Datasets:
vntc
/

Modalities:
Text
Formats:
parquet
Libraries:
Datasets
Dask
metadata
dict
passage
stringlengths
15
8.9k
id
int64
0
1.64M
{ "doc_id": "2", "split": 0, "title": "Trang Chính", "token_count": 34, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2" }
Title: Trang Chính <templatestyles src="Wiki2021/styles.css" />__NOEDITSECTION__
0
{ "doc_id": "4", "split": 0, "title": "Internet Society", "token_count": 211, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4" }
Title: Internet Society Internet Society hay ISOC là một tổ chức quốc tế hoạt động phi lợi nhuận, phi chính phủ và bao gồm các thành viên có trình độ chuyên ngành. Tổ chức này chú trọng đến: tiêu chuẩn, giáo dục và các vấn đề về chính sách. Với trên 145 tổ chức thành viên và 65.000 thành viên cá nhân, ISOC bao gồm những con người cụ thể trong cộng đồng Internet. Mọi chi tiết có thể tìm thấy tại website của ISOC. Internet Society nằm ở gần thủ đô Washington, DC, Hoa Kỳ và Geneva, Thụy Sĩ. Số hội viên của nó bao gồm hơn 145 tổ chức thành viên và hơn 65.000 cá nhân. Thành viên còn có thể tự lập một chi nhánh của tổ chức tùy theo vị trí hoặc sở thích. Hiện nay tổ chức có tới 90 chi nhánh trên toàn thế giới. Nhiệm vụ và mục đích hoạt động. Bảo đảm, cổ vũ cho sự phát triển, mở rộng và sử dụng Internet được thuận lợi nhất cho mọi người trên toàn thế giới.
1
{ "doc_id": "13", "split": 0, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 414, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu người Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số được công nhận tại Cộng hòa Séc. Dựa trên từ vựng cơ bản, tiếng Việt được phân loại là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á. Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất trong ngữ hệ này (nhiều hơn tổng số người nói của tất cả các ngôn ngữ còn lại trong ngữ hệ). Vì Việt Nam thuộc Vùng văn hoá Đông Á, tiếng Việt cũng chịu nhiều ảnh hưởng về từ tiếng Hán, do vậy là ngôn ngữ có ít điểm tương đồng nhất với các ngôn ngữ khác trong ngữ hệ Nam Á. Lịch sử. Theo A. G. Haudricourt giải thích từ năm 1954, nhóm ngôn ngữ Việt-Mường ở thời kỳ khoảng đầu Công nguyên là những ngôn ngữ hay phương ngữ không thanh điệu. Về sau, qua quá trình giao thoa với Hoa ngữ và nhất là với các ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai vốn có hệ thống thanh điệu phát triển cao hơn, hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt xuất hiện và có diện mạo như ngày nay, theo quy luật hình thành thanh điệu. Sự xuất hiện các thanh điệu, bắt đầu khoảng thế kỷ thứ VI (thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam) với 3 thanh điệu và phát triển thêm vào khoảng thế kỷ XII (nhà Lý) với 6 thanh điệu. Sau đó một số phụ âm đầu biến đổi cho tới ngày nay. Trong quá trình biến đổi, các phụ âm cuối rụng đi làm thay đổi các kết thúc âm tiết và phụ âm đầu chuyển từ lẫn lộn vô thanh với hữu thanh sang tách biệt. Ví dụ của A.G. Haudricourt. Trước thời Pháp thuộc.
2
{ "doc_id": "13", "split": 1, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 265, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập nước. Giai đoạn từ đầu Công nguyên, tiếng Việt có những âm không có trong tiếng Trung. Từ khi tiếng Trung có ảnh hưởng tới Việt Nam thông qua các con đường và bao gồm các giai đoạn khác nhau, tiếng Việt bắt đầu có những âm vay mượn từ tiếng Trung. Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến trong cuốn sách "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt" chia quá trình tiếp xúc Hán – Việt thành 2 giai đoạn chính: Từ Hán cổ và từ Hán Việt gọi chung là từ gốc Hán. 1 số từ ngữ Hán cổ có thể kể đến như "đầu", "gan", "ghế", "ông", "bà", "cô", "chè", "ngà", "chén", "chém", "chìm", "buồng", "buồn", "buồm", "mùi", "mùa"... Từ Hán cổ là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt từ lâu hơn, đã đồng hoá mạnh hơn, nên những từ này hiện nay là từ thông thường trong hoạt động xã hội đối với người Việt.
3
{ "doc_id": "13", "split": 2, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 745, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Hệ thống từ Hán Việt trong tiếng Việt bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có của tiếng Việt (tương tự như người Nhật Bản áp dụng kanji đối với chữ Hán và katakana với các tiếng nước ngoài khác). Hiện nay có 1945 chữ Hán thông dụng trong tiếng Nhật, cũng có khoảng 2000 từ Hán–Hàn thông dụng. Số lượng từ vựng tiếng Việt có thêm hàng loạt các yếu tố Hán–Việt. Như là "chủ", "ở", "tâm", "minh", "đức", "thiên", "tự do"... giữ nguyên nghĩa chỉ khác cách đọc; hay thay đổi vị trí như "nhiệt náo" thành "náo nhiệt", "thích phóng" thành "phóng thích", "đảm bảo" thành "bảo đảm"...; hoặc rút gọn như "thừa trần" thành "trần" (trong "trần nhà"), "lạc hoa sinh" thành "lạc" (trong "củ lạc", còn gọi là "đậu phộng")...; hoặc đọc chệch đi như "sáp nhập" (chữ Hán: 插入) thành "sát nhập", "thống kế" (統計) thành "thống kê", "để kháng" (抵抗) thành "đề kháng", "chúng cư" (眾居) thành "chung cư", "bảo cô" (保辜) thành "báo cô", "vãng cảnh" (往景) thành "vãn cảnh" (晚景), "khuyến mãi" (勸買) thành "khuyến mại" (勸賣), vân vân; hay đổi khác nghĩa hoàn toàn như "phương phi" trong tiếng Hán có nghĩa là "hoa cỏ thơm tho" thì trong tiếng Việt lại là "béo tốt", "bồi hồi" trong tiếng Hán nghĩa là "đi đi lại lại" sang tiếng Việt thành "bồn chồn, xúc động"... Mặt khác, người Trung Quốc gọi là Thái Sơn, Hoàng Hà, cổ thụ... thì người Việt lại đọc là núi Thái Sơn, sông Hoàng Hà, cây cổ thụ (mặc dù "sơn" = núi, "hà" = sông, "thụ" = cây)... Do tính quy ước của ngôn ngữ mà phần nào đó các cách đọc sai khác với tiếng Hán vẫn có ai đó chấp nhận và sử dụng trong khi các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay cũng như các cơ quan, các cấp quản lý, tổ chức xã hội – nghề nghiệp lẫn các nhà khoa học Việt Nam có thể chưa tìm được tiếng nói chung trong việc chuẩn hoá cách sử dụng tên riêng và từ vựng mượn từ tiếng nước ngoài. Bên cạnh đó, có những từ có thể đã dùng sai như "quan ngại" dùng và hiểu như "lo ngại", "vấn nạn" hiểu là "vấn đề nan giải", "vô hình trung" thì viết thành "vô hình chung" hay "vô hình dung", "việt dã" là "chạy dài"; "trứ tác" dùng như "sáng tác", "phong thanh" dùng như "phong phanh", "bàng quan" dùng như "bàng quang", "đào ngũ" dùng là "đảo ngũ", "tham quan" thành "thăm quan", "xán lạn" thành "sáng lạng"…
4
{ "doc_id": "13", "split": 3, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 353, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Theo ước lượng của các nhà nghiên cứu, từ Hán Việt chiếm khoảng trên dưới 70% vốn từ trong phong cách chính luận, khoa học (Maspéro thì cho rằng, chúng chiếm hơn 60% lượng từ tiếng Việt). Tác giả Lê Nguyễn Lưu trong cuốn sách "Từ chữ Hán đến chữ Nôm" thì cho rằng về lĩnh vực chuyên môn và khoa học tỉ lệ này có thể lên đến 80% nhưng khi nhận xét về văn ngữ trong một cuốn tiểu thuyết thì chỉ còn 12,8%, kịch nói rút xuống còn 8,9% và ngôn ngữ nói chuyện hằng ngày còn thấp hơn nữa. Các từ và từ tố Hán Việt tạo ra các từ ngữ mới cho tiếng Việt như "sĩ diện", "phi công", "bao gồm", "sống động", "sinh đẻ", vân vân. Trong khi tiếng Việt gọi là "phát thanh" (發聲) thì tiếng Hán lại gọi là 廣播 "quảng bá"; tiếng Việt gọi là "truyền hình" (傳形) thì tiếng Hán gọi là 電視 "điện thị"; tiếng Việt gọi là "thành phố" (城鋪), "thị xã" (市社) thì tiếng Hán gọi là 市 "thị". Tiếng Việt đã lợi dụng được những thành tựu ngôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải tiến mình. Kể từ đầu thế kỷ thứ XI, Nho học phát triển, việc học cổ văn gia tăng, tầng lớp trí thức mở rộng tạo tiền đề cho một nền văn chương của người Việt bằng cổ văn phát triển với các áng văn thư ví dụ như "Nam quốc sơn hà" bên sông Như Nguyệt (sông Cầu).
5
{ "doc_id": "13", "split": 4, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 379, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Cùng thời gian này, ai đó xây riêng 1 hệ thống chữ viết cho người Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết phát triển, đó là chữ Nôm. Để tiện cho việc học chữ Hán và chữ Nôm của người Việt, Ngô Thì Nhậm (1746–1803) đã biên soạn cuốn sách "Tam thiên tự giải âm" (còn gọi là Tam thiên tự, Tự học toản yếu). "Tam thiên tự giải âm" chỉ lược dạy 3000 chữ Hán, Nôm thông thường, đáp ứng nhu cầu cần thiết, nhớ chữ, nhớ nghĩa từng chữ, mỗi câu 4 chữ. Hiệp vần cũng có điểm đặc biệt, tức là vần lưng (yêu vận, vần giữa câu). Tiếng thứ 4 câu đầu hiệp với tiếng thứ hai câu dưới rồi cứ thế mãi đến 3000 chữ, 750 câu. Ví dụ: Thiên – trời, địa – đất, cử – cất, tồn – còn, tử – con, tôn – cháu, lục – sáu, tam – ba, gia – nhà, quốc – nước, tiền – trước, hậu – sau, ngưu – trâu, mã – ngựa, cự – cựa, nha – răng, vô – chăng, hữu – có, khuyển – chó, dương – dê... Trần Văn Giáp đánh giá đây tuy chỉ là quyển sách dạy học vỡ lòng về chữ Hán như đã nêu ở trên nhưng thực ra cũng có thể coi nó chính là sách "Từ điển Hán Việt" thông thường và phổ biến ở cuối thế kỷ XVIII, cùng thời với các sách "Chỉ nam ngọc âm, Chỉ nam bị loại" và xuất hiện trước các sách "Nhật dụng thường đàm", "Thiên tự văn" và "Đại Nam quốc ngữ". Thời Pháp thuộc.
6
{ "doc_id": "13", "split": 5, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 330, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ thứ XIX, tiếng Pháp dần thay thế vị trí của cổ văn, trở thành ngôn ngữ chính thức trong giáo dục, hành chính và ngoại giao. Chữ Quốc ngữ (chữ Latinh tiếng Việt), do một số nhà truyền giáo châu Âu tạo ra, đặc biệt là hai tu sĩ người Bồ Đào Nha Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, với mục đích ban đầu là dùng ký tự Latinh ghi lại tiếng Việt, được chính quyền Pháp thuộc bảo hộ sử dụng nhằm thay thế chữ Hán với chữ Nôm để đồng văn tự với tiếng Pháp, dần dần sử dụng phổ biến trong xã hội cùng tiếng Pháp. "Gia Định báo" là tờ báo đầu tiên mà phát hành bằng chữ Quốc ngữ tại Nam Kỳ vào năm 1865, đặt nền móng cho sự phát triển và xu hướng của chữ Quốc ngữ như là chữ viết chính của tiếng Việt sau này. Mặt khác, những khái niệm chính trị xã hội, kỹ thuật mới dẫn đến việc nhập các thuật ngữ, từ ngữ mới. Có 2 xu hướng về cách thức nhập thuật ngữ là: Sau năm 1945. Tiếng Việt thay thế hoàn toàn tiếng Pháp và văn ngôn, trở thành ngôn ngữ làm việc cấp quốc gia duy nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, sự phát triển tiếng Việt trong chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam diễn ra có khác nhau, chủ yếu ở sử dụng từ Hán-Việt và phiên âm tên trong tiếng nước ngoài.
7
{ "doc_id": "13", "split": 6, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 484, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Tại miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) có xu hướng chuyển sang sử dụng từ thuần Việt thay thế từ Hán Việt cùng nghĩa còn ở miền Nam (Việt Nam Cộng hòa) thì vẫn giữ nguyên việc sử dụng từ Hán Việt như thời trước 1945. Ví dụ như miền Nam vẫn giữ tên "Ngân hàng Quốc gia" trong khi miền Bắc đổi thành "Ngân hàng Nhà nước" (1960), miền Nam gọi là "phi trường" thì miền Bắc gọi là "sân bay", miền Nam gọi là "Ngũ Giác Đài" thì miền Bắc gọi là "Lầu Năm Góc", miền Nam gọi là "Đệ nhứt thế chiến" thì miền Bắc gọi là "Chiến tranh thế giới thứ nhất", miền Nam gọi là "hỏa tiễn" thì miền Bắc gọi là "tên lửa", miền Nam gọi là "thủy quân lục chiến" còn miền Bắc đổi thành "lính thủy đánh bộ"... Ngược lại ở miền Bắc lại dùng một số danh từ bắt nguồn từ tiếng Hán như "tham quan", "sự cố", "nhất trí", "đăng ký", "đột xuất", "vô tư"... thì miền Nam lại dùng những chữ "thăm viếng", "trở ngại/trục trặc", "đồng lòng", "ghi tên", "bất ngờ", "thoải mái"... Việc phiên dịch địa danh tiếng nước ngoài thì ở miền Nam vẫn theo cách trước 1945 là dùng tên theo từ Hán Việt, như Băng Đảo (Iceland), Úc Đại Lợi (Australia), Hung Gia Lợi (Hungary), Ba Tây (Brazil)... Tại miền Bắc thì chuyển sang dùng tên gọi bắt nguồn từ ngôn ngữ không phải tiếng Hán (thí dụ: Ai-xơ-len, Ô-xtrây-li-a, Hung-ga-ri...), trừ ra một số tên Hán Việt phổ biến như "Pháp", "Đức", "Anh", "Nga"... Cá biệt (có thể là duy nhất) 1 tên tiếng Trung là "Zhuang" (người Tráng) "phiên âm trực tiếp" thành "Choang" trong tên gọi chính thức ""Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây"."
8
{ "doc_id": "13", "split": 7, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 512, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, quan hệ Bắc-Nam đã kết nối lại. Gần đây, sự phổ biến hơn của các phương tiện truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc góp phần chuẩn hóa tiếng Việt về chính tả và âm điệu. Từ Hán Việt và từ thuần Việt được người Việt sử dụng song song tùy thuộc ngữ cảnh hay văn phong. Sự di cư để học tập và làm việc giữa các vùng miền giúp mọi người ở Việt Nam được tiếp xúc và hiểu nhiều hơn với các phương ngữ tiếng Việt. Phân bố. Theo Ethnologue, tiếng Việt có tại Anh, Ba Lan, Campuchia, Côte d'Ivoire, Đức, Hà Lan, Lào, Na Uy, Nouvelle-Calédonie, Phần Lan, Pháp, Philippines, Cộng hòa Séc, Sénégal, Thái Lan, Vanuatu, Đài Loan, Nga... Riêng Trung Quốc có người Kinh bản địa ở Đông Hưng, tiếng Việt của họ có pha trộn âm giọng của các ngôn ngữ Hán (Quan thoại, tiếng Quảng Đông...). Tiếng Việt là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc vì người Việt được công nhận là "dân tộc thiểu số" tại Séc. Phương ngữ. Tiếng Việt có sự thay đổi trong giọng nói từ Bắc vào Nam, không đột ngột mà "tiệm tiến" dần theo từng vùng liền nhau. Trong đó, giọng Bắc (Nam Định – Thái Bình), giọng Trung Huế và giọng Nam Sài Gòn là 3 phân loại chính. Những tiếng địa phương này khác nhau ở giọng điệu và từ địa phương. Thanh ngã và thanh hỏi ở miền Bắc rõ hơn ở miền Nam và Trung. Miền Bắc phát âm một số phụ âm (tr, ch, n, l...) khác với miền Nam và miền Trung. Giọng Huế có nhiều từ vựng địa phương hơn những giọng khác. Từ điển Việt-Bồ-La (1651) của Alexandre de Rhodes lấy tiếng miền Bắc làm nền tảng, Dictionarium Anamitico Latinum (1772-1773) của Pierre Pigneaux de Béhaine lấy tiếng miền Nam làm nền tảng. Theo trang thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và học giả Laurence Thompson thì cách đọc tiêu chuẩn hiện nay dựa vào giọng Hà Nội. Tuy nhiên, chưa có quy định nào nói rằng giọng Hà Nội là chuẩn quốc gia. Ngữ âm. Nguyên âm. Dưới đây là bảng các nguyên âm theo giọng Hà Nội.
9
{ "doc_id": "13", "split": 8, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 512, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Trong bảng trên, các nguyên âm trước, giữa và nguyên âm mở là nguyên âm không tròn môi, còn lại là nguyên âm tròn môi. "Ă" và "â" là dạng ngắn của "a" và "ơ". Đồng thời, tiếng Việt còn có hệ thống nguyên âm đôi và nguyên âm ba. Phụ âm. Bảng dưới đây trình bày các phụ âm trong tiếng Việt và cách viết. 1 số phụ âm chỉ có một cách viết (như "b", "p") nhưng một số có nhiều hơn một cách viết như "k", có thể biểu diễn bằng "c", "k" hay "q". Đồng thời, các phụ âm có thay đổi tuỳ theo địa phương. Sự khác biệt về phụ âm giữa các vùng miền trình bày kỹ càng hơn trong bài phương ngữ tiếng Việt. Thanh điệu. Tiếng Việt là ngôn ngữ thanh điệu, mọi âm tiết của tiếng Việt luôn mang 1 thanh điệu nào đó. Do các thanh điệu của tiếng Việt trong chữ quốc ngữ biểu thị bằng các dấu thanh còn gọi là dấu nên một số người quen gọi các thanh điệu của tiếng Việt là các "dấu". Có sự khác biệt về số lượng thanh điệu và điệu trị của thanh điệu giữa các phương ngôn của tiếng Việt, thanh điệu có tên gọi giống nhau không đồng nghĩa với việc nói chúng sẽ giống nhau trong mọi phương ngôn của tiếng Việt. Phương ngôn tiếng Việt Bắc Bộ có 6 thanh điệu, phương ngôn tiếng Việt Trung Bộ và Nam Bộ có 5 thanh điệu. Thanh điệu của tiếng Việt tiêu chuẩn gồm 6 thanh: "ngang" (còn gọi là thanh không dấu do chữ quốc ngữ không có dấu thanh cho thanh điệu này), "sắc", "huyền", "hỏi", "ngã", "nặng" nhưng lại thiếu các quy định cụ thể về việc lấy cách phát âm trong phương ngôn nào của tiếng Việt làm cách phát âm tiêu chuẩn cho 6 thanh điệu này. Các âm tiết mang vần nhập thanh, tức là các vần kết thúc bằng 1 trong 3 phụ âm cuối (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "c" hoặc chữ cái nhị hợp "ch"), (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "t"), (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "p") chỉ có thể mang thanh sắc hoặc thanh nặng. 3 âm tắc trên đã làm cho các âm tiết mang vần nhập thanh chỉ có thể mang các thanh điệu có điệu trị ngắn và nhanh.
10
{ "doc_id": "13", "split": 9, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 508, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Trong thơ ca các thanh điệu phân thành 2 nhóm: thanh bằng gồm có "ngang" và "huyền", thanh trắc gồm các thanh còn lại. Trong các thể thơ cổ như Đường luật và lục bát, có thể có sự hòa hợp thanh điệu bằng trắc giữa các tiếng trong 1 câu thơ. Ngữ pháp. Tiếng Việt là 1 ngôn ngữ đơn lập. Các quan hệ ngữ pháp thể hiện chủ yếu thông qua hệ thống hư từ và cách sắp xếp trật tự từ trong câu. Trật tự từ thông dụng nhất trong tiếng Việt là chủ ngữ - vị ngữ - tân ngữ (SVO). Tuy nhiên, trật tự trong câu có thể trong một số trường hợp sắp xếp theo kiểu ngôn ngữ nổi bật chủ đề, vì thế mà 1 câu có thể theo trật tự Tân ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ (OSV). Vị trí các từ sắp xếp theo thứ tự, từ mang ý chính đứng trước từ mang ý phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho từ mang ý chính, tương tự như danh từ đứng trước tính từ đứng sau bổ sung nghĩa cho danh từ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bổ ngữ (bao gồm từ mang ý phụ và tính từ) sẽ đứng trước danh từ. Tiếng Việt còn có hệ thống đại từ nhân xưng dựa trên các từ ngữ chỉ quan hệ xã hội và hệ thống danh từ đơn vị. Từ vựng. Từ vựng tiếng Việt có 2 bộ phận chính: từ thuần Việt và từ mượn. Ngoài ra còn có những từ hỗn chủng là kết quả của sự kết hợp các yếu tố thuần Việt và ngoại lai. Từ thuần Việt. Từ thuần Việt là những từ xuất hiện lâu hơn trong tiếng Việt, biểu thị những sự vật, hiện tượng, khái niệm cơ bản nhất trong đời sống hằng ngày. Do có sự tiếp xúc từ sớm hơn với các ngôn ngữ nhóm Tày-Thái nên nhiều từ thuần Việt và các từ tương ứng trong các tiếng này có sự giống nhau nhất định về ngữ âm và ngữ nghĩa. Trước 1960, một số từ thuần Việt dùng để đặt tên thông tục cho người trong tầng lớp bình dân hoặc để tránh bị ma quỷ thần thánh bắt đi. Tại miền Bắc có các tên như "Rụt", "Tằm", "Cột", "Cu", "Gái"... Tại miền Nam có các tên như "Đực"... Sự phát triển dân trí dẫn đến cách đặt tên thông tục giảm dần.
