question
stringlengths 33
5.48k
| id
stringlengths 32
32
| choices
dict | answerKey
stringclasses 4
values |
---|---|---|---|
1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học cơ bản đã thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết trong những tháng ngày của năm 2020 khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới. Nhờ có các nghiên cứu cơ bản, cụ thể là các nghiên cứu khám phá về virus, con người đã nhanh chóng xác định được các đặc trưng cơ bản cũng cách chúng phát triển, lây lan và tấn công cơ thể con người. Từ đó, các chính phủ, dựa trên các khuyến nghị từ các nhà khoa học, đã đưa ra các phương án kịp thời và hiệu quả để bảo vệ người dân như giãn cách xã hội hay đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
2. Tuy nhiên, đó chỉ là các phương án tạm thời. Thế giới cần có biện pháp hiệu quả và bền vững hơn, và đó chính là vaccine. Các phương pháp chế tạo vaccine truyền thống cần một thời gian tương đối dài, cỡ 10 năm, và do đó không đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay. Rất may, các nghiên cứu khoa học đột phá về mRNA của nhà khoa học người Hungary, TS. Katalin Kariko, tiến hành vào năm 2005 khi bà làm việc tại Đại học Pennsylvania, đã trở thành chìa khoá để giúp các nhà nghiên cứu của Công ty BioNTech, có trụ sở tại thành phố Mainz, nước Đức tìm ra vaccine chỉ trong vòng một thời gian kỷ lục 10 tháng, thay vì 10 năm.
3. Trước khi Covid-19 nổ ra, các nghiên cứu của TS. Katalin Kariko từng bị hoài nghi. Có lẽ chính TS. Katalin Kariko cũng không thể nghĩ được rằng các nghiên cứu táo bạo của mình lại trở thành phép màu cho cả thế giới 15 năm sau. Như nhà khoa học đoạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học năm 1993, Richard Roberts, đã từng nói “Vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học thể hiện ở chỗ bạn không bao giờ biết được nó sẽ dẫn đến đâu”. Hay như nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 2012, Serge Haroche, đã từng nói “Ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể hình dung ra hết các hệ quả của nghiên cứu mà họ tiến hành”. Trong số hàng trăm nghiên cứu lớn nhỏ của TS. Katalin Kariko, chỉ cần một trong số chúng nhen nhóm hi vọng hồi sinh cho cả thế giới thì còn gì tuyệt vời hơn?
4. Từ câu chuyện về vaccine Covid-19, chúng ta thấy rằng cần phải có một tư duy hệ thống, sâu sắc và dài hạn cho nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu cơ bản là các nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu bản chất và quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Các kết quả của nó mang tính nguyên bản. Động lực để phát triển nó đó chính là sự tò mò của con người. Mọi quá trình nóng vội mang tính thời vụ đều không phù hợp với các nghiên cứu cơ bản.
5. Khi Newton nghiên cứu và xây dựng nên lý thuyết hấp dẫn, mục tiêu của ông đó là giải thích được câu hỏi “tại sao quả táo rơi xuống đất thay vì bay lên trời?” Nhưng sau đó, chính ông và nhiều nhà khoa học khác thấy được lý thuyết hấp dẫn này còn giải thích và tiên đoán được vô số hiện tượng khác xảy ra trong tự nhiên và vũ trụ. Cơ học Newton đã thành nền tảng lý thuyết để các kỹ sư chế tạo nên máy móc, phương tiện giao thông, cầu đường, nhà cửa. Thiếu nó, mọi hoạt động con người sẽ không còn trơn tru và hiệu quả. Thiếu nó, bạn sẽ không có một chiếc xe Vinfast chạy nhanh và êm ái được.
6. Khi Planck đề xuất thuyết lượng tử, mục tiêu của ông đó là giải quyết vấn đề chưa có lời giải về phổ bức xạ của vật đen tuyệt đối. Và chắc chắn ông không thể hình dung lý thuyết của mình trở thành một trong hai trụ cột chính của Vật lý hiện đại. Nhờ có lý thuyết lượng tử mà con người ngày hôm nay có các máy tính cá nhân, các điện thoại thông minh, hay các tấm pin năng lượng mặt trời. Nhờ có thuyết lượng tử mà chúng ta có thời đại công nghiệp 4.0. Thiếu nó chúng ta không thể có các tập đoàn công nghệ lớn mạnh như Viettel.
7. Vào thời điểm này, đại dịch Covid-19 vẫn là câu chuyện đang rất nóng hổi. Chúng ta nên biết rằng nếu không có các nghiên cứu khám phá về cấu trúc DNA đầu tiên của Francis Crick, James Watson, và Rosalind Franklin cách đây 67 năm thì chúng ta ở sẽ không có vaccine Covid-19 nhanh như bây giờ. Chúng ta cần nhớ có rất nhiều loại virus khác nhau tồn tại trong tự nhiên. Hôm nay virus này đến từ con dơi, nhưng ngày mại virus khác có khi lại đến từ một con chim hót rất hay. Chúng ta cần phải chuẩn bị cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai. Đầu tư cho khoa học cơ bản để duy trì một đội ngũ các nhà khoa học tài năng, am tường các tiến bộ khoa học – công nghệ của nhân loại là một cách chuẩn bị khôn ngoan nhất. Trong quá khứ, một dân tộc thiện chiến có thể thống lĩnh cả thế giới. Nhưng trong tương lai, một dân tộc tồn tại được dài lâu hay không phụ thuộc vào việc dân tộc đó uyên bác đến mức độ nào..
(Theo Đỗ Quốc Tuấn, Khoa học cơ bản: Giữa vẻ đẹp và tính hữu ích, Báo Khoa học & Phát triển, ngày 11/02/2021)
Tác giả nhắc đến hình ảnh “một chiếc xe Vinfast” ở đoạn 5 nhằm mục đích gì? | c4a0c29786494647c1fba32a4cdb78be | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Giới thiệu tính năng ưu việt của xe ô tô Việt Nam",
"Minh họa cơ chế hoạt động của phương tiện giao thông",
"Giới thiệu nền tảng lý thuyết để chế tạo nên máy móc",
"Minh họa một hệ quả của nghiên cứu của Newton"
]
} | D |
I.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi năm trên toàn thế giới sử dụng khoảng 500 tỷ chai nhựa, hơn 500 tỷ túi nilon. Lượng rác thải nhựa hiện nay đã đủ để phủ kín bốn lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có khoảng 13 triệu tấn đã thải trực tiếp ra các đại dương. Theo một báo cáo tại Hội nghị Davos (Thụy Sỹ, năm 2019), ước tính đến năm 2050, lượng rác thải nhựa dưới biển sẽ nhiều hơn cá (tính theo trọng lượng) và phải mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới bị phân hủy.
II.
Trong nỗ lực giải quyết vấn nạn toàn cầu về rác thải nhựa, tháng 9 năm 2019, Pezhman Mohammadi và các cộng sự tại Đại học Aalto (Phần Lan) công bố trên Tạp chí Science Advances rằng họ đã tìm ra phương pháp chế tạo một loại vật liệu có độ bền và khả năng đàn hồi tương đương với nhựa, nhưng lại có thể phân hủy sinh học nên hoàn toàn thân thiện với môi trường. Vật liệu này là sản phẩm của sự kết hợp hai nguyên liệu sinh học đầy triển vọng. Cụ thể là, họ sử dụng protein tái tổ hợp tương tự tơ nhện và nano xenlulozơ để tạo ra nano compozit. Trải qua rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm, họ nhận thấy hai polime này có các tính chất bổ trợ lẫn nhau, thích hợp để kết hợp trong các vật liệu compozit, trong đó nano xenlulozơ sẽ là thành phần tạo độ cứng, còn tơ nhện là ma trận độ bền cho vật liệu mới. Sau khi phá vỡ và thu nhỏ cấu trúc của bột gỗ từ cây bạch dương tạo thành các sợi nano xenlulozơ, họ đã sắp xếp chúng thành một khối cứng, rồi bổ sung vào mạng lưới này một ma trận kết dính dạng tơ nhện mềm.
III.
Cho đến nay, tơ nhện vẫn được tôn vinh là “đũa thần của khoa học vật liệu” khi bàn đến một loại nguyên liệu có tính đàn hồi cao trong tự nhiên, bởi nó nhẹ, thân thiện với môi trường và siêu bền, thậm chí những tính năng nổi trội của thép cũng bị lu mờ trước nguyên liệu này. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, việc sử dụng ADN tái tổ hợp – ADN do hai hay nhiều đoạn ADN có nguồn gốc khác nhau tạo thành – và các hệ thống biểu hiện vi sinh vật để sản xuất vật liệu có cấu trúc tương tự tơ nhện mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng.
IV.
Nano xenlulozơ là xenlulozơ đã được thu nhỏ và tái cấu trúc ở cấp độ nano. Xenlulozơ – loại nguyên liệu tự nhiên phổ biến nhất trên Trái đất là thành phần chủ yếu của thành tế bào thực vật, tạo nên màu xanh cho hầu hết thực vật. Nano xenlulozơ là một loại vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, có khả năng dẫn điện. Với tiềm năng ứng dụng to lớn để chế tạo vật liệu, nano xenlulozơ được giới khoa học đánh giá là siêu vật liệu mang tính cách mạng, có tiềm năng thay đổi thế giới trong tương lai gần.
V.
Giáo sư Markus Linder của Đại học Aalto cho biết, nguyên liệu sinh học ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học vật liệu. Tuy nhiên, thách thức đặt ra trong quá trình nghiên cứu, chế tạo compozit sinh học là làm thế nào để vật liệu mới có độ cứng, sức mạnh cao nhưng vẫn giữ được tính dẻo dai và khả năng đàn hồi tốt. Chính vì vậy, vật liệu mà Pezhman Mohammadi và các cộng sự phát triển được coi là một bước đột phá nhờ các tính năng vượt trội so với hầu hết các vật liệu tổng hợp và tự nhiên hiện nay: độ bền và độ cứng cao kết hợp độ dẻo dai tăng. Một điểm đáng được nhắc đến của nghiên cứu là mặc dù có thể sử dụng tơ tằm hoặc tơ nhện làm nguyên liệu đầu vào, nhưng các nhà khoa học đã tự tạo ra chúng từ các vi khuẩn chứa ADN tổng hợp (giống như ADN được tìm thấy trên nhện), rồi nhân bản ADN này để sản xuất các phân tử protein có cấu trúc hóa học cũng như tính chất vật lý tương tự tơ nhện. Việc chủ động về các nguyên liệu đầu vào đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định thành bại trong quá trình đưa một vật liệu mới vào ứng dụng rộng rãi.
VI.
Theo Tạp chí Science Advances, vật liệu mới sẽ mở ra tiềm năng ứng dụng nha hoan hao cho nhựa, hay các vật liệu sinh học tổng hợp, thậm chí cả trong việc chế tạo các 0 8 VIETNAMNET.VN phẫu thuật, trong ngành dệt may, sản xuất bao bì, hay các vật liệu tổng hợp tương tự dùng trong lĩnh vực xây dựng.
(Nguồn: Lê Cao Chiến, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2021)
Theo đoạn V, nguyên liệu đầu vào của protein tái tổ hợp là gì? | a4951fa99ad123393b74fbb4134c64cb | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"ADN tổng hợp",
"ADN tổng hợp của tơ nhện",
"Tơ tằm và tơ nhện",
"ADN tự nhiên"
]
} | A |
I.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi năm trên toàn thế giới sử dụng khoảng 500 tỷ chai nhựa, hơn 500 tỷ túi nilon. Lượng rác thải nhựa hiện nay đã đủ để phủ kín bốn lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có khoảng 13 triệu tấn đã thải trực tiếp ra các đại dương. Theo một báo cáo tại Hội nghị Davos (Thụy Sỹ, năm 2019), ước tính đến năm 2050, lượng rác thải nhựa dưới biển sẽ nhiều hơn cá (tính theo trọng lượng) và phải mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới bị phân hủy.
II.
Trong nỗ lực giải quyết vấn nạn toàn cầu về rác thải nhựa, tháng 9 năm 2019, Pezhman Mohammadi và các cộng sự tại Đại học Aalto (Phần Lan) công bố trên Tạp chí Science Advances rằng họ đã tìm ra phương pháp chế tạo một loại vật liệu có độ bền và khả năng đàn hồi tương đương với nhựa, nhưng lại có thể phân hủy sinh học nên hoàn toàn thân thiện với môi trường. Vật liệu này là sản phẩm của sự kết hợp hai nguyên liệu sinh học đầy triển vọng. Cụ thể là, họ sử dụng protein tái tổ hợp tương tự tơ nhện và nano xenlulozơ để tạo ra nano compozit. Trải qua rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm, họ nhận thấy hai polime này có các tính chất bổ trợ lẫn nhau, thích hợp để kết hợp trong các vật liệu compozit, trong đó nano xenlulozơ sẽ là thành phần tạo độ cứng, còn tơ nhện là ma trận độ bền cho vật liệu mới. Sau khi phá vỡ và thu nhỏ cấu trúc của bột gỗ từ cây bạch dương tạo thành các sợi nano xenlulozơ, họ đã sắp xếp chúng thành một khối cứng, rồi bổ sung vào mạng lưới này một ma trận kết dính dạng tơ nhện mềm.
III.
Cho đến nay, tơ nhện vẫn được tôn vinh là “đũa thần của khoa học vật liệu” khi bàn đến một loại nguyên liệu có tính đàn hồi cao trong tự nhiên, bởi nó nhẹ, thân thiện với môi trường và siêu bền, thậm chí những tính năng nổi trội của thép cũng bị lu mờ trước nguyên liệu này. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, việc sử dụng ADN tái tổ hợp – ADN do hai hay nhiều đoạn ADN có nguồn gốc khác nhau tạo thành – và các hệ thống biểu hiện vi sinh vật để sản xuất vật liệu có cấu trúc tương tự tơ nhện mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng.
IV.
Nano xenlulozơ là xenlulozơ đã được thu nhỏ và tái cấu trúc ở cấp độ nano. Xenlulozơ – loại nguyên liệu tự nhiên phổ biến nhất trên Trái đất là thành phần chủ yếu của thành tế bào thực vật, tạo nên màu xanh cho hầu hết thực vật. Nano xenlulozơ là một loại vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, có khả năng dẫn điện. Với tiềm năng ứng dụng to lớn để chế tạo vật liệu, nano xenlulozơ được giới khoa học đánh giá là siêu vật liệu mang tính cách mạng, có tiềm năng thay đổi thế giới trong tương lai gần.
V.
Giáo sư Markus Linder của Đại học Aalto cho biết, nguyên liệu sinh học ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học vật liệu. Tuy nhiên, thách thức đặt ra trong quá trình nghiên cứu, chế tạo compozit sinh học là làm thế nào để vật liệu mới có độ cứng, sức mạnh cao nhưng vẫn giữ được tính dẻo dai và khả năng đàn hồi tốt. Chính vì vậy, vật liệu mà Pezhman Mohammadi và các cộng sự phát triển được coi là một bước đột phá nhờ các tính năng vượt trội so với hầu hết các vật liệu tổng hợp và tự nhiên hiện nay: độ bền và độ cứng cao kết hợp độ dẻo dai tăng. Một điểm đáng được nhắc đến của nghiên cứu là mặc dù có thể sử dụng tơ tằm hoặc tơ nhện làm nguyên liệu đầu vào, nhưng các nhà khoa học đã tự tạo ra chúng từ các vi khuẩn chứa ADN tổng hợp (giống như ADN được tìm thấy trên nhện), rồi nhân bản ADN này để sản xuất các phân tử protein có cấu trúc hóa học cũng như tính chất vật lý tương tự tơ nhện. Việc chủ động về các nguyên liệu đầu vào đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định thành bại trong quá trình đưa một vật liệu mới vào ứng dụng rộng rãi.
VI.
Theo Tạp chí Science Advances, vật liệu mới sẽ mở ra tiềm năng ứng dụng nha hoan hao cho nhựa, hay các vật liệu sinh học tổng hợp, thậm chí cả trong việc chế tạo các 0 8 VIETNAMNET.VN phẫu thuật, trong ngành dệt may, sản xuất bao bì, hay các vật liệu tổng hợp tương tự dùng trong lĩnh vực xây dựng.
(Nguồn: Lê Cao Chiến, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2021)
Theo bài đọc, tác giả có thái độ như thế nào? | 9afe185993eeaeaf77a1d3ed9be9baf2 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Bàng quan",
"Lạc quan",
"Trung lập",
"Hoài nghi"
]
} | B |
1. Năm 2019, GS.TS. Nguyễn Huy Dân và các cộng sự thuộc Viện Khoa học Vật liệu,Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chế tạo thành công loại hợp kim có khả năng nhớ hình dạng, có nghĩa dù bị uốn cong hay làm xoắn bao nhiêu lần, chỉ cần gặp tác nhân nhiệt độ, hợp kim này trong vài giây sẽ quay trở lại hình dạng thiết kế ban đầu.
2. “Việc chế tạo thành công loại hợp kim nhớ hình hỗ trợ rất nhiều trong lĩnh sinh (chỉnh hình răng, ống đỡ động mạch, neo xương, cảm biến nhiệt), vi điện cơ tự động, nhíp nano, robot) trong nước”, GS Dân nói.
3. Loại vật liệu này được nhóm nghiên cứu trên ba hệ hợp kim khác nhau, gồm hệ hợp kim nitinol (gồm nguyên tố Niken (Ni), Titan (Ti), Đồng (Cu), hệ hợp kim Heusler (gồm (Ni, Co)-Mn- (Ga, Al) và hệ hợp kim entropy cao (Ti-Zr-(Co,HF)-Ni-Cu). Tỉ lệ hợp phần trong mỗi hợp kim đều được nhóm tính toán để phù hợp với mục đích chế tạo. GS Dân cho biết, hệ hợp kim nitinol có tính dẫn điện và độ bền cao nên được sử dụng để gia công cơ khí rất tốt, còn loại hợp kim Heusler có thể ứng dụng trong kỹ thuật làm lạnh.
4. Loại hợp kim này có đặc tính "thông minh" như vậy là nhờ sự linh hoạt trong cấu trúc nguyên tử của các thành phần hợp kim. Không giống với hợp kim thông thường, hợp kim nhớ hình có thể tự sắp xếp nguyên tử và tồn tại ở hai dạng khác nhau, cấu trúc tinh thể biến dạng và cấu trúc tinh thể ban đầu. Nhờ vậy, hợp kim vẫn giữ được hình dạng mới cho đến khi được nhắc nhở" trở lại trạng thái nguyên gốc bằng cách cho nhiệt hoặc dòng điện tác động vào.
5. Để tạo ra loại hợp kim này, đầu tiên, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp luyện kim hồ quang để tạo ra loại hợp kim này ở dạng khối. Để làm vật liệu mỏng và nhỏ hơn, nhóm sử dụng phương pháp phun băng nguội nhanh. Sau đó, phương pháp phun xạ được áp dụng giúp tạo ra vật liệu ở dạng nano. Các cấu trúc của vật liệu được khảo sát bằng phương pháp nhiễu xạ tia X và kính hiển vi điện tử.
6. GS Dân chia sẻ, yếu tố quan trọng quyết định thành công của loại hợp kim nhớ hình là tỉ lệ từng nguyên tố kim loại trong vật liệu đó. Bởi một hợp kim có nhiều thành phần kim loại khác nhau, việc tìm ra khối lượng phù hợp của từng hợp phần có thể ảnh hưởng cấu trúc và tính chất nhớ hình của vật liệu. "Một số kim loại như Mangan trong quá trình nấu luyện rất dễ bay hơi, vì vậy phải điều chỉnh và thử nghiệm nhiều tỉ lệ khác nhau, đảm bảo quá trình tản nhiệt mà không ảnh hưởng tới tính chất hợp kim", ông nói.
7. Sau hai năm nghiên cứu, vật liệu hợp kim do nhóm chế tạo có đặc điểm cơ học phù hợp ứng dụng thực tế. Vật liệu có khả năng biến dạng và hiệu ứng nhớ hình tốt. Mặc dù trên thế giới, hợp kim nhớ hình đã được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu, tuy nhiên tại Việt Nam, loại vật liệu này mới dừng lại ở mức độ tìm hiểu, thăm dò. "Việc xây dựng được quy trình công nghệ để chế tạo các hợp kim nhớ hình dạng khối, băng và màng có thể mở ra những ứng dụng mới cho vật liệu thông minh nhiều lĩnh vực trong nước, đặc biệt trong y sinh", GS Dân nói.
8. Bước đầu chế tạo thành công hợp kim nhớ hình, nhóm nghiên cứu đang trong quá trình phát triển vật liệu này để chế tạo loại nhíp micro có chức năng gắp các hạt, mẫu thí nghiệm kích thước micro cho độ chuẩn xác cao. Đồng thời, tiếp tục cải tiến và tối ưu hóa tính chất hợp kim, như chức năng biến đổi hai chiều, qua lại giữa hai trạng thái.
(Theo Nguyễn Xuân, Nhà khoa học Việt chế tạo hợp kim biết nhớ hình dạng, Báo VnExpress, ngày 21/2/2021)
Nội dung chính của bài đọc trên là? | 9bdfadb212516ac4613c3a9f6a05878e | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu vật liệu mới",
"Mô tả quá trình chế tạo kim loại biết nhớ hình dạng",
"Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp luyện kim ở nước ta",
"Chỉ ra những điểm yếu trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam"
]
} | B |
1. Ngày 20.07.1969 Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng, đánh dấu cột mốc quan trọng của nhân loại. Nhưng đằng sau đó là một cuộc đua quyết liệt giữa Mỹ và Liên Xô.
2. Công nghệ tên lửa vũ trụ hiện đại được khởi nguồn từ Viện nghiên cứu quân sự của Đức Quốc xã với giám đốc kỹ thuật Wernher von Braun khi đó tuổi đời còn rất trẻ. Đỉnh cao trong sự nghiệp của ông là việc phát triển thành công tên lửa cỡ lớn dài 14 mét có tên V2. Tháng 10/1942 V2 được phóng thành công lên tới độ cao 84,5 km (vượt qua ranh giới bầu khí quyển 80 km - theo tiêu chuẩn của NASA hiện nay), và đạt đến độ cao 174,6 km hai năm sau đó. Từ năm 1944, tên lửa này bị coi là mối nguy tiềm tàng đối với nhiều nước.
3. Cả người Nga và người Mỹ đều ý thức được sự vượt trội về công nghệ tên lửa của Đức. Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945, họ đã tìm mọi cách Vơ vét tất cả những gì liên quan đến tên lửa V2. Ngay đến bảo tàng của Đức ở Peeneminde cũng chỉ có bản sao của V2 để giới thiệu với công chúng.
4. Người ta không chỉ lấy đi các nguyên liệu, bản vẽ mà cả những tác giả của công nghệ tên lửa. Những chuyên gia tên lửa hàng đầu của Đức đã cùng với Wernher von Braun nhanh chóng chạy về vùng Bayern để đầu hàng quân đội Mỹ. Một số người khác, tài năng không kém, thì rơi vào tay quân Nga. Nhưng bọn họ đã nhanh chóng được thả sau khi khai báo mọi thông tin cho Sergei Pavlovich Korolev (1906-1966).
5. Sergei Pavlovich Korolev có một thời gian dài ở Đông Đức để nghiên cứu về V2, nhờ đó ông đã phát triển thành công tên lửa R1 của Liên Xô. Không lâu sau đó cuộc chạy đua phát triển tên lửa liên lục địa quân sự giữa Mỹ và Liên Xô đã nổ ra đều dựa trên nền tảng V2.
6. Bước ngoặt xảy ra khi Liên Xô Poing Sputnik I am 1957. Nó trở thành củ SỐC lớn đối với nước Mỹ. Sau đó Liên Xô tiếp tục dẫn trước: "Luna 2" thực hiện chuyến hạ cánh cứng đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 1959, Yuri Gagarin là người đầu tiên bay quay quanh Trái Đất vào năm 1961 trên tàu vũ trụ "Vostok 1". Để đối chọi với “Sputnik” Mỹ tung ra dự án “Vanguard”. Tuy nhiên đây là một thất bại, trong số 12 cuộc phóng thì 9 không thành công. Các chuyên gia tên lửa của Đức không tham gia dự án này, họ được giao phát triển tên lửa quân sự Redstone trên nền so tàng V2.
7. 1961 là năm bản lề đối với hành trình chinh phục Mặt Trăng của loài người. Ngày 25.05.1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố mục tiêu ngay trong thập niên này sẽ đưa người lên Mặt Trăng và trở về an toàn. Đây là một dự án đầy tham vọng và vô cùng tốn kém nhưng được khích lệ bởi quyết tâm không để thua Liên Xô một lần nữa.
8. Cũng trong năm đó Liên Xô đưa ra một chương trình Mặt Trăng tương tự, nhưng giữ bí mật. Chương trình chinh phục Mặt Trăng Apollo của Mỹ do Cơ quan không gian dân dụng NASA, ra đời năm 1958, chịu trách nhiệm. Wernher von Braun và đội ngũ của ông đóng một vai trò then chốt cho dù NASA thời kỳ đầu có tới 450.000 nhân sự tham gia giải quyết một khối lượng công việc khổng lồ mà thoạt đầu tưởng chừng to không thể kham nổi.
9. Von Braun có nhiệm vụ phát triển tên lửa Saturn V với chiều cao 111 mét, cho đến nay vẫn là loại tên lửa đẩy lớn nhất thế giới. Các bộ phận riêng lẻ được lắp ráp với nhau trong một nhà xưởng cao tới 160 mét ở Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy (KFC). Ngay trong chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 9.11.1967 Saturn V đã thành công. Có thể nói toàn bộ chương trình tên lửa đẩy khổng lồ của Mỹ hầu như không gặp trục trặc đáng kể nào. Phải chăng von Braun và các cộng sự của ông đã gặp nhiều may mắn? Nhưng, may mắn chỉ đến với những người thực sự tài năng và có quyết tâm.
10. Trong khi đó Liên Xô vẫn lặng lẽ bí mật xúc tiến chương trình của mình. Đối thủ của Apollo khi đó là tàu vũ trụ Sojus, vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay. Ngay trong 1 chuyến bay đầu tiên đã xảy ra một tai nạn chết người, khi hạ cánh dù không hoạt động. Để phục vụ cho các chuyến bay lên Mặt Trăng, Liên Xô dự định sử dụng loại tên lửa đẩy N1, cao 105 mét. Trong khi dự án đang được triển khai, ngành du hành vũ trụ Liên Xô đã bị một cú đánh trời giáng. Tổng công trình sư thiên tài Sergei Pavlovich Korolev qua đời vào năm 1966 trong một ca phẫu thuật bệnh tim.
11. Hai kỳ phùng địch thủ Korolev và von Braun nay đã chỉ còn lại một. Nếu như Korolev không phải rời khỏi cuộc đua vì bệnh tật và cái chết, điều gì sẽ xảy ra? Sau đó thì phía Liên Xô ngày càng bế tắc. Tất cả bốn cuộc thử tên lửa từ 1969 đến 1972 đều trục trặc, không thành công, đến đây cuộc chạy đua coi như đã bị thất bại, Liên Xô ngừng chương trình Mặt Trăng.
(Theo Xuân Hoài lược dịch, Lịch sử cuộc đua lên Mặt Trăng, Tạp chí Tia sáng, ngày 08/03/2021)
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên? | 9a4413a46b9a3e1bc3db6603e0e4040b | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Cuộc chạy đua chinh phục Mặt Trăng giữa Liên Xô và Mỹ",
"Vai trò của Wernher von Braun trong chương trình Apollo",
"Neil Armstrong là người Mỹ đầu tiên đã đặt chân lên Mặt Trăng",
"Nguyên nhân thất bại của Nga trong chiến dịch chinh phục Mặt Trăng"
]
} | A |
1. Trong một lần tham dự hội chợ nông nghiệp vào tháng 10/2019, Kỹ sư Lê Trung Hiếu (44 tuổi) ở TP HCM được người bạn ở Đà Lạt tặng một bó hoa hồng. Mà về nhà, anh lên mạng tìm hiểu cách giữ hoa tươi lâu như cho đường, đồng xu, thị kháng sinh, nước javen... vào bình nước cắm hoa. Thắc mắc vì sao đồng xu lại có thể làm hoa tươi lâu hơn, anh tìm hiểu mới biết, khi đồng bị oxy hóa có thể tiêu diệt vi khu làm hoa héo.
2. Là kỹ sư điện - điện tử, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM anh muốn tìm cách tạo ra ion đồng bằng cách dùng điện từ trường. Với máu mạo hiểm, anh thử nghiệm điều chế dung dịch ion đồng ở phòng thí nghiệm tại Khu công nghệ TP. HCM.
3. Hơn 200 ống nghiệm được sử dụng, phối trộn ion đồng, nước và đường theo tỷ khác nhau. Các thí nghiệm thất bại, hoa hồng, cúc héo và khô rất nhanh. Anh kiên trì thử nghiệm ở nồng độ khác nhau để cho kết quả khả quan hơn, hoa lâu héo nhưng chỉ giữ lại màu sắc hoa tươi, còn lá, cánh hoa lại mềm, không cứng cáp.
4. Theo anh Hiếu, ion đồng có khả năng diệt khuẩn cực mạnh. Kích thước ion đã nhỏ hơn 1 nanomet, rất nhỏ nên có thể xâm nhập vào gốc hoa, làm bất hoạt các khuẩn gây thối rữa. Đường glucose trong nước được cung cấp chất dinh dưỡng ở cành hoa, giúp tươi lâu. Sản phẩm hoàn toàn thân thiện với con người và môi trường và đang được Cục Sở hữu Trí tuệ xem xét cấp bằng sáng chế sau khi anh Hiếu nộp đơn đăng ký bảo hộ. Anh chia sẻ, để tạo dung dịch, đường glucose 5% được sử dụng ở nồng độ 20% (20g/l), ion đồng hàm lượng 0,1 – 0,2 mg/1 lon đồng được tạo ra từ việc sử dụng hai thanh đồng nặng 45 kg cho nước sạch chạy qua với lưu lượng 90 mo mỗi giờ. Khi cho dòng điện 100A chạy qua thanh đồng xảy ra quá trình điện phân khiến đồng bị ăn mòn và sinh ra ion của chính nó. Ion đồng tồn tại trong nước, được thu lại ở nồng độ 15ppm và pha với đường glucose thành nước cắm hoa.
5. Kể lại quá trình thực hiện, anh cho biết đã có hàng trăm thí nghiệm, tiêu tốn hàng trăm bông hồng đến mức tiền túi cạn dần. Sau anh chọn thử nghiệm các loại hoa dại, hoa rẻ tiền để giảm bớt chi phí.
6. "Hoa tươi rồi nhưng thấy nó không khỏe, tôi nghĩ đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa", anh Hiếu nói và cho biết, việc cung cấp dinh dưỡng phải dựa vào cơ chế quang hợp của hoa. Học hỏi từ các chuyên gia nông nghiệp, anh không sử dụng đường mía mà dùng đường glucose 5% mua ở các hiệu thuốc vì đường này giống với cơ chế quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây để tiếp tục mày mò làm các thí nghiệm.
7. Sau 6 tháng, anh đưa ra được công thức tạo dung dịch ion đồng giúp giữ hoa tươi lâu. Kết hợp với các nhà khoa học ở Đại học Nguyễn Tất Thành, anh và nhóm nghiên cứu đưa đến kết luận, dung dịch ion đồng giúp hoa tươi gấp 2 đến 3 lần tùy loại hoa. Cụ thể với hoa hồng khi sử dụng sẽ kéo dài độ tươi từ 4 ngày lên 8 ngày, hoa cúc từ 7 ngày lên 14 đến 20 ngày, hoa lay ơn từ 4 ngày lên 15 ngày... Không những thế, việc sử dụng dung dịch ion đồng giúp chủ các shop hoa giảm bớt chi phí từ 20 đến 30%, giảm nhân công trong việc thay nước, cắt gốc hoa hàng ngày.
8. "Giá thành sản phẩm chỉ 1.000 đồng mỗi gói 10 ml, có thể pha với 1 lít nước. Hộp 250 ml có thể pha với 25 lít nước giá từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng, có thể cắm cho 50 bình hoa", anh Hiếu nói và cho biết, hiện trên thị trường có một số sản phẩm bảo quản hoa ngoại nhập, nhưng là dạng bột. Còn sản phẩm trong nước hiện rất ít và thời gian giữ hoa tươi thấp hơn.
9. Chị Nguyễn Thị Bé Ngoan, 34 tuổi, chủ một shop hoa tươi lớn ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn cho biết, việc giữ độ tươi lâu của hoa có ý nghĩa quyết định trong giá thành, lợi nhuận của người bán. Sau 6 tháng dùng thử nghiệm sản phẩm, hoa tươi lâu lơn, chị Ngoan giảm được 2 nhân công chuyên thay nước, cắt cành hoa, để họ làm việc khác. Khách hàng thấy sản phẩm hiệu quả quay lại mua nhiều hơn, giúp chị tăng doanh thu từ 70 triệu lên gần 100 triệu mỗi tháng...
(Theo Hà An, Kỹ sư điện tử chế dung dịch ion đồng giữ hoa tươi gấp 3 lần, Báo 55 VnExpress, ngày 11/1/2021)
Theo đoạn trích, dung dịch của anh Lê Trung Thành có hiệu quả nhất ở loài hoa nào? | 8470f340589b7d2446d2567a75dd3d77 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Hoa hồng",
"Hoa lay ơn",
"Hoa cúc",
"Hoa dại"
]
} | B |
1. Trong lúc mọi người đang hân hoan về ứng dụng của vật liệu nano thì các nhà khoa học lại đặt ra câu hỏi rằng liệu vật liệu nano có an toàn không, nhất là khi nó hiện diện ở khắp mọi nơi. Một nguyên tắc bất di bất dịch của độc chất học là tất cả mọi thứ đều độc hoặc không độc, chính nồng độ và đường dùng của nó quyết định điều đó. Ví dụ, nước là một chất tưởng chừng cần thiết và vô hại, nếu ta uống 1,5-2 lít mỗi ngày là tốt cho sức khỏe nhưng nếu một người uống 10 lít nước thì sẽ bị ngộ độc chết.
2. Bản chất vật liệu nano rất khác với vật liệu cùng loại kích cỡ lớn vì vật liệu nano có kích thước nhỏ, tỷ lệ của nhân so với bề mặt lớn hơn nhiều so với vật liệu cùng loại không nano; bên cạnh đó, khả năng vận chuyển và tạo hình của vật liệu nano cũng thay đổi, dẫn đến biến đổi tính chất vật lý, hoá học, quang học và sinh học.
3. Vì thế, một số nhà khoa học đã bắt đầu xem xét về tính an toàn của chúng. Nghiên cứu của Poland và cộng sự (2008) trên Nature Nanotechnology là hồi chuông lớn nhất về độc tính của nano. Nghiên cứu này cho thấy sợi nano carbon đường kính 50 nanomet (nm), dài 100 micromet tạo ra khối u ở mô cơ hoành tương tự sợi Amiăng, tuy nhiên sợi carbon rối đường kính 15 nm thì không. Nguyên nhân là sợi carbon dài làm cho đại thực bào không tiêu được trong quá trình gọi là “thực bào chán nản”. Nhiều nghiên cứu sau đó cũng củng cố cho luận điểm một số sợi nano gây ra ung thư ở chuột giống với Amiăng.
4. Sau đấy, các nước phát triển hiểu rằng họ không thể không quan tâm đến độc tính của các vật liệu nano và liên tục tài trợ cho các nghiên cứu về độc tính nano. Một số ví dụ điển hình về độc tính của vật liệu nano đã được công bố như: carbon dạng kim cương và dạng fullerenes gần như trơ, nhưng carbon đen hay ống nano carbon gây độc, phụ thuộc nồng độ, chiều dài hay dạng kết tụ. Thử nghiệm trên mô hình cá cho thấy tiểu phân nano bạc 10 nm hoặc 35 nm gây độc chết, nhưng độc tính giảm khi bọc citrate hoặc fulvic acid, silicat (SiO2) 15 nm gây hành vi giống bệnh Parkinson, còn silicat 50 năm thì độc tính giảm (cũng trên mô hình cá). Các kết quả nghiên cứu về nano cũng cho thấy mỗi loại vật liệu nano (tuy cùng chất, ví dụ cùng là nano bạc), nhưng tuỳ vào đặc điểm (kích thước, hình dạng, cấu trúc, chất bao phủ và cách chế tạo) là một “cá thể” riêng biệt với tính chất khác nhau. Không thể từ một cá thể này mà suy ra tính chất của cá thể khác.
5. Quay lại chủ đề về nano bạc, một số nghiên cứu ủng hộ cho tác dụng của các loại nano bạc trong diệt khuẩn và virus: nano bạc 5 nm, 25 nm và 30 nm có khả năng tiêu diệt tế bào bị nhiễm herpesvirus và Epstein-Barr Virus; nano bạc 3,5 nm, 6,5 nm và 12,9 nm trộn lẫn với chitosan có khả năng diệt E. coli và cúm H1N1. Tất cả các nghiên cứu này đều chỉ là thử nghiệm trên tế bào, rất ít thử nghiệm trên động vật, còn thử nghiệm lâm sàng trên người thì hoàn toàn chưa có. Lưu ý là chưa có bất cứ nghiên cứu nào dùng nano bạc trị nCoV, SARS hay MERS. Còn về độc tính của nano bạc, chỉ cần tra cứu trong Pubmed (cơ sở dữ liệu các nghiên cứu của Hoa Kỳ) thì ra hơn 2.855 kết quả, có cả độc tính trên vết thương hở, hô hấp và tiêu hóa. Một số kết quả cụ thể như khi cho chuột cống trong thí nghiệm hít nano bạc 18 nm thì bị viêm phổi sau 90 ngày. Nghiên cứu của Kwon và cộng sự (2012) trên chuột nhắt cũng chứng minh rằng hít phải nano bạc 20 nm và 30 nm gây độc phổi cấp và dẫn tới việc nano bạc thâm nhập vào các cơ quan khác nhau; nano bạc 20 nm có khả năng gây độc gene trên dòng tế bào MERS. Còn về độc tính của nano bạc, chỉ cần tra cứu trong Pubmed (cơ sở dữ liệu các nghiên cứu của Hoa Kỳ) thì ra hơn 2.855 kết quả, có cả độc tính trên vết thương hở, hô hấp và tiêu hóa. Một số kết quả cụ thể như khi cho chuột cống trong thí nghiệm hít nano bạc 18 nm thì bị viêm phổi sau 90 ngày. Nghiên cứu của Kwon và cộng sự (2012) trên chuột nhắt cũng chứng minh rằng hít phải nano bạc 20 nm và 30 nm gây độc phổi cấp và dẫn tới việc nano bạc thâm nhập vào các cơ quan khác nhau; nano bạc 20 nm có khả năng gây độc gene trên dòng tế bào gan HepG2.
6. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ không khuyến cáo dùng nano bạc đường uống, vì họ cũng không thể biết hết tác dụng của nano bạc trong cơ thể, dù là kích cỡ nào. Do đó, các sản phẩm có nano bạc mà nhiều người đang sử dụng trong phòng chống COVID-19 cần phải chứng minh rõ ràng các đặc điểm nano bạc như: kích thước, hình dạng, cách chế tạo, độ phân tán, lớp vỏ bao, thử nghiệm để chứng minh hiệu quả phòng chống COVID-19, mô hình thử nghiệm, thử nghiệm tính độc hại và an toàn của sản phẩm theo đường dùng, thử nghiệm lâm sàng.
7. Trong y khoa, việc nghiên cứu phát triển các vật liệu nano để chế tạo các sản phẩm hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh và tăng cường giải phóng thuốc tới tế bào đích đang được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Mặc dù các sản phẩm nano từ hữu cơ đã được nhiều quốc gia chấp thuận sử dụng nhưng các tiểu phân nano vô cơ đa phần vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm trên động vật. Triển vọng của tiểu phân nano vào trị bệnh là rất lớn, tuy nhiên điều quan trọng cần quan tâm chính là độc tính của chúng. Liệu việc sử dụng chúng có an toàn trên người hay không luôn là câu hỏi được đặt ra và cần giải quyết thông qua các thử nghiệm từ động vật tới thử nghiệm lâm sàng.
(Nguồn: Trích từ bài báo của TS. Phạm Đức Hùng, xuất bản trên tạp chí Khoa học và Đời sống, số 3 năm 2020)
Trong đoạn cuối, tác giả thể hiện thái độ gì? | deaadffc49b1058451ced682d269f254 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Bi quan",
"Phê phán",
"Thận trọng",
"Qủa quyết"
]
} | C |
1. Phát biểu tại khai mạc hội thảo Industry 4.0 Summit 2019, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. CMCN 4.0 đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
2. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đấy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.
3. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin điện tử - viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ, vùng phủ sóng di động đạt 99,7% dân số trên cả nước, trong đó vùng phủ sóng 3G, 4G đạt trên 98% với mức cước phí thấp, mạng 5G đã được cấp phép thử nghiệm và dự kiến triển khai thương mại từ năm 2020. Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về quy mô nền kinh tế kỹ thuật số...
4. Tuy vậy, mức độ chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập, xếp hạng chung về thể chế của Việt Nam vẫn ở mức dưới trung bình. Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá Việt Nam đạt 50/100 điểm, xếp hạng 94/140 quốc gia. Thể chế cho các hoạt động kinh tế số, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo chưa được hình thành đồng bộ, chưa có hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các sản phẩm, mô hình kinh doanh, dịch vụ mới của CMCN 4.0. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm ninh mạng còn nhiều thách thức...
5. Xuất phát từ thực tế nêu trên, để nắm bắt và tận dụng các cơ hội của cuộc CMCN này để phát triển bứt phá, Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0”.
6. Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị là nghị quyết toàn diện, tổng thể đầu tiên của Đảng về chủ trương, chính sách của Việt Nam tham gia cuộc CMCN 4.0, được hệ thống chính trị và toàn xã hội đón nhận tích cực, nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước đã đánh giá cao.
7. Ông Nguyễn Văn Bình phân tích: Xây dựng và ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị là quan trọng nhưng đưa Nghị quyết nhanh chóng vào cuộc sống để Việt Nam có thể bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới trong cuộc CMCN này có tầm quan trọng không kém. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, bản chất của cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng thể chế. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số tạo ra mô hình mới, lực lượng lao động mới, nhanh chóng, bùng nổ... khiến khuôn khổ thể chế truyền thống không còn phù hợp, mà nếu duy trì sẽ kìm hãm phát triển. “Từ những lí do trên, đặt ra yêu cầu phải thay đổi thể chế, cần thay đổi tư duy quản lý theo lối mòn là cái gì không quản được ta cắm, cần có nhận thức rõ ràng cũng như bản lĩnh để thích ứng, đồng thời, lường đón được những tác động của cuộc cách mạng”, Trưởng Ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam cần hợp tác với các nước trong Cách mạng công nghiệp 4.0, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 09/10/2017)
Thuật ngữ “Kinh tế số” trong đoạn 3 mang ý nghĩa gì? | e9387735ac68b9153c57c09fd304b5e3 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nền kinh tế vận hành dựa trên hợp tác quốc tế",
"Nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên số liệu",
"Nền kinh tế vận hành chủ yếu trên quy mô lớn",
"Nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ thông tin, internet"
]
} | D |
1. Các nhà nghiên cứu ở Viện Công nghệ Skoltech đã tìm ra một cách để sử dụng các cảm biến hóa học và thị giác máy tính để xác định liệu thịt gà nướng đã chín đúng chưa. Công cụ này có thể giúp các nhà hàng giám sát và theo dõi các quá trình tải nướng tự động và biết đâu một ngày nào đó sẽ có mặt trong chiếc lò nướng “thông minh” của chính bạn.
2. Khi nào thì miếng ức gà trên vỉ nướng sẽ sẵn sàng lên bàn ăn? Thường thì người đầu bếp sẽ quan sát miếng thịt thật gần và hít hà mùi thơm để đảm bảo miếng thịt đã được nướng chín một cách hoàn hảo. Tuy nhiên với một khu bếp lớn, bạn không thể phụ thuộc vào đôi mắt hoặc cái mũi của chỉ một người để đảm bảo một lượng lớn thức ăn đều đã chín tới. Đó là nguyên nhân vì sao ngành khách sạn vẫn luôn tìm kiếm những công cụ đủ nhạy với giá thành hợp lí để thay thế đánh giá chủ quan của con người.
3. Giáo sư Albert Nasibulin của Viện Công nghệ Skoltech và Trường đại học Aalto nhà nghiên cứu Fedor Fedorov và đồng nghiệp của họ đã quyết định nghiên cứu theo hướng này: thiết kế một cái “mũi điện tử” – một dãy các cảm biến dò các hợp phần cụ thể của một mùi – để “ngửi” thịt gà nướng và một thuật toán thị giác máy tính để “nhìn” vào đó. “Mũi điện tử đơn giản hơn và ít đắt đỏ hơn là sử dụng máy sắc kí khi hoặc máy khối phổ. Trước đây chúng đã từng được sử dụng để dò mùi của nhiều loại phô mai hoặc phát hiện táo hoặc chuối bị hỏng. Còn thị giác máy tính có thể phân biệt các mẫu hình ảnh, ví dụ phát hiện bánh quy bị vỡ.
4. Nhóm nghiên cứu đã kết hợp hai kỹ thuật này để theo dõi độ chín một cách chính xác trong điều kiện không tiếp xúc trực tiếp với miếng thịt. Họ chọn thịt gà, một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất, rồi tiến hành nướng một lượng lớn thịt ức gà để “huấn luyện” máy móc đánh giá và dự đoán độ chín của miếng thịt nướng. Trong nghiên cứu, “mũi điện tử được thiết kế với tám cảm biến: dò khói, cồn, CO, và các hợp phần khác, nhiệt độ, độ ẩm rồi đặt nó vào trong hệ thống hút khói của bếp. Đồng thời thuật toán thị giác máy tính được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các bức ảnh chụp các miếng gà nướng. Dựa trên dữ liệu mùi vị và hình ảnh thu được, máy móc sẽ xác định độ chín của từng miếng thịt gà nướng theo thời gian thực.
5. Để xác định những thay đổi về mùi vị trong các giai đoạn của quá trình nướng gà, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp phân tích nhiệt trong trường (Thermal Gravimetric Analysis) để theo dõi số lượng hạt vật chất bay hơi trong quá trình nướng mà mũi điện tử có thể phát hiện; và phương pháp phân tích vi sai chuyển động (Differential Mobility Analysis) để đo đạc kích thước và phổ khối lượng của các hạt vật 35 chất bay hơi.
6. Nhưng có lẽ phần quan trọng nhất của thí nghiệm này là sự tham gia của 16 nghiên cứu sinh và nhà nghiên cứu. Họ sẽ kiểm tra độ mềm, độ thơm ngon, độ đậm đà của hương vị, độ đẹp mắt và độ chín của từng miếng ức gà nướng rồi đánh giá trên thang điểm 10. Sau đó các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành so sánh dữ liệu thu được với đánh giá của máy tính.
7. Các nhà nghiên cứu đã nướng thịt bên ngoài phòng thí nghiệm và sử dụng căng tin của Skoltech để làm địa điểm thí nghiệm. “Do diễn ra trong đại dịch COVID-19, chúng tôi phải đeo khẩu trang và thực hiện các thí nghiệm với từng nhóm nhỏ. Đó là một trải nghiệm rất lạ. Người tham gia phải tuân theo một quy trình nếm thức ăn do nhóm nghiên cứu đặt ra. Chúng tôi đã nướng nhiều mẫu, đánh số và cho tình nguyện viên nếm thử trong điều kiện bị bịt mắt. Đó là một trải nghiệm thú vị đối với các nhà khoa học vật liệu, vốn thường làm việc với dữ liệu từ các công cụ phân tích phức tạp. Tuy nhiên, các môn thịt gà cũng là một loại vật liệu mà.”, Fedorov nói.
8. Nhóm nghiên cứu cho biết hệ thống của họ có khả năng nhận diện rất tốt thịt gà nướng chưa chín, vừa tới hoặc quá lửa. Do đó nó hoàn toàn có thể được dùng để kiểm soát chất lượng trong bếp ăn. Họ cũng lưu ý là việc sử dụng các kỹ thuật này trên những phần thịt gà khác, ví dụ như cánh hoặc đùi - hoặc cho những phương pháp chế biến khác, thì “mũi điện tử” và “mắt điện tử có thể phải được huấn luyện trên dữ liệu mới.
9. Các nhà nghiên cứu đang lập kế hoạch kiểm tra các cảm biến của mình trong môi trường bếp nhà hàng. Một ứng dụng tiềm năng của nó có thể là “đánh hơi” mùi thịt hỏng ngay ở giai đoạn đầu khi mũi người chưa thể nhận sự thay đổi của mùi vị. “Chúng tôi tin hệ thống này có thể tích hợp với bếp ăn công nghiệp và thậm chí là bếp gia đình như một công cụ hỗ trợ và tư vấn về độ chín và mùi vị của miếng thịt, khi không thể trực tiếp đo nhiệt độ hoặc đo nhiệt độ không hiệu quả”, Fedorov nói.
(Theo Anh Vũ tổng hợp, “Mũi điện tử và thị giác máy tính giúp nướng hoàn hảo thịt gà”, Tạp chí Tia sáng, ngày 11/02/2021)
Diễn đạt nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý chính của bài đọc trên? | 17691c7577a250cfcf34924d005f8806 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Sử dụng “mũi điện tử và thị giác máy tính để đánh giá độ chín của thịt gà",
"“Lò nướng thông minh” để nướng thịt gà",
"Nghiên cứu nhiệt độ để nướng chin thịt gà hoàn hảo",
"Ứng dụng của “mũi điện tử và thị giác máy tính trong ngành công nghiệp thực phẩm"
]
} | A |
1. Việt Nam có nhiều dược chất tự nhiên hoạt tính kháng ung thư cao, nhưng hầu hết không tan tốt trong nước (là môi trường chính trong cơ thể). Điều này hạn chế khả năng ứng dụng các dược chất tự nhiên trong chữa trị lâm sàng bệnh nhân ung thư.
2. Nhận thấy hạn chế này, trong thời gian nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học UCLA (Mỹ) từ năm 2017, TS. Đoàn Lê Hoàng Tân (34 tuổi) đã tìm hiểu ứng dụng vật liệu nano trong y sinh. Đầu năm 2019, anh về nước và xây dựng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử (INOMAR), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, chế tạo hạt nano xốp phân hủy sinh học, làm chất mang và dẫn truyền chất kháng ung thư đến khối u một cách chính xác và có kiểm soát, hạn chế hoàn toàn tác dụng phụ và tăng hiệu quả dược chất.
3. Theo TS Tân, nhóm nghiên cứu chọn hạt nano làm chất mang thuốc bởi kích thước hạt (50-400 nanomet) có thể tải được lượng chất lớn, tính tương thích sinh học cao. Cụ thể, hạt nano nhắm vào các mô bị bệnh (khối u) bằng cách kết hợp kháng nguyên mục tiêu và có thể chứa nhiều tác nhân dược chất. "Trong khi các phương pháp thông thường không thể thực hiện được điều này", TS Tân nói.
4. Loại nano silica hữu cơ do nhóm nghiên cứu có đường kính trong khoảng 50-300 nanomet. Kích thước siêu nhỏ này giúp phân tán và di chuyển dễ dàng trong môi trường cơ thể. Vật liệu chứa hàng nghìn lỗ xốp tải được lượng lớn dược chất có kích thước phân tử và độ tan trong nước khác nhau.
5. Để các hạt nano có thể mang dược chất đến chính xác mục tiêu tế bào ung thư ở khối u và ức chế chúng, TS Tân và cộng sự phải tối ưu kích thước hạt sao cho phù hợp với từng loại tế bào ung thư, đặc biệt nghiên cứu kích thước lỗ xốp cho từng loại dược chất cụ thể.
6. Lỗ xốp có chức năng lưu trữ thuốc chống ung thư (như doxorubicin, camptotlecin và taxol), sau đó di chuyển chính xác đến các khối u và dẫn truyền thuốc để ức chế sự phát triển của chúng. Kích thước lỗ xốp có thể được điều khiển trong quá trình tổng hợp dược chất. Một số chất kém bền trong môi trường cơ thể được hạt nano bảo vệ trong lỗ xốp, tránh bị phân hủy trước khi đến khối u.
7. Ưu điểm nổi trội của các hạt nano do nhóm chế tạo là khả năng phân huỷ sinh học để giảm sự tích tụ ở nồng độ cao. Các hạt nano sau khi hoàn thành quá trình vận chuyển thuốc có thể tự phân huỷ và giảm kích thước còn vài nanomet để dễ dàng đào thải qua thận. Đây là đặc tính quan trọng của thế hệ mang chất mới khi hạn chế khả năng tích tụ sinh học của chất mang thuốc trong cơ thể.
8. Để đánh giá khả năng của các hạt nano, TS Tân và cộng sự phối hợp với nhóm - chuyên gia nước ngoài (Mỹ) để sử dụng mô hình khối u trứng gà, được tạo ra bằng cách cấy các tế bào ung thư vào màng ối (chorioallantoic membrane) bao quanh phôi bên trong trứng gà đã thụ tinh. TS Tân cho biết, mô hình này có giá thành thấp hơn nhiều so với mô hình trên chuột nhưng lại cho ra kết quả thí nghiệm nhanh chóng.
9. Do hệ thống miễn dịch chưa phát triển và sự hiện diện của một cấu trúc có mạch - máu cao, khối u được hình thành chỉ trong vòng ba ngày, chứa các mạch máu, tế bào ngoại bào và hình khối giống khối u ở người. Kết quả cho thấy vật liệu nano dẫn truyền các dược chất kháng ung thư (nguồn gốc tổng hợp và thiên nhiên) đến đúng mục tiêu khối u, giải phóng có kiểm soát, không gây tác dụng phụ.
10. Nhờ khả năng dẫn truyền và giải phóng dược chất trúng đích đến khối u và tự phân hủy sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các hạt nano giúp tăng hiệu quả điều trị của dược chất, giảm chi phí điều trị ung thư và hạn chế hoàn toàn các tác dụng phụ trong quá trình chữa bệnh bằng phương pháp hóa trị và xạ trị.
11. TS Tân cho biết, nhóm đang trong quá trình phối hợp với chuyên gia trong nước và Nhật Bản để ứng dụng hệ chất mang nano trong điều trị lâm sàng và phát triển - nền tảng hệ vật liệu nano phân hủy sinh học mang dược chất kháng ung thư nguồn gốc nhân tạo và thiên nhiên.
(Theo Nguyễn Xuân, Tạo vật liệu lưu dược chất kháng ung thư trong cơ thể, Báo VnExpress, ngày 2/2/2021)
Ý chính của đoạn 8 là gì? | b5c036d120ac5850f0e608af2ac58b09 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Phương pháp chống ung thư màng ối (chorioallantoic membrane) ở gà",
"Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng mô hình đánh giá ung thư trên chuột",
"Sử dụng mô hình khối u trứng gà để đánh giá khả năng của các hạt nano",
"So sánh mô hình khối u trứng gà và mô hình chuột trong điều chế thuốc chống ung thư"
]
} | C |
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Phương pháp phân tích hạt giống
I.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Năng lượng Hạt nhân Nông nghiệp và Đại học São Paulo (USP) của Brazil đã phát triển một phương pháp luận dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa và hợp lý hóa trong việc phân tích chất lượng hạt giống, một quy trình bắt buộc theo quy định của pháp luật của nước này, nhưng từ trước đến nay được thực hiện thủ công bởi các nhà phân tích của Bộ Nông nghiệp Brazil.
II.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ dựa trên ánh sáng được triển khai trong phân tích thực vật và mỹ phẩm để thu được hình ảnh của hạt giống. Sau đó, họ chuyển sang dùng máy để tự động hóa quá trình giải đoán hình ảnh, giúp giảm thiểu một số khó khăn của các phương pháp thông thường. Ví dụ, đối với phân loại hạt, công nghệ hình ảnh quang học có thể được áp dụng cho toàn bộ lô hạt thay vì chỉ các mẫu như điều kiện hiện tại. Hơn nữa, kỹ thuật này không xâm lấn và không phá hủy các sản phẩm được phân tích hoặc thất thoát trong quá trình sử dụng mẫu.
III.
Các kỹ thuật dựa trên ánh sáng bao gồm huỳnh quang chất diệp lục và hình ảnh đa mặt. Trong số các loại cây có liên quan, các nhà nghiên cứu đã chọn cà chua và cà rốt được sản xuất ở các mùa vụ khác nhau và tuân theo các điều kiện bảo quản khác nhau. Họ sử dụng hạt giống của các giống cà chua thương mại Gaucho và Tyna được sản xuất ở Brazil và Mỹ và hạt của các giống cà rốt.
Brasilia và Francine được sản xuất ở Brazil, Ý và Chile để thực hiện nghiên cứu. Sự lựa chọn này dựa trên tầm quan trọng về kinh tế của những loại cây thực phẩm này, cũng như nhu cầu của thế giới tăng lên và những khó khăn mà người trồng phải đối mặt trong việc thu hái hạt giống. Ở cả cà chua và cà rốt, quá trình chín không đồng đều do cây ra hoa liên tục và sản xuất hạt không đồng bộ, do đó các lô hạt có thể chứa hỗn hợp hạt chưa trưởng thành và hạt trưởng thành. Sự hiện diện của các hạt chưa trưởng thành không dễ dàng được phát hiện bằng các phương pháp trực quan còn các kỹ thuật dựa trên con mắt của máy có thể giảm thiểu vấn đề này.
IV.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả phân tích (không gây phá hủy) của họ với kết quả của các bài kiểm tra độ nảy mầm và sức sống truyền thống, vốn có tính phá hủy, tốn thời gian và công sức. Trong thử nghiệm nảy mầm, các nhà phân tích hạt giống tách các mẫu, gieo chúng đề nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ, nước và oxi thuận lợi, và xác minh số lượng cây giống bình thường cuối cùng được sản xuất theo các quy tắc do Bộ Nông nghiệp thiết lập. Các bài kiểm tra rất phức tạp, phổ biến nhất là dựa trên phản ứng của hạt giống với các điều kiện bất thuận và các thông số phát triển của cây con. Bên cạnh những khó khăn đã nêu, các phương pháp truyền thống rất tốn thời gian. Ví dụ, trong trường hợp cà chua và cà rốt, có thể mất đến 2 tuần để thu được kết quả.
V.
Theo các nhà khoa học, chất diệp lục có trong hạt, nơi nó cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dự trữ cần thiết cho sự phát triển (lipit, protein và cacbohydrat). Khi nó đã hoàn thành này, chất diệp lục sẽ bị phá vỡ. Các nhà khoa học cho rằng nếu hạt không hoàn thành quá trình trong thành, chất diệp lục này vẫn còn bên trong nó. Chất diệp lục còn sót lại càng ít, quá trình trưởng thà" càng hoàn thiện và chất lượng dinh dưỡng trong hạt càng nhiều. Nếu có nhiều chất diệp lục, hạt giống chưa trưởng thành và kém chất lượng. Khi đó, nếu ánh sáng ở một bước sóng cụ thể được chiếu vào chất diệp lục trong hạt, nó sẽ không truyền năng lượng này sang phân tử khác mà thay vào đó, lại phát ra ánh sáng ở bước sóng khác, nghĩa là nó phát huỳnh quang. Huỳnh quang này có thể được đo lường. Ánh sáng đỏ có thể được sử dụng để kích thích chất diệp lục và bắt huỳnh quang bằng cách sử dụng một thiết bị chuyển nó thành tín hiệu điện, tạo ra hình ảnh bao gồm các pixel màu xám, đen và trắng. Các khu vực sáng hơn tương ứng với mức độ cao hơn của chất diệp lục, chứng tỏ hạt chưa trưởng thành và không có khả năng nảy mầm.
VI.
Phương pháp sử dụng công nghệ dựa trên ánh sáng để phân tích chất lượng hạt giống đã khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp truyền thống, tăng hiệu quả trong công tác giống cây trồng, góp phần đáng kể cho sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại.
(Nguồn: Lê Thị Kim Loan, Tạp chí IASVN, 2021)
Mục đích của tác giả trong đoạn V là gì? | fb05a6252c7c55492c833a419d1c2939 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Mô tả quy trình",
"Giải thích phương pháp",
"Báo cáo kết quả",
"So sánh phương pháp"
]
} | B |
1. Sau giây phút nhận giải thưởng vô địch cuộc thi Tìm kiếm Tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2020, anh Phạm Ngọc Duy Liêm (39 tuổi), CGO của GoStream, vội gọi điện cho đồng đội, báo: “GoStream vô địch rồi, làm được rồi”. Anh chia sẻ, việc giành giải Nhất cuộc thi Techfest 2020 là dấu mốc rất quan trọng trong thời điểm GoStream kỷ niệm ba năm thành lập và chuẩn bị cho dự định đưa sản phẩm tới Mỹ và các nước châu Âu.
2. Từng là kỹ sư viễn thông, nhận thấy tiềm năng phát triển khi nhu cầu người dùng muốn xem video trực tuyến, năm 2014 anh bỏ việc, tự khởi nghiệp về nền tảng cung cấp hạ tầng để phát trực tuyến video. Thời điểm đó, lĩnh vực này còn khá mới tại Việt Nam, song thấy được tiềm năng và lợi ích trong tương lai, nhiều nhà cung cấp nội dung đã hợp tác với công ty anh. Nhưng công ty này chỉ tồn tại được ba năm trước những cạnh tranh khốc liệt với "ông lớn" trên thế giới trong lĩnh vực video trực tuyến.
3. Tình cờ qua người bạn giới thiệu Liên biết đến GoStream là một ứng dụng cung cấp dịch vụ chuyển video có sẵn thành những video phát livestream, được anh Nghiêm Tiến Viễn và Nguyễn Trọng Hoàn phát triển tại Vinh đang có ý định tìm kiếm đối tác, mở rộng kinh doanh ra các thành phố lớn. Hai ý tưởng lớn “gặp nhau”. Tháng 6/2017, họ quyết định “về chung một nhà”, đặt hết tâm huyết vào Công ty Cổ phần Công nghệ GoStream, phát triển ứng dụng GoStream giúp biến các video quay sẵn thành các video phát trực tiếp ở thời gian thực trên các mạng xã hội. Đến tháng 10/2018, sản phẩm GoStudio được ra đời với mục tiêu giúp các doanh nghiệp và người bán hàng tạo ra những buổi livestream tương tác trực tuyến hấp dẫn bằng những thiết bị đơn giản nhất.
4. Rút ra kinh nghiệm từ thất bại đầu tiên, thay vì cạnh tranh trực tiếp, lần này, anh Liêm chọn cách hợp tác với những "ông lớn" trong lĩnh vực này bằng việc cung cấp công cụ hỗ trợ người dùng trong quá trình phát video trực tiếp dựa trên hạ tầng có sẵn của Facebook, Youtube, Twitter.
5. “Với lợi thế là nền tảng livestream tương tác, Gostudio không chỉ là kênh bán hàng qua livestream hiệu quả, mà còn tích hợp những tính năng độc đáo, cho phép quay cùng lúc nhiều camera, chèn hình ảnh, video, văn bản trong quá trình phát trực tiếp. Đặc biệt, GoStudio cho phép người dùng tải toàn bộ bình luận của buổi livestream và xử lý trong thời gian thực, nhờ đó tạo nên nhiều kịch bản trò chơi hấp dẫn ngay trên livestream như trả lời câu hỏi trắc nghiệm, đuổi hình bắt chữ...”, anh Liêm nói.
6. Thời gian đầu hoạt động, mặc dù lượng người sử dụng các ứng dụng Gostream, GoStudio tăng đều, nhưng nhóm gặp khó khăn trong việc tối ưu hóa hạ tầng để phát video trực tiếp. “Một máy chủ chỉ có thể phục vụ cho số ít người sử dụng. Càng nhiều người sử dụng thì càng cần nhiều máy chủ quản lý. “Thời gian đầu chi phí hạ tầng bỏ ra bằng với lợi nhuận thu về. Khó khăn kéo dài, nhiều khi mọi người phải tự làm thêm ngoài để duy trì cuộc sống”, anh Liêm chia sẻ.
7. Vì vậy, bên cạnh cung cấp dịch vụ, công ty liên tục nghiên cứu để tối ưu hóa nền tảng nhằm giảm chi phí hạ tầng. So với ngày đầu thành lập, hiện GoStudio đã được vận hành ổn định, tiết kiệm hơn 70% chi phí hạ tầng, nói cách khác, cùng một máy chủ, nền tảng có thể phục vụ một lượng khách hàng gấp ba lần. "Khi nền tảng được nâng cao hiệu quả, mức lợi nhuận tăng lên, thành quả đầu tiên đáng nhớ nhất là ba anh em đã nhận được tiền lương sau 6 tháng khởi nghiệp", anh Liêm kể.
8. Khi sản phẩm đã được tối ưu hóa, nhóm quyết định đưa GoStudio giới thiệu tại thị trường Đông Nam Á, cung cấp dịch vụ tới các thị trường mới nổi như Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ. "Nếu tính năng tạo trò chơi và hỗ trợ bán hàng là lợi thế cạnh tranh của GoStudio tại thị trường Đông Nam Á, nơi có nhiều người bán hàng online sử dụng công cụ phát trực tiếp, thì tính năng hỗ trợ tạo hội thảo trực tuyến (webinar) trên các mạng xã hội là lợi thế cạnh tranh tại thị trường Âu - Mỹ, nơi có nhiều người tổ chức các buổi hội thảo trực tuyến để chia sẻ kiến thức hoặc giới thiệu sản phẩm," anh Liêm chia sẻ. Hiện hai sản phẩm GoStream và GoStudio đem lại tổng doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng/tháng cho Công ty GoStream, với lượng người dùng lên đến hơn 500.000 (bình quân hơn 8.000 người đang trả phí hàng tháng), trong đó 90% khách hàng tại Việt Nam, 10% khách hàng tại khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ.
(Theo Nguyễn Xuân, Con đường nền tảng livestream chinh phục thị trường quốc tế, Báo VnExpress, ngày 8/12/2020)
Cụm từ “thị trường mới nổi” ở đoạn 8 có ý nghĩa gì? | 304effdbf0065ac99f9a8d55ca57725b | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Thị trường ở các quốc gia đang tăng trưởng nhanh",
"Thị trường ở các quốc gia đã phát triển",
"Thị trường của các quốc gia Đông Nam Á",
"Thị trường của các quốc gia có bờ biển dài"
]
} | A |
1. Ngày 20.07.1969 Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng, đánh dấu cột mốc quan trọng của nhân loại. Nhưng đằng sau đó là một cuộc đua quyết liệt giữa Mỹ và Liên Xô.
2. Công nghệ tên lửa vũ trụ hiện đại được khởi nguồn từ Viện nghiên cứu quân sự của Đức Quốc xã với giám đốc kỹ thuật Wernher von Braun khi đó tuổi đời còn rất trẻ. Đỉnh cao trong sự nghiệp của ông là việc phát triển thành công tên lửa cỡ lớn dài 14 mét có tên V2. Tháng 10/1942 V2 được phóng thành công lên tới độ cao 84,5 km (vượt qua ranh giới bầu khí quyển 80 km - theo tiêu chuẩn của NASA hiện nay), và đạt đến độ cao 174,6 km hai năm sau đó. Từ năm 1944, tên lửa này bị coi là mối nguy tiềm tàng đối với nhiều nước.
3. Cả người Nga và người Mỹ đều ý thức được sự vượt trội về công nghệ tên lửa của Đức. Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945, họ đã tìm mọi cách Vơ vét tất cả những gì liên quan đến tên lửa V2. Ngay đến bảo tàng của Đức ở Peeneminde cũng chỉ có bản sao của V2 để giới thiệu với công chúng.
4. Người ta không chỉ lấy đi các nguyên liệu, bản vẽ mà cả những tác giả của công nghệ tên lửa. Những chuyên gia tên lửa hàng đầu của Đức đã cùng với Wernher von Braun nhanh chóng chạy về vùng Bayern để đầu hàng quân đội Mỹ. Một số người khác, tài năng không kém, thì rơi vào tay quân Nga. Nhưng bọn họ đã nhanh chóng được thả sau khi khai báo mọi thông tin cho Sergei Pavlovich Korolev (1906-1966).
5. Sergei Pavlovich Korolev có một thời gian dài ở Đông Đức để nghiên cứu về V2, nhờ đó ông đã phát triển thành công tên lửa R1 của Liên Xô. Không lâu sau đó cuộc chạy đua phát triển tên lửa liên lục địa quân sự giữa Mỹ và Liên Xô đã nổ ra đều dựa trên nền tảng V2.
6. Bước ngoặt xảy ra khi Liên Xô Poing Sputnik I am 1957. Nó trở thành củ SỐC lớn đối với nước Mỹ. Sau đó Liên Xô tiếp tục dẫn trước: "Luna 2" thực hiện chuyến hạ cánh cứng đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 1959, Yuri Gagarin là người đầu tiên bay quay quanh Trái Đất vào năm 1961 trên tàu vũ trụ "Vostok 1". Để đối chọi với “Sputnik” Mỹ tung ra dự án “Vanguard”. Tuy nhiên đây là một thất bại, trong số 12 cuộc phóng thì 9 không thành công. Các chuyên gia tên lửa của Đức không tham gia dự án này, họ được giao phát triển tên lửa quân sự Redstone trên nền so tàng V2.
7. 1961 là năm bản lề đối với hành trình chinh phục Mặt Trăng của loài người. Ngày 25.05.1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố mục tiêu ngay trong thập niên này sẽ đưa người lên Mặt Trăng và trở về an toàn. Đây là một dự án đầy tham vọng và vô cùng tốn kém nhưng được khích lệ bởi quyết tâm không để thua Liên Xô một lần nữa.
8. Cũng trong năm đó Liên Xô đưa ra một chương trình Mặt Trăng tương tự, nhưng giữ bí mật. Chương trình chinh phục Mặt Trăng Apollo của Mỹ do Cơ quan không gian dân dụng NASA, ra đời năm 1958, chịu trách nhiệm. Wernher von Braun và đội ngũ của ông đóng một vai trò then chốt cho dù NASA thời kỳ đầu có tới 450.000 nhân sự tham gia giải quyết một khối lượng công việc khổng lồ mà thoạt đầu tưởng chừng to không thể kham nổi.
9. Von Braun có nhiệm vụ phát triển tên lửa Saturn V với chiều cao 111 mét, cho đến nay vẫn là loại tên lửa đẩy lớn nhất thế giới. Các bộ phận riêng lẻ được lắp ráp với nhau trong một nhà xưởng cao tới 160 mét ở Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy (KFC). Ngay trong chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 9.11.1967 Saturn V đã thành công. Có thể nói toàn bộ chương trình tên lửa đẩy khổng lồ của Mỹ hầu như không gặp trục trặc đáng kể nào. Phải chăng von Braun và các cộng sự của ông đã gặp nhiều may mắn? Nhưng, may mắn chỉ đến với những người thực sự tài năng và có quyết tâm.
