date
stringlengths
10
10
abstract
stringlengths
100
642
tags
sequencelengths
1
8
md_content
stringlengths
3.82k
20.6k
title
stringlengths
19
100
15/03/2024
Morcvax chính là loại vacxin được sử dụng qua đường thuốc để điều trị bệnh tả ở người lớn và cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Thuốc này được điều chế từ chủng vi khuẩn tả 01 và chủng vi khuẩn tả 0139.
[ "Vacxin", "Tiêm vắc xin" ]
Morcvax được các bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh tả. Đây là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính có độ nguy hiểm ở mức khá cao. Việc uống vacxin này là điều cần thiết đối với bệnh nhân bị tả. Các độc giả có thể theo dõi thêm thông tin về vacxin morcvax qua bài viết dưới đây. Tìm hiểu tổng quan về vacxin morcvax ------------------------------------ Vacxin morcvax đã được nghiên cứu và sản xuất bởi Vabiotech của Việt Nam. Vacxin này được điều chế chủ yếu từ chủng [vi khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-la-gi-cau-tao-cua-vi-khuan-nhu-the-nao-63968.html) tả O1 và chủng vi khuẩn tả O139. Morcvax sẽ được sản xuất theo quy trình bao gồm các bước như nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường thích hợp và bất hoạt bằng formaldehyde hoặc nhiệt độ. Sau đó, chúng sẽ được áp dụng phương pháp ly tâm hoặc lọc tách toàn bộ độc tố tả ([cholera toxin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhiem-doc-amanita-toxin-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri.html)) để tạo cô đặc lại. ![Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/morcvax_vacxin_duong_uong_giup_ho_tro_va_phong_ngua_benh_ta_1_560e19afaf.jpg) *Vacxin morcvax được chỉ định uống để điều trị bệnh tả* Đây là loại vacxin được bào chế ở dạng đường uống nên thuận tiện cho người bệnh sử dụng hơn. Vacxin morcvax nên được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp từ 2 độ C tới 8 độ C. Các thành phần được dùng để bào chế trong 1 liều vacxin tả uống 1,5ml gồm có: * V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973; * V.Cholerae O139, 4260B; * V.Cholerae O1, Cairo 50; * V.Cholerae O1, Cairo 50; * V.Cholerae O1, Cairo 48; * Thimerosal; * Dung dịch WHO – Buffe. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tả ở con người --------------------------------------- Vi khuẩn [Vibrio cholerae](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ta-do-virus-vibrio-cholerae-152.html) là tác nhân chính gây ra bệnh tả ở con người. Những tác động nguy hiểm của bệnh này là kết quả của loại độc tố mạnh tên CTX do vi khuẩn tạo ra ở ruột non. Khi CTX liên kết với thành ruột, nó sẽ làm cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua. Điều này làm cho cơ thể tiết ra lượng nước nên dẫn đến tiêu chảy hoặc mất chất lỏng hoặc các chất điện giải nhanh hơn. ![Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/morcvax_vacxin_duong_uong_giup_ho_tro_va_phong_ngua_benh_ta_2_f0fa8fcd58.jpg) *Nguyên nhân gây ra bệnh tả là do vi khuẩn Vibrio cholerae* Bệnh tả sẽ lây chủ yếu thông qua đường tiêu hoá là do vấn đề ăn uống hàng ngày. Vi khuẩn tả sẽ xâm nhập vào đường tiêu hoá của bệnh nhân từ nước uống hoặc thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả. Đặc biệt có một số thực phẩm chứa nhiều khuẩn như hải sản, rong biển,… Theo thống kê, hơn 75% người nhiễm vi khuẩn tả sẽ không có biểu hiện triệu chứng cụ thể. Dù vậy, họ vẫn sẽ đào thải vi khuẩn ra bên ngoài môi trường trong vòng từ 7 – 14 ngày. Đối tượng nào thường bị mắc bệnh tả? ------------------------------------ Bệnh tả có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ em đến người lớn. Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn. * Bệnh nhân mắc phải bệnh tả và đang trong thời kỳ phát bệnh; * Bệnh nhân mang vi khuẩn tả; * Các loại rau trồng dính phải nước có chứa chất thải của con người; * Hải sản, cá sống hoặc chưa nấu chín kỹ bị đánh bắt trong vùng nước đang ô nhiễm hay có chứa nước thải; * Khi con người tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, vi khuẩn này sẽ giải phóng độc tố ở ruột gây tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng. Sự nguy hiểm của bệnh tả đối với con người ------------------------------------------ Bệnh tả chính là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến thường gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh này là do các vi khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Theo số liệu thống kê trên thế giới, mỗi năm sẽ có từ 1,3 - 4 triệu người mắc phải bệnh tả. Điều đáng chú ý là trong đó có đến 21.000 - 143.000 trường hợp nặng đã bị tử vong. ![Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/morcvax_vacxin_duong_uong_giup_ho_tro_va_phong_ngua_benh_ta_3_96f2342580.jpg) *Người bị mắc bệnh tả có nguy cơ tử vong nếu không kịp thời điều trị* Vi khuẩn tả Vibrio cholerae dễ bị nhiễm khi tiếp xúc với nguồn nước có chứa con vi khuẩn này. Nó sẽ làm con người mắc phải bệnh dịch tả. Một số triệu chứng ban đầu để phát hiện bệnh như sốt, đau bụng, đi ngoài có phân lỏng, tiêu chảy,... Ở trường hợp bị nặng, người bệnh có thể gặp tình trạng khô môi, khô da, mắt lờ đờ, cơ thể thiếu sức sống, co giật và hôn mê. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh tả sẽ gây tình trạng tiêu chảy kéo dài khiến cho bệnh nhân bị mất nước nặng. Sau đó, người bệnh có thể dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết và nghiêm trọng hơn là tử vong. Chính vì vậy, căn bệnh này được đánh giá có độ nguy hiểm đối với cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, nhờ có vacxin morcvax, con người hoàn toàn có thể uống trước để chủ động phòng ngừa bệnh. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng morcvax ----------------------------------------------- Morcvax có thể được sử dụng qua đường uống để mang đến hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên, ở một số đối tượng, loại vacxin này có thể để lại vài tác dụng phụ khi sử dụng. ![Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/morcvax_vacxin_duong_uong_giup_ho_tro_va_phong_ngua_benh_ta_4_118ceffaf5.jpg) *Vacxin morcvax có nguy cơ gây tác dụng phụ ở một vài đối tượng* Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng morcvax như sau: * Tác dụng thường gặp: Buồn nôn, nôn ói, cơ thể khó chịu,... * Tác dụng hiếm gặp: Đau đầu, đau bụng, [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html) và sốt. Hiện nay, các nghiên cứu đầy đủ về sự tương tác với thuốc của vacxin morcvax là không có. Ngoài ra, lưu ý khi dùng thuốc là bệnh nhân không chung với các loại thuốc uống khác trước và sau 1 giờ sử dụng vacxin này. Các trường hợp không nên uống morcvax là: * Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong morcvax; * Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm khi uống morcvax trị tả trước đó; * Bệnh nhân bị [nhiễm trùng đường ruột](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhiem-trung-duong-ruot-nen-an-gi-de-mau-khoi-benh-70841.html) cấp tính; * Bệnh nhân bị các bệnh cấp tính hoặc bệnh mạn tính đang có dấu hiệu tiến triển; * Bệnh nhân trong giai đoạn sử dụng các loại thuốc gây ức chế miễn dịch hoặc các thuốc điều trị ung thư. Điều cần chú ý khi sử dụng vacxin morcvax ----------------------------------------- Trước khi sử dụng vacxin phòng bệnh tả morcvax, bệnh nhân cần tiến hành trao đổi với bác sĩ về các lưu ý khi uống thuốc. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ mà bệnh nhân cần chú ý như sau: * Bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ nếu gặp các phản ứng bất thường hoặc dị ứng với vacxin (kể cả các dị ứng động vật/ thực vật). * Tạm hoãn dùng morcvax khi trẻ đang bị sốt, rối loạn tiêu hóa và nôn trớ. Nếu trẻ bị cảm lạnh thông thường vẫn có thể dùng vacxin này. * Vacxin morcvax không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai (trừ trường hợp cần thiết và cân nhắc khi sử dụng). * Phụ nữ trong thai kỳ hoặc đang cho con bú cần cân nhắc hơn trong khi sử dụng vacxin này. * Vacxin morcvax không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi. * Đối với trẻ vừa uống vacxin, phụ huynh cần lưu ý giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ hoặc rửa tay ngay khi thay tã cho bé. Trên đây là các thông tin về vacxin uống [morcvax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/morcvax-vacxin-duong-uong-giup-ho-tro-va-phong-ngua-benh-ta.html) - loại vacxin được chỉ định để điều trị bệnh tả. Hy vọng qua đây, độc giả có thể hiểu và nắm bắt rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả
25/03/2024
Vắc xin SII là vắc xin phòng một số bệnh được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Vậy SII là vắc xin gì, ai có thể sử dụng, cùng tìm hiểu ngay nhé.
[ "Vacxin", "Tiêm chủng" ]
Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu, có nguy cơ mắc bệnh cao và trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, việc tiêm phòng cho trẻ các vắc xin theo khuyến nghị của Bộ Y Tế là điều cần thiết. Trong đó, vắc xin SII là loại vắc xin kết hợp có thể phòng 5 bệnh nguy hiểm. Vậy vắc xin SII là gì, đối tượng nào có thể sử dụng, cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Vắc xin SII là gì? ------------------ Vắc xin SII hoặc vắc xin DPT-VGB-Hib là một loại vắc xin kết hợp 5 trong 1, có khả năng bảo vệ chống bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi do Hib cũng như viêm màng não mủ do Hib. Thành phần chính của vắc xin SII là sự kết hợp từ nhiều nguồn, bao gồm giải độc tố của vi khuẩn bạch hầu và giải độc tố uốn ván, thành phần bất hoạt của vi khuẩn ho gà, kháng nguyên của vi rút gây bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) và kháng nguyên từ vi khuẩn [Haemophilus influenzae loại b](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) (Hib). Vắc xin SII chứa thành phần trực tiếp từ các tác nhân gây bệnh, đã được chứng minh là an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, tác dụng của SII chỉ dừng lại tạo miễn dịch cho cơ thể để tạo ra kháng thể đặc hiệu để bảo vệ, không gây ra bệnh cho người tiêm chủng. Vắc xin SII là sản phẩm của công ty dược Serum Institute of India, được cấp phép sản xuất tại Ấn Độ từ năm 2009. Một năm sau đó, vào năm 2010, vắc xin SII đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận đạt chuẩn. Suốt nhiều năm qua, vắc xin SII đã được phê duyệt sử dụng rộng rãi trong hơn 80 quốc gia, và đã chứng minh được hiệu quả và an toàn của nó. Tháng 9/2018, vắc xin SII đã chính thức được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành trong nước sau khi đã qua các thử nghiệm lâm sàng chứng minh tính an toàn trước đó. So với loại vắc xin 5 trong 1 được lưu hành trước đó là ComBe Five, vắc xin SII đã được chứng minh không có sự khác biệt về độ an toàn và khả năng phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib và viêm phổi do Hib. Hiện nay, trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (CTTCMRQG), vắc xin ComBE Five và vắc xin SII đều đang được sử dụng để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh cho trẻ dưới 2 tuổi. Vắc xin SII được khuyến cáo bảo quản trong các điều kiện đạt 2 - 8 độ C trong buồng lạnh, tủ lạnh hoặc thùng lạnh chuyên dụng. Nhiệt độ bảo quản quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả phòng bệnh của vắc xin. ![Những thông tin cần biết về vắc xin SII 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_sii_1_faf31333be.jpg) *Vắc xin SII là loại vắc xin 5 trong 1* Cách sử dụng vắc xin SII ------------------------ Vắc xin SII được cung cấp miễn phí như một phần của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia dành cho tất cả trẻ em từ 2 tháng đến dưới 1 tuổi, kết hợp với vắc xin ComBE Five để phòng ngừa 5 bệnh, bao gồm [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib. Để đảm bảo hiệu quả cao nhất, vắc xin SII cần được tiêm lặp lại ba mũi riêng biệt, với khoảng thời gian tối thiểu một tháng giữa các lần tiêm. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ em nên được tiêm vắc xin SII vào các thời điểm 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi. Trong trường hợp bỏ lỡ các mốc thời gian trên, trẻ nên tiêm sớm nhất có thể. Đối với trẻ trên 1 tuổi, vắc xin SII vẫn được khuyến nghị với mức độ an toàn và hiệu quả tương đương. Tuy nhiên, trẻ em trong nhóm này không được hưởng chính sách miễn phí của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng. Các trẻ đã tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc xin ComBE Five trước đó vẫn có thể hoàn tất quá trình tiêm chủng bằng vắc xin SII mà không cần phải bắt đầu lại từ đầu. ![Những thông tin cần biết về vắc xin SII 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_sii_2_a7514117c5.jpg) *Vắc xin SII áp dụng cho trẻ em từ 2 tháng đến 1 tuổi* Những đối tượng không được tiêm vắc xin SII ------------------------------------------- Vắc xin SII không nên được tiêm cho các trẻ có những đặc điểm sau: * Có [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) cao hoặc đang mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính. * Có dấu hiệu của bệnh lý thần kinh, như co giật. * Xảy ra phản ứng co giật, giảm trương lực cơ, dị ứng, phản vệ,... với các loại vắc xin phòng bệnh. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi đến tiêm phòng, bố mẹ hoặc người thân cần mang theo sổ tiêm chủng của trẻ và thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh tật của trẻ, cũng như các tác dụng không mong muốn mà trẻ đã gặp phải trước đó khi tiêm chủng. ![Những thông tin cần biết về vắc xin SII 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_sii_3_74149c7e08.jpg) *Trẻ đang sốt cao không nên tiêm vắc xin SII* Tác dụng không mong muốn khi tiêm vắc xin SII --------------------------------------------- Tương tự như nhiều loại thuốc khác, việc tiêm phòng bằng vắc xin SII cũng có thể gây ra các tác dụng phụ. Tác dụng phụ phổ biến nhất là phản ứng sau tiêm, trong đó sốt là tác dụng phụ phổ biến nhất. Trẻ có thể bị sốt từ nhẹ đến trung bình, và hiếm khi có trường hợp sốt cao hơn 38,5 độ C. Các phản ứng tại chỗ tiêm như đau, sưng, nóng đỏ, hình thành mảng cứng hoặc mảng xuất huyết cũng có thể xảy ra ở một số trẻ. Thường thì các tác dụng phụ này là nhẹ và tự giảm đi mà không cần các biện pháp điều trị y tế đặc biệt. Tuy nhiên, cũng đã ghi nhận một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng hơn, như: * Co giật trong khoảng 3 ngày sau tiêm. * Quấy khóc kéo dài liên tục trên 3 giờ. Thường thì biểu hiện này sẽ tự giảm sau 48 giờ. * Giảm trương lực cơ và trẻ có thể giảm đáp ứng với kích thích từ môi trường xung quanh. * Dị ứng, sốc phản vệ. Để giảm thiểu các tác dụng phụ đối với trẻ, bố mẹ và người thân nên tuân thủ quy định theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút. Việc phát hiện sớm các tác dụng phụ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cấp cứu kịp thời và đảm bảo an toàn cho trẻ. Hiện nay, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) cung cấp dịch vụ tiêm chủng các loại vắc xin mới nhất nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên toàn thế giới. Sở hữu kho lạnh đạt chuẩn GSP, Long Châu là địa chỉ tiêm chủng đáng tin cậy, luôn đảm bảo vắc xin có chất lượng tốt nhất khi đến tay khách hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đều được đào tạo bài bản, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, đảm bảo thực hiện tiêm chủng đúng quy trình. ![Những thông tin cần biết về vắc xin SII 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_sii_4_108fbccbab.jpg) *Tiêm vắc xin SII có thể khiến trẻ quấy khóc trong 3 giờ* Trên đây là những thông tin bạn cần biết về [vắc xin SII](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-sii-va-nhung-dieu-can-biet.html). Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức cô đọng, ngắn gọn và chính xác về loại vắc xin đang được sử dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Vắc xin SII và những điều cần biết
14/03/2024
Việc tiêm phòng dại là vô cùng cần thiết để tránh tiến triển bệnh dại. Vậy tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho bạn.