11
{ "doc_id": "13", "split": 10, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 414, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Từ Hán Việt. Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán bắt đầu khi nhà Hán của Trung Quốc xâm chiếm khu vực Việt Nam. Quá trình tiếp xúc đã đưa vào tiếng Việt một khối lượng từ ngữ của tiếng Hán. Giai đoạn đầu, hiện tượng này diễn ra lẻ tẻ, rời rạc hơn chủ yếu thông qua đường khẩu ngữ qua sự tiếp xúc giữa người Việt và người Hán, tạo nên 1 lớp từ có nguồn gốc Hán cổ mà đã hoà lẫn với các từ thuần Việt. Đến đời Đường, tiếng Việt mới có sự tiếp nhận các từ ngữ Hán một cách có hệ thống qua đường sách vở. Các từ ngữ gốc Hán này chủ yếu đọc theo ngữ âm đời Đường tuân thủ nguyên tắc ngữ âm tiếng Việt gọi là âm Hán–Việt. Khi đưa vào tiếng Việt, bên cạnh việc thay đổi về mặt ngữ âm, một số từ Hán Việt thay đổi cả ngữ nghĩa. Từ Hán-Việt chiếm 1 phần trong vốn từ vựng tiếng Việt, chúng hiện diện một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ có nguồn gốc Ấn–Âu. Kể từ khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, tiếng Pháp đã có ảnh hưởng đến tiếng Việt và các từ ngữ gốc Pháp thâm nhập vào tiếng Việt. Sự ảnh hưởng này là do tiếng Pháp có sử dụng trong các văn bản, giấy tờ của Nhà nước và trong giảng dạy ở nhà trường cũng như trong các loại sách báo khác. Ảnh hưởng này kéo theo sự xuất hiện của các từ gốc Pháp trong các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong khoa học kỹ thuật. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Do đó, một số từ ngữ gốc Nga có điều kiện du nhập vào tiếng Việt. Đồng thời, cùng với sự tiếp xúc, hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, trong tiếng Việt cũng xuất hiện các từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh.
12
{ "doc_id": "13", "split": 11, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 489, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Nhìn chung, khi đưa vào tiếng Việt, những từ này đã Việt hoá về mặt âm đọc (thêm thanh điệu, thay đổi âm hoặc giảm bớt âm tiết). Những từ đơn âm tiết (hoặc đơn âm hoá), vay mượn qua khẩu ngữ thâm nhập vào tiếng Việt. Trong khi đó, những từ có 2 âm tiết trở lên, vay mượn thông qua sách vở vẫn còn dấu ấn ngoại lai. Có những từ vay mượn nguyên dạng nên tạo ảnh hưởng trong cách phát âm. Từ có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số. Là 1 nước đa sắc tộc với 54 dân tộc đã công nhận, tiếng Việt phổ thông tiếp nhận 1 phần tiếng dân tộc thiểu số, gồm từ thông dụng và tên riêng của người hay địa vật và các từ này có thể có vần "phi Việt". Quá trình này diễn ra trong lịch sử. Dựa theo tên người/danh xưng đăng tải trên báo chí và các địa danh trên các bản đồ hành chính, chúng ta có thể phân loại các cách nhập tiếng dân tộc thiểu số như sau: Các chữ và vần "phi Việt" viết theo hướng dẫn trong Quyết định 240/QĐ "Về tên riêng không phải tiếng Việt", trong đó các chữ cái F, J, W, Z có thể tùy nghi sử dụng. Từ hỗn chủng. Từ hỗn chủng là những từ tạo thành từ các yếu tố có nguồn gốc khác nhau như giữa yếu tố thuần Việt và Hán Việt, giữa yếu tố thuần Việt và yếu tố Ấn-Âu. Cùng với sự phát triển của tiếng Việt, các từ hỗn chủng đã gia tăng, đóng 1 vai trò trong việc diễn đạt các khái niệm mới hơn trong xã hội. Ví dụ: Chữ viết. Theo dòng lịch sử phát triển, tiếng Việt có 3 dạng ký tự để viết là chữ Hán, chữ Nôm (dựa trên chữ Hán) và chữ Quốc ngữ (chữ Latinh). Chữ Hán và chữ Nôm là văn tự chính của Việt Nam trước thế kỷ 20. Tất cả các tác phẩm sử học và văn học cổ truyền Việt Nam đều viết bằng chữ Hán, chữ Nôm như Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Đoạn trường tân thanh, Đại Việt sử ký toàn thư...
13
{ "doc_id": "13", "split": 12, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 214, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Chữ Quốc ngữ là chữ Latinh dựa trên bảng chữ cái và âm vị của tiếng Bồ Đào Nha đối chiếu với tiếng Việt, do các nhà truyền giáo Dòng Tên Bồ Đào Nha xây dựng vào đầu thế kỷ 17 rồi do giáo sĩ Alexandre de Rhodes người Avinhon chuẩn định. Đây là người cho in cuốn "Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum" năm 1651. Cuối thế kỷ 18 tại Đàng Trong diễn ra cuộc chỉnh lý chữ Quốc ngữ dưới sự điều phối của Giám mục Pierre Pigneau de Behaine (hay còn biết tới dưới tên Bá Đa Lộc), từ điển có tên "Dictionarium Anamatico-Latinum" soạn quãng năm 1772–1773 nhưng mới chỉ là bản viết tay. Sau đó, từ điển của Taberd mang tên "Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị" (tựa Latinh giống với tựa cuốn của Bá Đa Lộc) xuất bản năm 1838 tại Serampore, Ấn Độ.
14
{ "doc_id": "13", "split": 13, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 336, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Chữ Quốc ngữ từ lúc ra đời tuy có hơn 200 năm hình thành và phát triển, nhưng chưa đủ phổ biến để là văn tự chính ở Việt Nam vì chữ Hán và chữ Nôm vẫn là dạng văn tự phổ biến của tiếng Việt. Phải đến cuối thế kỷ 19, vào thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa bảo hộ chữ Quốc ngữ và cổ súy thay thế chữ Hán và chữ Nôm để tiếng Việt đồng văn tự Latinh với tiếng Pháp, bắt đầu từ Nam Kỳ rồi tới Bắc Kỳ và Trung Kỳ để dễ dàng phổ biến tiếng Pháp và văn hóa Pháp. Còn các nhà cải cách Việt Nam ủng hộ việc truyền bá hệ chữ Latinh như phương tiện để khai dân trí, chấn dân khí. Cải cách giáo dục năm 1906 của vua Thành Thái cũng bao gồm chương trình dạy chữ Quốc ngữ. Tuy vậy trong giai đoạn này, sự bóc lột của Thực dân Pháp khiến người Việt không được đi học đầy đủ, nên hầu hết người Việt giai đoạn này trở nên mù chữ với cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Ngay sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập quốc, Chính phủ phát động Bình dân học vụ với mục tiêu nhanh chóng giải quyết nạn mù chữ bằng cách đẩy mạnh dạy chữ Quốc ngữ cho người dân. Chữ Hán và chữ Nôm vẫn được một lượng người Việt sử dụng song song cùng chữ Quốc ngữ, nhưng đến năm 1950, giảng dạy chữ Hán Nôm bị loại ra khỏi chương trình giáo dục của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì độ phổ biến ở Việt Nam không còn nhiều.
15
{ "doc_id": "13", "split": 14, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 496, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Tại Việt Nam hiện nay, người dân chủ yếu sử dụng chữ Quốc ngữ là chính, còn chữ Hán và chữ Nôm thường dùng trong các hoạt động liên quan tới văn hóa truyền thống như viết thư pháp, câu đối, tìm hiểu lịch sử và văn học cổ, và được giảng dạy trong chuyên ngành Hán Nôm bậc đại học cũng như tại các tổ chức phong trào dạy học chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng trong tiếng Việt. Trái ngược lại là cộng đồng người Kinh bản địa ở Đông Hưng (Trung Quốc), do không bị ảnh hưởng bởi chính sách thay thế chữ Hán và chữ Nôm bằng chữ Quốc ngữ của Thực dân Pháp (vùng đất họ sống trở thành lãnh thổ Đại Thanh theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887, nên họ không bị Thực dân Pháp đô hộ), những thế hệ con cháu ở đây không bị gián đoạn chuyện đi học và không bị mù chữ. Người Kinh bản địa ở Đông Hưng vẫn duy trì được sự phổ biến của chữ Hán và chữ Nôm trong cộng đồng và vẫn dùng làm văn tự chính cho tiếng Việt ở thời hiện đại giống như người Việt xưa, thay vì dùng chữ Latinh như người Việt ở Việt Nam hiện tại. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, tại Chương I Điều 5 Mục 3, ghi tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Không có bất kỳ văn bản nào ở cấp nhà nước quy định "giọng chuẩn" và "quốc tự" ("chữ viết quốc gia" hoặc "văn tự chính thức") của tiếng Việt. Phần lớn các văn bản hành chính tiếng Việt ở Việt Nam được viết bằng chữ Quốc ngữ theo ""Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt" áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục", nêu tại Quyết định của Bộ Giáo dục số 240/QĐ ngày 5 tháng 3 năm 1984 do những người thụ hưởng giáo dục đó sau này ra làm việc trong mọi lĩnh vực xã hội hướng tới việc chuẩn hóa chính tả tiếng Việt. Không có luật lệ nào cấm người Việt viết tiếng Việt hiện đại bằng chữ Hán Nôm. Thư pháp. Cùng với chữ Hán, Kana và Hangul, có người "yêu thích" thư pháp nâng chữ viết tiếng Việt lên thành một bộ môn nghệ thuật.
16
{ "doc_id": "13", "split": 15, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 375, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Thư pháp chữ Việt ban đầu là thư pháp chữ Nôm và chữ Hán. Sau này chữ Quốc ngữ trở nên phổ biến hơn trong khi nhu cầu và sở thích treo chữ trong nhà vẫn còn, người chơi chữ đã khởi xướng "thư pháp chữ Quốc ngữ". Còn thư pháp chữ Hán và chữ Nôm hiện nay vẫn duy trì song song. Bộ gõ tiếng Việt và giao tiếp tiếng Việt qua mạng. Tuy cùng là chữ Latinh, ngoài 22 ký tự không dấu có trong bảng chữ cái tiếng Anh thì chữ Quốc ngữ còn chứa lượng ký tự có dấu, bao gồm 7 ký tự Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư cùng 60 chữ nguyên âm (A, Ă, Â, E, Ê, I, O, Ô, Ơ, U, Ư, Y) mang thanh điệu "sắc-huyền-hỏi-ngã-nặng". Tổng cộng là máy tính hay điện thoại cần phải nạp thêm 67 ký tự, gấp hơn 2,5 lần bảng chữ cái của tiếng Anh (26 ký tự) thì mới đủ để viết tiếng Việt. Nên để có thể viết tiếng Việt trên máy tính và điện thoại di động cần có bộ gõ là phần mềm hỗ trợ soạn thảo văn bản bằng tiếng Việt đi kèm một số phông chữ Quốc ngữ. Người dùng cũng có thể cài đặt thêm các phông ký tự chữ Quốc ngữ khác phục vụ trang trí và nghệ thuật. Các bộ gõ tiếng Việt khác nhau sẽ quy định các phím bấm khác nhau để hiển thị các dấu thanh, dấu mũ và dấu móc. Có những quy ước chuẩn dấu tiếng Việt, bộ mã, cách gõ và những phần mềm khác nhau. Có bộ mã chữ Việt theo chuẩn quốc tế Unicode.
17
{ "doc_id": "13", "split": 16, "title": "Tiếng Việt", "token_count": 393, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=13" }
Title: Tiếng Việt Do ký tự có dấu phải mã hóa mất lượng bộ nhớ lớn hơn ký tự không dấu, việc tin nhắn SMS bằng tiếng Việt có dấu bị hạn chế 70 ký tự/tin nhắn (ít hơn một nửa so với 180 ký tự/tin nhắn của tiếng Anh) nên trước đây người Việt thường nhắn tin SMS không dấu để có thể viết nhiều nội dung hơn và tiết kiệm tiền hơn dù nội dung bằng tiếng Việt không dấu có thể gây hiểu nhầm. Một số trường hợp lợi dụng viết tắt, biến đổi ký tự nhằm giảm số lượng (j=gi; f=ph; bỏ "h" trong "gh","ngh") hay thể hiện rõ âm (z=d vì "đ" viết không dấu thành "d"). Hiện nay nhờ sự phát triển của Internet trên di động (như Wi-Fi, 4G không giới hạn dung lượng) cùng các ứng dụng OTT và mạng xã hội, việc nhắn tin bằng tiếng Việt có dấu trở nên thoải mái hơn mà không lo bị hạn chế ký tự. Đối với việc gõ chữ Hán và chữ Nôm bằng tiếng Việt, do dạng ký tự này hiện không được sử dụng phổ biến ở Việt Nam nên các hãng sản xuất máy tính, điện thoại hay phần mềm coi như loại bỏ. Thời gian gần đây để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu về lịch sử hay văn học cổ cũng như chuyên ngành Hán Nôm, một số cá nhân hay tổ chức đã tạo ra những trang web hay phần mềm giúp viết chữ Hán và chữ Nôm bằng bộ gõ chữ Quốc ngữ. Với chữ Hán do đồng bộ với các chữ của bộ gõ tiếng Trung và tiếng Nhật nên việc hiển thị không khó khăn, còn chữ Nôm do một lượng chữ chưa được mã hoá đầy đủ nên có thể hiển thị bị lỗi trên một số máy tính và điện thoại dưới dạng ô vuông hay dấu hỏi chấm.
18
{ "doc_id": "24", "split": 0, "title": "Ohio", "token_count": 471, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=24" }
Title: Ohio Ohio (viết tắt là OH, viết tắt cũ là O.) là một tiểu bang khu vực Trung Tây (cũ) nằm ở miền đông bắc Hoa Kỳ. Tên "Ohio" theo tiếng Iroquois có nghĩa là "sông đẹp" và đó cũng là tên của một dòng sông dùng làm ranh giới phía nam của tiểu bang này với tiểu bang Kentucky. Hải quân Hoa Kỳ có đặt tên một vài con tàu được đặt tên là USS "Ohio" ("Chiến Hạm Hoa Kỳ Ohio") để tỏ lòng trân trọng tiểu bang này. Đây là nơi sinh của các Tổng thống: Ulysses S. Grant (tại Point Pleasant), Rutherford B. Hayes (tại Delaware), James A. Garfield (tại Orange, Cuyahoga County), Benjamin Harrison (tại North Bend), William McKinley (tại Niles), William Howard Taft (tại Cincinnati), Warren G. Harding (tại Blooming Grove). Ngoài ra đây còn là nơi sinh của nhà phát minh nổi tiếng Thomas Edison (tại Milan). Lịch sử. Ohio là tiểu bang đầu tiên được chia ra từ Lãnh thổ Tây Bắc. Vào thế kỷ 18, Pháp xây dựng lên các cửa khẩu dùng để buôn bán, trao đổi hàng hóa (chủ yếu là lông thú) tại đây. Vào năm 1754, Pháp và Anh giao chiến trên đất Mỹ vì xung đột quyền lợi trong một cuộc chiến mà sau này được gọi là Chiến tranh Pháp với người da đỏ. Vì Hiệp ước Paris, Pháp đành phải chuyển quyền quản lý Ohio cho phía Anh. Anh thông qua Tuyên ngôn 1763 cấm những thực dân Mỹ đừng bố trí trong Vùng Ohio. Quyền kiểm soát của Anh đối với Ohio kết thúc bởi chiến thắng của Mỹ trong Cuộc cách mạng Mỹ. Hoa Kỳ tạo ra vùng lãnh thổ Tây Bắc vào năm 1787. Ohio nằm trong vùng lãnh thổ Tây Bắc. Vùng lãnh thổ Indiana sau đó được tạo ra do Ohio chuẩn bị được trở thành tiểu bang, làm vùng lãnh thổ Tây Bắc nhỏ đi bằng Ohio ngày nay cộng với khoảng một nửa diện tích phía đông của đồng bằng Michigan (Mi-chi-gân).
19
{ "doc_id": "24", "split": 1, "title": "Ohio", "token_count": 485, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=24" }
Title: Ohio Theo Sắc lệnh Tây Bắc ("Northwest Ordinance"), Ohio có thể được trở thành tiểu bang khi mà dân số có hơn 60.000 người. Ngày 19 tháng 2 năm 1803, Tổng thống Jefferson ký một đạo luật của Quốc hội công nhận Ohio là tiểu bang thứ 17. Thông lệ của Quốc hội về công bố ngày chính thức có quyền tiểu bang không diễn ra cho đến tận năm 1812, khi Louisiana được nhận vào, cho nên vào năm 1953 Tổng thống Eisenhower ký một đạo luật công bố ngày 1 tháng 3 năm 1803 là ngày chính thức mà Ohio được trở thành tiểu bang Mỹ. Vào năm 1835, Ohio chiến đấu với Michigan trong một cuộc chiến không đổ máu để có được thành phố Gargamesh (ngày nay là Toledo), cuộc chiến này được gọi là Chiến tranh Toledo. Luật pháp và chính quyền. Thủ phủ của Ohio là Columbus, gần trung tâm tiểu bang. Thống đốc hiện nay là John Kasich (đảng Cộng hòa), với hai thượng nghị sĩ liên bang là J. D. Vance (Cộng hòa) và Sherrod Brown (đảng Dân chủ). Địa lý. Sông Ohio là biên giới phía nam của Ohio (chính xác là ở mực nước sông thấp nhất vào năm 1793 ở bờ bắc của dòng sông) và nhiều đoạn biên giới phía bắc của tiểu bang được xác định theo hồ Erie của Ngũ Đại Hồ (giáp tỉnh Ontario của Canada). Ohio tiếp giáp với Pennsylvania ở phía đông, Michigan ở phía bắc, Indiana ở phía tây, Kentucky ở phía nam, và Tây Virginia ở phía đông nam. Nhiều vùng ở Ohio là đồng bằng bị băng xói mòn, trừ một vùng bằng phẳng về phía tây bắc, ngày xưa gọi là Đầm Lầy Tối Tăm ("Great Black Swamp"). Vùng đất bị băng xói mòn này ở vùng tây bắc và miền trung bị ngăn cách về phía đông và đông nam bởi vùng bị băng xói mòn thuộc Cao Nguyên Allegheny, tiếp theo đó là một vùng gọi là vùng chưa bị băng xói mòn thuộc Cao Nguyên Allegheny. Nhiều phần của Ohio là vùng đất thấp, nhưng vùng không bị băng xói mòn thuộc cao nguyên Allegheny có núi và rừng nhấp nhô.
20
{ "doc_id": "24", "split": 2, "title": "Ohio", "token_count": 441, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=24" }
Title: Ohio Những dòng sông quan trọng thuộc tiểu bang này có thể kể là Sông Miami, Sông Scioto, Sông Cuyahoga, và Sông Muskingum. Kinh tế. Ohio là tiểu bang quan trọng trong sản xuất máy móc, công cụ, và nhiều vật khác, là một trong những tiểu bang công nghiệp chính của Hoa Kỳ. Vì Ohio nằm trong khu vực trồng ngô của Mỹ, nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong kinh tế của tiểu bang. Ngoài ra, các địa danh lịch sử, những thắng cảnh và các hoạt động giải trí của Ohio là nền tảng cho ngành du lịch phát triển. Hơn 2.500 hồ và 70.000 kilômét của những thắng cảnh bên sông là thiên đường cho những người du lịch bằng thuyền, người đánh cá và người đi bơi. Những địa điểm khảo cổ học về dân da đỏ bao gồm các ngôi mộ và các địa điểm khác thu hút được sự quan tâm đặc biệt về lịch sử. Tổng sản phẩm của Ohio vào năm 1999 là 362 tỷ Mỹ kim, đứng thứ bảy trên toàn nước Mỹ. Thu nhập tính theo đầu người của tiểu bang vào năm 2000 là $28.400 (USD), đứng thứ 19 trong cả nước. Sản phẩm nông nghiệp chính của Ohio là đậu nành, sản phẩm từ sữa, ngô, cà chua, lợn, bò, gia cầm và trứng. Sản phẩm công nghiệp là thiết bị chuyên chở, sản phẩm kim loại đúc sẵn, máy móc, chế biến đồ ăn và thiết bị điện. Dân số. Theo Thống kê Dân số năm 2000, dân số là 11.353.140 người. Dân số tăng lên 4,7% (506.025 người) so với năm 1990. Theo thống kê 2000: Trong số đó: Năm nhóm người chính theo chủng tộc là người Đức (25,2%), Ailen (12,7%), Mỹ gốc Phi (11,5%), Anh (9,2%), Mỹ (8,5%). 6,6% dân số Ohio dưới 5 tuổi; 25,4% dưới 18 tuổi; và 13,3% từ 65 tuổi trở lên. Nữ giới chiếm khoảng 51,4% số dân. Giáo dục. Trường đại học. Xem Danh sách các trường đại học ở Ohio
21
{ "doc_id": "26", "split": 0, "title": "California", "token_count": 438, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=26" }
Title: California California (còn được người Việt gọi vắn tắt là Cali hay phiên âm Hán-Việt là Gia Lợi Phúc Ni Á), là một tiểu bang ven biển phía tây của Hoa Kỳ. Với dân số là 38,9 triệu người và diện tích 423.970 km², California là tiểu bang đông dân nhất Hoa Kỳ và lớn thứ ba theo diện tích. California tiếp giáp bang Oregon ở phía bắc, Nevada và Arizona ở phía đông, Baja California của Mexico ở phía nam và Thái Bình Dương ở phía tây. Thủ phủ của tiểu bang là thành phố Sacramento. Trước thời kỳ thực dân châu Âu, California là một trong những khu vực đa dạng văn hóa và ngôn ngữ nhất, và cộng động người bản địa tại California từng chiếm tỉ lệ lớn trong số cộng đồng Người Mỹ bản địa tại Hoa Kỳ. Những cuộc khai phá của người châu Âu trong thế kỷ 16 và 17 dẫn tới thời kỳ thực dân của Đế quốc Tây Ban Nha. Năm 1804 đánh dấu sự ra đời của Alta California, một phần của đế quốc Tân Tây Ban Nha. Khu vực này sau đó thuộc về Mexico sau Chiến tranh giành độc lập (1821), sau đó bị sáp nhập vào Hoa Kỳ sau Chiến tranh Hoa Kỳ – México (1848). Cơn sốt vàng California đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu xã hội của khu vực này, dẫn tới nhiều người Mỹ bản địa bị sát hại trong sự kiện Thảm sát California. Toàn bộ khu vực Alta California được tổ chức lại và trở thành bang thứ 31 của Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 9 năm 1950 trên cơ sở Thỏa hiệp 1950. Vùng Đại Los Angeles (18,7 triệu người) và Khu vực Vịnh San Francisco (9,6 triệu người) là những vùng đô thị đông dân thứ 2 và thứ 5 của toàn Hoa Kỳ. Los Angeles là thành phố đông dân nhất của tiểu bang và là thành phố đông dân thứ 2 của Hoa Kỳ, trong khi đó San Francisco là thành phố có mật độ dân số cao nhất của Hoa Kỳ. Quận Los Angeles là quận đông dân nhất, và Quận San Bernardino là quận có diện tích lớn nhất Hoa Kỳ.