10. Trong khi đó Liên Xô vẫn lặng lẽ bí mật xúc tiến chương trình của mình. Đối thủ của Apollo khi đó là tàu vũ trụ Sojus, vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay. Ngay trong 1 chuyến bay đầu tiên đã xảy ra một tai nạn chết người, khi hạ cánh dù không hoạt động. Để phục vụ cho các chuyến bay lên Mặt Trăng, Liên Xô dự định sử dụng loại tên lửa đẩy N1, cao 105 mét. Trong khi dự án đang được triển khai, ngành du hành vũ trụ Liên Xô đã bị một cú đánh trời giáng. Tổng công trình sư thiên tài Sergei Pavlovich Korolev qua đời vào năm 1966 trong một ca phẫu thuật bệnh tim.
11. Hai kỳ phùng địch thủ Korolev và von Braun nay đã chỉ còn lại một. Nếu như Korolev không phải rời khỏi cuộc đua vì bệnh tật và cái chết, điều gì sẽ xảy ra? Sau đó thì phía Liên Xô ngày càng bế tắc. Tất cả bốn cuộc thử tên lửa từ 1969 đến 1972 đều trục trặc, không thành công, đến đây cuộc chạy đua coi như đã bị thất bại, Liên Xô ngừng chương trình Mặt Trăng.
(Theo Xuân Hoài lược dịch, Lịch sử cuộc đua lên Mặt Trăng, Tạp chí Tia sáng, ngày 08/03/2021)
Tên lửa V2 là sản phẩm của quốc gia nào? | d0a9a0a08fc5d665c2ecd6e0b59cb0cf | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Mỹ",
"Liên Xô",
"Đức",
"Pháp"
]
} | C |
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đằng sau phát minh ra penicillin của Fleming
1. Việc khám phá ra penicillin, một trong những loại kháng sinh đầu tiên trên thế giới,
đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử loài người - khi mà cuối cùng con người đã tìm ra được một phương thuốc để chữa khỏi những bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng chết người.
2. Bất kỳ học sinh nào ở phổ thông cũng được học rằng: “Penicillin do tiến sĩ Alexander
Fleming - một nhà vi khuẩn học ở bệnh viện St. Mary. London, phát hiện ra vào tháng 9 năm 1928”. Sau chuyến nghỉ hè ở Scotland, Fleming quay trở lại phòng thí nghiệm và tình cờ phát hiện một loại nấm có tên Penicillium notatum đã mọc đầy trên đĩa thí nghiệm của mình. Saukhi cẩn thận đưa chiếc đĩa lên kính hiển vi, ông đã ngỡ ngàng khi thấy loại nấm kia đã ngăn chặn thành công sự phát triển bình thường của vi khuẩn. Fleming phải mất vài tuần sau mới có thể nuôi lại đủ lượng nấm mốc đó để xác thực được phát hiện của mình, ông đi đến kết luận khiến giới khoa học thời đó ngỡ ngàng: “Có một số thành phần bên trong nấm Penicillium notatum không những có thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn mà quan trọng hơn, chúng còn có thể được khai thác để chống lại các bệnh truyền nhiễm”.
3. Thực ra, Fleming không có đủ điều kiện thí nghiệm cũng như kiến thức nền tảng về hóa học để thực hiện những bước quan trọng tiếp theo giúp phân lập thành phần hoạt tính của nấm Penicillium, làm sạch chúng và chỉ ra được dòng vi khuẩn mà chúng có thể diệt được. Tất cả những công việc sau này đều do Howard Florey, giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu về Bệnh học của Đại học Oxford, tiến hành. Tiến sĩ Howard Florey là một bậc thầy trong lĩnh vực chiết tách và đồng thời có trong tay hàng loạt những nhà khoa học tài năng. Công trình nghiên cứu này bắt đầu từ năm 1938 khi Florey, người từ lâu đã quan tâm đến cách vi khuẩn và nấm mốc tiêu diệt nhau trong tự nhiên, đã tình cờ đọc được bài báo của Fleming về nấm Penicillium trên Tạp chí Bệnh học Thực nghiệm. Ngay sau đó, Florey và đồng nghiệp của ông đã họp trong phòng thí nghiệm tối tàn của mình và quyết định sẽ làm sáng tỏ bản chất khoa học trong phát hiện của Fleming về hoạt tính chống vi khuẩn của nấm Penicilium notatum.
4. Suốt mùa hè năm 1940, họ tập trung vào thử nghiệm trên 50 con chuột sau khi chúng bị cho nhiễm một loại vi khuẩn chết người. Một nửa số chuột đã chết vi nhiễm trùng máu trong khi nửa còn lại được tiêm penicillin và đã sống sót. Đó cũng là lúc mà Florey bước tiếp đến việc thử nghiệm trên người. Nhưng vấn đề là làm sao có đủ penicillin nguyên chất để điều trị cho người. Mặc cho những nỗ lực tăng hiệu suất chiết tách lên nhiều lần nhưng vẫn cần tới 2.000 lít dịch nuôi cấy nấm để có thể tách ra đủ penicillin cho một ca nhiễm trùng máu ở người.
5. Tháng 9 năm 1940, một nhân viên bảo vệ tên là Albert Alexander ở Oxford đã được thử nghiệm thuốc lần đầu tiên. Alexander bị tai nạn khi làm việc trong vườn hoa hồng của trường và bị nhiễm trùng rất nghiêm trọng. Florey nghe được câu chuyện một cách tình cờ và đã ngay lập tức đề nghị bệnh xá của trường cho ông thử dùng penicillin để điều trị ca bệnh này. Chỉ 5 ngày sau khi tiêm, Alexander có dấu hiệu hồi phục. Nhưng tiếc thay. Florey không có đủ penicillin để điều trị dứt điểm, nên cuối cùng Alexander vẫn không thể qua khỏi.
6. Mùa hè năm 1941, ngay trước khi Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ II, Florey cùng 40 đồng nghiệp đã bay đến Mỹ và hợp tác với các nhà khoa học ở đây nhằm tìm ra một phương pháp khác để sản xuất penicillin với năng suất cao hơn. Vào một ngày hè oi ả, một thư ký phòng thí nghiệm là cô Mary Hunt xuất hiện với một quả bí bị mốc vàng phủ kin. Thật tình cờ, giống nấm mốc đó là Penicillinum chrysogeum, có chứa lượng penicillin cao gấp 200 lần loài nấm mà Fleming tìm ra. Dù phải xử lý vô cùng phức tạp nhưng cuối cùng mẻ chiết tách đầu tiên vẫn thu được lượng penicillin cao gấp 1.000 lần so với lần đầu tiên do chính Florey thực hiện ở Anh.
7. Trên thực tế, Fleming đã nghiên cứu rất ít về penicilin sau khi phát hiện ra nó năm 1928. Tuy nhiên, sau đó, từ năm 1941, khi các phóng viên viết bài về những thử nghiệm kháng sinh trên người đã không tìm hiểu kĩ nên chi ghi nhận tiến sĩ Fleming là người duy nhất khám phá ra penicillin. Cũng vì sự im lặng của Florey mà công sức của ông và đồng nghiệp – các nhà khoa học ở Oxford - đã gần như bị bỏ qua. Vấn đề sau này đã phần nào được khắc phục khi cà Fleming và Florey cùng các cộng sự của ông được nhận giải Nobel “Sinh lý hay Y học” năm 1945.
Đoạn cuối thể hiện ngụ ý gì của tác giả? | 897341b240345e5b15817371e73e8ddf | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Florey làm cho người khác quên đi sự đóng góp của các đồng nghiệp của ông",
"Công sức của Florey và các đồng nghiệp cuối cùng cũng đã được ghi nhận",
"Các nhà khoa học Mỹ cũng xứng đáng nhận giải Nobel",
"Feming gây ra sự hiểu lầm khiến mọi người không biết đến Florey"
]
} | B |
1. Theo báo cáo của Hootsuite về thế giới số năm 2020, đến cuối năm 2020, lượng người dùng Internet trên toàn cầu đạt 4,66 tỷ trong đó 4,2 tỷ người đang sử dụng mạng xã hội, ngoài ra có 5,22 tỷ người đang sử dụng điện thoại di động.
2. Lượng người dùng điện thoại di động trên toàn cầu hiện nay tương đương 66,6% dân số thế giới. Dựa trên số liệu của Liên Hợp Quốc, dân số toàn cầu tính đến tháng 1/2021 là 7,83 tỷ, tốc độ tăng 1%/năm. Điều đó đồng nghĩa trong năm 2020, dân số toàn cầu đã tăng hơn 80 triệu người. Từ tháng 1/2020, lượng người dùng điện thoại di động trên thế giới đã tăng 1,8% (tương đương 93 triệu), trong khi tổng thiết bị kết nối di động (một người có thể sở hữu nhiều máy) tăng 0,9% lên mức 8,02 tỷ thiết bị.
3. Lượng người dùng Internet trên toàn cầu tăng 7,3% (tương đương 316 triệu) so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ sử dụng Internet hiện tại là 59,5%, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn do dịch Covid-19 khiến nhu cầu sử dụng Internet tăng mạnh.
4. Có khoảng 4,2 tỷ người sử dụng các dịch vụ mạng xã hội trên toàn cầu, tăng hơn 13% (490 triệu) chỉ trong 12 tháng, tương đương 53% dân số toàn cầu. Năm 2020, trung bình có 1,3 triệu người mới sử dụng mạng xã hội mỗi ngày. 2 giờ 25 phút mỗi ngày là thời gian bỏ ra trung bình trên mạng xã hội. Dự đoán trong năm 2021, người dùng sẽ dành tổng cộng 3,7 nghìn tỷ giờ trên các ứng dụng này. Philippines là quốc gia sử dụng mạng xã hội nhiều nhất, trung bình 4 giờ 15 phút mỗi ngày, nhiều hơn 30 phút so với quốc gia xếp thứ 2 là Colombia. Trong khi đó, người Nhật dành 51 phút 20 mỗi ngày trên mạng xã hội.
5. Dữ liệu của App Annie cho thấy người dùng Android trên toàn cầu sử dụng smartphone hơn 4 giờ/ngày, tương đương 3,5 nghìn tỷ giờ trong 12 tháng qua. Đối với người dùng Internet, họ bỏ ra trung bình 3 giờ 39 phút mỗi ngày trên smartphone, nhiều hơn 7% so với thời gian xem TV mỗi ngày (3 giờ 24 phút).
6. Người dùng Internet dành trung bình gần 7 giờ mỗi ngày trên mọi thiết bị, tương đương hơn 48 giờ mỗi tuần. Giả sử thời gian ngủ trung bình là 7-8 giờ, chúng ta đang dành 42% thời gian thức cho các hoạt động trực tuyến. Dù smartphone chiếm 53% thời gian sử dụng Internet, những thiết bị khác vẫn đóng vai trò quan trọng. Có 90% người dùng Internet lên mạng bằng smartphone, nhưng 2/3 trong số họ vẫn sử dụng laptop hoặc máy tính để bàn.
7. Người dùng Philippines dành thời gian trên Internet lâu nhất, trung bình gần 11 giờ mỗi ngày. Brazil, Colombia và Nam Phi cũng dành trung bình hơn 10 giờ trực tuyến mỗi ngày. Người dùng Nhật Bản dành thời gian trực tuyến ít nhất, chưa đến 4,5 giờ mỗi ngày. Đáng chú ý khi thời gian dùng Internet tại Trung Quốc tương đối thấp, trung bình 5 giờ 22 phút mỗi ngày, ít hơn 1,5 giờ so với mức trung bình toàn cầu là 6 giờ 54 phút.
8. Công cụ tìm kiếm vẫn là điều không thể thiếu. 98% người phản hồi cho biết họ sử dụng công cụ tìm kiếm mỗi tháng, trong đó 45% sử dụng tìm kiếm giọng nói. Gần 1/3 người dùng Internet sử dụng các ứng dụng tìm kiếm hình ảnh như Pinterest Lens, Google Lens.
9. Một xu hướng thú vị là tìm kiếm trên mạng xã hội. Khoảng 45% người dùng Internet cho biết đã chuyển sang mạng xã hội khi cần tìm sản phẩm, dịch vụ. Ở độ tuổi 16-64, gần 77% người dùng mua hàng trực tuyến mỗi tháng. Năm 2020, các sản phẩm thời trang và làm đẹp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu thương mại điện tử B2C (business-to-consumer) toàn cầu, đạt 665 tỷ USD.”.
(Theo Phúc Thịnh, 2/3 dân số thế giới đang dùng smartphone, Báo Zing News, ngày 4/2/2021)
Theo đoạn 7, tại quốc gia có thời lượng sử dụng mạng Internet thấp nhất, trung bình mỗi người mỗi ngày dành bao nhiêu thời gian trực tuyến? | b63321e62e561fc786baadbf5f14044d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Khoảng 4 giờ 30 phút",
"Khoảng 5 giờ 30 phút",
"Khoảng 6 giờ 54 phút",
"Khoảng 1 giờ 30 phút"
]
} | A |
1. Các nhà nghiên cứu ở Viện Công nghệ Skoltech đã tìm ra một cách để sử dụng các cảm biến hóa học và thị giác máy tính để xác định liệu thịt gà nướng đã chín đúng chưa. Công cụ này có thể giúp các nhà hàng giám sát và theo dõi các quá trình tải nướng tự động và biết đâu một ngày nào đó sẽ có mặt trong chiếc lò nướng “thông minh” của chính bạn.
2. Khi nào thì miếng ức gà trên vỉ nướng sẽ sẵn sàng lên bàn ăn? Thường thì người đầu bếp sẽ quan sát miếng thịt thật gần và hít hà mùi thơm để đảm bảo miếng thịt đã được nướng chín một cách hoàn hảo. Tuy nhiên với một khu bếp lớn, bạn không thể phụ thuộc vào đôi mắt hoặc cái mũi của chỉ một người để đảm bảo một lượng lớn thức ăn đều đã chín tới. Đó là nguyên nhân vì sao ngành khách sạn vẫn luôn tìm kiếm những công cụ đủ nhạy với giá thành hợp lí để thay thế đánh giá chủ quan của con người.
3. Giáo sư Albert Nasibulin của Viện Công nghệ Skoltech và Trường đại học Aalto nhà nghiên cứu Fedor Fedorov và đồng nghiệp của họ đã quyết định nghiên cứu theo hướng này: thiết kế một cái “mũi điện tử” – một dãy các cảm biến dò các hợp phần cụ thể của một mùi – để “ngửi” thịt gà nướng và một thuật toán thị giác máy tính để “nhìn” vào đó. “Mũi điện tử đơn giản hơn và ít đắt đỏ hơn là sử dụng máy sắc kí khi hoặc máy khối phổ. Trước đây chúng đã từng được sử dụng để dò mùi của nhiều loại phô mai hoặc phát hiện táo hoặc chuối bị hỏng. Còn thị giác máy tính có thể phân biệt các mẫu hình ảnh, ví dụ phát hiện bánh quy bị vỡ.
4. Nhóm nghiên cứu đã kết hợp hai kỹ thuật này để theo dõi độ chín một cách chính xác trong điều kiện không tiếp xúc trực tiếp với miếng thịt. Họ chọn thịt gà, một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất, rồi tiến hành nướng một lượng lớn thịt ức gà để “huấn luyện” máy móc đánh giá và dự đoán độ chín của miếng thịt nướng. Trong nghiên cứu, “mũi điện tử được thiết kế với tám cảm biến: dò khói, cồn, CO, và các hợp phần khác, nhiệt độ, độ ẩm rồi đặt nó vào trong hệ thống hút khói của bếp. Đồng thời thuật toán thị giác máy tính được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các bức ảnh chụp các miếng gà nướng. Dựa trên dữ liệu mùi vị và hình ảnh thu được, máy móc sẽ xác định độ chín của từng miếng thịt gà nướng theo thời gian thực.
5. Để xác định những thay đổi về mùi vị trong các giai đoạn của quá trình nướng gà, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp phân tích nhiệt trong trường (Thermal Gravimetric Analysis) để theo dõi số lượng hạt vật chất bay hơi trong quá trình nướng mà mũi điện tử có thể phát hiện; và phương pháp phân tích vi sai chuyển động (Differential Mobility Analysis) để đo đạc kích thước và phổ khối lượng của các hạt vật 35 chất bay hơi.
6. Nhưng có lẽ phần quan trọng nhất của thí nghiệm này là sự tham gia của 16 nghiên cứu sinh và nhà nghiên cứu. Họ sẽ kiểm tra độ mềm, độ thơm ngon, độ đậm đà của hương vị, độ đẹp mắt và độ chín của từng miếng ức gà nướng rồi đánh giá trên thang điểm 10. Sau đó các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành so sánh dữ liệu thu được với đánh giá của máy tính.
7. Các nhà nghiên cứu đã nướng thịt bên ngoài phòng thí nghiệm và sử dụng căng tin của Skoltech để làm địa điểm thí nghiệm. “Do diễn ra trong đại dịch COVID-19, chúng tôi phải đeo khẩu trang và thực hiện các thí nghiệm với từng nhóm nhỏ. Đó là một trải nghiệm rất lạ. Người tham gia phải tuân theo một quy trình nếm thức ăn do nhóm nghiên cứu đặt ra. Chúng tôi đã nướng nhiều mẫu, đánh số và cho tình nguyện viên nếm thử trong điều kiện bị bịt mắt. Đó là một trải nghiệm thú vị đối với các nhà khoa học vật liệu, vốn thường làm việc với dữ liệu từ các công cụ phân tích phức tạp. Tuy nhiên, các môn thịt gà cũng là một loại vật liệu mà.”, Fedorov nói.
8. Nhóm nghiên cứu cho biết hệ thống của họ có khả năng nhận diện rất tốt thịt gà nướng chưa chín, vừa tới hoặc quá lửa. Do đó nó hoàn toàn có thể được dùng để kiểm soát chất lượng trong bếp ăn. Họ cũng lưu ý là việc sử dụng các kỹ thuật này trên những phần thịt gà khác, ví dụ như cánh hoặc đùi - hoặc cho những phương pháp chế biến khác, thì “mũi điện tử” và “mắt điện tử có thể phải được huấn luyện trên dữ liệu mới.
9. Các nhà nghiên cứu đang lập kế hoạch kiểm tra các cảm biến của mình trong môi trường bếp nhà hàng. Một ứng dụng tiềm năng của nó có thể là “đánh hơi” mùi thịt hỏng ngay ở giai đoạn đầu khi mũi người chưa thể nhận sự thay đổi của mùi vị. “Chúng tôi tin hệ thống này có thể tích hợp với bếp ăn công nghiệp và thậm chí là bếp gia đình như một công cụ hỗ trợ và tư vấn về độ chín và mùi vị của miếng thịt, khi không thể trực tiếp đo nhiệt độ hoặc đo nhiệt độ không hiệu quả”, Fedorov nói.
(Theo Anh Vũ tổng hợp, “Mũi điện tử và thị giác máy tính giúp nướng hoàn hảo thịt gà”, Tạp chí Tia sáng, ngày 11/02/2021)
Tình nguyện viên có vai trò như thế nào trong quá trình nghiên cứu? | afc9a2e5f7a2ffc80d03237e740df55f | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Đánh giá chất lượng thịt nướng",
"Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm",
"Điều khiển mũi điện tử",
"Hỗ trợ trong quá trình chế biến"
]
} | A |
1. Mỗi ngày, Hà Nội đang phải tìm cách xử lý hơn 2.500-3.000 tấn chất thải rắn xây dựng, trong khi Tp.HCM cũng khó khăn trong việc giải quyết trên 1.500 tấn rác thải xây dựng thu gom mỗi ngày. Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại tới 5% GDP vì môi trường ô nhiễm, chủ yếu do chất thải ngày một nhiều hơn nhưng không được thu gom, xử lý tốt, trong đó rác thải xây dựng chiếm từ 25-30%. Tuy nhiên, phần lớn các khu xử lý chất thải rắn hiện nay đều bị quá tải và chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp. Đó là lý do khiến ngành xây dựng đang nghĩ đến cách tiếp cận mới: Tái chế chất thải xây dựng.
2. Một số chuyên gia đã đề xuất áp dụng các công nghệ nghiền tái chế được nhập khẩu từ nước ngoài, chẳng hạn như máy nghiền lắp đặt ngay tại chân công trình, cho phép nghiền tại chỗ các khối bê tông, vật liệu rắn thành các hạt nhỏ 3x4 cm và cát mịn mà không cần tập kết ra bãi phế liệu. Điều này giúp chủ đầu tư có khả năng tận dụng được 70-100% phế thải xây dựng. Những hạt thành phẩm này có thể dùng làm cấp phối san lấp nền đường, sản xuất gạch lát vỉa hè, đê chắn sóng, thậm chí có thể dùng để chế tạo bê tông tươi.
3. Một trong những ý tưởng mới được các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ Xây dựng IAB Weimar, Đức tìm ra là tái chế những hạt nghiền này ở cấp độ cao hơn, biến chúng thành những hạt cốt liệu nung rỗng có khối lượng nhẹ, và nhiều tính năng vượt trội. Ý tưởng này đã tiếp tục phát triển và thực hiện thành công khi các nhà khoa học ở Trường Đại học Xây dựng sử dụng vật liệu phá dỡ phế thải xây dựng ở Việt Nam để tạo ra các hạt cốt liệu nung tương tự.
4. “Khi dùng hạt cốt liệu này để chế tạo ra những loại bê tông nhẹ cách âm cách nhiệt có khối lượng nhỏ hơn 30-60% so với gạch xây thông thường, ta có thể giảm chi phí đáng kể trong các công trình xây dựng do giảm được tải trọng tác dụng, qua đó giảm kích thước các kết cấu chịu lực và móng công trình” -Trưởng nhóm nghiên cứu PGS.TS. Nguyễn Hùng Phong, Trường Đại học Xây dựng, cho biết.
5. “Việc dùng phế thải xây dựng làm đầu vào để sản xuất hạt cốt liệu cũng giúp giảm gánh nặng chôn lấp phế thải và bảo vệ môi trường, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu để chế tạo vật liệu bê tông mà không cần sử dụng, khai thác mới các nguồn tài nguyên tự nhiên như đá, cát, sỏi.” PGS.TS. Phong nói thêm.
6. Mặc dù công nghệ chế tạo các loại hạt cốt liệu nhẹ không quá mới mẻ, nhưng ở Việt Nam đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng công nghệ nung và sử dụng đầu vào là phế thải xây dựng. Để làm được điều đó, nhóm nghiên cứu đã tập hợp các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực, bao gồm hóa silicat, vật liệu và kết cấu xây dựng.
7. Nhóm đã thu thập các loại vật liệu thô, phân loại và nghiền hỗn hợp đến độ mịn nhỏ hơn 100 nm, cấp phối theo tỷ lệ nhất định, sau đó trộn với các phụ gia phồng nở; về viên tạo hạt nhỏ dưới 10 mm, sau đó sấy khô và nung đến nhiệt độ khoảng 1200°C trong thời gian lý tưởng từ 6-9 phút. Kết quả tạo ra các hạt cốt liệu nhẹ có khối lượng thể tích nhỏ hơn 800 kg/m.
8. “Do các hạt cốt liệu nhẹ chế tạo từ phế thải xây dựng nên chúng tôi không kì vọng chúng có khả năng chịu lực quá cao.” PGS.TS. Phong chia “Bù lại, các hạt cốt liệu nhẹ có thể có nhiều ứng dụng khác nhau: các hạt loại chất lượng thấp có thể dùng làm đất trồng cây để giữ ẩm cùng các chất dinh dưỡng trong các lỗ rỗng của chúng, các hạt chất lượng tốt hơn có thể làm vật liệu cách âm cách nhiệt như gạch chống nóng, tấm vách ngăn; những hạt có cường độ tốt nhất có thể được sử dụng làm vật liệu chịu lực như tấm sàn bê tông nhẹ. Ngoài ra, các hạt này có thể làm vật liệu lọc trong ngành công nghiệp”.
9. Từ những hạt vật liệu này, họ đã chế tạo ra 2 loại thành phẩm - một dạng bê tông cách nhiệt có khối lượng thể tích 600-900 kg/mở, và một dạng bê tông nhẹ chịu lực có cường độ chịu nén từ 20-25 Mpa.
10. Về mặt công nghệ, mặc dù nắm được quy trình để tạo ra các hạt vật liệu nhẹ, nhưng các chuyên gia cũng thừa nhận rằng việc nung trên cơ sở lò quay vẫn là khâu thách thức nhất hiện nay. Đây là mấu chốt của cả dây chuyền sản xuất cho công suất lớn. Hiện công nghệ chế tạo lò vẫn chưa thể nội địa hóa mà phải nhập khẩu, do vậy chi phí vẫn còn cao. Hơn thế nữa, quy trình đòi hỏi nhiệt độ nung phải trên 1200°C - tức nhiệt lượng sử dụng khá lớn và có thể khiến tổng chi phí tăng lên. Một số ý kiến phản hồi cũng cho rằng công nghệ nung vẫn có thể tạo ra khí thải nên chưa đủ “xanh” cho môi trường.
11. Trước những vấn đề đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số hướng khắc phục, kết hợp với công nghệ môi trường - chẳng hạn tận dụng khí gas từ chất thải hữu cốt năng lượng đốt lò - để giảm thiểu tác động, hoặc tạo ra một quá trình sản xuất liên tục để giảm hao phí năng lượng và chi phí vận hành. Trong tương lai, họ cũng sẽ nghiên cứu thêm cách hạ thấp nhiệt độ nung để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm hạt nhẹ này.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Chế tạo bê tông nhẹ có khả năng cách nhiệt và chịu lực, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 18/12/2020)
Theo PGS.TS. Nguyễn Hùng Phong, ưu điểm chính của bê tông nhẹ là gì? | 2a4e4b8ae7331c749b84a2c291d37aa9 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Giảm tải trọng của công trình",
"Giảm chi phí xây dựng",
"Giảm nhân công sản xuất",
"Tăng khả năng chịu lực lớn"
]
} | A |
Mực sinh học
“Mực sinh học” là tên gọi mà các nhà khoa học đặt cho một loại gel 3-D mới có chứa vi khuẩn tạo ra các phân tử có ích trong việc chữa lành vết thương và làm sạch môi trường nước. Vật liệu có thể được tùy chỉnh cho các mục đích sử dụng khác nhau và được phun ra từ vòi phun của máy in 3-D thành nhiều hình dạng hữu dụng.
Mặc dù vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nhưng chúng cũng là “những chú ngựa tháo vát”. Nhiều loại vi khuẩn khác nhau có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm, tổng hợp các hợp chất hữu ích, thực hiện quang hợp cũng như các quá trình trao đổi chất khác. Tiến sĩ Patrick Rühs, nhà nghiên cứu về các vật liệu phức hợp tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Zurich, cho rằng in 3-D sử dụng mực sinh học là một cơ hội tốt để biến những vi khuẩn này thành vật liệu chức năng.
Tiến sĩ Rühs và các đồng nghiệp bắt đầu bằng cách thiết kế một hydrogel, một mạng lưới các polymer có khả năng hấp thụ một lượng lớn nước. Gelatin là một hydrogel như vậy. Cấu trúc dạng nước cho phép gel chảy qua vòi phun của máy in 3-D và đông đặc lại ngay sau đó. Hydrogel của nhóm nghiên cứu có hai thành phần polymer chứa đường - acid hyaluronic và chiết xuất rong biển carrageenan - để tạo cấu trúc và nuôi dưỡng vi khuẩn. Gel cũng chứa silica nhiệt hóa, làm cho vật liệu trở nên dính và đàn hồi hơn. Sau khi vi khuẩn được thêm vào gel, hợp chất này được phun ra ngoài và tạo thành một mạng lưới co giãn có khả năng giữ nguyên hình dạng được in ra.
Một ứng dụng đầy hứa hẹn của vật liệu mới là có thể tùy chỉnh để điều trị các vết thương và bỏng. Nhờ các chất dinh dưỡng trong gel, cùng với oxy, vi khuẩn Acetobacter xylium tạo ra cellulose, một phân tử giúp tăng tốc độ chữa lành khi phủ lên bề mặt vết thương. Nó tạo thành một giá đỡ tốt cho kỹ thuật ghép da hoặc mô. Bộ phận cơ thể cấy ghép khi được phủ cellulose có thể giảm nguy cơ bị đào thải. Dù sử dụng với mục đích nào thì lớp phủ này càng vừa khít với các bộ phận cơ thể càng tốt. Tiến sĩ Rühs cho biết, hydrogel chứa vi khuẩn có thể được sử dụng để chế tạo băng quấn cellulose với hình dạng chính xác của bộ phận cấy ghép dựa trên kết quả chụp cắt lớp.
Để kiểm tra ý tưởng này, các nhà nghiên cứu đã chế tạo hydrogel với vi khuẩn Acetobacter xylinum. Khi áp dụng máy in 3-D để xử lý các bề mặt cong, họ phủ một lớp hydrogel mỏng lên trên khuôn mặt của một con búp bê. Sau bốn ngày trong môi trường ấm và ẩm ướt, vi khuẩn đã biến đổi bề mặt hydrogel thành bề mặt cellulose. Cellulose chỉ được tạo ra trên bề mặt của hydrogel vì đó là nơi chứa hầu hết oxy; do đó, phương pháp này tạo ra các lớp phủ mỏng thích hợp để điều trị vết thương. Anne Meyer, giáo sư về nano sinh học tại Đại học Công nghệ Delft, người không tham gia nghiên cứu trên cho biết: “Kết quả này là ví dụ đầu tiên về các vật liệu khuôn được tạo ra thông qua quá trình in 3-D của vi khuẩn.” Nhóm nghiên cứu của giáo sư cũng đã phát triển một loại hydrogel vi khuẩn trước đó được làm từ polymer alginate từ tảo, nhưng không tạo được thành các vật liệu chức năng.
Các vật liệu tương tự có thể giúp làm sạch môi trường. Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Zurich đã tạo ra một lưới hydrogel kết hợp với vi khuẩn Pseudomonas putida để phân hủy chất gây ô nhiễm phenol. Lưới đã làm sạch dung dịch chứa phenol trong khoảng sáu ngày. Theo giáo sư Meyer, đây là một thiết kế tiện dụng để xử lý sinh học, bởi vi khuẩn trong lưới có thể được tái sử dụng hoặc chuyển đến một vị trí mới. Tuy nhiên, khả năng tái sử dụng vẫn có thể có vấn đề. Khi các nhà nghiên cứu rửa sạch lưới và lắp lại thí nghiệm trong dung dịch phenol mới, thời gian làm sạch giảm xuống còn một ngày, khả năng cao là do một số vi khuẩn đi vào dung dịch phenol trong khi phần nhiều vi khuẩn tiếp tục phát triển trong lưới. Điều này có thể giúp quá trình làm sạch lưới hiệu suất hơn, tuy nhiên, điều không mong đợi trên thực tế là vi khuẩn có thể bị giải phóng ra môi trường. Đây là nhận định của Jason Shear, một nhà hóa học tại Đại học Texas ở Austin, người không tham gia nghiên cứu này.
Tiến sĩ Rühs cho biết, nhóm nghiên cứu vẫn đang tinh chỉnh vật liệu để thử nghiệm trong thực tế. Vì mực sinh học có thể được tạo ra từ bất kỳ tổ hợp vi khuẩn nào nên các nhà nghiên cứu cũng đang suy nghĩ về các ứng dụng khác, ví dụ như giải quyết sự cố tràn dầu, bằng cách thiết kế hydrogel với một polymer ưa béo có khả năng hấp thụ dầu thay vì nước. Dầu sau khi được hấp thụ bởi hydrogel sẽ bị vi khuẩn trong đó phân hủy.
(Nguồn: Dịch từ bài báo “Mực sinh học phủ bởi vi khuẩn để tạo ra các phân tử theo nhu cầu” của tác giả Deirdre Lockwood, xuất bản năm 2017, tạp chí Scientific American).
Cellulose để sản xuất băng quấn được tạo ra như thế nào? | e7d9c2abfdaf604abaa81dc4d1bc2697 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Được tạo ra bởi hợp chất hydrogel chứa oxy",
"Được phun lên bề mặt công nhờ máy in 3-D",
"Được tạo thành từ một giá đỡ chứa vi khuẩn Acetobacter xylinum",
"Được vi khuẩn Acetobacter xylinum tiết ra trên bề mặt hydrogel"
]
} | D |
1. Từ thân cây chuối bỏ đi, nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM gồm Trịnh Ngọc Vân Anh, Lê Thị Bích Phượng, Phạm Thái Bình, Trần Út Thương (ngành Môi trường) và Lê Thụy Tường Vân (ngành Quản lý công nghiệp) đã tạo ra loại giấy có thể phân hủy trong một tháng, không dùng chất tẩy hay tạo màu.
2. Trịnh Ngọc Vân Anh, sinh viên năm tư, trưởng nhóm, nhớ lại gần hai năm gắn bó với dự án. Em không ngờ đề tài báo cáo môn “Nghiên cứu các giải pháp môi trường” năm hai đại học lại trở thành ý tưởng khởi nghiệp thực sự và thu hút sự quan tâm của nhiều người.
3. Sinh ra ở vùng quê Nam Bộ, Vân Anh và các bạn trong nhóm gắn bó với rất nhiều sản phẩm nông nghiệp và chứng kiến nhiều phế phẩm bị bỏ phí. Tìm hiểu rộng ra, nhóm thấy lượng phế phẩm nông nghiệp ở Việt Nam khoảng 60-70 triệu tấn mỗi năm. Trong đó đến 80% chưa được sử dụng, bị thải trực tiếp ra môi trường hoặc đốt bỏ gây ô nhiễm, cản trở dòng chảy.
4. “Làm sao để không lãng phí phế phẩm đó? Làm sao để bảo vệ môi trường? Những câu hỏi liên tiếp khiến các thành viên đầu tư đọc các nghiên cứu, bài báo quốc tế và tìm giải pháp. Khi đọc được nghiên cứu làm giấy từ thân cây chuối, bã mía, nhóm đã xác định đây là hướng đi của mình. Các em bắt đầu lên ý tưởng cho dê tà để sản xuất túi, hộp đựng, giấy gói hoa, quà - những sản phẩm mà ngoài thị trường - "Làm giấy tái chế từ phế phẩm nông nghiệp". Trong đó, giấy được làm ra có thể dùng để sản xuất túi, hộp đựng, giấy gói hoa, quà – những sản phẩm mà ngoài thị trường đa số là nylon, nhựa.
5. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng nhựa tiêu thụ ở Việt Nam bình đầu người tăng từ 3,8 kg năm 1990 lên 41,3 kg vào năm 2018. Lượng nhựa một lần không được tái chế và phải được chôn cất tại Hà Nội và TP HCM lên tới 80 tấn mở ngày. "Sử dụng phế phẩm nông nghiệp bỏ phí để tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm rác thải nhựa, lại tăng thêm thu nhập cho người nông dân thì tại sao không", Vân Anh nói.
6. Từ những ý tưởng ban đầu, Vân Anh và các bạn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn dưới dự hướng dẫn của TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung, giảng viên khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm. Từ những ý tưởng trên giấy, các em được hỗ trợ làm trong phòng thí nghiệm để tạo ra sản phẩm thật.
7. Sang năm nay, biết tới cuộc thi của WWF nhằm tìm kiếm giải pháp giảm rác thải nhựa cho tỉnh Kiên Giang - một trong những địa phương trồng nhiều chuối nhất cả nước với khoảng 1.540 ha, nhóm quyết định đi sâu vào nghiên cứu làm giấy từ thân cây chuối trước khi mở rộng sang các loại phế phẩm nông nghiệp khác.
8. Vân Anh chia sẻ cần nhiều công đoạn để làm ra được giấy từ thân cây chuối. Ban đầu, chuối phải được cắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô rồi đem nấu ở nhiệt độ cao cùng một chút soda. Hỗn hợp này sau đó được mang đi rửa để đảm bảo độ trung tính, thân thiện với môi trường, rồi trộn với bột keo - loại làm từ phế phẩm nông nghiệp như khoai bị hư. Sau khi trộn, chúng được trải ra khuôn để tạo hình sản phẩm rồi mang sấy khô hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng Vân Anh và các bạn đã phải thử nghiệm hàng trăm lần để tạo ra những tờ giấy có độ dai, mềm mại phù hợp để sản xuất túi giấy, túi gói quà hay hộp quà.
9. Nhóm muốn những tờ giấy làm ra phải độc lạ, còn nhiều sợi tơ để thấy rõ tính tự nhiên, khác với các sản phẩm trên thị trường nhưng vẫn phải thân thiện với môi trường, sử dụng ít hóa chất nhất có thể, đảm bảo khả năng phân hủy cao với thời gian lâu nhất chỉ 1-2 tháng. “Đây là điều không dễ dàng và không thể làm một vài lần là được”, Vân Anh khẳng định.
10. Do nhóm hiện chỉ làm thủ công ở quy mô phòng thí nghiệm nên mất nhiều thời gian, đặc biệt khâu sấy khô sản phẩm. Nhiều hôm, các thành viên phải ở phòng thí nghiệm qua đêm bởi nấu từ sáng đến tối thì hết ánh nắng, không phơi tự nhiên được mà sấy thì phải canh nhiệt độ để giấy không bị giòn, dễ rách.
11. “Sau khi hoàn thiện quy trình sản xuất bằng máy, chúng em muốn chuyển giao công nghệ tới địa phương để tiết kiệm giá thành vận chuyển. Chúng em mong muốn mỗi tỉnh trồng nhiều chuối có một cơ sở sản xuất nhỏ, kiểu như làng nghề, để thu gom thân cây chuối của người nông dân, sản xuất tại đó rồi bán những sản phẩm này”, Vân Anh nói.
12. TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung, giảng viên hướng dẫn nhóm Vân Anh thực hiện đề tài, cho biết Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đang có những hỗ trợ rất tốt để nhóm có thể hoàn thiện sản phẩm, chuyển giao công nghệ cho các địa phương. "Vừa rồi, chúng tôi mang sản phẩm đến sự kiện Techfest Vietnam 2020 và được mọi người rất hưởng ứng, trong đó có đại diện hội nông dân các tỉnh. Nhiều người muốn đặt hàng", cô Nhung nói thêm.
(Theo Dương Tâm, Sinh viên làm giấy từ thân cây chuối, Báo VnExpress, ngày 24/12/2020)
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên? | 3631484c52683ccb65cdad77a576fa5f | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Quá trình khởi nghiệp từ thân cây chuối của nhóm nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM",
"Lượng tiêu thụ nhựa ở Việt Nam ngày càng tăng",
"Nhóm sinh viên chế tạo giấy từ thân cây chuối",
"Nghiên cứu bảo vệ môi trường của nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM"
]
} | C |
1. Trong một lần tham dự hội chợ nông nghiệp vào tháng 10/2019, Kỹ sư Lê Trung Hiếu (44 tuổi) ở TP HCM được người bạn ở Đà Lạt tặng một bó hoa hồng. Mà về nhà, anh lên mạng tìm hiểu cách giữ hoa tươi lâu như cho đường, đồng xu, thị kháng sinh, nước javen... vào bình nước cắm hoa. Thắc mắc vì sao đồng xu lại có thể làm hoa tươi lâu hơn, anh tìm hiểu mới biết, khi đồng bị oxy hóa có thể tiêu diệt vi khu làm hoa héo.
2. Là kỹ sư điện - điện tử, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM anh muốn tìm cách tạo ra ion đồng bằng cách dùng điện từ trường. Với máu mạo hiểm, anh thử nghiệm điều chế dung dịch ion đồng ở phòng thí nghiệm tại Khu công nghệ TP. HCM.
3. Hơn 200 ống nghiệm được sử dụng, phối trộn ion đồng, nước và đường theo tỷ khác nhau. Các thí nghiệm thất bại, hoa hồng, cúc héo và khô rất nhanh. Anh kiên trì thử nghiệm ở nồng độ khác nhau để cho kết quả khả quan hơn, hoa lâu héo nhưng chỉ giữ lại màu sắc hoa tươi, còn lá, cánh hoa lại mềm, không cứng cáp.
4. Theo anh Hiếu, ion đồng có khả năng diệt khuẩn cực mạnh. Kích thước ion đã nhỏ hơn 1 nanomet, rất nhỏ nên có thể xâm nhập vào gốc hoa, làm bất hoạt các khuẩn gây thối rữa. Đường glucose trong nước được cung cấp chất dinh dưỡng ở cành hoa, giúp tươi lâu. Sản phẩm hoàn toàn thân thiện với con người và môi trường và đang được Cục Sở hữu Trí tuệ xem xét cấp bằng sáng chế sau khi anh Hiếu nộp đơn đăng ký bảo hộ. Anh chia sẻ, để tạo dung dịch, đường glucose 5% được sử dụng ở nồng độ 20% (20g/l), ion đồng hàm lượng 0,1 – 0,2 mg/1 lon đồng được tạo ra từ việc sử dụng hai thanh đồng nặng 45 kg cho nước sạch chạy qua với lưu lượng 90 mo mỗi giờ. Khi cho dòng điện 100A chạy qua thanh đồng xảy ra quá trình điện phân khiến đồng bị ăn mòn và sinh ra ion của chính nó. Ion đồng tồn tại trong nước, được thu lại ở nồng độ 15ppm và pha với đường glucose thành nước cắm hoa.
5. Kể lại quá trình thực hiện, anh cho biết đã có hàng trăm thí nghiệm, tiêu tốn hàng trăm bông hồng đến mức tiền túi cạn dần. Sau anh chọn thử nghiệm các loại hoa dại, hoa rẻ tiền để giảm bớt chi phí.
6. "Hoa tươi rồi nhưng thấy nó không khỏe, tôi nghĩ đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa", anh Hiếu nói và cho biết, việc cung cấp dinh dưỡng phải dựa vào cơ chế quang hợp của hoa. Học hỏi từ các chuyên gia nông nghiệp, anh không sử dụng đường mía mà dùng đường glucose 5% mua ở các hiệu thuốc vì đường này giống với cơ chế quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây để tiếp tục mày mò làm các thí nghiệm.
7. Sau 6 tháng, anh đưa ra được công thức tạo dung dịch ion đồng giúp giữ hoa tươi lâu. Kết hợp với các nhà khoa học ở Đại học Nguyễn Tất Thành, anh và nhóm nghiên cứu đưa đến kết luận, dung dịch ion đồng giúp hoa tươi gấp 2 đến 3 lần tùy loại hoa. Cụ thể với hoa hồng khi sử dụng sẽ kéo dài độ tươi từ 4 ngày lên 8 ngày, hoa cúc từ 7 ngày lên 14 đến 20 ngày, hoa lay ơn từ 4 ngày lên 15 ngày... Không những thế, việc sử dụng dung dịch ion đồng giúp chủ các shop hoa giảm bớt chi phí từ 20 đến 30%, giảm nhân công trong việc thay nước, cắt gốc hoa hàng ngày.
8. "Giá thành sản phẩm chỉ 1.000 đồng mỗi gói 10 ml, có thể pha với 1 lít nước. Hộp 250 ml có thể pha với 25 lít nước giá từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng, có thể cắm cho 50 bình hoa", anh Hiếu nói và cho biết, hiện trên thị trường có một số sản phẩm bảo quản hoa ngoại nhập, nhưng là dạng bột. Còn sản phẩm trong nước hiện rất ít và thời gian giữ hoa tươi thấp hơn.
9. Chị Nguyễn Thị Bé Ngoan, 34 tuổi, chủ một shop hoa tươi lớn ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn cho biết, việc giữ độ tươi lâu của hoa có ý nghĩa quyết định trong giá thành, lợi nhuận của người bán. Sau 6 tháng dùng thử nghiệm sản phẩm, hoa tươi lâu lơn, chị Ngoan giảm được 2 nhân công chuyên thay nước, cắt cành hoa, để họ làm việc khác. Khách hàng thấy sản phẩm hiệu quả quay lại mua nhiều hơn, giúp chị tăng doanh thu từ 70 triệu lên gần 100 triệu mỗi tháng...
(Theo Hà An, Kỹ sư điện tử chế dung dịch ion đồng giữ hoa tươi gấp 3 lần, Báo 55 VnExpress, ngày 11/1/2021)
Diễn đạt nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý chính của bài đọc trên? | 64f3dcad07870cc9eb6afdd4607af754 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Kỹ sư điện tử chế tạo dung dịch ion đồng giữ hoa tươi gấp ba lần",
"Các mẹo cắm hoa giúp hoa tươi lâu gấp ba lần bình thường",
"Vì sao ion đồng có khả năng giúp hoa tươi lâu",
"Phát hiện những chất mới giúp hoa tươi lâu"
]
} | A |
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Phương pháp phân tích hạt giống
I.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Năng lượng Hạt nhân Nông nghiệp và Đại học São Paulo (USP) của Brazil đã phát triển một phương pháp luận dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa và hợp lý hóa trong việc phân tích chất lượng hạt giống, một quy trình bắt buộc theo quy định của pháp luật của nước này, nhưng từ trước đến nay được thực hiện thủ công bởi các nhà phân tích của Bộ Nông nghiệp Brazil.
II.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ dựa trên ánh sáng được triển khai trong phân tích thực vật và mỹ phẩm để thu được hình ảnh của hạt giống. Sau đó, họ chuyển sang dùng máy để tự động hóa quá trình giải đoán hình ảnh, giúp giảm thiểu một số khó khăn của các phương pháp thông thường. Ví dụ, đối với phân loại hạt, công nghệ hình ảnh quang học có thể được áp dụng cho toàn bộ lô hạt thay vì chỉ các mẫu như điều kiện hiện tại. Hơn nữa, kỹ thuật này không xâm lấn và không phá hủy các sản phẩm được phân tích hoặc thất thoát trong quá trình sử dụng mẫu.
III.
Các kỹ thuật dựa trên ánh sáng bao gồm huỳnh quang chất diệp lục và hình ảnh đa mặt. Trong số các loại cây có liên quan, các nhà nghiên cứu đã chọn cà chua và cà rốt được sản xuất ở các mùa vụ khác nhau và tuân theo các điều kiện bảo quản khác nhau. Họ sử dụng hạt giống của các giống cà chua thương mại Gaucho và Tyna được sản xuất ở Brazil và Mỹ và hạt của các giống cà rốt.
Brasilia và Francine được sản xuất ở Brazil, Ý và Chile để thực hiện nghiên cứu. Sự lựa chọn này dựa trên tầm quan trọng về kinh tế của những loại cây thực phẩm này, cũng như nhu cầu của thế giới tăng lên và những khó khăn mà người trồng phải đối mặt trong việc thu hái hạt giống. Ở cả cà chua và cà rốt, quá trình chín không đồng đều do cây ra hoa liên tục và sản xuất hạt không đồng bộ, do đó các lô hạt có thể chứa hỗn hợp hạt chưa trưởng thành và hạt trưởng thành. Sự hiện diện của các hạt chưa trưởng thành không dễ dàng được phát hiện bằng các phương pháp trực quan còn các kỹ thuật dựa trên con mắt của máy có thể giảm thiểu vấn đề này.
IV.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả phân tích (không gây phá hủy) của họ với kết quả của các bài kiểm tra độ nảy mầm và sức sống truyền thống, vốn có tính phá hủy, tốn thời gian và công sức. Trong thử nghiệm nảy mầm, các nhà phân tích hạt giống tách các mẫu, gieo chúng đề nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ, nước và oxi thuận lợi, và xác minh số lượng cây giống bình thường cuối cùng được sản xuất theo các quy tắc do Bộ Nông nghiệp thiết lập. Các bài kiểm tra rất phức tạp, phổ biến nhất là dựa trên phản ứng của hạt giống với các điều kiện bất thuận và các thông số phát triển của cây con. Bên cạnh những khó khăn đã nêu, các phương pháp truyền thống rất tốn thời gian. Ví dụ, trong trường hợp cà chua và cà rốt, có thể mất đến 2 tuần để thu được kết quả.
V.
Theo các nhà khoa học, chất diệp lục có trong hạt, nơi nó cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dự trữ cần thiết cho sự phát triển (lipit, protein và cacbohydrat). Khi nó đã hoàn thành này, chất diệp lục sẽ bị phá vỡ. Các nhà khoa học cho rằng nếu hạt không hoàn thành quá trình trong thành, chất diệp lục này vẫn còn bên trong nó. Chất diệp lục còn sót lại càng ít, quá trình trưởng thà" càng hoàn thiện và chất lượng dinh dưỡng trong hạt càng nhiều. Nếu có nhiều chất diệp lục, hạt giống chưa trưởng thành và kém chất lượng. Khi đó, nếu ánh sáng ở một bước sóng cụ thể được chiếu vào chất diệp lục trong hạt, nó sẽ không truyền năng lượng này sang phân tử khác mà thay vào đó, lại phát ra ánh sáng ở bước sóng khác, nghĩa là nó phát huỳnh quang. Huỳnh quang này có thể được đo lường. Ánh sáng đỏ có thể được sử dụng để kích thích chất diệp lục và bắt huỳnh quang bằng cách sử dụng một thiết bị chuyển nó thành tín hiệu điện, tạo ra hình ảnh bao gồm các pixel màu xám, đen và trắng. Các khu vực sáng hơn tương ứng với mức độ cao hơn của chất diệp lục, chứng tỏ hạt chưa trưởng thành và không có khả năng nảy mầm.
VI.
Phương pháp sử dụng công nghệ dựa trên ánh sáng để phân tích chất lượng hạt giống đã khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp truyền thống, tăng hiệu quả trong công tác giống cây trồng, góp phần đáng kể cho sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại.
(Nguồn: Lê Thị Kim Loan, Tạp chí IASVN, 2021)
Theo đoạn III, điều nào dưới đây KHÔNG phải là tiêu chuẩn chọn hạt của các nhà nghiên cứu? | f87b4cdfb23f8baf4410203c9a26b6eb | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Mùa vụ",
"Phương thức thu hoạch",
"Điều kiện bảo quản",
"Nguồn gốc"
]
} | B |
1. Khi nghĩ đến Siberia, điều gì xuất hiện trong tâm trí bạn? Một vùng đất phủ tuyết trắng dày đặc với những rừng cây lá thông. Nếu bạn hỏi những tổ tiên từng săn bắn, hái lượm của chúng ta - người Neanderthals - họ sẽ kể cho bạn về một Siberia hoàn toàn khác, với những đồng cỏ xanh mướt trải dài tận chân trời. Vùng đồng cỏ này được gọi là "thảo nguyên ma-mút". Tuy nhiên, sự biến mất của những loài ăn cỏ khổng lồ như voi ma-mút khỏi vùng thảo nguyên này đã góp phần vào sự hình thành nên lãnh nguyên Bắc cực băng tuyết mà chúng ta thấy ngày nay.
2. Xuyên suốt Kỷ băng hà lớn nhất và gần đây nhất của Trái đất (kỳ Pleistocene), thảo nguyên ma-mút từng là hệ sinh thái rộng lớn nhất. Bạn có thể gọi nó là "Kỷ cỏ" cũng được! Khi ấy, thảo nguyên ma-mút là một vùng đồng bằng phủ cỏ xanh mướt, khô ráo, kéo dài từ vùng đảo Bắc cực đến Trung Quốc và từ Tây Ban Nha đến Canada. Hệ sinh thái đồng cổ được duy trì tốt này là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như bò rừng, tuần lộc, voi ma-mút, sói, và hổ. Bạn có thể ví nó như phiên bản siêu lạnh của vùng thảo nguyên châu Phi.
3. Hệ sinh thái thảo nguyên ma-mút chỉ phụ thuộc một phần vào khí hậu. Các loài động vật ăn cỏ duy trì thảm thực vật bằng cách dẫm đạp lên những cây bụi và rêu - về cơ bản, có thể xem chúng như những chiếc máy xén cỏ của tự nhiên vậy. Chúng còn là những người làm vườn hiệu quả khi góp phần phát tán hạt giống và làm giàu cho đất bằng những đống phân giàu dưỡng chất. Chính vì vậy, kể cả khi trải qua thời kỳ lạnh giá nhất của kỷ Băng hà, hệ sinh thái này vẫn duy trì được một lượng khổng lồ các loài ăn cỏ cỡ lớn.
4. Ấy thế nhưng, sau 100.000 năm sống sót trước những thay đổi khốc liệt của khí hậu, thảo nguyên ma-mút và nhiều loài đặc trưng bỗng biến mất khỏi bề mặt Trái đất. Ngày nay, phía Bắc Siberia, Alaska và Yukon (Canada) là những nơi duy nhất có những đặc điểm gần với hệ sinh thái thảo nguyên này. Bởi những khu vực nói trên đã chống chịu lại được những biến đổi khí hậu đang diễn ra trên hành tinh của chúng ta, một số nhà nghiên cứu tin rằng thảo nguyên ma-mút hẳn cũng có thể tồn tại qua kỷ Pleistocene.
5. Giả thuyết hàng đầu hiện nay là khi khí hậu trở nên ấm hơn vào cuối kỳ Danet cuối cùng, tức xấp xỉ 14.500 năm trước, loài người đã tiến xa hơn về phía Bắc. Được trang bị những ngọn giáo sắc lẻm, họ sớm leo lên đỉnh của chuỗi thức ăn.
6. Những loài động vật ngây thơ không có khả năng phòng vệ trước loài săn mồi mới này. Không lâu sau, dân số loài ăn cỏ ở vùng thảo nguyên ma-mút nhanh đi, sụt giảm, nhiều loài thậm chí tuyệt chủng. Điều đó đã tạo nên hiệu ứng domino, mà đỉnh điểm là hình thành nên một hệ sinh thái hoàn toàn mới. Trước đây, nhớt, loài ăn cỏ khổng lồ thường xuyên dẫm đạp lên các loại thực vật bên dưới khi chúng chuyển. Khi không còn những con thú này nữa, cỏ ở thảo nguyên ma-mut cũng là khả năng cạnh tranh với những cây bụi mọc quanh năm, những đám rêu phat tu chậm, và những cây thông rụng lá của lãnh nguyên Bắc cực. Hàng triệu hecta đồng sinh trưởng mạnh với đất đai màu mỡ đã bị thay thế bằng thảm thực vật Sinh trường yếu, phát triển chậm. Những loài còn sót lại, như voi ma-mut và tê giác lông vận không thể thích ứng với thảm thực vật mới này và không thể sống sót qua những tri đông lạnh giá.
7. Số lượng động vật hiện nay ở Bắc cực thấp hơn ít nhất 100 lần so với trước đi, bởi hệ sinh thái mới chỉ có thể nuôi sống một số lượng sinh vật giới hạn. Hơn thế nữa hiện tượng băng tan ở Bắc cực vì biến đổi khí hậu đang đẩy một lượng lớn carbon và bầu khí quyển. Các nhà khoa học tin rằng khôi phục lại hệ sinh thái đồng cỏ ở Bé cực có thể đảo ngược xu hướng này.
8. Nhằm giải thích tầm quan trọng của việc khôi phục hệ sinh thái đồng cỏ, Giám đốc của Trạm khoa học Đông Bắc nước Nga, Sergei Zimov, đã thành lập Công viên Pleistocene ở phía Bắc Siberia. Ông dự định mang những vùng đồng cỏ trở lại bằng cách tái giới thiệu những loài ăn cỏ cỡ lớn vào các khu vực đã rào lại bên trong công viên theo một kế hoạch cụ thể.
9. Hiện tại, công viên đang trải rộng hơn 20 km vuông và là nhà của 8 loài ăn cỏ chính: tuần lộc, nai sừng tấm, bò rừng, ngựa Yukutian, bò Kalmykian, bò xạ hương, bò Tây Tạng, và cừu. Với việc dự án đảo ngược tuyệt chủng đối với voi ma-mút lông rậm đang được tiến hành, Zimov hi vọng một ngày nào đó sẽ đưa được chúng vào công viên. Hiện không có loài họ hàng gần nào, hay phần thi thể đóng băng nào còn sót lại của các loài động vật đã tuyệt chủng khác từng sống trong khu vực này. Chính vì vậy, những động vật như hổ răng kiếm đã vĩnh viễn không còn cơ hội quay lại nữa.
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên? | 7ba9c2a4405557ca9210db28503f75a8 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Sự tuyệt chủng của voi ma mút",
"Ảnh hưởng của sự tuyệt chủng của voi ma mút đến hệ sinh thái Trái đất",
"Giới thiệu về thảo nguyên ma-mút, hệ sinh thái lớn nhất trái đất",
"Voi ma mút ở Bắc cực đang dần biến mất"
]
} | B |
1. Cuối năm 2021, một thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực tìm kiếm nguồn năng lượng hầu như vĩnh cửu và tuyệt đối sạch về mặt sinh thái đã được ghi nhận. Một dự án, mặc dù có quy mô nhỏ, nhưng thuộc tầm cỡ “Megascience”, là lò phản ứng Tokamak Kurchatov T-15MD. Thiết bị này sẽ cho phép các nhà khoa học khám phá các công nghệ nhiệt hạch có kiểm soát để thu được nguồn năng lượng hầu như không cạn kiệt và an toàn với môi trường.
2. Thuật ngữ “tokamak” xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước, khi các nhà khoa học Liên Xô cho ra đời một thiết bị có dạng một chiếc bánh rán, ở trung tâm là từ trường chứa một plasma được nung nóng đến nhiệt độ cực lớn. Kể từ đó, các chuyên gia Nga luôn là những người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về nguồn năng lượng plasma (plasma được coi là một dạng vật chất hoàn toàn mới, ngoài 3 dạng vật chất quen thuộc đã được loài người chinh phục là rắn, lỏng, và khí). Lò phản ứng nhiệt hạch “tokamak” T-15MD được chế tạo năm 2021 thuộc loại độc đáo duy nhất trên thế giới, có công suất cao, với kích thước nhỏ gọn.
3. Tokamak T-15MD được thiết kế và chế tạo hoàn toàn tại Nga trong vòng 10 năm. Đây là phiên bản sửa đổi của lò phản ứng T-15, đã hoạt động tại Viện Kurchatov từ cuối những năm 1980. Nó khác với lò tiền nhiệm của nó ở hình chữ D. Trong khi lò T-15 có tiết diện plasma tròn, lò T-15MD có plasma hình chữ D giúp nó có thể duy trì plasma ở một chế độ hoàn thiện - chế độ H. Chế độ H là cần thiết để thu được năng lượng cao từ quá trình đốt cháy nhiệt hạch trong các lò phản ứng. Cũng có thể thu được các chế độ như vậy trong plasma có tiết diện tròn, tuy nhiên trong plasma hình chữ D, có thể đạt được các kết quả khả quan hơn. Tokamak T-15MD là lò phản ứng nhiệt hạch mới đầu tiên được chế tạo ở Nga trong vòng 20 năm qua.
4. Trung tâm Nghiên cứu Viện Kurchatov cho biết: “Đối với đất nước chúng tôi, đây là chiếc Tokamak hình chữ D cỡ vừa đầu tiên. Ở Petersburg có một lò Globus-M2, nhưng nó nhỏ hơn 3-4 lần so với T-15MD về kích thước tuyến tính và có thể đặt vừa trong một căn phòng khá rộng rãi trong một căn hộ bình thường. Lò Tokamak T-15DM cần một căn phòng có kích thước như một xưởng máy. Và quy mô trong trường hợp này là rất quan trọng, để có được các thông số plasma cao”.
5. Tokamak mới có kích thước nhỏ nhưng nhiệm vụ của nó ở quy mô vũ trụ: Nó phải khởi động được các phản ứng nhiệt hạch như những phản ứng vẫn thường xảy ra ở trong tâm của các ngôi sao. Điều này có được nhờ nhiệt độ ở Tokamak có thể lên tới 100 triệu độ C, gấp 8 lần so với nhiệt độ ở trung tâm Mặt trời. Tokamak T-15MD sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu. Nắm vững công nghệ phản ứng tổng hợp nhiệt hạch có kiểm soát sẽ giúp thu được nguồn năng lượng hầu như không cạn kiệt và thân thiện với môi trường. Một lò phản ứng như vậy, do khả năng chạy bằng nhiên liệu an toàn và giá cả phải chăng như đợteri và triti nên có thể giúp thay thế các nhà máy điện hạt nhân. Phản ứng tổng hợp nhiệt hạch có thể cung cấp năng lượng sạch cho nhân loại trong nhiều năm tới, vì thế việc đưa vào hoạt động một lò phản ứng như vậy là một bước tiến lớn trên con đường này.
Theo dự kiến, sẽ nghiên cứu một loạt các đặc tính của plasma trên Tokamak T-15MD. Trong số đó có các quá trình khuếch tán hỗn loạn và vận chuyển các thông số quan trọng để giữ plasma ở trạng thái được kiểm soát. Để đạt mục đích này, người ta cũng lên kế hoạch nghiên cứu vai trò của điện trường và chuyển động quay trong quá trình duy trì plasma và chuyển đổi plasma sang các chế độ khác nhau. Điều đặc biệt quan trọng đối với các nhà khoa học là nghiên cứu sự chuyển đổi của plasma sang chế độ L”. Chế độ L được đặc trưng bởi sự phụ thuộc tiêu cực của thời gian tồn tại của plasma vào công suất gia nhiệt, cũng như Sir suy giảm của sự giam giữ nlasma (giảm thời gian tồn tại) và những thay đổi bên trong của dòng chảy hỗn loạn trong plasma. Nói một cách dễ hiểu, khi chuyển sang chế độ L, chiếc bánh rán plasma bên trong Tokamak có nguy cơ bị phá hủy khi được gia nhiệt và quá trình khởi động sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.
6. Nghiên cứu plasma rất quan trọng đối với các nhà khoa học. Trước hết, các nhà khoa học phải tìm ra bản chất của năng lượng, từ đó tìm ra bản chất di chuyển của các dòng nhiệt và hạt từ plasma đến thành buồng chân không. Trong tương lai, điều này có thể giúp xây dựng nhiều dự án nhiệt hạch quy mô lớn hơn và cho phép nhân loại giải quyết vấn đề về nhu cầu điện đang tăng lên hàng năm.
7. Các câu hỏi quan trọng tiếp theo là: Vai trò của các thông số khác nhau trong quá trình giam giữ plasma là gì? Sự hỗn loạn, điện trường, hoặc hồ sơ nhiệt độ plasma sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự giam giữ plasma và dòng chảy của các hạt? Các nhà khoa học đã biết rất nhiều về điều này, nhưng họ vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu.
(Nguồn: Trích từ bài báo “Nhiệt hạch – Nguồn năng lượng của tương lai” do TS. Nguyễn Thành Sơn biên dịch, tạp chí Năng lượng Việt Nam, xuất bản năm 2022)
Khi ở “chế độ L”, plasma có đặc tính gì? | 34893e53b9c972ce430bdd844fb62619 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Plasma có thể mất khi nhiệt độ tăng",
"Thời gian tồn tại của plasma tăng",
"Plasma duy trì trạng thái khi gia nhiệt",
"Sự hỗn loạn của plasma gia tăng"
]
} | A |
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Phương pháp phân tích hạt giống
I.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Năng lượng Hạt nhân Nông nghiệp và Đại học São Paulo (USP) của Brazil đã phát triển một phương pháp luận dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa và hợp lý hóa trong việc phân tích chất lượng hạt giống, một quy trình bắt buộc theo quy định của pháp luật của nước này, nhưng từ trước đến nay được thực hiện thủ công bởi các nhà phân tích của Bộ Nông nghiệp Brazil.
II.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ dựa trên ánh sáng được triển khai trong phân tích thực vật và mỹ phẩm để thu được hình ảnh của hạt giống. Sau đó, họ chuyển sang dùng máy để tự động hóa quá trình giải đoán hình ảnh, giúp giảm thiểu một số khó khăn của các phương pháp thông thường. Ví dụ, đối với phân loại hạt, công nghệ hình ảnh quang học có thể được áp dụng cho toàn bộ lô hạt thay vì chỉ các mẫu như điều kiện hiện tại. Hơn nữa, kỹ thuật này không xâm lấn và không phá hủy các sản phẩm được phân tích hoặc thất thoát trong quá trình sử dụng mẫu.
III.
Các kỹ thuật dựa trên ánh sáng bao gồm huỳnh quang chất diệp lục và hình ảnh đa mặt. Trong số các loại cây có liên quan, các nhà nghiên cứu đã chọn cà chua và cà rốt được sản xuất ở các mùa vụ khác nhau và tuân theo các điều kiện bảo quản khác nhau. Họ sử dụng hạt giống của các giống cà chua thương mại Gaucho và Tyna được sản xuất ở Brazil và Mỹ và hạt của các giống cà rốt.
Brasilia và Francine được sản xuất ở Brazil, Ý và Chile để thực hiện nghiên cứu. Sự lựa chọn này dựa trên tầm quan trọng về kinh tế của những loại cây thực phẩm này, cũng như nhu cầu của thế giới tăng lên và những khó khăn mà người trồng phải đối mặt trong việc thu hái hạt giống. Ở cả cà chua và cà rốt, quá trình chín không đồng đều do cây ra hoa liên tục và sản xuất hạt không đồng bộ, do đó các lô hạt có thể chứa hỗn hợp hạt chưa trưởng thành và hạt trưởng thành. Sự hiện diện của các hạt chưa trưởng thành không dễ dàng được phát hiện bằng các phương pháp trực quan còn các kỹ thuật dựa trên con mắt của máy có thể giảm thiểu vấn đề này.
IV.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả phân tích (không gây phá hủy) của họ với kết quả của các bài kiểm tra độ nảy mầm và sức sống truyền thống, vốn có tính phá hủy, tốn thời gian và công sức. Trong thử nghiệm nảy mầm, các nhà phân tích hạt giống tách các mẫu, gieo chúng đề nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ, nước và oxi thuận lợi, và xác minh số lượng cây giống bình thường cuối cùng được sản xuất theo các quy tắc do Bộ Nông nghiệp thiết lập. Các bài kiểm tra rất phức tạp, phổ biến nhất là dựa trên phản ứng của hạt giống với các điều kiện bất thuận và các thông số phát triển của cây con. Bên cạnh những khó khăn đã nêu, các phương pháp truyền thống rất tốn thời gian. Ví dụ, trong trường hợp cà chua và cà rốt, có thể mất đến 2 tuần để thu được kết quả.
V.
Theo các nhà khoa học, chất diệp lục có trong hạt, nơi nó cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dự trữ cần thiết cho sự phát triển (lipit, protein và cacbohydrat). Khi nó đã hoàn thành này, chất diệp lục sẽ bị phá vỡ. Các nhà khoa học cho rằng nếu hạt không hoàn thành quá trình trong thành, chất diệp lục này vẫn còn bên trong nó. Chất diệp lục còn sót lại càng ít, quá trình trưởng thà" càng hoàn thiện và chất lượng dinh dưỡng trong hạt càng nhiều. Nếu có nhiều chất diệp lục, hạt giống chưa trưởng thành và kém chất lượng. Khi đó, nếu ánh sáng ở một bước sóng cụ thể được chiếu vào chất diệp lục trong hạt, nó sẽ không truyền năng lượng này sang phân tử khác mà thay vào đó, lại phát ra ánh sáng ở bước sóng khác, nghĩa là nó phát huỳnh quang. Huỳnh quang này có thể được đo lường. Ánh sáng đỏ có thể được sử dụng để kích thích chất diệp lục và bắt huỳnh quang bằng cách sử dụng một thiết bị chuyển nó thành tín hiệu điện, tạo ra hình ảnh bao gồm các pixel màu xám, đen và trắng. Các khu vực sáng hơn tương ứng với mức độ cao hơn của chất diệp lục, chứng tỏ hạt chưa trưởng thành và không có khả năng nảy mầm.
VI.
Phương pháp sử dụng công nghệ dựa trên ánh sáng để phân tích chất lượng hạt giống đã khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp truyền thống, tăng hiệu quả trong công tác giống cây trồng, góp phần đáng kể cho sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại.
(Nguồn: Lê Thị Kim Loan, Tạp chí IASVN, 2021)
Theo đoạn V, hạt trưởng thành nhất có hình ảnh bao gồm các pixel màu gì? | d5c994f02fb3133b7aa752c73843626d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Đen",
"Đỏ",
"Trắng",
"Xám"
]
} | A |
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Phương pháp phân tích hạt giống
I.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Năng lượng Hạt nhân Nông nghiệp và Đại học São Paulo (USP) của Brazil đã phát triển một phương pháp luận dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa và hợp lý hóa trong việc phân tích chất lượng hạt giống, một quy trình bắt buộc theo quy định của pháp luật của nước này, nhưng từ trước đến nay được thực hiện thủ công bởi các nhà phân tích của Bộ Nông nghiệp Brazil.
II.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ dựa trên ánh sáng được triển khai trong phân tích thực vật và mỹ phẩm để thu được hình ảnh của hạt giống. Sau đó, họ chuyển sang dùng máy để tự động hóa quá trình giải đoán hình ảnh, giúp giảm thiểu một số khó khăn của các phương pháp thông thường. Ví dụ, đối với phân loại hạt, công nghệ hình ảnh quang học có thể được áp dụng cho toàn bộ lô hạt thay vì chỉ các mẫu như điều kiện hiện tại. Hơn nữa, kỹ thuật này không xâm lấn và không phá hủy các sản phẩm được phân tích hoặc thất thoát trong quá trình sử dụng mẫu.
III.
Các kỹ thuật dựa trên ánh sáng bao gồm huỳnh quang chất diệp lục và hình ảnh đa mặt. Trong số các loại cây có liên quan, các nhà nghiên cứu đã chọn cà chua và cà rốt được sản xuất ở các mùa vụ khác nhau và tuân theo các điều kiện bảo quản khác nhau. Họ sử dụng hạt giống của các giống cà chua thương mại Gaucho và Tyna được sản xuất ở Brazil và Mỹ và hạt của các giống cà rốt.
Brasilia và Francine được sản xuất ở Brazil, Ý và Chile để thực hiện nghiên cứu. Sự lựa chọn này dựa trên tầm quan trọng về kinh tế của những loại cây thực phẩm này, cũng như nhu cầu của thế giới tăng lên và những khó khăn mà người trồng phải đối mặt trong việc thu hái hạt giống. Ở cả cà chua và cà rốt, quá trình chín không đồng đều do cây ra hoa liên tục và sản xuất hạt không đồng bộ, do đó các lô hạt có thể chứa hỗn hợp hạt chưa trưởng thành và hạt trưởng thành. Sự hiện diện của các hạt chưa trưởng thành không dễ dàng được phát hiện bằng các phương pháp trực quan còn các kỹ thuật dựa trên con mắt của máy có thể giảm thiểu vấn đề này.
IV.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả phân tích (không gây phá hủy) của họ với kết quả của các bài kiểm tra độ nảy mầm và sức sống truyền thống, vốn có tính phá hủy, tốn thời gian và công sức. Trong thử nghiệm nảy mầm, các nhà phân tích hạt giống tách các mẫu, gieo chúng đề nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ, nước và oxi thuận lợi, và xác minh số lượng cây giống bình thường cuối cùng được sản xuất theo các quy tắc do Bộ Nông nghiệp thiết lập. Các bài kiểm tra rất phức tạp, phổ biến nhất là dựa trên phản ứng của hạt giống với các điều kiện bất thuận và các thông số phát triển của cây con. Bên cạnh những khó khăn đã nêu, các phương pháp truyền thống rất tốn thời gian. Ví dụ, trong trường hợp cà chua và cà rốt, có thể mất đến 2 tuần để thu được kết quả.
V.