[ "Vacxin", "Tiêm vắc xin", "Tiêm phòng dại" ]
Đối với phụ nữ mang thai, thuốc uống hay thuốc tiêm đều cần phải có sự tư vấn cẩn thận của bác sĩ. Trong đó nếu không may phải tiêm vắc xin dại thì tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nhiều người cũng rất lo ngại ảnh hưởng đến thai nhi khi đưa bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể. Bệnh dại là gì? --------------- [Bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-dai-o-nguoi-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-dai-o-nguoi-63229.html) là một bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não và hệ thần kinh. Bệnh dại gây ra bởi vi rút dại gọi là Rabies virus, được truyền từ động vật sang con người thông qua vết thương hoặc vết cắn của động vật nhiễm dại. Vi rút dại tấn công hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng nặng nề như đau đầu, buồn nôn, khó thở, mất khả năng điều khiển cơ bắp, thậm chí là tử vong. Tiêm phòng dại là phương pháp phòng ngừa hiệu quả để ngăn chặn sự lây nhiễm của vi rút dại. Thông thường, phác đồ tiêm phòng dại sẽ bao gồm các liều tiêm nhiều mũi, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với động vật nghi nhiễm dại hoặc sau khi bị cắn. Liều lượng, đường tiêm, thời gian tiêm sẽ theo sự hướng dẫn của từng công ty sản xuất vắc xin. Nhiều người luôn thắc mắc rằng tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không bởi vì bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Người có biểu hiện bệnh dại sẽ có tỷ lệ tử vong 100%. Do đó việc tiêm phòng dại là cách duy nhất để ngăn tiến triển bệnh dại. ![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_thai_nhi_khong_2_70066fc320.png) *Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không?* Tiêm phòng dại có các tác dụng phụ gì? -------------------------------------- Các tác dụng phụ của vắc xin dại thường là nhẹ và ngắn hạn, hầu hết mọi người không gặp vấn đề nghiêm trọng. **Đau và sưng tại vị trí tiêm:** Đây là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin dại. Cảm giác đau và sưng tại vị trí tiêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Lúc này cơ thể đang phản ứng lại với việc nhận diện các thành phần của vắc xin. **Đỏ da, có cảm giác nóng ở vùng tiêm:** Một số người có thể có tình trạng đỏ da, nóng rát ở tại vị trí tiêm. Phản ứng này không nghiêm trọng, rất thường gặp và thường tự giảm đi trong vài ngày. **Mệt mỏi, sốt nhẹ:** Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc sốt nhẹ. Bởi vì lúc này cơ thể đang tiếp nhận các kháng nguyên lạ, hệ miễn dịch được kích hoạt mạnh mẽ. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài, có thể mệt sau 1 ngày đi tiêm về. Lúc này có thể dùng [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-cac-loai-thuoc-ha-sot-va-mot-so-phuong-phap-ha-sot-khac-tai-nha.html) hoặc bổ sung thêm các vitamin để cơ thể nhanh vượt qua cơn sốt và mệt mỏi **Cảm giác buồn nôn hoặc nôn:** Ở một vài trường hợp có thể gặp sự khó chịu ở đường tiêu hóa như cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Nếu tình trạng này trở nên trầm trọng hơn thì cần đến bệnh viện ngay lập tức. Bởi những phản ứng phụ thông thường sẽ tự giảm và biểu hiện không quá rầm rộ, mạnh mẽ. **Cảm giác đau và cứng cơ:** Cảm giác này xuất hiện bởi vì sự khuếch tán thuốc vào cơ thể có thể gây ra sự đau và cứng cơ. Tuy nhiên biểu hiện nhẹ, không quá nghiêm trọng, kéo dài. ![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_thai_nhi_khong_3_5cfb52cb35.jpg) *Tiêm phòng dại là cách duy nhất bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh dại* Như vậy cũng như bất kỳ loại thuốc nào thì vắc xin dại cũng gây ra các phản ứng không mong muốn. Tuy nhiên các triệu chứng này có thể giảm nhẹ và tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị. Điều đáng lưu ý là sau khi tiêm phòng dại, nếu có bất kỳ các triệu chứng như: Sốt cao, khó thở, phát ban, đau ngực,... nên báo ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời. Bởi vì có thể các phản ứng phản vệ xuất hiện mà không xử trí kịp thời sẽ làm tình trạng càng xấu đi. Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? ----------------------------------------------- Qua các phân tích về các tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc xin dại thì trả lời thế nào cho câu hỏi: Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hiện nay các cơ sở dữ liệu đã chứng minh rằng tiêm phòng dại không có sự ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Về thành phần của vắc xin dại thì có chứa vi rút dại đã bất hoạt. Do đó khi tiêm vắc xin dại thì không thể gây ra bệnh dại. Ngoài ra vắc xin dại cũng đã được nghiên cứu, [thử nghiệm lâm sàng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-thu-nghiem-lam-sang-va-nghien-cuu-moi-nhat-ve-u-bieu-mo-duong-tieu-hoa-54421.html) 4 pha trước khi đưa vào sử dụng. Trong đó vắc xin được đánh giá độ an toàn đối với phụ nữ mang thai. Do đó vắc xin dại là an toàn khi sử dụng đối với phụ nữ mang thai. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên được tiêm vắc xin dại nếu cần thiết để ngăn chặn nguy cơ tiến triển bệnh dại. Điều quan trọng phải lưu ý rằng nguy cơ mắc bệnh dại nếu không được tiêm phòng là rất lớn và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi. Tuy vậy bạn nên thông báo với bác sĩ khi mang thai và phải tiêm phòng dại. Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin chi tiết và tư vấn dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể và các nguy cơ nếu trì hoãn việc tiêm chủng. ![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_thai_nhi_khong_5_b7b9f682df.jpg) *Tiêm phòng dại không ảnh hưởng đến thai nhi* Phải làm gì khi mang thai bị chó cắn? ------------------------------------- Như vậy việc tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là không. Vậy khi bị chó cắn thì cần phải xử lý như thế nào trước khi đến cơ sở y tế gần nhất? Nếu mẹ bầu bị chó cắn thì cần sơ cứu các bước như sau: * Rửa sạch vết thương: Hãy rửa vết thương bằng xà phòng nhẹ và nước sạch liên tục trong khoảng 15 phút. Sử dụng bông, gạc hoặc khăn sạch để lau nhẹ vết thương. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa liên tục dưới vòi nước chảy. * Sát khuẩn bằng [cồn 70 độ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/con-70-y-te-co-cong-dung-gi-ngui-mui-con-70-do-co-doc-hai-khong.html) hoặc cồn iod để giảm khả năng nhiễm trùng. Có thể băng nhẹ để tránh bụi bẩn, nhưng không được băng chặt hoặc khâu vết thương lại. * Đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức. * Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh mắc phải, tiền sử sử dụng thuốc và tình trạng của chó vừa tấn công mẹ bầu. * Bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng vắc xin hoặc [huyết thanh kháng dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-thanh-khang-dai-la-gi-su-dung-nhu-the-nao.html) tùy theo tình trạng vết thương. Đồng thời có thể bổ sung tiêm uốn ván nếu cần thiết. * Theo dõi vết thương và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào này, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Đồng thời, bạn cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng và vết thương nhanh lành lại. ![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_thai_nhi_khong_4_8ffb7f9dfb.jpg) *Sau khi tiêm phòng dại cần theo dõi tình trạng sức khỏe để đảm bảo an toàn trong thai kỳ* Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được: [Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong.html) không? Vắc xin dại không chống chỉ định với phụ nữ mang thai cho nên khi cần thiết vẫn có thể sử dụng. Hy vọng bài viết đã cho bạn câu trả lời hợp lý và hữu ích
Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không?
24/03/2024
Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không chính là câu hỏi được các bậc cha mẹ quan tâm nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "bại liệt" ]
Được biết trẻ em là đối tượng cần phải tiêm phòng đầy đủ để sức khỏe của trẻ duy trì ở mức ổn định. Vậy trẻ tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không? Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây để hiểu thêm về tầm quan trọng của tiêm chủng nhé! Vắc xin bại liệt là gì? ----------------------- Vắc xin phòng [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) là một loại vắc xin được dùng để ngăn ngừa bệnh bại liệt. Bệnh này là một loại bệnh lây nhiễm do virus bại liệt gây ra, tấn công hệ thần kinh và có thể gây liệt nửa thân hoặc toàn thân. Từ những năm 1950, bệnh bại liệt đã được phát hiện và miễn dịch hóa thông qua vắc xin phòng bại liệt. Vắc xin này được sản xuất bằng cách sử dụng các chủng virus bại liệt đã được giảm độc tố hoặc làm yếu đi. Khi vắc xin được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ phản ứng và tạo ra các kháng thể chống lại virus bại liệt. Nhờ vào quá trình này, nếu tiếp xúc với virus bại liệt thực tế, cơ thể đã có sự miễn dịch và không bị lây nhiễm bệnh. ![Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tat_tan_tat_ve_tiem_phong_mui_bai_liet_co_sot_khong_o_tre_em_1_31b89194cd.jpeg) *Vắc xin bại liệt là vắc xin bất hoạt có thể ngăn ngừa bệnh bại liệt* Đối tượng nào cần tiêm phòng mũi bại liệt? ------------------------------------------ Đối với trẻ em, vắc xin phòng bại liệt được tiêm ngay từ khi trẻ mới sinh, các liều tiêm tiếp theo là khi trẻ được 2 tháng, 4 tháng và 6 - 18 tháng tuổi. Thắc mắc tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không được các mẹ rất quan tâm. Vì trẻ sẽ được tiêm nhiều đợt trong suốt quá trình phát triển. Nếu phát hiện trẻ đang bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh liên quan đến cấp tính thì không nên tiêm phòng mũi bại liệt. Tất nhiên vắc xin bại liệt có thể được dùng cho nhóm trẻ em có nguy cơ mắc những căn bệnh nền nguy hiểm, cơ thể miễn dịch không tốt kèm theo vấn đề sức khỏe không ổn định. Tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không? ------------------------------------- Sốt sau tiêm phòng vắc xin phòng mũi bại liệt là phản ứng hết sức bình thường. Tuy nhiên phản ứng này chỉ là tạm thời và sẽ tự giảm sau một vài ngày. Tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không phụ thuộc vào cơ địa và cách cơ thể trẻ phản ứng. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau để giảm thiểu phản ứng phụ sau tiêm vắc xin bại liệt: * Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tiêm. * Có thể giảm sốt và đau cho trẻ bằng cách sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ. * Cho trẻ uống nhiều nước để giúp cơ thể loại bỏ độc tố. * Ăn uống đầy đủ bổ sung các chất dinh dưỡng vào bữa ăn. Trong nhiều trường hợp tiêm phòng mũi bại liệt còn gây ra những phản ứng nhẹ khác trong hệ miễn dịch. Do vậy cần hết sức chú ý đến phản ứng sau khi tiêm, đặc biệt là khoảng thời gian từ 1 - 2 ngày. Khi bắt gặp những triệu bất thường sau chứng tỏ vắc xin đang có tác dụng nên theo dõi và kiểm tra đúng cách. * Sốt cao hơn 38 độ, kéo dài trong suốt 3 - 4 tiếng; * Trẻ thường xuyên quấy khóc, cơ thể lờ đờ uể oải; * [Khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html); * Nôn ói thường xuyên; * Co giật nhẹ; * Phát ban khắp người. ![Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tat_tan_tat_ve_tiem_phong_mui_bai_liet_co_sot_khong_o_tre_em_2_951452787a.jpg) *Tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không?* Những thông tin cần nắm khi thực hiện tiêm phòng mũi bại liệt ------------------------------------------------------------- Để hiểu rõ hơn về việc tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không, dưới đây là những điều bạn nên biết. ### Lợi ích của vắc xin Vắc xin dùng để tiêm phòng mũi bại liệt giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bại liệt, một căn bệnh viêm não gây ra bởi virus bại liệt. Ngoài ra còn giúp phát triển miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn sự lây lan của virus trong cơ thể. ### Lịch tiêm chủng vắc xin phòng mũi bại liệt thường được tiêm theo lịch trình cụ thể. Đối với trẻ em, các liều tiêm thường được thực hiện khi còn nhỏ, bắt đầu từ ngay sau khi sinh và tiếp tục vào các tháng sau đó. Đối với người lớn, tiêm vắc xin phòng mũi bại liệt thường được khuyến nghị cho những ai có nguy cơ tiếp xúc với virus hoặc có kế hoạch du lịch đến các khu vực có nguy cơ cao. ### Tác dụng phụ có thể xảy ra Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin, bao gồm sốt nhẹ, đau nhức cơ, sưng nhẹ tại vùng tiêm. Những tác dụng phụ này thường tự giảm sau một thời gian ngắn và không đáng lo ngại. ### Tư vấn y tế Trước khi tiêm phòng mũi bại liệt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để kịp thời đánh giá tình trạng sức khỏe của bé. ### Tiếp tục giữ vệ sinh và phòng ngừa Mặc dù đã tiêm phòng mũi bại liệt, nhưng vẫn cần duy trì các biện pháp vệ sinh cá nhân và phòng ngừa để đảm bảo vệ khỏi bệnh bại liệt và các bệnh truyền nhiễm khác. Cụ thể rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người bệnh và tuân thủ các quy định về vệ sinh khi đi du lịch. ![Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_tiem_phong_mui_bai_liet_co_bi_sot_khong_3_Cropped_a98ffd8122.jpg) *Thông tin cần lưu ý trước khi tiêm mũi phòng bại liệt* ### Một số trường hợp không nên đưa trẻ đi tiêm phòng mũi bại liệt Trẻ em không được phép tiêm phòng khi gặp phải một trong số các trường hợp sau: * Trẻ bị mắc bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh cấp tính thì nên tạm hoãn việc tiêm [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) phòng bại liệt. * Nếu trẻ có sốt bằng hoặc cao hơn 37.5 độ C trong trường hợp đã được đưa đi tiêm ngoài bệnh viện hoặc cao hơn mức 38 độ C cha mẹ nên tạm hoãn ngay việc tiêm vắc xin. * Nếu trẻ đang hoặc vừa kết thúc điều trị bằng corticoid ở liều cao tương đương prednisolone ≥ 2mg/kg/ngày, thì cần tạm hoãn việc sử dụng vắc xin sống giảm độc lực trong 14 ngày. * Trẻ vừa mới truyền máu, sử dụng các sản phẩm từ máu hoặc dùng [globulin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-chi-tiet-ve-globulin-mien-dich.html) miễn dịch trong vòng 3 tháng, trừ khi trẻ sử dụng globulin miễn dịch để điều trị viêm gan B, thì cần tạm hoãn việc tiêm vắc xin. Nên lưu ý những gì khi thực hiện tiêm phòng mũi bại liệt cho trẻ em? -------------------------------------------------------------------- Để tránh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sau khi tiêm mũi bại liệt ở trẻ cần theo dõi và lưu ý những vấn đề sau: Đối với trẻ em có những phản ứng nặng sau khi tiêm phòng mũi bại liệt, phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị và kiểm tra kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ xuất hiện triệu chứng dị ứng với các hoạt chất hoặc tá dược trong vắc xin hoặc dị ứng với neomycin, streptomycin, polymycine B, nên thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi tiêm phòng. ![Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_tiem_phong_mui_bai_liet_co_bi_sot_khong_4_Cropped_4c1a9dcdc3.jpg) *Thông báo tình trạng dị ứng của trẻ trước khi tiêm phòng vắc xin bại liệt* Như vậy, với những thông tin liên quan đến [tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-em-tiem-phong-mui-bai-liet-co-bi-sot-khong.html) chắc hẳn bạn đã hiểu thêm về căn bệnh này. Từ đó có được những biện pháp xử lý kịp thời trước khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không?
14/03/2024
Vắc xin dại cũng là một chế phẩm sinh học dùng trong y học. Vì thế rất nhiều người đã thắc mắc rằng tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp câu hỏi này.
[ "Vacxin", "Tiêm vắc xin", "Tiêm phòng dại" ]
Hiện nay, bệnh dại vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể và tỷ lệ tử vong gần như là 100%. Để ngăn chặn bệnh dại, phương pháp hiệu quả nhất là tiêm phòng ngay sau khi bị chó, mèo,... cắn. Một số người cho rằng việc tiêm phòng dại gây ảnh hưởng đến sức khỏe cụ thể là gây suy giảm trí nhớ và thậm chí giảm tuổi thọ. Bởi vì lo sợ những vấn đề như vậy cho nên có nhiều người quyết định không tiêm vaccine phòng dại. Vậy tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? Tại sao phải tiêm vắc xin dại? ------------------------------ [Bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) thực sự là một trong những căn bệnh nguy hiểm và hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu sau khi các triệu chứng xuất hiện rầm rộ. Việc tiêm phòng nhanh chóng và điều trị dự phòng là rất quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của vi rút. Việt Nam là nước có nguy cơ cao về bệnh dại, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi và mùa hè. Bởi vì ở các vùng quê, vùng núi thì động vật và thú cưng chưa được tiêm phòng dại. Cho nên nguy cơ bệnh dại cao là từ các nguồn lây này. Ở nước ta chó mèo thường hay thả rông mà không có rọ mõm nên rất dễ tấn công người khác. Ngoài ra vào mùa hè, nhiệt độ nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sản, phát triển của vi rút dại. [Tiêm vắc xin dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-dai-khong-tac-dung-phu-khi-tiem-vac-xin-dai.html) là cách duy nhất để giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại. Điều này có nghĩa các trường hợp tử vong đều không được tiêm vắc xin. Việc tiêm vắc xin trước và sau khi bị phơi nhiễm giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại vi rút dại, tăng cường khả năng phòng ngừa bệnh. ![Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_dai_co_anh_huong_den_tri_nho_khong_2_ac92260743.jpg) *Vắc xin dại hiện nay được nghiên cứu tính hiệu quả và an toàn trên nhiều đối tượng khác nhau* Ngoài ra, việc tiêm đủ số mũi theo quy định là rất quan trọng để đảm bảo tạo ra đủ đáp ứng miễn dịch. Do đó vì tính chất nghiêm trọng của bệnh dại mà không nên trì hoãn bất kỳ mũi tiêm nào. Việc tăng cường giáo dục cộng đồng và tiêm phòng dại đóng vai trò quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh dại. Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? ------------------------------------------------ Mặc dù việc tiêm vắc xin dại là rất quan trọng. Tuy nhiên tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? Trước đây, vắc xin phòng dại thường được sản xuất từ não chuột. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ và phản ứng bất thường do có sự tồn tại của tế bào não chuột trong vắc xin. Các nhà khoa học, các công ty sản xuất vắc xin đã ngưng nghiên cứu và không còn sản xuất các loại vắc xin cũ. ![Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_dai_co_anh_huong_den_tri_nho_khong_3_1cc5473957.jpg) *Công nghệ sản xuất vắc xin được giám sát chặt chẽ hơn với hàng loạt tiêu chuẩn GMP, GSP* Sự tiến triển trong công nghệ sản xuất vắc xin đã chuyển sang sử dụng các tế bào thận khỉ, tế bào lưỡng bội người hoặc tế bào vero tinh khiết thay vì tế bào não chuột. Thêm nữa quy trình sản xuất vắc xin phòng dại thế hệ mới được thực hiện chặt chẽ hơn, đảm bảo sự tinh khiết và an toàn của vắc xin. Việc bất hoạt vi rút dại trở nên hiệu quả và không gây tác dụng phụ lên hệ thần kinh như trước đây. Ngoài ra, [vắc xin phòng dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-vac-xin-phong-dai-bao-nhieu-tien.html) thế hệ mới có hiệu quả tốt hơn, an toàn hơn, giảm nguy cơ phản ứng không mong muốn có thể xuất hiện. Sự chuyển đổi từ vắc xin cũ đến vắc xin thế hệ mới giúp nâng cao chất lượng vắc xin về tính an toàn và tính hiệu quả. Vì vậy với những lý do như trên thì tiêm vắc xin dại không ảnh hưởng đến trí nhớ. Hơn nữa nhờ vào những ưu điểm vượt trội của vắc xin thế hệ mới mà việc tiêm phòng cũng dễ dàng hơn, dẫn đến việc giảm nguy cơ tử vong do bệnh dại. ![Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_dai_co_anh_huong_den_tri_nho_khong_5_37ea8c3b88.jpg) *Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? Câu trả lời là không* Thông thường sau khi tiêm phòng dại sẽ có một số triệu chứng như: Đau, sưng tại nơi tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi,... Tuy nhiên các triệu chứng này không quá nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Một số triệu chứng sốc phản vệ sau khi tiêm mà bạn cần lưu ý: Mạch nhanh, [tụt huyết áp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-nhan-tut-huyet-ap-va-cac-phong-ngua.html), khó thở, co thắt thanh quản, da xanh, tiêu chảy,... Bạn cần báo bác sĩ ngay lập tức để can thiệp kịp thời. Hai loại vắc xin dại hiện nay được Cục Quản lý Dược cấp phép bao gồm Verorab và Abhayrab. Các cơ sở y tế trên toàn quốc đều triển khai tiêm phòng dại cho người dân. Nhờ đó tạo ra được hệ thống y tế đáng tin cậy và hiệu quả trong phòng chống bệnh dại. Các biện pháp phòng chống bệnh dại ---------------------------------- Bệnh dại tiến triển nhanh chóng và thường dẫn đến tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng. Việc tiêm phòng ngay sau tiếp xúc với chó, mèo cắn là một cuộc chạy đua giữa vắc xin và vi rút để ngăn chặn sự phát triển của vi rút trong cơ thể. Các tổn thương xảy ra ở các vị trí gần [hệ thần kinh trung ương](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-he-than-kinh-trung-uong-hoat-dong-nhu-the-nao.html) như đầu, mặt, cổ có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm và tiến triển bệnh nhanh chóng. Do đó, việc tiêm phòng càng sớm càng giúp ngăn được diễn biến xấu hơn. Ở Việt Nam thì chó, mèo là nguồn mang bệnh chủ yếu. Vi rút dại sẽ lây qua đường nước bọt của chó mèo. Khi đó vi rút dại không chỉ lây truyền khi cắn hay cào, mà còn có thể truyền qua nước bọt khi chó, mèo liếm vào vết thương hở, niêm mạc mắt, mũi,... Do đó có các biện pháp phòng chống bệnh dại nên được áp dụng như: * Tiêm phòng dại cho chó, mèo, đồng thời phải tiêm nhắc lại theo lịch hàng năm của ngành Thú y. Thông thường chó, mèo tiêm chủng cũng sẽ có sổ theo dõi để dễ dàng biết được lịch tiêm hàng năm. * Rọ mõm cho chó khi ra đường, không để chó chạy rông ngoài đường. * Không chọc phá vật nuôi để tránh bị cắn, cào. * Tiêm vắc xin ngay sau khi bị chó, mèo cắn hoặc liếm vào vết thương hở. * Theo dõi con vật sau khi bị cắn để có biện pháp xử lý tiếp theo. ![Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_dai_co_anh_huong_den_tri_nho_khong_4_1a179db7e0.jpg) *Vắc xin dại thế hệ mới không ảnh hưởng đến trí nhớ* Ngoài ra khi có vết thương hở, bạn nên rửa sạch bằng nước và xà phòng khoảng 15 phút. Có thể rửa dưới vòi nước chảy liên tục để rửa trôi bụi bẩn và một phần vi rút. Sau đó thì sát khuẩn bằng cồn hoặc povidine rồi đến ngay cơ sở y tế để tiêm phòng dại. Như vậy qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: [Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-dai-co-anh-huong-den-tri-nho-khong.html)? Bằng các phương pháp nghiên cứu, sản xuất vắc xin hiện đại thì vắc xin dại không còn ảnh hưởng đến trí nhớ như phương pháp cũ. Hy vọng bài viết trên cho bạn nhiều điều bổ ích.
Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không?
14/03/2024
Tiêm phòng dại là cách duy nhất để ngăn bệnh dại tiến triển. Vậy nên tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ gợi ý cho bạn tìm được nơi tiêm phòng dại ở Hà Nội tốt nhất.
[ "Vacxin", "Tiêm vắc xin", "Tiêm phòng dại" ]
Tiêm phòng dại là quan trọng nhưng việc lựa chọn được cơ sở y tế để tiêm chủng cũng quan trọng không kém. Các tiêu chí nào để lựa chọn nơi tiêm phòng dại? Và tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là uy tín? Tiêu chí lựa chọn nơi tiêm phòng dại ------------------------------------ [Tiêm vắc xin dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-dai-khong-tac-dung-phu-khi-tiem-vac-xin-dai.html) là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của vi rút gây dại từ động vật sang người. Việc lựa chọn nơi tiêm phòng dại đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh. Để tìm được nơi tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội tốt nhất thì trước hết nên có các tiêu chí lựa chọn nơi tiêm như sau: * Nơi tiêm phòng dại nên đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng đầy đủ và hiện đại. Phòng tiêm nên được thiết kế có đủ không gian để đảm bảo quyền riêng tư, đồng thời có bác sĩ tư vấn khám sàng lọc trước khi tiêm. Một số thiết bị trong phòng nên có như máy tính để lưu thông tin người bệnh, đèn UV để khử khuẩn mỗi ngày,... Ngoài ra các khu vực chờ đợi hay chỗ thanh toán cũng cần phải rộng rãi, có lối đi để kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra. * Quy trình tiêm phòng cũng là một yếu tố quyết định. Nơi tiêm phòng cần phải tuân thủ các quy trình an toàn và sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời cũng có quy trình xử trí khi gặp sốc phản vệ hoặc các phản ứng dị ứng sau tiêm. * Việc lưu trữ vắc xin cũng là một phần quan trọng, đảm bảo vắc xin vẫn còn giữ được hiệu quả tốt nhất. Điều này đòi hỏi cơ sở tiêm phòng phải có thiết bị bảo quản đúng tiêu chuẩn GSP. * Một yếu tố khác để lựa chọn nơi tiêm là đội ngũ nhân viên y tế. Trước hết phải có bác sĩ thăm khám sàng lọc trước khi tiêm. Bác sĩ nên có chứng chỉ hành nghề và đã được tham gia đào tạo các khóa về tiêm chủng. Điều dưỡng thực hiện quá trình tiêm cũng phải có chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra các bộ phận khác như tiếp tân, chăm sóc khách hàng cũng cần đáp ứng sự chuyên nghiệp và tận tâm. ![Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_o_dau_ha_noi_la_tot_nhat_5_5a01787e6c.jpg) *Việc lựa chọn tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là quan trọng trong việc phòng ngừa dại* Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là uy tín và tốt nhất? -------------------------------------------------- Khi đặt ra các tiêu chí lựa chọn nơi tiêm chủng thì nên tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội? Dựa vào các tiêu chí đã đặt ra khi lựa chọn nơi tiêm chủng thì dưới đây là một số gợi ý cho bạn. ### Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu Hệ thống [trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/trung-tam-tiem-chung-fpt-long-chau-diem-den-hang-dau-cho-suc-khoe-an-toan-va-chat-luong.html) vừa đưa các cơ sở ở Hà Nội vào hoạt động vào năm 2023. Toàn bộ vắc xin tại trung tâm là nhập khẩu chính hãng từ nước ngoài, được kiểm duyệt và cấp phép đầy đủ. Cơ sở hạ tầng được thiết kế hiện đại, đảm bảo quy trình tiêm chủng an toàn và hiệu quả. ![Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_o_dau_ha_noi_la_tot_nhat_2_73342ef4c5.jpg) *Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu là một trong những nơi tiêm phòng dại ở Hà Nội uy tín và chất lượng* Địa chỉ của các cơ sở tại Hà Nội: * 216 phố Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội. * 244 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. * Khu Nhà ở Xa La, BT11 - VT10, quận Hà Đông, Hà Nội. * 27 - 29 đường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội. * 33 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. ### Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội là một tổ chức y tế đáng tin cậy và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe cộng đồng tại thủ đô Việt Nam. Trung tâm là đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, không chỉ là nơi thực hiện các hoạt động thăm khám bệnh mà còn đóng góp tích cực vào nhiều lĩnh vực y tế khác nhau. Địa chỉ: Số 70 đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Giờ làm việc bắt đầu từ 7:30 tới 16:30. ### Phòng tiêm chủng thuộc Đại học Y Hà Nội Phòng tiêm chủng của Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng trực thuộc Đại học Y Hà nội được Sở Y tế cấp phép đủ điều kiện hoạt động tiêm chủng. Nơi đây cũng là nơi làm việc của các giáo sư bác sĩ đầu ngành. Địa chỉ: Tòa Nhà A7 Đại học Y Hà Nội, số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội. ### Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là nơi chuyên sâu về các bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới. Hệ thống trang thiết bị được trang bị hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới. Bệnh viện luôn đi đầu trong các chiến dịch phòng chống bệnh lây nhiễm như [H5N1](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-ga-h5n1-435.html), SARS, sởi,... Bệnh viện hiện có địa chỉ tại: số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Đình, quận Đống Đa, Hà Nội. ### Trung tâm dịch vụ và y tế dự phòng Trung tâm dịch vụ và y tế dự phòng là cơ sở tiêm chủng của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Trung tâm thực hiện các dịch vụ xét nghiệm và tiêm chủng các loại [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html). Phương châm của trung tâm là: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Địa chỉ: Số 131, Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. ![Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_o_dau_ha_noi_la_tot_nhat_3_abcf248b35.jpg) *Các cơ sở y tế tiêm phòng dại phải được cấp giấy phép của cơ quan y tế có thẩm quyền* Các vấn đề cần lưu ý khi tiêm phòng dại --------------------------------------- Khi bị chó, mèo cắn hay cào, trước hết nên chăm sóc vết thương, bằng cách: Rửa vết thương bằng xà phòng nhẹ và nước sạch trong vòng 15 phút để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó đến ngay cơ sở y tế để để kiểm tra và tiêm phòng dại. Có một số vấn đề cần lưu ý khi tiêm phòng dại như: * Việc tiêm phòng dại càng sớm càng tốt để ngăn chặn vi rút dại phát triển. * Theo dõi và tuân thủ đúng lịch trình tiêm phòng được bác sĩ chỉ định. Trong sổ theo dõi nên ghi rõ thông tin về vắc xin và lịch tiêm phòng dại. * Lưu ý đến mọi phản ứng sau tiêm phòng như đau, sưng hoặc các triệu chứng không mong muốn khác. * Báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào đáng chú ý. * Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chủ yếu là [vitamin và khoáng chất](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ban-hieu-gi-ve-vitamin-va-khoang-chat-2793.html), để hỗ trợ hệ miễn dịch. * Tránh làm việc quá sức, sắp xếp công việc hợp lý và duy trì giấc ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe. * Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trong thời gian tiêm phòng dại. * Tránh sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và corticoid sau khi tiêm phòng dại. * Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo rằng cơ thể đang phản ứng tích cực với vắc xin. ![Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_o_dau_ha_noi_la_tot_nhat_4_ae734c646b.jpg) *Việc tiêm phòng dại cần được tiến hành càng sớm càng tốt và phải tiêm đúng phác đồ được khuyến cáo* Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được [tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-o-dau-ha-noi-la-tot-nhat.html) là tốt nhất. Có rất nhiều cơ sở y tế ở Hà Nội được cấp phép tiêm phòng dại. Bạn có thể lựa chọn theo tiêu chí gần nhà hoặc điều kiện kinh tế của mình. Hy vọng bài viết đã cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất?
14/03/2024
Có nhiều người thắc mắc rằng: Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không? Liệu có phải tăng nguy cơ rủi ro mắc bệnh dại? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp những thắc mắc này.
[ "Vacxin", "Tiêm vắc xin", "Tiêm phòng dại" ]
Nhiều người có thể vô tình quên lịch tiêm phòng dại và dẫn đến tiêm không đúng lịch. Vậy hậu quả là gì khi tiêm phòng dại không đúng lịch? Và điều quan trọng là, có những giải pháp nào để giải quyết tình huống này? Tại sao phải tiêm phòng dại? ---------------------------- [Bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) lây truyền từ động vật mang vi rút dại qua người. Khi bệnh dại có biểu hiện lâm sàng thì nguy cơ tử vong lên đến 100%. Một số lý do cần phải tiêm phòng dại như sau: * Giảm nguy cơ mắc bệnh dại từ động vật: Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở động vật như chó, mèo, linh cẩu, cáo,... Vắc xin phòng dại giúp bảo vệ con người khỏi nguy cơ lây nhiễm vi rút dại từ động vật. * An toàn và hiệu quả: Vắc xin phòng dại đã được kiểm nghiệm, chứng minh có đủ tính an toàn và hiệu quả trong việc ngăn chặn vi rút dại. Việc tiêm vắc xin giúp hệ miễn dịch tạo ra kháng thể để ngăn chặn sự lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. * Phòng ngừa trước khi xuất hiện triệu chứng: Vắc xin phòng dại không chỉ có tác dụng bảo vệ ngay sau khi phơi nhiễm mà còn có tác dụng phòng ngừa. Việc tiêm vắc xin sẽ tạo hàng rào bảo vệ trước khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. * An toàn cho cộng đồng: Đây là hiệu quả của vắc xin phòng dại trên động vật. Ở khía cạnh [tiêm phòng dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-cho-nguoi-co-tac-dung-bao-lau-64572.html) đầy đủ cho thú cưng cũng là cách tốt nhất bảo vệ được cộng đồng khỏi nguy cơ mắc bệnh dại. ![Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_khong_dung_lich_co_anh_huong_gi_khong_2_2876cf2d8e.jpg) *Vi rút dại được truyền từ động vật sang người* Như vậy việc tiêm vắc xin phòng dại là biện pháp chủ động để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không? ----------------------------------------------------- Việc tiêm vắc xin dại không đúng lịch có thể làm giảm tính tối ưu của vắc xin. Có nghĩa là tiêm vắc xin không đúng lịch sẽ không làm mất hiệu lực của mũi tiêm trước mà giảm tính bảo vệ tối ưu của vắc xin. Trong trường hợp tiêm dự phòng, chưa phơi nhiễm thì nên tiêm đầy đủ các mũi tiêm để đảm bảo hiệu lực bảo vệ của vắc xin. Trong trường hợp đã phơi nhiễm thì việc tiêm phòng dại không đúng lịch có thể có hậu quả nghiêm trọng. Bởi vì bệnh dại có diễn biến nhanh mà không có thuốc điều trị đặc hiệu. Lúc đó nguy cơ tiến triển bệnh dại và dẫn đến tử vong là vô cùng lớn. Lịch tiêm phòng dại được thiết kế đảm bảo rằng cơ thể sẽ sản xuất đủ lượng [kháng thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khang-the-la-gi-60693.html) để ngăn chặn vi rút dại khi tiếp xúc. Khi một liều không đúng lịch hoặc bị bỏ lỡ, cơ thể có thể không nhận được đủ kích thích để tạo ra đủ kháng thể cần thiết. Điều này có thể làm cho cơ thể không đạt được sự bảo vệ tối ưu, tăng nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi rút dại. Khi tiêm phòng dại không đúng lịch, tức là bỏ lỡ một hoặc một số liều, cơ thể không sản xuất đủ kháng thể nên không đạt được sự bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình tiêm phòng cho phép bổ sung liều hoặc điều chỉnh lịch trình để đảm bảo sự hiệu quả tốt nhất. ![Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_khong_dung_lich_co_anh_huong_gi_khong_3_50afbbdc00.jpg) *Tiêm phòng dại không đúng lịch sẽ làm giảm tính bảo vệ tối ưu của vắc xin* Mục tiêu cuối cùng là duy trì một lượng đủ kháng thể trong cơ thể để bảo vệ chống lại vi rút dại. Trong một số trường hợp, có thể cần phải thực hiện lại một số liều hoặc bắt đầu lại từ đầu nếu thời gian giữa các liều quá lâu. Do đó, bạn nên tuân thủ lịch trình tiêm phòng dại được đề xuất bởi Bộ Y tế và các nhà sản xuất vắc xin. Hãy theo dõi đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước, trong và sau khi tiêm. Điều này giúp đảm bảo rằng sẽ có đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi vi rút dại và giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Lịch tiêm phòng dại ------------------- Hiện nay lịch tiêm phòng dại đã được khuyến cáo như sau: * Đối với người trước [phơi nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phoi-nhiem-la-gi-cach-xu-ly-va-chua-tri-phoi-nhiem-ra-sao-65319.html): Thông thường là 3 mũi, trong đó tiêm vào ngày đầu tiên. Sau đó tiêm các mũi nhắc lại vào ngày thứ 7 và ngày thứ 21 hoặc ngày thứ 28. Với các đối tượng có nguy cơ cao tiếp xúc với vi rút dại thường xuyên thì nên tiêm nhắc lại khi nồng độ kháng thể dưới 0,5UI/ml. * Đối với người phơi nhiễm chưa được tiêm phòng dại trước đó: Phác đồ 4 mũi bao gồm mũi đầu tiên vào ngày phơi nhiễm. Sau đó tiêm các mũi nhắc lại vào ngày thứ 3, ngày thứ 7 và ngày thứ 28. Đôi khi có thể thêm một mũi tiêm vào ngày thứ 14. ![Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_khong_dung_lich_co_anh_huong_gi_khong_4_65e25bec10.jpg) *Sau khi bị chó cắn cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt* Làm thế nào khi tiêm phòng dại không đúng lịch? ----------------------------------------------- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêm phòng dại không đúng lịch, trì hoãn mũi tiêm tiếp theo. Trong đó có thể là do đang bị sốt, do đang sử dụng [corticoid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/corticoid-la-gi-va-duoc-su-dung-trong-nhung-truong-hop-nao-61785.html), do bận các lịch trình học tập hoặc công tác, do đi du lịch,... Nếu tiêm phòng dại không đúng lịch thì không cần phải tiêm lại từ đầu. Cũng như các loại vắc xin khác, khi trễ lịch thì nên đi tiêm ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Đối với các trường hợp đang mắc bệnh nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn gây sốt thì có thể đợi đến khi cơ thể hồi phục để tiêm mũi tiếp theo. Việc này chỉ được trì hoãn khi bạn chưa phơi nhiễm với vi rút dại. Ví dụ như loại vắc xin tiêm 2 mũi với khoảng cách 2 mũi là 14 ngày. Có thể hiểu là trong khoảng thời gian tối thiểu là 14 ngày thì bạn phải hoàn thành 2 mũi tiêm để có hiệu quả tối ưu nhất. Thời gian tối đa là không có quy định. Nhưng nếu khoảng cách mũi 2 quá xa có thể làm giảm nồng độ kháng thể, khi đó cần phải xét nghiệm lại để xem xét có nên tiêm lại từ đầu hay không. Tuy nhiên nguy cơ bệnh dại sẽ tiến triển nếu sau khi phơi nhiễm mà không tiêm phòng đúng lịch. Đặc biệt là với trường hợp con vật đã có biểu hiện dại hoặc không thể theo dõi tình trạng. Bất kỳ các biểu hiện sốt, đau đầu, [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), mệt mỏi, khó thở,... cần phải báo với bác sĩ ngay lập tức. Bởi trong số đó có thể là các phản ứng phản vệ. ![Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_khong_dung_lich_co_anh_huong_gi_khong_5_24b5cc7206.png) *Cần tiêm phòng dại hàng năm cho thú cưng để tránh nguy cơ lây bệnh dại* Do đó cần phải thận trọng và tiêm đúng lịch sau khi phơi nhiễm với vi rút dại. Nên đi tiêm ngay khi nhớ ra và thông báo với bác sĩ tình trạng không đúng lịch tiêm. Như vậy bác sĩ có thể cân nhắc điều chỉnh lịch tiêm phòng dại cho phù hợp. Tiêm vắc xin đúng lịch sẽ đảm bảo vắc xin có thể phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ. Như vậy bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: [Tiêm phòng dại không đúng lịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-khong-dung-lich-co-anh-huong-gi-khong.html) có ảnh hưởng gì không? Sau khi phơi nhiễm bạn cần phải theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mình cũng như tình trạng con vật. Do đó lịch tiêm sau khi phơi nhiễm nên được thực hiện đúng để tránh nguy cơ tiến triển bệnh dại. Hy vọng bạn có được những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho bạn và cả gia đình.
Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không?
14/03/2024
Có nhiều trường hợp vô tình bị chó nhà cắn, họ cũng cho rằng chó nhà thì không mang vi rút dại. Vậy bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc này.