22
{ "doc_id": "26", "split": 1, "title": "California", "token_count": 428, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=26" }
Title: California California là tiểu bang đóng góp kinh tế nhiều nhất cho Hoa Kỳ với tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2022 đạt 3.600 tỷ $. Đây cũng là nền kinh tế cấp đơn vị lớn nhất thế giới, xếp sau Ấn Độ và vượt qua Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Vùng Đại Los Angeles (1.000 tỷ $) và Khu vực Vịnh San Francisco (600 triệu $) cũng là các khu vực đóng góp kinh tế thứ 2 và thứ 4 của Hoa Kỳ (2020). Khu vực Vịnh San Francisco cũng là nơi có tổng sản phẩm nội địa trên đầu người cao nhất Hoa Kỳ (106.757 $/năm), là nơi đặt trụ sở của 5 trong số 10 công ty vốn hóa lớn nhất thế giới, và là nơi ở của 4 trong số 10 người giàu nhất thế giới. Chỉ có 84% dân số trên 25 tuổi tại California đạt trình độ trung học – tỉ lệ thấp nhất trên tổng số 50 tiểu bang toàn Hoa Kỳ. Nhiều nhân vật nổi tiếng trong văn hóa đại chúng, bao gồm văn hóa, thể thao, nghệ thuật, thời trang... có xuất thân từ California. Nơi đây cũng nổi tiếng với các nhân vật trong các lĩnh vực truyền thông, công nghệ thông tin, giáo dục, môi trường, kinh tế, chính trị, kỹ thuật, tôn giáo. California sở hữu Hollywood, nền công nghiệp điện ảnh đầu tiên và lớn nhất thế giới và cũng được coi là cái nôi của Điện ảnh Hoa Kỳ. California còn là nơi ra đời của phong trào Hippie phản văn hóa, các tiểu văn hóa xe hơi và đi biển, máy tính cá nhân, internet, đồ ăn nhanh, trượt ván, bánh may mắn, cùng nhiều phát minh khác. Nông nghiệp tại California cũng phát triển nhất Hoa Kỳ với các sản phẩm chính từ sữa, hạt điều và nho. Hai cảng biển Long Beach và Los Angeles là hai cảng biển có lượng lưu thông vận tải lớn nhất Hoa Kỳ, có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn quốc khi nhập khẩu hơn 40% lượng hàng hóa vào Hoa Kỳ.
23
{ "doc_id": "26", "split": 2, "title": "California", "token_count": 338, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=26" }
Title: California Cảnh quan thiên nhiên tại California vô cùng đa dạng, từ bờ biển Thái Bình Dương ở phía đông cho tới các dãy núi Sierra Nevada ở phía Tây, từ rừng linh sam Douglas ở phía Bắc cho tới các hoang mạc rộng lớn Mojave ở phía Đông Nam. Hơn cảnh báo động đất tại Hoa Kỳ được ghi nhận tại California. Thung lũng Trung phần California màu mỡ là trung tâm nông nghiệp của tiểu bang. Khí hậu California pha trộn khí hậu Địa Trung Hải với gió mùa. Hạn hán và cháy rừng chính là 2 vấn đề lớn nhất tại đây. Hệ sinh thái tại đây đa dạng với rừng mưa ôn đới và hoang mạc, bên cạnh khí hậu núi cao tại các vùng núi. Địa lý. California kề cận với Thái Bình Dương, Oregon, Nevada, Arizona và tiểu bang Baja California của México. Tiểu bang này có nhiều cảnh tự nhiên rất đẹp, bao gồm Central Valley rộng rãi, núi cao, sa mạc nóng nực, và hàng trăm dặm bờ biển đẹp. Với diện tích 411,000 km² (160,000 mi2), nó là tiểu bang lớn thứ ba của Hoa Kỳ và lớn hơn cả nước Đức và cũng như Việt Nam. Hầu hết các thành phố lớn của tiểu bang nằm sát hay gần bờ biển Thái Bình Dương, đáng chú ý là Los Angeles, San Francisco, San Jose, Long Beach, Oakland, Santa Ana/Quận Cam, và San Diego. Tuy nhiên, thủ phủ của tiểu bang, Sacramento, là một thành phố lớn nằm trong thung lũng Trung tâm. Trung tâm địa lý của tiểu bang thuộc về Bắc Fork, California.
24
{ "doc_id": "26", "split": 3, "title": "California", "token_count": 346, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=26" }
Title: California Địa lý California phong phú, phức tạp và đa dạng. Giữa tiểu bang có thung lũng Trung tâm, một thung lũng lớn, màu mỡ được bao quanh bởi những dãy núi bờ biển ở phía tây, dãy núi đá granit Sierra Nevada ở phía đông, dãy núi Cascade có đá lửa ở miền bắc, và dãy núi Tehachapi ở miền nam. Các sông, đập nước, và kênh chảy từ các núi để tưới thung lũng Trung tâm. Nguồn nước của phần lớn tiểu bang do Dự án Nước Tiểu bang cung cấp. Dự án Thung lũng Trung tâm hỗ trợ hệ thống nước của một số thành phố, nhưng chủ yếu cung cấp cho việc tưới tiêu nông nghiệp. Nhờ nạo vét, vài con sông đã đủ rộng và sâu để cho vài thành phố nội địa (nhất là Stockton) được trở thành hải cảng. Trung lũng Trung tâm nóng nực và màu mỡ là trung tâm nông nghiệp của California và trồng một phần lớn cây lương thực của Mỹ. Tuy nhiên, việc trồng trọt bị tàn phá bởi nhiệt độ thấp gần điểm đông trong mùa đông. Phía nam của thung lũng, một phần là sa mạc, được gọi là thung lũng San Joaquin, do nước chảy xuống sông San Joaquin, còn phía bắc được gọi là thung lũng Sacramento, do nước chảy xuống sông Sacramento. Châu thổ vịnh Sacramento – San Joaquin vừa là cửa sông quan trọng hỗ trợ hệ sinh thái nước mặn và vừa là nguồn nước chủ yếu của phần lớn dân cư tiểu bang.
25
{ "doc_id": "26", "split": 4, "title": "California", "token_count": 505, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=26" }
Title: California Dãy núi Sierra Nevada (tức "dãy núi tuyết" trong tiếng Tây Ban Nha) ở phía đông và trung tâm tiểu bang, có núi Whitney là đỉnh núi cao nhất trong 48 tiểu bang (4,421 mét (14,505 feet)). Trong dãy Sierra còn có Công viên Quốc gia Yosemite và hồ Tahoe (một hồ nước ngọt sâu và là hồ lớn nhất của tiểu bang theo thể tích). Bên phía đông của dãy Sierra là thung lũng Owens và hồ Mono – nơi sinh sống chủ yếu của chim biển. Còn bên phía tây là hồ Clear, hồ nước ngọt lớn nhất của California theo diện tích. Vào mùa đông, nhiệt độ ở dãy Sierra Nevada xuống tới nhiệt độ đóng băng và ở đây có hàng chục dòng sông băng nhỏ, trong đó có sông băng cực nam của Hoa Kỳ, sông băng Palisade. Rừng che phủ khoảng 35% tổng diện tích tiểu bang và California có nhiều loại thông hơn bất cứ tiểu bang nào khác. Về diện tích rừng, California chỉ đứng sau Alaska mặc dù tỉ lệ rừng theo diện tích nhỏ hơn một số tiểu bang khác. Phần lớn của rừng ở đây ở phía tây bắc tiểu bang và triền phía tây dãy Sierra Nevada. Những cánh rừng nhỏ hơn với chủ yếu là cây sồi dọc theo những dãy núi California gần bờ biển hơn, và cả những đồi thấp dưới chân dãy Sierra Nevada. Những rừng thông nhỏ hơn có ở các dãy núi San Gabriel và San Bernardino ở miền Nam California cũng như trên những vùng núi ở miền trung Quận San Diego. Các sa mạc ở California chiếm 25% tổng diện tích. Ở miền nam có dãy núi Transverse và một hồ nước mặn lớn – biển Salton. Sa mạc phía trung nam được gọi là Mojave. Phía đông nam của sa mạc này là thung lũng Chết, là nơi có Badwater Flat – điểm thấp nhất và nóng nhất của Bắc Mỹ. Điểm thấp nhất của thung lũng Chết cách đỉnh của núi Whitney ít hơn 322 km (200 dặm). Con người đã vài lần cố gắng đi bộ từ điểm này tới điểm kia và người nổi tiếng nhất là Lee Bergthold. Thực sự hầu như cả miền đông nam California là sa mạc khô cằn và nóng bức, và các thung lũng Coachella và Imperial thường có nhiệt độ rất cao vào mùa hè.
26
{ "doc_id": "26", "split": 5, "title": "California", "token_count": 352, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=26" }
Title: California Nằm theo bờ biển dài và đông đúc dân cư của California là vài khu vực đô thị lớn, bao gồm San Jose–San Francisco–Oakland, Los Angeles–Long Beach, Santa Ana–Irvine–Anaheim, và San Diego. Thời tiết gần Thái Bình Dương rất ôn hòa so với những khí hậu trong đất liền. Nhiệt độ không bao giờ xuống tới điểm đông vào mùa đông (hầu như không có tuyết) và nhiệt độ hiếm khi lên trên 30°C (gần 80°F). California được biết đến với động đất vì có nhiều vết đứt gãy, nhất là vết đứt gãy San Andreas. Tuy ở nhiều tiểu bang khác như Alaska, Washington, Oregon, và Missouri đã xảy ra các trận động đất rất mạnh (gây ra bởi vết đứt gãy New Madrid), nhưng nhiều người biết đến những động đất ở California hơn vì chúng xảy ra thường xuyên và hay xảy ra ở những vùng đông dân cư. California cũng có vài núi lửa, một số còn hoạt động như núi lửa Mammoth. Những núi lửa khác bao gồm đỉnh Lassen, nó phun nham thạch từ 1914 đến 1921, và núi lửa Shasta. Các thành phố quan trọng. Tiểu bang California có 478 thành phố, trong đó phần lớn nằm trong những khu vực đô thị lớn. 68% của dân cư California sống trong hai khu vực đô thị lớn nhất gồm vùng Đại Los Angeles và vùng vịnh San Francisco. Dân số vài thành phố lớn (2000): Các công viên quốc gia. Dịch vụ Vườn Quốc gia (NPS) quản lý nhiều công viên quốc gia ở California: Lịch sử.
27
{ "doc_id": "26", "split": 6, "title": "California", "token_count": 471, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=26" }
Title: California Trước khi người châu Âu đến California thì đây là một trong những vùng đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ nhất ở Bắc Mỹ thời thổ dân. Nhiều người ở bờ biển phía tây Hoa Kỳ săn những con thú biển, câu cá hồi và thu nhặt tôm cua, trong khi những dân tộc cơ động hơn ở bên trong California đi săn thú rừng và hái lượm những quả hạch, quả đầu, và quả mọng. Các dân tộc ở California có nhiều hình thức tổ chức khác nhau như nhóm, bộ lạc, tiểu bộ lạc, và các cộng đồng lớn hơn trên bờ biền dồi dào tài nguyên như dân tộc Chumash, Pomo, và Salinas. Việc buôn bán, hôn nhân khác dân tộc, và liên minh quân sự làm cho những dân tộc khác nhau có nhiều mối liên hệ xã hội và kinh tế. João Rodrigues Cabrilho người Bồ Đào Nha là người châu Âu đầu tiên thám hiểm một phần bờ biển California năm 1542. Còn Francis Drake là người đầu tiên thám hiểm cả bờ biển và tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất này năm 1579. Từ cuối thế kỷ 18, các hội truyền giáo Tây Ban Nha đã xây dựng các ngôi làng rất nhỏ trên những vùng đất trợ cấp lớn khổng lồ thuộc miền rộng rãi về phía bắc của Baja California. Ban đầu, vùng đất có tên "California" bao gồm vùng tây bắc của Đế quốc Tây Ban Nha, tức là bán đảo "Baja California (Hạ California)", và phần lớn những vùng đất hiện nay của các tiểu bang California, Nevada, Utah, Arizona, và Wyoming, được gọi là "Alta California" (Thượng California). Trong thời kỳ đầu, những ranh giới của biển Cortez và bờ biển Thái Bình Dương chưa được thám hiểm đầy đủ, cho nên California được vẽ như một hòn đảo trên những bản đồ thời đó. Tên "California" được đặt ra cho vùng này theo hòn đảo lạc viên California trong "Las sergas de Esplandián" (Các truyện phiêu lưu của Splandian), một tiểu thuyết tiếng Tây Ban Nha do Garci Rodríguez de Montalvo viết vào thế kỷ 16.
28
{ "doc_id": "26", "split": 7, "title": "California", "token_count": 396, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=26" }
Title: California Vùng đất này có người thổ dân trước khi có các cuộc thám hiểm lác đác của người châu Âu vào thế kỷ 16. Đến cuối thế kỷ 18, Tây Ban Nha chiếm vùng này thành thuộc địa của mình. Và khi Mexico giành được độc lập trong cuộc Chiến tranh giành độc lập México (1810–1821), California thành một phần của nước này. Hơn 200 năm sau khi Mexico giành được độc lập, California là tỉnh xa thuộc miền bắc của quốc gia. Các trại rất lớn nuôi bò, được gọi "rancho", trở thành chế độ chính của California thuộc Mexico. Các thương gia và thực dân bắt đầu đến từ Hoa Kỳ, báo hiệu những thay đổi quyết liệt sẽ xảy ra khắp miền California. Vào thời kỳ này, một số quý tộc Nga cũng thử thám hiểm và tuyên bố chủ quyền một phần California, nhưng các lần thám hiểm này không thành công do Sa hoàng không quan tâm và do chính phủ Mexico xây dựng một số pháo đài ("presidio") để chặn những cuộc xâm nhập vào miền này. California không có nhiều người sinh sống cho đến khi y học hiện đại loại trừ được sự bùng nổ các bệnh sốt vàng, sốt rét, và dịch hạch gây ra bởi muỗi và bọ chét, những loài sẽ bị giết chết khi bị đông cứng, mà ở California lại thiếu điều này. Khi Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha thì các hội truyền giáo Tây Ban Nha tại California thuộc về chính phủ Mexico, và họ vội vàng giải tán và bãi bỏ những hội này. Tuy nhiên, nhiều thành phố lớn của California đã phát triển xung quanh những hội truyền giáo này, bởi vậy những thành phố đó có tên thánh, thí dụ như Los Angeles được đặt tên theo Đức Bà Maria, San Francisco theo Thánh Phanxicô thành Assisi, San Jose theo Thánh Giuse, và San Diego theo Thánh Điđacô.
29
{ "doc_id": "26", "split": 8, "title": "California", "token_count": 465, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=26" }
Title: California Vào Chiến tranh Mỹ-Mexico (1846–1848), người dân Mỹ nổi lên chống lại chính phủ Mexico. Năm đầu tiên của cuộc chiến, 1846, Cộng hòa California được thành lập và Cờ Gấu tung bay. Trên lá cờ này có hình một con gấu vàng và một ngôi sao. Tuy nhiên, nền cộng hòa bị chấm dứt đột ngột khi Thiếu tướng John D. Sloat của Hải quân Hoa Kỳ tiến vào vịnh San Francisco và tuyên bố chủ quyền của Hoa Kỳ đối với California. Sau chiến tranh, California bị chia thành 2 phần thuộc Mexico (phía nam) và Hoa Kỳ (phía bắc). Phần phía bắc, đầu tiên được gọi "Alta California", rồi trở thành tiểu bang California thuộc Hoa Kỳ; còn phần phía nam được Mexico chia thành hai tiểu bang Baja California và Baja California Sur. Vào năm 1848, có khoảng 4.000 người Tây Ban Nha ở vùng thượng California tới vào người, nhưng vàng đã được phát hiệm gần Sacramento, làm cho nhiều người đến đây từ Mỹ, Âu Châu, và những nơi khác với hy vọng tìm vàng trong cuộc đổ xô tìm vàng ở California năm 1849. Do đó, rất nhiều người nhập cư vào miền này, và California được trở thành tiểu bang thứ 31 của Hoa Kỳ năm 1850. Khi tiểu bang này gia nhập Liên bang, nó được coi là một trong những tiểu bang tự do, tức là nó cấm chế độ nô lệ. Đầu tiên, việc đi lại lại giữa miền Tây và các trung tâm ở miền Đông tốn thì giờ và nguy hiểm. Hành khách phải đi theo các chuyến đường biển dài hoặc đi bằng xe ngựa hay đi bộ rất khó khăn trên những con đường đất. Năm 1869, đường xe lửa xuyên lục địa đầu tiên được hoàn thành, tạo ra một lối đi thẳng hơn. Sau đó, hàng trăm ngàn người Mỹ tới California, nơi những người mới đến khám phá ra rằng nếu tưới đất vào những tháng hè khô cạn, đất đó rất hợp để trồng cây ăn quả và làm nông nghiệp nói chung. Các loại cây giống cam quýt được trồng phổ biến (nhất là cây cam), và từ đó ngành sản xuất nông nghiệp California bắt đầu rất thành công đến ngày nay.
30
{ "doc_id": "26", "split": 9, "title": "California", "token_count": 474, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=26" }
Title: California Đầu thế kỷ 20, sự di trú đến California tăng nhanh sau khi hoàn thành những con đường xuyên lục địa lớn như Đường Lincoln và Xa lộ 66. Từ 1900 đến 1965, dân số California tăng tới gần một triệu và California trở thành tiểu bang đông dân nhất Liên bang. Từ năm 1965 đến nay, nhân khẩu của tiểu bang thay đổi hoàn toàn làm California trở thành một trong những địa điểm có nhiều chủng loại người nhất trên thế giới. Nói chung, tiểu bang có khuynh hướng tự do, hiểu biết về kỹ thuật và văn hóa, và là trung tâm quốc tế về công ty kỹ thuật, ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình, công nghiệp âm nhạc, và ngành sản xuất nông nghiệp đã nói ở trên. Nhân khẩu. Dân số. Năm 2006, California có khoảng 36.132.147 người, tăng 290.109 người hay 0,8% so với năm 2005 và tăng 2.260.494 người hay 6,7% so với năm 2000. Với tỷ lệ tăng này, California đứng hàng thứ 13 trong số các tiểu bang tăng dân số nhanh nhất. Số người tăng lên gồm 1.557.112 tăng trưởng tự nhiên (2.781.539 người sinh trừ 1.224.427 người chết) và 751.419 người nhập cư. California là tiểu bang đông dân nhất với trên 12% người Mỹ sống tại đây. Nếu là một quốc gia riêng, California sẽ là nước đông dân thứ 34 trên thế giới. California nhiều hơn Canada 4 triệu dân. Chủng tộc. Không sắc tộc nào chiếm đa số tại California. Đây là một trong ba tiểu bang (California, Hawaii và New Mexico) mà người thiểu số nhiều hơn người da trắng. Người da trắng không có gốc từ châu Mỹ Latinh vẫn là nhóm đông nhất, nhưng họ không chiếm đại đa số. Người gốc từ châu Mỹ Latinh chiếm trên một phần ba số dân; các nhóm khác, theo thứ tự là: Người Mỹ gốc Á, Người Mỹ gốc Phi và Người thổ dân da đỏ. Vì có nhiều người nhập cư từ châu Mỹ Latinh, nhất là từ México, và tỉ lệ sinh sản của người Mỹ Latinh cao hơn, các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng họ sẽ chiếm đa số vào năm 2040. California có tỉ lệ người gốc châu Á cao thứ nhì toàn quốc, chỉ sau Hawaii. Ngôn ngữ.
31
{ "doc_id": "26", "split": 10, "title": "California", "token_count": 511, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=26" }
Title: California Tính đến năm 2000, số người California từ 5 tuổi trở lên sử dụng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha tại nhà lần lượt là 60,5% và 25,8%. Tiếng Trung Quốc đứng thứ ba với 2,6%, sau đó là tiếng Tagalog (2,0%) và tiếng Việt (1,3%). Có trên 100 ngôn ngữ thổ dân tại đây, nhưng hầu hết đang ở tình trạng mai một. Từ năm 1986, Hiến pháp California đã chỉ định tiếng Anh làm ngôn ngữ phổ thông và chính thức trong tiểu bang. Tôn giáo. Người dân California theo các tôn giáo sau (2014): Như các tiểu bang miền tây khác, số người tự nhận là "không tôn giáo" cao hơn các nơi khác tại Hoa Kỳ. Kinh tế. Tuy tiểu bang có tiếng về thái độ thoải mái khi so sánh với các tiểu bang ở bờ biển đông Hoa Kỳ, nền kinh tế California lớn thứ sáu trên thế giới và đóng góp 13% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Hoa Kỳ. Các ngành công nghiệp lớn nhất của tiểu bang bao gồm nông nghiệp, hàng không vũ trụ, giải trí, công nghiệp nhẹ, và du lịch. California cũng có vài trung tâm kinh tế quan trọng như Hollywood (về điện ảnh), thung lũng Trung tâm California (về nông nghiệp), thung lũng Silicon (về máy tính và công nghệ cao), và vùng Rượu vang (về rượu vang). Chính phủ. Giống chính phủ liên bang Hoa Kỳ, California có chính phủ kiểu cộng hòa, với ba nhánh chính phủ: hành pháp gồm Thống đốc California và các quan chức được bầu riêng rẽ; Cơ quan lập pháp bang California gồm Hạ viện và Thượng viện; và tư pháp có Tòa án Tối cao California và các tòa cấp dưới. Tiểu bang cũng để cử tri tham gia vào quá trình chính phủ qua kiến nghị, trưng cầu dân ý, bãi miễn, và phê chuẩn. Giáo dục. Do một tu chính án của hiến pháp tiểu bang, California phải chi phí 40% của thu nhập tiểu bang cho hệ thống trường công. California là tiểu bang duy nhất có điều khoản như vậy. Các trường tiểu học công lập có chất lượng khác nhau tùy theo trường. Chất lượng của các trường địa phương phần lớn tùy theo tiền thuế ở vùng đấy và cỡ của ban phụ trách các trường. Ở một số vùng, chi phí quản lý tốn một phần lớn của tiền đã dùng cho giáo dục. Ở những vùng nghèo, tỷ lệ người biết đọc viết có thể ít hơn 70% dân cư.
