềm vui hơn hơn là suốt ngày phiền não, than phiền. Trong cuộc sống đến bản thân những người đang sống cũng sẽ có ngày phải ra đi thì nói gì đến những gì thuộc về qúa khứ. Hãy để qúa khứ bình yên ngủ, hãy hành động cho hiện tại và tương lai của đất nước. Nhà nước cần thu mức thuế cao hơn (đến 70%) đối với những người có thu nhập cao để có tiền cho an sinh xã hội. Tôi có Bố và anh trai là Liệt sĩ chống Mỹ cứu nước, có mẹ được truy tặng là Bà mẹ VN anh hùng, qua thực tế gia đình mình, tôi thấy tác giả đã lột tả hết cái gọi là đền ơn đáp nghĩa. Cho tôi được mượn lời bài hát " Cỏ non Thành Cổ của nhạc sỹ Tân Huyên để thay lời muốn nói "Cỏ non thành cổ một màu xanh non tơ Bình minh thành cổ cỏ mềm theo gió đưa. Cỏ non thành cổ một màu xanh non tơ Nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ Người mẹ nào, người vợ nào.... ngậm ngùi nuốt lệ Khi chồng con không trở về... Cho tôi hôm nay vào thành cổ Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ. Cỏ xanh non tơ - cỏ xanh non tơ Xin chớ vô tình với người hy sinh Trên mảnh đất quê mình....." Đoàn thanh niên xã tổ chức thắp nến ở nghĩa trang liệt sỹ nhưng lại làm một biển to ghi là thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ che hết cả phần tượng đài, che cả chữ tổ quốc ghi công, ai vào thắp hương cũng phải chui qua cái biển của đoàn thanh niên, xem ra thiếu hiểu biết quá, tiếc cho suy nghĩ của thanh niên nông thôn quá...
Đi máy bay an toàn đến mức nào? Sự lo lắng, cảm xúc như thế dễ hiểu. Tai nạn hàng không thường thảm khốc, từ số người chết cho đến hình ảnh hiện trường. Chúng cũng được báo chí đăng tải, bình luận nhiều hơn so với tai nạn của các loại giao thông khác.Nhưng khi cảm xúc đã bớt đi, cũng cần nhìn vào các con số biết nói để công bằng hơn cho hàng không. Do không có số liệu thống kê toàn cầu, tôi xin phép dùng các số liệu an toàn giao thông gần đây nhất của Mỹ.Tỷ lệ số người bị chết vì tai nạn tính trên 100.000.000 khách mỗi dặm của các loại phương tiện giao thông Mỹ như sau: hàng không thường lệ: 0,003; xe buýt đô thị và đường dài: 0,05; đường sắt: 0,06; ôtô (trừ xe buýt): 0,61. Ở Mỹ, đi máy bay có tỷ lệ tai nạn còn thấp hơn so với đi bộ trên đường phố.Năm 2011, tổng số hành khách chết vì tai nạn hàng không thườnng lệ trên toàn thế giới là 373 người trên 2.840.000.000 lượt hành khách, với tỷ lệ 1/7.600.000. Cứ 7,6 triệu người đi máy bay thì một người chết vì tai nạn. Năm 2014, tỷ lệ này chắc cao hơn, nhưng vẫn còn rất thấp so với các phương tiện giao thông khác.Một phân tích thống kê khác cho thấy, xác suất một người bị chết trong một tai nạn hàng không là 1/45.000.000. Nếu ngày nào cũng bay, một người có thể bay an toàn trong suốt 123.000 năm mà không gặp tai nạn.Tóm lại, mặc dù các tai nạn máy bay dồn dập, máy bay vẫn là phương tiện giao thông an toàn nhất mà trí tuệ con người đã sáng tạo ra. Người làm hàng không như tôi và đi lại bằng máy bay rất nhiều lại càng tin điều đó.Một số người nghĩ đi lại trên mặt đất an toàn hơn so với bay trên trời, vì ở trên mặt đất nếu xảy ra chuyện gì còn dừng xe, dừng tàu được, còn đang bay trên trời thì chịu. Đó chỉ là cảm giác tâm lý, không có cơ sở cả khoa học và thực tiễn nào.Khi đi ôtô, tàu hỏa, tàu biển, nếu không phải là người lái, bạn giao phó tính mạng của bạn cho người lái. Việc có "kịp dừng" hay không (khi sắp xảy ra tai nạn) không phải nằm ở bạn, mà ở người lái. Trong hầu hết vụ tai nạn xảy ra trên đường bộ và đường thủy, hành khách hoàn toàn không nhận thức được tai nạn đang cận kề để kịp hành động. Phần lớn hành khách chỉ biết sau khi nó đã xảy ra. Đáng tiếc hơn, nhiều người còn không có cơ hội nhận biết tai nạn vì họ bị chết ngay.Ngay cả với một người tự lái xe (ôtô, xe máy), tai nạn thường xảy ra khi người đó không thấy được nguy cơ cận kề, hoặc thấy được khi đã không còn đủ khả năng ngăn chặn được tai nạn nữa, dù do lỗi của người khác hay của chính mình. Vì thế người đời thường an ủi bằng câu: "cái số nó thế!".Các máy bay được thiết kế, thử nghiệm và sản xuất với tiêu chuẩn an toàn rất cao. Để một loại máy bay được phê chuẩn, nhà chế tạo máy bay buộc phải chứng minh với nhà chức trách hàng không là máy bay của họ vẫn đảm bảo an toàn khi các bộ phận, máy móc chính gặp sự cố kỹ thuật khi đang bay. Họ phải chứng minh ngay cả trong trường hợp tất cả động cơ trên máy bay bị "chết", máy bay vẫn "lượn" và hạ cánh được xuống một khu đất hoặc mặt nước.Trong quá trình thử nghiệm và phê chuẩn máy bay, các phi công thử nghiệm có lúc phải tắt hết động cơ trong khi bay để kiểm tra, đo đạc tính năng "lượn" và hạ cánh không động cơ. Họ còn thực hiện nhiều đề bài thử nghiệm nguy hiểm khác. Một số phi công thử nghiệm đã phải trả giá bằng tính mạng để một loại máy bay được phê chuẩn. Tất cả vì sự an toàn cho hành khách đi máy bay.Ngày 15/1/2009, chiếc Airbus A320 của hãng hàng không US Airways đã chứng minh tính năng "lượn" và hạ cánh trên sông Hudson (New York, Mỹ) với cả hai động cơ bị hỏng hoàn toàn (do một đàn ngỗng đâm vào). Tổ lái đã "lượn" máy bay đáp an toàn xuống mặt sông. Máy bay nổi trên sông như một con tàu, đủ thời gian để tất cả hành khách, tổ bay thoát ra an toàn.Tai nạn máy bay có nguyên nhân khởi điểm khác nhau: do thời tiết, do kỹ thuật, do lỗi phi công, bị tấn công từ trong máy bay, bị tấn công từ ngoài máy bay. Tuy nhiên, theo thống kê, kết cục phần lớn là do lỗi con người liên quan đến các nguyên nhân đó. Máy bay có thể bị tai nạn do gặp bão, nhưng yếu tố con người ở đây là tại sao biết có bão mạnh vẫn bay? Máy bay có thể gặp sự cố kỹ thuật