Theo các nhà khoa học, chất diệp lục có trong hạt, nơi nó cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dự trữ cần thiết cho sự phát triển (lipit, protein và cacbohydrat). Khi nó đã hoàn thành này, chất diệp lục sẽ bị phá vỡ. Các nhà khoa học cho rằng nếu hạt không hoàn thành quá trình trong thành, chất diệp lục này vẫn còn bên trong nó. Chất diệp lục còn sót lại càng ít, quá trình trưởng thà" càng hoàn thiện và chất lượng dinh dưỡng trong hạt càng nhiều. Nếu có nhiều chất diệp lục, hạt giống chưa trưởng thành và kém chất lượng. Khi đó, nếu ánh sáng ở một bước sóng cụ thể được chiếu vào chất diệp lục trong hạt, nó sẽ không truyền năng lượng này sang phân tử khác mà thay vào đó, lại phát ra ánh sáng ở bước sóng khác, nghĩa là nó phát huỳnh quang. Huỳnh quang này có thể được đo lường. Ánh sáng đỏ có thể được sử dụng để kích thích chất diệp lục và bắt huỳnh quang bằng cách sử dụng một thiết bị chuyển nó thành tín hiệu điện, tạo ra hình ảnh bao gồm các pixel màu xám, đen và trắng. Các khu vực sáng hơn tương ứng với mức độ cao hơn của chất diệp lục, chứng tỏ hạt chưa trưởng thành và không có khả năng nảy mầm.
VI.
Phương pháp sử dụng công nghệ dựa trên ánh sáng để phân tích chất lượng hạt giống đã khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp truyền thống, tăng hiệu quả trong công tác giống cây trồng, góp phần đáng kể cho sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại.
(Nguồn: Lê Thị Kim Loan, Tạp chí IASVN, 2021)
Từ “con mắt” ở đoạn III dùng để chỉ gì? | 51379a3e7df9a76922fbc2bff68273d6 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Bộ phận thu nhận hình ảnh hạt",
"Bộ phận nhận diện cường độ ánh sáng",
"Bộ phận xác định màu sắc của hạt",
"Bộ phận quan sát độ nảy mầm của hạt"
]
} | A |
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đằng sau phát minh ra penicillin của Fleming
1. Việc khám phá ra penicillin, một trong những loại kháng sinh đầu tiên trên thế giới,
đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử loài người - khi mà cuối cùng con người đã tìm ra được một phương thuốc để chữa khỏi những bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng chết người.
2. Bất kỳ học sinh nào ở phổ thông cũng được học rằng: “Penicillin do tiến sĩ Alexander
Fleming - một nhà vi khuẩn học ở bệnh viện St. Mary. London, phát hiện ra vào tháng 9 năm 1928”. Sau chuyến nghỉ hè ở Scotland, Fleming quay trở lại phòng thí nghiệm và tình cờ phát hiện một loại nấm có tên Penicillium notatum đã mọc đầy trên đĩa thí nghiệm của mình. Saukhi cẩn thận đưa chiếc đĩa lên kính hiển vi, ông đã ngỡ ngàng khi thấy loại nấm kia đã ngăn chặn thành công sự phát triển bình thường của vi khuẩn. Fleming phải mất vài tuần sau mới có thể nuôi lại đủ lượng nấm mốc đó để xác thực được phát hiện của mình, ông đi đến kết luận khiến giới khoa học thời đó ngỡ ngàng: “Có một số thành phần bên trong nấm Penicillium notatum không những có thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn mà quan trọng hơn, chúng còn có thể được khai thác để chống lại các bệnh truyền nhiễm”.
3. Thực ra, Fleming không có đủ điều kiện thí nghiệm cũng như kiến thức nền tảng về hóa học để thực hiện những bước quan trọng tiếp theo giúp phân lập thành phần hoạt tính của nấm Penicillium, làm sạch chúng và chỉ ra được dòng vi khuẩn mà chúng có thể diệt được. Tất cả những công việc sau này đều do Howard Florey, giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu về Bệnh học của Đại học Oxford, tiến hành. Tiến sĩ Howard Florey là một bậc thầy trong lĩnh vực chiết tách và đồng thời có trong tay hàng loạt những nhà khoa học tài năng. Công trình nghiên cứu này bắt đầu từ năm 1938 khi Florey, người từ lâu đã quan tâm đến cách vi khuẩn và nấm mốc tiêu diệt nhau trong tự nhiên, đã tình cờ đọc được bài báo của Fleming về nấm Penicillium trên Tạp chí Bệnh học Thực nghiệm. Ngay sau đó, Florey và đồng nghiệp của ông đã họp trong phòng thí nghiệm tối tàn của mình và quyết định sẽ làm sáng tỏ bản chất khoa học trong phát hiện của Fleming về hoạt tính chống vi khuẩn của nấm Penicilium notatum.
4. Suốt mùa hè năm 1940, họ tập trung vào thử nghiệm trên 50 con chuột sau khi chúng bị cho nhiễm một loại vi khuẩn chết người. Một nửa số chuột đã chết vi nhiễm trùng máu trong khi nửa còn lại được tiêm penicillin và đã sống sót. Đó cũng là lúc mà Florey bước tiếp đến việc thử nghiệm trên người. Nhưng vấn đề là làm sao có đủ penicillin nguyên chất để điều trị cho người. Mặc cho những nỗ lực tăng hiệu suất chiết tách lên nhiều lần nhưng vẫn cần tới 2.000 lít dịch nuôi cấy nấm để có thể tách ra đủ penicillin cho một ca nhiễm trùng máu ở người.
5. Tháng 9 năm 1940, một nhân viên bảo vệ tên là Albert Alexander ở Oxford đã được thử nghiệm thuốc lần đầu tiên. Alexander bị tai nạn khi làm việc trong vườn hoa hồng của trường và bị nhiễm trùng rất nghiêm trọng. Florey nghe được câu chuyện một cách tình cờ và đã ngay lập tức đề nghị bệnh xá của trường cho ông thử dùng penicillin để điều trị ca bệnh này. Chỉ 5 ngày sau khi tiêm, Alexander có dấu hiệu hồi phục. Nhưng tiếc thay. Florey không có đủ penicillin để điều trị dứt điểm, nên cuối cùng Alexander vẫn không thể qua khỏi.
6. Mùa hè năm 1941, ngay trước khi Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ II, Florey cùng 40 đồng nghiệp đã bay đến Mỹ và hợp tác với các nhà khoa học ở đây nhằm tìm ra một phương pháp khác để sản xuất penicillin với năng suất cao hơn. Vào một ngày hè oi ả, một thư ký phòng thí nghiệm là cô Mary Hunt xuất hiện với một quả bí bị mốc vàng phủ kin. Thật tình cờ, giống nấm mốc đó là Penicillinum chrysogeum, có chứa lượng penicillin cao gấp 200 lần loài nấm mà Fleming tìm ra. Dù phải xử lý vô cùng phức tạp nhưng cuối cùng mẻ chiết tách đầu tiên vẫn thu được lượng penicillin cao gấp 1.000 lần so với lần đầu tiên do chính Florey thực hiện ở Anh.
7. Trên thực tế, Fleming đã nghiên cứu rất ít về penicilin sau khi phát hiện ra nó năm 1928. Tuy nhiên, sau đó, từ năm 1941, khi các phóng viên viết bài về những thử nghiệm kháng sinh trên người đã không tìm hiểu kĩ nên chi ghi nhận tiến sĩ Fleming là người duy nhất khám phá ra penicillin. Cũng vì sự im lặng của Florey mà công sức của ông và đồng nghiệp – các nhà khoa học ở Oxford - đã gần như bị bỏ qua. Vấn đề sau này đã phần nào được khắc phục khi cà Fleming và Florey cùng các cộng sự của ông được nhận giải Nobel “Sinh lý hay Y học” năm 1945.
Bố cục của đoạn 5 đặc trưng cho thể loại nào sau đây? | 0ba55053ce755e3c465a8016db4e368c | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Đối chiếu so sánh",
"Miêu tả",
"Kể chuyện",
"Định nghĩa"
]
} | C |
1. Từ khi thành lập từ giữa năm 2002 đến nay, Công ty Cổ phần Ong Tam Đảo (Honeco) đã phát triển hơn 20.000 đàn ông đi tìm kiếm nguồn mật hoa ở nhiều vùng rừng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lục Ngạn (Bắc Giang), Mộc Châu, Sông Mã (Sơn La), Hưng Yên, Điện Biên, Hà Giang, Lâm Đồng, Bến Tre, Tây Ninh... và đã tạo ra được một số sản phẩm mật ong chất lượng tốt được người tiêu dùng trong nước đón nhận.
2. Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Nga, Tổng Giám đốc Honeco, “dù Việt Nam luôn nằm trong top những nước có sản lượng mật ong xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu “thổ nên giá trị kinh tế thấp. Chỉ có đưa khoa học công nghệ vào để chế biến mật ong thành những sản phẩm mới, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo chuỗi cung ứng và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế thì mới có thể nâng tầm thương hiệu Việt để hướng đến thị trường quốc tế rộng lớn.”
3. Để làm được điều này, cuối năm 2017, Honeco đã ký hợp đồng thực hiện dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất các sản phẩm mới từ mật ong và hoa quả” với Bộ Khoa học và Công nghệ để nhận chuyển giao tri thức từ Viện Công nghiệp Thực phẩm (FIRI) thuộc Bộ Công thương. Dự án thực hiện trong vòng 2,5 năm - từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2020 – với sự phối hợp chặt chẽ của nhà nghiên cứu và doanh nghiệp.
4. “Việt Nam có nguồn mật ong và hoa quả phong phú, thích hợp để phát triển các sản phẩm kết hợp có giá trị bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Điều này cũng tận dụng được nguồn nguyên liệu phong phú sẵn có của nhiều địa phương và giúp người tiêu dùng không cần nhập ngoại,” TS. Trương Hương Lan, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng, Viện Công nghiệp Thực phẩm, chia sẻ.
5. Các nhà khoa học của Viện FIRI đã có sẵn công nghệ chế biến mật ong kết hợp với một số loại hoa quả ở quy mô phòng thí nghiệm. Họ đã nghiên cứu thành công công nghệ cô đặc chân không áp dụng với mật ong - tức làm giảm hàm lượng nước trong mật ong và hoa quả xuống còn 17-18% ở nhiệt độ thấp khoảng 45°C dưới điều kiện áp suất chân không. Khi đó, mật ong không bị mất đi những tinh chất quý báu như kháng sinh tự nhiên, còn hoa quả không bị mất đi các loại vitamin vốn dễ bay hơi. Chúng cũng giữ được màu sắc nổi bật như đỏ tím, vàng hổ phách mà không bị caramen hóa.
6. Thêm vào đó, nhờ quá trình cô đặc và sản xuất khép kín, vi sinh vật không thể phát triển trong các điều kiện này, khiến “trong vòng hai năm, sản phẩm sẽ hoàn toàn không xảy ra hiện tượng lên men”, TS. Trương Hương Lan cho biết. Trong quá trình cô đặc, các nhà khoa học cũng khéo léo bổ sung các bước đảo trộn với tần suất hợp lý khiến sản phẩm mật ong và dịch hoa quả không bị phân lớp như thông thường.
7. Đại diện Viện VIFI cho biết, mặc dù công nghệ cô đặc chân không đã được áp dụng trong một số lĩnh vực như thảo dược, sản xuất thuốc nhưng áp dụng với mật ong trên quy mô công nghiệp thì Ong Tam Đảo là công ty đầu tiên. Do vậy, khi thực hiện ở nhà máy, hai bên đã kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết nhiều thách thức liên quan đến nâng cấp quy mô (khoảng 30.000 - 100.000 lít/năm) với nguồn nguyên liệu mới và sẵn có của công ty trên trang thiết bị được đầu tư mới. Đối với mỗi loại nguyên liệu khác nhau, họ phải phân tích rõ thành phần, từ đó xác định mức điều chỉnh thời gian, nhiệt độ phù hợp. Bên cạnh việc đầu tư cải thiện dây chuyền sản xuất, Honeco cho biết họ cũng đầu tư thêm thiết bị và nhân lực phục vụ cho phòng nghiên cứu để đo đạc những chỉ tiêu cơ bản, trong khi liên kết với nhiều phòng thí nghiệm hiện đại bên ngoài để thực hiện phân tích những chỉ tiêu sâu hơn.
8. Trên nền công nghệ gốc được chuyển giao từ Viện Công nghiệp Thực phẩm, Honeco đã làm chủ quy trình và tự phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm chế biến khác với “hi vọng mỗi năm có thể đưa ra thị trường một sản phẩm mới”. Hiện nay, công ty có nhiều dòng sản phẩm từ mật ong như: mật ong chanh leo, mật ong dứa, mật ong dâu, mật ong quất, mật ong gừng sả, mật ong curcumin, mật ong quế... Từ năm 2019, công ty đã tung ra những sản phẩm thử nghiệm đầu tiên để thăm dò thị trường. Khi nhận được tín hiệu phản hồi tích cực, họ mới bắt đầu sản xuất đại trà từ đầu năm 2020.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, HONECO: Đưa mật ong hoa quả đi xuất khẩu, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 14/12/2020)
Người tiêu dùng có thái độ gì đối với các sản phẩm mới của Honeco? | fe94ef857b0216e492ad58031ddb9078 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Phân vân",
"Phản đối",
"Thờ ơ",
"Ủng hộ"
]
} | D |
1. Sau giây phút nhận giải thưởng vô địch cuộc thi Tìm kiếm Tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2020, anh Phạm Ngọc Duy Liêm (39 tuổi), CGO của GoStream, vội gọi điện cho đồng đội, báo: “GoStream vô địch rồi, làm được rồi”. Anh chia sẻ, việc giành giải Nhất cuộc thi Techfest 2020 là dấu mốc rất quan trọng trong thời điểm GoStream kỷ niệm ba năm thành lập và chuẩn bị cho dự định đưa sản phẩm tới Mỹ và các nước châu Âu.
2. Từng là kỹ sư viễn thông, nhận thấy tiềm năng phát triển khi nhu cầu người dùng muốn xem video trực tuyến, năm 2014 anh bỏ việc, tự khởi nghiệp về nền tảng cung cấp hạ tầng để phát trực tuyến video. Thời điểm đó, lĩnh vực này còn khá mới tại Việt Nam, song thấy được tiềm năng và lợi ích trong tương lai, nhiều nhà cung cấp nội dung đã hợp tác với công ty anh. Nhưng công ty này chỉ tồn tại được ba năm trước những cạnh tranh khốc liệt với "ông lớn" trên thế giới trong lĩnh vực video trực tuyến.
3. Tình cờ qua người bạn giới thiệu Liên biết đến GoStream là một ứng dụng cung cấp dịch vụ chuyển video có sẵn thành những video phát livestream, được anh Nghiêm Tiến Viễn và Nguyễn Trọng Hoàn phát triển tại Vinh đang có ý định tìm kiếm đối tác, mở rộng kinh doanh ra các thành phố lớn. Hai ý tưởng lớn “gặp nhau”. Tháng 6/2017, họ quyết định “về chung một nhà”, đặt hết tâm huyết vào Công ty Cổ phần Công nghệ GoStream, phát triển ứng dụng GoStream giúp biến các video quay sẵn thành các video phát trực tiếp ở thời gian thực trên các mạng xã hội. Đến tháng 10/2018, sản phẩm GoStudio được ra đời với mục tiêu giúp các doanh nghiệp và người bán hàng tạo ra những buổi livestream tương tác trực tuyến hấp dẫn bằng những thiết bị đơn giản nhất.
4. Rút ra kinh nghiệm từ thất bại đầu tiên, thay vì cạnh tranh trực tiếp, lần này, anh Liêm chọn cách hợp tác với những "ông lớn" trong lĩnh vực này bằng việc cung cấp công cụ hỗ trợ người dùng trong quá trình phát video trực tiếp dựa trên hạ tầng có sẵn của Facebook, Youtube, Twitter.
5. “Với lợi thế là nền tảng livestream tương tác, Gostudio không chỉ là kênh bán hàng qua livestream hiệu quả, mà còn tích hợp những tính năng độc đáo, cho phép quay cùng lúc nhiều camera, chèn hình ảnh, video, văn bản trong quá trình phát trực tiếp. Đặc biệt, GoStudio cho phép người dùng tải toàn bộ bình luận của buổi livestream và xử lý trong thời gian thực, nhờ đó tạo nên nhiều kịch bản trò chơi hấp dẫn ngay trên livestream như trả lời câu hỏi trắc nghiệm, đuổi hình bắt chữ...”, anh Liêm nói.
6. Thời gian đầu hoạt động, mặc dù lượng người sử dụng các ứng dụng Gostream, GoStudio tăng đều, nhưng nhóm gặp khó khăn trong việc tối ưu hóa hạ tầng để phát video trực tiếp. “Một máy chủ chỉ có thể phục vụ cho số ít người sử dụng. Càng nhiều người sử dụng thì càng cần nhiều máy chủ quản lý. “Thời gian đầu chi phí hạ tầng bỏ ra bằng với lợi nhuận thu về. Khó khăn kéo dài, nhiều khi mọi người phải tự làm thêm ngoài để duy trì cuộc sống”, anh Liêm chia sẻ.
7. Vì vậy, bên cạnh cung cấp dịch vụ, công ty liên tục nghiên cứu để tối ưu hóa nền tảng nhằm giảm chi phí hạ tầng. So với ngày đầu thành lập, hiện GoStudio đã được vận hành ổn định, tiết kiệm hơn 70% chi phí hạ tầng, nói cách khác, cùng một máy chủ, nền tảng có thể phục vụ một lượng khách hàng gấp ba lần. "Khi nền tảng được nâng cao hiệu quả, mức lợi nhuận tăng lên, thành quả đầu tiên đáng nhớ nhất là ba anh em đã nhận được tiền lương sau 6 tháng khởi nghiệp", anh Liêm kể.
8. Khi sản phẩm đã được tối ưu hóa, nhóm quyết định đưa GoStudio giới thiệu tại thị trường Đông Nam Á, cung cấp dịch vụ tới các thị trường mới nổi như Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ. "Nếu tính năng tạo trò chơi và hỗ trợ bán hàng là lợi thế cạnh tranh của GoStudio tại thị trường Đông Nam Á, nơi có nhiều người bán hàng online sử dụng công cụ phát trực tiếp, thì tính năng hỗ trợ tạo hội thảo trực tuyến (webinar) trên các mạng xã hội là lợi thế cạnh tranh tại thị trường Âu - Mỹ, nơi có nhiều người tổ chức các buổi hội thảo trực tuyến để chia sẻ kiến thức hoặc giới thiệu sản phẩm," anh Liêm chia sẻ. Hiện hai sản phẩm GoStream và GoStudio đem lại tổng doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng/tháng cho Công ty GoStream, với lượng người dùng lên đến hơn 500.000 (bình quân hơn 8.000 người đang trả phí hàng tháng), trong đó 90% khách hàng tại Việt Nam, 10% khách hàng tại khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ.
(Theo Nguyễn Xuân, Con đường nền tảng livestream chinh phục thị trường quốc tế, Báo VnExpress, ngày 8/12/2020)
Ứng dụng GoStream được ra mắt khi nào? | 4acb8ab99f533a6283de5419b8c3ec28 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"2017",
"2018",
"2014",
"Không có thông tin"
]
} | A |
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Trong một báo cáo về sự ấm lên của Bắc Cực, các nhà khoa học châu Âu đã kiểm tra dữ liệu về lịch sử nhiệt độ và phát hiện ra rằng nhiệt độ của Siberia - nơi nổi tiếng với nhiệt độ mùa đông lạnh nhất ờ Bắc bán cầu (nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng -50°C) - đã ấm lên bất thường kể từ tháng 1/2020. Các nhà khoa học dự báo, đến năm 2050, hàng ngàn kilomet đường ống và đường giao thông, các tòa nhà, mỏ dầu và bể chứa, cảng hàng không, các cơ sở hạ tầng... trên khắp Bắc Cực sẽ bị ành hưởng nghiêm trọng khi mà gần 1/4 đất liền nơi đây nằm trên lớp băng vĩnh cửu. Thiệt hại có thể lên tới hàng trăm tỷ USD.
Nhiệt độ tăng khiến cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn ớ Bẳc Cực. Tháng 8 năm ngoái, hơn 4 triệu ha rừng ờ Siberia đã bốc cháy. Cháy rừng ở Bắc Cực cùng gây hậu quả rất lớn đối với khí hậu toàn cầu khi mà diện tích rừng nơi đây bao phủ 33% diện tích đất bề mặt trái đất và lưu trữ khoảng 50% lượng carbon trong lòng đất trên thê giới – nhiều hơn lượng carbon nằm trong tất cả sinh khối thực vật trên thế giới và tương đương với lượng carbon trong khí quyển.
Nhiệt độ cao, cháy rừng, băng vĩnh cửu tan sẽ giải phỏng khí carbon và metan đang bị lưu giữ. Chuyên gia về khi metan ở Bắc Cực - Katey Walter Anthony (Đại học Alaska, Mỹ) cho biết. "Khí carbon dioxide và metan thoát ra từ các địa điểm tan băng vĩnh cửu và các vụ cháy, chúng không chi tồn tại ở Bắc Cực mà sẽ hòa vào khí quyển và lưu thông trên toàn cầu, góp phần làm tăng nồng độ khí nhà kính". Theo Báo cáo Bắc Cực năm 2019 của Cơ quan Quán lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), băng tan khắp Bắc Cực có thể sẽ thải ra khoảng 300-600 triệu tan carbon ròng mỗi năm vào bầu khí quyển Trái Đất. Kể từ khi có dữ liệu vệ tinh (năm 1979) đến nay, băng ở Bắc Cực vào mùa hè đã mất tới 40% diện tích và 70% khối lượng. Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về sự nóng lên toàn cầu.
Vùng cực của trái đất có nhiệt độ lạnh không chi vì nhận được ít ánh nắng mặt trời trực tiếp mà còn vì nơi đây có những khối băng trắng khổng lồ có tác dụng như tấm gương khổng lồ phản xạ hầu hết ánh sáng mặt trời trờ lại không gian. Trong khi đó nước biển lại hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy, khi băng ở Bắc Cực tan chảy sẽ làm nước biển dâng, làm tăng diện tích bao phủ bời nước biển, tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến nhiệt độ trái đất ngày càng ấm lên.
Băng Bắc Cực còn ảnh hường đến thời tiết trên toàn thế giới thông qua việc tác động tới dòng hải lưu. Đại dương và không khí hoạt động như động cơ nhiệt, vận chuyển nhiệt đến các cực một cách thường xuyên thông qua hoàn lưu khí quyển và dòng hải lưu đề tạo ra sự cân bằng. Diện tích băng biển giảm sẽ ảnh hưởng đến những quá trinh này. Nhiệt độ vùng cực ấm lên phá vỡ lưu lượng nhiệt tổng thể của Trái Đất, trong khi hướng gió thay đổi đẩy nhiều băng hơn từ biển Bắc Cực về phía Đại Tây Dương. Tại đây, chúng sẽ tan thành nước lạnh và ngăn cản dòng hải lưu ấm lưu chuyển từ vùng nhiệt đới.
Sự nóng lên bất thường của Bắc Cực còn làm giảm chênh lệch nhiệt độ và áp suất giữa Bắc Cực và vĩ độ thấp - nơi cỏ nhiều người sinh sống. Điển hình như lãnh nguyên cùa làng Russkoye Ustye (Siberia), quần xã sinh vật lạnh nhất hành tinh, cũng đang bốc cháy. Các tòa nhà cũ của ngôi làng này đã chìm xuống sông trong 3 thập kỷ qua do sự xói mòn và tan băng vĩnh cữu gây ra. Trưởng làng, ông Portnyagin cho biết: "Đây là năm thứ 2 liên tiếp chúng tôi không có băng để di chuyển bằng xe trượt tuyết trong tháng 6. Trong khi đó, người dân làng không quen với nhiệt độ cao đã bị đau đầu và gặp các vấn đề về da. Những đàn cá cũng không còn thấy xuất hiện vì chúng lặn sâu xuống đáy biển. Các ngư dân đang vô cùng khốn khổ".
Trong khi người dân và các nhà khoa học đang rất lo lắng về những thay đổi bất thường và nhanh chóng của khí hậu Bắc Cực cũng như tương lai của khí hậu toàn cầu, thì các nhà chính trị lại dường như đang quan tâm hơn tới khía cạnh kinh tế và quyền kiểm soát Bắc Cực. Sở dĩ như vậy vì vùng cực này chứa đựng nguồn tài nguyên khổng lồ (30% trữ lượng khí đốt và 13% trữ lượng dầu mỏ của thế giới chưa được khai thác; nhiều mỏ kim loại hiếm dùng để chế tạo linh kiện điện tử và vũ khí). Khi băng tan, việc khai thác các nguồn tài nguyên này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Lựa chọn kinh tế hay khí hậu là bài toán đang được đặt ra và gây nhiều tranh cãi.
Bài viết đề cập tới ngôi làng Russkoye Ustye nhằm minh hoạ điều gì? | cb40c6562981d4557d85b75427997e2d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Người dân hưởng lợi từ việc canh tác nông nghiệp trên mảnh đất trước kia toàn băng",
"Biến đổi khí hậu vùng cực đang làm đảo lộn cuộc sống của người dân bản địa",
"Biến đổi khí hậu khiến tỉ lệ người mắc các bệnh dị ứng thời tiết ngày càng tăng",
"Giao thông đi lại tại một số nơi vùng cực đang trở nên thuận lợi hơn nhờ băng tan"
]
} | B |
1. Ngành sản xuất chế tạo ô tô và máy nông nghiệp là hai ngành xương sống trong nền công nghiệp của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, mặc dù ngành sản xuất lắp ráp ô tô có tới khoảng 21 doanh nghiệp lắp ráp OEM, 83 nhà cung cấp cấp 1 và trên 300 nhà cung cấp cấp 2-3 nhưng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô chỉ ở mức 13%, thấp hơn rất nhiều so với các nước ASEAN khác như Thái Lan (84%), Malaysia (80%) hay Indonesia (75%). Khi lưu thông trong khu vực, do điều khoản phải có tỷ lệ nội địa hóa trên 40% mới được hưởng ưu đãi thuế (VAT = 0%), vài năm qua một số doanh nghiệp lớn phải gấp rút đầu tư công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực và tìm kiếm đối tác phụ trợ mới.
2. Thông thường, một chiếc ô tô có khoảng 25,000 - 50,000 chi tiết liên quan đến động cơ, khung gầm, vỏ xe và các hệ thống khác. Kết hợp với đánh giá năng lực công nghệ hiện có như trên, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm (SatiTech) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ ra những cụm công nghệ quan trọng cần phát triển để đồng thời hỗ trợ cho việc nội địa hóa nhiều chi tiết sản phẩm, ví dụ công nghệ tối ưu hóa khả năng vận hành, chọn phôi, đo đạc tính chất vật lý, độ bền, số hóa dữ liệu,...
3. Tuy nhiên, ngành ô tô trên thế giới đang có một bước ngoặt lớn. Việc xuất hiện những đột phá trong công nghệ về pin điện, in 3D và trí tuệ nhân tạo đã mở ra cơ hội cho thị trường xe điện thế giới phát triển. Bên cạnh “kẻ tạo sóng” Tesla, một loạt ông lớn như Ford, Daimler, BMW, GM hay Chevrolet cũng đang đổ hàng trăm tỷ USD vào R&D trong phân khúc này. Theo dữ liệu sáng chế quốc tế, những năm gần đây số bằng sáng chế trong lĩnh vực ô tô liên quan đến
hệ thống điều khiển, hệ thống kê trợ, tích hợp AI, xe điện, ... có xu hướng tăng nhanh.
4. Do vậy, theo TS. Nguyễn Trường Phi, Giám đốc SatiTech, về mặt sản phẩm, Va Nam sẽ cần phát triển cả những chi tiết để tham gia vào chuỗi giá trị như khung gầm sắt xi, cụm hộp số, hệ thống bánh lái..., đồng thời tìm cách làm chủ những công nghe lõi về động cơ diesel trong ngắn hạn, công nghệ về pin và động cơ điện trong dài hạn. Điều này liên quan đến nhu cầu tiêu dùng và an ninh quốc gia, lẫn sự cạnh tranh thị trường trong tương lai”.
5. Ngược lại với ô tô, lĩnh vực cơ khí chế tạo máy nông nghiệp ở Việt Nam có lịch sử lâu đời hơn và đã tích lũy được trình độ công nghệ nhất định. Nhiều loại máy đã đạt đến mức độ 75-85% so với thế giới và có tỷ lệ nội địa hóa tương đối khả quan, chẳng hạn các loại máy xay xát, máy đánh bóng gạo, máy gặt đập liên hợp hay động cơ diesel mã lực (HP).
6. Thị trường máy nông nghiệp cũng giàu tiềm năng do Chính phủ đang thúc đẩy quá trình cơ giới hóa nông nghiệp. Bộ NN&PTNT dự báo từ nay đến năm 2025, nhu cầu các loại máy nông nghiệp có thể tăng từ 1000-3000 chiếc/năm. Tuy nhiên, hiện phần lớn “sân chơi” thuộc về khối ngoại, khi Việt Nam đang phải nhập khẩu 70% máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và chi còn 30% thị phần cho sản phẩm sản xuất trong nước. Sức cạnh tranh của máy nông nghiệp Việt còn thấp vì giá thành cao hơn nhập khẩu từ 15-20%. Với đặc điểm ngành nông nghiệp sản xuất nhỏ và manh mún, người nông dân cũng ít khi lựa chọn các loại máy công suất cao.
7. Do vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng, lộ trình trong 10 năm tới là ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp cần khắc phục được hạn chế lắp ráp thủ công để chuyển sang lắp ráp dây chuyền hoặc robot, đẩy mạnh xây dựng năng lực đo kiểm, đồng thời phát triển công nghệ in 3D và mô phỏng để hạ giá thành sản phẩm cũng như thiết kế tốt hơn theo nhu cầu của từng phân khúc khách hàng. Mục tiêu là chiếm được 40% thị trường nội địa trong 5 năm tới, và đạt được 60% thị phần đến năm 2030.
8. “Về sản phẩm, chúng tôi cho rằng trong ngắn hạn phải chiếm được thị phần các loại máy có trình độ chế tạo ở mức trung bình, công suất cỡ trung nhưng nhu cầu cao như máy kéo, máy canh tác, máy gieo trồng, máy thu hoạch, hệ thống sấy và bảo quản...] Về dài hạn, trên cơ sở các loại máy đã có kết hợp với chính sách thúc đẩy thị trường của nhà nước, chúng ta có thể đầu tư nâng công suất, đào tạo nhân lực, tiến tới các thiết kế có trình độ chế tạo cao, có khả năng xuất khẩu.” – TS Phi nhấn mạnh.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp: Từ bản đồ công nghệ đến lộ trình 10 năm, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 15/11/2020)
Bước ngoặt lớn của ngành ô tô thế giới là gì? | c48472b25f2ec3ab9b6555c17ba91fc5 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Pin điện",
"Trí tuệ nhân tạo",
"In 3D",
"Xe điện"
]
} | D |
1. Mới đây nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Văn Mạnh, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai thành công hệ thống xử lý bùn thải thành phân hữu cơ và khí biogas, với công suất phát điện đạt 20 kW, tại thành phố Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk.
2. Công nghệ này được nhóm bắt đầu nghiên cứu từ năm 2016, trong Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ theo Nghị định thư do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, với mục tiêu xây dựng quy trình công nghệ xử lý bùn thải hiệu quả ở quy mô công nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị bền vững.
3. So với các quy trình xử lý truyền thống, công nghệ cho hiệu suất chuyển hóa bùn thải thành khí sinh học cao, giúp rút ngắn thời gian xử lý trong khoảng 15-20 ngày. Đặc biệt, hai sản phẩm thu được sau quá trình xử lý gồm khí biogas và phân bón sinh học đều đạt tiêu chuẩn sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất. Khí biogas sinh ra dùng làm nguyên liệu cho máy phát điện, đáp ứng tiêu chuẩn nhiên liệu của châu Âu.
4. TS Mạnh cho biết, bùn thải được đưa vào bể tiền xử lý để điều chỉnh độ pH và các thông số khác trước khi đưa vào bể xử lý chính. Công đoạn này tạo điều kiện tốt nhấtcho các nhóm vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy bùn thải yếm khí, có thể giảmđộ pH bằng axit hoặc dùng bazơ để tăng pH.
5. Sau bước tiền xử lý, nhóm tiến hành phân hủy yếm khí bùn thải để tạo ra khíbiogas. Tuy nhiên, khí biogas sau khi được tạo ra vẫn còn nhiều tạp chất (CO2, Họs,20 SO), có thể gây kết tinh trong buồng đốt hoặc ăn mòn các đường dẫn, bình chứa nhiên liệu cũng như bếp đốt. Vì vậy, TS Mạnh và cộng sự đã tự chế tạo và thiết kế thành công được thiết bị lọc quay ly tâm tốc độ cao để làm sạch khí sinh học trước khi nạp vào hệ thống máy phát điện, nhờ vậy nhóm nghiên cứu đã giải mã thành công công nghệ do Đài Loan chuyển giao.
6. Biogas được đưa vào máy ly tâm tốc độ cao HGRPB để loại bỏ tạp chất bằng dung dịch hấp thụ KOH. Dưới tác động của cơ quay trục giữa, dung dịch KOH được chuyển động ly tâm với tốc độ cao, làm tăng cường quá trình tiếp xúc giữa dung dịch hấp thụ và dòng khí đi vào. Nhờ vậy, dung dịch hấp thụ không bị kéo ra ngoài theo dòng khí, giúp biogas sau xử lý có độ ẩm và đạt tiêu chuẩn dành cho phát điện.
7. "Công đoạn quan trọng nhất nằm ở kỹ thuật điều chỉnh chế độ công nghệ để gia tăng hiệu suất chuyển hóa từ bùn hữu cơ sang khí sinh học hiệu quả cao. Thiết bị do nhóm thiết kế cho ưu điểm nhỏ gọn hơn, được tạo ra từ vật liệu dễ tìm, phù hợp với điều kiện trong nước", TS Mạnh nói và cho biết, thiết bị có khả năng phát hiện thời gian bão hòa của khí, phản ứng tiếp xúc nhanh, thu được khí biogas sạch gần như 100%, đạt tiêu chuẩn làm nhiên liệu phát điện.
8. Nhóm đã đưa công nghệ ứng dụng xử lý bùn thải tại một doanh nghiệp sản xuất bia tại Đắk Lắk, toàn bộ 15mở bùn mỗi ngày được xử lý để phát điện với công suất 20 kW. Lượng điện này phục vụ lại vận hành máy bơm, các thiết bị xử lý của hệ thống hoặc đèn chiếu sáng trong các trang trại rau.
9. Lượng bùn thải sau quá trình phân hủy còn lại được phối trộn với các thành phần vi lượng và vi sinh vật để tạo phân bón hữu cơ sinh học giúp đất tăng độ ẩm và độ tơi xốp, nâng cao hiệu quả sử dụng phân. Loại phân hữu cơ được bón cho cây rau ngắn ngày cho chất lượng tốt, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất.
10. Bùn thải từ các hoạt động sản xuất, chứa rất nhiều các tế bào vi sinh vật và hỗn hợp các protein, polisaccarit, lipit. Hiện nay, việc xử lý bùn thải tại Việt Nam mới chỉ áp dụng phương pháp ủ hoặc chôn lấp, chưa có hệ thống công nghệ xử lý hoàn thiện quy mô lớn, kết hợp với xử lý chất thải rắn. Nếu không được xử lý kịp thời, khối lượng lớn bùn thải sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường.
11. "Công nghệ xử lý bùn thải được nhóm hoàn thiện với mục tiêu vừa có thể hạn chế thải các chất ô nhiễm ra ngoài môi trường, vừa tạo ra những sản phẩm giá trị như khí biogas, phân bón hữu cơ. Từ đó góp phần tạo nên một nền nông nghiệp tuần hoàn, bền vững", TS Mạnh nói.
12. Tuy nhiên đây mới là thành công ở quy mô xử lý nhỏ. Để có thể phát triển hệ thống ở quy mô bán công nghiệp với khối lượng 80 tấn, đem lại hiệu quả cao, nhómnghiên cứu cho rằng cần phải làm chủ công nghệ và có sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc xây dựng những nhà máy xử lý bùn thải tại các thành phố, khu công nghiệp lớn.
(Theo Nguyễn Xuân, Công nghệ xử lý bùn thải tạo khí sinh học phát điện, Báo VnExpress, ngày 21/11/2020)
Nhược điểm của công nghệ xử lí bùn thải do nhóm PGS.TS. Đỗ Văn Mạnh nghiên cứu xây dựng là gì? | dca815f65973e6b067150fc75dfe4652 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Chi phí đầu tư cao",
"Quy mô xử lí nhỏ",
"Hiệu suất chuyển hóa thấp",
"Phát thải ô nhiễm lớn"
]
} | B |
1. Từ khi thành lập từ giữa năm 2002 đến nay, Công ty Cổ phần Ong Tam Đảo (Honeco) đã phát triển hơn 20.000 đàn ông đi tìm kiếm nguồn mật hoa ở nhiều vùng rừng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lục Ngạn (Bắc Giang), Mộc Châu, Sông Mã (Sơn La), Hưng Yên, Điện Biên, Hà Giang, Lâm Đồng, Bến Tre, Tây Ninh... và đã tạo ra được một số sản phẩm mật ong chất lượng tốt được người tiêu dùng trong nước đón nhận.
2. Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Nga, Tổng Giám đốc Honeco, “dù Việt Nam luôn nằm trong top những nước có sản lượng mật ong xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu “thổ nên giá trị kinh tế thấp. Chỉ có đưa khoa học công nghệ vào để chế biến mật ong thành những sản phẩm mới, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo chuỗi cung ứng và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế thì mới có thể nâng tầm thương hiệu Việt để hướng đến thị trường quốc tế rộng lớn.”
3. Để làm được điều này, cuối năm 2017, Honeco đã ký hợp đồng thực hiện dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất các sản phẩm mới từ mật ong và hoa quả” với Bộ Khoa học và Công nghệ để nhận chuyển giao tri thức từ Viện Công nghiệp Thực phẩm (FIRI) thuộc Bộ Công thương. Dự án thực hiện trong vòng 2,5 năm - từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2020 – với sự phối hợp chặt chẽ của nhà nghiên cứu và doanh nghiệp.
4. “Việt Nam có nguồn mật ong và hoa quả phong phú, thích hợp để phát triển các sản phẩm kết hợp có giá trị bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Điều này cũng tận dụng được nguồn nguyên liệu phong phú sẵn có của nhiều địa phương và giúp người tiêu dùng không cần nhập ngoại,” TS. Trương Hương Lan, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng, Viện Công nghiệp Thực phẩm, chia sẻ.
5. Các nhà khoa học của Viện FIRI đã có sẵn công nghệ chế biến mật ong kết hợp với một số loại hoa quả ở quy mô phòng thí nghiệm. Họ đã nghiên cứu thành công công nghệ cô đặc chân không áp dụng với mật ong - tức làm giảm hàm lượng nước trong mật ong và hoa quả xuống còn 17-18% ở nhiệt độ thấp khoảng 45°C dưới điều kiện áp suất chân không. Khi đó, mật ong không bị mất đi những tinh chất quý báu như kháng sinh tự nhiên, còn hoa quả không bị mất đi các loại vitamin vốn dễ bay hơi. Chúng cũng giữ được màu sắc nổi bật như đỏ tím, vàng hổ phách mà không bị caramen hóa.
6. Thêm vào đó, nhờ quá trình cô đặc và sản xuất khép kín, vi sinh vật không thể phát triển trong các điều kiện này, khiến “trong vòng hai năm, sản phẩm sẽ hoàn toàn không xảy ra hiện tượng lên men”, TS. Trương Hương Lan cho biết. Trong quá trình cô đặc, các nhà khoa học cũng khéo léo bổ sung các bước đảo trộn với tần suất hợp lý khiến sản phẩm mật ong và dịch hoa quả không bị phân lớp như thông thường.
7. Đại diện Viện VIFI cho biết, mặc dù công nghệ cô đặc chân không đã được áp dụng trong một số lĩnh vực như thảo dược, sản xuất thuốc nhưng áp dụng với mật ong trên quy mô công nghiệp thì Ong Tam Đảo là công ty đầu tiên. Do vậy, khi thực hiện ở nhà máy, hai bên đã kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết nhiều thách thức liên quan đến nâng cấp quy mô (khoảng 30.000 - 100.000 lít/năm) với nguồn nguyên liệu mới và sẵn có của công ty trên trang thiết bị được đầu tư mới. Đối với mỗi loại nguyên liệu khác nhau, họ phải phân tích rõ thành phần, từ đó xác định mức điều chỉnh thời gian, nhiệt độ phù hợp. Bên cạnh việc đầu tư cải thiện dây chuyền sản xuất, Honeco cho biết họ cũng đầu tư thêm thiết bị và nhân lực phục vụ cho phòng nghiên cứu để đo đạc những chỉ tiêu cơ bản, trong khi liên kết với nhiều phòng thí nghiệm hiện đại bên ngoài để thực hiện phân tích những chỉ tiêu sâu hơn.
8. Trên nền công nghệ gốc được chuyển giao từ Viện Công nghiệp Thực phẩm, Honeco đã làm chủ quy trình và tự phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm chế biến khác với “hi vọng mỗi năm có thể đưa ra thị trường một sản phẩm mới”. Hiện nay, công ty có nhiều dòng sản phẩm từ mật ong như: mật ong chanh leo, mật ong dứa, mật ong dâu, mật ong quất, mật ong gừng sả, mật ong curcumin, mật ong quế... Từ năm 2019, công ty đã tung ra những sản phẩm thử nghiệm đầu tiên để thăm dò thị trường. Khi nhận được tín hiệu phản hồi tích cực, họ mới bắt đầu sản xuất đại trà từ đầu năm 2020.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, HONECO: Đưa mật ong hoa quả đi xuất khẩu, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 14/12/2020)
Cụm từ “chuỗi cung ứng” trong đoạn 2 có ý nghĩa gì? | bbb378cd7bd0bd9dc5b1c3bf0131cf54 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Một hệ thống vận chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng",
"Một hệ thống quản lý kho bãi, vận chuyển và phân phối hàng hoá đến người tiêu dùng",
"Một hệ thống lên kế hoạch và quản trị các hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hoá",
"Một hệ thống biến chuyển nguyên liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng"
]
} | A |
1. Ngành sản xuất chế tạo ô tô và máy nông nghiệp là hai ngành xương sống trong nền công nghiệp của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, mặc dù ngành sản xuất lắp ráp ô tô có tới khoảng 21 doanh nghiệp lắp ráp OEM, 83 nhà cung cấp cấp 1 và trên 300 nhà cung cấp cấp 2-3 nhưng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô chỉ ở mức 13%, thấp hơn rất nhiều so với các nước ASEAN khác như Thái Lan (84%), Malaysia (80%) hay Indonesia (75%). Khi lưu thông trong khu vực, do điều khoản phải có tỷ lệ nội địa hóa trên 40% mới được hưởng ưu đãi thuế (VAT = 0%), vài năm qua một số doanh nghiệp lớn phải gấp rút đầu tư công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực và tìm kiếm đối tác phụ trợ mới.
2. Thông thường, một chiếc ô tô có khoảng 25,000 - 50,000 chi tiết liên quan đến động cơ, khung gầm, vỏ xe và các hệ thống khác. Kết hợp với đánh giá năng lực công nghệ hiện có như trên, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm (SatiTech) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ ra những cụm công nghệ quan trọng cần phát triển để đồng thời hỗ trợ cho việc nội địa hóa nhiều chi tiết sản phẩm, ví dụ công nghệ tối ưu hóa khả năng vận hành, chọn phôi, đo đạc tính chất vật lý, độ bền, số hóa dữ liệu,...
3. Tuy nhiên, ngành ô tô trên thế giới đang có một bước ngoặt lớn. Việc xuất hiện những đột phá trong công nghệ về pin điện, in 3D và trí tuệ nhân tạo đã mở ra cơ hội cho thị trường xe điện thế giới phát triển. Bên cạnh “kẻ tạo sóng” Tesla, một loạt ông lớn như Ford, Daimler, BMW, GM hay Chevrolet cũng đang đổ hàng trăm tỷ USD vào R&D trong phân khúc này. Theo dữ liệu sáng chế quốc tế, những năm gần đây số bằng sáng chế trong lĩnh vực ô tô liên quan đến
hệ thống điều khiển, hệ thống kê trợ, tích hợp AI, xe điện, ... có xu hướng tăng nhanh.
4. Do vậy, theo TS. Nguyễn Trường Phi, Giám đốc SatiTech, về mặt sản phẩm, Va Nam sẽ cần phát triển cả những chi tiết để tham gia vào chuỗi giá trị như khung gầm sắt xi, cụm hộp số, hệ thống bánh lái..., đồng thời tìm cách làm chủ những công nghe lõi về động cơ diesel trong ngắn hạn, công nghệ về pin và động cơ điện trong dài hạn. Điều này liên quan đến nhu cầu tiêu dùng và an ninh quốc gia, lẫn sự cạnh tranh thị trường trong tương lai”.
5. Ngược lại với ô tô, lĩnh vực cơ khí chế tạo máy nông nghiệp ở Việt Nam có lịch sử lâu đời hơn và đã tích lũy được trình độ công nghệ nhất định. Nhiều loại máy đã đạt đến mức độ 75-85% so với thế giới và có tỷ lệ nội địa hóa tương đối khả quan, chẳng hạn các loại máy xay xát, máy đánh bóng gạo, máy gặt đập liên hợp hay động cơ diesel mã lực (HP).
6. Thị trường máy nông nghiệp cũng giàu tiềm năng do Chính phủ đang thúc đẩy quá trình cơ giới hóa nông nghiệp. Bộ NN&PTNT dự báo từ nay đến năm 2025, nhu cầu các loại máy nông nghiệp có thể tăng từ 1000-3000 chiếc/năm. Tuy nhiên, hiện phần lớn “sân chơi” thuộc về khối ngoại, khi Việt Nam đang phải nhập khẩu 70% máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và chi còn 30% thị phần cho sản phẩm sản xuất trong nước. Sức cạnh tranh của máy nông nghiệp Việt còn thấp vì giá thành cao hơn nhập khẩu từ 15-20%. Với đặc điểm ngành nông nghiệp sản xuất nhỏ và manh mún, người nông dân cũng ít khi lựa chọn các loại máy công suất cao.
7. Do vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng, lộ trình trong 10 năm tới là ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp cần khắc phục được hạn chế lắp ráp thủ công để chuyển sang lắp ráp dây chuyền hoặc robot, đẩy mạnh xây dựng năng lực đo kiểm, đồng thời phát triển công nghệ in 3D và mô phỏng để hạ giá thành sản phẩm cũng như thiết kế tốt hơn theo nhu cầu của từng phân khúc khách hàng. Mục tiêu là chiếm được 40% thị trường nội địa trong 5 năm tới, và đạt được 60% thị phần đến năm 2030.
8. “Về sản phẩm, chúng tôi cho rằng trong ngắn hạn phải chiếm được thị phần các loại máy có trình độ chế tạo ở mức trung bình, công suất cỡ trung nhưng nhu cầu cao như máy kéo, máy canh tác, máy gieo trồng, máy thu hoạch, hệ thống sấy và bảo quản...] Về dài hạn, trên cơ sở các loại máy đã có kết hợp với chính sách thúc đẩy thị trường của nhà nước, chúng ta có thể đầu tư nâng công suất, đào tạo nhân lực, tiến tới các thiết kế có trình độ chế tạo cao, có khả năng xuất khẩu.” – TS Phi nhấn mạnh.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp: Từ bản đồ công nghệ đến lộ trình 10 năm, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 15/11/2020)
Theo đoạn trích, công nghệ chế tạo bộ phận nào sau đây sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong tương lai của ngành ô tô? | b4db6044991a4380bbb539bc13505780 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Cụm hộp số",
"Hệ thống bánh lái",
"Động cơ diesel",
"Động cơ điện"
]
} | D |
1. Trong một lần tham dự hội chợ nông nghiệp vào tháng 10/2019, Kỹ sư Lê Trung Hiếu (44 tuổi) ở TP HCM được người bạn ở Đà Lạt tặng một bó hoa hồng. Mà về nhà, anh lên mạng tìm hiểu cách giữ hoa tươi lâu như cho đường, đồng xu, thị kháng sinh, nước javen... vào bình nước cắm hoa. Thắc mắc vì sao đồng xu lại có thể làm hoa tươi lâu hơn, anh tìm hiểu mới biết, khi đồng bị oxy hóa có thể tiêu diệt vi khu làm hoa héo.
2. Là kỹ sư điện - điện tử, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM anh muốn tìm cách tạo ra ion đồng bằng cách dùng điện từ trường. Với máu mạo hiểm, anh thử nghiệm điều chế dung dịch ion đồng ở phòng thí nghiệm tại Khu công nghệ TP. HCM.
3. Hơn 200 ống nghiệm được sử dụng, phối trộn ion đồng, nước và đường theo tỷ khác nhau. Các thí nghiệm thất bại, hoa hồng, cúc héo và khô rất nhanh. Anh kiên trì thử nghiệm ở nồng độ khác nhau để cho kết quả khả quan hơn, hoa lâu héo nhưng chỉ giữ lại màu sắc hoa tươi, còn lá, cánh hoa lại mềm, không cứng cáp.
4. Theo anh Hiếu, ion đồng có khả năng diệt khuẩn cực mạnh. Kích thước ion đã nhỏ hơn 1 nanomet, rất nhỏ nên có thể xâm nhập vào gốc hoa, làm bất hoạt các khuẩn gây thối rữa. Đường glucose trong nước được cung cấp chất dinh dưỡng ở cành hoa, giúp tươi lâu. Sản phẩm hoàn toàn thân thiện với con người và môi trường và đang được Cục Sở hữu Trí tuệ xem xét cấp bằng sáng chế sau khi anh Hiếu nộp đơn đăng ký bảo hộ. Anh chia sẻ, để tạo dung dịch, đường glucose 5% được sử dụng ở nồng độ 20% (20g/l), ion đồng hàm lượng 0,1 – 0,2 mg/1 lon đồng được tạo ra từ việc sử dụng hai thanh đồng nặng 45 kg cho nước sạch chạy qua với lưu lượng 90 mo mỗi giờ. Khi cho dòng điện 100A chạy qua thanh đồng xảy ra quá trình điện phân khiến đồng bị ăn mòn và sinh ra ion của chính nó. Ion đồng tồn tại trong nước, được thu lại ở nồng độ 15ppm và pha với đường glucose thành nước cắm hoa.
5. Kể lại quá trình thực hiện, anh cho biết đã có hàng trăm thí nghiệm, tiêu tốn hàng trăm bông hồng đến mức tiền túi cạn dần. Sau anh chọn thử nghiệm các loại hoa dại, hoa rẻ tiền để giảm bớt chi phí.
6. "Hoa tươi rồi nhưng thấy nó không khỏe, tôi nghĩ đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa", anh Hiếu nói và cho biết, việc cung cấp dinh dưỡng phải dựa vào cơ chế quang hợp của hoa. Học hỏi từ các chuyên gia nông nghiệp, anh không sử dụng đường mía mà dùng đường glucose 5% mua ở các hiệu thuốc vì đường này giống với cơ chế quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây để tiếp tục mày mò làm các thí nghiệm.
7. Sau 6 tháng, anh đưa ra được công thức tạo dung dịch ion đồng giúp giữ hoa tươi lâu. Kết hợp với các nhà khoa học ở Đại học Nguyễn Tất Thành, anh và nhóm nghiên cứu đưa đến kết luận, dung dịch ion đồng giúp hoa tươi gấp 2 đến 3 lần tùy loại hoa. Cụ thể với hoa hồng khi sử dụng sẽ kéo dài độ tươi từ 4 ngày lên 8 ngày, hoa cúc từ 7 ngày lên 14 đến 20 ngày, hoa lay ơn từ 4 ngày lên 15 ngày... Không những thế, việc sử dụng dung dịch ion đồng giúp chủ các shop hoa giảm bớt chi phí từ 20 đến 30%, giảm nhân công trong việc thay nước, cắt gốc hoa hàng ngày.
8. "Giá thành sản phẩm chỉ 1.000 đồng mỗi gói 10 ml, có thể pha với 1 lít nước. Hộp 250 ml có thể pha với 25 lít nước giá từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng, có thể cắm cho 50 bình hoa", anh Hiếu nói và cho biết, hiện trên thị trường có một số sản phẩm bảo quản hoa ngoại nhập, nhưng là dạng bột. Còn sản phẩm trong nước hiện rất ít và thời gian giữ hoa tươi thấp hơn.
9. Chị Nguyễn Thị Bé Ngoan, 34 tuổi, chủ một shop hoa tươi lớn ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn cho biết, việc giữ độ tươi lâu của hoa có ý nghĩa quyết định trong giá thành, lợi nhuận của người bán. Sau 6 tháng dùng thử nghiệm sản phẩm, hoa tươi lâu lơn, chị Ngoan giảm được 2 nhân công chuyên thay nước, cắt cành hoa, để họ làm việc khác. Khách hàng thấy sản phẩm hiệu quả quay lại mua nhiều hơn, giúp chị tăng doanh thu từ 70 triệu lên gần 100 triệu mỗi tháng...
(Theo Hà An, Kỹ sư điện tử chế dung dịch ion đồng giữ hoa tươi gấp 3 lần, Báo 55 VnExpress, ngày 11/1/2021)
Theo đoạn 1 và 2, thông tin nào sau đây về anh Hiếu là chính xác? | 6be408b04f58b594d3e2c8906b0e92fa | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Anh Hiếu là kĩ sư chuyên ngành sinh hóa",
"Đường và thuốc kháng sinh là những tác nhân khiến hoa nhanh héo",
"Anh Hiếu được bạn gợi ý điều chế dung dịch giúp hoa tươi lâu",
"Anh thử nghiệm điều chế dung dịch ion đồng ở phòng thí nghiệm tại Khu công nghệ TP. HCM"
]
} | D |
Mực sinh học
“Mực sinh học” là tên gọi mà các nhà khoa học đặt cho một loại gel 3-D mới có chứa vi khuẩn tạo ra các phân tử có ích trong việc chữa lành vết thương và làm sạch môi trường nước. Vật liệu có thể được tùy chỉnh cho các mục đích sử dụng khác nhau và được phun ra từ vòi phun của máy in 3-D thành nhiều hình dạng hữu dụng.
Mặc dù vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nhưng chúng cũng là “những chú ngựa tháo vát”. Nhiều loại vi khuẩn khác nhau có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm, tổng hợp các hợp chất hữu ích, thực hiện quang hợp cũng như các quá trình trao đổi chất khác. Tiến sĩ Patrick Rühs, nhà nghiên cứu về các vật liệu phức hợp tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Zurich, cho rằng in 3-D sử dụng mực sinh học là một cơ hội tốt để biến những vi khuẩn này thành vật liệu chức năng.
Tiến sĩ Rühs và các đồng nghiệp bắt đầu bằng cách thiết kế một hydrogel, một mạng lưới các polymer có khả năng hấp thụ một lượng lớn nước. Gelatin là một hydrogel như vậy. Cấu trúc dạng nước cho phép gel chảy qua vòi phun của máy in 3-D và đông đặc lại ngay sau đó. Hydrogel của nhóm nghiên cứu có hai thành phần polymer chứa đường - acid hyaluronic và chiết xuất rong biển carrageenan - để tạo cấu trúc và nuôi dưỡng vi khuẩn. Gel cũng chứa silica nhiệt hóa, làm cho vật liệu trở nên dính và đàn hồi hơn. Sau khi vi khuẩn được thêm vào gel, hợp chất này được phun ra ngoài và tạo thành một mạng lưới co giãn có khả năng giữ nguyên hình dạng được in ra.
Một ứng dụng đầy hứa hẹn của vật liệu mới là có thể tùy chỉnh để điều trị các vết thương và bỏng. Nhờ các chất dinh dưỡng trong gel, cùng với oxy, vi khuẩn Acetobacter xylium tạo ra cellulose, một phân tử giúp tăng tốc độ chữa lành khi phủ lên bề mặt vết thương. Nó tạo thành một giá đỡ tốt cho kỹ thuật ghép da hoặc mô. Bộ phận cơ thể cấy ghép khi được phủ cellulose có thể giảm nguy cơ bị đào thải. Dù sử dụng với mục đích nào thì lớp phủ này càng vừa khít với các bộ phận cơ thể càng tốt. Tiến sĩ Rühs cho biết, hydrogel chứa vi khuẩn có thể được sử dụng để chế tạo băng quấn cellulose với hình dạng chính xác của bộ phận cấy ghép dựa trên kết quả chụp cắt lớp.
Để kiểm tra ý tưởng này, các nhà nghiên cứu đã chế tạo hydrogel với vi khuẩn Acetobacter xylinum. Khi áp dụng máy in 3-D để xử lý các bề mặt cong, họ phủ một lớp hydrogel mỏng lên trên khuôn mặt của một con búp bê. Sau bốn ngày trong môi trường ấm và ẩm ướt, vi khuẩn đã biến đổi bề mặt hydrogel thành bề mặt cellulose. Cellulose chỉ được tạo ra trên bề mặt của hydrogel vì đó là nơi chứa hầu hết oxy; do đó, phương pháp này tạo ra các lớp phủ mỏng thích hợp để điều trị vết thương. Anne Meyer, giáo sư về nano sinh học tại Đại học Công nghệ Delft, người không tham gia nghiên cứu trên cho biết: “Kết quả này là ví dụ đầu tiên về các vật liệu khuôn được tạo ra thông qua quá trình in 3-D của vi khuẩn.” Nhóm nghiên cứu của giáo sư cũng đã phát triển một loại hydrogel vi khuẩn trước đó được làm từ polymer alginate từ tảo, nhưng không tạo được thành các vật liệu chức năng.
Các vật liệu tương tự có thể giúp làm sạch môi trường. Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Zurich đã tạo ra một lưới hydrogel kết hợp với vi khuẩn Pseudomonas putida để phân hủy chất gây ô nhiễm phenol. Lưới đã làm sạch dung dịch chứa phenol trong khoảng sáu ngày. Theo giáo sư Meyer, đây là một thiết kế tiện dụng để xử lý sinh học, bởi vi khuẩn trong lưới có thể được tái sử dụng hoặc chuyển đến một vị trí mới. Tuy nhiên, khả năng tái sử dụng vẫn có thể có vấn đề. Khi các nhà nghiên cứu rửa sạch lưới và lắp lại thí nghiệm trong dung dịch phenol mới, thời gian làm sạch giảm xuống còn một ngày, khả năng cao là do một số vi khuẩn đi vào dung dịch phenol trong khi phần nhiều vi khuẩn tiếp tục phát triển trong lưới. Điều này có thể giúp quá trình làm sạch lưới hiệu suất hơn, tuy nhiên, điều không mong đợi trên thực tế là vi khuẩn có thể bị giải phóng ra môi trường. Đây là nhận định của Jason Shear, một nhà hóa học tại Đại học Texas ở Austin, người không tham gia nghiên cứu này.
Tiến sĩ Rühs cho biết, nhóm nghiên cứu vẫn đang tinh chỉnh vật liệu để thử nghiệm trong thực tế. Vì mực sinh học có thể được tạo ra từ bất kỳ tổ hợp vi khuẩn nào nên các nhà nghiên cứu cũng đang suy nghĩ về các ứng dụng khác, ví dụ như giải quyết sự cố tràn dầu, bằng cách thiết kế hydrogel với một polymer ưa béo có khả năng hấp thụ dầu thay vì nước. Dầu sau khi được hấp thụ bởi hydrogel sẽ bị vi khuẩn trong đó phân hủy.
(Nguồn: Dịch từ bài báo “Mực sinh học phủ bởi vi khuẩn để tạo ra các phân tử theo nhu cầu” của tác giả Deirdre Lockwood, xuất bản năm 2017, tạp chí Scientific American).
Ý chính của đoạn 3 là gì? | 9df4fc63bf37ecde44340dd2ee125d78 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"So sánh thành phần của các loại polymer",
"Mô tả các hình dạng mà máy in 3-D có thể in",
"Lập luận về vai trò của nước trong hydrogel",
"Mô tả cơ chế hoạt động của hydrogel"
]
} | D |
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đằng sau phát minh ra penicillin của Fleming
1. Việc khám phá ra penicillin, một trong những loại kháng sinh đầu tiên trên thế giới,
đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử loài người - khi mà cuối cùng con người đã tìm ra được một phương thuốc để chữa khỏi những bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng chết người.
2. Bất kỳ học sinh nào ở phổ thông cũng được học rằng: “Penicillin do tiến sĩ Alexander
Fleming - một nhà vi khuẩn học ở bệnh viện St. Mary. London, phát hiện ra vào tháng 9 năm 1928”. Sau chuyến nghỉ hè ở Scotland, Fleming quay trở lại phòng thí nghiệm và tình cờ phát hiện một loại nấm có tên Penicillium notatum đã mọc đầy trên đĩa thí nghiệm của mình. Saukhi cẩn thận đưa chiếc đĩa lên kính hiển vi, ông đã ngỡ ngàng khi thấy loại nấm kia đã ngăn chặn thành công sự phát triển bình thường của vi khuẩn. Fleming phải mất vài tuần sau mới có thể nuôi lại đủ lượng nấm mốc đó để xác thực được phát hiện của mình, ông đi đến kết luận khiến giới khoa học thời đó ngỡ ngàng: “Có một số thành phần bên trong nấm Penicillium notatum không những có thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn mà quan trọng hơn, chúng còn có thể được khai thác để chống lại các bệnh truyền nhiễm”.
3. Thực ra, Fleming không có đủ điều kiện thí nghiệm cũng như kiến thức nền tảng về hóa học để thực hiện những bước quan trọng tiếp theo giúp phân lập thành phần hoạt tính của nấm Penicillium, làm sạch chúng và chỉ ra được dòng vi khuẩn mà chúng có thể diệt được. Tất cả những công việc sau này đều do Howard Florey, giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu về Bệnh học của Đại học Oxford, tiến hành. Tiến sĩ Howard Florey là một bậc thầy trong lĩnh vực chiết tách và đồng thời có trong tay hàng loạt những nhà khoa học tài năng. Công trình nghiên cứu này bắt đầu từ năm 1938 khi Florey, người từ lâu đã quan tâm đến cách vi khuẩn và nấm mốc tiêu diệt nhau trong tự nhiên, đã tình cờ đọc được bài báo của Fleming về nấm Penicillium trên Tạp chí Bệnh học Thực nghiệm. Ngay sau đó, Florey và đồng nghiệp của ông đã họp trong phòng thí nghiệm tối tàn của mình và quyết định sẽ làm sáng tỏ bản chất khoa học trong phát hiện của Fleming về hoạt tính chống vi khuẩn của nấm Penicilium notatum.
4. Suốt mùa hè năm 1940, họ tập trung vào thử nghiệm trên 50 con chuột sau khi chúng bị cho nhiễm một loại vi khuẩn chết người. Một nửa số chuột đã chết vi nhiễm trùng máu trong khi nửa còn lại được tiêm penicillin và đã sống sót. Đó cũng là lúc mà Florey bước tiếp đến việc thử nghiệm trên người. Nhưng vấn đề là làm sao có đủ penicillin nguyên chất để điều trị cho người. Mặc cho những nỗ lực tăng hiệu suất chiết tách lên nhiều lần nhưng vẫn cần tới 2.000 lít dịch nuôi cấy nấm để có thể tách ra đủ penicillin cho một ca nhiễm trùng máu ở người.
5. Tháng 9 năm 1940, một nhân viên bảo vệ tên là Albert Alexander ở Oxford đã được thử nghiệm thuốc lần đầu tiên. Alexander bị tai nạn khi làm việc trong vườn hoa hồng của trường và bị nhiễm trùng rất nghiêm trọng. Florey nghe được câu chuyện một cách tình cờ và đã ngay lập tức đề nghị bệnh xá của trường cho ông thử dùng penicillin để điều trị ca bệnh này. Chỉ 5 ngày sau khi tiêm, Alexander có dấu hiệu hồi phục. Nhưng tiếc thay. Florey không có đủ penicillin để điều trị dứt điểm, nên cuối cùng Alexander vẫn không thể qua khỏi.
6. Mùa hè năm 1941, ngay trước khi Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ II, Florey cùng 40 đồng nghiệp đã bay đến Mỹ và hợp tác với các nhà khoa học ở đây nhằm tìm ra một phương pháp khác để sản xuất penicillin với năng suất cao hơn. Vào một ngày hè oi ả, một thư ký phòng thí nghiệm là cô Mary Hunt xuất hiện với một quả bí bị mốc vàng phủ kin. Thật tình cờ, giống nấm mốc đó là Penicillinum chrysogeum, có chứa lượng penicillin cao gấp 200 lần loài nấm mà Fleming tìm ra. Dù phải xử lý vô cùng phức tạp nhưng cuối cùng mẻ chiết tách đầu tiên vẫn thu được lượng penicillin cao gấp 1.000 lần so với lần đầu tiên do chính Florey thực hiện ở Anh.
7. Trên thực tế, Fleming đã nghiên cứu rất ít về penicilin sau khi phát hiện ra nó năm 1928. Tuy nhiên, sau đó, từ năm 1941, khi các phóng viên viết bài về những thử nghiệm kháng sinh trên người đã không tìm hiểu kĩ nên chi ghi nhận tiến sĩ Fleming là người duy nhất khám phá ra penicillin. Cũng vì sự im lặng của Florey mà công sức của ông và đồng nghiệp – các nhà khoa học ở Oxford - đã gần như bị bỏ qua. Vấn đề sau này đã phần nào được khắc phục khi cà Fleming và Florey cùng các cộng sự của ông được nhận giải Nobel “Sinh lý hay Y học” năm 1945.
Ý chính của bài viết trên là gì? | 06b935e096bad64fb16365da66acc434 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Florey góp công lớn trong việc đưa penicillin vào sử dụng",
"Florey mới là người phát hiện ra nấm Penicillin chrysogeum",
"Fleming không xứng đáng được nhận giải Nobel năm 1945",
"Fleming chỉ tình cờ phát hiện ra penicillin trong phòng thí nghiệm"
]
} | A |
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chụp ảnh bằng sóng siêu âm
Khi mang thai, đa số các phụ nữ đều đi chụp ảnh bằng siêu âm để xem tình trạng thai nhi, đặc biệt để kiểm tra các dị tật, sự phát triển của thai hay xác định giới tính. Tuy kết quả thu được là một tờ giấy có in ảnh rõ ràng, nhưng ít ai nói là chụp ảnh bằng siêu âm mà chỉ nói gọn là siêu âm, thí dụ hỏi: Siêu âm chưa? Siêu âm con trai hay con gái? Vậy siêu âm là gì và chụp ảnh bằng siêu âm dựa trên cơ chế gì?
Sóng âm là sự truyền dao động cơ trong môi trường khí, lỏng cũng như rắn. Sóng âm có tần số 20.000 Hz đén 109 Hz gọi là sóng siêu âm. Với tần số cao như vậy, người ta dễ tạo tia sóng siêu âm mảnh đi thẳng như một tia sáng. Tuy sóng siêu âm là sóng cơ (sóng đàn hồi), về bàn chất hoàn toàn khác với ánh sáng là sóng điện từ nhưng việc truyền tia siêu âm qua các môi trường có những nét giống như truyền tia sáng. Thí dụ về quang học, ta xét một tia sáng chiếu xuống một hồ nước. Khi đến mặt phân cách giừa không khí và nước, tia sáng bị phản xạ một phần, một phần bị khúc xạ. Nếu nước trong, ta có thể nhìn thấy đáy hồ. Đó là do ánh sảng đến đáy hồ phản xạ lại đến mắt ta.
Nhìn vào cơ thể người bàng tia siêu âm cùng tương tự như nhìn vào cải hồ bằng tia sáng. Thật vậy, cơ thể người chứa nhiều nước và tia siêu âm rất dễ dàng đi vào môi trường như vậy không khác gi tia sáng chiếu vào hồ nước. Tốc độ siêu âm đi vào cơ thể cỡ 1.500 mét giây, nhưng tùy thuộc chất liệu chỗ nhiều nước, chỗ nhiều mỡ, chỗ nhiều thịt v.v. mà tốc độ đó thay đổi cỡ cộng trừ 60 mét/giây. Điều quan trọng là khi đi qua mặt phân cách giừa hai bộ phận của cơ thể do chất liệu khác nhau, nên tia siêu âm bị phản xạ không nhiều thì ít. Sau khi bị phản xạ ở mặt phân cách, tia siêu âm đi thẳng bị yếu đi, lại tiếp tục hành trinh, nếu gặp mặt phân cách khác lại bị phản xạ, bị yếu đi và lại tiếp tục đi... Sau một số lần phản xạ như thế, đến một lúc tia siêu âm đi thẳng quá yếu, xem như bị tắt hẳn. Đối với cơ thể người, do cơ chế mỗi lần phản xạ bị yếu đi như vậy nên tia siêu âm đi vào cơ thể chi vài chục centimet xem như bị tắt. Nhưng chính nhờ cơ chế bị phản xạ nhiều lần này mà mảy chụp
ảnh siêu âm cỏ thể chụp được ảnh bên trong cơ thể đển độ sâu vài chục centimet.
Trong một máy chụp ảnh siêu âm, bộ phận quan trọng nhất là bộ phận đầu dò gồm bốn viên áp điện được đật trên hình trụ quay được. Mỗi viên áp điện có thể phát ra các xung sóng siêu âm đồng thời thu được các xung sóng siêu âm phản xạ từ các mô, các bộ phận trong cơ thể. Trong mỗi giây đồng hồ, chu trình thu, phát lặp lại đến 400 lần.
Quy trình chụp ánh của máy chụp ảnh siêu âm có thể phân ra ba giai đoạn như sau:
a, Phát ra sóng siêu âm: Máy phát ra xung điện dẫn đến viên áp điện, viên áp điện phát xung siêu âm với tần số nhất định.
b, Các mô phản xạ sóng siêu âm tạo ra tiếng vọng: Mỗi khi chùm siêu âm đi từ môi trường này sang môi trường kia, bị phản xạ (một phần) ở mặt phân cách. Khi viên áp điện nhận được tiếng vọng (sóng siêu âm phản xạ), viên áp điện biến siêu âm thành xung điện, có thể gặp nhiều mặt phân cách có nhiều tiếng vọng. Máy phân tích thời gian giữa xung điện phát ra và các xung điện do phản xạ gây nên để từ đó tính các khoảng thời gian và các khoảng cách đến các mặt phản xạ.
c, Quét tia siêu âm để dựng ảnh: Các viên áp điện dịch chuyển theo nhịp độ quay của hình trụ gắn các viên áp điện. Máy căn cứ vào các số liệu về khoảng cách và tốc độ truyền siêu âm để dựng lên hình ảnh.
Do những đặc điểm truyền và phản xạ sóng siêu âm, nên các máy chụp ảnh bằng siêu âm thường không phải là vạn năng mà là chuyên dụng (như máy chụp ảnh siêu âm dùng cho thai nhi. Máy chụp ảnh siêu âm dùng để chụp gan, máy chụp ảnh siêu âm đo loãng xương, v.v.). Ưu điểm rất lớn của phép chụp ảnh bằng tia siêu âm là ít độc hại so với chụp ảnh tia X hay chụp ảnh bằng tia phóng xạ.