32
{ "doc_id": "26", "split": 11, "title": "California", "token_count": 500, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=26" }
Title: California Hệ thống trường trung học công lập dạy những lớp tùy chọn về nghề nghiệp, ngôn ngữ, và khoa học nhân văn có cấp riêng cho những học sinh giỏi, sinh viên tương lai, và học sinh công nghiệp. Họ nhận học sinh bắt đầu từ khoảng 14–18 tuổi, và chính phủ ngừng đòi hỏi người phải đi học khi đến 16 tuổi. Ở nhiều khu vực trường học, những trường trung học cơ sở có lớp tùy chọn với chương trình tập trung vào cách học, người 11–13 tuổi đi những trường học này. Những trường tiểu học chỉ dạy về cách học, lịch sử, và xã hội, và có trường mẫu giáo tùy chọn nửa ngày bắt đầu từ 5 tuổi. Chính phủ đòi hỏi trẻ em phải đến trường từ 6 tuổi. Hệ thống các viện đại học nghiên cứu chính của tiểu bang là hệ thống Viện Đại học California (UC), có nhiều nhà nghiên cứu đã đoạt giải Nobel hơn bất cứ cơ sở nào trên thế giới và được coi như một trong những hệ thống viện đại học công lập hàng đầu của Hoa Kỳ. Hệ thống UC có mục đích nhận 12,5% của những học sinh cao điểm nhất và thực hiện nghiên cứu sau đại học. UC hiện có 10 viện đại học thành viên và 1 trường luật liên kết ở San Francisco: UC cũng quản lý một số phòng thí nghiệm liên bang cho Bộ Năng lượng Hoa Kỳ: Hệ thống Viện Đại học California State (CSU) cũng được coi như một trong những hệ thống trường học ưu việt trên thế giới. Hệ thống CSU bao gồm 23 viện đại học: Với hơn 400.000 sinh viên, hệ thống CSU là hệ thống viện đại học lớn nhất của Hoa Kỳ. Nó có mục đích nhận phần ba học sinh trung học phổ thông cao điểm nhất. Các viện đại học thuộc hệ thống CSU phần nhiều dành cho sinh viên đại học, nhưng nhiều trường lớn trong hệ thống, như là CSU-Long Beach, CSU-Fresno, San Diego State University, và San Jose State University, đang quan tâm thêm về nghiên cứu, nhất là về những ngành khoa học ứng dụng. CSU sắp làm trái với một phần của Sơ đồ Kerr năm 1960 vào năm 2007 khi họ bắt đầu phong học vị tiến sĩ (Ph.D.) về giáo dục. Cán bộ Thư viện Tiểu bang Kevin Star và các người khác đã nói rằng thay đổi nhỏ này là bước đầu tiên để cải tổ hệ thống đại học ở California.
33
{ "doc_id": "26", "split": 12, "title": "California", "token_count": 233, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=26" }
Title: California Hệ thống Trường Đại học Cộng đồng California (California Community Colleges System - CCCS) cung cấp những lớp "giáo dục tổng quát", có thể chuyển đơn vị lớp học qua những hệ thống CSU và UC, và cũng cung cấp chương trình dạy nghề, dạy lớp thấp, và học tiếp. Các trường này cấp giấy chứng nhận và bằng cao đẳng (associate's degree). Nó bao gồm 109 trường đại học được tổ chức thành 72 khu vực, dạy hơn 2,9 triệu sinh viên. Những viện đại học tư thục có tiếng bao gồm: California có thêm hàng trăm trường và viện đại học tư thục, bao gồm nhiều học viện tôn giáo và học viện chuyên biệt. Bởi vậy California có nhiều cơ hội đặc biệt về giải trí và giáo dục cho dân cư. Cho thí dụ, miền nam California, một trong những vùng đông đại học nhất trên thế giới, có rất nhiều người hát giỏi mà thi trong đại hội ca đoàn lớn. Gần Los Angeles có nhiều học viện nghệ thuật và điện ảnh, bao gồm Học viện Nghệ thuật California (CalArts).
34
{ "doc_id": "33", "split": 0, "title": "Thụy Điển", "token_count": 330, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Thụy Điển (, , tiếng Anh: Sweden), tên chính thức là Vương quốc Thụy Điển (, tiếng Anh: Kingdom of Sweden), là một quốc gia ở Bắc Âu, giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat. Với diện tích 449 964 km², Thụy Điển là nước lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, với dân số 10.2 triệu người, trong đó có khoảng 2,4 triệu người được sinh ra ở nước ngoài . Thụy Điển có mật độ dân số thấp với 21 người/km² nhưng lại tập trung cao ở nửa phía Nam của đất nước. Khoảng 85% dân số sống ở thành thị và theo dự đoán con số này sẽ tăng dần vì quá trình đô thị hóa đang diễn ra. Thủ đô của Thụy Điển là Stockholm, đây cũng là thành phố lớn nhất nước. Thành phố lớn thứ hai là Göteborg với dân số khoảng 500.000 người và 900.000 người trên tổng vùng. Thành phố lớn thứ ba là Malmö với dân số khoảng 260.000 người và 650.000 người ở tổng vùng. Ngày nay, Thuỵ Điển là một nước quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị. Quyền lực lập pháp của đất nước thuộc về Quốc hội ("Riksdag") đơn viện gồm 349 đại biểu. Quyền hành pháp được thực hiện bởi chính phủ do thủ tướng chủ trì. Thụy Điển là một nhà nước đơn nhất, được chia thành 21 hạt và 290 đô thị.
35
{ "doc_id": "33", "split": 1, "title": "Thụy Điển", "token_count": 359, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Một nhà nước độc lập của Thụy Điển đã xuất hiện trong đầu thế kỷ 12. Sau khi đại dịch Cái Chết Đen bùng nổ vào giữa thế kỷ 14 giết chết khoảng một phần ba dân số Scandinavia , Liên minh Hanse xuất hiện và trở thành mối đe doạ đối với văn hoá, tài chính và ngôn ngữ của người Scandinavia . Điều này dẫn đến việc hình thành Liên minh Kalmar giữa các nước Scandinavia vào năm 1397 , tuy vậy sau đó Thụy Điển đã rời bỏ Liên minh vào năm 1523. Khi Thụy Điển tham gia vào cuộc Chiến tranh Ba mươi năm bên phe Tân giáo, họ bắt đầu quá trình mở rộng lãnh thổ của mình và sau đó không lâu Đế chế Thụy Điển đã được hình thành, trở thành một trong những thế lực hùng mạnh nhất của châu Âu cho đến đầu thế kỷ 18. Lãnh thổ của Thụy Điển nằm ngoài bán đảo Scandinavia đã dần dần bị mất trong thế kỷ 18 và thế kỷ 19. Nửa phía Đông của Thụy Điển (Phần Lan ngày nay), rơi vào tay Đế quốc Nga năm 1809. Cuộc chiến tranh cuối cùng Thụy Điển tham gia trực tiếp vào năm 1814, khi Thụy Điển sử dụng quân sự ép Na Uy nhập vào Liên minh Thụy Điển và Na Uy, một liên minh tồn tại đến tận năm 1905. Kể từ đó, Thụy Điển là một nước hòa bình, áp dụng chính sách đối ngoại không liên kết vào thời bình và chính sách trung lập thời chiến . Thụy Điển giữ vai trò trung lập trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới và Chiến tranh Lạnh, mặc dù từ năm 2009 Thụy Điển đã chuyển sang hợp tác công khai với NATO.
36
{ "doc_id": "33", "split": 2, "title": "Thụy Điển", "token_count": 477, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển gia nhập Liên minh châu Âu vào ngày 1 tháng 1 năm 1995, nhưng đã từ chối trở thành một thành viên của NATO, cũng như từ chối gia nhập Khu vực đồng euro sau một cuộc trưng cầu dân ý. Thụy Điển hiện là thành viên của nhiều tổ chức như Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bắc Âu, Hội đồng Châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Thụy Điển là một nước có nền kinh tế phát triển cao, duy trì một hệ thống phúc lợi xã hội rộng rãi theo mô hình Bắc Âu, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tổng quát và giáo dục đại học miễn phí cho người dân. Thụy Điển đứng thứ 11 thế giới về thu nhập bình quân đầu người, ngoài ra nước này cũng đạt thứ hạng cao trong nhiều bảng xếp hạng quốc tế, đặc biệt là về chất lượng cuộc sống, y tế, giáo dục, bảo vệ tự do dân sự, cạnh tranh kinh tế, bình đẳng, thịnh vượng và phát triển con người . Từ nguyên. Tên gọi của Thuỵ Điển trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Trong tiếng Anh, Thụy Điển được gọi là ""Sweden"." Bằng tiếng Trung, "Swe-den" được phiên âm là "瑞典" (pinyin: "Ruì diǎn"). "瑞典" có âm Hán Việt là "Thuỵ Điển". Tên gọi Thụy Điển (Sweden) được mượn từ tiếng Hà Lan trong thế kỉ 17 nói tới Thụy Điển như một cường quốc mới nổi. Trước khi đế quốc Thụy Điển bành trướng, tiếng Anh hiện đại thời kì đầu sử dụng từ Swedeland. Sweden (Thụy Điển) được bắt nguồn từ sự tái tạo từ tiếng Anh cổ Swēoþēod, có nghĩa là "dân Swedes" (Old Norse Svíþjóð, Latin Suetidi). Từ đó nguồn gốc từ Sweon/Sweonas (Old Norse Sviar, Latin Suiones). Người Thụy Điển (Swedish) gọi là Sverige, nghĩa là "vương quốc của người Swedes (Thụy Điển)".
37
{ "doc_id": "33", "split": 3, "title": "Thụy Điển", "token_count": 347, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Biến thể của tên Sweden (Thụy Điển) được sử dụng trong hầu hết các ngôn ngữ, ngoại trừ tiếng Đan Mạch và tiếng Na Uy sử dụng từ Sverige, tiếng Faroese dùng từ Svøríki, tiếng Iceland Svíþjóð, và ngoại lệ đáng chú ý hơn của một số ngôn ngữ Finnic nơi mà từ Ruotsi (tiếng Phần Lan) và Rootsi (tiếng Estonia) được sử dụng, những cái tên thường được coi là đề cập đến những người từ các khu vực ven biển của Roslagen, Uppland (thuộc Thụy Điển), những người được biết đến với cái tên Rus, và thông qua họ có liên quan về mặt từ ngữ với tên tiếng Anh của Russia (Nga). Lịch sử. Vào cuối thời kỳ băng hà (khoảng 12.000 TCN), những người đầu tiên đã bắt đầu di dân đến các vùng ven biển bằng đường bộ ở giữa Đức và Scania (miền Nam Thụy Điển ngày nay). Các di chỉ khảo cổ lâu đời nhất có niên đại vào khoảng 13.000 năm trước đây được tìm thấy ở vùng Scania. Khi con đường bộ này biến mất vào khoảng 5.000 năm TCN miền Trung và vùng ven biển của Thụy Điển đã có dân cư. Cũng theo các di chỉ khảo cổ, trong thời gian từ Công Nguyên cho đến năm 400 đã có một nền thương mại phát đạt với Đế quốc La Mã. Vùng Scandinavia được nhắc đến lần đầu tiên trong các văn kiện của La Mã từ năm 79 như trong "Naturalis Historiae" của Gaius Plinius Secundus hay trong "De Origine et situ Germanorum" của Gaius Cornelius Tacitus.
38
{ "doc_id": "33", "split": 4, "title": "Thụy Điển", "token_count": 277, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Đầu thế kỷ XI, vương quốc này là một liên minh lỏng lẻo của các vùng tự trị với các hội đồng, luật lệ và tòa án riêng biệt, chỉ được liên kết với nhau qua cá nhân của vị vua có quyền lực tương đối ít. Vương quốc thật ra được thành lập trong thời kỳ Trung Cổ, giữa năm 1000 và 1300, đồng thời với việc theo Công giáo. Sau năm 1000 danh hiệu vua bắt đầu thành hình ở Götaland (miền nam Thuỵ Điển) và ở Svealand (miền trung Thuỵ Điển). Ban đầu chức vị này thường hay bị tranh cãi, không bền vững và thường chỉ có tầm quan trọng trong vùng. Dưới thời của Birger Jarl, người có quan hệ mật thiết với anh rể của ông là vua Erik Eriksson, bắt đầu có những cải cách xã hội và chính trị rộng lớn, mang lại một quyền lực tập trung và một xã hội được tổ chức theo gương của các quốc gia phong kiến châu Âu. Năm 1388, nữ hoàng Đan Mạch Margarethe I được một phái quý tộc chống đối công nhận là người trị vì Thuỵ Điển. Năm 1397 cháu của Margarethe là Erik của Pommern lên ngôi vua trị vì 3 vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thuỵ Điển, thành lập Liên minh Kalmar.
39
{ "doc_id": "33", "split": 5, "title": "Thụy Điển", "token_count": 344, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Năm 1611, sau khi vua cha qua đời, Gustav II Adolf lên ngôi lúc 17 tuổi, bắt đầu thời kỳ Thuỵ Điển vươn lên trở thành cường quốc. Ông tham chiến trong nhiều cuộc chiến tranh thời đó. Vào năm 1700, ba nước láng giềng là Đan Mạch, Ba Lan và Nga mở đầu cuộc Đại chiến Bắc Âu (1700-1721) chống lại Thuỵ Điển. Vua Karl XII của Thụy Điển lần lượt đánh tan tác quân Đan Mạch, quân Nga và cả quân Ba Lan. Nhưng vào năm 1709, một vị vua lớn trong lịch sử Nga là Pyotr Đại Đế đánh tan tác quân Thuỵ Điển trong trận Poltava (1709). Vua Karl XII chết vào năm 1718, và rồi Thuỵ Điển không còn là cường quốc nữa, mất đất về tay Đế quốc Nga và Vương quốc Phổ. Tuy thế, chính phủ Thuỵ Điển vẫn mong muốn lập lại vai trò liệt cường của đất nước. Họ đẩy đất nước vào cuộc chiến tranh với quân Nga trong thập niên 1740, kết quả là quân Thuỵ Điển lại bại trận. Từ đó, Nga hoàng càng can thiệp vào nội bộ Thụy Điển Trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763), Thuỵ Điển tham chiến trong liên quân Áo - Pháp - Nga, để đánh nước Phổ với mong muốn giành lại tỉnh Pomerania. Nhưng một vị vua lớn trong lịch sử Phổ là Friedrich II Đại Đế đã đấu tranh anh dũng, sau cùng liên quân dần dần tan rã và quân Thuỵ Điển cũng phải rút lui.
40
{ "doc_id": "33", "split": 6, "title": "Thụy Điển", "token_count": 509, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Trong cuộc cuộc chiến chống Nga (1788–1790) của vua Gustav III, Quân đội Thuỵ Điển gặt không ít rắc rối và cũng chẳng nhận được một vùng đất nào.. Không những vậy, cuộc chiến tranh chống Napoléon của vua Gustav IV Adolf còn gây cho Thuỵ Điển nhiều thiệt hại hơn. Do Nga hoàng Aleksandr I lúc đó liên minh với Napoléon (1807), quân Nga đánh đuổi quân Thuỵ Điển ra khỏi xứ Phần Lan, và điều này khiến một nhóm quý tộc Thuỵ Điển nổi điên lật đổ vua Gustav IV Adolf vào năm 1809. Vào năm 1813, Thụy Điển tham chiến trong liên quân chống Pháp - một liên minh có cả Nga và Phổ; sau khi Hoàng đế Napoléon đại bại trong trận Leipzig, vua Karl XIV Johan còn lâm chiến với Đan Mạch. Trong Hiệp ước Kiel năm 1814 Đan Mạch bắt buộc phải nhượng Na Uy để đổi lại phần đất Vorpommern của Thuỵ Điển. Khi Na Uy tuyên bố độc lập sau đó, trong một cuộc chiến ngắn ngủi và gần như không đổ máu vua Karl XIV Johan đã thành công trong việc ép buộc thành lập liên minh Thuỵ Điển – Na Uy mà trong đó Na Uy vẫn là một vương quốc riêng biệt. Sau cuộc chiến tranh cuối cùng này Karl XIV Johan đã áp dụng một chính sách hòa bình nhất quán, là cơ sở cho nền trung lập của Thuỵ Điển. Thời gian 200 năm hòa bình của Thuỵ Điển tính từ thời điểm này cho đến nay là độc nhất trên toàn thế giới ngày nay. Dân số Thuỵ Điển tăng rõ rệt trong thế kỷ XIX, từ năm 1750 đến 1850 dân số đã tăng gấp đôi. Nhiều người ở vùng nông thôn, là nơi cư ngụ của đa phần người dân, không có việc làm, đi đến nghèo nàn và nghiện rượu. Vì thế trong thời gian từ 1850 đến 1910 đã có một cuộc di dân lớn mà chủ yếu là đến Mỹ. Mặc dầu vậy khi cuộc Cách mạng công nghiệp bắt đẩu tiến triển tại Thuỵ Điển, người dân từng bước gia nhập vào thành phố và tổ chức các công đoàn xã hội chủ nghĩa. Một cuộc cách mạng của những người theo chủ nghĩa xã hội đang đe dọa xảy ra được tránh khỏi vào năm 1917, sau đó là việc tái thành lập chế độ nghị viện và quốc gia này trở thành dân chủ.
41
{ "doc_id": "33", "split": 7, "title": "Thụy Điển", "token_count": 472, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Trong thế kỷ XX, Thuỵ Điển trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dầu là sự trung lập của quốc gia này trong Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn còn bị tranh cãi. Thụy Điển tiếp tục trung lập trong cuộc Chiến tranh Lạnh và cho đến ngày nay, vẫn không là thành viên của một liên minh quân sự nào. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên không bị tàn phá, Thụy Điển đã có thể phát triển ngành công nghiệp cung cấp cho công cuộc tái xây dựng châu Âu và vì thế trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới vào thập niên 1960. Khi các nền kinh tế khác bắt đầu vững mạnh, Thụy Điển tuy đã bị vượt qua vào thập niên 1970 nhưng vẫn thuộc về các quốc gia đứng đầu về mặt hạnh phúc của người dân. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Thuỵ Điển gia nhập Liên Hợp Quốc, tháng 11 năm 1959 gia nhập Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA). Dưới triều vua Gustavus V (1907-1950), kinh tế phát triển thịnh vượng chưa từng có. Thuỵ Điển duy trì tính trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ I. Một lần nữa, Thuỵ Điển vẫn giữ vai trò trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ II. Đảng Dân chủ xã hội liên tục cầm quyền dưới thời Thủ tướng Per Albin Hasson (1932-1946), Thủ tướng Tage Erlander (1946- 1969). Kinh tế vẫn phát triển và mô hình Thuỵ Điển tiếp tục được củng cố. Tuy nhiên, dưới thời Thủ tướng Olof Palme (1969- 1979), Chính phủ phải đương đầu vớị cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Năm 1976, phe bảo thủ lên cầm quyền. Năm 1982, O. Palme trở lại giữ chức Thủ tướng. Palme bị Ám sát năm 1986, Ingvar Carlsson trở thành người kế nhiệm. Năm 1991, lãnh đạo phe bảo thủ, Carl Bildt, trở thành Thủ tướng. Năm 1994, Đảng Dân chủ Xã hội trở lại cầm quyền. Năm 1995, Thuỵ Điển gia nhập Liên hiệp châu Âu, nhưng từ chối thông qua việc sử dụng đồng euro năm 1999.
42
{ "doc_id": "33", "split": 8, "title": "Thụy Điển", "token_count": 312, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Trong những thập kỷ gần đây, Thụy Điển đã trở thành một quốc gia đa dạng về văn hóa do làn sóng nhập cư ồ ạt vào quốc gia này; trong năm 2013, người ta ước tính rằng 15% dân số Thụy Điển sinh ra ở nước ngoài. Dòng người nhập cư đã mang lại những thách thức mới về xã hội. Nhiều sự cố bạo lực đã xảy ra có liên quan đến những người nhập cư trong đó có cuộc bạo loạn tại Stockholm năm 2013 xảy ra sau vụ việc một người nhập cư Bồ Đào Nha già bị bắn chết bởi một viên cảnh sát. Để đối phó với những sự kiện bạo lực này, đảng Dân chủ Thụy Điển, một đảng đối lập có lập trường chống người nhập cư, đã thúc đẩy các chính sách chống nhập cư của họ, trong khi phe đối lập cánh tả đổ lỗi cho sự bất bình đẳng ngày càng tăng do những chính sách kinh tế xã hội sai lầm của chính phủ trung hữu . Thụy Điển đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng di cư châu Âu năm 2015, tình trạng này cuối cùng cũng đã buộc chính phủ nước này phải thắt chặt hơn các quy định về nhập cư. Chính trị. Thụy Điển có bốn đạo luật cơ bản () kết hợp với nhau hình thành nên hiến pháp của đất nước, bao gồm: Văn kiện của chính phủ (), Đạo luật Kế vị (), Đạo luật về quyền tự do báo chí (), Luật Cơ bản về quyền tự do ngôn luận ().
43
{ "doc_id": "33", "split": 9, "title": "Thụy Điển", "token_count": 452, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Thụy Điển là một nhà nước quân chủ lập hiến với Vua Carl XVI Gustaf là người đứng đầu nhà nước kể từ năm 1973, song vai trò của quốc vương chỉ giới hạn trong các chức năng nghi lễ và đại diện.  Theo quy định của Văn kiện Chính phủ năm 1974, nhà vua không có bất kỳ quyền lực chính trị chính thức nào. Nhà vua là người mở phiên họp Quốc hội hàng năm,  tổ chức Hội đồng Thông tin thường kỳ với Thủ tướng và Chính phủ, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng Tư vấn Ngoại giao (Tiếng Thụy Điển: Utrikesnämnden) và là người tiếp nhận quốc thư của các đại sứ nước ngoài gửi tới Thụy Điển cũng như đóng dấu quốc thư gửi ra nước ngoài. Ngoài ra, nhà Vua cũng là người thanh toán chi phí cho những chuyến thăm cấp nhà nước ở nước ngoài và tiếp đón khách nước ngoài với tư cách là chủ nhà. Ngoài những nhiệm vụ chính thức, Vua và những thành viên khác trong gia đình hoàng gia cũng thực hiện một loạt các nhiệm vụ đại diện không chính thức khác cả ở trong nước và ngoài nước. Cơ quan lập pháp là Riksdag (tức Quốc hội) chỉ có một viện bao gồm 349 đại biểu và được bầu 4 năm một lần, đứng đầu bởi một Chủ tịch. Các cuộc tổng tuyển cử được tổ chức bốn năm một lần, vào ngày chủ nhật thứ hai của tháng chín. Luật pháp có thể được soạn thảo bởi chính phủ hoặc bởi thành viên của Riksdag. Các thành viên của Riksdag được bầu lên theo cơ sở đại diện tỷ lệ cho một nhiệm kỳ bốn năm. Các đạo luật cơ bản chỉ có thể được thay đổi nếu đạt được sự đồng thuận bởi Riksdag. Chính phủ Thụy Điển () nắm vai trò hành pháp, bao gồm một vị thủ tướng  được bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm bởi Chủ tịch Riksdag (dựa trên một cuộc bỏ phiếu bởi các thành viên của Riksdag) và các bộ trưởng (), được bổ nhiệm hoặc bị sa thải tùy thuộc vào quyết định của thủ tướng. Chính phủ là cơ quan hành pháp tối cao và chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình trước Quốc hội.