khi đang bay, nhưng cái làm nó bị rơi lại là sự mất bình tĩnh dẫn đến sai lầm của phi công khi xử lý sự cố kỹ thuật đó; nếu xử lý đúng, hậu quả có thể đã được ngăn ngừa hoặc giảm thiểu.Khi rủi ro đến từ yếu tố con người, do con người, không ai nói trước được điều gì, cả ở mặt đất và trên trời, cả trong hàng không và ngoài hàng không.Lương Hoài Nam Các bạn có biết đi máy bay giai đoạn nào là nguy hiểm nhất không? tôi đoán 90% sẽ trả lời là khi hạ và cất cánh. xin thưa không phải như vậy. đó là giai đoạn đi từ nhà ra sân bay và từ sân bay về nhà, bất kể bạn đi bằng cách nào. Quá đúng, phương tiện máy bay là an toàn nhất Tỷ lệ xảy ra tai nạn của hàng không là thấp nhất, nhưng... tỷ lệ thương vong là cao nhất khi xảy ra tai nạn so với các phương tiện giao thông khác. Đi máy bay mà gặp sự cố thì coi như cầm chắc suất đi du dịch địa phủ dài hạn. Cho đến ngày hôm nay 25/7/2014, tôi vẫn lựa chọn đi máy bay nếu được lựa chọn. Bởi vì "số" mà đã phải chết thì đi gì cũng chết Đó là số liệu ở Mỹ. Nếu so với tai nạn đường bộ ở VN thì thấy hàng không quá an toàn! Quá đúng, phương tiện máy bay là an toàn nhất nhưng khi xảy ra tai nạn thì là thảm khốc nhất. Cám ơn anh Nam đã giải thích về vấn đề mà cá nhân em đang phải đối diện. Dù sao vẫn phải bay đường dài về thăm quê hương và bay đi nghỉ hè đây đó. Mỗi lần bay là một lần sợ hãi nhưng vẫn leo lên máy bay... Ngồi giữa nắm chặt tay chồng con cùng máy bay cất cánh nhưng cả một trời sợ hãi và chỉ muốn ngủ vùi không cảm nhận gì đến khi hạ cánh. Em biết rất rõ đó là tâm lý nhưng sao chẳng thể vui tự nhiên ngắm cảnh khi bay trên bầu trời. Em mong anh viết bài về cách giảm những sợ hãi để giúp những người như em vui hơn lên khi bay lượn trên trời xanh. Cám ơn anh Nam và VnExpress. Mình tin tưởng máy bay là phương tiện an toàn nhất! Đánh giá toàn diện thì 1 năm cũng chỉ có không đến 1 ngàn người chết trên phạm vi toàn thế giới nhưng chỉ 1 ngày tai nạn giao thông đường bộ đã cướp đi hàng mấy ngàn người. Riêng ở Việt Nam 1 ngày trung bình có 32 người chết vì TNGT! Đi ô tô, đi tàu hỏa, đi tàu thủy hay đi bộ cũng gặp tai nạn! nh­ưng một khi tai nạn là chết 99,9% Tôi cũng có chung quan điểm với tác giả. Thực tế tai nạn hàng không và hàng hải là thấp hơn rất nhiều so với đường bộ (ô tô, tàu hỏa, xe máy...). Vấn đề là khi tai nạn hàng không và hàng hải xảy ra, thông tin đại chúng được công bố khắp nơi và cập nhật đầy đủ nên cảm giác con người với loại hình phương tiện này bị ác cảm hơn so với đường bộ Bài viết phản ánh rất thực tế của người có tâm huyết. Khách hàng thường bị tâm lý khi nghĩ đến việc ngồi trên máy bay nên lo sợ mà thôi. Đúng, những năm khác, những tháng khác, máy bay là an toàn nhất, nhưng không phải trong tháng 7 này. Sao chỉ có thể so sánh giữa người bị tai nạn do máy bay và bị tai nạn do các phương tiện khác. Phải so sánh tỷ lệ giữa người bị tai nạn do đi máy bay và số người đi máy bay, tỷ lệ người bị tai nạn do đi các phương tiện khác và người đi các phương tiện khác. Số người đi các phương tiện khác so với người đi máy bay lớn hơn rất nhiều lần. Đi máy bay là an toàn và nhanh nhất nhưng khi xảy tai nạn thì cũng thảm khốc nhất. Nguyên gân gây tai nạn như thời tiết, lỗi kỹ thuật, người lái, bị tấn công từ bên trong/ngoài thì phương tiện nào cũng gặp không chỉ riêng ngành hàng không. Con người phát minh ra nhiều thứ vĩ đại nhưng vẫn không thể làm chủ được vận mệnh của mình nên đi bằng phương tiện nào thì cũng nguy hiểm như nhau thôi Nhưng phải nói thật, máy bay đã không tai nạn thì thôi, chứ một khi đã tai nạn thì cơ hội sống gần như to bằng ... quả trứng ngỗng!
Không nghiên cứu, làm sao phát triển? Thực tế không hẳn như vậy."Trên thế giới" là thế giới nào? "Ở nhiều nước" cụ thể là những nước nào? "Kinh nghiệm quốc tế" cụ thể là của ai? Nguồn thông tin đâu? Rất ít khi tìm được câu trả lời đầy đủ, thuyết phục cho các câu hỏi này.Hầu hết lĩnh vực của chúng ta đều lạc hậu, hầu hết cách làm, thủ tục của chúng ta kém hiệu quả kinh khủng so với nhiều nước khác trong ASEAN (trừ Lào, Campuchia, Myanmar), chưa nói đến việc so sánh với các nước công nghiệp phát triển ở các khu vực khác. Nhưng các cụm từ yêu thích nêu trên có thể tìm thấy dễ dàng trong các văn bản của bất kỳ lĩnh vực nào. Số đoàn ra nước ngoài khảo sát, học hỏi kinh nghiệm không phải ít. Thế nhưng, chỉ xem cách đào tạo, cấp bằng lái xe, hay hệ thống biển báo giao thông ở Việt Nam đã thấy ngay một sự thật là chúng ta chẳng hề nghiên cứu, tiếp thu tử tế kiến thức nhân loại. Nhiều lĩnh vực ở trong tình trạng như thế. Chúng ta thường nghiên cứu và hiểu biết thế giới hời hợt, phiến diện, nhưng lại tưởng là biết hết, hiểu hết.Nhưng thôi, hãy lướt qua một số con số biết nói về cái gọi là "nghiên cứu" ở nước ta và của các nước khác trong lĩnh vực "Nghiên cứu & Phát triển" ("R&D").Các thước đo chính về tiềm lực R&D của một quốc gia là tổng chi cho R&D và tổng số các bằng sáng chế được đăng ký bảo hộ.Mỹ là nước chi nhiều tiền nhất cho R&D, ở mức 2,8% GDP. Năm ngoái, Mỹ chi 450 tỷ USD, năm nay dự kiến chi 465 tỷ USD cho R&D. Mỹ chiếm nhiều nhất bằng sáng chế PCT (Patent Cooperation Treaty) thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO), cụ thể là 57.239 trên tổng số 205.300 bằng trong năm 2013.Người Việt Nam chúng ta thường nghĩ là Trung Quốc chỉ giỏi ăn cắp công nghệ và làm hàng nhái chứ tài giỏi gì! Xem ra, cái chúng ta biết là nông thôn Trung Quốc, chứ không phải cả nước Trung Quốc. Trung Quốc chính là nước đang chi nhiều tiền thứ nhì cho R&D (2013: 258 tỷ USD, 2014: khoảng 284 