Bước nào sau đây KHÔNG được nêu trong quá trình các mô phản xạ sóng siêu âm tạo ra tiếng vọng? | 9996abd901df2b92905c2f5f9cb7aa82 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Chùm siêu âm bị phản xạ ở mặt phân cách",
"Viên áp điện biến siêu âm thành xung điện",
"Thông số về tốc độ truyền siêu âm được sử dụng để dựng hình ảnh",
"Các khoảng thời gian và khoảng cách đến các mặt phản xạ được đo lường"
]
} | C |
1. Năm 2019, GS.TS. Nguyễn Huy Dân và các cộng sự thuộc Viện Khoa học Vật liệu,Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chế tạo thành công loại hợp kim có khả năng nhớ hình dạng, có nghĩa dù bị uốn cong hay làm xoắn bao nhiêu lần, chỉ cần gặp tác nhân nhiệt độ, hợp kim này trong vài giây sẽ quay trở lại hình dạng thiết kế ban đầu.
2. “Việc chế tạo thành công loại hợp kim nhớ hình hỗ trợ rất nhiều trong lĩnh sinh (chỉnh hình răng, ống đỡ động mạch, neo xương, cảm biến nhiệt), vi điện cơ tự động, nhíp nano, robot) trong nước”, GS Dân nói.
3. Loại vật liệu này được nhóm nghiên cứu trên ba hệ hợp kim khác nhau, gồm hệ hợp kim nitinol (gồm nguyên tố Niken (Ni), Titan (Ti), Đồng (Cu), hệ hợp kim Heusler (gồm (Ni, Co)-Mn- (Ga, Al) và hệ hợp kim entropy cao (Ti-Zr-(Co,HF)-Ni-Cu). Tỉ lệ hợp phần trong mỗi hợp kim đều được nhóm tính toán để phù hợp với mục đích chế tạo. GS Dân cho biết, hệ hợp kim nitinol có tính dẫn điện và độ bền cao nên được sử dụng để gia công cơ khí rất tốt, còn loại hợp kim Heusler có thể ứng dụng trong kỹ thuật làm lạnh.
4. Loại hợp kim này có đặc tính "thông minh" như vậy là nhờ sự linh hoạt trong cấu trúc nguyên tử của các thành phần hợp kim. Không giống với hợp kim thông thường, hợp kim nhớ hình có thể tự sắp xếp nguyên tử và tồn tại ở hai dạng khác nhau, cấu trúc tinh thể biến dạng và cấu trúc tinh thể ban đầu. Nhờ vậy, hợp kim vẫn giữ được hình dạng mới cho đến khi được nhắc nhở" trở lại trạng thái nguyên gốc bằng cách cho nhiệt hoặc dòng điện tác động vào.
5. Để tạo ra loại hợp kim này, đầu tiên, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp luyện kim hồ quang để tạo ra loại hợp kim này ở dạng khối. Để làm vật liệu mỏng và nhỏ hơn, nhóm sử dụng phương pháp phun băng nguội nhanh. Sau đó, phương pháp phun xạ được áp dụng giúp tạo ra vật liệu ở dạng nano. Các cấu trúc của vật liệu được khảo sát bằng phương pháp nhiễu xạ tia X và kính hiển vi điện tử.
6. GS Dân chia sẻ, yếu tố quan trọng quyết định thành công của loại hợp kim nhớ hình là tỉ lệ từng nguyên tố kim loại trong vật liệu đó. Bởi một hợp kim có nhiều thành phần kim loại khác nhau, việc tìm ra khối lượng phù hợp của từng hợp phần có thể ảnh hưởng cấu trúc và tính chất nhớ hình của vật liệu. "Một số kim loại như Mangan trong quá trình nấu luyện rất dễ bay hơi, vì vậy phải điều chỉnh và thử nghiệm nhiều tỉ lệ khác nhau, đảm bảo quá trình tản nhiệt mà không ảnh hưởng tới tính chất hợp kim", ông nói.
7. Sau hai năm nghiên cứu, vật liệu hợp kim do nhóm chế tạo có đặc điểm cơ học phù hợp ứng dụng thực tế. Vật liệu có khả năng biến dạng và hiệu ứng nhớ hình tốt. Mặc dù trên thế giới, hợp kim nhớ hình đã được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu, tuy nhiên tại Việt Nam, loại vật liệu này mới dừng lại ở mức độ tìm hiểu, thăm dò. "Việc xây dựng được quy trình công nghệ để chế tạo các hợp kim nhớ hình dạng khối, băng và màng có thể mở ra những ứng dụng mới cho vật liệu thông minh nhiều lĩnh vực trong nước, đặc biệt trong y sinh", GS Dân nói.
8. Bước đầu chế tạo thành công hợp kim nhớ hình, nhóm nghiên cứu đang trong quá trình phát triển vật liệu này để chế tạo loại nhíp micro có chức năng gắp các hạt, mẫu thí nghiệm kích thước micro cho độ chuẩn xác cao. Đồng thời, tiếp tục cải tiến và tối ưu hóa tính chất hợp kim, như chức năng biến đổi hai chiều, qua lại giữa hai trạng thái.
(Theo Nguyễn Xuân, Nhà khoa học Việt chế tạo hợp kim biết nhớ hình dạng, Báo VnExpress, ngày 21/2/2021)
Theo GS.TS. Nguyễn Huy Dân, trong quá trình chế tạo hợp kim nhớ hình, các nhà khoa học đã chú trọng đến điều gì? | 574272b1f5b3958d421c309b00e22e9b | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Số lượng các kim loại hiếm trong hợp chất",
"Cấu trúc nguyên tử của các kim loại",
"Tỉ lệ các thành phần trong hợp kim",
"Độ mỏng của nguyên liệu thành phần"
]
} | C |
Mực sinh học
“Mực sinh học” là tên gọi mà các nhà khoa học đặt cho một loại gel 3-D mới có chứa vi khuẩn tạo ra các phân tử có ích trong việc chữa lành vết thương và làm sạch môi trường nước. Vật liệu có thể được tùy chỉnh cho các mục đích sử dụng khác nhau và được phun ra từ vòi phun của máy in 3-D thành nhiều hình dạng hữu dụng.
Mặc dù vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nhưng chúng cũng là “những chú ngựa tháo vát”. Nhiều loại vi khuẩn khác nhau có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm, tổng hợp các hợp chất hữu ích, thực hiện quang hợp cũng như các quá trình trao đổi chất khác. Tiến sĩ Patrick Rühs, nhà nghiên cứu về các vật liệu phức hợp tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Zurich, cho rằng in 3-D sử dụng mực sinh học là một cơ hội tốt để biến những vi khuẩn này thành vật liệu chức năng.
Tiến sĩ Rühs và các đồng nghiệp bắt đầu bằng cách thiết kế một hydrogel, một mạng lưới các polymer có khả năng hấp thụ một lượng lớn nước. Gelatin là một hydrogel như vậy. Cấu trúc dạng nước cho phép gel chảy qua vòi phun của máy in 3-D và đông đặc lại ngay sau đó. Hydrogel của nhóm nghiên cứu có hai thành phần polymer chứa đường - acid hyaluronic và chiết xuất rong biển carrageenan - để tạo cấu trúc và nuôi dưỡng vi khuẩn. Gel cũng chứa silica nhiệt hóa, làm cho vật liệu trở nên dính và đàn hồi hơn. Sau khi vi khuẩn được thêm vào gel, hợp chất này được phun ra ngoài và tạo thành một mạng lưới co giãn có khả năng giữ nguyên hình dạng được in ra.
Một ứng dụng đầy hứa hẹn của vật liệu mới là có thể tùy chỉnh để điều trị các vết thương và bỏng. Nhờ các chất dinh dưỡng trong gel, cùng với oxy, vi khuẩn Acetobacter xylium tạo ra cellulose, một phân tử giúp tăng tốc độ chữa lành khi phủ lên bề mặt vết thương. Nó tạo thành một giá đỡ tốt cho kỹ thuật ghép da hoặc mô. Bộ phận cơ thể cấy ghép khi được phủ cellulose có thể giảm nguy cơ bị đào thải. Dù sử dụng với mục đích nào thì lớp phủ này càng vừa khít với các bộ phận cơ thể càng tốt. Tiến sĩ Rühs cho biết, hydrogel chứa vi khuẩn có thể được sử dụng để chế tạo băng quấn cellulose với hình dạng chính xác của bộ phận cấy ghép dựa trên kết quả chụp cắt lớp.
Để kiểm tra ý tưởng này, các nhà nghiên cứu đã chế tạo hydrogel với vi khuẩn Acetobacter xylinum. Khi áp dụng máy in 3-D để xử lý các bề mặt cong, họ phủ một lớp hydrogel mỏng lên trên khuôn mặt của một con búp bê. Sau bốn ngày trong môi trường ấm và ẩm ướt, vi khuẩn đã biến đổi bề mặt hydrogel thành bề mặt cellulose. Cellulose chỉ được tạo ra trên bề mặt của hydrogel vì đó là nơi chứa hầu hết oxy; do đó, phương pháp này tạo ra các lớp phủ mỏng thích hợp để điều trị vết thương. Anne Meyer, giáo sư về nano sinh học tại Đại học Công nghệ Delft, người không tham gia nghiên cứu trên cho biết: “Kết quả này là ví dụ đầu tiên về các vật liệu khuôn được tạo ra thông qua quá trình in 3-D của vi khuẩn.” Nhóm nghiên cứu của giáo sư cũng đã phát triển một loại hydrogel vi khuẩn trước đó được làm từ polymer alginate từ tảo, nhưng không tạo được thành các vật liệu chức năng.
Các vật liệu tương tự có thể giúp làm sạch môi trường. Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Zurich đã tạo ra một lưới hydrogel kết hợp với vi khuẩn Pseudomonas putida để phân hủy chất gây ô nhiễm phenol. Lưới đã làm sạch dung dịch chứa phenol trong khoảng sáu ngày. Theo giáo sư Meyer, đây là một thiết kế tiện dụng để xử lý sinh học, bởi vi khuẩn trong lưới có thể được tái sử dụng hoặc chuyển đến một vị trí mới. Tuy nhiên, khả năng tái sử dụng vẫn có thể có vấn đề. Khi các nhà nghiên cứu rửa sạch lưới và lắp lại thí nghiệm trong dung dịch phenol mới, thời gian làm sạch giảm xuống còn một ngày, khả năng cao là do một số vi khuẩn đi vào dung dịch phenol trong khi phần nhiều vi khuẩn tiếp tục phát triển trong lưới. Điều này có thể giúp quá trình làm sạch lưới hiệu suất hơn, tuy nhiên, điều không mong đợi trên thực tế là vi khuẩn có thể bị giải phóng ra môi trường. Đây là nhận định của Jason Shear, một nhà hóa học tại Đại học Texas ở Austin, người không tham gia nghiên cứu này.
Tiến sĩ Rühs cho biết, nhóm nghiên cứu vẫn đang tinh chỉnh vật liệu để thử nghiệm trong thực tế. Vì mực sinh học có thể được tạo ra từ bất kỳ tổ hợp vi khuẩn nào nên các nhà nghiên cứu cũng đang suy nghĩ về các ứng dụng khác, ví dụ như giải quyết sự cố tràn dầu, bằng cách thiết kế hydrogel với một polymer ưa béo có khả năng hấp thụ dầu thay vì nước. Dầu sau khi được hấp thụ bởi hydrogel sẽ bị vi khuẩn trong đó phân hủy.
(Nguồn: Dịch từ bài báo “Mực sinh học phủ bởi vi khuẩn để tạo ra các phân tử theo nhu cầu” của tác giả Deirdre Lockwood, xuất bản năm 2017, tạp chí Scientific American).
Cụm từ “acid hyaluronic” ở đoạn 3 là gì? | 4cc7437ecc041aca16f5ce868821e51d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Một loại rong biển",
"Một loại silica",
"Một phân tử nước",
"Một phân tử đường"
]
} | D |
1. Cơ khí chế tạo là một trong những ngành quan trọng nhất để một quốc gia công nghiệp hóa và hoàn thiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (điện khí hóa) và thứ ba (“máy tính và tự động hóa”). Nó cung cấp toàn bộ trang thiết bị cho các ngành 10 công nghiệp khác như chế biến nông sản, năng lượng, luyện kim, đóng tàu, xây dựng, thiết bị điện-điện tử, giao thông vận tải và bảo vệ quốc phòng an ninh.
2. Tuy nhiên các chuyên gia trong nước nhận định rằng ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam mới chỉ dừng ở mức “làm gia công” và phần lớn chưa đủ khả năng tự chế tạo một số sản phẩm có sức cạnh tranh quốc tế mang lại giá trị cao. Đa số doanh nghiệp 1 cơ khí trong nước có quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật trung bình, thiếu máy móc hiện đại, chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh trong lĩnh vực cơ khí. Do vậy, sản phẩm cơ khí Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 32% nhu cầu cơ khí trong nước - SO với mục tiêu 45-50% đến năm 2020 và có rất ít thương hiệu có thể cạnh tranh trên thị trường.
3. Để có nhiều doanh nghiệp mạnh trong nước, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ 15 khí Việt Nam KS Đào Phan Long đề nghị bên cạnh các cơ chế chính sách ưu đãi, Nhà nước cần “lựa chọn một số sản phẩm, phân ngành cơ khí mà Việt Nam có thế mạnh về thị trường và năng lực sản xuất để đầu tư phát triển”.
4. Nhưng làm sao để chọn được những sản phẩm chủ lực và công nghệ ưu tiên cho ngành cơ khí chế tạo? Câu trả lời có thể tìm thấy trong Bản đồ Công nghệ - một công cụ cho phép xác định vị thế cạnh tranh và năng lực công nghệ hiện tại, đồng thời có những thông tin về sản phẩm và thị trường để các đối tượng định hướng đầu tư R&D.
5. Nhận trách nhiệm này, từ 2017-2019, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Trường Phi, Giám đốc Trung tâm Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm (SatiTech) đã triển khai xây dựng bản đồ công nghệ ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp. Đây là một 25 trong số những bản đồ đầu tiên được tạo ra trong khuôn khổ “Chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020”. Bản đồ được công bố và cập nhật thường xuyên tại địa chỉ: http://bandocongnghe.com.vn/.
6. Với bản đồ ngành cơ khí chế tạo, nhóm nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm tổng hợp cơ sở dữ liệu sẵn có, điều tra khảo sát doanh nghiệp, lấy ý kiến 30 chuyên gia và phân tích cơ sở dữ liệu sáng chế liên quan. Họ xây dựng bản đồ theo năm khía cạnh: thiết kế, gia công, xử lý bề mặt, lắp ráp và đo kiểm. Mỗi lĩnh vực công nghệ này sẽ có các lớp công nghệ từ lớp 1 đến 5, trong đó các lớp công nghệ sau là nhánh con của lớp công nghệ trước. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu xây dựng được tổng cộng 195 hồ sơ công nghệ cho ngành cơ khí chế tạo ô tô và 185 hồ sơ công nghệ 35 cho ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp, sau đó sử dụng các biện pháp lượng hóa để so sánh trình độ công nghệ của Việt Nam với thế giới và minh họa thành các dạng biểu đồ.
7. Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung năng lực công nghệ của ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp của Việt Nam đang ở mức 60-75% so với thế giới, trong đó có những nhánh công nghệ đã dần tiệm cận (80-85%) mặt bằng chung của quốc tế.
8. Về cơ bản, các công nghệ thiết kế, gia công, xử lý bề mặt đáp ứng tốt khi làm việc với những chi tiết và cụm chi tiết có độ phức tạp ở mức trung bình-khá, tuy nhiên còn hạn chế khi xử lý cụm chi tiết phức tạp hoặc thiết kế tổng thể. Một số ít đơn vị có khả năng gia công các chi tiết có độ phức tạp cao và nội địa hóa hầu hết sản phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực máy nông nghiệp. Nhân lực Việt Nam có thể sử dụng được các phần mềm thông dụng và một số phần mềm chuyên dụng, nhưng việc thiếu các trang thiết bị và phần mềm bản quyền khiến không ít kỹ sư dù có năng lực giỏi cũng không thể nhanh chóng tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng.
9. Đối với công nghệ lắp ráp, các doanh nghiệp trong nước có khả năng làm rất tốt. Phần lớn việc lắp ráp vẫn dựa vào thủ công và ngang bằng với thế giới. Công nghệ lấp ráp trên dây chuyền, sử dụng robot và lắp ráp thông minh đã bắt đầu tiệm cận hơn với những nước phát triển, tuy nhiên do điều kiện tài chính và thị trường nên ít đơn vị ứng dụng chúng.
10. Tuy nhiên, đo kiểm đang là lĩnh vực yếu nhất trong ngành cơ khí. Hiện nay, các đơn 55 vị trong nước chỉ thực hiện đo kiểm chi tiết/cụm chi tiết chứ chưa có đơn vị đo kiểm sản phẩm đầu cuối, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô. Những tập đoàn lớn như Vinfast vẫn phải gửi sản phẩm hoàn thiện của mình ra nước ngoài để kiểm tra, đo đạc.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, “Cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp: Từ bản đồ công nghệ đến lộ trình 10 năm”, Cổng thông tin của 60 Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 15/11/2020)
Nội dung chính của đoạn 8 là gì? | 8506eddbb52fbcf368e3e55a3271c9f1 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Trình độ công nghệ thiết kế, gia công, xử lý bề mặt tại Việt Nam",
"Hạn chế của các công nghệ thiết kế, gia công, xử lí bề mặt tại Việt Nam",
"Nâng cao trình độ nhân lực Việt Nam trong ngành công nghệ cơ khí",
"Thành tựu đạt được trong ngành công nghệ cơ khí"
]
} | A |
1. Cuối năm 2021, một thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực tìm kiếm nguồn năng lượng hầu như vĩnh cửu và tuyệt đối sạch về mặt sinh thái đã được ghi nhận. Một dự án, mặc dù có quy mô nhỏ, nhưng thuộc tầm cỡ “Megascience”, là lò phản ứng Tokamak Kurchatov T-15MD. Thiết bị này sẽ cho phép các nhà khoa học khám phá các công nghệ nhiệt hạch có kiểm soát để thu được nguồn năng lượng hầu như không cạn kiệt và an toàn với môi trường.
2. Thuật ngữ “tokamak” xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước, khi các nhà khoa học Liên Xô cho ra đời một thiết bị có dạng một chiếc bánh rán, ở trung tâm là từ trường chứa một plasma được nung nóng đến nhiệt độ cực lớn. Kể từ đó, các chuyên gia Nga luôn là những người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về nguồn năng lượng plasma (plasma được coi là một dạng vật chất hoàn toàn mới, ngoài 3 dạng vật chất quen thuộc đã được loài người chinh phục là rắn, lỏng, và khí). Lò phản ứng nhiệt hạch “tokamak” T-15MD được chế tạo năm 2021 thuộc loại độc đáo duy nhất trên thế giới, có công suất cao, với kích thước nhỏ gọn.
3. Tokamak T-15MD được thiết kế và chế tạo hoàn toàn tại Nga trong vòng 10 năm. Đây là phiên bản sửa đổi của lò phản ứng T-15, đã hoạt động tại Viện Kurchatov từ cuối những năm 1980. Nó khác với lò tiền nhiệm của nó ở hình chữ D. Trong khi lò T-15 có tiết diện plasma tròn, lò T-15MD có plasma hình chữ D giúp nó có thể duy trì plasma ở một chế độ hoàn thiện - chế độ H. Chế độ H là cần thiết để thu được năng lượng cao từ quá trình đốt cháy nhiệt hạch trong các lò phản ứng. Cũng có thể thu được các chế độ như vậy trong plasma có tiết diện tròn, tuy nhiên trong plasma hình chữ D, có thể đạt được các kết quả khả quan hơn. Tokamak T-15MD là lò phản ứng nhiệt hạch mới đầu tiên được chế tạo ở Nga trong vòng 20 năm qua.
4. Trung tâm Nghiên cứu Viện Kurchatov cho biết: “Đối với đất nước chúng tôi, đây là chiếc Tokamak hình chữ D cỡ vừa đầu tiên. Ở Petersburg có một lò Globus-M2, nhưng nó nhỏ hơn 3-4 lần so với T-15MD về kích thước tuyến tính và có thể đặt vừa trong một căn phòng khá rộng rãi trong một căn hộ bình thường. Lò Tokamak T-15DM cần một căn phòng có kích thước như một xưởng máy. Và quy mô trong trường hợp này là rất quan trọng, để có được các thông số plasma cao”.
5. Tokamak mới có kích thước nhỏ nhưng nhiệm vụ của nó ở quy mô vũ trụ: Nó phải khởi động được các phản ứng nhiệt hạch như những phản ứng vẫn thường xảy ra ở trong tâm của các ngôi sao. Điều này có được nhờ nhiệt độ ở Tokamak có thể lên tới 100 triệu độ C, gấp 8 lần so với nhiệt độ ở trung tâm Mặt trời. Tokamak T-15MD sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu. Nắm vững công nghệ phản ứng tổng hợp nhiệt hạch có kiểm soát sẽ giúp thu được nguồn năng lượng hầu như không cạn kiệt và thân thiện với môi trường. Một lò phản ứng như vậy, do khả năng chạy bằng nhiên liệu an toàn và giá cả phải chăng như đợteri và triti nên có thể giúp thay thế các nhà máy điện hạt nhân. Phản ứng tổng hợp nhiệt hạch có thể cung cấp năng lượng sạch cho nhân loại trong nhiều năm tới, vì thế việc đưa vào hoạt động một lò phản ứng như vậy là một bước tiến lớn trên con đường này.
Theo dự kiến, sẽ nghiên cứu một loạt các đặc tính của plasma trên Tokamak T-15MD. Trong số đó có các quá trình khuếch tán hỗn loạn và vận chuyển các thông số quan trọng để giữ plasma ở trạng thái được kiểm soát. Để đạt mục đích này, người ta cũng lên kế hoạch nghiên cứu vai trò của điện trường và chuyển động quay trong quá trình duy trì plasma và chuyển đổi plasma sang các chế độ khác nhau. Điều đặc biệt quan trọng đối với các nhà khoa học là nghiên cứu sự chuyển đổi của plasma sang chế độ L”. Chế độ L được đặc trưng bởi sự phụ thuộc tiêu cực của thời gian tồn tại của plasma vào công suất gia nhiệt, cũng như Sir suy giảm của sự giam giữ nlasma (giảm thời gian tồn tại) và những thay đổi bên trong của dòng chảy hỗn loạn trong plasma. Nói một cách dễ hiểu, khi chuyển sang chế độ L, chiếc bánh rán plasma bên trong Tokamak có nguy cơ bị phá hủy khi được gia nhiệt và quá trình khởi động sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.
6. Nghiên cứu plasma rất quan trọng đối với các nhà khoa học. Trước hết, các nhà khoa học phải tìm ra bản chất của năng lượng, từ đó tìm ra bản chất di chuyển của các dòng nhiệt và hạt từ plasma đến thành buồng chân không. Trong tương lai, điều này có thể giúp xây dựng nhiều dự án nhiệt hạch quy mô lớn hơn và cho phép nhân loại giải quyết vấn đề về nhu cầu điện đang tăng lên hàng năm.
7. Các câu hỏi quan trọng tiếp theo là: Vai trò của các thông số khác nhau trong quá trình giam giữ plasma là gì? Sự hỗn loạn, điện trường, hoặc hồ sơ nhiệt độ plasma sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự giam giữ plasma và dòng chảy của các hạt? Các nhà khoa học đã biết rất nhiều về điều này, nhưng họ vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu.
(Nguồn: Trích từ bài báo “Nhiệt hạch – Nguồn năng lượng của tương lai” do TS. Nguyễn Thành Sơn biên dịch, tạp chí Năng lượng Việt Nam, xuất bản năm 2022)
Ý chính của bài đọc trên là gì? | c68b8be4eac691e2338cc5534a946ae5 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Tầm quan trọng của plasma đối với các nghiên cứu khoa học hiện đại",
"Các vấn đề về plasma cần được các nhà khoa học nghiên cứu và giải đáp",
"Đột phá về công nghệ khai thác năng lượng từ công nghệ nhiệt hạch",
"Sự phát triển trong thiết kế của lò phản ứng Tokamak T15-MD"
]
} | B |
1. Việt Nam có nhiều dược chất tự nhiên hoạt tính kháng ung thư cao, nhưng hầu hết không tan tốt trong nước (là môi trường chính trong cơ thể). Điều này hạn chế khả năng ứng dụng các dược chất tự nhiên trong chữa trị lâm sàng bệnh nhân ung thư.
2. Nhận thấy hạn chế này, trong thời gian nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học UCLA (Mỹ) từ năm 2017, TS. Đoàn Lê Hoàng Tân (34 tuổi) đã tìm hiểu ứng dụng vật liệu nano trong y sinh. Đầu năm 2019, anh về nước và xây dựng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử (INOMAR), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, chế tạo hạt nano xốp phân hủy sinh học, làm chất mang và dẫn truyền chất kháng ung thư đến khối u một cách chính xác và có kiểm soát, hạn chế hoàn toàn tác dụng phụ và tăng hiệu quả dược chất.
3. Theo TS Tân, nhóm nghiên cứu chọn hạt nano làm chất mang thuốc bởi kích thước hạt (50-400 nanomet) có thể tải được lượng chất lớn, tính tương thích sinh học cao. Cụ thể, hạt nano nhắm vào các mô bị bệnh (khối u) bằng cách kết hợp kháng nguyên mục tiêu và có thể chứa nhiều tác nhân dược chất. "Trong khi các phương pháp thông thường không thể thực hiện được điều này", TS Tân nói.
4. Loại nano silica hữu cơ do nhóm nghiên cứu có đường kính trong khoảng 50-300 nanomet. Kích thước siêu nhỏ này giúp phân tán và di chuyển dễ dàng trong môi trường cơ thể. Vật liệu chứa hàng nghìn lỗ xốp tải được lượng lớn dược chất có kích thước phân tử và độ tan trong nước khác nhau.
5. Để các hạt nano có thể mang dược chất đến chính xác mục tiêu tế bào ung thư ở khối u và ức chế chúng, TS Tân và cộng sự phải tối ưu kích thước hạt sao cho phù hợp với từng loại tế bào ung thư, đặc biệt nghiên cứu kích thước lỗ xốp cho từng loại dược chất cụ thể.
6. Lỗ xốp có chức năng lưu trữ thuốc chống ung thư (như doxorubicin, camptotlecin và taxol), sau đó di chuyển chính xác đến các khối u và dẫn truyền thuốc để ức chế sự phát triển của chúng. Kích thước lỗ xốp có thể được điều khiển trong quá trình tổng hợp dược chất. Một số chất kém bền trong môi trường cơ thể được hạt nano bảo vệ trong lỗ xốp, tránh bị phân hủy trước khi đến khối u.
7. Ưu điểm nổi trội của các hạt nano do nhóm chế tạo là khả năng phân huỷ sinh học để giảm sự tích tụ ở nồng độ cao. Các hạt nano sau khi hoàn thành quá trình vận chuyển thuốc có thể tự phân huỷ và giảm kích thước còn vài nanomet để dễ dàng đào thải qua thận. Đây là đặc tính quan trọng của thế hệ mang chất mới khi hạn chế khả năng tích tụ sinh học của chất mang thuốc trong cơ thể.
8. Để đánh giá khả năng của các hạt nano, TS Tân và cộng sự phối hợp với nhóm - chuyên gia nước ngoài (Mỹ) để sử dụng mô hình khối u trứng gà, được tạo ra bằng cách cấy các tế bào ung thư vào màng ối (chorioallantoic membrane) bao quanh phôi bên trong trứng gà đã thụ tinh. TS Tân cho biết, mô hình này có giá thành thấp hơn nhiều so với mô hình trên chuột nhưng lại cho ra kết quả thí nghiệm nhanh chóng.
9. Do hệ thống miễn dịch chưa phát triển và sự hiện diện của một cấu trúc có mạch - máu cao, khối u được hình thành chỉ trong vòng ba ngày, chứa các mạch máu, tế bào ngoại bào và hình khối giống khối u ở người. Kết quả cho thấy vật liệu nano dẫn truyền các dược chất kháng ung thư (nguồn gốc tổng hợp và thiên nhiên) đến đúng mục tiêu khối u, giải phóng có kiểm soát, không gây tác dụng phụ.
10. Nhờ khả năng dẫn truyền và giải phóng dược chất trúng đích đến khối u và tự phân hủy sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các hạt nano giúp tăng hiệu quả điều trị của dược chất, giảm chi phí điều trị ung thư và hạn chế hoàn toàn các tác dụng phụ trong quá trình chữa bệnh bằng phương pháp hóa trị và xạ trị.
11. TS Tân cho biết, nhóm đang trong quá trình phối hợp với chuyên gia trong nước và Nhật Bản để ứng dụng hệ chất mang nano trong điều trị lâm sàng và phát triển - nền tảng hệ vật liệu nano phân hủy sinh học mang dược chất kháng ung thư nguồn gốc nhân tạo và thiên nhiên.
(Theo Nguyễn Xuân, Tạo vật liệu lưu dược chất kháng ung thư trong cơ thể, Báo VnExpress, ngày 2/2/2021)
Chất nào sau đây KHÔNG phải là một chất kháng ung thư? | 375e790d5346eabf2f08af957955a339 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Doxorubicin",
"Camptothecin",
"Taxol",
"Nano silica hữu cơ"
]
} | D |
1. Từ khi thành lập từ giữa năm 2002 đến nay, Công ty Cổ phần Ong Tam Đảo (Honeco) đã phát triển hơn 20.000 đàn ông đi tìm kiếm nguồn mật hoa ở nhiều vùng rừng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lục Ngạn (Bắc Giang), Mộc Châu, Sông Mã (Sơn La), Hưng Yên, Điện Biên, Hà Giang, Lâm Đồng, Bến Tre, Tây Ninh... và đã tạo ra được một số sản phẩm mật ong chất lượng tốt được người tiêu dùng trong nước đón nhận.
2. Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Nga, Tổng Giám đốc Honeco, “dù Việt Nam luôn nằm trong top những nước có sản lượng mật ong xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu “thổ nên giá trị kinh tế thấp. Chỉ có đưa khoa học công nghệ vào để chế biến mật ong thành những sản phẩm mới, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo chuỗi cung ứng và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế thì mới có thể nâng tầm thương hiệu Việt để hướng đến thị trường quốc tế rộng lớn.”
3. Để làm được điều này, cuối năm 2017, Honeco đã ký hợp đồng thực hiện dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất các sản phẩm mới từ mật ong và hoa quả” với Bộ Khoa học và Công nghệ để nhận chuyển giao tri thức từ Viện Công nghiệp Thực phẩm (FIRI) thuộc Bộ Công thương. Dự án thực hiện trong vòng 2,5 năm - từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2020 – với sự phối hợp chặt chẽ của nhà nghiên cứu và doanh nghiệp.
4. “Việt Nam có nguồn mật ong và hoa quả phong phú, thích hợp để phát triển các sản phẩm kết hợp có giá trị bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Điều này cũng tận dụng được nguồn nguyên liệu phong phú sẵn có của nhiều địa phương và giúp người tiêu dùng không cần nhập ngoại,” TS. Trương Hương Lan, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng, Viện Công nghiệp Thực phẩm, chia sẻ.
5. Các nhà khoa học của Viện FIRI đã có sẵn công nghệ chế biến mật ong kết hợp với một số loại hoa quả ở quy mô phòng thí nghiệm. Họ đã nghiên cứu thành công công nghệ cô đặc chân không áp dụng với mật ong - tức làm giảm hàm lượng nước trong mật ong và hoa quả xuống còn 17-18% ở nhiệt độ thấp khoảng 45°C dưới điều kiện áp suất chân không. Khi đó, mật ong không bị mất đi những tinh chất quý báu như kháng sinh tự nhiên, còn hoa quả không bị mất đi các loại vitamin vốn dễ bay hơi. Chúng cũng giữ được màu sắc nổi bật như đỏ tím, vàng hổ phách mà không bị caramen hóa.
6. Thêm vào đó, nhờ quá trình cô đặc và sản xuất khép kín, vi sinh vật không thể phát triển trong các điều kiện này, khiến “trong vòng hai năm, sản phẩm sẽ hoàn toàn không xảy ra hiện tượng lên men”, TS. Trương Hương Lan cho biết. Trong quá trình cô đặc, các nhà khoa học cũng khéo léo bổ sung các bước đảo trộn với tần suất hợp lý khiến sản phẩm mật ong và dịch hoa quả không bị phân lớp như thông thường.
7. Đại diện Viện VIFI cho biết, mặc dù công nghệ cô đặc chân không đã được áp dụng trong một số lĩnh vực như thảo dược, sản xuất thuốc nhưng áp dụng với mật ong trên quy mô công nghiệp thì Ong Tam Đảo là công ty đầu tiên. Do vậy, khi thực hiện ở nhà máy, hai bên đã kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết nhiều thách thức liên quan đến nâng cấp quy mô (khoảng 30.000 - 100.000 lít/năm) với nguồn nguyên liệu mới và sẵn có của công ty trên trang thiết bị được đầu tư mới. Đối với mỗi loại nguyên liệu khác nhau, họ phải phân tích rõ thành phần, từ đó xác định mức điều chỉnh thời gian, nhiệt độ phù hợp. Bên cạnh việc đầu tư cải thiện dây chuyền sản xuất, Honeco cho biết họ cũng đầu tư thêm thiết bị và nhân lực phục vụ cho phòng nghiên cứu để đo đạc những chỉ tiêu cơ bản, trong khi liên kết với nhiều phòng thí nghiệm hiện đại bên ngoài để thực hiện phân tích những chỉ tiêu sâu hơn.
8. Trên nền công nghệ gốc được chuyển giao từ Viện Công nghiệp Thực phẩm, Honeco đã làm chủ quy trình và tự phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm chế biến khác với “hi vọng mỗi năm có thể đưa ra thị trường một sản phẩm mới”. Hiện nay, công ty có nhiều dòng sản phẩm từ mật ong như: mật ong chanh leo, mật ong dứa, mật ong dâu, mật ong quất, mật ong gừng sả, mật ong curcumin, mật ong quế... Từ năm 2019, công ty đã tung ra những sản phẩm thử nghiệm đầu tiên để thăm dò thị trường. Khi nhận được tín hiệu phản hồi tích cực, họ mới bắt đầu sản xuất đại trà từ đầu năm 2020.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, HONECO: Đưa mật ong hoa quả đi xuất khẩu, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 14/12/2020)
Honeco đã làm gì để triển khai sản xuất sản phẩm mới mật ong hoa quả? | bd9d16f994e71d45f0905a56aa0d5b01 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Mở rộng vùng nguyên liệu",
"Nhập khẩu công nghệ chế biến",
"Mở rộng phòng thí nghiệm",
"Xây dựng nhà máy mới"
]
} | C |
1. Ngày 20.07.1969 Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng, đánh dấu cột mốc quan trọng của nhân loại. Nhưng đằng sau đó là một cuộc đua quyết liệt giữa Mỹ và Liên Xô.
2. Công nghệ tên lửa vũ trụ hiện đại được khởi nguồn từ Viện nghiên cứu quân sự của Đức Quốc xã với giám đốc kỹ thuật Wernher von Braun khi đó tuổi đời còn rất trẻ. Đỉnh cao trong sự nghiệp của ông là việc phát triển thành công tên lửa cỡ lớn dài 14 mét có tên V2. Tháng 10/1942 V2 được phóng thành công lên tới độ cao 84,5 km (vượt qua ranh giới bầu khí quyển 80 km - theo tiêu chuẩn của NASA hiện nay), và đạt đến độ cao 174,6 km hai năm sau đó. Từ năm 1944, tên lửa này bị coi là mối nguy tiềm tàng đối với nhiều nước.
3. Cả người Nga và người Mỹ đều ý thức được sự vượt trội về công nghệ tên lửa của Đức. Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945, họ đã tìm mọi cách Vơ vét tất cả những gì liên quan đến tên lửa V2. Ngay đến bảo tàng của Đức ở Peeneminde cũng chỉ có bản sao của V2 để giới thiệu với công chúng.
4. Người ta không chỉ lấy đi các nguyên liệu, bản vẽ mà cả những tác giả của công nghệ tên lửa. Những chuyên gia tên lửa hàng đầu của Đức đã cùng với Wernher von Braun nhanh chóng chạy về vùng Bayern để đầu hàng quân đội Mỹ. Một số người khác, tài năng không kém, thì rơi vào tay quân Nga. Nhưng bọn họ đã nhanh chóng được thả sau khi khai báo mọi thông tin cho Sergei Pavlovich Korolev (1906-1966).
5. Sergei Pavlovich Korolev có một thời gian dài ở Đông Đức để nghiên cứu về V2, nhờ đó ông đã phát triển thành công tên lửa R1 của Liên Xô. Không lâu sau đó cuộc chạy đua phát triển tên lửa liên lục địa quân sự giữa Mỹ và Liên Xô đã nổ ra đều dựa trên nền tảng V2.
6. Bước ngoặt xảy ra khi Liên Xô Poing Sputnik I am 1957. Nó trở thành củ SỐC lớn đối với nước Mỹ. Sau đó Liên Xô tiếp tục dẫn trước: "Luna 2" thực hiện chuyến hạ cánh cứng đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 1959, Yuri Gagarin là người đầu tiên bay quay quanh Trái Đất vào năm 1961 trên tàu vũ trụ "Vostok 1". Để đối chọi với “Sputnik” Mỹ tung ra dự án “Vanguard”. Tuy nhiên đây là một thất bại, trong số 12 cuộc phóng thì 9 không thành công. Các chuyên gia tên lửa của Đức không tham gia dự án này, họ được giao phát triển tên lửa quân sự Redstone trên nền so tàng V2.
7. 1961 là năm bản lề đối với hành trình chinh phục Mặt Trăng của loài người. Ngày 25.05.1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố mục tiêu ngay trong thập niên này sẽ đưa người lên Mặt Trăng và trở về an toàn. Đây là một dự án đầy tham vọng và vô cùng tốn kém nhưng được khích lệ bởi quyết tâm không để thua Liên Xô một lần nữa.
8. Cũng trong năm đó Liên Xô đưa ra một chương trình Mặt Trăng tương tự, nhưng giữ bí mật. Chương trình chinh phục Mặt Trăng Apollo của Mỹ do Cơ quan không gian dân dụng NASA, ra đời năm 1958, chịu trách nhiệm. Wernher von Braun và đội ngũ của ông đóng một vai trò then chốt cho dù NASA thời kỳ đầu có tới 450.000 nhân sự tham gia giải quyết một khối lượng công việc khổng lồ mà thoạt đầu tưởng chừng to không thể kham nổi.
9. Von Braun có nhiệm vụ phát triển tên lửa Saturn V với chiều cao 111 mét, cho đến nay vẫn là loại tên lửa đẩy lớn nhất thế giới. Các bộ phận riêng lẻ được lắp ráp với nhau trong một nhà xưởng cao tới 160 mét ở Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy (KFC). Ngay trong chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 9.11.1967 Saturn V đã thành công. Có thể nói toàn bộ chương trình tên lửa đẩy khổng lồ của Mỹ hầu như không gặp trục trặc đáng kể nào. Phải chăng von Braun và các cộng sự của ông đã gặp nhiều may mắn? Nhưng, may mắn chỉ đến với những người thực sự tài năng và có quyết tâm.
10. Trong khi đó Liên Xô vẫn lặng lẽ bí mật xúc tiến chương trình của mình. Đối thủ của Apollo khi đó là tàu vũ trụ Sojus, vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay. Ngay trong 1 chuyến bay đầu tiên đã xảy ra một tai nạn chết người, khi hạ cánh dù không hoạt động. Để phục vụ cho các chuyến bay lên Mặt Trăng, Liên Xô dự định sử dụng loại tên lửa đẩy N1, cao 105 mét. Trong khi dự án đang được triển khai, ngành du hành vũ trụ Liên Xô đã bị một cú đánh trời giáng. Tổng công trình sư thiên tài Sergei Pavlovich Korolev qua đời vào năm 1966 trong một ca phẫu thuật bệnh tim.
11. Hai kỳ phùng địch thủ Korolev và von Braun nay đã chỉ còn lại một. Nếu như Korolev không phải rời khỏi cuộc đua vì bệnh tật và cái chết, điều gì sẽ xảy ra? Sau đó thì phía Liên Xô ngày càng bế tắc. Tất cả bốn cuộc thử tên lửa từ 1969 đến 1972 đều trục trặc, không thành công, đến đây cuộc chạy đua coi như đã bị thất bại, Liên Xô ngừng chương trình Mặt Trăng.
(Theo Xuân Hoài lược dịch, Lịch sử cuộc đua lên Mặt Trăng, Tạp chí Tia sáng, ngày 08/03/2021)
Tại đoạn 10 , hai câu văn “Phải chăng von Braun và các cộng sự của ông đã gặp nhiều may mắn? Nhưng, may mắn chỉ đến với những người thực sự tài năng và có quyết tâm” minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây? | 7fc9e7f5e6475830905627c204b9952d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Von Braun là một người may mắn",
"Von Braun là một tài năng xuất chúng",
"Chỉ cần may mắn là có thể thành công",
"May mắn là yếu tố không thể kiểm soát được"
]
} | B |
1. Cuối năm 2021, một thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực tìm kiếm nguồn năng lượng hầu như vĩnh cửu và tuyệt đối sạch về mặt sinh thái đã được ghi nhận. Một dự án, mặc dù có quy mô nhỏ, nhưng thuộc tầm cỡ “Megascience”, là lò phản ứng Tokamak Kurchatov T-15MD. Thiết bị này sẽ cho phép các nhà khoa học khám phá các công nghệ nhiệt hạch có kiểm soát để thu được nguồn năng lượng hầu như không cạn kiệt và an toàn với môi trường.
2. Thuật ngữ “tokamak” xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước, khi các nhà khoa học Liên Xô cho ra đời một thiết bị có dạng một chiếc bánh rán, ở trung tâm là từ trường chứa một plasma được nung nóng đến nhiệt độ cực lớn. Kể từ đó, các chuyên gia Nga luôn là những người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về nguồn năng lượng plasma (plasma được coi là một dạng vật chất hoàn toàn mới, ngoài 3 dạng vật chất quen thuộc đã được loài người chinh phục là rắn, lỏng, và khí). Lò phản ứng nhiệt hạch “tokamak” T-15MD được chế tạo năm 2021 thuộc loại độc đáo duy nhất trên thế giới, có công suất cao, với kích thước nhỏ gọn.
3. Tokamak T-15MD được thiết kế và chế tạo hoàn toàn tại Nga trong vòng 10 năm. Đây là phiên bản sửa đổi của lò phản ứng T-15, đã hoạt động tại Viện Kurchatov từ cuối những năm 1980. Nó khác với lò tiền nhiệm của nó ở hình chữ D. Trong khi lò T-15 có tiết diện plasma tròn, lò T-15MD có plasma hình chữ D giúp nó có thể duy trì plasma ở một chế độ hoàn thiện - chế độ H. Chế độ H là cần thiết để thu được năng lượng cao từ quá trình đốt cháy nhiệt hạch trong các lò phản ứng. Cũng có thể thu được các chế độ như vậy trong plasma có tiết diện tròn, tuy nhiên trong plasma hình chữ D, có thể đạt được các kết quả khả quan hơn. Tokamak T-15MD là lò phản ứng nhiệt hạch mới đầu tiên được chế tạo ở Nga trong vòng 20 năm qua.
4. Trung tâm Nghiên cứu Viện Kurchatov cho biết: “Đối với đất nước chúng tôi, đây là chiếc Tokamak hình chữ D cỡ vừa đầu tiên. Ở Petersburg có một lò Globus-M2, nhưng nó nhỏ hơn 3-4 lần so với T-15MD về kích thước tuyến tính và có thể đặt vừa trong một căn phòng khá rộng rãi trong một căn hộ bình thường. Lò Tokamak T-15DM cần một căn phòng có kích thước như một xưởng máy. Và quy mô trong trường hợp này là rất quan trọng, để có được các thông số plasma cao”.
5. Tokamak mới có kích thước nhỏ nhưng nhiệm vụ của nó ở quy mô vũ trụ: Nó phải khởi động được các phản ứng nhiệt hạch như những phản ứng vẫn thường xảy ra ở trong tâm của các ngôi sao. Điều này có được nhờ nhiệt độ ở Tokamak có thể lên tới 100 triệu độ C, gấp 8 lần so với nhiệt độ ở trung tâm Mặt trời. Tokamak T-15MD sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu. Nắm vững công nghệ phản ứng tổng hợp nhiệt hạch có kiểm soát sẽ giúp thu được nguồn năng lượng hầu như không cạn kiệt và thân thiện với môi trường. Một lò phản ứng như vậy, do khả năng chạy bằng nhiên liệu an toàn và giá cả phải chăng như đợteri và triti nên có thể giúp thay thế các nhà máy điện hạt nhân. Phản ứng tổng hợp nhiệt hạch có thể cung cấp năng lượng sạch cho nhân loại trong nhiều năm tới, vì thế việc đưa vào hoạt động một lò phản ứng như vậy là một bước tiến lớn trên con đường này.
Theo dự kiến, sẽ nghiên cứu một loạt các đặc tính của plasma trên Tokamak T-15MD. Trong số đó có các quá trình khuếch tán hỗn loạn và vận chuyển các thông số quan trọng để giữ plasma ở trạng thái được kiểm soát. Để đạt mục đích này, người ta cũng lên kế hoạch nghiên cứu vai trò của điện trường và chuyển động quay trong quá trình duy trì plasma và chuyển đổi plasma sang các chế độ khác nhau. Điều đặc biệt quan trọng đối với các nhà khoa học là nghiên cứu sự chuyển đổi của plasma sang chế độ L”. Chế độ L được đặc trưng bởi sự phụ thuộc tiêu cực của thời gian tồn tại của plasma vào công suất gia nhiệt, cũng như Sir suy giảm của sự giam giữ nlasma (giảm thời gian tồn tại) và những thay đổi bên trong của dòng chảy hỗn loạn trong plasma. Nói một cách dễ hiểu, khi chuyển sang chế độ L, chiếc bánh rán plasma bên trong Tokamak có nguy cơ bị phá hủy khi được gia nhiệt và quá trình khởi động sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.
6. Nghiên cứu plasma rất quan trọng đối với các nhà khoa học. Trước hết, các nhà khoa học phải tìm ra bản chất của năng lượng, từ đó tìm ra bản chất di chuyển của các dòng nhiệt và hạt từ plasma đến thành buồng chân không. Trong tương lai, điều này có thể giúp xây dựng nhiều dự án nhiệt hạch quy mô lớn hơn và cho phép nhân loại giải quyết vấn đề về nhu cầu điện đang tăng lên hàng năm.
7. Các câu hỏi quan trọng tiếp theo là: Vai trò của các thông số khác nhau trong quá trình giam giữ plasma là gì? Sự hỗn loạn, điện trường, hoặc hồ sơ nhiệt độ plasma sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự giam giữ plasma và dòng chảy của các hạt? Các nhà khoa học đã biết rất nhiều về điều này, nhưng họ vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu.
(Nguồn: Trích từ bài báo “Nhiệt hạch – Nguồn năng lượng của tương lai” do TS. Nguyễn Thành Sơn biên dịch, tạp chí Năng lượng Việt Nam, xuất bản năm 2022)
Theo đoạn 7 và 8, trọng tâm nghiên cứu trong tương lai gần của các nhà khoa học là gì? | 827f81815f79bf7e285fd96193ab496f | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nhu cầu sử dụng điện năng toàn cầu hàng năm",
"Ảnh hưởng của giam giữ plasma lên điện trường",
"Sự dịch chuyển của các dòng nhiệt và hạt",
"Quy mô của các dự án liên quan đến nhiệt hạch"
]
} | A |
1. Việt Nam có nhiều dược chất tự nhiên hoạt tính kháng ung thư cao, nhưng hầu hết không tan tốt trong nước (là môi trường chính trong cơ thể). Điều này hạn chế khả năng ứng dụng các dược chất tự nhiên trong chữa trị lâm sàng bệnh nhân ung thư.
2. Nhận thấy hạn chế này, trong thời gian nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học UCLA (Mỹ) từ năm 2017, TS. Đoàn Lê Hoàng Tân (34 tuổi) đã tìm hiểu ứng dụng vật liệu nano trong y sinh. Đầu năm 2019, anh về nước và xây dựng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử (INOMAR), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, chế tạo hạt nano xốp phân hủy sinh học, làm chất mang và dẫn truyền chất kháng ung thư đến khối u một cách chính xác và có kiểm soát, hạn chế hoàn toàn tác dụng phụ và tăng hiệu quả dược chất.
3. Theo TS Tân, nhóm nghiên cứu chọn hạt nano làm chất mang thuốc bởi kích thước hạt (50-400 nanomet) có thể tải được lượng chất lớn, tính tương thích sinh học cao. Cụ thể, hạt nano nhắm vào các mô bị bệnh (khối u) bằng cách kết hợp kháng nguyên mục tiêu và có thể chứa nhiều tác nhân dược chất. "Trong khi các phương pháp thông thường không thể thực hiện được điều này", TS Tân nói.
4. Loại nano silica hữu cơ do nhóm nghiên cứu có đường kính trong khoảng 50-300 nanomet. Kích thước siêu nhỏ này giúp phân tán và di chuyển dễ dàng trong môi trường cơ thể. Vật liệu chứa hàng nghìn lỗ xốp tải được lượng lớn dược chất có kích thước phân tử và độ tan trong nước khác nhau.
5. Để các hạt nano có thể mang dược chất đến chính xác mục tiêu tế bào ung thư ở khối u và ức chế chúng, TS Tân và cộng sự phải tối ưu kích thước hạt sao cho phù hợp với từng loại tế bào ung thư, đặc biệt nghiên cứu kích thước lỗ xốp cho từng loại dược chất cụ thể.
6. Lỗ xốp có chức năng lưu trữ thuốc chống ung thư (như doxorubicin, camptotlecin và taxol), sau đó di chuyển chính xác đến các khối u và dẫn truyền thuốc để ức chế sự phát triển của chúng. Kích thước lỗ xốp có thể được điều khiển trong quá trình tổng hợp dược chất. Một số chất kém bền trong môi trường cơ thể được hạt nano bảo vệ trong lỗ xốp, tránh bị phân hủy trước khi đến khối u.
7. Ưu điểm nổi trội của các hạt nano do nhóm chế tạo là khả năng phân huỷ sinh học để giảm sự tích tụ ở nồng độ cao. Các hạt nano sau khi hoàn thành quá trình vận chuyển thuốc có thể tự phân huỷ và giảm kích thước còn vài nanomet để dễ dàng đào thải qua thận. Đây là đặc tính quan trọng của thế hệ mang chất mới khi hạn chế khả năng tích tụ sinh học của chất mang thuốc trong cơ thể.
8. Để đánh giá khả năng của các hạt nano, TS Tân và cộng sự phối hợp với nhóm - chuyên gia nước ngoài (Mỹ) để sử dụng mô hình khối u trứng gà, được tạo ra bằng cách cấy các tế bào ung thư vào màng ối (chorioallantoic membrane) bao quanh phôi bên trong trứng gà đã thụ tinh. TS Tân cho biết, mô hình này có giá thành thấp hơn nhiều so với mô hình trên chuột nhưng lại cho ra kết quả thí nghiệm nhanh chóng.
9. Do hệ thống miễn dịch chưa phát triển và sự hiện diện của một cấu trúc có mạch - máu cao, khối u được hình thành chỉ trong vòng ba ngày, chứa các mạch máu, tế bào ngoại bào và hình khối giống khối u ở người. Kết quả cho thấy vật liệu nano dẫn truyền các dược chất kháng ung thư (nguồn gốc tổng hợp và thiên nhiên) đến đúng mục tiêu khối u, giải phóng có kiểm soát, không gây tác dụng phụ.
10. Nhờ khả năng dẫn truyền và giải phóng dược chất trúng đích đến khối u và tự phân hủy sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các hạt nano giúp tăng hiệu quả điều trị của dược chất, giảm chi phí điều trị ung thư và hạn chế hoàn toàn các tác dụng phụ trong quá trình chữa bệnh bằng phương pháp hóa trị và xạ trị.
11. TS Tân cho biết, nhóm đang trong quá trình phối hợp với chuyên gia trong nước và Nhật Bản để ứng dụng hệ chất mang nano trong điều trị lâm sàng và phát triển - nền tảng hệ vật liệu nano phân hủy sinh học mang dược chất kháng ung thư nguồn gốc nhân tạo và thiên nhiên.
(Theo Nguyễn Xuân, Tạo vật liệu lưu dược chất kháng ung thư trong cơ thể, Báo VnExpress, ngày 2/2/2021)
Nhờ tính chất phân hủy sinh học, các hạt nano dẫn truyền thuốc có ưu thế gì so với các loại chất dẫn truyền khác? | 0a52482bf8c57a828d1d256c481ac805 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Dẫn truyền thuốc chính xác hơn",
"Tăng hiệu quả của dược chất",
"Giảm giá thành sản xuất",
"Giúp cơ thể đào thải dễ hơn"
]
} | D |
1. Việt Nam có nhiều dược chất tự nhiên hoạt tính kháng ung thư cao, nhưng hầu hết không tan tốt trong nước (là môi trường chính trong cơ thể). Điều này hạn chế khả năng ứng dụng các dược chất tự nhiên trong chữa trị lâm sàng bệnh nhân ung thư.
2. Nhận thấy hạn chế này, trong thời gian nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học UCLA (Mỹ) từ năm 2017, TS. Đoàn Lê Hoàng Tân (34 tuổi) đã tìm hiểu ứng dụng vật liệu nano trong y sinh. Đầu năm 2019, anh về nước và xây dựng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử (INOMAR), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, chế tạo hạt nano xốp phân hủy sinh học, làm chất mang và dẫn truyền chất kháng ung thư đến khối u một cách chính xác và có kiểm soát, hạn chế hoàn toàn tác dụng phụ và tăng hiệu quả dược chất.
3. Theo TS Tân, nhóm nghiên cứu chọn hạt nano làm chất mang thuốc bởi kích thước hạt (50-400 nanomet) có thể tải được lượng chất lớn, tính tương thích sinh học cao. Cụ thể, hạt nano nhắm vào các mô bị bệnh (khối u) bằng cách kết hợp kháng nguyên mục tiêu và có thể chứa nhiều tác nhân dược chất. "Trong khi các phương pháp thông thường không thể thực hiện được điều này", TS Tân nói.
4. Loại nano silica hữu cơ do nhóm nghiên cứu có đường kính trong khoảng 50-300 nanomet. Kích thước siêu nhỏ này giúp phân tán và di chuyển dễ dàng trong môi trường cơ thể. Vật liệu chứa hàng nghìn lỗ xốp tải được lượng lớn dược chất có kích thước phân tử và độ tan trong nước khác nhau.
5. Để các hạt nano có thể mang dược chất đến chính xác mục tiêu tế bào ung thư ở khối u và ức chế chúng, TS Tân và cộng sự phải tối ưu kích thước hạt sao cho phù hợp với từng loại tế bào ung thư, đặc biệt nghiên cứu kích thước lỗ xốp cho từng loại dược chất cụ thể.
6. Lỗ xốp có chức năng lưu trữ thuốc chống ung thư (như doxorubicin, camptotlecin và taxol), sau đó di chuyển chính xác đến các khối u và dẫn truyền thuốc để ức chế sự phát triển của chúng. Kích thước lỗ xốp có thể được điều khiển trong quá trình tổng hợp dược chất. Một số chất kém bền trong môi trường cơ thể được hạt nano bảo vệ trong lỗ xốp, tránh bị phân hủy trước khi đến khối u.
7. Ưu điểm nổi trội của các hạt nano do nhóm chế tạo là khả năng phân huỷ sinh học để giảm sự tích tụ ở nồng độ cao. Các hạt nano sau khi hoàn thành quá trình vận chuyển thuốc có thể tự phân huỷ và giảm kích thước còn vài nanomet để dễ dàng đào thải qua thận. Đây là đặc tính quan trọng của thế hệ mang chất mới khi hạn chế khả năng tích tụ sinh học của chất mang thuốc trong cơ thể.
8. Để đánh giá khả năng của các hạt nano, TS Tân và cộng sự phối hợp với nhóm - chuyên gia nước ngoài (Mỹ) để sử dụng mô hình khối u trứng gà, được tạo ra bằng cách cấy các tế bào ung thư vào màng ối (chorioallantoic membrane) bao quanh phôi bên trong trứng gà đã thụ tinh. TS Tân cho biết, mô hình này có giá thành thấp hơn nhiều so với mô hình trên chuột nhưng lại cho ra kết quả thí nghiệm nhanh chóng.
9. Do hệ thống miễn dịch chưa phát triển và sự hiện diện của một cấu trúc có mạch - máu cao, khối u được hình thành chỉ trong vòng ba ngày, chứa các mạch máu, tế bào ngoại bào và hình khối giống khối u ở người. Kết quả cho thấy vật liệu nano dẫn truyền các dược chất kháng ung thư (nguồn gốc tổng hợp và thiên nhiên) đến đúng mục tiêu khối u, giải phóng có kiểm soát, không gây tác dụng phụ.
10. Nhờ khả năng dẫn truyền và giải phóng dược chất trúng đích đến khối u và tự phân hủy sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các hạt nano giúp tăng hiệu quả điều trị của dược chất, giảm chi phí điều trị ung thư và hạn chế hoàn toàn các tác dụng phụ trong quá trình chữa bệnh bằng phương pháp hóa trị và xạ trị.
11. TS Tân cho biết, nhóm đang trong quá trình phối hợp với chuyên gia trong nước và Nhật Bản để ứng dụng hệ chất mang nano trong điều trị lâm sàng và phát triển - nền tảng hệ vật liệu nano phân hủy sinh học mang dược chất kháng ung thư nguồn gốc nhân tạo và thiên nhiên.
(Theo Nguyễn Xuân, Tạo vật liệu lưu dược chất kháng ung thư trong cơ thể, Báo VnExpress, ngày 2/2/2021)
Thông tin nào sau đây là KHÔNG chính xác? | 63b090cc772d882d87789ef45438082d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nguồn dược liệu chống ung thư tự nhiên tại Việt Nam khá phong phú",
"Nghiên cứu được đề cập trong bài được thực hiện tại Đại học UCLA (Mỹ)",
"Hạt nano xốp dẫn truyền chất kháng ung thư không gây tác dụng phụ",
"Nước là chất dẫn truyền chất kháng ung thư tương đối hiệu quả"
]
} | B |
1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học cơ bản đã thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết trong những tháng ngày của năm 2020 khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới. Nhờ có các nghiên cứu cơ bản, cụ thể là các nghiên cứu khám phá về virus, con người đã nhanh chóng xác định được các đặc trưng cơ bản cũng cách chúng phát triển, lây lan và tấn công cơ thể con người. Từ đó, các chính phủ, dựa trên các khuyến nghị từ các nhà khoa học, đã đưa ra các phương án kịp thời và hiệu quả để bảo vệ người dân như giãn cách xã hội hay đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
2. Tuy nhiên, đó chỉ là các phương án tạm thời. Thế giới cần có biện pháp hiệu quả và bền vững hơn, và đó chính là vaccine. Các phương pháp chế tạo vaccine truyền thống cần một thời gian tương đối dài, cỡ 10 năm, và do đó không đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay. Rất may, các nghiên cứu khoa học đột phá về mRNA của nhà khoa học người Hungary, TS. Katalin Kariko, tiến hành vào năm 2005 khi bà làm việc tại Đại học Pennsylvania, đã trở thành chìa khoá để giúp các nhà nghiên cứu của Công ty BioNTech, có trụ sở tại thành phố Mainz, nước Đức tìm ra vaccine chỉ trong vòng một thời gian kỷ lục 10 tháng, thay vì 10 năm.
3. Trước khi Covid-19 nổ ra, các nghiên cứu của TS. Katalin Kariko từng bị hoài nghi. Có lẽ chính TS. Katalin Kariko cũng không thể nghĩ được rằng các nghiên cứu táo bạo của mình lại trở thành phép màu cho cả thế giới 15 năm sau. Như nhà khoa học đoạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học năm 1993, Richard Roberts, đã từng nói “Vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học thể hiện ở chỗ bạn không bao giờ biết được nó sẽ dẫn đến đâu”. Hay như nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 2012, Serge Haroche, đã từng nói “Ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể hình dung ra hết các hệ quả của nghiên cứu mà họ tiến hành”. Trong số hàng trăm nghiên cứu lớn nhỏ của TS. Katalin Kariko, chỉ cần một trong số chúng nhen nhóm hi vọng hồi sinh cho cả thế giới thì còn gì tuyệt vời hơn?
4. Từ câu chuyện về vaccine Covid-19, chúng ta thấy rằng cần phải có một tư duy hệ thống, sâu sắc và dài hạn cho nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu cơ bản là các nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu bản chất và quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Các kết quả của nó mang tính nguyên bản. Động lực để phát triển nó đó chính là sự tò mò của con người. Mọi quá trình nóng vội mang tính thời vụ đều không phù hợp với các nghiên cứu cơ bản.
5. Khi Newton nghiên cứu và xây dựng nên lý thuyết hấp dẫn, mục tiêu của ông đó là giải thích được câu hỏi “tại sao quả táo rơi xuống đất thay vì bay lên trời?” Nhưng sau đó, chính ông và nhiều nhà khoa học khác thấy được lý thuyết hấp dẫn này còn giải thích và tiên đoán được vô số hiện tượng khác xảy ra trong tự nhiên và vũ trụ. Cơ học Newton đã thành nền tảng lý thuyết để các kỹ sư chế tạo nên máy móc, phương tiện giao thông, cầu đường, nhà cửa. Thiếu nó, mọi hoạt động con người sẽ không còn trơn tru và hiệu quả. Thiếu nó, bạn sẽ không có một chiếc xe Vinfast chạy nhanh và êm ái được.
6. Khi Planck đề xuất thuyết lượng tử, mục tiêu của ông đó là giải quyết vấn đề chưa có lời giải về phổ bức xạ của vật đen tuyệt đối. Và chắc chắn ông không thể hình dung lý thuyết của mình trở thành một trong hai trụ cột chính của Vật lý hiện đại. Nhờ có lý thuyết lượng tử mà con người ngày hôm nay có các máy tính cá nhân, các điện thoại thông minh, hay các tấm pin năng lượng mặt trời. Nhờ có thuyết lượng tử mà chúng ta có thời đại công nghiệp 4.0. Thiếu nó chúng ta không thể có các tập đoàn công nghệ lớn mạnh như Viettel.
7. Vào thời điểm này, đại dịch Covid-19 vẫn là câu chuyện đang rất nóng hổi. Chúng ta nên biết rằng nếu không có các nghiên cứu khám phá về cấu trúc DNA đầu tiên của Francis Crick, James Watson, và Rosalind Franklin cách đây 67 năm thì chúng ta ở sẽ không có vaccine Covid-19 nhanh như bây giờ. Chúng ta cần nhớ có rất nhiều loại virus khác nhau tồn tại trong tự nhiên. Hôm nay virus này đến từ con dơi, nhưng ngày mại virus khác có khi lại đến từ một con chim hót rất hay. Chúng ta cần phải chuẩn bị cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai. Đầu tư cho khoa học cơ bản để duy trì một đội ngũ các nhà khoa học tài năng, am tường các tiến bộ khoa học – công nghệ của nhân loại là một cách chuẩn bị khôn ngoan nhất. Trong quá khứ, một dân tộc thiện chiến có thể thống lĩnh cả thế giới. Nhưng trong tương lai, một dân tộc tồn tại được dài lâu hay không phụ thuộc vào việc dân tộc đó uyên bác đến mức độ nào..
(Theo Đỗ Quốc Tuấn, Khoa học cơ bản: Giữa vẻ đẹp và tính hữu ích, Báo Khoa học & Phát triển, ngày 11/02/2021)
Vì sao tác giả cho rằng: “Từ câu chuyện về vaccine Covid-19, chúng ta thấy rằng cần phải có một tư duy hệ thống, sâu sắc và dài hạn cho nghiên cứu cơ bản”? | 6d3f7dad19d767ca38b0fb281be76c26 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Vì đại dịch Covid-19 còn kéo dài, chưa có ngày kết thúc",
"Vì sản xuất vaccine Covid-19 giúp các công ty dược thu lợi lớn",
"Vì các nghiên cứu cơ bản thường kéo dài nhiều năm mới có kết quả",
"Vì chúng ta cần chuẩn bị cho những sự cố bất thường sau này"
]
} | D |
1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học cơ bản đã thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết trong những tháng ngày của năm 2020 khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới. Nhờ có các nghiên cứu cơ bản, cụ thể là các nghiên cứu khám phá về virus, con người đã nhanh chóng xác định được các đặc trưng cơ bản cũng cách chúng phát triển, lây lan và tấn công cơ thể con người. Từ đó, các chính phủ, dựa trên các khuyến nghị từ các nhà khoa học, đã đưa ra các phương án kịp thời và hiệu quả để bảo vệ người dân như giãn cách xã hội hay đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
2. Tuy nhiên, đó chỉ là các phương án tạm thời. Thế giới cần có biện pháp hiệu quả và bền vững hơn, và đó chính là vaccine. Các phương pháp chế tạo vaccine truyền thống cần một thời gian tương đối dài, cỡ 10 năm, và do đó không đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay. Rất may, các nghiên cứu khoa học đột phá về mRNA của nhà khoa học người Hungary, TS. Katalin Kariko, tiến hành vào năm 2005 khi bà làm việc tại Đại học Pennsylvania, đã trở thành chìa khoá để giúp các nhà nghiên cứu của Công ty BioNTech, có trụ sở tại thành phố Mainz, nước Đức tìm ra vaccine chỉ trong vòng một thời gian kỷ lục 10 tháng, thay vì 10 năm.
3. Trước khi Covid-19 nổ ra, các nghiên cứu của TS. Katalin Kariko từng bị hoài nghi. Có lẽ chính TS. Katalin Kariko cũng không thể nghĩ được rằng các nghiên cứu táo bạo của mình lại trở thành phép màu cho cả thế giới 15 năm sau. Như nhà khoa học đoạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học năm 1993, Richard Roberts, đã từng nói “Vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học thể hiện ở chỗ bạn không bao giờ biết được nó sẽ dẫn đến đâu”. Hay như nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 2012, Serge Haroche, đã từng nói “Ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể hình dung ra hết các hệ quả của nghiên cứu mà họ tiến hành”. Trong số hàng trăm nghiên cứu lớn nhỏ của TS. Katalin Kariko, chỉ cần một trong số chúng nhen nhóm hi vọng hồi sinh cho cả thế giới thì còn gì tuyệt vời hơn?
4. Từ câu chuyện về vaccine Covid-19, chúng ta thấy rằng cần phải có một tư duy hệ thống, sâu sắc và dài hạn cho nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu cơ bản là các nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu bản chất và quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Các kết quả của nó mang tính nguyên bản. Động lực để phát triển nó đó chính là sự tò mò của con người. Mọi quá trình nóng vội mang tính thời vụ đều không phù hợp với các nghiên cứu cơ bản.
5. Khi Newton nghiên cứu và xây dựng nên lý thuyết hấp dẫn, mục tiêu của ông đó là giải thích được câu hỏi “tại sao quả táo rơi xuống đất thay vì bay lên trời?” Nhưng sau đó, chính ông và nhiều nhà khoa học khác thấy được lý thuyết hấp dẫn này còn giải thích và tiên đoán được vô số hiện tượng khác xảy ra trong tự nhiên và vũ trụ. Cơ học Newton đã thành nền tảng lý thuyết để các kỹ sư chế tạo nên máy móc, phương tiện giao thông, cầu đường, nhà cửa. Thiếu nó, mọi hoạt động con người sẽ không còn trơn tru và hiệu quả. Thiếu nó, bạn sẽ không có một chiếc xe Vinfast chạy nhanh và êm ái được.
6. Khi Planck đề xuất thuyết lượng tử, mục tiêu của ông đó là giải quyết vấn đề chưa có lời giải về phổ bức xạ của vật đen tuyệt đối. Và chắc chắn ông không thể hình dung lý thuyết của mình trở thành một trong hai trụ cột chính của Vật lý hiện đại. Nhờ có lý thuyết lượng tử mà con người ngày hôm nay có các máy tính cá nhân, các điện thoại thông minh, hay các tấm pin năng lượng mặt trời. Nhờ có thuyết lượng tử mà chúng ta có thời đại công nghiệp 4.0. Thiếu nó chúng ta không thể có các tập đoàn công nghệ lớn mạnh như Viettel.
7. Vào thời điểm này, đại dịch Covid-19 vẫn là câu chuyện đang rất nóng hổi. Chúng ta nên biết rằng nếu không có các nghiên cứu khám phá về cấu trúc DNA đầu tiên của Francis Crick, James Watson, và Rosalind Franklin cách đây 67 năm thì chúng ta ở sẽ không có vaccine Covid-19 nhanh như bây giờ. Chúng ta cần nhớ có rất nhiều loại virus khác nhau tồn tại trong tự nhiên. Hôm nay virus này đến từ con dơi, nhưng ngày mại virus khác có khi lại đến từ một con chim hót rất hay. Chúng ta cần phải chuẩn bị cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai. Đầu tư cho khoa học cơ bản để duy trì một đội ngũ các nhà khoa học tài năng, am tường các tiến bộ khoa học – công nghệ của nhân loại là một cách chuẩn bị khôn ngoan nhất. Trong quá khứ, một dân tộc thiện chiến có thể thống lĩnh cả thế giới. Nhưng trong tương lai, một dân tộc tồn tại được dài lâu hay không phụ thuộc vào việc dân tộc đó uyên bác đến mức độ nào..
(Theo Đỗ Quốc Tuấn, Khoa học cơ bản: Giữa vẻ đẹp và tính hữu ích, Báo Khoa học & Phát triển, ngày 11/02/2021)
Ý nào sau đây là một trong các phương án tạm thời” được đề cập ở đoạn 2? | 0a390b8a2d3d354fb9ee5783ed3441d6 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Điều chế vaccine chống Covid-19",
"Giãn cách xã hội trên diện rộng",
"Khám phá ra công nghệ mRNA",
"Không phương án nào chính xác"
]
} | B |
1. Từ khi thành lập từ giữa năm 2002 đến nay, Công ty Cổ phần Ong Tam Đảo (Honeco) đã phát triển hơn 20.000 đàn ông đi tìm kiếm nguồn mật hoa ở nhiều vùng rừng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lục Ngạn (Bắc Giang), Mộc Châu, Sông Mã (Sơn La), Hưng Yên, Điện Biên, Hà Giang, Lâm Đồng, Bến Tre, Tây Ninh... và đã tạo ra được một số sản phẩm mật ong chất lượng tốt được người tiêu dùng trong nước đón nhận.
2. Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Nga, Tổng Giám đốc Honeco, “dù Việt Nam luôn nằm trong top những nước có sản lượng mật ong xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu “thổ nên giá trị kinh tế thấp. Chỉ có đưa khoa học công nghệ vào để chế biến mật ong thành những sản phẩm mới, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo chuỗi cung ứng và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế thì mới có thể nâng tầm thương hiệu Việt để hướng đến thị trường quốc tế rộng lớn.”
3. Để làm được điều này, cuối năm 2017, Honeco đã ký hợp đồng thực hiện dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất các sản phẩm mới từ mật ong và hoa quả” với Bộ Khoa học và Công nghệ để nhận chuyển giao tri thức từ Viện Công nghiệp Thực phẩm (FIRI) thuộc Bộ Công thương. Dự án thực hiện trong vòng 2,5 năm - từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2020 – với sự phối hợp chặt chẽ của nhà nghiên cứu và doanh nghiệp.