44
{ "doc_id": "33", "split": 10, "title": "Thụy Điển", "token_count": 509, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Cơ quan tư pháp của Thụy Điển hoàn toàn độc lập với Quốc hội, chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước. Vai trò của việc xem xét pháp lý về pháp luật không được thực hiện bởi các tòa án; mà thay vào đó, Hội đồng Pháp luật đưa ra những ý kiến không ràng buộc về tính hợp pháp. Tòa án không bị ràng buộc bởi tiền lệ pháp, mặc dù nó có ảnh hưởng. Tại Thuỵ Điển có nguyên tắc công khai, tức là giới báo chí và tất cả các cá nhân đều có thể xem các văn kiện của công sở nhà nước, ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt. Không một người nào phải nêu lý do tại sao muốn xem một văn kiện nhất định và cũng không phải trình chứng minh thư. Một điều đặc biệt khác là hệ thống các thanh tra viên ("ombudsman"). Những người này bảo vệ quyền lợi của cá nhân trong khi họ tiếp xúc với chính quyền và theo dõi việc thi hành các luật lệ quan trọng. Người công dân khi cho rằng bị đối xử không công bằng có thể tìm đến thanh tra viên, những người sẽ điều tra trường hợp này và có thể mang vụ việc ra trước tòa án với tư cách là nguyên cáo đặc biệt. Đồng thời họ cũng có nhiệm vụ cộng tác với các cơ quan nhà nước để nắm bắt tình hình trong phạm vi của họ, thi hành các công tác giải thích và đưa ra những đề nghị thay đổi luật lệ. Bên cạnh những thanh tra viên về luật pháp còn có thanh tra viên của người tiêu dùng, thanh tra viên về trẻ em, thanh tra viên về quyền bình đẳng và các thanh tra viên về phân biệt đối xử chủng tộc và phân biệt đối xử vì các khuynh hướng tình dục. Trong một thời gian dài Thụy Điển đã được xem như là một nước dân chủ xã hội điển hình và nhiều người theo cánh tả ở châu Âu đã xem Thuỵ Điển như là một thí dụ điển hình cho một "con đường thứ ba", kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường. Vào ngày 14 tháng 9 năm 2003, việc đưa đồng euro vào sử dụng làm tiền tệ quốc gia được biểu quyết tại Thuỵ Điển. Những người hoài nghi euro đã thắng thế (tỷ lệ đi bầu: 81,2%, kết quả bầu cử: 56,1% chống, 41,8% thuận, 2,1% phiếu trắng và 0,1% phiếu không hợp lệ). Đảng chính trị và các cuộc bầu cử.
45
{ "doc_id": "33", "split": 11, "title": "Thụy Điển", "token_count": 317, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển đã đóng một vai trò chủ đạo trong nền chính trị Thụy Điển kể từ năm 1917, thời điểm những người dân chủ xã hội đã khẳng định được sức mạnh của mình và những người cách mạng cánh tả thành lập đảng phái riêng của họ. Kể từ năm 1932 tới nay, hầu hết các chính phủ nắm quyền ở Thụy ĐIển đều chịu sự chi phối của Đảng Dân chủ Xã hội. Trong các cuộc tổng tuyển cử kể từ sau thế chiến II cho tới nay, các đảng phái cánh hữu chỉ có 5 lần đạt đủ số ghế trong Quốc hội để có thể lập thành chính phủ Trong hơn 50 năm, Thụy Điển chỉ có 5 đảng liên tục nhận được đủ số phiếu bầu để giành được ghế trong Quốc hội - đó là Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Ôn hòa, Đảng Trung tâm, Đảng Nhân dân Tự do và Đảng Cánh tả — trước khi Đảng Xanh trở thành đảng thứ 6 có ghế trong Quốc hội sau cuộc bầu cử năm 1988. Trong cuộc bầu cử năm 1991, trong khi Đảng Xanh bị mất ghế, thì lại có hai đảng mới giành được ghế lần đầu tiên: Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo và Đảng Dân chủ Mới. Cuộc bầu cử năm 1994 đã chứng kiến sự trở lại của Đảng Xanh và sự sụp đổ của Đảng Dân chủ mới. Mãi cho đến khi cuộc bầu cử vào năm 2010 mới có một đảng thứ tám, đảng Dân chủ Thụy Điển, giành được ghế trong Riksdag .
46
{ "doc_id": "33", "split": 12, "title": "Thụy Điển", "token_count": 504, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2014, 4 đảng trung hữu là Đảng Ôn hòa, Đảng Nhân dân Tự do, Đảng Trung tâm và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo đã tiếp tục hợp thành một liên minh cánh hữu có tên gọi là Liên minh Thụy Điển, với hi vọng có lần thứ ba liên tiếp thắng lợi cuộc bầu cử (Ở hai cuộc bầu cử trước đó, Liên minh này đều đã chiến thắng và thành lập được chính phủ). Ở chiều ngược lại, ba đảng lớn nhất của phe cánh tả (Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Xanh, và Đảng Cánh tả) lại tham gia chiến dịch bầu cử này hoàn toàn độc lập chứ không còn liên minh với nhau như cuộc bầu cử năm 2010. Ngoài ra bên cánh hữu còn có Đảng Dân chủ Thụy Điển là đảng cực hữu, đảng này không lập liên minh với bất kỳ đảng nào khác. Kết quả chung cuộc ba đảng cánh tả lớn nhất đã vượt qua Liên minh Thụy Điển, với cách biệt là 159 ghế và 141 ghế. Đảng Dân chủ Thụy Điển nhận được sự ủng hộ lớn gấp đôi so với cuộc bầu cử trước đó khi giành được 49 ghế còn lại.  Fredrik Reinfeldt, Thủ tướng đương nhiệm thuộc Liên minh Thụy Điển, đã không thể có nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp nắm quyền. Vào ngày 3 tháng 10, ông được thay thế bởi Stefan Löfven, người đã thành lập một chính phủ thiểu số bao gồm các thành viên của đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Xanh. Tỉ lệ cử tri đi bầu cử ở Thụy Điển luôn luôn cao so với tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù đã có sự suy giảm trong một vài thập kỳ qua, những cuộc bầu cử gần đây đã ghi nhận tỉ lệ cử tri đi bầu ngày càng tăng (80.11% trong năm 2002, 81.99% vào năm 2006, 84.63% trong năm 2010 và 85.81 trong năm 2014. Các chính trị gia Thụy Điển luôn nhận được sự tin tưởng cao từ các công dân kể từ những năm 1960. Tuy nhiên, mức độ tin tưởng đó đã giảm dần, và hiện đang ở mức thấp hơn đáng kể so với các nước láng giềng Scandinavia. Phân chia hành chính. Vương quốc này được chia thành 21 hạt ("län"). Các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở cấp tỉnh được thống đốc (hoặc thủ hiến) ("landshövding") và chính quyền cấp tỉnh ("länsstyrelse") thi hành.
47
{ "doc_id": "33", "split": 13, "title": "Thụy Điển", "token_count": 487, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Theo truyền thống Thuỵ Điển được chia ra thành ba vùng ("landsdelar") là Götaland, Svealand và Norrland. Vùng lịch sử thứ tư của Thụy Điển cho đến năm 1809 là Österland, thuộc nước Phần Lan ngày nay. Cho đến cuộc cải cách hành chính do Axel Oxenstierna tiến hành năm 1634 các vùng này được chia là 25 khu vực ("landskap") 21 đơn vị hành chính chính thức ("län") không hoàn toàn trùng hợp với các khu vực trên là: Thành phố lớn nhất là thủ đô Stockholm. Các thành phố quan trọng khác là Göteborg, Malmö, Uppsala, Linköping, Västerås, Örebro và Norrköping. Nói chung Thuỵ Điển có thể được chia ra làm vùng phía Nam đông dân cư và phát triển nhiều hơn là vùng miền Bắc rất ít dân cư. Miền Bắc bắt đầu từ phía bắc của các thành phố Borlänge, Falun và Gävle, khoảng trên đường nối Söderhamn-Mora. Vào khoảng năm 1900 miền Bắc Thuỵ Điển bắt đầu được khai thác. Trong thời gian từ năm 1907 đến 1937 đường sắt Thụy Điển được xây dựng giữa Kristinehamn và Gällivare nhằm để đẩy mạnh công cuộc khai thác này. Việc tự quản lý ở cấp làng xã được phân chia thành 2 cấp: các nhiệm vụ của làng xã như hệ thống trường học, phục vụ xã hội, chăm sóc người già và trẻ em và hạ tầng cơ sở của làng xã thuộc về nhiệm vụ của 289 làng ("kommun"), các khu vực vượt quá khả năng của từng làng xã một như hệ thống y tế, giao thông trong vùng, kế hoạch hóa giao thông... thuộc về quyền hạn của các hội đồng tỉnh ("landsting"). Làng xã và các hội đồng tỉnh dùng thuế thu nhập, các khoản thu khác và trợ cấp quốc gia để chi phí cho các hoạt động này. Quân đội. Luật pháp được thực thi ở Thụy Điển bởi các cơ quan của chính phủ. Cảnh sát Thụy Điển là cơ quan của Chính phủ liên quan đến các vấn đề của cảnh sát. Lực lượng Đặc Nhiệm Quốc gia là một đơn vị SWAT quốc gia trực thuộc Bộ Cảnh Sát. Trách nhiệm của Cơ quan An ninh Thụy Điển là các hoạt động chống gián điệp, chống khủng bố, bảo vệ hiến pháp và bảo vệ người dân.  
48
{ "doc_id": "33", "split": 14, "title": "Thụy Điển", "token_count": 464, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển "Försvarsmakten" (lực lượng vũ trang Thụy Điển) trực thuộc Bộ Quốc phòng Thụy Điển, chịu trách nhiệm về hoạt động trong thời bình của lực lượng vũ trang Thụy Điển. Nhiệm vụ chính của cơ quan là đào tạo và triển khai lực lượng hỗ trợ hòa bình ở nước ngoài, đồng thời duy trì khả năng tập trung dài hạn vào việc bảo vệ Thụy Điển trong trường hợp chiến tranh. Lực lượng vũ trang được chia thành Lục quân, Không quân và Hải quân. Người đứng đầu lực lượng vũ trang là Tư lệnh tối cao (Överbefälhavaren, ÖB), sĩ quan cao cấp nhất trong cả nước. Cho tới năm 1974, nhà vua là Tư lệnh tối cao của quân đội, nhưng trên thực tế trong suốt thế kỷ 20 nhà vua hoàn toàn không nắm vai trò lãnh đạo quân sự. Cho đến thời điểm kết thúc Chiến tranh Lạnh, hầu hết nam giới ở Thụy Điển đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc khi họ đủ tuổi. Đến ngày 1 tháng bảy,năm 2010 Thụy Điển bãi bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc, chuyển sang chế độ nghĩa vụ quân sự tự nguyện. Điều này khiến cho tổng số quân hiện dịch của lực lượng vũ trang Thụy Điển chỉ còn khoảng 60.000 người. Con số này thua xa những năm 1980 thời điểm trước sự sụp đổ của Liên Xô, với 1,000,000 quân. Tuy nhiên, ngày 11 tháng 12 năm 2014, do căng thẳng ở khu vực Baltic, chính phủ Thụy Điển khôi phục lại một phần hệ thống nghĩa vụ quân sự bắt buộc, đào tạo bồi dưỡng. Ngày 2 tháng 3 năm 2017 chính phủ Thụy Điển khôi phục lại hoàn toàn chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018. Các lực lượng Thụy Điển đã tham gia vào những hoạt động gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Síp, Bosnia và Herzegovina, Kosovo, Liberia, Liban, Afghanistan và Chad. Quan hệ ngoại giao. Trong suốt thế kỷ 20, chính sách đối ngoại của Thụy Điển dựa trên nguyên tắc không liên kết trong thời bình và trung lập trong thời chiến.
49
{ "doc_id": "33", "split": 15, "title": "Thụy Điển", "token_count": 453, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Nguyên tắc trung lập của Thụy Điển đã bắt nguồn từ thế kỷ 19 khi đất nước này đã không ở trong trạng thái chiến tranh kể từ khi kết thúc chiến dịch chống lại Na Uy vào năm 1814. Trong Thế chiến thứ hai Thụy Điển đứng ngoài cuộc chiến và không gia nhập cả hai phe Đồng minh cũng như phe Trục. Tuy nhiên sự trung lập của quốc gia này trong Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn còn đang là một chủ đề gây tranh cãi. Trong một số trường hợp, Thụy Điển đã cho phép quân đội Đức Quốc xã sử dụng hệ thống đường sắt của họ để vận chuyển quân đội và hàng hóa. đặc biệt là quặng sắt từ mỏ ở phía bắc Thụy Điển, một nguyên liệu tối quan trọng đối với bộ máy chiến tranh của Đức. Tuy nhiên, Thụy Điển cũng gián tiếp góp phần bảo vệ Phần Lan trong Chiến tranh mùa đông, và đã đồng ý cho quân Đồng minh được đào tạo binh lính Na Uy và Đan Mạch ở Thụy Điển sau năm 1943. Trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển kết hợp chính sách không liên kết và một sự tham gia thấp trong các vấn đề quốc tế với chính sách an ninh dựa trên quốc phòng mạnh mẽ. Nhiệm vụ của quân đội Thụy Điển là ngăn chặn mọi cuộc tấn công vào quốc gia này.  Đồng thời, nước này duy trì một mối quan hệ gần gũi không chính thức với khối phương Tây, đặc biệt là trong lĩnh vực trao đổi thông tin tình báo. Năm 1952, một chiếc DC-3 của Thụy Điển bị bắn rơi trên Biển Baltic bởi một máy bay phản lực Mig-15 của Liên Xô. Sau đó một cuộc điều tra cho thấy chiếc máy bay này thực sự đã thu thập thông tin cho NATO. Một chiếc máy bay khác, máy bay tìm kiếm và cứu hộ Catalina, được gửi đi vài ngày sau đó và đã bị Liên Xô bắn hạ. Thủ tướng Olof Palme đã có chuyến thăm chính thức tới Cuba trong những năm 1970, trong đó ông lên án chính phủ của Fulgencio Batista và ca ngợi những người cộng sản cách mạng Cuba và Campuchia trong một bài phát biểu.
50
{ "doc_id": "33", "split": 16, "title": "Thụy Điển", "token_count": 510, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Bắt đầu từ cuối những năm 1960, Thụy Điển đã cố gắng đóng một vai trò tích cực hơn, quan trọng hơn và độc lập hơn trong quan hệ quốc tế. Họ đã có những đóng góp đáng kể trong nỗ lực giữ gìn hòa bình quốc tế, đặc biệt là thông qua Liên Hợp Quốc, cũng như hỗ trợ cho các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba. Vào ngày 27 tháng 10 năm 1981, một tàu ngầm lớp Whiskey (U 137) của Liên bang Xô viết bị mắc cạn gần căn cứ hải quân tại Karlskrona ở miền nam Thụy ĐIển. Vụ việc đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Thụy Điển và Liên Xô. Sau vụ ám sát Olof Palme năm 1986 và sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển đã thực hiện một chính sách đối ngoại mang tính truyền thống hơn. Tuy nhiên, đất nước vẫn hoạt động tích cực trong các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và duy trì một ngân sách đáng kể dành cho viện trợ nước ngoài. Từ năm 1995 Thụy Điển đã trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu, và trong bối cảnh tình hình an ninh thế giới có những biến đổi mới, chính sách đối ngoại của Thụy Điển đã có sự điều chỉnh, qua đó Thụy Điển đóng một vai trò tích cực hơn trong vấn đề hợp tác bảo đảm an ninh trên toàn châu Âu. Thuỵ Điển thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 11 tháng 1 năm 1969. Địa lý. Thuỵ Điển có biên giới với biển Kattegatt, các quốc gia Na Uy và Phần Lan và Biển Đông (Thụy Điển). Hai đảo lớn của Biển Đông thuộc về Thuỵ Điển là Gotland (khoảng 3.000 km²) và Öland (khoảng 1.300 km²). Ngoài ra, Thuỵ Điển còn có khoảng 221.800 đảo, làm cho đất nước này trở thành quốc gia có nhiều đảo nhất thế giới. Chiều dài lớn nhất từ Bắc đến Nam là 1.572 km, từ Đông sang Tây là 499 km. Trong khi địa hình đất nước phần lớn là bằng phẳng hay có đồi thì dọc theo biên giới với Na Uy là dãy núi Scandinavia ("Skanderna") cao đến trên 2.000 m với đỉnh cao nhất là Kebnekaise (2.111 m). Có rất nhiều vườn quốc gia rải rác trên toàn nước. Địa hình.
51
{ "doc_id": "33", "split": 17, "title": "Thụy Điển", "token_count": 251, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Miền Nam và Trung Thuỵ Điển (Götaland và Svealand), hai vùng mà chỉ bao gồm 2/5 Thuỵ Điển, được chia từ Nam đến Bắc ra thành 3 vùng đất lớn. Miền Bắc Thuỵ Điển, bao gồm 3/5 còn lại của Thuỵ Điển được chia từ Đông sang Tây ra thành 3 vùng có phong cảnh khác nhau. Phần cực Nam, tỉnh Skåne, là phần đất nối tiếp của vùng đồng bằng miền Bắc nước Đức và Đan Mạch. Điểm thấp nhất của Thuỵ Điển với 2,4 m dưới mặt biển cũng ở Schonen. Trải dài từ phía bắc của vùng này là cao nguyên Nam Thuỵ Điển, miền đất nhiều đồi với rất nhiều hồ có hình dáng dài được hình thành qua xói mòn của thời kỳ băng hà. Vùng đất lớn thứ ba là vùng trũng Trung Thuỵ Điển, là một vùng bằng phẳng nhưng lại bị chia cắt nhiều với các đồng bằng lớn, đồi núi, vịnh hẹp và nhiều hồ (trong đó có 4 hồ lớn nhất Thuỵ Điển là Vänern, Vättern, Mälaren và Hjälmaren).
52
{ "doc_id": "33", "split": 18, "title": "Thụy Điển", "token_count": 274, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Phía tây của Bắc Thuỵ Điển là dãy núi Bắc Âu, là biên giới với Na Uy, có chiều cao từ 1.000 m đến 2.000 m trên mực nước biển. Trên dãy núi Bắc Âu là ngọn núi cao nhất Thuỵ Điển, ngọn núi Kebnekaise (2.111 m). Nối liền về phía Đông là vùng đất lớn nhất của Thuỵ Điển. Dọc theo dãy núi là các vùng cao nguyên rộng lớn ở độ cao 600 m đến 700 m trên mực nước biển và chuyển tiếp sang thành một vùng đất có nhiều đồi với địa thế mấp mô thấp dần đi về phía Đông. Các mỏ lớn (sắt, đồng, kẽm, chì) của Thuỵ Điển cũng nằm trong vùng đất này. Các sông lớn của Thuỵ Điển đều bắt nguồn từ dãy núi Bắc Âu và chảy gần như song song với nhau qua các đồng bằng về hướng Biển Đông. Dọc theo bờ Biển Đông là vùng đất bằng phẳng bị chia cắt giữa Härnösand và Örnsköldsvik bởi một nhánh núi ("Höga kusten"). Các sông dài nhất của Thuỵ Điển là Klarälven, Torneälv, Dalälven, Umeälv và Ångermanälven. Khí hậu.
53
{ "doc_id": "33", "split": 19, "title": "Thụy Điển", "token_count": 427, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển So với vị trí địa lý, khí hậu của Thuỵ Điển tương đối ôn hòa vì trước tiên là do gần Đại Tây Dương với dòng hải lưu Gơn strim ấm áp. Phần lớn nước Thuỵ Điển có khí hậu ẩm, mưa nhiều và nhiệt độ tương đối ít thay đổi giữa mùa đông và mùa hè. Tại miền nam Thuỵ Điển, được cây lá rộng chi phối, rừng lá kim phát triển ở phía bắc, với thông và vân sam thống trị cảnh quan. Vì Thụy Điển nằm giữa 55° vĩ độ và 69° vĩ độ và một phần ở trong vòng cực Bắc nên sự cách biệt giữa ánh sáng ban ngày dài trong mùa hè và ban đêm dài trong mùa đông rất lớn. Ở phần phía bắc, với sự xuất hiện của nhiều núi và biểu hiện của khí hậu cận cực, mùa đông lạnh hơn và tuyết rơi nhiều hơn so với miền nam. Vào một phần của mùa hè mặt trời sẽ xuất hiện tới nữa đêm hoặc không lặn và vào mùa đông, mặt trời chỉ xuất hiện trong vài giờ hoặc không xuất hiện. Lượng mưa trung bình hàng năm là khoảng 1.000 mm, với lượng mưa tương đối lớn ở phía tây cao nguyên Småland và bờ biển phía tây. Tháng giêng, nhiệt độ trung bình ban ngày vào khoảng 0 độ C ở phía nam, nhiệt độ âm ở miền trung và - 16 độ C ở phía bắc. Vào tháng bảy, nhiệt động trong bình vào khoảng 17 - 18 độ C ở Götaland och Svealand, và chỉ hơn 10 độ C ở phía cực bắc của Thuỵ Điển. Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận ở Thụy Điển là và ngày 2 tháng 2 năm 1966 ở Vuoggatjålme, Lappland với - 52,6 độ C. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận là 38 độ C ở Ultuna, Uppland (ngày 9 tháng 7 năm 1933) và Målilla, Småland (ngày 29 tháng 6 năm 1947). Hệ thực vật và động vật.