tỷ USD). Theo dự báo, chi R&D của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2022. Trung Quốc chiếm thứ ba số bằng sáng chế PCT: 21.516 bằng trong năm 2013, sau Mỹ và Nhật Bản. Năm 2013, Việt Nam ta có 17 bằng PCT (2012 có 13 bằng).Mà thôi, không so số lượng bằng sáng chế PCT với các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc nữa, so với các nước nhỏ hơn vậy. Hàn Quốc: 12.386, Singapore: 837, Malaysia: 310...Israel là một quốc gia nhỏ trên sa mạc cằn cỗi, nhưng lại là nước xuất khẩu lớn các hàng hóa nông sản. Họ rất mạnh trong các lĩnh vực công nghệ tin học, hàng không, quốc phòng... Mỗi năm Israel chi 4,3% GDP cho R&D. Năm 2014, họ có 1.611 bằng sáng chế PCT.Tóm lại là không nên so sánh chúng ta với các nước về số bằng sáng chế PCT mà bi quan. Chúng ta làm ra chưa bằng con số lẻ của thiên hạ. Nhưng chúng ta có thể tự hào là chúng ta có không ít cơ sở, trung tâm R&D. Theo số liệu cập nhật đến hết năm 2011, cả nước có khoảng 700 đơn vị R&D cấp trung ương (thuộc các Bộ) và hơn 1.000 đơn vị R&D cấp địa phương hoặc doanh nghiệp. Số đơn vị R&D cấp trung ương như vậy là nhiều. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp Việt Nam có các hoạt động và chi phí R&D.Ngần đấy cơ sở, trung tâm R&D mà mỗi năm chỉ sản sinh được một vài chục sáng chế đăng ký PCT thì lạ nhỉ?Tôi không hiểu các viện, các trung tâm R&D thuộc các cơ quan, doanh nghiệp làm những việc gì và chi bao nhiêu tiền, nhưng mỗi lần bước chân vào các siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Phan Khang, các siêu thị ăn uống và đồ gia dụng Maximark, Co-op, tôi không nhìn thấy các sản phẩm của "R&D Việt". Trên thị trường máy móc xây dựng, phương tiện giao thông - vận tải, máy móc nông nghiệp... cũng không thấy.Tôi thấy bảo là trong tương lai Việt Nam sẽ xuất khẩu ôtô. Tôi nghĩ, đây chắc là ôtô với thiết kế, thương hiệu ngoại, lắp ráp tại Việt Nam, có một vài chục phần trăm linh kiện sản xuất tại Việt Nam. Tôi nghĩ thế vì đến cái ấm điện, bếp điện, tủ lạnh, lò nướng, máy giặt, máy hút bụi... ta còn chưa thiết kế, sản xuất được cho ra hồn, thì làm sao thiết kế, sản xuất được ôtô có tính cạnh tranh về chất lượng, giá cả?R&D là điểm khởi đầu của bất kỳ sản phẩm hàng hoá nào có hàm lượng chất xám, dù trong công nghiệp, nông nghiệp, y dược... Từ R&D đến thiết kế, từ thiết kế đến sản xuất, từ sản xuất đến tiêu thụ - đó là chuỗi giá trị các sản phẩm. Ta không chú trọng và làm tốt ở ngay khâu đầu tiên, làm gì có sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam đi vào các hệ thống phân phối toàn cầu?Đã đến lúc phải nghiêm túc trả lời câu hỏi: các cơ sở, trung tâm R&D của nước ta có năng lực R&D hay không?Lương Hoài Nam Phòng nghiên cứu, viện nghiên cứu... Hằng ngày họ đang làm cái gì? Có phải sáng pha trà uống - trưa nhâm nhi bia rượu - Chiều cà phê + thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. Cuối tháng lãnh đủ lương? Ít nhất có những trung tâm R&D của nước ta cũng có năng lực tiêu tiền ngân sách, đó là điều không thể bàn cãi Tất cả các bài viết của anh Lương Hoài Nam đều rất sâu sắc, chỉ ra đúng thực tế cái yếu và thiếu của Việt Nam, anh Nam là người có kiến thức sâu rộng về ngành HK, nhưng anh cũng rất tâm huyết với các vấn đề xã hội chủa đất nước, để viết được những bài như thế này chắc chắn anh cũng phải nghiên cứu và đọc rất nhiều các tạp chí trên thế giới để có được các con số thống kê. Ủng hộ anh Nam lập trung tâm R&D để nâng tầm Việt Nam. Cảm ơn anh nhiều So sánh với Thái Lan đi cho gần. Đã từ rất lâu Thái Lan không còn là nước nhận viện trợ nước ngoài rồi đó. Thân chào. Cảm ơn tác giả Lương Hoài Nam. Vấn đề vẫn nằm ở tự do học thuật. Một khi các nhà khoa học còn phải "nghe nhạc hiệu, đoán chương trình" thì tất cả sẽ vô ích thôi. Tôi không thể hình dung nổi, một nhà khoa học trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy lại đang nghiên cứu về thể chế, chính sách. Phải chăng nghiên cứu chính sách, chiến lược dễ hơn làm cái kim, cái máy giặt, cái mãy hút bụi...? Nhưng những câu chuyện này lại đang có ở Việt Nam!!! Hay, từ ngày đi học ở "Thế giới về" 5 năm rồi tôi mới thấy bài báo nó về R&D rõ nét đến thế và kết quả của các viện về Công tác R&D. Bạn nói về các đoàn đi học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài đúng đến 101%, hỏi ai cũng nói vanh vách nhưng chỉ cần hỏi sâu hơn một tí nữa là tịt hoặc là để em trả lời sau. Và về nhà hỏi anh google rồi trả lời hời hợt. Cứ tình trạng như vậy thì lấy đâu ra sáng với lại chả chế. Hời hợt trong từng ngõ ngách từng thành thì tới nông thôn (tôi muốn nói là các cơ quan ban ngành). Thiết nghĩ các lãnh đạo cũng phải ra chỉ tiêu và deadline thực hiện, không đủ điều kiện thì cho out cho đất nước đỡ tụt hậu. Nói ai nói chả được . Đã có nhà nước lo, ông Nam không phải lo . Không phát triển thì thụt lùi . Chả nhẽ đứng yên . Cảm ơn bài viết của anh Lương Hoài Nam. Đó là điều mà em vẫn thắc mắc bấy lâu. Dưới tầm nhìn của anh nó chi tiết và đầy đủ. Chúng ta lúc nào cũng có khẩu hiệu "Đi tắt đón đầu". Chỉ là vòng luẩn quẩn sản xuất nông sản khai thác tài nguyên rạng thô xuất khẩu rồi nhập khẩu hàng của nước ngoài từ những sản phẩm công nghệ cao. đến nhưng sản phẩm phổ thông. Quanh đi quẩn lại quanh đi quẩn lại. Em xin trả lời luôn câu hỏi cuối bài viết của anh các trung tâm R&D của nước ta có năng lực về mặt hình thức. Bài viết của chú hay quá. Mấy bữa cháu đọc thấy nông dân sáng tạo ra cái máy phát điện từ rác thải để người Nhật sang hỏi mua,rồi tàu ngầm VN sang Malaysia ....thấy buồn quá. Xin lỗi ông Hoài Nam! Tôi làm trong Viện nghiên cứu được 29 năm rồi (đọc thông viết thạo 3 thứ tiếng) - điều ông viết trên những người như chúng tôi ai cũng hiểu và biết rõ hơn, nhưng hỏi ai có gan đứng ra ngoài vòng xoay ....