[ "Vacxin", "Tiêm vắc xin", "Tiêm phòng dại" ]
Vi rút dại có thể tồn tại ở bất kỳ loài động vật có vú, máu nóng. Như vậy bị chó nhà cắn có sao không? Khi bị chó nhà cắn thì có nguy cơ mắc bệnh dại không? Bị chó nhà cắn có sao không? ---------------------------- Chó là một trong những loài động vật có thể mang vi rút dại. Vi rút dại thì có thể lây nhiễm cho con người qua vết thương hở hoặc vết trầy xước trên da do chó cắn, cào hoặc liếm. Vi rút dại có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương nhỏ mà không cần phải là vết cắt sâu. Vì thế nhiều người có thắc mắc rằng: Bị chó nhà cắn có sao không? Chó nhà mặc dù được nuôi dưỡng, chăm sóc nhưng cũng không thể tránh khỏi trường hợp mang vi rút dại. Bởi vì chó nhà có thể lây vi rút dại từ các con chó xung quanh nó. ![Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_nha_can_co_sao_khong_cach_xu_ly_nhu_the_nao_3_c56536d1a3.jpg) *Bị chó nhà cắn có sao không? Nên làm gì khi bị chó nhà cắn?* Khi vi rút dại xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra sự suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, dẫn đến viêm não tủy cấp tính. Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm đau đầu, sốt, buồn nôn và nôn. Khi bệnh dại tiến triển có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như co giật, rối loạn tâm thần và hôn mê và cuối cùng dẫn đến tử vong. [Bệnh dại ở người](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-dai-o-nguoi-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-dai-o-nguoi-63229.html) không có phương pháp điều trị hiệu quả sau khi các triệu chứng xuất hiện. Do đó, việc phòng tránh và tiêm phòng trở nên rất quan trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong từ bệnh dại là rất cao. Có nhiều báo cáo về các trường hợp mắc bệnh dại sau khi bị chó nhà cắn, một số trong số đó đã dẫn đến tử vong. Các ví dụ như trường hợp của một phụ nữ ở Vĩnh Phúc và một người đàn ông ở Đồng Nai bị chó nhà cắn và mắc bệnh dại vào năm 2023 là minh chứng cho sự nguy hiểm của bệnh này. Để ngăn chặn lây nhiễm vi rút dại sau khi bị chó nhà cắn, việc điều trị ngay lập tức và tiêm phòng phù hợp là cần thiết. Việc này giúp ngăn chặn sự lan truyền của vi rút và bảo vệ sức khỏe của người bị cắn. Triệu chứng bệnh dại của chó ---------------------------- Bị chó nhà cắn có sao không? Câu trả lời tùy thuộc vào chó có đang mang mầm bệnh hay không. Ở chó chia ra 2 thể dại, trong đó bao gồm: ### Thể dại điên cuồng Ở thể dại điên cuồng có thể chia thành 3 thời kỳ: Thời kỳ tiền lâm sàng, thời kỳ điên cuồng và thời kỳ bại liệt. **Thời kỳ tiền lâm sàng** Chó thường trốn vào góc tối hoặc khu vực kín đáo. Đồng thời có thái độ miễn cưỡng hoặc ngược lại khi gần gũi với chủ. Thỉnh thoảng có thể sủa vu vơ, tru lên từng hồi hoặc [bồn chồn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bon-chon-la-gi-cac-bien-phap-cai-thien-cam-giac-bon-chon-keo-dai-64134.html). **Thời kỳ điên cuồng** Chó dễ bị kích động, cắn và sủa người lạ một cách dữ dội. Chó cũng có phản ứng quá vồ vập khi chủ gọi, thậm chí chỉ cần nghe tiếng động nhẹ cũng có thể làm chó sủa từng hồi dài. Có thể xuất hiện các triệu chứng khác như bỏ ăn, [khó nuốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/chung-kho-nuot-50.html), sốt cao, mắt đỏ ngầu và giãn đồng tử. Chó cũng có thể chảy nước dãi nhiều, sùi bọt mép, tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt và có thể cắn vu vơ hoặc giật mình. Thêm nữa thái độ đi lại của chó trở nên không có chủ đích và có thể trở nên hung dữ. Ngoài ra chó có thể bỏ nhà đi và không trở về. Trên đường đi có thể gặp phải các hành vi không bình thường như gặm cắn, ăn bừa bãi, tấn công chó khác và cả người. **Thời kỳ bại liệt** Chó bắt đầu biểu hiện các triệu chứng liệt cơ hô hấp và cơ hô hấp, bao gồm liệt hàm dưới và lưỡi. Nước dãi có thể chảy ra và không thể nuốt được thức ăn hoặc nước uống. Chân sau của chó có thể bắt đầu biểu hiện dấu hiệu của liệt. Chó thường chết trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được. ![Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_nha_can_co_sao_khong_cach_xu_ly_nhu_the_nao_4_c169571d0c.jpg) *Chó sẽ biểu hiện 2 thể dại là thể dại điên cuồng và thể dại câm* ### Thể dại câm Ở thể dại này, chó có thể chỉ tỏ ra biểu hiện buồn rầu hoặc không tỏ ra bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác. Không có các dấu hiệu điên cuồng như trong trường hợp thể dại điên cuồng. Chó có thể bị liệt cơ hàm, làm cho mồm luôn hé mở và hàm trễ xuống. Lưỡi có thể thè ra ngoài một cách liên tục. Nước dãi có thể chảy liên tục mà chó không có khả năng kiểm soát. Con vật không thể cắn hoặc sủa được, thường chỉ có thể gầm gừ trong họng. Đồng thời chó có thể bị liệt ở một phần cơ thể, nửa người hoặc thậm chí cả hai chân sau. Quá trình này thường tiến triển khá nhanh, chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 ngày. ![Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_nha_can_co_sao_khong_cach_xu_ly_nhu_the_nao_2_3006a07352.jpg) *Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng để làm sạch vết thương bị chó nhà cắn* Cách xử lý khi bị chó nhà cắn ----------------------------- Như vậy cho dù bị chó nhà cắn có sao không thì bạn vẫn nên tìm cách xử lý vấn đề đang xảy ra. Có các cách được gợi ý, khuyến cáo như sau: * Ngay lập tức sau khi bị cắn, cần rửa sạch toàn bộ vết thương dưới vòi nước sạch và xà phòng trong ít nhất 15 phút. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. * Sau khi rửa vết thương, cần sử dụng [dung dịch sát khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-lam-dung-dich-sat-khuan-tai-nha-52758.html) như iodine hoặc cồn 70 độ để sát khuẩn vùng bị cắn, giúp giảm thiểu số lượng vi rút dại tại chỗ. * Trong quá trình xử lý vết thương, tuyệt đối không làm vết thương bị dập nát hoặc tổn thương lan rộng hơn. * Cần đến ngay các cơ sở tiêm phòng dại uy tín để được khám và điều trị dự phòng sau khi bị phơi nhiễm. Có thể cần sử dụng kháng sinh và [tiêm phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-nao-can-tiem-phong-uon-van-nhung-luu-y-ve-tiem-phong-43567.html) tùy thuộc vào tình trạng vết thương và sức khỏe của chó nhà. * Tuyệt đối không nên tự điều trị bằng các phương pháp không có cơ sở khoa học về hiệu quả và tính an toàn như thuốc nam, Đông y hoặc các phương pháp dân gian. * Trong quá trình điều trị, cần cách ly và chăm sóc y tế đặc biệt cho người bị cắn. * Sát trùng đồ vật bị nhiễm: Cần sát trùng các đồ vật bị dính dịch tiết của người bệnh bằng hóa chất diệt khuẩn chuyên dụng để ngăn chặn nguy cơ lây lan vi rút cho người khác. ![Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_nha_can_co_sao_khong_cach_xu_ly_nhu_the_nao_5_5096d8bd43.jpg) *Làm sạch vết thương và nhanh chóng đến bệnh viện để tiêm phòng dại* Như vậy, qua bài viết trên, bạn đã biết được [bị chó nhà cắn có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bi-cho-nha-can-co-sao-khong-cach-xu-ly-nhu-the-nao.html). Để ngăn ngừa các tình huống xấu xảy ra cho bạn và chó nhà thì việc tiêm phòng dại là vô cùng quan trọng. Chó nhà nên được tiêm phòng dại theo đúng lịch hàng năm để ngăn nguy cơ lây bệnh dại cho người. Mặt khác, việc tiêm vắc xin dại cho chó có thể dễ dàng thực hiện ở các cơ sở thú y trên toàn quốc hoặc từng địa phương theo chiến dịch phòng chống bệnh dại.
Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào?
13/03/2024
Mọi người thường hay thắc mắc rất nhiều về vấn đề tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? Tiêm phòng dại là điều cần thiết bắt buộc bởi vì khả năng tử vong sẽ càng cao khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
[ "Tiêm vắc xin", "Tiêm phòng dại", "Vacxin" ]
Hiện nay tiêm phòng dại là biện pháp duy nhất bảo vệ bản thân trước nguy cơ tử vong do bệnh dại. Tuy nhiên tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Bởi vì các nghiên cứu trên các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú,... vẫn chưa có nhiều dữ liệu. Vắc xin phòng dại là gì? ------------------------ Tiêm vắc xin phòng dại là một biện pháp phòng ngừa để bảo vệ người bị động vật cắn hay cào khỏi [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html). Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tử vong do vi rút dại gọi là Rabies virus gây ra. Vi rút dại truyền từ động vật sang người thông qua các vết thương gây ra do cắn, cào hoặc do liếm các vết thương hở. Bệnh dại tấn công hệ thống thần kinh và nếu không được điều trị kịp thời sau khi nhiễm vi rút có thể dẫn đến tử vong. Vắc xin phòng dại chủ yếu hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại vi rút dại. Khi người được tiêm phòng dại tiếp xúc với vi rút dại, hệ miễn dịch sẽ dễ dàng nhận biết được và tiêu diệt vi rút nhanh chóng, trước khi có cơ hội gây bệnh. ![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_sinh_san_khong_2_cd5e914e7a.jpg) *Có nên tiêm phòng dại không? Việc tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không?* Vắc xin phòng dại đã chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của bệnh dại và giúp bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ nhiễm vi rút dại từ động vật. Đây được coi là một biện pháp quan trọng trong quản lý và kiểm soát bệnh dại trên toàn cầu. Vắc xin phòng dại được sản xuất như thế nào? -------------------------------------------- Trước khi trả lời câu hỏi [tiêm phòng dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-cho-nguoi-co-tac-dung-bao-lau-64572.html) có ảnh hưởng đến sinh sản hay không, hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của vắc xin phòng dại để có thêm nhiều thông tin hơn. Vắc xin phòng dại hiện đại thường được sản xuất thông qua các kỹ thuật sinh học và có nhiều nguồn gốc khác nhau. Vắc xin phòng dại thường được sản xuất từ các thành phần của vi rút dại đã bất hoạt hoặc suy giảm độc tính để đảm bảo an toàn khi tiêm phòng. Dưới đây là một số loại vắc xin phòng dại hiện đang được sử dụng trên thế giới: * Vắc xin dại chứa độc tố dạng bất hoạt: Độc tố dạng protein của vi rút dại được sử dụng làm thành phần chính của vắc xin. * Vắc xin dại chứa vi rút dại bất hoạt: Đây là loại vắc xin chứa vi rút dại đã làm bất hoạt độc tính. Và đây cũng là loại vắc xin phòng dại phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. * Vắc xin dại chứa thành phần RNA của vi rút dại: Các loại vắc xin mới sử dụng công nghệ sinh học có chứa thành phần RNA đặc hiệu của vi rút dại. Khi vào cơ thể các RNA sẽ kích thích sản xuất kháng thể chống lại vi rút dại. Tuy nhiên, loại vắc xin này đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm. ![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_sinh_san_khong_3_29808dd1a5.jpg) *Một trong số các loại vắc xin dại được cấp phép lưu hành ở Việt Nam* Trong một số trường hợp, vắc xin phòng dại có thể được kết hợp với các loại vắc xin khác để bảo vệ chống lại các bệnh khác. Loại này sẽ tương tự như các loại [vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) phòng các bệnh như: Ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt hoặc HIB. Tuy nhiên ở Việt Nam có loại vắc xin được cấp phép lưu hành là vắc xin chứa vi rút dại bất hoạt. Các loại vắc xin dại của các hãng khác nhau sẽ khác nhau ở chủng vi rút dại chứa trong vắc xin. Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? ----------------------------------------------- Tiêm phòng dại là biện pháp duy nhất bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh dại. Khi bệnh dại đã biểu hiện thì nguy cơ tử vong lên đến 100%. Vậy tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? Cho đến thời điểm hiện tại không có bằng chứng khoa học cụ thể cho thấy vắc xin phòng dại có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản. Nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện để đánh giá an toàn và hiệu quả của vắc xin phòng dại, nhưng không có bằng chứng cụ thể nào chứng minh rằng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản. Vắc xin phòng dại hiện nay thường được chế tạo để làm kích thích hệ miễn dịch mà không tạo ra tác động đáng kể đối với các hệ thống sinh sản. Các thành phần chủ yếu của vắc xin bao gồm chủng vi khuẩn dại đã bị bất hoạt cùng với các thành phần khác thường không tương tác trực tiếp với hệ sinh sản. Sau khi tiêm vắc xin dại thường sẽ có một số phản ứng bất lợi như: Sốt, đau đầu,... nhưng không ảnh hưởng đến sinh sản cũng như sự phát triển của thai nhi. Ở các loại vắc xin mới đã chứng minh được tính hiệu quả và an toàn trên phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. ![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_sinh_san_khong_4_d07b26e6f0.jpg) *Tiêm phòng dại là biện pháp bảo vệ duy nhất trước nguy cơ bệnh dại* Đối với nam giới, cũng không có bằng chứng nào chứng minh tiêm phòng dại ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như hệ sinh sản. Vậy tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? Câu trả lời là không. Một số vấn đề cần lưu ý khi tiêm phòng dại ------------------------------------------ Khi tiêm phòng dại, có một số điều bạn cần lưu ý và tuân thủ để đảm bảo hiệu quả, an toàn của quá trình tiêm phòng: * Nên tiêm ngay vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi bị động vật cắn hoặc cào. * Không sử dụng các chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá,... khi tiêm phòng dại. * Theo dõi động vật bị cắn và thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bản thân sát sao nhất có thể. * Thông báo với bác sĩ về tiền sử [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-ung-la-gi-cac-kieu-di-ung-pho-bien-59849.html) của bạn với bất kỳ thuốc, đồ ăn, thức uống mà bạn gặp phải. * Theo dõi các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin như: Sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, đau đầu, chóng mặt,... Bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu có các phản ứng như: [Khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html), chóng mặt, nặng ngực, nhịp tim bất thường,... * Tuân thủ đúng lịch tiêm phòng. Ngoài ra để phòng tránh bệnh dại, bạn nên tiêm phòng dại cho thú cưng trong nhà. Động vật cũng như thú cưng đều là vật thể mang mầm bệnh. Cho nên ngoài việc tiêm phòng cho bản thân thì bạn cũng nên tiêm phòng dại cho thú cưng theo đúng lịch. ![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_sinh_san_khong_5_4fcb6d5bd5.jpg) *Nên tiêm phòng dại cho thú cưng đúng lịch* Như vậy qua bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi: [Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-co-anh-huong-den-sinh-san-khong.html)? Việc tiêm phòng dại là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đặc biệt là ở những người có nguy cơ tiếp xúc với vi rút dại cao như: Những người vừa bị động vật cắn hoặc cào, bác sĩ thú y, nhân viên y tế trong ngành thú y, những người nghiên cứu về động vật hoang dã và môi trường,... Hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức để tự bảo vệ được bản thân.
Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không?
07/03/2024
Phế cầu khuẩn S.pneumoniae có thể gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, không chỉ các bệnh về đường hô hấp mà còn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Vậy nên, trang bị cho bản thân những thông tin nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh là điều cần thiết.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin" ]
Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc phải phế cầu khuẩn nhiều nhất. Chúng không chỉ làm giảm sút sức khỏe người bệnh mà còn thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì cùng các thông tin liên quan đến loại vi khuẩn này qua bài viết dưới đây nhé! Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? --------------------------------- Vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae hay còn gọi là phế cầu khuẩn S.pneumoniae có rất nhiều chủng loại khác nhau. Đây là một loại [vi khuẩn Gram dương](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-gram-duong-la-gi-vi-khuan-gram-duong-co-nguy-hiem-khong.html) thuộc chi Streptococcus và thường trú ngụ trong mũi, họng và đường thở con người. Loại vi khuẩn này còn nằm bên trong cơ thể của người khỏe mạnh mà không gây ra bệnh lý nào sẽ được gọi là người lành mang trùng. Khi cơ thể gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phế cầu khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó, sinh ra bệnh. Nghiên cứu cho thấy bệnh phế cầu khuẩn S.pneumoniae sẽ lây lan theo đường hô hấp khi tiếp xúc hoặc va chạm với người bệnh thông qua các hành động như hắt hơi, hôn, ho hoặc dùng chung vật dụng cá nhân. Phế cầu khuẩn được tìm thấy trong vùng mũi họng 40 - 70% ở người khỏe mạnh, vì thế khi bạn sinh sống hoặc làm việc trong môi trường quân đội hoặc cần phải tiếp xúc nhiều người, tỷ lệ mắc phải vi khuẩn này là rất cao. ![Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phe_cau_khuan_s_pneumoniae_la_gi_nguyen_nhan_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_2_c07a7557cc.jpg) *Phế cầu khuẩn S.pneumoniae có thể gây ra nhiều bệnh lý nhiễm trùng cho người bệnh* Phế cầu khuẩn có thể dễ dàng lây lan sang người khác và để lại di chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời còn có thể nguy hại cho tính mạng. Dù hiện nay có nhiều trường hợp chữa khỏi phế cầu khuẩn S.pneumoniae với liều kháng sinh nhưng chi phí điều trị các bệnh do phế cầu này gây ra rất tốn kém vì có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Các bệnh do phế cầu khuẩn S.pneumoniae gây ra và triệu chứng đi kèm ------------------------------------------------------------------- Phế cầu khuẩn S.pneumoniae có thể gây ra nhiều bệnh như sau: ### Viêm tai giữa Viêm tai giữa là bệnh lý nhiễm trùng tai giữa có nguyên nhân chính là không chữa trị dứt điểm các [bệnh lý về đường hô hấp trên](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-benh-ly-nao-thuong-xay-ra-o-duong-ho-hap-tren.html) hoặc điều trị không đúng cách. Bệnh thường khởi phát sau khi bị viêm mũi họng do phế cầu khuẩn S.pneumoniae. Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng mắc phải nhiều nhất, trong đó đáng chú ý là nhóm tuổi từ 6 đến 18 tháng tuổi. Theo thống kế, có đến 80% trẻ mắc bệnh viêm tai giữa ít nhất một lần trước 3 tuổi. Hơn ⅓ trường hợp trẻ sẽ bị tái phát 3 lần hoặc nhiều hơn trong 1 năm. Triệu chứng thường thấy nhất ở trẻ là tình trạng đau tai, sốt, quấy khóc, khó chịu, chảy dịch trong tai giữa, mưng mủ hoặc giảm thính giác,... Người lớn khi bị viêm tai giữa cũng sẽ gặp các triệu chứng tương tự. Ngoài ra, còn có tình trạng ù tai, ngứa tai hoặc chảy dịch từ tai ra ngoài. ![Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phe_cau_khuan_s_pneumoniae_la_gi_nguyen_nhan_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_2_f860155092.jpg) *Viêm tai giữa do S.pneumoniae thường xảy ra ở trẻ em* ### Viêm phổi Viêm phổi do phế cầu khuẩn S.pneumoniae gây ra thường có các triệu chứng giống như bệnh cúm thông thường. Vì vậy mà nhiều người thường hay xem thường, không chú trọng. Các triệu chứng như là sốt, ớn lạnh, ho, thở nhanh, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn,.... Tuy nhiên, viêm phổi là một bệnh viêm nhiễm trùng tại phổi làm cho các túi khí ở một hoặc hai bên bị tổn thương. Từ đó gây nên viêm. Bệnh có thể tiến triển rất nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nếu không kịp thời chữa trị. Viêm phổi thường xuất hiện ở người trung niên hoặc người lớn tuổi. Ngày nay vì nhiều lý do khác nhau mà bệnh còn gặp ở cả những người trẻ tuổi. ### Viêm màng não Viêm màng não là bệnh lý rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bệnh được gây ra từ phế cầu khuẩn S.pneumoniae rất khó phát hiện, nếu chỉ theo dõi từ các triệu chứng và sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề khác nhau. Bệnh được biểu hiện từ 2 triệu chứng chính là đau đầu và nôn ói. Các triệu chứng khác đi kèm là sốt cao và mệt mỏi có thể xuất hiện trong một vài giờ hoặc từ 1 đến 2 giờ. Vậy nên, nhiều người thường nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường. Người bị viêm màng não còn có thể nhạy cảm với ánh sáng nhiều hơn, xuất hiện thêm tình trạng cứng cổ, chán ăn, ăn không ngon, rối loạn ý thức, bồn chồn và lơ mơ ngủ gà. ![Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phe_cau_khuan_s_pneumoniae_la_gi_nguyen_nhan_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_3_0926f630ea.jpg) *Bệnh viêm màng não là bệnh lý gây ra do phế cầu khuẩn S.pneumoniae* ### Viêm xoang Viêm xoang là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, kể cả người trẻ tuổi. Người mắc bệnh này sẽ có các triệu chứng như đau mặt, [nghẹt mũi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nghet-mui-855.html) kéo dài, chảy nước mũi và đau đầu. Viêm xoang rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp khác nên cần được chú ý kỹ hơn nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên. Viêm xoang gây ra rất nhiều bất lợi cho người bệnh và bệnh cũng rất dễ tiến triển nặng nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí có thể trở thành tình trạng mãn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tĩnh mạch xoang hang, áp xe não, viêm màng não, nhiễm trùng ổ mắt,... ### Nhiễm khuẩn huyết Nhiễm trùng do phế cầu khuẩn S.pneumoniae gây nên ở máu sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, bao gồm trẻ em và người lớn. Tỷ lệ tử vong của bệnh lý này rất cao, lên đến 20%. Các triệu chứng thường thấy của nhiễm trùng máu là sốt rét, bứt rứt, đau đầu, nhức mỏi cơ, lơ mơ ngủ gà và bị phát ban ngoài da. Đối tượng dễ mắc bệnh do khuẩn phế cầu khuẩn S.pneumoniae --------------------------------------------------------- Ai cũng có thể nhiễm phải phế cầu khuẩn S.pneumoniae. Tuy nhiên, có 3 nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ mắc phải nhất chính là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người trên 50 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu hoặc có các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh về gan, thận, phổi, tim. Ngoài ra, nhóm người hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc phải bệnh rất cao. Phòng ngừa phế cầu khuẩn S.pneumoniae ------------------------------------- Hiện nay, một trong những biện pháp phòng ngừa phế cầu khuẩn S.pneumoniae chính là tiêm ngừa [vắc xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phe-cau-bao-lau-thi-co-tac-dung-tac-dung-phu-co-the-xuat-hien-sau-tiem.html). Trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đã có thể tiêm ngừa. Với mức độ lây lan nhanh chóng và gây ra nhiều bệnh lý cùng biến chứng nguy hiểm cho con người thì việc tiêm ngừa chính là phương pháp phòng ngừa hữu hiệu. Từ đó cũng giảm thiểu tỷ lệ tử vong đáng tiếc cũng như giảm thiểu chi phí chữa trị và chăm sóc trong thời gian chữa bệnh. Bệnh cạnh đó, các bệnh lý gây ra do phế cầu khuẩn S.pneumoniae như viêm phổi, viêm màng não cũng đã có các loại vắc xin phòng ngừa. Bạn có thể tìm đến các [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) uy tín trên toàn quốc để tìm hiểu thông tin và tiêm ngừa. Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu có các loại vắc xin thế hệ mới nhất đến từ các nhà sản xuất có tiếng trên thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng và bảo quản đúng quy trình. ![Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phe_cau_khuan_s_pneumoniae_la_gi_nguyen_nhan_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_4_1b02df8a85.jpg) *Việc tiêm ngừa sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn S.pneumoniae* Tóm lại, phế cầu khuẩn [S.pneumoniae](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-s-pneumoniae-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua.html) có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não,... Chủ động trong việc tiêm ngừa là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn chặn loại vi khuẩn nguy hiểm này.
Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
06/03/2024
Chắc hẳn không ít người đã nghe đến thuật ngữ "immunization record" trong khi đi tiêm chủng. Nhưng thực sự, immunization record là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.
[ "Vacxin", "Tiêm chủng" ]
Hiện nay, chúng ta đối diện với nhiều nguy cơ từ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được kiểm soát một cách hiệu quả, những bệnh này có thể nhanh chóng trở thành đại dịch và lây lan rộng rãi. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, việc tiêm chủng theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế là rất quan trọng. Vậy tiêm chủng immunization record là gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. Immunization record là gì? -------------------------- Chắc hẳn, việc tiêm chủng đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về immunization record là gì? Đơn giản, đó chính là hồ sơ tiêm chủng, nơi lưu trữ thông tin về lịch tiêm phòng của mỗi cá nhân. Điều này giúp bác sĩ nắm rõ các loại vắc xin bạn đã tiêm và đưa ra hướng dẫn tiêm phòng phù hợp nhất. ![Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/immunization_record_la_gi_1_b149ef487e.jpg) *Immunization record là gì?* Ngoài ra, trong hồ sơ tiêm chủng, cũng ghi lại thông tin về tiền sử bệnh và dị ứng với các thành phần thuốc. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc theo dõi sức khỏe của bạn và đáp ứng kịp thời trong những trường hợp có biểu hiện phản ứng phụ sau tiêm. Đối với mọi người, việc chuẩn bị một bộ immunization record là rất quan trọng để dễ dàng theo dõi lịch sử tiêm vắc xin. Đặc biệt, trẻ em cần được chăm sóc đặc biệt về hồ sơ tiêm chủng để [tăng cường sức đề kháng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/5-cach-giup-tang-cuong-suc-de-khang-hieu-qua-ma-ban-can-biet-60230.html) và giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Những thông tin có trong immunization record -------------------------------------------- Trong hồ sơ tiêm chủng immunization record cần có các thông tin quan trọng sau: * Thông tin cá nhân: Bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh của bệnh nhân. * Loại [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) đã tiêm: Ghi rõ tên của các loại vắc xin đã tiêm chủng, như vắc xin phòng [bệnh rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html), vắc xin phòng bệnh polio,... * Ngày tiêm chủng: Ghi lại ngày tháng năm tiêm vắc xin. * Số lần tiêm chủng: Ghi rõ số lần tiêm cùng loại vắc xin, như tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh rubella. * Tên và chữ ký của bác sĩ: Ghi rõ tên và chữ ký của bác sĩ hoặc nhân viên y tế tiêm chủng. * Cơ sở y tế: Ghi rõ tên của cơ sở y tế nơi tiêm chủng. * Thời hạn và ngày cập nhật: Ghi rõ thời hạn hiệu lực của hồ sơ và ngày cập nhật gần nhất. ![Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/immunization_record_la_gi_2_00c7c9bcce.jpg) *Hồ sơ immunization record tiện cho việc theo dõi lịch sử tiêm chủng* Thông tin trên immunization record rất quan trọng hỗ trợ theo dõi việc tiêm chủng và đảm bảo bệnh nhân đã tiêm đủ vắc xin cần thiết cũng như cung cấp thông tin cho các tổ chức y tế, trường học, hoặc các cơ quan liên quan để đảm bảo an toàn trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Tại sao cần lưu giữ immunization record? ---------------------------------------- Việc lưu giữ tiêm chủng immunization record mang lại nhiều lợi ích quan trọng như sau: * Xác nhận tiêm chủng: Immunization record cung cấp thông tin chính xác về lịch sử tiêm chủng của mỗi người, giúp đánh giá liệu họ đã được tiêm đủ vắc xin cần thiết hay chưa. Điều này quan trọng để đảm bảo mức độ miễn dịch và xác định nếu cần tiêm lại vắc xin. * Đánh giá sức khỏe: Bằng cách phân tích immunization record, các chuyên gia y tế có thể đánh giá tình hình tiêm chủng trong cộng đồng và xác định những nhóm người chưa đạt chuẩn tiêm chủng. Điều này giúp lập kế hoạch tiêm phòng hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html). * Lưu trữ dữ liệu sức khỏe: Immunization record là một phần quan trọng của hồ sơ y tế cá nhân, có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh trong trường hợp cần thiết. Dữ liệu này cũng hỗ trợ việc phát triển chương trình tiêm chủng và nghiên cứu y tế. * Giấy tờ chứng minh: Immunization record cũng là một giấy tờ chứng minh về việc đã tiêm chủng, có thể được yêu cầu khi nhập học, du lịch hoặc làm việc trong môi trường y tế. Điều này giúp đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng. Với những lợi ích trên, việc lưu giữ tiêm chủng immunization record đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Lợi ích tuyệt vời của việc tiêm chủng ------------------------------------- Sau khi hiểu rõ về khái niệm tiêm chủng immunization record là gì, bạn đã nhận ra tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà việc tiêm phòng mang lại. Thực tế, việc này đem lại lợi ích không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả cộng đồng. Đối với những người chủ động tiêm chủng đầy đủ, sức đề kháng cơ thể được tăng lên từ đo giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Kết quả là, dịch bệnh được kiểm soát và không lan rộng trong cộng đồng. Đặc biệt, việc tiêm vắc xin giúp cơ thể trở nên kháng bệnh hơn, giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu mắc phải bệnh. ![Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/immunization_record_la_gi_3_79ce512420.jpg) *tiêm chủng mang lại lợi ích to lớn cho cá nhân và xã hội* Thực sự, tiêm phòng vắc xin mang lại lợi ích to lớn cho xã hội. Khi người dân tự bảo vệ sức khỏe, chính phủ có thể tiết kiệm được chi phí điều trị, kiểm soát được nguy cơ lây lan dịch bệnh và tạo ra một môi trường sống lành mạnh cho mọi người. Tóm lại [immunization record là gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/immunization-record-la-gi-tai-sao-can-luu-giu-immunization-record.html)? Immunization record không chỉ là một hồ sơ về lịch sử tiêm phòng của mỗi người mà còn là công cụ quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Việc duy trì và lưu giữ immunization record không chỉ giúp đảm bảo rằng mỗi cá nhân đã nhận đủ vắc xin cần thiết mà còn hỗ trợ việc theo dõi và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Chính vì vậy, việc chủ động tiêm phòng và duy trì immunization record là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record?
10/03/2024
Để phòng ngừa tình trạng bại liệt thì thực hiện tiêm chủng ngừa vắc xin là biện pháp đơn giản mà hiệu quả nhất. Khi thực hiện tiêm vắc xin, cần làm đúng thủ tục, quy trình và liều lượng quy định của Bộ Y tế. Vậy tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?
[ "Tiêm chủng", "bại liệt", "Vacxin" ]
Tiêm vắc xin bại liệt để làm giảm và ngăn ngừa nguy cơ bị mắc bệnh bại liệt ở trẻ em. Trong một vài trường hợp đặc biệt do vắc xin bị khan hiếm hoặc đơn vị tiêm trước đấy ngừng cung cấp vắc xin và các bậc phụ huynh thường chuyển đổi sang bộ phận khác để tiêm vắc xin cho trẻ. Do đó, thường xảy ra tình trạng tiêm thừa hoặc thiếu mũi vắc xin bại liệt. Để biết thêm cũng thông tin về vắc xin bại liệt cũng như giải đáp thắc mắc “[Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-thua-mui-bai-liet-co-sao-khong-nhung-chu-y-khi-cho-be-tiem-vacxin.html)” bạn đọc hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé! Vắc xin bại liệt và phân loại vắc xin bại liệt ---------------------------------------------- Vắc xin bại liệt là một loại [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) có tác dụng phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bại liệt, loại bệnh này do virus bại liệt (gồm type 1, 2, 3) gây ra trên đối tượng chủ yếu là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em có độ tuổi dưới 5 tuổi. Bệnh bại liệt là một loại bệnh nguy hiểm, gây ra những biến chứng nặng nề như gây liệt toàn thân hoặc nặng hơn là tử vong. Hiện nay, vắc xin bại liệt gồm nhiều loại, cụ thể như: ### Dạng uống Vắc xin bại liệt OPV hay còn gọi là vắc xin sống giảm động lực, là một loại vắc xin có chứa virus bại liệt sống và đã được làm suy yếu. Dạng uống có ưu điểm là dễ sử dụng, có thể phòng ngừa gián tiếp qua hình thức thức tiếp xúc gần, chi phí thấp và dễ sản xuất. Tuy nhiên, nhược điểm của vắc xin bại liệt dạng uống là: * Khả năng miễn dịch không cao, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của từng cá nhân. * Có nguy cơ cao xảy ra các biến chứng liên quan đến bệnh bại liệt. * Vắc xin có nguồn gốc lưu hành có nguy cơ xuất hiện virus bại liệt. ### Dạng tiêm Vắc xin bại liệt dạng tiêm bao gồm: * Vắc xin bại liệt IPV - dạng tiêm: Hay còn gọi là vắc xin bất hoạt, một loại vắc xin chứa virus bại liệt đã chết. Loại vắc xin này được đưa vào cơ thể theo con đường là tiêm bắp và tạo ra miễn dịch, giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. * Vắc xin bại liệt phối hợp - dạng tiêm: Dạng phối hợp có 4 loại bao gồm vắc xin 6 trong 1 Hexaxim của Pháp và Infanrix Hexa của Bỉ (giúp phòng ngừa 6 loại bệnh là ho gà, uốn ván, bạch hầu, Hib, bại liệt và viêm gan B), vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp (có tác dụng ngừa 5 bệnh như ho gà, uốn ván, Hib, bệnh bạch hầu và bại liệt), Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim của Pháp (ngăn ngừa 4 bệnh ho gà, bại liệt, bạch hầu, uốn ván). Vắc xin bại liệt dạng tiêm có đáp ứng tốt và hiệu quả tương đối cao, tuy nhiên quy trình sản xuất phức tạp, chi phí đắt và không có hiệu quả gián tiếp. Vắc xin bại liệt khá đang dạng, do đó các bậc phụ huynh có nhiều lựa chọn cho trẻ sử dụng bằng đường tiêm hay đường uống, tiêm dịch vụ hoặc theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Nó là một biện pháp hữu hiệu giúp nâng cao khả năng phòng [bệnh bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) hiệu quả và giảm các nguy cơ xảy ra biến chứng nhất là tình trạng tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Cần đảm bảo những lưu ý khi tiêm chủng và dùng đúng liều, đúng mũi, đúng lịch để trẻ được phòng ngừa bệnh tốt nhất. Tuy nhiên tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? ![Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_thua_mui_bai_liet_co_sao_khong_nhung_chu_y_khi_cho_be_tiem_vacxin_1_9282cc489d.jpg) *Vắc xin bại liệt có cả dạng uống và dạng tiêm* Những ai nên tiêm vắc xin bại liệt ---------------------------------- Tiêm phòng vắc xin bại liệt là một trong những biện pháp ngăn ngừa bệnh bại liệt ở cả người lớn và trẻ em. Do đó, đối tượng tiêm phòng thích hợp nhất là trẻ sơ sinh và trẻ em. Tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt thì người lớn cũng có thể thực hiện tiêm phòng vắc xin bại liệt: * Trẻ em và trẻ sơ sinh: Là đối tượng nằm trong danh sách tiêm chủng định kỳ vắc xin để giúp trẻ bảo vệ và chống lại bệnh bại liệt. Vắc xin bại liệt thường được tiêm 4 liều với mỗi liều lần lượt ở mỗi độ tuổi như sau: 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 đến 18 tháng tuổi, 4 đến 6 tuổi. * Người lớn: Đa số người lớn đều được tiêm phòng bại liệt khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn tiêm phòng không đầy đủ hoặc nghi ngờ rằng mình chưa tiêm phòng thì có thể tiêm phòng lại với thời gian như sau: Tiêm liều thứ nhất vào bất cứ lúc nào bạn cảm thấy khỏe, liều thứ hai được thực hiện sau 1 - 2 tháng và liều thứ ba cách liều thứ hai từ 6 - 12 tháng. Nếu trước đây tiêm thiếu mũi thì bạn hoàn toàn có thể tiêm thêm mũi bại liệt bổ sung. ![Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_thua_mui_bai_liet_co_sao_khong_nhung_chu_y_khi_cho_be_tiem_vacxin_2_0162ca70bd.jpg) *Tùy từng dạng vắc xin bại liệt mà có lịch tiêm phòng khác nhau* Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? ------------------------------------ Trong một số trường hợp đặc biệt khi sử dụng vắc xin có sai sót, do đó xảy ra tình trạng tiêm thừa hoặc thiếu vắc xin. Đứng trước nguy cơ đó, nhiều bậc phụ huynh lo lắng liệu tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Cơ chế của vắc xin là kích thích cơ thể trẻ sản xuất ra kháng thể có khả năng phòng bệnh chứ không phải là gây bệnh. Do đó câu trả lời của việc “Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? là “không” và điều này hoàn không gây ra bất kỳ nguy hiểm hay ảnh hưởng nào đến trẻ. Ở trên thế giới, phòng ngừa bệnh bại liệt có nhiều phác đồ khác nhau, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bằng cách tiêm, uống hay dùng phối hợp cả uống và tiêm. Tăng khả năng đáp ứng miễn dịch bằng cách tiêm thừa vắc xin bại liệt là điều không cần thiết. Chỉ cần cho trẻ chích ngừa đúng và đủ số mũi là đã có thể cho ra hiệu quả miễn dịch phòng bệnh. ![Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_thua_mui_bai_liet_co_sao_khong_nhung_chu_y_khi_cho_be_tiem_vacxin_3_267f2288f8.jpg) *Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?* Những lưu ý khi tiêm chủng vắc xin bại liệt ------------------------------------------- Bạn đã biết “Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?” vậy khi tiêm chủng vắc xin bại liệt cần lưu ý những gì? Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra ngay sau cho trẻ tiêm vắc xin bại liệt như trẻ quấy khóc nhiều, đau, sưng ở vị trí tiêm, [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ. Theo các chuyên gia tiêm chủng, thì đây hoàn toàn là những phản ứng bình thường xảy ra khi có một tác nhân nhẹ xâm nhập vào cơ thể. Những phản ứng này có thể xảy ra mạnh hoặc yếu hoặc thậm chí là không có, điều này tùy thuộc vào thể trạng của trẻ. Trước khi tiêm vắc xin bại liệt hay bất kỳ loại vắc xin nào khác cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý những điều sau: * Không dùng vắc xin khi có một trong những trường hợp sau: Trẻ từng có tiền sử bị [sốc](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc.html) hoặc xảy ra phản ứng có mức độ nặng trong khi tiêm ở những lần trước đó, trẻ bị mắc bệnh suy giảm miễn dịch. * Tạm hoãn việc tiêm vắc xin trong trường hợp như: Trẻ có tình trạng bị suy giảm chức năng ở một số cơ quan hoặc mắc bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng; thân nhiệt của trẻ thấp (dưới 35,5°C) hoặc cao (trên 38°C); trẻ đang trong quá trình điều trị bệnh bằng corticoid liều cao, trẻ sử dụng Globulin trong 3 tháng gần đây; trong khoảng 14 ngày trước khi tiêm trẻ điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị, xạ trị; trẻ bị tim mãn tính hoặc tim bẩm sinh. * Theo dõi thể trạng của bé sau khi tiêm ngừa vắc xin để kịp thời phát hiện và phòng ngừa những bất thường về nhịp thở, tình trạng quấy khóc, ăn ngủ, nhiệt độ cơ thể, biểu hiện tại vị trí tiêm và dấu hiệu phát ban trên da… * Khi chăm sóc trẻ sau tiêm cần thận trọng, không đụng vào chỗ tiêm của trẻ trong quá trình bồng bế, vệ sinh, tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách uống nước, uống sữa hoặc bú mẹ. * Khi có dấu hiệu lạ, nguy hiểm cần đưa trẻ đến cấp cứu tại bệnh viện để tránh nguy hiểm đến tính mạng như trẻ bị khó thở, sốt cao, sốc phản vệ, tím tái, sốc nhiễm độc, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html),… Biến chứng có thể xảy ra khi tiêm vắc xin bại liệt -------------------------------------------------- Bên cạnh những triệu chứng thường gặp, bé có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin bại liệt như: * Trẻ bị sốt cao và kéo dài (trên 38,5°C); * Vị trí tiêm sưng phù hoặc sưng to; * Trẻ bị khó thử hoặc thở gấp, người tím tái, chân tay lạnh; * Dị ứng với vắc xin, sốc phản vệ, co giật, phát ban, nôn, hôn mê,... Việc phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng nguy hiểm này giúp ngăn ngừa các rủi ro về sức khỏe của trẻ. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu trên vần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được khám và điều trị. ![Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_thua_mui_bai_liet_co_sao_khong_nhung_chu_y_khi_cho_be_tiem_vacxin_4_9319df0b60.jpg) *Trẻ có thể bị sốt hoặc quấy khóc sau khi tiêm vắc xin bại liệt* Tiêm thừa vắc xin bại liệt hoàn toàn không gây ảnh hưởng hay nguy hiểm đến trẻ. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu xảy ra tình trạng tiêm thừa mũi bại liệt cho bé. Để phòng ngừa bệnh bại liệt bằng vắc xin đạt kết quả cao nhất, bố mẹ nên lưu ý lịch tiêm chủng cho bé, giúp tạo đề kháng miễn dịch trong cơ thể, nâng cao tối đa khả năng phòng bệnh. Trên đây là những thông tin về chủ đề “Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?” mà Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho con và gia đình.
Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vắc xin
14/01/2024
Rất nhiều phụ huynh lo lắng không biết liệu đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không và có bị ảnh hưởng gì không? Để giúp mẹ hiểu rõ hơn về hai loại vắc xin này và an tâm hơn, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu xem ngay giải đáp dưới đây nhé!
[ "Vacxin", "vaccine 5in1", "vaccine 6in1", "Tiêm chủng cho bé - VAC" ]
[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-tiem-khi-nao-vac-xin-5-trong-1-tiem-may-mui.html) và vắc xin 6 trong 1 đều có tác dụng giúp phòng ngừa một số căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Điểm khác nhau giữa hai loại vắc xin này là ở số lượng và loại bệnh có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 khiến các phụ huynh cảm thấy lo lắng không biết có bị ảnh hưởng gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu chi tiết hơn về hai loại vắc xin này nhé! Tìm hiểu về vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1 -------------------------------------------------- Vắc xin được phát triển để giúp phòng ngừa các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ bùng phát thành dịch, nguy cơ di chứng và tử vong cao. Cả vắc xin 5 trong 1 và [vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) đều được khuyến nghị tiêm chủng cho trẻ có nguy cơ lây nhiễm cao như Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm gan B, Bệnh do vi khuẩn Hib. Những căn bệnh này không chỉ hay xuất hiện ở trẻ nhỏ mà còn để lại di chứng nặng nề về sau. ![Đang tiêm vắc-xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_5_458474a020.jpg) *Vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1 đều là vắc xin kết hợp phòng nhiều bệnh cùng lúc* Về cơ bản, cả hai loại vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều là những loại vắc xin quan trọng được chỉ định tiêm phòng cho trẻ trong khoảng từ 2 - 24 tháng tuổi. Đặc trưng của từng loại vắc xin cụ thể như sau: ### Vắc xin 5 trong 1 Vắc xin 5 trong 1 là vắc xin phối hợp có khả năng phòng ngừa 5 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hiện nay, tại thị trường Việt Nam đang có 4 loại vắc xin được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, dịch vụ. Bao gồm: **Vắc xin Pentaxim:** Được sản xuất tại Pháp và Canada bởi Công ty dược phẩm Sanofi Pasteur. Loại vắc xin này được sử dụng để phòng ngừa 5 căn bệnh bao gồm Ho gà, Uốn ván, Bạch hầu, Bại liệt và bệnh do [vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) gây ra. Do vậy, trẻ cần tiêm bổ sung vắc xin viêm gan B khi tiêm vắc xin Pentaxim. **Vắc xin ComBe Five:** Được sản xuất tại Ấn Độ bởi Công ty Biological. **Vắc xin SII:** Do Viện huyết thanh Ấn Độ sản xuất. **Vắc xin Quinvaxem:** Được sản xuất tại Hàn Quốc bởi Công ty Berna Biotech Korea Corp. Cả 4 loại vắc xin này được sử dụng để phòng ngừa 5 căn bệnh bao gồm Uốn ván, Ho gà, Bạch hầu, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Khi tiêm cho trẻ các vắc xin 5 trong 1 này, cha mẹ cần cho trẻ uống/tiêm vắc xin phòng ngừa bại liệt. ### Vắc xin 6 trong 1 So với vắc xin 5 trong 1, vắc xin 6 trong 1 có khả năng giúp phòng ngừa các đủ 6 căn bệnh nguy hiểm trong cùng 1 mũi tiêm bao gồm Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Hiện tại, có hai loại vắc xin 6 trong 1 đang được lưu hành trên thị trường Việt Nam là: * Vắc xin Infanrix Hexa của Bỉ; * Vắc xin Hexaxim của Pháp. Nên lựa chọn vắc xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 để tiêm phòng cho trẻ? ------------------------------------------------------------------- Mục tiêu của việc tiêm phòng vắc xin là để ngừa những căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Khi sử dụng vắc xin 6 trong 1, trẻ có thể được chủng ngừa đồng thời 6 loại bệnh chỉ trong một mũi tiêm, không cần phải tiêm thêm bổ sung các loại vắc xin khác. ![Đang tiêm vắc-xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_2_4245483ca5.png) *Việc tiêm vắc xin 6 trong 1 sẽ giúp phòng ngừa đủ 6 loại bệnh trong một mũi tiêm* Tuy nhiên, với vắc xin 5 trong 1 thì trẻ vẫn cần phải bổ sung thêm một loại vắc xin khác tùy vào loại vắc xin được chủng ngừa. Cụ thể, với vắc xin Pentaxim thì bố mẹ cần tiêm bổ sung thêm mũi [vắc xin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-thong-tin-can-biet-ve-viec-tiem-phong-viem-gan-b.html) cho trẻ. Còn với vắc xin ComBe Five, SII, Quinvaxem thì trẻ cần phải uống/tiêm thêm vắc xin bại liệt. Việc tiêm chủng vắc xin kết hợp nhiều loại bệnh khác nhau trong cùng một mũi không chỉ giúp trẻ giảm số lần tiêm, mà còn giúp các phụ huynh giảm bớt tần suất đưa con đi tiêm chủng. Đang tiêm vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? ---------------------------------------------------------------- Để đảm bảo tối ưu hiệu lực của vắc xin, chỉ nên tiêm cùng 1 chủng loại. Nhưng trong những trường hợp bất khả kháng, chẳng hạn như hết, hay khan hiếm vắc xin cùng loại hoặc không rõ thông tin về mũi tiêm trước đó thì vẫn có thể tiêm loại vắc xin hiện có với cùng thành phần tương đương với mũi vắc xin tiêm trước đó. Theo lịch tiêm chủng của Bộ y tế, trẻ dưới 1 tuổi cần được uống/tiêm vắc xin phối hợp để phòng ngừa đồng thời các bệnh gồm Ho gà, Uốn ván, Bạch hầu, Bại liệt, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib vào thời điểm 2, 3 và 4 tháng tuổi. Để đảm bảo mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt nhất, trẻ cần được thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Vậy đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? Trong trường hợp đã tiêm vắc xin 5 trong 1 nhưng muốn chuyển sang tiêm 6 trong 1 do hết, khan hiếm vắc xin, lo ngại về các phản ứng sau tiêm,..., ba mẹ vẫn muốn con được tiêm chủng đảm bảo đủ liều và đúng lịch thì có thể đến tất cả các trung tâm tiêm chủng để được tham vấn ý kiến bác sĩ nhằm giúp bé được tiếp cận đầy đủ và đúng lịch tiêm chủng vắc xin. Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, phụ huynh nên mang theo tất cả các giấy tờ liên quan đến hồ sơ sức khỏe của bé cũng như toàn bộ cuốn sổ tiêm cá nhân hoặc phiếu tiêm chủng để giúp bác sĩ nắm được thông tin về loại vắc xin mà trẻ đã được tiêm trước đó. Đồng thời, đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp nhất đối với trẻ. ![Đang tiêm vắc-xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_4_2c4df6abd7.jpg) *Trẻ đang tiêm vắc xin 5 trong 1 vẫn có thể chuyển sang 6 trong 1 trong một số trường hợp* Trường hợp nếu uống hoặc tiêm dư một loại vắc xin nào đó cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thậm chí, điều này còn giúp làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Do vậy, các phụ huynh không cần quá lo lắng về việc phải chuyển đổi mũi tiêm hay tiêm dư vắc xin. Điều quan trọng là phụ huynh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra chỉ định về chủng loại và số lượng mũi tiêm phù hợp với độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ. Hiện tại, tất cả các [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng với đa dạng các loại vắc xin phòng ngừa bệnh cho cả trẻ em và người lớn. Trong đó bao gồm cả các loại vắc xin phòng ngừa Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại liệt và Hib với giá thành hợp lý. Khi lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm bởi: * Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về chuyên môn, đảm bảo mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. * Người đến tiêm chủng sẽ được khám sàng lọc đầy đủ, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe để tư vấn loại vắc xin cũng như lịch tiêm chủng phù hợp để đảm bảo hiệu quả và an toàn. * 100% đều được các nhân viên y tế theo dõi và đánh giá lại tình trạng sức khỏe sau tiêm 30 phút trước khi ra về. * Tất cả các loại vắc xin tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đều được nhập khẩu chính hãng và được bảo quản tại hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP. Điều này sẽ giúp đảm bảo chất lượng vắc xin tốt nhất trước khi đến tay khách hàng. * Phòng tiêm chủng sạch sẽ, thoáng mát và có khu vui chơi dành riêng để trẻ vui chơi, tạo tâm lý thoải mái trước và sau tiêm chủng. ![Đang tiêm vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không?6](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_46fca99740.jpg) *Long Châu sở hữu đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm* Để được tư vấn về dịch vụ hoặc đặt lịch tiêm chủng, Quý khách hàng có thể liên hệ đến hotline 18006928 hoặc đặt lịch trực tiếp. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc tìm được lời giải đáp cho thắc mắc “[Đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dang-tiem-vac-xin-5-trong-1-chuyen-sang-6-trong-1-co-duoc-khong.html)” nhé. Hy vọng sẽ giúp bố mẹ cảm thấy an tâm và chủ động hơn trong việc tiêm chủng cho trẻ.
Đang tiêm vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không?
03/01/2024
Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi có ý định tiêm vắc xin phòng ngừa những căn bệnh này. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá lời giải đáp trong bài chia sẻ sau đây.
[ "bệnh quai bị", "Triệu chứng quai bị", "bệnh truyền nhiễm", "Vacxin" ]
[Sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html), quai bị, rubella là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do vậy việc tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh và ngăn chặn các biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, có không ít người thắc mắc không biết nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Để tìm hiểu thêm về vắc xin MMR phòng sởi, quai bị, rubella, hãy tham khảo bài viết sau đây nhé! Tìm hiểu tổng quan về hai loại vắc xin sởi, quai bị, rubella ------------------------------------------------------------ Trước khi giải đáp nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ, cần tìm hiểu về hai loại vắc xin này: ### Vắc xin MMR (Ấn Độ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella Vắc xin MMR là loại vắc xin sống giảm độc lực. Sản phẩm được điều chế dưới dạng viên đông khô màu trắng ánh vàng và có kèm theo nước hồi chỉnh. Loại vắc xin này đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới khi kiểm tra bằng các phương pháp theo hướng dẫn trong Tạp chí W.H.O TRS 840 (1994). ![Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_soi_quai_bi_rubella_cua_my_hay_an_do_3_9e3a393888.jpg) *Vắc xin MMR của Ấn Độ* **Chỉ định:** Đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng sởi - quai bị - rubella hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng. Khi tiếp xúc với người bị bệnh, cần tiêm vắc xin trong khoảng 72 giờ sau khi phơi nhiễm để cho hiệu quả tốt nhất. **Đường tiêm:** Tiêm dưới da ở mặt trước bên đùi (đối với trẻ nhỏ) và có thể tiêm dưới da vùng bắp tay đổi với trẻ lớn hơn hoặc người lớn. **Liều dùng:** Một liều đơn 0,5ml duy nhất. **Lịch tiêm:** * Trẻ trên 12 tháng tuổi: Tiêm đủ 2 liều 0,5 ml và mỗi liều cách nhau 4 năm. * Người lớn: Tiêm 1 liều 0,5ml. **Tác dụng phụ:** Trong vòng 24 giờ sau tiêm, người được tiêm có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau nhức ở vùng tiêm, sốt nhẹ, phát ban đỏ dạng sởi,... Hầu hết các trường hợp này đều tự khỏi sau khoảng 2 - 3 ngày mà không cần can thiệp y tế. **Chống chỉ định:** * Người đã tiêm MMR theo lịch tiêm chủng được khuyến cáo; * Người đã có kháng thể IgG đối với sởi, quai bị và rubella; * Người đã có tiền sử mắc bệnh sởi, quai bị và rubella trước đó; * Người có miễn dịch suy giảm hoặc có số lượng tiểu cầu thấp; * Người dị ứng nặng với lòng đỏ trứng gà; * Người đang sử dụng corticosteroids liều cao hoặc immunoglobulins trong thời gian gần đây; * Người bị chứng rối loạn về máu, bệnh bạch cầu, u hạch bạch huyết hoặc có [khối u ác tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khoi-u-ac-tinh-la-gi-khoi-u-ac-tinh-co-chua-khoi-duoc-khong-64642.html) ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ bạch huyết. ### Vắc xin MMR II (Mỹ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella Vắc xin MMR-II phối hợp của Mỹ là loại vắc xin sống đã được giảm động lực, nhằm tạo miễn dịch chủ động chống lại virus gây sởi, quai bị và rubella. Thuốc hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản xuất kháng thể để ngăn chặn sự lây lan của ba loại bệnh này. ![Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_soi_quai_bi_rubella_cua_my_hay_an_do_4_58c6be1158.jpg) *Vắc xin MMR-II phối hợp của Mỹ* **Chỉ định:** Vắc xin MMR-II (Mỹ) được chỉ định để tạo miễn dịch phòng ngừa đồng thời 3 loại bệnh sởi, [quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html) và rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. **Đường tiêm:** Tiêm dưới da và tránh tiêm vào tĩnh mạch. **Lịch tiêm:** *Với trẻ từ 12 tháng đến 7 tuổi*: * Mũi 1: Tiêm mũi đầu tiên trong khoảng từ 12 - 15 tháng tuổi hoặc muộn hơn để tránh tương tác với kháng thể từ mẹ. * Mũi 2: Tiêm khi trẻ đủ từ 4 - 6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra. Mũi tiêm 2 cần đảm bảo cách mũi tiêm 1 ít nhất 1 tháng. *Với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:* * Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên. * Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. Đối với phụ nữ, cần hoàn tất việc tiêm phòng vắc xin sởi, quai bị và rubella ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. **Tác dụng không mong muốn:** Sau khi tiêm, cơ thể sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ như cảm giác bỏng rát hoặc đau nhói ở vùng tiêm, sốt nhẹ (từ 38 độ C trở lên), phát ban đỏ trên da, đau họng, buồn nôn, tiêu chảy, khó chịu, nổi mề đay, đau khớp hoặc co thắt khí phế quản ở người có tiền sử dị ứng,... **Chống chỉ định:** * Người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, bao gồm cả gelatin và neomycin. * Phụ nữ mang thai, hoặc đang kế hoạch mang thai nên tránh ít nhất 3 tháng sau khi hoàn thành đủ các mũi tiêm. * Người đang bị sốt hoặc viêm đường hô hấp. * Người đang bị bệnh lao mà chưa được điều trị hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch. * Người bị rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu, u hạch bạch huyết hoặc người đang bị u tủy xương. * Người đang bị suy giảm hệ miễn dịch. Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ? -------------------------------------------------------- Quyết định nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể khác nhau tình trạng sức khỏe, lịch sử tiêm chủng,... Vì vậy, việc tiêm chủng cần được đưa ra dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Dưới đây là một số điểm để bạn cân nhắc lựa chọn loại vắc xin phù hợp như: * **Chất lượng và độ an toàn:** Vắc xin MMR của Mỹ và Ấn Độ đều đã được kiểm định và thử nghiệm đầy đủ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Cả hai loại vắc xin này đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. * **Tình trạng sức khỏe cá nhân:** Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như dị ứng với thành phần trong vắc xin hoặc các vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ có thể dựa trên đó để gợi ý loại vắc xin nào là phù hợp nhất cho bạn. * **Chi phí tiêm vắc xin:** Bạn có thể cân nhắc dựa trên khả năng tài chính của mình để đưa ra quyết định lựa chọn loại vắc xin phù hợp nhất. * **Lịch tiêm chủng tại địa phương:** Lịch tiêm chủng và các khuyến cáo về việc tiêm vắc xin có thể thay đổi tùy theo mỗi khu vực. Vì vậy, bạn nên kiểm tra với các cơ sở y tế tại địa phương để đảm bảo tuân thủ đúng lịch. * **Tư vấn của bác sĩ:** Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe và yêu cầu cá nhân của người tiêm chủng để đưa ra chỉ định phù hợp. ![Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_soi_quai_bi_rubella_cua_my_hay_an_do_1_02a4d9ff8d.jpg) *Việc nên tiêm vắc xin MMR của Mỹ hay Ấn Độ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau* Những lưu ý khi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella ------------------------------------------------------------- Mặc dù vắc xin chống sởi, quai bị, [rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html) mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh cao nhưng vẫn cần được theo dõi cẩn thận để đảm bảo an toàn sức khỏe. Bởi ngoài một số tác dụng phụ thường gặp thì cần chú ý đến một số điểm sau: * Cần ở lại bệnh viện theo dõi các phản ứng ít nhất 30 phút sau khi tiêm vắc xin để giúp ngăn chặn và xử trí kịp thời tình trạng sốc phản vệ, đặc biệt là ở trẻ em. * Khi về nhà, cần tiếp tục theo dõi liên tục trong khoảng khoảng 24 - 48 giờ. Chú ý đến tâm trạng của trẻ, nhiệt độ cơ thể, tình trạng các vết đỏ, nhịp thở và nhu cầu ăn uống. * Việc tiêm vắc xin MMR-II cần được thực hiện trước hoặc sau một tháng trước khi dùng các loại vắc xin sống khác. Ngoài ra, cần tránh sử dụng đồng thời với vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván và vắc xin bại liệt OPV. * Không nên tiêm chủng ít nhất 3 tháng sau khi sử dụng immunoglobulin hoặc thực hiện truyền máu và huyết tương, để tránh làm giảm đáp ứng miễn dịch. * Không nên chạm trực tiếp vào vùng tiêm và tuyệt đối không sử dụng lá thuốc, khăn chườm nóng hoặc lạnh để tránh nhiễm trùng vùng tiêm. * Trong trường hợp bị sốt sau khi tiêm vắc xin phòng sởi - quai bị - rubella, có thể dùng thuốc hạ sốt và cần uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát. ![Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_soi_quai_bi_rubella_cua_my_hay_an_do_2_4f0a368a74.jpg) *Cần theo dõi cẩn thận sau khi tiêm vắc xin MMR để đảm bảo an toàn sức khỏe* Địa chỉ tiêm vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella uy tín, an toàn ---------------------------------------------------------------- Để đảm bảo an toàn bảo vệ cho sức khỏe, cần lựa chọn đơn vị tiêm chủng đạt chuẩn và uy tín. [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin MMR ngừa sởi, quai bị và rubella chất lượng cao, được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ và Ấn Độ với giá cả tốt nhất, chỉ từ 327.000 đồng (giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm). Khách hàng lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có thể yên tâm, bởi: * Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về chuyên môn, đảm bảo mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. * Người đến tiêm chủng sẽ được khám sàng lọc đầy đủ, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe để tư vấn loại vắc xin cũng như phác đồ tiêm chủng phù hợp để đảm bảo hiệu quả và an toàn. * 100% khách hàng sau khi thực hiện tiêm chủng đều được theo dõi trong vòng 30 phút và được đánh giá lại tình trạng sức khỏe trước khi ra về. * Tất cả các loại vắc xin tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được nhập khẩu trực tiếp và được lưu trữ trong hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP. Điều này sẽ giúp giữ cho vắc xin luôn đạt chất lượng tốt nhất trước khi đến tay khách hàng. Như vậy qua bài viết trên đây, bạn đọc đã phần nào lý giải được cho câu hỏi [nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-vac-xin-soi-quai-bi-rubella-cua-my-hay-an-do.html). Việc tiêm vắc xin phòng 2 căn bệnh này rất quan trọng. Do đó, cần có sự tư vấn của bác sĩ để chọn được loại vắc xin phù hợp và thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch nhé!
Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ?
13/03/2024
Phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế đang được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc. Để phòng ngừa nguy cơ tiến triển bệnh dại thì việc tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu duy nhất. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin về phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế.
[ "Tiêm phòng dại", "Vacxin", "Tiêm vắc xin" ]
Bệnh dại là bệnh lây truyền vi rút dại từ động vật qua người bằng các tổn thương da, niêm mạc. Phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế được ban hành năm 2014, hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh dại trên người. Hiện nay tiêm phòng dại là cách hiệu quả để phòng chống bệnh dại trên người và cả động vật. Bệnh dại là gì? --------------- [Bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) gây ra bởi vi rút thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssa virus. Vi rút dại có vật liệu di truyền là RNA. Khi nhiễm vi rút dại từ động vật, vi rút sẽ tấn công hệ thần kinh của người gây ra các biểu hiện như: Sợ nước, sợ gió, co giật, bại liệt, hôn mê và cuối cùng dẫn đến tử vong. ![Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_co_biet_phac_do_tiem_phong_dai_cua_bo_y_te_2_81b3088ec9.jpg) *Bệnh dại gây ra bởi sự lây truyền vi rút dại từ động vật sang người* Vi rút dại có ở các loài vật máu nóng như: Chó sói, chó rừng, chồn, mèo, cáo,... Người ta còn tìm thấy vi rút dại có trong dơi ở Châu Mỹ. Ở Việt Nam nguồn lây truyền vi rút dại chủ yếu là từ chó. Khả năng vi rút truyền từ người sang người là vô cùng thấp. Ở động vật có 2 thể dại là thể điên cuồng và thể dại câm. Ở thể điên cuồng, con vật bị kích thích mạnh, cắn hoặc tấn công bất kỳ người nào nó gặp. Ngược lại ở thể dại câm, con vật không bị kích động mà bị liệt thân dưới hoặc toàn thân, chảy nước dãi và hay gầm gừ. Cho dù ở thể nào thì con vật cũng sẽ tới giai đoạn bại liệt và tử vong trong vòng 10 ngày khi có triệu chứng dại xuất hiện. Trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam, bệnh dại thuộc [bệnh truyền nhiễm nhóm B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-danh-muc-cac-loai-benh-truyen-nhiem-nhom-b-63506.html). Theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, do tính nguy hiểm nghiêm trọng của bệnh dại, nên người bệnh phải được giám sát và điều trị dự phòng khẩn cấp mà không cần chờ chẩn đoán xác định bệnh dại ở động vật bằng xét nghiệm. Vắc xin dại là gì? ------------------ [Vắc xin dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-dai-khong-tac-dung-phu-khi-tiem-vac-xin-dai.html) hiện nay ở Việt Nam là các chế phẩm từ vi rút dại bất hoạt. Khi tiêm vắc xin vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt sinh ra các kháng thể chống lại vi rút dại. Ngoài ra còn có huyết thanh kháng dại có chứa sẵn các kháng thể. Nhiệm vụ của huyết thanh là trung hòa các độc tố của vi rút dại, giữ an toàn cho cơ thể trong khi chờ hệ miễn dịch được kích hoạt tạo ra kháng thể. ![Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_co_biet_phac_do_tiem_phong_dai_cua_bo_y_te_3_12f03b8e2b.jpg) *Ở động vật có 2 thể dại là thể điên cuồng và thể dại câm* Do đó tùy theo mức độ của các tổn thương mà bác sĩ sẽ quyết định có sử dụng huyết thanh hay không. Tuy nhiên theo phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế thì vắc xin dại là bắt buộc phải sử dụng ngay trong vòng 24 giờ sau khi bị động vật cào, cắn,... Phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế ---------------------------------- Phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế đã được ban hành, phổ biến rộng rãi ở các cơ sở khám chữa bệnh là quyết định số: 1622/QĐ-BYT ngày 08/05/2014. Theo đó quyết định này ban hành kèm theo hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người. Theo phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế thì liều lượng cũng như lịch tiêm vắc xin sẽ theo hướng dẫn của từng nhà sản xuất vắc xin. Hiện nay đã có nhiều hãng vắc xin được cục quản lý dược phê duyệt, cấp phép lưu hành như: [Vắc xin phòng dại Verorab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-verorab.html), vắc xin Abhayrab,... Phơi nhiễm là tình trạng người bị động vật dại hoặc nghi dại cắn, cào; bị dính nước bọt vào mắt, mũi, miệng; da bị trầy xước hoặc tiếp xúc với vi rút dại trong phòng thí nghiệm. ![Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_co_biet_phac_do_tiem_phong_dai_cua_bo_y_te_4_bd6517fffe.jpg) *Phơi nhiễm vi rút dại là trường hợp tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết của động vật mắc bệnh dại hoặc nghi dại* ### Trước khi phơi nhiễm Những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại là các cán bộ thú y, người giết mổ chó mèo, người ở vùng đang có bệnh dại, người làm việc trong phòng thí nghiệm với vi rút dại. Do vậy, cần thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho những người có nguy cơ cao này. Việc tiêm vắc xin phòng dại cũng cần phải nhắc lại định kỳ với những người có nguy cơ cao. Tuy nhiên nên làm xét nghiệm chẩn độ kháng thể trước khi tiêm. Mức nồng độ kháng thể để tiêm nhắc lại là dưới 0,5UI/ml. ### Sau khi phơi nhiễm Sau khi bị cắn hoặc cào thì việc vệ sinh các vết thương rất quan trọng. Sử dụng nước và xà phòng các loại hoặc nước sạch để rửa kỹ tất cả các vết thương trong 15 phút. Sau đó tiến hành sát khuẩn bằng cồn 450 - 700 hoặc [povidine](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/povidine-8ml-2558.html). Lưu ý là không nên làm trầm trọng thêm vết thương, không làm tổn thương lan rộng hơn và không khâu vết thương lại. Các phân độ vết thương mà Bộ Y tế quy định như sau: * Mức độ 1: Sờ, cho động vật liếm trên da lành. * Mức độ 2: Trên da có vết xước, vết cào; động vật liếm trên da tổn thương hoặc niêm mạc. * Mức độ 3: Vết cắn hoặc cào chảy máu xa vùng thần kinh trung ương. Nhiều vết cắn hoặc cào sâu ở vùng gần thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu chi, vùng sinh dục. Các mức độ này sẽ được xử lý như sau: * Mức độ 1: Không cần can thiệp điều trị. * Mức độ 2: Tiêm phòng dại ngay lập tức bất kể mọi trường hợp. Tuy nhiên nếu con vật hoàn toàn bình thường trong 10 ngày thì ngưng tiêm sau ngày thứ 10. Nếu con vật có bất kì triệu chứng dại xuất hiện hoặc không thể theo dõi tình trạng thì người bệnh cần tiêm cho đủ liều. Với những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch thì cần tiêm [huyết thanh kháng dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-thanh-khang-dai-la-gi-su-dung-nhu-the-nao.html). * Mức độ 3: Với vết cắn xa vùng thần kinh trung ương thì xử lý như mức độ 2. Tuy nhiên cần xử lý với huyết thanh kháng dại nếu con vật đã có biểu hiện dại hoặc không thể theo dõi tình trạng. Với vết cắn ở gần thần kinh trung ương hoặc nghiêm trọng thì cần tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại ngay lập tức. Các vết thương gây ra bởi gia súc, động vật gặm nhấm thì không cần tiêm huyết thanh kháng dại, xem xét tiêm vắc xin dại khi cần thiết. ![Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_co_biet_phac_do_tiem_phong_dai_cua_bo_y_te_5_4ffd4a7c69.jpg) *Áp dụng phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế với người có hướng dẫn chi tiết về các biện pháp phòng dại* Với huyết thanh kháng dại chỉ tiêm 1 lần duy nhất ngay sau bị phơi nhiễm. Không dùng huyết thanh kháng dại sau 7 ngày từ mũi vắc xin dại đầu tiên. Ngoài ra, huyết thanh kháng dại có thể dùng để xử lý các vết thương lớn hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Khi đó nên pha loãng huyết thanh kháng dại với nước muối 2 - 3 lần để tiêm toàn bộ vết thương, đảm bảo tất cả đều được tiếp xúc với huyết thanh mức tối đa. Các vết thương ở đầu ngón tay cũng phải được đảm bảo thấm đẫm huyết thanh kháng dại đầy đủ. Đối với người đã tiêm vắc xin phòng dại thì không cần tiêm huyết thanh kháng dại. Tiêm lại đầy đủ các mũi tiêm trong các trường hợp sau: * Đã tiêm vắc xin tế bào chưa đủ 3 mũi. * Đã tiêm đủ liều vắc xin dại sản xuất trên mô não. Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được [phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ban-co-biet-phac-do-tiem-phong-dai-cua-bo-y-te.html). Bạn cần chủ động phòng tránh bằng cách tiêm phòng dại cho thú cưng và bản thân mình. Hi vọng bạn có được nhiều kiến thức hữu ích.
Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế?
04/03/2024
Tiêm phòng IPV cho trẻ em, một trong những câu hỏi phổ biến mà các phụ huynh thường đặt ra là liệu mũi tiêm IPV có gây ra sốt hay không và nếu có, thời gian sốt kéo dài bao lâu sau khi tiêm. Điều này làm cho nhiều người lo lắng và muốn hiểu rõ hơn về phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin bại liệt. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để giải đáp được câu hỏi mũi tiêm IPV có sốt không?
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "bạch cầu", "ho gà" ]
Vắc xin IPV là loại vắc xin [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) đầu tiên được phát triển bởi nhà nghiên cứu Albert Salk và nó được tạo ra dưới dạng vắc xin bất hoạt. Quá trình tiêm phòng vắc xin cho trẻ em, một câu hỏi phổ biến mà các bậc phụ huynh thường quan tâm là mũi tiêm IPV có sốt không và nếu có thì thời gian sốt kéo dài bao lâu sau khi tiêm. Vắc xin IPV là gì? ------------------ [Vắc xin IPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-ipv-danh-cho-doi-tuong-nao.html) là kết quả của nghiên cứu và phát triển của nhà virus học và nhà nghiên cứu y khoa Jonas Edward Salk, là loại vắc xin duy nhất có khả năng ngăn ngừa bệnh bại liệt. Được sản xuất từ các chủng virus bại liệt hoang dã, vắc xin này được bất hoạt bằng dung dịch formalin, khi tiêm vào cơ thể, vắc xin kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chống lại bệnh bại liệt. ![Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Mui_tiem_ipv_co_sot_khong_tre_em_sot_bao_nhieu_ngay_sau_khi_tiem_1_40fb77cc59.jpg) *Vắc xin IPV là vắc xin ngăn ngừa bệnh bại liệt* Tính đến năm 2018, vắc xin IPV đã trở thành một phần quan trọng của chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) cho trẻ em dưới 5 tháng tuổi tại Việt Nam. Nó có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại vắc xin khác như vắc xin bạch hầu, uốn ván, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), viêm gan B và cúm haemophilus. Nhờ sự xuất hiện của vắc xin bất hoạt IPV và vắc xin sống giảm độc lực OPV, bệnh bại liệt trên toàn cầu đã được kiểm soát đáng kể, với tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong giảm đáng kể. Mặc dù Việt Nam đã đạt được thành công trong việc kiểm soát bệnh bại liệt trong 23 năm qua và được WHO công nhận, công tác phòng bệnh vẫn được thực hiện cẩn thận để đảm bảo tỷ lệ tiêm vắc xin bại liệt cao. Bên cạnh việc triển khai tiêm vắc xin IPV cho trẻ dưới 5 tháng tuổi, phụ huynh cũng nên đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng cho các bệnh truyền nhiễm khác như [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), uốn ván, ho gà và viêm gan B để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Với tác dụng phòng ngừa bệnh bại liệt như vậy, vắc xin IPV còn gây các tác dụng phụ đến sức khoẻ người bệnh đặc biệt là tình trạng sốt. Liệu rằng mũi tiêm IPV có sốt không và sốt trong bao lâu? Mũi tiêm IPV có sốt không? -------------------------- Mũi tiêm IPV có sốt không đang là vấn đề quan tâm của nhiều cha mẹ đối với con. Theo các chuyên gia cho biết rằng các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin này thường là nhẹ nhàng và tạm thời. ![Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Mui_tiem_ipv_co_sot_khong_tre_em_sot_bao_nhieu_ngay_sau_khi_tiem_2_eaeb402f98.jpg) *Mũi tiêm IPV có sốt không?* Tiêm vắc xin IPV có thể gây ra các triệu chứng như sốt nhẹ, đau nhức, mệt mỏi và mẩn đỏ tại vị trí tiêm trong vài ngày sau. Tuy nhiên, sốt thường là một trong những tác dụng phụ thông thường nhất và bố mẹ không cần quá lo lắng vì trẻ thường sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm sốt nào cho trẻ, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể. Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm? --------------------------------------- Mũi tiêm IPV có [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) không đã được giải đáp, nhưng sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm? Tiêm vắc xin IPV cho trẻ em được đánh giá là an toàn, với tỷ lệ các tác dụng phụ thấp. Trong các tác dụng phụ thông thường có thể xảy ra trong vòng 24 - 48 giờ đầu sau tiêm bao gồm đau nhẹ, sưng nhẹ ở vị trí tiêm, sốt nhẹ và thường sẽ tự giảm sau 2 - 10 ngày. Theo các chuyên gia, những phản ứng này là phổ biến khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang phản ứng với vắc xin một cách hiệu quả. Do đó, trả lời câu hỏi về việc liệu mũi tiêm IPV có sốt không, có thể nói rằng tiêm vắc xin bại liệt IPV có thể gây ra sốt nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ này thấp và sốt nhẹ thường tự giảm sau vài ngày. ![Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Mui_tiem_ipv_co_sot_khong_tre_em_sot_bao_nhieu_ngay_sau_khi_tiem_3_425cd79d02.jpg) *Tình trạng sốt ở trẻ kéo dài 2 đến 10 ngày sau tiêm* Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em thường có sốt nhẹ kéo dài từ 2 đến 10 ngày sau khi tiêm mũi IPV và hầu hết các trường hợp đều phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ em sau khi tiêm mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào xuất hiện và các trường hợp tác dụng phụ nghiêm trọng là rất hiếm. Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm bị sốt ------------------------------------- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hầu hết các loại vắc xin được sử dụng để tiêm phòng đều được coi là an toàn. Các trường hợp phản ứng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe là rất hiếm. Tuy nhiên, để ngăn ngừa các phản ứng sốt sau khi tiêm cho trẻ, bố mẹ cần tuân thủ các quy định sau: * Theo dõi tình trạng: Sau khi tiêm vắc xin bại liệt IPV, trẻ nên ở lại khu vực theo dõi ít nhất 30 phút để nhân viên y tế có thể theo dõi sức khỏe của trẻ và xử lý kịp thời các phản ứng bất thường có thể xảy ra. * Biểu hiện sau tiêm: Bố mẹ cần quan sát trẻ tại nhà ít nhất trong vòng 24 - 48 giờ sau khi tiêm vắc xin. Các dấu hiệu cần chú ý bao gồm tình trạng tinh thần của trẻ, sinh hoạt hàng ngày, nhiệt độ cơ thể, phát ban trên da, sưng đỏ ở vị trí tiêm, khó thở và các dấu hiệu khác. Nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện nào không bình thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời. * Xử trí kịp thời: Trong thời gian 24 - 48 giờ sau khi tiêm, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của các biến chứng nặng như sốc phản vệ, sốc dạng phản vệ, co giật do sốt cao, khó thở hoặc ngưng thở, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chăm sóc và điều trị. ![Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Mui_tiem_ipv_co_sot_khong_tre_em_sot_bao_nhieu_ngay_sau_khi_tiem_4_1199718ef0.jpg) *Quan sát các dấu hiệu của trẻ sau tiêm trong 24 - 48 giờ* Không giống như vắc xin bại liệt sống giảm động lực OPV, vắc xin bại liệt IPV là loại vắc xin bất hoạt, có nghĩa là virus Polio đã bị tiêu diệt và không còn khả năng lây nhiễm và gây bệnh, do đó có độ an toàn cao. Tuy nhiên, giống như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng bệnh bại liệt IPV có thể gây ra một số tác dụng phụ như sốt nhẹ, sưng, đau, quấy khóc, mệt mỏi, nhức đầu, nôn mửa và các triệu chứng này thường kéo dài từ 2 đến 10 ngày. Hầu hết các trường hợp đều hồi phục hoàn toàn và chưa có trường hợp nào gặp tai biến nghiêm trọng sau khi tiêm IPV. Vì vậy, câu hỏi liệu [mũi tiêm IPV có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mui-tiem-ipv-co-sot-khong-tre-em-sot-bao-nhieu-ngay-sau-khi-tiem.html) đã được giải đáp. Tiêm vắc xin IPV theo đúng liều lượng và lịch trình là cơ hội quan trọng nhất để bảo vệ trẻ em trên toàn cầu không chỉ khỏi căn bệnh nguy hiểm như bại liệt mà còn giúp phát triển toàn diện về thể chất và trí óc. Do đó, bố mẹ cần tự giác bảo vệ sức khỏe của con bằng cách tuân thủ đúng lịch tiêm phòng cho từng độ tuổi của trẻ.
Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm?
03/03/2024
Tiêm vắc xin phòng bại liệt là cách tốt nhất để chủ động phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số ít trẻ sau khi tiêm vắc xin gặp phải một số triệu chứng phụ. Vậy những triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải là gì?