54
{ "doc_id": "33", "split": 20, "title": "Thụy Điển", "token_count": 433, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Miền Bắc Thụy Điển có nhiều rừng cây lá kim rộng lớn, càng về phía Nam thì càng có nhiều rừng tạp. Tại miền Nam Thụy Điển, các rừng cây lá rộng đã phải nhường chỗ cho canh nông hay được thay thế bằng cây lá kim vì chúng có độ tăng trưởng nhanh hơn. Hai đảo Gotland và Öland có một hệ thực vật đa dạng gây nhiều ấn tượng, đặc biệt là có rất nhiều loài hoa lan. Heo rừng và Hươu đỏ ("Cervus elaphus") phân bố ở đây nhiều. Heo rừng tuy đã bị tiêu diệt trong tự nhiên vào cuối thế kỷ XIX nhưng sau khi thoát ra khỏi được các khu vực cấm săn bắn đã lại phát triển đến một dân số có thể tự sống được. Các dã thú như gấu, sói và linh miêu đã phát triển trở lại trong những năm gần đây nhờ vào các quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt. Năm 1910, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên của châu Âu thành lập các vùng bảo vệ thiên nhiên và cho đến ngày hôm nay vẫn luôn luôn bảo vệ thiên nhiên của đất nước. Người Thụy Điển có ý thức bảo vệ môi trường rất cao. Kinh tế. Thụy Điển đứng thứ 7 thế giới về GDP (tổng sản phẩm quốc nội) bình quân đầu người và công dân nước này được hưởng một mức sống rất cao. Kinh tế Thụy Điển là một nền kinh tế hỗn hợp theo định hướng xuất khẩu. Gỗ, thủy điện và quặng sắt là những nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Thụy Điển. Lĩnh vực kỹ thuật của Thụy Điển chiếm 50% sản lượng và xuất khẩu, trong khi viễn thông, công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp dược phẩm cũng rất quan trọng. Thụy Điển là nước xuất khẩu vũ khí đứng thứ 9 trên thế giới. Nông nghiệp chiếm 2% trong cơ cấu GDP và tổng số lao động. Thụy Điển cũng là một trong những nước có tỉ lệ người dân sử dụng điện thoại và truy cập internet cao nhất trên thế giới
55
{ "doc_id": "33", "split": 21, "title": "Thụy Điển", "token_count": 459, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Năm 2010, hệ số Gini thu nhập của Thụy Điển thấp thứ ba trong số các nước phát triển: 0,25 - cao hơn một chút so với Nhật Bản và Đan Mạch - cho thấy Thụy Điển có sự bất bình đẳng thu nhập ở mức thấp. Tuy nhiên, hệ số Gini tài sản của Thụy Điển lại lên tới 0,853, cao thứ hai trong các nước phát triển, và cao hơn mức trung bình của châu Âu và Bắc Mỹ, cho thấy sự bất bình đẳng tài sản ở mức khá cao. Về cơ cấu, nền kinh tế Thụy Điển được đặc trưng bởi một khu vực chế tạo quy mô lớn, tập trung tri thức và định hướng xuất khẩu; các ngành dịch vụ kinh doanh ngày càng phát triển, nhưng quy mô vẫn tương đối nhỏ; và một ngành dịch vụ công lớn theo tiêu chuẩn quốc tế. Các tổ chức lớn, cả về sản xuất và dịch vụ, đều thống trị nền kinh tế Thụy Điển. Các ngành sản xuất công nghệ cao và trung bình chiếm khoảng 9.9% tổng số GDP. 20 công ty lớn nhất Thụy Điển (tính theo doanh thu) vào năm 2007 là Volvo, Ericsson,Vattenfall, Skanska, Sony Ericsson Mobile Communications AB, Svenska Cellulosa Aktiebolaget, Electrolux, Volvo Personvagnar, TeliaSonera, Sandvik, Scania, ICA, Hennes & Mauritz,IKEA, Nordea, Preem, Atlas Copco, Securitas, Nordstjernan và SKF. 20 công ty lớn nhất Thụy Điển (tính theo doanh thu) vào năm 2013 là Volvo, Ericsson, Vattenfall, Skanska, Hennes & Mauritz, Electrolux, Volvo Personvagnar, Preem, TeliaSonera, Sandvik, ICA, Atlas Copco, Nordea, Svenska Cellulosa Aktiebolaget, Scania, Securitas, Nordstjernan, SKF, ABB Norden Holding, and Sony Mobile Communications AB. Phần lớn các ngành công nghiệp của Thụy Điển thuộc quyền kiểm soát của tư nhân, không giống như nhiều nước phương Tây khác, và hầu hết các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước có tầm quan trọng rất nhỏ.
56
{ "doc_id": "33", "split": 22, "title": "Thụy Điển", "token_count": 416, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Ước tính khoảng 4,5 triệu người dân Thụy Điển hiện có việc làm và khoảng một phần ba lực lượng lao động tại Thụy Điển đã hoàn thành giáo dục đại học. Xét về GDP mỗi giờ làm việc, thước đo năng suất của một quốc gia khi không tính đến tỷ lệ thất nghiệp hoặc số giờ làm việc mỗi tuần thì Thụy Điển đứng thứ chín trên thế giới vào năm 2006 với 31 USD, so với 22 USD ở Tây Ban Nha và 35 USD ở Hoa Kỳ. Thụy Điển là nước dẫn đầu thế giới về các khoản trợ cấp hưu trí và các vấn đề về lương hưu ở Thụy Điển là tương đối ít so với một số nước Tây Âu khác.  Một người lao động điển hình của Thụy Điển sẽ chỉ còn nhận được 40% chi phí lao động của họ sau khi nộp thuế. Tỉ lệ ngân sách thu được từ thuế trong GDP của Thụy Điển đạt tới 52.3% vào năm 1990. Nước này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân hàng và bất động sản trong hai năm 1990-1991, và do đó đã thông qua cải cách thuế năm 1991 để thực hiện cắt giảm thuế và mở rộng cơ sở thuế theo thời gian. Từ năm 1990, tỉ lệ thu thuế trên GDP của Thụy Điển đã giảm, với tổng mức thuế đánh vào nhóm người có thu nhập cao đã giảm nhiều nhất.. Trong năm 2010 thì 45,8% GDP của Thụy Điển có được từ việc thu thuế, cao thứ hai trong số các nước OECD, và gần gấp đôi so với tỷ lệ ở Mỹ và Hàn Quốc. Thụy Điển là nền kinh tế đứng thứ tư thế giới về tính cạnh tranh theo" Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2012–2013 "của Diễn đàn Kinh tế Thế giới . Thụy Điển là quốc gia đứng hàng đầu trong Chỉ số Kinh tế Xanh toàn cầu năm 2014 (GGEI).. Thụy Điển được xếp thứ tư trong Niên giám cạnh tranh thế giới IMD 2013.
57
{ "doc_id": "33", "split": 23, "title": "Thụy Điển", "token_count": 434, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Dù đã gia nhập EU, Thụy Điển tiếp tục duy trì đồng tiền riêng của mình, đồng krona Thụy Điển (SEK), do dân Thụy Điển đã chống lại việc đưa euro trở thành đồng tiền chính thức của quốc gia sau một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào năm 2003. Riksbank Thụy Điển - được thành lập năm 1668 và là ngân hàng trung ương lâu đời nhất trên thế giới - hiện đang tập trung vào nhiệm vụ ổn định giá với mục tiêu duy trì mức lạm phát ở ngưỡng 2%. Theo khảo sát kinh tế của Thụy Điển năm 2007 thực hiện bởi OECD, từ giữa những năm 1990 Thụy Điển luôn nằm trong số những nước có tỉ lệ lạm phát trung bình thấp nhất châu Âu. Những đối tác thương mại lớn nhất của Thụy Điển là Đức, Hoa Kỳ, Na Uy, Anh, Đan Mạch và Phần Lan. Trong nửa sau của thế kỷ XIX, mặc dầu đã có xây dựng đường sắt, Thụy Điển vẫn còn là một quốc gia nông nghiệp rõ rệt với 90% dân số sống nhờ vào nông nghiệp. Mãi cho đến thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX mới có công nghiệp hóa rộng lớn, làm cơ sở cho một xã hội công nghiệp hiện đại cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Thụy Điển trở thành một trong những quốc gia công nghiệp dẫn đầu của thế giới. Việc phát triển công nghiệp đạt đến đỉnh cao vào giữa thập niên 1960, từ thập niên 1970 số người lao động trong công nghiệp giảm xuống trong khi khu vực dịch vụ tăng trưởng thêm. Trong năm 2012 nông nghiệp chỉ chiếm hơn 1.8% của tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ của khu vực công nghiệp là 27.4% trong khi 70.7% của tổng sản phẩm quốc nội là do khu vực dịch vụ tạo nên. Tính đến năm 2016, GDP của Thụy Điển đạt 517.440 USD, đứng thứ 23 thế giới và đứng thứ 10 châu Âu. Năm 2017, mức tăng trưởng GDP của Thụy Điển là 2.4% Nông nghiệp và lâm nghiệp.
58
{ "doc_id": "33", "split": 24, "title": "Thụy Điển", "token_count": 485, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Nền nông nghiệp Thụy Điển mang dấu ấn của những điều kiện về địa chất và của khí hậu. Khoảng 10% diện tích quốc gia được sử dụng trong nông nghiệp. 90% diện tích trồng trọt là ở miền Nam và miền Trung của Thụy Điển. Một phần lớn các công ty trong nông nghiệp là sở hữu gia đình. Được trồng nhiều nhất là ngũ cốc, khoai tây và các loại cây cho dầu. Thế nhưng hơn phân nửa thu nhập trong nông nghiệp (58%) là từ chăn nuôi mà nhiều nhất là sản xuất sữa. Trợ giá nông nghiệp của Liên minh châu Âu chiếm 24% thu nhập. 3/4 các công ty nông nghiệp đều có rừng và kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp. Do Thụy Điển là một trong những nước giàu rừng nhất thế giới (25% diện tích quốc gia là rừng) nên lâm nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Khai thác mỏ và công nghiệp. Thụy Điển giàu về khoáng sản và đã bắt đầu khai thác từ thời kỳ Trung Cổ. Sau cuộc khủng hoảng sắt và thép của thập niên 1970, quặng sắt chỉ còn được khai thác ở Norrland (thành phố Kiruna) và được xuất khẩu. Đồng, chì và kẽm đều vượt quá nhu cầu trong nước gấp nhiều lần và cũng được xuất khẩu trong khi bạc chỉ đáp ứng được 60% và vàng 80% nhu cầu trong nước. Cũng còn có nhiều dự trữ quặng nhưng việc khai thác trong thời gian này không có hiệu quả kinh tế. Điểm đặc biệt của nền công nghiệp Thụy Điển là thành phần của các công ty lớn tương đối cao. Sau một cuộc khủng hoảng vào đầu những năm 1990 (sản xuất giảm 10% trong vòng 2 năm) công nghiệp bắt đầu phục hồi. Các ngành công nghiệp lớn nhất là chế tạo xe cơ giới (chiếm 13% giá trị sản xuất năm 1996) với các công ty như Volvo, Scania, Saab và Saab AB (máy bay và kỹ thuật du hành vũ trụ), công nghiệp gỗ và giấy (cũng chiếm 13% giá trị sản xuất) với 4 công ty lớn, chế tạo máy (12%) với các công ty như Electrolux, SKF, Tetra-Pak, Alfa-Laval và công nghiệp điện-điện tử (19%) với các công ty chiếm ưu thế là Ericsson và ABB. Dịch vụ.
59
{ "doc_id": "33", "split": 25, "title": "Thụy Điển", "token_count": 374, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Khu vực dịch vụ đóng góp 70% của tổng sản phẩm quốc nội mà trước tiên là do khu vực nhà nước đã tăng trưởng rất mạnh trong các thập niên gần đây. Mặc dù vậy khu vực dịch vụ tư nhân vẫn chiếm hơn 2/3 sản lượng. Ngoại thương. Kinh tế Thụy Điển phụ thuộc mạnh vào ngoại thương. Trong năm 2017 các nước xuất khẩu chính là Đức (11%), Na Uy (10,2%), Phần Lan (6,9), Hoa Kỳ (6,8%), Đan Mạch (6,8%), Vương quốc Anh (6.2%), Hà Lan (5,4%), Trung Quốc (4,6%) . Các sản phẩm nhập khẩu quan trọng nhất là máy móc, xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ, hoá chất, phương tiện cơ giới, sắt thép; thực phẩm, quần áo... Tỷ lệ đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Thụy Điển tương đối cao. Nguyên nhân là do một số ít tập đoàn kinh doanh quốc tế chiếm thế áp đảo trong nền kinh tế của Thụy Điển. Vào khoảng 50 tập đoàn chiếm 2/3 xuất khẩu của Thụy Điển. Năng lượng. Thị trường năng lượng của Thụy Điển phần lớn được tư nhân hoá. Thị trường năng lượng Bắc Âu là một trong những thị trường năng lượng tự do đầu tiên ở châu Âu, được giao dịch tại NASDAQ OMX Commodities Europe và Nord Pool Spot. Năm 2006, trong tổng sản lượng điện 139 TWh của Thụy Điển, thì có 61 TWh (44%) được sản xuất từ thủy điện, 65 TWh (47%) được sản xuất bằng năng lượng hạt nhân. Đồng thời, việc sử dụng nhiên liệu sinh học, than bùn... cũng sản xuất được 13 TWh (9%) điện, trong khi năng lượng gió sản xuất 1 TWh (1%).
60
{ "doc_id": "33", "split": 26, "title": "Thụy Điển", "token_count": 353, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã tăng cường nỗ lực của Thụy Điển nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Kể từ đó, điện chủ yếu được sản xuất từ thủy điện và năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, năng lượng hạt nhân đã dần bị hạn chế. Ngoài ra, tai nạn của Trạm phát điện hạt nhân Three Mile Island (Hoa Kỳ) đã thúc giục Riksdag đưa ra quy định cấm xây thêm các nhà máy điện hạt nhân mới. Vào tháng 3 năm 2005, một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy 83% chính trị gia ủng hộ việc giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, khí thiên nhiên và các nguyên liệu hóa thạch ở Thụy Điển, đồng thời giảm điện hạt nhân và đầu tư hàng tỷ đô la vào năng lượng tái tạo và năng lượng hiệu quả . Nước này đã nhiều năm theo đuổi một chiến lược đánh thuế gián tiếp như là một phần của chính sách môi trường, bao gồm cả thuế năng lượng nói chung và thuế carbon dioxide . Vào năm 2014 Thụy Điển là một nước xuất khẩu ròng điện với lợi nhuận 16 TWh; sản lượng từ các nhà máy điện gió đã tăng lên đến 11,5 TWh . Du lịch. Du lịch tham gia đóng góp vào khoảng 3% (4 tỉ USD năm 2000) trong tổng sản phẩm quốc nội. 4/5 khách du lịch là người trong nước và chỉ có 1/5 là đến từ nước ngoài. Trong số khách du lịch từ nước ngoài năm 1998, 23% đến từ Đức, 19% từ Đan Mạch, 10% từ Na Uy, 9% từ Anh và 9% từ Hà Lan. An sinh xã hội.
61
{ "doc_id": "33", "split": 27, "title": "Thụy Điển", "token_count": 502, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Thụy Điển là một trong những nhà nước phúc lợi phát triển cao nhất trên thế giới. Theo báo cáo của OECD năm 2012, quốc gia này có mức chi tiêu dành cho phúc lợi xã hội cao thứ hai theo tỷ lệ phần trăm GDP, chỉ xếp sau Pháp (27,3% và 28,4%), và chi tiêu phúc lợi xã hội (công cộng và tư nhân) ở mức 30,2 % GDP, chỉ xếp sau Pháp và Bỉ (tương ứng là 31,3% và 31,0%) . Thụy Điển dành 6,3% GDP của nước này, cao thứ 9 trong số 34 nước OECD, để cung cấp quyền tiếp cận giáo dục bình đẳng cho mọi người dân . Quốc gia này cũng dành khoảng 10% GDP cho hệ thống chăm sóc sức khỏe . Sau Thế chiến II các chính phủ của Thụy Điển đã liên tục mở rộng nhà nước phúc lợi bằng cách tăng các loại thuế. Trong giai đoạn này kinh tế của Thụy Điển cũng là một trong những nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất. Một loạt các cải cách xã hội liên tiếp đã biến Thụy Điển trở thành một trong những đất nước bình đẳng và phát triển nhất trên Trái Đất. Sự tăng trưởng nhất quán của nhà nước phúc lợi đã dẫn đến thành quả rực rỡ hiện nay là người Thụy Điển được hưởng một mức sống rất cao, chất lượng cuộc sống của người dân Thụy Điển đứng hàng đầu thế giới. Ngày nay Thụy Điển luôn đứng đầu trong các bảng xếp hạng quốc gia về y tế, giáo dục và phát triển con người - vượt xa một số nước giàu hơn (ví dụ như Hoa Kỳ) . Tuy nhiên, từ thập niên 1970 trở đi, mức tăng trưởng GDP của Thuỵ Điển đã có sự giảm so với các nước công nghiệp khác và thứ hạng về thu nhập bình quân đầu người của nước này đã tụt từ vị trí thứ 4 xuống vị trí thứ 14 thế giới chỉ trong vài thập kỷ . Từ giữa những năm 1990 đến nay, tăng trưởng kinh tế của Thụy Điển đã một lần nữa có sự tăng tốc và đạt mức cao hơn so với hầu hết các nước công nghiệp khác (kể cả Mỹ) trong 15 năm qua . Một báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc dự đoán rằng Chỉ số phát triển con người của Thụy Điển sẽ giảm từ 0,949 trong năm 2010- xuống còn 0,906 vào năm 2030 .
62
{ "doc_id": "33", "split": 28, "title": "Thụy Điển", "token_count": 480, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Thụy Điển bắt đầu làm chậm lại sự mở rộng của nhà nước phúc lợi trong những năm 1980. Gần đây Thụy Điển đã áp dụng các chính sách mang hơi hướng chủ nghĩa tân tự do, như tư nhân hóa, tài chính hóa và bãi bỏ các quy định ngặt nghèo của nhà nước đối với nền kinh tế . Chính phủ Thụy Điển hiện nay đang tiếp tục xu hướng khôi phục vừa phải các cải cách xã hội trước đây . Cũng kể từ giữa những năm 1980, mức độ bất bình đẳng ở Thụy Điển đã tăng nhanh hơn so với tất cả các quốc gia phát triển khác, theo OECD. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do việc giảm phúc lợi của nhà nước và sự chuyển dịch sang tư nhân hoá các dịch vụ công. Theo Barbro Sorman, một nhà hoạt động của Đảng Cánh tả đối lập, "Người giàu đang ngày càng giàu hơn, và người nghèo đang trở nên nghèo hơn. Thụy Điển bắt đầu trở nên giống như Mỹ". Tuy nhiên, rõ ràng là Thụy Điển vẫn còn bình đẳng hơn nhiều so với hầu hết các quốc gia khác . Hệ thống an sinh xã hội của Thụy Điển chủ yếu được quản lý bởi Cơ quan Bảo hiểm xã hội Thụy Điển và bao gồm rất nhiều phúc lợi khác nhau. Những khoản trợ cấp chủ yếu bao gồm : Giao thông. Thụy Điển có 162.707 km (101.101 dặm) đường trải nhựa và 1.428 km (887 mi) đường cao tốc. Đường cao tốc chạy ngang qua lãnh thổ Thụy Điển và qua Cầu Øresund để đến Đan Mạch. Nhiều tuyến đường cao tốc mới vẫn đang được xây dựng và một tuyến đường cao tốc mới từ Uppsala đến Gävle đã được hoàn thành vào ngày 17 tháng 10 năm 2007. Thụy Điển duy trì giao thông tay trái ("Vänstertrafik" trong tiếng Thụy Điển) từ khoảng năm 1736 và tiếp tục duy trì đến thế kỷ 20. Các cử tri đã từ chối chuyển sang giao thông tay phải vào năm 1955, nhưng sau khi Riksdag thông qua luật vào năm 1963, sự thay đổi đã diễn ra vào ngày 3 tháng 9 năm 1967, được biết đến bằng tiếng Thụy Điển là Dagen H. Kể từ đó, Thụy Điển thực hiện quy tắc giao thông tay phải.
63
{ "doc_id": "33", "split": 29, "title": "Thụy Điển", "token_count": 219, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Tàu điện ngầm Stockholm là hệ thống tàu điện ngầm duy nhất ở Thụy Điển và phục vụ trong thành phố thủ đô Stockholm với 100 nhà ga. Thị trường vận tải đường sắt được tư nhân hóa, nhưng trong khi có nhiều doanh nghiệp tư nhân, các nhà điều hành lớn nhất vẫn thuộc sở hữu của nhà nước. Các hạt (county) có trách nhiệm về tài chính, vé và tiếp thị cho các chuyến tàu địa phương. Các nhà điều hành lớn bao gồm SJ, Veolia Transport, DSB, Green Cargo, Tågkompaniet và Inlandsbanan. Hầu hết mạng lưới đường sắt đều do Trafikverket sở hữu và điều hành. Các sân bay lớn nhất của Thụy Điển bao gồm sân bay Stockholm-Arlanda (16,1 triệu hành khách trong năm 2009) cách Stockholm 40 km về phía bắc, sân bay Göteborg Landvetter (4,3 triệu hành khách trong năm 2008) và sân bay Stockholm-Skavsta (2,0 triệu hành khách). Nhân khẩu. Dân số.
64
{ "doc_id": "33", "split": 30, "title": "Thụy Điển", "token_count": 502, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Tổng dân số của Thụy Điển là 10.142.686 người vào ngày 31 tháng 3 năm 2018. Dân số Thụy Điển đã vượt mốc 9 triệu người vào ngày 12 tháng 8 năm 2004 và 9,5 triệu vào mùa xuân năm 2012, theo Thống kê Thụy Điển . Mật độ dân số là 22,5 người / km² (58,2 mỗi dặm vuông), trong đó mật độ dân số ở miền nam của đất nước cao hơn đáng kể so với miền bắc. Khoảng 85% dân số sống ở các đô thị . Thành phố thủ đô Stockholm có dân số khoảng 950.000 người (chưa bao gồm dân số của vùng đô thị). Các thành phố lớn thứ hai và thứ ba là Gothenburg và Malmö. Vùng đô thị Gothenburg chỉ có hơn một triệu cư dân và phần phía tây của Scania, dọc theo Öresund cũng có số dân tương tự. Vùng đô thị Copenhagen và Skåne, nằm ở biên giới Đan Mạch-Thụy Điển xung quanh Öresund mà thành phố Malmö là một phần (khu vực này trước đây gọi là Vùng Öresund), có dân số 4 triệu người. Bên cạnh các thành phố lớn, các khu vực có mật độ dân số cao hơn đáng kể so với phần còn lại của đất nước bao gồm khu vực nông nghiệp của Östergötland, vùng bờ biển phía tây, khu vực xung quanh hồ Mälaren và khu vực nông nghiệp quanh Uppsala. Norrland, chiếm khoảng 60% lãnh thổ Thụy Điển, có mật độ dân số rất thấp (dưới 5 người mỗi km2). Vùng núi cao và hầu hết các vùng ven biển xa xôi hầu như không có dân cư. Ở những vùng rộng lớn phía tây Svealand, hay phần phía nam và trung tâm của Småland mật độ dân số cũng rất thấp. Một khu vực được gọi là Finnveden, nằm ở phía tây nam của Småland, cũng có thể coi là gần như không có sự hiện diện của con người. Từ năm 1820 tới năm 1930, khoảng 1,3 triệu người Thụy Điển, tức một phần ba dân số của đất nước, đã di cư đến Bắc Mỹ, và hầu hết trong số họ đến Hoa Kỳ. Hiện có hơn 4,4 triệu người Mỹ gốc Thuỵ Điển theo ước tính của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2006 . Tại Canada người gốc Thụy Điển có khoảng 330.000 người.