ấy !? Năng lực chắc chắn là có, bởi vì năng lực thuộc về yếu tố con người. Vậy mấu chốt là môi trường, thể hiện ở mấy điểm sau:1. Người có năng lực không có cơ hội để làm hết khả năng của họ. Ai ở trong môi trường nhà nước ắt hiểu rõ điều này2. Có làm được cũng chẳng được hưởng gì3. Chẳng ai hỗ trợ cho cho ý tưởng sáng tạo vì sáng tạo cần vượt ra khỏi cái cũ, mà cái cũ nó nằm trong nghị quyết rồi.Cuối cùng phải đặt ra câu hỏi: thực chất của các rào cản trên là gì? Xét cho cùng nó chính là cơ chế phân bổ nguồn lực bất hợp lý. Tôi nhớ cái thời GS Ngô Bảo Châu được vinh danh trên toàn thế giới. Nhiều người Việt đã tự hào ké, rằng ông ấy là "người Việt Nam" đấy mà quên mất rằng ông ấy là người ngoại quốc "gốc Việt". Tự hào về dòng giống thì nên tự hào, mà cũng cần nên tự hỏi "tại sao trong nước hiếm ai nổi danh thế giới?" Có ai từng đánh giá con người, môi trường và thái độ của người Việt trong nước và người Ngoại gốc Việt để thấy hết những "thiếu sót" chưa? Vấn đề thứ hai nữa, có rất rất nhiều người phản kháng rằng "Ngô Bảo Châu làm khoa học cơ bản, mà khoa học cơ bản thì chẳng có giá trị như khoa học ứng dụng". Ý là người Việt không nên tập trung nhiều cho khoa học cơ bản mà nên tập trung nhiều cho khoa học ứng dụng, cần phải đi tắt đón đầu mới kịp thiên hạ, bắt kịp thế giới. Nghe như là không cần học lớp một lớp hai lớp ba mà muốn vào luôn đại học. Nếu vẫn cứ như thế, thì Việt Nam rồi sẽ ra sao nhỉ? anh Nam à, tôi rất tâm đắc với các bài viết của anh, nó rất sát với thực tế, nhưng hiện tại VẤN ĐÊ LÀ HỌ CỨ THẾ ĐẤY, LÀM GÌ ĐƯỢC NHAU Cảm ơn anh Lương Hoài Nam đã đưa ra câu trả lời rất chính xác trước khi đặt ra câu hỏi ở cuối bài viết. Vấn đề này tôi nghĩ sẽ lại không nằm ngoài những điểm yếu kém : vì thành tích, tư duy chậm đổi mới. Dù có đầu tư R&D nhưng chỉ giao cho các Viện nghiên cứu để lấy thành tích thì vẫn có nghiên cứu nhưng không áp dụng thực tế. Doanh nghiệp nước ta kể cả nhà nước hay tư nhân nếu có tư duy đổi mới, ý thức được khoa học là chìa khóa để phát triển thì tự thân nguồn lực xã hội sẽ đầu tư cho R&D và sự liên kết nhà kinh doanh- nhà khoa học sẽ tự thân phát triển.
Ai cho tôi lòng tin Nếu đã "soi" thì "soi" cho kỹ, có không ít thí sinh đại diện Việt Nam đi thi hoa hậu thế giới còn chưa nói được lưu loát như cô Kỳ, nhưng họ không hề bị cộng đồng ném đá đến tơi tả. Phải chăng không ưa nên dưa có giòi? Hay là không ít người Việt ta có sở thích dìm hàng người khác, đặc biệt khi người đó lại giàu hơn và nổi tiếng hơn nhiều người còn lại? Nhất là nếu người đó có vài thói xấu (ai chẳng có, nhưng người nổi tiếng được báo chí săn đón nên thói xấu của họ cũng được phóng đại và nhiều người biết hơn) thì thật là sảng khoái, ta càng tha hồ dìm họ cứ như làm thế thì ta sẽ đẹp bằng hay giàu ngang họ vậy. Nó như một sự bù đắp thầm kín cho người dìm hàng: "A, hóa ra mày cũng chả hơn gì tao"!Liên quan đến chuyện nói tiếng Anh, tôi nhớ trước kia dư luận cũng từng ném đá tơi bời một cậu bé mới mấy tuổi mà đã "dám" hoàn toàn chỉ nói tiếng Anh trong suốt clip tự quay. Mà lại còn dám phát âm hay nữa chứ! Nhiều bình luận rất cay cú về chuyện tại sao cậu còn bé thế mà không yêu tiếng Việt, chỉ nói tiếng Anh, khoe mẽ à? Có người còn quá đà đến mức liên hệ với cả tình yêu nước. Rất ít người khen ngợi giọng tốt, vốn từ rộng, khả năng làm chủ ngôn ngữ và sự tự tin của cậu bé.Thái độ đó hoàn toàn trái ngược nếu chủ thể là người nước ngoài. Tây nói tiếng ta, càng ngọng, càng sai, càng buồn cười thì càng được nhiều người mê mệt khen là dễ thương. Không ít game show truyền hình phải mời bằng được vài anh Tây góp mặt để chiều lòng tâm lý ngược chiều này của số đông người Việt.Trong clip Lý Nhã Kỳ, ca sĩ Phi Nhung sống ở nước ngoài vài chục năm cho biết tâm lý người nước ngoài thích sự đáng yêu và tự tin của Lý Nhã Kỳ, hoàn toàn khác với cộng đồng trong nước. Hay chính xác là "văn hóa phương Tây thiên về khuyến khích, văn hóa Việt Nam thiên về đả kích" như nhận xét của MC gốc Việt Nguyễn Cao Kỳ Duyên?Ái ngại hơn nữa, khi có dịp khuyến khích thì chúng ta lại "khuyến khích" không chân thành, lại làm điều ác tâm, lại "khen cho chết". Trường hợp "ca sĩ Lệ Rơi" chẳng hạn, khó tìm thấy lời khen chân thành trong hàng nghìn bình luận dưới mỗi clip hát chẳng ra hát, đọc chẳng ra đọc của anh. Hầu hết đều giả vờ ca ngợi lên tận mây xanh, mà tôi cứ liên tưởng tới cảnh một đám đông người ngồi xem xiếc, cười ha hả, đập tay vào đùi đen đét mỗi khi chứng kiến một trò khéo. Có câu nghe nói dối ba lần sẽ tin là thực. Một thanh niên nông dân chất phác một ngày tự nhiên trên trời rơi xuống hàng chục nghìn lời khen chất ngất thì sẽ tin mấy phần? Chuyện đi quá đà, trở thành lố bịch, bị lợi dụng để kiếm tiền cho người khác, ví dụ đi giao lưu như điển hình nông dân thành công, thu âm chuyên nghiệp như một ca sĩ là kết quả ắt phải đến sau những làn sóng lời khen giả tạo đó.Trước đó, trường hợp của cô gái mang nick Bà Tưng cũng y như thế. Chỉ sau vài clip gợi cảm, người theo dõi cô trên mạng xã hội tăng đến số triệu. Có những đám đông thanh niên chỉ chờ cô tung clip nào ra là lập tức nhảy vào bấm like cổ vũ ầm ĩ. Có nhiều người năn nỉ cô làm những clip táo bạo hơn. Nhưng trong khi tay gõ những lời xuýt xoa khen ngợi, miệng đã ví von cô bé với những gì tệ nhất rồi. Đến khi cô bé đi quá đà, cũng đám đông từng tung hô