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "bại liệt" ]
Sau khi tiêm vắc xin, tuỳ vào tình trạng sức khỏe mà trẻ có thể gặp phải các triệu chứng phụ với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trước khi tìm hiểu các [triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/trieu-chung-sau-tiem-vac-xin-bai-liet-nhung-trieu-chung-nao-nguy-hiem-ba-me-can-luu-y-sau-khi-tiem.html), hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một số thông tin cơ bản về loại vắc xin này bạn nhé. Tổng quan về vắc xin phòng bại liệt ----------------------------------- Một trong những phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh bại liệt cũng như các biến chứng nguy hiểm gây ra bởi căn bệnh này đó là tiêm phòng vắc xin bại liệt. Giống như các loại vắc xin phòng bệnh khác, vắc xin bại liệt có chứa một lượng nhỏ [virus bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-bai-liet-va-nhung-thong-tin-can-biet-ve-benh-sot-bai-liet.html) đã bị làm suy yếu hoặc đã chết. Sau khi tiêm, loại vắc xin này sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của virus bại liệt. Vắc xin bại liệt được bào chế dưới 2 dạng đó là dạng uống và dạng tiêm. Trong đó: * Vắc xin bại liệt dạng uống, viết tắt là OPV được xếp vào nhóm vắc xin giảm động lực bởi dạng vắc xin này được sản xuất từ các con virus bại liệt bị suy yếu, không còn khả năng gây bệnh. * Vắc xin bại liệt dạng tiêm thuộc nhóm vắc xin bất hoạt, được sản xuất từ các con virus bại liệt đã chết. Ngoài việc tiêm lẻ mũi vắc xin bại liệt, cha mẹ có thể lựa chọn cho trẻ tiêm mũi kết hợp có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có bại liệt như: * [Vắc xin 6in1 Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html)/Hexaxim chứa 6 thành phần kháng nguyên khác nhau giúp phòng ngừa 6 bệnh bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm màng não mủ do Hib. * Vắc xin 5in1 Pentaxim là vắc xin phối hợp 5 trong 1 giúp phòng ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib. * Vắc xin 4in1 Tetraxim chứa 4 thành phần kháng nguyên giúp ngăn ngừa 4 bệnh ho gà, uốn ván, bạch hầu và bại liệt. ![Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải mà cha mẹ cần lưu ý 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_sau_tiem_vac_xin_bai_liet_tre_co_the_gap_phai_ma_cha_me_can_luu_y_1_a64920d5dd.jpg) *Vắc xin bại liệt có tác dụng chống lại virus Polio gây bệnh bại liệt* Tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin bại liệt đối với trẻ em ------------------------------------------------------------------ Các chuyên gia cho biết: Chủ động tiêm phòng vắc xin bại liệt là cách phòng bệnh bại liệt đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất.Khi tiêm vắc xin phòng bại liệt, vắc xin sẽ đi vào cơ thể kích thích các kháng thể tự nhiên đối với virus Polio - [virus gây bệnh bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-bai-liet-va-nhung-thong-tin-can-biet-ve-benh-sot-bai-liet.html). Nhờ vậy mà trẻ sẽ có kháng thể trong cơ thể và các kháng thể này giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh bại liệt. Việc tiêm chủng đầy đủ các liều vắc xin bại liệt theo đúng khuyến nghị không chỉ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh mà còn hạn chế sự lây lan của virus bại liệt trong cộng đồng. Các thống kê kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt đã tạo ra miễn dịch trên 95% số người được tiêm. Có thể thấy rằng, sự ra đời của vắc xin bại liệt không chỉ giúp kiểm soát và giảm tỷ lệ mắc bệnh mà còn giúp bé được bảo vệ toàn diện và phát triển khỏe mạnh từ đó mang lại sự an tâm cho cha mẹ. ![Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải mà cha mẹ cần lưu ý 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_sau_tiem_vac_xin_bai_liet_tre_co_the_gap_phai_ma_cha_me_can_luu_y_2_90ac216d3e.jpg) *Cha mẹ cần cho trẻ tiêm vắc xin phòng bại liệt theo đúng khuyến nghị của Bộ Y tế* Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt ------------------------------------- Cũng giống như các loại vắc xin phòng bệnh khác, sau tiêm vắc xin bại liệt, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng phụ. Việc sau tiêm trẻ có gặp phải các phản ứng phụ không còn phụ thuộc vào từng trường hợp và phản ứng cơ thể của trẻ đối với [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html). Do đó các chuyên gia y tế khuyến cáo sau khi trẻ tiêm vắc xin cha mẹ nên theo dõi trẻ tại nhà tối thiểu từ 24 đến 48 giờ đầu. Vậy những triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải là gì? ### Các triệu chứng trẻ thường gặp sau khi tiêm bại liệt Một số triệu chứng thường gặp sau tiêm vắc xin bại liệt có thể kể đến như: * Sốt nhẹ: Đây là triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt thường gặp nhất. Trẻ có thể bị sốt nhẹ trong quá trình đáp ứng miễn dịch từ vắc xin. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tự thuyên giảm và biến mất sau vài ngày. Chính vì thế, cha mẹ không cần quá lo lắng. * Đau tay hoặc đau chân: Đây cũng là một triệu chứng khá phổ biến sau mà trẻ có thể gặp phải sau tiêm vắc xin. Triệu chứng này chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày mà không cần đến sự can thiệp điều trị đặc biệt. Cha mẹ có thể xoa bóp, massage tay chân cho bé sau tiêm để bé dễ chịu cũng như giảm cảm giác tê nhức chân tay sau tiêm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám. * Sưng hoặc đỏ tại vị trí tiêm. Ngoài ra, trẻ có thể có một số biểu hiện khác như mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, thậm chí là bỏ bú… Trên thực tế, các phản ứng phụ này thường ở mức độ nhẹ và có thể tự thuyên giảm và biến mất sau vài ngày. ![Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải mà cha mẹ cần lưu ý 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_sau_tiem_vac_xin_bai_liet_tre_co_the_gap_phai_ma_cha_me_can_luu_y_3_5f89ae3ed4.jpg) *Sốt nhẹ là triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt thường gặp nhất* ### Các triệu chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải sau tiêm Trong một số trường hợp, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của trẻ. Việc phát hiện sớm các triệu chứng nguy hiểm này sẽ giúp ngăn ngừa các rủi ro sức khỏe cho trẻ. Để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng hoặc nguy hiểm mà trẻ đang gặp phải, cha mẹ cần chú ý theo dõi toàn trạng tình thần của trẻ, đánh giá trẻ có tỉnh táo hay li bì, trẻ có quấy khóc nhiều không, tình trạng ăn ngủ, trẻ có sốt không, dấu hiệu trên da hoặc có sưng đỏ tại vị trí tiêm không, trẻ có khó thở không, có rối loạn tiêu hoá không… Dưới đây là một số triệu chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải sau tiêm phòng vắc xin bại liệt, cha mẹ có thể tham khảo: * Sưng phù tại vị trí tiêm. * Sốt cao trên 39 độ C kéo dài quá 24 giờ và không có dấu hiệu hạ sốt. * Dị ứng vắc xin, thậm chí là [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) với các biểu hiện như nổi mày đay, phát ban, phù mặt, đau nhức khớp, co giật… * Trẻ quấy khóc, vật vã, li bì, hôn mê. * Trẻ thở gấp, khó thở kèm dấu hiệu rút lõm lồng ngực, rút lõm hõm ức, môi tím tái. * Chân tay lạnh, da nổi vân tím. * Trẻ nôn trớ nhiều, bú kém, ăn kém, thậm chí là bỏ bú, bỏ ăn. Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng kể trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời (nếu cần). ![Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải mà cha mẹ cần lưu ý 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_sau_tiem_vac_xin_bai_liet_tre_co_the_gap_phai_ma_cha_me_can_luu_y_4_64c7ffab07.jpg) *Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu bất thường sau tiêm vắc xin* Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về chủ đề tiêm phòng vắc xin phòng bệnh bại liệt mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, cha mẹ sẽ hiểu hơn về loại vắc xin phòng bệnh bại liệt, tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin đồng thời nắm được các triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt để có thể chăm sóc bé tốt hơn.
Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt? Những triệu chứng nào nguy hiểm ba mẹ cần lưu ý sau khi tiêm?
12/03/2024
Việc tiêm vắc-xin Covid-19 nhằm kích thích hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và phát triển kháng thể chống lại virus. Việc phản ứng sau khi tiêm vắc-xin Covid có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Đâu là phản úng nặng sau tiêm cần chú ý?
[ "Covid-19", "Vacxin", "Thông tin sức khỏe" ]
Theo kết quả thống kê và nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 đều ở mức độ nhẹ đến trung bình và có thể cải thiện thông qua việc nghỉ ngơi, ăn uống, và sử dụng các loại thuốc giảm triệu chứng không kê đơn. Xuất hiện triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 có bình thường không? ------------------------------------------------------------------------- Trước khi tìm hiểu chích ngừa covid có triệu chứng gì? Chúng ta hãy điểm qua những thông tin về việc liệu có bình thường không khi xuất hiện [các phản ứng thường gặp sau khi tiêm vacxin covid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-phan-ung-thuong-gap-sau-khi-tiem-vacxin-covid-48426.html)? Không ít người hoang mang cho rằng các triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 là dấu hiệu không bình thường cần được theo dõi đặc biệt và kiểm tra tại bệnh viện để tránh gặp phải các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 thường là bình thường và phổ biến, chúng có thể khác nhau ở mỗi người do tình trạng sức khỏe, hệ miễn dịch cũng như loại vắc-xin được sử dụng. ![Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các phản ứng nặng sau tiêm](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_covid_co_trieu_chung_gi_cac_phan_ung_nang_sau_tiem_6cee8baaff.jpg) *Xuất hiện triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 là điều hoàn toàn bình thường* Các loại vắc-xin Covid-19 hiện được sử dụng ở Việt Nam đã trải qua quy trình kiểm định kỹ lưỡng, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong việc kích thích hệ miễn dịch nhận diện và sản xuất kháng thể chống lại virus Corona. Mặc dù được chứng minh là an toàn, nhưng vẫn có một số người tiêm vắc-xin gặp phản ứng sau tiêm. Các triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 cho thấy hệ miễn dịch đã được kích thích và thực hiện phản ứng nhận diện mục tiêu, sản xuất kháng thể tiêu diệt virus. Điều này giúp cơ thể dễ dàng tiêu diệt virus Corona khi tiếp xúc, rút ngắn thời gian bệnh tiến triển và giảm triệu chứng. Việc theo dõi các triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 rất quan trọng để phát hiện sớm các trường hợp phản ứng nghiêm trọng cần can thiệp cấp cứu. Chích ngừa Covid có triệu chứng gì? ----------------------------------- Triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 diễn ra phổ biến và thường xảy ra ở các mức độ khác nhau đối với hầu hết mọi người. Dữ liệu từ nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng, hầu hết các loại vắc-xin Covid-19 hiện nay đều có tác dụng sau khi tiêm từ nhẹ đến trung bình. Thường thì các triệu chứng này sẽ tự giảm đi sau vài ngày, tuy nhiên, người tiêm cần lưu ý nghỉ ngơi và tự theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. ![Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các phản ứng nặng sau tiêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_covid_co_trieu_chung_gi_cac_phan_ung_nang_sau_tiem_1_9f4c738b09.jpg) *Triệu chứng xuất hiện sớm sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 thường là đau tại vị trí tiêm* ### Triệu chứng xuất hiện sớm sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 Mới chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các triệu chứng phổ biến (chiếm trên 10% tổng số trường hợp) sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 bao gồm: * Triệu chứng tại vị trí tiêm: Đau, tăng cảm giác đau, đỏ, ngứa, sưng quanh vùng tiêm, cảm giác nóng người... * Triệu chứng toàn thân: [Mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html), đau đầu, buồn nôn, đau khớp hoặc đau cơ, cảm giác mệt mỏi, khó chịu, ớn lạnh hoặc nhiệt độ cơ thể không ổn định. * Triệu chứng phụ ít gặp: Sốt từ 38 độ C trở lên, các triệu chứng nặng hơn, đặc biệt có thể gây ra phản ứng nặng nếu không can thiệp kịp thời. Các triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 được ghi nhận có thể xuất hiện ngay sau tiêm trong vòng 30 phút hoặc lâu hơn. Trong trường hợp có triệu chứng nặng, xuất hiện ngay tại vị trí tiêm, người tiêm sẽ được chăm sóc và điều trị tích cực. Thông thường, các dấu hiệu này sẽ xuất hiện trong vòng 48 giờ sau tiêm và dần giảm đi. Tuy nếu triệu chứng kéo dài và trở nên nghiêm trọng, hãy đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ. ### Các triệu chứng kéo dài sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 Sau khi chích ngừa covid có triệu chứng gì? Đối với các triệu chứng kéo dài được ghi nhận bao gồm: * [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html): Sốt do tiêm vắc-xin Covid-19 thường dưới 38 độ C và thường khỏi sau 1-2 ngày, nhưng một số người có thể gặp sốt cao hơn 38 độ C và kéo dài. Những trường hợp này cần được theo dõi cẩn thận, và nếu không phản ứng với thuốc hạ sốt thông thường, cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và can thiệp. * Phản ứng tại chỗ tiêm: Đau nhức nhẹ và sưng là phản ứng tại chỗ thường gặp. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: Sưng, cứng, đỏ, đau, kéo dài hơn. * Đau khớp: Đau khớp do tiêm vắc-xin Covid-19 thường tự khỏi và không kéo dài, nhưng nếu kết hợp với bệnh lý hoặc đau khớp nghiêm trọng sẽ cần can thiệp y tế. * Hội chứng não và màng não cấp: Hội chứng này có thể gây ra các triệu chứng như: Cơn co giật, rối loạn ý thức kéo dài từ một đến vài ngày. Bệnh nhân cần được khám bác sĩ để can thiệp điều trị. ![Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các phản ứng nặng sau tiêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_covid_co_trieu_chung_gi_cac_phan_ung_nang_sau_tiem_2_91cb302fc7.jpg) *Đau khớp là một trong nhiều triệu chứng kéo dài sau khi tiêm vắc-xin Covid-19* Một số phản ứng nặng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 -------------------------------------------------------- Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng vắc-xin Covid-19 được ghi nhận thông qua Hệ thống Báo cáo Biến cố Bất lợi vắc-xin - VAERS của CDC Hoa Kỳ. Những trường hợp gặp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc-xin Covid-19 thuộc nhóm dân số không nên tiêm vắc-xin Covid-19 và có thể nhận được sự bảo vệ từ các kháng thể đơn dòng có trong thuốc Evusheld. Các phản ứng nghiêm trọng không mong muốn liên quan đến vắc-xin Covid-19 đã được ghi nhận bởi VAERS bao gồm: ### Sốc phản vệ Chích ngừa covid có triệu chứng gì? [Sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) có thể xảy ra ở bất kỳ ai sau khi tiêm vắc-xin là một phản ứng nặng nguy hiểm, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp và thường thấy ở những người có tiền sử dị ứng, dị ứng với thành phần trong vắc-xin,... Sốc phản vệ có thể là một tình trạng nghiêm trọng, phát triển nhanh chóng và gây nguy hiểm, do đó người bệnh cần được cấp cứu y tế ngay lập tức. Dưới đây là các dấu hiệu của sốc phản vệ: * Nổi mề đay, phù mạch nhanh. * Rối loạn ý thức. * Đau bụng hoặc nôn không kiểm soát. * Khó thở, tức ngực, thở rít. * Tụt huyết áp, ngất. Việc tiêm vắc-xin Covid-19 đối với những người có tiền sử dị ứng, bệnh lý cấp tính, hoặc suy giảm miễn dịch,... có nguy cơ cao gây ra sốc phản vệ. Do đó, việc tiêm chủng nên được thực hiện tại các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sốc phản vệ và xử lý nhanh chóng trong những trường hợp này. ![Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các phản ứng nặng sau tiêm 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_covid_co_trieu_chung_gi_cac_phan_ung_nang_sau_tiem_3_bfadc10e8e.jpg) *Sốc phản vệ là phản ứng nặng nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin Covid-19* ### Huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu Hội chứng huyết khối kèm giảm tiểu cầu (TTS) sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 là một phản ứng nặng hiếm gặp. TTS là một trường hợp hiếm nhưng nghiêm trọng, gây ra sự hình thành các cục máu đông trong các mạch máu lớn, đồng thời làm giảm tiểu cầu (các tế bào giúp hình thành cục máu đông) và tiêu thụ quá mức các yếu tố đông máu, tăng nguy cơ chảy máu. CDC và FDA đã xác định được 59 báo cáo về các trường hợp TTS sau khi tiêm vắc-xin Covid-19. Hơn nữa, CDC cũng đã xác định 9 trường hợp tử vong có liên quan hoặc trực tiếp do TTS sau khi tiêm vắc-xin này. Đặc biệt, phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 49 cần phải chú ý đến nguy cơ gia tăng của tác dụng phụ hiếm này. ### Hội chứng Guillain-Barré Hội chứng Guillain-Barré (GBS) sau tiêm vắc-xin Covid-19 là rất hiếm. GBS là một tình trạng rối loạn hiếm, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào thần kinh, gây ra yếu cơ và đôi khi dẫn đến tình trạng liệt. Phần lớn các trường hợp hồi phục hoàn toàn sau khi mắc GBS, tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn. ### Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim [Viêm cơ tim](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-co-tim-423.html) và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 cũng là trường hợp rất hiếm gặp. Hầu hết các bệnh nhân bị viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 đều phản ứng tích cực với điều trị thuốc và nhanh chóng hồi phục sau khi được nghỉ ngơi. Đến ngày 10/3/2022, VAERS đã ghi nhận 2.296 báo cáo về viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim ở những người từ 30 tuổi trở xuống sau khi tiêm vắc-xin Covid-19. Đa số các trường hợp được báo cáo sau khi tiêm vắc-xin là của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna. Sau quá trình theo dõi, bao gồm đánh giá hồ sơ y tế, CDC và FDA đã xác minh được 1.367 báo cáo về viêm cơ tim. ![Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các phản ứng nặng sau tiêm 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_covid_co_trieu_chung_gi_cac_phan_ung_nang_sau_tiem_4_dd9b9e1be2.jpg) *Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim thường xuất hiện ở người tiêm vắc-xin là của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna* ### Tử vong Tính đến thời điểm hiện tại, các báo cáo về trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 là rất hiếm. FDA đã yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe báo cáo mọi trường hợp tử vong sau tiêm vắc-xin Covid-19 cho VAERS, kể cả trong trường hợp không rõ nguyên nhân do vắc-xin hay không. Trong thời gian này, VAERS đã nhận được 13.273 báo cáo sơ bộ về trường hợp tử vong trong hơn 557 triệu liều vắc-xin (chiếm 0,0024%) ở những người tiêm vắc-xin Covid-19. Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc "[chích ngừa covid có triệu chứng gì?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chich-ngua-covid-co-trieu-chung-gi-cac-phan-ung-nang-sau-tiem.html)". Sau khi tiêm vaccine Covid-19, người tiêm cần ở lại điểm tiêm chủng trong thời gian 30 phút để được cán bộ y tế theo dõi, để phát hiện sớm bất kỳ phản ứng sau tiêm chủng nào. Khi trở về nhà hoặc nơi làm việc, họ cần tự chủ động theo dõi sức khỏe cá nhân trong vòng 3 tuần sau khi tiêm.
Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các phản ứng nặng sau tiêm

Over 600 vaccination related articles from nhathuoclongchau.com.vn

Downloads last month
56
Edit dataset card