65
{ "doc_id": "33", "split": 31, "title": "Thụy Điển", "token_count": 414, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Theo Thống kê Thụy Điển thì vào năm 2017, khoảng 3.193.089 người tức 31,5% dân số của Thụy Điển có nguồn gốc nước ngoài, được định nghĩa là những người sinh ra ở nước ngoài hoặc sinh ra ở Thụy Điển nhưng có bố hoặc mẹ (hoặc cả hai) sinh ra ở nước ngoài . Những người Thụy Điển gốc nước ngoài có xuất xứ nhiều nhất từ các nước Syria (1,70%), Phần Lan (1,49%), Iraq (1,39%), Ba Lan (0,90%), Iran (0,73%) và Somalia (0,66%) . Ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính thức của Thụy Điển là tiếng Thụy Điển , một ngôn ngữ German Bắc, rất giống với tiếng Đan Mạch và tiếng Na Uy, chỉ khác về cách phát âm và chính tả. Người Na Uy có thể dễ dàng hiểu được tiếng Thuỵ Điển, và người Đan Mạch cũng có thể hiểu nó tuy sẽ gặp một chút khó khăn hơn so với người Na Uy. Ngược lại, những người nói tiếng Thụy Điển cũng có thể dễ dàng hiểu được tiếng Na Uy hoặc tiếng Đan Mạch, tuy nhiên tiếng Na Uy sẽ dễ hơn một chút đối với họ. Các phương ngữ được nói ở Scania, phần cực nam của đất nước, chịu ảnh hưởng lớn bởi tiếng Đan Mạch bởi vì khu vực này trước đây là một phần lãnh thổ của Đan Mạch và ngày nay vẫn nằm tiếp giáp với quốc gia này. Những người Thụy Điển nói tiếng Phần Lan chiếm khoảng 5% dân số Thụy Điển , và tiếng Phần Lan đã được công nhận là một ngôn ngữ thiểu số tại Thụy Điển. Do những người nói tiếng Ả rập nhập cư vào Thụy Điển rất nhiều trong những năm gần đây, việc sử dụng tiếng Ả Rập có thể đã trở nên phổ biến rộng rãi ở trong nước hơn so với tiếng Phần Lan. Tuy nhiên, không có thống kê chính thức nào về điều này .
66
{ "doc_id": "33", "split": 32, "title": "Thụy Điển", "token_count": 494, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Tại Thụy Điển, tiếng Phần Lan, tiếng Meänkieli, tiếng Jiddisch, tiếng Romani và tiếng Sami có địa vị là các ngôn ngữ thiểu số được công nhận. Gần 90% người Thụy Điển có khả năng nói được tiếng Anh vì một phần tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc trong trường học và phần khác là vì tiếng Anh có rất nhiều trong chương trình truyền hình. Đa số học sinh chọn tiếng Đức là ngoại ngữ thứ nhì, nhưng gần đây tiếng Tây Ban Nha đang được ưa chuộng và đã vượt qua tiếng Đức tại một số trường. Thật ra tiếng Đức là ngoại ngữ đầu tiên tại Thụy Điển cho đến năm 1950 cũng như trong phần còn lại của Bắc Âu. Tôn giáo. Giáo hội Thụy Điển, một giáo hội Lutheran, đã là giáo hội quốc gia từ 1527 cho đến 1999. Tỉ lệ thành viên của Giáo hội trên tổng dân số suy giảm dần qua các năm: từ 95,2% năm 1972 xuống còn 67,5% năm 2012 và 61,5% vào năm 2016 . Số người của nhóm lớn thứ nhì, những người theo Hồi giáo, rất khó được đoán chính xác. Sự hiện diện của những người Hồi giáo ở Thụy Điển vẫn còn yếu cho đến những năm 1960, khi Thụy Điển bắt đầu nhận được những người di cư từ vùng Balkan và Thổ Nhĩ Kỳ. Làn sóng nhập cư ồ ạt từ Bắc Phi và Trung Đông đã đưa dân số Hồi giáo tại Thụy Điển tăng đáng kể, ngày nay ước tính lên đến 600.000 người . Công giáo Rôma có vào khoảng 150.000 người và Chính thống giáo Đông phương khoảng 100.000 người. Bên cạnh đó tại Thụy Điển có khoảng 23.000 người của Nhân chứng Jehova, 20.000 người là tín đồ Phật giáo và vào khoảng 10.000 người theo Do Thái giáo. Theo cuộc thăm dò ý kiến Eurobarometer vào năm 2010: Nhập cư. Nhập cư đã và đang là nguồn tăng trưởng dân số và thay đổi văn hóa quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử Thụy Điển, và trong nhiều thế kỷ gần đây, Thụy Điển từ một quốc gia di cư ròng sau Thế chiến thứ nhất đã trở thành một quốc gia nhập cư ròng kể từ Thế chiến II trở đi. Các khía cạnh về kinh tế, xã hội và chính trị của vấn đề nhập cư đã gây ra rất nhiều tranh cãi .
67
{ "doc_id": "33", "split": 33, "title": "Thụy Điển", "token_count": 512, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Trong năm 2016, ước tính 2.320.302 cư dân Thụy Điển có nguồn gốc nước ngoài, chiếm khoảng 23% dân số Thụy Điển . Số người dân Thụy Điển có cha mẹ là người nước ngoài lên tới 3.060.115 người, chiếm 30% dân số cả nước . Trong số những người này, 1.784.497 người hiện sống ở Thụy Điển nhưng được sinh ra ở nước ngoài. Ngoài ra, 535.805 người được sinh ra ở Thụy Điển nhưng có cả cha và mẹ sinh ra ở nước ngoài và 739,813 người khác có một trong hai người cha hoặc mẹ sinh ra ở nước ngoài (còn người còn lại sinh ra ở Thụy Điển) . Theo Eurostat, trong năm 2010, đã có 1,33 triệu người Thụy Điển được sinh ra ở nước ngoài, tương ứng với 14,3% tổng dân số. Trong số này, 859.000 (9,2%) được sinh ra ở các nước ngoài EU và 477,000 (5,1%) được sinh ra ở một nước thành viên EU khác . Năm 2009, số người nhập cư đạt mức kỷ lục, với 102.280 người đã di cư đến Thụy Điển chỉ riêng trong năm này . Người nhập cư ở Thụy Điển chủ yếu tập trung trong các khu vực đô thị ở Svealand và Götaland. Từ đầu những năm 1970, những người nhập cư vào Thụy Điển chủ yếu là dân tị nạn và những người tới Thụy Điển để đoàn tụ với gia đình từ các nước Trung Đông và châu Mỹ Latinh . Mười nhóm di dân nước ngoài lớn nhất trong sổ đăng ký dân sự Thụy Điển năm 2016 tới từ các nước sau: Tội phạm. Các số liệu từ Khảo sát Tội phạm Thụy Điển (SCS) năm 2013 cho thấy tỉ lệ tội phạm nhìn chung đã giảm trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2013. Kể từ năm 2014 đã có tình trạng gia tăng ở một số loại tội phạm, bao gồm gian lận thuế, một số tội phạm liên quan đến tài sản và đặc biệt là tội phạm tình dục (vào năm 2016 tỉ lệ tội phạm tình dục đã tăng 70% so với năm 2013). Mức độ tham nhũng ở Thụy Điển là rất thấp . Hệ thống pháp lý và thể chế ở Thụy Điển được coi là có hiệu quả trong việc chống tham nhũng, và đặc trưng của các cơ quan chính phủ tại Thụy Điển là mức độ minh bạch, liêm chính và trách nhiệm cao .
68
{ "doc_id": "33", "split": 34, "title": "Thụy Điển", "token_count": 481, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Tỷ lệ giết người ở Thụy Điển là khá thấp, với khoảng 1.14 vụ giết người trên 100.000 dân vào năm 2015. Số vụ "bạo lực chết người được xác nhận" đã dao động giữa 68 và 112 vụ trong giai đoạn 2006-2015, giảm từ 111 vụ năm 2007 xuống còn 68 vụ vào năm 2012, tiếp theo là tăng lên 112 vụ vào năm 2015 và giảm xuống 106 vụ vào năm 2016 . Các nghiên cứu về những vụ bạo lực gây chết người ở Thụy Điển đã chỉ ra rằng hơn một nửa các vụ án được báo cáo không thực sự là những vụ giết người hay ngộ sát. Nhiều vụ án giết người được báo cáo trên thực tế là những vụ tự tử, tai nạn hoặc tử vong tự nhiên . Tuy vậy tỉ lệ những vụ bạo lực liên quan đến súng đạn ở Thụy Điển là cao hơn đáng kể so với nhiều nước Tây Âu khác . Theo SCS năm 2016, 1,7% số người Thụy Điển được hỏi đã trả lời rằng họ là nạn nhân của hành vi bạo lực tình dục. Con số này tăng hơn 100% so với năm 2012 và 70% so với năm 2014. Nạn nhân của tội phạm tình dục thường là phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới, và phổ biến nhất trong khung tuổi 20-24. Tội phạm tình dục xảy ra phổ biến nhất ở nơi công cộng và trong hầu hết các trường hợp, thủ phạm không hề quen biết với nạn nhân . Trong năm 2014, đã có 6,697 vụ hiếp dâm tại Thụy Điển được báo cáo cho cảnh sát nước này, tỉ lệ là 69 vụ trên 100.000 dân, theo Hội đồng Quốc gia Thụy Điển về Phòng chống tội phạm (BRÅ), tăng 11% so với năm 2013 . Trong năm 2016, tổng số vụ hiếp dâm được báo cáo đã tăng lên 6.715 vụ . Vào tháng 8 năm 2018, SVT báo cáo rằng thống kê hiếp dâm ở Thụy Điển cho thấy 58% nam giới bị kết án hiếp dâm trong 5 năm qua được sinh ra ngoài Liên minh châu Âu, phần lớn là dân nhập cư từ các nước Nam Phi, Bắc Phi, Ả Rập, Trung Đông và Afghanistan . Những con số chính thức cho thấy tỷ lệ tội phạm tình dục tại Thụy Điển đang tiếp tục có dấu hiệu gia tăng . Giáo dục.
69
{ "doc_id": "33", "split": 35, "title": "Thụy Điển", "token_count": 399, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Trẻ em từ 1-5 tuổi ở Thụy Điển được đảm bảo theo học tại các trường mẫu giáo công lập ("förskola"). Giáo dục tại trường học là bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 16 tuổi. Sau khi hoàn thành lớp 9, khoảng 90% học sinh tại Thụy Điển tiếp tục theo học tại một trường trung học trong vòng ba năm. Hệ thống trường học tại Thụy Điển phần lớn được tài trợ bởi các loại thuế. Chính phủ Thụy Điển đảm bảo sự đối xử công bằng cho cả trường công lập cũng như trường tư thục . Bất cứ ai cũng có thể thành lập một trường học nhằm mục đích thu lợi nhuận và các khu vực đô thị phải cấp cho các trường tư thục một số tiền tương đương với số tiền mà các trường thuộc sở hữu của chính quyền thành phố nhận được. Bữa ăn trưa ở trường cho học sinh là miễn phí tại tất cả các trường học ở Thụy Điển, và việc cung cấp bữa sáng miễn phí cũng được khuyến khích . Có một số trường đại học và cao đẳng khác nhau ở Thụy Điển, lâu đời nhất và lớn nhất trong số đó nằm ở các thành phố Uppsala, Lund, Gothenburg và Stockholm. Năm 2000, 32% người Thụy Điển có bằng đại học, đưng thứ 5 trong các nước OECD . Cùng với một số quốc gia châu Âu khác, chính phủ Thụy Điển cũng trợ cấp học phí cho các sinh viên quốc tế theo học tại các học viện ở Thụy Điển, mặc dù một dự luật gần đây được thông qua tại Riksdag sẽ hạn chế khoản rợ cấp này cho sinh viên đến từ các nước EEA và Thụy Sĩ . Sự gia tăng của dòng người nhập cư vào Thụy Điển là nguyên nhân chính khiến cho Thụy Điển tụt hạng liên tục trong bảng xếp hạng PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) . Y tế.
70
{ "doc_id": "33", "split": 36, "title": "Thụy Điển", "token_count": 482, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Hệ thống chăm sóc sức khỏe Thụy Điển chủ yếu là do chính phủ tài trợ, mặc dù chăm sóc sức khỏe tư nhân cũng tồn tại. Nguồn kinh phí dành cho hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Thụy Điển chủ yếu là thông qua các loại thuế. Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Thụy Điển có chất lượng rất cao, tương đương với các quốc gia phát triển khác. Thụy Điển nằm trong top 5 quốc gia có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình của người dân Thụy Điển cũng thuộc top đầu thế giới. Nước uống ở Thụy Điển cũng được cho là an toàn bậc nhất thế giới. Theo bảng xếp hạng của EHCI về những quốc gia có dịch vụ y tế tốt nhất ở châu Âu năm 2016, Thụy Điển xếp ở vị trí thứ 12 . Cuộc sống xã hội. "Mô hình Thụy Điển", một khái niệm của thập niên 1970, ám chỉ hệ thống phúc lợi xã hội, một hệ thống phúc lợi và chăm lo xã hội rộng khắp, là kết quả của sự phát triển hằng trăm năm. Trong thời gian từ năm 1890 đến 1930 một phần cơ sở cho một hệ thống phúc lợi xã hội đã thành hình, nhưng mãi đến những năm của thập niên 1930, đặc biệt là từ khi Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Thụy Điển thành lập chính phủ năm 1932, việc xây dựng một quốc gia phúc lợi xã hội mới trở thành một dự án chính trị và được đẩy mạnh. Hệ thống phúc lợi xã hội Thụy Điển cuối cùng đã bao gồm tất cả mọi người từ trẻ em (thông qua hệ thống chăm sóc trẻ em của làng xã) cho đến những người về hưu (thông qua hệ thống chăm sóc người già của làng xã). Mãi đến thập niên vừa qua mới có những thay đổi lớn. Một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đầu thập niên 1990 đã dẫn đến việc cắt giảm các phúc lợi xã hội và sự phát triển nhân khẩu như đã dự đoán đã buộc phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống hưu trí, hệ thống mà từ nay được gắn liền vào phát triển kinh tế. Thế nhưng các cuộc bầu cử vừa qua đã cho thấy là chính những phần cốt lõi của hệ thống phúc lợi xã hội rất được người công dân yêu mến. Khoa học và kỹ thuật.
71
{ "doc_id": "33", "split": 37, "title": "Thụy Điển", "token_count": 460, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Trong thế kỷ 18, cuộc cách mạng khoa học của Thụy Điển đã diễn ra. Năm 1739, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển được thành lập, với những cá nhân kiệt xuất như Carl Linnaeus và Anders Celsius (người phát minh ra Nhiệt kế Celsius) là thành viên ban đầu. Nhiều công ty được thành lập bởi những người tiên phong đầu tiên cho đến nay vẫn là những thương hiệu quốc tế lớn. Nhà vật lý Thụy Điển Gustaf Dalén là người đã thành lập nên công ty AGA và nhận giải Nobel Vật lý cho phát minh ra van mặt trời của mình. Nhà hóa học Thụy Điển Alfred Nobel là người đã phát minh ra thuốc nổ và là người sáng lập nên giải Nobel. Nhà phát minh Thụy Điển Lars Magnus Ericsson đã thành lập công ty mang tên của mình, Ericsson, đến nay đây vẫn là một trong những công ty viễn thông lớn nhất thế giới. Nhà vật lý Thụy Điển Jonas Wenström là người tiên phong đầu tiên trong những nghiên cứu về dòng điện xoay chiều và cùng với nhà phát minh người Serbia Nikola Tesla, ông được công nhận là một trong những người đã phát minh ra hệ thống điện ba pha. Tetra Pak là một phát minh dùng để lưu trữ thực phẩm lỏng, được phát minh bởi Erik Wallenberg. Omeprazole, một loại thuốc chữa bệnh loét dạ dày, là loại thuốc bán chạy nhất thế giới trong những năm 1990 và được phát triển bởi công ty Thụy Điển AstraZeneca. Gần đây hơn, Håkan Lans là người đã phát minh ra Hệ thống nhận dạng tự động (AIS). Các nhà phát minh Thụy Điển đang nắm giữ 47.112 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ vào năm 2014, theo Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ. Chỉ có mười quốc gia khác trên thế giới nắm giữ nhiều bằng sáng chế hơn Thụy Điển . Theo tỷ lệ phần trăm GDP, chính phủ Thụy Điển phân bổ nguồn lực dành cho nghiên cứu và phát triển nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới . Thụy Điển đứng đầu châu Âu về số lượng các sản phẩm khoa học được công bố tính theo bình quân đầu người .
72
{ "doc_id": "33", "split": 38, "title": "Thụy Điển", "token_count": 417, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Trong năm 2009, các quyết định về việc xây dựng hai cơ sở khoa học lớn nhất của Thụy Điển, các cơ sở bức xạ synchrotron MAX IV và European Spallation Source, đã được thông qua .Cả hai cơ sở đều sẽ được xây dựng tại Lund. European Spallation Source, tốn 14 tỷ SEK để xây dựng , sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2019 và sẽ cung cấp chùm tia neutron mạnh hơn khoảng 30 lần so với bất kỳ hệ thống cung cấp neutron nào hiện nay.. MAX IV, chi phí khoảng 3 tỷ SEK, đi vào hoạt động từ năm 2015. Cả hai cơ sở này đều có ý nghĩa lớn đối với nghiên cứu vật chất. Văn hoá. Văn học. Vào đầu Phong trào Cải cách nền tảng cho một tiếng Thụy Điển thống nhất bắt đầu hình thành. Văn học mang tính chất tôn giáo chiếm lĩnh ưu thế trong suốt thời kỳ này. Vào năm 1732 số đầu tiên của tờ tuần báo đầu tiên, "Then swänska Argus", được phát hành. Olof Dalin, người phát hành tờ tuần báo này, chủ yếu hướng về giới bạn đọc là người thường dân. Trong những người cùng thời với Dalin nổi bật nhất là bà Hedvig Charlotta Nordenflycht. Thơ của bà một phần mang tính chất cá nhân và trữ tình, một phần khác mang dấu ấn của cuộc đấu tranh vì các quyền trí thức của phụ nữ. Erik Gustaf Geijer cũng như người sau ông là Esaias Tegnér là những người đại diện cho trường phái lãng mạn quốc gia trong Thời kỳ Lãng mạn. Với bài thơ "Vikingen" Geijer đã đưa hình tượng của người Viking đi vào văn học. Cũng trong thời kỳ này các tiểu thuyết đầu tiên bắt đầu được phát hành, đáng kể nhất là Carl Jonas Love Almqvist với quyển tiểu thuyết "Drottningens juvelsmycke" (Châu báu của hoàng hậu).
73
{ "doc_id": "33", "split": 39, "title": "Thụy Điển", "token_count": 382, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển August Strindberg và Selma Lagerlöf là hai nhà văn nổi bật nhất trong thời gian từ cuối thế kỷ XIX cho đến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Với hai tác phẩm "Fadren" (Cha) năm 1887 và "Fröken Julie" (Người con gái tên Julie) Strindberg đã đạt đến giới bạn đọc quốc tế. Người đoạt giải Nobel Selma Lagerhöf bắt đầu được giới công khai biết đến qua quyển tiểu thuyết "Gösta Berlings saga". Nền văn học sau năm 1914 hướng về các đề tài xã hội nhiều hơn thời gian trước đó. Sigfrid Siwertz, Elin Wägner và Hjalmar Bergman miêu tả đất nước Thụy Điển đương thời trong thời gian chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Thời kỳ Hiện đại trong văn học Thụy Điển bắt đầu trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Giữa những năm 1960 bắt đầu có một cuộc đổi hướng trong văn học Thụy Điển. Nhận thức mới về chính trị thế giới đòi hỏi một nền văn học phê bình xã hội. Per Olov Enquist viết quyển tiểu thuyết mang tính chất tài liệu về việc trục xuất những người Balt từ Thụy Điển về Liên bang Xô viết. Các nhà văn khác như Pär Westberg và Sara Lidman viết về tình trạng của thế giới bên ngoài. Trong những năm của thập kỷ 1970 văn học Thụy Điển trở về đề tài sử thi. Trong nhiều tác phẩm cùng chủ đề, từng vùng đất của Thụy Điển đã được miêu tả lại trong lúc chuyển đổi giữa cũ và mới. Lars Norén với bi kịch gia đình "Modet att döda" (Can đảm để giết người) năm 1980 đã trở thành nhà viết bi kịch nổi tiếng nhất của những thập niên kế tiếp. Phim.
74
{ "doc_id": "33", "split": 40, "title": "Thụy Điển", "token_count": 492, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Vào khoảng năm 1910 Thụy Điển bắt đầu sản xuất phim thường xuyên. Chẳng bao lâu phim Thụy Điển đạt chất lượng đến một mức độ làm cho cả thế giới biết đến. Thế nhưng khi phim có âm thanh ra đời và kèm theo đó là việc tự giới hạn trong thị trường nhỏ nói tiếng Thụy Điển, phim Thụy Điển giảm sút xuống mức độ thấp về nghệ thuật. Mãi đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai phim Thụy Điển mới trải qua một cuộc đổi mới về chất lượng nghệ thuật. Trước tiên là trong thể loại phim tài liệu, thí dụ như phim "Con người trong thành phố" của Arne Sucksdorf đã đoạt được giải thưởng Oscar. Thể loại phim thiếu niên và nhi đồng cũng đạt được sự quan tâm của thế giới. Âm nhạc. Năm 2007, với doanh thu hơn 800 triệu đô la, Thụy Điển là nước xuất khẩu âm nhạc lớn thứ ba trên thế giới, chỉ xếp sau Mỹ và Anh . ABBA là một trong những ban nhạc Thụy Điển nổi tiếng thế giới đầu tiên, và hiện nay vẫn nằm trong số những ban nhạc nổi tiếng nhất trên thế giới. Với ABBA, nền âm nhạc Thụy Điển bước vào một kỷ nguyên mới, khi mà nhạc pop Thụy Điển đạt được danh tiếng ở tầm quốc tế. Đã có nhiều ban nhạc của Thụy Điển đạt được thành công quốc tế kể từ đó, chẳng hạn như Roxette, Ace of Base, Europe, A-teens, The Cardigans, Robyn, The Hives và Soundtrack of Our Lives. Thụy Điển cũng là một đất nước có nền nhạc Metal phát triển cực kì mạnh mẽ với những cái tên đã quá quen thuộc với các rockfan trên toàn thế giới như Arch Enemy, In Flames,Dark Funeral, Dark Tranquillity hay Pain Of Salvation. Thụy Điển cũng là một trong những quốc gia thành công nhất tại cuộc thi Eurovision Song Contest, với tổng cộng sáu lần giành chiến thắng (1974, 1984, 1991, 1999, 2012 và 2015), chỉ xếp sau Ireland với bảy lần chiến thắng. Các lễ hội và phong tục tập quán đặc trưng. Ngày 6 tháng 1 là ngày lễ Trettondedag jul (lễ Ba Vua còn gọi là lễ Hiển Linh), đây là ngày lễ quốc gia tại Thụy Điển chủ yếu theo đạo Tin Lành.