4. “Việt Nam có nguồn mật ong và hoa quả phong phú, thích hợp để phát triển các sản phẩm kết hợp có giá trị bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Điều này cũng tận dụng được nguồn nguyên liệu phong phú sẵn có của nhiều địa phương và giúp người tiêu dùng không cần nhập ngoại,” TS. Trương Hương Lan, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng, Viện Công nghiệp Thực phẩm, chia sẻ.
5. Các nhà khoa học của Viện FIRI đã có sẵn công nghệ chế biến mật ong kết hợp với một số loại hoa quả ở quy mô phòng thí nghiệm. Họ đã nghiên cứu thành công công nghệ cô đặc chân không áp dụng với mật ong - tức làm giảm hàm lượng nước trong mật ong và hoa quả xuống còn 17-18% ở nhiệt độ thấp khoảng 45°C dưới điều kiện áp suất chân không. Khi đó, mật ong không bị mất đi những tinh chất quý báu như kháng sinh tự nhiên, còn hoa quả không bị mất đi các loại vitamin vốn dễ bay hơi. Chúng cũng giữ được màu sắc nổi bật như đỏ tím, vàng hổ phách mà không bị caramen hóa.
6. Thêm vào đó, nhờ quá trình cô đặc và sản xuất khép kín, vi sinh vật không thể phát triển trong các điều kiện này, khiến “trong vòng hai năm, sản phẩm sẽ hoàn toàn không xảy ra hiện tượng lên men”, TS. Trương Hương Lan cho biết. Trong quá trình cô đặc, các nhà khoa học cũng khéo léo bổ sung các bước đảo trộn với tần suất hợp lý khiến sản phẩm mật ong và dịch hoa quả không bị phân lớp như thông thường.
7. Đại diện Viện VIFI cho biết, mặc dù công nghệ cô đặc chân không đã được áp dụng trong một số lĩnh vực như thảo dược, sản xuất thuốc nhưng áp dụng với mật ong trên quy mô công nghiệp thì Ong Tam Đảo là công ty đầu tiên. Do vậy, khi thực hiện ở nhà máy, hai bên đã kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết nhiều thách thức liên quan đến nâng cấp quy mô (khoảng 30.000 - 100.000 lít/năm) với nguồn nguyên liệu mới và sẵn có của công ty trên trang thiết bị được đầu tư mới. Đối với mỗi loại nguyên liệu khác nhau, họ phải phân tích rõ thành phần, từ đó xác định mức điều chỉnh thời gian, nhiệt độ phù hợp. Bên cạnh việc đầu tư cải thiện dây chuyền sản xuất, Honeco cho biết họ cũng đầu tư thêm thiết bị và nhân lực phục vụ cho phòng nghiên cứu để đo đạc những chỉ tiêu cơ bản, trong khi liên kết với nhiều phòng thí nghiệm hiện đại bên ngoài để thực hiện phân tích những chỉ tiêu sâu hơn.
8. Trên nền công nghệ gốc được chuyển giao từ Viện Công nghiệp Thực phẩm, Honeco đã làm chủ quy trình và tự phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm chế biến khác với “hi vọng mỗi năm có thể đưa ra thị trường một sản phẩm mới”. Hiện nay, công ty có nhiều dòng sản phẩm từ mật ong như: mật ong chanh leo, mật ong dứa, mật ong dâu, mật ong quất, mật ong gừng sả, mật ong curcumin, mật ong quế... Từ năm 2019, công ty đã tung ra những sản phẩm thử nghiệm đầu tiên để thăm dò thị trường. Khi nhận được tín hiệu phản hồi tích cực, họ mới bắt đầu sản xuất đại trà từ đầu năm 2020.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, HONECO: Đưa mật ong hoa quả đi xuất khẩu, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 14/12/2020)
Theo TS. Trương Hương Lan, ý nào sau đây KHÔNG phải là một trong những mục tiêu của nghiên cứu được đề cập trong bài? | a837f7d0f0d8c9e0817fcfd0478b9fef | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương",
"Thay thế sản phẩm nhập khẩu",
"Phát triển sản phẩm tốt cho sức khỏe",
"Tinh chế dược chất để điều chế thuốc"
]
} | D |
1. Theo báo cáo của Hootsuite về thế giới số năm 2020, đến cuối năm 2020, lượng người dùng Internet trên toàn cầu đạt 4,66 tỷ trong đó 4,2 tỷ người đang sử dụng mạng xã hội, ngoài ra có 5,22 tỷ người đang sử dụng điện thoại di động.
2. Lượng người dùng điện thoại di động trên toàn cầu hiện nay tương đương 66,6% dân số thế giới. Dựa trên số liệu của Liên Hợp Quốc, dân số toàn cầu tính đến tháng 1/2021 là 7,83 tỷ, tốc độ tăng 1%/năm. Điều đó đồng nghĩa trong năm 2020, dân số toàn cầu đã tăng hơn 80 triệu người. Từ tháng 1/2020, lượng người dùng điện thoại di động trên thế giới đã tăng 1,8% (tương đương 93 triệu), trong khi tổng thiết bị kết nối di động (một người có thể sở hữu nhiều máy) tăng 0,9% lên mức 8,02 tỷ thiết bị.
3. Lượng người dùng Internet trên toàn cầu tăng 7,3% (tương đương 316 triệu) so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ sử dụng Internet hiện tại là 59,5%, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn do dịch Covid-19 khiến nhu cầu sử dụng Internet tăng mạnh.
4. Có khoảng 4,2 tỷ người sử dụng các dịch vụ mạng xã hội trên toàn cầu, tăng hơn 13% (490 triệu) chỉ trong 12 tháng, tương đương 53% dân số toàn cầu. Năm 2020, trung bình có 1,3 triệu người mới sử dụng mạng xã hội mỗi ngày. 2 giờ 25 phút mỗi ngày là thời gian bỏ ra trung bình trên mạng xã hội. Dự đoán trong năm 2021, người dùng sẽ dành tổng cộng 3,7 nghìn tỷ giờ trên các ứng dụng này. Philippines là quốc gia sử dụng mạng xã hội nhiều nhất, trung bình 4 giờ 15 phút mỗi ngày, nhiều hơn 30 phút so với quốc gia xếp thứ 2 là Colombia. Trong khi đó, người Nhật dành 51 phút 20 mỗi ngày trên mạng xã hội.
5. Dữ liệu của App Annie cho thấy người dùng Android trên toàn cầu sử dụng smartphone hơn 4 giờ/ngày, tương đương 3,5 nghìn tỷ giờ trong 12 tháng qua. Đối với người dùng Internet, họ bỏ ra trung bình 3 giờ 39 phút mỗi ngày trên smartphone, nhiều hơn 7% so với thời gian xem TV mỗi ngày (3 giờ 24 phút).
6. Người dùng Internet dành trung bình gần 7 giờ mỗi ngày trên mọi thiết bị, tương đương hơn 48 giờ mỗi tuần. Giả sử thời gian ngủ trung bình là 7-8 giờ, chúng ta đang dành 42% thời gian thức cho các hoạt động trực tuyến. Dù smartphone chiếm 53% thời gian sử dụng Internet, những thiết bị khác vẫn đóng vai trò quan trọng. Có 90% người dùng Internet lên mạng bằng smartphone, nhưng 2/3 trong số họ vẫn sử dụng laptop hoặc máy tính để bàn.
7. Người dùng Philippines dành thời gian trên Internet lâu nhất, trung bình gần 11 giờ mỗi ngày. Brazil, Colombia và Nam Phi cũng dành trung bình hơn 10 giờ trực tuyến mỗi ngày. Người dùng Nhật Bản dành thời gian trực tuyến ít nhất, chưa đến 4,5 giờ mỗi ngày. Đáng chú ý khi thời gian dùng Internet tại Trung Quốc tương đối thấp, trung bình 5 giờ 22 phút mỗi ngày, ít hơn 1,5 giờ so với mức trung bình toàn cầu là 6 giờ 54 phút.
8. Công cụ tìm kiếm vẫn là điều không thể thiếu. 98% người phản hồi cho biết họ sử dụng công cụ tìm kiếm mỗi tháng, trong đó 45% sử dụng tìm kiếm giọng nói. Gần 1/3 người dùng Internet sử dụng các ứng dụng tìm kiếm hình ảnh như Pinterest Lens, Google Lens.
9. Một xu hướng thú vị là tìm kiếm trên mạng xã hội. Khoảng 45% người dùng Internet cho biết đã chuyển sang mạng xã hội khi cần tìm sản phẩm, dịch vụ. Ở độ tuổi 16-64, gần 77% người dùng mua hàng trực tuyến mỗi tháng. Năm 2020, các sản phẩm thời trang và làm đẹp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu thương mại điện tử B2C (business-to-consumer) toàn cầu, đạt 665 tỷ USD.”.
(Theo Phúc Thịnh, 2/3 dân số thế giới đang dùng smartphone, Báo Zing News, ngày 4/2/2021)
Diễn đạt nào dưới đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên? | 7041f65d8aa7dfedd062640362885cbf | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nhật Bản sử dụng mạng Internet ít nhất thế giới",
"Toàn cảnh thế giới số trong năm 2020",
"Người Philippines sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thế giới",
"Internet tác động trực tiếp đến đời sống con người"
]
} | B |
1. Trong lúc mọi người đang hân hoan về ứng dụng của vật liệu nano thì các nhà khoa học lại đặt ra câu hỏi rằng liệu vật liệu nano có an toàn không, nhất là khi nó hiện diện ở khắp mọi nơi. Một nguyên tắc bất di bất dịch của độc chất học là tất cả mọi thứ đều độc hoặc không độc, chính nồng độ và đường dùng của nó quyết định điều đó. Ví dụ, nước là một chất tưởng chừng cần thiết và vô hại, nếu ta uống 1,5-2 lít mỗi ngày là tốt cho sức khỏe nhưng nếu một người uống 10 lít nước thì sẽ bị ngộ độc chết.
2. Bản chất vật liệu nano rất khác với vật liệu cùng loại kích cỡ lớn vì vật liệu nano có kích thước nhỏ, tỷ lệ của nhân so với bề mặt lớn hơn nhiều so với vật liệu cùng loại không nano; bên cạnh đó, khả năng vận chuyển và tạo hình của vật liệu nano cũng thay đổi, dẫn đến biến đổi tính chất vật lý, hoá học, quang học và sinh học.
3. Vì thế, một số nhà khoa học đã bắt đầu xem xét về tính an toàn của chúng. Nghiên cứu của Poland và cộng sự (2008) trên Nature Nanotechnology là hồi chuông lớn nhất về độc tính của nano. Nghiên cứu này cho thấy sợi nano carbon đường kính 50 nanomet (nm), dài 100 micromet tạo ra khối u ở mô cơ hoành tương tự sợi Amiăng, tuy nhiên sợi carbon rối đường kính 15 nm thì không. Nguyên nhân là sợi carbon dài làm cho đại thực bào không tiêu được trong quá trình gọi là “thực bào chán nản”. Nhiều nghiên cứu sau đó cũng củng cố cho luận điểm một số sợi nano gây ra ung thư ở chuột giống với Amiăng.
4. Sau đấy, các nước phát triển hiểu rằng họ không thể không quan tâm đến độc tính của các vật liệu nano và liên tục tài trợ cho các nghiên cứu về độc tính nano. Một số ví dụ điển hình về độc tính của vật liệu nano đã được công bố như: carbon dạng kim cương và dạng fullerenes gần như trơ, nhưng carbon đen hay ống nano carbon gây độc, phụ thuộc nồng độ, chiều dài hay dạng kết tụ. Thử nghiệm trên mô hình cá cho thấy tiểu phân nano bạc 10 nm hoặc 35 nm gây độc chết, nhưng độc tính giảm khi bọc citrate hoặc fulvic acid, silicat (SiO2) 15 nm gây hành vi giống bệnh Parkinson, còn silicat 50 năm thì độc tính giảm (cũng trên mô hình cá). Các kết quả nghiên cứu về nano cũng cho thấy mỗi loại vật liệu nano (tuy cùng chất, ví dụ cùng là nano bạc), nhưng tuỳ vào đặc điểm (kích thước, hình dạng, cấu trúc, chất bao phủ và cách chế tạo) là một “cá thể” riêng biệt với tính chất khác nhau. Không thể từ một cá thể này mà suy ra tính chất của cá thể khác.
5. Quay lại chủ đề về nano bạc, một số nghiên cứu ủng hộ cho tác dụng của các loại nano bạc trong diệt khuẩn và virus: nano bạc 5 nm, 25 nm và 30 nm có khả năng tiêu diệt tế bào bị nhiễm herpesvirus và Epstein-Barr Virus; nano bạc 3,5 nm, 6,5 nm và 12,9 nm trộn lẫn với chitosan có khả năng diệt E. coli và cúm H1N1. Tất cả các nghiên cứu này đều chỉ là thử nghiệm trên tế bào, rất ít thử nghiệm trên động vật, còn thử nghiệm lâm sàng trên người thì hoàn toàn chưa có. Lưu ý là chưa có bất cứ nghiên cứu nào dùng nano bạc trị nCoV, SARS hay MERS. Còn về độc tính của nano bạc, chỉ cần tra cứu trong Pubmed (cơ sở dữ liệu các nghiên cứu của Hoa Kỳ) thì ra hơn 2.855 kết quả, có cả độc tính trên vết thương hở, hô hấp và tiêu hóa. Một số kết quả cụ thể như khi cho chuột cống trong thí nghiệm hít nano bạc 18 nm thì bị viêm phổi sau 90 ngày. Nghiên cứu của Kwon và cộng sự (2012) trên chuột nhắt cũng chứng minh rằng hít phải nano bạc 20 nm và 30 nm gây độc phổi cấp và dẫn tới việc nano bạc thâm nhập vào các cơ quan khác nhau; nano bạc 20 nm có khả năng gây độc gene trên dòng tế bào MERS. Còn về độc tính của nano bạc, chỉ cần tra cứu trong Pubmed (cơ sở dữ liệu các nghiên cứu của Hoa Kỳ) thì ra hơn 2.855 kết quả, có cả độc tính trên vết thương hở, hô hấp và tiêu hóa. Một số kết quả cụ thể như khi cho chuột cống trong thí nghiệm hít nano bạc 18 nm thì bị viêm phổi sau 90 ngày. Nghiên cứu của Kwon và cộng sự (2012) trên chuột nhắt cũng chứng minh rằng hít phải nano bạc 20 nm và 30 nm gây độc phổi cấp và dẫn tới việc nano bạc thâm nhập vào các cơ quan khác nhau; nano bạc 20 nm có khả năng gây độc gene trên dòng tế bào gan HepG2.
6. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ không khuyến cáo dùng nano bạc đường uống, vì họ cũng không thể biết hết tác dụng của nano bạc trong cơ thể, dù là kích cỡ nào. Do đó, các sản phẩm có nano bạc mà nhiều người đang sử dụng trong phòng chống COVID-19 cần phải chứng minh rõ ràng các đặc điểm nano bạc như: kích thước, hình dạng, cách chế tạo, độ phân tán, lớp vỏ bao, thử nghiệm để chứng minh hiệu quả phòng chống COVID-19, mô hình thử nghiệm, thử nghiệm tính độc hại và an toàn của sản phẩm theo đường dùng, thử nghiệm lâm sàng.
7. Trong y khoa, việc nghiên cứu phát triển các vật liệu nano để chế tạo các sản phẩm hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh và tăng cường giải phóng thuốc tới tế bào đích đang được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Mặc dù các sản phẩm nano từ hữu cơ đã được nhiều quốc gia chấp thuận sử dụng nhưng các tiểu phân nano vô cơ đa phần vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm trên động vật. Triển vọng của tiểu phân nano vào trị bệnh là rất lớn, tuy nhiên điều quan trọng cần quan tâm chính là độc tính của chúng. Liệu việc sử dụng chúng có an toàn trên người hay không luôn là câu hỏi được đặt ra và cần giải quyết thông qua các thử nghiệm từ động vật tới thử nghiệm lâm sàng.
(Nguồn: Trích từ bài báo của TS. Phạm Đức Hùng, xuất bản trên tạp chí Khoa học và Đời sống, số 3 năm 2020)
Loại nano bạc nào dưới đây gây hại đến phổi của động vật? | 9316b9c6f8fc6d822779d4368e637d38 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nano bạc 50 năm",
"Nano bạc 20 nm",
"Nano bạc trộn lẫn chitosan",
"Nano bạc bọc citrate"
]
} | B |
1. Việt Nam đang đi đầu về chuyển đổi số, trong đó ngành giáo dục đạt được nhiều thành tựu, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam đánh giá. Ngày 15/10, bên lề hội nghị “chuyển đổi kỹ thuật số các hệ thống giáo dục trong ASEAN”, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, nói thấy ấn tượng trước những nỗ lực và phản ứng nhanh của ngành giáo dục Việt Nam trong việc tổ chức học tập trực tuyến suốt thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
2. Hơn 4 tháng triển khai, gần 50% trường đại học tổ chức dạy học trực tuyến. Ở những vùng khó khăn, nhiều thầy cô tổ chức làm video bài giảng gửi lên Youtube, Zalo, Facebook và các ứng dụng khác nhằm tạo cơ hội học tập cho học sinh, thậm chí soạn bài, photo và đến từng nhà gửi bài tập cho các em.
3. Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ngày 29/9 cho thấy việc học trực tuyến trong giai đoạn Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ. 79,7% học sinh được học trực tuyến, cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%).
4. “Tôi rất tự hào về những nỗ lực của ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam trong việc đảm bảo duy trì việc học tập của trẻ em khi trường học đóng cửa”, bà Rana Flowers nói, khẳng định việc nhanh chóng tổ chức dạy học trực tuyến thời gian qua là bằng chứng cho thấy khả năng chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Bà đánh giá Việt Nam đang đi trước và đi đầu các quốc gia trong chuyển đổi số.
5. Tuy nhiên, đại diện UNICEF cho rằng ngành giáo dục cần tiếp tục thay đổi, cải cách nhằm đảm bảo mọi trẻ em, mọi người được đi học, được xóa mù công nghệ nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của cuộc cách mạng 4.0 cũng như đảm bảo cho các em được trang bị kỹ năng mới như giao tiếp, xác định vấn đề, giải quyết vấn đề, sự sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm.
6. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết một trong những mục tiêu của hệ thống giáo dục Việt Nam là trang bị cho học sinh kỹ năng kỹ thuật số ở tất cả cấp học. Môn Tin học được đưa vào giảng dạy ngay từ bậc Tiểu học, tập trung vào 3 lĩnh vực: kỹ năng số, ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học máy tính, bao gồm các chủ đề mới nổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và người máy.
7. Giáo dục STEM cũng được đẩy mạnh thông qua mô hình học tập dựa dự án và phát triển trung tâm đổi mới trong trường học. Chương trình học không chỉ giới hạn trong việc truyền tải kiến thức mà còn chú trọng đến khả năng tiếp thu, tư duy kỹ thuật số cùng khả năng làm chủ công nghệ của người học.
8. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hành giảng dạy và chia sẻ kiến thức đã sớm được hình thành ở Việt Nam. Ông Nhạ thông tin hiện hơn 7.000 bài học chất lượng cao được chia sẻ trên Internet. “Để chuẩn bị cho chương trình giáo dục mới được triển khai từ năm học này, giáo viên cả nước đã được tập huấn trực tuyến liên tục dựa trên hệ thống LMS”, ông Nhạ nói.
9. Cũng theo ông Nhạ, Việt Nam đang xây dựng khung năng lực số cho học sinh, mầm non đến THPT, trong đó không chỉ coi trọng kỹ năng sử dụng, kiến thức công nghệ mà còn hướng đến năng lực tư duy, khả năng tạo ra sản phẩm sáng tạo và thích ứng với thế giới số.
10. Không chỉ Việt Nam, các nước ASEAN cũng đang cố gắng dạy học sinh các kỹ năng số. Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN đã thông qua tuyên bố chung, khẳng định tầm quan trọng của việc xóa mù công nghệ, tăng cường thúc đẩy phát triển kỹ năng số và kỹ năng chuyển đổi số trong hệ thống giáo dục.
(Theo Dương Tâm, “Việt Nam được đánh giá cao về chuyển đổi số trong dục”, Báo VnExpress, ngày 15/10/2020)
Theo bài đọc, đáp án nào dưới đây KHÔNG phải là một trong các chủ đề mới nổi của cuộc cách mạng 4.0? | a1ae8f694790a489cdb732ae841b6bc0 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Trí tuệ nhân tạo",
"Khoa học máy tính",
"Dữ liệu lớn",
"Người máy"
]
} | B |
1. Theo báo cáo của Hootsuite về thế giới số năm 2020, đến cuối năm 2020, lượng người dùng Internet trên toàn cầu đạt 4,66 tỷ trong đó 4,2 tỷ người đang sử dụng mạng xã hội, ngoài ra có 5,22 tỷ người đang sử dụng điện thoại di động.
2. Lượng người dùng điện thoại di động trên toàn cầu hiện nay tương đương 66,6% dân số thế giới. Dựa trên số liệu của Liên Hợp Quốc, dân số toàn cầu tính đến tháng 1/2021 là 7,83 tỷ, tốc độ tăng 1%/năm. Điều đó đồng nghĩa trong năm 2020, dân số toàn cầu đã tăng hơn 80 triệu người. Từ tháng 1/2020, lượng người dùng điện thoại di động trên thế giới đã tăng 1,8% (tương đương 93 triệu), trong khi tổng thiết bị kết nối di động (một người có thể sở hữu nhiều máy) tăng 0,9% lên mức 8,02 tỷ thiết bị.
3. Lượng người dùng Internet trên toàn cầu tăng 7,3% (tương đương 316 triệu) so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ sử dụng Internet hiện tại là 59,5%, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn do dịch Covid-19 khiến nhu cầu sử dụng Internet tăng mạnh.
4. Có khoảng 4,2 tỷ người sử dụng các dịch vụ mạng xã hội trên toàn cầu, tăng hơn 13% (490 triệu) chỉ trong 12 tháng, tương đương 53% dân số toàn cầu. Năm 2020, trung bình có 1,3 triệu người mới sử dụng mạng xã hội mỗi ngày. 2 giờ 25 phút mỗi ngày là thời gian bỏ ra trung bình trên mạng xã hội. Dự đoán trong năm 2021, người dùng sẽ dành tổng cộng 3,7 nghìn tỷ giờ trên các ứng dụng này. Philippines là quốc gia sử dụng mạng xã hội nhiều nhất, trung bình 4 giờ 15 phút mỗi ngày, nhiều hơn 30 phút so với quốc gia xếp thứ 2 là Colombia. Trong khi đó, người Nhật dành 51 phút 20 mỗi ngày trên mạng xã hội.
5. Dữ liệu của App Annie cho thấy người dùng Android trên toàn cầu sử dụng smartphone hơn 4 giờ/ngày, tương đương 3,5 nghìn tỷ giờ trong 12 tháng qua. Đối với người dùng Internet, họ bỏ ra trung bình 3 giờ 39 phút mỗi ngày trên smartphone, nhiều hơn 7% so với thời gian xem TV mỗi ngày (3 giờ 24 phút).
6. Người dùng Internet dành trung bình gần 7 giờ mỗi ngày trên mọi thiết bị, tương đương hơn 48 giờ mỗi tuần. Giả sử thời gian ngủ trung bình là 7-8 giờ, chúng ta đang dành 42% thời gian thức cho các hoạt động trực tuyến. Dù smartphone chiếm 53% thời gian sử dụng Internet, những thiết bị khác vẫn đóng vai trò quan trọng. Có 90% người dùng Internet lên mạng bằng smartphone, nhưng 2/3 trong số họ vẫn sử dụng laptop hoặc máy tính để bàn.
7. Người dùng Philippines dành thời gian trên Internet lâu nhất, trung bình gần 11 giờ mỗi ngày. Brazil, Colombia và Nam Phi cũng dành trung bình hơn 10 giờ trực tuyến mỗi ngày. Người dùng Nhật Bản dành thời gian trực tuyến ít nhất, chưa đến 4,5 giờ mỗi ngày. Đáng chú ý khi thời gian dùng Internet tại Trung Quốc tương đối thấp, trung bình 5 giờ 22 phút mỗi ngày, ít hơn 1,5 giờ so với mức trung bình toàn cầu là 6 giờ 54 phút.
8. Công cụ tìm kiếm vẫn là điều không thể thiếu. 98% người phản hồi cho biết họ sử dụng công cụ tìm kiếm mỗi tháng, trong đó 45% sử dụng tìm kiếm giọng nói. Gần 1/3 người dùng Internet sử dụng các ứng dụng tìm kiếm hình ảnh như Pinterest Lens, Google Lens.
9. Một xu hướng thú vị là tìm kiếm trên mạng xã hội. Khoảng 45% người dùng Internet cho biết đã chuyển sang mạng xã hội khi cần tìm sản phẩm, dịch vụ. Ở độ tuổi 16-64, gần 77% người dùng mua hàng trực tuyến mỗi tháng. Năm 2020, các sản phẩm thời trang và làm đẹp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu thương mại điện tử B2C (business-to-consumer) toàn cầu, đạt 665 tỷ USD.”.
(Theo Phúc Thịnh, 2/3 dân số thế giới đang dùng smartphone, Báo Zing News, ngày 4/2/2021)
Theo bài đọc, người dùng Internet lên mạng chủ yếu bằng thiết bị nào? | d95f2c93b88f8374cc625b0df07771f0 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Smartphone",
"Laptop",
"Máy tính để bàn",
"Ti vi"
]
} | A |
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
1. 5 năm sau Hiệp định khí hậu Paris, sự quan tâm của xã hội tập trung vào những tiến bộ khoa học thế giới, hướng tới một tương lai không carbon. Một phần quan trọng của mục tiêu này là chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo như mặt trời, nước, gió và sóng.
2. Trong các nguồn tái tạo, năng lượng mặt trời luôn được giới khoa học kỳ vọng cao nhất do là nguồn năng lượng dồi dào và đáng tin cậy nhất trên Trái Đất. Những thập kỷ gần đây, pin mặt trời trở nên rẻ, hiệu quả hơn và thân thiện môi trường.
3. Những các tế bào pin mặt trời hiện nay không trong suốt, ngăn cản việc sử dụng rộng rãi hơn và tích hợp vào những trang thiết bị thông dụng trong đời sống, những hạn chế này khiến pin mặt trời chỉ được lắp đặt trên mái nhà và triển khai ở những trang trại năng lượng mặt trời chiếm diện tích rộng hơn và xa khu dân cư.
4. Sẽ rất tuyệt vời nếu các tấm pin mặt trời thế hệ tiếp theo được tích hợp vào cửa sổ, kính tòa nhà hoặc trên màn hình điện thoại di động. Đó là tham vọng của GS Joondong Kim thuộc Khoa Điện Trường Đại học Quốc gia Incheon, Hàn Quốc. Ý tưởng về pin mặt trời trong suốt được nhiều nhà khoa học quan tâm, nhưng biến ý tưởng mới lạ này thành hiện thực là một phát minh mới có ý nghĩa quan trọng.
5. Những vật liệu khiến pin mặt trời không trong suốt là các lớp bán dẫn, có nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng và chuyển thành dòng điện. GS Joondong Kim và các đồng nghiệp cùng nghiên cứu hai vật liệu bán dẫn tiềm năng, được các nhà nghiên cứu trước đó xác định về những đặc tính mong muốn để có thể trở thành vật liệu trong pin điện mặt trời.
6. Vật liệu đầu tiên được nghiên cứu là titanium dioxide (TiO2). Ngoài các tính năng điện học tuyệt vời, TiO2 còn là vật liệu thân thiện với môi trường và không độc hại. Vật liệu này hấp thụ ánh sáng UV (một phần của quang phổ ánh sáng không nhìn thấy bằng mắt thường) và cho phép hầu hết dải ánh sáng nhìn thấy được đi qua.
7. Vật liệu thứ hai được nghiên cứu là niken oxit (NiO), một chất bán dẫn khác có độ trong suốt quang học cao. Niken cũng là một trong những nguyên tố phong phú nhất trên Trái đất. Oxit nikel có thể được sản xuất công nghiệp ở nhiệt độ thấp. Do đó NiO cũng là vật liệu tuyệt vời để chế tạo các tế bào quang điện thân thiện môi trung Tế bào năng lượng mặt trời do các nhà nghiên cứu chế tạo bao gồm một tầng tình nền và một điện cực oxit kim loại, phía trên được lắng đọng các lớp Thông bán dẫn đầu tiên là THO, sau đó là NGO) và lớp phủ cuối cùng là các dây hoạt động như một điện cực thứ hai tạo thành tế bào pin mặt trời.
8. Các nhà khoa học đã thực hiện một số thử nghiệm đánh giá khả năng hấp thụ và truyền ánh sáng, cũng như hiệu quả hoạt động của pin mặt trời trong suốt này. Những kết quả thu được rất đáng phấn khởi. Hiệu suất chuyển đổi năng lượng là 2,1% tương đối cao trong điều kiện nó chỉ được thiết kế để hấp thụ một phần nhỏ, phổ ánh sáng.
9. Tế bào quang điện cũng có độ phản hồi cao và hoạt động hiệu quả trong điện ánh sáng yếu. Hơn 57% ánh sáng nhìn thấy được truyền qua các lớp tế bào, khi bào quang điện trở lên trong suốt. Trong phần cuối cùng của thí nghiệm, các nhà học đã kiểm tra khả năng hoạt động của tấm pin bằng cách sử dụng nó để cung năng lượng cho một động cơ nhỏ.
10. GS Joondong Kim bình luận: “Mặc dù loại pin mặt trời sáng tạo này đang còn sơ khai, nhưng kết quả thử nghiệm cho thấy có thể cải tiến hơn nữa bằng cách tối, hóa những tính chất quang và điện của tế bào”.
11. Điểm đặc biệt quan trọng, các nhà khoa học Hàn Quốc chứng minh được tính tại tiễn của pin mặt trời trong suốt và có khả năng cải thiện hơn nữa hiệu quả hoạt độ của sản phẩm trong tương lai gần.
Dựa vào đoạn 3, ta có thể đưa ra kết luận nào sau đây? | 8aeb88d7860fc43f2f10ac3b68830966 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Pin năng lượng mặt trời truyền thống đòi hỏi diện tích lắp đặt rộng lớn",
"Pin năng lượng mặt trời truyền thống đòi hỏi kĩ thuật lắp đặt trình độ cao",
"Pin năng lượng mặt trời truyền thống chi phí lắp đặt lớn",
"Pin năng lượng mặt trời rất khó lắp đặt ở vùng nông thôn"
]
} | A |
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
1. 5 năm sau Hiệp định khí hậu Paris, sự quan tâm của xã hội tập trung vào những tiến bộ khoa học thế giới, hướng tới một tương lai không carbon. Một phần quan trọng của mục tiêu này là chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo như mặt trời, nước, gió và sóng.
2. Trong các nguồn tái tạo, năng lượng mặt trời luôn được giới khoa học kỳ vọng cao nhất do là nguồn năng lượng dồi dào và đáng tin cậy nhất trên Trái Đất. Những thập kỷ gần đây, pin mặt trời trở nên rẻ, hiệu quả hơn và thân thiện môi trường.
3. Những các tế bào pin mặt trời hiện nay không trong suốt, ngăn cản việc sử dụng rộng rãi hơn và tích hợp vào những trang thiết bị thông dụng trong đời sống, những hạn chế này khiến pin mặt trời chỉ được lắp đặt trên mái nhà và triển khai ở những trang trại năng lượng mặt trời chiếm diện tích rộng hơn và xa khu dân cư.
4. Sẽ rất tuyệt vời nếu các tấm pin mặt trời thế hệ tiếp theo được tích hợp vào cửa sổ, kính tòa nhà hoặc trên màn hình điện thoại di động. Đó là tham vọng của GS Joondong Kim thuộc Khoa Điện Trường Đại học Quốc gia Incheon, Hàn Quốc. Ý tưởng về pin mặt trời trong suốt được nhiều nhà khoa học quan tâm, nhưng biến ý tưởng mới lạ này thành hiện thực là một phát minh mới có ý nghĩa quan trọng.
5. Những vật liệu khiến pin mặt trời không trong suốt là các lớp bán dẫn, có nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng và chuyển thành dòng điện. GS Joondong Kim và các đồng nghiệp cùng nghiên cứu hai vật liệu bán dẫn tiềm năng, được các nhà nghiên cứu trước đó xác định về những đặc tính mong muốn để có thể trở thành vật liệu trong pin điện mặt trời.
6. Vật liệu đầu tiên được nghiên cứu là titanium dioxide (TiO2). Ngoài các tính năng điện học tuyệt vời, TiO2 còn là vật liệu thân thiện với môi trường và không độc hại. Vật liệu này hấp thụ ánh sáng UV (một phần của quang phổ ánh sáng không nhìn thấy bằng mắt thường) và cho phép hầu hết dải ánh sáng nhìn thấy được đi qua.
7. Vật liệu thứ hai được nghiên cứu là niken oxit (NiO), một chất bán dẫn khác có độ trong suốt quang học cao. Niken cũng là một trong những nguyên tố phong phú nhất trên Trái đất. Oxit nikel có thể được sản xuất công nghiệp ở nhiệt độ thấp. Do đó NiO cũng là vật liệu tuyệt vời để chế tạo các tế bào quang điện thân thiện môi trung Tế bào năng lượng mặt trời do các nhà nghiên cứu chế tạo bao gồm một tầng tình nền và một điện cực oxit kim loại, phía trên được lắng đọng các lớp Thông bán dẫn đầu tiên là THO, sau đó là NGO) và lớp phủ cuối cùng là các dây hoạt động như một điện cực thứ hai tạo thành tế bào pin mặt trời.
8. Các nhà khoa học đã thực hiện một số thử nghiệm đánh giá khả năng hấp thụ và truyền ánh sáng, cũng như hiệu quả hoạt động của pin mặt trời trong suốt này. Những kết quả thu được rất đáng phấn khởi. Hiệu suất chuyển đổi năng lượng là 2,1% tương đối cao trong điều kiện nó chỉ được thiết kế để hấp thụ một phần nhỏ, phổ ánh sáng.
9. Tế bào quang điện cũng có độ phản hồi cao và hoạt động hiệu quả trong điện ánh sáng yếu. Hơn 57% ánh sáng nhìn thấy được truyền qua các lớp tế bào, khi bào quang điện trở lên trong suốt. Trong phần cuối cùng của thí nghiệm, các nhà học đã kiểm tra khả năng hoạt động của tấm pin bằng cách sử dụng nó để cung năng lượng cho một động cơ nhỏ.
10. GS Joondong Kim bình luận: “Mặc dù loại pin mặt trời sáng tạo này đang còn sơ khai, nhưng kết quả thử nghiệm cho thấy có thể cải tiến hơn nữa bằng cách tối, hóa những tính chất quang và điện của tế bào”.
11. Điểm đặc biệt quan trọng, các nhà khoa học Hàn Quốc chứng minh được tính tại tiễn của pin mặt trời trong suốt và có khả năng cải thiện hơn nữa hiệu quả hoạt độ của sản phẩm trong tương lai gần.
Theo đoạn 2, năng lượng mặt trời được giới khoa học kì vọng vì lí do nào sau đây? | 9b83b15b63943c42700f1f4646c859cd | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Chi phí rẻ",
"Là nguồn năng lượng dồi dào và đáng tin cậy nhất",
"Thân thiện với môi trường",
"Dễ sử dụng"
]
} | B |
1. Việt Nam đang đi đầu về chuyển đổi số, trong đó ngành giáo dục đạt được nhiều thành tựu, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam đánh giá. Ngày 15/10, bên lề hội nghị “chuyển đổi kỹ thuật số các hệ thống giáo dục trong ASEAN”, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, nói thấy ấn tượng trước những nỗ lực và phản ứng nhanh của ngành giáo dục Việt Nam trong việc tổ chức học tập trực tuyến suốt thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
2. Hơn 4 tháng triển khai, gần 50% trường đại học tổ chức dạy học trực tuyến. Ở những vùng khó khăn, nhiều thầy cô tổ chức làm video bài giảng gửi lên Youtube, Zalo, Facebook và các ứng dụng khác nhằm tạo cơ hội học tập cho học sinh, thậm chí soạn bài, photo và đến từng nhà gửi bài tập cho các em.
3. Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ngày 29/9 cho thấy việc học trực tuyến trong giai đoạn Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ. 79,7% học sinh được học trực tuyến, cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%).
4. “Tôi rất tự hào về những nỗ lực của ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam trong việc đảm bảo duy trì việc học tập của trẻ em khi trường học đóng cửa”, bà Rana Flowers nói, khẳng định việc nhanh chóng tổ chức dạy học trực tuyến thời gian qua là bằng chứng cho thấy khả năng chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Bà đánh giá Việt Nam đang đi trước và đi đầu các quốc gia trong chuyển đổi số.
5. Tuy nhiên, đại diện UNICEF cho rằng ngành giáo dục cần tiếp tục thay đổi, cải cách nhằm đảm bảo mọi trẻ em, mọi người được đi học, được xóa mù công nghệ nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của cuộc cách mạng 4.0 cũng như đảm bảo cho các em được trang bị kỹ năng mới như giao tiếp, xác định vấn đề, giải quyết vấn đề, sự sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm.
6. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết một trong những mục tiêu của hệ thống giáo dục Việt Nam là trang bị cho học sinh kỹ năng kỹ thuật số ở tất cả cấp học. Môn Tin học được đưa vào giảng dạy ngay từ bậc Tiểu học, tập trung vào 3 lĩnh vực: kỹ năng số, ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học máy tính, bao gồm các chủ đề mới nổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và người máy.
7. Giáo dục STEM cũng được đẩy mạnh thông qua mô hình học tập dựa dự án và phát triển trung tâm đổi mới trong trường học. Chương trình học không chỉ giới hạn trong việc truyền tải kiến thức mà còn chú trọng đến khả năng tiếp thu, tư duy kỹ thuật số cùng khả năng làm chủ công nghệ của người học.
8. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hành giảng dạy và chia sẻ kiến thức đã sớm được hình thành ở Việt Nam. Ông Nhạ thông tin hiện hơn 7.000 bài học chất lượng cao được chia sẻ trên Internet. “Để chuẩn bị cho chương trình giáo dục mới được triển khai từ năm học này, giáo viên cả nước đã được tập huấn trực tuyến liên tục dựa trên hệ thống LMS”, ông Nhạ nói.
9. Cũng theo ông Nhạ, Việt Nam đang xây dựng khung năng lực số cho học sinh, mầm non đến THPT, trong đó không chỉ coi trọng kỹ năng sử dụng, kiến thức công nghệ mà còn hướng đến năng lực tư duy, khả năng tạo ra sản phẩm sáng tạo và thích ứng với thế giới số.
10. Không chỉ Việt Nam, các nước ASEAN cũng đang cố gắng dạy học sinh các kỹ năng số. Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN đã thông qua tuyên bố chung, khẳng định tầm quan trọng của việc xóa mù công nghệ, tăng cường thúc đẩy phát triển kỹ năng số và kỹ năng chuyển đổi số trong hệ thống giáo dục.
(Theo Dương Tâm, “Việt Nam được đánh giá cao về chuyển đổi số trong dục”, Báo VnExpress, ngày 15/10/2020)
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, điểm đặc biệt của khung năng lực số cho học sinh Việt Nam là gì? | 3b7ca02e95d119a0fe0e02305fb2e1b1 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Hướng đến phát triển năng lực tư duy",
"Hướng đến phát triển kĩ năng sử dụng",
"Hướng đến phát triển kĩ năng công nghệ",
"Hướng đến phát triển khả năng sáng tạo"
]
} | A |
1. Lần đầu tiên, Việt Nam chế tạo thành công máy thu định vị toàn cầu GNSS với nhiều tính năng mới, nổi bật, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như hàng không, quốc phòng, giao thông thủy, giao thông minh, máy bay không người lái.
2. Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Trung, Phó Viện trưởng Viện Điện tử - Viễn thông của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các nước có nền kinh tế, công nghiệp vũ trụ và quốc phòng mạnh trên thế giới đều đầu tư phát triển hệ thống định vị toàn cầu mạnh mẽ trong những năm qua.
3. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ định vị dựa trên hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (Global Navigation Satellite System – GNSS). Đây là công nghệ cho phép xác định các thông tin vị trí của người sử dụng tại bất kỳ điểm nào trên mặt đất. GNSS đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ quốc phòng đến giao thông vận tải, cứu hộ cứu nạn, trắc địa bản đồ, dẫn đường hàng hải, hàng không.
4. Tại Việt Nam những năm qua, các ứng dụng liên quan đến hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu được triển khai trong rất nhiều lĩnh vực liên quan đến đời sống kinh tế và xã hội như ứng dụng trong đo đạc bản đồ và thu thập các thông tin địa lý, quản lý đất đai và môi trường, hỗ trợ định vị và tìm kiếm trong các trường hợp khẩn cấp như bão, động đất, lũ. Quản lý vị trí của hệ thống giao thông như hệ thống xe buýt, xe cấp cứu, cứu hoả, điều hành hệ thống taxi.
5. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát triển kiến trúc các bộ thu vô tuyến, bao gồm bộ thu GNSS ở Việt Nam còn hạn chế. Vì vậy, trong khuôn khổ chương trình Nghị định thư của Bộ Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp Trường Đại học Milano của Ý triển khai nghiên cứu phát triển máy thu định vị toàn cầu GNSS đa kênh dựa trên kỹ thuật đổi tần trực tiếp và hệ thống anten thông minh.
6. Trong hai năm, các nhà khoa học của Đại học Bách Khoa Hà Nội phối hợp với Đại học Milano của Ý, do GS Riccardo Enrico Zich - tác giả của nhiều công bố khoa học trong lĩnh vực này đã chế tạo thành công thiết bị mẫu (prototype) bộ thu GNSS đa kênh tích hợp hệ anten thông minh. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có thiết bị này. Trên thế giới, số lượng các thiết bị này cũng không nhiều. Thành công này mở ra nhiều cơ hội ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh trong phát triển kinh tế xã hội.
7. PGS Nguyễn Hữu Trung chia sẻ, một trong những ứng dụng quan trọng có thể triển khai ngay là giao thông đô thị. “Mục tiêu mà nhiệm vụ đặt ra là phát triển bộ thu định vị có khả năng hỗ trợ giao thông đô thị. Nhiệm vụ này có thể coi là một đề án tiền khả thi cho việc hiện đại hóa và việc ứng dụng các hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giao thông đô thị nói riêng cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống nói chung”, PGS Trung nói.
8. PGS Trung cho biết thêm, quy trình công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị và dịch vụ định vị độ bền vững cao chứa đựng hàm lượng chất xám công nghệ lớn. Do đó, nếu được phát triển thành thương phẩm thì có khả năng cạnh tranh giá thành và chất lượng đáp ứng yêu cầu.
9. Nhóm nghiên cứu hướng đến các ngành ứng dụng cụ thể gồm hàng không, quốc phòng, giao thông đường thủy và thủy quân, xây dựng, mỏ và công nghiệp, giao thông thông minh (ITS), các dịch vụ an ninh công cộng (Public services), điều phối khi xảy ra tai nạn, phối hợp tác chiến, dịch vụ cung cấp thời gian chính xác. Dịch vụ LBS (cung cấp vị trí trong mọi điều kiện) và phương tiện bay không người lái UAV.
10. “Chúng tôi đang hướng đến nhiều hình thức chuyển giao công nghệ như chuyển công nghệ trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo, chuyển giao theo hình thức trả dần theo tỷ lệ % doanh thu, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hoặc góp vốn hoặc tự thành lập doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu tạo ra”, ông Trung nói.
11. Cùng với khả năng ứng dụng thực tế, sản phẩm cũng đóng góp phát triển công nghệ định vị vệ tinh đa kênh, đóng góp một kiến trúc mới về công nghệ phát triển các bộ thu GNSS, đóng góp một phương pháp thu đa kênh dùng anten thông minh, giúp đất nước sở hữu một số công nghệ ứng dụng quan trọng trong thông tin viễn thông và lĩnh vực thiết kế chế tạo thiết bị vô tuyến.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam chế tạo thành công máy thu định vị toàn cầu GNSS, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 23/10/2020)
Theo đoạn 10, PGS Nguyễn Hữu Trung KHÔNG hướng đến hình thức chuyển giao công nghệ nào cho bộ thu GNSS? | c15bc6cf43089ce1aa11dea3063ef371 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Chuyển giao công nghệ trọn gói",
"Chuyển giao công nghệ không đào tạo",
"Tự thành lập doanh nghiệp",
"Chuyển giao theo hình thức trả dần"
]
} | B |
Mực sinh học
“Mực sinh học” là tên gọi mà các nhà khoa học đặt cho một loại gel 3-D mới có chứa vi khuẩn tạo ra các phân tử có ích trong việc chữa lành vết thương và làm sạch môi trường nước. Vật liệu có thể được tùy chỉnh cho các mục đích sử dụng khác nhau và được phun ra từ vòi phun của máy in 3-D thành nhiều hình dạng hữu dụng.
Mặc dù vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nhưng chúng cũng là “những chú ngựa tháo vát”. Nhiều loại vi khuẩn khác nhau có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm, tổng hợp các hợp chất hữu ích, thực hiện quang hợp cũng như các quá trình trao đổi chất khác. Tiến sĩ Patrick Rühs, nhà nghiên cứu về các vật liệu phức hợp tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Zurich, cho rằng in 3-D sử dụng mực sinh học là một cơ hội tốt để biến những vi khuẩn này thành vật liệu chức năng.
Tiến sĩ Rühs và các đồng nghiệp bắt đầu bằng cách thiết kế một hydrogel, một mạng lưới các polymer có khả năng hấp thụ một lượng lớn nước. Gelatin là một hydrogel như vậy. Cấu trúc dạng nước cho phép gel chảy qua vòi phun của máy in 3-D và đông đặc lại ngay sau đó. Hydrogel của nhóm nghiên cứu có hai thành phần polymer chứa đường - acid hyaluronic và chiết xuất rong biển carrageenan - để tạo cấu trúc và nuôi dưỡng vi khuẩn. Gel cũng chứa silica nhiệt hóa, làm cho vật liệu trở nên dính và đàn hồi hơn. Sau khi vi khuẩn được thêm vào gel, hợp chất này được phun ra ngoài và tạo thành một mạng lưới co giãn có khả năng giữ nguyên hình dạng được in ra.
Một ứng dụng đầy hứa hẹn của vật liệu mới là có thể tùy chỉnh để điều trị các vết thương và bỏng. Nhờ các chất dinh dưỡng trong gel, cùng với oxy, vi khuẩn Acetobacter xylium tạo ra cellulose, một phân tử giúp tăng tốc độ chữa lành khi phủ lên bề mặt vết thương. Nó tạo thành một giá đỡ tốt cho kỹ thuật ghép da hoặc mô. Bộ phận cơ thể cấy ghép khi được phủ cellulose có thể giảm nguy cơ bị đào thải. Dù sử dụng với mục đích nào thì lớp phủ này càng vừa khít với các bộ phận cơ thể càng tốt. Tiến sĩ Rühs cho biết, hydrogel chứa vi khuẩn có thể được sử dụng để chế tạo băng quấn cellulose với hình dạng chính xác của bộ phận cấy ghép dựa trên kết quả chụp cắt lớp.
Để kiểm tra ý tưởng này, các nhà nghiên cứu đã chế tạo hydrogel với vi khuẩn Acetobacter xylinum. Khi áp dụng máy in 3-D để xử lý các bề mặt cong, họ phủ một lớp hydrogel mỏng lên trên khuôn mặt của một con búp bê. Sau bốn ngày trong môi trường ấm và ẩm ướt, vi khuẩn đã biến đổi bề mặt hydrogel thành bề mặt cellulose. Cellulose chỉ được tạo ra trên bề mặt của hydrogel vì đó là nơi chứa hầu hết oxy; do đó, phương pháp này tạo ra các lớp phủ mỏng thích hợp để điều trị vết thương. Anne Meyer, giáo sư về nano sinh học tại Đại học Công nghệ Delft, người không tham gia nghiên cứu trên cho biết: “Kết quả này là ví dụ đầu tiên về các vật liệu khuôn được tạo ra thông qua quá trình in 3-D của vi khuẩn.” Nhóm nghiên cứu của giáo sư cũng đã phát triển một loại hydrogel vi khuẩn trước đó được làm từ polymer alginate từ tảo, nhưng không tạo được thành các vật liệu chức năng.
Các vật liệu tương tự có thể giúp làm sạch môi trường. Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Zurich đã tạo ra một lưới hydrogel kết hợp với vi khuẩn Pseudomonas putida để phân hủy chất gây ô nhiễm phenol. Lưới đã làm sạch dung dịch chứa phenol trong khoảng sáu ngày. Theo giáo sư Meyer, đây là một thiết kế tiện dụng để xử lý sinh học, bởi vi khuẩn trong lưới có thể được tái sử dụng hoặc chuyển đến một vị trí mới. Tuy nhiên, khả năng tái sử dụng vẫn có thể có vấn đề. Khi các nhà nghiên cứu rửa sạch lưới và lắp lại thí nghiệm trong dung dịch phenol mới, thời gian làm sạch giảm xuống còn một ngày, khả năng cao là do một số vi khuẩn đi vào dung dịch phenol trong khi phần nhiều vi khuẩn tiếp tục phát triển trong lưới. Điều này có thể giúp quá trình làm sạch lưới hiệu suất hơn, tuy nhiên, điều không mong đợi trên thực tế là vi khuẩn có thể bị giải phóng ra môi trường. Đây là nhận định của Jason Shear, một nhà hóa học tại Đại học Texas ở Austin, người không tham gia nghiên cứu này.
Tiến sĩ Rühs cho biết, nhóm nghiên cứu vẫn đang tinh chỉnh vật liệu để thử nghiệm trong thực tế. Vì mực sinh học có thể được tạo ra từ bất kỳ tổ hợp vi khuẩn nào nên các nhà nghiên cứu cũng đang suy nghĩ về các ứng dụng khác, ví dụ như giải quyết sự cố tràn dầu, bằng cách thiết kế hydrogel với một polymer ưa béo có khả năng hấp thụ dầu thay vì nước. Dầu sau khi được hấp thụ bởi hydrogel sẽ bị vi khuẩn trong đó phân hủy.
(Nguồn: Dịch từ bài báo “Mực sinh học phủ bởi vi khuẩn để tạo ra các phân tử theo nhu cầu” của tác giả Deirdre Lockwood, xuất bản năm 2017, tạp chí Scientific American).
Đâu là nhận định của GS. Anne Meyer về nghiên cứu của TS. Patrick Rühs? | be09621a7749f659a0e561b3be54b747 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Đây là nghiên cứu đầu tiên phát triển một loại hydrogel vi khuẩn",
"Đây là một nghiên cứu mới tạo ra mực sinh học từ polymer alginate",
"Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng vi khuẩn để tạo mực sinh học",
"Đây là một nghiên cứu mới tạo ra vật liệu chức năng từ vi khuẩn"
]
} | C |
1. Trong lúc mọi người đang hân hoan về ứng dụng của vật liệu nano thì các nhà khoa học lại đặt ra câu hỏi rằng liệu vật liệu nano có an toàn không, nhất là khi nó hiện diện ở khắp mọi nơi. Một nguyên tắc bất di bất dịch của độc chất học là tất cả mọi thứ đều độc hoặc không độc, chính nồng độ và đường dùng của nó quyết định điều đó. Ví dụ, nước là một chất tưởng chừng cần thiết và vô hại, nếu ta uống 1,5-2 lít mỗi ngày là tốt cho sức khỏe nhưng nếu một người uống 10 lít nước thì sẽ bị ngộ độc chết.
2. Bản chất vật liệu nano rất khác với vật liệu cùng loại kích cỡ lớn vì vật liệu nano có kích thước nhỏ, tỷ lệ của nhân so với bề mặt lớn hơn nhiều so với vật liệu cùng loại không nano; bên cạnh đó, khả năng vận chuyển và tạo hình của vật liệu nano cũng thay đổi, dẫn đến biến đổi tính chất vật lý, hoá học, quang học và sinh học.
3. Vì thế, một số nhà khoa học đã bắt đầu xem xét về tính an toàn của chúng. Nghiên cứu của Poland và cộng sự (2008) trên Nature Nanotechnology là hồi chuông lớn nhất về độc tính của nano. Nghiên cứu này cho thấy sợi nano carbon đường kính 50 nanomet (nm), dài 100 micromet tạo ra khối u ở mô cơ hoành tương tự sợi Amiăng, tuy nhiên sợi carbon rối đường kính 15 nm thì không. Nguyên nhân là sợi carbon dài làm cho đại thực bào không tiêu được trong quá trình gọi là “thực bào chán nản”. Nhiều nghiên cứu sau đó cũng củng cố cho luận điểm một số sợi nano gây ra ung thư ở chuột giống với Amiăng.
4. Sau đấy, các nước phát triển hiểu rằng họ không thể không quan tâm đến độc tính của các vật liệu nano và liên tục tài trợ cho các nghiên cứu về độc tính nano. Một số ví dụ điển hình về độc tính của vật liệu nano đã được công bố như: carbon dạng kim cương và dạng fullerenes gần như trơ, nhưng carbon đen hay ống nano carbon gây độc, phụ thuộc nồng độ, chiều dài hay dạng kết tụ. Thử nghiệm trên mô hình cá cho thấy tiểu phân nano bạc 10 nm hoặc 35 nm gây độc chết, nhưng độc tính giảm khi bọc citrate hoặc fulvic acid, silicat (SiO2) 15 nm gây hành vi giống bệnh Parkinson, còn silicat 50 năm thì độc tính giảm (cũng trên mô hình cá). Các kết quả nghiên cứu về nano cũng cho thấy mỗi loại vật liệu nano (tuy cùng chất, ví dụ cùng là nano bạc), nhưng tuỳ vào đặc điểm (kích thước, hình dạng, cấu trúc, chất bao phủ và cách chế tạo) là một “cá thể” riêng biệt với tính chất khác nhau. Không thể từ một cá thể này mà suy ra tính chất của cá thể khác.
5. Quay lại chủ đề về nano bạc, một số nghiên cứu ủng hộ cho tác dụng của các loại nano bạc trong diệt khuẩn và virus: nano bạc 5 nm, 25 nm và 30 nm có khả năng tiêu diệt tế bào bị nhiễm herpesvirus và Epstein-Barr Virus; nano bạc 3,5 nm, 6,5 nm và 12,9 nm trộn lẫn với chitosan có khả năng diệt E. coli và cúm H1N1. Tất cả các nghiên cứu này đều chỉ là thử nghiệm trên tế bào, rất ít thử nghiệm trên động vật, còn thử nghiệm lâm sàng trên người thì hoàn toàn chưa có. Lưu ý là chưa có bất cứ nghiên cứu nào dùng nano bạc trị nCoV, SARS hay MERS. Còn về độc tính của nano bạc, chỉ cần tra cứu trong Pubmed (cơ sở dữ liệu các nghiên cứu của Hoa Kỳ) thì ra hơn 2.855 kết quả, có cả độc tính trên vết thương hở, hô hấp và tiêu hóa. Một số kết quả cụ thể như khi cho chuột cống trong thí nghiệm hít nano bạc 18 nm thì bị viêm phổi sau 90 ngày. Nghiên cứu của Kwon và cộng sự (2012) trên chuột nhắt cũng chứng minh rằng hít phải nano bạc 20 nm và 30 nm gây độc phổi cấp và dẫn tới việc nano bạc thâm nhập vào các cơ quan khác nhau; nano bạc 20 nm có khả năng gây độc gene trên dòng tế bào MERS. Còn về độc tính của nano bạc, chỉ cần tra cứu trong Pubmed (cơ sở dữ liệu các nghiên cứu của Hoa Kỳ) thì ra hơn 2.855 kết quả, có cả độc tính trên vết thương hở, hô hấp và tiêu hóa. Một số kết quả cụ thể như khi cho chuột cống trong thí nghiệm hít nano bạc 18 nm thì bị viêm phổi sau 90 ngày. Nghiên cứu của Kwon và cộng sự (2012) trên chuột nhắt cũng chứng minh rằng hít phải nano bạc 20 nm và 30 nm gây độc phổi cấp và dẫn tới việc nano bạc thâm nhập vào các cơ quan khác nhau; nano bạc 20 nm có khả năng gây độc gene trên dòng tế bào gan HepG2.
6. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ không khuyến cáo dùng nano bạc đường uống, vì họ cũng không thể biết hết tác dụng của nano bạc trong cơ thể, dù là kích cỡ nào. Do đó, các sản phẩm có nano bạc mà nhiều người đang sử dụng trong phòng chống COVID-19 cần phải chứng minh rõ ràng các đặc điểm nano bạc như: kích thước, hình dạng, cách chế tạo, độ phân tán, lớp vỏ bao, thử nghiệm để chứng minh hiệu quả phòng chống COVID-19, mô hình thử nghiệm, thử nghiệm tính độc hại và an toàn của sản phẩm theo đường dùng, thử nghiệm lâm sàng.
7. Trong y khoa, việc nghiên cứu phát triển các vật liệu nano để chế tạo các sản phẩm hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh và tăng cường giải phóng thuốc tới tế bào đích đang được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Mặc dù các sản phẩm nano từ hữu cơ đã được nhiều quốc gia chấp thuận sử dụng nhưng các tiểu phân nano vô cơ đa phần vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm trên động vật. Triển vọng của tiểu phân nano vào trị bệnh là rất lớn, tuy nhiên điều quan trọng cần quan tâm chính là độc tính của chúng. Liệu việc sử dụng chúng có an toàn trên người hay không luôn là câu hỏi được đặt ra và cần giải quyết thông qua các thử nghiệm từ động vật tới thử nghiệm lâm sàng.
(Nguồn: Trích từ bài báo của TS. Phạm Đức Hùng, xuất bản trên tạp chí Khoa học và Đời sống, số 3 năm 2020)
Khi tăng kích cỡ tiểu phân nano thì độc tính của nó như thế nào? | 05d91a33182076e3f915417f2b003fb7 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Độc tính giảm",
"Không xác định được",
"Độc tính tăng",
"Độc tính không đổi"
]
} | B |
1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học cơ bản đã thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết trong những tháng ngày của năm 2020 khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới. Nhờ có các nghiên cứu cơ bản, cụ thể là các nghiên cứu khám phá về virus, con người đã nhanh chóng xác định được các đặc trưng cơ bản cũng cách chúng phát triển, lây lan và tấn công cơ thể con người. Từ đó, các chính phủ, dựa trên các khuyến nghị từ các nhà khoa học, đã đưa ra các phương án kịp thời và hiệu quả để bảo vệ người dân như giãn cách xã hội hay đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
2. Tuy nhiên, đó chỉ là các phương án tạm thời. Thế giới cần có biện pháp hiệu quả và bền vững hơn, và đó chính là vaccine. Các phương pháp chế tạo vaccine truyền thống cần một thời gian tương đối dài, cỡ 10 năm, và do đó không đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay. Rất may, các nghiên cứu khoa học đột phá về mRNA của nhà khoa học người Hungary, TS. Katalin Kariko, tiến hành vào năm 2005 khi bà làm việc tại Đại học Pennsylvania, đã trở thành chìa khoá để giúp các nhà nghiên cứu của Công ty BioNTech, có trụ sở tại thành phố Mainz, nước Đức tìm ra vaccine chỉ trong vòng một thời gian kỷ lục 10 tháng, thay vì 10 năm.
3. Trước khi Covid-19 nổ ra, các nghiên cứu của TS. Katalin Kariko từng bị hoài nghi. Có lẽ chính TS. Katalin Kariko cũng không thể nghĩ được rằng các nghiên cứu táo bạo của mình lại trở thành phép màu cho cả thế giới 15 năm sau. Như nhà khoa học đoạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học năm 1993, Richard Roberts, đã từng nói “Vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học thể hiện ở chỗ bạn không bao giờ biết được nó sẽ dẫn đến đâu”. Hay như nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 2012, Serge Haroche, đã từng nói “Ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể hình dung ra hết các hệ quả của nghiên cứu mà họ tiến hành”. Trong số hàng trăm nghiên cứu lớn nhỏ của TS. Katalin Kariko, chỉ cần một trong số chúng nhen nhóm hi vọng hồi sinh cho cả thế giới thì còn gì tuyệt vời hơn?
4. Từ câu chuyện về vaccine Covid-19, chúng ta thấy rằng cần phải có một tư duy hệ thống, sâu sắc và dài hạn cho nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu cơ bản là các nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu bản chất và quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Các kết quả của nó mang tính nguyên bản. Động lực để phát triển nó đó chính là sự tò mò của con người. Mọi quá trình nóng vội mang tính thời vụ đều không phù hợp với các nghiên cứu cơ bản.
5. Khi Newton nghiên cứu và xây dựng nên lý thuyết hấp dẫn, mục tiêu của ông đó là giải thích được câu hỏi “tại sao quả táo rơi xuống đất thay vì bay lên trời?” Nhưng sau đó, chính ông và nhiều nhà khoa học khác thấy được lý thuyết hấp dẫn này còn giải thích và tiên đoán được vô số hiện tượng khác xảy ra trong tự nhiên và vũ trụ. Cơ học Newton đã thành nền tảng lý thuyết để các kỹ sư chế tạo nên máy móc, phương tiện giao thông, cầu đường, nhà cửa. Thiếu nó, mọi hoạt động con người sẽ không còn trơn tru và hiệu quả. Thiếu nó, bạn sẽ không có một chiếc xe Vinfast chạy nhanh và êm ái được.
6. Khi Planck đề xuất thuyết lượng tử, mục tiêu của ông đó là giải quyết vấn đề chưa có lời giải về phổ bức xạ của vật đen tuyệt đối. Và chắc chắn ông không thể hình dung lý thuyết của mình trở thành một trong hai trụ cột chính của Vật lý hiện đại. Nhờ có lý thuyết lượng tử mà con người ngày hôm nay có các máy tính cá nhân, các điện thoại thông minh, hay các tấm pin năng lượng mặt trời. Nhờ có thuyết lượng tử mà chúng ta có thời đại công nghiệp 4.0. Thiếu nó chúng ta không thể có các tập đoàn công nghệ lớn mạnh như Viettel.
7. Vào thời điểm này, đại dịch Covid-19 vẫn là câu chuyện đang rất nóng hổi. Chúng ta nên biết rằng nếu không có các nghiên cứu khám phá về cấu trúc DNA đầu tiên của Francis Crick, James Watson, và Rosalind Franklin cách đây 67 năm thì chúng ta ở sẽ không có vaccine Covid-19 nhanh như bây giờ. Chúng ta cần nhớ có rất nhiều loại virus khác nhau tồn tại trong tự nhiên. Hôm nay virus này đến từ con dơi, nhưng ngày mại virus khác có khi lại đến từ một con chim hót rất hay. Chúng ta cần phải chuẩn bị cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai. Đầu tư cho khoa học cơ bản để duy trì một đội ngũ các nhà khoa học tài năng, am tường các tiến bộ khoa học – công nghệ của nhân loại là một cách chuẩn bị khôn ngoan nhất. Trong quá khứ, một dân tộc thiện chiến có thể thống lĩnh cả thế giới. Nhưng trong tương lai, một dân tộc tồn tại được dài lâu hay không phụ thuộc vào việc dân tộc đó uyên bác đến mức độ nào..
(Theo Đỗ Quốc Tuấn, Khoa học cơ bản: Giữa vẻ đẹp và tính hữu ích, Báo Khoa học & Phát triển, ngày 11/02/2021)
Tại đoạn 3, câu văn “Vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học thể hiện ở chỗ bạn không bao giờ biết được nó sẽ dẫn đến đâu” minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây? | f85dded24bfecd942a68abb87d635495 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nghiên cứu khoa học có một vẻ đẹp rất mơ hồ, khó hiểu",
"Những người làm nghiên cứu khoa học thường thiếu thực tế",
"Tính bất vụ lợi là vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học",
"Các nghiên cứu khoa học thường thiếu tính định hướng"
]
} | C |
1. Trong lúc mọi người đang hân hoan về ứng dụng của vật liệu nano thì các nhà khoa học lại đặt ra câu hỏi rằng liệu vật liệu nano có an toàn không, nhất là khi nó hiện diện ở khắp mọi nơi. Một nguyên tắc bất di bất dịch của độc chất học là tất cả mọi thứ đều độc hoặc không độc, chính nồng độ và đường dùng của nó quyết định điều đó. Ví dụ, nước là một chất tưởng chừng cần thiết và vô hại, nếu ta uống 1,5-2 lít mỗi ngày là tốt cho sức khỏe nhưng nếu một người uống 10 lít nước thì sẽ bị ngộ độc chết.
2. Bản chất vật liệu nano rất khác với vật liệu cùng loại kích cỡ lớn vì vật liệu nano có kích thước nhỏ, tỷ lệ của nhân so với bề mặt lớn hơn nhiều so với vật liệu cùng loại không nano; bên cạnh đó, khả năng vận chuyển và tạo hình của vật liệu nano cũng thay đổi, dẫn đến biến đổi tính chất vật lý, hoá học, quang học và sinh học.
3. Vì thế, một số nhà khoa học đã bắt đầu xem xét về tính an toàn của chúng. Nghiên cứu của Poland và cộng sự (2008) trên Nature Nanotechnology là hồi chuông lớn nhất về độc tính của nano. Nghiên cứu này cho thấy sợi nano carbon đường kính 50 nanomet (nm), dài 100 micromet tạo ra khối u ở mô cơ hoành tương tự sợi Amiăng, tuy nhiên sợi carbon rối đường kính 15 nm thì không. Nguyên nhân là sợi carbon dài làm cho đại thực bào không tiêu được trong quá trình gọi là “thực bào chán nản”. Nhiều nghiên cứu sau đó cũng củng cố cho luận điểm một số sợi nano gây ra ung thư ở chuột giống với Amiăng.
4. Sau đấy, các nước phát triển hiểu rằng họ không thể không quan tâm đến độc tính của các vật liệu nano và liên tục tài trợ cho các nghiên cứu về độc tính nano. Một số ví dụ điển hình về độc tính của vật liệu nano đã được công bố như: carbon dạng kim cương và dạng fullerenes gần như trơ, nhưng carbon đen hay ống nano carbon gây độc, phụ thuộc nồng độ, chiều dài hay dạng kết tụ. Thử nghiệm trên mô hình cá cho thấy tiểu phân nano bạc 10 nm hoặc 35 nm gây độc chết, nhưng độc tính giảm khi bọc citrate hoặc fulvic acid, silicat (SiO2) 15 nm gây hành vi giống bệnh Parkinson, còn silicat 50 năm thì độc tính giảm (cũng trên mô hình cá). Các kết quả nghiên cứu về nano cũng cho thấy mỗi loại vật liệu nano (tuy cùng chất, ví dụ cùng là nano bạc), nhưng tuỳ vào đặc điểm (kích thước, hình dạng, cấu trúc, chất bao phủ và cách chế tạo) là một “cá thể” riêng biệt với tính chất khác nhau. Không thể từ một cá thể này mà suy ra tính chất của cá thể khác.
5. Quay lại chủ đề về nano bạc, một số nghiên cứu ủng hộ cho tác dụng của các loại nano bạc trong diệt khuẩn và virus: nano bạc 5 nm, 25 nm và 30 nm có khả năng tiêu diệt tế bào bị nhiễm herpesvirus và Epstein-Barr Virus; nano bạc 3,5 nm, 6,5 nm và 12,9 nm trộn lẫn với chitosan có khả năng diệt E. coli và cúm H1N1. Tất cả các nghiên cứu này đều chỉ là thử nghiệm trên tế bào, rất ít thử nghiệm trên động vật, còn thử nghiệm lâm sàng trên người thì hoàn toàn chưa có. Lưu ý là chưa có bất cứ nghiên cứu nào dùng nano bạc trị nCoV, SARS hay MERS. Còn về độc tính của nano bạc, chỉ cần tra cứu trong Pubmed (cơ sở dữ liệu các nghiên cứu của Hoa Kỳ) thì ra hơn 2.855 kết quả, có cả độc tính trên vết thương hở, hô hấp và tiêu hóa. Một số kết quả cụ thể như khi cho chuột cống trong thí nghiệm hít nano bạc 18 nm thì bị viêm phổi sau 90 ngày. Nghiên cứu của Kwon và cộng sự (2012) trên chuột nhắt cũng chứng minh rằng hít phải nano bạc 20 nm và 30 nm gây độc phổi cấp và dẫn tới việc nano bạc thâm nhập vào các cơ quan khác nhau; nano bạc 20 nm có khả năng gây độc gene trên dòng tế bào MERS. Còn về độc tính của nano bạc, chỉ cần tra cứu trong Pubmed (cơ sở dữ liệu các nghiên cứu của Hoa Kỳ) thì ra hơn 2.855 kết quả, có cả độc tính trên vết thương hở, hô hấp và tiêu hóa. Một số kết quả cụ thể như khi cho chuột cống trong thí nghiệm hít nano bạc 18 nm thì bị viêm phổi sau 90 ngày. Nghiên cứu của Kwon và cộng sự (2012) trên chuột nhắt cũng chứng minh rằng hít phải nano bạc 20 nm và 30 nm gây độc phổi cấp và dẫn tới việc nano bạc thâm nhập vào các cơ quan khác nhau; nano bạc 20 nm có khả năng gây độc gene trên dòng tế bào gan HepG2.
6. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ không khuyến cáo dùng nano bạc đường uống, vì họ cũng không thể biết hết tác dụng của nano bạc trong cơ thể, dù là kích cỡ nào. Do đó, các sản phẩm có nano bạc mà nhiều người đang sử dụng trong phòng chống COVID-19 cần phải chứng minh rõ ràng các đặc điểm nano bạc như: kích thước, hình dạng, cách chế tạo, độ phân tán, lớp vỏ bao, thử nghiệm để chứng minh hiệu quả phòng chống COVID-19, mô hình thử nghiệm, thử nghiệm tính độc hại và an toàn của sản phẩm theo đường dùng, thử nghiệm lâm sàng.
7. Trong y khoa, việc nghiên cứu phát triển các vật liệu nano để chế tạo các sản phẩm hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh và tăng cường giải phóng thuốc tới tế bào đích đang được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Mặc dù các sản phẩm nano từ hữu cơ đã được nhiều quốc gia chấp thuận sử dụng nhưng các tiểu phân nano vô cơ đa phần vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm trên động vật. Triển vọng của tiểu phân nano vào trị bệnh là rất lớn, tuy nhiên điều quan trọng cần quan tâm chính là độc tính của chúng. Liệu việc sử dụng chúng có an toàn trên người hay không luôn là câu hỏi được đặt ra và cần giải quyết thông qua các thử nghiệm từ động vật tới thử nghiệm lâm sàng.
(Nguồn: Trích từ bài báo của TS. Phạm Đức Hùng, xuất bản trên tạp chí Khoa học và Đời sống, số 3 năm 2020)
Theo bài đọc, điều gì KHÔNG dẫn đến sự thay đổi tính chất của vật liệu nano? | 9ba281736626a6c162a774396e1dbfca | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Kích thước",
"Đường dùng",
"Khả năng tạo hình",
"Khả năng vận chuyển"
]
} | B |
1. Phát biểu tại khai mạc hội thảo Industry 4.0 Summit 2019, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. CMCN 4.0 đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
2. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đấy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.
3. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin điện tử - viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ, vùng phủ sóng di động đạt 99,7% dân số trên cả nước, trong đó vùng phủ sóng 3G, 4G đạt trên 98% với mức cước phí thấp, mạng 5G đã được cấp phép thử nghiệm và dự kiến triển khai thương mại từ năm 2020. Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về quy mô nền kinh tế kỹ thuật số...
4. Tuy vậy, mức độ chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập, xếp hạng chung về thể chế của Việt Nam vẫn ở mức dưới trung bình. Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá Việt Nam đạt 50/100 điểm, xếp hạng 94/140 quốc gia. Thể chế cho các hoạt động kinh tế số, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo chưa được hình thành đồng bộ, chưa có hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các sản phẩm, mô hình kinh doanh, dịch vụ mới của CMCN 4.0. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm ninh mạng còn nhiều thách thức...
5. Xuất phát từ thực tế nêu trên, để nắm bắt và tận dụng các cơ hội của cuộc CMCN này để phát triển bứt phá, Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0”.
6. Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị là nghị quyết toàn diện, tổng thể đầu tiên của Đảng về chủ trương, chính sách của Việt Nam tham gia cuộc CMCN 4.0, được hệ thống chính trị và toàn xã hội đón nhận tích cực, nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước đã đánh giá cao.
7. Ông Nguyễn Văn Bình phân tích: Xây dựng và ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị là quan trọng nhưng đưa Nghị quyết nhanh chóng vào cuộc sống để Việt Nam có thể bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới trong cuộc CMCN này có tầm quan trọng không kém. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, bản chất của cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng thể chế. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số tạo ra mô hình mới, lực lượng lao động mới, nhanh chóng, bùng nổ... khiến khuôn khổ thể chế truyền thống không còn phù hợp, mà nếu duy trì sẽ kìm hãm phát triển. “Từ những lí do trên, đặt ra yêu cầu phải thay đổi thể chế, cần thay đổi tư duy quản lý theo lối mòn là cái gì không quản được ta cắm, cần có nhận thức rõ ràng cũng như bản lĩnh để thích ứng, đồng thời, lường đón được những tác động của cuộc cách mạng”, Trưởng Ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam cần hợp tác với các nước trong Cách mạng công nghiệp 4.0, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 09/10/2017)
Theo ông Nguyễn Văn Bình, CMCN 4.0 có tác động như thế nào đến mỗi quốc gia? | e98ce745f541f7415a342ddf1ef5613b | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Có tác động hoàn toàn tích cực",
"Có tác động hỗn hợp",
"Có tác động trung tính",
"Có tác động hoàn toàn tiêu cực"
]
} | B |
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Phương pháp phân tích hạt giống
I.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Năng lượng Hạt nhân Nông nghiệp và Đại học São Paulo (USP) của Brazil đã phát triển một phương pháp luận dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa và hợp lý hóa trong việc phân tích chất lượng hạt giống, một quy trình bắt buộc theo quy định của pháp luật của nước này, nhưng từ trước đến nay được thực hiện thủ công bởi các nhà phân tích của Bộ Nông nghiệp Brazil.
II.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ dựa trên ánh sáng được triển khai trong phân tích thực vật và mỹ phẩm để thu được hình ảnh của hạt giống. Sau đó, họ chuyển sang dùng máy để tự động hóa quá trình giải đoán hình ảnh, giúp giảm thiểu một số khó khăn của các phương pháp thông thường. Ví dụ, đối với phân loại hạt, công nghệ hình ảnh quang học có thể được áp dụng cho toàn bộ lô hạt thay vì chỉ các mẫu như điều kiện hiện tại. Hơn nữa, kỹ thuật này không xâm lấn và không phá hủy các sản phẩm được phân tích hoặc thất thoát trong quá trình sử dụng mẫu.
III.
Các kỹ thuật dựa trên ánh sáng bao gồm huỳnh quang chất diệp lục và hình ảnh đa mặt. Trong số các loại cây có liên quan, các nhà nghiên cứu đã chọn cà chua và cà rốt được sản xuất ở các mùa vụ khác nhau và tuân theo các điều kiện bảo quản khác nhau. Họ sử dụng hạt giống của các giống cà chua thương mại Gaucho và Tyna được sản xuất ở Brazil và Mỹ và hạt của các giống cà rốt.
Brasilia và Francine được sản xuất ở Brazil, Ý và Chile để thực hiện nghiên cứu. Sự lựa chọn này dựa trên tầm quan trọng về kinh tế của những loại cây thực phẩm này, cũng như nhu cầu của thế giới tăng lên và những khó khăn mà người trồng phải đối mặt trong việc thu hái hạt giống. Ở cả cà chua và cà rốt, quá trình chín không đồng đều do cây ra hoa liên tục và sản xuất hạt không đồng bộ, do đó các lô hạt có thể chứa hỗn hợp hạt chưa trưởng thành và hạt trưởng thành. Sự hiện diện của các hạt chưa trưởng thành không dễ dàng được phát hiện bằng các phương pháp trực quan còn các kỹ thuật dựa trên con mắt của máy có thể giảm thiểu vấn đề này.
IV.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả phân tích (không gây phá hủy) của họ với kết quả của các bài kiểm tra độ nảy mầm và sức sống truyền thống, vốn có tính phá hủy, tốn thời gian và công sức. Trong thử nghiệm nảy mầm, các nhà phân tích hạt giống tách các mẫu, gieo chúng đề nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ, nước và oxi thuận lợi, và xác minh số lượng cây giống bình thường cuối cùng được sản xuất theo các quy tắc do Bộ Nông nghiệp thiết lập. Các bài kiểm tra rất phức tạp, phổ biến nhất là dựa trên phản ứng của hạt giống với các điều kiện bất thuận và các thông số phát triển của cây con. Bên cạnh những khó khăn đã nêu, các phương pháp truyền thống rất tốn thời gian. Ví dụ, trong trường hợp cà chua và cà rốt, có thể mất đến 2 tuần để thu được kết quả.
V.
Theo các nhà khoa học, chất diệp lục có trong hạt, nơi nó cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dự trữ cần thiết cho sự phát triển (lipit, protein và cacbohydrat). Khi nó đã hoàn thành này, chất diệp lục sẽ bị phá vỡ. Các nhà khoa học cho rằng nếu hạt không hoàn thành quá trình trong thành, chất diệp lục này vẫn còn bên trong nó. Chất diệp lục còn sót lại càng ít, quá trình trưởng thà" càng hoàn thiện và chất lượng dinh dưỡng trong hạt càng nhiều. Nếu có nhiều chất diệp lục, hạt giống chưa trưởng thành và kém chất lượng. Khi đó, nếu ánh sáng ở một bước sóng cụ thể được chiếu vào chất diệp lục trong hạt, nó sẽ không truyền năng lượng này sang phân tử khác mà thay vào đó, lại phát ra ánh sáng ở bước sóng khác, nghĩa là nó phát huỳnh quang. Huỳnh quang này có thể được đo lường. Ánh sáng đỏ có thể được sử dụng để kích thích chất diệp lục và bắt huỳnh quang bằng cách sử dụng một thiết bị chuyển nó thành tín hiệu điện, tạo ra hình ảnh bao gồm các pixel màu xám, đen và trắng. Các khu vực sáng hơn tương ứng với mức độ cao hơn của chất diệp lục, chứng tỏ hạt chưa trưởng thành và không có khả năng nảy mầm.
VI.
Phương pháp sử dụng công nghệ dựa trên ánh sáng để phân tích chất lượng hạt giống đã khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp truyền thống, tăng hiệu quả trong công tác giống cây trồng, góp phần đáng kể cho sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại.
(Nguồn: Lê Thị Kim Loan, Tạp chí IASVN, 2021)
Theo đoạn III, tại sao cà chua và cà rốt được chọn trong nghiên cứu này? | 41f10aaba1d8e3491ed42eac3eeeecaf | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Sự đa dạng về độ trưởng thành của hạt",
"Đồng bộ về thời điểm chín",
"Đồng bộ về thời điểm ra hoa",
"Sự đa dạng về chủng loại hạt giống"
]
} | A |
1. Việt Nam đang đi đầu về chuyển đổi số, trong đó ngành giáo dục đạt được nhiều thành tựu, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam đánh giá. Ngày 15/10, bên lề hội nghị “chuyển đổi kỹ thuật số các hệ thống giáo dục trong ASEAN”, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, nói thấy ấn tượng trước những nỗ lực và phản ứng nhanh của ngành giáo dục Việt Nam trong việc tổ chức học tập trực tuyến suốt thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
2. Hơn 4 tháng triển khai, gần 50% trường đại học tổ chức dạy học trực tuyến. Ở những vùng khó khăn, nhiều thầy cô tổ chức làm video bài giảng gửi lên Youtube, Zalo, Facebook và các ứng dụng khác nhằm tạo cơ hội học tập cho học sinh, thậm chí soạn bài, photo và đến từng nhà gửi bài tập cho các em.
3. Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ngày 29/9 cho thấy việc học trực tuyến trong giai đoạn Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ. 79,7% học sinh được học trực tuyến, cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%).
4. “Tôi rất tự hào về những nỗ lực của ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam trong việc đảm bảo duy trì việc học tập của trẻ em khi trường học đóng cửa”, bà Rana Flowers nói, khẳng định việc nhanh chóng tổ chức dạy học trực tuyến thời gian qua là bằng chứng cho thấy khả năng chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Bà đánh giá Việt Nam đang đi trước và đi đầu các quốc gia trong chuyển đổi số.
5. Tuy nhiên, đại diện UNICEF cho rằng ngành giáo dục cần tiếp tục thay đổi, cải cách nhằm đảm bảo mọi trẻ em, mọi người được đi học, được xóa mù công nghệ nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của cuộc cách mạng 4.0 cũng như đảm bảo cho các em được trang bị kỹ năng mới như giao tiếp, xác định vấn đề, giải quyết vấn đề, sự sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm.
6. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết một trong những mục tiêu của hệ thống giáo dục Việt Nam là trang bị cho học sinh kỹ năng kỹ thuật số ở tất cả cấp học. Môn Tin học được đưa vào giảng dạy ngay từ bậc Tiểu học, tập trung vào 3 lĩnh vực: kỹ năng số, ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học máy tính, bao gồm các chủ đề mới nổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và người máy.
7. Giáo dục STEM cũng được đẩy mạnh thông qua mô hình học tập dựa dự án và phát triển trung tâm đổi mới trong trường học. Chương trình học không chỉ giới hạn trong việc truyền tải kiến thức mà còn chú trọng đến khả năng tiếp thu, tư duy kỹ thuật số cùng khả năng làm chủ công nghệ của người học.
8. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hành giảng dạy và chia sẻ kiến thức đã sớm được hình thành ở Việt Nam. Ông Nhạ thông tin hiện hơn 7.000 bài học chất lượng cao được chia sẻ trên Internet. “Để chuẩn bị cho chương trình giáo dục mới được triển khai từ năm học này, giáo viên cả nước đã được tập huấn trực tuyến liên tục dựa trên hệ thống LMS”, ông Nhạ nói.
9. Cũng theo ông Nhạ, Việt Nam đang xây dựng khung năng lực số cho học sinh, mầm non đến THPT, trong đó không chỉ coi trọng kỹ năng sử dụng, kiến thức công nghệ mà còn hướng đến năng lực tư duy, khả năng tạo ra sản phẩm sáng tạo và thích ứng với thế giới số.
10. Không chỉ Việt Nam, các nước ASEAN cũng đang cố gắng dạy học sinh các kỹ năng số. Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN đã thông qua tuyên bố chung, khẳng định tầm quan trọng của việc xóa mù công nghệ, tăng cường thúc đẩy phát triển kỹ năng số và kỹ năng chuyển đổi số trong hệ thống giáo dục.
(Theo Dương Tâm, “Việt Nam được đánh giá cao về chuyển đổi số trong dục”, Báo VnExpress, ngày 15/10/2020)
Thái độ của bà Rana Flowers như thế nào khi nói về chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam? | 77341e73f423588499695c41c4a669f7 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Biết ơn",
"Phê bình",
"Khen ngợi",
"Yêu mến"
]
} | C |
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Trong một báo cáo về sự ấm lên của Bắc Cực, các nhà khoa học châu Âu đã kiểm tra dữ liệu về lịch sử nhiệt độ và phát hiện ra rằng nhiệt độ của Siberia - nơi nổi tiếng với nhiệt độ mùa đông lạnh nhất ờ Bắc bán cầu (nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng -50°C) - đã ấm lên bất thường kể từ tháng 1/2020. Các nhà khoa học dự báo, đến năm 2050, hàng ngàn kilomet đường ống và đường giao thông, các tòa nhà, mỏ dầu và bể chứa, cảng hàng không, các cơ sở hạ tầng... trên khắp Bắc Cực sẽ bị ành hưởng nghiêm trọng khi mà gần 1/4 đất liền nơi đây nằm trên lớp băng vĩnh cửu. Thiệt hại có thể lên tới hàng trăm tỷ USD.
Nhiệt độ tăng khiến cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn ớ Bẳc Cực. Tháng 8 năm ngoái, hơn 4 triệu ha rừng ờ Siberia đã bốc cháy. Cháy rừng ở Bắc Cực cùng gây hậu quả rất lớn đối với khí hậu toàn cầu khi mà diện tích rừng nơi đây bao phủ 33% diện tích đất bề mặt trái đất và lưu trữ khoảng 50% lượng carbon trong lòng đất trên thê giới – nhiều hơn lượng carbon nằm trong tất cả sinh khối thực vật trên thế giới và tương đương với lượng carbon trong khí quyển.
Nhiệt độ cao, cháy rừng, băng vĩnh cửu tan sẽ giải phỏng khí carbon và metan đang bị lưu giữ. Chuyên gia về khi metan ở Bắc Cực - Katey Walter Anthony (Đại học Alaska, Mỹ) cho biết. "Khí carbon dioxide và metan thoát ra từ các địa điểm tan băng vĩnh cửu và các vụ cháy, chúng không chi tồn tại ở Bắc Cực mà sẽ hòa vào khí quyển và lưu thông trên toàn cầu, góp phần làm tăng nồng độ khí nhà kính". Theo Báo cáo Bắc Cực năm 2019 của Cơ quan Quán lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), băng tan khắp Bắc Cực có thể sẽ thải ra khoảng 300-600 triệu tan carbon ròng mỗi năm vào bầu khí quyển Trái Đất. Kể từ khi có dữ liệu vệ tinh (năm 1979) đến nay, băng ở Bắc Cực vào mùa hè đã mất tới 40% diện tích và 70% khối lượng. Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về sự nóng lên toàn cầu.
Vùng cực của trái đất có nhiệt độ lạnh không chi vì nhận được ít ánh nắng mặt trời trực tiếp mà còn vì nơi đây có những khối băng trắng khổng lồ có tác dụng như tấm gương khổng lồ phản xạ hầu hết ánh sáng mặt trời trờ lại không gian. Trong khi đó nước biển lại hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy, khi băng ở Bắc Cực tan chảy sẽ làm nước biển dâng, làm tăng diện tích bao phủ bời nước biển, tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến nhiệt độ trái đất ngày càng ấm lên.
Băng Bắc Cực còn ảnh hường đến thời tiết trên toàn thế giới thông qua việc tác động tới dòng hải lưu. Đại dương và không khí hoạt động như động cơ nhiệt, vận chuyển nhiệt đến các cực một cách thường xuyên thông qua hoàn lưu khí quyển và dòng hải lưu đề tạo ra sự cân bằng. Diện tích băng biển giảm sẽ ảnh hưởng đến những quá trinh này. Nhiệt độ vùng cực ấm lên phá vỡ lưu lượng nhiệt tổng thể của Trái Đất, trong khi hướng gió thay đổi đẩy nhiều băng hơn từ biển Bắc Cực về phía Đại Tây Dương. Tại đây, chúng sẽ tan thành nước lạnh và ngăn cản dòng hải lưu ấm lưu chuyển từ vùng nhiệt đới.
Sự nóng lên bất thường của Bắc Cực còn làm giảm chênh lệch nhiệt độ và áp suất giữa Bắc Cực và vĩ độ thấp - nơi cỏ nhiều người sinh sống. Điển hình như lãnh nguyên cùa làng Russkoye Ustye (Siberia), quần xã sinh vật lạnh nhất hành tinh, cũng đang bốc cháy. Các tòa nhà cũ của ngôi làng này đã chìm xuống sông trong 3 thập kỷ qua do sự xói mòn và tan băng vĩnh cữu gây ra. Trưởng làng, ông Portnyagin cho biết: "Đây là năm thứ 2 liên tiếp chúng tôi không có băng để di chuyển bằng xe trượt tuyết trong tháng 6. Trong khi đó, người dân làng không quen với nhiệt độ cao đã bị đau đầu và gặp các vấn đề về da. Những đàn cá cũng không còn thấy xuất hiện vì chúng lặn sâu xuống đáy biển. Các ngư dân đang vô cùng khốn khổ".
Trong khi người dân và các nhà khoa học đang rất lo lắng về những thay đổi bất thường và nhanh chóng của khí hậu Bắc Cực cũng như tương lai của khí hậu toàn cầu, thì các nhà chính trị lại dường như đang quan tâm hơn tới khía cạnh kinh tế và quyền kiểm soát Bắc Cực. Sở dĩ như vậy vì vùng cực này chứa đựng nguồn tài nguyên khổng lồ (30% trữ lượng khí đốt và 13% trữ lượng dầu mỏ của thế giới chưa được khai thác; nhiều mỏ kim loại hiếm dùng để chế tạo linh kiện điện tử và vũ khí). Khi băng tan, việc khai thác các nguồn tài nguyên này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Lựa chọn kinh tế hay khí hậu là bài toán đang được đặt ra và gây nhiều tranh cãi.
Tại sao các chính trị gia có vẻ đang làm ngơ trước thực trạng biến đổi khí hậu tại vùng cực? | a28d11b3b3bfd2ae6f8a4d42fb5e0ed9 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Họ quan tâm tới những lợi ích kinh tế và địa chính trị tại các nơi này hơn",
"Họ cho rằng những nơi này quá xa xôi và không có giá trị kinh tế chính trị",
"Họ quan tâm tới các vấn đề đời sống xã hội cấp bách hơn ở quốc gia của họ",
"Họ ghi ngờ các kết luận khoa học về sự biến đổi khí hậu tại các vùng cực"
]
} | A |
1. Mới đây nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Văn Mạnh, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai thành công hệ thống xử lý bùn thải thành phân hữu cơ và khí biogas, với công suất phát điện đạt 20 kW, tại thành phố Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk.
2. Công nghệ này được nhóm bắt đầu nghiên cứu từ năm 2016, trong Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ theo Nghị định thư do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, với mục tiêu xây dựng quy trình công nghệ xử lý bùn thải hiệu quả ở quy mô công nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị bền vững.
3. So với các quy trình xử lý truyền thống, công nghệ cho hiệu suất chuyển hóa bùn thải thành khí sinh học cao, giúp rút ngắn thời gian xử lý trong khoảng 15-20 ngày. Đặc biệt, hai sản phẩm thu được sau quá trình xử lý gồm khí biogas và phân bón sinh học đều đạt tiêu chuẩn sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất. Khí biogas sinh ra dùng làm nguyên liệu cho máy phát điện, đáp ứng tiêu chuẩn nhiên liệu của châu Âu.
4. TS Mạnh cho biết, bùn thải được đưa vào bể tiền xử lý để điều chỉnh độ pH và các thông số khác trước khi đưa vào bể xử lý chính. Công đoạn này tạo điều kiện tốt nhấtcho các nhóm vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy bùn thải yếm khí, có thể giảmđộ pH bằng axit hoặc dùng bazơ để tăng pH.
5. Sau bước tiền xử lý, nhóm tiến hành phân hủy yếm khí bùn thải để tạo ra khíbiogas. Tuy nhiên, khí biogas sau khi được tạo ra vẫn còn nhiều tạp chất (CO2, Họs,20 SO), có thể gây kết tinh trong buồng đốt hoặc ăn mòn các đường dẫn, bình chứa nhiên liệu cũng như bếp đốt. Vì vậy, TS Mạnh và cộng sự đã tự chế tạo và thiết kế thành công được thiết bị lọc quay ly tâm tốc độ cao để làm sạch khí sinh học trước khi nạp vào hệ thống máy phát điện, nhờ vậy nhóm nghiên cứu đã giải mã thành công công nghệ do Đài Loan chuyển giao.
6. Biogas được đưa vào máy ly tâm tốc độ cao HGRPB để loại bỏ tạp chất bằng dung dịch hấp thụ KOH. Dưới tác động của cơ quay trục giữa, dung dịch KOH được chuyển động ly tâm với tốc độ cao, làm tăng cường quá trình tiếp xúc giữa dung dịch hấp thụ và dòng khí đi vào. Nhờ vậy, dung dịch hấp thụ không bị kéo ra ngoài theo dòng khí, giúp biogas sau xử lý có độ ẩm và đạt tiêu chuẩn dành cho phát điện.
7. "Công đoạn quan trọng nhất nằm ở kỹ thuật điều chỉnh chế độ công nghệ để gia tăng hiệu suất chuyển hóa từ bùn hữu cơ sang khí sinh học hiệu quả cao. Thiết bị do nhóm thiết kế cho ưu điểm nhỏ gọn hơn, được tạo ra từ vật liệu dễ tìm, phù hợp với điều kiện trong nước", TS Mạnh nói và cho biết, thiết bị có khả năng phát hiện thời gian bão hòa của khí, phản ứng tiếp xúc nhanh, thu được khí biogas sạch gần như 100%, đạt tiêu chuẩn làm nhiên liệu phát điện.
8. Nhóm đã đưa công nghệ ứng dụng xử lý bùn thải tại một doanh nghiệp sản xuất bia tại Đắk Lắk, toàn bộ 15mở bùn mỗi ngày được xử lý để phát điện với công suất 20 kW. Lượng điện này phục vụ lại vận hành máy bơm, các thiết bị xử lý của hệ thống hoặc đèn chiếu sáng trong các trang trại rau.
9. Lượng bùn thải sau quá trình phân hủy còn lại được phối trộn với các thành phần vi lượng và vi sinh vật để tạo phân bón hữu cơ sinh học giúp đất tăng độ ẩm và độ tơi xốp, nâng cao hiệu quả sử dụng phân. Loại phân hữu cơ được bón cho cây rau ngắn ngày cho chất lượng tốt, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất.
10. Bùn thải từ các hoạt động sản xuất, chứa rất nhiều các tế bào vi sinh vật và hỗn hợp các protein, polisaccarit, lipit. Hiện nay, việc xử lý bùn thải tại Việt Nam mới chỉ áp dụng phương pháp ủ hoặc chôn lấp, chưa có hệ thống công nghệ xử lý hoàn thiện quy mô lớn, kết hợp với xử lý chất thải rắn. Nếu không được xử lý kịp thời, khối lượng lớn bùn thải sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường.
11. "Công nghệ xử lý bùn thải được nhóm hoàn thiện với mục tiêu vừa có thể hạn chế thải các chất ô nhiễm ra ngoài môi trường, vừa tạo ra những sản phẩm giá trị như khí biogas, phân bón hữu cơ. Từ đó góp phần tạo nên một nền nông nghiệp tuần hoàn, bền vững", TS Mạnh nói.
12. Tuy nhiên đây mới là thành công ở quy mô xử lý nhỏ. Để có thể phát triển hệ thống ở quy mô bán công nghiệp với khối lượng 80 tấn, đem lại hiệu quả cao, nhómnghiên cứu cho rằng cần phải làm chủ công nghệ và có sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc xây dựng những nhà máy xử lý bùn thải tại các thành phố, khu công nghiệp lớn.
(Theo Nguyễn Xuân, Công nghệ xử lý bùn thải tạo khí sinh học phát điện, Báo VnExpress, ngày 21/11/2020)
Ý nào sau đây KHÔNG phải là một ưu điểm của phân bón sinh học sinh ra từ quá trình xử lí bùn thải? | 8be7f8ecccad562da04e9f1937971898 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Hạn chế sâu bệnh",
"Tăng độ tơi xốp của đất",
"Rút ngắn thời gian thu hoạch",
"Tăng độ ẩm của đất"
]
} | C |
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Phương pháp phân tích hạt giống
I.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Năng lượng Hạt nhân Nông nghiệp và Đại học São Paulo (USP) của Brazil đã phát triển một phương pháp luận dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa và hợp lý hóa trong việc phân tích chất lượng hạt giống, một quy trình bắt buộc theo quy định của pháp luật của nước này, nhưng từ trước đến nay được thực hiện thủ công bởi các nhà phân tích của Bộ Nông nghiệp Brazil.
II.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ dựa trên ánh sáng được triển khai trong phân tích thực vật và mỹ phẩm để thu được hình ảnh của hạt giống. Sau đó, họ chuyển sang dùng máy để tự động hóa quá trình giải đoán hình ảnh, giúp giảm thiểu một số khó khăn của các phương pháp thông thường. Ví dụ, đối với phân loại hạt, công nghệ hình ảnh quang học có thể được áp dụng cho toàn bộ lô hạt thay vì chỉ các mẫu như điều kiện hiện tại. Hơn nữa, kỹ thuật này không xâm lấn và không phá hủy các sản phẩm được phân tích hoặc thất thoát trong quá trình sử dụng mẫu.
III.
Các kỹ thuật dựa trên ánh sáng bao gồm huỳnh quang chất diệp lục và hình ảnh đa mặt. Trong số các loại cây có liên quan, các nhà nghiên cứu đã chọn cà chua và cà rốt được sản xuất ở các mùa vụ khác nhau và tuân theo các điều kiện bảo quản khác nhau. Họ sử dụng hạt giống của các giống cà chua thương mại Gaucho và Tyna được sản xuất ở Brazil và Mỹ và hạt của các giống cà rốt.
Brasilia và Francine được sản xuất ở Brazil, Ý và Chile để thực hiện nghiên cứu. Sự lựa chọn này dựa trên tầm quan trọng về kinh tế của những loại cây thực phẩm này, cũng như nhu cầu của thế giới tăng lên và những khó khăn mà người trồng phải đối mặt trong việc thu hái hạt giống. Ở cả cà chua và cà rốt, quá trình chín không đồng đều do cây ra hoa liên tục và sản xuất hạt không đồng bộ, do đó các lô hạt có thể chứa hỗn hợp hạt chưa trưởng thành và hạt trưởng thành. Sự hiện diện của các hạt chưa trưởng thành không dễ dàng được phát hiện bằng các phương pháp trực quan còn các kỹ thuật dựa trên con mắt của máy có thể giảm thiểu vấn đề này.
IV.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả phân tích (không gây phá hủy) của họ với kết quả của các bài kiểm tra độ nảy mầm và sức sống truyền thống, vốn có tính phá hủy, tốn thời gian và công sức. Trong thử nghiệm nảy mầm, các nhà phân tích hạt giống tách các mẫu, gieo chúng đề nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ, nước và oxi thuận lợi, và xác minh số lượng cây giống bình thường cuối cùng được sản xuất theo các quy tắc do Bộ Nông nghiệp thiết lập. Các bài kiểm tra rất phức tạp, phổ biến nhất là dựa trên phản ứng của hạt giống với các điều kiện bất thuận và các thông số phát triển của cây con. Bên cạnh những khó khăn đã nêu, các phương pháp truyền thống rất tốn thời gian. Ví dụ, trong trường hợp cà chua và cà rốt, có thể mất đến 2 tuần để thu được kết quả.
V.
Theo các nhà khoa học, chất diệp lục có trong hạt, nơi nó cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dự trữ cần thiết cho sự phát triển (lipit, protein và cacbohydrat). Khi nó đã hoàn thành này, chất diệp lục sẽ bị phá vỡ. Các nhà khoa học cho rằng nếu hạt không hoàn thành quá trình trong thành, chất diệp lục này vẫn còn bên trong nó. Chất diệp lục còn sót lại càng ít, quá trình trưởng thà" càng hoàn thiện và chất lượng dinh dưỡng trong hạt càng nhiều. Nếu có nhiều chất diệp lục, hạt giống chưa trưởng thành và kém chất lượng. Khi đó, nếu ánh sáng ở một bước sóng cụ thể được chiếu vào chất diệp lục trong hạt, nó sẽ không truyền năng lượng này sang phân tử khác mà thay vào đó, lại phát ra ánh sáng ở bước sóng khác, nghĩa là nó phát huỳnh quang. Huỳnh quang này có thể được đo lường. Ánh sáng đỏ có thể được sử dụng để kích thích chất diệp lục và bắt huỳnh quang bằng cách sử dụng một thiết bị chuyển nó thành tín hiệu điện, tạo ra hình ảnh bao gồm các pixel màu xám, đen và trắng. Các khu vực sáng hơn tương ứng với mức độ cao hơn của chất diệp lục, chứng tỏ hạt chưa trưởng thành và không có khả năng nảy mầm.
VI.
Phương pháp sử dụng công nghệ dựa trên ánh sáng để phân tích chất lượng hạt giống đã khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp truyền thống, tăng hiệu quả trong công tác giống cây trồng, góp phần đáng kể cho sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại.
(Nguồn: Lê Thị Kim Loan, Tạp chí IASVN, 2021)
Điều nào sau đây là đúng về chất diệp lục? | e67370db818d5f5ca134f040c67ce63d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Chất diệp lục sản sinh ra lipit, protein và cacbohydrat",
"Chất dinh dưỡng càng nhiều thì chất diệp lục càng nhiều",
"Chất diệp lục càng ít thì hạt càng trưởng thành",
"Chất diệp lục càng nhiều thì hạt càng có chất lượng tốt"
]
} | C |
1. Mỗi ngày, Hà Nội đang phải tìm cách xử lý hơn 2.500-3.000 tấn chất thải rắn xây dựng, trong khi Tp.HCM cũng khó khăn trong việc giải quyết trên 1.500 tấn rác thải xây dựng thu gom mỗi ngày. Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại tới 5% GDP vì môi trường ô nhiễm, chủ yếu do chất thải ngày một nhiều hơn nhưng không được thu gom, xử lý tốt, trong đó rác thải xây dựng chiếm từ 25-30%. Tuy nhiên, phần lớn các khu xử lý chất thải rắn hiện nay đều bị quá tải và chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp. Đó là lý do khiến ngành xây dựng đang nghĩ đến cách tiếp cận mới: Tái chế chất thải xây dựng.
2. Một số chuyên gia đã đề xuất áp dụng các công nghệ nghiền tái chế được nhập khẩu từ nước ngoài, chẳng hạn như máy nghiền lắp đặt ngay tại chân công trình, cho phép nghiền tại chỗ các khối bê tông, vật liệu rắn thành các hạt nhỏ 3x4 cm và cát mịn mà không cần tập kết ra bãi phế liệu. Điều này giúp chủ đầu tư có khả năng tận dụng được 70-100% phế thải xây dựng. Những hạt thành phẩm này có thể dùng làm cấp phối san lấp nền đường, sản xuất gạch lát vỉa hè, đê chắn sóng, thậm chí có thể dùng để chế tạo bê tông tươi.
3. Một trong những ý tưởng mới được các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ Xây dựng IAB Weimar, Đức tìm ra là tái chế những hạt nghiền này ở cấp độ cao hơn, biến chúng thành những hạt cốt liệu nung rỗng có khối lượng nhẹ, và nhiều tính năng vượt trội. Ý tưởng này đã tiếp tục phát triển và thực hiện thành công khi các nhà khoa học ở Trường Đại học Xây dựng sử dụng vật liệu phá dỡ phế thải xây dựng ở Việt Nam để tạo ra các hạt cốt liệu nung tương tự.
4. “Khi dùng hạt cốt liệu này để chế tạo ra những loại bê tông nhẹ cách âm cách nhiệt có khối lượng nhỏ hơn 30-60% so với gạch xây thông thường, ta có thể giảm chi phí đáng kể trong các công trình xây dựng do giảm được tải trọng tác dụng, qua đó giảm kích thước các kết cấu chịu lực và móng công trình” -Trưởng nhóm nghiên cứu PGS.TS. Nguyễn Hùng Phong, Trường Đại học Xây dựng, cho biết.
5. “Việc dùng phế thải xây dựng làm đầu vào để sản xuất hạt cốt liệu cũng giúp giảm gánh nặng chôn lấp phế thải và bảo vệ môi trường, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu để chế tạo vật liệu bê tông mà không cần sử dụng, khai thác mới các nguồn tài nguyên tự nhiên như đá, cát, sỏi.” PGS.TS. Phong nói thêm.
6. Mặc dù công nghệ chế tạo các loại hạt cốt liệu nhẹ không quá mới mẻ, nhưng ở Việt Nam đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng công nghệ nung và sử dụng đầu vào là phế thải xây dựng. Để làm được điều đó, nhóm nghiên cứu đã tập hợp các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực, bao gồm hóa silicat, vật liệu và kết cấu xây dựng.
7. Nhóm đã thu thập các loại vật liệu thô, phân loại và nghiền hỗn hợp đến độ mịn nhỏ hơn 100 nm, cấp phối theo tỷ lệ nhất định, sau đó trộn với các phụ gia phồng nở; về viên tạo hạt nhỏ dưới 10 mm, sau đó sấy khô và nung đến nhiệt độ khoảng 1200°C trong thời gian lý tưởng từ 6-9 phút. Kết quả tạo ra các hạt cốt liệu nhẹ có khối lượng thể tích nhỏ hơn 800 kg/m.
8. “Do các hạt cốt liệu nhẹ chế tạo từ phế thải xây dựng nên chúng tôi không kì vọng chúng có khả năng chịu lực quá cao.” PGS.TS. Phong chia “Bù lại, các hạt cốt liệu nhẹ có thể có nhiều ứng dụng khác nhau: các hạt loại chất lượng thấp có thể dùng làm đất trồng cây để giữ ẩm cùng các chất dinh dưỡng trong các lỗ rỗng của chúng, các hạt chất lượng tốt hơn có thể làm vật liệu cách âm cách nhiệt như gạch chống nóng, tấm vách ngăn; những hạt có cường độ tốt nhất có thể được sử dụng làm vật liệu chịu lực như tấm sàn bê tông nhẹ. Ngoài ra, các hạt này có thể làm vật liệu lọc trong ngành công nghiệp”.
9. Từ những hạt vật liệu này, họ đã chế tạo ra 2 loại thành phẩm - một dạng bê tông cách nhiệt có khối lượng thể tích 600-900 kg/mở, và một dạng bê tông nhẹ chịu lực có cường độ chịu nén từ 20-25 Mpa.
10. Về mặt công nghệ, mặc dù nắm được quy trình để tạo ra các hạt vật liệu nhẹ, nhưng các chuyên gia cũng thừa nhận rằng việc nung trên cơ sở lò quay vẫn là khâu thách thức nhất hiện nay. Đây là mấu chốt của cả dây chuyền sản xuất cho công suất lớn. Hiện công nghệ chế tạo lò vẫn chưa thể nội địa hóa mà phải nhập khẩu, do vậy chi phí vẫn còn cao. Hơn thế nữa, quy trình đòi hỏi nhiệt độ nung phải trên 1200°C - tức nhiệt lượng sử dụng khá lớn và có thể khiến tổng chi phí tăng lên. Một số ý kiến phản hồi cũng cho rằng công nghệ nung vẫn có thể tạo ra khí thải nên chưa đủ “xanh” cho môi trường.
11. Trước những vấn đề đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số hướng khắc phục, kết hợp với công nghệ môi trường - chẳng hạn tận dụng khí gas từ chất thải hữu cốt năng lượng đốt lò - để giảm thiểu tác động, hoặc tạo ra một quá trình sản xuất liên tục để giảm hao phí năng lượng và chi phí vận hành. Trong tương lai, họ cũng sẽ nghiên cứu thêm cách hạ thấp nhiệt độ nung để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm hạt nhẹ này.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Chế tạo bê tông nhẹ có khả năng cách nhiệt và chịu lực, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 18/12/2020)
Đáp án nào dưới đây không phải là thành phẩm của máy nghiền tái chế vật liệu xây dựng? | 876ba36d5d989b004c7ee521545e1a31 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Gạch lát vỉa hè",
"Làm cầu",
"Đê chắn sóng",
"Bê tông tươi"
]
} | B |
1. Do khai thác do trầm một cách tận diệt mà không có biện pháp bảo tồn nên trần hương tự nhiên ở Việt Nam ngày càng hiếm và đắt đỏ. Nghiên cứu về công nghệ tạo trầm hương bền vững do GS.TS. Nguyễn Thế Nhã (Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam) và cộng sự phát triển được kỳ vọng sẽ chấm dứt thực trạng này.
2. “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, hình ảnh những người săn trầm phải “ngậm ngải tìm trầm” giữa chốn rừng thiêng nước độc, hóa hổ vì nhiều tháng loanh quanh trong rừng có lẽ chỉ tồn tại trong những câu chuyện cổ tích nhưng nỗi vất vả nhọc nhằn để có được những miếng trầm là có thật.
3. “Thực chất, trầm hương là phần gỗ chứa nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó" - GS.TS. Nguyễn Thế Nhã cho biết. “Khi cây dó bị thương, cây sẽ hình thành nên những hợp chất để kháng lại sự xâm nhiễm của các vi sinh vật. Dần dần, hợp chất đó biến tính và trở thành trầm”. Cây dó trầm thường có những biểu hiện như: thân cành có 1 bướu, cây nhiều mắt, cây bị bệnh hoặc bị thương; lá cằn cỗi, màu xanh vàng; cây có vỏ kết cấu lõm, lồi và sần sùi, khô nứt, xuất hiện những chấm màu tím, đỏ nâu.
4. Những năm trở lại đây, nhờ nắm được quy luật hình thành trầm hương mà nhiều người đã tiến hành cấy trầm trên cây dó. Ở Việt Nam hiện có sáu loài thuộc chi Do trầm đó là Dó bầu, Dó bà nà, Dó gạch, Dó Vân Nam, Dó trung Quốc và Dó quả nhăn - trong đó Dó bầu là loại phổ biến nhất. “Có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp đơn giản nhất là vật lý cơ giới – họ sử dụng khoan, dùi nung đỏ, hoặc thậm chí là bóc vỏ quét hóa chất lên. Những phương pháp này vừa cho ra trầm kém chất lượng, mà còn gây hại cho cây” - GS Nhã nhận định.
5. Thêm vào đó, việc khai thác không bền vững quần thể các cây dó trầm trong môi trường sống hoang dã đã dẫn đến sự suy giảm số lượng cá thể tự nhiên, nhiều loài thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Là người luôn đau đáu với số phận của cây dó trầm, GS.TS. Nguyễn Thế Nhã luôn đặt ra cho mình câu hỏi: Làm thế nào để khai thác trầm hương mà không tận diệt cây?
6. GS.TS. Nguyễn Thế Nhã nhận ra rằng công nghệ sinh học có thể là hướng khai thác an toàn mà ông đang tìm kiếm. Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu các loại có trầm trên khắp Việt Nam, mang về nghiên cứu để phân lập các vi sinh vật - mà chủ yếu là nấm - giúp cây tiết dầu tạo trầm để tạo ra chế phẩm nấmdạng dung dịch. “Có khoảng gần 100 chủng nấm khác nhau, trong đó chúng tôi chọn ra được khoảng bảy chi có khả năng tạo trầm như chị nấm bào tử lưỡi liềm (Fusariumsp.), chi Nấm bào tử lông roi (Pestalotiopsis sp.), chi Nấm mốc (Mucor sp.)...” - TS. Nguyễn Thành Tuấn (Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam), người trực tiếp phân lập nấm, cho biết.
7. Trong tự nhiên, khi sâu đục vào thân cây, chúng tạo ra vết thương khiến cây bị nhiễm nấm. “Để rút ngắn thời gian, chúng tôi mô phỏng vết đục của sâu bằng cách khoan vào một lỗ nhỏ có đường kính 5mm, sau đó truyền chế phẩm nấm vào lỗ để khởi động cơ chế kháng vi sinh vật của cây, từ đó bắt đầu quá trình tạo trầm” – GS Nhã phân tích.
8. Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và Tiên Phước (Quảng Nam) – vốn được biết đến như xứ sở của các loại trầm. Dù kết quả trầm cho ra chất lượng cao, không gây tổn thương quá nhiều đến cây dó như cách đục lỗ truyền thống, cũng như rút ngắn thời gian tạo trầm, tuy nhiên GS Nhã nhận thấy rằng đây vẫn chưa phải là phương án tối ưu. “Tôi muốn giảm thiểu tối đa vết thương trên cây, cũng như có thể rút ngắn thời gian hình thành trầm nhiều hơn nữa” - ông cho biết.
9. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về trầm hương, Trung tâm nghiên cứu Jülich, Đức đã hỗ trợ các nhóm dự án sử dụng công nghệ nuôi cấy mô in vitro để tạo ra trầm hương. “Chúng tôi lấy mẫu chồi, cành, lá, hạt của cây dó trầm về xử lý để ra được vật liệu sạch, từ đó kích tạo ra mô sẹo. Điều này không hề ảnh hưởng đến cây trong tự nhiên” – TS. Nguyễn Thành Tuấn mô tả. Sau đó, các nhà khoa học đặt mô sẹo vào môi trường dung dịch, lắc lọ dung dịch để tạo ra thêm mô sẹo, sau đó truyền chế phẩm nấm đã tạo ra từ trước vào dung dịch nuôi cấy mô sẹo - giúp hình thành nên các hợp chất có trong trầm hương.
10. Quá trình này diễn ra nhanh hơn nhiều so với khi tạo trầm ngoài rừng. “Tối thiểu phải mất hai năm để thu được trầm chất lượng, trong khi công nghệ sinh học này chỉ mất vài tháng hoặc thậm chí là vài tuần để thu được thành phẩm” - GS Nhã cho biết. “Qua phân tích, loại trầm nhân tạo trong phòng thí nghiệm có đầy đủ những hợp chất cơ bản để tạo hương thơm như trầm ngoài tự nhiên”.
11. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ tạo trầm ngoài tự nhiên và trong phòng thí nghiệm. “Cùng một loài dó bầu, nhưng ở mỗi vùng miền khác nhau thì vi sinh vật tạo thành và chất lượng trầm sẽ khác nhau. Ảnh hưởng của khí hậu tới quá trình hình thành trầm hương được đánh giá thông qua ảnh hưởng của các thông số đại diện là nhiệt độ, độ ẩm. Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng đến khả năng hút chế phẩm sinh học, quá trình gỗ biến đổi màu để hình thành trầm hương”. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đang tiến hành lấy mẫu phân lập các loài nấm ở dó trầm tại khắp các tỉnh thành để tạo ra được các chế phẩm phù hợp với mỗi loài cây.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Để không còn phải “ngậm ngải tìm trầm”, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 03/12/2020)
Trong các loài dó, loài nào phổ biến nhất ở Việt Nam? | b9df08bd704aa0ba4f7123f586e52a49 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Dó bầu",
"Dó bà nà",
"Dó gạch",
"Dó quả nhăn"
]
} | A |
1. Do khai thác do trầm một cách tận diệt mà không có biện pháp bảo tồn nên trần hương tự nhiên ở Việt Nam ngày càng hiếm và đắt đỏ. Nghiên cứu về công nghệ tạo trầm hương bền vững do GS.TS. Nguyễn Thế Nhã (Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam) và cộng sự phát triển được kỳ vọng sẽ chấm dứt thực trạng này.
2. “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, hình ảnh những người săn trầm phải “ngậm ngải tìm trầm” giữa chốn rừng thiêng nước độc, hóa hổ vì nhiều tháng loanh quanh trong rừng có lẽ chỉ tồn tại trong những câu chuyện cổ tích nhưng nỗi vất vả nhọc nhằn để có được những miếng trầm là có thật.
3. “Thực chất, trầm hương là phần gỗ chứa nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó" - GS.TS. Nguyễn Thế Nhã cho biết. “Khi cây dó bị thương, cây sẽ hình thành nên những hợp chất để kháng lại sự xâm nhiễm của các vi sinh vật. Dần dần, hợp chất đó biến tính và trở thành trầm”. Cây dó trầm thường có những biểu hiện như: thân cành có 1 bướu, cây nhiều mắt, cây bị bệnh hoặc bị thương; lá cằn cỗi, màu xanh vàng; cây có vỏ kết cấu lõm, lồi và sần sùi, khô nứt, xuất hiện những chấm màu tím, đỏ nâu.
4. Những năm trở lại đây, nhờ nắm được quy luật hình thành trầm hương mà nhiều người đã tiến hành cấy trầm trên cây dó. Ở Việt Nam hiện có sáu loài thuộc chi Do trầm đó là Dó bầu, Dó bà nà, Dó gạch, Dó Vân Nam, Dó trung Quốc và Dó quả nhăn - trong đó Dó bầu là loại phổ biến nhất. “Có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp đơn giản nhất là vật lý cơ giới – họ sử dụng khoan, dùi nung đỏ, hoặc thậm chí là bóc vỏ quét hóa chất lên. Những phương pháp này vừa cho ra trầm kém chất lượng, mà còn gây hại cho cây” - GS Nhã nhận định.
5. Thêm vào đó, việc khai thác không bền vững quần thể các cây dó trầm trong môi trường sống hoang dã đã dẫn đến sự suy giảm số lượng cá thể tự nhiên, nhiều loài thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Là người luôn đau đáu với số phận của cây dó trầm, GS.TS. Nguyễn Thế Nhã luôn đặt ra cho mình câu hỏi: Làm thế nào để khai thác trầm hương mà không tận diệt cây?
6. GS.TS. Nguyễn Thế Nhã nhận ra rằng công nghệ sinh học có thể là hướng khai thác an toàn mà ông đang tìm kiếm. Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu các loại có trầm trên khắp Việt Nam, mang về nghiên cứu để phân lập các vi sinh vật - mà chủ yếu là nấm - giúp cây tiết dầu tạo trầm để tạo ra chế phẩm nấmdạng dung dịch. “Có khoảng gần 100 chủng nấm khác nhau, trong đó chúng tôi chọn ra được khoảng bảy chi có khả năng tạo trầm như chị nấm bào tử lưỡi liềm (Fusariumsp.), chi Nấm bào tử lông roi (Pestalotiopsis sp.), chi Nấm mốc (Mucor sp.)...” - TS. Nguyễn Thành Tuấn (Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam), người trực tiếp phân lập nấm, cho biết.
7. Trong tự nhiên, khi sâu đục vào thân cây, chúng tạo ra vết thương khiến cây bị nhiễm nấm. “Để rút ngắn thời gian, chúng tôi mô phỏng vết đục của sâu bằng cách khoan vào một lỗ nhỏ có đường kính 5mm, sau đó truyền chế phẩm nấm vào lỗ để khởi động cơ chế kháng vi sinh vật của cây, từ đó bắt đầu quá trình tạo trầm” – GS Nhã phân tích.
8. Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và Tiên Phước (Quảng Nam) – vốn được biết đến như xứ sở của các loại trầm. Dù kết quả trầm cho ra chất lượng cao, không gây tổn thương quá nhiều đến cây dó như cách đục lỗ truyền thống, cũng như rút ngắn thời gian tạo trầm, tuy nhiên GS Nhã nhận thấy rằng đây vẫn chưa phải là phương án tối ưu. “Tôi muốn giảm thiểu tối đa vết thương trên cây, cũng như có thể rút ngắn thời gian hình thành trầm nhiều hơn nữa” - ông cho biết.
9. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về trầm hương, Trung tâm nghiên cứu Jülich, Đức đã hỗ trợ các nhóm dự án sử dụng công nghệ nuôi cấy mô in vitro để tạo ra trầm hương. “Chúng tôi lấy mẫu chồi, cành, lá, hạt của cây dó trầm về xử lý để ra được vật liệu sạch, từ đó kích tạo ra mô sẹo. Điều này không hề ảnh hưởng đến cây trong tự nhiên” – TS. Nguyễn Thành Tuấn mô tả. Sau đó, các nhà khoa học đặt mô sẹo vào môi trường dung dịch, lắc lọ dung dịch để tạo ra thêm mô sẹo, sau đó truyền chế phẩm nấm đã tạo ra từ trước vào dung dịch nuôi cấy mô sẹo - giúp hình thành nên các hợp chất có trong trầm hương.
10. Quá trình này diễn ra nhanh hơn nhiều so với khi tạo trầm ngoài rừng. “Tối thiểu phải mất hai năm để thu được trầm chất lượng, trong khi công nghệ sinh học này chỉ mất vài tháng hoặc thậm chí là vài tuần để thu được thành phẩm” - GS Nhã cho biết. “Qua phân tích, loại trầm nhân tạo trong phòng thí nghiệm có đầy đủ những hợp chất cơ bản để tạo hương thơm như trầm ngoài tự nhiên”.
11. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ tạo trầm ngoài tự nhiên và trong phòng thí nghiệm. “Cùng một loài dó bầu, nhưng ở mỗi vùng miền khác nhau thì vi sinh vật tạo thành và chất lượng trầm sẽ khác nhau. Ảnh hưởng của khí hậu tới quá trình hình thành trầm hương được đánh giá thông qua ảnh hưởng của các thông số đại diện là nhiệt độ, độ ẩm. Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng đến khả năng hút chế phẩm sinh học, quá trình gỗ biến đổi màu để hình thành trầm hương”. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đang tiến hành lấy mẫu phân lập các loài nấm ở dó trầm tại khắp các tỉnh thành để tạo ra được các chế phẩm phù hợp với mỗi loài cây.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Để không còn phải “ngậm ngải tìm trầm”, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 03/12/2020)
Nhóm nghiên cứu tiến hành phân lập các vi sinh vật (chủ yếu là nấm) trên cây dó nhằm mục đích gì? | e5bd1943bc4f9f4f40f2959ea118d185 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nghiên cứu phương pháp chữa bệnh cho cây dó",
"Nghiên cứu phương pháp phòng bệnh cho cây dó",
"Nghiên cứu phương pháp nhân giống đại trà cây có",
"Nghiên cứu phương pháp gây bệnh có chọn lọc cho cây dó"
]
} | D |
1. Nhận thấy thị trường đang vắng bóng các sản phẩm chế biến từ nấm, nhà cung ứng nấm tươi Công ty TNHH hai thành viên Thực phẩm lý tưởng Việt Nam đã kết hợp với Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ chế biến nấm trên quy mô công nghiệp. Trong vòng 18 tháng, họ đã đưa ra thị trường 4 sản phẩm mới và chuẩn bị ra mắt sản phẩm thứ 5.
2. Vốn là doanh nghiệp sản xuất và phân phối nấm từ năm 2012, hiện nay công ty đã định vị được thương hiệu “Nấm lý tưởng” trong lòng người tiêu dùng, cũng như chiếm lĩnh thị phần không nhỏ trong hệ thống siêu thị ở miền Bắc và toàn quốc. Suốt một thời gian dài, họ kinh doanh các mặt hàng nấm tươi. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng sớm nhận ra những hạn chế bởi vòng đời sản phẩm khá ngắn và tính ổn định không cao. Vào thời điểm thu hoạch rộ, lượng nấm tạo ra có thể lên tới hàng chục tấn, nếu không được tiêu thụ hết trong vài ngày sẽ gây ra lãng phí khổng lồ. Trên thực tế, công ty đã vấp phải những lần nguồn cung bị dư thừa đến mức cần cấp đông khẩn cấp chờ xử lý.
3. “Chính vì vậy, chúng tôi muốn mở rộng sang hướng chế biến lấy nấm làm nguyên liệu chính để tạo ra các sản phẩm sơ chế hoặc ăn liền nhằm khai thác triệt để giá trị của nấm”, chị Vũ Hoài Thu, Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên Thực phẩm lý tưởng Việt Nam chia sẻ.
4. Thị trường lúc đó hầu như chưa có các sản phẩm nấm chế biến kể cả từ doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài. Nấm ăn lại được xem là sản phẩm giàu dinh dưỡng và hứa hẹn trở thành xu hướng tiêu dùng xanh cho tương lai. Mặc dù có thể nhìn thấy tiềm năng kinh doanh, những người đứng đầu công ty biết rằng họ không đủ kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực chế biến. Do vậy họ chủ động liên hệ với các chuyên gia ẩm thực và đầu bếp chuyên nghiệp để tìm cách biến nấm tươi thành thực phẩm ăn liền.
5. Những thử nghiệm đầu tiên bao gồm giò và pate được làm từ nhiều loại nấm. Mỗi công thức đưa ra đều được ban nội bộ của công ty đánh giá cảm quan và tìm cách điều chỉnh thành phần cốt liệu. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm mẫu đều chưa đáp ứng được màu sắc thị hiếu và chỉ có thể bảo quản trong thời gian ngắn 1 tuần, mà theo lời chị Thu là “chưa bán được đã bị quay hồi”. Chị chia sẻ để đưa được hàng vào chuỗi cung ứng hiện tại của đối tác, họ buộc phải đáp ứng tất cả những tiêu chuẩn khắt khe về hình thức lẫn chất lượng.
6. Thông qua giới thiệu, công ty tìm đến Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tại đây, Giám đốc Trung tâm đào tạo và phát triển sản phẩm thực phẩm TS. Đỗ Thị Yến và các cộng sự đã giúp họ chuẩn hóa công thức sản phẩm để ổn định chất lượng thực phẩm, cũng như kéo dài thời gian bảo quản lên tới một tháng.
7. “Chúng tôi đã dành 6 tháng nghiên cứu và thử nghiệm ở cả phòng thí nghiệm và dây chuyền sản xuất để kéo dài thời gian của sản phẩm. Nhóm nghiên cứu phân lập được 2 loại vi khuẩn và 2 loại nấm men là yếu tố gây hư hỏng chính, từ đó sử dụng các chất ức chế được cho phép ở nồng độ tối thiểu để kiềm chế những loại vi sinh vật này phát triển.” TS. Đỗ Thị Yến chia sẻ.
8. Từ nguồn vốn nhà nước (chiếm khoảng 30%) này, các nhà nghiên cứu thuộc bộ môn Quản lý chất lượng của Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm đã có thêm kinh phí cho việc nghiên cứu, phân tích. Họ lập ra các hội đồng đánh giá chuyên sâu, thực hiện những khảo sát quy mô rộng về thị hiếu người tiêu dùng và nhu cầu thị trường, đồng thời phân tích số liệu để quay lại hoàn thiện công thức chế biến cũng như định hướng phát triển kinh doanh cho công ty. Nấm lý tưởng cũng nâng cấp dây chuyền sản xuất của mình nhằm đảm bảo công suất 300kg - 1 tấn nguyên liệu/ngày.
9. Từ giữa năm 2019 đến nay, công ty đã làm thủ tục tự công bố sản phẩm, cho ra mắt 5 dòng sản phẩm mới bao gồm: pate nấm, giò nấm, ruốc nấm, các sản phẩm từ bột nấm (gồm bột canh nấm, bánh đa nem nấm, nem nấm, chả nấm,...) và sắp tới là nấm kim châm ăn liền.
10. “Sau nhiều chuẩn bị và điều chỉnh, chúng tôi đã tự tin hơn rất nhiều trong việc đưa các sản phẩm nấm chế biến lên kệ siêu thị lớn như Big C, Aeon hay BRG. Mặc dù chưa phải là sản phẩm chủ lực nhưng doanh thu phân khúc này đang tăng dần”, giám đốc công ty chia sẻ. Chị cho biết thêm công ty mới được chấp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Theo quy định, doanh nghiệp có thể được hưởng các ưu đãi về thuế và hỗ trợ từ nhà nước nếu doanh thu của việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% tổng doanh thu. Chị Thu tin rằng với kế hoạch trước mắt, đến năm sau các sản phẩm chế biến từ nấm sẽ đạt được mục tiêu này.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Hoàn thiện công nghệ chế biến nấm ăn quy mô công nghiệp, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 03/12/2020)
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên? | 1deed9851174068e7f91482bc56fec5e | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Công dụng của sản phẩm từ nấm đối với sức khỏe con người",
"Hoàn thiện công nghệ sản xuất sản phẩm từ nấm chế biến quy mô công nghiệp",
"Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu và sản xuất sản phẩm nấm chế biến",
"Những hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ thực phẩm"
]
} | B |
1. Nhận thấy thị trường đang vắng bóng các sản phẩm chế biến từ nấm, nhà cung ứng nấm tươi Công ty TNHH hai thành viên Thực phẩm lý tưởng Việt Nam đã kết hợp với Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ chế biến nấm trên quy mô công nghiệp. Trong vòng 18 tháng, họ đã đưa ra thị trường 4 sản phẩm mới và chuẩn bị ra mắt sản phẩm thứ 5.
2. Vốn là doanh nghiệp sản xuất và phân phối nấm từ năm 2012, hiện nay công ty đã định vị được thương hiệu “Nấm lý tưởng” trong lòng người tiêu dùng, cũng như chiếm lĩnh thị phần không nhỏ trong hệ thống siêu thị ở miền Bắc và toàn quốc. Suốt một thời gian dài, họ kinh doanh các mặt hàng nấm tươi. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng sớm nhận ra những hạn chế bởi vòng đời sản phẩm khá ngắn và tính ổn định không cao. Vào thời điểm thu hoạch rộ, lượng nấm tạo ra có thể lên tới hàng chục tấn, nếu không được tiêu thụ hết trong vài ngày sẽ gây ra lãng phí khổng lồ. Trên thực tế, công ty đã vấp phải những lần nguồn cung bị dư thừa đến mức cần cấp đông khẩn cấp chờ xử lý.
3. “Chính vì vậy, chúng tôi muốn mở rộng sang hướng chế biến lấy nấm làm nguyên liệu chính để tạo ra các sản phẩm sơ chế hoặc ăn liền nhằm khai thác triệt để giá trị của nấm”, chị Vũ Hoài Thu, Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên Thực phẩm lý tưởng Việt Nam chia sẻ.
4. Thị trường lúc đó hầu như chưa có các sản phẩm nấm chế biến kể cả từ doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài. Nấm ăn lại được xem là sản phẩm giàu dinh dưỡng và hứa hẹn trở thành xu hướng tiêu dùng xanh cho tương lai. Mặc dù có thể nhìn thấy tiềm năng kinh doanh, những người đứng đầu công ty biết rằng họ không đủ kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực chế biến. Do vậy họ chủ động liên hệ với các chuyên gia ẩm thực và đầu bếp chuyên nghiệp để tìm cách biến nấm tươi thành thực phẩm ăn liền.
5. Những thử nghiệm đầu tiên bao gồm giò và pate được làm từ nhiều loại nấm. Mỗi công thức đưa ra đều được ban nội bộ của công ty đánh giá cảm quan và tìm cách điều chỉnh thành phần cốt liệu. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm mẫu đều chưa đáp ứng được màu sắc thị hiếu và chỉ có thể bảo quản trong thời gian ngắn 1 tuần, mà theo lời chị Thu là “chưa bán được đã bị quay hồi”. Chị chia sẻ để đưa được hàng vào chuỗi cung ứng hiện tại của đối tác, họ buộc phải đáp ứng tất cả những tiêu chuẩn khắt khe về hình thức lẫn chất lượng.
6. Thông qua giới thiệu, công ty tìm đến Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tại đây, Giám đốc Trung tâm đào tạo và phát triển sản phẩm thực phẩm TS. Đỗ Thị Yến và các cộng sự đã giúp họ chuẩn hóa công thức sản phẩm để ổn định chất lượng thực phẩm, cũng như kéo dài thời gian bảo quản lên tới một tháng.
7. “Chúng tôi đã dành 6 tháng nghiên cứu và thử nghiệm ở cả phòng thí nghiệm và dây chuyền sản xuất để kéo dài thời gian của sản phẩm. Nhóm nghiên cứu phân lập được 2 loại vi khuẩn và 2 loại nấm men là yếu tố gây hư hỏng chính, từ đó sử dụng các chất ức chế được cho phép ở nồng độ tối thiểu để kiềm chế những loại vi sinh vật này phát triển.” TS. Đỗ Thị Yến chia sẻ.
8. Từ nguồn vốn nhà nước (chiếm khoảng 30%) này, các nhà nghiên cứu thuộc bộ môn Quản lý chất lượng của Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm đã có thêm kinh phí cho việc nghiên cứu, phân tích. Họ lập ra các hội đồng đánh giá chuyên sâu, thực hiện những khảo sát quy mô rộng về thị hiếu người tiêu dùng và nhu cầu thị trường, đồng thời phân tích số liệu để quay lại hoàn thiện công thức chế biến cũng như định hướng phát triển kinh doanh cho công ty. Nấm lý tưởng cũng nâng cấp dây chuyền sản xuất của mình nhằm đảm bảo công suất 300kg - 1 tấn nguyên liệu/ngày.
9. Từ giữa năm 2019 đến nay, công ty đã làm thủ tục tự công bố sản phẩm, cho ra mắt 5 dòng sản phẩm mới bao gồm: pate nấm, giò nấm, ruốc nấm, các sản phẩm từ bột nấm (gồm bột canh nấm, bánh đa nem nấm, nem nấm, chả nấm,...) và sắp tới là nấm kim châm ăn liền.
10. “Sau nhiều chuẩn bị và điều chỉnh, chúng tôi đã tự tin hơn rất nhiều trong việc đưa các sản phẩm nấm chế biến lên kệ siêu thị lớn như Big C, Aeon hay BRG. Mặc dù chưa phải là sản phẩm chủ lực nhưng doanh thu phân khúc này đang tăng dần”, giám đốc công ty chia sẻ. Chị cho biết thêm công ty mới được chấp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Theo quy định, doanh nghiệp có thể được hưởng các ưu đãi về thuế và hỗ trợ từ nhà nước nếu doanh thu của việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% tổng doanh thu. Chị Thu tin rằng với kế hoạch trước mắt, đến năm sau các sản phẩm chế biến từ nấm sẽ đạt được mục tiêu này.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Hoàn thiện công nghệ chế biến nấm ăn quy mô công nghiệp, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 03/12/2020)
Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một hoạt động do bộ môn Quản lý chất lượng của Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm tiến hành? | 93d6e7a6c15b79c41d4db09e388cf95d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Lập các hội đồng đánh giá chuyên môn",
"Thực hiện phỏng vấn người tiêu dùng",
"Tiến hành phân tích chiến lược kinh doanh",
"Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất"
]
} | D |
1. Mỗi ngày, Hà Nội đang phải tìm cách xử lý hơn 2.500-3.000 tấn chất thải rắn xây dựng, trong khi Tp.HCM cũng khó khăn trong việc giải quyết trên 1.500 tấn rác thải xây dựng thu gom mỗi ngày. Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại tới 5% GDP vì môi trường ô nhiễm, chủ yếu do chất thải ngày một nhiều hơn nhưng không được thu gom, xử lý tốt, trong đó rác thải xây dựng chiếm từ 25-30%. Tuy nhiên, phần lớn các khu xử lý chất thải rắn hiện nay đều bị quá tải và chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp. Đó là lý do khiến ngành xây dựng đang nghĩ đến cách tiếp cận mới: Tái chế chất thải xây dựng.
2. Một số chuyên gia đã đề xuất áp dụng các công nghệ nghiền tái chế được nhập khẩu từ nước ngoài, chẳng hạn như máy nghiền lắp đặt ngay tại chân công trình, cho phép nghiền tại chỗ các khối bê tông, vật liệu rắn thành các hạt nhỏ 3x4 cm và cát mịn mà không cần tập kết ra bãi phế liệu. Điều này giúp chủ đầu tư có khả năng tận dụng được 70-100% phế thải xây dựng. Những hạt thành phẩm này có thể dùng làm cấp phối san lấp nền đường, sản xuất gạch lát vỉa hè, đê chắn sóng, thậm chí có thể dùng để chế tạo bê tông tươi.
3. Một trong những ý tưởng mới được các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ Xây dựng IAB Weimar, Đức tìm ra là tái chế những hạt nghiền này ở cấp độ cao hơn, biến chúng thành những hạt cốt liệu nung rỗng có khối lượng nhẹ, và nhiều tính năng vượt trội. Ý tưởng này đã tiếp tục phát triển và thực hiện thành công khi các nhà khoa học ở Trường Đại học Xây dựng sử dụng vật liệu phá dỡ phế thải xây dựng ở Việt Nam để tạo ra các hạt cốt liệu nung tương tự.
4. “Khi dùng hạt cốt liệu này để chế tạo ra những loại bê tông nhẹ cách âm cách nhiệt có khối lượng nhỏ hơn 30-60% so với gạch xây thông thường, ta có thể giảm chi phí đáng kể trong các công trình xây dựng do giảm được tải trọng tác dụng, qua đó giảm kích thước các kết cấu chịu lực và móng công trình” -Trưởng nhóm nghiên cứu PGS.TS. Nguyễn Hùng Phong, Trường Đại học Xây dựng, cho biết.
5. “Việc dùng phế thải xây dựng làm đầu vào để sản xuất hạt cốt liệu cũng giúp giảm gánh nặng chôn lấp phế thải và bảo vệ môi trường, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu để chế tạo vật liệu bê tông mà không cần sử dụng, khai thác mới các nguồn tài nguyên tự nhiên như đá, cát, sỏi.” PGS.TS. Phong nói thêm.
6. Mặc dù công nghệ chế tạo các loại hạt cốt liệu nhẹ không quá mới mẻ, nhưng ở Việt Nam đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng công nghệ nung và sử dụng đầu vào là phế thải xây dựng. Để làm được điều đó, nhóm nghiên cứu đã tập hợp các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực, bao gồm hóa silicat, vật liệu và kết cấu xây dựng.
7. Nhóm đã thu thập các loại vật liệu thô, phân loại và nghiền hỗn hợp đến độ mịn nhỏ hơn 100 nm, cấp phối theo tỷ lệ nhất định, sau đó trộn với các phụ gia phồng nở; về viên tạo hạt nhỏ dưới 10 mm, sau đó sấy khô và nung đến nhiệt độ khoảng 1200°C trong thời gian lý tưởng từ 6-9 phút. Kết quả tạo ra các hạt cốt liệu nhẹ có khối lượng thể tích nhỏ hơn 800 kg/m.
8. “Do các hạt cốt liệu nhẹ chế tạo từ phế thải xây dựng nên chúng tôi không kì vọng chúng có khả năng chịu lực quá cao.” PGS.TS. Phong chia “Bù lại, các hạt cốt liệu nhẹ có thể có nhiều ứng dụng khác nhau: các hạt loại chất lượng thấp có thể dùng làm đất trồng cây để giữ ẩm cùng các chất dinh dưỡng trong các lỗ rỗng của chúng, các hạt chất lượng tốt hơn có thể làm vật liệu cách âm cách nhiệt như gạch chống nóng, tấm vách ngăn; những hạt có cường độ tốt nhất có thể được sử dụng làm vật liệu chịu lực như tấm sàn bê tông nhẹ. Ngoài ra, các hạt này có thể làm vật liệu lọc trong ngành công nghiệp”.
9. Từ những hạt vật liệu này, họ đã chế tạo ra 2 loại thành phẩm - một dạng bê tông cách nhiệt có khối lượng thể tích 600-900 kg/mở, và một dạng bê tông nhẹ chịu lực có cường độ chịu nén từ 20-25 Mpa.
10. Về mặt công nghệ, mặc dù nắm được quy trình để tạo ra các hạt vật liệu nhẹ, nhưng các chuyên gia cũng thừa nhận rằng việc nung trên cơ sở lò quay vẫn là khâu thách thức nhất hiện nay. Đây là mấu chốt của cả dây chuyền sản xuất cho công suất lớn. Hiện công nghệ chế tạo lò vẫn chưa thể nội địa hóa mà phải nhập khẩu, do vậy chi phí vẫn còn cao. Hơn thế nữa, quy trình đòi hỏi nhiệt độ nung phải trên 1200°C - tức nhiệt lượng sử dụng khá lớn và có thể khiến tổng chi phí tăng lên. Một số ý kiến phản hồi cũng cho rằng công nghệ nung vẫn có thể tạo ra khí thải nên chưa đủ “xanh” cho môi trường.
11. Trước những vấn đề đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số hướng khắc phục, kết hợp với công nghệ môi trường - chẳng hạn tận dụng khí gas từ chất thải hữu cốt năng lượng đốt lò - để giảm thiểu tác động, hoặc tạo ra một quá trình sản xuất liên tục để giảm hao phí năng lượng và chi phí vận hành. Trong tương lai, họ cũng sẽ nghiên cứu thêm cách hạ thấp nhiệt độ nung để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm hạt nhẹ này.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Chế tạo bê tông nhẹ có khả năng cách nhiệt và chịu lực, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 18/12/2020)
Theo đoạn 1, rác thải xây dựng ở Việt Nam hiện này được xử lí bằng biện pháp nào? | f9779ec73016cfdbede8deb13e2967c8 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Thu gom",
"Tái chế",
"Đốt",
"Chôn lấp"
]
} | D |
Mực sinh học
“Mực sinh học” là tên gọi mà các nhà khoa học đặt cho một loại gel 3-D mới có chứa vi khuẩn tạo ra các phân tử có ích trong việc chữa lành vết thương và làm sạch môi trường nước. Vật liệu có thể được tùy chỉnh cho các mục đích sử dụng khác nhau và được phun ra từ vòi phun của máy in 3-D thành nhiều hình dạng hữu dụng.
Mặc dù vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nhưng chúng cũng là “những chú ngựa tháo vát”. Nhiều loại vi khuẩn khác nhau có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm, tổng hợp các hợp chất hữu ích, thực hiện quang hợp cũng như các quá trình trao đổi chất khác. Tiến sĩ Patrick Rühs, nhà nghiên cứu về các vật liệu phức hợp tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Zurich, cho rằng in 3-D sử dụng mực sinh học là một cơ hội tốt để biến những vi khuẩn này thành vật liệu chức năng.
Tiến sĩ Rühs và các đồng nghiệp bắt đầu bằng cách thiết kế một hydrogel, một mạng lưới các polymer có khả năng hấp thụ một lượng lớn nước. Gelatin là một hydrogel như vậy. Cấu trúc dạng nước cho phép gel chảy qua vòi phun của máy in 3-D và đông đặc lại ngay sau đó. Hydrogel của nhóm nghiên cứu có hai thành phần polymer chứa đường - acid hyaluronic và chiết xuất rong biển carrageenan - để tạo cấu trúc và nuôi dưỡng vi khuẩn. Gel cũng chứa silica nhiệt hóa, làm cho vật liệu trở nên dính và đàn hồi hơn. Sau khi vi khuẩn được thêm vào gel, hợp chất này được phun ra ngoài và tạo thành một mạng lưới co giãn có khả năng giữ nguyên hình dạng được in ra.
Một ứng dụng đầy hứa hẹn của vật liệu mới là có thể tùy chỉnh để điều trị các vết thương và bỏng. Nhờ các chất dinh dưỡng trong gel, cùng với oxy, vi khuẩn Acetobacter xylium tạo ra cellulose, một phân tử giúp tăng tốc độ chữa lành khi phủ lên bề mặt vết thương. Nó tạo thành một giá đỡ tốt cho kỹ thuật ghép da hoặc mô. Bộ phận cơ thể cấy ghép khi được phủ cellulose có thể giảm nguy cơ bị đào thải. Dù sử dụng với mục đích nào thì lớp phủ này càng vừa khít với các bộ phận cơ thể càng tốt. Tiến sĩ Rühs cho biết, hydrogel chứa vi khuẩn có thể được sử dụng để chế tạo băng quấn cellulose với hình dạng chính xác của bộ phận cấy ghép dựa trên kết quả chụp cắt lớp.