cô quay lại ném đá tàn nhẫn, với cái vẻ ngây thơ vô số tội.Chúng ta sống với nhau như vậy sao? Đố kỵ, nhỏ nhen, giả dối, ác tâm với nhau như vậy sao? Rồi quen đối xử giả dối với người khác, đến khi gặp chuyện, chúng ta lớn tiếng than vãn như một cái mốt thời thượng: "Ôi, lòng tin, lòng tin, ai cho tôi lòng tin?". Ơ, hồn nhiên thật!Hoàng Xuân Giàu bị ghét, nghèo bị khinh, thông minh bị diệt. Cái lòng tin chắc đã chết nơi xó lòng rồi. Sáng hôm nay tôi phải cảm ơn chị Hoàng Xuân vì đã cho tôi một niềm vui, vui vì suy nghĩ bấy lâu của mình được rõ ràng qua bài viết của chị. Một bài viết hay, lối sống đó có phần từ một nền giáo dục còn nhiều yếu kém. Học sinh được tiếp xúc, làm quen với những điều giả dối ngay từ trong những bài học, những bài văn mẫu không giống ai... Bạn nói rất đúng, văn hóa người Việt mình có rất nhiều cái không hay. Phải mạnh dạn nói rằng người Việt mình "Đố kỵ, nhỏ nhen, giả dối", dù không phải tất cả nhưng một bộ phận lớn là như thế. Đất nước Việt Nam không thể giàu có hùng mạnh nếu người Việt Nam lại như vậy. Đó không phải là bản chất của người Việt trước đây, mấy chục năm gần đây văn hóa người Việt xuống cấp. Phải xem lại trách nhiệm của ngành giáo dục và văn hóa. Bài viết thực sự ý nghĩa với tôi. Đọc xong bài viết, bản thân cũng giật mình nhìn lại, hình như cũng có lúc mình đã như vậy. Cảm ơn chị Hoàng Xuân. Nền giáo dục của chúng ta đang có vấn đề rồi Tôi có một ông thầy đã từng nói: "Người Việt Nam có thói xấu là không thích thấy người khác hơn mình. Ông ví thói xấu đó giống như các con cua trong một cái chậu, khi có một con cua nào đó bò lên được miệng chậu sắp thoát được ra ngoài thì lại bị con cua khác lấy càng cặp chặt lôi xuống khỏi miệng và rơi vào trong lòng chậu "mày không thể hơn tao được" Có những người chỉ thấy cây nhưng lại ko thấy rừng. Thương thay cho những người thấy được rừng nhưng ko tìm thấy hệ sinh thái ở trong đó. Chỉ trích giới trẻ, hay do lỗi giáo dục của thế hệ hiện nay? Chính thói xấu mà Hoàng Xuân nêu lên trong bài viết đã khiến cho dân Việt vẫn mãi trầm luân. Đừng khen, đừng chê mà hãy tin rằng điều tốt đẹp sẽ đến từ nỗ lực không ngừng để thay đổi bản thân nhờ sự khích lệ. Ngay cả một số người bản xứ còn nói tiếng mẹ đẻ của mình sai bét nhè cả phát âm lẫn ngữ pháp. Xem bộ phim My Fair Lady thì biết. Lý Nhã Kỳ đã nỗ lực hết mình để quảng bá hình ảnh đẹp đẽ của VN ra thế giới. Hãy nên khích lệ cô ấy và tự hỏi mình có thể giúp gì cụ thể để LNK làm tốt hơn, hay hơn những gì LNK đã và đang làm chứ đừng nên chỉ bình luận khen chê. Bằng không thì hãy xem lại mình…hình như loại máu GATO đang luân lưu mạnh mẽ trong huyết quản đấy! Tôi từng dạy Anh ngữ cho 1 sv ĐH với một giá gần như cho không. Cô bé này rất hiểu tầm quan trọng của Anh ngữ và mong mỏi được sở đắc ngôn ngữ toàn cầu này. Tuy nhiên, qua các buổi học đầu tiên cô không tài nào phát âm được một từ tiếng Anh nào dù đơn giản đến đâu. Cô nản quá đòi bỏ học vì, “Em không có khiếu học ngoại ngữ.” Tôi cho cô xem phim My Fair Lady và quả quyết rằng cô sẽ thành công còn hơn cô gái người Anh học lại tiếng mẹ đẻ của mình trong phim nếu cô nỗ lực và kiên trì làm theo hướng dẫn của tôi. Kết quả là sau 3 tháng theo học, cô đã phát âm tiếng Anh cực chuẩn và bắt đầu thấy ước mơ của mình thành hiện thực. Tôi không phải là một giáo viên Anh ngữ với bằng cấp hay học vị cao ngất ngưởng do các trường danh giá ở ngoại quốc cấp hay có nhiều năm kinh nghiệm dạy Anh ngữ mà người ta thường thấy ghi ở các biển quảng cáo của các trường ngoại ngữ về đội ngũ giáo viên của họ. Cô bé nói trên vượt qua được chính mình để đạt được mơ ước chỉ nhờ vào lòng tin vào điều tốt đẹp và sự khích lệ cụ thể của tôi được thể hiện qua hành động chứ không chỉ là lời nói suông, sáo rỗng. Một kẻ tầm thường như tôi còn làm được, huống hồ các người Việt kiệt xuất, thông ninh, tài trí hiện diện khắp nơi trên hành tinh này nhỉ? Cám ơn chị đã cho tôi đọc một bài viết hay. Hay, quá chí lý, quá đúng với thực tế hiện nay Hi ban Xuan, toi rat ton trong cam xuc cua ban. Tuy nhien, toi goi den ban mot khia canh cua van de. Ve tieng Anh cua Ly Nha Ky, neu noi ve mat ca nhan su dung tieng Anh nhu vay thi hoan toan khong van de gi . Van de o day, du luan nem da vi nguoi ta ky vong qua nhieu vao Ly Nha Ky nen khi nghe tieng Anh thuc su thi du luan that vong cung co the hieu duoc ( toi cung that vong nhung khong len tieng dim hang ). Su ky vong qua muc o day la do ban than Ly nha Ky, Bo the thao va du lich, bao chi tao nen vi du nhu : Cac hoat dong o nuoc ngoai voi vai tro dai su, gioi thieu dat nuoc, tham gia hoi thao va tham chi mot vai lan nghe noi co ta voi vai tro nhu phien dich...va dac biet hon voi thong tin hien nay Ly Nha Ky la su lua chon hoan hao va gan nhu khong ai co the thay the duoc. Voi vi tri nhu vay, thuc su kha nang Tieng Anh nhu vay kho ma thuc hien va cong chung that vong cung dung thoi. Xin ban hieu duoc dieu nay . Ban than toi khong he nang ne van hoa Viet nhu ban nghi, khong ganh ghet Ky vi giau ngheo vi moi nguoi co dieu kien rieng, toi cung duoc di hoc va lam viec o nuoc ngoai nhieu nhung toi cung thuc su ngac nhien ve kha nang tieng Anh cua Ly nha Ky. Toi nghi, neu thuc su Ky muon hoan thanh cong viec thi phai cai thien va hoc hoi nhieu. Mot lan nua toi muon noi voi ban, o y kien cua ban ve viec tieng Anh cua mot nguoi binh thuong, chi su dung trong giao tiep hang ngay thi khong la van de nhung mot nguoi lam vi tri nhu Ky , tham gia hoi thao, doc tai lieu... Thi nhu vay chua du Do la li do tai sao VN cu ngheo hoai, lac hau mai. Nguoi tai nang khong phat trien duoc. Hay nang do nguoi tai nang dung dim ho xuong. Tôi rất thích bài viết này bởi vì trong tôi luôn ngấm 2 câu - đó là " Kiến thức tỉ lệ thuận với Sự Bản ngã ( Lòng Ích kỷ) " của Albert Einstein và "Đôi lúc Bạn có thể để chim ỉa trên đầu mình nhưng đừng để chim làm tổ trên đầu mình, đôi lúc bạn có thể Ghen tị nhưng đừng để lòng Ghen tị mọc rễ trong trái tim của mình" của vị vua Salamon nổi tiếng về giàu có và hạnh phúc!!! Cám ơn tác giả !!! quá đúng, quá hay, người VN mình nó thế, khỏi bàn.