75
{ "doc_id": "33", "split": 41, "title": "Thụy Điển", "token_count": 475, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Vào ngày 13 tháng 1, Tjugondedag jul (còn gọi là Tjugondag jul hay Knut), mùa Giáng Sinh chấm dứt. Thỉnh thoảng có lễ hội cuối cùng, nến và các vật trang hoàng được tháo gỡ xuống và cây Nô en được mang ra ngoài. Valborgsmässoafton được chào mừng vào ngày 30 tháng 4. Người dân quay quanh các lửa trại lớn, có phát biểu chào mừng mùa Xuân và hát các bài ca về mùa Xuân. Đặc biệt ở tại Lund và Uppsala thì Valborg vào đêm trước ngày 1 tháng 5 là một lễ hội sinh viên quan trọng. Đúng 15 giờ tất cả mọi người đều đội mũ sinh viên lên là hát những bài ca sinh viên. Vào đêm đó thường người ta uống nhiều rượu. Ngày 6 tháng 6, Svenska flaggans dag, là ngày lễ quốc khánh của Thụy Điển. Đầu tiên là "Flaggentag" ("Ngày Quốc kỳ"), ra đời vào năm 1916, ngày 6 tháng 6 là lễ quốc khánh từ năm 1983 và từ năm 2005 cũng là ngày lễ chính thức. Lễ hội giữa hè ("Midsommarfest") được mừng vào đêm rạng sáng ngày thứ Bảy đầu tiên sau ngày 21 tháng 6. Lễ hội này được ăn mừng lớn chỉ có thể so sánh được với lễ Giáng Sinh. Thụy Điển đẹp nhất vào đêm "midsommarafton" cuối tháng 6, khi ánh sáng mặt trời có thể nhìn thấy 24 tiếng liên tục ở miền Bắc và ở miền Nam chỉ có vài tiếng là hoàng hôn và rạng sáng. Ngày lễ này có truyền thống rất lâu đời và có nguồn gốc từ các lễ hội chào mừng mùa Hè từ thời kỳ Tiền Lịch sử. Trên khắp mọi nơi ở Thụy Điển người dân ca hát và nhảy múa chung quanh cây nêu tháng 5 được trang hoàng bằng cành cây và bông hoa, có lẽ là biểu tượng quốc gia Thụy Điển nổi tiếng nhất. Vào tháng 8 bắt đầu có tôm cua tươi đầu mùa ở chợ. Lễ hội chào mừng được gọi là Kräftskiva và được tổ chức không có thời điểm nhất định. Người dân ăn tôm cua luộc cho đến khi no và uống kèm theo đó là rượu mạnh.
76
{ "doc_id": "33", "split": 42, "title": "Thụy Điển", "token_count": 453, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Tại miền Bắc Thụy Điển còn có Surströmmingsfest vào cuối mùa Hè. Việc ăn cá trích được ủ trước cùng với khoai tây hay với tunnbröd (một loại bánh mì khô) trong dịp lễ này đòi hỏi phải có khẩu vị "cứng cáp". Lễ Lucia ("Luciafest") bắt đầu vào sáng ngày 13 tháng 12 và tại Thụy Điển là ngày của Nữ hoàng ánh sáng. Người con gái đầu trong gia đình xuất hiện với một váy trắng và mang trên đầu một vòng hoa được làm từ cành cây của một loài cây việt quất ("Vaccinium vitis-idaea") và nến, đánh thức gia đình và mang thức ăn sáng đến tận giường. Trường học và nơi làm việc trên toàn nước được các đoàn diễu hành đến thăm viếng vào sáng sớm. Các cô gái trẻ mang váy trắng dài đến gót chân cùng với nến trên đầu và tay, đi cùng là các nam thiếu niên mang quần áo trắng và đội nón chóp dài được trang điểm bằng nhiều ngôi sao. Thể thao. Thể thao là một phong trào quần chúng tại Thụy Điển với khoảng độ một nửa dân số tham gia tích cực. Hai môn thể thao chính là bóng đá và khúc côn cầu trên băng. Zlatan Ibrahimovic, Henrik Larsson và Fredrik Ljungberg thuộc về những ngôi sao bóng đá của Thụy Điển và trong số những người nổi tiếng trong bộ môn khúc côn cầu trên băng phải kể đến Markus Näslund, Peter Forsberg, Mats Sundin, Daniel Alfredsson, Niklas Lidström, Börje Salming và Pelle Lindbergh. Số người chơi các môn thể thao cưỡi ngựa nhiều chỉ sau bóng đá, phần lớn là phụ nữ. Tiếp theo sau đó là golf, điền kinh và các môn thể thao đồng đội như bóng ném, khúc côn cầu trong nhà (tiếng Anh: "Floorball"), bóng rổ và ngoài ra là bandy tại các vùng phía Bắc. Các vận động viên quần vợt thành công bao gồm Björn Borg, Mats Wilander,Stefan Edberg và Robin Soderling.
77
{ "doc_id": "33", "split": 43, "title": "Thụy Điển", "token_count": 460, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Rất nhiều người Thụy Điển đã lập thành tích quốc tế trong điền kinh, thí dụ như Patrik Sjöberg - kỷ lục nhảy cao nam châu Âu, hay Kajsa Bergqvist - kỷ lục nhảy cao nữ, và người đoạt huy chương vàng Thế vận hội Stefan Holm. Hai vận động viên Thụy Điển khác đoạt huy chương vàng tại Thế vận hội mùa Hè 2004 là Carolina Klüft trong bộ môn điền kinh nữ bảy môn và Christian Olsson trong bộ môn nhảy ba bước. Các vận động viên nổi tiếng khác của Thụy Điển bao gồm Ingemar Johansson (đấm bốc hạng nặng), Annika Sörenstam (đánh golf), Jan-Ove Waldner (nguyên vô địch bóng bàn 5 lần) và Tony Rickardsson (đua mô tô). Trong trường học, trên bãi cỏ hay trong công viên brännboll, một bộ môn thể thao tương tự như bóng chày, thường hay được chơi để giải trí. Trong các thế hệ lớn tuổi các bộ môn thể thao giải trí khác là kubb và boules. Ẩm thực. Ẩm thực Thụy Điển là thực phẩm truyền thống của người Thụy Điển. Do Thụy Điển trải dài từ bắc tới nam, nó nhiều khác biệt giữa ẩm thực phía bắc và phía nam. Trong lịch sử, ở phía Bắc, người ta từng ăn các loại thịt như tuần lộc, hoặc các loại thịt thú săn khác, nó có nguồn gốc từ văn hóa Sami, trong khi các loại rau tươi có vai trò quan trọng hơn ở phía Nam. Biểu tượng quốc gia. Quốc kỳ. Quốc kỳ Thụy Điển hình chữ nhật, nền cờ màu lam, chữ thập màu vàng chia mặt cờ thành 4 hình chữ nhật màu lam. Diện tích của 2 hình chữ nhật trên và dưới bên trái bằng nhau, 2 hình chữ nhật trên và dưới bên phải cũng có diện tích bằng nhau. Hai màu lam và vàng bắt nguồn từ màu của Hoàng gia Thuỵ Điển. Lá cờ chữ thập màu vàng từng là quân kỳ của hải quân Hoàng gia Thuỵ Điển. Ngày 22/06/1906 chính thức quy định lá quốc kỳ này. Quốc huy.
78
{ "doc_id": "33", "split": 44, "title": "Thụy Điển", "token_count": 294, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=33" }
Title: Thụy Điển Lai lịch quốc huy Thuỵ Điển có thể truy nguyên về những năm 1408–1470. Phía trên tấm áo choàng là chiếc vương miện, mặt tấm lá chắn trong tấm áo choàng có màu lam. Một chữ thập màu vàng chia mặt tấm lá chắn thành 4 phần: phần trên bên trái và phần dưới bên phải mỗi phần có 3 phần chiếc vương miện màu vàng, phần trên bên phải và phần dưới bên trái có con sư tử vàng đội vương miện vàng thè lưỡi đỏ. Trung tâm lá chắn lớn có một lá chắn tương đối nhỏ, mặt tấm lá chắn chia 2 phần phải và trái: mặt bên trái do các sọc chéo 3 màu lam, trắng bạc, đỏ và một chiếc bình vàng tạo thành, mặt bên phải có vẽ một tháp chuông kiểu lô cốt và một con chim ưng vàng. Hình trên tấm lá chắn nhỏ là phù hiệu của Hoàng gia Thụy Điển khoảng năm 1200. Phía trên tấm lá chắn là một chiếc vương miện, 2 bên là hai con sư tử vàng đầu đội vương miện ngoảnh về phía sau đỡ lấy. Sư tử đứng trên đế tấm lá chắn, đuôi cong hướng lên trên, thè lưỡi đỏ. Xung quanh tấm lá chắn là huân chương trang trí. Năm 1908 chính thức chế định quốc huy dạng tấm áo choàng này.
79
{ "doc_id": "39", "split": 0, "title": "Thành phố Hồ Chí Minh", "token_count": 506, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=39" }
Title: Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt TP.HCM) hay Sài Gòn, là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị trong tương lai gần. Đây còn là trung tâm kinh tế, giải trí, một trong hai trung tâm văn hóa và giáo dục quan trọng tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 km2 (809 dặm vuông Anh). Theo kết quả điều tra dân số sơ bộ vào năm 2021 thì dân số thành phố là 9.166.800 người (chiếm 9,3% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 4.375 người/km² (cao nhất cả nước). Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả Việt Nam. Thành phố có chỉ số phát triển con người ở mức cao, đứng thứ hai trong số các đơn vị hành chính của Việt Nam. Năm 2020, thành phố có GRDP theo giá hiện hành ước là 1.372 ngàn tỷ đồng, theo giá so sánh 2010 đạt 991.424 tỷ đồng (số liệu địa phương cung cấp, Tổng cục Thống kê sẽ công bố GRDP đánh giá lại), tăng 1,39% so với năm 2019, đóng góp trên 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước. GRDP bình quân đầu người ước năm 2020 là 6.328 USD/người, xếp thứ 4 trong số các tỉnh thành cả nước, nhưng so với năm 2019 là giảm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 sơ bộ là 6,758 triệu VND/tháng, cao thứ hai cả nước sau Bình Dương. Nhờ điều kiện tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Vào năm 2019, thành phố đón khoảng 8,6 triệu khách du lịch quốc tế. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vị thế hàng đầu.
80
{ "doc_id": "39", "split": 1, "title": "Thành phố Hồ Chí Minh", "token_count": 247, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=39" }
Title: Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, khoảng một thập kỷ gần đây, dưới nhiều tác động và áp lực khác nhau, các chỉ số trên của thành phố có sự giảm sút. Thành phố cần được tháo gỡ nhiều điểm nghẽn để đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Tên gọi. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor theo tiếng Khmer của người dân bản địa, có nghĩa là "thành trong rừng". Sách Chân Lạp phong thổ ký (1297) của Chu Đạt Quan, phần nói về các thuộc quận của Chân Lạp, có liệt kê một quận tên Trĩ Côn (). Có thể đây là cách phiên âm của Sài Gòn. Vì sự sụp đổ của đế chế Khmer, vùng Nam Bộ trở thành đất vô chủ, về sau đã sáp nhập vào Đại Việt nhờ công cuộc khai phá miền Nam của chúa Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập huyện Tân Bình thuộc phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Phủ Gia Định khi đó bao gồm Sài Gòn và các tỉnh xung quanh hiện nay (Tây Ninh, Long An...), còn huyện Tân Bình là chỉ vùng đất Sài Gòn.
81
{ "doc_id": "39", "split": 2, "title": "Thành phố Hồ Chí Minh", "token_count": 402, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=39" }
Title: Thành phố Hồ Chí Minh Địa danh Sài Gòn có trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km² ("Chợ Lớn") có đông người Hoa sinh sống trong thế kỷ 18. Địa bàn đó gần tương ứng với khu Chợ Lớn ngày nay. Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, "Histoire de la Mission Cochinchine", có ghi chép "Rai Gon Thong" (Sài Gòn Thượng) và "Rai Gon Ha" (Sài Gòn Hạ). Theo "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674, Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Lũy Sài Gòn" (theo chữ Hán viết là 柴棍 - "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ "Sài Gòn" xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán 棍 - "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo chữ Nôm là "Gòn", còn đọc theo chữ Hán thì là "Côn". Trong tiếng Trung thì Sài Gòn còn được gọi là "Tây Cống" (chữ Hán: 西貢, bính âm: "Xī Gòng", Việt bính: "Sai1Gung3"). Sau đó, danh xưng Sài Gòn được dùng để chỉ các khu vực nằm trong "lũy Lão Cầm" (năm 1700), "lũy Hoa Phong" (năm 1731) và "lũy Bán Bích" (năm 1772), chỉ với diện tích 5 km². Ngoài ra theo một số nhà nghiên cứu thì Thụ Nại cũng từng là tên gọi của vùng đất Sài Gòn xưa trước khi Nguyễn Hữu Cảnh đến khai phá.
82
{ "doc_id": "39", "split": 3, "title": "Thành phố Hồ Chí Minh", "token_count": 440, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=39" }
Title: Thành phố Hồ Chí Minh Khi Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Địa giới Sài Gòn lúc này bao gồm vùng đất Sài Gòn và Bến Nghé cũ. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887–1901 (về sau, Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội). Năm 1931 Khu Sài Gòn - Chợ Lớn được thành lập, bao gồm Thành phố Sài Gòn và Thành phố Chợ Lớn. Năm 1941 Chợ Lớn được sáp nhập vào Sài Gòn. Năm 1946, Sài Gòn trở thành thủ đô của Cộng hòa tự trị Nam Kỳ rồi Quốc gia Việt Nam, và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa sau Hiệp định Genève năm 1954 với tên gọi chính thức là Đô Thành Sài Gòn. Kể từ đó, Sài Gòn được xem là thủ đô và trở thành một trong những đô thị quan trọng nhất của miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản chính quyền và quyết định hợp nhất Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định thành Thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Việt Nam tái thống nhất và Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên "Sài Gòn – Gia Định" thành "Hồ Chí Minh", theo tên Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiện nay trong văn bản hành chính thì thành phố luôn được gọi đầy đủ là "Thành phố Hồ Chí Minh" (viết tắt là "TP. HCM") thay vì chỉ gọi "Hồ Chí Minh", để tránh nhầm lẫn với chủ tịch Hồ Chí Minh. Tương tự với tiếng Anh là "Ho Chi Minh City" (viết tắt là "HCMC"). Tên "Sài Gòn" vẫn được sử dụng thường xuyên vì sự lâu đời và thân thuộc của nó. Lịch sử. Thời kỳ hoang sơ.
83
{ "doc_id": "39", "split": 4, "title": "Thành phố Hồ Chí Minh", "token_count": 392, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=39" }
Title: Thành phố Hồ Chí Minh Con người xuất hiện ở Sài Gòn từ khá sớm. Các cuộc khai quật khảo cổ trên địa phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy, ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí. Những cư dân cổ từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp. Văn hóa Sa Huỳnh từng tồn tại trên khu vực này với những nét rất riêng. Thời kỳ văn hóa Óc Eo, từ đầu Công Nguyên cho tới thế kỷ 7, khu vực miền Nam Đông Dương có nhiều tiểu quốc và Sài Gòn khi đó là miền đất có quan hệ với những vương quốc này. Sau khi Đế quốc Khmer hình thành, lãnh thổ miền Nam Đông Dương thuộc quyền kiểm soát của đế chế này. Tuy nhiên, dân cư của Đế quốc Khmer sống ở vùng này rất thưa thớt, không có khu dân cư lớn nào hình thành tại đây. Cho đến trước thế kỷ 16, vị trí tiếp giáp với các quốc gia cổ cũng khiến Sài Gòn trở thành nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư như Khmer, Châu Ro, S'Tiêng. Sài Gòn – Gia Định vẫn là địa bàn của một vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện. Khai phá. Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai phá vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa Công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Khmer, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
84
{ "doc_id": "39", "split": 5, "title": "Thành phố Hồ Chí Minh", "token_count": 401, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=39" }
Title: Thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn từ 1623 tới 1698 được xem như thời kỳ hình thành của Sài Gòn sau này. Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu con rể là vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prey Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Tuy đây là vùng rừng rậm hoang vắng, nhưng lại nằm trên đường giao thông của các thương nhân Việt Nam, Trung Quốc... qua Campuchia và Xiêm. Hai sự kiện quan trọng tiếp theo của thời kỳ này là lập doanh trại và dinh thự của Phó vương Nặc Nộn và lập đồn dinh ở Tân Mỹ (gần ngã tư Cống Quỳnh – Nguyễn Trãi ngày nay). Có thể nói Sài Gòn hình thành từ 3 cơ quan chính quyền này. Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho một số nhóm người Hoa tị nạn triều Mãn Thanh tới Mỹ Tho, Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn. Đến năm 1698, chúa Nguyễn sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam. Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Vùng Đông Nam Bộ được sáp nhập vào cương vực Việt Nam. Thời điểm ban đầu này, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 10.000 hộ với 200.000 khẩu. Công cuộc khai hoang được tiến hành theo những phương thức mới, mang lại hiệu quả hơn. Cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, Mỹ Tho và Cù lao Phố là hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 18, sau các biến loạn và chiến tranh, thương nhân dần chuyển về vùng Chợ Lớn. Khu vực Sài Gòn dần trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất Nam Bộ.
85
{ "doc_id": "39", "split": 6, "title": "Thành phố Hồ Chí Minh", "token_count": 289, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=39" }
Title: Thành phố Hồ Chí Minh Năm 1788, chúa Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại Tây Sơn. Năm 1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh người Pháp là kỹ sư Theodore Lebrun và Victor Olivier de Puymanel (1768–1799), Chúa Nguyễn Ánh cho xây dựng Thành Bát Quái làm trụ sở của chính quyền mới. "Gia Định thành" khi đó được đổi thành "Gia Định kinh". Năm 1802, sau khi chiến thắng Tây Sơn, vua Gia Long lên ngôi và đẩy mạnh công cuộc khai khẩn miền Nam. Miền Nam được chia thành 5 trấn, gọi là "Gia Định ngũ trấn". Các công trình kênh đào Rạch Giá – Hà Tiên, Vĩnh Tế... được thực hiện. Qua 300 năm, các trung tâm nông nghiệp phát triển bao quanh những đô thị sầm uất được hình thành. Sáu năm sau, 1808, "Gia Định trấn" lại được đổi thành "Gia Định thành". Trong khoảng thời gian 1833 đến 1835, Lê Văn Khôi khởi binh chống lại nhà Nguyễn, Thành Bát Quái trở thành địa điểm căn cứ. Sau khi trấn áp cuộc nổi dậy, năm 1835, vua Minh Mạng cho phá Thành Bát Quái, xây dựng Phụng Thành thay thế. Thời kỳ Pháp thuộc.
86
{ "doc_id": "39", "split": 7, "title": "Thành phố Hồ Chí Minh", "token_count": 389, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=39" }
Title: Thành phố Hồ Chí Minh Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, thực dân Pháp gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn nhằm phục vụ mục đích khai thác thuộc địa và làm nơi cư trú cho quan chức Pháp. Đồ án thiết kế được Phó Đô đốc Pháp là Page (về sau là Charner) cử trung tá công binh Pháp là Paul Florent Lucien Coffyn (1810 – 1871), nguyên Lãnh sự Pháp ở Hoa Kỳ, thiết kế. Theo bản đồ của Coffyn được công bố vào ngày 13/5/1862, quy hoạch ban đầu của Sài Gòn bao gồm cả tỉnh Chợ Lớn với khoảng 500.000 dân (Saigon ville de 500.000 âmes), tức khoảng 20.000 dân/km². Quy hoạch này tương ứng với quy hoạch khu vực phòng thủ của tướng Nguyễn Cửu Đàm năm 1772, khi dân số Sài Gòn chỉ khoảng 20.000–30.000 người. Nhưng đến 1864, nhận thấy diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, khó bảo đảm về an ninh, Soái phủ Pháp ở Nam Kỳ "(Gouverneur Amiral de la Cochinchine)" lúc đó là Chuẩn đô đốc Pierre Rose quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn. Ngày 3 tháng 10 năm 1865, Pierre Rose ra lệnh quy hoạch lại Sài Gòn chỉ còn là khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay. Toàn bộ quy hoạch chỉ còn rộng khoảng 3 km².Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố, như Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Dinh Toàn quyền, được Pháp thiết kế và huy động nhân công xây dựng. Sau 2 năm người Pháp xây dựng và cải tạo, khu quy hoạch rộng khoảng 3 km² nói trên đã hoàn toàn thay đổi.
87
{ "doc_id": "39", "split": 8, "title": "Thành phố Hồ Chí Minh", "token_count": 427, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=39" }
Title: Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ như: dinh thống đốc, nha giám đốc nội vụ, tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục... Nam Kỳ Lục tỉnh là thuộc địa của Pháp và Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định. Vào năm 1861, địa phận Sài Gòn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa. Đến năm 1867, việc quản lý Sài Gòn được giao cho Ủy ban thành phố gồm một ủy viên và 12 hội viên; đứng đầu là viên Thị trưởng người Pháp tên là Charles Marie Louis Turc (1867–1871). Cho tới nửa đầu thập niên 1870, thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định. Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Đứng đầu là viên Thị trưởng người Pháp, đầu tiên là G. Vinson (1874 –1876). Đến năm 1879 thì Pháp cho lập thêm Hội đồng thành phố Sài Gòn (hay đúng ra là Ủy hội thành phố – "Commission municipale"). Sau Cách mạng Tháng Tám, ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp tái chiếm thành phố. Tháng 8 năm 1946, phòng Nam Bộ Trung ương đã tổ chức họp, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp đã đề nghị đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, và 57 người phòng Nam Bộ Trung ương (đứng đầu danh sách là Trần Hữu Nghiệp, Trần Công Tường, Nguyễn Tấn Gi Trọng...) đã ra quyết nghị, gửi lên Quốc hội và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề xuất này, tuy nhiên, do nhiều việc cấp bách phải giải quyết nên chưa được quyết định chính thức. Về danh hiệu "Hòn ngọc viễn Đông" thời Pháp thuộc.
88
{ "doc_id": "39", "split": 9, "title": "Thành phố Hồ Chí Minh", "token_count": 165, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=39" }
Title: Thành phố Hồ Chí Minh Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đông Dương, được thực dân Pháp mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" ("la perle de l'Extrême-Orient") hoặc một "Paris nhỏ ở Viễn Đông" ("le petit Paris de l'Extrême-Orient") trong số các thuộc địa của Pháp. Trước đó, thực dân Anh đã chiếm Ấn Độ và gọi nước này là "hòn ngọc trên vương miện của Nữ hoàng Anh", vì vậy Pháp đặt ra danh xưng này cho Sài Gòn để tỏ ý muốn cạnh tranh việc xâm chiếm thuộc địa với đối thủ Anh.
89
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
61
Edit dataset card