Để kiểm tra ý tưởng này, các nhà nghiên cứu đã chế tạo hydrogel với vi khuẩn Acetobacter xylinum. Khi áp dụng máy in 3-D để xử lý các bề mặt cong, họ phủ một lớp hydrogel mỏng lên trên khuôn mặt của một con búp bê. Sau bốn ngày trong môi trường ấm và ẩm ướt, vi khuẩn đã biến đổi bề mặt hydrogel thành bề mặt cellulose. Cellulose chỉ được tạo ra trên bề mặt của hydrogel vì đó là nơi chứa hầu hết oxy; do đó, phương pháp này tạo ra các lớp phủ mỏng thích hợp để điều trị vết thương. Anne Meyer, giáo sư về nano sinh học tại Đại học Công nghệ Delft, người không tham gia nghiên cứu trên cho biết: “Kết quả này là ví dụ đầu tiên về các vật liệu khuôn được tạo ra thông qua quá trình in 3-D của vi khuẩn.” Nhóm nghiên cứu của giáo sư cũng đã phát triển một loại hydrogel vi khuẩn trước đó được làm từ polymer alginate từ tảo, nhưng không tạo được thành các vật liệu chức năng.
Các vật liệu tương tự có thể giúp làm sạch môi trường. Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Zurich đã tạo ra một lưới hydrogel kết hợp với vi khuẩn Pseudomonas putida để phân hủy chất gây ô nhiễm phenol. Lưới đã làm sạch dung dịch chứa phenol trong khoảng sáu ngày. Theo giáo sư Meyer, đây là một thiết kế tiện dụng để xử lý sinh học, bởi vi khuẩn trong lưới có thể được tái sử dụng hoặc chuyển đến một vị trí mới. Tuy nhiên, khả năng tái sử dụng vẫn có thể có vấn đề. Khi các nhà nghiên cứu rửa sạch lưới và lắp lại thí nghiệm trong dung dịch phenol mới, thời gian làm sạch giảm xuống còn một ngày, khả năng cao là do một số vi khuẩn đi vào dung dịch phenol trong khi phần nhiều vi khuẩn tiếp tục phát triển trong lưới. Điều này có thể giúp quá trình làm sạch lưới hiệu suất hơn, tuy nhiên, điều không mong đợi trên thực tế là vi khuẩn có thể bị giải phóng ra môi trường. Đây là nhận định của Jason Shear, một nhà hóa học tại Đại học Texas ở Austin, người không tham gia nghiên cứu này.
Tiến sĩ Rühs cho biết, nhóm nghiên cứu vẫn đang tinh chỉnh vật liệu để thử nghiệm trong thực tế. Vì mực sinh học có thể được tạo ra từ bất kỳ tổ hợp vi khuẩn nào nên các nhà nghiên cứu cũng đang suy nghĩ về các ứng dụng khác, ví dụ như giải quyết sự cố tràn dầu, bằng cách thiết kế hydrogel với một polymer ưa béo có khả năng hấp thụ dầu thay vì nước. Dầu sau khi được hấp thụ bởi hydrogel sẽ bị vi khuẩn trong đó phân hủy.
(Nguồn: Dịch từ bài báo “Mực sinh học phủ bởi vi khuẩn để tạo ra các phân tử theo nhu cầu” của tác giả Deirdre Lockwood, xuất bản năm 2017, tạp chí Scientific American).
Cụm từ “những chú ngựa thảo vặt" ở đoạn 2 có nghĩa là gì? | 2b136e09aef1daaf8eb1ccffe9479197 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Vi khuẩn có thể thực hiện được nhiều chức năng",
"Vi khuẩn tham gia quang hợp ở nhiều loại thực vật",
"Vi khuẩn có khả năng phân huỷ nhiều chất ô nhiễm",
"Vi khuẩn được phát hiện có nhiều chủng loại"
]
} | A |
1. Phát biểu tại khai mạc hội thảo Industry 4.0 Summit 2019, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. CMCN 4.0 đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
2. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đấy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.
3. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin điện tử - viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ, vùng phủ sóng di động đạt 99,7% dân số trên cả nước, trong đó vùng phủ sóng 3G, 4G đạt trên 98% với mức cước phí thấp, mạng 5G đã được cấp phép thử nghiệm và dự kiến triển khai thương mại từ năm 2020. Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về quy mô nền kinh tế kỹ thuật số...
4. Tuy vậy, mức độ chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập, xếp hạng chung về thể chế của Việt Nam vẫn ở mức dưới trung bình. Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá Việt Nam đạt 50/100 điểm, xếp hạng 94/140 quốc gia. Thể chế cho các hoạt động kinh tế số, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo chưa được hình thành đồng bộ, chưa có hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các sản phẩm, mô hình kinh doanh, dịch vụ mới của CMCN 4.0. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm ninh mạng còn nhiều thách thức...
5. Xuất phát từ thực tế nêu trên, để nắm bắt và tận dụng các cơ hội của cuộc CMCN này để phát triển bứt phá, Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0”.
6. Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị là nghị quyết toàn diện, tổng thể đầu tiên của Đảng về chủ trương, chính sách của Việt Nam tham gia cuộc CMCN 4.0, được hệ thống chính trị và toàn xã hội đón nhận tích cực, nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước đã đánh giá cao.
7. Ông Nguyễn Văn Bình phân tích: Xây dựng và ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị là quan trọng nhưng đưa Nghị quyết nhanh chóng vào cuộc sống để Việt Nam có thể bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới trong cuộc CMCN này có tầm quan trọng không kém. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, bản chất của cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng thể chế. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số tạo ra mô hình mới, lực lượng lao động mới, nhanh chóng, bùng nổ... khiến khuôn khổ thể chế truyền thống không còn phù hợp, mà nếu duy trì sẽ kìm hãm phát triển. “Từ những lí do trên, đặt ra yêu cầu phải thay đổi thể chế, cần thay đổi tư duy quản lý theo lối mòn là cái gì không quản được ta cắm, cần có nhận thức rõ ràng cũng như bản lĩnh để thích ứng, đồng thời, lường đón được những tác động của cuộc cách mạng”, Trưởng Ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam cần hợp tác với các nước trong Cách mạng công nghiệp 4.0, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 09/10/2017)
Nội dung chính của bài đọc trên là? | 25d0166657c3d36798b8f9eca61bfb58 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Chủ trương và chính sách của Việt Nam đối với CMCN 4.0",
"Giới thiệu về cuộc CMCN 4.0 và những tác động đối với Việt Nam",
"Điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam trong thời đại CMCN 4.0",
"Lịch sử hình thành và phát triển của CMCN 4.0 ở Việt Nam"
]
} | A |
1. Cơ khí chế tạo là một trong những ngành quan trọng nhất để một quốc gia công nghiệp hóa và hoàn thiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (điện khí hóa) và thứ ba (“máy tính và tự động hóa”). Nó cung cấp toàn bộ trang thiết bị cho các ngành 10 công nghiệp khác như chế biến nông sản, năng lượng, luyện kim, đóng tàu, xây dựng, thiết bị điện-điện tử, giao thông vận tải và bảo vệ quốc phòng an ninh.
2. Tuy nhiên các chuyên gia trong nước nhận định rằng ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam mới chỉ dừng ở mức “làm gia công” và phần lớn chưa đủ khả năng tự chế tạo một số sản phẩm có sức cạnh tranh quốc tế mang lại giá trị cao. Đa số doanh nghiệp 1 cơ khí trong nước có quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật trung bình, thiếu máy móc hiện đại, chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh trong lĩnh vực cơ khí. Do vậy, sản phẩm cơ khí Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 32% nhu cầu cơ khí trong nước - SO với mục tiêu 45-50% đến năm 2020 và có rất ít thương hiệu có thể cạnh tranh trên thị trường.
3. Để có nhiều doanh nghiệp mạnh trong nước, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ 15 khí Việt Nam KS Đào Phan Long đề nghị bên cạnh các cơ chế chính sách ưu đãi, Nhà nước cần “lựa chọn một số sản phẩm, phân ngành cơ khí mà Việt Nam có thế mạnh về thị trường và năng lực sản xuất để đầu tư phát triển”.
4. Nhưng làm sao để chọn được những sản phẩm chủ lực và công nghệ ưu tiên cho ngành cơ khí chế tạo? Câu trả lời có thể tìm thấy trong Bản đồ Công nghệ - một công cụ cho phép xác định vị thế cạnh tranh và năng lực công nghệ hiện tại, đồng thời có những thông tin về sản phẩm và thị trường để các đối tượng định hướng đầu tư R&D.
5. Nhận trách nhiệm này, từ 2017-2019, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Trường Phi, Giám đốc Trung tâm Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm (SatiTech) đã triển khai xây dựng bản đồ công nghệ ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp. Đây là một 25 trong số những bản đồ đầu tiên được tạo ra trong khuôn khổ “Chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020”. Bản đồ được công bố và cập nhật thường xuyên tại địa chỉ: http://bandocongnghe.com.vn/.
6. Với bản đồ ngành cơ khí chế tạo, nhóm nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm tổng hợp cơ sở dữ liệu sẵn có, điều tra khảo sát doanh nghiệp, lấy ý kiến 30 chuyên gia và phân tích cơ sở dữ liệu sáng chế liên quan. Họ xây dựng bản đồ theo năm khía cạnh: thiết kế, gia công, xử lý bề mặt, lắp ráp và đo kiểm. Mỗi lĩnh vực công nghệ này sẽ có các lớp công nghệ từ lớp 1 đến 5, trong đó các lớp công nghệ sau là nhánh con của lớp công nghệ trước. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu xây dựng được tổng cộng 195 hồ sơ công nghệ cho ngành cơ khí chế tạo ô tô và 185 hồ sơ công nghệ 35 cho ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp, sau đó sử dụng các biện pháp lượng hóa để so sánh trình độ công nghệ của Việt Nam với thế giới và minh họa thành các dạng biểu đồ.
7. Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung năng lực công nghệ của ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp của Việt Nam đang ở mức 60-75% so với thế giới, trong đó có những nhánh công nghệ đã dần tiệm cận (80-85%) mặt bằng chung của quốc tế.
8. Về cơ bản, các công nghệ thiết kế, gia công, xử lý bề mặt đáp ứng tốt khi làm việc với những chi tiết và cụm chi tiết có độ phức tạp ở mức trung bình-khá, tuy nhiên còn hạn chế khi xử lý cụm chi tiết phức tạp hoặc thiết kế tổng thể. Một số ít đơn vị có khả năng gia công các chi tiết có độ phức tạp cao và nội địa hóa hầu hết sản phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực máy nông nghiệp. Nhân lực Việt Nam có thể sử dụng được các phần mềm thông dụng và một số phần mềm chuyên dụng, nhưng việc thiếu các trang thiết bị và phần mềm bản quyền khiến không ít kỹ sư dù có năng lực giỏi cũng không thể nhanh chóng tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng.
9. Đối với công nghệ lắp ráp, các doanh nghiệp trong nước có khả năng làm rất tốt. Phần lớn việc lắp ráp vẫn dựa vào thủ công và ngang bằng với thế giới. Công nghệ lấp ráp trên dây chuyền, sử dụng robot và lắp ráp thông minh đã bắt đầu tiệm cận hơn với những nước phát triển, tuy nhiên do điều kiện tài chính và thị trường nên ít đơn vị ứng dụng chúng.
10. Tuy nhiên, đo kiểm đang là lĩnh vực yếu nhất trong ngành cơ khí. Hiện nay, các đơn 55 vị trong nước chỉ thực hiện đo kiểm chi tiết/cụm chi tiết chứ chưa có đơn vị đo kiểm sản phẩm đầu cuối, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô. Những tập đoàn lớn như Vinfast vẫn phải gửi sản phẩm hoàn thiện của mình ra nước ngoài để kiểm tra, đo đạc.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, “Cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp: Từ bản đồ công nghệ đến lộ trình 10 năm”, Cổng thông tin của 60 Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 15/11/2020)
“Nhà nước cần lựa chọn một số sản phẩm, phân ngành cơ khí mà Việt Nam có thế mạnh về thị trường và năng lực sản xuất để đầu tư phát triển”. Đây là ý kiến của ai? | a069b2fce636c81ebd6c930da167370b | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Đào Phan Long",
"Nguyễn Trường Phi",
"Ngô Trường Phi",
"Hoàng Phan Long"
]
} | A |
I.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi năm trên toàn thế giới sử dụng khoảng 500 tỷ chai nhựa, hơn 500 tỷ túi nilon. Lượng rác thải nhựa hiện nay đã đủ để phủ kín bốn lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có khoảng 13 triệu tấn đã thải trực tiếp ra các đại dương. Theo một báo cáo tại Hội nghị Davos (Thụy Sỹ, năm 2019), ước tính đến năm 2050, lượng rác thải nhựa dưới biển sẽ nhiều hơn cá (tính theo trọng lượng) và phải mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới bị phân hủy.
II.
Trong nỗ lực giải quyết vấn nạn toàn cầu về rác thải nhựa, tháng 9 năm 2019, Pezhman Mohammadi và các cộng sự tại Đại học Aalto (Phần Lan) công bố trên Tạp chí Science Advances rằng họ đã tìm ra phương pháp chế tạo một loại vật liệu có độ bền và khả năng đàn hồi tương đương với nhựa, nhưng lại có thể phân hủy sinh học nên hoàn toàn thân thiện với môi trường. Vật liệu này là sản phẩm của sự kết hợp hai nguyên liệu sinh học đầy triển vọng. Cụ thể là, họ sử dụng protein tái tổ hợp tương tự tơ nhện và nano xenlulozơ để tạo ra nano compozit. Trải qua rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm, họ nhận thấy hai polime này có các tính chất bổ trợ lẫn nhau, thích hợp để kết hợp trong các vật liệu compozit, trong đó nano xenlulozơ sẽ là thành phần tạo độ cứng, còn tơ nhện là ma trận độ bền cho vật liệu mới. Sau khi phá vỡ và thu nhỏ cấu trúc của bột gỗ từ cây bạch dương tạo thành các sợi nano xenlulozơ, họ đã sắp xếp chúng thành một khối cứng, rồi bổ sung vào mạng lưới này một ma trận kết dính dạng tơ nhện mềm.
III.
Cho đến nay, tơ nhện vẫn được tôn vinh là “đũa thần của khoa học vật liệu” khi bàn đến một loại nguyên liệu có tính đàn hồi cao trong tự nhiên, bởi nó nhẹ, thân thiện với môi trường và siêu bền, thậm chí những tính năng nổi trội của thép cũng bị lu mờ trước nguyên liệu này. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, việc sử dụng ADN tái tổ hợp – ADN do hai hay nhiều đoạn ADN có nguồn gốc khác nhau tạo thành – và các hệ thống biểu hiện vi sinh vật để sản xuất vật liệu có cấu trúc tương tự tơ nhện mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng.
IV.
Nano xenlulozơ là xenlulozơ đã được thu nhỏ và tái cấu trúc ở cấp độ nano. Xenlulozơ – loại nguyên liệu tự nhiên phổ biến nhất trên Trái đất là thành phần chủ yếu của thành tế bào thực vật, tạo nên màu xanh cho hầu hết thực vật. Nano xenlulozơ là một loại vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, có khả năng dẫn điện. Với tiềm năng ứng dụng to lớn để chế tạo vật liệu, nano xenlulozơ được giới khoa học đánh giá là siêu vật liệu mang tính cách mạng, có tiềm năng thay đổi thế giới trong tương lai gần.
V.
Giáo sư Markus Linder của Đại học Aalto cho biết, nguyên liệu sinh học ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học vật liệu. Tuy nhiên, thách thức đặt ra trong quá trình nghiên cứu, chế tạo compozit sinh học là làm thế nào để vật liệu mới có độ cứng, sức mạnh cao nhưng vẫn giữ được tính dẻo dai và khả năng đàn hồi tốt. Chính vì vậy, vật liệu mà Pezhman Mohammadi và các cộng sự phát triển được coi là một bước đột phá nhờ các tính năng vượt trội so với hầu hết các vật liệu tổng hợp và tự nhiên hiện nay: độ bền và độ cứng cao kết hợp độ dẻo dai tăng. Một điểm đáng được nhắc đến của nghiên cứu là mặc dù có thể sử dụng tơ tằm hoặc tơ nhện làm nguyên liệu đầu vào, nhưng các nhà khoa học đã tự tạo ra chúng từ các vi khuẩn chứa ADN tổng hợp (giống như ADN được tìm thấy trên nhện), rồi nhân bản ADN này để sản xuất các phân tử protein có cấu trúc hóa học cũng như tính chất vật lý tương tự tơ nhện. Việc chủ động về các nguyên liệu đầu vào đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định thành bại trong quá trình đưa một vật liệu mới vào ứng dụng rộng rãi.
VI.
Theo Tạp chí Science Advances, vật liệu mới sẽ mở ra tiềm năng ứng dụng nha hoan hao cho nhựa, hay các vật liệu sinh học tổng hợp, thậm chí cả trong việc chế tạo các 0 8 VIETNAMNET.VN phẫu thuật, trong ngành dệt may, sản xuất bao bì, hay các vật liệu tổng hợp tương tự dùng trong lĩnh vực xây dựng.
(Nguồn: Lê Cao Chiến, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2021)
Theo đoạn II, phát biểu nào dưới đây là đúng? | bb0c7d6de7553295de706488b29203be | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Sợi nano xenlulozơ là thành phần có sẵn trong gỗ bạch dương",
"Nano xenlulozơ gia cố độ cứng, protein tái tổ hợp tạo độ bền",
"Nano compozit là nguyên liệu tạo ra vật liệu thay thế nhựa",
"Nano xenlulozơ và protein tái tổ hợp không bổ sung cho nhau"
]
} | B |
1. Khi nghĩ đến Siberia, điều gì xuất hiện trong tâm trí bạn? Một vùng đất phủ tuyết trắng dày đặc với những rừng cây lá thông. Nếu bạn hỏi những tổ tiên từng săn bắn, hái lượm của chúng ta - người Neanderthals - họ sẽ kể cho bạn về một Siberia hoàn toàn khác, với những đồng cỏ xanh mướt trải dài tận chân trời. Vùng đồng cỏ này được gọi là "thảo nguyên ma-mút". Tuy nhiên, sự biến mất của những loài ăn cỏ khổng lồ như voi ma-mút khỏi vùng thảo nguyên này đã góp phần vào sự hình thành nên lãnh nguyên Bắc cực băng tuyết mà chúng ta thấy ngày nay.
2. Xuyên suốt Kỷ băng hà lớn nhất và gần đây nhất của Trái đất (kỳ Pleistocene), thảo nguyên ma-mút từng là hệ sinh thái rộng lớn nhất. Bạn có thể gọi nó là "Kỷ cỏ" cũng được! Khi ấy, thảo nguyên ma-mút là một vùng đồng bằng phủ cỏ xanh mướt, khô ráo, kéo dài từ vùng đảo Bắc cực đến Trung Quốc và từ Tây Ban Nha đến Canada. Hệ sinh thái đồng cổ được duy trì tốt này là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như bò rừng, tuần lộc, voi ma-mút, sói, và hổ. Bạn có thể ví nó như phiên bản siêu lạnh của vùng thảo nguyên châu Phi.
3. Hệ sinh thái thảo nguyên ma-mút chỉ phụ thuộc một phần vào khí hậu. Các loài động vật ăn cỏ duy trì thảm thực vật bằng cách dẫm đạp lên những cây bụi và rêu - về cơ bản, có thể xem chúng như những chiếc máy xén cỏ của tự nhiên vậy. Chúng còn là những người làm vườn hiệu quả khi góp phần phát tán hạt giống và làm giàu cho đất bằng những đống phân giàu dưỡng chất. Chính vì vậy, kể cả khi trải qua thời kỳ lạnh giá nhất của kỷ Băng hà, hệ sinh thái này vẫn duy trì được một lượng khổng lồ các loài ăn cỏ cỡ lớn.
4. Ấy thế nhưng, sau 100.000 năm sống sót trước những thay đổi khốc liệt của khí hậu, thảo nguyên ma-mút và nhiều loài đặc trưng bỗng biến mất khỏi bề mặt Trái đất. Ngày nay, phía Bắc Siberia, Alaska và Yukon (Canada) là những nơi duy nhất có những đặc điểm gần với hệ sinh thái thảo nguyên này. Bởi những khu vực nói trên đã chống chịu lại được những biến đổi khí hậu đang diễn ra trên hành tinh của chúng ta, một số nhà nghiên cứu tin rằng thảo nguyên ma-mút hẳn cũng có thể tồn tại qua kỷ Pleistocene.
5. Giả thuyết hàng đầu hiện nay là khi khí hậu trở nên ấm hơn vào cuối kỳ Danet cuối cùng, tức xấp xỉ 14.500 năm trước, loài người đã tiến xa hơn về phía Bắc. Được trang bị những ngọn giáo sắc lẻm, họ sớm leo lên đỉnh của chuỗi thức ăn.
6. Những loài động vật ngây thơ không có khả năng phòng vệ trước loài săn mồi mới này. Không lâu sau, dân số loài ăn cỏ ở vùng thảo nguyên ma-mút nhanh đi, sụt giảm, nhiều loài thậm chí tuyệt chủng. Điều đó đã tạo nên hiệu ứng domino, mà đỉnh điểm là hình thành nên một hệ sinh thái hoàn toàn mới. Trước đây, nhớt, loài ăn cỏ khổng lồ thường xuyên dẫm đạp lên các loại thực vật bên dưới khi chúng chuyển. Khi không còn những con thú này nữa, cỏ ở thảo nguyên ma-mut cũng là khả năng cạnh tranh với những cây bụi mọc quanh năm, những đám rêu phat tu chậm, và những cây thông rụng lá của lãnh nguyên Bắc cực. Hàng triệu hecta đồng sinh trưởng mạnh với đất đai màu mỡ đã bị thay thế bằng thảm thực vật Sinh trường yếu, phát triển chậm. Những loài còn sót lại, như voi ma-mut và tê giác lông vận không thể thích ứng với thảm thực vật mới này và không thể sống sót qua những tri đông lạnh giá.
7. Số lượng động vật hiện nay ở Bắc cực thấp hơn ít nhất 100 lần so với trước đi, bởi hệ sinh thái mới chỉ có thể nuôi sống một số lượng sinh vật giới hạn. Hơn thế nữa hiện tượng băng tan ở Bắc cực vì biến đổi khí hậu đang đẩy một lượng lớn carbon và bầu khí quyển. Các nhà khoa học tin rằng khôi phục lại hệ sinh thái đồng cỏ ở Bé cực có thể đảo ngược xu hướng này.
8. Nhằm giải thích tầm quan trọng của việc khôi phục hệ sinh thái đồng cỏ, Giám đốc của Trạm khoa học Đông Bắc nước Nga, Sergei Zimov, đã thành lập Công viên Pleistocene ở phía Bắc Siberia. Ông dự định mang những vùng đồng cỏ trở lại bằng cách tái giới thiệu những loài ăn cỏ cỡ lớn vào các khu vực đã rào lại bên trong công viên theo một kế hoạch cụ thể.
9. Hiện tại, công viên đang trải rộng hơn 20 km vuông và là nhà của 8 loài ăn cỏ chính: tuần lộc, nai sừng tấm, bò rừng, ngựa Yukutian, bò Kalmykian, bò xạ hương, bò Tây Tạng, và cừu. Với việc dự án đảo ngược tuyệt chủng đối với voi ma-mút lông rậm đang được tiến hành, Zimov hi vọng một ngày nào đó sẽ đưa được chúng vào công viên. Hiện không có loài họ hàng gần nào, hay phần thi thể đóng băng nào còn sót lại của các loài động vật đã tuyệt chủng khác từng sống trong khu vực này. Chính vì vậy, những động vật như hổ răng kiếm đã vĩnh viễn không còn cơ hội quay lại nữa.
Công viên Pleistocene được thành lập nhằm mục đích? | d40cb433ab8600e36a6149b197a4653e | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Tạo nơi vui chơi, giải trí cho con người",
"Khôi phục hệ sinh thái đồng cỏ",
"Đưa các loài động vật ăn cỏ lớn trở lại",
"Giảm thiểu lượng carbon thải ra môi trường"
]
} | B |
1. Cơ khí chế tạo là một trong những ngành quan trọng nhất để một quốc gia công nghiệp hóa và hoàn thiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (điện khí hóa) và thứ ba (“máy tính và tự động hóa”). Nó cung cấp toàn bộ trang thiết bị cho các ngành 10 công nghiệp khác như chế biến nông sản, năng lượng, luyện kim, đóng tàu, xây dựng, thiết bị điện-điện tử, giao thông vận tải và bảo vệ quốc phòng an ninh.
2. Tuy nhiên các chuyên gia trong nước nhận định rằng ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam mới chỉ dừng ở mức “làm gia công” và phần lớn chưa đủ khả năng tự chế tạo một số sản phẩm có sức cạnh tranh quốc tế mang lại giá trị cao. Đa số doanh nghiệp 1 cơ khí trong nước có quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật trung bình, thiếu máy móc hiện đại, chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh trong lĩnh vực cơ khí. Do vậy, sản phẩm cơ khí Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 32% nhu cầu cơ khí trong nước - SO với mục tiêu 45-50% đến năm 2020 và có rất ít thương hiệu có thể cạnh tranh trên thị trường.
3. Để có nhiều doanh nghiệp mạnh trong nước, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ 15 khí Việt Nam KS Đào Phan Long đề nghị bên cạnh các cơ chế chính sách ưu đãi, Nhà nước cần “lựa chọn một số sản phẩm, phân ngành cơ khí mà Việt Nam có thế mạnh về thị trường và năng lực sản xuất để đầu tư phát triển”.
4. Nhưng làm sao để chọn được những sản phẩm chủ lực và công nghệ ưu tiên cho ngành cơ khí chế tạo? Câu trả lời có thể tìm thấy trong Bản đồ Công nghệ - một công cụ cho phép xác định vị thế cạnh tranh và năng lực công nghệ hiện tại, đồng thời có những thông tin về sản phẩm và thị trường để các đối tượng định hướng đầu tư R&D.
5. Nhận trách nhiệm này, từ 2017-2019, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Trường Phi, Giám đốc Trung tâm Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm (SatiTech) đã triển khai xây dựng bản đồ công nghệ ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp. Đây là một 25 trong số những bản đồ đầu tiên được tạo ra trong khuôn khổ “Chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020”. Bản đồ được công bố và cập nhật thường xuyên tại địa chỉ: http://bandocongnghe.com.vn/.
6. Với bản đồ ngành cơ khí chế tạo, nhóm nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm tổng hợp cơ sở dữ liệu sẵn có, điều tra khảo sát doanh nghiệp, lấy ý kiến 30 chuyên gia và phân tích cơ sở dữ liệu sáng chế liên quan. Họ xây dựng bản đồ theo năm khía cạnh: thiết kế, gia công, xử lý bề mặt, lắp ráp và đo kiểm. Mỗi lĩnh vực công nghệ này sẽ có các lớp công nghệ từ lớp 1 đến 5, trong đó các lớp công nghệ sau là nhánh con của lớp công nghệ trước. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu xây dựng được tổng cộng 195 hồ sơ công nghệ cho ngành cơ khí chế tạo ô tô và 185 hồ sơ công nghệ 35 cho ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp, sau đó sử dụng các biện pháp lượng hóa để so sánh trình độ công nghệ của Việt Nam với thế giới và minh họa thành các dạng biểu đồ.
7. Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung năng lực công nghệ của ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp của Việt Nam đang ở mức 60-75% so với thế giới, trong đó có những nhánh công nghệ đã dần tiệm cận (80-85%) mặt bằng chung của quốc tế.
8. Về cơ bản, các công nghệ thiết kế, gia công, xử lý bề mặt đáp ứng tốt khi làm việc với những chi tiết và cụm chi tiết có độ phức tạp ở mức trung bình-khá, tuy nhiên còn hạn chế khi xử lý cụm chi tiết phức tạp hoặc thiết kế tổng thể. Một số ít đơn vị có khả năng gia công các chi tiết có độ phức tạp cao và nội địa hóa hầu hết sản phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực máy nông nghiệp. Nhân lực Việt Nam có thể sử dụng được các phần mềm thông dụng và một số phần mềm chuyên dụng, nhưng việc thiếu các trang thiết bị và phần mềm bản quyền khiến không ít kỹ sư dù có năng lực giỏi cũng không thể nhanh chóng tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng.
9. Đối với công nghệ lắp ráp, các doanh nghiệp trong nước có khả năng làm rất tốt. Phần lớn việc lắp ráp vẫn dựa vào thủ công và ngang bằng với thế giới. Công nghệ lấp ráp trên dây chuyền, sử dụng robot và lắp ráp thông minh đã bắt đầu tiệm cận hơn với những nước phát triển, tuy nhiên do điều kiện tài chính và thị trường nên ít đơn vị ứng dụng chúng.
10. Tuy nhiên, đo kiểm đang là lĩnh vực yếu nhất trong ngành cơ khí. Hiện nay, các đơn 55 vị trong nước chỉ thực hiện đo kiểm chi tiết/cụm chi tiết chứ chưa có đơn vị đo kiểm sản phẩm đầu cuối, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô. Những tập đoàn lớn như Vinfast vẫn phải gửi sản phẩm hoàn thiện của mình ra nước ngoài để kiểm tra, đo đạc.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, “Cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp: Từ bản đồ công nghệ đến lộ trình 10 năm”, Cổng thông tin của 60 Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 15/11/2020)
Đáp án nào sau đây không phải là hạn chế của ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam được nhắc đến trong bài đọc? | 104026f5e851de03a0674e23aef116c6 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh",
"Trình độ kỹ thuật trung bình, thiếu máy móc hiện đại",
"Doanh nghiệp cơ khí trong nước có quy mô nhỏ, , thiếu máy móc hiện đại,",
"Thiếu lao động chuyên nghiệp"
]
} | D |
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
1. 5 năm sau Hiệp định khí hậu Paris, sự quan tâm của xã hội tập trung vào những tiến bộ khoa học thế giới, hướng tới một tương lai không carbon. Một phần quan trọng của mục tiêu này là chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo như mặt trời, nước, gió và sóng.
2. Trong các nguồn tái tạo, năng lượng mặt trời luôn được giới khoa học kỳ vọng cao nhất do là nguồn năng lượng dồi dào và đáng tin cậy nhất trên Trái Đất. Những thập kỷ gần đây, pin mặt trời trở nên rẻ, hiệu quả hơn và thân thiện môi trường.
3. Những các tế bào pin mặt trời hiện nay không trong suốt, ngăn cản việc sử dụng rộng rãi hơn và tích hợp vào những trang thiết bị thông dụng trong đời sống, những hạn chế này khiến pin mặt trời chỉ được lắp đặt trên mái nhà và triển khai ở những trang trại năng lượng mặt trời chiếm diện tích rộng hơn và xa khu dân cư.
4. Sẽ rất tuyệt vời nếu các tấm pin mặt trời thế hệ tiếp theo được tích hợp vào cửa sổ, kính tòa nhà hoặc trên màn hình điện thoại di động. Đó là tham vọng của GS Joondong Kim thuộc Khoa Điện Trường Đại học Quốc gia Incheon, Hàn Quốc. Ý tưởng về pin mặt trời trong suốt được nhiều nhà khoa học quan tâm, nhưng biến ý tưởng mới lạ này thành hiện thực là một phát minh mới có ý nghĩa quan trọng.
5. Những vật liệu khiến pin mặt trời không trong suốt là các lớp bán dẫn, có nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng và chuyển thành dòng điện. GS Joondong Kim và các đồng nghiệp cùng nghiên cứu hai vật liệu bán dẫn tiềm năng, được các nhà nghiên cứu trước đó xác định về những đặc tính mong muốn để có thể trở thành vật liệu trong pin điện mặt trời.
6. Vật liệu đầu tiên được nghiên cứu là titanium dioxide (TiO2). Ngoài các tính năng điện học tuyệt vời, TiO2 còn là vật liệu thân thiện với môi trường và không độc hại. Vật liệu này hấp thụ ánh sáng UV (một phần của quang phổ ánh sáng không nhìn thấy bằng mắt thường) và cho phép hầu hết dải ánh sáng nhìn thấy được đi qua.
7. Vật liệu thứ hai được nghiên cứu là niken oxit (NiO), một chất bán dẫn khác có độ trong suốt quang học cao. Niken cũng là một trong những nguyên tố phong phú nhất trên Trái đất. Oxit nikel có thể được sản xuất công nghiệp ở nhiệt độ thấp. Do đó NiO cũng là vật liệu tuyệt vời để chế tạo các tế bào quang điện thân thiện môi trung Tế bào năng lượng mặt trời do các nhà nghiên cứu chế tạo bao gồm một tầng tình nền và một điện cực oxit kim loại, phía trên được lắng đọng các lớp Thông bán dẫn đầu tiên là THO, sau đó là NGO) và lớp phủ cuối cùng là các dây hoạt động như một điện cực thứ hai tạo thành tế bào pin mặt trời.
8. Các nhà khoa học đã thực hiện một số thử nghiệm đánh giá khả năng hấp thụ và truyền ánh sáng, cũng như hiệu quả hoạt động của pin mặt trời trong suốt này. Những kết quả thu được rất đáng phấn khởi. Hiệu suất chuyển đổi năng lượng là 2,1% tương đối cao trong điều kiện nó chỉ được thiết kế để hấp thụ một phần nhỏ, phổ ánh sáng.
9. Tế bào quang điện cũng có độ phản hồi cao và hoạt động hiệu quả trong điện ánh sáng yếu. Hơn 57% ánh sáng nhìn thấy được truyền qua các lớp tế bào, khi bào quang điện trở lên trong suốt. Trong phần cuối cùng của thí nghiệm, các nhà học đã kiểm tra khả năng hoạt động của tấm pin bằng cách sử dụng nó để cung năng lượng cho một động cơ nhỏ.
10. GS Joondong Kim bình luận: “Mặc dù loại pin mặt trời sáng tạo này đang còn sơ khai, nhưng kết quả thử nghiệm cho thấy có thể cải tiến hơn nữa bằng cách tối, hóa những tính chất quang và điện của tế bào”.
11. Điểm đặc biệt quan trọng, các nhà khoa học Hàn Quốc chứng minh được tính tại tiễn của pin mặt trời trong suốt và có khả năng cải thiện hơn nữa hiệu quả hoạt độ của sản phẩm trong tương lai gần.
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên? | 8bad37d5ffa07bd48450897890e332b3 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng dồi dào nhất",
"Pin năng lượng mặt trời đang dần thay thế các nguồn năng lượng khác",
"Tầm quan trọng của pin năng lượng mặt trời trong đời sống",
"Con đường hướng tới pin năng lượng mặt trời trong suốt"
]
} | D |
1. Cuối năm 2021, một thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực tìm kiếm nguồn năng lượng hầu như vĩnh cửu và tuyệt đối sạch về mặt sinh thái đã được ghi nhận. Một dự án, mặc dù có quy mô nhỏ, nhưng thuộc tầm cỡ “Megascience”, là lò phản ứng Tokamak Kurchatov T-15MD. Thiết bị này sẽ cho phép các nhà khoa học khám phá các công nghệ nhiệt hạch có kiểm soát để thu được nguồn năng lượng hầu như không cạn kiệt và an toàn với môi trường.
2. Thuật ngữ “tokamak” xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước, khi các nhà khoa học Liên Xô cho ra đời một thiết bị có dạng một chiếc bánh rán, ở trung tâm là từ trường chứa một plasma được nung nóng đến nhiệt độ cực lớn. Kể từ đó, các chuyên gia Nga luôn là những người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về nguồn năng lượng plasma (plasma được coi là một dạng vật chất hoàn toàn mới, ngoài 3 dạng vật chất quen thuộc đã được loài người chinh phục là rắn, lỏng, và khí). Lò phản ứng nhiệt hạch “tokamak” T-15MD được chế tạo năm 2021 thuộc loại độc đáo duy nhất trên thế giới, có công suất cao, với kích thước nhỏ gọn.
3. Tokamak T-15MD được thiết kế và chế tạo hoàn toàn tại Nga trong vòng 10 năm. Đây là phiên bản sửa đổi của lò phản ứng T-15, đã hoạt động tại Viện Kurchatov từ cuối những năm 1980. Nó khác với lò tiền nhiệm của nó ở hình chữ D. Trong khi lò T-15 có tiết diện plasma tròn, lò T-15MD có plasma hình chữ D giúp nó có thể duy trì plasma ở một chế độ hoàn thiện - chế độ H. Chế độ H là cần thiết để thu được năng lượng cao từ quá trình đốt cháy nhiệt hạch trong các lò phản ứng. Cũng có thể thu được các chế độ như vậy trong plasma có tiết diện tròn, tuy nhiên trong plasma hình chữ D, có thể đạt được các kết quả khả quan hơn. Tokamak T-15MD là lò phản ứng nhiệt hạch mới đầu tiên được chế tạo ở Nga trong vòng 20 năm qua.
4. Trung tâm Nghiên cứu Viện Kurchatov cho biết: “Đối với đất nước chúng tôi, đây là chiếc Tokamak hình chữ D cỡ vừa đầu tiên. Ở Petersburg có một lò Globus-M2, nhưng nó nhỏ hơn 3-4 lần so với T-15MD về kích thước tuyến tính và có thể đặt vừa trong một căn phòng khá rộng rãi trong một căn hộ bình thường. Lò Tokamak T-15DM cần một căn phòng có kích thước như một xưởng máy. Và quy mô trong trường hợp này là rất quan trọng, để có được các thông số plasma cao”.
5. Tokamak mới có kích thước nhỏ nhưng nhiệm vụ của nó ở quy mô vũ trụ: Nó phải khởi động được các phản ứng nhiệt hạch như những phản ứng vẫn thường xảy ra ở trong tâm của các ngôi sao. Điều này có được nhờ nhiệt độ ở Tokamak có thể lên tới 100 triệu độ C, gấp 8 lần so với nhiệt độ ở trung tâm Mặt trời. Tokamak T-15MD sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu. Nắm vững công nghệ phản ứng tổng hợp nhiệt hạch có kiểm soát sẽ giúp thu được nguồn năng lượng hầu như không cạn kiệt và thân thiện với môi trường. Một lò phản ứng như vậy, do khả năng chạy bằng nhiên liệu an toàn và giá cả phải chăng như đợteri và triti nên có thể giúp thay thế các nhà máy điện hạt nhân. Phản ứng tổng hợp nhiệt hạch có thể cung cấp năng lượng sạch cho nhân loại trong nhiều năm tới, vì thế việc đưa vào hoạt động một lò phản ứng như vậy là một bước tiến lớn trên con đường này.
Theo dự kiến, sẽ nghiên cứu một loạt các đặc tính của plasma trên Tokamak T-15MD. Trong số đó có các quá trình khuếch tán hỗn loạn và vận chuyển các thông số quan trọng để giữ plasma ở trạng thái được kiểm soát. Để đạt mục đích này, người ta cũng lên kế hoạch nghiên cứu vai trò của điện trường và chuyển động quay trong quá trình duy trì plasma và chuyển đổi plasma sang các chế độ khác nhau. Điều đặc biệt quan trọng đối với các nhà khoa học là nghiên cứu sự chuyển đổi của plasma sang chế độ L”. Chế độ L được đặc trưng bởi sự phụ thuộc tiêu cực của thời gian tồn tại của plasma vào công suất gia nhiệt, cũng như Sir suy giảm của sự giam giữ nlasma (giảm thời gian tồn tại) và những thay đổi bên trong của dòng chảy hỗn loạn trong plasma. Nói một cách dễ hiểu, khi chuyển sang chế độ L, chiếc bánh rán plasma bên trong Tokamak có nguy cơ bị phá hủy khi được gia nhiệt và quá trình khởi động sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.
6. Nghiên cứu plasma rất quan trọng đối với các nhà khoa học. Trước hết, các nhà khoa học phải tìm ra bản chất của năng lượng, từ đó tìm ra bản chất di chuyển của các dòng nhiệt và hạt từ plasma đến thành buồng chân không. Trong tương lai, điều này có thể giúp xây dựng nhiều dự án nhiệt hạch quy mô lớn hơn và cho phép nhân loại giải quyết vấn đề về nhu cầu điện đang tăng lên hàng năm.
7. Các câu hỏi quan trọng tiếp theo là: Vai trò của các thông số khác nhau trong quá trình giam giữ plasma là gì? Sự hỗn loạn, điện trường, hoặc hồ sơ nhiệt độ plasma sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự giam giữ plasma và dòng chảy của các hạt? Các nhà khoa học đã biết rất nhiều về điều này, nhưng họ vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu.
(Nguồn: Trích từ bài báo “Nhiệt hạch – Nguồn năng lượng của tương lai” do TS. Nguyễn Thành Sơn biên dịch, tạp chí Năng lượng Việt Nam, xuất bản năm 2022)
Đâu KHÔNG phải là ưu điểm của công nghệ tạo năng lượng từ các phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát? | 773570f1e6b718f2a7301f7c65ad099f | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Nguồn năng lượng gần như vô hạn",
"Năng lượng tạo ra có thể tái tạo",
"Chi phí nguyên liệu sử dụng thấp",
"Nhiên liệu có tính an toàn cao"
]
} | D |
1. Theo báo cáo của Hootsuite về thế giới số năm 2020, đến cuối năm 2020, lượng người dùng Internet trên toàn cầu đạt 4,66 tỷ trong đó 4,2 tỷ người đang sử dụng mạng xã hội, ngoài ra có 5,22 tỷ người đang sử dụng điện thoại di động.
2. Lượng người dùng điện thoại di động trên toàn cầu hiện nay tương đương 66,6% dân số thế giới. Dựa trên số liệu của Liên Hợp Quốc, dân số toàn cầu tính đến tháng 1/2021 là 7,83 tỷ, tốc độ tăng 1%/năm. Điều đó đồng nghĩa trong năm 2020, dân số toàn cầu đã tăng hơn 80 triệu người. Từ tháng 1/2020, lượng người dùng điện thoại di động trên thế giới đã tăng 1,8% (tương đương 93 triệu), trong khi tổng thiết bị kết nối di động (một người có thể sở hữu nhiều máy) tăng 0,9% lên mức 8,02 tỷ thiết bị.
3. Lượng người dùng Internet trên toàn cầu tăng 7,3% (tương đương 316 triệu) so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ sử dụng Internet hiện tại là 59,5%, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn do dịch Covid-19 khiến nhu cầu sử dụng Internet tăng mạnh.
4. Có khoảng 4,2 tỷ người sử dụng các dịch vụ mạng xã hội trên toàn cầu, tăng hơn 13% (490 triệu) chỉ trong 12 tháng, tương đương 53% dân số toàn cầu. Năm 2020, trung bình có 1,3 triệu người mới sử dụng mạng xã hội mỗi ngày. 2 giờ 25 phút mỗi ngày là thời gian bỏ ra trung bình trên mạng xã hội. Dự đoán trong năm 2021, người dùng sẽ dành tổng cộng 3,7 nghìn tỷ giờ trên các ứng dụng này. Philippines là quốc gia sử dụng mạng xã hội nhiều nhất, trung bình 4 giờ 15 phút mỗi ngày, nhiều hơn 30 phút so với quốc gia xếp thứ 2 là Colombia. Trong khi đó, người Nhật dành 51 phút 20 mỗi ngày trên mạng xã hội.
5. Dữ liệu của App Annie cho thấy người dùng Android trên toàn cầu sử dụng smartphone hơn 4 giờ/ngày, tương đương 3,5 nghìn tỷ giờ trong 12 tháng qua. Đối với người dùng Internet, họ bỏ ra trung bình 3 giờ 39 phút mỗi ngày trên smartphone, nhiều hơn 7% so với thời gian xem TV mỗi ngày (3 giờ 24 phút).
6. Người dùng Internet dành trung bình gần 7 giờ mỗi ngày trên mọi thiết bị, tương đương hơn 48 giờ mỗi tuần. Giả sử thời gian ngủ trung bình là 7-8 giờ, chúng ta đang dành 42% thời gian thức cho các hoạt động trực tuyến. Dù smartphone chiếm 53% thời gian sử dụng Internet, những thiết bị khác vẫn đóng vai trò quan trọng. Có 90% người dùng Internet lên mạng bằng smartphone, nhưng 2/3 trong số họ vẫn sử dụng laptop hoặc máy tính để bàn.
7. Người dùng Philippines dành thời gian trên Internet lâu nhất, trung bình gần 11 giờ mỗi ngày. Brazil, Colombia và Nam Phi cũng dành trung bình hơn 10 giờ trực tuyến mỗi ngày. Người dùng Nhật Bản dành thời gian trực tuyến ít nhất, chưa đến 4,5 giờ mỗi ngày. Đáng chú ý khi thời gian dùng Internet tại Trung Quốc tương đối thấp, trung bình 5 giờ 22 phút mỗi ngày, ít hơn 1,5 giờ so với mức trung bình toàn cầu là 6 giờ 54 phút.
8. Công cụ tìm kiếm vẫn là điều không thể thiếu. 98% người phản hồi cho biết họ sử dụng công cụ tìm kiếm mỗi tháng, trong đó 45% sử dụng tìm kiếm giọng nói. Gần 1/3 người dùng Internet sử dụng các ứng dụng tìm kiếm hình ảnh như Pinterest Lens, Google Lens.
9. Một xu hướng thú vị là tìm kiếm trên mạng xã hội. Khoảng 45% người dùng Internet cho biết đã chuyển sang mạng xã hội khi cần tìm sản phẩm, dịch vụ. Ở độ tuổi 16-64, gần 77% người dùng mua hàng trực tuyến mỗi tháng. Năm 2020, các sản phẩm thời trang và làm đẹp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu thương mại điện tử B2C (business-to-consumer) toàn cầu, đạt 665 tỷ USD.”.
(Theo Phúc Thịnh, 2/3 dân số thế giới đang dùng smartphone, Báo Zing News, ngày 4/2/2021)
Theo đoạn 8, người dùng sử dụng công cụ nào để tìm kiếm thông tin? | 66d2c0332b3920cc9c4038e67afd3cb0 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Âm thanh, hình ảnh",
"Hình ảnh, giọng nói",
"Giọng nói, từ khóa",
"Từ khóa, hình ảnh"
]
} | B |
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Phương pháp phân tích hạt giống
I.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Năng lượng Hạt nhân Nông nghiệp và Đại học São Paulo (USP) của Brazil đã phát triển một phương pháp luận dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa và hợp lý hóa trong việc phân tích chất lượng hạt giống, một quy trình bắt buộc theo quy định của pháp luật của nước này, nhưng từ trước đến nay được thực hiện thủ công bởi các nhà phân tích của Bộ Nông nghiệp Brazil.
II.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ dựa trên ánh sáng được triển khai trong phân tích thực vật và mỹ phẩm để thu được hình ảnh của hạt giống. Sau đó, họ chuyển sang dùng máy để tự động hóa quá trình giải đoán hình ảnh, giúp giảm thiểu một số khó khăn của các phương pháp thông thường. Ví dụ, đối với phân loại hạt, công nghệ hình ảnh quang học có thể được áp dụng cho toàn bộ lô hạt thay vì chỉ các mẫu như điều kiện hiện tại. Hơn nữa, kỹ thuật này không xâm lấn và không phá hủy các sản phẩm được phân tích hoặc thất thoát trong quá trình sử dụng mẫu.
III.
Các kỹ thuật dựa trên ánh sáng bao gồm huỳnh quang chất diệp lục và hình ảnh đa mặt. Trong số các loại cây có liên quan, các nhà nghiên cứu đã chọn cà chua và cà rốt được sản xuất ở các mùa vụ khác nhau và tuân theo các điều kiện bảo quản khác nhau. Họ sử dụng hạt giống của các giống cà chua thương mại Gaucho và Tyna được sản xuất ở Brazil và Mỹ và hạt của các giống cà rốt.
Brasilia và Francine được sản xuất ở Brazil, Ý và Chile để thực hiện nghiên cứu. Sự lựa chọn này dựa trên tầm quan trọng về kinh tế của những loại cây thực phẩm này, cũng như nhu cầu của thế giới tăng lên và những khó khăn mà người trồng phải đối mặt trong việc thu hái hạt giống. Ở cả cà chua và cà rốt, quá trình chín không đồng đều do cây ra hoa liên tục và sản xuất hạt không đồng bộ, do đó các lô hạt có thể chứa hỗn hợp hạt chưa trưởng thành và hạt trưởng thành. Sự hiện diện của các hạt chưa trưởng thành không dễ dàng được phát hiện bằng các phương pháp trực quan còn các kỹ thuật dựa trên con mắt của máy có thể giảm thiểu vấn đề này.
IV.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả phân tích (không gây phá hủy) của họ với kết quả của các bài kiểm tra độ nảy mầm và sức sống truyền thống, vốn có tính phá hủy, tốn thời gian và công sức. Trong thử nghiệm nảy mầm, các nhà phân tích hạt giống tách các mẫu, gieo chúng đề nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ, nước và oxi thuận lợi, và xác minh số lượng cây giống bình thường cuối cùng được sản xuất theo các quy tắc do Bộ Nông nghiệp thiết lập. Các bài kiểm tra rất phức tạp, phổ biến nhất là dựa trên phản ứng của hạt giống với các điều kiện bất thuận và các thông số phát triển của cây con. Bên cạnh những khó khăn đã nêu, các phương pháp truyền thống rất tốn thời gian. Ví dụ, trong trường hợp cà chua và cà rốt, có thể mất đến 2 tuần để thu được kết quả.
V.
Theo các nhà khoa học, chất diệp lục có trong hạt, nơi nó cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dự trữ cần thiết cho sự phát triển (lipit, protein và cacbohydrat). Khi nó đã hoàn thành này, chất diệp lục sẽ bị phá vỡ. Các nhà khoa học cho rằng nếu hạt không hoàn thành quá trình trong thành, chất diệp lục này vẫn còn bên trong nó. Chất diệp lục còn sót lại càng ít, quá trình trưởng thà" càng hoàn thiện và chất lượng dinh dưỡng trong hạt càng nhiều. Nếu có nhiều chất diệp lục, hạt giống chưa trưởng thành và kém chất lượng. Khi đó, nếu ánh sáng ở một bước sóng cụ thể được chiếu vào chất diệp lục trong hạt, nó sẽ không truyền năng lượng này sang phân tử khác mà thay vào đó, lại phát ra ánh sáng ở bước sóng khác, nghĩa là nó phát huỳnh quang. Huỳnh quang này có thể được đo lường. Ánh sáng đỏ có thể được sử dụng để kích thích chất diệp lục và bắt huỳnh quang bằng cách sử dụng một thiết bị chuyển nó thành tín hiệu điện, tạo ra hình ảnh bao gồm các pixel màu xám, đen và trắng. Các khu vực sáng hơn tương ứng với mức độ cao hơn của chất diệp lục, chứng tỏ hạt chưa trưởng thành và không có khả năng nảy mầm.
VI.
Phương pháp sử dụng công nghệ dựa trên ánh sáng để phân tích chất lượng hạt giống đã khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp truyền thống, tăng hiệu quả trong công tác giống cây trồng, góp phần đáng kể cho sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại.
(Nguồn: Lê Thị Kim Loan, Tạp chí IASVN, 2021)
Theo đoạn I, đâu là yêu cầu bắt buộc theo pháp luật của Brazil? | 651c1e2e6fbac235bb17f4faf8967a40 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Phân tích chất lượng hạt giống",
"Hợp lý hóa việc phân tích hạt giống",
"Phân tích chất lượng hạt giống sử dụng AI",
"Thực hiện phân tích hạt giống thủ công"
]
} | A |
Mực sinh học
“Mực sinh học” là tên gọi mà các nhà khoa học đặt cho một loại gel 3-D mới có chứa vi khuẩn tạo ra các phân tử có ích trong việc chữa lành vết thương và làm sạch môi trường nước. Vật liệu có thể được tùy chỉnh cho các mục đích sử dụng khác nhau và được phun ra từ vòi phun của máy in 3-D thành nhiều hình dạng hữu dụng.
Mặc dù vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nhưng chúng cũng là “những chú ngựa tháo vát”. Nhiều loại vi khuẩn khác nhau có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm, tổng hợp các hợp chất hữu ích, thực hiện quang hợp cũng như các quá trình trao đổi chất khác. Tiến sĩ Patrick Rühs, nhà nghiên cứu về các vật liệu phức hợp tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Zurich, cho rằng in 3-D sử dụng mực sinh học là một cơ hội tốt để biến những vi khuẩn này thành vật liệu chức năng.
Tiến sĩ Rühs và các đồng nghiệp bắt đầu bằng cách thiết kế một hydrogel, một mạng lưới các polymer có khả năng hấp thụ một lượng lớn nước. Gelatin là một hydrogel như vậy. Cấu trúc dạng nước cho phép gel chảy qua vòi phun của máy in 3-D và đông đặc lại ngay sau đó. Hydrogel của nhóm nghiên cứu có hai thành phần polymer chứa đường - acid hyaluronic và chiết xuất rong biển carrageenan - để tạo cấu trúc và nuôi dưỡng vi khuẩn. Gel cũng chứa silica nhiệt hóa, làm cho vật liệu trở nên dính và đàn hồi hơn. Sau khi vi khuẩn được thêm vào gel, hợp chất này được phun ra ngoài và tạo thành một mạng lưới co giãn có khả năng giữ nguyên hình dạng được in ra.
Một ứng dụng đầy hứa hẹn của vật liệu mới là có thể tùy chỉnh để điều trị các vết thương và bỏng. Nhờ các chất dinh dưỡng trong gel, cùng với oxy, vi khuẩn Acetobacter xylium tạo ra cellulose, một phân tử giúp tăng tốc độ chữa lành khi phủ lên bề mặt vết thương. Nó tạo thành một giá đỡ tốt cho kỹ thuật ghép da hoặc mô. Bộ phận cơ thể cấy ghép khi được phủ cellulose có thể giảm nguy cơ bị đào thải. Dù sử dụng với mục đích nào thì lớp phủ này càng vừa khít với các bộ phận cơ thể càng tốt. Tiến sĩ Rühs cho biết, hydrogel chứa vi khuẩn có thể được sử dụng để chế tạo băng quấn cellulose với hình dạng chính xác của bộ phận cấy ghép dựa trên kết quả chụp cắt lớp.
Để kiểm tra ý tưởng này, các nhà nghiên cứu đã chế tạo hydrogel với vi khuẩn Acetobacter xylinum. Khi áp dụng máy in 3-D để xử lý các bề mặt cong, họ phủ một lớp hydrogel mỏng lên trên khuôn mặt của một con búp bê. Sau bốn ngày trong môi trường ấm và ẩm ướt, vi khuẩn đã biến đổi bề mặt hydrogel thành bề mặt cellulose. Cellulose chỉ được tạo ra trên bề mặt của hydrogel vì đó là nơi chứa hầu hết oxy; do đó, phương pháp này tạo ra các lớp phủ mỏng thích hợp để điều trị vết thương. Anne Meyer, giáo sư về nano sinh học tại Đại học Công nghệ Delft, người không tham gia nghiên cứu trên cho biết: “Kết quả này là ví dụ đầu tiên về các vật liệu khuôn được tạo ra thông qua quá trình in 3-D của vi khuẩn.” Nhóm nghiên cứu của giáo sư cũng đã phát triển một loại hydrogel vi khuẩn trước đó được làm từ polymer alginate từ tảo, nhưng không tạo được thành các vật liệu chức năng.
Các vật liệu tương tự có thể giúp làm sạch môi trường. Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Zurich đã tạo ra một lưới hydrogel kết hợp với vi khuẩn Pseudomonas putida để phân hủy chất gây ô nhiễm phenol. Lưới đã làm sạch dung dịch chứa phenol trong khoảng sáu ngày. Theo giáo sư Meyer, đây là một thiết kế tiện dụng để xử lý sinh học, bởi vi khuẩn trong lưới có thể được tái sử dụng hoặc chuyển đến một vị trí mới. Tuy nhiên, khả năng tái sử dụng vẫn có thể có vấn đề. Khi các nhà nghiên cứu rửa sạch lưới và lắp lại thí nghiệm trong dung dịch phenol mới, thời gian làm sạch giảm xuống còn một ngày, khả năng cao là do một số vi khuẩn đi vào dung dịch phenol trong khi phần nhiều vi khuẩn tiếp tục phát triển trong lưới. Điều này có thể giúp quá trình làm sạch lưới hiệu suất hơn, tuy nhiên, điều không mong đợi trên thực tế là vi khuẩn có thể bị giải phóng ra môi trường. Đây là nhận định của Jason Shear, một nhà hóa học tại Đại học Texas ở Austin, người không tham gia nghiên cứu này.
Tiến sĩ Rühs cho biết, nhóm nghiên cứu vẫn đang tinh chỉnh vật liệu để thử nghiệm trong thực tế. Vì mực sinh học có thể được tạo ra từ bất kỳ tổ hợp vi khuẩn nào nên các nhà nghiên cứu cũng đang suy nghĩ về các ứng dụng khác, ví dụ như giải quyết sự cố tràn dầu, bằng cách thiết kế hydrogel với một polymer ưa béo có khả năng hấp thụ dầu thay vì nước. Dầu sau khi được hấp thụ bởi hydrogel sẽ bị vi khuẩn trong đó phân hủy.
(Nguồn: Dịch từ bài báo “Mực sinh học phủ bởi vi khuẩn để tạo ra các phân tử theo nhu cầu” của tác giả Deirdre Lockwood, xuất bản năm 2017, tạp chí Scientific American).
Vai trò nào dưới đây của vi khuẩn KHÔNG được nhắc đến trong bài đọc? | b70947e31f3eae747663df6c08a0ee4a | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Tổng hợp gelatin",
"Phân hủy phenol",
"Tổng hợp cellulose",
"Phân hủy dầu"
]
} | A |
1. Từ khi thành lập từ giữa năm 2002 đến nay, Công ty Cổ phần Ong Tam Đảo (Honeco) đã phát triển hơn 20.000 đàn ông đi tìm kiếm nguồn mật hoa ở nhiều vùng rừng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lục Ngạn (Bắc Giang), Mộc Châu, Sông Mã (Sơn La), Hưng Yên, Điện Biên, Hà Giang, Lâm Đồng, Bến Tre, Tây Ninh... và đã tạo ra được một số sản phẩm mật ong chất lượng tốt được người tiêu dùng trong nước đón nhận.
2. Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Nga, Tổng Giám đốc Honeco, “dù Việt Nam luôn nằm trong top những nước có sản lượng mật ong xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu “thổ nên giá trị kinh tế thấp. Chỉ có đưa khoa học công nghệ vào để chế biến mật ong thành những sản phẩm mới, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo chuỗi cung ứng và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế thì mới có thể nâng tầm thương hiệu Việt để hướng đến thị trường quốc tế rộng lớn.”
3. Để làm được điều này, cuối năm 2017, Honeco đã ký hợp đồng thực hiện dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất các sản phẩm mới từ mật ong và hoa quả” với Bộ Khoa học và Công nghệ để nhận chuyển giao tri thức từ Viện Công nghiệp Thực phẩm (FIRI) thuộc Bộ Công thương. Dự án thực hiện trong vòng 2,5 năm - từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2020 – với sự phối hợp chặt chẽ của nhà nghiên cứu và doanh nghiệp.
4. “Việt Nam có nguồn mật ong và hoa quả phong phú, thích hợp để phát triển các sản phẩm kết hợp có giá trị bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Điều này cũng tận dụng được nguồn nguyên liệu phong phú sẵn có của nhiều địa phương và giúp người tiêu dùng không cần nhập ngoại,” TS. Trương Hương Lan, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng, Viện Công nghiệp Thực phẩm, chia sẻ.
5. Các nhà khoa học của Viện FIRI đã có sẵn công nghệ chế biến mật ong kết hợp với một số loại hoa quả ở quy mô phòng thí nghiệm. Họ đã nghiên cứu thành công công nghệ cô đặc chân không áp dụng với mật ong - tức làm giảm hàm lượng nước trong mật ong và hoa quả xuống còn 17-18% ở nhiệt độ thấp khoảng 45°C dưới điều kiện áp suất chân không. Khi đó, mật ong không bị mất đi những tinh chất quý báu như kháng sinh tự nhiên, còn hoa quả không bị mất đi các loại vitamin vốn dễ bay hơi. Chúng cũng giữ được màu sắc nổi bật như đỏ tím, vàng hổ phách mà không bị caramen hóa.
6. Thêm vào đó, nhờ quá trình cô đặc và sản xuất khép kín, vi sinh vật không thể phát triển trong các điều kiện này, khiến “trong vòng hai năm, sản phẩm sẽ hoàn toàn không xảy ra hiện tượng lên men”, TS. Trương Hương Lan cho biết. Trong quá trình cô đặc, các nhà khoa học cũng khéo léo bổ sung các bước đảo trộn với tần suất hợp lý khiến sản phẩm mật ong và dịch hoa quả không bị phân lớp như thông thường.
7. Đại diện Viện VIFI cho biết, mặc dù công nghệ cô đặc chân không đã được áp dụng trong một số lĩnh vực như thảo dược, sản xuất thuốc nhưng áp dụng với mật ong trên quy mô công nghiệp thì Ong Tam Đảo là công ty đầu tiên. Do vậy, khi thực hiện ở nhà máy, hai bên đã kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết nhiều thách thức liên quan đến nâng cấp quy mô (khoảng 30.000 - 100.000 lít/năm) với nguồn nguyên liệu mới và sẵn có của công ty trên trang thiết bị được đầu tư mới. Đối với mỗi loại nguyên liệu khác nhau, họ phải phân tích rõ thành phần, từ đó xác định mức điều chỉnh thời gian, nhiệt độ phù hợp. Bên cạnh việc đầu tư cải thiện dây chuyền sản xuất, Honeco cho biết họ cũng đầu tư thêm thiết bị và nhân lực phục vụ cho phòng nghiên cứu để đo đạc những chỉ tiêu cơ bản, trong khi liên kết với nhiều phòng thí nghiệm hiện đại bên ngoài để thực hiện phân tích những chỉ tiêu sâu hơn.
8. Trên nền công nghệ gốc được chuyển giao từ Viện Công nghiệp Thực phẩm, Honeco đã làm chủ quy trình và tự phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm chế biến khác với “hi vọng mỗi năm có thể đưa ra thị trường một sản phẩm mới”. Hiện nay, công ty có nhiều dòng sản phẩm từ mật ong như: mật ong chanh leo, mật ong dứa, mật ong dâu, mật ong quất, mật ong gừng sả, mật ong curcumin, mật ong quế... Từ năm 2019, công ty đã tung ra những sản phẩm thử nghiệm đầu tiên để thăm dò thị trường. Khi nhận được tín hiệu phản hồi tích cực, họ mới bắt đầu sản xuất đại trà từ đầu năm 2020.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, HONECO: Đưa mật ong hoa quả đi xuất khẩu, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 14/12/2020)
Ý nào sau đâu KHÔNG phải là mục đích của công nghệ cô đặc chân không? | 7a6ba51d4eddc4796b148cd863a37fd0 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Giảm hàm lượng nước trong mật ong",
"Tiêu diệt các loại vi sinh vật",
"Làm lạnh dung dịch mật ong",
"Bảo vệ các tinh chất trong hoa quả"
]
} | C |
1. Năm 2019, GS.TS. Nguyễn Huy Dân và các cộng sự thuộc Viện Khoa học Vật liệu,Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chế tạo thành công loại hợp kim có khả năng nhớ hình dạng, có nghĩa dù bị uốn cong hay làm xoắn bao nhiêu lần, chỉ cần gặp tác nhân nhiệt độ, hợp kim này trong vài giây sẽ quay trở lại hình dạng thiết kế ban đầu.
2. “Việc chế tạo thành công loại hợp kim nhớ hình hỗ trợ rất nhiều trong lĩnh sinh (chỉnh hình răng, ống đỡ động mạch, neo xương, cảm biến nhiệt), vi điện cơ tự động, nhíp nano, robot) trong nước”, GS Dân nói.
3. Loại vật liệu này được nhóm nghiên cứu trên ba hệ hợp kim khác nhau, gồm hệ hợp kim nitinol (gồm nguyên tố Niken (Ni), Titan (Ti), Đồng (Cu), hệ hợp kim Heusler (gồm (Ni, Co)-Mn- (Ga, Al) và hệ hợp kim entropy cao (Ti-Zr-(Co,HF)-Ni-Cu). Tỉ lệ hợp phần trong mỗi hợp kim đều được nhóm tính toán để phù hợp với mục đích chế tạo. GS Dân cho biết, hệ hợp kim nitinol có tính dẫn điện và độ bền cao nên được sử dụng để gia công cơ khí rất tốt, còn loại hợp kim Heusler có thể ứng dụng trong kỹ thuật làm lạnh.
4. Loại hợp kim này có đặc tính "thông minh" như vậy là nhờ sự linh hoạt trong cấu trúc nguyên tử của các thành phần hợp kim. Không giống với hợp kim thông thường, hợp kim nhớ hình có thể tự sắp xếp nguyên tử và tồn tại ở hai dạng khác nhau, cấu trúc tinh thể biến dạng và cấu trúc tinh thể ban đầu. Nhờ vậy, hợp kim vẫn giữ được hình dạng mới cho đến khi được nhắc nhở" trở lại trạng thái nguyên gốc bằng cách cho nhiệt hoặc dòng điện tác động vào.
5. Để tạo ra loại hợp kim này, đầu tiên, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp luyện kim hồ quang để tạo ra loại hợp kim này ở dạng khối. Để làm vật liệu mỏng và nhỏ hơn, nhóm sử dụng phương pháp phun băng nguội nhanh. Sau đó, phương pháp phun xạ được áp dụng giúp tạo ra vật liệu ở dạng nano. Các cấu trúc của vật liệu được khảo sát bằng phương pháp nhiễu xạ tia X và kính hiển vi điện tử.
6. GS Dân chia sẻ, yếu tố quan trọng quyết định thành công của loại hợp kim nhớ hình là tỉ lệ từng nguyên tố kim loại trong vật liệu đó. Bởi một hợp kim có nhiều thành phần kim loại khác nhau, việc tìm ra khối lượng phù hợp của từng hợp phần có thể ảnh hưởng cấu trúc và tính chất nhớ hình của vật liệu. "Một số kim loại như Mangan trong quá trình nấu luyện rất dễ bay hơi, vì vậy phải điều chỉnh và thử nghiệm nhiều tỉ lệ khác nhau, đảm bảo quá trình tản nhiệt mà không ảnh hưởng tới tính chất hợp kim", ông nói.
7. Sau hai năm nghiên cứu, vật liệu hợp kim do nhóm chế tạo có đặc điểm cơ học phù hợp ứng dụng thực tế. Vật liệu có khả năng biến dạng và hiệu ứng nhớ hình tốt. Mặc dù trên thế giới, hợp kim nhớ hình đã được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu, tuy nhiên tại Việt Nam, loại vật liệu này mới dừng lại ở mức độ tìm hiểu, thăm dò. "Việc xây dựng được quy trình công nghệ để chế tạo các hợp kim nhớ hình dạng khối, băng và màng có thể mở ra những ứng dụng mới cho vật liệu thông minh nhiều lĩnh vực trong nước, đặc biệt trong y sinh", GS Dân nói.
8. Bước đầu chế tạo thành công hợp kim nhớ hình, nhóm nghiên cứu đang trong quá trình phát triển vật liệu này để chế tạo loại nhíp micro có chức năng gắp các hạt, mẫu thí nghiệm kích thước micro cho độ chuẩn xác cao. Đồng thời, tiếp tục cải tiến và tối ưu hóa tính chất hợp kim, như chức năng biến đổi hai chiều, qua lại giữa hai trạng thái.
(Theo Nguyễn Xuân, Nhà khoa học Việt chế tạo hợp kim biết nhớ hình dạng, Báo VnExpress, ngày 21/2/2021)
Hợp kim Heusler phù hợp cho lĩnh vực nào sau đây? | 50ebf81b4660edda6c2af4416cbb6e4f | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Cơ khí",
"Xây dựng",
"Điện lạnh",
"Nano"
]
} | C |
1. Cơ khí chế tạo là một trong những ngành quan trọng nhất để một quốc gia công nghiệp hóa và hoàn thiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (điện khí hóa) và thứ ba (“máy tính và tự động hóa”). Nó cung cấp toàn bộ trang thiết bị cho các ngành 10 công nghiệp khác như chế biến nông sản, năng lượng, luyện kim, đóng tàu, xây dựng, thiết bị điện-điện tử, giao thông vận tải và bảo vệ quốc phòng an ninh.
2. Tuy nhiên các chuyên gia trong nước nhận định rằng ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam mới chỉ dừng ở mức “làm gia công” và phần lớn chưa đủ khả năng tự chế tạo một số sản phẩm có sức cạnh tranh quốc tế mang lại giá trị cao. Đa số doanh nghiệp 1 cơ khí trong nước có quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật trung bình, thiếu máy móc hiện đại, chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh trong lĩnh vực cơ khí. Do vậy, sản phẩm cơ khí Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 32% nhu cầu cơ khí trong nước - SO với mục tiêu 45-50% đến năm 2020 và có rất ít thương hiệu có thể cạnh tranh trên thị trường.
3. Để có nhiều doanh nghiệp mạnh trong nước, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ 15 khí Việt Nam KS Đào Phan Long đề nghị bên cạnh các cơ chế chính sách ưu đãi, Nhà nước cần “lựa chọn một số sản phẩm, phân ngành cơ khí mà Việt Nam có thế mạnh về thị trường và năng lực sản xuất để đầu tư phát triển”.
4. Nhưng làm sao để chọn được những sản phẩm chủ lực và công nghệ ưu tiên cho ngành cơ khí chế tạo? Câu trả lời có thể tìm thấy trong Bản đồ Công nghệ - một công cụ cho phép xác định vị thế cạnh tranh và năng lực công nghệ hiện tại, đồng thời có những thông tin về sản phẩm và thị trường để các đối tượng định hướng đầu tư R&D.
5. Nhận trách nhiệm này, từ 2017-2019, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Trường Phi, Giám đốc Trung tâm Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm (SatiTech) đã triển khai xây dựng bản đồ công nghệ ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp. Đây là một 25 trong số những bản đồ đầu tiên được tạo ra trong khuôn khổ “Chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020”. Bản đồ được công bố và cập nhật thường xuyên tại địa chỉ: http://bandocongnghe.com.vn/.
6. Với bản đồ ngành cơ khí chế tạo, nhóm nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm tổng hợp cơ sở dữ liệu sẵn có, điều tra khảo sát doanh nghiệp, lấy ý kiến 30 chuyên gia và phân tích cơ sở dữ liệu sáng chế liên quan. Họ xây dựng bản đồ theo năm khía cạnh: thiết kế, gia công, xử lý bề mặt, lắp ráp và đo kiểm. Mỗi lĩnh vực công nghệ này sẽ có các lớp công nghệ từ lớp 1 đến 5, trong đó các lớp công nghệ sau là nhánh con của lớp công nghệ trước. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu xây dựng được tổng cộng 195 hồ sơ công nghệ cho ngành cơ khí chế tạo ô tô và 185 hồ sơ công nghệ 35 cho ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp, sau đó sử dụng các biện pháp lượng hóa để so sánh trình độ công nghệ của Việt Nam với thế giới và minh họa thành các dạng biểu đồ.
7. Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung năng lực công nghệ của ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp của Việt Nam đang ở mức 60-75% so với thế giới, trong đó có những nhánh công nghệ đã dần tiệm cận (80-85%) mặt bằng chung của quốc tế.
8. Về cơ bản, các công nghệ thiết kế, gia công, xử lý bề mặt đáp ứng tốt khi làm việc với những chi tiết và cụm chi tiết có độ phức tạp ở mức trung bình-khá, tuy nhiên còn hạn chế khi xử lý cụm chi tiết phức tạp hoặc thiết kế tổng thể. Một số ít đơn vị có khả năng gia công các chi tiết có độ phức tạp cao và nội địa hóa hầu hết sản phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực máy nông nghiệp. Nhân lực Việt Nam có thể sử dụng được các phần mềm thông dụng và một số phần mềm chuyên dụng, nhưng việc thiếu các trang thiết bị và phần mềm bản quyền khiến không ít kỹ sư dù có năng lực giỏi cũng không thể nhanh chóng tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng.
9. Đối với công nghệ lắp ráp, các doanh nghiệp trong nước có khả năng làm rất tốt. Phần lớn việc lắp ráp vẫn dựa vào thủ công và ngang bằng với thế giới. Công nghệ lấp ráp trên dây chuyền, sử dụng robot và lắp ráp thông minh đã bắt đầu tiệm cận hơn với những nước phát triển, tuy nhiên do điều kiện tài chính và thị trường nên ít đơn vị ứng dụng chúng.
10. Tuy nhiên, đo kiểm đang là lĩnh vực yếu nhất trong ngành cơ khí. Hiện nay, các đơn 55 vị trong nước chỉ thực hiện đo kiểm chi tiết/cụm chi tiết chứ chưa có đơn vị đo kiểm sản phẩm đầu cuối, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô. Những tập đoàn lớn như Vinfast vẫn phải gửi sản phẩm hoàn thiện của mình ra nước ngoài để kiểm tra, đo đạc.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, “Cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp: Từ bản đồ công nghệ đến lộ trình 10 năm”, Cổng thông tin của 60 Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 15/11/2020)
Từ đoạn 1 có thể rút ra kết luận gì? | dd4d00af32b419a3cb38b854c6ce02bf | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Công nghiệp cơ khí chế tạo hoạt động độc lập với các ngành công nghiệp khác",
"Công nghiệp cơ khí chế tạo có liên hệ mật thiết với các ngành công nghiệp khác",
"Công nghiệp cơ khí chế tạo đang dần thay thế các ngành công nghiệp khác ở Việt Nam",
"Công nghiệp cơ khí chế tạo chi phối và quyết định toàn bộ các ngành công nghiệp khác ở Việt Nam"
]
} | B |
1. Khi nghĩ đến Siberia, điều gì xuất hiện trong tâm trí bạn? Một vùng đất phủ tuyết trắng dày đặc với những rừng cây lá thông. Nếu bạn hỏi những tổ tiên từng săn bắn, hái lượm của chúng ta - người Neanderthals - họ sẽ kể cho bạn về một Siberia hoàn toàn khác, với những đồng cỏ xanh mướt trải dài tận chân trời. Vùng đồng cỏ này được gọi là "thảo nguyên ma-mút". Tuy nhiên, sự biến mất của những loài ăn cỏ khổng lồ như voi ma-mút khỏi vùng thảo nguyên này đã góp phần vào sự hình thành nên lãnh nguyên Bắc cực băng tuyết mà chúng ta thấy ngày nay.
2. Xuyên suốt Kỷ băng hà lớn nhất và gần đây nhất của Trái đất (kỳ Pleistocene), thảo nguyên ma-mút từng là hệ sinh thái rộng lớn nhất. Bạn có thể gọi nó là "Kỷ cỏ" cũng được! Khi ấy, thảo nguyên ma-mút là một vùng đồng bằng phủ cỏ xanh mướt, khô ráo, kéo dài từ vùng đảo Bắc cực đến Trung Quốc và từ Tây Ban Nha đến Canada. Hệ sinh thái đồng cổ được duy trì tốt này là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như bò rừng, tuần lộc, voi ma-mút, sói, và hổ. Bạn có thể ví nó như phiên bản siêu lạnh của vùng thảo nguyên châu Phi.
3. Hệ sinh thái thảo nguyên ma-mút chỉ phụ thuộc một phần vào khí hậu. Các loài động vật ăn cỏ duy trì thảm thực vật bằng cách dẫm đạp lên những cây bụi và rêu - về cơ bản, có thể xem chúng như những chiếc máy xén cỏ của tự nhiên vậy. Chúng còn là những người làm vườn hiệu quả khi góp phần phát tán hạt giống và làm giàu cho đất bằng những đống phân giàu dưỡng chất. Chính vì vậy, kể cả khi trải qua thời kỳ lạnh giá nhất của kỷ Băng hà, hệ sinh thái này vẫn duy trì được một lượng khổng lồ các loài ăn cỏ cỡ lớn.
4. Ấy thế nhưng, sau 100.000 năm sống sót trước những thay đổi khốc liệt của khí hậu, thảo nguyên ma-mút và nhiều loài đặc trưng bỗng biến mất khỏi bề mặt Trái đất. Ngày nay, phía Bắc Siberia, Alaska và Yukon (Canada) là những nơi duy nhất có những đặc điểm gần với hệ sinh thái thảo nguyên này. Bởi những khu vực nói trên đã chống chịu lại được những biến đổi khí hậu đang diễn ra trên hành tinh của chúng ta, một số nhà nghiên cứu tin rằng thảo nguyên ma-mút hẳn cũng có thể tồn tại qua kỷ Pleistocene.
5. Giả thuyết hàng đầu hiện nay là khi khí hậu trở nên ấm hơn vào cuối kỳ Danet cuối cùng, tức xấp xỉ 14.500 năm trước, loài người đã tiến xa hơn về phía Bắc. Được trang bị những ngọn giáo sắc lẻm, họ sớm leo lên đỉnh của chuỗi thức ăn.
6. Những loài động vật ngây thơ không có khả năng phòng vệ trước loài săn mồi mới này. Không lâu sau, dân số loài ăn cỏ ở vùng thảo nguyên ma-mút nhanh đi, sụt giảm, nhiều loài thậm chí tuyệt chủng. Điều đó đã tạo nên hiệu ứng domino, mà đỉnh điểm là hình thành nên một hệ sinh thái hoàn toàn mới. Trước đây, nhớt, loài ăn cỏ khổng lồ thường xuyên dẫm đạp lên các loại thực vật bên dưới khi chúng chuyển. Khi không còn những con thú này nữa, cỏ ở thảo nguyên ma-mut cũng là khả năng cạnh tranh với những cây bụi mọc quanh năm, những đám rêu phat tu chậm, và những cây thông rụng lá của lãnh nguyên Bắc cực. Hàng triệu hecta đồng sinh trưởng mạnh với đất đai màu mỡ đã bị thay thế bằng thảm thực vật Sinh trường yếu, phát triển chậm. Những loài còn sót lại, như voi ma-mut và tê giác lông vận không thể thích ứng với thảm thực vật mới này và không thể sống sót qua những tri đông lạnh giá.
7. Số lượng động vật hiện nay ở Bắc cực thấp hơn ít nhất 100 lần so với trước đi, bởi hệ sinh thái mới chỉ có thể nuôi sống một số lượng sinh vật giới hạn. Hơn thế nữa hiện tượng băng tan ở Bắc cực vì biến đổi khí hậu đang đẩy một lượng lớn carbon và bầu khí quyển. Các nhà khoa học tin rằng khôi phục lại hệ sinh thái đồng cỏ ở Bé cực có thể đảo ngược xu hướng này.
8. Nhằm giải thích tầm quan trọng của việc khôi phục hệ sinh thái đồng cỏ, Giám đốc của Trạm khoa học Đông Bắc nước Nga, Sergei Zimov, đã thành lập Công viên Pleistocene ở phía Bắc Siberia. Ông dự định mang những vùng đồng cỏ trở lại bằng cách tái giới thiệu những loài ăn cỏ cỡ lớn vào các khu vực đã rào lại bên trong công viên theo một kế hoạch cụ thể.
9. Hiện tại, công viên đang trải rộng hơn 20 km vuông và là nhà của 8 loài ăn cỏ chính: tuần lộc, nai sừng tấm, bò rừng, ngựa Yukutian, bò Kalmykian, bò xạ hương, bò Tây Tạng, và cừu. Với việc dự án đảo ngược tuyệt chủng đối với voi ma-mút lông rậm đang được tiến hành, Zimov hi vọng một ngày nào đó sẽ đưa được chúng vào công viên. Hiện không có loài họ hàng gần nào, hay phần thi thể đóng băng nào còn sót lại của các loài động vật đã tuyệt chủng khác từng sống trong khu vực này. Chính vì vậy, những động vật như hổ răng kiếm đã vĩnh viễn không còn cơ hội quay lại nữa.
Theo đoạn 9, vì sao các loài động vật đã tuyệt chủng như hổ rang kiếm vĩnh viễn không thể quay trở lại? | d6aaec75ef668f64f2a1d9817879fae0 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Vì hiện không có loài họ hàng gần nào",
"Vì không còn phần thi thể đóng băng nào của các loài động vật còn sót lại",
"Vì không thể cung cấp đủ thực phẩm cho các loài động vật này",
"Đáp án A và B"
]
} | D |
1. Do khai thác do trầm một cách tận diệt mà không có biện pháp bảo tồn nên trần hương tự nhiên ở Việt Nam ngày càng hiếm và đắt đỏ. Nghiên cứu về công nghệ tạo trầm hương bền vững do GS.TS. Nguyễn Thế Nhã (Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam) và cộng sự phát triển được kỳ vọng sẽ chấm dứt thực trạng này.
2. “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, hình ảnh những người săn trầm phải “ngậm ngải tìm trầm” giữa chốn rừng thiêng nước độc, hóa hổ vì nhiều tháng loanh quanh trong rừng có lẽ chỉ tồn tại trong những câu chuyện cổ tích nhưng nỗi vất vả nhọc nhằn để có được những miếng trầm là có thật.
3. “Thực chất, trầm hương là phần gỗ chứa nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó" - GS.TS. Nguyễn Thế Nhã cho biết. “Khi cây dó bị thương, cây sẽ hình thành nên những hợp chất để kháng lại sự xâm nhiễm của các vi sinh vật. Dần dần, hợp chất đó biến tính và trở thành trầm”. Cây dó trầm thường có những biểu hiện như: thân cành có 1 bướu, cây nhiều mắt, cây bị bệnh hoặc bị thương; lá cằn cỗi, màu xanh vàng; cây có vỏ kết cấu lõm, lồi và sần sùi, khô nứt, xuất hiện những chấm màu tím, đỏ nâu.
4. Những năm trở lại đây, nhờ nắm được quy luật hình thành trầm hương mà nhiều người đã tiến hành cấy trầm trên cây dó. Ở Việt Nam hiện có sáu loài thuộc chi Do trầm đó là Dó bầu, Dó bà nà, Dó gạch, Dó Vân Nam, Dó trung Quốc và Dó quả nhăn - trong đó Dó bầu là loại phổ biến nhất. “Có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp đơn giản nhất là vật lý cơ giới – họ sử dụng khoan, dùi nung đỏ, hoặc thậm chí là bóc vỏ quét hóa chất lên. Những phương pháp này vừa cho ra trầm kém chất lượng, mà còn gây hại cho cây” - GS Nhã nhận định.
5. Thêm vào đó, việc khai thác không bền vững quần thể các cây dó trầm trong môi trường sống hoang dã đã dẫn đến sự suy giảm số lượng cá thể tự nhiên, nhiều loài thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Là người luôn đau đáu với số phận của cây dó trầm, GS.TS. Nguyễn Thế Nhã luôn đặt ra cho mình câu hỏi: Làm thế nào để khai thác trầm hương mà không tận diệt cây?
6. GS.TS. Nguyễn Thế Nhã nhận ra rằng công nghệ sinh học có thể là hướng khai thác an toàn mà ông đang tìm kiếm. Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu các loại có trầm trên khắp Việt Nam, mang về nghiên cứu để phân lập các vi sinh vật - mà chủ yếu là nấm - giúp cây tiết dầu tạo trầm để tạo ra chế phẩm nấmdạng dung dịch. “Có khoảng gần 100 chủng nấm khác nhau, trong đó chúng tôi chọn ra được khoảng bảy chi có khả năng tạo trầm như chị nấm bào tử lưỡi liềm (Fusariumsp.), chi Nấm bào tử lông roi (Pestalotiopsis sp.), chi Nấm mốc (Mucor sp.)...” - TS. Nguyễn Thành Tuấn (Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam), người trực tiếp phân lập nấm, cho biết.
7. Trong tự nhiên, khi sâu đục vào thân cây, chúng tạo ra vết thương khiến cây bị nhiễm nấm. “Để rút ngắn thời gian, chúng tôi mô phỏng vết đục của sâu bằng cách khoan vào một lỗ nhỏ có đường kính 5mm, sau đó truyền chế phẩm nấm vào lỗ để khởi động cơ chế kháng vi sinh vật của cây, từ đó bắt đầu quá trình tạo trầm” – GS Nhã phân tích.
8. Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và Tiên Phước (Quảng Nam) – vốn được biết đến như xứ sở của các loại trầm. Dù kết quả trầm cho ra chất lượng cao, không gây tổn thương quá nhiều đến cây dó như cách đục lỗ truyền thống, cũng như rút ngắn thời gian tạo trầm, tuy nhiên GS Nhã nhận thấy rằng đây vẫn chưa phải là phương án tối ưu. “Tôi muốn giảm thiểu tối đa vết thương trên cây, cũng như có thể rút ngắn thời gian hình thành trầm nhiều hơn nữa” - ông cho biết.
9. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về trầm hương, Trung tâm nghiên cứu Jülich, Đức đã hỗ trợ các nhóm dự án sử dụng công nghệ nuôi cấy mô in vitro để tạo ra trầm hương. “Chúng tôi lấy mẫu chồi, cành, lá, hạt của cây dó trầm về xử lý để ra được vật liệu sạch, từ đó kích tạo ra mô sẹo. Điều này không hề ảnh hưởng đến cây trong tự nhiên” – TS. Nguyễn Thành Tuấn mô tả. Sau đó, các nhà khoa học đặt mô sẹo vào môi trường dung dịch, lắc lọ dung dịch để tạo ra thêm mô sẹo, sau đó truyền chế phẩm nấm đã tạo ra từ trước vào dung dịch nuôi cấy mô sẹo - giúp hình thành nên các hợp chất có trong trầm hương.
10. Quá trình này diễn ra nhanh hơn nhiều so với khi tạo trầm ngoài rừng. “Tối thiểu phải mất hai năm để thu được trầm chất lượng, trong khi công nghệ sinh học này chỉ mất vài tháng hoặc thậm chí là vài tuần để thu được thành phẩm” - GS Nhã cho biết. “Qua phân tích, loại trầm nhân tạo trong phòng thí nghiệm có đầy đủ những hợp chất cơ bản để tạo hương thơm như trầm ngoài tự nhiên”.
11. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ tạo trầm ngoài tự nhiên và trong phòng thí nghiệm. “Cùng một loài dó bầu, nhưng ở mỗi vùng miền khác nhau thì vi sinh vật tạo thành và chất lượng trầm sẽ khác nhau. Ảnh hưởng của khí hậu tới quá trình hình thành trầm hương được đánh giá thông qua ảnh hưởng của các thông số đại diện là nhiệt độ, độ ẩm. Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng đến khả năng hút chế phẩm sinh học, quá trình gỗ biến đổi màu để hình thành trầm hương”. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đang tiến hành lấy mẫu phân lập các loài nấm ở dó trầm tại khắp các tỉnh thành để tạo ra được các chế phẩm phù hợp với mỗi loài cây.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Để không còn phải “ngậm ngải tìm trầm”, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 03/12/2020)
Trong đoạn 2, tác giả nhắc sử dụng cụm từ “ngậm ngải tìm trầm" nhằm mục đích gì? | b8743fa60b88cb61044baa897506d72d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Minh họa giá trị kinh tế to lớn của trầm hương",
"Minh họa sự khó khăn trong khai thác trầm hương",
"Minh họa tình trạng khai thác rừng tràn lan",
"Minh họa công dụng y học của trầm hương"
]
} | B |
1. Theo báo cáo của Hootsuite về thế giới số năm 2020, đến cuối năm 2020, lượng người dùng Internet trên toàn cầu đạt 4,66 tỷ trong đó 4,2 tỷ người đang sử dụng mạng xã hội, ngoài ra có 5,22 tỷ người đang sử dụng điện thoại di động.
2. Lượng người dùng điện thoại di động trên toàn cầu hiện nay tương đương 66,6% dân số thế giới. Dựa trên số liệu của Liên Hợp Quốc, dân số toàn cầu tính đến tháng 1/2021 là 7,83 tỷ, tốc độ tăng 1%/năm. Điều đó đồng nghĩa trong năm 2020, dân số toàn cầu đã tăng hơn 80 triệu người. Từ tháng 1/2020, lượng người dùng điện thoại di động trên thế giới đã tăng 1,8% (tương đương 93 triệu), trong khi tổng thiết bị kết nối di động (một người có thể sở hữu nhiều máy) tăng 0,9% lên mức 8,02 tỷ thiết bị.
3. Lượng người dùng Internet trên toàn cầu tăng 7,3% (tương đương 316 triệu) so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ sử dụng Internet hiện tại là 59,5%, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn do dịch Covid-19 khiến nhu cầu sử dụng Internet tăng mạnh.
4. Có khoảng 4,2 tỷ người sử dụng các dịch vụ mạng xã hội trên toàn cầu, tăng hơn 13% (490 triệu) chỉ trong 12 tháng, tương đương 53% dân số toàn cầu. Năm 2020, trung bình có 1,3 triệu người mới sử dụng mạng xã hội mỗi ngày. 2 giờ 25 phút mỗi ngày là thời gian bỏ ra trung bình trên mạng xã hội. Dự đoán trong năm 2021, người dùng sẽ dành tổng cộng 3,7 nghìn tỷ giờ trên các ứng dụng này. Philippines là quốc gia sử dụng mạng xã hội nhiều nhất, trung bình 4 giờ 15 phút mỗi ngày, nhiều hơn 30 phút so với quốc gia xếp thứ 2 là Colombia. Trong khi đó, người Nhật dành 51 phút 20 mỗi ngày trên mạng xã hội.
5. Dữ liệu của App Annie cho thấy người dùng Android trên toàn cầu sử dụng smartphone hơn 4 giờ/ngày, tương đương 3,5 nghìn tỷ giờ trong 12 tháng qua. Đối với người dùng Internet, họ bỏ ra trung bình 3 giờ 39 phút mỗi ngày trên smartphone, nhiều hơn 7% so với thời gian xem TV mỗi ngày (3 giờ 24 phút).
6. Người dùng Internet dành trung bình gần 7 giờ mỗi ngày trên mọi thiết bị, tương đương hơn 48 giờ mỗi tuần. Giả sử thời gian ngủ trung bình là 7-8 giờ, chúng ta đang dành 42% thời gian thức cho các hoạt động trực tuyến. Dù smartphone chiếm 53% thời gian sử dụng Internet, những thiết bị khác vẫn đóng vai trò quan trọng. Có 90% người dùng Internet lên mạng bằng smartphone, nhưng 2/3 trong số họ vẫn sử dụng laptop hoặc máy tính để bàn.
7. Người dùng Philippines dành thời gian trên Internet lâu nhất, trung bình gần 11 giờ mỗi ngày. Brazil, Colombia và Nam Phi cũng dành trung bình hơn 10 giờ trực tuyến mỗi ngày. Người dùng Nhật Bản dành thời gian trực tuyến ít nhất, chưa đến 4,5 giờ mỗi ngày. Đáng chú ý khi thời gian dùng Internet tại Trung Quốc tương đối thấp, trung bình 5 giờ 22 phút mỗi ngày, ít hơn 1,5 giờ so với mức trung bình toàn cầu là 6 giờ 54 phút.
8. Công cụ tìm kiếm vẫn là điều không thể thiếu. 98% người phản hồi cho biết họ sử dụng công cụ tìm kiếm mỗi tháng, trong đó 45% sử dụng tìm kiếm giọng nói. Gần 1/3 người dùng Internet sử dụng các ứng dụng tìm kiếm hình ảnh như Pinterest Lens, Google Lens.
9. Một xu hướng thú vị là tìm kiếm trên mạng xã hội. Khoảng 45% người dùng Internet cho biết đã chuyển sang mạng xã hội khi cần tìm sản phẩm, dịch vụ. Ở độ tuổi 16-64, gần 77% người dùng mua hàng trực tuyến mỗi tháng. Năm 2020, các sản phẩm thời trang và làm đẹp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu thương mại điện tử B2C (business-to-consumer) toàn cầu, đạt 665 tỷ USD.”.
(Theo Phúc Thịnh, 2/3 dân số thế giới đang dùng smartphone, Báo Zing News, ngày 4/2/2021)
Dựa vào đoạn 9 có thể đưa ra suy luận nào sau đây? | c0d4c4bc9902ad5605c613f776445b0a | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Trẻ em và người lớn tuổi không tìm kiếm trên mạng xã hội",
"Da số người dùng Internet sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm",
"Người dùng mạng xã hội có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn",
"Thời trang và làm đẹp là nhóm sản phẩm thường được mua trực tuyến nhất"
]
} | D |
1. Mới đây nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Văn Mạnh, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai thành công hệ thống xử lý bùn thải thành phân hữu cơ và khí biogas, với công suất phát điện đạt 20 kW, tại thành phố Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk.
2. Công nghệ này được nhóm bắt đầu nghiên cứu từ năm 2016, trong Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ theo Nghị định thư do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, với mục tiêu xây dựng quy trình công nghệ xử lý bùn thải hiệu quả ở quy mô công nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị bền vững.
3. So với các quy trình xử lý truyền thống, công nghệ cho hiệu suất chuyển hóa bùn thải thành khí sinh học cao, giúp rút ngắn thời gian xử lý trong khoảng 15-20 ngày. Đặc biệt, hai sản phẩm thu được sau quá trình xử lý gồm khí biogas và phân bón sinh học đều đạt tiêu chuẩn sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất. Khí biogas sinh ra dùng làm nguyên liệu cho máy phát điện, đáp ứng tiêu chuẩn nhiên liệu của châu Âu.
4. TS Mạnh cho biết, bùn thải được đưa vào bể tiền xử lý để điều chỉnh độ pH và các thông số khác trước khi đưa vào bể xử lý chính. Công đoạn này tạo điều kiện tốt nhấtcho các nhóm vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy bùn thải yếm khí, có thể giảmđộ pH bằng axit hoặc dùng bazơ để tăng pH.
5. Sau bước tiền xử lý, nhóm tiến hành phân hủy yếm khí bùn thải để tạo ra khíbiogas. Tuy nhiên, khí biogas sau khi được tạo ra vẫn còn nhiều tạp chất (CO2, Họs,20 SO), có thể gây kết tinh trong buồng đốt hoặc ăn mòn các đường dẫn, bình chứa nhiên liệu cũng như bếp đốt. Vì vậy, TS Mạnh và cộng sự đã tự chế tạo và thiết kế thành công được thiết bị lọc quay ly tâm tốc độ cao để làm sạch khí sinh học trước khi nạp vào hệ thống máy phát điện, nhờ vậy nhóm nghiên cứu đã giải mã thành công công nghệ do Đài Loan chuyển giao.
6. Biogas được đưa vào máy ly tâm tốc độ cao HGRPB để loại bỏ tạp chất bằng dung dịch hấp thụ KOH. Dưới tác động của cơ quay trục giữa, dung dịch KOH được chuyển động ly tâm với tốc độ cao, làm tăng cường quá trình tiếp xúc giữa dung dịch hấp thụ và dòng khí đi vào. Nhờ vậy, dung dịch hấp thụ không bị kéo ra ngoài theo dòng khí, giúp biogas sau xử lý có độ ẩm và đạt tiêu chuẩn dành cho phát điện.
7. "Công đoạn quan trọng nhất nằm ở kỹ thuật điều chỉnh chế độ công nghệ để gia tăng hiệu suất chuyển hóa từ bùn hữu cơ sang khí sinh học hiệu quả cao. Thiết bị do nhóm thiết kế cho ưu điểm nhỏ gọn hơn, được tạo ra từ vật liệu dễ tìm, phù hợp với điều kiện trong nước", TS Mạnh nói và cho biết, thiết bị có khả năng phát hiện thời gian bão hòa của khí, phản ứng tiếp xúc nhanh, thu được khí biogas sạch gần như 100%, đạt tiêu chuẩn làm nhiên liệu phát điện.
8. Nhóm đã đưa công nghệ ứng dụng xử lý bùn thải tại một doanh nghiệp sản xuất bia tại Đắk Lắk, toàn bộ 15mở bùn mỗi ngày được xử lý để phát điện với công suất 20 kW. Lượng điện này phục vụ lại vận hành máy bơm, các thiết bị xử lý của hệ thống hoặc đèn chiếu sáng trong các trang trại rau.
9. Lượng bùn thải sau quá trình phân hủy còn lại được phối trộn với các thành phần vi lượng và vi sinh vật để tạo phân bón hữu cơ sinh học giúp đất tăng độ ẩm và độ tơi xốp, nâng cao hiệu quả sử dụng phân. Loại phân hữu cơ được bón cho cây rau ngắn ngày cho chất lượng tốt, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất.
10. Bùn thải từ các hoạt động sản xuất, chứa rất nhiều các tế bào vi sinh vật và hỗn hợp các protein, polisaccarit, lipit. Hiện nay, việc xử lý bùn thải tại Việt Nam mới chỉ áp dụng phương pháp ủ hoặc chôn lấp, chưa có hệ thống công nghệ xử lý hoàn thiện quy mô lớn, kết hợp với xử lý chất thải rắn. Nếu không được xử lý kịp thời, khối lượng lớn bùn thải sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường.
11. "Công nghệ xử lý bùn thải được nhóm hoàn thiện với mục tiêu vừa có thể hạn chế thải các chất ô nhiễm ra ngoài môi trường, vừa tạo ra những sản phẩm giá trị như khí biogas, phân bón hữu cơ. Từ đó góp phần tạo nên một nền nông nghiệp tuần hoàn, bền vững", TS Mạnh nói.
12. Tuy nhiên đây mới là thành công ở quy mô xử lý nhỏ. Để có thể phát triển hệ thống ở quy mô bán công nghiệp với khối lượng 80 tấn, đem lại hiệu quả cao, nhómnghiên cứu cho rằng cần phải làm chủ công nghệ và có sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc xây dựng những nhà máy xử lý bùn thải tại các thành phố, khu công nghiệp lớn.
(Theo Nguyễn Xuân, Công nghệ xử lý bùn thải tạo khí sinh học phát điện, Báo VnExpress, ngày 21/11/2020)
Dung dịch KOH đóng vai trò gì trong quy trình đưa khí Biogas đi qua máy ly tâm HGRPB? | 51d9bbd5fb1d7eed27276bf03178c83d | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Dung môi",
"Chất khử trùng",
"Chất bảo quản",
"Chất xúc tác"
]
} | A |
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chụp ảnh bằng sóng siêu âm
Khi mang thai, đa số các phụ nữ đều đi chụp ảnh bằng siêu âm để xem tình trạng thai nhi, đặc biệt để kiểm tra các dị tật, sự phát triển của thai hay xác định giới tính. Tuy kết quả thu được là một tờ giấy có in ảnh rõ ràng, nhưng ít ai nói là chụp ảnh bằng siêu âm mà chỉ nói gọn là siêu âm, thí dụ hỏi: Siêu âm chưa? Siêu âm con trai hay con gái? Vậy siêu âm là gì và chụp ảnh bằng siêu âm dựa trên cơ chế gì?
Sóng âm là sự truyền dao động cơ trong môi trường khí, lỏng cũng như rắn. Sóng âm có tần số 20.000 Hz đén 109 Hz gọi là sóng siêu âm. Với tần số cao như vậy, người ta dễ tạo tia sóng siêu âm mảnh đi thẳng như một tia sáng. Tuy sóng siêu âm là sóng cơ (sóng đàn hồi), về bàn chất hoàn toàn khác với ánh sáng là sóng điện từ nhưng việc truyền tia siêu âm qua các môi trường có những nét giống như truyền tia sáng. Thí dụ về quang học, ta xét một tia sáng chiếu xuống một hồ nước. Khi đến mặt phân cách giừa không khí và nước, tia sáng bị phản xạ một phần, một phần bị khúc xạ. Nếu nước trong, ta có thể nhìn thấy đáy hồ. Đó là do ánh sảng đến đáy hồ phản xạ lại đến mắt ta.
Nhìn vào cơ thể người bàng tia siêu âm cùng tương tự như nhìn vào cải hồ bằng tia sáng. Thật vậy, cơ thể người chứa nhiều nước và tia siêu âm rất dễ dàng đi vào môi trường như vậy không khác gi tia sáng chiếu vào hồ nước. Tốc độ siêu âm đi vào cơ thể cỡ 1.500 mét giây, nhưng tùy thuộc chất liệu chỗ nhiều nước, chỗ nhiều mỡ, chỗ nhiều thịt v.v. mà tốc độ đó thay đổi cỡ cộng trừ 60 mét/giây. Điều quan trọng là khi đi qua mặt phân cách giừa hai bộ phận của cơ thể do chất liệu khác nhau, nên tia siêu âm bị phản xạ không nhiều thì ít. Sau khi bị phản xạ ở mặt phân cách, tia siêu âm đi thẳng bị yếu đi, lại tiếp tục hành trinh, nếu gặp mặt phân cách khác lại bị phản xạ, bị yếu đi và lại tiếp tục đi... Sau một số lần phản xạ như thế, đến một lúc tia siêu âm đi thẳng quá yếu, xem như bị tắt hẳn. Đối với cơ thể người, do cơ chế mỗi lần phản xạ bị yếu đi như vậy nên tia siêu âm đi vào cơ thể chi vài chục centimet xem như bị tắt. Nhưng chính nhờ cơ chế bị phản xạ nhiều lần này mà mảy chụp
ảnh siêu âm cỏ thể chụp được ảnh bên trong cơ thể đển độ sâu vài chục centimet.
Trong một máy chụp ảnh siêu âm, bộ phận quan trọng nhất là bộ phận đầu dò gồm bốn viên áp điện được đật trên hình trụ quay được. Mỗi viên áp điện có thể phát ra các xung sóng siêu âm đồng thời thu được các xung sóng siêu âm phản xạ từ các mô, các bộ phận trong cơ thể. Trong mỗi giây đồng hồ, chu trình thu, phát lặp lại đến 400 lần.
Quy trình chụp ánh của máy chụp ảnh siêu âm có thể phân ra ba giai đoạn như sau:
a, Phát ra sóng siêu âm: Máy phát ra xung điện dẫn đến viên áp điện, viên áp điện phát xung siêu âm với tần số nhất định.
b, Các mô phản xạ sóng siêu âm tạo ra tiếng vọng: Mỗi khi chùm siêu âm đi từ môi trường này sang môi trường kia, bị phản xạ (một phần) ở mặt phân cách. Khi viên áp điện nhận được tiếng vọng (sóng siêu âm phản xạ), viên áp điện biến siêu âm thành xung điện, có thể gặp nhiều mặt phân cách có nhiều tiếng vọng. Máy phân tích thời gian giữa xung điện phát ra và các xung điện do phản xạ gây nên để từ đó tính các khoảng thời gian và các khoảng cách đến các mặt phản xạ.
c, Quét tia siêu âm để dựng ảnh: Các viên áp điện dịch chuyển theo nhịp độ quay của hình trụ gắn các viên áp điện. Máy căn cứ vào các số liệu về khoảng cách và tốc độ truyền siêu âm để dựng lên hình ảnh.
Do những đặc điểm truyền và phản xạ sóng siêu âm, nên các máy chụp ảnh bằng siêu âm thường không phải là vạn năng mà là chuyên dụng (như máy chụp ảnh siêu âm dùng cho thai nhi. Máy chụp ảnh siêu âm dùng để chụp gan, máy chụp ảnh siêu âm đo loãng xương, v.v.). Ưu điểm rất lớn của phép chụp ảnh bằng tia siêu âm là ít độc hại so với chụp ảnh tia X hay chụp ảnh bằng tia phóng xạ.
Cụm từ “tốc độ đó” dùng để chỉ khái niệm nào dưới đây? | 89220f5a968004b59388dd8e09f5dc21 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Tốc độ ánh sáng trong chất lỏng",
"Tốc độ phản xạ ở mặt phân cách",
"Tốc độ khúc xạ của ánh sáng",
"Tốc độ siêu âm đi vào cơ thể"
]
} | D |
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Trong một báo cáo về sự ấm lên của Bắc Cực, các nhà khoa học châu Âu đã kiểm tra dữ liệu về lịch sử nhiệt độ và phát hiện ra rằng nhiệt độ của Siberia - nơi nổi tiếng với nhiệt độ mùa đông lạnh nhất ờ Bắc bán cầu (nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng -50°C) - đã ấm lên bất thường kể từ tháng 1/2020. Các nhà khoa học dự báo, đến năm 2050, hàng ngàn kilomet đường ống và đường giao thông, các tòa nhà, mỏ dầu và bể chứa, cảng hàng không, các cơ sở hạ tầng... trên khắp Bắc Cực sẽ bị ành hưởng nghiêm trọng khi mà gần 1/4 đất liền nơi đây nằm trên lớp băng vĩnh cửu. Thiệt hại có thể lên tới hàng trăm tỷ USD.
Nhiệt độ tăng khiến cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn ớ Bẳc Cực. Tháng 8 năm ngoái, hơn 4 triệu ha rừng ờ Siberia đã bốc cháy. Cháy rừng ở Bắc Cực cùng gây hậu quả rất lớn đối với khí hậu toàn cầu khi mà diện tích rừng nơi đây bao phủ 33% diện tích đất bề mặt trái đất và lưu trữ khoảng 50% lượng carbon trong lòng đất trên thê giới – nhiều hơn lượng carbon nằm trong tất cả sinh khối thực vật trên thế giới và tương đương với lượng carbon trong khí quyển.
Nhiệt độ cao, cháy rừng, băng vĩnh cửu tan sẽ giải phỏng khí carbon và metan đang bị lưu giữ. Chuyên gia về khi metan ở Bắc Cực - Katey Walter Anthony (Đại học Alaska, Mỹ) cho biết. "Khí carbon dioxide và metan thoát ra từ các địa điểm tan băng vĩnh cửu và các vụ cháy, chúng không chi tồn tại ở Bắc Cực mà sẽ hòa vào khí quyển và lưu thông trên toàn cầu, góp phần làm tăng nồng độ khí nhà kính". Theo Báo cáo Bắc Cực năm 2019 của Cơ quan Quán lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), băng tan khắp Bắc Cực có thể sẽ thải ra khoảng 300-600 triệu tan carbon ròng mỗi năm vào bầu khí quyển Trái Đất. Kể từ khi có dữ liệu vệ tinh (năm 1979) đến nay, băng ở Bắc Cực vào mùa hè đã mất tới 40% diện tích và 70% khối lượng. Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về sự nóng lên toàn cầu.
Vùng cực của trái đất có nhiệt độ lạnh không chi vì nhận được ít ánh nắng mặt trời trực tiếp mà còn vì nơi đây có những khối băng trắng khổng lồ có tác dụng như tấm gương khổng lồ phản xạ hầu hết ánh sáng mặt trời trờ lại không gian. Trong khi đó nước biển lại hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy, khi băng ở Bắc Cực tan chảy sẽ làm nước biển dâng, làm tăng diện tích bao phủ bời nước biển, tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến nhiệt độ trái đất ngày càng ấm lên.
Băng Bắc Cực còn ảnh hường đến thời tiết trên toàn thế giới thông qua việc tác động tới dòng hải lưu. Đại dương và không khí hoạt động như động cơ nhiệt, vận chuyển nhiệt đến các cực một cách thường xuyên thông qua hoàn lưu khí quyển và dòng hải lưu đề tạo ra sự cân bằng. Diện tích băng biển giảm sẽ ảnh hưởng đến những quá trinh này. Nhiệt độ vùng cực ấm lên phá vỡ lưu lượng nhiệt tổng thể của Trái Đất, trong khi hướng gió thay đổi đẩy nhiều băng hơn từ biển Bắc Cực về phía Đại Tây Dương. Tại đây, chúng sẽ tan thành nước lạnh và ngăn cản dòng hải lưu ấm lưu chuyển từ vùng nhiệt đới.
Sự nóng lên bất thường của Bắc Cực còn làm giảm chênh lệch nhiệt độ và áp suất giữa Bắc Cực và vĩ độ thấp - nơi cỏ nhiều người sinh sống. Điển hình như lãnh nguyên cùa làng Russkoye Ustye (Siberia), quần xã sinh vật lạnh nhất hành tinh, cũng đang bốc cháy. Các tòa nhà cũ của ngôi làng này đã chìm xuống sông trong 3 thập kỷ qua do sự xói mòn và tan băng vĩnh cữu gây ra. Trưởng làng, ông Portnyagin cho biết: "Đây là năm thứ 2 liên tiếp chúng tôi không có băng để di chuyển bằng xe trượt tuyết trong tháng 6. Trong khi đó, người dân làng không quen với nhiệt độ cao đã bị đau đầu và gặp các vấn đề về da. Những đàn cá cũng không còn thấy xuất hiện vì chúng lặn sâu xuống đáy biển. Các ngư dân đang vô cùng khốn khổ".
Trong khi người dân và các nhà khoa học đang rất lo lắng về những thay đổi bất thường và nhanh chóng của khí hậu Bắc Cực cũng như tương lai của khí hậu toàn cầu, thì các nhà chính trị lại dường như đang quan tâm hơn tới khía cạnh kinh tế và quyền kiểm soát Bắc Cực. Sở dĩ như vậy vì vùng cực này chứa đựng nguồn tài nguyên khổng lồ (30% trữ lượng khí đốt và 13% trữ lượng dầu mỏ của thế giới chưa được khai thác; nhiều mỏ kim loại hiếm dùng để chế tạo linh kiện điện tử và vũ khí). Khi băng tan, việc khai thác các nguồn tài nguyên này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Lựa chọn kinh tế hay khí hậu là bài toán đang được đặt ra và gây nhiều tranh cãi.
Theo đoạn 2 của bài viết, phần lớn lượng carbon ở Bắc Cực nằm ở đâu? | 71a0382a19d9fef31906a7d8179ff457 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Trong sinh khối động vật",
"Trong sinh khối thực vật",
"Trong khí quyển",
"Trong lòng đất"
]
} | D |
1. Sau giây phút nhận giải thưởng vô địch cuộc thi Tìm kiếm Tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2020, anh Phạm Ngọc Duy Liêm (39 tuổi), CGO của GoStream, vội gọi điện cho đồng đội, báo: “GoStream vô địch rồi, làm được rồi”. Anh chia sẻ, việc giành giải Nhất cuộc thi Techfest 2020 là dấu mốc rất quan trọng trong thời điểm GoStream kỷ niệm ba năm thành lập và chuẩn bị cho dự định đưa sản phẩm tới Mỹ và các nước châu Âu.
2. Từng là kỹ sư viễn thông, nhận thấy tiềm năng phát triển khi nhu cầu người dùng muốn xem video trực tuyến, năm 2014 anh bỏ việc, tự khởi nghiệp về nền tảng cung cấp hạ tầng để phát trực tuyến video. Thời điểm đó, lĩnh vực này còn khá mới tại Việt Nam, song thấy được tiềm năng và lợi ích trong tương lai, nhiều nhà cung cấp nội dung đã hợp tác với công ty anh. Nhưng công ty này chỉ tồn tại được ba năm trước những cạnh tranh khốc liệt với "ông lớn" trên thế giới trong lĩnh vực video trực tuyến.
3. Tình cờ qua người bạn giới thiệu Liên biết đến GoStream là một ứng dụng cung cấp dịch vụ chuyển video có sẵn thành những video phát livestream, được anh Nghiêm Tiến Viễn và Nguyễn Trọng Hoàn phát triển tại Vinh đang có ý định tìm kiếm đối tác, mở rộng kinh doanh ra các thành phố lớn. Hai ý tưởng lớn “gặp nhau”. Tháng 6/2017, họ quyết định “về chung một nhà”, đặt hết tâm huyết vào Công ty Cổ phần Công nghệ GoStream, phát triển ứng dụng GoStream giúp biến các video quay sẵn thành các video phát trực tiếp ở thời gian thực trên các mạng xã hội. Đến tháng 10/2018, sản phẩm GoStudio được ra đời với mục tiêu giúp các doanh nghiệp và người bán hàng tạo ra những buổi livestream tương tác trực tuyến hấp dẫn bằng những thiết bị đơn giản nhất.
4. Rút ra kinh nghiệm từ thất bại đầu tiên, thay vì cạnh tranh trực tiếp, lần này, anh Liêm chọn cách hợp tác với những "ông lớn" trong lĩnh vực này bằng việc cung cấp công cụ hỗ trợ người dùng trong quá trình phát video trực tiếp dựa trên hạ tầng có sẵn của Facebook, Youtube, Twitter.
5. “Với lợi thế là nền tảng livestream tương tác, Gostudio không chỉ là kênh bán hàng qua livestream hiệu quả, mà còn tích hợp những tính năng độc đáo, cho phép quay cùng lúc nhiều camera, chèn hình ảnh, video, văn bản trong quá trình phát trực tiếp. Đặc biệt, GoStudio cho phép người dùng tải toàn bộ bình luận của buổi livestream và xử lý trong thời gian thực, nhờ đó tạo nên nhiều kịch bản trò chơi hấp dẫn ngay trên livestream như trả lời câu hỏi trắc nghiệm, đuổi hình bắt chữ...”, anh Liêm nói.
6. Thời gian đầu hoạt động, mặc dù lượng người sử dụng các ứng dụng Gostream, GoStudio tăng đều, nhưng nhóm gặp khó khăn trong việc tối ưu hóa hạ tầng để phát video trực tiếp. “Một máy chủ chỉ có thể phục vụ cho số ít người sử dụng. Càng nhiều người sử dụng thì càng cần nhiều máy chủ quản lý. “Thời gian đầu chi phí hạ tầng bỏ ra bằng với lợi nhuận thu về. Khó khăn kéo dài, nhiều khi mọi người phải tự làm thêm ngoài để duy trì cuộc sống”, anh Liêm chia sẻ.
7. Vì vậy, bên cạnh cung cấp dịch vụ, công ty liên tục nghiên cứu để tối ưu hóa nền tảng nhằm giảm chi phí hạ tầng. So với ngày đầu thành lập, hiện GoStudio đã được vận hành ổn định, tiết kiệm hơn 70% chi phí hạ tầng, nói cách khác, cùng một máy chủ, nền tảng có thể phục vụ một lượng khách hàng gấp ba lần. "Khi nền tảng được nâng cao hiệu quả, mức lợi nhuận tăng lên, thành quả đầu tiên đáng nhớ nhất là ba anh em đã nhận được tiền lương sau 6 tháng khởi nghiệp", anh Liêm kể.
8. Khi sản phẩm đã được tối ưu hóa, nhóm quyết định đưa GoStudio giới thiệu tại thị trường Đông Nam Á, cung cấp dịch vụ tới các thị trường mới nổi như Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ. "Nếu tính năng tạo trò chơi và hỗ trợ bán hàng là lợi thế cạnh tranh của GoStudio tại thị trường Đông Nam Á, nơi có nhiều người bán hàng online sử dụng công cụ phát trực tiếp, thì tính năng hỗ trợ tạo hội thảo trực tuyến (webinar) trên các mạng xã hội là lợi thế cạnh tranh tại thị trường Âu - Mỹ, nơi có nhiều người tổ chức các buổi hội thảo trực tuyến để chia sẻ kiến thức hoặc giới thiệu sản phẩm," anh Liêm chia sẻ. Hiện hai sản phẩm GoStream và GoStudio đem lại tổng doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng/tháng cho Công ty GoStream, với lượng người dùng lên đến hơn 500.000 (bình quân hơn 8.000 người đang trả phí hàng tháng), trong đó 90% khách hàng tại Việt Nam, 10% khách hàng tại khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ.
(Theo Nguyễn Xuân, Con đường nền tảng livestream chinh phục thị trường quốc tế, Báo VnExpress, ngày 8/12/2020)
Nội dung chính của bài đọc trên là? | 8ed34e30d04ce279430ac2d84913450e | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Ứng dụng livestream Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế",
"Tiềm năng của thị trường xem video trực tuyến (livestream)",
"Giới thiệu quá trình khởi nghiệp của kĩ sư Phạm Ngọc Duy Liêm",
"Bài toán kĩ thuật trong việc xây dựng ứng dụng phát video trực tuyến"
]
} | A |
1. Năm 2019, GS.TS. Nguyễn Huy Dân và các cộng sự thuộc Viện Khoa học Vật liệu,Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chế tạo thành công loại hợp kim có khả năng nhớ hình dạng, có nghĩa dù bị uốn cong hay làm xoắn bao nhiêu lần, chỉ cần gặp tác nhân nhiệt độ, hợp kim này trong vài giây sẽ quay trở lại hình dạng thiết kế ban đầu.
2. “Việc chế tạo thành công loại hợp kim nhớ hình hỗ trợ rất nhiều trong lĩnh sinh (chỉnh hình răng, ống đỡ động mạch, neo xương, cảm biến nhiệt), vi điện cơ tự động, nhíp nano, robot) trong nước”, GS Dân nói.
3. Loại vật liệu này được nhóm nghiên cứu trên ba hệ hợp kim khác nhau, gồm hệ hợp kim nitinol (gồm nguyên tố Niken (Ni), Titan (Ti), Đồng (Cu), hệ hợp kim Heusler (gồm (Ni, Co)-Mn- (Ga, Al) và hệ hợp kim entropy cao (Ti-Zr-(Co,HF)-Ni-Cu). Tỉ lệ hợp phần trong mỗi hợp kim đều được nhóm tính toán để phù hợp với mục đích chế tạo. GS Dân cho biết, hệ hợp kim nitinol có tính dẫn điện và độ bền cao nên được sử dụng để gia công cơ khí rất tốt, còn loại hợp kim Heusler có thể ứng dụng trong kỹ thuật làm lạnh.
4. Loại hợp kim này có đặc tính "thông minh" như vậy là nhờ sự linh hoạt trong cấu trúc nguyên tử của các thành phần hợp kim. Không giống với hợp kim thông thường, hợp kim nhớ hình có thể tự sắp xếp nguyên tử và tồn tại ở hai dạng khác nhau, cấu trúc tinh thể biến dạng và cấu trúc tinh thể ban đầu. Nhờ vậy, hợp kim vẫn giữ được hình dạng mới cho đến khi được nhắc nhở" trở lại trạng thái nguyên gốc bằng cách cho nhiệt hoặc dòng điện tác động vào.
5. Để tạo ra loại hợp kim này, đầu tiên, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp luyện kim hồ quang để tạo ra loại hợp kim này ở dạng khối. Để làm vật liệu mỏng và nhỏ hơn, nhóm sử dụng phương pháp phun băng nguội nhanh. Sau đó, phương pháp phun xạ được áp dụng giúp tạo ra vật liệu ở dạng nano. Các cấu trúc của vật liệu được khảo sát bằng phương pháp nhiễu xạ tia X và kính hiển vi điện tử.
6. GS Dân chia sẻ, yếu tố quan trọng quyết định thành công của loại hợp kim nhớ hình là tỉ lệ từng nguyên tố kim loại trong vật liệu đó. Bởi một hợp kim có nhiều thành phần kim loại khác nhau, việc tìm ra khối lượng phù hợp của từng hợp phần có thể ảnh hưởng cấu trúc và tính chất nhớ hình của vật liệu. "Một số kim loại như Mangan trong quá trình nấu luyện rất dễ bay hơi, vì vậy phải điều chỉnh và thử nghiệm nhiều tỉ lệ khác nhau, đảm bảo quá trình tản nhiệt mà không ảnh hưởng tới tính chất hợp kim", ông nói.
7. Sau hai năm nghiên cứu, vật liệu hợp kim do nhóm chế tạo có đặc điểm cơ học phù hợp ứng dụng thực tế. Vật liệu có khả năng biến dạng và hiệu ứng nhớ hình tốt. Mặc dù trên thế giới, hợp kim nhớ hình đã được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu, tuy nhiên tại Việt Nam, loại vật liệu này mới dừng lại ở mức độ tìm hiểu, thăm dò. "Việc xây dựng được quy trình công nghệ để chế tạo các hợp kim nhớ hình dạng khối, băng và màng có thể mở ra những ứng dụng mới cho vật liệu thông minh nhiều lĩnh vực trong nước, đặc biệt trong y sinh", GS Dân nói.
8. Bước đầu chế tạo thành công hợp kim nhớ hình, nhóm nghiên cứu đang trong quá trình phát triển vật liệu này để chế tạo loại nhíp micro có chức năng gắp các hạt, mẫu thí nghiệm kích thước micro cho độ chuẩn xác cao. Đồng thời, tiếp tục cải tiến và tối ưu hóa tính chất hợp kim, như chức năng biến đổi hai chiều, qua lại giữa hai trạng thái.
(Theo Nguyễn Xuân, Nhà khoa học Việt chế tạo hợp kim biết nhớ hình dạng, Báo VnExpress, ngày 21/2/2021)
Định hướng nghiên cứu tiếp theo của nhóm GS Dân là gì? | 260a7649ea40355079eb48f4e9b43c2b | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Chế tạo robot tự động",
"Chế tạo thiết bị thí nghiệm tiên tiến",
"Chế tạo chip micro cho máy tính",
"Chế tạo ống đỡ động mạch"
]
} | B |
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Trong một báo cáo về sự ấm lên của Bắc Cực, các nhà khoa học châu Âu đã kiểm tra dữ liệu về lịch sử nhiệt độ và phát hiện ra rằng nhiệt độ của Siberia - nơi nổi tiếng với nhiệt độ mùa đông lạnh nhất ờ Bắc bán cầu (nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng -50°C) - đã ấm lên bất thường kể từ tháng 1/2020. Các nhà khoa học dự báo, đến năm 2050, hàng ngàn kilomet đường ống và đường giao thông, các tòa nhà, mỏ dầu và bể chứa, cảng hàng không, các cơ sở hạ tầng... trên khắp Bắc Cực sẽ bị ành hưởng nghiêm trọng khi mà gần 1/4 đất liền nơi đây nằm trên lớp băng vĩnh cửu. Thiệt hại có thể lên tới hàng trăm tỷ USD.
Nhiệt độ tăng khiến cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn ớ Bẳc Cực. Tháng 8 năm ngoái, hơn 4 triệu ha rừng ờ Siberia đã bốc cháy. Cháy rừng ở Bắc Cực cùng gây hậu quả rất lớn đối với khí hậu toàn cầu khi mà diện tích rừng nơi đây bao phủ 33% diện tích đất bề mặt trái đất và lưu trữ khoảng 50% lượng carbon trong lòng đất trên thê giới – nhiều hơn lượng carbon nằm trong tất cả sinh khối thực vật trên thế giới và tương đương với lượng carbon trong khí quyển.
Nhiệt độ cao, cháy rừng, băng vĩnh cửu tan sẽ giải phỏng khí carbon và metan đang bị lưu giữ. Chuyên gia về khi metan ở Bắc Cực - Katey Walter Anthony (Đại học Alaska, Mỹ) cho biết. "Khí carbon dioxide và metan thoát ra từ các địa điểm tan băng vĩnh cửu và các vụ cháy, chúng không chi tồn tại ở Bắc Cực mà sẽ hòa vào khí quyển và lưu thông trên toàn cầu, góp phần làm tăng nồng độ khí nhà kính". Theo Báo cáo Bắc Cực năm 2019 của Cơ quan Quán lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), băng tan khắp Bắc Cực có thể sẽ thải ra khoảng 300-600 triệu tan carbon ròng mỗi năm vào bầu khí quyển Trái Đất. Kể từ khi có dữ liệu vệ tinh (năm 1979) đến nay, băng ở Bắc Cực vào mùa hè đã mất tới 40% diện tích và 70% khối lượng. Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về sự nóng lên toàn cầu.
Vùng cực của trái đất có nhiệt độ lạnh không chi vì nhận được ít ánh nắng mặt trời trực tiếp mà còn vì nơi đây có những khối băng trắng khổng lồ có tác dụng như tấm gương khổng lồ phản xạ hầu hết ánh sáng mặt trời trờ lại không gian. Trong khi đó nước biển lại hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy, khi băng ở Bắc Cực tan chảy sẽ làm nước biển dâng, làm tăng diện tích bao phủ bời nước biển, tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến nhiệt độ trái đất ngày càng ấm lên.
Băng Bắc Cực còn ảnh hường đến thời tiết trên toàn thế giới thông qua việc tác động tới dòng hải lưu. Đại dương và không khí hoạt động như động cơ nhiệt, vận chuyển nhiệt đến các cực một cách thường xuyên thông qua hoàn lưu khí quyển và dòng hải lưu đề tạo ra sự cân bằng. Diện tích băng biển giảm sẽ ảnh hưởng đến những quá trinh này. Nhiệt độ vùng cực ấm lên phá vỡ lưu lượng nhiệt tổng thể của Trái Đất, trong khi hướng gió thay đổi đẩy nhiều băng hơn từ biển Bắc Cực về phía Đại Tây Dương. Tại đây, chúng sẽ tan thành nước lạnh và ngăn cản dòng hải lưu ấm lưu chuyển từ vùng nhiệt đới.
Sự nóng lên bất thường của Bắc Cực còn làm giảm chênh lệch nhiệt độ và áp suất giữa Bắc Cực và vĩ độ thấp - nơi cỏ nhiều người sinh sống. Điển hình như lãnh nguyên cùa làng Russkoye Ustye (Siberia), quần xã sinh vật lạnh nhất hành tinh, cũng đang bốc cháy. Các tòa nhà cũ của ngôi làng này đã chìm xuống sông trong 3 thập kỷ qua do sự xói mòn và tan băng vĩnh cữu gây ra. Trưởng làng, ông Portnyagin cho biết: "Đây là năm thứ 2 liên tiếp chúng tôi không có băng để di chuyển bằng xe trượt tuyết trong tháng 6. Trong khi đó, người dân làng không quen với nhiệt độ cao đã bị đau đầu và gặp các vấn đề về da. Những đàn cá cũng không còn thấy xuất hiện vì chúng lặn sâu xuống đáy biển. Các ngư dân đang vô cùng khốn khổ".
Trong khi người dân và các nhà khoa học đang rất lo lắng về những thay đổi bất thường và nhanh chóng của khí hậu Bắc Cực cũng như tương lai của khí hậu toàn cầu, thì các nhà chính trị lại dường như đang quan tâm hơn tới khía cạnh kinh tế và quyền kiểm soát Bắc Cực. Sở dĩ như vậy vì vùng cực này chứa đựng nguồn tài nguyên khổng lồ (30% trữ lượng khí đốt và 13% trữ lượng dầu mỏ của thế giới chưa được khai thác; nhiều mỏ kim loại hiếm dùng để chế tạo linh kiện điện tử và vũ khí). Khi băng tan, việc khai thác các nguồn tài nguyên này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Lựa chọn kinh tế hay khí hậu là bài toán đang được đặt ra và gây nhiều tranh cãi.
Từ “lãnh nguyên” là khái niệm chỉ điều gì? | 9cc0fa2548a8fdc592d3724fac047ba6 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Một dạng địa hình",
"Một dạng sinh thái",
"Một dạng khí hậu",
"Một dạng địa chất"
]
} | B |
1. Lần đầu tiên, Việt Nam chế tạo thành công máy thu định vị toàn cầu GNSS với nhiều tính năng mới, nổi bật, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như hàng không, quốc phòng, giao thông thủy, giao thông minh, máy bay không người lái.
2. Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Trung, Phó Viện trưởng Viện Điện tử - Viễn thông của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các nước có nền kinh tế, công nghiệp vũ trụ và quốc phòng mạnh trên thế giới đều đầu tư phát triển hệ thống định vị toàn cầu mạnh mẽ trong những năm qua.
3. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ định vị dựa trên hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (Global Navigation Satellite System – GNSS). Đây là công nghệ cho phép xác định các thông tin vị trí của người sử dụng tại bất kỳ điểm nào trên mặt đất. GNSS đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ quốc phòng đến giao thông vận tải, cứu hộ cứu nạn, trắc địa bản đồ, dẫn đường hàng hải, hàng không.
4. Tại Việt Nam những năm qua, các ứng dụng liên quan đến hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu được triển khai trong rất nhiều lĩnh vực liên quan đến đời sống kinh tế và xã hội như ứng dụng trong đo đạc bản đồ và thu thập các thông tin địa lý, quản lý đất đai và môi trường, hỗ trợ định vị và tìm kiếm trong các trường hợp khẩn cấp như bão, động đất, lũ. Quản lý vị trí của hệ thống giao thông như hệ thống xe buýt, xe cấp cứu, cứu hoả, điều hành hệ thống taxi.
5. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát triển kiến trúc các bộ thu vô tuyến, bao gồm bộ thu GNSS ở Việt Nam còn hạn chế. Vì vậy, trong khuôn khổ chương trình Nghị định thư của Bộ Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp Trường Đại học Milano của Ý triển khai nghiên cứu phát triển máy thu định vị toàn cầu GNSS đa kênh dựa trên kỹ thuật đổi tần trực tiếp và hệ thống anten thông minh.
6. Trong hai năm, các nhà khoa học của Đại học Bách Khoa Hà Nội phối hợp với Đại học Milano của Ý, do GS Riccardo Enrico Zich - tác giả của nhiều công bố khoa học trong lĩnh vực này đã chế tạo thành công thiết bị mẫu (prototype) bộ thu GNSS đa kênh tích hợp hệ anten thông minh. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có thiết bị này. Trên thế giới, số lượng các thiết bị này cũng không nhiều. Thành công này mở ra nhiều cơ hội ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh trong phát triển kinh tế xã hội.
7. PGS Nguyễn Hữu Trung chia sẻ, một trong những ứng dụng quan trọng có thể triển khai ngay là giao thông đô thị. “Mục tiêu mà nhiệm vụ đặt ra là phát triển bộ thu định vị có khả năng hỗ trợ giao thông đô thị. Nhiệm vụ này có thể coi là một đề án tiền khả thi cho việc hiện đại hóa và việc ứng dụng các hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giao thông đô thị nói riêng cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống nói chung”, PGS Trung nói.
8. PGS Trung cho biết thêm, quy trình công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị và dịch vụ định vị độ bền vững cao chứa đựng hàm lượng chất xám công nghệ lớn. Do đó, nếu được phát triển thành thương phẩm thì có khả năng cạnh tranh giá thành và chất lượng đáp ứng yêu cầu.
9. Nhóm nghiên cứu hướng đến các ngành ứng dụng cụ thể gồm hàng không, quốc phòng, giao thông đường thủy và thủy quân, xây dựng, mỏ và công nghiệp, giao thông thông minh (ITS), các dịch vụ an ninh công cộng (Public services), điều phối khi xảy ra tai nạn, phối hợp tác chiến, dịch vụ cung cấp thời gian chính xác. Dịch vụ LBS (cung cấp vị trí trong mọi điều kiện) và phương tiện bay không người lái UAV.
10. “Chúng tôi đang hướng đến nhiều hình thức chuyển giao công nghệ như chuyển công nghệ trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo, chuyển giao theo hình thức trả dần theo tỷ lệ % doanh thu, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hoặc góp vốn hoặc tự thành lập doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu tạo ra”, ông Trung nói.
11. Cùng với khả năng ứng dụng thực tế, sản phẩm cũng đóng góp phát triển công nghệ định vị vệ tinh đa kênh, đóng góp một kiến trúc mới về công nghệ phát triển các bộ thu GNSS, đóng góp một phương pháp thu đa kênh dùng anten thông minh, giúp đất nước sở hữu một số công nghệ ứng dụng quan trọng trong thông tin viễn thông và lĩnh vực thiết kế chế tạo thiết bị vô tuyến.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam chế tạo thành công máy thu định vị toàn cầu GNSS, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 23/10/2020)
Theo đoạn 4, GNSS KHÔNG được sử dụng cho mục đích nào dưới đây? | 3f87d3985f6b624bab2d44aeebad8f85 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Vẽ bản đồ",
"Xác định vị trí của phương tiện giao thông",
"Sản xuất các thiết bị điện tử hiện đại",
"Định vị nạn nhân trong vùng lũ lụt"
]
} | C |
1. Cơ khí chế tạo là một trong những ngành quan trọng nhất để một quốc gia công nghiệp hóa và hoàn thiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (điện khí hóa) và thứ ba (“máy tính và tự động hóa”). Nó cung cấp toàn bộ trang thiết bị cho các ngành 10 công nghiệp khác như chế biến nông sản, năng lượng, luyện kim, đóng tàu, xây dựng, thiết bị điện-điện tử, giao thông vận tải và bảo vệ quốc phòng an ninh.
2. Tuy nhiên các chuyên gia trong nước nhận định rằng ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam mới chỉ dừng ở mức “làm gia công” và phần lớn chưa đủ khả năng tự chế tạo một số sản phẩm có sức cạnh tranh quốc tế mang lại giá trị cao. Đa số doanh nghiệp 1 cơ khí trong nước có quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật trung bình, thiếu máy móc hiện đại, chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh trong lĩnh vực cơ khí. Do vậy, sản phẩm cơ khí Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 32% nhu cầu cơ khí trong nước - SO với mục tiêu 45-50% đến năm 2020 và có rất ít thương hiệu có thể cạnh tranh trên thị trường.
3. Để có nhiều doanh nghiệp mạnh trong nước, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ 15 khí Việt Nam KS Đào Phan Long đề nghị bên cạnh các cơ chế chính sách ưu đãi, Nhà nước cần “lựa chọn một số sản phẩm, phân ngành cơ khí mà Việt Nam có thế mạnh về thị trường và năng lực sản xuất để đầu tư phát triển”.
4. Nhưng làm sao để chọn được những sản phẩm chủ lực và công nghệ ưu tiên cho ngành cơ khí chế tạo? Câu trả lời có thể tìm thấy trong Bản đồ Công nghệ - một công cụ cho phép xác định vị thế cạnh tranh và năng lực công nghệ hiện tại, đồng thời có những thông tin về sản phẩm và thị trường để các đối tượng định hướng đầu tư R&D.
5. Nhận trách nhiệm này, từ 2017-2019, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Trường Phi, Giám đốc Trung tâm Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm (SatiTech) đã triển khai xây dựng bản đồ công nghệ ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp. Đây là một 25 trong số những bản đồ đầu tiên được tạo ra trong khuôn khổ “Chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020”. Bản đồ được công bố và cập nhật thường xuyên tại địa chỉ: http://bandocongnghe.com.vn/.
6. Với bản đồ ngành cơ khí chế tạo, nhóm nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm tổng hợp cơ sở dữ liệu sẵn có, điều tra khảo sát doanh nghiệp, lấy ý kiến 30 chuyên gia và phân tích cơ sở dữ liệu sáng chế liên quan. Họ xây dựng bản đồ theo năm khía cạnh: thiết kế, gia công, xử lý bề mặt, lắp ráp và đo kiểm. Mỗi lĩnh vực công nghệ này sẽ có các lớp công nghệ từ lớp 1 đến 5, trong đó các lớp công nghệ sau là nhánh con của lớp công nghệ trước. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu xây dựng được tổng cộng 195 hồ sơ công nghệ cho ngành cơ khí chế tạo ô tô và 185 hồ sơ công nghệ 35 cho ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp, sau đó sử dụng các biện pháp lượng hóa để so sánh trình độ công nghệ của Việt Nam với thế giới và minh họa thành các dạng biểu đồ.
7. Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung năng lực công nghệ của ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp của Việt Nam đang ở mức 60-75% so với thế giới, trong đó có những nhánh công nghệ đã dần tiệm cận (80-85%) mặt bằng chung của quốc tế.
8. Về cơ bản, các công nghệ thiết kế, gia công, xử lý bề mặt đáp ứng tốt khi làm việc với những chi tiết và cụm chi tiết có độ phức tạp ở mức trung bình-khá, tuy nhiên còn hạn chế khi xử lý cụm chi tiết phức tạp hoặc thiết kế tổng thể. Một số ít đơn vị có khả năng gia công các chi tiết có độ phức tạp cao và nội địa hóa hầu hết sản phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực máy nông nghiệp. Nhân lực Việt Nam có thể sử dụng được các phần mềm thông dụng và một số phần mềm chuyên dụng, nhưng việc thiếu các trang thiết bị và phần mềm bản quyền khiến không ít kỹ sư dù có năng lực giỏi cũng không thể nhanh chóng tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng.
9. Đối với công nghệ lắp ráp, các doanh nghiệp trong nước có khả năng làm rất tốt. Phần lớn việc lắp ráp vẫn dựa vào thủ công và ngang bằng với thế giới. Công nghệ lấp ráp trên dây chuyền, sử dụng robot và lắp ráp thông minh đã bắt đầu tiệm cận hơn với những nước phát triển, tuy nhiên do điều kiện tài chính và thị trường nên ít đơn vị ứng dụng chúng.
10. Tuy nhiên, đo kiểm đang là lĩnh vực yếu nhất trong ngành cơ khí. Hiện nay, các đơn 55 vị trong nước chỉ thực hiện đo kiểm chi tiết/cụm chi tiết chứ chưa có đơn vị đo kiểm sản phẩm đầu cuối, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô. Những tập đoàn lớn như Vinfast vẫn phải gửi sản phẩm hoàn thiện của mình ra nước ngoài để kiểm tra, đo đạc.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, “Cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp: Từ bản đồ công nghệ đến lộ trình 10 năm”, Cổng thông tin của 60 Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 15/11/2020)
Từ đoạn 7, chúng ta có thể rút ra kết luận gì?, năng lực công nghệ chung của ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp của Việt Nam? | 0b6c541d60709dda753b44d5e3504496 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Năng lực công nghệ chung của ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp của Việt Nam tiến bộ hơn thế giới",
"Năng lực công nghệ chung của ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn thua kém hơn thế giới",
"Năng lực công nghệ chung của ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp của Việt Nam đã vươn tầm thế giới",
"Việt Nam chưa có ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp"
]
} | B |
1. Lần đầu tiên, Việt Nam chế tạo thành công máy thu định vị toàn cầu GNSS với nhiều tính năng mới, nổi bật, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như hàng không, quốc phòng, giao thông thủy, giao thông minh, máy bay không người lái.
2. Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Trung, Phó Viện trưởng Viện Điện tử - Viễn thông của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các nước có nền kinh tế, công nghiệp vũ trụ và quốc phòng mạnh trên thế giới đều đầu tư phát triển hệ thống định vị toàn cầu mạnh mẽ trong những năm qua.
3. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ định vị dựa trên hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (Global Navigation Satellite System – GNSS). Đây là công nghệ cho phép xác định các thông tin vị trí của người sử dụng tại bất kỳ điểm nào trên mặt đất. GNSS đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ quốc phòng đến giao thông vận tải, cứu hộ cứu nạn, trắc địa bản đồ, dẫn đường hàng hải, hàng không.
4. Tại Việt Nam những năm qua, các ứng dụng liên quan đến hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu được triển khai trong rất nhiều lĩnh vực liên quan đến đời sống kinh tế và xã hội như ứng dụng trong đo đạc bản đồ và thu thập các thông tin địa lý, quản lý đất đai và môi trường, hỗ trợ định vị và tìm kiếm trong các trường hợp khẩn cấp như bão, động đất, lũ. Quản lý vị trí của hệ thống giao thông như hệ thống xe buýt, xe cấp cứu, cứu hoả, điều hành hệ thống taxi.
5. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát triển kiến trúc các bộ thu vô tuyến, bao gồm bộ thu GNSS ở Việt Nam còn hạn chế. Vì vậy, trong khuôn khổ chương trình Nghị định thư của Bộ Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp Trường Đại học Milano của Ý triển khai nghiên cứu phát triển máy thu định vị toàn cầu GNSS đa kênh dựa trên kỹ thuật đổi tần trực tiếp và hệ thống anten thông minh.
6. Trong hai năm, các nhà khoa học của Đại học Bách Khoa Hà Nội phối hợp với Đại học Milano của Ý, do GS Riccardo Enrico Zich - tác giả của nhiều công bố khoa học trong lĩnh vực này đã chế tạo thành công thiết bị mẫu (prototype) bộ thu GNSS đa kênh tích hợp hệ anten thông minh. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có thiết bị này. Trên thế giới, số lượng các thiết bị này cũng không nhiều. Thành công này mở ra nhiều cơ hội ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh trong phát triển kinh tế xã hội.
7. PGS Nguyễn Hữu Trung chia sẻ, một trong những ứng dụng quan trọng có thể triển khai ngay là giao thông đô thị. “Mục tiêu mà nhiệm vụ đặt ra là phát triển bộ thu định vị có khả năng hỗ trợ giao thông đô thị. Nhiệm vụ này có thể coi là một đề án tiền khả thi cho việc hiện đại hóa và việc ứng dụng các hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giao thông đô thị nói riêng cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống nói chung”, PGS Trung nói.
8. PGS Trung cho biết thêm, quy trình công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị và dịch vụ định vị độ bền vững cao chứa đựng hàm lượng chất xám công nghệ lớn. Do đó, nếu được phát triển thành thương phẩm thì có khả năng cạnh tranh giá thành và chất lượng đáp ứng yêu cầu.
9. Nhóm nghiên cứu hướng đến các ngành ứng dụng cụ thể gồm hàng không, quốc phòng, giao thông đường thủy và thủy quân, xây dựng, mỏ và công nghiệp, giao thông thông minh (ITS), các dịch vụ an ninh công cộng (Public services), điều phối khi xảy ra tai nạn, phối hợp tác chiến, dịch vụ cung cấp thời gian chính xác. Dịch vụ LBS (cung cấp vị trí trong mọi điều kiện) và phương tiện bay không người lái UAV.
10. “Chúng tôi đang hướng đến nhiều hình thức chuyển giao công nghệ như chuyển công nghệ trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo, chuyển giao theo hình thức trả dần theo tỷ lệ % doanh thu, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hoặc góp vốn hoặc tự thành lập doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu tạo ra”, ông Trung nói.
11. Cùng với khả năng ứng dụng thực tế, sản phẩm cũng đóng góp phát triển công nghệ định vị vệ tinh đa kênh, đóng góp một kiến trúc mới về công nghệ phát triển các bộ thu GNSS, đóng góp một phương pháp thu đa kênh dùng anten thông minh, giúp đất nước sở hữu một số công nghệ ứng dụng quan trọng trong thông tin viễn thông và lĩnh vực thiết kế chế tạo thiết bị vô tuyến.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam chế tạo thành công máy thu định vị toàn cầu GNSS, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 23/10/2020)
Đoạn 5 đưa đến kết luận gì? | bf1e26bd0effbf954ff02c3c2a36c750 | {
"label": [
"A",
"B",
"C",
"D"
],
"text": [
"Việt Nam đã làm chủ công nghệ sản xuất bộ thu GNSS từ lâu",
"Máy thu GNSS là một loại bộ thu tín hiệu vô tuyến",
"Máy thu GNSS được nghiên cứu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp",
"Bộ thu GNSS được xem là bộ thu vô tuyến hiện đại nhất trên toàn cầu"
]
} | B |