Nhân tài và toàn cầu hóa MIT sau đó đã nhận cậu vào học, thậm chí còn thuê cậu làm việc để nâng cao hệ thống đào tạo online của mình. Từ xứ du mục xa xôi, Battushig trở thành ngôi sao của học viện hàng đầu thế giới và người Mỹ có thêm một nhân tài.Câu chuyện của Battushig cho thấy một điều: toàn cầu hóa khiến cho việc phát hiện người tài trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Truyền thông đảm bảo cho mọi sáng tạo thú vị được biết đến và Internet giúp mỗi người tự quảng bá mình ra toàn thế giới.Điều này tất nhiên, sẽ khiến cho cuộc cạnh tranh giành lấy người tài diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn cầu. Sẽ không có chuyện những Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, hay Chu Văn An phải lên núi ở ẩn vì không được tin dùng, bởi không thiếu nơi trải thảm đỏ đón chào họ.Hai ví dụ gần gũi với chúng ta là câu chuyện gần đây về chiếc tàu ngầm của ông Phan Bội Trân, hậu duệ của cụ Phan Bội Châu và chiếc lò phát điện bằng đốt rác của ông Bùi Khắc Kiên, một nông dân ở Thái Bình.Tàu ngầm của ông Trân phải bán sang Malaysia vì không được quan tâm trong nước, trong khi lò phát điện của ông Kiên bị buộc tháo gỡ vì lý do ‘không an toàn’. Một doanh nhân Nhật Bản, ông Nukihiko Nakayama, sau đó đã đề nghị mua lại công nghệ này và mời ông Kiên sang Nhật để tự do chế tạo.Không biết ông Nakayama có thật lòng hay không khi nói ngay cả những nước phát triển cũng không chế tạo được công nghệ đốt rác ra điện của ông Kiên. Nhưng việc sẵn sàng chi một khoản tiền không nhỏ cho thấy nó có giá trị thực sự.Như Battushig, toàn cầu hóa mang lại cơ hội cho ông Trân và ông Kiên khi có lẽ tài năng của họ không được trân trọng trên xứ sở của mình. Nhưng với nước ‘xuất khẩu nhân tài’, đó là một điều đáng tiếc khi không sử dụng được chất xám của họ để phát triển đất nước.Ra nước ngoài, tôi có điều kiện gặp gỡ nhiều sinh viên Việt Nam đi du học. Họ đều là những người rất tài năng, được học tập ở những nền giáo dục tốt nhất thế giới. Khi tôi hỏi có mong muốn về Việt Nam làm việc không, thì nhiều người chỉ coi đó là giải pháp cuối cùng khi không có lựa chọn nào khác.Mùa hè này, chúng ta vẫn đều đặn đếm huy chương vàng Olympic các kỳ thi quốc tế, thành tích rất đáng tự hào. Nhưng trong số các gương mặt vàng đó, liệu sau này có bao nhiêu em sẽ làm việc và thành công ở Việt Nam?Nếu nhìn vào các thế hệ đi trước, con số đó có lẽ là không nhiều. Sự nghiệp khoa học thành công của Giáo sư Ngô Bảo Châu, người hai lần đạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế, gắn liền với nước Pháp và nước Mỹ hơn là nơi phát hiện ra tài năng của ông.Trong Thế giới phẳng, tác giả Thomas Friedman đã trích dẫn ở lời đề tựa một câu ngạn ngữ châu Phi, đại ý dù là sư tử hay linh dương, mỗi sáng thức dậy bạn đều phải chạy đua để tồn tại. Toàn cầu hóa đã biến thế giới thành một đồng cỏ rộng lớn, nơi các nước đều phải tận dụng hết nguồn lực của mình để phát triển.“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Chúng ta để nguyên khí của mình ở đâu trong cuộc đua đó?Nguyễn Khắc Giang Bài viết rất hay. Cảm ơn tác giả. Vấn đề là do lãnh đạo quá kém ko biết dùng nhân tài mà chỉ dùng con cháu chúng, cơ chế xã hội nhiều bất cập, chế độ đãi ngộ kém, môi trường làm việc không phù hợp. Là những lý do chảy máu chất xám. Bài viết trên làm tôi liên tưởng tới một game show về âm nhạc với mức thưởng kỷ lục: 7,5 tỷ đồng và một gia đình có một người con vừa đỗ thủ khoa của một trường đại học năm nay phải cầm cố sổ đỏ mới có hy vọng cho con đi học tiếp! Một nghịch lý mà đất nước VN luôn bị chảy chất xám. Hỏi ai, ai hỏi bay giờ hỏi ......ai? Ông biết, tôi biết nhưng nhiều người giả không biết. Buồn thay bài viết hay, nhưng nói mãi lãnh đạo có nghe ra đâu.!!!!! Bài viết rất hay, hiện thực và cũng rất phũ phàng, suốt nhiều thập kỷ qua như thế và hiện tại cũng thế. Chảy máu chất xám, hiền tài lần lượt ra đi hoặc bị mai một do không có đất phô diễn và không được trọng dụng hay nói chính xác hơn là bị "ém tài", nhìn lại mà xem hiền tài, doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến rất nhiều và từ rất lâu rồi nhưng hiện giờ họ đang ở đâu và có, còn tồn tại được bao nhiêu người phục vụ cho đất nước? Nếu cứ để chảy máu mãi như thế, chúng ta có rất nhiều người giỏi nhưng cuối cùng chúng ta cũng chết và tụt hậu so với những thiếu nhân tài mà vẫn phát triển. Quá buồn ! Anh Giang viết quá chuẩn, nhiều người Việt mình có một tính cách đã thành "truyền thống" là ghen ăn tức ở, không ăn được thì đạp đổ, chọc gậy bánh xe... Những câu này được đúc kết chỉ có ở VN mà không có trong danh ngôn tiếng Anh, đố bạn nào tìm được câu danh ngôn tiếng anh có nghĩa tương tự đấy. :) “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Chúng ta để nguyên khí của mình ở đâu trong cuộc đua đó? Đây đúng là điều trăn trở của những ai tâm huyết với đất nước. Tôi nghĩ nhân tài Việt Nam không chỉ phải đáp ứng đòi hỏi chuyên môn, mà còn tự cộng thêm vào "những thách thức ngoài lề" để mặc định những chuỗi gian nan cần vượt qua. Đến một lúc nào đó, thành công này sẽ nâng bước thành công khác, nhân tài này níu giữ nhân tài khác, mong lắm đến ngày đó Bài viết rất hay. Hiền tài bỏ sọt. Bao nhiêu nghiên cứu thực nghiệm thành công nhà nước không được hỗ trợ. Doc bai viet nay thay ngam ngui va chua xot. Khong biet co che nuoc ta phai noi nhu the nao nua. Cam on tac gia!!!!!! Bài viết của bạn rất hay trong việc trọng dụng tài năng. Ở Anh, Mỹ, Pháp, v.v. người ta chuộng nhân tài trong các trường đại học. Tôi còn thấy và biết trong cuộc sống thường ngày, những người chưa có bằng cấp vẫn còn lắm nhân tài, có điều để sử dụng những tài năng đó vào cuộc sống, có những giới hạn không nhỏ. Tôi cũng đang cố gắng với những dự án của riêng mình. Chúc các nhân tài khác thành công! Buồn cho 1 thế hệ. bài viết hay quá, đây là nạn đau và nhức nhối khi nhìn những người con tài năng của họ ko phải là cống hiến cho đất nước mà là giúp quốc gia khác đã giàu có nay giàu có thêm. Ai cũng nói đến điều này, ai cũng biết, nhưng thực sự chúng ta bất lực, chúng ta trói buộc mình bằng các văn bản, nghị định, luật lệ cứng nhắc, cái quá thừa, cái quá thiếu. Chúng ta trói buộc mình và những người xung quanh bằng hệ thống tư tưởng lỗi thời, chúng ta tự làm cho mình ngày càng tụt hậu hơn, chậm chạp và trì trệ hơn Cơ chế nó vậy rồi, bàn đi phán lại nó cũng vẫn thế! Hiền tài cũng thua hết vì nhiều vô kể kẻ "Tài năng hạn chế, mưu kế vô biên".
Hội phụ huynh và việc lạm thu tiền trường Hội đọc một danh sách dài của những khoản tiền cần nộp rồi phát giấy cho phụ huynh ghi danh ký nộp. Rồi thì dù có một số ý kiến kêu ca về khoản này, khoản nọ bất hợp lý cần giải thích, cuối cùng mọi người đều nộp tiền. Ai cũng nộp, mình không tham gia thì chẳng ra đâu vào đâu, ngoài đại diện của Hội ra còn có thày cô chủ nhiệm của con mình chủ trì, không lẽ lại chối từ…Đã là một thông lệ xấu từ nhiều năm nên phụ huynh phải bấm bụng dành dụm khoản tiền xuân thu nhị kỳ nộp cho quỹ trường, quỹ lớp. Riết rồi nhiều bậc cha mẹ ghét họp, ghét gặp đại diện Hội Phụ huynh, thậm chí đã có ý kiến nên giải tán hội này vì dường như chỉ còn mục tiêu chính là thu tiền.Cảm giác của tôi sau khi họp phụ huynh về thường rất nặng nề. Mệt mỏi vì quá nhiều khoản phải đóng cho trường chỉ là một phần bởi nếu xét kỹ thì cũng có vài khoản thật sự cần cho con mình đi học, nếu không đóng thì chắc con cũng có phần thiệt thòi… Nhưng tôi bực dọc vì cảm thấy bị ép uổng khi không có quyền được trao đổi, bàn bạc rõ ràng. Tại sao mọi thứ cứ như từ trên trời ấn xuống đầu từng gia đình, tại sao Hội Phụ huynh lại tự cho mình cái quyền này?Mọi chuyện chỉ chấm dứt khi con tôi đi du học. Ngày họp phụ huynh ở trường học của con tôi gọi là Ngày về nhà (Home Coming). Đó là một lễ hội có họp mặt với cha mẹ, phát phần thưởng danh dự, văn nghệ, thi đấu thể thao, và dạ tiệc khiêu vũ cho các cháu. Không ai nặng nề vì điểm số và tình hình học tập của con có thể biết từng ngày ở website trường. Tiền bạc chẳng ai phải nộp… Thành thử ai cũng thích đi họp phụ huynh, mong đến ngày đó với niềm vui rộn ràng.The Parent Teacher Association (PTA) - Hiệp hội Phụ huynh và Giáo viên của nước Mỹ rất mạnh. Hội phi chính phủ, nhưng khả năng vận động hành lang có thể vươn tới Quốc hội nhằm tranh đấu quyền lợi cho học sinh và trường sở. PTA hướng tới xây dựng quan hệ gắn bó giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường với mục tiêu cuối cùng "vì quyền lợi của học sinh". Hội này của toàn quốc, phi lợi nhuận. Phí thành viên một năm chỉ là 5 USD mỗi người. Mà nếu bạn có một đứa con hay vài ba đứa cũng có thể chỉ đóng 5 USD. Tiền thu về dùng cho khen thưởng học sinh được giải cao, biết ơn giáo viên vào ngày lễ, hội thảo về cách dạy dỗ con cái trong nhà, các buổi nói chuyện với chuyên gia cao cấp, xây dựng website, in ấn tài liệu.Những hoạt động còn lại của PTA hoặc của từng trường được lấy từ vận động nguồn quỹ đa dạng. Thứ nhất là đóng góp tự nguyện cho Hội. Hội gửi thư vận động cha mẹ đóng góp cho con khoảng 25-35 USD mỗi năm. Ai có tiền thì đóng, ai nhiều tiền thì đóng nhiều, ai không thì thôi. Thứ hai là Hội tổ chức bán vé đi xem các hoạt động văn nghệ, thể thao của học sinh. Phụ huynh tình nguyện đi bán vé được nhận “lương” là một thanh chocolate. Thứ ba là làm phụ huynh làm các món ăn hay đồ thủ công mang bán lấy quỹ cho hội. Thứ tư là đi vận động tài trợ từ các doanh nghiệp và nhà hảo tâm và cựu học sinh…Bằng cách này, Hội Phụ huynh ở trường con tôi đã làm nên những kỳ tích. Sau vòng vài tháng, Hội đã vận động được 99.000 USD cho cả ban nhạc của trường (đại diện tiểu bang) đủ tiền đi Hawaii gần một tuần tham gia cuộc thi âm nhạc toàn liên bang. Số tiền này đã giúp rất nhiều học sinh gia đình khó khăn, không có tiền nộp hay có rất ít tiền để đóng góp có thể tham gia chuyến đi. Trường cần nâng cấp toàn bộ đường xá trong diện tích 200 mẫu Anh, chỉ một cựu học sinh đã đưa công nhân và máy móc, vật tư trong công ty tư nhân của ông đến làm thiện nguyện… Một cựu học sinh khác tặng trường 400 nghìn USD để thúc đẩy dạy các môn nghệ thuật cho các em. Trường biết ơn nên lấy tên ông bà đặt cho nhà hát của trường…Tôi nghĩ việc trường lớp gắn bó với cha mẹ để lo cho con là lẽ thường. Nếu như nhà trường ở ta biết cách phối hợp với phụ huynh như các quốc gia phát triển đang làm, khi đó thì rất nhiều vấn đề nan giải sẽ được giải quyết. Hãy để cho phụ huynh thực sự được tham gia làm chủ việc đóng góp cho con em của họ. Và hãy minh bạch cũng như có trách nhiệm trong từng mục thu chi cho trường. Khi đó, chắc chắn nạn lạm thu tiền trường ở Việt Nam sẽ đến hồi cáo chung.Nguyễn Anh Thi " tại sao Hội Phụ huynh lại tự cho mình cái quyền này? ", không có hội phụ huynh nào tự ý vẽ ra những khoản ấy đâu. Tôi cũng là một người làm trong ban phụ huynh, tất cả đều chịu sự chỉ đạo hết. Làm ban phụ huynh hết sức mệt mỏi, mọi người chỉ việc lo đóng tiền, còn ban phụ huynh cũng vừa lo đóng tiền, vừa lo ko biết bao nhiêu việc khác nữa ( việc nhà trường, rồi lo cho các cháu...) rồi có khi còn phải tự bù thêm tiền khi quỹ lớp chi bị hụt, làm rồi mới hiểu được. Việt nam thì mãi mãi là Việt Nam thôi, đừng so sánh với Mỹ hay bất kỳ một nước nào khác. Cảm ơn chị Nguyễn Anh Thi đã nói hộ phụ huynh chúng tôi. Rất chính xác, tôi cũng vừa đi họp cho con trai tôi ( lớp 6). Tôi rất bức xúc: Có một ông đâu tự nhiên được bầu là đại diện hội, đứng lên chào giới thiệu xong, phán một câu xanh rờn: "lớp con chúng ta thiếu một máy chiếu, bây giờ chúng ta cần mua một cái giá là: 13 triệu, và quỹ lớp là 300.000 đ mỗi em. Xin hết. Hoan hô bài viết, chỉ ra cách làm tốt và hay. Giáo dục VN cần bắt chước các nước tiến bộ. Không minh bạch là cái dở nhất của ta hiện nay... ý kiến, mình cũng cùng hoàn cảnh rất ấm ức khi họp phụ huynh về, nếu ý kiến về các khoản thu chi này nọ thì ngay tuần sau con mình được điều chuyển xuống ngồi bàn dưới cùng mặc dù cháu thấp thuộc diện thấp nhất lớp. Con mình mới học mẫu giáo cũng phải đóng quĩ lớp. Chẳng biết để làm gì trong khi tất tần tật tiền gì cũng thu đủ: giường, gối, mùng.... Rồi mỗi ngày lễ đều có phụ thu. Vẫn biết có những khoản thu ko hợp lý nhưng khi các phụ huynh biểu quyết thì ai cũng giơ tay thì mình cũng phải giơ tay lên thôi Tâm đắc nhất câu này của chị "tại sao Hội Phụ huynh lại tự cho mình cái quyền này?". Con tôi học trường DL, từ đầu năm đến giờ đóng ko biết bao nhiêu khoản, hôm qua cũng nhận được thông báo đóng tiền mua báo, ủng hộ người nghèo quận HM... cháu học sinh lấy đâu ra tiền để ủng hộ, bố mẹ cháu thì ủng hộ tại cơ quan, tổ dân phố rồi.... Còn việc học thêm dạy thêm ở DL thì thực sự bức xúc, cả ngày học ở trường tối về vẫn phải đi học thêm, bố mẹ thì 6h mới về Con tôi cũng vậy tức lắm, lạm thu đủ thứ cảm ơn chị về bài viết, rất chính xác, rất có ý nghĩa và mong muốn trong tương lai ( chắc không dưới 10 năm nữa ) hi vọng giáo dục VN đạt được như vậy... Hội phụ huynh chúng ta mà hoạt động được như bạn nói ở nước ngoài thì gọi là quá hay ! Bao giờ và bao giờ nhỉ...? Trả lời cho tất cả những ai nói ở Mỹ cũng đóng học phí : Ở tại Mỹ, học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 đi học hoàn toàn miễn phí. Nếu nhà cách xa trường hơn 2 miles (3,6km) thì có xe bus đưa đón miễn phí. Nếu gia đình có thu nhập thấp học sinh sẽ được ăn sáng và trưa tại trường cũng miễn phí (ví dụ như thu nhập của hai vợ chồng làm công nhân, chắc chắn con sẽ được miễn phí tất cả). Thời gian học trong ngày từ 7:30 AM (hay 8:30 AM, tuỳ vào tiểu học hay trung học) đến 3:00PM (hay 4:00PM) Trả lời cho tất cả những ai nói ở Mỹ phải đóng thuế trường học : Ở Mỹ có đóng thuế trường học nhưng chỉ áp dụng cho những ai có nhà riêng, dù có con đi học hay không có con cũng phải đóng thuế trường học, (đóng thuế cùng với thuế nhà), tuỳ vào tiểu bang và thành phố, ví dụ như tại bang Texas, thuế trường học khoảng 1,2% đến 1,5% trên trị giá của căn nhà, ví dụ nhà trị giá $100000 sẽ đóng khoảng $1200 đến $1500 cho mỗi năm. Những ai sống ở chung cư, hay sống chung với người khác sẽ không phải đóng thuế trường. Một điểm khác là tại Mỹ giáo dục từ lớp mẫu giáo đến lớp 12 là bắt buộc. Do vậy nếu trong giờ học (từ sáng đến chiều) mà cảnh sát thấy có trẻ em trong tuổi đi học trên đường một mình sẽ có quyền hỏi và mang trẻ đến nhà để tìm lý do. Con mình học lớp 3, nhà trường thông qua ban đại diện phụ huynh yêu cầu đóng tiền lắp điều hoà trong các phòng học, họp phụ huynh chỉ 40% đồng ý, sau đó hội trưởng lại phát giấy về cho từng cháu (lớp 30 cháu, mỗi cháu 505.000) yêu cầu bố mẹ ký và ghi rõ họ tên bố mẹ, phụ huynh em nào vào cột đồng ý hay không đồng ý đóng góp, bố cháu kí vào cột ko đồng ý, hôm sau cháu về khóc bảo "bố hại con, cô doạ sẽ chuyển con sang lớp khác để học, con ko muốn chuyển lớp đâu", đến nỗi có đứa em sinh nhật, bố mẹ bảo đi mua quà sang sinh nhậ em nó cũng bảo "tiền điều hoà ko đóng mà còn đi mua quà sinh nhật cho người khác"... Hoá ra trẻ con Việt Nam bị đe doạ từ tấm bé nên nỗi sợ hãi ăn vào máu rồi, làm sao còn có cơ hội mà phát triển tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo nữa ạ! Rồi chúng ta sẽ có một thế hệ còn hèn nhát và bấy bớt hơn chúng ta... Nhà cháu đây thì chẳng có nhiều tiền để con đi du học như tác giả bài báo nên đành nhắm mắt đưa chân vậy thôi... Sao càng ngày, con người càng bị tiền bạc, vật chất nó hành xác thế này cơ chứ... Tôi là GV. Và GV chúng tôi cũng không thích thu tiền. Có lẽ đề nghị 5 năm nữa, PH có thể ra kho bạc nộp trực tiếp thì GV bớt việc. PH bớt kêu. Ở ngước ngoài thì kêu gọi PH đi bán này bán nọ, giúp đỡ này, giúp đỡ nọ. Ở VN á, đi lao động dọn dẹp nhà trường, PH k đi, bảo nộp 50k/ PH để thuê người dọn. Nộp 3kg giấy vụn thì bảo đưa 10k cho nhanh. Ngày các con đi hoạt động ngoại khóa, cắm trại gọi hội Ph đến thì ai cũng bận (thì ai chẳng có công việc của mình, cũng dễ hiểu). Đi họp PH thì ngồi nhầm lớp... Nếu tình trạng thu chi như ở trường quý vị như này thì do hội Phụ huynh hoạt động ở lớp, ở trường đó không hiệu quả, muốn thay đổi thì chính những người có ý kiến mà k dám nói ra, rồi lên đây kể mới là đáng trách.